SlideShare a Scribd company logo
1 of 98
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC
KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ---

---
HUỲNH THỊ KHA LINH
TÁC ĐỘNG CỦA CHI TIÊU CÔNG CHO Y TẾ ĐẾN SỰ
PHÁT TRIỂN Y TẾ TẠI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC
KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ---

---
HUỲNH THỊ KHA LINH
TÁC ĐỘNG CỦA CHI TIÊU CÔNG CHO Y TẾ ĐẾN SỰ
PHÁT TRIỂN Y TẾ TẠI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 8340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Nguyễn Hồng Thắng
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các
thông tin, số liệu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng, cụ thể. Kết
quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất
kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Học viên
Huỳnh Thị Kha Linh
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC HÌNH, BẢNG
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU.......................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài..................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 2
1.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 3
1.5. Kết cấu của luận văn .......................................................................................... 3
1.6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn ........................................................ 4
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT ................................................................ 5
2.1. Tổng quan lý thuyết về chi tiêu công ................................................................ 5
2.1.1. Khái niệm....................................................................................................... 5
2.1.2. Đặc điểm ........................................................................................................ 6
2.1.3. Phân loại chi tiêu công.................................................................................. 6
2.1.4. Vai trò của chi tiêu công ............................................................................... 8
2.2. Vai trò của sự phát triển lĩnh vực y tế đối với xã hội ...................................... 8
2.3. Tác động của chi tiêu công đến lĩnh vực y tế.................................................. 10
2.4. Lược khảo các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài ..................... 11
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................ 15
3.1. Mô hình và các giả thuyết nghiên cứu ............................................................ 15
3.1.1. Mô hình nghiên cứu.................................................................................... 15
3.1.2. Các giả thuyết nghiên cứu .......................................................................... 16
3.2. Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu ............................................................... 16
3.2.1. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 16
3.2.2. Dữ liệu nghiên cứu...................................................................................... 18
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................................. 19
4.1. Thực trạng về tình hình sức khỏe người dân và chi tiêu công cho y tế tại các
nước Đông Nam Á.................................................................................................... 19
4.1.1. Tuổi thọ trung bình của người dân.....................................................................19
4.1.2. Tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh ....................................................................................21
4.1.3. Tỷ lệ tử thô .............................................................................................................24
4.1.4. Chi tiêu công cho y tế............................................................................................27
4.1.5. GDP bình quân đầu người...................................................................................29
4.1.6. Tỷ lệ dân số trong độ tuổi dưới 14 trên tổng dân số..........................................32
4.1.7. Tỷ lệ dân số trong độ tuổi từ 15 đến 64 trên tổng dân số..................................35
4.1.8. Tỷ lệ dân số trong độ tuổi từ 65 trở lên trên tổng dân số..................................37
4.2. Kết quả nghiên cứu tác động của chi tiêu công đến lĩnh vực y tế ................ 40
4.2.1. Thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu ....................................................................40
4.2.2. Kết quả kiểm định các giả định hồi quy..............................................................41
4.2.3. Kết quả ước lượng các hệ số hồi quy của ba mô hình nghiên cứu .................47
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
4.2.4. Thảo luận kết quả nghiên cứu.............................................................................50
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ..................................................... 56
5.1. Tóm tắt các kết quả chính của đề tài .............................................................. 56
5.2. Các khuyến nghị................................................................................................ 58
5.2.1. Khuyến nghị về chi tiêu công cho y tế nhằm nâng cao sức khỏe người
dân 58
5.2.2. Khuyến nghị nhằm nâng cao GDP bình quân đầu người................................ 60
5.2.3. Khuyến nghị về hỗ trợ chăm sóc y tế dựa trên cơ cấu dân số theo độ tuổi61
5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu trong tương lai............................. 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
GPD Tổng sản phẩm quốc nội
OLS Mô hình bình phương nhỏ nhất
FEM Mô hình tác động cố định
REM Mô hình tác động ngẫu nhiên
FGLS Mô hình bình phương bé nhất tổng quát khả thi
NSNN Ngân sách nhà nước
LE Tuổi thọ trung bình của người dân
IMR Tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh
DR Tỷ lệ tử
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
DANH MỤC HÌNH, BẢNG
Hình 4.1: Biểu đồ giá trị trung bình tuổi thọ trung bình của người dân tại các nước Đông
Nam Á giai đoạn 2002 – 2016................................................................................................................ 21
Hình 4.2: Biểu đồ giá trị trung bình tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh tại các nước Đông Nam
Á giai đoạn 2002 – 2016.......................................................................................................................... 24
Hình 4.3: Biểu đồ giá trị trung bình tỷ lệ tử thô tại các nước Đông Nam Á giai đoạn
2002 – 2016 ....................................................................................................................................................26
Hình 4.4: Biểu đồ giá trị trung bình tỷ lệ chi tiêu công cho y tế trên GDP tại các nước
Đông Nam Á giai đoạn 2002 – 2016..................................................................................................28
Hình 4.5: Biểu đồ giá trị trung bình GDP bình quân đầu người tại các nước
Đông Nam Á giai đoạn 2002 – 2016..................................................................................................31
Hình 4.6: Biểu đồ giá trị trung bình tỷ lệ dân số trong độ tuổi dưới 14 trên tổng dân số
tại các nước Đông Nam Á giai đoạn 2002 – 2016........................................................................ 34
Hình 4.7: Biểu đồ giá trị trung bình tỷ lệ dân số trong độ tuổi từ 15 đến 64 trên tổng dân
số của các nước Đông Nam Á giai đoạn 2002 – 2016................................................................. 36
Hình 4.8: Biểu đồ giá trị trung bình tỷ lệ dân số trong độ tuổi từ 65 trở lên trên tổng dân
số của các nước Đông Nam Á giai đoạn 2002 – 2016................................................................. 39
Hình 4.9: Biểu đồ Histogramcủa mô hình với biến phụ thuộc LE ........................................ 44
Hình 4.10: Biểu đồ Histogram của mô hình với biến phụ thuộc IMR................................. 44
Hình 4.11: Biểu đồ Histogram của mô hình với biến phụ thuộc DR.................................... 45
Hình 4.12: Biểu đồ P – P Plot của mô hình với biến phụ thuộc LE ..................................... 46
Hình 4.13: Biểu đồ P – P Plot của mô hình với biến phụ thuộc IMR .................................. 46
Hình 4.14: Biểu đồ P – P Plot của mô hình với biến phụ thuộc DR..................................... 47
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Bảng 4.1: Thống kê mô tả tuổi thọ trung bình của người dân tại các nước Đông Nam Á
giai đoạn 2002 – 2016................................................................................................................................ 19
Bảng 4.2: Thống kê mô tả tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh tại các nước Đông Nam Á giai đoạn
2002 – 2016 .....................................................................................................................................................22
Bảng 4.3: Thống kê mô tả tỷ lệ tử thô tại các nước Đông Nam Á giai đoạn
2002 – 2016…………………………………………………………………………... 25
Bảng 4.4: Thống kê mô tả tỷ lệ chi tiêu công cho y tế trên GDP tại các nước Đông Nam
Á giai đoạn 2002 – 2016............................................................................................................................27
Bảng 4.5: Thống kê mô tả GDP bình quân đầu người tại các nước Đông Nam Á
giai đoạn 2002 – 2016.................................................................................................................................30
Bảng 4.6: Thống kê mô tả tỷ lệ dân số trong độ tuổi dưới 14 trên tổng dân số tại các
nước Đông Nam Á giai đoạn 2002-2016........................................................................................... 33
Bảng 4.7: Thống kê mô tả tỷ lệ dân số trong độ tuổi từ 15 đến 64 trên tổng dân số của
các nước Đông Nam Á giai đoạn 2002 – 2016................................................................................35
Bảng 4.8: Thống kê mô tả tỷ lệ dân số trong độ tuổi từ 65 trở lên trên tổng dân số của
các nước Đông Nam Á giai đoạn 2002 – 2016................................................................................38
Bảng 4.9: Thống kế mô tả dữ liệu nghiên cứu của mô hình......................................................40
Bảng 4.10: Kết quả phân tích tương quan các biến trong mô hình ....................................... 42
Bảng 4.11: Kết quả ước lượng mô hình nghiên cứu với biến phụ thuộc LE bằng phương
pháp FGLS .......................................................................................................................................................48
Bảng 4.12: Kết quả ước lượng mô hình nghiên cứu với biến phụ thuộc DR bằng phương
pháp FGLS .......................................................................................................................................................48
Bảng 4.13: Tổng hợp kết quả hồi quyđối với mô hình biến phụ thuộc IMR.................... 49
Bảng 5.1: Tổng hợp kết quả hồi quy đối với mô hình biến phụ thuộc
LE, IMR và DR............................................................................................................................................. 58
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Cải thiện vốn con người đã được xác định là một chất xúc tác quan trọng cho sự
tăng trưởng và phát triển kinh tế trong các tài liệu kinh tế vĩ mô. Cụ thể, mô hình
tăng trưởng nội sinh tân cổ điển cho rằng, sự tăng trưởng về vốn con người, đặc biệt
là về kiến thức và sức khỏe có tác động tích cực đến sản lượng của mỗi người lao
động về lâu dài. Tương tự, mô hình vốn con người của Grossman cho thấy chất
lượng sức khoẻ có ảnh hưởng đáng kể tới sự phát triển vốn con người thông qua
thời gian làm việc và tiện ích bổ sung. Theo Somi MF và cộng sự (2009), sức khoẻ
tốt không chỉ cải thiện việc tiêu thụ và sản xuất của cá nhân trong ngắn hạn mà còn
cải thiện lợi nhuận từ đầu tư vào các hoạt động sản xuất trong thời gian dài.
Chi tiêu liên quan đến chăm sóc sức khoẻ thích hợp và hiệu quả được xem là yếu
tố quyết định trong việc cải thiện tình trạng sức khoẻ. Ở cấp độ vĩ mô, đầu tư vào
lĩnh vực y tế dự kiến sẽ cải thiện tình trạng sức khoẻ và nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực của một quốc gia. Đối với các nước đang phát triển, nguồn ngân sách nhà
nước vẫn đóng vai trò rất quan trọng đối với các dịch vụ công như y tế, giáo dục và
giao thông công cộng, nhất là ở khu vực miền núi, khu vực khó khăn, vùng sâu
vùng xa. Chi tiêu công cho lĩnh vực y tế ở các nước Đông Nam Á trong những năm
qua đang có xu hướng tăng, qua đó góp phần tăng độ phủ dịch vụ. Tuy nhiên,
nguồn ngân sách để tài trợ cho các lĩnh vực công, đặc biệt là về y tế thường dựa vào
các khoản tài trợ và khoản vay. Những khoản chi này không chỉ không bền vững
mà còn không đủ để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe trong lĩnh vực y tế tại các
nước Đông Nam Á.
Chính vì vậy việc nghiên cứu tác động của chi tiêu công đến sự phát triển trong lĩnh
vực y tế tại các nước đang phát triển trong khu vực Đông Nam Á đang là vấn đề rất cấp
thiết. Để làm rõ vấn đề này, tác giả quyết định lựa chọn đề tài: “TÁC ĐỘNG
CỦA CHI TIÊU CÔNG CHO Y TẾ ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN Y TẾ TẠI CÁC
NƯỚC ĐÔNG NAM Á”
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
2
để thực hiện nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình nhằm giúp các nhà hoạch định
chính sách có cơ sở khoa học để có thể đưa ra những chính sách phù hợp về việc quản
lý và sử dụng chi tiêu công cho lĩnh vực y tế một cách hiệu quả, góp phần nâng cao
sức khỏe của cộng đồng, cải thiện chất lượng vốn con người nhằm tạo chất xúc tác cho
sự tăng trưởng và phát triển kinh tế tại các nước Đông Nam Á trong thời gian tới.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định mức độ ảnh hưởng của chi tiêu công đến
lĩnh vực y tế mà cụ thể là tình trạng sức khoẻ của người dân tại các quốc gia Đông
Nam Á. Trên cơ sở lý thuyết và kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số khuyến
nghị nhằm giúp các nhà hoạch định chính sách quyết định chính sách chi tiêu công hợp
lý để góp phần nâng cao sức khỏe của cộng đồng, cải thiện chất lượng vốn con người
nhằm tạo chất xúc tác cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế tại các nước Đông Nam
Á trong thời gian tới.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Sự tác động của chi tiêu công đến lĩnh vực y tế mà cụ thể là
tình trạng sức khỏe của người dân.



Phạm vi nghiên cứu:

Đề tài nghiên cứu tập trung vào tác động của chi tiêu công trong lĩnh vực y tế đến
tình trạng sức khỏe của người dân. Dựa vào khung lý thuyết về chi tiêu công và sự tác
động của nó đến lĩnh vực y tế, tác giả quyết định xây dựng mô hình để ước lượng tác
động của biến chi tiêu công trong lĩnh vực y tế và các biến kiểm soát khác (GDP bình
quân đầu người, tỷ lệ các nhóm tuổi trên tổng số dân) đến tình trạng sức khỏe của cộng
đồng được thể hiện qua các biến tuổi thọ trung bình, tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh và tỷ lệ
tử. Tác giả đã chọn các biến kiểm soát dựa vào một số lý thuyết và nghiên cứu thực
nghiệm trước có liên quan.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
3
- Không gian nghiên cứu: 11 nước thuộc khu vực Đông Nam Á, bao gồm: Việt
Nam, Thái Lan, Cambodia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Đông
- Thời gian nghiên cứu: tác giả thu thập dữ liệu trong 15 năm từ 2002 đến 2016.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để đo lường mức độ tác động của chi tiêu công và các biến kiểm soát khác đến sự
phát triển trong lĩnh vực y tế tại các nước Đông Nam Á, mô hình nghiên cứu bao gồm
các biến được kế thừa từ ý tưởng của các nghiên cứu đi trước (đặc biệt là nghiên cứu
của Jacob Novignon và cộng sự (2012). Tác giả sử dụng phân tích hồi quy tuyến tính
đa biến để đo lường ảnh hưởng của các biến độc lập trong mô hình đến sự phát triển
trong lĩnh vực y tế của các nước Đông Nam Á.
Dữ liệu được tác giả sử dụng để tiến hành hồi quy là dữ liệu bảng (panel data). Do
đó, tác giả sẽ xử lý dữ liệu bảng bằng ba phương pháp ước lượng khác nhau là: mô
hình bình phương nhỏ nhất (Pooled OLS), mô hình tác động cố định (Fixed Effects
Model) và mô hình tác động ngẫu nhiên (Random Effects Model) để lượng hóa mức độ
ảnh hưởng của biến độc lập và các biến kiểm soát trong mô hình nghiên cứu đến sự
phát triển trong lĩnh vực y tế thể hiện qua tình trạng sức khỏe của người dân với ba biến
phụ thuộc trong ba phương trình đã nêu.
Mặt khác, để đảm bảo tính hiệu quả của các hệ số hồi quy và tính đại diện cho tổng
thể của mô hình nghiên cứu, tác giả sẽ thực hiện kiểm định một số giả định hồi quy của
mô hình bao gồm: hiện tượng đa cộng tuyến; hiện tượng tự tương quan; phương sai sai
số không đổi; phần dư có phân phối chuẩn.
1.5. Kết cấu của luận văn
Luận văn được kết cấu như sau:
- Chương 1: Giới thiệu.
- Chương 2: Tổng quan lý thuyết
- Chương 3: Mô hình và phương pháp nghiên cứu.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
4
- Chương 4: kết quả nghiên cứu.
- Chương 5: Kết luận và khuyến nghị.
1.6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Về mặt lý luận: Nghiên cứu góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về tác động của
chi tiêu công đến sự phát triển trong lĩnh vực y tế của các nước đang phát triển. Dựa
trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm trước, tác giả đề xuất mô hình
nghiên cứu tác động của chi tiêu công đến sự phát triển y tế phù hợp với tình hình thực
tế tại các quốc gia khu vực Đông Nam Á.
- Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách
bằng chứng thực nghiệm về tác động của chi tiêu công đến sự phát triển trong lĩnh vực y tế
thể hiện qua tình trạng sức khỏe của người dân tại các nước Đông Nam Á để từ đó có các
quyết định ngân sách chi tiêu phù hợp, hỗ trợ một cách hiệu quả hơn cho sự phát triển của
lĩnh vực y tế, góp phần hướng đến sự phát triển bền vững tại các quốc gia này.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
5
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
2.1. Tổng quan lý thuyết về chi tiêu công
2.1.1. Khái niệm
Trên thế giới cũng như ở Việt Nam có nhiều các tiếp cận khác nhau để định nghĩa về
chi tiêu công. Tác giả đã tổng hợp một số “khái niệm về chi tiêu công như sau:
Theo Sử Đình Thành (2012) chi tiêu công được khái niệm hoàn toàn dựa vào ý niệm
về kinh tế xã hội, đó là: quyền lực, ảnh hưởng của nhà nước và các cơ quan công quyền
đối với các lĩnh vực kinh tế -xã hội.
Theo Dương Thị Bình Minh (2005), chi tiêu công là các khoản chi tiêu của nhà
nước nhằm thực hiện các chức năng vốn có của nhà nước trong việc cung cấp hàng hóa
công, phục vụ lợi ích kinh tế- xã hội cho cộng đồng. Điều này xuất phát từ chức năng
quản lý toàn diện nền kinh tế xã hội của nhà nước.
Theo Ogbole & Momodu (2015), chi tiêu công (hay chi tiêu của chính phủ) là khoản
tiền mà chính phủ của bất kỳ quốc gia nào chi ra để thực hiện trách nhiệm hiến pháp
của mình trong việc cung cấp các phúc lợi xã hội cho công dân của mình và bảo vệ sự
toàn vẹn lãnh thổ của mình.
Tóm lại, tác giả đúc kết khái niệm về chi tiêu công như sau: Chi tiêu công là các
khoản chi tiêu của các cấp chính quyền, các đơn vị quản lý hành chính, các đơn vị sự
nghiệp được sự kiểm soát và tài trợ bởi Chính phủ. Về mặt bản chất, chi tiêu công là
quá trình phân phối và sử dụng các quỹ tài chính công nhằm thực hiện các chức năng,
nhiệm vụ của Nhà nước.
Căn cứ theo chức năng của Nhà nước, chi tiêu công được chia làm các loại như: Xây
dựng cơ sở hạ tầng, tòa án và viện kiểm soát, hệ thống quân đội và an ninh xã hội, hệ
thống an sinh xã hội, hệ thống giáo dục…Trong đó, chi tiêu công dành cho y tế là một
vấn đề trọng tâm đối với chi tiêu công của Chính phủ. Chi tiêu công cho y tế thường
được tài trợ thông qua đóng góp an sinh xã hội, các hình thức thuế khác nhau cho các
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
6
ngành khác nhau của chính phủ và từ các nguồn bên ngoài, bao gồm cả khoản tài trợ và
cho vay.
2.1.2. Đặc điểm
Điểm nổi bật của chi tiêu công là nhằm phục vụ cho lợi ích chung của cộng đồng dân
cư ở các vùng hay phạm vi quốc gia. Điều này xuất phát từ chức năng quản lý toàn diện
của nền kinh tế- xã hội của nhà nước và cũng chính là quá trình thực hiện chức năng đó
của nhà nước đã cung cấp một lượng hàng hóa công cộng khổng lồ cho nền kinh tế.
Chi tiêu công luôn gắn liền với bộ máy nhà nước và những nhiệm vụ kinh tế, chính
trị, xã hội mà nhà nước thực hiện. Các khoản chi tiêu công do chính quyền các cấp đảm
nhận theo nội dung đã được quy định trong phân cấp quản lý ngân sách nhà nước và
các khoản chi tiêu này nhằm đảm bảo cho các cấp chính quyền thực hiện các chức năng
quản lý, phát triển kinh tế - xã hội. Song song đó, các cấp của cơ quan quyền lực nhà
nước là chủ thể duy nhất quyết định cơ cấu, nội dung, mức độ của các khoản chi tiêu
công cộng nhằm thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ kinh tế, chính trị xã hội của quốc gia.
Các khoản chi tiêu hoàn toàn mang tính công cộng. Chi tiêu công tương ứng với
những đơn đặt hàng của Chính phủ về mua hàng hóa, dịch vụ nhằm thực hiện các chức
năng, nhiệm vụ của nhà nước. Đồng thời đó cũng là những khoản chi cần thiết, phát
sinh tương đối ổn định như: chi lương cho công chức nhà nước, chi hàng hóa dịch vụ
công đáp ứng yêu cầu tiêu dùng của người dân,..
Các khoản chi tiêu công cộng mang tính không hoàn trả hay hoàn trả không trực
tiếp. Điều này thể hiện ở chỗ không phải mọi khoản thu với mức độ và số lượng của
những địa chỉ cụ thể đều hoàn lại dưới hình thức các khoản chi tiêu công cộng. Điều
này được quyết định bởi những chức năng tổng hợp về kinh tế - xã hội của nhà nước.
2.1.3. Phân loại chi tiêu công
Việc phân loại chi tiêu công nhằm mục đích sau:
- Gíup cho Chính phủ thiết lập được những chương trình hành động.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
7
- Tăng cường tính hiệu quả trong việc thi hành NSNN nói chung và chi tiêu công nói
riêng.
- Quy định tính trách nhiệm trong việc phân phối và sử dụng nguồn lực tài chính
Nhà nước.
- Cho phép phân tích ảnh hưởng của những hoạt động tài chính của Nhà nước đối
với nền kinh tế.
Có thể xem xét một số tiêu thức phân loại sau:
- Căn cứ theo chức năng của Nhà nước, chi tiêu công được chia làm các loại như:
Xây dựng cơ sở hạ tầng, tòa án và viện kiểm soát, hệ thống quân đội và an ninh xã hội,
hệ thống an sinh xã hội, hệ thống giáo dục…Trong đó, chi tiêu công dành cho giáo dục
là một vấn đề trọng tâm đối với chi tiêu công của Chính phủ. Chi tiêu cho giáo dục tại
Việt Nam hiện nay bao gồm các nguồn kinh phí từ NSNN (bao gồm cả công trái giáo
dục, vay nợ, viện trợ); các nguồn ngoài NSNN (học phí, thu dịch vụ KHCN, đóng góp
của các tổ chức, cá nhân). Trong đó, đầu tư từ NSNN có vai trò chủ đạo.
- Căn cứ theo tính chất kinh tế, chi tiêu công được chia thành:
+ Chi tiêu cho hàng hóa và dịch vụ bao gồm: Chi tiền công và lương, Đóng góp của
người sử dụng lao động (quỹ lương hưu và phúc lợi xã hội), chi tiêu cho các hàng hóa
và dịch vụ khác.
+ Chi đầu tư bao gồm chi tiêu vốn và chi chuyển nhượng vốn để đầu tư xây dựng
công trình kết cấu hạ tầng, đầu tư vốn cho các doanh nghiệp nhà nước, chi hỗ trợ tài
chính, bổ sung vốn, đầu tư phát triển các chương trình mục tiêu quốc gia, chi hỗ trợ các
tổ chức tài chính do nhà nước quản lý, chi bổ sung dự trữ nhà nước.
+ Các khoản chi khác bao gồm: Các khoản trợ cấp, các khoản chuyển nhượng vãng
lai, chi trả nợ gốc và lãi vay, chi viện trợ cho các tổ chức chính phủ, chi cho vay có trừ
đi các khoản hoàn trả bao gồm: các khoản cho vay, hoàn trả vốn vay, bán tài sản và các
khoản chi khác có liên quan.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
8
- Căn cứ theo trình tự lập dự toán NSNN, chi tiêu công được chia thành: Chi tiêu
công theo các yếu tố đầu vào; Chi tiêu công theo các yếu tố đầu ra.
2.1.4. Vai trò của chi tiêu công
Trong nền kinh tế thị trường, chi tiêu công có các vai trò cơ bản sau:
- Chi tiêu công có vai trò rất quan trọng trong việc thu hút vốn đầu tư của khu vực tư
và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Chi tiêu công góp phần điều chỉnh chu kỳ kinh tế.
- Chi tiêu công góp phần tái phân phối thu nhập xã hội giữa các tầng lớp dân cư,
thực hiện công bằng xã hội.
2.2. Vai trò của sự phát triển lĩnh vực y tế đối với xã hội
Để phát triển kinh tế – xã hội thì yếu tố quyết định chính là con người và mục tiêu của
phát triển kinh tế – xã hội phải hướng tới duy trì sự tồn tại, phát triển của con người. Cải
thiện vốn con người đã được xác định là một chất xúc tác quan trọng cho sự tăng trưởng và
phát triển kinh tế trong các tài liệu kinh tế vĩ mô. Cụ thể, mô hình tăng trưởng nội sinh tân
cổ điển cho rằng, sự tăng trưởng về vốn con người (kiến thức) tác động tích cực đến sản
lượng của mỗi người lao động về lâu dài.Tương tự, mô hình vốn con người của Grossman
cho thấy sức khoẻ có chất lượng ảnh hưởng đáng kể tới sự phát triển vốn con người thông
qua thời gian làm việc và tiện ích bổ sung có nguồn gốc từ sức khoẻ tốt. Sức khoẻ tốt
không chỉ cải thiện việc tiêu thụ và sản xuất của cá nhân trong ngắn hạn mà còn cải thiện
lợi nhuận từ đầu tư vào các hoạt động sản xuất trong thời gian dài. Novignon và cộng sự
(2012) cung cấp bằng chứng cho thấy tình trạng sức khoẻ kém có ảnh hưởng tiêu cực đáng
kể đến phúc lợi hiện tại và tương lai của các hộ gia đình.
Muốn vậy, con người phải có được một thể lực và trí lực thích hợp nhất, trong đó thể
lực lại là tiền đề để tạo ra và nâng cao trí lực.Thể lực thể hiện sự ngày càng thích nghi
với môi trường sống của con người và chính con người lại tự nhận thức, biết nâng cao
thể lực thông qua các hoạt động y tế của mình. Các hoạt động y tế với mục tiêu chăm
sóc sức khoẻ và bảo vệ con người trước những tác động tiêu cực của môi trường sống.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
9
Do đó, các hoạt động trong lĩnh vực y tế là phần không thể thiếu được trong xã hội loài
người, nhằm mục đích điều hoà những tác động không tốt của môi trường sống tới con
người. Chính vì thế, sự nghiệp y tế là yêu cầu tất yếu khách quan của chế độ xã hội ở
mọi quốc gia. Sự nghiệp y tế nhằm mục tiêu đem lại những kết quả tốt nhất về chăm
sóc sức khoẻ cho nhân dân.
Sự nghiệp y tế cần phát triển theo hướng để mọi người đều được sống trong cộng
đồng an toàn, phát triển tốt về thể chất và tinh thần, giảm tỷ lệ mắc bệnh, nâng cao thể
lực, tăng tuổi thọ và phát triển giống nòi.Sự phát triển của lĩnh vực y tế được đánh giá
thông qua tình trạng sức khỏe của người dân thường được thể hiện bởi ba chỉ tiêu sau:
- Tuổi thọ trung bình của người dân (tính bằng năm) (Life expectancy at birth - LE)
là số năm dự kiến còn lại của cuộc đời ở một độ tuổi nhất định, nghĩa là số trung bình các
năm tiếp theo của cuộc đời cho một người ở độ tuổi nào đó, tính theo một tỉ lệ tử cụ thể.
Tuổi thọ trung bình phụ thuộc vào các tiêu chuẩn được sử dụng để chọn các nhóm. Tuổi
thọ trung bình thường được tính riêng cho nam và nữ. Các vùng trên thế giới có sự khác
biệt lớn về tuổi thọ trung bình, phần lớn nguyên nhân là do hệ thống chăm sóc sức khỏe, y
tế cộng đồng và chế độ ăn uống. Tỉ lệ tử vong cao ở các quốc gia nghèo phần lớn là do
chiến tranh, nghèo đói và bệnh tật (AIDS, sốt rét..). Trong vòng 200 năm qua, các quốc gia
có dân số là người da đen thường không có sự gia tăng về tuổi thọ trung bình như tại các
quốc gia có nguồn gốc dân châu Âu. Thậm chí tại các quốc gia với đa số dân da trắng, như
Mỹ, Anh, Ireland, Pháp, thì người da đen cũng thường có tuổi thọ trung bình thấp hơn
người da trắng. Theo WHO năm 2010 Nhật Bản và Cộng hòa San Marino là hai quốc gia
có tuổi thọ trung bình của người dân cao nhất thế giới - 83 tuổi. Ngoài ra, giữa nam và nữ
có sự khác biệt lớn về tuổi thọ ở hầu hết các quốc gia, phụ nữ thường sống lâu hơn nam
giới trung bình khoảng 5 năm. Các hoàn cảnh về kinh tế cũng tác động lên tuổi thọ trung
bình. Ví dụ, tại Anh Quốc, tuổi thọ trung bình ở khu vực giàu nhất thường cao hơn vài năm
so với những vùng nghèo nhất. Điều này phản ánh các yếu tố như chế độ ăn uống và lối
sống cũng như sự tiếp cận với chăm sóc y tế thấp.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
10
- Tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh (Infant mortality rate – IMR) được xác định bằng số trẻ
em chết khi chưa đạt 12 tháng tuổi trong năm tính bình quân cho 1000 trẻ em được sinh
ra năm đó. Nguyên nhân của hầu hết tử vong sơ sinh là do đẻ non, các biến chứng liên
quan đến đẻ (ngạt khi sinh hoặc không thở khi sinh), và nhiễm trùng. Do đó hàng năm
trên toàn thế giới có đến 2/3 số tử vong sơ sinh có thể phòng ngừa được nếu biết trước
và được cung cấp các biện pháp y tế hiệu quả khi sinh và tuần đầu của cuộc sống. Tại
các nước đang phát triển, gần một nửa tất cả các bà mẹ và trẻ sơ sinh không nhận được
sự chăm sóc lành nghề trong và ngay sau khi sinh.Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ về
sự sống còn của trẻ em (MDG4) nhằm làm giảm tử vong trẻ em xuống 2/3 vào năm
2015 từ mức của năm 1990. Để đạt được mục tiêu MDG4 sẽ cần bao phủ cộng đồng
với các can thiệp y tế hiệu quả bao gồm: chăm sóc trẻ sơ sinh và các bà mẹ; Nuôi
dưỡng trẻ nhỏ; Vắc-xin; Dự phòng và quản lý ca bệnh bị viêm phổi, tiêu chảy và nhiễm
trùng; Kiểm soát sốt rét; Dự phòng và chăm sóc HIV/AIDS. Các các nước có tử vong
cao, các can thiệp này có thể làm giảm số lượng tử vong xuống hơn một nửa.
- Tỷ lệ tử (Death rate – DR) được xác định bằng số người chết trong năm tính bình
quân cho 1.000 người năm đó.Việc nghiên cứu sự diễn biến của tỷ lệ tử trong nhiều năm
cho phép ta ước lượng được sự thay đổi của mức tử vong của một địa phương. Sự biến
động của tỷ lệ này phụ thuộc vào tình hình biến đổi kết cấu dân số theo độ tuổi và giới
tính. Các số liệu cho thấy hiện nay tỷ suất tử đã giảm đi rõ rệt so với các thế kỉ trước, đặc
biệt ở các nước đang phát triển nhờ sự phát triển không ngừng của lĩnh vực y tế, giúp nâng
cao sức khỏe cộng đồng và điều trị được nhiều loại bệnh nguy hiểm thành công.
2.3. Tác động của chi tiêu công đến lĩnh vực y tế
Hệ thống pháp luật, chính sách hướng tới phát triển y tế của các nước Đông Nam Á
luôn được điều chỉnh cho phù hợp hơn với yêu cầu của phát triển và hội nhập trong thực
tế. Trong đó, cơ chế huy động nguồn tài chính cho phát triển y tế của các nước cũng dần
được đổi mới, hướng tới khuyến khích thu hút vốn từ các nguồn ngoài ngân sách (xã hội
hóa, vốn ODA, đầu tư nước ngoài,…). Tuy nhiên, do hoạt động đầu tư tư nhân thường
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
11
hướng tới lợi nhuận, Chính phủ các nước vẫn khẳng định sẽ tiếp tục tăng ngân sách cho y
tế nhằm mục tiêu công bằng và hiệu quả của ngành y tế. Do vậy, đầu tư từ NSNN vẫn giữ
vai trò chủ đạo mặc dù nguồn tài chính từ NSNN cho lĩnh vực y tế này còn tồn tại nhiều
vấn đề, bao gồm hạn chế về nguồn vốn, hiệu quả sử dụng, cách thức triển khai,… Các
luồng tài chính công lớn để cung cấp tài chính cho y tế ở Việt Nam là vốn NSNN, quỹ bảo
hiểm y tế (BHYT) và bảo hiểm xã hội (BHXH). Trong các nguồn từ NSNN, chi thường
xuyên thường chiếm đa số tổng chi NSNN cho y tế của các nước, trong đó phần lớn được
phân bổ về cho các địa phương. NSNN sẽ hỗ trợ kinh phí một phần hoặc toàn bộ cho một
số nhóm đối tượng yếu thế tham gia BHYT với số lượng đối tượng và mức hỗ trợ tăng lên
qua các năm. Tuy nhiên, hiện nay ở các nước tốc độ mở rộng tỷ lệ bao phủ BHYT có xu
hướng chậm lại. Thành phần tham gia BHYT tích cực nhất vẫn là nhóm được NSNN hỗ
trợ toàn bộ hoặc một phần bao gồm các đối tượng như nhóm hành chính
sự nghiệp, hưu trí, nhóm nghèo, dân tộc thiểu số.
Chính sách đầu tư, tăng cường mạng lưới các cơ sở y tế ở các nước trong thời gian
qua chủ yếu được tài trợ bằng nguồn tài chính từ trái phiếu Chính phủ để xây dựng cải
tạo nâng cấp các bệnh viện địa phương và các phòng khám đa khoa khu vực. Việc duy
trì chi tiêu công cho y tế trong thời gian qua gắn liền với việc đánh giá nhu cầu của
người dân đối với chăm sóc sức khỏe, y tế dự phòng. Trong hơn 10 năm qua, nhu cầu
khám chữa bệnh tại các quốc gia khu vực Đông Nam Á có xu hướng tăng nhanh, đặc
biệt là ở các dịch vụ chất lượng cao do mức sống của người dân tăng lên nhanh chóng.
Song song với tăng chi tiêu công cho ngành y tế để nâng cao chất lượng cơ sở vật chất
và khám chữa bệnh, các nước có xu hướng mở thêm cơ hội cho khu vực tư nhân tham
gia vào cung ứng dịch vụ y tế nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu của xã hội.
2.4. Lược khảo các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Mặc dù khái niệm về chi tiêu y tế có thể khác nhau ở mỗi nước, Poullier và cộng sự
(2010) đã đưa ra một sự phân loại tổng chi cho y tế. Tổng chi phí y tế được coi là tổng của
cả chi tiêu công và tư trên tất cả các hàng hoá và dịch vụ liên quan đến y tế. Chi tiêu
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
12
của chi tiêu công thường được tài trợ thông qua đóng góp an sinh xã hội, các hình thức
thuế khác nhau cho các ngành khác nhau của chính phủ và từ các nguồn bên ngoài, bao
gồm cả khoản tài trợ và cho vay. Mặt khác, các khoản chi tư nhân bao gồm phí bảo
hiểm tư nhân và các chương trình trả trước, chi phí y tế cho y tế được ấn định, chi tiêu
cho y tế thông qua các dịch vụ y tế phi lợi nhuận và thanh toán trực tiếp hoặc chi tiêu từ
túi (OOP) cho hàng hoá y tế, bao gồm đồng thanh toán cũng như các khoản thanh toán
trực tiếp của cá nhân không có bảo hiểm.
Mối quan hệ giữa chi tiêu công cho lĩnh vực y tế và tình trạng sức khoẻ của người
dân đang rất được chú ý ở các quốc gia đang phát triển. Nhiều nghiên cứu được thực
hiện tại các nước đã chỉ ra tác động của chi tiêu công đến sự phát triển y tế ở các quốc
gia. Đây là nguồn tham khảo phong phú, là cơ sở để tác giả có thể đề xuất mô hình
nghiên cứu của luận văn.
Theo Anyanwu và Erhijakpor (2007), các khoản chi tiêu công cho sức khỏe một
cách thích hợp và hiệu quả được xem là yếu tố quyết định trong việc cải thiện tình
trạng sức khoẻ của cộng đồng. Ở cấp độ vĩ mô, chi tiêu công dùng để đầu tư phát triển
lĩnh vực y tế trên hai khía cạnh lànguồn nhân lực y tế và cơ sở hạ tầng dự kiến sẽ cải
thiện được tình trạng sức khoẻ và do đó nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của dân
số. Tuy nhiên, ở các khu vực đang phát triển có nguồn lực tài chính công tương đối hạn
hẹp, chi tiêu công cho y tế ít nhận được sự quan tâm của ngân sách nhà nước (theo báo
cáo của WHO năm 2010).
Filmer và Pretchett (1997, 1999) cung cấp bằng chứng cho thấy mặc dù chi phí
chăm sóc sức khoẻ ảnh hưởng đến tử vong ở trẻ em, nhưng nó không phải là động lực
chính cho kết quả sức khoẻ này. Các yếu tố như giáo dục, thay đổi công nghệ, thu nhập
và sự khác biệt về văn hoá đã được một số nhà nghiên cứu xác định là động lực chính
cho kết quả sức khoẻ thay vì chi tiêu cho chăm sóc sức khoẻ.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
13
Burnside và Dollar (1998) cũng chỉ ra rằng không có mối quan hệ đáng kể giữa chi
phí chăm sóc sức khoẻ và thay đổi tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh ở các nước có thu nhập
thấp.
Theo Wagstaff và Cleason (2004), mức độ mà chi phí y tế công cộng ảnh hưởng
đến kết cục sức khoẻ phụ thuộc vào hiệu quả của các chính sách và thể chế.
Akinkugbe và Afeikhena (2006) cũng cung cấp bằng chứng cho thấy hiệu quả của
chi tiêu chăm sóc sức khoẻ theo tỷ lệ GDP đối với tuổi thọ, tỷ suất chết trẻ dưới 5 tuổi
và tử vong ở trẻ sơ sinh là tích cực và có ý nghĩa trong SSA, Trung Đông và Bắc Phi.
Ở cấp độ khu vực, Anyanwu và Erhijakpor (2007) trong phân tích dữ liệu bảng và
sử dụng một mô hình ước lượng cố định cho thấy rằng chi phí y tế tổng thể là một đóng
góp đáng kể cho kết quả sức khoẻ với mức tăng chi phí chăm sóc sức khoẻ lên tới 10%
/ người, kết quả là 21% và 22% giảm tỷ lệ tử vong trẻ dưới 5 tuổi và trẻ sơ sinh tương
ứng.
Akinkugbe và Mohanoe (2009) đã thực hiện phân tích theo chuỗi thời gian sử dụng
mô hình hiệu chỉnh sai số (ECM) ở cấp độ quốc gia ở Lesotho. Ba chỉ tiêu về tình trạng
sức khoẻ đã được sử dụng làm biến phụ thuộc bao gồm: tuổi thọ (năm), tỷ lệ tử vong trẻ sơ
sinh (trên 1.000 trẻ sinh ra sống) và tỷ lệ tử vong trẻ dưới 5 tuổi (trên 1.000). Kết quả của
các phân tích cung cấp bằng chứng cho thấy ngoài sự tác động của chi tiêu công, sự có sẵn
bác sĩ, khả năng biết đọc biết viết của phụ nữ và tiêm phòng trẻ em cũng có ảnh hưởng
đáng kể đến kết cục sức khoẻ ở Lesotho. Trái ngược với những phát hiện từ các nghiên
cứu trước đó, các phân tích chỉ ra rằng thu nhập bình quân đầu người là một yếu tố quyết
định không đáng kể về tình trạng sức khoẻ. Những gợi ý về chính sách bắt nguồn từ bài
báo này là cho chính phủ Lesotho đưa thêm nhiều nguồn lực để giáo dục phụ nữ,
thuê thêm bác sĩ và tăng số trẻ em được chủng ngừa mỗi năm. Điều này sẽ hàm ý tăng
tỷ lệ chi tiêu công cho y tế.
Jacob Novignon, Solomon A Olakojo và Justice Nonvignon (2012) thực hiện
nghiên cứu tác động của chi tiêu khu vực công và khu vực tư đến tình trạng y tế và sức
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
14
khỏe của người dân vùng cận Sahara Châu Phi (SSA) và để kiểm tra hiệu quả của các
nguồn chi tiêu công và tư. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng từ 1995 đến 2010 bao gồm
44 quốc gia trong SSA. Các mô hình ước lượng cố định và ngẫu nhiên được thực hiện
để xác định ảnh hưởng của chi tiêu khu vực công và khu vực tư lên lĩnh vực chăm sóc
sức khỏe. Kết quả cho thấy chi tiêu trong lĩnh vực y tế có ảnh hưởng đáng kể đến tình
trạng sức khoẻ thông qua việc cải thiện tuổi thọ, giảm tử vong và tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ
sinh. Cả chi tiêu công và tư nhân cho lĩnh vực y tế đều cho thấy sự liên kết chặt chẽ với
tình trạng sức khoẻ mặc dù chi tiêu công có tác động tương đối cao hơn. Những phát
hiện này hàm ý rằng chi tiêu cho lĩnh vực y tế vẫn là một thành phần quan trọng trong
việc cải thiện tình trạng sức khoẻ ở các nước vùng hạ Sahara. Tăng chi tiêu cho lĩnh
vực y tế sẽ là một bước quan trọng để đạt được các mục tiêu phát triển. Hơn nữa, các
nhà hoạch định chính sách cần thiết lập quan hệ đối tác công - tư hiệu quả trong việc
phân bổ chi tiêu cho lĩnh vực y tế.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
15
CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Mô hình và các giả thuyết nghiên cứu
3.1.1. Mô hình nghiên cứu
Để đo lường mức độ tác động của chi tiêu công và các biến kiểm soát khác đến sự
phát triển trong lĩnh vực y tế tại các nước Đông Nam Á, mô hình nghiên cứu bao gồm
các biến được kế thừa từ ý tưởng của các nghiên cứu đi trước (đặc biệt là nghiên cứu
của Jacob Novignon và cộng sự (2012)). Tác giả sử dụng phân tích hồi quy tuyến tính
đa biến để đo lường ảnh hưởng của các biến độc lập trong mô hình đến sự phát triển
trong lĩnh vực y tế của các nước Đông Nam Á. Phương trình hồi quy được sử dụng
trong nghiên cứu có dạng như sau:
HOit = αi + β1HEPit + β2GDPcapitait + β4POPU1it + β5POPU2it + β6POPU3it + εit (*)
Trong đó:
- Các biến phụ thuộc thể hiện tình trạng sức khỏe của người dân (Health outcomes
(HO)) bao gồm 3 biến: tuổi thọ trung bình của người dân (tính bằng năm) (Life
expectancy at birth - LE), tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh (xác định bằng số trẻ em chết khi
chưa đạt 12 tháng tuổi trong năm tính bình quân cho 1000 trẻ em được sinh ra năm đó)
(Infant mortality rate – IMR) và tỷ lệ tử (xác định bằng số người chết trong năm tính
bình quân cho 1.000 dân số năm đó) (Death rate – DR).
- Biến độc lập chính là chi tiêu công cho y tế (tính theo tỷ lệ % trên GDP)
(Health Expenditure Public - HEP);
- Các biến kiểm soát trong mô hình bao gồm:
+ GDP bình quân đầu người của các quốc gia (GDPcapita);
+ Tỷ lệ dân số trong độ tuổi dưới 14 trên tổng dân số (POPU1);
+ Tỷ lệ dân số trong độ tuổi từ 15 đến 64 trên tổng dân số (POPU2);
+ Tỷ lệ dân số trong độ tuổi từ 65 trở lên trên tổng dân số (POPU3);
- t đại diện cho năm nghiên cứu.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
16
- C là hệ số tự do.
- ε là sai số của mô hình.
Từ phương trình (*) ta có thể tách ra làm 3 phương trình với 3 biến phụ thuộc như
đã trình bày cụ thể như sau:
LEit = αi + β1HEPit + β2GDPcapitait + β4POPU1it + β5POPU2it + β6POPU3it + εit (1)
IMRit = αi + β1HEPit + β2GDPcapitait + β4POPU1it + β5POPU2it + β6POPU3it + εit (2)
DRit = αi + β1HEPit + β2GDPcapitait + β4POPU1it + β5POPU2it + β6POPU3it + εit (3)
3.1.2. Các giả thuyết nghiên cứu
Trên cơ sở lý thuyết đã trình bày và các biến trong mô hình nghiên cứu đã đề xuất,
tác giả đưa ra các giả thiết như sau:
- Giả thuyết H1: Chi tiêu công có tác động cùng chiều đến sự phát triển y tế.
- Giả thuyết H2: GDP bình quân đầu người có tác động cùng chiều đến sự phát triển y tế.
- Giả thuyết H3: Tỷ lệ dân số trong độ tuổi dưới 14 trên tổng dân số có tác động cùng
chiều đến sự phát triển y tế.
- Giả thuyết H4: Tỷ lệ dân số trong độ tuổi từ 15 đến 64 trên tổng dân số có tác động
cùng chiều đến sự phát triển y tế.
- Giả thuyết H5: Tỷ lệ dân số trong độ tuổi từ 65 trở lên trên tổng dân số có tác động
ngược chiều đến sự phát triển y tế.
3.2. Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu
3.2.1. Phương pháp nghiên cứu
Dữ liệu được tác giả sử dụng để tiến hành hồi quy là dữ liệu bảng (panel data). Đây là
loại dữ liệu phù hợp để tiến hành đo lường mức độ ảnh hưởng của biến độc lập và các biến
kiểm soát trong mô hình nghiên cứu đến sự phát triển trong lĩnh vực y tế thể hiện qua tình
trạng sức khỏe của người dân với ba biến phụ thuộc trong ba phương trình đã nêu. Đối với
dữ liệu bảng, các nhà nghiên cứu thường sử dụng mô hình hồi quy bình phương nhỏ nhất
(OLS), mô hình hồi quy tác động ngẫu nhiên (REM) và mô hình hồi quy tác động cố định
(REM). Trong ba phương pháp trên, phương pháp hồi quy OLS là
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
17
đơn giản nhất. Với ước lượng OLS, các giả định về đa cộng tuyến, hiện tượng tự tương
quan, hiện tượng phương sai sai số thay đổi không được xem xét tới. Tùy thuộc vào
mục tiêu nghiên cứu, đặc điểm dữ liệu, đặc điểm của mô hình,các nghiên cứu sẽ lựa
chọn các mô hình hồi quy khác nhau. Do những hạn chế nêu trên của ước lượng OLS,
nghiên cứu này sử dụng hai phương pháp hồi quy cho dữ liệu bảng FEM và REM.
- Mô hình Pooled OLS: dùng để kiểm định ảnh hưởng của các biến độc lập đối với
biến phụ thuộc. Mô hình Pooled OLS thực chất là việc sử dụng dữ liệu bảng để phân tích
bằng hình thức sử dụng tất cả dữ liệu bằng cách sắp xếp chồng không phân biệt từng cá
thể riêng, tức là mô hình này sử dụng dữ liệu như một phân tích OLS thông thường.
Phương pháp bình phương bé nhất (OLS) được sử dụng để ước lượng đường thẳng hồi
quy bởi vì nó cho phép sai số cực tiểu giữa các điểm ước lượng trên đường thẳng hồi
quy và những điểm quan sát thực tế của đường thẳng hồi quy là phù hợp nhất.
- Mô hình ảnh hưởng cố định (FEM – Fixed effects model): Mô hình ảnh hưởng cố
định đưa ra giả thuyết cho rằng mỗi đối tượng nghiên cứu sẽ có những đặc điểm riêng
có tác động đến biến giải thích.Mô hình này xem xét sự tương quan giữa phần dư của
mỗi đối tượng nghiên cứu với biến giải thích từ đó loại bỏ ảnh hưởng của đặc điểm
riêng của các đối tượng nghiên cứu khỏi các biến giải thích để ước lượng những ảnh
hưởng thực của biến giải thích lên biến được giải thích (biến phụ thuộc).
- Mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM – Random Effects Model): Nếu giả định
của mô hình FEM là có sự khác biệt giữa các đối tượng và có sự ảnh hưởng lên biến giải
thích thì giả định của mô hình REM chính là đặc điểm riêng giữa các đối tượng nghiên cứu
là ngẫu nhiên và không tương quan đến các biến giải thích. Như vậy, sự khác biệt giữa mô
hình FEM và mô hình REM ở đặc điểm riêng biệt của các đối tượng, nếu sự
khác biệt giữa các đối tượng có ảnh hưởng đến biến giải thích thì sử dụng mô hình
REM sẽ tốt hơn so với mô hình FEM.
Với ba phương pháp ước lượng đã nêu, tác giả sẽ sử dụng các kiểm định Breusch-
Pagan Lagrangian và kiểm định Hausman để lựa chọn giữa ba phương pháp ước lượng.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
18
Ngoài ra, tác sẽ thực hiện kiểm định về các giả định hồi quy của mô hình để đảm
bảo kết quả hồi quy có ý nghĩa, các hệ số ước lượng thu được bằng phương pháp hồi
quy là ước lượng hiệu quả (ước lượng có phương sai nhỏ nhất), có tính đại diện cho
tổng thể nghiên cứu. Các giả định hồi cần được kiểm định bao gồm:
(1) Không có hiện tượng đa cộng tuyến;
(2) Khôngcó hiện tượng tự tương quan;
(3) Phương sai sai số không đổi;
(4) Phần dư có phân phối chuẩn.
Nếu mô hình xảy ra các khuyết tật trên, phương pháp FGLS sẽ được tác giả sử dụng
để khắc phục các vi phạm này (Judge, Hill et al, 1988).
3.2.2. Dữ liệu nghiên cứu
Tác giả thu thập dữ liệu bảng với tất cả dữ liệu đều được lấy từ Worldbank trong
giai đoạn 2002 - 2016 của 11 nước thuộc khu vực Đông Nam Á. Dữ liệu về chi tiêu
công được thể hiện bằng tỷ lệ % trên GDP của các quốc gia. Như vậy với thời gian lấy
dữ liệu là 15 năm của 11 quốc gia khu vực Đông Nam Á thì bộ dữ liệu sẽ gồm 165 kì
quan sát phù hợp với yêu cầu về kích thước mẫu tối thiểu để sử dụng mô hình hồi quy
tuyến tính đa biến.Theo Tabachnick & Fidell (2007) thì kích thước mẫu cần phải đảm
bảo theo công thức: N ≥ 50 + 8m và để phân tích từng quan hệ riêng lẻ kích thước mẫu
cần phải đảm bảo tối thiểu: N ≥ 104 + m (trong đó N là cỡ mẫu và m là biến độc lập
của mô hình). Tác giả sử dụng phần mềm STATA 13 để phân tích dữ liệu.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
19
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Thực trạng về tình hình sức khỏe người dân và chi tiêu công cho y tế tại các
nước Đông Nam Á
4.1.1. Tuổi thọ trung bình của người dân
Bảng 4.1. Thống kê mô tả tuổi thọ trung bình của người dân tại các nước Đông
Nam Á giai đoạn 2002 – 2016
Năm Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn
2002 60.03 78.55 68.2113 6.62245
2003 60.60 79.04 68.6134 6.44910
2004 61.18 79.49 69.0119 6.28077
2005 61.74 79.99 69.4079 6.13740
2006 62.30 80.14 69.7580 5.95343
2007 62.83 80.44 70.1017 5.81524
2008 63.35 80.79 70.4263 5.70573
2009 63.84 81.24 70.7356 5.63488
2010 64.30 81.54 71.0078 5.55459
2011 64.74 81.74 71.2513 5.47338
2012 65.15 82.00 71.4864 5.41639
2013 65.55 82.25 71.7143 5.37122
2014 65.92 82.50 71.9380 5.33578
2015 66.28 82.60 72.1465 5.27885
2016 66.38 82.85 72.3118 5.29315
(Nguồn: Tính toán của tác giả bằng phần mềm STATA) Tuổi thọ trung bình của người
dân được tính theo năm, nó phản ánh số năm dự kiến còn lại của cuộc đời ở một độ
tuổi nhất định, nghĩa là số trung bình các năm tiếp theo của cuộc đời cho một người ở
độ tuổi nào đó, tính theo một tỉ lệ tử cụ thể. Tuổi thọ trung
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
20
bình phụ thuộc vào các tiêu chuẩn được sử dụng để chọn các nhóm. Tuổi thọ trung
bình thường được tính riêng cho nam và nữ. Tuy nhiên trong nghiên cứu này, tác giả
chọn tuổi thọ trung bình chung của cả nam và nữ. Tuổi thọ trung bình của người dân
phụ thuộc chủ yếu vào hệ thống chăm sóc sức khỏe, y tế cộng đồng và chế độ ăn uống.
Các điều kiện về kinh tế cũng tác động lên tuổi thọ trung bình. Tỉ lệ tử vong cao ở các
quốc gia nghèo phần lớn do chiến tranh, nghèo đói và bệnh tật (AIDS, sốt rét..).
Theo kết quả thống kê từ bảng 4.1 cho tuổi thọ trung bình của người dân ở các
nước Đông Nam Á có giá trị trung bình trong khoảng từ 68.2113 năm (năm 2002) đến
72.3118 năm (năm 2016). Nhìn chung, tuổi thọ trung bình trong khu vực có xu hướng
tăng dần qua các năm. Tỷ lệ này là khá cao so với các khu vực khác trên thế giới, đặc
biệt là ở khu vực Châu Phi. Kết quả này cho thấy công tác chăm sóc y tế, nâng cao sức
khỏe của cộng đồng đang được thực hiện khá tốt tại các nước trong khu vực. Bên cạnh
đó, ý thức tự bảo vệ sức khỏe của người dân bằng chế độ ăn uống, luyện tập hợp lý
cũng giúp cải thiện đáng kể tuổi thọ trung bình của khu vực.
Mặt khác, theo kết quả thống kê ở phụ lục 1, tuổi thọ trung bình của người dân ở
các nước Đông Nam Á có thể phân làm 3 nhóm. Nhóm các nước có tuổi thọ trung bình
thấp (dưới 70 tuổi) bao gồm: Cambodia, Indonesia, Lào, Myanmar, Philippines và
Đông Timor. Nhóm các nước có tuổi thọ trung bình từ 70 đến 80 tuổi gồm: Việt Nam,
Thái Lan, Malaysia và Brunei. Singapore là quốc gia duy nhất có tuổi thọ trung bình
của người dân đạt trên 80 tuổi. Những số liệu này đã cho thấy tình hình chăm sóc sức
khỏe tại các nước có tuổi thọ trung bình của người dân dưới 70 chưa đạt kết quả tốt.
Những nước này đa số là các quốc gia kém phát triển trong khu vực do đó điều kiện
chăm sóc y tế và cuộc sống của người dân còn nhiều khó khăn, thiếu thốn dẫn đến tuổi
thọ trung bình ở mức thấp hơn so với mặt bằng chung trong khu vực Đông Nam Á.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
21
73
72
71
70
69
68
67
66
2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016
Hình 4.1. Biểu đồ giá trị trung bình tuổi thọ trung bình của
người dân tại các nước Đông Nam Á giai đoạn 2002 – 2016
4.1.2. Tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
22
Bảng 4.2. Thống kê mô tả tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh tại các nước Đông Nam Á giai
đoạn 2002 – 2016
Năm Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn
2002 2.70 77.50 37.4455 28.82105
2003 2.50 74.60 35.8727 27.39358
2004 2.30 72.00 34.4636 26.06884
2005 2.30 69.60 32.9909 24.82106
2006 2.30 67.20 31.7000 23.65773
2007 2.30 65.00 30.5000 22.57716
2008 2.20 62.70 29.7182 22.02720
2009 2.20 60.60 28.2455 20.57466
2010 2.20 58.50 27.2273 19.68980
2011 2.20 56.70 26.2909 18.86231
2012 2.20 55.00 25.4000 18.11094
2013 2.10 53.50 24.5909 17.44474
2014 2.10 51.90 23.8182 16.81278
2015 2.10 50.40 23.1091 16.21151
2016 2.20 48.90 22.4545 15.60297
(Nguồn: Tính toán của tác giả bằng phần mềm STATA)
Tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh được xác định bằng số trẻ em chết khi chưa đạt 12 tháng
tuổi trong năm tính bình quân cho 1000 trẻ em được sinh ra năm đó. Những nguyên nhân
của hầu hết trường hợp tử vong sơ sinh là do đẻ non, các biến chứng liên quan đến đẻ
(ngạt khi sinh hoặc không thở khi sinh), và nhiễm trùng. Do đó hàng năm trên toàn thế
giới có đến 2/3 số tử vong sơ sinh có thể phòng ngừa được nếu biết trước và được cung
cấp các biện pháp y tế hiệu quả khi sinh và tuần đầu của cuộc sống. Các nước có tỷ lệ tử
vong ở trẻ sơ sinh cao có thể sử dụng các can thiệp này để làm giảm số lượng tử vong
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
23
xuống hơn một nửa. Do đó, kết quả trong hoạt động chăm sóc y tế có tác động rất
lớn đến tỷ lệ này.
Kết quả thống kê từ bảng 4.2 cho thấy tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh của các nước
trong khu vực Đông Nam Á có giá trị trung bình dao động trong khoảng từ 22.4545%
(năm 2016) đến 37.4455% (năm 2002). Nhìn chung tỷ lệ này cũng có xu hướng giảm
dần theo thời gian. Điều này phản ánh công tác chăm sóc y tế về mặt sinh sản cho sản
phụ và trẻ sơ sinh đang có xu hướng được cải thiện theo thời gian. Kết quả này có được
nhờ vào nguồn tài trợ lớn từ NSNN và bảo hiểm y tế của các quốc gia cho những can
thiệp y tế đối với trẻ sơ sinh hiệu quả bao gồm: Chăm sóc trẻ sơ sinh và các bà mẹ;
Nuôi dưỡng trẻ nhỏ; Vắc-xin; Dự phòng và quản lý ca bệnh bị viêm phổi, tiêu chảy và
nhiễm trùng; Kiểm soát sốt rét; Dự phòng và chăm sóc HIV/AIDS.
Bên cạnh đó, kết quả tính toán ở phụ lục 2 cho thấy tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh
giữa các nước trong khu vực Đông Nam Á có sự chênh lệch khá lớn. Các nước có tỷ lệ
tử vong ở trẻ sơ sinh rất thấp bao gồm: Singapore (2.2% năm 2016), Malaysia (7.1%
năm 2016) và Brunei (8.5% năm 2016). Đây là các quốc gia phát triển nhất trong khu
vực Đông Nam Á với điều kiện chăm sóc y tế rất tốt từ chính phủ, thêm vào đó mức
sống của người dân cũng rất cao so với mặt bằng chung trong khu vực do đó hạn chế
được tối đa tình trạng tử vong của trẻ sơ sinh. Các nước có tỷ lệ này nằm trong từ 10%
đến dưới 30% bao gồm: Thái Lan, Việt Nam, Indonesia, Cambodia và Philippines. Các
nước còn lại có tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh rất cao, thậm chí gần 50% như Myanamar
(40.1% năm 2016), Đông Timor (42.4% năm 2016) và Lào (48.9% năm 2016). Những
số liệu này cho thấy hiệu quả của công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản tại các nước
Đông Nam Á đang có sự chênh lệch quá lớn. Các nước kém phát triển đã không thể
thực hiện được tốt công tác này khiến tình trạng tử vong ở trẻ sơ sinh quá cao, đến thời
điểm hiện tại tỷ lệ này vẫn còn gần 50%. Đây là hồi chuông cảnh báo về công tác chăm
sóc sức khỏe sinh sản ở một số nước trong khu vực Đông Nam Á.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
24
40
35
30
25
20
15
10
2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016
Hình 4.2. Biểu đồ giá trị trung bình tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh tại
các nước Đông Nam Á giai đoạn 2002 – 2016
4.1.3. Tỷ lệ tử thô
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
25
Bảng 4.3. Thống kê mô tả tỷ lệ tử thô tại các nước Đông Nam Á giai đoạn 2002 –
2016
Năm Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn
2002 2.84 9.13 6.5851 2.11120
2003 2.82 8.88 6.4858 1.98840
2004 2.84 8.81 6.3798 1.89815
2005 2.87 8.73 6.2955 1.80883
2006 2.92 8.65 6.2246 1.72961
2007 2.99 8.56 6.1760 1.64854
2008 3.06 8.47 6.1219 1.59657
2009 3.13 8.37 6.0790 1.55360
2010 3.20 8.28 6.0646 1.49684
2011 3.26 8.20 6.0589 1.44969
2012 3.33 8.14 6.0511 1.42260
2013 3.39 8.10 6.0578 1.39335
2014 3.45 8.09 6.0691 1.37266
2015 3.51 8.10 6.0840 1.36073
2016 3.47 8.08 6.0755 1.37386
(Nguồn: Tính toán của tác giả bằng phần mềm STATA) Tỷ lệ tử thô được xác định
bằng số người chết trong năm tính bình quân cho 1.000 người năm đó. Khác với tỷ lệ
tử của trẻ sơ sinh, tỷ lệ tử thô lại phụ thuộc rất chặt vào cơ cấu dân số theo độ tuổi: với
cùng mức độ chết như nhau, nhưng dân số nào có tỷ trọng của nhóm dân số có nguy cơ
chết cao (như trẻ em và người già) thì dân số đó có tỷ lệ tử thô càng cao, và ngược lại.
Do đó, sự biến động của tỷ lệ tử qua các năm phụ thuộc vào sự phát triển trong lĩnh
vực y tế và tình hình biến đổi kết cấu dân số theo độ tuổi và giới
tính.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
26
Theo kết quả thống kê từ bảng 4.3, tỷ lệ tử thô tại các nước Đông Nam Á nhìn
chung có xu hướng giảm theo thời gian và biến động trong khoảng từ 6.0511% (năm
2012) đến 6.5851% (năm 2002). Đây là một tỷ lệ khá thấp trên thế giới, điều này cho
thấy cơ cấu dân số của các nước khu vực Đông Nam Á thuộc vào nhóm dân số trẻ, do
đó có tỷ lệ tử thô khá thấp, bên cạnh đó cũng cần khẳng định sự tiến bộ trong lĩnh vực
y tế trong thời gian qua đã góp phần không nhỏ vào việc giảm tỷ lệ này.
Ngoài ra, theo thống kê trong phụ lục 3, tỷ lệ tử thô giữa các quốc gia khu vực
Đông Nam Á cũng có sự không đồng đều. Các nước có tỷ lệ tử thô thấp hơn mức trung
bình khu vực khá nhiều bao gồm: Singapore, Brunei và Malaysia. Đây cũng là các
quốc gia phát triển với trình độ phát triển y học cao nhờ vào nguồn lực tài chính dồi
dào đến từ NSNN cũng như khu vực tư nhân do đó tỷ lệ tử thô của các nước này khá
thấp so với mức trung bình khu vực. Trong khi đó, các nước có điều kiện chăm sóc y tế
kém và nguồn lực tài chính đầu tư vào chăm sóc sức khỏe hạn chế như Myanmar có tỷ
lệ tử cao hơn mức trung bình khá nhiều (8.08% năm 2016). Tỷ lệ tử thô của các nước
còn lại không có sự chênh lệch lớn so với mặt bằng chung khu vực.
6.7
6.6
6.5
6.4
6.3
6.2
6.1
5.9
5.8
5.7
2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016
Hình 4.3. Biểu đồ giá trị trung bình tỷ lệ tử thô tại các nước Đông Nam Á giai
đoạn 2002 - 2016
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
27
4.1.4. Chi tiêu công cho y tế
Chi tiêu công cho y tế thường được tài trợ thông qua đóng góp an sinh xã hội, các
hình thức thuế khác nhau cho các ngành khác nhau của chính phủ và từ các nguồn bên
ngoài, bao gồm cả khoản tài trợ và cho vay. Tác giả sử dụng tỷ lệ chi tiêu công cho y tế
trên GDP của các quốc gia để thể hiện mức độ chi tiêu cho lĩnh vực này so với quy mô
của nền kinh tế.
Bảng 4.4. Thống kê mô tả tỷ lệ chi tiêu công cho y tế trên GDP tại các nước Đông
Nam Á giai đoạn 2002 – 2016
Năm Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn
2002 .31 2.57 1.4158 .65967
2003 .24 2.59 1.6124 .72181
2004 .27 2.52 1.4325 .77463
2005 .16 2.29 1.2762 .67403
2006 .26 2.54 1.3519 .70312
2007 .18 2.72 1.4056 .84704
2008 .21 2.98 1.4130 .78483
2009 .23 3.05 1.7202 .85464
2010 .30 2.96 1.6748 .86354
2011 .30 3.20 1.5491 .90384
2012 .79 3.72 1.7604 .97862
2013 .83 3.80 1.8365 .94473
2014 .94 3.82 1.9210 .95243
2015 1.01 3.85 1.9627 .95321
2016 1.04 3.88 2.0218 .96735
(Nguồn: Tính toán của tác giả bằng phần mềm STATA)
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
28
2.5
1.5
0.5
2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016
Hình 4.4. Biểu đồ giá trị trung bình tỷ lệ chi tiêu công cho y tế trên GDP tại các
nước Đông Nam Á giai đoạn 2002 - 2016
Theo kết quả tính toán từ bảng 4.4 cho thấy giá trị trung bình của tỷ lệ chi tiêu công
cho y tế trên GDP tại các nước Đông Nam Á trong giai đoạn 2002 – 2016 tuy có sự
biến động tăng giảm không đồng đều qua các năm nhưng nhìn chung vẫn có xu hướng
tăng nhẹ. Tỷ lệ chi tiêu công cho y tế trên GDP biến động trong khoảng từ 1.2762%
(năm 2005) đến 2.0218% (năm 2016). Mức độ chi tiêu công cho y tế trung bình tại các
nước Đông Nam Á hiện nay ở mức khá thấp so với các nước và các khu vực khác trên
thế giới. Có thể dẫn chứng một số tỷ lệ chi tiêu công cho y tế trên GDP như: Hàn Quốc
là 4% (2014), Trung Quốc là 3.12% (2014) và các nước thuộc khu vực EU là 7.16%
(2014) (theo WHO, 2016). Bên cạnh đó, theo đánh giá của World Bank việc chi tiêu
công cho y tế tại các nước trong khu vực Đông Nam Á vẫn còn nhiều hạn chế dẫn đến
kết quả chưa được tối ưu. Thứ nhất, các cơ chế chi trả cho cơ sở dịch vụ chưa tạo được
động lực phù hợp. Thứ hai là sự phụ thuộc quá nhiều vào các dịch vụ tập trung ở bệnh
viện tuyến trung ương và tuyến tỉnh thay vì chăm sóc y tế ở tuyến cơ sở. Thứ ba là mức
chi tiêu quá cao cho dược phẩm.
Bên cạnh đó, tỷ lệ chi tiêu công cho y tế trên GDP giữa các quốc gia có sự chênh lệch
rất lớn theo kết quả tính toán trong phụ lục 4. Một số nước có tỷ lệ chi tiêu công cho y
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
29
tế trên GDP khá cao so với mức trung bình của khu vực và được duy trì ổn định như
Việt Nam, Thái Lan và Malaysia, Singapore và Brunei. Đặc biệt hai quốc gia
Singapore và Brunei với tổng dân số khá ít so với các nước khác trong khu vực nhưng
quy mô của nền kinh tế thể hiện qua tổng GDP lại cao nhất, do đó mức độ chi tiêu công
cho y tế nếu quy ra số tuyệt đối sẽ rất lớn. Đây cũng là lý do chính khiến lĩnh vực y tế
của các nước này rất phát triển, đạt được những thành công thể hiện qua ba chỉ tiêu về
sự phát triển của lĩnh vực y tế như đã phân tích ở các phần trên. Các nước có tỷ lệ chi
tiêu công cho y tế trên GDP khá thấp so với mặt bằng chung trong khu vực bao gồm:
Cambodia, Indonesia, Lào, Myanmar, Philippines và Đông Timor. Đây cũng là những
quốc gia có các chỉ tiêu về sự phát triển của lĩnh vực y tế kém nhất trong khu vực như
đã nhận định trong các mục phía trên.
4.1.5. GDP bình quân đầu người
Khi xem xét sự phát triển kinh tế của một quốc gia, người ta thường dựa trên số liệu
về tổng GDP quốc gia và GDP bình quân đầu người của quốc gia đó mà chưa tính đến
những khác biệt trong giá cả sinh hoạt ở các quốc gia khác nhau. Ưu điểm của việc sử
dụng dữ liệu về GDP là đơn giản, ít yêu cầu tính toán phức tạp, đồng thời giúp phản
ánh chính xác hơn sự đóng góp của người dân nước đó vào sự phát triển của nền kinh
tế quốc gia. Bảng 4.5 thể hiện chi tiết thống kê mô tả GDP bình quân đầu người của 11
nước Đông Nam Á giai đoạn 2002 - 2016.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
30
Bảng 4.5. Thống kê mô tả GDP bình quân đầu người tại các nước Đông Nam Á
giai đoạn 2002 – 2016
Năm Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn
2002 143.78 22016.83 4433.8565 7593.33828
2003 219.78 23573.63 4815.1496 8206.81329
2004 219.82 27405.27 5568.5026 9615.58187
2005 247.24 29869.85 6302.8890 10865.62858
2006 296.90 33579.86 7260.0079 12506.07699
2007 410.45 39223.58 8176.1133 13957.38787
2008 611.78 39721.05 8984.4329 14947.35141
2009 719.73 38577.56 7878.6729 12930.50878
2010 785.69 46569.68 9659.8554 15854.56336
2011 882.49 53166.68 11633.0586 19269.42562
2012 950.02 54431.16 11950.5731 19601.15078
2013 1028.42 56029.19 11923.7727 19370.63485
2014 1098.69 56336.07 11719.2410 18923.00970
2015 1138.99 53629.74 10372.4380 16766.85031
2016 1195.52 52962.49 10020.2077 16088.20571
(Nguồn: Tính toán của tác giả bằng phần mềm STATA)
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
31
14000
12000
10000
8000
6000
4000
2000
2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016
Hình 4.5. Biểu đồ giá trị trung bình GDP bình quân đầu người tại các nước Đông
Nam Á giai đoạn 2002 – 2016
Giá trị trung bình của GDP bình quân đầu người của các nước Đông Nam Á thể
hiện trong bảng 4.5 cho thấy đang có xu hướng tăng dần theo thời gian từ mức thấp
nhất là 4433.8565 USD/người/năm (năm 2002) đến mức cao nhất là 11950.5731
USD/người/năm (năm 2012) sau đó giảm dần đến năm 2016 đạt mức 10020.2077
USD/người/năm. Kết quả này phản ánh nền kinh tế các quốc gia trong khu vực đang có
bước phát triển khá tốt, tăng trưởng nhanh chóng trong thời gian qua.
Theo phụ lục 5, Singapore là quốc gia có GDP bình quân đầu người cao nhất khu
vực Đông Nam Á. Trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2016, mức GDP bình quân
đầu người luôn đạt trên 50.000 USD. Brunei là quốc gia có thứ hai có chỉ tiêu này cao
vượt trội, gấp từ 3 đến 4 lần so với mặt bằng chung khu vực. Tiếp theo, Malaysia là
quốc gia xếp thứ ba trong khu vực về GDP bình quân đầu người trong khu vực Đông
Nam Á với mức thu nhập năm 2016 đạt 9.508 USD.
Xét riêng trong thời gian gần đây (từ 2014 đến 2016), các nước có thu nhập bình
quân đầu người cao kế tiếp là Thái Lan, Indonesia, Philippines, Lào, Việt Nam, Đông
Timor, Cambodia và Myanmar. Kết quả này cho thấy, Việt Nam đang nằm ở thứ hạng
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
32
khá thấp về GDP bình quân đầu người so với các nước trong khu vực khi chỉ hơn được
3 nước là Đông Timor, Cambodia và Myanmar.
4.1.6. Tỷ lệ dân số trong độ tuổi dưới 14 trên tổng dân số
Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi còn được sử dụng để đánh giá xu hướng già hóa hay
trẻ hóa của dân số một quốc gia. Đồng thời tỷ lệ này còn phản ánh tỷ số phụ thuộc, một
chỉ tiêu biểu thị gánh nặng của dân số trong tuổi lao động. Chỉ tiêu này phản ánh tác
động của mức độ sinh và mức độ chết đến cơ cấu tuổi và lực lượng lao động. Tỷ lệ dân
số trong độ tuổi dưới 14 được thống kê mô tả trong bảng 4.6 cụ thể như sau:
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
33
Bảng 4.6. Thống kê mô tả tỷ lệ dân số trong độ tuổi dưới 14 trên tổng dân số tại
các nước Đông Nam Á giai đoạn 2002 - 2016
Năm Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn
2002 20.35 50.20 33.3088 8.61164
2003 19.92 49.91 32.8312 8.62979
2004 19.53 49.57 32.3546 8.63075
2005 19.14 49.17 31.8564 8.61646
2006 18.85 48.06 31.3134 8.40331
2007 18.54 47.28 30.7827 8.26589
2008 18.19 46.73 30.2611 8.17981
2009 17.77 46.20 29.7589 8.10272
2010 17.34 45.60 29.2880 8.01434
2011 16.95 45.57 28.9069 8.05296
2012 16.57 45.22 28.5266 8.01958
2013 16.20 44.72 28.1604 7.95369
2014 15.84 44.29 27.8180 7.90888
2015 15.50 44.00 27.4995 7.90607
2016 15.24 43.75 27.2154 7.89687
(Nguồn: Tính toán của tác giả bằng phần mềm STATA)
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
34
35
30
25
20
15
10
2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016
Hình 4.6. Biểu đồ giá trị trung bình tỷ lệ dân số trong độ tuổi dưới 14 trên tổng
dân số tại các nước Đông Nam Á giai đoạn 2002 – 2016
Kết quả tính toán từ bảng 4.6 cho thấy, giá trị trung bình của tỷ lệ dân số dưới 14
tuổi trong tổng số dân của khu vực Đông Nam Á nhìn chung đang có xu hướng giảm
dần theo thời gian với mức cao nhất là 33.3088% (năm 2002) đến mức thấp nhất là
27.2154% (năm 2016). Kết quả này thể hiện dân số của các nước Đông Nam Á đang có
xu hướng già hóa với mức sinh giảm dần theo thời gian khiến cho tỷ lệ dân số dưới 14
tuổi ngày càng giảm xuống.
Theo phụ lục 6 cho thấy, tỷ lệ dân số dưới 14 tuổi của các quốc gia trong khu vực có sự
khác biệt khá lớn.Các nước có tỷ lệ này dưới mức trung bình của khu vực bao gồm:
Singapore, Thái Lan, Brunei, Malaysia và Việt Nam. Các nước có tỷ lệ này tương đương
mức trung bình khu vực là Indonesia và Myanmar. Các nước có dân số rất trẻ thể hiện qua
tỷ lệ dân số dưới 14 tuổi cao vượt trội so với mặt bằng chung trong khu vực bao gồm:
Cambodia, Lào, Philippines và đặc biệt là Đông Timor (tỷ lệ dân số dưới 14 tuổi đạt
43.75% năm 2016). Đối với các nước có tỷ lệ này quá cao cho thấy gánh nặng phụ thuộc
của xã hội là khá lớn do nhóm tuổi này là nhóm tuổi dưới độ tuổi lao động, phụ thuộc hoàn
toàn vào gia đình. Bên cạnh đó, nhu cầu chăm sóc y tế đối với trẻ em ở các quốc gia có tỷ
lệ dân số dưới 14 tuổi cao cũng là rất lớn bởi vì dân số trong nhóm tuổi
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
35
này là các trẻ em chưa trưởng thành về mặt thể chất, dễ mắc các bệnh tật. Chính vì vậy,
điều này đòi hỏi sự đầu tư từ chi tiêu công của chính phủ phải thật sự mạnh mẽ và hiệu
quả.
4.1.7. Tỷ lệ dân số trong độ tuổi từ 15 đến 64 trên tổng dân số
Tỷ lệ dân số trong độ tuổi từ 15 đến 64 trên tổng số dân phản ánh quy mô của lực
lượng lao động trên tổng dân số của một quốc gia bởi vì đây là nhóm tuổi nằm trong độ
tuổi lao động, là những người dân có sự đóng góp thiết thực vào sự phát triển của đất
nước. Đây cũng là nhóm tuổi cần được chăm sóc y tế tốt để đủ sức khỏe lao động, tạo
ra của cải vật chất cho xã hội và nuôi sống gia đình. Số liệu về tỷ lệ dân số trong độ
tuổi từ 15 đến 64 trên tổng số dân được thống kê mô tả chi tiết trong bảng 4.7 như sau:
Bảng 4.7. Thống kê mô tả tỷ lệ dân số trong độ tuổi từ 15 đến 64 trên tổng dân số
của các nước Đông Nam Á giai đoạn 2002 – 2016
Năm Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn
2002 47.45 71.94 62.1214 7.22146
2003 47.66 72.22 62.5244 7.20105
2004 47.93 72.46 62.9325 7.16157
2005 48.28 72.63 63.3590 7.09695
2006 49.28 72.69 63.8015 6.83755
2007 49.95 72.80 64.2418 6.66503
2008 50.41 73.03 64.6850 6.55742
2009 50.84 73.33 65.1155 6.46758
2010 51.32 73.64 65.5117 6.36613
2011 51.28 73.63 65.7757 6.36233
2012 51.54 73.53 66.0255 6.26763
2013 51.95 73.34 66.2455 6.12208
2014 52.31 73.10 66.4228 5.98363
2015 52.55 72.81 66.5550 5.87716
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
36
2016 52.74 72.47 66.6303 5.75869
(Nguồn: Tính toán của tác giả bằng phần mềm STATA)
2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016
Hình 4.7. Biểu đồ giá trị trung bình tỷ lệ dân số trong độ tuổi từ 15 đến 64 trên
tổng dân số của các nước Đông Nam Á giai đoạn 2002 – 2016
Kết quả thống kê từ bảng 4.7 cho thấy tỷ lệ dân số trong độ tuổi từ 15 đến 64 trên
tổng số dân của các nước Đông Nam Á có xu hướng tăng dần qua các năm. Mức thấp
nhất được ghi nhận vào năm 2002 là 62.1214% và mức cao nhất là vào năm 2016 với
tỷ lệ 66.6303%. Điều này cho thấy lực lượng lao động ở quốc gia Đông Nam Á đang
có xu hướng gia tăng không ngừng, tạo động lực phát triển cho các nền kinh tế trong
khu vực. Đồng thời số lượng lớn lực lượng lao động trong tổng dân số cũng đặt ra vấn
đề về các hoạt động chăm sóc y tế đối với người dân trong nhóm tuổi này cũng như để
tạo điều kiện cho họ lao động hiệu quả. Điều này đòi hỏi nguồn lực tài chính từ chi tiêu
công của chính phủ và sự tham gia tích cực của BHYT.
Theo phụ lục 7, đa số các quốc gia đều có tỷ lệ dân số trong độ tuổi từ 15 đến 64 trên
tổng số dân cao hơn mức trung bình của khu vực. Đây là điều kiện thuận lợi để giúp các
quốc gia phát triển nhanh chóng về kinh tế, thu hút được nguồn đầu tư từ nước ngoài do có
đội ngũ lao động dồi dào, giá nhân công rẻ. Tuy nhiên một số nước có tỷ lệ dân số
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
37
trong độ tuổi từ 15 đến 64 khá thấp như: Đông Timor (52.74% năm 2016), Lào
(62.78% năm 2016), Philippines (63.35% năm 2016). Số liệu này cho thấy, các quốc
gia này có lực lượng trong độ tuổi lao động khá ít so với mặt bằng chung khu vực, khó
có thể tạo động lực cho sự phát triển đất nước.
4.1.8. Tỷ lệ dân số trong độ tuổi từ 65 trở lên trên tổng dân số
Tỷ lệ dân số trong độ tuổi từ 65 trở lên phản ánh mức độ già hóa và tỷ lệ người phụ
thuộc của một quốc gia. Nó cho thấy sự biến động của số lượng người già trong xã hội,
những người không còn khả năng lao động theo quy định của pháp luật. Số liệu về tỷ lệ
dân số trong độ tuổi từ 65 trở lên được thống kê mô tả chi tiết trong bảng 4.8 như sau:
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
38
Bảng 4.8. Thống kê mô tả tỷ lệ dân số trong độ tuổi từ 65 trở lên trên tổng dân số
của các nước Đông Nam Á giai đoạn 2002 – 2016
Năm Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn
2002 2.36 7.70 4.5698 1.81570
2003 2.43 7.85 4.6444 1.84867
2004 2.50 8.01 4.7129 1.88406
2005 2.56 8.23 4.7846 1.93091
2006 2.67 8.46 4.8851 1.96498
2007 2.76 8.65 4.9755 1.99789
2008 2.86 8.79 5.0539 2.02620
2009 2.96 8.89 5.1256 2.05359
2010 3.08 9.02 5.2003 2.09090
2011 3.15 9.42 5.3174 2.18545
2012 3.24 9.90 5.4479 2.29995
2013 3.33 10.46 5.5942 2.43324
2014 3.40 11.06 5.7592 2.58133
2015 3.46 11.69 5.9454 2.74114
2016 3.51 12.29 6.1543 2.88986
(Nguồn: Tính toán của tác giả bằng phần mềm STATA)
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
39
2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016
Hình 4.8. Biểu đồ giá trị trung bình tỷ lệ dân số trong độ tuổi từ 65 trở lên trên
tổng dân số của các nước Đông Nam Á giai đoạn 2002 – 2016
Theo kết quả tính toán từ bảng 4.8 cho thấy, tỷ lệ dân số trong độ tuổi từ 65 trở lên
trên tổng số dân của các nước Đông Nam Á nhìn chung có xu hướng tăng nhẹ qua các
năm, không có sự biến động quá lớn. Tỷ lệ này đạt mức thấp nhất vào năm 2002 là
4.5698% và mức cao nhất vào năm 2016 là 6.1543%. Kết quả này cho thấy dân số của
các nước Đông Nam Á có xu hướng già hóa tuy với tốc độ không quá nhanh. Nhóm
dân số có độ tuổi trên 65 là những người già yếu, mất sức lao động và nhiều bệnh tật.
Đây là nhóm người cần sự quan tâm chăm sóc đặc biệt của hệ thống y tế của các quốc
gia và cũng tạo nhiều áp lực đối với nguồn tài chính hỗ trợ cho lĩnh vực y tế từ NSNN
và các loại BHYT, BHXH do phải chi trả nhiều cho nhu cầu khám chữa bệnh của nhóm
người trong độ tuổi này. Với sự gia tăng của nhóm người trong độ tuổi này, chính phủ
các nước phải gia tăng chi tiêu công cho y tế càng ngày nhiều để đáp ứng được đầy đủ
cho nhu cầu chăm sóc sức khỏe của những người dân này.
Số liệu thống kê chi tiết về tỷ lệ này của các nước được thể hiện trong phụ lục 8. Các
quốc gia có tỷ lệ dân số trong độ tuổi từ 65 trở lên cao nhất là: Singapore và Thái Lan lần
lượt ở mức 12.29% và 10.95% trong năm 2016. Điều này cho thấy các quốc gia này đang
phải chịu gánh nặng khá lớn với tỷ lệ người già cao trong xã hội, đặt áp lực lớn lên
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
40
công tác chăm sóc y tế và các phúc lợi khác cho người già mà nguồn chi tiêu công phải
tài trợ. Các nước còn lại có tỷ lệ này ở mức bằng hoặc thấp hơn mức trung bình của
khu vực. Điều này giúp giảm bớt gánh nặng cho chi tiêu của chính phủ trong vấn đề
chăm sóc sức khỏe và các phúc lợi khác cho người già khá nhiều.
4.2. Kết quả nghiên cứu tác động của chi tiêu công đến lĩnh vực y tế
4.2.1. Thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu
Bảng 4.9. Thống kế mô tả dữ liệu nghiên cứu của mô hình
. sum LE IMR DR GEH GDPpc POPU1 POPU2 POPU3
Variable Obs Mean Std. Dev. Min Max
LE 165 70.54147 5.664353 60.02541 82.85
IMR 165 28.92182 21.20424 2.1 77.5
DR 165 6.187248 1.56851 2.824 9.126
GEH 165 1.6236 .8418875 .1649741 3.88
GDPpc 165 8713.251 14531.71 143.776 56336.07
POPU1 165 29.99213 8.096326 15.23713 50.19533
POPU2 165 64.79651 6.437965 47.44589 73.63992
POPU3 165 5.211357 2.162385 2.35878 12.29093
(Nguồn: Tác giả tính toán bằng phần mềm STATA) Phần mềm STATA 13 được tác giả
sử dụng để thực hiện thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu trên các khía cạnh gồm: số kì
quan sát, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị thấp nhất và giá trị cao nhất của các
biến phụ thuộc tuổi thọ trung bình của người dân (tính bằng năm) (LE), tỷ lệ tử vong ở
trẻ sơ sinh (IMR) và tỷ lệ tử (DR). Biến độc lập chính là tỷ lệ chi tiêu công cho y tế trên
GDP (GEH). Các biến kiểm soát bao gồm: bình quân đầu người (GDPpc) và tỷ lệ
người dân trong các nhóm tuổi dưới 14 (POPU1), từ
15 đến 64 (POPU2) và từ 65 trở lên (POPU3) so với tổng số dân.
Kết quả từ bảng 4.9 cho thấy biến phụ thuộc LE có giá trị trung bình là 70.54 năm, giá
trị thấp nhất và cao nhất lần lượt là 60.02 năm và 82.85 năm, độ lệch chuẩn 5.66 năm.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
41
Điều này cho thấy người dân các nước trong khu vực Đông Nam Á sống khá thọ và
mức độ chênh lệch về tuổi thọ giữa các quốc gia không quá lớn. Biến phụ thuộc IMR
có giá trị trung bình là 28.92%, giá trị thấp nhất và cao nhất là 2.1% và cao nhất là
77.5%, độ lệch chuẩn là 21.20%. Kết quả này cho thấy tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh của
các nước có sự khác biệt khá lớn giữa các nước với mức thấp nhất, cao nhất cũng như
độ lệch chuẩn rất cao. Biến phụ thuộc DR có giá trị trung bình là 6.19%, giá trị thấp
nhất và cao nhất là 2.82% và cao nhất là 9.13%, độ lệch chuẩn là 1.57%. Kết quả này
cho thấy tỷ lệ tử thô của các nước có sự khác biệt không quá lớn mức thấp nhất, cao
nhất cũng như độ lệch chuẩn khá ít.
Biến độc lập tỷ lệ chi tiêu công cho y tế trên GDP có giá trị trung bình là 1,62%, giá
trị thấp nhất và cao nhất là 0,16% và cao nhất là 3,88%, độ lệch chuẩn là 1,57%. Tỷ lệ
này nhìn chung khá thấp so với các quốc gia phát triển trên thế giới cũng như so với
nhu cầu về chăm sóc y tế của người dân các nước trong khu vực.
Biến kiểm soát GDP bình quân đầu người biến động trong khoảng từ 143,776
USD/người/năm đến 56.336,07 USD/người/năm, với giá trị trung bình là 8713,25
USD/người/năm và độ lệch chuẩn là 14.531,71 USD/người/năm. Đây là thu nhập ở mức
trung bình so với các khu vực khác trên thế giới, kết quả này cũng cho thấy GDP đầu
người của các quốc gia trong khu vực cũng có sự chênh lệch khá lớn giữa các nước phát
triển và các nước nghèo. Các biến kiểm soát về các nhóm tuổi dưới 14, từ 15 đến 64 và từ
65 trở lên có giá trị trung bình lần lượt là 29,99%, 64,80% và 5,21%. Các tỷ lệ này cho
thấy nhìn chung dân số các nước khu vực Đông Nam Á thuộc nhóm dân số trẻ, số lượng
người dân trong độ tuổi lao động chiếm đa số trong tổng số dân. Điều này giúp các nước
có lực lượng lao động dồi dào, đẩy nhanh sự phát triển kinh tế của quốc gia.
4.2.2. Kết quả kiểm định các giả định hồi quy
4.2.2.1. Phân tích tương quan
Tác Động Của Chi Tiêu Công Cho Y Tế Đến Sự Phát Triển Y Tế Tại Các Nước Đông Nam Á.doc
Tác Động Của Chi Tiêu Công Cho Y Tế Đến Sự Phát Triển Y Tế Tại Các Nước Đông Nam Á.doc
Tác Động Của Chi Tiêu Công Cho Y Tế Đến Sự Phát Triển Y Tế Tại Các Nước Đông Nam Á.doc
Tác Động Của Chi Tiêu Công Cho Y Tế Đến Sự Phát Triển Y Tế Tại Các Nước Đông Nam Á.doc
Tác Động Của Chi Tiêu Công Cho Y Tế Đến Sự Phát Triển Y Tế Tại Các Nước Đông Nam Á.doc
Tác Động Của Chi Tiêu Công Cho Y Tế Đến Sự Phát Triển Y Tế Tại Các Nước Đông Nam Á.doc
Tác Động Của Chi Tiêu Công Cho Y Tế Đến Sự Phát Triển Y Tế Tại Các Nước Đông Nam Á.doc
Tác Động Của Chi Tiêu Công Cho Y Tế Đến Sự Phát Triển Y Tế Tại Các Nước Đông Nam Á.doc
Tác Động Của Chi Tiêu Công Cho Y Tế Đến Sự Phát Triển Y Tế Tại Các Nước Đông Nam Á.doc
Tác Động Của Chi Tiêu Công Cho Y Tế Đến Sự Phát Triển Y Tế Tại Các Nước Đông Nam Á.doc
Tác Động Của Chi Tiêu Công Cho Y Tế Đến Sự Phát Triển Y Tế Tại Các Nước Đông Nam Á.doc
Tác Động Của Chi Tiêu Công Cho Y Tế Đến Sự Phát Triển Y Tế Tại Các Nước Đông Nam Á.doc
Tác Động Của Chi Tiêu Công Cho Y Tế Đến Sự Phát Triển Y Tế Tại Các Nước Đông Nam Á.doc
Tác Động Của Chi Tiêu Công Cho Y Tế Đến Sự Phát Triển Y Tế Tại Các Nước Đông Nam Á.doc
Tác Động Của Chi Tiêu Công Cho Y Tế Đến Sự Phát Triển Y Tế Tại Các Nước Đông Nam Á.doc
Tác Động Của Chi Tiêu Công Cho Y Tế Đến Sự Phát Triển Y Tế Tại Các Nước Đông Nam Á.doc
Tác Động Của Chi Tiêu Công Cho Y Tế Đến Sự Phát Triển Y Tế Tại Các Nước Đông Nam Á.doc
Tác Động Của Chi Tiêu Công Cho Y Tế Đến Sự Phát Triển Y Tế Tại Các Nước Đông Nam Á.doc
Tác Động Của Chi Tiêu Công Cho Y Tế Đến Sự Phát Triển Y Tế Tại Các Nước Đông Nam Á.doc
Tác Động Của Chi Tiêu Công Cho Y Tế Đến Sự Phát Triển Y Tế Tại Các Nước Đông Nam Á.doc
Tác Động Của Chi Tiêu Công Cho Y Tế Đến Sự Phát Triển Y Tế Tại Các Nước Đông Nam Á.doc
Tác Động Của Chi Tiêu Công Cho Y Tế Đến Sự Phát Triển Y Tế Tại Các Nước Đông Nam Á.doc
Tác Động Của Chi Tiêu Công Cho Y Tế Đến Sự Phát Triển Y Tế Tại Các Nước Đông Nam Á.doc
Tác Động Của Chi Tiêu Công Cho Y Tế Đến Sự Phát Triển Y Tế Tại Các Nước Đông Nam Á.doc
Tác Động Của Chi Tiêu Công Cho Y Tế Đến Sự Phát Triển Y Tế Tại Các Nước Đông Nam Á.doc
Tác Động Của Chi Tiêu Công Cho Y Tế Đến Sự Phát Triển Y Tế Tại Các Nước Đông Nam Á.doc
Tác Động Của Chi Tiêu Công Cho Y Tế Đến Sự Phát Triển Y Tế Tại Các Nước Đông Nam Á.doc
Tác Động Của Chi Tiêu Công Cho Y Tế Đến Sự Phát Triển Y Tế Tại Các Nước Đông Nam Á.doc
Tác Động Của Chi Tiêu Công Cho Y Tế Đến Sự Phát Triển Y Tế Tại Các Nước Đông Nam Á.doc
Tác Động Của Chi Tiêu Công Cho Y Tế Đến Sự Phát Triển Y Tế Tại Các Nước Đông Nam Á.doc
Tác Động Của Chi Tiêu Công Cho Y Tế Đến Sự Phát Triển Y Tế Tại Các Nước Đông Nam Á.doc
Tác Động Của Chi Tiêu Công Cho Y Tế Đến Sự Phát Triển Y Tế Tại Các Nước Đông Nam Á.doc
Tác Động Của Chi Tiêu Công Cho Y Tế Đến Sự Phát Triển Y Tế Tại Các Nước Đông Nam Á.doc
Tác Động Của Chi Tiêu Công Cho Y Tế Đến Sự Phát Triển Y Tế Tại Các Nước Đông Nam Á.doc
Tác Động Của Chi Tiêu Công Cho Y Tế Đến Sự Phát Triển Y Tế Tại Các Nước Đông Nam Á.doc
Tác Động Của Chi Tiêu Công Cho Y Tế Đến Sự Phát Triển Y Tế Tại Các Nước Đông Nam Á.doc
Tác Động Của Chi Tiêu Công Cho Y Tế Đến Sự Phát Triển Y Tế Tại Các Nước Đông Nam Á.doc
Tác Động Của Chi Tiêu Công Cho Y Tế Đến Sự Phát Triển Y Tế Tại Các Nước Đông Nam Á.doc
Tác Động Của Chi Tiêu Công Cho Y Tế Đến Sự Phát Triển Y Tế Tại Các Nước Đông Nam Á.doc
Tác Động Của Chi Tiêu Công Cho Y Tế Đến Sự Phát Triển Y Tế Tại Các Nước Đông Nam Á.doc
Tác Động Của Chi Tiêu Công Cho Y Tế Đến Sự Phát Triển Y Tế Tại Các Nước Đông Nam Á.doc
Tác Động Của Chi Tiêu Công Cho Y Tế Đến Sự Phát Triển Y Tế Tại Các Nước Đông Nam Á.doc
Tác Động Của Chi Tiêu Công Cho Y Tế Đến Sự Phát Triển Y Tế Tại Các Nước Đông Nam Á.doc
Tác Động Của Chi Tiêu Công Cho Y Tế Đến Sự Phát Triển Y Tế Tại Các Nước Đông Nam Á.doc
Tác Động Của Chi Tiêu Công Cho Y Tế Đến Sự Phát Triển Y Tế Tại Các Nước Đông Nam Á.doc
Tác Động Của Chi Tiêu Công Cho Y Tế Đến Sự Phát Triển Y Tế Tại Các Nước Đông Nam Á.doc
Tác Động Của Chi Tiêu Công Cho Y Tế Đến Sự Phát Triển Y Tế Tại Các Nước Đông Nam Á.doc
Tác Động Của Chi Tiêu Công Cho Y Tế Đến Sự Phát Triển Y Tế Tại Các Nước Đông Nam Á.doc

More Related Content

More from Dịch vụ viết đề tài trọn gói Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149

More from Dịch vụ viết đề tài trọn gói Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 (20)

Luận Văn Unproductive Project Management Process In ITC.doc
Luận Văn Unproductive Project Management Process In ITC.docLuận Văn Unproductive Project Management Process In ITC.doc
Luận Văn Unproductive Project Management Process In ITC.doc
 
Pháp Luật Về Điều Kiện Hành Nghề Khám Chữa Bệnh Của Cá Nhân.doc
Pháp Luật Về Điều Kiện Hành Nghề Khám Chữa Bệnh Của Cá Nhân.docPháp Luật Về Điều Kiện Hành Nghề Khám Chữa Bệnh Của Cá Nhân.doc
Pháp Luật Về Điều Kiện Hành Nghề Khám Chữa Bệnh Của Cá Nhân.doc
 
Nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành logistics cảng biển tại tỉnh Bà Rịa.doc
Nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành logistics cảng biển tại tỉnh Bà Rịa.docNâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành logistics cảng biển tại tỉnh Bà Rịa.doc
Nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành logistics cảng biển tại tỉnh Bà Rịa.doc
 
Tác Động Của Chính Sách Tài Khóa Và Chính Sách Tiền Tệ Đến Các Biến Kinh Tế V...
Tác Động Của Chính Sách Tài Khóa Và Chính Sách Tiền Tệ Đến Các Biến Kinh Tế V...Tác Động Của Chính Sách Tài Khóa Và Chính Sách Tiền Tệ Đến Các Biến Kinh Tế V...
Tác Động Của Chính Sách Tài Khóa Và Chính Sách Tiền Tệ Đến Các Biến Kinh Tế V...
 
The Impact Of Alternative Wetting And Drying Technique Adoption On Technical ...
The Impact Of Alternative Wetting And Drying Technique Adoption On Technical ...The Impact Of Alternative Wetting And Drying Technique Adoption On Technical ...
The Impact Of Alternative Wetting And Drying Technique Adoption On Technical ...
 
Mối Quan Hệ Giữa Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng.doc
Mối Quan Hệ Giữa Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng.docMối Quan Hệ Giữa Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng.doc
Mối Quan Hệ Giữa Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng.doc
 
Luận Văn The Solution To Enhance Time Management Skill At Expeditors Vietnam.doc
Luận Văn The Solution To Enhance Time Management Skill At Expeditors Vietnam.docLuận Văn The Solution To Enhance Time Management Skill At Expeditors Vietnam.doc
Luận Văn The Solution To Enhance Time Management Skill At Expeditors Vietnam.doc
 
Ineffective Leadership Style In Sale Department At Cadivi Company.doc
Ineffective Leadership Style In Sale Department At Cadivi Company.docIneffective Leadership Style In Sale Department At Cadivi Company.doc
Ineffective Leadership Style In Sale Department At Cadivi Company.doc
 
Giải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Tại Công Ty Kfc.doc
Giải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Tại Công Ty Kfc.docGiải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Tại Công Ty Kfc.doc
Giải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Tại Công Ty Kfc.doc
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Tỷ Lệ Thu Nhập Lãi Thuần Của Các Ngân Hàng.doc
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Tỷ Lệ Thu Nhập Lãi Thuần Của Các Ngân Hàng.docLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Tỷ Lệ Thu Nhập Lãi Thuần Của Các Ngân Hàng.doc
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Tỷ Lệ Thu Nhập Lãi Thuần Của Các Ngân Hàng.doc
 
Luận Văn Bảo Vệ Quyền Lợi Người Tiêu Dùng Trong Kinh Doanh Thực Phẩm Thủy Hải...
Luận Văn Bảo Vệ Quyền Lợi Người Tiêu Dùng Trong Kinh Doanh Thực Phẩm Thủy Hải...Luận Văn Bảo Vệ Quyền Lợi Người Tiêu Dùng Trong Kinh Doanh Thực Phẩm Thủy Hải...
Luận Văn Bảo Vệ Quyền Lợi Người Tiêu Dùng Trong Kinh Doanh Thực Phẩm Thủy Hải...
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Quản Trị Trong Các Do...
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Quản Trị Trong Các Do...Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Quản Trị Trong Các Do...
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Quản Trị Trong Các Do...
 
Economics and Environmental Implications of Carbon Taxation in Malaysia.doc
Economics and Environmental Implications of Carbon Taxation in Malaysia.docEconomics and Environmental Implications of Carbon Taxation in Malaysia.doc
Economics and Environmental Implications of Carbon Taxation in Malaysia.doc
 
Ảnh Hưởng Phát Triển Tài Chính Đến Giảm Nghèo Ở Các Nước Đang Phát Triển.doc
Ảnh Hưởng Phát Triển Tài Chính Đến Giảm Nghèo Ở Các Nước Đang Phát Triển.docẢnh Hưởng Phát Triển Tài Chính Đến Giảm Nghèo Ở Các Nước Đang Phát Triển.doc
Ảnh Hưởng Phát Triển Tài Chính Đến Giảm Nghèo Ở Các Nước Đang Phát Triển.doc
 
Luận Văn Tự chủ tài chính ở các đơn vị Y tế công lập tỉnh Phú Yên.doc
Luận Văn Tự chủ tài chính ở các đơn vị Y tế công lập tỉnh Phú Yên.docLuận Văn Tự chủ tài chính ở các đơn vị Y tế công lập tỉnh Phú Yên.doc
Luận Văn Tự chủ tài chính ở các đơn vị Y tế công lập tỉnh Phú Yên.doc
 
Shadow Economy In The Relationship With Fdi, Institutional Quality, And Incom...
Shadow Economy In The Relationship With Fdi, Institutional Quality, And Incom...Shadow Economy In The Relationship With Fdi, Institutional Quality, And Incom...
Shadow Economy In The Relationship With Fdi, Institutional Quality, And Incom...
 
Ảnh Hưởng Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Và Công Nghệ Thông Tin Đến Hiệu Quả Q...
Ảnh Hưởng Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Và Công Nghệ Thông Tin Đến Hiệu Quả Q...Ảnh Hưởng Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Và Công Nghệ Thông Tin Đến Hiệu Quả Q...
Ảnh Hưởng Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Và Công Nghệ Thông Tin Đến Hiệu Quả Q...
 
Các Giải Pháp Phát Triển Năng Lực Động Công Ty Baiksan Việt Nam Đến Năm 2022.doc
Các Giải Pháp Phát Triển Năng Lực Động Công Ty Baiksan Việt Nam Đến Năm 2022.docCác Giải Pháp Phát Triển Năng Lực Động Công Ty Baiksan Việt Nam Đến Năm 2022.doc
Các Giải Pháp Phát Triển Năng Lực Động Công Ty Baiksan Việt Nam Đến Năm 2022.doc
 
Luận Văn Tác Động Của Văn Hóa Tổ Chức Đến Hoạt Động Trao Quyền.doc
Luận Văn Tác Động Của Văn Hóa Tổ Chức Đến Hoạt Động Trao Quyền.docLuận Văn Tác Động Của Văn Hóa Tổ Chức Đến Hoạt Động Trao Quyền.doc
Luận Văn Tác Động Của Văn Hóa Tổ Chức Đến Hoạt Động Trao Quyền.doc
 
Giải Pháp Nâng Cao Động Lực Làm Việc Cho Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Bao Bì...
Giải Pháp Nâng Cao Động Lực Làm Việc Cho Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Bao Bì...Giải Pháp Nâng Cao Động Lực Làm Việc Cho Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Bao Bì...
Giải Pháp Nâng Cao Động Lực Làm Việc Cho Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Bao Bì...
 

Recently uploaded

Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 

Recently uploaded (20)

Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 

Tác Động Của Chi Tiêu Công Cho Y Tế Đến Sự Phát Triển Y Tế Tại Các Nước Đông Nam Á.doc

  • 1. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ---  --- HUỲNH THỊ KHA LINH TÁC ĐỘNG CỦA CHI TIÊU CÔNG CHO Y TẾ ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN Y TẾ TẠI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
  • 2. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ---  --- HUỲNH THỊ KHA LINH TÁC ĐỘNG CỦA CHI TIÊU CÔNG CHO Y TẾ ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN Y TẾ TẠI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Hồng Thắng
  • 3. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các thông tin, số liệu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng, cụ thể. Kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Học viên Huỳnh Thị Kha Linh
  • 4. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC HÌNH, BẢNG CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU.......................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài..................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 2 1.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 3 1.5. Kết cấu của luận văn .......................................................................................... 3 1.6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn ........................................................ 4 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT ................................................................ 5 2.1. Tổng quan lý thuyết về chi tiêu công ................................................................ 5 2.1.1. Khái niệm....................................................................................................... 5 2.1.2. Đặc điểm ........................................................................................................ 6 2.1.3. Phân loại chi tiêu công.................................................................................. 6 2.1.4. Vai trò của chi tiêu công ............................................................................... 8 2.2. Vai trò của sự phát triển lĩnh vực y tế đối với xã hội ...................................... 8 2.3. Tác động của chi tiêu công đến lĩnh vực y tế.................................................. 10 2.4. Lược khảo các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài ..................... 11
  • 5. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................ 15 3.1. Mô hình và các giả thuyết nghiên cứu ............................................................ 15 3.1.1. Mô hình nghiên cứu.................................................................................... 15 3.1.2. Các giả thuyết nghiên cứu .......................................................................... 16 3.2. Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu ............................................................... 16 3.2.1. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 16 3.2.2. Dữ liệu nghiên cứu...................................................................................... 18 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................................. 19 4.1. Thực trạng về tình hình sức khỏe người dân và chi tiêu công cho y tế tại các nước Đông Nam Á.................................................................................................... 19 4.1.1. Tuổi thọ trung bình của người dân.....................................................................19 4.1.2. Tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh ....................................................................................21 4.1.3. Tỷ lệ tử thô .............................................................................................................24 4.1.4. Chi tiêu công cho y tế............................................................................................27 4.1.5. GDP bình quân đầu người...................................................................................29 4.1.6. Tỷ lệ dân số trong độ tuổi dưới 14 trên tổng dân số..........................................32 4.1.7. Tỷ lệ dân số trong độ tuổi từ 15 đến 64 trên tổng dân số..................................35 4.1.8. Tỷ lệ dân số trong độ tuổi từ 65 trở lên trên tổng dân số..................................37 4.2. Kết quả nghiên cứu tác động của chi tiêu công đến lĩnh vực y tế ................ 40 4.2.1. Thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu ....................................................................40 4.2.2. Kết quả kiểm định các giả định hồi quy..............................................................41 4.2.3. Kết quả ước lượng các hệ số hồi quy của ba mô hình nghiên cứu .................47
  • 6. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 4.2.4. Thảo luận kết quả nghiên cứu.............................................................................50 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ..................................................... 56 5.1. Tóm tắt các kết quả chính của đề tài .............................................................. 56 5.2. Các khuyến nghị................................................................................................ 58 5.2.1. Khuyến nghị về chi tiêu công cho y tế nhằm nâng cao sức khỏe người dân 58 5.2.2. Khuyến nghị nhằm nâng cao GDP bình quân đầu người................................ 60 5.2.3. Khuyến nghị về hỗ trợ chăm sóc y tế dựa trên cơ cấu dân số theo độ tuổi61 5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu trong tương lai............................. 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 7. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT GPD Tổng sản phẩm quốc nội OLS Mô hình bình phương nhỏ nhất FEM Mô hình tác động cố định REM Mô hình tác động ngẫu nhiên FGLS Mô hình bình phương bé nhất tổng quát khả thi NSNN Ngân sách nhà nước LE Tuổi thọ trung bình của người dân IMR Tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh DR Tỷ lệ tử
  • 8. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 DANH MỤC HÌNH, BẢNG Hình 4.1: Biểu đồ giá trị trung bình tuổi thọ trung bình của người dân tại các nước Đông Nam Á giai đoạn 2002 – 2016................................................................................................................ 21 Hình 4.2: Biểu đồ giá trị trung bình tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh tại các nước Đông Nam Á giai đoạn 2002 – 2016.......................................................................................................................... 24 Hình 4.3: Biểu đồ giá trị trung bình tỷ lệ tử thô tại các nước Đông Nam Á giai đoạn 2002 – 2016 ....................................................................................................................................................26 Hình 4.4: Biểu đồ giá trị trung bình tỷ lệ chi tiêu công cho y tế trên GDP tại các nước Đông Nam Á giai đoạn 2002 – 2016..................................................................................................28 Hình 4.5: Biểu đồ giá trị trung bình GDP bình quân đầu người tại các nước Đông Nam Á giai đoạn 2002 – 2016..................................................................................................31 Hình 4.6: Biểu đồ giá trị trung bình tỷ lệ dân số trong độ tuổi dưới 14 trên tổng dân số tại các nước Đông Nam Á giai đoạn 2002 – 2016........................................................................ 34 Hình 4.7: Biểu đồ giá trị trung bình tỷ lệ dân số trong độ tuổi từ 15 đến 64 trên tổng dân số của các nước Đông Nam Á giai đoạn 2002 – 2016................................................................. 36 Hình 4.8: Biểu đồ giá trị trung bình tỷ lệ dân số trong độ tuổi từ 65 trở lên trên tổng dân số của các nước Đông Nam Á giai đoạn 2002 – 2016................................................................. 39 Hình 4.9: Biểu đồ Histogramcủa mô hình với biến phụ thuộc LE ........................................ 44 Hình 4.10: Biểu đồ Histogram của mô hình với biến phụ thuộc IMR................................. 44 Hình 4.11: Biểu đồ Histogram của mô hình với biến phụ thuộc DR.................................... 45 Hình 4.12: Biểu đồ P – P Plot của mô hình với biến phụ thuộc LE ..................................... 46 Hình 4.13: Biểu đồ P – P Plot của mô hình với biến phụ thuộc IMR .................................. 46 Hình 4.14: Biểu đồ P – P Plot của mô hình với biến phụ thuộc DR..................................... 47
  • 9. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Bảng 4.1: Thống kê mô tả tuổi thọ trung bình của người dân tại các nước Đông Nam Á giai đoạn 2002 – 2016................................................................................................................................ 19 Bảng 4.2: Thống kê mô tả tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh tại các nước Đông Nam Á giai đoạn 2002 – 2016 .....................................................................................................................................................22 Bảng 4.3: Thống kê mô tả tỷ lệ tử thô tại các nước Đông Nam Á giai đoạn 2002 – 2016…………………………………………………………………………... 25 Bảng 4.4: Thống kê mô tả tỷ lệ chi tiêu công cho y tế trên GDP tại các nước Đông Nam Á giai đoạn 2002 – 2016............................................................................................................................27 Bảng 4.5: Thống kê mô tả GDP bình quân đầu người tại các nước Đông Nam Á giai đoạn 2002 – 2016.................................................................................................................................30 Bảng 4.6: Thống kê mô tả tỷ lệ dân số trong độ tuổi dưới 14 trên tổng dân số tại các nước Đông Nam Á giai đoạn 2002-2016........................................................................................... 33 Bảng 4.7: Thống kê mô tả tỷ lệ dân số trong độ tuổi từ 15 đến 64 trên tổng dân số của các nước Đông Nam Á giai đoạn 2002 – 2016................................................................................35 Bảng 4.8: Thống kê mô tả tỷ lệ dân số trong độ tuổi từ 65 trở lên trên tổng dân số của các nước Đông Nam Á giai đoạn 2002 – 2016................................................................................38 Bảng 4.9: Thống kế mô tả dữ liệu nghiên cứu của mô hình......................................................40 Bảng 4.10: Kết quả phân tích tương quan các biến trong mô hình ....................................... 42 Bảng 4.11: Kết quả ước lượng mô hình nghiên cứu với biến phụ thuộc LE bằng phương pháp FGLS .......................................................................................................................................................48 Bảng 4.12: Kết quả ước lượng mô hình nghiên cứu với biến phụ thuộc DR bằng phương pháp FGLS .......................................................................................................................................................48 Bảng 4.13: Tổng hợp kết quả hồi quyđối với mô hình biến phụ thuộc IMR.................... 49 Bảng 5.1: Tổng hợp kết quả hồi quy đối với mô hình biến phụ thuộc LE, IMR và DR............................................................................................................................................. 58
  • 10. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Cải thiện vốn con người đã được xác định là một chất xúc tác quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế trong các tài liệu kinh tế vĩ mô. Cụ thể, mô hình tăng trưởng nội sinh tân cổ điển cho rằng, sự tăng trưởng về vốn con người, đặc biệt là về kiến thức và sức khỏe có tác động tích cực đến sản lượng của mỗi người lao động về lâu dài. Tương tự, mô hình vốn con người của Grossman cho thấy chất lượng sức khoẻ có ảnh hưởng đáng kể tới sự phát triển vốn con người thông qua thời gian làm việc và tiện ích bổ sung. Theo Somi MF và cộng sự (2009), sức khoẻ tốt không chỉ cải thiện việc tiêu thụ và sản xuất của cá nhân trong ngắn hạn mà còn cải thiện lợi nhuận từ đầu tư vào các hoạt động sản xuất trong thời gian dài. Chi tiêu liên quan đến chăm sóc sức khoẻ thích hợp và hiệu quả được xem là yếu tố quyết định trong việc cải thiện tình trạng sức khoẻ. Ở cấp độ vĩ mô, đầu tư vào lĩnh vực y tế dự kiến sẽ cải thiện tình trạng sức khoẻ và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của một quốc gia. Đối với các nước đang phát triển, nguồn ngân sách nhà nước vẫn đóng vai trò rất quan trọng đối với các dịch vụ công như y tế, giáo dục và giao thông công cộng, nhất là ở khu vực miền núi, khu vực khó khăn, vùng sâu vùng xa. Chi tiêu công cho lĩnh vực y tế ở các nước Đông Nam Á trong những năm qua đang có xu hướng tăng, qua đó góp phần tăng độ phủ dịch vụ. Tuy nhiên, nguồn ngân sách để tài trợ cho các lĩnh vực công, đặc biệt là về y tế thường dựa vào các khoản tài trợ và khoản vay. Những khoản chi này không chỉ không bền vững mà còn không đủ để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe trong lĩnh vực y tế tại các nước Đông Nam Á. Chính vì vậy việc nghiên cứu tác động của chi tiêu công đến sự phát triển trong lĩnh vực y tế tại các nước đang phát triển trong khu vực Đông Nam Á đang là vấn đề rất cấp thiết. Để làm rõ vấn đề này, tác giả quyết định lựa chọn đề tài: “TÁC ĐỘNG CỦA CHI TIÊU CÔNG CHO Y TẾ ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN Y TẾ TẠI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á”
  • 11. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 2 để thực hiện nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình nhằm giúp các nhà hoạch định chính sách có cơ sở khoa học để có thể đưa ra những chính sách phù hợp về việc quản lý và sử dụng chi tiêu công cho lĩnh vực y tế một cách hiệu quả, góp phần nâng cao sức khỏe của cộng đồng, cải thiện chất lượng vốn con người nhằm tạo chất xúc tác cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế tại các nước Đông Nam Á trong thời gian tới. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định mức độ ảnh hưởng của chi tiêu công đến lĩnh vực y tế mà cụ thể là tình trạng sức khoẻ của người dân tại các quốc gia Đông Nam Á. Trên cơ sở lý thuyết và kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số khuyến nghị nhằm giúp các nhà hoạch định chính sách quyết định chính sách chi tiêu công hợp lý để góp phần nâng cao sức khỏe của cộng đồng, cải thiện chất lượng vốn con người nhằm tạo chất xúc tác cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế tại các nước Đông Nam Á trong thời gian tới. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu: Sự tác động của chi tiêu công đến lĩnh vực y tế mà cụ thể là tình trạng sức khỏe của người dân.    Phạm vi nghiên cứu:  Đề tài nghiên cứu tập trung vào tác động của chi tiêu công trong lĩnh vực y tế đến tình trạng sức khỏe của người dân. Dựa vào khung lý thuyết về chi tiêu công và sự tác động của nó đến lĩnh vực y tế, tác giả quyết định xây dựng mô hình để ước lượng tác động của biến chi tiêu công trong lĩnh vực y tế và các biến kiểm soát khác (GDP bình quân đầu người, tỷ lệ các nhóm tuổi trên tổng số dân) đến tình trạng sức khỏe của cộng đồng được thể hiện qua các biến tuổi thọ trung bình, tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh và tỷ lệ tử. Tác giả đã chọn các biến kiểm soát dựa vào một số lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm trước có liên quan.
  • 12. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 3 - Không gian nghiên cứu: 11 nước thuộc khu vực Đông Nam Á, bao gồm: Việt Nam, Thái Lan, Cambodia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Đông - Thời gian nghiên cứu: tác giả thu thập dữ liệu trong 15 năm từ 2002 đến 2016. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Để đo lường mức độ tác động của chi tiêu công và các biến kiểm soát khác đến sự phát triển trong lĩnh vực y tế tại các nước Đông Nam Á, mô hình nghiên cứu bao gồm các biến được kế thừa từ ý tưởng của các nghiên cứu đi trước (đặc biệt là nghiên cứu của Jacob Novignon và cộng sự (2012). Tác giả sử dụng phân tích hồi quy tuyến tính đa biến để đo lường ảnh hưởng của các biến độc lập trong mô hình đến sự phát triển trong lĩnh vực y tế của các nước Đông Nam Á. Dữ liệu được tác giả sử dụng để tiến hành hồi quy là dữ liệu bảng (panel data). Do đó, tác giả sẽ xử lý dữ liệu bảng bằng ba phương pháp ước lượng khác nhau là: mô hình bình phương nhỏ nhất (Pooled OLS), mô hình tác động cố định (Fixed Effects Model) và mô hình tác động ngẫu nhiên (Random Effects Model) để lượng hóa mức độ ảnh hưởng của biến độc lập và các biến kiểm soát trong mô hình nghiên cứu đến sự phát triển trong lĩnh vực y tế thể hiện qua tình trạng sức khỏe của người dân với ba biến phụ thuộc trong ba phương trình đã nêu. Mặt khác, để đảm bảo tính hiệu quả của các hệ số hồi quy và tính đại diện cho tổng thể của mô hình nghiên cứu, tác giả sẽ thực hiện kiểm định một số giả định hồi quy của mô hình bao gồm: hiện tượng đa cộng tuyến; hiện tượng tự tương quan; phương sai sai số không đổi; phần dư có phân phối chuẩn. 1.5. Kết cấu của luận văn Luận văn được kết cấu như sau: - Chương 1: Giới thiệu. - Chương 2: Tổng quan lý thuyết - Chương 3: Mô hình và phương pháp nghiên cứu.
  • 13. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 4 - Chương 4: kết quả nghiên cứu. - Chương 5: Kết luận và khuyến nghị. 1.6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Về mặt lý luận: Nghiên cứu góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về tác động của chi tiêu công đến sự phát triển trong lĩnh vực y tế của các nước đang phát triển. Dựa trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm trước, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu tác động của chi tiêu công đến sự phát triển y tế phù hợp với tình hình thực tế tại các quốc gia khu vực Đông Nam Á. - Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách bằng chứng thực nghiệm về tác động của chi tiêu công đến sự phát triển trong lĩnh vực y tế thể hiện qua tình trạng sức khỏe của người dân tại các nước Đông Nam Á để từ đó có các quyết định ngân sách chi tiêu phù hợp, hỗ trợ một cách hiệu quả hơn cho sự phát triển của lĩnh vực y tế, góp phần hướng đến sự phát triển bền vững tại các quốc gia này.
  • 14. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 5 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT 2.1. Tổng quan lý thuyết về chi tiêu công 2.1.1. Khái niệm Trên thế giới cũng như ở Việt Nam có nhiều các tiếp cận khác nhau để định nghĩa về chi tiêu công. Tác giả đã tổng hợp một số “khái niệm về chi tiêu công như sau: Theo Sử Đình Thành (2012) chi tiêu công được khái niệm hoàn toàn dựa vào ý niệm về kinh tế xã hội, đó là: quyền lực, ảnh hưởng của nhà nước và các cơ quan công quyền đối với các lĩnh vực kinh tế -xã hội. Theo Dương Thị Bình Minh (2005), chi tiêu công là các khoản chi tiêu của nhà nước nhằm thực hiện các chức năng vốn có của nhà nước trong việc cung cấp hàng hóa công, phục vụ lợi ích kinh tế- xã hội cho cộng đồng. Điều này xuất phát từ chức năng quản lý toàn diện nền kinh tế xã hội của nhà nước. Theo Ogbole & Momodu (2015), chi tiêu công (hay chi tiêu của chính phủ) là khoản tiền mà chính phủ của bất kỳ quốc gia nào chi ra để thực hiện trách nhiệm hiến pháp của mình trong việc cung cấp các phúc lợi xã hội cho công dân của mình và bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của mình. Tóm lại, tác giả đúc kết khái niệm về chi tiêu công như sau: Chi tiêu công là các khoản chi tiêu của các cấp chính quyền, các đơn vị quản lý hành chính, các đơn vị sự nghiệp được sự kiểm soát và tài trợ bởi Chính phủ. Về mặt bản chất, chi tiêu công là quá trình phân phối và sử dụng các quỹ tài chính công nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Căn cứ theo chức năng của Nhà nước, chi tiêu công được chia làm các loại như: Xây dựng cơ sở hạ tầng, tòa án và viện kiểm soát, hệ thống quân đội và an ninh xã hội, hệ thống an sinh xã hội, hệ thống giáo dục…Trong đó, chi tiêu công dành cho y tế là một vấn đề trọng tâm đối với chi tiêu công của Chính phủ. Chi tiêu công cho y tế thường được tài trợ thông qua đóng góp an sinh xã hội, các hình thức thuế khác nhau cho các
  • 15. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 6 ngành khác nhau của chính phủ và từ các nguồn bên ngoài, bao gồm cả khoản tài trợ và cho vay. 2.1.2. Đặc điểm Điểm nổi bật của chi tiêu công là nhằm phục vụ cho lợi ích chung của cộng đồng dân cư ở các vùng hay phạm vi quốc gia. Điều này xuất phát từ chức năng quản lý toàn diện của nền kinh tế- xã hội của nhà nước và cũng chính là quá trình thực hiện chức năng đó của nhà nước đã cung cấp một lượng hàng hóa công cộng khổng lồ cho nền kinh tế. Chi tiêu công luôn gắn liền với bộ máy nhà nước và những nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội mà nhà nước thực hiện. Các khoản chi tiêu công do chính quyền các cấp đảm nhận theo nội dung đã được quy định trong phân cấp quản lý ngân sách nhà nước và các khoản chi tiêu này nhằm đảm bảo cho các cấp chính quyền thực hiện các chức năng quản lý, phát triển kinh tế - xã hội. Song song đó, các cấp của cơ quan quyền lực nhà nước là chủ thể duy nhất quyết định cơ cấu, nội dung, mức độ của các khoản chi tiêu công cộng nhằm thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ kinh tế, chính trị xã hội của quốc gia. Các khoản chi tiêu hoàn toàn mang tính công cộng. Chi tiêu công tương ứng với những đơn đặt hàng của Chính phủ về mua hàng hóa, dịch vụ nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước. Đồng thời đó cũng là những khoản chi cần thiết, phát sinh tương đối ổn định như: chi lương cho công chức nhà nước, chi hàng hóa dịch vụ công đáp ứng yêu cầu tiêu dùng của người dân,.. Các khoản chi tiêu công cộng mang tính không hoàn trả hay hoàn trả không trực tiếp. Điều này thể hiện ở chỗ không phải mọi khoản thu với mức độ và số lượng của những địa chỉ cụ thể đều hoàn lại dưới hình thức các khoản chi tiêu công cộng. Điều này được quyết định bởi những chức năng tổng hợp về kinh tế - xã hội của nhà nước. 2.1.3. Phân loại chi tiêu công Việc phân loại chi tiêu công nhằm mục đích sau: - Gíup cho Chính phủ thiết lập được những chương trình hành động.
  • 16. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 7 - Tăng cường tính hiệu quả trong việc thi hành NSNN nói chung và chi tiêu công nói riêng. - Quy định tính trách nhiệm trong việc phân phối và sử dụng nguồn lực tài chính Nhà nước. - Cho phép phân tích ảnh hưởng của những hoạt động tài chính của Nhà nước đối với nền kinh tế. Có thể xem xét một số tiêu thức phân loại sau: - Căn cứ theo chức năng của Nhà nước, chi tiêu công được chia làm các loại như: Xây dựng cơ sở hạ tầng, tòa án và viện kiểm soát, hệ thống quân đội và an ninh xã hội, hệ thống an sinh xã hội, hệ thống giáo dục…Trong đó, chi tiêu công dành cho giáo dục là một vấn đề trọng tâm đối với chi tiêu công của Chính phủ. Chi tiêu cho giáo dục tại Việt Nam hiện nay bao gồm các nguồn kinh phí từ NSNN (bao gồm cả công trái giáo dục, vay nợ, viện trợ); các nguồn ngoài NSNN (học phí, thu dịch vụ KHCN, đóng góp của các tổ chức, cá nhân). Trong đó, đầu tư từ NSNN có vai trò chủ đạo. - Căn cứ theo tính chất kinh tế, chi tiêu công được chia thành: + Chi tiêu cho hàng hóa và dịch vụ bao gồm: Chi tiền công và lương, Đóng góp của người sử dụng lao động (quỹ lương hưu và phúc lợi xã hội), chi tiêu cho các hàng hóa và dịch vụ khác. + Chi đầu tư bao gồm chi tiêu vốn và chi chuyển nhượng vốn để đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng, đầu tư vốn cho các doanh nghiệp nhà nước, chi hỗ trợ tài chính, bổ sung vốn, đầu tư phát triển các chương trình mục tiêu quốc gia, chi hỗ trợ các tổ chức tài chính do nhà nước quản lý, chi bổ sung dự trữ nhà nước. + Các khoản chi khác bao gồm: Các khoản trợ cấp, các khoản chuyển nhượng vãng lai, chi trả nợ gốc và lãi vay, chi viện trợ cho các tổ chức chính phủ, chi cho vay có trừ đi các khoản hoàn trả bao gồm: các khoản cho vay, hoàn trả vốn vay, bán tài sản và các khoản chi khác có liên quan.
  • 17. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 8 - Căn cứ theo trình tự lập dự toán NSNN, chi tiêu công được chia thành: Chi tiêu công theo các yếu tố đầu vào; Chi tiêu công theo các yếu tố đầu ra. 2.1.4. Vai trò của chi tiêu công Trong nền kinh tế thị trường, chi tiêu công có các vai trò cơ bản sau: - Chi tiêu công có vai trò rất quan trọng trong việc thu hút vốn đầu tư của khu vực tư và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. - Chi tiêu công góp phần điều chỉnh chu kỳ kinh tế. - Chi tiêu công góp phần tái phân phối thu nhập xã hội giữa các tầng lớp dân cư, thực hiện công bằng xã hội. 2.2. Vai trò của sự phát triển lĩnh vực y tế đối với xã hội Để phát triển kinh tế – xã hội thì yếu tố quyết định chính là con người và mục tiêu của phát triển kinh tế – xã hội phải hướng tới duy trì sự tồn tại, phát triển của con người. Cải thiện vốn con người đã được xác định là một chất xúc tác quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế trong các tài liệu kinh tế vĩ mô. Cụ thể, mô hình tăng trưởng nội sinh tân cổ điển cho rằng, sự tăng trưởng về vốn con người (kiến thức) tác động tích cực đến sản lượng của mỗi người lao động về lâu dài.Tương tự, mô hình vốn con người của Grossman cho thấy sức khoẻ có chất lượng ảnh hưởng đáng kể tới sự phát triển vốn con người thông qua thời gian làm việc và tiện ích bổ sung có nguồn gốc từ sức khoẻ tốt. Sức khoẻ tốt không chỉ cải thiện việc tiêu thụ và sản xuất của cá nhân trong ngắn hạn mà còn cải thiện lợi nhuận từ đầu tư vào các hoạt động sản xuất trong thời gian dài. Novignon và cộng sự (2012) cung cấp bằng chứng cho thấy tình trạng sức khoẻ kém có ảnh hưởng tiêu cực đáng kể đến phúc lợi hiện tại và tương lai của các hộ gia đình. Muốn vậy, con người phải có được một thể lực và trí lực thích hợp nhất, trong đó thể lực lại là tiền đề để tạo ra và nâng cao trí lực.Thể lực thể hiện sự ngày càng thích nghi với môi trường sống của con người và chính con người lại tự nhận thức, biết nâng cao thể lực thông qua các hoạt động y tế của mình. Các hoạt động y tế với mục tiêu chăm sóc sức khoẻ và bảo vệ con người trước những tác động tiêu cực của môi trường sống.
  • 18. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 9 Do đó, các hoạt động trong lĩnh vực y tế là phần không thể thiếu được trong xã hội loài người, nhằm mục đích điều hoà những tác động không tốt của môi trường sống tới con người. Chính vì thế, sự nghiệp y tế là yêu cầu tất yếu khách quan của chế độ xã hội ở mọi quốc gia. Sự nghiệp y tế nhằm mục tiêu đem lại những kết quả tốt nhất về chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. Sự nghiệp y tế cần phát triển theo hướng để mọi người đều được sống trong cộng đồng an toàn, phát triển tốt về thể chất và tinh thần, giảm tỷ lệ mắc bệnh, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ và phát triển giống nòi.Sự phát triển của lĩnh vực y tế được đánh giá thông qua tình trạng sức khỏe của người dân thường được thể hiện bởi ba chỉ tiêu sau: - Tuổi thọ trung bình của người dân (tính bằng năm) (Life expectancy at birth - LE) là số năm dự kiến còn lại của cuộc đời ở một độ tuổi nhất định, nghĩa là số trung bình các năm tiếp theo của cuộc đời cho một người ở độ tuổi nào đó, tính theo một tỉ lệ tử cụ thể. Tuổi thọ trung bình phụ thuộc vào các tiêu chuẩn được sử dụng để chọn các nhóm. Tuổi thọ trung bình thường được tính riêng cho nam và nữ. Các vùng trên thế giới có sự khác biệt lớn về tuổi thọ trung bình, phần lớn nguyên nhân là do hệ thống chăm sóc sức khỏe, y tế cộng đồng và chế độ ăn uống. Tỉ lệ tử vong cao ở các quốc gia nghèo phần lớn là do chiến tranh, nghèo đói và bệnh tật (AIDS, sốt rét..). Trong vòng 200 năm qua, các quốc gia có dân số là người da đen thường không có sự gia tăng về tuổi thọ trung bình như tại các quốc gia có nguồn gốc dân châu Âu. Thậm chí tại các quốc gia với đa số dân da trắng, như Mỹ, Anh, Ireland, Pháp, thì người da đen cũng thường có tuổi thọ trung bình thấp hơn người da trắng. Theo WHO năm 2010 Nhật Bản và Cộng hòa San Marino là hai quốc gia có tuổi thọ trung bình của người dân cao nhất thế giới - 83 tuổi. Ngoài ra, giữa nam và nữ có sự khác biệt lớn về tuổi thọ ở hầu hết các quốc gia, phụ nữ thường sống lâu hơn nam giới trung bình khoảng 5 năm. Các hoàn cảnh về kinh tế cũng tác động lên tuổi thọ trung bình. Ví dụ, tại Anh Quốc, tuổi thọ trung bình ở khu vực giàu nhất thường cao hơn vài năm so với những vùng nghèo nhất. Điều này phản ánh các yếu tố như chế độ ăn uống và lối sống cũng như sự tiếp cận với chăm sóc y tế thấp.
  • 19. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 10 - Tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh (Infant mortality rate – IMR) được xác định bằng số trẻ em chết khi chưa đạt 12 tháng tuổi trong năm tính bình quân cho 1000 trẻ em được sinh ra năm đó. Nguyên nhân của hầu hết tử vong sơ sinh là do đẻ non, các biến chứng liên quan đến đẻ (ngạt khi sinh hoặc không thở khi sinh), và nhiễm trùng. Do đó hàng năm trên toàn thế giới có đến 2/3 số tử vong sơ sinh có thể phòng ngừa được nếu biết trước và được cung cấp các biện pháp y tế hiệu quả khi sinh và tuần đầu của cuộc sống. Tại các nước đang phát triển, gần một nửa tất cả các bà mẹ và trẻ sơ sinh không nhận được sự chăm sóc lành nghề trong và ngay sau khi sinh.Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ về sự sống còn của trẻ em (MDG4) nhằm làm giảm tử vong trẻ em xuống 2/3 vào năm 2015 từ mức của năm 1990. Để đạt được mục tiêu MDG4 sẽ cần bao phủ cộng đồng với các can thiệp y tế hiệu quả bao gồm: chăm sóc trẻ sơ sinh và các bà mẹ; Nuôi dưỡng trẻ nhỏ; Vắc-xin; Dự phòng và quản lý ca bệnh bị viêm phổi, tiêu chảy và nhiễm trùng; Kiểm soát sốt rét; Dự phòng và chăm sóc HIV/AIDS. Các các nước có tử vong cao, các can thiệp này có thể làm giảm số lượng tử vong xuống hơn một nửa. - Tỷ lệ tử (Death rate – DR) được xác định bằng số người chết trong năm tính bình quân cho 1.000 người năm đó.Việc nghiên cứu sự diễn biến của tỷ lệ tử trong nhiều năm cho phép ta ước lượng được sự thay đổi của mức tử vong của một địa phương. Sự biến động của tỷ lệ này phụ thuộc vào tình hình biến đổi kết cấu dân số theo độ tuổi và giới tính. Các số liệu cho thấy hiện nay tỷ suất tử đã giảm đi rõ rệt so với các thế kỉ trước, đặc biệt ở các nước đang phát triển nhờ sự phát triển không ngừng của lĩnh vực y tế, giúp nâng cao sức khỏe cộng đồng và điều trị được nhiều loại bệnh nguy hiểm thành công. 2.3. Tác động của chi tiêu công đến lĩnh vực y tế Hệ thống pháp luật, chính sách hướng tới phát triển y tế của các nước Đông Nam Á luôn được điều chỉnh cho phù hợp hơn với yêu cầu của phát triển và hội nhập trong thực tế. Trong đó, cơ chế huy động nguồn tài chính cho phát triển y tế của các nước cũng dần được đổi mới, hướng tới khuyến khích thu hút vốn từ các nguồn ngoài ngân sách (xã hội hóa, vốn ODA, đầu tư nước ngoài,…). Tuy nhiên, do hoạt động đầu tư tư nhân thường
  • 20. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 11 hướng tới lợi nhuận, Chính phủ các nước vẫn khẳng định sẽ tiếp tục tăng ngân sách cho y tế nhằm mục tiêu công bằng và hiệu quả của ngành y tế. Do vậy, đầu tư từ NSNN vẫn giữ vai trò chủ đạo mặc dù nguồn tài chính từ NSNN cho lĩnh vực y tế này còn tồn tại nhiều vấn đề, bao gồm hạn chế về nguồn vốn, hiệu quả sử dụng, cách thức triển khai,… Các luồng tài chính công lớn để cung cấp tài chính cho y tế ở Việt Nam là vốn NSNN, quỹ bảo hiểm y tế (BHYT) và bảo hiểm xã hội (BHXH). Trong các nguồn từ NSNN, chi thường xuyên thường chiếm đa số tổng chi NSNN cho y tế của các nước, trong đó phần lớn được phân bổ về cho các địa phương. NSNN sẽ hỗ trợ kinh phí một phần hoặc toàn bộ cho một số nhóm đối tượng yếu thế tham gia BHYT với số lượng đối tượng và mức hỗ trợ tăng lên qua các năm. Tuy nhiên, hiện nay ở các nước tốc độ mở rộng tỷ lệ bao phủ BHYT có xu hướng chậm lại. Thành phần tham gia BHYT tích cực nhất vẫn là nhóm được NSNN hỗ trợ toàn bộ hoặc một phần bao gồm các đối tượng như nhóm hành chính sự nghiệp, hưu trí, nhóm nghèo, dân tộc thiểu số. Chính sách đầu tư, tăng cường mạng lưới các cơ sở y tế ở các nước trong thời gian qua chủ yếu được tài trợ bằng nguồn tài chính từ trái phiếu Chính phủ để xây dựng cải tạo nâng cấp các bệnh viện địa phương và các phòng khám đa khoa khu vực. Việc duy trì chi tiêu công cho y tế trong thời gian qua gắn liền với việc đánh giá nhu cầu của người dân đối với chăm sóc sức khỏe, y tế dự phòng. Trong hơn 10 năm qua, nhu cầu khám chữa bệnh tại các quốc gia khu vực Đông Nam Á có xu hướng tăng nhanh, đặc biệt là ở các dịch vụ chất lượng cao do mức sống của người dân tăng lên nhanh chóng. Song song với tăng chi tiêu công cho ngành y tế để nâng cao chất lượng cơ sở vật chất và khám chữa bệnh, các nước có xu hướng mở thêm cơ hội cho khu vực tư nhân tham gia vào cung ứng dịch vụ y tế nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu của xã hội. 2.4. Lược khảo các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Mặc dù khái niệm về chi tiêu y tế có thể khác nhau ở mỗi nước, Poullier và cộng sự (2010) đã đưa ra một sự phân loại tổng chi cho y tế. Tổng chi phí y tế được coi là tổng của cả chi tiêu công và tư trên tất cả các hàng hoá và dịch vụ liên quan đến y tế. Chi tiêu
  • 21. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 12 của chi tiêu công thường được tài trợ thông qua đóng góp an sinh xã hội, các hình thức thuế khác nhau cho các ngành khác nhau của chính phủ và từ các nguồn bên ngoài, bao gồm cả khoản tài trợ và cho vay. Mặt khác, các khoản chi tư nhân bao gồm phí bảo hiểm tư nhân và các chương trình trả trước, chi phí y tế cho y tế được ấn định, chi tiêu cho y tế thông qua các dịch vụ y tế phi lợi nhuận và thanh toán trực tiếp hoặc chi tiêu từ túi (OOP) cho hàng hoá y tế, bao gồm đồng thanh toán cũng như các khoản thanh toán trực tiếp của cá nhân không có bảo hiểm. Mối quan hệ giữa chi tiêu công cho lĩnh vực y tế và tình trạng sức khoẻ của người dân đang rất được chú ý ở các quốc gia đang phát triển. Nhiều nghiên cứu được thực hiện tại các nước đã chỉ ra tác động của chi tiêu công đến sự phát triển y tế ở các quốc gia. Đây là nguồn tham khảo phong phú, là cơ sở để tác giả có thể đề xuất mô hình nghiên cứu của luận văn. Theo Anyanwu và Erhijakpor (2007), các khoản chi tiêu công cho sức khỏe một cách thích hợp và hiệu quả được xem là yếu tố quyết định trong việc cải thiện tình trạng sức khoẻ của cộng đồng. Ở cấp độ vĩ mô, chi tiêu công dùng để đầu tư phát triển lĩnh vực y tế trên hai khía cạnh lànguồn nhân lực y tế và cơ sở hạ tầng dự kiến sẽ cải thiện được tình trạng sức khoẻ và do đó nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của dân số. Tuy nhiên, ở các khu vực đang phát triển có nguồn lực tài chính công tương đối hạn hẹp, chi tiêu công cho y tế ít nhận được sự quan tâm của ngân sách nhà nước (theo báo cáo của WHO năm 2010). Filmer và Pretchett (1997, 1999) cung cấp bằng chứng cho thấy mặc dù chi phí chăm sóc sức khoẻ ảnh hưởng đến tử vong ở trẻ em, nhưng nó không phải là động lực chính cho kết quả sức khoẻ này. Các yếu tố như giáo dục, thay đổi công nghệ, thu nhập và sự khác biệt về văn hoá đã được một số nhà nghiên cứu xác định là động lực chính cho kết quả sức khoẻ thay vì chi tiêu cho chăm sóc sức khoẻ.
  • 22. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 13 Burnside và Dollar (1998) cũng chỉ ra rằng không có mối quan hệ đáng kể giữa chi phí chăm sóc sức khoẻ và thay đổi tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh ở các nước có thu nhập thấp. Theo Wagstaff và Cleason (2004), mức độ mà chi phí y tế công cộng ảnh hưởng đến kết cục sức khoẻ phụ thuộc vào hiệu quả của các chính sách và thể chế. Akinkugbe và Afeikhena (2006) cũng cung cấp bằng chứng cho thấy hiệu quả của chi tiêu chăm sóc sức khoẻ theo tỷ lệ GDP đối với tuổi thọ, tỷ suất chết trẻ dưới 5 tuổi và tử vong ở trẻ sơ sinh là tích cực và có ý nghĩa trong SSA, Trung Đông và Bắc Phi. Ở cấp độ khu vực, Anyanwu và Erhijakpor (2007) trong phân tích dữ liệu bảng và sử dụng một mô hình ước lượng cố định cho thấy rằng chi phí y tế tổng thể là một đóng góp đáng kể cho kết quả sức khoẻ với mức tăng chi phí chăm sóc sức khoẻ lên tới 10% / người, kết quả là 21% và 22% giảm tỷ lệ tử vong trẻ dưới 5 tuổi và trẻ sơ sinh tương ứng. Akinkugbe và Mohanoe (2009) đã thực hiện phân tích theo chuỗi thời gian sử dụng mô hình hiệu chỉnh sai số (ECM) ở cấp độ quốc gia ở Lesotho. Ba chỉ tiêu về tình trạng sức khoẻ đã được sử dụng làm biến phụ thuộc bao gồm: tuổi thọ (năm), tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh (trên 1.000 trẻ sinh ra sống) và tỷ lệ tử vong trẻ dưới 5 tuổi (trên 1.000). Kết quả của các phân tích cung cấp bằng chứng cho thấy ngoài sự tác động của chi tiêu công, sự có sẵn bác sĩ, khả năng biết đọc biết viết của phụ nữ và tiêm phòng trẻ em cũng có ảnh hưởng đáng kể đến kết cục sức khoẻ ở Lesotho. Trái ngược với những phát hiện từ các nghiên cứu trước đó, các phân tích chỉ ra rằng thu nhập bình quân đầu người là một yếu tố quyết định không đáng kể về tình trạng sức khoẻ. Những gợi ý về chính sách bắt nguồn từ bài báo này là cho chính phủ Lesotho đưa thêm nhiều nguồn lực để giáo dục phụ nữ, thuê thêm bác sĩ và tăng số trẻ em được chủng ngừa mỗi năm. Điều này sẽ hàm ý tăng tỷ lệ chi tiêu công cho y tế. Jacob Novignon, Solomon A Olakojo và Justice Nonvignon (2012) thực hiện nghiên cứu tác động của chi tiêu khu vực công và khu vực tư đến tình trạng y tế và sức
  • 23. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 14 khỏe của người dân vùng cận Sahara Châu Phi (SSA) và để kiểm tra hiệu quả của các nguồn chi tiêu công và tư. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng từ 1995 đến 2010 bao gồm 44 quốc gia trong SSA. Các mô hình ước lượng cố định và ngẫu nhiên được thực hiện để xác định ảnh hưởng của chi tiêu khu vực công và khu vực tư lên lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Kết quả cho thấy chi tiêu trong lĩnh vực y tế có ảnh hưởng đáng kể đến tình trạng sức khoẻ thông qua việc cải thiện tuổi thọ, giảm tử vong và tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh. Cả chi tiêu công và tư nhân cho lĩnh vực y tế đều cho thấy sự liên kết chặt chẽ với tình trạng sức khoẻ mặc dù chi tiêu công có tác động tương đối cao hơn. Những phát hiện này hàm ý rằng chi tiêu cho lĩnh vực y tế vẫn là một thành phần quan trọng trong việc cải thiện tình trạng sức khoẻ ở các nước vùng hạ Sahara. Tăng chi tiêu cho lĩnh vực y tế sẽ là một bước quan trọng để đạt được các mục tiêu phát triển. Hơn nữa, các nhà hoạch định chính sách cần thiết lập quan hệ đối tác công - tư hiệu quả trong việc phân bổ chi tiêu cho lĩnh vực y tế.
  • 24. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 15 CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Mô hình và các giả thuyết nghiên cứu 3.1.1. Mô hình nghiên cứu Để đo lường mức độ tác động của chi tiêu công và các biến kiểm soát khác đến sự phát triển trong lĩnh vực y tế tại các nước Đông Nam Á, mô hình nghiên cứu bao gồm các biến được kế thừa từ ý tưởng của các nghiên cứu đi trước (đặc biệt là nghiên cứu của Jacob Novignon và cộng sự (2012)). Tác giả sử dụng phân tích hồi quy tuyến tính đa biến để đo lường ảnh hưởng của các biến độc lập trong mô hình đến sự phát triển trong lĩnh vực y tế của các nước Đông Nam Á. Phương trình hồi quy được sử dụng trong nghiên cứu có dạng như sau: HOit = αi + β1HEPit + β2GDPcapitait + β4POPU1it + β5POPU2it + β6POPU3it + εit (*) Trong đó: - Các biến phụ thuộc thể hiện tình trạng sức khỏe của người dân (Health outcomes (HO)) bao gồm 3 biến: tuổi thọ trung bình của người dân (tính bằng năm) (Life expectancy at birth - LE), tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh (xác định bằng số trẻ em chết khi chưa đạt 12 tháng tuổi trong năm tính bình quân cho 1000 trẻ em được sinh ra năm đó) (Infant mortality rate – IMR) và tỷ lệ tử (xác định bằng số người chết trong năm tính bình quân cho 1.000 dân số năm đó) (Death rate – DR). - Biến độc lập chính là chi tiêu công cho y tế (tính theo tỷ lệ % trên GDP) (Health Expenditure Public - HEP); - Các biến kiểm soát trong mô hình bao gồm: + GDP bình quân đầu người của các quốc gia (GDPcapita); + Tỷ lệ dân số trong độ tuổi dưới 14 trên tổng dân số (POPU1); + Tỷ lệ dân số trong độ tuổi từ 15 đến 64 trên tổng dân số (POPU2); + Tỷ lệ dân số trong độ tuổi từ 65 trở lên trên tổng dân số (POPU3); - t đại diện cho năm nghiên cứu.
  • 25. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 16 - C là hệ số tự do. - ε là sai số của mô hình. Từ phương trình (*) ta có thể tách ra làm 3 phương trình với 3 biến phụ thuộc như đã trình bày cụ thể như sau: LEit = αi + β1HEPit + β2GDPcapitait + β4POPU1it + β5POPU2it + β6POPU3it + εit (1) IMRit = αi + β1HEPit + β2GDPcapitait + β4POPU1it + β5POPU2it + β6POPU3it + εit (2) DRit = αi + β1HEPit + β2GDPcapitait + β4POPU1it + β5POPU2it + β6POPU3it + εit (3) 3.1.2. Các giả thuyết nghiên cứu Trên cơ sở lý thuyết đã trình bày và các biến trong mô hình nghiên cứu đã đề xuất, tác giả đưa ra các giả thiết như sau: - Giả thuyết H1: Chi tiêu công có tác động cùng chiều đến sự phát triển y tế. - Giả thuyết H2: GDP bình quân đầu người có tác động cùng chiều đến sự phát triển y tế. - Giả thuyết H3: Tỷ lệ dân số trong độ tuổi dưới 14 trên tổng dân số có tác động cùng chiều đến sự phát triển y tế. - Giả thuyết H4: Tỷ lệ dân số trong độ tuổi từ 15 đến 64 trên tổng dân số có tác động cùng chiều đến sự phát triển y tế. - Giả thuyết H5: Tỷ lệ dân số trong độ tuổi từ 65 trở lên trên tổng dân số có tác động ngược chiều đến sự phát triển y tế. 3.2. Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu 3.2.1. Phương pháp nghiên cứu Dữ liệu được tác giả sử dụng để tiến hành hồi quy là dữ liệu bảng (panel data). Đây là loại dữ liệu phù hợp để tiến hành đo lường mức độ ảnh hưởng của biến độc lập và các biến kiểm soát trong mô hình nghiên cứu đến sự phát triển trong lĩnh vực y tế thể hiện qua tình trạng sức khỏe của người dân với ba biến phụ thuộc trong ba phương trình đã nêu. Đối với dữ liệu bảng, các nhà nghiên cứu thường sử dụng mô hình hồi quy bình phương nhỏ nhất (OLS), mô hình hồi quy tác động ngẫu nhiên (REM) và mô hình hồi quy tác động cố định (REM). Trong ba phương pháp trên, phương pháp hồi quy OLS là
  • 26. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 17 đơn giản nhất. Với ước lượng OLS, các giả định về đa cộng tuyến, hiện tượng tự tương quan, hiện tượng phương sai sai số thay đổi không được xem xét tới. Tùy thuộc vào mục tiêu nghiên cứu, đặc điểm dữ liệu, đặc điểm của mô hình,các nghiên cứu sẽ lựa chọn các mô hình hồi quy khác nhau. Do những hạn chế nêu trên của ước lượng OLS, nghiên cứu này sử dụng hai phương pháp hồi quy cho dữ liệu bảng FEM và REM. - Mô hình Pooled OLS: dùng để kiểm định ảnh hưởng của các biến độc lập đối với biến phụ thuộc. Mô hình Pooled OLS thực chất là việc sử dụng dữ liệu bảng để phân tích bằng hình thức sử dụng tất cả dữ liệu bằng cách sắp xếp chồng không phân biệt từng cá thể riêng, tức là mô hình này sử dụng dữ liệu như một phân tích OLS thông thường. Phương pháp bình phương bé nhất (OLS) được sử dụng để ước lượng đường thẳng hồi quy bởi vì nó cho phép sai số cực tiểu giữa các điểm ước lượng trên đường thẳng hồi quy và những điểm quan sát thực tế của đường thẳng hồi quy là phù hợp nhất. - Mô hình ảnh hưởng cố định (FEM – Fixed effects model): Mô hình ảnh hưởng cố định đưa ra giả thuyết cho rằng mỗi đối tượng nghiên cứu sẽ có những đặc điểm riêng có tác động đến biến giải thích.Mô hình này xem xét sự tương quan giữa phần dư của mỗi đối tượng nghiên cứu với biến giải thích từ đó loại bỏ ảnh hưởng của đặc điểm riêng của các đối tượng nghiên cứu khỏi các biến giải thích để ước lượng những ảnh hưởng thực của biến giải thích lên biến được giải thích (biến phụ thuộc). - Mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM – Random Effects Model): Nếu giả định của mô hình FEM là có sự khác biệt giữa các đối tượng và có sự ảnh hưởng lên biến giải thích thì giả định của mô hình REM chính là đặc điểm riêng giữa các đối tượng nghiên cứu là ngẫu nhiên và không tương quan đến các biến giải thích. Như vậy, sự khác biệt giữa mô hình FEM và mô hình REM ở đặc điểm riêng biệt của các đối tượng, nếu sự khác biệt giữa các đối tượng có ảnh hưởng đến biến giải thích thì sử dụng mô hình REM sẽ tốt hơn so với mô hình FEM. Với ba phương pháp ước lượng đã nêu, tác giả sẽ sử dụng các kiểm định Breusch- Pagan Lagrangian và kiểm định Hausman để lựa chọn giữa ba phương pháp ước lượng.
  • 27. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 18 Ngoài ra, tác sẽ thực hiện kiểm định về các giả định hồi quy của mô hình để đảm bảo kết quả hồi quy có ý nghĩa, các hệ số ước lượng thu được bằng phương pháp hồi quy là ước lượng hiệu quả (ước lượng có phương sai nhỏ nhất), có tính đại diện cho tổng thể nghiên cứu. Các giả định hồi cần được kiểm định bao gồm: (1) Không có hiện tượng đa cộng tuyến; (2) Khôngcó hiện tượng tự tương quan; (3) Phương sai sai số không đổi; (4) Phần dư có phân phối chuẩn. Nếu mô hình xảy ra các khuyết tật trên, phương pháp FGLS sẽ được tác giả sử dụng để khắc phục các vi phạm này (Judge, Hill et al, 1988). 3.2.2. Dữ liệu nghiên cứu Tác giả thu thập dữ liệu bảng với tất cả dữ liệu đều được lấy từ Worldbank trong giai đoạn 2002 - 2016 của 11 nước thuộc khu vực Đông Nam Á. Dữ liệu về chi tiêu công được thể hiện bằng tỷ lệ % trên GDP của các quốc gia. Như vậy với thời gian lấy dữ liệu là 15 năm của 11 quốc gia khu vực Đông Nam Á thì bộ dữ liệu sẽ gồm 165 kì quan sát phù hợp với yêu cầu về kích thước mẫu tối thiểu để sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính đa biến.Theo Tabachnick & Fidell (2007) thì kích thước mẫu cần phải đảm bảo theo công thức: N ≥ 50 + 8m và để phân tích từng quan hệ riêng lẻ kích thước mẫu cần phải đảm bảo tối thiểu: N ≥ 104 + m (trong đó N là cỡ mẫu và m là biến độc lập của mô hình). Tác giả sử dụng phần mềm STATA 13 để phân tích dữ liệu.
  • 28. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 19 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Thực trạng về tình hình sức khỏe người dân và chi tiêu công cho y tế tại các nước Đông Nam Á 4.1.1. Tuổi thọ trung bình của người dân Bảng 4.1. Thống kê mô tả tuổi thọ trung bình của người dân tại các nước Đông Nam Á giai đoạn 2002 – 2016 Năm Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn 2002 60.03 78.55 68.2113 6.62245 2003 60.60 79.04 68.6134 6.44910 2004 61.18 79.49 69.0119 6.28077 2005 61.74 79.99 69.4079 6.13740 2006 62.30 80.14 69.7580 5.95343 2007 62.83 80.44 70.1017 5.81524 2008 63.35 80.79 70.4263 5.70573 2009 63.84 81.24 70.7356 5.63488 2010 64.30 81.54 71.0078 5.55459 2011 64.74 81.74 71.2513 5.47338 2012 65.15 82.00 71.4864 5.41639 2013 65.55 82.25 71.7143 5.37122 2014 65.92 82.50 71.9380 5.33578 2015 66.28 82.60 72.1465 5.27885 2016 66.38 82.85 72.3118 5.29315 (Nguồn: Tính toán của tác giả bằng phần mềm STATA) Tuổi thọ trung bình của người dân được tính theo năm, nó phản ánh số năm dự kiến còn lại của cuộc đời ở một độ tuổi nhất định, nghĩa là số trung bình các năm tiếp theo của cuộc đời cho một người ở độ tuổi nào đó, tính theo một tỉ lệ tử cụ thể. Tuổi thọ trung
  • 29. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 20 bình phụ thuộc vào các tiêu chuẩn được sử dụng để chọn các nhóm. Tuổi thọ trung bình thường được tính riêng cho nam và nữ. Tuy nhiên trong nghiên cứu này, tác giả chọn tuổi thọ trung bình chung của cả nam và nữ. Tuổi thọ trung bình của người dân phụ thuộc chủ yếu vào hệ thống chăm sóc sức khỏe, y tế cộng đồng và chế độ ăn uống. Các điều kiện về kinh tế cũng tác động lên tuổi thọ trung bình. Tỉ lệ tử vong cao ở các quốc gia nghèo phần lớn do chiến tranh, nghèo đói và bệnh tật (AIDS, sốt rét..). Theo kết quả thống kê từ bảng 4.1 cho tuổi thọ trung bình của người dân ở các nước Đông Nam Á có giá trị trung bình trong khoảng từ 68.2113 năm (năm 2002) đến 72.3118 năm (năm 2016). Nhìn chung, tuổi thọ trung bình trong khu vực có xu hướng tăng dần qua các năm. Tỷ lệ này là khá cao so với các khu vực khác trên thế giới, đặc biệt là ở khu vực Châu Phi. Kết quả này cho thấy công tác chăm sóc y tế, nâng cao sức khỏe của cộng đồng đang được thực hiện khá tốt tại các nước trong khu vực. Bên cạnh đó, ý thức tự bảo vệ sức khỏe của người dân bằng chế độ ăn uống, luyện tập hợp lý cũng giúp cải thiện đáng kể tuổi thọ trung bình của khu vực. Mặt khác, theo kết quả thống kê ở phụ lục 1, tuổi thọ trung bình của người dân ở các nước Đông Nam Á có thể phân làm 3 nhóm. Nhóm các nước có tuổi thọ trung bình thấp (dưới 70 tuổi) bao gồm: Cambodia, Indonesia, Lào, Myanmar, Philippines và Đông Timor. Nhóm các nước có tuổi thọ trung bình từ 70 đến 80 tuổi gồm: Việt Nam, Thái Lan, Malaysia và Brunei. Singapore là quốc gia duy nhất có tuổi thọ trung bình của người dân đạt trên 80 tuổi. Những số liệu này đã cho thấy tình hình chăm sóc sức khỏe tại các nước có tuổi thọ trung bình của người dân dưới 70 chưa đạt kết quả tốt. Những nước này đa số là các quốc gia kém phát triển trong khu vực do đó điều kiện chăm sóc y tế và cuộc sống của người dân còn nhiều khó khăn, thiếu thốn dẫn đến tuổi thọ trung bình ở mức thấp hơn so với mặt bằng chung trong khu vực Đông Nam Á.
  • 30. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 21 73 72 71 70 69 68 67 66 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Hình 4.1. Biểu đồ giá trị trung bình tuổi thọ trung bình của người dân tại các nước Đông Nam Á giai đoạn 2002 – 2016 4.1.2. Tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh
  • 31. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 22 Bảng 4.2. Thống kê mô tả tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh tại các nước Đông Nam Á giai đoạn 2002 – 2016 Năm Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn 2002 2.70 77.50 37.4455 28.82105 2003 2.50 74.60 35.8727 27.39358 2004 2.30 72.00 34.4636 26.06884 2005 2.30 69.60 32.9909 24.82106 2006 2.30 67.20 31.7000 23.65773 2007 2.30 65.00 30.5000 22.57716 2008 2.20 62.70 29.7182 22.02720 2009 2.20 60.60 28.2455 20.57466 2010 2.20 58.50 27.2273 19.68980 2011 2.20 56.70 26.2909 18.86231 2012 2.20 55.00 25.4000 18.11094 2013 2.10 53.50 24.5909 17.44474 2014 2.10 51.90 23.8182 16.81278 2015 2.10 50.40 23.1091 16.21151 2016 2.20 48.90 22.4545 15.60297 (Nguồn: Tính toán của tác giả bằng phần mềm STATA) Tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh được xác định bằng số trẻ em chết khi chưa đạt 12 tháng tuổi trong năm tính bình quân cho 1000 trẻ em được sinh ra năm đó. Những nguyên nhân của hầu hết trường hợp tử vong sơ sinh là do đẻ non, các biến chứng liên quan đến đẻ (ngạt khi sinh hoặc không thở khi sinh), và nhiễm trùng. Do đó hàng năm trên toàn thế giới có đến 2/3 số tử vong sơ sinh có thể phòng ngừa được nếu biết trước và được cung cấp các biện pháp y tế hiệu quả khi sinh và tuần đầu của cuộc sống. Các nước có tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh cao có thể sử dụng các can thiệp này để làm giảm số lượng tử vong
  • 32. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 23 xuống hơn một nửa. Do đó, kết quả trong hoạt động chăm sóc y tế có tác động rất lớn đến tỷ lệ này. Kết quả thống kê từ bảng 4.2 cho thấy tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh của các nước trong khu vực Đông Nam Á có giá trị trung bình dao động trong khoảng từ 22.4545% (năm 2016) đến 37.4455% (năm 2002). Nhìn chung tỷ lệ này cũng có xu hướng giảm dần theo thời gian. Điều này phản ánh công tác chăm sóc y tế về mặt sinh sản cho sản phụ và trẻ sơ sinh đang có xu hướng được cải thiện theo thời gian. Kết quả này có được nhờ vào nguồn tài trợ lớn từ NSNN và bảo hiểm y tế của các quốc gia cho những can thiệp y tế đối với trẻ sơ sinh hiệu quả bao gồm: Chăm sóc trẻ sơ sinh và các bà mẹ; Nuôi dưỡng trẻ nhỏ; Vắc-xin; Dự phòng và quản lý ca bệnh bị viêm phổi, tiêu chảy và nhiễm trùng; Kiểm soát sốt rét; Dự phòng và chăm sóc HIV/AIDS. Bên cạnh đó, kết quả tính toán ở phụ lục 2 cho thấy tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh giữa các nước trong khu vực Đông Nam Á có sự chênh lệch khá lớn. Các nước có tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh rất thấp bao gồm: Singapore (2.2% năm 2016), Malaysia (7.1% năm 2016) và Brunei (8.5% năm 2016). Đây là các quốc gia phát triển nhất trong khu vực Đông Nam Á với điều kiện chăm sóc y tế rất tốt từ chính phủ, thêm vào đó mức sống của người dân cũng rất cao so với mặt bằng chung trong khu vực do đó hạn chế được tối đa tình trạng tử vong của trẻ sơ sinh. Các nước có tỷ lệ này nằm trong từ 10% đến dưới 30% bao gồm: Thái Lan, Việt Nam, Indonesia, Cambodia và Philippines. Các nước còn lại có tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh rất cao, thậm chí gần 50% như Myanamar (40.1% năm 2016), Đông Timor (42.4% năm 2016) và Lào (48.9% năm 2016). Những số liệu này cho thấy hiệu quả của công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản tại các nước Đông Nam Á đang có sự chênh lệch quá lớn. Các nước kém phát triển đã không thể thực hiện được tốt công tác này khiến tình trạng tử vong ở trẻ sơ sinh quá cao, đến thời điểm hiện tại tỷ lệ này vẫn còn gần 50%. Đây là hồi chuông cảnh báo về công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản ở một số nước trong khu vực Đông Nam Á.
  • 33. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 24 40 35 30 25 20 15 10 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Hình 4.2. Biểu đồ giá trị trung bình tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh tại các nước Đông Nam Á giai đoạn 2002 – 2016 4.1.3. Tỷ lệ tử thô
  • 34. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 25 Bảng 4.3. Thống kê mô tả tỷ lệ tử thô tại các nước Đông Nam Á giai đoạn 2002 – 2016 Năm Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn 2002 2.84 9.13 6.5851 2.11120 2003 2.82 8.88 6.4858 1.98840 2004 2.84 8.81 6.3798 1.89815 2005 2.87 8.73 6.2955 1.80883 2006 2.92 8.65 6.2246 1.72961 2007 2.99 8.56 6.1760 1.64854 2008 3.06 8.47 6.1219 1.59657 2009 3.13 8.37 6.0790 1.55360 2010 3.20 8.28 6.0646 1.49684 2011 3.26 8.20 6.0589 1.44969 2012 3.33 8.14 6.0511 1.42260 2013 3.39 8.10 6.0578 1.39335 2014 3.45 8.09 6.0691 1.37266 2015 3.51 8.10 6.0840 1.36073 2016 3.47 8.08 6.0755 1.37386 (Nguồn: Tính toán của tác giả bằng phần mềm STATA) Tỷ lệ tử thô được xác định bằng số người chết trong năm tính bình quân cho 1.000 người năm đó. Khác với tỷ lệ tử của trẻ sơ sinh, tỷ lệ tử thô lại phụ thuộc rất chặt vào cơ cấu dân số theo độ tuổi: với cùng mức độ chết như nhau, nhưng dân số nào có tỷ trọng của nhóm dân số có nguy cơ chết cao (như trẻ em và người già) thì dân số đó có tỷ lệ tử thô càng cao, và ngược lại. Do đó, sự biến động của tỷ lệ tử qua các năm phụ thuộc vào sự phát triển trong lĩnh vực y tế và tình hình biến đổi kết cấu dân số theo độ tuổi và giới tính.
  • 35. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 26 Theo kết quả thống kê từ bảng 4.3, tỷ lệ tử thô tại các nước Đông Nam Á nhìn chung có xu hướng giảm theo thời gian và biến động trong khoảng từ 6.0511% (năm 2012) đến 6.5851% (năm 2002). Đây là một tỷ lệ khá thấp trên thế giới, điều này cho thấy cơ cấu dân số của các nước khu vực Đông Nam Á thuộc vào nhóm dân số trẻ, do đó có tỷ lệ tử thô khá thấp, bên cạnh đó cũng cần khẳng định sự tiến bộ trong lĩnh vực y tế trong thời gian qua đã góp phần không nhỏ vào việc giảm tỷ lệ này. Ngoài ra, theo thống kê trong phụ lục 3, tỷ lệ tử thô giữa các quốc gia khu vực Đông Nam Á cũng có sự không đồng đều. Các nước có tỷ lệ tử thô thấp hơn mức trung bình khu vực khá nhiều bao gồm: Singapore, Brunei và Malaysia. Đây cũng là các quốc gia phát triển với trình độ phát triển y học cao nhờ vào nguồn lực tài chính dồi dào đến từ NSNN cũng như khu vực tư nhân do đó tỷ lệ tử thô của các nước này khá thấp so với mức trung bình khu vực. Trong khi đó, các nước có điều kiện chăm sóc y tế kém và nguồn lực tài chính đầu tư vào chăm sóc sức khỏe hạn chế như Myanmar có tỷ lệ tử cao hơn mức trung bình khá nhiều (8.08% năm 2016). Tỷ lệ tử thô của các nước còn lại không có sự chênh lệch lớn so với mặt bằng chung khu vực. 6.7 6.6 6.5 6.4 6.3 6.2 6.1 5.9 5.8 5.7 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Hình 4.3. Biểu đồ giá trị trung bình tỷ lệ tử thô tại các nước Đông Nam Á giai đoạn 2002 - 2016
  • 36. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 27 4.1.4. Chi tiêu công cho y tế Chi tiêu công cho y tế thường được tài trợ thông qua đóng góp an sinh xã hội, các hình thức thuế khác nhau cho các ngành khác nhau của chính phủ và từ các nguồn bên ngoài, bao gồm cả khoản tài trợ và cho vay. Tác giả sử dụng tỷ lệ chi tiêu công cho y tế trên GDP của các quốc gia để thể hiện mức độ chi tiêu cho lĩnh vực này so với quy mô của nền kinh tế. Bảng 4.4. Thống kê mô tả tỷ lệ chi tiêu công cho y tế trên GDP tại các nước Đông Nam Á giai đoạn 2002 – 2016 Năm Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn 2002 .31 2.57 1.4158 .65967 2003 .24 2.59 1.6124 .72181 2004 .27 2.52 1.4325 .77463 2005 .16 2.29 1.2762 .67403 2006 .26 2.54 1.3519 .70312 2007 .18 2.72 1.4056 .84704 2008 .21 2.98 1.4130 .78483 2009 .23 3.05 1.7202 .85464 2010 .30 2.96 1.6748 .86354 2011 .30 3.20 1.5491 .90384 2012 .79 3.72 1.7604 .97862 2013 .83 3.80 1.8365 .94473 2014 .94 3.82 1.9210 .95243 2015 1.01 3.85 1.9627 .95321 2016 1.04 3.88 2.0218 .96735 (Nguồn: Tính toán của tác giả bằng phần mềm STATA)
  • 37. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 28 2.5 1.5 0.5 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Hình 4.4. Biểu đồ giá trị trung bình tỷ lệ chi tiêu công cho y tế trên GDP tại các nước Đông Nam Á giai đoạn 2002 - 2016 Theo kết quả tính toán từ bảng 4.4 cho thấy giá trị trung bình của tỷ lệ chi tiêu công cho y tế trên GDP tại các nước Đông Nam Á trong giai đoạn 2002 – 2016 tuy có sự biến động tăng giảm không đồng đều qua các năm nhưng nhìn chung vẫn có xu hướng tăng nhẹ. Tỷ lệ chi tiêu công cho y tế trên GDP biến động trong khoảng từ 1.2762% (năm 2005) đến 2.0218% (năm 2016). Mức độ chi tiêu công cho y tế trung bình tại các nước Đông Nam Á hiện nay ở mức khá thấp so với các nước và các khu vực khác trên thế giới. Có thể dẫn chứng một số tỷ lệ chi tiêu công cho y tế trên GDP như: Hàn Quốc là 4% (2014), Trung Quốc là 3.12% (2014) và các nước thuộc khu vực EU là 7.16% (2014) (theo WHO, 2016). Bên cạnh đó, theo đánh giá của World Bank việc chi tiêu công cho y tế tại các nước trong khu vực Đông Nam Á vẫn còn nhiều hạn chế dẫn đến kết quả chưa được tối ưu. Thứ nhất, các cơ chế chi trả cho cơ sở dịch vụ chưa tạo được động lực phù hợp. Thứ hai là sự phụ thuộc quá nhiều vào các dịch vụ tập trung ở bệnh viện tuyến trung ương và tuyến tỉnh thay vì chăm sóc y tế ở tuyến cơ sở. Thứ ba là mức chi tiêu quá cao cho dược phẩm. Bên cạnh đó, tỷ lệ chi tiêu công cho y tế trên GDP giữa các quốc gia có sự chênh lệch rất lớn theo kết quả tính toán trong phụ lục 4. Một số nước có tỷ lệ chi tiêu công cho y
  • 38. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 29 tế trên GDP khá cao so với mức trung bình của khu vực và được duy trì ổn định như Việt Nam, Thái Lan và Malaysia, Singapore và Brunei. Đặc biệt hai quốc gia Singapore và Brunei với tổng dân số khá ít so với các nước khác trong khu vực nhưng quy mô của nền kinh tế thể hiện qua tổng GDP lại cao nhất, do đó mức độ chi tiêu công cho y tế nếu quy ra số tuyệt đối sẽ rất lớn. Đây cũng là lý do chính khiến lĩnh vực y tế của các nước này rất phát triển, đạt được những thành công thể hiện qua ba chỉ tiêu về sự phát triển của lĩnh vực y tế như đã phân tích ở các phần trên. Các nước có tỷ lệ chi tiêu công cho y tế trên GDP khá thấp so với mặt bằng chung trong khu vực bao gồm: Cambodia, Indonesia, Lào, Myanmar, Philippines và Đông Timor. Đây cũng là những quốc gia có các chỉ tiêu về sự phát triển của lĩnh vực y tế kém nhất trong khu vực như đã nhận định trong các mục phía trên. 4.1.5. GDP bình quân đầu người Khi xem xét sự phát triển kinh tế của một quốc gia, người ta thường dựa trên số liệu về tổng GDP quốc gia và GDP bình quân đầu người của quốc gia đó mà chưa tính đến những khác biệt trong giá cả sinh hoạt ở các quốc gia khác nhau. Ưu điểm của việc sử dụng dữ liệu về GDP là đơn giản, ít yêu cầu tính toán phức tạp, đồng thời giúp phản ánh chính xác hơn sự đóng góp của người dân nước đó vào sự phát triển của nền kinh tế quốc gia. Bảng 4.5 thể hiện chi tiết thống kê mô tả GDP bình quân đầu người của 11 nước Đông Nam Á giai đoạn 2002 - 2016.
  • 39. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 30 Bảng 4.5. Thống kê mô tả GDP bình quân đầu người tại các nước Đông Nam Á giai đoạn 2002 – 2016 Năm Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn 2002 143.78 22016.83 4433.8565 7593.33828 2003 219.78 23573.63 4815.1496 8206.81329 2004 219.82 27405.27 5568.5026 9615.58187 2005 247.24 29869.85 6302.8890 10865.62858 2006 296.90 33579.86 7260.0079 12506.07699 2007 410.45 39223.58 8176.1133 13957.38787 2008 611.78 39721.05 8984.4329 14947.35141 2009 719.73 38577.56 7878.6729 12930.50878 2010 785.69 46569.68 9659.8554 15854.56336 2011 882.49 53166.68 11633.0586 19269.42562 2012 950.02 54431.16 11950.5731 19601.15078 2013 1028.42 56029.19 11923.7727 19370.63485 2014 1098.69 56336.07 11719.2410 18923.00970 2015 1138.99 53629.74 10372.4380 16766.85031 2016 1195.52 52962.49 10020.2077 16088.20571 (Nguồn: Tính toán của tác giả bằng phần mềm STATA)
  • 40. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 31 14000 12000 10000 8000 6000 4000 2000 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Hình 4.5. Biểu đồ giá trị trung bình GDP bình quân đầu người tại các nước Đông Nam Á giai đoạn 2002 – 2016 Giá trị trung bình của GDP bình quân đầu người của các nước Đông Nam Á thể hiện trong bảng 4.5 cho thấy đang có xu hướng tăng dần theo thời gian từ mức thấp nhất là 4433.8565 USD/người/năm (năm 2002) đến mức cao nhất là 11950.5731 USD/người/năm (năm 2012) sau đó giảm dần đến năm 2016 đạt mức 10020.2077 USD/người/năm. Kết quả này phản ánh nền kinh tế các quốc gia trong khu vực đang có bước phát triển khá tốt, tăng trưởng nhanh chóng trong thời gian qua. Theo phụ lục 5, Singapore là quốc gia có GDP bình quân đầu người cao nhất khu vực Đông Nam Á. Trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2016, mức GDP bình quân đầu người luôn đạt trên 50.000 USD. Brunei là quốc gia có thứ hai có chỉ tiêu này cao vượt trội, gấp từ 3 đến 4 lần so với mặt bằng chung khu vực. Tiếp theo, Malaysia là quốc gia xếp thứ ba trong khu vực về GDP bình quân đầu người trong khu vực Đông Nam Á với mức thu nhập năm 2016 đạt 9.508 USD. Xét riêng trong thời gian gần đây (từ 2014 đến 2016), các nước có thu nhập bình quân đầu người cao kế tiếp là Thái Lan, Indonesia, Philippines, Lào, Việt Nam, Đông Timor, Cambodia và Myanmar. Kết quả này cho thấy, Việt Nam đang nằm ở thứ hạng
  • 41. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 32 khá thấp về GDP bình quân đầu người so với các nước trong khu vực khi chỉ hơn được 3 nước là Đông Timor, Cambodia và Myanmar. 4.1.6. Tỷ lệ dân số trong độ tuổi dưới 14 trên tổng dân số Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi còn được sử dụng để đánh giá xu hướng già hóa hay trẻ hóa của dân số một quốc gia. Đồng thời tỷ lệ này còn phản ánh tỷ số phụ thuộc, một chỉ tiêu biểu thị gánh nặng của dân số trong tuổi lao động. Chỉ tiêu này phản ánh tác động của mức độ sinh và mức độ chết đến cơ cấu tuổi và lực lượng lao động. Tỷ lệ dân số trong độ tuổi dưới 14 được thống kê mô tả trong bảng 4.6 cụ thể như sau:
  • 42. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 33 Bảng 4.6. Thống kê mô tả tỷ lệ dân số trong độ tuổi dưới 14 trên tổng dân số tại các nước Đông Nam Á giai đoạn 2002 - 2016 Năm Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn 2002 20.35 50.20 33.3088 8.61164 2003 19.92 49.91 32.8312 8.62979 2004 19.53 49.57 32.3546 8.63075 2005 19.14 49.17 31.8564 8.61646 2006 18.85 48.06 31.3134 8.40331 2007 18.54 47.28 30.7827 8.26589 2008 18.19 46.73 30.2611 8.17981 2009 17.77 46.20 29.7589 8.10272 2010 17.34 45.60 29.2880 8.01434 2011 16.95 45.57 28.9069 8.05296 2012 16.57 45.22 28.5266 8.01958 2013 16.20 44.72 28.1604 7.95369 2014 15.84 44.29 27.8180 7.90888 2015 15.50 44.00 27.4995 7.90607 2016 15.24 43.75 27.2154 7.89687 (Nguồn: Tính toán của tác giả bằng phần mềm STATA)
  • 43. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 34 35 30 25 20 15 10 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Hình 4.6. Biểu đồ giá trị trung bình tỷ lệ dân số trong độ tuổi dưới 14 trên tổng dân số tại các nước Đông Nam Á giai đoạn 2002 – 2016 Kết quả tính toán từ bảng 4.6 cho thấy, giá trị trung bình của tỷ lệ dân số dưới 14 tuổi trong tổng số dân của khu vực Đông Nam Á nhìn chung đang có xu hướng giảm dần theo thời gian với mức cao nhất là 33.3088% (năm 2002) đến mức thấp nhất là 27.2154% (năm 2016). Kết quả này thể hiện dân số của các nước Đông Nam Á đang có xu hướng già hóa với mức sinh giảm dần theo thời gian khiến cho tỷ lệ dân số dưới 14 tuổi ngày càng giảm xuống. Theo phụ lục 6 cho thấy, tỷ lệ dân số dưới 14 tuổi của các quốc gia trong khu vực có sự khác biệt khá lớn.Các nước có tỷ lệ này dưới mức trung bình của khu vực bao gồm: Singapore, Thái Lan, Brunei, Malaysia và Việt Nam. Các nước có tỷ lệ này tương đương mức trung bình khu vực là Indonesia và Myanmar. Các nước có dân số rất trẻ thể hiện qua tỷ lệ dân số dưới 14 tuổi cao vượt trội so với mặt bằng chung trong khu vực bao gồm: Cambodia, Lào, Philippines và đặc biệt là Đông Timor (tỷ lệ dân số dưới 14 tuổi đạt 43.75% năm 2016). Đối với các nước có tỷ lệ này quá cao cho thấy gánh nặng phụ thuộc của xã hội là khá lớn do nhóm tuổi này là nhóm tuổi dưới độ tuổi lao động, phụ thuộc hoàn toàn vào gia đình. Bên cạnh đó, nhu cầu chăm sóc y tế đối với trẻ em ở các quốc gia có tỷ lệ dân số dưới 14 tuổi cao cũng là rất lớn bởi vì dân số trong nhóm tuổi
  • 44. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 35 này là các trẻ em chưa trưởng thành về mặt thể chất, dễ mắc các bệnh tật. Chính vì vậy, điều này đòi hỏi sự đầu tư từ chi tiêu công của chính phủ phải thật sự mạnh mẽ và hiệu quả. 4.1.7. Tỷ lệ dân số trong độ tuổi từ 15 đến 64 trên tổng dân số Tỷ lệ dân số trong độ tuổi từ 15 đến 64 trên tổng số dân phản ánh quy mô của lực lượng lao động trên tổng dân số của một quốc gia bởi vì đây là nhóm tuổi nằm trong độ tuổi lao động, là những người dân có sự đóng góp thiết thực vào sự phát triển của đất nước. Đây cũng là nhóm tuổi cần được chăm sóc y tế tốt để đủ sức khỏe lao động, tạo ra của cải vật chất cho xã hội và nuôi sống gia đình. Số liệu về tỷ lệ dân số trong độ tuổi từ 15 đến 64 trên tổng số dân được thống kê mô tả chi tiết trong bảng 4.7 như sau: Bảng 4.7. Thống kê mô tả tỷ lệ dân số trong độ tuổi từ 15 đến 64 trên tổng dân số của các nước Đông Nam Á giai đoạn 2002 – 2016 Năm Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn 2002 47.45 71.94 62.1214 7.22146 2003 47.66 72.22 62.5244 7.20105 2004 47.93 72.46 62.9325 7.16157 2005 48.28 72.63 63.3590 7.09695 2006 49.28 72.69 63.8015 6.83755 2007 49.95 72.80 64.2418 6.66503 2008 50.41 73.03 64.6850 6.55742 2009 50.84 73.33 65.1155 6.46758 2010 51.32 73.64 65.5117 6.36613 2011 51.28 73.63 65.7757 6.36233 2012 51.54 73.53 66.0255 6.26763 2013 51.95 73.34 66.2455 6.12208 2014 52.31 73.10 66.4228 5.98363 2015 52.55 72.81 66.5550 5.87716
  • 45. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 36 2016 52.74 72.47 66.6303 5.75869 (Nguồn: Tính toán của tác giả bằng phần mềm STATA) 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Hình 4.7. Biểu đồ giá trị trung bình tỷ lệ dân số trong độ tuổi từ 15 đến 64 trên tổng dân số của các nước Đông Nam Á giai đoạn 2002 – 2016 Kết quả thống kê từ bảng 4.7 cho thấy tỷ lệ dân số trong độ tuổi từ 15 đến 64 trên tổng số dân của các nước Đông Nam Á có xu hướng tăng dần qua các năm. Mức thấp nhất được ghi nhận vào năm 2002 là 62.1214% và mức cao nhất là vào năm 2016 với tỷ lệ 66.6303%. Điều này cho thấy lực lượng lao động ở quốc gia Đông Nam Á đang có xu hướng gia tăng không ngừng, tạo động lực phát triển cho các nền kinh tế trong khu vực. Đồng thời số lượng lớn lực lượng lao động trong tổng dân số cũng đặt ra vấn đề về các hoạt động chăm sóc y tế đối với người dân trong nhóm tuổi này cũng như để tạo điều kiện cho họ lao động hiệu quả. Điều này đòi hỏi nguồn lực tài chính từ chi tiêu công của chính phủ và sự tham gia tích cực của BHYT. Theo phụ lục 7, đa số các quốc gia đều có tỷ lệ dân số trong độ tuổi từ 15 đến 64 trên tổng số dân cao hơn mức trung bình của khu vực. Đây là điều kiện thuận lợi để giúp các quốc gia phát triển nhanh chóng về kinh tế, thu hút được nguồn đầu tư từ nước ngoài do có đội ngũ lao động dồi dào, giá nhân công rẻ. Tuy nhiên một số nước có tỷ lệ dân số
  • 46. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 37 trong độ tuổi từ 15 đến 64 khá thấp như: Đông Timor (52.74% năm 2016), Lào (62.78% năm 2016), Philippines (63.35% năm 2016). Số liệu này cho thấy, các quốc gia này có lực lượng trong độ tuổi lao động khá ít so với mặt bằng chung khu vực, khó có thể tạo động lực cho sự phát triển đất nước. 4.1.8. Tỷ lệ dân số trong độ tuổi từ 65 trở lên trên tổng dân số Tỷ lệ dân số trong độ tuổi từ 65 trở lên phản ánh mức độ già hóa và tỷ lệ người phụ thuộc của một quốc gia. Nó cho thấy sự biến động của số lượng người già trong xã hội, những người không còn khả năng lao động theo quy định của pháp luật. Số liệu về tỷ lệ dân số trong độ tuổi từ 65 trở lên được thống kê mô tả chi tiết trong bảng 4.8 như sau:
  • 47. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 38 Bảng 4.8. Thống kê mô tả tỷ lệ dân số trong độ tuổi từ 65 trở lên trên tổng dân số của các nước Đông Nam Á giai đoạn 2002 – 2016 Năm Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn 2002 2.36 7.70 4.5698 1.81570 2003 2.43 7.85 4.6444 1.84867 2004 2.50 8.01 4.7129 1.88406 2005 2.56 8.23 4.7846 1.93091 2006 2.67 8.46 4.8851 1.96498 2007 2.76 8.65 4.9755 1.99789 2008 2.86 8.79 5.0539 2.02620 2009 2.96 8.89 5.1256 2.05359 2010 3.08 9.02 5.2003 2.09090 2011 3.15 9.42 5.3174 2.18545 2012 3.24 9.90 5.4479 2.29995 2013 3.33 10.46 5.5942 2.43324 2014 3.40 11.06 5.7592 2.58133 2015 3.46 11.69 5.9454 2.74114 2016 3.51 12.29 6.1543 2.88986 (Nguồn: Tính toán của tác giả bằng phần mềm STATA)
  • 48. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 39 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Hình 4.8. Biểu đồ giá trị trung bình tỷ lệ dân số trong độ tuổi từ 65 trở lên trên tổng dân số của các nước Đông Nam Á giai đoạn 2002 – 2016 Theo kết quả tính toán từ bảng 4.8 cho thấy, tỷ lệ dân số trong độ tuổi từ 65 trở lên trên tổng số dân của các nước Đông Nam Á nhìn chung có xu hướng tăng nhẹ qua các năm, không có sự biến động quá lớn. Tỷ lệ này đạt mức thấp nhất vào năm 2002 là 4.5698% và mức cao nhất vào năm 2016 là 6.1543%. Kết quả này cho thấy dân số của các nước Đông Nam Á có xu hướng già hóa tuy với tốc độ không quá nhanh. Nhóm dân số có độ tuổi trên 65 là những người già yếu, mất sức lao động và nhiều bệnh tật. Đây là nhóm người cần sự quan tâm chăm sóc đặc biệt của hệ thống y tế của các quốc gia và cũng tạo nhiều áp lực đối với nguồn tài chính hỗ trợ cho lĩnh vực y tế từ NSNN và các loại BHYT, BHXH do phải chi trả nhiều cho nhu cầu khám chữa bệnh của nhóm người trong độ tuổi này. Với sự gia tăng của nhóm người trong độ tuổi này, chính phủ các nước phải gia tăng chi tiêu công cho y tế càng ngày nhiều để đáp ứng được đầy đủ cho nhu cầu chăm sóc sức khỏe của những người dân này. Số liệu thống kê chi tiết về tỷ lệ này của các nước được thể hiện trong phụ lục 8. Các quốc gia có tỷ lệ dân số trong độ tuổi từ 65 trở lên cao nhất là: Singapore và Thái Lan lần lượt ở mức 12.29% và 10.95% trong năm 2016. Điều này cho thấy các quốc gia này đang phải chịu gánh nặng khá lớn với tỷ lệ người già cao trong xã hội, đặt áp lực lớn lên
  • 49. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 40 công tác chăm sóc y tế và các phúc lợi khác cho người già mà nguồn chi tiêu công phải tài trợ. Các nước còn lại có tỷ lệ này ở mức bằng hoặc thấp hơn mức trung bình của khu vực. Điều này giúp giảm bớt gánh nặng cho chi tiêu của chính phủ trong vấn đề chăm sóc sức khỏe và các phúc lợi khác cho người già khá nhiều. 4.2. Kết quả nghiên cứu tác động của chi tiêu công đến lĩnh vực y tế 4.2.1. Thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu Bảng 4.9. Thống kế mô tả dữ liệu nghiên cứu của mô hình . sum LE IMR DR GEH GDPpc POPU1 POPU2 POPU3 Variable Obs Mean Std. Dev. Min Max LE 165 70.54147 5.664353 60.02541 82.85 IMR 165 28.92182 21.20424 2.1 77.5 DR 165 6.187248 1.56851 2.824 9.126 GEH 165 1.6236 .8418875 .1649741 3.88 GDPpc 165 8713.251 14531.71 143.776 56336.07 POPU1 165 29.99213 8.096326 15.23713 50.19533 POPU2 165 64.79651 6.437965 47.44589 73.63992 POPU3 165 5.211357 2.162385 2.35878 12.29093 (Nguồn: Tác giả tính toán bằng phần mềm STATA) Phần mềm STATA 13 được tác giả sử dụng để thực hiện thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu trên các khía cạnh gồm: số kì quan sát, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị thấp nhất và giá trị cao nhất của các biến phụ thuộc tuổi thọ trung bình của người dân (tính bằng năm) (LE), tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh (IMR) và tỷ lệ tử (DR). Biến độc lập chính là tỷ lệ chi tiêu công cho y tế trên GDP (GEH). Các biến kiểm soát bao gồm: bình quân đầu người (GDPpc) và tỷ lệ người dân trong các nhóm tuổi dưới 14 (POPU1), từ 15 đến 64 (POPU2) và từ 65 trở lên (POPU3) so với tổng số dân. Kết quả từ bảng 4.9 cho thấy biến phụ thuộc LE có giá trị trung bình là 70.54 năm, giá trị thấp nhất và cao nhất lần lượt là 60.02 năm và 82.85 năm, độ lệch chuẩn 5.66 năm.
  • 50. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 41 Điều này cho thấy người dân các nước trong khu vực Đông Nam Á sống khá thọ và mức độ chênh lệch về tuổi thọ giữa các quốc gia không quá lớn. Biến phụ thuộc IMR có giá trị trung bình là 28.92%, giá trị thấp nhất và cao nhất là 2.1% và cao nhất là 77.5%, độ lệch chuẩn là 21.20%. Kết quả này cho thấy tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh của các nước có sự khác biệt khá lớn giữa các nước với mức thấp nhất, cao nhất cũng như độ lệch chuẩn rất cao. Biến phụ thuộc DR có giá trị trung bình là 6.19%, giá trị thấp nhất và cao nhất là 2.82% và cao nhất là 9.13%, độ lệch chuẩn là 1.57%. Kết quả này cho thấy tỷ lệ tử thô của các nước có sự khác biệt không quá lớn mức thấp nhất, cao nhất cũng như độ lệch chuẩn khá ít. Biến độc lập tỷ lệ chi tiêu công cho y tế trên GDP có giá trị trung bình là 1,62%, giá trị thấp nhất và cao nhất là 0,16% và cao nhất là 3,88%, độ lệch chuẩn là 1,57%. Tỷ lệ này nhìn chung khá thấp so với các quốc gia phát triển trên thế giới cũng như so với nhu cầu về chăm sóc y tế của người dân các nước trong khu vực. Biến kiểm soát GDP bình quân đầu người biến động trong khoảng từ 143,776 USD/người/năm đến 56.336,07 USD/người/năm, với giá trị trung bình là 8713,25 USD/người/năm và độ lệch chuẩn là 14.531,71 USD/người/năm. Đây là thu nhập ở mức trung bình so với các khu vực khác trên thế giới, kết quả này cũng cho thấy GDP đầu người của các quốc gia trong khu vực cũng có sự chênh lệch khá lớn giữa các nước phát triển và các nước nghèo. Các biến kiểm soát về các nhóm tuổi dưới 14, từ 15 đến 64 và từ 65 trở lên có giá trị trung bình lần lượt là 29,99%, 64,80% và 5,21%. Các tỷ lệ này cho thấy nhìn chung dân số các nước khu vực Đông Nam Á thuộc nhóm dân số trẻ, số lượng người dân trong độ tuổi lao động chiếm đa số trong tổng số dân. Điều này giúp các nước có lực lượng lao động dồi dào, đẩy nhanh sự phát triển kinh tế của quốc gia. 4.2.2. Kết quả kiểm định các giả định hồi quy 4.2.2.1. Phân tích tương quan