SlideShare a Scribd company logo
1 of 77
Download to read offline
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------
ĐỖ NGỌC HÀ
MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TÕA SOẠN
BÁO CHÍ TRONG BỐI CẢNH TRUYỀN THÔNG HỘI TỤ:
NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP TRUNG TÂM
TRUYỀN THÔNG TỈNH QUẢNG NINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC
Hà Nội, 2020
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------
ĐỖ NGỌC HÀ
MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TÕA SOẠN
BÁO CHÍ TRONG BỐI CẢNH TRUYỀN THÔNG HỘI TỤ:
NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP TRUNG TÂM
TRUYỀN THÔNG TỈNH QUẢNG NINH
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Báo chí học
Mã số: 60320101
Người hướng dẫn khoa học Chủ tịch hội đồng
PGS. TS. ĐẶNG THỊ THU HƢƠNG PGS.TS. VŨ VĂN HÀ
Hà Nội, 2020
1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................4
1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................4
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................................9
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................18
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.........................................................................19
5. Phương pháp nghiên cứu:......................................................................................19
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn.............................................................21
7. Kết cấu của luận văn .............................................................................................22
Chƣơng 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA TRUYỀN
THÔNG HỘI TỤ VÀ TÕA SOẠN HỘI TỤ.........................................................23
1.1. Các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài ............................................. 23
1.1.1. Báo chí....................................................................................................23
1.1.2. Tòa soạn báo chí.....................................................................................23
1.1.3. Truyền thông ..........................................................................................24
1.1.4. Truyền thông hội tụ ................................................................................26
1.1.5. Tòa soạn hội tụ .......................................................................................29
1.2. Mô hình và đặc trưng của tòa soạn hội tụ............................................... 30
1.2.1. Mô hình tòa soạn hội tụ..........................................................................30
1.2.2. Đặc trưng của tòa soạn hội tụ.................................................................35
1.2.3. Tiêu chí xây dựng TSHT........................................................................40
1.3. Quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước về quy hoạch
và phát triển báo chí...................................................................................... 41
Tiểu kết chƣơng 1....................................................................................................46
Chƣơng 2. TRUNG TÂM TRUYỀN THÔNG QUẢNG NINH: MÔ HÌNH TỔ
CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG ......................................................................................47
2.1. Điều kiện đặc thù về kinh tế - xã hội Quảng Ninh...................................47
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên..................................................................................47
2.1.2. Những mâu thuẫn, thách thức của tỉnh trong quá trình phát triển..........47
2
2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội:......................................................48
2.1.3. Định hướng phát triển: ...........................................................................49
2.1.4. Các đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động đến hoạt động báo chí
của Quảng Ninh.................................................................................................50
2.2. Thực trạng hoạt động của các cơ quan báo chí Quảng Ninh trước khi
thành lập Trung tâm Truyền thông tỉnh......................................................... 50
2.2.1. Báo Quảng Ninh.....................................................................................51
2.2.2. Đài PTTH Quảng Ninh...........................................................................55
2.2.3. Báo Hạ Long ..........................................................................................61
2.2.4. Cổng thông tin điện tử tổng hợp tỉnh (Quảng Ninh Portal) ...................62
2.3. Mô hình tổ chức của Trung tâm Truyền thông tỉnh................................ 69
2.3.1. Chức năng, nhiệm vụ..............................................................................69
2.3.2. Tổ chức bộ máy và chế độ tài chính.......................................................71
2.3.3. Sản phẩm truyền thông...........................................................................84
Tiểu kết chƣơng 2....................................................................................................96
Chƣơng 3. MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ BƢỚC ĐẦU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP,
KHUYẾN NGHỊ......................................................................................................97
3.1. Một số đánh giá bước đầu về hoạt động của Trung tâm Truyền thông tỉnh.........97
3.1.1. Về tổ chức bộ máy..................................................................................97
3.1.2. Về sản phẩm truyền thông....................................................................100
3.1.3. Về tài chính, cơ sở vật chất, kĩ thuật ....................................................106
3.1.4. Đánh giá chung.....................................................................................108
3.2. Đề xuất khuyến nghị, giải pháp ........................................................... 111
3.2.1. Đối với Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh .............................111
3.2.2. Đối với lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh .......................................................114
3.2.3. Đối với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin - Truyền thông...114
Tiểu kết chƣơng 3..................................................................................................116
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................119
PHỤ LỤC
3
DANH MỤC CÁC CH VIẾT TẮT
CNTT : Công nghệ thông tin
ĐPT : Đa phương tiện
PGS.TS : Ph giáo sư, Tiến sĩ
PTTH : Phát thanh truyền hình
NXB : Nhà xuất bản
TP : Thành phố
TSHT : Tòa soạn hội tụ
TTĐPT : Truyền thông đa phương tiện
TTHT : Truyền thông hội tụ
UBND : Ủy ban nhân dân
VHNT : Văn học nghệ thuật
4
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những thập kỷ gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật
và công nghệ số đã tạo nên th i quen mới trong cách tiếp nhận thông tin của công
chúng. Với chiếc máy tính, ipad hoặc điện thoại thông minh, mọi người c thể đọc,
xem, nghe tin tức ở mọi nơi, mọi lúc.
Báo chí, truyền thông đã nhanh ch ng ứng dụng những tiến bộ của khoa học
kỹ thuật, công nghệ thông tin để hình thành báo chí, TTĐPT, tạo nên những “mâm
cỗ” thông tin đa dạng, đa lớp, đa chiều nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu ngày càng
cao của công chúng.
Với những đặc trưng: Kết hợp cùng lúc nhiều phương tiện chuyển tải, tính
tức thời và tính phi định kỳ, khả năng tương tác cao, cùng với đ là tính toàn cầu và
tính cá thể h a cao, thì vai trò của báo chí, truyền thông cũng c sự biến đổi trong
bối cảnh báo chí, TTĐPT phát triển. Điển hình là sự thay đổi giữa nguồn phát và
nguồn nhận; thay đổi trong phương thức thu thập và sản xuất thông tin của nhà
báo…
Về nguồn phát và nguồn nhận: Công chúng ngày nay trở nên chủ động hơn,
họ không còn chỉ là nguồn nhận thông tin thụ động đơn thuần. Bởi thông tin ngày
nay được lưu lại trên internet, không bị phụ thuộc vào thời gian phát s ng như
truyền hình hay phát thanh, cũng không bị phụ thuộc vào thời gian xuất bản như
báo in. Công chúng được lựa chọn thời gian để tiếp nhận thông tin bất cứ lúc nào,
tại bất cứ đâu mà họ cảm thấy thuận tiện, miễn là c kết nối internet. Hơn nữa, trình
tự, cách thức và hình thức tiếp nhận thông tin của công chúng ngày nay cũng chủ
động hơn. Họ không còn phải canh giờ để chờ báo ra; không phải ngồi chờ cho
những chương trình yêu thích của bản thân; chủ động click chuột để chọn bài báo
mình muốn đọc. Dễ dàng nhất là họ c thể tìm kiếm chủ đề bài báo mình thích để
đọc ngay cho n ng. Và đặc biệt, công chúng c thể phản hồi ngay lập tức đối với
mỗi thông tin họ vừa tiếp nhận được.
5
Chính công chúng ngày nay cũng chủ động biến mình thành nguồn phát. Mỗi
sự kiện xảy ra phải khi nhà báo chưa c mặt thì chính họ tại nơi đ đã trở thành
nguồn tin, là những người đưa tin rất nhanh đến công chúng khác, thông qua
internet.
Trong phương thức thu thập và sản xuất thông tin của nhà báo cũng c nhiều
thay đổi. Nếu trước đây, người làm báo gần như chỉ chuyển một công việc (thực
hiện tác phẩm cho một loại hình báo chí), thì nay phải là người làm được nhiều
việc, sáng tạo được tác phẩm báo chí ĐPT cho nhiều loại hình báo chí. Trong môi
trường báo chí cạnh tranh khốc liệt, muốn bài viết của mình có tác động xã hội lớn
thì nhà báo phải tìm tòi cho được những chi tiết đắt giá, tạo sự khác biệt. Tiếp cận
được thông tin rồi, nhà báo cần phải tư duy và hành động để sáng tạo được tác
phẩm báo chí ĐPT. Muốn vậy, nhà báo ngoài việc c kiến thức nền tảng tốt, còn
phải biết sử dụng thành thạo phương tiện làm báo, không ngừng tìm tòi, sáng tạo,
hội nhập để làm chủ công nghệ đang thay đổi từng ngày.
Chính những điều nêu trên đã đặt ra yêu cầu là các cơ quan báo chí, truyền
thông phải thay đổi, đặc biệt là thay đổi trong phương diện mô hình tổ chức và hoạt
động, để từ đ mới c thể thích ứng, tồn tại và phát triển.
Xu thế phát triển báo chí ĐPT trong kỷ nguyên kĩ thuật số và các nguyên
nhân về kinh tế - xã hội khác đã dẫn đến sự hình thành xu hướng TTHT và mô hình
TSHT trong báo chí, truyền thông hiện đại.
Trên thế giới, mô hình TSHT đã hình thành và phát triển từ những năm đầu
thế kỷ XXI tại Mỹ và châu Âu. Sau đ mô hình này liên tục được mở rộng ở các
nước c nền báo chí phát triển khác.
Trên thực tế, hầu hết các tòa soạn báo trên thế giới cũng như ở Việt Nam,
vốn được xây dựng và vận hành theo mô hình tòa soạn chuyên biệt, dành riêng cho
một loại hình báo chí nhất định. Việc ra đời mô hình TSHT là kết quả tất yếu của xu
hướng hội tụ công nghệ cũng như sự thay đổi cách tiếp nhận của công chúng, nhất
là khi mọi người dân đều c thể dễ dàng tiếp cận với nguồn tin hơn thông qua các
thiết bị công nghệ thông minh.
6
Theo ông David Brewer, chuyên gia tư vấn chiến lược truyền thông (Vương
quốc Anh), “Việc xây dựng TSHT không chỉ đơn giản là việc sắp xếp lại vị trí làm
việc mà còn là cấu trúc lại quy trình phối hợp giữa các bộ phận trong tòa soạn.
Thay vì lập kế hoạch độc lập để sản xuất trên mỗi loại hình báo chí truyền thống
như trước đây, tại TSHT, các biên tập viên sẽ cùng xây dựng một kế hoạch sản xuất
từ những gói thông tin nhất quán. Trong đó, có sự đánh giá, sắp xếp, phân loại mức
độ thể hiện và thời gian đăng tải thông tin trên từng loại hình báo chí, sao cho phù
hợp với tính quan trọng, sức ảnh hưởng của đề tài” [11].
Phương thức hoạt động theo hướng trên cũng giúp làm gọn, nhẹ quá trình thu
thập thông tin, nhưng lại tăng tốc độ sản xuất và nâng cao chất lượng thông tin; đồng
thời tránh được sự trùng lặp, giúp giảm chi phí và tiết kiệm nguồn lực cho tòa soạn.
Đồng thời, trong mô hình tổ chức TSHT, sự tương tác với công chúng là điều
cần được quan tâm đặc biệt. Vì n không chỉ đáp ứng nhu cầu của công chúng, mà
còn giúp phát triển mối quan hệ của các cơ quan báo chí với công chúng.
Trong bối cảnh TTHT, việc thay đổi mô hình tổ chức và hoạt động của tòa
soạn báo chí theo mô hình TSHT sẽ đảm bảo chất lượng nội dung thông tin trong
tòa soạn được kiểm soát theo hướng tập trung.
Trong xu thế đ , các cơ quan báo quan chí ở nước ta đã, đang vận động và
phát triển theo hướng sắp xếp lại mô hình tổ chức và hoạt động, hướng tới mô hình
TSHT. Đây là cơ hội và cũng là thách thức đối với các cơ quan báo chí.
Trên thực tế, Đài Tiếng n i Việt Nam đã tích hợp đầy đủ các loại hình báo
chí (phát thanh, báo in, báo điện tử, truyền hình) trong một cơ quan báo chí. Các cơ
quan báo chí lớn như: Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Báo
Nhân Dân, Cổng thông tin điện tử Chính phủ... đã tích hợp nhiều loại hình báo chí.
Báo Tuổi trẻ, Báo điện tử VietnamNet, Báo điện tử VnExpress…cũng là những cơ
quan báo chí đi đầu trong việc sắp xếp lại mô hình tổ chức và hoạt động của tòa
soạn báo chí trong bối cảnh TTHT.
Tuy nhiên, theo nhà báo Hồ Quang Lợi, Ph Chủ tịch thường trực Hội Nhà
báo Việt Nam trong phát biểu tại hội thảo chủ đề “Xây dựng TSHT và hành động
7
của người làm báo” do Hội Nhà báo tỉnh Quảng Ninh tổ chức tại thành phố M ng
Cái (tháng 9 năm 2017) thì: “một số cơ quan báo chí chưa thực sự quan tâm, chưa
thực sự hiểu mô hình TSHT, chỉ coi TSHT là phép cộng máy móc các loại hình báo
chí trong một cơ quan”.
Đối với hệ thống báo chí địa phương trong cả nước, mỗi tỉnh, thành phố đều c
một cơ quan báo đảng thuộc Tỉnh ủy, Thành ủy; một đài PTTH thuộc UBND tỉnh, thành
phố (riêng thành phố Hồ Chí Minh c Đài Truyền hình và Đài Tiếng n i Nhân dân thành
phố); một tạp chí hoặc báo văn nghệ thuộc Hội VHNT tỉnh, thành phố. Bên cạnh một số
đơn vị đã bước đầu đề ra và thực hiện các giải pháp đổi mới mô hình tổ chức và hoạt
động (điển hình như Báo Nghệ An), thì nhiều cơ quan báo chí vẫn chưa c sự thay đổi
đáng kể trong việc vận hành theo mô hình tòa soạn theo xu hướng TTHT.
Ở tỉnh Quảng Ninh, trước năm 2019 c 3 cơ quan báo chí gồm: Báo Quảng
Ninh trực thuộc Tỉnh ủy, Đài PTTH Quảng Ninh trực thuộc UBND tỉnh và Báo Hạ
Long trực thuộc Hội VHNT tỉnh. Về tổ chức và hoạt động của các cơ quan báo chí
này, bên cạnh những ưu điểm, cũng bộc lộ những hạn chế, đặc biệt là trước bối cảnh
CNTT phát triển nhanh ch ng và mạnh mẽ, nhu cầu và th i quen tiếp nhận thông tin
của công chúng c nhiều thay đổi. Trong Đề án thành lập Trung tâm Truyền thông
tỉnh Quảng Ninh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh đã chỉ ra các hạn chế của
các cơ quan báo chí tỉnh, gồm: (1) Công tác quản lý, điều hành nhìn chung còn
thiếu năng động; tổ chức, bộ máy còn cồng kềnh, trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ;
còn lãng phí nhân lực trong việc cử ph ng viên tác nghiệp, đưa tin về các sự kiện;
(2) Phương thức thông tin, tuyên truyền một số nội dung còn thiếu tính hấp dẫn,
chưa tác động làm chuyển biến mạnh mẽ tư tưởng trong nhân dân; thông tin trên
các loại hình báo chí còn c sự trùng lặp, c nội dung thông tin, tuyên truyền còn
thiếu tính thống nhất. Tính chiến đấu, phản biện của báo chí đã được coi trọng, song
chưa thật mạnh mẽ và thường xuyên; (3) Việc nắm bắt, cung cấp, định hướng thông
tin, dư luận xã hội trước những vấn đề phức tạp, nhạy cảm của các cơ quan báo chí
c thời điểm, c việc còn chưa chủ động, thiếu kịp thời; (4) Hoạt động kinh tế báo
chí chưa phát triển tương xứng với tiềm năng; khả năng tự chủ tài chính còn hạn
8
chế; cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ cho công tác chuyên môn của các cơ quan
báo chí n i chung còn lạc hậu, chưa theo kịp sự phát triển của xã hội.
Để phát huy những ưu điểm, khắc phục những hạn chế nêu trên, đ n bắt xu
hướng TTHT và đáp ứng tốt nhu cầu thông tin của công chúng, cũng như yêu cầu
công tác thông tin, truyền thông của tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã xây dựng Đề
án hợp nhất các cơ quan thông tin, báo chí gồm: Báo Quảng Ninh, Đài PTTH tỉnh,
Báo Hạ Long, Cổng thông tin điện tử tỉnh để thành lập Trung tâm Truyền thông
tỉnh. Mục tiêu của việc hợp nhất nhằm xây dựng Trung tâm Truyền thông tỉnh là cơ
quan báo chí c tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu quả; đẩy mạnh ứng dụng
công nghệ kỹ thuật số và các phương tiện truyền thông mới, hướng tới trở thành cơ
quan truyền thông hiện đại, c uy tín, tầm ảnh hưởng rộng, tiềm lực tài chính mạnh,
tương xứng với vị trí, vai trò của một tỉnh dịch vụ, công nghiệp, trung tâm du lịch
chất lượng cao của khu vực, một trong những cực tăng trưởng kinh tế của miền Bắc.
Tuy Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh được thành lập trước khi Thủ
tướng Chính phủ ký Quyết định số 362/QĐ-TTg ngày 03/4/2019 “phê duyệt Quy
hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025”, nhưng việc hợp nhất
các cơ quan thông tin, báo chí của tỉnh Quảng Ninh cũng đ n đầu thực hiện và cụ
thể h a được những quan điểm, mục tiêu của Quy hoạch này. Đặc biệt là quan điểm
“Phát triển báo chí đi đôi với quản lý tốt, theo hướng cách mạng, chuyên nghiệp,
hiện đại, chất lượng, hiệu quả đáp ứng nhu cầu thông tin của nhân dân (…) Phát
triển báo chí phù hợp với xu thế phát triển khoa học công nghệ và thông tin, truyền
thông thế giới. Kết hợp chặt chẽ các loại hình báo chí đồng thời phát huy lợi thế của
các phương tiện, dịch vụ thông tin Internet nhằm chủ động cung cấp thông tin chính
thống, c định hướng, tăng diện bao phủ trong nước và quốc tế; hạn chế ảnh hưởng
tiêu cực và bảo đảm an toàn, an ninh thông tin mạng”; và mục tiêu được xác định
trong Quy hoạch là: “Sắp xếp hệ thống báo chí gắn với đổi mới mô hình tổ chức,
nâng cao hiệu quả lãnh đạo, quản lý báo chí để phát triển hệ thống báo in, báo hình,
báo n i, báo điện tử. Xây dựng một số cơ quan báo chí chủ lực, đa phương tiện làm
nòng cốt, c vai trò định hướng dư luận xã hội, thông tin đối ngoại. Sắp xếp hệ
thống báo chí, khắc phục tình trạng chồng chéo, đầu tư dàn trải, buông lỏng quản lý,
9
hoạt động xa rời tôn chỉ, mục đích; gắn với việc xác định rõ trách nhiệm lãnh đạo,
quản lý báo chí của các cấp ủy Đảng, chính quyền, nhất là của người đứng đầu cơ
quan chủ quản và cơ quan báo chí. Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, ph ng viên,
biên tập viên c đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu phát triển báo chí trong
tình hình mới” [54].
Sau khi được Ban Bí thư Trung ương Đảng đồng ý, ngày 18/12/2018, Ban
Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh đã ra Quyết định số 1276- QĐ/TU Thành lập
Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh trên cơ sở hợp nhất các cơ quan thông
tin, báo chí nêu trên của tỉnh. Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh chính thức
hoạt động từ ngày 1/1/2019.
Trong luận văn này, tác giả sẽ bước đầu nghiên cứu những ưu điểm, hạn chế
sau một năm vận hành theo xu hướng TTHT của mô hình cơ quan báo chí mới ở địa
phương đầu tiên trong cả nước được thành lập theo chủ trương của Ban Bí thư
Trung ương Đảng. Trên cơ sở Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc
đến năm 2025, tác giả mong muốn được tìm hiểu, phân tích, đánh giá và đề xuất,
kiến nghị một số nội dung để cơ quan chủ quản và Trung tâm Truyền thông tỉnh
Quảng Ninh c cái nhìn tổng quát, từ đ xem xét điều chỉnh để đảm bảo tuân thủ
theo đúng Quy hoạch nêu trên. Đây chính là lí do tác giả luận văn lựa chọn đề tài
“Mô hình tổ chức và hoạt động của tòa soạn báo chí trong bối cảnh TTHT: Nghiên
cứu trường hợp Trung tâm truyền thông tỉnh Quảng Ninh”.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trên thế giới và cả trong nước, mô hình tổ chức và hoạt động của tòa soạn
báo chí trong bối cảnh TTHT không phải là đề tài mới. Như đã trình bày ở phần Lý
do chọn đề tài, năm 1978, giáo sư công nghệ truyền thông Nicholas Negroponte của
Học viện Công nghệ Massachusetts (Hoa Kỳ) lần đầu tiên nhắc đến khái niệm “Hội
tụ truyền thông” khi ông dùng 3 đường tròn giao nhau để mô tả sự giao thoa của
ngành công nghiệp truyền hình (Broadcast and motion Picture Industry), ngành
công nghiệp máy tính (Computer Industry) và ngành công nghiệp in ấn - xuất bản
10
(Print and Publishing Industry); với tiên đoán ba ngành công nghiệp truyền thông
này sẽ tích hợp thành một thực thể duy nhất.
Đến năm 1983, trong cuốn Tự do công nghệ (Technologies of Freedom),
giáo sư Học viện Công nghệ Hoa Kỳ (MIT) Ithiel de Sola Pool cho rằng một loại
mạng mang hình thái vật lý sẽ “phục vụ” tốt cho tất cả các loại hình báo chí. Ithiel
de Sola Pool mô tả sự hội tụ này là sự tích hợp về phương thức chuyển tải các sản
phẩm truyền thông đến công chúng, khi các cuộc hội thảo, các vở kịch, các bản
tin…đều được chuyển tải đến công chúng bằng phương án điện tử và được tích hợp
trong một hệ thống CNTT lớn.
Trong cuốn sách c tựa đề “Hội tụ - ý nghĩa và nội hàm” (2003), Rich
Gordon đã tổng kết 6 hàm ý của từ hội tụ, trong đ nhấn mạnh hội tụ công nghệ
truyền thông, hợp nhất quyền sở hữu truyền thông, hội tụ cấu trúc trong hoạt động
tổ chức truyền thông, hội tụ trong kỹ năng sản xuất sản phẩm báo chí và hội tụ hình
thức thể hiện của sản phẩm báo chí.
Năm 2004, tác giả Stephen Quin, trong bài viết “Better jounalism or better
profit?: A key convergence issue in an age of concentrated ownership” (tạm dịch là
lợi ích từ việc xây dựng TSHT) đã nhấn mạnh đến sự hội tụ từ g c độ tổ chức tòa
soạn, khi cho rằng sự hội tụ toàn phần sẽ xảy ra khi c sự thay đổi văn bản trong
cách thức hoạt động của tòa soạn, khi c một ban biên tập chung với những cá nhân
chủ chốt c khả năng xử lý các sản phẩm truyền thông c nhiều đầu ra khác nhau,
tiếp cận các vấn đề từ g c độ các phương tiện truyền thông khác nhau, và yêu cầu
nhân viên phù hợp nhất triển khai xây dựng tác phẩm cho từng loại hình truyền
thông đ . Để thực hiện được điều này, tòa soạn cần c một cơ sở dữ liệu tập trung,
các thông tin đầu vào đều được tập trung xử lý bởi một siêu ban biên tập, dù người
thu thập thông tin ban đầu đang làm việc chủ yếu cho loại hình truyền thông nào.
Tuy quan điểm khác nhau về mô hình hội tụ truyền thông, cũng như quá
trình hội tụ, song các tác giả đều c một điểm chung đ là sự x a nhòa ranh giới
giữa các loại hình truyền thông đại chúng truyền thống, kể cả về khía cạnh nội dung
cũng như khía cạnh tác nghiệp của nhà báo.
11
Cuốn “Convergent Journalism an introduction: Writing and producing
across media” (tạm dịch là Giới thiệu về báo chí hội tụ: Viết và làm tin thông qua
phương tiện truyền thông) của tác giả Stephen Quinn và Vincent F.Filak, xuất bản
năm 2005. Cuốn sách trình bày các cách làm tin thông qua các phương tiện truyền
thông, làm thế nào để các nhà báo làm chủ tất cả các phương tiện trong văn phòng
báo chí hội tụ.
Cuốn “Convergent Journalism: Writing and Reporting across the New
Media” (tạm dịch là Báo chí hội tụ: Viết và đưa tin thông qua phương tiện truyền
thông mới) của tác giả Janet Kolodzy, xuất bản năm 2006. Cuốn sách dự đoán thế
kỷ mới sẽ là một thời đại của sự thay đổi và sự lựa chọn trong ngành báo chí. Báo
chí trong tương lai sẽ bao gồm tất cả các loại phương tiện truyền thông: cũ và mới
tích hợp với nhau.
Cuốn “Undersatanding Media Convergent” (tạm dịch là Hiểu về TTHT) của
nh m tác giả August E.Grant và Jeffrey S. Wilkinson, xuất bản năm 2008. Cuốn
sách trình bày về cảnh quan truyền thông đương đại. Phân tích các khái niệm, thành
tố để c cái nhìn toàn diện về TTHT.
Trong số những nghiên cứu của các tác giả nước ngoài đã được công bố tại
Việt Nam gần đây, bài viết đăng trên website Vietnam Journalists Association có
tiêu đề: “Phương thức sản xuất Báo chí hội tụ” của tác giả David Brewer đã c
những kiến giải khá sâu sắc về phương thức sản xuất mà ông gọi là “Báo chí hội
tụ”, những nguyên tắc biên tập nội dung, trình tự làm báo và hệ thống kỹ thuật
cần thiết cho cơ quan báo chí để c thể khai thác nội dung trên nhiều loại hình
báo chí, từ đ thu hút ngày càng đông đảo lượng khán giả và tạo ra chuỗi doanh
thu mới (tài chính bền vững).
Tác giả cũng nêu lên các mô hình truyền thông với những quy tắc cơ bản; các
lợi ích; trình tự công việc; các vấn đề về thiết kế; vấn đề nguồn nhân lực của một
TSHT và khẳng định: TTHT mang lại nhiều lợi ích hơn là chỉ tiết kiệm chi phí và
tăng hiệu quả trong sản xuất tin bài, n cũng giúp mở rộng đối tượng độc giả và tạo ra
12
nhiều nguồn thu thập tin mới c giá trị, n chắc chắn sẽ mang tới lợi ích lớn cho tòa
soạn báo và cho việc kinh doanh báo chí.
Theo nghiên cứu của PGS. TS Nguyễn Thành Lợi, những thảo luận về TTHT
của các học giả trên thế giới diễn ra khá sôi nổi. Tuy nhiên, khái niệm “hội tụ” được
sử dụng trong báo chí, truyền thông lại rất mơ hồ. Các học giả phương Tây đã c
những g c nhìn rất đa dạng trong công tác nghiên cứu loại hình truyền thông mới này.
Nhiều nghiên cứu được triển khai từ giác độ hội tụ kỹ thuật, hội tụ quyền sở hữu truyền
thông, và cũng c những công trình lại xuất phát từ hội tụ về cơ cấu tổ chức truyền
thông hay hội tụ trong kỹ năng biên tập, sản xuất tin, bài. C thể n i, những công trình
nghiên cứu của các học giả phương Tây trải rộng trên mọi phương diện liên quan đến
các phương tiện truyền thông, như môi trường bên ngoài, cơ chế nội bộ và hoạt động
kinh doanh của các phương tiện truyền thông. Cũng chính vì thế, cho đến nay, khái
niệm TTHT vẫn chưa c một định nghĩa chuẩn xác được công nhận. Chính vì các học
giả xuất phát từ các giác độ và ngữ cảnh khác nhau để lý giải về TTHT, mới gây ra sự
khác biệt trong nhận thức xung quanh khái niệm này.
Ở trong nước, các nhà nghiên cứu đã c những cuốn sách về mô hình tổ chức và
hoạt động của tòa soạn báo chí n i chung, tòa soạn báo chí đặt trong bối cảnh TTHT.
Sách “Truyền thông đại chúng” (2001) của Tạ Ngọc Tấn cung cấp cho người
đọc những hiểu biết cơ bản, c hệ thống về các phương tiện thông tin đại chúng ở
trung ương và địa phương nước ta thời điểm đ . Tác giả đề cập đến các nguyên tắc,
phương pháp chính nhằm quản lý, điều hành, phát huy tốt vai trò, sức mạnh của các
loại hình phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là trong bối cảnh toàn cầu h a
truyền thông đại chúng.
Cuốn sách “80 năm báo chí cách mạng Việt Nam - những bài học lịch sử và
định hướng phát triển” được chọn lọc từ Kỷ yếu hội thảo khoa học của Học viện
Báo chí và Tuyên truyền do NXB Chính trị quốc gia phát hành năm 2005. Bài viết
Bàn về xây dựng mô hình tòa soạn báo chí hiện nay của tác giả Hà Huy Phượng in
trong cuốn sách đã bàn sâu về mô hình truyền thông truyền thống, phân tích những
ưu điểm, hạn chế của mô hình này, từ đ c những phác thảo về mô hình TSHT áp
13
dụng cho Việt Nam. Bài viết đã c những gợi ý hữu ích cho những ai quan tâm đến
xu hướng phát triển của báo chí ĐPT, đặc biệt là mô hình TSHT ở thời điểm đ .
Chuyên luận “Những vấn đề của báo chí hiện đại” của hai tác giả Hoàng
Đình Cúc và Nguyễn Đức Dũng (2007) cũng đề cập đến những vấn đề đặt ra đối với
báo chí địa phương ở nước ta khi ấy, trong đ đặc biệt phê phán tình trạng quá ưu ái
cho truyền hình và coi nhẹ phát thanh ở các đài địa phương. Điều này dẫn đến hoạt
động trong lĩnh vực phát thanh ở các đài địa phương nhìn chung kém chất lượng và
hiệu quả, gây lãng phí về nhân lực và vật lực.
Cuốn sách “Báo chí thế giới và xu hướng phát triển” của tác giả Đinh Thị
Thúy Hằng do NXB Thông tấn phát hành năm 2008 đề cập tới những lý luận, khái
niệm, phạm trù và hoạt động báo chí đang phổ biến tại các trường đại học trên thế
giới và trong nghiên cứu báo chí. Ở chương 5, Hội tụ truyền thông, xu thế phát triển
của báo chí thế giới, tác giả phân tích xu hướng phát triển của báo chí thế giới trong
thời đại kỷ nguyên số. Đây là nguồn tài liệu hữu ích đối với tác giả trong quá trình
thực hiện luận văn.
Cuốn sách “Báo chí truyền thông hiện đại” của tác giả Nguyễn Văn Dững do
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội phát hành năm 2011 đã những tổng kết và chắt lọc
những vấn đề cơ bản nhất về hoạt động báo chí. Đặc biệt ở chương 3, Nhận diện
đặc điểm của báo chí hiện đại, tác giả đã c những phân tích kỹ lưỡng, những nhận
định về hoạt động báo chí trong bối cảnh TTHT.
Sách chuyên khảo “Báo mạng điện tử - những vấn đề cơ bản” của tác giả
Nguyễn Thị Trường Giang (2011), đề cập đến yếu tố ĐPT trên loại hình báo mạng
điện tử, đ là n c thể đảm đương nhiệm vụ của cả PTTH lẫn báo in một cách dễ
dàng. Bản thân n mang trong mình sức mạnh của phương tiện truyền thông đại
chúng truyền thống, cùng kết hợp với mạng máy tính nên c nhiều ưu điểm vượt
trội, trở thành kênh truyền thông đại chúng vô cùng hiệu quả.
Trong cuốn Tổ chức và hoạt động của tòa soạn, NXB Đại học quốc gia, Hà
Nội (2013), PGS.TS Đinh Văn Hường đã đề cập cụ thể bộ máy tòa soạn báo chí
14
(báo in, PTTH, hãng tin tức, báo mạng điện tử) và xu hướng phát triển của các loại
hình tòa soạn báo chí đ .
Cuốn sách “Tác nghiệp báo chí trong môi trường truyền thông hiện đại” của
tác giả Nguyễn Thành Lợi do NXB Thông tin và Truyền thông phát hành năm 2014,
khái quát về những vấn đề khá mới mẻ đang được nghiên cứu rộng rãi trên thế giới
nhiều thập kỷ qua như truyền thông xã hội, các lý thuyết truyền thông, TTHT,
TSHT, đồng thời trình bày đặc điểm và những kỹ năng cần thiết đối với “nhà báo đa
năng” trong môi trường TTHT. Từ những câu hỏi TTHT là gì? Sự xuất hiện của kỷ
nguyên truyền thông số đã khiến nghiệp vụ báo chí truyền thông c những thay đổi
căn bản. Những thay đổi đ tác động như thế nào đến tiến trình TTHT? Từ tòa soạn
đơn loại hình đến ĐPT rồi phát triển tới TSHT là sự phát triển tiệm tiến từ thấp đến
cao, từ đơn giản đến phức tạp. Tác giả đã c những phân tích rất kỹ lưỡng, đồng
thời đề xuất các giải pháp cho các tòa soạn báo ở Việt Nam trong xu thế TTHT và
ĐPT hiện nay. Đây là cuốn sách quý, gợi mở rất nhiều cho hướng nghiên cứu đề tài.
Trong cuốn “Tổ chức hoạt động cơ quan báo chí thực tiễn và xu hướng phát
triển” (2016), TS. Nguyễn Quang Hòa cung cấp bức tranh toàn cảnh về báo chí hiện
nay, giúp người đọc hiểu rõ bản chất của hoạt động báo chí. Đồng thời, cuốn sách còn
trình bày về bộ máy tòa soạn các cơ quan báo chí, bao gồm tất cả các cơ quan báo in,
PTTH, hãng tin tức, báo mạng điện tử hiện nay và xu hướng phát triển của báo chí.
Cuốn “Báo chí và truyền thông đa phương tiện” (2017) của PGS.TS Nguyễn
Thị Trường Giang (Chủ biên) nghiên cứu và đề cập tổng quan, chi tiết về báo chí và
truyền thông ĐPT; các xu thế phát triển của báo chí trong kỷ nguyên kỹ thuật số;
nhà báo ĐPT; tác phẩm báo chí ĐPT; công chúng báo chí và truyền thông trong kỷ
nguyên mới; truyền thông xã hội và nhà báo công dân. Đặc biệt, trong cuốn sách
này, các tác giả đã dành hẳn một chương (chương 3, từ trang 214 đến trang 272) để
đề cập đến hội tụ truyền thông và TSHT. Trong đ , các tác giả đã làm rõ các khai
niệm hội tụ truyền thông, TSHT; đề cập lịch sử hình thành và phát triển của hội tụ
truyền thông và TSHT; yêu cầu để thành lập TSHT; một số mô hình TSHT tiêu biểu
ở Việt Nam và trên thế giới.
15
Cùng với các cuốn sách nên trên, còn c các bài báo khoa học liên quan đến
đề tài nghiên cứu. Tiêu biểu là:
Bài viết “Truyền thông hội tụ - nhìn từ góc độ báo chí” của tác giả Phạm Thị
Thanh Tịnh đăng trên Tạp chí Lý luận và Truyền thông, tháng 5/2014 bàn về TTHT
trong lĩnh vực báo chí, chính là sự hợp nhất của các loại hình báo chí truyền thống
trong cùng một cơ quan báo chí về cấu trúc tòa soạn, sản xuất tin bài, phản hồi thông
tin… Tác giả nhấn mạnh đến vai trò của các phương tiện khoa học kỹ thuật hiện đại để
thực hiện được quá trình này, trong đ c mạng Internet là cơ sở hạt nhân.
Là người nghiên cứu chuyên sâu về TTHT, PGS. TS Nguyễn Thành Lợi c
nhiều bài viết về chủ đề này. Trong bài “Một số vấn đề đặt ra đối với báo chí trong
môi trường hội tụ truyền thông” đăng trên tạp chí Người làm báo tháng 10/7/2016,
PGS. TS Nguyễn Thành Lợi cho rằng: Nhìn tổng thể, sự nhận thức về TTHT được
triển khai trên hai giác độ chính là: hội tụ kỹ thuật và hội tụ kinh tế… Từ thực tiễn
đời sống truyền thông hiện nay, c thể lý giải không gian hai chiều của TTHT như
sau: (1) Hội tụ kỹ thuật chủ yếu được thể hiện ở sự hội tụ về loại hình truyền thông,
bao gồm sự hội tụ của các phương tiện truyền thông mới và truyền thống cùng sự
hội tụ của ba mạng: điện thoại viễn thông, PTTH và mạng Internet. (2) Hội tụ kinh
tế thể hiện trên các cấp độ: hội tụ thị trường, hội tụ tư bản và hội tụ sản nghiệp.
Trong bài báo “Phác thảo mô hình TSHT Báo Thể thao & Văn hóa” đăng
trên Tạp chí Người làm báo ngày 02/07/2018, tác giả Ngân Lượng trên cơ sở phân
tích thực tiễn hoạt động tại tòa soạn đã đưa ra phác thảo về mô hình TSHT báo Thể
thao & Văn h a trong môi trường truyền thông số. Tác giả để xuất: về văn phòng
tòa soạn, các bộ phận cùng làm việc trên một mặt phẳng không c vách ngăn và c
thể quan sát toàn thể; về cơ cấu tổ chức, tòa soạn thu gọn thành hai phòng thực hiện
nội dung chính là phòng Thể thao và phòng Văn h a; về hội tụ cách thu thập thông
tin, bộ phận siêu biên tập sẽ bàn bạc và thống nhất đưa ra chỉ đạo chung cho tất cả
các loại hình; tất cả các ph ng viên TT&VH phải được đào tạo là những ph ng viên
đa năng; đẩy mạnh sản xuất những sản phẩm đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của công
16
chúng mobile; đẩy mạnh tương tác với mạng xã hội, thúc đẩy công chúng tham gia
trong quá trình sản xuất, phản hồi thông tin.
Trong số các luận văn, luận án liên quan đến đề tài nghiên cứu từ trước tới
nay, c thể kể tên một số nghiên cứu tiêu biểu như:
“Ứng dụng truyền thông ĐPT trên báo trực tuyến của các cơ quan phát
thanh, truyền hình”, luận văn thạc sỹ báo chí và truyền thông của Trần Thị Thuý
Bình, năm 2015.
Trong luận văn, tác giả cung cấp khái niệm và quá trình xuất hiện của
TTĐPT trên báo trực tuyến của thế giới và Việt Nam. Khảo sát việc ứng dụng
TTĐPT trên báo trực tuyến của cơ quan PTTH (VOVNEWS, HTV, HanoiTV),
nhận xét những mặt mạnh và hạn chế trong việc ứng dụng TTĐPT trên báo trực
tuyến cũng như cơ hội và thách thức đối với báo trực tuyến của các cơ quan PTTH.
Trên cơ sở đ đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng báo trực tuyến
thông qua việc phát huy thế mạnh của TTĐPT.
“Xu thế phát triển của báo chí địa phương Việt Nam trong bối cảnh
TTĐPT”, luận án tiến sĩ báo chí học của Nguyễn Tiến Vụ, năm 2017.
Trong luận án này, tác giả đã nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn
về xu thế phát triển của báo chí địa phương Việt Nam trong bối cảnh TTĐPT, phát
hiện các vấn đề thực tiễn và đề xuất các khuyến nghị khoa học nhằm tạo điều kiện
để báo chí địa phương phát triển mạnh mẽ hơn trong bối cảnh TTĐPT.
“Quá trình chuyển đổi của Báo Tuổi trẻ TP Hồ Chí Minh theo hướng hội tụ
truyền thông”, luận văn thạc sỹ báo chí và truyền thông của Lê Thị Minh Hằng,
năm 2017.
Trong luận văn này, tác giả cho rằng: TSHT không còn là khái niệm quá mới
mẻ nhưng để chuyển đổi từ cách làm truyền thống sang hội tụ không phải chuyện
một sớm một chiều đối với bất cứ cơ quan báo chí nào. Với việc xây dựng mô hình
TSHT, báo Tuổi Trẻ bước đầu đã c được những hiệu quả nhất định: tối ưu h a
nguồn lực sẵn c , hoạt động quản trị tòa soạn chuyên nghiệp hơn, uy tín tờ báo
được củng cố, sự tương tác hai chiều với công chúng được đa dạng h a,… Tuy vẫn
17
còn tồn tại một số hạn chế và kh khăn, thách thức nội tại nhưng với những chủ
trương, hướng đi mới của Ban biên tập báo Tuổi Trẻ trong thời gian tới chắc chắn
mô hình TSHT của Tuổi Trẻ sẽ hoàn thiện và phát triển hơn nữa.
“Kỹ năng tác nghiệp bằng điện thoại di động của nhà báo trong xu thế hội tụ
truyền thông”, luận văn thạc sỹ báo chí và truyền thông của Trần Thị Kim Anh,
năm 2017.
Trong luận văn này, cùng với việc đưa ra một số khái niệm liên quan đến đề
tài nghiên cứu như: điện thoại di động, mobile journalism (báo chí di động) và kỹ
năng làm báo bằng điện thoại di động, tác giả đã đề cập nhiều đến hệ thống lý luận
về TTHT.
“Sản xuất chương trình truyền hình chuyên đề trong bối cảnh TTĐPT”, luận
văn thạc sỹ báo chí và truyền thông của Bùi Thị Bích Hường, năm 2018.
Trong luận văn, tác giả đề cập đến các giải pháp nâng cao chất lượng chương
trình chuyên đề trong bối cảnh truyền thông hiện đại. Những nhà báo truyền hình c
cách tiếp cận, c phương pháp sản xuất chương trình chuyên đề để truyền thông trên
ĐPT, hội tụ trên nền tảng Internet, thu hút, hấp dẫn người xem trên nhiều phương
tiện như điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy vi tính kết nối internet...
Nhìn chung, trong các công trình nghiên cứu kể trên, giới nghiên cứu trong
và ngoài nước đã tiếp cận dưới nhiều g c độ, nhiều quan điểm, phương pháp nghiên
cứu và đều cho rằng trong bối cảnh TTHT, các cơ quan báo chí phải thay đổi mô
hình tổ chức và hoạt động của tòa soạn. TTHT là một xu thế tất yếu bởi sự phát
triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, công nghệ số, mạng xã hội... đã tạo nên thói
quen mới trong cách tiếp nhận thông tin của công chúng.
Các nghiên cứu trong nước về mô hình tổ chức và hoạt động của tòa soạn
báo chí trong bối cảnh TTHT cũng đã đề cập đến xu hướng TTHT và mô hình tổ
chức, hoạt động của các cơ quan báo cả ở trung ương và địa phương.
Tuy nhiên, với Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh lại là trường hợp
đặc biệt. Việc tỉnh Quảng Ninh tiên phong xây dựng, xin chủ trương và phê duyệt
Đề án hợp nhất các cơ quan thông tin, báo chí của tỉnh với kỳ vọng và quyết tâm
18
xây dựng một cơ quan báo chí c tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu quả; đẩy
mạnh ứng dụng công nghệ kỹ thuật số và các phương tiện truyền thông mới, hướng
tới trở thành cơ quan truyền thông hiện đại, c uy tín, tầm ảnh hưởng rộng, tiềm lực
tài chính mạnh, là việc làm chưa c trong tiền lệ ở cấp tỉnh trong cả nước.
Sau một năm vận hành mô hình cơ quan báo chí ĐPT theo mô hình TSHT,
Trung tâm truyền thông tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện các giải pháp gì trên các bình
diện về tổ chức bộ máy, chế độ tài chính, đặc biệt là sản phẩm truyền thông? Trên
cơ sở khảo sát, đánh giá thành công và hạn chế của mô hình cấp tỉnh đầu tiên trong cả
nước hoạt động theo Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí cả nước đến năm 2025, tác
giả sẽ đề xuất những khuyến nghị, giải pháp nhằm giúp cho Trung tâm truyền thông tỉnh
Quảng Ninh ngày một hoạt động chất lượng, hiệu quả.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống h a các vấn đề lý luận liên quan đến đề tài, luận văn
khảo sát thực trạng hoạt động của Trung tâm truyền thông tỉnh Quảng Ninh trong
năm 2019 trên các bình diện về tổ chức bộ máy, chế độ tài chính, đặc biệt là sản
phẩm truyền thông của cơ quan TTĐPT này. Từ đ , tác giả luận văn bước đầu đánh
giá thành công và hạn chế sau một năm hợp nhất các cơ quan thông tin, báo chí của
tỉnh Quảng Ninh để thành lập cơ quan báo chí ĐPT, vận hành theo mô hình TSHT,
xu hướng TTHT ở địa phương cấp tỉnh đầu tiên trong cả nước.
Trên cơ sở đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, đặc biệt
là dựa trên các quan điểm, mục tiêu, định hướng, phương án sắp xếp và lộ trình thực
hiện được xác định trong Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến
năm 2025, tác giả luận văn sẽ khảo sát, đánh giá việc thực hiện ở Quảng Ninh, từ đ
sẽ đề xuất, kiến nghị một số nội dung để cơ quan chủ quản và Trung tâm Truyền
thông tỉnh Quảng Ninh c cái nhìn tổng quát, xem xét điều chỉnh phù hợp để đảm
bảo tuân thủ theo đúng Quy hoạch nêu trên; đồng thời giúp cho Trung tâm truyền
thông tỉnh Quảng Ninh ngày một hoạt động chất lượng, hiệu quả.
19
Trên cơ sở nghiên cứu đề tài, tác giả luận văn sẽ kiến nghị với cấp thẩm
quyền một số nội dung để đảm bảo c sự thống nhất trong việc thực hiện Quy hoạch
phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025; thống nhất trong việc hợp
nhất các cơ quan thông tin, báo chí ở tỉnh, thành phố trong cả nước (đối với các địa
phương tiến hành công việc này), từ đ g p phần thực hiện các quan điểm, mục tiêu
trong Quy hoạch.
Thông qua việc nghiên cứu đề tài, tác giả luận văn mong muốn cung cấp cho
các cơ quan báo chí, đặc biệt là các cơ quan báo chí ở địa phương trong cả nước;
các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng và những người nghiên cứu về báo chí, truyền thông
c cái nhìn tổng quan về mô hình Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh, để từ
đ tiếp tục c những đề tài nghiên cứu liên quan.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích nêu trên, luận văn cần làm rõ:
Hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến đề tài.
Khảo sát thực trạng hoạt động của Trung tâm truyền thông tỉnh Quảng Ninh
trên các bình diện về tổ chức bộ máy, chế độ tài chính, đặc biệt là sản phẩm truyền
thông của cơ quan TTĐPT này.
Đánh giá thành công, hạn chế, nguyên nhân thành công và hạn chế của mô
hình tổ chức và hoạt động của Trung tâm truyền thông tỉnh Quảng Ninh.
Đề xuất khuyến nghị, giải pháp.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Mô hình và tổ chức hoạt động của tòa soạn báo chí
trong bối cảnh TTHT.
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu trường hợp Trung tâm truyền thông tỉnh
Quảng Ninh trong năm 2019.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp: Nhằm mục đích tìm cơ sở cho việc xây
dựng khung lý thuyết về xu thế phát triển của mô hình và tổ chức hoạt động của tòa soạn
báo chí trong bối cảnh TTHT; quan điểm, định hướng của Đảng và Nhà nước đối với sự
20
phát triển của báo chí; sự phát triển của báo chí trong môi trường phát triển khoa học kỹ
thuật hiện đại. Đồng thời, tác giả tìm hiểu kết quả nghiên cứu của một số công trình khoa
học c thể hữu ích cho việc đối chiếu và tham khảo trong khuôn khổ công trình nghiên
cứu này, các công trình đ c thể làm cơ sở cho việc đánh giá các kết qua khảo sát, tìm ra
các giải pháp khoa học cho vấn đề nghiên cứu.
Phỏng vấn sâu:
Nhóm thứ nhất: Phỏng vấn sâu (phỏng vấn cá nhân) 5 người là các nhà quản lý
báo chí để hỏi về sự cần thiết, cách thức triển khai, hiệu quả của việc hợp nhất các cơ
quan thông tin, báo chí để thành lập Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh thành
TSHT đa phương tiện, đáp ứng xu thế tất yếu của truyền thông hiện đại là TTHT.
Nhóm thứ hai: Phỏng vấn 9 người các nhà báo, phóng viên, kỹ thuật viên của
Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh để hỏi về quá trình triển khai thực hiện
hợp nhất các cơ quan thông tin, báo chí để thành lập Trung tâm Truyền thông tỉnh
thành cơ quan báo chí theo mô hình TSHT đa phương tiện; những thuận lợi, khó
khăn, ưu điểm, hạn chế của việc thực hiện tác phẩm ĐPT; các đề xuất, kiến nghị để
thực hiện tốt mô hình này.
Nh m thứ ba: Phỏng vấn 10 người là công chúng báo chí (trong đ c một số
người là cộng tác viên) của Trung tâm Truyền thông tỉnh về các nội dung: Đánh giá
về nội dung, hình thức, phương thức chuyển tải các tác phẩm báo chí của Trung tâm
Truyền thông tỉnh; so sánh sản phẩm báo chí của Trung tâm Truyền thông tỉnh với
của các cơ quan báo chí của tỉnh trước khi thành lập Trung tâm; mong muốn Trung
tâm Truyền thông tỉnh đổi mới những gì để sản phẩm báo chí phù hợp với bản thân;
đánh giá về việc cộng tác với Trung tâm Truyền thông tỉnh.
Phương pháp nghiên cứu trường hợp: Mục đích để xem xét hoạt động của
Trung tâm Truyền thông tỉnh, điều kiện vật chất được trang bị liệu đã phù hợp với
xu thế hiện đại; điều kiện tiếp nhận thông tin của công chúng; các biểu hiện về
nhận thức, thái độ, hành vi của công chúng và những người xây dựng các sản
phẩm báo chí liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Kết quả quan sát sẽ là cơ sở để
thực hiện nghiên cứu đề tài.
21
Nghiên cứu trường hợp nhằm nghiên cứu xu thế TTTH ở trường hợp hội tụ
về mọi mặt của các cơ quan thông tin, báo chí của tỉnh Quảng Ninh thành Trung
tâm Truyền thông tỉnh.
Phương pháp thảo luận nhóm: Tổ chức thảo luận nh m 6 người là cán bộ,
ph ng viên, kỹ thuật viên đại diện cho từng khối phòng (đầu ra, đầu vào, phụ trợ)
của Trung tâm Truyền thông tỉnh để thu thập thông tin, ý kiến đánh giá về những
thuận lợi, kh khăn, ưu điểm, khuyết điểm của việc thực hiện tác phẩm báo chí
ĐPT, vận hành mô hình TSHT; đồng thời lắng nghe ý kiến, tâm tư, nguyện vọng
của các thành viên trong nh m về vấn đề này.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Đề tài nghiên cứu g p phần làm sáng rõ và mới hơn nhận thức, cách tiếp cận,
đánh giá về mô hình tổ chức và hoạt động của tòa soạn báo chí trong bối cảnh
TTHT và yêu cầu mới.
Luận văn cũng g p phần làm phong phú, sinh động hơn về đổi mới phương
pháp, cách thức quản lý, quản trị tòa soạn hiện nay và tới đây ở nước ta.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Từ khi được thành lập và vận hành theo mô hình tổ chức và hoạt động mới
đến nay (tháng 12/2019), Trung tâm truyền thông tỉnh Quảng Ninh đã đ n tiếp trên
20 đoàn khách đến tham quan, trao đổi và học tập kinh nghiệm. Trong bối cảnh
TTHT, lãnh đạo nhiều tỉnh, thành phố và các cơ quan báo chí địa phương rất quan
tâm đến mô hình hợp nhất các cơ quan thông tin, báo chí của tỉnh Quảng Ninh.
Kết quả đề tài là tài liệu để lãnh đạo các cơ quan liên quan, các cơ quan báo
chí, trong đ c tỉnh Quảng Ninh tham khảo, đưa ra những quyết sách đúng, phù
hợp với xu hướng phát triển của mô hình tòa soạn báo chí và hoạt động của n trong
bối cảnh TTHT, đa phương tiện trong hiện tại và tương lai;
Làm tài liệu tham khảo cho cán bộ, giảng viên, người học ngành báo chí; cán
bộ biên tập viên các tòa soạn và những ai quan tâm tới chủ đề này;
22
Làm tài liệu tham khảo, sử dụng cho các cơ sở nghiên cứu, đào tạo, bồi
dưỡng;
Đ ng g p số liệu, thông tin cho các thư viện, trung tâm lưu trữ, nhà văn h a
để phục vụ cộng đồng.
C tính hữu ích cho tác giả luận văn.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chủ yếu
của luận văn gồm 3 chương, 8 tiết:
Chƣơng 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn của TTHT và TSHT
1.1. Các khái niệm liên quan đến đề tài
1.2. Mô hình và đặc trưng của TSHT
1.3. Quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước về quy
hoạch và phát triển báo chí
Chƣơng 2: Trung tâm truyền thông Quảng Ninh: mô hình tổ chức và hoạt động
2.1. Điều kiện đặc thù về kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh
2.2. Thực trạng hoạt động của các cơ quan báo chí Quảng Ninh trước khi
thành lập Trung tâm Truyền thông tỉnh
2.3. Mô hình tổ chức của Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh
2.3.1. Chức năng, nhiệm vụ
2.3.2. Tổ chức bộ máy và chế độ tài chính
2.3.3. Sản phẩm truyền thông
Chƣơng 3: Một số đánh giá bƣớc đầu và đề xuất giải pháp, khuyến nghị
3.1. Một số đánh giá bước đầu về hoạt động của Trung tâm Truyền thông tỉnh
3.2. Đề xuất khuyến nghị, giải pháp
23
Chƣơng 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA TRUYỀN THÔNG HỘI
TỤ VÀ TÕA SOẠN HỘI TỤ
1.1. Các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài
1.1.1. Báo chí
Theo từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên), báo chí là “báo và tạp chí xuất
bản định kỳ; xuất bản phẩm định kỳ (n i khái quát)”.
Theo cuốn Một số nội dung cơ bản về nghiệp vụ báo chí, xuất bản (2013),
Nxb Thông tin và Truyền thông: Báo chí là phương tiện truyền thông đại chúng
truyền tải thông tin về các sự kiện, sự việc, hiện tượng đang diễn ra trong hiện thực
khách quan, một cách nhanh chóng, chính xác và trung thực đến đông đảo công
chúng nhằm tích cực hóa đời sống thực tiễn [55, tr. 36].
Các tác giả Nguyễn Văn Dững – Đỗ Thị Thu Hằng thì cho rằng: Báo chí hiện
đại có thể được hiểu là những ấn phẩm xuất bản định kỳ (hoặc không định kỳ như
báo mạng điện tử) được sản xuất với khối lượng lớn, phát hành rộng rãi đến đông
đảo cư dân (công chúng). Khái niệm báo chí theo nghĩa rộng được dùng để chỉ các
sản phẩm phát hành thông quá các loại hình báo in, phát thanh, truyền hình và báo
mạng điện tử [10, tr. 36].
Trong Luật báo chí năm 2016, khái niệm báo chí được hiểu là: sản phẩm
thông tin về các sự kiện, vấn đề trong đời sống xã hội thể hiện bằng chữ viết, hình
ảnh, âm thanh, được sáng tạo, xuất bản định kỳ và phát hành, truyền dẫn tới đông
đảo công chúng thông qua các loại hình báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử.
1.1.2. Tòa soạn báo chí
C những quan niệm khác nhau về tòa soạn báo chí. Ở các nước tư bản cho
rằng ta soạn báo cũng như các nhà máy, xí nghiệp, là nơi “chế biến”, các sự kiện
được “chế biến” thành tin tức để mang lại lợi nhuận kinh tế và uy tín chính trị.
24
Lênin khái quát tòa soạn báo và báo chí n i chung là người tuyên truyền tập
thể, cổ động tập thể và tổ chức tập thể... Tòa soạn báo là dàn nhạc giao hưởng, con
số báo là bản nhạc do chính dàn nhạc giao hưởng đ chơi [46, tr34].
Ở nước ta, cách hiểu về tòa soạn cũng chưa thống nhất. Trong Luật báo chí
2016 không đề cập đến khái niệm tòa soạn báo mà chỉ cho rằng: Cơ quan báo chí là
cơ quan ngôn luận của các cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 14 của Luật này, thực
hiện một hoặc một số loại hình báo chí, c một hoặc một số sản phẩm báo chí theo
quy định của Luật này.
C ý kiến cho rằng “Tòa soạn công việc chính là biên tập, tổ chức trang”
hoặc “Nếu so sánh ban biên tập như bộ não thì tòa soạn là trái tim của cơ thể báo
chí”.
Ý kiến khác lại cho rằng, tòa soạn báo, trụ sở báo hay cơ quan báo chí c
nghĩa như nhau, chỉ khác về cách gọi.
Theo tác giả Lê Thị Nhã: Tòa soạn báo chí hay báo, đài, tòa báo, trụ sở báo...
là cách gọi khác nhau của cơ quan báo chí nói chung. Tòa soạn báo (cơ quan báo
chí) là cơ quan ngôn luận của các tổ chức Đảng, các cơ quan nhà nước, các tổ
chức xã hội... thực hiện các loại hình truyền thông và các lĩnh vực liên quan theo
quy định của pháp luật [46, tr35 - tr36].
Như vậy, tuy còn những cách hiểu khác nhau, nhưng cách hiểu tòa soạn báo
chí là cơ quan báo chí dễ được cả giới báo chí và công chúng báo chí chấp nhận
hơn. Vì thế mới c khái niệm tòa soạn ĐPT, tòa soạn hội tụ.
1.1.3. Truyền thông
Truyền thông là khái niệm được các nhà nghiên cứu hiểu và diễn đạt thông
qua những giác độ khác nhau.
Theo John R.Hober (1954), truyền thông là quá trình trao đổi tư duy hoặc ý
tưởng bằng lời.
Theo quan niệm của Dean C.Barnlund (1964), truyền thông là quá trình liên
tục nhằm làm giảm độ không rõ ràng để có thể có hành vi hiệu quả hơn.
25
Theo Frank Dance (1970), truyền thông là quá trình quá trình liên tục, qua
đó chúng ta hiểu được người khác, và làm cho người khác hiểu được chúng ta [28,
tr41].
Trong cuốn Giáo trình lý luận báo chí truyền thông, tác giả Dương Xuân Sơn
cho rằng: Truyền thông là một quá trình liên tục trao đổi hoặc chia sẻ thông tin,
tình cảm, kỹ năng nhằm tạo sự liên kết lẫn nhau để dẫn tới sự thay đổi trong hành
vi và nhận thức [46, tr7- tr9]
Các tác giả Nguyễn Văn Dững, Đỗ Thị Thu Hằng thì cho rằng: Truyền thông
là quá trình liên tục trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm… chia sẻ kỹ năng và kinh
nghiệm giữa hau hoặc nhiều người nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thay đổi
nhận thức tiến tới điều chỉnh hành vi và thái độ phù hợp với nhu cầu phát triển của
cá nhân/ nhóm/ cộng đồng/ xã hội [10, tr.14- tr15].
Tác giả Đặng Thị Thu Hương thì thì quan niệm: Truyền thông là quá trình
quá trình liên tục trao đổi, chia sẻ thông tin, tình cảm, kỹ năng nhằm tạo sự liên kết
lẫn nhau để dẫn đến sự thay đổi trong hành vi và nhận thức. Truyền thông ra đời và
phát triển do nhu cầu khách quan của xã hội về thông tin giao tiếp của loài người,
do trình độ và điều kiện kinh tế - xã hội cũng như sự phát triển của khoa học kĩ
thuật [26, tr41].
Như vậy, c thể hiểu: Truyền thông là quá trình liên tục trao đổi, chia sẻ
thông tin giữa hai hoặc nhiều người nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thay đổi
nhận thức, tiến tới điều chỉnh hành vi và thái độ phù hợp với nhu cầu phát triển của
cá nhân/ nhóm/ cộng đồng/ xã hội.
Truyền thông là một khái niệm rộng phản ánh quá trình trao đổi, tương tác
thông tin của con người trong xã hội, là sợi dây liên kết xã hội, là động lực kích
thích sự phát triển xã hội. Trong truyền thông c ít nhất 2 tác nhân tương tác lẫn
nhau, chia sẻ các quy tắc và các hiệu ứng chung. Ở dạng đơn giản, thông tin được
truyền từ người gửi đến người nhận. Ở dạng phức tạp hơn, các thông tin trao đổi,
liên kết người gửi và người nhận. Phát triển truyền thông là phát triển các quá trình
26
tạo khả năng để một người hiểu những gì người khác truyền đạt, nắm bắt được ý
nghĩa của thông tin.
Truyền thông là một quá trình diễn ra theo trình tự thời gian và một không gian
nhất định - không gian xác định hoặc không gian mở, trong đ bao gồm các yếu tố cơ
bản cần c là: nguồn, thông điệp, kênh truyền thông, người nhận, phản hồi và nhiễu.
1.1.4. Truyền thông hội tụ
Theo Từ điển tiếng Việt: “Hội tụ” là gặp nhau ở cùng một điểm.
[http://bachkhoatoanthu.vass.gov.vn/Pages/trangchu.aspx].
Theo từ điển tiếng Anh: “Hội tụ” - covergence là sự gặp nhau, kết hợp của
hai, hoặc nhiều thực thể khác nhau [63].
Còn từ điển trực tuyến Oxford Dictionnary định nghĩa: “Hội tụ là khi các chủ
thể đến từ các hướng khác nhau gặp nhau tại một điểm hoặc một nơi” [64].
Ngay từ năm 1978, giáo sư công nghệ truyền thông nổi tiếng người Mỹ
Nicholas Negroponte đã đưa ra khái niệm hội tụ. Điều đ cho thấy, quá trình hội tụ
trên thế giới đã diễn ra từ vài thập kỷ nay. Tuy nhiên, đến năm 1983, giáo sư Ithiel
de Sola Pool của Học viện Công nghệ Hoa Kỳ (MIT) mới chính thức đưa ra khái
niệm TTHT và dự đoán rằng, với sự phát triển của kỹ thuật số h a, sẽ khiến các loại
hình truyền thông vốn được phân chia rạch ròi, nay hội tụ với nhau [42]. Và khái
niệm TTHT (media covergence) chính thức ra đời từ đ . N i một cách đơn giản,
một xu hướng mới không c ngăn cách giữa các loại hình báo chí (như báo in với
truyền hình) chính là một trong những hình thức biểu hiện của TTHT ngày nay.
Trong lĩnh vực khoa học công nghệ, thuật ngữ “hội tụ” n i đến sự kết hợp của
hai hoặc nhiều công việc khác nhau trong một thiết bị duy nhất, ví như sự hội tụ của
máy tính và viễn thông trong điện thoại di động điện thoại đa chức năng. Một thiết
bị di động c thể tích hợp nhiều tiện ích như: nghe, gọi, nhắn tin ĐPT, nghe nhạc,
chơi game, quay phim, chụp ảnh, định vị GPS, nhận mail, lướt web, đọc báo, nghe
đài, xem truyền hình, lưu giữ thông tin...
27
Mô hình TTHT theo Nicholas Negroponte
(nguồn: https://www.vov.edu.vn/)
Theo tác giả David Cameron, điện thoại di động hiện nay không chỉ là thiết bị
liên lạc mà đang trở thành một phương tiện truyền thông phổ biến với nhiều tính
năng ưu việt, đã và đang hình thành một xu hướng truyền thông, trở thành một lĩnh
vực nghiên cứu quan trọng của truyền thông trên toàn cầu [8].
Trong cuốn Báo chí hội tụ, viết và đưa tin thông qua phương tiện truyền
thông mới (Convergence, writing and reporting across the new media), tác giả Janet
Kolodzy đưa ra khái niệm: “TTHT là một quá trình diễn ra liên tục, phát triển dựa
trên sự kết hợp của bốn yếu tố: Nền công nghiệp truyền thông, đối tượng của truyền
thông, nội dung truyền thông và công nghệ truyền thông”.
Trong cuốn Mô hình TTHT (Media Convergence Models), Kevin
L.McCrudden cho rằng: “TTHT là sự giao thoa giữa mô hình truyền thông mới và
truyền thông truyền thống” [38]. Trong đ , ông đưa ra mô hình TTHT lấy mạng
Internet làm hạt nhân và Internet là phương tiện truyền thông mạnh mẽ nhất từng
được tạo ra, bởi vì n c thể bắt chước tất cả phương tiện truyền thông khác, còn
các phương tiện khác không thể bắt chước Internet. Qua đ c thể thấy, các phương
tiện truyền thông mới và truyền thống c thể tương tác theo sự phát triển của công
nghệ số h a. Điều đ đã khiến báo chí, phát thanh và truyền hình từng bước bị
Internet “tấn công” mạnh mẽ và trong môi trường TTHT đ , công chúng c thể tự
do tìm kiếm thông tin một cách nhanh nhất trên các phương tiện truyền thông mà họ
ưa thích.
28
Mô hình TTHT của Kevin L.McCrudden
(nguồn: https://www.vov.edu.vn/)
Theo Bách khoa toàn thư Britannica, TTHT là một hiện tượng trong đ bao
gồm sự phối hợp, liên kết chặt chẽ giữa các công ty điện toán và CNTT, các mạng
viễn thông cùng với các nhà cung cấp thông tin từ các ngành công nghiệp xuất bản
báo chí, tạp chí, âm nhạc, radio, truyền hình và các phần mềm giải trí.
Trong cuốn Báo chí thế giới và xu hướng phát triển (2008), PGS.TS. Đinh
Thị Thúy Hằng đưa ra định nghĩa về TTHT được hiểu theo hai nghĩa:
Thứ nhất: CNTT đã dẫn đến việc liên hợp các loại phương tiện báo chí khác
nhau vào trong một phương thức hoạt động. Sự hội tụ này đã mở ra một kỷ nguyên
mới của đa truyền thông. Hội tụ của các loại hình báo chí: Báo in, truyền hình, phát
thanh, phim ảnh được kết hợp để đưa các dịch vụ tới người sử dụng.
Thứ hai: Sự tập trung sở hữu truyền thông đại chúng. Các tập đoàn báo chí,
một công ty sở hữu nhiều loại hình kinh doanh báo chí khác nhau. Điều này dẫn đến
sự hội tụ về kinh tế. Các hãng TTHT qua việc liên kết, sáp nhập hoặc mua cổ phần
của nhau.
Tác giả Nguyễn Thành Lợi cho rằng: Về nghĩa hẹp, hội tụ truyền thông là sự
tích hợp các loại hình báo chí, tạo ra sự biến đổi về chất, hình thành một loạt
phương tiện truyền thông mới như sách điện tử, blog, mạng xã hội... Về nghĩa rộng,
hội tụ truyền thông có phạm vi rộng hơn, bao gồm sự kết hợp tất cả các phương tiện
truyền thông, không chỉ về loại hình truyền thống mà còn là sự hội tụ cả về chức
29
năng, đưa tin, quyền sở hữu, cơ cấu tổ chức của các cơ quan báo chí, truyền thông
[35, tr82].
Như vậy, khái niệm TTHT ở nghĩa hẹp là sự tích hợp các loại hình báo chí,
tạo ra sự biến đổi về chất, hình thành một loạt phương tiện truyền thông mới như
sách điện tử, facebook, mạng xã hội,...
Về nghĩa rộng, TTHT bao gồm sự kết hợp tất cả các phương tiện truyền
thông, không chỉ về loại hình truyền thông, mà còn là sự hội tụ cả về chức năng,
phương thức đưa tin, quyền sở hữu, hình thái tổ chức của cơ quan báo chí, truyền
thông,… N i cách khác, TTHT là quá trình phát triển tiệm tiến từ thấp đến cao.
1.1.5. Tòa soạn hội tụ
Trong một công trình nghiên cứu, Viện Nghiên cứu Giáo dục Truyền thông
Medienhaus Vienna (Áo) cho rằng, mô hình TSHT là từ kh a cho một trong những
tiến trình thay đổi của các phương tiện thông tin đại chúng hiện nay. Cho đến nay,
mô hình TSHT tiếp tục c xu hướng lan rộng, phát triển mạnh mẽ trong các cơ quan
truyền thông trên thế giới và đang tạo ra sự thay đổi trong th i quen, phương thức
sản xuất thông tin của các tòa soạn báo [38].
Tác giả Larry Prior của Đại học Southern California cho rằng: TSHT nghĩa
là các phóng viên và biên tập viên của một tòa soạn cùng làm việc để sản xuất ra
các sản phẩm cho những phương thức truyền thông khác nhau, cung cấp cho công
chúng những nội dung mang tính tương tác và liên tục 24/7. Như vậy, bộ phận
thực hiện tin tức online không tách rời khỏi bộ phận nội dung báo ngày mà tất cả
hòa thành một tổng thể. Trong tổng thể đ , mỗi phóng viên thực hiện công việc
chuyên môn của mình và bộ phận biên tập viên điều phối (assignment editors) sẽ
điều hành và phân công công việc [53].
Theo Steven Quinn – nhà nghiên cứu truyền thông của đại học Deakin Australia:
Một tòa soạn được coi là hội tụ khi c được một bàn hội tụ tin tức - nơi mà các biên tập
viên trong tòa soạn báo chí ĐPT c thể đánh giá và xem xét các nguồn tin, từ đ giao
nhiệm vụ cho phóng viên một cách phù hợp nhất” [17, tr 221].
TS. Nguyễn Thị Trường Giang, trong cuốn Báo chí và truyền thông đa
30
phương tiện, cho rằng: TSHT là mô hình tòa soạn lấy bàn siêu biên tập (super desk)
làm trung tâm để bảo đảm vận hành tòa soạn theo hướng thống nhất, tận dụng các
nguồn lực, sử dụng ĐPT để sản xuất tin tức dưới nhiều dạng thức khác nhau (hình
ảnh, chữ viết, âm thanh, video...), và truyền phát trên đa nền tảng (báo in, báo điện
tử, truyền hình, phát thanh, ứng dụng mobile, mạng xã hội...) nhằm đáp ứng nhu
cầu thông tin ngày càng cao của công chúng.
TS Nguyễn Thành Lợi là tác giả của một loạt công trình nghiên cứu về TSHT
thì cho rằng: TSHT là một “chiến lược biên tập”, nhằm thúc đẩy công chúng c thể
sử dụng bất cứ thiết bị nào để tiếp cận thông tin. Tuy nhiên, TSHT phải phụ thuộc
vào các quy định cũng như luật báo chí của từng quốc gia, đặc biệt là nền tảng khoa
học và công nghệ, cũng như văn h a tòa soạn. [38].
Từ những phân tích trên, c thể hình dung TSHT là một mô hình báo chí kiểu
mới, trong đ bao gồm tất cả các loại hình báo chí hiện c (báo in, PTTH, báo điện
tử,...) TSHT là một mô hình tòa soạn hiện đại, trong đ c sự hợp nhất giữa các
phòng ban chuyên môn trong tòa soạn, các ph ng viên, biên tập viên cũng như lãnh
đạo cùng làm việc trong một không gian mở trên cùng một mặt phẳng, lấy trung tâm sản
xuất và phân phối tin tức ĐPT làm hạt nhân, nơi c thể giúp lãnh đạo tòa soạn đưa ra chỉ
thị nhanh nhất và thống nhất về nội dung đến từng người trong tòa soạn. Với TSHT,
công chúng, độc giả sẽ không chỉ tiếp cận thông tin theo cách truyền thống là đọc các bài
báo dày đặc từ ngữ, mà còn c thể được tiếp cận với những hình ảnh, âm thanh chân
thực được thực hiện trực tiếp tại hiện trường bài viết.
1.2. Mô hình và đặc trƣng của tòa soạn hội tụ
1.2.1. Mô hình tòa soạn hội tụ
1.2.1.1. Một số mô hình tòa soạn hội tụ cụ thể
Trên thế giới, mô hình TSHT đã hình thành và phát triển từ những năm đầu
thế kỷ XXI tại Mỹ và châu Âu. Sau đ , mô hình này liên tục được mở rộng ở các
nước c nền báo chí phát triển khác.
Năm 2001, Juan Antonio Giner - người sáng lập nh m Cố vấn truyền thông
quốc tế thông tin rằng cứ 10 tờ báo thì c tới 7 tờ, ph ng viên của họ phải c trách
31
nhiệm thực hiện một loại hình khác ngoài loại hình thông tin truyền thống của tờ
báo đ . Các tòa soạn trở thành bộ máy cung cấp tin tức 24/7 mỗi ngày, đặc biệt là
các tòa soạn phát thanh, truyền hình như CNN. Năm 2002, hầu hết các công ty
truyền thông ngày trước chỉ c một loại hình đã chuyển sang đa loại hình, tích hợp
báo in, truyền hình và báo mạng điện tử trong hoạt động truyền tải thông tin.
Ở Mỹ, một số tòa soạn được tổ chức theo mô hình TSHT. Điển hình như The
St Peterburg Times với đội ngũ gồm 340 ph ng viêan viết tin bài, 40 ph ng viên
ảnh, 6 họa sĩ chuyên thiết kế các sản phẩm tin tức trình bày dưới dạng đồ họa. Đội
ngũ này c sự tham gia phối hợp với nhau, biên tập viên chia sẻ không gian làm
việc với các ph ng viên ảnh và các ph ng viên thuộc các ban chuyên môn để sản
xuất các tác phẩm tin tức c sự kết hợp của ảnh, đồ họa, audio và video nhằm làm
tăng tính hấp dẫn của thông tin được chuyển tải. Họ phát triển các dự án thông tin
mang tính ĐPT như thư viện ảnh, những chuỗi audio, video, đồ họa tương tác. Năm
2004, c 100 trong tổng số 1.457 nhật báo ở Mỹ đi theo xu hướng hội tụ.
Ở châu Âu, những tờ báo của Anh đi tiên phong trong xu hướng hội tụ gồm
có: Finalcial Times, The Guardien, The Daily Telegraph và BBC. The Daily
Telegraph của Anh là một trong những tòa soạn điển hình trong việc xây dựng mô
hình TSHT. Năm 2007, tập đoàn Telegraph Media Group đã chuyển tất cả bộ phận
biên tập về một tầng trong một tòa nhà lớn ở trung tâm thành phố London. Các nhà
báo của The Daily Telegraph được tập huấn trong một thời gian để nâng cao kỹ
năng làm việc trong môi trường và TSHT. Hiện nay, các nhà báo của tòa soạn này
làm việc tập trung trong một văn phòng với quy mô diện tích lớn và cùng hỗ trợ
nhau sản xuất các tin tức cho nhiều loại hình truyền thông khác nhau như báo in,
các trang web, các sản phẩm kĩ thuật số. Họ vừa phải sản xuất nội dung thông tin
thích ứng trên báo in, báo điện tử và đồng thời cũng phải sản xuất các sản phẩm
audio, video để cung cấp cho công chúng nhiều lựa chọn, tiếp cận theo yêu cầu
khác nhau. Những người làm việc trong tòa soạn là những ph ng viên đa năng, c
thể sản xuất thông tin cho tất cả các loại hình.
32
Năm 2003, Nhật báo Nordjyske Stijtstidende của Đan Mạch đã chuyển đổi
mô hình tòa soạn báo in sang mô hình TSHT. Bàn siêu biên tập của tòa soạn c các
biên tập viên phụ trách từng loại hình báo chí. Người chỉ huy trong bàn siêu biên tập
quản lý và giám sát các sản phẩm đầu ra từ các ban cho từng loại hình báo in, phát thanh,
truyền hình, báo mạng điện tử. Mỗi ngày, tòa soạn này sản xuất và phát hành một tờ báo
miễn phí, một kênh truyền hình online và truyền hình cáp, cùng một số chương trình phát
thanh khác. Tòa soạn này được thiết kế như một phòng tin ĐPT, hoạt động theo nguyên
tắc tất cả các tin tức sản xuất ra phải cung cấp cho các loại hình truyền thông. Điều này
c nghĩa là các ban chuyên môn như thời sự, kinh tế, thể thao… không chỉ cung cấp
thông tin cho báo chí in, báo điện tử mà còn phải sản xuất các sản phẩm TTĐPT như
video, audio cho phát thanh và truyền hình online.
Hiện nay, nhiều tòa soạn báo trên thế giới sử dụng phương thức đưa tin ưu
tiên web trước, tin tức được ưu tiên phát trên mạng và trên các ứng dụng điện thoại
di động trước rồi mới phát triển các loại hình truyền thông khác.
Ở Việt Nam, VnExpress là một trong số các báo điện tử đi tiên phong trong
việc xây dựng mô hình TSHT. Đi vào hoạt động từ tháng 9/2011, VnExpress đã
thiết kế một mô hình tòa soạn x a nhòa khoảng cách giữa các ph ng viên, biên tập
viên làm việc cho các lĩnh vực và loại hình khác nhau. Bàn siêu biên tập nằm ở vị
trí trung tâm, xung quanh là các ban chuyên trách các lĩnh vực được bố trí theo từng
khối. TSHT VnExpress vì thế đã tích hợp trong một văn phòng toàn bộ các phương
thức công nghệ để sản xuất được các ấn phẩm báo in, các audio, các video và các ấn
phẩm báo mạng điện tử.
33
Trụ sở mới của VnExpress được thiết kế theo mô hình "Super desk - tòa soạn hội
tụ". (Nguồn: https://vnexpress.net/ )
Mô hình tòa soạn VnExpress được thiết kế theo dạng bánh xe. {18, tr262}
34
1.2.1.2. Tổ chức và hoạt động của mô hình tòa soạn hội tụ
Như đã trình bày ở phần trên, trên thế giới và tại Việt Nam, chưa c mô hình
TSHT nào được coi là hình mẫu chuẩn để mọi cơ quan báo chí c thể áp dụng trong
thực tiễn. Tùy thuộc vào đặc điểm tình hình của mỗi cơ quan báo chí mà các tòa
soạn tự chọn cho mình mô hình tổ chức và hoạt động phù hợp để xây dựng TSHT.
Tuy nhiên, từ lý luận về TTHT và nghiên cứu các mô hình TSHT cụ thể như
nêu ở phần trên, c thể khái quát mô hình tổ chức và hoạt động của một TSHT như
sau:
Ở bình diện về tổ chức, việc xây dựng TSHT không chỉ đơn giản là việc sắp
xếp lại vị trí không gian làm việc mà điều quan trọng, quyết định sự sống còn của
TSHT đ là cấu trúc lại tổ chức, quy trình tác nghiệp, sự phối hợp giữa các bộ phận
trong tòa soạn. Nghĩa là không còn c dừng lại ở việc lập kế hoạch độc lập đơn
tuyến trong sản xuất sản phẩm cho một loại hình báo chí như trước đây, mà ở
TSHT, ban biên tập sẽ phải chỉ đạo, xây dựng một kế hoạch sản xuất mang tính
tổng thể, ở đ c sự sắp xếp, phân loại mức độ và cách thức thể hiện, cũng như thời
gian đăng tải thông tin trên từng loại hình báo chí sao cho phù hợp với mức độ quan
trọng, sức ảnh hưởng của đề tài, tận dụng và phát huy được thế mạnh, đặc trưng của
từng loại hình báo chí.
Muốn vậy, trong TSHT phải c một bàn/phòng tin tức hội tụ (trung tâm điều
hành sản xuất tin tức) – nơi mà “tổng chỉ huy” của TSHT và các biên tập viên quyết
định tin tức này sẽ thể hiện trên các loại hình báo chí, kênh truyền thông của tòa
soạn đ như thế nào, ở mức độ nào, với những yêu cầu cụ thể gì…
Theo Stephen Quinn - nhà nghiên cứu truyền thông của Đại học Deakin
Australia cho rằng “một tòa soạn được coi là hội tụ khi n c được một bàn hội tụ
tin tức - nơi mà các biên tập viên trong tòa soạn báo chí đa phương tiện c thể đánh
giá và xem xét các nguồn tin, từ đ giao nhiệm vụ cho các ph ng viên một cách phù
hợp nhất” [35, tr123].
Về phương thức vận hành, trong phòng tin tức hội tụ ấy, tất cả các phóng
viên của các loại hình báo chí khác nhau như báo in, phát thanh, truyền hình, báo
35
mạng điện tử cùng làm việc trong một không gian chung thay vì chia thành những
văn phòng tách biệt trong những tòa nhà khác nhau như trước đây. Làm việc chung
trong một không gian là phòng tin tức sẽ thúc đẩy sự kết hợp giữa các loại hình
truyền thông. Khi các biên tập viên chuyên trách của từng loại hình truyền thông
ngồi cùng với nhau để lên kế hoạch về cách thức chuyển tải một tin tức hay vấn đề
nào đ , họ c thể tìm được cách thức chuyển tải thông tin hấp dẫn nhất.
Cùng với lập kế hoạch sản xuất các sản phẩm báo chí là hoạt động quảng bá
chéo các sản phẩm với nhau ở các loại hình, với mục đích thu hút được nhiều sự
quan tâm nhất của công chúng. Sự kết hợp của nhiều hình thức truyền thông trong
một tòa soạn rõ ràng sẽ tạo nên sự phức tạp trong khâu tổ chức, tuy nhiên cần phân
công cũng như phối hợp chặt chẽ ngay từ khâu lập kế hoạch ban đầu. Thực hiện
nghiêm túc, sát sao điều này sẽ là tiền đề quan trọng tránh được sự trùng lập trong
cách thức thông tin, giúp đảm bảo tin tức rõ ràng, đa diện và nhất quán về tư tưởng,
thông điệp trên tất cả các kênh truyền thông. Khi mọi việc thông suốt, TSHT tiết
kiệm được nhân lực, tiết kiệm thời gian trong quá trình thu thập thông tin, nhưng lại
gia tăng được tốc độ sản xuất, chất lượng thông tin và quan trọng hơn là sự thống
nhất về thông điệp, tránh được sự dàn trải, trung lập trong cách thể hiện. Đây cũng
chính là cơ sở quan trọng tạo nên sức mạnh về thông tin và tạo lập thương hiệu cho
cơ quan báo chí.
Việc các ph ng viên, biên tập viên trong TSHT cùng hợp tác để tạo ra sản
phẩm cũng rất quan trọng. Khi c một sự kiện xảy ra, một nh m ph ng viên cùng
thu thập tin tức, sau đ chia sẻ thông tin đã tìm kiếm, thu thập được, cùng trao đổi
tìm hướng xử lý, sản xuất sản phẩm tốt nhất cho từng loại hình. Để làm được điều
này thì ban biên tập đ ng vai trò rất quan trọng.
Cùng với việc lập kế hoạch, phân công sản xuất tin, bài thì việc đánh giá
phản hồi cũng rất quan trọng. Tòa soạn cần xem mức độ đ n nhận của công chúng
với các sản phẩm của tòa soạn trên các loại hình, từ đ c sự điều chỉnh.
1.2.2. Đặc trưng của tòa soạn hội tụ
Nghiên cứu mô hình TSHT trên thế giới, c thể khái quát các đặc điểm sau:
36
Hội tụ về không gian làm việc
Kinh nghiệm của một số tòa soạn nổi tiếng trên thế giới cho thấy, một trong
những đặc điểm cơ bản nhất của TSHT là từ “sếp” đến nhân viên đều làm việc trên
một mặt phẳng. Trong tòa soạn, các ph ng viên “đầu quân” cho các loại hình truyền
thông khác nhau như truyền hình, phát thanh, báo in, báo mạng điện tử cùng hợp
nhất địa điểm làm việc trong một văn phòng lớn, thay vì mỗi loại hình bố trí riêng
rẽ một tầng hay một tòa nhà riêng biệt.
Trung tâm Thông tin ở Tampa, bang Florida (Mỹ) là một trong những hình
mẫu nổi bật nhất đại diện cho mô hình hội tụ này. Theo các nhà nghiên cứu, năm
2000 tất cả nhân viên của Đài truyền hình Tampa Tribune WFLA-TV và trang điện
tử tbo.com đã chuyển đến làm việc tại một văn phòng mới c giá 40 triệu USD. Với
không gian làm việc đ đã tạo ra sự gần gũi và khuyến khích các ph ng viên c thể
hợp tác với nhau trong công việc, thay vì thường xuyên tác nghiệp “đơn thương độc
mã” như trước. Theo thiết kế, giữa tòa soạn là khu vực lãnh đạo c một bàn siêu
biên tập (super desk), nơi được coi là “sở chỉ huy” của tòa soạn, giúp lãnh đạo đưa
ra chỉ thị một cách nhanh nhất khi tác nghiệp. Ngoài ra, các phòng ban chuyên môn
cũng dễ dàng trao đổi ý tưởng và c phản hồi lại ngay sau khi nhận được chỉ thị của
lãnh đạo. Lãnh đạo các phòng ban c thể trao đổi trực tiếp với nhau và lên kế hoạch
sản xuất tin tức, từ đ chỉ đạo ph ng viên đưa tin một cách tốt nhất cho các loại
hình báo chí.
Với cách sắp xếp trên một mặt phẳng như vậy, TSHT buộc phải tích hợp công
nghệ và kỹ thuật. Tất cả các công nghệ để sản xuất ra một bài báo in, hay báo mạng,
hoặc clip truyền hình, audio phát thanh đều được tích hợp trong một văn phòng.
Hội tụ trong phương thức tác nghiệp của nhà báo
Trong TSHT, phóng viên, biên tập viên, ph ng viên ảnh cùng hợp tác làm tin,
bài thay vì hoạt động độc lập như trước. N i một cách đơn giản, khi xảy ra sự kiện
c tính thời sự, một nh m ph ng viên cùng thu thập tin tức, đồng thời chia sẻ những
thông tin đã thu thập được và thống nhất chọn cách tốt nhất để đưa tin.
37
N i cách khác, khi làm việc trong TSHT, các nhà báo sẽ phải làm việc “đa
năng” hơn và phải đối mặt với hình thức hội tụ ĐPT, dù bản tin đ chỉ là một mẩu
tin của kênh truyền hình, hay báo mạng hoặc tờ báo in. Nhà báo tác nghiệp trong
môi trường này phải chuẩn bị những bản tin đ một cách đa dạng hơn để c thể
đăng tải trên nhiều phương tiện truyền thông khác nhau.
Qua đ c thể thấy, muốn làm tốt nội dung hội tụ, ph ng viên, biên tập viên
của TSHT phải là ph ng viên “đa năng”, vừa c kỹ năng viết bài, vừa biết sử dụng
các thiết bị kỹ thuật cho cơ quan báo chí ĐPT.
Hội tụ về nội dung
Một trong những nguyên tắc cơ bản nhất khi xây dựng tòa soạn hội tụ là việc
hội tụ nội dung tin tức. Các tác phẩm báo chí được trình bày dưới dạng ĐPT, kết
hợp chữ viết, hình ảnh, âm thanh, video, blog, liên kết đến các trang video, audio
trực tuyến,…
Việc hội tụ về nội dung cho thấy, tin tức rõ ràng và nhất quán trên tất cả các
thiết bị và loại hình báo chí sẽ g p phần củng cố thương hiệu cho cơ quan báo chí
bằng cách tòa soạn c thể sử dụng các khả năng và thế mạnh của các kênh khác
nhau, tiếp cận đối tượng ở bất cứ đâu và lúc nào thông qua các phương tiện truyền
thông thích hợp nhất.
Hội tụ phương thức truyền tin
Thông tin không chỉ được truyền qua các công cụ chính thống như báo in, báo
điện tử, báo phát thanh, báo truyền hình, mà còn được truyền qua các công cụ
không chính thống là các mạng xã hội (như facebook, twitter, blog,...) và thư điện
tử. Hay n i cách khác, mạng xã hội ngày càng tham gia tích cực vào hoạt động
truyền tin.
Một số tờ báo chủ động đưa các công cụ không chính thống này vào phương
thức truyền tin của mình bằng cách nhúng các tùy chọn chia sẻ (share) lên mỗi bài
báo. Ví dụ: Hiện nay báo điện tử Vietnamnet đã nhúng tùy chọn chia sẻ qua
facebook, google; báo điện tử VnExpress c tùy chọn chia sẻ qua google, facebook,
twitter, email; báo Tuổi Trẻ điện tử c tùy chọn chia sẻ qua facebook, email, yahoo,
38
twitter, google, zingme,...; báo điện tử new.zing.vn cũng cho phép chia sẻ tin, bài
qua facebook, zalo,...
Thúc đẩy công chúng nói
Trong môi trường hội tụ, hoạt động nghiên cứu công chúng, thúc đẩy sự tham
gia tích cực của công chúng là một trong những công việc hết sức quan trọng, quyết
định sự “sinh tồn” của tờ báo. Điển hình nhất là mô hình TSHT giữa báo in và báo
mạng điện tử của Straits Times (Singapore) chuyên sản xuất các tin tức hội tụ qua
trang mạng www.stomp.com.sg. Tờ báo mạng điện tử này kết hợp âm thanh và
video của truyền hình, c khả năng tương tác và lưu trữ rất cao.
Qua đánh giá của một số chuyên gia, phần lớn các tin tức ở trang này do công
chúng cung cấp. Đây vừa là một cách thức thể hiện mới, đồng thời cũng là loại hình
mới trong việc đưa tin của TSHT. STOPM nhận tin phản ánh từ độc giả, sau khi
kiểm chứng thông tin, tòa soạn này sẵn sàng đăng những tấm hình do độc giả cung
cấp lên trang nhất. Như vậy, với cách làm đ , STOMP đã tận dụng tối đa nguồn
cung cấp thông tin từ độc giả, độc giả không chỉ là người tiếp nhận mà còn là người
sản xuất, cung cấp thông tin cho tòa soạn.
Một ưu điểm nữa của mô hình TSHT, bằng cách cho phép công chúng liên
kết qua trang web, các tòa soạn c thể thu thập thêm được những nguyên liệu thông
tin mới mẻ nhất. Thực tế, hoạt động của đội ngũ ph ng viên dù c hiệu quả đến đâu,
cũng không thể bao quát hết được những thông tin đa dạng, phong phú của đời sống
xã hội. Trong khi đ lượng độc giả với nhu cầu tìm kiếm thông tin ngày một lớn, c
thể là một nguồn cung cấp thêm những dữ liệu cho các tòa soạn. Điều này cũng sẽ
g p phần tạo nên sự gắn b , tương tác hiệu quả hơn giữa công chúng với các cơ
quan báo chí, truyền thông.
Tuy nhiên, c thể thấy ở TSHT vẫn còn một số hạn chế nhất định như:
Trước hết, với việc cùng tác nghiệp trong một văn phòng rộng lớn, với thiết
kế mở, không gian làm việc của nhà báo sẽ ít sự tự do hơn. Văn phòng cũng c thể
c sự ồn ào khi những cuộc trao đổi, tranh luận diễn ra, ảnh hưởng sang nhiều phía
vì không c vách ngăn cứng. Điều này c thể sẽ ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả
39
công việc và hứng thú làm việc, bởi vì sẽ c những thời điểm các nhà báo, ph ng
viên vẫn cần sự yên tĩnh và không gian riêng tư để tập trung làm việc. Đây là một
hạn chế của mô hình TSHT nếu so với mô hình truyền thống, nơi mà mỗi cá nhân
c thể đảm bảo được không gian riêng tư cho mình.
Bên cạnh đ , yếu tố hội tụ về mặt nội dung cũng là một vấn đề không dễ dàng
thực hiện được, không phải TSHT nào cũng làm tốt điều này, bởi ở hình thức hội tụ
hoàn toàn, hội tụ nội dung tin tức không chỉ là việc sử dụng ĐPT để đưa tin, mà còn
là việc sử dụng đa nguồn thông tin từ nhiều ph ng viên thu thập.
Tờ New York Times là một ví dụ điển hình, họ sử dụng ĐPT để đưa tin
nhưng chưa thực sự hội tụ về việc sử dụng đa nguồn thông tin, do đ mà khi đưa tin
về sự kiện Tổng thống Obama tái đắc cử ngày 07/11/2012, New York Times đưa khá
nhiều tin bài, tạo ra các bài viết ĐPT nhưng lại mang tính chất là thông tin chưa đa
chiều, đa g c nhìn. Như vậy, ở phần hội tụ này, New York Times vẫn chưa đạt đến
mức chuyên nghiệp.
Một vấn đề nổi cộm nữa cũng đáng quan tâm là vấn đề nhân sự. Công tác đào
tạo cán bộ báo chí là một trong những vấn đề quan trọng đặt ra cho báo chí hiện đại.
Để vận hành c hiệu quả mô hình TSHT, các ph ng viên, biên tập viên cần được
đào tạo thêm về cách làm và viết cho báo hội tụ, bởi TSHT đòi hỏi cao về chất
lượng ph ng viên, biên tập viên. Họ phải là những người đa năng, c thể làm tốt
nhiều công việc khác nhau.
Đây thực sự là một thách thức không nhỏ đối với các nhà tuyển dụng, đào tạo
ở mỗi tòa soạn, bởi không dễ dàng c thể tìm được những cá nhân c thể làm tốt
nhiều hoạt động nghiệp vụ khác nhau và việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà báo,
ph ng viên, biên tập viên ĐPT cũng sẽ khiến mất rất nhiều thời gian, công sức.
Thực tế ở Việt Nam hiện nay, việc đào tạo ra đội ngũ nhà báo, ph ng viên
chất lượng cao làm việc tại các TSHT cũng là một vấn đề gặp nhiều kh khăn và
chưa được thực hiện tốt, đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho quá
trình xây dựng các TSHT ở Việt Nam diễn ra rất chậm và đến nay vẫn chưa c
nhiều chuyển biến tích cực.
MƠ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TÕA SOẠN BÁO CHÍ TRONG BỐI CẢNH TRUYỀN THÔNG HỘI TỤ
MƠ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TÕA SOẠN BÁO CHÍ TRONG BỐI CẢNH TRUYỀN THÔNG HỘI TỤ
MƠ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TÕA SOẠN BÁO CHÍ TRONG BỐI CẢNH TRUYỀN THÔNG HỘI TỤ
MƠ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TÕA SOẠN BÁO CHÍ TRONG BỐI CẢNH TRUYỀN THÔNG HỘI TỤ
MƠ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TÕA SOẠN BÁO CHÍ TRONG BỐI CẢNH TRUYỀN THÔNG HỘI TỤ
MƠ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TÕA SOẠN BÁO CHÍ TRONG BỐI CẢNH TRUYỀN THÔNG HỘI TỤ
MƠ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TÕA SOẠN BÁO CHÍ TRONG BỐI CẢNH TRUYỀN THÔNG HỘI TỤ
MƠ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TÕA SOẠN BÁO CHÍ TRONG BỐI CẢNH TRUYỀN THÔNG HỘI TỤ
MƠ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TÕA SOẠN BÁO CHÍ TRONG BỐI CẢNH TRUYỀN THÔNG HỘI TỤ
MƠ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TÕA SOẠN BÁO CHÍ TRONG BỐI CẢNH TRUYỀN THÔNG HỘI TỤ
MƠ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TÕA SOẠN BÁO CHÍ TRONG BỐI CẢNH TRUYỀN THÔNG HỘI TỤ
MƠ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TÕA SOẠN BÁO CHÍ TRONG BỐI CẢNH TRUYỀN THÔNG HỘI TỤ
MƠ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TÕA SOẠN BÁO CHÍ TRONG BỐI CẢNH TRUYỀN THÔNG HỘI TỤ
MƠ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TÕA SOẠN BÁO CHÍ TRONG BỐI CẢNH TRUYỀN THÔNG HỘI TỤ
MƠ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TÕA SOẠN BÁO CHÍ TRONG BỐI CẢNH TRUYỀN THÔNG HỘI TỤ
MƠ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TÕA SOẠN BÁO CHÍ TRONG BỐI CẢNH TRUYỀN THÔNG HỘI TỤ
MƠ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TÕA SOẠN BÁO CHÍ TRONG BỐI CẢNH TRUYỀN THÔNG HỘI TỤ
MƠ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TÕA SOẠN BÁO CHÍ TRONG BỐI CẢNH TRUYỀN THÔNG HỘI TỤ
MƠ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TÕA SOẠN BÁO CHÍ TRONG BỐI CẢNH TRUYỀN THÔNG HỘI TỤ
MƠ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TÕA SOẠN BÁO CHÍ TRONG BỐI CẢNH TRUYỀN THÔNG HỘI TỤ
MƠ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TÕA SOẠN BÁO CHÍ TRONG BỐI CẢNH TRUYỀN THÔNG HỘI TỤ
MƠ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TÕA SOẠN BÁO CHÍ TRONG BỐI CẢNH TRUYỀN THÔNG HỘI TỤ
MƠ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TÕA SOẠN BÁO CHÍ TRONG BỐI CẢNH TRUYỀN THÔNG HỘI TỤ
MƠ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TÕA SOẠN BÁO CHÍ TRONG BỐI CẢNH TRUYỀN THÔNG HỘI TỤ
MƠ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TÕA SOẠN BÁO CHÍ TRONG BỐI CẢNH TRUYỀN THÔNG HỘI TỤ
MƠ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TÕA SOẠN BÁO CHÍ TRONG BỐI CẢNH TRUYỀN THÔNG HỘI TỤ
MƠ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TÕA SOẠN BÁO CHÍ TRONG BỐI CẢNH TRUYỀN THÔNG HỘI TỤ
MƠ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TÕA SOẠN BÁO CHÍ TRONG BỐI CẢNH TRUYỀN THÔNG HỘI TỤ
MƠ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TÕA SOẠN BÁO CHÍ TRONG BỐI CẢNH TRUYỀN THÔNG HỘI TỤ
MƠ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TÕA SOẠN BÁO CHÍ TRONG BỐI CẢNH TRUYỀN THÔNG HỘI TỤ
MƠ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TÕA SOẠN BÁO CHÍ TRONG BỐI CẢNH TRUYỀN THÔNG HỘI TỤ
MƠ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TÕA SOẠN BÁO CHÍ TRONG BỐI CẢNH TRUYỀN THÔNG HỘI TỤ
MƠ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TÕA SOẠN BÁO CHÍ TRONG BỐI CẢNH TRUYỀN THÔNG HỘI TỤ
MƠ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TÕA SOẠN BÁO CHÍ TRONG BỐI CẢNH TRUYỀN THÔNG HỘI TỤ
MƠ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TÕA SOẠN BÁO CHÍ TRONG BỐI CẢNH TRUYỀN THÔNG HỘI TỤ
MƠ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TÕA SOẠN BÁO CHÍ TRONG BỐI CẢNH TRUYỀN THÔNG HỘI TỤ

More Related Content

What's hot

Luận văn: Hoàn thiện chiến lược kinh doanh của Công ty TNHH Truyền Hình Kỹ Th...
Luận văn: Hoàn thiện chiến lược kinh doanh của Công ty TNHH Truyền Hình Kỹ Th...Luận văn: Hoàn thiện chiến lược kinh doanh của Công ty TNHH Truyền Hình Kỹ Th...
Luận văn: Hoàn thiện chiến lược kinh doanh của Công ty TNHH Truyền Hình Kỹ Th...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
đáNh giá chương trình cho vay ủy thác của ngân hàng chính sách xã hội thông q...
đáNh giá chương trình cho vay ủy thác của ngân hàng chính sách xã hội thông q...đáNh giá chương trình cho vay ủy thác của ngân hàng chính sách xã hội thông q...
đáNh giá chương trình cho vay ủy thác của ngân hàng chính sách xã hội thông q...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Cấp Xã ...
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Cấp Xã ...Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Cấp Xã ...
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Cấp Xã ...PinkHandmade
 
Chính sách phát triển bền vững làng nghề từ thực tiễn tỉnh quảng nam 6547179
Chính sách phát triển bền vững làng nghề từ thực tiễn tỉnh quảng nam 6547179Chính sách phát triển bền vững làng nghề từ thực tiễn tỉnh quảng nam 6547179
Chính sách phát triển bền vững làng nghề từ thực tiễn tỉnh quảng nam 6547179jackjohn45
 
Luận án: Chất lượng hoạt động báo cáo viên Vùng đồng bằng sông Cửu Long hiện nay
Luận án: Chất lượng hoạt động báo cáo viên Vùng đồng bằng sông Cửu Long hiện nayLuận án: Chất lượng hoạt động báo cáo viên Vùng đồng bằng sông Cửu Long hiện nay
Luận án: Chất lượng hoạt động báo cáo viên Vùng đồng bằng sông Cửu Long hiện nayViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Quản lý đầu tư của học viện chính trị quốc gia hồ chí minh 5516271
Quản lý đầu tư của học viện chính trị quốc gia hồ chí minh 5516271Quản lý đầu tư của học viện chính trị quốc gia hồ chí minh 5516271
Quản lý đầu tư của học viện chính trị quốc gia hồ chí minh 5516271nataliej4
 

What's hot (20)

Luận văn: Hoàn thiện chiến lược kinh doanh của Công ty TNHH Truyền Hình Kỹ Th...
Luận văn: Hoàn thiện chiến lược kinh doanh của Công ty TNHH Truyền Hình Kỹ Th...Luận văn: Hoàn thiện chiến lược kinh doanh của Công ty TNHH Truyền Hình Kỹ Th...
Luận văn: Hoàn thiện chiến lược kinh doanh của Công ty TNHH Truyền Hình Kỹ Th...
 
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tại huyện Bố Trạch, HAY!
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tại huyện Bố Trạch, HAY!Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tại huyện Bố Trạch, HAY!
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tại huyện Bố Trạch, HAY!
 
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật về báo chí ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật về báo chí ở Việt Nam, HAYLuận văn: Hoàn thiện pháp luật về báo chí ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật về báo chí ở Việt Nam, HAY
 
LV: Đào tạo nguồn nhân lực tại cục hải quan tỉnh Thừa Thiên Huế, HAY!
LV: Đào tạo nguồn nhân lực tại cục hải quan tỉnh Thừa Thiên Huế, HAY!LV: Đào tạo nguồn nhân lực tại cục hải quan tỉnh Thừa Thiên Huế, HAY!
LV: Đào tạo nguồn nhân lực tại cục hải quan tỉnh Thừa Thiên Huế, HAY!
 
luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, HAY!
luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, HAY!luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, HAY!
luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, HAY!
 
đáNh giá chương trình cho vay ủy thác của ngân hàng chính sách xã hội thông q...
đáNh giá chương trình cho vay ủy thác của ngân hàng chính sách xã hội thông q...đáNh giá chương trình cho vay ủy thác của ngân hàng chính sách xã hội thông q...
đáNh giá chương trình cho vay ủy thác của ngân hàng chính sách xã hội thông q...
 
Đề tài: Chính sách tín dụng đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng
Đề tài: Chính sách tín dụng đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàngĐề tài: Chính sách tín dụng đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng
Đề tài: Chính sách tín dụng đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng
 
Đề tài phân tích chất lượng cuộc sống dân cư, HOT 2018
Đề tài  phân tích chất lượng cuộc sống dân cư, HOT 2018Đề tài  phân tích chất lượng cuộc sống dân cư, HOT 2018
Đề tài phân tích chất lượng cuộc sống dân cư, HOT 2018
 
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến tài sản thương hiệu của Ngân hàng
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến tài sản thương hiệu của Ngân hàngLuận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến tài sản thương hiệu của Ngân hàng
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến tài sản thương hiệu của Ngân hàng
 
LV: Hoàn thiện công tác huy động vốn tại ngân hàng chính sách xã hội, HOT!
LV: Hoàn thiện công tác huy động vốn tại ngân hàng chính sách xã hội, HOT!LV: Hoàn thiện công tác huy động vốn tại ngân hàng chính sách xã hội, HOT!
LV: Hoàn thiện công tác huy động vốn tại ngân hàng chính sách xã hội, HOT!
 
Luận văn: Quản lý mạng lưới đường thành phố Thái Nguyên, HAY
Luận văn: Quản lý mạng lưới đường thành phố Thái Nguyên, HAYLuận văn: Quản lý mạng lưới đường thành phố Thái Nguyên, HAY
Luận văn: Quản lý mạng lưới đường thành phố Thái Nguyên, HAY
 
Đề tài: Quản lý hoạt động của Thư viện tỉnh Quảng Ninh, HAY, 9đ
Đề tài: Quản lý hoạt động của Thư viện tỉnh Quảng Ninh, HAY, 9đĐề tài: Quản lý hoạt động của Thư viện tỉnh Quảng Ninh, HAY, 9đ
Đề tài: Quản lý hoạt động của Thư viện tỉnh Quảng Ninh, HAY, 9đ
 
Luận văn: Quản lý mạng lưới đường đô thị tỉnh Vĩnh Phúc đến 2020
Luận văn: Quản lý mạng lưới đường đô thị tỉnh Vĩnh Phúc đến 2020Luận văn: Quản lý mạng lưới đường đô thị tỉnh Vĩnh Phúc đến 2020
Luận văn: Quản lý mạng lưới đường đô thị tỉnh Vĩnh Phúc đến 2020
 
Luận văn: Năng lực công chức Tài chính – Kế toán phường, HOT
Luận văn: Năng lực công chức Tài chính – Kế toán phường, HOTLuận văn: Năng lực công chức Tài chính – Kế toán phường, HOT
Luận văn: Năng lực công chức Tài chính – Kế toán phường, HOT
 
Hoàn thiện hoạt động tiêu thụ sách và thiết bị giáo dục tại công ty.
Hoàn thiện hoạt động tiêu thụ sách và thiết bị giáo dục tại công ty.Hoàn thiện hoạt động tiêu thụ sách và thiết bị giáo dục tại công ty.
Hoàn thiện hoạt động tiêu thụ sách và thiết bị giáo dục tại công ty.
 
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Cấp Xã ...
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Cấp Xã ...Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Cấp Xã ...
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Cấp Xã ...
 
Chính sách phát triển bền vững làng nghề từ thực tiễn tỉnh quảng nam 6547179
Chính sách phát triển bền vững làng nghề từ thực tiễn tỉnh quảng nam 6547179Chính sách phát triển bền vững làng nghề từ thực tiễn tỉnh quảng nam 6547179
Chính sách phát triển bền vững làng nghề từ thực tiễn tỉnh quảng nam 6547179
 
Luận án: Chất lượng hoạt động báo cáo viên Vùng đồng bằng sông Cửu Long hiện nay
Luận án: Chất lượng hoạt động báo cáo viên Vùng đồng bằng sông Cửu Long hiện nayLuận án: Chất lượng hoạt động báo cáo viên Vùng đồng bằng sông Cửu Long hiện nay
Luận án: Chất lượng hoạt động báo cáo viên Vùng đồng bằng sông Cửu Long hiện nay
 
Luận án: Chất lượng hoạt động báo cáo viên Vùng ĐB sông Cửu Long
Luận án: Chất lượng hoạt động báo cáo viên Vùng ĐB sông Cửu LongLuận án: Chất lượng hoạt động báo cáo viên Vùng ĐB sông Cửu Long
Luận án: Chất lượng hoạt động báo cáo viên Vùng ĐB sông Cửu Long
 
Quản lý đầu tư của học viện chính trị quốc gia hồ chí minh 5516271
Quản lý đầu tư của học viện chính trị quốc gia hồ chí minh 5516271Quản lý đầu tư của học viện chính trị quốc gia hồ chí minh 5516271
Quản lý đầu tư của học viện chính trị quốc gia hồ chí minh 5516271
 

Similar to MƠ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TÕA SOẠN BÁO CHÍ TRONG BỐI CẢNH TRUYỀN THÔNG HỘI TỤ

Báo Cáo Thực Tập Mô Hình Tổ Chức Và Hoạt Động Của Toà Soạn Báo Chí Trong Bối ...
Báo Cáo Thực Tập Mô Hình Tổ Chức Và Hoạt Động Của Toà Soạn Báo Chí Trong Bối ...Báo Cáo Thực Tập Mô Hình Tổ Chức Và Hoạt Động Của Toà Soạn Báo Chí Trong Bối ...
Báo Cáo Thực Tập Mô Hình Tổ Chức Và Hoạt Động Của Toà Soạn Báo Chí Trong Bối ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Công chúng truyền hình của Đài phát thanh - Truyền hình Hà Nội.pdf
Công chúng truyền hình của Đài phát thanh - Truyền hình Hà Nội.pdfCông chúng truyền hình của Đài phát thanh - Truyền hình Hà Nội.pdf
Công chúng truyền hình của Đài phát thanh - Truyền hình Hà Nội.pdfNuioKila
 
Luận văn thạc sĩ báo chí.
Luận văn thạc sĩ báo chí.Luận văn thạc sĩ báo chí.
Luận văn thạc sĩ báo chí.ssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩLuận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩssuser499fca
 
Ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay Ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay nataliej4
 
đảNg cộng sản việt nam lãnh đạo điều chỉnh địa giới hành chính thành phố hà n...
đảNg cộng sản việt nam lãnh đạo điều chỉnh địa giới hành chính thành phố hà n...đảNg cộng sản việt nam lãnh đạo điều chỉnh địa giới hành chính thành phố hà n...
đảNg cộng sản việt nam lãnh đạo điều chỉnh địa giới hành chính thành phố hà n...jackjohn45
 
Thông điệp về hôn nhân có yếu tố nước ngoài trên báo điện tử, HAY - Gửi miễn ...
Thông điệp về hôn nhân có yếu tố nước ngoài trên báo điện tử, HAY - Gửi miễn ...Thông điệp về hôn nhân có yếu tố nước ngoài trên báo điện tử, HAY - Gửi miễn ...
Thông điệp về hôn nhân có yếu tố nước ngoài trên báo điện tử, HAY - Gửi miễn ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn, thành phố Hà NộiLuận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn, thành phố Hà NộiViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn, Hà Nội - Gửi miễn phí qua...
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn, Hà Nội - Gửi miễn phí qua...Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn, Hà Nội - Gửi miễn phí qua...
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn, Hà Nội - Gửi miễn phí qua...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
VẤN ĐỀ TIẾP CẬN VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN CỦA NHÀ BÁO TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ XÂY DỰN...
VẤN ĐỀ TIẾP CẬN VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN CỦA NHÀ BÁO TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ XÂY DỰN...VẤN ĐỀ TIẾP CẬN VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN CỦA NHÀ BÁO TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ XÂY DỰN...
VẤN ĐỀ TIẾP CẬN VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN CỦA NHÀ BÁO TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ XÂY DỰN...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩLuận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ báo chí.
Luận văn thạc sĩ báo chí.Luận văn thạc sĩ báo chí.
Luận văn thạc sĩ báo chí.ssuser499fca
 
HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CỦA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC CẤP TRUNG ƢƠNG TẠI...
HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CỦA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC CẤP TRUNG ƢƠNG TẠI...HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CỦA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC CẤP TRUNG ƢƠNG TẠI...
HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CỦA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC CẤP TRUNG ƢƠNG TẠI...PinkHandmade
 
Luận án: Hoạt động truyền thông của các cơ quan hành chính nhà nước cấp Trung...
Luận án: Hoạt động truyền thông của các cơ quan hành chính nhà nước cấp Trung...Luận án: Hoạt động truyền thông của các cơ quan hành chính nhà nước cấp Trung...
Luận án: Hoạt động truyền thông của các cơ quan hành chính nhà nước cấp Trung...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

Similar to MƠ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TÕA SOẠN BÁO CHÍ TRONG BỐI CẢNH TRUYỀN THÔNG HỘI TỤ (20)

Báo Cáo Thực Tập Mô Hình Tổ Chức Và Hoạt Động Của Toà Soạn Báo Chí Trong Bối ...
Báo Cáo Thực Tập Mô Hình Tổ Chức Và Hoạt Động Của Toà Soạn Báo Chí Trong Bối ...Báo Cáo Thực Tập Mô Hình Tổ Chức Và Hoạt Động Của Toà Soạn Báo Chí Trong Bối ...
Báo Cáo Thực Tập Mô Hình Tổ Chức Và Hoạt Động Của Toà Soạn Báo Chí Trong Bối ...
 
Công chúng truyền hình của Đài phát thanh - Truyền hình Hà Nội.pdf
Công chúng truyền hình của Đài phát thanh - Truyền hình Hà Nội.pdfCông chúng truyền hình của Đài phát thanh - Truyền hình Hà Nội.pdf
Công chúng truyền hình của Đài phát thanh - Truyền hình Hà Nội.pdf
 
Luận văn thạc sĩ báo chí.
Luận văn thạc sĩ báo chí.Luận văn thạc sĩ báo chí.
Luận văn thạc sĩ báo chí.
 
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩLuận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
 
Ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay Ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay
 
đảNg cộng sản việt nam lãnh đạo điều chỉnh địa giới hành chính thành phố hà n...
đảNg cộng sản việt nam lãnh đạo điều chỉnh địa giới hành chính thành phố hà n...đảNg cộng sản việt nam lãnh đạo điều chỉnh địa giới hành chính thành phố hà n...
đảNg cộng sản việt nam lãnh đạo điều chỉnh địa giới hành chính thành phố hà n...
 
Thông điệp về hôn nhân có yếu tố nước ngoài trên báo điện tử, HAY - Gửi miễn ...
Thông điệp về hôn nhân có yếu tố nước ngoài trên báo điện tử, HAY - Gửi miễn ...Thông điệp về hôn nhân có yếu tố nước ngoài trên báo điện tử, HAY - Gửi miễn ...
Thông điệp về hôn nhân có yếu tố nước ngoài trên báo điện tử, HAY - Gửi miễn ...
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn, thành phố Hà NộiLuận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn, Hà Nội - Gửi miễn phí qua...
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn, Hà Nội - Gửi miễn phí qua...Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn, Hà Nội - Gửi miễn phí qua...
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn, Hà Nội - Gửi miễn phí qua...
 
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới huyện Sóc Sơn, Hà Nội, HAY
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới huyện Sóc Sơn, Hà Nội, HAYĐề tài: Xây dựng nông thôn mới huyện Sóc Sơn, Hà Nội, HAY
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới huyện Sóc Sơn, Hà Nội, HAY
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn,Hà Nội, HOT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn,Hà Nội, HOTLuận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn,Hà Nội, HOT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn,Hà Nội, HOT
 
VẤN ĐỀ TIẾP CẬN VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN CỦA NHÀ BÁO TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ XÂY DỰN...
VẤN ĐỀ TIẾP CẬN VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN CỦA NHÀ BÁO TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ XÂY DỰN...VẤN ĐỀ TIẾP CẬN VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN CỦA NHÀ BÁO TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ XÂY DỰN...
VẤN ĐỀ TIẾP CẬN VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN CỦA NHÀ BÁO TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ XÂY DỰN...
 
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩLuận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
 
Luận văn thạc sĩ báo chí.
Luận văn thạc sĩ báo chí.Luận văn thạc sĩ báo chí.
Luận văn thạc sĩ báo chí.
 
Đề tài: Chính sách phát triển nguồn nhân lực CHDCND Lào, HAY
Đề tài: Chính sách phát triển nguồn nhân lực CHDCND Lào, HAYĐề tài: Chính sách phát triển nguồn nhân lực CHDCND Lào, HAY
Đề tài: Chính sách phát triển nguồn nhân lực CHDCND Lào, HAY
 
Đề tài: Chính sách tuyển dụng viên chức tại truyền hình Hà Nội, HAY
Đề tài: Chính sách tuyển dụng viên chức tại truyền hình Hà Nội, HAYĐề tài: Chính sách tuyển dụng viên chức tại truyền hình Hà Nội, HAY
Đề tài: Chính sách tuyển dụng viên chức tại truyền hình Hà Nội, HAY
 
Luận án: Hoạt động truyền thông của các cơ quan hành chính
Luận án: Hoạt động truyền thông của các cơ quan hành chínhLuận án: Hoạt động truyền thông của các cơ quan hành chính
Luận án: Hoạt động truyền thông của các cơ quan hành chính
 
HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CỦA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC CẤP TRUNG ƢƠNG TẠI...
HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CỦA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC CẤP TRUNG ƢƠNG TẠI...HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CỦA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC CẤP TRUNG ƢƠNG TẠI...
HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CỦA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC CẤP TRUNG ƢƠNG TẠI...
 
Luận án: Hoạt động truyền thông của các cơ quan hành chính nhà nước cấp Trung...
Luận án: Hoạt động truyền thông của các cơ quan hành chính nhà nước cấp Trung...Luận án: Hoạt động truyền thông của các cơ quan hành chính nhà nước cấp Trung...
Luận án: Hoạt động truyền thông của các cơ quan hành chính nhà nước cấp Trung...
 
Hoạt động truyền thông của các cơ quan hành chính cấp Trung ương
Hoạt động truyền thông của các cơ quan hành chính cấp Trung ươngHoạt động truyền thông của các cơ quan hành chính cấp Trung ương
Hoạt động truyền thông của các cơ quan hành chính cấp Trung ương
 

More from nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gianataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngnataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcnataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin họcnataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngnataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnnataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree towernataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtnataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngnataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhnataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intronataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcnataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)nataliej4
 

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

MƠ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TÕA SOẠN BÁO CHÍ TRONG BỐI CẢNH TRUYỀN THÔNG HỘI TỤ

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- ĐỖ NGỌC HÀ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TÕA SOẠN BÁO CHÍ TRONG BỐI CẢNH TRUYỀN THÔNG HỘI TỤ: NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP TRUNG TÂM TRUYỀN THÔNG TỈNH QUẢNG NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC Hà Nội, 2020
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- ĐỖ NGỌC HÀ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TÕA SOẠN BÁO CHÍ TRONG BỐI CẢNH TRUYỀN THÔNG HỘI TỤ: NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP TRUNG TÂM TRUYỀN THÔNG TỈNH QUẢNG NINH Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Báo chí học Mã số: 60320101 Người hướng dẫn khoa học Chủ tịch hội đồng PGS. TS. ĐẶNG THỊ THU HƢƠNG PGS.TS. VŨ VĂN HÀ Hà Nội, 2020
  • 3. 1 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................4 1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................4 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................................9 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................18 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.........................................................................19 5. Phương pháp nghiên cứu:......................................................................................19 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn.............................................................21 7. Kết cấu của luận văn .............................................................................................22 Chƣơng 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA TRUYỀN THÔNG HỘI TỤ VÀ TÕA SOẠN HỘI TỤ.........................................................23 1.1. Các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài ............................................. 23 1.1.1. Báo chí....................................................................................................23 1.1.2. Tòa soạn báo chí.....................................................................................23 1.1.3. Truyền thông ..........................................................................................24 1.1.4. Truyền thông hội tụ ................................................................................26 1.1.5. Tòa soạn hội tụ .......................................................................................29 1.2. Mô hình và đặc trưng của tòa soạn hội tụ............................................... 30 1.2.1. Mô hình tòa soạn hội tụ..........................................................................30 1.2.2. Đặc trưng của tòa soạn hội tụ.................................................................35 1.2.3. Tiêu chí xây dựng TSHT........................................................................40 1.3. Quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước về quy hoạch và phát triển báo chí...................................................................................... 41 Tiểu kết chƣơng 1....................................................................................................46 Chƣơng 2. TRUNG TÂM TRUYỀN THÔNG QUẢNG NINH: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG ......................................................................................47 2.1. Điều kiện đặc thù về kinh tế - xã hội Quảng Ninh...................................47 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên..................................................................................47 2.1.2. Những mâu thuẫn, thách thức của tỉnh trong quá trình phát triển..........47
  • 4. 2 2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội:......................................................48 2.1.3. Định hướng phát triển: ...........................................................................49 2.1.4. Các đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động đến hoạt động báo chí của Quảng Ninh.................................................................................................50 2.2. Thực trạng hoạt động của các cơ quan báo chí Quảng Ninh trước khi thành lập Trung tâm Truyền thông tỉnh......................................................... 50 2.2.1. Báo Quảng Ninh.....................................................................................51 2.2.2. Đài PTTH Quảng Ninh...........................................................................55 2.2.3. Báo Hạ Long ..........................................................................................61 2.2.4. Cổng thông tin điện tử tổng hợp tỉnh (Quảng Ninh Portal) ...................62 2.3. Mô hình tổ chức của Trung tâm Truyền thông tỉnh................................ 69 2.3.1. Chức năng, nhiệm vụ..............................................................................69 2.3.2. Tổ chức bộ máy và chế độ tài chính.......................................................71 2.3.3. Sản phẩm truyền thông...........................................................................84 Tiểu kết chƣơng 2....................................................................................................96 Chƣơng 3. MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ BƢỚC ĐẦU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP, KHUYẾN NGHỊ......................................................................................................97 3.1. Một số đánh giá bước đầu về hoạt động của Trung tâm Truyền thông tỉnh.........97 3.1.1. Về tổ chức bộ máy..................................................................................97 3.1.2. Về sản phẩm truyền thông....................................................................100 3.1.3. Về tài chính, cơ sở vật chất, kĩ thuật ....................................................106 3.1.4. Đánh giá chung.....................................................................................108 3.2. Đề xuất khuyến nghị, giải pháp ........................................................... 111 3.2.1. Đối với Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh .............................111 3.2.2. Đối với lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh .......................................................114 3.2.3. Đối với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin - Truyền thông...114 Tiểu kết chƣơng 3..................................................................................................116 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................119 PHỤ LỤC
  • 5. 3 DANH MỤC CÁC CH VIẾT TẮT CNTT : Công nghệ thông tin ĐPT : Đa phương tiện PGS.TS : Ph giáo sư, Tiến sĩ PTTH : Phát thanh truyền hình NXB : Nhà xuất bản TP : Thành phố TSHT : Tòa soạn hội tụ TTĐPT : Truyền thông đa phương tiện TTHT : Truyền thông hội tụ UBND : Ủy ban nhân dân VHNT : Văn học nghệ thuật
  • 6. 4 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những thập kỷ gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và công nghệ số đã tạo nên th i quen mới trong cách tiếp nhận thông tin của công chúng. Với chiếc máy tính, ipad hoặc điện thoại thông minh, mọi người c thể đọc, xem, nghe tin tức ở mọi nơi, mọi lúc. Báo chí, truyền thông đã nhanh ch ng ứng dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin để hình thành báo chí, TTĐPT, tạo nên những “mâm cỗ” thông tin đa dạng, đa lớp, đa chiều nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu ngày càng cao của công chúng. Với những đặc trưng: Kết hợp cùng lúc nhiều phương tiện chuyển tải, tính tức thời và tính phi định kỳ, khả năng tương tác cao, cùng với đ là tính toàn cầu và tính cá thể h a cao, thì vai trò của báo chí, truyền thông cũng c sự biến đổi trong bối cảnh báo chí, TTĐPT phát triển. Điển hình là sự thay đổi giữa nguồn phát và nguồn nhận; thay đổi trong phương thức thu thập và sản xuất thông tin của nhà báo… Về nguồn phát và nguồn nhận: Công chúng ngày nay trở nên chủ động hơn, họ không còn chỉ là nguồn nhận thông tin thụ động đơn thuần. Bởi thông tin ngày nay được lưu lại trên internet, không bị phụ thuộc vào thời gian phát s ng như truyền hình hay phát thanh, cũng không bị phụ thuộc vào thời gian xuất bản như báo in. Công chúng được lựa chọn thời gian để tiếp nhận thông tin bất cứ lúc nào, tại bất cứ đâu mà họ cảm thấy thuận tiện, miễn là c kết nối internet. Hơn nữa, trình tự, cách thức và hình thức tiếp nhận thông tin của công chúng ngày nay cũng chủ động hơn. Họ không còn phải canh giờ để chờ báo ra; không phải ngồi chờ cho những chương trình yêu thích của bản thân; chủ động click chuột để chọn bài báo mình muốn đọc. Dễ dàng nhất là họ c thể tìm kiếm chủ đề bài báo mình thích để đọc ngay cho n ng. Và đặc biệt, công chúng c thể phản hồi ngay lập tức đối với mỗi thông tin họ vừa tiếp nhận được.
  • 7. 5 Chính công chúng ngày nay cũng chủ động biến mình thành nguồn phát. Mỗi sự kiện xảy ra phải khi nhà báo chưa c mặt thì chính họ tại nơi đ đã trở thành nguồn tin, là những người đưa tin rất nhanh đến công chúng khác, thông qua internet. Trong phương thức thu thập và sản xuất thông tin của nhà báo cũng c nhiều thay đổi. Nếu trước đây, người làm báo gần như chỉ chuyển một công việc (thực hiện tác phẩm cho một loại hình báo chí), thì nay phải là người làm được nhiều việc, sáng tạo được tác phẩm báo chí ĐPT cho nhiều loại hình báo chí. Trong môi trường báo chí cạnh tranh khốc liệt, muốn bài viết của mình có tác động xã hội lớn thì nhà báo phải tìm tòi cho được những chi tiết đắt giá, tạo sự khác biệt. Tiếp cận được thông tin rồi, nhà báo cần phải tư duy và hành động để sáng tạo được tác phẩm báo chí ĐPT. Muốn vậy, nhà báo ngoài việc c kiến thức nền tảng tốt, còn phải biết sử dụng thành thạo phương tiện làm báo, không ngừng tìm tòi, sáng tạo, hội nhập để làm chủ công nghệ đang thay đổi từng ngày. Chính những điều nêu trên đã đặt ra yêu cầu là các cơ quan báo chí, truyền thông phải thay đổi, đặc biệt là thay đổi trong phương diện mô hình tổ chức và hoạt động, để từ đ mới c thể thích ứng, tồn tại và phát triển. Xu thế phát triển báo chí ĐPT trong kỷ nguyên kĩ thuật số và các nguyên nhân về kinh tế - xã hội khác đã dẫn đến sự hình thành xu hướng TTHT và mô hình TSHT trong báo chí, truyền thông hiện đại. Trên thế giới, mô hình TSHT đã hình thành và phát triển từ những năm đầu thế kỷ XXI tại Mỹ và châu Âu. Sau đ mô hình này liên tục được mở rộng ở các nước c nền báo chí phát triển khác. Trên thực tế, hầu hết các tòa soạn báo trên thế giới cũng như ở Việt Nam, vốn được xây dựng và vận hành theo mô hình tòa soạn chuyên biệt, dành riêng cho một loại hình báo chí nhất định. Việc ra đời mô hình TSHT là kết quả tất yếu của xu hướng hội tụ công nghệ cũng như sự thay đổi cách tiếp nhận của công chúng, nhất là khi mọi người dân đều c thể dễ dàng tiếp cận với nguồn tin hơn thông qua các thiết bị công nghệ thông minh.
  • 8. 6 Theo ông David Brewer, chuyên gia tư vấn chiến lược truyền thông (Vương quốc Anh), “Việc xây dựng TSHT không chỉ đơn giản là việc sắp xếp lại vị trí làm việc mà còn là cấu trúc lại quy trình phối hợp giữa các bộ phận trong tòa soạn. Thay vì lập kế hoạch độc lập để sản xuất trên mỗi loại hình báo chí truyền thống như trước đây, tại TSHT, các biên tập viên sẽ cùng xây dựng một kế hoạch sản xuất từ những gói thông tin nhất quán. Trong đó, có sự đánh giá, sắp xếp, phân loại mức độ thể hiện và thời gian đăng tải thông tin trên từng loại hình báo chí, sao cho phù hợp với tính quan trọng, sức ảnh hưởng của đề tài” [11]. Phương thức hoạt động theo hướng trên cũng giúp làm gọn, nhẹ quá trình thu thập thông tin, nhưng lại tăng tốc độ sản xuất và nâng cao chất lượng thông tin; đồng thời tránh được sự trùng lặp, giúp giảm chi phí và tiết kiệm nguồn lực cho tòa soạn. Đồng thời, trong mô hình tổ chức TSHT, sự tương tác với công chúng là điều cần được quan tâm đặc biệt. Vì n không chỉ đáp ứng nhu cầu của công chúng, mà còn giúp phát triển mối quan hệ của các cơ quan báo chí với công chúng. Trong bối cảnh TTHT, việc thay đổi mô hình tổ chức và hoạt động của tòa soạn báo chí theo mô hình TSHT sẽ đảm bảo chất lượng nội dung thông tin trong tòa soạn được kiểm soát theo hướng tập trung. Trong xu thế đ , các cơ quan báo quan chí ở nước ta đã, đang vận động và phát triển theo hướng sắp xếp lại mô hình tổ chức và hoạt động, hướng tới mô hình TSHT. Đây là cơ hội và cũng là thách thức đối với các cơ quan báo chí. Trên thực tế, Đài Tiếng n i Việt Nam đã tích hợp đầy đủ các loại hình báo chí (phát thanh, báo in, báo điện tử, truyền hình) trong một cơ quan báo chí. Các cơ quan báo chí lớn như: Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Báo Nhân Dân, Cổng thông tin điện tử Chính phủ... đã tích hợp nhiều loại hình báo chí. Báo Tuổi trẻ, Báo điện tử VietnamNet, Báo điện tử VnExpress…cũng là những cơ quan báo chí đi đầu trong việc sắp xếp lại mô hình tổ chức và hoạt động của tòa soạn báo chí trong bối cảnh TTHT. Tuy nhiên, theo nhà báo Hồ Quang Lợi, Ph Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam trong phát biểu tại hội thảo chủ đề “Xây dựng TSHT và hành động
  • 9. 7 của người làm báo” do Hội Nhà báo tỉnh Quảng Ninh tổ chức tại thành phố M ng Cái (tháng 9 năm 2017) thì: “một số cơ quan báo chí chưa thực sự quan tâm, chưa thực sự hiểu mô hình TSHT, chỉ coi TSHT là phép cộng máy móc các loại hình báo chí trong một cơ quan”. Đối với hệ thống báo chí địa phương trong cả nước, mỗi tỉnh, thành phố đều c một cơ quan báo đảng thuộc Tỉnh ủy, Thành ủy; một đài PTTH thuộc UBND tỉnh, thành phố (riêng thành phố Hồ Chí Minh c Đài Truyền hình và Đài Tiếng n i Nhân dân thành phố); một tạp chí hoặc báo văn nghệ thuộc Hội VHNT tỉnh, thành phố. Bên cạnh một số đơn vị đã bước đầu đề ra và thực hiện các giải pháp đổi mới mô hình tổ chức và hoạt động (điển hình như Báo Nghệ An), thì nhiều cơ quan báo chí vẫn chưa c sự thay đổi đáng kể trong việc vận hành theo mô hình tòa soạn theo xu hướng TTHT. Ở tỉnh Quảng Ninh, trước năm 2019 c 3 cơ quan báo chí gồm: Báo Quảng Ninh trực thuộc Tỉnh ủy, Đài PTTH Quảng Ninh trực thuộc UBND tỉnh và Báo Hạ Long trực thuộc Hội VHNT tỉnh. Về tổ chức và hoạt động của các cơ quan báo chí này, bên cạnh những ưu điểm, cũng bộc lộ những hạn chế, đặc biệt là trước bối cảnh CNTT phát triển nhanh ch ng và mạnh mẽ, nhu cầu và th i quen tiếp nhận thông tin của công chúng c nhiều thay đổi. Trong Đề án thành lập Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh đã chỉ ra các hạn chế của các cơ quan báo chí tỉnh, gồm: (1) Công tác quản lý, điều hành nhìn chung còn thiếu năng động; tổ chức, bộ máy còn cồng kềnh, trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ; còn lãng phí nhân lực trong việc cử ph ng viên tác nghiệp, đưa tin về các sự kiện; (2) Phương thức thông tin, tuyên truyền một số nội dung còn thiếu tính hấp dẫn, chưa tác động làm chuyển biến mạnh mẽ tư tưởng trong nhân dân; thông tin trên các loại hình báo chí còn c sự trùng lặp, c nội dung thông tin, tuyên truyền còn thiếu tính thống nhất. Tính chiến đấu, phản biện của báo chí đã được coi trọng, song chưa thật mạnh mẽ và thường xuyên; (3) Việc nắm bắt, cung cấp, định hướng thông tin, dư luận xã hội trước những vấn đề phức tạp, nhạy cảm của các cơ quan báo chí c thời điểm, c việc còn chưa chủ động, thiếu kịp thời; (4) Hoạt động kinh tế báo chí chưa phát triển tương xứng với tiềm năng; khả năng tự chủ tài chính còn hạn
  • 10. 8 chế; cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ cho công tác chuyên môn của các cơ quan báo chí n i chung còn lạc hậu, chưa theo kịp sự phát triển của xã hội. Để phát huy những ưu điểm, khắc phục những hạn chế nêu trên, đ n bắt xu hướng TTHT và đáp ứng tốt nhu cầu thông tin của công chúng, cũng như yêu cầu công tác thông tin, truyền thông của tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã xây dựng Đề án hợp nhất các cơ quan thông tin, báo chí gồm: Báo Quảng Ninh, Đài PTTH tỉnh, Báo Hạ Long, Cổng thông tin điện tử tỉnh để thành lập Trung tâm Truyền thông tỉnh. Mục tiêu của việc hợp nhất nhằm xây dựng Trung tâm Truyền thông tỉnh là cơ quan báo chí c tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu quả; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ kỹ thuật số và các phương tiện truyền thông mới, hướng tới trở thành cơ quan truyền thông hiện đại, c uy tín, tầm ảnh hưởng rộng, tiềm lực tài chính mạnh, tương xứng với vị trí, vai trò của một tỉnh dịch vụ, công nghiệp, trung tâm du lịch chất lượng cao của khu vực, một trong những cực tăng trưởng kinh tế của miền Bắc. Tuy Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh được thành lập trước khi Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 362/QĐ-TTg ngày 03/4/2019 “phê duyệt Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025”, nhưng việc hợp nhất các cơ quan thông tin, báo chí của tỉnh Quảng Ninh cũng đ n đầu thực hiện và cụ thể h a được những quan điểm, mục tiêu của Quy hoạch này. Đặc biệt là quan điểm “Phát triển báo chí đi đôi với quản lý tốt, theo hướng cách mạng, chuyên nghiệp, hiện đại, chất lượng, hiệu quả đáp ứng nhu cầu thông tin của nhân dân (…) Phát triển báo chí phù hợp với xu thế phát triển khoa học công nghệ và thông tin, truyền thông thế giới. Kết hợp chặt chẽ các loại hình báo chí đồng thời phát huy lợi thế của các phương tiện, dịch vụ thông tin Internet nhằm chủ động cung cấp thông tin chính thống, c định hướng, tăng diện bao phủ trong nước và quốc tế; hạn chế ảnh hưởng tiêu cực và bảo đảm an toàn, an ninh thông tin mạng”; và mục tiêu được xác định trong Quy hoạch là: “Sắp xếp hệ thống báo chí gắn với đổi mới mô hình tổ chức, nâng cao hiệu quả lãnh đạo, quản lý báo chí để phát triển hệ thống báo in, báo hình, báo n i, báo điện tử. Xây dựng một số cơ quan báo chí chủ lực, đa phương tiện làm nòng cốt, c vai trò định hướng dư luận xã hội, thông tin đối ngoại. Sắp xếp hệ thống báo chí, khắc phục tình trạng chồng chéo, đầu tư dàn trải, buông lỏng quản lý,
  • 11. 9 hoạt động xa rời tôn chỉ, mục đích; gắn với việc xác định rõ trách nhiệm lãnh đạo, quản lý báo chí của các cấp ủy Đảng, chính quyền, nhất là của người đứng đầu cơ quan chủ quản và cơ quan báo chí. Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, ph ng viên, biên tập viên c đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu phát triển báo chí trong tình hình mới” [54]. Sau khi được Ban Bí thư Trung ương Đảng đồng ý, ngày 18/12/2018, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh đã ra Quyết định số 1276- QĐ/TU Thành lập Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh trên cơ sở hợp nhất các cơ quan thông tin, báo chí nêu trên của tỉnh. Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh chính thức hoạt động từ ngày 1/1/2019. Trong luận văn này, tác giả sẽ bước đầu nghiên cứu những ưu điểm, hạn chế sau một năm vận hành theo xu hướng TTHT của mô hình cơ quan báo chí mới ở địa phương đầu tiên trong cả nước được thành lập theo chủ trương của Ban Bí thư Trung ương Đảng. Trên cơ sở Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025, tác giả mong muốn được tìm hiểu, phân tích, đánh giá và đề xuất, kiến nghị một số nội dung để cơ quan chủ quản và Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh c cái nhìn tổng quát, từ đ xem xét điều chỉnh để đảm bảo tuân thủ theo đúng Quy hoạch nêu trên. Đây chính là lí do tác giả luận văn lựa chọn đề tài “Mô hình tổ chức và hoạt động của tòa soạn báo chí trong bối cảnh TTHT: Nghiên cứu trường hợp Trung tâm truyền thông tỉnh Quảng Ninh”. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trên thế giới và cả trong nước, mô hình tổ chức và hoạt động của tòa soạn báo chí trong bối cảnh TTHT không phải là đề tài mới. Như đã trình bày ở phần Lý do chọn đề tài, năm 1978, giáo sư công nghệ truyền thông Nicholas Negroponte của Học viện Công nghệ Massachusetts (Hoa Kỳ) lần đầu tiên nhắc đến khái niệm “Hội tụ truyền thông” khi ông dùng 3 đường tròn giao nhau để mô tả sự giao thoa của ngành công nghiệp truyền hình (Broadcast and motion Picture Industry), ngành công nghiệp máy tính (Computer Industry) và ngành công nghiệp in ấn - xuất bản
  • 12. 10 (Print and Publishing Industry); với tiên đoán ba ngành công nghiệp truyền thông này sẽ tích hợp thành một thực thể duy nhất. Đến năm 1983, trong cuốn Tự do công nghệ (Technologies of Freedom), giáo sư Học viện Công nghệ Hoa Kỳ (MIT) Ithiel de Sola Pool cho rằng một loại mạng mang hình thái vật lý sẽ “phục vụ” tốt cho tất cả các loại hình báo chí. Ithiel de Sola Pool mô tả sự hội tụ này là sự tích hợp về phương thức chuyển tải các sản phẩm truyền thông đến công chúng, khi các cuộc hội thảo, các vở kịch, các bản tin…đều được chuyển tải đến công chúng bằng phương án điện tử và được tích hợp trong một hệ thống CNTT lớn. Trong cuốn sách c tựa đề “Hội tụ - ý nghĩa và nội hàm” (2003), Rich Gordon đã tổng kết 6 hàm ý của từ hội tụ, trong đ nhấn mạnh hội tụ công nghệ truyền thông, hợp nhất quyền sở hữu truyền thông, hội tụ cấu trúc trong hoạt động tổ chức truyền thông, hội tụ trong kỹ năng sản xuất sản phẩm báo chí và hội tụ hình thức thể hiện của sản phẩm báo chí. Năm 2004, tác giả Stephen Quin, trong bài viết “Better jounalism or better profit?: A key convergence issue in an age of concentrated ownership” (tạm dịch là lợi ích từ việc xây dựng TSHT) đã nhấn mạnh đến sự hội tụ từ g c độ tổ chức tòa soạn, khi cho rằng sự hội tụ toàn phần sẽ xảy ra khi c sự thay đổi văn bản trong cách thức hoạt động của tòa soạn, khi c một ban biên tập chung với những cá nhân chủ chốt c khả năng xử lý các sản phẩm truyền thông c nhiều đầu ra khác nhau, tiếp cận các vấn đề từ g c độ các phương tiện truyền thông khác nhau, và yêu cầu nhân viên phù hợp nhất triển khai xây dựng tác phẩm cho từng loại hình truyền thông đ . Để thực hiện được điều này, tòa soạn cần c một cơ sở dữ liệu tập trung, các thông tin đầu vào đều được tập trung xử lý bởi một siêu ban biên tập, dù người thu thập thông tin ban đầu đang làm việc chủ yếu cho loại hình truyền thông nào. Tuy quan điểm khác nhau về mô hình hội tụ truyền thông, cũng như quá trình hội tụ, song các tác giả đều c một điểm chung đ là sự x a nhòa ranh giới giữa các loại hình truyền thông đại chúng truyền thống, kể cả về khía cạnh nội dung cũng như khía cạnh tác nghiệp của nhà báo.
  • 13. 11 Cuốn “Convergent Journalism an introduction: Writing and producing across media” (tạm dịch là Giới thiệu về báo chí hội tụ: Viết và làm tin thông qua phương tiện truyền thông) của tác giả Stephen Quinn và Vincent F.Filak, xuất bản năm 2005. Cuốn sách trình bày các cách làm tin thông qua các phương tiện truyền thông, làm thế nào để các nhà báo làm chủ tất cả các phương tiện trong văn phòng báo chí hội tụ. Cuốn “Convergent Journalism: Writing and Reporting across the New Media” (tạm dịch là Báo chí hội tụ: Viết và đưa tin thông qua phương tiện truyền thông mới) của tác giả Janet Kolodzy, xuất bản năm 2006. Cuốn sách dự đoán thế kỷ mới sẽ là một thời đại của sự thay đổi và sự lựa chọn trong ngành báo chí. Báo chí trong tương lai sẽ bao gồm tất cả các loại phương tiện truyền thông: cũ và mới tích hợp với nhau. Cuốn “Undersatanding Media Convergent” (tạm dịch là Hiểu về TTHT) của nh m tác giả August E.Grant và Jeffrey S. Wilkinson, xuất bản năm 2008. Cuốn sách trình bày về cảnh quan truyền thông đương đại. Phân tích các khái niệm, thành tố để c cái nhìn toàn diện về TTHT. Trong số những nghiên cứu của các tác giả nước ngoài đã được công bố tại Việt Nam gần đây, bài viết đăng trên website Vietnam Journalists Association có tiêu đề: “Phương thức sản xuất Báo chí hội tụ” của tác giả David Brewer đã c những kiến giải khá sâu sắc về phương thức sản xuất mà ông gọi là “Báo chí hội tụ”, những nguyên tắc biên tập nội dung, trình tự làm báo và hệ thống kỹ thuật cần thiết cho cơ quan báo chí để c thể khai thác nội dung trên nhiều loại hình báo chí, từ đ thu hút ngày càng đông đảo lượng khán giả và tạo ra chuỗi doanh thu mới (tài chính bền vững). Tác giả cũng nêu lên các mô hình truyền thông với những quy tắc cơ bản; các lợi ích; trình tự công việc; các vấn đề về thiết kế; vấn đề nguồn nhân lực của một TSHT và khẳng định: TTHT mang lại nhiều lợi ích hơn là chỉ tiết kiệm chi phí và tăng hiệu quả trong sản xuất tin bài, n cũng giúp mở rộng đối tượng độc giả và tạo ra
  • 14. 12 nhiều nguồn thu thập tin mới c giá trị, n chắc chắn sẽ mang tới lợi ích lớn cho tòa soạn báo và cho việc kinh doanh báo chí. Theo nghiên cứu của PGS. TS Nguyễn Thành Lợi, những thảo luận về TTHT của các học giả trên thế giới diễn ra khá sôi nổi. Tuy nhiên, khái niệm “hội tụ” được sử dụng trong báo chí, truyền thông lại rất mơ hồ. Các học giả phương Tây đã c những g c nhìn rất đa dạng trong công tác nghiên cứu loại hình truyền thông mới này. Nhiều nghiên cứu được triển khai từ giác độ hội tụ kỹ thuật, hội tụ quyền sở hữu truyền thông, và cũng c những công trình lại xuất phát từ hội tụ về cơ cấu tổ chức truyền thông hay hội tụ trong kỹ năng biên tập, sản xuất tin, bài. C thể n i, những công trình nghiên cứu của các học giả phương Tây trải rộng trên mọi phương diện liên quan đến các phương tiện truyền thông, như môi trường bên ngoài, cơ chế nội bộ và hoạt động kinh doanh của các phương tiện truyền thông. Cũng chính vì thế, cho đến nay, khái niệm TTHT vẫn chưa c một định nghĩa chuẩn xác được công nhận. Chính vì các học giả xuất phát từ các giác độ và ngữ cảnh khác nhau để lý giải về TTHT, mới gây ra sự khác biệt trong nhận thức xung quanh khái niệm này. Ở trong nước, các nhà nghiên cứu đã c những cuốn sách về mô hình tổ chức và hoạt động của tòa soạn báo chí n i chung, tòa soạn báo chí đặt trong bối cảnh TTHT. Sách “Truyền thông đại chúng” (2001) của Tạ Ngọc Tấn cung cấp cho người đọc những hiểu biết cơ bản, c hệ thống về các phương tiện thông tin đại chúng ở trung ương và địa phương nước ta thời điểm đ . Tác giả đề cập đến các nguyên tắc, phương pháp chính nhằm quản lý, điều hành, phát huy tốt vai trò, sức mạnh của các loại hình phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là trong bối cảnh toàn cầu h a truyền thông đại chúng. Cuốn sách “80 năm báo chí cách mạng Việt Nam - những bài học lịch sử và định hướng phát triển” được chọn lọc từ Kỷ yếu hội thảo khoa học của Học viện Báo chí và Tuyên truyền do NXB Chính trị quốc gia phát hành năm 2005. Bài viết Bàn về xây dựng mô hình tòa soạn báo chí hiện nay của tác giả Hà Huy Phượng in trong cuốn sách đã bàn sâu về mô hình truyền thông truyền thống, phân tích những ưu điểm, hạn chế của mô hình này, từ đ c những phác thảo về mô hình TSHT áp
  • 15. 13 dụng cho Việt Nam. Bài viết đã c những gợi ý hữu ích cho những ai quan tâm đến xu hướng phát triển của báo chí ĐPT, đặc biệt là mô hình TSHT ở thời điểm đ . Chuyên luận “Những vấn đề của báo chí hiện đại” của hai tác giả Hoàng Đình Cúc và Nguyễn Đức Dũng (2007) cũng đề cập đến những vấn đề đặt ra đối với báo chí địa phương ở nước ta khi ấy, trong đ đặc biệt phê phán tình trạng quá ưu ái cho truyền hình và coi nhẹ phát thanh ở các đài địa phương. Điều này dẫn đến hoạt động trong lĩnh vực phát thanh ở các đài địa phương nhìn chung kém chất lượng và hiệu quả, gây lãng phí về nhân lực và vật lực. Cuốn sách “Báo chí thế giới và xu hướng phát triển” của tác giả Đinh Thị Thúy Hằng do NXB Thông tấn phát hành năm 2008 đề cập tới những lý luận, khái niệm, phạm trù và hoạt động báo chí đang phổ biến tại các trường đại học trên thế giới và trong nghiên cứu báo chí. Ở chương 5, Hội tụ truyền thông, xu thế phát triển của báo chí thế giới, tác giả phân tích xu hướng phát triển của báo chí thế giới trong thời đại kỷ nguyên số. Đây là nguồn tài liệu hữu ích đối với tác giả trong quá trình thực hiện luận văn. Cuốn sách “Báo chí truyền thông hiện đại” của tác giả Nguyễn Văn Dững do NXB Đại học Quốc gia Hà Nội phát hành năm 2011 đã những tổng kết và chắt lọc những vấn đề cơ bản nhất về hoạt động báo chí. Đặc biệt ở chương 3, Nhận diện đặc điểm của báo chí hiện đại, tác giả đã c những phân tích kỹ lưỡng, những nhận định về hoạt động báo chí trong bối cảnh TTHT. Sách chuyên khảo “Báo mạng điện tử - những vấn đề cơ bản” của tác giả Nguyễn Thị Trường Giang (2011), đề cập đến yếu tố ĐPT trên loại hình báo mạng điện tử, đ là n c thể đảm đương nhiệm vụ của cả PTTH lẫn báo in một cách dễ dàng. Bản thân n mang trong mình sức mạnh của phương tiện truyền thông đại chúng truyền thống, cùng kết hợp với mạng máy tính nên c nhiều ưu điểm vượt trội, trở thành kênh truyền thông đại chúng vô cùng hiệu quả. Trong cuốn Tổ chức và hoạt động của tòa soạn, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội (2013), PGS.TS Đinh Văn Hường đã đề cập cụ thể bộ máy tòa soạn báo chí
  • 16. 14 (báo in, PTTH, hãng tin tức, báo mạng điện tử) và xu hướng phát triển của các loại hình tòa soạn báo chí đ . Cuốn sách “Tác nghiệp báo chí trong môi trường truyền thông hiện đại” của tác giả Nguyễn Thành Lợi do NXB Thông tin và Truyền thông phát hành năm 2014, khái quát về những vấn đề khá mới mẻ đang được nghiên cứu rộng rãi trên thế giới nhiều thập kỷ qua như truyền thông xã hội, các lý thuyết truyền thông, TTHT, TSHT, đồng thời trình bày đặc điểm và những kỹ năng cần thiết đối với “nhà báo đa năng” trong môi trường TTHT. Từ những câu hỏi TTHT là gì? Sự xuất hiện của kỷ nguyên truyền thông số đã khiến nghiệp vụ báo chí truyền thông c những thay đổi căn bản. Những thay đổi đ tác động như thế nào đến tiến trình TTHT? Từ tòa soạn đơn loại hình đến ĐPT rồi phát triển tới TSHT là sự phát triển tiệm tiến từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Tác giả đã c những phân tích rất kỹ lưỡng, đồng thời đề xuất các giải pháp cho các tòa soạn báo ở Việt Nam trong xu thế TTHT và ĐPT hiện nay. Đây là cuốn sách quý, gợi mở rất nhiều cho hướng nghiên cứu đề tài. Trong cuốn “Tổ chức hoạt động cơ quan báo chí thực tiễn và xu hướng phát triển” (2016), TS. Nguyễn Quang Hòa cung cấp bức tranh toàn cảnh về báo chí hiện nay, giúp người đọc hiểu rõ bản chất của hoạt động báo chí. Đồng thời, cuốn sách còn trình bày về bộ máy tòa soạn các cơ quan báo chí, bao gồm tất cả các cơ quan báo in, PTTH, hãng tin tức, báo mạng điện tử hiện nay và xu hướng phát triển của báo chí. Cuốn “Báo chí và truyền thông đa phương tiện” (2017) của PGS.TS Nguyễn Thị Trường Giang (Chủ biên) nghiên cứu và đề cập tổng quan, chi tiết về báo chí và truyền thông ĐPT; các xu thế phát triển của báo chí trong kỷ nguyên kỹ thuật số; nhà báo ĐPT; tác phẩm báo chí ĐPT; công chúng báo chí và truyền thông trong kỷ nguyên mới; truyền thông xã hội và nhà báo công dân. Đặc biệt, trong cuốn sách này, các tác giả đã dành hẳn một chương (chương 3, từ trang 214 đến trang 272) để đề cập đến hội tụ truyền thông và TSHT. Trong đ , các tác giả đã làm rõ các khai niệm hội tụ truyền thông, TSHT; đề cập lịch sử hình thành và phát triển của hội tụ truyền thông và TSHT; yêu cầu để thành lập TSHT; một số mô hình TSHT tiêu biểu ở Việt Nam và trên thế giới.
  • 17. 15 Cùng với các cuốn sách nên trên, còn c các bài báo khoa học liên quan đến đề tài nghiên cứu. Tiêu biểu là: Bài viết “Truyền thông hội tụ - nhìn từ góc độ báo chí” của tác giả Phạm Thị Thanh Tịnh đăng trên Tạp chí Lý luận và Truyền thông, tháng 5/2014 bàn về TTHT trong lĩnh vực báo chí, chính là sự hợp nhất của các loại hình báo chí truyền thống trong cùng một cơ quan báo chí về cấu trúc tòa soạn, sản xuất tin bài, phản hồi thông tin… Tác giả nhấn mạnh đến vai trò của các phương tiện khoa học kỹ thuật hiện đại để thực hiện được quá trình này, trong đ c mạng Internet là cơ sở hạt nhân. Là người nghiên cứu chuyên sâu về TTHT, PGS. TS Nguyễn Thành Lợi c nhiều bài viết về chủ đề này. Trong bài “Một số vấn đề đặt ra đối với báo chí trong môi trường hội tụ truyền thông” đăng trên tạp chí Người làm báo tháng 10/7/2016, PGS. TS Nguyễn Thành Lợi cho rằng: Nhìn tổng thể, sự nhận thức về TTHT được triển khai trên hai giác độ chính là: hội tụ kỹ thuật và hội tụ kinh tế… Từ thực tiễn đời sống truyền thông hiện nay, c thể lý giải không gian hai chiều của TTHT như sau: (1) Hội tụ kỹ thuật chủ yếu được thể hiện ở sự hội tụ về loại hình truyền thông, bao gồm sự hội tụ của các phương tiện truyền thông mới và truyền thống cùng sự hội tụ của ba mạng: điện thoại viễn thông, PTTH và mạng Internet. (2) Hội tụ kinh tế thể hiện trên các cấp độ: hội tụ thị trường, hội tụ tư bản và hội tụ sản nghiệp. Trong bài báo “Phác thảo mô hình TSHT Báo Thể thao & Văn hóa” đăng trên Tạp chí Người làm báo ngày 02/07/2018, tác giả Ngân Lượng trên cơ sở phân tích thực tiễn hoạt động tại tòa soạn đã đưa ra phác thảo về mô hình TSHT báo Thể thao & Văn h a trong môi trường truyền thông số. Tác giả để xuất: về văn phòng tòa soạn, các bộ phận cùng làm việc trên một mặt phẳng không c vách ngăn và c thể quan sát toàn thể; về cơ cấu tổ chức, tòa soạn thu gọn thành hai phòng thực hiện nội dung chính là phòng Thể thao và phòng Văn h a; về hội tụ cách thu thập thông tin, bộ phận siêu biên tập sẽ bàn bạc và thống nhất đưa ra chỉ đạo chung cho tất cả các loại hình; tất cả các ph ng viên TT&VH phải được đào tạo là những ph ng viên đa năng; đẩy mạnh sản xuất những sản phẩm đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của công
  • 18. 16 chúng mobile; đẩy mạnh tương tác với mạng xã hội, thúc đẩy công chúng tham gia trong quá trình sản xuất, phản hồi thông tin. Trong số các luận văn, luận án liên quan đến đề tài nghiên cứu từ trước tới nay, c thể kể tên một số nghiên cứu tiêu biểu như: “Ứng dụng truyền thông ĐPT trên báo trực tuyến của các cơ quan phát thanh, truyền hình”, luận văn thạc sỹ báo chí và truyền thông của Trần Thị Thuý Bình, năm 2015. Trong luận văn, tác giả cung cấp khái niệm và quá trình xuất hiện của TTĐPT trên báo trực tuyến của thế giới và Việt Nam. Khảo sát việc ứng dụng TTĐPT trên báo trực tuyến của cơ quan PTTH (VOVNEWS, HTV, HanoiTV), nhận xét những mặt mạnh và hạn chế trong việc ứng dụng TTĐPT trên báo trực tuyến cũng như cơ hội và thách thức đối với báo trực tuyến của các cơ quan PTTH. Trên cơ sở đ đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng báo trực tuyến thông qua việc phát huy thế mạnh của TTĐPT. “Xu thế phát triển của báo chí địa phương Việt Nam trong bối cảnh TTĐPT”, luận án tiến sĩ báo chí học của Nguyễn Tiến Vụ, năm 2017. Trong luận án này, tác giả đã nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về xu thế phát triển của báo chí địa phương Việt Nam trong bối cảnh TTĐPT, phát hiện các vấn đề thực tiễn và đề xuất các khuyến nghị khoa học nhằm tạo điều kiện để báo chí địa phương phát triển mạnh mẽ hơn trong bối cảnh TTĐPT. “Quá trình chuyển đổi của Báo Tuổi trẻ TP Hồ Chí Minh theo hướng hội tụ truyền thông”, luận văn thạc sỹ báo chí và truyền thông của Lê Thị Minh Hằng, năm 2017. Trong luận văn này, tác giả cho rằng: TSHT không còn là khái niệm quá mới mẻ nhưng để chuyển đổi từ cách làm truyền thống sang hội tụ không phải chuyện một sớm một chiều đối với bất cứ cơ quan báo chí nào. Với việc xây dựng mô hình TSHT, báo Tuổi Trẻ bước đầu đã c được những hiệu quả nhất định: tối ưu h a nguồn lực sẵn c , hoạt động quản trị tòa soạn chuyên nghiệp hơn, uy tín tờ báo được củng cố, sự tương tác hai chiều với công chúng được đa dạng h a,… Tuy vẫn
  • 19. 17 còn tồn tại một số hạn chế và kh khăn, thách thức nội tại nhưng với những chủ trương, hướng đi mới của Ban biên tập báo Tuổi Trẻ trong thời gian tới chắc chắn mô hình TSHT của Tuổi Trẻ sẽ hoàn thiện và phát triển hơn nữa. “Kỹ năng tác nghiệp bằng điện thoại di động của nhà báo trong xu thế hội tụ truyền thông”, luận văn thạc sỹ báo chí và truyền thông của Trần Thị Kim Anh, năm 2017. Trong luận văn này, cùng với việc đưa ra một số khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu như: điện thoại di động, mobile journalism (báo chí di động) và kỹ năng làm báo bằng điện thoại di động, tác giả đã đề cập nhiều đến hệ thống lý luận về TTHT. “Sản xuất chương trình truyền hình chuyên đề trong bối cảnh TTĐPT”, luận văn thạc sỹ báo chí và truyền thông của Bùi Thị Bích Hường, năm 2018. Trong luận văn, tác giả đề cập đến các giải pháp nâng cao chất lượng chương trình chuyên đề trong bối cảnh truyền thông hiện đại. Những nhà báo truyền hình c cách tiếp cận, c phương pháp sản xuất chương trình chuyên đề để truyền thông trên ĐPT, hội tụ trên nền tảng Internet, thu hút, hấp dẫn người xem trên nhiều phương tiện như điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy vi tính kết nối internet... Nhìn chung, trong các công trình nghiên cứu kể trên, giới nghiên cứu trong và ngoài nước đã tiếp cận dưới nhiều g c độ, nhiều quan điểm, phương pháp nghiên cứu và đều cho rằng trong bối cảnh TTHT, các cơ quan báo chí phải thay đổi mô hình tổ chức và hoạt động của tòa soạn. TTHT là một xu thế tất yếu bởi sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, công nghệ số, mạng xã hội... đã tạo nên thói quen mới trong cách tiếp nhận thông tin của công chúng. Các nghiên cứu trong nước về mô hình tổ chức và hoạt động của tòa soạn báo chí trong bối cảnh TTHT cũng đã đề cập đến xu hướng TTHT và mô hình tổ chức, hoạt động của các cơ quan báo cả ở trung ương và địa phương. Tuy nhiên, với Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh lại là trường hợp đặc biệt. Việc tỉnh Quảng Ninh tiên phong xây dựng, xin chủ trương và phê duyệt Đề án hợp nhất các cơ quan thông tin, báo chí của tỉnh với kỳ vọng và quyết tâm
  • 20. 18 xây dựng một cơ quan báo chí c tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu quả; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ kỹ thuật số và các phương tiện truyền thông mới, hướng tới trở thành cơ quan truyền thông hiện đại, c uy tín, tầm ảnh hưởng rộng, tiềm lực tài chính mạnh, là việc làm chưa c trong tiền lệ ở cấp tỉnh trong cả nước. Sau một năm vận hành mô hình cơ quan báo chí ĐPT theo mô hình TSHT, Trung tâm truyền thông tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện các giải pháp gì trên các bình diện về tổ chức bộ máy, chế độ tài chính, đặc biệt là sản phẩm truyền thông? Trên cơ sở khảo sát, đánh giá thành công và hạn chế của mô hình cấp tỉnh đầu tiên trong cả nước hoạt động theo Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí cả nước đến năm 2025, tác giả sẽ đề xuất những khuyến nghị, giải pháp nhằm giúp cho Trung tâm truyền thông tỉnh Quảng Ninh ngày một hoạt động chất lượng, hiệu quả. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở hệ thống h a các vấn đề lý luận liên quan đến đề tài, luận văn khảo sát thực trạng hoạt động của Trung tâm truyền thông tỉnh Quảng Ninh trong năm 2019 trên các bình diện về tổ chức bộ máy, chế độ tài chính, đặc biệt là sản phẩm truyền thông của cơ quan TTĐPT này. Từ đ , tác giả luận văn bước đầu đánh giá thành công và hạn chế sau một năm hợp nhất các cơ quan thông tin, báo chí của tỉnh Quảng Ninh để thành lập cơ quan báo chí ĐPT, vận hành theo mô hình TSHT, xu hướng TTHT ở địa phương cấp tỉnh đầu tiên trong cả nước. Trên cơ sở đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là dựa trên các quan điểm, mục tiêu, định hướng, phương án sắp xếp và lộ trình thực hiện được xác định trong Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025, tác giả luận văn sẽ khảo sát, đánh giá việc thực hiện ở Quảng Ninh, từ đ sẽ đề xuất, kiến nghị một số nội dung để cơ quan chủ quản và Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh c cái nhìn tổng quát, xem xét điều chỉnh phù hợp để đảm bảo tuân thủ theo đúng Quy hoạch nêu trên; đồng thời giúp cho Trung tâm truyền thông tỉnh Quảng Ninh ngày một hoạt động chất lượng, hiệu quả.
  • 21. 19 Trên cơ sở nghiên cứu đề tài, tác giả luận văn sẽ kiến nghị với cấp thẩm quyền một số nội dung để đảm bảo c sự thống nhất trong việc thực hiện Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025; thống nhất trong việc hợp nhất các cơ quan thông tin, báo chí ở tỉnh, thành phố trong cả nước (đối với các địa phương tiến hành công việc này), từ đ g p phần thực hiện các quan điểm, mục tiêu trong Quy hoạch. Thông qua việc nghiên cứu đề tài, tác giả luận văn mong muốn cung cấp cho các cơ quan báo chí, đặc biệt là các cơ quan báo chí ở địa phương trong cả nước; các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng và những người nghiên cứu về báo chí, truyền thông c cái nhìn tổng quan về mô hình Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh, để từ đ tiếp tục c những đề tài nghiên cứu liên quan. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện được mục đích nêu trên, luận văn cần làm rõ: Hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến đề tài. Khảo sát thực trạng hoạt động của Trung tâm truyền thông tỉnh Quảng Ninh trên các bình diện về tổ chức bộ máy, chế độ tài chính, đặc biệt là sản phẩm truyền thông của cơ quan TTĐPT này. Đánh giá thành công, hạn chế, nguyên nhân thành công và hạn chế của mô hình tổ chức và hoạt động của Trung tâm truyền thông tỉnh Quảng Ninh. Đề xuất khuyến nghị, giải pháp. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Mô hình và tổ chức hoạt động của tòa soạn báo chí trong bối cảnh TTHT. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu trường hợp Trung tâm truyền thông tỉnh Quảng Ninh trong năm 2019. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp: Nhằm mục đích tìm cơ sở cho việc xây dựng khung lý thuyết về xu thế phát triển của mô hình và tổ chức hoạt động của tòa soạn báo chí trong bối cảnh TTHT; quan điểm, định hướng của Đảng và Nhà nước đối với sự
  • 22. 20 phát triển của báo chí; sự phát triển của báo chí trong môi trường phát triển khoa học kỹ thuật hiện đại. Đồng thời, tác giả tìm hiểu kết quả nghiên cứu của một số công trình khoa học c thể hữu ích cho việc đối chiếu và tham khảo trong khuôn khổ công trình nghiên cứu này, các công trình đ c thể làm cơ sở cho việc đánh giá các kết qua khảo sát, tìm ra các giải pháp khoa học cho vấn đề nghiên cứu. Phỏng vấn sâu: Nhóm thứ nhất: Phỏng vấn sâu (phỏng vấn cá nhân) 5 người là các nhà quản lý báo chí để hỏi về sự cần thiết, cách thức triển khai, hiệu quả của việc hợp nhất các cơ quan thông tin, báo chí để thành lập Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh thành TSHT đa phương tiện, đáp ứng xu thế tất yếu của truyền thông hiện đại là TTHT. Nhóm thứ hai: Phỏng vấn 9 người các nhà báo, phóng viên, kỹ thuật viên của Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh để hỏi về quá trình triển khai thực hiện hợp nhất các cơ quan thông tin, báo chí để thành lập Trung tâm Truyền thông tỉnh thành cơ quan báo chí theo mô hình TSHT đa phương tiện; những thuận lợi, khó khăn, ưu điểm, hạn chế của việc thực hiện tác phẩm ĐPT; các đề xuất, kiến nghị để thực hiện tốt mô hình này. Nh m thứ ba: Phỏng vấn 10 người là công chúng báo chí (trong đ c một số người là cộng tác viên) của Trung tâm Truyền thông tỉnh về các nội dung: Đánh giá về nội dung, hình thức, phương thức chuyển tải các tác phẩm báo chí của Trung tâm Truyền thông tỉnh; so sánh sản phẩm báo chí của Trung tâm Truyền thông tỉnh với của các cơ quan báo chí của tỉnh trước khi thành lập Trung tâm; mong muốn Trung tâm Truyền thông tỉnh đổi mới những gì để sản phẩm báo chí phù hợp với bản thân; đánh giá về việc cộng tác với Trung tâm Truyền thông tỉnh. Phương pháp nghiên cứu trường hợp: Mục đích để xem xét hoạt động của Trung tâm Truyền thông tỉnh, điều kiện vật chất được trang bị liệu đã phù hợp với xu thế hiện đại; điều kiện tiếp nhận thông tin của công chúng; các biểu hiện về nhận thức, thái độ, hành vi của công chúng và những người xây dựng các sản phẩm báo chí liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Kết quả quan sát sẽ là cơ sở để thực hiện nghiên cứu đề tài.
  • 23. 21 Nghiên cứu trường hợp nhằm nghiên cứu xu thế TTTH ở trường hợp hội tụ về mọi mặt của các cơ quan thông tin, báo chí của tỉnh Quảng Ninh thành Trung tâm Truyền thông tỉnh. Phương pháp thảo luận nhóm: Tổ chức thảo luận nh m 6 người là cán bộ, ph ng viên, kỹ thuật viên đại diện cho từng khối phòng (đầu ra, đầu vào, phụ trợ) của Trung tâm Truyền thông tỉnh để thu thập thông tin, ý kiến đánh giá về những thuận lợi, kh khăn, ưu điểm, khuyết điểm của việc thực hiện tác phẩm báo chí ĐPT, vận hành mô hình TSHT; đồng thời lắng nghe ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của các thành viên trong nh m về vấn đề này. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Đề tài nghiên cứu g p phần làm sáng rõ và mới hơn nhận thức, cách tiếp cận, đánh giá về mô hình tổ chức và hoạt động của tòa soạn báo chí trong bối cảnh TTHT và yêu cầu mới. Luận văn cũng g p phần làm phong phú, sinh động hơn về đổi mới phương pháp, cách thức quản lý, quản trị tòa soạn hiện nay và tới đây ở nước ta. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Từ khi được thành lập và vận hành theo mô hình tổ chức và hoạt động mới đến nay (tháng 12/2019), Trung tâm truyền thông tỉnh Quảng Ninh đã đ n tiếp trên 20 đoàn khách đến tham quan, trao đổi và học tập kinh nghiệm. Trong bối cảnh TTHT, lãnh đạo nhiều tỉnh, thành phố và các cơ quan báo chí địa phương rất quan tâm đến mô hình hợp nhất các cơ quan thông tin, báo chí của tỉnh Quảng Ninh. Kết quả đề tài là tài liệu để lãnh đạo các cơ quan liên quan, các cơ quan báo chí, trong đ c tỉnh Quảng Ninh tham khảo, đưa ra những quyết sách đúng, phù hợp với xu hướng phát triển của mô hình tòa soạn báo chí và hoạt động của n trong bối cảnh TTHT, đa phương tiện trong hiện tại và tương lai; Làm tài liệu tham khảo cho cán bộ, giảng viên, người học ngành báo chí; cán bộ biên tập viên các tòa soạn và những ai quan tâm tới chủ đề này;
  • 24. 22 Làm tài liệu tham khảo, sử dụng cho các cơ sở nghiên cứu, đào tạo, bồi dưỡng; Đ ng g p số liệu, thông tin cho các thư viện, trung tâm lưu trữ, nhà văn h a để phục vụ cộng đồng. C tính hữu ích cho tác giả luận văn. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chủ yếu của luận văn gồm 3 chương, 8 tiết: Chƣơng 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn của TTHT và TSHT 1.1. Các khái niệm liên quan đến đề tài 1.2. Mô hình và đặc trưng của TSHT 1.3. Quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước về quy hoạch và phát triển báo chí Chƣơng 2: Trung tâm truyền thông Quảng Ninh: mô hình tổ chức và hoạt động 2.1. Điều kiện đặc thù về kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh 2.2. Thực trạng hoạt động của các cơ quan báo chí Quảng Ninh trước khi thành lập Trung tâm Truyền thông tỉnh 2.3. Mô hình tổ chức của Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh 2.3.1. Chức năng, nhiệm vụ 2.3.2. Tổ chức bộ máy và chế độ tài chính 2.3.3. Sản phẩm truyền thông Chƣơng 3: Một số đánh giá bƣớc đầu và đề xuất giải pháp, khuyến nghị 3.1. Một số đánh giá bước đầu về hoạt động của Trung tâm Truyền thông tỉnh 3.2. Đề xuất khuyến nghị, giải pháp
  • 25. 23 Chƣơng 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA TRUYỀN THÔNG HỘI TỤ VÀ TÕA SOẠN HỘI TỤ 1.1. Các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài 1.1.1. Báo chí Theo từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên), báo chí là “báo và tạp chí xuất bản định kỳ; xuất bản phẩm định kỳ (n i khái quát)”. Theo cuốn Một số nội dung cơ bản về nghiệp vụ báo chí, xuất bản (2013), Nxb Thông tin và Truyền thông: Báo chí là phương tiện truyền thông đại chúng truyền tải thông tin về các sự kiện, sự việc, hiện tượng đang diễn ra trong hiện thực khách quan, một cách nhanh chóng, chính xác và trung thực đến đông đảo công chúng nhằm tích cực hóa đời sống thực tiễn [55, tr. 36]. Các tác giả Nguyễn Văn Dững – Đỗ Thị Thu Hằng thì cho rằng: Báo chí hiện đại có thể được hiểu là những ấn phẩm xuất bản định kỳ (hoặc không định kỳ như báo mạng điện tử) được sản xuất với khối lượng lớn, phát hành rộng rãi đến đông đảo cư dân (công chúng). Khái niệm báo chí theo nghĩa rộng được dùng để chỉ các sản phẩm phát hành thông quá các loại hình báo in, phát thanh, truyền hình và báo mạng điện tử [10, tr. 36]. Trong Luật báo chí năm 2016, khái niệm báo chí được hiểu là: sản phẩm thông tin về các sự kiện, vấn đề trong đời sống xã hội thể hiện bằng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được sáng tạo, xuất bản định kỳ và phát hành, truyền dẫn tới đông đảo công chúng thông qua các loại hình báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử. 1.1.2. Tòa soạn báo chí C những quan niệm khác nhau về tòa soạn báo chí. Ở các nước tư bản cho rằng ta soạn báo cũng như các nhà máy, xí nghiệp, là nơi “chế biến”, các sự kiện được “chế biến” thành tin tức để mang lại lợi nhuận kinh tế và uy tín chính trị.
  • 26. 24 Lênin khái quát tòa soạn báo và báo chí n i chung là người tuyên truyền tập thể, cổ động tập thể và tổ chức tập thể... Tòa soạn báo là dàn nhạc giao hưởng, con số báo là bản nhạc do chính dàn nhạc giao hưởng đ chơi [46, tr34]. Ở nước ta, cách hiểu về tòa soạn cũng chưa thống nhất. Trong Luật báo chí 2016 không đề cập đến khái niệm tòa soạn báo mà chỉ cho rằng: Cơ quan báo chí là cơ quan ngôn luận của các cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 14 của Luật này, thực hiện một hoặc một số loại hình báo chí, c một hoặc một số sản phẩm báo chí theo quy định của Luật này. C ý kiến cho rằng “Tòa soạn công việc chính là biên tập, tổ chức trang” hoặc “Nếu so sánh ban biên tập như bộ não thì tòa soạn là trái tim của cơ thể báo chí”. Ý kiến khác lại cho rằng, tòa soạn báo, trụ sở báo hay cơ quan báo chí c nghĩa như nhau, chỉ khác về cách gọi. Theo tác giả Lê Thị Nhã: Tòa soạn báo chí hay báo, đài, tòa báo, trụ sở báo... là cách gọi khác nhau của cơ quan báo chí nói chung. Tòa soạn báo (cơ quan báo chí) là cơ quan ngôn luận của các tổ chức Đảng, các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội... thực hiện các loại hình truyền thông và các lĩnh vực liên quan theo quy định của pháp luật [46, tr35 - tr36]. Như vậy, tuy còn những cách hiểu khác nhau, nhưng cách hiểu tòa soạn báo chí là cơ quan báo chí dễ được cả giới báo chí và công chúng báo chí chấp nhận hơn. Vì thế mới c khái niệm tòa soạn ĐPT, tòa soạn hội tụ. 1.1.3. Truyền thông Truyền thông là khái niệm được các nhà nghiên cứu hiểu và diễn đạt thông qua những giác độ khác nhau. Theo John R.Hober (1954), truyền thông là quá trình trao đổi tư duy hoặc ý tưởng bằng lời. Theo quan niệm của Dean C.Barnlund (1964), truyền thông là quá trình liên tục nhằm làm giảm độ không rõ ràng để có thể có hành vi hiệu quả hơn.
  • 27. 25 Theo Frank Dance (1970), truyền thông là quá trình quá trình liên tục, qua đó chúng ta hiểu được người khác, và làm cho người khác hiểu được chúng ta [28, tr41]. Trong cuốn Giáo trình lý luận báo chí truyền thông, tác giả Dương Xuân Sơn cho rằng: Truyền thông là một quá trình liên tục trao đổi hoặc chia sẻ thông tin, tình cảm, kỹ năng nhằm tạo sự liên kết lẫn nhau để dẫn tới sự thay đổi trong hành vi và nhận thức [46, tr7- tr9] Các tác giả Nguyễn Văn Dững, Đỗ Thị Thu Hằng thì cho rằng: Truyền thông là quá trình liên tục trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm… chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa hau hoặc nhiều người nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức tiến tới điều chỉnh hành vi và thái độ phù hợp với nhu cầu phát triển của cá nhân/ nhóm/ cộng đồng/ xã hội [10, tr.14- tr15]. Tác giả Đặng Thị Thu Hương thì thì quan niệm: Truyền thông là quá trình quá trình liên tục trao đổi, chia sẻ thông tin, tình cảm, kỹ năng nhằm tạo sự liên kết lẫn nhau để dẫn đến sự thay đổi trong hành vi và nhận thức. Truyền thông ra đời và phát triển do nhu cầu khách quan của xã hội về thông tin giao tiếp của loài người, do trình độ và điều kiện kinh tế - xã hội cũng như sự phát triển của khoa học kĩ thuật [26, tr41]. Như vậy, c thể hiểu: Truyền thông là quá trình liên tục trao đổi, chia sẻ thông tin giữa hai hoặc nhiều người nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức, tiến tới điều chỉnh hành vi và thái độ phù hợp với nhu cầu phát triển của cá nhân/ nhóm/ cộng đồng/ xã hội. Truyền thông là một khái niệm rộng phản ánh quá trình trao đổi, tương tác thông tin của con người trong xã hội, là sợi dây liên kết xã hội, là động lực kích thích sự phát triển xã hội. Trong truyền thông c ít nhất 2 tác nhân tương tác lẫn nhau, chia sẻ các quy tắc và các hiệu ứng chung. Ở dạng đơn giản, thông tin được truyền từ người gửi đến người nhận. Ở dạng phức tạp hơn, các thông tin trao đổi, liên kết người gửi và người nhận. Phát triển truyền thông là phát triển các quá trình
  • 28. 26 tạo khả năng để một người hiểu những gì người khác truyền đạt, nắm bắt được ý nghĩa của thông tin. Truyền thông là một quá trình diễn ra theo trình tự thời gian và một không gian nhất định - không gian xác định hoặc không gian mở, trong đ bao gồm các yếu tố cơ bản cần c là: nguồn, thông điệp, kênh truyền thông, người nhận, phản hồi và nhiễu. 1.1.4. Truyền thông hội tụ Theo Từ điển tiếng Việt: “Hội tụ” là gặp nhau ở cùng một điểm. [http://bachkhoatoanthu.vass.gov.vn/Pages/trangchu.aspx]. Theo từ điển tiếng Anh: “Hội tụ” - covergence là sự gặp nhau, kết hợp của hai, hoặc nhiều thực thể khác nhau [63]. Còn từ điển trực tuyến Oxford Dictionnary định nghĩa: “Hội tụ là khi các chủ thể đến từ các hướng khác nhau gặp nhau tại một điểm hoặc một nơi” [64]. Ngay từ năm 1978, giáo sư công nghệ truyền thông nổi tiếng người Mỹ Nicholas Negroponte đã đưa ra khái niệm hội tụ. Điều đ cho thấy, quá trình hội tụ trên thế giới đã diễn ra từ vài thập kỷ nay. Tuy nhiên, đến năm 1983, giáo sư Ithiel de Sola Pool của Học viện Công nghệ Hoa Kỳ (MIT) mới chính thức đưa ra khái niệm TTHT và dự đoán rằng, với sự phát triển của kỹ thuật số h a, sẽ khiến các loại hình truyền thông vốn được phân chia rạch ròi, nay hội tụ với nhau [42]. Và khái niệm TTHT (media covergence) chính thức ra đời từ đ . N i một cách đơn giản, một xu hướng mới không c ngăn cách giữa các loại hình báo chí (như báo in với truyền hình) chính là một trong những hình thức biểu hiện của TTHT ngày nay. Trong lĩnh vực khoa học công nghệ, thuật ngữ “hội tụ” n i đến sự kết hợp của hai hoặc nhiều công việc khác nhau trong một thiết bị duy nhất, ví như sự hội tụ của máy tính và viễn thông trong điện thoại di động điện thoại đa chức năng. Một thiết bị di động c thể tích hợp nhiều tiện ích như: nghe, gọi, nhắn tin ĐPT, nghe nhạc, chơi game, quay phim, chụp ảnh, định vị GPS, nhận mail, lướt web, đọc báo, nghe đài, xem truyền hình, lưu giữ thông tin...
  • 29. 27 Mô hình TTHT theo Nicholas Negroponte (nguồn: https://www.vov.edu.vn/) Theo tác giả David Cameron, điện thoại di động hiện nay không chỉ là thiết bị liên lạc mà đang trở thành một phương tiện truyền thông phổ biến với nhiều tính năng ưu việt, đã và đang hình thành một xu hướng truyền thông, trở thành một lĩnh vực nghiên cứu quan trọng của truyền thông trên toàn cầu [8]. Trong cuốn Báo chí hội tụ, viết và đưa tin thông qua phương tiện truyền thông mới (Convergence, writing and reporting across the new media), tác giả Janet Kolodzy đưa ra khái niệm: “TTHT là một quá trình diễn ra liên tục, phát triển dựa trên sự kết hợp của bốn yếu tố: Nền công nghiệp truyền thông, đối tượng của truyền thông, nội dung truyền thông và công nghệ truyền thông”. Trong cuốn Mô hình TTHT (Media Convergence Models), Kevin L.McCrudden cho rằng: “TTHT là sự giao thoa giữa mô hình truyền thông mới và truyền thông truyền thống” [38]. Trong đ , ông đưa ra mô hình TTHT lấy mạng Internet làm hạt nhân và Internet là phương tiện truyền thông mạnh mẽ nhất từng được tạo ra, bởi vì n c thể bắt chước tất cả phương tiện truyền thông khác, còn các phương tiện khác không thể bắt chước Internet. Qua đ c thể thấy, các phương tiện truyền thông mới và truyền thống c thể tương tác theo sự phát triển của công nghệ số h a. Điều đ đã khiến báo chí, phát thanh và truyền hình từng bước bị Internet “tấn công” mạnh mẽ và trong môi trường TTHT đ , công chúng c thể tự do tìm kiếm thông tin một cách nhanh nhất trên các phương tiện truyền thông mà họ ưa thích.
  • 30. 28 Mô hình TTHT của Kevin L.McCrudden (nguồn: https://www.vov.edu.vn/) Theo Bách khoa toàn thư Britannica, TTHT là một hiện tượng trong đ bao gồm sự phối hợp, liên kết chặt chẽ giữa các công ty điện toán và CNTT, các mạng viễn thông cùng với các nhà cung cấp thông tin từ các ngành công nghiệp xuất bản báo chí, tạp chí, âm nhạc, radio, truyền hình và các phần mềm giải trí. Trong cuốn Báo chí thế giới và xu hướng phát triển (2008), PGS.TS. Đinh Thị Thúy Hằng đưa ra định nghĩa về TTHT được hiểu theo hai nghĩa: Thứ nhất: CNTT đã dẫn đến việc liên hợp các loại phương tiện báo chí khác nhau vào trong một phương thức hoạt động. Sự hội tụ này đã mở ra một kỷ nguyên mới của đa truyền thông. Hội tụ của các loại hình báo chí: Báo in, truyền hình, phát thanh, phim ảnh được kết hợp để đưa các dịch vụ tới người sử dụng. Thứ hai: Sự tập trung sở hữu truyền thông đại chúng. Các tập đoàn báo chí, một công ty sở hữu nhiều loại hình kinh doanh báo chí khác nhau. Điều này dẫn đến sự hội tụ về kinh tế. Các hãng TTHT qua việc liên kết, sáp nhập hoặc mua cổ phần của nhau. Tác giả Nguyễn Thành Lợi cho rằng: Về nghĩa hẹp, hội tụ truyền thông là sự tích hợp các loại hình báo chí, tạo ra sự biến đổi về chất, hình thành một loạt phương tiện truyền thông mới như sách điện tử, blog, mạng xã hội... Về nghĩa rộng, hội tụ truyền thông có phạm vi rộng hơn, bao gồm sự kết hợp tất cả các phương tiện truyền thông, không chỉ về loại hình truyền thống mà còn là sự hội tụ cả về chức
  • 31. 29 năng, đưa tin, quyền sở hữu, cơ cấu tổ chức của các cơ quan báo chí, truyền thông [35, tr82]. Như vậy, khái niệm TTHT ở nghĩa hẹp là sự tích hợp các loại hình báo chí, tạo ra sự biến đổi về chất, hình thành một loạt phương tiện truyền thông mới như sách điện tử, facebook, mạng xã hội,... Về nghĩa rộng, TTHT bao gồm sự kết hợp tất cả các phương tiện truyền thông, không chỉ về loại hình truyền thông, mà còn là sự hội tụ cả về chức năng, phương thức đưa tin, quyền sở hữu, hình thái tổ chức của cơ quan báo chí, truyền thông,… N i cách khác, TTHT là quá trình phát triển tiệm tiến từ thấp đến cao. 1.1.5. Tòa soạn hội tụ Trong một công trình nghiên cứu, Viện Nghiên cứu Giáo dục Truyền thông Medienhaus Vienna (Áo) cho rằng, mô hình TSHT là từ kh a cho một trong những tiến trình thay đổi của các phương tiện thông tin đại chúng hiện nay. Cho đến nay, mô hình TSHT tiếp tục c xu hướng lan rộng, phát triển mạnh mẽ trong các cơ quan truyền thông trên thế giới và đang tạo ra sự thay đổi trong th i quen, phương thức sản xuất thông tin của các tòa soạn báo [38]. Tác giả Larry Prior của Đại học Southern California cho rằng: TSHT nghĩa là các phóng viên và biên tập viên của một tòa soạn cùng làm việc để sản xuất ra các sản phẩm cho những phương thức truyền thông khác nhau, cung cấp cho công chúng những nội dung mang tính tương tác và liên tục 24/7. Như vậy, bộ phận thực hiện tin tức online không tách rời khỏi bộ phận nội dung báo ngày mà tất cả hòa thành một tổng thể. Trong tổng thể đ , mỗi phóng viên thực hiện công việc chuyên môn của mình và bộ phận biên tập viên điều phối (assignment editors) sẽ điều hành và phân công công việc [53]. Theo Steven Quinn – nhà nghiên cứu truyền thông của đại học Deakin Australia: Một tòa soạn được coi là hội tụ khi c được một bàn hội tụ tin tức - nơi mà các biên tập viên trong tòa soạn báo chí ĐPT c thể đánh giá và xem xét các nguồn tin, từ đ giao nhiệm vụ cho phóng viên một cách phù hợp nhất” [17, tr 221]. TS. Nguyễn Thị Trường Giang, trong cuốn Báo chí và truyền thông đa
  • 32. 30 phương tiện, cho rằng: TSHT là mô hình tòa soạn lấy bàn siêu biên tập (super desk) làm trung tâm để bảo đảm vận hành tòa soạn theo hướng thống nhất, tận dụng các nguồn lực, sử dụng ĐPT để sản xuất tin tức dưới nhiều dạng thức khác nhau (hình ảnh, chữ viết, âm thanh, video...), và truyền phát trên đa nền tảng (báo in, báo điện tử, truyền hình, phát thanh, ứng dụng mobile, mạng xã hội...) nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng cao của công chúng. TS Nguyễn Thành Lợi là tác giả của một loạt công trình nghiên cứu về TSHT thì cho rằng: TSHT là một “chiến lược biên tập”, nhằm thúc đẩy công chúng c thể sử dụng bất cứ thiết bị nào để tiếp cận thông tin. Tuy nhiên, TSHT phải phụ thuộc vào các quy định cũng như luật báo chí của từng quốc gia, đặc biệt là nền tảng khoa học và công nghệ, cũng như văn h a tòa soạn. [38]. Từ những phân tích trên, c thể hình dung TSHT là một mô hình báo chí kiểu mới, trong đ bao gồm tất cả các loại hình báo chí hiện c (báo in, PTTH, báo điện tử,...) TSHT là một mô hình tòa soạn hiện đại, trong đ c sự hợp nhất giữa các phòng ban chuyên môn trong tòa soạn, các ph ng viên, biên tập viên cũng như lãnh đạo cùng làm việc trong một không gian mở trên cùng một mặt phẳng, lấy trung tâm sản xuất và phân phối tin tức ĐPT làm hạt nhân, nơi c thể giúp lãnh đạo tòa soạn đưa ra chỉ thị nhanh nhất và thống nhất về nội dung đến từng người trong tòa soạn. Với TSHT, công chúng, độc giả sẽ không chỉ tiếp cận thông tin theo cách truyền thống là đọc các bài báo dày đặc từ ngữ, mà còn c thể được tiếp cận với những hình ảnh, âm thanh chân thực được thực hiện trực tiếp tại hiện trường bài viết. 1.2. Mô hình và đặc trƣng của tòa soạn hội tụ 1.2.1. Mô hình tòa soạn hội tụ 1.2.1.1. Một số mô hình tòa soạn hội tụ cụ thể Trên thế giới, mô hình TSHT đã hình thành và phát triển từ những năm đầu thế kỷ XXI tại Mỹ và châu Âu. Sau đ , mô hình này liên tục được mở rộng ở các nước c nền báo chí phát triển khác. Năm 2001, Juan Antonio Giner - người sáng lập nh m Cố vấn truyền thông quốc tế thông tin rằng cứ 10 tờ báo thì c tới 7 tờ, ph ng viên của họ phải c trách
  • 33. 31 nhiệm thực hiện một loại hình khác ngoài loại hình thông tin truyền thống của tờ báo đ . Các tòa soạn trở thành bộ máy cung cấp tin tức 24/7 mỗi ngày, đặc biệt là các tòa soạn phát thanh, truyền hình như CNN. Năm 2002, hầu hết các công ty truyền thông ngày trước chỉ c một loại hình đã chuyển sang đa loại hình, tích hợp báo in, truyền hình và báo mạng điện tử trong hoạt động truyền tải thông tin. Ở Mỹ, một số tòa soạn được tổ chức theo mô hình TSHT. Điển hình như The St Peterburg Times với đội ngũ gồm 340 ph ng viêan viết tin bài, 40 ph ng viên ảnh, 6 họa sĩ chuyên thiết kế các sản phẩm tin tức trình bày dưới dạng đồ họa. Đội ngũ này c sự tham gia phối hợp với nhau, biên tập viên chia sẻ không gian làm việc với các ph ng viên ảnh và các ph ng viên thuộc các ban chuyên môn để sản xuất các tác phẩm tin tức c sự kết hợp của ảnh, đồ họa, audio và video nhằm làm tăng tính hấp dẫn của thông tin được chuyển tải. Họ phát triển các dự án thông tin mang tính ĐPT như thư viện ảnh, những chuỗi audio, video, đồ họa tương tác. Năm 2004, c 100 trong tổng số 1.457 nhật báo ở Mỹ đi theo xu hướng hội tụ. Ở châu Âu, những tờ báo của Anh đi tiên phong trong xu hướng hội tụ gồm có: Finalcial Times, The Guardien, The Daily Telegraph và BBC. The Daily Telegraph của Anh là một trong những tòa soạn điển hình trong việc xây dựng mô hình TSHT. Năm 2007, tập đoàn Telegraph Media Group đã chuyển tất cả bộ phận biên tập về một tầng trong một tòa nhà lớn ở trung tâm thành phố London. Các nhà báo của The Daily Telegraph được tập huấn trong một thời gian để nâng cao kỹ năng làm việc trong môi trường và TSHT. Hiện nay, các nhà báo của tòa soạn này làm việc tập trung trong một văn phòng với quy mô diện tích lớn và cùng hỗ trợ nhau sản xuất các tin tức cho nhiều loại hình truyền thông khác nhau như báo in, các trang web, các sản phẩm kĩ thuật số. Họ vừa phải sản xuất nội dung thông tin thích ứng trên báo in, báo điện tử và đồng thời cũng phải sản xuất các sản phẩm audio, video để cung cấp cho công chúng nhiều lựa chọn, tiếp cận theo yêu cầu khác nhau. Những người làm việc trong tòa soạn là những ph ng viên đa năng, c thể sản xuất thông tin cho tất cả các loại hình.
  • 34. 32 Năm 2003, Nhật báo Nordjyske Stijtstidende của Đan Mạch đã chuyển đổi mô hình tòa soạn báo in sang mô hình TSHT. Bàn siêu biên tập của tòa soạn c các biên tập viên phụ trách từng loại hình báo chí. Người chỉ huy trong bàn siêu biên tập quản lý và giám sát các sản phẩm đầu ra từ các ban cho từng loại hình báo in, phát thanh, truyền hình, báo mạng điện tử. Mỗi ngày, tòa soạn này sản xuất và phát hành một tờ báo miễn phí, một kênh truyền hình online và truyền hình cáp, cùng một số chương trình phát thanh khác. Tòa soạn này được thiết kế như một phòng tin ĐPT, hoạt động theo nguyên tắc tất cả các tin tức sản xuất ra phải cung cấp cho các loại hình truyền thông. Điều này c nghĩa là các ban chuyên môn như thời sự, kinh tế, thể thao… không chỉ cung cấp thông tin cho báo chí in, báo điện tử mà còn phải sản xuất các sản phẩm TTĐPT như video, audio cho phát thanh và truyền hình online. Hiện nay, nhiều tòa soạn báo trên thế giới sử dụng phương thức đưa tin ưu tiên web trước, tin tức được ưu tiên phát trên mạng và trên các ứng dụng điện thoại di động trước rồi mới phát triển các loại hình truyền thông khác. Ở Việt Nam, VnExpress là một trong số các báo điện tử đi tiên phong trong việc xây dựng mô hình TSHT. Đi vào hoạt động từ tháng 9/2011, VnExpress đã thiết kế một mô hình tòa soạn x a nhòa khoảng cách giữa các ph ng viên, biên tập viên làm việc cho các lĩnh vực và loại hình khác nhau. Bàn siêu biên tập nằm ở vị trí trung tâm, xung quanh là các ban chuyên trách các lĩnh vực được bố trí theo từng khối. TSHT VnExpress vì thế đã tích hợp trong một văn phòng toàn bộ các phương thức công nghệ để sản xuất được các ấn phẩm báo in, các audio, các video và các ấn phẩm báo mạng điện tử.
  • 35. 33 Trụ sở mới của VnExpress được thiết kế theo mô hình "Super desk - tòa soạn hội tụ". (Nguồn: https://vnexpress.net/ ) Mô hình tòa soạn VnExpress được thiết kế theo dạng bánh xe. {18, tr262}
  • 36. 34 1.2.1.2. Tổ chức và hoạt động của mô hình tòa soạn hội tụ Như đã trình bày ở phần trên, trên thế giới và tại Việt Nam, chưa c mô hình TSHT nào được coi là hình mẫu chuẩn để mọi cơ quan báo chí c thể áp dụng trong thực tiễn. Tùy thuộc vào đặc điểm tình hình của mỗi cơ quan báo chí mà các tòa soạn tự chọn cho mình mô hình tổ chức và hoạt động phù hợp để xây dựng TSHT. Tuy nhiên, từ lý luận về TTHT và nghiên cứu các mô hình TSHT cụ thể như nêu ở phần trên, c thể khái quát mô hình tổ chức và hoạt động của một TSHT như sau: Ở bình diện về tổ chức, việc xây dựng TSHT không chỉ đơn giản là việc sắp xếp lại vị trí không gian làm việc mà điều quan trọng, quyết định sự sống còn của TSHT đ là cấu trúc lại tổ chức, quy trình tác nghiệp, sự phối hợp giữa các bộ phận trong tòa soạn. Nghĩa là không còn c dừng lại ở việc lập kế hoạch độc lập đơn tuyến trong sản xuất sản phẩm cho một loại hình báo chí như trước đây, mà ở TSHT, ban biên tập sẽ phải chỉ đạo, xây dựng một kế hoạch sản xuất mang tính tổng thể, ở đ c sự sắp xếp, phân loại mức độ và cách thức thể hiện, cũng như thời gian đăng tải thông tin trên từng loại hình báo chí sao cho phù hợp với mức độ quan trọng, sức ảnh hưởng của đề tài, tận dụng và phát huy được thế mạnh, đặc trưng của từng loại hình báo chí. Muốn vậy, trong TSHT phải c một bàn/phòng tin tức hội tụ (trung tâm điều hành sản xuất tin tức) – nơi mà “tổng chỉ huy” của TSHT và các biên tập viên quyết định tin tức này sẽ thể hiện trên các loại hình báo chí, kênh truyền thông của tòa soạn đ như thế nào, ở mức độ nào, với những yêu cầu cụ thể gì… Theo Stephen Quinn - nhà nghiên cứu truyền thông của Đại học Deakin Australia cho rằng “một tòa soạn được coi là hội tụ khi n c được một bàn hội tụ tin tức - nơi mà các biên tập viên trong tòa soạn báo chí đa phương tiện c thể đánh giá và xem xét các nguồn tin, từ đ giao nhiệm vụ cho các ph ng viên một cách phù hợp nhất” [35, tr123]. Về phương thức vận hành, trong phòng tin tức hội tụ ấy, tất cả các phóng viên của các loại hình báo chí khác nhau như báo in, phát thanh, truyền hình, báo
  • 37. 35 mạng điện tử cùng làm việc trong một không gian chung thay vì chia thành những văn phòng tách biệt trong những tòa nhà khác nhau như trước đây. Làm việc chung trong một không gian là phòng tin tức sẽ thúc đẩy sự kết hợp giữa các loại hình truyền thông. Khi các biên tập viên chuyên trách của từng loại hình truyền thông ngồi cùng với nhau để lên kế hoạch về cách thức chuyển tải một tin tức hay vấn đề nào đ , họ c thể tìm được cách thức chuyển tải thông tin hấp dẫn nhất. Cùng với lập kế hoạch sản xuất các sản phẩm báo chí là hoạt động quảng bá chéo các sản phẩm với nhau ở các loại hình, với mục đích thu hút được nhiều sự quan tâm nhất của công chúng. Sự kết hợp của nhiều hình thức truyền thông trong một tòa soạn rõ ràng sẽ tạo nên sự phức tạp trong khâu tổ chức, tuy nhiên cần phân công cũng như phối hợp chặt chẽ ngay từ khâu lập kế hoạch ban đầu. Thực hiện nghiêm túc, sát sao điều này sẽ là tiền đề quan trọng tránh được sự trùng lập trong cách thức thông tin, giúp đảm bảo tin tức rõ ràng, đa diện và nhất quán về tư tưởng, thông điệp trên tất cả các kênh truyền thông. Khi mọi việc thông suốt, TSHT tiết kiệm được nhân lực, tiết kiệm thời gian trong quá trình thu thập thông tin, nhưng lại gia tăng được tốc độ sản xuất, chất lượng thông tin và quan trọng hơn là sự thống nhất về thông điệp, tránh được sự dàn trải, trung lập trong cách thể hiện. Đây cũng chính là cơ sở quan trọng tạo nên sức mạnh về thông tin và tạo lập thương hiệu cho cơ quan báo chí. Việc các ph ng viên, biên tập viên trong TSHT cùng hợp tác để tạo ra sản phẩm cũng rất quan trọng. Khi c một sự kiện xảy ra, một nh m ph ng viên cùng thu thập tin tức, sau đ chia sẻ thông tin đã tìm kiếm, thu thập được, cùng trao đổi tìm hướng xử lý, sản xuất sản phẩm tốt nhất cho từng loại hình. Để làm được điều này thì ban biên tập đ ng vai trò rất quan trọng. Cùng với việc lập kế hoạch, phân công sản xuất tin, bài thì việc đánh giá phản hồi cũng rất quan trọng. Tòa soạn cần xem mức độ đ n nhận của công chúng với các sản phẩm của tòa soạn trên các loại hình, từ đ c sự điều chỉnh. 1.2.2. Đặc trưng của tòa soạn hội tụ Nghiên cứu mô hình TSHT trên thế giới, c thể khái quát các đặc điểm sau:
  • 38. 36 Hội tụ về không gian làm việc Kinh nghiệm của một số tòa soạn nổi tiếng trên thế giới cho thấy, một trong những đặc điểm cơ bản nhất của TSHT là từ “sếp” đến nhân viên đều làm việc trên một mặt phẳng. Trong tòa soạn, các ph ng viên “đầu quân” cho các loại hình truyền thông khác nhau như truyền hình, phát thanh, báo in, báo mạng điện tử cùng hợp nhất địa điểm làm việc trong một văn phòng lớn, thay vì mỗi loại hình bố trí riêng rẽ một tầng hay một tòa nhà riêng biệt. Trung tâm Thông tin ở Tampa, bang Florida (Mỹ) là một trong những hình mẫu nổi bật nhất đại diện cho mô hình hội tụ này. Theo các nhà nghiên cứu, năm 2000 tất cả nhân viên của Đài truyền hình Tampa Tribune WFLA-TV và trang điện tử tbo.com đã chuyển đến làm việc tại một văn phòng mới c giá 40 triệu USD. Với không gian làm việc đ đã tạo ra sự gần gũi và khuyến khích các ph ng viên c thể hợp tác với nhau trong công việc, thay vì thường xuyên tác nghiệp “đơn thương độc mã” như trước. Theo thiết kế, giữa tòa soạn là khu vực lãnh đạo c một bàn siêu biên tập (super desk), nơi được coi là “sở chỉ huy” của tòa soạn, giúp lãnh đạo đưa ra chỉ thị một cách nhanh nhất khi tác nghiệp. Ngoài ra, các phòng ban chuyên môn cũng dễ dàng trao đổi ý tưởng và c phản hồi lại ngay sau khi nhận được chỉ thị của lãnh đạo. Lãnh đạo các phòng ban c thể trao đổi trực tiếp với nhau và lên kế hoạch sản xuất tin tức, từ đ chỉ đạo ph ng viên đưa tin một cách tốt nhất cho các loại hình báo chí. Với cách sắp xếp trên một mặt phẳng như vậy, TSHT buộc phải tích hợp công nghệ và kỹ thuật. Tất cả các công nghệ để sản xuất ra một bài báo in, hay báo mạng, hoặc clip truyền hình, audio phát thanh đều được tích hợp trong một văn phòng. Hội tụ trong phương thức tác nghiệp của nhà báo Trong TSHT, phóng viên, biên tập viên, ph ng viên ảnh cùng hợp tác làm tin, bài thay vì hoạt động độc lập như trước. N i một cách đơn giản, khi xảy ra sự kiện c tính thời sự, một nh m ph ng viên cùng thu thập tin tức, đồng thời chia sẻ những thông tin đã thu thập được và thống nhất chọn cách tốt nhất để đưa tin.
  • 39. 37 N i cách khác, khi làm việc trong TSHT, các nhà báo sẽ phải làm việc “đa năng” hơn và phải đối mặt với hình thức hội tụ ĐPT, dù bản tin đ chỉ là một mẩu tin của kênh truyền hình, hay báo mạng hoặc tờ báo in. Nhà báo tác nghiệp trong môi trường này phải chuẩn bị những bản tin đ một cách đa dạng hơn để c thể đăng tải trên nhiều phương tiện truyền thông khác nhau. Qua đ c thể thấy, muốn làm tốt nội dung hội tụ, ph ng viên, biên tập viên của TSHT phải là ph ng viên “đa năng”, vừa c kỹ năng viết bài, vừa biết sử dụng các thiết bị kỹ thuật cho cơ quan báo chí ĐPT. Hội tụ về nội dung Một trong những nguyên tắc cơ bản nhất khi xây dựng tòa soạn hội tụ là việc hội tụ nội dung tin tức. Các tác phẩm báo chí được trình bày dưới dạng ĐPT, kết hợp chữ viết, hình ảnh, âm thanh, video, blog, liên kết đến các trang video, audio trực tuyến,… Việc hội tụ về nội dung cho thấy, tin tức rõ ràng và nhất quán trên tất cả các thiết bị và loại hình báo chí sẽ g p phần củng cố thương hiệu cho cơ quan báo chí bằng cách tòa soạn c thể sử dụng các khả năng và thế mạnh của các kênh khác nhau, tiếp cận đối tượng ở bất cứ đâu và lúc nào thông qua các phương tiện truyền thông thích hợp nhất. Hội tụ phương thức truyền tin Thông tin không chỉ được truyền qua các công cụ chính thống như báo in, báo điện tử, báo phát thanh, báo truyền hình, mà còn được truyền qua các công cụ không chính thống là các mạng xã hội (như facebook, twitter, blog,...) và thư điện tử. Hay n i cách khác, mạng xã hội ngày càng tham gia tích cực vào hoạt động truyền tin. Một số tờ báo chủ động đưa các công cụ không chính thống này vào phương thức truyền tin của mình bằng cách nhúng các tùy chọn chia sẻ (share) lên mỗi bài báo. Ví dụ: Hiện nay báo điện tử Vietnamnet đã nhúng tùy chọn chia sẻ qua facebook, google; báo điện tử VnExpress c tùy chọn chia sẻ qua google, facebook, twitter, email; báo Tuổi Trẻ điện tử c tùy chọn chia sẻ qua facebook, email, yahoo,
  • 40. 38 twitter, google, zingme,...; báo điện tử new.zing.vn cũng cho phép chia sẻ tin, bài qua facebook, zalo,... Thúc đẩy công chúng nói Trong môi trường hội tụ, hoạt động nghiên cứu công chúng, thúc đẩy sự tham gia tích cực của công chúng là một trong những công việc hết sức quan trọng, quyết định sự “sinh tồn” của tờ báo. Điển hình nhất là mô hình TSHT giữa báo in và báo mạng điện tử của Straits Times (Singapore) chuyên sản xuất các tin tức hội tụ qua trang mạng www.stomp.com.sg. Tờ báo mạng điện tử này kết hợp âm thanh và video của truyền hình, c khả năng tương tác và lưu trữ rất cao. Qua đánh giá của một số chuyên gia, phần lớn các tin tức ở trang này do công chúng cung cấp. Đây vừa là một cách thức thể hiện mới, đồng thời cũng là loại hình mới trong việc đưa tin của TSHT. STOPM nhận tin phản ánh từ độc giả, sau khi kiểm chứng thông tin, tòa soạn này sẵn sàng đăng những tấm hình do độc giả cung cấp lên trang nhất. Như vậy, với cách làm đ , STOMP đã tận dụng tối đa nguồn cung cấp thông tin từ độc giả, độc giả không chỉ là người tiếp nhận mà còn là người sản xuất, cung cấp thông tin cho tòa soạn. Một ưu điểm nữa của mô hình TSHT, bằng cách cho phép công chúng liên kết qua trang web, các tòa soạn c thể thu thập thêm được những nguyên liệu thông tin mới mẻ nhất. Thực tế, hoạt động của đội ngũ ph ng viên dù c hiệu quả đến đâu, cũng không thể bao quát hết được những thông tin đa dạng, phong phú của đời sống xã hội. Trong khi đ lượng độc giả với nhu cầu tìm kiếm thông tin ngày một lớn, c thể là một nguồn cung cấp thêm những dữ liệu cho các tòa soạn. Điều này cũng sẽ g p phần tạo nên sự gắn b , tương tác hiệu quả hơn giữa công chúng với các cơ quan báo chí, truyền thông. Tuy nhiên, c thể thấy ở TSHT vẫn còn một số hạn chế nhất định như: Trước hết, với việc cùng tác nghiệp trong một văn phòng rộng lớn, với thiết kế mở, không gian làm việc của nhà báo sẽ ít sự tự do hơn. Văn phòng cũng c thể c sự ồn ào khi những cuộc trao đổi, tranh luận diễn ra, ảnh hưởng sang nhiều phía vì không c vách ngăn cứng. Điều này c thể sẽ ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả
  • 41. 39 công việc và hứng thú làm việc, bởi vì sẽ c những thời điểm các nhà báo, ph ng viên vẫn cần sự yên tĩnh và không gian riêng tư để tập trung làm việc. Đây là một hạn chế của mô hình TSHT nếu so với mô hình truyền thống, nơi mà mỗi cá nhân c thể đảm bảo được không gian riêng tư cho mình. Bên cạnh đ , yếu tố hội tụ về mặt nội dung cũng là một vấn đề không dễ dàng thực hiện được, không phải TSHT nào cũng làm tốt điều này, bởi ở hình thức hội tụ hoàn toàn, hội tụ nội dung tin tức không chỉ là việc sử dụng ĐPT để đưa tin, mà còn là việc sử dụng đa nguồn thông tin từ nhiều ph ng viên thu thập. Tờ New York Times là một ví dụ điển hình, họ sử dụng ĐPT để đưa tin nhưng chưa thực sự hội tụ về việc sử dụng đa nguồn thông tin, do đ mà khi đưa tin về sự kiện Tổng thống Obama tái đắc cử ngày 07/11/2012, New York Times đưa khá nhiều tin bài, tạo ra các bài viết ĐPT nhưng lại mang tính chất là thông tin chưa đa chiều, đa g c nhìn. Như vậy, ở phần hội tụ này, New York Times vẫn chưa đạt đến mức chuyên nghiệp. Một vấn đề nổi cộm nữa cũng đáng quan tâm là vấn đề nhân sự. Công tác đào tạo cán bộ báo chí là một trong những vấn đề quan trọng đặt ra cho báo chí hiện đại. Để vận hành c hiệu quả mô hình TSHT, các ph ng viên, biên tập viên cần được đào tạo thêm về cách làm và viết cho báo hội tụ, bởi TSHT đòi hỏi cao về chất lượng ph ng viên, biên tập viên. Họ phải là những người đa năng, c thể làm tốt nhiều công việc khác nhau. Đây thực sự là một thách thức không nhỏ đối với các nhà tuyển dụng, đào tạo ở mỗi tòa soạn, bởi không dễ dàng c thể tìm được những cá nhân c thể làm tốt nhiều hoạt động nghiệp vụ khác nhau và việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà báo, ph ng viên, biên tập viên ĐPT cũng sẽ khiến mất rất nhiều thời gian, công sức. Thực tế ở Việt Nam hiện nay, việc đào tạo ra đội ngũ nhà báo, ph ng viên chất lượng cao làm việc tại các TSHT cũng là một vấn đề gặp nhiều kh khăn và chưa được thực hiện tốt, đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho quá trình xây dựng các TSHT ở Việt Nam diễn ra rất chậm và đến nay vẫn chưa c nhiều chuyển biến tích cực.