SlideShare a Scribd company logo
1 of 40
Download to read offline
MỤC LỤC
PGS TS Lê Thiết Can
Trường ĐH TDTT TPHCM
2
Nội dung Trang
PHẦN MỞ ĐẦU 3
A. NHÖÕNG VAÁN ÑEÀ CÔ BAÛN VEÀ ÑAØO TAÏO TAØI NĂNG TT 7
I. Moät soá khaùi nieäm về đào tạo tài năng thể thao 7
II. Quan ñieåm muïc tieâu cuûa Ñaûng vaø Nhaø nöôùc veà ñaøo taïo taøi năng thể
thao
11
2.1 Quan điểm của Đảng và Nhà Nước 11
2.2 Cơ sở lý luận về đào tạo tài năng thể thao 13
2.3 Đánh giá các nhân tố và điều kiện tác động đến công tác đào tạo nhân
tài thể thao
14
III. Vaán ñeà nghieân cöùu, ñaøo taïo vaø söû duïng ngöôøi taøi 18
3.1 Nghieân cöùu aûnh höôûng cuûa di truyeàn vaø moâi tröôøng tôùi quaù trình phaùt
trieån cuûa moät soá maàm moáng naêng khieáu ôû ñoä tuoåi maãu giaùo.
18
3.2 Caùc con ñöôøng, hình thöùc, bieän phaùp ñeå phaùt hieän, ñaøo taïo caùc hoïc
sinh naêng khieáu ôû nhaø tröôøng phoå thoâng.
19
3.3 Cô cheá, chính saùch; Caùc hình thöùc, bieän phaùp ñeå ñaøo taïo, boài döôõng
taøi naêng ôû baäc ñaïi hoïc, sau ñaïi hoïc vaø ngoaøi xaõ hoäi.
19
3.4 Ñaøo taïo, boài döôõng taøi naêng trong caùc lónh vöïc khoa hoïc – coâng ngheä
muõi nhoïn.
19
B. CON ÑÖÔØNG, HÌNH THÖÙC, PHÖÔNG PHAÙP ÑAØO TAÏO,
TAØI NAÊNG ÔÛ BAÄC HOÏC PHOÅ THOÂNG
19
I. Phaùt hieän naêng khieáu vaø đào tạo tài năng thể thao 19
II. Phöông phaùp phaùt hieän vaø ñaøo taïo taøi naêng theå thao 21
III. Ñaëc ñieåm cuûa quaù trình phaùt trieån taâm sinh lyùù löùa tuoåi 22
IV. Quy trình choïn lọc hoïc sinh naêng khieáu baäc phoå thoâng 26
V. Boài döôõng taøi naêng hoïc sinh naêng khieáu phoå thoâng baèng con ñöôøng
toå chöùc giaùo duïc cuûa tröôøng naêng khieáu – trung taâm ñaøo taïo VÑV
31
VI. Nhöõng nhaân toá caàn ñieàu chính trong quaù trình ñaøo taïo, boài döôõng taøi
naêng theå thao:
34
C) CÁC NHÂN TỐ VÀ ĐIỀU KIỆN ĐỂ PHÁT TRIỂN TÀI NĂNG THỂ
THAO
38
1) Cơ sở pháp lý 38
2) Mục tiêu nhiệm vụ 40
3) Hệ thống quản lý 42
2
PGS TS Lê Thiết Can
Trường ĐH TDTT TPHCM
3
4) Mối quan hệ với các lĩnh vực khác 42
5) Các vấn đề KHCN trong quy trình đào tạo nhân tài thể thao 44
6) Vị trí, vai trò của người tài thể thao 70
7) Những bất cập và hạn chế 72
8) Những vấn đề cần điều chỉnh 72
Tài liệu tham khảo 76
Cấu trúc chuyên đề bao gồm: 3 phần
PHẦN MỞ ĐẦU
A.NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐÀO TẠO TÀI NĂNG THỂ THAO
I) Một số khái niệm về năng khiếu và tài năng
Tư chất; Năng lực; Năng khiếu ; Thông minh; Sáng tạo; Tài năng; Thiên tài
II) Quan điểm mục tiêu của Đảng và Nhà nước về đào tạo tài năng thể thao
II.3 Đánh giá các nhân tố và điều kiện tác động đến công tác đào tạo nhân tài
thể thao.
II.3.1 Đánh giá về công tác đào tạo nhân tài thể thao
II.3.2. Đánh giá các yếu tố và điều kiện tác động đến công tác đào tạo nhân tài
thể thao.
II.3.3 Những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến đào tạo tài năng thể thao
III) Vấn đề nghiên cứu, đào tạo người tài trong thể thao
III.1 Nghiên cứu ảnh hưởng của di truyền và môi trường tới quá trình phát triển
của một số mầm mống năng khiếu ở độ tuổi mẫu giáo.
III.2 Các con đường, hình thức, biện pháp đào tạo nhân tài thể thao trong học sinh
năng khiếu ở nhà trường phổ thông.
III.3 Cơ chế, chính sách để đào tạo, tài năng ở bậc đại học, sau đại học và ngoài xã hội.
III.4 Đào tạo, tài năng trong các lĩnh vực khoa học – công nghệ mũi nhọn.
B) CON ĐƯỜNG, HÌNH THỨC, PHƯƠNG PHÁP ĐÀO TẠO TÀI NĂNG Ở
BẬC HỌC PHỔ THÔNG
3
PGS TS Lê Thiết Can
Trường ĐH TDTT TPHCM
4
I) Phát hiện, đào tạo tài năng thể thao
II) Phương pháp phát hiện và đào tạo tài năng thể thao
III) Đặc điểm của quá trình phát triển tâm sinh lý lứa tuổi
IV) Quy trình chọn lọc học sinh năng khiếu bậc phổ thông
V) Bồi dưỡng tài năng học sinh năng khiếu phổ thông bằng con đường tổ
chức giáo dục của trường năng khiếu – trung tâm đào tạo VĐV
VI. Những nhân tố cần điều chỉnh trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng tài
năng thể thao:
C) CÁC NHÂN TỐ VÀ ĐIỀU KIỆN ĐỂ PHÁT TRIỂN TÀI NĂNG THỂ
THAO
1) Cơ sở pháp ly
2) Mục tiêu nhiệm vụ
3) Hệ thống quản ly
4) Mối quan hệ với các lĩnh vực khác
5) Các vấn đề KHCN trong quy trình đào tạo nhân tài thể thao
6) Vị trí, vai trò của người tài thể thao
7) Những bất cập và hạn chế
8) Những vấn đề cần điều chỉnh
CHUYÊN ĐỀ
ĐÀO TẠO TÀI NĂNG THỂ THAO
4
PGS TS Lê Thiết Can
Trường ĐH TDTT TPHCM
5
PHẦN MỞ ĐẦU
Theo đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước vấn đề đào tạo VĐV năng khiếu
và tài năng thể thao – phát triển khoa học công nghệ – ứng dụng quy trình đào tạo
VĐV cấp cao có vị trí và vai trò vô cùng quan trọng trong chiến lược phát triển thể
dục thể thao của nước ta đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
Việc xây dựng giáo trình đào tạo tài năng thể thao phục vụ giảng dạy cao học đào
tao theo hệ thống tín chỉ là xuất phát từ nhu cầu thực tiễn đòi hỏi đào tạo VĐV trình
độ cao phải được thực hiện theo các bước và lộ trình thích hợp, đảm bảo tính hệ
thống khoa học từ khâu tuyển chọn ban đầu, chuyên môn hóa sâu, hoàn thiện thể
thao… là một quá trình đào tạo tập trung có kế hoạch ngắn, dài hạn phân kỳ để hoàn
thiện kỹ năng, kỹ xảo vận động nhằm đạt thành tích cao, muốn đạt được điều này cần
phải nắm vững các nguyên tắc và phương pháp, có căn cứ theo đặc điểm của từng
môn thể thao, yếu tố phát triển tâm – sinh lý của từng VĐV, thành tích đạt được trong
quá trình đào tạo trung bình từ 7 đến 10 năm. Vì vậy, khi đào tạo VĐV tài năng thể
thao cần phải tính toán đến lứa tuổi, giới tính, trình độ và các yếu tố trội.
Trong sự phát triển chung của xã hội đòi hỏi công tác giáo dục và đào tạo học sinh
có năng khiếu để trở thành tài năng là một trong những mục tiêu quan trọng trong
GDTC & TTTH, các học sinh có tư chất năng khiếu, thông minh sáng tạo là cơ sở trở
thành VĐV tài năng quốc gia. Không chỉ Việt Nam xem người tài là nguyên khí của
quốc gia, mà hầu hết tất cả các nước trên thế giới quan tâm đầu tư để bồi dưỡng đào
tạo năng khiếu và tài năng góp phần phát triển thành tích thể thao nâng cao vị thế
quốc gia trên đấu trường quốc tế.
Theo Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị: “….Thực hiện tốt giáo dục thể chất theo
chương trình nội khóa; phát triển mạnh các hoạt động thể thao của học sinh, sinh
viên, bảo đảm mục tiêu phát triển thể lực toàn diện và kỹ năng vận động cơ bản của
học sinh, sinh viên góp phần đào tạo năng khiếu và tài năng thể thao”.
5
PGS TS Lê Thiết Can
Trường ĐH TDTT TPHCM
6
Đây là sự quan tâm của Đảng và Nhà nước với công tác tuyển chọn, đào tạo nhân
tài thể thao. Trường Đại học TDTT TP.HCM trực thuộc Bộ Văn hóa Thể thao và Du
lịch có chức năng nhiệm vụ cụ thể như sau:
- Đào tạo các loại cán bộ trên các lĩnh vực thể dục thể thao với nhiều trình độ
khác nhau từ đại học, cao học và tiến sĩ chuyên ngành TDTT.
- Nghiên cứu khoa học ứng dụng công nghệ trên các lĩnh vực thể dục thể thao,
giáo dục thể chất và thể thao trường học....
- Đào tạo vận động viên thể thao thành tích cao.
Điều này khẳng định vị trí, vai trò của một trường ĐH TDTT luôn gắn lý luận -
NCKH, đào tạo nguồn cán bộ TDTT có chất lượng – VĐV có thành tích (lý luận gắn
kết với thực tiễn) nhằm góp phần tích cực vào sự ổn định trận tự an ninh quốc gia,
phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội đất nước. Đây là điều kiện, tiền đề quan trọng để
khẳng định thương hiệu, uy tín, là trung tâm đào tạo chất lượng hàng đầu ở khu vực
phía Nam.
Đất nước ta là một đất nước giàu truyền thống cách mạng và có lịch sử hào hùng
trong đấu tranh giành độc lập tự do, có vị trí chiến lược quan trọng, có một nền văn
hóa mang đậm bản sắc dân tộc. Tuy nhiên vùng đất giàu truyền thống cách mạng này
ngày nay đang phải trải qua những khó khăn, do tác động của nền kinh tế thị trường,
sự thích nghi và thích ứng trong xu thế toàn cầu hóa còn một số mặt hạn chế nhất
định, ứng dụng hệ thống khoa học công nghệ hiện đại còn nhiều bất cập,…đặc biệt là
trong lĩnh vực TDTT. Nguyên nhân chính là điều kiện tự nhiên, trình độ dân trí và cơ
sở hạ tầng thấp, nguồn nhân lực qua đào tạo còn thiếu, đội ngũ cán bộ, giáo viên làm
công tác TDTT còn thiếu, yếu về số lượng và chất lượng chuyên môn. Phong trào thể
dục thể thao quần chúng còn thấp, chất lượng các cuộc thi đấu toàn quốc chưa đáp
ứng được yêu cầu bức xúc của xã hội, có nhiều tỉnh còn chưa có VĐV tham dự giải
quốc gia, ở một số môn thể thao thành tích cao được đầu tư nhưng chưa theo kịp với
xu thế phát triển chung trong khu vực và thế giới.
6
PGS TS Lê Thiết Can
Trường ĐH TDTT TPHCM
7
Mặt khác, trong xu thế toàn cầu hiện nay thể dục thể thao đang cần tiếp cận nhanh
chóng với nền kinh tế tri thức, ứng dụng quy trình tuyển chọn, đào tạo hiện đại trên
cơ sở hệ thống và khoa học, lựa chọn các môn thể thao trọng điểm tập trung đầu tư
phải đảm bảo điều kiện đặc thù và phù hợp thể chất của người Việt Nam; khi lựa
chọn xác định các môn thể thao đầu tư trọng điểm cần phải xem xét đến sự phát triển
các loại hình thể thao và các môn thể thao mới được Ủy ban Olympic thế giới đã đưa
vào hệ thống thi đấu.
Trong những năm gần đây, các trường năng khiếu thể thao, trung tâm đào tạo
VĐV được lãnh đạo các cấp, các ngành của các tỉnh, thành trong nước quan tâm đầu
tư. Song, để đạt thành tích và huy chương ở các kỳ thi đấu Olympic là việc khó khăn,
vất vả đòi hỏi sự tập trung nỗ lực lớn của các cấp chính quyền, các đơn vị địa
phương, các tổ chức, các doanh nghiệp, sự tham gia của các nhà khoa học, sự tận tụy
nhiệt tình chịu khó, siêng năng của HLV và VĐV mới dành được thành tích cao ở
đấu trường châu lục, khu vực và thế giới.
Thực hiện Nghị quyết 40/2000/QH10 của Quốc hội khóa X và Nghị quyết Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ VIII, với mục tiêu xây dựng các trung tâm đào tạo cán bộ thể
dục thể thao lớn và có chất lượng chuyên môn cao để góp phần vào công cuộc công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trường Đại học Thể dục thể thao TP.HCM là tiền
thân của Trường Trung cấp thể dục thể thao được thành lập năm 1976 với trên 36
năm xây dựng và phát triển đã khẳng định được vai trò, vị trí là trung tâm đào tạo
nguồn nhân lực hàng đầu của khu vực phía Nam, đã có uy tín & thương hiệu trong
ngoài nước, được bộ GD&ĐT và bộ VH, TT&DL giao đào tạo các bậc đại học, cao
học, nghiên cứu sinh trong ngành TDTT cho khu vực phía nam.
Từ tình hình thực tế nhu cầu đòi hỏi cần phải thường xuyên bổ sung hoàn thiện
giáo trình đào tạo tài năng thể thao, giúp củng cố nâng cao kiến thức cho học viên
vận dụng tốt vào thực tiễn công tác nhằm phát hiện, đào tạo nhân tài, tài năng thể
thao, nâng cao thành tích thể thao cho các tỉnh, thành, ngành khu vực phía Nam, thực
7
PGS TS Lê Thiết Can
Trường ĐH TDTT TPHCM
8
hiện đúng mục tiêu chiến lược phát triển thể thao đến năm 2020 tầm nhìn 2030, nâng
vị thế nền thể thao nước ta đối với khu vực, châu lục và quốc tế.
Như vậy, khi xây dựng giáo trình đào tạo tài năng thể thao xuất phát từ nhu cầu
đào tạo VĐV trình độ cao để bổ sung kịp thời nguồn vận động viên đang thiếu về số
lượng và yếu về chất lượng, đặc biệt khi nền kinh tế của đất nước đang phát triển và
hội nhập quốc tế sâu rộng, vấn đề thường xuyên cập nhật giáo trình là điều kiện tốt
nhất cho đào tạo nhân tài thể thao. Với bước đầu biên soạn, không tránh khỏi những
thiếu soát hạn chế nhất định, rất mong sự đóng góp của các chuyên gia, nhà khoa hoc,
giảng viên, giáo viên, để giáo trình mỗi ngày một hoàn chỉnh.
Mục đích của biên soạn giáo trình
Xuất phát từ chủ trương của Đảng, Nhà nước về đào tạo nhân tài thể thao để
chuẩn bị lực lượng VĐV năng khiếu, có tư chất, có khả năng đào tạo tài năng thể
thao bổ sung nguồn VĐV thể thao thành tích cao cho đất nước đồng thời đó còn là
nhiệm vụ giáo dục đào tạo thế hệ trẻ phát triển toàn diện về kỹ năng, kỹ xảo, nhân
cách, đạo đức, VĐV phải có đầy đủ năng lực và bản lĩnh của VĐV cấp cao. Trường
ĐH TDTT TP.HCM là nơi đào tạo nghiên cứu khoa học phát hiện bồi dưỡng tài năng
thể thao cho Việt Nam, tham gia các giải đấu thể thao khu vực, Châu lục, Olympic,
Thế giới; trước mắt đào tạo lực lượng VĐV xuất sắc phục vụ cho đội thể thao Quốc
gia giành thành tích cao ở các kỳ đại hội thể thao, phù hợp chiến lược phát triển
TTTTC, chuyên nghiệp hóa thể thao của Việt Nam hiện nay và trong tương lai.
Với mục đích và yêu cầu phát hiện, bồi dưỡng đào tạo tài năng thể thao, phục vụ
tốt cho việc nâng cao năng lực trình độ cho các học viên,giảng viên, giáo viên , HLV
trong tuyển chọn, bồi dưỡng, đào tạo nhân tài cho đất nước, trong hoạt động đào tạo
cần đảm bão thực hiện quy chế, quy định đào tạo cao học theo học chế tín chỉ chuyên
ngành TDTT (Thông tư 15 ban hành quy chế đào tạo trình độ Thac sĩ của bộ GD-
ĐT ban hành ngày 15 tháng 05 năm 2014), đây là công việc cần thiết cấp bách, phù
hợp với chủ trương, đường lối chính sách phát triển thể thao nước ta.
8
PGS TS Lê Thiết Can
Trường ĐH TDTT TPHCM
9
Phương pháp xây dựng
Phương pháp xây dựng giáo trình đào tạo tài năng thể thao .
Để thực hiện tốt khi xây dựng giáo trình đào tạo tài năng thể thao cần phải sử
dụng các phương pháp sau đây:
- Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu: Sử dụng tài liệu để làm cơ sở lý
thuyết và đối chiếu. Thông qua phương pháp này cho phép hệ thống hóa các kiến
thức có liên quan đến lĩnh vực tổ chức quản lý, phát hiện đào tạo bồi dưỡng tài năng
thể thao. Xác định các nhiệm vụ, lựa chọn phương pháp làm cơ sở xây dựng giáo
trình.
- Phương pháp khảo sát nhu cầu.
- Phương pháp điều tra phỏng vấn: Phương pháp phỏng vấn chủ yếu là phỏng vấn
chuyên gia thu thập và xử lý những đánh giá và dự báo tập hợp ý kiến các chuyên gia
các nhà khoa học, các nhà quản lý TDTT…về các giải pháp phát hiện đào tạo tài
năng thể thao cho các đối tượng.
- Phương pháp phân tích tổng hợp theo mô hình SWOT: Phân tích, đánh giá điểm
mạnh, điểm yếu, thời cơ, nguy cơ - những mặt hạn chế, nguyên nhân
- Phương pháp toán học thống kê.
- Phân tích số liệu thu được, nhập và xử lý trên hệ thống Windows.
Phạm vi của xây dựng giáo trình đào tạo tài năng thể thao .
Nghiên cứu các lĩnh vực, đối tượng, các khách thể, hệ thống đào tạo, cơ chế chính
sách, cơ sở tập luyện các điều kiện đảm bảo…, tổ chức xây dựng giáo trình đào tạo
tài năng thể thao gồm 3 bước:
 Bước 1: Xây dựng đề cương chi tiết. Báo cáo lấy ý kiến đóng góp…
 Bước 2: Thông qua ý kiến đóng góp điều chỉnh bổ sung
 Bước 3: Hoàn thiện giáo trình đào tạo tài năng thể thao trình các hội đồng
KHĐT thẩm quyền thẩm định phê duyệt.
9
PGS TS Lê Thiết Can
Trường ĐH TDTT TPHCM
10
A.NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐÀO TẠO TÀI NĂNG THỂ THAO:
I) Một số khái niệm về năng khiếu và tài năng:
Trước hết hãy đi từ khái niệm tư chất và từ khái niệm đó đến khái niệm thiên tài.
I.1 Tư chất:
– Là tất cả những tiềm năng phát triển được di truyền và bẩm sinh của một cá thể.
Tư chất của mỗi người là cái “Trời phú cho”, không ai giống ai, là tiền đề cho sự
phát triển cá thể của các thuộc tính ở con người thông qua hoạt động.
I.2 Năng lực: phát triển cao hơn khả năng. “Năng lực là một tổ hợp tâm lý của con
người, đáp ứng một số yêu cầu nhất định và là điều kiện cần thiết để hoàn thành một
số hoạt động nào đó”.
Năng lực chỉ nảy sinh và quan sát thấy trong hoạt động, giải quyết những yêu cầu
mới, nó gắn liền với tính sáng tạo. Người ta có thể chia năng lực ra: năng lực chung
và năng lực chuyên biệt.
Người có năng lực (chung hay chuyên biệt) phải có đầy đủ vốn tri thức, kỹ năng,
kỹ xảo của mình và sử dụng chúng một cách thông minh, sáng tạo trước các đối tác
với nhiều phương pháp mới nhưng vẫn kiên định mục đích. Mọi năng lực của con
người đều biểu lộ những tiêu chí cơ bản: Tính thành thạo, tính linh hoạt và hợp lý,
thông minh, sáng tạo và độc đáo trong phương pháp cũng như trong quá trình giải
quyết nhiệm vụ đạt được các kết quả cụ thể.
Năng lực thường được lượng hoá bằng các phép trắc nghiệm (test) năng lực. Bậc
cao của năng lực là tài năng và thiên tài. Trước khi trở thành tài năng và thiên tài
chúng ta cần tìm hiểu khái niệm về năng khiếu.
I.3 Năng khiếu: năng khiếu là hệ thống tiền đề bên trong dựa trên nhưng tư chất
bẩm sinh – di truyền được phát triển trong đời sống cá thể, tạo cho con người năng
lực giải quyết với chất lượng cao những yêu cầu đặt ra. Năng khiếu không thể tạo ra
10
PGS TS Lê Thiết Can
Trường ĐH TDTT TPHCM
11
mà chỉ được tìm ra, phát hiện thấy ở trẻ em. Trẻ em có năng khiếu là các trẻ em nhờ
thông minh sáng tạo mà hoàn thành nhiệm vụ cao hơn mức bình thường so với trẻ
cùng độ tuổi.
Nếu yếu tố thông minh, sáng tạo được bồi dưỡng kịp thời và công phu mới có cơ
hội trở thành tài năng.
Mặt khác một số người khi có năng khiếu cao vẫn không trở thành tài năng tương
ứng vì họ thiếu ý chí, lòng say mê, kiên trì và sự cần mẫn trong học tập và nhất là
thiếu hăng say sáng tạo.
I.4 Thông minh:
Thông minh là một phức hợp các năng lực, xác định mức độ của quá trình tư duy,
cho phép con người sớm nhận ra các thuộc tính cơ bản và các mối quan hệ của tình
huống, hoàn cảnh cần xử lý và đã nhanh chóng tìm ra giải pháp tốt nhằm đạt được
mục đích đã đề ra. Có thể nêu ở đây hai kiểu phân chia cấu trúc của thông minh:
Thông minh bao gồm những năng lực trí tuệ cơ sở, năng lực về từ ngữ, tính toán,
tưởng tượng không gian, phân tích so sánh và trừu tượng hoá.
Thông minh bao gồm 4 yếu tố: Tính phức hợp (liên quan đến sức căng tinh thần, bề
rộng của ý thức): Tính mềm dẻo, linh hoạt (tính động của thông minh) dễ dàng gạt bỏ
cấu trúc cũ để tạo cấu trúc mới: tính toàn bộ (năng lực thay đổi, thống nhất các nội
dung tách biệt): Tính thành thạo (năng lực giải quyết vấn đề một cách dễ dàng).
Thông minh luôn gắn liền với năng lực tư duy. Cả hai đều là những yếu tố làm nảy
ra hành vi thông minh, nhưng thông minh là khái niệm trên của năng lực tư duy.
Thông minh là thành phần cơ bản của năng lực học tập nhưng không đồng nhất với
năng lực học tập, vì năng lực học tập còn bao gồm những yếu tố nằm ngoài thông
minh như lòng kiên nhẫn, tính tích cực, thái độ sẵn sàng, ý chí và khí chất.
Thông minh chỉ là một thành phần để đảm bảo cho việc học tập và làm việc đạt kết
quả tốt.
11
PGS TS Lê Thiết Can
Trường ĐH TDTT TPHCM
12
I.5 Sáng tạo:
Sáng tạo có nghĩa gốc là tạo ra, làm ra, sản xuất ra, sinh ra cái mới.
Tính chất mới mẻ trong sản phẩm của tư duy là đặc tính quan trọng nhất của sáng
tạo. Một số coi tính mới mẻ đối với cá nhân của sản phẩm là tiêu chuẩn đánh giá sự
sáng tạo. Số khác lại muốn định nghĩa cái mới này trên bình diện xã hội.
Tính chất quan trọng thứ hai của tính sáng tạo là tính độc lập của tư duy làm tiền
đề cho sự giải quyết mới mẻ.
Từ các quan niệm trên có thể đi đến định nghĩa về sáng tạo như sau:
Sáng tạo là một tổ hợp các năng lực cho phép con người trên cơ sở kinh nghiệm
của mình thực hiện được những thành tựu mới, độc lập trên bình diện cá nhân hay
bình diện toàn xã hội, ở đó con người gạt bỏ được cách giải quyết (đặt vấn đề phương
sách giải quyết) truyền thống để đạt được các kết quả mới.
I.6 Tài năng: năng lực có thể được phân chia thành năng lực chung, năng lực chuyên
biệt và có những mức độ khác nhau: các mức độ đặc biệt cao của năng lực là tài năng
và thiên tài.
Tài năng là năng lực đạt thành tích nổi bật trong mọi lĩnh vực của xã hội như ngôn
ngữ, văn chương, khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, toán học, âm nhạc, hội hoạ, tạo
hình, biểu diễn, kỹ thuật TDTT…
Tài năng là một tổ hợp các năng lực tạo nên tiền đề thuận lợi cho hoạt động có kết
quả cao, những thành tích đạt được này vẫn nằm trong khuôn khổ của những thành
tựu đạt được của xã hội loài người.
Tài năng chuyên biệt như tài âm nhạc, tài hội hoạ, TDTT … thường được hình
thành sớm. Còn các tài năng toán học, kỹ thuật hay tổ chức quản lý, sản xuất, kinh
doanh được hình thành muộn hơn.
Tài năng chỉ được hình thành trong quá trình hoạt động mà đầu tiên là hoạt động
học tập của mỗi người.
12
PGS TS Lê Thiết Can
Trường ĐH TDTT TPHCM
13
I.7 Thiên tài:
Thiên tài là một tổ hợp đặc biệt các năng lực, nó cho phép đạt được những thành
tựu sáng tạo mới có ý nghĩa lịch sử vô song.
Thiên tài là mức độ cao nhất của năng lực, khác với tài năng – là kết quả sáng tạo
rất cao, nhưng vẫn nằm trong khuôn khổ trình độ đã đạt được. Thiên tài tạo ra những
giá trị mới, mở ra cả một thời kỳ mới của sự phát triển trên từng lĩnh vực hoạt động
hay toàn bộ lịch sử loài người. Thiên tài bộc lộ ở thành tích kiệt xuất và tính sáng tạo
hiếm có.
Người thiên tài không đứng ngoài xã hội để nhận thức, mà họ tiếp cận một cách
chủ động và tích cực, sáng tạo và do đó đóng góp của họ đặc biệt lớn lao cho sự phát
triển của xã hội.
Thiên tài (tài năng đặc biệt xuất chúng) không phải do trời phú cho mà nó được
hình thành trong quá trình hoạt động của con người. Trong một cơ cấu xã hội thuận
lợi, một hoàn cảnh gia đình thuận lợi, được hưởng một nền giáo dục tốt thì trẻ có
năng khiếu có nhiều cơ hội trở thành tài năng, thiên tài sau này.
II. Quan điểm mục tiêu của Đảng và Nhà nước về đào tạo tài năng:
II.1. Quan điểm của Đảng và Nhà Nước
Theo đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, vấn đề phát triển khoa học công
nghệ là vấn đề mang tính chiến lược của đất nước. Vì vậy phải đặt con người là trung
tâm của sự phát triển. “Con người – mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế –
xã hội”.
Với đội ngũ hơn 2000 giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ hiện đang công tác trên các lĩnh
vực trong đời sống xã hội … Vấn đề “Gia đình, nhà trường, xã hội trong quá trình
phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và đãi ngộ tài năng” luôn được xã hội quan
tâm coi trọng. Đây là mục tiêu chiến lược của Đảng, Nhà nước trong quá trình phát
triển nhanh và bền vững nền kinh tế, xã hội của đất nước. Với cách nhìn nhiều mặt
13
PGS TS Lê Thiết Can
Trường ĐH TDTT TPHCM
14
của các nhà quản lý, nghiên cứu, khoa học… từ sinh thể đến tâm thể trong dòng chảy
truyền thống lịch sử dân tộc, cả ba phạm trù, thời gian – quá khứ - hiện tại - tương lai;
trong mỗi con người và trong phạm vi tác động của quy luật giá trị, mỗi con người
được phát triển, mọi tiềm năng được phát huy, mọi sự sáng tạo được khuyến khích
tạo nên một sức mạnh mới của đội ngũ lao động, đó là nguồn lực vô tận là điều kiện
cơ bản để đất nước ta đi vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Ngay từ những ngày đầu thành lập, được Bộ Chính trị, Bộ Giáo dục và Đào tạo,
Ủy ban Thể dục thể thao (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) và các bộ, ngành
Trung ương và địa phương thường xuyên chỉ đạo, lãnh đạo, đầu tư và phối hợp trong
các hoạt động thể hiện qua các văn bản chỉ đạo:
- Chỉ thị số 17/CT-TƯ ngày 23/10/2002 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về sự
phát triển thể dục thể thao đến năm 2010;
- Luật Giáo dục được Quốc hội khóa XI thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005, tại
Điều 62 quy định về mục tiêu trường chuyên: “Nhằm phát triển năng khiếu của các
em về một số môn học trên cơ sở đảm bảo giáo dục phổ thông toàn diện”.
- Quyết định số 201/2001/QĐ-TTg ngày 28/12/2001 của Chính phủ về việc duyệt
“Chiến lược phát triển Giáo dục giai đoạn 2001 – 2010”.
- Quyết định 11/CP ngày 28 tháng 11 năm 1992 của Chính phủ về việc đổi tên
Trường Đại học Thể dục thể thao TP.HCM;
- Chỉ thị 01/1998 của Bộ trưởng Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục thể thao (nay là Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch);
- Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường năng khiếu Thể dục thể thao trong
giáo dục phổ thông (ban hành kèm theo Quyết định số 32/2003/QĐ-BGDĐT) ngày
11 tháng 7 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Chương trình giáo dục phổ thông (ban hành kèm theo quyết định số
16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/05/2006) của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Điều lệ trường Trung học cơ sở, trường Trung học phổ thông và trường phổ thông
có nhiều cấp học (ban hành kèm theo Quyết định số 07/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02
tháng 04 năm 2007) của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
14
PGS TS Lê Thiết Can
Trường ĐH TDTT TPHCM
15
Luật Thể dục, thể thao ban hành kèm theo Lệnh số 77/2006/QH11 ngày 29 tháng
11 năm 2006 của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Nghị định 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ về qui định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của luật Thể dục, thể thao;
Quyết định số 234/2006/QĐ-TTg, ngày 18 tháng 10 năm 2006 về một số chế độ
đối với huấn luyện viên, vận động viên thể thao.
Quyết định số 2198/QĐ-TTg ngày 03/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc
phê duyệt Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020;
Quyết định số 641/QĐ-TTg ngày 28/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê
duyệt Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011-
2030.
Thông tư 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 của Ủy ban TDTT về hướng dẫn
thực hiện một số qui định của Nghị định 112/2007/NĐ-CP;
Thông tư liên tịch số 02/2009/TTLT-BTC-BVHTTDL ngày 12 tháng 01 năm
2009 về Quy định chế độ chi tiêu tài chính đối với các giải thi đấu thể thao.
II.2. Cơ sở ly luận về năng khiếu, tài năng:
Trong việc nghiên cứu cơ sở tâm sinh lý học của năng khiếu, người ta muốn biết
tài năng do đâu mà có, để từ đó có thể xây dựng các công cụ, phương tiện, con đường
tìm kiếm, phát hiện, bồi dưỡng và đào tạo tài năng có chất lượng và hiệu quả nhất.
Hiện nay đang có nhiều định nghĩa khác nhau về sự thông minh, sáng tạo, năng
khiếu, năng lực, tài năng, và thiên tài. Sở dĩ có sự khác nhau trong định nghĩa và các
khái niệm cơ bản này là vì các nhà khoa học đã tiếp cận chúng theo những hướng,
những mục đích, những bình diện, cấp độ và cách nhìn khác nhau, giữa các lĩnh vực
như tâm lý học, sinh lý học, XHH, GDH … giữa người thầy giáo, người lãnh đạo,
người quản lý công tác giáo dục, đào tạo… Ở Việt Nam, trong những năm qua có
một số đề tài “Phát hiện, đào tạo tài năng trong học sinh phổ thông”, đề tài “Chính
15
PGS TS Lê Thiết Can
Trường ĐH TDTT TPHCM
16
sách đối với thanh niên có năng khiếu, tài năng” trong các lĩnh vực: Toán, Tin, Lý,
Hoá, Sinh … của nhóm các GS – PGS Nguyễn Xuân Huy, Nguyễn Trọng Bảo, Bùi
Hiền, Phan Trọng Luận… Trong lĩnh vực năng khiếu TDTT có các đề tài nghiên cứu
về thể chất và tố chất thể lực: “Nghiên cứu ứng dụng bài tập – kỹ thuật – chiến
thuật”, “Nghiên cứu về tiêu chuẩn đánh giá tuyển chọn cho một số môn TDTT … của
nhóm các GS – PGS đầu đàn như Lê Bửu - Dương Nghiệp Chí – Nguyễn Danh Thái
- Lê Văn Lẫm – Nguyễn Ngọc Cừ – Phan Hồng Minh – Lưu Quang Hiệp – Lê
Nguyệt Nga –Trương Anh Tuấn - Nguyễn Xuân Sinh – Trịnh Hùng Thanh …và hiện
nay bắt đầu nghiên cứu một số lĩnh vực mới: quản lý TDTT, Tâm lý TDTT, sinh lý –
sinh hoá – sinh cơ, Dinh dưỡng, Kinh tế thể thao, TDTT giải trí, du lịch thể thao, TT
Sức khỏe … của các nhà khoa học kế cận như: GS.TS Lê Quý Phượng, PGS.TS Lâm
Quang Thành, PGS.TS Phạm Ngọc Viễn, TS Lê Đức Chương, PGS.TS Huỳnh Trọng
Khải, PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn, TS Chung Tấn Phong, TS Nguyễn Thành Lâm …
Tuy nhiên các đề tài nghiên cứu về các lĩnh vực năng khiếu và tài năng, phát hiện,
đào tạo trở thành những người tài, có quá ít đề tài nghiên cứu trong lĩnh vực này. Nếu
có vẫn ở giai đoạn đầu tìm hiểu.
II.3 Đánh giá các nhân tố và điều kiện tác động đến công tác đào tạo nhân tài
thể thao.
II.3.1 Đánh giá về công tác đào tạo nhân tài thể thao
- Nước ta bước vào thời kỳ chiến lược mới trong bối cảnh thế giới đang thay đổi
rất nhanh, phức tạp, kỹ lường. Hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn,
nhưng xung đột sắc tộc, tôn giáo, chiến tranh cục bộ, can thiệp, lật đổ, khủng bố vẫn
diễn ra gay gắt; các yếu tố đe dọa an ninh phi truyền thống, tội phạm công nghệ cao
tiếp tục gia tăng. Những vấn đề toàn cầu như an ninh tài chính, an ninh năng lượng,
an ninh lương thực, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh… Cuộc đấu tranh của nhân
dân các nước trên thế giới vì hòa bình độc lập dân tộc, dân sinh, dân chủ và tiến bộ xã
16
PGS TS Lê Thiết Can
Trường ĐH TDTT TPHCM
17
hội tiếp tục phát triển. Cuộc đấu tranh giai cấp và dân tộc vẫn diễn biến phức tạp.
Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương; trong đó có khu vực Đông Nam Á là khu vực
phát triển năng động nhưng vẫn tồn tại nhiều nhân tố gây mất ổn định; tranh chấp
lãnh thổ, biển đảo ngày càng gay gắt. ASIAN tuy còn nhiều khó khăn, thách thức
nhưng tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong khu vực...., chỉ số phát triển con người
(HDI) đạt nhóm trung bình cao của thế giới; tuổi thọ bình quân đạt 75 tuổi; lao động
qua đào tạo đạt trên 70%; tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 1,5-2%/năm.
- Đến năm 2020, có một số lĩnh vực khoa học, công nghệ, giáo dục, y tế, văn hóa,
TDTT đạt trình độ tiên tiến, hiện đại. Cải thiện chất lượng môi trường chủ động ứng
phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu, nhất là nước biển dâng…(Trích Đại hội đại
biểu toàn Quốc lần thứ XI).
Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ giảng viên
giáo viên huấn luyện viên các môn thể thao. Đổi mới tổ chức, điều hành phát triển thể
thao thành tích cao theo hướng chuyên nghiệp hóa phù hợp với đặc điểm của từng
môn và từng địa phương. Nhà nước tập trung đầu tư và hỗ trợ đầu tư cho các môn thể
thao trọng điểm trên cơ sở huy động các nguồn lực của xã hội và đảm bảo sử dụng
hiệu quả các nguồn lực trong quá trình đào tạo vận động viên…(Trích Dự thảo lần 6
Nghị quyết của Bộ chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác
thể dục thể thao trong tình hình mới).
Thể thao thành tích cao (TTTTC) luôn được xác định là một nhiệm vụ quan trọng
trong quá trình xây dựng và phát triển sự nghiệp thể dục thể thao (TDTT) trong thời
kỳ mới, góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế văn hóa xã hội, thực hiện mục
tiêu CNH-HĐH đất nước.
Trong những năm qua, TTTTC đã đạt được những kết quả bước đầu. Công tác
đào tạo lực lượng VĐV từng bước đi vào nề nếp, dựa trên cơ sở hệ thống và khoa học
đã có chuyển biến tích cực, thành tích ở một số môn thể thao trọng điểm được nâng
17
PGS TS Lê Thiết Can
Trường ĐH TDTT TPHCM
18
lên; các môn thể thao mới được tập trung đầu tư và đã phát huy tác dụng. Công tác tổ
chức bộ máy, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ TDTT được quan tâm, đầu tư, chất lượng
đội ngũ cán bộ - công chức - viên chức - giảng viên, huấn luyện viên được nâng lên
về số lượng và chất lượng.
II.3.2. Đánh giá các yếu tố và điều kiện tác động đến công tác đào tạo nhân
tài thể thao.
Xu thế phát triển TTTTC trên thế giới và ảnh hưởng của nó đến công tác đào tạo
HLV.
John bales – chủ tịch ICCE (International Council for Coach Education – Hội
đồng quốc tế về giáo dục HLV) – trình bày trong khóa đào tạo HLV tổ chức từ ngày
25 – 27/2 /2005 tại Hồng Kông – Trung Quốc về các xu thế phát triển của TTTTC
trên thế giới như sau:
- Mở rộng các nội dung thi đấu, biểu hiện ở các vấn đề sau:
+ Có nhiều nội dung thi đấu mới của Olympic: 3 môn phối hợp (triathlon), nhào
lộn trên ván nhún (trampoline), nhảy cầu đôi (synchronized diving), lướt ván trên
tuyết (snowboading), BMX,….
+ Có nhiều giải vô địch theo nhóm tuổi: Giải vô địch thiếu niên thế giới, Giải vô
địch trẻ thế giới….
+ Có nội dung thi đấu giành cho nữ: Bóng đá nữ, Hốc cây trên băng nữ, Bóng
nước nữ, Vật nữ, Cử tạ nữ, 5 môn phối hợp nữ, Nhảy sào….
+ Có các giải thể thao giành riêng cho người khuyết tật: Paralympics, Special
Olympics (là đại hội thể thao giành cho người thiểu năng trí tuệ), Giải thể thao giành
cho người điếc…
Mặt tác động, ảnh hưởng Những việc cần làm
1. Tạo nhiều cơ hội hơn cho
các HLV
+ Đặt những yêu cầu cao hơn
- Cần chuẩn bị nhiều HLV hơn
trên đấu trường quốc tế
- Có các chương trình bồi dưỡng
18
PGS TS Lê Thiết Can
Trường ĐH TDTT TPHCM
19
đối với HLV
2. Lịch thi đấu dày đặc hơn
về cách thức huấn luyện nữ
- Biết cách quản lý stress
- Có mô hình huấn luyện theo chu
kỳ hóa mới
3. Các giải vô địch thiếu
niên: có hiện tượng ép sớm và từ
bỏ thể thao sớm:
- 70% VĐV đoạt giải tại các
giải vô địch thiếu niên không thể
tiếp tục chiến thắng tại các giải ở
lứa tuổi cao hơn
- Những yêu cầu đối với
VĐV trẻ: Nhà trường, xã hội, đội
tuyển thiếu niên quốc gia, đội
tuyển khu vực, CLB…
- Cần phải có những công trình
NC
- Tạo sự cân bằng cho VĐV
- Kết hợp hài hòa giữa công tác
huấn luyện và những yêu cầu của VĐV:
Mô hình phát triển VĐV dài hạn là cơ
sở, nền tảng của một chương trình huấn
luyện hiện đại.
+ Phát triển theo phương hướng chuyên nghiệp hóa, thương mại hóa.
+ Đối mặt với vấn nạn doping và các vấn đề thuộc phạm trù đạo đức.
+ Công nghệ trong thể thao ngày càng được chú trọng.
II.3.3 Những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến đào tạo tài năng thể thao
- Những thuận lợi.
+ Thực hiện Luật thể dục thể thao, các văn bản pháp quy có liên quan về đào tạo,
bồi dưỡng tài năng thể thao cho TTTTC của nước nhà, phù hợp với chiến lược phát
triển thể thao Việt Nam đến 2020 tầm nhìn 2030, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu
thể thao để đào tạo thành những tài năng thể thao, đây là cơ sở tạo hành lang pháp lý
cho thời kỳ phát triển mới ở giai đoạn tiếp theo.
19
PGS TS Lê Thiết Can
Trường ĐH TDTT TPHCM
20
+ Nhận thức của người dân về nhu cầu tập luyện TDTT trong giai đoạn kinh tế xã
hội phát triển, thu nhập được nâng lên, chính trị xã hội ổn định, hội nhập giao lưu
quốc tế được mở rộng.
+ Xã hội hóa TDTT có bước phát triển mới giúp cho Ngành Văn hóa, Thể thao và
Du lịch huy động được nhiều nguồn lực của xã hội (nhân lực, vật lực, tài lực, thông
tin lực).
+ Tăng dần đầu tư ngân sách Nhà nước, dành quỹ đất và có chính sách phát huy
nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất, đào tạo bồi dưỡng nhân lực, phát hiện và bồi
dưỡng năng khiếu thể thao để đào tạo thành những tài năng thể thao, nghiên cứu, ứng
dụng khoa học và công nghệ nhằm nâng cao chất lượng hoạt động thể dục, thể thao,
phát triển một số môn thể thao đạt trình độ thế giới.
+ Khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia bồi dưỡng đào tạo tài năng thể thao
góp phần phát triển sự nghiệp thể dục, thể thao, thành lập cơ sở dịch vụ hoạt động thể
thao đáp ứng nhu cầu tập luyện, vui chơi, giải trí của nhân dân, bảo đảm để các cơ sở
thể thao công lập và tư nhân được bình đẳng trong việc hưởng ưu đãi thuế, tín dụng,
đất đai theo qui định của pháp luật để phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu thể thao để
đào tạo thành những tài năng thể thao,
- Những khó khăn, thách thức:
+ Lĩnh vực phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu thể thao để đào tạo thành những tài
năng thể thao cho TTTTC hiện nay chưa theo kịp được sự phát triển mạnh mẽ khoa
học và công nghệ trong các lĩnh vực hoạt động TDTT.
+ Mạng lưới cơ sở vật chất kỹ thuật phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu thể thao để
đào tạo thành những tài năng thể thao, phục vụ nâng cao thành tích thể thao còn chưa
đồng bộ, chất lượng chưa cao, phân bố không đồng đều ở các khu vực.
+ Tổ chức bộ máy của Ngành TDTT chưa ổn định số lượng HLV chất lượng cao
chưa đảm bảo, cơ sở vật chất chưa đầu tư đúng mức, sự phối hợp nhân lực, vật lực,
20
PGS TS Lê Thiết Can
Trường ĐH TDTT TPHCM
21
tài lực cho phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu thể thao để đào tạo thành những tài
năng thể thao, phát triển thể thao thành tích cao chưa được thống nhất, thiếu đồng bộ.
+ Nhận thức của xã hội vẫn còn có những quan điểm chưa đúng về TDTT đặc biệt
là công tác phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu thể thao để đào tạo thành những tài
năng thể thao cho TTTTC, chỉ coi là lĩnh vực giải trí, không phải là một ngành nghề
như các lĩnh vực khác...
III. Vấn đề nghiên cứu, đào tạo và sử dụng người tài bao hàm 4 nội dung chính:
III.1 Nghiên cứu ảnh hưởng của di truyền và môi trường tới quá trình phát triển của
một số mầm mống năng khiếu ở độ tuổi mẫu giáo.
III.2 Các con đường, hình thức, biện pháp để phát hiện, đào tạo các học sinh
năng khiếu ở nhà trường phổ thông.
III.3 Cơ chế, chính sách; Các hình thức, biện pháp để đào tạo, bồi dưỡng tài năng ở
bậc đại học, sau đại học và ngoài xã hội.
III.4 Đào tạo, bồi dưỡng tài năng trong các lĩnh vực khoa học – công nghệ mũi nhọn.
B) CON ĐƯỜNG, HÌNH THỨC, PHƯƠNG PHÁP ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG
NĂNG KHIẾU, TÀI NĂNG Ở BẬC HỌC PHỔ THÔNG:
I.Phát hiện, đào tạo năng khiếu và tài năng thể thao:
I.1 Thế nào là học sinh năng khiếu:
Chúng ta so sánh sự khác biệt giữa: Học sinh giỏi – học sinh năng khiếu, vận
động viên có thành tích ban đầu – vận động viên năng khiếu; vận động viên đạt
thành tích cao.
Như vậy năng khiếu có liên quan tới một số yếu tố bên trong dựa trên những
tư chất bẩm sinh – di truyền thể hiện ở các tố chất tâm sinh lý đặc trưng. Học sinh
có năng khiếu có cơ sở để trở thành học sinh giỏi. Vận động viên có năng khiếu là
cơ sở đạt thành tích cao và duy trì lâu, có khả năng đột biến dưới sự tác động của
các yếu tố khác …
21
PGS TS Lê Thiết Can
Trường ĐH TDTT TPHCM
22
Học sinh năng khiếu được đào tạo theo trình tự hệ thống khoa học theo thứ bậc sẽ
là điều kiện để trở thành người tài năng, vì giữa năng khiếu và tài năng còn có
khoảng cách rất xa về khả năng linh hoạt, sáng tạo, ứng xử …
Như đã nói ở trên, cấu trúc của năng khiếu chung gồm 3 yếu tố chính:
- Thông tuệ
- Sáng tạo
- Có một số phẩm chất nổi bật
I.2 Học sinh năng khiếu TDTT đòi hỏi 4 yếu tố:
- Tố chất thể lực
- Kỹ thuật
- Chiến thuật
- Phẩm chất, ý chí, tâm lý
Muốn trở thành tài năng cần có sự tác động khác nhau. Qua các tài liệu nghiên
cứu ở các nước phát triển cho thấy: có 2 – 3% số người có năng lực thấp và có đến
95 – 97% có năng lực bình thường; có 2 – 3% chỉ số năng lực đặc biệt (chỉ số IQ).
Riêng trong thể thao, qua trắc nghiệm nhiều lần, bằng nhiều trắc nghiệm (test) cho
thấy: trong 100 em có 5 – 10 có năng lực kém, 90 – 95 em có năng lực trung bình
và 5 em năng lực tốt.
I.3. Con đường dẫn đến tài năng thể thao:
Con đường tham gia hoạt động TDTT thành tích cao: có 2 mục đích
• Mục đích rõ ràng:
 Truyền thống, cá nhân, gia đình, địa phương, đơn vị...
 Đạt thành tích cao, có tiếng tăm và vị trí trong xã hội, xin việc làm.
 Có cuộc sống tốt (lợi ích về kinh tế)
 Rèn luyện con người có nhân cách tốt...
 Vì lợi ích dân tộc quốc gia...
22
PGS TS Lê Thiết Can
Trường ĐH TDTT TPHCM
23
 Xu hướng có lợi ích cho ngành thể thao, xu thế tích cực, có thể đạt thành
tích cao. Song đòi hỏi lãnh đạo và HLV phải hiểu được mục đích và động cơ của các
em và gia đình để giúp họ xác định đúng ý nghĩa giá trị và tầm quan trọng của việc
tham gia tập luyện TDTT nhằm đạt thành tích cao: định hướng đào tạo để trở thành
những cán bộ TDTT nòng cốt sau này.
• Mục đích không rõ ràng:
 Do sự đam mê tự nhiên của con em
 Tập cho khỏe
 Do sự lôi cuốn của bạn bè
 Do sự tác động của các phụ huynh
 Do phong trào
 Do đơn vị đầu tư
 Do phòng tránh các tệ nạn ngoài xã hội...
 Thời gian duy trì thành tích thể thao cho VĐV lại rất ngắn (5 – 7 năm), độ
rủi ro cao..
 Có xu hướng dễ bị dao động lệch lạc, không quyết tâm, có thể bỏ cuộc giữa
chừng (lớp 9, lớp 12 ). Ngoại trừ một vài trường hợp đặc biệt các em quá xuất sắc
mới cho theo sự nghiệp của ngành, số còn lại có khuynh hướng chọn lựa các ngành
nghề khác.
II. Phương pháp đào tạo tài năng thể thao.
II.1 Phương pháp truyền thống:
- Phương pháp phân tích tổng hợp.
- Phương pháp quan sát sư phạm.
- Phương pháp kiểm tra sư phạm (test).
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
- Phương pháp nhân trắc.
23
PGS TS Lê Thiết Can
Trường ĐH TDTT TPHCM
24
- Phương pháp y sinh.
- Phương pháp phỏng vấn.
- Phương pháp tâm lý.
- Phương pháp toán học thống kê…
II.2 Phương pháp hiện đại:
Ngoài việc kết hợp các phương pháp truyền thống nêu trên. Chúng ta có thể sử
dụng một số phương pháp hiện đại sau:
- Phương pháp di truyền (giải mã Gien).
- Phương pháp ứng dụng máy tính (phần mềm Excel, hoặc SPSS).
- Phương pháp hệ thống – mô hình hóa – cận hệ thống…
- Phương pháp phân tích dự báo (phương pháp chuyên gia, phương pháp tấn
công não, phương pháp Delphi.
- Phương pháp ngoại suy.
- Phương pháp phân tích SWOT
- Phương pháp về trắc nghiệm tâm lý.
- Phương pháp y sinh học…
Mọi phương pháp và quy trình chọn lọc học sinh cho trường chuyên, năng khiếu
TDTT là lọc ra được các nhóm học sinh năng khiếu TDTT để tổ chức đào tạo các
em trở thành tài năng, VĐV cấp cao sau này. Vấn đề phát hiện và tuyển chọn học
sinh năng khiếu và tài năng cần phải đảm bảo hài hòa đồng bộ khi sử dụng các
phương pháp, thủ thuật theo một trình tự tối ưu hay thành một quy trình hợp lý, tối
ưu.
III. Đặc điểm của quá trình phát triển tâm sinh ly lứa tuổi
III.1. Định hướng giáo dục thể chất và huấn luyện thể thao.
24
PGS TS Lê Thiết Can
Trường ĐH TDTT TPHCM
25
F Việc phát triển tâm sinh lý lứa tuổi là căn cứ quan trọng để tiến hành Giáo dục thể
chất – Định hướng đào tạo tài năng thể thao.
III.2. Diễn biến tâm sinh ly lứa tuổi qua từng thời kỳ.
F Diễn biến tâm sinh lý lứa tuổi theo từng giai đoạn lứa tuổi không bình thường.
 Hệ thần kinh: phát triển mạnh, trọng lượng não bộ có thể đạt 90 –
95% của người lớn, song hệ thống thần kinh mới hình thành còn non trẻ. Trạng thái
tâm sinh lý diễn biến phức tạp và rất dễ vỡ, sự ổn định không vững chắc, mau quên,
hưng phấn cao, khả năng kiềm chế kém, quá trình hưng phấn chiếm ưu thế, ức chế
đang phát triển dần.
Hệ cơ: Phát triển mạnh (đặc biệt nhóm cơ lớn, cơ tứ chi) năng lực vận động cao.
Hiếu động, thích hoạt động chân tay hơn hoạt động trí tuệ, rất linh hoạt, trí tưởng
tượng phong phú, thích những công việc nhanh mạnh, không thích các công việc
khó và tỉ mỉ.
Hệ xương: Phát triển mạnh, thích nghi tốt lượng vận động, đặc biệt là cường độ
vận động hơn là khối lượng, chú ý khi tác động lượng vận động phải hợp lý để
giúp xương phát triển đồng bộ vì xương yếu dễ bị biến dạng.
Quả tim: Tăng trưởng mạnh, to dần theo lứa tuổi. Khi 9 tuổi quả tim tăng gấp 6
lần khi mới sinh, qua tuổi thiếu niên tăng gấp 12 -14 lần. Ở giai đoạn cuối tuổi
thiếu niên khả năng thích nghi lượng vận động lớn.
Chiều cao – cân nặng: Từ lúc sinh đến lúc trưởng thành quá trình phát triển chia
thành 2 giai đoạn.
 Giai đoạn tăng đột ngột – giai đoạn tăng từ từ.
 Ở mỗi giai đoạn lại chia thành 2 thời kỳ.
 Giai đoạn tăng đột ngột
 Thời kỳ thứ nhất: Thời kỳ bào thai
 Thời kỳ thứ hai: thời kỳ tuổi dậy thì.
25
PGS TS Lê Thiết Can
Trường ĐH TDTT TPHCM
26
 Giai đoạn tăng từ từ.
 Thời kỳ thứ nhất: từ khi sinh ra đến 7 tuổi.
 Thời kỳ thứ 2: thời kỳ sau tuổi dậy thì.
 Qua các kết quả trên cho thấy:
Sự phát triển chiều cao, cân nặng tăng theo lứa tuổi.
Tuổi phát dục hay còn gọi là tuổi dậy thì của nữ là 11 – 12 và nam là 12 – 13.
Do sự biến đổi về chức năng tâm sinh lý làm mất cân đối trong các hệ thống cơ
quan chức phận của cơ thể; cá tính của các em dễ thay đổi.
Một số em xuất hiện hiện tượng huyết áp cao sinh lý, bộ phận sinh dục phát triển
khác đi, bộ phận sinh dục hoạt động mạnh, xuất hiện chức năng tâm lý mới.
Các dạng tâm lý xuất hiện rõ nét như: cảm xúc, hứng thú, tình cảm (vui buồn đột
ngột…) hành động đôi khi không kiềm chế, kém ý thức, một số em có biểu hiện
mệt mỏi, tâm trạng thất thường, thiếu tự chủ từ đó dẫn đến các hoạt động lóng
ngóng vụng về.
Tóm lại: Bậc học phổ thông (với học sinh ở độ tuổi từ 6 đến 18 tuổi), là bậc học quan
trọng nhất để học sinh có mầm mống năng khiếu có cơ hội để bộc lộ và phát triển.
Qua các phần trình bày kết hợp với 1 số công trình nghiên cứu cho thấy:
1. Lứa tuổi 12 -18 các chức năng tâm lý của nam và nữ có xu hướng hoàn thiện
dần theo sự phát triển của lứa tuổi, song quá trình hoàn thiện diễn ra không đồng đều,
nhiều chức năng diễn ra theo hình làn sóng, có chức năng phát triển mạnh, có chức
năng phát triển chậm, thậm chí có chức năng giảm tạm thời.
2. Tuổi 12 – 13 nam có 3 chức năng phát triển nhanh: khả năng phối hợp vận
động, trí nhớ thị giác, năng lực nhịp điệu. Trong khi đó nữ là: cảm giác lực cơ, trí nhớ
thị giác, khả năng chú ý, riêng khả năng nhịp điệu có xu hướng giảm tạm thời.
26
PGS TS Lê Thiết Can
Trường ĐH TDTT TPHCM
27
3. Tuổi 14 -15 nam có 3 chức năng phát triển nhanh: nhịp vận động tối đa, cảm
giác lực cơ, khả năng chú ý. Chức năng phát triển chậm của nam và nữ là khả năng
phối hợp vận động.
4. Tuổi 16 – 18 các chức năng tâm lý hoàn thiện hơn, song vẫn phải chịu ảnh
hưởng lớn của môi trường tác động. Trong huấn luyện có thể sử dụng lượng vận
động lớn ở một số môn thể thao sẽ giúp đạt thành tích cao.
5. Nếu xét tổng thể về giới tính nam & nữ ở lứa tuổi thiếu niên thì nam vượt
trội hơn nữ.
 Nam có ưu thế về: tính linh hoạt, sức nhanh và thần kinh cơ.
 Nữ có ưu thế về: khả năng nhịp điệu, có thể chọn những môn thể thao có
tính nhịp điệu cao.
6. Qua các kết quả cho thấy:các chức năng tâm lý phát triển không đồng đều.
Sự phát triển các chức năng có ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển tâm sinh lý lứa
tuổi HLV có thể xem đây là cơ sở giúp cho công tác tuyển chọn và đào tạo VĐV cho
từng môn thể thao chuyên sâu thích hợp.
Việc phát triển tài năng thể thao gồm 3 thành tố:
 Bẩm sinh di truyền (tư chất, khả năng, năng khiếu).
 Môi trường tác động (hệ thống tuyển chọn, huấn luyện, đào tạo…)
Nỗ lực ý chí và sự đam mê (quá trình hình thành nhân cách…).
27
HEÄ THOÁNG
THI ÑAÁU
HEÄ THOÁNG
TUYEÅN CHOÏN
HEÄ
THOÁNG
HUAÁN
LUYEÄN
Heä thoáng
caùc ñieàu
kieän ñaûm
baûo
Caùc yeáu toá moâi tr öôøng
Yeáu toá toå chöùc, quaûn lyù taäp luyeän
Taøi chính
Ñaûm baûo cô sôû vaät chaát, kyõ thuaät
Ñaûm baûo veà Y sinh hoïc
Ñaûm baûo caùc phöông phaùp khoa hoïc vaø thoâng tin
Ñaøo taïo caùn boä, HLV
Huaán luyeän theå löïc
Huaán luyeän kyõ thuaät
Huaán luyeän chieán thuaät
Huaán luyeän taâm lyù
Huaán luyeän trí tueä
Giaùo duïc ñaïo ñöùc
Giaùo duïc chính tr ò tö töôûng
Heä
thoáng
ñaøo
taïo
VÑV
PGS TS Lê Thiết Can
Trường ĐH TDTT TPHCM
28
IV. Quy trình chọn lọc học sinh năng khiếu bậc phổ thông:
Sơ đồ mô hình chọn lọc đào tạo vận động viên năng khiếu:
IV.1. Những yêu cầu cơ bản trong đào tạo vận động viên năng khiếu thể thao.
- Test tâm lý.
- Các dạng khí chất.
- Thử phản xạ.
- Nhận thức, ý chí, niềm tin, say mê…
- Di truyền.
- Sự quan tâm của gia đình.
- Kinh tế gia đình.
- Chuyên gia…
- Test nhân trắc (đơn giản) nên dùng imbody.
- Test thể lực chung.
28
PGS TS Lê Thiết Can
Trường ĐH TDTT TPHCM
29
- Test thể lực chuyên môn.
- Kỹ thuật năng lực đặc biệt (trội).
- Đánh giá, phân loại, phỏng vấn, sắp xếp, xác định, điều chỉnh, tuyển chọn.
IV.2. Giới thiệu quy trình phương pháp phát hiện theo 5 bước tuần tự như
sau:
- Bước 1: Trắc nghiệm trí tuệ chung và một số chỉ số về y sinh học.
- Bước 2: Trắc nghiệm năng lực chuyên môn (thể lực chung, thể lực chuyên
môn, kỹ thuật, chiến thuật).
- Bước 3: Đo động cơ học tập của trẻ năng khiếu (chuyên môn, các môn văn
hóa).
- Bước 4: Nghiên cứu gia đình, phả hệ trẻ năng khiếu.
Bước 5: Lấy ý kiến tiến cử của giáo viên dạy trực tiếp, đối chiếu quá trình học tập
của học sinh năng khiếu và kết luận.
Giới thiệu bản danh sách dự tuyển (dự bị tập trung):
TT
Họ và
tên
Ý kiến
cha mẹ
Ý kiến
giáo
viên
Kết quả tham
gia hoạt động
TDTT
Môn
TDTT ưa
thích
Môn thể
thao có
thành
tích
Kết quả
học tập
IV.3. Giới thiệu: Trắc nghiệm động cơ học tập:
Mục đích:
Xác định một số phẩm chất nổi bật của học sinh.
- Thực hiện trắc nghiệm động cơ.
- Trắc nghiệm lòng tự tin.
- Trắc nghiệm hứng thú (xem xét định hướng).
29
PGS TS Lê Thiết Can
Trường ĐH TDTT TPHCM
30
- Trắc nghiệm ước mơ.
IV.4. Giới thiệu lập danh sách đào tạo năng khiếu (năng khiếu tập trung):
Danh sách học sinh xét tuyển:
TT
Họ và
Tên
Giới
tính
Lứa
tuổi
Lớp
TL
chung
TL
chuyên
môn
Kỹ
thuật
Chiến
thuật
Thông
minh,
sáng
tạo
Phẩm
chất
trội
Tổng
điểm
Xếp
hạng
Cần xem xét phả hệ, di truyền, hoàn cảnh gia đình và đo một vài chỉ số sinh lý, nhân
trắc (inbody):
Quy trình đào tạo
Bước 1 Bước 2 Bước 3
* Dự tuyển
Lập danh sách, học sinh
tự nộp đơn (tự tiến cử)
Sự tiến cử của cha mẹ,
bạn bè, đồng nghiệp
Xem xét kết quả học tập,
kết quả hoạt động, năng
khiếu chuyên biệt, môn ưa
thích…
Tổ chức thi tuyển truyền
thống
Lựa chọn xây dựng và
ứng dụng các test kiểm tra
(phù hợp với môn thể
thao).
Trắc nghiệm thông minh,
sáng tạo, động cơ, sự
hứng thú, lòng tự tin.
Kiểm tra các năng lực
chuyên biệt…
Lập phả hệ từ 1 – 3 đời.
Nghiên cứu hoàn cảnh gia
đình, nghề nghiệp, trình
độ học vấn của cha mẹ …
Sự quan tâm của gia đình
đối với việc học tập văn
hóa và chuyên môn, điều
kiện vật chất, tâm lý của
học sinh.
Kiểm tra một số chỉ số về
nhân trắc, sinh lý các yếu
tố di truyền có liên quan.
IV.5. “Bồi dưỡng tài năng”:
30
PGS TS Lê Thiết Can
Trường ĐH TDTT TPHCM
31
Học sinh năng khiếu là những trẻ em làm bài tập hoặc hoàn thành công việc
nhanh hơn, tốt hơn, nhẹ nhàng hơn và khác lạ hơn so với trẻ em khác. Chính vì
vậy loại học sinh này cần được tổ chức dạy đặc biệt sao cho nhịp độ giảng dạy
được nhanh hơn, nội dung giảng dạy cao hơn, phương pháp giảng dạy đặc biệt
hơn để các em được học tập, làm việc, phát triển hết khả năng, theo nhịp độ riêng
của mình. Ngoài những nội dung, phương pháp dùng cho học sinh bình thường,
cần có những nội dung, phương pháp cao hơn cho học sinh năng khiếu.
Giai đoạn 1: 6 – 15 tuổi với hoạt động chủ đạo là học tập, giao lưu bạn bè.
Giai đoạn 2: 16 – 18 tuổi với hoạt động chủ đạo là học tập – hướng nghiệp.
IV.5.1. Bồi dưỡng tài năng học sinh năng khiếu phổ thông bằng con đường
giáo dục gia đình:
Cha mẹ cần nêu gương về mặt đạo đức cho con cái, cần giúp đỡ của nhà
trường để bảo đảm cho con cái có đủ cơ hội và điều kiện học tập tốt ở nhà.
IV.5.2. Bồi dưỡng tài năng học sinh năng khiếu phổ thông bằng con đường tập
hợp khả năng giáo dục của cộng đồng:
Cộng đồng có thể giúp đỡ ở mức vi mô cũng như vĩ mô.
Ở mức vi mô: sự hỗ trợ của các hiệp hội nhằm giúp đỡ tài năng (quận, huyện,
phường, xã)
Ở mức vĩ mô: sự giúp đỡ về chính sách pháp luật và các điều kiện phát triển khoa
học công nghệ khác.
IV.5.3. Bồi dưỡng tài năng học sinh năng khiếu phổ thông bằng con đường
giảng dạy và huấn luyện:
FGiảng dạy là truyền đạt những kỹ năng tri thức ban đầu có liên quan.
FHuấn luyện là nhằm nâng cao để đạt thành tích (giảng dạy là nền tảng, huấn
luyện là nâng cao). Giảng dạy và huấn luyện là quá trình thống nhất. Trong giai
đoạn giảng dạy có nội dung huấn luyện như lặp lại kỹ thuật động tác, phối hợp các
31
PGS TS Lê Thiết Can
Trường ĐH TDTT TPHCM
32
động tác từ đơn giản đến phức tạp… Trong huấn luyện cũng có nhân tố giảng dạy
như: trang bị tri thức mới, sửa chữa một số chi tiết, động tác chưa phù hợp.
- Khích lệ học sinh đặt câu hỏi.
- Lắng nghe và đáp lại các câu hỏi và câu trả lời của học sinh.
- Tổ chức các cuộc thảo luận.
- Tạo nên những tấm gương tốt.
- Động viên học sinh luôn hoàn thành xuất sắc các công việc hàng ngày.
- Từ lớp 6 trở xuống thì yêu cầu cơ bản là quan tâm, yêu quý học sinh và cần hiểu
biết về nhu cầu của trẻ, sự phát triển tâm lý và sinh lý của trẻ. Phải giỏi và thành
thạo trong việc truyền đạt kiến thức. Giáo viên cần phân biệt được đâu là nhu cầu,
đâu là nguyện vọng của học sinh.
Người giảng dạy và huấn luyện cần có những nhân tố sau:
IV.5.4 Nguyên tắc giảng dạy và huấn luyện năng khiếu phổ thông:
Mục tiêu chính của giáo dục là giúp cho học sinh tài năng trở thành người tạo
ra kiến thức, thay vì là những người sử dụng kiến thức.
Giáo viên, huấn luyện viên nên sử dụng các nguyên tắc và phương pháp sau:
- Nguyên tắc tự giác tích cực.
- Nguyên tắc trực quan.
- Nguyên tắc thích hợp và cá biệt hóa.
- Nguyên tắc hệ thống (đảm bảo tính tuần tự và tính thường xuyên liên tục).
Luân chuyển hợp lý giữa tập luyện và nghỉ ngơi.
- Nguyên tắc tăng dần yêu cầu, tăng dần độ khó.
- Nguyên tắc thích nghi và thích ứng lượng vận động cao.
- Nguyên tắc tác động tâm lý…
32
PGS TS Lê Thiết Can
Trường ĐH TDTT TPHCM
33
Tùy theo tính chất của từng môn người ta có thể xây dựng các nguyên tắc, phương
pháp và phương tiện cho phù hợp; chú trọng kết hợp hài hòa giữa hai nguyên tắc
và phương pháp: truyền thống và hiện đại.
Như vậy, quá trình học tập và huấn luyện cho học sinh năng khiếu cần phải
đảm bảo:
- Phù hợp với năng lực, sở thích đích thực và môi trường chung quanh học sinh.
- Gây hứng thú bằng cách nêu lên các nhiệm vụ và vấn đề được chọn lựa cho
phù hợp với trình độ, khả năng của học sinh, đòi hỏi học sinh động não, suy
luận, thay vì học vẹt (tập luyện không có chủ đích).
- Tạo ra nhiều cơ hội để học sinh phát triển năng khiếu, tài năng.
- Phát triển tư duy nhận thức, cách nêu và giải quyết vấn đề, cách suy nghĩ lôgic
chặt chẽ, trau dồi kỹ năng thực hành, nhằm tăng cường kỹ năng tự nghiên cứu,
tự học ở học sinh, vận động viên.
- Thành thạo trong chuyên môn, nắm được những thông tin mới nhất về sự phát
triển của khoa học, kỹ thuật, xã hội liên quan tới bộ môn của mình.
- Tự tin, linh hoạt, sáng tạo, nhiệt tình, có thái độ tích cực trong giải quyết vấn
đề đặt ra.
- Có đầu óc cởi mở, thông cảm và động viên học sinh năng khiếu tiếp xúc, làm
việc với bạn bè, sẵn lòng lắng nghe và đáp lại những câu hỏi và câu trả lời của
học sinh.
F Tóm lại giáo viên, huấn luyện viên cần vững vàng về chuyên môn, trong sáng
về nhân cách và có nghệ thuật dạy và huấn luyện để phát huy các năng khiếu ở
học sinh, vận động viên.
V. Bồi dưỡng tài năng học sinh năng khiếu phổ thông bằng con đường tổ chức
giáo dục của trường năng khiếu – trung tâm đào tạo VĐV:
33
PGS TS Lê Thiết Can
Trường ĐH TDTT TPHCM
34
Vai trò của nhà trường trong việc bồi dưỡng tài năng rất quan trọng. Ngoài
chương trình giảng dạy huấn luyện cơ bản và nâng cao cần mời chuyên gia nói
chuyện, tham quan các cuộc thi đấu lớn.
- Thường xuyên tổ chức thi đấu với nhiều địa điểm khác nhau, đối tượng khác
nhau…
- Cần lồng ghép nhiều nội dung, hình thức sinh hoạt đa dạng phong phú.
V.1. Muốn trở thành tài năng thể thao cần lưu ý một số đặc điểm sau: (thiếu niên
- nhi đồng trẻ)
Mức độ phát triển thể chất có ảnh hưởng đến khả năng vận động của cơ thể.
Kiểm tra, đánh giá diễn biến tâm sinh lý thể thao ở lứa tuổi dậy thì là cực kỳ quan
trọng. Đây là nền tảng vững chắc cho việc xác định thể thao thành tích cao.
 Sinh trưởng thường chỉ sự lớn lên của tế bào (tăng giảm thể hiện mức độ lớn
nhỏ, dài ngắn của các bộ phận cơ quan cơ thể). Sự phát dục có tính liên tục và có tính
giai đoạn, mỗi giai đoạn đều có tính độc lập riêng của nó và luôn có sự thay đổi và kế
thừa, giai đoạn trước đặt nền móng cho giai đoạn sau.
 Sự trưởng thành diễn ra theo hình làn sóng hoặc đường thẳng lúc nhanh, lúc
chậm, chưa đủ khả năng để quyết định lựa chọn nghề nghiệp. Vì vậy chúng ta không
nên đòi hỏi quá cao vào một hoạt động nào đó (kể cả trong xây dựng chỉ tiêu đạt thể
thao thành tích cao).
 Nỗ lực ý chí và đam mê thể thao là yếu tố cơ bản để phát triển nhanh thành tích
thể thao. Song chúng ta không nên quá lạm dụng vào hoạt động thể thao, điều đó dễ
dẫn đến rối loạn chức năng tâm - sinh lý và các yếu tố đặc thù khác mới hình thành.
 Nếu chúng ta đặt yêu cầu thành tích quá cao ở tuổi NĐ và đầu TN sẽ dẫn đến
mộng tưởng sự lo âu âm thầm, nỗi ám ảnh thất bại luôn theo đuổi. Chức năng tâm lý
bị tổn thương, hệ thần kinh mất thăng bằng làm ảnh hưởng xấu trong các hoạt động
34
PGS TS Lê Thiết Can
Trường ĐH TDTT TPHCM
35
thể thao: không quyết tâm, không tin vào khả năng mình, dễ bỏ cuộc, dễ bị kích
động, khả năng chịu đựng kém.
 Trong công tác đào tạo VĐV trẻ cần phải tạo cho các em phát huy hết khả
năng. Do vậy người thầy phải giúp các em hiểu rõ hơn về vị trí, vai trò và khả năng
của mình như: bản lĩnh – tự tin, phát huy được tính tự phê phán những hình ảnh tiêu
cực trong thể thao và xã hội.
 Mối quan hệ tốt giữa Phụ huynh – HLV – giáo viên đóng vai trò quyết định đối
với việc hình thành nhân cách bền vững.
 Hoàn cảnh gia đình & môi trường sống trong xã hội của từng thành viên có
khác nhau (rất đa dạng, phong phú). Các em tham gia tập luyện và thi đấu thể thao
phải chấp nhận sự tranh chấp, đối kháng quyết liệt nảy sinh ngay từ quá trình hội
nhập ban đầu.
 Mỗi em phải có khả năng tự vươn lên. Những thói kiêu căng, tự ti đều là những
nảy sinh không tốt.
 Người lãnh đạo + HLV có trách nhiệm tác động vào phương thức ứng xử để
làm sáng tỏ những nguyên nhân, hành vi, thái độ lệch lạc ngỗ ngược (nếu có).
 Các HLV phải am hiểu về mặt tâm sinh lý lứa tuổi để thấy rằng những rối loạn,
những dao động, những thái độ, hành vi của các VĐV trong các hoạt động TDTT là
điều bình thường phù hợp với quy luật phát triển lứa tuổi.
 Cần dùng các phương pháp huấn luyện hiện đại có kết hợp với dự báo, chuẩn
đoán và điều chỉnh các mặt tâm lý để thúc đẩy sự hưng phấn cao nhằm đạt thành tích
tốt trong quá trình tập luyện và thi đấu. Tránh sự hưng phấn tiêu cực như có hành vi
sinh sự, dễ kích động (khả năng chịu đựng kém…)
 Do đó trong quá trình tuyển chọn; HLV cần xem xét mối quan mật thiết giữa
trình độ phát triển thể chất, khí chất của từng VĐV, thường xuyên kiểm tra đánh giá
đến quá trình phát triển lứa tuổi, lựa chọn lứa tuổi phù hợp cho từng môn chuyên sâu.
35
PGS TS Lê Thiết Can
Trường ĐH TDTT TPHCM
36
V.2. Quá trình phát triển chuyên môn cần phải kết hợp hài hòa với việc giáo dục
nhân cách:
 Đứa trẻ phải thật sự là “đứa trẻ” (thể chất, tâm sinh lý chưa ổn định, quá trình
hưng phấn chiếm ưu thế, quá trình ức chế mới hình thành).
 Được vui chơi và phát triển toàn diện.
 Có thời gian tự do.
 Biết nghe lời, vâng lời.
 Cảm xúc tự nhiên.
 Được quyền nói ra sự lo âu, sợ hãi.
 Có niềm tin vào HLV, thầy cô, gia đình.
 Được làm tốt các nhiệm vụ được giao.
 Phấn đấu hết mình thực hiện các mục đích ham thích.
 Hòa nhập với tổ, nhóm.
 Bước đầu có hướng tự lập.
 VI. Những nhân tố cần điều chỉnh trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng tài
năng thể thao:
1. Công tác đào tạo bằng cảm tính (định tính)→ sai số lớn
2. Chưa nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại để kiểm tra đánh
giá trong đào tạo vận động viên.
3. Chưa đảm bảo tốt các điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho tập luyện và thi
đấu
4. Lựa chọn mang yếu tố chủ quan (tình cảm, nể nang...)
5. Chỉ chú trọng huấn luyện chuyên môn đơn thuần, chạy theo thành tích, đốt
cháy giai đoạn, gian lận tuổi.
6. Thiếu cập nhật thông tin cần thiết trong đào tạo và huấn luyện trong từng
giai đoạn phát triển lứa tuổi.
36
PGS TS Lê Thiết Can
Trường ĐH TDTT TPHCM
37
7. Thu nhập kém nên chưa tập trung hết sức mình cho sự nghiệp...
8. Quá lạm dụng chất xám của huấn luyện viên (Một huấn luyện viên huấn
luyện quá nhiều vận động viên)
9. Thiếu quan tâm đến các mặt sinh hoạt vui chơi giải trí
10. Thiếu quan tâm các lĩnh vực học tập và điều kiện khác như thành phần gia
đình, nghề nghiệp, môi trường sống, trình độ văn hóa...
Từ những mặt tồn tại trên đã ảnh hưởng phần lớn đến sự đam mê khổ luyện
của vận động viên và gia đình các em: vì vậy đòi hỏi lãnh đạo và huấn luyện viên
cần phải có sự quan tâm đặc biệt và hướng các em và gia đình thực hiện đúng mục
đích và yêu cầu (tất nhiên tham gia thể thao cũng phải biết hy sinh nhiều thứ)
(Được và mất). Song vấn đề ở đây thể hiện 2 mặt: lãnh đạo và huấn luyện viên
phải có quy hoạch và kế hoạch rõ ràng cụ thể để tạo hướng phấn đấu và xây dựng
niềm tin bền vững. Nếu có niềm tin vững chắc sẽ giúp các em và gia đình nhận
thức đầy đủ tầm quan trọng của TDTT và hướng con em mình theo sự nghiệp
TDTT suốt đời. Nếu thực hiện được điều này thì gia đình và bản thân vận động
viên sẽ tin tưởng và cống hiến hết sức mình cho sự nghiệp phát triển TDTT, đưa
thể thao nước nhà phát triển lên tầm cao mới./..
37
PGS TS Lê Thiết Can
Trường ĐH TDTT TPHCM
38
C) CÁC NHÂN TỐ VÀ ĐIỀU KIỆN ĐỂ PHÁT TRIỂN TÀI NĂNG THỂ
THAO
NỘI DUNG BÀI GIẢNG
1. Cơ sở sở pháp lý
1.1 Thể thao thành tích cao
- Phát triển thể thao thành tích cao.
Nhà nước có chính sách phát triển thể thao thành tích cao, đầu tư tập trung xây
dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại; đào tạo, bồi dưỡng vận động viên, huấn
luyện viên đạt trình độ quốc gia, quốc tế, tổ chức thi đấu thể thao thành tích cao, tham
gia các giải thể thao quốc tế, khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia phát triển thể
thao thành tích cao.
- Quyền và nghĩa vụ của vận động viên thể thao thành tích cao.
- Quyền và nghĩa vụ của huấn luyện viên thể thao thành tích cao.
- Quyền và nghĩa vụ của trọng tài thể thao thành tích cao.
- Đại hội thể thao quốc gia, đoàn thể thao quốc gia.
- Tiêu chuẩn vận động viên đội thể thao quốc gia.
- Giải thi đấu thể thao thành tích cao.
- Thẩm quyền tổ chức giải thể thao thành tích cao.
- Thẩm quyền ban hành điều lệ giải thể thao thành tích cao.
- Thủ tục đăng cai tổ chức giải thể thao thành tích cao
- Công nhận thành tích thi đấu thể thao thành tích cao
- Đẳng cấp vận động viên, huấn luyện viên, trọng tài thể thao thành tích cao
- Tiêu chuẩn cơ sở vật chất, trang thiết bị cho tập luyện và thi đấu thể thao thành
tích cao.
(Trích luật TDTT từ điều 31 đến điều 43 mục 1 chương III về thể thao thành tích
cao)
1.2 Thể thao chuyên nghiệp
- Phát triển thể thao chuyên nghiệp.
Thể thao chuyên nghiệp là hoạt động thể thao, trong đó huấn luyện viên, vận
động viên lấy huấn luyện, biểu diễn, thi đấu thể thao là nghề của mình.
Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân thành lập các câu lạc bộ thể thao chuyên
nghiệp.
38
Tải bản FULL (77 trang): https://bit.ly/3nuB3PN
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
PGS TS Lê Thiết Can
Trường ĐH TDTT TPHCM
39
- Quyền và nghĩa vụ của vận động viên chuyên nghiệp.
- Quyền và nghĩa vụ của huấn luyện viên chuyên nghiệp.
- Chuyển nhượng vận động viên chuyên nghiệp.
- Hợp đồng chuyển nhượng vận động viên chuyên nghiệp.
- Câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp.
- Trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh, tạm ngừng kinh doanh, chia, tách, hợp
nhất, sát nhập, chuyển đổi, giải thể, phá sản câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp.
- Nhiệm vụ, quyền hạn của các câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp.
- Quyền sở hữu đối với giải thể thao thành tích cao và giải thể thao chuyên
nghiệp.
(Trích luật TDTT từ điều 44 đến điều 53 mục 2 chương III về thể thao chuyên
nghiệp)
Chuyên nghiệp hóa thể thao:
Câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp, là hình thức lấy thể thao chuyên nghiệp làm
chuẩn, bất luận là nó áp dụng quản lý theo chế độ kinh tế nào. Câu lạc bộ thể thao
chuyên nghiệp được hình thành từ những vận động viên chuyên nghiệp, tham gia câu
lạc bộ hoặc đội thi đấu có tư cách thi đấu các giải thể thao chuyên nghiệp.
Thể thao chuyên nghiệp là hoạt động thể thao, trong đó huấn luyện viên, vận
động viên lấy huấn luyện, biểu diễn, thi đấu thể thao là nghề của mình.
 Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân thành lập các câu lạc bộ thể thao
chuyên nghiệp.
Câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp - Thi đấu chuyên nghiệp
- Vé, môi giới, giải thưởng, quảng cáo…
- Chính sách pháp luật văn hóa phúc lợi
 Thị trường thể thao và hoàn cảnh xã hội
1.3 Cơ sở thể thao.
- Loại hình cơ sở thể thao.
1. Cơ sở thể thao bao gồm:
Trung tâm đào tạo, huấn luyện vận động viên thể thao;
Trung tâm hoạt động thể thao;
Cơ sở dịch vụ hoạt động thể thao; câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp;
Trường năng khiếu thể thao.
2. Các loại hình hoạt động của cơ sở thể thao bao gồm doanh nghiệp thể thao và
đơn vị sự nghiệp thể thao.
39
Tải bản FULL (77 trang): https://bit.ly/3nuB3PN
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
PGS TS Lê Thiết Can
Trường ĐH TDTT TPHCM
40
- Doanh nghiệp thể thao.
- Hộ kinh doanh hoạt động thể thao.
- Đơn vị sự nghiệp thể thao.
- Đình chỉ hoạt động, sát nhập, chia, tách, hợp nhất, giải thể đơn vị sự nghiệp thể
thao.
- Nhiệm vụ, quyền hạn của trung tâm đào tạo, huấn luyện vận động viên thể thao.
- Trường năng khiếu thể thao.
- Nhiệm vụ, quyền hạn của trường năng khiếu thể thao.
- Quyền và nghĩa vụ của học sinh trường năng khiếu thể thao.
(Trích luật TDTT từ điều 54 đến điều 63 mục 2 chương IV về thể thao chuyên
nghiệp)
(Các văn bản pháp lý của Đảng, nhà nước và các cơ chế chính sách có liên quan
từ Trung ương cho đến tỉnh, thành, ngành. Đặc biệt là nghị quyết 08 của bộ chính trị
chiến lược phát triển thể thao Việt Nam đến năm2020tầm nhìn 2030; đề án nâng cao
thể trạng và tầm vóc người Việt Nam của chính phủ, thông qua 4 chương trình
nhánh).
2. Mục tiêu nhiệm vụ của thể thao thành tích cao.
2.1 MỤC TIÊU CHUNG
Phát hiện bồi dưỡng đào tạo tài năng quốc gia
2.2 MỤC TIÊU CỤ THỂ
- Phát hiện tuyển chọn vận động viên năng khiếu ở cơ sơ.
- Xây dựng lực lượng vận động viên hậu bị (trẻ).
- Bồi dưỡng cung cấp tài năng thể thao cho QG.
2.3 NHIỆM VỤ
* Thể thao thnh tích cao“Là hoạt động huấn luyện thi đấu thể thao nhằm đạt được
đến thành tích kỷ lục thể thao cao nhất, được coi là giá trị văn hóa, là sức mạnh, tinh
hoa, năng lực sáng tạo của con người”
* Tăng cường thể chất nói chung
* Tìm kiếm, bồi dưỡng, phát triển năng lực vượt trội của từng cá thể
* Giáo dục toàn diện – huấn luyện hệ thống – ứng dụng khoa học công nghệ – đầu
tư đúng mức
* Khai thác tiềm năng thể chất – phát triển tối đa đạt đến thành tích tốt nhất
* Định hướng Thể thao chuyên nghiệp, thông thường là một hoạt động kinh tế chỉ
việc cung cấp các sản phẩm thể thao lấy sự giải trí là chính đối người tiêu dùng thể
40
4079495

More Related Content

What's hot

Sáng Kiến Kinh Nghiệm Một Vài Biện Pháp Chuẩn Bị Tâm Thế Cho Trẻ Vào Lớp 1
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Một Vài Biện Pháp Chuẩn Bị Tâm Thế Cho Trẻ Vào Lớp 1 Sáng Kiến Kinh Nghiệm Một Vài Biện Pháp Chuẩn Bị Tâm Thế Cho Trẻ Vào Lớp 1
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Một Vài Biện Pháp Chuẩn Bị Tâm Thế Cho Trẻ Vào Lớp 1 nataliej4
 
đề tài nghiên cứu ứng dụng công nghệ trong dạy học
đề tài nghiên cứu ứng dụng công nghệ trong dạy họcđề tài nghiên cứu ứng dụng công nghệ trong dạy học
đề tài nghiên cứu ứng dụng công nghệ trong dạy họcDang Nguyen
 
Nghiên Cứu Xây Dựng Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Lớp 1 Trong Dạy Học Vần
Nghiên Cứu Xây Dựng Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Lớp 1 Trong Dạy Học VầnNghiên Cứu Xây Dựng Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Lớp 1 Trong Dạy Học Vần
Nghiên Cứu Xây Dựng Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Lớp 1 Trong Dạy Học VầnDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
ĐỀ TÀI HÀNH VI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI DƢƠNG
ĐỀ TÀI HÀNH VI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI DƢƠNG ĐỀ TÀI HÀNH VI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI DƢƠNG
ĐỀ TÀI HÀNH VI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI DƢƠNG nataliej4
 
luận văn thực tập tốt nghiệp hoạt động digital marketing tại công ty nha khoa...
luận văn thực tập tốt nghiệp hoạt động digital marketing tại công ty nha khoa...luận văn thực tập tốt nghiệp hoạt động digital marketing tại công ty nha khoa...
luận văn thực tập tốt nghiệp hoạt động digital marketing tại công ty nha khoa...anh hieu
 
Luận văn cao học Nâng cao năng lực cạnh tranh của FPT Software
Luận văn cao học Nâng cao năng lực cạnh tranh của FPT SoftwareLuận văn cao học Nâng cao năng lực cạnh tranh của FPT Software
Luận văn cao học Nâng cao năng lực cạnh tranh của FPT SoftwareGiang Coffee
 
đề Cương chi tiết đề tài nghiên cứu khoa học
đề Cương chi tiết đề tài nghiên cứu khoa họcđề Cương chi tiết đề tài nghiên cứu khoa học
đề Cương chi tiết đề tài nghiên cứu khoa họcCacao Đá
 
Đề tài: Tác động của mạng xã hội Facebook đối với học sinh trung học cơ sở
Đề tài: Tác động của mạng xã hội Facebook đối với học sinh trung học cơ sởĐề tài: Tác động của mạng xã hội Facebook đối với học sinh trung học cơ sở
Đề tài: Tác động của mạng xã hội Facebook đối với học sinh trung học cơ sởViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Tham Vấn Học Đường
Tham Vấn Học ĐườngTham Vấn Học Đường
Tham Vấn Học ĐườngTa Li
 
Luận văn: Phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4, 5...
Luận văn: Phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4, 5...Luận văn: Phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4, 5...
Luận văn: Phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4, 5...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

What's hot (20)

Đánh Giá Mức Độ Hài Lòng Của Khách Hàng Về Dịch Vụ Taxi Vinasun Của Công Ty
Đánh Giá Mức Độ Hài Lòng Của Khách Hàng Về Dịch Vụ Taxi Vinasun Của Công TyĐánh Giá Mức Độ Hài Lòng Của Khách Hàng Về Dịch Vụ Taxi Vinasun Của Công Ty
Đánh Giá Mức Độ Hài Lòng Của Khách Hàng Về Dịch Vụ Taxi Vinasun Của Công Ty
 
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Một Vài Biện Pháp Chuẩn Bị Tâm Thế Cho Trẻ Vào Lớp 1
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Một Vài Biện Pháp Chuẩn Bị Tâm Thế Cho Trẻ Vào Lớp 1 Sáng Kiến Kinh Nghiệm Một Vài Biện Pháp Chuẩn Bị Tâm Thế Cho Trẻ Vào Lớp 1
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Một Vài Biện Pháp Chuẩn Bị Tâm Thế Cho Trẻ Vào Lớp 1
 
đề tài nghiên cứu ứng dụng công nghệ trong dạy học
đề tài nghiên cứu ứng dụng công nghệ trong dạy họcđề tài nghiên cứu ứng dụng công nghệ trong dạy học
đề tài nghiên cứu ứng dụng công nghệ trong dạy học
 
Nghiên Cứu Xây Dựng Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Lớp 1 Trong Dạy Học Vần
Nghiên Cứu Xây Dựng Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Lớp 1 Trong Dạy Học VầnNghiên Cứu Xây Dựng Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Lớp 1 Trong Dạy Học Vần
Nghiên Cứu Xây Dựng Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Lớp 1 Trong Dạy Học Vần
 
ĐỀ TÀI HÀNH VI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI DƢƠNG
ĐỀ TÀI HÀNH VI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI DƢƠNG ĐỀ TÀI HÀNH VI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI DƢƠNG
ĐỀ TÀI HÀNH VI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI DƢƠNG
 
luận văn thực tập tốt nghiệp hoạt động digital marketing tại công ty nha khoa...
luận văn thực tập tốt nghiệp hoạt động digital marketing tại công ty nha khoa...luận văn thực tập tốt nghiệp hoạt động digital marketing tại công ty nha khoa...
luận văn thực tập tốt nghiệp hoạt động digital marketing tại công ty nha khoa...
 
Luận văn cao học Nâng cao năng lực cạnh tranh của FPT Software
Luận văn cao học Nâng cao năng lực cạnh tranh của FPT SoftwareLuận văn cao học Nâng cao năng lực cạnh tranh của FPT Software
Luận văn cao học Nâng cao năng lực cạnh tranh của FPT Software
 
Luận Văn Hoạt Động Marketing Mix Dịch Vụ Internet Cáp Quang
Luận Văn Hoạt Động Marketing Mix Dịch Vụ Internet Cáp QuangLuận Văn Hoạt Động Marketing Mix Dịch Vụ Internet Cáp Quang
Luận Văn Hoạt Động Marketing Mix Dịch Vụ Internet Cáp Quang
 
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ theo hướng ứng dụng, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ theo hướng ứng dụng, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ theo hướng ứng dụng, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ theo hướng ứng dụng, 9 ĐIỂM
 
đề Cương chi tiết đề tài nghiên cứu khoa học
đề Cương chi tiết đề tài nghiên cứu khoa họcđề Cương chi tiết đề tài nghiên cứu khoa học
đề Cương chi tiết đề tài nghiên cứu khoa học
 
Gốm nhôm oxit
Gốm nhôm oxitGốm nhôm oxit
Gốm nhôm oxit
 
Sự hài lòng và bất mãn của du khách đối với điểm đến TPHCM
Sự hài lòng và bất mãn của du khách đối với điểm đến TPHCMSự hài lòng và bất mãn của du khách đối với điểm đến TPHCM
Sự hài lòng và bất mãn của du khách đối với điểm đến TPHCM
 
Đề tài: Tác động của mạng xã hội Facebook đối với học sinh trung học cơ sở
Đề tài: Tác động của mạng xã hội Facebook đối với học sinh trung học cơ sởĐề tài: Tác động của mạng xã hội Facebook đối với học sinh trung học cơ sở
Đề tài: Tác động của mạng xã hội Facebook đối với học sinh trung học cơ sở
 
Luận văn: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sản phẩm xanh của ng...
Luận văn: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sản phẩm xanh của ng...Luận văn: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sản phẩm xanh của ng...
Luận văn: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sản phẩm xanh của ng...
 
HÀNH VI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC - TẢI FREE ZALO: 093...
HÀNH VI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC - TẢI FREE ZALO: 093...HÀNH VI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC - TẢI FREE ZALO: 093...
HÀNH VI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC - TẢI FREE ZALO: 093...
 
Chất lượng dịch vụ của các siêu thị chuyên doanh tại TP Hà Nội
Chất lượng dịch vụ của các siêu thị chuyên doanh tại TP Hà NộiChất lượng dịch vụ của các siêu thị chuyên doanh tại TP Hà Nội
Chất lượng dịch vụ của các siêu thị chuyên doanh tại TP Hà Nội
 
Luận văn: Chất lượng dịch vụ Thư viện Trường ĐH Bạc Liêu, HAY
Luận văn: Chất lượng dịch vụ Thư viện Trường ĐH Bạc Liêu, HAYLuận văn: Chất lượng dịch vụ Thư viện Trường ĐH Bạc Liêu, HAY
Luận văn: Chất lượng dịch vụ Thư viện Trường ĐH Bạc Liêu, HAY
 
Montessori
MontessoriMontessori
Montessori
 
Tham Vấn Học Đường
Tham Vấn Học ĐườngTham Vấn Học Đường
Tham Vấn Học Đường
 
Luận văn: Phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4, 5...
Luận văn: Phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4, 5...Luận văn: Phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4, 5...
Luận văn: Phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4, 5...
 

Similar to Chuyên đề đào tạo tài năng thể thao

Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdfGiáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdfMan_Ebook
 
Đổi mới giáo dục lý luận chính trị trong các học viện quân sự, HAY - Gửi miễn...
Đổi mới giáo dục lý luận chính trị trong các học viện quân sự, HAY - Gửi miễn...Đổi mới giáo dục lý luận chính trị trong các học viện quân sự, HAY - Gửi miễn...
Đổi mới giáo dục lý luận chính trị trong các học viện quân sự, HAY - Gửi miễn...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
đề Tài nghiên cứu nghiên cứu lựa chọn hệ thống bài tập nhằm phát triển sức ...
đề Tài nghiên cứu   nghiên cứu lựa chọn hệ thống bài tập nhằm phát triển sức ...đề Tài nghiên cứu   nghiên cứu lựa chọn hệ thống bài tập nhằm phát triển sức ...
đề Tài nghiên cứu nghiên cứu lựa chọn hệ thống bài tập nhằm phát triển sức ...ta_la_ta_157
 
Ll pp-tdtt15
Ll pp-tdtt15Ll pp-tdtt15
Ll pp-tdtt15Phi Phi
 
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nh...
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nh...Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nh...
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nh...Man_Ebook
 
Luận án: Giáo dục lí luận chính trị cho sinh viên miền núi phía Bắc - Gửi miễ...
Luận án: Giáo dục lí luận chính trị cho sinh viên miền núi phía Bắc - Gửi miễ...Luận án: Giáo dục lí luận chính trị cho sinh viên miền núi phía Bắc - Gửi miễ...
Luận án: Giáo dục lí luận chính trị cho sinh viên miền núi phía Bắc - Gửi miễ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty thương mại DOHA - Gửi miễn ph...
Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty thương mại DOHA - Gửi miễn ph...Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty thương mại DOHA - Gửi miễn ph...
Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty thương mại DOHA - Gửi miễn ph...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐHQG TP.HCM GIAI ĐOẠN 2011 –...
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐHQG TP.HCM GIAI ĐOẠN 2011 –...CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐHQG TP.HCM GIAI ĐOẠN 2011 –...
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐHQG TP.HCM GIAI ĐOẠN 2011 –...nataliej4
 
Giáo dục đạo đức nghề ngiệp cho sinh viên trường đại học sư phạm TDTT hà nội
Giáo dục đạo đức nghề ngiệp cho sinh viên trường đại học sư phạm TDTT hà nộiGiáo dục đạo đức nghề ngiệp cho sinh viên trường đại học sư phạm TDTT hà nội
Giáo dục đạo đức nghề ngiệp cho sinh viên trường đại học sư phạm TDTT hà nộinataliej4
 
Đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học khu vực t...
 Đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học khu vực t... Đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học khu vực t...
Đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học khu vực t...hieu anh
 

Similar to Chuyên đề đào tạo tài năng thể thao (20)

Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdfGiáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
 
Luận án: Nghiên cứu nội dung môn giáo dục thể chất cho sinh viên trường Đại h...
Luận án: Nghiên cứu nội dung môn giáo dục thể chất cho sinh viên trường Đại h...Luận án: Nghiên cứu nội dung môn giáo dục thể chất cho sinh viên trường Đại h...
Luận án: Nghiên cứu nội dung môn giáo dục thể chất cho sinh viên trường Đại h...
 
Đổi mới giáo dục lý luận chính trị trong các học viện quân sự, HAY - Gửi miễn...
Đổi mới giáo dục lý luận chính trị trong các học viện quân sự, HAY - Gửi miễn...Đổi mới giáo dục lý luận chính trị trong các học viện quân sự, HAY - Gửi miễn...
Đổi mới giáo dục lý luận chính trị trong các học viện quân sự, HAY - Gửi miễn...
 
Gắn đào tạo với sử dụng nguồn nhân lực khoa học và công nghệ
Gắn đào tạo với sử dụng nguồn nhân lực khoa học và công nghệGắn đào tạo với sử dụng nguồn nhân lực khoa học và công nghệ
Gắn đào tạo với sử dụng nguồn nhân lực khoa học và công nghệ
 
Luận văn: Chính sách phát triển thể dục thể thao tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Chính sách phát triển thể dục thể thao tỉnh Quảng NgãiLuận văn: Chính sách phát triển thể dục thể thao tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Chính sách phát triển thể dục thể thao tỉnh Quảng Ngãi
 
đề Tài nghiên cứu nghiên cứu lựa chọn hệ thống bài tập nhằm phát triển sức ...
đề Tài nghiên cứu   nghiên cứu lựa chọn hệ thống bài tập nhằm phát triển sức ...đề Tài nghiên cứu   nghiên cứu lựa chọn hệ thống bài tập nhằm phát triển sức ...
đề Tài nghiên cứu nghiên cứu lựa chọn hệ thống bài tập nhằm phát triển sức ...
 
Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề, 9 điểm, HOT!
Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề, 9 điểm, HOT!Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề, 9 điểm, HOT!
Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề, 9 điểm, HOT!
 
Ll pp-tdtt15
Ll pp-tdtt15Ll pp-tdtt15
Ll pp-tdtt15
 
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nh...
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nh...Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nh...
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nh...
 
Luận văn: Giải pháp quản lý đào tạo nghề tại TPHCM, HAY
Luận văn: Giải pháp quản lý đào tạo nghề tại TPHCM, HAYLuận văn: Giải pháp quản lý đào tạo nghề tại TPHCM, HAY
Luận văn: Giải pháp quản lý đào tạo nghề tại TPHCM, HAY
 
Luận án: Giáo dục lí luận chính trị cho sinh viên miền núi phía Bắc - Gửi miễ...
Luận án: Giáo dục lí luận chính trị cho sinh viên miền núi phía Bắc - Gửi miễ...Luận án: Giáo dục lí luận chính trị cho sinh viên miền núi phía Bắc - Gửi miễ...
Luận án: Giáo dục lí luận chính trị cho sinh viên miền núi phía Bắc - Gửi miễ...
 
Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty thương mại DOHA - Gửi miễn ph...
Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty thương mại DOHA - Gửi miễn ph...Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty thương mại DOHA - Gửi miễn ph...
Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty thương mại DOHA - Gửi miễn ph...
 
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐHQG TP.HCM GIAI ĐOẠN 2011 –...
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐHQG TP.HCM GIAI ĐOẠN 2011 –...CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐHQG TP.HCM GIAI ĐOẠN 2011 –...
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐHQG TP.HCM GIAI ĐOẠN 2011 –...
 
Đề tài: Phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường CĐ Văn hóa, HAY
Đề tài: Phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường CĐ Văn hóa, HAYĐề tài: Phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường CĐ Văn hóa, HAY
Đề tài: Phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường CĐ Văn hóa, HAY
 
Luận văn: Chương trình đào tạo cử nhân Điều dưỡng ở ĐH Y Dược
Luận văn: Chương trình đào tạo cử nhân Điều dưỡng ở ĐH Y DượcLuận văn: Chương trình đào tạo cử nhân Điều dưỡng ở ĐH Y Dược
Luận văn: Chương trình đào tạo cử nhân Điều dưỡng ở ĐH Y Dược
 
BÀI MẪU Luận văn của học viện chính trị, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn của học viện chính trị, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn của học viện chính trị, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn của học viện chính trị, HAY, 9 ĐIỂM
 
Giáo dục đạo đức nghề ngiệp cho sinh viên trường đại học sư phạm TDTT hà nội
Giáo dục đạo đức nghề ngiệp cho sinh viên trường đại học sư phạm TDTT hà nộiGiáo dục đạo đức nghề ngiệp cho sinh viên trường đại học sư phạm TDTT hà nội
Giáo dục đạo đức nghề ngiệp cho sinh viên trường đại học sư phạm TDTT hà nội
 
Đề tài: Chương trình đào tạo Cử nhân Điều dưỡng ở ĐH Y Dược
Đề tài: Chương trình đào tạo Cử nhân Điều dưỡng ở ĐH Y DượcĐề tài: Chương trình đào tạo Cử nhân Điều dưỡng ở ĐH Y Dược
Đề tài: Chương trình đào tạo Cử nhân Điều dưỡng ở ĐH Y Dược
 
Luận văn: Phát triển chương trình đào tạo cử nhân điều dưỡng, HAY!
Luận văn: Phát triển chương trình đào tạo cử nhân điều dưỡng, HAY!Luận văn: Phát triển chương trình đào tạo cử nhân điều dưỡng, HAY!
Luận văn: Phát triển chương trình đào tạo cử nhân điều dưỡng, HAY!
 
Đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học khu vực t...
 Đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học khu vực t... Đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học khu vực t...
Đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học khu vực t...
 

More from nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gianataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngnataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcnataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin họcnataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngnataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnnataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree towernataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtnataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngnataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhnataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intronataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcnataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)nataliej4
 

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 

Recently uploaded (20)

GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 

Chuyên đề đào tạo tài năng thể thao

  • 2. PGS TS Lê Thiết Can Trường ĐH TDTT TPHCM 2 Nội dung Trang PHẦN MỞ ĐẦU 3 A. NHÖÕNG VAÁN ÑEÀ CÔ BAÛN VEÀ ÑAØO TAÏO TAØI NĂNG TT 7 I. Moät soá khaùi nieäm về đào tạo tài năng thể thao 7 II. Quan ñieåm muïc tieâu cuûa Ñaûng vaø Nhaø nöôùc veà ñaøo taïo taøi năng thể thao 11 2.1 Quan điểm của Đảng và Nhà Nước 11 2.2 Cơ sở lý luận về đào tạo tài năng thể thao 13 2.3 Đánh giá các nhân tố và điều kiện tác động đến công tác đào tạo nhân tài thể thao 14 III. Vaán ñeà nghieân cöùu, ñaøo taïo vaø söû duïng ngöôøi taøi 18 3.1 Nghieân cöùu aûnh höôûng cuûa di truyeàn vaø moâi tröôøng tôùi quaù trình phaùt trieån cuûa moät soá maàm moáng naêng khieáu ôû ñoä tuoåi maãu giaùo. 18 3.2 Caùc con ñöôøng, hình thöùc, bieän phaùp ñeå phaùt hieän, ñaøo taïo caùc hoïc sinh naêng khieáu ôû nhaø tröôøng phoå thoâng. 19 3.3 Cô cheá, chính saùch; Caùc hình thöùc, bieän phaùp ñeå ñaøo taïo, boài döôõng taøi naêng ôû baäc ñaïi hoïc, sau ñaïi hoïc vaø ngoaøi xaõ hoäi. 19 3.4 Ñaøo taïo, boài döôõng taøi naêng trong caùc lónh vöïc khoa hoïc – coâng ngheä muõi nhoïn. 19 B. CON ÑÖÔØNG, HÌNH THÖÙC, PHÖÔNG PHAÙP ÑAØO TAÏO, TAØI NAÊNG ÔÛ BAÄC HOÏC PHOÅ THOÂNG 19 I. Phaùt hieän naêng khieáu vaø đào tạo tài năng thể thao 19 II. Phöông phaùp phaùt hieän vaø ñaøo taïo taøi naêng theå thao 21 III. Ñaëc ñieåm cuûa quaù trình phaùt trieån taâm sinh lyùù löùa tuoåi 22 IV. Quy trình choïn lọc hoïc sinh naêng khieáu baäc phoå thoâng 26 V. Boài döôõng taøi naêng hoïc sinh naêng khieáu phoå thoâng baèng con ñöôøng toå chöùc giaùo duïc cuûa tröôøng naêng khieáu – trung taâm ñaøo taïo VÑV 31 VI. Nhöõng nhaân toá caàn ñieàu chính trong quaù trình ñaøo taïo, boài döôõng taøi naêng theå thao: 34 C) CÁC NHÂN TỐ VÀ ĐIỀU KIỆN ĐỂ PHÁT TRIỂN TÀI NĂNG THỂ THAO 38 1) Cơ sở pháp lý 38 2) Mục tiêu nhiệm vụ 40 3) Hệ thống quản lý 42 2
  • 3. PGS TS Lê Thiết Can Trường ĐH TDTT TPHCM 3 4) Mối quan hệ với các lĩnh vực khác 42 5) Các vấn đề KHCN trong quy trình đào tạo nhân tài thể thao 44 6) Vị trí, vai trò của người tài thể thao 70 7) Những bất cập và hạn chế 72 8) Những vấn đề cần điều chỉnh 72 Tài liệu tham khảo 76 Cấu trúc chuyên đề bao gồm: 3 phần PHẦN MỞ ĐẦU A.NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐÀO TẠO TÀI NĂNG THỂ THAO I) Một số khái niệm về năng khiếu và tài năng Tư chất; Năng lực; Năng khiếu ; Thông minh; Sáng tạo; Tài năng; Thiên tài II) Quan điểm mục tiêu của Đảng và Nhà nước về đào tạo tài năng thể thao II.3 Đánh giá các nhân tố và điều kiện tác động đến công tác đào tạo nhân tài thể thao. II.3.1 Đánh giá về công tác đào tạo nhân tài thể thao II.3.2. Đánh giá các yếu tố và điều kiện tác động đến công tác đào tạo nhân tài thể thao. II.3.3 Những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến đào tạo tài năng thể thao III) Vấn đề nghiên cứu, đào tạo người tài trong thể thao III.1 Nghiên cứu ảnh hưởng của di truyền và môi trường tới quá trình phát triển của một số mầm mống năng khiếu ở độ tuổi mẫu giáo. III.2 Các con đường, hình thức, biện pháp đào tạo nhân tài thể thao trong học sinh năng khiếu ở nhà trường phổ thông. III.3 Cơ chế, chính sách để đào tạo, tài năng ở bậc đại học, sau đại học và ngoài xã hội. III.4 Đào tạo, tài năng trong các lĩnh vực khoa học – công nghệ mũi nhọn. B) CON ĐƯỜNG, HÌNH THỨC, PHƯƠNG PHÁP ĐÀO TẠO TÀI NĂNG Ở BẬC HỌC PHỔ THÔNG 3
  • 4. PGS TS Lê Thiết Can Trường ĐH TDTT TPHCM 4 I) Phát hiện, đào tạo tài năng thể thao II) Phương pháp phát hiện và đào tạo tài năng thể thao III) Đặc điểm của quá trình phát triển tâm sinh lý lứa tuổi IV) Quy trình chọn lọc học sinh năng khiếu bậc phổ thông V) Bồi dưỡng tài năng học sinh năng khiếu phổ thông bằng con đường tổ chức giáo dục của trường năng khiếu – trung tâm đào tạo VĐV VI. Những nhân tố cần điều chỉnh trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng tài năng thể thao: C) CÁC NHÂN TỐ VÀ ĐIỀU KIỆN ĐỂ PHÁT TRIỂN TÀI NĂNG THỂ THAO 1) Cơ sở pháp ly 2) Mục tiêu nhiệm vụ 3) Hệ thống quản ly 4) Mối quan hệ với các lĩnh vực khác 5) Các vấn đề KHCN trong quy trình đào tạo nhân tài thể thao 6) Vị trí, vai trò của người tài thể thao 7) Những bất cập và hạn chế 8) Những vấn đề cần điều chỉnh CHUYÊN ĐỀ ĐÀO TẠO TÀI NĂNG THỂ THAO 4
  • 5. PGS TS Lê Thiết Can Trường ĐH TDTT TPHCM 5 PHẦN MỞ ĐẦU Theo đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước vấn đề đào tạo VĐV năng khiếu và tài năng thể thao – phát triển khoa học công nghệ – ứng dụng quy trình đào tạo VĐV cấp cao có vị trí và vai trò vô cùng quan trọng trong chiến lược phát triển thể dục thể thao của nước ta đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Việc xây dựng giáo trình đào tạo tài năng thể thao phục vụ giảng dạy cao học đào tao theo hệ thống tín chỉ là xuất phát từ nhu cầu thực tiễn đòi hỏi đào tạo VĐV trình độ cao phải được thực hiện theo các bước và lộ trình thích hợp, đảm bảo tính hệ thống khoa học từ khâu tuyển chọn ban đầu, chuyên môn hóa sâu, hoàn thiện thể thao… là một quá trình đào tạo tập trung có kế hoạch ngắn, dài hạn phân kỳ để hoàn thiện kỹ năng, kỹ xảo vận động nhằm đạt thành tích cao, muốn đạt được điều này cần phải nắm vững các nguyên tắc và phương pháp, có căn cứ theo đặc điểm của từng môn thể thao, yếu tố phát triển tâm – sinh lý của từng VĐV, thành tích đạt được trong quá trình đào tạo trung bình từ 7 đến 10 năm. Vì vậy, khi đào tạo VĐV tài năng thể thao cần phải tính toán đến lứa tuổi, giới tính, trình độ và các yếu tố trội. Trong sự phát triển chung của xã hội đòi hỏi công tác giáo dục và đào tạo học sinh có năng khiếu để trở thành tài năng là một trong những mục tiêu quan trọng trong GDTC & TTTH, các học sinh có tư chất năng khiếu, thông minh sáng tạo là cơ sở trở thành VĐV tài năng quốc gia. Không chỉ Việt Nam xem người tài là nguyên khí của quốc gia, mà hầu hết tất cả các nước trên thế giới quan tâm đầu tư để bồi dưỡng đào tạo năng khiếu và tài năng góp phần phát triển thành tích thể thao nâng cao vị thế quốc gia trên đấu trường quốc tế. Theo Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị: “….Thực hiện tốt giáo dục thể chất theo chương trình nội khóa; phát triển mạnh các hoạt động thể thao của học sinh, sinh viên, bảo đảm mục tiêu phát triển thể lực toàn diện và kỹ năng vận động cơ bản của học sinh, sinh viên góp phần đào tạo năng khiếu và tài năng thể thao”. 5
  • 6. PGS TS Lê Thiết Can Trường ĐH TDTT TPHCM 6 Đây là sự quan tâm của Đảng và Nhà nước với công tác tuyển chọn, đào tạo nhân tài thể thao. Trường Đại học TDTT TP.HCM trực thuộc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch có chức năng nhiệm vụ cụ thể như sau: - Đào tạo các loại cán bộ trên các lĩnh vực thể dục thể thao với nhiều trình độ khác nhau từ đại học, cao học và tiến sĩ chuyên ngành TDTT. - Nghiên cứu khoa học ứng dụng công nghệ trên các lĩnh vực thể dục thể thao, giáo dục thể chất và thể thao trường học.... - Đào tạo vận động viên thể thao thành tích cao. Điều này khẳng định vị trí, vai trò của một trường ĐH TDTT luôn gắn lý luận - NCKH, đào tạo nguồn cán bộ TDTT có chất lượng – VĐV có thành tích (lý luận gắn kết với thực tiễn) nhằm góp phần tích cực vào sự ổn định trận tự an ninh quốc gia, phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội đất nước. Đây là điều kiện, tiền đề quan trọng để khẳng định thương hiệu, uy tín, là trung tâm đào tạo chất lượng hàng đầu ở khu vực phía Nam. Đất nước ta là một đất nước giàu truyền thống cách mạng và có lịch sử hào hùng trong đấu tranh giành độc lập tự do, có vị trí chiến lược quan trọng, có một nền văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc. Tuy nhiên vùng đất giàu truyền thống cách mạng này ngày nay đang phải trải qua những khó khăn, do tác động của nền kinh tế thị trường, sự thích nghi và thích ứng trong xu thế toàn cầu hóa còn một số mặt hạn chế nhất định, ứng dụng hệ thống khoa học công nghệ hiện đại còn nhiều bất cập,…đặc biệt là trong lĩnh vực TDTT. Nguyên nhân chính là điều kiện tự nhiên, trình độ dân trí và cơ sở hạ tầng thấp, nguồn nhân lực qua đào tạo còn thiếu, đội ngũ cán bộ, giáo viên làm công tác TDTT còn thiếu, yếu về số lượng và chất lượng chuyên môn. Phong trào thể dục thể thao quần chúng còn thấp, chất lượng các cuộc thi đấu toàn quốc chưa đáp ứng được yêu cầu bức xúc của xã hội, có nhiều tỉnh còn chưa có VĐV tham dự giải quốc gia, ở một số môn thể thao thành tích cao được đầu tư nhưng chưa theo kịp với xu thế phát triển chung trong khu vực và thế giới. 6
  • 7. PGS TS Lê Thiết Can Trường ĐH TDTT TPHCM 7 Mặt khác, trong xu thế toàn cầu hiện nay thể dục thể thao đang cần tiếp cận nhanh chóng với nền kinh tế tri thức, ứng dụng quy trình tuyển chọn, đào tạo hiện đại trên cơ sở hệ thống và khoa học, lựa chọn các môn thể thao trọng điểm tập trung đầu tư phải đảm bảo điều kiện đặc thù và phù hợp thể chất của người Việt Nam; khi lựa chọn xác định các môn thể thao đầu tư trọng điểm cần phải xem xét đến sự phát triển các loại hình thể thao và các môn thể thao mới được Ủy ban Olympic thế giới đã đưa vào hệ thống thi đấu. Trong những năm gần đây, các trường năng khiếu thể thao, trung tâm đào tạo VĐV được lãnh đạo các cấp, các ngành của các tỉnh, thành trong nước quan tâm đầu tư. Song, để đạt thành tích và huy chương ở các kỳ thi đấu Olympic là việc khó khăn, vất vả đòi hỏi sự tập trung nỗ lực lớn của các cấp chính quyền, các đơn vị địa phương, các tổ chức, các doanh nghiệp, sự tham gia của các nhà khoa học, sự tận tụy nhiệt tình chịu khó, siêng năng của HLV và VĐV mới dành được thành tích cao ở đấu trường châu lục, khu vực và thế giới. Thực hiện Nghị quyết 40/2000/QH10 của Quốc hội khóa X và Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, với mục tiêu xây dựng các trung tâm đào tạo cán bộ thể dục thể thao lớn và có chất lượng chuyên môn cao để góp phần vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trường Đại học Thể dục thể thao TP.HCM là tiền thân của Trường Trung cấp thể dục thể thao được thành lập năm 1976 với trên 36 năm xây dựng và phát triển đã khẳng định được vai trò, vị trí là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực hàng đầu của khu vực phía Nam, đã có uy tín & thương hiệu trong ngoài nước, được bộ GD&ĐT và bộ VH, TT&DL giao đào tạo các bậc đại học, cao học, nghiên cứu sinh trong ngành TDTT cho khu vực phía nam. Từ tình hình thực tế nhu cầu đòi hỏi cần phải thường xuyên bổ sung hoàn thiện giáo trình đào tạo tài năng thể thao, giúp củng cố nâng cao kiến thức cho học viên vận dụng tốt vào thực tiễn công tác nhằm phát hiện, đào tạo nhân tài, tài năng thể thao, nâng cao thành tích thể thao cho các tỉnh, thành, ngành khu vực phía Nam, thực 7
  • 8. PGS TS Lê Thiết Can Trường ĐH TDTT TPHCM 8 hiện đúng mục tiêu chiến lược phát triển thể thao đến năm 2020 tầm nhìn 2030, nâng vị thế nền thể thao nước ta đối với khu vực, châu lục và quốc tế. Như vậy, khi xây dựng giáo trình đào tạo tài năng thể thao xuất phát từ nhu cầu đào tạo VĐV trình độ cao để bổ sung kịp thời nguồn vận động viên đang thiếu về số lượng và yếu về chất lượng, đặc biệt khi nền kinh tế của đất nước đang phát triển và hội nhập quốc tế sâu rộng, vấn đề thường xuyên cập nhật giáo trình là điều kiện tốt nhất cho đào tạo nhân tài thể thao. Với bước đầu biên soạn, không tránh khỏi những thiếu soát hạn chế nhất định, rất mong sự đóng góp của các chuyên gia, nhà khoa hoc, giảng viên, giáo viên, để giáo trình mỗi ngày một hoàn chỉnh. Mục đích của biên soạn giáo trình Xuất phát từ chủ trương của Đảng, Nhà nước về đào tạo nhân tài thể thao để chuẩn bị lực lượng VĐV năng khiếu, có tư chất, có khả năng đào tạo tài năng thể thao bổ sung nguồn VĐV thể thao thành tích cao cho đất nước đồng thời đó còn là nhiệm vụ giáo dục đào tạo thế hệ trẻ phát triển toàn diện về kỹ năng, kỹ xảo, nhân cách, đạo đức, VĐV phải có đầy đủ năng lực và bản lĩnh của VĐV cấp cao. Trường ĐH TDTT TP.HCM là nơi đào tạo nghiên cứu khoa học phát hiện bồi dưỡng tài năng thể thao cho Việt Nam, tham gia các giải đấu thể thao khu vực, Châu lục, Olympic, Thế giới; trước mắt đào tạo lực lượng VĐV xuất sắc phục vụ cho đội thể thao Quốc gia giành thành tích cao ở các kỳ đại hội thể thao, phù hợp chiến lược phát triển TTTTC, chuyên nghiệp hóa thể thao của Việt Nam hiện nay và trong tương lai. Với mục đích và yêu cầu phát hiện, bồi dưỡng đào tạo tài năng thể thao, phục vụ tốt cho việc nâng cao năng lực trình độ cho các học viên,giảng viên, giáo viên , HLV trong tuyển chọn, bồi dưỡng, đào tạo nhân tài cho đất nước, trong hoạt động đào tạo cần đảm bão thực hiện quy chế, quy định đào tạo cao học theo học chế tín chỉ chuyên ngành TDTT (Thông tư 15 ban hành quy chế đào tạo trình độ Thac sĩ của bộ GD- ĐT ban hành ngày 15 tháng 05 năm 2014), đây là công việc cần thiết cấp bách, phù hợp với chủ trương, đường lối chính sách phát triển thể thao nước ta. 8
  • 9. PGS TS Lê Thiết Can Trường ĐH TDTT TPHCM 9 Phương pháp xây dựng Phương pháp xây dựng giáo trình đào tạo tài năng thể thao . Để thực hiện tốt khi xây dựng giáo trình đào tạo tài năng thể thao cần phải sử dụng các phương pháp sau đây: - Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu: Sử dụng tài liệu để làm cơ sở lý thuyết và đối chiếu. Thông qua phương pháp này cho phép hệ thống hóa các kiến thức có liên quan đến lĩnh vực tổ chức quản lý, phát hiện đào tạo bồi dưỡng tài năng thể thao. Xác định các nhiệm vụ, lựa chọn phương pháp làm cơ sở xây dựng giáo trình. - Phương pháp khảo sát nhu cầu. - Phương pháp điều tra phỏng vấn: Phương pháp phỏng vấn chủ yếu là phỏng vấn chuyên gia thu thập và xử lý những đánh giá và dự báo tập hợp ý kiến các chuyên gia các nhà khoa học, các nhà quản lý TDTT…về các giải pháp phát hiện đào tạo tài năng thể thao cho các đối tượng. - Phương pháp phân tích tổng hợp theo mô hình SWOT: Phân tích, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ, nguy cơ - những mặt hạn chế, nguyên nhân - Phương pháp toán học thống kê. - Phân tích số liệu thu được, nhập và xử lý trên hệ thống Windows. Phạm vi của xây dựng giáo trình đào tạo tài năng thể thao . Nghiên cứu các lĩnh vực, đối tượng, các khách thể, hệ thống đào tạo, cơ chế chính sách, cơ sở tập luyện các điều kiện đảm bảo…, tổ chức xây dựng giáo trình đào tạo tài năng thể thao gồm 3 bước:  Bước 1: Xây dựng đề cương chi tiết. Báo cáo lấy ý kiến đóng góp…  Bước 2: Thông qua ý kiến đóng góp điều chỉnh bổ sung  Bước 3: Hoàn thiện giáo trình đào tạo tài năng thể thao trình các hội đồng KHĐT thẩm quyền thẩm định phê duyệt. 9
  • 10. PGS TS Lê Thiết Can Trường ĐH TDTT TPHCM 10 A.NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐÀO TẠO TÀI NĂNG THỂ THAO: I) Một số khái niệm về năng khiếu và tài năng: Trước hết hãy đi từ khái niệm tư chất và từ khái niệm đó đến khái niệm thiên tài. I.1 Tư chất: – Là tất cả những tiềm năng phát triển được di truyền và bẩm sinh của một cá thể. Tư chất của mỗi người là cái “Trời phú cho”, không ai giống ai, là tiền đề cho sự phát triển cá thể của các thuộc tính ở con người thông qua hoạt động. I.2 Năng lực: phát triển cao hơn khả năng. “Năng lực là một tổ hợp tâm lý của con người, đáp ứng một số yêu cầu nhất định và là điều kiện cần thiết để hoàn thành một số hoạt động nào đó”. Năng lực chỉ nảy sinh và quan sát thấy trong hoạt động, giải quyết những yêu cầu mới, nó gắn liền với tính sáng tạo. Người ta có thể chia năng lực ra: năng lực chung và năng lực chuyên biệt. Người có năng lực (chung hay chuyên biệt) phải có đầy đủ vốn tri thức, kỹ năng, kỹ xảo của mình và sử dụng chúng một cách thông minh, sáng tạo trước các đối tác với nhiều phương pháp mới nhưng vẫn kiên định mục đích. Mọi năng lực của con người đều biểu lộ những tiêu chí cơ bản: Tính thành thạo, tính linh hoạt và hợp lý, thông minh, sáng tạo và độc đáo trong phương pháp cũng như trong quá trình giải quyết nhiệm vụ đạt được các kết quả cụ thể. Năng lực thường được lượng hoá bằng các phép trắc nghiệm (test) năng lực. Bậc cao của năng lực là tài năng và thiên tài. Trước khi trở thành tài năng và thiên tài chúng ta cần tìm hiểu khái niệm về năng khiếu. I.3 Năng khiếu: năng khiếu là hệ thống tiền đề bên trong dựa trên nhưng tư chất bẩm sinh – di truyền được phát triển trong đời sống cá thể, tạo cho con người năng lực giải quyết với chất lượng cao những yêu cầu đặt ra. Năng khiếu không thể tạo ra 10
  • 11. PGS TS Lê Thiết Can Trường ĐH TDTT TPHCM 11 mà chỉ được tìm ra, phát hiện thấy ở trẻ em. Trẻ em có năng khiếu là các trẻ em nhờ thông minh sáng tạo mà hoàn thành nhiệm vụ cao hơn mức bình thường so với trẻ cùng độ tuổi. Nếu yếu tố thông minh, sáng tạo được bồi dưỡng kịp thời và công phu mới có cơ hội trở thành tài năng. Mặt khác một số người khi có năng khiếu cao vẫn không trở thành tài năng tương ứng vì họ thiếu ý chí, lòng say mê, kiên trì và sự cần mẫn trong học tập và nhất là thiếu hăng say sáng tạo. I.4 Thông minh: Thông minh là một phức hợp các năng lực, xác định mức độ của quá trình tư duy, cho phép con người sớm nhận ra các thuộc tính cơ bản và các mối quan hệ của tình huống, hoàn cảnh cần xử lý và đã nhanh chóng tìm ra giải pháp tốt nhằm đạt được mục đích đã đề ra. Có thể nêu ở đây hai kiểu phân chia cấu trúc của thông minh: Thông minh bao gồm những năng lực trí tuệ cơ sở, năng lực về từ ngữ, tính toán, tưởng tượng không gian, phân tích so sánh và trừu tượng hoá. Thông minh bao gồm 4 yếu tố: Tính phức hợp (liên quan đến sức căng tinh thần, bề rộng của ý thức): Tính mềm dẻo, linh hoạt (tính động của thông minh) dễ dàng gạt bỏ cấu trúc cũ để tạo cấu trúc mới: tính toàn bộ (năng lực thay đổi, thống nhất các nội dung tách biệt): Tính thành thạo (năng lực giải quyết vấn đề một cách dễ dàng). Thông minh luôn gắn liền với năng lực tư duy. Cả hai đều là những yếu tố làm nảy ra hành vi thông minh, nhưng thông minh là khái niệm trên của năng lực tư duy. Thông minh là thành phần cơ bản của năng lực học tập nhưng không đồng nhất với năng lực học tập, vì năng lực học tập còn bao gồm những yếu tố nằm ngoài thông minh như lòng kiên nhẫn, tính tích cực, thái độ sẵn sàng, ý chí và khí chất. Thông minh chỉ là một thành phần để đảm bảo cho việc học tập và làm việc đạt kết quả tốt. 11
  • 12. PGS TS Lê Thiết Can Trường ĐH TDTT TPHCM 12 I.5 Sáng tạo: Sáng tạo có nghĩa gốc là tạo ra, làm ra, sản xuất ra, sinh ra cái mới. Tính chất mới mẻ trong sản phẩm của tư duy là đặc tính quan trọng nhất của sáng tạo. Một số coi tính mới mẻ đối với cá nhân của sản phẩm là tiêu chuẩn đánh giá sự sáng tạo. Số khác lại muốn định nghĩa cái mới này trên bình diện xã hội. Tính chất quan trọng thứ hai của tính sáng tạo là tính độc lập của tư duy làm tiền đề cho sự giải quyết mới mẻ. Từ các quan niệm trên có thể đi đến định nghĩa về sáng tạo như sau: Sáng tạo là một tổ hợp các năng lực cho phép con người trên cơ sở kinh nghiệm của mình thực hiện được những thành tựu mới, độc lập trên bình diện cá nhân hay bình diện toàn xã hội, ở đó con người gạt bỏ được cách giải quyết (đặt vấn đề phương sách giải quyết) truyền thống để đạt được các kết quả mới. I.6 Tài năng: năng lực có thể được phân chia thành năng lực chung, năng lực chuyên biệt và có những mức độ khác nhau: các mức độ đặc biệt cao của năng lực là tài năng và thiên tài. Tài năng là năng lực đạt thành tích nổi bật trong mọi lĩnh vực của xã hội như ngôn ngữ, văn chương, khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, toán học, âm nhạc, hội hoạ, tạo hình, biểu diễn, kỹ thuật TDTT… Tài năng là một tổ hợp các năng lực tạo nên tiền đề thuận lợi cho hoạt động có kết quả cao, những thành tích đạt được này vẫn nằm trong khuôn khổ của những thành tựu đạt được của xã hội loài người. Tài năng chuyên biệt như tài âm nhạc, tài hội hoạ, TDTT … thường được hình thành sớm. Còn các tài năng toán học, kỹ thuật hay tổ chức quản lý, sản xuất, kinh doanh được hình thành muộn hơn. Tài năng chỉ được hình thành trong quá trình hoạt động mà đầu tiên là hoạt động học tập của mỗi người. 12
  • 13. PGS TS Lê Thiết Can Trường ĐH TDTT TPHCM 13 I.7 Thiên tài: Thiên tài là một tổ hợp đặc biệt các năng lực, nó cho phép đạt được những thành tựu sáng tạo mới có ý nghĩa lịch sử vô song. Thiên tài là mức độ cao nhất của năng lực, khác với tài năng – là kết quả sáng tạo rất cao, nhưng vẫn nằm trong khuôn khổ trình độ đã đạt được. Thiên tài tạo ra những giá trị mới, mở ra cả một thời kỳ mới của sự phát triển trên từng lĩnh vực hoạt động hay toàn bộ lịch sử loài người. Thiên tài bộc lộ ở thành tích kiệt xuất và tính sáng tạo hiếm có. Người thiên tài không đứng ngoài xã hội để nhận thức, mà họ tiếp cận một cách chủ động và tích cực, sáng tạo và do đó đóng góp của họ đặc biệt lớn lao cho sự phát triển của xã hội. Thiên tài (tài năng đặc biệt xuất chúng) không phải do trời phú cho mà nó được hình thành trong quá trình hoạt động của con người. Trong một cơ cấu xã hội thuận lợi, một hoàn cảnh gia đình thuận lợi, được hưởng một nền giáo dục tốt thì trẻ có năng khiếu có nhiều cơ hội trở thành tài năng, thiên tài sau này. II. Quan điểm mục tiêu của Đảng và Nhà nước về đào tạo tài năng: II.1. Quan điểm của Đảng và Nhà Nước Theo đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, vấn đề phát triển khoa học công nghệ là vấn đề mang tính chiến lược của đất nước. Vì vậy phải đặt con người là trung tâm của sự phát triển. “Con người – mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế – xã hội”. Với đội ngũ hơn 2000 giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ hiện đang công tác trên các lĩnh vực trong đời sống xã hội … Vấn đề “Gia đình, nhà trường, xã hội trong quá trình phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và đãi ngộ tài năng” luôn được xã hội quan tâm coi trọng. Đây là mục tiêu chiến lược của Đảng, Nhà nước trong quá trình phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế, xã hội của đất nước. Với cách nhìn nhiều mặt 13
  • 14. PGS TS Lê Thiết Can Trường ĐH TDTT TPHCM 14 của các nhà quản lý, nghiên cứu, khoa học… từ sinh thể đến tâm thể trong dòng chảy truyền thống lịch sử dân tộc, cả ba phạm trù, thời gian – quá khứ - hiện tại - tương lai; trong mỗi con người và trong phạm vi tác động của quy luật giá trị, mỗi con người được phát triển, mọi tiềm năng được phát huy, mọi sự sáng tạo được khuyến khích tạo nên một sức mạnh mới của đội ngũ lao động, đó là nguồn lực vô tận là điều kiện cơ bản để đất nước ta đi vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Ngay từ những ngày đầu thành lập, được Bộ Chính trị, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban Thể dục thể thao (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) và các bộ, ngành Trung ương và địa phương thường xuyên chỉ đạo, lãnh đạo, đầu tư và phối hợp trong các hoạt động thể hiện qua các văn bản chỉ đạo: - Chỉ thị số 17/CT-TƯ ngày 23/10/2002 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về sự phát triển thể dục thể thao đến năm 2010; - Luật Giáo dục được Quốc hội khóa XI thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005, tại Điều 62 quy định về mục tiêu trường chuyên: “Nhằm phát triển năng khiếu của các em về một số môn học trên cơ sở đảm bảo giáo dục phổ thông toàn diện”. - Quyết định số 201/2001/QĐ-TTg ngày 28/12/2001 của Chính phủ về việc duyệt “Chiến lược phát triển Giáo dục giai đoạn 2001 – 2010”. - Quyết định 11/CP ngày 28 tháng 11 năm 1992 của Chính phủ về việc đổi tên Trường Đại học Thể dục thể thao TP.HCM; - Chỉ thị 01/1998 của Bộ trưởng Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục thể thao (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch); - Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường năng khiếu Thể dục thể thao trong giáo dục phổ thông (ban hành kèm theo Quyết định số 32/2003/QĐ-BGDĐT) ngày 11 tháng 7 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; - Chương trình giáo dục phổ thông (ban hành kèm theo quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/05/2006) của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Điều lệ trường Trung học cơ sở, trường Trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (ban hành kèm theo Quyết định số 07/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02 tháng 04 năm 2007) của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; 14
  • 15. PGS TS Lê Thiết Can Trường ĐH TDTT TPHCM 15 Luật Thể dục, thể thao ban hành kèm theo Lệnh số 77/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006 của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Nghị định 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ về qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật Thể dục, thể thao; Quyết định số 234/2006/QĐ-TTg, ngày 18 tháng 10 năm 2006 về một số chế độ đối với huấn luyện viên, vận động viên thể thao. Quyết định số 2198/QĐ-TTg ngày 03/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020; Quyết định số 641/QĐ-TTg ngày 28/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011- 2030. Thông tư 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 của Ủy ban TDTT về hướng dẫn thực hiện một số qui định của Nghị định 112/2007/NĐ-CP; Thông tư liên tịch số 02/2009/TTLT-BTC-BVHTTDL ngày 12 tháng 01 năm 2009 về Quy định chế độ chi tiêu tài chính đối với các giải thi đấu thể thao. II.2. Cơ sở ly luận về năng khiếu, tài năng: Trong việc nghiên cứu cơ sở tâm sinh lý học của năng khiếu, người ta muốn biết tài năng do đâu mà có, để từ đó có thể xây dựng các công cụ, phương tiện, con đường tìm kiếm, phát hiện, bồi dưỡng và đào tạo tài năng có chất lượng và hiệu quả nhất. Hiện nay đang có nhiều định nghĩa khác nhau về sự thông minh, sáng tạo, năng khiếu, năng lực, tài năng, và thiên tài. Sở dĩ có sự khác nhau trong định nghĩa và các khái niệm cơ bản này là vì các nhà khoa học đã tiếp cận chúng theo những hướng, những mục đích, những bình diện, cấp độ và cách nhìn khác nhau, giữa các lĩnh vực như tâm lý học, sinh lý học, XHH, GDH … giữa người thầy giáo, người lãnh đạo, người quản lý công tác giáo dục, đào tạo… Ở Việt Nam, trong những năm qua có một số đề tài “Phát hiện, đào tạo tài năng trong học sinh phổ thông”, đề tài “Chính 15
  • 16. PGS TS Lê Thiết Can Trường ĐH TDTT TPHCM 16 sách đối với thanh niên có năng khiếu, tài năng” trong các lĩnh vực: Toán, Tin, Lý, Hoá, Sinh … của nhóm các GS – PGS Nguyễn Xuân Huy, Nguyễn Trọng Bảo, Bùi Hiền, Phan Trọng Luận… Trong lĩnh vực năng khiếu TDTT có các đề tài nghiên cứu về thể chất và tố chất thể lực: “Nghiên cứu ứng dụng bài tập – kỹ thuật – chiến thuật”, “Nghiên cứu về tiêu chuẩn đánh giá tuyển chọn cho một số môn TDTT … của nhóm các GS – PGS đầu đàn như Lê Bửu - Dương Nghiệp Chí – Nguyễn Danh Thái - Lê Văn Lẫm – Nguyễn Ngọc Cừ – Phan Hồng Minh – Lưu Quang Hiệp – Lê Nguyệt Nga –Trương Anh Tuấn - Nguyễn Xuân Sinh – Trịnh Hùng Thanh …và hiện nay bắt đầu nghiên cứu một số lĩnh vực mới: quản lý TDTT, Tâm lý TDTT, sinh lý – sinh hoá – sinh cơ, Dinh dưỡng, Kinh tế thể thao, TDTT giải trí, du lịch thể thao, TT Sức khỏe … của các nhà khoa học kế cận như: GS.TS Lê Quý Phượng, PGS.TS Lâm Quang Thành, PGS.TS Phạm Ngọc Viễn, TS Lê Đức Chương, PGS.TS Huỳnh Trọng Khải, PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn, TS Chung Tấn Phong, TS Nguyễn Thành Lâm … Tuy nhiên các đề tài nghiên cứu về các lĩnh vực năng khiếu và tài năng, phát hiện, đào tạo trở thành những người tài, có quá ít đề tài nghiên cứu trong lĩnh vực này. Nếu có vẫn ở giai đoạn đầu tìm hiểu. II.3 Đánh giá các nhân tố và điều kiện tác động đến công tác đào tạo nhân tài thể thao. II.3.1 Đánh giá về công tác đào tạo nhân tài thể thao - Nước ta bước vào thời kỳ chiến lược mới trong bối cảnh thế giới đang thay đổi rất nhanh, phức tạp, kỹ lường. Hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, nhưng xung đột sắc tộc, tôn giáo, chiến tranh cục bộ, can thiệp, lật đổ, khủng bố vẫn diễn ra gay gắt; các yếu tố đe dọa an ninh phi truyền thống, tội phạm công nghệ cao tiếp tục gia tăng. Những vấn đề toàn cầu như an ninh tài chính, an ninh năng lượng, an ninh lương thực, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh… Cuộc đấu tranh của nhân dân các nước trên thế giới vì hòa bình độc lập dân tộc, dân sinh, dân chủ và tiến bộ xã 16
  • 17. PGS TS Lê Thiết Can Trường ĐH TDTT TPHCM 17 hội tiếp tục phát triển. Cuộc đấu tranh giai cấp và dân tộc vẫn diễn biến phức tạp. Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương; trong đó có khu vực Đông Nam Á là khu vực phát triển năng động nhưng vẫn tồn tại nhiều nhân tố gây mất ổn định; tranh chấp lãnh thổ, biển đảo ngày càng gay gắt. ASIAN tuy còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong khu vực...., chỉ số phát triển con người (HDI) đạt nhóm trung bình cao của thế giới; tuổi thọ bình quân đạt 75 tuổi; lao động qua đào tạo đạt trên 70%; tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 1,5-2%/năm. - Đến năm 2020, có một số lĩnh vực khoa học, công nghệ, giáo dục, y tế, văn hóa, TDTT đạt trình độ tiên tiến, hiện đại. Cải thiện chất lượng môi trường chủ động ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu, nhất là nước biển dâng…(Trích Đại hội đại biểu toàn Quốc lần thứ XI). Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ giảng viên giáo viên huấn luyện viên các môn thể thao. Đổi mới tổ chức, điều hành phát triển thể thao thành tích cao theo hướng chuyên nghiệp hóa phù hợp với đặc điểm của từng môn và từng địa phương. Nhà nước tập trung đầu tư và hỗ trợ đầu tư cho các môn thể thao trọng điểm trên cơ sở huy động các nguồn lực của xã hội và đảm bảo sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong quá trình đào tạo vận động viên…(Trích Dự thảo lần 6 Nghị quyết của Bộ chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thể dục thể thao trong tình hình mới). Thể thao thành tích cao (TTTTC) luôn được xác định là một nhiệm vụ quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển sự nghiệp thể dục thể thao (TDTT) trong thời kỳ mới, góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế văn hóa xã hội, thực hiện mục tiêu CNH-HĐH đất nước. Trong những năm qua, TTTTC đã đạt được những kết quả bước đầu. Công tác đào tạo lực lượng VĐV từng bước đi vào nề nếp, dựa trên cơ sở hệ thống và khoa học đã có chuyển biến tích cực, thành tích ở một số môn thể thao trọng điểm được nâng 17
  • 18. PGS TS Lê Thiết Can Trường ĐH TDTT TPHCM 18 lên; các môn thể thao mới được tập trung đầu tư và đã phát huy tác dụng. Công tác tổ chức bộ máy, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ TDTT được quan tâm, đầu tư, chất lượng đội ngũ cán bộ - công chức - viên chức - giảng viên, huấn luyện viên được nâng lên về số lượng và chất lượng. II.3.2. Đánh giá các yếu tố và điều kiện tác động đến công tác đào tạo nhân tài thể thao. Xu thế phát triển TTTTC trên thế giới và ảnh hưởng của nó đến công tác đào tạo HLV. John bales – chủ tịch ICCE (International Council for Coach Education – Hội đồng quốc tế về giáo dục HLV) – trình bày trong khóa đào tạo HLV tổ chức từ ngày 25 – 27/2 /2005 tại Hồng Kông – Trung Quốc về các xu thế phát triển của TTTTC trên thế giới như sau: - Mở rộng các nội dung thi đấu, biểu hiện ở các vấn đề sau: + Có nhiều nội dung thi đấu mới của Olympic: 3 môn phối hợp (triathlon), nhào lộn trên ván nhún (trampoline), nhảy cầu đôi (synchronized diving), lướt ván trên tuyết (snowboading), BMX,…. + Có nhiều giải vô địch theo nhóm tuổi: Giải vô địch thiếu niên thế giới, Giải vô địch trẻ thế giới…. + Có nội dung thi đấu giành cho nữ: Bóng đá nữ, Hốc cây trên băng nữ, Bóng nước nữ, Vật nữ, Cử tạ nữ, 5 môn phối hợp nữ, Nhảy sào…. + Có các giải thể thao giành riêng cho người khuyết tật: Paralympics, Special Olympics (là đại hội thể thao giành cho người thiểu năng trí tuệ), Giải thể thao giành cho người điếc… Mặt tác động, ảnh hưởng Những việc cần làm 1. Tạo nhiều cơ hội hơn cho các HLV + Đặt những yêu cầu cao hơn - Cần chuẩn bị nhiều HLV hơn trên đấu trường quốc tế - Có các chương trình bồi dưỡng 18
  • 19. PGS TS Lê Thiết Can Trường ĐH TDTT TPHCM 19 đối với HLV 2. Lịch thi đấu dày đặc hơn về cách thức huấn luyện nữ - Biết cách quản lý stress - Có mô hình huấn luyện theo chu kỳ hóa mới 3. Các giải vô địch thiếu niên: có hiện tượng ép sớm và từ bỏ thể thao sớm: - 70% VĐV đoạt giải tại các giải vô địch thiếu niên không thể tiếp tục chiến thắng tại các giải ở lứa tuổi cao hơn - Những yêu cầu đối với VĐV trẻ: Nhà trường, xã hội, đội tuyển thiếu niên quốc gia, đội tuyển khu vực, CLB… - Cần phải có những công trình NC - Tạo sự cân bằng cho VĐV - Kết hợp hài hòa giữa công tác huấn luyện và những yêu cầu của VĐV: Mô hình phát triển VĐV dài hạn là cơ sở, nền tảng của một chương trình huấn luyện hiện đại. + Phát triển theo phương hướng chuyên nghiệp hóa, thương mại hóa. + Đối mặt với vấn nạn doping và các vấn đề thuộc phạm trù đạo đức. + Công nghệ trong thể thao ngày càng được chú trọng. II.3.3 Những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến đào tạo tài năng thể thao - Những thuận lợi. + Thực hiện Luật thể dục thể thao, các văn bản pháp quy có liên quan về đào tạo, bồi dưỡng tài năng thể thao cho TTTTC của nước nhà, phù hợp với chiến lược phát triển thể thao Việt Nam đến 2020 tầm nhìn 2030, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu thể thao để đào tạo thành những tài năng thể thao, đây là cơ sở tạo hành lang pháp lý cho thời kỳ phát triển mới ở giai đoạn tiếp theo. 19
  • 20. PGS TS Lê Thiết Can Trường ĐH TDTT TPHCM 20 + Nhận thức của người dân về nhu cầu tập luyện TDTT trong giai đoạn kinh tế xã hội phát triển, thu nhập được nâng lên, chính trị xã hội ổn định, hội nhập giao lưu quốc tế được mở rộng. + Xã hội hóa TDTT có bước phát triển mới giúp cho Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch huy động được nhiều nguồn lực của xã hội (nhân lực, vật lực, tài lực, thông tin lực). + Tăng dần đầu tư ngân sách Nhà nước, dành quỹ đất và có chính sách phát huy nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất, đào tạo bồi dưỡng nhân lực, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu thể thao để đào tạo thành những tài năng thể thao, nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ nhằm nâng cao chất lượng hoạt động thể dục, thể thao, phát triển một số môn thể thao đạt trình độ thế giới. + Khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia bồi dưỡng đào tạo tài năng thể thao góp phần phát triển sự nghiệp thể dục, thể thao, thành lập cơ sở dịch vụ hoạt động thể thao đáp ứng nhu cầu tập luyện, vui chơi, giải trí của nhân dân, bảo đảm để các cơ sở thể thao công lập và tư nhân được bình đẳng trong việc hưởng ưu đãi thuế, tín dụng, đất đai theo qui định của pháp luật để phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu thể thao để đào tạo thành những tài năng thể thao, - Những khó khăn, thách thức: + Lĩnh vực phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu thể thao để đào tạo thành những tài năng thể thao cho TTTTC hiện nay chưa theo kịp được sự phát triển mạnh mẽ khoa học và công nghệ trong các lĩnh vực hoạt động TDTT. + Mạng lưới cơ sở vật chất kỹ thuật phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu thể thao để đào tạo thành những tài năng thể thao, phục vụ nâng cao thành tích thể thao còn chưa đồng bộ, chất lượng chưa cao, phân bố không đồng đều ở các khu vực. + Tổ chức bộ máy của Ngành TDTT chưa ổn định số lượng HLV chất lượng cao chưa đảm bảo, cơ sở vật chất chưa đầu tư đúng mức, sự phối hợp nhân lực, vật lực, 20
  • 21. PGS TS Lê Thiết Can Trường ĐH TDTT TPHCM 21 tài lực cho phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu thể thao để đào tạo thành những tài năng thể thao, phát triển thể thao thành tích cao chưa được thống nhất, thiếu đồng bộ. + Nhận thức của xã hội vẫn còn có những quan điểm chưa đúng về TDTT đặc biệt là công tác phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu thể thao để đào tạo thành những tài năng thể thao cho TTTTC, chỉ coi là lĩnh vực giải trí, không phải là một ngành nghề như các lĩnh vực khác... III. Vấn đề nghiên cứu, đào tạo và sử dụng người tài bao hàm 4 nội dung chính: III.1 Nghiên cứu ảnh hưởng của di truyền và môi trường tới quá trình phát triển của một số mầm mống năng khiếu ở độ tuổi mẫu giáo. III.2 Các con đường, hình thức, biện pháp để phát hiện, đào tạo các học sinh năng khiếu ở nhà trường phổ thông. III.3 Cơ chế, chính sách; Các hình thức, biện pháp để đào tạo, bồi dưỡng tài năng ở bậc đại học, sau đại học và ngoài xã hội. III.4 Đào tạo, bồi dưỡng tài năng trong các lĩnh vực khoa học – công nghệ mũi nhọn. B) CON ĐƯỜNG, HÌNH THỨC, PHƯƠNG PHÁP ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG NĂNG KHIẾU, TÀI NĂNG Ở BẬC HỌC PHỔ THÔNG: I.Phát hiện, đào tạo năng khiếu và tài năng thể thao: I.1 Thế nào là học sinh năng khiếu: Chúng ta so sánh sự khác biệt giữa: Học sinh giỏi – học sinh năng khiếu, vận động viên có thành tích ban đầu – vận động viên năng khiếu; vận động viên đạt thành tích cao. Như vậy năng khiếu có liên quan tới một số yếu tố bên trong dựa trên những tư chất bẩm sinh – di truyền thể hiện ở các tố chất tâm sinh lý đặc trưng. Học sinh có năng khiếu có cơ sở để trở thành học sinh giỏi. Vận động viên có năng khiếu là cơ sở đạt thành tích cao và duy trì lâu, có khả năng đột biến dưới sự tác động của các yếu tố khác … 21
  • 22. PGS TS Lê Thiết Can Trường ĐH TDTT TPHCM 22 Học sinh năng khiếu được đào tạo theo trình tự hệ thống khoa học theo thứ bậc sẽ là điều kiện để trở thành người tài năng, vì giữa năng khiếu và tài năng còn có khoảng cách rất xa về khả năng linh hoạt, sáng tạo, ứng xử … Như đã nói ở trên, cấu trúc của năng khiếu chung gồm 3 yếu tố chính: - Thông tuệ - Sáng tạo - Có một số phẩm chất nổi bật I.2 Học sinh năng khiếu TDTT đòi hỏi 4 yếu tố: - Tố chất thể lực - Kỹ thuật - Chiến thuật - Phẩm chất, ý chí, tâm lý Muốn trở thành tài năng cần có sự tác động khác nhau. Qua các tài liệu nghiên cứu ở các nước phát triển cho thấy: có 2 – 3% số người có năng lực thấp và có đến 95 – 97% có năng lực bình thường; có 2 – 3% chỉ số năng lực đặc biệt (chỉ số IQ). Riêng trong thể thao, qua trắc nghiệm nhiều lần, bằng nhiều trắc nghiệm (test) cho thấy: trong 100 em có 5 – 10 có năng lực kém, 90 – 95 em có năng lực trung bình và 5 em năng lực tốt. I.3. Con đường dẫn đến tài năng thể thao: Con đường tham gia hoạt động TDTT thành tích cao: có 2 mục đích • Mục đích rõ ràng:  Truyền thống, cá nhân, gia đình, địa phương, đơn vị...  Đạt thành tích cao, có tiếng tăm và vị trí trong xã hội, xin việc làm.  Có cuộc sống tốt (lợi ích về kinh tế)  Rèn luyện con người có nhân cách tốt...  Vì lợi ích dân tộc quốc gia... 22
  • 23. PGS TS Lê Thiết Can Trường ĐH TDTT TPHCM 23  Xu hướng có lợi ích cho ngành thể thao, xu thế tích cực, có thể đạt thành tích cao. Song đòi hỏi lãnh đạo và HLV phải hiểu được mục đích và động cơ của các em và gia đình để giúp họ xác định đúng ý nghĩa giá trị và tầm quan trọng của việc tham gia tập luyện TDTT nhằm đạt thành tích cao: định hướng đào tạo để trở thành những cán bộ TDTT nòng cốt sau này. • Mục đích không rõ ràng:  Do sự đam mê tự nhiên của con em  Tập cho khỏe  Do sự lôi cuốn của bạn bè  Do sự tác động của các phụ huynh  Do phong trào  Do đơn vị đầu tư  Do phòng tránh các tệ nạn ngoài xã hội...  Thời gian duy trì thành tích thể thao cho VĐV lại rất ngắn (5 – 7 năm), độ rủi ro cao..  Có xu hướng dễ bị dao động lệch lạc, không quyết tâm, có thể bỏ cuộc giữa chừng (lớp 9, lớp 12 ). Ngoại trừ một vài trường hợp đặc biệt các em quá xuất sắc mới cho theo sự nghiệp của ngành, số còn lại có khuynh hướng chọn lựa các ngành nghề khác. II. Phương pháp đào tạo tài năng thể thao. II.1 Phương pháp truyền thống: - Phương pháp phân tích tổng hợp. - Phương pháp quan sát sư phạm. - Phương pháp kiểm tra sư phạm (test). - Phương pháp thực nghiệm sư phạm. - Phương pháp nhân trắc. 23
  • 24. PGS TS Lê Thiết Can Trường ĐH TDTT TPHCM 24 - Phương pháp y sinh. - Phương pháp phỏng vấn. - Phương pháp tâm lý. - Phương pháp toán học thống kê… II.2 Phương pháp hiện đại: Ngoài việc kết hợp các phương pháp truyền thống nêu trên. Chúng ta có thể sử dụng một số phương pháp hiện đại sau: - Phương pháp di truyền (giải mã Gien). - Phương pháp ứng dụng máy tính (phần mềm Excel, hoặc SPSS). - Phương pháp hệ thống – mô hình hóa – cận hệ thống… - Phương pháp phân tích dự báo (phương pháp chuyên gia, phương pháp tấn công não, phương pháp Delphi. - Phương pháp ngoại suy. - Phương pháp phân tích SWOT - Phương pháp về trắc nghiệm tâm lý. - Phương pháp y sinh học… Mọi phương pháp và quy trình chọn lọc học sinh cho trường chuyên, năng khiếu TDTT là lọc ra được các nhóm học sinh năng khiếu TDTT để tổ chức đào tạo các em trở thành tài năng, VĐV cấp cao sau này. Vấn đề phát hiện và tuyển chọn học sinh năng khiếu và tài năng cần phải đảm bảo hài hòa đồng bộ khi sử dụng các phương pháp, thủ thuật theo một trình tự tối ưu hay thành một quy trình hợp lý, tối ưu. III. Đặc điểm của quá trình phát triển tâm sinh ly lứa tuổi III.1. Định hướng giáo dục thể chất và huấn luyện thể thao. 24
  • 25. PGS TS Lê Thiết Can Trường ĐH TDTT TPHCM 25 F Việc phát triển tâm sinh lý lứa tuổi là căn cứ quan trọng để tiến hành Giáo dục thể chất – Định hướng đào tạo tài năng thể thao. III.2. Diễn biến tâm sinh ly lứa tuổi qua từng thời kỳ. F Diễn biến tâm sinh lý lứa tuổi theo từng giai đoạn lứa tuổi không bình thường.  Hệ thần kinh: phát triển mạnh, trọng lượng não bộ có thể đạt 90 – 95% của người lớn, song hệ thống thần kinh mới hình thành còn non trẻ. Trạng thái tâm sinh lý diễn biến phức tạp và rất dễ vỡ, sự ổn định không vững chắc, mau quên, hưng phấn cao, khả năng kiềm chế kém, quá trình hưng phấn chiếm ưu thế, ức chế đang phát triển dần. Hệ cơ: Phát triển mạnh (đặc biệt nhóm cơ lớn, cơ tứ chi) năng lực vận động cao. Hiếu động, thích hoạt động chân tay hơn hoạt động trí tuệ, rất linh hoạt, trí tưởng tượng phong phú, thích những công việc nhanh mạnh, không thích các công việc khó và tỉ mỉ. Hệ xương: Phát triển mạnh, thích nghi tốt lượng vận động, đặc biệt là cường độ vận động hơn là khối lượng, chú ý khi tác động lượng vận động phải hợp lý để giúp xương phát triển đồng bộ vì xương yếu dễ bị biến dạng. Quả tim: Tăng trưởng mạnh, to dần theo lứa tuổi. Khi 9 tuổi quả tim tăng gấp 6 lần khi mới sinh, qua tuổi thiếu niên tăng gấp 12 -14 lần. Ở giai đoạn cuối tuổi thiếu niên khả năng thích nghi lượng vận động lớn. Chiều cao – cân nặng: Từ lúc sinh đến lúc trưởng thành quá trình phát triển chia thành 2 giai đoạn.  Giai đoạn tăng đột ngột – giai đoạn tăng từ từ.  Ở mỗi giai đoạn lại chia thành 2 thời kỳ.  Giai đoạn tăng đột ngột  Thời kỳ thứ nhất: Thời kỳ bào thai  Thời kỳ thứ hai: thời kỳ tuổi dậy thì. 25
  • 26. PGS TS Lê Thiết Can Trường ĐH TDTT TPHCM 26  Giai đoạn tăng từ từ.  Thời kỳ thứ nhất: từ khi sinh ra đến 7 tuổi.  Thời kỳ thứ 2: thời kỳ sau tuổi dậy thì.  Qua các kết quả trên cho thấy: Sự phát triển chiều cao, cân nặng tăng theo lứa tuổi. Tuổi phát dục hay còn gọi là tuổi dậy thì của nữ là 11 – 12 và nam là 12 – 13. Do sự biến đổi về chức năng tâm sinh lý làm mất cân đối trong các hệ thống cơ quan chức phận của cơ thể; cá tính của các em dễ thay đổi. Một số em xuất hiện hiện tượng huyết áp cao sinh lý, bộ phận sinh dục phát triển khác đi, bộ phận sinh dục hoạt động mạnh, xuất hiện chức năng tâm lý mới. Các dạng tâm lý xuất hiện rõ nét như: cảm xúc, hứng thú, tình cảm (vui buồn đột ngột…) hành động đôi khi không kiềm chế, kém ý thức, một số em có biểu hiện mệt mỏi, tâm trạng thất thường, thiếu tự chủ từ đó dẫn đến các hoạt động lóng ngóng vụng về. Tóm lại: Bậc học phổ thông (với học sinh ở độ tuổi từ 6 đến 18 tuổi), là bậc học quan trọng nhất để học sinh có mầm mống năng khiếu có cơ hội để bộc lộ và phát triển. Qua các phần trình bày kết hợp với 1 số công trình nghiên cứu cho thấy: 1. Lứa tuổi 12 -18 các chức năng tâm lý của nam và nữ có xu hướng hoàn thiện dần theo sự phát triển của lứa tuổi, song quá trình hoàn thiện diễn ra không đồng đều, nhiều chức năng diễn ra theo hình làn sóng, có chức năng phát triển mạnh, có chức năng phát triển chậm, thậm chí có chức năng giảm tạm thời. 2. Tuổi 12 – 13 nam có 3 chức năng phát triển nhanh: khả năng phối hợp vận động, trí nhớ thị giác, năng lực nhịp điệu. Trong khi đó nữ là: cảm giác lực cơ, trí nhớ thị giác, khả năng chú ý, riêng khả năng nhịp điệu có xu hướng giảm tạm thời. 26
  • 27. PGS TS Lê Thiết Can Trường ĐH TDTT TPHCM 27 3. Tuổi 14 -15 nam có 3 chức năng phát triển nhanh: nhịp vận động tối đa, cảm giác lực cơ, khả năng chú ý. Chức năng phát triển chậm của nam và nữ là khả năng phối hợp vận động. 4. Tuổi 16 – 18 các chức năng tâm lý hoàn thiện hơn, song vẫn phải chịu ảnh hưởng lớn của môi trường tác động. Trong huấn luyện có thể sử dụng lượng vận động lớn ở một số môn thể thao sẽ giúp đạt thành tích cao. 5. Nếu xét tổng thể về giới tính nam & nữ ở lứa tuổi thiếu niên thì nam vượt trội hơn nữ.  Nam có ưu thế về: tính linh hoạt, sức nhanh và thần kinh cơ.  Nữ có ưu thế về: khả năng nhịp điệu, có thể chọn những môn thể thao có tính nhịp điệu cao. 6. Qua các kết quả cho thấy:các chức năng tâm lý phát triển không đồng đều. Sự phát triển các chức năng có ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển tâm sinh lý lứa tuổi HLV có thể xem đây là cơ sở giúp cho công tác tuyển chọn và đào tạo VĐV cho từng môn thể thao chuyên sâu thích hợp. Việc phát triển tài năng thể thao gồm 3 thành tố:  Bẩm sinh di truyền (tư chất, khả năng, năng khiếu).  Môi trường tác động (hệ thống tuyển chọn, huấn luyện, đào tạo…) Nỗ lực ý chí và sự đam mê (quá trình hình thành nhân cách…). 27
  • 28. HEÄ THOÁNG THI ÑAÁU HEÄ THOÁNG TUYEÅN CHOÏN HEÄ THOÁNG HUAÁN LUYEÄN Heä thoáng caùc ñieàu kieän ñaûm baûo Caùc yeáu toá moâi tr öôøng Yeáu toá toå chöùc, quaûn lyù taäp luyeän Taøi chính Ñaûm baûo cô sôû vaät chaát, kyõ thuaät Ñaûm baûo veà Y sinh hoïc Ñaûm baûo caùc phöông phaùp khoa hoïc vaø thoâng tin Ñaøo taïo caùn boä, HLV Huaán luyeän theå löïc Huaán luyeän kyõ thuaät Huaán luyeän chieán thuaät Huaán luyeän taâm lyù Huaán luyeän trí tueä Giaùo duïc ñaïo ñöùc Giaùo duïc chính tr ò tö töôûng Heä thoáng ñaøo taïo VÑV PGS TS Lê Thiết Can Trường ĐH TDTT TPHCM 28 IV. Quy trình chọn lọc học sinh năng khiếu bậc phổ thông: Sơ đồ mô hình chọn lọc đào tạo vận động viên năng khiếu: IV.1. Những yêu cầu cơ bản trong đào tạo vận động viên năng khiếu thể thao. - Test tâm lý. - Các dạng khí chất. - Thử phản xạ. - Nhận thức, ý chí, niềm tin, say mê… - Di truyền. - Sự quan tâm của gia đình. - Kinh tế gia đình. - Chuyên gia… - Test nhân trắc (đơn giản) nên dùng imbody. - Test thể lực chung. 28
  • 29. PGS TS Lê Thiết Can Trường ĐH TDTT TPHCM 29 - Test thể lực chuyên môn. - Kỹ thuật năng lực đặc biệt (trội). - Đánh giá, phân loại, phỏng vấn, sắp xếp, xác định, điều chỉnh, tuyển chọn. IV.2. Giới thiệu quy trình phương pháp phát hiện theo 5 bước tuần tự như sau: - Bước 1: Trắc nghiệm trí tuệ chung và một số chỉ số về y sinh học. - Bước 2: Trắc nghiệm năng lực chuyên môn (thể lực chung, thể lực chuyên môn, kỹ thuật, chiến thuật). - Bước 3: Đo động cơ học tập của trẻ năng khiếu (chuyên môn, các môn văn hóa). - Bước 4: Nghiên cứu gia đình, phả hệ trẻ năng khiếu. Bước 5: Lấy ý kiến tiến cử của giáo viên dạy trực tiếp, đối chiếu quá trình học tập của học sinh năng khiếu và kết luận. Giới thiệu bản danh sách dự tuyển (dự bị tập trung): TT Họ và tên Ý kiến cha mẹ Ý kiến giáo viên Kết quả tham gia hoạt động TDTT Môn TDTT ưa thích Môn thể thao có thành tích Kết quả học tập IV.3. Giới thiệu: Trắc nghiệm động cơ học tập: Mục đích: Xác định một số phẩm chất nổi bật của học sinh. - Thực hiện trắc nghiệm động cơ. - Trắc nghiệm lòng tự tin. - Trắc nghiệm hứng thú (xem xét định hướng). 29
  • 30. PGS TS Lê Thiết Can Trường ĐH TDTT TPHCM 30 - Trắc nghiệm ước mơ. IV.4. Giới thiệu lập danh sách đào tạo năng khiếu (năng khiếu tập trung): Danh sách học sinh xét tuyển: TT Họ và Tên Giới tính Lứa tuổi Lớp TL chung TL chuyên môn Kỹ thuật Chiến thuật Thông minh, sáng tạo Phẩm chất trội Tổng điểm Xếp hạng Cần xem xét phả hệ, di truyền, hoàn cảnh gia đình và đo một vài chỉ số sinh lý, nhân trắc (inbody): Quy trình đào tạo Bước 1 Bước 2 Bước 3 * Dự tuyển Lập danh sách, học sinh tự nộp đơn (tự tiến cử) Sự tiến cử của cha mẹ, bạn bè, đồng nghiệp Xem xét kết quả học tập, kết quả hoạt động, năng khiếu chuyên biệt, môn ưa thích… Tổ chức thi tuyển truyền thống Lựa chọn xây dựng và ứng dụng các test kiểm tra (phù hợp với môn thể thao). Trắc nghiệm thông minh, sáng tạo, động cơ, sự hứng thú, lòng tự tin. Kiểm tra các năng lực chuyên biệt… Lập phả hệ từ 1 – 3 đời. Nghiên cứu hoàn cảnh gia đình, nghề nghiệp, trình độ học vấn của cha mẹ … Sự quan tâm của gia đình đối với việc học tập văn hóa và chuyên môn, điều kiện vật chất, tâm lý của học sinh. Kiểm tra một số chỉ số về nhân trắc, sinh lý các yếu tố di truyền có liên quan. IV.5. “Bồi dưỡng tài năng”: 30
  • 31. PGS TS Lê Thiết Can Trường ĐH TDTT TPHCM 31 Học sinh năng khiếu là những trẻ em làm bài tập hoặc hoàn thành công việc nhanh hơn, tốt hơn, nhẹ nhàng hơn và khác lạ hơn so với trẻ em khác. Chính vì vậy loại học sinh này cần được tổ chức dạy đặc biệt sao cho nhịp độ giảng dạy được nhanh hơn, nội dung giảng dạy cao hơn, phương pháp giảng dạy đặc biệt hơn để các em được học tập, làm việc, phát triển hết khả năng, theo nhịp độ riêng của mình. Ngoài những nội dung, phương pháp dùng cho học sinh bình thường, cần có những nội dung, phương pháp cao hơn cho học sinh năng khiếu. Giai đoạn 1: 6 – 15 tuổi với hoạt động chủ đạo là học tập, giao lưu bạn bè. Giai đoạn 2: 16 – 18 tuổi với hoạt động chủ đạo là học tập – hướng nghiệp. IV.5.1. Bồi dưỡng tài năng học sinh năng khiếu phổ thông bằng con đường giáo dục gia đình: Cha mẹ cần nêu gương về mặt đạo đức cho con cái, cần giúp đỡ của nhà trường để bảo đảm cho con cái có đủ cơ hội và điều kiện học tập tốt ở nhà. IV.5.2. Bồi dưỡng tài năng học sinh năng khiếu phổ thông bằng con đường tập hợp khả năng giáo dục của cộng đồng: Cộng đồng có thể giúp đỡ ở mức vi mô cũng như vĩ mô. Ở mức vi mô: sự hỗ trợ của các hiệp hội nhằm giúp đỡ tài năng (quận, huyện, phường, xã) Ở mức vĩ mô: sự giúp đỡ về chính sách pháp luật và các điều kiện phát triển khoa học công nghệ khác. IV.5.3. Bồi dưỡng tài năng học sinh năng khiếu phổ thông bằng con đường giảng dạy và huấn luyện: FGiảng dạy là truyền đạt những kỹ năng tri thức ban đầu có liên quan. FHuấn luyện là nhằm nâng cao để đạt thành tích (giảng dạy là nền tảng, huấn luyện là nâng cao). Giảng dạy và huấn luyện là quá trình thống nhất. Trong giai đoạn giảng dạy có nội dung huấn luyện như lặp lại kỹ thuật động tác, phối hợp các 31
  • 32. PGS TS Lê Thiết Can Trường ĐH TDTT TPHCM 32 động tác từ đơn giản đến phức tạp… Trong huấn luyện cũng có nhân tố giảng dạy như: trang bị tri thức mới, sửa chữa một số chi tiết, động tác chưa phù hợp. - Khích lệ học sinh đặt câu hỏi. - Lắng nghe và đáp lại các câu hỏi và câu trả lời của học sinh. - Tổ chức các cuộc thảo luận. - Tạo nên những tấm gương tốt. - Động viên học sinh luôn hoàn thành xuất sắc các công việc hàng ngày. - Từ lớp 6 trở xuống thì yêu cầu cơ bản là quan tâm, yêu quý học sinh và cần hiểu biết về nhu cầu của trẻ, sự phát triển tâm lý và sinh lý của trẻ. Phải giỏi và thành thạo trong việc truyền đạt kiến thức. Giáo viên cần phân biệt được đâu là nhu cầu, đâu là nguyện vọng của học sinh. Người giảng dạy và huấn luyện cần có những nhân tố sau: IV.5.4 Nguyên tắc giảng dạy và huấn luyện năng khiếu phổ thông: Mục tiêu chính của giáo dục là giúp cho học sinh tài năng trở thành người tạo ra kiến thức, thay vì là những người sử dụng kiến thức. Giáo viên, huấn luyện viên nên sử dụng các nguyên tắc và phương pháp sau: - Nguyên tắc tự giác tích cực. - Nguyên tắc trực quan. - Nguyên tắc thích hợp và cá biệt hóa. - Nguyên tắc hệ thống (đảm bảo tính tuần tự và tính thường xuyên liên tục). Luân chuyển hợp lý giữa tập luyện và nghỉ ngơi. - Nguyên tắc tăng dần yêu cầu, tăng dần độ khó. - Nguyên tắc thích nghi và thích ứng lượng vận động cao. - Nguyên tắc tác động tâm lý… 32
  • 33. PGS TS Lê Thiết Can Trường ĐH TDTT TPHCM 33 Tùy theo tính chất của từng môn người ta có thể xây dựng các nguyên tắc, phương pháp và phương tiện cho phù hợp; chú trọng kết hợp hài hòa giữa hai nguyên tắc và phương pháp: truyền thống và hiện đại. Như vậy, quá trình học tập và huấn luyện cho học sinh năng khiếu cần phải đảm bảo: - Phù hợp với năng lực, sở thích đích thực và môi trường chung quanh học sinh. - Gây hứng thú bằng cách nêu lên các nhiệm vụ và vấn đề được chọn lựa cho phù hợp với trình độ, khả năng của học sinh, đòi hỏi học sinh động não, suy luận, thay vì học vẹt (tập luyện không có chủ đích). - Tạo ra nhiều cơ hội để học sinh phát triển năng khiếu, tài năng. - Phát triển tư duy nhận thức, cách nêu và giải quyết vấn đề, cách suy nghĩ lôgic chặt chẽ, trau dồi kỹ năng thực hành, nhằm tăng cường kỹ năng tự nghiên cứu, tự học ở học sinh, vận động viên. - Thành thạo trong chuyên môn, nắm được những thông tin mới nhất về sự phát triển của khoa học, kỹ thuật, xã hội liên quan tới bộ môn của mình. - Tự tin, linh hoạt, sáng tạo, nhiệt tình, có thái độ tích cực trong giải quyết vấn đề đặt ra. - Có đầu óc cởi mở, thông cảm và động viên học sinh năng khiếu tiếp xúc, làm việc với bạn bè, sẵn lòng lắng nghe và đáp lại những câu hỏi và câu trả lời của học sinh. F Tóm lại giáo viên, huấn luyện viên cần vững vàng về chuyên môn, trong sáng về nhân cách và có nghệ thuật dạy và huấn luyện để phát huy các năng khiếu ở học sinh, vận động viên. V. Bồi dưỡng tài năng học sinh năng khiếu phổ thông bằng con đường tổ chức giáo dục của trường năng khiếu – trung tâm đào tạo VĐV: 33
  • 34. PGS TS Lê Thiết Can Trường ĐH TDTT TPHCM 34 Vai trò của nhà trường trong việc bồi dưỡng tài năng rất quan trọng. Ngoài chương trình giảng dạy huấn luyện cơ bản và nâng cao cần mời chuyên gia nói chuyện, tham quan các cuộc thi đấu lớn. - Thường xuyên tổ chức thi đấu với nhiều địa điểm khác nhau, đối tượng khác nhau… - Cần lồng ghép nhiều nội dung, hình thức sinh hoạt đa dạng phong phú. V.1. Muốn trở thành tài năng thể thao cần lưu ý một số đặc điểm sau: (thiếu niên - nhi đồng trẻ) Mức độ phát triển thể chất có ảnh hưởng đến khả năng vận động của cơ thể. Kiểm tra, đánh giá diễn biến tâm sinh lý thể thao ở lứa tuổi dậy thì là cực kỳ quan trọng. Đây là nền tảng vững chắc cho việc xác định thể thao thành tích cao.  Sinh trưởng thường chỉ sự lớn lên của tế bào (tăng giảm thể hiện mức độ lớn nhỏ, dài ngắn của các bộ phận cơ quan cơ thể). Sự phát dục có tính liên tục và có tính giai đoạn, mỗi giai đoạn đều có tính độc lập riêng của nó và luôn có sự thay đổi và kế thừa, giai đoạn trước đặt nền móng cho giai đoạn sau.  Sự trưởng thành diễn ra theo hình làn sóng hoặc đường thẳng lúc nhanh, lúc chậm, chưa đủ khả năng để quyết định lựa chọn nghề nghiệp. Vì vậy chúng ta không nên đòi hỏi quá cao vào một hoạt động nào đó (kể cả trong xây dựng chỉ tiêu đạt thể thao thành tích cao).  Nỗ lực ý chí và đam mê thể thao là yếu tố cơ bản để phát triển nhanh thành tích thể thao. Song chúng ta không nên quá lạm dụng vào hoạt động thể thao, điều đó dễ dẫn đến rối loạn chức năng tâm - sinh lý và các yếu tố đặc thù khác mới hình thành.  Nếu chúng ta đặt yêu cầu thành tích quá cao ở tuổi NĐ và đầu TN sẽ dẫn đến mộng tưởng sự lo âu âm thầm, nỗi ám ảnh thất bại luôn theo đuổi. Chức năng tâm lý bị tổn thương, hệ thần kinh mất thăng bằng làm ảnh hưởng xấu trong các hoạt động 34
  • 35. PGS TS Lê Thiết Can Trường ĐH TDTT TPHCM 35 thể thao: không quyết tâm, không tin vào khả năng mình, dễ bỏ cuộc, dễ bị kích động, khả năng chịu đựng kém.  Trong công tác đào tạo VĐV trẻ cần phải tạo cho các em phát huy hết khả năng. Do vậy người thầy phải giúp các em hiểu rõ hơn về vị trí, vai trò và khả năng của mình như: bản lĩnh – tự tin, phát huy được tính tự phê phán những hình ảnh tiêu cực trong thể thao và xã hội.  Mối quan hệ tốt giữa Phụ huynh – HLV – giáo viên đóng vai trò quyết định đối với việc hình thành nhân cách bền vững.  Hoàn cảnh gia đình & môi trường sống trong xã hội của từng thành viên có khác nhau (rất đa dạng, phong phú). Các em tham gia tập luyện và thi đấu thể thao phải chấp nhận sự tranh chấp, đối kháng quyết liệt nảy sinh ngay từ quá trình hội nhập ban đầu.  Mỗi em phải có khả năng tự vươn lên. Những thói kiêu căng, tự ti đều là những nảy sinh không tốt.  Người lãnh đạo + HLV có trách nhiệm tác động vào phương thức ứng xử để làm sáng tỏ những nguyên nhân, hành vi, thái độ lệch lạc ngỗ ngược (nếu có).  Các HLV phải am hiểu về mặt tâm sinh lý lứa tuổi để thấy rằng những rối loạn, những dao động, những thái độ, hành vi của các VĐV trong các hoạt động TDTT là điều bình thường phù hợp với quy luật phát triển lứa tuổi.  Cần dùng các phương pháp huấn luyện hiện đại có kết hợp với dự báo, chuẩn đoán và điều chỉnh các mặt tâm lý để thúc đẩy sự hưng phấn cao nhằm đạt thành tích tốt trong quá trình tập luyện và thi đấu. Tránh sự hưng phấn tiêu cực như có hành vi sinh sự, dễ kích động (khả năng chịu đựng kém…)  Do đó trong quá trình tuyển chọn; HLV cần xem xét mối quan mật thiết giữa trình độ phát triển thể chất, khí chất của từng VĐV, thường xuyên kiểm tra đánh giá đến quá trình phát triển lứa tuổi, lựa chọn lứa tuổi phù hợp cho từng môn chuyên sâu. 35
  • 36. PGS TS Lê Thiết Can Trường ĐH TDTT TPHCM 36 V.2. Quá trình phát triển chuyên môn cần phải kết hợp hài hòa với việc giáo dục nhân cách:  Đứa trẻ phải thật sự là “đứa trẻ” (thể chất, tâm sinh lý chưa ổn định, quá trình hưng phấn chiếm ưu thế, quá trình ức chế mới hình thành).  Được vui chơi và phát triển toàn diện.  Có thời gian tự do.  Biết nghe lời, vâng lời.  Cảm xúc tự nhiên.  Được quyền nói ra sự lo âu, sợ hãi.  Có niềm tin vào HLV, thầy cô, gia đình.  Được làm tốt các nhiệm vụ được giao.  Phấn đấu hết mình thực hiện các mục đích ham thích.  Hòa nhập với tổ, nhóm.  Bước đầu có hướng tự lập.  VI. Những nhân tố cần điều chỉnh trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng tài năng thể thao: 1. Công tác đào tạo bằng cảm tính (định tính)→ sai số lớn 2. Chưa nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại để kiểm tra đánh giá trong đào tạo vận động viên. 3. Chưa đảm bảo tốt các điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho tập luyện và thi đấu 4. Lựa chọn mang yếu tố chủ quan (tình cảm, nể nang...) 5. Chỉ chú trọng huấn luyện chuyên môn đơn thuần, chạy theo thành tích, đốt cháy giai đoạn, gian lận tuổi. 6. Thiếu cập nhật thông tin cần thiết trong đào tạo và huấn luyện trong từng giai đoạn phát triển lứa tuổi. 36
  • 37. PGS TS Lê Thiết Can Trường ĐH TDTT TPHCM 37 7. Thu nhập kém nên chưa tập trung hết sức mình cho sự nghiệp... 8. Quá lạm dụng chất xám của huấn luyện viên (Một huấn luyện viên huấn luyện quá nhiều vận động viên) 9. Thiếu quan tâm đến các mặt sinh hoạt vui chơi giải trí 10. Thiếu quan tâm các lĩnh vực học tập và điều kiện khác như thành phần gia đình, nghề nghiệp, môi trường sống, trình độ văn hóa... Từ những mặt tồn tại trên đã ảnh hưởng phần lớn đến sự đam mê khổ luyện của vận động viên và gia đình các em: vì vậy đòi hỏi lãnh đạo và huấn luyện viên cần phải có sự quan tâm đặc biệt và hướng các em và gia đình thực hiện đúng mục đích và yêu cầu (tất nhiên tham gia thể thao cũng phải biết hy sinh nhiều thứ) (Được và mất). Song vấn đề ở đây thể hiện 2 mặt: lãnh đạo và huấn luyện viên phải có quy hoạch và kế hoạch rõ ràng cụ thể để tạo hướng phấn đấu và xây dựng niềm tin bền vững. Nếu có niềm tin vững chắc sẽ giúp các em và gia đình nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của TDTT và hướng con em mình theo sự nghiệp TDTT suốt đời. Nếu thực hiện được điều này thì gia đình và bản thân vận động viên sẽ tin tưởng và cống hiến hết sức mình cho sự nghiệp phát triển TDTT, đưa thể thao nước nhà phát triển lên tầm cao mới./.. 37
  • 38. PGS TS Lê Thiết Can Trường ĐH TDTT TPHCM 38 C) CÁC NHÂN TỐ VÀ ĐIỀU KIỆN ĐỂ PHÁT TRIỂN TÀI NĂNG THỂ THAO NỘI DUNG BÀI GIẢNG 1. Cơ sở sở pháp lý 1.1 Thể thao thành tích cao - Phát triển thể thao thành tích cao. Nhà nước có chính sách phát triển thể thao thành tích cao, đầu tư tập trung xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại; đào tạo, bồi dưỡng vận động viên, huấn luyện viên đạt trình độ quốc gia, quốc tế, tổ chức thi đấu thể thao thành tích cao, tham gia các giải thể thao quốc tế, khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia phát triển thể thao thành tích cao. - Quyền và nghĩa vụ của vận động viên thể thao thành tích cao. - Quyền và nghĩa vụ của huấn luyện viên thể thao thành tích cao. - Quyền và nghĩa vụ của trọng tài thể thao thành tích cao. - Đại hội thể thao quốc gia, đoàn thể thao quốc gia. - Tiêu chuẩn vận động viên đội thể thao quốc gia. - Giải thi đấu thể thao thành tích cao. - Thẩm quyền tổ chức giải thể thao thành tích cao. - Thẩm quyền ban hành điều lệ giải thể thao thành tích cao. - Thủ tục đăng cai tổ chức giải thể thao thành tích cao - Công nhận thành tích thi đấu thể thao thành tích cao - Đẳng cấp vận động viên, huấn luyện viên, trọng tài thể thao thành tích cao - Tiêu chuẩn cơ sở vật chất, trang thiết bị cho tập luyện và thi đấu thể thao thành tích cao. (Trích luật TDTT từ điều 31 đến điều 43 mục 1 chương III về thể thao thành tích cao) 1.2 Thể thao chuyên nghiệp - Phát triển thể thao chuyên nghiệp. Thể thao chuyên nghiệp là hoạt động thể thao, trong đó huấn luyện viên, vận động viên lấy huấn luyện, biểu diễn, thi đấu thể thao là nghề của mình. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân thành lập các câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp. 38 Tải bản FULL (77 trang): https://bit.ly/3nuB3PN Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 39. PGS TS Lê Thiết Can Trường ĐH TDTT TPHCM 39 - Quyền và nghĩa vụ của vận động viên chuyên nghiệp. - Quyền và nghĩa vụ của huấn luyện viên chuyên nghiệp. - Chuyển nhượng vận động viên chuyên nghiệp. - Hợp đồng chuyển nhượng vận động viên chuyên nghiệp. - Câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp. - Trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh, tạm ngừng kinh doanh, chia, tách, hợp nhất, sát nhập, chuyển đổi, giải thể, phá sản câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp. - Nhiệm vụ, quyền hạn của các câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp. - Quyền sở hữu đối với giải thể thao thành tích cao và giải thể thao chuyên nghiệp. (Trích luật TDTT từ điều 44 đến điều 53 mục 2 chương III về thể thao chuyên nghiệp) Chuyên nghiệp hóa thể thao: Câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp, là hình thức lấy thể thao chuyên nghiệp làm chuẩn, bất luận là nó áp dụng quản lý theo chế độ kinh tế nào. Câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp được hình thành từ những vận động viên chuyên nghiệp, tham gia câu lạc bộ hoặc đội thi đấu có tư cách thi đấu các giải thể thao chuyên nghiệp. Thể thao chuyên nghiệp là hoạt động thể thao, trong đó huấn luyện viên, vận động viên lấy huấn luyện, biểu diễn, thi đấu thể thao là nghề của mình.  Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân thành lập các câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp. Câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp - Thi đấu chuyên nghiệp - Vé, môi giới, giải thưởng, quảng cáo… - Chính sách pháp luật văn hóa phúc lợi  Thị trường thể thao và hoàn cảnh xã hội 1.3 Cơ sở thể thao. - Loại hình cơ sở thể thao. 1. Cơ sở thể thao bao gồm: Trung tâm đào tạo, huấn luyện vận động viên thể thao; Trung tâm hoạt động thể thao; Cơ sở dịch vụ hoạt động thể thao; câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp; Trường năng khiếu thể thao. 2. Các loại hình hoạt động của cơ sở thể thao bao gồm doanh nghiệp thể thao và đơn vị sự nghiệp thể thao. 39 Tải bản FULL (77 trang): https://bit.ly/3nuB3PN Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 40. PGS TS Lê Thiết Can Trường ĐH TDTT TPHCM 40 - Doanh nghiệp thể thao. - Hộ kinh doanh hoạt động thể thao. - Đơn vị sự nghiệp thể thao. - Đình chỉ hoạt động, sát nhập, chia, tách, hợp nhất, giải thể đơn vị sự nghiệp thể thao. - Nhiệm vụ, quyền hạn của trung tâm đào tạo, huấn luyện vận động viên thể thao. - Trường năng khiếu thể thao. - Nhiệm vụ, quyền hạn của trường năng khiếu thể thao. - Quyền và nghĩa vụ của học sinh trường năng khiếu thể thao. (Trích luật TDTT từ điều 54 đến điều 63 mục 2 chương IV về thể thao chuyên nghiệp) (Các văn bản pháp lý của Đảng, nhà nước và các cơ chế chính sách có liên quan từ Trung ương cho đến tỉnh, thành, ngành. Đặc biệt là nghị quyết 08 của bộ chính trị chiến lược phát triển thể thao Việt Nam đến năm2020tầm nhìn 2030; đề án nâng cao thể trạng và tầm vóc người Việt Nam của chính phủ, thông qua 4 chương trình nhánh). 2. Mục tiêu nhiệm vụ của thể thao thành tích cao. 2.1 MỤC TIÊU CHUNG Phát hiện bồi dưỡng đào tạo tài năng quốc gia 2.2 MỤC TIÊU CỤ THỂ - Phát hiện tuyển chọn vận động viên năng khiếu ở cơ sơ. - Xây dựng lực lượng vận động viên hậu bị (trẻ). - Bồi dưỡng cung cấp tài năng thể thao cho QG. 2.3 NHIỆM VỤ * Thể thao thnh tích cao“Là hoạt động huấn luyện thi đấu thể thao nhằm đạt được đến thành tích kỷ lục thể thao cao nhất, được coi là giá trị văn hóa, là sức mạnh, tinh hoa, năng lực sáng tạo của con người” * Tăng cường thể chất nói chung * Tìm kiếm, bồi dưỡng, phát triển năng lực vượt trội của từng cá thể * Giáo dục toàn diện – huấn luyện hệ thống – ứng dụng khoa học công nghệ – đầu tư đúng mức * Khai thác tiềm năng thể chất – phát triển tối đa đạt đến thành tích tốt nhất * Định hướng Thể thao chuyên nghiệp, thông thường là một hoạt động kinh tế chỉ việc cung cấp các sản phẩm thể thao lấy sự giải trí là chính đối người tiêu dùng thể 40 4079495