SlideShare a Scribd company logo
1 of 24
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH
THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH
---------------------
BỔ SUNG KIẾN THỨC
MÔN KINH TẾ VĨ MÔ
CHUYÊN NGÀNH:
MÃ NGÀNH:
ĐỀ TÀI:
ẢNH HƯỞNG CỦA COVID-19 ĐẾN TĂNG TRƯỞNG
KINH TẾ Ở VIỆT NAM
HVTH : Nguyễn Hoài Nam
CBHD :
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
MỤC LỤC
MỤC LỤC............................................................................................................2
MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
Nội dung ...............................................................................................................3
PHẦN 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN .............................................................................3
1.1 Tác động là gì?.....................................................................................3
1.2 Đại dịch Covid-19 là gì........................................................................3
1.3 Phục hồi nền kinh tế là gì ?..................................................................4
PHẦN 2: ẢNH HƯỞNG CỦA COVID-19 ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
Ở VIỆT NAM..................................................................................................................5
2.1.Dịch bệnh tác động đến trực tiếp đến nguồn lao động...............................5
2.2.Dịch bệnh tác động đến kinh tế................................................................10
2.3. Thị trường chứng khoán..........................................................................12
PHẦN 3: GIẢI PHÁP PHỤC HỒI NỀN KINH TẾ SAU DỊCH BỆNH...........15
3.1. Một số giải pháp......................................................................................15
3.2 Các kiến nghị để phục hồi kinh tế sau Covid-19......................................16
KẾT LUẬN ........................................................................................................22
Tài liệu tham khảo..............................................Error! Bookmark not defined.
MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài:
Bùng phát vào cuối tháng 12/2019, bắt nguồn từ một chợ hải sản ở Hồ Nam, Vũ
Hán, miền Trung Trung Quốc, virus Corona ban đầu được xác nhận là một loại bệnh
“viêm phổi lạ” hoặc “viêm phổi không rõ nguyên nhân”. Chỉ sau 100 ngày xuất hiện,
đại dịch viêm đường hô hấp cấp do virus Corona đã nhanh chóng tác động tới các lĩnh
vực kinh tế, xã hội, thị trường tài chính chao đảo, nền kinh tế toàn cầu rơi vào suy
thoái với tỷ lệ thất nghiệp và nghèo đói chưa từng có trong lịch sử.
Tên gọi vi rút Corona có nguồn gốc từ tiếng Latin, trong đó “corona” có nghĩa
là “vương miện” hoặc “hào quang”. Virus này có những chiếc gai bao bọc bên ngoài,
chúng tương tác với thụ thể trên tế bào, theo cơ chế tương tự chìa khóa và ổ khóa, từ
đó cho phép virus xâm nhập vào bên trong.
Tính đến ngày 8 tháng 5 năm 2021, theo thống kê chính thức hiện nay, trên thế
giới có tổng số ca nhiễm khoảng 156 triệu người, đã bình phục là 92,6 triệu người và
tử vong là 3,26 triệu người, trong đó tại Việt Nam ca nhiễm là 3.137 người, đã bình
phục là 2.560, số ca tử vong là 35 người. Dịch bệnh đã ảnh hưởng rất lớn đến tính
mạng con người cũng như nền kinh tế thế giới cũng như Việt Nam. Nhiều quốc gia
Châu Á đã dự đoán tăng trưởng kinh tế năm 2020 là 0%. Việt Nam ta tuy không bị
bùng phát dịch bệnh trên quy mô rộng nhưng nền kinh tế cũng bị ảnh hưởng do giãn
cách xã hôi, GDP năm 2020 chỉ tăng 3% (giảm 50% so với cùng kỳ năm ngoái), nhiều
doanh nghiệp bị phá sản, các starup cũng bị điêu đứng, nhiều người dân bị mất việc
làm. Vì thế nghiên cứu đề tài này là một hành động cấp thiết giúp chúng ta có thể có
góc nhìn tổng quan về kinh tế thế giới trong mùa dịch này nhằm kịp thời phán đoán
các tác động của nó có ảnh hưởng như thế nào
2.Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu đề tài trên để tìm hiểu các tác động của đại dịch đến nền kinh tế
Việt Nam. Dịch Covid-19 ảnh hưởng đến nhiều mặt của các nền kinh tế từ ảnh hưởng
trực tiếp đên ảnh hưởng gián tiếp vì thế cần phải phân tích rõ hơn ảnh hướng như thế
nào và ảnh hưởng mức độ nào đến các nghành, sau khi phân tích ta có được cái nhìn
tổng quát nhất để có thể đưa ra các giải pháp để phục hồi lại thị trường trong và sau
khi dịch bệnh qua đi.
3.Nhiệm vụ nghiên cứu:
Tìm hiểu sự tác động của đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế Việt Nam
Làm rõ cơ sở lý luận.
Nghiên cứu thực tiễn: nghiên cứu rõ hơn về nhiều chiều trong một nền kinh tế
như xã hội, chính trị, nguồn lao động đã bị ảnh hướng như thế nào? Ngoài ra nhìn các
nghành được ảnh hưởng tích cực từ dịch bênh
Kết luận, khuyến nghị, đưa ra các giải pháp phục hồi nền kinh tế sau khi đại
dịch đi qua
4.Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nền kinh tế Việt Nam trong đại dịch Covid-
19
5.Phạm vi nghiên cứu:
Bài tiểu luân sẽ nghiên cứu tập chung vào các nước lớn bị ảnh hưởng nặng vì
dịch Covid vì khi các nước phát triển bị khủng hoảng sẽ ảnh hướng đến kinh Việt Nam
6.Ý nghĩa việc nghiên cứu:
Nghiên cứu đề tài trên để có thể phân tích tình hình kinh tế thế giới ở hiện tại và
tương lai nhằm mục đích có giải pháp hồi phục nền kinh tế
7.Phương pháp nghiên cứu:
Để phân tích, nghiên cứu về vấn đề “tác động của đại dịch đến nền kinh tế Việt
Nam ”, em đã sử dụng một số phương pháp như: phân tích, nghiên cứu tài liệu, quan
sát
Ý nghĩa lý luận: Giúp dự đoán được tình hình kinh tế thế giới trong thời kỳ dịch
bệnh nhằm đưa ra được trước các khả năng có thể xảy ra
Ý nghĩa thực tế: giúp hồi phục nền kinh tế trong và sau đại dịch
8.Ý nghĩa của đề tài
Ý nghĩa lý luận: Giúp dự đoán được tình hình kinh tế thế giới trong thời kỳ dịch
bệnh nhằm đưa ra được trước các khả năng có thể xảy ra
Ý nghĩa thực tế: giúp hồi phục nền kinh tế trong và sau đại dịch
Nội dung
PHẦN 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1Tác động là gì?
Tác động là một hiện tượng, sự vật, sự việc làm cho một đối tượng nào đó có
những biến đổi nhất định
1.2Đại dịch Covid-19 là gì
Theo trang web Wikipedia “Đại dịch COVID-19là một đại dịch bệnh truyền
nhiễm với tác nhân là virus SARS-CoV-2, đã xuất hiện và gây ảnh hưởng trên phạm vi
toàn cầu[8] từ tháng 12 năm 2019. Tâm dịch đầu tiên được ghi nhận là thành phố Vũ
Hán thuộc miền Trung Trung Quốc, bắt nguồn từ một nhóm người mắc viêm phổi
không rõ nguyên nhân. Giới chức y tế địa phương xác nhận rằng trước đó nhóm người
này đã từng tiếp xúc, chủ yếu là với những thương nhân buôn bán và làm việc tại chợ
bán buôn hải sản Hoa Nam, nơi được cho là địa điểm bùng phát dịch bệnh đầu tiên.
Các nhà khoa học Trung Quốc đã tiến hành nghiên cứu và phân lập được một chủng
loại coronavirus mới, được Tổ chức Y tế Thế giới lúc đó tạm thời gọi là 2019-nCoV,
có trình tự gen giống với SARS-CoV trước đây với mức tương đồng 79,5%.
Chính phủ các quốc gia trên thế giới đã tiến hành phản ứng đáp trả nhằm bảo vệ
sức khỏe người dân cũng như các nhóm cộng đồng trên toàn cầu, bao gồm: hạn chế đi
lại, phong tỏa kiểm dịch, ban bố tình trạng khẩn cấp, sử dụng lệnh giới nghiêm, tiến
hành cách ly xã hội, hủy bỏ các sự kiện đông người, đóng cửa trường học và những cơ
sở dịch vụ, kinh doanh ít quan trọng, khuyến khích người dân tự nâng cao ý thức
phòng bệnh, hạn chế ra ngoài, đồng thời chuyển đổi mô hình hoạt động kinh doanh,
học tập, làm việc từ truyền thống sang trực tuyến. Các biện pháp giới nghiêm khác
nhau ở các nước trên thế giới; phương pháp sàng lọc tại các sân bay và nhà ga; hạn chế
hoặc hủy bỏ các hoạt động du lịch tới những khu vực, vùng, quốc gia có nguy cơ
nhiễm dịch cao,... Ngoài ra, các trường học cũng đã phải đóng cửa trên toàn quốc hoặc
ở một số vùng tại hơn 170 quốc gia, ảnh hưởng đến 87% học sinh, sinh viên trên toàn
thế giới, tính đến ngày 8 tháng 5 năm 2021.
Những ảnh hưởng trên toàn thế giới của đại dịch COVID-19 hiện nay bao gồm:
thiệt hại sinh mạng con người, sự bất ổn về kinh tế và xã hội, tình trạng bài ngoại và
phân biệt chủng tộc đối với người gốc Trung Quốc và Đông Á, việc truyền bá thông
tin sai lệch trực tuyến và thuyết âm mưu về virus.”
1.3Phục hồi nền kinh tế là gì ?
Phục hồi nền kinh tế là sự trở về điểm “đỉnh” của nền kinh tế trong quá khứ do
sự tác động nào đó làm gây nên suy thoái nền kinh tế. Để phục hồi nền kinh tế thường
có các chính sách của giai cấp thống trị để có thể dẫn dắt thị trường trở lại tăng trưởng
sau khủng hoảng
Kinh tế thế giới cũng đã từng gặp phải nhiều cuộc khủng hoảng như cuộc
khủng đại khủng hoảng năm 1929-1939, khủng hoảng giá dầu năm 1973, cuộc khủng
hoảng tài chính Châu Á năm 1997. Và đến ngày nay qua nhiều cuộc khủng hoảng
nhưng kinh tế các nước đã phục hồi và phát triển mạnh nhờ sự thay đổi chính sách, mô
hình tài chính đề thích ứng với sự phát triển của thị trường
PHẦN 2: ẢNH HƯỞNG CỦA COVID-19 ĐẾN TĂNG
TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM
2.1.Dịch bệnh tác động đến trực tiếp đến nguồn lao động
Sự lây lan của đại dịch Covid-19 trong cộng đồng đã khiến 19,9% lao động
trong các cơ sở sản xuất kinh doanh và 19,0% lao động trong các doanh nghiệp/Hợp
tác xã còn bị ảnh hưởng, chủ yếu là giảm thu nhập hoặc giảm giờ làm.
Tuy nhiên, dịch Covid 19 cũng góp phần thay đổi thói quen làm việc, thúc đẩy
việc ứng dụng công nghệ thông tin của người lao động nhằm thích nghi với các diễn
biến khó lường của đại dịch. Kết quả điều tra cho thấy, trong quý I năm 2021, có hơn
78 nghìn lao động cho biết do đại dịch Covid-19 nên họ đã chuyển đổi từ việc không
ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) sang có ứng dụng CNTT trong công việc của
mình.
Trong quý I năm 2021, số người có việc làm phi chính thức là 20,7 triệu, giảm
251,7 nghìn người so với quý trước và tăng 525,4 nghìn người so với cùng kỳ năm
trước. Tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức quý I năm 2021 là 57,1%, tăng 1,1
điểm phần trăm so với quý trước và tăng 1,8 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm
trước. Tỷ lệ này tăng cao ở khu vực nông thôn (tăng so với quý trước và cùng kỳ năm
trước tương ứng là 2,1 và 2,6 điểm phần trăm) và ở nữ giới (tăng so với quý trước và
cùng kỳ năm trước tương ứng 1,8 và 2,5 điểm phần trăm).
Kết quả điều tra cũng cho thấy rằng, mặc dù số người có việc làm giảm nhưng
số phụ nữ có việc làm lại tăng so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, mức tăng này ở
phụ nữ chủ yếu là do tăng về số người có việc làm phi chính thức khiến tỷ lệ lao động
phi chính thức của nữ giới tăng mạnh hơn so với nam giới (2,5 điểm phần trăm so với
1,2 điểm phần trăm). Đây có thể là do tác động của yếu tố giới khi tham gia thị trường
lao động dưới tác động của đại dịch Covid-19: nữ giới dễ thỏa hiệp và không có nhiều
cơ hội lựa chọn các công việc khi tham gia thị trường lao động so với nam giới, họ bắt
buộc phải chấp nhận làm các công việc kém ổn định hơn miễn là có thể đảm bảo thu
nhập cho bản thân và gia đình.
Dịch Covid-19 bùng phát lần thứ ba ngay trước và trong dịp Tết nguyên
đán làm tăng đáng kể số lao động thiếu việc làm so với quý trước và cùng kỳ năm
trước
Số người thiếu việc làm trong độ tuổi lao động quý I năm 2021 là 971,4 nghìn
người; tăng 143,2 nghìn người so với quý trước và tăng 78,7 nghìn người so với cùng
kỳ năm trước. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi quý I năm 2021 là
2,20%; tăng 0,38 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 0,22 điểm phần trăm so với
cùng kỳ năm trước.
Hình 1: Số người và tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi các quý, giai đoạn 2019-2021
Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi quý I năm 2021 ở khu vực nông,
lâm nghiệp và thủy sản là 3,88%, khu vực công nghiệp và xây dựng là 1,51%; khu vực
dịch vụ là 1,76%. Mặc dù khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản vẫn có tỷ lệ thiếu việc
làm trong độ tuổi lao động cao nhất nhưng so với cùng kỳ năm trước, tỷ lệ thiếu việc
làm trong khu vực này đã giảm đi 0,8 điểm phần trăm, trong khi đó tỷ lệ này ở khu vực
công nghiệp và xây dựng tăng 0,86 điểm phần trăm và khu vực dịch vụ tăng 0,31 điểm
phần trăm. Rõ ràng, sự bùng phát của đại dịch Covid-19 đã làm tình trạng thiếu việc
làm lan rộng sang cả khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.
Hình 2: Tỷ lệ lao động thiếu việc làm trong độ tuổi theo khu vực kinh tế quý I, giai đoạn 2019-2021
Đơn vị: %
Thu nhập bình quân tháng của người lao động đạt 6,3 triệu đồng,
tăng so với quý trước và cùng kỳ năm trước
Thu nhập bình quân tháng của người lao động quý I năm 2021 đạt 6,3 triệu
đồng, tăng 339 nghìn đồng so với quý trước và tăng 106 nghìn đồng so với cùng kỳ
năm trước. Thu nhập bình quân tháng của lao động nam cao hơn 1,4 lần của lao động
nữ (tương ứng 7,3 triệu đồng so với 5,2 triệu đồng); thu nhập bình quân lao động khu
vực thành thị cao hơn 1,5 lần lao động khu vực nông thôn (tương ứng 7,9 triệu đồng so
với 5,4 triệu đồng).
Bất chấp sự bùng phát của đại dịch Covid-19, thu nhập bình quân của người lao
động quý I năm 2021 vẫn tăng so với cùng kỳ năm trước và tăng ở cả ba khu vực kinh
tế. Thu nhập bình quân tháng người lao động trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy
sản là 3,6 triệu đồng, tăng 181 nghìn đồng so với cùng kỳ năm trước, lao động trong
khu vực công nghiệp và xây dựng có thu nhập bình quân là 7,2 triệu đồng, tăng 112
nghìn đồng và thu nhập bình quân của lao động trong khu vực dịch vụ là 7,5 triệu
đồng, tăng 55 nghìn đồng so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung quý I năm 2021 so với cùng kỳ năm trước, khu vực nông, lâm
nghiệp và thủy sản ghi nhận tốc độ tăng thu nhập bình quân cao nhất, tăng 5,2%; khu
vực dịch vụ có tốc độ tăng là 1,5% và khu vực công nghiệp và xây dựng có tốc độ tăng
thu nhập bình quân thấp nhất, tăng 0,8%.
Hình 3: Thu nhập bình quân tháng người lao động theo khu vực kinh tế, quý I năm 2020 và 2021
Đơn vị: Triệu đồng
Mặc dù thu nhập bình quân chung tăng nhưng mức tăng này không đều giữa các
ngành. Một số ngành vẫn chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19 và thu nhập của
lao động trong ngành đó bị sụt giảm so với cùng kỳ năm trước. Đó là các ngành: nghệ
thuật, vui chơi giải trí, giảm 5,2% (giảm 359 nghìn đồng); vận tải kho bãi giảm 2,7%
(giảm 234 nghìn đồng).
Thu nhập bình quân tháng của lao động làm công ăn lương quý I năm 2021 đạt 7,2
triệu đồng, tăng 556 nghìn đồng so với quý trước và tăng 132 nghìn đồng so với cùng
kỳ năm trước. Lao động nam có thu nhập bình quân cao gấp 1,2 lần lao động nữ (7,6
triệu đồng so với 6,6 triệu đồng).
Số người thất nghiệp giảm so với quý trước nhưng tăng so với cùng kỳ năm trước, tỷ
lệ thanh niên không có việc làm và không tham gia học tập hoặc đào tạo tăng lên so
với cùng kỳ năm trước
Số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý I năm 2021 là gần 1,1 triệu
người, giảm 137,0 nghìn người so với quý trước và tăng 12,1 nghìn người so với cùng
kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý I năm 2021 là 2,42%, giảm
0,21 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 0,08 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm
trước.
Tỷ lệ thanh niên không có việc làm và không tham gia học tập hoặc đào tạo
(viết gọn là tỷ lệ NEET, từ tiếng Anh là Youth not in employment, education or
training) trong quý I năm 2021 là 16,3%, tương đương với gần 2 triệu thanh niên; tăng
0,9 điểm phần trăm tương đương với 51,6 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Tỷ
lệ NEET ở khu vực thành thị, nông thôn, nam, nữ đều tăng so với cùng kỳ năm trước,
tương ứng là 1,0 điểm phần trăm; 0,7 điểm phần trăm; 1,1 điểm phần trăm và 0,6 điểm
phần trăm. Như vậy, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến việc tìm kiếm việc làm cũng
như học tập của thanh niên, làm tỷ lệ NEET tăng lên.
Hình 4: Tỷ lệ thanh niên không có việc làm và không tham gia học tập,
đào tạo quý I năm 2020 và 2021
Đơn vị: %
Hiện nay vẫn còn một bộ phận không nhỏ lực lượng lao động tiềm năng chưa được
khai thác, đặc biệt là nhóm lao động trẻ; việc tận dụng nhóm lao động này trở nên hạn
chế hơn trong bối cảnh dịch Covid-19
Tỷ lệ lao động không sử dụng hết tiềm năng của Việt Nam trước khi dịch Covid-19
xuất hiện ở các quý năm 2019 chỉ ở mức 4%. Tuy nhiên tỷ lệ này bắt đầu tăng lên khi
dịch Covid-19 xuất hiện tại nước ta, chiếm 4,8% vào quý I năm 2020 và tăng lên mức
cao nhất là 6,2% vào quý II năm 2020 khi dịch Covid-19 bùng phát. Khi các hoạt động
kinh tế – xã hội dần được khôi phục vào cuối năm 2020, tỷ lệ lao động không sử dụng
hết tiềm năng giảm xuống còn 4,4% vào quý IV năm 2020 và tăng lên 4,9% vào quý I
năm 2021 khi dịch Covid-19 quay trở lại.
2.2.Dịch bệnh tác động đến kinh tế
Năm 2020 được xem là một năm của những khó khăn và thách thức lớn đối với kinh tế
thế giới nói chung, trong đó có Việt Nam. Kinh tế thế giới được dự báo suy thoái
nghiêm trọng nhất trong lịch sử, tăng trưởng của các nền kinh tế lớn đều giảm sâu do
ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19. Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam vẫn duy trì tăng
trưởng với tốc độ tăng GDP ước tính đạt 2,91%.
Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, làm gián đoạn hoạt động kinh tế – xã hội của các
quốc gia trên thế giới; xung đột thương mại Mỹ – Trung vẫn tiếp diễn. Trong nước,
thiên tai, dịch bệnh tác động không nhỏ tới các hoạt động của nền kinh tế và cuộc sống
của người dân; tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm ở mức cao. Tuy nhiên, với những giải
pháp quyết liệt và hiệu quả trong việc thực hiện mục tiêu kép “vừa phòng chống dịch
bệnh, vừa phát triển kinh tế – xã hội”, kinh tế Việt Nam vẫn đạt kết quả tích cực với
việc duy trì tăng trưởng. Mặc dù tăng trưởng GDP năm 2020 đạt thấp nhất trong giai
đoạn 2011-2020 nhưng trước những tác động tiêu cực của dịch Covid-19 thì đó là một
thành công của nước ta với tốc độ tăng thuộc nhóm nước cao nhất thế giới.
Trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, sản lượng một số cây lâu năm, sản phẩm
chăn nuôi chủ yếu và sản lượng tôm năm 2020 tăng khá đã đưa tốc độ tăng của khu
vực này đạt 2,68%, cao hơn năm 2019 (2,01%). Đối mặt với tình hình dịch bệnh trên
cây trồng và vật nuôi, biến đổi khí hậu, thẻ vàng EC trong khai thác thủy sản chưa
được gỡ bỏ, đặc biệt là dịch Covid-19 nhưng khu vực này đã gặt hái được kết quả tăng
trưởng khả quan với nỗ lực vượt bậc thông qua các giải pháp chuyển đổi cơ cấu cây
trồng, mùa vụ. Trong đó, ngành nông nghiệp tăng 2,55%; ngành lâm nghiệp tăng
2,82% và ngành thủy sản tăng 3,08% (tốc độ tăng tương ứng của các ngành trong năm
2019 là 0,61%; 4,98% và 6,30%). Đặc biệt, kết quả xuất khẩu nông sản tăng mạnh
trong bối cảnh khó khăn do dịch Covid-19, kim ngạch xuất khẩu gạo lần đầu tiên đạt
hơn 3 tỷ USD, tăng 9,3% so với năm 2019; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 12.323,3 tỷ USD,
tăng 15,7%. Trái ngược với ngành lâm sản, bức tranh xuất khẩu thủy sản lại ảm đạm
hơn khi kim ngạch xuất khẩu năm 2020 chỉ đạt 8,4 tỷ USD, giảm 1,8% so với năm
trước.
Hình 1. Tốc độ tăng gdp giai đoạn 2010-2020
Trong tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế, khu vực công nghiệp và xây dựng đạt
tốc độ tăng cao nhất với 3,98%, đóng góp 1,62 điểm phần trăm vào mức tăng chung.
Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục đóng vai trò chủ chốt dẫn dắt tăng trưởng
của nền kinh tế với mức tăng 5,82%, đóng góp 1,25 điểm phần trăm. Chỉ số sản xuất
công nghiệp của một số ngành như sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu; sản xuất
kim loại; sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế; sản xuất sản phẩm điện tử, máy
vi tính và sản phẩm quang học… tăng khá với tốc độ tăng tương ứng là 27,1%; 14,4%;
11,4% và 11,3%, góp phần đưa ngành chế biến, chế tạo tăng trưởng khả quan trong bối
cảnh dịch Covid-19 làm đứt gãy chuỗi cung ứng nguyên liệu sản xuất đầu vào.
Đối với khu vực dịch vụ, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng
giảm 1,2% trong 6 tháng đầu năm 2020 so với cùng kỳ năm trước, nhưng sau đó đã
phục hồi rõ rệt với tốc độ tăng 6 tháng cuối năm đạt 6,2%, đưa lĩnh vực thương mại
trong nước cả năm tăng 2,6%. Tốc độ tăng trưởng của một số ngành dịch vụ thị trường
như sau: Bán buôn và bán lẻ tăng 5,53% so với năm trước, đóng góp 0,61 điểm phần
trăm; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 6,87%, đóng góp 0,46 điểm
phần trăm; ngành vận tải, kho bãi giảm 1,88%, làm giảm 0,06 điểm phần trăm; ngành
dịch vụ lưu trú và ăn uống giảm 14,68%, làm giảm 0,62 điểm phần trăm.
Một điểm sáng trong bức tranh kinh tế năm 2020 không thể không nhắc đến đó là xuất
khẩu vượt khó trong tình hình dịch bệnh, duy trì tăng trưởng dương; xuất siêu hàng
hóa đạt mức cao kỷ lục (19,1 tỷ USD) và cán cân thương mại duy trì xuất siêu 5 năm
liên tiếp (Kim ngạch xuất siêu hàng hóa các năm trong giai đoạn 2016-2020 lần lượt
là: 1,6 tỷ USD; 1,9 tỷ USD; 6,5 tỷ USD; 10,9 tỷ USD; 19,1 tỷ USD). Việc ký kết các
Hiệp định thương mại tự do đã mang lại những tín hiệu tích cực cho nền kinh tế Việt
Nam, đặc biệt là Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA). Năm
2020, xuất khẩu sang EU đạt 34,8 tỷ USD; đáng chú ý, sau 5 tháng được thực thi (từ
01/8/2020), tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU đạt 15,4 tỷ USD, tăng
1,6% so với cùng kỳ năm trước[3]. Điều này phản ánh năng lực sản xuất trong nước
tăng trưởng cao, môi trường đầu tư, sản xuất, kinh doanh được tạo thuận lợi và quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành tựu. Đây là
kết quả đáng khích lệ trong bối cảnh kinh tế khu vực EU suy giảm nghiêm trọng và
tiếp tục đối mặt với dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.
Bên cạnh kết quả tăng trưởng đạt được trong năm 2020, nền kinh tế Việt Nam vẫn còn
tồn tại nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Với độ mở lớn, hội nhập quốc tế ngày càng
sâu rộng nên mọi biến động của kinh tế thế giới đều tác động đến các lĩnh vực kinh tế
– xã hội nước ta. Dịch Covid-19 tuy được khống chế ở Việt Nam nhưng còn diễn biến
phức tạp trên thế giới, các hoạt động sản xuất, cung ứng và lưu chuyển thương mại,
hàng không, du lịch, lao động và việc làm bị đình trệ, gián đoạn. Bên cạnh đó, xuất
khẩu tăng trưởng nhưng chưa đảm bảo tính bền vững, năng suất lao động vẫn ở mức
thấp… Do vậy, nước ta cần tập trung thực hiện mục tiêu kép “vừa phòng chống dịch
bệnh hiệu quả, vừa tận dụng tốt các cơ hội, nỗ lực phục hồi và phát triển kinh tế – xã
hội trong trạng thái bình thường mới”; đồng thời khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế để
đưa nền kinh tế đạt mức tăng trưởng cao nhất trong năm 2021.
2.3. Thị trường chứng khoán
SAU khi dịch Covid-19 trong nước được kiểm soát, thị trường chứng khoán
Việt Nam đã phục hồi nhanh và mạnh, thuộc top 10 thị trường tăng tưởng tốt nhất thế
giới. Tính cả năm, VN-Index đã tăng khoảng 13%, dòng tiền đổ vào thị trường tăng từ
mức năm, sáu tỷ đồng trước đó lên 15 -17 nghìn tỷ đồng mỗi phiên gần đây.
Một điểm cũng rất đặc biệt trong năm 2020 trên thị trường chứng khoán, là sự
bứt phá của nhiều doanh nghiệp lớn ngay giữa giông tố. Đại dịch Covid-19 ảnh hưởng
tới hầu hết các doanh nghiệp, nhưng vẫn có những gương mặt nổi lên, tăng trưởng
mạnh mẽ như Hòa Phát, Vinaconex, Novaland, Viettel Global... Nhóm ngân hàng
cũng bứt phá khá mạnh, lợi nhuận chín tháng tăng khoảng 10%, điển hình như
Techcombank, VP Bank…
Theo các chuyên gia, sở dĩ chứng khoán Việt Nam ngược dòng tăng giá trước
hết là do Việt Nam đã kiểm soát tốt dịch bệnh. Bên cạnh đó, cơ quan quản lý TTCK,
ngân hàng... cũng đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ thị trường, tháo gỡ khó khăn
cho doanh nghiệp. Sự ổn định kinh tế vĩ mô là yếu tố nền tảng cho một sự hồi phục và
bứt phá nhanh chóng của chứng khoán. Nền kinh tế Việt Nam có nhiều điểm sáng, với
xuất khẩu khả quan, thặng dư thương mại cao kỷ lục, lạm phát được kiểm soát,...
Cùng với đó, thời gian qua, TTCK còn nhận được nhiều sự hỗ trợ khác. Như trong ba
quý đầu năm thặng dư thương mại cao kỷ lục, lạm phát được kiểm soát. Triển vọng
kinh tế trong quý IV được các tổ chức quốc tế đánh giá khá tốt. IMF, World Bank,
ADB dự báo Việt Nam tăng trưởng từ 1,6% - 3% trong năm 2020. Chính phủ đẩy
mạnh đầu tư công đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đặc biệt các dự án quy
mô lớn, trọng điểm sẽ có tác động lan tỏa đến phát triển kinh tế - xã hội các địa
phương, thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế nói chung và phát triển các doanh nghiệp nói
riêng.
Ngoài ra, trong thời gian qua, các kênh đầu tư khác như gửi tiết kiệm, đầu tư vàng trở
nên kém hấp dẫn hơn do các ngân hàng giảm lãi suất và đà tăng của giá vàng chững
lại, dẫn đến dòng tiền nhàn rỗi đã được đầu tư vào TTCK, góp phần tăng sức mua trên
TTCK. Ông Lê Hải Trà, phụ trách Hội đồng quản trị Sở Giao dịch Chứng khoán TP
Hồ Chí Minh (HOSE) cho biết, theo thống kê, top 20 công ty chứng khoán hàng đầu
thị trường có số lượng lệnh tăng từ 3 - 12 lần.
Như vậy, với mức phục hồi mạnh mẽ của TTCK và lãi suất duy trì thấp kỷ lục,
dòng tiền đã chảy mạnh vào kênh đầu tư chứng khoán, thị trường ghi nhận quy mô
tham gia của nhà đầu tư mới cao chưa từng thấy trong lịch sử. Tính đến hết tháng 11-
2020, tổng số tài khoản mở mới trong năm đạt 332.886 tài khoản; trong đó, nhà đầu tư
cá nhân trong nước mở mới 329.452 tài khoản. Số người tham gia chứng khoán mới
(F0) tăng kỷ lục, một năm bằng cả 10 năm trước cộng lại. Theo đó, mỗi tháng các
công ty chứng khoán ghi nhận khoảng 50 nghìn người mới tham gia thị trường. Tổng
cả năm 2020 khoảng 600 nghìn tài khoản mới. Trong các phiên giao dịch cuối tháng
12, nhiều nhà đầu tư ghi nhận dấu hiệu của hiện tượng nghẽn lệnh. Sự tham gia mạnh
mẽ của các nhà đầu tư mới cũng đẩy thanh khoản thị trường tăng lên ngưỡng kỷ lục
với phiên giao dịch đạt gần 23.562 tỷ đồng trên hai sàn vào ngày 15-6-2020. Giá trị
khớp lệnh cũng liên tục đạt hơn 10 nghìn tỷ đồng/phiên trong tháng 12-2020. Về thị
trường trái phiếu, có thể thấy thị trường trái phiếu doanh nghiệp tiếp tục có thêm một
năm “bùng nổ”, đặc biệt là trái phiếu phát hành riêng lẻ. Chỉ tính trong 11 tháng, tổng
lượng phát hành thành công trái phiếu doanh nghiệp đã tăng tới gần 25% so với cả
năm năm 2019.
Trong năm 2021, chứng khoán Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục tươi sáng nhờ
triển vọng kinh tế tốt. Bên cạnh đó là việc hiệu ứng tiền rẻ tiếp tục kéo dài do đại dịch
chưa chấm dứt, ngân hàng trung ương các nước vẫn bơm tiền vào thị trường.
Việt Nam tiếp tục được xem là điểm sáng nhất khu vực châu Á và thế giới về chống
dịch. Đây là điều kiện để ổn định sản xuất và hút vốn đầu tư nước ngoài. Xu hướng
dịch chuyển dòng vốn FDI từ Trung Quốc sang Việt Nam cũng góp phần giúp các nhà
đầu tư hưng phấn. Theo đánh giá của một quỹ đầu tư nước ngoài, TTCK Việt Nam có
thể gây bất ngờ lớn cho giới đầu tư trong khoảng thời gian từ 2020-2024. Lãi suất
giảm sâu kéo nhà đầu tư vào chứng khoán và đây là yếu tố có thể khiến VN-Index sớm
cán mốc 1.800 điểm.
Còn theo tính toán của một số công ty chứng khoán, chỉ số giá trên thu nhập
mỗi cổ phiếu (PE) chứng khoán Việt Nam đang ở mức khoảng 17 lần. Nếu năm sau
thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) của các doanh nghiệp tăng 10% thì PE rút xuống còn
15,3. Giả sử nếu lấy PE ở mức 17-18 là hệ số định giá phù hợp cho VN-Index thì năm
sau, chỉ số này có thể tăng 15%, tức lên khoảng 1.300 điểm.
Điều này cũng không phải quá khó khăn khi hàng loạt TTCK trên thế giới,
trong đó có Mỹ, liên tục lập đỉnh cao mới, trong khi Việt Nam chưa qua được đỉnh cũ
cho dù Việt Nam chịu ảnh hưởng ít hơn từ đại dịch Covid-19.
Với việc Kuwait được nâng hạng lên thị trường mới nổi - Emerging Markets,
Việt Nam có thể sẽ là quốc gia hưởng lợi lớn. Chứng khoán Việt Nam sẽ thu hút dòng
vốn từ các quỹ theo dõi chỉ số thị trường cận biên. Ngoài những yếu tố nội tại trong
nước, sự phục hồi kinh tế của các nền kinh tế lớn trên thế giới như Mỹ, Trung Quốc và
châu Âu trong quý III vừa qua cũng là một trong những động lực khiến TTCK Việt
Nam tăng trưởng.
PHẦN 3: GIẢI PHÁP PHỤC HỒI NỀN KINH TẾ SAU
DỊCH BỆNH
3.1. Một số giải pháp
Tác động của đại dịch Covid -19 đã làm cho lao động gặp nhiều khó khăn hơn
trong việc tham gia thị trường lao động và đóng góp trong chuỗi sản xuất hàng hóa và
dịch vụ. Đến nay, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận trong thực
hiện mục tiêu kép vừa chống dịch vừa khôi phục, phát triển kinh tế. Mặc dù tốc độ
tăng GDP trong quý II năm 2020 thấp kỷ lục trong nhiều năm qua, nhưng là mức tăng
trưởng dương mà nhiều nước trên thế giới không đạt được. Đại dịch Covid -19 trên thế
giới đang diễn biến phức tạp, với nhiều nguy cơ bùng nổ làn sóng dịch tại nhiều nước
trên thế giới, ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình lao động, việc làm và thu nhập của
người lao động. Biện pháp giãn cách xã hội áp dụng trong tháng 3 và cách ly xã hội áp
dụng trong tháng 3 và tháng 4 đang gây nên sự sụt giảm nghiêm trọng trong doanh thu.
Các nhà máy phục vụ thị trường nội địa đang phải cắt giảm thời giờ làm việc của
người lao động, đề nghị giảm mức lương hay tạm dừng mọi hoạt động sản xuất và cho
người lao động nghỉ việc. Lao động và làm việc trong các doanh nghiệp xuất khẩu
cũng đối mặt với sự sụt giảm nghiêm trọng về số giờ làm việc, tạm dừng hợp đồng, cắt
giảm lương và sa thải. Để hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động phục hồi sản xuất góp
phần cải thiện tình hình lao động việc làm, cần thực hiện một số giải pháp:
Một là, tiếp tục thực hiện đồng bộ, hiệu quả các cơ chế, chính sách phù hợp,
nhất là về tài chính, tiền tệ, an sinh xã hội để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, người
lao động, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa vượt qua khó khăn của đại dịch
Covid -19, nhanh chóng khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội. Thực hiện chính sách
miễn, giảm một số nghĩa vụ thuế đối với một số lĩnh vực, đối tượng chịu thiệt hại nặng
nề do đại dịch Covid -19 trong năm 2020. Đồng thời, nghiên cứu để xây dựng các gói
hỗ trợ đặc thù cho nhóm lao động yếu thế, bao gồm lao động nữ và lao động không có
trình độ chuyên môn kỹ thuật chịu tổn thương bởi diễn biến khó lường của đại dịch
Covid -19 nhằm giúp họ sớm vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống.
Hai là, đẩy nhanh việc thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp,
cơ sở sản xuất kinh doanh để phục hồi hoạt động kinh tế (theo nghị quyết 42/NQ-CP)
của tất cả các ngành, đặc biệt là các ngành chịu ảnh hưởng lớn của dịch Covid -19 như
ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; bán buôn và bán lẻ; dịch vụ lưu trú và ăn uống;
vận tải… Bảo đảm an sinh xã hội, giải quyết việc làm, đào tạo nguồn nhân lực phù hợp
với xu thế mới. Thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ an sinh xã hội, giải quyết
việc làm, tạo điều kiện cho người lao động sớm quay trở lại thị trường, bảo đảm đủ lực
lượng lao động khi bước vào giai đoạn tăng cường sản xuất, kinh doanh sau dịch. Tập
trung hỗ trợ người sử dụng lao động đào tạo, đào tạo lại người lao động đáp ứng yêu
cầu mới; đẩy mạnh kết nối cung, cầu lao động trong nước, gắn với thị trường lao động
quốc tế. Đồng thời cũng hỗ trợ các nhóm lao động, bao gồm lao động chính thức và
phi chính thức trong các doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất kinh doanh (dân doanh, tư
nhân/tổ hợp tác/hợp tác xã). Ngoài ra có thể xem xét và xây dựng các gói hỗ trợ đặc
thù cho các nhóm lao động yếu thế (phụ nữ, lao động không có trình độ chuyên môn,
lao động ở khu vực kinh tế phi chính thức) để giúp họ có thể có cơ hội tìm kiếm được
việc làm tạo thu nhập để có được sự đảm bảo có được một phần tài chính để giúp bản
thân họ và gia đình họ vượt qua được thời điểm khó khăn chung của toàn đất nước do
tác động của dịch Covid-19.
Ba là, doanh nghiệp và người lao động cần nắm bắt nhu cầu lao động của nền
kinh tế trong bối cảnh chuyển đổi phương thức sản xuất đáp ứng yêu cầu mới. Các
doanh nghiệp cần thay đổi cách thức sắp xếp công việc để bảo vệ sức khỏe của người
lao động, vì thế có thể có tác động tới sản lượng.
3.2 Các kiến nghị để phục hồi kinh tế sau Covid-19
Trong thời gian tới đây, khi dịch COVID-19 từng bước được kiểm soát, thì việc
thực hiện các giải pháp nhằm phục hồi nền kinh tế đang đặt ra cấp bách để đảm bảo
tăng trưởng và phát triển kinh tế.
 Với cơ quan nhà nước
Chính phủ, các cấp, các ngành, các địa phương cần đẩy mạnh tiến độ triển khai
các giải pháp hỗ trợ đã ban hành và tiếp tục đề ra các giải pháp hỗ trợ thiết thực hơn
để những giải pháp này trở thành động lực cho DN vượt qua khó khăn, khôi phục, ổn
định và phát triển sản xuất kinh doanh. Trước mắt triển khai thực hiện kịp thời, hiệu
quả Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 4-3-2020 của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ,
giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho SXKD, bảo đảm an sinh xã hội, ứng phó với
dịch COVID-19, với các công việc cụ thể như sau:
Thứ nhất, xem xét mở rộng đối tượng được áp dụng trong các giải pháp hỗ trợ
đã ban hành của Chỉ thị số 11/CT-TTg:
- Cần xây dựng bộ danh mục tiêu chuẩn chung để rà soát, đánh giá, phân loại mức độ
ảnh hưởng của dịch tới từng ngành nghề kinh doanh và từng nhóm DN cụ thể, có tính
tới đối tượng gián tiếp bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch;
- Phân cấp thành nhiều mức độ hỗ trợ, áp dụng cho từng nhóm đối tượng được phân
loại ở trên.
Thứ hai, tiếp tục cải cách quy trình, thủ tục để DN tiếp cận các chính sách hỗ
trợ đơn giản, thuận tiện, kip thời.
Thứ ba, đẩy nhanh tiến độ ứng dụng giải pháp vào thực tiễn:
- Văn bản hướng dẫn thực hiện cho các chính sách hỗ trợ của Chỉ thị 11 cần rõ ràng,
dễ hiểu;
- Đối với các giải pháp hỗ trợ DN đã được Chính phủ ban hành, cần nhanh chóng thực
hiện triển khai hướng dẫn về đối tượng được áp dụng, phạm vi áp dụng; quy trình thực
hiện;
- Giải pháp đưa ra cần được triển khai thực hiện đồng loạt ở các cấp;
- Có cơ chế xử phạt đối với người thi hành công vụ cố tình gây khó khăn, chậm trễ,
ảnh hưởng tới DN.
Thứ tư, tiếp tục đưa ra các giải pháp về hỗ trợ tín dụng:
- Giảm lãi suất vay vốn và giãn nợ đối với các khoản vay hiện hữu;
- Xây dựng bộ quy tắc chuẩn mực áp dụng chung cho khối ngân hàng về việc thực hiện
các giải pháp hỗ trợ, thống nhất tiêu chí xác định biên độ giảm lãi, quy trình thẩm định
và xét duyệt;
- Cho vay ưu đãi với lãi suất 0% hoặc hỗ trợ một phần chi phí trả công cho lao động để
DN duy trì được bộ máy nhân sự hiện có, giữ chân được lao động lành nghề và lao
động có trình độ chuyên môn;
- Ngân hàng Nhà nước cần tiến hành xác định, đánh giá những ngân hàng đã thực hiện
các giải pháp hỗ trợ thiết thực với DN thì mới được áp dụng hạ lãi suất điều hành.
Thứ năm, thúc đẩy nhanh việc tìm thị trường nguyên liệu/thị trường tiêu thụ
mới cho DN ngoài thị trường tiềm năng:
- Xác định các mặt hàng nguyên vật liệu bị thiếu hụt từ nhập khẩu và các mặt hàng DN
sản xuất ra nhưng không thể tiến hành xuất khẩu, gặp khó khăn, vướng mắc trong quá
trình xuất, nhập khẩu;
- Tiếp cận, đánh giá các thị trường xuất nhập hiện có, đề xuất và tận dụng những thị
trường truyền thống có thể chuyển hướng đẩy mạnh xuất nhập khẩu; tìm kiếm thông
tin về các nhà cung cấp về những mặt hàng thị trường trong nước đang bị thiếu hụt;
- Tiếp cận các thị trường mới, ngoài thị trường xuất, nhập khẩu truyền thống;
Thứ sáu, tiếp tục triển khai thực hiện các giải pháp hỗ trợ về thuế, phí, lệ phí:
- Cắt giảm một số loại thuế, phí, lệ phí cơ sở hạ tầng: phí lưu thông, phí cầu đường,
bến bãi;
- Triển khai áp dụng giảm thuế thu nhập DN với một số ngành nghề đặc thù thuộc
danh mục ngành công nghiệp hỗ trợ;
- Tiếp tục đẩy nhanh quá trình triển khai miễn, giảm thuế, tiền thuê đất; giảm giá thuê
mặt bằng sản xuất kinh doanh.
Thứ bảy, những giải pháp hỗ trợ khác:
- Chính phủ, các cấp, các ngành tập trung mọi nỗ lực kiểm soát dịch bệnh một cách
triệt để, góp phần giúp DN ổn định sản xuất kinh doanh, hoạt động trở lại;
- Tạm dừng hoạt động thanh, kiểm tra để DN tập trung vào phục hồi hoạt động sản
xuất kinh doanh;
- Đẩy mạnh Chính phủ điện tử, gửi văn bản hướng dẫn thủ tục tiếp cận các chính sách
hỗ trợ đến từng DN qua hòm thư điện tử hoặc đăng tải thông tin hướng dẫn chi tiết,
công khai, minh bạch, rõ ràng và cụ thể trên trang thông tin của Chính phủ;
- Thực hiện các giải pháp kích cầu sau khi dịch Covid-19 qua đi;
- Tiến hành liên kết thị trường cung - cầu, ưu tiên thị trường trong nước, tìm những
nguồn cung nguyên liệu đầu vào trong nước, nghiên cứu các loại nguyên vật liệu mới có
thể thay thế nguồn nguyên liệu nhập khẩu;
- Chính phủ cần có chiến lược, kế hoạch tiếp tục hỗ trợ DN tăng tốc phát triển sản xuất
kinh doanh sau khi kết thúc dịch COVID-19.
Về triển vọng kinh tế năm 2021, bất chấp tình hình kinh tế thế giới còn nhiều
khó khăn, các chuyên gia vẫn tin tưởng vào triển vọng tăng trưởng kinh tế của Việt
Nam.
Các dự báo của các tổ chức quốc tế (như IMF, WB) đối với mức tăng trưởng
của Việt Nam thậm chí còn cao hơn (IMF dự báo tăng trưởng 6,7% và WB dự báo
tăng trưởng 6,8%). Các chuyên gia cho rằng, mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,5% theo
kế hoạch của Chính phủ không đơn giản trong bối cảnh diễn biến của đại dịch
COVID-19 còn rất khó lường.
Trước tiên, ở cấp độ định hướng vĩ mô, Nam có rất ít dư địa tiền tệ và tài khóa.
Các chính sách hỗ trợ lợi nhuận hoặc hàng hóa xa xỉ là chưa phù hợp, cần được thiết
kế lại. Các chính sách hỗ trợ thông qua giảm mức thu các loại phí, lệ phí nếu dàn trải
sẽ ảnh hưởng đến ngân sách, cần thu hẹp đối tượng thụ hưởng dựa trên mức độ chịu
tác động bởi đại dịch.
Liên quan đến các công cụ của chính sách tiền tệ, các nỗ lực chính sách nên tập
trung vào việc cắt giảm lãi suất cho vay hơn là lãi suất huy động. Số doanh nghiệp tiếp
cận và được hỗ trợ tiền tệ còn hạn chế so với mục tiêu đặt ra. Do vậy, các chính sách
hỗ trợ cần rõ ràng, minh bạch và các rào cản không cần thiết cần được rà soát gỡ bỏ.
Bên cạnh đó, do dịch diễn biến khó lường, các các gói an sinh xã hội cho các
đối tượng bị ảnh hưởng cần được tiếp tục duy trì và tháo gỡ, đẩy nhanh tiến độ giải
ngân các gói hỗ trợ.
Song hành với những chính sách mang tính ngắn hạn đang thực hiện nhằm
giảm thiểu tác động tiêu cực của COVID-19, Việt Nam nên kiên trì với những cải cách
dài hơi hơn để cải thiện nền tảng vĩ mô và giảm thiểu rủi ro trong tương lai. Những
giải pháp mang tính dài hạn để chuyển đổi căn bản mô hình tăng trưởng, gia tăng chất
lượng tăng trưởng cần được kiên quyết thực hiện với quyết tâm chính trị cao nhất.
Theo đó, nền kinh tế mới có thể duy trì sản xuất trong đại dịch, hồi phục nhanh chóng
sau đại dịch và tiến tới phát triển bền vững.
Cần đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng dựa vào công nghệ - đổi mới sáng
tạo, có tư duy chấp nhận rủi ro và khuyến khích tinh thần khởi nghiệp.
Tận dụng và khai thác lợi thế của người đi sau, tăng cường sử dụng công nghệ
cao thông qua trực tiếp nhập khẩu, mua bán bản quyền, thuê bao sản phẩm từ nước
ngoài, tăng cường khởi nghiệp sáng tạo và chuyển giao công nghệ từ các doanh nghiệp
FDI.
Các chuyên gia cũng khuyến nghị khẩn trương hoàn thiện thể chế, xây dựng
Nhà nước kiến tạo, phát triển, liêm chính và hành động. Tôn trọng và bảo vệ sự bình
đẳng giữa các thành phần kinh tế, phát triển kinh tế tư nhân, tăng cường liên kết DN.
Kinh tế trưởng của WB Jacques Morisset cho rằng, vấn đề của Việt Nam hiện
nay không hẳn là làm bao nhiêu mà là “phải làm hiệu quả hơn”.
DN kỳ vọng các chính sách hỗ trợ cần minh bạch, dễ tiếp cận hơn, đồng thời
kiểm soát tốt, chống lại tham nhũng, trục lợi chính sách.
Chuyên gia WB cũng khuyến nghị để thúc đẩy tăng trưởng trong bối cảnh đại
dịch, Việt Nam cần hết sức chú ý đến yếu tố “xanh”, chống ô nhiễm môi trường, đặc
biệt là vấn đề không khí, phát tiển năng lượng tái tạo, để phát triển bền vững.
Còn chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực nhận định, trong việc thực hiện thành
công mục tiêu kép vừa qua, có thể thấy rõ sự hiện diện của chuyển đổi số.
Về cơ hội chuyển mình của nền kinh tế, Muốn làm tốt kinh tế số trước tiên phải
có cơ sở dữ liệu tốt, trong khi việc xây dựng cơ sở dữ liệu khá chậm so với yêu
cầu. Dù đã thành công bước đầu, bắt nhịp dần với xu thế chung nhưng ông Lực cho
rằng “Việt Nam vẫn cần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý hơn nữa cho kinh tế số”.
 Đối với doanh nghiệp
Những DN đã nhận được hỗ trợ của Nhà nước từ Chỉ thị số 11/CT-TTg, nhanh
chóng triển khai hoạt động để ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh.
Đối với những DN chưa biết đến hoặc chưa nhận được hỗ trợ từ Chỉ thị số
11/CT-TTg cần nhanh chóng tiếp cận các cơ quan liên quan để hoàn thành thủ tục
cần thiết, tiếp nhận hỗ trợ để ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh.
Linh hoạt, sáng tạo chuyển đổi mô hình SXKD hiệu quả trong giai đoạn cả
nước và toàn cầu vẫn đang phải gánh chịu tác động của dịch bệnh.
Tăng cường đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong
sản xuất kinh doanh, đặc biệt các công nghệ lõi có tính tiên phong.
Chủ động đổi mới tư duy kinh doanh, nâng cao năng lực quản trị, năng suất,
chất lượng, khả năng cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ; chuẩn hóa sản xuất kinh
doanh để đáp ứng các yêu cầu, tiêu chí của các thị trường quốc tế.
Tăng cường liên kết, hợp tác kinh doanh phát triển các chuỗi sản xuất, chuỗi
giá trị, nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm, dịch vụ, tiến tới nấc thang cao hơn
trong chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu.
Đổi mới mô hình sản xuất kinh doanh gắn với mục tiêu phát triển bền vững:
Sản xuất sạch, xanh, tiết kiệm, sử dụng hiệu quả năng lượng, bảo vệ môi trường,
hướng tới nhóm người yếu thế trong xã hội./.
KẾT LUẬN

More Related Content

Similar to Đề tài ảnh hưởng của covid-19 đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam.docx

Go & Noi That Vol 80
Go & Noi That Vol 80Go & Noi That Vol 80
Go & Noi That Vol 80HAWA Viet Nam
 
1079 cáp minh công
1079 cáp minh công1079 cáp minh công
1079 cáp minh côngMinhCng74
 
Tạp chí Life Balance | No.9 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.9 | OSHE MagazineTạp chí Life Balance | No.9 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.9 | OSHE MagazinePMC WEB
 
BÁO CÁO KTVM.docx
BÁO CÁO KTVM.docxBÁO CÁO KTVM.docx
BÁO CÁO KTVM.docxThCmTDng
 
Các nguyên tắc y tế công cộng cho giai đoạn tái mở cửa trong dịch COVID-19 | ...
Các nguyên tắc y tế công cộng cho giai đoạn tái mở cửa trong dịch COVID-19 | ...Các nguyên tắc y tế công cộng cho giai đoạn tái mở cửa trong dịch COVID-19 | ...
Các nguyên tắc y tế công cộng cho giai đoạn tái mở cửa trong dịch COVID-19 | ...PMC WEB
 
Tạp chí Life Balance | No.10 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.10 | OSHE MagazineTạp chí Life Balance | No.10 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.10 | OSHE MagazinePMC WEB
 
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 1
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 1CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 1
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 1PMC WEB
 
Tl bo sung thay trang
Tl bo sung   thay trangTl bo sung   thay trang
Tl bo sung thay trangLoan Le
 
Luận Văn Phát triển bảo hiểm y tế toàn dân trên địa bàn Thành Phố Đồng Hới, T...
Luận Văn Phát triển bảo hiểm y tế toàn dân trên địa bàn Thành Phố Đồng Hới, T...Luận Văn Phát triển bảo hiểm y tế toàn dân trên địa bàn Thành Phố Đồng Hới, T...
Luận Văn Phát triển bảo hiểm y tế toàn dân trên địa bàn Thành Phố Đồng Hới, T...sividocz
 
TT_KinhteDucCovid19_Kinh Te Quoc Te.pptx
TT_KinhteDucCovid19_Kinh Te Quoc Te.pptxTT_KinhteDucCovid19_Kinh Te Quoc Te.pptx
TT_KinhteDucCovid19_Kinh Te Quoc Te.pptxdqhuy7422
 
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 3
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 3CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 3
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 3PMC WEB
 
Tạp chí Life Balance | No.2 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.2 | OSHE MagazineTạp chí Life Balance | No.2 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.2 | OSHE MagazinePMC WEB
 
Tạp chí Life Balance | No.7 | OSHE Magazine - Chiến lược ứng phó cấp quốc gia...
Tạp chí Life Balance | No.7 | OSHE Magazine - Chiến lược ứng phó cấp quốc gia...Tạp chí Life Balance | No.7 | OSHE Magazine - Chiến lược ứng phó cấp quốc gia...
Tạp chí Life Balance | No.7 | OSHE Magazine - Chiến lược ứng phó cấp quốc gia...PMC WEB
 
Sách trắng rủi ro thiên tai biến đổi khí hậu và hành động của doanh nghiệp ...
Sách trắng rủi ro thiên tai   biến đổi khí hậu và hành động của doanh nghiệp ...Sách trắng rủi ro thiên tai   biến đổi khí hậu và hành động của doanh nghiệp ...
Sách trắng rủi ro thiên tai biến đổi khí hậu và hành động của doanh nghiệp ...nataliej4
 
SINH HOẠT CHỦ ĐIỂM THÁNG 10.pptx
SINH HOẠT CHỦ ĐIỂM THÁNG 10.pptxSINH HOẠT CHỦ ĐIỂM THÁNG 10.pptx
SINH HOẠT CHỦ ĐIỂM THÁNG 10.pptxKietKiet7
 
Mối liên hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế việt nam trong thời gian qua
Mối liên hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế việt nam trong thời gian quaMối liên hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế việt nam trong thời gian qua
Mối liên hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế việt nam trong thời gian quaHan Nguyen
 

Similar to Đề tài ảnh hưởng của covid-19 đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam.docx (20)

Go & Noi That Vol 80
Go & Noi That Vol 80Go & Noi That Vol 80
Go & Noi That Vol 80
 
1079 cáp minh công
1079 cáp minh công1079 cáp minh công
1079 cáp minh công
 
Tạp chí Life Balance | No.9 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.9 | OSHE MagazineTạp chí Life Balance | No.9 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.9 | OSHE Magazine
 
VĩVĩ
 
BÁO CÁO KTVM.docx
BÁO CÁO KTVM.docxBÁO CÁO KTVM.docx
BÁO CÁO KTVM.docx
 
COVID.docx
COVID.docxCOVID.docx
COVID.docx
 
Các nguyên tắc y tế công cộng cho giai đoạn tái mở cửa trong dịch COVID-19 | ...
Các nguyên tắc y tế công cộng cho giai đoạn tái mở cửa trong dịch COVID-19 | ...Các nguyên tắc y tế công cộng cho giai đoạn tái mở cửa trong dịch COVID-19 | ...
Các nguyên tắc y tế công cộng cho giai đoạn tái mở cửa trong dịch COVID-19 | ...
 
Tạp chí Life Balance | No.10 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.10 | OSHE MagazineTạp chí Life Balance | No.10 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.10 | OSHE Magazine
 
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 1
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 1CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 1
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 1
 
Tl bo sung thay trang
Tl bo sung   thay trangTl bo sung   thay trang
Tl bo sung thay trang
 
Luận Văn Phát triển bảo hiểm y tế toàn dân trên địa bàn Thành Phố Đồng Hới, T...
Luận Văn Phát triển bảo hiểm y tế toàn dân trên địa bàn Thành Phố Đồng Hới, T...Luận Văn Phát triển bảo hiểm y tế toàn dân trên địa bàn Thành Phố Đồng Hới, T...
Luận Văn Phát triển bảo hiểm y tế toàn dân trên địa bàn Thành Phố Đồng Hới, T...
 
TT_KinhteDucCovid19_Kinh Te Quoc Te.pptx
TT_KinhteDucCovid19_Kinh Te Quoc Te.pptxTT_KinhteDucCovid19_Kinh Te Quoc Te.pptx
TT_KinhteDucCovid19_Kinh Te Quoc Te.pptx
 
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 3
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 3CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 3
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 3
 
Tạp chí Life Balance | No.2 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.2 | OSHE MagazineTạp chí Life Balance | No.2 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.2 | OSHE Magazine
 
Tạp chí Life Balance | No.7 | OSHE Magazine - Chiến lược ứng phó cấp quốc gia...
Tạp chí Life Balance | No.7 | OSHE Magazine - Chiến lược ứng phó cấp quốc gia...Tạp chí Life Balance | No.7 | OSHE Magazine - Chiến lược ứng phó cấp quốc gia...
Tạp chí Life Balance | No.7 | OSHE Magazine - Chiến lược ứng phó cấp quốc gia...
 
Sách trắng rủi ro thiên tai biến đổi khí hậu và hành động của doanh nghiệp ...
Sách trắng rủi ro thiên tai   biến đổi khí hậu và hành động của doanh nghiệp ...Sách trắng rủi ro thiên tai   biến đổi khí hậu và hành động của doanh nghiệp ...
Sách trắng rủi ro thiên tai biến đổi khí hậu và hành động của doanh nghiệp ...
 
SINH HOẠT CHỦ ĐIỂM THÁNG 10.pptx
SINH HOẠT CHỦ ĐIỂM THÁNG 10.pptxSINH HOẠT CHỦ ĐIỂM THÁNG 10.pptx
SINH HOẠT CHỦ ĐIỂM THÁNG 10.pptx
 
Bài mẫu tiểu luận môn dịch vụ công, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn dịch vụ công, HAYBài mẫu tiểu luận môn dịch vụ công, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn dịch vụ công, HAY
 
Mối liên hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế việt nam trong thời gian qua
Mối liên hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế việt nam trong thời gian quaMối liên hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế việt nam trong thời gian qua
Mối liên hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế việt nam trong thời gian qua
 
Hoàn Thiện An Sinh Xã Hội Tại Thành Phố Đồng Hới Tỉnh Quảng Bình.doc
Hoàn Thiện An Sinh Xã Hội Tại Thành Phố Đồng Hới Tỉnh Quảng Bình.docHoàn Thiện An Sinh Xã Hội Tại Thành Phố Đồng Hới Tỉnh Quảng Bình.doc
Hoàn Thiện An Sinh Xã Hội Tại Thành Phố Đồng Hới Tỉnh Quảng Bình.doc
 

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói Liên hệ Zalo/Tele: 0917.193.864

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói Liên hệ Zalo/Tele: 0917.193.864 (20)

Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Nông Lâm Nghiệp Kiên Giang.doc
Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Nông Lâm Nghiệp Kiên Giang.docKế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Nông Lâm Nghiệp Kiên Giang.doc
Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Nông Lâm Nghiệp Kiên Giang.doc
 
Chuyên đề thực tập công ty thương mại dịch vụ sản xuất Thép.docx
Chuyên đề thực tập công ty thương mại dịch vụ sản xuất Thép.docxChuyên đề thực tập công ty thương mại dịch vụ sản xuất Thép.docx
Chuyên đề thực tập công ty thương mại dịch vụ sản xuất Thép.docx
 
Báo cáo thực tập dự án kinh doanh bàn ghế gỗ mini.docx
Báo cáo thực tập dự án kinh doanh bàn ghế gỗ mini.docxBáo cáo thực tập dự án kinh doanh bàn ghế gỗ mini.docx
Báo cáo thực tập dự án kinh doanh bàn ghế gỗ mini.docx
 
Báo cáo Quản lý nhà nước về văn hóa ở thành phố kon tum, tỉnh kon tum.doc
Báo cáo Quản lý nhà nước về văn hóa ở thành phố kon tum, tỉnh kon tum.docBáo cáo Quản lý nhà nước về văn hóa ở thành phố kon tum, tỉnh kon tum.doc
Báo cáo Quản lý nhà nước về văn hóa ở thành phố kon tum, tỉnh kon tum.doc
 
Báo cáo kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty...
Báo cáo kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty...Báo cáo kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty...
Báo cáo kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty...
 
Thực trạng bạo hành trẻ nhà trẻ trong giờ ăn ở một số trường mầm non tư thục ...
Thực trạng bạo hành trẻ nhà trẻ trong giờ ăn ở một số trường mầm non tư thục ...Thực trạng bạo hành trẻ nhà trẻ trong giờ ăn ở một số trường mầm non tư thục ...
Thực trạng bạo hành trẻ nhà trẻ trong giờ ăn ở một số trường mầm non tư thục ...
 
Một số giải pháp Marketing nhằm mở rộng thị trường cho công ty giày thượng đì...
Một số giải pháp Marketing nhằm mở rộng thị trường cho công ty giày thượng đì...Một số giải pháp Marketing nhằm mở rộng thị trường cho công ty giày thượng đì...
Một số giải pháp Marketing nhằm mở rộng thị trường cho công ty giày thượng đì...
 
Dự án Xây dựng và phát triển quán Cafe JC.doc
Dự án Xây dựng và phát triển quán Cafe JC.docDự án Xây dựng và phát triển quán Cafe JC.doc
Dự án Xây dựng và phát triển quán Cafe JC.doc
 
Tiểu luận các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người đọc tp.hcm đối với b...
Tiểu luận các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người đọc tp.hcm đối với b...Tiểu luận các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người đọc tp.hcm đối với b...
Tiểu luận các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người đọc tp.hcm đối với b...
 
Kế hoạch sử dụng đất năm 2016 huyện Lập Thạch - tỉnh Vĩnh Phúc.doc
Kế hoạch sử dụng đất năm 2016 huyện Lập Thạch - tỉnh Vĩnh Phúc.docKế hoạch sử dụng đất năm 2016 huyện Lập Thạch - tỉnh Vĩnh Phúc.doc
Kế hoạch sử dụng đất năm 2016 huyện Lập Thạch - tỉnh Vĩnh Phúc.doc
 
Dự án Cơ sở sản xuất và kinh doanh bánh tét Nét Việt.doc
Dự án Cơ sở sản xuất và kinh doanh bánh tét Nét Việt.docDự án Cơ sở sản xuất và kinh doanh bánh tét Nét Việt.doc
Dự án Cơ sở sản xuất và kinh doanh bánh tét Nét Việt.doc
 
Báo cáo xây dựng kế hoạch kinh doanh tour tham quan du lịch của công ty du l...
Báo cáo xây dựng kế hoạch kinh doanh tour tham quan du  lịch của công ty du l...Báo cáo xây dựng kế hoạch kinh doanh tour tham quan du  lịch của công ty du l...
Báo cáo xây dựng kế hoạch kinh doanh tour tham quan du lịch của công ty du l...
 
Các giải pháp Marketing mix nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Hoa...
Các giải pháp Marketing mix nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Hoa...Các giải pháp Marketing mix nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Hoa...
Các giải pháp Marketing mix nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Hoa...
 
Study on English speaking skills of students at Au Viet Vocational School.doc
Study on English speaking skills of students at Au Viet Vocational School.docStudy on English speaking skills of students at Au Viet Vocational School.doc
Study on English speaking skills of students at Au Viet Vocational School.doc
 
Public Private Partnerships as an instrument to development of Vietnam Advant...
Public Private Partnerships as an instrument to development of Vietnam Advant...Public Private Partnerships as an instrument to development of Vietnam Advant...
Public Private Partnerships as an instrument to development of Vietnam Advant...
 
Current status of translation activities at sao nam viet company.docx
Current status of translation activities at sao nam viet company.docxCurrent status of translation activities at sao nam viet company.docx
Current status of translation activities at sao nam viet company.docx
 
Kế hoạch kinh doanh Trung Tâm Sinh hoạt dã ngoại Thanh Thiếu Nhi TP đến năm 2...
Kế hoạch kinh doanh Trung Tâm Sinh hoạt dã ngoại Thanh Thiếu Nhi TP đến năm 2...Kế hoạch kinh doanh Trung Tâm Sinh hoạt dã ngoại Thanh Thiếu Nhi TP đến năm 2...
Kế hoạch kinh doanh Trung Tâm Sinh hoạt dã ngoại Thanh Thiếu Nhi TP đến năm 2...
 
INTERNSHIP REPORT KE GO COMPANY LIMITED.docx
INTERNSHIP REPORT KE GO COMPANY LIMITED.docxINTERNSHIP REPORT KE GO COMPANY LIMITED.docx
INTERNSHIP REPORT KE GO COMPANY LIMITED.docx
 
Chuyên đề xây dựng kế hoạch kinh doanh dịch vụ vệ sinh tại công ty inco...
Chuyên đề xây dựng kế hoạch kinh doanh dịch vụ vệ sinh tại công ty inco...Chuyên đề xây dựng kế hoạch kinh doanh dịch vụ vệ sinh tại công ty inco...
Chuyên đề xây dựng kế hoạch kinh doanh dịch vụ vệ sinh tại công ty inco...
 
Một số giải pháp phát triển chương trình du lịch biển đảo của công ty du lịch...
Một số giải pháp phát triển chương trình du lịch biển đảo của công ty du lịch...Một số giải pháp phát triển chương trình du lịch biển đảo của công ty du lịch...
Một số giải pháp phát triển chương trình du lịch biển đảo của công ty du lịch...
 

Recently uploaded

TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 

Recently uploaded (20)

TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 

Đề tài ảnh hưởng của covid-19 đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam.docx

  • 1. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH --------------------- BỔ SUNG KIẾN THỨC MÔN KINH TẾ VĨ MÔ CHUYÊN NGÀNH: MÃ NGÀNH: ĐỀ TÀI: ẢNH HƯỞNG CỦA COVID-19 ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM HVTH : Nguyễn Hoài Nam CBHD :
  • 2. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 MỤC LỤC MỤC LỤC............................................................................................................2 MỞ ĐẦU..............................................................................................................1 Nội dung ...............................................................................................................3 PHẦN 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN .............................................................................3 1.1 Tác động là gì?.....................................................................................3 1.2 Đại dịch Covid-19 là gì........................................................................3 1.3 Phục hồi nền kinh tế là gì ?..................................................................4 PHẦN 2: ẢNH HƯỞNG CỦA COVID-19 ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM..................................................................................................................5 2.1.Dịch bệnh tác động đến trực tiếp đến nguồn lao động...............................5 2.2.Dịch bệnh tác động đến kinh tế................................................................10 2.3. Thị trường chứng khoán..........................................................................12 PHẦN 3: GIẢI PHÁP PHỤC HỒI NỀN KINH TẾ SAU DỊCH BỆNH...........15 3.1. Một số giải pháp......................................................................................15 3.2 Các kiến nghị để phục hồi kinh tế sau Covid-19......................................16 KẾT LUẬN ........................................................................................................22 Tài liệu tham khảo..............................................Error! Bookmark not defined.
  • 3. MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài: Bùng phát vào cuối tháng 12/2019, bắt nguồn từ một chợ hải sản ở Hồ Nam, Vũ Hán, miền Trung Trung Quốc, virus Corona ban đầu được xác nhận là một loại bệnh “viêm phổi lạ” hoặc “viêm phổi không rõ nguyên nhân”. Chỉ sau 100 ngày xuất hiện, đại dịch viêm đường hô hấp cấp do virus Corona đã nhanh chóng tác động tới các lĩnh vực kinh tế, xã hội, thị trường tài chính chao đảo, nền kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái với tỷ lệ thất nghiệp và nghèo đói chưa từng có trong lịch sử. Tên gọi vi rút Corona có nguồn gốc từ tiếng Latin, trong đó “corona” có nghĩa là “vương miện” hoặc “hào quang”. Virus này có những chiếc gai bao bọc bên ngoài, chúng tương tác với thụ thể trên tế bào, theo cơ chế tương tự chìa khóa và ổ khóa, từ đó cho phép virus xâm nhập vào bên trong. Tính đến ngày 8 tháng 5 năm 2021, theo thống kê chính thức hiện nay, trên thế giới có tổng số ca nhiễm khoảng 156 triệu người, đã bình phục là 92,6 triệu người và tử vong là 3,26 triệu người, trong đó tại Việt Nam ca nhiễm là 3.137 người, đã bình phục là 2.560, số ca tử vong là 35 người. Dịch bệnh đã ảnh hưởng rất lớn đến tính mạng con người cũng như nền kinh tế thế giới cũng như Việt Nam. Nhiều quốc gia Châu Á đã dự đoán tăng trưởng kinh tế năm 2020 là 0%. Việt Nam ta tuy không bị bùng phát dịch bệnh trên quy mô rộng nhưng nền kinh tế cũng bị ảnh hưởng do giãn cách xã hôi, GDP năm 2020 chỉ tăng 3% (giảm 50% so với cùng kỳ năm ngoái), nhiều doanh nghiệp bị phá sản, các starup cũng bị điêu đứng, nhiều người dân bị mất việc làm. Vì thế nghiên cứu đề tài này là một hành động cấp thiết giúp chúng ta có thể có góc nhìn tổng quan về kinh tế thế giới trong mùa dịch này nhằm kịp thời phán đoán các tác động của nó có ảnh hưởng như thế nào 2.Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu đề tài trên để tìm hiểu các tác động của đại dịch đến nền kinh tế Việt Nam. Dịch Covid-19 ảnh hưởng đến nhiều mặt của các nền kinh tế từ ảnh hưởng trực tiếp đên ảnh hưởng gián tiếp vì thế cần phải phân tích rõ hơn ảnh hướng như thế nào và ảnh hưởng mức độ nào đến các nghành, sau khi phân tích ta có được cái nhìn tổng quát nhất để có thể đưa ra các giải pháp để phục hồi lại thị trường trong và sau khi dịch bệnh qua đi.
  • 4. 3.Nhiệm vụ nghiên cứu: Tìm hiểu sự tác động của đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế Việt Nam Làm rõ cơ sở lý luận. Nghiên cứu thực tiễn: nghiên cứu rõ hơn về nhiều chiều trong một nền kinh tế như xã hội, chính trị, nguồn lao động đã bị ảnh hướng như thế nào? Ngoài ra nhìn các nghành được ảnh hưởng tích cực từ dịch bênh Kết luận, khuyến nghị, đưa ra các giải pháp phục hồi nền kinh tế sau khi đại dịch đi qua 4.Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nền kinh tế Việt Nam trong đại dịch Covid- 19 5.Phạm vi nghiên cứu: Bài tiểu luân sẽ nghiên cứu tập chung vào các nước lớn bị ảnh hưởng nặng vì dịch Covid vì khi các nước phát triển bị khủng hoảng sẽ ảnh hướng đến kinh Việt Nam 6.Ý nghĩa việc nghiên cứu: Nghiên cứu đề tài trên để có thể phân tích tình hình kinh tế thế giới ở hiện tại và tương lai nhằm mục đích có giải pháp hồi phục nền kinh tế 7.Phương pháp nghiên cứu: Để phân tích, nghiên cứu về vấn đề “tác động của đại dịch đến nền kinh tế Việt Nam ”, em đã sử dụng một số phương pháp như: phân tích, nghiên cứu tài liệu, quan sát Ý nghĩa lý luận: Giúp dự đoán được tình hình kinh tế thế giới trong thời kỳ dịch bệnh nhằm đưa ra được trước các khả năng có thể xảy ra Ý nghĩa thực tế: giúp hồi phục nền kinh tế trong và sau đại dịch 8.Ý nghĩa của đề tài Ý nghĩa lý luận: Giúp dự đoán được tình hình kinh tế thế giới trong thời kỳ dịch bệnh nhằm đưa ra được trước các khả năng có thể xảy ra Ý nghĩa thực tế: giúp hồi phục nền kinh tế trong và sau đại dịch
  • 5. Nội dung PHẦN 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1Tác động là gì? Tác động là một hiện tượng, sự vật, sự việc làm cho một đối tượng nào đó có những biến đổi nhất định 1.2Đại dịch Covid-19 là gì Theo trang web Wikipedia “Đại dịch COVID-19là một đại dịch bệnh truyền nhiễm với tác nhân là virus SARS-CoV-2, đã xuất hiện và gây ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu[8] từ tháng 12 năm 2019. Tâm dịch đầu tiên được ghi nhận là thành phố Vũ Hán thuộc miền Trung Trung Quốc, bắt nguồn từ một nhóm người mắc viêm phổi không rõ nguyên nhân. Giới chức y tế địa phương xác nhận rằng trước đó nhóm người này đã từng tiếp xúc, chủ yếu là với những thương nhân buôn bán và làm việc tại chợ bán buôn hải sản Hoa Nam, nơi được cho là địa điểm bùng phát dịch bệnh đầu tiên. Các nhà khoa học Trung Quốc đã tiến hành nghiên cứu và phân lập được một chủng loại coronavirus mới, được Tổ chức Y tế Thế giới lúc đó tạm thời gọi là 2019-nCoV, có trình tự gen giống với SARS-CoV trước đây với mức tương đồng 79,5%. Chính phủ các quốc gia trên thế giới đã tiến hành phản ứng đáp trả nhằm bảo vệ sức khỏe người dân cũng như các nhóm cộng đồng trên toàn cầu, bao gồm: hạn chế đi lại, phong tỏa kiểm dịch, ban bố tình trạng khẩn cấp, sử dụng lệnh giới nghiêm, tiến hành cách ly xã hội, hủy bỏ các sự kiện đông người, đóng cửa trường học và những cơ sở dịch vụ, kinh doanh ít quan trọng, khuyến khích người dân tự nâng cao ý thức phòng bệnh, hạn chế ra ngoài, đồng thời chuyển đổi mô hình hoạt động kinh doanh, học tập, làm việc từ truyền thống sang trực tuyến. Các biện pháp giới nghiêm khác nhau ở các nước trên thế giới; phương pháp sàng lọc tại các sân bay và nhà ga; hạn chế hoặc hủy bỏ các hoạt động du lịch tới những khu vực, vùng, quốc gia có nguy cơ nhiễm dịch cao,... Ngoài ra, các trường học cũng đã phải đóng cửa trên toàn quốc hoặc ở một số vùng tại hơn 170 quốc gia, ảnh hưởng đến 87% học sinh, sinh viên trên toàn thế giới, tính đến ngày 8 tháng 5 năm 2021. Những ảnh hưởng trên toàn thế giới của đại dịch COVID-19 hiện nay bao gồm: thiệt hại sinh mạng con người, sự bất ổn về kinh tế và xã hội, tình trạng bài ngoại và
  • 6. phân biệt chủng tộc đối với người gốc Trung Quốc và Đông Á, việc truyền bá thông tin sai lệch trực tuyến và thuyết âm mưu về virus.” 1.3Phục hồi nền kinh tế là gì ? Phục hồi nền kinh tế là sự trở về điểm “đỉnh” của nền kinh tế trong quá khứ do sự tác động nào đó làm gây nên suy thoái nền kinh tế. Để phục hồi nền kinh tế thường có các chính sách của giai cấp thống trị để có thể dẫn dắt thị trường trở lại tăng trưởng sau khủng hoảng Kinh tế thế giới cũng đã từng gặp phải nhiều cuộc khủng hoảng như cuộc khủng đại khủng hoảng năm 1929-1939, khủng hoảng giá dầu năm 1973, cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997. Và đến ngày nay qua nhiều cuộc khủng hoảng nhưng kinh tế các nước đã phục hồi và phát triển mạnh nhờ sự thay đổi chính sách, mô hình tài chính đề thích ứng với sự phát triển của thị trường
  • 7. PHẦN 2: ẢNH HƯỞNG CỦA COVID-19 ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM 2.1.Dịch bệnh tác động đến trực tiếp đến nguồn lao động Sự lây lan của đại dịch Covid-19 trong cộng đồng đã khiến 19,9% lao động trong các cơ sở sản xuất kinh doanh và 19,0% lao động trong các doanh nghiệp/Hợp tác xã còn bị ảnh hưởng, chủ yếu là giảm thu nhập hoặc giảm giờ làm. Tuy nhiên, dịch Covid 19 cũng góp phần thay đổi thói quen làm việc, thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ thông tin của người lao động nhằm thích nghi với các diễn biến khó lường của đại dịch. Kết quả điều tra cho thấy, trong quý I năm 2021, có hơn 78 nghìn lao động cho biết do đại dịch Covid-19 nên họ đã chuyển đổi từ việc không ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) sang có ứng dụng CNTT trong công việc của mình. Trong quý I năm 2021, số người có việc làm phi chính thức là 20,7 triệu, giảm 251,7 nghìn người so với quý trước và tăng 525,4 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức quý I năm 2021 là 57,1%, tăng 1,1 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 1,8 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ này tăng cao ở khu vực nông thôn (tăng so với quý trước và cùng kỳ năm trước tương ứng là 2,1 và 2,6 điểm phần trăm) và ở nữ giới (tăng so với quý trước và cùng kỳ năm trước tương ứng 1,8 và 2,5 điểm phần trăm). Kết quả điều tra cũng cho thấy rằng, mặc dù số người có việc làm giảm nhưng số phụ nữ có việc làm lại tăng so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, mức tăng này ở phụ nữ chủ yếu là do tăng về số người có việc làm phi chính thức khiến tỷ lệ lao động phi chính thức của nữ giới tăng mạnh hơn so với nam giới (2,5 điểm phần trăm so với 1,2 điểm phần trăm). Đây có thể là do tác động của yếu tố giới khi tham gia thị trường lao động dưới tác động của đại dịch Covid-19: nữ giới dễ thỏa hiệp và không có nhiều cơ hội lựa chọn các công việc khi tham gia thị trường lao động so với nam giới, họ bắt buộc phải chấp nhận làm các công việc kém ổn định hơn miễn là có thể đảm bảo thu nhập cho bản thân và gia đình.
  • 8. Dịch Covid-19 bùng phát lần thứ ba ngay trước và trong dịp Tết nguyên đán làm tăng đáng kể số lao động thiếu việc làm so với quý trước và cùng kỳ năm trước Số người thiếu việc làm trong độ tuổi lao động quý I năm 2021 là 971,4 nghìn người; tăng 143,2 nghìn người so với quý trước và tăng 78,7 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi quý I năm 2021 là 2,20%; tăng 0,38 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 0,22 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Hình 1: Số người và tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi các quý, giai đoạn 2019-2021 Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi quý I năm 2021 ở khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản là 3,88%, khu vực công nghiệp và xây dựng là 1,51%; khu vực dịch vụ là 1,76%. Mặc dù khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản vẫn có tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động cao nhất nhưng so với cùng kỳ năm trước, tỷ lệ thiếu việc làm trong khu vực này đã giảm đi 0,8 điểm phần trăm, trong khi đó tỷ lệ này ở khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 0,86 điểm phần trăm và khu vực dịch vụ tăng 0,31 điểm phần trăm. Rõ ràng, sự bùng phát của đại dịch Covid-19 đã làm tình trạng thiếu việc làm lan rộng sang cả khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.
  • 9. Hình 2: Tỷ lệ lao động thiếu việc làm trong độ tuổi theo khu vực kinh tế quý I, giai đoạn 2019-2021 Đơn vị: % Thu nhập bình quân tháng của người lao động đạt 6,3 triệu đồng, tăng so với quý trước và cùng kỳ năm trước Thu nhập bình quân tháng của người lao động quý I năm 2021 đạt 6,3 triệu đồng, tăng 339 nghìn đồng so với quý trước và tăng 106 nghìn đồng so với cùng kỳ năm trước. Thu nhập bình quân tháng của lao động nam cao hơn 1,4 lần của lao động nữ (tương ứng 7,3 triệu đồng so với 5,2 triệu đồng); thu nhập bình quân lao động khu vực thành thị cao hơn 1,5 lần lao động khu vực nông thôn (tương ứng 7,9 triệu đồng so với 5,4 triệu đồng). Bất chấp sự bùng phát của đại dịch Covid-19, thu nhập bình quân của người lao động quý I năm 2021 vẫn tăng so với cùng kỳ năm trước và tăng ở cả ba khu vực kinh tế. Thu nhập bình quân tháng người lao động trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản là 3,6 triệu đồng, tăng 181 nghìn đồng so với cùng kỳ năm trước, lao động trong khu vực công nghiệp và xây dựng có thu nhập bình quân là 7,2 triệu đồng, tăng 112 nghìn đồng và thu nhập bình quân của lao động trong khu vực dịch vụ là 7,5 triệu đồng, tăng 55 nghìn đồng so với cùng kỳ năm trước. Tính chung quý I năm 2021 so với cùng kỳ năm trước, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản ghi nhận tốc độ tăng thu nhập bình quân cao nhất, tăng 5,2%; khu
  • 10. vực dịch vụ có tốc độ tăng là 1,5% và khu vực công nghiệp và xây dựng có tốc độ tăng thu nhập bình quân thấp nhất, tăng 0,8%. Hình 3: Thu nhập bình quân tháng người lao động theo khu vực kinh tế, quý I năm 2020 và 2021 Đơn vị: Triệu đồng Mặc dù thu nhập bình quân chung tăng nhưng mức tăng này không đều giữa các ngành. Một số ngành vẫn chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19 và thu nhập của lao động trong ngành đó bị sụt giảm so với cùng kỳ năm trước. Đó là các ngành: nghệ thuật, vui chơi giải trí, giảm 5,2% (giảm 359 nghìn đồng); vận tải kho bãi giảm 2,7% (giảm 234 nghìn đồng). Thu nhập bình quân tháng của lao động làm công ăn lương quý I năm 2021 đạt 7,2 triệu đồng, tăng 556 nghìn đồng so với quý trước và tăng 132 nghìn đồng so với cùng kỳ năm trước. Lao động nam có thu nhập bình quân cao gấp 1,2 lần lao động nữ (7,6 triệu đồng so với 6,6 triệu đồng). Số người thất nghiệp giảm so với quý trước nhưng tăng so với cùng kỳ năm trước, tỷ lệ thanh niên không có việc làm và không tham gia học tập hoặc đào tạo tăng lên so với cùng kỳ năm trước Số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý I năm 2021 là gần 1,1 triệu người, giảm 137,0 nghìn người so với quý trước và tăng 12,1 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý I năm 2021 là 2,42%, giảm
  • 11. 0,21 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 0,08 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thanh niên không có việc làm và không tham gia học tập hoặc đào tạo (viết gọn là tỷ lệ NEET, từ tiếng Anh là Youth not in employment, education or training) trong quý I năm 2021 là 16,3%, tương đương với gần 2 triệu thanh niên; tăng 0,9 điểm phần trăm tương đương với 51,6 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ NEET ở khu vực thành thị, nông thôn, nam, nữ đều tăng so với cùng kỳ năm trước, tương ứng là 1,0 điểm phần trăm; 0,7 điểm phần trăm; 1,1 điểm phần trăm và 0,6 điểm phần trăm. Như vậy, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến việc tìm kiếm việc làm cũng như học tập của thanh niên, làm tỷ lệ NEET tăng lên. Hình 4: Tỷ lệ thanh niên không có việc làm và không tham gia học tập, đào tạo quý I năm 2020 và 2021 Đơn vị: % Hiện nay vẫn còn một bộ phận không nhỏ lực lượng lao động tiềm năng chưa được khai thác, đặc biệt là nhóm lao động trẻ; việc tận dụng nhóm lao động này trở nên hạn chế hơn trong bối cảnh dịch Covid-19 Tỷ lệ lao động không sử dụng hết tiềm năng của Việt Nam trước khi dịch Covid-19 xuất hiện ở các quý năm 2019 chỉ ở mức 4%. Tuy nhiên tỷ lệ này bắt đầu tăng lên khi dịch Covid-19 xuất hiện tại nước ta, chiếm 4,8% vào quý I năm 2020 và tăng lên mức cao nhất là 6,2% vào quý II năm 2020 khi dịch Covid-19 bùng phát. Khi các hoạt động kinh tế – xã hội dần được khôi phục vào cuối năm 2020, tỷ lệ lao động không sử dụng
  • 12. hết tiềm năng giảm xuống còn 4,4% vào quý IV năm 2020 và tăng lên 4,9% vào quý I năm 2021 khi dịch Covid-19 quay trở lại. 2.2.Dịch bệnh tác động đến kinh tế Năm 2020 được xem là một năm của những khó khăn và thách thức lớn đối với kinh tế thế giới nói chung, trong đó có Việt Nam. Kinh tế thế giới được dự báo suy thoái nghiêm trọng nhất trong lịch sử, tăng trưởng của các nền kinh tế lớn đều giảm sâu do ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19. Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam vẫn duy trì tăng trưởng với tốc độ tăng GDP ước tính đạt 2,91%. Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, làm gián đoạn hoạt động kinh tế – xã hội của các quốc gia trên thế giới; xung đột thương mại Mỹ – Trung vẫn tiếp diễn. Trong nước, thiên tai, dịch bệnh tác động không nhỏ tới các hoạt động của nền kinh tế và cuộc sống của người dân; tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm ở mức cao. Tuy nhiên, với những giải pháp quyết liệt và hiệu quả trong việc thực hiện mục tiêu kép “vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế – xã hội”, kinh tế Việt Nam vẫn đạt kết quả tích cực với việc duy trì tăng trưởng. Mặc dù tăng trưởng GDP năm 2020 đạt thấp nhất trong giai đoạn 2011-2020 nhưng trước những tác động tiêu cực của dịch Covid-19 thì đó là một thành công của nước ta với tốc độ tăng thuộc nhóm nước cao nhất thế giới. Trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, sản lượng một số cây lâu năm, sản phẩm chăn nuôi chủ yếu và sản lượng tôm năm 2020 tăng khá đã đưa tốc độ tăng của khu vực này đạt 2,68%, cao hơn năm 2019 (2,01%). Đối mặt với tình hình dịch bệnh trên cây trồng và vật nuôi, biến đổi khí hậu, thẻ vàng EC trong khai thác thủy sản chưa được gỡ bỏ, đặc biệt là dịch Covid-19 nhưng khu vực này đã gặt hái được kết quả tăng trưởng khả quan với nỗ lực vượt bậc thông qua các giải pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ. Trong đó, ngành nông nghiệp tăng 2,55%; ngành lâm nghiệp tăng 2,82% và ngành thủy sản tăng 3,08% (tốc độ tăng tương ứng của các ngành trong năm 2019 là 0,61%; 4,98% và 6,30%). Đặc biệt, kết quả xuất khẩu nông sản tăng mạnh trong bối cảnh khó khăn do dịch Covid-19, kim ngạch xuất khẩu gạo lần đầu tiên đạt hơn 3 tỷ USD, tăng 9,3% so với năm 2019; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 12.323,3 tỷ USD, tăng 15,7%. Trái ngược với ngành lâm sản, bức tranh xuất khẩu thủy sản lại ảm đạm hơn khi kim ngạch xuất khẩu năm 2020 chỉ đạt 8,4 tỷ USD, giảm 1,8% so với năm trước.
  • 13. Hình 1. Tốc độ tăng gdp giai đoạn 2010-2020 Trong tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế, khu vực công nghiệp và xây dựng đạt tốc độ tăng cao nhất với 3,98%, đóng góp 1,62 điểm phần trăm vào mức tăng chung. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục đóng vai trò chủ chốt dẫn dắt tăng trưởng của nền kinh tế với mức tăng 5,82%, đóng góp 1,25 điểm phần trăm. Chỉ số sản xuất công nghiệp của một số ngành như sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu; sản xuất kim loại; sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học… tăng khá với tốc độ tăng tương ứng là 27,1%; 14,4%; 11,4% và 11,3%, góp phần đưa ngành chế biến, chế tạo tăng trưởng khả quan trong bối cảnh dịch Covid-19 làm đứt gãy chuỗi cung ứng nguyên liệu sản xuất đầu vào. Đối với khu vực dịch vụ, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giảm 1,2% trong 6 tháng đầu năm 2020 so với cùng kỳ năm trước, nhưng sau đó đã phục hồi rõ rệt với tốc độ tăng 6 tháng cuối năm đạt 6,2%, đưa lĩnh vực thương mại trong nước cả năm tăng 2,6%. Tốc độ tăng trưởng của một số ngành dịch vụ thị trường như sau: Bán buôn và bán lẻ tăng 5,53% so với năm trước, đóng góp 0,61 điểm phần trăm; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 6,87%, đóng góp 0,46 điểm phần trăm; ngành vận tải, kho bãi giảm 1,88%, làm giảm 0,06 điểm phần trăm; ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống giảm 14,68%, làm giảm 0,62 điểm phần trăm. Một điểm sáng trong bức tranh kinh tế năm 2020 không thể không nhắc đến đó là xuất khẩu vượt khó trong tình hình dịch bệnh, duy trì tăng trưởng dương; xuất siêu hàng hóa đạt mức cao kỷ lục (19,1 tỷ USD) và cán cân thương mại duy trì xuất siêu 5 năm liên tiếp (Kim ngạch xuất siêu hàng hóa các năm trong giai đoạn 2016-2020 lần lượt là: 1,6 tỷ USD; 1,9 tỷ USD; 6,5 tỷ USD; 10,9 tỷ USD; 19,1 tỷ USD). Việc ký kết các
  • 14. Hiệp định thương mại tự do đã mang lại những tín hiệu tích cực cho nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA). Năm 2020, xuất khẩu sang EU đạt 34,8 tỷ USD; đáng chú ý, sau 5 tháng được thực thi (từ 01/8/2020), tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU đạt 15,4 tỷ USD, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm trước[3]. Điều này phản ánh năng lực sản xuất trong nước tăng trưởng cao, môi trường đầu tư, sản xuất, kinh doanh được tạo thuận lợi và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành tựu. Đây là kết quả đáng khích lệ trong bối cảnh kinh tế khu vực EU suy giảm nghiêm trọng và tiếp tục đối mặt với dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Bên cạnh kết quả tăng trưởng đạt được trong năm 2020, nền kinh tế Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Với độ mở lớn, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng nên mọi biến động của kinh tế thế giới đều tác động đến các lĩnh vực kinh tế – xã hội nước ta. Dịch Covid-19 tuy được khống chế ở Việt Nam nhưng còn diễn biến phức tạp trên thế giới, các hoạt động sản xuất, cung ứng và lưu chuyển thương mại, hàng không, du lịch, lao động và việc làm bị đình trệ, gián đoạn. Bên cạnh đó, xuất khẩu tăng trưởng nhưng chưa đảm bảo tính bền vững, năng suất lao động vẫn ở mức thấp… Do vậy, nước ta cần tập trung thực hiện mục tiêu kép “vừa phòng chống dịch bệnh hiệu quả, vừa tận dụng tốt các cơ hội, nỗ lực phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội trong trạng thái bình thường mới”; đồng thời khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế để đưa nền kinh tế đạt mức tăng trưởng cao nhất trong năm 2021. 2.3. Thị trường chứng khoán SAU khi dịch Covid-19 trong nước được kiểm soát, thị trường chứng khoán Việt Nam đã phục hồi nhanh và mạnh, thuộc top 10 thị trường tăng tưởng tốt nhất thế giới. Tính cả năm, VN-Index đã tăng khoảng 13%, dòng tiền đổ vào thị trường tăng từ mức năm, sáu tỷ đồng trước đó lên 15 -17 nghìn tỷ đồng mỗi phiên gần đây. Một điểm cũng rất đặc biệt trong năm 2020 trên thị trường chứng khoán, là sự bứt phá của nhiều doanh nghiệp lớn ngay giữa giông tố. Đại dịch Covid-19 ảnh hưởng tới hầu hết các doanh nghiệp, nhưng vẫn có những gương mặt nổi lên, tăng trưởng mạnh mẽ như Hòa Phát, Vinaconex, Novaland, Viettel Global... Nhóm ngân hàng cũng bứt phá khá mạnh, lợi nhuận chín tháng tăng khoảng 10%, điển hình như Techcombank, VP Bank…
  • 15. Theo các chuyên gia, sở dĩ chứng khoán Việt Nam ngược dòng tăng giá trước hết là do Việt Nam đã kiểm soát tốt dịch bệnh. Bên cạnh đó, cơ quan quản lý TTCK, ngân hàng... cũng đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ thị trường, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Sự ổn định kinh tế vĩ mô là yếu tố nền tảng cho một sự hồi phục và bứt phá nhanh chóng của chứng khoán. Nền kinh tế Việt Nam có nhiều điểm sáng, với xuất khẩu khả quan, thặng dư thương mại cao kỷ lục, lạm phát được kiểm soát,... Cùng với đó, thời gian qua, TTCK còn nhận được nhiều sự hỗ trợ khác. Như trong ba quý đầu năm thặng dư thương mại cao kỷ lục, lạm phát được kiểm soát. Triển vọng kinh tế trong quý IV được các tổ chức quốc tế đánh giá khá tốt. IMF, World Bank, ADB dự báo Việt Nam tăng trưởng từ 1,6% - 3% trong năm 2020. Chính phủ đẩy mạnh đầu tư công đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đặc biệt các dự án quy mô lớn, trọng điểm sẽ có tác động lan tỏa đến phát triển kinh tế - xã hội các địa phương, thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế nói chung và phát triển các doanh nghiệp nói riêng. Ngoài ra, trong thời gian qua, các kênh đầu tư khác như gửi tiết kiệm, đầu tư vàng trở nên kém hấp dẫn hơn do các ngân hàng giảm lãi suất và đà tăng của giá vàng chững lại, dẫn đến dòng tiền nhàn rỗi đã được đầu tư vào TTCK, góp phần tăng sức mua trên TTCK. Ông Lê Hải Trà, phụ trách Hội đồng quản trị Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE) cho biết, theo thống kê, top 20 công ty chứng khoán hàng đầu thị trường có số lượng lệnh tăng từ 3 - 12 lần. Như vậy, với mức phục hồi mạnh mẽ của TTCK và lãi suất duy trì thấp kỷ lục, dòng tiền đã chảy mạnh vào kênh đầu tư chứng khoán, thị trường ghi nhận quy mô tham gia của nhà đầu tư mới cao chưa từng thấy trong lịch sử. Tính đến hết tháng 11- 2020, tổng số tài khoản mở mới trong năm đạt 332.886 tài khoản; trong đó, nhà đầu tư cá nhân trong nước mở mới 329.452 tài khoản. Số người tham gia chứng khoán mới (F0) tăng kỷ lục, một năm bằng cả 10 năm trước cộng lại. Theo đó, mỗi tháng các công ty chứng khoán ghi nhận khoảng 50 nghìn người mới tham gia thị trường. Tổng cả năm 2020 khoảng 600 nghìn tài khoản mới. Trong các phiên giao dịch cuối tháng 12, nhiều nhà đầu tư ghi nhận dấu hiệu của hiện tượng nghẽn lệnh. Sự tham gia mạnh mẽ của các nhà đầu tư mới cũng đẩy thanh khoản thị trường tăng lên ngưỡng kỷ lục với phiên giao dịch đạt gần 23.562 tỷ đồng trên hai sàn vào ngày 15-6-2020. Giá trị
  • 16. khớp lệnh cũng liên tục đạt hơn 10 nghìn tỷ đồng/phiên trong tháng 12-2020. Về thị trường trái phiếu, có thể thấy thị trường trái phiếu doanh nghiệp tiếp tục có thêm một năm “bùng nổ”, đặc biệt là trái phiếu phát hành riêng lẻ. Chỉ tính trong 11 tháng, tổng lượng phát hành thành công trái phiếu doanh nghiệp đã tăng tới gần 25% so với cả năm năm 2019. Trong năm 2021, chứng khoán Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục tươi sáng nhờ triển vọng kinh tế tốt. Bên cạnh đó là việc hiệu ứng tiền rẻ tiếp tục kéo dài do đại dịch chưa chấm dứt, ngân hàng trung ương các nước vẫn bơm tiền vào thị trường. Việt Nam tiếp tục được xem là điểm sáng nhất khu vực châu Á và thế giới về chống dịch. Đây là điều kiện để ổn định sản xuất và hút vốn đầu tư nước ngoài. Xu hướng dịch chuyển dòng vốn FDI từ Trung Quốc sang Việt Nam cũng góp phần giúp các nhà đầu tư hưng phấn. Theo đánh giá của một quỹ đầu tư nước ngoài, TTCK Việt Nam có thể gây bất ngờ lớn cho giới đầu tư trong khoảng thời gian từ 2020-2024. Lãi suất giảm sâu kéo nhà đầu tư vào chứng khoán và đây là yếu tố có thể khiến VN-Index sớm cán mốc 1.800 điểm. Còn theo tính toán của một số công ty chứng khoán, chỉ số giá trên thu nhập mỗi cổ phiếu (PE) chứng khoán Việt Nam đang ở mức khoảng 17 lần. Nếu năm sau thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) của các doanh nghiệp tăng 10% thì PE rút xuống còn 15,3. Giả sử nếu lấy PE ở mức 17-18 là hệ số định giá phù hợp cho VN-Index thì năm sau, chỉ số này có thể tăng 15%, tức lên khoảng 1.300 điểm. Điều này cũng không phải quá khó khăn khi hàng loạt TTCK trên thế giới, trong đó có Mỹ, liên tục lập đỉnh cao mới, trong khi Việt Nam chưa qua được đỉnh cũ cho dù Việt Nam chịu ảnh hưởng ít hơn từ đại dịch Covid-19. Với việc Kuwait được nâng hạng lên thị trường mới nổi - Emerging Markets, Việt Nam có thể sẽ là quốc gia hưởng lợi lớn. Chứng khoán Việt Nam sẽ thu hút dòng vốn từ các quỹ theo dõi chỉ số thị trường cận biên. Ngoài những yếu tố nội tại trong nước, sự phục hồi kinh tế của các nền kinh tế lớn trên thế giới như Mỹ, Trung Quốc và châu Âu trong quý III vừa qua cũng là một trong những động lực khiến TTCK Việt Nam tăng trưởng.
  • 17. PHẦN 3: GIẢI PHÁP PHỤC HỒI NỀN KINH TẾ SAU DỊCH BỆNH 3.1. Một số giải pháp Tác động của đại dịch Covid -19 đã làm cho lao động gặp nhiều khó khăn hơn trong việc tham gia thị trường lao động và đóng góp trong chuỗi sản xuất hàng hóa và dịch vụ. Đến nay, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận trong thực hiện mục tiêu kép vừa chống dịch vừa khôi phục, phát triển kinh tế. Mặc dù tốc độ tăng GDP trong quý II năm 2020 thấp kỷ lục trong nhiều năm qua, nhưng là mức tăng trưởng dương mà nhiều nước trên thế giới không đạt được. Đại dịch Covid -19 trên thế giới đang diễn biến phức tạp, với nhiều nguy cơ bùng nổ làn sóng dịch tại nhiều nước trên thế giới, ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình lao động, việc làm và thu nhập của người lao động. Biện pháp giãn cách xã hội áp dụng trong tháng 3 và cách ly xã hội áp dụng trong tháng 3 và tháng 4 đang gây nên sự sụt giảm nghiêm trọng trong doanh thu. Các nhà máy phục vụ thị trường nội địa đang phải cắt giảm thời giờ làm việc của người lao động, đề nghị giảm mức lương hay tạm dừng mọi hoạt động sản xuất và cho người lao động nghỉ việc. Lao động và làm việc trong các doanh nghiệp xuất khẩu cũng đối mặt với sự sụt giảm nghiêm trọng về số giờ làm việc, tạm dừng hợp đồng, cắt giảm lương và sa thải. Để hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động phục hồi sản xuất góp phần cải thiện tình hình lao động việc làm, cần thực hiện một số giải pháp: Một là, tiếp tục thực hiện đồng bộ, hiệu quả các cơ chế, chính sách phù hợp, nhất là về tài chính, tiền tệ, an sinh xã hội để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, người lao động, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa vượt qua khó khăn của đại dịch Covid -19, nhanh chóng khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội. Thực hiện chính sách miễn, giảm một số nghĩa vụ thuế đối với một số lĩnh vực, đối tượng chịu thiệt hại nặng nề do đại dịch Covid -19 trong năm 2020. Đồng thời, nghiên cứu để xây dựng các gói hỗ trợ đặc thù cho nhóm lao động yếu thế, bao gồm lao động nữ và lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật chịu tổn thương bởi diễn biến khó lường của đại dịch Covid -19 nhằm giúp họ sớm vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống. Hai là, đẩy nhanh việc thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh để phục hồi hoạt động kinh tế (theo nghị quyết 42/NQ-CP) của tất cả các ngành, đặc biệt là các ngành chịu ảnh hưởng lớn của dịch Covid -19 như
  • 18. ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; bán buôn và bán lẻ; dịch vụ lưu trú và ăn uống; vận tải… Bảo đảm an sinh xã hội, giải quyết việc làm, đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với xu thế mới. Thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ an sinh xã hội, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho người lao động sớm quay trở lại thị trường, bảo đảm đủ lực lượng lao động khi bước vào giai đoạn tăng cường sản xuất, kinh doanh sau dịch. Tập trung hỗ trợ người sử dụng lao động đào tạo, đào tạo lại người lao động đáp ứng yêu cầu mới; đẩy mạnh kết nối cung, cầu lao động trong nước, gắn với thị trường lao động quốc tế. Đồng thời cũng hỗ trợ các nhóm lao động, bao gồm lao động chính thức và phi chính thức trong các doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất kinh doanh (dân doanh, tư nhân/tổ hợp tác/hợp tác xã). Ngoài ra có thể xem xét và xây dựng các gói hỗ trợ đặc thù cho các nhóm lao động yếu thế (phụ nữ, lao động không có trình độ chuyên môn, lao động ở khu vực kinh tế phi chính thức) để giúp họ có thể có cơ hội tìm kiếm được việc làm tạo thu nhập để có được sự đảm bảo có được một phần tài chính để giúp bản thân họ và gia đình họ vượt qua được thời điểm khó khăn chung của toàn đất nước do tác động của dịch Covid-19. Ba là, doanh nghiệp và người lao động cần nắm bắt nhu cầu lao động của nền kinh tế trong bối cảnh chuyển đổi phương thức sản xuất đáp ứng yêu cầu mới. Các doanh nghiệp cần thay đổi cách thức sắp xếp công việc để bảo vệ sức khỏe của người lao động, vì thế có thể có tác động tới sản lượng. 3.2 Các kiến nghị để phục hồi kinh tế sau Covid-19 Trong thời gian tới đây, khi dịch COVID-19 từng bước được kiểm soát, thì việc thực hiện các giải pháp nhằm phục hồi nền kinh tế đang đặt ra cấp bách để đảm bảo tăng trưởng và phát triển kinh tế.  Với cơ quan nhà nước Chính phủ, các cấp, các ngành, các địa phương cần đẩy mạnh tiến độ triển khai các giải pháp hỗ trợ đã ban hành và tiếp tục đề ra các giải pháp hỗ trợ thiết thực hơn để những giải pháp này trở thành động lực cho DN vượt qua khó khăn, khôi phục, ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh. Trước mắt triển khai thực hiện kịp thời, hiệu quả Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 4-3-2020 của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho SXKD, bảo đảm an sinh xã hội, ứng phó với dịch COVID-19, với các công việc cụ thể như sau:
  • 19. Thứ nhất, xem xét mở rộng đối tượng được áp dụng trong các giải pháp hỗ trợ đã ban hành của Chỉ thị số 11/CT-TTg: - Cần xây dựng bộ danh mục tiêu chuẩn chung để rà soát, đánh giá, phân loại mức độ ảnh hưởng của dịch tới từng ngành nghề kinh doanh và từng nhóm DN cụ thể, có tính tới đối tượng gián tiếp bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch; - Phân cấp thành nhiều mức độ hỗ trợ, áp dụng cho từng nhóm đối tượng được phân loại ở trên. Thứ hai, tiếp tục cải cách quy trình, thủ tục để DN tiếp cận các chính sách hỗ trợ đơn giản, thuận tiện, kip thời. Thứ ba, đẩy nhanh tiến độ ứng dụng giải pháp vào thực tiễn: - Văn bản hướng dẫn thực hiện cho các chính sách hỗ trợ của Chỉ thị 11 cần rõ ràng, dễ hiểu; - Đối với các giải pháp hỗ trợ DN đã được Chính phủ ban hành, cần nhanh chóng thực hiện triển khai hướng dẫn về đối tượng được áp dụng, phạm vi áp dụng; quy trình thực hiện; - Giải pháp đưa ra cần được triển khai thực hiện đồng loạt ở các cấp; - Có cơ chế xử phạt đối với người thi hành công vụ cố tình gây khó khăn, chậm trễ, ảnh hưởng tới DN. Thứ tư, tiếp tục đưa ra các giải pháp về hỗ trợ tín dụng: - Giảm lãi suất vay vốn và giãn nợ đối với các khoản vay hiện hữu; - Xây dựng bộ quy tắc chuẩn mực áp dụng chung cho khối ngân hàng về việc thực hiện các giải pháp hỗ trợ, thống nhất tiêu chí xác định biên độ giảm lãi, quy trình thẩm định và xét duyệt; - Cho vay ưu đãi với lãi suất 0% hoặc hỗ trợ một phần chi phí trả công cho lao động để DN duy trì được bộ máy nhân sự hiện có, giữ chân được lao động lành nghề và lao động có trình độ chuyên môn; - Ngân hàng Nhà nước cần tiến hành xác định, đánh giá những ngân hàng đã thực hiện các giải pháp hỗ trợ thiết thực với DN thì mới được áp dụng hạ lãi suất điều hành. Thứ năm, thúc đẩy nhanh việc tìm thị trường nguyên liệu/thị trường tiêu thụ mới cho DN ngoài thị trường tiềm năng:
  • 20. - Xác định các mặt hàng nguyên vật liệu bị thiếu hụt từ nhập khẩu và các mặt hàng DN sản xuất ra nhưng không thể tiến hành xuất khẩu, gặp khó khăn, vướng mắc trong quá trình xuất, nhập khẩu; - Tiếp cận, đánh giá các thị trường xuất nhập hiện có, đề xuất và tận dụng những thị trường truyền thống có thể chuyển hướng đẩy mạnh xuất nhập khẩu; tìm kiếm thông tin về các nhà cung cấp về những mặt hàng thị trường trong nước đang bị thiếu hụt; - Tiếp cận các thị trường mới, ngoài thị trường xuất, nhập khẩu truyền thống; Thứ sáu, tiếp tục triển khai thực hiện các giải pháp hỗ trợ về thuế, phí, lệ phí: - Cắt giảm một số loại thuế, phí, lệ phí cơ sở hạ tầng: phí lưu thông, phí cầu đường, bến bãi; - Triển khai áp dụng giảm thuế thu nhập DN với một số ngành nghề đặc thù thuộc danh mục ngành công nghiệp hỗ trợ; - Tiếp tục đẩy nhanh quá trình triển khai miễn, giảm thuế, tiền thuê đất; giảm giá thuê mặt bằng sản xuất kinh doanh. Thứ bảy, những giải pháp hỗ trợ khác: - Chính phủ, các cấp, các ngành tập trung mọi nỗ lực kiểm soát dịch bệnh một cách triệt để, góp phần giúp DN ổn định sản xuất kinh doanh, hoạt động trở lại; - Tạm dừng hoạt động thanh, kiểm tra để DN tập trung vào phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh; - Đẩy mạnh Chính phủ điện tử, gửi văn bản hướng dẫn thủ tục tiếp cận các chính sách hỗ trợ đến từng DN qua hòm thư điện tử hoặc đăng tải thông tin hướng dẫn chi tiết, công khai, minh bạch, rõ ràng và cụ thể trên trang thông tin của Chính phủ; - Thực hiện các giải pháp kích cầu sau khi dịch Covid-19 qua đi; - Tiến hành liên kết thị trường cung - cầu, ưu tiên thị trường trong nước, tìm những nguồn cung nguyên liệu đầu vào trong nước, nghiên cứu các loại nguyên vật liệu mới có thể thay thế nguồn nguyên liệu nhập khẩu; - Chính phủ cần có chiến lược, kế hoạch tiếp tục hỗ trợ DN tăng tốc phát triển sản xuất kinh doanh sau khi kết thúc dịch COVID-19.
  • 21. Về triển vọng kinh tế năm 2021, bất chấp tình hình kinh tế thế giới còn nhiều khó khăn, các chuyên gia vẫn tin tưởng vào triển vọng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Các dự báo của các tổ chức quốc tế (như IMF, WB) đối với mức tăng trưởng của Việt Nam thậm chí còn cao hơn (IMF dự báo tăng trưởng 6,7% và WB dự báo tăng trưởng 6,8%). Các chuyên gia cho rằng, mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,5% theo kế hoạch của Chính phủ không đơn giản trong bối cảnh diễn biến của đại dịch COVID-19 còn rất khó lường. Trước tiên, ở cấp độ định hướng vĩ mô, Nam có rất ít dư địa tiền tệ và tài khóa. Các chính sách hỗ trợ lợi nhuận hoặc hàng hóa xa xỉ là chưa phù hợp, cần được thiết kế lại. Các chính sách hỗ trợ thông qua giảm mức thu các loại phí, lệ phí nếu dàn trải sẽ ảnh hưởng đến ngân sách, cần thu hẹp đối tượng thụ hưởng dựa trên mức độ chịu tác động bởi đại dịch. Liên quan đến các công cụ của chính sách tiền tệ, các nỗ lực chính sách nên tập trung vào việc cắt giảm lãi suất cho vay hơn là lãi suất huy động. Số doanh nghiệp tiếp cận và được hỗ trợ tiền tệ còn hạn chế so với mục tiêu đặt ra. Do vậy, các chính sách hỗ trợ cần rõ ràng, minh bạch và các rào cản không cần thiết cần được rà soát gỡ bỏ. Bên cạnh đó, do dịch diễn biến khó lường, các các gói an sinh xã hội cho các đối tượng bị ảnh hưởng cần được tiếp tục duy trì và tháo gỡ, đẩy nhanh tiến độ giải ngân các gói hỗ trợ. Song hành với những chính sách mang tính ngắn hạn đang thực hiện nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của COVID-19, Việt Nam nên kiên trì với những cải cách dài hơi hơn để cải thiện nền tảng vĩ mô và giảm thiểu rủi ro trong tương lai. Những giải pháp mang tính dài hạn để chuyển đổi căn bản mô hình tăng trưởng, gia tăng chất lượng tăng trưởng cần được kiên quyết thực hiện với quyết tâm chính trị cao nhất. Theo đó, nền kinh tế mới có thể duy trì sản xuất trong đại dịch, hồi phục nhanh chóng sau đại dịch và tiến tới phát triển bền vững. Cần đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng dựa vào công nghệ - đổi mới sáng tạo, có tư duy chấp nhận rủi ro và khuyến khích tinh thần khởi nghiệp. Tận dụng và khai thác lợi thế của người đi sau, tăng cường sử dụng công nghệ cao thông qua trực tiếp nhập khẩu, mua bán bản quyền, thuê bao sản phẩm từ nước
  • 22. ngoài, tăng cường khởi nghiệp sáng tạo và chuyển giao công nghệ từ các doanh nghiệp FDI. Các chuyên gia cũng khuyến nghị khẩn trương hoàn thiện thể chế, xây dựng Nhà nước kiến tạo, phát triển, liêm chính và hành động. Tôn trọng và bảo vệ sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, phát triển kinh tế tư nhân, tăng cường liên kết DN. Kinh tế trưởng của WB Jacques Morisset cho rằng, vấn đề của Việt Nam hiện nay không hẳn là làm bao nhiêu mà là “phải làm hiệu quả hơn”. DN kỳ vọng các chính sách hỗ trợ cần minh bạch, dễ tiếp cận hơn, đồng thời kiểm soát tốt, chống lại tham nhũng, trục lợi chính sách. Chuyên gia WB cũng khuyến nghị để thúc đẩy tăng trưởng trong bối cảnh đại dịch, Việt Nam cần hết sức chú ý đến yếu tố “xanh”, chống ô nhiễm môi trường, đặc biệt là vấn đề không khí, phát tiển năng lượng tái tạo, để phát triển bền vững. Còn chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực nhận định, trong việc thực hiện thành công mục tiêu kép vừa qua, có thể thấy rõ sự hiện diện của chuyển đổi số. Về cơ hội chuyển mình của nền kinh tế, Muốn làm tốt kinh tế số trước tiên phải có cơ sở dữ liệu tốt, trong khi việc xây dựng cơ sở dữ liệu khá chậm so với yêu cầu. Dù đã thành công bước đầu, bắt nhịp dần với xu thế chung nhưng ông Lực cho rằng “Việt Nam vẫn cần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý hơn nữa cho kinh tế số”.  Đối với doanh nghiệp Những DN đã nhận được hỗ trợ của Nhà nước từ Chỉ thị số 11/CT-TTg, nhanh chóng triển khai hoạt động để ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh. Đối với những DN chưa biết đến hoặc chưa nhận được hỗ trợ từ Chỉ thị số 11/CT-TTg cần nhanh chóng tiếp cận các cơ quan liên quan để hoàn thành thủ tục cần thiết, tiếp nhận hỗ trợ để ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh. Linh hoạt, sáng tạo chuyển đổi mô hình SXKD hiệu quả trong giai đoạn cả nước và toàn cầu vẫn đang phải gánh chịu tác động của dịch bệnh. Tăng cường đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong sản xuất kinh doanh, đặc biệt các công nghệ lõi có tính tiên phong. Chủ động đổi mới tư duy kinh doanh, nâng cao năng lực quản trị, năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ; chuẩn hóa sản xuất kinh doanh để đáp ứng các yêu cầu, tiêu chí của các thị trường quốc tế.
  • 23. Tăng cường liên kết, hợp tác kinh doanh phát triển các chuỗi sản xuất, chuỗi giá trị, nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm, dịch vụ, tiến tới nấc thang cao hơn trong chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu. Đổi mới mô hình sản xuất kinh doanh gắn với mục tiêu phát triển bền vững: Sản xuất sạch, xanh, tiết kiệm, sử dụng hiệu quả năng lượng, bảo vệ môi trường, hướng tới nhóm người yếu thế trong xã hội./.