SlideShare a Scribd company logo
1 of 63
Download to read offline
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA
CHO
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA
CHO
Thư ngỏ
Chiến lược quốc gia cho đại dịch cúm
1
THƯ NGỎ
Kính thưa Quý độc giả,
Cúm là bệnh do vi-rút cấp tính đường hô hấp gây ra trên người và động vật, có thể để
lại nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí gây tử vong nhanh nếu không điều trị kịp thời.
Cúm có khả năng lây truyền khủng khiếp, được xếp vào một trong những căn bệnh đáng
sợ nhất thế giới khi bùng phát thành dịch. Lịch sử đã ghi nhận nhiều đại dịch cúm cướp đi
mạng sống của hàng triệu người. Các đại dịch cúm có thể gây ra các ảnh hưởng lớn đối
với nền kinh tế và đời sống an sinh xã hội, do vậy, việc lập kế hoạch nhằm ứng phó với các
đại dịch cúm là một việc làm cần thiết để ngăn chặn và giảm thiểu các hậu quả gây ra bới
các đợt bùng phát.
Nắm bắt được nhu cầu cấp bách đó, vào năm 2005, Tổng thống Mỹ khi đó là ông
George Bush đã ban hành Chiến lược quốc gia của Hoa Kỳ đối với đại dịch cúm. Chiến
lược hướng dẫn sự chuẩn bị và ứng phó của Hoa Kỳ trong đại dịch cúm, với mục đích
ngăn chặn, làm chậm hoặc hạn chế sự lây lan của đại dịch sang Hoa Kỳ; hạn chế sự lây
lan trong nước của một đại dịch, làm thuyên giảm bệnh tật và tỉ lệ tử vong; cũng như duy
trì các cơ sở hạ tầng và giảm thiểu tác động đến nền kinh tế và hoạt động của xã hội.
Đội ngũ biên dịch hân hạnh đem đến cho Quý độc giả bản dịch của Chiến lược để
những người đứng đầu các tổ chức, cơ quan hay ban ngành đoàn thể có thể điều hướng,
phối hợp hành động và xác định các bên liên quan nhằm tạo ra một cơ chế ứng phó toàn
diện và hiệu quả. Vì cơ cấu tổ chức của mỗi đơn vị sẽ có sự khác nhau, trong khuôn khổ
bản dịch lần này, đội ngũ biên dịch sẽ giữ nguyên tên gọi và chức năng của các cơ quan
trực thuộc Chính phủ Hoa Kỳ. Các tổ chức hay các ban ngành có thể sử dụng tài liệu này
như một Sổ tay hướng dẫn dành cho các quy trình ứng phó khẩn cấp và ngăn chặn đại dịch
cúm.
Như lời phát biểu của Tổng thống Mỹ George Bush, rằng tất cả các nhà chức trách cần
phải có một kế hoạch và một tâm thế sẵn sàng đối với đại dịch cúm, đội ngũ biên dịch hi
vọng tài liệu này sẽ góp phần tích cực trong công cuộc ứng phó của mọi người.
Mục lục
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1 – TÓM TẮT..................................................................................................2
MỐI ĐE DỌA ĐẠI DỊCH.........................................................................................................................2
CHƯƠNG 2 – CHÍNH PHỦ LÊN KẾ HOẠCH CHO ĐẠI DỊCH.....................................................2
CHƯƠNG 3 – CHÍNH PHỦ ỨNG PHÓ VỚI ĐẠI DỊCH...................................................................4
CHƯƠNG 4 – CÁC NỖ LỰC QUỐC TẾ.......................................................................................6
CHƯƠNG 5 – GIAO THÔNG VÀ BIÊN GIỚI..............................................................................9
CHƯƠNG 6 – BẢO VỆ SỨC KHỎE CON NGƯỜI................................................................
CHƯƠNG 7 – BẢO VỆ SỨC KHỎE ĐỘNG VẬT............................................................................16
CHƯƠNG 8 – THỰC THI PHÁP LUẬT, AN TOÀN CÔNG CỘNG VÀ AN NINH ...................18
12
CHƯƠNG 9– CÁC TỔ CHỨC: BẢO VỆ NHÂN CÔNG VÀ ĐẢM BẢO HOẠT ĐỘNG..................19
CHƯƠNG 2 – CHÍNH PHỦ LÊN KẾ HOẠCH CHO ĐẠI DỊCH.................................22
MỐI ĐE DỌA ĐẾN TỪ ĐẠI DỊCH......................................................................................................22
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM ....................................................................24
THỰC THI CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA.................................................................................................25
NHỮNG YẾU TỐ CẦN THIẾT ĐỂ CHUẨN BỊ SỰ SẴN SÀNG CHO ĐẠI DỊCH ..........................27
THÚC ĐẨY CÁC SỰ CHUẨN BỊ CHO ĐẠI DỊCH.....................................................................31
CÁC KẾ HOẠCH GIẢ ĐỊNH.......................................................................................................36
CHƯƠNG 3 – CƠ CHẾ ỨNG PHÓ CỦA CHÍNH PHỦ VỚI ĐẠI DỊCH..................38
CHỈ ĐẠO, KIỂM SOÁT VÀ PHỐI HỢP PHẢN ỨNG CỦA CHÍNH PHỦ ...............................38
VAI TRÒ VÀ TRÁCH NHIỆM................................................................................................................41
HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ TRONG ĐẠI DỊCH ...................................................................43
46TÓM TẮT HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ TRONG ĐẠI DỊCH……………………………
Lời nói đầu
LỜI NÓI ĐẦU
Người dân Hoa Kỳ thân mến,
Vào ngày 1 tháng 11 năm 2005, tôi đã công bố Chiến lược Quốc gia cho đại dịch cúm, một
cách tiếp cận tổng quát để giải quyết các mối đe dọa đến từ đại dịch. Chiến lược này sẽ chỉ ra cho
chúng ta cách chuẩn bị, phát hiện và ứng phó với một nguy cơ đại dịch.
Kể từ ngày đó, đất nước của chúng ta đã được được vài bước tiến mang tính lịch sử trong công
cuộc giải quyết các mối đe dọa đến từ đại dịch. Vào tháng 12, Quốc hội đã phê chuẩn 3.8 tỉ $. Tổ
chức quan hệ Đối tác quốc tế về cúm gia cầm, được chúng ta triển khai tại Liên Hợp Quốc vào
năm 2005, đã khuyến khích sự cởi mở và các hành động hợp tác đối với các cộng đồng quốc tế.
Trong nước, chúng ta đã dành các khoản đầu tư lớn cho vắc-xin và thuốc kháng vi-rút, đào sâu
nghiên cứu về vi-rút và tiến hành giám sát bệnh ở động vật và con người, cũng như thiết lập các
cơ sở hạ tầng địa phương cần thiết để ứng phó với đại dịch. Bằng cách đầu tư những khoản quan
trọng như vậy, Chính phủ đã nâng cao khả năng trong việc bảo vệ người dân trong bối cảnh xảy
ra đại dịch và giúp sức chuẩn bị cho các hệ thống y tế và chăm sóc sức khỏe của quốc gia.
Tiếp nối những nỗ lực kể trên, Chiến lược Quốc gia cho đại dịch cúm sẽ đảm bảo tất cả những
nỗ lực và tài nguyên của chúng ta sẽ được thực hiện dựa trên cơ sở phối hợp. Kế hoạch mô tả hơn
300 hành động quan trọng, rất nhiều trong số đó đã được triển khai để giải quyết các mối đe dọa
đến từ đại dịch.
Các nỗ lực yêu cầu sự tham gia và phối hợp của tất cả các cấp chính quyền và các tầng lớp
trong xã hội. Các địa phương nên được chuẩn bị, và các nhà lãnh đạo nên làm việc với địa phương
để hướng dẫn cho họ những cách thức để bảo vệ người dân. Vai trò của các cá nhân cũng quan
trọng không kém, vì họ sẽ là những nhân tố góp phần tạo nên sự thành công của các nỗ lực.
Đất nước của chúng ta sẽ đón đầu đại dịch và sẽ đồng nhất trong hành động để bảo vệ người
dân, gia đình và thế giới vượt qua những mối đe dọa đại dịch.
Chương 1: Tóm tắt
Chiến lược quốc gia cho đại dịch cúm
2
CHƯƠNG 1 — Tóm tắt
Mối đe dọa đến từ đại dịch
Vi-rút cúm đã đe dọa sức khỏe của động vật và con người trong nhiều thế kỷ. Sự đa dạng và khả năng
đột biến của chúng đã cản trở những nỗ lực của chúng ta trong việc phát triển vắc-xin phổ thông và
thuốc kháng vi-rút với hiệu quả cao. Đại dịch xảy ra khi một chủng vi-rút cúm mới xuất hiện có khả năng
lây nhiễm và lây truyền giữa người với người.Bởi vì con người có rất ít khả năng miễn dịch với chủng vi-
rút mới, một dịch bệnh trên toàn thế giới, hay đại dịch, có thể xảy ra. Ba đại dịch cúm ở người xảy ra vào
thế kỷ 20, mỗi căn bệnh lây lan ra khoảng 30% dân số thế giới và có tỉ lệ tử vong từ 0,2% đến 2% đối với
người mắc bệnh.Đối chiếu với các dữ kiện lịch sử này và các mô hình bệnh truyền nhiễm hiện tại, dự kiến
một đại dịch ngày nay có thể dẫn đến cái chết của 200.000 đến 2 triệu người chỉ riêng ở một quốc gia.
Các quần thể động vật đóng vai trò là ổ chứa vi-rút cúm mới. Các nhà khoa học tin rằng vi-rút cúm ở gia
cầm hay các loài chim đóng vai trò nhất định trong ba đại dịch kể trên.Mối lo ngại hiện nay về đại dịch bắt
nguồn từ đợt bùng phát dịch bệnh chưa từng có là H5N1 ở chim năm 1997. Đại dịch này đã lan rộng khắp
các cá thể chim ở Châu Á, Châu Âu và Châu Phi. H5N1 cho thấy khả năng lây nhiễm đa dạng cho nhiều
đối tượng, bao gồm các loài chim di cư tầm xa, lợn, mèo và cả con người. Không thể dự đoán liệu
vi-rút H5N1 có thể dẫn đến đại dịch hay không, nhưng lịch sử cho thấy rằng kể cả khi H5N1 không
dẫn đến đại dịch, một loại vi-rút cúm mới khác sẽ xuất hiện vào một lúc nào đó trong tương lai và đe
dọa khu vực dân số đang không được bảo vệ kĩ càng.
Sự gián đoạn kinh tế và xã hội gây ra bởi đại dịch cúm sẽ là rất đáng kể.Sự thiếu hụt nhân viên trong nhiều
lĩnh vực gây ra bởi bệnh tật ở cá nhân hay trong gia đình, nỗi sợ lây nhiễm hoặc các biện pháp y tế công
cộng để hạn chế sự tiếp xúc giữa các cá nhân có thể đe dọa hoạt động của các cơ sở hạ tầng quan trọng,
hoạt động trao đổi hàng hóa và dịch vụ cùng với hoạt động của các tổ chức như các trường học và trường
đại học.Do đó, một đại dịch sẽ có ảnh hưởng to lớn đến kinh tế, an ninh quốc gia và các hoạt động cơ
bản của xã hội.
Chương 2 — Chính phủ lên kế hoạch cho đại dịch
Tổng thống Hoa Kỳ đã công bố Chiến lược quốc gia về dịch cúm (Chiến lược) vào ngày 1 tháng 11 năm
2005. Chiến lược cung cấp một cái nhìn tổng quan ở cấp độ cao về cách tiếp cận mà Chính phủ sẽ thực
Chương 1: Tóm tắt
Chiến lược quốc gia cho đại dịch cúm
3
hiện để chuẩn bị và ứng phó với đại dịch, và nói lên những kỳ vọng của các tổ chức không trực thuộc liên
bang để chuẩn bị cho chính họ và cộng đồng của họ. Chiến lược chứa 3 yếu tố cốt lõi: (1) Chuẩn bị sẵn
sàng và thông điệp;(2)giám sát dịch tễ và phát hiện;và(3)Phản ứng và ngăn chặn.
Chuẩn bị sẵn sàng cho một đại dịch đòi hỏi phải thiết lập cơ sở hạ tầng và năng lực ứng phó phù hợp, một
quá trình có thể mất nhiều năm.Vì lý do này, các bước quan trọng phải được thực hiện ngay bây giờ.Chiến
lược khẳng định Chính phủ sẽ sử dụng tất cả nguồn lực quốc gia để giải quyết mối đe dọa đến từ đại dịch.
Chính phủ sẽ hợp tác đầy đủ với các đối tác quốc tế để ngăn chặn đại dịch tiềm tàng ở bất cứ nơi nào
mà dịch bệnh được ghi nhận là đang truyền nhiễm và lây lan nhanh chóng giữa người với người, và
sẽ nỗ lực để trì hoãn việc vi-rút lây lan sang nước mình.Nếu những nỗ lực này thất bại, để ứng phó hiệu
quả với đại dịch chưa kiểm soát được ở trong nước, cần có sự tham gia đầy đủ của tất cả các cấp chính
quyền và mọi thành phần trong xã hội.Kế hoạch thực hiện (Kế hoạch) cho Chiến lược cho thấy rõ rằng
mọi phân khúc xã hội phải chuẩn bị sẵn sàng cho đại dịch và sẽ là một phần của chuỗi phản ứng.Kế
hoạch chỉ ra thêm rằng Chính phủ phải cung cấp các tiêu chí rõ ràng và các công cụ quyết định để
thông báo cho các địa phương và khu vực tư nhân chuẩn bị kế hoạch để sẵn sàng đối phó, và các cơ quan
trực thuộc nhà nước phải được chuẩn bị để bổ sung và sẵn sàng hỗ trợ các nỗ lực của địa phương khi cần
thiết và khả thi.
Chiến lược phải được chuyển thành hành động trực quan và gắn bó chặt chẽ với quan điểm của Chính
phủ.Kế hoạch này cung cấp một khung tham chiếu chung để hiểu về mối đe dọa của đại dịch và tóm tắt
các cân nhắc liên quan đến kế hoạch chính cho tất cả các bên liên quan.Kế hoạch cũng đề xuất rằng các bộ
và cơ quan nhà nước nên thực hiện các bước phối hợp cụ thể để đạt được các mục tiêu của Chiến lược và
vạch ra những kỳ vọng của các bên liên quan không trực thuộc nhà nước ở trong và ngoài nước.Lập kế
hoạch chung và tích hợp trên tất cả các cấp chính quyền và khu vực tư nhân là điều cần thiết để đảm bảo rằng
các nguồn lực và thể chế quốc gia sẵn có có thể tạo ra các kế hoạch chi tiết và hành động phản ứng bổ sung,
tương thích và phối hợp nhịp nhàng cùng nhau.
Chính phủ nước Mỹ đã thực hiện một loạt các hành động mang tính lịch sử, bao gồm trong nước và quốc
tế, để giải quyết mối đe dọa đại dịch.Các hành động này bao gồm việc phát triển một loại vắc-xin đầy
hứa hẹn cho con người để chống lại vi-rút cúm gia cầm H5N1, đệ trình yêu cầu ngân sách 7.1 tỷ đô
trong nhiều năm để hỗ trợ phòng chống đại dịch, thiết lập Quan hệ đối tác quốc tế về cúm gia cầm
Chương 1: Tóm tắt
Chiến lược quốc gia cho đại dịch cúm
4
và đại dịch cúm cùng với việc thi hành chiến dịch cấp nội các đầu tiên để đánh giá phản ứng của
Chính phủ đối với mối đe dọa xảy ra tự nhiên.
Chương 3 — Chính phủ ứng phó với đại dịch
Mục tiêu của Chính phủ trong việc đối phó với đại dịch là:(1) ngăn chặn, làm chậm hoặc hạn chế sự lây lan
của đại dịch sang quốc gia của mình;(2)hạn chế sự lây lan trong nước của đại dịch và làm giảm hậu quả
của bệnh cũng như tỉ lệ tử vong; và (3) duy trì cơ sở hạ tầng và giảm thiểu tác động đến nền kinh tế và
hoạt động của xã hội(xem Các giai đoạn phản ứng của Chính phủ giữa chương 5 và 6).
Không giống như các thảm họa về mặt địa lý,một đại dịch sẽ lan rộng trên toàn cầu trong nhiều tháng hoặc
hơn một năm,có thể theo từng đợt,và sẽ ảnh hưởng đến các cộng đồng thuộc mọi loại hình quy mô.
Về phạm vi của nó, tác động của một đại dịch nghiêm trọng có thể tương đương với chiến tranh hoặc
khủng hoảng kinh tế trên diện rộng hơn là một cơn bão, động đất hoặc các hoạt động khủng bố.Ngoài
việc điều phối một chiến lược đối phó cấp quốc gia toàn diện và kịp thời, Chính phủ sẽ chịu trách
nhiệm chính cho một số chức năng quan trọng, bao gồm: (1) Hỗ trợ các nỗ lực ngăn chặn ở bên ngoài
quốc gia và hạn chế sự xuất hiện của đại dịch trên đất nước;(2)hướng dẫn liên quan đến các biện pháp bảo
vệ nên được thực hiện; (3) Sửa đổi luật pháp và các quy định để tạo điều kiện cho công cuộc ứng phó
với đại dịch quốc gia;(4)Sửa đổi chính sách tiền tệ để giảm thiểu tác động của đại dịch lên nền kinh
tế đối với cộng đồng và Quốc gia; (5) sản xuất và phân phối vắc-xin, thuốc chống vi-rút; và (6) đẩy
nhanh việc nghiên cứu và phát triển vắc-xin và liệu pháp trong thời gian dịch.
Tuy nhiên, trọng tâm của việc đối phó với đại dịch sẽ nằm ở cộng đồng.Bản chất lây lan của đại dịch, cũng
như gánh nặng bệnh tật trên toàn quốc có thể diễn ra trong một vài tháng hoặc lâu hơn, có nghĩa là sự hỗ
trợ của Chính phủ đối với bất kỳ địa phương hoặc cộng đồng nào cũng sẽ bị hạn chế so với việc viện trợ
huy động cho các thảm họa như động đất hoặc bão có khả năng tấn công một khu vực địa lý hẹp trong một
khoảng thời gian ngắn.Các cộng đồng địa phương sẽ phải giải quyết các ảnh hưởng y tế và phi y tế của đại
dịch bằng các nguồn lực sẵn có. Điều này có nghĩa là các cộng đồng địa phương và các khu vực cần thiết phải
có kế hoạch để đáp ứng các nhu cầu của người dân xuyên suốt nhiều tuần hoặc nhiều tháng và Chính phủ cần
cung cấp hướng dẫn rõ ràng về cách thức đáp ứng những nhu cầu này.
Chương 1: Tóm tắt
Chiến lược quốc gia cho đại dịch cúm
5
Chỉ đạo, Kiểm soát và Phối hợp Phản ứng của Chính phủ trong Đại dịch
Điều quan trọng ở đây là Chính phủ cần có một cơ chế xác định để phối hợp phản ứng. Kế hoạch ứng
phó quốc gia (NRP) là cơ chế chính để điều phối phản ứng của Chính phủ đối với các sự cố
mang tầm quốc gia và sẽ hướng dẫn các ứng phó với đại dịch.Kế hoạch này xác định trách nhiệm
của các bộ phận đối với các phản ứng cụ thể theo lĩnh vực và cung cấp cấu trúc cũng như cơ chế để phối
hợp hiệu quả giữa chính quyền Nhà nước, địa phương và các khu vực tư nhân cũng như các tổ chức phi
chính phủ (NGOs). Theo NRP và Chỉ thị An ninh Nội địa 5 (HSPD-5), Bộ trưởng An ninh Nội địa chịu
trách nhiệm điều phối các hoạt động và tài nguyên của nhà nước, thiết lập các yêu cầu báo cáo và thực hiện
liên lạc liên tục với Nhà nước, địa phương, các khu vực tư nhân và NGO.
Một đại dịch sẽ đưa ra những thách thức độc nhất đối với sự phối hợp phản ứng cấp nhà nước.Trước
hết, các hình thức hỗ trợ mà Chính phủ sẽ cung cấp cho Quốc gia sẽ hoàn toàn khác so với các hỗ trợ
truyền thống được cung cấp cho các cộng đồng bị thiệt hại do thiên tai. Thứ hai, mặc dù đại dịch có
thể xảy ra theo đợt rời rạc ở bất kỳ một địa phương nào, vậy nhưng tác động đối với quốc gia của
một đại dịch có thể kéo dài trong nhiều tháng.. Cuối cùng, đại dịch là một tình trạng khẩn cấp về y tế và
sức khỏe cộng đồng, do đó đại dịch sẽ để lại những hậu quả sâu sắc và lâu dài đối với hoạt động của các cơ sở
hạ tầng quan trọng, đối với sự di chuyển của con người và vận tải hàng hóa cùng với nền kinh tế toàn cầu.Các
cân nhắc về sức khỏe và y tế sẽ ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại, thương mại và du lịch quốc tế,
các nỗ lực ngăn chặn dịch bệnh trong nước, kế hoạch hoạt động trong Chính phủ và nhiều khía cạnh
khác trong phản ứng của quốc gia.
Theo NRP, với tư cách là người điều hành cơ quan chính và điều phối viên của Chức năng hỗ trợ khẩn cấp
số 8 (Bộ Y tế và Dịch vụ y tế công cộng), Bộ trưởng Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh sẽ điều hành các nỗ lực
đáp ứng các nhu cầu về y tế của nhà nước và sẽ là người phát ngôn chính về các vấn đề sức khỏe cộng đồng,
phối hợp chặt chẽ với DHS về các thông điệp liên quan đến đại dịch. Theo HSPD-5, với tư cách là quan
chức chính của nhà nước về việc quản lý sự cố trong nước, Bộ trưởng An ninh Nội địa sẽ điều phối các hoạt
động và nguồn lực của quốc gia, thiết lập các yêu cầu báo cáo và thực hiện liên lạc với chính phủ, địa
phương, các khu vực tư nhân và NGOs. Trong bối cảnh ứng phó với đại dịch, Bộ trưởng An ninh Nội địa
sẽ điều phối các hành động phi y tế và các phản ứng ứng phó, đảm bảo sự hỗ trợ cần thiết cho Bộ trưởng Bộ
Y tế và Dịch vụ Nhân sinh trong công cuộc phối hợp các nỗ lực ứng phó khẩn cấp y tế và y tế công cộng.
Chương 1: Tóm tắt
Chiến lược quốc gia cho đại dịch cúm
6
NRP quy định các cơ chế phối hợp phản ứng của quốc gia, nhưng duy trì các cơ chế này trong vài
tháng đến hơn một năm sẽ đưa ra nhiều thách thức. Việc giám sát hàng ngày sẽ được thực hiện thông
qua trung tâm điều hành quốc gia, và việc điều phối và phát triển chính sách chiến lược đối với các vấn đề
đối phó với đại dịch trong nước sẽ được thực hiện thông qua một cơ quan liên ngành gồm các nhà ra quyết
định cấp cap từ khắp chính phủ và do các cơ quan đứng đầu chủ trì.Những điều này và các cân nhắc khác
áp dụng để ứng phó với đại dịch sẽ được đưa vào quy trình đánh giá NRP và sẽ thông báo các khuyến nghị
về sửa đổi và cải tiến đối với NRP và các phụ lục liên quan.
Theo NRP, các vấn đề chính sách không thể giải quyết ở cấp bộ sẽ được giải quyết thông qua quy
trình phối hợp chính sách của Hội đồng Bảo an Nội địa / Hội đồng An ninh Quốc gia (HSC / NSC).
Chương 4 — Các nỗ lực quốc tế
Đại dịch cúm là mối đe dọa toàn cầu đòi hỏi phải có phản ứng cấp quốc tế. Với tốc độ lây truyền
nhanh chóng và khả năng mắc bệnh chung của loài người, dịch cúm bùng phát ở bất cứ nơi nào cũng
có nguy cơ gây bệnh cho người dân ở khắp mọi nơi. Nỗ lực quốc tế của chúng ta trong việc ngăn
chặn và giảm thiểu ảnh hưởng của đại dịch cúm vượt ra ngoài biên giới quốc gia là yếu tố trung tâm
trong chiến lược của chúng ta nhằm ngăn chặn, làm chậm hoặc hạn chế sự lây lan sang đất nước của
mình.
Những trở ngại đáng kể đang tồn tại đối với việc tiến hành một cơ chế ứng phó nhanh chóng đối với đại
dịch có nguyên nhân đến từ sự thiếu năng lực ở nhiều quốc gia. Mối đe dọa của đại dịch cúm có thể không
được công nhận hoặc hiểu biết rộng rãi. Nhiều quốc gia không có đủ nguồn lực hoặc chuyên môn để phát
hiện và ứng phó với dịch bệnh một cách độc lập và thiếu cơ sở hạ tầng truyền thông và y tế công cộng đủ
mạnh mẽ, một kế hoạch phòng chống đại dịch và khả năng hậu cần đã được chứng minh. Các cơ chế quốc
tế để hỗ trợ giám sát và phản ứng toàn cầu hiệu quả, bao gồm phối hợp cung cấp thông tin chính xác và kịp
thời cho công chúng cũng không được thực hiện đầy đủ.
Đểgiảiquyếtcáckhíacạnh mang tính quốctếcủa mốiđedọađạidịch,HoaKỳsẽxâydựng mộtloạtcáchành động.Quan
hệ đối tác quốc tế về cúm gia cầm và đại dịch cúm đã được Tổng thống đưa ra vào tháng 9 năm 2005 nhằm
nâng cao nhận thức về mối đe dọa đại dịch giữa các chính phủ, nhằm thúc đẩy phát triển năng lực quốc gia
để phát hiện và ứng phó với đại dịch, và khuyến khích sự minh bạch, hợp tác khoa học và báo cáo nhanh
chóng về sự bùng phát ở gia cầm và người.Hoa Kỳ sẽ hợp tác thông qua Quan hệ đốitác vớicác tổ chức y tế quốc
Chương 1: Tóm tắt
Chiến lược quốc gia cho đại dịch cúm
7
tế và song phương để tăng cường cam kết, hợp tác năng lực toàn cầu để giảiquyết mối đe dọa của cúm gia cầm. TạiHội
nghịcác nhà tàitrợ Bắc Kinh vào tháng 1 năm 2006, Hoa Kỳ đã camkết334 triệu đô cho các nỗ lực quốc tế nhằm ngăn
chặn và chống lại sự lây lan của đại dịch cúm ở gia cầm và người, chiếm khoảng một phần ba trong số các khoản tài trợ
quốc tếđãcam kết(1).
Các hành động thực hiện chiến lược quốc gia về dịch cúm
Chính phủ sẽ nỗ lực nhằm nâng cao nhận thức về mối đe dọa của đại dịch cho các chính phủ nước ngoài
và công dân của họ, đồng thời thúc đẩy phát triển năng lực quốc gia và quốc tế để ngăn chặn, phát hiện và
hạn chế sự lây lan của dịch cúm ở người và động vật trong và ngoài biên giới quốc gia. Chúng ta sẽ làm
việc thông qua các kênh song phương và đa phương để hỗ trợ các quốc gia ưu tiên, đặc biệt là các quốc gia
có tỉ lệ cúm gia cầm H5N1 gây bệnh cao hoặc đang trên đà phát triển, phát triển và thực hiện các kế hoạch
nhằm ứng phó hiệu quả.
Thiết lập hệ thống giám sát ở các quốc gia có nguy cơ
Việc phát triển khả năng ứng phó nhanh chóng đối với dịch bệnh lây lan ở người của một quốc gia
sẽ cần có mạng lưới giám sát rộng để phát hiện các trường hợp mắc bệnh có triệu chứng giống cúm
ở người, cùng với khả năng chẩn đoán và ứng phó nhanh. Để giúp giải quyết những thách thức này,
Chính phủ và các đối tác quốc tế sẽ hợp tác để hỗ trợ các quốc gia có nguy cơ xây dựng và cải thiện
cơ sở hạ tầng ở cấp trung ương, cấp tỉnh và địa phương. Việc xây dựng khả năng ứng phó ở các quốc
gia có nguy cơ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc theo dõi sự lây lan của bệnh và phản ứng nhanh để
ngăn chặn dịch cúm có khả năng gây đại dịch.
Nâng cao năng lực chăm sóc sức khỏe động vật và nhấn mạnh vai trò lãnh đạo quốc tế
Chúngtasẽnhấnmạnhvaitròlãnhđạomạnhmẽđốivớicáctổchứcthúyquốctế,đặcbiệtlàTổchứcThúyThếgiới(OIE)
và Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO), để đánh giá cơ sở hạ tầng dịch vụ thú y , các quốc gia có
rủiro và có nguy cơ cao, để xác định các khu vực cần thiếtphảiđược giảiquyết.Chúng ta sẽ làm việc để hỗ trợ FAO thiết
lập khả năng ứng phó nhanh chóng cho các cư dân và cung cấp mạng lưới hỗ trợ kỹ thuật giải quyết các nhu cầu tức thời
củacác quốcgiacódịchcúmgiacầmbùngphát.
Chương 1: Tóm tắt
Chiến lược quốc gia cho đại dịch cúm
8
Hỗ trợ phản ứng phối hợp của cộng đồng quốc tế để hỗ trợ các nỗ lực quốc gia
Chúng ta cần tiến hành nhiều hoạt động để ngăn chặn sự bùng phát của vi-rút có khả năng gây đại dịch,
bao gồm nhanh chóng xác định đặc tính lây lan của một ổ dịch tiềm tàng, triển khai ngay lập tức và phối
hợp các nhóm phản ứng nhanh, triển khai các loại thuốc chống vi-rút mang tầm quốc tế và các loại thuốc
khác, và thực hiện các biện pháp y tế công cộng để hạn chế lây lan.Để có hiệu quả nhất, các biện pháp này
đòihỏisựchuẩnbịvà phốihợpquốctế.Chínhphủsẽlàmviệc vớiTổchứcY tế Thếgiới(WHO),vớicáccơquan
đốitác và,thôngquacácliênhệ ngoạigiao,tăngcườngcáccơ chế quốctếnày. Bêncạnhđó,chúngtasẽcấuthành
cácPhòngbanvà Cơ quantrongnước đểtriểnkhainhânsự và nguồnlực nhằm hỗtrợ chocác phươngán đốiphó
quốc tế khicóbáocáođầutiênvề cácca nghinhiễm bệnh.
Chúngtacũng sẽthúcđẩyviệcthiếtlậpcác địnhnghĩavàgiao thứctheo thỏa thuậnquốctếđểhỗ trợ chocácchiến lược
ngănchặn,bao gồm:
• Một tiêu chuẩn về dịch tễ học toàn cầu để kích hoạt phản ứng ngăn chặn quốc tế đối với các
đại dịch tiềm tàng.
• Các hành động cần thiết cần được các quốc gia thực hiện để đối phó với dịch bệnh đang trong giai
đoạn nghi ngờ, bao gồm các báo cáo kịp thời về ổ dịch cho Ban thư ký WHO và chia sẻ các mẫu phân
tách vi-rút hoặc các mẫu mô.
• Thành lập một đội ngũ ứng phó nhanh quốc tế, do WHO đứng đầu nhưng có sự đóng góp
đáng kể về nhân sự và thiết bị của cộng đồng quốc tế, để điều tra và ứng phó với sự khởi
đầu của các đại dịch tiềm tàng.
• Thành lập các kho dự trữ quốc gia, khu vực và quốc tế về các biện pháp đối phó y tế và phi
y tế được định vị trước để có thể triển khai nhanh chóng.
Phối hợp truyền thông công cộng
Chúngta đềunhậnthấyrằngcác thôngđiệp kịpthời, chínhxác, đáng tincậy và được phối hợptốtcùngnhau sẽ là
cần thiết trong bối cảnh đại dịch và việc báo cáo hoặc hướng dẫn không thống nhất giữa các quốc gia có thể dẫn
đến sự nhầm lẫn và mất niềm tintrongcôngchúng. Chúngta sẽ làm việc với WHO và các đốitác quốc tế để chia
sẻ thôngtin như mộttiếntrìnhbùngphátvà phốihợpcác hànhđộngphảnứngcủachúngta cũngnhư côngbốcác
thông điệp công khai đi kèm với các hành động này. Chúng ta cũng sẽ hỗ trợphát triển các công cụtruyền
Chương 1: Tóm tắt
Chiến lược quốc gia cho đại dịch cúm
9
thông t thông
thông cụ thể, phù hợp về văn hóa và được xây dựng bằng ngôn ngữ địa phương để giúp công chúng
ở các quốc gia bị ảnh hưởng hoặc có nguy cơ hiểu được mối đe dọa của dịch cúm có khả năng gây
đại dịch ở động vật và ở người, các biện pháp phòng ngừa nên được thực hiện và các hành động cần
thiết trong bối cảnh đại dịch.
Hỗ trợ các Công dân đang đi du lịch hoặc sinh sống ở nước ngoài
Chính phủ sẽ cung cấp cho công dân của nước mình hiện đang sống và du lịch ở nước ngoài thông
tin chính xác, kịp thời về cúm gia cầm, thông qua các trang web, thông tin du lịch và các cuộc gặp
mặt. Các Đại sứ quán và Lãnh sự quán sẽ xác định các khả năng và tài nguyên y tế địa phương có
sẵn cho công dân nước mình trong bối cảnh thực thi chiến lược “Ai ở yên chỗ đấy” nhằm đối phó với
đại dịch.
Chương 5 — Giao thông và Biên giới
Việc ngăn chặn vi-rút cúm có khả năng ra gây đại dịch từ tận gốc, cho dù dịch bệnh xảy ra ở nước ngoài
hay ở trong phạm vi quốc gia của mình, là yếu tố quan trọng trong nỗ lực ứng phó với đại dịch. Ngăn chặn
có hiệu quả nhất khi được tiếp cận trên toàn cầu, với tất cả các quốc gia phấn đấu để đạt được các mục tiêu
chung.Mặc dù việc ngăn chặn vi-rút một cách hoàn toàn có thể không thành công, tuy nhiên chúng ta có
thể làm chậm sự lây lan của vi-rút sang lãnh thổ nước mình, do đó cung cấp thời gian quý báu để kích hoạt
các chuỗi phản ứng trong nước.
Các cửa khẩu nhập cảnh và mạng lưới giao thông quốc gia là những yếu tố quan trọng trong quá trình
chuẩn bị và ứng phó với các đại dịch cúm tiềm ẩn.Các biện pháp kiểm tra tại biên giới có thể làm chậm đà
lây lan của đại dịch đến với quốc gia, nhưng không có khả năng ngăn chặn nó.Hơn nữa, lưu lượng giao
thông lớn và khó khăn trong việc phát triển các hình thức sàng lọc để phát hiện các triệu chứng của cúm
cũng tạo ra những thách thức đáng kể.Mặc dù chúng ta sẽ xem xét tất cả các lựa chọn để hạn chế sự
lây lan của đại dịch vi-rút, chúng ta đều nhận thấy việc đóng cửa biên giới hoàn toàn sẽ khó thực thi,
bởi chúng sẽ gây ra ảnh hưởng lên các chính sách đối ngoại và gây ra hậu quả tiêu cực với kinh tế và
xã hội.
Các biện pháp hạn chế đi lại trong nước có thể trì hoãn sự lây lan của bệnh.Những hạn chế này có
Chương 1: Tóm tắt
Chiến lược quốc gia cho đại dịch cúm
10
thể bao gồm một loạt các phương án khác nhau, chẳng hạn như giảm thiểu các chuyến đi không cần
thiết và, phương sách cuối cùng, hạn chế đi lại bắt buộc. Mặc dù việc trì hoãn sự lây lan của dịch
bệnh có thể giúp các cộng đồng có đủ thời gian chuẩn bị ứng phó và có thể tạo điều kiện sản xuất và
quản lý vắc-xin phòng chống đại dịch và thuốc chống vi-rút, việc hạn chế đi lại không thể làm giảm
tổng số người mắc bệnh hoặc tác động của đại dịch lên bất kỳ một cộng đồng nào.Các khu vực riêng
lẻ vẫn sẽ có sự gia tăng mạnh về nhu cầu đối với các dịch vụ y tế và yêu cầu đáp ứng với đội ngũ nhân
viên, nguồn lực, năng lực của địa phương và khu vực.Cộng đồng, các quốc gia, khu vực tư nhân và Chính
phủ sẽ cần cân nhắc cẩn thận chi phí và lợi ích của các biện pháp vận chuyển khi xây dựng kế hoạch ứng
phó của họ, bao gồm hiệu quả của một hành động nhằm làm chậm sự lây lan của đại dịch, hậu quả kinh tế
và xã hội của nó, và tính khả thi hoạt động.
Các biện pháp liên quan đến biên giới và giao thương sẽ có hiệu quả cao nhất trong việc làm chậm sự lây
lan của đại dịch nếu chúng là một phần của chiến lược toàn diện lớn kết hợp các biện pháp can thiệp khác
như tuân thủ các biện pháp kiểm soát lây nhiễm (vệ sinh tay và chú ý khi ho nơi công cộng), cách ly xã
hội, cách ly, tiêm phòng, và điều trị bằng thuốc kháng vi-rút.
Các hành động để thực hiện chiến lược quốc gia về dịch cúm
Mô hình hóa để thông báo các quyết định giao thương và biên giới
Mô hình là các công cụ mạnh mẽ có thể được sử dụng để thông báo các quyết định liên quan đến
chính sách bằng cách nêu bật ra tác động của các can thiệp khác nhau đối với sự lây lan của bệnh.
Các mô hình cũng có thể dự đoán sự phân nhánh kinh tế và xã hội của các can thiệp cụ thể và có thể
thông báo, đánh giá tính khả thi trong hoạt động của các can thiệp này.Chúng ta sẽ mở rộng Kế hoạch
triển khai mô hình bệnh truyền nhiễm cho Chiến lược quốc gia về khả năng phòng chống đại dịch cúm và đảm
bảoviệc xâydựng cáccơ chế chia sẻ kếtquả của các mô hìnhnàyvớichính quyềnNhà nước, địa phương và khu
vực tư nhân sẽ được thực hiện để hỗ trợ việc đưa ra các quyết định giao thương. Chúng ta sẽ sử dụng các mô hình
nàyđểxâydựngcáchướngdẫnchochínhquyềnNhànướcvàđịaphươngvềcácbiệnphápcanthiệpcókhảnănghạnchế
sự lâylancủađạidịchvàcáchình thức thực hiện.
Cơ chế sàng lọc và hạn chế đi lại
Khả năng hạn chế sự lây lan của đại dịch, nhắm vào các can thiệp sức khỏe cộng đồng và hạn chế
Chương 1: Tóm tắt
Chiến lược quốc gia cho đại dịch cúm
11
hậu quả ngoài ý muốn của những can thiệp này sẽ được tăng cường đáng kể nhờ sự đa dạng của các
công cụ sàng lọc hiệu quả và tối ưu về chi phí đối với các vi-rút cúm như xét nghiệm chẩn đoán
nhanh.Chúng tôisẽtăngcườngcácnỗlựcnghiêncứuvàpháttriểnđể đưacáccôngcụđóra thịtrườngsớmnhấtcóthể.
Kế hoạch của Chính phủ về ứng phó và ngăn chặn đại dịch bùng phát tập trung vào ngăn chặn ngay từ ban
đầu và sử dụng một loạt các hành động để hạn chế lây lan, bao gồm sàng lọc bệnh cúm tại quốc gia khởi
nguồn, trước khi lên các chuyến bay và khi đến sân bay của quốc gia mình. Để đảm bảo rằng khách quốc
tế trải qua các hình thức sàng lọc thích hợp và phải cách ly nếu cần thiết, chúng ta phải có khả năng hạn
chế số lượng các sân bay chấp nhận các chuyến bay quốc tế trong giai đoạn đầu của đại dịch.Các giao thức
sẽ được phát triển để thực hiện các chính sách này cho khách du lịch hàng không.
Như cách chúng ta đã thực hiện với ngành hàng không, chúng ta cũng sẽ thiết lập các chính sách để giải
quyết sự đi lại của người dân trên khắp biên giới đất liền và hàng hải và nếu cần thiết, một qui định về các
hạn chế đi lại trong nước có thể được ban hành. Các chính sách và nghị định hỗ trợ sẽ được xây dựng
cùng với các bên liên quan của các địa phương và khu vực tư nhân cũng như các đối tác quốc tế.
Kiểm dịch và cách ly khách du lịch
Các khuyến nghị hiện tại của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC), các phương thức
để quản lý hành khách hàng không có nguy cơ nhiễm vi-rút cúm có khả năng gây ra đại dịch bao
gồm cách ly người có triệu chứng nhiễm bệnh, tiến hành tự cách ly kể cả đối với những người không
có biểu hiện nhiễm bệnh (và phi hành đoàn), và tiến hành điều trị dự phòng hoặc sử dụng thuốc kháng
vi-rút. Chính phủ sẽ xây dựng các tiêu chí và quy trình phân lập và cách ly khách du lịch trong giai
đoạn đầu của đại dịch, trước khi có sự lây lan đáng kể của vi-rút ở Hoa Kỳ.
Thương mại và vận chuyển hàng hóa
Nếu chúng ta không giao thương các hàng hóa từ động vật và các sản phẩm động vật sống, nguy cơ
lây truyền cúm bằng hàng hóa là khá thấp. (Hàng hóa không chứa sinh vật sống vận chuyển bằng thuyền
có nguy cơ thấp và các bề mặt tiếp xúc thường xuyên có thể được làm sạch dễ dàng). Với các biện pháp bảo
vệ thích hợp cho nhân công trong các cơ sở làm việc, việc vận chuyển hàng hóa có thể tiếp tục diễn ra bình
thường.Sự phát triển của các biện pháp cũng như các hình thức phòng ngừa nhằm bảo vệ nguồn nhân công
tránh khỏi rủi ro của việc lây nhiễm trong các trường hợp cụ thể (ví dụ: cho những người xử lý hay kiểm
Chương 1: Tóm tắt
Chiến lược quốc gia cho đại dịch cúm
12
tra hàng hóa) sẽ cho phép việc lưu thông hàng hóa ra và vào một quốc gia, từ đó giảm thiểu tác động lên
nền kinh tế của đại dịch .
Duy trì cơ sở hạ tầng vận chuyển
Duy trì các dịch vụ vận chuyển quan trọng trong đại dịch sẽ rất quan trọng để duy trì hoạt động của cộng
đồng cũng như nguồn cung cấp các tài nguyên khẩn cấp.Chúng ta sẽ làm rõ quan điểmvớicác đơn vịtrực thuộc
Nhà nước, địa phương và các khu vực tư nhân rằng trong quá trình lập kế hoạch cần đánh giá các tác động hệ thống như
tác động của chuỗi cung ứng, khả năng giao hàng đúng thời hạn, tồn kho và hậu cần, và cần phát triển các kế hoạch dự
phòng để giải quyết sự thiếu hụt các dịch vụ cần thiết và cung cấp các mặt hàng thiết yếu, chẳng hạn như chất clo để lọc
nước,xăng,thực phẩmvàvậttư ytế.
Chương 6 — Bảo vệ sức khỏe con người
Bảo vệ sức khỏe con người là điểm mấu chốt trong công cuộc chuẩn bị sẵn sàng để đương đầu với đại dịch.
Các thành phần của Chiến lược, các yếu tố nằm trong kế hoạch và chiến lược phân bổ nguồn lực dự kiến
cho các hoạt động chuẩn bị, giám sát và ứng phó đều phản ánh thông điệp mạnh mẽ bao hàm: Làm giảm
tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do đại dịch gây ra ở con người.Để đạt được mục tiêu này, chúng ta phải tận dụng
mọi nguồn lực quốc gia và đảm bảo sự phối hợp hành động của tất cả các thành phần chính phủ và xã hội,
song song với việc duy trì pháp quyền và các chức năng xã hội cơ bản khác.
Các yếu tố quyết định chính trong chiến lược ứng phó dành cho sức khỏe cộng đồng đối với đại dịch
sẽ bao gồm mức độ nghiêm trọng của đại dịch, việc thực hiện kịp thời các can thiệp y tế công cộng
tại địa phương và nguồn cung vắc-xin cũng như thuốc kháng vi-rút.Các quyết định về việc ưu tiên và
phân phối các hoạt động y tế; thông điệp của các chiến dịch truyền thông về rủi ro của đại dịch;áp dụng
các biện pháp kiểm soát việc lây lan trong cộng đồng và chính sách giới nghiêm cộng đồng (cách li
xã hội);và liệu và khi nào cần điều chỉnh cách thức chăm sóc đều liên quan đến nhau và đều được xác định
một cách cơ bản bởi khả năng gây tử vong của vi-rút gây đại dịch cũng như tính sẵn có và hiệu quả của
vắc-xin và thuốc kháng vi-rút.
Mặc dù một đại dịch có thể xảy ra cùng lúc với hàng trăm cộng đồng, tuy nhiên mỗi cộng đồng sẽ trải qua
đại dịch theo các cách khác nhau do tính chất địa phương.Trong tình huống khả quan nhất, các bệnh nhân
cũng như các nguồn lực chăm sóc y tế không dễ tái phân phối; dưới tác động của đại dịch, việc chia sẻ
Chương 1: Tóm tắt
Chiến lược quốc gia cho đại dịch cúm
13
nguồn tài nguyên trở nên khó khăn hơn nữa và gia tăng gánh nặng cho xã hội.Chính phủ lúc đó sẽ cam kết
mở rộng kho dự trữ quốc gia và cả vắc-xin cũng như thuốc chống vi-rút, đồng thời cung cấp các biện pháp
y tế cũng như các nguồn lực và nhân sự sẵn có khác để hỗ trợ các cộng đồng đang gặp dịch cúm. Tuy nhiên,
các cộng đồng cũng nên tự ý thức được rằng trong trường hợp xảy ra nhiều đợt dịch đồng thời, rất có thể
sẽ không có đủ tài nguyên y tế hoặc nhân sự để tăng cường cho các địa phương.Ngoài ra, các nhà sản xuất
và nhà cung cấp có thể báo cáo tình trạng thiếu hụt hàng hóa và chuỗi cung ứng có thể bị gián đoạn do ảnh
hưởng của đại dịch đối với các cá nhân trong chuỗi.Do đó, các đơn vị trực thuộc nhà nước và địa phương
nên lường trước rằng tất cả các nguồn viện trợ bên ngoài có thể bị tổn hại trong thời gian diễn ra đại dịch.
Việc áp dụng một cách có hệ thống các biện pháp ngăn chặn có thể làm giảm đáng kể tỉ lệ lây lan cả về mặt
cường độ cũng như tốc độ của bất kỳ đại dịch nào.Mục tiêu của việc ngăn chặn dịch bệnh sau khi xảy ra đại
dịch là trì hoãn sự lây lan của dịch bệnh và sự xuất hiện của sự bùng phát trong cộng đồng, giảm tỷ lệ tấn
công lâm sàng trong các cộng đồng bị ảnh hưởng, phân phối số lượng các trường hợp nhiễm bệnh trong
một khoảng thời gian dài hơn nhằm giảm thiểu sự gián đoạn kinh tế xã hội và giảm thiểu, đến mức
tối đa, các ca nhập viện và tử vong. Các quyết định về cách thức và thời điểm thực hiện các biện pháp
ngăn chặn bệnh sẽ được đưa ra trên cơ sở cộng đồng,cùng với việc Chính phủ cung cấp các hỗ trợ kỹ thuật
và hướng dẫn cho các quan chức Nhà nước và địa phương về hiệu quả của các biện pháp giãn cách xã hội
khác nhau, cách thức thực hiện và các chiến lược để giảm thiểu các hậu quả không lường trước được.
Các quan chức chính phủ và y tế công cộng phải liên lạc rõ ràng và liên tục với công chúng ngay từ bây
giờ và trong suốt thời gian diễn ra đại dịch.Đểduytrìniềmtincủacôngchúngvàtranhthủsựhỗtrợcủacáccánhân
vàgiađìnhtrongcácnỗlựcngănchặndịchbệnh,cácquanchứcnhànướcởtấtcảcáccấpchínhquyềnphảicungcấphướng
dẫn rõ ràng và nhấtquán về những gìcác cá nhân có thể làmđể bảo vệ chính họ, cách chămsóc các thành viên gia đình ở
nhà, thời điểm và địa điểm tìm kiếm sự chăm sóc y tế, làm thế nào để bảo vệ người khác và giảm thiểu rủi ro lây lan dịch
bệnh.Công chúng sẽ phản hồi tích cực đối với các thông điệp đánh vào mối quan tâm của họ, làm giảm sự
lo lắng, bất an của họ và cung cấp các khuyến khích rõ ràng cho các hành vi cần thực hiện.
Do đó, thông tin được cung cấp bởi các quan chức y tế công cộng sẽ rất hữu ích, giải quyết được các nhu
cầu tức thời, nhưng các thông tin đó cũng sẽ giúp công dân nhận ra và hiểu tầm quan trọng của các hành
động của họ trong việc định hình ra tiến trình của một đại dịch.
Đảm bảo quyền truy cập và thanh toán kịp thời cho các dịch vụ được bảo hiểm chi trả trong thời gian
Chương 1: Tóm tắt
Chiến lược quốc gia cho đại dịch cúm
14
đại dịch sẽ rất quan trọng để duy trì cơ sở hạ tầng chăm sóc sức khỏe.Cũng có thể cần phải gia hạn một
số miễn trừ nhất định hoặc phát triển các sáng kiến hoặc bảo hiểm tai nạn để tạo điều kiện tiếp cận với các
dịch vụ chăm sóc. Các hoạt động ứng phó với đại dịch cúm có thể vượt quá các nguồn lực ngân sách đến
từ cơ quan Chính phủ và Chính phủ, đòi hỏi phải có các hành động lập pháp đền bù.
Các hành động để thực hiện chiến lược quốc gia về dịch cúm
Đạt được các Mục tiêu Quốc gia về Sản xuất và Dự trữ Vắc-xin và Thuốc kháng vi-rút
Chính phủ đã thiết lập 2 mục tiêu vắc-xin chính:(1)thiết lập và duy trì kho dự trữ vắc-xin trước đại dịch
đủ để tiêm chủng cho 20 triệu người chống lại các chủng cúm gây ra mối đe dọa đại dịch;và(2)tăng cường
khả năng sản xuất vắc-xin cúm trong nước để sản xuất vắc-xin cho toàn bộ người dân trong nước trong
vòng 6 tháng sau khi tuyên bố đại dịch.Chính phủ cũng đã thiết lập hai mục tiêu chính trong việc dự trữ
các thuốc kháng vi-rút hiện có: (1) thiết lập và duy trì kho dự trữ đủ để chữa trị cho 75 triệu người, được
chia thành kho dự trữ của địa phương và Nhà nước;và(2)thiết lập và duy trì một kho dự trữ cấp quốc gia
gồm 6 triệu liệu trình điều trị dành riêng cho các nỗ lực ngăn chặn đại dịch trong nước.
Đểthực hiệncác mụctiêunày,chúngtasẽ mởrộng vàthànhlậpkholưutrữcấpnhà nướcvề cácbiệnphápđốiphó
với cúm cũng như mở rộng năng lực sản xuất vắc-xin trong nước.Chúng ta sẽ đầu tư đáng kể vào việc phát triển các
vắc-xincúm dựa trên tế bàonuôicấy,với mục tiêu thiết lập năng lực sản xuất vắc-xin số lượng lớn trong nước
để đáp ứng các mục tiêu sản xuất vắc-xin trước và sau đại dịch.
Ưu tiên phân phối vắc-xin và thuốc chống vi-rút khi nguồn cung hạn chế
Chính phủ đang phát triển các hướng dẫn để hỗ trợ các đại phương cũng như các khu vực tư nhân trong
việc xác định xem nhóm nào nên được ưu tiên tiếp cận với nguồn vắc-xin và thuốc kháng vi-rút trong điều
kiện hạn chế hiện có. Các khuyến nghị ưu tiên sẽ phản ánh các mục tiêu ứng phó với đại dịch nhằm hạn
chế tỷ lệ tử vong và tỷ lệ mắc bệnh nghiêm trọng; duy trì cơ sở hạ tầng quan trọng và chức năng xã hội;
giảm tác động kinh tế; duy trì an ninh quốc gia. Các ưu tiên cho việc sử dụng vắc-xin và thuốc kháng vi-
rút sẽ thay đổi dựa trên mức độ nghiêm trọng của đại dịch cũng như nguồn cung vắc-xin và thuốc.
Việc thiết lập các kênh phân phối đáng tin cậy cho các biện pháp đối phó của chúng ta cũng quan trọng
không kém. Chúng ta sẽ làm việc với các đơn vị địa phương để phát triển và thực hiện các kế hoạch phân
phối những biện pháp phòng chống cúm, bao gồm hỗ trợ hậu cần hay các điều khoản an ninh.
Chương 1: Tóm tắt
Chiến lược quốc gia cho đại dịch cúm
15
Triển khai các nguồn lực nhà nước hạn chế để hỗ trợ nhu cầu y tế tại địa phương
Do năng lực ứng phó khi nhu cầu tăng vọt tại cấp địa phương và cấp vùng sẽ là cơ sở cho việc đáp ứng y
tế của một cộng đồng, chúng ta sẽ mở rộng và tăng cường hướng dẫn tới các đơn vị Nhà nước và địa
phương về những cách hiệu quả nhất để phát triển và sử dụng các nguồn tài nguyên đa dạng.Nhận thấy
rằng sự dồi dào về nguồn lực của các nhân viên y tế là rào cản quan trọng nhất đối với việc chăm sóc
bệnh nhân, chúng ta sẽ thiết lập một chiến lược chung để khai thác các nhà cung cấp dịch vụ y tế từ
Chính phủ, đồng thời sẽ mở rộng và tăng cường các chương trình như Quân đoàn Dự bị Y tế và Quân
đoàn của Dịch vụ Y tế Công cộng. Chúng ta cũng sẽ đảm bảo rằng các kế hoạch đáng tin cậy sẽ được đưa
ra để nhanh chóng xác nhận, tổ chức và kết hợp các nhà cung cấp dịch vụ y tế và các tình nguyện viên y tế
như một phần của cơ chế phản ứng trong các khu vực đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nhân lực.
Để quản lý ổ dịch một cách hiệu quả nhất, cần thiết lập các cơ chế giám sát lâm sàng trong thời gian thực
tại các cơ sở chăm sóc cấp tính như phòng cấp cứu, phòng chăm sóc đặc biệt và phòng thí nghiệm để mang
lại cho các quan chức y tế công cộng địa phương, tiểu bang và liên bang các nhận thức liên tục về tình trạng
nhiễm bệnh trong cộng đồng.Chúng ta sẽ hỗ trợ các chương trình cấp địa phương và quốc gia để phát triển
khả năng này bằng cách liên kết các hệ thống thông tin y tế chăm sóc cấp bệnh viện với các sở y tế công
cộng tại địa phương và thúc đẩy phát triển các công cụ phân tích cần thiết để diễn tả và hành động theo các
luồng dữ liệu này trong thời gian thực.
Mô hình hóa để thông báo ra quyết định và can thiệp y tế cộng đồng
Với sức mạnh của các mô hình trong việc thông báo quyết định, chúng ta sẽ thiết lập một trung tâm
liên ngành duy nhất cho các mô hình bệnh truyền nhiễm và đảm bảo rằng nỗ lực này tích hợp các nỗ
lực mô hình hóa liên quan (ví dụ: quyết định vận chuyển, can thiệp biên giới, tác động kinh tế).Chúng
ta cũng sẽ làm việc để đảm bảo rằng mô hình này có thể được sử dụng trong thời gian thực khi thông
tin về các đặc điểm của vi-rút gây đại dịch và tác động của nó trở nên khả dụng.Cuối cùng, chúng ta
sẽ sử dụng các năng lực này làm tiền đề phát triển các hướng dẫn nâng cao hơn cho các đơn vị địa
phương về các biện pháp cách li xã hội có thể được sử dụng để hạn chế lây lan dịch bệnh.
Chương 1: Tóm tắt
Chiến lược quốc gia cho đại dịch cúm
16
Chương 7 — Bảo vệ sức khỏe động vật
Vi-rút cúm gây ra dịch bệnh nghiêm trọng ở động vật, đặc biệt là chim, được cho là nguồn cơn có khả năng
cho sự xuất hiện của vi-rút cúm có thể gây ra đại dịch ở người. Loại vi-rút cúm A H5N1 hiện đang được
tìm thấy ở các vùng của Châu Á, Châu Âu và Châu Phi là mối quan tâm đặc biệt do chúng có khả
năng lây nhiễm lên các loài chim và cả động vật có vú, bao gồm con người.Một đại dịch có thể xảy ra
bên ngoài đất nước hoặc trong chính lãnh thổ của chúng ta.Một khi đại dịch xuất hiện, các ca nhiễm bệnh
sẽ chủ yếu phản ánh sự lây truyền từ người sang người, lúc đó gia cầm hoặc các động vật khác sẽ không
phải là nguồn lây lan vi-rút đáng kể ở người.
Bất kể H5N1 có dẫn đến đại dịch ở người hay không, những vi-rút này có khả năng tác động đến
ngành công nghiệp gia cầm.Một số vi-rút cúm gia cầm gây tử vong cao ở gà được gọi là vi-rút cúm gia
cầm (HPAI) gây bệnh cao. Hậu quả kinh tế của dịch HPAI sẽ phụ thuộc vào quy mô, địa điểm, chủng loại
và thời gian cần thiết để loại trừ ổ dịch đó.Mặc dù những nỗ lực diệt trừ vi-rút có thể giúp bảo vệ sức
khỏe con người, nhưng chúng có thể dẫn đến các tổn thất chi phí đáng kể do thiệt hại đến từ sản xuất
gia cầm như các hoạt động giảm bớt số lượng gia cầm hoặc hạn chế vận chuyển đối với các loài gia
cầm.Tuy nhiên việc loại bỏ các loại vi-rút này cũng góp phần bảo vệ ngành hàng gia cầm của Hoa
Kỳ, trị giá khoảng 29 tỷ đô la theo số liệu trong năm 2004.
Nhiều hoạt động giám sát liên quan đến dịch cúm hiện đang được tiến hành ở gia cầm và các loài chim
hoang dã ở Hoa Kỳ. Các hoạt động thương mại gia cầm được theo dõi thông qua “Kế hoạch nâng cao chất
lượng gia cầm quốc gia” và các loài chim được phân phối qua hệ thống tiếp thị của Hoa Kỳ cũng được xét
nghiệm vi-rút cúm gia cầm. Những con chim hoang dã được kiểm tra thông qua những nỗ lực của Chính
phủ Liên bang, các cơ quan động vật hoang dã và các trường đại học.
Các hành động để thực hiện chiến lược quốc gia về dịch cúm
Giám sát trong nước
Mặc dù các hoạt động giám sát đã được triển khai tại Hoa Kỳ nhằm phát hiện vi-rút cúm gia cầm có khả
năng gây đại dịch ở người đối với các gia cầm được nuôi trong các hộ gia đình, việc tăng cường giám sát
ở các vật nuôi trong nhà và động vật hoang dã sẽ giúp đảm bảo rằng dịch cúm ở gia cầm và chim hoang dã
sẽ được báo cáo càng sớm càng tốt.Các quần thể động vật quan trọng nhất đối với các hoạt động giám sát
Chương 1: Tóm tắt
Chiến lược quốc gia cho đại dịch cúm
17
bổ sung là gia cầm và chim hoang dã, không chỉ trong các hoạt động nhằm gia tăng số lượng các trường
hợp được xét nghiệm mà còn trong phân phối thử nghiệm về mặt địa lý để tăng xác suất phát hiện bệnh.Để
sửdụngđầyđủcácdữliệuđượcthuthậpnhư mộtphầncủakế hoạchgiámsátcấpquốcgiađốivớivi-rútcúmcókhả
nănggâyđạidịchtrongquầnthểđộngvật,chúngtacầnthiếtlậpkhảnăngthuthập, phântíchvàchia sẻdữ liệu.
Mở rộng kho dự trữ thú ý quốc gia
Kho dự trữ thú y quốc gia đã được thành lập, chứa nhiều loại công cụ cần thiết để ứng phó với dịch
cúm, bao gồm các thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE), thuốc khử trùng, thuốc chẩn đoán và thuốc kháng vi-rút.
Ngoài ra, hiện có 40 triệu liều vắc-xin cúm gia cầm để sử dụng cho gia cầm, nếu dịch bệnh xảy ra, chúng ta
sẽ mở rộng kho dự trữ vắc-xin này lên 110 triệu liều.
Giáo dục các hộ nuôi gia cầm
Chúngta sẽ mở rộng chiến dịch giáo dục và tiếp cận đa cấp độ có tênlà “Sinh học An toàncho các loài gia cầm”
đểcungcấpthôngtinvềbệnhcũngnhưantoànsinhhọcchocácnhàchănnuôigiacầm,đặcbiệtlàcáchộsảnxuất.
Chương trình cung cấp hướng dẫn cho chủ sở hữu và các hộ chăn nuôi về việc ngăn ngừa bệnh và giảm
nhẹ sự lây lan của bệnh, đồng thời khuyến khích chủ sở hữu và các hộ chăn nuôi báo cáo những trường
hợp gia cầm bị bệnh, từ đó tăng cơ hội kiểm soát dịch cúm gia cầm.
Thúc đẩy kế hoạch đối phó với khả năng bùng phát dịch trong nước
Bất kể ở nơi nào có nguy cơ xuất hiện dịch, Chính phủ sẽ phải sẵn sàng ứng phó một cách thích hợp.Chính
phủ đã có lịch sử thành công trong việc hợp tác với ngành chăn nuôi gia cầm để diệt trừ vi-rútHPAI.Nếu
một loại vi-rút cúm có khả năng gây đại dịch ở người được hình thành từ các loại gia cầm được nuôi
trong nhà hoặc các động vật khác ở trong nước, không kể đến mọi nỗ lực quốc tế để ngăn chặn nó,
các hành động phải được hướng thẳng đến việc phát hiện và diệt trừ vi-rút càng nhanh càng tốt.Nếu
bệnh xuất phát từ các loài chim hoang dã, chúng ta sẽ hành động để ngăn chặn việc lây lan sang các
loài chim/gia cầm được nuôi trong nhà hoặc các động vật dễ mắc bệnh khác.
Tăng cường cơ sở hạ tầng cho việc nghiên cứu và phát triển thú y
Nâng cao kiến thức về hình thức sinh thái của vi-rút cúm, khả năng tiến hóa của vi-rút, các chủng cúm
mới xuất hiện ở động vật và các yếu tố quyết định đến khả năng gây tử vong của vi-rút cúm trong
quần thể động vật là rất cần thiết.Chúng ta sẽ mở rộng các chương trình nghiên cứu về cúm gia cầm để đẩy
Chương 1: Tóm tắt
Chiến lược quốc gia cho đại dịch cúm
18
nhanhquá trình pháttriểncáccôngcụcầnthiếtđể pháthiệnvi-rútcúm trong môitrường,cungcấpkhả năngmiễn
dịchcho quầnthể gia cầm và xác nhậncác chiếnlược đốiphóvớibệnh.
Chương 8 — Thực thi pháp luật, an toàn cộng đồng và an ninh
Do các áp lực đặt lên hệ thống chăm sóc sức khỏe và các chức năng quan trọngkhác, bạo động và hoạt động
gây rối trật tự cộng cộng có thể xảy ra. Tương tự như vậy, các trung tâm tiếp nhận cuộc gọi khẩn cấp có thể bị
quá tải với các cuộc gọi hỗ trợ, bao gồm các yêu cầu vận chuyển nạn nhân cúm.Các cơ quan thực thi pháp luật
địa phương có thể được yêu cầu thực thi các hạn chế về di chuyển hoặc các hình thức cách li, do đó sẽ điều
chuyển nguồn lực từ các nhiệm vụ thực thi pháp luật truyền thống. Không những vậy, số lượng và hỗ trợ
cho các cơ quan thực thi pháp luật và ứng phó khẩn cấp cũng có thể giảm đi đáng kể do dịch bệnh. Các
đơn vị tư nhân chịu trách nhiệm đảm bảo vận hành các cơ sở hạ tầng quan trọng sẽ đối mặt với những thách
thức tương tự.
Mặc dù đã đạt được những tiến bộ đáng kể kể từ sau vụ tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001 trong
việc thiết lập các giao thức và mối liên kết điều tra chung giữa các thành phần chính của y tế công cộng,
quản lý khẩn cấp và các cộng đồng ứng phó khẩn cấp / thực thi pháp luật, một đại dịch cúm sẽ gây ra những
thách thức mới. Điều quan trọng là tất cả các bên liên quan đều hiểu vai trò tương ứng của mình và các cơ
quan pháp lý điều hành để đưa ra kế hoạch hành động phù hợp theo luật của nhà nước và địa phương.Tập
huấn và các buổi diễn tập chung sẽ giúp chuẩn bị cho phương án ứng phó hiệu quả đối với dịch cúm.
Các cơ quan thực thi pháp luật của nhà nước và địa phương thường sẽ cung cấp các phương án ứng phó đầu
tiên theo luật của quốc gia và địa phương. Phù hợp với hiến pháp của Nhà nước, những người đứng đầu có
thể triển khai Vệ binh Quốc gia khi cần thiết để ngăn chặn hoặc ứng phó với bạo động.Khi các nguồn lực
của Nhà nước và địa phương không có khả năng đáp ứng hiệu quả, Chính phủ có thể hỗ trợ bằng cách cung cấp
các nhân viên thực thi pháp luật và chỉ đạo Lực lượng Vũ trang hỗ trợ thực thi pháp luật, duy trì trật tự khi các
điều kiện tiên quyết được đáp ứng.Hỗ trợ hậu cần và các hỗ trợ khác cũng có thể được cung cấp.
Ứng phó với đại dịch cúm có thể yêu cầu, nếu cần thiết và phù hợp, các biện pháp như cách ly và tự cách
ly.Cách ly là một hình thức y tế tiêu chuẩn áp dụng cho những người mắc bệnh truyền nhiễm. Cách
ly bệnh nhân trong đại dịch cúm sẽ ngăn ngừa khả năng lây truyền bằng cách tách người bệnh khỏi
Chương 1: Tóm tắt
Chiến lược quốc gia cho đại dịch cúm
19
những người chưa phơi nhiễm.Tự cách ly là một chiến lược quản lý nhằm phân tách các cá nhân đã tiếp
xúc với những trường hợp nhiễm bệnh nhưng chưa có triệu chứng của bệnh ra khỏi những người khác chưa
tiếp xúc với bệnh; tự cách ly có thể là tự nguyện hoặc bắt buộc.Các quốc gia ban hành các đạo luật về cách
ly theo quyền lực quân đội, và sẽ chịu trách nhiệm chính trong việc cách ly trong phạm vi biên giới của
mình.Chính phủ cũng có thẩm quyền ra lệnh cách ly để ngăn chặn việc truyền, lây truyền hoặc lây lan các
bệnh truyền nhiễm từ nước ngoài vào quốc gia của mình hoặc từ một quốc gia sang bất kỳ quốc gia nào
khác. Dịch cúm do một vi-rút cúm mới hoặc một vi-rút tái nhiễm đang dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến
đại dịch nằm trong danh sách các bệnh truyền nhiễm được chỉ định phải cách ly của quốc gia.
Các hành động để thực hiện chiến lược quốc gia về dịch cúm
Cung cấp hướng dẫn cho các đơn vị thực thi pháp luật nhà nước và địa phương
Chúngtôisẽcungcấpchocơquanthựcthiphápluậtcủanhànướcvàđịaphươngcáchướngdẫn,đàotạovàcácbàitậpcần
thiếtđểchuẩnbịứngphókhidịchcúmbùngphát,baogồmviệchỗtrợvàtạođiềukiệnchocácbiệnphápngănchặn.Tương
tự,chúng tasẽcungcấpchocácngườiđứngđầu địaphươngvềcácthông tincụthểliênquanđếncácquy trìnhnhậnhỗtrợ
thực thipháp luậtvàhỗtrợquân sự từ nhànước.
Hỗ trợ các hoạt động thực thi pháp luật địa phương
Mặc dù chúng ta dựa vào các đơn vị địa phương và Nhà nước để duy trì trật tự dân sự, chúng ta cũng phải
sẵn sàng ứng phó trong trường hợp xảy ra sự cố không thể xử lý ở cấp địa phương hoặc Nhà nước. Chúng
ta cần đảm bảo rằng các cơ quan thực thi pháp luật và quân đội có các kế hoạch cần thiết để hỗ trợ các quốc
gia thực thi pháp luật và các hoạt động liên quan trong trường hợp có nhu cầu.
Chương 9 –Các tổ chức:Bảo vệ nhân công và đảm bảo hoạt động liên tục
Không giống như nhiều sự kiện thảm khốc khác, đại dịch cúm sẽ không ảnh hưởng trực tiếp đến cơ sở
hạ tầng vật chất của một tổ chức.Mặc dù đại dịch sẽ không làm hỏng các đường dây điện, ngân hàng hoặc
mạng máy tính, nhưng cuối cùng vẫn có khả năng đe dọa tất cả các cơ sở hạ tầng quan trọng do tác động
của nó đối với một tổ chức nhân sự thông qua việc loại bỏ các nhân sự thiết yếu khỏi nơi làm việc trong
nhiều tuần hoặc nhiều tháng.Do đó, điều quan trọng là các tổ chức phải lường trước tác động tiềm tàng
của đại dịch cúm đối với nhân sự và khả năng tiếp tục vận hành các chức năng thiết yếu của tổ chức.
Trong đó, các tổ chức sẽ cần đảm bảo các biện pháp hợp lý để bảo vệ sức khỏe của nhân viên trong
Chương 1: Tóm tắt
Chiến lược quốc gia cho đại dịch cúm
20
đại dịch.
Chính phủ khuyến nghị các tổ chức chính phủ và các khu vực tư nhân lên kế hoạch với giả định rằng có tới
40% nhân viên của họ có thể vắng mặt trong khoảng thời gian khoảng 2 tuần ở đỉnh điểm của một đợt đại
dịch, với tỉ lệ nhân viên vắng mặt giảm dần trong vài tuần ở các điểm cạnh bên của đỉnh dịch. Sự vắng mặt
của nhân viên sẽ tăng không chỉ vì bệnh tật cá nhân hoặc mất khả năng lao động mà còn bởi vì nhân
viên có thể phải chăm sóc cho các thành viên gia đình bị bệnh, bị cách ly tại nhà do một thành viên
trong gia đình bị nhiễm bệnh, bận tâm cho con cái vì giờ đây con cái không còn đến trường, do tuân
thủ các hướng dẫn về sức khỏe cộng đồng, hoặc đơn giản là ở nhà để tuân thủ các qui tắc an toàn.
Các đơn vị công và tư nhân phụ thuộc vào các cơ sở hạ tầng quan trọng nhất định để có thể vận hành liên
tục. Cơ sở hạ tầng quan trọng bao gồm các hệ thống và tài sản quan trọng mà việc mất khả năng hoặc phá
hủy các hệ thống và tài sản này sẽ có tác động làm suy giảm an ninh, kinh tế và sức khỏe cộng đồng.Bảo vệ
cơ sở hạ tầng quan trọng đòi hỏi tất cả các hoạt động hướng đến bảo vệ con người, hệ thống (đặc biệt là
thông tin liên lạc) và cơ sở hạ tầng vật chất gắn liền với hoạt động của các lĩnh vực cơ sở hạ tầng quan trọng
đó.Hơn 85% cơ sở hạ tầng quan trọng được sở hữu và vận hành bởi các đơn vị tư nhân.Do đó, việc duy trì
hoạt động của các cơ sở hạ tầng quan trọng trong điều kiện dịch cúm sẽ phụ thuộc phần lớn vào từng tổ
chức cá nhân trong việc phát triển và thực hiện kế hoạch kinh doanh liên tục trong điều kiện thiếu nhân lực
và bảo vệ sức khỏe của lực lượng lao động.
Các biện pháp kiểm soát sự lây lan là cực kỳ quan trọng để bảo vệ nhân viên. Các chiến lược chính
để phòng ngừa đại dịch cúm cũng giống như các chiến lược đối với bệnh cúm theo mùa bao gồm:(1)
vắc - xin; (2) phát hiện sớm và điều trị;và (3) sử dụng các biện pháp kiểm soát rủi ro lây nhiễm để ngăn
ngừa sự lây lan. Tuy nhiên, khi đại dịch bắt đầu, vắc-xin có thể không được phổ biến rộng rãi và việc cung
cấp thuốc chống vi-rút có thể bị hạn chế.Do đó, khả năng hạn chế nhiễm và làm chậm sự lây lan của
đại dịch sẽ chủ yếu dựa vào việc áp dụng các biện pháp kiểm soát khả năng nhiễm bệnh thích hợp và
kỹ lưỡng tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe, nơi làm việc, cộng đồng và cho các cá nhân tại nhà.
Các biện pháp kiểm soát việc lây nhiễm bệnh đơn giản có thể có hiệu quả trong việc giảm lây lan bệnh.Có
2 loại can thiệp cơ bản:(1)can thiệp về mặt lây lan, chẳng hạn như sử dụng khẩu trang trong môi trường
chăm sóc sức khỏe và chú ý cẩn thận khi ho và vệ sinh tay bằng dung dịch. Các biện pháp nàycó thể làm
giảm khả năng tiếp xúc giữa người với người dẫn đến việc lây nhiễm; và (2) can thiệp về liên lạc, chẳng
Chương 1: Tóm tắt
Chiến lược quốc gia cho đại dịch cúm
21
hạn như thay thế bằng các cuộc hội họp từ xa thay cho các cuộc gặp mặt trực tiếp, áp dụng các qui định
về giãn cách xã hội và thực hiện các chính sách nghỉ phép tự do cho những người có thành viên trong gia
đình bị bệnh, tất cả đều sẽ loại bỏ hoặc giảm khả năng tiếp xúc với người nhiễm bệnh. Mỗi can thiệp sẽ có
chi phí và lợi ích khác nhau, và ít nhiều phù hợp hoặc khả thi, trong các hình thức và cá nhân khác nhau.
Các quy định chung
Kế hoạch này cung cấp hướng dẫn ban đầu cho tổ chức , bao gồm các tổ chức trực thuộc và không trực
thuộc Nhà nước, các địa phương, doanh nghiệp, trường học và trường đại học, cộng đồng và tổ chức phi
chính phủ, về việc phát triển các kế hoạch tổ chức của họ và cung cấp hướng dẫn ban đầu cho các cá nhân
và gia đình để chuẩn bị cho một đại dịch. Hướng dẫn này sẽ được mở rộng và tinh chỉnh theo thời gian, kết
hợp với việc tham khảo ý kiến với các bên liên quan nói trên.
Trong kế hoạch của mình, các tổ chức sẽ cần đảm bảo có các biện pháp hợp lý để bảo vệ sức khỏe
của công dân trong đại dịch, duy trì cơ sở hạ tầng quan trọng và giảm thiểu tác động đến nền kinh tế
và hoạt động của xã hội. Phản ứng tập thể của công dân sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong việc giảm
thiểu ảnh hưởng về sức khỏe, xã hội và kinh tế của đại dịch (xem Phản ứng của cá nhân, gia đình và
cộng đồng đối với dịch cúm giữa Chương 5 và 6).
Các hành động được chỉ đạo trong Kế hoạch này sẽ được thực hiện theo cách phù hợp nhất với luật hiện
hành và tùy thuộc vào sự dồi dào của ngân sách. Không có bất kì điều gì trong Kế hoạch này thay đổi hoặc
cản trở khả năng thực hiện của các cơ quan hoặc cản trở người đứng đầu các bộ phận và cơ quan nhà nước
thực hiện trách nhiệm của mình theo luật pháp, phù hợp với các cơ sở pháp lý hiện hành và hướng dẫn của
người đứng đầu quốc gia.
Các hành động được chỉ đạo trong kế hoạch này sẽ chỉ nhằm cải thiện cơ chế quản lý nội bộ của các cơ
quan hành pháp của Chính phủ,và kế hoạch sẽ không tạo ra bất kỳ quyền hành hoặc lợi ích nào, không tạo
ra các qui định hay thủ tục, không ép buộc người thực hiện phải tuân theo một đạo luật hay một nghị định
nào, không chống lại quốc gia sở tại, các bộ phận, cơ quan, hoặc các đơn vị, cán bộ hoặc nhân viên hay bất
kỳ một cá nhân nào.
Chiến lược quốc gia cho đại dịch cúm
Chương 2: Chính phủ lên kế hoạch cho đại dịch
22
CHƯƠNG 2 — Chính phủ lên kế hoạch cho đại dịch
Mối đe dọa đến từ đại dịch
Vi-rút cúm đã đe dọa sức khỏe của động vật cũng như con người trong nhiều thế kỷ.Sự đa dạng và
xu hướng đột biến của chúng đã cản trở những nỗ lực của chúng ta trong việc phát triển vắc-xin phổ
thông hay thuốc chống vi-rút hiệu quả cao.Hệ quả là, mặc cho nỗ lực của các chương trình tiêm chủng
hàng năm và công nghệ y tế hiện đại, bệnh cúm ở Hoa Kỳ vẫn dẫn đến khoảng 36.000 ca tử vong và
226.000 ca nhập viện mỗi năm.
Đại dịch xảy ra khi một chủng vi-rút cúm mới xuất hiện có khả năng lây nhiễm và lây truyền giữa người
với người.Bởi vì con người có rất ít khả năng miễn dịch với vi-rút mới, một dịch bệnh trên toàn thế giới
hoặc đại dịch có thể xảy ra.Trong ba đại dịch cúm ở người xảy ra vào thế kỷ 20, mỗi căn bệnh lây lan ra
khoảng 30% dân số thế giới và có tỉ lệ tử vong từ 0,2% đến 2% đối với người mắc bệnh.Đối chiếu với các
dữ kiện lịch sử này và các mô hình bệnh truyền nhiễm hiện tại, dự kiến một đại dịch ngày nay có thể dẫn đến
cái chết của 200.000 đến 2 triệu người chỉ riêng ở Hoa Kỳ (2).
Các cá thể động vật được cho là ổ dịch gây ra các vi-rút cúm mới.Các nhà khoa học tin rằng chim và các
giống loài cùng họ đóng vai trò trong ba đại dịch vừa qua.Mối lo ngại hiện nay về đại dịch phát sinh từ sự
bùng phát chưa từng thấy của bệnh cúm H5N1 ở các loài chim. Năm 1997, vi-rút cúm H5N1 xuất hiện ở
gia cầm tại Hồng Kông và làm 18 người mắc bệnh, trong đó có 6 người chết. Kể từ đó,vi-rút đã lây lan
trên khắp các quần thể chim ở Châu Á, Châu Âu và Châu Phi và khiến hơn 200 triệu con chim bị
chết, và tiêu hủy.Ngoài ra, vi-rút đã cho thấy khả năng lây nhiễm trên nhiều loài, bao gồm các loài chim
di cư, lợn, mèo và cả con người.Cho đến nay, vi-rút đã lây nhiễm cho hơn 200 người ở Đông bán cầu và
khiến một nửa số người nhiễm bệnh tử vong.Tỷ lệ tử vong này một phần là do các vi-rút cúm H5 trước
đây chưa được công bố ở người, vì vậy con người không có khả năng miễn dịch nền với các vi-rút
này.Không thể dự đoán liệu vi-rút H5N1 có dẫn đến đại dịch hay không, nhưng lịch sử cho thấy rằng kể
cả khi H5N1 không dẫn đến đại dịch thì một loại vi-rút cúm mới khác sẽ xuất hiện vào một lúc nào đó
trong tương lai và đe dọa bộ phận dân số không được bảo vệ.
Mặc dù đại dịch sẽ dẫn đến một số thiệt hại đáng kể có thể đong đếm bằng bệnh tật và tỉ lệ tử vong của con
người, nhưng tác động của đại dịch sẽ vượt xa khỏi ranh giới các bệnh viện, bệnh xá và văn phòng bác sĩ.
Do vi-rút cúm không phân biệt các khoảng cách địa lý, tuổi tác, chủng tộc hoặc giới tính, tác động của dịch,
Chiến lược quốc gia cho đại dịch cúm
Chương 2: Chính phủ lên kế hoạch cho đại dịch
23
của đại dịch sẽ lan rộng.Sự thiếu hụt nhân công trên nhiều lĩnh vực sẽ đe dọa hoạt động của các cơ sở hạ
tầng quan trọng, sự giao thương hàng hóa cũng như dịch vụ và hoạt động của các tổ chức như trường học
và đại học. Do đó, một đại dịch sẽ có ảnh hưởng to lớn đến kinh tế, an ninh quốc gia và các hoạt động
cơ bản của xã hội.
Những hậu quả về mặt kinh tế gây ra bởi một đại dịch sẽ là rất đáng kể.Văn phòng Ngân sách Quốc hội
đã ước tính rằng một đại dịch trên quy mô của đợt bùng phát năm 1918 có thể làm mất 5% tổng doanh thu
sản phẩm trong nước, hoặc mất thu nhập quốc dân khoảng 600 tỷ đô la.Những hiệu ứng này sẽ xảy
ra thông qua hai hình thức chính. Một đại dịch sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế thông qua tỷ
lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong do căn bệnh này gây ra, và thiệt hại về sản lượng liên quan đến dịch
bệnh. Đại dịch cũng sẽ tạo ra các chi phí gián tiếp đến từ các hoạt động được thực hiện để ngăn chặn và
kiểm soát sự lây lan của vi-rút. Một số hành động sẽ được thực hiện bởi chính phủ. Một số khác sẽ được
thực hiện bởi các nhà lãnh đạo các tổ chức và người sử dụng lao động, trong khi những hành động còn lại
sẽ là kết quả của các phản ứng cá nhân đơn lẻ với mong muốn không bị nhiễm bệnh. Những phản ứng kể
trên sẽ phản ánh nhận thức và nỗi sợ hãi của công chúng.
Chuẩn bị sẵn sàng cho một đại dịch đòi hỏi phải thiết lập cơ sở hạ tầng và năng lực, một quá trình có thể
mất nhiều năm.Vì lý do này, các bước quan trọng phải được thực hiện ngay bây giờ.Chiến lược khẳng
định Chính phủ sẽ sử dụng tất cả nguồn lực quốc gia để giải quyết mối đe dọa đến từ đại dịch.Chính phủ
sẽ hợp tác đầy đủ với các đối tác quốc tế để ngăn chặn đại dịch tiềm tàng ở bất cứ nơi nào mà dịch
bệnh được ghi nhận đang truyền nhiễm và lây lan một cách nhanh chóng giữa người với người, và
sẽ nỗ lực để trì hoãn việc vi-rút lây lan sang Hoa Kỳ. Nếu những nỗ lực này thất bại, để ứng phó hiệu
quả với đại dịch chưa kiểm soát được ở trong nước sẽ cần có sự tham gia đầy đủ của tất cả các cấp chính
quyền và mọi thành phần trong xã hội.Kế hoạch thực hiện (Kế hoạch) cho Chiến lược cho thấy rõ rằng
mọi phân khúc xã hội phải chuẩn bị sẵn sàng cho đại dịch và trở thành một phần của chuỗi phản
ứng.Kế hoạch chỉ ra thêm rằng Chính phủ phải cung cấp các tiêu chí rõ ràng và các công cụ quyết
định để thông báo cho Nhà nước, địa phương và khu vực tư nhân chuẩn bị kế hoạch để sẵn sàng đối phó,
và các cơ quan Liên bang phải được chuẩn bị để bổ sung và sẵn sàng hỗ trợ các nỗ lực của Nhà nước và
địa phương khi cần thiết và khả thi.
Chiến lược quốc gia cho đại dịch cúm
Chương 2: Chính phủ lên kế hoạch cho đại dịch
24
Chiến lược quốc gia về đại dịch cúm
Đại dịch đại diện cho mối đe dọa độc nhất đối với sức khỏe và hạnh phúc của loài người và cuối cùng là
các hoạt động của xã hội.Là sản phẩm của một hệ sinh thái phức tạp, thời điểm xuất hiện của đại dịch là
không thể dự đoán được và sự xuất hiện của chúng cũng không thể được kiểm soát.Bởi vì vi-rút cúm mới
sẽ tác động lên cơ chế miễn dịch chưa được chuẩn bị đầy đủ, tác động của chúng có thể lan rộng và
rất nghiêm trọng, đe dọa hoạt động của tất cả các thành phần trong xã hội.Việc thừa nhận các tác động
tiềm tàng này đã khiến các chính phủ trên toàn thế giới đẩy nhanh các nỗ lực lập kế hoạch để chiến đấu và
chuẩn bị cho một đại dịch.Nó cũng khiến chính phủ và các tổ chức y tế quốc tế trên toàn cầu kêu gọi tính
minh bạch trong báo cáo về các trường hợp mắc cúm, hợp tác khoa học để định hình virus và phát triển
vắc-xin hiệu quả, phối hợp các kế hoạch quốc tế để ngăn chặn, làm chậm hoặc hạn chế sự lây lan của virus
sau khi nó xuất hiện.
Để đối phó với mối đe dọa này, Tổng thống đã công bố Chiến lược quốc gia về dịch cúm vào ngày 1 tháng
11 năm 2005. Chiến lược này cung cấp một cái nhìn tổng quan cấp cao về cách tiếp cận mà Chính phủ sẽ
thực hiện để chuẩn bị và ứng phó với đại dịch, và đưa ra những kỳ vọng của các đơn vị không trực thuộc
liên bang để chuẩn bị tốt nhất cho bản thân và cộng đồng của họ.
Chiến lược chứa 3 yếu tố cốt lõi: (1) Chuẩn bị sẵn sàng và thông điệp;(2)giám sát dịch tễ và phát
hiện;và(3)Phản ứng và ngăn chặn.Mỗi yếu tố đều sẽ mô tả các nỗ lực trong nước và quốc tế, các nỗ
lực liên quan đến sức khỏe của động vật và con người song hành với các nỗ lực sẽ được thực hiện ở tất cả
các cấp chính quyền và trong cộng đồng để chuẩn bị và ứng phó với đại dịch.Chiến lược cũng mô tả cách
thức mà Chính phủ sẽ hỗ trợ các quá trình chuẩn bị trong nước và quốc tế ở các khu vực bị ảnh hưởng bởi
dịch cúm gia cầm, bao gồm thiết lập năng lực sản xuất vắc-xin và thuốc chống vi-rút; các cơ chế để đảm
bảo các thông điệp được truyền đi kịp thời cho công chúng, cho dù là từ các đơn vị trực thuộc Liên bang,
Tiểu bang, địa phương, hoặc chính quyền quốc tế; thiết lập các hệ thống cảnh báo sớm cho phép chúng ta
kích hoạt các cơ chế phản ứng cũng như sản xuất và quản lý vắc-xin trước khi đại dịch tiến vào lãnh thổ
nước ta; và phối hợp nhằm ứng phó trong nước và quốc tế để hạn chế sự lây lan của bệnh tật và giảm thiểu
các ca nhiễm bệnh cũng như tử vong.
Chiến lược cũng chỉ rõ ra rằng Chính phủ sẽ sử dụng tất cả các nguồn lực quốc gia để giải quyết mối
đe dọa đại dịch.Tuy nhiên, nếu những nỗ lực ngăn chặn sự bùng phát của vi-rút thất bại, Chính phủ sẽ không
Chiến lược quốc gia cho đại dịch cúm
Chương 2: Chính phủ lên kế hoạch cho đại dịch
25
đủ nguồn lực của để ngăn chặn sự lây lan của một đại dịch trên toàn quốc và sẽ để lại tác động đến cộng đồng,
các công sở, gia đình và cá nhân. Một cơ chế ứng phó hiệu quả sẽ đòi hỏi sự tham gia đầy đủ của tất cả các
cấp chính quyền và mọi thành phần trong xã hội.
Thực thi chiến lược Quốc gia
Mặc dù Chiến lược cung cấp một bộ khung quan trọng để Chính phủ lập kế hoạch cho đại dịch cúm, nhưng
nó sẽ phải được chuyển thành các hành động cụ thể và gắn chặt với tư tưởng của các doanh nghiệp Liên
bang.Kế hoạch cũng đề xuất rằng các bộ và cơ quan Liên bang nên thực hiện các bước cụ thể, phối hợp để
đạt được các mục tiêu của Chiến lược và vạch ra những kỳ vọng của các bên liên quan không trực thuộc
liên bang ở Hoa Kỳ và nước ngoài.Lập kế hoạch chung và tích hợp trên tất cả các cấp chính quyền và khu
vực tư nhân là điều cần thiết để đảm bảo rằng các nguồn lực và thể chế quốc gia sẵn có có thể tạo ra các kế
hoạch chi tiết và các hành động phản ứng bổ sung, tương thích và trên cơ sở phối hợp.
Kế hoạch này hỗ trợ của An ninh Nội địa Chỉ thị 8 (HSPD-8) bằng cách xác định các hành động chuẩn
bị và ứng phó phối hợp để chống lại đại dịch cúm. Tất cả các hành động trong Kế hoạch này đều nhấn
mạnh sự phối hợp giữa các đơn vị trực thuộc Liên bang và địa phương.Mục đích của HSPD-8 là thành lập
“các chính sách tăng cường sự chuẩn bị của Hoa Kỳ để ngăn chặn và đối phó với các cuộc đe dọa tấn công
khủng bố trong nước,các thảm họa lớn,và các trường hợp khẩn cấp khác bằng cách yêu cầu các mục tiêu
chuẩn bị cho tất cả các mối nguy hiểm trong nước, thiết lập các cơ chế để cải thiện việc cung cấp hỗ trợ
chuẩn bị của Liên bang cho chính quyền bang và địa phương, và phác thảo các hành động để tăng cường
khả năng sẵn sàng của các đơn vị Liên bang, Tiểu bang và địa phương.”
Bởi vì điều cần thiết cho tất cả các tổ chức là phát triển các kế hoạch liên quan đến đại dịch của riêng
mình, Kế hoạch này cung cấp hướng dẫn cho các đơn vị không trực thuộc liên bang về việc tự phát
triển các kế hoạch thể chế, bao gồm các đơn vị bang, địa phương, các doanh nghiệp, trường học và
trường đại học hay các tổ chức phi chính phủ (NGO). Kế hoạch cũng cung cấp hướng dẫn cho các cá
nhân và gia đình về cách thức chuẩn bị cho đại dịch. Các tài nguyên bổ sung để hỗ trợ cho việc lập kế hoạch
đều có sẵn tại www.pandemiaflu.gov. Các cơ quan liên bang dự kiến sẽ bổ sung thêm Kế hoạch này với
hướng dẫn về việc lập kế hoạch đại dịch cho các bên liên quan.
Cuối cùng, Kế hoạch này mô tả một loạt các hành động mà Chính phủ sẽ thực hiện khi một loại vi-rút cúm có
Chiến lược quốc gia cho đại dịch cúm
Chương 2: Chính phủ lên kế hoạch cho đại dịch
26
khả năng gây đại dịch được xác định trong cộng đồng ở bất cứ đâu trên thế giới, chúng ta cũng cần ý thức
được rằng trong khi chúng ta đang dành những nguồn lực quan trọng để phát triển hệ thống cảnh báo sớm
và ngăn chặn nguy cơ đại dịch ở nước ngoài thì chủng vi-rút cúm cũng có thể bắt nguồn từ Hoa Kỳ.
Kế hoạch này được chia thành các chương đề cập đến các quan điểm chính: bảo vệ sức khỏe con người,
bảo vệ sức khỏe động vật, các cân nhắc quốc tế, giao thông và biên giới,các cân nhắc về an ninh và thể
chế,cụ thể như sau:
• Tường thuật về phạm vi của các thách thức và các cân nhắc chính, tiếp theo là các lý do cơ bản trong
cách tiếp cận của Chính phủ Liên bang;
• Vai trò và trách nhiệm của các cơ quan Liên bang, Nhà nước, địa phương và các khu vực tư nhân, các
cá nhân và gia đình;
• Danh sách đầy đủ hơn 300 hành động dành cho các cơ quan và tổ chức Liên bang để giải quyết mối đe
dọa đại dịch, mỗi hành động sẽ đi kèm với các cơ quan lãnh đạo và hỗ trợ, các biện pháp đo lường kết
quả và thời gian hành động
• Xác định rõ ràng những kì vọng của các bên không trực thuộc Liên bang.
Một phụ lục ở cuối Kế hoạch này sẽ cung cấp một mô tả ngắn gọn về các cơ quan pháp lý có liên quan
trong mỗi phần, cũng như cách thức Chính phủ sẽ thực hiện Kế hoạch.
Mặc dù Kế hoạch này đề xuất rằng các bộ phận và các cơ quan nên thực hiện một loạt các hành động để
hỗ trợ cho Chiến lược, nhưng Kế hoạch không mô tả chi tiết về cách các bộ phận sẽ thực hiện các mục tiêu
này. Các kế hoạch về đại dịch của các bộ ngành sẽ cung cấp các chi tiết đó và sẽ giải quyết các cân nhắc
bổ sung được đưa ra trong bối cảnh đại dịch, bao gồm (1) bảo vệ sức khỏe cho người lao động, (2) bảo trì
các chức năng và dịch vụ thiết yếu,và(3)cách thức mà các đơn vị và cơ quan sẽ phát đi các thông điệp về
việc lập kế hoạch và ứng phó với đại dịch cho các bên liên quan.Hướng dẫn cụ thể về việc phát triển kế
hoạch của các ban ngành được đề cập trong Chương 9 và Phụ lục A.
Các đề xuất trong Kế hoạch này được xây dựng dựa trên một loạt các hành động lịch sử và toàn diện được
Chính phủ thực hiện năm 2005 để giải quyết mối đe dọa đại dịch. Các hành động này bao gồm việc phát
triển một loại vắc-xin đầy hứa hẹn dành cho con người nhằm chống lại vi-rút cúm gia cầm H5N1, đệ trình
yêu cầu ngân sách 7.1 tỷ đô để hỗ trợ công tác phòng chống đại dịch, thiết lập Quan hệ đối tác quốc tế về
Chiến lược quốc gia cho đại dịch cúm
Chương 2: Chính phủ lên kế hoạch cho đại dịch
27
cúm gia cầm và đại dịch cúm, và cuộc tập trận cấp Nội các đầu tiên để đánh giá phản ứng của Chính phủ
đối với mối đe dọa xảy ra trong tự nhiên.
Những yếu tố cần thiết để chuẩn bị sự sẵn sàng cho đại dịch
Coi sự chuẩn bị sẵn sàng cho đại dịch như là một vấn đề an ninh quốc gia
Giữa con người và thế giới vi sinh vật luôn tồn tại một sự cân bằng phức tạp.Chúngta buộc phảiđể tâm
khi sự cân bằng này bị phá vỡ, nhưng thuốc kháng vi trùng và các liệu pháp y tế thường cho phép chúng ta khôi
phục trạngtháiổnđịnhmà chúngta đã quen, hạnchế tác độngcủa bệnhtruyềnnhiễm đếnmột cá nhânhoặccộng
đồng.Bởi vì hệ thống y tế và sức khỏe cộng đồng của chúng ta được trang bị tốt để đối phó với những
thách thức thường gặp do các vi khuẩn xung quanh gây ra, tác động của các bệnh truyền nhiễm và
các chính sách cũng như quy trình hướng dẫn hành động vẫn chủ yếu nằm trong tầm nhìn đã đề ra.
Mối đe dọa đến từ đại dịch lại là một câu chuyện hoàn toàn khác. Trong trường hợp xảy ra đại dịch, với
khả năng lây lan của vi-rút cúm, sự mẫn cảm của phần đông dân số thế giới đối với các loại vi-rút chưa
lưu hành trước đó và sự di chuyển qua lại của con người có nghĩa là mọi nơi trên thế giới và mọi thành
phần của xã hội đều có khả năng nhiễm bệnh. Điều này sẽ gây ảnh hưởng không chỉ tới sức khỏe và hạnh
phúc của dân chúng, mà còn cho an ninh quốc gia và nền kinh tế cũng như các hoạt động của xã hội.Một
khi tiền đề cơ bản này được nhận ra, phạm vi và quy mô của các biện pháp cần thiết để chuẩn bị cho
đại dịch sẽ trở nên rõ ràng.
Thúc đẩy các kết nối
Một trong những lỗ hổng lớn nhất mà chúng ta đang phải đối mặt là sự thiếu kết nối giữa các cộng
đồng chịu trách nhiệm cho các công tác chuẩn bị cho đại dịch.Điều này đang áp dụng cho những sự
phối hợp nỗ lực giữa các quốc gia, giữa cộng đồng y tế và phi y tế, giữa ngành y tế công cộng và cộng đồng
các chuyên gia y tế, và giữa cộng đồng sức khỏe động vật và con người.
Ngành y tế công cộng và cộng đồng các chuyên gia y tế
Tại Hoa Kỳ, cộng đồng y tế công cộng có trách nhiệm đối với các nỗ lực tăng cường sức khỏe và
phòng chống dịch bệnh trên toàn cộng đồng,và cộng đồng các chuyên gia y tế chủ yếu tập trung vào các
hành động ở cấp độ cá nhân. Giao tiếp và phối hợp không đầy đủ giữa các cộng đồng này sẽ làm suy
yếu công tác chuẩn bị đối phó với dịch cúm của chúng ta. Trong bối cảnh của một đại dịch, cộng
Chiến lược quốc gia cho đại dịch cúm
Chương 2: Chính phủ lên kế hoạch cho đại dịch
28
đồng các chuyên gia y tế phải có nhận thức về các phân tích dịch tễ học đang diễn ra và các can thiệp
toàn cộng đồng đang được các nhà lãnh đạo y tế công cộng khuyến nghị, và cộng đồng y tế công cộng
phải có nhận thức về các tình huống liên quan đến sự tiến triển của bệnh. Điều này chỉ có thể đến từ sự kết
nối với các khoa cấp cứu và các cơ sở chăm sóc cấp tính khác nơi bệnh nhân bị cúm đang điều trị.Thời kỳ
đại dịch cho ta một cơ hội để thiết lập và kiểm tra các mối quan hệ này.
Cộng đồng quốc tế
Sự thật là vi-rút không phân biệt biên giới, do đó các hành động của một quốc gia sẽ có sự tác động đến
phần còn lại của toàn cầu, do đó chúng ta nên làm việc để sắp xếp các nỗ lực phòng chống đại dịch và các
nỗ lực ứng phó giữa các quốc gia. Cộng đồng quốc tế cần tuân thủ các tiêu chuẩn và qui định hiện hành về
báo cáo bệnh tật, hợp tác khoa học, các biện pháp y tế công cộng để hạn chế lây lan dịch bệnh và một loạt
các biện pháp liên quan hỗ trợ các mục tiêu cảnh báo sớm và phản ứng nhanh. Việc các quốc gia áp dụng
sớm các Quy định về Sức khỏe Quốc tế thể hiện một bước quan trọng theo hướng đi này, cũng như sự cam
kết của các quốc gia đối với các nguyên tắc của Quan hệ đối tác quốc tế về cúm gia cầm và đại dịch cúm.
Cộng đồng quốc tế phải dựa trên các thỏa thuận này để thiết lập các chính sách, giao thức và quy trình quốc
gia phối hợp để đảm bảo rằng chúng ta có phản ứng nhất quán giữa các quốc gia khi xuất hiện vi-rút gây
đại dịch.
Các cộng đồng y tế và phi y tế
Bởi vì tác động của đại dịch sẽ lan ra trên phạm vi toàn xã hội, điều cần thiết là tất cả các tổ chức phải
chuẩn bị cho những vấn đề thường sẽ được giao phó các cộng đồng y tế. Điều này đòi hỏi một sự thay đổi
trong suy nghĩ đối với hầu hết các tổ chức chính phủ và phi chính phủ, đặc biệt là các doanh nghiệp, những
nơi có thể không quen với việc lập kế hoạch xung quanh các cân nhắc về sức khỏe. Mặc dù các tổ chức
này có trách nhiệm lên kế hoạch thay cho các nhân viên, khách hàng, sinh viên và các bên liên quan
khác, nhưng các cộng đồng y tế phải cung cấp hướng dẫn về cách thức thực hiện kế hoạch này.Điều
này chỉ có thể được thực hiện thông qua việc thiết lập mối quan hệ giữa cộng đồng y tế và các cơ quan trên
toàn chính phủ và các tổ chức trên toàn cộng đồng.
Cộng đồng nghiên cứu về sức khỏe động vật và con người
Động vật là một mầm mống tiềm tàng cho các mầm bệnh mới của con người. Trong lúc vi-rút
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 1
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 1
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 1
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 1
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 1
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 1
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 1
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 1
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 1
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 1
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 1
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 1
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 1
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 1
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 1
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 1
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 1
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 1
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 1
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 1
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 1
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 1
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 1
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 1
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 1
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 1
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 1
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 1
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 1
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 1
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 1

More Related Content

Similar to CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 1

Tạp chí Life Balance | No.10 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.10 | OSHE MagazineTạp chí Life Balance | No.10 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.10 | OSHE MagazinePMC WEB
 
Tìm hiểu sự tác động của đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế Việt Nam
Tìm hiểu sự tác động của đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế Việt NamTìm hiểu sự tác động của đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế Việt Nam
Tìm hiểu sự tác động của đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế Việt Namluanvantrust
 
Báo Cáo Nghiên Cứu Khả Thi Dự Án Phòng Chống Bệnh Truyền Nhiễm Khu Vực Tiểu V...
Báo Cáo Nghiên Cứu Khả Thi Dự Án Phòng Chống Bệnh Truyền Nhiễm Khu Vực Tiểu V...Báo Cáo Nghiên Cứu Khả Thi Dự Án Phòng Chống Bệnh Truyền Nhiễm Khu Vực Tiểu V...
Báo Cáo Nghiên Cứu Khả Thi Dự Án Phòng Chống Bệnh Truyền Nhiễm Khu Vực Tiểu V...NuioKila
 
Tiểu luận tác động của đại dịch đến nền kinh tế việt nam
Tiểu luận tác động của đại dịch đến nền kinh tế việt namTiểu luận tác động của đại dịch đến nền kinh tế việt nam
Tiểu luận tác động của đại dịch đến nền kinh tế việt namluanvantrust
 
Tạp chí Life Balance | No.5 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.5 | OSHE MagazineTạp chí Life Balance | No.5 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.5 | OSHE MagazinePMC WEB
 
Sách trắng rủi ro thiên tai biến đổi khí hậu và hành động của doanh nghiệp ...
Sách trắng rủi ro thiên tai   biến đổi khí hậu và hành động của doanh nghiệp ...Sách trắng rủi ro thiên tai   biến đổi khí hậu và hành động của doanh nghiệp ...
Sách trắng rủi ro thiên tai biến đổi khí hậu và hành động của doanh nghiệp ...nataliej4
 
Kien thuc, thai do, thuc hanh cua cong dong ve mot so benh khong lay lien qua...
Kien thuc, thai do, thuc hanh cua cong dong ve mot so benh khong lay lien qua...Kien thuc, thai do, thuc hanh cua cong dong ve mot so benh khong lay lien qua...
Kien thuc, thai do, thuc hanh cua cong dong ve mot so benh khong lay lien qua...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
KHUYẾN NGHỊ CHIẾN LƯỢC PHÒNG CHỐNG DỊCH & PHỤC HỒI KINH TẾ
KHUYẾN NGHỊ CHIẾN LƯỢC PHÒNG CHỐNG DỊCH & PHỤC HỒI KINH TẾKHUYẾN NGHỊ CHIẾN LƯỢC PHÒNG CHỐNG DỊCH & PHỤC HỒI KINH TẾ
KHUYẾN NGHỊ CHIẾN LƯỢC PHÒNG CHỐNG DỊCH & PHỤC HỒI KINH TẾlamnk
 
Dac diem dich te cua benh sot xuat huyet dengue tai huyen long thanh
Dac diem dich te cua benh sot xuat huyet dengue tai huyen long thanhDac diem dich te cua benh sot xuat huyet dengue tai huyen long thanh
Dac diem dich te cua benh sot xuat huyet dengue tai huyen long thanhLuanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Nghien cuu tinh trang suy dinh duong va nong do leptin huyet thanh o benh nha...
Nghien cuu tinh trang suy dinh duong va nong do leptin huyet thanh o benh nha...Nghien cuu tinh trang suy dinh duong va nong do leptin huyet thanh o benh nha...
Nghien cuu tinh trang suy dinh duong va nong do leptin huyet thanh o benh nha...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Phân tích tính dễ bị tổn thương của môi trường
Phân tích tính dễ bị tổn thương của môi trườngPhân tích tính dễ bị tổn thương của môi trường
Phân tích tính dễ bị tổn thương của môi trườngLMHHUYNON
 
Vi khuan lao
Vi khuan laoVi khuan lao
Vi khuan laoTý Cận
 
Tạp chí Life Balance | No.3 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.3 | OSHE MagazineTạp chí Life Balance | No.3 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.3 | OSHE MagazinePMC WEB
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngnataliej4
 
Các nguyên tắc y tế công cộng cho giai đoạn tái mở cửa trong dịch COVID-19 | ...
Các nguyên tắc y tế công cộng cho giai đoạn tái mở cửa trong dịch COVID-19 | ...Các nguyên tắc y tế công cộng cho giai đoạn tái mở cửa trong dịch COVID-19 | ...
Các nguyên tắc y tế công cộng cho giai đoạn tái mở cửa trong dịch COVID-19 | ...PMC WEB
 
Thay dientothcm24022014
Thay dientothcm24022014Thay dientothcm24022014
Thay dientothcm24022014Minh Vu
 

Similar to CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 1 (20)

Tạp chí Life Balance | No.10 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.10 | OSHE MagazineTạp chí Life Balance | No.10 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.10 | OSHE Magazine
 
Tìm hiểu sự tác động của đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế Việt Nam
Tìm hiểu sự tác động của đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế Việt NamTìm hiểu sự tác động của đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế Việt Nam
Tìm hiểu sự tác động của đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế Việt Nam
 
Bài mẫu tiểu luận môn dịch vụ công, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn dịch vụ công, HAYBài mẫu tiểu luận môn dịch vụ công, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn dịch vụ công, HAY
 
Báo Cáo Nghiên Cứu Khả Thi Dự Án Phòng Chống Bệnh Truyền Nhiễm Khu Vực Tiểu V...
Báo Cáo Nghiên Cứu Khả Thi Dự Án Phòng Chống Bệnh Truyền Nhiễm Khu Vực Tiểu V...Báo Cáo Nghiên Cứu Khả Thi Dự Án Phòng Chống Bệnh Truyền Nhiễm Khu Vực Tiểu V...
Báo Cáo Nghiên Cứu Khả Thi Dự Án Phòng Chống Bệnh Truyền Nhiễm Khu Vực Tiểu V...
 
Tiểu luận tác động của đại dịch đến nền kinh tế việt nam
Tiểu luận tác động của đại dịch đến nền kinh tế việt namTiểu luận tác động của đại dịch đến nền kinh tế việt nam
Tiểu luận tác động của đại dịch đến nền kinh tế việt nam
 
Tạp chí Life Balance | No.5 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.5 | OSHE MagazineTạp chí Life Balance | No.5 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.5 | OSHE Magazine
 
Sách trắng rủi ro thiên tai biến đổi khí hậu và hành động của doanh nghiệp ...
Sách trắng rủi ro thiên tai   biến đổi khí hậu và hành động của doanh nghiệp ...Sách trắng rủi ro thiên tai   biến đổi khí hậu và hành động của doanh nghiệp ...
Sách trắng rủi ro thiên tai biến đổi khí hậu và hành động của doanh nghiệp ...
 
Đề tài ảnh hưởng của covid-19 đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam.docx
Đề tài ảnh hưởng của covid-19 đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam.docxĐề tài ảnh hưởng của covid-19 đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam.docx
Đề tài ảnh hưởng của covid-19 đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam.docx
 
Kien thuc, thai do, thuc hanh cua cong dong ve mot so benh khong lay lien qua...
Kien thuc, thai do, thuc hanh cua cong dong ve mot so benh khong lay lien qua...Kien thuc, thai do, thuc hanh cua cong dong ve mot so benh khong lay lien qua...
Kien thuc, thai do, thuc hanh cua cong dong ve mot so benh khong lay lien qua...
 
KHUYẾN NGHỊ CHIẾN LƯỢC PHÒNG CHỐNG DỊCH & PHỤC HỒI KINH TẾ
KHUYẾN NGHỊ CHIẾN LƯỢC PHÒNG CHỐNG DỊCH & PHỤC HỒI KINH TẾKHUYẾN NGHỊ CHIẾN LƯỢC PHÒNG CHỐNG DỊCH & PHỤC HỒI KINH TẾ
KHUYẾN NGHỊ CHIẾN LƯỢC PHÒNG CHỐNG DỊCH & PHỤC HỒI KINH TẾ
 
Dac diem dich te cua benh sot xuat huyet dengue tai huyen long thanh
Dac diem dich te cua benh sot xuat huyet dengue tai huyen long thanhDac diem dich te cua benh sot xuat huyet dengue tai huyen long thanh
Dac diem dich te cua benh sot xuat huyet dengue tai huyen long thanh
 
Nghien cuu tinh trang suy dinh duong va nong do leptin huyet thanh o benh nha...
Nghien cuu tinh trang suy dinh duong va nong do leptin huyet thanh o benh nha...Nghien cuu tinh trang suy dinh duong va nong do leptin huyet thanh o benh nha...
Nghien cuu tinh trang suy dinh duong va nong do leptin huyet thanh o benh nha...
 
Phân tích tính dễ bị tổn thương của môi trường
Phân tích tính dễ bị tổn thương của môi trườngPhân tích tính dễ bị tổn thương của môi trường
Phân tích tính dễ bị tổn thương của môi trường
 
Vi khuan lao
Vi khuan laoVi khuan lao
Vi khuan lao
 
Tạp chí Life Balance | No.3 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.3 | OSHE MagazineTạp chí Life Balance | No.3 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.3 | OSHE Magazine
 
Tiểu Luận Tác Động Của Đại Dịch Covid-19 Đối Với Việt Nam.doc
Tiểu Luận Tác Động Của Đại Dịch Covid-19 Đối Với Việt Nam.docTiểu Luận Tác Động Của Đại Dịch Covid-19 Đối Với Việt Nam.doc
Tiểu Luận Tác Động Của Đại Dịch Covid-19 Đối Với Việt Nam.doc
 
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậuThành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Các nguyên tắc y tế công cộng cho giai đoạn tái mở cửa trong dịch COVID-19 | ...
Các nguyên tắc y tế công cộng cho giai đoạn tái mở cửa trong dịch COVID-19 | ...Các nguyên tắc y tế công cộng cho giai đoạn tái mở cửa trong dịch COVID-19 | ...
Các nguyên tắc y tế công cộng cho giai đoạn tái mở cửa trong dịch COVID-19 | ...
 
Thay dientothcm24022014
Thay dientothcm24022014Thay dientothcm24022014
Thay dientothcm24022014
 

More from PMC WEB

APARTMENT | No.15
APARTMENT | No.15APARTMENT | No.15
APARTMENT | No.15PMC WEB
 
Tạp chí Life Balance | No.14 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.14 | OSHE MagazineTạp chí Life Balance | No.14 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.14 | OSHE MagazinePMC WEB
 
Land & Life Magazine | Vol.2
Land & Life Magazine | Vol.2Land & Life Magazine | Vol.2
Land & Life Magazine | Vol.2PMC WEB
 
APARTMENT | No.14
APARTMENT | No.14APARTMENT | No.14
APARTMENT | No.14PMC WEB
 
APARTMENT | No.13
APARTMENT | No.13APARTMENT | No.13
APARTMENT | No.13PMC WEB
 
Tạp chí Life Balance | No.13 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.13 | OSHE Magazine Tạp chí Life Balance | No.13 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.13 | OSHE Magazine PMC WEB
 
Apartment | No.12
Apartment | No.12Apartment | No.12
Apartment | No.12PMC WEB
 
Life Balance Brochure
Life Balance BrochureLife Balance Brochure
Life Balance BrochurePMC WEB
 
APARTMENT | No.11
APARTMENT | No.11APARTMENT | No.11
APARTMENT | No.11PMC WEB
 
Land & Life Magazine | Vol.1
Land & Life Magazine | Vol.1 Land & Life Magazine | Vol.1
Land & Life Magazine | Vol.1 PMC WEB
 
Tạp chí Life Balance | No.11 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.11 | OSHE MagazineTạp chí Life Balance | No.11 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.11 | OSHE MagazinePMC WEB
 
APARTMENT | No.10 - Đảm bảo an toàn cho hệ thống cung cấp và phân phối nước s...
APARTMENT | No.10 - Đảm bảo an toàn cho hệ thống cung cấp và phân phối nước s...APARTMENT | No.10 - Đảm bảo an toàn cho hệ thống cung cấp và phân phối nước s...
APARTMENT | No.10 - Đảm bảo an toàn cho hệ thống cung cấp và phân phối nước s...PMC WEB
 
Tạp chí pháp luật IIRR | IIRR Legal Review | No. 4 - Chủ đề: Lý thuyết về Luậ...
Tạp chí pháp luật IIRR | IIRR Legal Review | No. 4 - Chủ đề: Lý thuyết về Luậ...Tạp chí pháp luật IIRR | IIRR Legal Review | No. 4 - Chủ đề: Lý thuyết về Luậ...
Tạp chí pháp luật IIRR | IIRR Legal Review | No. 4 - Chủ đề: Lý thuyết về Luậ...PMC WEB
 
APARTMENT | No.9 - Các yếu tố tác động đến hiệu suất của tòa nhà
APARTMENT | No.9 - Các yếu tố tác động đến hiệu suất của tòa nhàAPARTMENT | No.9 - Các yếu tố tác động đến hiệu suất của tòa nhà
APARTMENT | No.9 - Các yếu tố tác động đến hiệu suất của tòa nhàPMC WEB
 
APARTMENT | No.8 - Các thông số cần thiết lập khi thiết kế tòa nhà (Phần 2)
APARTMENT | No.8 - Các thông số cần thiết lập khi thiết kế tòa nhà (Phần 2) APARTMENT | No.8 - Các thông số cần thiết lập khi thiết kế tòa nhà (Phần 2)
APARTMENT | No.8 - Các thông số cần thiết lập khi thiết kế tòa nhà (Phần 2) PMC WEB
 
APARTMENT | No.7 - Các thông số cần thiết lập khi thiết kế tòa nhà (Phần 1)
APARTMENT | No.7 - Các thông số cần thiết lập khi thiết kế tòa nhà (Phần 1)APARTMENT | No.7 - Các thông số cần thiết lập khi thiết kế tòa nhà (Phần 1)
APARTMENT | No.7 - Các thông số cần thiết lập khi thiết kế tòa nhà (Phần 1)PMC WEB
 
AZURA DANANG NO.2 - Những lưu ý trong hợp đồng thuê căn hộ
AZURA DANANG NO.2 - Những lưu ý trong hợp đồng thuê căn hộAZURA DANANG NO.2 - Những lưu ý trong hợp đồng thuê căn hộ
AZURA DANANG NO.2 - Những lưu ý trong hợp đồng thuê căn hộPMC WEB
 
Tạp chí Life Balance | No.8 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.8 | OSHE MagazineTạp chí Life Balance | No.8 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.8 | OSHE MagazinePMC WEB
 
APARTMENT | No.6 - Xác định các yếu tố về tiện nghi khi thiết kế tòa nhà (Phầ...
APARTMENT | No.6 - Xác định các yếu tố về tiện nghi khi thiết kế tòa nhà (Phầ...APARTMENT | No.6 - Xác định các yếu tố về tiện nghi khi thiết kế tòa nhà (Phầ...
APARTMENT | No.6 - Xác định các yếu tố về tiện nghi khi thiết kế tòa nhà (Phầ...PMC WEB
 
Azura Da Nang - Living Guide
Azura Da Nang - Living GuideAzura Da Nang - Living Guide
Azura Da Nang - Living GuidePMC WEB
 

More from PMC WEB (20)

APARTMENT | No.15
APARTMENT | No.15APARTMENT | No.15
APARTMENT | No.15
 
Tạp chí Life Balance | No.14 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.14 | OSHE MagazineTạp chí Life Balance | No.14 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.14 | OSHE Magazine
 
Land & Life Magazine | Vol.2
Land & Life Magazine | Vol.2Land & Life Magazine | Vol.2
Land & Life Magazine | Vol.2
 
APARTMENT | No.14
APARTMENT | No.14APARTMENT | No.14
APARTMENT | No.14
 
APARTMENT | No.13
APARTMENT | No.13APARTMENT | No.13
APARTMENT | No.13
 
Tạp chí Life Balance | No.13 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.13 | OSHE Magazine Tạp chí Life Balance | No.13 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.13 | OSHE Magazine
 
Apartment | No.12
Apartment | No.12Apartment | No.12
Apartment | No.12
 
Life Balance Brochure
Life Balance BrochureLife Balance Brochure
Life Balance Brochure
 
APARTMENT | No.11
APARTMENT | No.11APARTMENT | No.11
APARTMENT | No.11
 
Land & Life Magazine | Vol.1
Land & Life Magazine | Vol.1 Land & Life Magazine | Vol.1
Land & Life Magazine | Vol.1
 
Tạp chí Life Balance | No.11 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.11 | OSHE MagazineTạp chí Life Balance | No.11 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.11 | OSHE Magazine
 
APARTMENT | No.10 - Đảm bảo an toàn cho hệ thống cung cấp và phân phối nước s...
APARTMENT | No.10 - Đảm bảo an toàn cho hệ thống cung cấp và phân phối nước s...APARTMENT | No.10 - Đảm bảo an toàn cho hệ thống cung cấp và phân phối nước s...
APARTMENT | No.10 - Đảm bảo an toàn cho hệ thống cung cấp và phân phối nước s...
 
Tạp chí pháp luật IIRR | IIRR Legal Review | No. 4 - Chủ đề: Lý thuyết về Luậ...
Tạp chí pháp luật IIRR | IIRR Legal Review | No. 4 - Chủ đề: Lý thuyết về Luậ...Tạp chí pháp luật IIRR | IIRR Legal Review | No. 4 - Chủ đề: Lý thuyết về Luậ...
Tạp chí pháp luật IIRR | IIRR Legal Review | No. 4 - Chủ đề: Lý thuyết về Luậ...
 
APARTMENT | No.9 - Các yếu tố tác động đến hiệu suất của tòa nhà
APARTMENT | No.9 - Các yếu tố tác động đến hiệu suất của tòa nhàAPARTMENT | No.9 - Các yếu tố tác động đến hiệu suất của tòa nhà
APARTMENT | No.9 - Các yếu tố tác động đến hiệu suất của tòa nhà
 
APARTMENT | No.8 - Các thông số cần thiết lập khi thiết kế tòa nhà (Phần 2)
APARTMENT | No.8 - Các thông số cần thiết lập khi thiết kế tòa nhà (Phần 2) APARTMENT | No.8 - Các thông số cần thiết lập khi thiết kế tòa nhà (Phần 2)
APARTMENT | No.8 - Các thông số cần thiết lập khi thiết kế tòa nhà (Phần 2)
 
APARTMENT | No.7 - Các thông số cần thiết lập khi thiết kế tòa nhà (Phần 1)
APARTMENT | No.7 - Các thông số cần thiết lập khi thiết kế tòa nhà (Phần 1)APARTMENT | No.7 - Các thông số cần thiết lập khi thiết kế tòa nhà (Phần 1)
APARTMENT | No.7 - Các thông số cần thiết lập khi thiết kế tòa nhà (Phần 1)
 
AZURA DANANG NO.2 - Những lưu ý trong hợp đồng thuê căn hộ
AZURA DANANG NO.2 - Những lưu ý trong hợp đồng thuê căn hộAZURA DANANG NO.2 - Những lưu ý trong hợp đồng thuê căn hộ
AZURA DANANG NO.2 - Những lưu ý trong hợp đồng thuê căn hộ
 
Tạp chí Life Balance | No.8 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.8 | OSHE MagazineTạp chí Life Balance | No.8 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.8 | OSHE Magazine
 
APARTMENT | No.6 - Xác định các yếu tố về tiện nghi khi thiết kế tòa nhà (Phầ...
APARTMENT | No.6 - Xác định các yếu tố về tiện nghi khi thiết kế tòa nhà (Phầ...APARTMENT | No.6 - Xác định các yếu tố về tiện nghi khi thiết kế tòa nhà (Phầ...
APARTMENT | No.6 - Xác định các yếu tố về tiện nghi khi thiết kế tòa nhà (Phầ...
 
Azura Da Nang - Living Guide
Azura Da Nang - Living GuideAzura Da Nang - Living Guide
Azura Da Nang - Living Guide
 

CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 1

  • 3. Thư ngỏ Chiến lược quốc gia cho đại dịch cúm 1 THƯ NGỎ Kính thưa Quý độc giả, Cúm là bệnh do vi-rút cấp tính đường hô hấp gây ra trên người và động vật, có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí gây tử vong nhanh nếu không điều trị kịp thời. Cúm có khả năng lây truyền khủng khiếp, được xếp vào một trong những căn bệnh đáng sợ nhất thế giới khi bùng phát thành dịch. Lịch sử đã ghi nhận nhiều đại dịch cúm cướp đi mạng sống của hàng triệu người. Các đại dịch cúm có thể gây ra các ảnh hưởng lớn đối với nền kinh tế và đời sống an sinh xã hội, do vậy, việc lập kế hoạch nhằm ứng phó với các đại dịch cúm là một việc làm cần thiết để ngăn chặn và giảm thiểu các hậu quả gây ra bới các đợt bùng phát. Nắm bắt được nhu cầu cấp bách đó, vào năm 2005, Tổng thống Mỹ khi đó là ông George Bush đã ban hành Chiến lược quốc gia của Hoa Kỳ đối với đại dịch cúm. Chiến lược hướng dẫn sự chuẩn bị và ứng phó của Hoa Kỳ trong đại dịch cúm, với mục đích ngăn chặn, làm chậm hoặc hạn chế sự lây lan của đại dịch sang Hoa Kỳ; hạn chế sự lây lan trong nước của một đại dịch, làm thuyên giảm bệnh tật và tỉ lệ tử vong; cũng như duy trì các cơ sở hạ tầng và giảm thiểu tác động đến nền kinh tế và hoạt động của xã hội. Đội ngũ biên dịch hân hạnh đem đến cho Quý độc giả bản dịch của Chiến lược để những người đứng đầu các tổ chức, cơ quan hay ban ngành đoàn thể có thể điều hướng, phối hợp hành động và xác định các bên liên quan nhằm tạo ra một cơ chế ứng phó toàn diện và hiệu quả. Vì cơ cấu tổ chức của mỗi đơn vị sẽ có sự khác nhau, trong khuôn khổ bản dịch lần này, đội ngũ biên dịch sẽ giữ nguyên tên gọi và chức năng của các cơ quan trực thuộc Chính phủ Hoa Kỳ. Các tổ chức hay các ban ngành có thể sử dụng tài liệu này như một Sổ tay hướng dẫn dành cho các quy trình ứng phó khẩn cấp và ngăn chặn đại dịch cúm. Như lời phát biểu của Tổng thống Mỹ George Bush, rằng tất cả các nhà chức trách cần phải có một kế hoạch và một tâm thế sẵn sàng đối với đại dịch cúm, đội ngũ biên dịch hi vọng tài liệu này sẽ góp phần tích cực trong công cuộc ứng phó của mọi người.
  • 4. Mục lục MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1 – TÓM TẮT..................................................................................................2 MỐI ĐE DỌA ĐẠI DỊCH.........................................................................................................................2 CHƯƠNG 2 – CHÍNH PHỦ LÊN KẾ HOẠCH CHO ĐẠI DỊCH.....................................................2 CHƯƠNG 3 – CHÍNH PHỦ ỨNG PHÓ VỚI ĐẠI DỊCH...................................................................4 CHƯƠNG 4 – CÁC NỖ LỰC QUỐC TẾ.......................................................................................6 CHƯƠNG 5 – GIAO THÔNG VÀ BIÊN GIỚI..............................................................................9 CHƯƠNG 6 – BẢO VỆ SỨC KHỎE CON NGƯỜI................................................................ CHƯƠNG 7 – BẢO VỆ SỨC KHỎE ĐỘNG VẬT............................................................................16 CHƯƠNG 8 – THỰC THI PHÁP LUẬT, AN TOÀN CÔNG CỘNG VÀ AN NINH ...................18 12 CHƯƠNG 9– CÁC TỔ CHỨC: BẢO VỆ NHÂN CÔNG VÀ ĐẢM BẢO HOẠT ĐỘNG..................19 CHƯƠNG 2 – CHÍNH PHỦ LÊN KẾ HOẠCH CHO ĐẠI DỊCH.................................22 MỐI ĐE DỌA ĐẾN TỪ ĐẠI DỊCH......................................................................................................22 CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM ....................................................................24 THỰC THI CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA.................................................................................................25 NHỮNG YẾU TỐ CẦN THIẾT ĐỂ CHUẨN BỊ SỰ SẴN SÀNG CHO ĐẠI DỊCH ..........................27 THÚC ĐẨY CÁC SỰ CHUẨN BỊ CHO ĐẠI DỊCH.....................................................................31 CÁC KẾ HOẠCH GIẢ ĐỊNH.......................................................................................................36 CHƯƠNG 3 – CƠ CHẾ ỨNG PHÓ CỦA CHÍNH PHỦ VỚI ĐẠI DỊCH..................38 CHỈ ĐẠO, KIỂM SOÁT VÀ PHỐI HỢP PHẢN ỨNG CỦA CHÍNH PHỦ ...............................38 VAI TRÒ VÀ TRÁCH NHIỆM................................................................................................................41 HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ TRONG ĐẠI DỊCH ...................................................................43 46TÓM TẮT HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ TRONG ĐẠI DỊCH……………………………
  • 5. Lời nói đầu LỜI NÓI ĐẦU Người dân Hoa Kỳ thân mến, Vào ngày 1 tháng 11 năm 2005, tôi đã công bố Chiến lược Quốc gia cho đại dịch cúm, một cách tiếp cận tổng quát để giải quyết các mối đe dọa đến từ đại dịch. Chiến lược này sẽ chỉ ra cho chúng ta cách chuẩn bị, phát hiện và ứng phó với một nguy cơ đại dịch. Kể từ ngày đó, đất nước của chúng ta đã được được vài bước tiến mang tính lịch sử trong công cuộc giải quyết các mối đe dọa đến từ đại dịch. Vào tháng 12, Quốc hội đã phê chuẩn 3.8 tỉ $. Tổ chức quan hệ Đối tác quốc tế về cúm gia cầm, được chúng ta triển khai tại Liên Hợp Quốc vào năm 2005, đã khuyến khích sự cởi mở và các hành động hợp tác đối với các cộng đồng quốc tế. Trong nước, chúng ta đã dành các khoản đầu tư lớn cho vắc-xin và thuốc kháng vi-rút, đào sâu nghiên cứu về vi-rút và tiến hành giám sát bệnh ở động vật và con người, cũng như thiết lập các cơ sở hạ tầng địa phương cần thiết để ứng phó với đại dịch. Bằng cách đầu tư những khoản quan trọng như vậy, Chính phủ đã nâng cao khả năng trong việc bảo vệ người dân trong bối cảnh xảy ra đại dịch và giúp sức chuẩn bị cho các hệ thống y tế và chăm sóc sức khỏe của quốc gia. Tiếp nối những nỗ lực kể trên, Chiến lược Quốc gia cho đại dịch cúm sẽ đảm bảo tất cả những nỗ lực và tài nguyên của chúng ta sẽ được thực hiện dựa trên cơ sở phối hợp. Kế hoạch mô tả hơn 300 hành động quan trọng, rất nhiều trong số đó đã được triển khai để giải quyết các mối đe dọa đến từ đại dịch. Các nỗ lực yêu cầu sự tham gia và phối hợp của tất cả các cấp chính quyền và các tầng lớp trong xã hội. Các địa phương nên được chuẩn bị, và các nhà lãnh đạo nên làm việc với địa phương để hướng dẫn cho họ những cách thức để bảo vệ người dân. Vai trò của các cá nhân cũng quan trọng không kém, vì họ sẽ là những nhân tố góp phần tạo nên sự thành công của các nỗ lực. Đất nước của chúng ta sẽ đón đầu đại dịch và sẽ đồng nhất trong hành động để bảo vệ người dân, gia đình và thế giới vượt qua những mối đe dọa đại dịch.
  • 6. Chương 1: Tóm tắt Chiến lược quốc gia cho đại dịch cúm 2 CHƯƠNG 1 — Tóm tắt Mối đe dọa đến từ đại dịch Vi-rút cúm đã đe dọa sức khỏe của động vật và con người trong nhiều thế kỷ. Sự đa dạng và khả năng đột biến của chúng đã cản trở những nỗ lực của chúng ta trong việc phát triển vắc-xin phổ thông và thuốc kháng vi-rút với hiệu quả cao. Đại dịch xảy ra khi một chủng vi-rút cúm mới xuất hiện có khả năng lây nhiễm và lây truyền giữa người với người.Bởi vì con người có rất ít khả năng miễn dịch với chủng vi- rút mới, một dịch bệnh trên toàn thế giới, hay đại dịch, có thể xảy ra. Ba đại dịch cúm ở người xảy ra vào thế kỷ 20, mỗi căn bệnh lây lan ra khoảng 30% dân số thế giới và có tỉ lệ tử vong từ 0,2% đến 2% đối với người mắc bệnh.Đối chiếu với các dữ kiện lịch sử này và các mô hình bệnh truyền nhiễm hiện tại, dự kiến một đại dịch ngày nay có thể dẫn đến cái chết của 200.000 đến 2 triệu người chỉ riêng ở một quốc gia. Các quần thể động vật đóng vai trò là ổ chứa vi-rút cúm mới. Các nhà khoa học tin rằng vi-rút cúm ở gia cầm hay các loài chim đóng vai trò nhất định trong ba đại dịch kể trên.Mối lo ngại hiện nay về đại dịch bắt nguồn từ đợt bùng phát dịch bệnh chưa từng có là H5N1 ở chim năm 1997. Đại dịch này đã lan rộng khắp các cá thể chim ở Châu Á, Châu Âu và Châu Phi. H5N1 cho thấy khả năng lây nhiễm đa dạng cho nhiều đối tượng, bao gồm các loài chim di cư tầm xa, lợn, mèo và cả con người. Không thể dự đoán liệu vi-rút H5N1 có thể dẫn đến đại dịch hay không, nhưng lịch sử cho thấy rằng kể cả khi H5N1 không dẫn đến đại dịch, một loại vi-rút cúm mới khác sẽ xuất hiện vào một lúc nào đó trong tương lai và đe dọa khu vực dân số đang không được bảo vệ kĩ càng. Sự gián đoạn kinh tế và xã hội gây ra bởi đại dịch cúm sẽ là rất đáng kể.Sự thiếu hụt nhân viên trong nhiều lĩnh vực gây ra bởi bệnh tật ở cá nhân hay trong gia đình, nỗi sợ lây nhiễm hoặc các biện pháp y tế công cộng để hạn chế sự tiếp xúc giữa các cá nhân có thể đe dọa hoạt động của các cơ sở hạ tầng quan trọng, hoạt động trao đổi hàng hóa và dịch vụ cùng với hoạt động của các tổ chức như các trường học và trường đại học.Do đó, một đại dịch sẽ có ảnh hưởng to lớn đến kinh tế, an ninh quốc gia và các hoạt động cơ bản của xã hội. Chương 2 — Chính phủ lên kế hoạch cho đại dịch Tổng thống Hoa Kỳ đã công bố Chiến lược quốc gia về dịch cúm (Chiến lược) vào ngày 1 tháng 11 năm 2005. Chiến lược cung cấp một cái nhìn tổng quan ở cấp độ cao về cách tiếp cận mà Chính phủ sẽ thực
  • 7. Chương 1: Tóm tắt Chiến lược quốc gia cho đại dịch cúm 3 hiện để chuẩn bị và ứng phó với đại dịch, và nói lên những kỳ vọng của các tổ chức không trực thuộc liên bang để chuẩn bị cho chính họ và cộng đồng của họ. Chiến lược chứa 3 yếu tố cốt lõi: (1) Chuẩn bị sẵn sàng và thông điệp;(2)giám sát dịch tễ và phát hiện;và(3)Phản ứng và ngăn chặn. Chuẩn bị sẵn sàng cho một đại dịch đòi hỏi phải thiết lập cơ sở hạ tầng và năng lực ứng phó phù hợp, một quá trình có thể mất nhiều năm.Vì lý do này, các bước quan trọng phải được thực hiện ngay bây giờ.Chiến lược khẳng định Chính phủ sẽ sử dụng tất cả nguồn lực quốc gia để giải quyết mối đe dọa đến từ đại dịch. Chính phủ sẽ hợp tác đầy đủ với các đối tác quốc tế để ngăn chặn đại dịch tiềm tàng ở bất cứ nơi nào mà dịch bệnh được ghi nhận là đang truyền nhiễm và lây lan nhanh chóng giữa người với người, và sẽ nỗ lực để trì hoãn việc vi-rút lây lan sang nước mình.Nếu những nỗ lực này thất bại, để ứng phó hiệu quả với đại dịch chưa kiểm soát được ở trong nước, cần có sự tham gia đầy đủ của tất cả các cấp chính quyền và mọi thành phần trong xã hội.Kế hoạch thực hiện (Kế hoạch) cho Chiến lược cho thấy rõ rằng mọi phân khúc xã hội phải chuẩn bị sẵn sàng cho đại dịch và sẽ là một phần của chuỗi phản ứng.Kế hoạch chỉ ra thêm rằng Chính phủ phải cung cấp các tiêu chí rõ ràng và các công cụ quyết định để thông báo cho các địa phương và khu vực tư nhân chuẩn bị kế hoạch để sẵn sàng đối phó, và các cơ quan trực thuộc nhà nước phải được chuẩn bị để bổ sung và sẵn sàng hỗ trợ các nỗ lực của địa phương khi cần thiết và khả thi. Chiến lược phải được chuyển thành hành động trực quan và gắn bó chặt chẽ với quan điểm của Chính phủ.Kế hoạch này cung cấp một khung tham chiếu chung để hiểu về mối đe dọa của đại dịch và tóm tắt các cân nhắc liên quan đến kế hoạch chính cho tất cả các bên liên quan.Kế hoạch cũng đề xuất rằng các bộ và cơ quan nhà nước nên thực hiện các bước phối hợp cụ thể để đạt được các mục tiêu của Chiến lược và vạch ra những kỳ vọng của các bên liên quan không trực thuộc nhà nước ở trong và ngoài nước.Lập kế hoạch chung và tích hợp trên tất cả các cấp chính quyền và khu vực tư nhân là điều cần thiết để đảm bảo rằng các nguồn lực và thể chế quốc gia sẵn có có thể tạo ra các kế hoạch chi tiết và hành động phản ứng bổ sung, tương thích và phối hợp nhịp nhàng cùng nhau. Chính phủ nước Mỹ đã thực hiện một loạt các hành động mang tính lịch sử, bao gồm trong nước và quốc tế, để giải quyết mối đe dọa đại dịch.Các hành động này bao gồm việc phát triển một loại vắc-xin đầy hứa hẹn cho con người để chống lại vi-rút cúm gia cầm H5N1, đệ trình yêu cầu ngân sách 7.1 tỷ đô trong nhiều năm để hỗ trợ phòng chống đại dịch, thiết lập Quan hệ đối tác quốc tế về cúm gia cầm
  • 8. Chương 1: Tóm tắt Chiến lược quốc gia cho đại dịch cúm 4 và đại dịch cúm cùng với việc thi hành chiến dịch cấp nội các đầu tiên để đánh giá phản ứng của Chính phủ đối với mối đe dọa xảy ra tự nhiên. Chương 3 — Chính phủ ứng phó với đại dịch Mục tiêu của Chính phủ trong việc đối phó với đại dịch là:(1) ngăn chặn, làm chậm hoặc hạn chế sự lây lan của đại dịch sang quốc gia của mình;(2)hạn chế sự lây lan trong nước của đại dịch và làm giảm hậu quả của bệnh cũng như tỉ lệ tử vong; và (3) duy trì cơ sở hạ tầng và giảm thiểu tác động đến nền kinh tế và hoạt động của xã hội(xem Các giai đoạn phản ứng của Chính phủ giữa chương 5 và 6). Không giống như các thảm họa về mặt địa lý,một đại dịch sẽ lan rộng trên toàn cầu trong nhiều tháng hoặc hơn một năm,có thể theo từng đợt,và sẽ ảnh hưởng đến các cộng đồng thuộc mọi loại hình quy mô. Về phạm vi của nó, tác động của một đại dịch nghiêm trọng có thể tương đương với chiến tranh hoặc khủng hoảng kinh tế trên diện rộng hơn là một cơn bão, động đất hoặc các hoạt động khủng bố.Ngoài việc điều phối một chiến lược đối phó cấp quốc gia toàn diện và kịp thời, Chính phủ sẽ chịu trách nhiệm chính cho một số chức năng quan trọng, bao gồm: (1) Hỗ trợ các nỗ lực ngăn chặn ở bên ngoài quốc gia và hạn chế sự xuất hiện của đại dịch trên đất nước;(2)hướng dẫn liên quan đến các biện pháp bảo vệ nên được thực hiện; (3) Sửa đổi luật pháp và các quy định để tạo điều kiện cho công cuộc ứng phó với đại dịch quốc gia;(4)Sửa đổi chính sách tiền tệ để giảm thiểu tác động của đại dịch lên nền kinh tế đối với cộng đồng và Quốc gia; (5) sản xuất và phân phối vắc-xin, thuốc chống vi-rút; và (6) đẩy nhanh việc nghiên cứu và phát triển vắc-xin và liệu pháp trong thời gian dịch. Tuy nhiên, trọng tâm của việc đối phó với đại dịch sẽ nằm ở cộng đồng.Bản chất lây lan của đại dịch, cũng như gánh nặng bệnh tật trên toàn quốc có thể diễn ra trong một vài tháng hoặc lâu hơn, có nghĩa là sự hỗ trợ của Chính phủ đối với bất kỳ địa phương hoặc cộng đồng nào cũng sẽ bị hạn chế so với việc viện trợ huy động cho các thảm họa như động đất hoặc bão có khả năng tấn công một khu vực địa lý hẹp trong một khoảng thời gian ngắn.Các cộng đồng địa phương sẽ phải giải quyết các ảnh hưởng y tế và phi y tế của đại dịch bằng các nguồn lực sẵn có. Điều này có nghĩa là các cộng đồng địa phương và các khu vực cần thiết phải có kế hoạch để đáp ứng các nhu cầu của người dân xuyên suốt nhiều tuần hoặc nhiều tháng và Chính phủ cần cung cấp hướng dẫn rõ ràng về cách thức đáp ứng những nhu cầu này.
  • 9. Chương 1: Tóm tắt Chiến lược quốc gia cho đại dịch cúm 5 Chỉ đạo, Kiểm soát và Phối hợp Phản ứng của Chính phủ trong Đại dịch Điều quan trọng ở đây là Chính phủ cần có một cơ chế xác định để phối hợp phản ứng. Kế hoạch ứng phó quốc gia (NRP) là cơ chế chính để điều phối phản ứng của Chính phủ đối với các sự cố mang tầm quốc gia và sẽ hướng dẫn các ứng phó với đại dịch.Kế hoạch này xác định trách nhiệm của các bộ phận đối với các phản ứng cụ thể theo lĩnh vực và cung cấp cấu trúc cũng như cơ chế để phối hợp hiệu quả giữa chính quyền Nhà nước, địa phương và các khu vực tư nhân cũng như các tổ chức phi chính phủ (NGOs). Theo NRP và Chỉ thị An ninh Nội địa 5 (HSPD-5), Bộ trưởng An ninh Nội địa chịu trách nhiệm điều phối các hoạt động và tài nguyên của nhà nước, thiết lập các yêu cầu báo cáo và thực hiện liên lạc liên tục với Nhà nước, địa phương, các khu vực tư nhân và NGO. Một đại dịch sẽ đưa ra những thách thức độc nhất đối với sự phối hợp phản ứng cấp nhà nước.Trước hết, các hình thức hỗ trợ mà Chính phủ sẽ cung cấp cho Quốc gia sẽ hoàn toàn khác so với các hỗ trợ truyền thống được cung cấp cho các cộng đồng bị thiệt hại do thiên tai. Thứ hai, mặc dù đại dịch có thể xảy ra theo đợt rời rạc ở bất kỳ một địa phương nào, vậy nhưng tác động đối với quốc gia của một đại dịch có thể kéo dài trong nhiều tháng.. Cuối cùng, đại dịch là một tình trạng khẩn cấp về y tế và sức khỏe cộng đồng, do đó đại dịch sẽ để lại những hậu quả sâu sắc và lâu dài đối với hoạt động của các cơ sở hạ tầng quan trọng, đối với sự di chuyển của con người và vận tải hàng hóa cùng với nền kinh tế toàn cầu.Các cân nhắc về sức khỏe và y tế sẽ ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại, thương mại và du lịch quốc tế, các nỗ lực ngăn chặn dịch bệnh trong nước, kế hoạch hoạt động trong Chính phủ và nhiều khía cạnh khác trong phản ứng của quốc gia. Theo NRP, với tư cách là người điều hành cơ quan chính và điều phối viên của Chức năng hỗ trợ khẩn cấp số 8 (Bộ Y tế và Dịch vụ y tế công cộng), Bộ trưởng Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh sẽ điều hành các nỗ lực đáp ứng các nhu cầu về y tế của nhà nước và sẽ là người phát ngôn chính về các vấn đề sức khỏe cộng đồng, phối hợp chặt chẽ với DHS về các thông điệp liên quan đến đại dịch. Theo HSPD-5, với tư cách là quan chức chính của nhà nước về việc quản lý sự cố trong nước, Bộ trưởng An ninh Nội địa sẽ điều phối các hoạt động và nguồn lực của quốc gia, thiết lập các yêu cầu báo cáo và thực hiện liên lạc với chính phủ, địa phương, các khu vực tư nhân và NGOs. Trong bối cảnh ứng phó với đại dịch, Bộ trưởng An ninh Nội địa sẽ điều phối các hành động phi y tế và các phản ứng ứng phó, đảm bảo sự hỗ trợ cần thiết cho Bộ trưởng Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh trong công cuộc phối hợp các nỗ lực ứng phó khẩn cấp y tế và y tế công cộng.
  • 10. Chương 1: Tóm tắt Chiến lược quốc gia cho đại dịch cúm 6 NRP quy định các cơ chế phối hợp phản ứng của quốc gia, nhưng duy trì các cơ chế này trong vài tháng đến hơn một năm sẽ đưa ra nhiều thách thức. Việc giám sát hàng ngày sẽ được thực hiện thông qua trung tâm điều hành quốc gia, và việc điều phối và phát triển chính sách chiến lược đối với các vấn đề đối phó với đại dịch trong nước sẽ được thực hiện thông qua một cơ quan liên ngành gồm các nhà ra quyết định cấp cap từ khắp chính phủ và do các cơ quan đứng đầu chủ trì.Những điều này và các cân nhắc khác áp dụng để ứng phó với đại dịch sẽ được đưa vào quy trình đánh giá NRP và sẽ thông báo các khuyến nghị về sửa đổi và cải tiến đối với NRP và các phụ lục liên quan. Theo NRP, các vấn đề chính sách không thể giải quyết ở cấp bộ sẽ được giải quyết thông qua quy trình phối hợp chính sách của Hội đồng Bảo an Nội địa / Hội đồng An ninh Quốc gia (HSC / NSC). Chương 4 — Các nỗ lực quốc tế Đại dịch cúm là mối đe dọa toàn cầu đòi hỏi phải có phản ứng cấp quốc tế. Với tốc độ lây truyền nhanh chóng và khả năng mắc bệnh chung của loài người, dịch cúm bùng phát ở bất cứ nơi nào cũng có nguy cơ gây bệnh cho người dân ở khắp mọi nơi. Nỗ lực quốc tế của chúng ta trong việc ngăn chặn và giảm thiểu ảnh hưởng của đại dịch cúm vượt ra ngoài biên giới quốc gia là yếu tố trung tâm trong chiến lược của chúng ta nhằm ngăn chặn, làm chậm hoặc hạn chế sự lây lan sang đất nước của mình. Những trở ngại đáng kể đang tồn tại đối với việc tiến hành một cơ chế ứng phó nhanh chóng đối với đại dịch có nguyên nhân đến từ sự thiếu năng lực ở nhiều quốc gia. Mối đe dọa của đại dịch cúm có thể không được công nhận hoặc hiểu biết rộng rãi. Nhiều quốc gia không có đủ nguồn lực hoặc chuyên môn để phát hiện và ứng phó với dịch bệnh một cách độc lập và thiếu cơ sở hạ tầng truyền thông và y tế công cộng đủ mạnh mẽ, một kế hoạch phòng chống đại dịch và khả năng hậu cần đã được chứng minh. Các cơ chế quốc tế để hỗ trợ giám sát và phản ứng toàn cầu hiệu quả, bao gồm phối hợp cung cấp thông tin chính xác và kịp thời cho công chúng cũng không được thực hiện đầy đủ. Đểgiảiquyếtcáckhíacạnh mang tính quốctếcủa mốiđedọađạidịch,HoaKỳsẽxâydựng mộtloạtcáchành động.Quan hệ đối tác quốc tế về cúm gia cầm và đại dịch cúm đã được Tổng thống đưa ra vào tháng 9 năm 2005 nhằm nâng cao nhận thức về mối đe dọa đại dịch giữa các chính phủ, nhằm thúc đẩy phát triển năng lực quốc gia để phát hiện và ứng phó với đại dịch, và khuyến khích sự minh bạch, hợp tác khoa học và báo cáo nhanh chóng về sự bùng phát ở gia cầm và người.Hoa Kỳ sẽ hợp tác thông qua Quan hệ đốitác vớicác tổ chức y tế quốc
  • 11. Chương 1: Tóm tắt Chiến lược quốc gia cho đại dịch cúm 7 tế và song phương để tăng cường cam kết, hợp tác năng lực toàn cầu để giảiquyết mối đe dọa của cúm gia cầm. TạiHội nghịcác nhà tàitrợ Bắc Kinh vào tháng 1 năm 2006, Hoa Kỳ đã camkết334 triệu đô cho các nỗ lực quốc tế nhằm ngăn chặn và chống lại sự lây lan của đại dịch cúm ở gia cầm và người, chiếm khoảng một phần ba trong số các khoản tài trợ quốc tếđãcam kết(1). Các hành động thực hiện chiến lược quốc gia về dịch cúm Chính phủ sẽ nỗ lực nhằm nâng cao nhận thức về mối đe dọa của đại dịch cho các chính phủ nước ngoài và công dân của họ, đồng thời thúc đẩy phát triển năng lực quốc gia và quốc tế để ngăn chặn, phát hiện và hạn chế sự lây lan của dịch cúm ở người và động vật trong và ngoài biên giới quốc gia. Chúng ta sẽ làm việc thông qua các kênh song phương và đa phương để hỗ trợ các quốc gia ưu tiên, đặc biệt là các quốc gia có tỉ lệ cúm gia cầm H5N1 gây bệnh cao hoặc đang trên đà phát triển, phát triển và thực hiện các kế hoạch nhằm ứng phó hiệu quả. Thiết lập hệ thống giám sát ở các quốc gia có nguy cơ Việc phát triển khả năng ứng phó nhanh chóng đối với dịch bệnh lây lan ở người của một quốc gia sẽ cần có mạng lưới giám sát rộng để phát hiện các trường hợp mắc bệnh có triệu chứng giống cúm ở người, cùng với khả năng chẩn đoán và ứng phó nhanh. Để giúp giải quyết những thách thức này, Chính phủ và các đối tác quốc tế sẽ hợp tác để hỗ trợ các quốc gia có nguy cơ xây dựng và cải thiện cơ sở hạ tầng ở cấp trung ương, cấp tỉnh và địa phương. Việc xây dựng khả năng ứng phó ở các quốc gia có nguy cơ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc theo dõi sự lây lan của bệnh và phản ứng nhanh để ngăn chặn dịch cúm có khả năng gây đại dịch. Nâng cao năng lực chăm sóc sức khỏe động vật và nhấn mạnh vai trò lãnh đạo quốc tế Chúngtasẽnhấnmạnhvaitròlãnhđạomạnhmẽđốivớicáctổchứcthúyquốctế,đặcbiệtlàTổchứcThúyThếgiới(OIE) và Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO), để đánh giá cơ sở hạ tầng dịch vụ thú y , các quốc gia có rủiro và có nguy cơ cao, để xác định các khu vực cần thiếtphảiđược giảiquyết.Chúng ta sẽ làm việc để hỗ trợ FAO thiết lập khả năng ứng phó nhanh chóng cho các cư dân và cung cấp mạng lưới hỗ trợ kỹ thuật giải quyết các nhu cầu tức thời củacác quốcgiacódịchcúmgiacầmbùngphát.
  • 12. Chương 1: Tóm tắt Chiến lược quốc gia cho đại dịch cúm 8 Hỗ trợ phản ứng phối hợp của cộng đồng quốc tế để hỗ trợ các nỗ lực quốc gia Chúng ta cần tiến hành nhiều hoạt động để ngăn chặn sự bùng phát của vi-rút có khả năng gây đại dịch, bao gồm nhanh chóng xác định đặc tính lây lan của một ổ dịch tiềm tàng, triển khai ngay lập tức và phối hợp các nhóm phản ứng nhanh, triển khai các loại thuốc chống vi-rút mang tầm quốc tế và các loại thuốc khác, và thực hiện các biện pháp y tế công cộng để hạn chế lây lan.Để có hiệu quả nhất, các biện pháp này đòihỏisựchuẩnbịvà phốihợpquốctế.Chínhphủsẽlàmviệc vớiTổchứcY tế Thếgiới(WHO),vớicáccơquan đốitác và,thôngquacácliênhệ ngoạigiao,tăngcườngcáccơ chế quốctếnày. Bêncạnhđó,chúngtasẽcấuthành cácPhòngbanvà Cơ quantrongnước đểtriểnkhainhânsự và nguồnlực nhằm hỗtrợ chocác phươngán đốiphó quốc tế khicóbáocáođầutiênvề cácca nghinhiễm bệnh. Chúngtacũng sẽthúcđẩyviệcthiếtlậpcác địnhnghĩavàgiao thứctheo thỏa thuậnquốctếđểhỗ trợ chocácchiến lược ngănchặn,bao gồm: • Một tiêu chuẩn về dịch tễ học toàn cầu để kích hoạt phản ứng ngăn chặn quốc tế đối với các đại dịch tiềm tàng. • Các hành động cần thiết cần được các quốc gia thực hiện để đối phó với dịch bệnh đang trong giai đoạn nghi ngờ, bao gồm các báo cáo kịp thời về ổ dịch cho Ban thư ký WHO và chia sẻ các mẫu phân tách vi-rút hoặc các mẫu mô. • Thành lập một đội ngũ ứng phó nhanh quốc tế, do WHO đứng đầu nhưng có sự đóng góp đáng kể về nhân sự và thiết bị của cộng đồng quốc tế, để điều tra và ứng phó với sự khởi đầu của các đại dịch tiềm tàng. • Thành lập các kho dự trữ quốc gia, khu vực và quốc tế về các biện pháp đối phó y tế và phi y tế được định vị trước để có thể triển khai nhanh chóng. Phối hợp truyền thông công cộng Chúngta đềunhậnthấyrằngcác thôngđiệp kịpthời, chínhxác, đáng tincậy và được phối hợptốtcùngnhau sẽ là cần thiết trong bối cảnh đại dịch và việc báo cáo hoặc hướng dẫn không thống nhất giữa các quốc gia có thể dẫn đến sự nhầm lẫn và mất niềm tintrongcôngchúng. Chúngta sẽ làm việc với WHO và các đốitác quốc tế để chia sẻ thôngtin như mộttiếntrìnhbùngphátvà phốihợpcác hànhđộngphảnứngcủachúngta cũngnhư côngbốcác thông điệp công khai đi kèm với các hành động này. Chúng ta cũng sẽ hỗ trợphát triển các công cụtruyền
  • 13. Chương 1: Tóm tắt Chiến lược quốc gia cho đại dịch cúm 9 thông t thông thông cụ thể, phù hợp về văn hóa và được xây dựng bằng ngôn ngữ địa phương để giúp công chúng ở các quốc gia bị ảnh hưởng hoặc có nguy cơ hiểu được mối đe dọa của dịch cúm có khả năng gây đại dịch ở động vật và ở người, các biện pháp phòng ngừa nên được thực hiện và các hành động cần thiết trong bối cảnh đại dịch. Hỗ trợ các Công dân đang đi du lịch hoặc sinh sống ở nước ngoài Chính phủ sẽ cung cấp cho công dân của nước mình hiện đang sống và du lịch ở nước ngoài thông tin chính xác, kịp thời về cúm gia cầm, thông qua các trang web, thông tin du lịch và các cuộc gặp mặt. Các Đại sứ quán và Lãnh sự quán sẽ xác định các khả năng và tài nguyên y tế địa phương có sẵn cho công dân nước mình trong bối cảnh thực thi chiến lược “Ai ở yên chỗ đấy” nhằm đối phó với đại dịch. Chương 5 — Giao thông và Biên giới Việc ngăn chặn vi-rút cúm có khả năng ra gây đại dịch từ tận gốc, cho dù dịch bệnh xảy ra ở nước ngoài hay ở trong phạm vi quốc gia của mình, là yếu tố quan trọng trong nỗ lực ứng phó với đại dịch. Ngăn chặn có hiệu quả nhất khi được tiếp cận trên toàn cầu, với tất cả các quốc gia phấn đấu để đạt được các mục tiêu chung.Mặc dù việc ngăn chặn vi-rút một cách hoàn toàn có thể không thành công, tuy nhiên chúng ta có thể làm chậm sự lây lan của vi-rút sang lãnh thổ nước mình, do đó cung cấp thời gian quý báu để kích hoạt các chuỗi phản ứng trong nước. Các cửa khẩu nhập cảnh và mạng lưới giao thông quốc gia là những yếu tố quan trọng trong quá trình chuẩn bị và ứng phó với các đại dịch cúm tiềm ẩn.Các biện pháp kiểm tra tại biên giới có thể làm chậm đà lây lan của đại dịch đến với quốc gia, nhưng không có khả năng ngăn chặn nó.Hơn nữa, lưu lượng giao thông lớn và khó khăn trong việc phát triển các hình thức sàng lọc để phát hiện các triệu chứng của cúm cũng tạo ra những thách thức đáng kể.Mặc dù chúng ta sẽ xem xét tất cả các lựa chọn để hạn chế sự lây lan của đại dịch vi-rút, chúng ta đều nhận thấy việc đóng cửa biên giới hoàn toàn sẽ khó thực thi, bởi chúng sẽ gây ra ảnh hưởng lên các chính sách đối ngoại và gây ra hậu quả tiêu cực với kinh tế và xã hội. Các biện pháp hạn chế đi lại trong nước có thể trì hoãn sự lây lan của bệnh.Những hạn chế này có
  • 14. Chương 1: Tóm tắt Chiến lược quốc gia cho đại dịch cúm 10 thể bao gồm một loạt các phương án khác nhau, chẳng hạn như giảm thiểu các chuyến đi không cần thiết và, phương sách cuối cùng, hạn chế đi lại bắt buộc. Mặc dù việc trì hoãn sự lây lan của dịch bệnh có thể giúp các cộng đồng có đủ thời gian chuẩn bị ứng phó và có thể tạo điều kiện sản xuất và quản lý vắc-xin phòng chống đại dịch và thuốc chống vi-rút, việc hạn chế đi lại không thể làm giảm tổng số người mắc bệnh hoặc tác động của đại dịch lên bất kỳ một cộng đồng nào.Các khu vực riêng lẻ vẫn sẽ có sự gia tăng mạnh về nhu cầu đối với các dịch vụ y tế và yêu cầu đáp ứng với đội ngũ nhân viên, nguồn lực, năng lực của địa phương và khu vực.Cộng đồng, các quốc gia, khu vực tư nhân và Chính phủ sẽ cần cân nhắc cẩn thận chi phí và lợi ích của các biện pháp vận chuyển khi xây dựng kế hoạch ứng phó của họ, bao gồm hiệu quả của một hành động nhằm làm chậm sự lây lan của đại dịch, hậu quả kinh tế và xã hội của nó, và tính khả thi hoạt động. Các biện pháp liên quan đến biên giới và giao thương sẽ có hiệu quả cao nhất trong việc làm chậm sự lây lan của đại dịch nếu chúng là một phần của chiến lược toàn diện lớn kết hợp các biện pháp can thiệp khác như tuân thủ các biện pháp kiểm soát lây nhiễm (vệ sinh tay và chú ý khi ho nơi công cộng), cách ly xã hội, cách ly, tiêm phòng, và điều trị bằng thuốc kháng vi-rút. Các hành động để thực hiện chiến lược quốc gia về dịch cúm Mô hình hóa để thông báo các quyết định giao thương và biên giới Mô hình là các công cụ mạnh mẽ có thể được sử dụng để thông báo các quyết định liên quan đến chính sách bằng cách nêu bật ra tác động của các can thiệp khác nhau đối với sự lây lan của bệnh. Các mô hình cũng có thể dự đoán sự phân nhánh kinh tế và xã hội của các can thiệp cụ thể và có thể thông báo, đánh giá tính khả thi trong hoạt động của các can thiệp này.Chúng ta sẽ mở rộng Kế hoạch triển khai mô hình bệnh truyền nhiễm cho Chiến lược quốc gia về khả năng phòng chống đại dịch cúm và đảm bảoviệc xâydựng cáccơ chế chia sẻ kếtquả của các mô hìnhnàyvớichính quyềnNhà nước, địa phương và khu vực tư nhân sẽ được thực hiện để hỗ trợ việc đưa ra các quyết định giao thương. Chúng ta sẽ sử dụng các mô hình nàyđểxâydựngcáchướngdẫnchochínhquyềnNhànướcvàđịaphươngvềcácbiệnphápcanthiệpcókhảnănghạnchế sự lâylancủađạidịchvàcáchình thức thực hiện. Cơ chế sàng lọc và hạn chế đi lại Khả năng hạn chế sự lây lan của đại dịch, nhắm vào các can thiệp sức khỏe cộng đồng và hạn chế
  • 15. Chương 1: Tóm tắt Chiến lược quốc gia cho đại dịch cúm 11 hậu quả ngoài ý muốn của những can thiệp này sẽ được tăng cường đáng kể nhờ sự đa dạng của các công cụ sàng lọc hiệu quả và tối ưu về chi phí đối với các vi-rút cúm như xét nghiệm chẩn đoán nhanh.Chúng tôisẽtăngcườngcácnỗlựcnghiêncứuvàpháttriểnđể đưacáccôngcụđóra thịtrườngsớmnhấtcóthể. Kế hoạch của Chính phủ về ứng phó và ngăn chặn đại dịch bùng phát tập trung vào ngăn chặn ngay từ ban đầu và sử dụng một loạt các hành động để hạn chế lây lan, bao gồm sàng lọc bệnh cúm tại quốc gia khởi nguồn, trước khi lên các chuyến bay và khi đến sân bay của quốc gia mình. Để đảm bảo rằng khách quốc tế trải qua các hình thức sàng lọc thích hợp và phải cách ly nếu cần thiết, chúng ta phải có khả năng hạn chế số lượng các sân bay chấp nhận các chuyến bay quốc tế trong giai đoạn đầu của đại dịch.Các giao thức sẽ được phát triển để thực hiện các chính sách này cho khách du lịch hàng không. Như cách chúng ta đã thực hiện với ngành hàng không, chúng ta cũng sẽ thiết lập các chính sách để giải quyết sự đi lại của người dân trên khắp biên giới đất liền và hàng hải và nếu cần thiết, một qui định về các hạn chế đi lại trong nước có thể được ban hành. Các chính sách và nghị định hỗ trợ sẽ được xây dựng cùng với các bên liên quan của các địa phương và khu vực tư nhân cũng như các đối tác quốc tế. Kiểm dịch và cách ly khách du lịch Các khuyến nghị hiện tại của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC), các phương thức để quản lý hành khách hàng không có nguy cơ nhiễm vi-rút cúm có khả năng gây ra đại dịch bao gồm cách ly người có triệu chứng nhiễm bệnh, tiến hành tự cách ly kể cả đối với những người không có biểu hiện nhiễm bệnh (và phi hành đoàn), và tiến hành điều trị dự phòng hoặc sử dụng thuốc kháng vi-rút. Chính phủ sẽ xây dựng các tiêu chí và quy trình phân lập và cách ly khách du lịch trong giai đoạn đầu của đại dịch, trước khi có sự lây lan đáng kể của vi-rút ở Hoa Kỳ. Thương mại và vận chuyển hàng hóa Nếu chúng ta không giao thương các hàng hóa từ động vật và các sản phẩm động vật sống, nguy cơ lây truyền cúm bằng hàng hóa là khá thấp. (Hàng hóa không chứa sinh vật sống vận chuyển bằng thuyền có nguy cơ thấp và các bề mặt tiếp xúc thường xuyên có thể được làm sạch dễ dàng). Với các biện pháp bảo vệ thích hợp cho nhân công trong các cơ sở làm việc, việc vận chuyển hàng hóa có thể tiếp tục diễn ra bình thường.Sự phát triển của các biện pháp cũng như các hình thức phòng ngừa nhằm bảo vệ nguồn nhân công tránh khỏi rủi ro của việc lây nhiễm trong các trường hợp cụ thể (ví dụ: cho những người xử lý hay kiểm
  • 16. Chương 1: Tóm tắt Chiến lược quốc gia cho đại dịch cúm 12 tra hàng hóa) sẽ cho phép việc lưu thông hàng hóa ra và vào một quốc gia, từ đó giảm thiểu tác động lên nền kinh tế của đại dịch . Duy trì cơ sở hạ tầng vận chuyển Duy trì các dịch vụ vận chuyển quan trọng trong đại dịch sẽ rất quan trọng để duy trì hoạt động của cộng đồng cũng như nguồn cung cấp các tài nguyên khẩn cấp.Chúng ta sẽ làm rõ quan điểmvớicác đơn vịtrực thuộc Nhà nước, địa phương và các khu vực tư nhân rằng trong quá trình lập kế hoạch cần đánh giá các tác động hệ thống như tác động của chuỗi cung ứng, khả năng giao hàng đúng thời hạn, tồn kho và hậu cần, và cần phát triển các kế hoạch dự phòng để giải quyết sự thiếu hụt các dịch vụ cần thiết và cung cấp các mặt hàng thiết yếu, chẳng hạn như chất clo để lọc nước,xăng,thực phẩmvàvậttư ytế. Chương 6 — Bảo vệ sức khỏe con người Bảo vệ sức khỏe con người là điểm mấu chốt trong công cuộc chuẩn bị sẵn sàng để đương đầu với đại dịch. Các thành phần của Chiến lược, các yếu tố nằm trong kế hoạch và chiến lược phân bổ nguồn lực dự kiến cho các hoạt động chuẩn bị, giám sát và ứng phó đều phản ánh thông điệp mạnh mẽ bao hàm: Làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do đại dịch gây ra ở con người.Để đạt được mục tiêu này, chúng ta phải tận dụng mọi nguồn lực quốc gia và đảm bảo sự phối hợp hành động của tất cả các thành phần chính phủ và xã hội, song song với việc duy trì pháp quyền và các chức năng xã hội cơ bản khác. Các yếu tố quyết định chính trong chiến lược ứng phó dành cho sức khỏe cộng đồng đối với đại dịch sẽ bao gồm mức độ nghiêm trọng của đại dịch, việc thực hiện kịp thời các can thiệp y tế công cộng tại địa phương và nguồn cung vắc-xin cũng như thuốc kháng vi-rút.Các quyết định về việc ưu tiên và phân phối các hoạt động y tế; thông điệp của các chiến dịch truyền thông về rủi ro của đại dịch;áp dụng các biện pháp kiểm soát việc lây lan trong cộng đồng và chính sách giới nghiêm cộng đồng (cách li xã hội);và liệu và khi nào cần điều chỉnh cách thức chăm sóc đều liên quan đến nhau và đều được xác định một cách cơ bản bởi khả năng gây tử vong của vi-rút gây đại dịch cũng như tính sẵn có và hiệu quả của vắc-xin và thuốc kháng vi-rút. Mặc dù một đại dịch có thể xảy ra cùng lúc với hàng trăm cộng đồng, tuy nhiên mỗi cộng đồng sẽ trải qua đại dịch theo các cách khác nhau do tính chất địa phương.Trong tình huống khả quan nhất, các bệnh nhân cũng như các nguồn lực chăm sóc y tế không dễ tái phân phối; dưới tác động của đại dịch, việc chia sẻ
  • 17. Chương 1: Tóm tắt Chiến lược quốc gia cho đại dịch cúm 13 nguồn tài nguyên trở nên khó khăn hơn nữa và gia tăng gánh nặng cho xã hội.Chính phủ lúc đó sẽ cam kết mở rộng kho dự trữ quốc gia và cả vắc-xin cũng như thuốc chống vi-rút, đồng thời cung cấp các biện pháp y tế cũng như các nguồn lực và nhân sự sẵn có khác để hỗ trợ các cộng đồng đang gặp dịch cúm. Tuy nhiên, các cộng đồng cũng nên tự ý thức được rằng trong trường hợp xảy ra nhiều đợt dịch đồng thời, rất có thể sẽ không có đủ tài nguyên y tế hoặc nhân sự để tăng cường cho các địa phương.Ngoài ra, các nhà sản xuất và nhà cung cấp có thể báo cáo tình trạng thiếu hụt hàng hóa và chuỗi cung ứng có thể bị gián đoạn do ảnh hưởng của đại dịch đối với các cá nhân trong chuỗi.Do đó, các đơn vị trực thuộc nhà nước và địa phương nên lường trước rằng tất cả các nguồn viện trợ bên ngoài có thể bị tổn hại trong thời gian diễn ra đại dịch. Việc áp dụng một cách có hệ thống các biện pháp ngăn chặn có thể làm giảm đáng kể tỉ lệ lây lan cả về mặt cường độ cũng như tốc độ của bất kỳ đại dịch nào.Mục tiêu của việc ngăn chặn dịch bệnh sau khi xảy ra đại dịch là trì hoãn sự lây lan của dịch bệnh và sự xuất hiện của sự bùng phát trong cộng đồng, giảm tỷ lệ tấn công lâm sàng trong các cộng đồng bị ảnh hưởng, phân phối số lượng các trường hợp nhiễm bệnh trong một khoảng thời gian dài hơn nhằm giảm thiểu sự gián đoạn kinh tế xã hội và giảm thiểu, đến mức tối đa, các ca nhập viện và tử vong. Các quyết định về cách thức và thời điểm thực hiện các biện pháp ngăn chặn bệnh sẽ được đưa ra trên cơ sở cộng đồng,cùng với việc Chính phủ cung cấp các hỗ trợ kỹ thuật và hướng dẫn cho các quan chức Nhà nước và địa phương về hiệu quả của các biện pháp giãn cách xã hội khác nhau, cách thức thực hiện và các chiến lược để giảm thiểu các hậu quả không lường trước được. Các quan chức chính phủ và y tế công cộng phải liên lạc rõ ràng và liên tục với công chúng ngay từ bây giờ và trong suốt thời gian diễn ra đại dịch.Đểduytrìniềmtincủacôngchúngvàtranhthủsựhỗtrợcủacáccánhân vàgiađìnhtrongcácnỗlựcngănchặndịchbệnh,cácquanchứcnhànướcởtấtcảcáccấpchínhquyềnphảicungcấphướng dẫn rõ ràng và nhấtquán về những gìcác cá nhân có thể làmđể bảo vệ chính họ, cách chămsóc các thành viên gia đình ở nhà, thời điểm và địa điểm tìm kiếm sự chăm sóc y tế, làm thế nào để bảo vệ người khác và giảm thiểu rủi ro lây lan dịch bệnh.Công chúng sẽ phản hồi tích cực đối với các thông điệp đánh vào mối quan tâm của họ, làm giảm sự lo lắng, bất an của họ và cung cấp các khuyến khích rõ ràng cho các hành vi cần thực hiện. Do đó, thông tin được cung cấp bởi các quan chức y tế công cộng sẽ rất hữu ích, giải quyết được các nhu cầu tức thời, nhưng các thông tin đó cũng sẽ giúp công dân nhận ra và hiểu tầm quan trọng của các hành động của họ trong việc định hình ra tiến trình của một đại dịch. Đảm bảo quyền truy cập và thanh toán kịp thời cho các dịch vụ được bảo hiểm chi trả trong thời gian
  • 18. Chương 1: Tóm tắt Chiến lược quốc gia cho đại dịch cúm 14 đại dịch sẽ rất quan trọng để duy trì cơ sở hạ tầng chăm sóc sức khỏe.Cũng có thể cần phải gia hạn một số miễn trừ nhất định hoặc phát triển các sáng kiến hoặc bảo hiểm tai nạn để tạo điều kiện tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc. Các hoạt động ứng phó với đại dịch cúm có thể vượt quá các nguồn lực ngân sách đến từ cơ quan Chính phủ và Chính phủ, đòi hỏi phải có các hành động lập pháp đền bù. Các hành động để thực hiện chiến lược quốc gia về dịch cúm Đạt được các Mục tiêu Quốc gia về Sản xuất và Dự trữ Vắc-xin và Thuốc kháng vi-rút Chính phủ đã thiết lập 2 mục tiêu vắc-xin chính:(1)thiết lập và duy trì kho dự trữ vắc-xin trước đại dịch đủ để tiêm chủng cho 20 triệu người chống lại các chủng cúm gây ra mối đe dọa đại dịch;và(2)tăng cường khả năng sản xuất vắc-xin cúm trong nước để sản xuất vắc-xin cho toàn bộ người dân trong nước trong vòng 6 tháng sau khi tuyên bố đại dịch.Chính phủ cũng đã thiết lập hai mục tiêu chính trong việc dự trữ các thuốc kháng vi-rút hiện có: (1) thiết lập và duy trì kho dự trữ đủ để chữa trị cho 75 triệu người, được chia thành kho dự trữ của địa phương và Nhà nước;và(2)thiết lập và duy trì một kho dự trữ cấp quốc gia gồm 6 triệu liệu trình điều trị dành riêng cho các nỗ lực ngăn chặn đại dịch trong nước. Đểthực hiệncác mụctiêunày,chúngtasẽ mởrộng vàthànhlậpkholưutrữcấpnhà nướcvề cácbiệnphápđốiphó với cúm cũng như mở rộng năng lực sản xuất vắc-xin trong nước.Chúng ta sẽ đầu tư đáng kể vào việc phát triển các vắc-xincúm dựa trên tế bàonuôicấy,với mục tiêu thiết lập năng lực sản xuất vắc-xin số lượng lớn trong nước để đáp ứng các mục tiêu sản xuất vắc-xin trước và sau đại dịch. Ưu tiên phân phối vắc-xin và thuốc chống vi-rút khi nguồn cung hạn chế Chính phủ đang phát triển các hướng dẫn để hỗ trợ các đại phương cũng như các khu vực tư nhân trong việc xác định xem nhóm nào nên được ưu tiên tiếp cận với nguồn vắc-xin và thuốc kháng vi-rút trong điều kiện hạn chế hiện có. Các khuyến nghị ưu tiên sẽ phản ánh các mục tiêu ứng phó với đại dịch nhằm hạn chế tỷ lệ tử vong và tỷ lệ mắc bệnh nghiêm trọng; duy trì cơ sở hạ tầng quan trọng và chức năng xã hội; giảm tác động kinh tế; duy trì an ninh quốc gia. Các ưu tiên cho việc sử dụng vắc-xin và thuốc kháng vi- rút sẽ thay đổi dựa trên mức độ nghiêm trọng của đại dịch cũng như nguồn cung vắc-xin và thuốc. Việc thiết lập các kênh phân phối đáng tin cậy cho các biện pháp đối phó của chúng ta cũng quan trọng không kém. Chúng ta sẽ làm việc với các đơn vị địa phương để phát triển và thực hiện các kế hoạch phân phối những biện pháp phòng chống cúm, bao gồm hỗ trợ hậu cần hay các điều khoản an ninh.
  • 19. Chương 1: Tóm tắt Chiến lược quốc gia cho đại dịch cúm 15 Triển khai các nguồn lực nhà nước hạn chế để hỗ trợ nhu cầu y tế tại địa phương Do năng lực ứng phó khi nhu cầu tăng vọt tại cấp địa phương và cấp vùng sẽ là cơ sở cho việc đáp ứng y tế của một cộng đồng, chúng ta sẽ mở rộng và tăng cường hướng dẫn tới các đơn vị Nhà nước và địa phương về những cách hiệu quả nhất để phát triển và sử dụng các nguồn tài nguyên đa dạng.Nhận thấy rằng sự dồi dào về nguồn lực của các nhân viên y tế là rào cản quan trọng nhất đối với việc chăm sóc bệnh nhân, chúng ta sẽ thiết lập một chiến lược chung để khai thác các nhà cung cấp dịch vụ y tế từ Chính phủ, đồng thời sẽ mở rộng và tăng cường các chương trình như Quân đoàn Dự bị Y tế và Quân đoàn của Dịch vụ Y tế Công cộng. Chúng ta cũng sẽ đảm bảo rằng các kế hoạch đáng tin cậy sẽ được đưa ra để nhanh chóng xác nhận, tổ chức và kết hợp các nhà cung cấp dịch vụ y tế và các tình nguyện viên y tế như một phần của cơ chế phản ứng trong các khu vực đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nhân lực. Để quản lý ổ dịch một cách hiệu quả nhất, cần thiết lập các cơ chế giám sát lâm sàng trong thời gian thực tại các cơ sở chăm sóc cấp tính như phòng cấp cứu, phòng chăm sóc đặc biệt và phòng thí nghiệm để mang lại cho các quan chức y tế công cộng địa phương, tiểu bang và liên bang các nhận thức liên tục về tình trạng nhiễm bệnh trong cộng đồng.Chúng ta sẽ hỗ trợ các chương trình cấp địa phương và quốc gia để phát triển khả năng này bằng cách liên kết các hệ thống thông tin y tế chăm sóc cấp bệnh viện với các sở y tế công cộng tại địa phương và thúc đẩy phát triển các công cụ phân tích cần thiết để diễn tả và hành động theo các luồng dữ liệu này trong thời gian thực. Mô hình hóa để thông báo ra quyết định và can thiệp y tế cộng đồng Với sức mạnh của các mô hình trong việc thông báo quyết định, chúng ta sẽ thiết lập một trung tâm liên ngành duy nhất cho các mô hình bệnh truyền nhiễm và đảm bảo rằng nỗ lực này tích hợp các nỗ lực mô hình hóa liên quan (ví dụ: quyết định vận chuyển, can thiệp biên giới, tác động kinh tế).Chúng ta cũng sẽ làm việc để đảm bảo rằng mô hình này có thể được sử dụng trong thời gian thực khi thông tin về các đặc điểm của vi-rút gây đại dịch và tác động của nó trở nên khả dụng.Cuối cùng, chúng ta sẽ sử dụng các năng lực này làm tiền đề phát triển các hướng dẫn nâng cao hơn cho các đơn vị địa phương về các biện pháp cách li xã hội có thể được sử dụng để hạn chế lây lan dịch bệnh.
  • 20. Chương 1: Tóm tắt Chiến lược quốc gia cho đại dịch cúm 16 Chương 7 — Bảo vệ sức khỏe động vật Vi-rút cúm gây ra dịch bệnh nghiêm trọng ở động vật, đặc biệt là chim, được cho là nguồn cơn có khả năng cho sự xuất hiện của vi-rút cúm có thể gây ra đại dịch ở người. Loại vi-rút cúm A H5N1 hiện đang được tìm thấy ở các vùng của Châu Á, Châu Âu và Châu Phi là mối quan tâm đặc biệt do chúng có khả năng lây nhiễm lên các loài chim và cả động vật có vú, bao gồm con người.Một đại dịch có thể xảy ra bên ngoài đất nước hoặc trong chính lãnh thổ của chúng ta.Một khi đại dịch xuất hiện, các ca nhiễm bệnh sẽ chủ yếu phản ánh sự lây truyền từ người sang người, lúc đó gia cầm hoặc các động vật khác sẽ không phải là nguồn lây lan vi-rút đáng kể ở người. Bất kể H5N1 có dẫn đến đại dịch ở người hay không, những vi-rút này có khả năng tác động đến ngành công nghiệp gia cầm.Một số vi-rút cúm gia cầm gây tử vong cao ở gà được gọi là vi-rút cúm gia cầm (HPAI) gây bệnh cao. Hậu quả kinh tế của dịch HPAI sẽ phụ thuộc vào quy mô, địa điểm, chủng loại và thời gian cần thiết để loại trừ ổ dịch đó.Mặc dù những nỗ lực diệt trừ vi-rút có thể giúp bảo vệ sức khỏe con người, nhưng chúng có thể dẫn đến các tổn thất chi phí đáng kể do thiệt hại đến từ sản xuất gia cầm như các hoạt động giảm bớt số lượng gia cầm hoặc hạn chế vận chuyển đối với các loài gia cầm.Tuy nhiên việc loại bỏ các loại vi-rút này cũng góp phần bảo vệ ngành hàng gia cầm của Hoa Kỳ, trị giá khoảng 29 tỷ đô la theo số liệu trong năm 2004. Nhiều hoạt động giám sát liên quan đến dịch cúm hiện đang được tiến hành ở gia cầm và các loài chim hoang dã ở Hoa Kỳ. Các hoạt động thương mại gia cầm được theo dõi thông qua “Kế hoạch nâng cao chất lượng gia cầm quốc gia” và các loài chim được phân phối qua hệ thống tiếp thị của Hoa Kỳ cũng được xét nghiệm vi-rút cúm gia cầm. Những con chim hoang dã được kiểm tra thông qua những nỗ lực của Chính phủ Liên bang, các cơ quan động vật hoang dã và các trường đại học. Các hành động để thực hiện chiến lược quốc gia về dịch cúm Giám sát trong nước Mặc dù các hoạt động giám sát đã được triển khai tại Hoa Kỳ nhằm phát hiện vi-rút cúm gia cầm có khả năng gây đại dịch ở người đối với các gia cầm được nuôi trong các hộ gia đình, việc tăng cường giám sát ở các vật nuôi trong nhà và động vật hoang dã sẽ giúp đảm bảo rằng dịch cúm ở gia cầm và chim hoang dã sẽ được báo cáo càng sớm càng tốt.Các quần thể động vật quan trọng nhất đối với các hoạt động giám sát
  • 21. Chương 1: Tóm tắt Chiến lược quốc gia cho đại dịch cúm 17 bổ sung là gia cầm và chim hoang dã, không chỉ trong các hoạt động nhằm gia tăng số lượng các trường hợp được xét nghiệm mà còn trong phân phối thử nghiệm về mặt địa lý để tăng xác suất phát hiện bệnh.Để sửdụngđầyđủcácdữliệuđượcthuthậpnhư mộtphầncủakế hoạchgiámsátcấpquốcgiađốivớivi-rútcúmcókhả nănggâyđạidịchtrongquầnthểđộngvật,chúngtacầnthiếtlậpkhảnăngthuthập, phântíchvàchia sẻdữ liệu. Mở rộng kho dự trữ thú ý quốc gia Kho dự trữ thú y quốc gia đã được thành lập, chứa nhiều loại công cụ cần thiết để ứng phó với dịch cúm, bao gồm các thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE), thuốc khử trùng, thuốc chẩn đoán và thuốc kháng vi-rút. Ngoài ra, hiện có 40 triệu liều vắc-xin cúm gia cầm để sử dụng cho gia cầm, nếu dịch bệnh xảy ra, chúng ta sẽ mở rộng kho dự trữ vắc-xin này lên 110 triệu liều. Giáo dục các hộ nuôi gia cầm Chúngta sẽ mở rộng chiến dịch giáo dục và tiếp cận đa cấp độ có tênlà “Sinh học An toàncho các loài gia cầm” đểcungcấpthôngtinvềbệnhcũngnhưantoànsinhhọcchocácnhàchănnuôigiacầm,đặcbiệtlàcáchộsảnxuất. Chương trình cung cấp hướng dẫn cho chủ sở hữu và các hộ chăn nuôi về việc ngăn ngừa bệnh và giảm nhẹ sự lây lan của bệnh, đồng thời khuyến khích chủ sở hữu và các hộ chăn nuôi báo cáo những trường hợp gia cầm bị bệnh, từ đó tăng cơ hội kiểm soát dịch cúm gia cầm. Thúc đẩy kế hoạch đối phó với khả năng bùng phát dịch trong nước Bất kể ở nơi nào có nguy cơ xuất hiện dịch, Chính phủ sẽ phải sẵn sàng ứng phó một cách thích hợp.Chính phủ đã có lịch sử thành công trong việc hợp tác với ngành chăn nuôi gia cầm để diệt trừ vi-rútHPAI.Nếu một loại vi-rút cúm có khả năng gây đại dịch ở người được hình thành từ các loại gia cầm được nuôi trong nhà hoặc các động vật khác ở trong nước, không kể đến mọi nỗ lực quốc tế để ngăn chặn nó, các hành động phải được hướng thẳng đến việc phát hiện và diệt trừ vi-rút càng nhanh càng tốt.Nếu bệnh xuất phát từ các loài chim hoang dã, chúng ta sẽ hành động để ngăn chặn việc lây lan sang các loài chim/gia cầm được nuôi trong nhà hoặc các động vật dễ mắc bệnh khác. Tăng cường cơ sở hạ tầng cho việc nghiên cứu và phát triển thú y Nâng cao kiến thức về hình thức sinh thái của vi-rút cúm, khả năng tiến hóa của vi-rút, các chủng cúm mới xuất hiện ở động vật và các yếu tố quyết định đến khả năng gây tử vong của vi-rút cúm trong quần thể động vật là rất cần thiết.Chúng ta sẽ mở rộng các chương trình nghiên cứu về cúm gia cầm để đẩy
  • 22. Chương 1: Tóm tắt Chiến lược quốc gia cho đại dịch cúm 18 nhanhquá trình pháttriểncáccôngcụcầnthiếtđể pháthiệnvi-rútcúm trong môitrường,cungcấpkhả năngmiễn dịchcho quầnthể gia cầm và xác nhậncác chiếnlược đốiphóvớibệnh. Chương 8 — Thực thi pháp luật, an toàn cộng đồng và an ninh Do các áp lực đặt lên hệ thống chăm sóc sức khỏe và các chức năng quan trọngkhác, bạo động và hoạt động gây rối trật tự cộng cộng có thể xảy ra. Tương tự như vậy, các trung tâm tiếp nhận cuộc gọi khẩn cấp có thể bị quá tải với các cuộc gọi hỗ trợ, bao gồm các yêu cầu vận chuyển nạn nhân cúm.Các cơ quan thực thi pháp luật địa phương có thể được yêu cầu thực thi các hạn chế về di chuyển hoặc các hình thức cách li, do đó sẽ điều chuyển nguồn lực từ các nhiệm vụ thực thi pháp luật truyền thống. Không những vậy, số lượng và hỗ trợ cho các cơ quan thực thi pháp luật và ứng phó khẩn cấp cũng có thể giảm đi đáng kể do dịch bệnh. Các đơn vị tư nhân chịu trách nhiệm đảm bảo vận hành các cơ sở hạ tầng quan trọng sẽ đối mặt với những thách thức tương tự. Mặc dù đã đạt được những tiến bộ đáng kể kể từ sau vụ tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001 trong việc thiết lập các giao thức và mối liên kết điều tra chung giữa các thành phần chính của y tế công cộng, quản lý khẩn cấp và các cộng đồng ứng phó khẩn cấp / thực thi pháp luật, một đại dịch cúm sẽ gây ra những thách thức mới. Điều quan trọng là tất cả các bên liên quan đều hiểu vai trò tương ứng của mình và các cơ quan pháp lý điều hành để đưa ra kế hoạch hành động phù hợp theo luật của nhà nước và địa phương.Tập huấn và các buổi diễn tập chung sẽ giúp chuẩn bị cho phương án ứng phó hiệu quả đối với dịch cúm. Các cơ quan thực thi pháp luật của nhà nước và địa phương thường sẽ cung cấp các phương án ứng phó đầu tiên theo luật của quốc gia và địa phương. Phù hợp với hiến pháp của Nhà nước, những người đứng đầu có thể triển khai Vệ binh Quốc gia khi cần thiết để ngăn chặn hoặc ứng phó với bạo động.Khi các nguồn lực của Nhà nước và địa phương không có khả năng đáp ứng hiệu quả, Chính phủ có thể hỗ trợ bằng cách cung cấp các nhân viên thực thi pháp luật và chỉ đạo Lực lượng Vũ trang hỗ trợ thực thi pháp luật, duy trì trật tự khi các điều kiện tiên quyết được đáp ứng.Hỗ trợ hậu cần và các hỗ trợ khác cũng có thể được cung cấp. Ứng phó với đại dịch cúm có thể yêu cầu, nếu cần thiết và phù hợp, các biện pháp như cách ly và tự cách ly.Cách ly là một hình thức y tế tiêu chuẩn áp dụng cho những người mắc bệnh truyền nhiễm. Cách ly bệnh nhân trong đại dịch cúm sẽ ngăn ngừa khả năng lây truyền bằng cách tách người bệnh khỏi
  • 23. Chương 1: Tóm tắt Chiến lược quốc gia cho đại dịch cúm 19 những người chưa phơi nhiễm.Tự cách ly là một chiến lược quản lý nhằm phân tách các cá nhân đã tiếp xúc với những trường hợp nhiễm bệnh nhưng chưa có triệu chứng của bệnh ra khỏi những người khác chưa tiếp xúc với bệnh; tự cách ly có thể là tự nguyện hoặc bắt buộc.Các quốc gia ban hành các đạo luật về cách ly theo quyền lực quân đội, và sẽ chịu trách nhiệm chính trong việc cách ly trong phạm vi biên giới của mình.Chính phủ cũng có thẩm quyền ra lệnh cách ly để ngăn chặn việc truyền, lây truyền hoặc lây lan các bệnh truyền nhiễm từ nước ngoài vào quốc gia của mình hoặc từ một quốc gia sang bất kỳ quốc gia nào khác. Dịch cúm do một vi-rút cúm mới hoặc một vi-rút tái nhiễm đang dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến đại dịch nằm trong danh sách các bệnh truyền nhiễm được chỉ định phải cách ly của quốc gia. Các hành động để thực hiện chiến lược quốc gia về dịch cúm Cung cấp hướng dẫn cho các đơn vị thực thi pháp luật nhà nước và địa phương Chúngtôisẽcungcấpchocơquanthựcthiphápluậtcủanhànướcvàđịaphươngcáchướngdẫn,đàotạovàcácbàitậpcần thiếtđểchuẩnbịứngphókhidịchcúmbùngphát,baogồmviệchỗtrợvàtạođiềukiệnchocácbiệnphápngănchặn.Tương tự,chúng tasẽcungcấpchocácngườiđứngđầu địaphươngvềcácthông tincụthểliênquanđếncácquy trìnhnhậnhỗtrợ thực thipháp luậtvàhỗtrợquân sự từ nhànước. Hỗ trợ các hoạt động thực thi pháp luật địa phương Mặc dù chúng ta dựa vào các đơn vị địa phương và Nhà nước để duy trì trật tự dân sự, chúng ta cũng phải sẵn sàng ứng phó trong trường hợp xảy ra sự cố không thể xử lý ở cấp địa phương hoặc Nhà nước. Chúng ta cần đảm bảo rằng các cơ quan thực thi pháp luật và quân đội có các kế hoạch cần thiết để hỗ trợ các quốc gia thực thi pháp luật và các hoạt động liên quan trong trường hợp có nhu cầu. Chương 9 –Các tổ chức:Bảo vệ nhân công và đảm bảo hoạt động liên tục Không giống như nhiều sự kiện thảm khốc khác, đại dịch cúm sẽ không ảnh hưởng trực tiếp đến cơ sở hạ tầng vật chất của một tổ chức.Mặc dù đại dịch sẽ không làm hỏng các đường dây điện, ngân hàng hoặc mạng máy tính, nhưng cuối cùng vẫn có khả năng đe dọa tất cả các cơ sở hạ tầng quan trọng do tác động của nó đối với một tổ chức nhân sự thông qua việc loại bỏ các nhân sự thiết yếu khỏi nơi làm việc trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng.Do đó, điều quan trọng là các tổ chức phải lường trước tác động tiềm tàng của đại dịch cúm đối với nhân sự và khả năng tiếp tục vận hành các chức năng thiết yếu của tổ chức. Trong đó, các tổ chức sẽ cần đảm bảo các biện pháp hợp lý để bảo vệ sức khỏe của nhân viên trong
  • 24. Chương 1: Tóm tắt Chiến lược quốc gia cho đại dịch cúm 20 đại dịch. Chính phủ khuyến nghị các tổ chức chính phủ và các khu vực tư nhân lên kế hoạch với giả định rằng có tới 40% nhân viên của họ có thể vắng mặt trong khoảng thời gian khoảng 2 tuần ở đỉnh điểm của một đợt đại dịch, với tỉ lệ nhân viên vắng mặt giảm dần trong vài tuần ở các điểm cạnh bên của đỉnh dịch. Sự vắng mặt của nhân viên sẽ tăng không chỉ vì bệnh tật cá nhân hoặc mất khả năng lao động mà còn bởi vì nhân viên có thể phải chăm sóc cho các thành viên gia đình bị bệnh, bị cách ly tại nhà do một thành viên trong gia đình bị nhiễm bệnh, bận tâm cho con cái vì giờ đây con cái không còn đến trường, do tuân thủ các hướng dẫn về sức khỏe cộng đồng, hoặc đơn giản là ở nhà để tuân thủ các qui tắc an toàn. Các đơn vị công và tư nhân phụ thuộc vào các cơ sở hạ tầng quan trọng nhất định để có thể vận hành liên tục. Cơ sở hạ tầng quan trọng bao gồm các hệ thống và tài sản quan trọng mà việc mất khả năng hoặc phá hủy các hệ thống và tài sản này sẽ có tác động làm suy giảm an ninh, kinh tế và sức khỏe cộng đồng.Bảo vệ cơ sở hạ tầng quan trọng đòi hỏi tất cả các hoạt động hướng đến bảo vệ con người, hệ thống (đặc biệt là thông tin liên lạc) và cơ sở hạ tầng vật chất gắn liền với hoạt động của các lĩnh vực cơ sở hạ tầng quan trọng đó.Hơn 85% cơ sở hạ tầng quan trọng được sở hữu và vận hành bởi các đơn vị tư nhân.Do đó, việc duy trì hoạt động của các cơ sở hạ tầng quan trọng trong điều kiện dịch cúm sẽ phụ thuộc phần lớn vào từng tổ chức cá nhân trong việc phát triển và thực hiện kế hoạch kinh doanh liên tục trong điều kiện thiếu nhân lực và bảo vệ sức khỏe của lực lượng lao động. Các biện pháp kiểm soát sự lây lan là cực kỳ quan trọng để bảo vệ nhân viên. Các chiến lược chính để phòng ngừa đại dịch cúm cũng giống như các chiến lược đối với bệnh cúm theo mùa bao gồm:(1) vắc - xin; (2) phát hiện sớm và điều trị;và (3) sử dụng các biện pháp kiểm soát rủi ro lây nhiễm để ngăn ngừa sự lây lan. Tuy nhiên, khi đại dịch bắt đầu, vắc-xin có thể không được phổ biến rộng rãi và việc cung cấp thuốc chống vi-rút có thể bị hạn chế.Do đó, khả năng hạn chế nhiễm và làm chậm sự lây lan của đại dịch sẽ chủ yếu dựa vào việc áp dụng các biện pháp kiểm soát khả năng nhiễm bệnh thích hợp và kỹ lưỡng tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe, nơi làm việc, cộng đồng và cho các cá nhân tại nhà. Các biện pháp kiểm soát việc lây nhiễm bệnh đơn giản có thể có hiệu quả trong việc giảm lây lan bệnh.Có 2 loại can thiệp cơ bản:(1)can thiệp về mặt lây lan, chẳng hạn như sử dụng khẩu trang trong môi trường chăm sóc sức khỏe và chú ý cẩn thận khi ho và vệ sinh tay bằng dung dịch. Các biện pháp nàycó thể làm giảm khả năng tiếp xúc giữa người với người dẫn đến việc lây nhiễm; và (2) can thiệp về liên lạc, chẳng
  • 25. Chương 1: Tóm tắt Chiến lược quốc gia cho đại dịch cúm 21 hạn như thay thế bằng các cuộc hội họp từ xa thay cho các cuộc gặp mặt trực tiếp, áp dụng các qui định về giãn cách xã hội và thực hiện các chính sách nghỉ phép tự do cho những người có thành viên trong gia đình bị bệnh, tất cả đều sẽ loại bỏ hoặc giảm khả năng tiếp xúc với người nhiễm bệnh. Mỗi can thiệp sẽ có chi phí và lợi ích khác nhau, và ít nhiều phù hợp hoặc khả thi, trong các hình thức và cá nhân khác nhau. Các quy định chung Kế hoạch này cung cấp hướng dẫn ban đầu cho tổ chức , bao gồm các tổ chức trực thuộc và không trực thuộc Nhà nước, các địa phương, doanh nghiệp, trường học và trường đại học, cộng đồng và tổ chức phi chính phủ, về việc phát triển các kế hoạch tổ chức của họ và cung cấp hướng dẫn ban đầu cho các cá nhân và gia đình để chuẩn bị cho một đại dịch. Hướng dẫn này sẽ được mở rộng và tinh chỉnh theo thời gian, kết hợp với việc tham khảo ý kiến với các bên liên quan nói trên. Trong kế hoạch của mình, các tổ chức sẽ cần đảm bảo có các biện pháp hợp lý để bảo vệ sức khỏe của công dân trong đại dịch, duy trì cơ sở hạ tầng quan trọng và giảm thiểu tác động đến nền kinh tế và hoạt động của xã hội. Phản ứng tập thể của công dân sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong việc giảm thiểu ảnh hưởng về sức khỏe, xã hội và kinh tế của đại dịch (xem Phản ứng của cá nhân, gia đình và cộng đồng đối với dịch cúm giữa Chương 5 và 6). Các hành động được chỉ đạo trong Kế hoạch này sẽ được thực hiện theo cách phù hợp nhất với luật hiện hành và tùy thuộc vào sự dồi dào của ngân sách. Không có bất kì điều gì trong Kế hoạch này thay đổi hoặc cản trở khả năng thực hiện của các cơ quan hoặc cản trở người đứng đầu các bộ phận và cơ quan nhà nước thực hiện trách nhiệm của mình theo luật pháp, phù hợp với các cơ sở pháp lý hiện hành và hướng dẫn của người đứng đầu quốc gia. Các hành động được chỉ đạo trong kế hoạch này sẽ chỉ nhằm cải thiện cơ chế quản lý nội bộ của các cơ quan hành pháp của Chính phủ,và kế hoạch sẽ không tạo ra bất kỳ quyền hành hoặc lợi ích nào, không tạo ra các qui định hay thủ tục, không ép buộc người thực hiện phải tuân theo một đạo luật hay một nghị định nào, không chống lại quốc gia sở tại, các bộ phận, cơ quan, hoặc các đơn vị, cán bộ hoặc nhân viên hay bất kỳ một cá nhân nào.
  • 26. Chiến lược quốc gia cho đại dịch cúm Chương 2: Chính phủ lên kế hoạch cho đại dịch 22 CHƯƠNG 2 — Chính phủ lên kế hoạch cho đại dịch Mối đe dọa đến từ đại dịch Vi-rút cúm đã đe dọa sức khỏe của động vật cũng như con người trong nhiều thế kỷ.Sự đa dạng và xu hướng đột biến của chúng đã cản trở những nỗ lực của chúng ta trong việc phát triển vắc-xin phổ thông hay thuốc chống vi-rút hiệu quả cao.Hệ quả là, mặc cho nỗ lực của các chương trình tiêm chủng hàng năm và công nghệ y tế hiện đại, bệnh cúm ở Hoa Kỳ vẫn dẫn đến khoảng 36.000 ca tử vong và 226.000 ca nhập viện mỗi năm. Đại dịch xảy ra khi một chủng vi-rút cúm mới xuất hiện có khả năng lây nhiễm và lây truyền giữa người với người.Bởi vì con người có rất ít khả năng miễn dịch với vi-rút mới, một dịch bệnh trên toàn thế giới hoặc đại dịch có thể xảy ra.Trong ba đại dịch cúm ở người xảy ra vào thế kỷ 20, mỗi căn bệnh lây lan ra khoảng 30% dân số thế giới và có tỉ lệ tử vong từ 0,2% đến 2% đối với người mắc bệnh.Đối chiếu với các dữ kiện lịch sử này và các mô hình bệnh truyền nhiễm hiện tại, dự kiến một đại dịch ngày nay có thể dẫn đến cái chết của 200.000 đến 2 triệu người chỉ riêng ở Hoa Kỳ (2). Các cá thể động vật được cho là ổ dịch gây ra các vi-rút cúm mới.Các nhà khoa học tin rằng chim và các giống loài cùng họ đóng vai trò trong ba đại dịch vừa qua.Mối lo ngại hiện nay về đại dịch phát sinh từ sự bùng phát chưa từng thấy của bệnh cúm H5N1 ở các loài chim. Năm 1997, vi-rút cúm H5N1 xuất hiện ở gia cầm tại Hồng Kông và làm 18 người mắc bệnh, trong đó có 6 người chết. Kể từ đó,vi-rút đã lây lan trên khắp các quần thể chim ở Châu Á, Châu Âu và Châu Phi và khiến hơn 200 triệu con chim bị chết, và tiêu hủy.Ngoài ra, vi-rút đã cho thấy khả năng lây nhiễm trên nhiều loài, bao gồm các loài chim di cư, lợn, mèo và cả con người.Cho đến nay, vi-rút đã lây nhiễm cho hơn 200 người ở Đông bán cầu và khiến một nửa số người nhiễm bệnh tử vong.Tỷ lệ tử vong này một phần là do các vi-rút cúm H5 trước đây chưa được công bố ở người, vì vậy con người không có khả năng miễn dịch nền với các vi-rút này.Không thể dự đoán liệu vi-rút H5N1 có dẫn đến đại dịch hay không, nhưng lịch sử cho thấy rằng kể cả khi H5N1 không dẫn đến đại dịch thì một loại vi-rút cúm mới khác sẽ xuất hiện vào một lúc nào đó trong tương lai và đe dọa bộ phận dân số không được bảo vệ. Mặc dù đại dịch sẽ dẫn đến một số thiệt hại đáng kể có thể đong đếm bằng bệnh tật và tỉ lệ tử vong của con người, nhưng tác động của đại dịch sẽ vượt xa khỏi ranh giới các bệnh viện, bệnh xá và văn phòng bác sĩ. Do vi-rút cúm không phân biệt các khoảng cách địa lý, tuổi tác, chủng tộc hoặc giới tính, tác động của dịch,
  • 27. Chiến lược quốc gia cho đại dịch cúm Chương 2: Chính phủ lên kế hoạch cho đại dịch 23 của đại dịch sẽ lan rộng.Sự thiếu hụt nhân công trên nhiều lĩnh vực sẽ đe dọa hoạt động của các cơ sở hạ tầng quan trọng, sự giao thương hàng hóa cũng như dịch vụ và hoạt động của các tổ chức như trường học và đại học. Do đó, một đại dịch sẽ có ảnh hưởng to lớn đến kinh tế, an ninh quốc gia và các hoạt động cơ bản của xã hội. Những hậu quả về mặt kinh tế gây ra bởi một đại dịch sẽ là rất đáng kể.Văn phòng Ngân sách Quốc hội đã ước tính rằng một đại dịch trên quy mô của đợt bùng phát năm 1918 có thể làm mất 5% tổng doanh thu sản phẩm trong nước, hoặc mất thu nhập quốc dân khoảng 600 tỷ đô la.Những hiệu ứng này sẽ xảy ra thông qua hai hình thức chính. Một đại dịch sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế thông qua tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong do căn bệnh này gây ra, và thiệt hại về sản lượng liên quan đến dịch bệnh. Đại dịch cũng sẽ tạo ra các chi phí gián tiếp đến từ các hoạt động được thực hiện để ngăn chặn và kiểm soát sự lây lan của vi-rút. Một số hành động sẽ được thực hiện bởi chính phủ. Một số khác sẽ được thực hiện bởi các nhà lãnh đạo các tổ chức và người sử dụng lao động, trong khi những hành động còn lại sẽ là kết quả của các phản ứng cá nhân đơn lẻ với mong muốn không bị nhiễm bệnh. Những phản ứng kể trên sẽ phản ánh nhận thức và nỗi sợ hãi của công chúng. Chuẩn bị sẵn sàng cho một đại dịch đòi hỏi phải thiết lập cơ sở hạ tầng và năng lực, một quá trình có thể mất nhiều năm.Vì lý do này, các bước quan trọng phải được thực hiện ngay bây giờ.Chiến lược khẳng định Chính phủ sẽ sử dụng tất cả nguồn lực quốc gia để giải quyết mối đe dọa đến từ đại dịch.Chính phủ sẽ hợp tác đầy đủ với các đối tác quốc tế để ngăn chặn đại dịch tiềm tàng ở bất cứ nơi nào mà dịch bệnh được ghi nhận đang truyền nhiễm và lây lan một cách nhanh chóng giữa người với người, và sẽ nỗ lực để trì hoãn việc vi-rút lây lan sang Hoa Kỳ. Nếu những nỗ lực này thất bại, để ứng phó hiệu quả với đại dịch chưa kiểm soát được ở trong nước sẽ cần có sự tham gia đầy đủ của tất cả các cấp chính quyền và mọi thành phần trong xã hội.Kế hoạch thực hiện (Kế hoạch) cho Chiến lược cho thấy rõ rằng mọi phân khúc xã hội phải chuẩn bị sẵn sàng cho đại dịch và trở thành một phần của chuỗi phản ứng.Kế hoạch chỉ ra thêm rằng Chính phủ phải cung cấp các tiêu chí rõ ràng và các công cụ quyết định để thông báo cho Nhà nước, địa phương và khu vực tư nhân chuẩn bị kế hoạch để sẵn sàng đối phó, và các cơ quan Liên bang phải được chuẩn bị để bổ sung và sẵn sàng hỗ trợ các nỗ lực của Nhà nước và địa phương khi cần thiết và khả thi.
  • 28. Chiến lược quốc gia cho đại dịch cúm Chương 2: Chính phủ lên kế hoạch cho đại dịch 24 Chiến lược quốc gia về đại dịch cúm Đại dịch đại diện cho mối đe dọa độc nhất đối với sức khỏe và hạnh phúc của loài người và cuối cùng là các hoạt động của xã hội.Là sản phẩm của một hệ sinh thái phức tạp, thời điểm xuất hiện của đại dịch là không thể dự đoán được và sự xuất hiện của chúng cũng không thể được kiểm soát.Bởi vì vi-rút cúm mới sẽ tác động lên cơ chế miễn dịch chưa được chuẩn bị đầy đủ, tác động của chúng có thể lan rộng và rất nghiêm trọng, đe dọa hoạt động của tất cả các thành phần trong xã hội.Việc thừa nhận các tác động tiềm tàng này đã khiến các chính phủ trên toàn thế giới đẩy nhanh các nỗ lực lập kế hoạch để chiến đấu và chuẩn bị cho một đại dịch.Nó cũng khiến chính phủ và các tổ chức y tế quốc tế trên toàn cầu kêu gọi tính minh bạch trong báo cáo về các trường hợp mắc cúm, hợp tác khoa học để định hình virus và phát triển vắc-xin hiệu quả, phối hợp các kế hoạch quốc tế để ngăn chặn, làm chậm hoặc hạn chế sự lây lan của virus sau khi nó xuất hiện. Để đối phó với mối đe dọa này, Tổng thống đã công bố Chiến lược quốc gia về dịch cúm vào ngày 1 tháng 11 năm 2005. Chiến lược này cung cấp một cái nhìn tổng quan cấp cao về cách tiếp cận mà Chính phủ sẽ thực hiện để chuẩn bị và ứng phó với đại dịch, và đưa ra những kỳ vọng của các đơn vị không trực thuộc liên bang để chuẩn bị tốt nhất cho bản thân và cộng đồng của họ. Chiến lược chứa 3 yếu tố cốt lõi: (1) Chuẩn bị sẵn sàng và thông điệp;(2)giám sát dịch tễ và phát hiện;và(3)Phản ứng và ngăn chặn.Mỗi yếu tố đều sẽ mô tả các nỗ lực trong nước và quốc tế, các nỗ lực liên quan đến sức khỏe của động vật và con người song hành với các nỗ lực sẽ được thực hiện ở tất cả các cấp chính quyền và trong cộng đồng để chuẩn bị và ứng phó với đại dịch.Chiến lược cũng mô tả cách thức mà Chính phủ sẽ hỗ trợ các quá trình chuẩn bị trong nước và quốc tế ở các khu vực bị ảnh hưởng bởi dịch cúm gia cầm, bao gồm thiết lập năng lực sản xuất vắc-xin và thuốc chống vi-rút; các cơ chế để đảm bảo các thông điệp được truyền đi kịp thời cho công chúng, cho dù là từ các đơn vị trực thuộc Liên bang, Tiểu bang, địa phương, hoặc chính quyền quốc tế; thiết lập các hệ thống cảnh báo sớm cho phép chúng ta kích hoạt các cơ chế phản ứng cũng như sản xuất và quản lý vắc-xin trước khi đại dịch tiến vào lãnh thổ nước ta; và phối hợp nhằm ứng phó trong nước và quốc tế để hạn chế sự lây lan của bệnh tật và giảm thiểu các ca nhiễm bệnh cũng như tử vong. Chiến lược cũng chỉ rõ ra rằng Chính phủ sẽ sử dụng tất cả các nguồn lực quốc gia để giải quyết mối đe dọa đại dịch.Tuy nhiên, nếu những nỗ lực ngăn chặn sự bùng phát của vi-rút thất bại, Chính phủ sẽ không
  • 29. Chiến lược quốc gia cho đại dịch cúm Chương 2: Chính phủ lên kế hoạch cho đại dịch 25 đủ nguồn lực của để ngăn chặn sự lây lan của một đại dịch trên toàn quốc và sẽ để lại tác động đến cộng đồng, các công sở, gia đình và cá nhân. Một cơ chế ứng phó hiệu quả sẽ đòi hỏi sự tham gia đầy đủ của tất cả các cấp chính quyền và mọi thành phần trong xã hội. Thực thi chiến lược Quốc gia Mặc dù Chiến lược cung cấp một bộ khung quan trọng để Chính phủ lập kế hoạch cho đại dịch cúm, nhưng nó sẽ phải được chuyển thành các hành động cụ thể và gắn chặt với tư tưởng của các doanh nghiệp Liên bang.Kế hoạch cũng đề xuất rằng các bộ và cơ quan Liên bang nên thực hiện các bước cụ thể, phối hợp để đạt được các mục tiêu của Chiến lược và vạch ra những kỳ vọng của các bên liên quan không trực thuộc liên bang ở Hoa Kỳ và nước ngoài.Lập kế hoạch chung và tích hợp trên tất cả các cấp chính quyền và khu vực tư nhân là điều cần thiết để đảm bảo rằng các nguồn lực và thể chế quốc gia sẵn có có thể tạo ra các kế hoạch chi tiết và các hành động phản ứng bổ sung, tương thích và trên cơ sở phối hợp. Kế hoạch này hỗ trợ của An ninh Nội địa Chỉ thị 8 (HSPD-8) bằng cách xác định các hành động chuẩn bị và ứng phó phối hợp để chống lại đại dịch cúm. Tất cả các hành động trong Kế hoạch này đều nhấn mạnh sự phối hợp giữa các đơn vị trực thuộc Liên bang và địa phương.Mục đích của HSPD-8 là thành lập “các chính sách tăng cường sự chuẩn bị của Hoa Kỳ để ngăn chặn và đối phó với các cuộc đe dọa tấn công khủng bố trong nước,các thảm họa lớn,và các trường hợp khẩn cấp khác bằng cách yêu cầu các mục tiêu chuẩn bị cho tất cả các mối nguy hiểm trong nước, thiết lập các cơ chế để cải thiện việc cung cấp hỗ trợ chuẩn bị của Liên bang cho chính quyền bang và địa phương, và phác thảo các hành động để tăng cường khả năng sẵn sàng của các đơn vị Liên bang, Tiểu bang và địa phương.” Bởi vì điều cần thiết cho tất cả các tổ chức là phát triển các kế hoạch liên quan đến đại dịch của riêng mình, Kế hoạch này cung cấp hướng dẫn cho các đơn vị không trực thuộc liên bang về việc tự phát triển các kế hoạch thể chế, bao gồm các đơn vị bang, địa phương, các doanh nghiệp, trường học và trường đại học hay các tổ chức phi chính phủ (NGO). Kế hoạch cũng cung cấp hướng dẫn cho các cá nhân và gia đình về cách thức chuẩn bị cho đại dịch. Các tài nguyên bổ sung để hỗ trợ cho việc lập kế hoạch đều có sẵn tại www.pandemiaflu.gov. Các cơ quan liên bang dự kiến sẽ bổ sung thêm Kế hoạch này với hướng dẫn về việc lập kế hoạch đại dịch cho các bên liên quan. Cuối cùng, Kế hoạch này mô tả một loạt các hành động mà Chính phủ sẽ thực hiện khi một loại vi-rút cúm có
  • 30. Chiến lược quốc gia cho đại dịch cúm Chương 2: Chính phủ lên kế hoạch cho đại dịch 26 khả năng gây đại dịch được xác định trong cộng đồng ở bất cứ đâu trên thế giới, chúng ta cũng cần ý thức được rằng trong khi chúng ta đang dành những nguồn lực quan trọng để phát triển hệ thống cảnh báo sớm và ngăn chặn nguy cơ đại dịch ở nước ngoài thì chủng vi-rút cúm cũng có thể bắt nguồn từ Hoa Kỳ. Kế hoạch này được chia thành các chương đề cập đến các quan điểm chính: bảo vệ sức khỏe con người, bảo vệ sức khỏe động vật, các cân nhắc quốc tế, giao thông và biên giới,các cân nhắc về an ninh và thể chế,cụ thể như sau: • Tường thuật về phạm vi của các thách thức và các cân nhắc chính, tiếp theo là các lý do cơ bản trong cách tiếp cận của Chính phủ Liên bang; • Vai trò và trách nhiệm của các cơ quan Liên bang, Nhà nước, địa phương và các khu vực tư nhân, các cá nhân và gia đình; • Danh sách đầy đủ hơn 300 hành động dành cho các cơ quan và tổ chức Liên bang để giải quyết mối đe dọa đại dịch, mỗi hành động sẽ đi kèm với các cơ quan lãnh đạo và hỗ trợ, các biện pháp đo lường kết quả và thời gian hành động • Xác định rõ ràng những kì vọng của các bên không trực thuộc Liên bang. Một phụ lục ở cuối Kế hoạch này sẽ cung cấp một mô tả ngắn gọn về các cơ quan pháp lý có liên quan trong mỗi phần, cũng như cách thức Chính phủ sẽ thực hiện Kế hoạch. Mặc dù Kế hoạch này đề xuất rằng các bộ phận và các cơ quan nên thực hiện một loạt các hành động để hỗ trợ cho Chiến lược, nhưng Kế hoạch không mô tả chi tiết về cách các bộ phận sẽ thực hiện các mục tiêu này. Các kế hoạch về đại dịch của các bộ ngành sẽ cung cấp các chi tiết đó và sẽ giải quyết các cân nhắc bổ sung được đưa ra trong bối cảnh đại dịch, bao gồm (1) bảo vệ sức khỏe cho người lao động, (2) bảo trì các chức năng và dịch vụ thiết yếu,và(3)cách thức mà các đơn vị và cơ quan sẽ phát đi các thông điệp về việc lập kế hoạch và ứng phó với đại dịch cho các bên liên quan.Hướng dẫn cụ thể về việc phát triển kế hoạch của các ban ngành được đề cập trong Chương 9 và Phụ lục A. Các đề xuất trong Kế hoạch này được xây dựng dựa trên một loạt các hành động lịch sử và toàn diện được Chính phủ thực hiện năm 2005 để giải quyết mối đe dọa đại dịch. Các hành động này bao gồm việc phát triển một loại vắc-xin đầy hứa hẹn dành cho con người nhằm chống lại vi-rút cúm gia cầm H5N1, đệ trình yêu cầu ngân sách 7.1 tỷ đô để hỗ trợ công tác phòng chống đại dịch, thiết lập Quan hệ đối tác quốc tế về
  • 31. Chiến lược quốc gia cho đại dịch cúm Chương 2: Chính phủ lên kế hoạch cho đại dịch 27 cúm gia cầm và đại dịch cúm, và cuộc tập trận cấp Nội các đầu tiên để đánh giá phản ứng của Chính phủ đối với mối đe dọa xảy ra trong tự nhiên. Những yếu tố cần thiết để chuẩn bị sự sẵn sàng cho đại dịch Coi sự chuẩn bị sẵn sàng cho đại dịch như là một vấn đề an ninh quốc gia Giữa con người và thế giới vi sinh vật luôn tồn tại một sự cân bằng phức tạp.Chúngta buộc phảiđể tâm khi sự cân bằng này bị phá vỡ, nhưng thuốc kháng vi trùng và các liệu pháp y tế thường cho phép chúng ta khôi phục trạngtháiổnđịnhmà chúngta đã quen, hạnchế tác độngcủa bệnhtruyềnnhiễm đếnmột cá nhânhoặccộng đồng.Bởi vì hệ thống y tế và sức khỏe cộng đồng của chúng ta được trang bị tốt để đối phó với những thách thức thường gặp do các vi khuẩn xung quanh gây ra, tác động của các bệnh truyền nhiễm và các chính sách cũng như quy trình hướng dẫn hành động vẫn chủ yếu nằm trong tầm nhìn đã đề ra. Mối đe dọa đến từ đại dịch lại là một câu chuyện hoàn toàn khác. Trong trường hợp xảy ra đại dịch, với khả năng lây lan của vi-rút cúm, sự mẫn cảm của phần đông dân số thế giới đối với các loại vi-rút chưa lưu hành trước đó và sự di chuyển qua lại của con người có nghĩa là mọi nơi trên thế giới và mọi thành phần của xã hội đều có khả năng nhiễm bệnh. Điều này sẽ gây ảnh hưởng không chỉ tới sức khỏe và hạnh phúc của dân chúng, mà còn cho an ninh quốc gia và nền kinh tế cũng như các hoạt động của xã hội.Một khi tiền đề cơ bản này được nhận ra, phạm vi và quy mô của các biện pháp cần thiết để chuẩn bị cho đại dịch sẽ trở nên rõ ràng. Thúc đẩy các kết nối Một trong những lỗ hổng lớn nhất mà chúng ta đang phải đối mặt là sự thiếu kết nối giữa các cộng đồng chịu trách nhiệm cho các công tác chuẩn bị cho đại dịch.Điều này đang áp dụng cho những sự phối hợp nỗ lực giữa các quốc gia, giữa cộng đồng y tế và phi y tế, giữa ngành y tế công cộng và cộng đồng các chuyên gia y tế, và giữa cộng đồng sức khỏe động vật và con người. Ngành y tế công cộng và cộng đồng các chuyên gia y tế Tại Hoa Kỳ, cộng đồng y tế công cộng có trách nhiệm đối với các nỗ lực tăng cường sức khỏe và phòng chống dịch bệnh trên toàn cộng đồng,và cộng đồng các chuyên gia y tế chủ yếu tập trung vào các hành động ở cấp độ cá nhân. Giao tiếp và phối hợp không đầy đủ giữa các cộng đồng này sẽ làm suy yếu công tác chuẩn bị đối phó với dịch cúm của chúng ta. Trong bối cảnh của một đại dịch, cộng
  • 32. Chiến lược quốc gia cho đại dịch cúm Chương 2: Chính phủ lên kế hoạch cho đại dịch 28 đồng các chuyên gia y tế phải có nhận thức về các phân tích dịch tễ học đang diễn ra và các can thiệp toàn cộng đồng đang được các nhà lãnh đạo y tế công cộng khuyến nghị, và cộng đồng y tế công cộng phải có nhận thức về các tình huống liên quan đến sự tiến triển của bệnh. Điều này chỉ có thể đến từ sự kết nối với các khoa cấp cứu và các cơ sở chăm sóc cấp tính khác nơi bệnh nhân bị cúm đang điều trị.Thời kỳ đại dịch cho ta một cơ hội để thiết lập và kiểm tra các mối quan hệ này. Cộng đồng quốc tế Sự thật là vi-rút không phân biệt biên giới, do đó các hành động của một quốc gia sẽ có sự tác động đến phần còn lại của toàn cầu, do đó chúng ta nên làm việc để sắp xếp các nỗ lực phòng chống đại dịch và các nỗ lực ứng phó giữa các quốc gia. Cộng đồng quốc tế cần tuân thủ các tiêu chuẩn và qui định hiện hành về báo cáo bệnh tật, hợp tác khoa học, các biện pháp y tế công cộng để hạn chế lây lan dịch bệnh và một loạt các biện pháp liên quan hỗ trợ các mục tiêu cảnh báo sớm và phản ứng nhanh. Việc các quốc gia áp dụng sớm các Quy định về Sức khỏe Quốc tế thể hiện một bước quan trọng theo hướng đi này, cũng như sự cam kết của các quốc gia đối với các nguyên tắc của Quan hệ đối tác quốc tế về cúm gia cầm và đại dịch cúm. Cộng đồng quốc tế phải dựa trên các thỏa thuận này để thiết lập các chính sách, giao thức và quy trình quốc gia phối hợp để đảm bảo rằng chúng ta có phản ứng nhất quán giữa các quốc gia khi xuất hiện vi-rút gây đại dịch. Các cộng đồng y tế và phi y tế Bởi vì tác động của đại dịch sẽ lan ra trên phạm vi toàn xã hội, điều cần thiết là tất cả các tổ chức phải chuẩn bị cho những vấn đề thường sẽ được giao phó các cộng đồng y tế. Điều này đòi hỏi một sự thay đổi trong suy nghĩ đối với hầu hết các tổ chức chính phủ và phi chính phủ, đặc biệt là các doanh nghiệp, những nơi có thể không quen với việc lập kế hoạch xung quanh các cân nhắc về sức khỏe. Mặc dù các tổ chức này có trách nhiệm lên kế hoạch thay cho các nhân viên, khách hàng, sinh viên và các bên liên quan khác, nhưng các cộng đồng y tế phải cung cấp hướng dẫn về cách thức thực hiện kế hoạch này.Điều này chỉ có thể được thực hiện thông qua việc thiết lập mối quan hệ giữa cộng đồng y tế và các cơ quan trên toàn chính phủ và các tổ chức trên toàn cộng đồng. Cộng đồng nghiên cứu về sức khỏe động vật và con người Động vật là một mầm mống tiềm tàng cho các mầm bệnh mới của con người. Trong lúc vi-rút