SlideShare a Scribd company logo
1 of 28
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của chính tôi thực hiện dưới
sự hướng dẫn của cán bộ hướng dẫn khoa học. Kết quả nghiên cứu trong luận án là
trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Tôi xin
cam đoan rằng những phần kế thừa, tham khảo cũng như tham chiếu đều được trích
dẫn đầy đủ và nghi rõ nguồn tham khảo cụ thể trong danh mục các tài liệu đã được
tham khảo.
Hà Nội, ngày…..tháng……năm……
Tác giả luận án
Cao Thị Huyền Trang
ii
LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới TS Nguyễn Tuấn Anh và PGS.TS
Nguyễn Thị Hồng Nga đã tận tình hướng dẫn Tác giả trong suốt quá trình thực hiện
Luận án.
Tác giả xin bày tỏ sự cảm ơn tới các Thầy, Cô Khoa Kế toán – Học Viện Tài
Chính đã giúp đỡ Tác giả trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình và quý báu của các nhà
quản lý, bộ phận kế toán, phòng nhân sự, phòng kế hoạch… tại các công ty là các đơn
vị trực thuộc Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn trong quá
trình Tác giả khảo sát, thu thập tài liệu, phiếu điều tra.
Cuối cùng, Tác giả bày tỏ sự cảm ơn tới Ban lãnh đạo Khoa Kế toán – Kiểm
toán trường ĐH Công nghiệp Hà Nội, những người thân trong gia đình đã tạo điều
kiện, động viên, giúp đỡ Tác giả trong suốt quá trình học tập và thực hiện Luận án.
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................ii
MỤC LỤC..............................................................................................................................iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................................vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ........................................................................................viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU..................................................................................................ix
PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................................ix
1. Tính cấp thiết của đề tài ..............................................................................................1
2. Tổng quan nghiên cứu..................................................................................................3
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài ............................... Error! Bookmark not defined.
4. Câu hỏi nghiên cứu..................................................... Error! Bookmark not defined.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................... Error! Bookmark not defined.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.................................. Error! Bookmark not defined.
7. Phương pháp nghiên cứu........................................... Error! Bookmark not defined.
8. Những đóng góp của luận án.................................... Error! Bookmark not defined.
9. Kết cấu của luận án .................................................... Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM
TRONG DOANH NGHIỆP ...............................................Error! Bookmark not defined.
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TRONG
DOANH NGHIỆP ........................................................... Error! Bookmark not defined.
1.1.1. Sự hình thành và phát triển của kế toán trách nhiệmError! Bookmark not
defined.
1.1.2. Vai trò, đối tượng sử dụng thông tin của kế toán trách nhiệmError! Bookmark not defin
1.1.2.1. Vai trò của kế toán trách nhiệm..................... Error! Bookmark not defined.
1.1.2.2. Đối tượng sử dụng thông tin của kế toán trách nhiệmError! Bookmark not defined.
1.1.3. Quản trị doanh nghiệp và mối quan hệ với kế toán trách nhiệm.Error! Bookmark not de
1.1.3.1. Cơ cấu tổ chức quản trị trong doanh nghiệp Error! Bookmark not defined.
1.1.3.2. Phân cấp, phân quyền trong quản trị doanh nghiệpError! Bookmark not defined.
1.1.3.3. Mối quan hệ giữa quản trị doanh nghiệp với kế toán trách nhiệmError! Bookmark not
1.2. TỔ CHỨC KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TRONG CÁC DOANH NGHIỆPError! Bookma
1.2.1 Khái niệm tổ chức kế toán trách nhiệm ............ Error! Bookmark not defined.
1.2.2. Nội dung tổ chức Kế toán trách nhiệm ............ Error! Bookmark not defined.
1.2.2.1. Tổ chức nhận diện và phân loại các trung tâm trách nhiệmError! Bookmark not defin
iv
1.2.2.2. Tổ chức xây dựng dự toán theo các trung tâm trách nhiệm...................Error!
Bookmark not defined.
1.2.2.3. Tổ chức thu nhận, xử lý dữ liệu và đánh giá trách nhiệm quản lý, cung cấp
thông tin theo các trung tâm trách nhiệm. ..................Error! Bookmark not defined.
1.2.2.4. Tổ chức hệ thống khen thưởng theo trách nhiệm quản lýError! Bookmark not defined
1.2.2.5 Tổ chức bộ máy nhân sự và phương tiện thực hiện kế toán trách nhiệm
..........................................................................................Error! Bookmark not defined.
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC TỔ CHỨC KẾ TOÁN
TRÁCH NHIỆM TRONG CÁC DOANH NGHIỆPError! Bookmark not defined.
1.3.1. Các lý thuyết nền liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến việc tổ chức kế
toán trách nhiệm. ........................................................... Error! Bookmark not defined.
1.3.1.1. Lý thuyết dự phòng ......................................... Error! Bookmark not defined.
1.3.1.2. Lý thuyết chấp nhận công nghệ.....................Error! Bookmark not defined.
1.3.2. Các giả thuyết và mô hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc tổ
chức Kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp. ......... Error! Bookmark not defined.
1.3.2.1. Tác động của sự cạnh tranh của môi trường kinh doanh đến việc tổ chức Kế
toán trách nhiệm. ........................................................... Error! Bookmark not defined.
1.3.2.2. Tác động của phân cấp quản lý đến việc tổ chức Kế toán trách nhiệmError! Bookmark
1.3.2.3. Tác động của quy mô DN đến việc tổ chức Kế toán trách nhiệmError! Bookmark not
1.3.2.4. Tác động của nhận thức về Kế toán trách nhiệm của nhà quản lý DN đến
việc tổ chức Kế toán trách nhiệm ................................ Error! Bookmark not defined.
1.3.2.5. Tác động của chi phí tổ chức Kế toán trách nhiệm đến việc tổ chức Kế toán
trách nhiệm .....................................................................Error! Bookmark not defined.
1.3.2.6. Tác động của chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp đến việc tổ chức Kế
toán trách nhiệm ............................................................Error! Bookmark not defined.
1.3.2.7. Mô hình nghiên cứu ........................................ Error! Bookmark not defined.
1.3.2.8. Thang đo nghiên cứu....................................... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ................................................Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÁC
ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BIA – RƯỢU – NƯỚC
GIẢI KHÁT SÀI GÒN .......................................................Error! Bookmark not defined.
2.1. TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BIA – RƯỢU – NƯỚC
GIẢI KHÁT SÀI GÒN VÀ CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘCError! Bookmark not
defined.
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước
giải khát Sài Gòn. ..........................................................Error! Bookmark not defined.
v
2.1.2. Đặc điểm tổ chức quản lý tại các đơn vị trực thuộc Tổng công ty cổ phần Bia
- Rượu - Nước giải khát Sài Gòn.................................Error! Bookmark not defined.
2.1.3. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh tại các đơn vị trực thuộc Tổng công ty
cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn...........Error! Bookmark not defined.
2.1.3.1. Đặc điểm nguồn nguyên liệu .........................Error! Bookmark not defined.
2.1.3.2. Quy trình sản xuất bia .....................................Error! Bookmark not defined.
2.1.3.3 Quy trình kinh doanh bia................................Error! Bookmark not defined.
2.1.4 Ảnh hưởng của đặc điểm tổ chức quản lý và sản xuất kinh doanh đến tổ chức
kế toán trách nhiệm .......................................................Error! Bookmark not defined.
2.1.4.1 Ảnh hưởng của đặc điểm tổ chức quản lý .....Error! Bookmark not defined.
2.1.4.2 Ảnh hưởng của đặc điểm sản xuất kinh doanhError! Bookmark not
defined.
2.2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÁC ĐƠN
VỊ TRỰC THUỘC TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BIA - RƯỢU - NƯỚC GIẢI
KHÁT SÀI GÒN......................................ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
2.2.1. Đối tượng khảo sát..............................................Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Thực trạng tổ chức Kế toán trách nhiệm tại các đơn vị trực thuộc Tổng công
ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn.......Error! Bookmark not defined.
2.2.2.1. Thực trạng tổ chức nhận diện và phân loại trung tâm trách nhiệm.......Error!
Bookmark not defined.
2.2.2.2. Thực trạng tổ chức xây dựng dự toán theo các trung tâm trách nhiệm Error!
Bookmark not defined.
2.2.2.3. Thực trạng tổ chức thu nhận, xử lý dữ liệu và đánh giá trách nhiệm quản lý,
cung cấp thông tin theo các trung tâm trách nhiệm...Error! Bookmark not defined.
2.2.2.4. Thực trạng tổ chức hệ thống khen thưởng theo trách nhiệm quản lý ...Error!
Bookmark not defined.
2.2.2.5 Thực trạng tổ chức bộ máy nhân sự và phương tiện thực hiện kế toán trách
nhiệm...............................................................................Error! Bookmark not defined.
2.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC TỔ CHỨC KẾ TOÁN
TRÁCH NHIỆM TẠI CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC TỔNG CÔNG TY CỔ
PHẦN BIA - RƯỢU - NƯỚC GIẢI KHÁT SÀI GÒNERROR! BOOKMARK
NOT DEFINED.
2.3.1. Kiểm định độ tin cậy của thang đo ...................Error! Bookmark not defined.
2.3.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA .....................Error! Bookmark not defined.
2.3.3. Phân tích hồi quy đa biến...................................Error! Bookmark not defined.
2.3.4. Thảo luận kết quả nghiên cứu...........................Error! Bookmark not defined.
vi
2.4 NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN
TRÁCH NHIỆM TẠI CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC TỔNG CÔNG TY CỔ
PHẦN BIA - RƯỢU – NƯỚC GIẢI KHÁT SÀI GÒNError! Bookmark not defined.
2.4.1 Những kết quả đạt được trong tổ chức kế toán trách nhiệm tại các đơn vị trực
thuộc Tổng công ty CP bia- rượu – nước giải khát Sài Gòn.Error! Bookmark not defined.
2.4.2 Những hạn chế trong tổ chức kế toán trách nhiệm tại các đơn vị trực thuộc
Tổng công ty CP bia- rượu – nước giải khát Sài Gòn.Error! Bookmark not defined.
2.4.3 Nguyên nhân hạn chế trong tổ chức kế toán trách nhiệm tại các đơn vị trực
thuộc Tổng công ty CP bia- rượu – nước giải khát Sài Gòn.Error! Bookmark not
defined.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ................................................Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÁC
ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BIA - RƯỢU - NƯỚC
GIẢI KHÁT SÀI GÒN ........................................................Error! Bookmark not defined.
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BIA -
RƯỢU - NƯỚC GIẢI KHÁT SÀI GÒN.................... Error! Bookmark not defined.
3.2. NGUYÊN TẮC HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM
TẠI CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BIA -
RƯỢU - NƯỚC GIẢI KHÁT SÀI GÒN.................... Error! Bookmark not defined.
3.3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI
CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BIA - RƯỢU -
NƯỚC GIẢI KHÁT SÀI GÒN .................................... Error! Bookmark not defined.
3.3.1. Hoàn thiện tổ chức nhận diện và phân loại các trung tâm trách nhiệm ...Error!
Bookmark not defined.
3.3.2. Hoàn thiện tổ chức xây dựng dự toán theo các trung tâm trách nhiệm ...Error!
Bookmark not defined.
3.3.3. Hoàn thiện tổ chức thu nhận, xử lý dữ liệu và đánh giá trách nhiệm quản lý,
cung cấp thông tin theo các trung tâm trách nhiệm...Error! Bookmark not defined.
3.3.3.1. Hoàn thiện tổ chức thu nhận và xử lý dữ liệu theo các trung tâm trách
nhiệm...............................................................................Error! Bookmark not defined.
3.3.3.2. Hoàn thiện tổ chức đánh giá trách nhiệm quản lý và cung cấp thông tin theo
các trung tâm trách nhiệm ............................................Error! Bookmark not defined.
3.3.4. Hoàn thiện tổ chức hệ thống khen thưởng theo trách nhiệm quản lý ......Error!
Bookmark not defined.
3.3.5. Hoàn thiện tổ chức bộ máy nhân sự và phương tiện thực hiện kế toán trách
nhiệm...............................................................................Error! Bookmark not defined.
vii
3.3.6 Tăng cường tổ chức KTTN nhằm nâng cao hiệu quả quản lý DN............Error!
Bookmark not defined.
3.4. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN GIẢI PHÁP... Error! Bookmark not defined.
3.4.1 Về phía nhà nước .................................................Error! Bookmark not defined.
3.4.2 Về phía các đơn vị trực thuộc Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải
khát Sài Gòn...................................................................Error! Bookmark not defined.
3.5. HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO CỦA ĐỀ TÀI . Error!
Bookmark not defined.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ................................................Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN.............................................................................Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................Error! Bookmark not defined.
PHỤ LỤC................................................................................Error! Bookmark not defined.
viii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BSC Thẻ điểm cân bằng
CB-CNV Cán bộ - công nhân viên
CP Biến độc lập: Chi phí tổ chức KTTN
CL Biến độc lập: Chiến lược kinh doanh của DN
NT Biến độc lập: Nhận thức về KTTN của NQTDN
CPBH Chi phí bán hàng
CPQLDN Chi phí quản lý doanh nghiệp
CPTM Cổ phần thương mại
CT Biến độc lập: Sự cạnh tranh của môi trường kinh doanh
DN Doanh nghiệp
EBIT Lợi nhuận trước thuế và lãi vay
EVA Giá trị kinh tế gia tăng
GĐ Giai đoạn
HC-TH Hành chính – tổng hợp
HĐQT Hội đồng quản trị
KTQT KTQT
KTTC Kế toán tài chính
KTTN KTTN
NQTDN Nhà quản trị doanh nghiệp
PC Biến độc lập: Sự phân cấp quản lý
PX Phân xưởng
QM Biến độc lập: Quy mô doanh nghiệp
RI Lợi nhuận còn lại
ROI Tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư
SABECO Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn
SG – HN Sài gòn – Hà nội
SXC Sản xuất chung
TC Biến phụ thuộc: Tổ chức KTTN trong DN
TC-KT Tài chính – kế toán
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
ix
TTTN Trung tâm trách nhiệm
DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
Sơ đồ 2.1 Mô hình quản trị và bộ máy quản lý SABECOError! Bookmark not defined.
Sơ đồ 2.2 Sơ đồ Sự tương tác của các quá trình............. Error! Bookmark not defined.
Sơ đồ 2.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của các đơn vị sản xuấtError! Bookmark not defined.
Sơ đồ 2.4 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của các đơn vị thương mạiError! Bookmark not defined.
Sơ đồ 2.5 Quy trình kinh doanh bia tại các công ty thương mại trực thuộc SABECOError! Bookmar
Sơ đồ 2.6: Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức KTTN tại các đơn
vị trực thuộc SABECO ...................................................... Error! Bookmark not defined.
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty sản xuấtError! Bookmark not defined.
Sơ đồ 3.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty thương mạiError! Bookmark not defined.
Hình 2.1 Sản lượng tiêu thụ bia các loại ......................... Error! Bookmark not defined.
Hình 2.2 Tăng trưởng doanh thu lợi nhuận..................... Error! Bookmark not defined.
Hình 2.3 Sản lượng tiêu thụ bia thế giới ......................... Error! Bookmark not defined.
Hình 2.4 Sản lượng sản xuất bia tại Việt Nam ............... Error! Bookmark not defined.
Hình 2.5 Tổng công suất nhà máy của các hãng bia tại Việt NamError! Bookmark not defined.
Hình 2.6 Thị phần các công thi sản xuất và/hoặc phân phối bia tại Việt NamError! Bookmark no
Hình 2.7 Quy trình sản xuất bia........................................ Error! Bookmark not defined.
Hình 3.1 Giao diện phần mềm kế toán Bravo ................ Error! Bookmark not defined.
x
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Nội dung tổ chức Kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệpError! Bookmark not define
Bảng 1.2 Hệ thống tài khoản theo các trung tâm trách nhiệmError! Bookmark not defined.
Bảng 1.3 Hệ thống sổ chi tiết theo các trung tâm trách nhiệmError! Bookmark not defined.
Bảng 2.1 Thông tin về mẫu nghiên cứu........................... Error! Bookmark not defined.
Bảng 2.2 Bảng thống kê mô tả tổ chức trung tâm trách nhiệm tại các công ty sản xuấtError! Bookmark
Bảng 2.3 Các trung tâm trách nhiệm tại các công ty sản xuất trực thuộc SABECOError! Bookmar
Bảng 2.4 Bảng thống kê mô tả tổ chức trung tâm trách nhiệm tại các công ty thương
mại........................................................................................ Error! Bookmark not defined.
Bảng 2.5 Các trung tâm trách nhiệm tại các công ty thương mại trực thuộc SABECOError! Bookma
Bảng 2.6 Bảng thống kê mô tả thực trạng xây dựng dự toán theo các trung tâm trách
nhiệm.................................................................................... Error! Bookmark not defined.
Bảng 2.7 Bảng thống kê mô tả tổ chức thu nhận và xử lý dữ liệu theo các Trung tâm
trách nhiệm.......................................................................... Error! Bookmark not defined.
Bảng 2.8 Bảng thống kê mô tả thực trạng tổ chức hệ thống khen thưởng theo trách
nhiệm quản lý...................................................................... Error! Bookmark not defined.
Bảng 2.9 Bảng xác định các biến sử dụng ...................... Error! Bookmark not defined.
Bảng 2.10 Bảng phân tích thang đo ................................. Error! Bookmark not defined.
Bảng 2.11 Bảng kiểm định KMO, kiểm định Bartlett và Ma trân xoay các nhân tố đối
với các biến độc lập............................................................ Error! Bookmark not defined.
Bảng 2.12 Bảng kiểm định KMO, kiểm định Bartlett và Ma trân xoay các nhân tố đối
với các biến phụ thuộc....................................................... Error! Bookmark not defined.
Bảng 2.13 Bảng phân tích tương quan ............................ Error! Bookmark not defined.
Bảng 2.14 Phân tích hồi quy ............................................. Error! Bookmark not defined.
Bảng 2.15 Bảng tổng hợp kết quả hồi quy...................... Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.1 Tổ chức nhận diện và phân loại trung tâm trách nhiệm tại các công ty thương
mại SABECO...................................................................... Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.2 Tổ chức nhận diện và phân loại trung tâm trách nhiệm tại các công ty sản
xuất SABECO..................................................................... Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.3 Bảng gắn mã các trung tâm trách nhiệm ........ Error! Bookmark not defined.
xi
Bảng 3.4 Bảng chỉ tiêu đánh giá hiệu suất quản lý theo các trung tâm trách nhiệmError! Bookmar
Bảng 3.5 Bảng hệ thống dự toán theo các trung tâm trách nhiệmError! Bookmark not defined.
Bảng 3.6 Nguồn thông tin và cách thức lập dự toán theo các TTTNError! Bookmark not defined
Bảng 3.7 Bảng phân loại chi phí theo mức độ hoạt động tại các công ty sản xuất
SABECO ............................................................................. Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.8 Bảng phân loại chi phí theo mức độ hoạt động tại các công ty thương mại
SABECO ............................................................................. Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.9 Bảng phân loại doanh thu theo khả năng kiểm soát tại các đơn vị trực thuộc
SABECO ............................................................................. Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.10: (Trích)Bảng phân tích tình hình thực hiện chi phí vật liệu tại phân xưởng
công nghệ (Tháng 8/2019) ................................................ Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.11: Bảng phân tích chi phí trung tâm chi phí dự toánError! Bookmark not defined.
Bảng 3.12: Bảng phân tích tình hình thực hiện trung tâm doanh thuError! Bookmark not defined
Bảng 3.13 Bảng phân tích lợi nhuận................................ Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.14: Bảng phân tích hiệu quả sử dụng vốn đầu tưError! Bookmark not defined.
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây kế toán quản trị (KTQT) nói chung và các công cụ
KTQT nói riêng nhận được nhiều sự quan tâm, chú ý và nghiên cứu của các học giả
nhiều nước trên thế giới. KTQT được nghiên cứu cả về học thuyết lẫn thực hành tại
các doanh nghiệp, đặc biệt là tại những nước đang phát triển và các nước có nền kinh
tế chuyển đổi, nơi mà có sự chênh lệch tương đối về trình độ phát triển của nền kinh tế
và trình độ của quản trị doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc nghiên cứu và áp dụng KTQT
tại các quốc gia này trong đó có Việt Nam còn khá nhiều hạn chế do những nghiên cứu
học thuật trong lĩnh vực này còn chưa nhiều và chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu
của các nhà quản trị doanh nghiệp. Do đó, cần có những nghiên cứu mang tính chất hệ
thống, có khoa học về tổ chức KTQT trong các doanh nghiệp.
Trong nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng
trở nên gay gắt. Dưới tác động mạnh mẽ của kỷ nguyên số, nhiều cơ hội và thách thức
đang đặt ra cho doanh nghiệp Việt Nam. Các chuyên gia kinh tế, nhà quản lý đều cho
rằng, nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập mạnh mẽ và sâu rộng với khu vực và thế
giới. Hệ quả của các hiệp định thương mại tự do đặt ra nhiều cơ hội và thách thức lớn,
nếu không cải thiện năng lực cạnh tranh, nguy cơ thua trên sân nhà của doanh nghiệp
Việt Nam là rất cao. Nâng cao năng lực cạnh tranh không chỉ là nhu cầu cấp thiết, liên
tục và lâu dài mà còn là nội dung sống còn của doanh nghiệp và nền kinh tế. Để các
doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển bền vững, ngoài sự hỗ trợ từ các cơ quan nhà
nước và xã hội, các doanh nghiệp cần phải tự thay đổi, nâng cao những nội lực của
chính mình, trong đó, doanh nghiệp cần xây dựng được một hệ thống các công cụ quản
lý hữu hiệu nhằm đưa ra các quyết định kinh doanh một cách nhanh chóng, chính xác
và linh hoạt. Một trong những công cụ quản lý đắc lực hiện nay trong quá trình quản
lý, điều hành và kiểm soát hoạt động kinh doanh của nhà quản trị doanh nghiệp chính
là hệ thống KTQT, trong đó KTTN là một nội dung quan trọng. KTTN nhằm mục đích
tạo ra hệ thống thông tin tài chính và phi tài chính có liên quan về những hoạt động
thực tế và được lập kế hoạch, giúp nhà quản trị kiểm soát và đánh giá hoạt động của
những bộ phận trong doanh nghiệp, đồng thời đánh giá trách nhiệm quản lý của nhà
quản trị các cấp. Từ đó, giúp các nhà quản trị các cấp có những thông tin hữu ích trong
2
việc ra quyết định để đạt được mục tiêu chung. Đồng thời KTTN cũng thúc đẩy,
khuyến khích các nhà quản trị phát huy năng lực quản lý của mình góp phần nâng cao
hiệu quả quản lý của doanh nghiệp. KTTN có vai trò quan trọng trong công tác quản lý
của doanh nghiệp nhưng vẫn còn là nội dung tương đối mới không chỉ trong thực tế
mà cả trong nghiên cứu đối với Việt Nam, mặc dù KTQT nói chung và KTTN nói
riêng đã được các nước trên thế giới đề cập và phát triển trong nhiều thập kỷ qua.
Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) là một đơn
vị có nhiều công ty thành viên, phạm vi hoạt động trải rộng, cơ chế quản lý tài chính
đối với các công ty thành viên cũng khá đa dạng nên việc kiểm soát và đánh giá thành
quả quản lý của từng đơn vị, bộ phận, cá nhân ở các công ty và toàn bộ Tổng công ty
vẫn còn những bất cập cần tiếp tục phải hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu quản lý trong
giai đoạn hiện nay. Từ nhiều năm nay, dù đã có nhiều thương hiệu thất bại, nhưng các
hãng bia nước ngoài vẫn tiếp tục đổ bộ vào thị trường Việt Nam. Do đó, với ngành
công nghiệp đồ uống, thị trường dường như chịu tác động trực tiếp nhất của các chính
sách mở cửa thị trường. Đến nay, thị trường bia rượu nước giải khát Việt Nam đã có
sự tham gia của rất nhiều hãng đồ uống nước ngoài khiến cho sự cạnh tranh thị phần
càng thêm gay gắt. Để tồn tại và phát triển đòi hỏi Tổng công ty phải có những chính
sác, chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh, trong đó phụ thuộc rất nhiều yếu tố như
giá cả, chất lượng, chính sách marketing,..Bên cạnh các chiến lược nhằm nâng cao
năng lực sản xuất, tăng chất lượng sản phẩm thì Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu -
Nước giải khát Sài Gòn cần khai thác hiệu quả các công cụ quản lý kinh tế quản lý phù
hợp. Một trong những công cụ quản lý và kiểm soát quản lý hiệu quả hiện nay cho các
doanh nghiệp là hệ thống KTTN. Có thể nói việc tổ chức mang tính chất hệ thống và
khoa học KTTN, nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc tổ chức KTTN và tại các
đơn vị trực thuộc Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn là cần
thiết.
Nhằm mục đích hệ thống hóa cơ sở lý luận về tổ chức KTTN trong các doanh
nghiệp, kết hợp với những vấn đề thực tiễn liên quan đến đặc điểm quản lý, sản xuất
kinh doanh tại các đơn vị thành viên trực thuộc Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu -
Nước giải khát Sài Gòn, tác giả đã lựa chọn đề tài "Tổ chức kế toán trách nhiệm
tại các đơn vị trực thuộc Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài
3
Gòn" làm đề tài nghiên cứu của mình nhằm hoàn thiện tổ chức KTTN tại các DN này.
2. Tổng quan nghiên cứu
Hiện nay đã có rất nhiều nghiên cứu đã được công bố trên thế giới và tại Việt
Nam liên quan đến KTTN, KTTN không chỉ được nghiên cứu ở mặt lý thuyết mà còn
được nghiên cứu ứng dụng vào một số ngành cụ thể. Mỗi quốc gia có môi trường kinh
doanh, môi trường văn hóa, hệ thống pháp lý, trình độ quản lý, cơ sở vật chất, khoa
học công nghệ kỹ thuật khác nhau nên trình độ phát triển KTTN cũng khác nhau. Mỗi
công trình nghiên cứu đưa ra một góc nhìn khác nhau về KTTN, sau đây là tổng quan
một số công trình liên quan đến đề tài nghiên cứu.
2.1. Những nghiên cứu về nội dung tổ chức KTTN trong doanh nghiệp
Nội dung tổ chức KTTN trong các doanh nghiệp vẫn đang là một vấn đề chưa
có sự thống nhất trong giới các nhà nghiên cứu. Sau đây là một vài quan điểm nổi bật
có liên quan
Theo Gordon (1963) tổ chức KTTN bao gồm bốn nội dung chính: Xác định các
trung tâm chi phí và lợi nhuận; xây dựng quy tắc xác định giá bán của hàng hóa, dịch
vụ và quy tắc phân bổ chi phí cho các trung tâm trách nhiệm; thiết lập hệ thống quy
định hành chính về quyền hạn và trách nhiệm của nhà quản lý các cấp; đưa ra một cấu
trúc phần thưởng liên quan đến kết quả điều hành của nhà quản lý các cấp.
Theo Corr and Parris (1976) KTTN bao gồm: Chỉ định trách nhiệm cho các nhà
quản lý các cấp; xây dựng chi phí tiêu chuẩn cho các trung tâm trách nhiệm; kết hợp
chi phí tiêu chuẩn và một mức độ hoạt động để xây dựng dự toán. Như vậy, so với
nghiên cứu trước đó của Gordon (1963), nghiên cứu này không nhấn mạnh đến sự
khác biệt giữa các loại trung tâm trách nhiệm mà chỉ đề cập đến việc chỉ định trách
nhiệm cho các nhà quản lý, đồng thời nghiên cứu này cũng không đề cập đến cấu trúc
phần thưởng liên quan đến hiệu suất quản lý.
Nghiên cứu của Sethi (1977) chỉ ra rằng tổ chức KTTN tập trung vào ba nội
dung chính: Thiết lập trung tâm trách nhiệm (Chi phí / Lợi nhuận); thiết kế hệ thống
tài khoản phù hợp nhằm thu thập thông tin liên quan đến các trung tâm trách nhiệm;
xây dựng hệ thống dự toán theo các trung tâm trách nhiệm; đánh giá hiệu suất quản lý
thông qua phân tích chênh lệch thực tế và dự toán. Nghiên cứu này có nhiều sự tương
đồng với nghiên cứu của Gordon (1963), tuy nhiên nghiên cứu này đề cập sâu hơn đến
4
việc xây dựng dự toán theo các trung tâm trách nhiệm và đánh giá hiệu suất quản lý
bằng việc so sánh các kết quả thực tế và dự toán.
Theo Harris (1977), tổ chức KTTN bao gồm: xác định trách nhiệm của nhà
quản lý về từng khoản mục doanh thu và chi phí; mỗi nhà quản lý xây dựng dự toán
các khoản thu nhập và chi phí thuộc trách nhiệm của mình; nhà quản lý cấp cao sẽ xem
xét và sửa đổi ngân sách. Theo Allen (1984), các bước để tổ chức một hệ thống trách
nhiệm hiệu quả bao gồm: xác định trách nhiệm và thẩm quyền của nhà quản lý các
cấp; xác định mối quan hệ giữa các trung tâm trách nhiệm; xây dựng dự toán ngân
sách theo các trung tâm trách nhiệm. So với các nghiên cứu trước đó, những nghiên
cứu này chưa có sự khác biệt trong việc đưa ra các nội dung tổ chức KTTN, ngoại trừ
sự khác biệt trong nhận diện các loại trung tâm trách nhiệm.
Theo Hansen Don R. (2005), tổ chức KTTN được xác định bởi bốn yếu tố quan
trọng là: Tổ chức phân công trách nhiệm; tổ chức thiết lập các tiêu chuẩn hiệu suất; tổ
chức đánh giá hiệu suất; tổ chức hệ thống phần thưởng. Trên cơ sở các yếu tố này hệ
thống KTTN có thể ba loại: dựa trên chức năng, dựa trên hoạt động và dựa trên chiến
lược hệ thống kế toán. Nghiên cứu này về cơ bản có sự thống nhất với các nghiên cứu
trước về các nội dung tổ chức KTTN, tuy nhiên có sự khác biệt trong việc đưa ra ba
loại KTTN khác nhau để triển khai các nội dung KTTN.
Và một số nghiên cứu đi vào chi tiết hơn về các nội dung KTTN như: Nghiên
cứu của Sollenberger (1990) cho rằng tổ chức KTTN có sáu nội dung, bao gồm: xác
định các trung tâm chi phí; thiết lập hệ thống tài khoản để mã hóa dữ liệu kế toán; thiết
lập mục tiêu quản lý để tạo tiêu chí và mức độ đánh giá hiệu suất; thiết lập trách nhiệm
quản lý; xác định quy trình xây dựng ngân sách liên quan đến trách nhiệm của nhà
quản lý các cấp; xem xét các chênh lệch ngân sách để sửa đổi kế hoạch. Một hệ thống
được thiết kế tốt kết hợp các nhiệm vụ lập kế hoạch và kiểm soát. Tác giả Gharayba
(2011) cho rằng tổ chức KTTN bao gồm: Phân chia cơ cấu tổ chức bên trong công ty
thành các trung tâm chịu trách nhiệm; ủy quyền cho người quản lý trung tâm trách
nhiệm với quyền hạn rõ ràng và xác định trách nhiệm về kết quả thực hiện cuối cùng
của trung tâm trách nhiệm của họ; phân bổ chi phí và doanh thu cho các trung tâm chịu
trách nhiệm, xác định giá chuyển đổi giữa các trung tâm trách nhiệm; lập dự toán ngân
sách theo các trung tâm trách nhiệm; sử dụng ngân sách để kiểm soát và đánh giá hiệu
suất thông qua so sánh hiệu suất thực tế với kế hoạch thực hiện của từng trung tâm
5
trách nhiệm; chuẩn bị các báo cáo phân tích sai lệch về hiệu suất thực tế của kế hoạch;
thiết lập một hệ thống ưu đãi liên quan đến kết quả của các trung tâm trách nhiệm. Các
nghiên cứu này có góc nhìn cụ thể, chi tiết hơn về các nội dung tổ chức KTTN và đặc
biệt các nghiên cứu này nhấn mạnh đến kỹ thuật kế toán trong KTTN.
Theo Tác giả Nguyễn Thị Minh Phương (2013), Tổ chức kế toán trách nhiệm tổ
chức thực hiện các nội dung KTTN khác nhau theo các loại trung tâm trách nhiệm, tuy
nhiên về cơ bản bao gồm: nhận diện các trung tâm trách nhiệm; đưa ra các chỉ tiêu,
phương pháp đánh giá các trung tâm trách nhiệm và cuối cùng là xây dựng hệ thống
báo cáo đánh giá các trung tâm trách nhiệm. Nghiên cứu này có cách tiếp cận tương
đối khác so với các nghiên cứu trước và cho rằng tổ chức KTTN là vận dụng các
phương pháp kế toán, tài chính để thực hiện các nội dung KTTN.
Nguyễn Hữu Phú (2014) đưa ra ba nội dung chính đề tổ chức kế toán trách nhiệm
trong doanh nghiệp: thứ nhất là xác định trung tâm trách nhiệm trong doanh nghiệp;
thứ hai là đưa ra hệ thống chỉ tiêu đánh giá các trung tâm trách nhiệm; thứ ba là tổ
chức hệ thống báo cáo kế toán trách nhiệm. Xét về nội dung tổ chức KTTN, nghiên
cứu này không có sự khác biệt so với nghiên cứu trước đó.
Có thể thấy nội dung tổ chức KTTN đã được rất nhiều học giả nghiên cứu nhận
định. Thông qua tổng quan, có những quan điểm cho rằng KTTN chỉ bao gồm ba nội
dung chính như chỉ định trách nhiệm cho nhà quản lý các cấp; xây dựng chi phí tiêu
chuẩn cho các trung tâm trách nhiệm; kết hợp chi phí tiêu chuẩn và một mức độ hoạt
động để xây dựng dự toán (Corr and Parri, 1976; Harris, 1977; Allen, 1984). Có một
số tác giả thì cho rằng nội dung tổ chức KTTN không chỉ dùng lại ở ba nội dung kể
trên mà còn bao gồm một số nội dung khác liên quan đến việc đánh giá hiệu suất quản
lý theo các trung tâm trách nhiệm và xây dựng hệ thống khen thưởng theo hiệu suất
quản lý (Gordon, 1963; Sethi, 1977; Hansen Don R., 2005; Sollenberger, 1990;
Gharayba, 2011; Nguyễn Thị Minh Phương, 2013; Nguyễn Hữu Phú, 2014). Như vậy,
cần tổng hợp và làm sáng tỏ hơn lý luận về nội dung tổ chức KTTN.
2.2. Những nghiên cứu về nhận diện và phân loại các trung tâm trách nhiệm
trong doanh nghiệp
Có thể thấy rằng, trong các nghiên cứu đã đưa ra có sự khác biệt trong quan điểm
nhận diện, đặc điểm, phân loại, số lượng trung tâm trách nhiệm, có thể kể ra một số
nghiên cứu điển hình sau:
6
Theo Gordon (1963), tổ chức KTTN trong doanh nghiệp bắt đầu từ việc nhận
diện các trung tâm trách nhiệm, có hai loại TTTN là trung tâm chi phí và lợi nhuận.
Tác giả Sethi (1977) cũng đồng nhất quan điểm này. Tuy nhiên, theo Harris (1977), tổ
chức TTTN là xác định trách nhiệm của nhà quản lý về từng khoản mục doanh thu và
chi phí. Một số các nghiên cứu sau đó của các Tác giả Sollenberger (1990), Liao
(1973), Tác giả Melumad. N và cộng sự (1992), Tác giả Garrison và cộng sự
(2010),...lại cho rằng có ba loại trung tâm trách nhiệm bao gồm: trung tâm chí phí,
trung tâm lợi nhuận và trung tâm đầu tư.
Nghiên cứu của Liao (1973) đã chỉ ra bản chất của KTTN là sự tích lũy chi phí
và doanh thu theo các trung tâm trách nhiệm. Người quản lý của mỗi trung tâm trách
nhiệm sẽ phải chịu trách nhiệm về hiệu quả mà các quyết định của họ mang lại. Hệ
thống trung tâm lợi nhuận được xem như là một giải pháp lý tưởng cho các vấn đề tạo
ra bởi sự tăng trưởng của DN.
Tác giả Nahum Melumadvà cộng sự (1992) chỉ ra rằng trung tâm trách nhiệm là
một cách thức quản trị phổ biến của các tổ chức lớn. Có ba loại trung tâm trách nhiệm
quen thuộc là trung tâm lợi nhuận, trung tâm chi phí và trung tâm đầu tư. Điểm chung
cho các loại trung tâm trách nhiệm khác nhau là các quyền ra quyết định được giao
cho nhà quản lý TTTN với các hướng dẫn để tối ưu hóa một số chỉ tiêu hiệu suất tài
chính như chi phí, lợi nhuận hoặc doanh thu. Người quản lý trung tâm có quyền quyết
định đối với các quyết định nội bộ.
Dowd (2001) đã chỉ ra sự không đồng nhất của các sản phẩm càng cao và công
nghệ sản xuất càng đa dạng thì mức độ tách sản phẩm càng cao (chia nhỏ sản phẩm
cho mục đích thu thập và báo cáo chi phí), có nhiều trung tâm chi phí và tài khoản chi
phí hơn. Có nghĩa là càng có sự kết hợp sản phẩm thì việc sử dụng KTTN càng nhiều,
càng có nhiều công nghệ sản xuất được sử dụng thì càng có nhiều trung tâm chi phí.
Nghiên cứu này chỉ tập trung nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến việc nhận diện và nhân
loại trung tâm chi phí.
Schoute (2008) khảo sát 125 doanh nghiệp để điều tra mối quan hệ giữa bốn
nhân tố: cơ hội đầu tư của doanh nghiệp, quy mô, đa dạng hóa và cường độ vốn với
trung tâm đầu tư. Kết quả cho thấy việc sử dụng các trung tâm đầu tư (trái ngược với
các trung tâm lợi nhuận) có mối quan hệ cùng chiều với quy mô và cường độ vốn của
các công ty nghiên cứu, tuy nhiên có mối quan hệ ngược chiều với đa dạng hóa thị
7
trường của họ, tức là cơ hội tăng trưởng của họ. Tuy nhiên, những kết quả này khác
nhau giữa các công ty sản xuất và phi sản xuất. Nghiên cứu này đề cập đến các nhân tố
ảnh hưởng đến việc nhận diện, phân loại và sử dụng trung tâm chi phí và trung tâm
đầu tư.
Tác giả Garrison và cộng sự (2010) cho rằng các tổ chức phi tập trung cần các hệ
thống kế toán trách nhiệm nhằm liên kết các nhà quản lý cấp thấp bằng việc gắn liền
quyền ra quyết định với trách nhiệm giải trình về kết quả của các quyết định đó. Khái
niệm trung tâm trách nhiệm được sử dụng cho bất kỳ bộ phận nào của tổ chức mà
người quản lý có quyền kiểm soát và chịu trách nhiệm về chi phí, lợi nhuận hoặc vốn
đầu tư. Có ba loại trung tâm trách nhiệm chính là trung tâm chi phí, trung tâm lợi
nhuận và trung tâm đầu tư.
Theo Freeman và cộng sự (2004), Kế toán trách nhiệm phân chia một tổ chức lớn
thành các bộ phận nhỏ hơn để dễ dàng quản lý hơn, đó chính là các trung tâm trách
nhiệm. Mô hình trung tâm trách nhiệm là một phương tiện hiệu quả để đạt được
kiểm soát tài chính trong nhiều ngành công nghiệp. Có bốn loại trung tâm trách
nhiệm, bao gồm: Trung tâm chi phí, trung tâm doanh thu, trung tâm lợi nhuận và
trung tâm đầu tư. Trung tâm tâm trách nhiệm có thể được chỉ định dựa trên các yếu
tố dưới sự kiểm soát của người quản lý. Một số Tác giả khác cũng đồng tình với
quan điểm trên khi cho rằng có bốn loại trung tâm trách nhiệm là rung tâm chi phí,
trung tâm doanh thu, trung tâm lợi nhuận và trung tâm đầu tư như: Al Adam và cộng
sự ( 2006); Al Hanini, E. (2013)
Tác giả Trần Văn Dung (2002) nghiên cứu về KTQT chi phí phí sản xuất và giá
thành tại một số doanh nghiệp đại diện cho các doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam.
Tác giả đã đề xuất xây dựng trung tâm chi phí cho các doanh nghiệp sản xuất, theo hai
dạng trung tâm chi phí là trung tâm chính và trung tâm phụ. Cách phân chia trung tâm
trách nhiệm của Tác giả căn cứ từ chức năng hoạt động của các bộ phận trong doanh
nghiệp. Trong đó, trung tâm chính thực hiện nhiệm vụ chính của doanh nghiệp như:
quá trình mua hàng, quá trình sản xuất sản phẩm, quá trình tiêu thụ và cung cấp sản
phẩm ra bên ngoài. Trung tâm phụ là trung tâm quản lý và điều hành SXKD trong
doanh nghiệp như: bộ phận hành chính, quản trị, kinh doanh, nhân sự.
8
Tác giả Lê Đức Toàn (2002) nghiên cứu về tổ chức mô hình KTQT đã đưa ra đề
xuất tổ chức thành bốn loại trung tâm trách nhiệm: Trung tâm chi phí, trung tâm doanh
thu, trung tâm lợi nhuận và trung tâm đầu tư. Tác giả đưa ra đề xuất các chỉ tiêu đánh
giá trách nhiệm trung tâm chi phí và trung tâm đầu tư: Trung tâm chi phí được đánh
giá thông qua định mức chi phí, dự toán chi phí và tỷ lệ chi phí trên doanh thu; trung
tâm đầu tư được đánh giá thông qua tỷ lệ hoàn vốn và lợi nhuận giữ lại. Nghiên cứu
này đã bao quát được các loại trung tâm trách nhiệm khác nhau tuy nhiên mới chỉ đề
xuất được một số chỉ tiêu đánh giá hiệu suất quản lý cho trung tâm chi phí và trung
tâm đầu tư mà chưa đưa ra cho trung tâm doanh thu và trung tâm lợi nhuận.
Nguyễn Thị Minh Phương (2013) chỉ ra sau khi doanh nghiệp có sự phân cấp
quản lý rõ ràng, tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng thông tin, quan điểm đánh giá trách
nhiệm trung tâm trong tổ chức, cần xác định về số lượng trung tâm trách nhiệm: số
lượng trung tâm trách nhiệm 2, 3 hay 4 loại trung tâm là tùy thuộc vào quy mô sản
xuất, cơ cấu quản lý và mức độ phân cấp quản lý của doanh nghiệp, đảm bảo chức năng
kiểm soát và đánh giá trách nhiệm quản lý của các nhà quản trị các cấp trong việc nâng
cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Với những doanh nghiệp có quy mô lớn, nên
xây dựng 4 loại trung tâm trách nhiệm, còn những doanh nghiệp quy mô sản xuất và
hoạt động nhỏ hơn nên tổ chức 3 hoặc 2 loại trung tâm. Tác giả cho rằng trung tâm
doanh thu chỉ là trung tâm trung gian giữa trung tâm chi phí và lợi nhuận. Trong quá
trình xác lập số lượng và loại trung tâm trách nhiệm cần cân nhắc giữa chi phí bỏ ra và
lợi ích thu được. So với các nghiên cứu trước, nghiên cứu này chỉ ra quan điểm rất rõ
ràng về số loại, số lượng trung tâm trách nhiệm được thiết lập trong các doanh nghiệp và
nhận định điều này phụ thuộc vào đặc điểm riêng biệt của từng doanh nghiệp.
Theo Tác giả Nguyễn Ngọc Quang (2014), trung tâm trách nhiệm là một bộ
phận trong tổ chức hoạt động mà nhà quản trị bộ phận chịu trách nhiệm về toàn bộ
hoạt động của bộ phận mình đối với nhà quản trị cấp cao. Trong doanh nghiệp, dựa
trên cơ sở phân cấp tài chính mà phát sinh nhiều loại trung tâm trách nhiệm khác nhau
như trung tâm chi phí, trung tâm doanh thu, trung tâm lợi nhuận, trung tâm đầu tư.
Như vậy, Thông qua các nghiên cứu trên có thể thấy rằng: Tổ chức nhận diện và
phân loại trung tâm trách nhiệm phải cụ thể, dễ hiểu và không chồng chéo, mỗi người
quản lý của mỗi trung tâm trách nhiệm sẽ phải chịu trách nhiệm về hiệu quả mà các
9
quyết định của họ mang lại, cũng như hiệu quả hoạt động của trung tâm trách nhiệm,
số loại và số lượng trung tâm trách nhiệm trong một doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi
đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp. Trong các nghiên cứu
đã tổng quan ở trên, có quan điểm cho rằng có ba loại trung tâm trách nhiệm: trung
tâm đầu tư, trung tâm lợi nhuận, trung tâm chi phí; một số nghiên cứu lại chỉ ra có bốn
loại trung tâm trách nhiệm: trung tâm đầu tư, trung tâm lợi nhuận, trung tâm doanh
thu, trung tâm chi phí trong đó bao gồm trung tâm chi phí chính và trung tâm chi phí
phụ. Do đó, để nhận diện và phân loại các trung tâm trách nhiệm tại các DN cần căn
cứ vào đặc điểm hoạt động sản xuất kinh danh của từng doanh nghiệp để xác định loại
trung tâm trách nhiệm, số lượng trung tâm trách nhiệm cho phù hợp với từng doanh
nghiệp khác nhau.
2.3. Những nghiên cứu về việc tổ chức xây dựng dự toán theo các trung tâm trách
nhiệm trong DN
Okwo và cộng sự (2005) đã khảo sát việc ứng dụng KTTN trong khu vực công,
nghiên cứu đã kiểm tra khái niệm KTTN, Các bước thực hiện KTTN, trung tâm trách
nhiệm, đánh giá hiệu suất và kế toán dự toán trong khu vực công. Kết luận đã chỉ ra rằng
dự toán là một điều kiện tiên quyết cho một hệ thống KTTN hiệu quả. Như vậy nghiên
cứu nhấn mạnh tầm quan trọng của nội xây dựng dự toán khi xây dựng hệ thống
KTTN, tuy nhiên chưa đi vào làm rõ các nội dung để xây dựng hệ thống dự toán.
Trong nghiên cứu của Moses Nyakuwanika (2012), nhóm tác giả đã đặt vấn đề
đưa ra các chiến lược nhằm đảm bảo sự hiệu quả của hệ thống KTTN trong Bộ Y tế và
phúc lợi trẻ em (MOHCW) ở tỉnh Mashonaland phía Tây của Zimbabwe. Nhóm nghiên
cứu tiến hành khảo sát nhân viên từ 14 trạm trong tỉnh. Kết quả khảo sát cho thấy rằng
các phòng ban đã hoạt động với hệ thống bắt buộc, không có sự phối hợp trong việc lập
kế hoạch và kiểm soát. Ngoài ra kết quả khảo sát cũng cho biết rằng các báo cáo hiệu
suất đã được sử dụng để đánh giá công tác quản lý và các báo cáo hiệu suất không được
gửi đến cho các nhà quản lý bộ phận một cách thường xuyên. Nghiên cứu đưa ra khuyến
nghị rằng cần có sự tham gia của các nhà quản lý bộ phận vào việc xây dựng dự toán và
đề xuất của họ nên được thực hiện và kết hợp trong dự toán tổng thể.
Al Hanini, E. (2013) nghiên cứu đã đưa ra một số đề xuất như sau: các trung tâm
trách nhiệm cần thiết lập mục tiêu và thiết lập dự toán ngân sách của các trung tâm
10
trách nhiệm theo từng mục tiêu chuyên biệt phù hợp với chuyên môn và khả năng tiềm
tàng của họ.
Theo Tác giả Đoàn Xuân Tiên (2009), Hệ thống dự toán sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp có liên quan mật thiết đến các quá trình kinh doanh cơ bản như: quá
trình mua hàng, quá trình sản xuất, quá trình tiêu thụ sản phẩm. Mỗi quá trình có yêu
cầu quản lý khác nhau, do đó chỉ tiêu dự toán phải được xây dựng riêng cho từng quá
trình. Các chỉ tiêu dự toán cũng có mối quan hệ ràng buộc nhau, tạo thành hệ thống
các chỉ tiêu dự toán. Thông qua nghiên cứu có thể thấy rằng khi xây dựng hệ thống dự
toán theo các trung tâm trách nhiệm cần phải xây dựng theo các chỉ tiêu khác nhau tùy
thuộc vào đặc điểm của từng loại trung tâm trách nhiệm, tuy nhiên cần có sự gắn kết
chặt chẽ giữa các chỉ tiêu này.
Tác giả Nguyễn Ngọc Quang (2014) cho rằng hệ thống dự toán sản xuất kinh
doanh hằng năm bao gồm các bảng dự toán riêng biệt, được lập chi tiết tới từng bộ
phận, từng sản phẩm, dịch vụ, từng thời hạn để hoàn thành nên dự toán tổng thể của
doanh nghiệp. Các dự toán có mỗi quan hệ chặt chẽ, mật thiết, qua lại với nhau nhằm
thực hiện mục tiêu chung của doanh nghiệp. Như vậy theo Tác giả, hệ thống dự toán
phải được lập chi tiết theo từng trung tâm trách nhiệm, từng sản phẩm, hàng hóa, từng
thời hạn hoàn thành, từ đó xây dựng thành dự toán tổng thể.
Thông qua các nghiên cứu về lập dự toán theo các trung tâm trách nhiệm, có thể
thấy rằng: Hệ thống dự toán theo các trung tâm trách nhiệm là một nội dung quan
trọng trong tổ chức kế toán trách nhiệm, trong đó dự toán theo các trung tâm trách
nhiệm cần phải được xây dựng theo từng mục tiêu chuyên biệt phù hợp với chuyên
môn và khả năng tiềm tàng của các trung tâm trách nhiệm. Tuy nhiên, các nghiên cứu
chưa đi vào làm rõ nội dung, phương pháp xây dựng hệ thống dự toán theo các trung
tâm trách nhiệm.
2.4. Những nghiên cứu về tổ chức thu nhận, xử lý dữ liệu và đánh giá trách nhiệm
quản lý, cung cấp thông tin theo các trung tâm trách nhiệm.
Kellog (1962) cho rằng việc thiết kế các hệ thống KTTN nên được hướng dẫn bởi
các quy tắc tương tự như áp dụng cho kế toán chi phí: xác định tài khoản để các mục chi
phí có thể được ghi lại nhanh chóng trong tài khoản thích hợp mà không cần phân tích
chi tiết; mỗi tài khoản phải đại diện cho một nhóm chi phí để thuận lợi cho việc phân
11
tích; tất cả các khoản chi phí phải được ghi lại chi tiết theo trách nhiệm của bộ phận và
cá nhân cụ thể. Nghiên cứu này đi sâu vào việc thu nhận, xử lý và phân tích thông tin
cho trung tâm chi phí mà chưa đề cập đến các loại trung tâm trách nhiệm khác.
Một số nghiên cứu nhấn mạnh đến đặc điểm thông tin cần thu nhận và xử lý chỉ
là thông tin có thể kiểm soát được theo các trung tâm trách nhiệm như : Sethi (1977)
nhận định KTTN hoạt động hiệu quả theo hai nguyên tắc cơ bản: Thứ nhất, cơ cấu tổ
chức phải được phân chia rõ ràng mà không bị trùng lặp. Thứ hai, các chi phí có thể
kiểm soát và không được kiểm soát phải được tách biệt rõ ràng. Antle & Demski
(1988) cho rằng việc áp dụng KTTN trong tổ chức cần nắm vững nguyên tắc cơ bản
nhất, đó là chỉ nên đánh giá kết quả quản lý thông qua những gì mà họ kiểm soát.
KTTN có hai khía cạnh là kiểm soát và thông tin, cần có sự cân đối giữa hai khía cạnh
này trong quá trình thực hiện. Shih (1997) đã điều tra cách các công ty thiết kế hệ
thống đánh giá hiệu suất cho các nhà quản lý nhà máy tại các công ty sản xuất lớn
của Canada. Nghiên cứu cho rằng những người quản lý này có thể được đánh giá chủ
yếu về kiểm soát chi phí hoặc lợi nhuận. Tác giả Mojgan (2012) cho rằng hệ thống
KTTN được thiết kế để báo cáo và tích luỹ chi phí theo mức trách nhiệm cá nhân. Mỗi
khu giám sát chỉ được tính phí với chi phí chịu trách nhiệm và chi phí mà nó có quyền
kiểm soát. Tuy nhiên các nghiên cứu này chưa đưa ra định hướng xử lý, phân tích các
thông tin được thu nhận như thế nào.
Một số nghiên cứu liên quan đến việc cung cấp thông tin kế toán trách nhiệm
như: Tác giả Phạm Văn Dược (2010) nghiên cứu hệ thống báo cáo đánh giá trách
nhiệm quản lý trong doanh nghiệp thương mại. Từ việc thiết lập hệ thống trung tâm
trách nhiệm nhằm cung cấp thông tin phục vụ kiểm soát, đánh giá trách nhiệm quản trị
của các cấp quản lý đến việc xây dựng hệ thống báo cáo đánh giá trách nhiệm quản lý
trong doanh nghiệp thương mại. Nghiên cứu đã xác định một số điều kiện thực hiện
cũng như một số giải pháp trong quy trình xây dựng hệ thống báo cáo đánh giá trách
nhiệm quản lý trong các doanh nghiệp thương mại. Tác giả Trần Văn Tùng (2010)
nghiên cứu xác định một số điều kiện để thực hiện quy trình xây dựng hệ thống báo
cáo đánh giá trách nhiệm quản trị trong các công ty niêm yết như: xác định rõ động cơ,
mục tiêu chung và xây dựng mô hình tổ chức quản lý phù hợp; có bộ máy phân cấp
quản lý rõ ràng, từ đó hình thành những trung tâm trách nhiệm cụ thể; xây dựng hệ
12
thống định mức liên quan đến các chỉ tiêu của các báo cáo trách nhiệm; lựa chọn và sử
dụng các phương pháp phân bổ chi phí gián tiếp và phân tích báo cáo bộ phận; định
giá sản phẩm, dịch vụ chuyển giao nội bộ.
Tác giả Nguyễn Thị Minh Phương (2013), Tổ chức kế toán trách nhiệm vận dụng
hệ thống phương pháp bao gồm: hệ thống phương pháp dự toán, hệ thống phương
pháp cung cấp các thông tin thực hiện của các trung tâm trách nhiệm, hệ thống phương
pháp phân tích, đánh giá trách nhiệm của các trung tâm trách nhiệm để thực hiện các
nội dung kế toán trách nhiệm theo các trung tâm trách nhiệm. Như vậy có thể thấy
rằng trong nghiên cứu này Tác giả đề cập việc thu nhận, xử lý, phân tích thông tin kế
toán trách nhiệm như là một kỹ thuật kế toán để thực hiện các nội dung KTTN.
Thông qua các nghiên cứu trên có thể thấy rằng khi thu nhận, xử lý, phân tích và
cung cấp thông tin theo các trung tâm trách nhiệm cần thực hiện theo một số nguyên
tắc như: Các chi phí có thể kiểm soát và không được kiểm soát phải được tách biệt rõ
ràng; cần xây dựng hệ thống tài khoản chi tiết để có thể thu thập, xử lý thông tin theo
các trung tâm trách nhiệm; chỉ nên đánh giá kết quả quản lý thông qua những gì mà họ
kiểm soát. Nội dung thực hiện đã đưuọc đề cập trong các nghiên cứu, tuy nhiên các
nghiên cứu chưa đưa được quy trình thu nhận, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin
theo các trung tâm trách nhiệm
2.5 Một số nghiên cứu về tổ chức xây dựng hệ thống khen thưởng theo trách
nhiệm quản lý
Hiện nay, hệ thống khen thưởng trong các DN Việt Nam không được coi như là
một phần của hệ thống kế toán. Tuy nhiên, tại một số quốc gia phát triển hệ thống
khen thưởng được coi là một phần quan trọng trong hệ thống KTTN trong DN, việc
xây dựng hệ thống khen thưởng theo trách nhiệm quản lý sẽ giúp gia tăng hiệu quả
hoạt động của các nhà quản lý doanh nghiệp nói riêng và toàn bộ tổ chức nói chung.
Có thể kể ra một số nghiên cứu điển hình về tổ chức xây dựng hệ thống khen thưởng
theo trách nhiệm quản lý như sau:
Theo Gross và cộng sự (2004), hệ thống khen thưởng là một phần quan trọng
trong chiến lược nguồn nhân lực của tổ chức. Mô hình phần thưởng truyền thống
không còn hiệu quả trong môi trường kinh doanh ngày nay. Các tổ chức hiện đại phải
13
tổ chức thiết kế hệ thống khen thưởng kết hợp với chiến lược tổ chức của họ để đạt
được mức hiệu suất cao hơn ở cả cấp độ cá nhân và tổ chức. Một hệ thống khen
thưởng phù hợp có thể giúp tổ chức cung cấp đúng số lượng, đến đúng người, vào
đúng thời điểm, vì những lý do đúng đắn. Kết quả nghiên cứu Tác giả Yanadori &
Marler (2006) cho rằng nếu trong tổ chức có một số nhóm nhân viên quan trọng hơn
các nhóm khác, thì các tổ chức có thể phát triển hệ thống khen thưởng xem xét các
đóng góp chiến lược khác nhau của họ. Tổng số phần thưởng bao gồm lương cơ bản,
ưu đãi và lợi ích, cũng như những thứ vô hình như cơ hội phát triển nghề nghiệp, công
nhận phi tài chính, công việc có ý nghĩa…Theo Tác giả Hansen (2008), để đảm bảo sự
tồn tại của các DN trong môi trường thay đổi, nhà tuyển dụng đang chuyển sang quản
lý hiệu suất để đảm bảo rằng nhân viên của họ đang duy trì mức động lực và làm việc
hiệu quả. Tác giả đưa ra đề xuất các tiêu chí, đối tượng và chế độ cho từng phần
thưởng thay thế phục vụ cho việc quản lý hiệu suất. Tác giả Hsieh và cộng sự (2011)
cho rằng DN cần áp dụng chiến lược nguồn nhân lực theo định hướng đóng góp, cần
tăng trọng số của việc sử dụng phần thưởng đầu ra thay thế. Ngoài ra, DN nên có sự
kết hợp giữa các chiến lược cạnh tranh kinh doanh, chiến lược nhân sự và hệ thống
khen thưởng. Tác giả cho rằng các DN cần phát triển các giải thưởng thay thế phù hợp:
phần thưởng vốn nhân lực, phần thưởng đầu ra và phần thưởng vị trí.
Theo Tác giả Kaplan và cộng sự (2015), một phần của quá trình kiểm soát bao
gồm chuẩn bị báo cáo hiệu suất. Báo cáo hiệu suất so sánh dữ liệu thực tế và dự toán
từ đó xác định những nguyên nhân khiến cho hiệu suất không đạt yêu cầu hay những
nguồn lực có thể cải tiến. Báo cáo hiệu suất cũng có thể được sử dụng như một trong
nhiều đầu vào để giúp đánh giá và khen thưởng nhân viên. Kế hoạch đãi ngộ nhà quản
lý nên có tính cạnh tranh để có thể thu hút và giữ lại được những nhà quản lí có kinh
nghiệm; phải truyền đạt và củng cố những ưu tiên quan trọng của doanh nghiệp bằng
cách gắn phần thưởng với những chỉ số về hiệu suất quan trọng, khuyến khích sự phát
triển của một môi trường hoạt động theo một chính sách đã đề ra trong công ty bằng
cách khen thưởng dựa theo hiếu suất tốt so với hiệu năng.
Tác giả D Hansen (2006) cho rằng phần thưởng quản lý thường xuyên bao gồm
các ưu đãi gắn liền với hiệu suất với mục tiêu là để khuyến khích các nhà quản lý sẽ
hành động vì lợi ích tốt nhất của DN. Bố trí phần thưởng quản lý để khuyến khích các
14
nhà quản lý hướng đến và thực hiện mục tiêu chung của toàn công ty là một vấn đề quan
trọng. Khen thưởng quản lý bao gồm tăng lương, tiền thưởng dựa trên thu nhập được
báo cáo, lựa chọn cổ phiếu và phần thưởng không dùng tiền mặt (D Hansen, 2006).
Như vậy các nghiên cứu nêu trên đã đưa ra định hướng về xây dựng hệ thống
khen thưởng theo trách nhiệm quản lý, trong đó có thể nói nghiên cứu của Tác giả D
Hansen (2006) và Tác giả Kaplan và cộng sự (2015) đã đưa ra cụ thể hơn cả, nghiên
cứu còn đề cập đến các hình thức khen thưởng có thể áp dụng cho các DN. Tuy nhiên,
bên cạnh hệ thống khen thưởng cần phải có một hệ thống kỷ luật nhằm hạn chế những
hành động sai lệch với mục tiêu chung của nhà quản lý doanh nghiệp.
2.6. Một số nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc tổ chức KTTN trong
doanh nghiệp
Dựa trên quan điểm KTTN là một nội dung quan trọng của KTQT, do đó các
nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức KTQT có thể là các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức
KTTN. Để đưa ra mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức KTTN trong
doanh nghiệp, nghiên cứu này tổng quan các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến
KTQT, tổ chức KTQT trong doanh nghiệp và những nghiên cứu về các nhân tố ảnh
hưởng đến KTTN, tổ chức KTTN trong doanh nghiệp, sau đây là một vài nghiên cứu
tiêu biểu:
Chenhall and Morris (1986) đã đưa ra bằng chứng về tác động của sự phân cấp
cấu trúc, sự không chắc chắn về môi trường và sự phụ thuộc lẫn nhau của tổ chức đến
quá trình thiết kế hệ thống KTQT.
Abdel-Kader and Luther (2008) đã thực hiện một nghiên cứu nhằm kiểm
chứng và phát hiện các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT tại các doaanh
nghiệp sản xuất và kinh doanh thực phẩm, đồ uống tại Anh Quốc. Nghiên cứu đã
kiểm chứng 8 nhấn tố đã được đề xuất từ các nghiên cứu trước đó như: Sự không
chắc chắn về môi trường, cấu trúc tổ chức và sự phân cấp, quy mô doanh nghiệp,
chiến lược cạnh tranh, độ phức tạp của hệ thống xử lý, vận dụng công nghệ sản xuất
tiên tiến (AMT), áp dụng mô hình Just in time. Ngoài 8 nhân tố trên nghiên cứu đề
xuất thêm 2 nhân tố mới: Sức mạnh từ nguồn lực khách hàng và mức độ dễ hòng của
sản phẩm. Tuy nhiên kết quả đã không kiểm chứng được sự tác động của 3 nhân tố:
chiến lược cạnh tranh, độ phức tạp của hệ thống xử lý và mức độ dễ hòng của sản
phẩm đến mức độ vận dụng KTQT.
15
Trong một nghiên cứu tại 200 doanh nghiệp sản xuất tại Malaysia của tác giả
Tuan Mat (2010) bằng kỹ thật mô hình hóa SEM, tác giả đã chỉ ra: việc sử dụng công
nghệ sản xuất ngày càng tăng, sự thay đổi trong cấu trúc tổ chức, hay những thay đổi
trong chiến lược của các công ty sản xuất Malaysia đã ảnh hưởng đến những thay đổi
trong việc ứng dụng KTQT của họ. Tuy nhiên, khác với kỳ vọng của tác giả, kết quả
tổng hợp dữ liệu cho thấy các công ty trong ngành sản xuất của Malaysia đã phản ứng
với những thay đổi trong môi trường cạnh tranh theo cách khác nhau, sự gia tăng trong
môi trường cạnh tranh không gây ra thay đổi về việc vận dụng KTQT trong các công
ty sản xuất của Malaysia.
Cũng là một nghiên cứu tại 160 doanh nghiệp trong ngành sản xuất tại Malaysia
của Ahmad (2012) đã chỉ ra sự tác động của 4 nhân tố: quy mô doanh nghiệp, sự cạnh
tranh, mức độ tham gia của chủ sở hữu/ nhà quản lý, áp dụng công nghệ sản xuất tiên
tiến đến mức độ vận dụng KTQT trong DN.
Trần Ngọc Hùng (2016) đã thực hiện nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến
việc vận dụng KTQT trong các doanh nghiệp vừ và nhỏ Việt Nam với 8 nhân tố: quy
mô doanh nghiệp, chi phí tổ chức KTQT, văn hóa doanh nghiệp, trình độ nhân viên kế
toán DN, chiến lược kinh doanh DN, mức độ cạnh tranh của thị trường, mức độ nhận
thức về KTQT của chủ sở hữu/ nhà quản lý DN. Tuy nhiên nhân tố trình độ nhân viên
KTQT không được chứng minh về sự tác động của nó đến mức độ vận dụng KTTN
trong các DN vừa và nhỏ Việt Nam.
Như vậy, các nghiên cứu trên đã đưa ra các giả thuyết và kiểm chứng các giả
thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến KTQT/ tổ chức KTQT trong doanh nghiệp. Các
nhân tố ảnh hưởng được đưa ra bao gồm: sự phân cấp cấu trúc doanh nghiệp, quy mô
doanh nghiệp, chi phí tổ chức KTQT, văn hóa DN, chiến lược kinh doanh DN, sự cạnh
tranh của thị trường, sự không chắc chắn về môi trường, sự phụ thuộc lẫn nhau của tổ
chức, vận dụng công nghệ sản xuất tiên tiến (AMT), áp dụng mô hình Just in time,
mức độ tham gia của chủ sở hữu/ nhà quản lý, mức độ nhận thức về KTQT của chủ sở
hữu/ nhà quản lý DN. Để đưa ra mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức KTTN
cần đi vào tổng quan các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến KTTN/tổ chức
KTTN/vận dụng KTTN trong các DN. Có thể kể ra một số nghiên cứu điển hình sau:
Tác giả Belkaoui (1981) nghiên cứu các nhân tố tác động đến việc áp dụng
KTTN. Tác giả đã đưa ra minh chứng về sự tác động của mức độ phân quyền, môi
16
trường cạnh tranh, quy mô hoạt động và thời gian hoạt động đến vận dụng KTTN
trong DN
Rowe và cộng sự (2008) đã chỉ ra bằng chứng cho rằng thiết kế mục tiêu chung
của tổ chức hoặc thiết kế lại kế toán nói chung và của KTTN nói riêng phụ thuộc vào
độ lớn, phạm vi và tốc độ thay đổi quy trình tổ chức. Khi có sự thay đổi về mức độ,
phạm vi và tốc độ thay đổi quy trình tổ chức thì khả năng đo lường về hiệu suất tài
chính của các nhà quản lý các trung tâm trách nhiệm có thể thay đổi. Việc sử dụng
KTTN để quản lý các trung tâm trách nhiệm là một cơ chế quan trọng để đạt được mục
tiêu chung của tổ chức và tránh hành vi bất thường.
Khi nghiên cứu về KTTN trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng ở Việt Nam
Trần Trung Tuấn (2013) kiểm định có sự tác động hay không của các nhân tố đến mức
độ vận dụng KTTN tại các DN sản xuất xi măng Việt Nam, các nhân tố được kiểm
định bao gồm: tình trạng niêm yết của doanh nghiệp, trình độ đào tạo của các nhà quản
trị, hiểu biết về KTTN của các nhà quản trị, vị trí công việc của nhà quản trị, quy mô
DN (tài sản bình quân, số lượng lao động, doanh thu bình quân). Các nhân tố đều được
chứng minh sự tác động ngoài trừ nhân tố vị trí làm việc của nhà quản trị.
Nguyễn Thị Ngọc Lan (2017) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới vận dụng
KTTN trong doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam. Nghiên cứu chỉ ra quá trình
vận dụng cũng như tồn tại và phát triển của KTTN chịu ảnh hưởng của các nhân tố:
Phân quyền của tổ chức, quy mô hoạt động, ngành nghề kinh doanh, nhu cầu thông
tin... Nghiên cứu này sử dụng phương pháp định lượng nhằm chỉ ra mức độ áp dụng
bảy khía cạnh của KTTN trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam: cơ cấu
tổ chức, phân quyền quản lý, phân bổ chi phí và thu nhập, lập dự toán, đánh giá chênh
lệch giữa dự toán và thực tế, lập báo cáo và hệ thống khen thưởng. Nghiên cứu cũng
chỉ rõ ảnh hưởng của nhân tố lao động và tổng tài sản tới KTTN trong các doanh
nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam hiện tại. Các nhân tố mà nghiên cứu này đề cập
thực chất là nhân tố quy mô doanh nghiệp đã được các nghiên cứu trước đó đề cập.
Có thể chỉ ra một số nhân tố mà các tác giả đã chứng minh về sự ảnh hưởng đến
KTTN/tổ chức KTTN/vận dụng KTTN: mức độ, phạm vi và tốc độ thay đổi quy trình
tổ chức; tình trạng niêm yết của doanh nghiệp, trình độ đào tạo của các nhà quản trị,
17
DOWNLOAD ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG
MÃ TÀI LIỆU: 52143
DOWNLOAD: + Link tải: tailieumau.vn
Hoặc : + ZALO: 0932091562

More Related Content

What's hot

Phân tích cấu trúc tài chính công ty xây dựng mỏ hầm lò i vinacomin
Phân tích cấu trúc tài chính công ty xây dựng mỏ hầm lò i   vinacominPhân tích cấu trúc tài chính công ty xây dựng mỏ hầm lò i   vinacomin
Phân tích cấu trúc tài chính công ty xây dựng mỏ hầm lò i vinacominhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Hoàn thiện Quy chế trả lương tại Công ty Cổ phần xây lắp 1- Petrolimex
Luận văn: Hoàn thiện Quy chế trả lương tại Công ty Cổ phần xây lắp 1- PetrolimexLuận văn: Hoàn thiện Quy chế trả lương tại Công ty Cổ phần xây lắp 1- Petrolimex
Luận văn: Hoàn thiện Quy chế trả lương tại Công ty Cổ phần xây lắp 1- PetrolimexViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Công tác tổ chức quản lý và sử dụng nguồn tài chính tại Doanh nghiệp ...
Đề tài: Công tác tổ chức quản lý và sử dụng nguồn tài chính tại Doanh nghiệp ...Đề tài: Công tác tổ chức quản lý và sử dụng nguồn tài chính tại Doanh nghiệp ...
Đề tài: Công tác tổ chức quản lý và sử dụng nguồn tài chính tại Doanh nghiệp ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần tu tạo và phát...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần tu tạo và phát...Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần tu tạo và phát...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần tu tạo và phát...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Động lực làm việc của nhân viên tại Công ty Cổ phần chứng khoán Đại Nam
Động lực làm việc của nhân viên tại Công ty Cổ phần chứng khoán Đại NamĐộng lực làm việc của nhân viên tại Công ty Cổ phần chứng khoán Đại Nam
Động lực làm việc của nhân viên tại Công ty Cổ phần chứng khoán Đại NamGiang Coffee
 
[Ctu.vn] [luan van 010174]-phan tich ket qua hoat dong kinh doanh cua cong ty...
[Ctu.vn] [luan van 010174]-phan tich ket qua hoat dong kinh doanh cua cong ty...[Ctu.vn] [luan van 010174]-phan tich ket qua hoat dong kinh doanh cua cong ty...
[Ctu.vn] [luan van 010174]-phan tich ket qua hoat dong kinh doanh cua cong ty...KimNgnTrnTh4
 
Đề tài: Đánh giá điều kiện lao động tại công ty cổ phần Liên Minh, HAY
Đề tài: Đánh giá điều kiện lao động tại công ty cổ phần Liên Minh, HAYĐề tài: Đánh giá điều kiện lao động tại công ty cổ phần Liên Minh, HAY
Đề tài: Đánh giá điều kiện lao động tại công ty cổ phần Liên Minh, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH BẮC ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH BẮC ...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH BẮC ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH BẮC ...NguyenQuang195
 
Phân tích tình hình tài chính của công ty trách nhiệm hữu hạn bánh kẹo sbt
Phân tích tình hình tài chính của công ty trách nhiệm hữu hạn bánh kẹo sbtPhân tích tình hình tài chính của công ty trách nhiệm hữu hạn bánh kẹo sbt
Phân tích tình hình tài chính của công ty trách nhiệm hữu hạn bánh kẹo sbthttps://www.facebook.com/garmentspace
 

What's hot (20)

Luận văn: Hoàn thiện quy chế trả lương tại công ty thuốc lá, 9đ
Luận văn: Hoàn thiện quy chế trả lương tại công ty thuốc lá, 9đLuận văn: Hoàn thiện quy chế trả lương tại công ty thuốc lá, 9đ
Luận văn: Hoàn thiện quy chế trả lương tại công ty thuốc lá, 9đ
 
Luận văn: Hoàn thiện quy chế trả lương tại Công ty cổ phần May Sông Hồng Nam ...
Luận văn: Hoàn thiện quy chế trả lương tại Công ty cổ phần May Sông Hồng Nam ...Luận văn: Hoàn thiện quy chế trả lương tại Công ty cổ phần May Sông Hồng Nam ...
Luận văn: Hoàn thiện quy chế trả lương tại Công ty cổ phần May Sông Hồng Nam ...
 
Luận văn: Quy chế trả lương tại Công ty May Sông Hồng, HAY
Luận văn: Quy chế trả lương tại Công ty May Sông Hồng, HAYLuận văn: Quy chế trả lương tại Công ty May Sông Hồng, HAY
Luận văn: Quy chế trả lương tại Công ty May Sông Hồng, HAY
 
Phân tích cấu trúc tài chính công ty xây dựng mỏ hầm lò i vinacomin
Phân tích cấu trúc tài chính công ty xây dựng mỏ hầm lò i   vinacominPhân tích cấu trúc tài chính công ty xây dựng mỏ hầm lò i   vinacomin
Phân tích cấu trúc tài chính công ty xây dựng mỏ hầm lò i vinacomin
 
Luận văn: Hoàn thiện Quy chế trả lương tại Công ty Cổ phần xây lắp 1- Petrolimex
Luận văn: Hoàn thiện Quy chế trả lương tại Công ty Cổ phần xây lắp 1- PetrolimexLuận văn: Hoàn thiện Quy chế trả lương tại Công ty Cổ phần xây lắp 1- Petrolimex
Luận văn: Hoàn thiện Quy chế trả lương tại Công ty Cổ phần xây lắp 1- Petrolimex
 
Đề tài: Công tác tổ chức quản lý và sử dụng nguồn tài chính tại Doanh nghiệp ...
Đề tài: Công tác tổ chức quản lý và sử dụng nguồn tài chính tại Doanh nghiệp ...Đề tài: Công tác tổ chức quản lý và sử dụng nguồn tài chính tại Doanh nghiệp ...
Đề tài: Công tác tổ chức quản lý và sử dụng nguồn tài chính tại Doanh nghiệp ...
 
Luận văn: Hoàn thiện quy chế trả lương tại Công ty Cổ phần K.I.P Việt Nam
Luận văn: Hoàn thiện quy chế trả lương tại Công ty Cổ phần K.I.P Việt NamLuận văn: Hoàn thiện quy chế trả lương tại Công ty Cổ phần K.I.P Việt Nam
Luận văn: Hoàn thiện quy chế trả lương tại Công ty Cổ phần K.I.P Việt Nam
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần tu tạo và phát...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần tu tạo và phát...Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần tu tạo và phát...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần tu tạo và phát...
 
Động lực làm việc của nhân viên tại Công ty Cổ phần chứng khoán Đại Nam
Động lực làm việc của nhân viên tại Công ty Cổ phần chứng khoán Đại NamĐộng lực làm việc của nhân viên tại Công ty Cổ phần chứng khoán Đại Nam
Động lực làm việc của nhân viên tại Công ty Cổ phần chứng khoán Đại Nam
 
[Ctu.vn] [luan van 010174]-phan tich ket qua hoat dong kinh doanh cua cong ty...
[Ctu.vn] [luan van 010174]-phan tich ket qua hoat dong kinh doanh cua cong ty...[Ctu.vn] [luan van 010174]-phan tich ket qua hoat dong kinh doanh cua cong ty...
[Ctu.vn] [luan van 010174]-phan tich ket qua hoat dong kinh doanh cua cong ty...
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty Thành Trung, HAY
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty Thành Trung, HAYĐề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty Thành Trung, HAY
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty Thành Trung, HAY
 
Đề tài chiến lược kiểm soát nội bộ doanh nghiệp, ĐIỂM 8
Đề tài chiến lược kiểm soát nội bộ doanh nghiệp, ĐIỂM 8Đề tài chiến lược kiểm soát nội bộ doanh nghiệp, ĐIỂM 8
Đề tài chiến lược kiểm soát nội bộ doanh nghiệp, ĐIỂM 8
 
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty thương mại Hữu Nghị, 9đ
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty thương mại Hữu Nghị, 9đPhân tích báo cáo tài chính tại công ty thương mại Hữu Nghị, 9đ
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty thương mại Hữu Nghị, 9đ
 
Đề tài: Đánh giá điều kiện lao động tại công ty cổ phần Liên Minh, HAY
Đề tài: Đánh giá điều kiện lao động tại công ty cổ phần Liên Minh, HAYĐề tài: Đánh giá điều kiện lao động tại công ty cổ phần Liên Minh, HAY
Đề tài: Đánh giá điều kiện lao động tại công ty cổ phần Liên Minh, HAY
 
Đề tài giải pháp động viên nhân viên, RẤT HAY, ĐIỂM CAO
Đề tài giải pháp động viên nhân viên, RẤT HAY, ĐIỂM CAOĐề tài giải pháp động viên nhân viên, RẤT HAY, ĐIỂM CAO
Đề tài giải pháp động viên nhân viên, RẤT HAY, ĐIỂM CAO
 
Đề tài: Hoàn thiện quy chế trả lương tại Công ty Xây lắp Dầu khí
Đề tài: Hoàn thiện quy chế trả lương tại Công ty Xây lắp Dầu khíĐề tài: Hoàn thiện quy chế trả lương tại Công ty Xây lắp Dầu khí
Đề tài: Hoàn thiện quy chế trả lương tại Công ty Xây lắp Dầu khí
 
Luận văn: Phân tích tài chính Công ty Cổ phần Cấp nước, HAY
Luận văn: Phân tích tài chính Công ty Cổ phần Cấp nước, HAYLuận văn: Phân tích tài chính Công ty Cổ phần Cấp nước, HAY
Luận văn: Phân tích tài chính Công ty Cổ phần Cấp nước, HAY
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH BẮC ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH BẮC ...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH BẮC ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH BẮC ...
 
Phân tích tình hình tài chính của công ty trách nhiệm hữu hạn bánh kẹo sbt
Phân tích tình hình tài chính của công ty trách nhiệm hữu hạn bánh kẹo sbtPhân tích tình hình tài chính của công ty trách nhiệm hữu hạn bánh kẹo sbt
Phân tích tình hình tài chính của công ty trách nhiệm hữu hạn bánh kẹo sbt
 
Luận văn: Hoàn thiện quy chế trả lương tại Ngân hàng Thương mại trách nhiệm h...
Luận văn: Hoàn thiện quy chế trả lương tại Ngân hàng Thương mại trách nhiệm h...Luận văn: Hoàn thiện quy chế trả lương tại Ngân hàng Thương mại trách nhiệm h...
Luận văn: Hoàn thiện quy chế trả lương tại Ngân hàng Thương mại trách nhiệm h...
 

Similar to Luận án: Tổ chức kế toán trách nhiệm tại các đơn vị trực thuộc Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn

Luận án: Tổ chức kiểm toán nội bộ trong các công ty xi măng Việt Nam
Luận án: Tổ chức kiểm toán nội bộ trong các công ty xi măng Việt NamLuận án: Tổ chức kiểm toán nội bộ trong các công ty xi măng Việt Nam
Luận án: Tổ chức kiểm toán nội bộ trong các công ty xi măng Việt NamViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
KT01022_HoangThuHuong4C.pdfmsbsjkxsjajkjsjds
KT01022_HoangThuHuong4C.pdfmsbsjkxsjajkjsjdsKT01022_HoangThuHuong4C.pdfmsbsjkxsjajkjsjds
KT01022_HoangThuHuong4C.pdfmsbsjkxsjajkjsjdshththanhdhkt14a13hn
 
Khoá luận kế toán nghiệp vụ thanh toán tại công ty đức thành
 Khoá luận kế toán nghiệp vụ thanh toán tại công ty đức thành Khoá luận kế toán nghiệp vụ thanh toán tại công ty đức thành
Khoá luận kế toán nghiệp vụ thanh toán tại công ty đức thànhLuanvantot.com 0934.573.149
 
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Công ty TNHH Dược phẩm Hoa Linh
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Công ty TNHH Dược phẩm Hoa LinhHoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Công ty TNHH Dược phẩm Hoa Linh
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Công ty TNHH Dược phẩm Hoa Linhluanvantrust
 
Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty tnhh đầu tư và ứng dụ...
Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty tnhh đầu tư và ứng dụ...Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty tnhh đầu tư và ứng dụ...
Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty tnhh đầu tư và ứng dụ...NOT
 
Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty tnhh đầu tư và ứng dụ...
Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty tnhh đầu tư và ứng dụ...Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty tnhh đầu tư và ứng dụ...
Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty tnhh đầu tư và ứng dụ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Cổ phần Đầu tư Thươ...
Đề tài: Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Cổ phần Đầu tư Thươ...Đề tài: Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Cổ phần Đầu tư Thươ...
Đề tài: Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Cổ phần Đầu tư Thươ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận án: Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi ích kế toán trong giai đoạn sau triển ...
Luận án: Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi ích kế toán trong giai đoạn sau triển ...Luận án: Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi ích kế toán trong giai đoạn sau triển ...
Luận án: Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi ích kế toán trong giai đoạn sau triển ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần tập đoàn hòa phát
Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần tập đoàn hòa phátPhân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần tập đoàn hòa phát
Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần tập đoàn hòa pháthttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Luận án: Tổ chức kế toán trách nhiệm tại các đơn vị trực thuộc Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (20)

Luận án: Tổ chức kiểm toán nội bộ trong các công ty xi măng Việt Nam
Luận án: Tổ chức kiểm toán nội bộ trong các công ty xi măng Việt NamLuận án: Tổ chức kiểm toán nội bộ trong các công ty xi măng Việt Nam
Luận án: Tổ chức kiểm toán nội bộ trong các công ty xi măng Việt Nam
 
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính tại Công ty TNHH Đầu tư và phát triển t...
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính tại Công ty TNHH Đầu tư và phát triển t...Đề tài: Phân tích tình hình tài chính tại Công ty TNHH Đầu tư và phát triển t...
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính tại Công ty TNHH Đầu tư và phát triển t...
 
Phân tích hoạt động quản trị nhân lực tại công ty may Phương Đông.docx
Phân tích hoạt động quản trị nhân lực tại công ty may Phương Đông.docxPhân tích hoạt động quản trị nhân lực tại công ty may Phương Đông.docx
Phân tích hoạt động quản trị nhân lực tại công ty may Phương Đông.docx
 
Đề tài: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH Xây...
Đề tài: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH Xây...Đề tài: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH Xây...
Đề tài: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH Xây...
 
KT01022_HoangThuHuong4C.pdfmsbsjkxsjajkjsjds
KT01022_HoangThuHuong4C.pdfmsbsjkxsjajkjsjdsKT01022_HoangThuHuong4C.pdfmsbsjkxsjajkjsjds
KT01022_HoangThuHuong4C.pdfmsbsjkxsjajkjsjds
 
Khoá luận kế toán nghiệp vụ thanh toán tại công ty đức thành
 Khoá luận kế toán nghiệp vụ thanh toán tại công ty đức thành Khoá luận kế toán nghiệp vụ thanh toán tại công ty đức thành
Khoá luận kế toán nghiệp vụ thanh toán tại công ty đức thành
 
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty TNHH TVXD Tâm Lợi
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty TNHH TVXD Tâm LợiĐề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty TNHH TVXD Tâm Lợi
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty TNHH TVXD Tâm Lợi
 
Đề tài: Phân tích khả năng sinh lời của Công ty cổ phần Nhựa Bình Minh
Đề tài: Phân tích khả năng sinh lời của Công ty cổ phần Nhựa Bình MinhĐề tài: Phân tích khả năng sinh lời của Công ty cổ phần Nhựa Bình Minh
Đề tài: Phân tích khả năng sinh lời của Công ty cổ phần Nhựa Bình Minh
 
Luận Văn Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Đa Khoa
Luận Văn Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Đa Khoa Luận Văn Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Đa Khoa
Luận Văn Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Đa Khoa
 
Luận Văn Thạc Sĩ Tạo Động Lực Lao Động Tại Công Ty Bắc Ninh Trường Hải
Luận Văn Thạc Sĩ Tạo Động Lực Lao Động Tại Công Ty Bắc Ninh Trường HảiLuận Văn Thạc Sĩ Tạo Động Lực Lao Động Tại Công Ty Bắc Ninh Trường Hải
Luận Văn Thạc Sĩ Tạo Động Lực Lao Động Tại Công Ty Bắc Ninh Trường Hải
 
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Công ty TNHH Dược phẩm Hoa Linh
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Công ty TNHH Dược phẩm Hoa LinhHoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Công ty TNHH Dược phẩm Hoa Linh
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Công ty TNHH Dược phẩm Hoa Linh
 
Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty tnhh đầu tư và ứng dụ...
Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty tnhh đầu tư và ứng dụ...Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty tnhh đầu tư và ứng dụ...
Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty tnhh đầu tư và ứng dụ...
 
Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty tnhh đầu tư và ứng dụ...
Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty tnhh đầu tư và ứng dụ...Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty tnhh đầu tư và ứng dụ...
Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty tnhh đầu tư và ứng dụ...
 
Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanhĐề tài: Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh
 
Đề tài: Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Cổ phần Đầu tư Thươ...
Đề tài: Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Cổ phần Đầu tư Thươ...Đề tài: Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Cổ phần Đầu tư Thươ...
Đề tài: Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Cổ phần Đầu tư Thươ...
 
Luận án: Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi ích kế toán trong giai đoạn sau triển ...
Luận án: Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi ích kế toán trong giai đoạn sau triển ...Luận án: Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi ích kế toán trong giai đoạn sau triển ...
Luận án: Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi ích kế toán trong giai đoạn sau triển ...
 
Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần tập đoàn hòa phát
Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần tập đoàn hòa phátPhân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần tập đoàn hòa phát
Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần tập đoàn hòa phát
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
 
Đề cương luận văn kế toán vốn bằng tiền
Đề cương luận văn kế toán vốn bằng tiềnĐề cương luận văn kế toán vốn bằng tiền
Đề cương luận văn kế toán vốn bằng tiền
 
Đề tài: Bảng cân đối kế toán tại Công ty Thủy Sản Phú Minh Hưng
Đề tài: Bảng cân đối kế toán tại Công ty Thủy Sản Phú Minh HưngĐề tài: Bảng cân đối kế toán tại Công ty Thủy Sản Phú Minh Hưng
Đề tài: Bảng cân đối kế toán tại Công ty Thủy Sản Phú Minh Hưng
 

More from Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864

More from Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864 (20)

List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Digital Marketing, 9 Điểm Từ Sinh Viên...
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Digital Marketing, 9 Điểm Từ Sinh Viên...List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Digital Marketing, 9 Điểm Từ Sinh Viên...
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Digital Marketing, 9 Điểm Từ Sinh Viên...
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Khách Sạn, Điểm Cao Mới Nhất
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Khách Sạn, Điểm Cao Mới NhấtList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Khách Sạn, Điểm Cao Mới Nhất
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Khách Sạn, Điểm Cao Mới Nhất
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Lữ Hành, Điểm Cao Mới Nhất
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Lữ Hành, Điểm Cao Mới NhấtList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Lữ Hành, Điểm Cao Mới Nhất
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Lữ Hành, Điểm Cao Mới Nhất
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại HọcList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại Học
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại HọcList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại Học
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Trình, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Trình, Từ Các Trường Đại HọcList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Trình, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Trình, Từ Các Trường Đại Học
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Tử Viễn Thông, 9 Điểm
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Tử Viễn Thông, 9 ĐiểmList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Tử Viễn Thông, 9 Điểm
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Tử Viễn Thông, 9 Điểm
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Đông Phương Học, Điểm Cao Mới Nhất
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Đông Phương Học, Điểm Cao Mới NhấtList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Đông Phương Học, Điểm Cao Mới Nhất
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Đông Phương Học, Điểm Cao Mới Nhất
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hệ Thống Thông Tin, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hệ Thống Thông Tin, Từ Các Trường Đại HọcList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hệ Thống Thông Tin, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hệ Thống Thông Tin, Từ Các Trường Đại Học
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hướng Dẫn Viên Du Lịch, 9 Điểm
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hướng Dẫn Viên Du Lịch, 9 ĐiểmList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hướng Dẫn Viên Du Lịch, 9 Điểm
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hướng Dẫn Viên Du Lịch, 9 Điểm
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá GiỏiList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Thương Mại, Từ Sinh Viên Kh...
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Thương Mại, Từ Sinh Viên Kh...List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Thương Mại, Từ Sinh Viên Kh...
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Thương Mại, Từ Sinh Viên Kh...
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Đầu Tư, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Đầu Tư, Từ Sinh Viên Khá GiỏiList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Đầu Tư, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Đầu Tư, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Quốc Tế, Điểm Cao Từ Các Trườn...
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Quốc Tế, Điểm Cao Từ Các Trườn...List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Quốc Tế, Điểm Cao Từ Các Trườn...
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Quốc Tế, Điểm Cao Từ Các Trườn...
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành May Thời Trang, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành May Thời Trang, Từ Sinh Viên Khá GiỏiList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành May Thời Trang, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành May Thời Trang, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Ngôn Ngữ Anh, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Ngôn Ngữ Anh, Từ Sinh Viên Khá GiỏiList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Ngôn Ngữ Anh, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Ngôn Ngữ Anh, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
List 200 đề tài báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ nhật, từ các trường đại học
List 200 đề tài báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ nhật, từ các trường đại họcList 200 đề tài báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ nhật, từ các trường đại học
List 200 đề tài báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ nhật, từ các trường đại học
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Công Chúng, Từ Khóa Trước
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Công Chúng, Từ Khóa TrướcList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Công Chúng, Từ Khóa Trước
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Công Chúng, Từ Khóa Trước
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá GiỏiList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quản Lý Công, 9 Điểm Từ Sinh Viên Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quản Lý Công, 9 Điểm Từ Sinh Viên GiỏiList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quản Lý Công, 9 Điểm Từ Sinh Viên Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quản Lý Công, 9 Điểm Từ Sinh Viên Giỏi
 

Recently uploaded

PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfTiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfchimloncamsungdinhti
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdflevanthu03031984
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxNGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxsongtoan982017
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...VnTh47
 

Recently uploaded (20)

PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
 
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfTiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxNGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 

Luận án: Tổ chức kế toán trách nhiệm tại các đơn vị trực thuộc Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn

  • 1. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của cán bộ hướng dẫn khoa học. Kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Tôi xin cam đoan rằng những phần kế thừa, tham khảo cũng như tham chiếu đều được trích dẫn đầy đủ và nghi rõ nguồn tham khảo cụ thể trong danh mục các tài liệu đã được tham khảo. Hà Nội, ngày…..tháng……năm…… Tác giả luận án Cao Thị Huyền Trang
  • 2. ii LỜI CẢM ƠN Tác giả xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới TS Nguyễn Tuấn Anh và PGS.TS Nguyễn Thị Hồng Nga đã tận tình hướng dẫn Tác giả trong suốt quá trình thực hiện Luận án. Tác giả xin bày tỏ sự cảm ơn tới các Thầy, Cô Khoa Kế toán – Học Viện Tài Chính đã giúp đỡ Tác giả trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tác giả xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình và quý báu của các nhà quản lý, bộ phận kế toán, phòng nhân sự, phòng kế hoạch… tại các công ty là các đơn vị trực thuộc Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn trong quá trình Tác giả khảo sát, thu thập tài liệu, phiếu điều tra. Cuối cùng, Tác giả bày tỏ sự cảm ơn tới Ban lãnh đạo Khoa Kế toán – Kiểm toán trường ĐH Công nghiệp Hà Nội, những người thân trong gia đình đã tạo điều kiện, động viên, giúp đỡ Tác giả trong suốt quá trình học tập và thực hiện Luận án.
  • 3. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................ii MỤC LỤC..............................................................................................................................iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................................vii DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ........................................................................................viii DANH MỤC BẢNG BIỂU..................................................................................................ix PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................................ix 1. Tính cấp thiết của đề tài ..............................................................................................1 2. Tổng quan nghiên cứu..................................................................................................3 3. Mục đích nghiên cứu của đề tài ............................... Error! Bookmark not defined. 4. Câu hỏi nghiên cứu..................................................... Error! Bookmark not defined. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................... Error! Bookmark not defined. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.................................. Error! Bookmark not defined. 7. Phương pháp nghiên cứu........................................... Error! Bookmark not defined. 8. Những đóng góp của luận án.................................... Error! Bookmark not defined. 9. Kết cấu của luận án .................................................... Error! Bookmark not defined. CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TRONG DOANH NGHIỆP ...............................................Error! Bookmark not defined. 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TRONG DOANH NGHIỆP ........................................................... Error! Bookmark not defined. 1.1.1. Sự hình thành và phát triển của kế toán trách nhiệmError! Bookmark not defined. 1.1.2. Vai trò, đối tượng sử dụng thông tin của kế toán trách nhiệmError! Bookmark not defin 1.1.2.1. Vai trò của kế toán trách nhiệm..................... Error! Bookmark not defined. 1.1.2.2. Đối tượng sử dụng thông tin của kế toán trách nhiệmError! Bookmark not defined. 1.1.3. Quản trị doanh nghiệp và mối quan hệ với kế toán trách nhiệm.Error! Bookmark not de 1.1.3.1. Cơ cấu tổ chức quản trị trong doanh nghiệp Error! Bookmark not defined. 1.1.3.2. Phân cấp, phân quyền trong quản trị doanh nghiệpError! Bookmark not defined. 1.1.3.3. Mối quan hệ giữa quản trị doanh nghiệp với kế toán trách nhiệmError! Bookmark not 1.2. TỔ CHỨC KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TRONG CÁC DOANH NGHIỆPError! Bookma 1.2.1 Khái niệm tổ chức kế toán trách nhiệm ............ Error! Bookmark not defined. 1.2.2. Nội dung tổ chức Kế toán trách nhiệm ............ Error! Bookmark not defined. 1.2.2.1. Tổ chức nhận diện và phân loại các trung tâm trách nhiệmError! Bookmark not defin
  • 4. iv 1.2.2.2. Tổ chức xây dựng dự toán theo các trung tâm trách nhiệm...................Error! Bookmark not defined. 1.2.2.3. Tổ chức thu nhận, xử lý dữ liệu và đánh giá trách nhiệm quản lý, cung cấp thông tin theo các trung tâm trách nhiệm. ..................Error! Bookmark not defined. 1.2.2.4. Tổ chức hệ thống khen thưởng theo trách nhiệm quản lýError! Bookmark not defined 1.2.2.5 Tổ chức bộ máy nhân sự và phương tiện thực hiện kế toán trách nhiệm ..........................................................................................Error! Bookmark not defined. 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC TỔ CHỨC KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TRONG CÁC DOANH NGHIỆPError! Bookmark not defined. 1.3.1. Các lý thuyết nền liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến việc tổ chức kế toán trách nhiệm. ........................................................... Error! Bookmark not defined. 1.3.1.1. Lý thuyết dự phòng ......................................... Error! Bookmark not defined. 1.3.1.2. Lý thuyết chấp nhận công nghệ.....................Error! Bookmark not defined. 1.3.2. Các giả thuyết và mô hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc tổ chức Kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp. ......... Error! Bookmark not defined. 1.3.2.1. Tác động của sự cạnh tranh của môi trường kinh doanh đến việc tổ chức Kế toán trách nhiệm. ........................................................... Error! Bookmark not defined. 1.3.2.2. Tác động của phân cấp quản lý đến việc tổ chức Kế toán trách nhiệmError! Bookmark 1.3.2.3. Tác động của quy mô DN đến việc tổ chức Kế toán trách nhiệmError! Bookmark not 1.3.2.4. Tác động của nhận thức về Kế toán trách nhiệm của nhà quản lý DN đến việc tổ chức Kế toán trách nhiệm ................................ Error! Bookmark not defined. 1.3.2.5. Tác động của chi phí tổ chức Kế toán trách nhiệm đến việc tổ chức Kế toán trách nhiệm .....................................................................Error! Bookmark not defined. 1.3.2.6. Tác động của chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp đến việc tổ chức Kế toán trách nhiệm ............................................................Error! Bookmark not defined. 1.3.2.7. Mô hình nghiên cứu ........................................ Error! Bookmark not defined. 1.3.2.8. Thang đo nghiên cứu....................................... Error! Bookmark not defined. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ................................................Error! Bookmark not defined. CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BIA – RƯỢU – NƯỚC GIẢI KHÁT SÀI GÒN .......................................................Error! Bookmark not defined. 2.1. TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BIA – RƯỢU – NƯỚC GIẢI KHÁT SÀI GÒN VÀ CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘCError! Bookmark not defined. 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn. ..........................................................Error! Bookmark not defined.
  • 5. v 2.1.2. Đặc điểm tổ chức quản lý tại các đơn vị trực thuộc Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn.................................Error! Bookmark not defined. 2.1.3. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh tại các đơn vị trực thuộc Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn...........Error! Bookmark not defined. 2.1.3.1. Đặc điểm nguồn nguyên liệu .........................Error! Bookmark not defined. 2.1.3.2. Quy trình sản xuất bia .....................................Error! Bookmark not defined. 2.1.3.3 Quy trình kinh doanh bia................................Error! Bookmark not defined. 2.1.4 Ảnh hưởng của đặc điểm tổ chức quản lý và sản xuất kinh doanh đến tổ chức kế toán trách nhiệm .......................................................Error! Bookmark not defined. 2.1.4.1 Ảnh hưởng của đặc điểm tổ chức quản lý .....Error! Bookmark not defined. 2.1.4.2 Ảnh hưởng của đặc điểm sản xuất kinh doanhError! Bookmark not defined. 2.2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BIA - RƯỢU - NƯỚC GIẢI KHÁT SÀI GÒN......................................ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED. 2.2.1. Đối tượng khảo sát..............................................Error! Bookmark not defined. 2.2.2. Thực trạng tổ chức Kế toán trách nhiệm tại các đơn vị trực thuộc Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn.......Error! Bookmark not defined. 2.2.2.1. Thực trạng tổ chức nhận diện và phân loại trung tâm trách nhiệm.......Error! Bookmark not defined. 2.2.2.2. Thực trạng tổ chức xây dựng dự toán theo các trung tâm trách nhiệm Error! Bookmark not defined. 2.2.2.3. Thực trạng tổ chức thu nhận, xử lý dữ liệu và đánh giá trách nhiệm quản lý, cung cấp thông tin theo các trung tâm trách nhiệm...Error! Bookmark not defined. 2.2.2.4. Thực trạng tổ chức hệ thống khen thưởng theo trách nhiệm quản lý ...Error! Bookmark not defined. 2.2.2.5 Thực trạng tổ chức bộ máy nhân sự và phương tiện thực hiện kế toán trách nhiệm...............................................................................Error! Bookmark not defined. 2.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC TỔ CHỨC KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BIA - RƯỢU - NƯỚC GIẢI KHÁT SÀI GÒNERROR! BOOKMARK NOT DEFINED. 2.3.1. Kiểm định độ tin cậy của thang đo ...................Error! Bookmark not defined. 2.3.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA .....................Error! Bookmark not defined. 2.3.3. Phân tích hồi quy đa biến...................................Error! Bookmark not defined. 2.3.4. Thảo luận kết quả nghiên cứu...........................Error! Bookmark not defined.
  • 6. vi 2.4 NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BIA - RƯỢU – NƯỚC GIẢI KHÁT SÀI GÒNError! Bookmark not defined. 2.4.1 Những kết quả đạt được trong tổ chức kế toán trách nhiệm tại các đơn vị trực thuộc Tổng công ty CP bia- rượu – nước giải khát Sài Gòn.Error! Bookmark not defined. 2.4.2 Những hạn chế trong tổ chức kế toán trách nhiệm tại các đơn vị trực thuộc Tổng công ty CP bia- rượu – nước giải khát Sài Gòn.Error! Bookmark not defined. 2.4.3 Nguyên nhân hạn chế trong tổ chức kế toán trách nhiệm tại các đơn vị trực thuộc Tổng công ty CP bia- rượu – nước giải khát Sài Gòn.Error! Bookmark not defined. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ................................................Error! Bookmark not defined. CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BIA - RƯỢU - NƯỚC GIẢI KHÁT SÀI GÒN ........................................................Error! Bookmark not defined. 3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BIA - RƯỢU - NƯỚC GIẢI KHÁT SÀI GÒN.................... Error! Bookmark not defined. 3.2. NGUYÊN TẮC HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BIA - RƯỢU - NƯỚC GIẢI KHÁT SÀI GÒN.................... Error! Bookmark not defined. 3.3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BIA - RƯỢU - NƯỚC GIẢI KHÁT SÀI GÒN .................................... Error! Bookmark not defined. 3.3.1. Hoàn thiện tổ chức nhận diện và phân loại các trung tâm trách nhiệm ...Error! Bookmark not defined. 3.3.2. Hoàn thiện tổ chức xây dựng dự toán theo các trung tâm trách nhiệm ...Error! Bookmark not defined. 3.3.3. Hoàn thiện tổ chức thu nhận, xử lý dữ liệu và đánh giá trách nhiệm quản lý, cung cấp thông tin theo các trung tâm trách nhiệm...Error! Bookmark not defined. 3.3.3.1. Hoàn thiện tổ chức thu nhận và xử lý dữ liệu theo các trung tâm trách nhiệm...............................................................................Error! Bookmark not defined. 3.3.3.2. Hoàn thiện tổ chức đánh giá trách nhiệm quản lý và cung cấp thông tin theo các trung tâm trách nhiệm ............................................Error! Bookmark not defined. 3.3.4. Hoàn thiện tổ chức hệ thống khen thưởng theo trách nhiệm quản lý ......Error! Bookmark not defined. 3.3.5. Hoàn thiện tổ chức bộ máy nhân sự và phương tiện thực hiện kế toán trách nhiệm...............................................................................Error! Bookmark not defined.
  • 7. vii 3.3.6 Tăng cường tổ chức KTTN nhằm nâng cao hiệu quả quản lý DN............Error! Bookmark not defined. 3.4. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN GIẢI PHÁP... Error! Bookmark not defined. 3.4.1 Về phía nhà nước .................................................Error! Bookmark not defined. 3.4.2 Về phía các đơn vị trực thuộc Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn...................................................................Error! Bookmark not defined. 3.5. HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO CỦA ĐỀ TÀI . Error! Bookmark not defined. KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ................................................Error! Bookmark not defined. KẾT LUẬN.............................................................................Error! Bookmark not defined. TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................Error! Bookmark not defined. PHỤ LỤC................................................................................Error! Bookmark not defined.
  • 8. viii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BSC Thẻ điểm cân bằng CB-CNV Cán bộ - công nhân viên CP Biến độc lập: Chi phí tổ chức KTTN CL Biến độc lập: Chiến lược kinh doanh của DN NT Biến độc lập: Nhận thức về KTTN của NQTDN CPBH Chi phí bán hàng CPQLDN Chi phí quản lý doanh nghiệp CPTM Cổ phần thương mại CT Biến độc lập: Sự cạnh tranh của môi trường kinh doanh DN Doanh nghiệp EBIT Lợi nhuận trước thuế và lãi vay EVA Giá trị kinh tế gia tăng GĐ Giai đoạn HC-TH Hành chính – tổng hợp HĐQT Hội đồng quản trị KTQT KTQT KTTC Kế toán tài chính KTTN KTTN NQTDN Nhà quản trị doanh nghiệp PC Biến độc lập: Sự phân cấp quản lý PX Phân xưởng QM Biến độc lập: Quy mô doanh nghiệp RI Lợi nhuận còn lại ROI Tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư SABECO Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn SG – HN Sài gòn – Hà nội SXC Sản xuất chung TC Biến phụ thuộc: Tổ chức KTTN trong DN TC-KT Tài chính – kế toán TNHH Trách nhiệm hữu hạn
  • 9. ix TTTN Trung tâm trách nhiệm DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ Sơ đồ 2.1 Mô hình quản trị và bộ máy quản lý SABECOError! Bookmark not defined. Sơ đồ 2.2 Sơ đồ Sự tương tác của các quá trình............. Error! Bookmark not defined. Sơ đồ 2.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của các đơn vị sản xuấtError! Bookmark not defined. Sơ đồ 2.4 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của các đơn vị thương mạiError! Bookmark not defined. Sơ đồ 2.5 Quy trình kinh doanh bia tại các công ty thương mại trực thuộc SABECOError! Bookmar Sơ đồ 2.6: Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức KTTN tại các đơn vị trực thuộc SABECO ...................................................... Error! Bookmark not defined. Sơ đồ 3.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty sản xuấtError! Bookmark not defined. Sơ đồ 3.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty thương mạiError! Bookmark not defined. Hình 2.1 Sản lượng tiêu thụ bia các loại ......................... Error! Bookmark not defined. Hình 2.2 Tăng trưởng doanh thu lợi nhuận..................... Error! Bookmark not defined. Hình 2.3 Sản lượng tiêu thụ bia thế giới ......................... Error! Bookmark not defined. Hình 2.4 Sản lượng sản xuất bia tại Việt Nam ............... Error! Bookmark not defined. Hình 2.5 Tổng công suất nhà máy của các hãng bia tại Việt NamError! Bookmark not defined. Hình 2.6 Thị phần các công thi sản xuất và/hoặc phân phối bia tại Việt NamError! Bookmark no Hình 2.7 Quy trình sản xuất bia........................................ Error! Bookmark not defined. Hình 3.1 Giao diện phần mềm kế toán Bravo ................ Error! Bookmark not defined.
  • 10. x DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1 Nội dung tổ chức Kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệpError! Bookmark not define Bảng 1.2 Hệ thống tài khoản theo các trung tâm trách nhiệmError! Bookmark not defined. Bảng 1.3 Hệ thống sổ chi tiết theo các trung tâm trách nhiệmError! Bookmark not defined. Bảng 2.1 Thông tin về mẫu nghiên cứu........................... Error! Bookmark not defined. Bảng 2.2 Bảng thống kê mô tả tổ chức trung tâm trách nhiệm tại các công ty sản xuấtError! Bookmark Bảng 2.3 Các trung tâm trách nhiệm tại các công ty sản xuất trực thuộc SABECOError! Bookmar Bảng 2.4 Bảng thống kê mô tả tổ chức trung tâm trách nhiệm tại các công ty thương mại........................................................................................ Error! Bookmark not defined. Bảng 2.5 Các trung tâm trách nhiệm tại các công ty thương mại trực thuộc SABECOError! Bookma Bảng 2.6 Bảng thống kê mô tả thực trạng xây dựng dự toán theo các trung tâm trách nhiệm.................................................................................... Error! Bookmark not defined. Bảng 2.7 Bảng thống kê mô tả tổ chức thu nhận và xử lý dữ liệu theo các Trung tâm trách nhiệm.......................................................................... Error! Bookmark not defined. Bảng 2.8 Bảng thống kê mô tả thực trạng tổ chức hệ thống khen thưởng theo trách nhiệm quản lý...................................................................... Error! Bookmark not defined. Bảng 2.9 Bảng xác định các biến sử dụng ...................... Error! Bookmark not defined. Bảng 2.10 Bảng phân tích thang đo ................................. Error! Bookmark not defined. Bảng 2.11 Bảng kiểm định KMO, kiểm định Bartlett và Ma trân xoay các nhân tố đối với các biến độc lập............................................................ Error! Bookmark not defined. Bảng 2.12 Bảng kiểm định KMO, kiểm định Bartlett và Ma trân xoay các nhân tố đối với các biến phụ thuộc....................................................... Error! Bookmark not defined. Bảng 2.13 Bảng phân tích tương quan ............................ Error! Bookmark not defined. Bảng 2.14 Phân tích hồi quy ............................................. Error! Bookmark not defined. Bảng 2.15 Bảng tổng hợp kết quả hồi quy...................... Error! Bookmark not defined. Bảng 3.1 Tổ chức nhận diện và phân loại trung tâm trách nhiệm tại các công ty thương mại SABECO...................................................................... Error! Bookmark not defined. Bảng 3.2 Tổ chức nhận diện và phân loại trung tâm trách nhiệm tại các công ty sản xuất SABECO..................................................................... Error! Bookmark not defined. Bảng 3.3 Bảng gắn mã các trung tâm trách nhiệm ........ Error! Bookmark not defined.
  • 11. xi Bảng 3.4 Bảng chỉ tiêu đánh giá hiệu suất quản lý theo các trung tâm trách nhiệmError! Bookmar Bảng 3.5 Bảng hệ thống dự toán theo các trung tâm trách nhiệmError! Bookmark not defined. Bảng 3.6 Nguồn thông tin và cách thức lập dự toán theo các TTTNError! Bookmark not defined Bảng 3.7 Bảng phân loại chi phí theo mức độ hoạt động tại các công ty sản xuất SABECO ............................................................................. Error! Bookmark not defined. Bảng 3.8 Bảng phân loại chi phí theo mức độ hoạt động tại các công ty thương mại SABECO ............................................................................. Error! Bookmark not defined. Bảng 3.9 Bảng phân loại doanh thu theo khả năng kiểm soát tại các đơn vị trực thuộc SABECO ............................................................................. Error! Bookmark not defined. Bảng 3.10: (Trích)Bảng phân tích tình hình thực hiện chi phí vật liệu tại phân xưởng công nghệ (Tháng 8/2019) ................................................ Error! Bookmark not defined. Bảng 3.11: Bảng phân tích chi phí trung tâm chi phí dự toánError! Bookmark not defined. Bảng 3.12: Bảng phân tích tình hình thực hiện trung tâm doanh thuError! Bookmark not defined Bảng 3.13 Bảng phân tích lợi nhuận................................ Error! Bookmark not defined. Bảng 3.14: Bảng phân tích hiệu quả sử dụng vốn đầu tưError! Bookmark not defined.
  • 12. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây kế toán quản trị (KTQT) nói chung và các công cụ KTQT nói riêng nhận được nhiều sự quan tâm, chú ý và nghiên cứu của các học giả nhiều nước trên thế giới. KTQT được nghiên cứu cả về học thuyết lẫn thực hành tại các doanh nghiệp, đặc biệt là tại những nước đang phát triển và các nước có nền kinh tế chuyển đổi, nơi mà có sự chênh lệch tương đối về trình độ phát triển của nền kinh tế và trình độ của quản trị doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc nghiên cứu và áp dụng KTQT tại các quốc gia này trong đó có Việt Nam còn khá nhiều hạn chế do những nghiên cứu học thuật trong lĩnh vực này còn chưa nhiều và chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của các nhà quản trị doanh nghiệp. Do đó, cần có những nghiên cứu mang tính chất hệ thống, có khoa học về tổ chức KTQT trong các doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng trở nên gay gắt. Dưới tác động mạnh mẽ của kỷ nguyên số, nhiều cơ hội và thách thức đang đặt ra cho doanh nghiệp Việt Nam. Các chuyên gia kinh tế, nhà quản lý đều cho rằng, nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập mạnh mẽ và sâu rộng với khu vực và thế giới. Hệ quả của các hiệp định thương mại tự do đặt ra nhiều cơ hội và thách thức lớn, nếu không cải thiện năng lực cạnh tranh, nguy cơ thua trên sân nhà của doanh nghiệp Việt Nam là rất cao. Nâng cao năng lực cạnh tranh không chỉ là nhu cầu cấp thiết, liên tục và lâu dài mà còn là nội dung sống còn của doanh nghiệp và nền kinh tế. Để các doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển bền vững, ngoài sự hỗ trợ từ các cơ quan nhà nước và xã hội, các doanh nghiệp cần phải tự thay đổi, nâng cao những nội lực của chính mình, trong đó, doanh nghiệp cần xây dựng được một hệ thống các công cụ quản lý hữu hiệu nhằm đưa ra các quyết định kinh doanh một cách nhanh chóng, chính xác và linh hoạt. Một trong những công cụ quản lý đắc lực hiện nay trong quá trình quản lý, điều hành và kiểm soát hoạt động kinh doanh của nhà quản trị doanh nghiệp chính là hệ thống KTQT, trong đó KTTN là một nội dung quan trọng. KTTN nhằm mục đích tạo ra hệ thống thông tin tài chính và phi tài chính có liên quan về những hoạt động thực tế và được lập kế hoạch, giúp nhà quản trị kiểm soát và đánh giá hoạt động của những bộ phận trong doanh nghiệp, đồng thời đánh giá trách nhiệm quản lý của nhà quản trị các cấp. Từ đó, giúp các nhà quản trị các cấp có những thông tin hữu ích trong
  • 13. 2 việc ra quyết định để đạt được mục tiêu chung. Đồng thời KTTN cũng thúc đẩy, khuyến khích các nhà quản trị phát huy năng lực quản lý của mình góp phần nâng cao hiệu quả quản lý của doanh nghiệp. KTTN có vai trò quan trọng trong công tác quản lý của doanh nghiệp nhưng vẫn còn là nội dung tương đối mới không chỉ trong thực tế mà cả trong nghiên cứu đối với Việt Nam, mặc dù KTQT nói chung và KTTN nói riêng đã được các nước trên thế giới đề cập và phát triển trong nhiều thập kỷ qua. Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) là một đơn vị có nhiều công ty thành viên, phạm vi hoạt động trải rộng, cơ chế quản lý tài chính đối với các công ty thành viên cũng khá đa dạng nên việc kiểm soát và đánh giá thành quả quản lý của từng đơn vị, bộ phận, cá nhân ở các công ty và toàn bộ Tổng công ty vẫn còn những bất cập cần tiếp tục phải hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu quản lý trong giai đoạn hiện nay. Từ nhiều năm nay, dù đã có nhiều thương hiệu thất bại, nhưng các hãng bia nước ngoài vẫn tiếp tục đổ bộ vào thị trường Việt Nam. Do đó, với ngành công nghiệp đồ uống, thị trường dường như chịu tác động trực tiếp nhất của các chính sách mở cửa thị trường. Đến nay, thị trường bia rượu nước giải khát Việt Nam đã có sự tham gia của rất nhiều hãng đồ uống nước ngoài khiến cho sự cạnh tranh thị phần càng thêm gay gắt. Để tồn tại và phát triển đòi hỏi Tổng công ty phải có những chính sác, chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh, trong đó phụ thuộc rất nhiều yếu tố như giá cả, chất lượng, chính sách marketing,..Bên cạnh các chiến lược nhằm nâng cao năng lực sản xuất, tăng chất lượng sản phẩm thì Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn cần khai thác hiệu quả các công cụ quản lý kinh tế quản lý phù hợp. Một trong những công cụ quản lý và kiểm soát quản lý hiệu quả hiện nay cho các doanh nghiệp là hệ thống KTTN. Có thể nói việc tổ chức mang tính chất hệ thống và khoa học KTTN, nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc tổ chức KTTN và tại các đơn vị trực thuộc Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn là cần thiết. Nhằm mục đích hệ thống hóa cơ sở lý luận về tổ chức KTTN trong các doanh nghiệp, kết hợp với những vấn đề thực tiễn liên quan đến đặc điểm quản lý, sản xuất kinh doanh tại các đơn vị thành viên trực thuộc Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn, tác giả đã lựa chọn đề tài "Tổ chức kế toán trách nhiệm tại các đơn vị trực thuộc Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài
  • 14. 3 Gòn" làm đề tài nghiên cứu của mình nhằm hoàn thiện tổ chức KTTN tại các DN này. 2. Tổng quan nghiên cứu Hiện nay đã có rất nhiều nghiên cứu đã được công bố trên thế giới và tại Việt Nam liên quan đến KTTN, KTTN không chỉ được nghiên cứu ở mặt lý thuyết mà còn được nghiên cứu ứng dụng vào một số ngành cụ thể. Mỗi quốc gia có môi trường kinh doanh, môi trường văn hóa, hệ thống pháp lý, trình độ quản lý, cơ sở vật chất, khoa học công nghệ kỹ thuật khác nhau nên trình độ phát triển KTTN cũng khác nhau. Mỗi công trình nghiên cứu đưa ra một góc nhìn khác nhau về KTTN, sau đây là tổng quan một số công trình liên quan đến đề tài nghiên cứu. 2.1. Những nghiên cứu về nội dung tổ chức KTTN trong doanh nghiệp Nội dung tổ chức KTTN trong các doanh nghiệp vẫn đang là một vấn đề chưa có sự thống nhất trong giới các nhà nghiên cứu. Sau đây là một vài quan điểm nổi bật có liên quan Theo Gordon (1963) tổ chức KTTN bao gồm bốn nội dung chính: Xác định các trung tâm chi phí và lợi nhuận; xây dựng quy tắc xác định giá bán của hàng hóa, dịch vụ và quy tắc phân bổ chi phí cho các trung tâm trách nhiệm; thiết lập hệ thống quy định hành chính về quyền hạn và trách nhiệm của nhà quản lý các cấp; đưa ra một cấu trúc phần thưởng liên quan đến kết quả điều hành của nhà quản lý các cấp. Theo Corr and Parris (1976) KTTN bao gồm: Chỉ định trách nhiệm cho các nhà quản lý các cấp; xây dựng chi phí tiêu chuẩn cho các trung tâm trách nhiệm; kết hợp chi phí tiêu chuẩn và một mức độ hoạt động để xây dựng dự toán. Như vậy, so với nghiên cứu trước đó của Gordon (1963), nghiên cứu này không nhấn mạnh đến sự khác biệt giữa các loại trung tâm trách nhiệm mà chỉ đề cập đến việc chỉ định trách nhiệm cho các nhà quản lý, đồng thời nghiên cứu này cũng không đề cập đến cấu trúc phần thưởng liên quan đến hiệu suất quản lý. Nghiên cứu của Sethi (1977) chỉ ra rằng tổ chức KTTN tập trung vào ba nội dung chính: Thiết lập trung tâm trách nhiệm (Chi phí / Lợi nhuận); thiết kế hệ thống tài khoản phù hợp nhằm thu thập thông tin liên quan đến các trung tâm trách nhiệm; xây dựng hệ thống dự toán theo các trung tâm trách nhiệm; đánh giá hiệu suất quản lý thông qua phân tích chênh lệch thực tế và dự toán. Nghiên cứu này có nhiều sự tương đồng với nghiên cứu của Gordon (1963), tuy nhiên nghiên cứu này đề cập sâu hơn đến
  • 15. 4 việc xây dựng dự toán theo các trung tâm trách nhiệm và đánh giá hiệu suất quản lý bằng việc so sánh các kết quả thực tế và dự toán. Theo Harris (1977), tổ chức KTTN bao gồm: xác định trách nhiệm của nhà quản lý về từng khoản mục doanh thu và chi phí; mỗi nhà quản lý xây dựng dự toán các khoản thu nhập và chi phí thuộc trách nhiệm của mình; nhà quản lý cấp cao sẽ xem xét và sửa đổi ngân sách. Theo Allen (1984), các bước để tổ chức một hệ thống trách nhiệm hiệu quả bao gồm: xác định trách nhiệm và thẩm quyền của nhà quản lý các cấp; xác định mối quan hệ giữa các trung tâm trách nhiệm; xây dựng dự toán ngân sách theo các trung tâm trách nhiệm. So với các nghiên cứu trước đó, những nghiên cứu này chưa có sự khác biệt trong việc đưa ra các nội dung tổ chức KTTN, ngoại trừ sự khác biệt trong nhận diện các loại trung tâm trách nhiệm. Theo Hansen Don R. (2005), tổ chức KTTN được xác định bởi bốn yếu tố quan trọng là: Tổ chức phân công trách nhiệm; tổ chức thiết lập các tiêu chuẩn hiệu suất; tổ chức đánh giá hiệu suất; tổ chức hệ thống phần thưởng. Trên cơ sở các yếu tố này hệ thống KTTN có thể ba loại: dựa trên chức năng, dựa trên hoạt động và dựa trên chiến lược hệ thống kế toán. Nghiên cứu này về cơ bản có sự thống nhất với các nghiên cứu trước về các nội dung tổ chức KTTN, tuy nhiên có sự khác biệt trong việc đưa ra ba loại KTTN khác nhau để triển khai các nội dung KTTN. Và một số nghiên cứu đi vào chi tiết hơn về các nội dung KTTN như: Nghiên cứu của Sollenberger (1990) cho rằng tổ chức KTTN có sáu nội dung, bao gồm: xác định các trung tâm chi phí; thiết lập hệ thống tài khoản để mã hóa dữ liệu kế toán; thiết lập mục tiêu quản lý để tạo tiêu chí và mức độ đánh giá hiệu suất; thiết lập trách nhiệm quản lý; xác định quy trình xây dựng ngân sách liên quan đến trách nhiệm của nhà quản lý các cấp; xem xét các chênh lệch ngân sách để sửa đổi kế hoạch. Một hệ thống được thiết kế tốt kết hợp các nhiệm vụ lập kế hoạch và kiểm soát. Tác giả Gharayba (2011) cho rằng tổ chức KTTN bao gồm: Phân chia cơ cấu tổ chức bên trong công ty thành các trung tâm chịu trách nhiệm; ủy quyền cho người quản lý trung tâm trách nhiệm với quyền hạn rõ ràng và xác định trách nhiệm về kết quả thực hiện cuối cùng của trung tâm trách nhiệm của họ; phân bổ chi phí và doanh thu cho các trung tâm chịu trách nhiệm, xác định giá chuyển đổi giữa các trung tâm trách nhiệm; lập dự toán ngân sách theo các trung tâm trách nhiệm; sử dụng ngân sách để kiểm soát và đánh giá hiệu suất thông qua so sánh hiệu suất thực tế với kế hoạch thực hiện của từng trung tâm
  • 16. 5 trách nhiệm; chuẩn bị các báo cáo phân tích sai lệch về hiệu suất thực tế của kế hoạch; thiết lập một hệ thống ưu đãi liên quan đến kết quả của các trung tâm trách nhiệm. Các nghiên cứu này có góc nhìn cụ thể, chi tiết hơn về các nội dung tổ chức KTTN và đặc biệt các nghiên cứu này nhấn mạnh đến kỹ thuật kế toán trong KTTN. Theo Tác giả Nguyễn Thị Minh Phương (2013), Tổ chức kế toán trách nhiệm tổ chức thực hiện các nội dung KTTN khác nhau theo các loại trung tâm trách nhiệm, tuy nhiên về cơ bản bao gồm: nhận diện các trung tâm trách nhiệm; đưa ra các chỉ tiêu, phương pháp đánh giá các trung tâm trách nhiệm và cuối cùng là xây dựng hệ thống báo cáo đánh giá các trung tâm trách nhiệm. Nghiên cứu này có cách tiếp cận tương đối khác so với các nghiên cứu trước và cho rằng tổ chức KTTN là vận dụng các phương pháp kế toán, tài chính để thực hiện các nội dung KTTN. Nguyễn Hữu Phú (2014) đưa ra ba nội dung chính đề tổ chức kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp: thứ nhất là xác định trung tâm trách nhiệm trong doanh nghiệp; thứ hai là đưa ra hệ thống chỉ tiêu đánh giá các trung tâm trách nhiệm; thứ ba là tổ chức hệ thống báo cáo kế toán trách nhiệm. Xét về nội dung tổ chức KTTN, nghiên cứu này không có sự khác biệt so với nghiên cứu trước đó. Có thể thấy nội dung tổ chức KTTN đã được rất nhiều học giả nghiên cứu nhận định. Thông qua tổng quan, có những quan điểm cho rằng KTTN chỉ bao gồm ba nội dung chính như chỉ định trách nhiệm cho nhà quản lý các cấp; xây dựng chi phí tiêu chuẩn cho các trung tâm trách nhiệm; kết hợp chi phí tiêu chuẩn và một mức độ hoạt động để xây dựng dự toán (Corr and Parri, 1976; Harris, 1977; Allen, 1984). Có một số tác giả thì cho rằng nội dung tổ chức KTTN không chỉ dùng lại ở ba nội dung kể trên mà còn bao gồm một số nội dung khác liên quan đến việc đánh giá hiệu suất quản lý theo các trung tâm trách nhiệm và xây dựng hệ thống khen thưởng theo hiệu suất quản lý (Gordon, 1963; Sethi, 1977; Hansen Don R., 2005; Sollenberger, 1990; Gharayba, 2011; Nguyễn Thị Minh Phương, 2013; Nguyễn Hữu Phú, 2014). Như vậy, cần tổng hợp và làm sáng tỏ hơn lý luận về nội dung tổ chức KTTN. 2.2. Những nghiên cứu về nhận diện và phân loại các trung tâm trách nhiệm trong doanh nghiệp Có thể thấy rằng, trong các nghiên cứu đã đưa ra có sự khác biệt trong quan điểm nhận diện, đặc điểm, phân loại, số lượng trung tâm trách nhiệm, có thể kể ra một số nghiên cứu điển hình sau:
  • 17. 6 Theo Gordon (1963), tổ chức KTTN trong doanh nghiệp bắt đầu từ việc nhận diện các trung tâm trách nhiệm, có hai loại TTTN là trung tâm chi phí và lợi nhuận. Tác giả Sethi (1977) cũng đồng nhất quan điểm này. Tuy nhiên, theo Harris (1977), tổ chức TTTN là xác định trách nhiệm của nhà quản lý về từng khoản mục doanh thu và chi phí. Một số các nghiên cứu sau đó của các Tác giả Sollenberger (1990), Liao (1973), Tác giả Melumad. N và cộng sự (1992), Tác giả Garrison và cộng sự (2010),...lại cho rằng có ba loại trung tâm trách nhiệm bao gồm: trung tâm chí phí, trung tâm lợi nhuận và trung tâm đầu tư. Nghiên cứu của Liao (1973) đã chỉ ra bản chất của KTTN là sự tích lũy chi phí và doanh thu theo các trung tâm trách nhiệm. Người quản lý của mỗi trung tâm trách nhiệm sẽ phải chịu trách nhiệm về hiệu quả mà các quyết định của họ mang lại. Hệ thống trung tâm lợi nhuận được xem như là một giải pháp lý tưởng cho các vấn đề tạo ra bởi sự tăng trưởng của DN. Tác giả Nahum Melumadvà cộng sự (1992) chỉ ra rằng trung tâm trách nhiệm là một cách thức quản trị phổ biến của các tổ chức lớn. Có ba loại trung tâm trách nhiệm quen thuộc là trung tâm lợi nhuận, trung tâm chi phí và trung tâm đầu tư. Điểm chung cho các loại trung tâm trách nhiệm khác nhau là các quyền ra quyết định được giao cho nhà quản lý TTTN với các hướng dẫn để tối ưu hóa một số chỉ tiêu hiệu suất tài chính như chi phí, lợi nhuận hoặc doanh thu. Người quản lý trung tâm có quyền quyết định đối với các quyết định nội bộ. Dowd (2001) đã chỉ ra sự không đồng nhất của các sản phẩm càng cao và công nghệ sản xuất càng đa dạng thì mức độ tách sản phẩm càng cao (chia nhỏ sản phẩm cho mục đích thu thập và báo cáo chi phí), có nhiều trung tâm chi phí và tài khoản chi phí hơn. Có nghĩa là càng có sự kết hợp sản phẩm thì việc sử dụng KTTN càng nhiều, càng có nhiều công nghệ sản xuất được sử dụng thì càng có nhiều trung tâm chi phí. Nghiên cứu này chỉ tập trung nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến việc nhận diện và nhân loại trung tâm chi phí. Schoute (2008) khảo sát 125 doanh nghiệp để điều tra mối quan hệ giữa bốn nhân tố: cơ hội đầu tư của doanh nghiệp, quy mô, đa dạng hóa và cường độ vốn với trung tâm đầu tư. Kết quả cho thấy việc sử dụng các trung tâm đầu tư (trái ngược với các trung tâm lợi nhuận) có mối quan hệ cùng chiều với quy mô và cường độ vốn của các công ty nghiên cứu, tuy nhiên có mối quan hệ ngược chiều với đa dạng hóa thị
  • 18. 7 trường của họ, tức là cơ hội tăng trưởng của họ. Tuy nhiên, những kết quả này khác nhau giữa các công ty sản xuất và phi sản xuất. Nghiên cứu này đề cập đến các nhân tố ảnh hưởng đến việc nhận diện, phân loại và sử dụng trung tâm chi phí và trung tâm đầu tư. Tác giả Garrison và cộng sự (2010) cho rằng các tổ chức phi tập trung cần các hệ thống kế toán trách nhiệm nhằm liên kết các nhà quản lý cấp thấp bằng việc gắn liền quyền ra quyết định với trách nhiệm giải trình về kết quả của các quyết định đó. Khái niệm trung tâm trách nhiệm được sử dụng cho bất kỳ bộ phận nào của tổ chức mà người quản lý có quyền kiểm soát và chịu trách nhiệm về chi phí, lợi nhuận hoặc vốn đầu tư. Có ba loại trung tâm trách nhiệm chính là trung tâm chi phí, trung tâm lợi nhuận và trung tâm đầu tư. Theo Freeman và cộng sự (2004), Kế toán trách nhiệm phân chia một tổ chức lớn thành các bộ phận nhỏ hơn để dễ dàng quản lý hơn, đó chính là các trung tâm trách nhiệm. Mô hình trung tâm trách nhiệm là một phương tiện hiệu quả để đạt được kiểm soát tài chính trong nhiều ngành công nghiệp. Có bốn loại trung tâm trách nhiệm, bao gồm: Trung tâm chi phí, trung tâm doanh thu, trung tâm lợi nhuận và trung tâm đầu tư. Trung tâm tâm trách nhiệm có thể được chỉ định dựa trên các yếu tố dưới sự kiểm soát của người quản lý. Một số Tác giả khác cũng đồng tình với quan điểm trên khi cho rằng có bốn loại trung tâm trách nhiệm là rung tâm chi phí, trung tâm doanh thu, trung tâm lợi nhuận và trung tâm đầu tư như: Al Adam và cộng sự ( 2006); Al Hanini, E. (2013) Tác giả Trần Văn Dung (2002) nghiên cứu về KTQT chi phí phí sản xuất và giá thành tại một số doanh nghiệp đại diện cho các doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam. Tác giả đã đề xuất xây dựng trung tâm chi phí cho các doanh nghiệp sản xuất, theo hai dạng trung tâm chi phí là trung tâm chính và trung tâm phụ. Cách phân chia trung tâm trách nhiệm của Tác giả căn cứ từ chức năng hoạt động của các bộ phận trong doanh nghiệp. Trong đó, trung tâm chính thực hiện nhiệm vụ chính của doanh nghiệp như: quá trình mua hàng, quá trình sản xuất sản phẩm, quá trình tiêu thụ và cung cấp sản phẩm ra bên ngoài. Trung tâm phụ là trung tâm quản lý và điều hành SXKD trong doanh nghiệp như: bộ phận hành chính, quản trị, kinh doanh, nhân sự.
  • 19. 8 Tác giả Lê Đức Toàn (2002) nghiên cứu về tổ chức mô hình KTQT đã đưa ra đề xuất tổ chức thành bốn loại trung tâm trách nhiệm: Trung tâm chi phí, trung tâm doanh thu, trung tâm lợi nhuận và trung tâm đầu tư. Tác giả đưa ra đề xuất các chỉ tiêu đánh giá trách nhiệm trung tâm chi phí và trung tâm đầu tư: Trung tâm chi phí được đánh giá thông qua định mức chi phí, dự toán chi phí và tỷ lệ chi phí trên doanh thu; trung tâm đầu tư được đánh giá thông qua tỷ lệ hoàn vốn và lợi nhuận giữ lại. Nghiên cứu này đã bao quát được các loại trung tâm trách nhiệm khác nhau tuy nhiên mới chỉ đề xuất được một số chỉ tiêu đánh giá hiệu suất quản lý cho trung tâm chi phí và trung tâm đầu tư mà chưa đưa ra cho trung tâm doanh thu và trung tâm lợi nhuận. Nguyễn Thị Minh Phương (2013) chỉ ra sau khi doanh nghiệp có sự phân cấp quản lý rõ ràng, tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng thông tin, quan điểm đánh giá trách nhiệm trung tâm trong tổ chức, cần xác định về số lượng trung tâm trách nhiệm: số lượng trung tâm trách nhiệm 2, 3 hay 4 loại trung tâm là tùy thuộc vào quy mô sản xuất, cơ cấu quản lý và mức độ phân cấp quản lý của doanh nghiệp, đảm bảo chức năng kiểm soát và đánh giá trách nhiệm quản lý của các nhà quản trị các cấp trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Với những doanh nghiệp có quy mô lớn, nên xây dựng 4 loại trung tâm trách nhiệm, còn những doanh nghiệp quy mô sản xuất và hoạt động nhỏ hơn nên tổ chức 3 hoặc 2 loại trung tâm. Tác giả cho rằng trung tâm doanh thu chỉ là trung tâm trung gian giữa trung tâm chi phí và lợi nhuận. Trong quá trình xác lập số lượng và loại trung tâm trách nhiệm cần cân nhắc giữa chi phí bỏ ra và lợi ích thu được. So với các nghiên cứu trước, nghiên cứu này chỉ ra quan điểm rất rõ ràng về số loại, số lượng trung tâm trách nhiệm được thiết lập trong các doanh nghiệp và nhận định điều này phụ thuộc vào đặc điểm riêng biệt của từng doanh nghiệp. Theo Tác giả Nguyễn Ngọc Quang (2014), trung tâm trách nhiệm là một bộ phận trong tổ chức hoạt động mà nhà quản trị bộ phận chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của bộ phận mình đối với nhà quản trị cấp cao. Trong doanh nghiệp, dựa trên cơ sở phân cấp tài chính mà phát sinh nhiều loại trung tâm trách nhiệm khác nhau như trung tâm chi phí, trung tâm doanh thu, trung tâm lợi nhuận, trung tâm đầu tư. Như vậy, Thông qua các nghiên cứu trên có thể thấy rằng: Tổ chức nhận diện và phân loại trung tâm trách nhiệm phải cụ thể, dễ hiểu và không chồng chéo, mỗi người quản lý của mỗi trung tâm trách nhiệm sẽ phải chịu trách nhiệm về hiệu quả mà các
  • 20. 9 quyết định của họ mang lại, cũng như hiệu quả hoạt động của trung tâm trách nhiệm, số loại và số lượng trung tâm trách nhiệm trong một doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp. Trong các nghiên cứu đã tổng quan ở trên, có quan điểm cho rằng có ba loại trung tâm trách nhiệm: trung tâm đầu tư, trung tâm lợi nhuận, trung tâm chi phí; một số nghiên cứu lại chỉ ra có bốn loại trung tâm trách nhiệm: trung tâm đầu tư, trung tâm lợi nhuận, trung tâm doanh thu, trung tâm chi phí trong đó bao gồm trung tâm chi phí chính và trung tâm chi phí phụ. Do đó, để nhận diện và phân loại các trung tâm trách nhiệm tại các DN cần căn cứ vào đặc điểm hoạt động sản xuất kinh danh của từng doanh nghiệp để xác định loại trung tâm trách nhiệm, số lượng trung tâm trách nhiệm cho phù hợp với từng doanh nghiệp khác nhau. 2.3. Những nghiên cứu về việc tổ chức xây dựng dự toán theo các trung tâm trách nhiệm trong DN Okwo và cộng sự (2005) đã khảo sát việc ứng dụng KTTN trong khu vực công, nghiên cứu đã kiểm tra khái niệm KTTN, Các bước thực hiện KTTN, trung tâm trách nhiệm, đánh giá hiệu suất và kế toán dự toán trong khu vực công. Kết luận đã chỉ ra rằng dự toán là một điều kiện tiên quyết cho một hệ thống KTTN hiệu quả. Như vậy nghiên cứu nhấn mạnh tầm quan trọng của nội xây dựng dự toán khi xây dựng hệ thống KTTN, tuy nhiên chưa đi vào làm rõ các nội dung để xây dựng hệ thống dự toán. Trong nghiên cứu của Moses Nyakuwanika (2012), nhóm tác giả đã đặt vấn đề đưa ra các chiến lược nhằm đảm bảo sự hiệu quả của hệ thống KTTN trong Bộ Y tế và phúc lợi trẻ em (MOHCW) ở tỉnh Mashonaland phía Tây của Zimbabwe. Nhóm nghiên cứu tiến hành khảo sát nhân viên từ 14 trạm trong tỉnh. Kết quả khảo sát cho thấy rằng các phòng ban đã hoạt động với hệ thống bắt buộc, không có sự phối hợp trong việc lập kế hoạch và kiểm soát. Ngoài ra kết quả khảo sát cũng cho biết rằng các báo cáo hiệu suất đã được sử dụng để đánh giá công tác quản lý và các báo cáo hiệu suất không được gửi đến cho các nhà quản lý bộ phận một cách thường xuyên. Nghiên cứu đưa ra khuyến nghị rằng cần có sự tham gia của các nhà quản lý bộ phận vào việc xây dựng dự toán và đề xuất của họ nên được thực hiện và kết hợp trong dự toán tổng thể. Al Hanini, E. (2013) nghiên cứu đã đưa ra một số đề xuất như sau: các trung tâm trách nhiệm cần thiết lập mục tiêu và thiết lập dự toán ngân sách của các trung tâm
  • 21. 10 trách nhiệm theo từng mục tiêu chuyên biệt phù hợp với chuyên môn và khả năng tiềm tàng của họ. Theo Tác giả Đoàn Xuân Tiên (2009), Hệ thống dự toán sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có liên quan mật thiết đến các quá trình kinh doanh cơ bản như: quá trình mua hàng, quá trình sản xuất, quá trình tiêu thụ sản phẩm. Mỗi quá trình có yêu cầu quản lý khác nhau, do đó chỉ tiêu dự toán phải được xây dựng riêng cho từng quá trình. Các chỉ tiêu dự toán cũng có mối quan hệ ràng buộc nhau, tạo thành hệ thống các chỉ tiêu dự toán. Thông qua nghiên cứu có thể thấy rằng khi xây dựng hệ thống dự toán theo các trung tâm trách nhiệm cần phải xây dựng theo các chỉ tiêu khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm của từng loại trung tâm trách nhiệm, tuy nhiên cần có sự gắn kết chặt chẽ giữa các chỉ tiêu này. Tác giả Nguyễn Ngọc Quang (2014) cho rằng hệ thống dự toán sản xuất kinh doanh hằng năm bao gồm các bảng dự toán riêng biệt, được lập chi tiết tới từng bộ phận, từng sản phẩm, dịch vụ, từng thời hạn để hoàn thành nên dự toán tổng thể của doanh nghiệp. Các dự toán có mỗi quan hệ chặt chẽ, mật thiết, qua lại với nhau nhằm thực hiện mục tiêu chung của doanh nghiệp. Như vậy theo Tác giả, hệ thống dự toán phải được lập chi tiết theo từng trung tâm trách nhiệm, từng sản phẩm, hàng hóa, từng thời hạn hoàn thành, từ đó xây dựng thành dự toán tổng thể. Thông qua các nghiên cứu về lập dự toán theo các trung tâm trách nhiệm, có thể thấy rằng: Hệ thống dự toán theo các trung tâm trách nhiệm là một nội dung quan trọng trong tổ chức kế toán trách nhiệm, trong đó dự toán theo các trung tâm trách nhiệm cần phải được xây dựng theo từng mục tiêu chuyên biệt phù hợp với chuyên môn và khả năng tiềm tàng của các trung tâm trách nhiệm. Tuy nhiên, các nghiên cứu chưa đi vào làm rõ nội dung, phương pháp xây dựng hệ thống dự toán theo các trung tâm trách nhiệm. 2.4. Những nghiên cứu về tổ chức thu nhận, xử lý dữ liệu và đánh giá trách nhiệm quản lý, cung cấp thông tin theo các trung tâm trách nhiệm. Kellog (1962) cho rằng việc thiết kế các hệ thống KTTN nên được hướng dẫn bởi các quy tắc tương tự như áp dụng cho kế toán chi phí: xác định tài khoản để các mục chi phí có thể được ghi lại nhanh chóng trong tài khoản thích hợp mà không cần phân tích chi tiết; mỗi tài khoản phải đại diện cho một nhóm chi phí để thuận lợi cho việc phân
  • 22. 11 tích; tất cả các khoản chi phí phải được ghi lại chi tiết theo trách nhiệm của bộ phận và cá nhân cụ thể. Nghiên cứu này đi sâu vào việc thu nhận, xử lý và phân tích thông tin cho trung tâm chi phí mà chưa đề cập đến các loại trung tâm trách nhiệm khác. Một số nghiên cứu nhấn mạnh đến đặc điểm thông tin cần thu nhận và xử lý chỉ là thông tin có thể kiểm soát được theo các trung tâm trách nhiệm như : Sethi (1977) nhận định KTTN hoạt động hiệu quả theo hai nguyên tắc cơ bản: Thứ nhất, cơ cấu tổ chức phải được phân chia rõ ràng mà không bị trùng lặp. Thứ hai, các chi phí có thể kiểm soát và không được kiểm soát phải được tách biệt rõ ràng. Antle & Demski (1988) cho rằng việc áp dụng KTTN trong tổ chức cần nắm vững nguyên tắc cơ bản nhất, đó là chỉ nên đánh giá kết quả quản lý thông qua những gì mà họ kiểm soát. KTTN có hai khía cạnh là kiểm soát và thông tin, cần có sự cân đối giữa hai khía cạnh này trong quá trình thực hiện. Shih (1997) đã điều tra cách các công ty thiết kế hệ thống đánh giá hiệu suất cho các nhà quản lý nhà máy tại các công ty sản xuất lớn của Canada. Nghiên cứu cho rằng những người quản lý này có thể được đánh giá chủ yếu về kiểm soát chi phí hoặc lợi nhuận. Tác giả Mojgan (2012) cho rằng hệ thống KTTN được thiết kế để báo cáo và tích luỹ chi phí theo mức trách nhiệm cá nhân. Mỗi khu giám sát chỉ được tính phí với chi phí chịu trách nhiệm và chi phí mà nó có quyền kiểm soát. Tuy nhiên các nghiên cứu này chưa đưa ra định hướng xử lý, phân tích các thông tin được thu nhận như thế nào. Một số nghiên cứu liên quan đến việc cung cấp thông tin kế toán trách nhiệm như: Tác giả Phạm Văn Dược (2010) nghiên cứu hệ thống báo cáo đánh giá trách nhiệm quản lý trong doanh nghiệp thương mại. Từ việc thiết lập hệ thống trung tâm trách nhiệm nhằm cung cấp thông tin phục vụ kiểm soát, đánh giá trách nhiệm quản trị của các cấp quản lý đến việc xây dựng hệ thống báo cáo đánh giá trách nhiệm quản lý trong doanh nghiệp thương mại. Nghiên cứu đã xác định một số điều kiện thực hiện cũng như một số giải pháp trong quy trình xây dựng hệ thống báo cáo đánh giá trách nhiệm quản lý trong các doanh nghiệp thương mại. Tác giả Trần Văn Tùng (2010) nghiên cứu xác định một số điều kiện để thực hiện quy trình xây dựng hệ thống báo cáo đánh giá trách nhiệm quản trị trong các công ty niêm yết như: xác định rõ động cơ, mục tiêu chung và xây dựng mô hình tổ chức quản lý phù hợp; có bộ máy phân cấp quản lý rõ ràng, từ đó hình thành những trung tâm trách nhiệm cụ thể; xây dựng hệ
  • 23. 12 thống định mức liên quan đến các chỉ tiêu của các báo cáo trách nhiệm; lựa chọn và sử dụng các phương pháp phân bổ chi phí gián tiếp và phân tích báo cáo bộ phận; định giá sản phẩm, dịch vụ chuyển giao nội bộ. Tác giả Nguyễn Thị Minh Phương (2013), Tổ chức kế toán trách nhiệm vận dụng hệ thống phương pháp bao gồm: hệ thống phương pháp dự toán, hệ thống phương pháp cung cấp các thông tin thực hiện của các trung tâm trách nhiệm, hệ thống phương pháp phân tích, đánh giá trách nhiệm của các trung tâm trách nhiệm để thực hiện các nội dung kế toán trách nhiệm theo các trung tâm trách nhiệm. Như vậy có thể thấy rằng trong nghiên cứu này Tác giả đề cập việc thu nhận, xử lý, phân tích thông tin kế toán trách nhiệm như là một kỹ thuật kế toán để thực hiện các nội dung KTTN. Thông qua các nghiên cứu trên có thể thấy rằng khi thu nhận, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin theo các trung tâm trách nhiệm cần thực hiện theo một số nguyên tắc như: Các chi phí có thể kiểm soát và không được kiểm soát phải được tách biệt rõ ràng; cần xây dựng hệ thống tài khoản chi tiết để có thể thu thập, xử lý thông tin theo các trung tâm trách nhiệm; chỉ nên đánh giá kết quả quản lý thông qua những gì mà họ kiểm soát. Nội dung thực hiện đã đưuọc đề cập trong các nghiên cứu, tuy nhiên các nghiên cứu chưa đưa được quy trình thu nhận, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin theo các trung tâm trách nhiệm 2.5 Một số nghiên cứu về tổ chức xây dựng hệ thống khen thưởng theo trách nhiệm quản lý Hiện nay, hệ thống khen thưởng trong các DN Việt Nam không được coi như là một phần của hệ thống kế toán. Tuy nhiên, tại một số quốc gia phát triển hệ thống khen thưởng được coi là một phần quan trọng trong hệ thống KTTN trong DN, việc xây dựng hệ thống khen thưởng theo trách nhiệm quản lý sẽ giúp gia tăng hiệu quả hoạt động của các nhà quản lý doanh nghiệp nói riêng và toàn bộ tổ chức nói chung. Có thể kể ra một số nghiên cứu điển hình về tổ chức xây dựng hệ thống khen thưởng theo trách nhiệm quản lý như sau: Theo Gross và cộng sự (2004), hệ thống khen thưởng là một phần quan trọng trong chiến lược nguồn nhân lực của tổ chức. Mô hình phần thưởng truyền thống không còn hiệu quả trong môi trường kinh doanh ngày nay. Các tổ chức hiện đại phải
  • 24. 13 tổ chức thiết kế hệ thống khen thưởng kết hợp với chiến lược tổ chức của họ để đạt được mức hiệu suất cao hơn ở cả cấp độ cá nhân và tổ chức. Một hệ thống khen thưởng phù hợp có thể giúp tổ chức cung cấp đúng số lượng, đến đúng người, vào đúng thời điểm, vì những lý do đúng đắn. Kết quả nghiên cứu Tác giả Yanadori & Marler (2006) cho rằng nếu trong tổ chức có một số nhóm nhân viên quan trọng hơn các nhóm khác, thì các tổ chức có thể phát triển hệ thống khen thưởng xem xét các đóng góp chiến lược khác nhau của họ. Tổng số phần thưởng bao gồm lương cơ bản, ưu đãi và lợi ích, cũng như những thứ vô hình như cơ hội phát triển nghề nghiệp, công nhận phi tài chính, công việc có ý nghĩa…Theo Tác giả Hansen (2008), để đảm bảo sự tồn tại của các DN trong môi trường thay đổi, nhà tuyển dụng đang chuyển sang quản lý hiệu suất để đảm bảo rằng nhân viên của họ đang duy trì mức động lực và làm việc hiệu quả. Tác giả đưa ra đề xuất các tiêu chí, đối tượng và chế độ cho từng phần thưởng thay thế phục vụ cho việc quản lý hiệu suất. Tác giả Hsieh và cộng sự (2011) cho rằng DN cần áp dụng chiến lược nguồn nhân lực theo định hướng đóng góp, cần tăng trọng số của việc sử dụng phần thưởng đầu ra thay thế. Ngoài ra, DN nên có sự kết hợp giữa các chiến lược cạnh tranh kinh doanh, chiến lược nhân sự và hệ thống khen thưởng. Tác giả cho rằng các DN cần phát triển các giải thưởng thay thế phù hợp: phần thưởng vốn nhân lực, phần thưởng đầu ra và phần thưởng vị trí. Theo Tác giả Kaplan và cộng sự (2015), một phần của quá trình kiểm soát bao gồm chuẩn bị báo cáo hiệu suất. Báo cáo hiệu suất so sánh dữ liệu thực tế và dự toán từ đó xác định những nguyên nhân khiến cho hiệu suất không đạt yêu cầu hay những nguồn lực có thể cải tiến. Báo cáo hiệu suất cũng có thể được sử dụng như một trong nhiều đầu vào để giúp đánh giá và khen thưởng nhân viên. Kế hoạch đãi ngộ nhà quản lý nên có tính cạnh tranh để có thể thu hút và giữ lại được những nhà quản lí có kinh nghiệm; phải truyền đạt và củng cố những ưu tiên quan trọng của doanh nghiệp bằng cách gắn phần thưởng với những chỉ số về hiệu suất quan trọng, khuyến khích sự phát triển của một môi trường hoạt động theo một chính sách đã đề ra trong công ty bằng cách khen thưởng dựa theo hiếu suất tốt so với hiệu năng. Tác giả D Hansen (2006) cho rằng phần thưởng quản lý thường xuyên bao gồm các ưu đãi gắn liền với hiệu suất với mục tiêu là để khuyến khích các nhà quản lý sẽ hành động vì lợi ích tốt nhất của DN. Bố trí phần thưởng quản lý để khuyến khích các
  • 25. 14 nhà quản lý hướng đến và thực hiện mục tiêu chung của toàn công ty là một vấn đề quan trọng. Khen thưởng quản lý bao gồm tăng lương, tiền thưởng dựa trên thu nhập được báo cáo, lựa chọn cổ phiếu và phần thưởng không dùng tiền mặt (D Hansen, 2006). Như vậy các nghiên cứu nêu trên đã đưa ra định hướng về xây dựng hệ thống khen thưởng theo trách nhiệm quản lý, trong đó có thể nói nghiên cứu của Tác giả D Hansen (2006) và Tác giả Kaplan và cộng sự (2015) đã đưa ra cụ thể hơn cả, nghiên cứu còn đề cập đến các hình thức khen thưởng có thể áp dụng cho các DN. Tuy nhiên, bên cạnh hệ thống khen thưởng cần phải có một hệ thống kỷ luật nhằm hạn chế những hành động sai lệch với mục tiêu chung của nhà quản lý doanh nghiệp. 2.6. Một số nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc tổ chức KTTN trong doanh nghiệp Dựa trên quan điểm KTTN là một nội dung quan trọng của KTQT, do đó các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức KTQT có thể là các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức KTTN. Để đưa ra mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức KTTN trong doanh nghiệp, nghiên cứu này tổng quan các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến KTQT, tổ chức KTQT trong doanh nghiệp và những nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến KTTN, tổ chức KTTN trong doanh nghiệp, sau đây là một vài nghiên cứu tiêu biểu: Chenhall and Morris (1986) đã đưa ra bằng chứng về tác động của sự phân cấp cấu trúc, sự không chắc chắn về môi trường và sự phụ thuộc lẫn nhau của tổ chức đến quá trình thiết kế hệ thống KTQT. Abdel-Kader and Luther (2008) đã thực hiện một nghiên cứu nhằm kiểm chứng và phát hiện các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT tại các doaanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thực phẩm, đồ uống tại Anh Quốc. Nghiên cứu đã kiểm chứng 8 nhấn tố đã được đề xuất từ các nghiên cứu trước đó như: Sự không chắc chắn về môi trường, cấu trúc tổ chức và sự phân cấp, quy mô doanh nghiệp, chiến lược cạnh tranh, độ phức tạp của hệ thống xử lý, vận dụng công nghệ sản xuất tiên tiến (AMT), áp dụng mô hình Just in time. Ngoài 8 nhân tố trên nghiên cứu đề xuất thêm 2 nhân tố mới: Sức mạnh từ nguồn lực khách hàng và mức độ dễ hòng của sản phẩm. Tuy nhiên kết quả đã không kiểm chứng được sự tác động của 3 nhân tố: chiến lược cạnh tranh, độ phức tạp của hệ thống xử lý và mức độ dễ hòng của sản phẩm đến mức độ vận dụng KTQT.
  • 26. 15 Trong một nghiên cứu tại 200 doanh nghiệp sản xuất tại Malaysia của tác giả Tuan Mat (2010) bằng kỹ thật mô hình hóa SEM, tác giả đã chỉ ra: việc sử dụng công nghệ sản xuất ngày càng tăng, sự thay đổi trong cấu trúc tổ chức, hay những thay đổi trong chiến lược của các công ty sản xuất Malaysia đã ảnh hưởng đến những thay đổi trong việc ứng dụng KTQT của họ. Tuy nhiên, khác với kỳ vọng của tác giả, kết quả tổng hợp dữ liệu cho thấy các công ty trong ngành sản xuất của Malaysia đã phản ứng với những thay đổi trong môi trường cạnh tranh theo cách khác nhau, sự gia tăng trong môi trường cạnh tranh không gây ra thay đổi về việc vận dụng KTQT trong các công ty sản xuất của Malaysia. Cũng là một nghiên cứu tại 160 doanh nghiệp trong ngành sản xuất tại Malaysia của Ahmad (2012) đã chỉ ra sự tác động của 4 nhân tố: quy mô doanh nghiệp, sự cạnh tranh, mức độ tham gia của chủ sở hữu/ nhà quản lý, áp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến đến mức độ vận dụng KTQT trong DN. Trần Ngọc Hùng (2016) đã thực hiện nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT trong các doanh nghiệp vừ và nhỏ Việt Nam với 8 nhân tố: quy mô doanh nghiệp, chi phí tổ chức KTQT, văn hóa doanh nghiệp, trình độ nhân viên kế toán DN, chiến lược kinh doanh DN, mức độ cạnh tranh của thị trường, mức độ nhận thức về KTQT của chủ sở hữu/ nhà quản lý DN. Tuy nhiên nhân tố trình độ nhân viên KTQT không được chứng minh về sự tác động của nó đến mức độ vận dụng KTTN trong các DN vừa và nhỏ Việt Nam. Như vậy, các nghiên cứu trên đã đưa ra các giả thuyết và kiểm chứng các giả thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến KTQT/ tổ chức KTQT trong doanh nghiệp. Các nhân tố ảnh hưởng được đưa ra bao gồm: sự phân cấp cấu trúc doanh nghiệp, quy mô doanh nghiệp, chi phí tổ chức KTQT, văn hóa DN, chiến lược kinh doanh DN, sự cạnh tranh của thị trường, sự không chắc chắn về môi trường, sự phụ thuộc lẫn nhau của tổ chức, vận dụng công nghệ sản xuất tiên tiến (AMT), áp dụng mô hình Just in time, mức độ tham gia của chủ sở hữu/ nhà quản lý, mức độ nhận thức về KTQT của chủ sở hữu/ nhà quản lý DN. Để đưa ra mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức KTTN cần đi vào tổng quan các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến KTTN/tổ chức KTTN/vận dụng KTTN trong các DN. Có thể kể ra một số nghiên cứu điển hình sau: Tác giả Belkaoui (1981) nghiên cứu các nhân tố tác động đến việc áp dụng KTTN. Tác giả đã đưa ra minh chứng về sự tác động của mức độ phân quyền, môi
  • 27. 16 trường cạnh tranh, quy mô hoạt động và thời gian hoạt động đến vận dụng KTTN trong DN Rowe và cộng sự (2008) đã chỉ ra bằng chứng cho rằng thiết kế mục tiêu chung của tổ chức hoặc thiết kế lại kế toán nói chung và của KTTN nói riêng phụ thuộc vào độ lớn, phạm vi và tốc độ thay đổi quy trình tổ chức. Khi có sự thay đổi về mức độ, phạm vi và tốc độ thay đổi quy trình tổ chức thì khả năng đo lường về hiệu suất tài chính của các nhà quản lý các trung tâm trách nhiệm có thể thay đổi. Việc sử dụng KTTN để quản lý các trung tâm trách nhiệm là một cơ chế quan trọng để đạt được mục tiêu chung của tổ chức và tránh hành vi bất thường. Khi nghiên cứu về KTTN trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng ở Việt Nam Trần Trung Tuấn (2013) kiểm định có sự tác động hay không của các nhân tố đến mức độ vận dụng KTTN tại các DN sản xuất xi măng Việt Nam, các nhân tố được kiểm định bao gồm: tình trạng niêm yết của doanh nghiệp, trình độ đào tạo của các nhà quản trị, hiểu biết về KTTN của các nhà quản trị, vị trí công việc của nhà quản trị, quy mô DN (tài sản bình quân, số lượng lao động, doanh thu bình quân). Các nhân tố đều được chứng minh sự tác động ngoài trừ nhân tố vị trí làm việc của nhà quản trị. Nguyễn Thị Ngọc Lan (2017) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới vận dụng KTTN trong doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam. Nghiên cứu chỉ ra quá trình vận dụng cũng như tồn tại và phát triển của KTTN chịu ảnh hưởng của các nhân tố: Phân quyền của tổ chức, quy mô hoạt động, ngành nghề kinh doanh, nhu cầu thông tin... Nghiên cứu này sử dụng phương pháp định lượng nhằm chỉ ra mức độ áp dụng bảy khía cạnh của KTTN trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam: cơ cấu tổ chức, phân quyền quản lý, phân bổ chi phí và thu nhập, lập dự toán, đánh giá chênh lệch giữa dự toán và thực tế, lập báo cáo và hệ thống khen thưởng. Nghiên cứu cũng chỉ rõ ảnh hưởng của nhân tố lao động và tổng tài sản tới KTTN trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam hiện tại. Các nhân tố mà nghiên cứu này đề cập thực chất là nhân tố quy mô doanh nghiệp đã được các nghiên cứu trước đó đề cập. Có thể chỉ ra một số nhân tố mà các tác giả đã chứng minh về sự ảnh hưởng đến KTTN/tổ chức KTTN/vận dụng KTTN: mức độ, phạm vi và tốc độ thay đổi quy trình tổ chức; tình trạng niêm yết của doanh nghiệp, trình độ đào tạo của các nhà quản trị,
  • 28. 17 DOWNLOAD ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG MÃ TÀI LIỆU: 52143 DOWNLOAD: + Link tải: tailieumau.vn Hoặc : + ZALO: 0932091562