SlideShare a Scribd company logo
1 of 117
BỘ GIÁO D ỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
HOÀNG TR ỌNG HƯNG
PHÁT TRIỂN TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP
TẠI HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
HUẾ - 2018
BỘ GIÁO D ỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
HOÀNG TR ỌNG HƯNG
PHÁT TR ỂN TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP
TẠI HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH
CHUYÊN NGÀNH: QU ẢN LÝ KINH T Ế
MÃ S Ố: 8340410
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN K OA HỌC:
TS. HOÀNG QUANG THÀNH
HUẾ - 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các s ố liệu, kết quả
nghiên cứu trình bày trong luận văn là trung thực và không trùng l ắp với các công
bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu có liên quan khác đã được công bố.
Mọi sự cộng tác, giúp đỡ trong quá trình thực hiện luận văn này đã được gửi lời
cảm ơn sâu sắc và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Một lầ n nữa tôi xin kh ẳng định về sự trung thực của lời cam đoan trên.
Học viên
Hoàng Tr ọng Hưng
i
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa h ọc và đề tài nghiên c ứu tôi đã nhận được sự quan tâm,
giúp đỡ, tạo điều kiện và có được những ý ki ến đóng góp của quý Th ầy, Cô t ại
Trường Đại học Kinh tế Huế, xin gửi tới quý Th ầy, Cô lòng bi ết ơn chân thành nh ất.
Tôi xin bày t ỏ lòng bi ết ơn đến thầy giáo TS. Hoàng Quang Thành là người
hướng dẫ n khoa học, là người rất quan tâm, tận tình hướng dẫn, có nh ững góp ý
quý báu cho tôi trong su ốt thời gian thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành c ảm ơn các tập thể và cá nhân: UBND huy ện Bố Trạch,
Phòng Kinh t ế và Hạ tầng, Phòng Tài chính - Kế hoạch, Phòng Tài nguyên và Môi
trường, Chi cục Thống kê, Văn phòng H ĐND & UBND huyện, UBND các xã và
các cơ sở sản xuấ t Ti ể u th ủ công nghi ệp có liên quan đã giúp đỡ tận tình, tạo
điều kiện để tôi hoàn thành đề tài này.
Tôi xin c ảm ơn tới gia đình, những người thân, bạn bè và đồng nghiệp đã
góp ý, giúp đỡ tôi trong su ốt quá trình thực hiện đề tài.
Học viên
Hoàng Tr ọng Hưng
ii
TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH
TẾ Học viên thực hiện: HOÀNG TR ỌNG HƯNG
Chuyên ngành: Quản lý Kinh t ế Mã số: 83 404 10
Niên khóa: 2016 - 2018
Người hướng dẫn khoa học: TS. HOÀNG QUANG THÀNH
Tên đề tài: PHÁT TRIỂN TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN
BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH
1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu: Từ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc phát triển Tiểu
thủ công nghi ệp tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình đề tài đưa ra các định hướng
và giải pháp thúc đẩy phát triển Tiểu thủ công nghi ệp tại địa phương trong thời gian
sắp tới.
- Đối tượng nghiên c ứu: Các vấn đề liên quan đến phát triển Tiểu thủ công
nghiệp tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
2. Phương pháp nghiên cứu đã s ử dụng
Quá trình thực hiện đề tài đã sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp thu
thập thông tin , bao gồm: thông tin th ứ c ấp được thu thập từ các cơ quan quản lý nhà
nước và các tài li ệu liên quan đế n phát tri ển TTCN, thông tin sơ cấp được thu thập
qua điều tra bằng bảng hỏi đối với chủ các cơ sở TTCN; Phương pháp phân tích số liệu,
bao gồm: phương pháp thống kê mô t ả, phương pháp phân tích tổng hợp.
3. Kết quả nghiên cứu chính và ý ngh ĩa khoa học của luận văn
Luận văn đã hệ thống hóa và góp ph ần làm rõ nh ững vấn đề lý lu ận và thực
tiễn về phát triển tiểu thủ công nghi ệp ở khu vực nông thôn; phân tích, đánh giá
đúng thực trạng phát triển tiểu thủ công nghi ệ p tại đị a bàn huyện Bố Trạch, tỉnh
Quảng Bình, qua đó chỉ ra những kết quả đã đạt được, những khó khăn, tồn tại, hạn
chế và nguyên nhân. Đồng thời đề xuất một số giải pháp cơ bản thúc đẩy phát triển
tiểu thủ công nghi ệp tại huyện Bố Trạch trong những năm tớ i.
iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT CHỮ VIẾT TẮT CÓ NGH ĨA LÀ
1 BQ Bình quân
2 CN Công nghi ệp
3 CNH Công nghi ệp hóa
4 VT Đơn vị tính
5 GO Gross Ouput
6 GTSX Giá trị sản xuất
7 HĐH Hiện đại hóa
8 IC Indirect Cost
9 KCN Khu công nghi ệp
10 LĐBQ Lao động bình quân
11 NN Nông nghi ệp
12 NXB Nhà xuất bản
13 ODA Nguồn viện trợ không hoàn l ại
14 QLNN Quản lý nhà n ước
15 SL Số lượng
16 SX Sản xuất
17 SXSP Sản xuất sản phẩm
18 TTCN Tiểu thủ công nghi ệ p
19 VA Valua Added
20 VLXD Vật liệu xây dựng
iv
MỤC LỤC Trang
L I CAM ĐOAN.......................................................................................................................................i
L I CẢM ƠN.............................................................................................................................................ii
TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ...........................................iii
DA H MỤC CÁC CH Ữ VIẾT TẮT.............................................................................................iv
MỤC LỤC.....................................................................................................................................................v
DANH M ỤC CÁC B ẢNG BIỂU..................................................................................................ix
DANH M ỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ..........................................................................................................x
PHẦN 1. ẶT VẤN ĐỀ.........................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài.....................................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................................................3
2.1. Mục tiêu chung...................................................................................................................................3
2.2. Mục tiêu cụ thể...................................................................................................................................3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................................................3
3.1. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................................................3
3.2. Phạm vi nghiên cứu..........................................................................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................................................4
4.1. Phương pháp thu thập thông tin.................................................................................................4
4.2. Phương pháp phân tích...................................................................................................................5
5. Cấu trúc của luận văn..........................................................................................................................5
PHẦN 2. NỘI DUNG NGHIÊN C ỨU...........................................................................................6
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN TIỂU THỦ
CÔNG NGHIỆP Ở KHU VỰC NÔNG THÔN...........................................................................6
1.1. LÝ LU ẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN TIỂU HỦ CÔNG NGHIỆP Ở NÔNG
THÔN..............................................................................................................................................................6
1.1.1. Khái niệm và phân lo ại tiểu thủ công nghiệp..................................................................6
1.1.1.1. Khái niệm......................................................................................................................................6
1.1.1.2. Phân loại tiểu thủ công nghiệp............................................................................................8
1.1.2. Quan niệm về phát triển tiểu thủ công nghiệp.................................................................9
1.1.3. Đặc điểm và vai trò c ủa phát triển tiểu thủ công nghiệp.........................................11
v
1.1.3.1. Đặc điểm.....................................................................................................................................11
1.1.3.2. Vai trò c ủa phát triển tiểu thủ công nghiệp...............................................................13
1.1.4. Tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá sự phát triển tiểu thủ công nghiệp..........................18
1.1.4.1. Tiêu chí đánh giá sự phát triển tiểu thủ công nghiệp.............................................18
1.1.4.2. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích........................................................................................20
1.1.5. hững nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự phát triển các ngành tiểu thủ công
nghiệp...........................................................................................................................................................22
1.1.5.1. Những nhân tố về điều kiện tự nhiên............................................................................22
1.1.5.2. Những nhân tố về kinh tế....................................................................................................23
1.1.5.3. Những nhân tố về văn hóa, xã hội..................................................................................26
1.1.5.4. Những nhân tố về môi trường chính sách, chính trị và pháp luật....................27
1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN TTCN Ở NÔNG THÔN27
1.2.1. Khái quát v ề ng ành TTCN ở Việt Nam.........................................................................27
1.2.2. Xu hướng phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp ở Việt Nam...................29
1.2.3. Kinh nghiệm phát triển tiểu thủ công nghiệp của một số địa phương................32
1.2.3.1. Phát triển tiểu thủ công nghiệp ở huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.................32
1.2.3.2. Phát triển tiểu thủ công nghiệp ở huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa..........32
1.3.2.3. Phát triển tiểu, thủ công nghiệp ở huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng................33
1.2.4. Một số bài học đối với huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.....................................34
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TR ỂN TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP Ở
HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌ H...........................................................................36
2.1. ĐẶC ĐIỂM VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ HIÊN VÀ KINH T Ế - XÃ H ỘI ẢNH
HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN TTCN CỦA HUYỆN BỐ TRẠCH.................................36
2.1.1. Điều kiện tự nhiên......................................................................................................................36
2.1.1.1. Vị trí địa lý và địa hình........................................................................................................36
2.1.1.2. Thổ nhưỡng, khí hậu và thủy văn...................................................................................38
2.1.2. Đặc điểm về kinh tế, văn hóa và xã h ội..........................................................................40
2.1.2.1. Dân số và lao động................................................................................................................40
2.1.2.2. Tình hình sử dụng đất đai...................................................................................................41
2.1.2.3. Tình hình sản xuất kinh doanh.........................................................................................43
vi
2.1.2.4. Văn hóa - xã hội......................................................................................................................46
2.1.3. Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển tiểu thủ công nghiệp ở huyện
Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.................................................................................................................46
2.1.3.1. Thuận lợi....................................................................................................................................46
2.1.3.2. Khó khăn....................................................................................................................................47
2.2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN BỐ
TRẠCH , TỈNH QUẢNG BÌNH.....................................................................................................48
2.2.1. Tình hình chung về các cơ sở TTCN trên địa bàn.......................................................48
2.2.1.1. Số lượng cơ sở TTCN theo loại hình và lĩnh vực kinh doanh...........................48
2.2.1.2. Tình hình phân bố các cơ sở TTCN trên địa bàn huyện Bố Trạch năm 2017
50
2.2.1.3. Giá trị sản xuất TTCN tại huyện Bố Trạch.................................................................51
2.2.2. Tình hình các cơ sở TTCN tại huyện Bố Trạch qua số liệu điều tra..................55
2.2.2.1. Đặc điểm chủ cơ sở sản xuất.............................................................................................55
2.2.2.2. Đặc điểm các nguồn lực sản xuất kinh doanh của các cơ sở sản xuất...........56
2.2.2.3. Kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh tiểu thủ công nghiệp........................65
2.2.2.4. Tình hình về thị trường nguyên li ệu và tiêu th ụ sản phẩm TTCN.................67
2.2.2.5. Những khó khăn mà các cơ sở TTCN đang gặp phải............................................70
2.2.3. Đánh giá chung về tình hình phát triển TTCN tại huyện Bố Trạch....................73
2.2.3.1. Những kết quả đạt được......................................................................................................73
2.2.3.2. Những hạn chế, tồn tại.........................................................................................................73
2.2.3.3. Nguyên nhân c ủa những hạn chế, tồn tại...................................................................75
CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GI ẢI PHÁP P ÁT TRI ỂN TIỂU THỦ CÔNG
NGHIỆP TẠI HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QU ẢNG BÌNH...........................................76
3.1. QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN IỂU THỦ CÔNG NGHIỆP
TẠI HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH.................................................................76
3.2.1. Quan điểm......................................................................................................................................76
3.1.2. Định hướng...................................................................................................................................77
3.2. CÁC GI ẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TIỂU THỦ CÔNG NG IỆP TẠI HUYỆN
BỐ TRẠCH...............................................................................................................................................80
vii
3.2.1. Đổi mới cơ chế chính sách, xây dựng quy hoạch phát triển TTCN....................80
3.2.2. Đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của các cơ sở TTCN..................85
3.2.3. Huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn trong phát triển TTCN...............87
3.2.4. Áp d ụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công ngh ệ tiên tiến vào sản xuất
TTCN............................................................................................................................................................88
3.2.5. Đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật...............................................................................................90
3.2.6. Phát tri ển thị trường nguyên vật liệu của ngành TTCN..........................................92
3.2.7. Mở rộng thị trường tiêu thụ và đẩy mạnh xúc tiến thương mại............................93
PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KI ẾN NGHỊ.....................................................................................96
1. KẾT LUẬN..........................................................................................................................................96
2. KIẾN NGHỊ..........................................................................................................................................97
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................................99
PHỤ LỤC
QUYẾT ĐỊNH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN
BẢN NHẬN XÉT LU ẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CỦA 2 PHẢN BIỆN
BIÊN B ẢN CỦA HỘI ĐỒNG HẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN
XÁC NH ẬN HOÀN THI ỆN LUẬN VĂN
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Tình hình dân số và lao động huyện Bố Trạch giai đoạn 2015-2017 .41
Bảng 2.2: Hiện trạng sử dụng đất của huyện Bố Trạch giai đoạn 2015-2017..... 42
Bảng 2.3: Quy mô và c ơ cấu giá trị sản xuất của huyện Bố Trạch qua 3 năm
2015 - 2017.......................................................................................... 45
Bảng 2.4: Số lượng và cơ cấu các cơ sở TTCN trên địa bàn huyện Bố Trạch theo
loạ i hình và ngành nghề 3 năm 2015-2017 ......................................... 49
Bảng 2.5: Tình hình phân bố các cơ sở TTCN trên địa bàn huyện Bố Trạch ..... 50
Bảng 2.6: Giá trị sản xuất TTCN trên địa bàn qua 3 năm 2015-2017 ................. 52
Bảng 2.7: Đặc điểm của chủ cơ sở sản xuất ........................................................ 55
Bảng 2.8: Đặc điểm lao động của các cơ sở TTCN điều tra ............................... 57
Bảng 2.9: Mặt bằ ng và máy móc, thi ết bị phục vụ sản xuất của các cơ sở ......... 59
Bảng 2.10: Tình hình vốn của các cơ sở điều tra................................................... 61
Bảng 2.11: Thu nhập bình quân của các cơ sở sản xuất ........................................ 64
Bảng 2.12: Kết quả và hiệu quả sản xuất của các cơ sở điều tra ........................... 65
Bảng 2.13: Thị trường nguyên li ệ u c ủa các cơ sở TTCN ...................................... 67
Bảng 2.14: Những khó khăn cơ s ở TTCN đang gặp phải ..................................... 70
Bảng 2.15: Mức độ quan trọng của những khó khăn trong quá trình sản xuất của
các cơ sở TTCN................................................................................... 71
ix
DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
Hình 2.1: Bản đồ hành chính huyện Bố Trạch...........................................................................36
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu thu nhập của các cơ sở sản xuất.............................................................63
Biểu đồ 2.2: Thị trường tiêu thụ sản phẩm..................................................................................68
x
PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một nước thuần nôn g, trải qua nhiều cuộc đấu tranh giữ nước
làm nền kinh tế trở nên lạc hậu so với các nước trong khu vực và thế giới. Việc phát
triển tiểu thủ công nghiệp (TTCN) đối với nước ta có vai trò rất quan trọng trong
quá trình phát triển kinh tế, xã hội (KT-XH). Lịch sử đã chứng minh tiểu công
nghiệp, thủ công nghi ệp là giai đoạn đầu hình thành và phát triển của nền kinh tế
trước khi bước sang một nền công nghi ệp hiện đại.
Hiện nay, mặc dù n ền kinh tế của nước ta đã có nh ững bước tăng trưởng
mạnh mẽ nhưng mức tăng còn ch ậm và chưa vững chắc, chất lượng tăng trưởng
chưa cao, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa mạnh, sản xuất hàng hóa còn nh ỏ lẻ,
việc khai thác và phát huy m ọ i tiềm năng nội lực còn h ạn chế. Trong đó, TTCN đã
tồn tại và phát tri ển như một bộ phận không th ể tách rời của nền kinh tế nông nghi
ệp, hỗ trợ đắc lực cho nông nghi ệp trên nhiều phương diện như cung cấp nông c ụ,
hàng tiêu dùng, tiêu th ụ nguyên liệu từ sản phẩm nông nghi ệp, tăng thu nhập cho
người nông dân. Trong quá trình phát tri ển TTCN và ngành ngh ề nông thôn đã góp
ph ần cung cấp sản phẩm cho nhiều thị trường khác nhau và góp ph ần thúc đẩy
hình thành những làng nghề, khu, cụm điể m TTCN ở cả nông thôn, thành th ị, nó
được thừa nhận như một ngành kinh tế quan trọng.
Thực tiễn Việt Nam trong thời gian qua cũng như kinh nghiệm của nhiều
nước trên thế giới cho thấy việc khôi ph ục và phát tri ển TTCN sẽ tạo ra được
nhiều lợi ích. Thu hút được nhiều lao động, tạo ra công ăn việc làm, đặc biệt ở các
vùng nông thôn, miền núi, ven biển, tận dụng thời gian nhàn rỗi, thực hiện mục tiêu
xóa đói giảm nghèo, từng bước công nghi ệp hóa, hi ện đạ i hóa (CNH, HĐH) và
góp phần vào sự nghiệp phát triển đất nước. Đặc biệt, việc phát triển TTCN giúp
chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng “ly nông bất ly hương” góp phần phát
triển nông thôn bền vững.
Quảng Bình là tỉnh thuộc vùng B ắc Trung Bộ, là nơi hẹ p nhất trong dải đất
hình chữ S của Việt Nam, là nơi giao thoa của hai nền văn hóa cổ Việt - Chămpa.
1
Quảng Bình có nhiều di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng cả nước, có Động Phong Nha
là di sản thiên nhiên th ế giới, ngoài ra còn là quê h ương của nhiều làng nghề
truyền thống như: nghề đóng tàu thuyền (Lý Hòa, B ố Trạch; Bảo Ninh, thành phố
Đồng Hới); nước mắm Hàm Hương (Làng Cảnh Dương đã từng cung tiến cho Vua
Lê Chúa Tr ịnh); nghề dệt tơ lụa Võ Xá ; dệt chiếu cói An Xá ; nghề nón lá ở Quảng
Thuận, Mỹ Trạch; rượu Võ Xá , rượu Vạn Lộc; nghề Mộc; nghề đúc rèn… đã tạo
cho Qu ả ng Bình những nét riêng bi ệt và lợi thế để phát triển TTCN.
Huyệ n Bố Trạch nằm ngay cửa ngõ phía Bắc thành phố Đồng Hới thủ phủ của
tỉnh Quảng Bình và là một trong số ít huyện có chi ều từ Tây sang Đông chiếm toàn bộ
chiều ngang của Việt Nam. Bố Trạch với những lợi thế riêng của mình đã tạo cơ hội
cho các ngành ngh ề TTCN phát triển từ rất lâu và m ột trong những huyện có ngành
ngh ề TTCN phát triển của tỉnh. Tuy nhiên, trong thời gian qua do những yếu tố thăng
trầm lị ch s ử , xã hội, cơ chế quản lý, các ngành ngh ề TTCN đã trải qua nhiều biến
động trong đó có nhi ều ngành nghề hầu như biến mất. Song trong những năm gần đây
kinh tế nông nghi ệp, nông thôn Bố Trạch Trạch đã có s ự khôi ph ục, phát triển TTCN
và có nh ững tác động tích cực đến đời sống kinh tế, xã hội vùng nông thôn, góp ph ần
chuyển d ịch cơ cấ u kinh tế nông thôn. Nhiều ngành TTCN mới trong nông thôn đã
được hình thành và phát triển góp ph ần phát huy các thế mạnh về nguyên liệu, nguồn
nhân lực của địa phương, tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống góp
ph ần giảm thiểu các tệ nạn xã hội tạo ra một bức
tranh nông thôn bình yên.
Tuy đã đạt được những thành công nhưng sự phát triển TTCN huyện Bố
Trạch còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập: cơ sở vật chất nghèo nàn l ạc hậu, không
đảm bảo vệ sinh môi trường, khả năng thu hút đầu tư còn h ạ n chế; phần lớn các cơ
sở TTCN tổ chức sản xuất trên đất ở của hộ gia đình nên mặt bằng chật hẹp không
có điều kiện mở rộng sản xuất; chất lượng sản phẩm còn h ạn chế, mẫu mã chưa hấp
hẫn, thiếu thị trường tiêu thụ; phát triển mang tính tự phát, thi ế u quy hoạch, chưa
tạo ra sự gắn kết, các chính sách, chương trình hỗ trợ c ủa Nhà nước và tỉnh chưa
tương xứng với tiềm năng phát triển, môi trường kinh doanh còn thi ếu hấp dẫn…
2
Cho đến nay, phần lớn các nghiên cứu nhằm bảo tồn và phát huy các nghề
TTCN mới chỉ chủ yếu tập trung vào những vùng có quy mô sản xuất lớn, còn ở những
vùng có quy mô sản xuất nhỏ như huyện Bố Trạch chưa thực sự được quan tâm. Với
quan điểm đẩy mạnh phát triển TTCN trên cơ sở khôi ph ục, mở rộng ngành nghề
truyền thống và phát tri ển thêm một số ngành nghề mới phù h ợp với địa phương, cần
có định hướng và các giải pháp thiết thực nhằm phát triển TTCN tại huyện Bố Trạch,
tỉnh Quảng Bình phù hợp với xu hướng phát triển của đất nước cũng như thế giới.
Từ nhữ ng vấn đề nêu trên, tôi ch ọn đề tài: “Phát triển tiểu thủ công
nghiệp tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình” làm đề tài luận văn thạc sĩ của
mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Từ cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng phát triển TTCN tại huyện Bố Trạch,
tỉnh Quảng Bình, đề xuấ t các giải pháp thúc đẩy phát triển TTCN tại địa phương
trong những năm sắp tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển TTCN ở khu vực nông thôn .
- Phân tích, đánh giá thực trạng việc phát triển TTCN tại huyện Bố Trạch,
tỉnh Quảng Bình.
- Đề xuất định hướng và giải pháp thúc đẩy phát triển TTCN tại huyện Bố
Trạch, tỉnh Quảng Bình trong thời gian sắp tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là c ác vấn đề liên quan phát triển TTCN tại
huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: Các tài liệu phục vụ đánh giá thực trạng được thu thập trong
khoảng thời gian từ 2015 – 2017; Số liệu sơ cấp được thu th ập qua điều tra khảo sát
trong khoảng thời gian từ tháng 10 năm 2017 đến tháng 5 năm 2018; Các giải pháp,
đề xuất áp dụng cho giai đoạn đến năm 2025.
3
- Về không gian: Đề tài được thực hiện tại địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh
Quảng Bình. Cụ thể tại 5 xã: Phúc Tr ạch, Đức Trạch, Mỹ Trạch, Hoà Trạch và
Bắc Trạch.
- Về nội dung: Phát triển TTCN tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, trong
đó tập trung làm rõ các : đặc điểm, nhân tố tác động ảnh hưởng, tiêu chí đánh giá sự
phát triển TTCN, để từ đó đánh giá thực trạng những khó khăn, thuận lợi, nguyên
nhân trong phát triển TTCN tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, định hướng và
đưa ra các giải pháp nhằm phát triển TTCN tại địa bàn trong những năm tiếp theo.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thu thập thông tin
+ Thông tin th ứ cấp
Tài liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo tổng kết hàng năm giai đoạn
2015 – 2017 do các cơ quan quản lý thu ộc UBND huyện Bố Trạch cung cấp như:
Phòng Kinh tế và Hạ tầng, Chi Cục thống kê, Phòng Nông nghi ệp và Phát tri ển
nông thôn…; ngoài ra tác gi ả còn tham kh ảo các công trình khoa học, các báo cáo,
tạp chí chuyên ngành và các tài liệu khác liên quan đến vấn đề phát triển TTCN.
+ Thông tin sơ cấp
Thông tin sơ cấp được thu th ập qua điều tra, khảo sát theo bảng hỏi đối với
các chủ cơ sở sản xuất TTCN tại huyện Bố Trạch. Để đánh giá tình hình phát triển
TTCN tại huyện Bố Trạch, qua tham khảo ý kiến của các chuyên gia và tình hình
thực tế tại địa phương, chúng tôi ch ọn 5 nghề có th ế mạnh thuộc 5 vùng s ản xuất
khác nhau để điều tra, trong đó, vì địa bàn rộng, các cơ sở nằm rải rác nên mỗi
nhóm ngh ề chọn điều tra khoảng 5% số cơ sở. Cụ thể:
- Nhóm ch ế biến lâm sản có 348 cơ sở, chúng tôi ch ọn 15 cơ sở mộc dân
dụng ở xã Phúc Tr ạch đại diện cho vùng phía Tây.
- Nhóm ch ế biến thực phẩm có 629 cơ sở, chúng tôi ch ọn 31 cơ sở chế biến
nước mắm ở xã Đức Trạch đại diện cho vùng Trung Tâm.
- Nhóm ngh ề mây tre đan có 238 cơ sở, chúng tôi ch ọn 11 cơ sở mây tre đan
ở xã Mỹ Trạch và nhóm ngh ề cơ khí, đồ gia dụng có 245 cơ sở, chúng tôi ch ọn 12
cơ sở cơ rèn dao, rựa ở xã Bắc Trạch đại diện cho vùng phía Bắc.
4
- Nhóm ngh ề sản xuất vật liệu xây dựng có 324 cơ sở, chúng tô i chọn 15 cơ
sở sản xuất gạch Block ở xã Hòa Tr ạch đại diện cho vùng phía Nam.
4.2. Phương pháp phân tích
- Đối với số liệu thứ cấp:
+ Phương pháp thống kê mô t ả: Dùng để phân tích, mô tả tổng quát về tình hình
địa bàn nghiên c ứu, thực trạng phát triển TTCN trên địa bàn nghiên c ứu. Bao gồm: thố
ng kê khái quát di ện tích, vị trí địa lý, tình hình kinh tế, xã hội tại huyện Bố Trạch, th
ống kê số lượng các cở sở TTCN, lao động, giá trị sản xuất TTCN trong
thời gian 2015-2017.
+ Phương pháp phân tích tổng hợp: Trên cơ sở các số liệu, tài liệu đã thu thập
được tiến hành tổng hợp thành các b ảng biểu, từ đó nhận xét về tình hình phát
triển TTCN tại huyệ n Bố Tr ạch.
- Đối với số liệu sơ cấ p:
+ Phương pháp thống kê mô t ả: thống kê, hệ thống hóa các thông tin được
điều tra, khảo sát từ chủ các cơ sở TTCN.
+ Phương pháp phân tích tổng hợp: Trên cơ sở các phiếu điều tra thu thập
được tiến hành tổng hợp, phân tích các nội dung về tình hình phát triển của các cơ
sở TTCN, từ đó đánh giá những thuậ n l ợi và khó khăn trong việc phát triển TTCN
tại huyện Bố Trạch để đưa ra những định hướng và giải pháp phát tri ển trong thời
gian tới.
5. Cấu trúc của luận văn
Ngoài các ph ần Mở đầu, Kết luận và kiến nghị, Danh mục các tài li ệu tham
khảo và Phụ lục, nội dung chính của luận văn gồm:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát tri ển tiểu thủ công nghi ệp ở
khu vực nông thôn .
Chương 2: Thực trạng phát triển tiểu thủ công nghi ệp tại huyện Bố Trạch,
tỉnh Quảng Bình.
Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển tiể u thủ công nghi ệp tại
huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
5
PHẦN 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN TIỂU
THỦ CÔNG NGHIỆP Ở KHU VỰC NÔNG THÔN
1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP Ở Ô
G THÔN
1.1.1. Khái niệm và phân loại tiểu thủ công nghiệp
1.1.1.1. Khái ni ệm
Theo các nhà Kinh t ế học Liên Xô (cũ) thì: “thủ công nghi ệp là sản xuất thủ
công s ử dụng lao động thô sơ chế biến nguyên liệu thành sản phẩm”. Vào thời kỳ
cách mạng xã hội chủ nghĩa, thuật ngữ Tiểu công nghi ệp và Thủ công nghi ệp để
chỉ cơ sở sản xuất ngoài quốc doanh [16].
Trên thế giới, người ta quan niệm thủ công nghi ệp như là một thành phần,
một dạng thức, một ki ể u lo ại tiểu công nghi ệp. Quan niệm đó đến nay vẫn thống
nhất không có s ự tranh luận và ngày na y ở nhiều nơi ngưòi ta không dùng thu ật
ngữ “thủ công nghi ệp” mà chỉ dùng thu ật ngữ “tiểu công nghi ệp” để chỉ nền sản
xuất công nghi ệp có quy mô nh ỏ.
Ở Việt Nam, dưới thời Pháp thu ộc, từ nền sản xuất thủ công truy ền thống đã
xuất hiện các hình thức hiệp tác giản đơn, sau đó từng bước hình thành các doanh
nghiệp tư nhân, với số công nhân làm thuê nhi ều nhất là 300, còn ch ủ yếu từ 100 công
nhân tr ở xuống. Bởi vậy, khái niệm về tiểu công nghi ệp chủ yếu để chỉ bộ
phận sản xuất công ngh ệ phẩm và hàng tiêu dùng t rong phạm vi kinh doanh của tư
sản dân tộc Việt Nam. Thuật ngử “tiểu công nghi ệp“ và thủ công nghi ệp được
Đảng và Nhà nước sử dụng trong các văn bản về phát triển kinh tế sau khi giành
được chính quyền tháng 8/1945. Đến năm 1951, Chính cương của của Đảng Lao
động Việt Nam đề cập đến thuật ngữ “tiểu công nghi ệp và thủ công nghi ệp”,
nhưng các văn bản của Đảng, Nhà nuớc thời kỳ này chỉ dùng chung m ột thuật ngữ
là “thủ công nghiệp”. Trong các văn kiện, nghị quyết của Đảng và Nhà nước từ năm
1960 đến nay, đều dù ng thuật ngữ “tiểu công nghi ệp và thủ công nghi ệp” [ 18].
6
Công trình khoa học “Tiểu, thủ công nghi ệp Việt Nam giai đoạn 1858 –
1945" của Phó giáo sư Vũ Huy Phúc đã đưa ra khái niệm TTCN thời cận đại như
sau: “ tiểu, thủ công nghi ệp thời cận đại bao gồm toàn bộ nền sản xuất các mặt
hàng tiêu dùng phi nông nghi ệp truyền thống hoặc mới du nhập do người Việt Nam
tiến hành ở nông thôn, ở các làng chuyên ngh ề và các đô thị, thị trấn, không loại trừ
một bộ phận sản xuất của Tư sản công nghi ệp nhỏ dân tộc” [12].
Trong thời kỳ đổi mới đã có nhi ều tác giả nghiên cứu về ngành TTCN, với nhiều
cách ti ếp cận khác nhau đã đưa ra những quan niệm về ngành TTCN. Nguyễn Ty trong
luận án Phó ti ến sỹ kinh tế đã quan niệm: “Thủ công nghi ệp ở nông thôn hay còn gọi là
công nghi ệp nô ng thôn ở trình độ thấp là một bộ phận của hệ thống công nghi ệp mà trong
đó quá trình lao động chủ yếu dựa vào lao động chân tay sử dụng các công c ụ sản xuất
giản đơn để chế biến nguyên liệu ra sản phẩm” và “tiểu công nghi ệp hay còn gọi là công
nghi ệp có q uy mô nh ỏ, sử dụng công c ụ lao động nữa cơ khí hoặc các máy móc nh ỏ
hiện đại để chế biến nguyên liệu ra các sản phẩm cho xã hội”. Tác giả kết luận
“ Thủ công nghi ệp, tiểu thủ công nghi ệp nông thôn c ũng là một bộ phận của công
nghiệp, tồn tại khách quan trong các phương thức sản xuất của xã hội [16].
Từ những quan niệm trên, chúng ta có th ể tiếp cận khái niệm TTCN từ
những góc độ khác nhau và có th ể rút ra m ột số điểm cơ bản sau đây:
Thứ nhất, các quan niệm trên về TTCN đứng riêng rẻ không có giá tr ị phổ
biến cho các nước trên thế giới, nhưng có giá trị bổ sung cho nhau và là m ột trong
những cơ sở để các nước thể chế hóa thành lu ật, hoạch định các chính sách riêng
cho khu vực này và giúp cho s ự quản lý, điều hành các chương trình của Chính phủ
về phát triển TTCN. Nội dung các định nghĩa có sự thay đổi theo thời gian, tùy
thuộc vào điều kiện phát triển của mỗi nước.
Thứ hai, tiểu công nghi ệp và thủ công nghi ệp là một bộ phận của hệ thống
công nghi ệp. Trong quá trình sản xuất, lao động thủ công nghi ệp chủ yếu là lao
động thủ công v ới các công c ụ sản xuất thô sơ; còn lao độ ng tiể u công nghi ệp thì
chủ yếu là lao động sử dụng máy móc v ới các công c ụ lao động bán cơ khí và cơ
khí ở trình độ công ngh ệ khác nhau và v ới quy mô nh ỏ.
7
Thứ ba, có th ể lấy số lượng công nhân và mức vốn cố định làm tiêu chí để
xác định các cơ sở sản xuất TTCN. Các nước trên thế giới và các t ổ chức nghiên
cứu về tiểu công nghi ệp khi xác định doanh nghiệp công nghi ệp quy mô nh ỏ đều
lấy số lao động và vốn sản xuất của các cơ sở TTCN làm tiêu chí xác định.
Ở nước ta hiện nay, quy mô c ủa các cơ sở sản xuất TTCN không vượt quá
giới hạn của tiêu chí xác định các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nông thôn. T ừ
những v ấn đề nêu trên, cùng v ới sự phát triển của tiến bộ khoa học kỹ thuật và xu
hướng phát tri ể n của ngành TTCN nông thôn trong th ời kỳ công nghi ệp hoá, hiện đại
hoá và trước xu thế hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước, có th ể quan niệm: Tiểu thủ
công nghi ệp là những hoạt động sản xuất công nghi ệp quy mô nh ỏ trên địa bàn nông
thôn, trong quá trình sản xuất, kinh doanh sử dụng công c ụ lao động thủ công, công c ụ
bán cơ khí và trong một chừng mực nhất định sử dụng công c ụ cơ khí và máy móc hi
ện đạ i cùng các ngu ồn lực ở nông thôn để sản xuất ra nhiều loại sản phẩm nhằm thoả
mãn các nhu c ầu khác nhau của xã hội hoặc để khôi ph ục giá trị sử dụng của sản phẩm
được tiêu dùng trong quá trình s ản xuất và trong sinh hoạt.
Như vậy, TTCN nông thôn là ngành kinh t ế thuộc lĩnh vực sản xuất vật
chất, một bộ phận cấu thành nền sản xu ấ t vậ t chất của xã hội, tồn tại khách quan
trong các phương thức sản xuất của xã h ội và n ằm trong hệ thống công nghi ệp
nông thôn, là một nền công nghi ệp có quy mô nh ỏ, kỹ thuật và công ngh ệ sản xuất
có s ự kết hợp đa dạng giữa lao động thủ công, lao động cơ khí, phương tiện và máy
móc h iện đại. Trong quá trình hoạt động, các nguồn lực ở nông thôn như: lao động,
vốn, tài nguyên… được sử dụng để sản xuất ra nhiều loại hàng hoá ph ục vụ nhu
cầu tiêu dùng c ủa xã hội và sản xuất của nhiều ngành kinh tế khác nhau. Các ch ủ
thể tham gia sản xuất trong các ngành TTCN là hộ gia đ ình, tổ hợp tác, hợp tác xã,
doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn…
1.1.1.2. Phân lo ại tiểu thủ công nghiệp
Có th ể sử dụng những tiêu chí khác nhau để phân lo ạ i TTCN trong nông
thôn. Tuy nhiên, vi ệc sử dụng tiêu chí phân loại nào là tu ỳ theo mục đích của việc
8
phân loại. Để phù h ợp với mục đích nghiên cứu của đề tài, chúng tôi l ựa chọn tiêu
chí phân loại dựa trên những đặc trưng sau đây của các hoạt động sản xuất TTCN:
- Trong hoạt động sản xuất cùng th ực hiện một loại công ngh ệ hoặc công
nghệ tương tự.
- Sản phẩm được sản xuất ra từ một loại nguyên liệu hay nguyên liệu đồng loại.
- Sản phẩm có công d ụng cụ thể giống nhau hoặc tương tự nhau.
Căn cứ vào 3 đặc trưng cơ bản trên TTCN trong nông thôn được phân loại
thành các Ti ể u ngành nghề gồm:
- Tiểu ngành nghề khai thác
- Tiểu ngành nghề chế biến nông s ản thực phẩm
- Tiểu ngành nghề dệt, may mặc
- Tiểu ngành ngh ề sứ , thuỷ tinh, vật liệu xây dựng
- Tiểu ngành ngh ề cơ khí
- Các ngành ngh ề khác như: Ngành công nghiệp da giày, sản xuất phân bón,
sản xuất giấy, sản xuất nhựa…
Phân loại theo Tiểu ngành TTCN nêu trên có ý ngh ĩa quan trọng trong việc
nghiên cứu đánh giá thực trạng và xây d ự ng một cơ cấu TTCN hợp lý để phát huy
lợi thế của các ngành T TCN trong phát tri ển kinh tế-xã hội nông thôn.
1.1.2. Quan niệm về phát triển tiểu thủ công nghiệp
Phát triển là khuynh hướng vận động đã xác định về hướng của sự vật:
hướng đi lên từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn,... Nhưng nếu
hiểu sự vận động phát triển một cách biện chứng toàn diện, sâu sắc thì trong tự bản
thân sự vận động phát triển đã bao hàm sự vận động thụt lùi, đi xuống với nghĩa là
tiền đề, điều kiện cho sự vận động đi lên, hoàn thiện. Ý nghĩa của nguyên lý này đòi
hỏi: trong khi xem xét, đánh giá sự vật, hiện tượng phải tôn trọng nguyên tắc phát
triển của chúng, không được thành kiến, định kiến,... Luôn lạc quan tin tưởng vào
khuynh hướng vận động của sự vật, tạo mọi điều kiện để sự vật phát triển [1].
Phát triển kinh tế bao hàm trong nó mối quan hệ biện chứng giữa tăng trưởng
kinh tế và công bằng xã hội. Tăng trưởng và phát triển kinh tế là điều kiện tiên quyết
9
và cơ bản để giải quyết công bằng xã hội, công bằng xã hội vừa là mục tiêu phấn
đấu của nhân loại, vừa là động lực của sự phát triển. Mức độ công bằng xã hội càng
cao thì trình độ phát triển, trình độ văn minh của xã hội càng có cơ sở bền vững.
Tăng trưởng KT là điều kiện cần để phát triển KT. Ở những nước đang phát
triển, đặc biệt là những nước đang phát triển có m ức thu nhập bình quân đầu người
thấp, nếu không đạt được mức tăng trưởng tương đối cao và liên t ục trong nhiều
năm, th ì khó có điều kiện KT để cải thiện mọi mặt của đời sống KT - XH. Tuy
nhiên tăng trưởng KT chỉ là điều kiện cần, không ph ải là điều kiện đủ để phát triển
KT. Tăng trưởng KT có th ể được thực hiện bởi những phương thức khác nhau và
do đó có th ể dẫn đến những kết quả khác nhau. Nếu phương thức tăng trưởng KT
không g ắn với sự thúc đẩy cơ cấu KT xã hội theo hướng tiến bộ, không làm gia
tăng, mà thậm chí còn làm xói mòn n ăng lực nội sinh của nền KT, sẽ không th ể tạo
ra sự phát triển KT. N ếu phương thức tăng trưởng KT chỉ đem lại lợi ích KT cho
nhóm dân cư này, cho vùng này, mà không hoặc đem lại lợi ích không đáng kể cho
nhóm dân cư khác, vùng khác thì tăng trưởng KT như vậy sẽ khoét sâu vào b ất bình
đẳng xã hội. Những phương thức tăng trưởng như vậy, rốt cục, cũng chỉ là kết quả
ngắn hạn, không nh ững không thúc đẩy được phát triển, mà bản thân nó c ũng khó
có th ể tồn tại được lâu dài [33].
Về quan niệm “tiểu, thủ công nghiệp”: Tiểu, thủ công nghi ệp là những hoạt
động sản xuất công nghi ệp quy mô nh ỏ trên địa bàn nông thôn (NT), trong quá
trình sản xuất, kinh doanh sử dụng công c ụ lao động thủ công, công c ụ bán cơ khí
và trong một chừng mực nhất định sử dụng công c ụ cơ khí và máy móc hiện đại
cùng các nguồn lực ở NT để sản xuất ra nhiều loại sản phẩm nhằm thoả mãn các
nhu c ầu khác nhau của xã hội hoặc để khôi ph ục giá tr ị sử dụng của sản phẩm
được tiêu dùng trong quá trình sản xuất và trong sinh hoạt.
Từ khái niệm “phát triển” và quan niệm “ CN” thì “phát triển TTCN” được
quan niệm như sau: Phát triển TTCN là sự tăng trưởng trong ngành KT thuộc lĩnh
vực sản xuất vật chất - một bộ phận cấu thành nền s ả n xu ấ t vật chất của xã hội,
tồn tại khách quan trong các phương thức sản xuất của xã hội và nằm trong hệ thống
10
công nghi ệp, là một nền công nghi ệp có quy mô nh ỏ, kỹ thuật và công ngh ệ sản
xuất có s ự kết hợp đa dạng giữa lao động thủ công, lao động cơ khí, phương tiện và
máy móc hi ện đại gắn liền với nâng cao chất lượng cuộc sống và bảo đảm công
bằng xã hội. Trong quá trình hoạt động, các nguồn lực ở NT như: lao động, vốn, tài
nguyên… được sử dụng để sản xuất ra nhiều loại hàng hoá ph ục vụ nhu cầu tiêu
dùng c ủa xã hội và sản xuất của nhiều ngành KT khác nhau. Các ch ủ thể tham gia
sản xu ấ t trong các ngành TTCN là h ộ gia đình, tổ hợp tác, hợp tác xã (HTX),
doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH).
Với những tính chất trên, phát triển TTCN bao hàm các nội dung cụ thể là:
+ Mức tăng trưởng và mối quan hệ giữa tăng trưởng các ngành nghề TTCN
phải phù hợp với mức tăng dân số.
+ Sự tăng trưởng trong các ngành nghề TTCN phải dựa trên cơ cấu kinh tế
hợp lý, tiến bộ để đảm bảo tăng trưởng bền vững.
+ Tăng trưởng trong các ngành nghề TTCN phải đi đôi với công bằng xã hội,
tạo điều kiện cho mọi người có cơ hội ngang nhau trong đóng góp và hưởng thụ kết
quả của sự tăng trưởng này.
+ Chất lượng sản phẩm ngày càng cao, phù hợp với sự biến đổi nhu cầu của
con người và xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái.
1.1.3. Đặc điểm và vai trò của phát triển tiểu thủ công nghiệp
1.1.3.1. Đặc điểm
+ Sản xuất tiểu thủ công nghiệp mang tính đa dạng
Xem xét trên nhi ều giác độ cho thấy sự tồn tại và phát tri ển ngành TTCN rất đa
dạng và phong phú, v ới nhiều loại hình hoạt động và ngành ngh ề như: khai thác, chế
biến nông s ản thực phẩm, thủ công m ỹ nghệ , ch ế tác kim loại… TTCN có th ể được
tổ chức sản xuất tại hộ gia đình, sử dụng lao động gia đình, có thuê thêm lao động hoặc
tại các cơ sở sản xuất như HTX, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn
với các loại công ngh ệ sản xuất được s ử dụ ng từ thủ công, bán cơ khí, cơ khí đến máy
móc hi ện đại. Do có l ợi thế về địa điể m sả n xuất và khai thác các nguồn lực tại chỗ,
nhất là đối với nguồn nguyên liệu không t ập trung, nằm rải
11
rác khắp nơi, dễ hư hỏng nên TTCN cho phép giảm nhiều chi phí sản xuất so với
sản xuất công nghi ệp quy mô l ớn.
+ Các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp thường có mối liên hệ chặt chẽ, trực tiếp
với khách hàng và người lao động
Với vai trò cá nhân ng ười chủ trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh TTCN,
các cơ sở này dễ duy trì được những mối liên hệ chặt chẽ với khách hàng. Điều này
tạo nên m ột lợi thế, một ưu điểm đặc biệt của sản xuất TTCN. Mặt khác, giữa chủ
cơ sở TTCN với người lao động thường có m ối quan hệ quen biết, thân tình nên
giúp cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh đạt được hiệu quả tối đa trong sản xuất.
Khi các cơ sở này được mở rộng thì nét đặc biệt này dần bị xoá đi. Tuy nhiên,
điểm yếu của các cơ sở sản xuất, kinh doanh TTCN là tính chất gia trưởng trong quan
hệ sản xuất hay là thái độ bảo thủ, chậm cải tiến tổ chức, đổi mới kỹ thuật.
+ Các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp thường có tính mềm dẻo, linh hoạt trong
sản xuất, kinh doanh
Hoạt động sản xuất ở quy mô công nghi ệp nhỏ, các cơ sở sản xuất TTCN có
tính mềm dẻo, linh hoạt cao trong các khâu s ản xuất hay giao dịch, nên có th ể đáp
ứng kịp thời những yêu cầu cụ thể của khách hàng, nhanh chóng “bắt lấy” thời cơ
kinh doanh, dễ dàng tìm kiếm những phân đoạn thị trường mới, lấp chỗ trống mới
xuất hiện trong thị trường khi thấy có l ợi và cũng dễ dàng rút kh ỏi thị trường khi
sản xuất, kinh doanh gặp khó khăn, kém hiệu quả và dễ chuyển hướng sang sản xuất
sản phẩm khác cùng Ti ểu ngành nghề hoặc sang các ngành d ịch vụ sửa chữa. Ở quy
mô nh ỏ, các cơ sở sản xuất TTCN dễ ứng phó v ới sự thay đổi trong môi trường kinh
doanh có nhi ều biến động, sáng tạo sản phẩm mới và tìm kiếm nhu cầu mới từ thị
trường. Do đó, cần có m ột thái độ linh hoạt trong các chính sách đối với TTCN, tránh
những quy định rườm rà về thủ tục hành chính, nế u không s ẽ làm triệt tiêu khả năng
thích ứng nhanh, mềm dẻo và linh hoạt của các cơ sở sản xuất TTCN.
+ Hạn chế trong tiếp cận các nguồn vốn chính thức nhưng lại rất linh hoạt
trong tiếp cận các nguồn vốn không chính thức
Các cơ sở, hộ sản xuất, kinh doanh TTCN khó vay v ốn ở các ngân hàng hơn
so với các xí nghiệp trong ngành công nghi ệp có quy mô l ớn, và khi tình hình tài
12
chính có sự biến động thì dễ bị cắt giảm tài chính và càng khó vay v ốn. Đây là điểm
hạn chế của các cơ sở sản xuất, kinh doanh TTCN về nguồn vay tín dụng ở các
ngân hàng.
Tuy nhiên, các cơ sở sản xuất, kinh doanh ngành TTCN lại có được khả năng
huy động vốn dễ dàng từ gia đình, người thân và b ạn bè để thành lập, mở rộng sản
xuất, nhanh chóng đi vào hoạt động và không b ỏ lỡ các cơ hội sản xuất, kinh
doanh. Đây là lợi thế chung của các cơ sở sản xuất, kinh doanh TTCN ở Việt Nam
hiện nay cũng như nhiều nước trên thế giới. Vì vậy, lợi thế này cần được phát huy
trong phát triển sản xuất, kinh doanh các ngành T TCN.
+ Tính chất chuyên môn hoá th ấp trong quản lý sản xuất kinh doanh
Ở các cơ sở sản xuất, kinh doanh ngành nghề TTCN trong nông thôn, ch ức
năng quản lý và lãnh đạo thường chưa phân định rõ. Ng ười chủ các cơ sở sản xuất tiểu
thủ công nghi ệp thường kiêm nhiệm mọi khâu trong quá trình tổ chức quản lý sản
xuất, kinh doanh. Đặc điểm này thể hiện rõ nét ở các hộ sản xuất, kinh doanh TTCN.
Qui mô càng m ở rộng thì nhu cầu phân công chuyên môn hoá m ới được đặt ra. Thông
thu ờng, ở quy mô trên dưới 100 công nhân, s ự chuyên môn hoá trong
quản lý m ới trở nên quan trọng.
1.1.3.2. Vai trò c ủa phát triển tiểu thủ công nghiệp
+ Phát tri ển TTCN có vai trò b ổ sung, phối hợp và h ỗ trợ khu vực công nghi ệp
quy mô l ớn
Từ những đặc điểm cơ bản các ngành T TCN cho thấy khả năng tồn tại và phát
triển các ngành T TCN trong nền kinh tế công nghi ệp hiện đại là có cơ sở khoa học.
Đó là những lợi thế của khu vực sản xuất TTCN có th ể bổ sung cho khu vực sản xuất
đại công nghi ệp và trong một phạm vi nào đó còn có th ể cạnh tranh với khu vực sản
xuất đại công nghi ệp. Giữa hai khu vực công nghi ệp này có nh ững quan hệ bổ sung,
phối hợp và hỗ trợ nhau cùng phát tri ển. Thực tiễn cho thấy các xí nghiệp lớn không
nh ất thiết phải thực hiện mọi thao tác c ủa vi ệ c sản xuất ra sản phẩm. Bởi vì, nếu thực
hiện hầu hết các khâu thao tác trong ch ế tạo sản phẩm sẽ làm cho chi phí sản xuất cao
và thu được lợi nhuận thấp. Do đó, những khâu thao
13
tác nào s ản xuất đại công nghi ệp không có l ợi thế thì nên để cho sản xuất TTCN
thực hiện. Hình thức thực hiện được sử dụng rộng rãi và r ất thông d ụng ở nhiều
nước phát triển và đang phát triển là “gia công sản phẩm”. Mối quan hệ bổ sung, hỗ
trợ giữa sản xuất TTCN với sản xuất đại công nghi ệp được thực hiện qua hai
phương thức: Phương thức hỗ trợ gián tiếp và phương thức hỗ trợ trực tiếp.
- Hỗ trợ gián tiếp: Đây là sự phân công lao động không thông qua h ợp đồng
giữa hai khu v ự c tiểu thủ công nghi ệp và khu vực đại công nghi ệp là sự bổ trợ lẫn
nhau t ự nhiên, được hình thành thông qua một quan hệ cùng t ồn tại có tính chất
cạnh tranh trên thị trường. Ở phương thức này, các xí nghiệp thuộc khu vực TTCN
và các xí nghiệp thuộc khu vực đại công nghi ệp thường xuyên tìm hiểu, so sánh giá
cả, chi phí sản xuất và ước tính các điều kiện của sản xuất và thị trường, tìm kiếm
các loại sản xuất và các thao tác ch ế tạo có l ợi nhất cho xí nghiệp của họ. Hoàn
cảnh đó tạo ra một lợi thế “so sánh về chi phí”, do đó được hình thành nên một quan
hệ cùng “chung sống” có tính chất cạnh tranh nhau. Như vậy, có th ể khẳng định,
các cơ sở thuộc khu vực sản xuất TTCN có th ể “chung sống” với các xí nghiệp
thuộc khu vực sản xuất đại công nghi ệp.
- Hỗ trợ trực tiếp: Đây là mối quan hệ tồn tại giữa các cơ sở chế tạo của hai khu
vực TTCN và đại công nghi ệp, trong đó một cơ sở này sử dụng một cách có h ệ thống
sản xuất của cơ sở kia vào các thao tác s ản xuất của bản thân nó. Các m ối quan hệ này
tạo nên một nét đặc trưng của các cơ cấu công nghi ệp trong một nền kinh tế công nghi
ệp hiện đại. Đây là sự quan hệ trên nhiều mặt, nhiều chiều giữa các cơ sở nhỏ với cơ sở
lớn và giữa cơ sở nhỏ với nhau. Phương thức liên hệ này cho phép có được sự chuyên
môn hoá cao, ph ức tạp và được thích nghi một cách tỉ mỉ, tạo thành nguyên nhân c ủa
khả năng sinh lợi cao và phát tri ển của các cơ sở sản
xuất TTCN.
+ Phát triển tiểu thủ công nghiệp góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho
người lao động ở nông thôn
Khu vực nông vẫn là nơi chiếm phần đông dân số c ủa một nước nông nghi
ệp như Việt Nam. Tốc độ tăng dân số ở nông thôn quá nhanh do trình độ dân trí và
14
nặng về phong tục tập quán... ngoài ra trong điều kiện đất đai canh tác hạn chế: chủ
yếu dùng cho việc phục vụ các lĩnh vực như xây dựng công trình công cộng, nhà ở,
công trình giao thông... đã thực sự là một thách thức lớn đối với sự phát triển kinh tế
ở khu vực nông thôn nó i riêng và sự phát triển kinh tế ở toàn bộ khu vực nói chung.
Để giải quyết vấn đề này thì việc chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế là hết sức cần
thiết, phát triển TTCN sẽ cho phép xen kẻ thời gian nhàn rỗi trong năm của khu vực
sản xuất nông nghi ệp. Trong những năm gần đây, hoạt động ngành nghề TTCN
ở nông thôn đã thu hút được số lượng lao động lớn tham gia sản xuất trong các làng
có ngh ề.
Phát triển TTCN thu hút lao động dôi dư từ nông nghi ệp, giải quyết vấn đề
lao động nông nhàn và tình tr ạng di dân tự do đối với người dân nông thôn . Qua
đó, nó góp ph ần làm tăng thu nhập cho các tầng lớp dân cư, góp phần xoá đói giảm
nghèo và ổn định an ninh, xã hội ở nông thôn . Nói cách khác ngh ề thủ công giúp c
ải thiện đời sống nhân dân, góp ph ần xây dựng nông thôn mới.
Phát triển TTCN cung cấp sản phẩm tiêu dùng và công c ụ, dụng cụ cho cho
khu vực nông nghi ệp, hỗ trợ cho nông nghi ệp phát triển. Đồng thời, nó làm cho thu
nhập từ các ngành phi nông nghi ệp trong dân cư tăng, kích thích nông dân đầu tư
vốn vào mở xưởng. Với đặc điể m mức đầu tư không quá lớn, nên nghề thủ công d ễ
huy động các khoản vốn nhỏ nhàn rỗi trong dân, của hộ gia đình, trong họ hàng, và
đi vay từ các tổ chức tín dụng.
Chính vìthế việc phát triển TTCN mở ra một cơ hội cho việc giải quyết việc
làm ở thành thị và nông thôn , từ đó có thể giải quyết tốt vấn đề di cư tự do từ nông
thôn ra thành thị.
+ Phát tr iển tiểu thủ công nghiệp đẩy mạnh việc phát huy các tiềm năng và lợi thế
của địa phương
Phát triển TTCN cho phép khai thác triệt để hơn các nguồn lực ở địa phương
như lao động, nguyên vật liệu, tiền vốn… TTCN có thể làm được điều này vì nó có
nhiều loại quy mô, dễ dàng chuyển hướng kinh doanh.
Một khi các nghề TTCN ở nông thôn phát triển mạnh, nó sẽ tạo ra một đội
ngũ lao động có tay nghề cao và lớp nghệ nhân mới. Chính thông qua lực lượng này
15
để tiếp thu những tiến bộ kỹ thuật và công nghệ tiên tiến áp dụng vào sản xuất, làm
cho sản phẩm có chất lượng cao, giá thành giảm, khả năng cạnh tranh trên thị
trường lớn. Như vậy, các nghề TTCN càng phát triển mạnh nó càng có điều kiện để
đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng ở nông thôn . Hơn nữa khi cơ sở vật chất được tăng
cường và hiện đại, chính là tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ lao động thích ứng
với tác phong công nghiệp, nâng cao tính tổ chức kỷ luật. Đồng thời, trình độ văn
hóa của người lao động ngày càng được nâng cao, lại là cơ sở thuận lợi cho việc
đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ vào lĩnh vực sản xuất TTCN.
+ Phát triển TTCN góp phần thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư
Trong giai đoạn đầu của công nghi ệp hóa , khi đại công nghi ệp chưa chiếm ưu
thế, TTCN phát huy ưu thế, hỗ trợ, bổ khuyết cho đại công nghi ệp. Trong tình trạng
nền kinh tế phát tri ể n thấp, TTCN sử dụng nguồn tài nguyên, lao động dồi dào
ở nông thôn , khai thác ngu ồn vốn tự có trong dân, m ở rộng sản xuất nhiều sản
phẩm với giá cạnh tranh. Vốn là một trong những yếu tố quan trọng giúp phát triển
TTCN; các chủ xí nghiệp có thể kêu gọi các nguồn vốn từ các tổ chức khác nhau,
nhưng điều đó còn rất khó khăn vì việc hoạt động của các ngành nghề TTCN còn
gặp nhiều hạn chế. Điều đặc biệt phát triển TTCN lại có thể góp phần thu hút nguồn
vốn nhàn rỗi trong dân cư. hủ cơ sở có nguồn vốn đó từ những người thân, từ những
người muốn góp vốn,... từ đó làm cho TTCN phát triển mạnh ở những ngành, nghề,
khu vực chưa hoặc không th ể cơ khí hoá được; như những ngành nghề gia công, ch
ế biến kim loại, chế tạo công c ụ thường, công c ụ cải tiến, chế tạo máy móc nh ỏ để
phục vụ trực tiếp cho nông thôn hoặc cả đại công nghi ệp. Đặc biệt phát
triển những ngành nghề chế biến nông s ản, thực phẩm, hoa quả phục vụ tiêu dùng
và xuất khẩu. Nhờ vậy, giải quyết được công ăn việc làm cho người lao động và
tích luỹ vốn cho CNH - HĐH.
+ Phát triển tiểu thủ công nghiệp góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
CNH, HĐH
Phát triển TTCN góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH -
HĐH; mà việc trọng tâm là cần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn , cũng có
16
nghĩa đưa kinh tế nông thôn phát triển cả về chất lượng và số lượng. Đó là làm thay
đổi cơ cấu sản xuất, lao động, sản phẩm, thu nhập…trong nông nghi ệp. TTCN góp
phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghi ệp, nông thôn vì các lý do sau đây:
Một là , sự phát triển của các nghề TTCN truyền thống, mở ra nghề mới làm
cho tỷ trọng công nghi ệp, tiểu thủ công nghi ệp tăng dần trong GDP. Như vậy, có
thể xoá bỏ tình trạng độc canh cây lúa ho ặc kinh tế thuần nông ở từng địa phương;
làm tăng nhanh khối lượng sản phẩm hàng hoá cho tiêu dùng, xu ất khẩu, tăng thu
nhập cho các t ầ ng lớp dân cư, góp phần xoá đói giảm nghèo ở nông thôn .
Hai là , phát triển TTCN cung cấp số lượng lớn sản phẩm cho khu vực nông
nghiệp, nông thôn, đồng thời tạo vốn phát triển ngành nghề. Phát triển TTCN cung
ứng nhiều sản phẩm cho thị trường và thu được lợi nhuận cao. TTCN phát triển làm
cho thu nhập từ các ngành phi nông nghi ệp trong dân cư tăng nhanh. Từ đó kích
thích nông dân đầu tư vốn vào mở xưởng để làm TTCN. Khi khối lượng sản phẩm
hàng hoá ngày càng tăng nhanh, thị trường mở rộng thì kinh tế dịch vụ phát triển.
Như vậy, phát triển TTCN đã tác động mạnh mẽ và góp phần làm cho cơ cấu
kinh tế ở nông thôn chuyển dịch theo hướng tích cực, thúc đẩy chuyển dịch kinh tế
theo hướng CNH - HĐH.
+ Phát triển tiểu thủ công nghiệp góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và
phát triển du lịch
Phát triển TTCN góp ph ần giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Trải qua nhiều thế
kỷ, nghề thủ công truy ền thống đã có nh ững bước phát triển và tạo ra những sản phẩm
mang đậm dấu ấn tinh hoa của nền văn hóa, văn minh dân tộc. Trong đó, nhiều nghề
đạt tới trình độ công ngh ệ tinh xảo với kỹ thuật điêu luyện và phân công lao động khá
cao. Có nh ững nghề được lưu giữ và phát tri ển cho đến nay, có những nghề mới ra đời
nhưng cũng có những làng nghề bị mai một hoặc mất hẳn. Nhiều sản phẩm ngành nghề
TTCN là kết tinh của sự giao lưu và phát triển các giá tr ị văn hoá, văn minh lâu đời
của mỗi dân tộc. Nhiều sản phẩ m ngành nghề TTCN mang tính nghệ thuật cao, với
những đặc tính, sắc thái riêng c ủa mỗi dân tộc, không
17
những có giá tr ị hàng hoá cao mà còn tr ở thành những sản phẩm văn hoá đặc sắc
và là biểu tượng đẹp đẽ của truyền thống dân tộc.
Phát triển TTCN còn giúp cho lĩnh vực du lịch được phát triển. Ngành nghề
thủ công truy ền thống, đặc biệt là các ngh ề thủ công m ỹ nghệ, là di sản quý giá c
ủa mỗi dân tộc, mỗi quốc gia, lưu giữ những tinh hoa nghệ thuật và kỹ thuật truyền
từ thế hệ này sang thế hệ khác, hun đúc nên từ các thế hệ nghệ nhân tài ba. Đồng
thời, nét văn hóa dân tộc đặc sắc, làng nghề truyền thống cũng có sức hút đặc biệt
đối với du khách b ởi mỗi làng lại gắn với một vùng văn hóa hay một hệ thống di
tích lịch sử, văn hóa. ến với làng nghề du khách không ch ỉ được ngắm cảnh quan
mà còn được tham quan nơi sản xuất, trực tiếp được tiếp xúc v ới những người thợ
thủ công, thậm chí còn được trực tiếp tham gia làm ra sản phẩm. Vì vậy, phát triển
làng nghề kết hợp với du lịch góp ph ần thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa t ại chỗ, tạo
thêm việc làm và thu nhập. Hơn nữ a phát triển làng nghề còn giúp cho ngành du l
ịch quảng bá được hình ảnh của đất nước ra nước ngoài thông qua các s ản phẩm
của các làng nghề truyền thống.
Do đó, bảo tồn giữ gìn và phát triển ngành nghề TTCN truyền thống trong nông
thôn tại các làng, xã là góp ph ầ n vào việc bảo tồn, gìn giữ các giá tr ị văn hoá của dân
tộc trong quá trình công nghi ệ p hoá, hiện đại hoá nông nghi ệp, nông thôn .
1.1.4. Tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá sự phát triển tiểu thủ công nghiệp
1.1.4.1. Tiêu chí đánh giá sự phát triển tiểu thủ công nghiệp
* Cơ cấu kinh tế - xã hội thay đổi theo hướng tiến bộ
Sự hình thành và phát triển của các ngành nghề TTCN có vai trò r ất quan
trọng đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng CNH -
HĐH, làm cho cơ cấu kinh tế - xã hội thay đổi theo hướng tỷ trọng của nông nghi ệp
ngày càng gi ảm, tỷ trọng của công nghi ệp và dịch vụ ngày càng tăng lên. Đồng
thời nó còn đóng vai trò tích cực trong việc thay đổi tập quán từ sản xuất nhỏ, độc
canh, mang tính tự cấp tự túc sang sản xuất hàng hóa.
Với sự phát triển theo từng nấc thang từ hộ gia đình sản xuất nhỏ lên các
doanh nghiệp vừa và nhỏ, sau đó là các doanh nghiệp lớn, phát triển TTCN sẽ là
18
cầu nối giữa công nghi ệp lớn, hiện đại với nông nghi ệp phi tập trung, là bước trung
gian chuyển từ nông thôn thuần nông, nh ỏ lẻ, phân tán lên công nghi ệp lớn, hiện đại
và đô thị hoá. Phát triển TTCN sẽ là điểm thực hiện tốt việc phân công lao động tại
chỗ, là nơi tạo ra sự kết hợp giữa nông nghi ệp – công nghi ệp có hi ệu quả. Sự phát
triển của các ngành nghề TTCN là một trong những hướng rất quan trọng để chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng CNH, HĐH. Vì vậy, phát triển TTCN một
cách bền vững sẽ giúp cho cơ cấu kinh tế - xã hội thay đổi theo hướng tiến bộ.
* Sự phát triển TTCN phải xuất phát từ động lực nội tại: tiến bộ công nghệ, nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực, nguồn vốn
Những nhân tố quan trọng gắn liền với địa phương phát triển các ngành nghề
TTCN như: tiến bộ công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nguồn vốn tại
địa phương có ảnh hưở ng tr ực tiếp đến năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.
Trước đây, ngành nghề TTCN là ngành ngh ề chủ yếu dựa vào công ngh ệ truyền
thống và kinh nghiệm sản xuất được truyền qua nhiều thế hệ, chất lượng nguồn
nhân lực thấp, không qua đào tạo dạy nghề cộng theo nguồn vốn hạn chế cho nên
sản phẩm làm ra số lượng còn ít, chất lượng kém và giá thành cao, kh ả năng cạnh
tranh hạn chế. Vì vậy, trong xu thế CN H - HĐH đất nước thì việc ứng dụng công
nghệ mới vào sản xuất là một tấ t yếu; đội ngũ lao động tại địa phương cần được
đào tạo bài bản; sự hỗ trợ về nguồn vốn được nhân rộng để nâng cao năng suất và
chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, việc áp dụng khoa học - công ngh ệ mới vào sản
xuất cần phải kết hợp với công ngh ệ truyền thống để không làm m ất đi nét văn hoá
truyền thống kết tinh trong mỗi sản phẩm.
* Đạt được sự cải thiện sâu rộng chất lượng cuộc sống của dân cư
Nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư là một trong những tiêu chí đánh
giá phát triển TTCN. Sự cải thiện sâu rộng chất lượng cuộc sống của dân cư sẽ giúp
cho các chính sách của nhà nước được thực hiện một cách hiệu quả chẳng hạn như:
phát triển sự nghiệp giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa và xã hội hóa;
đảm bảo cho mọi người dân, nhất là người nghèo, người cao tuổi, trẻ em dưới 6 tuổi
và đối tượng chính sách xã hội khác được hưởng các dịch vụ y tế, chăm sóc sức
19
khỏe ban đầu nhằm giảm tỷ lệ bệnh tật, tăng tuổi thọ, nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực; đồng thời đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao và rèn luyện thân thể, xây
dựng nếp sống có lợi cho sức khỏe, đảm bảo an toàn cộng đồng, thực hiện dinh
dưỡng hợp lý và vệ sinh an toàn thực phẩm.
* Chất lượng sản phẩm ngày càng cao
Trong xu thế hội nhập và cạnh tranh gay gắt của thị trường nói chung và thị
trường các sản phẩm TTCN nói riêng, nhu cầu của con người đối với hàng hóa ngày
càng tăng không những về số lượng mà cả về chất lượng. Để thỏa mãn nhu cầu của
người tiêu dùng, các cơ sở sản xuất TTCN phải nổ lực, cố gắng tìm kiếm các
phương pháp tối ưu nhất để sản xuất và cung ứng sản phẩm có chất lượng cao nhất
và giá thành hợp lý nhất. Đó chính là con đường chủ yếu để các cơ sở sản xuất
TTCN tồn tại và phát triển lâu dài. Chất lượng sản phẩm thực sự trở thành tiêu chí
cơ bản quyết định sự phát triển TTCN cũng như sự thành công hay sự tụt hậu của
nền kinh tế đất nước. Đảm bảo không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm đối với
các cơ sở sản xuất TTCN là yêu cầu khách quan góp phần thúc đầy phát triển
TTCN, đóng góp vào việc nâng cao chất lượng đời sống của dân cư tại địa phương.
1.1.4.2. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích
a. Các ch ỉ tiêu phản ánh chung v ề tình hình phát triển TTCN theo các tiêu th ức
khác nhau như:
+ Theo quy mô lao động: → ≤ 5 lao động
→ 5- 10 lao động
→ ≥ 10 lao động
+ Theo thành phần kinh tế: → Nhà nước
→ Tập thể
→ Tư nhân
→ Cá thể (gia đình)
+ Theo ngành kinh tế:→ Chế biến nông, lâm, th ủy sản
→ Khai thác và s ản xu ấ t vậ t liệ u xây dựng
→ Cơ khí chế tạo, sửa chữa máy móc thi ết bị
→ Sản xuất hàng tiêu dùng, th ủ công, m ỹ nghệ
20
b. Các ch ỉ tiêu phản ánh thực trạng các cơ sở sản xuất
TTCN * Các đặc điểm của cơ sở TTCN
- Đặc điểm của chủ cơ sở sản xuất TTCN theo nhóm ngành về giới tính, độ
tuổi, trình độ văn hóa, kinh nghiệm sản xuất, đã qua đào tạo về quản lý và kỹ
thuật…
- Đặc điểm về lao động và thu hút lao động mà cơ sở sản xuất TTCN theo
nhóm ngành (t ổng số lao động, giới tính, các đặc điểm về lao động như: thuê ngoài,
thường xuyên, th ời vụ…).
- ặc điểm về vốn và cơ sở sản xuất TTCN theo nhóm ngành, theo tính chất
nguồn vốn (vốn cố định và vốn lưu động) và theo nguồn hình thành (vốn tự có, vốn
đi vay từ ngân hàng, tổ chức tín dụng khác…)
- Đặc điểm về thị trường nguyên liệu và hình thức thu mua nguyên liệu (thị
trường trong tỉnh: trong x ã, trong huyện, huyện khác; hình thức thu mua: thu gom,
hợp đồng…)
- Đặc điểm thị trường tiêu thụ sản phẩm của cơ sở sản xuất TTCN (thị trường
tiêu thụ: trong huyện, huyện khác trong tỉnh, tỉnh khác…; hình thức tiêu thụ: tiêu
thụ trực tiếp, tiêu thụ gián tiếp qua đại lý, bán lẻ…)
- Các đặc điểm khác như: tỷ lệ cơ sở có giấy phép kinh doanh, có kế toán,
hình thức thành lập như thế nào…
* Kết quả sản xuất kinh doanh:
+ Giá trị sản xuất (GO - Gross Output): là toàn b ộ giá trị của các sản phẩm
do lao động của cơ sở làm ra trong một thời gian nhất định (thường tính cho 1 năm)
GO = ∑Qi x Pi (i = 1, n)
Trong đó: Qi – Khối lượng sản phẩm thứ i
Pi – Giá trị sản phẩm thứ i
n – Số hàng hóa
+ Chi phí trung gian (IC - Intermediate Comsumption): là một bộ phận cấu
thành của tổng chi phí sản xuất, bao gồm toàn bộ chi phí thường xuyên về vật chất
như nguyên liệu, nhiên liệu và vật chất khác (không kể khấu hao tài sản cố định) và
21
chi phí dịch vụ được sử dụng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm TTCN trong một
thời gian nhất định (tương ứng với thời gian tính GO).
+ Giá trị gia tăng (VA - Value Added): là toàn b ộ kết quả lao động hữu ích
của người lao động mới tạo ra và giá tr ị hoàn vốn cố định (khấu hao TSCĐ) trong
một thời gian nhất định. Đây là chỉ tiêu phản ánh bộ phận giá trị mới được tạo ra của
các hoạt động sản xuất hàng hóa mà cơ sở TTCN mới làm ra.
VA=GO–IC
+ Thu nhập (bao gồm cả công lao động và lãi): các ph ần thu nhập nằm trong
giá trị sản xuất (GO) sau khi đã trừ đi chi phí trung gian, khấu hao TSCĐ, thuế, lãi
vay, tiền thuê đất và tiền công lao động thuê ngoài .
Các chỉ tiêu trên được tính theo bình quân cơ sở TTCN và tính theo nhóm
ngành nghề.
* Hiệu quả sản xuất kinh doanh:
- Hệ số VA/GO
- Hệ số VA/IC
- VA/Lao động
- Thu nhập/Lao
động - Hệ số GO/IC
- GO/Vốn bình quân
Các chỉ tiêu hiệu quả được tính theo bình quân chung các cơ sở sản xuất
TTCN trên địa bàn và bình quân theo nhóm ngành ngh ề
1.1.5. Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự phát triển các ngành tiểu thủ
công nghiệp
1.1.5.1. Những nhân tố về điều kiện tự nhiên
Những nhân tố điều kiện tự nhiên như đất đai, khí hậu, các nguồn tài nguyên
thiên nhiên (g ồm khoáng sản, lâm sản, hải sản…) là những nguồn lực và là cơ sở của
lợi thế so sánh của mỗi vùng và c ủa đất nước. Các nhân t ố này hoặc trở thành đối
tượng lao động để phát triển các ngành TTCN khai thác và ch ế biến, hoặc trở thành
điều kiện để xây dựng và phát tri ển các ngành T TCN. Tài nguyên thiên nhiên
22
phong phú, tr ữ lượng lớn, điều kiện khai thác thuận lợi sẽ cho phép phát tri ển
nhiều ngành TTCN với cơ cấu hợp lý. Các ngu ồn lực tự nhiên nêu trên có lo ại ảnh
hưởng trực tiếp đến phát triển các ngành ngh ề TTCN, có lo ại ảnh hưởng gián tiếp
đến cơ cấu các ngành T TCN qua sự ảnh hưởng đến phát triển các ngành kinh t ế
như công nghiệp, nông, lâm nghi ệp, kết cấu hạ tầng kỹ thuật…Vị trí địa lý l à một
điều kiện quan trọng có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển và cơ cấu các ngành T TCN,
nhất là trong điề u ki ệ n xây dựng nền kinh tế mở, tăng cường và mở rộng các quan
hệ hợp tác, hội nhậ p kinh tế khu vực và thế giới. Vị trí địa lý thu ận lợi cho sự giao
lưu kinh tế tạo thành một lợi thế quan trọng cho sự phát triển các ngành T TCN ở
mỗi địa phương. Vì vậy, yếu tố này có vai trò h ết sức quan trọng, có ảnh hưởng đến
sự phát triển của nhiều nhóm s ản phẩm TTCN.
1.1.5.2. Những nhân tố về kinh tế
* Nhân tố lao động và phân công lao động xã hội
Khi nói đến lao động, đây là nhân tố không thể thiếu trong quá trình phát
triển TTCN nói riêng và phát triển kinh tế nói chung. Trước tiên, về số lượng, tỷ lệ
dân số ở thị trường địa phương mà các ngành ngh ề TTCN sản xuất hàng tiêu dùng
phải phát triển mạnh mẽ để đáp ứ ng nhu c ầu. Tiếp theo, về chất lượng của người
lao động, bao gồm trình độ dân trí, trình độ tay nghề của người lao động, khả năng
tiếp thu ứng dụng và vận hành kỹ thuật mới của lao động tạo thành cơ sở quan trọng
để phát triển các ngành TTCN có k ỹ thuật cao. Bên cạnh đó, các ngành nghề TTCN
cần có những nghệ nhân tinh xảo, khéo léo và một lực lượng lao động có tay nghề
cao nắm rõ y ếu tố văn hoá truyền thống, biết kết hợp yếu tố truyền thống với hiện
đại vào quá trình sản xuất để tạo ra các sản phẩm truyền thống có giá tr ị về văn hoá
và mang những nét hiện đại. Do đó, nhân tố lao động là một nhân tố ảnh hưởng sâu
sắc và rộng rãi đến sự phát triển TTCN trong giai đoạn hiện nay.
* Nhân tố vốn
Vốn đầu tư là nguồn lực quan trọng đầu tiên, khởi đầ u cho quá trình sản xuất
kinh doanh; sự phát triển TTCN cũng không nằm ngoài s ự ảnh hưởng đó. Cùng với
lao động, nguồn vốn đầu tư là hai nguồn lực tất yếu của mỗi quá trình sản xuất.
23
C.Mác chỉ rõ: n ền sản xuất hàng hoá tư bản chủ nghĩa giả định phải có nh ững khối
lượng lớn tư bản và sức lao động trong tay những người sản xuất hàng hoá . Vốn
đầu tư được chủ doanh nghiệp sử dụng để thuê mặt bằng, đầu tư xây dựng nhà
xưởng, mua máy móc thi ết bị, đầu tư cho công nghệ, đầu tư cho kết cấu hạ tầng,
thuê mướn nhân công… để tiến hành sản xuất kinh doanh theo ngành nghề đã đăng
ký. Một thời gian dài ta coi nghề "thủ công nghi ệp" như một nghề phụ của ngành
NN, nguồn vốn tự có c ủa các hộ rất nhỏ bé và khó khăn. Do đó Nhà nước đang có
những chính sách phù h ợp để thu hút, huy động nhiều nguồn vốn đầu tư, hoặc đầu
tư vào kết cấu hạ tầng KT-XH, để hỗ trợ TTCN phát triển mạnh và bền vững.
* Thị trường
Trong cơ chế thị trường, thị trường tác động trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển
các ngành TTCN, cụ thể là các hộ và các cơ sở sản xuất kinh doanh. Chỉ có trên cơ sở
trao đổi đượ c s ả n phẩm TTCN, thì tái sản xuất mở rộng mới có th ể thực hiện được,
và thực hiện tái sản xuất mở rộng trong sản xuất TTCN là yêu c ầu khách quan. Sản
xuất TTCN ngày nay chịu sự chi phối của quy luật cung cầu, của quy luật giá trị. Thị
trường tác động đến cả đầu vào và đầu ra của các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Không ch
ỉ có thị trường hàng hoá, d ịch vụ mà các lo ại thị trường khác như: thị trường lao động,
thị trường khoa h ọc - công ngh ệ, thị trường tài chính… cũng đều có ảnh hưởng đến sự
phát triển của các ngành TTCN. Vì vậy, những ngành nghề TTCN thích ứng với cơ chế
thị trường thì sẽ phát triển nhanh và ngược lại. Do đó động lực thúc đẩy TTCN phát
triển chính là yếu tố thị trường cho sản xuất.
* Nguyên vật liệu
Yếu tố nguyên vật liệu là yếu tố quan trọng, không thể thiếu trong bất kỳ quá
trình sản xuất công n ghiệp nào, kể cả các ngành CN. Chất lượng, giá thành của sản
phẩm cũng như lợi nhuận của các đơn vị sản xuất phụ thuộc vào số lượng, chất
lượng, chủng loại nguyên vật liệu và khoảng cách giữa nguồn và nơi sản xuất. Do
đó, các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong các ngành TTCN thường chú ý đến nguồn
nguyên vật liệu. Hiện nay, ở nhiều nơi nguồn nguyên v ậ t liệ u tại chỗ dần bị cạn
kiệt, phải mua từ nơi khác về, điều kiện khai thác, vận chuyển từ nơi khác có ảnh
24
hưởng đáng kể tới việc đảm bảo nguồn nguyên liệu cho các ngành TTCN ho ạt
động. Vì vậy, vấn đề lựa chọn sử dụng các loại nguyên vật liệu hợp lý, theo h ướng
đa dạng, giá rẻ, phù h ợp với quy trình sản xuất, đảm bảo cho sản phẩm có ch ất
lượng cao, giá thành h ạ là điều cần phải quan tâm hiện nay.
* Kỹ thuật và công nghệ
Sự phát triển các ngành nghề TTCN phụ thuộc phần nhiều vào trình độ kỹ thuật
và công ngh ệ sản xuất, bởi nó quyết định năng suất lao động, chất lượng và giá thành
sản phẩm. Ngoài ra, trình độ kỹ thuật và công nghệ còn ảnh hưởng đến năng lực cạnh
tranh của các sản phẩm TTCN trên thị trường và quyết định sự tồn tại hay suy vong của
một cơ sở sản xuất TTCN. Vì vậy, trong thời đại khoa học - công ngh ệ phát triển mạnh
mẽ như hiện nay thì các cơ sở, hộ sản xuất, kinh doanh các ngành TTCN phải ứng dụng
công ngh ệ mới vào SX là m ột tất yếu để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
Do đó, nhân tố kỹ thuật - công ngh ệ tác động mạnh mẽ đến sự phát triển các ngành
TTCN. Vì vậy, Nhà nước cần đưa ra các chính sách khoa học, công ngh ệ để áp dụng
rộng rãi các ti ến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất TTCN.
* Kết cấu hạ tầng
Đối với phát triển TT N, nhân tố không thể thiếu đó là kết cấu hạ tầng bao
gồm: hệ thống giao thông vận tải, điện, viễn thông,... trong đó giao thông vận tải,
thông tin liên l ạc là quan trọng nhất. Qua quá trình hình thành, tồn tại và phát tri ển
của các ngành TTCN truy ền thống cho thấy, các cơ sở sản xuất TTCN chủ yếu nằm
trên các đầu mối giao thông th ủy, bộ thuận lợi. Ngày nay, khi giao lưu kinh tế phát
triển, khi thị trường tiêu thụ sản phẩm không ch ỉ ở địa phương mà vươn tới các thị
trường rộng lớn khác, khi nguồn nguyên liệu tại chỗ cạn kiệt dần phải vận chuyển từ
nơi xa về, thì yêu cầu về hệ thống giao thông v ậ n tả i phát triển thuận lợi đối với
các ngành TTCN là r ất quan trọng. Bên cạnh đó, bưu chính viễn thông giúp cho các
chủ doanh nghiệp nắm bắt kịp thời, nhanh chóng, chính xác những thông tin về thị
hiếu, giá cả, mẫu mã, chất lượng, quy cách sản phẩm trên thị trường, để có những
ứng xử thích hợp đáp ứng nhu cầu của thị trường. Tóm lại, nế u có h ệ thống kết cấu
hạ tầng tốt, đặc biệt là giao thông vận tải và bưu chính viễn thông sẽ tạo điều kiện
cho các ngành TTCN phát tri ển.
25
1.1.5.3. Những nhân tố về văn hóa, xã hội
* Trình độ học vấn của cộng đồng dân cư
Trình độ học vấn không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển TTCN ở nông thôn ,
mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của toàn bộ xã hội nói chung. Nếu trình
độ học vấn của cộng đồng dân cư đồng đều sẽ tạo ra một môi trường thuận lợi trong
kinh doanh và giúp cho người dân tiếp thu các tiến bộ khoa học - công ngh ệ một
cách dễ dàng, tạo ra năng lực sáng tạo mới và sự năng động trong quá trình hoạt
động sả n xuấ t, kinh doanh. Trình độ học vấn cao của cộng đồng dân cư là nền tảng
để người dân nhận thức đúng và thực hiện các chính sách, luật pháp của Nhà nước.
Là bước nhảy giúp cho các ngành nghề TTCN ở nông thôn phát triển nói riêng và
toàn bộ nền kinh tế nói chung.
* Nhân tố truyền thống
Yếu tố truyề n th ống trong các ngành nghề TTCN chi phối đến hoạt động
sản xuất và tiêu dùng c ủa người dân. Nó có tác dụng bảo tồn những nét đặc trưng
văn hóa của từng nghề, của dân tộc, làm cho sản phẩm có tính độc đáo và có giá trị
cao. Bên cạnh đó, để có các sản phẩm hoàn hảo nhằm đảm bảo tính cạnh tranh như
chất lượng cao, giá thành hạ,... thì phải kết hợp với khoa học và công nghệ hiện đại,
phải có những con người có đầu óc kinh doanh năng động, sáng tạo. Trong điều
kiện hiện nay, yếu tố truyền thống lại có tác dụng hai mặt tích cực và tiêu cực: đó là
bảo tồn những nét đặc trưng văn hoá của ngành nghề và của dân tộc; làm cho sản
phẩm có tính độc đáo và giá trị kinh tế cao, tạo cơ sở cho sự tồn tại bền vững của
các ngành TTCN trước những biến động của cơ chế thị trường; mặt khác, nhân t ố
văn hoá truyền thống được hình thành trên cơ sở của nền sản xuất tiểu nông nên đã
làm nẩy sinh tính cách thụ động, ngại thay đổi. Vì vậy, phát triển TTCN cần phải
tận dụng những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực của yếu tố này.
* Nhân tố nhận thức xã hội
Sự phát triển TTCN không những chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố không
những về điều kiện tự nhiên, về kinh tế,... mà nó còn chịu ảnh hưởng bởi thái độ của
xã hội, cụ thể là sự nhận thức về vai trò c ủa các ngành TTCN trong vi ệc tạo việc
26
làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn và những đóng góp vào công cuộc xây
dựng nông thôn mới. Sự thừa nhận và ủng hộ của xã hội đối với sự tồn tại và phát
triển của các cơ sở sản xuất TTCN trong nông thôn là sự biểu hiện rõ ràng của nhân
tố văn hóa, qua đó khuyến khích đầu tư phát triển các ngành TTCN.
1.1.5.4. Những nhân tố về môi trường chính sách, chính trị và pháp luật
Môi trường chính sách, chính trị và pháp luật của Nhà nước có ảnh hưởng rất
lớn đến sự hình thành, tồn tại, phát triển hay suy vong của các nghề TTCN. Sự ổn
định chính trị xã hội sẽ là môi trường thuận lợi, kích thích mạnh mẽ sự đầu tư trong
nước và thu hút m ạnh đầu tư nuớc ngoài. Ngoài ra, cơ chế chính sách hợp lý của
Nhà nước còn giúp cho các ngành nghề TTCN phát triển một cách nhanh chóng nói
riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta
đã đưa ra nhiều chính sách để khuyến khích phát triển các ngành nghề nông thôn .
Mặc khác, trong điều kiện cơ chế thị trường thì sự can thiệp của Nhà nước
vào hoạt động sản xuất, kinh doanh TTCN là một tất yếu khách quan. Vai trò h ệ
thống chính sách của Nhà nước được thể hiện trên các m ặt: Hoạch định chiến lược
và hỗ trợ các ngành TTCN phát tri ển, sản xuất có hi ệu quả và bền vững, tạo môi
trường thể chế thuận lợi, cải cách th ủ tục hành chính để khuyến khích và động viên
các nguồn lực vào phát tri ển các ngành TTCN.
Vì vậy, Nhà nước cần có các cơ chế chính sách phát triển hợp lý đối với sự
kết hợp giữa đại công nghi ệp và TTCN thì TTCN mới có điều kiện thuận lợi đề
phát triển.
1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ THỰC TIỄ VỀ P ÁT TRIỂN TTCN Ở NÔNG THÔN
1.2.1. Khái quát về ngành TTCN ở Việt Nam
Ngành nghề thủ công Vi ệt Nam đã xuất hiện rất sớm, ngay từ thời kỳ dựng
nước, ngành nghề thủ công đã có s ự phát triển và trao đổi sản phẩm rộng rãi. Điển
hình là các nghề: làm đồ gốm, luyện kim, chế tạo thuỷ tinh, ch ế tác đá, mộc và sơn,
dệt vải, đan lát, đóng thuyền…
27
Trong một nghìn năm Bắc thuộc, những phát hiện khảo cổ vào thời kỳ này
cho thấy, đồ sắt đã chiếm vị trí chi phối trong sản xuất nông nghi ệp và phục vụ đời
sống dân cư. Nhiều ngành nghề thủ công đã được phát triển hơn thời kỳ trước và
xuất hiện nghề mới. Nghề gốm đã đạt tới trình độ tương đối tinh xảo trong kỹ thuật
luyện và nung đất. Các nghề mới nhu nghề luyện đồng và đúc đồng, làm giấy, chế
tạo thuỷ tinh, mộc, kim ngân, đường, nấu rượu, khảm xà cừ, đồ da, guốc, dép, gạch,
ngói, đồ đá, sơn, mây tre đan, kiến trúc.
Cuối thế kỷ XIX sang đầu thế kỷ XX, Việt Nam trở thành thuộc địa của thực
dân Pháp. Nhi ều ngành nghề thủ công truy ền thống của Việt Nam mai một dần,
thất truyền do phải cạnh tranh với hàng hoá c ủa Chính quốc và hàng hoá do các cơ
sở cô ng nghiệp được Pháp xây d ựng mới ở Việt Nam.
Một số ngành ngh ề cũng được chính quyền Pháp khuyến khích phát triển.
Đầu thế kỉ XX, Pháp m ở một số trường dạy nghề, thành lập hội chuyên khôi ph ục
kỹ thuật Khmer và khôi ph ục kỹ thuật cổ truyền Việt Nam ở Hà Nội. Năm 1894
toàn quyền De Lanessan ra nghị định phụ cấp cho các nhà s ản xuất tơ lụa, từ năm
1905 đến năm 1909 ra chính sách miễn thuế trồng dâu, xây d ựng các cơ sở nuôi
tằm, trạm sản xuất giống tằm có quy mô công nghi ệp nhỏ. Ngành nghề TTCN Việt
Nam thời kỳ này được chia thành nh ữ ng ngành nghề: Ngành nghề mới do người
Pháp du nhập vào Việt Nam vào cuối thế kỷ 19 và những nghề mới xuất hiện hoặc
được cải tiến do người Việt nam làm từ 1900 - 1918, có kho ảng 102 phương pháp
công ngh ệ khác nhau, trong đó có 44 loại công ngh ệ cổ truyền, 42 loại công ngh ệ
mới du nhập và 16 loại công ngh ệ kết hợp cả cổ truyền và mới du nhập như: Dệt
vải màn, may mặc, tráng gương, thảm xơ dừa, lông v ịt xuất khẩu, đá rải đường, đồ
dùng kim lo ại, khai thác khoáng s ản, cơ khí…
Từ sau hoà bình lập lại trên miền Bắc, năm 1954 đến trước thời kỳ đổi mới năm
1986, ngành nghề TTCN trong nông thôn bước vào thời kỳ khôi ph ục và phát triển
trong điều kiện tập thể hoá. Giai đoạn từ 1954 đến 1957, Chính phủ đã thực thi nhiều
chính sách và giải pháp nhằm khôi ph ục lại các ngành ngh ề TTCN. Giai đoạn từ 1958
đến 1986, Chính phủ thực hiện chính sách cải tạo nền kinh tế theo hướng
28
tập thể hoá, xoá b ỏ thành phần kinh tế tư bản tư nhân. Trong điều kiện đó, các
ngành TTCN trong nông thôn được tập thể hoá vào các HTX. Hàng lo ạt tổ chức
kinh doanh, đơn vị thu mua xuất khẩu sản phẩm TTCN của Nhà nước ra đời. Sản
phẩm TTCN được xuất khẩu sang các nước Đông Âu chủ yếu là hàng th ủ công m ỹ
nghệ. Tuy nhiên, thị trường tiêu thụ sản phẩm TTCN thời kỳ này chủ yếu dựa trên
các quan hệ hiệp định tương trợ thương mại giữa các nước XHCN với nhau, không
chú ý đế n ch ất lượng, mẫu mã sản phẩm và hiệu quả kinh tế. Mặt khác, phương
thức sả n xuấ t t ậ p thể đã biến người thợ thủ công thành xã vi ên trong các HTX và
các ngành T TCN chuyển thành ngành ph ụ bổ sung cho hoạt động sản xuất nông
nghiệp của HTX nên đã phá v ỡ các mối quan hệ kinh tế đã hình thành trong lịch sử
vốn là cơ sở tồn tại của các ngành T TCN, đồng thời cũng phá vỡ kết cấu gia đình
trong tổ chức sản xuấ t TTCN truyền thống. Nhiều ngành TTCN trong nông thôn b ị
mai một dần, thất truyề n các bí quyết công ngh ệ sản xuất ở một số nghề thủ công
đòi h ỏi kỹ thuật tinh xảo. Khi không còn th ị trường tiêu thụ ở các nước Đông Âu,
nhiều ngành TTCN không th ể duy trì sản xuất, các HTX mất động lực phát triển,
nhiều thợ thủ công ph ải quay về với sản xuất nông nghi ệp.
Thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nước đã có nhi ều chính sách khuyến khích
thúc đẩy mọi thành phần kinh tế phát tri ể n các ngành T TCN. Việc xác lập hộ là
đơn vị kinh tế tự chủ, người nông dân được giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài,
được Nhà nước hỗ trợ vốn, đào tạo khoa học - kỹ thuật, giải toả nhiều khâu ách t ắc
trong lưu thông phân phối đã tạo ra động lực mới và môi trường thuận lợi cho các
ngành TTCN trong nông thôn khôi ph ục, phát triển và mở rộng sản xuất, tạo ra
nhiều việc làm cho lao động ở nông thôn, tăng thu nhập cho nông dân, đẩy nhanh
tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Nhi ều sả n phẩ m TCN đã có th ị
trường tiêu thụ ở trong nước và thị trường nước ngoài, một số sản phẩm thủ công
truy ền thống đã khẳng định được vị trí trên thị trường thế giới.
1.2.2. Xu hướng phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp ở Việt Nam
Trước xu hướng toàn cầu hoá và h ội nhập kinh tế quốc tế, cùng v ới những bước
tiến và sự thay đổi mạnh mẽ của tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công ngh ệ, ngành nghề
29
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tại huyện Bố Trạch, HAY!
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tại huyện Bố Trạch, HAY!
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tại huyện Bố Trạch, HAY!
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tại huyện Bố Trạch, HAY!
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tại huyện Bố Trạch, HAY!
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tại huyện Bố Trạch, HAY!
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tại huyện Bố Trạch, HAY!
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tại huyện Bố Trạch, HAY!
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tại huyện Bố Trạch, HAY!
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tại huyện Bố Trạch, HAY!
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tại huyện Bố Trạch, HAY!
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tại huyện Bố Trạch, HAY!
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tại huyện Bố Trạch, HAY!
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tại huyện Bố Trạch, HAY!
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tại huyện Bố Trạch, HAY!
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tại huyện Bố Trạch, HAY!
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tại huyện Bố Trạch, HAY!
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tại huyện Bố Trạch, HAY!
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tại huyện Bố Trạch, HAY!
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tại huyện Bố Trạch, HAY!
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tại huyện Bố Trạch, HAY!
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tại huyện Bố Trạch, HAY!
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tại huyện Bố Trạch, HAY!
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tại huyện Bố Trạch, HAY!
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tại huyện Bố Trạch, HAY!
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tại huyện Bố Trạch, HAY!
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tại huyện Bố Trạch, HAY!
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tại huyện Bố Trạch, HAY!
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tại huyện Bố Trạch, HAY!
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tại huyện Bố Trạch, HAY!
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tại huyện Bố Trạch, HAY!
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tại huyện Bố Trạch, HAY!
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tại huyện Bố Trạch, HAY!
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tại huyện Bố Trạch, HAY!
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tại huyện Bố Trạch, HAY!
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tại huyện Bố Trạch, HAY!
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tại huyện Bố Trạch, HAY!
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tại huyện Bố Trạch, HAY!
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tại huyện Bố Trạch, HAY!
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tại huyện Bố Trạch, HAY!
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tại huyện Bố Trạch, HAY!
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tại huyện Bố Trạch, HAY!
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tại huyện Bố Trạch, HAY!
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tại huyện Bố Trạch, HAY!
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tại huyện Bố Trạch, HAY!
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tại huyện Bố Trạch, HAY!
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tại huyện Bố Trạch, HAY!
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tại huyện Bố Trạch, HAY!
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tại huyện Bố Trạch, HAY!
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tại huyện Bố Trạch, HAY!
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tại huyện Bố Trạch, HAY!
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tại huyện Bố Trạch, HAY!
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tại huyện Bố Trạch, HAY!
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tại huyện Bố Trạch, HAY!
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tại huyện Bố Trạch, HAY!
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tại huyện Bố Trạch, HAY!
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tại huyện Bố Trạch, HAY!
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tại huyện Bố Trạch, HAY!
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tại huyện Bố Trạch, HAY!
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tại huyện Bố Trạch, HAY!
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tại huyện Bố Trạch, HAY!
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tại huyện Bố Trạch, HAY!
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tại huyện Bố Trạch, HAY!
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tại huyện Bố Trạch, HAY!
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tại huyện Bố Trạch, HAY!
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tại huyện Bố Trạch, HAY!
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tại huyện Bố Trạch, HAY!
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tại huyện Bố Trạch, HAY!
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tại huyện Bố Trạch, HAY!
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tại huyện Bố Trạch, HAY!
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tại huyện Bố Trạch, HAY!
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tại huyện Bố Trạch, HAY!
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tại huyện Bố Trạch, HAY!
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tại huyện Bố Trạch, HAY!
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tại huyện Bố Trạch, HAY!
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tại huyện Bố Trạch, HAY!

More Related Content

What's hot

Luận văn: Giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn, HAY
Luận văn: Giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn, HAYLuận văn: Giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn, HAY
Luận văn: Giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Điện ...
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Điện ...Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Điện ...
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Điện ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

What's hot (20)

Luận văn: Hiệu quả kinh tế sản xuất chè của hộ nông dân huyện Đại Từ
Luận văn: Hiệu quả kinh tế sản xuất chè của hộ nông dân huyện Đại TừLuận văn: Hiệu quả kinh tế sản xuất chè của hộ nông dân huyện Đại Từ
Luận văn: Hiệu quả kinh tế sản xuất chè của hộ nông dân huyện Đại Từ
 
Luận văn: Phát triển hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Phát triển hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai, 9đLuận văn: Phát triển hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Phát triển hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai, 9đ
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOTLuận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOT
 
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, HAY!
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, HAY!Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, HAY!
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, HAY!
 
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững ở Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững ở Hà Nội, HAYLuận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững ở Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững ở Hà Nội, HAY
 
Luận văn: Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá
Luận văn: Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá Luận văn: Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá
Luận văn: Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá
 
Luận văn: Quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận Thanh Khê
Luận văn: Quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận Thanh KhêLuận văn: Quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận Thanh Khê
Luận văn: Quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận Thanh Khê
 
Luận án: Chính sách phát triển kinh tế biển và hải đảo, HAY, 9đ
Luận án: Chính sách phát triển kinh tế biển và hải đảo, HAY, 9đLuận án: Chính sách phát triển kinh tế biển và hải đảo, HAY, 9đ
Luận án: Chính sách phát triển kinh tế biển và hải đảo, HAY, 9đ
 
Luận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAYLuận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAY
 
Luận văn: Đô thị hóa ngoại thành Hà Nội phát triển bền vững, HAY
Luận văn: Đô thị hóa ngoại thành Hà Nội phát triển bền vững, HAYLuận văn: Đô thị hóa ngoại thành Hà Nội phát triển bền vững, HAY
Luận văn: Đô thị hóa ngoại thành Hà Nội phát triển bền vững, HAY
 
Luận văn thạc sĩ Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật Việt Nam
Luận văn thạc sĩ Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật Việt NamLuận văn thạc sĩ Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật Việt Nam
Luận văn thạc sĩ Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật Việt Nam
 
Luận văn: Phát triển nông nghiệp tại thị xã Gia Nghĩa, Đăk Nông
Luận văn: Phát triển nông nghiệp tại thị xã Gia Nghĩa, Đăk NôngLuận văn: Phát triển nông nghiệp tại thị xã Gia Nghĩa, Đăk Nông
Luận văn: Phát triển nông nghiệp tại thị xã Gia Nghĩa, Đăk Nông
 
Luận văn: Đô thị hóa ngoại thành Hà Nội theo hướng phát triển bền vững
Luận văn: Đô thị hóa ngoại thành Hà Nội theo hướng phát triển bền vữngLuận văn: Đô thị hóa ngoại thành Hà Nội theo hướng phát triển bền vững
Luận văn: Đô thị hóa ngoại thành Hà Nội theo hướng phát triển bền vững
 
Luận văn: Giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn, HAY
Luận văn: Giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn, HAYLuận văn: Giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn, HAY
Luận văn: Giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn, HAY
 
Luận văn: Nông nghiệp công nghệ cao ở Hà Nội hiện nay, HAY
Luận văn: Nông nghiệp công nghệ cao ở Hà Nội hiện nay, HAY Luận văn: Nông nghiệp công nghệ cao ở Hà Nội hiện nay, HAY
Luận văn: Nông nghiệp công nghệ cao ở Hà Nội hiện nay, HAY
 
Luận văn: Kinh tế dịch vụ trong phát triển vùng biển tại Vũng Tàu
Luận văn: Kinh tế dịch vụ trong phát triển vùng biển tại Vũng TàuLuận văn: Kinh tế dịch vụ trong phát triển vùng biển tại Vũng Tàu
Luận văn: Kinh tế dịch vụ trong phát triển vùng biển tại Vũng Tàu
 
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Điện ...
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Điện ...Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Điện ...
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Điện ...
 
Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai
Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng NaiPhát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai
Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai
 
Luận văn: Phát triển bền vững kinh tế biển ở Bến Tre, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển bền vững kinh tế biển ở Bến Tre, HAY, 9đLuận văn: Phát triển bền vững kinh tế biển ở Bến Tre, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển bền vững kinh tế biển ở Bến Tre, HAY, 9đ
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Đắk LắkLuận văn: Quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Đắk Lắk
 

Similar to Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tại huyện Bố Trạch, HAY!

Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện nga...
Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện nga...Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện nga...
Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện nga...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Thanh Ba,tỉ...
Thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Thanh Ba,tỉ...Thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Thanh Ba,tỉ...
Thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Thanh Ba,tỉ...luanvantrust
 
Luận án: Nghiên cứu các hình thức tổ chức lãnh thổ sản xuất chè ở vùng Đông ...
Luận án: Nghiên cứu các hình thức tổ chức lãnh thổ sản xuất chè ở vùng Đông  ...Luận án: Nghiên cứu các hình thức tổ chức lãnh thổ sản xuất chè ở vùng Đông  ...
Luận án: Nghiên cứu các hình thức tổ chức lãnh thổ sản xuất chè ở vùng Đông ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Quản lý nhà nước về doanh nghiệp văn hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội
Quản lý nhà nước về doanh nghiệp văn hóa trên địa bàn thành phố Hà NộiQuản lý nhà nước về doanh nghiệp văn hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội
Quản lý nhà nước về doanh nghiệp văn hóa trên địa bàn thành phố Hà Nộiluanvantrust
 
Tác động của đầu tư tư nhân đến tăng trưởng kinh tế.pdf
Tác động của đầu tư tư nhân đến tăng trưởng kinh tế.pdfTác động của đầu tư tư nhân đến tăng trưởng kinh tế.pdf
Tác động của đầu tư tư nhân đến tăng trưởng kinh tế.pdfNuioKila
 
Quản lý nhà nước về doanh nghiệp văn hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội
Quản lý nhà nước về doanh nghiệp văn hóa trên địa bàn thành phố Hà NộiQuản lý nhà nước về doanh nghiệp văn hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội
Quản lý nhà nước về doanh nghiệp văn hóa trên địa bàn thành phố Hà Nộiluanvantrust
 

Similar to Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tại huyện Bố Trạch, HAY! (20)

Luận văn:Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Quảng Trị
Luận văn:Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Quảng TrịLuận văn:Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Quảng Trị
Luận văn:Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Quảng Trị
 
Luận văn: Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp xây dựng
Luận văn: Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp xây dựngLuận văn: Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp xây dựng
Luận văn: Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp xây dựng
 
LV: Hoàn thiện công tác quản lý thuế tài nguyên đối với doanh nghiệp khai thác
LV: Hoàn thiện công  tác quản lý thuế tài nguyên đối với doanh nghiệp khai thácLV: Hoàn thiện công  tác quản lý thuế tài nguyên đối với doanh nghiệp khai thác
LV: Hoàn thiện công tác quản lý thuế tài nguyên đối với doanh nghiệp khai thác
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản
 
LV: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
LV: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nướcLV: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
LV: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
 
Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện nga...
Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện nga...Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện nga...
Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện nga...
 
LV: Cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
LV: Cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thônLV: Cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
LV: Cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
 
Thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Thanh Ba,tỉ...
Thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Thanh Ba,tỉ...Thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Thanh Ba,tỉ...
Thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Thanh Ba,tỉ...
 
Luận văn: Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo
Luận văn: Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo Luận văn: Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo
Luận văn: Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh...
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh...Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh...
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh...
 
Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng BìnhLuận văn: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình
 
Luận văn: Giải pháp phát triển doanh nghiệp thương mại dịch vụ, HOT!
Luận văn: Giải pháp phát triển doanh nghiệp thương mại dịch vụ, HOT!Luận văn: Giải pháp phát triển doanh nghiệp thương mại dịch vụ, HOT!
Luận văn: Giải pháp phát triển doanh nghiệp thương mại dịch vụ, HOT!
 
Luận văn: Hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại kho bạ...
Luận văn: Hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại kho bạ...Luận văn: Hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại kho bạ...
Luận văn: Hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại kho bạ...
 
Luận án: Nghiên cứu các hình thức tổ chức lãnh thổ sản xuất chè ở vùng Đông ...
Luận án: Nghiên cứu các hình thức tổ chức lãnh thổ sản xuất chè ở vùng Đông  ...Luận án: Nghiên cứu các hình thức tổ chức lãnh thổ sản xuất chè ở vùng Đông  ...
Luận án: Nghiên cứu các hình thức tổ chức lãnh thổ sản xuất chè ở vùng Đông ...
 
Quản lý nhà nước về doanh nghiệp văn hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội
Quản lý nhà nước về doanh nghiệp văn hóa trên địa bàn thành phố Hà NộiQuản lý nhà nước về doanh nghiệp văn hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội
Quản lý nhà nước về doanh nghiệp văn hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội
 
Tác động của đầu tư tư nhân đến tăng trưởng kinh tế.pdf
Tác động của đầu tư tư nhân đến tăng trưởng kinh tế.pdfTác động của đầu tư tư nhân đến tăng trưởng kinh tế.pdf
Tác động của đầu tư tư nhân đến tăng trưởng kinh tế.pdf
 
Quản lý nhà nước về doanh nghiệp văn hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội
Quản lý nhà nước về doanh nghiệp văn hóa trên địa bàn thành phố Hà NộiQuản lý nhà nước về doanh nghiệp văn hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội
Quản lý nhà nước về doanh nghiệp văn hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chính
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chínhLuận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chính
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chính
 
Luận án: Chính sách kinh tế hỗ trợ doanh nghiệp trong cạnh tranh
Luận án: Chính sách kinh tế hỗ trợ doanh nghiệp trong cạnh tranhLuận án: Chính sách kinh tế hỗ trợ doanh nghiệp trong cạnh tranh
Luận án: Chính sách kinh tế hỗ trợ doanh nghiệp trong cạnh tranh
 
LV: Hoàn thiện công tác quản lý nợ thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
LV: Hoàn thiện công tác quản lý nợ thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh.LV: Hoàn thiện công tác quản lý nợ thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
LV: Hoàn thiện công tác quản lý nợ thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
 

More from Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149

More from Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149 (20)

Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.
 
Tham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 Điểm
Tham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 ĐiểmTham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 Điểm
Tham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 Điểm
 
Tham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm Cao
Tham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm CaoTham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm Cao
Tham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm Cao
 
Tham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 Điểm
Tham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 ĐiểmTham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 Điểm
Tham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 Điểm
 
Tham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 Điểm
Tham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 ĐiểmTham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 Điểm
Tham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 Điểm
 
Tham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 Điểm
Tham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 ĐiểmTham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 Điểm
Tham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa HọcTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng Anh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng AnhTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng Anh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng Anh
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều Trường
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều TrườngTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều Trường
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều Trường
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm NhấtTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm Nhất
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại HọcTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại Học
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới NhấtTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới Nhất
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 ĐiểmTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 ĐiểmTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa Trước
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa TrướcTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa Trước
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa Trước
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 ĐiểmTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân Hàng
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân HàngTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân Hàng
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân Hàng
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌC
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌCTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌC
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌC
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An NinhTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh
 
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 Điểm
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 ĐiểmTuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 Điểm
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 Điểm
 

Recently uploaded

Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 

Recently uploaded (19)

Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 

Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tại huyện Bố Trạch, HAY!

  • 1. BỘ GIÁO D ỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HOÀNG TR ỌNG HƯNG PHÁT TRIỂN TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ HUẾ - 2018
  • 2. BỘ GIÁO D ỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HOÀNG TR ỌNG HƯNG PHÁT TR ỂN TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH CHUYÊN NGÀNH: QU ẢN LÝ KINH T Ế MÃ S Ố: 8340410 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN K OA HỌC: TS. HOÀNG QUANG THÀNH HUẾ - 2018
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các s ố liệu, kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn là trung thực và không trùng l ắp với các công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu có liên quan khác đã được công bố. Mọi sự cộng tác, giúp đỡ trong quá trình thực hiện luận văn này đã được gửi lời cảm ơn sâu sắc và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Một lầ n nữa tôi xin kh ẳng định về sự trung thực của lời cam đoan trên. Học viên Hoàng Tr ọng Hưng i
  • 4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa h ọc và đề tài nghiên c ứu tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện và có được những ý ki ến đóng góp của quý Th ầy, Cô t ại Trường Đại học Kinh tế Huế, xin gửi tới quý Th ầy, Cô lòng bi ết ơn chân thành nh ất. Tôi xin bày t ỏ lòng bi ết ơn đến thầy giáo TS. Hoàng Quang Thành là người hướng dẫ n khoa học, là người rất quan tâm, tận tình hướng dẫn, có nh ững góp ý quý báu cho tôi trong su ốt thời gian thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành c ảm ơn các tập thể và cá nhân: UBND huy ện Bố Trạch, Phòng Kinh t ế và Hạ tầng, Phòng Tài chính - Kế hoạch, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Chi cục Thống kê, Văn phòng H ĐND & UBND huyện, UBND các xã và các cơ sở sản xuấ t Ti ể u th ủ công nghi ệp có liên quan đã giúp đỡ tận tình, tạo điều kiện để tôi hoàn thành đề tài này. Tôi xin c ảm ơn tới gia đình, những người thân, bạn bè và đồng nghiệp đã góp ý, giúp đỡ tôi trong su ốt quá trình thực hiện đề tài. Học viên Hoàng Tr ọng Hưng ii
  • 5. TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ Học viên thực hiện: HOÀNG TR ỌNG HƯNG Chuyên ngành: Quản lý Kinh t ế Mã số: 83 404 10 Niên khóa: 2016 - 2018 Người hướng dẫn khoa học: TS. HOÀNG QUANG THÀNH Tên đề tài: PHÁT TRIỂN TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH 1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu: Từ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc phát triển Tiểu thủ công nghi ệp tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình đề tài đưa ra các định hướng và giải pháp thúc đẩy phát triển Tiểu thủ công nghi ệp tại địa phương trong thời gian sắp tới. - Đối tượng nghiên c ứu: Các vấn đề liên quan đến phát triển Tiểu thủ công nghiệp tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. 2. Phương pháp nghiên cứu đã s ử dụng Quá trình thực hiện đề tài đã sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp thu thập thông tin , bao gồm: thông tin th ứ c ấp được thu thập từ các cơ quan quản lý nhà nước và các tài li ệu liên quan đế n phát tri ển TTCN, thông tin sơ cấp được thu thập qua điều tra bằng bảng hỏi đối với chủ các cơ sở TTCN; Phương pháp phân tích số liệu, bao gồm: phương pháp thống kê mô t ả, phương pháp phân tích tổng hợp. 3. Kết quả nghiên cứu chính và ý ngh ĩa khoa học của luận văn Luận văn đã hệ thống hóa và góp ph ần làm rõ nh ững vấn đề lý lu ận và thực tiễn về phát triển tiểu thủ công nghi ệp ở khu vực nông thôn; phân tích, đánh giá đúng thực trạng phát triển tiểu thủ công nghi ệ p tại đị a bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, qua đó chỉ ra những kết quả đã đạt được, những khó khăn, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân. Đồng thời đề xuất một số giải pháp cơ bản thúc đẩy phát triển tiểu thủ công nghi ệp tại huyện Bố Trạch trong những năm tớ i. iii
  • 6. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT CHỮ VIẾT TẮT CÓ NGH ĨA LÀ 1 BQ Bình quân 2 CN Công nghi ệp 3 CNH Công nghi ệp hóa 4 VT Đơn vị tính 5 GO Gross Ouput 6 GTSX Giá trị sản xuất 7 HĐH Hiện đại hóa 8 IC Indirect Cost 9 KCN Khu công nghi ệp 10 LĐBQ Lao động bình quân 11 NN Nông nghi ệp 12 NXB Nhà xuất bản 13 ODA Nguồn viện trợ không hoàn l ại 14 QLNN Quản lý nhà n ước 15 SL Số lượng 16 SX Sản xuất 17 SXSP Sản xuất sản phẩm 18 TTCN Tiểu thủ công nghi ệ p 19 VA Valua Added 20 VLXD Vật liệu xây dựng iv
  • 7. MỤC LỤC Trang L I CAM ĐOAN.......................................................................................................................................i L I CẢM ƠN.............................................................................................................................................ii TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ...........................................iii DA H MỤC CÁC CH Ữ VIẾT TẮT.............................................................................................iv MỤC LỤC.....................................................................................................................................................v DANH M ỤC CÁC B ẢNG BIỂU..................................................................................................ix DANH M ỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ..........................................................................................................x PHẦN 1. ẶT VẤN ĐỀ.........................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài.....................................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................................................3 2.1. Mục tiêu chung...................................................................................................................................3 2.2. Mục tiêu cụ thể...................................................................................................................................3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................................................3 3.1. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................................................3 3.2. Phạm vi nghiên cứu..........................................................................................................................3 4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................................................4 4.1. Phương pháp thu thập thông tin.................................................................................................4 4.2. Phương pháp phân tích...................................................................................................................5 5. Cấu trúc của luận văn..........................................................................................................................5 PHẦN 2. NỘI DUNG NGHIÊN C ỨU...........................................................................................6 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP Ở KHU VỰC NÔNG THÔN...........................................................................6 1.1. LÝ LU ẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN TIỂU HỦ CÔNG NGHIỆP Ở NÔNG THÔN..............................................................................................................................................................6 1.1.1. Khái niệm và phân lo ại tiểu thủ công nghiệp..................................................................6 1.1.1.1. Khái niệm......................................................................................................................................6 1.1.1.2. Phân loại tiểu thủ công nghiệp............................................................................................8 1.1.2. Quan niệm về phát triển tiểu thủ công nghiệp.................................................................9 1.1.3. Đặc điểm và vai trò c ủa phát triển tiểu thủ công nghiệp.........................................11 v
  • 8. 1.1.3.1. Đặc điểm.....................................................................................................................................11 1.1.3.2. Vai trò c ủa phát triển tiểu thủ công nghiệp...............................................................13 1.1.4. Tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá sự phát triển tiểu thủ công nghiệp..........................18 1.1.4.1. Tiêu chí đánh giá sự phát triển tiểu thủ công nghiệp.............................................18 1.1.4.2. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích........................................................................................20 1.1.5. hững nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự phát triển các ngành tiểu thủ công nghiệp...........................................................................................................................................................22 1.1.5.1. Những nhân tố về điều kiện tự nhiên............................................................................22 1.1.5.2. Những nhân tố về kinh tế....................................................................................................23 1.1.5.3. Những nhân tố về văn hóa, xã hội..................................................................................26 1.1.5.4. Những nhân tố về môi trường chính sách, chính trị và pháp luật....................27 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN TTCN Ở NÔNG THÔN27 1.2.1. Khái quát v ề ng ành TTCN ở Việt Nam.........................................................................27 1.2.2. Xu hướng phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp ở Việt Nam...................29 1.2.3. Kinh nghiệm phát triển tiểu thủ công nghiệp của một số địa phương................32 1.2.3.1. Phát triển tiểu thủ công nghiệp ở huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.................32 1.2.3.2. Phát triển tiểu thủ công nghiệp ở huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa..........32 1.3.2.3. Phát triển tiểu, thủ công nghiệp ở huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng................33 1.2.4. Một số bài học đối với huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.....................................34 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TR ỂN TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌ H...........................................................................36 2.1. ĐẶC ĐIỂM VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ HIÊN VÀ KINH T Ế - XÃ H ỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN TTCN CỦA HUYỆN BỐ TRẠCH.................................36 2.1.1. Điều kiện tự nhiên......................................................................................................................36 2.1.1.1. Vị trí địa lý và địa hình........................................................................................................36 2.1.1.2. Thổ nhưỡng, khí hậu và thủy văn...................................................................................38 2.1.2. Đặc điểm về kinh tế, văn hóa và xã h ội..........................................................................40 2.1.2.1. Dân số và lao động................................................................................................................40 2.1.2.2. Tình hình sử dụng đất đai...................................................................................................41 2.1.2.3. Tình hình sản xuất kinh doanh.........................................................................................43 vi
  • 9. 2.1.2.4. Văn hóa - xã hội......................................................................................................................46 2.1.3. Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển tiểu thủ công nghiệp ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.................................................................................................................46 2.1.3.1. Thuận lợi....................................................................................................................................46 2.1.3.2. Khó khăn....................................................................................................................................47 2.2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN BỐ TRẠCH , TỈNH QUẢNG BÌNH.....................................................................................................48 2.2.1. Tình hình chung về các cơ sở TTCN trên địa bàn.......................................................48 2.2.1.1. Số lượng cơ sở TTCN theo loại hình và lĩnh vực kinh doanh...........................48 2.2.1.2. Tình hình phân bố các cơ sở TTCN trên địa bàn huyện Bố Trạch năm 2017 50 2.2.1.3. Giá trị sản xuất TTCN tại huyện Bố Trạch.................................................................51 2.2.2. Tình hình các cơ sở TTCN tại huyện Bố Trạch qua số liệu điều tra..................55 2.2.2.1. Đặc điểm chủ cơ sở sản xuất.............................................................................................55 2.2.2.2. Đặc điểm các nguồn lực sản xuất kinh doanh của các cơ sở sản xuất...........56 2.2.2.3. Kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh tiểu thủ công nghiệp........................65 2.2.2.4. Tình hình về thị trường nguyên li ệu và tiêu th ụ sản phẩm TTCN.................67 2.2.2.5. Những khó khăn mà các cơ sở TTCN đang gặp phải............................................70 2.2.3. Đánh giá chung về tình hình phát triển TTCN tại huyện Bố Trạch....................73 2.2.3.1. Những kết quả đạt được......................................................................................................73 2.2.3.2. Những hạn chế, tồn tại.........................................................................................................73 2.2.3.3. Nguyên nhân c ủa những hạn chế, tồn tại...................................................................75 CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GI ẢI PHÁP P ÁT TRI ỂN TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QU ẢNG BÌNH...........................................76 3.1. QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN IỂU THỦ CÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH.................................................................76 3.2.1. Quan điểm......................................................................................................................................76 3.1.2. Định hướng...................................................................................................................................77 3.2. CÁC GI ẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TIỂU THỦ CÔNG NG IỆP TẠI HUYỆN BỐ TRẠCH...............................................................................................................................................80 vii
  • 10. 3.2.1. Đổi mới cơ chế chính sách, xây dựng quy hoạch phát triển TTCN....................80 3.2.2. Đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của các cơ sở TTCN..................85 3.2.3. Huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn trong phát triển TTCN...............87 3.2.4. Áp d ụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công ngh ệ tiên tiến vào sản xuất TTCN............................................................................................................................................................88 3.2.5. Đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật...............................................................................................90 3.2.6. Phát tri ển thị trường nguyên vật liệu của ngành TTCN..........................................92 3.2.7. Mở rộng thị trường tiêu thụ và đẩy mạnh xúc tiến thương mại............................93 PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KI ẾN NGHỊ.....................................................................................96 1. KẾT LUẬN..........................................................................................................................................96 2. KIẾN NGHỊ..........................................................................................................................................97 TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................................99 PHỤ LỤC QUYẾT ĐỊNH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN BẢN NHẬN XÉT LU ẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CỦA 2 PHẢN BIỆN BIÊN B ẢN CỦA HỘI ĐỒNG HẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN XÁC NH ẬN HOÀN THI ỆN LUẬN VĂN viii
  • 11. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Tình hình dân số và lao động huyện Bố Trạch giai đoạn 2015-2017 .41 Bảng 2.2: Hiện trạng sử dụng đất của huyện Bố Trạch giai đoạn 2015-2017..... 42 Bảng 2.3: Quy mô và c ơ cấu giá trị sản xuất của huyện Bố Trạch qua 3 năm 2015 - 2017.......................................................................................... 45 Bảng 2.4: Số lượng và cơ cấu các cơ sở TTCN trên địa bàn huyện Bố Trạch theo loạ i hình và ngành nghề 3 năm 2015-2017 ......................................... 49 Bảng 2.5: Tình hình phân bố các cơ sở TTCN trên địa bàn huyện Bố Trạch ..... 50 Bảng 2.6: Giá trị sản xuất TTCN trên địa bàn qua 3 năm 2015-2017 ................. 52 Bảng 2.7: Đặc điểm của chủ cơ sở sản xuất ........................................................ 55 Bảng 2.8: Đặc điểm lao động của các cơ sở TTCN điều tra ............................... 57 Bảng 2.9: Mặt bằ ng và máy móc, thi ết bị phục vụ sản xuất của các cơ sở ......... 59 Bảng 2.10: Tình hình vốn của các cơ sở điều tra................................................... 61 Bảng 2.11: Thu nhập bình quân của các cơ sở sản xuất ........................................ 64 Bảng 2.12: Kết quả và hiệu quả sản xuất của các cơ sở điều tra ........................... 65 Bảng 2.13: Thị trường nguyên li ệ u c ủa các cơ sở TTCN ...................................... 67 Bảng 2.14: Những khó khăn cơ s ở TTCN đang gặp phải ..................................... 70 Bảng 2.15: Mức độ quan trọng của những khó khăn trong quá trình sản xuất của các cơ sở TTCN................................................................................... 71 ix
  • 12. DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ Hình 2.1: Bản đồ hành chính huyện Bố Trạch...........................................................................36 Biểu đồ 2.1: Cơ cấu thu nhập của các cơ sở sản xuất.............................................................63 Biểu đồ 2.2: Thị trường tiêu thụ sản phẩm..................................................................................68 x
  • 13. PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là một nước thuần nôn g, trải qua nhiều cuộc đấu tranh giữ nước làm nền kinh tế trở nên lạc hậu so với các nước trong khu vực và thế giới. Việc phát triển tiểu thủ công nghiệp (TTCN) đối với nước ta có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội (KT-XH). Lịch sử đã chứng minh tiểu công nghiệp, thủ công nghi ệp là giai đoạn đầu hình thành và phát triển của nền kinh tế trước khi bước sang một nền công nghi ệp hiện đại. Hiện nay, mặc dù n ền kinh tế của nước ta đã có nh ững bước tăng trưởng mạnh mẽ nhưng mức tăng còn ch ậm và chưa vững chắc, chất lượng tăng trưởng chưa cao, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa mạnh, sản xuất hàng hóa còn nh ỏ lẻ, việc khai thác và phát huy m ọ i tiềm năng nội lực còn h ạn chế. Trong đó, TTCN đã tồn tại và phát tri ển như một bộ phận không th ể tách rời của nền kinh tế nông nghi ệp, hỗ trợ đắc lực cho nông nghi ệp trên nhiều phương diện như cung cấp nông c ụ, hàng tiêu dùng, tiêu th ụ nguyên liệu từ sản phẩm nông nghi ệp, tăng thu nhập cho người nông dân. Trong quá trình phát tri ển TTCN và ngành ngh ề nông thôn đã góp ph ần cung cấp sản phẩm cho nhiều thị trường khác nhau và góp ph ần thúc đẩy hình thành những làng nghề, khu, cụm điể m TTCN ở cả nông thôn, thành th ị, nó được thừa nhận như một ngành kinh tế quan trọng. Thực tiễn Việt Nam trong thời gian qua cũng như kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới cho thấy việc khôi ph ục và phát tri ển TTCN sẽ tạo ra được nhiều lợi ích. Thu hút được nhiều lao động, tạo ra công ăn việc làm, đặc biệt ở các vùng nông thôn, miền núi, ven biển, tận dụng thời gian nhàn rỗi, thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo, từng bước công nghi ệp hóa, hi ện đạ i hóa (CNH, HĐH) và góp phần vào sự nghiệp phát triển đất nước. Đặc biệt, việc phát triển TTCN giúp chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng “ly nông bất ly hương” góp phần phát triển nông thôn bền vững. Quảng Bình là tỉnh thuộc vùng B ắc Trung Bộ, là nơi hẹ p nhất trong dải đất hình chữ S của Việt Nam, là nơi giao thoa của hai nền văn hóa cổ Việt - Chămpa. 1
  • 14. Quảng Bình có nhiều di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng cả nước, có Động Phong Nha là di sản thiên nhiên th ế giới, ngoài ra còn là quê h ương của nhiều làng nghề truyền thống như: nghề đóng tàu thuyền (Lý Hòa, B ố Trạch; Bảo Ninh, thành phố Đồng Hới); nước mắm Hàm Hương (Làng Cảnh Dương đã từng cung tiến cho Vua Lê Chúa Tr ịnh); nghề dệt tơ lụa Võ Xá ; dệt chiếu cói An Xá ; nghề nón lá ở Quảng Thuận, Mỹ Trạch; rượu Võ Xá , rượu Vạn Lộc; nghề Mộc; nghề đúc rèn… đã tạo cho Qu ả ng Bình những nét riêng bi ệt và lợi thế để phát triển TTCN. Huyệ n Bố Trạch nằm ngay cửa ngõ phía Bắc thành phố Đồng Hới thủ phủ của tỉnh Quảng Bình và là một trong số ít huyện có chi ều từ Tây sang Đông chiếm toàn bộ chiều ngang của Việt Nam. Bố Trạch với những lợi thế riêng của mình đã tạo cơ hội cho các ngành ngh ề TTCN phát triển từ rất lâu và m ột trong những huyện có ngành ngh ề TTCN phát triển của tỉnh. Tuy nhiên, trong thời gian qua do những yếu tố thăng trầm lị ch s ử , xã hội, cơ chế quản lý, các ngành ngh ề TTCN đã trải qua nhiều biến động trong đó có nhi ều ngành nghề hầu như biến mất. Song trong những năm gần đây kinh tế nông nghi ệp, nông thôn Bố Trạch Trạch đã có s ự khôi ph ục, phát triển TTCN và có nh ững tác động tích cực đến đời sống kinh tế, xã hội vùng nông thôn, góp ph ần chuyển d ịch cơ cấ u kinh tế nông thôn. Nhiều ngành TTCN mới trong nông thôn đã được hình thành và phát triển góp ph ần phát huy các thế mạnh về nguyên liệu, nguồn nhân lực của địa phương, tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống góp ph ần giảm thiểu các tệ nạn xã hội tạo ra một bức tranh nông thôn bình yên. Tuy đã đạt được những thành công nhưng sự phát triển TTCN huyện Bố Trạch còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập: cơ sở vật chất nghèo nàn l ạc hậu, không đảm bảo vệ sinh môi trường, khả năng thu hút đầu tư còn h ạ n chế; phần lớn các cơ sở TTCN tổ chức sản xuất trên đất ở của hộ gia đình nên mặt bằng chật hẹp không có điều kiện mở rộng sản xuất; chất lượng sản phẩm còn h ạn chế, mẫu mã chưa hấp hẫn, thiếu thị trường tiêu thụ; phát triển mang tính tự phát, thi ế u quy hoạch, chưa tạo ra sự gắn kết, các chính sách, chương trình hỗ trợ c ủa Nhà nước và tỉnh chưa tương xứng với tiềm năng phát triển, môi trường kinh doanh còn thi ếu hấp dẫn… 2
  • 15. Cho đến nay, phần lớn các nghiên cứu nhằm bảo tồn và phát huy các nghề TTCN mới chỉ chủ yếu tập trung vào những vùng có quy mô sản xuất lớn, còn ở những vùng có quy mô sản xuất nhỏ như huyện Bố Trạch chưa thực sự được quan tâm. Với quan điểm đẩy mạnh phát triển TTCN trên cơ sở khôi ph ục, mở rộng ngành nghề truyền thống và phát tri ển thêm một số ngành nghề mới phù h ợp với địa phương, cần có định hướng và các giải pháp thiết thực nhằm phát triển TTCN tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình phù hợp với xu hướng phát triển của đất nước cũng như thế giới. Từ nhữ ng vấn đề nêu trên, tôi ch ọn đề tài: “Phát triển tiểu thủ công nghiệp tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Từ cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng phát triển TTCN tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, đề xuấ t các giải pháp thúc đẩy phát triển TTCN tại địa phương trong những năm sắp tới. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển TTCN ở khu vực nông thôn . - Phân tích, đánh giá thực trạng việc phát triển TTCN tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. - Đề xuất định hướng và giải pháp thúc đẩy phát triển TTCN tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình trong thời gian sắp tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là c ác vấn đề liên quan phát triển TTCN tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về thời gian: Các tài liệu phục vụ đánh giá thực trạng được thu thập trong khoảng thời gian từ 2015 – 2017; Số liệu sơ cấp được thu th ập qua điều tra khảo sát trong khoảng thời gian từ tháng 10 năm 2017 đến tháng 5 năm 2018; Các giải pháp, đề xuất áp dụng cho giai đoạn đến năm 2025. 3
  • 16. - Về không gian: Đề tài được thực hiện tại địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Cụ thể tại 5 xã: Phúc Tr ạch, Đức Trạch, Mỹ Trạch, Hoà Trạch và Bắc Trạch. - Về nội dung: Phát triển TTCN tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, trong đó tập trung làm rõ các : đặc điểm, nhân tố tác động ảnh hưởng, tiêu chí đánh giá sự phát triển TTCN, để từ đó đánh giá thực trạng những khó khăn, thuận lợi, nguyên nhân trong phát triển TTCN tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, định hướng và đưa ra các giải pháp nhằm phát triển TTCN tại địa bàn trong những năm tiếp theo. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp thu thập thông tin + Thông tin th ứ cấp Tài liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo tổng kết hàng năm giai đoạn 2015 – 2017 do các cơ quan quản lý thu ộc UBND huyện Bố Trạch cung cấp như: Phòng Kinh tế và Hạ tầng, Chi Cục thống kê, Phòng Nông nghi ệp và Phát tri ển nông thôn…; ngoài ra tác gi ả còn tham kh ảo các công trình khoa học, các báo cáo, tạp chí chuyên ngành và các tài liệu khác liên quan đến vấn đề phát triển TTCN. + Thông tin sơ cấp Thông tin sơ cấp được thu th ập qua điều tra, khảo sát theo bảng hỏi đối với các chủ cơ sở sản xuất TTCN tại huyện Bố Trạch. Để đánh giá tình hình phát triển TTCN tại huyện Bố Trạch, qua tham khảo ý kiến của các chuyên gia và tình hình thực tế tại địa phương, chúng tôi ch ọn 5 nghề có th ế mạnh thuộc 5 vùng s ản xuất khác nhau để điều tra, trong đó, vì địa bàn rộng, các cơ sở nằm rải rác nên mỗi nhóm ngh ề chọn điều tra khoảng 5% số cơ sở. Cụ thể: - Nhóm ch ế biến lâm sản có 348 cơ sở, chúng tôi ch ọn 15 cơ sở mộc dân dụng ở xã Phúc Tr ạch đại diện cho vùng phía Tây. - Nhóm ch ế biến thực phẩm có 629 cơ sở, chúng tôi ch ọn 31 cơ sở chế biến nước mắm ở xã Đức Trạch đại diện cho vùng Trung Tâm. - Nhóm ngh ề mây tre đan có 238 cơ sở, chúng tôi ch ọn 11 cơ sở mây tre đan ở xã Mỹ Trạch và nhóm ngh ề cơ khí, đồ gia dụng có 245 cơ sở, chúng tôi ch ọn 12 cơ sở cơ rèn dao, rựa ở xã Bắc Trạch đại diện cho vùng phía Bắc. 4
  • 17. - Nhóm ngh ề sản xuất vật liệu xây dựng có 324 cơ sở, chúng tô i chọn 15 cơ sở sản xuất gạch Block ở xã Hòa Tr ạch đại diện cho vùng phía Nam. 4.2. Phương pháp phân tích - Đối với số liệu thứ cấp: + Phương pháp thống kê mô t ả: Dùng để phân tích, mô tả tổng quát về tình hình địa bàn nghiên c ứu, thực trạng phát triển TTCN trên địa bàn nghiên c ứu. Bao gồm: thố ng kê khái quát di ện tích, vị trí địa lý, tình hình kinh tế, xã hội tại huyện Bố Trạch, th ống kê số lượng các cở sở TTCN, lao động, giá trị sản xuất TTCN trong thời gian 2015-2017. + Phương pháp phân tích tổng hợp: Trên cơ sở các số liệu, tài liệu đã thu thập được tiến hành tổng hợp thành các b ảng biểu, từ đó nhận xét về tình hình phát triển TTCN tại huyệ n Bố Tr ạch. - Đối với số liệu sơ cấ p: + Phương pháp thống kê mô t ả: thống kê, hệ thống hóa các thông tin được điều tra, khảo sát từ chủ các cơ sở TTCN. + Phương pháp phân tích tổng hợp: Trên cơ sở các phiếu điều tra thu thập được tiến hành tổng hợp, phân tích các nội dung về tình hình phát triển của các cơ sở TTCN, từ đó đánh giá những thuậ n l ợi và khó khăn trong việc phát triển TTCN tại huyện Bố Trạch để đưa ra những định hướng và giải pháp phát tri ển trong thời gian tới. 5. Cấu trúc của luận văn Ngoài các ph ần Mở đầu, Kết luận và kiến nghị, Danh mục các tài li ệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính của luận văn gồm: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát tri ển tiểu thủ công nghi ệp ở khu vực nông thôn . Chương 2: Thực trạng phát triển tiểu thủ công nghi ệp tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển tiể u thủ công nghi ệp tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. 5
  • 18. PHẦN 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP Ở KHU VỰC NÔNG THÔN 1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP Ở Ô G THÔN 1.1.1. Khái niệm và phân loại tiểu thủ công nghiệp 1.1.1.1. Khái ni ệm Theo các nhà Kinh t ế học Liên Xô (cũ) thì: “thủ công nghi ệp là sản xuất thủ công s ử dụng lao động thô sơ chế biến nguyên liệu thành sản phẩm”. Vào thời kỳ cách mạng xã hội chủ nghĩa, thuật ngữ Tiểu công nghi ệp và Thủ công nghi ệp để chỉ cơ sở sản xuất ngoài quốc doanh [16]. Trên thế giới, người ta quan niệm thủ công nghi ệp như là một thành phần, một dạng thức, một ki ể u lo ại tiểu công nghi ệp. Quan niệm đó đến nay vẫn thống nhất không có s ự tranh luận và ngày na y ở nhiều nơi ngưòi ta không dùng thu ật ngữ “thủ công nghi ệp” mà chỉ dùng thu ật ngữ “tiểu công nghi ệp” để chỉ nền sản xuất công nghi ệp có quy mô nh ỏ. Ở Việt Nam, dưới thời Pháp thu ộc, từ nền sản xuất thủ công truy ền thống đã xuất hiện các hình thức hiệp tác giản đơn, sau đó từng bước hình thành các doanh nghiệp tư nhân, với số công nhân làm thuê nhi ều nhất là 300, còn ch ủ yếu từ 100 công nhân tr ở xuống. Bởi vậy, khái niệm về tiểu công nghi ệp chủ yếu để chỉ bộ phận sản xuất công ngh ệ phẩm và hàng tiêu dùng t rong phạm vi kinh doanh của tư sản dân tộc Việt Nam. Thuật ngử “tiểu công nghi ệp“ và thủ công nghi ệp được Đảng và Nhà nước sử dụng trong các văn bản về phát triển kinh tế sau khi giành được chính quyền tháng 8/1945. Đến năm 1951, Chính cương của của Đảng Lao động Việt Nam đề cập đến thuật ngữ “tiểu công nghi ệp và thủ công nghi ệp”, nhưng các văn bản của Đảng, Nhà nuớc thời kỳ này chỉ dùng chung m ột thuật ngữ là “thủ công nghiệp”. Trong các văn kiện, nghị quyết của Đảng và Nhà nước từ năm 1960 đến nay, đều dù ng thuật ngữ “tiểu công nghi ệp và thủ công nghi ệp” [ 18]. 6
  • 19. Công trình khoa học “Tiểu, thủ công nghi ệp Việt Nam giai đoạn 1858 – 1945" của Phó giáo sư Vũ Huy Phúc đã đưa ra khái niệm TTCN thời cận đại như sau: “ tiểu, thủ công nghi ệp thời cận đại bao gồm toàn bộ nền sản xuất các mặt hàng tiêu dùng phi nông nghi ệp truyền thống hoặc mới du nhập do người Việt Nam tiến hành ở nông thôn, ở các làng chuyên ngh ề và các đô thị, thị trấn, không loại trừ một bộ phận sản xuất của Tư sản công nghi ệp nhỏ dân tộc” [12]. Trong thời kỳ đổi mới đã có nhi ều tác giả nghiên cứu về ngành TTCN, với nhiều cách ti ếp cận khác nhau đã đưa ra những quan niệm về ngành TTCN. Nguyễn Ty trong luận án Phó ti ến sỹ kinh tế đã quan niệm: “Thủ công nghi ệp ở nông thôn hay còn gọi là công nghi ệp nô ng thôn ở trình độ thấp là một bộ phận của hệ thống công nghi ệp mà trong đó quá trình lao động chủ yếu dựa vào lao động chân tay sử dụng các công c ụ sản xuất giản đơn để chế biến nguyên liệu ra sản phẩm” và “tiểu công nghi ệp hay còn gọi là công nghi ệp có q uy mô nh ỏ, sử dụng công c ụ lao động nữa cơ khí hoặc các máy móc nh ỏ hiện đại để chế biến nguyên liệu ra các sản phẩm cho xã hội”. Tác giả kết luận “ Thủ công nghi ệp, tiểu thủ công nghi ệp nông thôn c ũng là một bộ phận của công nghiệp, tồn tại khách quan trong các phương thức sản xuất của xã hội [16]. Từ những quan niệm trên, chúng ta có th ể tiếp cận khái niệm TTCN từ những góc độ khác nhau và có th ể rút ra m ột số điểm cơ bản sau đây: Thứ nhất, các quan niệm trên về TTCN đứng riêng rẻ không có giá tr ị phổ biến cho các nước trên thế giới, nhưng có giá trị bổ sung cho nhau và là m ột trong những cơ sở để các nước thể chế hóa thành lu ật, hoạch định các chính sách riêng cho khu vực này và giúp cho s ự quản lý, điều hành các chương trình của Chính phủ về phát triển TTCN. Nội dung các định nghĩa có sự thay đổi theo thời gian, tùy thuộc vào điều kiện phát triển của mỗi nước. Thứ hai, tiểu công nghi ệp và thủ công nghi ệp là một bộ phận của hệ thống công nghi ệp. Trong quá trình sản xuất, lao động thủ công nghi ệp chủ yếu là lao động thủ công v ới các công c ụ sản xuất thô sơ; còn lao độ ng tiể u công nghi ệp thì chủ yếu là lao động sử dụng máy móc v ới các công c ụ lao động bán cơ khí và cơ khí ở trình độ công ngh ệ khác nhau và v ới quy mô nh ỏ. 7
  • 20. Thứ ba, có th ể lấy số lượng công nhân và mức vốn cố định làm tiêu chí để xác định các cơ sở sản xuất TTCN. Các nước trên thế giới và các t ổ chức nghiên cứu về tiểu công nghi ệp khi xác định doanh nghiệp công nghi ệp quy mô nh ỏ đều lấy số lao động và vốn sản xuất của các cơ sở TTCN làm tiêu chí xác định. Ở nước ta hiện nay, quy mô c ủa các cơ sở sản xuất TTCN không vượt quá giới hạn của tiêu chí xác định các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nông thôn. T ừ những v ấn đề nêu trên, cùng v ới sự phát triển của tiến bộ khoa học kỹ thuật và xu hướng phát tri ể n của ngành TTCN nông thôn trong th ời kỳ công nghi ệp hoá, hiện đại hoá và trước xu thế hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước, có th ể quan niệm: Tiểu thủ công nghi ệp là những hoạt động sản xuất công nghi ệp quy mô nh ỏ trên địa bàn nông thôn, trong quá trình sản xuất, kinh doanh sử dụng công c ụ lao động thủ công, công c ụ bán cơ khí và trong một chừng mực nhất định sử dụng công c ụ cơ khí và máy móc hi ện đạ i cùng các ngu ồn lực ở nông thôn để sản xuất ra nhiều loại sản phẩm nhằm thoả mãn các nhu c ầu khác nhau của xã hội hoặc để khôi ph ục giá trị sử dụng của sản phẩm được tiêu dùng trong quá trình s ản xuất và trong sinh hoạt. Như vậy, TTCN nông thôn là ngành kinh t ế thuộc lĩnh vực sản xuất vật chất, một bộ phận cấu thành nền sản xu ấ t vậ t chất của xã hội, tồn tại khách quan trong các phương thức sản xuất của xã h ội và n ằm trong hệ thống công nghi ệp nông thôn, là một nền công nghi ệp có quy mô nh ỏ, kỹ thuật và công ngh ệ sản xuất có s ự kết hợp đa dạng giữa lao động thủ công, lao động cơ khí, phương tiện và máy móc h iện đại. Trong quá trình hoạt động, các nguồn lực ở nông thôn như: lao động, vốn, tài nguyên… được sử dụng để sản xuất ra nhiều loại hàng hoá ph ục vụ nhu cầu tiêu dùng c ủa xã hội và sản xuất của nhiều ngành kinh tế khác nhau. Các ch ủ thể tham gia sản xuất trong các ngành TTCN là hộ gia đ ình, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn… 1.1.1.2. Phân lo ại tiểu thủ công nghiệp Có th ể sử dụng những tiêu chí khác nhau để phân lo ạ i TTCN trong nông thôn. Tuy nhiên, vi ệc sử dụng tiêu chí phân loại nào là tu ỳ theo mục đích của việc 8
  • 21. phân loại. Để phù h ợp với mục đích nghiên cứu của đề tài, chúng tôi l ựa chọn tiêu chí phân loại dựa trên những đặc trưng sau đây của các hoạt động sản xuất TTCN: - Trong hoạt động sản xuất cùng th ực hiện một loại công ngh ệ hoặc công nghệ tương tự. - Sản phẩm được sản xuất ra từ một loại nguyên liệu hay nguyên liệu đồng loại. - Sản phẩm có công d ụng cụ thể giống nhau hoặc tương tự nhau. Căn cứ vào 3 đặc trưng cơ bản trên TTCN trong nông thôn được phân loại thành các Ti ể u ngành nghề gồm: - Tiểu ngành nghề khai thác - Tiểu ngành nghề chế biến nông s ản thực phẩm - Tiểu ngành nghề dệt, may mặc - Tiểu ngành ngh ề sứ , thuỷ tinh, vật liệu xây dựng - Tiểu ngành ngh ề cơ khí - Các ngành ngh ề khác như: Ngành công nghiệp da giày, sản xuất phân bón, sản xuất giấy, sản xuất nhựa… Phân loại theo Tiểu ngành TTCN nêu trên có ý ngh ĩa quan trọng trong việc nghiên cứu đánh giá thực trạng và xây d ự ng một cơ cấu TTCN hợp lý để phát huy lợi thế của các ngành T TCN trong phát tri ển kinh tế-xã hội nông thôn. 1.1.2. Quan niệm về phát triển tiểu thủ công nghiệp Phát triển là khuynh hướng vận động đã xác định về hướng của sự vật: hướng đi lên từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn,... Nhưng nếu hiểu sự vận động phát triển một cách biện chứng toàn diện, sâu sắc thì trong tự bản thân sự vận động phát triển đã bao hàm sự vận động thụt lùi, đi xuống với nghĩa là tiền đề, điều kiện cho sự vận động đi lên, hoàn thiện. Ý nghĩa của nguyên lý này đòi hỏi: trong khi xem xét, đánh giá sự vật, hiện tượng phải tôn trọng nguyên tắc phát triển của chúng, không được thành kiến, định kiến,... Luôn lạc quan tin tưởng vào khuynh hướng vận động của sự vật, tạo mọi điều kiện để sự vật phát triển [1]. Phát triển kinh tế bao hàm trong nó mối quan hệ biện chứng giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội. Tăng trưởng và phát triển kinh tế là điều kiện tiên quyết 9
  • 22. và cơ bản để giải quyết công bằng xã hội, công bằng xã hội vừa là mục tiêu phấn đấu của nhân loại, vừa là động lực của sự phát triển. Mức độ công bằng xã hội càng cao thì trình độ phát triển, trình độ văn minh của xã hội càng có cơ sở bền vững. Tăng trưởng KT là điều kiện cần để phát triển KT. Ở những nước đang phát triển, đặc biệt là những nước đang phát triển có m ức thu nhập bình quân đầu người thấp, nếu không đạt được mức tăng trưởng tương đối cao và liên t ục trong nhiều năm, th ì khó có điều kiện KT để cải thiện mọi mặt của đời sống KT - XH. Tuy nhiên tăng trưởng KT chỉ là điều kiện cần, không ph ải là điều kiện đủ để phát triển KT. Tăng trưởng KT có th ể được thực hiện bởi những phương thức khác nhau và do đó có th ể dẫn đến những kết quả khác nhau. Nếu phương thức tăng trưởng KT không g ắn với sự thúc đẩy cơ cấu KT xã hội theo hướng tiến bộ, không làm gia tăng, mà thậm chí còn làm xói mòn n ăng lực nội sinh của nền KT, sẽ không th ể tạo ra sự phát triển KT. N ếu phương thức tăng trưởng KT chỉ đem lại lợi ích KT cho nhóm dân cư này, cho vùng này, mà không hoặc đem lại lợi ích không đáng kể cho nhóm dân cư khác, vùng khác thì tăng trưởng KT như vậy sẽ khoét sâu vào b ất bình đẳng xã hội. Những phương thức tăng trưởng như vậy, rốt cục, cũng chỉ là kết quả ngắn hạn, không nh ững không thúc đẩy được phát triển, mà bản thân nó c ũng khó có th ể tồn tại được lâu dài [33]. Về quan niệm “tiểu, thủ công nghiệp”: Tiểu, thủ công nghi ệp là những hoạt động sản xuất công nghi ệp quy mô nh ỏ trên địa bàn nông thôn (NT), trong quá trình sản xuất, kinh doanh sử dụng công c ụ lao động thủ công, công c ụ bán cơ khí và trong một chừng mực nhất định sử dụng công c ụ cơ khí và máy móc hiện đại cùng các nguồn lực ở NT để sản xuất ra nhiều loại sản phẩm nhằm thoả mãn các nhu c ầu khác nhau của xã hội hoặc để khôi ph ục giá tr ị sử dụng của sản phẩm được tiêu dùng trong quá trình sản xuất và trong sinh hoạt. Từ khái niệm “phát triển” và quan niệm “ CN” thì “phát triển TTCN” được quan niệm như sau: Phát triển TTCN là sự tăng trưởng trong ngành KT thuộc lĩnh vực sản xuất vật chất - một bộ phận cấu thành nền s ả n xu ấ t vật chất của xã hội, tồn tại khách quan trong các phương thức sản xuất của xã hội và nằm trong hệ thống 10
  • 23. công nghi ệp, là một nền công nghi ệp có quy mô nh ỏ, kỹ thuật và công ngh ệ sản xuất có s ự kết hợp đa dạng giữa lao động thủ công, lao động cơ khí, phương tiện và máy móc hi ện đại gắn liền với nâng cao chất lượng cuộc sống và bảo đảm công bằng xã hội. Trong quá trình hoạt động, các nguồn lực ở NT như: lao động, vốn, tài nguyên… được sử dụng để sản xuất ra nhiều loại hàng hoá ph ục vụ nhu cầu tiêu dùng c ủa xã hội và sản xuất của nhiều ngành KT khác nhau. Các ch ủ thể tham gia sản xu ấ t trong các ngành TTCN là h ộ gia đình, tổ hợp tác, hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH). Với những tính chất trên, phát triển TTCN bao hàm các nội dung cụ thể là: + Mức tăng trưởng và mối quan hệ giữa tăng trưởng các ngành nghề TTCN phải phù hợp với mức tăng dân số. + Sự tăng trưởng trong các ngành nghề TTCN phải dựa trên cơ cấu kinh tế hợp lý, tiến bộ để đảm bảo tăng trưởng bền vững. + Tăng trưởng trong các ngành nghề TTCN phải đi đôi với công bằng xã hội, tạo điều kiện cho mọi người có cơ hội ngang nhau trong đóng góp và hưởng thụ kết quả của sự tăng trưởng này. + Chất lượng sản phẩm ngày càng cao, phù hợp với sự biến đổi nhu cầu của con người và xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái. 1.1.3. Đặc điểm và vai trò của phát triển tiểu thủ công nghiệp 1.1.3.1. Đặc điểm + Sản xuất tiểu thủ công nghiệp mang tính đa dạng Xem xét trên nhi ều giác độ cho thấy sự tồn tại và phát tri ển ngành TTCN rất đa dạng và phong phú, v ới nhiều loại hình hoạt động và ngành ngh ề như: khai thác, chế biến nông s ản thực phẩm, thủ công m ỹ nghệ , ch ế tác kim loại… TTCN có th ể được tổ chức sản xuất tại hộ gia đình, sử dụng lao động gia đình, có thuê thêm lao động hoặc tại các cơ sở sản xuất như HTX, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn với các loại công ngh ệ sản xuất được s ử dụ ng từ thủ công, bán cơ khí, cơ khí đến máy móc hi ện đại. Do có l ợi thế về địa điể m sả n xuất và khai thác các nguồn lực tại chỗ, nhất là đối với nguồn nguyên liệu không t ập trung, nằm rải 11
  • 24. rác khắp nơi, dễ hư hỏng nên TTCN cho phép giảm nhiều chi phí sản xuất so với sản xuất công nghi ệp quy mô l ớn. + Các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp thường có mối liên hệ chặt chẽ, trực tiếp với khách hàng và người lao động Với vai trò cá nhân ng ười chủ trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh TTCN, các cơ sở này dễ duy trì được những mối liên hệ chặt chẽ với khách hàng. Điều này tạo nên m ột lợi thế, một ưu điểm đặc biệt của sản xuất TTCN. Mặt khác, giữa chủ cơ sở TTCN với người lao động thường có m ối quan hệ quen biết, thân tình nên giúp cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh đạt được hiệu quả tối đa trong sản xuất. Khi các cơ sở này được mở rộng thì nét đặc biệt này dần bị xoá đi. Tuy nhiên, điểm yếu của các cơ sở sản xuất, kinh doanh TTCN là tính chất gia trưởng trong quan hệ sản xuất hay là thái độ bảo thủ, chậm cải tiến tổ chức, đổi mới kỹ thuật. + Các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp thường có tính mềm dẻo, linh hoạt trong sản xuất, kinh doanh Hoạt động sản xuất ở quy mô công nghi ệp nhỏ, các cơ sở sản xuất TTCN có tính mềm dẻo, linh hoạt cao trong các khâu s ản xuất hay giao dịch, nên có th ể đáp ứng kịp thời những yêu cầu cụ thể của khách hàng, nhanh chóng “bắt lấy” thời cơ kinh doanh, dễ dàng tìm kiếm những phân đoạn thị trường mới, lấp chỗ trống mới xuất hiện trong thị trường khi thấy có l ợi và cũng dễ dàng rút kh ỏi thị trường khi sản xuất, kinh doanh gặp khó khăn, kém hiệu quả và dễ chuyển hướng sang sản xuất sản phẩm khác cùng Ti ểu ngành nghề hoặc sang các ngành d ịch vụ sửa chữa. Ở quy mô nh ỏ, các cơ sở sản xuất TTCN dễ ứng phó v ới sự thay đổi trong môi trường kinh doanh có nhi ều biến động, sáng tạo sản phẩm mới và tìm kiếm nhu cầu mới từ thị trường. Do đó, cần có m ột thái độ linh hoạt trong các chính sách đối với TTCN, tránh những quy định rườm rà về thủ tục hành chính, nế u không s ẽ làm triệt tiêu khả năng thích ứng nhanh, mềm dẻo và linh hoạt của các cơ sở sản xuất TTCN. + Hạn chế trong tiếp cận các nguồn vốn chính thức nhưng lại rất linh hoạt trong tiếp cận các nguồn vốn không chính thức Các cơ sở, hộ sản xuất, kinh doanh TTCN khó vay v ốn ở các ngân hàng hơn so với các xí nghiệp trong ngành công nghi ệp có quy mô l ớn, và khi tình hình tài 12
  • 25. chính có sự biến động thì dễ bị cắt giảm tài chính và càng khó vay v ốn. Đây là điểm hạn chế của các cơ sở sản xuất, kinh doanh TTCN về nguồn vay tín dụng ở các ngân hàng. Tuy nhiên, các cơ sở sản xuất, kinh doanh ngành TTCN lại có được khả năng huy động vốn dễ dàng từ gia đình, người thân và b ạn bè để thành lập, mở rộng sản xuất, nhanh chóng đi vào hoạt động và không b ỏ lỡ các cơ hội sản xuất, kinh doanh. Đây là lợi thế chung của các cơ sở sản xuất, kinh doanh TTCN ở Việt Nam hiện nay cũng như nhiều nước trên thế giới. Vì vậy, lợi thế này cần được phát huy trong phát triển sản xuất, kinh doanh các ngành T TCN. + Tính chất chuyên môn hoá th ấp trong quản lý sản xuất kinh doanh Ở các cơ sở sản xuất, kinh doanh ngành nghề TTCN trong nông thôn, ch ức năng quản lý và lãnh đạo thường chưa phân định rõ. Ng ười chủ các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghi ệp thường kiêm nhiệm mọi khâu trong quá trình tổ chức quản lý sản xuất, kinh doanh. Đặc điểm này thể hiện rõ nét ở các hộ sản xuất, kinh doanh TTCN. Qui mô càng m ở rộng thì nhu cầu phân công chuyên môn hoá m ới được đặt ra. Thông thu ờng, ở quy mô trên dưới 100 công nhân, s ự chuyên môn hoá trong quản lý m ới trở nên quan trọng. 1.1.3.2. Vai trò c ủa phát triển tiểu thủ công nghiệp + Phát tri ển TTCN có vai trò b ổ sung, phối hợp và h ỗ trợ khu vực công nghi ệp quy mô l ớn Từ những đặc điểm cơ bản các ngành T TCN cho thấy khả năng tồn tại và phát triển các ngành T TCN trong nền kinh tế công nghi ệp hiện đại là có cơ sở khoa học. Đó là những lợi thế của khu vực sản xuất TTCN có th ể bổ sung cho khu vực sản xuất đại công nghi ệp và trong một phạm vi nào đó còn có th ể cạnh tranh với khu vực sản xuất đại công nghi ệp. Giữa hai khu vực công nghi ệp này có nh ững quan hệ bổ sung, phối hợp và hỗ trợ nhau cùng phát tri ển. Thực tiễn cho thấy các xí nghiệp lớn không nh ất thiết phải thực hiện mọi thao tác c ủa vi ệ c sản xuất ra sản phẩm. Bởi vì, nếu thực hiện hầu hết các khâu thao tác trong ch ế tạo sản phẩm sẽ làm cho chi phí sản xuất cao và thu được lợi nhuận thấp. Do đó, những khâu thao 13
  • 26. tác nào s ản xuất đại công nghi ệp không có l ợi thế thì nên để cho sản xuất TTCN thực hiện. Hình thức thực hiện được sử dụng rộng rãi và r ất thông d ụng ở nhiều nước phát triển và đang phát triển là “gia công sản phẩm”. Mối quan hệ bổ sung, hỗ trợ giữa sản xuất TTCN với sản xuất đại công nghi ệp được thực hiện qua hai phương thức: Phương thức hỗ trợ gián tiếp và phương thức hỗ trợ trực tiếp. - Hỗ trợ gián tiếp: Đây là sự phân công lao động không thông qua h ợp đồng giữa hai khu v ự c tiểu thủ công nghi ệp và khu vực đại công nghi ệp là sự bổ trợ lẫn nhau t ự nhiên, được hình thành thông qua một quan hệ cùng t ồn tại có tính chất cạnh tranh trên thị trường. Ở phương thức này, các xí nghiệp thuộc khu vực TTCN và các xí nghiệp thuộc khu vực đại công nghi ệp thường xuyên tìm hiểu, so sánh giá cả, chi phí sản xuất và ước tính các điều kiện của sản xuất và thị trường, tìm kiếm các loại sản xuất và các thao tác ch ế tạo có l ợi nhất cho xí nghiệp của họ. Hoàn cảnh đó tạo ra một lợi thế “so sánh về chi phí”, do đó được hình thành nên một quan hệ cùng “chung sống” có tính chất cạnh tranh nhau. Như vậy, có th ể khẳng định, các cơ sở thuộc khu vực sản xuất TTCN có th ể “chung sống” với các xí nghiệp thuộc khu vực sản xuất đại công nghi ệp. - Hỗ trợ trực tiếp: Đây là mối quan hệ tồn tại giữa các cơ sở chế tạo của hai khu vực TTCN và đại công nghi ệp, trong đó một cơ sở này sử dụng một cách có h ệ thống sản xuất của cơ sở kia vào các thao tác s ản xuất của bản thân nó. Các m ối quan hệ này tạo nên một nét đặc trưng của các cơ cấu công nghi ệp trong một nền kinh tế công nghi ệp hiện đại. Đây là sự quan hệ trên nhiều mặt, nhiều chiều giữa các cơ sở nhỏ với cơ sở lớn và giữa cơ sở nhỏ với nhau. Phương thức liên hệ này cho phép có được sự chuyên môn hoá cao, ph ức tạp và được thích nghi một cách tỉ mỉ, tạo thành nguyên nhân c ủa khả năng sinh lợi cao và phát tri ển của các cơ sở sản xuất TTCN. + Phát triển tiểu thủ công nghiệp góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động ở nông thôn Khu vực nông vẫn là nơi chiếm phần đông dân số c ủa một nước nông nghi ệp như Việt Nam. Tốc độ tăng dân số ở nông thôn quá nhanh do trình độ dân trí và 14
  • 27. nặng về phong tục tập quán... ngoài ra trong điều kiện đất đai canh tác hạn chế: chủ yếu dùng cho việc phục vụ các lĩnh vực như xây dựng công trình công cộng, nhà ở, công trình giao thông... đã thực sự là một thách thức lớn đối với sự phát triển kinh tế ở khu vực nông thôn nó i riêng và sự phát triển kinh tế ở toàn bộ khu vực nói chung. Để giải quyết vấn đề này thì việc chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế là hết sức cần thiết, phát triển TTCN sẽ cho phép xen kẻ thời gian nhàn rỗi trong năm của khu vực sản xuất nông nghi ệp. Trong những năm gần đây, hoạt động ngành nghề TTCN ở nông thôn đã thu hút được số lượng lao động lớn tham gia sản xuất trong các làng có ngh ề. Phát triển TTCN thu hút lao động dôi dư từ nông nghi ệp, giải quyết vấn đề lao động nông nhàn và tình tr ạng di dân tự do đối với người dân nông thôn . Qua đó, nó góp ph ần làm tăng thu nhập cho các tầng lớp dân cư, góp phần xoá đói giảm nghèo và ổn định an ninh, xã hội ở nông thôn . Nói cách khác ngh ề thủ công giúp c ải thiện đời sống nhân dân, góp ph ần xây dựng nông thôn mới. Phát triển TTCN cung cấp sản phẩm tiêu dùng và công c ụ, dụng cụ cho cho khu vực nông nghi ệp, hỗ trợ cho nông nghi ệp phát triển. Đồng thời, nó làm cho thu nhập từ các ngành phi nông nghi ệp trong dân cư tăng, kích thích nông dân đầu tư vốn vào mở xưởng. Với đặc điể m mức đầu tư không quá lớn, nên nghề thủ công d ễ huy động các khoản vốn nhỏ nhàn rỗi trong dân, của hộ gia đình, trong họ hàng, và đi vay từ các tổ chức tín dụng. Chính vìthế việc phát triển TTCN mở ra một cơ hội cho việc giải quyết việc làm ở thành thị và nông thôn , từ đó có thể giải quyết tốt vấn đề di cư tự do từ nông thôn ra thành thị. + Phát tr iển tiểu thủ công nghiệp đẩy mạnh việc phát huy các tiềm năng và lợi thế của địa phương Phát triển TTCN cho phép khai thác triệt để hơn các nguồn lực ở địa phương như lao động, nguyên vật liệu, tiền vốn… TTCN có thể làm được điều này vì nó có nhiều loại quy mô, dễ dàng chuyển hướng kinh doanh. Một khi các nghề TTCN ở nông thôn phát triển mạnh, nó sẽ tạo ra một đội ngũ lao động có tay nghề cao và lớp nghệ nhân mới. Chính thông qua lực lượng này 15
  • 28. để tiếp thu những tiến bộ kỹ thuật và công nghệ tiên tiến áp dụng vào sản xuất, làm cho sản phẩm có chất lượng cao, giá thành giảm, khả năng cạnh tranh trên thị trường lớn. Như vậy, các nghề TTCN càng phát triển mạnh nó càng có điều kiện để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng ở nông thôn . Hơn nữa khi cơ sở vật chất được tăng cường và hiện đại, chính là tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ lao động thích ứng với tác phong công nghiệp, nâng cao tính tổ chức kỷ luật. Đồng thời, trình độ văn hóa của người lao động ngày càng được nâng cao, lại là cơ sở thuận lợi cho việc đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ vào lĩnh vực sản xuất TTCN. + Phát triển TTCN góp phần thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư Trong giai đoạn đầu của công nghi ệp hóa , khi đại công nghi ệp chưa chiếm ưu thế, TTCN phát huy ưu thế, hỗ trợ, bổ khuyết cho đại công nghi ệp. Trong tình trạng nền kinh tế phát tri ể n thấp, TTCN sử dụng nguồn tài nguyên, lao động dồi dào ở nông thôn , khai thác ngu ồn vốn tự có trong dân, m ở rộng sản xuất nhiều sản phẩm với giá cạnh tranh. Vốn là một trong những yếu tố quan trọng giúp phát triển TTCN; các chủ xí nghiệp có thể kêu gọi các nguồn vốn từ các tổ chức khác nhau, nhưng điều đó còn rất khó khăn vì việc hoạt động của các ngành nghề TTCN còn gặp nhiều hạn chế. Điều đặc biệt phát triển TTCN lại có thể góp phần thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. hủ cơ sở có nguồn vốn đó từ những người thân, từ những người muốn góp vốn,... từ đó làm cho TTCN phát triển mạnh ở những ngành, nghề, khu vực chưa hoặc không th ể cơ khí hoá được; như những ngành nghề gia công, ch ế biến kim loại, chế tạo công c ụ thường, công c ụ cải tiến, chế tạo máy móc nh ỏ để phục vụ trực tiếp cho nông thôn hoặc cả đại công nghi ệp. Đặc biệt phát triển những ngành nghề chế biến nông s ản, thực phẩm, hoa quả phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. Nhờ vậy, giải quyết được công ăn việc làm cho người lao động và tích luỹ vốn cho CNH - HĐH. + Phát triển tiểu thủ công nghiệp góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH Phát triển TTCN góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH; mà việc trọng tâm là cần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn , cũng có 16
  • 29. nghĩa đưa kinh tế nông thôn phát triển cả về chất lượng và số lượng. Đó là làm thay đổi cơ cấu sản xuất, lao động, sản phẩm, thu nhập…trong nông nghi ệp. TTCN góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghi ệp, nông thôn vì các lý do sau đây: Một là , sự phát triển của các nghề TTCN truyền thống, mở ra nghề mới làm cho tỷ trọng công nghi ệp, tiểu thủ công nghi ệp tăng dần trong GDP. Như vậy, có thể xoá bỏ tình trạng độc canh cây lúa ho ặc kinh tế thuần nông ở từng địa phương; làm tăng nhanh khối lượng sản phẩm hàng hoá cho tiêu dùng, xu ất khẩu, tăng thu nhập cho các t ầ ng lớp dân cư, góp phần xoá đói giảm nghèo ở nông thôn . Hai là , phát triển TTCN cung cấp số lượng lớn sản phẩm cho khu vực nông nghiệp, nông thôn, đồng thời tạo vốn phát triển ngành nghề. Phát triển TTCN cung ứng nhiều sản phẩm cho thị trường và thu được lợi nhuận cao. TTCN phát triển làm cho thu nhập từ các ngành phi nông nghi ệp trong dân cư tăng nhanh. Từ đó kích thích nông dân đầu tư vốn vào mở xưởng để làm TTCN. Khi khối lượng sản phẩm hàng hoá ngày càng tăng nhanh, thị trường mở rộng thì kinh tế dịch vụ phát triển. Như vậy, phát triển TTCN đã tác động mạnh mẽ và góp phần làm cho cơ cấu kinh tế ở nông thôn chuyển dịch theo hướng tích cực, thúc đẩy chuyển dịch kinh tế theo hướng CNH - HĐH. + Phát triển tiểu thủ công nghiệp góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và phát triển du lịch Phát triển TTCN góp ph ần giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Trải qua nhiều thế kỷ, nghề thủ công truy ền thống đã có nh ững bước phát triển và tạo ra những sản phẩm mang đậm dấu ấn tinh hoa của nền văn hóa, văn minh dân tộc. Trong đó, nhiều nghề đạt tới trình độ công ngh ệ tinh xảo với kỹ thuật điêu luyện và phân công lao động khá cao. Có nh ững nghề được lưu giữ và phát tri ển cho đến nay, có những nghề mới ra đời nhưng cũng có những làng nghề bị mai một hoặc mất hẳn. Nhiều sản phẩm ngành nghề TTCN là kết tinh của sự giao lưu và phát triển các giá tr ị văn hoá, văn minh lâu đời của mỗi dân tộc. Nhiều sản phẩ m ngành nghề TTCN mang tính nghệ thuật cao, với những đặc tính, sắc thái riêng c ủa mỗi dân tộc, không 17
  • 30. những có giá tr ị hàng hoá cao mà còn tr ở thành những sản phẩm văn hoá đặc sắc và là biểu tượng đẹp đẽ của truyền thống dân tộc. Phát triển TTCN còn giúp cho lĩnh vực du lịch được phát triển. Ngành nghề thủ công truy ền thống, đặc biệt là các ngh ề thủ công m ỹ nghệ, là di sản quý giá c ủa mỗi dân tộc, mỗi quốc gia, lưu giữ những tinh hoa nghệ thuật và kỹ thuật truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, hun đúc nên từ các thế hệ nghệ nhân tài ba. Đồng thời, nét văn hóa dân tộc đặc sắc, làng nghề truyền thống cũng có sức hút đặc biệt đối với du khách b ởi mỗi làng lại gắn với một vùng văn hóa hay một hệ thống di tích lịch sử, văn hóa. ến với làng nghề du khách không ch ỉ được ngắm cảnh quan mà còn được tham quan nơi sản xuất, trực tiếp được tiếp xúc v ới những người thợ thủ công, thậm chí còn được trực tiếp tham gia làm ra sản phẩm. Vì vậy, phát triển làng nghề kết hợp với du lịch góp ph ần thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa t ại chỗ, tạo thêm việc làm và thu nhập. Hơn nữ a phát triển làng nghề còn giúp cho ngành du l ịch quảng bá được hình ảnh của đất nước ra nước ngoài thông qua các s ản phẩm của các làng nghề truyền thống. Do đó, bảo tồn giữ gìn và phát triển ngành nghề TTCN truyền thống trong nông thôn tại các làng, xã là góp ph ầ n vào việc bảo tồn, gìn giữ các giá tr ị văn hoá của dân tộc trong quá trình công nghi ệ p hoá, hiện đại hoá nông nghi ệp, nông thôn . 1.1.4. Tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá sự phát triển tiểu thủ công nghiệp 1.1.4.1. Tiêu chí đánh giá sự phát triển tiểu thủ công nghiệp * Cơ cấu kinh tế - xã hội thay đổi theo hướng tiến bộ Sự hình thành và phát triển của các ngành nghề TTCN có vai trò r ất quan trọng đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng CNH - HĐH, làm cho cơ cấu kinh tế - xã hội thay đổi theo hướng tỷ trọng của nông nghi ệp ngày càng gi ảm, tỷ trọng của công nghi ệp và dịch vụ ngày càng tăng lên. Đồng thời nó còn đóng vai trò tích cực trong việc thay đổi tập quán từ sản xuất nhỏ, độc canh, mang tính tự cấp tự túc sang sản xuất hàng hóa. Với sự phát triển theo từng nấc thang từ hộ gia đình sản xuất nhỏ lên các doanh nghiệp vừa và nhỏ, sau đó là các doanh nghiệp lớn, phát triển TTCN sẽ là 18
  • 31. cầu nối giữa công nghi ệp lớn, hiện đại với nông nghi ệp phi tập trung, là bước trung gian chuyển từ nông thôn thuần nông, nh ỏ lẻ, phân tán lên công nghi ệp lớn, hiện đại và đô thị hoá. Phát triển TTCN sẽ là điểm thực hiện tốt việc phân công lao động tại chỗ, là nơi tạo ra sự kết hợp giữa nông nghi ệp – công nghi ệp có hi ệu quả. Sự phát triển của các ngành nghề TTCN là một trong những hướng rất quan trọng để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng CNH, HĐH. Vì vậy, phát triển TTCN một cách bền vững sẽ giúp cho cơ cấu kinh tế - xã hội thay đổi theo hướng tiến bộ. * Sự phát triển TTCN phải xuất phát từ động lực nội tại: tiến bộ công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nguồn vốn Những nhân tố quan trọng gắn liền với địa phương phát triển các ngành nghề TTCN như: tiến bộ công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nguồn vốn tại địa phương có ảnh hưở ng tr ực tiếp đến năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Trước đây, ngành nghề TTCN là ngành ngh ề chủ yếu dựa vào công ngh ệ truyền thống và kinh nghiệm sản xuất được truyền qua nhiều thế hệ, chất lượng nguồn nhân lực thấp, không qua đào tạo dạy nghề cộng theo nguồn vốn hạn chế cho nên sản phẩm làm ra số lượng còn ít, chất lượng kém và giá thành cao, kh ả năng cạnh tranh hạn chế. Vì vậy, trong xu thế CN H - HĐH đất nước thì việc ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất là một tấ t yếu; đội ngũ lao động tại địa phương cần được đào tạo bài bản; sự hỗ trợ về nguồn vốn được nhân rộng để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, việc áp dụng khoa học - công ngh ệ mới vào sản xuất cần phải kết hợp với công ngh ệ truyền thống để không làm m ất đi nét văn hoá truyền thống kết tinh trong mỗi sản phẩm. * Đạt được sự cải thiện sâu rộng chất lượng cuộc sống của dân cư Nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư là một trong những tiêu chí đánh giá phát triển TTCN. Sự cải thiện sâu rộng chất lượng cuộc sống của dân cư sẽ giúp cho các chính sách của nhà nước được thực hiện một cách hiệu quả chẳng hạn như: phát triển sự nghiệp giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa và xã hội hóa; đảm bảo cho mọi người dân, nhất là người nghèo, người cao tuổi, trẻ em dưới 6 tuổi và đối tượng chính sách xã hội khác được hưởng các dịch vụ y tế, chăm sóc sức 19
  • 32. khỏe ban đầu nhằm giảm tỷ lệ bệnh tật, tăng tuổi thọ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đồng thời đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao và rèn luyện thân thể, xây dựng nếp sống có lợi cho sức khỏe, đảm bảo an toàn cộng đồng, thực hiện dinh dưỡng hợp lý và vệ sinh an toàn thực phẩm. * Chất lượng sản phẩm ngày càng cao Trong xu thế hội nhập và cạnh tranh gay gắt của thị trường nói chung và thị trường các sản phẩm TTCN nói riêng, nhu cầu của con người đối với hàng hóa ngày càng tăng không những về số lượng mà cả về chất lượng. Để thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng, các cơ sở sản xuất TTCN phải nổ lực, cố gắng tìm kiếm các phương pháp tối ưu nhất để sản xuất và cung ứng sản phẩm có chất lượng cao nhất và giá thành hợp lý nhất. Đó chính là con đường chủ yếu để các cơ sở sản xuất TTCN tồn tại và phát triển lâu dài. Chất lượng sản phẩm thực sự trở thành tiêu chí cơ bản quyết định sự phát triển TTCN cũng như sự thành công hay sự tụt hậu của nền kinh tế đất nước. Đảm bảo không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm đối với các cơ sở sản xuất TTCN là yêu cầu khách quan góp phần thúc đầy phát triển TTCN, đóng góp vào việc nâng cao chất lượng đời sống của dân cư tại địa phương. 1.1.4.2. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích a. Các ch ỉ tiêu phản ánh chung v ề tình hình phát triển TTCN theo các tiêu th ức khác nhau như: + Theo quy mô lao động: → ≤ 5 lao động → 5- 10 lao động → ≥ 10 lao động + Theo thành phần kinh tế: → Nhà nước → Tập thể → Tư nhân → Cá thể (gia đình) + Theo ngành kinh tế:→ Chế biến nông, lâm, th ủy sản → Khai thác và s ản xu ấ t vậ t liệ u xây dựng → Cơ khí chế tạo, sửa chữa máy móc thi ết bị → Sản xuất hàng tiêu dùng, th ủ công, m ỹ nghệ 20
  • 33. b. Các ch ỉ tiêu phản ánh thực trạng các cơ sở sản xuất TTCN * Các đặc điểm của cơ sở TTCN - Đặc điểm của chủ cơ sở sản xuất TTCN theo nhóm ngành về giới tính, độ tuổi, trình độ văn hóa, kinh nghiệm sản xuất, đã qua đào tạo về quản lý và kỹ thuật… - Đặc điểm về lao động và thu hút lao động mà cơ sở sản xuất TTCN theo nhóm ngành (t ổng số lao động, giới tính, các đặc điểm về lao động như: thuê ngoài, thường xuyên, th ời vụ…). - ặc điểm về vốn và cơ sở sản xuất TTCN theo nhóm ngành, theo tính chất nguồn vốn (vốn cố định và vốn lưu động) và theo nguồn hình thành (vốn tự có, vốn đi vay từ ngân hàng, tổ chức tín dụng khác…) - Đặc điểm về thị trường nguyên liệu và hình thức thu mua nguyên liệu (thị trường trong tỉnh: trong x ã, trong huyện, huyện khác; hình thức thu mua: thu gom, hợp đồng…) - Đặc điểm thị trường tiêu thụ sản phẩm của cơ sở sản xuất TTCN (thị trường tiêu thụ: trong huyện, huyện khác trong tỉnh, tỉnh khác…; hình thức tiêu thụ: tiêu thụ trực tiếp, tiêu thụ gián tiếp qua đại lý, bán lẻ…) - Các đặc điểm khác như: tỷ lệ cơ sở có giấy phép kinh doanh, có kế toán, hình thức thành lập như thế nào… * Kết quả sản xuất kinh doanh: + Giá trị sản xuất (GO - Gross Output): là toàn b ộ giá trị của các sản phẩm do lao động của cơ sở làm ra trong một thời gian nhất định (thường tính cho 1 năm) GO = ∑Qi x Pi (i = 1, n) Trong đó: Qi – Khối lượng sản phẩm thứ i Pi – Giá trị sản phẩm thứ i n – Số hàng hóa + Chi phí trung gian (IC - Intermediate Comsumption): là một bộ phận cấu thành của tổng chi phí sản xuất, bao gồm toàn bộ chi phí thường xuyên về vật chất như nguyên liệu, nhiên liệu và vật chất khác (không kể khấu hao tài sản cố định) và 21
  • 34. chi phí dịch vụ được sử dụng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm TTCN trong một thời gian nhất định (tương ứng với thời gian tính GO). + Giá trị gia tăng (VA - Value Added): là toàn b ộ kết quả lao động hữu ích của người lao động mới tạo ra và giá tr ị hoàn vốn cố định (khấu hao TSCĐ) trong một thời gian nhất định. Đây là chỉ tiêu phản ánh bộ phận giá trị mới được tạo ra của các hoạt động sản xuất hàng hóa mà cơ sở TTCN mới làm ra. VA=GO–IC + Thu nhập (bao gồm cả công lao động và lãi): các ph ần thu nhập nằm trong giá trị sản xuất (GO) sau khi đã trừ đi chi phí trung gian, khấu hao TSCĐ, thuế, lãi vay, tiền thuê đất và tiền công lao động thuê ngoài . Các chỉ tiêu trên được tính theo bình quân cơ sở TTCN và tính theo nhóm ngành nghề. * Hiệu quả sản xuất kinh doanh: - Hệ số VA/GO - Hệ số VA/IC - VA/Lao động - Thu nhập/Lao động - Hệ số GO/IC - GO/Vốn bình quân Các chỉ tiêu hiệu quả được tính theo bình quân chung các cơ sở sản xuất TTCN trên địa bàn và bình quân theo nhóm ngành ngh ề 1.1.5. Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự phát triển các ngành tiểu thủ công nghiệp 1.1.5.1. Những nhân tố về điều kiện tự nhiên Những nhân tố điều kiện tự nhiên như đất đai, khí hậu, các nguồn tài nguyên thiên nhiên (g ồm khoáng sản, lâm sản, hải sản…) là những nguồn lực và là cơ sở của lợi thế so sánh của mỗi vùng và c ủa đất nước. Các nhân t ố này hoặc trở thành đối tượng lao động để phát triển các ngành TTCN khai thác và ch ế biến, hoặc trở thành điều kiện để xây dựng và phát tri ển các ngành T TCN. Tài nguyên thiên nhiên 22
  • 35. phong phú, tr ữ lượng lớn, điều kiện khai thác thuận lợi sẽ cho phép phát tri ển nhiều ngành TTCN với cơ cấu hợp lý. Các ngu ồn lực tự nhiên nêu trên có lo ại ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển các ngành ngh ề TTCN, có lo ại ảnh hưởng gián tiếp đến cơ cấu các ngành T TCN qua sự ảnh hưởng đến phát triển các ngành kinh t ế như công nghiệp, nông, lâm nghi ệp, kết cấu hạ tầng kỹ thuật…Vị trí địa lý l à một điều kiện quan trọng có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển và cơ cấu các ngành T TCN, nhất là trong điề u ki ệ n xây dựng nền kinh tế mở, tăng cường và mở rộng các quan hệ hợp tác, hội nhậ p kinh tế khu vực và thế giới. Vị trí địa lý thu ận lợi cho sự giao lưu kinh tế tạo thành một lợi thế quan trọng cho sự phát triển các ngành T TCN ở mỗi địa phương. Vì vậy, yếu tố này có vai trò h ết sức quan trọng, có ảnh hưởng đến sự phát triển của nhiều nhóm s ản phẩm TTCN. 1.1.5.2. Những nhân tố về kinh tế * Nhân tố lao động và phân công lao động xã hội Khi nói đến lao động, đây là nhân tố không thể thiếu trong quá trình phát triển TTCN nói riêng và phát triển kinh tế nói chung. Trước tiên, về số lượng, tỷ lệ dân số ở thị trường địa phương mà các ngành ngh ề TTCN sản xuất hàng tiêu dùng phải phát triển mạnh mẽ để đáp ứ ng nhu c ầu. Tiếp theo, về chất lượng của người lao động, bao gồm trình độ dân trí, trình độ tay nghề của người lao động, khả năng tiếp thu ứng dụng và vận hành kỹ thuật mới của lao động tạo thành cơ sở quan trọng để phát triển các ngành TTCN có k ỹ thuật cao. Bên cạnh đó, các ngành nghề TTCN cần có những nghệ nhân tinh xảo, khéo léo và một lực lượng lao động có tay nghề cao nắm rõ y ếu tố văn hoá truyền thống, biết kết hợp yếu tố truyền thống với hiện đại vào quá trình sản xuất để tạo ra các sản phẩm truyền thống có giá tr ị về văn hoá và mang những nét hiện đại. Do đó, nhân tố lao động là một nhân tố ảnh hưởng sâu sắc và rộng rãi đến sự phát triển TTCN trong giai đoạn hiện nay. * Nhân tố vốn Vốn đầu tư là nguồn lực quan trọng đầu tiên, khởi đầ u cho quá trình sản xuất kinh doanh; sự phát triển TTCN cũng không nằm ngoài s ự ảnh hưởng đó. Cùng với lao động, nguồn vốn đầu tư là hai nguồn lực tất yếu của mỗi quá trình sản xuất. 23
  • 36. C.Mác chỉ rõ: n ền sản xuất hàng hoá tư bản chủ nghĩa giả định phải có nh ững khối lượng lớn tư bản và sức lao động trong tay những người sản xuất hàng hoá . Vốn đầu tư được chủ doanh nghiệp sử dụng để thuê mặt bằng, đầu tư xây dựng nhà xưởng, mua máy móc thi ết bị, đầu tư cho công nghệ, đầu tư cho kết cấu hạ tầng, thuê mướn nhân công… để tiến hành sản xuất kinh doanh theo ngành nghề đã đăng ký. Một thời gian dài ta coi nghề "thủ công nghi ệp" như một nghề phụ của ngành NN, nguồn vốn tự có c ủa các hộ rất nhỏ bé và khó khăn. Do đó Nhà nước đang có những chính sách phù h ợp để thu hút, huy động nhiều nguồn vốn đầu tư, hoặc đầu tư vào kết cấu hạ tầng KT-XH, để hỗ trợ TTCN phát triển mạnh và bền vững. * Thị trường Trong cơ chế thị trường, thị trường tác động trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển các ngành TTCN, cụ thể là các hộ và các cơ sở sản xuất kinh doanh. Chỉ có trên cơ sở trao đổi đượ c s ả n phẩm TTCN, thì tái sản xuất mở rộng mới có th ể thực hiện được, và thực hiện tái sản xuất mở rộng trong sản xuất TTCN là yêu c ầu khách quan. Sản xuất TTCN ngày nay chịu sự chi phối của quy luật cung cầu, của quy luật giá trị. Thị trường tác động đến cả đầu vào và đầu ra của các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Không ch ỉ có thị trường hàng hoá, d ịch vụ mà các lo ại thị trường khác như: thị trường lao động, thị trường khoa h ọc - công ngh ệ, thị trường tài chính… cũng đều có ảnh hưởng đến sự phát triển của các ngành TTCN. Vì vậy, những ngành nghề TTCN thích ứng với cơ chế thị trường thì sẽ phát triển nhanh và ngược lại. Do đó động lực thúc đẩy TTCN phát triển chính là yếu tố thị trường cho sản xuất. * Nguyên vật liệu Yếu tố nguyên vật liệu là yếu tố quan trọng, không thể thiếu trong bất kỳ quá trình sản xuất công n ghiệp nào, kể cả các ngành CN. Chất lượng, giá thành của sản phẩm cũng như lợi nhuận của các đơn vị sản xuất phụ thuộc vào số lượng, chất lượng, chủng loại nguyên vật liệu và khoảng cách giữa nguồn và nơi sản xuất. Do đó, các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong các ngành TTCN thường chú ý đến nguồn nguyên vật liệu. Hiện nay, ở nhiều nơi nguồn nguyên v ậ t liệ u tại chỗ dần bị cạn kiệt, phải mua từ nơi khác về, điều kiện khai thác, vận chuyển từ nơi khác có ảnh 24
  • 37. hưởng đáng kể tới việc đảm bảo nguồn nguyên liệu cho các ngành TTCN ho ạt động. Vì vậy, vấn đề lựa chọn sử dụng các loại nguyên vật liệu hợp lý, theo h ướng đa dạng, giá rẻ, phù h ợp với quy trình sản xuất, đảm bảo cho sản phẩm có ch ất lượng cao, giá thành h ạ là điều cần phải quan tâm hiện nay. * Kỹ thuật và công nghệ Sự phát triển các ngành nghề TTCN phụ thuộc phần nhiều vào trình độ kỹ thuật và công ngh ệ sản xuất, bởi nó quyết định năng suất lao động, chất lượng và giá thành sản phẩm. Ngoài ra, trình độ kỹ thuật và công nghệ còn ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các sản phẩm TTCN trên thị trường và quyết định sự tồn tại hay suy vong của một cơ sở sản xuất TTCN. Vì vậy, trong thời đại khoa học - công ngh ệ phát triển mạnh mẽ như hiện nay thì các cơ sở, hộ sản xuất, kinh doanh các ngành TTCN phải ứng dụng công ngh ệ mới vào SX là m ột tất yếu để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Do đó, nhân tố kỹ thuật - công ngh ệ tác động mạnh mẽ đến sự phát triển các ngành TTCN. Vì vậy, Nhà nước cần đưa ra các chính sách khoa học, công ngh ệ để áp dụng rộng rãi các ti ến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất TTCN. * Kết cấu hạ tầng Đối với phát triển TT N, nhân tố không thể thiếu đó là kết cấu hạ tầng bao gồm: hệ thống giao thông vận tải, điện, viễn thông,... trong đó giao thông vận tải, thông tin liên l ạc là quan trọng nhất. Qua quá trình hình thành, tồn tại và phát tri ển của các ngành TTCN truy ền thống cho thấy, các cơ sở sản xuất TTCN chủ yếu nằm trên các đầu mối giao thông th ủy, bộ thuận lợi. Ngày nay, khi giao lưu kinh tế phát triển, khi thị trường tiêu thụ sản phẩm không ch ỉ ở địa phương mà vươn tới các thị trường rộng lớn khác, khi nguồn nguyên liệu tại chỗ cạn kiệt dần phải vận chuyển từ nơi xa về, thì yêu cầu về hệ thống giao thông v ậ n tả i phát triển thuận lợi đối với các ngành TTCN là r ất quan trọng. Bên cạnh đó, bưu chính viễn thông giúp cho các chủ doanh nghiệp nắm bắt kịp thời, nhanh chóng, chính xác những thông tin về thị hiếu, giá cả, mẫu mã, chất lượng, quy cách sản phẩm trên thị trường, để có những ứng xử thích hợp đáp ứng nhu cầu của thị trường. Tóm lại, nế u có h ệ thống kết cấu hạ tầng tốt, đặc biệt là giao thông vận tải và bưu chính viễn thông sẽ tạo điều kiện cho các ngành TTCN phát tri ển. 25
  • 38. 1.1.5.3. Những nhân tố về văn hóa, xã hội * Trình độ học vấn của cộng đồng dân cư Trình độ học vấn không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển TTCN ở nông thôn , mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của toàn bộ xã hội nói chung. Nếu trình độ học vấn của cộng đồng dân cư đồng đều sẽ tạo ra một môi trường thuận lợi trong kinh doanh và giúp cho người dân tiếp thu các tiến bộ khoa học - công ngh ệ một cách dễ dàng, tạo ra năng lực sáng tạo mới và sự năng động trong quá trình hoạt động sả n xuấ t, kinh doanh. Trình độ học vấn cao của cộng đồng dân cư là nền tảng để người dân nhận thức đúng và thực hiện các chính sách, luật pháp của Nhà nước. Là bước nhảy giúp cho các ngành nghề TTCN ở nông thôn phát triển nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung. * Nhân tố truyền thống Yếu tố truyề n th ống trong các ngành nghề TTCN chi phối đến hoạt động sản xuất và tiêu dùng c ủa người dân. Nó có tác dụng bảo tồn những nét đặc trưng văn hóa của từng nghề, của dân tộc, làm cho sản phẩm có tính độc đáo và có giá trị cao. Bên cạnh đó, để có các sản phẩm hoàn hảo nhằm đảm bảo tính cạnh tranh như chất lượng cao, giá thành hạ,... thì phải kết hợp với khoa học và công nghệ hiện đại, phải có những con người có đầu óc kinh doanh năng động, sáng tạo. Trong điều kiện hiện nay, yếu tố truyền thống lại có tác dụng hai mặt tích cực và tiêu cực: đó là bảo tồn những nét đặc trưng văn hoá của ngành nghề và của dân tộc; làm cho sản phẩm có tính độc đáo và giá trị kinh tế cao, tạo cơ sở cho sự tồn tại bền vững của các ngành TTCN trước những biến động của cơ chế thị trường; mặt khác, nhân t ố văn hoá truyền thống được hình thành trên cơ sở của nền sản xuất tiểu nông nên đã làm nẩy sinh tính cách thụ động, ngại thay đổi. Vì vậy, phát triển TTCN cần phải tận dụng những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực của yếu tố này. * Nhân tố nhận thức xã hội Sự phát triển TTCN không những chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố không những về điều kiện tự nhiên, về kinh tế,... mà nó còn chịu ảnh hưởng bởi thái độ của xã hội, cụ thể là sự nhận thức về vai trò c ủa các ngành TTCN trong vi ệc tạo việc 26
  • 39. làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn và những đóng góp vào công cuộc xây dựng nông thôn mới. Sự thừa nhận và ủng hộ của xã hội đối với sự tồn tại và phát triển của các cơ sở sản xuất TTCN trong nông thôn là sự biểu hiện rõ ràng của nhân tố văn hóa, qua đó khuyến khích đầu tư phát triển các ngành TTCN. 1.1.5.4. Những nhân tố về môi trường chính sách, chính trị và pháp luật Môi trường chính sách, chính trị và pháp luật của Nhà nước có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành, tồn tại, phát triển hay suy vong của các nghề TTCN. Sự ổn định chính trị xã hội sẽ là môi trường thuận lợi, kích thích mạnh mẽ sự đầu tư trong nước và thu hút m ạnh đầu tư nuớc ngoài. Ngoài ra, cơ chế chính sách hợp lý của Nhà nước còn giúp cho các ngành nghề TTCN phát triển một cách nhanh chóng nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra nhiều chính sách để khuyến khích phát triển các ngành nghề nông thôn . Mặc khác, trong điều kiện cơ chế thị trường thì sự can thiệp của Nhà nước vào hoạt động sản xuất, kinh doanh TTCN là một tất yếu khách quan. Vai trò h ệ thống chính sách của Nhà nước được thể hiện trên các m ặt: Hoạch định chiến lược và hỗ trợ các ngành TTCN phát tri ển, sản xuất có hi ệu quả và bền vững, tạo môi trường thể chế thuận lợi, cải cách th ủ tục hành chính để khuyến khích và động viên các nguồn lực vào phát tri ển các ngành TTCN. Vì vậy, Nhà nước cần có các cơ chế chính sách phát triển hợp lý đối với sự kết hợp giữa đại công nghi ệp và TTCN thì TTCN mới có điều kiện thuận lợi đề phát triển. 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ THỰC TIỄ VỀ P ÁT TRIỂN TTCN Ở NÔNG THÔN 1.2.1. Khái quát về ngành TTCN ở Việt Nam Ngành nghề thủ công Vi ệt Nam đã xuất hiện rất sớm, ngay từ thời kỳ dựng nước, ngành nghề thủ công đã có s ự phát triển và trao đổi sản phẩm rộng rãi. Điển hình là các nghề: làm đồ gốm, luyện kim, chế tạo thuỷ tinh, ch ế tác đá, mộc và sơn, dệt vải, đan lát, đóng thuyền… 27
  • 40. Trong một nghìn năm Bắc thuộc, những phát hiện khảo cổ vào thời kỳ này cho thấy, đồ sắt đã chiếm vị trí chi phối trong sản xuất nông nghi ệp và phục vụ đời sống dân cư. Nhiều ngành nghề thủ công đã được phát triển hơn thời kỳ trước và xuất hiện nghề mới. Nghề gốm đã đạt tới trình độ tương đối tinh xảo trong kỹ thuật luyện và nung đất. Các nghề mới nhu nghề luyện đồng và đúc đồng, làm giấy, chế tạo thuỷ tinh, mộc, kim ngân, đường, nấu rượu, khảm xà cừ, đồ da, guốc, dép, gạch, ngói, đồ đá, sơn, mây tre đan, kiến trúc. Cuối thế kỷ XIX sang đầu thế kỷ XX, Việt Nam trở thành thuộc địa của thực dân Pháp. Nhi ều ngành nghề thủ công truy ền thống của Việt Nam mai một dần, thất truyền do phải cạnh tranh với hàng hoá c ủa Chính quốc và hàng hoá do các cơ sở cô ng nghiệp được Pháp xây d ựng mới ở Việt Nam. Một số ngành ngh ề cũng được chính quyền Pháp khuyến khích phát triển. Đầu thế kỉ XX, Pháp m ở một số trường dạy nghề, thành lập hội chuyên khôi ph ục kỹ thuật Khmer và khôi ph ục kỹ thuật cổ truyền Việt Nam ở Hà Nội. Năm 1894 toàn quyền De Lanessan ra nghị định phụ cấp cho các nhà s ản xuất tơ lụa, từ năm 1905 đến năm 1909 ra chính sách miễn thuế trồng dâu, xây d ựng các cơ sở nuôi tằm, trạm sản xuất giống tằm có quy mô công nghi ệp nhỏ. Ngành nghề TTCN Việt Nam thời kỳ này được chia thành nh ữ ng ngành nghề: Ngành nghề mới do người Pháp du nhập vào Việt Nam vào cuối thế kỷ 19 và những nghề mới xuất hiện hoặc được cải tiến do người Việt nam làm từ 1900 - 1918, có kho ảng 102 phương pháp công ngh ệ khác nhau, trong đó có 44 loại công ngh ệ cổ truyền, 42 loại công ngh ệ mới du nhập và 16 loại công ngh ệ kết hợp cả cổ truyền và mới du nhập như: Dệt vải màn, may mặc, tráng gương, thảm xơ dừa, lông v ịt xuất khẩu, đá rải đường, đồ dùng kim lo ại, khai thác khoáng s ản, cơ khí… Từ sau hoà bình lập lại trên miền Bắc, năm 1954 đến trước thời kỳ đổi mới năm 1986, ngành nghề TTCN trong nông thôn bước vào thời kỳ khôi ph ục và phát triển trong điều kiện tập thể hoá. Giai đoạn từ 1954 đến 1957, Chính phủ đã thực thi nhiều chính sách và giải pháp nhằm khôi ph ục lại các ngành ngh ề TTCN. Giai đoạn từ 1958 đến 1986, Chính phủ thực hiện chính sách cải tạo nền kinh tế theo hướng 28
  • 41. tập thể hoá, xoá b ỏ thành phần kinh tế tư bản tư nhân. Trong điều kiện đó, các ngành TTCN trong nông thôn được tập thể hoá vào các HTX. Hàng lo ạt tổ chức kinh doanh, đơn vị thu mua xuất khẩu sản phẩm TTCN của Nhà nước ra đời. Sản phẩm TTCN được xuất khẩu sang các nước Đông Âu chủ yếu là hàng th ủ công m ỹ nghệ. Tuy nhiên, thị trường tiêu thụ sản phẩm TTCN thời kỳ này chủ yếu dựa trên các quan hệ hiệp định tương trợ thương mại giữa các nước XHCN với nhau, không chú ý đế n ch ất lượng, mẫu mã sản phẩm và hiệu quả kinh tế. Mặt khác, phương thức sả n xuấ t t ậ p thể đã biến người thợ thủ công thành xã vi ên trong các HTX và các ngành T TCN chuyển thành ngành ph ụ bổ sung cho hoạt động sản xuất nông nghiệp của HTX nên đã phá v ỡ các mối quan hệ kinh tế đã hình thành trong lịch sử vốn là cơ sở tồn tại của các ngành T TCN, đồng thời cũng phá vỡ kết cấu gia đình trong tổ chức sản xuấ t TTCN truyền thống. Nhiều ngành TTCN trong nông thôn b ị mai một dần, thất truyề n các bí quyết công ngh ệ sản xuất ở một số nghề thủ công đòi h ỏi kỹ thuật tinh xảo. Khi không còn th ị trường tiêu thụ ở các nước Đông Âu, nhiều ngành TTCN không th ể duy trì sản xuất, các HTX mất động lực phát triển, nhiều thợ thủ công ph ải quay về với sản xuất nông nghi ệp. Thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nước đã có nhi ều chính sách khuyến khích thúc đẩy mọi thành phần kinh tế phát tri ể n các ngành T TCN. Việc xác lập hộ là đơn vị kinh tế tự chủ, người nông dân được giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài, được Nhà nước hỗ trợ vốn, đào tạo khoa học - kỹ thuật, giải toả nhiều khâu ách t ắc trong lưu thông phân phối đã tạo ra động lực mới và môi trường thuận lợi cho các ngành TTCN trong nông thôn khôi ph ục, phát triển và mở rộng sản xuất, tạo ra nhiều việc làm cho lao động ở nông thôn, tăng thu nhập cho nông dân, đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Nhi ều sả n phẩ m TCN đã có th ị trường tiêu thụ ở trong nước và thị trường nước ngoài, một số sản phẩm thủ công truy ền thống đã khẳng định được vị trí trên thị trường thế giới. 1.2.2. Xu hướng phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp ở Việt Nam Trước xu hướng toàn cầu hoá và h ội nhập kinh tế quốc tế, cùng v ới những bước tiến và sự thay đổi mạnh mẽ của tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công ngh ệ, ngành nghề 29