SlideShare a Scribd company logo
1 of 58
Download to read offline
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 1
ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN VĨNH CỬU ĐÊN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
UỶ BAN NHÂN DÂN
HUYỆN VĨNH CỬU
–––––––––––––––––––
ĐỀ ÁN
PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN VĨNH CỬU
ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
––––&––––
VĨNH CỬU, NĂM 2016
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 2
ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN VĨNH CỬU ĐÊN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết phải triển khai Đề án
Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (Quyết định
số 201/QĐ-TTg ngày 22/01/2013), theo đó định hướng đến năm 2020 là
du lịch trở thành ngành kinh tế i h ; s h u ị h ạt h t g
, ạ g, th g hi u, g s v h t , ạnh
tr h c với ớc trong khu vực và thế giới; ị h h ớng không gian
phát triển du lịch gồm: 46 khu du lị h và 41 iểm du lịch quốc gia là
nhữ g khu, iểm có tiề g tài guyê ể phát triển du lịch cần chú
tr g ầu t và h t triể ể thu hút khách du lịch, trong số Hồ Trị
An - Mã Đà huy Vĩ h Cửu à iểm du lịch quốc gia g n liền với tiềm
g tài guyê tự nhiên.
Ranh giới của huyện được xác định như sau:
Phía Bắc giáp huyện Đồng Phú và huyện Bù Đăng của tỉnh Bình
Phước;
Phía Đông giáp huyện Tân Phú và huyện Định Quán;
Phía Nam và Đông Nam giáp thành phố Biên Hòa và huyện Trảng
Bom;
Phía Tây giáp huyện Tân Uyên thuộc tỉnh Bình Dương.
Với vị trí địa lý nằm gần hoặc liền kề với các trung tâm đô thị của
vùng Đông Nam Bộ (ĐNB) như: TP.Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Thủ Dầu Một
và đô thị du lịch biển Vũng Tàu…với hệ thống giao thông kết nối thuận lợi
cho phát triển du lịch. Là địa bàn có tiềm năng tài nguyên tự nhiên như:
cảnh quan, rừng, sông, hồ và tài nguyên văn hóa, nhân văn: các di tích
lịch sử cách mạng, công trình kiến trúc, phong tục tập quán, lễ hội; nghề,
làng nghề truyền thống; ẩm thực… đa dạng chủng loại và phong phú hình
thức, thể loại …có thể xây dựng thành sản phẩm để thu hút khách du lịch.
Du lịch là ngành kinh tế dịch vụ, có tính tổng hợp, liên ngành, liên
vùng và xã hội hóa cao; nếu du lịch tăng trưởng sẽ tác động và lan tỏa
đến nhiều ngành, lĩnh vực cùng phát triển; góp phần chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, đẩy mạnh xuất khẩu, góp phần xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời
sống, cải thiện diện mạo đô thị và nông thôn; trên góc độ nào đó, du lịch
cũng góp phần làm tăng giá trị tài nguyên tự nhiên và phát huy giá trị văn
hóa dân tộc; góp phần ổn định an ninh, tật tự, giảm các tệ nạn xã hội trên
địa bàn; tăng cường, giữ vững môi trường hòa bình, hữu nghị, tăng cường
hiểu biết của các dân tộc và nâng tầm vị thế của địa bàn, địa phương,
quốc gia. Du lịch góp phần quan trọng đối với việc nâng cao nhận thức, sự
hiểu biết và sự ứng xử văn minh trong xã hội thông qua việc giao lưu giữa
cộng đồng với khách du lịch từ các vùng miền khác nhau.
Trong kinh doanh du lịch thì giá trị tài nguyên là nền tảng quan
trọng để phát triển du lịch của một địa phương, vùng hay lãnh thổ; còn
mức độ thu thu hút khách du lịch phụ thuộc vào chất lượng dịch vụ và sản
phẩm du lịch do nguồn nhân lực trong ngành du lịch, cộng đồng và các
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 3
ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN VĨNH CỬU ĐÊN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
bên có liên quan tạo ra. Vì vậy, để du lịch huyện Vĩnh Cửu phát triển cần
có sự quan tâm yếu tố đó.
Trong mấy năm gần đây, Du lịch huyện Vĩnh Cửu đã có bước phát
triển nhất định: tài nguyên và sản phẩm du lịch đã xuất hiện trên thị
trường du lịch và đã được khách du lịch chấp nhận; một số khu vực trên
địa bàn trở thành khu, điểm đến của khách du lịch trong và ngoài nước;
vai trò, vị thế của du lịch đã được đánh giá và nhìn nhận là một ngành
không thể thiếu được trong phát triển kinh tế và xã hội trên địa bàn. Tuy
nhiên, hiệu quả phát triển du lịch thời gian vẫn còn chưa tương xứng với
với tiềm năng sẵn có trên địa bàn; nhiều tài nguyên du lịch vẫn dưới dạng
tiềm ẩn, chưa được khai thác thành sản phẩm du lịch mang tính thương
hiệu để thu hút khách du lịch; đóng góp của du lịch còn hạn chế, chưa làm
thay đổi và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn. Trên góc độ du lịch để
phân tích cho thấy: thị trường khách du lịch chưa ổn định, thiếu bền vững,
trong đó thị trường khách quốc tế chưa được định hình rõ nét, thị trường
khách du lịch nội địa còn bị động; chất lượng sản phẩm du lịch còn thấp
nên chưa thể kéo dài được ngày lưu trú của khách trên địa bàn; mức chi
tiêu trung bình của khách còn thấp, chưa có sản phẩm du lịch đặc thù;
chất lượng nguồn nhân lực du lịch chưa đáp ứng yêu cầu phát triển du
lịch; thu hút vốn đầu tư cho du lịch chưa tương xứng với tiềm năng trên
địa bàn.
Nguyên nhân và hạn chế trên là do xuất phát điểm về kinh tế nói
chung và du lịch của huyện Vĩnh Cửu thấp; định hướng về thị trường và
sản phẩm du lịch chưa rõ rệt, đặc biệt là sản phẩm, thị trường và không
gian lãnh thổ cho phát triển du lịch nên thu hút đầu tư cho du lịch còn hạn
chế. Công tác quản lý nhà nước về du lịch và tính cạnh tranh của doanh
nghiệp du lịch đối với tiếp cận và phát triển thị trường du lịch còn chậm
hơn so với các địa phương khác dẫn đến hình ảnh du lịch còn mờ nhạt trên
thị trường du lịch.
Vì vậy, nghiên cứu xây dựng Đề án “Phát triển du lịch huyện
Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
” để góp phần tạo hình ảnh du lịch Vĩnh Cửu đối với thị trường khách du
lịch trong và ngoài nước là nhiệm vụ quan trọng và cấp bách đối với phát
triển kinh tế - xã hội của huyện Vĩnh Cửu trong giai đoạn mới.
2. Tên và phạm vi đề án
- Tên đề án: Phát triển du lịch huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai
đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
- Phạm vi: Toàn bộ phạm vi ranh giới diện tích tự nhiên của huyện
là 109.570,62 ha và dân số gần 143.327 người (2014), chiếm 18,5% diện
tích và 5,3% dân số tỉnh Đồng Nai, gồm 12 đơn vị hành chính gồm: thị
trấn Vĩnh An và các xã Trị An, Thiện tân, Bình Hòa, Tân Bình, Tân An,
Bình Lợi, Thạnh Phú, Vĩnh Tân, Phú Lý, Mã Đà, Hiếu Liêm.
3. Các căn cứ xây dựng đề án
3.1.Các cơ sở pháp lý
- Luật Du lịch số 44/2005/QH11 ngày 14/6/2005;
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 4
ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN VĨNH CỬU ĐÊN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
- Luật Thủy sản số 17/2003/QH11 ngày 26/11/2003;
- Luật Bảo vệ và Phát triển rừng số 29/2004/QH11, ngày 03/12/2004;
- Luật Đa dạng sinh học số 20/2008/QH12 ngày 13/11/2008;
- Luật Di sản Văn hoá số 32/2009/QH12 ngày 29/11/2009;
- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13, ngày 21/6/2012;
- Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013;
- Luật Bảo vệ Môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/06/2014;
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014;
- Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014;
- Nghị quyết số 92/NQ-CP ngày 08/12/2014 của Chính phủ về một số
giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới;
- Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030;
- Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2013 của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt
Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Quyết định số 2364/QĐ-UBND ngày 13/8 /2015 của UBND tỉnh
Đồng Nai về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh
Đồng Nai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Quyết định số 3729/QĐ-UBND ngày 28/12/2011 của UBND tỉnh
Đồng Nai về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - xã hội
huyện Vĩnh Cửu giai đoạn 2010-2020;
- Quyết định số 173/QĐ-UBND ngày 15/01/2013 của UBND tỉnh Đồng
Nai về việc phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử
dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) huyện Vĩnh Cửu;
- Quyết định số 4261/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 của UBND tỉnh
Đồng Nai về việc điều chỉnh bổ sung một số nội dung của quy hoạch sử
dụng đất đến năm 2020;
- Quyết định số 597/QĐ-UBND ngày 23/02/2013 của UBND tỉnh về
việc duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng tỷ lệ 1/5000 thị trấn
Vĩnh An, huyện Vĩnh Cửu đến năm 2025;
- Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN ngày 22/4/2015
của Bộ Tài chính và Bộ Khoa học Công nghệ về Hướng dẫn định mức xây
dựng, phân bố dựt oán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học
công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước;
Các nguồn tài liệu, số liệu
- Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn
đến 2030;
- Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020,
tầm nhìn đến năm 2030;
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 5
ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN VĨNH CỬU ĐÊN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
- Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Đồng Nam Bộ đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Đồng Nai đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Các Quy hoạch có liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội, các
ngành huyện Vĩnh Cửu;
- Hiện trạng tài nguyên và du lịch trên địa bàn huyện Vĩnh Cửu.
4. Quan điểm, mục tiêu lập đề án
4.1. Quan điểm Đề án
- Nguyên tắc về xây dựng Đề án tuân thủ các quy định trong Luật
Du lịch (2005).
- Đề án phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng
Đông Nam Bộ và tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện Vĩnh Cửu và các quy
hoạch khác có liên quan.
- Các chỉ tiêu định hướng phát triển du lịch nhằm khai thác, phát
huy giá trị tài nguyên và gắn liền với công tác bảo vệ, bảo tồn tài nguyên,
môi trường và giữ gìn bản sắc văn hóa trên địa bàn.
4.2. Mục tiêu Đề án
+ Mục tiêu chung: là cụ thể hóa các nội dung trong Quy hoạch tổng
thể phát triển du lịch tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, Nghị quyết Đại hội
huyện Đảng bộ huyện và Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội huyện Vĩnh
Cửu, nhằm:
Thực hiện công tác quản lý phát triển du lịch có hiệu quả và thống
nhất trong mối liên hệ trong toàn tỉnh và trên địa bàn huyện.
Nghiên cứu xây dựng các định hướng phát triển và các giải pháp
thực hiện đề án nhằm thúc đẩy du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng
của địa phương.
+ Mục tiêu cụ thể:
- Xây dựng định hướng phát triển về không gian du lịch: Xác định
các khu, tuyến, điểm chủ yếu cho phát triển du lịch.
- Xây dựng định hướng phát triển các thị trường khách và sản phẩm
du lịch.
- Xây dựng định hướng về đầu tư phát triển du lịch, đề xuất các dự
án phát triển cụ thể.
- Nghiên cứu dự báo các chỉ tiêu phát triển du lịch, tính toán về nhu
cầu đầu tư phát triển du lịch.
- Xây dựng các bản đồ du lịch (bản đồ về liên hệ vùng, tài nguyên,
cơ sở hạ tầng, về tổ chức không gian du lịch).
5. Phương pháp thực hiện
5.1. Phương pháp thu thập tài liệu
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 6
ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN VĨNH CỬU ĐÊN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
Được sử dụng để lựa chọn những tài liệu, số liệu, những thông tin
có liên quan đến nội dung và đối tượng nghiên cứu trong đề án; phương
pháp này rất quan trọng, là tiền đề giúp cho việc phân tích, đánh giá tổng
hợp các nội dung và đối tượng nghiên cứu một cách khách quan và chính
xác. Đối với đề án phát triển du lịch huyện Vĩnh Cửu thì các tài liệu, số liệu
thông tin thứ cấp gồm: các chỉ tiêu phát triển du lịch (gồm số liệu khách
du lịch đến trên địa bàn trong 5 năm, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, tài
nguyên du lịch, đầu tư du lịch trên địa bàn, sản phẩm, khôn gian..); thu
thập tài liệu, thông tin kinh tế xã hội, tài nguyên môi trường, công tác
quản lý nhà nước…phục vụ cho công tác đánh giá về nguồn lực phát triển.
5.2. Phương pháp phân tích tổng hợp
Được sử dụng trong quá trình phân tích, đánh giá toàn diện các nội
dung, các đối tượng nghiên cứu trong đề án như: thực trạng tiềm năng tài
nguyên du lịch; thực trạng công tác tổ chức quản lý và khai thác tài
nguyên du lịch; thực trạng phát triển của hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ
phát triển du lịch; thực trạng biến động của môi trường du lịch; thực trạng
phát triển của các chỉ tiêu kinh tế du lịch của tỉnh Đồng Nai nói chung và
huyện Vĩnh Cửu nói riêng. Trên cơ sở phân tích tổng hợp để xây dựng báo
cáo hiện trạng và đề xuất định hướng phát triển.
5.3. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa và điều tra xã
hội học
Được thực hiện nhằm điều tra bổ sung hoặc kiểm tra lại những
thông tin quan trọng cần thiết cho quá trình phân tích, đánh giá và xử lý
các tài liệu và số liệu.Thông qua phương pháp này cho phép xác định cụ
thể hơn về vị trí, ranh giới, quy mô cũng như tầm quan trọng của các đối
tượng nghiên cứu; đồng thời còn cho phép xác định khả năng tiếp cận đối
tượng (xác định được khả năng tiếp cận bằng các loại phương tiện gì từ thị
trường khách du lịch đến các điểm tài nguyên). Mặt khác, trong thực tế
công tác thống kê các số liệu của các ngành nói chung và của du lịch nói
riêng còn chưa hoàn chỉnh và đồng bộ, còn nhiều bất cập và chưa thống
nhất, do vậy phương pháp nghiên cứu và khảo sát thực địa tại chỗ là
không thể thiếu trong quá trình lập đề án. Công tác này được triển khai
trên địa bàn tập trung vào nghiên cứu tài nguyên, sản phẩm và dự án để
xây dựng định hướng cho đề án.
5.4. Phương pháp dự báo, chuyên gia
Áp dụng phương pháp dự báo, chuyên gia để nghiên cứu một cách
toàn diện các yếu tố khách quan và chủ quan; các yếu tố trong nước và
quốc tế; các yếu tố trong và ngoài du lịch; những thuận lợi và khó khăn
thách thức... có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển du lịch trên địa bàn
huyện. Trên cơ sở đó để xây dựng dự báo về các chỉ tiêu khách du lịch,
hiệu quả, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, lao động…; xây
dựng định hướng tổ chức không gian lãnh thổ du lịch gồm các khu vực
phát triển du lịch, tuyến, điểm du lịch, nhu cầu đầu tư, nhu cầu sử dụng
đất… cho từng giai đoạn.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 7
ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN VĨNH CỬU ĐÊN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
5.5. Phương pháp bản đồ
Được sử dụng trên cơ sở kết quả các nội dung phân tích, đánh giá,
tổng hợp của đề án.Với các kết quả đã được nghiên cứu, thông qua
phương pháp bản đồ sẽ thể hiện một cách trực quan các nội dung nghiên
cứu, các số liệu cụ thể trên biểu đồ; cũng như xác định đặc điểm và sự
phân bố theo lãnh thổ của các đối tượng được nghiên cứu trên bản đồ (sự
phân bố nguồn tài nguyên và mức độ hấp dẫn của chúng, sự phân bố của
hệ thống hạ tầng, tuyến điểm du lịch, hạt nhân du lịch và các dự án ưu
tiên đầu tư phát triển...).
6. Quy trình và nhiệm vụ nghiên cứu Đề án
6.1. Quy trình nghiên cứu Đề án
Căn cứ vào mục tiêu, nội dung và giới hạn nghiên cứu của đề án,
quy trình nghiên cứu được tiến hành theo các bước cơ bản sau:
B ớc 1: Xác l p mục tiêu và n i dung nghiên cứu. Đây là bước khởi
đầu quan trọng đối với việc thực hiện Đề án. Việc xác lập mục tiêu và nội
dung nghiên cứu càng xác thực, càng chi tiết và cụ thể, thì việc tổ chức
nghiên cứu và thực hiện càng thuận lợi. Các mục tiêu, nội dung cũng như
giới hạn nghiên cứu của Đề án sẽ được xem xét điều chỉnh phù hợp với các
điều kiện thực hiện trong những hoàn cảnh cụ thể, cũng như căn cứ vào
các ý kiến đóng góp.
B ớc 2: Thu th p tài li u, số li u liên quan
+ Thu thập các thông tin, tài liệu chủ yếu:
- Số liệu thống kê về các chỉ tiêu phát triển du lịch; tài nguyên,
nguồn lực phát triển du lịch; công tác tổ chức quản lý, liên kết...
- Văn bản pháp luật và các văn bản liên quan đến phát triển du lịch.
+ Khảo sát thực địa nhằm bổ sung, chỉnh lý số liệu, tài liệu và quan
sát thực địa phục vụ cho đánh giá và đề xuất các khu điểm du lịch.
B ớc 3: Nghiên cứu, h gi , h tí h số li u và xử lý dữ li u
- Nghiên cứu đánh giá thực trạng về phát triển du lịch; thực trạng
về nguồn lực;
công tác tổ chức quản lý và khai thác tài nguyên du lịch; thực trạng về
đầu tư để từ đó đưa ra những nhận định, kết luận cần thiết.
- Nghiên cứu bối cảnh phát triển trong và ngoài nước trong xu thế
hội nhập toàn cầu để làm cơ sở cho việc xây dựng định hướng và giải pháp
phát triển du lịch trên địa bàn huyện.
- Xây dựng dự thảo báo cáo của Đề án dựa trên cơ sở các kết quả
nghiên cứu
trên kèm với sơ đồ, bảng biểu và tài liệu nghiên cứu.
B ớc 4: Tổ chức góp ý kiến
Sau khi dự thảo báo cáo hoàn thành sẽ được lấy ý kiến của các
phòng chức năng trên địa bàn huyện, các Sở ngành của tỉnh và tổ chức
Hội thảo nhằm đảm bảo cho kết quả nghiên cứu của đề án có tính khoa
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 8
ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN VĨNH CỬU ĐÊN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
học và thực tiễn cao.
B ớc 5: Xây dựng báo cáo cuối cùng và nghi m thu.
Căn cứ vào kết quả đóng góp ý kiến của Hội nghị mở rộng trên, báo
cáo dự thảo sẽ được chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện để xây dựng báo
cáo chính thức cuối cùng để trình cấp có thẩm quyền phê đánh giá và
nghiệm thu.
6.2. Nhiệm vụ cụ thể Đề án
- Đánh giá vị trí, vai trò của du lịch với phát triển kinh tế - xã hội đối
với huyện Vĩnh Cửu và tỉnh Đồng Nai.
- Đánh giá tài nguyên du lịch và các yếu tố nguồn lực có liên quan
đến phát triển du lịch.
- Đánh giá hiện trạng phát triển du lịch (các chỉ tiêu phát triển, cơ
sở vật chất phát triển du lịch...).
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước và kinh doanh du
lịch;
- Phân tích bối cảnh, thời cơ - thách thức đối với phát triển du lịch
huyện Vĩnh Cửu.
- Xác định quan điểm, mục tiêu, tính chất, quy mô phát triển du
lịch.
- Xây dựng luận chứng các phương án phát triển du lịch và dự báo
các chỉ tiêu phát triển chủ yếu (lượt khách, nhu cầu cơ sở lưu trú, lao động
của khu du lịch, thị trường...).
- Tổ chức không gian du lịch.
- Định hướng phát triển cơ sở hạ tầng du lịch (cơ sở lưu trú, giao
thông, cung cấp điện, nước, thoát nước thải và xử lý chất thải rắn và các
nhu cầu khác..).
- Xác định nhu cầu đầu tư, giai đoạn đầu tư, các dự án ưu tiên đầu
tư.
- Phân tích hiện trạng môi trường và đánh giá tác động môi trường
khi triển khai thực hiện dự án và đề xuất các giải pháp bảo vệ tài nguyên
và môi trường.
- Đề xuất các giải pháp và kiến nghị tổ chức thực hiện Đề án.
7. Bố cục báo cáo Đề án
- Ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo, nội dung Đề án gồm 3
phần:
- Phần thứ nh t: Đánh giá tiềm năng và nguồn lực phát triển
du lịch
- Phần thứ hai: Đánh giá hiện trạng phát triển du lịch
- Phần thứ ba: Định hướng và giải pháp phát triển du lịch
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 9
ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN VĨNH CỬU ĐÊN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
PHẦN THỨ NHẤT
ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN DU LỊCH
1. Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch
1.1. Điều kiện và tiềm năng tài nguyên tự nhiên
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
- Địa hình trên địa bàn có 02 dạng chủ yếu là địa hình vùng đồi và
vùng đồng bằng:
Địa hình vùng đồi: Phân bố tập trung phía Bắc, có diện tích khoảng
83,4 ngàn ha, chiếm khoảng 77,7% diện tích toàn huyện; cao trình cao
nhất ở khu vực phía Bắc khoảng 340 m, thấp dần vềt phía Nam và Tây
nam, cao trình ở khu vực giữa khoảng 100 - 120 m, ở khu vực phía Nam
khoảng 10 - 50 m. Diện tích có độ dốc <30
chiếm 17,1%, tập trung vào
các các xã Tân An, Vĩnh Tân, một phần TT. Vĩnh An; diện tích còn lại có
độ dốc từ 40
- 150
, tập trung vào các xã Mã Đà, Hiếu Liêm, Phú Lý là các
xã nằm trong khu vực bảo tồn tài nguyên tự nhiên.
Địa hình đồng bằng: Phân bố chủ yếu là phía Nam của huyện (ven
sông Đồng Nai) có tổng diện tích khoảng 6 ngàn ha, chiếm 5,5% tổng
diện tích toàn huyện, cao trình trung bình 10 - 20m, thậm chí có nơi thấp
nhất là 1 - 2m. Cấu tạo dạng địa hình hơi nghiêng về phía sông do ảnh
hưởng dòng chảy và sự bồi đắp phù sa của sông Đồng Nai tạo thành được
phân bố các xã Tân Bình, Bình Hòa, Bình Lợi, Thạnh Phú, đây là khu vực
thích hợp và thuận lợi cho phát triển sản phẩm du lịch sinh thái nông
nghiệp, du lịch sinh thái miệt vườn gắn liền với sản phẩm cây cảnh, cây ăn
quả và hoa.
- Về đặc điểm khí hậu. Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa
cận xích đạo, có hai mùa rõ rệt (mùa khô và mùa mưa). Mùa khô từ tháng
11 đến tháng 4 hoặc tháng 5 năm sau (khoảng 5 - 6 tháng), mùa mưa từ
tháng 5 đến tháng 11 (khoảng 6 - 7 tháng). Nhiệt độ không khí trung bình
hằng năm từ 25,7 - 26,7o
C, mức độ chênh nhau nhiệt độ cao nhất giữa
tháng nóng nhất và lạnh nhất là 4,2 o
C; mùa khô có nhiệt độ dao động
trong khoảng 30 - 38o
C, có năm lên đến 39,40 o
C trong các tháng 4, 5, 6
trong năm và có xu hướng tăng nhiệt độ trong các năm gần đây từ 2 - 3,5
o
C; mùa mưa nhiệt độ trung bình từ 24,5 - 28,8 o
C, mát mẻ do cây cối
xanh tươi phù hợp với tổ chức du lịch sinh thái; sự tăng giảm nhiệt độ trên
địa bàn chịu tác động, bị chi phối và ảnh hưởng của sông Đồng Nai, hồ Trị
An và hệ sinh thái rừng ở Khu Bảo tồn, diễn biến được thể hiện mùa khô
ngày nắng nhưng chiều và đêm lại rất mát mẻ. Về tổng số giờ nắng
khoảng từ 2 .600 - 2.700 giờ/năm; tổng tích ôn trung bình hàng năm
khoảng 9.490 o
C, tổng số ngày nắng có mây khoảng 290 ngày.
- Về lượng mưa trung bình trên địa bàn tương đối cao so với các
huyện khác của tỉnh Đồng Nai, nhưng phân hóa rõ theo không gian, cụ
thể:
Khu vực phía bắc: Lượng mưa trung bình >2.800mm/năm, số ngày
trung bình mưa từ 140 - 160 ngày.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
10
ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN VĨNH CỬU ĐÊN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
Khu vực trung tâm: Lượng mưa trung bình 2.400 - 2.800 mm/năm,
số ngày mưa trung bình từ 120 - 150 ngày.
Khu vực phía nam: Lượng mưa trung bình 2.000 - 2.400 mm/năm,
số ngày mưa trung bình là 120 - 135 ngày.
Mưa tập trung theo mùa: Mùa mưa chiếm 85% tổng lượng mưa cả
năm. Lượng nước bốc hơi trung bình 1.100 - 1.300 mm/năm, mùa khô
lượng nước bốc hơi thường chiếm 64 - 67% tổng lượng cả năm dẫn đến
mùa khô độ ẩm thấp, nắng nóng ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất
kinh doanh.
- Thủy văn, sông hồ. Điều kiện thủy văn của trên địa bàn huyện
Vĩnh Cửu bị chi phối bởi sông Đồng Nai, sông Bé và hệ thống ao hồ, suối
khác trên địa bàn như hồ Trị An, hồ Bà Hào, hồ Vườn Ươm, hồ Mo Nang…
Hệ thống sông hồ góp phần quan trọng về nguồn dự trữ nguồn nước
mặt, điều tiết khí hậu, bảo tồn, phát triển hệ sinh thái và cảnh quan góp
phần quan trọng cho xây dựng sản phẩm và loại hình du lịch, đặc biệt là
du lịch sinh thái.
1.1.2. Tài nguyên tự nhiên
- Tài nguyên đất
+ Phân loại tài nguyên đất. Thành phần đất trên địa bàn huyện có 6
loại là nhóm đất phù sa có 7.459ha, nhóm đất đen có 3.311ha, nhóm đất
xám có 1.654ha, nhóm đất đỏ có 81.402 ha, nhóm đất trơ sỏi đá có
226ha và đất ngập nước có 15.519ha.
Bảng số 1-HT: Diện tích đất các xã trên địa địa bàn huyện
Đơn vị hành chính
Diện tích
(ha)
Đơn vị hành
chính
Diện tích
(ha)
1. Thị trấn Vĩnh An 3294,18 7. Xã Tân An 5270,08
2. Xã Bình Hòa 668,72 8. Xã Trị An 1832,10
3. Xã Tân Bình 1116,72 9. Xã Vĩnh Tân 2728,21
4. Xã Bình Lợi 1520,06 10. Xã Phú Lý 28005,34
5. Xã Thạnh Phú 1436,21 11. Xã Mã Đà 40192,15
6. Xã Thiện Tân 2245,79 12. Xã Hiếu Liêm 20946,26
Toàn huyện 109.570,62 ha
Nguồ : Phò g TN&MT huy
Thổ nhưỡng. Tính chất đất có thể chia làm 3 loại đất chính:
Đất phù sa mới: phân bố dọc sông Đồng Nai từ ngã ba sông Bé và
Rạch Đông đến Tân An, Thiện Tân; dọc hai bên Rạch Đông xuống Bình Lợi,
Tân Bình, Bình Hoà... thuộc loại đất phù sa mới thích hợp với việc trồng
các loại cây lương thực như lúa, cây công nghiệp như mía, đậu các loại,
cây ăn trái như bưởi, nhãn…
Đất đỏ trên phiến thạch là nhóm đất thường ở độ cao từ 100 đến
300 mét ở vùng Trị An, Tân An, TT.Vĩnh An. Đất thích hợp với việc trồng
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
11
ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN VĨNH CỬU ĐÊN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
rừng hay trồng cỏ chăn nuôi gia súc, các loại cây công nghiệp như cao su,
cây trà, cây lương thực như bắp, mì, khoai...
Đất nâu vàng trên phù sa cổ: Địa hình gợn sóng, độ cao từ 10 đến
45m, độ dốc trung bình dưới l0m. Loại đất này có ở các xã Tân Bình,
Thạnh Phú, Bình Lợi, Thiện Tân, có thể canh tác các loại cây ăn trái.
Bảng số 2 -HT: Hiện trạng sử dụng đất và định hướng đến năm 2020
Đ vị tính: ha
Tên xã Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp Đất cho du lich
2010 2015 2020 2010 2015 2020 2015 2020
Bình Hòa 411,17 314,13 295,78 259,88 356,92 375,28 65,24 65,24
Bình Lợi 1.257,63 1.154,82 1.114,52 262,43 365,24 405,54 Không Không
Hiếu Liêm 19.336,25 19.140,39 19.065,54 1.611,80 1.807,65 1.882,50 Không Không
Mã Đà 28.616,75 28.551,70 28.491,90 11.880,78 11.945,83 12.005,63 0 0
Phú Lý 26.486,05 26.383,99 26.323,72 1.519,29 1.621,36 1.681,63 Không Không
Tân An 4.523,62 3.890,24 3.628,82 746,45 1.379,83 1.641,26 Không Không
Tân Bình 857,10 773,14 685,59 259,62 343,59 431,13 2,0 7,0
Thạnh Phú 876,41 641,43 481,36 529,00 763,99 924,06 Không Không
Thiên Tân 529,00 763,99 924,06 621,53 1.122,06 1.322,08 Không Không
Trị An 1.523,64 1.342,64 1.230,03 308,46 489,46 602,07 5,75 5,75
Vĩnh An 2.384,01 2.024,21 1.943,66 2.384,01 2.024,21 1.943,66 1,68 1,68
Vĩnh Tân 2.416,27 2.103,24 1.991,39 348,04 661,07 772,92 Không Không
Nguồn: Quy hoạch sử dụ g t và quy hoạch nông thôn mới huy Vĩ h Cửu
+ Quỹ đất cho du lịch. Căn cứ vào báo cáo Quy hoạch sử dụng đất
đến năm 2020 và Quy hoạch Nông thôn mới thì quỹ đất cho du lịch đến
năm 2015 cho thấy:
Hiện trạng quỹ đất đã được thống kê trong báo cáo quy hoạch sử
dụng đất là 120,6ha, theo đó các dự án điểm du lịch sinh thải Năm Huệ (
xã Tân Bình), điểm du lịch Bửu Long (Bình Hòa) đã được cập nhật trong
báo cáo quy hoạch; một số dự án đang hoạt động nhưng chưa được cập
nhật về quỹ đất như: điểm du lịch đua ngựa và cây cảnh Bonsai (xã Trị
An), điểm du lịch của Công ty CP du lịch Đồng Nai tại đảo Ó - Đồng
Trường, điểm du lịch sinh thái rạch Tân Triều (Tân Bình), các điểm du lịch
trong Khu Bảo tồn…Ngoài ra, các điểm tham quan du lịch là di tích lịch sử,
cơ sở lưu trú, nhà hàng…chưa được thống kế. Trong lúc đó, dự án khu du
lịch Bửu Long tại xã Bình Hòa với diện tích 65,24 ha đã đưa vào quy hoạch
phát triển trong giai đoạn 2014-2015 nhưng không được triển khai, nay
phải chuyển đổi; dự án Trung tâm dưỡng lão cho người già với diện tích
khoảng 5 ha đã có đầu tư sơ bộ về hạ tầng, bến thuyền, dịch vụ ăn uống
nhưng nay lại thay đổi nhà đầu tư nên chưa hoạt đông. Theo định hướng
của quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 thì diện tích tăng thêm cho là
5,0 ha, chiếm 0,114%; như vậy đến năm 2020 diện tích đất dành cho du
lịch chưa được định hướng cụ thể sẽ ảnh hưởng đến mở rộng quy mô phát
triển du lịch đến năm 2020. Nguyên nhân, quá trình xây dựng quy hoạch
sử dụng đất, ngành du lịch chưa đề xuất định hướng phát triển du lịch.
- Tài nguyên nước
+ Tài nguyên nước mặt. Nguồn nước mặt trên địa bàn tập trung vào
hệ thống sông Đồng Nai, sông Bé và các ao hồ có trên địa bàn như Hồ Trị
An với dung tích chưa nước là 2,542 tỷ m3
, hồ Bà Hào với diện tích mặt
nước gần 400ha, hồ Vườn Ươm, hồ Cửa Rừng có diện tích tương đối
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
12
ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN VĨNH CỬU ĐÊN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
lớn...tạo nguồn nước mặt phong phú đảm bảo cung cấp nguồn nước cho
phát triển kinh tế xã hội, trong đó có du lịch.
+ Tài nguyên nước ngầm. Theo báo cáo của Liên đoàn địa chất 8 thì
nguồn nước ngầm trên địa bàn tương đối phong phú, nhưng phân bố
không đều; nguồn nước ngầm có thể khai thác là nước mạch (độ sâu 10-
15 m), nước ngầm (độ sâu từ 30-35m) với trữ lượng là 788 ngàn m3
. Tổng
trữ lượng khai thác có thể là 1 triệu m3
/ngày. Trữ lượng nguồn nước ngầm
tập trung ở các xã phía Nam của huyện.
- Tài nguyên khoáng sản. Trên địa bàn phát hiện 28 mỏ, điểm
quặng như: sa khoáng có 5 mỏ chủ yếu nằm trong trong KBT; nguyên vật
liệu xây dựng là đá Bazan, đá phiến, sét gạch ngói, cát xây dựng. Ngoài ra
còn có đá vôi, nguyên liệu phụ xi măng, kaolin, vật liệu...
- Tài nguyên rừng. Diện tích rừng có khoảng 67.903,8 ngàn ha
chiếm đến 65,2% diện tích đất tự nhiên, trong đó rừng tự nhiên là
11.554,2 ha, rừng phục hồi sinh thái là 46.394,9ha. Hệ sinh thái trong
rừng đa dạng về chủng loại, loài và nhiều về số lượng cá thể; hệ thống
rừng tự nhiên chủ yếu tập trung trong KBT.
1.2. Tài nguyên du lịch
1.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
Tài nguyên tự nhiên trên địa bàn phong phú đa dạng và tập trung
tại nhiều khu vực như: Khu Bảo tồn, sông Đồng Nai, các khu vực nông
nghiệp và nông thôn.
- Khu Bảo tồn có tổng diện tích tự nhiên trên 100.303 ha, gồm:
67.903 ha đất lâm nghiệp và 32.400 ha mặt nước (hồ Trị An) với nhiều
đảo lớn nhỏ, trong đó 2/3 mặt nước nằm trên địa bàn huyện Vĩnh Cửu.
Khu Bảo tồn nằm trên địa bàn các xã Phú Lý, Mã Đà, Hiếu Liêm, thị trấn
Vĩnh An thuộc huyện Vĩnh Cửu, xã Thanh Sơn thuộc huyện Tân Phú; xã
Phú Cường, Phú Ngọc, La Ngà và Ngọc Định thuộc huyện Định Quán; xã
Thanh Bình thuộc huyện Trảng Bom, xã Gia Tân thuộc huyện Thống Nhất
- tỉnh Đồng Nai. Đây là một trong những khu rừng đặc dụng có diện tích
tự nhiên lớn nhất Việt Nam, có nhiều loài quý hiếm, có nguy cơ tuyệt
chủng nằm trong sách Đỏ Việt Nam và thế giới.
Thự v t: có 1.552 loài thực vật, thuộc 589 chi, 156 họ, 92 bộ, 10
lớp thuộc 06 ngành thực vật khác).
Đ g v t: có 1.819 loài động vật, côn trùng hoang dã thuộc 238 họ,
52 bộ động vật, côn trùng.
- Cảnh quan. Cảnh quan tự nhiên trên địa bàn liền với hệ sinh thái
rừng, hồ, sông, suối, bãi đá, vườn cây… tạo ra nhiều cảnh quan có thể xây
dựng thành sản phẩm du lịch như:
Cảnh quan gắn liền với sông Đồng Nai bắt nguồn từ phía Bắc cao
nguyên Lâm Viên (Lang Biang); đoạn chạy qua huyện Vĩnh Cửu thuộc
đoạn trung lưu có dòng sông mở rộng uốn khúc quanh co, độ dốc bình
quân dưới 1%; đoạn cuối khu vực này được cấu tạo theo bậc thềm nên độ
dốc tăng, hình thành những thác, ghềnh ở thác Trị An và đã được ngăn
đập, chặn dòng nước để xây dựng nhà máy thủy điện Trị An. Sông Đồng
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
13
ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN VĨNH CỬU ĐÊN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
Nai đã tạo ra những cánh đồng phù sa cho các xã phía Nam huyện là khu
vực phát triển mạnh về các khu sinh thái miệt vườn với trái cây ăn quả,
rau màu tươi tốt mà còn tạo ra phòng cảnh hữu tình hai bên bờ, trên sông
với đa dạng hệ sinh thái, trong đó có thủy sản. Sông Bé bắt nguồn từ dãy
núi cao Phước Long, thượng nguồn có nhánh suối Mã Đà, hạ lưu sông đổ
vào sông Đồng Nai ngay trên ranh giới phía Tây giữa Đồng Nai và Bình
Dương, bờ phải thuộc về đất xã Hiếu Liêm; đây là dòng sông có độ sâu và
rộng trên 200m nên có thể xây dựng chương trình du lịch trên sông thu
hút khách du lịch từ Bình Dương đến với các điểm du lịch trên địa bàn.
Cảnh quan các hồ: Hồ Trị An với trên 72 đảo lớn nhỏ, trong đó có
một số lượng lớn đảo nằm trên địa bàn huyện Vĩnh Cửu gắn liền với nhiều
tên tuổi hệ sinh thái như đảo Ó, đảo Xanh, đảo Đá... Hồ Trị An có nhiều
cảnh quan về không gian mặt nước, hai bên hồ, sinh thái…hòa nhập với
cảnh quan tài nguyên sinh thái của Khu Bảo tồn tạo sức hút nhu cầu của
khách du lịch, điểm nhấn về tài nguyên du lịch của hồ Trị An là cảnh quan
mặt nước và hệ sinh thái. Trong hồ Trị An có nhiều đảo với hình thù đa
dạng, nhiều đảo đất có diện tích lớn phù hợp phát triển sản phẩm du lịch
như: đảo Ó - Đồng Trường (gần 20ha) trên hồ, đất trên đảo là đất bazan
trước đây có nhiều chim Ó về làm tổ; đảo Đồi Xanh có diện tích 2 ha được
bao phủ bởi cây cối; đảo Đá (đảo Ông Già) diện tích 02 ha; đảo Thỏ có
hình dạng con thỏ năm trên mặt nước; đảo Chùa có ngôi chùa được xây
dựng trên đảo; đảo Năm Bầu, đảo Cao Minh gắn liền với con người cụ
thể….Ngoài ra, còn có một số đảo là có thể xây dựng điểm đến cho khách
du lịch như: hồ Bà Hào, hồ Đồng Lớn, hồ Vườn Ươm…
Cảnh quan công viên Đá trong KBT với diện tích khoảng 160 ha tại
xã Hiếu Liêm, với cảnh quan thác ghềnh tự nhiên, có cảnh quan thiên
nhiên kỳ thú, các bãi đá liên kết cạnh nhau, tạo thành một quần thể đá tự
nhiên có nhiều hình thù lạ mắt hấp dẫn.
Cảnh quan Thác Ràng tại xã Phú Lý, với diện tích khoảng 14 ha, với
độ cao gần 5m thác có nước quanh năm, bao quanh thác là rừng cây gỗ
đan xen lồ ô.. rất lý tưởng cho các chuyến tham quan, dã ngoại vào mùa
hè.
Cảnh quan miệt vườn gắn liền với cây trồng nông nghiệp như: các
vườn cây cây trái như bưởi, cam, quýt, xoài,...tại các xã Tân Bình, Hiếu
Liêm, Phú Lý tạo ra cảnh quan có thể thu hút khách du lịch đến tham
quan.
1.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn
Là huyện có hơn 300 năm lịch sử hình thành và phát triển, trải qua
4 lần di dân qua các giai đoạn lịch sử khác nhau đã hội tụ, hình thành địa
danh và con người Vĩnh Cửu ngày nay. Trong quá trình chống chọi với
thiên nhiên, chống ngoại xâm để sinh tồn và phát triển đã tạo cho con
người nơi đây có đặc điểm, tính cách con người là cần cù chịu khó trong
chinh phục và cải tạo thiên nhiên; kiên cường, anh dũng trong chống giặc
ngoại xâm giải phóng dân tộc và đã xây dựng lên trên mảnh đất này có bề
dày văn hoá lịch sử cách mạng, nét văn hoá văn minh lịch sự về phong
cách sống, ứng xử và quan hệ riêng có của người dân vừa mang cốt cách
Nam Bộ vừa có tính đặc trưng của các vùng miền trên khắp cả nước với
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
14
ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN VĨNH CỬU ĐÊN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
phong tục tập quán đa dân tộc và đa vùng là tiềm năng tài nguyên nhân
văn quan trọng để khai thác phát triển du lịch.
Sau đây, là một số tài nguyên du lịch nhân văn điển hình có thể khai
thác phục vụ phát triển du lịch.
- Di tích lịch sử cách mạng
+ Trung Ương cục miền Nam được thành lập và hoạt động trong giai
đoạn 1961 - 1962 tại Chiến khu Đ, nay thuộc xã Phú Lý; di tích lịch sử đã
được công nhận là Di tích Quốc gia năm 2004.
+ Khu ủy Miền Đông Nam bộ giai đoạn 1962 - 1967 tại xã Hiếu
Liêm, đã được Bộ Văn Hóa, Thông tin công nhận Di tích cấp Quốc gia năm
1997.
+ Di tích địa đạo Suối Linh - “căn cứ” của Ban Thông tin Khu ủy
miền Đông trong giai đọan 1962-1967. Toàn bộ di tích nằm trên đỉnh đồi
có diện tích khoảng 30 ha. Địa đạo Suối Linh được công nhận Di tích lịch
sử cấp quốc gia năm 1999.
+ Di tích thành lập Chi bộ Cộng sản Bình Phước - Tân Triều tại ấp
Tân Triều, xã Tân Bình, nay đã trở thành di tích lịch sử cấp tỉnh năm 2007.
- Phong tục tập quán và lễ hội
+ Phong tục tập quán trong việc thờ cúng và lễ nghi trong ngày lễ
tết, cưới hỏi, tang lễ, thờ cúng...còn giữ được tập tục truyền thống Nam
bộ và trở thành sinh hoạt cộng đồng.
+ Lễ hội truyền thống: Là địa phương có sự giao thoa văn hóa khá
độc đáo giữa người Kinh, người Hoa với cộng đồng các dân tộc ít người
trên địa bàn như Chơro, Mạ,...đã tạo nên các lễ hội truyền thống đa dạng
và đặc sắc, trong đó nhiều lễ hội đã được bảo tồn như: Lễ h i Sayangva -
Lễ hội cúng Thần lúa của cộng đồng dân tộc Chơro ở xã Phú Lý diễn ra vào
khoảng trung tuần tháng ba âm lịch hàng năm thu hút nhiều người tham
gia, lễ hội tại các đình chùa chiền gắn liền với tôn giáo và tín ngưỡng của
Phật giáo và Thiên Chúa giáo tạo ra sự phong phú phần lễ và đa dạng
phần hội.
- Công trình kiến trúc gắn liền với tôn giáo và tâm linh. Trên địa bàn
có 20 đình, chùa, nhà thờ, trong đó có một số đình, chùa, nhà thờ cổ đã
được xếp hạng di tích lịch sử như: đình Long Chiến, đình Phú Trạch, đinh
Cẩm Vinh; ngoài ra còn có Tổ đình Quốc ân Kim Cang, chùa Hội Phước,
nhà thờ Tân Triều... có thể thu hút được nhiều khách hành hương vào dịp
lễ tết.
- Nghề thủ công truyền thống: Là huyện có nhiều nghề và làng nghề
thủ công truyền thống, trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội cho đến
nay một số nghề còn duy trì nhưng có quy mô nhỏ, nằm xen kẽ trong các
khu dân cư như: nghề đúc gang, nghề bánh tráng ở xã Thạnh Phú; đồ gỗ
dân dụng ở Tân An, thị trấn Vĩnh An, Phú Lý; nghề dệt thổ cẩm, làm rượu
cần ở xã Phú Lý; nấu đường thủ công ở xã Bình Lợi; làm bánh tét, chế
biến rượu bưởi ở xã Tân Bình…Bên cạnh đó, hình thành một số ngành
nghề mới như: nuôi hươu nai, trồng hoa phong lan…Đây là các nghề, làng
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
15
ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN VĨNH CỬU ĐÊN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
nghề mới đang phát triển cần có kế hoạch khai thác thành sản phẩm phục
vụ phát triển du lịch.
- Các giá trị văn hóa khác
Văn hóa ẩm thực cũng đa dạng phong phú tại một số xã trên địa
bàn như: sản phẩm từ quả bưởi tại Tân Triều gồm gỏi bưởi, nem bưởi,
rượu bưởi đang trở thành thương hiệu nổi tiếng cả nước. Một số món ăn
được khách du lịch ưa chuộng như: lẩu rau rừng tại Khu Bảo tồn; các loại
cá nước ngọt trên hồ Trị An với cách chế biến đa dạng như kho tộ, nướng
muối ớt, lẩu; ẩm thực được chế biến từ bắp như: chè bắp, chả bắp; rượu
cần, cơm lam của đồng bào dân tộc Chơro ở Phú Lý,…là các loại sản phẩm
phục vụ cho khách du lịch.
Văn hóa nghệ thuật: Tính đa sắc tộc, tôn giáo đã tạo ra nét văn hóa
nghệ thuật trên địa bàn Vĩnh Cửu vừa đa dạng hình thức, lại phong phú
nội dung và có giá trị văn hóa nghệ thuật đặc trưng của địa phương như:
điệu hát, điệu múa, biểu diễn nghệ thuật cồng chiêng của dân tộc Chơro
xã Phú Lý; đờn ca tài tử ở xã Tân Bình, Tân An, Thạnh Phú…; nhạc cụ gắn
liền với cộng đồng tại “Bảo tàng dân tộc của người Chơro” - một ngôi nhà
Dài, là nhà truyền thống của dân tộc Chơro với hơn 100 hiện vật gắn liền
với sản phẩm văn hóa phi vật thể như: cồng chiêng, kèn lá, kèn mô lúa,
đàn Concal…
2. Đánh giá nguồn lực
2.1. Nguồn lực kinh tế
Tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn 2010 - 2015 trên địa bàn huyện
đạt 8,6%, cụ thể một số ngành có tăng trưởng cao như:
- Ngành công nghiệp: Giá trị sản xuất tăng bình quân là 12,57%/
năm, đến năm 2015 đạt 20,87ngàn tỷ đồng (theo giá hiện hành), theo đó
doanh nghiệp trong nước đạt 11,24 ngàn tỷ đồng, doanh nghiệp nước
ngoài đạt 9,62 ngàn tỷ đồng; phân theo ngành thì công nghiệp chế biến,
chế tạo tăng 13,93 ngàn tỷ đồng; lao động trong ngành là 37 ngàn người.
- Ngành nông - lâm - thủy sản có tốc độ tăng trưởng bình quân
10,77%/năm, đến năm 2015 giá trị sản xuất đạt 193 ngàn tỷ đồng (theo
giá hiện hành), theo đó nông nghiệp đạt 1.69 ngàn tỷ đồng, lâm nghiệp
đạt 78 tỷ đồng và thủy sản đạt 138 tỷ đồng; lao động ngành chiếm tỷ
trọng lớn trong các ngành kinh tế.
- Ngành thương mại và dịch vụ: Tổng mức bán ra, bán lẻ hàng hóa -
dịch vụ bình quân năm tăng 15,1%; trên địa bàn có 02 chợ hạng II và 02
chợ hạng III được xây dựng đạt chuẩn.
- Ngành giao thông vận tải: Dịch vụ vận tải nói chung đáp ứng cơ
bản nhu cầu vận chuyển hàng hóa và đi lại của nhân dân, các bến bãi
được xây dựng theo hướng văn minh đảm bảo tuyệt đối an toàn.
- Đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng: Tổng số nguồn vốn đầu tư
phát triển hạ tầng là 17.705 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách là 1.064,576
tỷ đồng tập trung phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, điện, cấp thoát
nước nên đây tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, xã hội, trong
đó có phát triển du lịch, cụ thể: dự án cải tạo và nâng cấp đường 768, nạo
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
16
ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN VĨNH CỬU ĐÊN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
vét Suối Sâu, đường tỉnh 767 và cầu Vĩnh An đoạn qua thị trấn Vĩnh An;
dự án nâng cấp cơ sở hạ tầng, di tích lịch sử và các dịch vụ du lịch trung
tâm du lịch tại hồ Bà Hào và một số dự án đường nông thôn mới…
2.2. Nguồn lực xã hội
- Dân số và nguồn nhân lực: Tốc độ tăng trưởng trung bình về dân
số khoảng 2,33%, đến 2015 khoảng 143.360 người, mật độ dân số
khoảng 130 người/km2
, dân cư thành thị chiếm 20,9%, cơ cấu hộ dân cư
thành thị chiếm 17,24%. Đến năm 2015, số lao động trong độ tuổi là
86%; số lao động đang có việc làm là 64% dân số toàn huyện, trong đó
lao động trong ngành công nghiệp và xây dựng là 57,79%, ngành nông
nghiệp là 28,84%, ngành dịch vụ gồm thương mại và du lịch là 13,37%.
Từ con số trên cho thấy, nguồn nhân lực trên địa bàn dồi dào, cơ cấu lao
động tập trung vào ngành xây dựng, công nghiệp và nông nghiệp chiếm
86%, ngành dịch vụ chiếm thấp.
- Dân tộc: Trên địa bàn huyện có 20 dân tộc sinh sống đan xen
nhau tại 11 xã và thị trấn Vĩnh An, trong đó có 19 dân tộc thiểu số gồm:
Chơro (199 hộ), Châu mạ (02 hộ), Stiêng (03 hộ), Khmer (87 hộ), Chăm
(11 hộ), Hoa (381 hộ), Nùng (124 hộ), Tày (116 hộ), Mường (71 hộ), Thổ
(23 hộ), Thái (11 hộ), Dao (02 hộ), Ê đê (01 hộ), Sán Chay (01 hộ), Cờ
Ho (01 hộ), Sán Dìu (18 hộ), Ngái (01 hộ), Người Mèo (03 khẩu), Gia Rai
(01 khẩu) - số liệu điều tra năm 2013; mỗi dân tộc đều có nét riêng về
phong tục tập quán, lễ hội, sinh hoạt cộng đồng riêng có và cho đến nay
một số dân tộc vẫn duy trì được phong tục tập quán như: sinh hoạt cộng
đồng, sản xuất, nhạc cụ, lễ hội...Tuy nhiên, trong quá trình phát triển kinh
tế xã hội, cũng như sự giao thoa về văn hóa, lao động và sinh hoạt cộng
đồng nên một số phong tục tập quán đã biến mất hoặc biến dạng. Vì vậy,
công tác sưu tầm, bảo tồn và khôi phục phong tục tập quán giá trị truyền
thống là một yêu cầu cấp bách không chỉ đối với văn hóa mà còn phục vụ
cho phát triển du lịch.
- Tôn giáo: Trên địa bàn có 2 tôn giáo là Phật giáo và Thiên Chúa
giáo. Phật giáo tập trung ở các xã: Tân An, Thiện Tân, Thạnh phú, Tân
Bình, TT.Vĩnh An. Còn Thiên Chúa giáo tập trung ở các xã: Tân An, Tân
Bình, TT.Vĩnh An, Vĩnh Tân,…các lễ hội Giáng sinh, Phục sinh, Phật đản,
Vu Lan,…đã dần trở thành những ngày lễ lớn, là dịp vui chơi giải trí của
đông đảo tầng lớp nhân dân trong và ngoài huyện, kể cả những người
không có tôn giáo.
- Hạ tầng xã hội: Địa hình và điều kiện tự nhiên đã phân chia huyện
Vĩnh Cửu thành 02 khu vực đặc trưng là các xã phía Nam huyện là khu
vực có địa hình tương đối bằng phẳng, phần lớn là đồng bằng được bồi
đắp của sông Đồng Nai, sông Bé đã hình thành các cánh đồng đất đai màu
mỡ thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là cây ăn trái nên có
điều kiện kinh tế khá và sầm uất. Về hệ thống giao thông trên địa bàn và
các khu vực nông thôn được đầu tư đồng bộ và kết nối với hệ thống giao
thông trong khu vực tạo cơ hội cho phát triển kinh tế xã hội, trong đó thu
hút khách du lịch.
Phía Bắc là địa hình đồi núi, trước đây là những khu rừng tự nhiên,
rừng phòng hộ và có một số ít làng xã của cộng đồng dân tộc ít người nằm
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
17
ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN VĨNH CỬU ĐÊN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
xen kẽ trong các khu rừng và bị chia cắt bởi sông suối nên điều kiện phát
triển còn khó khăn. Sau giải phóng, thực hiện chính sách kinh tế mới, hình
thành nên các nông lâm trường, vấn đề di dân di cư nên số dân số đến
vùng này ngày càng tăng, dẫn đến tác động không nhỏ đến vấn đề bảo vệ
tài nguyên rừng tự nhiên. Kể từ khi xây dựng công trình thủy điện Trị An,
diện tích tài nguyên rừng, địa giới hành chính có sự thay đổi và hình thành
nhiều khu vực dân cư mới, trong đó có thị trấn Vĩnh Cửu - trung tâm hành
chính của huyện; so với phía Nam thì cơ sở hạ tầng đang được đầu tư và
phát triển hơn nhưng điều kiện kinh tế - xã hội, đặc biệt là việc làm và thu
nhập của người dân còn khó khăn.
- Y tế - giáo dục: Hầu hết các xã đều có Trạm y tế xã, 02 Trung tâm
y tế huyện, 01 bệnh viện và 01 phòng khám với số giường là 320 giường.
Số lượng bác sĩ/vạn dân là 3,80%. Về giáo dục, trên địa bàn có 48 trường
học, trong đó trung học phổ thông là 4 trường, trung học cơ sở là 11, còn
lại là tiểu học, nhà trẻ, mẫu giáo. Tỷ lệ học sinh sau tốt nghiệp vào các
trường đại học, cao đẳng và học nghề là 60%.
- Văn hoá -Thể dục thể thao: Phần lớn mỗi ấp thuộc các xã đều
có nhà văn hoá ấp. Mỗi xã có 01 điểm Bưu điện -Trung tâm Văn hóa xã
và khu thể thao (sân bóng) nằm tại trung tâm xã. Tỷ lệ hộ đạt gia đình
văn hóa là trên 98%.
- Về bảo vệ tài nguyên, vệ sinh môi trường: Tỷ lệ che phủ của
rừng đạt 57%; là huyện nằm trên địa bàn có tiềm năng về tài nguyên
nước mặt và có nhiều nhà máy nước nên tỷ lệ sử dụng nước sinh hoạt
đạt chuẩn trên 66% đối với thành thị, khu vực nông thôn sử dụng nước
hợp vệ sinh đạt 66%. Tỷ lệ thu gom rác thải y tế đạt 98%, rác thải và
chất thải rắn đạt 80%. Tuy nhiên, rác thải, chất thải rắn vẫn còn vương
vãi nhiều nơi công cộng, hai bên đường, các khu vực nông thôn, thậm
chí cả ao hồ gây ô nhiễm cục bộ tại nhiều khu vực.
2.3. Nguồn lực khác
- H thống giao thông v n t i
Giao thông đường bộ: Toàn huyện hiện có 07 tuyến đường cấp tỉnh
đi qua địa bàn huyện với tổng chiều dài 106,6 km, 20 tuyến đường huyện
(86.3km), 412 tuyến đường xã (307km), 112 tuyến đường đô thị (102km)
và 02 tuyến đường chuyên dùng (18,5km). Như vậy hệ thống đường giao
thông đã phủ đến các xã và các điểm tài nguyên du lịch. Tuy nhiên, do
mật độ phương tiện giao thông tăng nhanh, khối lượng vận chuyển hàng
ngày tương đối lớn, đặc biệt là vận chuyển đất đá khai thác nên phần lớn
các tuyến đường bộ trên địa bàn đều bị xuống cấp và nguy cơ ô nhiễm
môi trường ngày càng tăng.
Trên địa bàn có 03 bến xe: Bến xe trung tâm huyện, bến xe xã Phú
Lý và bến xe tại xã Thiện Tân. Các bến này có quy mô nhỏ, chất lượng
dịch vụ thấp chưa thể đảm bảo cho khai thác du lịch.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
18
ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN VĨNH CỬU ĐÊN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
Bảng số 2 - HT. Hệ thống đường bộ trên địa bàn
T
T
Loại đường
Số
tuyến
Chiều dài
(km)
Kết cấu (km)
Nhựa
(BTXM)
Cấp phối +
đất
1 Đường tỉnh 07 106,6 104,2 2,5
2 Đường huyện 20 86,3 77,2 9.1
3 Đường xã 236 307 105 202
4 Đường đô thị 112 102 15.3 86.7
5 Đường chuyên
dùng
02 18,5 17,0 1,5
Tổng cộng 305 639 201,5 437,5
Nguồn: Phòng Kinh tế - Hạ tầng
Giao thông đường thủy: Sông Đồng Nai, sông Bé và các con suối trên địa
bàn tạo điều kiện thuận lợi kết nối về vận chuyển hàng hóa, hành khách
bằng giao thông thủy đi và đến huyện Vĩnh Cửu, là điều kiện xây dựng phát
triển các tuyến và sản phẩm du lịch đường thủy.
Phương tiện vận chuyển khách: Trên địa bàn có một số công ty,
doanh nghiệp tư nhân đang khai thác vận chuyển hàng hóa, hàng khách
bằng đường bộ; đường thủy có tàu, thuyền vận chuyển khách và hàng hóa,
hiện nay có 5 chiếc tàu chở khách du lịch tại các khu du lịch Năm Huệ (Tân
Bình), khu du lịch đảo Ó - Đồng Trường (Công ty CPDL Đồng Nai) vận
chuyển khách tham quan trên hồ Trị An.
Theo thống kê, trên địa bàn có 38 bến tàu thủy nội địa phục vụ cho
vận chuyển khách và hàng hóa, trong đó có 02 bến đang khai thác cho
khách du lịch nhưng chất lượng chưa đạt yêu cầu, số còn lại chủ yếu là
bến đò ngang.
- H thống cung c i n
Nguồn điện: Mạng lưới điện trên địa bàn huyện được cấp điện từ
trạm 110/22kV - 40MVA Thạnh Phú, trạm này nhận điện từ trạm 220kV
Trị An qua đường dây Trị An - Thạnh Phú và trạm tăng áp Hiếu Liêm
6,3/15kV-2 * 6,3 MVA, trạm này được cấp điện bởi đường dây 6 KV lộ kép
từ Nhà máy thuỷ điện Trị An.
Hệ thống mạng lưới điện: Mạng lưới điện cơ bản phủ kín các khu dân
cư và các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn, có 399.4 km đường dây
trung thế (phần lớn là điện 03 pha), 397.3km đường dây hạ thế, 831trạm
biến áp với dung lượng 130.500KVA cung cấp điện phục vụ sinh hoạt và
sản xuất; tỷ lệ hộ sử dụng điện đạt 99%, trong đó sử dụng điện chuẩn đạt
94%.
Hệ thống điện chiếu sáng: Trên địa bàn huyện đã được đầu tư 05
tuyến đường điện chiếu sáng với tổng chiều dài khoảng 30km/106.6 km
(07 tuyến đường tỉnh) đi qua và 05 tuyến đường điện chiếu sáng trên với
tổng chiều dài khoảng 15km/86.3 km (20 tuyến đường huyện quản lý).
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
19
ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN VĨNH CỬU ĐÊN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
- H thống c , th t ớc
Cấp nước sạch: Trên địa bàn có nhà máy nước cung cấp nước trên
địa bàn với công suất 2.000m3
/ngày/đêm, chủ yếu cung cấp nước cho khu
trung tâm huyện, TT. Vĩnh An và một số vùng dân cư dọc trên các tuyến
đường chính. Khu vực nông thôn vẫn sử dụng nước ngầm từ giếng đào,
giếng khoan.
Thoát nước và xử lý nước thải: Hệ thống thoát nước trên địa bàn
huyện chủ yếu dựa vào các dòng chảy tự nhiên như kênh, suối, rạch… Tuy
nhiên, với tốc độ phát triển dân cư, các khu, cụm công nghiệp, khu đô thị
mới với việc lấn dòng chảy dẫn đến bị tắc nghẽn gây ngập úng cục bộ là
rất cao.
Về xử lý nước thải từ các khu dân cư chưa được tập trung xử lý, mà
chủ yếu theo các cống rãnh đổ ra các suối rồi nhập vào nước sông Đồng
Nai. Nước thải từ các khu, dịch vụ du lịch xử thô rồi chảy vào hệ thống
mương công cộng hoặc thẩm thấu qua đất chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn
môi trường gây ô nhiễm cục bộ.
- H thố g u hí h viễn thông
Hầu hết các xã trên địa bàn đều có hệ thống thông tin liên lạc về
đến xã, các xã có bưu cục; hệ thống điện thoại di động được phủ sóng
toàn huyện và một số gia đình, cơ quan có sử dụng điện thoại có dây.
2.4. Đánh giá chung
Xét về mặt tổng thể, so với nhiều khu vự t g ồng khác, huy n
Vĩ h Cửu à i h à t à ủ tiề g và iều ki ể phát triển du lịch.
Những tồn tại và hạn chế phát triển
- Là địa bàn có tiềm năng tài nguyên tự nhiên nhưng mức độ khai
thác cho phát triển du lịch còn hạn chế, đang bị tác động bởi nhu cầu phát
triển kinh tế - xã hội. Tài nguyên du lịch văn hóa, di tích lịch sử đa dạng,
nhưng thiếu vốn đầu tư cho nghiên cứu, phục hồi và bảo tồn nên mức độ
hấp dẫn chưa cao.
- Về phát triển kinh tế. Cơ cấu kinh tế trên địa bàn chuyển dịch
chậm, việc áp dụng tiến độ khoa học, kỹ thuật cho sản phẩm còn hạn chế
nên chất lượng và bao bì còn thấp, hàng hóa trên địa bàn chủ yếu là nông
- lâm nghiệp nhỏ lẻ nên hiệu quả chưa cao.
- Trình độ dân trí nói chung còn thấp, thiếu lực lượng lao động có
trình độ tay nghề có chuyên môn cao; vấn đề phong tục tập quán và tâm
lý của cộng đồng dân cư trên địa bàn có tác động đến nguồn nhân trong
du lịch.
- Vấn đề vốn đầu tư cho phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn hạn
chế dẫn đến việc đầu tư không đồng bộ, đặc biệt là hệ thống giao thông
kết nối với các điểm tài nguyên du lịch.
- Việc đầu tư, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào các lĩnh vực,
các ngành còn chậm, đặc biệt là trong công tác quản lý, giám sát tài
nguyên và môi trường nên vấn đề ô nhiễm cục bộ về môi trường vẫn xảy
ra một vài nơi, vệ sinh an toàn thực phẩm chưa thực sự được đảm bảo.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
20
ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN VĨNH CỬU ĐÊN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
PHẦN THỨ HAI
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
1. Xác định vai trò, vị trí của du lịch huyện Vĩnh Cửu đối với
phát triển kinh tế xã hội và ngành du lịch
Với lợi thế về vị trí địa lý là huyện nằm trong địa bàn Vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam, lại liền kề với các trung tâm đô thị lớn như: thành
phố Hồ Chí Minh, Thủ Dầu Một (Bình Dương) và Biên Hòa (Đồng Nai) là
nơi có số lượng dân cư đông đúc; là nơi tập trung nhiều cơ quan, trường
học, đại diện của cơ quan nước ngoài, tổ chức quốc tế là địa bàn trọng
điểm phát triển các nhà máy, khu công nghiệp của khu vực phía Nam…Là
huyện có hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông kết nối đường bộ, đường thủy
với các địa phương khác trong khu vực thuận lợi cho phát triển kinh tế -
xã hội. Về tài nguyên là huyện có tiềm năng tài nguyên tự nhiên,trong đó
điểm nhấn là đa dạng về cảnh quan rừng tự nhiên, sông, hồ, hệ sinh thái
và tài nguyên văn hóa phong phú, đa dạng để có thể xây dựng sản phẩm
thu hút khách du lịch. Trong tương lai gần, khi sân bay quốc tế Long
Thành đi vào hoạt động là cơ hội thuận lợi thu hút khách du lịch đến trên
địa bàn và vị thế điểm du lịch huyên Vĩnh Cửu được nâng lên, sẽ là điểm
đến của khách du lịch lựa chọn. Vì vậy, du lịch phát triển không chỉ có ý
nghĩa đối với phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn mà còn góp phần quan
trọng phát triển du lịch trong khu vực và du lịch Việt Nam.
1.1. Đối với phát triển kinh tế xã hội
Trong mấy năm gần đây, kinh tế huyện Vĩnh Cửu tiếp tục tăng
trưởng khá, tốc độ tăng trưởng bình quân ổn định; cơ cấu các ngành
chuyển dịch theo hướng dần dần thương mại, dịch vụ từ 36 - 42% (trong
đó có du lịch); công nghiệp, xây dựng 30 - 40%, nông - lâm - thủy sản
10,6%. Qua số liệu trên cho thấy: vai trò của ngành dịch vụ và du lịch
ngày càng có vị trí quan trọng đối với phát triển kinh tế trên địa bàn.
Mặc dù đã đạt được những thành công nhất định đối với phát triển
kinh tế nhưng nhìn chung toàn cảnh nền kinh tế trên địa bàn còn nhiều
khó khăn: Là huyện miền núi, diện tích đồi núi khô cằn chiếm tỷ lệ cao,
mùa khô thiếu nước để canh tác phát triển nông nghiệp; khu công nghiệp
địa phương mới bắt đầu, doanh thu không đáng kể nên phát triển kinh tế
chủ yếu dựa trên tăng trưởng nông nghiệp và khai thác khoảng sản thô
nên tính bền vững chưa cao, thu hút vồn đầu tư để phát triển các ngành
nghề còn hạn chế…Về cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, đặc biệt là giao thông
điện nước sinh hoạt tại các vùng sâu, vùng xa, khu vực nông thôn chưa
được cải thiệt rõ rệt. Tỷ lệ người không có việc làm còn cao, đời sống cộng
đồng dân cư còn khó khăn. Vì vây, việc phát triển ngành dịch vụ, trong đó
có du lịch là việc làm cấp thiết và phù hợp với tiềm năng, lợi thế của địa
phương.
Trong bối cảnh đó, ngành du lịch đã hình thành và có chuyển biến
nhất định, sản phẩm du lịch đã được định hình và bước đầu đã thu hút
khách du lịch đến tham quan ngày càng tăng, năm sau cao hơn năm trước
và đến năm 2015 có trên 43 ngàn lượt khách đến tham quan du lịch,
doanh thu du lịch đạt trên 2,6 tỷ đồng và giải quyết trên 400 người lao
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
21
ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN VĨNH CỬU ĐÊN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
động trực tiếp và gần 1 ngàn lao động gián tiếp cung cấp sản phẩm và
dịch vụ cho khách du lịch. Một số dự án đầu tư cho du lịch đã hình thành
một số khu du lịch như: Điểm du lịch sinh thái Năm Huệ (Tân Binh), Điểm
du lịch đua Ngựa và cây cảnh Bonsai (xã Trị An), Trung tâm du lịch sinh
thái và văn hóa (Khu Bảo tồn)...
Sản phẩm du lịch và dịch vụ về lưu trú, nhà hàng, điểm vui chơi trên
địa bàn đã và đang được phát triển và đáp ứng được nhu cầu của khách
du lịch và cộng đồng dân cư trong vùng; nhiều dự án đầu tư du lịch đã
góp phần làm tăng giá trị tài nguyên đất, đồng thời cải thiện diện mạo
một số khu vực nông thôn, ấp, xã trên địa bàn. Phát triển du lịch thời gian
đã góp phần tiêu thụ được nhiều sản phẩm nông nghiệp, thúc đẩy chuyển
dịch cơ cấu kinh tế giữa nông nghiệp và dịch vụ; du lịch cũng đã tạo việc
làm, tăng thu nhập và nâng cao đời sống dân cư một số khu vực. Thông
qua việc kinh doanh du lịch, một số doanh nghiệp du lịch làm ăn hiệu quả
đã hỗ trợ vật chất, giúp đỡ những vùng khó khăn nên đã tạo thêm tính
nhân văn trong du lịch, theo đó nhận thức, hiểu biết của cộng đồng được
nâng lên.
1.2. Đối với phát triển du lịch cả nước, Vùng ĐNB và tỉnh
Đồng Nai.
Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã xác định hồ Trị An - Mã Đà là một
trong 41 điểm có tiềm năng tài nguyên để phát triển thành điểm du lịch
quốc gia cần được xây dựng quy hoạch để trình Chính phủ phê duyệt làm
cơ sở cho công tác xúc tiến, quảng bá tiềm năng tài nguyên cho du lịch
Việt Nam và cơ sở phát lý cho thu hút đầu tư trong và ngoài nước; điểm
du lịch quốc gia hồ Trị An - Mã Đà là địa danh gắn liền với tiềm năng danh
thắng hồ Trị An, tài nguyên sinh thái, văn hóa Chiến khu Đ là địa danh lịch
sử là nguồn dữ liệu về tài nguyên du lịch nhằm góp phần bổ sung nguồn
tài nguyên du lịch cho du lịch Việt Nam và tỉnh Đồng Nai.
Với tiềm năng điều kiện như vậy nếu có đội ngũ cán bộ có trình độ
chuyên môn sẽ góp phần tạo ra tính đa dạng về chất lượng sản phẩm du
lịch tạo điều kiện cho khách du lịch có thể lựa chọn sản phẩm cho mục
đích du lịch, đồng thời là cơ sở cho công tác xúc tiến quảng bá tiềm năng
du lịch Việt Nam và tỉnh Đồng Nai.
Về vị trí địa lý, huyện Vĩnh Cửu gần các trung tâm du lịch vùng Đông
Nam bộ, có giao thông thuận tiện là điều kiện tốt cho các công ty lữ hành
nghiên cứu xây dựng các chương trình du lịch hấp dẫn.
Du lịch huyện Vĩnh Cửu phát triển góp phần vào số liệu thống kê,
đánh giá về chỉ số cạnh tranh điểm đến du lịch Việt Nam, Vùng ĐNB và
tỉnh Đồng Nai với các nước trong khu vực và thế giới.
2. Đánh giá thực trạng phát triển du lịch
2.1. Khách du lịch
- Thực trạng về ặ iểm khách du lịch
Nghiên cứu phát triển du lịch giai đoạn 2010 – 2015 cho thấy: tốc
độ tăng trưởng bình quân về các chỉ tiêu phát triển du lịch tương đối khá
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
22
ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN VĨNH CỬU ĐÊN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
so với các huyện trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, trong đó một số chỉ tiêu có
mức tăng trưởng ấn tượng về số lượng khách, thị trường, mức chi tiêu
trung bình, cơ sở lưu trú, sản phẩm du lịch…Tuy nhiên, do xuất phát điểm
thấp về các chỉ tiêu trên thấp nên xem xét chỉ tiêu hiệu quả chung của du
lịch đóng góp cho phát triển kinh tế - xã hội chưa cao, chưa tương xứng
với tiềm năng và điều kiện sẵn có trên địa bàn, cụ thể:
Đánh giá thực trạng phát triển du lịch thông qua phân tích một số
khu điểm du lịch như sau:
+ Khu Bảo tồn Thiên nhiên và Văn hóa Đồng Nai (KBT) là điểm thu
hút nhiều khách du lịch nhất trên địa bàn; Trung tâm Sinh thái - Văn hóa -
Lịch sử Chiến khu Đ (TTDL) là đơn vị của KBT trực tiếp tổ chức các hoạt
động cung cấp dịch vụ du lịch, chất lượng các dịch vụ đã đáp ứng cơ bản
nhu cầu khách du lịch đến tham quan. Tốc độ tăng trưởng trung bình về
khách du lịch trong gian đoạn của KBT là 7,5%/năm, trong đó tăng trưởng
khách quốc tế chiếm 1,5% và khách du lịch có lưu trú là 5% trong tổng số
khách đến trên địa bàn huyện, cụ thể: đến năm 2015 đón được 20 ngàn
lượt khách, tổng số ngày khách nội địa có lưu trú là 1 ngàn lượt khách,
khách quốc tế là 300 lượt khách.
Bảng số 3-HT: Hiện trạng khách du lịch huyện Vĩnh Cửu
Đ vị tí h Ngà t khách
TT Chỉ tiêu Đ/v tính 2010 2011 2012 2013 2014 2015
TTTB
(%)
1
Tổng số
khách
Ngàn LK 15,670 18,870 23,686 27,205 16,779 42,180 16,99
1.1
Khách có
lưu trú
Ngàn LK 1,150 2,020 2,300 3,700 4,300 4,900 27,33
1.2
Khách
tham quan
Ngàn LK 14,520 16,850 21,386 23,505 12,479 37,280 15,95
2
Ngày lưu
trú
Ngày
khách
2.1
Khách quốc
tế
Ngày
khách
1,0 1,1 1,2 1,1 1,2 1,3 4,47
2.2
Khách nội
địa
Ngày
khách
1,0 1,1 1,1 1,0 1,2 1,2 3,10
3
Mức chi
tiêu
Ngàn
ồ g
3.1
Khách quốc
tế
Ngàn
ồ g
350 390 390 400 460 510 6,40
3.2
Khách nội
địa
Ngàn
ồ g
300 320 350 390 400 450 6,90
Nguồn: Báo cáo của Phòng VHTT huy n và tính toán của chuyên gia
Đặc điểm khách du lịch đến KBT: Đối với khách quốc tế chủ yếu là
các nhà khoa học, nhà nghiên cứu từ các cơ quan nghiên cứu, trường đại
học đến KBT để tham quan, khảo sát, nghiên cứu; khách du lịch tự do đến
tham quan du lịch dưới dang “balo – phượt”; khách du lịch là các tình
nguyện viên của các tổ chức quốc tế... Khách du lịch nội địa là cư dân
trong vùng hoặc các tỉnh, thành lân cận, thuộc nhiều thành phần, độ tuổi
và trình độ khác nhau, trong đó khách du lịch là giới trẻ chiếm đa số; các
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
23
ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN VĨNH CỬU ĐÊN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
hoạt động tham quan, nghiên cứu tìm hiểu gắn liền với các hội trại, vui
chơi giải trí..
Sản phẩm du lịch trên địa bàn đã có cung cấp cho khách du lịch là
dịch vụ lưu trú, ăn uống, dịch vụ thuyền trên hồ đến các đảo, hướng dẫn
tham quan, vui chơi cắm trại…Sau đây, đặc điểm khách du lịch ở một số
khu vực:
+ Điểm du lịch sinh thái Năm Huệ (xã Tân Bình). Bưởi Tân Triều là
thương hiệu tại xã Tân Bình cũng là thương hiệu của Khu du lịch này, với
sản phẩm từ cây và quả bưởi đã thu hút khách du lịch đến ngày càng tăng
cả số lượng và thành phần đoàn. Khách du lịch đến đây vào 02 mùa là
mùa hoa bưởi và mùa thu hoạch quả vào những tháng gần tết. Theo báo
cáo của doanh nghiệp: Tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 37,51%/năm,
năm 2015 đón được gần 13 ngàn lượt khách; Khu du lịch có nhiều loại
hình dịch vụ, sản phẩm đa dạng gắn liền với du lịch nông nghiệp và vườn
cây ăn trái là trái bưởi. Đặc điểm khách du lịch đến khu du lịch chủ yếu là
dân cư trong vùng, thương lái; khách tham quan là học sinh sinh viên,
cộng đồng dân cư các tỉnh, cán bộ công nhân viên lao động trong các khu
công nghiệp. Tuy nhiên, chất lượng sản phẩm trên địa bàn không cao chỉ
phù hợp với khách có mức chi tiêu trung bình; cơ sở không kinh doanh lưu
trú qua đêm; chất lượng lao động còn thấp, ít được qua đào tạo nghiệp vụ
du lịch.
+ Điểm du lịch sinh thái Đảo Ó - Đồng Trường. Đây là 02 đảo lớn
trên hồ Trị An được Công ty Cổ phần du lịch Đồng Nai (Công ty CPDL Đồng
Nai) khai thác phục vụ khách du lịch dưới dạng du lịch sinh thái; loại hình
kinh doanh là dịch vụ ăn uống, vận chuyển, vui chơi giải trí tại khu vực
bến thuyền hồ Trị An và trên đảo, chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu
cho khách nội địa…Tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 0,6%/năm, đến
năm 2015 đón được khoảng gần 4 ngàn khách, thành phần khách chủ yếu
là khách nội địa; trên đảo chưa có cơ sở lưu trú. Nhu cầu khách đến đây
chủ yếu là tham quan cảnh quan sinh thái trên đảo và hồ, vui chơi giải trí
câu cá gắn liền với tài nguyên đảo.
+ Điểm du lịch Cao Minh. Đây là khu du lịch gắn liền với khách du
lịch chủ yếu là văn nghệ sĩ, là nơi trao đổi, sinh hoạt của các nhà sáng tác
và ca sĩ, kết hợp phát triển du lịch sinh thái. Sản phẩm du lịch có trong
khu du lịch là nhà nghỉ, ăn uống, vui chơi cắm trại, biểu diễn văn nghệ…,
thành phần khách du lịch chủ yếu là học sinh, sinh viên…Khách du lịch tập
trung vào dịp hè. Số lượt khách đến khu du lịch năm 2015 đạt gần 3 ngàn
lượt khách.
+ Khách có lưu trú (ngoài khu du lịch kể trên). Theo báo cáo hàng
năm trên địa bàn cho thấy: tốc độ tăng trưởng trung bình khách có lưu trú
là 27,33%/năm, đến năm 2015 có gần 5 ngàn lượt khách có lưu trú tại
các cơ sở trên địa bàn; điều này chứng tỏ khách lưu trú ngày càng tăng.
Từ phân tích trên cho th y: Tốc độ tăng trưởng trung bình về khách
du lịch trên địa bàn huyện là 16,99%/năm và đến năm 2015 đạt 42,18
ngàn lượt khách, trong đó tốc độ tăng trưởng trung bình khách lưu trú là
27,33%/năm đạt 4,9 ngàn lượt khách có lưu trú, khách tham quan là
15,94%/năm đạt 37,28 ngàn lượt khách. Tốc độ tăng trưởng như vậy là
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
24
ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN VĨNH CỬU ĐÊN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
cao nhưng do xuất phát điểm thấp nên dẫn đến các chỉ tiêu cụ thể lại thấp
so với nhiều huyện, thành phố của tỉnh Đồng Nai.
Phân loại khách du lịch : Trong số lượt khách đến trên địa bàn,
khách du lịch nội địa chiếm 98,8% số lượng khách, khách quốc tế là 1,2%
trong tổng số lượt khách, cụ thể:
Khách du lịch nội địa đa dạng là cán bộ nhân viên, công nhân các
khu công nghiệp, học sinh sinh viên với loại hình tham quan di tích lịch sử,
ngắm cảnh, nghỉ dưỡng, cắm trại, sinh hoạt đoàn thể kết hợp vui chơi giải
trí. Khách du lịch nội địa tham gia lễ hội - tâm linh tại các chùa, đình, nhà
thờ trên địa bàn đóng góp quan trọng về số lượng khách tham quan.
Khách du lịch sinh thái, di tích lịch sử…có xu hướng tăng lên khi các dịch
vụ ở đây được nâng cao thời gian gần đây.
Khách quốc tế : Là khách tham quan hội họp, nghiên cứu tại KBT,
còn các khu điểm khác đang ít; thành phần khách là các chuyên gia, các
nhà nghiên cứu của các tổ chức quốc tế, các trường đại học, viện nghiên
cứu đã kết hợp tham gia hội nghị, hội thảo tại các vùng lân cận tại TP. Hồ
Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu kết hợp tham quan du lịch. Đặc điểm khách
du lịch quốc tế đến trên địa bàn huyện tập trung là khách du lịch Nhật
Bản, Thái lan, Hàn Quốc, ngoài ra một số chuyên gia của các khu công
nghiệp làm việc theo thời gian cũng đã tham quan khu vực…Ngoài ra, xuất
hiện nhiều khách du lịch “Balo” và số lượng có xu hướng tăng, điểm lưu
trú của khách này tại các nhà dân, nhà nghỉ.
S n ph m du lịch được khách du lịch lựa chọn là du lịch sinh thái tại
KBT, du lịch sinh thái nông nghiệp gắn liền với sản phẩm nông nghiệp thu
hút được nhiều khách du lịch; du lịch văn hóa gắn liền với di tích lịch sử
cách mạng thu hút khách du lịch là học sinh sinh viên, nghiên cứu về văn
hóa, phong tục tập quán cộng đồng dân tộc Chơro; du lịch lễ hội - tâm
linh.
- Ngày lưu trú bình quân : Theo báo cáo của các cơ sở kinh doanh
lưu trú và các khu du lịch trên địa bàn cho thấy: Tốc độ tăng trưởng
khách có lưu trú đối với khách quốc tế là 4,47%, khách nội địa là 3,10%.
Ngày lưu trú trung bình trong gian đoạn đối với khách nội địa đạt 1,1
ngày/khách, đối với khách quốc tế đạt mức 1,2 ngày /khách. Điều này có
nghĩa là tuy là số ngày lưu trú có tăng nhưng số lượng ngày lưu trú chưa
tăng điều này chứng tỏ chất lượng cơ sở lưu trú chưa thu hút được khách
lưu trú qua đêm dẫn đến số lượt khách có lưu trú chiếm tỷ lệ thấp, số
lượng khách tham quan trong ngày chiếm tỷ lệ cao hoàn toàn phụ hợp
với thực tế khảo sát.
- Về mức chi tiêu của khách : Căn cứ vào kết quả khảo sát về mức
giá dịch vụ lưu trú, ăn uống cho thấy: Mức chi tiêu của khách du lịch quốc
tế và nội địa có lưu trú chênh lệch không nhiều từ 350.000 - 500.000
đồng/01 khách/ngày khách (khoảng 12USD - 25USD), mức chi tiêu thấp
do số lượng sản phẩm du lịch không nhiều, chất lượng không cao nên mức
chi trả của khách cho các dịch vụ hiện có thấp; sản phẩm du lịch có thu
mới chỉ tập trung vào dịch vụ lưu trú, ăn uống, vé vào các điểm tham
quan, thuê thuyền; mức giá giữa khách du lịch quốc tế và nội địa chênh
lệch không nhiều ; chi phí cụ thể một số sản phẩm dịch vụ như: vé vào
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
25
ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN VĨNH CỬU ĐÊN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
các điểm tham quan trung bình từ 10 - 20 ngàn đồng/khách/điểm, chi phí
thuyền tham quan từ 80 - 120 ngàn/người (tùy theo đoàn), chi ăn uống
từ 100 - 200 ngàn/khách/ngày, chi phí tiền lưu trú từ 100 - 150
ngàn/khách/đêm.
Đối với mức chi tiêu trung bình khách tham quan từ 70 - 120
ngàn/khách/ngày; chi phí này chủ yếu là ăn uống, vé tham quan, các dịch
vụ vui chơi giải trí đơn giản như: câu cá, đi dạo, thuê thuyền….
- Tính thời vụ du lịch : Do điều kiện tự nhiên, đặc điểm sản phẩm du
lịch trên địa bàn nên khách du lịch đến trên địa bàn tập trung từ tháng 4 -
7 hàng năm đối tượng khách đến giai đoạn này là khách du lịch nội địa,
tập trung nhiều là học sinh sính viên; các tháng còn lại số lượng khách
đến trên địa bàn ít hơn.
2.2. Tổng thu từ khách du lịch
Doanh thu từ khách du lịch bao gồm chi tiêu của khách tại điểm
tham quan nhưng trong thực tế chi tiêu của khách không chỉ có chi tiêu
cho các sản phẩm của ngành du lịch cung cấp mà còn có các ngành khác
hay nói cách khác doanh thu từ khách du lịch là thu nhập của các ngành
khác nhau cung cấp sản phẩm cho khách du lịch, trong đó có ngành du
lịch.
Bảng số 4 - HT: Tổng thu từ khách du lịch năm 2015
Loại khách Đ/V tính
KDLQT có
lưu trú
KDLNĐ
có lưu
trú
Khách
tham
quan
Tổng số
Số lượng khách Lượt khách 200 4.700 35.280 40.180
Mức tăng TB % 11,00 32,77 15,94 16,99
Ngày lưu trú TB Ngày/khách 1,2 1,1 1,15
Tổng số ngày khách Ngày khách 240 4.700 35.280 40.22
Mức chi tiêu trung
bình Ngàn đồng 300 150 50
Tổng thu từ khách Ngàn đồng 72.000 705.000 1.864.000 2.641.000
Nguồn: Báo cáo tổng kết 5 (2010-2015)
Doanh thu từ khách du lịch trên địa bàn có xu hướng ngày càng
tăng do số lượng khách du lịch đến tăng và chi tiêu của khách du lịch có
sự tăng trưởng đáng kể. Theo số liệu cập nhật, tổng thu từ khách du lịch
đến năm 2015 ước đạt 2,64 tỷ đồng, trong đó thu từ khách du lịch quốc tế
có lưu trú là 72 triệu đồng, khách du lịch nội địa là 705 triệu đồng và
khách tham quan là 1,864 tỷ đồng. Như vậy so với các huyện khác của
tỉnh Đồng Nai thì tổng thu từ khách du lịch như vậy còn khiêm tốn chưa
tương xứng với tiềm năng và điều kiện sẵn có trên địa bàn. Nguyên nhân
tổng thu từ khách thấp là do ngày lưu trú trung bình của khách có lưu trú
không cao đạt 1,0/ngày/khách du lịch, nên cạnh đó giá sản phẩm du lịch
thấp.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
26
ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN VĨNH CỬU ĐÊN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
2.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch bao gồm: hệ thống các cơ
sở lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, các phương tiện vận chuyển và các cơ
sở dịch vụ du lịch khác giữ vai trò rất quan trọng trong quá trình phát
triển của ngành du lịch. Đối với huyện Vĩnh Cửu, cơ sở vật chất du lịch tập
trung các dạng cơ bản sau:
- Về cơ sở lưu trú: Trong những năm gần đây, khách du lịch đến
trên địa bàn tăng nhanh nên góp phần thúc đẩy cơ sở dịch vụ lưu trú phát
triển nhanh về số lượng, tuy nhiên chất lượng cơ sở vật chất, trang thiết bị
chưa cao nên đã ảnh hưởng đến mức độ thu hút khách. Về nguồn nhân lực
trong các cơ sở kinh doanh lưu trú có tăng trưởng về số lượng, số lượng
cán bộ nhân viên có trình độ chuyên môn du lịch có tăng lên nhưng so với
mặt bằng chung trên địa bàn tỉnh Đồng Nai vẫn còn thấp.
Tốc độ tăng trưởng trung bình cơ sở lưu trú giai đoạn 2010-2015 đạt
26,3%, mức tăng trưởng cao nhưng loại hình cơ sở lưu trú mới phát triển
trong mấy năm gần đây, đến năm 2015 có 25 cơ sở với 186 phòng, bình
quân 7,4 phòng/cơ sở lưu trú; cơ sở có số lượng phòng cao nhất là 43
phòng tại Nhà nghỉ Mã Đà của KBT.
Đặc điểm cơ sở lưu trú: Cơ sở lưu trú trên địa bàn đều hình thành
dưới dạng nhà nghỉ, nhà khách nên chưa được xếp hạng tiêu chuẩn dẫn
đến chất lượng có hạn chế nhất định nên chưa đáp ứng và làm thỏa nhu
cầu cho khách du lịch đến trên địa bàn. Dịch vụ tại cơ sở lưu trú trên địa
bàn chỉ có dịch vụ cho thuê phòng, thiếu các dịch vụ bổ sung nên phần
nào ảnh hưởng tổng số ngày lưu trú bình quân.
Giá thuê phòng trung bình từ 150 - 350.000
đồng/phòng/đêm/khách, chênh lệch giữa khách quốc tế và nội địa không
đáng kể, giá thấp nên doanh thu từ dịch vụ này trên địa bàn vẫn còn thấp.
Hệ thống cơ sở lưu trú còn thiếu tính đa dạng kiến trúc thẩm mỹ về
mẫu mã và cảnh quan xung quanh nên tính hấp dẫn chưa cao, trong lúc
đó quỹ đất và các điều kiện khác rất thuận lợi cho việc tạo cảnh quan,
khuôn viên cho cơ sở lưu trú.
- Cơ sở kinh doanh ăn uống. Trên địa bàn có 21 nhà hàng ăn uống
có thể phục vụ khách du lịch, được phân bố tại nhiều khu vực nhưng tập
trung tại thị trấn Vĩnh An, KBT, các khu du lịch sinh thái tại đảo Đồng
Trường, Năm Huệ…Về chất lượng sản phẩm các món ăn và phong cách
phục vụ, kể cả số lượng chổ ngồi trong các nhà hàng ở các cơ sở đã có cố
giắng nhất định nhưng mới chỉ đảm bảo phục vụ khách du lịch nội địa.
Nguyên nhân, do thiếu đội ngũ nhân viên được đào tạo chuyên môn...
- Cơ sở vui chơi giải trí: Là huyện có tiềm năng để phát triển các loại
hình dịch vụ vui chơi giải trí như quỹ đất, đa dạng địa hình thích hợp cho
xây dựng các dịch vụ vui chơi giải trí gắn liền với hồ, núi, sông…Hiện nay,
các dịch vụ vui chơi giải trí trên địa bàn phục vụ khách du lịch và dân cư là
thể thao, câu cá, bơi thuyền,, dịch vụ chăm sóc sức khỏe; địa điểm tổ
chức mới chỉ khai thác được ven hồ Trị An, một vài nơi tại thị trấn Vĩnh An.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
27
ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN VĨNH CỬU ĐÊN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
2.4. Lao động ngành du lịch
Số lượng lao động và cơ cấu đào tạo của đội ngũ lao động trong du
lịch có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng của dịch vụ du lịch. Lao động
trong du lịch bao gồm lao động trực tiếp và lao động gián tiếp, lao động
trực tiếp là số lao động làm việc trong các doanh nghiệp du lịch như: lữ
hành, khách sạn, nhà hàng và cơ sở vui chơi giải trí, dịch vụ khác. Lao
động gián tiếp tham gia vào các hoạt động có liên quan đến cung ứng sản
phầm cho du lịch. Tỷ lệ giữa lao động trực tiếp và lao động gián tiếp
thường theo tỷ lệ là 1 lao động trực tiếp thì có từ 2 - 2,5 lao động gián
tiếp hỗ trợ.
Theo số liệu thống kê, đến năm 2015 trên địa bàn huyện có 420 lao
động trực tiếp trong các cơ sở kinh doanh du lịch, nhưng chủ yếu là cơ sở
lưu trú, nhà hàng và tại các khu du lịch…Cơ sở có số lao động cao nhất là
Trung tâm Quản lý di tích và Du lịch, Truyền thông và Giáo dục môi
trường của Khu Bảo tồn có 39 lao động; Khu du lịch Năm Huệ là 34 lao
động, Khu du lịch đảo Ó - Đồng Trường là 22; Khu du lịch sinh thái Cao
Minh là 20 lao động. Trung bình lao động trong các cơ sở lưu trú từ 2 - 5
lao động/cơ sở sở lưu trú; tại các nhà hàng có từ 3 - 4 người/cơ sở kinh
kinh doanh.
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Trên đại học có 01 người; đại học,
cao đẳng chiếm 12%; trình độ trung cấp, sơ cấp chiếm 36%; còn lại là
lao động phổ thông. Lao động được đào tạo chuyên ngành du lịch chiếm
15%. Lao động có trình độ ngoại ngữ rất thấp chỉ có khoảng 2% có trình
độ cơ bản tiếng Anh. Tóm lại, số lượng và chất lượng lao động trong
ngành du lịch chưa đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch.
Về lao động gián tiếp khoảng trên 800 lao động đang cung cấp sản
phẩm phục vụ cho phát triển du lịch, vậy tính đến năm 2015 có khoảng
1.200 lao động cung cấp cho khách du lịch, thành phần là người dân trên
địa bàn huyện chiếm 95%. Như vậy, tỷ lệ lao động du lịch vẫn chiếm tỷ
lệ thấp so với các ngành khác trên địa bàn.
2.5. Thị trường và sản phẩm du lịch
- Thị tr ờng khách du lịch
Tiềm năng tài nguyên tự nhiên như: cảnh quan rừng, sông hồ, đa
dạng sinh thái và tài nguyên di tích lịch sử cách mạng có vai trò quan
trọng đối với thu hút khách du lịch đến trên địa bàn, đây cũng là cơ hội
phát triển kinh doanh du lịch của các doanh nghiệp trên địa bàn trong thời
gian qua. Mặc dù, số lượng thị trường khách du lịch đến với các điểm du
lịch trên địa bàn còn khiêm tốn như cũng đã định hình cơ bản về thị
trường du lịch và thị trường chính là khách du lịch nội địa. Thành phần
khách du lịch nội địa là khách nội tỉnh, dân cư các tỉnh trong vùng Đông
Nam bộ; đối tượng khách là cộng đồng dân cư; học sinh sinh viên các
trường đại học, cán bộ nghiên cứu khoa học của các viện nghiên cứu, các
nhà nghiên cứu của cơ quan nghiên cứu, người lao động trong các cơ
quan, xí nghiệp, nhà máy, khu công nghiệp...; mục đích của khách nội địa
là tham quan, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí...
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
28
ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN VĨNH CỬU ĐÊN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
Thị trường khách du lịch quốc tế là các nhà nghiên cứu khoa học của
các tổ chức quốc tế, các viện, trường đại học khu vực và quốc tế; các cựu
chiến binh từng tham gia chiến tranh. Mục tiêu đến các điểm trên địa bàn
là tham quan, khảo sát nghiên cứu, hội họp, trao đổi thông tin của các
nhà khoa học; tham quan du lịch và trở lại ký ức chiến tranh. Thành phần
khách của các nước đến từ Nhật Bản, Hà Lan, Mỹ, Úc…
- S n ph m du lịch
Thời gian qua, một số sản phẩm du lịch đang thu hút khách du lịch
là:
+ Du lịch sinh thái: Khách du lịch lựa chọn là tham quan, nghiên
cứu, vui chơi giải trí tại Khu Bảo tồn, trên sông Đồng Nai, sông Bé, hồ Trị
An, nhà máy thủy điện Trị An, các miệt vườn cây ăn trái.
+ Du lịch văn hóa: Tham quan các điểm di tích lịch sử cách mạng,
tham quan và đi lễ tại các đình, chùa, nhà thờ…
+ Du lịch tham quan, vui chơi giải trí: Các loại hình vui chơi giải trí
trên địa bàn tập trung vào hồ Trị An, tham quan nhà máy điện Trị An,
tham quan các đảo trên hồ, tại KBT như câu cá, bơi lội, cắm trại…
+ Du lịch cộng đồng: Một số khu du lịch cộng đồng gắn liền với sinh
thái nông nghiệp đang được khách du lịch lựa chọn là điểm tham quan
như: làng bưởi Tân Triều, vườn cam, quýt, nuôi hươu, nai tại Hiếu Liêm,
xoài tại Phú Lý... Sản phẩm du lịch cộng đồng gắn liền với sinh hoạt văn
hóa, nghệ thuật, phong tục tập quán của cộng đồng dân tộc Chơro tại xã
Phú Lý.
+ Du lịch tâm linh: Hệ thống chùa, đình, nhà thờ trên địa bàn huyện
đang thu hút nhiều người hoạt động tín ngưỡng tâm linh và số lượng
khách đến các điểm này tập trung vào các dịp lễ, ngày nghỉ, tết…, Tuy
nhiên, mức chi tiêu của khách du lịch còn thấp, trên địa bàn chưa có sản
phẩm dịch vụ du lịch đáp ứng cho đối tượng khách du lịch, hơn nữa thành
phần khách này chủ yếu là khách trong vùng nên đi về trong ngày, ít sử
dụng dịch vụ lưu trú, ăn uống trên địa bàn.
+ Du lịch dã ngoại, cắm trại và vui chơi giải trí trên đảo, hồ: là loại
hình du lịch đang thu hút du lịch lớp trẻ trong giới thanh niên, học sinh
sinh viên được tổ chức vào các ngày lễ, ngày nghỉ cuối tuần. Số lượng
khách này thường đi theo đoàn đông người tham gia nhưng ít sử dụng
dịch vụ lưu trú và chi tiêu không cao.
2.6. Tổ chức không gian du lịch
Không gian phát triển du lịch trên địa bàn tập trung vào:
- Không gian phát triển du lịch khu vực thị trấn Vĩnh An. Gồm thị
trấn Vĩnh An và các xã phụ cận. Thị trấn Vĩnh An là trung tâm hành chính,
là trụ sở làm việc, hội họp của các ngành trên địa bàn; nằm trên trục
đường giao thông ĐT 767 nối các xã, điểm du lịch trên địa bàn và sông
Đồng Nai giao thương với các tỉnh khác trong vùng. Ngoài ra hồ Trị An,
nhà máy Thủy điện Trị An, Khu Bảo tồn đã góp phần thu hút khách đến
tham quan đến không gian này. Cơ sở vật chất kỹ thuật trong không gian
tương đối phát triển so với các khu vực khác trên địa bàn, sản phẩm du
Đề án phát triển du lịch huyện Vĩnh Cửu đến năm 2020 định hướng đến năm 2030
Đề án phát triển du lịch huyện Vĩnh Cửu đến năm 2020 định hướng đến năm 2030
Đề án phát triển du lịch huyện Vĩnh Cửu đến năm 2020 định hướng đến năm 2030
Đề án phát triển du lịch huyện Vĩnh Cửu đến năm 2020 định hướng đến năm 2030
Đề án phát triển du lịch huyện Vĩnh Cửu đến năm 2020 định hướng đến năm 2030
Đề án phát triển du lịch huyện Vĩnh Cửu đến năm 2020 định hướng đến năm 2030
Đề án phát triển du lịch huyện Vĩnh Cửu đến năm 2020 định hướng đến năm 2030
Đề án phát triển du lịch huyện Vĩnh Cửu đến năm 2020 định hướng đến năm 2030
Đề án phát triển du lịch huyện Vĩnh Cửu đến năm 2020 định hướng đến năm 2030
Đề án phát triển du lịch huyện Vĩnh Cửu đến năm 2020 định hướng đến năm 2030
Đề án phát triển du lịch huyện Vĩnh Cửu đến năm 2020 định hướng đến năm 2030
Đề án phát triển du lịch huyện Vĩnh Cửu đến năm 2020 định hướng đến năm 2030
Đề án phát triển du lịch huyện Vĩnh Cửu đến năm 2020 định hướng đến năm 2030
Đề án phát triển du lịch huyện Vĩnh Cửu đến năm 2020 định hướng đến năm 2030
Đề án phát triển du lịch huyện Vĩnh Cửu đến năm 2020 định hướng đến năm 2030
Đề án phát triển du lịch huyện Vĩnh Cửu đến năm 2020 định hướng đến năm 2030
Đề án phát triển du lịch huyện Vĩnh Cửu đến năm 2020 định hướng đến năm 2030
Đề án phát triển du lịch huyện Vĩnh Cửu đến năm 2020 định hướng đến năm 2030
Đề án phát triển du lịch huyện Vĩnh Cửu đến năm 2020 định hướng đến năm 2030
Đề án phát triển du lịch huyện Vĩnh Cửu đến năm 2020 định hướng đến năm 2030
Đề án phát triển du lịch huyện Vĩnh Cửu đến năm 2020 định hướng đến năm 2030
Đề án phát triển du lịch huyện Vĩnh Cửu đến năm 2020 định hướng đến năm 2030
Đề án phát triển du lịch huyện Vĩnh Cửu đến năm 2020 định hướng đến năm 2030
Đề án phát triển du lịch huyện Vĩnh Cửu đến năm 2020 định hướng đến năm 2030
Đề án phát triển du lịch huyện Vĩnh Cửu đến năm 2020 định hướng đến năm 2030
Đề án phát triển du lịch huyện Vĩnh Cửu đến năm 2020 định hướng đến năm 2030
Đề án phát triển du lịch huyện Vĩnh Cửu đến năm 2020 định hướng đến năm 2030
Đề án phát triển du lịch huyện Vĩnh Cửu đến năm 2020 định hướng đến năm 2030
Đề án phát triển du lịch huyện Vĩnh Cửu đến năm 2020 định hướng đến năm 2030
Đề án phát triển du lịch huyện Vĩnh Cửu đến năm 2020 định hướng đến năm 2030

More Related Content

What's hot

Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái “M...
 Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái “M... Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái “M...
Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái “M...luanvantrust
 
Niên luận du lịch sinh thái làng nghề hội an
Niên luận du lịch sinh thái làng nghề hội anNiên luận du lịch sinh thái làng nghề hội an
Niên luận du lịch sinh thái làng nghề hội anChi Phạm
 
Du lich van mieu quoc tu giam ha noi
Du lich van mieu quoc tu giam ha noiDu lich van mieu quoc tu giam ha noi
Du lich van mieu quoc tu giam ha noiChau Duong
 

What's hot (20)

Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái “M...
 Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái “M... Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái “M...
Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái “M...
 
Giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ của nhà hàng Phố Nướng – Khách sạn Đệ N...
Giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ của nhà hàng Phố Nướng – Khách sạn Đệ N...Giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ của nhà hàng Phố Nướng – Khách sạn Đệ N...
Giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ của nhà hàng Phố Nướng – Khách sạn Đệ N...
 
Khóa luận Chuyên Đề Tốt Nghiệp Phát Triển Du Lịch Homestay Bền Vững.docx
Khóa luận Chuyên Đề Tốt Nghiệp Phát Triển Du Lịch Homestay Bền Vững.docxKhóa luận Chuyên Đề Tốt Nghiệp Phát Triển Du Lịch Homestay Bền Vững.docx
Khóa luận Chuyên Đề Tốt Nghiệp Phát Triển Du Lịch Homestay Bền Vững.docx
 
Niên luận du lịch sinh thái làng nghề hội an
Niên luận du lịch sinh thái làng nghề hội anNiên luận du lịch sinh thái làng nghề hội an
Niên luận du lịch sinh thái làng nghề hội an
 
Báo cáo thực tế Tour du lịch miền Trung Tây Nguyên. HAY!
Báo cáo thực tế Tour du lịch miền Trung Tây Nguyên. HAY!Báo cáo thực tế Tour du lịch miền Trung Tây Nguyên. HAY!
Báo cáo thực tế Tour du lịch miền Trung Tây Nguyên. HAY!
 
Đề tài nghiên cứu tài nguyên du lịch tỉnh Điện Biên, RẤT HAY
Đề tài  nghiên cứu tài nguyên du lịch tỉnh Điện Biên,  RẤT HAYĐề tài  nghiên cứu tài nguyên du lịch tỉnh Điện Biên,  RẤT HAY
Đề tài nghiên cứu tài nguyên du lịch tỉnh Điện Biên, RẤT HAY
 
Luận văn Phát Triển Bền Vững Ngành Du Lịch Thành HCM Đến Năm 2025.doc
Luận văn Phát Triển Bền Vững Ngành Du Lịch Thành HCM Đến Năm 2025.docLuận văn Phát Triển Bền Vững Ngành Du Lịch Thành HCM Đến Năm 2025.doc
Luận văn Phát Triển Bền Vững Ngành Du Lịch Thành HCM Đến Năm 2025.doc
 
Đề tài: Hoạt động du lịch tại Làng Văn hóa du lịch các dân tộc, HAY
Đề tài: Hoạt động du lịch tại Làng Văn hóa du lịch các dân tộc, HAYĐề tài: Hoạt động du lịch tại Làng Văn hóa du lịch các dân tộc, HAY
Đề tài: Hoạt động du lịch tại Làng Văn hóa du lịch các dân tộc, HAY
 
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOTLuận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
 
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tại tỉnh Hà Giang, HAY
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tại tỉnh Hà Giang, HAYLuận văn: Phát triển du lịch bền vững tại tỉnh Hà Giang, HAY
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tại tỉnh Hà Giang, HAY
 
Khóa luận: Khai thác hiệu quả loại hình du lịch văn hóa tại di sản văn hóa
Khóa luận: Khai thác hiệu quả loại hình du lịch văn hóa tại di sản văn hóaKhóa luận: Khai thác hiệu quả loại hình du lịch văn hóa tại di sản văn hóa
Khóa luận: Khai thác hiệu quả loại hình du lịch văn hóa tại di sản văn hóa
 
Luận văn: Phát triển du lịch Nha Trang theo hướng bền vững, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch Nha Trang theo hướng bền vững, 9đLuận văn: Phát triển du lịch Nha Trang theo hướng bền vững, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch Nha Trang theo hướng bền vững, 9đ
 
Nâng cao hiệu quả khai thác du lịch bảo tàng quốc gia ở Hà Nội!
Nâng cao hiệu quả khai thác du lịch bảo tàng quốc gia ở Hà Nội!Nâng cao hiệu quả khai thác du lịch bảo tàng quốc gia ở Hà Nội!
Nâng cao hiệu quả khai thác du lịch bảo tàng quốc gia ở Hà Nội!
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Đắk Nông, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Đắk Nông, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Đắk Nông, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Đắk Nông, HOT
 
Luận văn Thạc sĩ Xây dựng chương trình du lịch trải nghiệm sông nước miền Tây
Luận văn Thạc sĩ Xây dựng chương trình du lịch trải nghiệm sông nước miền Tây Luận văn Thạc sĩ Xây dựng chương trình du lịch trải nghiệm sông nước miền Tây
Luận văn Thạc sĩ Xây dựng chương trình du lịch trải nghiệm sông nước miền Tây
 
Luận án: Phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Phú Thọ, HAY
Luận án: Phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Phú Thọ, HAYLuận án: Phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Phú Thọ, HAY
Luận án: Phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Phú Thọ, HAY
 
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng NinhLuận văn: Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
 
Du lich van mieu quoc tu giam ha noi
Du lich van mieu quoc tu giam ha noiDu lich van mieu quoc tu giam ha noi
Du lich van mieu quoc tu giam ha noi
 
Đề tài: Phát triển sản phầm du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, 9đ
Đề tài: Phát triển sản phầm du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, 9đĐề tài: Phát triển sản phầm du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, 9đ
Đề tài: Phát triển sản phầm du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, 9đ
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững, HOT
 

Similar to Đề án phát triển du lịch huyện Vĩnh Cửu đến năm 2020 định hướng đến năm 2030

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN CÔ TÔ GẮN VỚI ỔN ĐỊNH KINH TẾ NÔNG THÔN TỈ...
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN CÔ TÔ GẮN VỚI ỔN ĐỊNH KINH TẾ NÔNG THÔN TỈ...QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN CÔ TÔ GẮN VỚI ỔN ĐỊNH KINH TẾ NÔNG THÔN TỈ...
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN CÔ TÔ GẮN VỚI ỔN ĐỊNH KINH TẾ NÔNG THÔN TỈ...nataliej4
 
Tư vấn lập dự án đầu tư khách sạn 4 sao
Tư vấn lập dự án đầu tư khách sạn 4 saoTư vấn lập dự án đầu tư khách sạn 4 sao
Tư vấn lập dự án đầu tư khách sạn 4 saoThaoNguyenXanh2
 
Khu biệt thự du lịch nghỉ dưỡng Phước Gia An - Bà Rịa Vũng Tàu - www.lapduand...
Khu biệt thự du lịch nghỉ dưỡng Phước Gia An - Bà Rịa Vũng Tàu - www.lapduand...Khu biệt thự du lịch nghỉ dưỡng Phước Gia An - Bà Rịa Vũng Tàu - www.lapduand...
Khu biệt thự du lịch nghỉ dưỡng Phước Gia An - Bà Rịa Vũng Tàu - www.lapduand...Dịch vụ Lập dự án chuyên nghiệp
 
Quy hoạch phát triển văn hóa và du lịch tỉnh vĩnh long đến năm 2020, tầm nhìn...
Quy hoạch phát triển văn hóa và du lịch tỉnh vĩnh long đến năm 2020, tầm nhìn...Quy hoạch phát triển văn hóa và du lịch tỉnh vĩnh long đến năm 2020, tầm nhìn...
Quy hoạch phát triển văn hóa và du lịch tỉnh vĩnh long đến năm 2020, tầm nhìn...nataliej4
 
Nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh bắc ninh
Nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh bắc ninhNghiên cứu công tác quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh bắc ninh
Nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh bắc ninhMan_Ebook
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Phát Triển Du Lịch Văn Hóa Ở Huyện Thủy Nguyê...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Phát Triển Du Lịch Văn Hóa Ở Huyện Thủy Nguyê...Khóa Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Phát Triển Du Lịch Văn Hóa Ở Huyện Thủy Nguyê...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Phát Triển Du Lịch Văn Hóa Ở Huyện Thủy Nguyê...mokoboo56
 
Giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển du lịch vùng duyên hải miền trung tr...
Giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển du lịch vùng duyên hải miền trung tr...Giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển du lịch vùng duyên hải miền trung tr...
Giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển du lịch vùng duyên hải miền trung tr...Phương Thảo Vũ
 
Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đ...
Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đ...Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đ...
Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đ...nataliej4
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1088 - vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1088 - vanhien.vnToàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1088 - vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1088 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vnPham Long
 
Hoàn thiện quản lý Nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
Hoàn thiện quản lý Nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm ĐồngHoàn thiện quản lý Nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
Hoàn thiện quản lý Nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm ĐồngDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Dự án khu du lịch văn hóa thể thao hồ đập
Dự án khu du lịch văn hóa thể thao hồ đậpDự án khu du lịch văn hóa thể thao hồ đập
Dự án khu du lịch văn hóa thể thao hồ đậpThaoNguyenXanh2
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 -  vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 -  vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 - vanhien.vnlongvanhien
 

Similar to Đề án phát triển du lịch huyện Vĩnh Cửu đến năm 2020 định hướng đến năm 2030 (20)

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN CÔ TÔ GẮN VỚI ỔN ĐỊNH KINH TẾ NÔNG THÔN TỈ...
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN CÔ TÔ GẮN VỚI ỔN ĐỊNH KINH TẾ NÔNG THÔN TỈ...QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN CÔ TÔ GẮN VỚI ỔN ĐỊNH KINH TẾ NÔNG THÔN TỈ...
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN CÔ TÔ GẮN VỚI ỔN ĐỊNH KINH TẾ NÔNG THÔN TỈ...
 
Tư vấn lập dự án đầu tư khách sạn 4 sao
Tư vấn lập dự án đầu tư khách sạn 4 saoTư vấn lập dự án đầu tư khách sạn 4 sao
Tư vấn lập dự án đầu tư khách sạn 4 sao
 
Luận án: Kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, HAY
Luận án: Kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, HAYLuận án: Kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, HAY
Luận án: Kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, HAY
 
Tong quan ve tour du lich phan thiet 2024
Tong quan ve tour du lich phan thiet 2024Tong quan ve tour du lich phan thiet 2024
Tong quan ve tour du lich phan thiet 2024
 
Khu biệt thự du lịch nghỉ dưỡng Phước Gia An - Bà Rịa Vũng Tàu - www.lapduand...
Khu biệt thự du lịch nghỉ dưỡng Phước Gia An - Bà Rịa Vũng Tàu - www.lapduand...Khu biệt thự du lịch nghỉ dưỡng Phước Gia An - Bà Rịa Vũng Tàu - www.lapduand...
Khu biệt thự du lịch nghỉ dưỡng Phước Gia An - Bà Rịa Vũng Tàu - www.lapduand...
 
Quy hoạch phát triển văn hóa và du lịch tỉnh vĩnh long đến năm 2020, tầm nhìn...
Quy hoạch phát triển văn hóa và du lịch tỉnh vĩnh long đến năm 2020, tầm nhìn...Quy hoạch phát triển văn hóa và du lịch tỉnh vĩnh long đến năm 2020, tầm nhìn...
Quy hoạch phát triển văn hóa và du lịch tỉnh vĩnh long đến năm 2020, tầm nhìn...
 
Nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh bắc ninh
Nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh bắc ninhNghiên cứu công tác quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh bắc ninh
Nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh bắc ninh
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Phát Triển Du Lịch Văn Hóa Ở Huyện Thủy Nguyê...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Phát Triển Du Lịch Văn Hóa Ở Huyện Thủy Nguyê...Khóa Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Phát Triển Du Lịch Văn Hóa Ở Huyện Thủy Nguyê...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Phát Triển Du Lịch Văn Hóa Ở Huyện Thủy Nguyê...
 
Giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển du lịch vùng duyên hải miền trung tr...
Giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển du lịch vùng duyên hải miền trung tr...Giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển du lịch vùng duyên hải miền trung tr...
Giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển du lịch vùng duyên hải miền trung tr...
 
Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đ...
Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đ...Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đ...
Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đ...
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1088 - vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1088 - vanhien.vnToàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1088 - vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1088 - vanhien.vn
 
Luận văn: Phát triển du lịch tỉnh Kon Tum, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch tỉnh Kon Tum, HAY, 9đLuận văn: Phát triển du lịch tỉnh Kon Tum, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch tỉnh Kon Tum, HAY, 9đ
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
 
Hoàn thiện quản lý Nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
Hoàn thiện quản lý Nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm ĐồngHoàn thiện quản lý Nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
Hoàn thiện quản lý Nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
 
Dự án khu du lịch văn hóa thể thao hồ đập
Dự án khu du lịch văn hóa thể thao hồ đậpDự án khu du lịch văn hóa thể thao hồ đập
Dự án khu du lịch văn hóa thể thao hồ đập
 
Luận án: Phát triển kinh tế du lịch ở Vũng Tàu (1991 - 2015), HAY
Luận án: Phát triển kinh tế du lịch ở Vũng Tàu (1991 - 2015), HAYLuận án: Phát triển kinh tế du lịch ở Vũng Tàu (1991 - 2015), HAY
Luận án: Phát triển kinh tế du lịch ở Vũng Tàu (1991 - 2015), HAY
 
Dự án khu du lịch văn hóa thể thao hồ đập
Dự án khu du lịch văn hóa thể thao hồ đậpDự án khu du lịch văn hóa thể thao hồ đập
Dự án khu du lịch văn hóa thể thao hồ đập
 
Luận văn: Chính sách phát triển du lịch tại Tp Tam Kỳ, Quảng Nam
Luận văn: Chính sách phát triển du lịch tại Tp Tam Kỳ, Quảng NamLuận văn: Chính sách phát triển du lịch tại Tp Tam Kỳ, Quảng Nam
Luận văn: Chính sách phát triển du lịch tại Tp Tam Kỳ, Quảng Nam
 
Đề tài: Hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực du lịch Việt Nam, HOT
Đề tài: Hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực du lịch Việt Nam, HOTĐề tài: Hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực du lịch Việt Nam, HOT
Đề tài: Hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực du lịch Việt Nam, HOT
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 -  vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 -  vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 - vanhien.vn
 

More from nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gianataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngnataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcnataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin họcnataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngnataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnnataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree towernataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtnataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngnataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhnataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intronataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcnataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)nataliej4
 

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 

Recently uploaded (20)

Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 

Đề án phát triển du lịch huyện Vĩnh Cửu đến năm 2020 định hướng đến năm 2030

  • 1. ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 1 ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN VĨNH CỬU ĐÊN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN VĨNH CỬU ––––––––––––––––––– ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN VĨNH CỬU ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 ––––&–––– VĨNH CỬU, NĂM 2016
  • 2. ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 2 ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN VĨNH CỬU ĐÊN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết phải triển khai Đề án Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22/01/2013), theo đó định hướng đến năm 2020 là du lịch trở thành ngành kinh tế i h ; s h u ị h ạt h t g , ạ g, th g hi u, g s v h t , ạnh tr h c với ớc trong khu vực và thế giới; ị h h ớng không gian phát triển du lịch gồm: 46 khu du lị h và 41 iểm du lịch quốc gia là nhữ g khu, iểm có tiề g tài guyê ể phát triển du lịch cần chú tr g ầu t và h t triể ể thu hút khách du lịch, trong số Hồ Trị An - Mã Đà huy Vĩ h Cửu à iểm du lịch quốc gia g n liền với tiềm g tài guyê tự nhiên. Ranh giới của huyện được xác định như sau: Phía Bắc giáp huyện Đồng Phú và huyện Bù Đăng của tỉnh Bình Phước; Phía Đông giáp huyện Tân Phú và huyện Định Quán; Phía Nam và Đông Nam giáp thành phố Biên Hòa và huyện Trảng Bom; Phía Tây giáp huyện Tân Uyên thuộc tỉnh Bình Dương. Với vị trí địa lý nằm gần hoặc liền kề với các trung tâm đô thị của vùng Đông Nam Bộ (ĐNB) như: TP.Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Thủ Dầu Một và đô thị du lịch biển Vũng Tàu…với hệ thống giao thông kết nối thuận lợi cho phát triển du lịch. Là địa bàn có tiềm năng tài nguyên tự nhiên như: cảnh quan, rừng, sông, hồ và tài nguyên văn hóa, nhân văn: các di tích lịch sử cách mạng, công trình kiến trúc, phong tục tập quán, lễ hội; nghề, làng nghề truyền thống; ẩm thực… đa dạng chủng loại và phong phú hình thức, thể loại …có thể xây dựng thành sản phẩm để thu hút khách du lịch. Du lịch là ngành kinh tế dịch vụ, có tính tổng hợp, liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao; nếu du lịch tăng trưởng sẽ tác động và lan tỏa đến nhiều ngành, lĩnh vực cùng phát triển; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh xuất khẩu, góp phần xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống, cải thiện diện mạo đô thị và nông thôn; trên góc độ nào đó, du lịch cũng góp phần làm tăng giá trị tài nguyên tự nhiên và phát huy giá trị văn hóa dân tộc; góp phần ổn định an ninh, tật tự, giảm các tệ nạn xã hội trên địa bàn; tăng cường, giữ vững môi trường hòa bình, hữu nghị, tăng cường hiểu biết của các dân tộc và nâng tầm vị thế của địa bàn, địa phương, quốc gia. Du lịch góp phần quan trọng đối với việc nâng cao nhận thức, sự hiểu biết và sự ứng xử văn minh trong xã hội thông qua việc giao lưu giữa cộng đồng với khách du lịch từ các vùng miền khác nhau. Trong kinh doanh du lịch thì giá trị tài nguyên là nền tảng quan trọng để phát triển du lịch của một địa phương, vùng hay lãnh thổ; còn mức độ thu thu hút khách du lịch phụ thuộc vào chất lượng dịch vụ và sản phẩm du lịch do nguồn nhân lực trong ngành du lịch, cộng đồng và các
  • 3. ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 3 ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN VĨNH CỬU ĐÊN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 bên có liên quan tạo ra. Vì vậy, để du lịch huyện Vĩnh Cửu phát triển cần có sự quan tâm yếu tố đó. Trong mấy năm gần đây, Du lịch huyện Vĩnh Cửu đã có bước phát triển nhất định: tài nguyên và sản phẩm du lịch đã xuất hiện trên thị trường du lịch và đã được khách du lịch chấp nhận; một số khu vực trên địa bàn trở thành khu, điểm đến của khách du lịch trong và ngoài nước; vai trò, vị thế của du lịch đã được đánh giá và nhìn nhận là một ngành không thể thiếu được trong phát triển kinh tế và xã hội trên địa bàn. Tuy nhiên, hiệu quả phát triển du lịch thời gian vẫn còn chưa tương xứng với với tiềm năng sẵn có trên địa bàn; nhiều tài nguyên du lịch vẫn dưới dạng tiềm ẩn, chưa được khai thác thành sản phẩm du lịch mang tính thương hiệu để thu hút khách du lịch; đóng góp của du lịch còn hạn chế, chưa làm thay đổi và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn. Trên góc độ du lịch để phân tích cho thấy: thị trường khách du lịch chưa ổn định, thiếu bền vững, trong đó thị trường khách quốc tế chưa được định hình rõ nét, thị trường khách du lịch nội địa còn bị động; chất lượng sản phẩm du lịch còn thấp nên chưa thể kéo dài được ngày lưu trú của khách trên địa bàn; mức chi tiêu trung bình của khách còn thấp, chưa có sản phẩm du lịch đặc thù; chất lượng nguồn nhân lực du lịch chưa đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch; thu hút vốn đầu tư cho du lịch chưa tương xứng với tiềm năng trên địa bàn. Nguyên nhân và hạn chế trên là do xuất phát điểm về kinh tế nói chung và du lịch của huyện Vĩnh Cửu thấp; định hướng về thị trường và sản phẩm du lịch chưa rõ rệt, đặc biệt là sản phẩm, thị trường và không gian lãnh thổ cho phát triển du lịch nên thu hút đầu tư cho du lịch còn hạn chế. Công tác quản lý nhà nước về du lịch và tính cạnh tranh của doanh nghiệp du lịch đối với tiếp cận và phát triển thị trường du lịch còn chậm hơn so với các địa phương khác dẫn đến hình ảnh du lịch còn mờ nhạt trên thị trường du lịch. Vì vậy, nghiên cứu xây dựng Đề án “Phát triển du lịch huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 ” để góp phần tạo hình ảnh du lịch Vĩnh Cửu đối với thị trường khách du lịch trong và ngoài nước là nhiệm vụ quan trọng và cấp bách đối với phát triển kinh tế - xã hội của huyện Vĩnh Cửu trong giai đoạn mới. 2. Tên và phạm vi đề án - Tên đề án: Phát triển du lịch huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. - Phạm vi: Toàn bộ phạm vi ranh giới diện tích tự nhiên của huyện là 109.570,62 ha và dân số gần 143.327 người (2014), chiếm 18,5% diện tích và 5,3% dân số tỉnh Đồng Nai, gồm 12 đơn vị hành chính gồm: thị trấn Vĩnh An và các xã Trị An, Thiện tân, Bình Hòa, Tân Bình, Tân An, Bình Lợi, Thạnh Phú, Vĩnh Tân, Phú Lý, Mã Đà, Hiếu Liêm. 3. Các căn cứ xây dựng đề án 3.1.Các cơ sở pháp lý - Luật Du lịch số 44/2005/QH11 ngày 14/6/2005;
  • 4. ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 4 ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN VĨNH CỬU ĐÊN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 - Luật Thủy sản số 17/2003/QH11 ngày 26/11/2003; - Luật Bảo vệ và Phát triển rừng số 29/2004/QH11, ngày 03/12/2004; - Luật Đa dạng sinh học số 20/2008/QH12 ngày 13/11/2008; - Luật Di sản Văn hoá số 32/2009/QH12 ngày 29/11/2009; - Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13, ngày 21/6/2012; - Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013; - Luật Bảo vệ Môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/06/2014; - Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014; - Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014; - Nghị quyết số 92/NQ-CP ngày 08/12/2014 của Chính phủ về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới; - Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; - Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; - Quyết định số 2364/QĐ-UBND ngày 13/8 /2015 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; - Quyết định số 3729/QĐ-UBND ngày 28/12/2011 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Cửu giai đoạn 2010-2020; - Quyết định số 173/QĐ-UBND ngày 15/01/2013 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) huyện Vĩnh Cửu; - Quyết định số 4261/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc điều chỉnh bổ sung một số nội dung của quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020; - Quyết định số 597/QĐ-UBND ngày 23/02/2013 của UBND tỉnh về việc duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng tỷ lệ 1/5000 thị trấn Vĩnh An, huyện Vĩnh Cửu đến năm 2025; - Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN ngày 22/4/2015 của Bộ Tài chính và Bộ Khoa học Công nghệ về Hướng dẫn định mức xây dựng, phân bố dựt oán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước; Các nguồn tài liệu, số liệu - Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030; - Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
  • 5. ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 5 ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN VĨNH CỬU ĐÊN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 - Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Đồng Nam Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; - Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; - Các Quy hoạch có liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội, các ngành huyện Vĩnh Cửu; - Hiện trạng tài nguyên và du lịch trên địa bàn huyện Vĩnh Cửu. 4. Quan điểm, mục tiêu lập đề án 4.1. Quan điểm Đề án - Nguyên tắc về xây dựng Đề án tuân thủ các quy định trong Luật Du lịch (2005). - Đề án phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Đông Nam Bộ và tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện Vĩnh Cửu và các quy hoạch khác có liên quan. - Các chỉ tiêu định hướng phát triển du lịch nhằm khai thác, phát huy giá trị tài nguyên và gắn liền với công tác bảo vệ, bảo tồn tài nguyên, môi trường và giữ gìn bản sắc văn hóa trên địa bàn. 4.2. Mục tiêu Đề án + Mục tiêu chung: là cụ thể hóa các nội dung trong Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, Nghị quyết Đại hội huyện Đảng bộ huyện và Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Cửu, nhằm: Thực hiện công tác quản lý phát triển du lịch có hiệu quả và thống nhất trong mối liên hệ trong toàn tỉnh và trên địa bàn huyện. Nghiên cứu xây dựng các định hướng phát triển và các giải pháp thực hiện đề án nhằm thúc đẩy du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của địa phương. + Mục tiêu cụ thể: - Xây dựng định hướng phát triển về không gian du lịch: Xác định các khu, tuyến, điểm chủ yếu cho phát triển du lịch. - Xây dựng định hướng phát triển các thị trường khách và sản phẩm du lịch. - Xây dựng định hướng về đầu tư phát triển du lịch, đề xuất các dự án phát triển cụ thể. - Nghiên cứu dự báo các chỉ tiêu phát triển du lịch, tính toán về nhu cầu đầu tư phát triển du lịch. - Xây dựng các bản đồ du lịch (bản đồ về liên hệ vùng, tài nguyên, cơ sở hạ tầng, về tổ chức không gian du lịch). 5. Phương pháp thực hiện 5.1. Phương pháp thu thập tài liệu
  • 6. ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 6 ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN VĨNH CỬU ĐÊN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 Được sử dụng để lựa chọn những tài liệu, số liệu, những thông tin có liên quan đến nội dung và đối tượng nghiên cứu trong đề án; phương pháp này rất quan trọng, là tiền đề giúp cho việc phân tích, đánh giá tổng hợp các nội dung và đối tượng nghiên cứu một cách khách quan và chính xác. Đối với đề án phát triển du lịch huyện Vĩnh Cửu thì các tài liệu, số liệu thông tin thứ cấp gồm: các chỉ tiêu phát triển du lịch (gồm số liệu khách du lịch đến trên địa bàn trong 5 năm, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, tài nguyên du lịch, đầu tư du lịch trên địa bàn, sản phẩm, khôn gian..); thu thập tài liệu, thông tin kinh tế xã hội, tài nguyên môi trường, công tác quản lý nhà nước…phục vụ cho công tác đánh giá về nguồn lực phát triển. 5.2. Phương pháp phân tích tổng hợp Được sử dụng trong quá trình phân tích, đánh giá toàn diện các nội dung, các đối tượng nghiên cứu trong đề án như: thực trạng tiềm năng tài nguyên du lịch; thực trạng công tác tổ chức quản lý và khai thác tài nguyên du lịch; thực trạng phát triển của hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch; thực trạng biến động của môi trường du lịch; thực trạng phát triển của các chỉ tiêu kinh tế du lịch của tỉnh Đồng Nai nói chung và huyện Vĩnh Cửu nói riêng. Trên cơ sở phân tích tổng hợp để xây dựng báo cáo hiện trạng và đề xuất định hướng phát triển. 5.3. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa và điều tra xã hội học Được thực hiện nhằm điều tra bổ sung hoặc kiểm tra lại những thông tin quan trọng cần thiết cho quá trình phân tích, đánh giá và xử lý các tài liệu và số liệu.Thông qua phương pháp này cho phép xác định cụ thể hơn về vị trí, ranh giới, quy mô cũng như tầm quan trọng của các đối tượng nghiên cứu; đồng thời còn cho phép xác định khả năng tiếp cận đối tượng (xác định được khả năng tiếp cận bằng các loại phương tiện gì từ thị trường khách du lịch đến các điểm tài nguyên). Mặt khác, trong thực tế công tác thống kê các số liệu của các ngành nói chung và của du lịch nói riêng còn chưa hoàn chỉnh và đồng bộ, còn nhiều bất cập và chưa thống nhất, do vậy phương pháp nghiên cứu và khảo sát thực địa tại chỗ là không thể thiếu trong quá trình lập đề án. Công tác này được triển khai trên địa bàn tập trung vào nghiên cứu tài nguyên, sản phẩm và dự án để xây dựng định hướng cho đề án. 5.4. Phương pháp dự báo, chuyên gia Áp dụng phương pháp dự báo, chuyên gia để nghiên cứu một cách toàn diện các yếu tố khách quan và chủ quan; các yếu tố trong nước và quốc tế; các yếu tố trong và ngoài du lịch; những thuận lợi và khó khăn thách thức... có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển du lịch trên địa bàn huyện. Trên cơ sở đó để xây dựng dự báo về các chỉ tiêu khách du lịch, hiệu quả, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, lao động…; xây dựng định hướng tổ chức không gian lãnh thổ du lịch gồm các khu vực phát triển du lịch, tuyến, điểm du lịch, nhu cầu đầu tư, nhu cầu sử dụng đất… cho từng giai đoạn.
  • 7. ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 7 ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN VĨNH CỬU ĐÊN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 5.5. Phương pháp bản đồ Được sử dụng trên cơ sở kết quả các nội dung phân tích, đánh giá, tổng hợp của đề án.Với các kết quả đã được nghiên cứu, thông qua phương pháp bản đồ sẽ thể hiện một cách trực quan các nội dung nghiên cứu, các số liệu cụ thể trên biểu đồ; cũng như xác định đặc điểm và sự phân bố theo lãnh thổ của các đối tượng được nghiên cứu trên bản đồ (sự phân bố nguồn tài nguyên và mức độ hấp dẫn của chúng, sự phân bố của hệ thống hạ tầng, tuyến điểm du lịch, hạt nhân du lịch và các dự án ưu tiên đầu tư phát triển...). 6. Quy trình và nhiệm vụ nghiên cứu Đề án 6.1. Quy trình nghiên cứu Đề án Căn cứ vào mục tiêu, nội dung và giới hạn nghiên cứu của đề án, quy trình nghiên cứu được tiến hành theo các bước cơ bản sau: B ớc 1: Xác l p mục tiêu và n i dung nghiên cứu. Đây là bước khởi đầu quan trọng đối với việc thực hiện Đề án. Việc xác lập mục tiêu và nội dung nghiên cứu càng xác thực, càng chi tiết và cụ thể, thì việc tổ chức nghiên cứu và thực hiện càng thuận lợi. Các mục tiêu, nội dung cũng như giới hạn nghiên cứu của Đề án sẽ được xem xét điều chỉnh phù hợp với các điều kiện thực hiện trong những hoàn cảnh cụ thể, cũng như căn cứ vào các ý kiến đóng góp. B ớc 2: Thu th p tài li u, số li u liên quan + Thu thập các thông tin, tài liệu chủ yếu: - Số liệu thống kê về các chỉ tiêu phát triển du lịch; tài nguyên, nguồn lực phát triển du lịch; công tác tổ chức quản lý, liên kết... - Văn bản pháp luật và các văn bản liên quan đến phát triển du lịch. + Khảo sát thực địa nhằm bổ sung, chỉnh lý số liệu, tài liệu và quan sát thực địa phục vụ cho đánh giá và đề xuất các khu điểm du lịch. B ớc 3: Nghiên cứu, h gi , h tí h số li u và xử lý dữ li u - Nghiên cứu đánh giá thực trạng về phát triển du lịch; thực trạng về nguồn lực; công tác tổ chức quản lý và khai thác tài nguyên du lịch; thực trạng về đầu tư để từ đó đưa ra những nhận định, kết luận cần thiết. - Nghiên cứu bối cảnh phát triển trong và ngoài nước trong xu thế hội nhập toàn cầu để làm cơ sở cho việc xây dựng định hướng và giải pháp phát triển du lịch trên địa bàn huyện. - Xây dựng dự thảo báo cáo của Đề án dựa trên cơ sở các kết quả nghiên cứu trên kèm với sơ đồ, bảng biểu và tài liệu nghiên cứu. B ớc 4: Tổ chức góp ý kiến Sau khi dự thảo báo cáo hoàn thành sẽ được lấy ý kiến của các phòng chức năng trên địa bàn huyện, các Sở ngành của tỉnh và tổ chức Hội thảo nhằm đảm bảo cho kết quả nghiên cứu của đề án có tính khoa
  • 8. ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 8 ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN VĨNH CỬU ĐÊN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 học và thực tiễn cao. B ớc 5: Xây dựng báo cáo cuối cùng và nghi m thu. Căn cứ vào kết quả đóng góp ý kiến của Hội nghị mở rộng trên, báo cáo dự thảo sẽ được chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện để xây dựng báo cáo chính thức cuối cùng để trình cấp có thẩm quyền phê đánh giá và nghiệm thu. 6.2. Nhiệm vụ cụ thể Đề án - Đánh giá vị trí, vai trò của du lịch với phát triển kinh tế - xã hội đối với huyện Vĩnh Cửu và tỉnh Đồng Nai. - Đánh giá tài nguyên du lịch và các yếu tố nguồn lực có liên quan đến phát triển du lịch. - Đánh giá hiện trạng phát triển du lịch (các chỉ tiêu phát triển, cơ sở vật chất phát triển du lịch...). - Đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước và kinh doanh du lịch; - Phân tích bối cảnh, thời cơ - thách thức đối với phát triển du lịch huyện Vĩnh Cửu. - Xác định quan điểm, mục tiêu, tính chất, quy mô phát triển du lịch. - Xây dựng luận chứng các phương án phát triển du lịch và dự báo các chỉ tiêu phát triển chủ yếu (lượt khách, nhu cầu cơ sở lưu trú, lao động của khu du lịch, thị trường...). - Tổ chức không gian du lịch. - Định hướng phát triển cơ sở hạ tầng du lịch (cơ sở lưu trú, giao thông, cung cấp điện, nước, thoát nước thải và xử lý chất thải rắn và các nhu cầu khác..). - Xác định nhu cầu đầu tư, giai đoạn đầu tư, các dự án ưu tiên đầu tư. - Phân tích hiện trạng môi trường và đánh giá tác động môi trường khi triển khai thực hiện dự án và đề xuất các giải pháp bảo vệ tài nguyên và môi trường. - Đề xuất các giải pháp và kiến nghị tổ chức thực hiện Đề án. 7. Bố cục báo cáo Đề án - Ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo, nội dung Đề án gồm 3 phần: - Phần thứ nh t: Đánh giá tiềm năng và nguồn lực phát triển du lịch - Phần thứ hai: Đánh giá hiện trạng phát triển du lịch - Phần thứ ba: Định hướng và giải pháp phát triển du lịch
  • 9. ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 9 ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN VĨNH CỬU ĐÊN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 PHẦN THỨ NHẤT ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN DU LỊCH 1. Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch 1.1. Điều kiện và tiềm năng tài nguyên tự nhiên 1.1.1. Điều kiện tự nhiên - Địa hình trên địa bàn có 02 dạng chủ yếu là địa hình vùng đồi và vùng đồng bằng: Địa hình vùng đồi: Phân bố tập trung phía Bắc, có diện tích khoảng 83,4 ngàn ha, chiếm khoảng 77,7% diện tích toàn huyện; cao trình cao nhất ở khu vực phía Bắc khoảng 340 m, thấp dần vềt phía Nam và Tây nam, cao trình ở khu vực giữa khoảng 100 - 120 m, ở khu vực phía Nam khoảng 10 - 50 m. Diện tích có độ dốc <30 chiếm 17,1%, tập trung vào các các xã Tân An, Vĩnh Tân, một phần TT. Vĩnh An; diện tích còn lại có độ dốc từ 40 - 150 , tập trung vào các xã Mã Đà, Hiếu Liêm, Phú Lý là các xã nằm trong khu vực bảo tồn tài nguyên tự nhiên. Địa hình đồng bằng: Phân bố chủ yếu là phía Nam của huyện (ven sông Đồng Nai) có tổng diện tích khoảng 6 ngàn ha, chiếm 5,5% tổng diện tích toàn huyện, cao trình trung bình 10 - 20m, thậm chí có nơi thấp nhất là 1 - 2m. Cấu tạo dạng địa hình hơi nghiêng về phía sông do ảnh hưởng dòng chảy và sự bồi đắp phù sa của sông Đồng Nai tạo thành được phân bố các xã Tân Bình, Bình Hòa, Bình Lợi, Thạnh Phú, đây là khu vực thích hợp và thuận lợi cho phát triển sản phẩm du lịch sinh thái nông nghiệp, du lịch sinh thái miệt vườn gắn liền với sản phẩm cây cảnh, cây ăn quả và hoa. - Về đặc điểm khí hậu. Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có hai mùa rõ rệt (mùa khô và mùa mưa). Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 hoặc tháng 5 năm sau (khoảng 5 - 6 tháng), mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 (khoảng 6 - 7 tháng). Nhiệt độ không khí trung bình hằng năm từ 25,7 - 26,7o C, mức độ chênh nhau nhiệt độ cao nhất giữa tháng nóng nhất và lạnh nhất là 4,2 o C; mùa khô có nhiệt độ dao động trong khoảng 30 - 38o C, có năm lên đến 39,40 o C trong các tháng 4, 5, 6 trong năm và có xu hướng tăng nhiệt độ trong các năm gần đây từ 2 - 3,5 o C; mùa mưa nhiệt độ trung bình từ 24,5 - 28,8 o C, mát mẻ do cây cối xanh tươi phù hợp với tổ chức du lịch sinh thái; sự tăng giảm nhiệt độ trên địa bàn chịu tác động, bị chi phối và ảnh hưởng của sông Đồng Nai, hồ Trị An và hệ sinh thái rừng ở Khu Bảo tồn, diễn biến được thể hiện mùa khô ngày nắng nhưng chiều và đêm lại rất mát mẻ. Về tổng số giờ nắng khoảng từ 2 .600 - 2.700 giờ/năm; tổng tích ôn trung bình hàng năm khoảng 9.490 o C, tổng số ngày nắng có mây khoảng 290 ngày. - Về lượng mưa trung bình trên địa bàn tương đối cao so với các huyện khác của tỉnh Đồng Nai, nhưng phân hóa rõ theo không gian, cụ thể: Khu vực phía bắc: Lượng mưa trung bình >2.800mm/năm, số ngày trung bình mưa từ 140 - 160 ngày.
  • 10. ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 10 ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN VĨNH CỬU ĐÊN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 Khu vực trung tâm: Lượng mưa trung bình 2.400 - 2.800 mm/năm, số ngày mưa trung bình từ 120 - 150 ngày. Khu vực phía nam: Lượng mưa trung bình 2.000 - 2.400 mm/năm, số ngày mưa trung bình là 120 - 135 ngày. Mưa tập trung theo mùa: Mùa mưa chiếm 85% tổng lượng mưa cả năm. Lượng nước bốc hơi trung bình 1.100 - 1.300 mm/năm, mùa khô lượng nước bốc hơi thường chiếm 64 - 67% tổng lượng cả năm dẫn đến mùa khô độ ẩm thấp, nắng nóng ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất kinh doanh. - Thủy văn, sông hồ. Điều kiện thủy văn của trên địa bàn huyện Vĩnh Cửu bị chi phối bởi sông Đồng Nai, sông Bé và hệ thống ao hồ, suối khác trên địa bàn như hồ Trị An, hồ Bà Hào, hồ Vườn Ươm, hồ Mo Nang… Hệ thống sông hồ góp phần quan trọng về nguồn dự trữ nguồn nước mặt, điều tiết khí hậu, bảo tồn, phát triển hệ sinh thái và cảnh quan góp phần quan trọng cho xây dựng sản phẩm và loại hình du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái. 1.1.2. Tài nguyên tự nhiên - Tài nguyên đất + Phân loại tài nguyên đất. Thành phần đất trên địa bàn huyện có 6 loại là nhóm đất phù sa có 7.459ha, nhóm đất đen có 3.311ha, nhóm đất xám có 1.654ha, nhóm đất đỏ có 81.402 ha, nhóm đất trơ sỏi đá có 226ha và đất ngập nước có 15.519ha. Bảng số 1-HT: Diện tích đất các xã trên địa địa bàn huyện Đơn vị hành chính Diện tích (ha) Đơn vị hành chính Diện tích (ha) 1. Thị trấn Vĩnh An 3294,18 7. Xã Tân An 5270,08 2. Xã Bình Hòa 668,72 8. Xã Trị An 1832,10 3. Xã Tân Bình 1116,72 9. Xã Vĩnh Tân 2728,21 4. Xã Bình Lợi 1520,06 10. Xã Phú Lý 28005,34 5. Xã Thạnh Phú 1436,21 11. Xã Mã Đà 40192,15 6. Xã Thiện Tân 2245,79 12. Xã Hiếu Liêm 20946,26 Toàn huyện 109.570,62 ha Nguồ : Phò g TN&MT huy Thổ nhưỡng. Tính chất đất có thể chia làm 3 loại đất chính: Đất phù sa mới: phân bố dọc sông Đồng Nai từ ngã ba sông Bé và Rạch Đông đến Tân An, Thiện Tân; dọc hai bên Rạch Đông xuống Bình Lợi, Tân Bình, Bình Hoà... thuộc loại đất phù sa mới thích hợp với việc trồng các loại cây lương thực như lúa, cây công nghiệp như mía, đậu các loại, cây ăn trái như bưởi, nhãn… Đất đỏ trên phiến thạch là nhóm đất thường ở độ cao từ 100 đến 300 mét ở vùng Trị An, Tân An, TT.Vĩnh An. Đất thích hợp với việc trồng
  • 11. ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 11 ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN VĨNH CỬU ĐÊN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 rừng hay trồng cỏ chăn nuôi gia súc, các loại cây công nghiệp như cao su, cây trà, cây lương thực như bắp, mì, khoai... Đất nâu vàng trên phù sa cổ: Địa hình gợn sóng, độ cao từ 10 đến 45m, độ dốc trung bình dưới l0m. Loại đất này có ở các xã Tân Bình, Thạnh Phú, Bình Lợi, Thiện Tân, có thể canh tác các loại cây ăn trái. Bảng số 2 -HT: Hiện trạng sử dụng đất và định hướng đến năm 2020 Đ vị tính: ha Tên xã Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp Đất cho du lich 2010 2015 2020 2010 2015 2020 2015 2020 Bình Hòa 411,17 314,13 295,78 259,88 356,92 375,28 65,24 65,24 Bình Lợi 1.257,63 1.154,82 1.114,52 262,43 365,24 405,54 Không Không Hiếu Liêm 19.336,25 19.140,39 19.065,54 1.611,80 1.807,65 1.882,50 Không Không Mã Đà 28.616,75 28.551,70 28.491,90 11.880,78 11.945,83 12.005,63 0 0 Phú Lý 26.486,05 26.383,99 26.323,72 1.519,29 1.621,36 1.681,63 Không Không Tân An 4.523,62 3.890,24 3.628,82 746,45 1.379,83 1.641,26 Không Không Tân Bình 857,10 773,14 685,59 259,62 343,59 431,13 2,0 7,0 Thạnh Phú 876,41 641,43 481,36 529,00 763,99 924,06 Không Không Thiên Tân 529,00 763,99 924,06 621,53 1.122,06 1.322,08 Không Không Trị An 1.523,64 1.342,64 1.230,03 308,46 489,46 602,07 5,75 5,75 Vĩnh An 2.384,01 2.024,21 1.943,66 2.384,01 2.024,21 1.943,66 1,68 1,68 Vĩnh Tân 2.416,27 2.103,24 1.991,39 348,04 661,07 772,92 Không Không Nguồn: Quy hoạch sử dụ g t và quy hoạch nông thôn mới huy Vĩ h Cửu + Quỹ đất cho du lịch. Căn cứ vào báo cáo Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và Quy hoạch Nông thôn mới thì quỹ đất cho du lịch đến năm 2015 cho thấy: Hiện trạng quỹ đất đã được thống kê trong báo cáo quy hoạch sử dụng đất là 120,6ha, theo đó các dự án điểm du lịch sinh thải Năm Huệ ( xã Tân Bình), điểm du lịch Bửu Long (Bình Hòa) đã được cập nhật trong báo cáo quy hoạch; một số dự án đang hoạt động nhưng chưa được cập nhật về quỹ đất như: điểm du lịch đua ngựa và cây cảnh Bonsai (xã Trị An), điểm du lịch của Công ty CP du lịch Đồng Nai tại đảo Ó - Đồng Trường, điểm du lịch sinh thái rạch Tân Triều (Tân Bình), các điểm du lịch trong Khu Bảo tồn…Ngoài ra, các điểm tham quan du lịch là di tích lịch sử, cơ sở lưu trú, nhà hàng…chưa được thống kế. Trong lúc đó, dự án khu du lịch Bửu Long tại xã Bình Hòa với diện tích 65,24 ha đã đưa vào quy hoạch phát triển trong giai đoạn 2014-2015 nhưng không được triển khai, nay phải chuyển đổi; dự án Trung tâm dưỡng lão cho người già với diện tích khoảng 5 ha đã có đầu tư sơ bộ về hạ tầng, bến thuyền, dịch vụ ăn uống nhưng nay lại thay đổi nhà đầu tư nên chưa hoạt đông. Theo định hướng của quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 thì diện tích tăng thêm cho là 5,0 ha, chiếm 0,114%; như vậy đến năm 2020 diện tích đất dành cho du lịch chưa được định hướng cụ thể sẽ ảnh hưởng đến mở rộng quy mô phát triển du lịch đến năm 2020. Nguyên nhân, quá trình xây dựng quy hoạch sử dụng đất, ngành du lịch chưa đề xuất định hướng phát triển du lịch. - Tài nguyên nước + Tài nguyên nước mặt. Nguồn nước mặt trên địa bàn tập trung vào hệ thống sông Đồng Nai, sông Bé và các ao hồ có trên địa bàn như Hồ Trị An với dung tích chưa nước là 2,542 tỷ m3 , hồ Bà Hào với diện tích mặt nước gần 400ha, hồ Vườn Ươm, hồ Cửa Rừng có diện tích tương đối
  • 12. ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 12 ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN VĨNH CỬU ĐÊN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 lớn...tạo nguồn nước mặt phong phú đảm bảo cung cấp nguồn nước cho phát triển kinh tế xã hội, trong đó có du lịch. + Tài nguyên nước ngầm. Theo báo cáo của Liên đoàn địa chất 8 thì nguồn nước ngầm trên địa bàn tương đối phong phú, nhưng phân bố không đều; nguồn nước ngầm có thể khai thác là nước mạch (độ sâu 10- 15 m), nước ngầm (độ sâu từ 30-35m) với trữ lượng là 788 ngàn m3 . Tổng trữ lượng khai thác có thể là 1 triệu m3 /ngày. Trữ lượng nguồn nước ngầm tập trung ở các xã phía Nam của huyện. - Tài nguyên khoáng sản. Trên địa bàn phát hiện 28 mỏ, điểm quặng như: sa khoáng có 5 mỏ chủ yếu nằm trong trong KBT; nguyên vật liệu xây dựng là đá Bazan, đá phiến, sét gạch ngói, cát xây dựng. Ngoài ra còn có đá vôi, nguyên liệu phụ xi măng, kaolin, vật liệu... - Tài nguyên rừng. Diện tích rừng có khoảng 67.903,8 ngàn ha chiếm đến 65,2% diện tích đất tự nhiên, trong đó rừng tự nhiên là 11.554,2 ha, rừng phục hồi sinh thái là 46.394,9ha. Hệ sinh thái trong rừng đa dạng về chủng loại, loài và nhiều về số lượng cá thể; hệ thống rừng tự nhiên chủ yếu tập trung trong KBT. 1.2. Tài nguyên du lịch 1.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên Tài nguyên tự nhiên trên địa bàn phong phú đa dạng và tập trung tại nhiều khu vực như: Khu Bảo tồn, sông Đồng Nai, các khu vực nông nghiệp và nông thôn. - Khu Bảo tồn có tổng diện tích tự nhiên trên 100.303 ha, gồm: 67.903 ha đất lâm nghiệp và 32.400 ha mặt nước (hồ Trị An) với nhiều đảo lớn nhỏ, trong đó 2/3 mặt nước nằm trên địa bàn huyện Vĩnh Cửu. Khu Bảo tồn nằm trên địa bàn các xã Phú Lý, Mã Đà, Hiếu Liêm, thị trấn Vĩnh An thuộc huyện Vĩnh Cửu, xã Thanh Sơn thuộc huyện Tân Phú; xã Phú Cường, Phú Ngọc, La Ngà và Ngọc Định thuộc huyện Định Quán; xã Thanh Bình thuộc huyện Trảng Bom, xã Gia Tân thuộc huyện Thống Nhất - tỉnh Đồng Nai. Đây là một trong những khu rừng đặc dụng có diện tích tự nhiên lớn nhất Việt Nam, có nhiều loài quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng nằm trong sách Đỏ Việt Nam và thế giới. Thự v t: có 1.552 loài thực vật, thuộc 589 chi, 156 họ, 92 bộ, 10 lớp thuộc 06 ngành thực vật khác). Đ g v t: có 1.819 loài động vật, côn trùng hoang dã thuộc 238 họ, 52 bộ động vật, côn trùng. - Cảnh quan. Cảnh quan tự nhiên trên địa bàn liền với hệ sinh thái rừng, hồ, sông, suối, bãi đá, vườn cây… tạo ra nhiều cảnh quan có thể xây dựng thành sản phẩm du lịch như: Cảnh quan gắn liền với sông Đồng Nai bắt nguồn từ phía Bắc cao nguyên Lâm Viên (Lang Biang); đoạn chạy qua huyện Vĩnh Cửu thuộc đoạn trung lưu có dòng sông mở rộng uốn khúc quanh co, độ dốc bình quân dưới 1%; đoạn cuối khu vực này được cấu tạo theo bậc thềm nên độ dốc tăng, hình thành những thác, ghềnh ở thác Trị An và đã được ngăn đập, chặn dòng nước để xây dựng nhà máy thủy điện Trị An. Sông Đồng
  • 13. ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 13 ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN VĨNH CỬU ĐÊN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 Nai đã tạo ra những cánh đồng phù sa cho các xã phía Nam huyện là khu vực phát triển mạnh về các khu sinh thái miệt vườn với trái cây ăn quả, rau màu tươi tốt mà còn tạo ra phòng cảnh hữu tình hai bên bờ, trên sông với đa dạng hệ sinh thái, trong đó có thủy sản. Sông Bé bắt nguồn từ dãy núi cao Phước Long, thượng nguồn có nhánh suối Mã Đà, hạ lưu sông đổ vào sông Đồng Nai ngay trên ranh giới phía Tây giữa Đồng Nai và Bình Dương, bờ phải thuộc về đất xã Hiếu Liêm; đây là dòng sông có độ sâu và rộng trên 200m nên có thể xây dựng chương trình du lịch trên sông thu hút khách du lịch từ Bình Dương đến với các điểm du lịch trên địa bàn. Cảnh quan các hồ: Hồ Trị An với trên 72 đảo lớn nhỏ, trong đó có một số lượng lớn đảo nằm trên địa bàn huyện Vĩnh Cửu gắn liền với nhiều tên tuổi hệ sinh thái như đảo Ó, đảo Xanh, đảo Đá... Hồ Trị An có nhiều cảnh quan về không gian mặt nước, hai bên hồ, sinh thái…hòa nhập với cảnh quan tài nguyên sinh thái của Khu Bảo tồn tạo sức hút nhu cầu của khách du lịch, điểm nhấn về tài nguyên du lịch của hồ Trị An là cảnh quan mặt nước và hệ sinh thái. Trong hồ Trị An có nhiều đảo với hình thù đa dạng, nhiều đảo đất có diện tích lớn phù hợp phát triển sản phẩm du lịch như: đảo Ó - Đồng Trường (gần 20ha) trên hồ, đất trên đảo là đất bazan trước đây có nhiều chim Ó về làm tổ; đảo Đồi Xanh có diện tích 2 ha được bao phủ bởi cây cối; đảo Đá (đảo Ông Già) diện tích 02 ha; đảo Thỏ có hình dạng con thỏ năm trên mặt nước; đảo Chùa có ngôi chùa được xây dựng trên đảo; đảo Năm Bầu, đảo Cao Minh gắn liền với con người cụ thể….Ngoài ra, còn có một số đảo là có thể xây dựng điểm đến cho khách du lịch như: hồ Bà Hào, hồ Đồng Lớn, hồ Vườn Ươm… Cảnh quan công viên Đá trong KBT với diện tích khoảng 160 ha tại xã Hiếu Liêm, với cảnh quan thác ghềnh tự nhiên, có cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, các bãi đá liên kết cạnh nhau, tạo thành một quần thể đá tự nhiên có nhiều hình thù lạ mắt hấp dẫn. Cảnh quan Thác Ràng tại xã Phú Lý, với diện tích khoảng 14 ha, với độ cao gần 5m thác có nước quanh năm, bao quanh thác là rừng cây gỗ đan xen lồ ô.. rất lý tưởng cho các chuyến tham quan, dã ngoại vào mùa hè. Cảnh quan miệt vườn gắn liền với cây trồng nông nghiệp như: các vườn cây cây trái như bưởi, cam, quýt, xoài,...tại các xã Tân Bình, Hiếu Liêm, Phú Lý tạo ra cảnh quan có thể thu hút khách du lịch đến tham quan. 1.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn Là huyện có hơn 300 năm lịch sử hình thành và phát triển, trải qua 4 lần di dân qua các giai đoạn lịch sử khác nhau đã hội tụ, hình thành địa danh và con người Vĩnh Cửu ngày nay. Trong quá trình chống chọi với thiên nhiên, chống ngoại xâm để sinh tồn và phát triển đã tạo cho con người nơi đây có đặc điểm, tính cách con người là cần cù chịu khó trong chinh phục và cải tạo thiên nhiên; kiên cường, anh dũng trong chống giặc ngoại xâm giải phóng dân tộc và đã xây dựng lên trên mảnh đất này có bề dày văn hoá lịch sử cách mạng, nét văn hoá văn minh lịch sự về phong cách sống, ứng xử và quan hệ riêng có của người dân vừa mang cốt cách Nam Bộ vừa có tính đặc trưng của các vùng miền trên khắp cả nước với
  • 14. ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 14 ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN VĨNH CỬU ĐÊN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 phong tục tập quán đa dân tộc và đa vùng là tiềm năng tài nguyên nhân văn quan trọng để khai thác phát triển du lịch. Sau đây, là một số tài nguyên du lịch nhân văn điển hình có thể khai thác phục vụ phát triển du lịch. - Di tích lịch sử cách mạng + Trung Ương cục miền Nam được thành lập và hoạt động trong giai đoạn 1961 - 1962 tại Chiến khu Đ, nay thuộc xã Phú Lý; di tích lịch sử đã được công nhận là Di tích Quốc gia năm 2004. + Khu ủy Miền Đông Nam bộ giai đoạn 1962 - 1967 tại xã Hiếu Liêm, đã được Bộ Văn Hóa, Thông tin công nhận Di tích cấp Quốc gia năm 1997. + Di tích địa đạo Suối Linh - “căn cứ” của Ban Thông tin Khu ủy miền Đông trong giai đọan 1962-1967. Toàn bộ di tích nằm trên đỉnh đồi có diện tích khoảng 30 ha. Địa đạo Suối Linh được công nhận Di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1999. + Di tích thành lập Chi bộ Cộng sản Bình Phước - Tân Triều tại ấp Tân Triều, xã Tân Bình, nay đã trở thành di tích lịch sử cấp tỉnh năm 2007. - Phong tục tập quán và lễ hội + Phong tục tập quán trong việc thờ cúng và lễ nghi trong ngày lễ tết, cưới hỏi, tang lễ, thờ cúng...còn giữ được tập tục truyền thống Nam bộ và trở thành sinh hoạt cộng đồng. + Lễ hội truyền thống: Là địa phương có sự giao thoa văn hóa khá độc đáo giữa người Kinh, người Hoa với cộng đồng các dân tộc ít người trên địa bàn như Chơro, Mạ,...đã tạo nên các lễ hội truyền thống đa dạng và đặc sắc, trong đó nhiều lễ hội đã được bảo tồn như: Lễ h i Sayangva - Lễ hội cúng Thần lúa của cộng đồng dân tộc Chơro ở xã Phú Lý diễn ra vào khoảng trung tuần tháng ba âm lịch hàng năm thu hút nhiều người tham gia, lễ hội tại các đình chùa chiền gắn liền với tôn giáo và tín ngưỡng của Phật giáo và Thiên Chúa giáo tạo ra sự phong phú phần lễ và đa dạng phần hội. - Công trình kiến trúc gắn liền với tôn giáo và tâm linh. Trên địa bàn có 20 đình, chùa, nhà thờ, trong đó có một số đình, chùa, nhà thờ cổ đã được xếp hạng di tích lịch sử như: đình Long Chiến, đình Phú Trạch, đinh Cẩm Vinh; ngoài ra còn có Tổ đình Quốc ân Kim Cang, chùa Hội Phước, nhà thờ Tân Triều... có thể thu hút được nhiều khách hành hương vào dịp lễ tết. - Nghề thủ công truyền thống: Là huyện có nhiều nghề và làng nghề thủ công truyền thống, trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội cho đến nay một số nghề còn duy trì nhưng có quy mô nhỏ, nằm xen kẽ trong các khu dân cư như: nghề đúc gang, nghề bánh tráng ở xã Thạnh Phú; đồ gỗ dân dụng ở Tân An, thị trấn Vĩnh An, Phú Lý; nghề dệt thổ cẩm, làm rượu cần ở xã Phú Lý; nấu đường thủ công ở xã Bình Lợi; làm bánh tét, chế biến rượu bưởi ở xã Tân Bình…Bên cạnh đó, hình thành một số ngành nghề mới như: nuôi hươu nai, trồng hoa phong lan…Đây là các nghề, làng
  • 15. ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 15 ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN VĨNH CỬU ĐÊN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 nghề mới đang phát triển cần có kế hoạch khai thác thành sản phẩm phục vụ phát triển du lịch. - Các giá trị văn hóa khác Văn hóa ẩm thực cũng đa dạng phong phú tại một số xã trên địa bàn như: sản phẩm từ quả bưởi tại Tân Triều gồm gỏi bưởi, nem bưởi, rượu bưởi đang trở thành thương hiệu nổi tiếng cả nước. Một số món ăn được khách du lịch ưa chuộng như: lẩu rau rừng tại Khu Bảo tồn; các loại cá nước ngọt trên hồ Trị An với cách chế biến đa dạng như kho tộ, nướng muối ớt, lẩu; ẩm thực được chế biến từ bắp như: chè bắp, chả bắp; rượu cần, cơm lam của đồng bào dân tộc Chơro ở Phú Lý,…là các loại sản phẩm phục vụ cho khách du lịch. Văn hóa nghệ thuật: Tính đa sắc tộc, tôn giáo đã tạo ra nét văn hóa nghệ thuật trên địa bàn Vĩnh Cửu vừa đa dạng hình thức, lại phong phú nội dung và có giá trị văn hóa nghệ thuật đặc trưng của địa phương như: điệu hát, điệu múa, biểu diễn nghệ thuật cồng chiêng của dân tộc Chơro xã Phú Lý; đờn ca tài tử ở xã Tân Bình, Tân An, Thạnh Phú…; nhạc cụ gắn liền với cộng đồng tại “Bảo tàng dân tộc của người Chơro” - một ngôi nhà Dài, là nhà truyền thống của dân tộc Chơro với hơn 100 hiện vật gắn liền với sản phẩm văn hóa phi vật thể như: cồng chiêng, kèn lá, kèn mô lúa, đàn Concal… 2. Đánh giá nguồn lực 2.1. Nguồn lực kinh tế Tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn 2010 - 2015 trên địa bàn huyện đạt 8,6%, cụ thể một số ngành có tăng trưởng cao như: - Ngành công nghiệp: Giá trị sản xuất tăng bình quân là 12,57%/ năm, đến năm 2015 đạt 20,87ngàn tỷ đồng (theo giá hiện hành), theo đó doanh nghiệp trong nước đạt 11,24 ngàn tỷ đồng, doanh nghiệp nước ngoài đạt 9,62 ngàn tỷ đồng; phân theo ngành thì công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 13,93 ngàn tỷ đồng; lao động trong ngành là 37 ngàn người. - Ngành nông - lâm - thủy sản có tốc độ tăng trưởng bình quân 10,77%/năm, đến năm 2015 giá trị sản xuất đạt 193 ngàn tỷ đồng (theo giá hiện hành), theo đó nông nghiệp đạt 1.69 ngàn tỷ đồng, lâm nghiệp đạt 78 tỷ đồng và thủy sản đạt 138 tỷ đồng; lao động ngành chiếm tỷ trọng lớn trong các ngành kinh tế. - Ngành thương mại và dịch vụ: Tổng mức bán ra, bán lẻ hàng hóa - dịch vụ bình quân năm tăng 15,1%; trên địa bàn có 02 chợ hạng II và 02 chợ hạng III được xây dựng đạt chuẩn. - Ngành giao thông vận tải: Dịch vụ vận tải nói chung đáp ứng cơ bản nhu cầu vận chuyển hàng hóa và đi lại của nhân dân, các bến bãi được xây dựng theo hướng văn minh đảm bảo tuyệt đối an toàn. - Đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng: Tổng số nguồn vốn đầu tư phát triển hạ tầng là 17.705 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách là 1.064,576 tỷ đồng tập trung phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, điện, cấp thoát nước nên đây tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, xã hội, trong đó có phát triển du lịch, cụ thể: dự án cải tạo và nâng cấp đường 768, nạo
  • 16. ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 16 ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN VĨNH CỬU ĐÊN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 vét Suối Sâu, đường tỉnh 767 và cầu Vĩnh An đoạn qua thị trấn Vĩnh An; dự án nâng cấp cơ sở hạ tầng, di tích lịch sử và các dịch vụ du lịch trung tâm du lịch tại hồ Bà Hào và một số dự án đường nông thôn mới… 2.2. Nguồn lực xã hội - Dân số và nguồn nhân lực: Tốc độ tăng trưởng trung bình về dân số khoảng 2,33%, đến 2015 khoảng 143.360 người, mật độ dân số khoảng 130 người/km2 , dân cư thành thị chiếm 20,9%, cơ cấu hộ dân cư thành thị chiếm 17,24%. Đến năm 2015, số lao động trong độ tuổi là 86%; số lao động đang có việc làm là 64% dân số toàn huyện, trong đó lao động trong ngành công nghiệp và xây dựng là 57,79%, ngành nông nghiệp là 28,84%, ngành dịch vụ gồm thương mại và du lịch là 13,37%. Từ con số trên cho thấy, nguồn nhân lực trên địa bàn dồi dào, cơ cấu lao động tập trung vào ngành xây dựng, công nghiệp và nông nghiệp chiếm 86%, ngành dịch vụ chiếm thấp. - Dân tộc: Trên địa bàn huyện có 20 dân tộc sinh sống đan xen nhau tại 11 xã và thị trấn Vĩnh An, trong đó có 19 dân tộc thiểu số gồm: Chơro (199 hộ), Châu mạ (02 hộ), Stiêng (03 hộ), Khmer (87 hộ), Chăm (11 hộ), Hoa (381 hộ), Nùng (124 hộ), Tày (116 hộ), Mường (71 hộ), Thổ (23 hộ), Thái (11 hộ), Dao (02 hộ), Ê đê (01 hộ), Sán Chay (01 hộ), Cờ Ho (01 hộ), Sán Dìu (18 hộ), Ngái (01 hộ), Người Mèo (03 khẩu), Gia Rai (01 khẩu) - số liệu điều tra năm 2013; mỗi dân tộc đều có nét riêng về phong tục tập quán, lễ hội, sinh hoạt cộng đồng riêng có và cho đến nay một số dân tộc vẫn duy trì được phong tục tập quán như: sinh hoạt cộng đồng, sản xuất, nhạc cụ, lễ hội...Tuy nhiên, trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, cũng như sự giao thoa về văn hóa, lao động và sinh hoạt cộng đồng nên một số phong tục tập quán đã biến mất hoặc biến dạng. Vì vậy, công tác sưu tầm, bảo tồn và khôi phục phong tục tập quán giá trị truyền thống là một yêu cầu cấp bách không chỉ đối với văn hóa mà còn phục vụ cho phát triển du lịch. - Tôn giáo: Trên địa bàn có 2 tôn giáo là Phật giáo và Thiên Chúa giáo. Phật giáo tập trung ở các xã: Tân An, Thiện Tân, Thạnh phú, Tân Bình, TT.Vĩnh An. Còn Thiên Chúa giáo tập trung ở các xã: Tân An, Tân Bình, TT.Vĩnh An, Vĩnh Tân,…các lễ hội Giáng sinh, Phục sinh, Phật đản, Vu Lan,…đã dần trở thành những ngày lễ lớn, là dịp vui chơi giải trí của đông đảo tầng lớp nhân dân trong và ngoài huyện, kể cả những người không có tôn giáo. - Hạ tầng xã hội: Địa hình và điều kiện tự nhiên đã phân chia huyện Vĩnh Cửu thành 02 khu vực đặc trưng là các xã phía Nam huyện là khu vực có địa hình tương đối bằng phẳng, phần lớn là đồng bằng được bồi đắp của sông Đồng Nai, sông Bé đã hình thành các cánh đồng đất đai màu mỡ thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là cây ăn trái nên có điều kiện kinh tế khá và sầm uất. Về hệ thống giao thông trên địa bàn và các khu vực nông thôn được đầu tư đồng bộ và kết nối với hệ thống giao thông trong khu vực tạo cơ hội cho phát triển kinh tế xã hội, trong đó thu hút khách du lịch. Phía Bắc là địa hình đồi núi, trước đây là những khu rừng tự nhiên, rừng phòng hộ và có một số ít làng xã của cộng đồng dân tộc ít người nằm
  • 17. ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 17 ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN VĨNH CỬU ĐÊN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 xen kẽ trong các khu rừng và bị chia cắt bởi sông suối nên điều kiện phát triển còn khó khăn. Sau giải phóng, thực hiện chính sách kinh tế mới, hình thành nên các nông lâm trường, vấn đề di dân di cư nên số dân số đến vùng này ngày càng tăng, dẫn đến tác động không nhỏ đến vấn đề bảo vệ tài nguyên rừng tự nhiên. Kể từ khi xây dựng công trình thủy điện Trị An, diện tích tài nguyên rừng, địa giới hành chính có sự thay đổi và hình thành nhiều khu vực dân cư mới, trong đó có thị trấn Vĩnh Cửu - trung tâm hành chính của huyện; so với phía Nam thì cơ sở hạ tầng đang được đầu tư và phát triển hơn nhưng điều kiện kinh tế - xã hội, đặc biệt là việc làm và thu nhập của người dân còn khó khăn. - Y tế - giáo dục: Hầu hết các xã đều có Trạm y tế xã, 02 Trung tâm y tế huyện, 01 bệnh viện và 01 phòng khám với số giường là 320 giường. Số lượng bác sĩ/vạn dân là 3,80%. Về giáo dục, trên địa bàn có 48 trường học, trong đó trung học phổ thông là 4 trường, trung học cơ sở là 11, còn lại là tiểu học, nhà trẻ, mẫu giáo. Tỷ lệ học sinh sau tốt nghiệp vào các trường đại học, cao đẳng và học nghề là 60%. - Văn hoá -Thể dục thể thao: Phần lớn mỗi ấp thuộc các xã đều có nhà văn hoá ấp. Mỗi xã có 01 điểm Bưu điện -Trung tâm Văn hóa xã và khu thể thao (sân bóng) nằm tại trung tâm xã. Tỷ lệ hộ đạt gia đình văn hóa là trên 98%. - Về bảo vệ tài nguyên, vệ sinh môi trường: Tỷ lệ che phủ của rừng đạt 57%; là huyện nằm trên địa bàn có tiềm năng về tài nguyên nước mặt và có nhiều nhà máy nước nên tỷ lệ sử dụng nước sinh hoạt đạt chuẩn trên 66% đối với thành thị, khu vực nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 66%. Tỷ lệ thu gom rác thải y tế đạt 98%, rác thải và chất thải rắn đạt 80%. Tuy nhiên, rác thải, chất thải rắn vẫn còn vương vãi nhiều nơi công cộng, hai bên đường, các khu vực nông thôn, thậm chí cả ao hồ gây ô nhiễm cục bộ tại nhiều khu vực. 2.3. Nguồn lực khác - H thống giao thông v n t i Giao thông đường bộ: Toàn huyện hiện có 07 tuyến đường cấp tỉnh đi qua địa bàn huyện với tổng chiều dài 106,6 km, 20 tuyến đường huyện (86.3km), 412 tuyến đường xã (307km), 112 tuyến đường đô thị (102km) và 02 tuyến đường chuyên dùng (18,5km). Như vậy hệ thống đường giao thông đã phủ đến các xã và các điểm tài nguyên du lịch. Tuy nhiên, do mật độ phương tiện giao thông tăng nhanh, khối lượng vận chuyển hàng ngày tương đối lớn, đặc biệt là vận chuyển đất đá khai thác nên phần lớn các tuyến đường bộ trên địa bàn đều bị xuống cấp và nguy cơ ô nhiễm môi trường ngày càng tăng. Trên địa bàn có 03 bến xe: Bến xe trung tâm huyện, bến xe xã Phú Lý và bến xe tại xã Thiện Tân. Các bến này có quy mô nhỏ, chất lượng dịch vụ thấp chưa thể đảm bảo cho khai thác du lịch.
  • 18. ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 18 ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN VĨNH CỬU ĐÊN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 Bảng số 2 - HT. Hệ thống đường bộ trên địa bàn T T Loại đường Số tuyến Chiều dài (km) Kết cấu (km) Nhựa (BTXM) Cấp phối + đất 1 Đường tỉnh 07 106,6 104,2 2,5 2 Đường huyện 20 86,3 77,2 9.1 3 Đường xã 236 307 105 202 4 Đường đô thị 112 102 15.3 86.7 5 Đường chuyên dùng 02 18,5 17,0 1,5 Tổng cộng 305 639 201,5 437,5 Nguồn: Phòng Kinh tế - Hạ tầng Giao thông đường thủy: Sông Đồng Nai, sông Bé và các con suối trên địa bàn tạo điều kiện thuận lợi kết nối về vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng giao thông thủy đi và đến huyện Vĩnh Cửu, là điều kiện xây dựng phát triển các tuyến và sản phẩm du lịch đường thủy. Phương tiện vận chuyển khách: Trên địa bàn có một số công ty, doanh nghiệp tư nhân đang khai thác vận chuyển hàng hóa, hàng khách bằng đường bộ; đường thủy có tàu, thuyền vận chuyển khách và hàng hóa, hiện nay có 5 chiếc tàu chở khách du lịch tại các khu du lịch Năm Huệ (Tân Bình), khu du lịch đảo Ó - Đồng Trường (Công ty CPDL Đồng Nai) vận chuyển khách tham quan trên hồ Trị An. Theo thống kê, trên địa bàn có 38 bến tàu thủy nội địa phục vụ cho vận chuyển khách và hàng hóa, trong đó có 02 bến đang khai thác cho khách du lịch nhưng chất lượng chưa đạt yêu cầu, số còn lại chủ yếu là bến đò ngang. - H thống cung c i n Nguồn điện: Mạng lưới điện trên địa bàn huyện được cấp điện từ trạm 110/22kV - 40MVA Thạnh Phú, trạm này nhận điện từ trạm 220kV Trị An qua đường dây Trị An - Thạnh Phú và trạm tăng áp Hiếu Liêm 6,3/15kV-2 * 6,3 MVA, trạm này được cấp điện bởi đường dây 6 KV lộ kép từ Nhà máy thuỷ điện Trị An. Hệ thống mạng lưới điện: Mạng lưới điện cơ bản phủ kín các khu dân cư và các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn, có 399.4 km đường dây trung thế (phần lớn là điện 03 pha), 397.3km đường dây hạ thế, 831trạm biến áp với dung lượng 130.500KVA cung cấp điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất; tỷ lệ hộ sử dụng điện đạt 99%, trong đó sử dụng điện chuẩn đạt 94%. Hệ thống điện chiếu sáng: Trên địa bàn huyện đã được đầu tư 05 tuyến đường điện chiếu sáng với tổng chiều dài khoảng 30km/106.6 km (07 tuyến đường tỉnh) đi qua và 05 tuyến đường điện chiếu sáng trên với tổng chiều dài khoảng 15km/86.3 km (20 tuyến đường huyện quản lý).
  • 19. ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 19 ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN VĨNH CỬU ĐÊN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 - H thống c , th t ớc Cấp nước sạch: Trên địa bàn có nhà máy nước cung cấp nước trên địa bàn với công suất 2.000m3 /ngày/đêm, chủ yếu cung cấp nước cho khu trung tâm huyện, TT. Vĩnh An và một số vùng dân cư dọc trên các tuyến đường chính. Khu vực nông thôn vẫn sử dụng nước ngầm từ giếng đào, giếng khoan. Thoát nước và xử lý nước thải: Hệ thống thoát nước trên địa bàn huyện chủ yếu dựa vào các dòng chảy tự nhiên như kênh, suối, rạch… Tuy nhiên, với tốc độ phát triển dân cư, các khu, cụm công nghiệp, khu đô thị mới với việc lấn dòng chảy dẫn đến bị tắc nghẽn gây ngập úng cục bộ là rất cao. Về xử lý nước thải từ các khu dân cư chưa được tập trung xử lý, mà chủ yếu theo các cống rãnh đổ ra các suối rồi nhập vào nước sông Đồng Nai. Nước thải từ các khu, dịch vụ du lịch xử thô rồi chảy vào hệ thống mương công cộng hoặc thẩm thấu qua đất chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường gây ô nhiễm cục bộ. - H thố g u hí h viễn thông Hầu hết các xã trên địa bàn đều có hệ thống thông tin liên lạc về đến xã, các xã có bưu cục; hệ thống điện thoại di động được phủ sóng toàn huyện và một số gia đình, cơ quan có sử dụng điện thoại có dây. 2.4. Đánh giá chung Xét về mặt tổng thể, so với nhiều khu vự t g ồng khác, huy n Vĩ h Cửu à i h à t à ủ tiề g và iều ki ể phát triển du lịch. Những tồn tại và hạn chế phát triển - Là địa bàn có tiềm năng tài nguyên tự nhiên nhưng mức độ khai thác cho phát triển du lịch còn hạn chế, đang bị tác động bởi nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Tài nguyên du lịch văn hóa, di tích lịch sử đa dạng, nhưng thiếu vốn đầu tư cho nghiên cứu, phục hồi và bảo tồn nên mức độ hấp dẫn chưa cao. - Về phát triển kinh tế. Cơ cấu kinh tế trên địa bàn chuyển dịch chậm, việc áp dụng tiến độ khoa học, kỹ thuật cho sản phẩm còn hạn chế nên chất lượng và bao bì còn thấp, hàng hóa trên địa bàn chủ yếu là nông - lâm nghiệp nhỏ lẻ nên hiệu quả chưa cao. - Trình độ dân trí nói chung còn thấp, thiếu lực lượng lao động có trình độ tay nghề có chuyên môn cao; vấn đề phong tục tập quán và tâm lý của cộng đồng dân cư trên địa bàn có tác động đến nguồn nhân trong du lịch. - Vấn đề vốn đầu tư cho phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn hạn chế dẫn đến việc đầu tư không đồng bộ, đặc biệt là hệ thống giao thông kết nối với các điểm tài nguyên du lịch. - Việc đầu tư, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào các lĩnh vực, các ngành còn chậm, đặc biệt là trong công tác quản lý, giám sát tài nguyên và môi trường nên vấn đề ô nhiễm cục bộ về môi trường vẫn xảy ra một vài nơi, vệ sinh an toàn thực phẩm chưa thực sự được đảm bảo.
  • 20. ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 20 ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN VĨNH CỬU ĐÊN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 PHẦN THỨ HAI ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH 1. Xác định vai trò, vị trí của du lịch huyện Vĩnh Cửu đối với phát triển kinh tế xã hội và ngành du lịch Với lợi thế về vị trí địa lý là huyện nằm trong địa bàn Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, lại liền kề với các trung tâm đô thị lớn như: thành phố Hồ Chí Minh, Thủ Dầu Một (Bình Dương) và Biên Hòa (Đồng Nai) là nơi có số lượng dân cư đông đúc; là nơi tập trung nhiều cơ quan, trường học, đại diện của cơ quan nước ngoài, tổ chức quốc tế là địa bàn trọng điểm phát triển các nhà máy, khu công nghiệp của khu vực phía Nam…Là huyện có hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông kết nối đường bộ, đường thủy với các địa phương khác trong khu vực thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội. Về tài nguyên là huyện có tiềm năng tài nguyên tự nhiên,trong đó điểm nhấn là đa dạng về cảnh quan rừng tự nhiên, sông, hồ, hệ sinh thái và tài nguyên văn hóa phong phú, đa dạng để có thể xây dựng sản phẩm thu hút khách du lịch. Trong tương lai gần, khi sân bay quốc tế Long Thành đi vào hoạt động là cơ hội thuận lợi thu hút khách du lịch đến trên địa bàn và vị thế điểm du lịch huyên Vĩnh Cửu được nâng lên, sẽ là điểm đến của khách du lịch lựa chọn. Vì vậy, du lịch phát triển không chỉ có ý nghĩa đối với phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn mà còn góp phần quan trọng phát triển du lịch trong khu vực và du lịch Việt Nam. 1.1. Đối với phát triển kinh tế xã hội Trong mấy năm gần đây, kinh tế huyện Vĩnh Cửu tiếp tục tăng trưởng khá, tốc độ tăng trưởng bình quân ổn định; cơ cấu các ngành chuyển dịch theo hướng dần dần thương mại, dịch vụ từ 36 - 42% (trong đó có du lịch); công nghiệp, xây dựng 30 - 40%, nông - lâm - thủy sản 10,6%. Qua số liệu trên cho thấy: vai trò của ngành dịch vụ và du lịch ngày càng có vị trí quan trọng đối với phát triển kinh tế trên địa bàn. Mặc dù đã đạt được những thành công nhất định đối với phát triển kinh tế nhưng nhìn chung toàn cảnh nền kinh tế trên địa bàn còn nhiều khó khăn: Là huyện miền núi, diện tích đồi núi khô cằn chiếm tỷ lệ cao, mùa khô thiếu nước để canh tác phát triển nông nghiệp; khu công nghiệp địa phương mới bắt đầu, doanh thu không đáng kể nên phát triển kinh tế chủ yếu dựa trên tăng trưởng nông nghiệp và khai thác khoảng sản thô nên tính bền vững chưa cao, thu hút vồn đầu tư để phát triển các ngành nghề còn hạn chế…Về cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, đặc biệt là giao thông điện nước sinh hoạt tại các vùng sâu, vùng xa, khu vực nông thôn chưa được cải thiệt rõ rệt. Tỷ lệ người không có việc làm còn cao, đời sống cộng đồng dân cư còn khó khăn. Vì vây, việc phát triển ngành dịch vụ, trong đó có du lịch là việc làm cấp thiết và phù hợp với tiềm năng, lợi thế của địa phương. Trong bối cảnh đó, ngành du lịch đã hình thành và có chuyển biến nhất định, sản phẩm du lịch đã được định hình và bước đầu đã thu hút khách du lịch đến tham quan ngày càng tăng, năm sau cao hơn năm trước và đến năm 2015 có trên 43 ngàn lượt khách đến tham quan du lịch, doanh thu du lịch đạt trên 2,6 tỷ đồng và giải quyết trên 400 người lao
  • 21. ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 21 ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN VĨNH CỬU ĐÊN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 động trực tiếp và gần 1 ngàn lao động gián tiếp cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho khách du lịch. Một số dự án đầu tư cho du lịch đã hình thành một số khu du lịch như: Điểm du lịch sinh thái Năm Huệ (Tân Binh), Điểm du lịch đua Ngựa và cây cảnh Bonsai (xã Trị An), Trung tâm du lịch sinh thái và văn hóa (Khu Bảo tồn)... Sản phẩm du lịch và dịch vụ về lưu trú, nhà hàng, điểm vui chơi trên địa bàn đã và đang được phát triển và đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch và cộng đồng dân cư trong vùng; nhiều dự án đầu tư du lịch đã góp phần làm tăng giá trị tài nguyên đất, đồng thời cải thiện diện mạo một số khu vực nông thôn, ấp, xã trên địa bàn. Phát triển du lịch thời gian đã góp phần tiêu thụ được nhiều sản phẩm nông nghiệp, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa nông nghiệp và dịch vụ; du lịch cũng đã tạo việc làm, tăng thu nhập và nâng cao đời sống dân cư một số khu vực. Thông qua việc kinh doanh du lịch, một số doanh nghiệp du lịch làm ăn hiệu quả đã hỗ trợ vật chất, giúp đỡ những vùng khó khăn nên đã tạo thêm tính nhân văn trong du lịch, theo đó nhận thức, hiểu biết của cộng đồng được nâng lên. 1.2. Đối với phát triển du lịch cả nước, Vùng ĐNB và tỉnh Đồng Nai. Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã xác định hồ Trị An - Mã Đà là một trong 41 điểm có tiềm năng tài nguyên để phát triển thành điểm du lịch quốc gia cần được xây dựng quy hoạch để trình Chính phủ phê duyệt làm cơ sở cho công tác xúc tiến, quảng bá tiềm năng tài nguyên cho du lịch Việt Nam và cơ sở phát lý cho thu hút đầu tư trong và ngoài nước; điểm du lịch quốc gia hồ Trị An - Mã Đà là địa danh gắn liền với tiềm năng danh thắng hồ Trị An, tài nguyên sinh thái, văn hóa Chiến khu Đ là địa danh lịch sử là nguồn dữ liệu về tài nguyên du lịch nhằm góp phần bổ sung nguồn tài nguyên du lịch cho du lịch Việt Nam và tỉnh Đồng Nai. Với tiềm năng điều kiện như vậy nếu có đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn sẽ góp phần tạo ra tính đa dạng về chất lượng sản phẩm du lịch tạo điều kiện cho khách du lịch có thể lựa chọn sản phẩm cho mục đích du lịch, đồng thời là cơ sở cho công tác xúc tiến quảng bá tiềm năng du lịch Việt Nam và tỉnh Đồng Nai. Về vị trí địa lý, huyện Vĩnh Cửu gần các trung tâm du lịch vùng Đông Nam bộ, có giao thông thuận tiện là điều kiện tốt cho các công ty lữ hành nghiên cứu xây dựng các chương trình du lịch hấp dẫn. Du lịch huyện Vĩnh Cửu phát triển góp phần vào số liệu thống kê, đánh giá về chỉ số cạnh tranh điểm đến du lịch Việt Nam, Vùng ĐNB và tỉnh Đồng Nai với các nước trong khu vực và thế giới. 2. Đánh giá thực trạng phát triển du lịch 2.1. Khách du lịch - Thực trạng về ặ iểm khách du lịch Nghiên cứu phát triển du lịch giai đoạn 2010 – 2015 cho thấy: tốc độ tăng trưởng bình quân về các chỉ tiêu phát triển du lịch tương đối khá
  • 22. ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 22 ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN VĨNH CỬU ĐÊN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 so với các huyện trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, trong đó một số chỉ tiêu có mức tăng trưởng ấn tượng về số lượng khách, thị trường, mức chi tiêu trung bình, cơ sở lưu trú, sản phẩm du lịch…Tuy nhiên, do xuất phát điểm thấp về các chỉ tiêu trên thấp nên xem xét chỉ tiêu hiệu quả chung của du lịch đóng góp cho phát triển kinh tế - xã hội chưa cao, chưa tương xứng với tiềm năng và điều kiện sẵn có trên địa bàn, cụ thể: Đánh giá thực trạng phát triển du lịch thông qua phân tích một số khu điểm du lịch như sau: + Khu Bảo tồn Thiên nhiên và Văn hóa Đồng Nai (KBT) là điểm thu hút nhiều khách du lịch nhất trên địa bàn; Trung tâm Sinh thái - Văn hóa - Lịch sử Chiến khu Đ (TTDL) là đơn vị của KBT trực tiếp tổ chức các hoạt động cung cấp dịch vụ du lịch, chất lượng các dịch vụ đã đáp ứng cơ bản nhu cầu khách du lịch đến tham quan. Tốc độ tăng trưởng trung bình về khách du lịch trong gian đoạn của KBT là 7,5%/năm, trong đó tăng trưởng khách quốc tế chiếm 1,5% và khách du lịch có lưu trú là 5% trong tổng số khách đến trên địa bàn huyện, cụ thể: đến năm 2015 đón được 20 ngàn lượt khách, tổng số ngày khách nội địa có lưu trú là 1 ngàn lượt khách, khách quốc tế là 300 lượt khách. Bảng số 3-HT: Hiện trạng khách du lịch huyện Vĩnh Cửu Đ vị tí h Ngà t khách TT Chỉ tiêu Đ/v tính 2010 2011 2012 2013 2014 2015 TTTB (%) 1 Tổng số khách Ngàn LK 15,670 18,870 23,686 27,205 16,779 42,180 16,99 1.1 Khách có lưu trú Ngàn LK 1,150 2,020 2,300 3,700 4,300 4,900 27,33 1.2 Khách tham quan Ngàn LK 14,520 16,850 21,386 23,505 12,479 37,280 15,95 2 Ngày lưu trú Ngày khách 2.1 Khách quốc tế Ngày khách 1,0 1,1 1,2 1,1 1,2 1,3 4,47 2.2 Khách nội địa Ngày khách 1,0 1,1 1,1 1,0 1,2 1,2 3,10 3 Mức chi tiêu Ngàn ồ g 3.1 Khách quốc tế Ngàn ồ g 350 390 390 400 460 510 6,40 3.2 Khách nội địa Ngàn ồ g 300 320 350 390 400 450 6,90 Nguồn: Báo cáo của Phòng VHTT huy n và tính toán của chuyên gia Đặc điểm khách du lịch đến KBT: Đối với khách quốc tế chủ yếu là các nhà khoa học, nhà nghiên cứu từ các cơ quan nghiên cứu, trường đại học đến KBT để tham quan, khảo sát, nghiên cứu; khách du lịch tự do đến tham quan du lịch dưới dang “balo – phượt”; khách du lịch là các tình nguyện viên của các tổ chức quốc tế... Khách du lịch nội địa là cư dân trong vùng hoặc các tỉnh, thành lân cận, thuộc nhiều thành phần, độ tuổi và trình độ khác nhau, trong đó khách du lịch là giới trẻ chiếm đa số; các
  • 23. ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 23 ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN VĨNH CỬU ĐÊN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 hoạt động tham quan, nghiên cứu tìm hiểu gắn liền với các hội trại, vui chơi giải trí.. Sản phẩm du lịch trên địa bàn đã có cung cấp cho khách du lịch là dịch vụ lưu trú, ăn uống, dịch vụ thuyền trên hồ đến các đảo, hướng dẫn tham quan, vui chơi cắm trại…Sau đây, đặc điểm khách du lịch ở một số khu vực: + Điểm du lịch sinh thái Năm Huệ (xã Tân Bình). Bưởi Tân Triều là thương hiệu tại xã Tân Bình cũng là thương hiệu của Khu du lịch này, với sản phẩm từ cây và quả bưởi đã thu hút khách du lịch đến ngày càng tăng cả số lượng và thành phần đoàn. Khách du lịch đến đây vào 02 mùa là mùa hoa bưởi và mùa thu hoạch quả vào những tháng gần tết. Theo báo cáo của doanh nghiệp: Tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 37,51%/năm, năm 2015 đón được gần 13 ngàn lượt khách; Khu du lịch có nhiều loại hình dịch vụ, sản phẩm đa dạng gắn liền với du lịch nông nghiệp và vườn cây ăn trái là trái bưởi. Đặc điểm khách du lịch đến khu du lịch chủ yếu là dân cư trong vùng, thương lái; khách tham quan là học sinh sinh viên, cộng đồng dân cư các tỉnh, cán bộ công nhân viên lao động trong các khu công nghiệp. Tuy nhiên, chất lượng sản phẩm trên địa bàn không cao chỉ phù hợp với khách có mức chi tiêu trung bình; cơ sở không kinh doanh lưu trú qua đêm; chất lượng lao động còn thấp, ít được qua đào tạo nghiệp vụ du lịch. + Điểm du lịch sinh thái Đảo Ó - Đồng Trường. Đây là 02 đảo lớn trên hồ Trị An được Công ty Cổ phần du lịch Đồng Nai (Công ty CPDL Đồng Nai) khai thác phục vụ khách du lịch dưới dạng du lịch sinh thái; loại hình kinh doanh là dịch vụ ăn uống, vận chuyển, vui chơi giải trí tại khu vực bến thuyền hồ Trị An và trên đảo, chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu cho khách nội địa…Tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 0,6%/năm, đến năm 2015 đón được khoảng gần 4 ngàn khách, thành phần khách chủ yếu là khách nội địa; trên đảo chưa có cơ sở lưu trú. Nhu cầu khách đến đây chủ yếu là tham quan cảnh quan sinh thái trên đảo và hồ, vui chơi giải trí câu cá gắn liền với tài nguyên đảo. + Điểm du lịch Cao Minh. Đây là khu du lịch gắn liền với khách du lịch chủ yếu là văn nghệ sĩ, là nơi trao đổi, sinh hoạt của các nhà sáng tác và ca sĩ, kết hợp phát triển du lịch sinh thái. Sản phẩm du lịch có trong khu du lịch là nhà nghỉ, ăn uống, vui chơi cắm trại, biểu diễn văn nghệ…, thành phần khách du lịch chủ yếu là học sinh, sinh viên…Khách du lịch tập trung vào dịp hè. Số lượt khách đến khu du lịch năm 2015 đạt gần 3 ngàn lượt khách. + Khách có lưu trú (ngoài khu du lịch kể trên). Theo báo cáo hàng năm trên địa bàn cho thấy: tốc độ tăng trưởng trung bình khách có lưu trú là 27,33%/năm, đến năm 2015 có gần 5 ngàn lượt khách có lưu trú tại các cơ sở trên địa bàn; điều này chứng tỏ khách lưu trú ngày càng tăng. Từ phân tích trên cho th y: Tốc độ tăng trưởng trung bình về khách du lịch trên địa bàn huyện là 16,99%/năm và đến năm 2015 đạt 42,18 ngàn lượt khách, trong đó tốc độ tăng trưởng trung bình khách lưu trú là 27,33%/năm đạt 4,9 ngàn lượt khách có lưu trú, khách tham quan là 15,94%/năm đạt 37,28 ngàn lượt khách. Tốc độ tăng trưởng như vậy là
  • 24. ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 24 ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN VĨNH CỬU ĐÊN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 cao nhưng do xuất phát điểm thấp nên dẫn đến các chỉ tiêu cụ thể lại thấp so với nhiều huyện, thành phố của tỉnh Đồng Nai. Phân loại khách du lịch : Trong số lượt khách đến trên địa bàn, khách du lịch nội địa chiếm 98,8% số lượng khách, khách quốc tế là 1,2% trong tổng số lượt khách, cụ thể: Khách du lịch nội địa đa dạng là cán bộ nhân viên, công nhân các khu công nghiệp, học sinh sinh viên với loại hình tham quan di tích lịch sử, ngắm cảnh, nghỉ dưỡng, cắm trại, sinh hoạt đoàn thể kết hợp vui chơi giải trí. Khách du lịch nội địa tham gia lễ hội - tâm linh tại các chùa, đình, nhà thờ trên địa bàn đóng góp quan trọng về số lượng khách tham quan. Khách du lịch sinh thái, di tích lịch sử…có xu hướng tăng lên khi các dịch vụ ở đây được nâng cao thời gian gần đây. Khách quốc tế : Là khách tham quan hội họp, nghiên cứu tại KBT, còn các khu điểm khác đang ít; thành phần khách là các chuyên gia, các nhà nghiên cứu của các tổ chức quốc tế, các trường đại học, viện nghiên cứu đã kết hợp tham gia hội nghị, hội thảo tại các vùng lân cận tại TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu kết hợp tham quan du lịch. Đặc điểm khách du lịch quốc tế đến trên địa bàn huyện tập trung là khách du lịch Nhật Bản, Thái lan, Hàn Quốc, ngoài ra một số chuyên gia của các khu công nghiệp làm việc theo thời gian cũng đã tham quan khu vực…Ngoài ra, xuất hiện nhiều khách du lịch “Balo” và số lượng có xu hướng tăng, điểm lưu trú của khách này tại các nhà dân, nhà nghỉ. S n ph m du lịch được khách du lịch lựa chọn là du lịch sinh thái tại KBT, du lịch sinh thái nông nghiệp gắn liền với sản phẩm nông nghiệp thu hút được nhiều khách du lịch; du lịch văn hóa gắn liền với di tích lịch sử cách mạng thu hút khách du lịch là học sinh sinh viên, nghiên cứu về văn hóa, phong tục tập quán cộng đồng dân tộc Chơro; du lịch lễ hội - tâm linh. - Ngày lưu trú bình quân : Theo báo cáo của các cơ sở kinh doanh lưu trú và các khu du lịch trên địa bàn cho thấy: Tốc độ tăng trưởng khách có lưu trú đối với khách quốc tế là 4,47%, khách nội địa là 3,10%. Ngày lưu trú trung bình trong gian đoạn đối với khách nội địa đạt 1,1 ngày/khách, đối với khách quốc tế đạt mức 1,2 ngày /khách. Điều này có nghĩa là tuy là số ngày lưu trú có tăng nhưng số lượng ngày lưu trú chưa tăng điều này chứng tỏ chất lượng cơ sở lưu trú chưa thu hút được khách lưu trú qua đêm dẫn đến số lượt khách có lưu trú chiếm tỷ lệ thấp, số lượng khách tham quan trong ngày chiếm tỷ lệ cao hoàn toàn phụ hợp với thực tế khảo sát. - Về mức chi tiêu của khách : Căn cứ vào kết quả khảo sát về mức giá dịch vụ lưu trú, ăn uống cho thấy: Mức chi tiêu của khách du lịch quốc tế và nội địa có lưu trú chênh lệch không nhiều từ 350.000 - 500.000 đồng/01 khách/ngày khách (khoảng 12USD - 25USD), mức chi tiêu thấp do số lượng sản phẩm du lịch không nhiều, chất lượng không cao nên mức chi trả của khách cho các dịch vụ hiện có thấp; sản phẩm du lịch có thu mới chỉ tập trung vào dịch vụ lưu trú, ăn uống, vé vào các điểm tham quan, thuê thuyền; mức giá giữa khách du lịch quốc tế và nội địa chênh lệch không nhiều ; chi phí cụ thể một số sản phẩm dịch vụ như: vé vào
  • 25. ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 25 ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN VĨNH CỬU ĐÊN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 các điểm tham quan trung bình từ 10 - 20 ngàn đồng/khách/điểm, chi phí thuyền tham quan từ 80 - 120 ngàn/người (tùy theo đoàn), chi ăn uống từ 100 - 200 ngàn/khách/ngày, chi phí tiền lưu trú từ 100 - 150 ngàn/khách/đêm. Đối với mức chi tiêu trung bình khách tham quan từ 70 - 120 ngàn/khách/ngày; chi phí này chủ yếu là ăn uống, vé tham quan, các dịch vụ vui chơi giải trí đơn giản như: câu cá, đi dạo, thuê thuyền…. - Tính thời vụ du lịch : Do điều kiện tự nhiên, đặc điểm sản phẩm du lịch trên địa bàn nên khách du lịch đến trên địa bàn tập trung từ tháng 4 - 7 hàng năm đối tượng khách đến giai đoạn này là khách du lịch nội địa, tập trung nhiều là học sinh sính viên; các tháng còn lại số lượng khách đến trên địa bàn ít hơn. 2.2. Tổng thu từ khách du lịch Doanh thu từ khách du lịch bao gồm chi tiêu của khách tại điểm tham quan nhưng trong thực tế chi tiêu của khách không chỉ có chi tiêu cho các sản phẩm của ngành du lịch cung cấp mà còn có các ngành khác hay nói cách khác doanh thu từ khách du lịch là thu nhập của các ngành khác nhau cung cấp sản phẩm cho khách du lịch, trong đó có ngành du lịch. Bảng số 4 - HT: Tổng thu từ khách du lịch năm 2015 Loại khách Đ/V tính KDLQT có lưu trú KDLNĐ có lưu trú Khách tham quan Tổng số Số lượng khách Lượt khách 200 4.700 35.280 40.180 Mức tăng TB % 11,00 32,77 15,94 16,99 Ngày lưu trú TB Ngày/khách 1,2 1,1 1,15 Tổng số ngày khách Ngày khách 240 4.700 35.280 40.22 Mức chi tiêu trung bình Ngàn đồng 300 150 50 Tổng thu từ khách Ngàn đồng 72.000 705.000 1.864.000 2.641.000 Nguồn: Báo cáo tổng kết 5 (2010-2015) Doanh thu từ khách du lịch trên địa bàn có xu hướng ngày càng tăng do số lượng khách du lịch đến tăng và chi tiêu của khách du lịch có sự tăng trưởng đáng kể. Theo số liệu cập nhật, tổng thu từ khách du lịch đến năm 2015 ước đạt 2,64 tỷ đồng, trong đó thu từ khách du lịch quốc tế có lưu trú là 72 triệu đồng, khách du lịch nội địa là 705 triệu đồng và khách tham quan là 1,864 tỷ đồng. Như vậy so với các huyện khác của tỉnh Đồng Nai thì tổng thu từ khách du lịch như vậy còn khiêm tốn chưa tương xứng với tiềm năng và điều kiện sẵn có trên địa bàn. Nguyên nhân tổng thu từ khách thấp là do ngày lưu trú trung bình của khách có lưu trú không cao đạt 1,0/ngày/khách du lịch, nên cạnh đó giá sản phẩm du lịch thấp.
  • 26. ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 26 ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN VĨNH CỬU ĐÊN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 2.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch bao gồm: hệ thống các cơ sở lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, các phương tiện vận chuyển và các cơ sở dịch vụ du lịch khác giữ vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển của ngành du lịch. Đối với huyện Vĩnh Cửu, cơ sở vật chất du lịch tập trung các dạng cơ bản sau: - Về cơ sở lưu trú: Trong những năm gần đây, khách du lịch đến trên địa bàn tăng nhanh nên góp phần thúc đẩy cơ sở dịch vụ lưu trú phát triển nhanh về số lượng, tuy nhiên chất lượng cơ sở vật chất, trang thiết bị chưa cao nên đã ảnh hưởng đến mức độ thu hút khách. Về nguồn nhân lực trong các cơ sở kinh doanh lưu trú có tăng trưởng về số lượng, số lượng cán bộ nhân viên có trình độ chuyên môn du lịch có tăng lên nhưng so với mặt bằng chung trên địa bàn tỉnh Đồng Nai vẫn còn thấp. Tốc độ tăng trưởng trung bình cơ sở lưu trú giai đoạn 2010-2015 đạt 26,3%, mức tăng trưởng cao nhưng loại hình cơ sở lưu trú mới phát triển trong mấy năm gần đây, đến năm 2015 có 25 cơ sở với 186 phòng, bình quân 7,4 phòng/cơ sở lưu trú; cơ sở có số lượng phòng cao nhất là 43 phòng tại Nhà nghỉ Mã Đà của KBT. Đặc điểm cơ sở lưu trú: Cơ sở lưu trú trên địa bàn đều hình thành dưới dạng nhà nghỉ, nhà khách nên chưa được xếp hạng tiêu chuẩn dẫn đến chất lượng có hạn chế nhất định nên chưa đáp ứng và làm thỏa nhu cầu cho khách du lịch đến trên địa bàn. Dịch vụ tại cơ sở lưu trú trên địa bàn chỉ có dịch vụ cho thuê phòng, thiếu các dịch vụ bổ sung nên phần nào ảnh hưởng tổng số ngày lưu trú bình quân. Giá thuê phòng trung bình từ 150 - 350.000 đồng/phòng/đêm/khách, chênh lệch giữa khách quốc tế và nội địa không đáng kể, giá thấp nên doanh thu từ dịch vụ này trên địa bàn vẫn còn thấp. Hệ thống cơ sở lưu trú còn thiếu tính đa dạng kiến trúc thẩm mỹ về mẫu mã và cảnh quan xung quanh nên tính hấp dẫn chưa cao, trong lúc đó quỹ đất và các điều kiện khác rất thuận lợi cho việc tạo cảnh quan, khuôn viên cho cơ sở lưu trú. - Cơ sở kinh doanh ăn uống. Trên địa bàn có 21 nhà hàng ăn uống có thể phục vụ khách du lịch, được phân bố tại nhiều khu vực nhưng tập trung tại thị trấn Vĩnh An, KBT, các khu du lịch sinh thái tại đảo Đồng Trường, Năm Huệ…Về chất lượng sản phẩm các món ăn và phong cách phục vụ, kể cả số lượng chổ ngồi trong các nhà hàng ở các cơ sở đã có cố giắng nhất định nhưng mới chỉ đảm bảo phục vụ khách du lịch nội địa. Nguyên nhân, do thiếu đội ngũ nhân viên được đào tạo chuyên môn... - Cơ sở vui chơi giải trí: Là huyện có tiềm năng để phát triển các loại hình dịch vụ vui chơi giải trí như quỹ đất, đa dạng địa hình thích hợp cho xây dựng các dịch vụ vui chơi giải trí gắn liền với hồ, núi, sông…Hiện nay, các dịch vụ vui chơi giải trí trên địa bàn phục vụ khách du lịch và dân cư là thể thao, câu cá, bơi thuyền,, dịch vụ chăm sóc sức khỏe; địa điểm tổ chức mới chỉ khai thác được ven hồ Trị An, một vài nơi tại thị trấn Vĩnh An.
  • 27. ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 27 ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN VĨNH CỬU ĐÊN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 2.4. Lao động ngành du lịch Số lượng lao động và cơ cấu đào tạo của đội ngũ lao động trong du lịch có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng của dịch vụ du lịch. Lao động trong du lịch bao gồm lao động trực tiếp và lao động gián tiếp, lao động trực tiếp là số lao động làm việc trong các doanh nghiệp du lịch như: lữ hành, khách sạn, nhà hàng và cơ sở vui chơi giải trí, dịch vụ khác. Lao động gián tiếp tham gia vào các hoạt động có liên quan đến cung ứng sản phầm cho du lịch. Tỷ lệ giữa lao động trực tiếp và lao động gián tiếp thường theo tỷ lệ là 1 lao động trực tiếp thì có từ 2 - 2,5 lao động gián tiếp hỗ trợ. Theo số liệu thống kê, đến năm 2015 trên địa bàn huyện có 420 lao động trực tiếp trong các cơ sở kinh doanh du lịch, nhưng chủ yếu là cơ sở lưu trú, nhà hàng và tại các khu du lịch…Cơ sở có số lao động cao nhất là Trung tâm Quản lý di tích và Du lịch, Truyền thông và Giáo dục môi trường của Khu Bảo tồn có 39 lao động; Khu du lịch Năm Huệ là 34 lao động, Khu du lịch đảo Ó - Đồng Trường là 22; Khu du lịch sinh thái Cao Minh là 20 lao động. Trung bình lao động trong các cơ sở lưu trú từ 2 - 5 lao động/cơ sở sở lưu trú; tại các nhà hàng có từ 3 - 4 người/cơ sở kinh kinh doanh. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Trên đại học có 01 người; đại học, cao đẳng chiếm 12%; trình độ trung cấp, sơ cấp chiếm 36%; còn lại là lao động phổ thông. Lao động được đào tạo chuyên ngành du lịch chiếm 15%. Lao động có trình độ ngoại ngữ rất thấp chỉ có khoảng 2% có trình độ cơ bản tiếng Anh. Tóm lại, số lượng và chất lượng lao động trong ngành du lịch chưa đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch. Về lao động gián tiếp khoảng trên 800 lao động đang cung cấp sản phẩm phục vụ cho phát triển du lịch, vậy tính đến năm 2015 có khoảng 1.200 lao động cung cấp cho khách du lịch, thành phần là người dân trên địa bàn huyện chiếm 95%. Như vậy, tỷ lệ lao động du lịch vẫn chiếm tỷ lệ thấp so với các ngành khác trên địa bàn. 2.5. Thị trường và sản phẩm du lịch - Thị tr ờng khách du lịch Tiềm năng tài nguyên tự nhiên như: cảnh quan rừng, sông hồ, đa dạng sinh thái và tài nguyên di tích lịch sử cách mạng có vai trò quan trọng đối với thu hút khách du lịch đến trên địa bàn, đây cũng là cơ hội phát triển kinh doanh du lịch của các doanh nghiệp trên địa bàn trong thời gian qua. Mặc dù, số lượng thị trường khách du lịch đến với các điểm du lịch trên địa bàn còn khiêm tốn như cũng đã định hình cơ bản về thị trường du lịch và thị trường chính là khách du lịch nội địa. Thành phần khách du lịch nội địa là khách nội tỉnh, dân cư các tỉnh trong vùng Đông Nam bộ; đối tượng khách là cộng đồng dân cư; học sinh sinh viên các trường đại học, cán bộ nghiên cứu khoa học của các viện nghiên cứu, các nhà nghiên cứu của cơ quan nghiên cứu, người lao động trong các cơ quan, xí nghiệp, nhà máy, khu công nghiệp...; mục đích của khách nội địa là tham quan, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí...
  • 28. ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 28 ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN VĨNH CỬU ĐÊN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 Thị trường khách du lịch quốc tế là các nhà nghiên cứu khoa học của các tổ chức quốc tế, các viện, trường đại học khu vực và quốc tế; các cựu chiến binh từng tham gia chiến tranh. Mục tiêu đến các điểm trên địa bàn là tham quan, khảo sát nghiên cứu, hội họp, trao đổi thông tin của các nhà khoa học; tham quan du lịch và trở lại ký ức chiến tranh. Thành phần khách của các nước đến từ Nhật Bản, Hà Lan, Mỹ, Úc… - S n ph m du lịch Thời gian qua, một số sản phẩm du lịch đang thu hút khách du lịch là: + Du lịch sinh thái: Khách du lịch lựa chọn là tham quan, nghiên cứu, vui chơi giải trí tại Khu Bảo tồn, trên sông Đồng Nai, sông Bé, hồ Trị An, nhà máy thủy điện Trị An, các miệt vườn cây ăn trái. + Du lịch văn hóa: Tham quan các điểm di tích lịch sử cách mạng, tham quan và đi lễ tại các đình, chùa, nhà thờ… + Du lịch tham quan, vui chơi giải trí: Các loại hình vui chơi giải trí trên địa bàn tập trung vào hồ Trị An, tham quan nhà máy điện Trị An, tham quan các đảo trên hồ, tại KBT như câu cá, bơi lội, cắm trại… + Du lịch cộng đồng: Một số khu du lịch cộng đồng gắn liền với sinh thái nông nghiệp đang được khách du lịch lựa chọn là điểm tham quan như: làng bưởi Tân Triều, vườn cam, quýt, nuôi hươu, nai tại Hiếu Liêm, xoài tại Phú Lý... Sản phẩm du lịch cộng đồng gắn liền với sinh hoạt văn hóa, nghệ thuật, phong tục tập quán của cộng đồng dân tộc Chơro tại xã Phú Lý. + Du lịch tâm linh: Hệ thống chùa, đình, nhà thờ trên địa bàn huyện đang thu hút nhiều người hoạt động tín ngưỡng tâm linh và số lượng khách đến các điểm này tập trung vào các dịp lễ, ngày nghỉ, tết…, Tuy nhiên, mức chi tiêu của khách du lịch còn thấp, trên địa bàn chưa có sản phẩm dịch vụ du lịch đáp ứng cho đối tượng khách du lịch, hơn nữa thành phần khách này chủ yếu là khách trong vùng nên đi về trong ngày, ít sử dụng dịch vụ lưu trú, ăn uống trên địa bàn. + Du lịch dã ngoại, cắm trại và vui chơi giải trí trên đảo, hồ: là loại hình du lịch đang thu hút du lịch lớp trẻ trong giới thanh niên, học sinh sinh viên được tổ chức vào các ngày lễ, ngày nghỉ cuối tuần. Số lượng khách này thường đi theo đoàn đông người tham gia nhưng ít sử dụng dịch vụ lưu trú và chi tiêu không cao. 2.6. Tổ chức không gian du lịch Không gian phát triển du lịch trên địa bàn tập trung vào: - Không gian phát triển du lịch khu vực thị trấn Vĩnh An. Gồm thị trấn Vĩnh An và các xã phụ cận. Thị trấn Vĩnh An là trung tâm hành chính, là trụ sở làm việc, hội họp của các ngành trên địa bàn; nằm trên trục đường giao thông ĐT 767 nối các xã, điểm du lịch trên địa bàn và sông Đồng Nai giao thương với các tỉnh khác trong vùng. Ngoài ra hồ Trị An, nhà máy Thủy điện Trị An, Khu Bảo tồn đã góp phần thu hút khách đến tham quan đến không gian này. Cơ sở vật chất kỹ thuật trong không gian tương đối phát triển so với các khu vực khác trên địa bàn, sản phẩm du