SlideShare a Scribd company logo
1 of 33
1
TIỂU LUẬN
TÁC ĐỘNG CỦA ĐẠI DỊCH ĐẾN NỀN
KINH TẾ VIỆT NAM
MÃ TÀI LIỆU: 80002
ZALO: 0917.193.864
Dịch vụ viết bài điểm cao :
luanvantrust.com
2021
2
Mục Lục
A. Mở đầu.................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài:...........................................................................................3
2. Mục đích nghiên cứu:.....................................................................................3
3. Nhiệm vụ nghiên cứu:....................................................................................4
4. Đối tượng nghiên cứu: ...................................................................................4
5. Phạm vi nghiên cứu:.......................................................................................4
6. Ý nghĩa việc nghiên cứu:...............................................................................4
7. Phương pháp nghiên cứu:..............................................................................4
B. Nội dung ..............................................................................................................5
1. Cơ sở lý luận ...................................................................................................5
1.1. Tác động là gì:...........................................................................................5
1.2. Đại dịch Covid-19 là gì............................................................................5
1.3. Phục hồi nền kinh tế là gì ?....................................................................6
2. Phân tích các tác động của Covid-19 đến các nền kinh tế.........................6
1.4. Dịch bệnh tác động đến trực tiếp đến nguồn lao động......................6
1.5. Dịch bệnh tác động đến chính trị từ đó ảnh hưởng đến nền kinh tế
giữa các nước............................................................................................................... 15
1.6. Dịch bệnh tác động đến xã hội............................................................ 16
1.7. Dịch bệnh ảnh hướng đến thị trường chứng khoán từ đó ảnh
hưởng đến huy động vốn trong nền kinh tế............................................................ 23
1.8. Các nghành bị dịch bệnh tác động mạnh mẽ ................................... 26
1.9. Tác động tích cực của dịch bệnh. ....................................................... 27
3. Giải pháp phục hồi nền kinh tế sau dịch bệnh......................................... 27
1.10. Lịch sử các khủng hoảng kinh tế và đại dịch. Giải pháp hồi phục
lúc bấy giờ Error! Bookmark not defined.
1.11. Đưa ra giải pháp hồi phục nền kinh tế sau đại dịch covid-19
Error! Bookmark not defined.
C. Kết luận............................................................................................................. 32
3
Tài liệu tham khảo..................................................................................................... 33
A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Bùng phát vào cuối tháng 12/2019, bắt nguồn từ một chợ hải sản ở Hồ Nam, Vũ
Hán, miền Trung Trung Quốc, virus Corona ban đầu được xác nhận là một loại bệnh
“viêm phổi lạ” hoặc “viêm phổi không rõ nguyên nhân”. Chỉ sau 100 ngày xuất hiện,
đại dịch viêm đường hô hấp cấp do virus Corona đã nhanh chóng tác động tới các lĩnh
vực kinh tế, xã hội, thị trường tài chính chao đảo, nền kinh tế toàn cầu rơi vào suy
thoái với tỷ lệ thất nghiệp và nghèo đói chưa từng có trong lịch sử.
Tên gọi vi rút Corona có nguồn gốc từ tiếng Latin, trong đó “corona” có nghĩa
là “vương miện” hoặc “hào quang”. Virus này có những chiếc gai bao bọc bên ngoài,
chúng tương tác với thụ thể trên tế bào, theo cơ chế tương tự chìa khóa và ổ khóa, từ
đó cho phép virus xâm nhập vào bên trong.
Tính đến ngày 8 tháng 5 năm 2021, theo thống kê chính thức hiện nay, trên thế
giới có tổng số ca nhiễm khoảng 156 triệu người, đã bình phục là 92,6 triệu người và
tử vong là 3,26 triệu người, trong đó tại Việt Nam ca nhiễm là 3.137 người, đã bình
phục là 2.560, số ca tử vong là 35 người. Dịch bệnh đã ảnh hưởng rất lớn đến tính
mạng con người cũng như nền kinh tế thế giới cũng như Việt Nam. Nhiều quốc gia
Châu Á đã dự đoán tăng trưởng kinh tế năm 2020 là 0%. Việt Nam ta tuy không bị
bùng phát dịch bệnh trên quy mô rộng nhưng nền kinh tế cũng bị ảnh hưởng do giãn
cách xã hôi, GDP năm 2020 chỉ tăng 3% (giảm 50% so với cùng kỳ năm ngoái), nhiều
doanh nghiệp bị phá sản, các starup cũng bị điêu đứng, nhiều người dân bị mất việc
làm. Vì thế nghiên cứu đề tài này là một hành động cấp thiết giúp chúng ta có thể có
góc nhìn tổng quan về kinh tế thế giới trong mùa dịch này nhằm kịp thời phán đoán
các tác động của nó có ảnh hưởng như thế nào
2. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu đề tài trên để tìm hiểu các tác động của đại dịch đến nền kinh tế
Việt Nam. Dịch Covid-19 ảnh hưởng đến nhiều mặt của các nền kinh tế từ ảnh hưởng
trực tiếp đên ảnh hưởng gián tiếp vì thế cần phải phân tích rõ hơn ảnh hướng như thế
nào và ảnh hưởng mức độ nào đến các nghành, sau khi phân tích ta có được cái nhìn
4
tổng quát nhất để có thể đưa ra các giải pháp để phục hồi lại thị trường trong và sau
khi dịch bệnh qua đi.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Tìm hiểu sự tác động của đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế Việt Nam
Làm rõ cơ sở lý luận.
Nghiên cứu thực tiễn: nghiên cứu rõ hơn về nhiều chiều trong một nền kinh tế
như xã hội, chính trị, nguồn lao động đã bị ảnh hướng như thế nào? Ngoài ra nhìn các
nghành được ảnh hưởng tích cực từ dịch bênh
Kết luận, khuyến nghị, đưa ra các giải pháp phục hồi nền kinh tế sau khi đại
dịch đi qua
4. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nền kinh tế Việt Nam trong đại dịch Covid-
19
5. Phạm vi nghiên cứu:
Bài tiểu luân sẽ nghiên cứu tập chung vào các nước lớn bị ảnh hưởng nặng vì
dịch Covid vì khi các nước phát triển bị khủng hoảng sẽ ảnh hướng đến kinh Việt Nam
6. Ý nghĩa việc nghiên cứu:
Nghiên cứu đề tài trên để có thể phân tích tình hình kinh tế thế giới ở hiện tại và
tương lai nhằm mục đích có giải pháp hồi phục nền kinh tế
7. Phương pháp nghiên cứu:
Để phân tích, nghiên cứu về vấn đề “tác động của đại dịch đến nền kinh tế Việt
Nam ”, em đã sử dụng một số phương pháp như: phân tích, nghiên cứu tài liệu, quan
sát
Ý nghĩa lý luận: Giúp dự đoán được tình hình kinh tế thế giới trong thời kỳ dịch
bệnh nhằm đưa ra được trước các khả năng có thể xảy ra
Ý nghĩa thực tế: giúp hồi phục nền kinh tế trong và sau đại dịch
8. Ý nghĩa của đề tài
Ý nghĩa lý luận: Giúp dự đoán được tình hình kinh tế thế giới trong thời kỳ dịch
bệnh nhằm đưa ra được trước các khả năng có thể xảy ra
Ý nghĩa thực tế: giúp hồi phục nền kinh tế trong và sau đại dịch
5
B. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
1.1. Tác động là gì:
Tác động là một hiện tượng, sự vật, sự việc làm cho một đối tượng nào đó có
những biến đổi nhất định
1.2. Đại dịch Covid-19 là gì
Theo trang web Wikipedia “Đại dịch COVID-19là một đại dịch bệnh truyền
nhiễm với tác nhân là virus SARS-CoV-2, đã xuất hiện và gây ảnh hưởng trên phạm vi
toàn cầu[8] từ tháng 12 năm 2019. Tâm dịch đầu tiên được ghi nhận là thành phố Vũ
Hán thuộc miền Trung Trung Quốc, bắt nguồn từ một nhóm người mắc viêm phổi
không rõ nguyên nhân. Giới chức y tế địa phương xác nhận rằng trước đó nhóm người
này đã từng tiếp xúc, chủ yếu là với những thương nhân buôn bán và làm việc tại chợ
bán buôn hải sản Hoa Nam, nơi được cho là địa điểm bùng phát dịch bệnh đầu tiên.
Các nhà khoa học Trung Quốc đã tiến hành nghiên cứu và phân lập được một chủng
loại coronavirus mới, được Tổ chức Y tế Thế giới lúc đó tạm thời gọi là 2019-nCoV,
có trình tự gen giống với SARS-CoV trước đây với mức tương đồng 79,5%.
Chính phủ các quốc gia trên thế giới đã tiến hành phản ứng đáp trả nhằm bảo vệ
sức khỏe người dân cũng như các nhóm cộng đồng trên toàn cầu, bao gồm: hạn chế đi
lại, phong tỏa kiểm dịch, ban bố tình trạng khẩn cấp, sử dụng lệnh giới nghiêm, tiến
hành cách ly xã hội, hủy bỏ các sự kiện đông người, đóng cửa trường học và những cơ
sở dịch vụ, kinh doanh ít quan trọng, khuyến khích người dân tự nâng cao ý thức
phòng bệnh, hạn chế ra ngoài, đồng thời chuyển đổi mô hình hoạt động kinh doanh,
học tập, làm việc từ truyền thống sang trực tuyến. Các biện pháp giới nghiêm khác
nhau ở các nước trên thế giới; phương pháp sàng lọc tại các sân bay và nhà ga; hạn chế
hoặc hủy bỏ các hoạt động du lịch tới những khu vực, vùng, quốc gia có nguy cơ
nhiễm dịch cao,... Ngoài ra, các trường học cũng đã phải đóng cửa trên toàn quốc hoặc
ở một số vùng tại hơn 170 quốc gia, ảnh hưởng đến 87% học sinh, sinh viên trên toàn
thế giới, tính đến ngày 8 tháng 5 năm 2021.
Những ảnh hưởng trên toàn thế giới của đại dịch COVID-19 hiện nay bao gồm:
thiệt hại sinh mạng con người, sự bất ổn về kinh tế và xã hội, tình trạng bài ngoại và
6
phân biệt chủng tộc đối với người gốc Trung Quốc và Đông Á, việc truyền bá thông
tin sai lệch trực tuyến và thuyết âm mưu về virus.”
1.3. Phục hồi nền kinh tế là gì ?
Phục hồi nền kinh tế là sự trở về điểm “đỉnh” của nền kinh tế trong quá khứ do
sự tác động nào đó làm gây nên suy thoái nền kinh tế. Để phục hồi nền kinh tế thường
có các chính sách của giai cấp thống trị để có thể dẫn dắt thị trường trở lại tăng trưởng
sau khủng hoảng
Kinh tế thế giới cũng đã từng gặp phải nhiều cuộc khủng hoảng như cuộc
khủng đại khủng hoảng năm 1929-1939, khủng hoảng giá dầu năm 1973, cuộc khủng
hoảng tài chính Châu Á năm 1997. Và đến ngày nay qua nhiều cuộc khủng hoảng
nhưng kinh tế các nước đã phục hồi và phát triển mạnh nhờ sự thay đổi chính sách, mô
hình tài chính đề thích ứng với sự phát triển của thị trường
2. Phân tích các tác động của Covid-19 đến nền kinh tế Việt Nam
2.1.Dịch bệnh tác động đến trực tiếp đến nguồn lao động
1. Tình hình lao động và việc làm trước dịch bệnh Covid - 19
Trước đại dịch Covid-19, theo kết quả của Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt
Nam năm 2019 (công bố vào ngày 19/12/2019), có gần 88% dân số tham gia lực lượng
lao động (có độ tuổi từ 25-59). Trong đó tỷ trọng dân số tham gia lực lượng lao động
cao nhất là 14,3% (nhóm tuổi 25-29) và 14,2% ở nhóm tuổi 30-34 (giảm nhẹ). Tỷ
trọng tham gia lực lượng lao động thấp, dưới 10% thuộc về dân số ở nhóm tuổi 15-19,
nhóm tuổi 20-24 và nhóm tuổi già (60 tuổi trở lên) (Tổng cục Thống kê - TCTK
2019a). Số lượng trong lực lượng lao động đã tốt nghiệp THPT trở lên chiếm tỉ lệ là
39.1% (tăng 13,5 điểm phần trăm so với 10 năm trước (2009)); số lượng lực lượng lao
động đã được có bằng, chứng chỉ (từ sơ cấp trở lên) có tỉ lệ là 23,1%, trong đó, khu
vực thành thị có số lượng cao cấp 2,5 lần so với khu vực nông thôn, tương ứng 39,3%
và 13,6%. Trong khi đó, tỉ lệ lực lượng lao động đã qua đào tạo (có bằng, chứng chỉ) ở
đồng bằng sông Hồng (cao nhất, 31,8%) và Đông Nam bộ (27,5%), và đồng bằng sông
Cửu Long (thấp nhất, 13,6%) (TCTK, 2019a, b).
Tỉ lệ thất nghiệp của dân số từ 15 tuổi trở lên ở mức thấp 2,05%. Ở khu vực
nông thôn tỉ lệ thất nghiệp thấp hơn gần 2 lần so với khu vực thành thị (1,64% và
2,93%). Đa số người thất nghiệp có độ tuổi từ 15-54 (chiếm 91,7% người thất nghiệp),
trong đó, lao động có độ tuổi từ 15-24 có tỉ lệ thất nghiệp cao nhất chiếm 44,4% tổng
số lao động thất nghiệp của cả nước (TCTK, 2019a).
Qua số liệu thống kê, tỷ trọng việc làm theo ngành đã có sự dịch chuyển tích
cực trong giai đoạn 2009 - 2019. Trong đó, tỉ trọng lao động khu vực nông, lâm nghiệp
và thủy sản có xu hướng giảm (53,9% năm 2009, 46,3% năm 2014 và 35,3% vào năm
2019) còn tỷ trọng lao động trong khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ lại có xu
hướng tăng, nhất là số lao động ở khu vực dịch vụ cao hơn số lao động làm việc trong
7
khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản. Với xu hướng dịch chuyển như vậy thì tỉ lệ lao
động làm việc tại khu vực dịch vụ và công nghiệp sẽ sớm đạt được ngưỡng 70%
(TCTK 2019a). Ngoài ra, tỉ trọng lao động làm công việc giản đơn đã giảm mạnh so
với 10 năm trước đây, trong khi đó, các nhóm nghề thu hút được nhiều số lao động
tham gia như “dịch vụ cá nhân, bảo vệ và bán hàng” (18,3%), “thợ thủ công và các thợ
khác có liên quan” (14,5%) và “thợ lắp ráp và vận hành máy móc thiết bị” (13,2%)
trong tổng số lao động đang làm việc (TCTK, 2019a).
Tính đến 1/4/2019, Việt Nam có 96.208.984 người (Tổng cục Thống kê,
2019a), trong đó có gần 88% dân số tham gia lực lượng lao động trong độ tuổi từ 25-
59 , thì về chất lượng lao động còn rất nhiều tổn tại. Ngân hàng Thế giới khi tiến hành
đánh giá thị trường lao động Việt Nam đã chỉ ra rằng chất lượng nguồn nhân lực Việ
Nam đang ở mức thấp trong bậc thang năng lực quốc tế, thiếu lao động có trình độ tay
nghề, công nhân kỹ thuật bậc cao[1]. Nhất là hiện nay, lao động Việt Nam còn thiếu và
yếu về ngoại ngữ cũng như các kỹ năng mềm để có thể thích ứng khi làm việc theo
nhóm, tác phong làm việc thiếu chuyên nghiệp và trách nhiệm (trách nhiệm và đạo đức
nghề nghiệp) đồng thời kỷ luật lao động kém[2]. Số người có trình độ chuyên môn kỹ
thuật chỉ có 11,39 triệu lao động (trong tổng số lực lượng lao động là 54,56 triệu
người) qua đào tạo có bằng/chứng chỉ (bao gồm các trình độ sơ cấp nghề, trung cấp,
cao đẳng, đại học và sau đại học), chiếm 20,92% tổng lực lượng lao động. Sau 10 năm,
tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng mạnh nhưng vẫn còn 76,9% người tham gia lực lượng
lao động chưa được đào tạo chuyên môn (TCTK, 2019b).
Tương quan về số lượng lao động có trình độ đại học trở lên với các trình độ
cao đẳng, trung cấp và sơ cấp nghề là 1-0,35-0,56-0,38. Điều này cho thấy đây là cảnh
báo về sự thiếu hụt kỹ sư thực hành và công nhân kỹ thuật bậc cao trong bối cảnh Việt
Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong khi đó, cơ cấu lao
động có chuyên môn kỹ thuật vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường nên dẫn
đến hiện tượng là nhiều lao động có chuyên môn kỹ thuật làm việc không đúng trình
độ hoặc làm các công việc giản đơn (không liên quan đến ngành nghề được đào tạo)
hoặc bị thất nghiệp trong thời gian vừa qua[3].
2. Ảnh hưởng, tác động của Covid - 19 đến lao động và việc làm
Đại dịch Covid-19 xuất hiện tại Việt Nam từ tháng 1 năm 2020 đã ảnh hưởng
trực tiếp đến tình hình lao động và việc làm trong các ngành và tại tất cả các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương. Trong đó, ảnh hưởng rõ rệt nhất vào quý II năm
2020 khi tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều ca lây nhiễm trong cộng
đồng xuất hiện và đặc biệt là việc áp dụng các quy định về giãn cách xã hội được thực
hiện triệt để trong tháng 4 năm 2020. Tính đến tháng 9 năm 2020, cả nước có 31,8
triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19, trong đó gồm
người bị mất việc làm, người phải nghỉ giãn việc/nghỉ việc luân phiên, bị giảm giờ làm
hay giảm thu nhập… Có tới 68,9% người lao động bị giảm thu nhập (ở mức nhẹ), số
người bị giảm giờ làm/nghỉ giãn cách/nghỉ luân phiên chiếm tới 40% người tham gia
lao động, và số người buộc phải tạm nghỉ hoặc tạm ngừng sản xuất kinh doanh chiếm
tới 14% (Tổng cục Thống kê, 2020a). Trong các khu vực kinh tế thì khu vực dịch vụ là
chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch Covid-19 với 68,9% số lao động trong khu vực
này bị ảnh hưởng. Ngoài ra trong các khu vực công nghiệp, xây dựng và khu vực
nông, lâm nghiệp và thủy sản cũng bị ảnh hưởng với 66,4% và 27% (TCTK, 2020a).
Theo số liệu trong Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý III và 9 tháng năm
2020 (TCTK, 2020b), mặc dù dịch bệnh, nhưng GDP trong 9 tháng năm 2020 tăng
2,12% (trong đó: quý I tăng 3,68%, quý II tăng 0,39% và quý III tăng 2.62%). Đây là
8
mức tăng thấp nhất của 9 tháng của các năm trong giai đoạn 2011-2020 (TCTK,
2020b). Mặc dù bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến vẫn phức tạp và có ảnh hưởng
không tốt tới mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội, nhưng do các chính sách và các
biện pháp mạnh, Việt Nam đã kiểm soát được, giúp cho công việc khôi phục kinh tế
được thuận lợi. Cùng với sự đồng lòng quyết tâm của Đảng, Chính phủ và mọi người
dân cũng như cộng đồng doanh nghiệp đã từng bước thực hiện có hiệu quả mục tiêu
“vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế - xã hội”. Trong mức tăng chung
của toàn nền kinh tế, có đến 1,84% của khu vực nông, lâm nghiệp thùy sản đóng góp
vào mức tăng trưởng chung 13,62%, trong khi công nghiệp và xây dựng là 3,08%,
đóng góp 58,35%, dịch vụ đóng góp là 28,03% (tăng 1,37%) (TCTK, 2020b).
2.1. Tác động của dịch COVID-19 đến lực lượng lao động
Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động thương mại, dịch
vụ và xuất nhập khẩu. Theo số liệu của TCTK (2020b), trong 9 tháng, khu vực dịch vụ
đạt mức tăng thấp nhất của cùng kỳ các năm 2011-2020[4]. Dịch vụ kho bãi giảm 4%
(giảm 0,14 điểm phần trăm), dịch vụ lưu trú và ăn uống giảm 17,03% (giảm 0,76 điểm
phần trăm) (TCTK, 2020b). Có thể nói, Covid -19 đã ảnh hưởng, tác động nghiêm
trọng đến tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, gây gián đoạn chuỗi cung ứng và lưu
chuyển thương mại, làm đình trệ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; nhiều
doanh nghiệp đến phá sản, giải thể, tạm dừng hoạt động, thu hẹp quy mô... điều này
ảnh hưởng trực tiếp tình hình lao động và việc làm.
Bảng 1: Lực lượng lao động quý III và 9 tháng năm 2020 so với cùng kỳ
2019
Q
uý III
năm
2019*
9
tháng
năm
2019*
Q
uý II
năm
2020
Q
uý III
năm
2020**
9
tháng
năm
2020
Quý
III năm
2020 so
Quý III
năm 2019
Quý
III năm
2020 so
Quý II
năm 2020
Lực
lượng lao
động
(nghìn
người)
5
5714,1
55
565,4
53
147,4
54
580,4
54
353,1
98,0
102,
7
Lực
lượng lao
động trong độ
tuổi
(nghìn
người)
4
9192,9
49
027,6
46
789,4
48
554,0
48
087,5
98,7
103,
8
Tỷ lệ
tham gia lực
lượng lao
động (%)
7
6,4
76,
5
72
,3
74
,0
73,
9
Nguồn: Tổng cục Thống kê (2020e).
(*) Số liệu điều chỉnh lại theo dân số Tổng điều tra.
(**) Số liệu ước tính.
9
Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên trong quý I, II và quý III năm 2020 đều có
sự thay đổi do tác động của dịch Covid-19. Lực lượng lao động quý II năm 2020 là
53,1 triệu người, giảm 2,2 triệu người so với quý trước (quý I năm 2020, 55,3 triệu, tỉ
lệ tham gia lao động là 75,4%) và giảm 2,4 triệu người so với cùng kỳ năm trước
(Tổng cục Thống kê, 2020c, 2020d). Đây là năm ghi nhận mức giảm sâu kỷ lục của
lực lượng lao động từ trước đến nay. Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động quý II
năm 2020 là 46,8 triệu người, giảm 2,1 triệu người so với quý trước (quý I năm 2020
là 48,9 triệu) (TCTK, 2020c, 2020d) và giảm 2,2 triệu người so với cùng kỳ năm
trước, trong đó số lao động nữ trong độ tuổi lao động chiếm 44,7% lực lượng lao động
trong độ tuổi của cả nước (20,93 triệu) (Tổng cục Thống kê, 2020d). Số liệu về lực
lượng lao động của quý II năm 2020 cho thấy, ước tính tỷ lệ tham gia lực lượng lao
động[5] đạt 72,3%, giảm 3,1% so với tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của quý I
(75,4%) và 4,1% cùng kỳ năm trước. Tỉ lệ lao động nam tham gia lực lượng lao động
cao hơn tỉ lệ lao động nữ tham gia lực lượng lao động là 11,7 điểm phần trăm (78,3%
và 66,6%) (TCTK, 2020c, d). Đối với nhóm ngoài độ tuổi lao động, trong khi lực
lượng lao động nữ đã giảm so với quý trước (1,8%) và cùng kỳ năm trước (4,9%)
trong khi đó thì lực lượng lao động nam tăng nhẹ so với quý trước (0,8%) và cùng kỳ
năm trước (1,4%) (Nguyễn Hoàng, 2020). Như vậy, đối với cả nhóm lực lượng lao
động trong độ tuổi và ngoài độ tuổi, lực lượng lao động nữ luôn là nhóm chịu ảnh
hưởng nặng nề hơn so với lực lượng lao động nam trong bối cảnh dịch Covid-19 tác
động sâu rộng tới thị trường lao động tại Việt Nam.
Quý III năm 2020, lực lượng lao động trong độ tuổi lao động của Việt Nam có
48,6 triệu người, tăng 1,8 triệu người so với quý trước và giảm 638,9 nghìn người so
với cùng kỳ năm trước. Khu vực thành thị có 16,5 triệu người (34,1%). Trong khi đó
thì số lượng lao động nữ trong độ tuổi lao động ở Việt Nam chiếm 45,5% tổng số lực
lượng lao động của cả nước (tương đương 22,1 triệu người) (TCTK, 2020e).
Đến hết tháng 9 năm 2020, Việt Nam có 54,4 triệu người trong lực lượng lao
động có độ tuổi từ 15 tuổi trở lên (giảm 1,2 triệu người so với cùng kỳ năm trước,
giảm chủ yếu ở khu vực nông thôn). Trong giai đoạn 2016-2019, mỗi năm trung bình
lực lượng lao động trong 9 tháng đầu năm đều tăng 1%, và theo thông lệ thì đến hết
tháng 9 năm 2020 thì lực lượng lao động phải có thêm 1,8 triệu lao động nhưng trên
thực tế lại giảm 1,2 triệu lao động. Điều này cho thấy rằng dịch Covid-19 có thể đã
tước đi cơ hội tham gia thị trường lao động của 1,8 triệu người (TCTK, 2020a).
Đến hết quý III năm 2020, do dịch bệnh đã trong tầm kiểm soát, lực lượng lao
động đã phục hồi nhanh ở khu vực nông thôn và lao động nữ. Lực lượng lao động tại
khu vực nông thôn tăng 3,0% (so với quý trước); lực lượng lao động nữ tăng 4,1%,
cao hơn 2,6 điểm phần trăm so với mức tăng của lực lượng lao động nam. Mặc dù kết
quả là tăng nhưng lực lượng lao động ở khu vực nông thôn và lao động nữ vẫn giảm so
với quý I năm 2020 và cùng kỳ năm trước. Vì vậy, đây vẫn là những nhóm chịu ảnh
hưởng rõ rệt nhất bởi tác động của dịch Covid-19 với mức giảm của lực lượng lao
động thuộc hai nhóm này so với cùng kỳ năm trước lần lượt là 3,2% và 2,3% (TCTK,
2020a).
2.2. Tác động của dịch COVID-19 đến lao động có việc làm
Đại dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động thương mại, dịch vụ
và xuất nhập khẩu trong những tháng đầu năm 2020. Trong đó, khu vực dịch vụ trong
9 tháng đạt mức tăng thấp nhất của cùng kỳ các năm 2011-2020[6]. Trong khu vực dịch
vụ, một số ngành dịch vụ thị trường có tỷ trọng lớn, đóng góp vào mức tăng tổng giá
trị tăng thêm (tháng 9/2020): Bán buôn và bán lẻ tăng 4,98% so với cùng kỳ năm trước
10
(0,54 điểm phần trăm); hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 6,68% (0,4
điểm phần trăm); ngành vận tải, kho bãi giảm 4% (giảm 0,14 điểm phần trăm); ngành
dịch vụ lưu trú và ăn uống giảm 17,03% (giảm 0,76 điểm phần trăm) (TCTK, 2020b).
Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản 9 tháng năm 2020 tăng thấp so với cùng
kỳ năm trước do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, dịch Covid-19 và dịch tả lợn châu
Phi (TCTK, 2020b). Khu vực công nghiệp tăng 2,69% so với cùng kỳ năm trước và
thấp hơn nhiều so với mức tăng cùng kỳ các năm 2011-2016[7], trong khi ngành xây
dựng tăng 5,02%, cao hơn mức giảm 0,01% và tăng 2,78% của 9 tháng năm 2011 và
năm 2012 giai đoạn 2011-2020[8] (TCTK 2020b).
Bảng 2: Lao động có việc làm quý III và 9 tháng năm 2020 so với cùng kỳ
năm 2019
Qu
ý III năm
2019*
9
tháng
năm
2019*
Q
uý II
năm
2020
Q
uý III
năm
2020**
9
tháng
năm
2020
Qu
ý III năm
2020 so
Quý III
năm 2019
Q
uý III
năm
2020 so
Quý II
năm
2020
Số người có
việc làm (nghìn
người)
54
605,4
54
460,2
5
1811,2
53
328,0
5
3117,5
97,
7
10
2,9
Số người
làm công việc tự
sản tự tiêu trong
nông nghiệp
(nghìn người)
40
41,5
39
96,3
3
727,7
33
37,6
3
732,1
82,
6
89
,5
Số người có
việc làm trong độ
tuổi lao động
(nghìn người)
48
125,2
47
966,0
4
5510,5
47
338,1
4
6893,8
98,
4
10
4,0
Nguồn: Tổng cục Thống kê (2020e).
(*) Số liệu điều chỉnh lại theo dân số Tổng điều tra.
(**) Số liệu ước tính.
Trong tháng 9/2020, cả nước có 53,1 triệu người lao động có việc làm từ 15
tuổi trở lên, giảm 1,3 triệu người so với cùng kỳ năm trước. Lao động có việc làm
giảm mạnh ở khu vực nông thôn (giảm 1,2 triệu người): giảm 608,6 nghìn lao động
nam và giảm 734,1 nghìn người lao động nữ (TCTK, 2020e).
Tính đến hết 9 tháng năm 2020, số lao động làm việc ở khu vực nông, lâm
nghiệp và thủy sản (từ 15 tuổi trở lên) bị giảm 6,5% (có 17,5 triệu người) so với cùng
kỳ năm trước; khu vực công nghiệp và xây dựng là, tăng 0,3% (16,4 triệu người) so
với cùng kỳ năm trước. Số lao động tăng chủ yếu trong ngành xây dựng có số lao động
phi chính thức tăng 4,6% và số lao động chính thức giảm 9,3%. Số lao động trong khu
vực dịch vụ cũng giảm 1% so với cùng kỳ năm trước (19,2 triệu người) (TCTK,
2020e). Bên cạnh đó, việc chuyển dịch cơ cấu lao động từ khu vực nông, lâm nghiệp
và thủy sản sang khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ có xu hướng tiếp tục diễn
11
ra. Tỉ trọng lao động trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 34,4%
xuống 33%, trong khi đó tỉ trọng lao động trong khu vực công nghiệp và xây dựng
tăng 30% lên 30,8%. Tỉ trọng lao động khu vực dịch vụ tăng từ 35,6% lên 36,2%
(TCTK, 2020e).
Tính đến tháng 9 năm 2020, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến người lao động
đang làm việc trong hầu hết các ngành, trong đó một số ngành có tỷ lệ lao động bị ảnh
hưởng lớn như: ngành nghệ thuật, vui chơi và giải trí (88,6%), dịch vụ lưu trú và ăn
uống (81,7%), vận tải kho bãi (79,7%), hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ
(72,7%), công nghiệp chế biến chế tạo (70,1%), bán buôn bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô
và xe máy (68,5%), giáo dục đào tạo (68,5%), hoạt động kinh doanh bất động sản
(67,8%) (TCTK, 2020a).
Điều này cho thấy đại dịch Covid -19 đã làm cho đa số người lao động, trong số
lao động có việc làm đã bị mất việc phải tạm thời rời khỏi thị trường lao động trong
thời gian dịch bệnh lây lan, đặc biệt là trong tháng 4 năm 2020 khi các biện pháp giãn
cách xã hội được áp dụng nghiêm túc và triệt để. Lực lượng lao động[9] tăng trở lại sau
khi ghi nhận mức giảm sâu kỷ lục vào quý II năm 2020 nhưng vẫn chưa thể khôi phục
về trạng thái của cùng kỳ năm trước sau khi ghi nhận mức giảm sâu kỷ lục vào quý II
năm 2020, thị trường lao động đang có dấu hiệu phục hồi, tuy nhiên vẫn chưa thể khôi
phục về trạng thái của cùng kỳ năm trước (TCTK, 2020a). Một số ngành có số lao
động giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước như ngành công nghiệp chế biến, chế tạo
(giảm 324,6 nghìn người); ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống (giảm 156,9 nghìn người);
ngành giáo dục và đào tạo (giảm 122,7 nghìn người); ngành bán buôn và bán lẻ, sửa
chữa ô tô, mô tô, xe máy (giảm 120 nghìn người) (TCTK, 2020a).
2.3. Tác động của dịch Covid -19 đến thất nghiệp và thiếu việc làm
2.3.1. Lao động thiếu việc làm
Số lao động thiếu việc làm trong độ tuổi lao động của quý III năm 2020 là 1,3
triệu người. Mặc dù có giảm trong quý III (81,4 nghìn người) nhưng vẫn cao hơn so
với cùng kỳ năm trước (560,4 nghìn người) với tỉ lệ là 2,79% (giảm 0,29 điểm phần
trăm so với cùng kỳ quý trước[10] và tăng 1,21 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm
trước). Tỷ lệ này ở khu vực nông thôn là 3,2% (của lao động trong độ tuổi), cao hơn tỷ
lệ này ở khu vực thành thị 1,99 điểm phần trăm (TCTK, 2020e).
Theo số liệu của TCTK (2020a), có đến gần 1/2 số lao động thiếu việc làm quý
III năm 2020 (trong độ tuổi lao động) hiện đang làm việc trong khu vực nông, lâm
nghiệp và thủy sản, chiếm 49,3%, giảm 26,1 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm
trước; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 25,9%, tăng 17,6 điểm phần trăm; khu
vực dịch vụ chiếm 24,8%, tăng 8,5 điểm phần trăm (TCTK, 2020a). Tỉ lệ lao động
thiếu việc làm ở khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản là 4,8%, cao gấp 2,2 lần so với
khu vực công nghiệp và xây dựng và cao hơn 2,6 lần so với khu vực dịch vụ (TCTK,
2020e). Như vậy, tình trạng thiếu việc làm hiện nay không chỉ tập trung ở khu vực
nông, lâm nghiệp và thủy sản mà đang tăng lên ở cả khu vực công nghiệp, xây dựng và
dịch vụ (TCTK, 2020a).
Tỷ lệ thiếu việc làm càng thấp đối với lao động có trình độ chuyên môn kỹ
thuật cao trong độ tuổi tuổi lao động. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động không có trình
độ chuyên môn kỹ thuật trong độ tuổi quý III/2020 là 3,20%; sơ cấp là 2,54%; trung
cấp là 1,71%; cao đẳng là 1,59%; đại học trở lên là 1,15% (TCTK, 2020a).
Theo số liệu của TCTK (2020a), quý III năm 2020, lao động phi chính thức có
việc làm là 20,7 triệu người, tăng 1,2 triệu người so với quý trước và tăng 149 nghìn
người so với cùng kỳ năm trước. So với quý trước, tốc độ tăng lao động có việc làm
12
phi chính thức cao hơn so với tốc độ tăng của lao động có việc làm chính thức (tương
ứng là 5,8% và 0,8%) (Tổng cục Thống kê, 2020a). Tỷ lệ lao động có việc làm phi
chính thức quý III năm 2020 là 57,0%, tăng 1,2 điểm phần trăm so với quý trước và
tăng 1,0 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước; tỷ lệ lao động có việc làm phi
chính thức ở khu vực nông thôn 62,9% và khu vực đô thị 49,5% (hơn 13,4 điểm phần
trăm) (TCTK, 2020a). Như vậy, mặc dù bị ảnh hưởng của dịch Covid-19, trong khi số
lao động thiếu việc làm trong khu vực lao động chính thức bị ảnh hưởng và bị giảm so
với cùng kỳ năm ngoái thì lao động ở khu vực phi chính thức lại không bị ảnh hưởng
mà có xu hướng tìm được việc làm nhiều hơn so với lao động của khu vực chính thức
(TCTK, 2020a). Như vậy, sự phục hồi của thị trường lao động hiện nay (thời điểm quý
III năm 2020) có tín hiệu tích cực nhưng còn thiếu tính bền vững do lao động phi
chính thức được coi là bộ phận lao động phải đối mặt với nhiều thiệt thòi và bất lợi,
khó tiếp cận với các chế độ phúc lợi và bảo hiểm xã hội (TCTK, 2020a).
2.3.2. Lao động thất nghiệp
Đến tháng 9 tháng năm 2020, gần 1,2 triệu người thất nghiệp trong độ tuổi lao
động, tăng 132,1 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ
tuổi lao động 9 tháng năm 2020 là 2,48%, cao gấp 1,14 lần so với cùng kỳ năm trước.
Thành phố Hồ Chí Minh có tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý III năm 2020
là 4,3%, cao hơn 1,94 điểm phần trăm so với Hà Nội (2,36%) (TCTK, 2020e).
Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động ở khu vực thành thị có tỉ lệ thất
nghiệp là 4,0%, giảm 0,46 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 0,89 điểm phần
trăm so với cùng kỳ năm trước. Đây là tỉ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi lao
động ở khu vực thành thị cao nhất trong vòng 10 năm qua (TCTK, 2020e). Quý III
năm 2020, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên là 7,24%, tăng 0,26 điểm phần trăm so với
quý trước, tăng 0,51 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước; cao gấp 4,2 lần so với
tỷ lệ thất nghiệp của dân số trưởng thành (những người từ 25 tuổi trở lên). Thanh niên
khu vực thành thị có tỷ lệ thất nghiệp là 11,29%, tăng 0,2 điểm phần trăm so với quý
trước và tăng 0,65 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Thành phố Hà Nội và
Hồ Chí Minh, nhóm thanh niên có tỉ lệ thất nghiệp khá cao tương ứng là 9,25% và
10,47% (TCTK, 2020e).
Bảng 1: Thất nghiệp và thất nghiệp trong độ tuổi lao động
Q
uý III
năm
2019*
9 tháng
năm 2019*
Quý
II năm 2020
Q
uý III
năm
2020**
9
tháng
năm
2020
Qu
ý III năm
2020 so
Quý III
năm 2019
Qu
ý III năm
2020 so
Quý II
năm 2020
Số người thất
nghiệp (nghìn người)
1
108,7
1105,2
1336,
2
12
52,4
1
235,6
113
,0
93,
7
- Số người thất
nghiệp trong độ tuổi
lao động (nghìn
người)
1
067,7
1061,6
1278,
9
12
15,9
1
193,7
113
,9
95,
1
Tỷ lệ thất
nghiệp (%)
1
,99
1,99 2,51
2,
29
2,
27
Tỷ lệ thất
nghiệp trong độ tuổi
lao động (%)
2
,17
2,17 2,73
2,
50
2,
48
13
Tỷ lệ thất
nghiệp của thanh niên
(%)
6
,73
6,62 6,98
7,
24
7,
07
Nguồn: TCTK (2020e).
(*) Số liệu điều chỉnh lại theo dân số Tổng điều tra.
(**) Số liệu ước tính.
Có thể nói, đến tháng 9 năm 2020, lao động từ 15 tuổi trở lên đạt 54,4 triệu
người, giảm 1,2 triệu người so với cùng kỳ năm trước và giảm chủ yếu ở khu vực nông
thôn. Trong giai đoạn 2016-2019, trung bình mỗi năm lực lượng lao động 9 tháng đầu
năm tăng 1,0%. Nếu lực lượng lao động 9 tháng năm 2020 duy trì tốc độ tăng như giai
đoạn 2016-2019 và không có dịch Covid-19, nền kinh tế Việt Nam sẽ có thêm 1,8 triệu
lao động. Nói cách khác, dịch Covid-19 có thể đã tước đi cơ hội tham gia thị trường
lao động của 1,8 triệu người.
3. Một số giải pháp
Tác động của đại dịch Covid -19 đã làm cho lao động gặp nhiều khó khăn hơn
trong việc tham gia thị trường lao động và đóng góp trong chuỗi sản xuất hàng hóa và
dịch vụ. Đến nay, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận trong thực
hiện mục tiêu kép vừa chống dịch vừa khôi phục, phát triển kinh tế. Mặc dù tốc độ
tăng GDP trong quý II năm 2020 thấp kỷ lục trong nhiều năm qua, nhưng là mức tăng
trưởng dương mà nhiều nước trên thế giới không đạt được. Đại dịch Covid -19 trên thế
giới đang diễn biến phức tạp, với nhiều nguy cơ bùng nổ làn sóng dịch tại nhiều nước
trên thế giới, ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình lao động, việc làm và thu nhập của
người lao động. Biện pháp giãn cách xã hội áp dụng trong tháng 3 và cách ly xã hội áp
dụng trong tháng 3 và tháng 4 đang gây nên sự sụt giảm nghiêm trọng trong doanh thu.
Các nhà máy phục vụ thị trường nội địa đang phải cắt giảm thời giờ làm việc của
người lao động, đề nghị giảm mức lương hay tạm dừng mọi hoạt động sản xuất và cho
người lao động nghỉ việc. Lao động và làm việc trong các doanh nghiệp xuất khẩu
cũng đối mặt với sự sụt giảm nghiêm trọng về số giờ làm việc, tạm dừng hợp đồng, cắt
giảm lương và sa thải. Để hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động phục hồi sản xuất góp
phần cải thiện tình hình lao động việc làm, cần thực hiện một số giải pháp:
Một là, tiếp tục thực hiện đồng bộ, hiệu quả các cơ chế, chính sách phù hợp,
nhất là về tài chính, tiền tệ, an sinh xã hội để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, người
lao động, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa vượt qua khó khăn của đại dịch
Covid -19, nhanh chóng khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội. Thực hiện chính sách
miễn, giảm một số nghĩa vụ thuế đối với một số lĩnh vực, đối tượng chịu thiệt hại nặng
nề do đại dịch Covid -19 trong năm 2020. Đồng thời, nghiên cứu để xây dựng các gói
hỗ trợ đặc thù cho nhóm lao động yếu thế, bao gồm lao động nữ và lao động không có
trình độ chuyên môn kỹ thuật chịu tổn thương bởi diễn biến khó lường của đại dịch
Covid -19 nhằm giúp họ sớm vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống.
Hai là, đẩy nhanh việc thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp,
cơ sở sản xuất kinh doanh để phục hồi hoạt động kinh tế (theo nghị quyết 42/NQ-CP)
của tất cả các ngành, đặc biệt là các ngành chịu ảnh hưởng lớn của dịch Covid -19 như
ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; bán buôn và bán lẻ; dịch vụ lưu trú và ăn uống;
vận tải… Bảo đảm an sinh xã hội, giải quyết việc làm, đào tạo nguồn nhân lực phù hợp
với xu thế mới. Thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ an sinh xã hội, giải quyết
việc làm, tạo điều kiện cho người lao động sớm quay trở lại thị trường, bảo đảm đủ lực
14
lượng lao động khi bước vào giai đoạn tăng cường sản xuất, kinh doanh sau dịch. Tập
trung hỗ trợ người sử dụng lao động đào tạo, đào tạo lại người lao động đáp ứng yêu
cầu mới; đẩy mạnh kết nối cung, cầu lao động trong nước, gắn với thị trường lao động
quốc tế. Đồng thời cũng hỗ trợ các nhóm lao động, bao gồm lao động chính thức và
phi chính thức trong các doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất kinh doanh (dân doanh, tư
nhân/tổ hợp tác/hợp tác xã). Ngoài ra có thể xem xét và xây dựng các gói hỗ trợ đặc
thù cho các nhóm lao động yếu thế (phụ nữ, lao động không có trình độ chuyên môn,
lao động ở khu vực kinh tế phi chính thức) để giúp họ có thể có cơ hội tìm kiếm được
việc làm tạo thu nhập để có được sự đảm bảo có được một phần tài chính để giúp bản
thân họ và gia đình họ vượt qua được thời điểm khó khăn chung của toàn đất nước do
tác động của dịch Covid-19.
Ba là, doanh nghiệp và người lao động cần nắm bắt nhu cầu lao động của nền
kinh tế trong bối cảnh chuyển đổi phương thức sản xuất đáp ứng yêu cầu mới. Các
doanh nghiệp cần thay đổi cách thức sắp xếp công việc để bảo vệ sức khỏe của người
lao động, vì thế có thể có tác động tới sản lượng.
Kết luận
Việt Nam được cân nhắc mức độ ổn định cao về tỷ giá, tăng trưởng kinh tế
cũng như khả năng kiểm soát tốt dịch bệnh. Tác động của dịch bệnh Covid - 19 khiến
yêu cầu phải giảm bớt tiếp xúc giữa người với người cũng là thách thức đối với lực
lượng lao động. Quy trình sản xuất công nghiệp đã, đang và sẽ được tái thiết kế để phù
hợp tỷ lệ tự động hóa cao hơn. Do vậy, cơ hội việc làm sẽ dần mở rộng hơn đối với
nhóm lao động có chuyên môn và kỹ năng cao hơn, đặc biệt là về mức độ hiểu biết và
khả năng điều khiển máy móc. Đại dịch này càng khẳng định hơn nữa yêu cầu phải
đảm bảo khả năng chống chịu của chuỗi cung ứng công nghiệp toàn cầu, phân tán rủi
ro đồng đều hơn.
Khủng hoảng dịch bệnh Covid - 19 đặt ra nhiều thách thức mới về đảm bảo an
ninh việc làm. Việc xuất hiện dịch bệnh đã thay đổi hoàn toàn viễn cảnh và sự vận
hành thông thường của cấu trúc sản xuất và thương mại toàn cầu, ít nhất trong ngắn
hạn. Các thị trường tiêu thụ lớn đình trệ dẫn tới đứt gãy tạm thời trong chuỗi cung ứng,
xảy ra cả ở cấp độ địa phương, quốc gia, khu vực và toàn cầu. Thị trường lao động thời
Covid -19 được đánh giá sẽ có tác động sâu rộng đến kết quả thị trường lao động.
Ngoài những lo ngại cấp bách về sức khỏe của công nhân và gia đình họ, virus và các
cú sốc kinh tế tiếp theo sẽ tác động đến việc làm. Cung lao động đang giảm vì các biện
pháp cách ly và suy giảm hoạt động kinh tế.
Mặc dù hầu hết các ngành nghề đã mở cửa trở lại, không phải ngành nghề nào
cũng quay trở lại được như thời điểm trước dịch[11]. Theo số liệu của Bộ
LĐTB&XH[12] cho thấy, có 7,8 triệu lao động Việt Nam mất việc làm hoặc phải nghỉ
luân phiên, trong khi 17,6 triệu lao động bị cắt giảm lương do đại dịch. Trong các lĩnh
vực chính thức tại Việt Nam đóng vai trò là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế chính,
nhân công của ngành dịch vụ (bán lẻ, vận tải và du lịch) (72%) và sản xuất (67,8%) bị
ảnh hưởng nặng nề nhất từ cuộc khủng hoảng COVID-19. Tại thời điểm này, ước tính
sơ bộ (tính đến ngày 10/3/2020) cho thấy, những người lao động bị nhiễm bệnh đã mất
gần 30.000 tháng làm việc, với hậu quả là mất thu nhập (đối với những người lao động
không được bảo vệ) (ILO, 2020). Tác động việc làm chủ yếu về tổn thất lớn về thu
nhập cho người lao động. Những động thái ngắn hạn về chuyển dịch thương mại, sự
dứt gãy trong chuỗi cung ứng toàn cầu cũng như những rủi ro bất thường như thiên tại
dịch bệnh đang tạo ra những thuận lợi cũng như khó khăn dài hạn về kinh tế và việc
làm nói riêng.
15
1.4. Dịch bệnh tác động đến chính trị từ đó ảnh hưởng đến nền kinh tế
giữa các nước
Căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng gia tăng, một ví dụ điển hình
như Tổng thống D.Trump cáo buộc Trung Quốc về vấn đề nguồn gốc của virus corona
hay về việc ông D.Trump cắt giảm trợ cấp cho tổ chức y tế thế giới WHO vì lý do tại
sao WHO phản ứng chậm chạm và đưa ra các khuyến nghị sai lệch sau khi đến TQ.
Ngoài ra, số liệu người chết ở TQ như một mớ hỗn lộn khi các số liệu được sửu
đổi liên tục. Việc điều chỉnh gây mối quan ngại rất là lớn giữa các nước phương tây
đặc biệt là các nước thuộc G7 khi các nước đó đang bị dịch bùng phát nghiêm trọng và
khiến nền kinh tế của họ bị ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng.
Đối chọi lên đến đỉnh điểm thì các động thái của các quốc gia trên lĩnh vực kinh
tế cũng xuất hiện khi mà TQ đã cấm xuất khẩu các loại khẩu trang về lại mỹ đặt tại
TQ. Và cũng “nhờ đại dịch” mà TQ đã thất hứa với mỹ khi không thể mua được nông
sản của mỹ trị giá 50 tỷ đô hay phá vỡ thỏa thuận thương mại khi mua tích trữ đậu
tương của Brazil. Nên vì thế, nếu ông D.Trump có thể tái đắc cử lần thứ 2 thì rất có thể
chiến tranh thương mại sẽ nổ và không chỉ có Mỹ-Trung mà còn có các nươc khác như
Anh, Pháp. Vì có rất nhiều các nghành hàng như sắt thép hay da giày của TQ xuất
khẩu sang Mỹ. Ngoài Mỹ và các nươc phương tây thì Nhật bản cũng có động thái
không vừa lòng khi hỗ trợ số tiền khủng lồ để các công ty có thể chuyển nhà máy sản
xuất ra khỏi Trung Quốc có thể vì họ nhìn ra được sau dịch kinh tế TQ sẽ gặp nhiều
bất ổn và sẽ không an toàn khi đặt các nhà máy sản xuất tại đó.
Trích dẫ một bài báo có tựa đề Mỹ-Trung đang 'manh nha' một cuộc chiến
tranh lạnh về công nghệ và cái giá phải trả?. “Mỹ đã áp dụng 4 “đòn” đánh Trung
Quốc, gồm: thương mại, tiền tệ, công nghệ và vấn đề Đài Loan (Trung Quốc) Thứ
nhất, về thương mại, Mỹ tiếp tục đánh thuế lên hàng hóa của Trung Quốc. Hành động
này làm nền kinh tế Mỹ chịu nhiều tổn thất.
Thứ hai, về tiền tệ, các quan chức cao cấp của Nhà Trắng đã thảo luận về việc
Mỹ yêu cầu Trung Quốc xoá khoản nợ 1,1 nghìn tỷ USD để bồi thường cho thiệt hại
16
do Covid-19. Tuy nhiên, điều này sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho tình hình tín dụng
của Mỹ, đe dọa vai trò dự trữ tiền tệ của đồng USD. Ngược lại, đối với Trung Quốc,
đây là cái giá quá thấp.
Thứ ba, về công nghệ, Mỹ hạn chế chuyển nhượng công nghệ cho Trung Quốc.
Điều này chắc chắn gây tổn hại cho lĩnh vực công nghệ của Trung Quốc nhưng không
ảnh hưởng quá lớn đến sự phát triển của Trung Quốc xét về lâu dài.
Thứ tư, về vấn đề Đài Loan (Trung Quốc), Mỹ tăng cường bán vũ khí cho Đài
Loan, thậm chí công khai cổ xúy Đài Loan độc lập. Từ khi Tổng thống Nixon lần đầu
tiên thăm Trung Quốc vào năm 1972, Mỹ luôn duy trì chính sách “mơ hồ về chiến
lược” trong vấn đề Đài Loan. Điều này ngăn chặn có hiệu quả sự gây hấn giữa Đài
Loan (Trung Quốc) và Đại lục. Nếu Chính quyền Tổng thống Trump muốn thay đổi
chính sách này, sẽ gia tăng rủi ro xung đột vũ trang tại eo biển Đài Loan (Trung
Quốc). Đến lúc đó, liệu Mỹ có sử dụng quân đội để bảo vệ Đài Loan hay không?”
Tuy xung đột giữa Mỹ và Trung đã có từ trước dịch bệnh bùng phát nhưng dịch
bệnh giống như một nguồn dầu đổ vào cuộc chiến. Và cũng chính dịch bệnh nổi lên đã
làm cho tỉ lệ tái đắc cử của tổng thống D.Trump từ 80% xuống 60%
https://www.tapchicongsan.org.vn/kinh-te/-/2018/819611/tac-dong-cua-dai-dich-
covid-19%C2%A0va-mot-so-giai-phap-chinh-sach-cho-viet-nam-trong-giai-doan-
toi.aspx
1.5. Dịch bệnh tác động đến xã hội
đến giờ phút này nguy cơ lan nhanh của dịch bệnh vẫn còn rất lớn. Hậu quả của
đại dịch COVID 19 là chưa từng có trong lịch sử loài người. Nhìn chung, Việt Nam đã
khá thành công trong việc kiểm soát dịch bệnh COVID-19, nhưng nguy cơ vẫn còn
cao do diễn biến rất phức tạp của tình hình dịch bệnh trên thế giới.
1.6. Giáo dục[sửa | sửa mã nguồn]
Xem thêm: Ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đối với giáo dục
17
Công lập[sửa | sửa mã nguồn]
Một số trường đã quyết định kéo dài thời gian nghỉ Tết Canh Tý đến hết 9 tháng 2.[1]
Ngày 6
tháng 2, dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh
của Bộ Giáo dục và Đào Tạo (tại đây được gọi tắt là "Bộ GD và ĐT") đã họp và thống nhất đề
nghị Chủ tịch UBND các tỉnh/thành phố căn cứ tình hình thực tế kéo dài thời gian nghỉ học của
học sinh thêm một tuần nữa.[2]
Đến ngày 8 tháng 2, có 62 trên 63 tỉnh, thành phố của cả nước
tiếp tục cho học sinh nghỉ học đến hết 16 tháng 2 để phòng, ngừa dịch bệnh.[3]
Đến ngày 14
tháng 2, trước diễn biến tạp của dịch, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã có công văn gửi các tỉnh,
đề nghị các lãnh đạo tỉnh thành xem xét, cho học sinh, sinh viên tiếp tục nghỉ học đến hết tháng 2
để phòng tránh dịch COVID-19. Sau công văn này, trong ngày 15 tháng 2, hàng loạt tỉnh thành
đã ra quyết định cho học sinh trong tỉnh tạm nghỉ học đến hết tháng 2, thay vì trở lại trường vào
17 tháng 2 như các quyết định trước đó.[4]
Đến đầu tháng 3, một số tỉnh đã có quyết định cho học
sinh THPT và các trường đại học, trung tâm giáo dục thường xuyên đi học trở lại, trong khi một
số tỉnh khác tiếp tục cho học sinh, sinh viên nghỉ học đến hết 8 tháng 3 hoặc đến giữa tháng
3.[5][6]
Đến 16 giờ ngày 13 tháng 3, nhiều tỉnh thành trong cả nước lại tiếp tục cho học sinh nghỉ
học đến hết tháng 3, riêng Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục cho học sinh nghỉ học đến 5 tháng
4.[7][8]
Cũng trong ngày hôm đó, Bộ GD và ĐT đã có công văn hỏa tốc đến các địa phương về việc
điều chỉnh khung kế hoạch thời gian năm học 2019-2020,[9]
cụ thể: dự kiến kết thúc năm học
trước ngày 15 tháng 7 năm 2020 và tổ chức thi THPT quốc gia từ ngày 8 đến ngày 11 tháng 8
năm 2020.[10][11]
Đáng chú ý, đây là lần điều chỉnh khung kế hoạch lần thứ hai của Bộ GD và ĐT.
Trước đó, vào ngày 22 tháng 2, Bộ đã tiến hành điều chỉnh khung kế hoạch thời gian năm học
2019–2020 lần thứ nhất với thời gian kết thúc năm học trước ngày 30 tháng 6 năm 2020 và tổ
chức thi THPT quốc gia từ ngày 23 tháng 7 năm 2020 đến ngày 26 tháng 7 năm
2020.[12][13][14]
Nhiều ý kiến về việc tổ chức Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia đã được đưa ra do
sự gián đoạn vì thời gian nghỉ phòng tránh dịch kéo dài.[15][16]
Tuy nhiên, dịch bệnh còn diễn biến
vô cùng phức tạp, chiều ngày 18 tháng 3, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Đức
Chung ra quyết định kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh từ Tiểu học đến THPT tới ngày 5
tháng 4, đồng thời quan ngại khả năng khung thời gian kế hoạch của năm học được chỉnh sửa
trước đó sẽ bị phá vỡ.[17]
Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, có nhiều luồng ý kiến khác nhau xoay quanh việc
có nên cho học sinh tiếp tục nghỉ học hay không. Đa phần các phụ huynh và học sinh đều đồng
tình nên tiếp tục kéo dài thời gian nghỉ học đến khi dịch bệnh cơ bản được kiểm
soát.[18][19][20]
Những người ủng hộ ý kiến này cho rằng học sinh là một trong những đối tượng dễ
phát tán dịch bệnh nhất. Một số ý kiến khác lại cho rằng, việc nghỉ học liên tục sẽ ảnh hưởng đến
kết quả học tập của học sinh. Mặt khác, việc học sinh nghỉ quá lâu cũng ảnh hưởng đến tâm lý,
công việc của phụ huynh và nhiều hoạt động kinh tế, xã hội cũng bị tác động lớn.[21]
Còn theo ý
kiến của PGS.TS Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur TP. HCM, đa số bệnh nhân nhiễm
COVID-19 do có sự giao lưu, đi lại nhiều nơi, tiếp xúc nhiều người. Tác nhân lây bệnh có khả
năng từ hội nghị, đi lại tàu xe. Học sinh nếu đến trường, chịu sự giám sát của thầy cô, nên khả
năng sẽ an toàn hơn.[22]
Trước đó, tại cuộc họp trực tuyến của Ban chỉ đạo Quốc gia phòng
chống dịch COVID-19, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng nhấn mạnh, “Chưa làm được cho phụ
huynh và học sinh an tâm thì chưa cho đi học trở lại ngay. An toàn cả dưới góc độ chuyên môn
lẫn trong suy nghĩ của học sinh và phụ huynh học sinh. Không nên cho đi học trở lại khi học sinh
vẫn lo sợ bị lây nhiễm ở trường, vẫn phải đeo khẩu trang trong lớp học”.[23][24]
Trước tình hình gián đoạn việc học tập do ảnh hưởng của đại dịch, nhiều trường học và địa
phương đã triển khai việc học tập như ôn tập từ xa, thông qua mạng trực tuyến, truyền
hình.[25]
Ngày 26 tháng 3, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố quy định hướng dẫn dạy học qua
Internet và truyền hình.[26][27]
Ngày 31 tháng 3, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành công văn hướng
dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học học kỳ II năm học 2019-2020 đối với cấp THCS,
THPT.[28]
Khi phân nhóm những vùng có nguy cơ, nguy cơ cao, nguy cơ thấp của dịch COVID 19
tại Việt Nam từ ngày 15 tháng 4, một số tỉnh đã bắt đầu cho học sinh đi học trở lại như Cà Mau
(20/4, lớp 9 & lớp 12), Thái Bình (20/4, Lớp 9 & THPT), Thanh Hóa (21/4, THCS & THPT), Hải
Phòng (23/4, lớp 9 & lớp 12)...Tháng 5/2020, hầu hết học sinh các tỉnh thành trên cả nước (đặc
biệt là học sinh lớp 12) đi học trở lại. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng cho phép giảm các đầu điểm
kiểm tra đối với học sinh cấp THCS và THPT[29]
.
18
Ngoài công lập[sửa | sửa mã nguồn]
Việc trẻ mầm non phải nghỉ học đã gây ra nhiều khó khăn cho các trường mầm non Tư thục
trong việc chi trả tiền mặt bằng, tiền hỗ trợ, tiền lương chi trả cho giáo viên... do các khoảng kinh
phí trên phụ thuộc hoàn toàn vào tiền học phí khi trẻ đến trường.[30][31]
Nhiều giáo viên mất việc,
phải chuyển công tác, một số trường mầm non Tư thục có nguy cơ phải cắt giảm giáo viên, giải
thể trường, thanh lý thiết bị dạy học,...[32][33]
do không có nguồn thu để chi trả các khoản kinh phí.
1.7. Văn hóa[sửa | sửa mã nguồn]
Âm nhạc[sửa | sửa mã nguồn]
Tại Việt Nam, đại dịch COVID-19 đã trở thành đề tài sáng tác cho nhiều tác phẩm.[34][35][36][37]
Đầu tháng 2 năm 2020, tiến sĩ (TS) Lê Thống Nhất sáng tác ca khúc "Đánh giặc Corona".[38][39]
Bài
hát ra đời từ việc hưởng ứng tinh thần "chống dịch như chống giặc" của Thủ tướng Chính phủ,
nhanh chóng lan tỏa đến nhiều tầng lớp trong xã hội.[40]
Một bài hát pop của Việt Nam có tên "Ghen Cô Vy",[41]
là một bản làm lại của bài hát
"Ghen"[42]
năm 2017, đã được lan truyền trên mạng trong bối cảnh dịch virus corona đang hoành
hành trên thế giới. Bài hát nhận được lời khen ngợi từ John Oliver trong chương trình Last Week
Tonight with John Oliver, trở nên nổi tiếng và ngày càng phổ biến hơn trong cộng đồng
mạng.[43]
UNICEF cho rằng video có thể giúp chống lại nỗi sợ virus corona.[44][45]
Trước sự ủng hộ
đông đảo của cư dân mạng Việt Nam và quốc tế, ngày 9 tháng 4, phiên bản tiếng Anh của ca
khúc chính thức ra mắt công chúng.[46][47]
Ngày 20 tháng 3 năm 2020, nhạc sĩ Minh Beta hoàn thành ca khúc "Việt Nam ơi! Đánh bay
COVID!" dựa trên giai điệu ca khúc "Việt Nam ơi!". Trong ngày, video âm nhạc cho ca khúc mới
này cũng bắt đầu quay. Toàn bộ dự án được Vụ Truyền thông và Thi đua, khen thưởng (Bộ Y tế)
bảo trợ và tư vấn nội dung.[48][49]
Ngày 1 tháng 4, ca khúc chính thức ra mắt trên nền
tảng YouTube.[50][51]
Ngày 21 tháng 3, MV "Người mẹ áo trắng" của ca sĩ Huyền Trang - cựu thí sinh Sao Mai điểm
hẹn 2013 đến từ Nghệ An[52]
- cũng gây được sự chú ý của báo chí[53][54][55]
và cộng đồng mạng.[56]
Ngày 22 tháng 3 năm 2020, TS. Lê Thống Nhất cho ra đời ca khúc "Tâm tình ngày xa trò" tặng
các thầy cô giáo trong những ngày nhà trường nghỉ học chống dịch nhiều ngày. Ca khúc đã
được nhiều giáo viên thể hiện[40]
Ngày 25 tháng 3 năm 2020, TS. Lê Thống Nhất tiếp tục ra mắt ca khúc "Câu hát Việt Nam"
truyền thêm sức mạnh từ truyền thống đánh giặc để cổ vũ tinh thần chống dịch với bản demo
của nhạc sĩ Vũ Quốc Nam[57]
. Bài hát đã được thầy giáo Hoàng Thuấn, giáo viên Trường THPT
Phan Huy Chú, Hà Nội thể hiện qua MV đầu tiên vào tối ngày 1/4/2020 [40][58]
Tối ngày 31 tháng 3 năm 2020, MV Việt Nam sẽ chiến thắng do nhạc sĩ Nguyễn Hải Phong sáng
tác chính thức ra mắt nhằm hưởng ứng chỉ thị số 16 (cách ly xã hội) của Chính phủ. Bài hát có
sự tham gia hòa ca từ 20 nghệ sĩ, bao gồm nhiều gương mặt nổi tiếng với công chúng như Ninh
Dương Lan Ngọc, Hồ Quang Hiếu, Đức Phúc...[50][59]
. Tiếp theo đó, ca sĩ Trần Trang Dung trình
bày ca khúc "Việt Nam ta chống dịch Corona"[60]
chế từ bài "Quảng Bình quê ta ơi" của nhạc sĩ
Hoàng Vân[61]
và "Bản tin Covid" chế từ bài "Trước ngày hội bắn" của nhạc sĩ Trịnh Quý[62]
.
Ngày 2 tháng 4 năm 2020,TS Lê Thống Nhất ra mắt ca khúc thứ 4 trong đại dịch với ca khúc
dành cho thiếu nhi "Hãy ở ngoan trong nhà" do bé Châu Anh thể hiện đầu tiên với bản phối của
ba mình[40][63]
.
Ngày 4 tháng 4 năm 2020, cảm động trước tấm gương của Mẹ Việt Nam anh hùng Ngô Thị
Quýt, 95 tuổi đã may khẩu trang tặng người nghèo chống dịch, thầy Lê Thống Nhất đã viết ca
khúc "Anh hùng đâu chỉ một lần thôi"[64][65]
Tối ngày 4 tháng 4, ca khúc "Việt Nam Ơi! Cùng Nhau Đồng Lòng" do Lã Phong Lâm sáng tác,
thể hiện bởi ca sĩ Tuấn Hưng cùng Xuân Hinh, Thanh Thanh Hiền, Quang Thắng, Tự Long, Xuân
Bắc, Vân Dung, Minh Quân, Tô Minh Thắng, Quốc Anh biểu diễn trực tuyến. Ca khúc được phát
hành trên mạng vào ngày 5 tháng 4 năm 2020.[66]
19
Ngày 9 tháng 4, Lê Thiện Hiếu sáng tác, trình bày và cho ra mắt ca khúc "Tiễn Covid"[67]
. Ca khúc
được Vụ Truyền thông và Thi đua, khen thưởng (Bộ Y tế), Báo Sức khỏe & Đời sống phối hợp
thực hiện nhằm tuyên truyền, động viên tinh thần chống dịch của toàn dân và các cấp, các
ngành, nằm trong chương trình truyền thông phòng, chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế, góp
phần vận động người dân nâng cao ý thức tự bảo vệ mình, bảo vệ cộng đồng.[68]
Tối ngày 13 tháng 4, MV "Thank You - Những chiến binh thầm lặng"[69]
do nhạc sĩ Phạm Việt
Hoàng cùng nhà sản xuất âm nhạc Nguyễn Hoàng Duy ra mắt đã có sức lan tỏa mạnh
mẽ[70][71]
Bài hát được thể hiện bởi Hồ Ngọc Hà, Noo Phước Thịnh, Đông Nhi, Ngô Kiến Huy, Bảo
Anh, Bùi Anh Tuấn cùng sự tham gia của hơn 70 văn nghệ sĩ nổi tiếng, nhằm tri ân những người
đang công tác ở tuyến đầu chống dịch[70]
Ngày 24 tháng 4, ca khúc "Tự hào Việt Nam"[72]
do nhạc sĩ Nguyễn Xuân Trí sáng tác được ra
mắt nhằm khơi dậy niềm tự hào dân tộc và cũng là lời cảm ơn đến những người chiến sĩ trên
tuyến đầu chống dịch. Bài hát được thể hiện bởi hơn 200 ca sĩ, nghệ sĩ, y bác sĩ, chiến sĩ...tại 5
điểm cầu trong và ngoài nước[73][74][75]
.
Tối ngày 25 tháng 4, nhạc sĩ Huy Tuấn công bố dự án cộng đồng Hòa nhịp con tim[76]
được nhiều
nghệ sĩ, người nổi tiếng tham gia hát vang giữa dịch COVID-19[77][78]
Đầu tháng 5, ca khúc Việt Nam tử tế được trình bày bởi Lam Trường, Tóc Tiên, Hoàng Thùy
Linh, Erik và rapper Karik chính thức ra mắt[79]
. MV của bài hát[80]
ngợi ca những nghĩa cử, phẩm
chất tốt đẹp của người Việt Nam - những điều đã giúp đất nước ta vượt qua khó khăn, đặc biệt
trong đợt phòng chống dịch.
Ngày 12 tháng 5, nhóm nhạc P336 trình bày ca khúc "Cùng thổi bay Cô Vy"[81]
nhằm cổ động
phòng chống COVID-19 sau thời gian giãn cách xã hội
Ngày 1 tháng 8 năm 2020, trước sự bùng phát trở lại của dịch bệnh tại Đà Nẵng, thầy giáo Lê
Thống Nhất đã viết ca khúc "Tự hào chiến sĩ ngành Y"[82]
tặng các chiến binh áo trắng do nhạc sĩ
Vũ Quốc Nam hoà âm và các ca sĩ Tiến Lâm, Ngọc Hà, Cảnh Tuấn, Hải Lê thể hiện. Ngày 19
tháng 8, MV của bài hát do Trường Đại học Văn hoá Nghệ thuật Quân đội tổ chức sản xuất[83]
với
sự tham gia của các ca sĩ Huyền Trang, Thu Thuỷ, Tuấn Dương, Cát Tiên, Minh Quân, Thanh
Yên, Phan Quỳnh Anh, Lâm Bảo Nhọc cùng 100 học viên Học viện Quân Y đã là món quà tặng
các Y, Bác sĩ ở tuyến đầu chống dịch.[65][84]
Ngày 10 tháng 9, MV thứ 2 của bài hát được Bệnh
viện Đa khoa Thành phố Vinh, Nghệ An phối hợp cùng Đài PTTH Nghệ An sản xuất, do Khánh
Vy- Hồng Sơn cùng Tập thể y bác sỹ Bệnh viện Đa khoa Thành phố Vinh trình bày[85]
, nhằm tri ân
những hi sinh thầm lặng, sự cống hiến của đội ngũ y bác sỹ trong chiến dịch phòng, chống dịch
bệnh COVID-19,
Ngày 18 tháng 8, Trúc Nhân cùng với Chi Pu và Châu Bùi trình bày và cho ra mắt MV "Sáng mắt
chưa Cô Vy". Bài hát[86]
được viết lời dựa trên giai điệu ca khúc "Sáng mắt chưa", lời bài hát lồng
ghép thông điệp kêu gọi mọi người tích cực thực hiện các biện pháp bảo vệ sức khỏe được Bộ Y
tế khuyến cáo. MV bài hát[87][88]
nằm trong chiến dịch "An tâm mua sắm tại nhà, lạc quan cùng
chiến thắng" do Lazada khởi xướng, đạt hơn 1,3 triệu lượt xem trên Youtube sau hơn một
ngày[89]
.
Ngày 19 tháng 8, ca khúc Việt Nam ơi, vững tin![90]
do nhạc sĩ Holy Thắng sáng tác được ra mắt
nhằm cố vũ các y bác sĩ chống dịch COVID-19[91]
. Bài hát được thể hiện bởi hơn 100 nghệ sĩ trên
toàn quốc.
Ngày 24 tháng 8, bài hát "Vững tin Việt Nam" ra mắt, trở thành ca khúc chủ đề của chiến dịch
"Niềm tin chiến thắng"[92]
do Bộ Y tế phát động. MV của bài hát[93]
đã tái hiện một cách sống động
những lát cắt cuộc sống thường nhật của người dân Việt Nam trong cuộc chiến chống dịch
COVID-19[94]
.
Tranh nghệ thuật[sửa | sửa mã nguồn]
Với mục đích nâng cao ý thức của cộng đồng, nhiều địa phương đã tổ chức phong trào vẽ tranh
cổ động phòng chống dịch COVID-19. Phong trào được nhiều bạn trẻ, thanh thiếu niên và học
sinh hưởng ứng.[95][96][97][98]
20
Điện ảnh[sửa | sửa mã nguồn]
Xem thêm: Ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đối với điện ảnh
Rạp CGV tại Times City, Hà Nội tạm thời đóng cửa
Do ảnh hưởng của dịch khiến các hoạt động xem phim trực tiếp tại rạp bị tạm dừng hoạt
động.[99][100][101]
Thay vào đó là các kênh truyền thông trực tuyến như truyền hình, mạng được đẩy
mạnh.[102]
Từ ngày 6 tháng 4, một bộ phim truyền hình của Đài truyền hình Việt Nam có
tên Những ngày không quên là sự kết hợp giữa 2 bộ phim Về nhà đi con cùng Cô gái nhà người
ta đã được lên sóng trên VTV1 từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần.[103]
Bộ phim tái hiện đời sống
hai không gian điển hình: thành phố và nông thôn trong khi mỗi cá nhân cần có ý thức trách
nhiệm hơn với cộng đồng, sự đoàn kết và chung tay để chống lại dịch bệnh ập đến, những vấn
đề nhức nhối như đổ xô đi tích trữ thực phẩm, găm hàng hóa, tăng giá, tin giả, trốn cách ly...
Truyền hình[sửa | sửa mã nguồn]
Trong bối cảnh đại dịch kéo dài, nhiều đơn vị sản xuất chương trình truyền hình, gameshow bị
thiếu hụt sản phẩm do phải dừng mọi hoạt động ghi hình trong thời gian chưa xác định, vì không
thể quy tụ ê-kíp sản xuất hàng chục người. Nhiều khung giờ buộc phải phát lại các chương trình
cũ thay vì phát sóng chương trình mới. Tháng 4 năm 2020, một số chương trình truyền hình
buộc phải thay đổi mô hình sản xuất để kịp tiến độ lên sóng mà vẫn đảm bảo hạn chế tiếp xúc.
Các đài cũng tạm dừng phát sóng những chương trình du lịch. Thay vào đó, một số chương trình
ngắn ra đời với mục đích tuyên truyền về phòng chống dịch được ra mắt. Các chương trình
truyền hình được ghi hình trước thời điểm dịch bùng phát có hình ảnh khách mời, khán giả đứng
gần nhau đều được nhà đài chú thích về thời điểm thực hiện[104][105]
.
1.8. Thể thao[sửa | sửa mã nguồn]
Vì dịch bệnh, giải đấu V. League (2020) bị trì hoãn đến tháng 3 cho đến khi có văn bản đồng ý từ
Tổng cục TDTT, trong đó ảnh hưởng của đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam cho vòng loại
World Cup 2022 sắp tới.[106][107]
Ngoài ra, trận bóng đá Siêu cúp quốc gia 2020 giữa TP. HCM và
Hà Nội phải diễn ra trên sân thi đấu không khán giả để đề phòng dịch lây lan.[108]
Liên đoàn Ô tô
Quốc tế (FIA) và Chính quyền Hà Nội đã quyết định hoãn Cuộc đua Công thức 1 (F1) tại Hà
Nội (Vietnamese Grand Prix).[109]
Do chính phủ hạn chế các chuyến bay xuất nhập cảnh, các đội tuyển Esports Liên Minh Huyền
Thoại của giải Vietnam Championship Series từ Việt Nam đã không thể tham gia giải Vô địch Thế
giới Liên Minh Huyền Thoại 2020[110]
và Mid-Season Invitational 2021[111]
.
1.9. Các vấn đề xã hội khác[sửa | sửa mã nguồn]
Kỳ thị[sửa | sửa mã nguồn]
Tờ Asia Times báo cáo rằng "Nhiều nhà nghỉ và khách sạn ở Việt Nam đã treo biển không phục
vụ khách Trung Quốc, trong khi nhiều người Việt Nam cũng lên mạng yêu cầu chính quyền phải
đóng cửa biên giới với Trung Quốc."[112]
Một số biển hiệu cấm khách du lịch Trung Quốc cũng có
mặt tại một số cửa hiệu và nhà hàng ở Phú Quốc và Đà Nẵng.[113]
Và khi làn sóng lây nhiễm từ
châu Âu bùng phát, tình trạng kỳ thị du khách nước ngoài cũng lan tỏa. Tuy nhiên, chính phủ Việt
Nam một mặt gia tăng kiểm soát lây nhiễm, mặt khác quyết liệt xử lý nghiêm mọi hành vi kỳ thị
du khách nước ngoài.[114]
Khi dịch bùng phát tại Đà Nẵng, một số hình ảnh, video với nội dung trêu đùa, kỳ thị người tại
đây được chia sẻ trên mạng xã hội gây bức xúc dư luận.[115]
Truyền thông đại chúng[sửa | sửa mã nguồn]
Kể từ tháng 2 đến ngày 10 tháng 3, cơ quan chức năng đã xử lý 21 trường hợp đăng tin "không
đúng sự thật" trên mạng xã hội liên quan đến dịch COVID-19.[116]
Một số trường hợp tung tin "sai
21
sự thật" về bệnh nhân trốn cách ly, tử vong, phong toả thành phố... đã bị xử phạt theo quy định
pháp luật.[117][118][119][120][121][122]
Một trường hợp tin giả về ca nhiễm #17 liên quan đến ngày khai trương Uniqlo Hà Nội thì về phía
Uniqlo và Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội đã bác bỏ thông tin về trường hợp #17 đi dự khai
trương cửa hàng Uniqlo ở Hà Nội, đã có những KOL, phóng viên ảnh khẳng định không thấy
bệnh nhân #17 trong danh sách khách mời và không thấy người này tại sự kiện. Nguyễn Đức
Chung, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội xác nhận bệnh nhân #17 không tham gia
khai trương Uniqlo như tin đồn trên mạng. Chung cho biết mình đã trực tiếp gọi điện cho bệnh
nhân #17 để nắm rõ lịch trình di chuyển của bệnh nhân, và nói: "Tôi là người trực tiếp trao đổi với
bệnh nhân và tôi tin rằng bệnh nhân này sau khi từ Nội Bài trở về đã ở tại nhà riêng ở phường
Trúc Bạch từ sáng 2 tháng 3. Đến 14h ngày 5 tháng 3, lái xe đã chở cô này đến bệnh viện Hồng
Ngọc, sau đó Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương đã tiếp nhận người này. Uniqlo khai mạc lúc
18h ngày 5 tháng 3 nên không thể có chuyện như mạng xã hội thông tin".[123]
Thêm vào đó, rạng
sáng 7/3, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương (nơi điều trị bệnh nhân #17) cũng đã đăng thông
tin phủ nhận sự việc trên trang mạng xã hội của khoa virus - ký sinh trùng của bệnh viện.[124][125]
Uỷ
ban Nhân dân quận 7 thành phố Hồ Chí Minh ngày 27 tháng 4 gửi văn bản đồng thời đến Trung
tâm Báo chí thành phố cùng Sở Thông tin và Truyền thông thành phố nhằm thông cáo khẳng
định tin nhắn "yêu cầu người dân treo cổ" là tin giả.[126]
Ngày 3 đến ngày 6 tháng 4 năm 2020, hàng loạt báo đài như Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Lao
Động, Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC đăng các phóng sự cho hay
có những người trên 85 tuổi, thậm chí trên 100 tuổi, ủng hộ số tiền từ vài trăm nghìn đến vài triệu
đồng mỗi người cho chính quyền để chống dịch COVID-19.[127]
Một số người sử dụng mạng xã
hội đặt ra nghi vấn khi những nhân vật được gọi là người "già không nơi nương tựa” lại đeo trên
người những đồ trang sức quý giống vàng.[128]
Sau đó các báo trên đã gỡ ảnh của Nguyệt ra khỏi
các bài viết tương ứng.
Ngày 27 tháng 7 năm 2020, Bộ Y tế phát đi cảnh báo cho biết xuất hiện tin giả mạo phát ngôn
của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam về tình hình dịch COVID-19 trên Facebook.[129][130][131]
Chủ tài
khoản này đã bị xử phạt 7,5 triệu đồng.[132]
Tuân thủ cách ly[sửa | sửa mã nguồn]
Dù chính quyền đã đưa ra những biện pháp bắt buộc, vẫn có những trường hợp cố tình trốn
tránh cách ly.[133][134]
Một số trường hợp "trốn tránh cách ly, khai báo không trung thực đã gây hậu
quả nghiêm trọng, lây lan cho nhiều người khác".[135][136][137][138]
Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng lỗi
phần lớn nằm ở khâu phòng dịch tại các cửa khẩu, cùng với đó là việc rà soát chậm tại địa
phương khi đã để cho các trường hợp trên dễ dàng vượt qua trót lọt mà không phải chịu bất kỳ
sự kiểm soát nào.[139][140][141]
Trưa 24 tháng 2, chuyến bay từ Daegu (Hàn Quốc) đã đưa 80 hành khách xuống sân bay Đà
Nẵng. Chính quyền TP. Đà Nẵng đã yêu cầu cách ly bắt buộc với tất cả các hành khách, trong
đó có 22 người là khách du lịch đến từ vùng dịch Deagu. Tuy nhiên, những người này nhất quyết
từ chối.[142]
Do đó, một số hành khách muốn trở lại Hàn Quốc và được chính quyền sắp xếp cho
về nước.[143]
Kênh YTN News Hàn Quốc đã đăng một bản tin cho thấy các công dân Hàn Quốc
đang bị "giam giữ" trong điều kiện cơ sở vật chất nghèo nàn và điều kiện vệ sinh kém.[144]
Việc
này vấp phải sự phản ứng từ một bộ phận cư dân mạng Việt Nam. Hashtag
#ApologizeToVietNam (Xin Lỗi Việt Nam) trở thành cụm từ hot nhất trên mạng xã
hội Twitter.[145]
Một số người Hàn Quốc, vlogger và YouTuber nổi tiếng của Hàn Quốc cũng đã lên
tiếng xin lỗi.[146][147]
Sau đó, YTN News đã đăng thông báo rất "lấy làm tiếc" về sự việc, thừa nhận
"đã phát sóng cả một phần thể hiện sự bất mãn cảm tính trong những nội dung phỏng vấn về đồ
ăn được cung cấp và tình hình cách ly" và khẳng định sẽ "trung thực trong vai trò truyền đạt tiếng
nói tại hiện trường và bảo vệ an toàn cho công dân Hàn Quốc, nhưng đồng thời cũng sẽ thận
trọng hơn trong cách truyền đạt để không gây hiểu lầm do khác biệt văn hóa trong quá trình
truyền lại phát ngôn của người được phỏng vấn".[148][149]
Ngày 10 tháng 3, một cặp vợ chồng du khách người Anh bị cách ly tại một bệnh viện ở tỉnh Lào
Cai vì nghi nhiễm COVID-19 do điều kiện vệ sinh kém.[150]
Một số công chức thuộc Trung tâm
kiểm nghiệm Bình Dương (do Sở Y tế Bình Dương quản lý) đã ghé vào quán nhậu ngày 27
tháng 4.[151]
Hai sĩ quan thuộc Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Vĩnh Long bị tố cáo tự ý "vận động tiền" và
buông lỏng quan lý người cách ly, Quân khu 9 thông báo một sĩ quan bị cách chức và một sĩ
22
quan bị kỷ luật.[152]
Ngày 22 tháng 5, Cục Quản lý Khám chữa bệnh thuộc Bộ Y tế công văn kiểm
điểm Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bạc Liêu, bệnh viện đã buông lỏng quản lý cách ly và để người bán
hàng tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân COVID-19.[153]
Trong tháng 7, tình trạng nhập cảnh trái phép vào Việt Nam gia tăng[154]
gây nguy cơ lây lan dịch
bệnh.[155]
Ngày 22 tháng 7, tòa án nhân dân huyện Tân Châu - Tây Ninh đã xử phạt 21 năm tù với
4 người chuyên đưa người vượt biên, trốn kiểm tra Covid-19. Nhóm này từng đưa ca nhiễm
#315 từ Campuchia vào Việt Nam[156]
Số lượng công dân Trung Quốc chiếm tỷ lệ hầu hết, trong
đó đã phát hiện trường hợp ca nhiễm #912.[157]
Sau khi Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh ký công văn yêu cầu báo cáo công
suất hỏa táng tối đa nếu có bệnh nhân COVID-19 tử vong, phó giám đốc Sở và hai công chức
khác bị khiển trách.[158][159]
Tổng cục Du lịch ban hành quy định cấm du khách chia sẻ thông tin về
đại dịch vào ngày 29 tháng 4, quy định bị cáo buộc vi phạm quyền tự do ngôn luận và bị bãi bỏ
vào ngày 1 tháng 5, tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Trùng Khánh phân trần "đã có
chút sơ suất".[160]
Trục lợi và lừa đảo[sửa | sửa mã nguồn]
Ngày 3 tháng 3, một kho hàng chứa 371 thùng khẩu trang (gần 1 triệu chiếc) không rõ nguồn gốc
đã bị phát hiện và tạm giữ sau khi lực lượng chức năng kiểm tra ở quận Tân Phú, Thành phố Hồ
Chí Minh.[161]
Một số trường hợp khác liên quan đến khẩu trang không rõ nguồn gốc bị sản xuất,
lưu trữ, buôn bán trái phép đã bị phát hiện, ngăn chặn và xử phạt kịp thời, như ở An
Giang,[162]
Lạng Sơn,[163][164]
Cao Bằng,[165]
Quảng Ninh,[166][167]
quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí
Minh,[168][169]
và một số trường hợp khác sai phạm trong việc sản xuất,[170]
vận chuyển trái phép ra
nước ngoài,[171][172]
bao gồm cả các trường hợp thu gom, buôn bán khẩu trang bị vứt đi hay khẩu
trang đã qua sử dụng.[173][174][175]
Ngày 16 tháng 3 năm 2020, Công an thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định cho biết đã bắt giữ
một đối tượng có hành vi làm giả vắc xin y tế để lừa đảo trục lợi. Trong các loại vắc xin được làm
giả này, có cả vắc xin "phòng ngừa COVID-19".[176][177]
Một số cán bộ, bao gồm Giám đốc Nguyễn Nhật Cảm thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà
Nội (CDC), công ty Nhân Thành, công ty TNHH Vật tư khoa học và Thương mại Việt Nam (MST)
và một số đơn vị đã bị điều tra và khởi tố về hành vi vụ án Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu
quả nghiêm trọng.[
https://vi.wikipedia.org/wiki/%E1%BA%A2nh_h%C6%B0%E1%BB%9Fng_x
%C3%A3_h%E1%BB%99i_c%E1%BB%A7a_%C4%91%E1%BA%A1i_d%E1%BB
%8Bch_COVID-19_t%E1%BA%A1i_Vi%E1%BB%87t_Nam
Bệnh viêm đường hô hấp cấp corona không những ảnh hướng đến tính mạng
hàng triệu người, làm thiệt mạng hàng trăm nghìn người mà còn làm tăng nguy cơ
bùng nổ cuộc khủng hoảng xã hội khi nó đã làm mất 198 triệu việc làm.
Song song với việc cứu chữa người bệnh đang bị quá tải trong các bệnh viện
khó có đủ nhân lực để chăm sóc hết người bệnh, chi rất nhiều tiền cho thuốc điều trị,
vaccin phòng chống bệnh thì thế giới đang phải cứu vãn cỗ máy kinh tế. Theo thống
kê, Nhật bản đã hỗ trợ kinh tế tương đương với 20%GDP, Mỹ 2000 tỷ USD, Đức 1000
tỷ USD
23
Theo thống kê của Pháp, GDP trong 3 tháng đầu năm 2020 đã giảm 6%. Trong
gần 4 tuần lể phong tỏa có gần 6 triệu người đăng ký thất nghiệp. Còn tại Đức, hơn
500.000 công ty lớn, nhỏ đã cho nhân viên của họ nghỉ việc
Tuy Trung Quốc không công bố số liệu người thất nghiệp nhưng ta có thể nhìn
vào số liệu giảm của các nghành như sản xuất, dịch vụ và bán hàng nội địa thì ta cũng
dễ dàng nhìn ra được Trung Quốc cũng không được quá ổn định trong đợt dịch này.
Nhìn vào số liệu trên ta có thể thấy được các nước đang phải bỏ ra một số tiền
khủng lồ đề trợ cấp xã hội giúp người dân ổn định cuộc sống trong đại dịch. Nếu tình
hình dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, việc làm không đủ cho người dân mà người
dân sống nhờ vào trợ cấp sẽ làm cho lạm phát ra tăng nhanh chóng.
Nhưng nếu trợ cấp bị giảm, sẽ làm tăng khoảng cách mất cân bằng trong xã hội
người nghèo càng nghèo mà người giàu càng giàu
Cũng do dịch bệnh hoành hành mà nền giáo dục bị ảnh hưởng. Có rẩt nhiều
trường ở nhiều nước phải đóng cửa về lâu dài sẽ ảnh hướng đến 1 thế hệ trong tương
lai chưa kể đến tỉ lệ kết hôn hay sinh con ở lứa tuổi học sinh cũng tăng cao.
1.10. Dịch bệnh ảnh hướng đến thị trường chứng khoán từ đó ảnh hưởng
đến huy động vốn trong nền kinh tế.
Sau khi dịch Covid-19 trong nước được kiểm soát, thị trường
chứng khoán Việt Nam đã phục hồi nhanh và mạnh, thuộc top 10 thị
trường tăng tưởng tốt nhất thế giới. Tính cả năm, VN-Index đã tăng
24
khoảng 13%, dòng tiền đổ vào thị trường tăng từ mức năm, sáu tỷ
đồng trước đó lên 15 -17 nghìn tỷ đồng mỗi phiên gần đây.
Một điểm cũng rất đặc biệt trong năm 2020 trên thị trường chứng
khoán, là sự bứt phá của nhiều doanh nghiệp lớn ngay giữa giông tố. Đại
dịch Covid-19 ảnh hưởng tới hầu hết các doanh nghiệp, nhưng vẫn có
những gương mặt nổi lên, tăng trưởng mạnh mẽ như Hòa Phát,
Vinaconex, Novaland, Viettel Global... Nhóm ngân hàng cũng bứt phá khá
mạnh, lợi nhuận chín tháng tăng khoảng 10%, điển hình như
Techcombank, VP Bank…
heo các chuyên gia, sở dĩ chứng khoán Việt Nam ngược dòng tăng
giá trước hết là do Việt Nam đã kiểm soát tốt dịch bệnh. Bên cạnh đó, cơ
quan quản lý TTCK, ngân hàng... cũng đã ban hành nhiều chính sách hỗ
trợ thị trường, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Sự ổn định kinh tế vĩ
mô là yếu tố nền tảng cho một sự hồi phục và bứt phá nhanh chóng của
chứng khoán. Nền kinh tế Việt Nam có nhiều điểm sáng, với xuất khẩu khả
quan, thặng dư thương mại cao kỷ lục, lạm phát được kiểm soát,...
Cùng với đó, thời gian qua, TTCK còn nhận được nhiều sự hỗ trợ khác.
Như trong ba quý đầu năm thặng dư thương mại cao kỷ lục, lạm phát được
kiểm soát. Triển vọng kinh tế trong quý IV được các tổ chức quốc tế đánh
giá khá tốt. IMF, World Bank, ADB dự báo Việt Nam tăng trưởng từ 1,6% -
3% trong năm 2020. Chính phủ đẩy mạnh đầu tư công đồng thời nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn, đặc biệt các dự án quy mô lớn, trọng điểm sẽ có tác
động lan tỏa đến phát triển kinh tế - xã hội các địa phương, thúc đẩy tăng
trưởng nền kinh tế nói chung và phát triển các doanh nghiệp nói riêng.
Ngoài ra, trong thời gian qua, các kênh đầu tư khác như gửi tiết kiệm, đầu
tư vàng trở nên kém hấp dẫn hơn do các ngân hàng giảm lãi suất và đà
tăng của giá vàng chững lại, dẫn đến dòng tiền nhàn rỗi đã được đầu tư
vào TTCK, góp phần tăng sức mua trên TTCK. Ông Lê Hải Trà, phụ trách
Hội đồng quản trị Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE) cho
biết, theo thống kê, top 20 công ty chứng khoán hàng đầu thị trường có số
lượng lệnh tăng từ 3 - 12 lần.
25
Như vậy, với mức phục hồi mạnh mẽ của TTCK và lãi suất duy trì thấp kỷ
lục, dòng tiền đã chảy mạnh vào kênh đầu tư chứng khoán, thị trường ghi
nhận quy mô tham gia của nhà đầu tư mới cao chưa từng thấy trong lịch
sử. Tính đến hết tháng 11-2020, tổng số tài khoản mở mới trong năm đạt
332.886 tài khoản; trong đó, nhà đầu tư cá nhân trong nước mở mới
329.452 tài khoản. Số người tham gia chứng khoán mới (F0) tăng kỷ lục,
một năm bằng cả 10 năm trước cộng lại. Theo đó, mỗi tháng các công ty
chứng khoán ghi nhận khoảng 50 nghìn người mới tham gia thị trường.
Tổng cả năm 2020 khoảng 600 nghìn tài khoản mới. Trong các phiên giao
dịch cuối tháng 12, nhiều nhà đầu tư ghi nhận dấu hiệu của hiện tượng
nghẽn lệnh. Sự tham gia mạnh mẽ của các nhà đầu tư mới cũng đẩy thanh
khoản thị trường tăng lên ngưỡng kỷ lục với phiên giao dịch đạt gần 23.562
tỷ đồng trên hai sàn vào ngày 15-6-2020. Giá trị khớp lệnh cũng liên tục đạt
hơn 10 nghìn tỷ đồng/phiên trong tháng 12-2020. Về thị trường trái phiếu,
có thể thấy thị trường trái phiếu doanh nghiệp tiếp tục có thêm một năm
“bùng nổ”, đặc biệt là trái phiếu phát hành riêng lẻ. Chỉ tính trong 11 tháng,
tổng lượng phát hành thành công trái phiếu doanh nghiệp đã tăng tới gần
25% so với cả năm năm 2019.
Những điểm sáng
Trong năm 2021, chứng khoán Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục tươi
sáng nhờ triển vọng kinh tế tốt. Bên cạnh đó là việc hiệu ứng tiền rẻ tiếp tục
kéo dài do đại dịch chưa chấm dứt, ngân hàng trung ương các nước vẫn
bơm tiền vào thị trường.
Việt Nam tiếp tục được xem là điểm sáng nhất khu vực châu Á và thế giới
về chống dịch. Đây là điều kiện để ổn định sản xuất và hút vốn đầu tư nước
ngoài. Xu hướng dịch chuyển dòng vốn FDI từ Trung Quốc sang Việt Nam
cũng góp phần giúp các nhà đầu tư hưng phấn. Theo đánh giá của một quỹ
đầu tư nước ngoài, TTCK Việt Nam có thể gây bất ngờ lớn cho giới đầu tư
trong khoảng thời gian từ 2020-2024. Lãi suất giảm sâu kéo nhà đầu tư vào
chứng khoán và đây là yếu tố có thể khiến VN-Index sớm cán mốc 1.800
điểm.
26
Còn theo tính toán của một số công ty chứng khoán, chỉ số giá trên thu
nhập mỗi cổ phiếu (PE) chứng khoán Việt Nam đang ở mức khoảng 17 lần.
Nếu năm sau thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) của các doanh nghiệp tăng
10% thì PE rút xuống còn 15,3. Giả sử nếu lấy PE ở mức 17-18 là hệ số
định giá phù hợp cho VN-Index thì năm sau, chỉ số này có thể tăng 15%,
tức lên khoảng 1.300 điểm.
Điều này cũng không phải quá khó khăn khi hàng loạt TTCK trên thế giới,
trong đó có Mỹ, liên tục lập đỉnh cao mới, trong khi Việt Nam chưa qua
được đỉnh cũ cho dù Việt Nam chịu ảnh hưởng ít hơn từ đại dịch Covid-19.
Với việc Kuwait được nâng hạng lên thị trường mới nổi - Emerging
Markets, Việt Nam có thể sẽ là quốc gia hưởng lợi lớn. Chứng khoán Việt
Nam sẽ thu hút dòng vốn từ các quỹ theo dõi chỉ số thị trường cận biên.
Ngoài những yếu tố nội tại trong nước, sự phục hồi kinh tế của các nền
kinh tế lớn trên thế giới như Mỹ, Trung Quốc và châu Âu trong quý III vừa
qua cũng là một trong những động lực khiến TTCK Việt Nam tăng trưởng.
1.11. Các nghành bị dịch bệnh tác động mạnh mẽ
Một thị trường bao gồm rất nhiều ngành và trong mùa dịch này gần như mọi
nghành đều bị tác động nhưng có một số nghành bị tác động mạnh mẽ nhất. Đầu tiền
phải kể đến nghành “hàng không”. Với rất nhiều lần bị buộc hủy chuyến bay hay cấm
xuất nhập cảnh đã làm cho nghành hang không thế giới bị điêu đứng với khoản lỗ hang
nghìn tỉ đô. Ở Việt Nam nghành hang không cũng không ngoại lệ. Theo thống kê năm
2020 Vietnam Airlines đã lỗ 16,323 tỉ đồng.
Nghành thứ hai phải nói đến đó là nghành du lịch. Với việc cấm xuất nhập cảnh
thì lượng khách du lịch nước ngoài giảm đi rất lớn, lượng khách trong nước cũng
không nhiều. Bên cạnh đó do lệnh cách ly tránh lây nhiễm nên các điểm du lịch cũng
bị cấm mở cửa. Khi nghành du lịch bị điêu đứng thì kéo theo rất nhiều vấn đề khác
như các hộ dân kinh doanh nhớ du lịch bị mất thu nhập, nhà nghỉ- khách sạn cũng
không có khách dẫn đến nhiều cơ sở kinh doanh phải trả mặt bằng
27
Nghành thứ ba đó là nghành nông-lâm-thủy sản khi sản xuất ra nhưng không
thể xuất khẩu. Theo số liệu thống kê năm 2020 kim ngạch xuất khẩu của các sản phẩm
nông-lâm nghiệp giảm 14,5%, thủy sản cũng bị giảm nặng nề đến 11,2% so với cũng
kỳ năm ngoái
Ngoài ra các nghành dịch vụ hay nghành xây dựng cũng bị giảm do dịch bệnh
vì tổng cầu giảm
1.12. Tác động tích cực của dịch bệnh.
Mọi sự việc đều có hai chiều của nó, Covid đã kéo rất nhiều ngành kinh tế đi
xuống, tạo ra nhiều thiệt hại về người, làm hằng triệu người thất nghiệp. Nhưng bên
cạnh đó, chính nhờ dịch bệnh mà mà nghành giao dịch trên nền tảng thương mại điện
tử rất phát triển vì mọi người không thể ra ngoài. Tuy không có công bố cụ thể từ phía
các sàn nhưng theo các kênh bán đã công bố thì các đơn hàng trong mùa dịch nhiều
hơn rất nhiều so với mọi ngày. Các mặt hàng chủ yếu là các thực phẩm thiết yếu. Ở
sàn Tiki, mặt hàng chủ lực của họ là sách cũng được tăng lượt mua gấp 1.5 lần. Tác
động tích cực vậy khiến cho xu hướng mua bán của người dùng được chuyển đổi
nhanh chóng. Từ đó ta có thể đẩy mạnh được công nghệ phát triển nhanh hơn
Ngoài ra dịch bệnh cũng là cơ hội “vàng” để các doanh nghiệp có thể trụ vững
sau dịch bệnh phát triển vì dịch bệnh đã làm cho rất nhiều doanh nghiệp đóng cửa vì
vậy đối thủ cạnh tranh ít đi, cung ít đi ngoài ra các doanh nghiệp còn được nhận các
gói cứu trợ từ nhà nước. Tuy dịch bệnh là khó khăn nhưng nó cũng đòn bẩy cho các
doanh nghiệp có nền tảng vửng thực sự.
Việc Trung Quốc rối loạn do dịch đã làm nhiều doanh nghiệp nước ngoài
chuyển đổi đặt nhà máy sản xuất ở Trung Quốc về Việt Nam hay các nước Đông Nam
Á vì sự chống dịch xuất sắc đó. Nhờ đó mà nước ta có cơ hội giải quyết được việc làm
cho người lao động
3. Giải pháp phục hồi nền kinh tế sau dịch bệnh
CÁC KIẾN NGHỊ ĐỂ PHỤC HỒI KINH TẾ SAU COVID-19
Trong thời gian tới đây, khi dịch COVID-19 từng bước được kiểm soát, thì việc thực
hiện các giải pháp nhằm phục hồi nền kinh tế đang đặt ra cấp bách để đảm bảo tăng
trưởng và phát triển kinh tế.
Với cơ quan nhà nước
Chính phủ, các cấp, các ngành, các địa phương cần đẩy mạnh tiến độ triển khai các
giải pháp hỗ trợ đã ban hành và tiếp tục đề ra các giải pháp hỗ trợ thiết thực hơn để
những giải pháp này trở thành động lực cho DN vượt qua khó khăn, khôi phục, ổn
định và phát triển sản xuất kinh doanh. Trước mắt triển khai thực hiện kịp thời, hiệu
Tiểu luận tác động của đại dịch đến nền kinh tế việt nam
Tiểu luận tác động của đại dịch đến nền kinh tế việt nam
Tiểu luận tác động của đại dịch đến nền kinh tế việt nam
Tiểu luận tác động của đại dịch đến nền kinh tế việt nam
Tiểu luận tác động của đại dịch đến nền kinh tế việt nam
Tiểu luận tác động của đại dịch đến nền kinh tế việt nam

More Related Content

What's hot

Xây dựng chương trình dự báo doanh thu bán hàng cho siêu thị Minh Cầu - Thái ...
Xây dựng chương trình dự báo doanh thu bán hàng cho siêu thị Minh Cầu - Thái ...Xây dựng chương trình dự báo doanh thu bán hàng cho siêu thị Minh Cầu - Thái ...
Xây dựng chương trình dự báo doanh thu bán hàng cho siêu thị Minh Cầu - Thái ...
 
Mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tếMô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tếvietlod.com
 
lạm phát và tăng trưởng kinh tế
lạm phát và tăng trưởng kinh tếlạm phát và tăng trưởng kinh tế
lạm phát và tăng trưởng kinh tếguest3c41775
 
ôN tập kinh te pt.final
ôN tập kinh te pt.finalôN tập kinh te pt.final
ôN tập kinh te pt.finalĐinh Thị Vân
 
Tính tất yếu khách quan và lợi ích của việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại
Tính tất yếu khách quan và lợi ích của việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoạiTính tất yếu khách quan và lợi ích của việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại
Tính tất yếu khách quan và lợi ích của việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoạiLe Honghoa
 
Đánh giá hoạt động marketing – mix cho sản phẩm gốm sứ của công ty TNHH Cường...
Đánh giá hoạt động marketing – mix cho sản phẩm gốm sứ của công ty TNHH Cường...Đánh giá hoạt động marketing – mix cho sản phẩm gốm sứ của công ty TNHH Cường...
Đánh giá hoạt động marketing – mix cho sản phẩm gốm sứ của công ty TNHH Cường...luanvantrust
 
Bài tiểu luận môn.pptx slide share
Bài tiểu luận môn.pptx slide shareBài tiểu luận môn.pptx slide share
Bài tiểu luận môn.pptx slide sharemaichipbong
 
Thuyết minh dự án đầu tư Xây dựng cơ sở nghiền sàng chế biến sạn kết, sỏi kết...
Thuyết minh dự án đầu tư Xây dựng cơ sở nghiền sàng chế biến sạn kết, sỏi kết...Thuyết minh dự án đầu tư Xây dựng cơ sở nghiền sàng chế biến sạn kết, sỏi kết...
Thuyết minh dự án đầu tư Xây dựng cơ sở nghiền sàng chế biến sạn kết, sỏi kết...Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt
 
TS BÙI QUANG XUÂN. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
TS BÙI QUANG XUÂN. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAMTS BÙI QUANG XUÂN. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
TS BÙI QUANG XUÂN. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAMBùi Quang Xuân
 
Trac nghiem tctt chuong 3
Trac nghiem tctt chuong 3Trac nghiem tctt chuong 3
Trac nghiem tctt chuong 3Tú Titi
 
200-cau-trac-nghiem-marketing-co-dap-an_compress.pdf
200-cau-trac-nghiem-marketing-co-dap-an_compress.pdf200-cau-trac-nghiem-marketing-co-dap-an_compress.pdf
200-cau-trac-nghiem-marketing-co-dap-an_compress.pdfhoWelder
 
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT-TIÊU THỤ RAU AN TOÀN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG GI...
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT-TIÊU THỤ RAU AN TOÀN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG GI...PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT-TIÊU THỤ RAU AN TOÀN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG GI...
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT-TIÊU THỤ RAU AN TOÀN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG GI...Cerberus Kero
 
đề Tài số 4 khủng hoảng tài chính đông nam á 1997 (ch16 a) bai gui lop
đề Tài số 4 khủng hoảng tài chính đông nam á 1997 (ch16 a)   bai gui lopđề Tài số 4 khủng hoảng tài chính đông nam á 1997 (ch16 a)   bai gui lop
đề Tài số 4 khủng hoảng tài chính đông nam á 1997 (ch16 a) bai gui lopTentenqn19
 
Nhóm 6 slide chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình phát triển kinh tế vi...
Nhóm 6 slide chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình phát triển kinh tế vi...Nhóm 6 slide chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình phát triển kinh tế vi...
Nhóm 6 slide chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình phát triển kinh tế vi...Nam Nguyễn
 

What's hot (20)

Luận văn: Nghiên cứu phát triển công tác xuất khẩu cao su của Tập đoàn Công n...
Luận văn: Nghiên cứu phát triển công tác xuất khẩu cao su của Tập đoàn Công n...Luận văn: Nghiên cứu phát triển công tác xuất khẩu cao su của Tập đoàn Công n...
Luận văn: Nghiên cứu phát triển công tác xuất khẩu cao su của Tập đoàn Công n...
 
Đề tài Chính sách tín dụng thương mại
 Đề tài Chính sách tín dụng thương mại Đề tài Chính sách tín dụng thương mại
Đề tài Chính sách tín dụng thương mại
 
Xây dựng chương trình dự báo doanh thu bán hàng cho siêu thị Minh Cầu - Thái ...
Xây dựng chương trình dự báo doanh thu bán hàng cho siêu thị Minh Cầu - Thái ...Xây dựng chương trình dự báo doanh thu bán hàng cho siêu thị Minh Cầu - Thái ...
Xây dựng chương trình dự báo doanh thu bán hàng cho siêu thị Minh Cầu - Thái ...
 
Mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tếMô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
 
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Kinh Tế Mới Nhất
Danh Sách  200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Kinh Tế Mới NhấtDanh Sách  200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Kinh Tế Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Kinh Tế Mới Nhất
 
lạm phát và tăng trưởng kinh tế
lạm phát và tăng trưởng kinh tếlạm phát và tăng trưởng kinh tế
lạm phát và tăng trưởng kinh tế
 
ôN tập kinh te pt.final
ôN tập kinh te pt.finalôN tập kinh te pt.final
ôN tập kinh te pt.final
 
Luận án: Vai trò của vốn con người trong giảm nghèo bền vững
Luận án: Vai trò của vốn con người trong giảm nghèo bền vữngLuận án: Vai trò của vốn con người trong giảm nghèo bền vững
Luận án: Vai trò của vốn con người trong giảm nghèo bền vững
 
Tính tất yếu khách quan và lợi ích của việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại
Tính tất yếu khách quan và lợi ích của việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoạiTính tất yếu khách quan và lợi ích của việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại
Tính tất yếu khách quan và lợi ích của việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại
 
Luận văn: Chính sách marketing cho dịch vụ data trên nền 4G
Luận văn: Chính sách marketing cho dịch vụ data trên nền 4GLuận văn: Chính sách marketing cho dịch vụ data trên nền 4G
Luận văn: Chính sách marketing cho dịch vụ data trên nền 4G
 
Đánh giá hoạt động marketing – mix cho sản phẩm gốm sứ của công ty TNHH Cường...
Đánh giá hoạt động marketing – mix cho sản phẩm gốm sứ của công ty TNHH Cường...Đánh giá hoạt động marketing – mix cho sản phẩm gốm sứ của công ty TNHH Cường...
Đánh giá hoạt động marketing – mix cho sản phẩm gốm sứ của công ty TNHH Cường...
 
Luận văn: Nghiên cứu chuỗi giá trị nho tại Ninh Thuận, HAY!
Luận văn: Nghiên cứu chuỗi giá trị nho tại Ninh Thuận, HAY!Luận văn: Nghiên cứu chuỗi giá trị nho tại Ninh Thuận, HAY!
Luận văn: Nghiên cứu chuỗi giá trị nho tại Ninh Thuận, HAY!
 
Bài tiểu luận môn.pptx slide share
Bài tiểu luận môn.pptx slide shareBài tiểu luận môn.pptx slide share
Bài tiểu luận môn.pptx slide share
 
Thuyết minh dự án đầu tư Xây dựng cơ sở nghiền sàng chế biến sạn kết, sỏi kết...
Thuyết minh dự án đầu tư Xây dựng cơ sở nghiền sàng chế biến sạn kết, sỏi kết...Thuyết minh dự án đầu tư Xây dựng cơ sở nghiền sàng chế biến sạn kết, sỏi kết...
Thuyết minh dự án đầu tư Xây dựng cơ sở nghiền sàng chế biến sạn kết, sỏi kết...
 
TS BÙI QUANG XUÂN. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
TS BÙI QUANG XUÂN. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAMTS BÙI QUANG XUÂN. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
TS BÙI QUANG XUÂN. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
 
Trac nghiem tctt chuong 3
Trac nghiem tctt chuong 3Trac nghiem tctt chuong 3
Trac nghiem tctt chuong 3
 
200-cau-trac-nghiem-marketing-co-dap-an_compress.pdf
200-cau-trac-nghiem-marketing-co-dap-an_compress.pdf200-cau-trac-nghiem-marketing-co-dap-an_compress.pdf
200-cau-trac-nghiem-marketing-co-dap-an_compress.pdf
 
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT-TIÊU THỤ RAU AN TOÀN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG GI...
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT-TIÊU THỤ RAU AN TOÀN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG GI...PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT-TIÊU THỤ RAU AN TOÀN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG GI...
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT-TIÊU THỤ RAU AN TOÀN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG GI...
 
đề Tài số 4 khủng hoảng tài chính đông nam á 1997 (ch16 a) bai gui lop
đề Tài số 4 khủng hoảng tài chính đông nam á 1997 (ch16 a)   bai gui lopđề Tài số 4 khủng hoảng tài chính đông nam á 1997 (ch16 a)   bai gui lop
đề Tài số 4 khủng hoảng tài chính đông nam á 1997 (ch16 a) bai gui lop
 
Nhóm 6 slide chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình phát triển kinh tế vi...
Nhóm 6 slide chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình phát triển kinh tế vi...Nhóm 6 slide chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình phát triển kinh tế vi...
Nhóm 6 slide chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình phát triển kinh tế vi...
 

Similar to Tiểu luận tác động của đại dịch đến nền kinh tế việt nam

Tìm hiểu sự tác động của đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế Việt Nam
Tìm hiểu sự tác động của đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế Việt NamTìm hiểu sự tác động của đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế Việt Nam
Tìm hiểu sự tác động của đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế Việt Namluanvantrust
 
Đề tài: Cơ sở lý luận và kết quả phân tích, đánh giá thực trạng lạm phát, đề ...
Đề tài: Cơ sở lý luận và kết quả phân tích, đánh giá thực trạng lạm phát, đề ...Đề tài: Cơ sở lý luận và kết quả phân tích, đánh giá thực trạng lạm phát, đề ...
Đề tài: Cơ sở lý luận và kết quả phân tích, đánh giá thực trạng lạm phát, đề ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Các nguyên tắc y tế công cộng cho giai đoạn tái mở cửa trong dịch COVID-19 | ...
Các nguyên tắc y tế công cộng cho giai đoạn tái mở cửa trong dịch COVID-19 | ...Các nguyên tắc y tế công cộng cho giai đoạn tái mở cửa trong dịch COVID-19 | ...
Các nguyên tắc y tế công cộng cho giai đoạn tái mở cửa trong dịch COVID-19 | ...PMC WEB
 
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 1
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 1CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 1
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 1PMC WEB
 
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 3
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 3CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 3
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 3PMC WEB
 
Vi khuan lao
Vi khuan laoVi khuan lao
Vi khuan laoTý Cận
 
BÁO CÁO KTVM.docx
BÁO CÁO KTVM.docxBÁO CÁO KTVM.docx
BÁO CÁO KTVM.docxThCmTDng
 
Sách trắng rủi ro thiên tai biến đổi khí hậu và hành động của doanh nghiệp ...
Sách trắng rủi ro thiên tai   biến đổi khí hậu và hành động của doanh nghiệp ...Sách trắng rủi ro thiên tai   biến đổi khí hậu và hành động của doanh nghiệp ...
Sách trắng rủi ro thiên tai biến đổi khí hậu và hành động của doanh nghiệp ...nataliej4
 
Các nhân tố tác động đến an ninh kinh tế của Việt Nam trong bối cảnh mới
Các nhân tố tác động đến an ninh kinh tế của Việt Nam trong bối cảnh mớiCác nhân tố tác động đến an ninh kinh tế của Việt Nam trong bối cảnh mới
Các nhân tố tác động đến an ninh kinh tế của Việt Nam trong bối cảnh mớiAnna Dicki
 
Go & Noi That Vol 80
Go & Noi That Vol 80Go & Noi That Vol 80
Go & Noi That Vol 80HAWA Viet Nam
 
Tl bo sung thay trang
Tl bo sung   thay trangTl bo sung   thay trang
Tl bo sung thay trangLoan Le
 
Tạp chí Life Balance | No.9 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.9 | OSHE MagazineTạp chí Life Balance | No.9 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.9 | OSHE MagazinePMC WEB
 
Khủng hoảng kinh tế của chủ nghĩa Tư Bản
Khủng hoảng kinh tế của chủ nghĩa Tư BảnKhủng hoảng kinh tế của chủ nghĩa Tư Bản
Khủng hoảng kinh tế của chủ nghĩa Tư BảnThành Lý Phạm
 
Kien thuc, thai do, thuc hanh cua cong dong ve mot so benh khong lay lien qua...
Kien thuc, thai do, thuc hanh cua cong dong ve mot so benh khong lay lien qua...Kien thuc, thai do, thuc hanh cua cong dong ve mot so benh khong lay lien qua...
Kien thuc, thai do, thuc hanh cua cong dong ve mot so benh khong lay lien qua...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
KHUYẾN NGHỊ CHIẾN LƯỢC PHÒNG CHỐNG DỊCH & PHỤC HỒI KINH TẾ
KHUYẾN NGHỊ CHIẾN LƯỢC PHÒNG CHỐNG DỊCH & PHỤC HỒI KINH TẾKHUYẾN NGHỊ CHIẾN LƯỢC PHÒNG CHỐNG DỊCH & PHỤC HỒI KINH TẾ
KHUYẾN NGHỊ CHIẾN LƯỢC PHÒNG CHỐNG DỊCH & PHỤC HỒI KINH TẾlamnk
 
Kinh tế vĩ mô.doc
Kinh tế vĩ mô.docKinh tế vĩ mô.doc
Kinh tế vĩ mô.docHaoLucTan
 

Similar to Tiểu luận tác động của đại dịch đến nền kinh tế việt nam (20)

Tìm hiểu sự tác động của đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế Việt Nam
Tìm hiểu sự tác động của đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế Việt NamTìm hiểu sự tác động của đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế Việt Nam
Tìm hiểu sự tác động của đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế Việt Nam
 
Đề tài ảnh hưởng của covid-19 đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam.docx
Đề tài ảnh hưởng của covid-19 đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam.docxĐề tài ảnh hưởng của covid-19 đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam.docx
Đề tài ảnh hưởng của covid-19 đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam.docx
 
Tiểu Luận Tác Động Của Đại Dịch Covid-19 Đối Với Việt Nam.doc
Tiểu Luận Tác Động Của Đại Dịch Covid-19 Đối Với Việt Nam.docTiểu Luận Tác Động Của Đại Dịch Covid-19 Đối Với Việt Nam.doc
Tiểu Luận Tác Động Của Đại Dịch Covid-19 Đối Với Việt Nam.doc
 
Đề tài: Cơ sở lý luận và kết quả phân tích, đánh giá thực trạng lạm phát, đề ...
Đề tài: Cơ sở lý luận và kết quả phân tích, đánh giá thực trạng lạm phát, đề ...Đề tài: Cơ sở lý luận và kết quả phân tích, đánh giá thực trạng lạm phát, đề ...
Đề tài: Cơ sở lý luận và kết quả phân tích, đánh giá thực trạng lạm phát, đề ...
 
Đề tài: Phân tích tình hình lạm phát ở Việt Nam hiện nay, HAY
Đề tài: Phân tích tình hình lạm phát ở Việt Nam hiện nay, HAYĐề tài: Phân tích tình hình lạm phát ở Việt Nam hiện nay, HAY
Đề tài: Phân tích tình hình lạm phát ở Việt Nam hiện nay, HAY
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
Các nguyên tắc y tế công cộng cho giai đoạn tái mở cửa trong dịch COVID-19 | ...
Các nguyên tắc y tế công cộng cho giai đoạn tái mở cửa trong dịch COVID-19 | ...Các nguyên tắc y tế công cộng cho giai đoạn tái mở cửa trong dịch COVID-19 | ...
Các nguyên tắc y tế công cộng cho giai đoạn tái mở cửa trong dịch COVID-19 | ...
 
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 1
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 1CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 1
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 1
 
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 3
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 3CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 3
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 3
 
Vi khuan lao
Vi khuan laoVi khuan lao
Vi khuan lao
 
BÁO CÁO KTVM.docx
BÁO CÁO KTVM.docxBÁO CÁO KTVM.docx
BÁO CÁO KTVM.docx
 
Sách trắng rủi ro thiên tai biến đổi khí hậu và hành động của doanh nghiệp ...
Sách trắng rủi ro thiên tai   biến đổi khí hậu và hành động của doanh nghiệp ...Sách trắng rủi ro thiên tai   biến đổi khí hậu và hành động của doanh nghiệp ...
Sách trắng rủi ro thiên tai biến đổi khí hậu và hành động của doanh nghiệp ...
 
Các nhân tố tác động đến an ninh kinh tế của Việt Nam trong bối cảnh mới
Các nhân tố tác động đến an ninh kinh tế của Việt Nam trong bối cảnh mớiCác nhân tố tác động đến an ninh kinh tế của Việt Nam trong bối cảnh mới
Các nhân tố tác động đến an ninh kinh tế của Việt Nam trong bối cảnh mới
 
Go & Noi That Vol 80
Go & Noi That Vol 80Go & Noi That Vol 80
Go & Noi That Vol 80
 
Tl bo sung thay trang
Tl bo sung   thay trangTl bo sung   thay trang
Tl bo sung thay trang
 
Tạp chí Life Balance | No.9 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.9 | OSHE MagazineTạp chí Life Balance | No.9 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.9 | OSHE Magazine
 
Khủng hoảng kinh tế của chủ nghĩa Tư Bản
Khủng hoảng kinh tế của chủ nghĩa Tư BảnKhủng hoảng kinh tế của chủ nghĩa Tư Bản
Khủng hoảng kinh tế của chủ nghĩa Tư Bản
 
Kien thuc, thai do, thuc hanh cua cong dong ve mot so benh khong lay lien qua...
Kien thuc, thai do, thuc hanh cua cong dong ve mot so benh khong lay lien qua...Kien thuc, thai do, thuc hanh cua cong dong ve mot so benh khong lay lien qua...
Kien thuc, thai do, thuc hanh cua cong dong ve mot so benh khong lay lien qua...
 
KHUYẾN NGHỊ CHIẾN LƯỢC PHÒNG CHỐNG DỊCH & PHỤC HỒI KINH TẾ
KHUYẾN NGHỊ CHIẾN LƯỢC PHÒNG CHỐNG DỊCH & PHỤC HỒI KINH TẾKHUYẾN NGHỊ CHIẾN LƯỢC PHÒNG CHỐNG DỊCH & PHỤC HỒI KINH TẾ
KHUYẾN NGHỊ CHIẾN LƯỢC PHÒNG CHỐNG DỊCH & PHỤC HỒI KINH TẾ
 
Kinh tế vĩ mô.doc
Kinh tế vĩ mô.docKinh tế vĩ mô.doc
Kinh tế vĩ mô.doc
 

More from luanvantrust

Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...luanvantrust
 
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...luanvantrust
 
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...luanvantrust
 
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang ChilePhân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chileluanvantrust
 
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải NamPhân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Namluanvantrust
 
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt NamPhân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Namluanvantrust
 
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...luanvantrust
 
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...luanvantrust
 
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXMĐẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXMluanvantrust
 
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...luanvantrust
 
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tửTối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tửluanvantrust
 
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ WatchkingdomỨng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdomluanvantrust
 
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...luanvantrust
 
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...luanvantrust
 
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh ViênNgôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viênluanvantrust
 
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...luanvantrust
 
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ ConandoHoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conandoluanvantrust
 
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn LangVăn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Langluanvantrust
 
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...luanvantrust
 
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands CoffeeChiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffeeluanvantrust
 

More from luanvantrust (20)

Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
 
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
 
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
 
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang ChilePhân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
 
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải NamPhân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
 
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt NamPhân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
 
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
 
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
 
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXMĐẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
 
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
 
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tửTối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
 
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ WatchkingdomỨng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
 
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
 
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
 
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh ViênNgôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
 
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
 
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ ConandoHoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
 
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn LangVăn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
 
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
 
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands CoffeeChiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
 

Recently uploaded

Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng HàLuận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hàlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...songtoan982017
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnKabala
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1mskellyworkmail
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdflevanthu03031984
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họchelenafalet
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy PhươngLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phươnglamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Recently uploaded (20)

Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng HàLuận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy PhươngLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
 
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌCLuận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
 

Tiểu luận tác động của đại dịch đến nền kinh tế việt nam

  • 1. 1 TIỂU LUẬN TÁC ĐỘNG CỦA ĐẠI DỊCH ĐẾN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM MÃ TÀI LIỆU: 80002 ZALO: 0917.193.864 Dịch vụ viết bài điểm cao : luanvantrust.com 2021
  • 2. 2 Mục Lục A. Mở đầu.................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài:...........................................................................................3 2. Mục đích nghiên cứu:.....................................................................................3 3. Nhiệm vụ nghiên cứu:....................................................................................4 4. Đối tượng nghiên cứu: ...................................................................................4 5. Phạm vi nghiên cứu:.......................................................................................4 6. Ý nghĩa việc nghiên cứu:...............................................................................4 7. Phương pháp nghiên cứu:..............................................................................4 B. Nội dung ..............................................................................................................5 1. Cơ sở lý luận ...................................................................................................5 1.1. Tác động là gì:...........................................................................................5 1.2. Đại dịch Covid-19 là gì............................................................................5 1.3. Phục hồi nền kinh tế là gì ?....................................................................6 2. Phân tích các tác động của Covid-19 đến các nền kinh tế.........................6 1.4. Dịch bệnh tác động đến trực tiếp đến nguồn lao động......................6 1.5. Dịch bệnh tác động đến chính trị từ đó ảnh hưởng đến nền kinh tế giữa các nước............................................................................................................... 15 1.6. Dịch bệnh tác động đến xã hội............................................................ 16 1.7. Dịch bệnh ảnh hướng đến thị trường chứng khoán từ đó ảnh hưởng đến huy động vốn trong nền kinh tế............................................................ 23 1.8. Các nghành bị dịch bệnh tác động mạnh mẽ ................................... 26 1.9. Tác động tích cực của dịch bệnh. ....................................................... 27 3. Giải pháp phục hồi nền kinh tế sau dịch bệnh......................................... 27 1.10. Lịch sử các khủng hoảng kinh tế và đại dịch. Giải pháp hồi phục lúc bấy giờ Error! Bookmark not defined. 1.11. Đưa ra giải pháp hồi phục nền kinh tế sau đại dịch covid-19 Error! Bookmark not defined. C. Kết luận............................................................................................................. 32
  • 3. 3 Tài liệu tham khảo..................................................................................................... 33 A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Bùng phát vào cuối tháng 12/2019, bắt nguồn từ một chợ hải sản ở Hồ Nam, Vũ Hán, miền Trung Trung Quốc, virus Corona ban đầu được xác nhận là một loại bệnh “viêm phổi lạ” hoặc “viêm phổi không rõ nguyên nhân”. Chỉ sau 100 ngày xuất hiện, đại dịch viêm đường hô hấp cấp do virus Corona đã nhanh chóng tác động tới các lĩnh vực kinh tế, xã hội, thị trường tài chính chao đảo, nền kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái với tỷ lệ thất nghiệp và nghèo đói chưa từng có trong lịch sử. Tên gọi vi rút Corona có nguồn gốc từ tiếng Latin, trong đó “corona” có nghĩa là “vương miện” hoặc “hào quang”. Virus này có những chiếc gai bao bọc bên ngoài, chúng tương tác với thụ thể trên tế bào, theo cơ chế tương tự chìa khóa và ổ khóa, từ đó cho phép virus xâm nhập vào bên trong. Tính đến ngày 8 tháng 5 năm 2021, theo thống kê chính thức hiện nay, trên thế giới có tổng số ca nhiễm khoảng 156 triệu người, đã bình phục là 92,6 triệu người và tử vong là 3,26 triệu người, trong đó tại Việt Nam ca nhiễm là 3.137 người, đã bình phục là 2.560, số ca tử vong là 35 người. Dịch bệnh đã ảnh hưởng rất lớn đến tính mạng con người cũng như nền kinh tế thế giới cũng như Việt Nam. Nhiều quốc gia Châu Á đã dự đoán tăng trưởng kinh tế năm 2020 là 0%. Việt Nam ta tuy không bị bùng phát dịch bệnh trên quy mô rộng nhưng nền kinh tế cũng bị ảnh hưởng do giãn cách xã hôi, GDP năm 2020 chỉ tăng 3% (giảm 50% so với cùng kỳ năm ngoái), nhiều doanh nghiệp bị phá sản, các starup cũng bị điêu đứng, nhiều người dân bị mất việc làm. Vì thế nghiên cứu đề tài này là một hành động cấp thiết giúp chúng ta có thể có góc nhìn tổng quan về kinh tế thế giới trong mùa dịch này nhằm kịp thời phán đoán các tác động của nó có ảnh hưởng như thế nào 2. Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu đề tài trên để tìm hiểu các tác động của đại dịch đến nền kinh tế Việt Nam. Dịch Covid-19 ảnh hưởng đến nhiều mặt của các nền kinh tế từ ảnh hưởng trực tiếp đên ảnh hưởng gián tiếp vì thế cần phải phân tích rõ hơn ảnh hướng như thế nào và ảnh hưởng mức độ nào đến các nghành, sau khi phân tích ta có được cái nhìn
  • 4. 4 tổng quát nhất để có thể đưa ra các giải pháp để phục hồi lại thị trường trong và sau khi dịch bệnh qua đi. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu: Tìm hiểu sự tác động của đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế Việt Nam Làm rõ cơ sở lý luận. Nghiên cứu thực tiễn: nghiên cứu rõ hơn về nhiều chiều trong một nền kinh tế như xã hội, chính trị, nguồn lao động đã bị ảnh hướng như thế nào? Ngoài ra nhìn các nghành được ảnh hưởng tích cực từ dịch bênh Kết luận, khuyến nghị, đưa ra các giải pháp phục hồi nền kinh tế sau khi đại dịch đi qua 4. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nền kinh tế Việt Nam trong đại dịch Covid- 19 5. Phạm vi nghiên cứu: Bài tiểu luân sẽ nghiên cứu tập chung vào các nước lớn bị ảnh hưởng nặng vì dịch Covid vì khi các nước phát triển bị khủng hoảng sẽ ảnh hướng đến kinh Việt Nam 6. Ý nghĩa việc nghiên cứu: Nghiên cứu đề tài trên để có thể phân tích tình hình kinh tế thế giới ở hiện tại và tương lai nhằm mục đích có giải pháp hồi phục nền kinh tế 7. Phương pháp nghiên cứu: Để phân tích, nghiên cứu về vấn đề “tác động của đại dịch đến nền kinh tế Việt Nam ”, em đã sử dụng một số phương pháp như: phân tích, nghiên cứu tài liệu, quan sát Ý nghĩa lý luận: Giúp dự đoán được tình hình kinh tế thế giới trong thời kỳ dịch bệnh nhằm đưa ra được trước các khả năng có thể xảy ra Ý nghĩa thực tế: giúp hồi phục nền kinh tế trong và sau đại dịch 8. Ý nghĩa của đề tài Ý nghĩa lý luận: Giúp dự đoán được tình hình kinh tế thế giới trong thời kỳ dịch bệnh nhằm đưa ra được trước các khả năng có thể xảy ra Ý nghĩa thực tế: giúp hồi phục nền kinh tế trong và sau đại dịch
  • 5. 5 B. NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận 1.1. Tác động là gì: Tác động là một hiện tượng, sự vật, sự việc làm cho một đối tượng nào đó có những biến đổi nhất định 1.2. Đại dịch Covid-19 là gì Theo trang web Wikipedia “Đại dịch COVID-19là một đại dịch bệnh truyền nhiễm với tác nhân là virus SARS-CoV-2, đã xuất hiện và gây ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu[8] từ tháng 12 năm 2019. Tâm dịch đầu tiên được ghi nhận là thành phố Vũ Hán thuộc miền Trung Trung Quốc, bắt nguồn từ một nhóm người mắc viêm phổi không rõ nguyên nhân. Giới chức y tế địa phương xác nhận rằng trước đó nhóm người này đã từng tiếp xúc, chủ yếu là với những thương nhân buôn bán và làm việc tại chợ bán buôn hải sản Hoa Nam, nơi được cho là địa điểm bùng phát dịch bệnh đầu tiên. Các nhà khoa học Trung Quốc đã tiến hành nghiên cứu và phân lập được một chủng loại coronavirus mới, được Tổ chức Y tế Thế giới lúc đó tạm thời gọi là 2019-nCoV, có trình tự gen giống với SARS-CoV trước đây với mức tương đồng 79,5%. Chính phủ các quốc gia trên thế giới đã tiến hành phản ứng đáp trả nhằm bảo vệ sức khỏe người dân cũng như các nhóm cộng đồng trên toàn cầu, bao gồm: hạn chế đi lại, phong tỏa kiểm dịch, ban bố tình trạng khẩn cấp, sử dụng lệnh giới nghiêm, tiến hành cách ly xã hội, hủy bỏ các sự kiện đông người, đóng cửa trường học và những cơ sở dịch vụ, kinh doanh ít quan trọng, khuyến khích người dân tự nâng cao ý thức phòng bệnh, hạn chế ra ngoài, đồng thời chuyển đổi mô hình hoạt động kinh doanh, học tập, làm việc từ truyền thống sang trực tuyến. Các biện pháp giới nghiêm khác nhau ở các nước trên thế giới; phương pháp sàng lọc tại các sân bay và nhà ga; hạn chế hoặc hủy bỏ các hoạt động du lịch tới những khu vực, vùng, quốc gia có nguy cơ nhiễm dịch cao,... Ngoài ra, các trường học cũng đã phải đóng cửa trên toàn quốc hoặc ở một số vùng tại hơn 170 quốc gia, ảnh hưởng đến 87% học sinh, sinh viên trên toàn thế giới, tính đến ngày 8 tháng 5 năm 2021. Những ảnh hưởng trên toàn thế giới của đại dịch COVID-19 hiện nay bao gồm: thiệt hại sinh mạng con người, sự bất ổn về kinh tế và xã hội, tình trạng bài ngoại và
  • 6. 6 phân biệt chủng tộc đối với người gốc Trung Quốc và Đông Á, việc truyền bá thông tin sai lệch trực tuyến và thuyết âm mưu về virus.” 1.3. Phục hồi nền kinh tế là gì ? Phục hồi nền kinh tế là sự trở về điểm “đỉnh” của nền kinh tế trong quá khứ do sự tác động nào đó làm gây nên suy thoái nền kinh tế. Để phục hồi nền kinh tế thường có các chính sách của giai cấp thống trị để có thể dẫn dắt thị trường trở lại tăng trưởng sau khủng hoảng Kinh tế thế giới cũng đã từng gặp phải nhiều cuộc khủng hoảng như cuộc khủng đại khủng hoảng năm 1929-1939, khủng hoảng giá dầu năm 1973, cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997. Và đến ngày nay qua nhiều cuộc khủng hoảng nhưng kinh tế các nước đã phục hồi và phát triển mạnh nhờ sự thay đổi chính sách, mô hình tài chính đề thích ứng với sự phát triển của thị trường 2. Phân tích các tác động của Covid-19 đến nền kinh tế Việt Nam 2.1.Dịch bệnh tác động đến trực tiếp đến nguồn lao động 1. Tình hình lao động và việc làm trước dịch bệnh Covid - 19 Trước đại dịch Covid-19, theo kết quả của Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2019 (công bố vào ngày 19/12/2019), có gần 88% dân số tham gia lực lượng lao động (có độ tuổi từ 25-59). Trong đó tỷ trọng dân số tham gia lực lượng lao động cao nhất là 14,3% (nhóm tuổi 25-29) và 14,2% ở nhóm tuổi 30-34 (giảm nhẹ). Tỷ trọng tham gia lực lượng lao động thấp, dưới 10% thuộc về dân số ở nhóm tuổi 15-19, nhóm tuổi 20-24 và nhóm tuổi già (60 tuổi trở lên) (Tổng cục Thống kê - TCTK 2019a). Số lượng trong lực lượng lao động đã tốt nghiệp THPT trở lên chiếm tỉ lệ là 39.1% (tăng 13,5 điểm phần trăm so với 10 năm trước (2009)); số lượng lực lượng lao động đã được có bằng, chứng chỉ (từ sơ cấp trở lên) có tỉ lệ là 23,1%, trong đó, khu vực thành thị có số lượng cao cấp 2,5 lần so với khu vực nông thôn, tương ứng 39,3% và 13,6%. Trong khi đó, tỉ lệ lực lượng lao động đã qua đào tạo (có bằng, chứng chỉ) ở đồng bằng sông Hồng (cao nhất, 31,8%) và Đông Nam bộ (27,5%), và đồng bằng sông Cửu Long (thấp nhất, 13,6%) (TCTK, 2019a, b). Tỉ lệ thất nghiệp của dân số từ 15 tuổi trở lên ở mức thấp 2,05%. Ở khu vực nông thôn tỉ lệ thất nghiệp thấp hơn gần 2 lần so với khu vực thành thị (1,64% và 2,93%). Đa số người thất nghiệp có độ tuổi từ 15-54 (chiếm 91,7% người thất nghiệp), trong đó, lao động có độ tuổi từ 15-24 có tỉ lệ thất nghiệp cao nhất chiếm 44,4% tổng số lao động thất nghiệp của cả nước (TCTK, 2019a). Qua số liệu thống kê, tỷ trọng việc làm theo ngành đã có sự dịch chuyển tích cực trong giai đoạn 2009 - 2019. Trong đó, tỉ trọng lao động khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản có xu hướng giảm (53,9% năm 2009, 46,3% năm 2014 và 35,3% vào năm 2019) còn tỷ trọng lao động trong khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ lại có xu hướng tăng, nhất là số lao động ở khu vực dịch vụ cao hơn số lao động làm việc trong
  • 7. 7 khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản. Với xu hướng dịch chuyển như vậy thì tỉ lệ lao động làm việc tại khu vực dịch vụ và công nghiệp sẽ sớm đạt được ngưỡng 70% (TCTK 2019a). Ngoài ra, tỉ trọng lao động làm công việc giản đơn đã giảm mạnh so với 10 năm trước đây, trong khi đó, các nhóm nghề thu hút được nhiều số lao động tham gia như “dịch vụ cá nhân, bảo vệ và bán hàng” (18,3%), “thợ thủ công và các thợ khác có liên quan” (14,5%) và “thợ lắp ráp và vận hành máy móc thiết bị” (13,2%) trong tổng số lao động đang làm việc (TCTK, 2019a). Tính đến 1/4/2019, Việt Nam có 96.208.984 người (Tổng cục Thống kê, 2019a), trong đó có gần 88% dân số tham gia lực lượng lao động trong độ tuổi từ 25- 59 , thì về chất lượng lao động còn rất nhiều tổn tại. Ngân hàng Thế giới khi tiến hành đánh giá thị trường lao động Việt Nam đã chỉ ra rằng chất lượng nguồn nhân lực Việ Nam đang ở mức thấp trong bậc thang năng lực quốc tế, thiếu lao động có trình độ tay nghề, công nhân kỹ thuật bậc cao[1]. Nhất là hiện nay, lao động Việt Nam còn thiếu và yếu về ngoại ngữ cũng như các kỹ năng mềm để có thể thích ứng khi làm việc theo nhóm, tác phong làm việc thiếu chuyên nghiệp và trách nhiệm (trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp) đồng thời kỷ luật lao động kém[2]. Số người có trình độ chuyên môn kỹ thuật chỉ có 11,39 triệu lao động (trong tổng số lực lượng lao động là 54,56 triệu người) qua đào tạo có bằng/chứng chỉ (bao gồm các trình độ sơ cấp nghề, trung cấp, cao đẳng, đại học và sau đại học), chiếm 20,92% tổng lực lượng lao động. Sau 10 năm, tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng mạnh nhưng vẫn còn 76,9% người tham gia lực lượng lao động chưa được đào tạo chuyên môn (TCTK, 2019b). Tương quan về số lượng lao động có trình độ đại học trở lên với các trình độ cao đẳng, trung cấp và sơ cấp nghề là 1-0,35-0,56-0,38. Điều này cho thấy đây là cảnh báo về sự thiếu hụt kỹ sư thực hành và công nhân kỹ thuật bậc cao trong bối cảnh Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong khi đó, cơ cấu lao động có chuyên môn kỹ thuật vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường nên dẫn đến hiện tượng là nhiều lao động có chuyên môn kỹ thuật làm việc không đúng trình độ hoặc làm các công việc giản đơn (không liên quan đến ngành nghề được đào tạo) hoặc bị thất nghiệp trong thời gian vừa qua[3]. 2. Ảnh hưởng, tác động của Covid - 19 đến lao động và việc làm Đại dịch Covid-19 xuất hiện tại Việt Nam từ tháng 1 năm 2020 đã ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình lao động và việc làm trong các ngành và tại tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trong đó, ảnh hưởng rõ rệt nhất vào quý II năm 2020 khi tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều ca lây nhiễm trong cộng đồng xuất hiện và đặc biệt là việc áp dụng các quy định về giãn cách xã hội được thực hiện triệt để trong tháng 4 năm 2020. Tính đến tháng 9 năm 2020, cả nước có 31,8 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19, trong đó gồm người bị mất việc làm, người phải nghỉ giãn việc/nghỉ việc luân phiên, bị giảm giờ làm hay giảm thu nhập… Có tới 68,9% người lao động bị giảm thu nhập (ở mức nhẹ), số người bị giảm giờ làm/nghỉ giãn cách/nghỉ luân phiên chiếm tới 40% người tham gia lao động, và số người buộc phải tạm nghỉ hoặc tạm ngừng sản xuất kinh doanh chiếm tới 14% (Tổng cục Thống kê, 2020a). Trong các khu vực kinh tế thì khu vực dịch vụ là chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch Covid-19 với 68,9% số lao động trong khu vực này bị ảnh hưởng. Ngoài ra trong các khu vực công nghiệp, xây dựng và khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản cũng bị ảnh hưởng với 66,4% và 27% (TCTK, 2020a). Theo số liệu trong Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý III và 9 tháng năm 2020 (TCTK, 2020b), mặc dù dịch bệnh, nhưng GDP trong 9 tháng năm 2020 tăng 2,12% (trong đó: quý I tăng 3,68%, quý II tăng 0,39% và quý III tăng 2.62%). Đây là
  • 8. 8 mức tăng thấp nhất của 9 tháng của các năm trong giai đoạn 2011-2020 (TCTK, 2020b). Mặc dù bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến vẫn phức tạp và có ảnh hưởng không tốt tới mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội, nhưng do các chính sách và các biện pháp mạnh, Việt Nam đã kiểm soát được, giúp cho công việc khôi phục kinh tế được thuận lợi. Cùng với sự đồng lòng quyết tâm của Đảng, Chính phủ và mọi người dân cũng như cộng đồng doanh nghiệp đã từng bước thực hiện có hiệu quả mục tiêu “vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế - xã hội”. Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, có đến 1,84% của khu vực nông, lâm nghiệp thùy sản đóng góp vào mức tăng trưởng chung 13,62%, trong khi công nghiệp và xây dựng là 3,08%, đóng góp 58,35%, dịch vụ đóng góp là 28,03% (tăng 1,37%) (TCTK, 2020b). 2.1. Tác động của dịch COVID-19 đến lực lượng lao động Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động thương mại, dịch vụ và xuất nhập khẩu. Theo số liệu của TCTK (2020b), trong 9 tháng, khu vực dịch vụ đạt mức tăng thấp nhất của cùng kỳ các năm 2011-2020[4]. Dịch vụ kho bãi giảm 4% (giảm 0,14 điểm phần trăm), dịch vụ lưu trú và ăn uống giảm 17,03% (giảm 0,76 điểm phần trăm) (TCTK, 2020b). Có thể nói, Covid -19 đã ảnh hưởng, tác động nghiêm trọng đến tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, gây gián đoạn chuỗi cung ứng và lưu chuyển thương mại, làm đình trệ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; nhiều doanh nghiệp đến phá sản, giải thể, tạm dừng hoạt động, thu hẹp quy mô... điều này ảnh hưởng trực tiếp tình hình lao động và việc làm. Bảng 1: Lực lượng lao động quý III và 9 tháng năm 2020 so với cùng kỳ 2019 Q uý III năm 2019* 9 tháng năm 2019* Q uý II năm 2020 Q uý III năm 2020** 9 tháng năm 2020 Quý III năm 2020 so Quý III năm 2019 Quý III năm 2020 so Quý II năm 2020 Lực lượng lao động (nghìn người) 5 5714,1 55 565,4 53 147,4 54 580,4 54 353,1 98,0 102, 7 Lực lượng lao động trong độ tuổi (nghìn người) 4 9192,9 49 027,6 46 789,4 48 554,0 48 087,5 98,7 103, 8 Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động (%) 7 6,4 76, 5 72 ,3 74 ,0 73, 9 Nguồn: Tổng cục Thống kê (2020e). (*) Số liệu điều chỉnh lại theo dân số Tổng điều tra. (**) Số liệu ước tính.
  • 9. 9 Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên trong quý I, II và quý III năm 2020 đều có sự thay đổi do tác động của dịch Covid-19. Lực lượng lao động quý II năm 2020 là 53,1 triệu người, giảm 2,2 triệu người so với quý trước (quý I năm 2020, 55,3 triệu, tỉ lệ tham gia lao động là 75,4%) và giảm 2,4 triệu người so với cùng kỳ năm trước (Tổng cục Thống kê, 2020c, 2020d). Đây là năm ghi nhận mức giảm sâu kỷ lục của lực lượng lao động từ trước đến nay. Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động quý II năm 2020 là 46,8 triệu người, giảm 2,1 triệu người so với quý trước (quý I năm 2020 là 48,9 triệu) (TCTK, 2020c, 2020d) và giảm 2,2 triệu người so với cùng kỳ năm trước, trong đó số lao động nữ trong độ tuổi lao động chiếm 44,7% lực lượng lao động trong độ tuổi của cả nước (20,93 triệu) (Tổng cục Thống kê, 2020d). Số liệu về lực lượng lao động của quý II năm 2020 cho thấy, ước tính tỷ lệ tham gia lực lượng lao động[5] đạt 72,3%, giảm 3,1% so với tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của quý I (75,4%) và 4,1% cùng kỳ năm trước. Tỉ lệ lao động nam tham gia lực lượng lao động cao hơn tỉ lệ lao động nữ tham gia lực lượng lao động là 11,7 điểm phần trăm (78,3% và 66,6%) (TCTK, 2020c, d). Đối với nhóm ngoài độ tuổi lao động, trong khi lực lượng lao động nữ đã giảm so với quý trước (1,8%) và cùng kỳ năm trước (4,9%) trong khi đó thì lực lượng lao động nam tăng nhẹ so với quý trước (0,8%) và cùng kỳ năm trước (1,4%) (Nguyễn Hoàng, 2020). Như vậy, đối với cả nhóm lực lượng lao động trong độ tuổi và ngoài độ tuổi, lực lượng lao động nữ luôn là nhóm chịu ảnh hưởng nặng nề hơn so với lực lượng lao động nam trong bối cảnh dịch Covid-19 tác động sâu rộng tới thị trường lao động tại Việt Nam. Quý III năm 2020, lực lượng lao động trong độ tuổi lao động của Việt Nam có 48,6 triệu người, tăng 1,8 triệu người so với quý trước và giảm 638,9 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Khu vực thành thị có 16,5 triệu người (34,1%). Trong khi đó thì số lượng lao động nữ trong độ tuổi lao động ở Việt Nam chiếm 45,5% tổng số lực lượng lao động của cả nước (tương đương 22,1 triệu người) (TCTK, 2020e). Đến hết tháng 9 năm 2020, Việt Nam có 54,4 triệu người trong lực lượng lao động có độ tuổi từ 15 tuổi trở lên (giảm 1,2 triệu người so với cùng kỳ năm trước, giảm chủ yếu ở khu vực nông thôn). Trong giai đoạn 2016-2019, mỗi năm trung bình lực lượng lao động trong 9 tháng đầu năm đều tăng 1%, và theo thông lệ thì đến hết tháng 9 năm 2020 thì lực lượng lao động phải có thêm 1,8 triệu lao động nhưng trên thực tế lại giảm 1,2 triệu lao động. Điều này cho thấy rằng dịch Covid-19 có thể đã tước đi cơ hội tham gia thị trường lao động của 1,8 triệu người (TCTK, 2020a). Đến hết quý III năm 2020, do dịch bệnh đã trong tầm kiểm soát, lực lượng lao động đã phục hồi nhanh ở khu vực nông thôn và lao động nữ. Lực lượng lao động tại khu vực nông thôn tăng 3,0% (so với quý trước); lực lượng lao động nữ tăng 4,1%, cao hơn 2,6 điểm phần trăm so với mức tăng của lực lượng lao động nam. Mặc dù kết quả là tăng nhưng lực lượng lao động ở khu vực nông thôn và lao động nữ vẫn giảm so với quý I năm 2020 và cùng kỳ năm trước. Vì vậy, đây vẫn là những nhóm chịu ảnh hưởng rõ rệt nhất bởi tác động của dịch Covid-19 với mức giảm của lực lượng lao động thuộc hai nhóm này so với cùng kỳ năm trước lần lượt là 3,2% và 2,3% (TCTK, 2020a). 2.2. Tác động của dịch COVID-19 đến lao động có việc làm Đại dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động thương mại, dịch vụ và xuất nhập khẩu trong những tháng đầu năm 2020. Trong đó, khu vực dịch vụ trong 9 tháng đạt mức tăng thấp nhất của cùng kỳ các năm 2011-2020[6]. Trong khu vực dịch vụ, một số ngành dịch vụ thị trường có tỷ trọng lớn, đóng góp vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm (tháng 9/2020): Bán buôn và bán lẻ tăng 4,98% so với cùng kỳ năm trước
  • 10. 10 (0,54 điểm phần trăm); hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 6,68% (0,4 điểm phần trăm); ngành vận tải, kho bãi giảm 4% (giảm 0,14 điểm phần trăm); ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống giảm 17,03% (giảm 0,76 điểm phần trăm) (TCTK, 2020b). Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản 9 tháng năm 2020 tăng thấp so với cùng kỳ năm trước do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, dịch Covid-19 và dịch tả lợn châu Phi (TCTK, 2020b). Khu vực công nghiệp tăng 2,69% so với cùng kỳ năm trước và thấp hơn nhiều so với mức tăng cùng kỳ các năm 2011-2016[7], trong khi ngành xây dựng tăng 5,02%, cao hơn mức giảm 0,01% và tăng 2,78% của 9 tháng năm 2011 và năm 2012 giai đoạn 2011-2020[8] (TCTK 2020b). Bảng 2: Lao động có việc làm quý III và 9 tháng năm 2020 so với cùng kỳ năm 2019 Qu ý III năm 2019* 9 tháng năm 2019* Q uý II năm 2020 Q uý III năm 2020** 9 tháng năm 2020 Qu ý III năm 2020 so Quý III năm 2019 Q uý III năm 2020 so Quý II năm 2020 Số người có việc làm (nghìn người) 54 605,4 54 460,2 5 1811,2 53 328,0 5 3117,5 97, 7 10 2,9 Số người làm công việc tự sản tự tiêu trong nông nghiệp (nghìn người) 40 41,5 39 96,3 3 727,7 33 37,6 3 732,1 82, 6 89 ,5 Số người có việc làm trong độ tuổi lao động (nghìn người) 48 125,2 47 966,0 4 5510,5 47 338,1 4 6893,8 98, 4 10 4,0 Nguồn: Tổng cục Thống kê (2020e). (*) Số liệu điều chỉnh lại theo dân số Tổng điều tra. (**) Số liệu ước tính. Trong tháng 9/2020, cả nước có 53,1 triệu người lao động có việc làm từ 15 tuổi trở lên, giảm 1,3 triệu người so với cùng kỳ năm trước. Lao động có việc làm giảm mạnh ở khu vực nông thôn (giảm 1,2 triệu người): giảm 608,6 nghìn lao động nam và giảm 734,1 nghìn người lao động nữ (TCTK, 2020e). Tính đến hết 9 tháng năm 2020, số lao động làm việc ở khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản (từ 15 tuổi trở lên) bị giảm 6,5% (có 17,5 triệu người) so với cùng kỳ năm trước; khu vực công nghiệp và xây dựng là, tăng 0,3% (16,4 triệu người) so với cùng kỳ năm trước. Số lao động tăng chủ yếu trong ngành xây dựng có số lao động phi chính thức tăng 4,6% và số lao động chính thức giảm 9,3%. Số lao động trong khu vực dịch vụ cũng giảm 1% so với cùng kỳ năm trước (19,2 triệu người) (TCTK, 2020e). Bên cạnh đó, việc chuyển dịch cơ cấu lao động từ khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản sang khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ có xu hướng tiếp tục diễn
  • 11. 11 ra. Tỉ trọng lao động trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 34,4% xuống 33%, trong khi đó tỉ trọng lao động trong khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 30% lên 30,8%. Tỉ trọng lao động khu vực dịch vụ tăng từ 35,6% lên 36,2% (TCTK, 2020e). Tính đến tháng 9 năm 2020, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến người lao động đang làm việc trong hầu hết các ngành, trong đó một số ngành có tỷ lệ lao động bị ảnh hưởng lớn như: ngành nghệ thuật, vui chơi và giải trí (88,6%), dịch vụ lưu trú và ăn uống (81,7%), vận tải kho bãi (79,7%), hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ (72,7%), công nghiệp chế biến chế tạo (70,1%), bán buôn bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô và xe máy (68,5%), giáo dục đào tạo (68,5%), hoạt động kinh doanh bất động sản (67,8%) (TCTK, 2020a). Điều này cho thấy đại dịch Covid -19 đã làm cho đa số người lao động, trong số lao động có việc làm đã bị mất việc phải tạm thời rời khỏi thị trường lao động trong thời gian dịch bệnh lây lan, đặc biệt là trong tháng 4 năm 2020 khi các biện pháp giãn cách xã hội được áp dụng nghiêm túc và triệt để. Lực lượng lao động[9] tăng trở lại sau khi ghi nhận mức giảm sâu kỷ lục vào quý II năm 2020 nhưng vẫn chưa thể khôi phục về trạng thái của cùng kỳ năm trước sau khi ghi nhận mức giảm sâu kỷ lục vào quý II năm 2020, thị trường lao động đang có dấu hiệu phục hồi, tuy nhiên vẫn chưa thể khôi phục về trạng thái của cùng kỳ năm trước (TCTK, 2020a). Một số ngành có số lao động giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước như ngành công nghiệp chế biến, chế tạo (giảm 324,6 nghìn người); ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống (giảm 156,9 nghìn người); ngành giáo dục và đào tạo (giảm 122,7 nghìn người); ngành bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy (giảm 120 nghìn người) (TCTK, 2020a). 2.3. Tác động của dịch Covid -19 đến thất nghiệp và thiếu việc làm 2.3.1. Lao động thiếu việc làm Số lao động thiếu việc làm trong độ tuổi lao động của quý III năm 2020 là 1,3 triệu người. Mặc dù có giảm trong quý III (81,4 nghìn người) nhưng vẫn cao hơn so với cùng kỳ năm trước (560,4 nghìn người) với tỉ lệ là 2,79% (giảm 0,29 điểm phần trăm so với cùng kỳ quý trước[10] và tăng 1,21 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước). Tỷ lệ này ở khu vực nông thôn là 3,2% (của lao động trong độ tuổi), cao hơn tỷ lệ này ở khu vực thành thị 1,99 điểm phần trăm (TCTK, 2020e). Theo số liệu của TCTK (2020a), có đến gần 1/2 số lao động thiếu việc làm quý III năm 2020 (trong độ tuổi lao động) hiện đang làm việc trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, chiếm 49,3%, giảm 26,1 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 25,9%, tăng 17,6 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ chiếm 24,8%, tăng 8,5 điểm phần trăm (TCTK, 2020a). Tỉ lệ lao động thiếu việc làm ở khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản là 4,8%, cao gấp 2,2 lần so với khu vực công nghiệp và xây dựng và cao hơn 2,6 lần so với khu vực dịch vụ (TCTK, 2020e). Như vậy, tình trạng thiếu việc làm hiện nay không chỉ tập trung ở khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản mà đang tăng lên ở cả khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ (TCTK, 2020a). Tỷ lệ thiếu việc làm càng thấp đối với lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao trong độ tuổi tuổi lao động. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật trong độ tuổi quý III/2020 là 3,20%; sơ cấp là 2,54%; trung cấp là 1,71%; cao đẳng là 1,59%; đại học trở lên là 1,15% (TCTK, 2020a). Theo số liệu của TCTK (2020a), quý III năm 2020, lao động phi chính thức có việc làm là 20,7 triệu người, tăng 1,2 triệu người so với quý trước và tăng 149 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. So với quý trước, tốc độ tăng lao động có việc làm
  • 12. 12 phi chính thức cao hơn so với tốc độ tăng của lao động có việc làm chính thức (tương ứng là 5,8% và 0,8%) (Tổng cục Thống kê, 2020a). Tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức quý III năm 2020 là 57,0%, tăng 1,2 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 1,0 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước; tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức ở khu vực nông thôn 62,9% và khu vực đô thị 49,5% (hơn 13,4 điểm phần trăm) (TCTK, 2020a). Như vậy, mặc dù bị ảnh hưởng của dịch Covid-19, trong khi số lao động thiếu việc làm trong khu vực lao động chính thức bị ảnh hưởng và bị giảm so với cùng kỳ năm ngoái thì lao động ở khu vực phi chính thức lại không bị ảnh hưởng mà có xu hướng tìm được việc làm nhiều hơn so với lao động của khu vực chính thức (TCTK, 2020a). Như vậy, sự phục hồi của thị trường lao động hiện nay (thời điểm quý III năm 2020) có tín hiệu tích cực nhưng còn thiếu tính bền vững do lao động phi chính thức được coi là bộ phận lao động phải đối mặt với nhiều thiệt thòi và bất lợi, khó tiếp cận với các chế độ phúc lợi và bảo hiểm xã hội (TCTK, 2020a). 2.3.2. Lao động thất nghiệp Đến tháng 9 tháng năm 2020, gần 1,2 triệu người thất nghiệp trong độ tuổi lao động, tăng 132,1 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động 9 tháng năm 2020 là 2,48%, cao gấp 1,14 lần so với cùng kỳ năm trước. Thành phố Hồ Chí Minh có tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý III năm 2020 là 4,3%, cao hơn 1,94 điểm phần trăm so với Hà Nội (2,36%) (TCTK, 2020e). Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động ở khu vực thành thị có tỉ lệ thất nghiệp là 4,0%, giảm 0,46 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 0,89 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Đây là tỉ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi lao động ở khu vực thành thị cao nhất trong vòng 10 năm qua (TCTK, 2020e). Quý III năm 2020, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên là 7,24%, tăng 0,26 điểm phần trăm so với quý trước, tăng 0,51 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước; cao gấp 4,2 lần so với tỷ lệ thất nghiệp của dân số trưởng thành (những người từ 25 tuổi trở lên). Thanh niên khu vực thành thị có tỷ lệ thất nghiệp là 11,29%, tăng 0,2 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 0,65 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh, nhóm thanh niên có tỉ lệ thất nghiệp khá cao tương ứng là 9,25% và 10,47% (TCTK, 2020e). Bảng 1: Thất nghiệp và thất nghiệp trong độ tuổi lao động Q uý III năm 2019* 9 tháng năm 2019* Quý II năm 2020 Q uý III năm 2020** 9 tháng năm 2020 Qu ý III năm 2020 so Quý III năm 2019 Qu ý III năm 2020 so Quý II năm 2020 Số người thất nghiệp (nghìn người) 1 108,7 1105,2 1336, 2 12 52,4 1 235,6 113 ,0 93, 7 - Số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động (nghìn người) 1 067,7 1061,6 1278, 9 12 15,9 1 193,7 113 ,9 95, 1 Tỷ lệ thất nghiệp (%) 1 ,99 1,99 2,51 2, 29 2, 27 Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động (%) 2 ,17 2,17 2,73 2, 50 2, 48
  • 13. 13 Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (%) 6 ,73 6,62 6,98 7, 24 7, 07 Nguồn: TCTK (2020e). (*) Số liệu điều chỉnh lại theo dân số Tổng điều tra. (**) Số liệu ước tính. Có thể nói, đến tháng 9 năm 2020, lao động từ 15 tuổi trở lên đạt 54,4 triệu người, giảm 1,2 triệu người so với cùng kỳ năm trước và giảm chủ yếu ở khu vực nông thôn. Trong giai đoạn 2016-2019, trung bình mỗi năm lực lượng lao động 9 tháng đầu năm tăng 1,0%. Nếu lực lượng lao động 9 tháng năm 2020 duy trì tốc độ tăng như giai đoạn 2016-2019 và không có dịch Covid-19, nền kinh tế Việt Nam sẽ có thêm 1,8 triệu lao động. Nói cách khác, dịch Covid-19 có thể đã tước đi cơ hội tham gia thị trường lao động của 1,8 triệu người. 3. Một số giải pháp Tác động của đại dịch Covid -19 đã làm cho lao động gặp nhiều khó khăn hơn trong việc tham gia thị trường lao động và đóng góp trong chuỗi sản xuất hàng hóa và dịch vụ. Đến nay, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận trong thực hiện mục tiêu kép vừa chống dịch vừa khôi phục, phát triển kinh tế. Mặc dù tốc độ tăng GDP trong quý II năm 2020 thấp kỷ lục trong nhiều năm qua, nhưng là mức tăng trưởng dương mà nhiều nước trên thế giới không đạt được. Đại dịch Covid -19 trên thế giới đang diễn biến phức tạp, với nhiều nguy cơ bùng nổ làn sóng dịch tại nhiều nước trên thế giới, ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình lao động, việc làm và thu nhập của người lao động. Biện pháp giãn cách xã hội áp dụng trong tháng 3 và cách ly xã hội áp dụng trong tháng 3 và tháng 4 đang gây nên sự sụt giảm nghiêm trọng trong doanh thu. Các nhà máy phục vụ thị trường nội địa đang phải cắt giảm thời giờ làm việc của người lao động, đề nghị giảm mức lương hay tạm dừng mọi hoạt động sản xuất và cho người lao động nghỉ việc. Lao động và làm việc trong các doanh nghiệp xuất khẩu cũng đối mặt với sự sụt giảm nghiêm trọng về số giờ làm việc, tạm dừng hợp đồng, cắt giảm lương và sa thải. Để hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động phục hồi sản xuất góp phần cải thiện tình hình lao động việc làm, cần thực hiện một số giải pháp: Một là, tiếp tục thực hiện đồng bộ, hiệu quả các cơ chế, chính sách phù hợp, nhất là về tài chính, tiền tệ, an sinh xã hội để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, người lao động, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa vượt qua khó khăn của đại dịch Covid -19, nhanh chóng khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội. Thực hiện chính sách miễn, giảm một số nghĩa vụ thuế đối với một số lĩnh vực, đối tượng chịu thiệt hại nặng nề do đại dịch Covid -19 trong năm 2020. Đồng thời, nghiên cứu để xây dựng các gói hỗ trợ đặc thù cho nhóm lao động yếu thế, bao gồm lao động nữ và lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật chịu tổn thương bởi diễn biến khó lường của đại dịch Covid -19 nhằm giúp họ sớm vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống. Hai là, đẩy nhanh việc thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh để phục hồi hoạt động kinh tế (theo nghị quyết 42/NQ-CP) của tất cả các ngành, đặc biệt là các ngành chịu ảnh hưởng lớn của dịch Covid -19 như ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; bán buôn và bán lẻ; dịch vụ lưu trú và ăn uống; vận tải… Bảo đảm an sinh xã hội, giải quyết việc làm, đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với xu thế mới. Thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ an sinh xã hội, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho người lao động sớm quay trở lại thị trường, bảo đảm đủ lực
  • 14. 14 lượng lao động khi bước vào giai đoạn tăng cường sản xuất, kinh doanh sau dịch. Tập trung hỗ trợ người sử dụng lao động đào tạo, đào tạo lại người lao động đáp ứng yêu cầu mới; đẩy mạnh kết nối cung, cầu lao động trong nước, gắn với thị trường lao động quốc tế. Đồng thời cũng hỗ trợ các nhóm lao động, bao gồm lao động chính thức và phi chính thức trong các doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất kinh doanh (dân doanh, tư nhân/tổ hợp tác/hợp tác xã). Ngoài ra có thể xem xét và xây dựng các gói hỗ trợ đặc thù cho các nhóm lao động yếu thế (phụ nữ, lao động không có trình độ chuyên môn, lao động ở khu vực kinh tế phi chính thức) để giúp họ có thể có cơ hội tìm kiếm được việc làm tạo thu nhập để có được sự đảm bảo có được một phần tài chính để giúp bản thân họ và gia đình họ vượt qua được thời điểm khó khăn chung của toàn đất nước do tác động của dịch Covid-19. Ba là, doanh nghiệp và người lao động cần nắm bắt nhu cầu lao động của nền kinh tế trong bối cảnh chuyển đổi phương thức sản xuất đáp ứng yêu cầu mới. Các doanh nghiệp cần thay đổi cách thức sắp xếp công việc để bảo vệ sức khỏe của người lao động, vì thế có thể có tác động tới sản lượng. Kết luận Việt Nam được cân nhắc mức độ ổn định cao về tỷ giá, tăng trưởng kinh tế cũng như khả năng kiểm soát tốt dịch bệnh. Tác động của dịch bệnh Covid - 19 khiến yêu cầu phải giảm bớt tiếp xúc giữa người với người cũng là thách thức đối với lực lượng lao động. Quy trình sản xuất công nghiệp đã, đang và sẽ được tái thiết kế để phù hợp tỷ lệ tự động hóa cao hơn. Do vậy, cơ hội việc làm sẽ dần mở rộng hơn đối với nhóm lao động có chuyên môn và kỹ năng cao hơn, đặc biệt là về mức độ hiểu biết và khả năng điều khiển máy móc. Đại dịch này càng khẳng định hơn nữa yêu cầu phải đảm bảo khả năng chống chịu của chuỗi cung ứng công nghiệp toàn cầu, phân tán rủi ro đồng đều hơn. Khủng hoảng dịch bệnh Covid - 19 đặt ra nhiều thách thức mới về đảm bảo an ninh việc làm. Việc xuất hiện dịch bệnh đã thay đổi hoàn toàn viễn cảnh và sự vận hành thông thường của cấu trúc sản xuất và thương mại toàn cầu, ít nhất trong ngắn hạn. Các thị trường tiêu thụ lớn đình trệ dẫn tới đứt gãy tạm thời trong chuỗi cung ứng, xảy ra cả ở cấp độ địa phương, quốc gia, khu vực và toàn cầu. Thị trường lao động thời Covid -19 được đánh giá sẽ có tác động sâu rộng đến kết quả thị trường lao động. Ngoài những lo ngại cấp bách về sức khỏe của công nhân và gia đình họ, virus và các cú sốc kinh tế tiếp theo sẽ tác động đến việc làm. Cung lao động đang giảm vì các biện pháp cách ly và suy giảm hoạt động kinh tế. Mặc dù hầu hết các ngành nghề đã mở cửa trở lại, không phải ngành nghề nào cũng quay trở lại được như thời điểm trước dịch[11]. Theo số liệu của Bộ LĐTB&XH[12] cho thấy, có 7,8 triệu lao động Việt Nam mất việc làm hoặc phải nghỉ luân phiên, trong khi 17,6 triệu lao động bị cắt giảm lương do đại dịch. Trong các lĩnh vực chính thức tại Việt Nam đóng vai trò là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế chính, nhân công của ngành dịch vụ (bán lẻ, vận tải và du lịch) (72%) và sản xuất (67,8%) bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ cuộc khủng hoảng COVID-19. Tại thời điểm này, ước tính sơ bộ (tính đến ngày 10/3/2020) cho thấy, những người lao động bị nhiễm bệnh đã mất gần 30.000 tháng làm việc, với hậu quả là mất thu nhập (đối với những người lao động không được bảo vệ) (ILO, 2020). Tác động việc làm chủ yếu về tổn thất lớn về thu nhập cho người lao động. Những động thái ngắn hạn về chuyển dịch thương mại, sự dứt gãy trong chuỗi cung ứng toàn cầu cũng như những rủi ro bất thường như thiên tại dịch bệnh đang tạo ra những thuận lợi cũng như khó khăn dài hạn về kinh tế và việc làm nói riêng.
  • 15. 15 1.4. Dịch bệnh tác động đến chính trị từ đó ảnh hưởng đến nền kinh tế giữa các nước Căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng gia tăng, một ví dụ điển hình như Tổng thống D.Trump cáo buộc Trung Quốc về vấn đề nguồn gốc của virus corona hay về việc ông D.Trump cắt giảm trợ cấp cho tổ chức y tế thế giới WHO vì lý do tại sao WHO phản ứng chậm chạm và đưa ra các khuyến nghị sai lệch sau khi đến TQ. Ngoài ra, số liệu người chết ở TQ như một mớ hỗn lộn khi các số liệu được sửu đổi liên tục. Việc điều chỉnh gây mối quan ngại rất là lớn giữa các nước phương tây đặc biệt là các nước thuộc G7 khi các nước đó đang bị dịch bùng phát nghiêm trọng và khiến nền kinh tế của họ bị ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng. Đối chọi lên đến đỉnh điểm thì các động thái của các quốc gia trên lĩnh vực kinh tế cũng xuất hiện khi mà TQ đã cấm xuất khẩu các loại khẩu trang về lại mỹ đặt tại TQ. Và cũng “nhờ đại dịch” mà TQ đã thất hứa với mỹ khi không thể mua được nông sản của mỹ trị giá 50 tỷ đô hay phá vỡ thỏa thuận thương mại khi mua tích trữ đậu tương của Brazil. Nên vì thế, nếu ông D.Trump có thể tái đắc cử lần thứ 2 thì rất có thể chiến tranh thương mại sẽ nổ và không chỉ có Mỹ-Trung mà còn có các nươc khác như Anh, Pháp. Vì có rất nhiều các nghành hàng như sắt thép hay da giày của TQ xuất khẩu sang Mỹ. Ngoài Mỹ và các nươc phương tây thì Nhật bản cũng có động thái không vừa lòng khi hỗ trợ số tiền khủng lồ để các công ty có thể chuyển nhà máy sản xuất ra khỏi Trung Quốc có thể vì họ nhìn ra được sau dịch kinh tế TQ sẽ gặp nhiều bất ổn và sẽ không an toàn khi đặt các nhà máy sản xuất tại đó. Trích dẫ một bài báo có tựa đề Mỹ-Trung đang 'manh nha' một cuộc chiến tranh lạnh về công nghệ và cái giá phải trả?. “Mỹ đã áp dụng 4 “đòn” đánh Trung Quốc, gồm: thương mại, tiền tệ, công nghệ và vấn đề Đài Loan (Trung Quốc) Thứ nhất, về thương mại, Mỹ tiếp tục đánh thuế lên hàng hóa của Trung Quốc. Hành động này làm nền kinh tế Mỹ chịu nhiều tổn thất. Thứ hai, về tiền tệ, các quan chức cao cấp của Nhà Trắng đã thảo luận về việc Mỹ yêu cầu Trung Quốc xoá khoản nợ 1,1 nghìn tỷ USD để bồi thường cho thiệt hại
  • 16. 16 do Covid-19. Tuy nhiên, điều này sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho tình hình tín dụng của Mỹ, đe dọa vai trò dự trữ tiền tệ của đồng USD. Ngược lại, đối với Trung Quốc, đây là cái giá quá thấp. Thứ ba, về công nghệ, Mỹ hạn chế chuyển nhượng công nghệ cho Trung Quốc. Điều này chắc chắn gây tổn hại cho lĩnh vực công nghệ của Trung Quốc nhưng không ảnh hưởng quá lớn đến sự phát triển của Trung Quốc xét về lâu dài. Thứ tư, về vấn đề Đài Loan (Trung Quốc), Mỹ tăng cường bán vũ khí cho Đài Loan, thậm chí công khai cổ xúy Đài Loan độc lập. Từ khi Tổng thống Nixon lần đầu tiên thăm Trung Quốc vào năm 1972, Mỹ luôn duy trì chính sách “mơ hồ về chiến lược” trong vấn đề Đài Loan. Điều này ngăn chặn có hiệu quả sự gây hấn giữa Đài Loan (Trung Quốc) và Đại lục. Nếu Chính quyền Tổng thống Trump muốn thay đổi chính sách này, sẽ gia tăng rủi ro xung đột vũ trang tại eo biển Đài Loan (Trung Quốc). Đến lúc đó, liệu Mỹ có sử dụng quân đội để bảo vệ Đài Loan hay không?” Tuy xung đột giữa Mỹ và Trung đã có từ trước dịch bệnh bùng phát nhưng dịch bệnh giống như một nguồn dầu đổ vào cuộc chiến. Và cũng chính dịch bệnh nổi lên đã làm cho tỉ lệ tái đắc cử của tổng thống D.Trump từ 80% xuống 60% https://www.tapchicongsan.org.vn/kinh-te/-/2018/819611/tac-dong-cua-dai-dich- covid-19%C2%A0va-mot-so-giai-phap-chinh-sach-cho-viet-nam-trong-giai-doan- toi.aspx 1.5. Dịch bệnh tác động đến xã hội đến giờ phút này nguy cơ lan nhanh của dịch bệnh vẫn còn rất lớn. Hậu quả của đại dịch COVID 19 là chưa từng có trong lịch sử loài người. Nhìn chung, Việt Nam đã khá thành công trong việc kiểm soát dịch bệnh COVID-19, nhưng nguy cơ vẫn còn cao do diễn biến rất phức tạp của tình hình dịch bệnh trên thế giới. 1.6. Giáo dục[sửa | sửa mã nguồn] Xem thêm: Ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đối với giáo dục
  • 17. 17 Công lập[sửa | sửa mã nguồn] Một số trường đã quyết định kéo dài thời gian nghỉ Tết Canh Tý đến hết 9 tháng 2.[1] Ngày 6 tháng 2, dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh của Bộ Giáo dục và Đào Tạo (tại đây được gọi tắt là "Bộ GD và ĐT") đã họp và thống nhất đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh/thành phố căn cứ tình hình thực tế kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm một tuần nữa.[2] Đến ngày 8 tháng 2, có 62 trên 63 tỉnh, thành phố của cả nước tiếp tục cho học sinh nghỉ học đến hết 16 tháng 2 để phòng, ngừa dịch bệnh.[3] Đến ngày 14 tháng 2, trước diễn biến tạp của dịch, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã có công văn gửi các tỉnh, đề nghị các lãnh đạo tỉnh thành xem xét, cho học sinh, sinh viên tiếp tục nghỉ học đến hết tháng 2 để phòng tránh dịch COVID-19. Sau công văn này, trong ngày 15 tháng 2, hàng loạt tỉnh thành đã ra quyết định cho học sinh trong tỉnh tạm nghỉ học đến hết tháng 2, thay vì trở lại trường vào 17 tháng 2 như các quyết định trước đó.[4] Đến đầu tháng 3, một số tỉnh đã có quyết định cho học sinh THPT và các trường đại học, trung tâm giáo dục thường xuyên đi học trở lại, trong khi một số tỉnh khác tiếp tục cho học sinh, sinh viên nghỉ học đến hết 8 tháng 3 hoặc đến giữa tháng 3.[5][6] Đến 16 giờ ngày 13 tháng 3, nhiều tỉnh thành trong cả nước lại tiếp tục cho học sinh nghỉ học đến hết tháng 3, riêng Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục cho học sinh nghỉ học đến 5 tháng 4.[7][8] Cũng trong ngày hôm đó, Bộ GD và ĐT đã có công văn hỏa tốc đến các địa phương về việc điều chỉnh khung kế hoạch thời gian năm học 2019-2020,[9] cụ thể: dự kiến kết thúc năm học trước ngày 15 tháng 7 năm 2020 và tổ chức thi THPT quốc gia từ ngày 8 đến ngày 11 tháng 8 năm 2020.[10][11] Đáng chú ý, đây là lần điều chỉnh khung kế hoạch lần thứ hai của Bộ GD và ĐT. Trước đó, vào ngày 22 tháng 2, Bộ đã tiến hành điều chỉnh khung kế hoạch thời gian năm học 2019–2020 lần thứ nhất với thời gian kết thúc năm học trước ngày 30 tháng 6 năm 2020 và tổ chức thi THPT quốc gia từ ngày 23 tháng 7 năm 2020 đến ngày 26 tháng 7 năm 2020.[12][13][14] Nhiều ý kiến về việc tổ chức Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia đã được đưa ra do sự gián đoạn vì thời gian nghỉ phòng tránh dịch kéo dài.[15][16] Tuy nhiên, dịch bệnh còn diễn biến vô cùng phức tạp, chiều ngày 18 tháng 3, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung ra quyết định kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh từ Tiểu học đến THPT tới ngày 5 tháng 4, đồng thời quan ngại khả năng khung thời gian kế hoạch của năm học được chỉnh sửa trước đó sẽ bị phá vỡ.[17] Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, có nhiều luồng ý kiến khác nhau xoay quanh việc có nên cho học sinh tiếp tục nghỉ học hay không. Đa phần các phụ huynh và học sinh đều đồng tình nên tiếp tục kéo dài thời gian nghỉ học đến khi dịch bệnh cơ bản được kiểm soát.[18][19][20] Những người ủng hộ ý kiến này cho rằng học sinh là một trong những đối tượng dễ phát tán dịch bệnh nhất. Một số ý kiến khác lại cho rằng, việc nghỉ học liên tục sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh. Mặt khác, việc học sinh nghỉ quá lâu cũng ảnh hưởng đến tâm lý, công việc của phụ huynh và nhiều hoạt động kinh tế, xã hội cũng bị tác động lớn.[21] Còn theo ý kiến của PGS.TS Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur TP. HCM, đa số bệnh nhân nhiễm COVID-19 do có sự giao lưu, đi lại nhiều nơi, tiếp xúc nhiều người. Tác nhân lây bệnh có khả năng từ hội nghị, đi lại tàu xe. Học sinh nếu đến trường, chịu sự giám sát của thầy cô, nên khả năng sẽ an toàn hơn.[22] Trước đó, tại cuộc họp trực tuyến của Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng nhấn mạnh, “Chưa làm được cho phụ huynh và học sinh an tâm thì chưa cho đi học trở lại ngay. An toàn cả dưới góc độ chuyên môn lẫn trong suy nghĩ của học sinh và phụ huynh học sinh. Không nên cho đi học trở lại khi học sinh vẫn lo sợ bị lây nhiễm ở trường, vẫn phải đeo khẩu trang trong lớp học”.[23][24] Trước tình hình gián đoạn việc học tập do ảnh hưởng của đại dịch, nhiều trường học và địa phương đã triển khai việc học tập như ôn tập từ xa, thông qua mạng trực tuyến, truyền hình.[25] Ngày 26 tháng 3, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố quy định hướng dẫn dạy học qua Internet và truyền hình.[26][27] Ngày 31 tháng 3, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành công văn hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học học kỳ II năm học 2019-2020 đối với cấp THCS, THPT.[28] Khi phân nhóm những vùng có nguy cơ, nguy cơ cao, nguy cơ thấp của dịch COVID 19 tại Việt Nam từ ngày 15 tháng 4, một số tỉnh đã bắt đầu cho học sinh đi học trở lại như Cà Mau (20/4, lớp 9 & lớp 12), Thái Bình (20/4, Lớp 9 & THPT), Thanh Hóa (21/4, THCS & THPT), Hải Phòng (23/4, lớp 9 & lớp 12)...Tháng 5/2020, hầu hết học sinh các tỉnh thành trên cả nước (đặc biệt là học sinh lớp 12) đi học trở lại. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng cho phép giảm các đầu điểm kiểm tra đối với học sinh cấp THCS và THPT[29] .
  • 18. 18 Ngoài công lập[sửa | sửa mã nguồn] Việc trẻ mầm non phải nghỉ học đã gây ra nhiều khó khăn cho các trường mầm non Tư thục trong việc chi trả tiền mặt bằng, tiền hỗ trợ, tiền lương chi trả cho giáo viên... do các khoảng kinh phí trên phụ thuộc hoàn toàn vào tiền học phí khi trẻ đến trường.[30][31] Nhiều giáo viên mất việc, phải chuyển công tác, một số trường mầm non Tư thục có nguy cơ phải cắt giảm giáo viên, giải thể trường, thanh lý thiết bị dạy học,...[32][33] do không có nguồn thu để chi trả các khoản kinh phí. 1.7. Văn hóa[sửa | sửa mã nguồn] Âm nhạc[sửa | sửa mã nguồn] Tại Việt Nam, đại dịch COVID-19 đã trở thành đề tài sáng tác cho nhiều tác phẩm.[34][35][36][37] Đầu tháng 2 năm 2020, tiến sĩ (TS) Lê Thống Nhất sáng tác ca khúc "Đánh giặc Corona".[38][39] Bài hát ra đời từ việc hưởng ứng tinh thần "chống dịch như chống giặc" của Thủ tướng Chính phủ, nhanh chóng lan tỏa đến nhiều tầng lớp trong xã hội.[40] Một bài hát pop của Việt Nam có tên "Ghen Cô Vy",[41] là một bản làm lại của bài hát "Ghen"[42] năm 2017, đã được lan truyền trên mạng trong bối cảnh dịch virus corona đang hoành hành trên thế giới. Bài hát nhận được lời khen ngợi từ John Oliver trong chương trình Last Week Tonight with John Oliver, trở nên nổi tiếng và ngày càng phổ biến hơn trong cộng đồng mạng.[43] UNICEF cho rằng video có thể giúp chống lại nỗi sợ virus corona.[44][45] Trước sự ủng hộ đông đảo của cư dân mạng Việt Nam và quốc tế, ngày 9 tháng 4, phiên bản tiếng Anh của ca khúc chính thức ra mắt công chúng.[46][47] Ngày 20 tháng 3 năm 2020, nhạc sĩ Minh Beta hoàn thành ca khúc "Việt Nam ơi! Đánh bay COVID!" dựa trên giai điệu ca khúc "Việt Nam ơi!". Trong ngày, video âm nhạc cho ca khúc mới này cũng bắt đầu quay. Toàn bộ dự án được Vụ Truyền thông và Thi đua, khen thưởng (Bộ Y tế) bảo trợ và tư vấn nội dung.[48][49] Ngày 1 tháng 4, ca khúc chính thức ra mắt trên nền tảng YouTube.[50][51] Ngày 21 tháng 3, MV "Người mẹ áo trắng" của ca sĩ Huyền Trang - cựu thí sinh Sao Mai điểm hẹn 2013 đến từ Nghệ An[52] - cũng gây được sự chú ý của báo chí[53][54][55] và cộng đồng mạng.[56] Ngày 22 tháng 3 năm 2020, TS. Lê Thống Nhất cho ra đời ca khúc "Tâm tình ngày xa trò" tặng các thầy cô giáo trong những ngày nhà trường nghỉ học chống dịch nhiều ngày. Ca khúc đã được nhiều giáo viên thể hiện[40] Ngày 25 tháng 3 năm 2020, TS. Lê Thống Nhất tiếp tục ra mắt ca khúc "Câu hát Việt Nam" truyền thêm sức mạnh từ truyền thống đánh giặc để cổ vũ tinh thần chống dịch với bản demo của nhạc sĩ Vũ Quốc Nam[57] . Bài hát đã được thầy giáo Hoàng Thuấn, giáo viên Trường THPT Phan Huy Chú, Hà Nội thể hiện qua MV đầu tiên vào tối ngày 1/4/2020 [40][58] Tối ngày 31 tháng 3 năm 2020, MV Việt Nam sẽ chiến thắng do nhạc sĩ Nguyễn Hải Phong sáng tác chính thức ra mắt nhằm hưởng ứng chỉ thị số 16 (cách ly xã hội) của Chính phủ. Bài hát có sự tham gia hòa ca từ 20 nghệ sĩ, bao gồm nhiều gương mặt nổi tiếng với công chúng như Ninh Dương Lan Ngọc, Hồ Quang Hiếu, Đức Phúc...[50][59] . Tiếp theo đó, ca sĩ Trần Trang Dung trình bày ca khúc "Việt Nam ta chống dịch Corona"[60] chế từ bài "Quảng Bình quê ta ơi" của nhạc sĩ Hoàng Vân[61] và "Bản tin Covid" chế từ bài "Trước ngày hội bắn" của nhạc sĩ Trịnh Quý[62] . Ngày 2 tháng 4 năm 2020,TS Lê Thống Nhất ra mắt ca khúc thứ 4 trong đại dịch với ca khúc dành cho thiếu nhi "Hãy ở ngoan trong nhà" do bé Châu Anh thể hiện đầu tiên với bản phối của ba mình[40][63] . Ngày 4 tháng 4 năm 2020, cảm động trước tấm gương của Mẹ Việt Nam anh hùng Ngô Thị Quýt, 95 tuổi đã may khẩu trang tặng người nghèo chống dịch, thầy Lê Thống Nhất đã viết ca khúc "Anh hùng đâu chỉ một lần thôi"[64][65] Tối ngày 4 tháng 4, ca khúc "Việt Nam Ơi! Cùng Nhau Đồng Lòng" do Lã Phong Lâm sáng tác, thể hiện bởi ca sĩ Tuấn Hưng cùng Xuân Hinh, Thanh Thanh Hiền, Quang Thắng, Tự Long, Xuân Bắc, Vân Dung, Minh Quân, Tô Minh Thắng, Quốc Anh biểu diễn trực tuyến. Ca khúc được phát hành trên mạng vào ngày 5 tháng 4 năm 2020.[66]
  • 19. 19 Ngày 9 tháng 4, Lê Thiện Hiếu sáng tác, trình bày và cho ra mắt ca khúc "Tiễn Covid"[67] . Ca khúc được Vụ Truyền thông và Thi đua, khen thưởng (Bộ Y tế), Báo Sức khỏe & Đời sống phối hợp thực hiện nhằm tuyên truyền, động viên tinh thần chống dịch của toàn dân và các cấp, các ngành, nằm trong chương trình truyền thông phòng, chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế, góp phần vận động người dân nâng cao ý thức tự bảo vệ mình, bảo vệ cộng đồng.[68] Tối ngày 13 tháng 4, MV "Thank You - Những chiến binh thầm lặng"[69] do nhạc sĩ Phạm Việt Hoàng cùng nhà sản xuất âm nhạc Nguyễn Hoàng Duy ra mắt đã có sức lan tỏa mạnh mẽ[70][71] Bài hát được thể hiện bởi Hồ Ngọc Hà, Noo Phước Thịnh, Đông Nhi, Ngô Kiến Huy, Bảo Anh, Bùi Anh Tuấn cùng sự tham gia của hơn 70 văn nghệ sĩ nổi tiếng, nhằm tri ân những người đang công tác ở tuyến đầu chống dịch[70] Ngày 24 tháng 4, ca khúc "Tự hào Việt Nam"[72] do nhạc sĩ Nguyễn Xuân Trí sáng tác được ra mắt nhằm khơi dậy niềm tự hào dân tộc và cũng là lời cảm ơn đến những người chiến sĩ trên tuyến đầu chống dịch. Bài hát được thể hiện bởi hơn 200 ca sĩ, nghệ sĩ, y bác sĩ, chiến sĩ...tại 5 điểm cầu trong và ngoài nước[73][74][75] . Tối ngày 25 tháng 4, nhạc sĩ Huy Tuấn công bố dự án cộng đồng Hòa nhịp con tim[76] được nhiều nghệ sĩ, người nổi tiếng tham gia hát vang giữa dịch COVID-19[77][78] Đầu tháng 5, ca khúc Việt Nam tử tế được trình bày bởi Lam Trường, Tóc Tiên, Hoàng Thùy Linh, Erik và rapper Karik chính thức ra mắt[79] . MV của bài hát[80] ngợi ca những nghĩa cử, phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam - những điều đã giúp đất nước ta vượt qua khó khăn, đặc biệt trong đợt phòng chống dịch. Ngày 12 tháng 5, nhóm nhạc P336 trình bày ca khúc "Cùng thổi bay Cô Vy"[81] nhằm cổ động phòng chống COVID-19 sau thời gian giãn cách xã hội Ngày 1 tháng 8 năm 2020, trước sự bùng phát trở lại của dịch bệnh tại Đà Nẵng, thầy giáo Lê Thống Nhất đã viết ca khúc "Tự hào chiến sĩ ngành Y"[82] tặng các chiến binh áo trắng do nhạc sĩ Vũ Quốc Nam hoà âm và các ca sĩ Tiến Lâm, Ngọc Hà, Cảnh Tuấn, Hải Lê thể hiện. Ngày 19 tháng 8, MV của bài hát do Trường Đại học Văn hoá Nghệ thuật Quân đội tổ chức sản xuất[83] với sự tham gia của các ca sĩ Huyền Trang, Thu Thuỷ, Tuấn Dương, Cát Tiên, Minh Quân, Thanh Yên, Phan Quỳnh Anh, Lâm Bảo Nhọc cùng 100 học viên Học viện Quân Y đã là món quà tặng các Y, Bác sĩ ở tuyến đầu chống dịch.[65][84] Ngày 10 tháng 9, MV thứ 2 của bài hát được Bệnh viện Đa khoa Thành phố Vinh, Nghệ An phối hợp cùng Đài PTTH Nghệ An sản xuất, do Khánh Vy- Hồng Sơn cùng Tập thể y bác sỹ Bệnh viện Đa khoa Thành phố Vinh trình bày[85] , nhằm tri ân những hi sinh thầm lặng, sự cống hiến của đội ngũ y bác sỹ trong chiến dịch phòng, chống dịch bệnh COVID-19, Ngày 18 tháng 8, Trúc Nhân cùng với Chi Pu và Châu Bùi trình bày và cho ra mắt MV "Sáng mắt chưa Cô Vy". Bài hát[86] được viết lời dựa trên giai điệu ca khúc "Sáng mắt chưa", lời bài hát lồng ghép thông điệp kêu gọi mọi người tích cực thực hiện các biện pháp bảo vệ sức khỏe được Bộ Y tế khuyến cáo. MV bài hát[87][88] nằm trong chiến dịch "An tâm mua sắm tại nhà, lạc quan cùng chiến thắng" do Lazada khởi xướng, đạt hơn 1,3 triệu lượt xem trên Youtube sau hơn một ngày[89] . Ngày 19 tháng 8, ca khúc Việt Nam ơi, vững tin![90] do nhạc sĩ Holy Thắng sáng tác được ra mắt nhằm cố vũ các y bác sĩ chống dịch COVID-19[91] . Bài hát được thể hiện bởi hơn 100 nghệ sĩ trên toàn quốc. Ngày 24 tháng 8, bài hát "Vững tin Việt Nam" ra mắt, trở thành ca khúc chủ đề của chiến dịch "Niềm tin chiến thắng"[92] do Bộ Y tế phát động. MV của bài hát[93] đã tái hiện một cách sống động những lát cắt cuộc sống thường nhật của người dân Việt Nam trong cuộc chiến chống dịch COVID-19[94] . Tranh nghệ thuật[sửa | sửa mã nguồn] Với mục đích nâng cao ý thức của cộng đồng, nhiều địa phương đã tổ chức phong trào vẽ tranh cổ động phòng chống dịch COVID-19. Phong trào được nhiều bạn trẻ, thanh thiếu niên và học sinh hưởng ứng.[95][96][97][98]
  • 20. 20 Điện ảnh[sửa | sửa mã nguồn] Xem thêm: Ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đối với điện ảnh Rạp CGV tại Times City, Hà Nội tạm thời đóng cửa Do ảnh hưởng của dịch khiến các hoạt động xem phim trực tiếp tại rạp bị tạm dừng hoạt động.[99][100][101] Thay vào đó là các kênh truyền thông trực tuyến như truyền hình, mạng được đẩy mạnh.[102] Từ ngày 6 tháng 4, một bộ phim truyền hình của Đài truyền hình Việt Nam có tên Những ngày không quên là sự kết hợp giữa 2 bộ phim Về nhà đi con cùng Cô gái nhà người ta đã được lên sóng trên VTV1 từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần.[103] Bộ phim tái hiện đời sống hai không gian điển hình: thành phố và nông thôn trong khi mỗi cá nhân cần có ý thức trách nhiệm hơn với cộng đồng, sự đoàn kết và chung tay để chống lại dịch bệnh ập đến, những vấn đề nhức nhối như đổ xô đi tích trữ thực phẩm, găm hàng hóa, tăng giá, tin giả, trốn cách ly... Truyền hình[sửa | sửa mã nguồn] Trong bối cảnh đại dịch kéo dài, nhiều đơn vị sản xuất chương trình truyền hình, gameshow bị thiếu hụt sản phẩm do phải dừng mọi hoạt động ghi hình trong thời gian chưa xác định, vì không thể quy tụ ê-kíp sản xuất hàng chục người. Nhiều khung giờ buộc phải phát lại các chương trình cũ thay vì phát sóng chương trình mới. Tháng 4 năm 2020, một số chương trình truyền hình buộc phải thay đổi mô hình sản xuất để kịp tiến độ lên sóng mà vẫn đảm bảo hạn chế tiếp xúc. Các đài cũng tạm dừng phát sóng những chương trình du lịch. Thay vào đó, một số chương trình ngắn ra đời với mục đích tuyên truyền về phòng chống dịch được ra mắt. Các chương trình truyền hình được ghi hình trước thời điểm dịch bùng phát có hình ảnh khách mời, khán giả đứng gần nhau đều được nhà đài chú thích về thời điểm thực hiện[104][105] . 1.8. Thể thao[sửa | sửa mã nguồn] Vì dịch bệnh, giải đấu V. League (2020) bị trì hoãn đến tháng 3 cho đến khi có văn bản đồng ý từ Tổng cục TDTT, trong đó ảnh hưởng của đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam cho vòng loại World Cup 2022 sắp tới.[106][107] Ngoài ra, trận bóng đá Siêu cúp quốc gia 2020 giữa TP. HCM và Hà Nội phải diễn ra trên sân thi đấu không khán giả để đề phòng dịch lây lan.[108] Liên đoàn Ô tô Quốc tế (FIA) và Chính quyền Hà Nội đã quyết định hoãn Cuộc đua Công thức 1 (F1) tại Hà Nội (Vietnamese Grand Prix).[109] Do chính phủ hạn chế các chuyến bay xuất nhập cảnh, các đội tuyển Esports Liên Minh Huyền Thoại của giải Vietnam Championship Series từ Việt Nam đã không thể tham gia giải Vô địch Thế giới Liên Minh Huyền Thoại 2020[110] và Mid-Season Invitational 2021[111] . 1.9. Các vấn đề xã hội khác[sửa | sửa mã nguồn] Kỳ thị[sửa | sửa mã nguồn] Tờ Asia Times báo cáo rằng "Nhiều nhà nghỉ và khách sạn ở Việt Nam đã treo biển không phục vụ khách Trung Quốc, trong khi nhiều người Việt Nam cũng lên mạng yêu cầu chính quyền phải đóng cửa biên giới với Trung Quốc."[112] Một số biển hiệu cấm khách du lịch Trung Quốc cũng có mặt tại một số cửa hiệu và nhà hàng ở Phú Quốc và Đà Nẵng.[113] Và khi làn sóng lây nhiễm từ châu Âu bùng phát, tình trạng kỳ thị du khách nước ngoài cũng lan tỏa. Tuy nhiên, chính phủ Việt Nam một mặt gia tăng kiểm soát lây nhiễm, mặt khác quyết liệt xử lý nghiêm mọi hành vi kỳ thị du khách nước ngoài.[114] Khi dịch bùng phát tại Đà Nẵng, một số hình ảnh, video với nội dung trêu đùa, kỳ thị người tại đây được chia sẻ trên mạng xã hội gây bức xúc dư luận.[115] Truyền thông đại chúng[sửa | sửa mã nguồn] Kể từ tháng 2 đến ngày 10 tháng 3, cơ quan chức năng đã xử lý 21 trường hợp đăng tin "không đúng sự thật" trên mạng xã hội liên quan đến dịch COVID-19.[116] Một số trường hợp tung tin "sai
  • 21. 21 sự thật" về bệnh nhân trốn cách ly, tử vong, phong toả thành phố... đã bị xử phạt theo quy định pháp luật.[117][118][119][120][121][122] Một trường hợp tin giả về ca nhiễm #17 liên quan đến ngày khai trương Uniqlo Hà Nội thì về phía Uniqlo và Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội đã bác bỏ thông tin về trường hợp #17 đi dự khai trương cửa hàng Uniqlo ở Hà Nội, đã có những KOL, phóng viên ảnh khẳng định không thấy bệnh nhân #17 trong danh sách khách mời và không thấy người này tại sự kiện. Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội xác nhận bệnh nhân #17 không tham gia khai trương Uniqlo như tin đồn trên mạng. Chung cho biết mình đã trực tiếp gọi điện cho bệnh nhân #17 để nắm rõ lịch trình di chuyển của bệnh nhân, và nói: "Tôi là người trực tiếp trao đổi với bệnh nhân và tôi tin rằng bệnh nhân này sau khi từ Nội Bài trở về đã ở tại nhà riêng ở phường Trúc Bạch từ sáng 2 tháng 3. Đến 14h ngày 5 tháng 3, lái xe đã chở cô này đến bệnh viện Hồng Ngọc, sau đó Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương đã tiếp nhận người này. Uniqlo khai mạc lúc 18h ngày 5 tháng 3 nên không thể có chuyện như mạng xã hội thông tin".[123] Thêm vào đó, rạng sáng 7/3, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương (nơi điều trị bệnh nhân #17) cũng đã đăng thông tin phủ nhận sự việc trên trang mạng xã hội của khoa virus - ký sinh trùng của bệnh viện.[124][125] Uỷ ban Nhân dân quận 7 thành phố Hồ Chí Minh ngày 27 tháng 4 gửi văn bản đồng thời đến Trung tâm Báo chí thành phố cùng Sở Thông tin và Truyền thông thành phố nhằm thông cáo khẳng định tin nhắn "yêu cầu người dân treo cổ" là tin giả.[126] Ngày 3 đến ngày 6 tháng 4 năm 2020, hàng loạt báo đài như Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Lao Động, Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC đăng các phóng sự cho hay có những người trên 85 tuổi, thậm chí trên 100 tuổi, ủng hộ số tiền từ vài trăm nghìn đến vài triệu đồng mỗi người cho chính quyền để chống dịch COVID-19.[127] Một số người sử dụng mạng xã hội đặt ra nghi vấn khi những nhân vật được gọi là người "già không nơi nương tựa” lại đeo trên người những đồ trang sức quý giống vàng.[128] Sau đó các báo trên đã gỡ ảnh của Nguyệt ra khỏi các bài viết tương ứng. Ngày 27 tháng 7 năm 2020, Bộ Y tế phát đi cảnh báo cho biết xuất hiện tin giả mạo phát ngôn của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam về tình hình dịch COVID-19 trên Facebook.[129][130][131] Chủ tài khoản này đã bị xử phạt 7,5 triệu đồng.[132] Tuân thủ cách ly[sửa | sửa mã nguồn] Dù chính quyền đã đưa ra những biện pháp bắt buộc, vẫn có những trường hợp cố tình trốn tránh cách ly.[133][134] Một số trường hợp "trốn tránh cách ly, khai báo không trung thực đã gây hậu quả nghiêm trọng, lây lan cho nhiều người khác".[135][136][137][138] Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng lỗi phần lớn nằm ở khâu phòng dịch tại các cửa khẩu, cùng với đó là việc rà soát chậm tại địa phương khi đã để cho các trường hợp trên dễ dàng vượt qua trót lọt mà không phải chịu bất kỳ sự kiểm soát nào.[139][140][141] Trưa 24 tháng 2, chuyến bay từ Daegu (Hàn Quốc) đã đưa 80 hành khách xuống sân bay Đà Nẵng. Chính quyền TP. Đà Nẵng đã yêu cầu cách ly bắt buộc với tất cả các hành khách, trong đó có 22 người là khách du lịch đến từ vùng dịch Deagu. Tuy nhiên, những người này nhất quyết từ chối.[142] Do đó, một số hành khách muốn trở lại Hàn Quốc và được chính quyền sắp xếp cho về nước.[143] Kênh YTN News Hàn Quốc đã đăng một bản tin cho thấy các công dân Hàn Quốc đang bị "giam giữ" trong điều kiện cơ sở vật chất nghèo nàn và điều kiện vệ sinh kém.[144] Việc này vấp phải sự phản ứng từ một bộ phận cư dân mạng Việt Nam. Hashtag #ApologizeToVietNam (Xin Lỗi Việt Nam) trở thành cụm từ hot nhất trên mạng xã hội Twitter.[145] Một số người Hàn Quốc, vlogger và YouTuber nổi tiếng của Hàn Quốc cũng đã lên tiếng xin lỗi.[146][147] Sau đó, YTN News đã đăng thông báo rất "lấy làm tiếc" về sự việc, thừa nhận "đã phát sóng cả một phần thể hiện sự bất mãn cảm tính trong những nội dung phỏng vấn về đồ ăn được cung cấp và tình hình cách ly" và khẳng định sẽ "trung thực trong vai trò truyền đạt tiếng nói tại hiện trường và bảo vệ an toàn cho công dân Hàn Quốc, nhưng đồng thời cũng sẽ thận trọng hơn trong cách truyền đạt để không gây hiểu lầm do khác biệt văn hóa trong quá trình truyền lại phát ngôn của người được phỏng vấn".[148][149] Ngày 10 tháng 3, một cặp vợ chồng du khách người Anh bị cách ly tại một bệnh viện ở tỉnh Lào Cai vì nghi nhiễm COVID-19 do điều kiện vệ sinh kém.[150] Một số công chức thuộc Trung tâm kiểm nghiệm Bình Dương (do Sở Y tế Bình Dương quản lý) đã ghé vào quán nhậu ngày 27 tháng 4.[151] Hai sĩ quan thuộc Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Vĩnh Long bị tố cáo tự ý "vận động tiền" và buông lỏng quan lý người cách ly, Quân khu 9 thông báo một sĩ quan bị cách chức và một sĩ
  • 22. 22 quan bị kỷ luật.[152] Ngày 22 tháng 5, Cục Quản lý Khám chữa bệnh thuộc Bộ Y tế công văn kiểm điểm Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bạc Liêu, bệnh viện đã buông lỏng quản lý cách ly và để người bán hàng tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân COVID-19.[153] Trong tháng 7, tình trạng nhập cảnh trái phép vào Việt Nam gia tăng[154] gây nguy cơ lây lan dịch bệnh.[155] Ngày 22 tháng 7, tòa án nhân dân huyện Tân Châu - Tây Ninh đã xử phạt 21 năm tù với 4 người chuyên đưa người vượt biên, trốn kiểm tra Covid-19. Nhóm này từng đưa ca nhiễm #315 từ Campuchia vào Việt Nam[156] Số lượng công dân Trung Quốc chiếm tỷ lệ hầu hết, trong đó đã phát hiện trường hợp ca nhiễm #912.[157] Sau khi Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh ký công văn yêu cầu báo cáo công suất hỏa táng tối đa nếu có bệnh nhân COVID-19 tử vong, phó giám đốc Sở và hai công chức khác bị khiển trách.[158][159] Tổng cục Du lịch ban hành quy định cấm du khách chia sẻ thông tin về đại dịch vào ngày 29 tháng 4, quy định bị cáo buộc vi phạm quyền tự do ngôn luận và bị bãi bỏ vào ngày 1 tháng 5, tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Trùng Khánh phân trần "đã có chút sơ suất".[160] Trục lợi và lừa đảo[sửa | sửa mã nguồn] Ngày 3 tháng 3, một kho hàng chứa 371 thùng khẩu trang (gần 1 triệu chiếc) không rõ nguồn gốc đã bị phát hiện và tạm giữ sau khi lực lượng chức năng kiểm tra ở quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh.[161] Một số trường hợp khác liên quan đến khẩu trang không rõ nguồn gốc bị sản xuất, lưu trữ, buôn bán trái phép đã bị phát hiện, ngăn chặn và xử phạt kịp thời, như ở An Giang,[162] Lạng Sơn,[163][164] Cao Bằng,[165] Quảng Ninh,[166][167] quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh,[168][169] và một số trường hợp khác sai phạm trong việc sản xuất,[170] vận chuyển trái phép ra nước ngoài,[171][172] bao gồm cả các trường hợp thu gom, buôn bán khẩu trang bị vứt đi hay khẩu trang đã qua sử dụng.[173][174][175] Ngày 16 tháng 3 năm 2020, Công an thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định cho biết đã bắt giữ một đối tượng có hành vi làm giả vắc xin y tế để lừa đảo trục lợi. Trong các loại vắc xin được làm giả này, có cả vắc xin "phòng ngừa COVID-19".[176][177] Một số cán bộ, bao gồm Giám đốc Nguyễn Nhật Cảm thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội (CDC), công ty Nhân Thành, công ty TNHH Vật tư khoa học và Thương mại Việt Nam (MST) và một số đơn vị đã bị điều tra và khởi tố về hành vi vụ án Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.[ https://vi.wikipedia.org/wiki/%E1%BA%A2nh_h%C6%B0%E1%BB%9Fng_x %C3%A3_h%E1%BB%99i_c%E1%BB%A7a_%C4%91%E1%BA%A1i_d%E1%BB %8Bch_COVID-19_t%E1%BA%A1i_Vi%E1%BB%87t_Nam Bệnh viêm đường hô hấp cấp corona không những ảnh hướng đến tính mạng hàng triệu người, làm thiệt mạng hàng trăm nghìn người mà còn làm tăng nguy cơ bùng nổ cuộc khủng hoảng xã hội khi nó đã làm mất 198 triệu việc làm. Song song với việc cứu chữa người bệnh đang bị quá tải trong các bệnh viện khó có đủ nhân lực để chăm sóc hết người bệnh, chi rất nhiều tiền cho thuốc điều trị, vaccin phòng chống bệnh thì thế giới đang phải cứu vãn cỗ máy kinh tế. Theo thống kê, Nhật bản đã hỗ trợ kinh tế tương đương với 20%GDP, Mỹ 2000 tỷ USD, Đức 1000 tỷ USD
  • 23. 23 Theo thống kê của Pháp, GDP trong 3 tháng đầu năm 2020 đã giảm 6%. Trong gần 4 tuần lể phong tỏa có gần 6 triệu người đăng ký thất nghiệp. Còn tại Đức, hơn 500.000 công ty lớn, nhỏ đã cho nhân viên của họ nghỉ việc Tuy Trung Quốc không công bố số liệu người thất nghiệp nhưng ta có thể nhìn vào số liệu giảm của các nghành như sản xuất, dịch vụ và bán hàng nội địa thì ta cũng dễ dàng nhìn ra được Trung Quốc cũng không được quá ổn định trong đợt dịch này. Nhìn vào số liệu trên ta có thể thấy được các nước đang phải bỏ ra một số tiền khủng lồ đề trợ cấp xã hội giúp người dân ổn định cuộc sống trong đại dịch. Nếu tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, việc làm không đủ cho người dân mà người dân sống nhờ vào trợ cấp sẽ làm cho lạm phát ra tăng nhanh chóng. Nhưng nếu trợ cấp bị giảm, sẽ làm tăng khoảng cách mất cân bằng trong xã hội người nghèo càng nghèo mà người giàu càng giàu Cũng do dịch bệnh hoành hành mà nền giáo dục bị ảnh hưởng. Có rẩt nhiều trường ở nhiều nước phải đóng cửa về lâu dài sẽ ảnh hướng đến 1 thế hệ trong tương lai chưa kể đến tỉ lệ kết hôn hay sinh con ở lứa tuổi học sinh cũng tăng cao. 1.10. Dịch bệnh ảnh hướng đến thị trường chứng khoán từ đó ảnh hưởng đến huy động vốn trong nền kinh tế. Sau khi dịch Covid-19 trong nước được kiểm soát, thị trường chứng khoán Việt Nam đã phục hồi nhanh và mạnh, thuộc top 10 thị trường tăng tưởng tốt nhất thế giới. Tính cả năm, VN-Index đã tăng
  • 24. 24 khoảng 13%, dòng tiền đổ vào thị trường tăng từ mức năm, sáu tỷ đồng trước đó lên 15 -17 nghìn tỷ đồng mỗi phiên gần đây. Một điểm cũng rất đặc biệt trong năm 2020 trên thị trường chứng khoán, là sự bứt phá của nhiều doanh nghiệp lớn ngay giữa giông tố. Đại dịch Covid-19 ảnh hưởng tới hầu hết các doanh nghiệp, nhưng vẫn có những gương mặt nổi lên, tăng trưởng mạnh mẽ như Hòa Phát, Vinaconex, Novaland, Viettel Global... Nhóm ngân hàng cũng bứt phá khá mạnh, lợi nhuận chín tháng tăng khoảng 10%, điển hình như Techcombank, VP Bank… heo các chuyên gia, sở dĩ chứng khoán Việt Nam ngược dòng tăng giá trước hết là do Việt Nam đã kiểm soát tốt dịch bệnh. Bên cạnh đó, cơ quan quản lý TTCK, ngân hàng... cũng đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ thị trường, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Sự ổn định kinh tế vĩ mô là yếu tố nền tảng cho một sự hồi phục và bứt phá nhanh chóng của chứng khoán. Nền kinh tế Việt Nam có nhiều điểm sáng, với xuất khẩu khả quan, thặng dư thương mại cao kỷ lục, lạm phát được kiểm soát,... Cùng với đó, thời gian qua, TTCK còn nhận được nhiều sự hỗ trợ khác. Như trong ba quý đầu năm thặng dư thương mại cao kỷ lục, lạm phát được kiểm soát. Triển vọng kinh tế trong quý IV được các tổ chức quốc tế đánh giá khá tốt. IMF, World Bank, ADB dự báo Việt Nam tăng trưởng từ 1,6% - 3% trong năm 2020. Chính phủ đẩy mạnh đầu tư công đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đặc biệt các dự án quy mô lớn, trọng điểm sẽ có tác động lan tỏa đến phát triển kinh tế - xã hội các địa phương, thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế nói chung và phát triển các doanh nghiệp nói riêng. Ngoài ra, trong thời gian qua, các kênh đầu tư khác như gửi tiết kiệm, đầu tư vàng trở nên kém hấp dẫn hơn do các ngân hàng giảm lãi suất và đà tăng của giá vàng chững lại, dẫn đến dòng tiền nhàn rỗi đã được đầu tư vào TTCK, góp phần tăng sức mua trên TTCK. Ông Lê Hải Trà, phụ trách Hội đồng quản trị Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE) cho biết, theo thống kê, top 20 công ty chứng khoán hàng đầu thị trường có số lượng lệnh tăng từ 3 - 12 lần.
  • 25. 25 Như vậy, với mức phục hồi mạnh mẽ của TTCK và lãi suất duy trì thấp kỷ lục, dòng tiền đã chảy mạnh vào kênh đầu tư chứng khoán, thị trường ghi nhận quy mô tham gia của nhà đầu tư mới cao chưa từng thấy trong lịch sử. Tính đến hết tháng 11-2020, tổng số tài khoản mở mới trong năm đạt 332.886 tài khoản; trong đó, nhà đầu tư cá nhân trong nước mở mới 329.452 tài khoản. Số người tham gia chứng khoán mới (F0) tăng kỷ lục, một năm bằng cả 10 năm trước cộng lại. Theo đó, mỗi tháng các công ty chứng khoán ghi nhận khoảng 50 nghìn người mới tham gia thị trường. Tổng cả năm 2020 khoảng 600 nghìn tài khoản mới. Trong các phiên giao dịch cuối tháng 12, nhiều nhà đầu tư ghi nhận dấu hiệu của hiện tượng nghẽn lệnh. Sự tham gia mạnh mẽ của các nhà đầu tư mới cũng đẩy thanh khoản thị trường tăng lên ngưỡng kỷ lục với phiên giao dịch đạt gần 23.562 tỷ đồng trên hai sàn vào ngày 15-6-2020. Giá trị khớp lệnh cũng liên tục đạt hơn 10 nghìn tỷ đồng/phiên trong tháng 12-2020. Về thị trường trái phiếu, có thể thấy thị trường trái phiếu doanh nghiệp tiếp tục có thêm một năm “bùng nổ”, đặc biệt là trái phiếu phát hành riêng lẻ. Chỉ tính trong 11 tháng, tổng lượng phát hành thành công trái phiếu doanh nghiệp đã tăng tới gần 25% so với cả năm năm 2019. Những điểm sáng Trong năm 2021, chứng khoán Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục tươi sáng nhờ triển vọng kinh tế tốt. Bên cạnh đó là việc hiệu ứng tiền rẻ tiếp tục kéo dài do đại dịch chưa chấm dứt, ngân hàng trung ương các nước vẫn bơm tiền vào thị trường. Việt Nam tiếp tục được xem là điểm sáng nhất khu vực châu Á và thế giới về chống dịch. Đây là điều kiện để ổn định sản xuất và hút vốn đầu tư nước ngoài. Xu hướng dịch chuyển dòng vốn FDI từ Trung Quốc sang Việt Nam cũng góp phần giúp các nhà đầu tư hưng phấn. Theo đánh giá của một quỹ đầu tư nước ngoài, TTCK Việt Nam có thể gây bất ngờ lớn cho giới đầu tư trong khoảng thời gian từ 2020-2024. Lãi suất giảm sâu kéo nhà đầu tư vào chứng khoán và đây là yếu tố có thể khiến VN-Index sớm cán mốc 1.800 điểm.
  • 26. 26 Còn theo tính toán của một số công ty chứng khoán, chỉ số giá trên thu nhập mỗi cổ phiếu (PE) chứng khoán Việt Nam đang ở mức khoảng 17 lần. Nếu năm sau thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) của các doanh nghiệp tăng 10% thì PE rút xuống còn 15,3. Giả sử nếu lấy PE ở mức 17-18 là hệ số định giá phù hợp cho VN-Index thì năm sau, chỉ số này có thể tăng 15%, tức lên khoảng 1.300 điểm. Điều này cũng không phải quá khó khăn khi hàng loạt TTCK trên thế giới, trong đó có Mỹ, liên tục lập đỉnh cao mới, trong khi Việt Nam chưa qua được đỉnh cũ cho dù Việt Nam chịu ảnh hưởng ít hơn từ đại dịch Covid-19. Với việc Kuwait được nâng hạng lên thị trường mới nổi - Emerging Markets, Việt Nam có thể sẽ là quốc gia hưởng lợi lớn. Chứng khoán Việt Nam sẽ thu hút dòng vốn từ các quỹ theo dõi chỉ số thị trường cận biên. Ngoài những yếu tố nội tại trong nước, sự phục hồi kinh tế của các nền kinh tế lớn trên thế giới như Mỹ, Trung Quốc và châu Âu trong quý III vừa qua cũng là một trong những động lực khiến TTCK Việt Nam tăng trưởng. 1.11. Các nghành bị dịch bệnh tác động mạnh mẽ Một thị trường bao gồm rất nhiều ngành và trong mùa dịch này gần như mọi nghành đều bị tác động nhưng có một số nghành bị tác động mạnh mẽ nhất. Đầu tiền phải kể đến nghành “hàng không”. Với rất nhiều lần bị buộc hủy chuyến bay hay cấm xuất nhập cảnh đã làm cho nghành hang không thế giới bị điêu đứng với khoản lỗ hang nghìn tỉ đô. Ở Việt Nam nghành hang không cũng không ngoại lệ. Theo thống kê năm 2020 Vietnam Airlines đã lỗ 16,323 tỉ đồng. Nghành thứ hai phải nói đến đó là nghành du lịch. Với việc cấm xuất nhập cảnh thì lượng khách du lịch nước ngoài giảm đi rất lớn, lượng khách trong nước cũng không nhiều. Bên cạnh đó do lệnh cách ly tránh lây nhiễm nên các điểm du lịch cũng bị cấm mở cửa. Khi nghành du lịch bị điêu đứng thì kéo theo rất nhiều vấn đề khác như các hộ dân kinh doanh nhớ du lịch bị mất thu nhập, nhà nghỉ- khách sạn cũng không có khách dẫn đến nhiều cơ sở kinh doanh phải trả mặt bằng
  • 27. 27 Nghành thứ ba đó là nghành nông-lâm-thủy sản khi sản xuất ra nhưng không thể xuất khẩu. Theo số liệu thống kê năm 2020 kim ngạch xuất khẩu của các sản phẩm nông-lâm nghiệp giảm 14,5%, thủy sản cũng bị giảm nặng nề đến 11,2% so với cũng kỳ năm ngoái Ngoài ra các nghành dịch vụ hay nghành xây dựng cũng bị giảm do dịch bệnh vì tổng cầu giảm 1.12. Tác động tích cực của dịch bệnh. Mọi sự việc đều có hai chiều của nó, Covid đã kéo rất nhiều ngành kinh tế đi xuống, tạo ra nhiều thiệt hại về người, làm hằng triệu người thất nghiệp. Nhưng bên cạnh đó, chính nhờ dịch bệnh mà mà nghành giao dịch trên nền tảng thương mại điện tử rất phát triển vì mọi người không thể ra ngoài. Tuy không có công bố cụ thể từ phía các sàn nhưng theo các kênh bán đã công bố thì các đơn hàng trong mùa dịch nhiều hơn rất nhiều so với mọi ngày. Các mặt hàng chủ yếu là các thực phẩm thiết yếu. Ở sàn Tiki, mặt hàng chủ lực của họ là sách cũng được tăng lượt mua gấp 1.5 lần. Tác động tích cực vậy khiến cho xu hướng mua bán của người dùng được chuyển đổi nhanh chóng. Từ đó ta có thể đẩy mạnh được công nghệ phát triển nhanh hơn Ngoài ra dịch bệnh cũng là cơ hội “vàng” để các doanh nghiệp có thể trụ vững sau dịch bệnh phát triển vì dịch bệnh đã làm cho rất nhiều doanh nghiệp đóng cửa vì vậy đối thủ cạnh tranh ít đi, cung ít đi ngoài ra các doanh nghiệp còn được nhận các gói cứu trợ từ nhà nước. Tuy dịch bệnh là khó khăn nhưng nó cũng đòn bẩy cho các doanh nghiệp có nền tảng vửng thực sự. Việc Trung Quốc rối loạn do dịch đã làm nhiều doanh nghiệp nước ngoài chuyển đổi đặt nhà máy sản xuất ở Trung Quốc về Việt Nam hay các nước Đông Nam Á vì sự chống dịch xuất sắc đó. Nhờ đó mà nước ta có cơ hội giải quyết được việc làm cho người lao động 3. Giải pháp phục hồi nền kinh tế sau dịch bệnh CÁC KIẾN NGHỊ ĐỂ PHỤC HỒI KINH TẾ SAU COVID-19 Trong thời gian tới đây, khi dịch COVID-19 từng bước được kiểm soát, thì việc thực hiện các giải pháp nhằm phục hồi nền kinh tế đang đặt ra cấp bách để đảm bảo tăng trưởng và phát triển kinh tế. Với cơ quan nhà nước Chính phủ, các cấp, các ngành, các địa phương cần đẩy mạnh tiến độ triển khai các giải pháp hỗ trợ đã ban hành và tiếp tục đề ra các giải pháp hỗ trợ thiết thực hơn để những giải pháp này trở thành động lực cho DN vượt qua khó khăn, khôi phục, ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh. Trước mắt triển khai thực hiện kịp thời, hiệu