SlideShare a Scribd company logo
1 of 23
Download to read offline
Các nguyên tắc y tế công cộng cho giai đoạn tái
mở cửa trong dịch COVID-19:
Hướng dẫn dành cho các thống đốc Bang
Các nguyên tắc y tế công cộng cho giai đoạn tái mở cửa trong dịch COVID-19:
Hướng dẫn dành cho Thống đốc Bang
2
TÁC GIẢ
Caitlin Rivers, PhD, MPH
Senior Scholar, Assistant Professor
Elena Martin, MPH
Analyst, Research Associate
Crystal Watson, DrPH, MPH
Senior Scholar, Assistant Professor
Monica Schoch-Spana, PhD
Senior Scholar, Senior Scientist
Lucia Mullen, MPH
Analyst, Research Associate
Tara Kirk Sell, PhD, MA
Senior Scholar, Assistant Professor
Scott Gottlieb, MD
Resident Fellow, American Enterprise Institute
Kelsey Lane Warmbrod, MS, MPH
Analyst, Research Associate
Divya Hosangadi, MSPH
Analyst, Research Associate
Amanda Kobokovich, MPH
Analyst, Research Associate
Christina Potter,MSPH
Analyst, Research Associate
Anita Cicero, JD
Deputy Director, Visiting Faculty
Tom Inglesby, MD
Director, Professor
Copyright © 2020 Johns Hopkins University
Các nguyên tắc y tế công cộng cho giai đoạn tái mở cửa trong dịch COVID-19:
Hướng dẫn dành cho Thống đốc Bang
3
TỔNG QUAN
Đại dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp khiến hầu hết chính quyền các cấp đã thực
hiện các biện pháp cách ly trên toàn cộng đồng. Đến thời điểm các chuỗi lây nhiễm bắt đầu
giảm nhưng vẫn còn các ca nhiễm COVID-19 mới, sẽ cần phải có các quyết định ở cấp bang
về chuyển từ giai đoạn cách ly xã hội sang giai đoạn tái mở cửa.
Tài liệu này cung cấp đánh giá về nguy cơ lây truyền SARS-COV-2 tại nhiều tổ chức và cơ
sở đã đóng cửa. Chúng tôi phác thảo các bước để giảm nguy cơ lây truyền trong quá trình
tái mở cửa các tổ chức này dựa trên phương pháp tiếp cận theo giai đoạn được đề xuất từ
bản báo cáo "Phản ứng cấp quốc gia đối với vi-rút Corona: Lộ trình tái mở cửa” được công
bố vào tháng trước. Tái mở cửa các doanh nghiệp và các lĩnh vực khác là một trong nhiều
bước cần thực hiện để giúp cộng đồng hồi phục sau đại dịch, khôi phục các hoạt động kinh
tế và giảm thiểu tác động ngoài ý muốn của việc cách ly xã hội đối phó với dịch bệnh
COVID-19. Thảo luận về việc tăng cường phục hồi toàn diện dành cho các cộng đồng lớn
có thể được tìm thấy trong phần Phụ lục.
Người có thẩm quyền ra quyết định cấp bang sẽ cần dựa trên các tình huống cụ thể đã
xảy ra ở các bang cũng như xem xét mức độ rủi ro và đánh giá nguồn lực. Họ nên đưa ra
các quyết định với sự tư vấn của các tổ chức cộng đồng có liên quan. Các vùng miền khác
nhau của quốc gia đối mặt với mức độ rủi ro khác nhau và có các nguồn lực khác nhau để
đối mặt với tình trạng không chắc chắn này. Những quyết định này cần đính kèm thông
tin liên lạc rõ ràng nếu muốn có được cam kết của cộng đồng xung quanh việc tái mở cửa
rất được mong đợi. Cá nhân, doanh nghiệp và cộng đồng đều đóng vai trò quan trọng
trong việc thực hiện các hành động bảo vệ bản thân và những người xung quanh trong
giai đoạn này. Báo cáo này cung cấp một khung xem xét các rủi ro liên quan đến khả năng
lây nhiễm SARS-COV-2 và hậu quả tiềm ẩn của chúng. Khung này đi kèm với các đánh giá
được đề xuất cho các doanh nghiệp không thiết yếu, trường học và cơ sở chăm sóc trẻ
em, không gian ngoài trời, không gian cộng đồng, phương tiện giao thông công cộng, và
những nơi tụ tập đơn lẻ hoặc đông người. Tiếp theo là các bước hành động đề xuất cho
người có thẩm quyền ra quyết định về cách sử dụng kết quả đánh giá rủi ro.
Các nguyên tắc y tế công cộng cho giai đoạn tái mở cửa trong dịch COVID-19:
Hướng dẫn dành cho Thống đốc Bang
4
GIỚI THIỆU
Trong vài tuần qua, hầu hết các bang đã thực hiện các biện pháp cách ly nghiêm ngặt nhằm
giảm lây truyền SARS-COV-2. Các biện pháp này đang được thực hiện và đã có dấu hiệu
tích cực ở một số cộng đồng, với số lượng trường hợp nhiễm mới hàng ngày bắt đầu giảm.
Mặc dù chưa có bang nào sẵn sàng dỡ bỏ các biện pháp cách ly nhưng vẫn có áp lực rất lớn
từ việc phải mang các hoạt động kinh tế quay trở lại bình thường. Những dấu hiệu khả
quan ở trên cũng đặt ra những câu hỏi xung quanh việc làm thế nào tái mở cửa ở từng
bang khi nguy cơ dần giảm.
Mỗi bang sẽ phải đưa ra quyết định kỹ lưỡng về cách chuyển từ giai cách ly nghiêm ngặt
(Giai đoạn I) sang giai đoạn tái mở cửa (Giai đoạn II) và truyền đạt rõ ràng lý do của việc đó.
Điều quan trọng là các thống đốc nên đặt ra kỳ vọng phù hợp đối với các rủi ro liên quan đến
việc tái mở cửa doanh nghiệp và các khu vực khác. Việc tái mở cửa sẽ làm tăng nguy cơ lây
truyền COVID-19. Do đó, các nhà lãnh đạo cần phải biết rằng việc tái mở cửa sẽ làm tăng
nguy cơ các cá nhân nhiễm COVID-19 và không có cách nào để hoàn toàn ngăn việc đó xảy
ra.
Phần lớn các mô hình đều đã chỉ ra rằng nếu không có cách ly xã hội thì COVID-19 có tỷ lệ chỉ
số lây nhiễm từ 2 đến 3 (mặc dù một số mô hình đưa ra con số cao hơn). Điều này có nghĩa là
trung bình mỗi người mắc bệnh sẽ lây bệnh cho 2 đến 3 người khác. Để chấm dứt dịch bệnh,
những biện pháp kiểm soát cần phải giảm tỷ lệ này xuống càng nhỏ hơn 1 càng tốt. Vắc-xin
có thể giúp điều đó xảy ra nếu được nghiên cứu thành công. Tuy nhiên, trong thời gian đó,
các biện pháp cách ly xã hội kết hợp với biện pháp can thiệp từng trường hợp là những biện
pháp để giữ chỉ số lây nhiễm nhỏ hơn 1. Nếu chỉ số lây nhiễm lớn hơn 1 thì có nghĩa dịch
bệnh vẫn diễn biến theo chiều hướng gia tăng. Nếu điều đó xảy ra, chúng ta có thể cần phải
bắt đầu lại việc cách ly xã hội trên quy mô lớn. Các bang sẽ cần chủ động quản lý các trường
hợp nhiễm COVID-19 với sự cảnh giác cao độ trong toàn bộ thời gian cho đến khi điều chế
thành công và phổ biến rộng rãi vắc-xin.
Tài liệu này được dùng để đánh giá nguy cơ lây truyền SARS-COV-2 trong các doanh
nghiệp, trường học và các không gian cộng đồng khác được phân vào loại không thiết yếu
(theo quy định của bang) để xác định những nơi được tái mở cửa. Đánh giá này nên được
thực hiện dựa trên đánh giá nguy cơ lây truyền vi-rút ở các môi trường khác nhau và khả
năng thực hiện các biện pháp giảm thiểu rủi ro cho nhân viên và khách hàng. Tái mở cửa
các doanh nghiệp chỉ là một trong nhiều bước trong quá trình hồi phục sau đại dịch. Tài
liệu này chỉ giới hạn các vấn đề tái mở cửa và không đề cập đến các vấn đề quan trọng khác
liên quan đến việc phục hồi sau đại dịch trên quy mô quốc gia. Đồng thời, quyết định tái
mở cửa cũng đặt ra những câu hỏi xung quanh cách lập kế hoạch tốt hơn cho các quyết
định khác trong tương lai (xem ở phần Phụ lục).
Các nguyên tắc y tế công cộng cho giai đoạn tái mở cửa trong dịch COVID-19:
Hướng dẫn dành cho Thống đốc Bang
5
NHỮNG GIAI ĐOẠN TÁI MỞ CỬA
Báo cáo này được xây dựng dựa trên các giai đoạn dịch bệnh được mô tả trong bản báo cáo
"Phản ứng cấp quốc gia đối với vi-rút Corona: Lộ trình tái mở cửa” được công bố vào tháng
trước. Báo cáo đã phác thảo 4 giai đoạn và xác định năng lực cần thiết trong từng giai đoạn,
cũng như các yếu tố cần thiết để kích thích từ giai đoạn này sang giai đoạn tiếp theo.
Giai đoạn I bao gồm các biện pháp cách ly ở cấp cộng đồng giúp làm chậm sự lây lan của
dịch. Ngoài việc yêu cầu mọi người ở nhà, các lãnh đạo cấp bang cũng nên sử dụng Giai
đoạn I để tăng lượng xét nghiệm chẩn đoán cũng như tăng cường năng lực y tế công cộng
và hệ thống y tế. Những điều này đều cần thiết để xác định và điều trị cho tất cả bệnh
nhân nhiễm COVID-19 sao cho an toàn nhất. Đồng thời, nên chuẩn bị chuyển từ giảm
thiểu nguy cơ lây nhiễm cộng đồng (đang được thực hiện) sang can thiệp từng trường
hợp (cố gắng kiểm soát lây lan bằng cách tập trung nguồn lực và xét nghiệm cho cá nhân
nghi nhiễm và những người tiếp xúc gần).
Có thể xem xét việc chuyển sang Giai đoạn II nếu đáp ứng 4 tiêu chí sau: (1) số trường hợp
nhiễm mới đã giảm ít nhất 14 ngày liên tục; (2) khả năng xét nghiệm nhanh, ít nhất là đủ
để kiểm tra tất cả những người có triệu chứng COVID-19, những người tiếp xúc gần và
những người ở vị trí quan trọng; (3) hệ thống chăm sóc sức khỏe có khả năng chăm sóc tất
cả bệnh nhân một cách an toàn, có đủ thiết bị bảo vệ cá nhân phù hợp cho nhân viên y tế và
(4) có đủ năng lực y tế công cộng để tiến hành theo dõi các trường hợp đã tiếp xúc với
người mới nhiễm và người thân của họ, theo như mô tả trong "Kế hoạch tìm kiếm, rà soát
và theo dõi các trường hợp nhiễm COVID-19 cấp quốc gia" ở Hoa Kỳ.
Trong giai đoạn II, các doanh nghiệp và khu vực đã có thể bắt đầu quá trình tái mở cửa với
một vài thay đổi. Thay vì yêu cầu tất cả mọi người ở nhà, các bang có thể hạn chế lây truyền
SARS-COV-2 thông qua kết hợp giữa biện pháp cách ly xã hội và can thiệp từng trường hợp
(xét nghiệm, theo dõi liên lạc và tự cách ly đối với những người nhiễm SARS -COV-2 hoặc
những người nghi nhiễm và đang chờ kết quả xét nghiệm). Điều này đồng nghĩa với bổ sung
nhân lực và nguồn lực trong hầu hết mọi trường hợp.
Giai đoạn III hướng tới thời điểm đã có cách điều trị hiệu quả hoặc vắc-xin đã được chế tạo
thành công. Giai đoạn IV thiết lập một số ưu tiên trong chính sách để chuẩn bị sẵn sàng cho
mối đe dọa sức khỏe cộng đồng tiếp theo. Chi tiết hơn về các giai đoạn này có thể được tìm
thấy trong báo cáo đầy đủ.
Các nguyên tắc y tế công cộng cho giai đoạn tái mở cửa trong dịch COVID-19:
Hướng dẫn dành cho Thống đốc Bang
6
CÁC YẾU TỐ CẦN CÂN NHẮC KHI ĐƯA RA QUYẾT ĐỊNH
CẤP BANG
Không có cách tiếp cận nào phù hợp cho mọi đối tượng khi thực hiện việc tái mở cửa. Các
thống đốc cần tham vấn ý kiến của các lãnh đạo và chuyên gia đi đầu trong lĩnh vực y tế và y
tế công cộng, cùng với các thị trưởng, lãnh đạo cộng đồng địa phương và các sở y tế khi
đánh giá tình hình dịch bệnh. Trong quá trình tham vấn, các thống đốc nên xem xét đến
năng lực sẵn có (ví dụ trong các lĩnh vực xét nghiệm chẩn đoán, thiết bị bảo vệ cá nhân,
nguồn lực y tế và chăm sóc y tế), đánh giá rủi ro một cách cẩn thận và cân nhắc giữa rủi ro
và lợi ích của từng ngành. Các thống đốc sẽ cần phải quyết định có nên thực hiện các chính
sách mở cửa trở lại trên toàn bang hay cần đưa ra quyết định cụ thể cho từng hạt và từng
thành phố. Các thống đốc cũng cần cũng sẽ cần lập kế hoạch cho việc tái thiết lập các biện
pháp cách ly xã hội nếu số ca nhiễm tăng trở lại.
Nguy cơ gia tăng lây truyền vi-rút chỉ là một trong nhiều yếu tố cần cân nhắc khi ra quyết
định ở cấp bang. Tài liệu này không nhằm thể hiện toàn diện các bước cần thiết để chuyển
sang các giai đoạn mới của đại dịch. Các quyết định liên quan đến việc tái mở cửa các lĩnh
vực khác nhau có thể gây nên hậu quả lớn và các thống đốc nên tham vấn với các bên liên
quan thuộc nhiều lĩnh vực, có hiểu biết sâu rộng về hoàn cảnh mà cộng đồng phải đối mặt
và có khả năng xác định các tác động theo sau đó đối với cộng đồng. Nhóm này có thể bao
gồm các nhà lãnh đạo từ các phòng thương mại hoặc phòng kinh doanh nhỏ, các nhóm đức
tin, đại diện từ các nhóm thiểu số và ít được quan tâm trong cộng đồng và các tổ chức
thường xuyên làm việc với các nhóm dân số dễ bị tổn thương. Những quan điểm đa chiều
sẽ giúp làm rõ tính thực tế của việc tái mở cửa đối với cộng đồng, tạo ra cơ hội cho các lãnh
đạo bang và địa phương hỗ trợ thêm cho cộng đồng trong quá trình chuyển sang Giai đoạn
II (Giai đoạn tái mở cửa bắt đầu)
Các quyết định xung quanh việc tái mở cửa có khả năng mang lại lợi ích vô cùng lớn nhưng
cũng mang đến rủi ro ngoài dự kiến. Quyết định dựa trên đánh giá rủi ro sẽ giúp bảo vệ
sức khỏe và an toàn của toàn cộng đồng. Việc tham khảo tư vấn từ các bên liên quan đa
ngành đảm bảo rằng nhiều tiếng nói được lắng nghe và các nguồn tài chính hỗ trợ bổ sung
có thể được chuyển đến những nơi cần thiết nhất.
Các nguyên tắc y tế công cộng cho giai đoạn tái mở cửa trong dịch COVID-19:
Hướng dẫn dành cho Thống đốc Bang
7
TRUYỀN THÔNG XUNG QUANH VẤN ĐỀ TÁI MỞ CỬA
Vấn đề quan trọng nhất xung quanh việc tái mở cửa là đảm bảo cộng đồng được tham
gia trong cả các biện pháp ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh và kế hoạch tái mở cửa.
Điều này đòi hỏi nỗ lực đáng kể trong quá trình phối hợp với các bên liên quan và nhóm
kinh doanh. Truyền thông phải trả lời được mối quan tâm từ các bên liên quan này và
nên thực hiện giao tiếp 2 chiều, đồng thời tham vấn ý kiến của nhiều bên. Truyền thông
không lấy sự tham gia đóng góp của cộng đồng làm mục tiêu sẽ dẫn đến nguy cơ gây
mất lòng tin, lan truyền thông tin sai lệch và thiếu chấp hành, tuân thủ các quy định. Các
bang và cộng đồng địa phương khác nhau có thể có thể cân nhắc nhiều yếu tố khác nhau
khi tiến hành mở cửa trở lại, dựa trên nhu cầu địa phương, nguồn lực, các vấn đề xã hội
và các yếu tố rủi ro. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tạo điều kiện cho giới
chức bang và địa phương đưa ra quyết định và tạo điều kiện cho giới chức bang và địa
phương thảo luận với các nhóm liên quan thuộc nhiều ngành nghề trong quá trình thảo
luận về việc tái mở cửa.
Khả năng trở lại với các hoạt động thường ngày là điều rất được trông đợi. Do đó, việc đưa
ra khung và truyền đạt các mục tiêu và cân nhắc xung quanh việc tái mở cửa sẽ có tầm
quan trọng đặc biệt. Các quan điểm mà từ đó quyết định được xây dựng sẽ đóng vai trò kêu
gọi sự hỗ trợ từ cộng đồng. Cộng đồng đang hứng chịu thiệt hại từ việc giảm thu nhập, trẻ
em bị gián đoạn việc học tập và người dân đau buồn vì mất đi người thân bởi virus. Do đó,
cần đưa ra các chiến lược được cân nhắc kỹ lưỡng để giải thích các yếu tố liên quan đến
quyết định tái mở cửa.
Truyền thông trước và trong giai đoạn tái mở cửa cần minh bạch về các yếu tố nguyên
nhân dẫn đến quyết định, quá trình ra quyết định và các bên liên quan của quá trình ra
quyết định đó. Nếu không chắc chắn về một vấn đề nào đó, các lãnh đạo nên thừa nhận
và nêu bật những biện pháp đang được thực hiện để giảm bớt sự không chắc chắn đó.
Các nhà lãnh đạo cũng nên báo trước những thông tin có thể dẫn đến thay đổi trong
khuyến nghị. Cộng đồng sẽ cảm thấy vấn đề của họ không bị ngó lơ nếu những thách thức
mà họ gặp phải do ảnh hưởng của quyết định tái mở cửa nhận được sự đồng cảm và thấu
hiểu sâu sắc.
Truyền thông trong quá trình tái mở cửa cũng cần đảm bảo rằng mọi cá nhân đều biết họ
nên làm gì để bảo vệ bản thân khỏi COVID-19 và nên mong chờ những gì từ các doanh
nghiệp và cộng đồng. Điều này đòi hỏi việc tự nhận biết các rủi ro với bản thân và các biện
pháp giảm thiểu thiệt hại đang được doanh nghiệp áp dụng. Chính quyền bang và địa
phương nên thường xuyên cập nhật cộng đồng về những gì họ đang làm để giữ an toàn cho
người dân, hoàn cảnh thay đổi, cũng như thay đổi về yêu cầu đối với doanh nghiệp.
Các nguyên tắc y tế công cộng cho giai đoạn tái mở cửa trong dịch COVID-19:
Hướng dẫn dành cho Thống đốc Bang
8
TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ RỦI RO
Đánh giá rủi ro nên được tích hợp vào các quyết định xung quanh việc tái mở cửa. Đánh giá
rủi ro là quy trình chính thức để đánh giá nguy cơ và các mối nguy hiểm có thể xảy ra. Đánh
giá rủi ro việc nới lỏng các biện pháp cách ly xã hội và khởi động lại nền kinh tế đòi hỏi phải
đánh giá khả năng dịch lây truyền theo chiều hướng gia tăng và hậu quả theo sau. Khả năng
trong trường hợp này là xác suất làm gia tăng sự lây nhiễm của việc tái mở cửa doanh
nghiệp, trường học hoặc nơi tụ tập khác. Hậu quả chính là tác động từ việc gia tăng lây
nhiễm ảnh hưởng tới từng cá nhân hoặc cộng đồng nếu việc tái mở cửa hoặc nới lỏng các
biện pháp cách ly cộng đồng mang lại.
Ngoài ra, có các biện pháp giảm thiểu có thể làm giảm cả khả năng truyền bệnh và hậu quả
của nó. Mặc dù việc liệt kê các biện pháp giảm thiểu cho mọi loại hình kinh doanh nằm ngoài
phạm vi của báo cáo này, chúng tôi có mô tả ngắn gọn các nguyên tắc giảm thiểu rủi ro thông
qua hệ thống phân cấp kiểm soát trong phần này. Xuyên suốt hướng dẫn này, chúng tôi cũng
cung cấp liên kết đến các tài liệu hướng dẫn tham khảo.
Để làm giảm sự lây lan của COVID-19, chúng ta cần phải cân bằng giữa nguy cơ gia tăng lây
truyền dịch bệnh với các nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, phúc lợi cộng đồng, xã
hội và nền kinh tế do các biện pháp giảm thiểu sự lây lan dịch bệnh. Khả năng và hậu quả
gây hại ở nhiều phương diện, bao gồm, nhưng không giới hạn ở nguy cơ gia tăng lây truyền
dịch bệnh, các tác động sức khỏe khác, nguy cơ đe dọa đến sinh kế và hậu quả tác động tới
nền kinh tế khu vực cần được xem xét đồng thời.
Khả năng lây nhiễm
Vẫn còn nhiều khoảng trống trong hiểu biết khoa học về cơ chế lây nhiễm của SARS-COV-2.
Tuy nhiên những dữ liệu ban đầu cho thấy rằng việc truyền SARS-COV-2 xảy ra chủ yếu
thông qua tiếp xúc gần và kéo dài. Các nghiên cứu giám sát những người tiếp xúc với trường
hợp xác nhận nhiễm COVID-19 đều cho thấy các thành viên trong gia đình, những người có
tiếp xúc gần, những người đi du lịch hoặc chia sẻ bữa ăn cùng người mắc bệnh có nguy cơ
lây nhiễm cao nhất. Các nghiên cứu khác cố gắng tái cấu trúc chuỗi truyền bệnh giữa các
trường hợp nhiễm bệnh cũng đã phát hiện ra rằng tiếp xúc kéo dài là nguồn gốc của hầu hết
các ca nhiễm mới. Một số trường hợp đặc biệt cũng đã được xác định. Các ca siêu lây nhiễm
đều liên quan tới các hoạt động tôn giáo, dàn hợp xướng hay các cuộc họp mặt gia đình lớn.
Các cơ sở tập trung như tàu du lịch, nơi giam giữ và các cơ sở chăm sóc dài hạn cũng là
nguồn gốc của các ổ dịch lớn. Những phát hiện này cho thấy rằng các nơi giảm tiếp xúc gần
xuống mức tối thiểu sẽ có nguy cơ nhiễm thấp hơn là tiếp xúc kéo dài.
Các nguyên tắc y tế công cộng cho giai đoạn tái mở cửa trong dịch COVID-19:
Hướng dẫn dành cho Thống đốc Bang
9
Tuy nhiên, vẫn cần chú ý rằng nguy cơ nhiễm thấp không có nghĩa là không có rủi ro.
Bất cứ nơi nào mà mọi người hay lui tới hoặc tiếp xúc chung với nhiều bề mặt đều có
thể lây truyền nếu xét về mặt lý thuyết. Định lượng chính xác nguy cơ nhiễm của các
hoạt động khác nhau là điều không thể, vì vậy chúng tôi trình bày ở đây các đánh giá
định tính bằng cách tổng hợp ý kiến của các cơ quan có thẩm quyền và những dữ liệu
đã được công bố kể từ ngày đăng của báo cáo này.
Hậu quả
Hậu quả chính là làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm SARS-COV-2 và có thể làm tăng đột biến
các ca nhiễm trong cộng đồng. Các doanh nghiệp hoặc hoạt động thu hút sự tham gia của
nhiều người tại một địa điểm, những doanh nghiệp có nhân viên hoặc khách hàng phải đi xa
và phân tán đến nhiều địa điểm và những doanh nghiệp có nhiều nhân viên hoặc khách
hàng có nguy cơ nhiễm COVID-19 cao (ví dụ người có bệnh lý nền) có thể gây ra hậu quả lớn
cho cá nhân và xã hội nếu họ khởi đầu chuỗi lây nhiễm sau khi tái mở cửa.
Biện pháp giảm thiểu
Biện pháp giảm thiểu là những hành động nhằm giảm tác động tiêu cực của các tình
huống mang nhiều rủi ro thông qua việc giảm thiểu mức độ nghiêm trọng hoặc phạm
vi tác động của nó. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) đã công bố
hướng dẫn mở rộng về việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu ở nhiều cấp độ trong
xã hội, bao gồm cá nhân, trường học, nơi làm việc, tổ chức tôn giáo và không gian
sống tập thể.
Ngay cả khi bị đánh giá là có nguy cơ cao (do nguy cơ hoặc hậu quả của việc gia tăng lây
nhiễm), một doanh nghiệp hoặc tổ chức vẫn có thể giảm rủi ro bằng các bước giảm thiểu
rủi ro hướng đến từng giai đoạn, đối tượng cụ thể. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng không có
bước giảm thiểu nào có thể làm giảm hoàn toàn rủi ro và ngay cả khi thực hiện nhiều
bước giảm thiểu, một số doanh nghiệp hoặc tổ chức vẫn có thể gặp rủi ro quá cao và
không thể tái mở cửa cho đến khi dịch bệnh kết thúc.
Phân cấp kiểm soát là một khái niệm được sử dụng bởi Viện Sức khỏe và An toàn Lao động
(NIOSH) và được sử dụng như khung xác định các biện pháp kiểm soát đối với các mối nguy
tại nơi làm việc. Những nguyên tắc này rất hữu ích trong việc đánh giá hiệu quả các biện
pháp kiểm soát đối với COVID-19 cũng như tìm hiểu phạm vi tác động của các biện pháp này
lên việc giảm khả năng lây nhiễm. Cấu trúc phân cấp kiểm soát của NIOSH như dưới đây đã
được điều chỉnh riêng để phù hợp với COVID-19.
Các nguyên tắc y tế công cộng cho giai đoạn tái mở cửa trong dịch COVID-19:
Hướng dẫn dành cho Thống đốc Bang
10
HỆ THỐNG PHÂN CẤP KIỂM SOÁT ĐÃ ĐƯỢC ĐIỀU CHỈNH
Với hệ thống phân cấp kiểm soát đã được sửa đổi phù hợp, các biện pháp giảm thiểu COVID-
19 có thể sẽ như sau:
• Cách ly xã hội - Mọi người đều phải làm
việc ở nhà; bao gồm cả việc tái phân bổ
nhiệm vụ để tối thiểu hóa số lượng người
lao động cần phải có mặt trực tiếp
• Kiểm soát kỹ thuật - Tạo ra các rào chắn
vật lý ngăn chặn tiếp xúc
• Kiểm soát hành chính - Phân công lại
nhiệm vụ để giảm thiểu tiếp xúc giữa các cá
nhân, úng dụng công nghệ để giao tiếp
• PPE (Sử dụng thiết bị bảo hộ cá nhân) -
Mọi người đều phải đeo khẩu trang
Nếu không kể đến các dịch vụ kinh doanh đặc biệt thì các biện pháp sau sẽ giúp giảm
thiểu rủi ro lây nhiễm và bảo vệ mỗi cá nhân:
• Sử dụng khẩu trang
• Áp dụng tối đa các biện pháp kiểm soát kỹ thuật như rào chắn vật lý
• Sắp xếp khoảng cách tối thiểu giữa người với người (ít nhất 2 mét)
• Hỗ trợ và cho phép nhân viên ở nhà nếu họ không khỏe hoặc đã tiếp xúc gần với
người nhiễm
ĐÁNH GIÁ RỦI RO CHO TỔ CHỨC VÀ TRỤ SỞ
Phần này cung cấp các đánh giá rủi ro ở cấp độ cao cho 7 hạng mục sau: (1) Các doanh
nghiệp không thiết yếu, * (2) trường học và cơ sở chăm sóc trẻ em, (3) không gian ngoài trời,
(4) không gian cộng đồng, (5) phương tiện giao thông công cộng, (6) nơi tụ tập đông người
và (7) nơi tụ tập ít người. Các hạng mục này được đánh giá theo 3 khía cạnh: cường độ tiếp
xúc, số lượng tiếp xúc và mức độ của các biện pháp phòng ngừa để giảm rủi ro (ví dụ như các
biện pháp giảm thiểu bắt buộc mọi người phải cách xa nhau 2m). Lưu ý rằng những đánh giá
này là định tính và dựa trên đánh giá của chuyên gia. Hiện tại, chưa có đủ dữ liệu chi tiết để
phân tầng rủi ro định lượng. Thật không may là các bang sẽ cần đưa ra quyết định về việc tái
khởi động một số hoạt động kinh doanh trước khi có dữ liệu chính xác để xác định tính thực
tế của các mức độ rủi ro đang được giả định trong việc giảm khoảng cách xã hội trong các bối
cảnh khác nhau.
* “Doanh nghiệp không thiết yếu” là một thuật ngữ được các quốc gia sử dụng để phân biệt giữa các doanh
nghiệp được phép duy trì hoạt động (vì có tầm quan trọng đặc biệt đối với xã hội) với các doanh nghiệp khác
đã được yêu cầu tạm thời đóng cửa.
Cách ly xã hội
Kiểm soát kỹ thuật
Controls
PPE
Các nguyên tắc y tế công cộng cho giai đoạn tái mở cửa trong dịch COVID-19:
Hướng dẫn dành cho Thống đốc Bang
11
Trong phạm vi tài liệu này, cường độ tiếp xúc được đánh giá thành 3 mức độ: thấp, trung
bình hoặc cao. Chúng tôi xác định cường độ tiếp xúc là một hàm liên hệ với khoảng cách
tiếp xúc (gần - xa) và thời gian tiếp xúc (ngắn - kéo dài). Được xếp vào cường độ tiếp xúc
thấp là các tương tác ngắn và từ khá xa (ví dụ như đi ngang qua ai đó trong cửa hàng).
Được xếp vào cường độ tiếp xúc cao là các tương tác gần và kéo dài (như ở chung một ký
túc xá). Các hoạt động có cường độ tiếp xúc trung bình rơi vào giữa hai khoảng này (ví dụ
như ngồi ăn chung cách nhau 1-3 mét). Tất nhiên là trong một môi trường kinh doanh, có
thể có khoảng cách không gian hay là các hoạt động trải dài từ thấp đến trung bình đến cao
và điều đó cần được tính đến trong quá trình ra quyết định.
Chúng tôi cũng đánh giá số lượng tiếp xúc thành 3 mức: thấp, trung bình hoặc cao. Trung
bình, chúng tôi xác định số lượng người tiếp xúc chính là lượng gần đúng số người có mặt
trong cùng một bối cảnh trong cùng một khoảng thời gian. Có nhiều người tiếp xúc cùng một
lúc được cho là rủi ro hơn.
Tiềm năng thay đổi (mức độ giảm bớt rủi ro mà các biện pháp giảm thiểu có thể thực hiện
được) là một đánh giá định tính về mức độ hoạt động có thể điều chỉnh để giảm rủi ro.
Khung kiểm soát kỹ thuật được sử dụng để thông báo các đánh giá rủi ro; các ngành và
doanh nghiệp có thể kết hợp hiệu quả các biện pháp cách ly và kiểm soát kỹ thuật được cho
là có tiềm năng sửa đổi cao hơn so với các ngành sử dụng kiểm soát hành chính hay thiết bị
bảo hộ cá nhân. Tài liệu này cũng bao gồm liên kết tới hướng dẫn sẵn có về các bước giảm
thiểu nói trên.
Phần tiếp theo bao gồm các đánh giá rủi ro mức độ cao cho nhiều lĩnh vực khác nhau
nhưng không được liệt kê theo bất kỳ thứ tự nào và danh sách này không đầy đủ.
Thống đốc và trợ lý của mình có thể muốn sửa đổi các đánh giá rủi ro theo tình hình
riêng của từng địa phương. Phần cuối cùng cung cấp các nguyên tắc được đề xuất để
kết hợp các quyết định này vào chính sách. Các nguyên tắc này cũng cần được sửa đổi
để phù hợp với bối cảnh của địa phương.
Các nguyên tắc y tế công cộng cho giai đoạn tái mở cửa trong dịch COVID-19:
Hướng dẫn dành cho Thống đốc Bang
12
Những cơ sở kinh doanh “không thiết yếu”
Phân loại Tỷ lệ tiếp xúc Số lượng tiếp xúc Tiềm năng thay
đổi
Nguồn
Nhà hàng Trung bình Trung bình Trung bình National
Restaurant
Association, FDA
Quán rượu Cao Cao Trung bình FDA
Tiệm cắt tóc, spa và
các dịch vụ chăm sóc
cá nhân khác
Trung bình /
Cao
Thấp Trung bình TN Cosmetology &
Barber Guidelines
Kinh doanh bán lẻ Thấp Trung bình Trung bình NY state guidance,
OSHA
Trung tâm thương mạiThấp Trung bình Trung bình NC state guidance,
OSHA
Gym/Phòng tập thể
dục
Trung bình Trung bình Trung bình CDC Small
Business guidance
Nhà hát, bảo tàng và
các địa điểm thư giãn
khác
Trung bình Cao Trung bình CA entertainment
venue guidance,
Americans for the
Arts,
American Alliance of
Museums
Địa điểm lớn ngoài
trời (hòa nhạc, các
hoạt động thể thao)
Cao Cao Trung bình CDC Mass
Gathering
guidance
Địa điểm lớn trong
nhà (hòa nhạc, các
hoạt động thể thao)
Cao Cao Thấp CDC Mass
Gathering
guidance
Trường học và các cơ sở chăm sóc trẻ em
Trường học và cơ sở chăm sóc trẻ em đóng nhiều vai trò quan trọng trong cộng đồng.
Trường học cung cấp giáo dục cần thiết cho trẻ em đến tuổi trưởng thành. Giáo dục trực
tuyến từ K-12 không thể thay thế cho việc học trực tiếp và sự tương tác xã hội trong môi
trường học đường.
Việc ngừng hoạt động lâu dài có thể sẽ dẫn đến sự thiếu hụt kiến thức và các hậu quả khác
đối với nhiều trẻ em. Ngoài chức năng quan trọng là giáo dục trẻ em, trường học và cơ sở
chăm sóc trẻ em cũng là nơi gửi gắm trẻ em để phụ huynh có thể làm việc. Trường học cung
cấp bữa ăn, môi trường an toàn và các dịch vụ khác, đặc biệt là cho các gia đình khó khăn.
Các nguyên tắc y tế công cộng cho giai đoạn tái mở cửa trong dịch COVID-19:
Hướng dẫn dành cho Thống đốc Bang
13
Không giống như ở các doanh nghiệp và các lĩnh vực dành cho người trưởng thành, hậu quả
từ sự gia tăng lây nhiễm tại các cơ sở và hoạt động hướng đến trẻ em hoàn toàn khác biệt. Trẻ
em ít có nguy cơ tổn thương từ các bệnh nặng do COVID-19 gây nên hơn người lớn. Một báo
cáo gần đây cho thấy có dưới 2% trường hợp nhiễm COVID-19 ở Hoa Kỳ là trẻ em và trong số
này (trường hợp có sẵn dữ liệu), chỉ từ 5,7% đến 20% phải nhập viện. Hầu hết trẻ em cần
nhập viện dưới 1 tuổi. Những dữ liệu này cho thấy việc mở lại trường học là khả thi.
Tuy nhiên, vai trò của trẻ trong việc truyền nhiễm SAR-COV-2 là chưa rõ ràng. Đối với các
bệnh do vi-rút khác như cúm, trẻ em là nhân tố truyền bệnh. Việc đóng cửa trường học sớm
và kéo dài đã được chứng minh làm giảm sự lây truyền bệnh cúm trong cộng đồng. Đã có
một số bằng chứng cho thấy COVID-19 gây ra triệu chứng nhẹ hơn ở trẻ em và do đó có thể
khó phát hiện hơn ở người lớn. Tuy nhiên, nếu không có bằng chứng thuyết phục hơn, rất
khó để định lượng cách thức trẻ em lây nhiễm COVID-19 cho các học sinh khác, thành viên
gia đình, giáo viên và nhân viên nhà trường. Hơn nữa, ở các trường học và cơ sở chăm sóc
trẻ em có thể có nhân viên thuộc nhóm nguy cơ cao. Đây là những nguyên nhân chưa nên
mở cửa trường học.
Một số học sinh có thể có bệnh lý nền, do đó khó có khả năng trở lại trường học an toàn.
Đối với những học sinh khỏe mạnh khác, có thể gia đình sẽ không cho rằng đưa con cái
quay lại trường học là an toàn, vì lo lắng về sức khỏe của con em mình hoặc lo trẻ sẽ lây
nhiễm cho gia đình. Nếu các trường học được mở cửa trở lại, các quyết định được đưa ra sẽ
liên quan đến việc có nên tiếp tục cung cấp giáo dục từ xa hay không, bên cạnh việc giáo
dục trực tiếp tại trường.
Để hiểu rõ hơn về vai trò của trẻ trong việc lây truyền bệnh, việc nghiên cứu về chuỗi truyền
nhiễm là cần thiết. Thống đốc các bang nên làm việc với các sở y tế tại bang của mình để ưu
tiên thực hiện những nghiên cứu này.
Phân loại
Tỷ lệ tiếp
xúc
Số lượng tiếp
xúc
Tiềm năng
thay đổi Nguồn
Các cơ sở trông giữ trẻ
(Nhà trẻ, Mẫu giáo)
Cao Trung bình/Cao Thấp/trung bình CDC, WHO
Trường học ( Tiểu học,
Trung học cơ sở,
Trung học phổ thông)
Cao Cao Thấp CDC, WHO
Các môn thể thao có tiếp
xúc trực tiếp
Cao Trung bình/cao Thấp NCAA, CDC
Các môn thể thao
không có tiếp xúc
trực tiếp
Thấp Trung bình Cao NCAA, CDC
Các nguyên tắc y tế công cộng cho giai đoạn tái mở cửa trong dịch COVID-19:
Hướng dẫn dành cho Thống đốc Bang
14
Trại hè Cao Cao Thấp American Camp
Association,
Association of Camp
Nursing
Bậc giáo dục Đại học Cao Cao Cao CDC, American
College Health
Association
Kí túc xá và các cơ
sở ở qua đêm khác
Cao Trung bình Thấp NYC guidance for
congregate settings
and residential
buildings
Khu vực ngoài trời
Dựa vào những thông tin về dịch tễ học hiện có, COVID-19 dễ bị lây nhiễm trong không gian
kín hơn khu vực ngoài trời. Không gian trong nhà có khả năng thông gió kém khiến cho
virus tồn tại trong không khí lâu hơn so với ngoài trời hoặc không gian trong nhà có thông
gió tốt. Mọi người cũng có xu hướng gần nhau hơn khi ở trong nhà và có nhiều bề mặt có thể
chạm vào hơn, những bề mặt đó có thể mang yếu tố truyền bệnh. Do đó, có nguy cơ lây
truyền COVID-19 ở ngoài trời thấp hơn trong nhà, đặc biệt nếu như khoảng cách phù hợp
được duy trì giữa các cá nhân khi ở ngoài trời.
Phân loại
Tỷ lệ tiếp
xúc
Số lượng
tiếp xúc
Tiềm năng thay
đổi Nguồn
Công viên, các đường đi
bộ, đường mòn Thấp Thấp Thấp
Guidance from MD,
Guidance from RI,
Guidance from Los
Angeles, CA
Sân thể thao và các
khu vực tụ họp ngoài
trời khác
Trung bình
Trung bình Thấp
Guidance from the National
Mall Trust in Washington,
DC
Bể bơi Trung bình Thấp Cao CDC, Guidance from WA
Bãi biển, bến tàu Thấp Cao Trung bình
Guidance from Orange
Beach, AL, Guidance from
RI
Sân chơi, sân trượt, và
các khu vực giải trí
ngoài trời khác
Trung bình Trung bình Trung bình
Guidance from MD,
Guidance from Santa Cruz,
CA
Các nguyên tắc y tế công cộng cho giai đoạn tái mở cửa trong dịch COVID-19:
Hướng dẫn dành cho Thống đốc Bang
15
Không gian công cộng
Không gian công cộng dành cho các hoạt động xã hội quan trọng, bao gồm các trung tâm dân
sự đến nơi thờ cúng. Rủi ro trong những không gian này phụ thuộc rất nhiều vào số lượng
người mà họ phục vụ và quy mô của không gian.
Phân loại
Tỷ lệ tiếp
xúc
Số lượng tiếp
xúc
Tiềm năng thay
đổi Nguồn
Khu vực
thờ tự
Cao Cao Trung bình CDC, FAQ for Faith Leaders from NYC,
Guidance from NY state, Risk Assessment
from WHO, Decision Tree from WHO
Thư viện Thấp Thấp Trung bình CDC, Guidance from Baltimore County
Library
Trung tâm
cộng đồng
Trung bình Cao Trung bình CDC, Guidance from PA, Guidance from
Riverside University Health System,
Guidance from IL
Phương tiện giao thông công cộng
Các phương tiện giao thông công cộng rất quan trọng trong các hoạt động của cộng đồng.
Việc hạn chế phương tiện công cộng ảnh hưởng không nhỏ đến những người dân có nguồn
lực hạn chế. Nên đưa các phương tiện công cộng trở lại hoạt động bằng những giải pháp phù
hợp, lưu ý rằng phương tiện công cộng là nơi có rủi ro lây nhiễm rất cao.
Phân loại
Tỷ lệ tiếp
xúc
Số lượng tiếp
xúc
Tiềm năng thay
đổi Nguồn
Xe buýt Cao Cao Trung bình CDC, NY state guidance for public
transportation
Tàu điện ngầm/
Tàu hỏa
Cao Cao Trung bình CDC Transit Stations, CDC Transit
Workers
Máy bay Cao Cao Trung bình CDC guidance: baggage claim/ cargo,
airport staff, staff interacting with
passengers, aircraft technicians
Xe đi chung
(rideshare)/ Taxi
Cao Thấp Thấp Washington State Guidance for
Rideshare/Taxis, Toronto
Guidance
Các nguyên tắc y tế công cộng cho giai đoạn tái mở cửa trong dịch COVID-19:
Hướng dẫn dành cho Thống đốc Bang
16
Tụ họp đông người
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, một sự kiện được định nghĩa là cuộc tụ họp đông người “nếu số
người tham dự sự kiện lớn đến mức có thể gây ra áp lực về nguồn lực lập kế hoạch và phản
ứng của hệ thống y tế tại cộng đồng nơi cuộc tụ họp diễn ra.” Quy mô của một sự kiện được
coi là cuộc tụ họp đông người phụ thuộc vào bối cánh và năng lực của hệ thống y tế cấp
quốc gia và cơ sở. Ví dụ, nếu hệ thống y tế đang phải ứng phó với các gánh nặng khác như
một đợt đại dịch thì giới hạn của hệ thống y tế đó cũng sẽ thấp hơn, và do đó, một sự kiện
có thể có quy mô nhỏ hơn đáng kể nhưng vẫn được định nghĩa là cuộc tụ họp đông người.
Những nơi tập trung đông người là nguồn căn của sự bùng phát dịch bênh trên toàn cầu
hoặc góp phần gây nên sự lây lan bệnh dịch trên thế giới. Mặc dù một số biện pháp y tế
công cộng có thể được thực hiện trong giai đoạn lập kế hoạch và tổ chức tụ họp đông người
để giảm thiểu đáng kể sự lây lan của dịch bệnh nhưng nguy cơ lây nhiễm COVID-19 tại nơi
tập trung đông người vẫn rất cao. Nguy cơ lây nhiễm này do một số nguyên nhân, bao gồm
mật độ tập trung lớn trong không gian hạn chế, nguy cơ lây lan bệnh dịch trong nước và
quốc tế, và sự hình thành ổ dịch truyền nhiễm mới do nhu cầu di chuyển trên quãng đường
dài để đến nơi tập trung.
Nhữ ng khu vự c tụ họp đông ngườ i phải tuân thủ vớ i hướ ng dãn và quy định của quóc gia
và địa phương. Ở giai đoạn hiẹn tại của đại dịch, Lực lượng Đặc nhiệm Coronavirus của đã
khuyén cáo cám tụ tạp trên 10 ngườ i. Các bang cũng đã thay đỏi quy mô só lượ ng ngườ i
đượ c phép tham dự một buỏi tụ họp. Vì vạy, khi lệnh phong tỏa được gỡ bỏ và các tỏ chứ c
được phép mở các sự kiẹn lớ n, các tổ chức này nên xác định đánh giá rủi ro lây nhiẽm
COVID-19 đẻ đưa ra các biẹn pháp nhàm ngăn ngừ a rủi ro này. Tỏ chứ c Y té Thé giớ i WHO
đã cung cáp các công cụ đánh giá và giảm thiểu rủi ro cho các nhà tổ chức tụ họp đông
người, cùng với một số tài liệu hướng dẫn.
Các nguyên tắc y tế công cộng cho giai đoạn tái mở cửa trong dịch COVID-19:
Hướng dẫn dành cho Thống đốc Bang
17
Phâ n loại
Tỷ lệ tiếp xúc Số lượng tiếp
xúc
Tiềm năng thay
đổi Nguồn
Các mon thẻ thao tụ
họp đông ngườ i: trò
chơi, các giải đáu
Cao Cao Trung bình WHO guidance for mass
gatherings-Sports
Addendum, WHO mass
gatherings risk assessment
- sports addendum, WHO
Interim guidance for all mass
gatherings, WHO generic
mass gathering decision tree,
CDC guidance
Các mon thẻ thao
tụ họp đông
ngườ i: huán luyẹn
Cao (còn tùy
thuọc vào
môn thẻ
thao)
Trung bình Trung bình WHO Interim guidance for
mass gatherings- Sports
Addendum, WHO generic
mass gatherings risk
assessment - sports
addendum, WHO Interim
guidance for all mass
gatherings, WHO generic
mass gathering decision
tree, CDC guidance
Các cuộc tụ họp
đông người có liên
quan đến tôn giáo:
lễ kỷ niệm lớn, lễ
hội, hành hương
Cao Cao Trung bình CDC, FAQ for Faith Leaders
from NYC, Guidance from NY
state, Risk Assessment from
WHO, Decision
Tree from WHO, WHO
considerations for religious
mass gatherings
Các cuộc tụ họp đông
người liên quan đến
kinh doanh: triển lãm
thương mại, hội nghị,
hội thảo
Cao Cao Cao WHO Interim guidance for
mass gatherings, WHO
generic mass gatherings risk
assessment, WHO generic
mass gathering
decision tree, CDC guidance
Các cuộc tụ họp
đông người liên
quan đến giải trí:
các buổi hòa
nhạc lớn,
lễ hội, hội nghị,
chương trình
Cao Cao Trung bình WHO Interim guidance for
mass gatherings, WHO
generic mass gatherings risk
assessment, WHO generic
mass gathering
decision tree, CDC guidance
Các cuộc tụ họp
đông người liên
quan đến chính trị:
các cuộc biểu tình,
bầu cử, trung tâm bỏ
phiếu, diễu hành,
phát biểu
Cao Cao Trung bình WHO Interim guidance for
mass gatherings, WHO
generic mass gatherings risk
assessment, WHO generic
mass gathering
decision tree, CDC guidance
Các nguyên tắc y tế công cộng cho giai đoạn tái mở cửa trong dịch COVID-19:
Hướng dẫn dành cho Thống đốc Bang
18
Tụ họp giữa những người thân quen
Các cuộc tụ họp giữa những người quen và gia đình, bao gồm các sự kiện như đám cưới,
tiệc sinh nhật và đám tang. Tham dự những sự kiện này cũng có nguy cơ nhiẽm bệnh. Báo
cáo dịch tễ học cho tháy một nhóm lớn các trường hợp nhiẽm COVID-19 là do tham dự
buỏi tang lễ và tiẹc sinh nhật. Các nguyên nhân bao gồm tương tác gàn với nhau trong
không gian kín, ôm hoặc hôn và chia sẻ đồ ăn hoặc dụng cụ là tất cả các hoạt đọng thường
tháy trong các cuộc họp mặt giữa các cá nhân, làm tăng nguy cơ lây truyền SARS-COV-2.
Một số hoạt đọng mang tính nghi thứ c trong các đám tang làm tang sự tiếp xúc cơ thể với
một người đã chết, khi người đó bị nhiễm SARS-COV-2, cũng nên tránh. Cần xem xét cẩn
thận để đảm bảo rằng các biện pháp phòng ngừ a được thực hiện để giảm nguy cơ lây
nhiẽm, trong khi vẫn tôn trọng giá trị văn hóa của nhữ ng sự kiện quan trọng. Đặc biệt, CDC
khuyến nghị các nhà tổ chức nên xem xét số lượng và mật độ của người tham dự, tỷ lệ
người có nguy cơ mắc bệnh cao do các nguyên nhân cơ bản, mức độ lây truyền bệnh trong
cọng đòng và giảm số lượng của người tham dự nếu có thể.
Phâ n loại
Tỷ lệ tiếp xúc Số lượng tiếp xúc Tiềm năng thay
đổi
Nguồn
Các buỏi tiẹc nhỏ
(ví dụ: tiệc sinh
nhật)
Cao Trung bình Cao CDC guidance
Các buỏi tiẹc lớn
(đám cưới, đám tang
có nhiều người tham
dự)
Cao Cao Cao CDC guidance,
National
Funeral
Directors
Association
guidance
Các nguyên tắc y tế công cộng cho giai đoạn tái mở cửa trong dịch COVID-19:
Hướng dẫn dành cho Thống đốc Bang
19
NHỮNG NGUYÊN TẮC HÀNH ĐỘNG
Các bang nên xem xét thờ i gian mở cử a trở lại lại khi: (1) số trường hợp nhiễm mới đã giảm
ít nhất 14 ngày; (2) đủ khả năng xét nghiệm chẩn đoán nhanh, ít nhát là vớ i tất cả những
người có triệu chứng COVID-19, bao gồm cả các trường hợp nhẹ, cũng như tiếp xúc gần vớ i
ngườ i nhiẽm bẹnh; (3) hệ thống chăm sóc sức khỏe có thể chăm sóc cho tất cả bệnh nhân,
bao gồm cung cấp thiết bị bảo họ cá nhân phù hợp cho nhân viên y tế; và (4) có đủ năng lực
y tế công cộng để tiến hành theo dõi liên lạc cho tất cả các trường hợp nhiễm mới và nhữ ng
trườ ng hợ p tiép xúc gàn vớ i họ.
Các thống đốc nên mời các bên có liên quan tham gia vào quá trình ra quyết định để hiểu rõ
nhu cầu, năng lực cũng như các thách thức của các thành phần.
Ngay cả khi mở cử a trở lại vẫn nên tiếp tục làm việc từ xa nếu có thể. Điều này sẽ làm giảm
các tương tác xã hội nói chung và sẽ giảm nguy cơ lay nhiẽm tại nơi làm việc, vì vậy làm việc
từ xa là mọt lự a chọn hợ p lý. Các doanh nghiệp nên tích cực hỗ trợ giãn cách xã hội bằng cách
thực hiện các chính sách làm việc từ xa và áp dụng các chính sách nghỉ ốm linh hoạt khuyến
khích người lao động ở nhà khi bị bệnh hoặc khi bị lay nhiẽm COVID-19.
Tất cả các nhân viên đi làm trở lại nên đeo khẩu trang. Điều này sẽ làm giảm nguy cơ lây
nhiẽm virus cho đòng nghiẹp của họ.
Các thóng đóc nen xem xét viẹc mở cử a trở lại theo từ ng giai đoạn cách nhau từ 2-3 tuàn.
Sau mỗi giai đoạn mở cửa trở lại, các tỏ chức y tế công cộng phải xem xét lại số lượng ca
bệnh mới hàng ngày của COVID-19, só người nhập viện và tử vong, cùng với các công cụ
theo dõi triẹu chứng khác. Sẽ mất từ 2 đến 3 tuần để phản ánh được kết quả của viẹc mở cử a
trở lại. Nếu số trường hợp, số lần nhập viện và tử vong tăng lên trong thời gian đó, nên tạm
dừng các hoạt động trong việc mở cử a lại và cần thực hiện các bước để kiểm soát số lượng
tang. Các hoạt động có thể bao gồm thay đổi việc tìm kiếm và theo dõi, liên hệ các trường
hợp, thực hiện các biện pháp để đối phó với các ổ dịch mới và áp dụng lại một số hoặc tất cả
các biện pháp can thiệp xã hội trước đây.
Các sự kiẹn và hoạt động ngoài trời ít có khả nang lay nhiẽm hơn các hoạt động trong nhà và
có ít rủi ro, nếu như các biện pháp giãn cách xã họi (cách nhau 2 mét, đeo khẩu trang ở nơi
công cộng) đều được duy trì.
Các nguyên tắc y tế công cộng cho giai đoạn tái mở cửa trong dịch COVID-19:
Hướng dẫn dành cho Thống đốc Bang
20
Các hoạt đọng kinh doanh và các lĩnh vực có cường độ, só lượ ng người tiếp xúc thấp và
có khả năng ứng phó tốt để hạn chế nguy cơ lây lan dịch bệnh sẽ có thẻ mở cử a trở lại
sớm hơn so với những doanh nghiệp có nguy cơ cao và khả năng ứng phó thấp.
Đói vớ i các phương tiẹn giao thông công cộng có cường độ và số lượng người tiếp xúc cao
nen có nhữ ng thay đỏi để giảm thiẻu rủi ro lây nhiẽm. Tăng khoảng cách tiép xúc, giảm só
lượ ng hành khách sẽ giảm rủi ro. Khi không có phương tiện giao thông công cộng, sẽ hạn
chế số người đi làm.
Trường học và cơ sở chăm sóc trẻ em phải đói mạt vớ i nhữ ng thách thứ c đặc biệt. Nhữ ng cơ
sở này rất quan trọng trong việc giáo dục trẻ em, và nhiều phụ huynh sẽ gặp khó khăn khi đi
làm trở lại nếu trường học không mở cử a. Có nhiều sự không chắc chắn về mặt khoa học
khién cho hoạt đọng này gạp nhièu khó khăn. Trẻ em bị nhiễm COVID-19 thường có các triệu
chứng nhẹ hơn người lớn, nhưng tốc độ lay nhiẽm đối với nhữ ng trẻ em khác, giáo viên,
nhân viên nhà trường và các thành viên gia đình là chưa chắc chắn. Nếu các trường học được
mở cửa trở lại, hầu hết trẻ em sẽ có nguy cơ lay nhiẽm tháp. Tuy nhiên, một số trẻ trong mọt
só trườ ng hợ p có bệnh lý nền sẽ gặp rủi ro lây nhiẽm cao, đòng thờ i giáo viên và nhân viên ở
trường sẽ có nguy cơ lây nhiẽm cao. Bó mẹ của trẻ cũng có thể có nguy cơ lây nhiẽm cao nếu
trẻ em bị nhiễm bệnh và truyền bệnh tại nhà. Một số phụ huynh có thể chọn cách không cho
phép trẻ quay lại trường, vì vậy việc các trường mở cửa trở lại sẽ cần phải quyết định có nên
cung cấp hoạt đọng giáo dục từ xa hay khong. Các bang nen có quy trình rieng đẻ xem xét
đưa ra quyét định có mở cử a lại hay không, và đièu đó còn phụ thuọc vào cả ý kién của cọng
đòng khi dựa trên những căn cứ chưa chắc chắn.
KẾT LUẬN
Tài liệu này tóm tắt những cân nhắc, rủi ro và cơ hội để các thống đốc xem xét khi quyết định
khi nào và làm thế nào đẻ bát đàu mở cử a trở lại. Những quyết định này nên được thực hiện
cẩn thận và chu đáo để hạn chế nguy cơ lây nhiẽm dịch bẹnh. Mở cửa lại nền kinh tế chỉ là
một trong số những bước đi cần được xem xét trên lộ trình phục hồi trở lại sau đại dịch này.
Các nguyên tắc y tế công cộng cho giai đoạn tái mở cửa trong dịch COVID-19:
Hướng dẫn dành cho Thống đốc Bang
21
PHỤ LỤC
Lên kế hoạch khôi phục lại cộng đồng sau đại dịch: Những cân nhắc và
hành động của người lãnh đạo
Khi nào các doanh nghiệp, trường học, cơ sở giải trí và nơi thờ phụng có thẻ hoạt động bình
thường trở lại? Đây là một trong một loạt các quyết định lớn sẽ phản ánh và định hình cách
cộng đồng thích ứng với sự kéo dài của đại dịch và các tác động đén kinh tế và xã hội của nó.
Các thống đốc cần nhanh chóng xem xét các điều kiện y tế công cộng thích hợp để tái khởi
động kinh tế, bắt đầu chuẩn bị cho một quá trình phục hồi cộng đồng toàn diện hơn sẽ kéo
dài trong thời gian ngắn hạn, trung gian và dài hạn.
Chẳng hạn, nhu cầu về dịch vụ xã hội, sức khỏe tinh thần và nhu cầu phát triển lực lượng
lao động sẽ còn kéo dài ra hơn trong tương lai so với yêu cầu của xã hội đối với giãn cách
vật lý. Do đó, điều quan trọng là các nhà quản lý phải chủ động và lên kế hoạch trong
tương lai cho người dân. Dưới đây là một số nguyên tắc và biện pháp thực thi mà các
thống đốc có thể áp dụng:
Rút ra bài học từ những mối nguy hiểm tương tự, mang tính khó lường, đòi hỏi phải xem
xét trước khi đưa ra các quyết định. Đại dịch không phải tình huống duy nhất trong đó sự
phát triển kinh tế và sức khỏe cộng đồng lại mâu thuẫn với nhau và sự đánh đổi đòi hỏi
phải cân nhắc cẩn thận. Ví dụ, trong trường hợp ô nhiễm lan rộng từ các chất phóng xạ, mục
tiêu là đưa ra một quy trình linh hoạt, lặp đi lặp lại và giải pháp cho các bên liên quan như
các nhóm công dân và doanh nghiệp trong việc xây dựng chiến lược giải quyết. Các cá nhân
bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi quyết định này phải được tham gia vào quy trình xử lý.
Nhận ra mong muốn quay trở lại cuộc sống bình thường càng sớm càng tốt là phản ứng của
cộng đồng trong hoàn cảnh hiện tại. Những thống đốc, và các nhà quản lý tại địa phương nên
đặt sự an toàn, công bằng và chất lượng cuộc sống của cộng đồng lên trước so với việc mở
cửa trở lại nền kinh tế. Đại dịch bùng phát đã cho thấy những lỗ hổng trong chất lượng của
các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, mạng lưới an toàn xã hội và chính sách nghỉ phép tại các cơ
quan doanh nghiệp. Đây là cơ hội để các nhà quản lý sửa đổi chính sách và thiết lập những
mục tiêu mới. Kế hoạch phục hồi sau đại dịch có thể được thực hiện tốt nhất khi học hỏi từ
những thảm họa trong thực tế.
Bắt đầu lên kế hoạch phục hồi cộng đồng sau đại dịch song song với chiến dịch sức khỏe
cộng đồng. Đại dịch COVID-19 có diễn biến phức tạp, tuy nhiên đại dịch này sẽ kết thúc
trong tương lại. Đồng thời, nhu cầu đáp ứng với những thay đổi đột ngột và dài hạn nếu
đại dịch chưa kết thúc.Dù vậy, mặc dù tác động rộng lớn của đại dịch nhưng khủng hoảng y
tế xét cho cùng không phải quá khác thường. Chúng ta có thể hưởng lợi những tồn tại, sự
tiên tiến, dữ liệu, của các đơn vị phối hợp trong quá trình khắc phục thảm họa và các nỗ
lực lập kế hoạch dài hạn khác (ví dụ: phát triển kinh tế, phát triển cộng đồng). Một tổ chức
Các nguyên tắc y tế công cộng cho giai đoạn tái mở cửa trong dịch COVID-19:
Hướng dẫn dành cho Thống đốc Bang
22
quản lý về tái thiết sau thảm họa có thể kết hợp với các hoạt động của trung tâm điều hành
khẩn cấp và đồng thời tối đa hóa lợi ích cho cộng đồng từ các nhiệm vụ phục hồi ngắn và
dài hạn.
Tham khảo ý kiến các bên liên quan và truyền thông rộng rãi để đảm bảo rằng người dân có
thể tham gia vào việc ra quyết định: Tái thiết một cộng đồng trong thời gian dài sau thảm
họa đại dịch được ủy thác lại cho những người không chuyên; đây là một vấn đề khó khăn
mang tính hành động tổng thể. Một tổ chức cần được lập ra để đưa ra các giải pháp cho cộng
đồng có thể kết nối các vai trò lãnh đạo và hợp tác: cơ quan ủy quyền và phê duyệt, lãnh đạo
thông qua một cơ quan lập kế hoạch chính thức hoặc một lực lượng đặc nhiệm lên kế hoạch.
Kế hoạch tái thiết phải dựa trên các giá trị chung được lập ra bởi các chuyên gia, trong việc
lên kế hoạch, truyền thông, quản lý thông tin và dữ liệu với sự tham gia của công chúng và
các bên liên quan.
23
Johns Hopkins
Center for Health Security
621 E. Pratt Street, Suite 210
Baltimore, MD 21202
Tel: 443-573-3304
Fax: 443-573-3305
centerhealthsecurity@jhu.edu
centerforhealthsecurity.org

More Related Content

Similar to Các nguyên tắc y tế công cộng cho giai đoạn tái mở cửa trong dịch COVID-19 | John Hopkins

CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 2
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 2CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 2
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 2PMC WEB
 
KHUYẾN NGHỊ CHIẾN LƯỢC PHÒNG CHỐNG DỊCH & PHỤC HỒI KINH TẾ
KHUYẾN NGHỊ CHIẾN LƯỢC PHÒNG CHỐNG DỊCH & PHỤC HỒI KINH TẾKHUYẾN NGHỊ CHIẾN LƯỢC PHÒNG CHỐNG DỊCH & PHỤC HỒI KINH TẾ
KHUYẾN NGHỊ CHIẾN LƯỢC PHÒNG CHỐNG DỊCH & PHỤC HỒI KINH TẾlamnk
 
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 1
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 1CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 1
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 1PMC WEB
 
Truyền thông Nguy cơ trong tình trạng khẩn cấp về Y tế công cộng.pdf
Truyền thông Nguy cơ trong tình trạng khẩn cấp về Y tế công cộng.pdfTruyền thông Nguy cơ trong tình trạng khẩn cấp về Y tế công cộng.pdf
Truyền thông Nguy cơ trong tình trạng khẩn cấp về Y tế công cộng.pdfNuioKila
 
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG SỨC KHỎE & KẾ HOẠCH BẢO VỆ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG CHO D...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG SỨC KHỎE & KẾ HOẠCH BẢO VỆ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG CHO D...BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG SỨC KHỎE & KẾ HOẠCH BẢO VỆ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG CHO D...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG SỨC KHỎE & KẾ HOẠCH BẢO VỆ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG CHO D...hieupham236
 
MỞ RỘNG CÁC LỰA CHỌN TÀI CHÍNH DÀI HẠN CHO PHÒNG CHỐNG HIV Ở VIỆT NAM_1025581...
MỞ RỘNG CÁC LỰA CHỌN TÀI CHÍNH DÀI HẠN CHO PHÒNG CHỐNG HIV Ở VIỆT NAM_1025581...MỞ RỘNG CÁC LỰA CHỌN TÀI CHÍNH DÀI HẠN CHO PHÒNG CHỐNG HIV Ở VIỆT NAM_1025581...
MỞ RỘNG CÁC LỰA CHỌN TÀI CHÍNH DÀI HẠN CHO PHÒNG CHỐNG HIV Ở VIỆT NAM_1025581...KhoTi1
 
Kết quả khảo sát thái độ của người dân đối với lệnh cách ly xã hội
Kết quả khảo sát thái độ của người dân đối với lệnh cách ly xã hộiKết quả khảo sát thái độ của người dân đối với lệnh cách ly xã hội
Kết quả khảo sát thái độ của người dân đối với lệnh cách ly xã hộiInfoQ - GMO Research
 
Tạp chí Life Balance | No.9 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.9 | OSHE MagazineTạp chí Life Balance | No.9 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.9 | OSHE MagazinePMC WEB
 
Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc điều trị bệnh nhân đái tháo đường týp ...
Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc điều trị bệnh nhân đái tháo đường týp ...Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc điều trị bệnh nhân đái tháo đường týp ...
Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc điều trị bệnh nhân đái tháo đường týp ...Man_Ebook
 
Tạp chí Life Balance | No.5 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.5 | OSHE MagazineTạp chí Life Balance | No.5 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.5 | OSHE MagazinePMC WEB
 
Tác Động Của Bệnh Ung Thư Đến Việc Làm Và Thu Nhập Của Bệnh Nhân Sau Điều Trị
Tác Động Của Bệnh Ung Thư Đến Việc Làm Và Thu Nhập Của Bệnh Nhân Sau Điều TrịTác Động Của Bệnh Ung Thư Đến Việc Làm Và Thu Nhập Của Bệnh Nhân Sau Điều Trị
Tác Động Của Bệnh Ung Thư Đến Việc Làm Và Thu Nhập Của Bệnh Nhân Sau Điều TrịViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015 Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015 Nguyen Khue
 
Báo Cáo Nghiên Cứu Khả Thi Dự Án Phòng Chống Bệnh Truyền Nhiễm Khu Vực Tiểu V...
Báo Cáo Nghiên Cứu Khả Thi Dự Án Phòng Chống Bệnh Truyền Nhiễm Khu Vực Tiểu V...Báo Cáo Nghiên Cứu Khả Thi Dự Án Phòng Chống Bệnh Truyền Nhiễm Khu Vực Tiểu V...
Báo Cáo Nghiên Cứu Khả Thi Dự Án Phòng Chống Bệnh Truyền Nhiễm Khu Vực Tiểu V...NuioKila
 
đáNh giá nhanh tác động kt&xh của đại dịch covid 19 đối với trẻ em và gia...
đáNh giá nhanh tác động kt&xh của đại dịch covid 19 đối với trẻ em và gia...đáNh giá nhanh tác động kt&xh của đại dịch covid 19 đối với trẻ em và gia...
đáNh giá nhanh tác động kt&xh của đại dịch covid 19 đối với trẻ em và gia...Dungg Nguyên Thùy
 
BÀI GIẢNG ĐÁNH GIÁ KINH TẾ Y TẾ PHÂN TÍCH CHI PHÍ HIỆU QUẢ
BÀI GIẢNG ĐÁNH GIÁ KINH TẾ Y TẾ PHÂN TÍCH CHI PHÍ HIỆU QUẢ BÀI GIẢNG ĐÁNH GIÁ KINH TẾ Y TẾ PHÂN TÍCH CHI PHÍ HIỆU QUẢ
BÀI GIẢNG ĐÁNH GIÁ KINH TẾ Y TẾ PHÂN TÍCH CHI PHÍ HIỆU QUẢ nataliej4
 
XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ ƯU TIÊN CAN THIỆP
XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ ƯU TIÊN CAN THIỆPXÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ ƯU TIÊN CAN THIỆP
XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ ƯU TIÊN CAN THIỆPSoM
 

Similar to Các nguyên tắc y tế công cộng cho giai đoạn tái mở cửa trong dịch COVID-19 | John Hopkins (20)

CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 2
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 2CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 2
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 2
 
KHUYẾN NGHỊ CHIẾN LƯỢC PHÒNG CHỐNG DỊCH & PHỤC HỒI KINH TẾ
KHUYẾN NGHỊ CHIẾN LƯỢC PHÒNG CHỐNG DỊCH & PHỤC HỒI KINH TẾKHUYẾN NGHỊ CHIẾN LƯỢC PHÒNG CHỐNG DỊCH & PHỤC HỒI KINH TẾ
KHUYẾN NGHỊ CHIẾN LƯỢC PHÒNG CHỐNG DỊCH & PHỤC HỒI KINH TẾ
 
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 1
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 1CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 1
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 1
 
Truyền thông Nguy cơ trong tình trạng khẩn cấp về Y tế công cộng.pdf
Truyền thông Nguy cơ trong tình trạng khẩn cấp về Y tế công cộng.pdfTruyền thông Nguy cơ trong tình trạng khẩn cấp về Y tế công cộng.pdf
Truyền thông Nguy cơ trong tình trạng khẩn cấp về Y tế công cộng.pdf
 
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG SỨC KHỎE & KẾ HOẠCH BẢO VỆ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG CHO D...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG SỨC KHỎE & KẾ HOẠCH BẢO VỆ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG CHO D...BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG SỨC KHỎE & KẾ HOẠCH BẢO VỆ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG CHO D...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG SỨC KHỎE & KẾ HOẠCH BẢO VỆ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG CHO D...
 
MỞ RỘNG CÁC LỰA CHỌN TÀI CHÍNH DÀI HẠN CHO PHÒNG CHỐNG HIV Ở VIỆT NAM_1025581...
MỞ RỘNG CÁC LỰA CHỌN TÀI CHÍNH DÀI HẠN CHO PHÒNG CHỐNG HIV Ở VIỆT NAM_1025581...MỞ RỘNG CÁC LỰA CHỌN TÀI CHÍNH DÀI HẠN CHO PHÒNG CHỐNG HIV Ở VIỆT NAM_1025581...
MỞ RỘNG CÁC LỰA CHỌN TÀI CHÍNH DÀI HẠN CHO PHÒNG CHỐNG HIV Ở VIỆT NAM_1025581...
 
Kết quả khảo sát thái độ của người dân đối với lệnh cách ly xã hội
Kết quả khảo sát thái độ của người dân đối với lệnh cách ly xã hộiKết quả khảo sát thái độ của người dân đối với lệnh cách ly xã hội
Kết quả khảo sát thái độ của người dân đối với lệnh cách ly xã hội
 
Tái khởi động chiến lược phục hồi kinh doanh
Tái khởi động chiến lược phục hồi kinh doanhTái khởi động chiến lược phục hồi kinh doanh
Tái khởi động chiến lược phục hồi kinh doanh
 
So tay hdan corona
So tay hdan coronaSo tay hdan corona
So tay hdan corona
 
Tạp chí Life Balance | No.9 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.9 | OSHE MagazineTạp chí Life Balance | No.9 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.9 | OSHE Magazine
 
Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc điều trị bệnh nhân đái tháo đường týp ...
Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc điều trị bệnh nhân đái tháo đường týp ...Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc điều trị bệnh nhân đái tháo đường týp ...
Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc điều trị bệnh nhân đái tháo đường týp ...
 
Tạp chí Life Balance | No.5 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.5 | OSHE MagazineTạp chí Life Balance | No.5 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.5 | OSHE Magazine
 
Tác Động Của Bệnh Ung Thư Đến Việc Làm Và Thu Nhập Của Bệnh Nhân Sau Điều Trị
Tác Động Của Bệnh Ung Thư Đến Việc Làm Và Thu Nhập Của Bệnh Nhân Sau Điều TrịTác Động Của Bệnh Ung Thư Đến Việc Làm Và Thu Nhập Của Bệnh Nhân Sau Điều Trị
Tác Động Của Bệnh Ung Thư Đến Việc Làm Và Thu Nhập Của Bệnh Nhân Sau Điều Trị
 
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015 Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015
 
Báo Cáo Nghiên Cứu Khả Thi Dự Án Phòng Chống Bệnh Truyền Nhiễm Khu Vực Tiểu V...
Báo Cáo Nghiên Cứu Khả Thi Dự Án Phòng Chống Bệnh Truyền Nhiễm Khu Vực Tiểu V...Báo Cáo Nghiên Cứu Khả Thi Dự Án Phòng Chống Bệnh Truyền Nhiễm Khu Vực Tiểu V...
Báo Cáo Nghiên Cứu Khả Thi Dự Án Phòng Chống Bệnh Truyền Nhiễm Khu Vực Tiểu V...
 
Tiểu Luận Chức Danh Nghề Nghiệp Nữ Hộ Sinh (Hạng Iii).doc
Tiểu Luận Chức Danh Nghề Nghiệp Nữ Hộ Sinh (Hạng Iii).docTiểu Luận Chức Danh Nghề Nghiệp Nữ Hộ Sinh (Hạng Iii).doc
Tiểu Luận Chức Danh Nghề Nghiệp Nữ Hộ Sinh (Hạng Iii).doc
 
COVID.docx
COVID.docxCOVID.docx
COVID.docx
 
đáNh giá nhanh tác động kt&xh của đại dịch covid 19 đối với trẻ em và gia...
đáNh giá nhanh tác động kt&xh của đại dịch covid 19 đối với trẻ em và gia...đáNh giá nhanh tác động kt&xh của đại dịch covid 19 đối với trẻ em và gia...
đáNh giá nhanh tác động kt&xh của đại dịch covid 19 đối với trẻ em và gia...
 
BÀI GIẢNG ĐÁNH GIÁ KINH TẾ Y TẾ PHÂN TÍCH CHI PHÍ HIỆU QUẢ
BÀI GIẢNG ĐÁNH GIÁ KINH TẾ Y TẾ PHÂN TÍCH CHI PHÍ HIỆU QUẢ BÀI GIẢNG ĐÁNH GIÁ KINH TẾ Y TẾ PHÂN TÍCH CHI PHÍ HIỆU QUẢ
BÀI GIẢNG ĐÁNH GIÁ KINH TẾ Y TẾ PHÂN TÍCH CHI PHÍ HIỆU QUẢ
 
XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ ƯU TIÊN CAN THIỆP
XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ ƯU TIÊN CAN THIỆPXÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ ƯU TIÊN CAN THIỆP
XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ ƯU TIÊN CAN THIỆP
 

More from PMC WEB

APARTMENT | No.15
APARTMENT | No.15APARTMENT | No.15
APARTMENT | No.15PMC WEB
 
Tạp chí Life Balance | No.14 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.14 | OSHE MagazineTạp chí Life Balance | No.14 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.14 | OSHE MagazinePMC WEB
 
Land & Life Magazine | Vol.2
Land & Life Magazine | Vol.2Land & Life Magazine | Vol.2
Land & Life Magazine | Vol.2PMC WEB
 
APARTMENT | No.14
APARTMENT | No.14APARTMENT | No.14
APARTMENT | No.14PMC WEB
 
APARTMENT | No.13
APARTMENT | No.13APARTMENT | No.13
APARTMENT | No.13PMC WEB
 
Tạp chí Life Balance | No.13 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.13 | OSHE Magazine Tạp chí Life Balance | No.13 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.13 | OSHE Magazine PMC WEB
 
Apartment | No.12
Apartment | No.12Apartment | No.12
Apartment | No.12PMC WEB
 
Life Balance Brochure
Life Balance BrochureLife Balance Brochure
Life Balance BrochurePMC WEB
 
APARTMENT | No.11
APARTMENT | No.11APARTMENT | No.11
APARTMENT | No.11PMC WEB
 
Land & Life Magazine | Vol.1
Land & Life Magazine | Vol.1 Land & Life Magazine | Vol.1
Land & Life Magazine | Vol.1 PMC WEB
 
Tạp chí Life Balance | No.12 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.12 | OSHE Magazine Tạp chí Life Balance | No.12 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.12 | OSHE Magazine PMC WEB
 
Tạp chí Life Balance | No.11 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.11 | OSHE MagazineTạp chí Life Balance | No.11 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.11 | OSHE MagazinePMC WEB
 
APARTMENT | No.10 - Đảm bảo an toàn cho hệ thống cung cấp và phân phối nước s...
APARTMENT | No.10 - Đảm bảo an toàn cho hệ thống cung cấp và phân phối nước s...APARTMENT | No.10 - Đảm bảo an toàn cho hệ thống cung cấp và phân phối nước s...
APARTMENT | No.10 - Đảm bảo an toàn cho hệ thống cung cấp và phân phối nước s...PMC WEB
 
Tạp chí Life Balance | No.10 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.10 | OSHE MagazineTạp chí Life Balance | No.10 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.10 | OSHE MagazinePMC WEB
 
Tạp chí pháp luật IIRR | IIRR Legal Review | No. 4 - Chủ đề: Lý thuyết về Luậ...
Tạp chí pháp luật IIRR | IIRR Legal Review | No. 4 - Chủ đề: Lý thuyết về Luậ...Tạp chí pháp luật IIRR | IIRR Legal Review | No. 4 - Chủ đề: Lý thuyết về Luậ...
Tạp chí pháp luật IIRR | IIRR Legal Review | No. 4 - Chủ đề: Lý thuyết về Luậ...PMC WEB
 
APARTMENT | No.9 - Các yếu tố tác động đến hiệu suất của tòa nhà
APARTMENT | No.9 - Các yếu tố tác động đến hiệu suất của tòa nhàAPARTMENT | No.9 - Các yếu tố tác động đến hiệu suất của tòa nhà
APARTMENT | No.9 - Các yếu tố tác động đến hiệu suất của tòa nhàPMC WEB
 
APARTMENT | No.8 - Các thông số cần thiết lập khi thiết kế tòa nhà (Phần 2)
APARTMENT | No.8 - Các thông số cần thiết lập khi thiết kế tòa nhà (Phần 2) APARTMENT | No.8 - Các thông số cần thiết lập khi thiết kế tòa nhà (Phần 2)
APARTMENT | No.8 - Các thông số cần thiết lập khi thiết kế tòa nhà (Phần 2) PMC WEB
 
APARTMENT | No.7 - Các thông số cần thiết lập khi thiết kế tòa nhà (Phần 1)
APARTMENT | No.7 - Các thông số cần thiết lập khi thiết kế tòa nhà (Phần 1)APARTMENT | No.7 - Các thông số cần thiết lập khi thiết kế tòa nhà (Phần 1)
APARTMENT | No.7 - Các thông số cần thiết lập khi thiết kế tòa nhà (Phần 1)PMC WEB
 
AZURA DANANG NO.2 - Những lưu ý trong hợp đồng thuê căn hộ
AZURA DANANG NO.2 - Những lưu ý trong hợp đồng thuê căn hộAZURA DANANG NO.2 - Những lưu ý trong hợp đồng thuê căn hộ
AZURA DANANG NO.2 - Những lưu ý trong hợp đồng thuê căn hộPMC WEB
 
Tạp chí Life Balance | No.8 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.8 | OSHE MagazineTạp chí Life Balance | No.8 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.8 | OSHE MagazinePMC WEB
 

More from PMC WEB (20)

APARTMENT | No.15
APARTMENT | No.15APARTMENT | No.15
APARTMENT | No.15
 
Tạp chí Life Balance | No.14 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.14 | OSHE MagazineTạp chí Life Balance | No.14 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.14 | OSHE Magazine
 
Land & Life Magazine | Vol.2
Land & Life Magazine | Vol.2Land & Life Magazine | Vol.2
Land & Life Magazine | Vol.2
 
APARTMENT | No.14
APARTMENT | No.14APARTMENT | No.14
APARTMENT | No.14
 
APARTMENT | No.13
APARTMENT | No.13APARTMENT | No.13
APARTMENT | No.13
 
Tạp chí Life Balance | No.13 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.13 | OSHE Magazine Tạp chí Life Balance | No.13 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.13 | OSHE Magazine
 
Apartment | No.12
Apartment | No.12Apartment | No.12
Apartment | No.12
 
Life Balance Brochure
Life Balance BrochureLife Balance Brochure
Life Balance Brochure
 
APARTMENT | No.11
APARTMENT | No.11APARTMENT | No.11
APARTMENT | No.11
 
Land & Life Magazine | Vol.1
Land & Life Magazine | Vol.1 Land & Life Magazine | Vol.1
Land & Life Magazine | Vol.1
 
Tạp chí Life Balance | No.12 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.12 | OSHE Magazine Tạp chí Life Balance | No.12 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.12 | OSHE Magazine
 
Tạp chí Life Balance | No.11 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.11 | OSHE MagazineTạp chí Life Balance | No.11 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.11 | OSHE Magazine
 
APARTMENT | No.10 - Đảm bảo an toàn cho hệ thống cung cấp và phân phối nước s...
APARTMENT | No.10 - Đảm bảo an toàn cho hệ thống cung cấp và phân phối nước s...APARTMENT | No.10 - Đảm bảo an toàn cho hệ thống cung cấp và phân phối nước s...
APARTMENT | No.10 - Đảm bảo an toàn cho hệ thống cung cấp và phân phối nước s...
 
Tạp chí Life Balance | No.10 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.10 | OSHE MagazineTạp chí Life Balance | No.10 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.10 | OSHE Magazine
 
Tạp chí pháp luật IIRR | IIRR Legal Review | No. 4 - Chủ đề: Lý thuyết về Luậ...
Tạp chí pháp luật IIRR | IIRR Legal Review | No. 4 - Chủ đề: Lý thuyết về Luậ...Tạp chí pháp luật IIRR | IIRR Legal Review | No. 4 - Chủ đề: Lý thuyết về Luậ...
Tạp chí pháp luật IIRR | IIRR Legal Review | No. 4 - Chủ đề: Lý thuyết về Luậ...
 
APARTMENT | No.9 - Các yếu tố tác động đến hiệu suất của tòa nhà
APARTMENT | No.9 - Các yếu tố tác động đến hiệu suất của tòa nhàAPARTMENT | No.9 - Các yếu tố tác động đến hiệu suất của tòa nhà
APARTMENT | No.9 - Các yếu tố tác động đến hiệu suất của tòa nhà
 
APARTMENT | No.8 - Các thông số cần thiết lập khi thiết kế tòa nhà (Phần 2)
APARTMENT | No.8 - Các thông số cần thiết lập khi thiết kế tòa nhà (Phần 2) APARTMENT | No.8 - Các thông số cần thiết lập khi thiết kế tòa nhà (Phần 2)
APARTMENT | No.8 - Các thông số cần thiết lập khi thiết kế tòa nhà (Phần 2)
 
APARTMENT | No.7 - Các thông số cần thiết lập khi thiết kế tòa nhà (Phần 1)
APARTMENT | No.7 - Các thông số cần thiết lập khi thiết kế tòa nhà (Phần 1)APARTMENT | No.7 - Các thông số cần thiết lập khi thiết kế tòa nhà (Phần 1)
APARTMENT | No.7 - Các thông số cần thiết lập khi thiết kế tòa nhà (Phần 1)
 
AZURA DANANG NO.2 - Những lưu ý trong hợp đồng thuê căn hộ
AZURA DANANG NO.2 - Những lưu ý trong hợp đồng thuê căn hộAZURA DANANG NO.2 - Những lưu ý trong hợp đồng thuê căn hộ
AZURA DANANG NO.2 - Những lưu ý trong hợp đồng thuê căn hộ
 
Tạp chí Life Balance | No.8 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.8 | OSHE MagazineTạp chí Life Balance | No.8 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.8 | OSHE Magazine
 

Các nguyên tắc y tế công cộng cho giai đoạn tái mở cửa trong dịch COVID-19 | John Hopkins

  • 1. Các nguyên tắc y tế công cộng cho giai đoạn tái mở cửa trong dịch COVID-19: Hướng dẫn dành cho các thống đốc Bang
  • 2. Các nguyên tắc y tế công cộng cho giai đoạn tái mở cửa trong dịch COVID-19: Hướng dẫn dành cho Thống đốc Bang 2 TÁC GIẢ Caitlin Rivers, PhD, MPH Senior Scholar, Assistant Professor Elena Martin, MPH Analyst, Research Associate Crystal Watson, DrPH, MPH Senior Scholar, Assistant Professor Monica Schoch-Spana, PhD Senior Scholar, Senior Scientist Lucia Mullen, MPH Analyst, Research Associate Tara Kirk Sell, PhD, MA Senior Scholar, Assistant Professor Scott Gottlieb, MD Resident Fellow, American Enterprise Institute Kelsey Lane Warmbrod, MS, MPH Analyst, Research Associate Divya Hosangadi, MSPH Analyst, Research Associate Amanda Kobokovich, MPH Analyst, Research Associate Christina Potter,MSPH Analyst, Research Associate Anita Cicero, JD Deputy Director, Visiting Faculty Tom Inglesby, MD Director, Professor Copyright © 2020 Johns Hopkins University
  • 3. Các nguyên tắc y tế công cộng cho giai đoạn tái mở cửa trong dịch COVID-19: Hướng dẫn dành cho Thống đốc Bang 3 TỔNG QUAN Đại dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp khiến hầu hết chính quyền các cấp đã thực hiện các biện pháp cách ly trên toàn cộng đồng. Đến thời điểm các chuỗi lây nhiễm bắt đầu giảm nhưng vẫn còn các ca nhiễm COVID-19 mới, sẽ cần phải có các quyết định ở cấp bang về chuyển từ giai đoạn cách ly xã hội sang giai đoạn tái mở cửa. Tài liệu này cung cấp đánh giá về nguy cơ lây truyền SARS-COV-2 tại nhiều tổ chức và cơ sở đã đóng cửa. Chúng tôi phác thảo các bước để giảm nguy cơ lây truyền trong quá trình tái mở cửa các tổ chức này dựa trên phương pháp tiếp cận theo giai đoạn được đề xuất từ bản báo cáo "Phản ứng cấp quốc gia đối với vi-rút Corona: Lộ trình tái mở cửa” được công bố vào tháng trước. Tái mở cửa các doanh nghiệp và các lĩnh vực khác là một trong nhiều bước cần thực hiện để giúp cộng đồng hồi phục sau đại dịch, khôi phục các hoạt động kinh tế và giảm thiểu tác động ngoài ý muốn của việc cách ly xã hội đối phó với dịch bệnh COVID-19. Thảo luận về việc tăng cường phục hồi toàn diện dành cho các cộng đồng lớn có thể được tìm thấy trong phần Phụ lục. Người có thẩm quyền ra quyết định cấp bang sẽ cần dựa trên các tình huống cụ thể đã xảy ra ở các bang cũng như xem xét mức độ rủi ro và đánh giá nguồn lực. Họ nên đưa ra các quyết định với sự tư vấn của các tổ chức cộng đồng có liên quan. Các vùng miền khác nhau của quốc gia đối mặt với mức độ rủi ro khác nhau và có các nguồn lực khác nhau để đối mặt với tình trạng không chắc chắn này. Những quyết định này cần đính kèm thông tin liên lạc rõ ràng nếu muốn có được cam kết của cộng đồng xung quanh việc tái mở cửa rất được mong đợi. Cá nhân, doanh nghiệp và cộng đồng đều đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện các hành động bảo vệ bản thân và những người xung quanh trong giai đoạn này. Báo cáo này cung cấp một khung xem xét các rủi ro liên quan đến khả năng lây nhiễm SARS-COV-2 và hậu quả tiềm ẩn của chúng. Khung này đi kèm với các đánh giá được đề xuất cho các doanh nghiệp không thiết yếu, trường học và cơ sở chăm sóc trẻ em, không gian ngoài trời, không gian cộng đồng, phương tiện giao thông công cộng, và những nơi tụ tập đơn lẻ hoặc đông người. Tiếp theo là các bước hành động đề xuất cho người có thẩm quyền ra quyết định về cách sử dụng kết quả đánh giá rủi ro.
  • 4. Các nguyên tắc y tế công cộng cho giai đoạn tái mở cửa trong dịch COVID-19: Hướng dẫn dành cho Thống đốc Bang 4 GIỚI THIỆU Trong vài tuần qua, hầu hết các bang đã thực hiện các biện pháp cách ly nghiêm ngặt nhằm giảm lây truyền SARS-COV-2. Các biện pháp này đang được thực hiện và đã có dấu hiệu tích cực ở một số cộng đồng, với số lượng trường hợp nhiễm mới hàng ngày bắt đầu giảm. Mặc dù chưa có bang nào sẵn sàng dỡ bỏ các biện pháp cách ly nhưng vẫn có áp lực rất lớn từ việc phải mang các hoạt động kinh tế quay trở lại bình thường. Những dấu hiệu khả quan ở trên cũng đặt ra những câu hỏi xung quanh việc làm thế nào tái mở cửa ở từng bang khi nguy cơ dần giảm. Mỗi bang sẽ phải đưa ra quyết định kỹ lưỡng về cách chuyển từ giai cách ly nghiêm ngặt (Giai đoạn I) sang giai đoạn tái mở cửa (Giai đoạn II) và truyền đạt rõ ràng lý do của việc đó. Điều quan trọng là các thống đốc nên đặt ra kỳ vọng phù hợp đối với các rủi ro liên quan đến việc tái mở cửa doanh nghiệp và các khu vực khác. Việc tái mở cửa sẽ làm tăng nguy cơ lây truyền COVID-19. Do đó, các nhà lãnh đạo cần phải biết rằng việc tái mở cửa sẽ làm tăng nguy cơ các cá nhân nhiễm COVID-19 và không có cách nào để hoàn toàn ngăn việc đó xảy ra. Phần lớn các mô hình đều đã chỉ ra rằng nếu không có cách ly xã hội thì COVID-19 có tỷ lệ chỉ số lây nhiễm từ 2 đến 3 (mặc dù một số mô hình đưa ra con số cao hơn). Điều này có nghĩa là trung bình mỗi người mắc bệnh sẽ lây bệnh cho 2 đến 3 người khác. Để chấm dứt dịch bệnh, những biện pháp kiểm soát cần phải giảm tỷ lệ này xuống càng nhỏ hơn 1 càng tốt. Vắc-xin có thể giúp điều đó xảy ra nếu được nghiên cứu thành công. Tuy nhiên, trong thời gian đó, các biện pháp cách ly xã hội kết hợp với biện pháp can thiệp từng trường hợp là những biện pháp để giữ chỉ số lây nhiễm nhỏ hơn 1. Nếu chỉ số lây nhiễm lớn hơn 1 thì có nghĩa dịch bệnh vẫn diễn biến theo chiều hướng gia tăng. Nếu điều đó xảy ra, chúng ta có thể cần phải bắt đầu lại việc cách ly xã hội trên quy mô lớn. Các bang sẽ cần chủ động quản lý các trường hợp nhiễm COVID-19 với sự cảnh giác cao độ trong toàn bộ thời gian cho đến khi điều chế thành công và phổ biến rộng rãi vắc-xin. Tài liệu này được dùng để đánh giá nguy cơ lây truyền SARS-COV-2 trong các doanh nghiệp, trường học và các không gian cộng đồng khác được phân vào loại không thiết yếu (theo quy định của bang) để xác định những nơi được tái mở cửa. Đánh giá này nên được thực hiện dựa trên đánh giá nguy cơ lây truyền vi-rút ở các môi trường khác nhau và khả năng thực hiện các biện pháp giảm thiểu rủi ro cho nhân viên và khách hàng. Tái mở cửa các doanh nghiệp chỉ là một trong nhiều bước trong quá trình hồi phục sau đại dịch. Tài liệu này chỉ giới hạn các vấn đề tái mở cửa và không đề cập đến các vấn đề quan trọng khác liên quan đến việc phục hồi sau đại dịch trên quy mô quốc gia. Đồng thời, quyết định tái mở cửa cũng đặt ra những câu hỏi xung quanh cách lập kế hoạch tốt hơn cho các quyết định khác trong tương lai (xem ở phần Phụ lục).
  • 5. Các nguyên tắc y tế công cộng cho giai đoạn tái mở cửa trong dịch COVID-19: Hướng dẫn dành cho Thống đốc Bang 5 NHỮNG GIAI ĐOẠN TÁI MỞ CỬA Báo cáo này được xây dựng dựa trên các giai đoạn dịch bệnh được mô tả trong bản báo cáo "Phản ứng cấp quốc gia đối với vi-rút Corona: Lộ trình tái mở cửa” được công bố vào tháng trước. Báo cáo đã phác thảo 4 giai đoạn và xác định năng lực cần thiết trong từng giai đoạn, cũng như các yếu tố cần thiết để kích thích từ giai đoạn này sang giai đoạn tiếp theo. Giai đoạn I bao gồm các biện pháp cách ly ở cấp cộng đồng giúp làm chậm sự lây lan của dịch. Ngoài việc yêu cầu mọi người ở nhà, các lãnh đạo cấp bang cũng nên sử dụng Giai đoạn I để tăng lượng xét nghiệm chẩn đoán cũng như tăng cường năng lực y tế công cộng và hệ thống y tế. Những điều này đều cần thiết để xác định và điều trị cho tất cả bệnh nhân nhiễm COVID-19 sao cho an toàn nhất. Đồng thời, nên chuẩn bị chuyển từ giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm cộng đồng (đang được thực hiện) sang can thiệp từng trường hợp (cố gắng kiểm soát lây lan bằng cách tập trung nguồn lực và xét nghiệm cho cá nhân nghi nhiễm và những người tiếp xúc gần). Có thể xem xét việc chuyển sang Giai đoạn II nếu đáp ứng 4 tiêu chí sau: (1) số trường hợp nhiễm mới đã giảm ít nhất 14 ngày liên tục; (2) khả năng xét nghiệm nhanh, ít nhất là đủ để kiểm tra tất cả những người có triệu chứng COVID-19, những người tiếp xúc gần và những người ở vị trí quan trọng; (3) hệ thống chăm sóc sức khỏe có khả năng chăm sóc tất cả bệnh nhân một cách an toàn, có đủ thiết bị bảo vệ cá nhân phù hợp cho nhân viên y tế và (4) có đủ năng lực y tế công cộng để tiến hành theo dõi các trường hợp đã tiếp xúc với người mới nhiễm và người thân của họ, theo như mô tả trong "Kế hoạch tìm kiếm, rà soát và theo dõi các trường hợp nhiễm COVID-19 cấp quốc gia" ở Hoa Kỳ. Trong giai đoạn II, các doanh nghiệp và khu vực đã có thể bắt đầu quá trình tái mở cửa với một vài thay đổi. Thay vì yêu cầu tất cả mọi người ở nhà, các bang có thể hạn chế lây truyền SARS-COV-2 thông qua kết hợp giữa biện pháp cách ly xã hội và can thiệp từng trường hợp (xét nghiệm, theo dõi liên lạc và tự cách ly đối với những người nhiễm SARS -COV-2 hoặc những người nghi nhiễm và đang chờ kết quả xét nghiệm). Điều này đồng nghĩa với bổ sung nhân lực và nguồn lực trong hầu hết mọi trường hợp. Giai đoạn III hướng tới thời điểm đã có cách điều trị hiệu quả hoặc vắc-xin đã được chế tạo thành công. Giai đoạn IV thiết lập một số ưu tiên trong chính sách để chuẩn bị sẵn sàng cho mối đe dọa sức khỏe cộng đồng tiếp theo. Chi tiết hơn về các giai đoạn này có thể được tìm thấy trong báo cáo đầy đủ.
  • 6. Các nguyên tắc y tế công cộng cho giai đoạn tái mở cửa trong dịch COVID-19: Hướng dẫn dành cho Thống đốc Bang 6 CÁC YẾU TỐ CẦN CÂN NHẮC KHI ĐƯA RA QUYẾT ĐỊNH CẤP BANG Không có cách tiếp cận nào phù hợp cho mọi đối tượng khi thực hiện việc tái mở cửa. Các thống đốc cần tham vấn ý kiến của các lãnh đạo và chuyên gia đi đầu trong lĩnh vực y tế và y tế công cộng, cùng với các thị trưởng, lãnh đạo cộng đồng địa phương và các sở y tế khi đánh giá tình hình dịch bệnh. Trong quá trình tham vấn, các thống đốc nên xem xét đến năng lực sẵn có (ví dụ trong các lĩnh vực xét nghiệm chẩn đoán, thiết bị bảo vệ cá nhân, nguồn lực y tế và chăm sóc y tế), đánh giá rủi ro một cách cẩn thận và cân nhắc giữa rủi ro và lợi ích của từng ngành. Các thống đốc sẽ cần phải quyết định có nên thực hiện các chính sách mở cửa trở lại trên toàn bang hay cần đưa ra quyết định cụ thể cho từng hạt và từng thành phố. Các thống đốc cũng cần cũng sẽ cần lập kế hoạch cho việc tái thiết lập các biện pháp cách ly xã hội nếu số ca nhiễm tăng trở lại. Nguy cơ gia tăng lây truyền vi-rút chỉ là một trong nhiều yếu tố cần cân nhắc khi ra quyết định ở cấp bang. Tài liệu này không nhằm thể hiện toàn diện các bước cần thiết để chuyển sang các giai đoạn mới của đại dịch. Các quyết định liên quan đến việc tái mở cửa các lĩnh vực khác nhau có thể gây nên hậu quả lớn và các thống đốc nên tham vấn với các bên liên quan thuộc nhiều lĩnh vực, có hiểu biết sâu rộng về hoàn cảnh mà cộng đồng phải đối mặt và có khả năng xác định các tác động theo sau đó đối với cộng đồng. Nhóm này có thể bao gồm các nhà lãnh đạo từ các phòng thương mại hoặc phòng kinh doanh nhỏ, các nhóm đức tin, đại diện từ các nhóm thiểu số và ít được quan tâm trong cộng đồng và các tổ chức thường xuyên làm việc với các nhóm dân số dễ bị tổn thương. Những quan điểm đa chiều sẽ giúp làm rõ tính thực tế của việc tái mở cửa đối với cộng đồng, tạo ra cơ hội cho các lãnh đạo bang và địa phương hỗ trợ thêm cho cộng đồng trong quá trình chuyển sang Giai đoạn II (Giai đoạn tái mở cửa bắt đầu) Các quyết định xung quanh việc tái mở cửa có khả năng mang lại lợi ích vô cùng lớn nhưng cũng mang đến rủi ro ngoài dự kiến. Quyết định dựa trên đánh giá rủi ro sẽ giúp bảo vệ sức khỏe và an toàn của toàn cộng đồng. Việc tham khảo tư vấn từ các bên liên quan đa ngành đảm bảo rằng nhiều tiếng nói được lắng nghe và các nguồn tài chính hỗ trợ bổ sung có thể được chuyển đến những nơi cần thiết nhất.
  • 7. Các nguyên tắc y tế công cộng cho giai đoạn tái mở cửa trong dịch COVID-19: Hướng dẫn dành cho Thống đốc Bang 7 TRUYỀN THÔNG XUNG QUANH VẤN ĐỀ TÁI MỞ CỬA Vấn đề quan trọng nhất xung quanh việc tái mở cửa là đảm bảo cộng đồng được tham gia trong cả các biện pháp ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh và kế hoạch tái mở cửa. Điều này đòi hỏi nỗ lực đáng kể trong quá trình phối hợp với các bên liên quan và nhóm kinh doanh. Truyền thông phải trả lời được mối quan tâm từ các bên liên quan này và nên thực hiện giao tiếp 2 chiều, đồng thời tham vấn ý kiến của nhiều bên. Truyền thông không lấy sự tham gia đóng góp của cộng đồng làm mục tiêu sẽ dẫn đến nguy cơ gây mất lòng tin, lan truyền thông tin sai lệch và thiếu chấp hành, tuân thủ các quy định. Các bang và cộng đồng địa phương khác nhau có thể có thể cân nhắc nhiều yếu tố khác nhau khi tiến hành mở cửa trở lại, dựa trên nhu cầu địa phương, nguồn lực, các vấn đề xã hội và các yếu tố rủi ro. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tạo điều kiện cho giới chức bang và địa phương đưa ra quyết định và tạo điều kiện cho giới chức bang và địa phương thảo luận với các nhóm liên quan thuộc nhiều ngành nghề trong quá trình thảo luận về việc tái mở cửa. Khả năng trở lại với các hoạt động thường ngày là điều rất được trông đợi. Do đó, việc đưa ra khung và truyền đạt các mục tiêu và cân nhắc xung quanh việc tái mở cửa sẽ có tầm quan trọng đặc biệt. Các quan điểm mà từ đó quyết định được xây dựng sẽ đóng vai trò kêu gọi sự hỗ trợ từ cộng đồng. Cộng đồng đang hứng chịu thiệt hại từ việc giảm thu nhập, trẻ em bị gián đoạn việc học tập và người dân đau buồn vì mất đi người thân bởi virus. Do đó, cần đưa ra các chiến lược được cân nhắc kỹ lưỡng để giải thích các yếu tố liên quan đến quyết định tái mở cửa. Truyền thông trước và trong giai đoạn tái mở cửa cần minh bạch về các yếu tố nguyên nhân dẫn đến quyết định, quá trình ra quyết định và các bên liên quan của quá trình ra quyết định đó. Nếu không chắc chắn về một vấn đề nào đó, các lãnh đạo nên thừa nhận và nêu bật những biện pháp đang được thực hiện để giảm bớt sự không chắc chắn đó. Các nhà lãnh đạo cũng nên báo trước những thông tin có thể dẫn đến thay đổi trong khuyến nghị. Cộng đồng sẽ cảm thấy vấn đề của họ không bị ngó lơ nếu những thách thức mà họ gặp phải do ảnh hưởng của quyết định tái mở cửa nhận được sự đồng cảm và thấu hiểu sâu sắc. Truyền thông trong quá trình tái mở cửa cũng cần đảm bảo rằng mọi cá nhân đều biết họ nên làm gì để bảo vệ bản thân khỏi COVID-19 và nên mong chờ những gì từ các doanh nghiệp và cộng đồng. Điều này đòi hỏi việc tự nhận biết các rủi ro với bản thân và các biện pháp giảm thiểu thiệt hại đang được doanh nghiệp áp dụng. Chính quyền bang và địa phương nên thường xuyên cập nhật cộng đồng về những gì họ đang làm để giữ an toàn cho người dân, hoàn cảnh thay đổi, cũng như thay đổi về yêu cầu đối với doanh nghiệp.
  • 8. Các nguyên tắc y tế công cộng cho giai đoạn tái mở cửa trong dịch COVID-19: Hướng dẫn dành cho Thống đốc Bang 8 TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ RỦI RO Đánh giá rủi ro nên được tích hợp vào các quyết định xung quanh việc tái mở cửa. Đánh giá rủi ro là quy trình chính thức để đánh giá nguy cơ và các mối nguy hiểm có thể xảy ra. Đánh giá rủi ro việc nới lỏng các biện pháp cách ly xã hội và khởi động lại nền kinh tế đòi hỏi phải đánh giá khả năng dịch lây truyền theo chiều hướng gia tăng và hậu quả theo sau. Khả năng trong trường hợp này là xác suất làm gia tăng sự lây nhiễm của việc tái mở cửa doanh nghiệp, trường học hoặc nơi tụ tập khác. Hậu quả chính là tác động từ việc gia tăng lây nhiễm ảnh hưởng tới từng cá nhân hoặc cộng đồng nếu việc tái mở cửa hoặc nới lỏng các biện pháp cách ly cộng đồng mang lại. Ngoài ra, có các biện pháp giảm thiểu có thể làm giảm cả khả năng truyền bệnh và hậu quả của nó. Mặc dù việc liệt kê các biện pháp giảm thiểu cho mọi loại hình kinh doanh nằm ngoài phạm vi của báo cáo này, chúng tôi có mô tả ngắn gọn các nguyên tắc giảm thiểu rủi ro thông qua hệ thống phân cấp kiểm soát trong phần này. Xuyên suốt hướng dẫn này, chúng tôi cũng cung cấp liên kết đến các tài liệu hướng dẫn tham khảo. Để làm giảm sự lây lan của COVID-19, chúng ta cần phải cân bằng giữa nguy cơ gia tăng lây truyền dịch bệnh với các nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, phúc lợi cộng đồng, xã hội và nền kinh tế do các biện pháp giảm thiểu sự lây lan dịch bệnh. Khả năng và hậu quả gây hại ở nhiều phương diện, bao gồm, nhưng không giới hạn ở nguy cơ gia tăng lây truyền dịch bệnh, các tác động sức khỏe khác, nguy cơ đe dọa đến sinh kế và hậu quả tác động tới nền kinh tế khu vực cần được xem xét đồng thời. Khả năng lây nhiễm Vẫn còn nhiều khoảng trống trong hiểu biết khoa học về cơ chế lây nhiễm của SARS-COV-2. Tuy nhiên những dữ liệu ban đầu cho thấy rằng việc truyền SARS-COV-2 xảy ra chủ yếu thông qua tiếp xúc gần và kéo dài. Các nghiên cứu giám sát những người tiếp xúc với trường hợp xác nhận nhiễm COVID-19 đều cho thấy các thành viên trong gia đình, những người có tiếp xúc gần, những người đi du lịch hoặc chia sẻ bữa ăn cùng người mắc bệnh có nguy cơ lây nhiễm cao nhất. Các nghiên cứu khác cố gắng tái cấu trúc chuỗi truyền bệnh giữa các trường hợp nhiễm bệnh cũng đã phát hiện ra rằng tiếp xúc kéo dài là nguồn gốc của hầu hết các ca nhiễm mới. Một số trường hợp đặc biệt cũng đã được xác định. Các ca siêu lây nhiễm đều liên quan tới các hoạt động tôn giáo, dàn hợp xướng hay các cuộc họp mặt gia đình lớn. Các cơ sở tập trung như tàu du lịch, nơi giam giữ và các cơ sở chăm sóc dài hạn cũng là nguồn gốc của các ổ dịch lớn. Những phát hiện này cho thấy rằng các nơi giảm tiếp xúc gần xuống mức tối thiểu sẽ có nguy cơ nhiễm thấp hơn là tiếp xúc kéo dài.
  • 9. Các nguyên tắc y tế công cộng cho giai đoạn tái mở cửa trong dịch COVID-19: Hướng dẫn dành cho Thống đốc Bang 9 Tuy nhiên, vẫn cần chú ý rằng nguy cơ nhiễm thấp không có nghĩa là không có rủi ro. Bất cứ nơi nào mà mọi người hay lui tới hoặc tiếp xúc chung với nhiều bề mặt đều có thể lây truyền nếu xét về mặt lý thuyết. Định lượng chính xác nguy cơ nhiễm của các hoạt động khác nhau là điều không thể, vì vậy chúng tôi trình bày ở đây các đánh giá định tính bằng cách tổng hợp ý kiến của các cơ quan có thẩm quyền và những dữ liệu đã được công bố kể từ ngày đăng của báo cáo này. Hậu quả Hậu quả chính là làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm SARS-COV-2 và có thể làm tăng đột biến các ca nhiễm trong cộng đồng. Các doanh nghiệp hoặc hoạt động thu hút sự tham gia của nhiều người tại một địa điểm, những doanh nghiệp có nhân viên hoặc khách hàng phải đi xa và phân tán đến nhiều địa điểm và những doanh nghiệp có nhiều nhân viên hoặc khách hàng có nguy cơ nhiễm COVID-19 cao (ví dụ người có bệnh lý nền) có thể gây ra hậu quả lớn cho cá nhân và xã hội nếu họ khởi đầu chuỗi lây nhiễm sau khi tái mở cửa. Biện pháp giảm thiểu Biện pháp giảm thiểu là những hành động nhằm giảm tác động tiêu cực của các tình huống mang nhiều rủi ro thông qua việc giảm thiểu mức độ nghiêm trọng hoặc phạm vi tác động của nó. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) đã công bố hướng dẫn mở rộng về việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu ở nhiều cấp độ trong xã hội, bao gồm cá nhân, trường học, nơi làm việc, tổ chức tôn giáo và không gian sống tập thể. Ngay cả khi bị đánh giá là có nguy cơ cao (do nguy cơ hoặc hậu quả của việc gia tăng lây nhiễm), một doanh nghiệp hoặc tổ chức vẫn có thể giảm rủi ro bằng các bước giảm thiểu rủi ro hướng đến từng giai đoạn, đối tượng cụ thể. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng không có bước giảm thiểu nào có thể làm giảm hoàn toàn rủi ro và ngay cả khi thực hiện nhiều bước giảm thiểu, một số doanh nghiệp hoặc tổ chức vẫn có thể gặp rủi ro quá cao và không thể tái mở cửa cho đến khi dịch bệnh kết thúc. Phân cấp kiểm soát là một khái niệm được sử dụng bởi Viện Sức khỏe và An toàn Lao động (NIOSH) và được sử dụng như khung xác định các biện pháp kiểm soát đối với các mối nguy tại nơi làm việc. Những nguyên tắc này rất hữu ích trong việc đánh giá hiệu quả các biện pháp kiểm soát đối với COVID-19 cũng như tìm hiểu phạm vi tác động của các biện pháp này lên việc giảm khả năng lây nhiễm. Cấu trúc phân cấp kiểm soát của NIOSH như dưới đây đã được điều chỉnh riêng để phù hợp với COVID-19.
  • 10. Các nguyên tắc y tế công cộng cho giai đoạn tái mở cửa trong dịch COVID-19: Hướng dẫn dành cho Thống đốc Bang 10 HỆ THỐNG PHÂN CẤP KIỂM SOÁT ĐÃ ĐƯỢC ĐIỀU CHỈNH Với hệ thống phân cấp kiểm soát đã được sửa đổi phù hợp, các biện pháp giảm thiểu COVID- 19 có thể sẽ như sau: • Cách ly xã hội - Mọi người đều phải làm việc ở nhà; bao gồm cả việc tái phân bổ nhiệm vụ để tối thiểu hóa số lượng người lao động cần phải có mặt trực tiếp • Kiểm soát kỹ thuật - Tạo ra các rào chắn vật lý ngăn chặn tiếp xúc • Kiểm soát hành chính - Phân công lại nhiệm vụ để giảm thiểu tiếp xúc giữa các cá nhân, úng dụng công nghệ để giao tiếp • PPE (Sử dụng thiết bị bảo hộ cá nhân) - Mọi người đều phải đeo khẩu trang Nếu không kể đến các dịch vụ kinh doanh đặc biệt thì các biện pháp sau sẽ giúp giảm thiểu rủi ro lây nhiễm và bảo vệ mỗi cá nhân: • Sử dụng khẩu trang • Áp dụng tối đa các biện pháp kiểm soát kỹ thuật như rào chắn vật lý • Sắp xếp khoảng cách tối thiểu giữa người với người (ít nhất 2 mét) • Hỗ trợ và cho phép nhân viên ở nhà nếu họ không khỏe hoặc đã tiếp xúc gần với người nhiễm ĐÁNH GIÁ RỦI RO CHO TỔ CHỨC VÀ TRỤ SỞ Phần này cung cấp các đánh giá rủi ro ở cấp độ cao cho 7 hạng mục sau: (1) Các doanh nghiệp không thiết yếu, * (2) trường học và cơ sở chăm sóc trẻ em, (3) không gian ngoài trời, (4) không gian cộng đồng, (5) phương tiện giao thông công cộng, (6) nơi tụ tập đông người và (7) nơi tụ tập ít người. Các hạng mục này được đánh giá theo 3 khía cạnh: cường độ tiếp xúc, số lượng tiếp xúc và mức độ của các biện pháp phòng ngừa để giảm rủi ro (ví dụ như các biện pháp giảm thiểu bắt buộc mọi người phải cách xa nhau 2m). Lưu ý rằng những đánh giá này là định tính và dựa trên đánh giá của chuyên gia. Hiện tại, chưa có đủ dữ liệu chi tiết để phân tầng rủi ro định lượng. Thật không may là các bang sẽ cần đưa ra quyết định về việc tái khởi động một số hoạt động kinh doanh trước khi có dữ liệu chính xác để xác định tính thực tế của các mức độ rủi ro đang được giả định trong việc giảm khoảng cách xã hội trong các bối cảnh khác nhau. * “Doanh nghiệp không thiết yếu” là một thuật ngữ được các quốc gia sử dụng để phân biệt giữa các doanh nghiệp được phép duy trì hoạt động (vì có tầm quan trọng đặc biệt đối với xã hội) với các doanh nghiệp khác đã được yêu cầu tạm thời đóng cửa. Cách ly xã hội Kiểm soát kỹ thuật Controls PPE
  • 11. Các nguyên tắc y tế công cộng cho giai đoạn tái mở cửa trong dịch COVID-19: Hướng dẫn dành cho Thống đốc Bang 11 Trong phạm vi tài liệu này, cường độ tiếp xúc được đánh giá thành 3 mức độ: thấp, trung bình hoặc cao. Chúng tôi xác định cường độ tiếp xúc là một hàm liên hệ với khoảng cách tiếp xúc (gần - xa) và thời gian tiếp xúc (ngắn - kéo dài). Được xếp vào cường độ tiếp xúc thấp là các tương tác ngắn và từ khá xa (ví dụ như đi ngang qua ai đó trong cửa hàng). Được xếp vào cường độ tiếp xúc cao là các tương tác gần và kéo dài (như ở chung một ký túc xá). Các hoạt động có cường độ tiếp xúc trung bình rơi vào giữa hai khoảng này (ví dụ như ngồi ăn chung cách nhau 1-3 mét). Tất nhiên là trong một môi trường kinh doanh, có thể có khoảng cách không gian hay là các hoạt động trải dài từ thấp đến trung bình đến cao và điều đó cần được tính đến trong quá trình ra quyết định. Chúng tôi cũng đánh giá số lượng tiếp xúc thành 3 mức: thấp, trung bình hoặc cao. Trung bình, chúng tôi xác định số lượng người tiếp xúc chính là lượng gần đúng số người có mặt trong cùng một bối cảnh trong cùng một khoảng thời gian. Có nhiều người tiếp xúc cùng một lúc được cho là rủi ro hơn. Tiềm năng thay đổi (mức độ giảm bớt rủi ro mà các biện pháp giảm thiểu có thể thực hiện được) là một đánh giá định tính về mức độ hoạt động có thể điều chỉnh để giảm rủi ro. Khung kiểm soát kỹ thuật được sử dụng để thông báo các đánh giá rủi ro; các ngành và doanh nghiệp có thể kết hợp hiệu quả các biện pháp cách ly và kiểm soát kỹ thuật được cho là có tiềm năng sửa đổi cao hơn so với các ngành sử dụng kiểm soát hành chính hay thiết bị bảo hộ cá nhân. Tài liệu này cũng bao gồm liên kết tới hướng dẫn sẵn có về các bước giảm thiểu nói trên. Phần tiếp theo bao gồm các đánh giá rủi ro mức độ cao cho nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng không được liệt kê theo bất kỳ thứ tự nào và danh sách này không đầy đủ. Thống đốc và trợ lý của mình có thể muốn sửa đổi các đánh giá rủi ro theo tình hình riêng của từng địa phương. Phần cuối cùng cung cấp các nguyên tắc được đề xuất để kết hợp các quyết định này vào chính sách. Các nguyên tắc này cũng cần được sửa đổi để phù hợp với bối cảnh của địa phương.
  • 12. Các nguyên tắc y tế công cộng cho giai đoạn tái mở cửa trong dịch COVID-19: Hướng dẫn dành cho Thống đốc Bang 12 Những cơ sở kinh doanh “không thiết yếu” Phân loại Tỷ lệ tiếp xúc Số lượng tiếp xúc Tiềm năng thay đổi Nguồn Nhà hàng Trung bình Trung bình Trung bình National Restaurant Association, FDA Quán rượu Cao Cao Trung bình FDA Tiệm cắt tóc, spa và các dịch vụ chăm sóc cá nhân khác Trung bình / Cao Thấp Trung bình TN Cosmetology & Barber Guidelines Kinh doanh bán lẻ Thấp Trung bình Trung bình NY state guidance, OSHA Trung tâm thương mạiThấp Trung bình Trung bình NC state guidance, OSHA Gym/Phòng tập thể dục Trung bình Trung bình Trung bình CDC Small Business guidance Nhà hát, bảo tàng và các địa điểm thư giãn khác Trung bình Cao Trung bình CA entertainment venue guidance, Americans for the Arts, American Alliance of Museums Địa điểm lớn ngoài trời (hòa nhạc, các hoạt động thể thao) Cao Cao Trung bình CDC Mass Gathering guidance Địa điểm lớn trong nhà (hòa nhạc, các hoạt động thể thao) Cao Cao Thấp CDC Mass Gathering guidance Trường học và các cơ sở chăm sóc trẻ em Trường học và cơ sở chăm sóc trẻ em đóng nhiều vai trò quan trọng trong cộng đồng. Trường học cung cấp giáo dục cần thiết cho trẻ em đến tuổi trưởng thành. Giáo dục trực tuyến từ K-12 không thể thay thế cho việc học trực tiếp và sự tương tác xã hội trong môi trường học đường. Việc ngừng hoạt động lâu dài có thể sẽ dẫn đến sự thiếu hụt kiến thức và các hậu quả khác đối với nhiều trẻ em. Ngoài chức năng quan trọng là giáo dục trẻ em, trường học và cơ sở chăm sóc trẻ em cũng là nơi gửi gắm trẻ em để phụ huynh có thể làm việc. Trường học cung cấp bữa ăn, môi trường an toàn và các dịch vụ khác, đặc biệt là cho các gia đình khó khăn.
  • 13. Các nguyên tắc y tế công cộng cho giai đoạn tái mở cửa trong dịch COVID-19: Hướng dẫn dành cho Thống đốc Bang 13 Không giống như ở các doanh nghiệp và các lĩnh vực dành cho người trưởng thành, hậu quả từ sự gia tăng lây nhiễm tại các cơ sở và hoạt động hướng đến trẻ em hoàn toàn khác biệt. Trẻ em ít có nguy cơ tổn thương từ các bệnh nặng do COVID-19 gây nên hơn người lớn. Một báo cáo gần đây cho thấy có dưới 2% trường hợp nhiễm COVID-19 ở Hoa Kỳ là trẻ em và trong số này (trường hợp có sẵn dữ liệu), chỉ từ 5,7% đến 20% phải nhập viện. Hầu hết trẻ em cần nhập viện dưới 1 tuổi. Những dữ liệu này cho thấy việc mở lại trường học là khả thi. Tuy nhiên, vai trò của trẻ trong việc truyền nhiễm SAR-COV-2 là chưa rõ ràng. Đối với các bệnh do vi-rút khác như cúm, trẻ em là nhân tố truyền bệnh. Việc đóng cửa trường học sớm và kéo dài đã được chứng minh làm giảm sự lây truyền bệnh cúm trong cộng đồng. Đã có một số bằng chứng cho thấy COVID-19 gây ra triệu chứng nhẹ hơn ở trẻ em và do đó có thể khó phát hiện hơn ở người lớn. Tuy nhiên, nếu không có bằng chứng thuyết phục hơn, rất khó để định lượng cách thức trẻ em lây nhiễm COVID-19 cho các học sinh khác, thành viên gia đình, giáo viên và nhân viên nhà trường. Hơn nữa, ở các trường học và cơ sở chăm sóc trẻ em có thể có nhân viên thuộc nhóm nguy cơ cao. Đây là những nguyên nhân chưa nên mở cửa trường học. Một số học sinh có thể có bệnh lý nền, do đó khó có khả năng trở lại trường học an toàn. Đối với những học sinh khỏe mạnh khác, có thể gia đình sẽ không cho rằng đưa con cái quay lại trường học là an toàn, vì lo lắng về sức khỏe của con em mình hoặc lo trẻ sẽ lây nhiễm cho gia đình. Nếu các trường học được mở cửa trở lại, các quyết định được đưa ra sẽ liên quan đến việc có nên tiếp tục cung cấp giáo dục từ xa hay không, bên cạnh việc giáo dục trực tiếp tại trường. Để hiểu rõ hơn về vai trò của trẻ trong việc lây truyền bệnh, việc nghiên cứu về chuỗi truyền nhiễm là cần thiết. Thống đốc các bang nên làm việc với các sở y tế tại bang của mình để ưu tiên thực hiện những nghiên cứu này. Phân loại Tỷ lệ tiếp xúc Số lượng tiếp xúc Tiềm năng thay đổi Nguồn Các cơ sở trông giữ trẻ (Nhà trẻ, Mẫu giáo) Cao Trung bình/Cao Thấp/trung bình CDC, WHO Trường học ( Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông) Cao Cao Thấp CDC, WHO Các môn thể thao có tiếp xúc trực tiếp Cao Trung bình/cao Thấp NCAA, CDC Các môn thể thao không có tiếp xúc trực tiếp Thấp Trung bình Cao NCAA, CDC
  • 14. Các nguyên tắc y tế công cộng cho giai đoạn tái mở cửa trong dịch COVID-19: Hướng dẫn dành cho Thống đốc Bang 14 Trại hè Cao Cao Thấp American Camp Association, Association of Camp Nursing Bậc giáo dục Đại học Cao Cao Cao CDC, American College Health Association Kí túc xá và các cơ sở ở qua đêm khác Cao Trung bình Thấp NYC guidance for congregate settings and residential buildings Khu vực ngoài trời Dựa vào những thông tin về dịch tễ học hiện có, COVID-19 dễ bị lây nhiễm trong không gian kín hơn khu vực ngoài trời. Không gian trong nhà có khả năng thông gió kém khiến cho virus tồn tại trong không khí lâu hơn so với ngoài trời hoặc không gian trong nhà có thông gió tốt. Mọi người cũng có xu hướng gần nhau hơn khi ở trong nhà và có nhiều bề mặt có thể chạm vào hơn, những bề mặt đó có thể mang yếu tố truyền bệnh. Do đó, có nguy cơ lây truyền COVID-19 ở ngoài trời thấp hơn trong nhà, đặc biệt nếu như khoảng cách phù hợp được duy trì giữa các cá nhân khi ở ngoài trời. Phân loại Tỷ lệ tiếp xúc Số lượng tiếp xúc Tiềm năng thay đổi Nguồn Công viên, các đường đi bộ, đường mòn Thấp Thấp Thấp Guidance from MD, Guidance from RI, Guidance from Los Angeles, CA Sân thể thao và các khu vực tụ họp ngoài trời khác Trung bình Trung bình Thấp Guidance from the National Mall Trust in Washington, DC Bể bơi Trung bình Thấp Cao CDC, Guidance from WA Bãi biển, bến tàu Thấp Cao Trung bình Guidance from Orange Beach, AL, Guidance from RI Sân chơi, sân trượt, và các khu vực giải trí ngoài trời khác Trung bình Trung bình Trung bình Guidance from MD, Guidance from Santa Cruz, CA
  • 15. Các nguyên tắc y tế công cộng cho giai đoạn tái mở cửa trong dịch COVID-19: Hướng dẫn dành cho Thống đốc Bang 15 Không gian công cộng Không gian công cộng dành cho các hoạt động xã hội quan trọng, bao gồm các trung tâm dân sự đến nơi thờ cúng. Rủi ro trong những không gian này phụ thuộc rất nhiều vào số lượng người mà họ phục vụ và quy mô của không gian. Phân loại Tỷ lệ tiếp xúc Số lượng tiếp xúc Tiềm năng thay đổi Nguồn Khu vực thờ tự Cao Cao Trung bình CDC, FAQ for Faith Leaders from NYC, Guidance from NY state, Risk Assessment from WHO, Decision Tree from WHO Thư viện Thấp Thấp Trung bình CDC, Guidance from Baltimore County Library Trung tâm cộng đồng Trung bình Cao Trung bình CDC, Guidance from PA, Guidance from Riverside University Health System, Guidance from IL Phương tiện giao thông công cộng Các phương tiện giao thông công cộng rất quan trọng trong các hoạt động của cộng đồng. Việc hạn chế phương tiện công cộng ảnh hưởng không nhỏ đến những người dân có nguồn lực hạn chế. Nên đưa các phương tiện công cộng trở lại hoạt động bằng những giải pháp phù hợp, lưu ý rằng phương tiện công cộng là nơi có rủi ro lây nhiễm rất cao. Phân loại Tỷ lệ tiếp xúc Số lượng tiếp xúc Tiềm năng thay đổi Nguồn Xe buýt Cao Cao Trung bình CDC, NY state guidance for public transportation Tàu điện ngầm/ Tàu hỏa Cao Cao Trung bình CDC Transit Stations, CDC Transit Workers Máy bay Cao Cao Trung bình CDC guidance: baggage claim/ cargo, airport staff, staff interacting with passengers, aircraft technicians Xe đi chung (rideshare)/ Taxi Cao Thấp Thấp Washington State Guidance for Rideshare/Taxis, Toronto Guidance
  • 16. Các nguyên tắc y tế công cộng cho giai đoạn tái mở cửa trong dịch COVID-19: Hướng dẫn dành cho Thống đốc Bang 16 Tụ họp đông người Theo Tổ chức Y tế Thế giới, một sự kiện được định nghĩa là cuộc tụ họp đông người “nếu số người tham dự sự kiện lớn đến mức có thể gây ra áp lực về nguồn lực lập kế hoạch và phản ứng của hệ thống y tế tại cộng đồng nơi cuộc tụ họp diễn ra.” Quy mô của một sự kiện được coi là cuộc tụ họp đông người phụ thuộc vào bối cánh và năng lực của hệ thống y tế cấp quốc gia và cơ sở. Ví dụ, nếu hệ thống y tế đang phải ứng phó với các gánh nặng khác như một đợt đại dịch thì giới hạn của hệ thống y tế đó cũng sẽ thấp hơn, và do đó, một sự kiện có thể có quy mô nhỏ hơn đáng kể nhưng vẫn được định nghĩa là cuộc tụ họp đông người. Những nơi tập trung đông người là nguồn căn của sự bùng phát dịch bênh trên toàn cầu hoặc góp phần gây nên sự lây lan bệnh dịch trên thế giới. Mặc dù một số biện pháp y tế công cộng có thể được thực hiện trong giai đoạn lập kế hoạch và tổ chức tụ họp đông người để giảm thiểu đáng kể sự lây lan của dịch bệnh nhưng nguy cơ lây nhiễm COVID-19 tại nơi tập trung đông người vẫn rất cao. Nguy cơ lây nhiễm này do một số nguyên nhân, bao gồm mật độ tập trung lớn trong không gian hạn chế, nguy cơ lây lan bệnh dịch trong nước và quốc tế, và sự hình thành ổ dịch truyền nhiễm mới do nhu cầu di chuyển trên quãng đường dài để đến nơi tập trung. Nhữ ng khu vự c tụ họp đông ngườ i phải tuân thủ vớ i hướ ng dãn và quy định của quóc gia và địa phương. Ở giai đoạn hiẹn tại của đại dịch, Lực lượng Đặc nhiệm Coronavirus của đã khuyén cáo cám tụ tạp trên 10 ngườ i. Các bang cũng đã thay đỏi quy mô só lượ ng ngườ i đượ c phép tham dự một buỏi tụ họp. Vì vạy, khi lệnh phong tỏa được gỡ bỏ và các tỏ chứ c được phép mở các sự kiẹn lớ n, các tổ chức này nên xác định đánh giá rủi ro lây nhiẽm COVID-19 đẻ đưa ra các biẹn pháp nhàm ngăn ngừ a rủi ro này. Tỏ chứ c Y té Thé giớ i WHO đã cung cáp các công cụ đánh giá và giảm thiểu rủi ro cho các nhà tổ chức tụ họp đông người, cùng với một số tài liệu hướng dẫn.
  • 17. Các nguyên tắc y tế công cộng cho giai đoạn tái mở cửa trong dịch COVID-19: Hướng dẫn dành cho Thống đốc Bang 17 Phâ n loại Tỷ lệ tiếp xúc Số lượng tiếp xúc Tiềm năng thay đổi Nguồn Các mon thẻ thao tụ họp đông ngườ i: trò chơi, các giải đáu Cao Cao Trung bình WHO guidance for mass gatherings-Sports Addendum, WHO mass gatherings risk assessment - sports addendum, WHO Interim guidance for all mass gatherings, WHO generic mass gathering decision tree, CDC guidance Các mon thẻ thao tụ họp đông ngườ i: huán luyẹn Cao (còn tùy thuọc vào môn thẻ thao) Trung bình Trung bình WHO Interim guidance for mass gatherings- Sports Addendum, WHO generic mass gatherings risk assessment - sports addendum, WHO Interim guidance for all mass gatherings, WHO generic mass gathering decision tree, CDC guidance Các cuộc tụ họp đông người có liên quan đến tôn giáo: lễ kỷ niệm lớn, lễ hội, hành hương Cao Cao Trung bình CDC, FAQ for Faith Leaders from NYC, Guidance from NY state, Risk Assessment from WHO, Decision Tree from WHO, WHO considerations for religious mass gatherings Các cuộc tụ họp đông người liên quan đến kinh doanh: triển lãm thương mại, hội nghị, hội thảo Cao Cao Cao WHO Interim guidance for mass gatherings, WHO generic mass gatherings risk assessment, WHO generic mass gathering decision tree, CDC guidance Các cuộc tụ họp đông người liên quan đến giải trí: các buổi hòa nhạc lớn, lễ hội, hội nghị, chương trình Cao Cao Trung bình WHO Interim guidance for mass gatherings, WHO generic mass gatherings risk assessment, WHO generic mass gathering decision tree, CDC guidance Các cuộc tụ họp đông người liên quan đến chính trị: các cuộc biểu tình, bầu cử, trung tâm bỏ phiếu, diễu hành, phát biểu Cao Cao Trung bình WHO Interim guidance for mass gatherings, WHO generic mass gatherings risk assessment, WHO generic mass gathering decision tree, CDC guidance
  • 18. Các nguyên tắc y tế công cộng cho giai đoạn tái mở cửa trong dịch COVID-19: Hướng dẫn dành cho Thống đốc Bang 18 Tụ họp giữa những người thân quen Các cuộc tụ họp giữa những người quen và gia đình, bao gồm các sự kiện như đám cưới, tiệc sinh nhật và đám tang. Tham dự những sự kiện này cũng có nguy cơ nhiẽm bệnh. Báo cáo dịch tễ học cho tháy một nhóm lớn các trường hợp nhiẽm COVID-19 là do tham dự buỏi tang lễ và tiẹc sinh nhật. Các nguyên nhân bao gồm tương tác gàn với nhau trong không gian kín, ôm hoặc hôn và chia sẻ đồ ăn hoặc dụng cụ là tất cả các hoạt đọng thường tháy trong các cuộc họp mặt giữa các cá nhân, làm tăng nguy cơ lây truyền SARS-COV-2. Một số hoạt đọng mang tính nghi thứ c trong các đám tang làm tang sự tiếp xúc cơ thể với một người đã chết, khi người đó bị nhiễm SARS-COV-2, cũng nên tránh. Cần xem xét cẩn thận để đảm bảo rằng các biện pháp phòng ngừ a được thực hiện để giảm nguy cơ lây nhiẽm, trong khi vẫn tôn trọng giá trị văn hóa của nhữ ng sự kiện quan trọng. Đặc biệt, CDC khuyến nghị các nhà tổ chức nên xem xét số lượng và mật độ của người tham dự, tỷ lệ người có nguy cơ mắc bệnh cao do các nguyên nhân cơ bản, mức độ lây truyền bệnh trong cọng đòng và giảm số lượng của người tham dự nếu có thể. Phâ n loại Tỷ lệ tiếp xúc Số lượng tiếp xúc Tiềm năng thay đổi Nguồn Các buỏi tiẹc nhỏ (ví dụ: tiệc sinh nhật) Cao Trung bình Cao CDC guidance Các buỏi tiẹc lớn (đám cưới, đám tang có nhiều người tham dự) Cao Cao Cao CDC guidance, National Funeral Directors Association guidance
  • 19. Các nguyên tắc y tế công cộng cho giai đoạn tái mở cửa trong dịch COVID-19: Hướng dẫn dành cho Thống đốc Bang 19 NHỮNG NGUYÊN TẮC HÀNH ĐỘNG Các bang nên xem xét thờ i gian mở cử a trở lại lại khi: (1) số trường hợp nhiễm mới đã giảm ít nhất 14 ngày; (2) đủ khả năng xét nghiệm chẩn đoán nhanh, ít nhát là vớ i tất cả những người có triệu chứng COVID-19, bao gồm cả các trường hợp nhẹ, cũng như tiếp xúc gần vớ i ngườ i nhiẽm bẹnh; (3) hệ thống chăm sóc sức khỏe có thể chăm sóc cho tất cả bệnh nhân, bao gồm cung cấp thiết bị bảo họ cá nhân phù hợp cho nhân viên y tế; và (4) có đủ năng lực y tế công cộng để tiến hành theo dõi liên lạc cho tất cả các trường hợp nhiễm mới và nhữ ng trườ ng hợ p tiép xúc gàn vớ i họ. Các thống đốc nên mời các bên có liên quan tham gia vào quá trình ra quyết định để hiểu rõ nhu cầu, năng lực cũng như các thách thức của các thành phần. Ngay cả khi mở cử a trở lại vẫn nên tiếp tục làm việc từ xa nếu có thể. Điều này sẽ làm giảm các tương tác xã hội nói chung và sẽ giảm nguy cơ lay nhiẽm tại nơi làm việc, vì vậy làm việc từ xa là mọt lự a chọn hợ p lý. Các doanh nghiệp nên tích cực hỗ trợ giãn cách xã hội bằng cách thực hiện các chính sách làm việc từ xa và áp dụng các chính sách nghỉ ốm linh hoạt khuyến khích người lao động ở nhà khi bị bệnh hoặc khi bị lay nhiẽm COVID-19. Tất cả các nhân viên đi làm trở lại nên đeo khẩu trang. Điều này sẽ làm giảm nguy cơ lây nhiẽm virus cho đòng nghiẹp của họ. Các thóng đóc nen xem xét viẹc mở cử a trở lại theo từ ng giai đoạn cách nhau từ 2-3 tuàn. Sau mỗi giai đoạn mở cửa trở lại, các tỏ chức y tế công cộng phải xem xét lại số lượng ca bệnh mới hàng ngày của COVID-19, só người nhập viện và tử vong, cùng với các công cụ theo dõi triẹu chứng khác. Sẽ mất từ 2 đến 3 tuần để phản ánh được kết quả của viẹc mở cử a trở lại. Nếu số trường hợp, số lần nhập viện và tử vong tăng lên trong thời gian đó, nên tạm dừng các hoạt động trong việc mở cử a lại và cần thực hiện các bước để kiểm soát số lượng tang. Các hoạt động có thể bao gồm thay đổi việc tìm kiếm và theo dõi, liên hệ các trường hợp, thực hiện các biện pháp để đối phó với các ổ dịch mới và áp dụng lại một số hoặc tất cả các biện pháp can thiệp xã hội trước đây. Các sự kiẹn và hoạt động ngoài trời ít có khả nang lay nhiẽm hơn các hoạt động trong nhà và có ít rủi ro, nếu như các biện pháp giãn cách xã họi (cách nhau 2 mét, đeo khẩu trang ở nơi công cộng) đều được duy trì.
  • 20. Các nguyên tắc y tế công cộng cho giai đoạn tái mở cửa trong dịch COVID-19: Hướng dẫn dành cho Thống đốc Bang 20 Các hoạt đọng kinh doanh và các lĩnh vực có cường độ, só lượ ng người tiếp xúc thấp và có khả năng ứng phó tốt để hạn chế nguy cơ lây lan dịch bệnh sẽ có thẻ mở cử a trở lại sớm hơn so với những doanh nghiệp có nguy cơ cao và khả năng ứng phó thấp. Đói vớ i các phương tiẹn giao thông công cộng có cường độ và số lượng người tiếp xúc cao nen có nhữ ng thay đỏi để giảm thiẻu rủi ro lây nhiẽm. Tăng khoảng cách tiép xúc, giảm só lượ ng hành khách sẽ giảm rủi ro. Khi không có phương tiện giao thông công cộng, sẽ hạn chế số người đi làm. Trường học và cơ sở chăm sóc trẻ em phải đói mạt vớ i nhữ ng thách thứ c đặc biệt. Nhữ ng cơ sở này rất quan trọng trong việc giáo dục trẻ em, và nhiều phụ huynh sẽ gặp khó khăn khi đi làm trở lại nếu trường học không mở cử a. Có nhiều sự không chắc chắn về mặt khoa học khién cho hoạt đọng này gạp nhièu khó khăn. Trẻ em bị nhiễm COVID-19 thường có các triệu chứng nhẹ hơn người lớn, nhưng tốc độ lay nhiẽm đối với nhữ ng trẻ em khác, giáo viên, nhân viên nhà trường và các thành viên gia đình là chưa chắc chắn. Nếu các trường học được mở cửa trở lại, hầu hết trẻ em sẽ có nguy cơ lay nhiẽm tháp. Tuy nhiên, một số trẻ trong mọt só trườ ng hợ p có bệnh lý nền sẽ gặp rủi ro lây nhiẽm cao, đòng thờ i giáo viên và nhân viên ở trường sẽ có nguy cơ lây nhiẽm cao. Bó mẹ của trẻ cũng có thể có nguy cơ lây nhiẽm cao nếu trẻ em bị nhiễm bệnh và truyền bệnh tại nhà. Một số phụ huynh có thể chọn cách không cho phép trẻ quay lại trường, vì vậy việc các trường mở cửa trở lại sẽ cần phải quyết định có nên cung cấp hoạt đọng giáo dục từ xa hay khong. Các bang nen có quy trình rieng đẻ xem xét đưa ra quyét định có mở cử a lại hay không, và đièu đó còn phụ thuọc vào cả ý kién của cọng đòng khi dựa trên những căn cứ chưa chắc chắn. KẾT LUẬN Tài liệu này tóm tắt những cân nhắc, rủi ro và cơ hội để các thống đốc xem xét khi quyết định khi nào và làm thế nào đẻ bát đàu mở cử a trở lại. Những quyết định này nên được thực hiện cẩn thận và chu đáo để hạn chế nguy cơ lây nhiẽm dịch bẹnh. Mở cửa lại nền kinh tế chỉ là một trong số những bước đi cần được xem xét trên lộ trình phục hồi trở lại sau đại dịch này.
  • 21. Các nguyên tắc y tế công cộng cho giai đoạn tái mở cửa trong dịch COVID-19: Hướng dẫn dành cho Thống đốc Bang 21 PHỤ LỤC Lên kế hoạch khôi phục lại cộng đồng sau đại dịch: Những cân nhắc và hành động của người lãnh đạo Khi nào các doanh nghiệp, trường học, cơ sở giải trí và nơi thờ phụng có thẻ hoạt động bình thường trở lại? Đây là một trong một loạt các quyết định lớn sẽ phản ánh và định hình cách cộng đồng thích ứng với sự kéo dài của đại dịch và các tác động đén kinh tế và xã hội của nó. Các thống đốc cần nhanh chóng xem xét các điều kiện y tế công cộng thích hợp để tái khởi động kinh tế, bắt đầu chuẩn bị cho một quá trình phục hồi cộng đồng toàn diện hơn sẽ kéo dài trong thời gian ngắn hạn, trung gian và dài hạn. Chẳng hạn, nhu cầu về dịch vụ xã hội, sức khỏe tinh thần và nhu cầu phát triển lực lượng lao động sẽ còn kéo dài ra hơn trong tương lai so với yêu cầu của xã hội đối với giãn cách vật lý. Do đó, điều quan trọng là các nhà quản lý phải chủ động và lên kế hoạch trong tương lai cho người dân. Dưới đây là một số nguyên tắc và biện pháp thực thi mà các thống đốc có thể áp dụng: Rút ra bài học từ những mối nguy hiểm tương tự, mang tính khó lường, đòi hỏi phải xem xét trước khi đưa ra các quyết định. Đại dịch không phải tình huống duy nhất trong đó sự phát triển kinh tế và sức khỏe cộng đồng lại mâu thuẫn với nhau và sự đánh đổi đòi hỏi phải cân nhắc cẩn thận. Ví dụ, trong trường hợp ô nhiễm lan rộng từ các chất phóng xạ, mục tiêu là đưa ra một quy trình linh hoạt, lặp đi lặp lại và giải pháp cho các bên liên quan như các nhóm công dân và doanh nghiệp trong việc xây dựng chiến lược giải quyết. Các cá nhân bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi quyết định này phải được tham gia vào quy trình xử lý. Nhận ra mong muốn quay trở lại cuộc sống bình thường càng sớm càng tốt là phản ứng của cộng đồng trong hoàn cảnh hiện tại. Những thống đốc, và các nhà quản lý tại địa phương nên đặt sự an toàn, công bằng và chất lượng cuộc sống của cộng đồng lên trước so với việc mở cửa trở lại nền kinh tế. Đại dịch bùng phát đã cho thấy những lỗ hổng trong chất lượng của các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, mạng lưới an toàn xã hội và chính sách nghỉ phép tại các cơ quan doanh nghiệp. Đây là cơ hội để các nhà quản lý sửa đổi chính sách và thiết lập những mục tiêu mới. Kế hoạch phục hồi sau đại dịch có thể được thực hiện tốt nhất khi học hỏi từ những thảm họa trong thực tế. Bắt đầu lên kế hoạch phục hồi cộng đồng sau đại dịch song song với chiến dịch sức khỏe cộng đồng. Đại dịch COVID-19 có diễn biến phức tạp, tuy nhiên đại dịch này sẽ kết thúc trong tương lại. Đồng thời, nhu cầu đáp ứng với những thay đổi đột ngột và dài hạn nếu đại dịch chưa kết thúc.Dù vậy, mặc dù tác động rộng lớn của đại dịch nhưng khủng hoảng y tế xét cho cùng không phải quá khác thường. Chúng ta có thể hưởng lợi những tồn tại, sự tiên tiến, dữ liệu, của các đơn vị phối hợp trong quá trình khắc phục thảm họa và các nỗ lực lập kế hoạch dài hạn khác (ví dụ: phát triển kinh tế, phát triển cộng đồng). Một tổ chức
  • 22. Các nguyên tắc y tế công cộng cho giai đoạn tái mở cửa trong dịch COVID-19: Hướng dẫn dành cho Thống đốc Bang 22 quản lý về tái thiết sau thảm họa có thể kết hợp với các hoạt động của trung tâm điều hành khẩn cấp và đồng thời tối đa hóa lợi ích cho cộng đồng từ các nhiệm vụ phục hồi ngắn và dài hạn. Tham khảo ý kiến các bên liên quan và truyền thông rộng rãi để đảm bảo rằng người dân có thể tham gia vào việc ra quyết định: Tái thiết một cộng đồng trong thời gian dài sau thảm họa đại dịch được ủy thác lại cho những người không chuyên; đây là một vấn đề khó khăn mang tính hành động tổng thể. Một tổ chức cần được lập ra để đưa ra các giải pháp cho cộng đồng có thể kết nối các vai trò lãnh đạo và hợp tác: cơ quan ủy quyền và phê duyệt, lãnh đạo thông qua một cơ quan lập kế hoạch chính thức hoặc một lực lượng đặc nhiệm lên kế hoạch. Kế hoạch tái thiết phải dựa trên các giá trị chung được lập ra bởi các chuyên gia, trong việc lên kế hoạch, truyền thông, quản lý thông tin và dữ liệu với sự tham gia của công chúng và các bên liên quan.
  • 23. 23 Johns Hopkins Center for Health Security 621 E. Pratt Street, Suite 210 Baltimore, MD 21202 Tel: 443-573-3304 Fax: 443-573-3305 centerhealthsecurity@jhu.edu centerforhealthsecurity.org