SlideShare a Scribd company logo
1 of 130
BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ

TRẦN THỊ THANH NGA
TẢI MIỄN PHÍ KẾT BẠN ZALO:0917 193 864
DỊCH VỤ VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
WEBSITE: VIETKHOALUAN.COM
ZALO/TELEGRAM: 0917 193 864
MAIL:
BAOCAOTHUCTAPNET@GMAIL.COM
PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
CỬ NHÂN ĐIỀU DƯỠNG Ở ĐẠI HỌC Y DƯỢC
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ

TRẦN THỊ THANH NGA
PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
CỬ NHÂN ĐIỀU DƯỠNG Ở ĐẠI HỌC Y DƯỢC
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành : Quản lý giáo dục
Mã số : 60 14 01 14
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS ®Æng ®øc th¾ng
HÀ NỘI - 2013
BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT CÁC CỤM TỪ SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN
VIẾT TẮT
1. BYT
2. Bộ GD - ĐT
3. CĐ
4. CT
5. CTĐT
6. CNĐD
7. CSSK
8. ĐCSVN
9. ĐT
10. ĐH
11. ĐHYD TPHCM
12. ĐD
13. GD
14. GD - ĐT
15. GDKT & DN
16. NCKH
17. NQ
18. NQTW
19. QL
20. QLĐD
21. QLGD – ĐT
22. QLYT
23. QH
24. VLVH
VIẾT ĐẦY ĐỦ
Bộ Y tế
Bộ giáo dục và đào tạo
Cao đẳng
Chương trình
Chương trình đào tạo
Cử nhân Điều dưỡng
Chăm sóc sức khỏe
Đảng cộng sản Việt Nam
Đào tạo
Đại học
Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
Điều dưỡng
Giáo dục
Giáo dục và đào tạo
Giáo dục kỹ thuật và dạy nghề
Nghiên cứu khoa học
Nghị quyết
Nghị quyết trung ương
Quản lý
Quản lý Điều dưỡng
Quản lý giáo dục – đào tạo
Quản lý Y tế
Quốc hội
Vừa làm vừa học
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 3
Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỬ NHÂN ĐIỀU
DƯỠNG Ở ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH
15
1.1 Các khái niệm cơ bản 13
1.2 Nội dung quản lý phát triển chương trình đào tạo cử nhân
Điều dưỡng ở Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
25
1.3 Định hướng phát triển chương trình đào tạo cử nhân Điều
dưỡng ở Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
35
Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH
ĐÀO TẠO CỬ NHÂN ĐIỀU DƯỠNG Ở ĐẠI HỌC Y
DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH
41
2.1 Đặc điểmĐạihọc Y Dược Tp.HCM, KhoaĐiềudưỡng– Kỹ
thuật Y học vàBộ môn Điều dưỡng
41
2.2 Đánh giá thực trạng phát triển chương trình đào tạo Cử
nhân Điều dưỡng ở Đại học Y Dược Thành phố Hồ
Chí Minh
43
2.3 Nguyên nhân thành công - hạn chế của phát triển CT đào
tạo CNĐD
61
Chương 3 YÊU CẦU VÀ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN CHƯƠNG
TRÌNH ĐÀO TẠO CỬ NHÂN ĐIỀU DƯỠNG Ở ĐẠI
HỌC HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
63
3.1 Yêu cầu xây dựng biện pháp phát triển chương trình đào
tạo CNĐD ở Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh
hiện nay
55
3.2 Biện pháp quản lý phát triển chương trình đào tạo Cử nhân
Điều dưỡng ở Đại học Y Dược TPHCM
65
3.3 Khảo nghiệm sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 93
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 97
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 99
PHỤ LỤC 99
5
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định "Đổi mới
căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại
hoá, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế
quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là
khâu then chốt”. Chin lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn
2011 – 2020, đã định hướng một trong ba chiến lược đột phá là:“Phát triển
nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào
việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân.[11,tr.1-5].
Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020 xác định: “Nội dung
chương trình, phương pháp dạy và học, công tác thi, kiểm tra, đánh giá chậm
được đổi mới. Nội dung chương trình còn nặng về lý thuyết, phương pháp
dạy học lạc hậu, chưa phù hợp với đặc thù khác nhau của các loại hình cơ sở
giáo dục, vùng miền và các đối tượng người học; Nhà trường chưa gắn chặt
với đời sống kinh tế, xã hội; chưa chuyển mạnh sang đào tạo theo nhu cầu xã
hội; chưa chú trọng giáo dục kỹ năng sống, phát huy tính sáng tạo, năng lực
thực hành của học sinh, sinh viên” [11,tr.1-tr.5]
Thực trạng lạc hậu về chương trình đào tạo có nhiều nguyên nhân,
trong đó có nguyên nhân rất cơ bản là công tác quản lý giáo dục, nghiên cứu
và ứng dụng trong phát triển chương trình đào tạo nhiều năm qua chưa được
quan tâm đúng mức, việc thiết kế chương trình đào tạo ở các cấp còn sao
chép, nặng về kinh nghiệm, thiếu đội ngũ chuyên gia làm chuyên nghiệp
trong lĩnh vực quan trọng này. Cần thay đổi, từ đổi mới chương trình đào tạo
và người thầy phải “không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất
đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ”[12,tr.10 - 17].
6
NQ 46- NQ/TW, ngày 23/02/2005 của Bộ chính trị về "Công tác bảo
vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới" xác định:
“Nghề y là một nghề đặc biệt, cần được tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi
ngộ đặc biệt. Mỗi cán bộ, nhân viên y tế phải không ngừng nâng cao đạo đức
nghề nghiệp và năng lực chuyên môn, xứng đáng với sự tin cậy và tôn vinh
của xã hội, thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh:“Người thầy thuốc
giỏi đồng thời phải là người mẹ hiền”[4,tr.1-tr.7]
Những năm gần đây, Bộ giáo dục - đào tạo, Bộ Y tế, các trường có đào
tạo CN Điều dưỡng trình độ đại học, đang triển khai phát triển chương trình
đào tạo CNĐD theo “Chuẩn năng lực điều dưỡng”. Mục tiêu là nâng cao chất
lượng đào tạo và năng lực của CNĐD về: thái độ, kiến thức, kỹ năng.
Khoa Điều dưỡng – Kỹ thuật Y học, Đại họcY Dược TPHCM là đơn vị
trực thuộc Bộ Y tế, có vai trò quan trọng trong việc đào tạo nhân lực CNĐD
có trình độ và chất lượng cao, nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực của các tỉnh
phía Nam. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhân dân
và hội nhập quốc tế, Đại học Y Dược TPHCM cấp thiết phải phát triển
chương trình đào tạo CNĐD.Vì chương trình đào tạo CNĐD là một trong
những thành tố quan trọng, góp phần quyết định chất lượng đào tạo Cử nhân
Điều dưỡng ở Đại học Y Dược TP HCM; Nhằm đáp ứng được yêu cầu xây
dựng đội ngũ nhân lực CNĐD chuẩn mực, chất lượng, chuyên nghiệp. Để
chương trình đào tạo Cử nhân Điều dưỡng ở ĐHYD TP HCM hiện đại hóa và
hội nhập quốc tế, cần chú trọng tạo được cấp độ khác biệt về nhân cách, năng
lực theo tiến trình đào tạo, phù hợp với mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ đào
tạo Cử nhận ĐD trình độ đại học của Đại học Y Dược TP HCM.
Nghề điều dưỡng cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ (CSSK) con
người, là nghề vừa mang tính khoa học kỹ thuật ứng dụng vừa mang tính nghệ
thuật, vừa có giá trị nhân văn, vừa có khả năng hội nhập quốc tế cao. Nhu cầu
7
CSSK của xã hội Việt Nam và xu thế phát triển nghề Điều dưỡng thế giới, đều
đang cần nhiều CNĐDcó chất lượng cao, đạt trình độ đại học để CSSK cộng
đồng, với khả năng thíchứng nhu cầu việc làm một cáchlinh hoạt ở trong nước
và quốc tế. Nhưng nguồn nhân lực CNĐD sau tốt nghiệp do Đại họcY Dược
TP HCM đào tạo hiện nay, khi ra trường chưa đáp ứng những chuẩn năng lực
nghề nghiệp theo nhu cầu xã hội cần, chưa phù hợp xu thế toàn cầu hóa, nhằm
đảm bảo cho an toàn sức khỏe và tính mạng con người. Vì vậy, cần “đổi mới
căn bản, toàn diện giáo dục”, với chiến lược “đột phá vào quản lý giáo dục”,
chú trọng phát triển chương trình đào tạo sát thực tiễn, đáp ứng nhu cầu nhân
lực xã hội.
Từ những lý do nêu trên, tác giả chọn đề tài: Phát triển chương trình
đào tạo Cử nhân Điều dưỡng ở đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
làm luận văn tốt nghiệp, sau khi học chương trình cao học Quản lý Giáo dục.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.
Trên thế giới và tại Việt Nam, đã có rất nhiều kết quả nghiên cứu về
chương trình đào tạo nói chung, cũng có nhiều nhà nghiên cứu đã tham gia
nghiên cứu về xây dựng và phát triển chương trình đào tạo. Kết quả nghiên
cứu vừa phản ánh lịch sử phát triển, tính kế thừa kinh nghiệm xây dựng
chương trình đào tạo đồng thời luôn điều chỉnh, sửa sai, đổi mới để phát triển
chương trình đào tạo ngày càng hoàn thiện hơn, bám sát nhu cầu thực tiễn về
chất lượng đào tạo nói chung và lĩnh vực đào tạo CNĐD bậc đại học.
Theo Wentling (1993) thì: “chương trình đào tạo là một bảng thiết kế
tổng thể cho một hoạt động đào tạo (đó có thể là một khóa học kéo dài vài
giờ, một ngày, một tuần hoặc một vài năm). Bảng thiết kế tổng thể đó cho
biết toàn bộ nội dung cần đào tạo, chỉ rõ ra những gì có thể trong đợi ở
người học sau khóa học, nó phác họa ra qui trình cần thiết để thực hiện nội
dung đào tạo, nó cũng cho biết các phương pháp đào tạo và các cách thức kiểm
8
tra đánh giá kết quả học tập, và tất cả các cái đó được sắp xếp theo một thời
gian biểu chặt chẽ”. [17, tr.1]
Các kết luận và khuyến nghị được đưa ra tại Hội đồng Pháp ngữ về
Giáo dục kỹ thuật và dạy nghề (GDKT & DN) ở Ba-ma-ko năm 1998 và Hội
nghị quốc tế về GDKT & DN lần 2 tại Seoul năm 1999, đã thể hiện sự thống
nhất cao độ của các nước về tầm quan trọng của GDKT & DN, các nguyên tắc
và định hướng cải cách GDKT & DN.Văn bản hội nghị, xác định: “Quá trình
cải cách được thực hiện thông qua việc mở rộng và đa dạng hóa chương trình
đào tạo cung ứng cho thị trường lao động,trong đó ưu tiên hợp tác các chương
trình GDKT & DN. Điều đó là đồng nghĩa xóa bỏ mọi ngăn cách giữa các hệ
thống chương trình đào tạo, chương trình đào tạo chính quy và chương trình
đào tạo không chính quy...Xây dựng chương trình mềm dẻo tập trung mục
tiêu hướng tới các năng lực”. Khung khái niệm và tài liệu về công nghệ
GDKT & DN được sử dụng như khung tham chiếu thực hiện chương trình đối
tác liên chính phủ của gần 50 quốc gia thuộc 6 vùng trên thế giới. Các hoạt
động đào tạo này tập trung vào lĩnh hội các năng lực [52,Tr.7 –Tr.9]
Mặt khác, tài liệu công nghệ kỹ thuật GD&DN được các nhà lãnh đạo
và sư phạm trong lĩnh vực GDKT & DN đã xác định rõ vai trò nhà nước và ý
chí chính phủ khi thực hiện mục tiêu, chính sách xã hội và định hướng kết
quả, định hướng tiêu chuẩn chất lượng nguồn nhân lực. Xu hướng thiết kế
chương trình mềm dẻo,“xây dựng chương trình theo hướng tiếp cận dựa trên
năng lực, phương pháp mô đun hóa cho phép chia trình độ cá nhân thành các
năng lực cụ thể khác nhau, phù hợp với chuẩn quốc gia và quốc tế.Ý tưởng sử
dụng các mô đun như những yếu tố cấu thành chương trình giúp cho xây dựng
và điều chỉnh chương trình dễ dàng hơn. Một chương trình đào tạo dựa trên
một sự tập hợp chặt chẽ các năng lực đa dạng thực sự cần thiết cho việc đạt
được trình độ nhất định. Như vậy chỉ cần thay đổi một hay nhiều mô đun là có
thể đảm bảo sự hoàn thiện của chương trình đào tạo.” [52,tr.19 &20]
9
Tài liệu trên cũng khuyến cáo và cảnh báo lưu ý những mặt hạn chế và
những nguy cơ về chất lượng yếu kém làm ảnh hưởng uy tín cơ sở đào tạo do
chương trình thiếu tính thực tiễn, không đáp ứng nhu cầu nhân lực xã hội. Vì
vậy,“Điều quan trọng là tất cả các chương trình đào tạo phải là bộ phận không
thể tách rời của hệ thống, dù cho vị trí công việc mà chương trình đào tạo đó
hướng tới là như thế nào, cơ quan hay bộ ngành nào quản lý.Tính nhất quán
và sức mạnh của hệ thống GDKT & DN được đảm bảo khi tất cả các chương
trình đào tạo cùng đáp ứng mục tiêu chung và các chuẩn chất lượng”.[52,
tr.52]. “Phương pháp tiếp cận theo năng lực, chương trình không áp đặt nội
dung hay môn học mà chủ yếu quy định kết quả người học cần đạt được tức là
“chuẩn đầu ra” phải cụ thể, rõ ràng và đo lường được”[52,Tr.56 -57]. Nhìn
chung, Công nghệ kỹ thuật và Dạy nghề là tập tài liệu quý gồm công trình
nghiên cứu, kinh nghiệm GDKT & DN của các chuyên gia cao cấp quốc tế
trong lĩnh vực GDKT & DN.
Peter F.Oliva[2005] đã đưa ra các tiên đề [có thể hiểu như nguyên tắc]
định hướng cho nhữngngười thiết kế chương trình đào tạo,những hướng dẫn là
cần thiết nhằm tạo ra một chương trình đào tạo có chất lượng.Theo Peter F.Oliva
để phát triển chương trình đào tạo mang tính tiên tiến và hiện đại, cần chú ý đến
những nguyên tắc cơ bản.1) Chương trình đào tạo luôn thay đổi gắn với sự thay
đổi của xã hội, mang tính thời đại. Giáo dục là sản phẩm của con người, được
sángtạo trongquátrìnhpháttriển của nhân loại; và do đó giáo dục luôn phảiđáp
ứng vớinhững thay đổitrongtiến trìnhpháttriển kinh tế - chính trị - xã hội. Mỗi
thời đại đều có những vấn đề cần phải giải quyết mang bản chất của xã hội đó.
Những thay đổi của xã hội ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ đến giáo dục từ triết
lý giáo dục cho tới phương pháp thực hiện. 2)Thay đổi mang tính kế thừa và tiến
hành đồng thời. Những thay đổi trong giáo dục được thể hiện rõ nét trong thiết kế
chương trình đào tạo, trong quá trình đó không hề có sự khởi đầu hay kết thúc đột
10
ngột mà luôn kế thừa và mang tính quá trình. Những đổi mới sáng tạo đan xen
với những yếu tố truyền thống, nhữngtrì trệlỗithờitồntại song song với những
yếu tố tiên tiến; chúng tồn tại biện chứng và đào thảinhau. 3) Chương trình đào
tạo gắn liền với những thay đổitừ con người, là kết quả của sự tương tác giữa các
nhómliên quan. Mộttrongnhữngnguyên tắc quan trọng trong xây dựngvà phát
triển chương trình là sự gắn liền với họat động của con người; đó là bộ ba:
người học – người dạy – người sử dụng (xã hội).Cụ thể trong quá trình xây
dựng và phát triển chương trình cần xuất phát từ nhu cầu người học, nhu cầu
xã hội và khả năng tự thân của người dạy (của trường đại học); đây là quá trình
tương tác giữa các nhóm nhằm chọn lựa phương án tốiưu trong từng giaiđọan.
4) Xây dựng và phát triển chương trình đào tạo là một quá trình quyết định mang
tính liên tục, nhất là trong các trường đại học, nó không chỉ thuần túy mang tính
nghiên cứu khoa học. Đây là một quá trình quyết định của các cấp quản lý cả về
chuyênmônlẫn hành chính;tácđộngmạnhmẽ và mang tính sống còn trong vận
hành của một trường đại học. Thực tế cho thấy chương trình đào tạo vừa có tính
pháp lý trong quảnlý vừa mang tính đặc trưng của từng trường. Nhu cầu người
học thay đổi theo sự phát triển của xã hội, chương trình đào tạo cũng cần cập
nhật những tri thức mới; do vậy quá trình quyết định diễn ra liên tục, hàm
chứatrongquátrìnhnày quátrình kế họach thực hiện và đánhgiáchươngtrình. 5)
Chương trình đào tạo đòi hỏi phải thiết kế trên quan điểm hệ thống và toàn
diện. Một trong những sai lầm thường mắc phải trong thiết kế chương trình đào
tạo là áp dụng quá trình thử - sai- sửa; Một chương trình thiết kế tốt phải hạn chế
đến mức thấp nhất những sai sót, do vậy quan điểm hệ thống trong phân tích và
thiết kế chươngtrình đào tạo phải là quan điểm xuyênsuốt, nếukhôngchúngta
sẽcó mộtkếtquả mang tính chắp vá, từng bộ phận riêng biệt của chương trình
không kết nối lại thành một tổng thể. 6) Xây dựng chương trình đào tạo phải
bắt đầu từ chương trình hiện tại. Những đổi mới và sáng tạo luôn mang tính kế
11
thừa, việc phát triển chương trình trên cơ sở đánh giá những ưu khuyết của
chương trìnhđào tạo đãcó cho phép phát huy những cái tốt, tái cấu trúc và điều
chỉnh những tồn tại. Điều này, làm cho quá trình giảng dạy mang tính liên tục,
nhưng luôn có khả năng chấp nhận, tiếp nhận và cặp nhật những cái mới. [
30,Tr.61- 67]
Luật giáo dục 2005 sửa đổi 2010[28,điều 6], đã quy định rất cụ thể và
chi tiết đặc điểm của chương trình giáo dục theo từng bậc trình độ.
Bộ Y tế (2008), trong xây dựng kế hoạch tổng thể dự án Hà Lan về đào
tạo nhân lực điều dưỡng giai đoạn 2009 – 2020 ghi rõ: “công tác đào tạo
nhân lực Y tế được xác định là loại hình đào tạo đặc biệt,vì vậy toàn bộ
chương trình,tài liệu đào tạo nhân lực y tế nói chung và đào tạo nhân lực y tế
nói riêng về đào tạo mới và đào tạo liên tục về phần chuyên môn y dược là do
Bộ Y tế quản lý”…Kế hoạch tổng thể dự án Hà Lan [7,tr. 6]
Ts. Nguyễn Văn Tuấn [2011]- Đại học sư phạm kỹ thuật TP. HCM cho
rằng: Dù chươngtrình dạy học ở cấp độ vĩ mô [ngành học, bậc học, nghề] hoặc
vi mô [môn học, bàihọc]dùíthay nhiều đều gồm 5 yếu tố cơ bản củahoạt động
dạy học.
- Mục tiêu dạy học của chương trình
- Nội dung dạy học
- Hình thức tổ chức và phương pháp dạy học
- Quy trình, kế hoạch triển khai
- Đánh giá kết quả
Ngoài những yếu tố trên, chươngtrình cũng cần phải tính đến các yếu tố
khác tác động không nhỏ đến việc thực thi dạy học như các giá trị văn hóa xã
hội, giới tính, tính chất, hình thức học tập, đạo đức nghề nghiệp. [38,tr 6]
Quan điểm của Ths Phạm văn Nam(2012), Đại học Kinh tế TP HCM
cho rằng “Đổimớigiáo dục đạihọc ở Việt Nam là một nhu cầu bức thiết; không
12
thể chậm hơn được nữa...Việc đổi mới giáo dục đại học là một quá trình lâu
dài; vừa kiên quyết nhưng phải thận trọng vì chương trình có tác động đến nhiều thế
hệ sinh viên học sinh. Quá trình này phải được tiến hành có tính hệ thống, từ cải
cách chương trình đào tạo và phương pháp giảng dạy, nâng cao trình độ giảng viên,
đầu tư và nâng cấp điều kiện cơ sở vật chất, đến tăng cường kiểm soát chất lượng
đào tạo.Trong nhiều giải pháp mang tính đồng bộ đó thì phát triển chương trình
đào tạo giữ một vị trí nền tảng. Chương trình đào tạo là cơ sở để triển khai và
thực hiện các giải pháp khác, hơn nữa phát triển chương trình đào tạo phù hợp với
xu thế hội nhập là một điều kiện cần thiết đưa các đại học VN nhanh chóng hội
nhập được với nền giáo dục toàn cầu, đáp ứng những đòihỏingày càng cao về đội
ngũ nhân lực trình độ cao cho sự phát triển của đất nước.” [31,Tr.61- 63]
Mới đây, Luậtgiáodục đại học,luậtsố 8/2012/QH13,điều 36,mục 1 về
Chương trình, giáo trình giáo dục đại học quy định rõ cơ cấu chương trình
đào tạo, quyền hạn các trường đại học đối với xây dựng, sử dụng và phát
triển chương trình đào tạo trình độ đại học.
Năm 2006,Ths Trần Thị Thuận Đại học Y Dược Tp Hồ Chí Minh và
Ths Phạm Đức Mục Cục khám chữa bệnh – Bộ Y tế báo cáo đề tài “So sánh
sự khác biệt chương trình đào tạo Cử nhân Điều dưỡng của Việt Nam với
một số nước trong khu vực”. Đề tài này đã so sánh chương trình đào tạo
CNĐD Việt Nam với chương trình đào tạo CNĐD của Thái lan, Đài loan và
Philippine, đây là các nước đã chuẩn hóa nguồn nhân lực ĐD, hội nhập quốc
tế, trong đó Philippine là nước hàng năm đã và đang xuất khẩu nhiều điều
dưỡng qua làm việc tại các cơ sở y tế và dịch vụ ĐD cộng đồng của Mỹ. Kết
quả cho thấy chương trình đào tạo CNĐD Việt Nam so với các nước trong
khu vực là vừa thừa vừa thiếu, nhiều vấn đề cần phát triển để chương trình
đào tạo CNĐD được hoàn thiện. Kết thúc đề tài, các tác giả chỉ dừng lại bàn
luận và đề xuất ý kiến cần thay đổi chương trình đào tạo CNĐD, nhưng nhóm
13
tác giả chưa có giải pháp phát triển chương trình Cử nhân Điều dưỡng ở Đại
học Y Dược TPHCM hay chương trình đào tạo CNĐD ở Việt Nam.
Ngày 28/10/2010, hội nghị chuyên đề về giáo dục điều dưỡng tại Hà nội,
các thành viên tham dự hội nghị đã đưa ra các khuyến cáo về hợp tác trong đào
tạo Điều dưỡng [Gs Helen Edwards – Hiệu trưởng trường Điều dưỡng và Nữ
Hộ sinh – ĐH Kỹ thuật công nghệ Queensland – Úc] hay thảo luận các vấn đề
liên quan chuẩn năng lực ĐD và phát triển CTĐT điều dưỡng...
Tại hội thảo “Tiến tới chuẩn hóa giáo dục đào tạo điều dưỡng Việt Nam”
do BYT tổ chức tại Hà Nội ngày 02/06/2012, GS. Genevieve Gray, Trường
ĐH Công nghệ Queensland đưa ra 3 yếu tố then chốt để đạt chuẩn khu vực và
chuẩn thế giới trong đào tạo ĐD đó là: Phải tập trung vào năng lực và kết quả
đầu ra của người tốt nghiệp; Giảng dạy phải lấy sinh viên làm trọng tâm;Vai
trò lãnh đạo trong đào tạo ĐD phải do giáo viên ĐD đảm nhiệm.
Đề tài này, tác giả nghiên cứu nhằm tìm tòi những bài học thành công
và thất bại trong quá trình phát triển chương trình, để làm sáng tỏ lý luận và
thực tiễn về phát triển chương trình đào tạo CNĐD. Từ đó, tác giả đề xuất
biện pháp phát triển chương trình CNĐD ở Đại học Y Dược TP HCM trong
giai đoạn hiện nay, nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đào tạo căn bản,
toàn diện, để QL tốt các nguồn lực, thực hiện đào tạo CNĐD đạt hiệu quả.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển
chương trình đào tạo cử nhân điều dưỡng ở Đại học Y Dược TPHCM, đề
xuất các biện pháp phát triển chương trình đào tạo Cử nhân Điều dưỡng ở
Đại học Y Dược TPHCM, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo Cử nhân
Điều dưỡng ở Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
14
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Làm sáng tỏ lý luận phát triển chương trình đào tạo Cử nhân Điều dưỡng ở
Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
+ Phân tích đánh giá thực trạng phát triển và sử dụng chương trình đào
tạo Cử nhân Điều dưỡng ở Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
+ Đề xuất các biện pháp phát triển và thực hiện chương trình đào tạo Cử
nhân Điều dưỡng ở Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Khách thể, Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Khách thể nghiên cứu: Chương trình đào tạo Cử nhân Điều dưỡng
trình độ đại học ở Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp phát triển chương trình đào tạo
CNĐD trình độ đại học ở Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh.
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng, biện pháp phát triển
chương trình đào tạo Cử nhân Điều dưỡng ở Đại học Y Dược Thành phố Hố
Chí Minh trong phạm vi 10 năm trở lại đây.
5. Giả thuyết khoa học
Chương trình đào tạo Cử nhân Điều dưỡng là một trong những thành
tố quan trọng quyết định chất lượng giáo dục - đào tạo CNĐD. Nếu phát triển
được chươngtrìnhđàotạo CửnhânĐiềudưỡng theo hướng chuẩn hóa, hiện đại
hóa, bámsátthực tiễn, tạo sựkhác biệtchuẩnđầura giữa các bậc trình độ - theo
từng chuyênkhoa, thì chấtlượngđào tạo CửnhânĐiềudưỡngở Đạihọc Y Dược
TP HCMsẽnâng cao, đạtchuẩnnănglực nghềnghiệp, đáp ứngđược nhu cầu sử
dụng nhân lực của xã hội và hội nhập quốc tế.
6. Phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp luận
Dựa vào quan điểm, nguyên tắc cơ bản của phép biện chứng duy vật và học
thuyết CN Mác – Lênin; Quán triệt tư tưởng Hồ chí Minh, các nghị quyết của
15
Đảng cộng sản Việt Nam về công tác GD & ĐT, đào tạo - sử dụng nhân lực Y tế,
QLGD – ĐT nhân lực và lý luận quản lý nhà nước. Đồng thời, tiếp cận thực tiễn,
đối tượng nghiên cứu, để luận giải các nhiệm vụ khoa học của đề tài.
* Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích, hệ thống hóa, khái
quát hóa, tổng hợp lý luận từ các nguồn, làm rõ nội dung vấn đề nghiên cứu.
Vận dụng lý thuyết các mô hình: 5 áp lực cạnh tranh của MichaelPorter, kết
hợp bản đồ chiến lược được lồng vào mô hình Delta,để thực thi chiến lược
QLGD ở ĐH YDHCM; Mô hình Kirkpatrick quản lý đào tạo; Hệ thống phân
loại mục tiêu giáo dục B.S.Bloom…để xây dựng chuẩn đầu ra và đánh giá.
Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Quan sát, thu thập, khảo sát, tổng hợp, phân tích thông tin về chiến
lược, chương trình, chuẩn đầu ra, nguồn lực...từ nguồn các báo cáo; Lập
phiếu khảo sát các sinh viên – giảng viên – cán bộ quản lý, sau tốt nghiệp
của Đại học Y Dược TP HCM đang làm việc tại các cơ sở Y tế, giảng dạy
các trường đào tạo ĐD.
- Tổng hợp và Phân tích các kết quả nghiên cứu khoa học thực tiễn của
tác giả, của giảng viên hay sinh viên ĐD sau khi tốt nghiệp tại Đại học Y
Dược TP HCM đã thực hiện, báo cáo, công bố các tạp chí hay các hội nghị -
hội thảo khoa học.
- Thu thập số liệu, thông tin từ những báo cáo tổng kết các năm của
Đại học Y DượcTP HCM & các hoạt động của tác giả trong QLYT và GD
- Xây dựng các phiếu tài liệu khảo sát các thông tin; Xây dựng các biểu
mẫu, câu hỏi, kết quả quan sát đối tượng, phỏng vấn; xin ý kiến chuyên gia.
- Sử dụng các phương pháp toán học và phần mềm thống kê NCKH để
xử lý thông tin đã thu thập được. Từ đó, có chứng cứ luận giải vấn đề.
16
7. Giá trị - Ý nghĩa của đề tài
- Góp phần làm sáng tỏ quan niệm lý luận về “Chương trình đào tạo” và
“Phát triển chương trình đào tạo cử nhân Điều dưỡng ở Đại học Y Dược
Thành phố Hồ Chí Minh.
- Đề xuất biện pháp phát triển và thực hiện chương trình đào tạo cử
nhân Điều dưỡng, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ở ĐH YDược TP
HCM.
8. Kết cầu đề tài
Đề tài có: Mở đầu; 3 chương 9 tiết gồm chương 1: 3 tiết, chương 2: 3
tiết; chương 3: 3 tiết; Kết luận - Kiến nghị; Danh mục tài liệu tham khảo và
Phụ lục.
17
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH
ĐÀO TẠO CỬ NHÂN ĐIỀU DƯỠNG Ở ĐẠI HỌC Y DƯỢC
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
1.1 Các khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm về Chương trình đào tạo
Chương trình đào tạo là yếu tố hết sức quan trọng có tính quyết
định đến chất lượng giáo dục. Bản chất thiếu nhất quán của thuật ngữ
“curriculum” tạo ra nhiều cách hiểu khác nhau, tuỳ thuộc cách lý giải khác
nhau thuật ngữ “chương trình” [curriculum].Tính phức tạp của vấn đề đến
mức có tới hơn 120 định nghĩa về “CT” theo Portelli,1987 [26,tr.17 -19].
Trong tiếng Anh thì “curriculum” có nguồn gốc Latin từ “currere”
có nghĩa là “to run a race-course”(chạy trong trường đua ngựa). Có nghĩa
là chương trình là một tiến trình (course hay path) mà người học phải
chạy cho tới đích để kết thúc cuộc đua (race), hay nói cách khác là tất cả
các hoạt động mà người dạy - người học cần thực hiện để kết thúc
chương trình và đạt tới các mục tiêu học tập đã đề ra. [26,tr.17 -19]
Theo từ điển Giáo dục học - NXB Từ điển bách khoa 2001, khái niệm
chương trình đào tạo được hiểu: "Văn bản chính thức quy định mục đích, mục
tiêu, yêu cầu, nội dung kiến thức và kỹ năng, cấu trúc tổng thể các bộ môn, kế
hoạch lên lớp và thực tập theo từng năm học, tỷ lệ giữa các bộ môn, giữa lý
thuyết và thực hành, quyđịnh phương thức, phương pháp,phươngtiện, cơ sở
vật chất,chứng chỉ và văn bằng tốt nghiệp của cơ sở GD và ĐT ”.
Theo Luật giáo dục 2005, chương trình GD được quy định theo điều 6,
Chương I là: "Chương trình giáo dục thể hiện mục tiêu giáo dục, quy định
chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục, phương
pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách thức đánh giá kết quả
giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp, mỗi cấp học hay trình độ đào tạo”.
18
Chương trình dạy học, dù ở cấp độ chương trình ngành học hay môn
học, chương trình khung hay chương trình chi tiết, chỉ có giá trị pháp lí khi
được các cấp quảnlí nhà nước về giáo dục có thẩm quyền phê duyệt. Liên quan
đến chương trình đào tạo có các khái niệm thiết kế chương trình (curriculum
design) và phát triển chương trình (curriculum development). [46,tr.130]
Theo Luật giáo dục đại học, Luật số 8/2012 - QH13 mới đây đã quy
định rất cụ thể việc xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo, giao
trách nhiệm và quyền hạn cho “Hiệu trưởng cơ sở giáo dục ĐH quyết định
số học phần và khối lượng tín chỉ tích lũy cho từng chương trình và trình
độ đào tạo”.
Theo Ts Yvonne Osborne thuộc Dự án QUT và Tổ chức Atlantic
Philanthropies về xây dựng năng lực giáo dục Điều dưỡng Tại Việt Nam tháng
10 năm 2010 thì: Chương trình đàotạo là một trình tự dưới dạng văn bản của
các kinh nghiệm học tập được tạo ra với mục đích phát triển kiến thức cho
các học viên.Việc thiết kế các chương trình giảng dạy là hướng trực tiếp đến
mục tiêu, qua đó, kinh nghiệm học tập có thể được hướng dẫn và kết quả học
tập theo mong đợi được đưa ra nhằm đảm bảo kiến thức của học viên được
phát triển phù hợp với khóa học cụ thể [59,tr.2]; Đặc điểm tâm sinh lý, tư
duy, khả năng tiếp thu sẽ khác nhau đối với những người khác nhau, nên
chương trình giảng dạy thích hợp nhất là theo quan điểm lấy người học làm
trung tâm. Chương trình đào tạo phải được dựa trên một tập hợp các bằng
chứng, giá trị và niềm tin để xác định những vấn đề mà học viên cần phải học;
Phải xây dựng những quy trình quản lý giảng dạy và học tập. Chương trình
giảng dạy được thiết lập bởi các cơ quan bên ngoài như Bộ Y tế, giới nghề
nghiệp chuyên môn hoặc qua thảo luận nội bộ chẳng hạn như ở các trường
đại học. Chương trình đào tạo phản ánh khung năng lực khi sinh viên tốt
nghiệp trường đại học hoặc năng lực nghề nghiệp được xã hội và đơn vị sử
dụng chấp nhận. Một số yếu tố quan trọng của CT đào tạo:
19
• Khung khái niệm • Nội dung • Chiến lược dạy và học
• Kết quả mong đợi • Quá trình thẩm định • Các quy trình đánh giá.
Quá trình xác định các yếu tố trên thành mô hình hợp lý gọi là thiết
kế CTĐT.
Về cấu trúc của một chương trình đào tạo, thì CTĐT là một hệ thống
nhiều cấp độ. Bao gồm chương trình ĐT của một quốc gia, của một ngành
học, bậc học, cấp học, lớp học, môn học, bài học…CT của một ngành học,
bậc học, thì luôn có chương trình khung và chương trình của từng môn học.
Như vậy, Chương trình đào tạo là bản thiết kế tổng thể quá trình giảng
dạy một ngành họchay một khoá đào tạo chi tiết, là căn cứ để xây dựng quy
hoạch đội ngũ cán bộ, xây dựng giáo trình,chuẩn bị tài liệu,lập dự trù kinh
phí, xây dựng cơ sở vật chất,...Trongđó, xác định các thành tố như: mục tiêu,
nội dung, cấu trúc, thời gian đào tạo, trình tự cách thức tổ chức thực hiện,
cách đánh giá kết quả đào tạo và phê duyệt văn bằng tốt nghiệp.
Chương trình đào tạo CNĐD được căn cứ chương trình khung Bộ GD
– ĐT và Bộ Y tế phối hợp đã duyệt chương trình khối KH sức khoẻ; Hiệu
trưởng chịu trách nhiệm chỉ đạo và tổ chức hệ thống quản lý khoa, phòng,
phát triển chương trình chi tiết và tổ chức thực hiện CT mà hiệu trưởng đã
phê duyệt, nhằm đào tạo đạt mục tiêu, sinh viên CNĐD đạt chuẩn đầu ra.
1.1.2 Khái niệm phát triển chương trình đào tạo
Theo PGS Trần Kiểm, trường đại học sư phạm Hà Nội thì “Phát triển
CT được hiểu là một quá trình hay hoạt động tập thể có kế hoạch nhằm
tạo ra những thay đổi có lợi về CT đào tạo. Quá trình này phụ thuộc vào
quan điểm của 3 chủ thể (theo quan niệm của Boyd Bode): Các chuyên
gia, người thực hiện và người học. Đây là quan niệm mới so với quan
niệm thông thường ở nước ta với ý nghĩ cho rằng phát triển CT là công
việc của chuyên gia, của giáo viên và không hề nghĩ đến vai trò của
20
người học. Đây cũng chính là vấn đề đặt ra cho các nhà lãnh đạo cơ sở
đào tạo làm thế nào để huy động được cả 3 chủ thể trên trong việc phát
triển chương trình. Tuy nhiên, theo Ornstein và Hunkins (1993) và Senge,
Dutton, Kleiner (2000), tham gia phát triển chương trình đòi hỏi các
thành viên có các phẩm chất như: Trình độ hiểu biết về chuyên ngành để
có thể xác định mức độ vừa đủ của môn học trong CT; có trình độ sư
phạm, hiểu biết người học, môi trường học và quá trình dạy học; có kỹ
năng tìm kiếm, nắm bắt nhu cầu, kết hợp các kinh nghiệm học tập một
cách hiệu quả, khả năng xác định và đánh giá giá trị của những hoạt động
đang diễn ra cũng như tác động của toàn bộ CT; có kỹ năng tổ chức; có
khả năng viết văn bản rõ ràng và thuyết phục”. [26, tr 3]
Phát triển Chương trình đào tạo,là xác định các vấn đề mà chương
trình hiện thời còn thiếu hụt, để bổ sung – thay đổi – điều chỉnh hoặc thêm
môn học mới vào.Từ đó, tổ chức các hoạt động quản lý dạy và học, nhằm đạt
mục tiêu mong muốn của hệ thống GD – ĐT. Những tiến bộ về tri thức và
công nghệ cũng là những yếu tố làm cho việc đổi mới chương trình đào tạo
trở nên cần thiết, nhằm theo kịp với nhu cầu phát triển của xã hội. Chương
trình đào tạo phải bám sát thực tiễn để sau đào tạo SV làm được việc
chuyên nghiệp, đạt chuẩn mực và chất lượng. Phát triển chương trình đào
tạo là một trong những công đoạn quan trọng nhất, khó khăn nhất trong quy
trình đào tạo. “Phát triển chương trình đào tạo là một quá trình thiết kế, điều
chỉnhsửađổidựa trên việc đánhgiá thường xuyên liên tục”.[53, tr.2]. Phát triển
chương trình đào tạo được xem như một quá trình hòa quyện vào trong quá
trình đào tạo, bao gồm 7 bước như dưới đây:
21
GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ GIAI ĐOẠN THIẾT KẾ
VÀ ĐÁNH GIÁ
Trong qui trình trên gồm hai giai đoạn: chuẩn bị và phát triển chương
trình. Giai đoạn chuẩn bị thường dừng ở các công đoạn: phân tích tình hình,
phân tích nghề, phân tích công việc, xác định chuẩn bậc nghề/cấp trình độ.
Phân đoạn thiết kế, căn cứ từ chuẩn bậc nghề/cấp trình độ, thiết kế chương
trình,tổ chức thực hiện, đánh giá và điều chỉnh chương trình. Hiện nay, Đại
học Y Dược TPHCM đã có chương trình, nên phát triển chương trình thích
ứng với yêu cầu chất lượng Cử nhân Điều dưỡng ngày càng cao. Mặt khác, sự
phát triển nhanh khoa học công nghệ và thông tin truyền thông,đòi hỏi phải
thường xuyên có sự điều chỉnh chương trình đào tạo phù hợp thực tế.
Phát triển CT ĐT mang nghĩa thay đổi tích cực. CTĐT mới cần phải
thõamãn: 1) Thay đổiđáp ứng yêu cầu nghề ĐD, phù hợp với sựphát triển của
khoa học côngnghệ. 2) Thay đổiphải có kế hoạch là các bước theo trình tự và
hệ thống để dẫn tới trạng thái mục tiêu. 3) Thay đổi phải mang lại sự tiến bộ.
“Chương trình là sản phẩm trí tuệ của tập thể, thuộc nhiều cấp độ,
thuộc nhiều cương vị xã hội. CT cấp độ lớp học tạo cho người dạy, người
học phát huy sáng tạo, đây là giai đoạn CT đào tạo trong kế hoạch,
chuyển thành CT được thực hiện thực tế và được kiểm nghiệm” [26,tr 4]
2. Phân tích nghề
1.Phân tích tình hình
3.Phân tích công việc
4.Xác định chuẩn bậc
nghề /cấp trình độ nghề
5. Thiết kế chương trình
7. Đánh giá
6.Thực hiện
22
Trên thực tế, phát triển chương trình đào tạo thường bao gồm 4
thành phố cơ bản sau: (1)Xác định vấn đề cần học, nội dung và cách thức
GD – ĐT để đáp ứng yêu cầu học tập; (2) Lập kế hoạch ĐT; (3) Thực
hiện ĐT; (4) Đánh giá quá trình ĐT, điều chỉnh kịp thời những sai sót của
CTĐT.
Như vậy, Phát triển chương trình đào tạo(Curriculum development)là
một quá trìnhnăngđộngcao, cótính liên tục, khôngcókết quả hoàn hảo, luôn
đượccặp nhậttrongsuốtquátrình thiếtkếpháttriển môn họchaykhóa đàotạo
phù hợpnhucầu thựctiễn, bámsát những thay đổi công nghệ, những tiến bộ
KHKT về chuyên môn và quản lý,để kịp thời điều chỉnh từng khâu của quá
trình hoàn thiện chươngtrình đàotạo, nhằmkhôngngừngđápứng tốt hơn với
yêu cầu ngày càng cao về chuẩn mực và chất lượng đào tạo của xã hội.
1.1.3 Khái niệm phát triển chương trình đào tạo Cử nhân Điều
dưỡng theo chuẩn năng lực
Để làm việc hiệu quả, con người cần phải có một số phẩm chất tâm lý
cần thiết, tổ hợp những phẩm chất này được gọi là năng lực.Tuỳ thuộc vào
tính chất nghề, đòi hỏi ở cá nhân những thuộc tính tâm lý nghề nghiệp phù
hợp với nghề. Như vậy: Năng lực nghề nghiệp là sự tương ứng giữa những
thuộc tính tâm lý, sinh lý của con người với những yêu cầu do nghề nghiệp
đặt ra.
Ở mỗi nghề nghiệp khác nhau sẽ có những yêu cầu khác nhau, nhưng
theo tác giả Mạc Văn Trang thì năng lực nghề nghiệp được cấu thành bởi 3
thành tố sau: Thái độ đối với nghề nghiệp, Tri thức chuyên môn, Kỹ năng
hành nghề. [7,tr.72]. Mặt khác, “Năng lực là những khả năng cơ bản dựa trên
cơ sở tri thức, kinh nghiệm, các giá trị và thiên hướng của một con người
được phát triển thông qua thực hành giáo dục". [30,tr.36]
23
Các cách hiểu trên, đều khẳng định: Nói đến năng lực là phải nói đến
khả năng thực hiện, là phải biết làm (know-how), chứ không chỉ biết và hiểu
(know-what). Tất nhiên hành động thực hiện phải gắn với ý thức và thái độ.
Một nghề gồm nhiều lĩnh vực, hay nhiệm vụ nghề nghiệp. Nội dung ĐT
được xây dựng thành các mô đun ĐT tương ứng với các lĩnh vực, nhiệm vụ
nghề. Trongtừng mô đun ĐT gồm nhiều đơnnguyên học tập/bài học. Mỗi đơn
nguyên, bài học là một tình huống giải quyết một công việc hay một kỹ năng.
Mối quan hệ giữa lĩnh vực nghề, mô đun đào tạo năng lực thực hiện và
đơn nguyên học tập được mô tả như hình sau:
Phương thức đào tạo theo năng lực thực hiện so sánh với phương thức
đào tạo theo truyền thống, có sự khác biệt rất cơ bản. (Xem Bảng 1)
Mô đun đào tạo theo năng lực thực hiện
Các yếu tố quyết định
Mục tiêu Nội dung
Phương pháp Phương tiện
Mục tiêu
Nội dung
Định hướng yêu cầu
của xã hội
Định hướng hoạt động
Định hướng cấp trình độ Định hướng khoa học
Đơn nguyên học tập A Đơn nguyên học tập B
Lĩnh vực/
Nhiệm vụ nghề
24
Bảng 1-1: Đặc trưng cơ bản phân biệt đào tạo theoNLTH vàđào tạo theotruyềnthống
Đặc trưng Đào tạo theo NLTH Đào tạo truyền thống
Người học,
học cái gì?
- Theo các kết quả, được trình
bày chính xác (thường gọi là
NLTH hoặc công việc). Chúng
đã được xác định là then chốt để
làm việc thành công.
- Những NLTH đó được xác
định sẵn và mô tả chính xác
về cái mà người học sẽ có
khả năng làm được khi học
xong chương trình.
− Thường theo sách giáo khoa, đề
cương khoá học hay các tài liệu
tham khảo khác từ nghề đào tạo.
− Người học hiếm khi biết chính
xác họ sẽ học cái gì trong mỗi
phần của chương trình.
− Chương trình đào tạo thường
được XD theo các môn học, phần,
chương, mục … ít có ý nghĩa
trong nghề.GV tập trung vào bao
quát tài liệu giảng dạy.
Người học
học như thế
nào?
Ngườihọc được tổ chức hoạt động
học tập hướng vào người học. Tài
liệu học tập được thiết kế cẩn thận
với chất lượng cao. Phương tiện và
tài liệu giúp người học thông thạo
công việc.
-Tài liệu được tổ chức sao cho
mỗi người học có thể dừng lại, đi
chậm hoặc nhanh hoặc nhắc lại
khi cần để học một cách có hiệu
quả theo nhịp độ cá nhân.
-Có thông tin phản hồi đều đặn
trong suốt quá trình học tập tạo cơ
hội cho người học điều chỉnh, sửa
chữa các bước thực hiện .
− Dựa vào GV là chủ yếu, cá nhân
giáo viên truyền đạt thông qua trình
diễn sống động, diễn giảng, thảo
luận hoặc các hoạt động lấy GV làm
trung tâm.
− Người học ít có cơ hội kiểm tra
quá trình và không gian giờ học.
− Thường có ít thông tin phản hồi
đều đặn theo chu kỳ trong quá trình
dạy học
Khi nào thì
người học
chuyển sang
nội dung
khác?
Cung cấp cho mỗi người học có
đủ thời gian cho phép để hoàn
toàn thông thạo một công việc
trước khi được phép chuyển
sang học thực hiện những phần
công việc tiếp theo
Thường đòi hỏi cả lớp hoặc
nhóm người học trong cùng một
lượng thời gian như nhau. Cả nhóm
sau đó mới chuyển sang đơn vị học
tập tiếp sau với một khoảng thời
gian cố định. Lúc đó
có thể quá sớm hoặc quá muộn đối với
một số người cùng học trong nhóm
hay trong lớp.
25
Đặc điểm cơ bản nhất có ý nghĩa của đào tạo theo NL là sau khi học,
CNĐD phải làm được việc trong một số vị trí nhất định, theo chuẩn đầu ra.
Điều này liên quan việc đánh giá kết quả của SV dựa vào chuẩn năng lực.
Đào tạo CNĐD theo NL, phươngpháp ĐT phải gắn rất chặt chẽ với yêu cầu vị
trí làm việc của CNĐD, của người sử dụng lao động, của ngành nghề ĐD.
Ưu điểm nổi bậtcủa hệthống đàotạotheo NL, là đáp ứng được nhu cầu
của cả người học lẫn người sử dụng lao động qua đào tạo. Người tốt nghiệp
CTĐT theo NL là người đạt được sự thành thạo công việc theo các tiêu chuẩn
quy định, tức là đáp ứng yêu cầusửdụng, đồngthời, lại có thể dễdàng tham gia
các khoáđào tạo nâng cao hoặc cập nhậtcác NLmới đểsáng tạo, năng động khi
làm việc, linh hoạt di chuyển vị trí làm việc. Đây là xu hướng mới.
Hạn chế chủ yếu của hệ thống đào tạo theo NL, là nội dung CT được
cấu trúc thành các mô đun “tích hợp” dẫn tới người học không được trang bị
một cách cơ bản, toàn diện và có hệ thống các kiến thức theo lôgíc khoa học,
không có đủ cơ hội hiểu sâu sắc bản chất lý thuyết của các hiện tượng như
“truyền thống” học các môn học lý thuyết đơn thuần, nên sẽ hạn chế năng lực
sáng tạo ở người học. Cần lưu ý khắc phục hạn chế này khi phát triển CTĐT.
Pháttriển chương trình đào tạo CNĐD theo chuẩn năng lực đòi hỏi xác định
tiêu chuẩn bậc trình độ ĐT và các giai đoạn phát triển nghề ĐD, tập trung
hướng dẫn học tập theo tập hợp các tiêu chuẩn chuyên nghiệp có chức năng
nền tảng cho CTĐT. Việc đạt được các tiêu chuẩn, thể hiện trình độ học tập
phát triển liên tục về kiến thức, thái độ, kỹ năng. Học dựa trên năng lực vận
dụng tối đa kiến thức, kỹ năng để giải quyết tốt các tình huống thực tế.
Chương trình đào tạo CNĐD dựa trên năng lực đưa ra phương pháp tiếp cận
lấy người học làm trung tâm. Đánh giá việc dạy và học, các SV phải đối mặt
với tình huống làm việc thực tế, chuyên nghiệp để họ đạt chuẩn khi hành
nghề. Do đó, sinh viên CNĐD sau khi tốt nghiệp, sẽ phát triển năng lực, có
26
khả năng kết hợp giữa thái độ, kiến thức, kỹ năng và hành vi để thực hiện
được nhiệm vụ theo chức năng quy định. Người CNĐD, phải rèn luyện và ĐT
liên tục để thành thạo nghề nghiệp, do họ luôn tiếp cận thách thức, ảnh hưởng
trực tiếp đến sự an toàn cho sức khoẻ và tính mạng của con người. Tuy nhiên,
đào tạo theo mô hình này có các hạn chế nhất định, SV khó thích ứng nhanh
với thay đổi của công việc trong lao động nghề nghiệp do ĐT hướng sâu vào
công việc cụ thể; phải có điều kiện trang thiết bị, tài liệu, môi trường gắn ĐT
với việc làm; tổ chức ĐT phức tạp, CTĐT linh hoạt, tính cá nhân hoá
cao.Giảng viên phải đạt chuẩn năng lực và có kinh nghiệm thực tế.
Chuẩnnănglựcgiảngviên phảiđáp ứng với trình độ ĐT, thể hiện về thái
độ, kiến thức, kỹ năng được đánh giá theo mức chuẩn năng lực đã quy định.
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của một vị trí làm việc hay của một
công việc là một tổng thể những năng lực về thái độ, kiến thức và kỹ năng cần
thiết mà người được đánh giá đạt trình độ, để làm chủ cấp độ làm việc nào đó,
có khả năng đảm nhiệm vị trí và công việc tương ứng chuẩn cấp độ quy định
đối với từng vị trí theo chức danh nghề nghiệp đòi hỏi và đã quy định.
Trình độ= Tháiđộ+ Kiến thức+ Kỹnăngphảiđạtđượccấpđộquyđịnh.
Vì vậy, phát triển chương trình đào tạo CNĐD về nội dung , cách thức
đào tạo, quá trình đào tạo luôn luôn phải thể hiện tương ứng trình độ đào tạo.
Tóm lại, Phát triển chương trình đào tạo CNĐD theo năng lực thực
hiện, phải xác định các tiêu chuẩn năng lực của hoạt động nghề nghiệp.
Pháttriển chương trình đàotạoCNĐD theo năng lực, thể hiện sự gắn kết rất
chặtchẽvới yêu cầu của vịtrí làm việc, của ngườisửdụnglaođộng, củangành
- nghề. Mỗingười sau khi học phải làm được việc, đạt chuẩn đầu ra, đạt an
toàn con người. Vì vậy, phát triển chương trình đào tạo CNĐD theo chuẩn
năng lực trình độ đạihọc,cần chú trọng tạo sự khác biệt về cấp độ nghề, bậc
nghề theo tiến trình đào tạo; Để hình thành và nâng cao thái độ, kiến thức,
27
kỹ năng cho sinh viên CNĐD ngày càng tiến đến“Chuẩn đầu ra”.“Chuẩn
đầu ra” phải cụ thể, đo lường được, đánh giá được năng lực người CNĐD
suốt quá trình đào tạo, khi tốt nghiệp và trong suốt quá trình hành nghề ĐD.
1.2 Nộidung quản lý phát triển chương trình đào tạo cử nhân Điều
dưỡng ở Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
Phát triển chương trình đào tạo Cử nhân Điều dưỡng ở Đại học Y
Dược TPHCM có tất cả những yếu tố của quy trình quản lý phát triển
chương trình đào tạo. Phát triển CT đào tạo CNĐD ở Đại học Y Dược
TPHCM gồm các vấn đề:1) Cách tiếp cận và căn cứ phát triển chương
trình đào tạo; 2) Cách thức phát triển chương trình đào tạo; 3) Xây dựng
chuẩn các yếu tố thực hiện chương trình đào tạo; 4) Xây dựng phương
thức quản lý đào tạo; 5) Phân cấp quản lý đào tạo…
Quản lý là sự tác động có ý thức nhằm điều khiển, hướng dẫn hoạt
động xã hội, những thái độ và hành vi hoạt động của con người để đạt được
đúng ý chí, mục tiêu của nhà quản lý và phù hợp quy luật khách quan. Quá
trình đào tạo CNĐD ở Đại học Y Dược TPHCM là chuỗi hoạt động quản lý
dạy và học được diễn ra có tính kế hoạch, đòi hỏi tính kỷ luật cao để đạt được
mục tiêu đào tạo. Quản lý phát triển chương trình đào tạo CNĐD ở Đại học Y
Dược TPHCM gồm những nội dung sau:
Một là, quản lýmụctiêu chương trình đào tạo cử nhân điều dưỡng ở
Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
Bất cứ một hoạt động nào đều hướng đến đạt được kết quả, mục đích,
một kỳ vọng nào đó. Tính mục đích hay hướng đích của các hoạt động vừa
mang tính định hướng vừa tạo động lực, động cơ thúc đẩy hoạt động trong
các môi trường, điều kiện và hoàn cảnh nhất định. Các hoạt động đều diễn ra
theo một quá trình với nhiều giai đoạn, nên mục tiêu còn là những điểm mốc,
dùng để đánh giá tiến triển và để xác định xem hoạt động có đi đúng hướng
28
hay không để điều chỉnh cho đúng hướng. Để giáo dục đào tạo được đội ngũ
CNĐD có chất lượng và hiệu quả cao đáp ứng nhu cầu xã hội trong tình hình
mới, Đại học Y Dược TPHCM cần phải xác định mục tiêu đào tạo phù hợp
với yêu cầu nhiệm vụ giai đoạn hiện nay. Mục tiêu đào tạo sẽ là căn cứ quyết
định các nội dung khác của quá trình đào tạo. Quản lý mục tiêu đào tạo được
thực hiện thông qua quản lý chương trình, nội dung, phương thức dạy và học
cả quá trình làm ra « sản phẩm » CNĐD đạt chất lượng, đúng chuẩn năng lực
chính là chuẩn đầu ra.
Việc xây dựng mục tiêu đúng ngay từ đầu quá trình QL là một yếu tố
quan trọng, quyết định chất lượng và hiệu quả, có ý nghĩa quyết định tính khả
thi của kế hoạch QL thực hiện chương trình đào tạo. Mục tiêu giúp các nhà
quản lý nhận định vấn đề và ra quyết định quản lý chính xác, đạt hiệu quả
cao. Muốn quản lý tốt mục tiêu ĐT, các chủ thể quản lý phải dựa trên cơ sở
pháp lý quy định trong luật giáo dục, quy định – quy chế quản lý nhà nước,
kết hợp với các văn bản pháp quy thuộc hệ thống về QLY tế và QL giáo dục
cả ở lĩnh vực QL giáo dục và QL chuyên môn lĩnh vực Y Dược – Điều
dưỡng. Hiệu trưởng Đại học Y Dược TPHCM phải quán triệt tốt mục tiêu,
nâng cao nhận thức - hành động chủ thể quản lý, phát huy vai trò đội ngũ cán
bộ QL giáo dục của trường trong các khâu lập kế hoạch, tổ chức, kiểm tra
thực hiện mục tiêu từng giai đoạn, trong suốt quá trình thực hiện chương
trình đào tạo và giám sát quy trình đánh giá chuẩn đầu ra để đạt trình độ ĐT.
Chương trình đào tạo được xây dựng căn cứ từ mục tiêu đào tạo của
Đại học Y Dược TPHCM. Dựa vào mục tiêu đào tạo lựa chọn nội dung,
phương pháp đào tạo và cách thức đánh giá kết quả học tập. Mục tiêu chú
trọng đến sản phẩm đào tạo, với các chuẩn năng lực đã được Bộ Y tế quy
định, hiệu trưởng tổ chức thực hiện. Mục tiêu đào tạo thể hiện bằng chuẩn
đầu ra, là những thay đổi thái độ, kiến thức, kỹ năng, hành vi của SV, là tiêu
29
chí để đánh giá chất lượng, hiệu quả quá trình đào tạo. Thông qua chương
trình đào tạo, những khái niệm nghề nghiệp, học thuyết điều dưỡng, ý tưởng
khoa học, quy trình chăm sóc người bệnh, quy trình kỹ thuật điều dưỡng…sẽ
được ứng dụng vào thực hành, giải quyết những ca bệnh hay tình huống quản
lý, để tích luỹ nhiều kinh nghiệm cho sinh viên. Nhân cách có tính định
chuẩn của hệ thống giáo dục quốc dân hay của nghề ĐD được xác định trên
cơ sở những yêu cầu của xã hội về người công dân, về nguồn nhân lực ĐD.
Mục tiêu giáo dục Việt Nam xác định là: “ Đào tạo con người Việt Nam phát
triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung
thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi
dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc” (Luật GD 2005, sửa đổi 2010).
CNĐD là những cán bộ y tế có phẩm chất chính trị tốt, có đạo đức tốt,
yêu nước, yêunghề, thương dân, tôntrọngđồngnghiệp; Có kiến thức khoa học
sức khoẻ, có năng lực thực hành nghề ĐD thành thạo, có khả năng phát hiện,
giải quyết được những vấn đề thuộc nhiệm vụ và vai trò của CNĐD khi thực
hành chămsóc sức khoẻ, phốihợp điều trị, phòngbệnh, giáo dục sức khoẻ, đào
tạo ĐD, NCKH, QL Y tế và quản lý giáo dục – đào tạo nhân lực y tế.
Vì vậy, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh cần xây dựng được
“chuẩn đầu ra” Cử nhân Điều dưỡng theo năng lực một cách cụ thể, đo
lường được là yêu cầu rất cấp thiết và rất khả thi.
Hai là, quản lý việc xây dựng, hoàn thiện chương trình đào tạo
CNĐD ở ĐHYD TPHCM theo chuẩn năng lực đáp ứng yêu cầu chuẩn
hoá, hiện đại hoá và đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Điều 33 của Luật Giáo dục năm 2005, mục tiêu của giáo dục nghề
nghiệp được xác định: “ Đào tạo người lao động có kiến thức, kỹ năng nghề
nghiệp ở các trình độ khác nhau, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức
30
kỷ luật, tác phong công nghiệp có sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho ngưòi lao
động có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học tập nâng cao
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội,
củng cố quốc phòng, an ninh”.
Ở bậc Đại học, mục tiêu đào tạo của một ngành, nghề đào tạo theo các
bậc trình độ là cơ sở để thiết kế các CTĐT liên thông giữa các trình độ ĐT ở
bậc đại học theo cùng một chuyên ngành đào tạo hoặc chuyên đổi giữa các
chuyên ngành khác nhau. Đào tạo trình độ đại học giúp SV có thái độ đúng,
nắm vững kiến thức, kĩ năng thực hành cơ bản về một ngành nghề, có khả
năng giải quyết những vấn đề thông thường thuộc chuyên ngành được ĐT.
Quản lý chương trình, nội dung ở Đại học Y Dược TPHCM là quá
trình quán triệt chiến lược, kế hoạch của cấp trên theo phân cấp QL nhà nước;
Hiệu trưởng Đại học Y Dược TPHCM chỉ đạo các phòng ban chức năng và
các khoa triển khai thực hiện kế hoạch, chương trình, nội dung phù hợp
nguồn lực của trường.Thực chất, về quản lý chương trình, nội dung, thời
lượng, yêu cầu đào tạo của trường đã được BYT và Bộ GD – ĐT phối hợp
ban hành chương trình khung đào tạo CNĐD đại học khối ngành khoa học
sức khoẻ năm 2012, trường phải tổ chức thực hiện theo đúng quy định.
Chương trình khung đào tạo CNĐD bao gồm các khối kiến thức cơ
bản,cơ sở và khối kiến thức chuyên ngành, có quy định môn học tương ứng
trong từng khối kiến thức, có lý thuyết, thực hành và thực tập cho CNĐD.
Về lý thuyết những kiến thức cơ bảnlàm nền tảng, khối kiến thức chuyên
ngành cần đào tạo theo chuyên khoa sâu với thời lượng nhiều hơn, để SV có
kiến thức chuyên sâu theo từng lĩnh vực chuyên khoa, vì CNĐD thực hiện
nhiệm vụ là chuyên gia về chuyên môn, giảng dạy ĐD, NCKH và QLĐD.
Thực hành, thực tập cần bố trí chương trình để SV vận dụng được lý
thuyết vào thực tiễn thích ứng hệ thống các bệnh viện và cơ sở y tế, giúp SV
31
rèn luyện kỹ năng giao tiếp, kiểm soát nhiễm khuẩn, chăm sóc người
bệnh…Chương trình phải thể hiện quán triệt quan điểm và triết lý học phải
đi đôi với hành, thực học gắn với thực làm, làm việc khoa học, đúng quy
trình, an toàn cho người bệnh.
Chương trình khung là văn bản pháp lý chứa đựng các mục tiêu đào
tạo thống nhất chung cho các trường trong cùng một ngành học, nhóm ngành.
Căn cứ chương trình khung, ban đào tạo khoa ĐD – kỹ thuật y học Đại
học Y Dược TPHCMxác định tiến độ và kế hoạch ĐT học phần, môn học, tín
chỉ, số tiết, thời lượng dạy, thời gian. Mặt khác, cần linh hoạt sử dụng khối môn
học tự chọn linh hoạt, mềm dẻo để đào tạo các kỹ năng cho sinh viên.
ChươngtrìnhĐT,thểhiện sựđộc đáo,khác biệt, sángtạo của cán bộ lãnh
đạo QL ở phần riêng cho các trường, là những học phần tạo “thương hiệu”.
Khi phát triển chương trình đào tạo CNĐD ở Đại học Y Dược
TPHCM, cần tuân thủ nguyên tắc chung trong xây dựng chương trình đào
tạo, gồm: 1) Bảo đảm tính hợp pháp; 2) Tính nhất quán của toàn bộ chương
trình; 3) Xác định rõ cách tiếp cận; 4) Bảo đảm tính khoa học, tính thực tiễn;
5) Tuân thủ nguyên tắc tập trung dân chủ trong quá trình cặp nhật phát triển
chương trình.
Nguyên tắc phát triển chương trình đào tạo CNĐD theo năng lực ở Đại
học Y Dược TPHCM phải thể hiện tiến trình quản lý chất lượng ĐT phù hợp
quy định hiện hành, đảm bảo có sự đổi mới; Chuẩn đầu ra (mục tiêu) phải đạt
chuẩn năng lực, phù hợp cấp trình độ ĐT, phù hợp sứ mạng, nhiệm vụ đào
tạo của trường và chuẩn năng lực của ĐD; Chú trọng sự đa dạng, linh hoạt
của hoạt động dạy và học, cách đánh giá nhằm giúp SV đạt chuẩn đầu ra.
Cách thức phát triển chương trình đào tạo CNĐD theo năng lực là điều
chỉnh chương trình căn cứ năng lực mà SV cần đạt được sau khi ra trường,
chính là chuẩn đầu ra, SV phải có năng lực tối thiểu để hành nghề ĐD. Vì
32
vậy, cần thiết kế CT lấy hoạt động sinh viên làm trung tâm. Trách nhiệm sinh
viên học chủ động tích cực để tìm tòi kiến thức, rèn luyện kỹ năng và tư duy;
xác định vấn đề đúng và giải quyết được vấn đề. Giảng viên có vai trò hướng
dẫn, giám sát để sinh viên rèn luyện tính độc lập, có thái độ đúng, nâng cao
kiến thức, thực hiện kỹ năng đúng thể hiện qua hành vi. Cách thức phát triển
chương trình phải tuân thủ các bước: 1) Phân tích các yếu tố chi phối phát
triển CTĐT; 2) Xác định mục tiêu, cách tiếp cận ; 3)Phác thảo cấu trúc nội
dung (các khối kiến thức, các bộ môn bắt buộc, tự chọn, lượng tín chỉ), quy
trình (giảng dạy, thực tập, thi) và phương pháp; 4) Hội thảo và xin ý kiến
chuyên gia; 5) Hoàn chỉnh CT; 6) Phê chuẩn và ban hành chương trình ĐT.
Phát triển chương trình đào tạo Cử nhân Điều dưỡng hiện nay, cần căn
cứ từ chương trình khung đào tạo CNĐD thuộc nhóm nghề khoa học sức
khoẻ là chương trình đào tạo thể hiện khái quát những đơn vị kiến thức, kỹ
năng cốt lõi do Bộ GD - ĐT đã ban hành năm 2012. Từ đó, thiết kế chương
trình cụ thể hóa chương trình khung phù hợp điều kiện của trường và phù hợp
yêu cầu xã hội. Chương trình đào tạo thể hiện ở chương trình chi tiết, cụ thể
hoá hơn trong đề cương môn học. Đại học Y Dược TPHCM cần có đội ngũ
cán bộ QL giáo dục, QL Điều dưỡng, giảng viên Điều dưỡng có năng lực và
đủ kinh nghiệm để thực hiện được chương trình đào tạo tiếp cận theo chuẩn
năng lực.
Ba là,quảnlýquátrìnhtổchứcthực hiện CTĐTCửnhân Điều dưỡng
Quản lý giáo dục nhà trường là loại hình lao động phức tạp, sáng tạo,
có tính nghệ thuật, tính tổ chức và luôn dựa vào sức mạnh tổ chức, gắn với
nhiệm vụ xây dựng tổ chức và phát triển con người.Vì vậy quá trình đổi mới
giáo dục, chính là đổi mới cách thức quản lý nội dung, chương trình, phương
pháp thực hiện CT; Phải chỉ đạo và kiểm tra quá trình thực hiện. Khi tổ chức
thực hiện phải tôn trọng, sáng tạo, tuân thủ nguyên tắc quản lý giáo dục, thích
33
ứng với thực tế, thực tiễn. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ QL giáo dục
kết hợp sử dụng cán bộ quản lý giáo dục với các chính sách của các cơ quan
chức năng. Cần nhận thức đầy đủ văn hoá quản lý trong quản lý giáo dục,
trong công tác cán bộ về phẩm chất, năng lực, phong cách…Khi quản lý con
người mà bản thân người QL ứng xử thiếu văn hoá thì họ không có đủ tư
cách sư phạm để làm thầy, không thể quản lý - điều hành - lãnh đạo.
Muốn tổ chức tốt thực hiện CT đào tạo CNĐD, các chủ thể QL phải
quán triệt mục tiêu QL quá trình đào tạo, nâng cao nhận thức và hành động của
các chủ thể. Mặt khác phải phát huy tốt vai trò của hiệu trưởng, của hệ thống
cán bộ QL trong tổ chức và kiểm tra đánh giá thực hiện mục tiêu quản lý.
Quản lý hoạt động dạy của giảng viên: đây là đội ngũ cán bộ giảng
dạy với tư cách vừa là nhà sư phạm, vừa là nhà khoa học, vừa hoạt động
chính trị - xã hội. Họ cũng là người phát triển và thực hiện chương trình, giáo
trình. Hoạt động dạy của họ phải vừa truyền đạt kiến thức, hướng dẫn thực
hiện, tổ chức, điều khiển, làm mẫu, giải quyết ca bệnh, tình huống thực tế,
kiểm tra kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ và trách nhiệm của SV. Khi có
chương trình kế hoạch, có mục tiêu và nội dung đào tạo thì việc quản lý dạy
của giảng viên đúng chuẩn là điều kiện tiên quyết có ảnh hưởng lớn đến chất
lượng đào tạo để sinh viên đạt chuẩn đầu ra. Vai trò của giảng viên có ý
nghĩa tổ chức, điều khiển, chỉ huy, giám sát trực tiếp cả dạy - học lý thuyết và
lâm sàng, họ hướng dẫn để sinh viên có thái độ, kiến thức, kỹ năng đúng.
Độingũ cán bộ QL giảng viên bao gồm Ban giám hiệu, phòng ban chức
năng, các chủ nhiệm Bộ môn và chính giảng viên tự quản lý bản thân họ.
Nội dung quản lý giảng viên với hoạt động dạy học là quản lý chuyên
môn, quản lý nghiệp vụ sư phạm; quản lý cả số lượng, chất lượng của đội ngũ
giảng viên; đánh giá từng khâu, từng giai đoạn đào tạo. Giảng viên tự kiểm
soát bản thân đạt chuẩn về đạo đức, về chuyên môn, về khả năng sư phạm.
34
Quản lý hoạt động học tập của sinh viên: Sinh viên CNĐD có nhiệm
vụ học tập để đạt chuẩn năng lực làm được việc, đảm nhận một nhiệm vụ,
chức danh nhất định sau khi ra trường. Sinh viên tự giác thu nhận kiến thức,
rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, kỹ năng giao tiếp, ra quyết định…để khi ra trường
phải đạt chuẩn đầu ra theo năng lực. Sinh viên CNĐD có đối tượng phục vụ
là con người, cần an toàn cao cho sức khoẻ và tính mạng con người. Vì vậy,
cần nghiêm túc khi quản lý dạy và học để đảm bảo chất lượng. Cần có sự
kiểm tra, giám sát chặt chẽ khi dạy thực hành, thực tập, tránh sai sót. Đòi hỏi
các nhà quản lý phải nắm chắc số lượng, chất lượng SV, bám sát SV tại bệnh
viện để có các quyết định phù hợp, đòi hỏi giám sát chặt chẽ và khắt khe kỹ
thuật chuyên môn. Hướng dẫn SV quy trình làm việc khoa học và nghiên cứu
khoa học cả trong lĩnh vực chuyên môn và quản lý. Mặt khác, SV là đối
tượng quản lý nhưng chỉ quản lý tốt hoạt động học tập, khi SV ý thức đầy đủ
vai trò tự QL, cần tổ chức tốt các hoạt động tự quản lý trong quá trình đào tạo
bằng hướng dẫn SV phương pháp học tập tích cực, biến quá trình đào tạo
thành tự đào tạo, tự rèn luyện năng lực và nhân cách. SV tự đào tạo có hướng
dẫn của giảng viên để nâng cao nhận thức, trách nhiệm, kỹ năng, tích luỹ
kinh nghiệm nghề nghiệp. Vì vậy, cùng phát triển phẩm chất và năng lực của
cả giảng viên và sinh viên, chương trình đào tạo sẽ thiết thực và sát thực tiễn.
Quản lý nội dung đào tạo:là quản lý hệ thống kiến thức, kỹ năng, kỹ
xảo, quy trình kế hoạch và quy trình kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn – quản
lý cần trang bị cho SV. Quản lý nội dung đào tạo từ khâu thiết kế, triển khai
kế hoạch, đến phân công và phân cấp thực hiện nội dung đào tạo. Yêu cầu
đội ngũ quản lý phải thấu hiểu nghề nghiệp, quán triệt sâu sắc mục tiêu, mục
đích, nắm chắc đặc điểm, hiểu rõ nhiệm vụ và vai trò của CNĐD trong hệ
thống Y tế…Nội dung huấn luyện của CNĐD rất đa dạng và phong phú, cần
cấu trúc theo chức năng nhiệm vụ, chuyên khoa,vị trí làm việc, theo từng loại
35
hình cơ sở, dịch vụ việc làm của người ĐD.Ví dụ: theo chức vụ là ĐD trưởng
khoa hay trưởng phòng điều dưỡng bệnh viện; Theo trình độ gồm: thái độ,
kiến thức, kỹ năng phải tương ứng với bậc đào tạo…Tương ứng với từng
chuyên khoa hay từng loại hình tổ chức sẽ có đòi hỏi CT và nội dung ĐT
khác nhau. Chương trình ĐT phải được xác định cụ thể, khoa học, tuân thủ
nguyên lý và nguyên tắc dạy – học từ đơn giản đến phức tạp, từ mức độ sơ
cấp đến đạt trình độ trung cấp, nâng dần đạt yêu cầu trình độ cao đẳng và đại
học, để người học vận dụng được trong thực tiễn công tác sau khi tốt nghiệp.
Do đó nội dung đào tạo cần phải được quản lý chặt chẽ trong suốt quá trình
giảng dạy của giảng viên và học tập của SV. Đặc biệt, tổ chức thực hiện phải
giám sát nội dung đào tạo thực hành lâm sàng tại bệnh viện và cơ sở Y tế, để
SV đạt tiêu chuẩn thực hành kỹ thuật về kỹ năng, kỹ xảo, về mức độ an toàn.
Quản lý phương pháp, hình thức và phương tiện đào tạo: Để thực
hiện chương trình đào tạo CNĐD theo chuẩn năng lực đảm bảo chất lượng,
chuẩn mực, chuyên nghiệp đội ngũ cán bộ QL giáo dục và giảng viên phải
đổi mới, sử dụng một hệ thống các phương pháp, hình thức và phương tiện
đào tạo tiên tiến, hiện đại. Giảng viên cần sử dụng các phương pháp giảng
dạy tích cực cả trong lý thuyết và thực hành, hướng dẫn SV học để thu nhận
kiến thức, chú trọng rèn luyện thái độ, kỹ năng thực hành, thực làm, qua thảo
luận nhóm, làm tiểu luận, hội thảo, thực tập, rèn kỹ năng. Giảng thực hành tại
bệnh viện, giảng viên phải hướng dẫn sinh viên tự làm đạt chuẩn năng lực
chính xác, đảm bảo chất lượng chăm sóc và điều trị an toàn cho người bệnh.
Phương tiện và trang thiết bị đào tạo cần hiện đại hoá, nâng cao trình độ kỹ
thuật để đảm bảo chất lượng ĐT nhân lực ngành Y tế và nhân lực cho xã hội.
Quản lý kết quả đào tạo: thường tập trung QL việc kiểm tra đánh giá
kết quả ĐT theo CTĐT, nội dung ĐT đã được phê duyệt. Đánh giá theo quá
trình ĐT để quản lý kết quả, hình thức, phương pháp đánh giá kết quả có ảnh
36
hưởng mạnh mẽ tới các yếu tố của quá trình ĐT; trực tiếp tác động tới động
cơ, thái độ và mục đích của hoạt động dạy và học. Vì thế, cần đánh giá chính
xác, khách quan, khoa học, QL chặt chẽ kết quả học tập của SV, đánh giá
theo chuẩn đầu ra thể hiện ở thực tế khi SV xử lý tình huống cả ba mặt thái
độ, kiến thức, kỹ năng. Từ đánh giá quá trình đào tạo theo từng modun
chuyên khoa hay đánh giá tốt nghiệp đều phải đánh giá trên thực tế chăm sóc
người bệnh hay tình huống quản lý thực tế mới đánh giá chính xác kiến thức,
kỹ năng và thái độ của sinh viên qua kỹ năng nhận định và giải quyết vấn đề.
Bốn là, quản lý sự phân cấp quản lý đào tạo CNĐD ở ĐHYD
TPHCM
Hiện tại, Đại học Y Dược TPHCM chưa phát huy và cũng chưa phải
thực hiện hết quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở giáo dục đại học.
Nhiều chục năm qua, là một cơ sở đại học độc quyền, nhưng trường vẫn đào
tạo sơ cấp, trung cấp, thậm chí các chứng chỉ ngắn hạn không phân loại.
Nhiều năm đào tạo cao đẳng VLVH lại không tuyển sinh đại học, cho đến
nay Đại học Y Dược TPHCM vẫn chưa tuyển sinh đào tạo cao đẳng ĐD
chính quy, nhưng duy trì xét tuyển sinh đào tạo trung cấp ĐD, sơ cấp, chứng
chỉ xoa bóp… “tự chọn” đầu vào và sử dụng nhân lực ĐD rất yếu kém…để
duy trì hoạt động.
Trong khi là một trường đại học trọng điểm của quốc gia, trực thuộc
BYT chủ quản, Đại học Y Dược TPHCM có nhiệm vụ, chức năng đào tạo
cán bộ bậc đại học cung cấp cho các tỉnh phía Nam & cả nước để đào tạo
chuyên gia về thực hành chăm sóc, cán bộ quản lý ĐD, NCKH và giảng viên
dạy ĐD…
Xu thế chung các nước phát triển trên thế giới và các nước trong khu
vực chỉ đào tạo và sử dụng Điều dưỡng chuyên nghiệp có trình độ cao đẳng
trở lên, ví dụ Mỹ đang đặt ra kế hoạch đào tạo và đưa vào sử dụng đạt 80%
37
ĐD có trình độ đại học, còn lại là ĐD có trình độ TS và ThS. Năm 2012, Bộ
Lao động, thương binh và xã hội Việt nam ký kết với Nhật bản thoả thuận
tuyển chọn CNĐD có trình độ từ cao đẳng và đại học cho chương trình thực
tập sinh để đào tạo, sau đó mới thi, nếu đạt chứng chỉ thì làm hộ lý và ĐD
thực hành chăm sóc…Hầu hết ở 63 tỉnh và các thành phố trực thuộc TW đã
có trường cao đẳng, trung cấp và gần đây “bùng phát” quá nhiều trường tư
đào tạo Điều dưỡng với đầu vào tuyển sinh vô tội vạ, dư thừa ĐD trung cấp
yếu kém từ đầu vào đến đầu ra, có sự góp sức mạnh mẽ của đội ngũ giảng
viên Đại học Y Dược TPHCM.Vì vậy, Đại học Y Dược TPHCM chưa thực
hiện nghiêm túc phân cấp đào tạo và vai trò định hướng xã hội về đào tạo
CNĐD mà tự đánh mất thị phần đào tạo đại học; Làm gia tăng yếu tố cạnh
tranh thiếu lành mạnh do chưa thực hiện phân cấp theo đúng chức năng
nhiệm vụ của trường đại học cấp quốc gia là đào tạo CNĐD trình độ cao
đẳng, đại học và sau đại học theo phân loại từng chuyên khoa sâu, phải
chuyên khoa hoá.
1.3 Định hướng phát triển chương trình đào tạo cử nhân Điều
dưỡng ở Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
1.3.1 Dựbáonhu cầu đàotạoCN Điều dưỡng ởĐại học Y Dược TP HCM
Kế hoạch chiến lược phát triển đất nước và ngành Y tế cho thấy nhân
lực ĐD chiếm 50 – 60% trong cơ cấu nhân lực Y tế nhằm thực hiện vai trò
của điều dưỡng trong việc xây dựng ngành Y tế hiện đại, hoàn chỉnh và đồng
bộ, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Cơ sở hệ thống Y tế tư
nhân ngày càng phát triển trong nước và nhu cầu ĐD các nước khác đang gia
tăng thu hút số lượng lớn Cử nhân Điều dưỡng. Xu hướng sử dụng nhân lực
ĐD có 70% là trình độ từ cao đẳng trở lên, chú trọng đào tạo và sử dụng 40%
CNĐD có trình độ đại học để thực hành lâm sàng, quản lý, NCKH và giảng
dạy ĐD, đòi hỏi gia tăng cả số lượng và chất lượng CNĐD trình độ đại học.
38
Việt Nam dân số 90 triệu người sẽ còntăng, mô hình bệnh tật nhiều thay
đổi, nhu cầu chăm sóc y tế phát sinh mới như: spa, chăm sóc sức khoẻ, thẩm
mỹ…Tính chuyên nghiệp, đòi hỏi CNĐD phải được đào tạo có đủ năng lực,
chuyên khoa hoá,chuyên nghiệp hoá, để phục vụ tốt hơn chăm sóc sức khoẻ.
Mặt khác, kỹ thuật Y học tiên tiến, trang thiết bị Y tế và KHCN trong
thế kỷ 21 gia tăng nhanh chóng đang thúc đẩy phải phát triển chương trình đào
tạo mới và đào tạo liên tục CNĐD để đáp ứng nhu cầu Việt Nam và quốc tế.
Việt Nam chọn đào tạo theo chuẩn năng lực để đáp ứng các yêu cầu của
ĐD thế giới; để được xã hội chấp nhận các tiêu chuẩn năng lực hoạt động
chăm sóc của người ĐD; để sử dụng trong phát triển chương trình giảng dạy
ĐD cho các chương trình ba và bốn năm; Để nâng cao chất lượng chăm sóc
toàn diện của các ĐD viên trong phạm vi thực hành; xây dựng năng lực của
giảng viên để giảng dạy ĐD và chuẩn bị cho hệ thống đăng ký cấp giấy phép
hành nghề cho ĐD tại Việt Nam.Tháng 4/2012, Bộ Y tế đã ban hành Chuẩn
năng lực Điều dưỡng Việt Nam - Chuẩn đạo đức Điều dưỡng Việt Nam và Tài
liệu “Hướng dẫn phát triển chương trình đào tạo CNĐD theo chuẩn năng lực”
để các trường đào tạo Điều dưỡng làm căn cứ xây dựng chương trình.
Khoa Điều dưỡng – Kỹ thuật Y học, Đại học Y Dược TPHCM, có
trách nhiệm đào tạo nhân lực CNĐD cho các tỉnh - thành phía Nam, đáp ứng
nhu cầu chăm sóc sức khỏe của Việt Nam, hội nhập quốc tế và nhằm thực
hiện chiến lược đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục - Y tế của ĐHYD
TPHCM.
Vì vậy, cấp thiết phải “Phát triển chương trình đào tạo Cử nhân Điều
dưỡng ở Đại học Y Dược TP HCM” định hướng đào tạo theo năng lực, để
chương trình vừa phù hợp thực tiễn các yêu cầu nghề nghiệp Điều dưỡng, vừa
chuẩn hóa và hiện đại hóa. Cần quản lý “chuẩn đầu ra” khi tốt nghiệp, khi
hành nghề, bằng công cụ đo lường được cả ba lĩnh vực: thái độ, kiến thức, kỹ
39
năng, khả năng vận dụng vào thực tiễn phục vụ cuộc sống bản thân, gia đình
và xã hội.Thực tế, cho thấy hiệu quả, chi phí, chất lượng sẽ rất khác nhau giữa
tổ chức dạy - học hoàn toàn trong môi trường học đườngvới cáchthức tổ chức
dạy học và làm ngay trong bối cảnh thực tế, xử lý thật sự các tình huống tại
bệnh viện...
Khi phát triển chương trình đào tạo CNĐD ở ĐHYD TP HCM cần đạt
các yêu cầu sau:1)Xây dựng được “chuẩn đầu ra” cụ thể, đo lường được, đạt
được chuẩn ở cả ba lĩnh vực: Thái độ, Kiến thức và Kỹ năng.2) Phát triển
chương trình phải chuẩn hóa, hiện đại hóa, đúng hướng đào tạo CNĐD theo
chuẩn năng lực để đáp ứng nhu cầu của xã hội. 3)Xây dựng được các quy
trình phát triển và thực hiện chương trình. 4) Có biện pháp chuẩn bị các
nguồn lực để thực hiện được chương trình đạt mục tiêu đào tạo.5) Thường
xuyên đánh giá, kiểm định, kiểm tra việc phát triển & thực hiện chương trình
đào tạo CNĐD để sinh viên ra trường đạt “chuẩn đầu ra”.
1.3.2 Những địnhhướng cơ bản phát triển chương trình đào tạo Cử
nhân Điều dưỡng ở Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
Kết quả“Phântíchvà đánhgiá chiến lược Đại học Y Dược TPHCM đến
2015” tháng 12/2010 của Ths TrươngThị ThùyTrang theo mô hình chiến lược
Delta phản ánh ba định vị chiến lược của tổ chức bao gồm: Giải pháp khách
hàng; Chi phí thấp và Khác biệt hóa. Sự phân tích chiến lược theo mô hình
Delta mở ra cách tiếp cận mới, xác định sinh viên là “sản phẩm”, triển khai
chiến lược với những quy trình thể hiện 3 nội dung cơ bản: Đổi mới; Định
hướng khách hàng; Hiệu quả hoạt động.Trong đó:
* Định hướng từ hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước
Phát triển chương trình đào tạo CNĐD ở Đại học Y Dược TPHCM cần
bám sát lý luận chỉ đạo của Đảng - nhà nước, bám sát thực tiễn về quản lý Y
tế và quản lý GD – ĐT. Cần quán triệt CN Mác – Lê nin, Tư tưởng Hồ Chí
Minh, đặc biệt là những nghị quyết của TW đảng từ khóa VI đến XI; Căn cứ
40
Triết lý giáo dục, Khoa học QLY tế & giáo dục, kết hợp kinh nghiệm thực tế;
Căn cứ Chiến lược và xu thế phát triển GD – YT của Thế giới,Việt Nam và
chiến lược phát triển Đại học Y Dược TPHCM.Yêu cầu hiện nay là đổi mới
căn bản,toàn diện GD – ĐT, chú trọng phát triển chương trình tiên tiến trên
cơ sở tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại và kinh nghiệm Việt Nam, phát huy
nội lực và vận dụng sáng tạo.
Quan điểm chỉ đạo của BYT về đào tạo là: 1)Đào tạo dựa trên nhu cầu
thực tiễn xã hội. 2) Đào tạo cung cấp kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp cho
ĐD.3) Xây dựng chương trình và nội dung đào tạo ĐD theo năng lực thực
hành để thúc đẩy quá trình hội nhập, để công nhận trình độ đào tạo CNĐD.
Vì vậy, hiệu trưởng nhà trường phải có kế hoạch và tổ chức nhiều biện
pháp để cán bộ quản lý và nhân viên nâng cao nhận thức tư tưởng, thấu hiểu
yêu cầu đổi mới, có tính trách nhiệm cao, hành động cụ thể, đạt hiệu quả.
*Địnhhướngtừkháchhànglàngườihọcvà người sử dụng nhân lực
o Pháttriển các loạihình đào tạo, xâydựngCTĐT theo chuẩn năng lực,
đặt SV ở vị trí trung tâm, đáp ứng nhu cầu học tập tích cực của SV trong và
ngoài giảng đường, khuyến khích tư duy sáng tạo, học tập có phê phán, tích
hợp kiến thức với hoạtđộngnghề nghiệp để SV làm được việc, đạt chuẩn mực.
o Tạo cơ hội công bằng cho mọi sinh viên trong học tập, tự phát triển,
đồng thời có biện pháp tích cực chủ động phát hiện và bồi dưỡng nhân tài.
o Phát triển quy mô đào tạo phù hợp với nhu cầu kinh tế xã hội, với
khả năng thực tế của trường, mở rộng đối tượng đào tạo theo nhu cầu xã hội.
* Định hướng chi phí/ tài chính
Chiến lược phát triển tài chính có vai trò quan trọng trong việc phát triển Đại
học Y Dược TPHCM.Vì vậy, phân bổ hợp lý, sử dụng hiệu quả các nguồn thu để
đủ kinh phí họat động thường xuyên, nâng cao thu nhập cho giảng viên và cán bộ.
Tăng cường chi họat động nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, bồi
dưỡng đội ngũ, đáp ứng nhu cầu chi đầu tư phát triển và tích lũy nguồn lực…
41
* Định hướng qui trình bên trong
Triển khai các dự án đầu tư then chốt để tạo sự đột phá về cơ sở vật
chất, trang thiết bị, tổ chức. Đổi mới CTĐT, phương pháp QL, tạo môi trường
sư phạm tốt cho thầy và trò. Phát triển đội ngũ cán bộ giảng dạy – nghiên cứu
khoa học về số lượng, chất lượng cả 3 lĩnh vực năng lực: giảng dạy, NCKH,
và quản lý để thực hiện quy trình dạy học, thực hiện đề tài NCKH, chăm sóc
sức khoẻ với chất lượng ngày càng cao.
Cần tạo môi trường văn hóa tổ chức lành mạnh, bồi dưỡng nhân cách
Y tế.
* Định hướng tăng trưởng
o Đào tạo đại học, sau đại học, đẩy mạnh đào tạo từ các dự án nước
ngoài, cho giảng viên ra nước ngoài học tập, nâng cao kiến thức, kỹ năng và
trình độ.
o Phát triển chuyên môn, khoahọc công nghệ, nghiên cứu khoa học sức
khỏe, triển khai mới các loại hình giảng dạy, điều trị và chăm sóc sức khoẻ…
o Phát triển nhân lực hợp lý về cơ cấu, đảm bảo chấtlượng. Cán bộ phải
thíchứng với xã hội,với môi trường lao độngvà có khả năng tự đào tạo liên tục.
o Mở rộng đào tạo thêm những lĩnh vực chuyên khoa sâu, chuyên
môn các lĩnh vực mới như: CNĐD gia đình, lão khoa, du lịch, thẫm mỹ,
chống thảm họa…Đào tạo CNĐD chuyên sâu quản lý theo từng lĩnh vực
chuyên khoa nghề nghiệp, sư phạm, nghiên cứu khoa học, tạo thương hiệu
mạnh, độc đáo.
*
* *
Đổi mới giáo dục đại học Việt Nam nói chung và ĐHYD TPHCM có
tầm quan trọng đặc biệt nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực có trình
độ cao phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và đáp ứng nhu cầu
42
phát triển hệ thống giáo dục đại học. Đổi mới thành công hay thất bại phụ
thuộc vào năng lực của cán bộ quản lý và giảng viên trong các trường đại
học khi phát triển chương trình và tổ chức thực hiện chương trình đào tạo.
Để CNĐD đạt được chuẩn chất lượng quốc gia, tiến đến chuẩn khu
vực và chuẩn năng lực toàn cầu có những thành tố cần được chú trọng đặc
biệt như: Chuẩn đầu ra, phát triển CTĐT, chọn giảng viên, chọn sinh viên,
cải tiến phương pháp quản lý giáo dục, tổ chức dạy – học…Chương trình đào
tạo có quyết định rất quan trọng tác động đến chất lượng đào tạo và chuẩn
đầu ra.
Phát triển chương trình đào tạo CNĐD ở ĐHYD TP HCM, cần sát
thực tiễn, tuân thủ các nguyên tắc và cách thức phát triển chương trình
đào tạo.
Hiện nay, yêu cầu đổimới, chuẩnhóa, hiện đạihóa, hộinhập quốc tế, đòi
hỏipháttriển chươngtrìnhđào tạo CNĐDtheo chuẩn năng lực là xu thế tất yếu.
43
Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
CỬ NHÂN ĐIỀU DƯỠNG Ở ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH
2.1 ĐặcđiểmĐạihọcYDượcTp.HCM,Khoa Điềudưỡng– Kỹthuật
Y học và Bộ môn Điều dưỡng
Đại học Y Dược Tp Hồ Chí Minh tọa lạc tại số 217, Hồng Bàng,
phường 11, Q. 5, Tp.HCM là một trong 14 đại học trọng điểm của cả nước.
Năm 1976, ngay từ sau ngày đất nước thống nhất, Đại học Y Dược
TPHCM đã được hình thành trên cơ sở sáp nhập ba trường đại học Y khoa,
Dược khoa và Nha khoa đại học đường để hình thành một trường đại học với
đội ngũ giảng viên có trình độ cao và với quy mô đào tạo lớn.
Năm 1990 lãnh đạo Đại học Y Dược TPHCM và Bộ Y tế thống nhất
xây dựng mô hình Viện đại học sức khỏe, đã xây dựng thêm 4 khoa mới và
một bệnh viện đại học. Năm 1994: xây dựng khoa khoa học cơ bản; Năm
1998: xây dựng khoa Y học cổ truyền và khoa Điều dưỡng - Kỹ thuật y học;
Năm 1999: xây dựng khoa Y tế công cộng; Năm 2000: thành lập bệnh viện
Đại học Y Dược TPHCM để thực hiện mô hình kết hợp Trường – Bệnh viện.
Hiện tại, trường đã đào tạo đủ 7 chuyên ngành đại học: Y, Dược, Răng
hàm mặt, Y học cổ truyền,Y tế công cộng, Điều dưỡng và kỹ thuật Y học.
ĐHYD Tp HCM là trung tâm NCKH và phát triển công nghệ của ngành y tế.
Năm 2012 có 982 giảng viên, gồm: 8 GS, 98 PGS, 94 Ts, 408 Ths, 297 CN.
Năm 1998, Khoa Điều dưỡng – Kỹ thuật Y học hình thành trên cơ sở
trường trung học Kỹ thuật Y tế TW3 của BYT sáp nhập với ban đào tại chức
Đại học Y Dược TPHCM, đào tạo nhân lực có trình độ cao đẳng, đại học cho
các đơn vị y tế khu vực phía Nam.Từ đó đến nay, sau 15 năm, có hàng ngàn
học sinh, sinh viên tốt nghiệp ra trường, trong đó: CN hệ vừa học vừa làm từ
cao đẳng lên đại học;CN cao đẳng, CN đại học hệ chính quy;Trung cấp:Điều
44
dưỡng, Gây mê hồi sức, Hộ sinh; Kỹ thuật viên Xét nghiệm; Kỹ thuật hình
ảnh; KTV Vật lý trị liệu và các lớp ngắn hạn, đào tạo liên tục. Khoa từng
bước xây dựng Bệnh viện Đại học Y Dược – Cơ sở 2 đáp ứng điều kiện
giảng dạy thực hành cho giảng viên và sinh viên để thực hiện mục tiêu đào
tạo chuyên khoa, gắn với thực tế, theo mô hình Trường - Bệnh viện kết hợp
giảng dạy, điều trị, nghiên cứu khoa học tại bệnh viện. Khoa ĐD – Kỹ thuật
Y học đã liên kết đào tạo ba khoá Ths ĐD, năm 2012 tạm ngưng…
Bộ môn Điều Dưỡng hình thành từ trường Cán Sự ĐD Sài Gòn.Tháng
10/1975 là ngành Điều dưỡng,Trường Trung học Kỹ Thuật Y Tế 3 - BYT.
Tháng 9/1998 trường sáp nhập vào Đại học Y Dược TPHCM, Bộ
môn Điều dưỡng thuộc khoa Điều dưỡng - Kỹ thuật y học được hình
thành cho tới nay.
Bộ môn Điều dưỡng, hiện có 44 cán bộ - viên chức, trong đó có 18 ThS
ĐD và 7 giảng viên đang học Ths ,13 Cử nhân và 3 nhân viên hành chính.
Theo báo cáo, khoa ĐD – KTYH hiện nay có lực lượng giảng dạy ĐD mạnh
nhất trong các trường y tế. Ban chủ nhiệm bộ môn gồm 1 Trưởng Bộ môn và 2
Phó BM, Bộ môn Điều Dưỡng được chia thành 6 tổ môn gồm tổ: ĐD cơ bản,
Nội, Ngoại, Nhi, Nhiễm, ĐD cộng đồng. Nhiệm vụ của Bộ môn ĐD:
- Đào tạo Điều dưỡng trình độ Trung học và Đại học, chuyên về chăm
sóc người bệnh, chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
- Giảng dạy chuyên môn các đối tượng trung học và đại học của các
chuyên khoa: ĐD, Nữ hộ sinh, Gây mê hồi sức, Kỹ thuật hình ảnh, Xét
nghiệm, Vật lý trị liệu, Nha , Y tế công cộng,Y đa khoa và Y học cổ truyền
chuyên tu.
- Bồi dưỡng đào tạo liên tục cho ĐD tại các bệnh viện và bồi dưỡng
giáo viên ĐD cho các trường các trường dạy điều dưỡng.Tổ chức và tham gia
các hội thảo chuyên về lĩnh vực ĐD.Tham vấn về công tác điều dưỡng.
45
- Đào tạo Ths ĐD, do ĐHYD TPHCM phối hợp với Friendship
Bridge…
- Tham gia biên soạn các chương trình đào tạo điều dưỡng cho các
môn nội ngọai, nhi, nhiễm, Điều dưỡng cơ bản. Viết sách Điều dưỡng cơ bản
và điều dưỡng ngọai đã được bộ y tế duyệt và ban hành vào năm 2008.
- Đang xây dựng đề cương chi tiết môn học của chương trình đào tạo
cử nhân điều dưỡng dựa trên tiêu chuẩn năng lực của Điều dưỡng Việt nam.
( Nguồn Web – Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh)
2.2 Đánh giá thực trạng phát triển chương trình đào tạo Cử nhân
Điều dưỡng ở Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
Để đánh giá đúng và làm rõ thực trạng phát triển chương trình đào tạo
CNĐD ở Đại học Y Dược TPHCM tôi đã nghiên cứu hệ thống tài liệu, xây
dựng các mẫu phiếu khảo sát, xin ý kiến của cán bộ quản lý giáo dục, giảng
viên, sinh viên, các chuyên gia, các nhà NCKH đã, đang học hoặc làm việc
tại Đại học Y Dược TPHCM hay đang công tác tại các đơn vị khác. Quá trình
nghiên cứu tôi tham dự nhiều hội nghị, hội thảo về chuyên đề phát triển CT
đào tạo CNĐD của BYT, Hội ĐD Việt Nam, Đại học Y Dược TPHCM.Tôi
có trải nghiệm tại Đại học Y Dược TPHCM, BYT, các trường đào tạo CNĐD
phát triển chương trình đào tạo, từ đó, tôi phân tích nhằm tìm biện pháp khả
thi để phát triển chương trình đào tạo CNĐD ở Đại học Y Dược TP HCM.
Một là, quá trình phát triển CT đào tạo CNĐD ở ĐHYD TPHCM
Tháng 10/1976, thành lập Đạihọc Y Dược TPHCM, bộ máy tổ chức của
trường hìnhthành, có PhòngGiáo vụ.PhòngGiáo vụ có chức năng xây dựng và
triển khai thực hiện chương trình ĐT, kế hoạch giảng dạy cho Bs và DS.
Đến năm 1986, Phòng Đào tạo tại chức thành lập để đào tạo CNĐD và
CN Kỹ thuật Y học trình độ đại học hệ tại chức, lúc đầu chỉ 3 chuyên ngành:
Điều dưỡng, Hộ sinh, Xét nghiệm, các năm tiếp theo mở thêm các chuyên
BÀI MẪU Luận văn của học viện chính trị, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn của học viện chính trị, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn của học viện chính trị, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn của học viện chính trị, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn của học viện chính trị, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn của học viện chính trị, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn của học viện chính trị, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn của học viện chính trị, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn của học viện chính trị, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn của học viện chính trị, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn của học viện chính trị, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn của học viện chính trị, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn của học viện chính trị, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn của học viện chính trị, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn của học viện chính trị, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn của học viện chính trị, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn của học viện chính trị, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn của học viện chính trị, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn của học viện chính trị, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn của học viện chính trị, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn của học viện chính trị, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn của học viện chính trị, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn của học viện chính trị, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn của học viện chính trị, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn của học viện chính trị, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn của học viện chính trị, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn của học viện chính trị, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn của học viện chính trị, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn của học viện chính trị, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn của học viện chính trị, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn của học viện chính trị, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn của học viện chính trị, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn của học viện chính trị, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn của học viện chính trị, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn của học viện chính trị, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn của học viện chính trị, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn của học viện chính trị, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn của học viện chính trị, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn của học viện chính trị, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn của học viện chính trị, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn của học viện chính trị, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn của học viện chính trị, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn của học viện chính trị, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn của học viện chính trị, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn của học viện chính trị, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn của học viện chính trị, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn của học viện chính trị, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn của học viện chính trị, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn của học viện chính trị, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn của học viện chính trị, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn của học viện chính trị, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn của học viện chính trị, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn của học viện chính trị, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn của học viện chính trị, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn của học viện chính trị, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn của học viện chính trị, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn của học viện chính trị, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn của học viện chính trị, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn của học viện chính trị, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn của học viện chính trị, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn của học viện chính trị, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn của học viện chính trị, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn của học viện chính trị, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn của học viện chính trị, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn của học viện chính trị, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn của học viện chính trị, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn của học viện chính trị, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn của học viện chính trị, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn của học viện chính trị, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn của học viện chính trị, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn của học viện chính trị, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn của học viện chính trị, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn của học viện chính trị, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn của học viện chính trị, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn của học viện chính trị, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn của học viện chính trị, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn của học viện chính trị, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn của học viện chính trị, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn của học viện chính trị, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn của học viện chính trị, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn của học viện chính trị, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn của học viện chính trị, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn của học viện chính trị, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn của học viện chính trị, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn của học viện chính trị, HAY, 9 ĐIỂM

More Related Content

Similar to BÀI MẪU Luận văn của học viện chính trị, HAY, 9 ĐIỂM

LV: Biện pháp quản lý giảng viên ở khoa điều dưỡng - kỹ thuật y học, đại học ...
LV: Biện pháp quản lý giảng viên ở khoa điều dưỡng - kỹ thuật y học, đại học ...LV: Biện pháp quản lý giảng viên ở khoa điều dưỡng - kỹ thuật y học, đại học ...
LV: Biện pháp quản lý giảng viên ở khoa điều dưỡng - kỹ thuật y học, đại học ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

Similar to BÀI MẪU Luận văn của học viện chính trị, HAY, 9 ĐIỂM (20)

Luận văn: Biện pháp phát triển năng lực cán bộ quản lý trạm y tế tuyến cơ sở
Luận văn: Biện pháp phát triển năng lực cán bộ quản lý trạm y tế tuyến cơ sởLuận văn: Biện pháp phát triển năng lực cán bộ quản lý trạm y tế tuyến cơ sở
Luận văn: Biện pháp phát triển năng lực cán bộ quản lý trạm y tế tuyến cơ sở
 
Đề tài: Quản lý đào tạo nghề cho người khuyết tật tại TPHCM, HOT
Đề tài: Quản lý đào tạo nghề cho người khuyết tật tại TPHCM, HOTĐề tài: Quản lý đào tạo nghề cho người khuyết tật tại TPHCM, HOT
Đề tài: Quản lý đào tạo nghề cho người khuyết tật tại TPHCM, HOT
 
giáo dục
giáo dụcgiáo dục
giáo dục
 
Luận văn: Đào tạo nghề cho người khuyết tật tại Trung tâm Bảo trợ
Luận văn: Đào tạo nghề cho người khuyết tật tại Trung tâm Bảo trợLuận văn: Đào tạo nghề cho người khuyết tật tại Trung tâm Bảo trợ
Luận văn: Đào tạo nghề cho người khuyết tật tại Trung tâm Bảo trợ
 
Đề tài: Quy trình đánh giá kết quả thực tập của học viên điều dưỡng
Đề tài: Quy trình đánh giá kết quả thực tập của học viên điều dưỡngĐề tài: Quy trình đánh giá kết quả thực tập của học viên điều dưỡng
Đề tài: Quy trình đánh giá kết quả thực tập của học viên điều dưỡng
 
Luận văn: Chính sách phát triển nhân lực tại Bệnh viện đa khoa
Luận văn: Chính sách phát triển nhân lực tại Bệnh viện đa khoaLuận văn: Chính sách phát triển nhân lực tại Bệnh viện đa khoa
Luận văn: Chính sách phát triển nhân lực tại Bệnh viện đa khoa
 
Luận văn: Chính sách đào tạo đại học tại trường ĐH Quảng Nam
Luận văn: Chính sách đào tạo đại học tại trường ĐH Quảng NamLuận văn: Chính sách đào tạo đại học tại trường ĐH Quảng Nam
Luận văn: Chính sách đào tạo đại học tại trường ĐH Quảng Nam
 
Thực hiện chính sách đào tạo đại học tại trường ĐH Quảng Nam
Thực hiện chính sách đào tạo đại học tại trường ĐH Quảng NamThực hiện chính sách đào tạo đại học tại trường ĐH Quảng Nam
Thực hiện chính sách đào tạo đại học tại trường ĐH Quảng Nam
 
Đề tài: Chính sách đào tạo nghề cho thanh niên ở Hà Nội, HAY
Đề tài: Chính sách đào tạo nghề cho thanh niên ở Hà Nội, HAYĐề tài: Chính sách đào tạo nghề cho thanh niên ở Hà Nội, HAY
Đề tài: Chính sách đào tạo nghề cho thanh niên ở Hà Nội, HAY
 
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niênLuận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên
 
Luận văn: Quản lý chất lượng đào tạo ở trường trung cấp văn hóa nghệ thuật
Luận văn: Quản lý chất lượng đào tạo ở trường trung cấp văn hóa nghệ thuậtLuận văn: Quản lý chất lượng đào tạo ở trường trung cấp văn hóa nghệ thuật
Luận văn: Quản lý chất lượng đào tạo ở trường trung cấp văn hóa nghệ thuật
 
Đề tài: Chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa Bạc Liêu
Đề tài: Chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa Bạc LiêuĐề tài: Chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa Bạc Liêu
Đề tài: Chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa Bạc Liêu
 
Đánh giá kết quả thực tập lâm sàng của học viên điều dưỡng, 9đ
Đánh giá kết quả thực tập lâm sàng của học viên điều dưỡng, 9đĐánh giá kết quả thực tập lâm sàng của học viên điều dưỡng, 9đ
Đánh giá kết quả thực tập lâm sàng của học viên điều dưỡng, 9đ
 
Quản lý chất lượng đào tạo nghề ở các trường trung cấp chuyên nghiệp trên địa...
Quản lý chất lượng đào tạo nghề ở các trường trung cấp chuyên nghiệp trên địa...Quản lý chất lượng đào tạo nghề ở các trường trung cấp chuyên nghiệp trên địa...
Quản lý chất lượng đào tạo nghề ở các trường trung cấp chuyên nghiệp trên địa...
 
Chất lượng đào tạo nghề ở các trường trung cấp tại TPHCM, HOT
Chất lượng đào tạo nghề ở các trường trung cấp tại TPHCM, HOTChất lượng đào tạo nghề ở các trường trung cấp tại TPHCM, HOT
Chất lượng đào tạo nghề ở các trường trung cấp tại TPHCM, HOT
 
Luận văn: Quản lý chất lượng đào tạo nghề ở các trường trung cấp
Luận văn: Quản lý chất lượng đào tạo nghề ở các trường trung cấpLuận văn: Quản lý chất lượng đào tạo nghề ở các trường trung cấp
Luận văn: Quản lý chất lượng đào tạo nghề ở các trường trung cấp
 
Đề tài: Quản lý giảng viên ở Khoa Điều dưỡng ĐH Y Dược TPHCM
Đề tài: Quản lý giảng viên ở Khoa Điều dưỡng ĐH Y Dược TPHCMĐề tài: Quản lý giảng viên ở Khoa Điều dưỡng ĐH Y Dược TPHCM
Đề tài: Quản lý giảng viên ở Khoa Điều dưỡng ĐH Y Dược TPHCM
 
LV: Biện pháp quản lý giảng viên ở khoa điều dưỡng - kỹ thuật y học, đại học ...
LV: Biện pháp quản lý giảng viên ở khoa điều dưỡng - kỹ thuật y học, đại học ...LV: Biện pháp quản lý giảng viên ở khoa điều dưỡng - kỹ thuật y học, đại học ...
LV: Biện pháp quản lý giảng viên ở khoa điều dưỡng - kỹ thuật y học, đại học ...
 
Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề, 9 điểm, HOT!
Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề, 9 điểm, HOT!Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề, 9 điểm, HOT!
Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề, 9 điểm, HOT!
 
Luận văn: Giải pháp quản lý đào tạo nghề tại TPHCM, HAY
Luận văn: Giải pháp quản lý đào tạo nghề tại TPHCM, HAYLuận văn: Giải pháp quản lý đào tạo nghề tại TPHCM, HAY
Luận văn: Giải pháp quản lý đào tạo nghề tại TPHCM, HAY
 

More from Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default

More from Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default (20)

Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAYKhóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAYBài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDVBài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
 
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAYBáo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
 
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAYKhóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAYBài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAYBài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
 
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAYTiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAYBài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAYBài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAYBài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAYBài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
 
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAYTiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAYBài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂMBài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
 
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAYBài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAYBài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAYBài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
 
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nayTiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
 
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAYTiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
 

Recently uploaded

Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 

Recently uploaded (20)

Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 

BÀI MẪU Luận văn của học viện chính trị, HAY, 9 ĐIỂM

  • 1. BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ  TRẦN THỊ THANH NGA TẢI MIỄN PHÍ KẾT BẠN ZALO:0917 193 864 DỊCH VỤ VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP WEBSITE: VIETKHOALUAN.COM ZALO/TELEGRAM: 0917 193 864 MAIL: BAOCAOTHUCTAPNET@GMAIL.COM PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỬ NHÂN ĐIỀU DƯỠNG Ở ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
  • 2. BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ  TRẦN THỊ THANH NGA PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỬ NHÂN ĐIỀU DƯỠNG Ở ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành : Quản lý giáo dục Mã số : 60 14 01 14 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS ®Æng ®øc th¾ng HÀ NỘI - 2013
  • 3. BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT CÁC CỤM TỪ SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN VIẾT TẮT 1. BYT 2. Bộ GD - ĐT 3. CĐ 4. CT 5. CTĐT 6. CNĐD 7. CSSK 8. ĐCSVN 9. ĐT 10. ĐH 11. ĐHYD TPHCM 12. ĐD 13. GD 14. GD - ĐT 15. GDKT & DN 16. NCKH 17. NQ 18. NQTW 19. QL 20. QLĐD 21. QLGD – ĐT 22. QLYT 23. QH 24. VLVH VIẾT ĐẦY ĐỦ Bộ Y tế Bộ giáo dục và đào tạo Cao đẳng Chương trình Chương trình đào tạo Cử nhân Điều dưỡng Chăm sóc sức khỏe Đảng cộng sản Việt Nam Đào tạo Đại học Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh Điều dưỡng Giáo dục Giáo dục và đào tạo Giáo dục kỹ thuật và dạy nghề Nghiên cứu khoa học Nghị quyết Nghị quyết trung ương Quản lý Quản lý Điều dưỡng Quản lý giáo dục – đào tạo Quản lý Y tế Quốc hội Vừa làm vừa học
  • 4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 3 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỬ NHÂN ĐIỀU DƯỠNG Ở ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 15 1.1 Các khái niệm cơ bản 13 1.2 Nội dung quản lý phát triển chương trình đào tạo cử nhân Điều dưỡng ở Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh 25 1.3 Định hướng phát triển chương trình đào tạo cử nhân Điều dưỡng ở Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh 35 Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỬ NHÂN ĐIỀU DƯỠNG Ở ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH 41 2.1 Đặc điểmĐạihọc Y Dược Tp.HCM, KhoaĐiềudưỡng– Kỹ thuật Y học vàBộ môn Điều dưỡng 41 2.2 Đánh giá thực trạng phát triển chương trình đào tạo Cử nhân Điều dưỡng ở Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh 43 2.3 Nguyên nhân thành công - hạn chế của phát triển CT đào tạo CNĐD 61 Chương 3 YÊU CẦU VÀ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỬ NHÂN ĐIỀU DƯỠNG Ở ĐẠI HỌC HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 63 3.1 Yêu cầu xây dựng biện pháp phát triển chương trình đào tạo CNĐD ở Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh hiện nay 55 3.2 Biện pháp quản lý phát triển chương trình đào tạo Cử nhân Điều dưỡng ở Đại học Y Dược TPHCM 65 3.3 Khảo nghiệm sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 93 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 97 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 99 PHỤ LỤC 99
  • 5. 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định "Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là khâu then chốt”. Chin lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020, đã định hướng một trong ba chiến lược đột phá là:“Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân.[11,tr.1-5]. Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020 xác định: “Nội dung chương trình, phương pháp dạy và học, công tác thi, kiểm tra, đánh giá chậm được đổi mới. Nội dung chương trình còn nặng về lý thuyết, phương pháp dạy học lạc hậu, chưa phù hợp với đặc thù khác nhau của các loại hình cơ sở giáo dục, vùng miền và các đối tượng người học; Nhà trường chưa gắn chặt với đời sống kinh tế, xã hội; chưa chuyển mạnh sang đào tạo theo nhu cầu xã hội; chưa chú trọng giáo dục kỹ năng sống, phát huy tính sáng tạo, năng lực thực hành của học sinh, sinh viên” [11,tr.1-tr.5] Thực trạng lạc hậu về chương trình đào tạo có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân rất cơ bản là công tác quản lý giáo dục, nghiên cứu và ứng dụng trong phát triển chương trình đào tạo nhiều năm qua chưa được quan tâm đúng mức, việc thiết kế chương trình đào tạo ở các cấp còn sao chép, nặng về kinh nghiệm, thiếu đội ngũ chuyên gia làm chuyên nghiệp trong lĩnh vực quan trọng này. Cần thay đổi, từ đổi mới chương trình đào tạo và người thầy phải “không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ”[12,tr.10 - 17].
  • 6. 6 NQ 46- NQ/TW, ngày 23/02/2005 của Bộ chính trị về "Công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới" xác định: “Nghề y là một nghề đặc biệt, cần được tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt. Mỗi cán bộ, nhân viên y tế phải không ngừng nâng cao đạo đức nghề nghiệp và năng lực chuyên môn, xứng đáng với sự tin cậy và tôn vinh của xã hội, thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh:“Người thầy thuốc giỏi đồng thời phải là người mẹ hiền”[4,tr.1-tr.7] Những năm gần đây, Bộ giáo dục - đào tạo, Bộ Y tế, các trường có đào tạo CN Điều dưỡng trình độ đại học, đang triển khai phát triển chương trình đào tạo CNĐD theo “Chuẩn năng lực điều dưỡng”. Mục tiêu là nâng cao chất lượng đào tạo và năng lực của CNĐD về: thái độ, kiến thức, kỹ năng. Khoa Điều dưỡng – Kỹ thuật Y học, Đại họcY Dược TPHCM là đơn vị trực thuộc Bộ Y tế, có vai trò quan trọng trong việc đào tạo nhân lực CNĐD có trình độ và chất lượng cao, nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực của các tỉnh phía Nam. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhân dân và hội nhập quốc tế, Đại học Y Dược TPHCM cấp thiết phải phát triển chương trình đào tạo CNĐD.Vì chương trình đào tạo CNĐD là một trong những thành tố quan trọng, góp phần quyết định chất lượng đào tạo Cử nhân Điều dưỡng ở Đại học Y Dược TP HCM; Nhằm đáp ứng được yêu cầu xây dựng đội ngũ nhân lực CNĐD chuẩn mực, chất lượng, chuyên nghiệp. Để chương trình đào tạo Cử nhân Điều dưỡng ở ĐHYD TP HCM hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, cần chú trọng tạo được cấp độ khác biệt về nhân cách, năng lực theo tiến trình đào tạo, phù hợp với mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ đào tạo Cử nhận ĐD trình độ đại học của Đại học Y Dược TP HCM. Nghề điều dưỡng cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ (CSSK) con người, là nghề vừa mang tính khoa học kỹ thuật ứng dụng vừa mang tính nghệ thuật, vừa có giá trị nhân văn, vừa có khả năng hội nhập quốc tế cao. Nhu cầu
  • 7. 7 CSSK của xã hội Việt Nam và xu thế phát triển nghề Điều dưỡng thế giới, đều đang cần nhiều CNĐDcó chất lượng cao, đạt trình độ đại học để CSSK cộng đồng, với khả năng thíchứng nhu cầu việc làm một cáchlinh hoạt ở trong nước và quốc tế. Nhưng nguồn nhân lực CNĐD sau tốt nghiệp do Đại họcY Dược TP HCM đào tạo hiện nay, khi ra trường chưa đáp ứng những chuẩn năng lực nghề nghiệp theo nhu cầu xã hội cần, chưa phù hợp xu thế toàn cầu hóa, nhằm đảm bảo cho an toàn sức khỏe và tính mạng con người. Vì vậy, cần “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục”, với chiến lược “đột phá vào quản lý giáo dục”, chú trọng phát triển chương trình đào tạo sát thực tiễn, đáp ứng nhu cầu nhân lực xã hội. Từ những lý do nêu trên, tác giả chọn đề tài: Phát triển chương trình đào tạo Cử nhân Điều dưỡng ở đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh làm luận văn tốt nghiệp, sau khi học chương trình cao học Quản lý Giáo dục. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài. Trên thế giới và tại Việt Nam, đã có rất nhiều kết quả nghiên cứu về chương trình đào tạo nói chung, cũng có nhiều nhà nghiên cứu đã tham gia nghiên cứu về xây dựng và phát triển chương trình đào tạo. Kết quả nghiên cứu vừa phản ánh lịch sử phát triển, tính kế thừa kinh nghiệm xây dựng chương trình đào tạo đồng thời luôn điều chỉnh, sửa sai, đổi mới để phát triển chương trình đào tạo ngày càng hoàn thiện hơn, bám sát nhu cầu thực tiễn về chất lượng đào tạo nói chung và lĩnh vực đào tạo CNĐD bậc đại học. Theo Wentling (1993) thì: “chương trình đào tạo là một bảng thiết kế tổng thể cho một hoạt động đào tạo (đó có thể là một khóa học kéo dài vài giờ, một ngày, một tuần hoặc một vài năm). Bảng thiết kế tổng thể đó cho biết toàn bộ nội dung cần đào tạo, chỉ rõ ra những gì có thể trong đợi ở người học sau khóa học, nó phác họa ra qui trình cần thiết để thực hiện nội dung đào tạo, nó cũng cho biết các phương pháp đào tạo và các cách thức kiểm
  • 8. 8 tra đánh giá kết quả học tập, và tất cả các cái đó được sắp xếp theo một thời gian biểu chặt chẽ”. [17, tr.1] Các kết luận và khuyến nghị được đưa ra tại Hội đồng Pháp ngữ về Giáo dục kỹ thuật và dạy nghề (GDKT & DN) ở Ba-ma-ko năm 1998 và Hội nghị quốc tế về GDKT & DN lần 2 tại Seoul năm 1999, đã thể hiện sự thống nhất cao độ của các nước về tầm quan trọng của GDKT & DN, các nguyên tắc và định hướng cải cách GDKT & DN.Văn bản hội nghị, xác định: “Quá trình cải cách được thực hiện thông qua việc mở rộng và đa dạng hóa chương trình đào tạo cung ứng cho thị trường lao động,trong đó ưu tiên hợp tác các chương trình GDKT & DN. Điều đó là đồng nghĩa xóa bỏ mọi ngăn cách giữa các hệ thống chương trình đào tạo, chương trình đào tạo chính quy và chương trình đào tạo không chính quy...Xây dựng chương trình mềm dẻo tập trung mục tiêu hướng tới các năng lực”. Khung khái niệm và tài liệu về công nghệ GDKT & DN được sử dụng như khung tham chiếu thực hiện chương trình đối tác liên chính phủ của gần 50 quốc gia thuộc 6 vùng trên thế giới. Các hoạt động đào tạo này tập trung vào lĩnh hội các năng lực [52,Tr.7 –Tr.9] Mặt khác, tài liệu công nghệ kỹ thuật GD&DN được các nhà lãnh đạo và sư phạm trong lĩnh vực GDKT & DN đã xác định rõ vai trò nhà nước và ý chí chính phủ khi thực hiện mục tiêu, chính sách xã hội và định hướng kết quả, định hướng tiêu chuẩn chất lượng nguồn nhân lực. Xu hướng thiết kế chương trình mềm dẻo,“xây dựng chương trình theo hướng tiếp cận dựa trên năng lực, phương pháp mô đun hóa cho phép chia trình độ cá nhân thành các năng lực cụ thể khác nhau, phù hợp với chuẩn quốc gia và quốc tế.Ý tưởng sử dụng các mô đun như những yếu tố cấu thành chương trình giúp cho xây dựng và điều chỉnh chương trình dễ dàng hơn. Một chương trình đào tạo dựa trên một sự tập hợp chặt chẽ các năng lực đa dạng thực sự cần thiết cho việc đạt được trình độ nhất định. Như vậy chỉ cần thay đổi một hay nhiều mô đun là có thể đảm bảo sự hoàn thiện của chương trình đào tạo.” [52,tr.19 &20]
  • 9. 9 Tài liệu trên cũng khuyến cáo và cảnh báo lưu ý những mặt hạn chế và những nguy cơ về chất lượng yếu kém làm ảnh hưởng uy tín cơ sở đào tạo do chương trình thiếu tính thực tiễn, không đáp ứng nhu cầu nhân lực xã hội. Vì vậy,“Điều quan trọng là tất cả các chương trình đào tạo phải là bộ phận không thể tách rời của hệ thống, dù cho vị trí công việc mà chương trình đào tạo đó hướng tới là như thế nào, cơ quan hay bộ ngành nào quản lý.Tính nhất quán và sức mạnh của hệ thống GDKT & DN được đảm bảo khi tất cả các chương trình đào tạo cùng đáp ứng mục tiêu chung và các chuẩn chất lượng”.[52, tr.52]. “Phương pháp tiếp cận theo năng lực, chương trình không áp đặt nội dung hay môn học mà chủ yếu quy định kết quả người học cần đạt được tức là “chuẩn đầu ra” phải cụ thể, rõ ràng và đo lường được”[52,Tr.56 -57]. Nhìn chung, Công nghệ kỹ thuật và Dạy nghề là tập tài liệu quý gồm công trình nghiên cứu, kinh nghiệm GDKT & DN của các chuyên gia cao cấp quốc tế trong lĩnh vực GDKT & DN. Peter F.Oliva[2005] đã đưa ra các tiên đề [có thể hiểu như nguyên tắc] định hướng cho nhữngngười thiết kế chương trình đào tạo,những hướng dẫn là cần thiết nhằm tạo ra một chương trình đào tạo có chất lượng.Theo Peter F.Oliva để phát triển chương trình đào tạo mang tính tiên tiến và hiện đại, cần chú ý đến những nguyên tắc cơ bản.1) Chương trình đào tạo luôn thay đổi gắn với sự thay đổi của xã hội, mang tính thời đại. Giáo dục là sản phẩm của con người, được sángtạo trongquátrìnhpháttriển của nhân loại; và do đó giáo dục luôn phảiđáp ứng vớinhững thay đổitrongtiến trìnhpháttriển kinh tế - chính trị - xã hội. Mỗi thời đại đều có những vấn đề cần phải giải quyết mang bản chất của xã hội đó. Những thay đổi của xã hội ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ đến giáo dục từ triết lý giáo dục cho tới phương pháp thực hiện. 2)Thay đổi mang tính kế thừa và tiến hành đồng thời. Những thay đổi trong giáo dục được thể hiện rõ nét trong thiết kế chương trình đào tạo, trong quá trình đó không hề có sự khởi đầu hay kết thúc đột
  • 10. 10 ngột mà luôn kế thừa và mang tính quá trình. Những đổi mới sáng tạo đan xen với những yếu tố truyền thống, nhữngtrì trệlỗithờitồntại song song với những yếu tố tiên tiến; chúng tồn tại biện chứng và đào thảinhau. 3) Chương trình đào tạo gắn liền với những thay đổitừ con người, là kết quả của sự tương tác giữa các nhómliên quan. Mộttrongnhữngnguyên tắc quan trọng trong xây dựngvà phát triển chương trình là sự gắn liền với họat động của con người; đó là bộ ba: người học – người dạy – người sử dụng (xã hội).Cụ thể trong quá trình xây dựng và phát triển chương trình cần xuất phát từ nhu cầu người học, nhu cầu xã hội và khả năng tự thân của người dạy (của trường đại học); đây là quá trình tương tác giữa các nhóm nhằm chọn lựa phương án tốiưu trong từng giaiđọan. 4) Xây dựng và phát triển chương trình đào tạo là một quá trình quyết định mang tính liên tục, nhất là trong các trường đại học, nó không chỉ thuần túy mang tính nghiên cứu khoa học. Đây là một quá trình quyết định của các cấp quản lý cả về chuyênmônlẫn hành chính;tácđộngmạnhmẽ và mang tính sống còn trong vận hành của một trường đại học. Thực tế cho thấy chương trình đào tạo vừa có tính pháp lý trong quảnlý vừa mang tính đặc trưng của từng trường. Nhu cầu người học thay đổi theo sự phát triển của xã hội, chương trình đào tạo cũng cần cập nhật những tri thức mới; do vậy quá trình quyết định diễn ra liên tục, hàm chứatrongquátrìnhnày quátrình kế họach thực hiện và đánhgiáchươngtrình. 5) Chương trình đào tạo đòi hỏi phải thiết kế trên quan điểm hệ thống và toàn diện. Một trong những sai lầm thường mắc phải trong thiết kế chương trình đào tạo là áp dụng quá trình thử - sai- sửa; Một chương trình thiết kế tốt phải hạn chế đến mức thấp nhất những sai sót, do vậy quan điểm hệ thống trong phân tích và thiết kế chươngtrình đào tạo phải là quan điểm xuyênsuốt, nếukhôngchúngta sẽcó mộtkếtquả mang tính chắp vá, từng bộ phận riêng biệt của chương trình không kết nối lại thành một tổng thể. 6) Xây dựng chương trình đào tạo phải bắt đầu từ chương trình hiện tại. Những đổi mới và sáng tạo luôn mang tính kế
  • 11. 11 thừa, việc phát triển chương trình trên cơ sở đánh giá những ưu khuyết của chương trìnhđào tạo đãcó cho phép phát huy những cái tốt, tái cấu trúc và điều chỉnh những tồn tại. Điều này, làm cho quá trình giảng dạy mang tính liên tục, nhưng luôn có khả năng chấp nhận, tiếp nhận và cặp nhật những cái mới. [ 30,Tr.61- 67] Luật giáo dục 2005 sửa đổi 2010[28,điều 6], đã quy định rất cụ thể và chi tiết đặc điểm của chương trình giáo dục theo từng bậc trình độ. Bộ Y tế (2008), trong xây dựng kế hoạch tổng thể dự án Hà Lan về đào tạo nhân lực điều dưỡng giai đoạn 2009 – 2020 ghi rõ: “công tác đào tạo nhân lực Y tế được xác định là loại hình đào tạo đặc biệt,vì vậy toàn bộ chương trình,tài liệu đào tạo nhân lực y tế nói chung và đào tạo nhân lực y tế nói riêng về đào tạo mới và đào tạo liên tục về phần chuyên môn y dược là do Bộ Y tế quản lý”…Kế hoạch tổng thể dự án Hà Lan [7,tr. 6] Ts. Nguyễn Văn Tuấn [2011]- Đại học sư phạm kỹ thuật TP. HCM cho rằng: Dù chươngtrình dạy học ở cấp độ vĩ mô [ngành học, bậc học, nghề] hoặc vi mô [môn học, bàihọc]dùíthay nhiều đều gồm 5 yếu tố cơ bản củahoạt động dạy học. - Mục tiêu dạy học của chương trình - Nội dung dạy học - Hình thức tổ chức và phương pháp dạy học - Quy trình, kế hoạch triển khai - Đánh giá kết quả Ngoài những yếu tố trên, chươngtrình cũng cần phải tính đến các yếu tố khác tác động không nhỏ đến việc thực thi dạy học như các giá trị văn hóa xã hội, giới tính, tính chất, hình thức học tập, đạo đức nghề nghiệp. [38,tr 6] Quan điểm của Ths Phạm văn Nam(2012), Đại học Kinh tế TP HCM cho rằng “Đổimớigiáo dục đạihọc ở Việt Nam là một nhu cầu bức thiết; không
  • 12. 12 thể chậm hơn được nữa...Việc đổi mới giáo dục đại học là một quá trình lâu dài; vừa kiên quyết nhưng phải thận trọng vì chương trình có tác động đến nhiều thế hệ sinh viên học sinh. Quá trình này phải được tiến hành có tính hệ thống, từ cải cách chương trình đào tạo và phương pháp giảng dạy, nâng cao trình độ giảng viên, đầu tư và nâng cấp điều kiện cơ sở vật chất, đến tăng cường kiểm soát chất lượng đào tạo.Trong nhiều giải pháp mang tính đồng bộ đó thì phát triển chương trình đào tạo giữ một vị trí nền tảng. Chương trình đào tạo là cơ sở để triển khai và thực hiện các giải pháp khác, hơn nữa phát triển chương trình đào tạo phù hợp với xu thế hội nhập là một điều kiện cần thiết đưa các đại học VN nhanh chóng hội nhập được với nền giáo dục toàn cầu, đáp ứng những đòihỏingày càng cao về đội ngũ nhân lực trình độ cao cho sự phát triển của đất nước.” [31,Tr.61- 63] Mới đây, Luậtgiáodục đại học,luậtsố 8/2012/QH13,điều 36,mục 1 về Chương trình, giáo trình giáo dục đại học quy định rõ cơ cấu chương trình đào tạo, quyền hạn các trường đại học đối với xây dựng, sử dụng và phát triển chương trình đào tạo trình độ đại học. Năm 2006,Ths Trần Thị Thuận Đại học Y Dược Tp Hồ Chí Minh và Ths Phạm Đức Mục Cục khám chữa bệnh – Bộ Y tế báo cáo đề tài “So sánh sự khác biệt chương trình đào tạo Cử nhân Điều dưỡng của Việt Nam với một số nước trong khu vực”. Đề tài này đã so sánh chương trình đào tạo CNĐD Việt Nam với chương trình đào tạo CNĐD của Thái lan, Đài loan và Philippine, đây là các nước đã chuẩn hóa nguồn nhân lực ĐD, hội nhập quốc tế, trong đó Philippine là nước hàng năm đã và đang xuất khẩu nhiều điều dưỡng qua làm việc tại các cơ sở y tế và dịch vụ ĐD cộng đồng của Mỹ. Kết quả cho thấy chương trình đào tạo CNĐD Việt Nam so với các nước trong khu vực là vừa thừa vừa thiếu, nhiều vấn đề cần phát triển để chương trình đào tạo CNĐD được hoàn thiện. Kết thúc đề tài, các tác giả chỉ dừng lại bàn luận và đề xuất ý kiến cần thay đổi chương trình đào tạo CNĐD, nhưng nhóm
  • 13. 13 tác giả chưa có giải pháp phát triển chương trình Cử nhân Điều dưỡng ở Đại học Y Dược TPHCM hay chương trình đào tạo CNĐD ở Việt Nam. Ngày 28/10/2010, hội nghị chuyên đề về giáo dục điều dưỡng tại Hà nội, các thành viên tham dự hội nghị đã đưa ra các khuyến cáo về hợp tác trong đào tạo Điều dưỡng [Gs Helen Edwards – Hiệu trưởng trường Điều dưỡng và Nữ Hộ sinh – ĐH Kỹ thuật công nghệ Queensland – Úc] hay thảo luận các vấn đề liên quan chuẩn năng lực ĐD và phát triển CTĐT điều dưỡng... Tại hội thảo “Tiến tới chuẩn hóa giáo dục đào tạo điều dưỡng Việt Nam” do BYT tổ chức tại Hà Nội ngày 02/06/2012, GS. Genevieve Gray, Trường ĐH Công nghệ Queensland đưa ra 3 yếu tố then chốt để đạt chuẩn khu vực và chuẩn thế giới trong đào tạo ĐD đó là: Phải tập trung vào năng lực và kết quả đầu ra của người tốt nghiệp; Giảng dạy phải lấy sinh viên làm trọng tâm;Vai trò lãnh đạo trong đào tạo ĐD phải do giáo viên ĐD đảm nhiệm. Đề tài này, tác giả nghiên cứu nhằm tìm tòi những bài học thành công và thất bại trong quá trình phát triển chương trình, để làm sáng tỏ lý luận và thực tiễn về phát triển chương trình đào tạo CNĐD. Từ đó, tác giả đề xuất biện pháp phát triển chương trình CNĐD ở Đại học Y Dược TP HCM trong giai đoạn hiện nay, nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đào tạo căn bản, toàn diện, để QL tốt các nguồn lực, thực hiện đào tạo CNĐD đạt hiệu quả. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển chương trình đào tạo cử nhân điều dưỡng ở Đại học Y Dược TPHCM, đề xuất các biện pháp phát triển chương trình đào tạo Cử nhân Điều dưỡng ở Đại học Y Dược TPHCM, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo Cử nhân Điều dưỡng ở Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
  • 14. 14 * Nhiệm vụ nghiên cứu: + Làm sáng tỏ lý luận phát triển chương trình đào tạo Cử nhân Điều dưỡng ở Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. + Phân tích đánh giá thực trạng phát triển và sử dụng chương trình đào tạo Cử nhân Điều dưỡng ở Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. + Đề xuất các biện pháp phát triển và thực hiện chương trình đào tạo Cử nhân Điều dưỡng ở Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. 4. Khách thể, Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Khách thể nghiên cứu: Chương trình đào tạo Cử nhân Điều dưỡng trình độ đại học ở Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp phát triển chương trình đào tạo CNĐD trình độ đại học ở Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng, biện pháp phát triển chương trình đào tạo Cử nhân Điều dưỡng ở Đại học Y Dược Thành phố Hố Chí Minh trong phạm vi 10 năm trở lại đây. 5. Giả thuyết khoa học Chương trình đào tạo Cử nhân Điều dưỡng là một trong những thành tố quan trọng quyết định chất lượng giáo dục - đào tạo CNĐD. Nếu phát triển được chươngtrìnhđàotạo CửnhânĐiềudưỡng theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, bámsátthực tiễn, tạo sựkhác biệtchuẩnđầura giữa các bậc trình độ - theo từng chuyênkhoa, thì chấtlượngđào tạo CửnhânĐiềudưỡngở Đạihọc Y Dược TP HCMsẽnâng cao, đạtchuẩnnănglực nghềnghiệp, đáp ứngđược nhu cầu sử dụng nhân lực của xã hội và hội nhập quốc tế. 6. Phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu * Phương pháp luận Dựa vào quan điểm, nguyên tắc cơ bản của phép biện chứng duy vật và học thuyết CN Mác – Lênin; Quán triệt tư tưởng Hồ chí Minh, các nghị quyết của
  • 15. 15 Đảng cộng sản Việt Nam về công tác GD & ĐT, đào tạo - sử dụng nhân lực Y tế, QLGD – ĐT nhân lực và lý luận quản lý nhà nước. Đồng thời, tiếp cận thực tiễn, đối tượng nghiên cứu, để luận giải các nhiệm vụ khoa học của đề tài. * Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích, hệ thống hóa, khái quát hóa, tổng hợp lý luận từ các nguồn, làm rõ nội dung vấn đề nghiên cứu. Vận dụng lý thuyết các mô hình: 5 áp lực cạnh tranh của MichaelPorter, kết hợp bản đồ chiến lược được lồng vào mô hình Delta,để thực thi chiến lược QLGD ở ĐH YDHCM; Mô hình Kirkpatrick quản lý đào tạo; Hệ thống phân loại mục tiêu giáo dục B.S.Bloom…để xây dựng chuẩn đầu ra và đánh giá. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: - Quan sát, thu thập, khảo sát, tổng hợp, phân tích thông tin về chiến lược, chương trình, chuẩn đầu ra, nguồn lực...từ nguồn các báo cáo; Lập phiếu khảo sát các sinh viên – giảng viên – cán bộ quản lý, sau tốt nghiệp của Đại học Y Dược TP HCM đang làm việc tại các cơ sở Y tế, giảng dạy các trường đào tạo ĐD. - Tổng hợp và Phân tích các kết quả nghiên cứu khoa học thực tiễn của tác giả, của giảng viên hay sinh viên ĐD sau khi tốt nghiệp tại Đại học Y Dược TP HCM đã thực hiện, báo cáo, công bố các tạp chí hay các hội nghị - hội thảo khoa học. - Thu thập số liệu, thông tin từ những báo cáo tổng kết các năm của Đại học Y DượcTP HCM & các hoạt động của tác giả trong QLYT và GD - Xây dựng các phiếu tài liệu khảo sát các thông tin; Xây dựng các biểu mẫu, câu hỏi, kết quả quan sát đối tượng, phỏng vấn; xin ý kiến chuyên gia. - Sử dụng các phương pháp toán học và phần mềm thống kê NCKH để xử lý thông tin đã thu thập được. Từ đó, có chứng cứ luận giải vấn đề.
  • 16. 16 7. Giá trị - Ý nghĩa của đề tài - Góp phần làm sáng tỏ quan niệm lý luận về “Chương trình đào tạo” và “Phát triển chương trình đào tạo cử nhân Điều dưỡng ở Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. - Đề xuất biện pháp phát triển và thực hiện chương trình đào tạo cử nhân Điều dưỡng, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ở ĐH YDược TP HCM. 8. Kết cầu đề tài Đề tài có: Mở đầu; 3 chương 9 tiết gồm chương 1: 3 tiết, chương 2: 3 tiết; chương 3: 3 tiết; Kết luận - Kiến nghị; Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục.
  • 17. 17 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỬ NHÂN ĐIỀU DƯỠNG Ở ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 1.1 Các khái niệm cơ bản 1.1.1. Khái niệm về Chương trình đào tạo Chương trình đào tạo là yếu tố hết sức quan trọng có tính quyết định đến chất lượng giáo dục. Bản chất thiếu nhất quán của thuật ngữ “curriculum” tạo ra nhiều cách hiểu khác nhau, tuỳ thuộc cách lý giải khác nhau thuật ngữ “chương trình” [curriculum].Tính phức tạp của vấn đề đến mức có tới hơn 120 định nghĩa về “CT” theo Portelli,1987 [26,tr.17 -19]. Trong tiếng Anh thì “curriculum” có nguồn gốc Latin từ “currere” có nghĩa là “to run a race-course”(chạy trong trường đua ngựa). Có nghĩa là chương trình là một tiến trình (course hay path) mà người học phải chạy cho tới đích để kết thúc cuộc đua (race), hay nói cách khác là tất cả các hoạt động mà người dạy - người học cần thực hiện để kết thúc chương trình và đạt tới các mục tiêu học tập đã đề ra. [26,tr.17 -19] Theo từ điển Giáo dục học - NXB Từ điển bách khoa 2001, khái niệm chương trình đào tạo được hiểu: "Văn bản chính thức quy định mục đích, mục tiêu, yêu cầu, nội dung kiến thức và kỹ năng, cấu trúc tổng thể các bộ môn, kế hoạch lên lớp và thực tập theo từng năm học, tỷ lệ giữa các bộ môn, giữa lý thuyết và thực hành, quyđịnh phương thức, phương pháp,phươngtiện, cơ sở vật chất,chứng chỉ và văn bằng tốt nghiệp của cơ sở GD và ĐT ”. Theo Luật giáo dục 2005, chương trình GD được quy định theo điều 6, Chương I là: "Chương trình giáo dục thể hiện mục tiêu giáo dục, quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp, mỗi cấp học hay trình độ đào tạo”.
  • 18. 18 Chương trình dạy học, dù ở cấp độ chương trình ngành học hay môn học, chương trình khung hay chương trình chi tiết, chỉ có giá trị pháp lí khi được các cấp quảnlí nhà nước về giáo dục có thẩm quyền phê duyệt. Liên quan đến chương trình đào tạo có các khái niệm thiết kế chương trình (curriculum design) và phát triển chương trình (curriculum development). [46,tr.130] Theo Luật giáo dục đại học, Luật số 8/2012 - QH13 mới đây đã quy định rất cụ thể việc xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo, giao trách nhiệm và quyền hạn cho “Hiệu trưởng cơ sở giáo dục ĐH quyết định số học phần và khối lượng tín chỉ tích lũy cho từng chương trình và trình độ đào tạo”. Theo Ts Yvonne Osborne thuộc Dự án QUT và Tổ chức Atlantic Philanthropies về xây dựng năng lực giáo dục Điều dưỡng Tại Việt Nam tháng 10 năm 2010 thì: Chương trình đàotạo là một trình tự dưới dạng văn bản của các kinh nghiệm học tập được tạo ra với mục đích phát triển kiến thức cho các học viên.Việc thiết kế các chương trình giảng dạy là hướng trực tiếp đến mục tiêu, qua đó, kinh nghiệm học tập có thể được hướng dẫn và kết quả học tập theo mong đợi được đưa ra nhằm đảm bảo kiến thức của học viên được phát triển phù hợp với khóa học cụ thể [59,tr.2]; Đặc điểm tâm sinh lý, tư duy, khả năng tiếp thu sẽ khác nhau đối với những người khác nhau, nên chương trình giảng dạy thích hợp nhất là theo quan điểm lấy người học làm trung tâm. Chương trình đào tạo phải được dựa trên một tập hợp các bằng chứng, giá trị và niềm tin để xác định những vấn đề mà học viên cần phải học; Phải xây dựng những quy trình quản lý giảng dạy và học tập. Chương trình giảng dạy được thiết lập bởi các cơ quan bên ngoài như Bộ Y tế, giới nghề nghiệp chuyên môn hoặc qua thảo luận nội bộ chẳng hạn như ở các trường đại học. Chương trình đào tạo phản ánh khung năng lực khi sinh viên tốt nghiệp trường đại học hoặc năng lực nghề nghiệp được xã hội và đơn vị sử dụng chấp nhận. Một số yếu tố quan trọng của CT đào tạo:
  • 19. 19 • Khung khái niệm • Nội dung • Chiến lược dạy và học • Kết quả mong đợi • Quá trình thẩm định • Các quy trình đánh giá. Quá trình xác định các yếu tố trên thành mô hình hợp lý gọi là thiết kế CTĐT. Về cấu trúc của một chương trình đào tạo, thì CTĐT là một hệ thống nhiều cấp độ. Bao gồm chương trình ĐT của một quốc gia, của một ngành học, bậc học, cấp học, lớp học, môn học, bài học…CT của một ngành học, bậc học, thì luôn có chương trình khung và chương trình của từng môn học. Như vậy, Chương trình đào tạo là bản thiết kế tổng thể quá trình giảng dạy một ngành họchay một khoá đào tạo chi tiết, là căn cứ để xây dựng quy hoạch đội ngũ cán bộ, xây dựng giáo trình,chuẩn bị tài liệu,lập dự trù kinh phí, xây dựng cơ sở vật chất,...Trongđó, xác định các thành tố như: mục tiêu, nội dung, cấu trúc, thời gian đào tạo, trình tự cách thức tổ chức thực hiện, cách đánh giá kết quả đào tạo và phê duyệt văn bằng tốt nghiệp. Chương trình đào tạo CNĐD được căn cứ chương trình khung Bộ GD – ĐT và Bộ Y tế phối hợp đã duyệt chương trình khối KH sức khoẻ; Hiệu trưởng chịu trách nhiệm chỉ đạo và tổ chức hệ thống quản lý khoa, phòng, phát triển chương trình chi tiết và tổ chức thực hiện CT mà hiệu trưởng đã phê duyệt, nhằm đào tạo đạt mục tiêu, sinh viên CNĐD đạt chuẩn đầu ra. 1.1.2 Khái niệm phát triển chương trình đào tạo Theo PGS Trần Kiểm, trường đại học sư phạm Hà Nội thì “Phát triển CT được hiểu là một quá trình hay hoạt động tập thể có kế hoạch nhằm tạo ra những thay đổi có lợi về CT đào tạo. Quá trình này phụ thuộc vào quan điểm của 3 chủ thể (theo quan niệm của Boyd Bode): Các chuyên gia, người thực hiện và người học. Đây là quan niệm mới so với quan niệm thông thường ở nước ta với ý nghĩ cho rằng phát triển CT là công việc của chuyên gia, của giáo viên và không hề nghĩ đến vai trò của
  • 20. 20 người học. Đây cũng chính là vấn đề đặt ra cho các nhà lãnh đạo cơ sở đào tạo làm thế nào để huy động được cả 3 chủ thể trên trong việc phát triển chương trình. Tuy nhiên, theo Ornstein và Hunkins (1993) và Senge, Dutton, Kleiner (2000), tham gia phát triển chương trình đòi hỏi các thành viên có các phẩm chất như: Trình độ hiểu biết về chuyên ngành để có thể xác định mức độ vừa đủ của môn học trong CT; có trình độ sư phạm, hiểu biết người học, môi trường học và quá trình dạy học; có kỹ năng tìm kiếm, nắm bắt nhu cầu, kết hợp các kinh nghiệm học tập một cách hiệu quả, khả năng xác định và đánh giá giá trị của những hoạt động đang diễn ra cũng như tác động của toàn bộ CT; có kỹ năng tổ chức; có khả năng viết văn bản rõ ràng và thuyết phục”. [26, tr 3] Phát triển Chương trình đào tạo,là xác định các vấn đề mà chương trình hiện thời còn thiếu hụt, để bổ sung – thay đổi – điều chỉnh hoặc thêm môn học mới vào.Từ đó, tổ chức các hoạt động quản lý dạy và học, nhằm đạt mục tiêu mong muốn của hệ thống GD – ĐT. Những tiến bộ về tri thức và công nghệ cũng là những yếu tố làm cho việc đổi mới chương trình đào tạo trở nên cần thiết, nhằm theo kịp với nhu cầu phát triển của xã hội. Chương trình đào tạo phải bám sát thực tiễn để sau đào tạo SV làm được việc chuyên nghiệp, đạt chuẩn mực và chất lượng. Phát triển chương trình đào tạo là một trong những công đoạn quan trọng nhất, khó khăn nhất trong quy trình đào tạo. “Phát triển chương trình đào tạo là một quá trình thiết kế, điều chỉnhsửađổidựa trên việc đánhgiá thường xuyên liên tục”.[53, tr.2]. Phát triển chương trình đào tạo được xem như một quá trình hòa quyện vào trong quá trình đào tạo, bao gồm 7 bước như dưới đây:
  • 21. 21 GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ GIAI ĐOẠN THIẾT KẾ VÀ ĐÁNH GIÁ Trong qui trình trên gồm hai giai đoạn: chuẩn bị và phát triển chương trình. Giai đoạn chuẩn bị thường dừng ở các công đoạn: phân tích tình hình, phân tích nghề, phân tích công việc, xác định chuẩn bậc nghề/cấp trình độ. Phân đoạn thiết kế, căn cứ từ chuẩn bậc nghề/cấp trình độ, thiết kế chương trình,tổ chức thực hiện, đánh giá và điều chỉnh chương trình. Hiện nay, Đại học Y Dược TPHCM đã có chương trình, nên phát triển chương trình thích ứng với yêu cầu chất lượng Cử nhân Điều dưỡng ngày càng cao. Mặt khác, sự phát triển nhanh khoa học công nghệ và thông tin truyền thông,đòi hỏi phải thường xuyên có sự điều chỉnh chương trình đào tạo phù hợp thực tế. Phát triển CT ĐT mang nghĩa thay đổi tích cực. CTĐT mới cần phải thõamãn: 1) Thay đổiđáp ứng yêu cầu nghề ĐD, phù hợp với sựphát triển của khoa học côngnghệ. 2) Thay đổiphải có kế hoạch là các bước theo trình tự và hệ thống để dẫn tới trạng thái mục tiêu. 3) Thay đổi phải mang lại sự tiến bộ. “Chương trình là sản phẩm trí tuệ của tập thể, thuộc nhiều cấp độ, thuộc nhiều cương vị xã hội. CT cấp độ lớp học tạo cho người dạy, người học phát huy sáng tạo, đây là giai đoạn CT đào tạo trong kế hoạch, chuyển thành CT được thực hiện thực tế và được kiểm nghiệm” [26,tr 4] 2. Phân tích nghề 1.Phân tích tình hình 3.Phân tích công việc 4.Xác định chuẩn bậc nghề /cấp trình độ nghề 5. Thiết kế chương trình 7. Đánh giá 6.Thực hiện
  • 22. 22 Trên thực tế, phát triển chương trình đào tạo thường bao gồm 4 thành phố cơ bản sau: (1)Xác định vấn đề cần học, nội dung và cách thức GD – ĐT để đáp ứng yêu cầu học tập; (2) Lập kế hoạch ĐT; (3) Thực hiện ĐT; (4) Đánh giá quá trình ĐT, điều chỉnh kịp thời những sai sót của CTĐT. Như vậy, Phát triển chương trình đào tạo(Curriculum development)là một quá trìnhnăngđộngcao, cótính liên tục, khôngcókết quả hoàn hảo, luôn đượccặp nhậttrongsuốtquátrình thiếtkếpháttriển môn họchaykhóa đàotạo phù hợpnhucầu thựctiễn, bámsát những thay đổi công nghệ, những tiến bộ KHKT về chuyên môn và quản lý,để kịp thời điều chỉnh từng khâu của quá trình hoàn thiện chươngtrình đàotạo, nhằmkhôngngừngđápứng tốt hơn với yêu cầu ngày càng cao về chuẩn mực và chất lượng đào tạo của xã hội. 1.1.3 Khái niệm phát triển chương trình đào tạo Cử nhân Điều dưỡng theo chuẩn năng lực Để làm việc hiệu quả, con người cần phải có một số phẩm chất tâm lý cần thiết, tổ hợp những phẩm chất này được gọi là năng lực.Tuỳ thuộc vào tính chất nghề, đòi hỏi ở cá nhân những thuộc tính tâm lý nghề nghiệp phù hợp với nghề. Như vậy: Năng lực nghề nghiệp là sự tương ứng giữa những thuộc tính tâm lý, sinh lý của con người với những yêu cầu do nghề nghiệp đặt ra. Ở mỗi nghề nghiệp khác nhau sẽ có những yêu cầu khác nhau, nhưng theo tác giả Mạc Văn Trang thì năng lực nghề nghiệp được cấu thành bởi 3 thành tố sau: Thái độ đối với nghề nghiệp, Tri thức chuyên môn, Kỹ năng hành nghề. [7,tr.72]. Mặt khác, “Năng lực là những khả năng cơ bản dựa trên cơ sở tri thức, kinh nghiệm, các giá trị và thiên hướng của một con người được phát triển thông qua thực hành giáo dục". [30,tr.36]
  • 23. 23 Các cách hiểu trên, đều khẳng định: Nói đến năng lực là phải nói đến khả năng thực hiện, là phải biết làm (know-how), chứ không chỉ biết và hiểu (know-what). Tất nhiên hành động thực hiện phải gắn với ý thức và thái độ. Một nghề gồm nhiều lĩnh vực, hay nhiệm vụ nghề nghiệp. Nội dung ĐT được xây dựng thành các mô đun ĐT tương ứng với các lĩnh vực, nhiệm vụ nghề. Trongtừng mô đun ĐT gồm nhiều đơnnguyên học tập/bài học. Mỗi đơn nguyên, bài học là một tình huống giải quyết một công việc hay một kỹ năng. Mối quan hệ giữa lĩnh vực nghề, mô đun đào tạo năng lực thực hiện và đơn nguyên học tập được mô tả như hình sau: Phương thức đào tạo theo năng lực thực hiện so sánh với phương thức đào tạo theo truyền thống, có sự khác biệt rất cơ bản. (Xem Bảng 1) Mô đun đào tạo theo năng lực thực hiện Các yếu tố quyết định Mục tiêu Nội dung Phương pháp Phương tiện Mục tiêu Nội dung Định hướng yêu cầu của xã hội Định hướng hoạt động Định hướng cấp trình độ Định hướng khoa học Đơn nguyên học tập A Đơn nguyên học tập B Lĩnh vực/ Nhiệm vụ nghề
  • 24. 24 Bảng 1-1: Đặc trưng cơ bản phân biệt đào tạo theoNLTH vàđào tạo theotruyềnthống Đặc trưng Đào tạo theo NLTH Đào tạo truyền thống Người học, học cái gì? - Theo các kết quả, được trình bày chính xác (thường gọi là NLTH hoặc công việc). Chúng đã được xác định là then chốt để làm việc thành công. - Những NLTH đó được xác định sẵn và mô tả chính xác về cái mà người học sẽ có khả năng làm được khi học xong chương trình. − Thường theo sách giáo khoa, đề cương khoá học hay các tài liệu tham khảo khác từ nghề đào tạo. − Người học hiếm khi biết chính xác họ sẽ học cái gì trong mỗi phần của chương trình. − Chương trình đào tạo thường được XD theo các môn học, phần, chương, mục … ít có ý nghĩa trong nghề.GV tập trung vào bao quát tài liệu giảng dạy. Người học học như thế nào? Ngườihọc được tổ chức hoạt động học tập hướng vào người học. Tài liệu học tập được thiết kế cẩn thận với chất lượng cao. Phương tiện và tài liệu giúp người học thông thạo công việc. -Tài liệu được tổ chức sao cho mỗi người học có thể dừng lại, đi chậm hoặc nhanh hoặc nhắc lại khi cần để học một cách có hiệu quả theo nhịp độ cá nhân. -Có thông tin phản hồi đều đặn trong suốt quá trình học tập tạo cơ hội cho người học điều chỉnh, sửa chữa các bước thực hiện . − Dựa vào GV là chủ yếu, cá nhân giáo viên truyền đạt thông qua trình diễn sống động, diễn giảng, thảo luận hoặc các hoạt động lấy GV làm trung tâm. − Người học ít có cơ hội kiểm tra quá trình và không gian giờ học. − Thường có ít thông tin phản hồi đều đặn theo chu kỳ trong quá trình dạy học Khi nào thì người học chuyển sang nội dung khác? Cung cấp cho mỗi người học có đủ thời gian cho phép để hoàn toàn thông thạo một công việc trước khi được phép chuyển sang học thực hiện những phần công việc tiếp theo Thường đòi hỏi cả lớp hoặc nhóm người học trong cùng một lượng thời gian như nhau. Cả nhóm sau đó mới chuyển sang đơn vị học tập tiếp sau với một khoảng thời gian cố định. Lúc đó có thể quá sớm hoặc quá muộn đối với một số người cùng học trong nhóm hay trong lớp.
  • 25. 25 Đặc điểm cơ bản nhất có ý nghĩa của đào tạo theo NL là sau khi học, CNĐD phải làm được việc trong một số vị trí nhất định, theo chuẩn đầu ra. Điều này liên quan việc đánh giá kết quả của SV dựa vào chuẩn năng lực. Đào tạo CNĐD theo NL, phươngpháp ĐT phải gắn rất chặt chẽ với yêu cầu vị trí làm việc của CNĐD, của người sử dụng lao động, của ngành nghề ĐD. Ưu điểm nổi bậtcủa hệthống đàotạotheo NL, là đáp ứng được nhu cầu của cả người học lẫn người sử dụng lao động qua đào tạo. Người tốt nghiệp CTĐT theo NL là người đạt được sự thành thạo công việc theo các tiêu chuẩn quy định, tức là đáp ứng yêu cầusửdụng, đồngthời, lại có thể dễdàng tham gia các khoáđào tạo nâng cao hoặc cập nhậtcác NLmới đểsáng tạo, năng động khi làm việc, linh hoạt di chuyển vị trí làm việc. Đây là xu hướng mới. Hạn chế chủ yếu của hệ thống đào tạo theo NL, là nội dung CT được cấu trúc thành các mô đun “tích hợp” dẫn tới người học không được trang bị một cách cơ bản, toàn diện và có hệ thống các kiến thức theo lôgíc khoa học, không có đủ cơ hội hiểu sâu sắc bản chất lý thuyết của các hiện tượng như “truyền thống” học các môn học lý thuyết đơn thuần, nên sẽ hạn chế năng lực sáng tạo ở người học. Cần lưu ý khắc phục hạn chế này khi phát triển CTĐT. Pháttriển chương trình đào tạo CNĐD theo chuẩn năng lực đòi hỏi xác định tiêu chuẩn bậc trình độ ĐT và các giai đoạn phát triển nghề ĐD, tập trung hướng dẫn học tập theo tập hợp các tiêu chuẩn chuyên nghiệp có chức năng nền tảng cho CTĐT. Việc đạt được các tiêu chuẩn, thể hiện trình độ học tập phát triển liên tục về kiến thức, thái độ, kỹ năng. Học dựa trên năng lực vận dụng tối đa kiến thức, kỹ năng để giải quyết tốt các tình huống thực tế. Chương trình đào tạo CNĐD dựa trên năng lực đưa ra phương pháp tiếp cận lấy người học làm trung tâm. Đánh giá việc dạy và học, các SV phải đối mặt với tình huống làm việc thực tế, chuyên nghiệp để họ đạt chuẩn khi hành nghề. Do đó, sinh viên CNĐD sau khi tốt nghiệp, sẽ phát triển năng lực, có
  • 26. 26 khả năng kết hợp giữa thái độ, kiến thức, kỹ năng và hành vi để thực hiện được nhiệm vụ theo chức năng quy định. Người CNĐD, phải rèn luyện và ĐT liên tục để thành thạo nghề nghiệp, do họ luôn tiếp cận thách thức, ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn cho sức khoẻ và tính mạng của con người. Tuy nhiên, đào tạo theo mô hình này có các hạn chế nhất định, SV khó thích ứng nhanh với thay đổi của công việc trong lao động nghề nghiệp do ĐT hướng sâu vào công việc cụ thể; phải có điều kiện trang thiết bị, tài liệu, môi trường gắn ĐT với việc làm; tổ chức ĐT phức tạp, CTĐT linh hoạt, tính cá nhân hoá cao.Giảng viên phải đạt chuẩn năng lực và có kinh nghiệm thực tế. Chuẩnnănglựcgiảngviên phảiđáp ứng với trình độ ĐT, thể hiện về thái độ, kiến thức, kỹ năng được đánh giá theo mức chuẩn năng lực đã quy định. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của một vị trí làm việc hay của một công việc là một tổng thể những năng lực về thái độ, kiến thức và kỹ năng cần thiết mà người được đánh giá đạt trình độ, để làm chủ cấp độ làm việc nào đó, có khả năng đảm nhiệm vị trí và công việc tương ứng chuẩn cấp độ quy định đối với từng vị trí theo chức danh nghề nghiệp đòi hỏi và đã quy định. Trình độ= Tháiđộ+ Kiến thức+ Kỹnăngphảiđạtđượccấpđộquyđịnh. Vì vậy, phát triển chương trình đào tạo CNĐD về nội dung , cách thức đào tạo, quá trình đào tạo luôn luôn phải thể hiện tương ứng trình độ đào tạo. Tóm lại, Phát triển chương trình đào tạo CNĐD theo năng lực thực hiện, phải xác định các tiêu chuẩn năng lực của hoạt động nghề nghiệp. Pháttriển chương trình đàotạoCNĐD theo năng lực, thể hiện sự gắn kết rất chặtchẽvới yêu cầu của vịtrí làm việc, của ngườisửdụnglaođộng, củangành - nghề. Mỗingười sau khi học phải làm được việc, đạt chuẩn đầu ra, đạt an toàn con người. Vì vậy, phát triển chương trình đào tạo CNĐD theo chuẩn năng lực trình độ đạihọc,cần chú trọng tạo sự khác biệt về cấp độ nghề, bậc nghề theo tiến trình đào tạo; Để hình thành và nâng cao thái độ, kiến thức,
  • 27. 27 kỹ năng cho sinh viên CNĐD ngày càng tiến đến“Chuẩn đầu ra”.“Chuẩn đầu ra” phải cụ thể, đo lường được, đánh giá được năng lực người CNĐD suốt quá trình đào tạo, khi tốt nghiệp và trong suốt quá trình hành nghề ĐD. 1.2 Nộidung quản lý phát triển chương trình đào tạo cử nhân Điều dưỡng ở Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh Phát triển chương trình đào tạo Cử nhân Điều dưỡng ở Đại học Y Dược TPHCM có tất cả những yếu tố của quy trình quản lý phát triển chương trình đào tạo. Phát triển CT đào tạo CNĐD ở Đại học Y Dược TPHCM gồm các vấn đề:1) Cách tiếp cận và căn cứ phát triển chương trình đào tạo; 2) Cách thức phát triển chương trình đào tạo; 3) Xây dựng chuẩn các yếu tố thực hiện chương trình đào tạo; 4) Xây dựng phương thức quản lý đào tạo; 5) Phân cấp quản lý đào tạo… Quản lý là sự tác động có ý thức nhằm điều khiển, hướng dẫn hoạt động xã hội, những thái độ và hành vi hoạt động của con người để đạt được đúng ý chí, mục tiêu của nhà quản lý và phù hợp quy luật khách quan. Quá trình đào tạo CNĐD ở Đại học Y Dược TPHCM là chuỗi hoạt động quản lý dạy và học được diễn ra có tính kế hoạch, đòi hỏi tính kỷ luật cao để đạt được mục tiêu đào tạo. Quản lý phát triển chương trình đào tạo CNĐD ở Đại học Y Dược TPHCM gồm những nội dung sau: Một là, quản lýmụctiêu chương trình đào tạo cử nhân điều dưỡng ở Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh Bất cứ một hoạt động nào đều hướng đến đạt được kết quả, mục đích, một kỳ vọng nào đó. Tính mục đích hay hướng đích của các hoạt động vừa mang tính định hướng vừa tạo động lực, động cơ thúc đẩy hoạt động trong các môi trường, điều kiện và hoàn cảnh nhất định. Các hoạt động đều diễn ra theo một quá trình với nhiều giai đoạn, nên mục tiêu còn là những điểm mốc, dùng để đánh giá tiến triển và để xác định xem hoạt động có đi đúng hướng
  • 28. 28 hay không để điều chỉnh cho đúng hướng. Để giáo dục đào tạo được đội ngũ CNĐD có chất lượng và hiệu quả cao đáp ứng nhu cầu xã hội trong tình hình mới, Đại học Y Dược TPHCM cần phải xác định mục tiêu đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ giai đoạn hiện nay. Mục tiêu đào tạo sẽ là căn cứ quyết định các nội dung khác của quá trình đào tạo. Quản lý mục tiêu đào tạo được thực hiện thông qua quản lý chương trình, nội dung, phương thức dạy và học cả quá trình làm ra « sản phẩm » CNĐD đạt chất lượng, đúng chuẩn năng lực chính là chuẩn đầu ra. Việc xây dựng mục tiêu đúng ngay từ đầu quá trình QL là một yếu tố quan trọng, quyết định chất lượng và hiệu quả, có ý nghĩa quyết định tính khả thi của kế hoạch QL thực hiện chương trình đào tạo. Mục tiêu giúp các nhà quản lý nhận định vấn đề và ra quyết định quản lý chính xác, đạt hiệu quả cao. Muốn quản lý tốt mục tiêu ĐT, các chủ thể quản lý phải dựa trên cơ sở pháp lý quy định trong luật giáo dục, quy định – quy chế quản lý nhà nước, kết hợp với các văn bản pháp quy thuộc hệ thống về QLY tế và QL giáo dục cả ở lĩnh vực QL giáo dục và QL chuyên môn lĩnh vực Y Dược – Điều dưỡng. Hiệu trưởng Đại học Y Dược TPHCM phải quán triệt tốt mục tiêu, nâng cao nhận thức - hành động chủ thể quản lý, phát huy vai trò đội ngũ cán bộ QL giáo dục của trường trong các khâu lập kế hoạch, tổ chức, kiểm tra thực hiện mục tiêu từng giai đoạn, trong suốt quá trình thực hiện chương trình đào tạo và giám sát quy trình đánh giá chuẩn đầu ra để đạt trình độ ĐT. Chương trình đào tạo được xây dựng căn cứ từ mục tiêu đào tạo của Đại học Y Dược TPHCM. Dựa vào mục tiêu đào tạo lựa chọn nội dung, phương pháp đào tạo và cách thức đánh giá kết quả học tập. Mục tiêu chú trọng đến sản phẩm đào tạo, với các chuẩn năng lực đã được Bộ Y tế quy định, hiệu trưởng tổ chức thực hiện. Mục tiêu đào tạo thể hiện bằng chuẩn đầu ra, là những thay đổi thái độ, kiến thức, kỹ năng, hành vi của SV, là tiêu
  • 29. 29 chí để đánh giá chất lượng, hiệu quả quá trình đào tạo. Thông qua chương trình đào tạo, những khái niệm nghề nghiệp, học thuyết điều dưỡng, ý tưởng khoa học, quy trình chăm sóc người bệnh, quy trình kỹ thuật điều dưỡng…sẽ được ứng dụng vào thực hành, giải quyết những ca bệnh hay tình huống quản lý, để tích luỹ nhiều kinh nghiệm cho sinh viên. Nhân cách có tính định chuẩn của hệ thống giáo dục quốc dân hay của nghề ĐD được xác định trên cơ sở những yêu cầu của xã hội về người công dân, về nguồn nhân lực ĐD. Mục tiêu giáo dục Việt Nam xác định là: “ Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc” (Luật GD 2005, sửa đổi 2010). CNĐD là những cán bộ y tế có phẩm chất chính trị tốt, có đạo đức tốt, yêu nước, yêunghề, thương dân, tôntrọngđồngnghiệp; Có kiến thức khoa học sức khoẻ, có năng lực thực hành nghề ĐD thành thạo, có khả năng phát hiện, giải quyết được những vấn đề thuộc nhiệm vụ và vai trò của CNĐD khi thực hành chămsóc sức khoẻ, phốihợp điều trị, phòngbệnh, giáo dục sức khoẻ, đào tạo ĐD, NCKH, QL Y tế và quản lý giáo dục – đào tạo nhân lực y tế. Vì vậy, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh cần xây dựng được “chuẩn đầu ra” Cử nhân Điều dưỡng theo năng lực một cách cụ thể, đo lường được là yêu cầu rất cấp thiết và rất khả thi. Hai là, quản lý việc xây dựng, hoàn thiện chương trình đào tạo CNĐD ở ĐHYD TPHCM theo chuẩn năng lực đáp ứng yêu cầu chuẩn hoá, hiện đại hoá và đáp ứng nhu cầu của xã hội. Điều 33 của Luật Giáo dục năm 2005, mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp được xác định: “ Đào tạo người lao động có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp ở các trình độ khác nhau, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức
  • 30. 30 kỷ luật, tác phong công nghiệp có sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho ngưòi lao động có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh”. Ở bậc Đại học, mục tiêu đào tạo của một ngành, nghề đào tạo theo các bậc trình độ là cơ sở để thiết kế các CTĐT liên thông giữa các trình độ ĐT ở bậc đại học theo cùng một chuyên ngành đào tạo hoặc chuyên đổi giữa các chuyên ngành khác nhau. Đào tạo trình độ đại học giúp SV có thái độ đúng, nắm vững kiến thức, kĩ năng thực hành cơ bản về một ngành nghề, có khả năng giải quyết những vấn đề thông thường thuộc chuyên ngành được ĐT. Quản lý chương trình, nội dung ở Đại học Y Dược TPHCM là quá trình quán triệt chiến lược, kế hoạch của cấp trên theo phân cấp QL nhà nước; Hiệu trưởng Đại học Y Dược TPHCM chỉ đạo các phòng ban chức năng và các khoa triển khai thực hiện kế hoạch, chương trình, nội dung phù hợp nguồn lực của trường.Thực chất, về quản lý chương trình, nội dung, thời lượng, yêu cầu đào tạo của trường đã được BYT và Bộ GD – ĐT phối hợp ban hành chương trình khung đào tạo CNĐD đại học khối ngành khoa học sức khoẻ năm 2012, trường phải tổ chức thực hiện theo đúng quy định. Chương trình khung đào tạo CNĐD bao gồm các khối kiến thức cơ bản,cơ sở và khối kiến thức chuyên ngành, có quy định môn học tương ứng trong từng khối kiến thức, có lý thuyết, thực hành và thực tập cho CNĐD. Về lý thuyết những kiến thức cơ bảnlàm nền tảng, khối kiến thức chuyên ngành cần đào tạo theo chuyên khoa sâu với thời lượng nhiều hơn, để SV có kiến thức chuyên sâu theo từng lĩnh vực chuyên khoa, vì CNĐD thực hiện nhiệm vụ là chuyên gia về chuyên môn, giảng dạy ĐD, NCKH và QLĐD. Thực hành, thực tập cần bố trí chương trình để SV vận dụng được lý thuyết vào thực tiễn thích ứng hệ thống các bệnh viện và cơ sở y tế, giúp SV
  • 31. 31 rèn luyện kỹ năng giao tiếp, kiểm soát nhiễm khuẩn, chăm sóc người bệnh…Chương trình phải thể hiện quán triệt quan điểm và triết lý học phải đi đôi với hành, thực học gắn với thực làm, làm việc khoa học, đúng quy trình, an toàn cho người bệnh. Chương trình khung là văn bản pháp lý chứa đựng các mục tiêu đào tạo thống nhất chung cho các trường trong cùng một ngành học, nhóm ngành. Căn cứ chương trình khung, ban đào tạo khoa ĐD – kỹ thuật y học Đại học Y Dược TPHCMxác định tiến độ và kế hoạch ĐT học phần, môn học, tín chỉ, số tiết, thời lượng dạy, thời gian. Mặt khác, cần linh hoạt sử dụng khối môn học tự chọn linh hoạt, mềm dẻo để đào tạo các kỹ năng cho sinh viên. ChươngtrìnhĐT,thểhiện sựđộc đáo,khác biệt, sángtạo của cán bộ lãnh đạo QL ở phần riêng cho các trường, là những học phần tạo “thương hiệu”. Khi phát triển chương trình đào tạo CNĐD ở Đại học Y Dược TPHCM, cần tuân thủ nguyên tắc chung trong xây dựng chương trình đào tạo, gồm: 1) Bảo đảm tính hợp pháp; 2) Tính nhất quán của toàn bộ chương trình; 3) Xác định rõ cách tiếp cận; 4) Bảo đảm tính khoa học, tính thực tiễn; 5) Tuân thủ nguyên tắc tập trung dân chủ trong quá trình cặp nhật phát triển chương trình. Nguyên tắc phát triển chương trình đào tạo CNĐD theo năng lực ở Đại học Y Dược TPHCM phải thể hiện tiến trình quản lý chất lượng ĐT phù hợp quy định hiện hành, đảm bảo có sự đổi mới; Chuẩn đầu ra (mục tiêu) phải đạt chuẩn năng lực, phù hợp cấp trình độ ĐT, phù hợp sứ mạng, nhiệm vụ đào tạo của trường và chuẩn năng lực của ĐD; Chú trọng sự đa dạng, linh hoạt của hoạt động dạy và học, cách đánh giá nhằm giúp SV đạt chuẩn đầu ra. Cách thức phát triển chương trình đào tạo CNĐD theo năng lực là điều chỉnh chương trình căn cứ năng lực mà SV cần đạt được sau khi ra trường, chính là chuẩn đầu ra, SV phải có năng lực tối thiểu để hành nghề ĐD. Vì
  • 32. 32 vậy, cần thiết kế CT lấy hoạt động sinh viên làm trung tâm. Trách nhiệm sinh viên học chủ động tích cực để tìm tòi kiến thức, rèn luyện kỹ năng và tư duy; xác định vấn đề đúng và giải quyết được vấn đề. Giảng viên có vai trò hướng dẫn, giám sát để sinh viên rèn luyện tính độc lập, có thái độ đúng, nâng cao kiến thức, thực hiện kỹ năng đúng thể hiện qua hành vi. Cách thức phát triển chương trình phải tuân thủ các bước: 1) Phân tích các yếu tố chi phối phát triển CTĐT; 2) Xác định mục tiêu, cách tiếp cận ; 3)Phác thảo cấu trúc nội dung (các khối kiến thức, các bộ môn bắt buộc, tự chọn, lượng tín chỉ), quy trình (giảng dạy, thực tập, thi) và phương pháp; 4) Hội thảo và xin ý kiến chuyên gia; 5) Hoàn chỉnh CT; 6) Phê chuẩn và ban hành chương trình ĐT. Phát triển chương trình đào tạo Cử nhân Điều dưỡng hiện nay, cần căn cứ từ chương trình khung đào tạo CNĐD thuộc nhóm nghề khoa học sức khoẻ là chương trình đào tạo thể hiện khái quát những đơn vị kiến thức, kỹ năng cốt lõi do Bộ GD - ĐT đã ban hành năm 2012. Từ đó, thiết kế chương trình cụ thể hóa chương trình khung phù hợp điều kiện của trường và phù hợp yêu cầu xã hội. Chương trình đào tạo thể hiện ở chương trình chi tiết, cụ thể hoá hơn trong đề cương môn học. Đại học Y Dược TPHCM cần có đội ngũ cán bộ QL giáo dục, QL Điều dưỡng, giảng viên Điều dưỡng có năng lực và đủ kinh nghiệm để thực hiện được chương trình đào tạo tiếp cận theo chuẩn năng lực. Ba là,quảnlýquátrìnhtổchứcthực hiện CTĐTCửnhân Điều dưỡng Quản lý giáo dục nhà trường là loại hình lao động phức tạp, sáng tạo, có tính nghệ thuật, tính tổ chức và luôn dựa vào sức mạnh tổ chức, gắn với nhiệm vụ xây dựng tổ chức và phát triển con người.Vì vậy quá trình đổi mới giáo dục, chính là đổi mới cách thức quản lý nội dung, chương trình, phương pháp thực hiện CT; Phải chỉ đạo và kiểm tra quá trình thực hiện. Khi tổ chức thực hiện phải tôn trọng, sáng tạo, tuân thủ nguyên tắc quản lý giáo dục, thích
  • 33. 33 ứng với thực tế, thực tiễn. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ QL giáo dục kết hợp sử dụng cán bộ quản lý giáo dục với các chính sách của các cơ quan chức năng. Cần nhận thức đầy đủ văn hoá quản lý trong quản lý giáo dục, trong công tác cán bộ về phẩm chất, năng lực, phong cách…Khi quản lý con người mà bản thân người QL ứng xử thiếu văn hoá thì họ không có đủ tư cách sư phạm để làm thầy, không thể quản lý - điều hành - lãnh đạo. Muốn tổ chức tốt thực hiện CT đào tạo CNĐD, các chủ thể QL phải quán triệt mục tiêu QL quá trình đào tạo, nâng cao nhận thức và hành động của các chủ thể. Mặt khác phải phát huy tốt vai trò của hiệu trưởng, của hệ thống cán bộ QL trong tổ chức và kiểm tra đánh giá thực hiện mục tiêu quản lý. Quản lý hoạt động dạy của giảng viên: đây là đội ngũ cán bộ giảng dạy với tư cách vừa là nhà sư phạm, vừa là nhà khoa học, vừa hoạt động chính trị - xã hội. Họ cũng là người phát triển và thực hiện chương trình, giáo trình. Hoạt động dạy của họ phải vừa truyền đạt kiến thức, hướng dẫn thực hiện, tổ chức, điều khiển, làm mẫu, giải quyết ca bệnh, tình huống thực tế, kiểm tra kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ và trách nhiệm của SV. Khi có chương trình kế hoạch, có mục tiêu và nội dung đào tạo thì việc quản lý dạy của giảng viên đúng chuẩn là điều kiện tiên quyết có ảnh hưởng lớn đến chất lượng đào tạo để sinh viên đạt chuẩn đầu ra. Vai trò của giảng viên có ý nghĩa tổ chức, điều khiển, chỉ huy, giám sát trực tiếp cả dạy - học lý thuyết và lâm sàng, họ hướng dẫn để sinh viên có thái độ, kiến thức, kỹ năng đúng. Độingũ cán bộ QL giảng viên bao gồm Ban giám hiệu, phòng ban chức năng, các chủ nhiệm Bộ môn và chính giảng viên tự quản lý bản thân họ. Nội dung quản lý giảng viên với hoạt động dạy học là quản lý chuyên môn, quản lý nghiệp vụ sư phạm; quản lý cả số lượng, chất lượng của đội ngũ giảng viên; đánh giá từng khâu, từng giai đoạn đào tạo. Giảng viên tự kiểm soát bản thân đạt chuẩn về đạo đức, về chuyên môn, về khả năng sư phạm.
  • 34. 34 Quản lý hoạt động học tập của sinh viên: Sinh viên CNĐD có nhiệm vụ học tập để đạt chuẩn năng lực làm được việc, đảm nhận một nhiệm vụ, chức danh nhất định sau khi ra trường. Sinh viên tự giác thu nhận kiến thức, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, kỹ năng giao tiếp, ra quyết định…để khi ra trường phải đạt chuẩn đầu ra theo năng lực. Sinh viên CNĐD có đối tượng phục vụ là con người, cần an toàn cao cho sức khoẻ và tính mạng con người. Vì vậy, cần nghiêm túc khi quản lý dạy và học để đảm bảo chất lượng. Cần có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ khi dạy thực hành, thực tập, tránh sai sót. Đòi hỏi các nhà quản lý phải nắm chắc số lượng, chất lượng SV, bám sát SV tại bệnh viện để có các quyết định phù hợp, đòi hỏi giám sát chặt chẽ và khắt khe kỹ thuật chuyên môn. Hướng dẫn SV quy trình làm việc khoa học và nghiên cứu khoa học cả trong lĩnh vực chuyên môn và quản lý. Mặt khác, SV là đối tượng quản lý nhưng chỉ quản lý tốt hoạt động học tập, khi SV ý thức đầy đủ vai trò tự QL, cần tổ chức tốt các hoạt động tự quản lý trong quá trình đào tạo bằng hướng dẫn SV phương pháp học tập tích cực, biến quá trình đào tạo thành tự đào tạo, tự rèn luyện năng lực và nhân cách. SV tự đào tạo có hướng dẫn của giảng viên để nâng cao nhận thức, trách nhiệm, kỹ năng, tích luỹ kinh nghiệm nghề nghiệp. Vì vậy, cùng phát triển phẩm chất và năng lực của cả giảng viên và sinh viên, chương trình đào tạo sẽ thiết thực và sát thực tiễn. Quản lý nội dung đào tạo:là quản lý hệ thống kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, quy trình kế hoạch và quy trình kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn – quản lý cần trang bị cho SV. Quản lý nội dung đào tạo từ khâu thiết kế, triển khai kế hoạch, đến phân công và phân cấp thực hiện nội dung đào tạo. Yêu cầu đội ngũ quản lý phải thấu hiểu nghề nghiệp, quán triệt sâu sắc mục tiêu, mục đích, nắm chắc đặc điểm, hiểu rõ nhiệm vụ và vai trò của CNĐD trong hệ thống Y tế…Nội dung huấn luyện của CNĐD rất đa dạng và phong phú, cần cấu trúc theo chức năng nhiệm vụ, chuyên khoa,vị trí làm việc, theo từng loại
  • 35. 35 hình cơ sở, dịch vụ việc làm của người ĐD.Ví dụ: theo chức vụ là ĐD trưởng khoa hay trưởng phòng điều dưỡng bệnh viện; Theo trình độ gồm: thái độ, kiến thức, kỹ năng phải tương ứng với bậc đào tạo…Tương ứng với từng chuyên khoa hay từng loại hình tổ chức sẽ có đòi hỏi CT và nội dung ĐT khác nhau. Chương trình ĐT phải được xác định cụ thể, khoa học, tuân thủ nguyên lý và nguyên tắc dạy – học từ đơn giản đến phức tạp, từ mức độ sơ cấp đến đạt trình độ trung cấp, nâng dần đạt yêu cầu trình độ cao đẳng và đại học, để người học vận dụng được trong thực tiễn công tác sau khi tốt nghiệp. Do đó nội dung đào tạo cần phải được quản lý chặt chẽ trong suốt quá trình giảng dạy của giảng viên và học tập của SV. Đặc biệt, tổ chức thực hiện phải giám sát nội dung đào tạo thực hành lâm sàng tại bệnh viện và cơ sở Y tế, để SV đạt tiêu chuẩn thực hành kỹ thuật về kỹ năng, kỹ xảo, về mức độ an toàn. Quản lý phương pháp, hình thức và phương tiện đào tạo: Để thực hiện chương trình đào tạo CNĐD theo chuẩn năng lực đảm bảo chất lượng, chuẩn mực, chuyên nghiệp đội ngũ cán bộ QL giáo dục và giảng viên phải đổi mới, sử dụng một hệ thống các phương pháp, hình thức và phương tiện đào tạo tiên tiến, hiện đại. Giảng viên cần sử dụng các phương pháp giảng dạy tích cực cả trong lý thuyết và thực hành, hướng dẫn SV học để thu nhận kiến thức, chú trọng rèn luyện thái độ, kỹ năng thực hành, thực làm, qua thảo luận nhóm, làm tiểu luận, hội thảo, thực tập, rèn kỹ năng. Giảng thực hành tại bệnh viện, giảng viên phải hướng dẫn sinh viên tự làm đạt chuẩn năng lực chính xác, đảm bảo chất lượng chăm sóc và điều trị an toàn cho người bệnh. Phương tiện và trang thiết bị đào tạo cần hiện đại hoá, nâng cao trình độ kỹ thuật để đảm bảo chất lượng ĐT nhân lực ngành Y tế và nhân lực cho xã hội. Quản lý kết quả đào tạo: thường tập trung QL việc kiểm tra đánh giá kết quả ĐT theo CTĐT, nội dung ĐT đã được phê duyệt. Đánh giá theo quá trình ĐT để quản lý kết quả, hình thức, phương pháp đánh giá kết quả có ảnh
  • 36. 36 hưởng mạnh mẽ tới các yếu tố của quá trình ĐT; trực tiếp tác động tới động cơ, thái độ và mục đích của hoạt động dạy và học. Vì thế, cần đánh giá chính xác, khách quan, khoa học, QL chặt chẽ kết quả học tập của SV, đánh giá theo chuẩn đầu ra thể hiện ở thực tế khi SV xử lý tình huống cả ba mặt thái độ, kiến thức, kỹ năng. Từ đánh giá quá trình đào tạo theo từng modun chuyên khoa hay đánh giá tốt nghiệp đều phải đánh giá trên thực tế chăm sóc người bệnh hay tình huống quản lý thực tế mới đánh giá chính xác kiến thức, kỹ năng và thái độ của sinh viên qua kỹ năng nhận định và giải quyết vấn đề. Bốn là, quản lý sự phân cấp quản lý đào tạo CNĐD ở ĐHYD TPHCM Hiện tại, Đại học Y Dược TPHCM chưa phát huy và cũng chưa phải thực hiện hết quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở giáo dục đại học. Nhiều chục năm qua, là một cơ sở đại học độc quyền, nhưng trường vẫn đào tạo sơ cấp, trung cấp, thậm chí các chứng chỉ ngắn hạn không phân loại. Nhiều năm đào tạo cao đẳng VLVH lại không tuyển sinh đại học, cho đến nay Đại học Y Dược TPHCM vẫn chưa tuyển sinh đào tạo cao đẳng ĐD chính quy, nhưng duy trì xét tuyển sinh đào tạo trung cấp ĐD, sơ cấp, chứng chỉ xoa bóp… “tự chọn” đầu vào và sử dụng nhân lực ĐD rất yếu kém…để duy trì hoạt động. Trong khi là một trường đại học trọng điểm của quốc gia, trực thuộc BYT chủ quản, Đại học Y Dược TPHCM có nhiệm vụ, chức năng đào tạo cán bộ bậc đại học cung cấp cho các tỉnh phía Nam & cả nước để đào tạo chuyên gia về thực hành chăm sóc, cán bộ quản lý ĐD, NCKH và giảng viên dạy ĐD… Xu thế chung các nước phát triển trên thế giới và các nước trong khu vực chỉ đào tạo và sử dụng Điều dưỡng chuyên nghiệp có trình độ cao đẳng trở lên, ví dụ Mỹ đang đặt ra kế hoạch đào tạo và đưa vào sử dụng đạt 80%
  • 37. 37 ĐD có trình độ đại học, còn lại là ĐD có trình độ TS và ThS. Năm 2012, Bộ Lao động, thương binh và xã hội Việt nam ký kết với Nhật bản thoả thuận tuyển chọn CNĐD có trình độ từ cao đẳng và đại học cho chương trình thực tập sinh để đào tạo, sau đó mới thi, nếu đạt chứng chỉ thì làm hộ lý và ĐD thực hành chăm sóc…Hầu hết ở 63 tỉnh và các thành phố trực thuộc TW đã có trường cao đẳng, trung cấp và gần đây “bùng phát” quá nhiều trường tư đào tạo Điều dưỡng với đầu vào tuyển sinh vô tội vạ, dư thừa ĐD trung cấp yếu kém từ đầu vào đến đầu ra, có sự góp sức mạnh mẽ của đội ngũ giảng viên Đại học Y Dược TPHCM.Vì vậy, Đại học Y Dược TPHCM chưa thực hiện nghiêm túc phân cấp đào tạo và vai trò định hướng xã hội về đào tạo CNĐD mà tự đánh mất thị phần đào tạo đại học; Làm gia tăng yếu tố cạnh tranh thiếu lành mạnh do chưa thực hiện phân cấp theo đúng chức năng nhiệm vụ của trường đại học cấp quốc gia là đào tạo CNĐD trình độ cao đẳng, đại học và sau đại học theo phân loại từng chuyên khoa sâu, phải chuyên khoa hoá. 1.3 Định hướng phát triển chương trình đào tạo cử nhân Điều dưỡng ở Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh 1.3.1 Dựbáonhu cầu đàotạoCN Điều dưỡng ởĐại học Y Dược TP HCM Kế hoạch chiến lược phát triển đất nước và ngành Y tế cho thấy nhân lực ĐD chiếm 50 – 60% trong cơ cấu nhân lực Y tế nhằm thực hiện vai trò của điều dưỡng trong việc xây dựng ngành Y tế hiện đại, hoàn chỉnh và đồng bộ, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Cơ sở hệ thống Y tế tư nhân ngày càng phát triển trong nước và nhu cầu ĐD các nước khác đang gia tăng thu hút số lượng lớn Cử nhân Điều dưỡng. Xu hướng sử dụng nhân lực ĐD có 70% là trình độ từ cao đẳng trở lên, chú trọng đào tạo và sử dụng 40% CNĐD có trình độ đại học để thực hành lâm sàng, quản lý, NCKH và giảng dạy ĐD, đòi hỏi gia tăng cả số lượng và chất lượng CNĐD trình độ đại học.
  • 38. 38 Việt Nam dân số 90 triệu người sẽ còntăng, mô hình bệnh tật nhiều thay đổi, nhu cầu chăm sóc y tế phát sinh mới như: spa, chăm sóc sức khoẻ, thẩm mỹ…Tính chuyên nghiệp, đòi hỏi CNĐD phải được đào tạo có đủ năng lực, chuyên khoa hoá,chuyên nghiệp hoá, để phục vụ tốt hơn chăm sóc sức khoẻ. Mặt khác, kỹ thuật Y học tiên tiến, trang thiết bị Y tế và KHCN trong thế kỷ 21 gia tăng nhanh chóng đang thúc đẩy phải phát triển chương trình đào tạo mới và đào tạo liên tục CNĐD để đáp ứng nhu cầu Việt Nam và quốc tế. Việt Nam chọn đào tạo theo chuẩn năng lực để đáp ứng các yêu cầu của ĐD thế giới; để được xã hội chấp nhận các tiêu chuẩn năng lực hoạt động chăm sóc của người ĐD; để sử dụng trong phát triển chương trình giảng dạy ĐD cho các chương trình ba và bốn năm; Để nâng cao chất lượng chăm sóc toàn diện của các ĐD viên trong phạm vi thực hành; xây dựng năng lực của giảng viên để giảng dạy ĐD và chuẩn bị cho hệ thống đăng ký cấp giấy phép hành nghề cho ĐD tại Việt Nam.Tháng 4/2012, Bộ Y tế đã ban hành Chuẩn năng lực Điều dưỡng Việt Nam - Chuẩn đạo đức Điều dưỡng Việt Nam và Tài liệu “Hướng dẫn phát triển chương trình đào tạo CNĐD theo chuẩn năng lực” để các trường đào tạo Điều dưỡng làm căn cứ xây dựng chương trình. Khoa Điều dưỡng – Kỹ thuật Y học, Đại học Y Dược TPHCM, có trách nhiệm đào tạo nhân lực CNĐD cho các tỉnh - thành phía Nam, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của Việt Nam, hội nhập quốc tế và nhằm thực hiện chiến lược đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục - Y tế của ĐHYD TPHCM. Vì vậy, cấp thiết phải “Phát triển chương trình đào tạo Cử nhân Điều dưỡng ở Đại học Y Dược TP HCM” định hướng đào tạo theo năng lực, để chương trình vừa phù hợp thực tiễn các yêu cầu nghề nghiệp Điều dưỡng, vừa chuẩn hóa và hiện đại hóa. Cần quản lý “chuẩn đầu ra” khi tốt nghiệp, khi hành nghề, bằng công cụ đo lường được cả ba lĩnh vực: thái độ, kiến thức, kỹ
  • 39. 39 năng, khả năng vận dụng vào thực tiễn phục vụ cuộc sống bản thân, gia đình và xã hội.Thực tế, cho thấy hiệu quả, chi phí, chất lượng sẽ rất khác nhau giữa tổ chức dạy - học hoàn toàn trong môi trường học đườngvới cáchthức tổ chức dạy học và làm ngay trong bối cảnh thực tế, xử lý thật sự các tình huống tại bệnh viện... Khi phát triển chương trình đào tạo CNĐD ở ĐHYD TP HCM cần đạt các yêu cầu sau:1)Xây dựng được “chuẩn đầu ra” cụ thể, đo lường được, đạt được chuẩn ở cả ba lĩnh vực: Thái độ, Kiến thức và Kỹ năng.2) Phát triển chương trình phải chuẩn hóa, hiện đại hóa, đúng hướng đào tạo CNĐD theo chuẩn năng lực để đáp ứng nhu cầu của xã hội. 3)Xây dựng được các quy trình phát triển và thực hiện chương trình. 4) Có biện pháp chuẩn bị các nguồn lực để thực hiện được chương trình đạt mục tiêu đào tạo.5) Thường xuyên đánh giá, kiểm định, kiểm tra việc phát triển & thực hiện chương trình đào tạo CNĐD để sinh viên ra trường đạt “chuẩn đầu ra”. 1.3.2 Những địnhhướng cơ bản phát triển chương trình đào tạo Cử nhân Điều dưỡng ở Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh Kết quả“Phântíchvà đánhgiá chiến lược Đại học Y Dược TPHCM đến 2015” tháng 12/2010 của Ths TrươngThị ThùyTrang theo mô hình chiến lược Delta phản ánh ba định vị chiến lược của tổ chức bao gồm: Giải pháp khách hàng; Chi phí thấp và Khác biệt hóa. Sự phân tích chiến lược theo mô hình Delta mở ra cách tiếp cận mới, xác định sinh viên là “sản phẩm”, triển khai chiến lược với những quy trình thể hiện 3 nội dung cơ bản: Đổi mới; Định hướng khách hàng; Hiệu quả hoạt động.Trong đó: * Định hướng từ hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước Phát triển chương trình đào tạo CNĐD ở Đại học Y Dược TPHCM cần bám sát lý luận chỉ đạo của Đảng - nhà nước, bám sát thực tiễn về quản lý Y tế và quản lý GD – ĐT. Cần quán triệt CN Mác – Lê nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, đặc biệt là những nghị quyết của TW đảng từ khóa VI đến XI; Căn cứ
  • 40. 40 Triết lý giáo dục, Khoa học QLY tế & giáo dục, kết hợp kinh nghiệm thực tế; Căn cứ Chiến lược và xu thế phát triển GD – YT của Thế giới,Việt Nam và chiến lược phát triển Đại học Y Dược TPHCM.Yêu cầu hiện nay là đổi mới căn bản,toàn diện GD – ĐT, chú trọng phát triển chương trình tiên tiến trên cơ sở tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại và kinh nghiệm Việt Nam, phát huy nội lực và vận dụng sáng tạo. Quan điểm chỉ đạo của BYT về đào tạo là: 1)Đào tạo dựa trên nhu cầu thực tiễn xã hội. 2) Đào tạo cung cấp kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp cho ĐD.3) Xây dựng chương trình và nội dung đào tạo ĐD theo năng lực thực hành để thúc đẩy quá trình hội nhập, để công nhận trình độ đào tạo CNĐD. Vì vậy, hiệu trưởng nhà trường phải có kế hoạch và tổ chức nhiều biện pháp để cán bộ quản lý và nhân viên nâng cao nhận thức tư tưởng, thấu hiểu yêu cầu đổi mới, có tính trách nhiệm cao, hành động cụ thể, đạt hiệu quả. *Địnhhướngtừkháchhànglàngườihọcvà người sử dụng nhân lực o Pháttriển các loạihình đào tạo, xâydựngCTĐT theo chuẩn năng lực, đặt SV ở vị trí trung tâm, đáp ứng nhu cầu học tập tích cực của SV trong và ngoài giảng đường, khuyến khích tư duy sáng tạo, học tập có phê phán, tích hợp kiến thức với hoạtđộngnghề nghiệp để SV làm được việc, đạt chuẩn mực. o Tạo cơ hội công bằng cho mọi sinh viên trong học tập, tự phát triển, đồng thời có biện pháp tích cực chủ động phát hiện và bồi dưỡng nhân tài. o Phát triển quy mô đào tạo phù hợp với nhu cầu kinh tế xã hội, với khả năng thực tế của trường, mở rộng đối tượng đào tạo theo nhu cầu xã hội. * Định hướng chi phí/ tài chính Chiến lược phát triển tài chính có vai trò quan trọng trong việc phát triển Đại học Y Dược TPHCM.Vì vậy, phân bổ hợp lý, sử dụng hiệu quả các nguồn thu để đủ kinh phí họat động thường xuyên, nâng cao thu nhập cho giảng viên và cán bộ. Tăng cường chi họat động nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, bồi dưỡng đội ngũ, đáp ứng nhu cầu chi đầu tư phát triển và tích lũy nguồn lực…
  • 41. 41 * Định hướng qui trình bên trong Triển khai các dự án đầu tư then chốt để tạo sự đột phá về cơ sở vật chất, trang thiết bị, tổ chức. Đổi mới CTĐT, phương pháp QL, tạo môi trường sư phạm tốt cho thầy và trò. Phát triển đội ngũ cán bộ giảng dạy – nghiên cứu khoa học về số lượng, chất lượng cả 3 lĩnh vực năng lực: giảng dạy, NCKH, và quản lý để thực hiện quy trình dạy học, thực hiện đề tài NCKH, chăm sóc sức khoẻ với chất lượng ngày càng cao. Cần tạo môi trường văn hóa tổ chức lành mạnh, bồi dưỡng nhân cách Y tế. * Định hướng tăng trưởng o Đào tạo đại học, sau đại học, đẩy mạnh đào tạo từ các dự án nước ngoài, cho giảng viên ra nước ngoài học tập, nâng cao kiến thức, kỹ năng và trình độ. o Phát triển chuyên môn, khoahọc công nghệ, nghiên cứu khoa học sức khỏe, triển khai mới các loại hình giảng dạy, điều trị và chăm sóc sức khoẻ… o Phát triển nhân lực hợp lý về cơ cấu, đảm bảo chấtlượng. Cán bộ phải thíchứng với xã hội,với môi trường lao độngvà có khả năng tự đào tạo liên tục. o Mở rộng đào tạo thêm những lĩnh vực chuyên khoa sâu, chuyên môn các lĩnh vực mới như: CNĐD gia đình, lão khoa, du lịch, thẫm mỹ, chống thảm họa…Đào tạo CNĐD chuyên sâu quản lý theo từng lĩnh vực chuyên khoa nghề nghiệp, sư phạm, nghiên cứu khoa học, tạo thương hiệu mạnh, độc đáo. * * * Đổi mới giáo dục đại học Việt Nam nói chung và ĐHYD TPHCM có tầm quan trọng đặc biệt nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực có trình độ cao phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và đáp ứng nhu cầu
  • 42. 42 phát triển hệ thống giáo dục đại học. Đổi mới thành công hay thất bại phụ thuộc vào năng lực của cán bộ quản lý và giảng viên trong các trường đại học khi phát triển chương trình và tổ chức thực hiện chương trình đào tạo. Để CNĐD đạt được chuẩn chất lượng quốc gia, tiến đến chuẩn khu vực và chuẩn năng lực toàn cầu có những thành tố cần được chú trọng đặc biệt như: Chuẩn đầu ra, phát triển CTĐT, chọn giảng viên, chọn sinh viên, cải tiến phương pháp quản lý giáo dục, tổ chức dạy – học…Chương trình đào tạo có quyết định rất quan trọng tác động đến chất lượng đào tạo và chuẩn đầu ra. Phát triển chương trình đào tạo CNĐD ở ĐHYD TP HCM, cần sát thực tiễn, tuân thủ các nguyên tắc và cách thức phát triển chương trình đào tạo. Hiện nay, yêu cầu đổimới, chuẩnhóa, hiện đạihóa, hộinhập quốc tế, đòi hỏipháttriển chươngtrìnhđào tạo CNĐDtheo chuẩn năng lực là xu thế tất yếu.
  • 43. 43 Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỬ NHÂN ĐIỀU DƯỠNG Ở ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH 2.1 ĐặcđiểmĐạihọcYDượcTp.HCM,Khoa Điềudưỡng– Kỹthuật Y học và Bộ môn Điều dưỡng Đại học Y Dược Tp Hồ Chí Minh tọa lạc tại số 217, Hồng Bàng, phường 11, Q. 5, Tp.HCM là một trong 14 đại học trọng điểm của cả nước. Năm 1976, ngay từ sau ngày đất nước thống nhất, Đại học Y Dược TPHCM đã được hình thành trên cơ sở sáp nhập ba trường đại học Y khoa, Dược khoa và Nha khoa đại học đường để hình thành một trường đại học với đội ngũ giảng viên có trình độ cao và với quy mô đào tạo lớn. Năm 1990 lãnh đạo Đại học Y Dược TPHCM và Bộ Y tế thống nhất xây dựng mô hình Viện đại học sức khỏe, đã xây dựng thêm 4 khoa mới và một bệnh viện đại học. Năm 1994: xây dựng khoa khoa học cơ bản; Năm 1998: xây dựng khoa Y học cổ truyền và khoa Điều dưỡng - Kỹ thuật y học; Năm 1999: xây dựng khoa Y tế công cộng; Năm 2000: thành lập bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM để thực hiện mô hình kết hợp Trường – Bệnh viện. Hiện tại, trường đã đào tạo đủ 7 chuyên ngành đại học: Y, Dược, Răng hàm mặt, Y học cổ truyền,Y tế công cộng, Điều dưỡng và kỹ thuật Y học. ĐHYD Tp HCM là trung tâm NCKH và phát triển công nghệ của ngành y tế. Năm 2012 có 982 giảng viên, gồm: 8 GS, 98 PGS, 94 Ts, 408 Ths, 297 CN. Năm 1998, Khoa Điều dưỡng – Kỹ thuật Y học hình thành trên cơ sở trường trung học Kỹ thuật Y tế TW3 của BYT sáp nhập với ban đào tại chức Đại học Y Dược TPHCM, đào tạo nhân lực có trình độ cao đẳng, đại học cho các đơn vị y tế khu vực phía Nam.Từ đó đến nay, sau 15 năm, có hàng ngàn học sinh, sinh viên tốt nghiệp ra trường, trong đó: CN hệ vừa học vừa làm từ cao đẳng lên đại học;CN cao đẳng, CN đại học hệ chính quy;Trung cấp:Điều
  • 44. 44 dưỡng, Gây mê hồi sức, Hộ sinh; Kỹ thuật viên Xét nghiệm; Kỹ thuật hình ảnh; KTV Vật lý trị liệu và các lớp ngắn hạn, đào tạo liên tục. Khoa từng bước xây dựng Bệnh viện Đại học Y Dược – Cơ sở 2 đáp ứng điều kiện giảng dạy thực hành cho giảng viên và sinh viên để thực hiện mục tiêu đào tạo chuyên khoa, gắn với thực tế, theo mô hình Trường - Bệnh viện kết hợp giảng dạy, điều trị, nghiên cứu khoa học tại bệnh viện. Khoa ĐD – Kỹ thuật Y học đã liên kết đào tạo ba khoá Ths ĐD, năm 2012 tạm ngưng… Bộ môn Điều Dưỡng hình thành từ trường Cán Sự ĐD Sài Gòn.Tháng 10/1975 là ngành Điều dưỡng,Trường Trung học Kỹ Thuật Y Tế 3 - BYT. Tháng 9/1998 trường sáp nhập vào Đại học Y Dược TPHCM, Bộ môn Điều dưỡng thuộc khoa Điều dưỡng - Kỹ thuật y học được hình thành cho tới nay. Bộ môn Điều dưỡng, hiện có 44 cán bộ - viên chức, trong đó có 18 ThS ĐD và 7 giảng viên đang học Ths ,13 Cử nhân và 3 nhân viên hành chính. Theo báo cáo, khoa ĐD – KTYH hiện nay có lực lượng giảng dạy ĐD mạnh nhất trong các trường y tế. Ban chủ nhiệm bộ môn gồm 1 Trưởng Bộ môn và 2 Phó BM, Bộ môn Điều Dưỡng được chia thành 6 tổ môn gồm tổ: ĐD cơ bản, Nội, Ngoại, Nhi, Nhiễm, ĐD cộng đồng. Nhiệm vụ của Bộ môn ĐD: - Đào tạo Điều dưỡng trình độ Trung học và Đại học, chuyên về chăm sóc người bệnh, chăm sóc sức khỏe cộng đồng. - Giảng dạy chuyên môn các đối tượng trung học và đại học của các chuyên khoa: ĐD, Nữ hộ sinh, Gây mê hồi sức, Kỹ thuật hình ảnh, Xét nghiệm, Vật lý trị liệu, Nha , Y tế công cộng,Y đa khoa và Y học cổ truyền chuyên tu. - Bồi dưỡng đào tạo liên tục cho ĐD tại các bệnh viện và bồi dưỡng giáo viên ĐD cho các trường các trường dạy điều dưỡng.Tổ chức và tham gia các hội thảo chuyên về lĩnh vực ĐD.Tham vấn về công tác điều dưỡng.
  • 45. 45 - Đào tạo Ths ĐD, do ĐHYD TPHCM phối hợp với Friendship Bridge… - Tham gia biên soạn các chương trình đào tạo điều dưỡng cho các môn nội ngọai, nhi, nhiễm, Điều dưỡng cơ bản. Viết sách Điều dưỡng cơ bản và điều dưỡng ngọai đã được bộ y tế duyệt và ban hành vào năm 2008. - Đang xây dựng đề cương chi tiết môn học của chương trình đào tạo cử nhân điều dưỡng dựa trên tiêu chuẩn năng lực của Điều dưỡng Việt nam. ( Nguồn Web – Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh) 2.2 Đánh giá thực trạng phát triển chương trình đào tạo Cử nhân Điều dưỡng ở Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh Để đánh giá đúng và làm rõ thực trạng phát triển chương trình đào tạo CNĐD ở Đại học Y Dược TPHCM tôi đã nghiên cứu hệ thống tài liệu, xây dựng các mẫu phiếu khảo sát, xin ý kiến của cán bộ quản lý giáo dục, giảng viên, sinh viên, các chuyên gia, các nhà NCKH đã, đang học hoặc làm việc tại Đại học Y Dược TPHCM hay đang công tác tại các đơn vị khác. Quá trình nghiên cứu tôi tham dự nhiều hội nghị, hội thảo về chuyên đề phát triển CT đào tạo CNĐD của BYT, Hội ĐD Việt Nam, Đại học Y Dược TPHCM.Tôi có trải nghiệm tại Đại học Y Dược TPHCM, BYT, các trường đào tạo CNĐD phát triển chương trình đào tạo, từ đó, tôi phân tích nhằm tìm biện pháp khả thi để phát triển chương trình đào tạo CNĐD ở Đại học Y Dược TP HCM. Một là, quá trình phát triển CT đào tạo CNĐD ở ĐHYD TPHCM Tháng 10/1976, thành lập Đạihọc Y Dược TPHCM, bộ máy tổ chức của trường hìnhthành, có PhòngGiáo vụ.PhòngGiáo vụ có chức năng xây dựng và triển khai thực hiện chương trình ĐT, kế hoạch giảng dạy cho Bs và DS. Đến năm 1986, Phòng Đào tạo tại chức thành lập để đào tạo CNĐD và CN Kỹ thuật Y học trình độ đại học hệ tại chức, lúc đầu chỉ 3 chuyên ngành: Điều dưỡng, Hộ sinh, Xét nghiệm, các năm tiếp theo mở thêm các chuyên