SlideShare a Scribd company logo
1 of 213
HÀ NỘI - 2013
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
NGUYỄN VĂN SƠN
QUAN ĐIỂM CỦA C.MÁC VỀ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI
VÀ SỰ VẬN DỤNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
MÃ TÀI LIỆU: 80257
ZALO: 0917.193.864
Dịch vụ viết bài điểm cao :luanvantrust.com
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
HÀ NỘI - 2013
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
NGUYỄN VĂN SƠN
QUAN ĐIỂM CỦA C.MÁC VỀ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI
VÀ SỰ VẬN DỤNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Chuyên ngành: CNDVBC & CNDVLS
Mã số : 62 22 80 05
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Đặng Hữu Toàn
2. TS. Cung Thị Ngọc
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................................1
Chƣơng 1. QUAN ĐIỂM CỦAC.MÁCVỀPHÁTTRIỂNCON NGƢỜI.............................17
1.1. Quan niệm duy vật của C.Mác về con người với tư cách cơ sở nền tảng để xây
dựng quan điểm về phát triển con người...............................................................17
1.1.1. Quan niệm của C.Mác về con người và bản chất con người............................17
1.1.2. Quan niệm của C.Mác về con người với tư cách chủ thể sáng tạo lịch sử.....34
1.2. Những nội dung căn bản trong quan điểm của C.Mác về phát triển con người......41
1.2.1. Phát triển con người một cách toàn diện.............................................................42
1.2.2. Phát triển con người gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội, thông qua
lao động sản xuất và hoạt động thực tiễn của con người.....................................52
1.2.3. Phát triển con người vì mục tiêu giải phóng con người....................................58
Chƣơng 2. SỰ VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM CỦA C.MÁC VỀ PHÁT TRIỂN CON NGƢỜI
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY..........................................................................................66
2.1. Sự vận dụng, phát triển quan điểm của C.Mác về phát triển con người trong tư
tưởng Hồ Chí Minh..................................................................................................66
2.1.1. Sự vận dụng, phát triển quan điểm của C.Mác về con người với tư cách
cơ sở nền tảng cho việc xây dựng quan điểm phát triển con người trong tư
tưởng Hồ Chí Minh..................................................................................................66
2.1.2. Sự vận dụng, phát triển quan điểm của C.Mác về phát triển con người
trong tư tưởng Hồ Chí Minh...................................................................................73
2.2. Sự vận dụng, phát triển quan điểm của C.Mác, tư tưởng Hồ Chí Minh về phát
triểncon người của Đảng Cộng sản Việt Nam trong công cuộcđổi mới.............84
2.2.1. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vị trí, vai trò của con người
trong công cuộc đổi mới đất nước .........................................................................84
2.2.2. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển con người toàn
diện trong công cuộc đổi mới đất nước.................................................................90
2.3. Thực trạng và một số vấn đề đặt ra trong phát triển con người ở Việt Nam
hiện nay...............................................................................................................100
2.3.1. Thực trạng phát triển con người ở Việt Nam hiện nay................................... 100
2.3.2. Một số vấn đề đặt ra trong phát triển con người ở Việt Nam hiện nay........ 121
Chƣơng 3. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CON NGƢỜI VIỆT NAM
HIỆN NAY.............................................................................................................. 140
3.1. Phương hướng phát triển con người Việt Nam hiện nay......................................... 140
3.1.1. Phát triển con người Việt Nam giàu tính nhân văn trên cơ sở phát huy
giá trị văn hóa, truyền thống và lịch sử dân tộc.................................................141
3.1.2. Phát triển con người Việt Nam gắn với việc cải thiện thể chất, phát triển
trí lực và nhân cách, xây dựng mối quan hệ hài hòa giữa con người với
môi trường tự nhiên và xã hội..............................................................................146
3.2. Một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển con người Việt Nam hiện nay.................. 152
3.2.1. Phát triển kinh tế - xã hội bền vững với tư cách cơ sở nền tảng để phát
triển con người....................................................................................................... 152
3.2.2. Gắn tăng trưởng kinh tế với xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội,
thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội để con người có điều kiện phát triển
bình đẳng................................................................................................................ 156
3.2.3. Phát triển văn hóa - xã hội với tư cách tiền đề cho sự phát triển con
người về mặt tinh thần.......................................................................................... 164
3.2.4. Hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hệ thống pháp
luật, nâng cao ý thức pháp luật - cơ sở mở rộng dân chủ nhằm tạo điều
kiện cho sự phát triển con người với tư cách công dân xã hội........................ 174
3.2.5. Đổi mới và phát triển giáo dục - đào tạo vì mục tiêu phát triển con người
toàn diện................................................................................................................. 181
KẾT LUẬN ............................................................................................................................ 191
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌCCỦA TÁCGIẢ LIÊN QUAN ĐẾNLUẬN ÁN ... 195
DANH MỤC TÀILIỆU THAM KHẢO................................................................................. 196
PHỤ LỤC............................................................................................................................... 207
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nhân loại đang bước vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của khoa học và
công nghệ với những tác động sâu sắc của nó tới đời sống kinh tế - xã hội của mỗi
quốc gia dân tộc nói riêng, của cả cộng đồng nhân loại nói chung. Sự phát triển của
khoa học và công nghệ mang lại cho người ta cảm giác rằng, sự công bằng, bình
đẳng và phát triển hài hòa của các nước đang trở thành xu thế chung của nhân loại,
và lôgíc của sự phát triển phải là như vậy. Nhưng, trên thực tế, sự phân hóa khoảng
cách giữa nhóm các nước giàu và nhóm các nước nghèo ngày càng gia tăng. Xét
trong một chừng mực nào đó, từ điểm khởi đầu trong lịch sử, có thể nói rằng, các
nước đều có điểm xuất phát tương tự như nhau về phương diện kinh tế. Song hiện
nay, sự phát triển không đồng đều giữa các nước lại đang phản ánh một thực tế
rằng, không phải điểm xuất phát giống nhau thì đều cho kết quả như nhau. Sự phát
triển không đều này có nhiều nguyên nhân, trong đó điều kiện tự nhiên, trình độ
phát triển của khoa học và công nghệ được xem là một trong những nguyên nhân
quan trọng, có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với sự phát triển của mỗi dân tộc, mỗi
quốc gia. Vậy, phải chăng, điều kiện tự nhiên, trình độ phát triển khoa học, công
nghệ là thành tố quyết định đến sự phát triển hay không phát triển, thành công hay
không thành công của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia.
Trong những năm gần đây, sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã mang lại
những thành tựu về mặt kinh tế cho nhiều nước và nhiều khu vực. Nhưng, tình trạng
bạo lực, xung đột sắc tộc, tôn giáo, giai cấp, đói nghèo, lạc hậu, dịch bệnh, cạn kiệt
tài nguyên, thất nghiệp, phân hóa xã hội ngày càng gia tăng... Bên cạnh đó, các vấn
đề đấu tranh của giai cấp công nhân chống lại giới chủ, khủng hoảng kinh tế - có
nguyên nhân từ các mâu thuẫn nội tại của xã hội, quan niệm về giá trị, quan điểm về
phát triển, tiến bộ xã hội đã có những thay đổi sâu sắc. Những vấn đề này có nguyên
nhân trực tiếp từ kinh tế, song, nguyên nhân sâu xa và gốc rễ của nó là những vấn đề
gắn liền với giá trị người trong chiến lược phát triển. Thế giới nói chung và các nước
đang phát triển nói riêng đang phải lựa chọn con đường hoặc là ưu tiên phát triển kinh
tế, hoặc là phát triển hài hòa giữa kinh tế với tiến bộ xã hội gắn liền với việc phát
2
triển con người. Việc lựa chọn hướng ưu tiên sẽ quyết định đến sự phát triển ổn định,
bền vững của các quốc gia dân tộc, đặc biệt là đối với nước ta. Sự nghiệp xây dựng
chủ nghĩa xã hội ở nước ta chỉ có ý nghĩa và thành công khi vấn đề con người được
coi trọng, phát triển và các mục tiêu phát triển phải gắn với phát triển con người và
giải phóng con người. Do đó, việc nghiên cứu để làm sáng tỏ về mặt lý luận và thực
tiễn chiến lược phát triển con người và lấy đó làm cơ sở để xây dựng, hoạch định
chiến lược phát triển cho các lĩnh vực khác của đời sống kinh tế - xã hội, cho các giai
đoạn phát triển ngắn hạn và dài hạn, trước mắt và lâu dài là cần thiết.
Việt Nam, xét về địa chính trị, kinh tế và văn hóa, là một nước có nhiều
thuận lợi. Ở vị trí trung tâm của khu vực Đông Nam Á, cửa ngõ của châu Á - nơi có
đời sống kinh tế sôi động và năng động. Việt Nam có một thềm lục địa phong phú
và đa dạng, với những điều kiện thuận lợi về khí hậu, diện tích đất nông nghiệp, đất
trồng cây công nghiệp, nuôi trồng thủy, hải sản, khai thác tài nguyên từ thềm lục
địa, có truyền thống lịch sử hào hùng, với nền văn hóa “thống nhất mà đa dạng” mở
ra nhiều triển vọng để phát triển kinh tế - xã hội. Tất cả những thuận lợi này đã có
thể đặt Việt Nam vào bản đồ kinh tế thế giới. Nhưng, vấn đề đặt ra là, những điều
kiện đó - sức mạnh của một dân tộc - có phải là điều kiện đủ giúp chúng ta trở thành
một cường quốc kinh tế hay không?
Mặt khác, Việt Nam tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện
mà cuộc cách mạng khoa học và công nghệ với những thành tựu vượt bậc, tạo ra
sức sản xuất mạnh mẽ đã tạo cơ hội cho Việt Nam hội nhập và phát triển. Những
vấn đề mà các nước đi trước phải mất nhiều năm mới đạt được, thì ngày nay, chúng
ta dễ dàng tiếp cận hơn mà không phải mất quá nhiều thời gian. Sự phát triển của
khoa học và công nghệ, của nền sản xuất thế giới hiện nay đang góp phần giúp
chúng ta giải quyết tốt các vấn đề về vốn, khoa học và công nghệ, quản lý, thị
trường... Những vấn đề này từng bước trở thành vấn đề có tính toàn cầu, mở ra
nhiều thời cơ và thách thức cho tất cả các nước không kể giàu hay nghèo, phát triển
hay đang phát triển. Và, một vấn đề nữa được đặt ra là, phải chăng những cơ hội đó
- sức mạnh của thời đại - là mấu chốt cho sự thành công của công cuộc công nghiệp
3
hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế của Việt
Nam?
Những vấn đề trên cho chúng ta thấy rằng, sự vận động của các nhân tố
khách quan không thể tự chuyển hóa thành những mong muốn chủ quan, mà nó
phải thông qua hoạt động thực tiễn của con người để cải tạo, chuyển hóa từ những
thuận lợi, tiềm năng, thế mạnh thành hiện thực. Và, tự thân chúng không có, không
thể kết hợp và biến thành sức mạnh của dân tộc, sức mạnh của thời đại để tạo nên
thành công cho công cuộc phát triển đất nước.
Như vậy, vấn đề đặt ra cho chúng ta thấy rằng, nếu những điều kiện thuận
lợi, cơ hội tự nó chuyển hóa thành hiện thực thì nhiều nước trên thế giới, trong đó
có Việt Nam đã trở thành một nền kinh tế vững mạnh mà không cần phải chú trọng
vào việc tìm kiếm, xây dựng mô hình và định hướng con đường phát triển. Rằng,
nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới hiện nay sẽ trở thành kém phát triển do chỗ
chúng không có những điều kiện thuận lợi ấy. Tất cả những yếu tố trên đây chỉ là
những nhân tố khách quan, việc chuyển hóa từ khách quan thành hiện thực không
có nguồn gốc tự thân. Mặt khác, sức mạnh và những nhân tố thời đại được tạo ra
đối với các dân tộc là như nhau; và cũng chỉ có một số dân tộc đi đến được thành
công nhờ sức mạnh đó. Điều này một lần nữa đã chỉ ra rằng, để đi đến thành công
không chỉ dựa vào sức mạnh của thời đại, mà đòi hỏi phải có những con người cụ
thể với việc xây dựng chiến lược phát triển, xác định mục tiêu, tìm kiếm mô hình
phát triển đúng đắn mới giúp cho mỗi dân tộc, mỗi quốc gia tận dụng được những
ưu thế về tự nhiên và sức mạnh của thời đại để khai thác, phát huy tiềm năng, thế
mạnh của mình, nắm lấy cơ hội, vượt qua thách thức để đi đến sự phát triển bền
vững, làm tiền đề cho sự nghiệp giải phóng con người. Điều này tiếp tục khẳng định
rằng, con người mới là nhân tố quyết định đối với sự phát triển. Và hơn thế nữa, do
con người vừa là sản phẩm của lịch sử, vừa là chủ thể của lịch sử, nên quan điểm về
phát triển con người phải được đặt trên một nền tảng lý luận khoa học làm cơ sở để
xây dựng triết lý phát triển nói chung, triết lý phát triển con người nói riêng, từ đó
xây dựng chiến lược phát triển con người một cách đúng đắn làm cơ sở cho sự phát
triển kinh tế - xã hội bền vững.
4
Trong công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, với
quan điểm lấy chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng,
kim chỉ nam cho mọi hành động, chúng ta đã thu được những thành tựu to lớn. Tuy
nhiên, so với tiềm năng hiện có và so với các nước có điều kiện tương đồng thì Việt
Nam cần phải tiếp tục làm sáng tỏ nhiều vấn đề có tính lý luận, đặc biệt là triết lý về
phát triển con người. Do vậy, có thể nói, với Việt Nam hiện nay, việc tiếp tục làm
sáng tỏ các quan điểm về phát triển con người để lấy đó làm cơ sở, làm nền tảng
xây dựng chiến lược phát triển con người trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại
hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế là một vấn đề cần thiết và
cấp bách. Và, để có được cơ sở khoa học về phát triển con người, cần phải tiếp tục
nghiên cứu sâu sắc hơn quan điểm của C.Mác về phát triển con người để lấy đó làm
tiền đề lý luận, làm xuất phát điểm cho việc xây dựng chiến lược phát triển con
người Việt Nam. Thêm nữa, việc làm rõ và sâu sắc thêm tính cách mạng, tính khoa
học trong quan điểm của C.Mác càng có ý nghĩa hơn trong điều kiện mà một số học
giả phương Tây đang ra sức truyền bá những luận điểm xuyên tạc quan điểm của
C.Mác về phát triển con người. Do vậy, việc nghiên cứu, làm rõ quan điểm của
C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng quan điểm đó trong tư tưởng Hồ Chí
Minh, trong chiến lược phát triển con người của Đảng Cộng sản Việt Nam là vấn đề
cần thiết trong tình hình hiện nay. Công việc nghiên cứu này không chỉ giúp chúng
ta bảo vệ và phát triển quan điểm của C.Mác về phát triển con người trong điều kiện
mới, khẳng định giá trị, ý nghĩa thời đại của nó trong sự nghiệp giải phóng con
người, mà còn giúp chúng ta định hướng và tìm ra những giải pháp khả thi cho việc
thực hiện chiến lược phát triển con người Việt Nam hiện nay. Vì thế, chúng tôi đã
chọn “Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam
hiện nay” làm đề tài cho luận án của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề phát triển con người được các nhà tư tưởng bàn đến từ rất sớm trong
lịch sử tư tưởng triết học nhằm làm rõ vai trò, vị trí của nó đối với sự phát triển kinh
tế - xã hội, đặc biệt là khi phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được hình thành,
với nền sản xuất hàng hóa mang lại sự giàu có cho xã hội. Tuy nhiên, sự giàu có về
5
vật chất dưới phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa không những con người không
được giải phóng, mà còn bị “nô dịch” và “tha hóa”. Sự ra đời học thuyết Mác giữa
thế kỷ XIX đã góp phần xây dựng thế giới quan khoa học và trở thành vũ khí lý
luận trong công cuộc đấu tranh giải phóng con người khỏi sự “tha hóa”, từng bước
đưa con người từ “vương quốc của tất yếu” sang “vương quốc của tự do”. Từ đó,
việc nghiên cứu, làm sáng tỏ những luận điểm trong học thuyết Mác về phát triển
con người đã được nhiều học giả nghiên cứu. Trong những năm gần đây, nhân loại
đã đạt được nhiều thành tựu về kinh tế - xã hội, khoa học và công nghệ, cùng với sự
phát triển của lịch sử, nhận thức của con người ngày càng sâu sắc hơn về các lĩnh
vực khoa học xã hội. Vấn đề đặt ra đối với sự phát triển không chỉ thuần túy về mặt
kinh tế, mà còn gắn với việc phát triển con người và “giá trị người”. Xu hướng này
đã chứng minh luận điểm của C.Mác: khoa học tự nhiên bao hàm trong nó khoa học
về con người và khoa học về con người bao hàm trong nó các khoa học tự nhiên -
tất cả sẽ trở thành một khoa học. Do đó, không chỉ có các học giả trong giới nghiên
cứu lý luận mácxít, mà còn nhiều học giả có tư tưởng tiến bộ tiếp cận, nghiên cứu,
làm sáng tỏ quan điểm của C.Mác về phát triển con người.
Ở Việt Nam, từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng công cuộc đổi mới
toàn diện đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng với các lĩnh vực của đời
sống xã hội, việc nghiên cứu, làm sáng tỏ quan điểm của C.Mác về phát triển con
người tiếp tục được nghiên cứu một cách sâu rộng. Đặc biệt, việc nghiên cứu, làm
sáng tỏ sự vận dụng và phát triển quan điểm của C.Mác về phát triển con người
trong tư tưởng Hồ Chí Minh và chiến lược phát triển con người của Đảng Cộng sản
Việt Nam trên cơ sở sự vận dụng, phát triển học thuyết Mác và tư tưởng Hồ Chí
Minh không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận, mà còn làm cơ sở, nền tảng hoạch định
chiến lược phát triển con người trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với
phát triển kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế. Liên quan đến đề tài này ở nước ta,
đã có nhiều công trình nghiên cứu, đề tài khoa học, luận án tiến sĩ, luận văn cao
học. Trong đó, tiêu biểu có thể kể đến nhóm các công trình sau:
6
Một là, những công trình liên quan đến học thuyết Mác về phát triển con
người được tiếp cận ở nhiều khía cạnh, nhiều thời điểm khác nhau đã làm sáng tỏ
nhiều luận điểm của C.Mác về phát triển con người, trong đó phải kể đến:
“Mác - Người vượt trước thời đại” (1998) của Đanien Benxaiđơ. Trong
tác phẩm này, tác giả đã phác hoạ những nét cơ bản nhất của học thuyết Mác
và những cống hiến đích thực của C.Mác về mặt khoa học, những giá trị lớn
lao của học thuyết Mác. Tác giả nhấn mạnh rằng, C.Mác không quan niệm
lịch sử như một định mệnh, mà lịch sử là do con người làm ra. Tác giả cũng đã
nêu rõ thực trạng giai cấp trong xã hội tư bản hiện đại, quan hệ bóc lột và bị bóc lột,
sự bất công xã hội dưới chủ nghĩa tư bản. Đồng thời, tác giả còn làm nổi bật hai vấn
đề được coi là mối quan tâm của toàn thể loài người. Đó là vấn đề vai trò của khoa
học với tính cách là lực lượng sản xuất trực tiếp và vấn đề môi sinh, môi trường
sống cho con người.
“Triết học Mác-Lênin về con người và việc xây dựng con người Việt Nam
trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa” (2001) của tác giả Vũ Thiện Vương.
Trong tác phẩm này, tác giả đã phân tích quan điểm của triết học Mác-Lênin về bản
chất con người - cái bản chất luôn tồn tại một cách hiện thực, với phương thức đặc
thù là hoạt động có ý thức mà bằng hoạt động này, con người sáng tạo ra lịch sử.
Tác giả cũng phân tích những luận điểm cơ bản của Mác-Lênin về giải phóng con
người. Đồng thời, tác giả còn phân tích yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đối với việc xây dựng con người Việt Nam hiện đại. Đánh giá thực
trạng và đặt ra những vấn đề đối với việc xây dựng con người Việt Nam trước và
trong đổi mới. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất 3 phương hướng và 4 nhóm giải pháp
để xây dựng con người Việt Nam.
“Chủ nghĩa Mác-Lênin và công cuộc đổi mới ở Việt Nam” (2002) của tác giả
Đặng Hữu Toàn. Cuốn sách gồm 6 phần, đi sâu phân tích các vấn đề, như vai trò
của chủ nghĩa Mác-Lênin đối với công cuộc đổi mới ở Việt Nam; quan niệm của
các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác-Lênin và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam
về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; vấn đề sở hữu trong chủ nghĩa xã hội và vấn
đề phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam; vấn đề dân
7
chủ, tiến bộ xã hội trong thời đại ngày nay; vấn đề văn hóa, giá trị đạo đức trong
chủ nghĩa xã hội và trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam. Đặc biệt, tác giả đã dành
riêng một phần của cuốn sách để luận giải học thuyết Mác về con người, giải phóng
con người và vấn đề phát triển con người Việt Nam. Cuốn sách đã góp phần làm
sáng tỏ thêm sự phát triển trong nhận thức và tư duy lý luận của Đảng ta về phát
triển con người với tư cách cơ sở cho việc xây dựng chiến lược phát triển con người
Việt Nam.
“Con người và phát triển con người trong quan niệm của C.Mác và
Ph.Ăngghen” (2003) do Hồ Sĩ Quý làm chủ biên là kết quả nghiên cứu của nhánh
đề tài KX.05 “Phát triển văn hóa, con người và nguồn nhân lực trong thời kỳ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa” giai đoạn 2001 - 2005. Cuốn sách gồm 2 phần: Phần thứ
nhất, các tác giả đã trình bày tương đối có hệ thống và chi tiết những trích dẫn tư
tưởng cơ bản của C.Mác về con người và phát triển con người; trong đó có những
luận điểm về con người tự nhiên, con người cá nhân, con người cá thể và những tư
tưởng ở thời kỳ “Mác trẻ” - thời kỳ ít được đề cập đến. Phần thứ hai, tập hợp những
bài viết của các tác giả, trong đó chủ yếu phân tích, làm sáng tỏ quan điểm của
C.Mác và Ph.Ăngghen về vấn đề con người nhìn từ góc độ thời đại ngày nay, ý
nghĩa thế giới quan và phương pháp luận đối với nhận thức và phát triển con người.
Đặc biệt, trong phần này, tác giả Đặng Hữu Toàn đã phân tích, làm rõ học thuyết
Mác về con người và giải phóng con người; đồng thời khẳng định chủ nghĩa Mác đã
tạo ra bước ngoặt cách mạng trong quan niệm về con người và bản chất con người,
về mối quan hệ con người - tự nhiên - xã hội, vị trí và vai trò của con người trong
tiến trình phát triển lịch sử nhân loại và sự nghiệp giải phóng con người. Tác giả
cũng khẳng định chủ nghĩa Mác là học thuyết về con người và giải phóng con
người.
Ngoài ra, các công trình, như “Chủ nghĩa Mác là chủ nghĩa nhân đạo hiện
thực mang đặc trưng khoa học và cách mạng” (1986) của tác giả Hoàng Chí Bảo;
“Vấn đề con người, cá nhân và xã hội trong học thuyết Mác” (1994) của tác giả
Trần Hữu Tiến; “Về tư tưởng giải phóng con người của học thuyết Mác” (1996) của
tác giả Nguyễn Thị Tú Oanh; “Marx - nhà tư tưởng của cái có thể” (1996) gồm 2
8
tập của tác giả Milchel Vadée; “Phát triển vì con người trong quan niệm của Mác
và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm mục tiêu phát triển con người ở
nước ta hiện nay” (1997) của tác giả Đặng Hữu Toàn; “Chủ nghĩa Mác - Frớt về
con người” (1998) của M.S. Kelner và K.F. Tarasov; “Những quan điểm của chủ
nghĩa Mác-Lênin về tiềm năng con người và phát huy tiềm năng trí tuệ của con
người” (1998) của tác giả Nguyễn An Ninh; “150 Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản:
Lý luận và thực tiễn” (1998) do GS. TSKH Nguyễn Duy Quý làm chủ biên; “Tư
tưởng vì con người và giải phóng con người ở các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác”
(1998) của tác giả Bùi Bá Linh; “Mối quan hệ con người - tự nhiên trong triết học
Mác” (2007) của tác giả Đặng Hữu Toàn,... cũng đề cập đến những khía cạnh nhất
định trong quan điểm của C.Mác về phát triển con người và có sự liên hệ với tư
tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Về cơ bản, các công trình trên đây đã phân tích ở những mức độ nhất định và
làm rõ tính khoa học trong quan điểm của C.Mác về phát triển con người. Các công
trình có giá trị về lý luận và thực tiễn làm tiền đề cho việc xây dựng chiến lược phát
triển con người. Các công trình trên đây đã phần nào đáp ứng được yêu cầu của
thực tiễn trong thời kỳ đổi mới và công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Hai là, nhóm các công trình nghiên cứu về sự vận dụng, phát triển quan
điểm của C.Mác về phát triển con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh, có thể kể ra
những công trình:
“Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và chính sách xã hội” (1996) của tác
giả Lê Sĩ Thắng. Trong tác phẩm này, tác giả đã phân tích, làm rõ vấn đề con người
trong truyền thống tư tưởng dân tộc và khẳng định: Chủ nghĩa yêu nước truyền
thống của dân tộc và chủ nghĩa Mác là hai nguồn gốc chính của tư tưởng Hồ Chí
Minh về con người và chính sách xã hội đối với con người. Ngoài hai nguồn gốc ấy,
tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh còn tiếp thu tinh hoa văn hóa của loài người. Tác
giả cũng phân tích quan niệm về con người và những phẩm chất của con người và
con người cách mạng theo quan niệm của Hồ Chí Minh; tư tưởng Hồ Chí Minh về
chức năng, nhiệm vụ của chính sách xã hội và vai trò của nó đối với cơ cấu xã hội,
quản lý xã hội, công bằng xã hội và cơ chế thực hiện chính sách xã hội. Từ đó, tác
9
giả kết luận rằng: Bước ngoặt lớn, có ý nghĩa lịch sử trong tư tưởng Hồ Chí Minh là
nhận thức rõ sự nghiệp giải phóng dân tộc phải gắn liền với giải phóng xã hội, giải
phóng con người.
“Tư tưởng Hồ Chí Minh với sự nghiệp xây dựng con người Việt Nam phát triển
toàn diện” (2001) của tác giả Thành Duy. Cuốn sách đề cập đến những quan điểm cơ
bản về mối quan hệ giữa văn hóa với việc xây dựng con người phát triển toàn diện, đề
cập đến nguồn gốc và quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về con người phát
triển toàn diện, về đặc điểm, bản chất, quan niệm và giải pháp xây dựng con người
phát triển toàn diện. Cuốn sách cũng tập trung làm rõ hệ thống các luận điểm trong tư
tưởng Hồ Chí Minh về con người. Tuy nhiên, công trình chưa phản ánh đầy đủ, toàn
diện tư tưởng Hồ Chí Minh thể hiện trên nhiều phương diện, đặc biệt trong lĩnh vực
văn hóa - nơi biểu hiện tập trung tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh.
“Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển văn hóa và con người” (2005) do GS.
Đặng Xuân Kỳ làm chủ biên là kết quả nghiên cứu của đề tài KHXH.04
(KHXH.04-01) giai đoạn 1996 - 2000. Cuốn sách gồm 3 phần tập trung luận giải tư
tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa và con người trong dòng chảy chung của lịch sử; sự
kế thừa, phát triển những giá trị của dân tộc trong điều kiện mới. Đồng thời, cuốn
sách cũng tập trung phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và xây dựng con
người mới; sự vận dụng quan điểm của Hồ Chí Minh vào việc phát triển văn hóa và
xây dựng con người Việt Nam.
“Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển con người toàn diện” (2010) của tác
giả Nguyễn Hữu Công. Tác giả đã phân tích, làm rõ chủ nghĩa Mác-Lênin là tiền đề
lý luận cho sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển con người toàn diện.
Qua công trình này, tác giả chỉ rõ tư tưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin về con người
toàn diện là con người phát triển đầy đủ, tối đa năng lực sẵn có trên tất cả các mặt
đạo đức, trí tuệ, thể lực, tình cảm, năng lực nhận thức và hành động và tác giả đã đi
đến khẳng định: quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về con người phát triển toàn
diện là đỉnh cao trong quá trình phát triển của con người, là bước đi tất yếu của
nhân loại để giải phóng con người một cách triệt để nhất. Tuy nhiên, trong công
10
trình này chưa có sự gắn kết chặt chẽ, xuyên suốt từ học thuyết Mác đến tư tưởng
Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ngoài các công trình trên, các công trình, như “Quan điểm Hồ Chí Minh về
con người và bản chất con người” (2002) của tác giả Đặng Xuân Kỳ; “Cội nguồn
và bản chất tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh” (1996) của tác giả Nguyễn Văn
Huyên; “Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và chiến lược trồng người” (1997)
của tác giả Trần Thành và một số công trình của các tác giả khác đã góp phần làm
sáng tỏ sự kế thừa, phát triển học thuyết Mác trong tư tưởng Hồ Chí Minh ở Việt
Nam. Các công trình trên đây cũng xây dựng một số định hướng trên cơ sở vận
dụng, liên hệ với thực tiễn góp phần định hướng chiến lược phát triển con người
Việt Nam.
Ba là, nhóm các công trình nghiên cứu về sự phát triển con người tiếp cận
trên cơ sở quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và đánh
giá về thực trạng phát triển con người Việt Nam, bao gồm:
“Một số vấn đề về phát triển con người ở Việt Nam” (1999) của tác giả
Edouard A.Wattez đã phân tích, chỉ ra tình trạng đói nghèo là thách thức cấp bách
nhất về phát triển con người ở Việt Nam. Bên cạnh đó, tác giả cũng phân tích những
thành tựu đạt được trong việc phát triển con người ở Việt Nam và đưa ra một số giải
pháp như tiếp tục cải cách kinh tế, xã hội là điều kiện để mở rộng cơ hội lựa chọn
giúp người dân thoát nghèo; “Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào công
nghiệp hóa, hiện đại hóa” (2001) của tác giả Phạm Minh Hạc. Trong tác phẩm này,
tác giả đã phân tích đặc điểm lịch sử, văn hóa, kinh tế, xã hội, sự tác động của khoa
học, công nghệ và phân tích thành tựu, kinh nghiệm của một số nước phát triển;
phân tích, làm rõ vai trò phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin đối với việc
nghiên cứu con người; tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa và quan điểm của Đảng
Cộng sản Việt Nam về phẩm chất của con người Việt Nam. Đồng thời, tác giả đưa
ra một số công cụ tiếp cận về phát triển con người như giá trị, hệ thống giá trị,
thước đo giá trị, định hướng giá trị. Tác giả cũng đánh giá kết quả nghiên cứu về
con người trong những năm cuối thế kỷ XX thông qua việc phân tích một số trường
phái triết học phi mácxít, triết học tâm lý về con người như triết học duy vật máy
11
móc, triết học thực dụng, triết học nhân bản, thuyết hành vi, tâm lý học Phrớt. Đặc
biệt là cuốn sách đã tổng hợp các công trình nghiên cứu về con người trong thập kỷ
90 của thế kỷ XX và đánh giá cụ thể bằng việc đo đạc các chỉ số con người Việt
Nam, mức sống, tầm vóc và thể lực và phân tích một số chiến lược phát triển con
người. Về cơ bản, tác phẩm đã trình bày một cách khái quát lịch sử hình thành và
phát triển của ngành khoa học xã hội nghiên cứu con người trên thế giới và ở Việt
Nam, về chiến lược và chính sách nhằm phát triển toàn diện con người và nguồn
nhân lực Việt Nam những năm cuối của thế kỷ trước.
“Về phát triển toàn diện con người thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa”
(2001) của tác giả Phạm Minh Hạc. Cuốn sách là kết quả nghiên cứu của đề tài
KHXH.04 (KHXH.04-04) giai đoạn 1996 - 2000 - “Phát triển văn hóa, xây dựng
con người trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Nội dung cơ bản
của cuốn sách này là phân tích cơ sở khoa học của chiến lược phát triển toàn diện
con người Việt Nam giai đoạn 1996 - 2000, đồng thời nêu lên một số định hướng
chiến lược và một số giải pháp nhằm xây dựng, phát triển con người Việt Nam về
mặt đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ... Đặc biệt, cuốn sách đã cụ thể hóa trong một phạm
vi nhất định về mục tiêu đào tạo của nhà trường, chủ yếu ở hệ thống phổ thông và
xây dựng chiến lược giáo dục toàn diện nhằm phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước.
“Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”
(2002) của tác giả Nguyễn Thanh đã trình bày khái quát quan niệm của chủ nghĩa
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về
phát triển con người, phát triển nguồn nhân lực; phân tích và làm rõ vai trò quyết
định của việc phát triển nguồn nhân lực đối với sự thành công của sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tác giả cũng đã chỉ rõ thực trạng nguồn nhân lực
ở nước ta hiện nay và phân tích một số định hướng trong việc phát triển nguồn nhân
lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; làm rõ vai trò của giáo
dục - đào tạo và khẳng định, giáo dục - đào tạo đóng vai trò quyết định trong chiến
lược phát triển con người.
12
Ngoài các công trình trên đây, còn có một số công trình tiếp cận ở nhiều khía
cạnh và mục đích khác nhau, như “Vai trò của những điều kiện khách quan và nhân
tố chủ quan trong việc xây dựng con người mới trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội ở Việt Nam” - Luận án Phó tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thế Kiệt; “Một vấn đề
cần được quan tâm: Mối quan hệ giữa yếu tố sinh học và yếu tố xã hội trong con
người” (1992) của tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn; “Nguồn lực con người trong quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa” (1995) của tác giả Phạm Ngọc Anh; “Các giá
trị truyền thống và con người Việt Nam hiện nay” (1994 - 1996) của tác giả Phạm
Huy Lê và Vũ Minh Giang đồng chủ biên; “Mối quan hệ giữa yếu tố sinh học và
yếu tố xã hội trong quá trình hình thành và phát triển con người” (1996) - Luận án
tiến sĩ của Vũ Tùng Hoa; “Mục tiêu con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa ở nước ta hiện nay” (1996) của tác giả Nguyễn Thanh; “Phát triển con
người Việt Nam toàn diện với tư cách là mục tiêu, động lực của sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” (1997) của tác giả Đặng Hữu Toàn; “Đổi mới ở
Việt Nam. Một số vấn đề triết học về con người và xã hội” (1998) của tác giả Hoàng
Chí Bảo; “Vấn đề xây dựng con người mới” (1998) của tác giả Phạm Như Cương;
“Phát triển con người, tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa ở nước ta” (1998) của tác giả Nguyễn Duy Quý; “Về phát triển văn hóa và xây
dựng con người thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa” (2003); “Tâm lý người Việt
Nam đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Những điều cần khắc phục” (2004) do
GS. Phạm Minh Hạc chủ biên; “Phát triển con người - thước đo nhân văn của tiến
bộ xã hội trong thời đại ngày nay và trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam” (2005)
của tác giả Đặng Hữu Toàn,... Các công trình trên đây không hoàn toàn tách rời học
thuyết Mác, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về
phát triển con người, song nội dung chính của các công trình này chủ yếu phân tích
vai trò, vị trí của con người, thực trạng con người Việt Nam và ít nhiều đưa ra một
số phương hướng hoặc giải pháp để phát triển con người Việt Nam.
Bốn là, ngoài các công trình nghiên cứu về phát triển con người tiếp cận
theo quan điểm mácxít, trong những năm gần đây, đã xuất hiện một số cách tiếp
cận mới theo phương pháp lượng hóa phát triển con người. Các công trình này ít
nhiều có giá trị nhất định giúp cho việc định hướng và điều chỉnh các chính sách ưu
13
tiên xã hội của các nhà quản lý và hoạch định chiến lược. Trong nhóm công trình
này, có thể kể đến một số công trình tiêu biểu sau:
“Phát triển con người từ quan niệm đến chiến lược và hành động” (1999)
của Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn Quốc gia. Cuốn sách này đã tập hợp
một số bài viết, công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới về khái
niệm, thực tiễn chiến lược phát triển con người, đồng thời đưa ra các công cụ phân
tích, đánh giá trình độ phát triển con người. Trong cuốn sách này có đề cập đến
công trình của Amartya Sen - người đã được nhận giải thưởng Noben năm 1999
nhờ những công trình nghiên cứu của ông trong lĩnh vực đói nghèo và phát triển
con người.
“Phát triển con người Việt Nam 1999 - 2004 - Những thay đổi và xu hướng
chủ yếu” (2006) của Viện Khoa học xã hội Việt Nam với nội dung cơ bản là nêu lên
những thành tựu phát triển con người đã đạt được trong quá trình đổi mới; phân tích
những xu thế chủ yếu trong phát triển con người Việt Nam giai đoạn 1999 - 2004.
Dựa trên cơ sở phân tích thành tựu và hạn chế, cuốn sách so sánh các chỉ số phát
triển con người (HDI), chỉ số nghèo khổ tổng hợp (HPI) và chỉ số phát triển giới
(GDI) ở cấp tỉnh, quốc gia, vùng so với các nước trong khu vực Đông Nam Á. Cuốn
sách cũng tổng hợp những kết quả chính của chính sách phát triển con người Việt
Nam trong thời kỳ đổi mới.
Đặc biệt, trong những năm gần đây, các tổ chức phi chính phủ cũng như Liên
hợp quốc đã có nhiều báo cáo tiếp cận trên các khía cạnh, như văn hoá, giáo dục, y tế,
môi trường, kinh tế, xoá đói giảm nghèo. Phương pháp tiếp cận này đã góp phần định
hình một triết lý phát triển mới mà ưu điểm của nó là khắc phục được một số hạn chế
của các quan điểm tiếp cận trên phương diện tự nhiên, xã hội, tâm lý, đạo đức... Hệ
Báo cáo Phát triển con người của Liên Hợp Quốc là công trình đánh giá khá toàn
diện về sự phát triển con người trên thế giới, khu vực và quốc gia. Các chỉ số được đề
cập đến trong hệ báo cáo phát triển con người của Liên hiệp quốc thực hiện từ năm
1990 đến nay là các công trình phản ánh có tính khái quát nhất về phát triển con
người từng khu vực và trên phạm vi thế giới. Bên cạnh các công trình trên đây, còn
có một số công trình công bố ở địa phương, các luận văn, khoá luận viết về vấn đề
phát triển con người. Các công trình này chủ yếu gắn với địaphương hay một phương
14
diện nào đó mà chưa khái quát sự xuyên suốt quan điểm về phát triển con người từ
quan điểm của C.Mác, tư tưởng Hồ Chí Minh và sự vận dụng của Đảng Cộng sản
Việt Nam trong việc xây dựng chiến lược phát triển con người Việt Nam.
Như vậy, có thể nói, ở Việt Nam trong những năm đổi mới vừa qua, việc
nghiên cứu con người nói chung và phát triển con người nói riêng đã được các nhà
nghiên cứu đặc biệt quan tâm. Số lượng công trình ngày càng phong phú về thể loại,
đa dạng về cách tiếp cận, ngày càng có chiều sâu và có tính tích hợp cao. Điều này
đã thể hiện sự quan tâm của toàn xã hội cũng như sự nhận thức ngày càng sâu sắc
hơn về vai trò của con người đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Sự quan tâm này
cũng thể hiện mục tiêu xây dựng xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng,
văn minh tiến tới mục tiêu cuối cùng là phát triển cho con người và vì con người.
Hay nói cách khác, con người là mục tiêu cuối cùng của sự nghiệp cách mạng. Với
ý nghĩa đó, vấn đề phát triển con người cần tiếp tục được quan tâm, nghiên cứu
trong điều kiện và hoàn cảnh mới; cần tiếp tục làm rõ hơn tính cách mạng, tính khoa
học trong học thuyết Mác về phát triển con người, sự vận dụng trong tư tưởng Hồ
Chí Minh và sự sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc vận dụng học
thuyết Mác, tư tưởng Hồ Chí Minh trong công cuộc đổi mới. Hơn nữa, theo sự vận
động, phát triển của lịch sử, của điều kiện kinh tế - xã hội cũng như mục tiêu của
cách mạng, những nhận thức của Đảng ta, nhân dân ta đã có nhiều điểm mới vừa
thể hiện tính khoa học, vừa thể hiện tính nhân văn sâu sắc. Theo đó, cần thiết phải
có sự hệ thống lại nền tảng triết lý của sự phát triển, đánh giá đúng thực trạng phát
triển con người Việt Nam hiện nay. Do vậy, đề tài “Quan điểm của C.Mác về phát
triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay” là một đề tài mới mà không
có sự trùng lặp với các công trình đã được công bố.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu đề tài
Đối tượng nghiên cứu: Quan điểm của C.Mác, tư tưởng Hồ Chí Minh về phát
triển con người và chiến lược của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển con người.
Phạm vi nghiên cứu: Luận án nghiên cứu một số nội dung cơ bản trong
quan niệm của C.Mác về bản chất con người để làm cơ sở phân tích quan điểm của
ông về phát triển con người. Luận án phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về con người
và phát triển con người trên cơ sở kế thừa, phát triển quan điểm của C.Mác về phát
15
triển con người để làm rõ tính xuyên suốt trong quan điểm, chiến lược phát triển
con người cũng như mục tiêu của sự nghiệp cách mạng là giải phóng con người
trong tư tưởng của Người. Đặc biệt, luận án tập trung vào chiến lược phát triển con
người của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện
đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế.
4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục tiêu
Mục tiêu của luận án là luận giải quan điểm của C.Mác về phát triển con
người và sự vận dụng quan điểm này ở Việt Nam trên phương diện lý luận cũng
như thực tiễn để trên cơ sở đó, đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm góp phần
phát triển con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội
nhập quốc tế.
4.2. Nhiệm vụ
Để đạt mụctiêu trên, luận án tập trung giải quyết những nhiệm vụ chủ yếu sau:
Một là, luận giải quan điểm của C.Mác về phát triển con người.
Hai là, phân tích sự vận dụng và phát triển quan điểm của C.Mác về phát
triển con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh, trong chiến lược phát triển con người
của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ba là, phân tích thực trạng và một số vấn đề đặt ra trong phát triển con người
ở Việt Nam hiện nay.
Bốn là, đề xuất phương hướng và một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển
con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế.
5. Cơ sở lýluận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận án thực hiện trên cơ sở lý luận, phương pháp luận duy vật biện chứng
và duy vật lịch sử, chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của
Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển con người.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện luận án, tác giả chủ yếu sử dụng các phương pháp, như phân tích -
tổng hợp, lịch sử - lôgíc, khái quát hoá. Ngoài ra, còn kết hợp một số phương pháp,
như hệ thống hoá, đối chiếu, so sánh... để làm rõ vấn đề mà luận án đề cập đến.
16
6. Đóng góp về mặt khoa học và ý nghĩa của luận án
6.1. Đóng góp về mặt khoa học
Thứ nhất, trên cơ sở luận giải và làm rõ quan điểm của C.Mác về phát triển
con người, luận án góp phần chỉ ra và khẳng định ý nghĩa thời đại và giá trị vận
dụng quan điểm đó trong phát triển con người ở Việt Nam hiện nay.
Thứ hai, luận án góp phần khẳng định sự vận dụng sáng tạo quan điểm của
C.Mác về phát triển con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh, trong chiến lược phát
triển con người Việt Nam hiện nay của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thứ ba, luận án góp phần làm rõ những vấn đề hiện đang được đặt ra đối với
việc phát triển con người ở Việt Nam hiện nay.
Thứ tư, luận án đề xuất phương hướng và một số giải pháp cơ bản nhằm phát
triển con người Việt Nam hiện nay đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hoá,
hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế, thực hiện mục
tiêu giải phóng con người.
6.2. Ý nghĩa của luận án
Về mặt lý luận, ở mức độ nhất định, kết quả nghiên cứu của luận án góp phần
làm phong phú thêm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy, nghiên cứu một số
chuyên đề của chuyên ngành triết học về phát triển con người; làm cơ sở phương
pháp luận cho một số ngành khoa học xã hội khác đi vào nghiên cứu về con người.
Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng như
một tài liệu tham khảo cho việc hoạch định chiến lược phát triển con người ở Việt
Nam hiện nay.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục,
luận án bao gồm 3 chương, 7 tiết.
17
Chƣơng 1
QUAN ĐIỂM CỦA C.MÁC VỀ PHÁT TRIỂN CON NGƢỜI
1.1. Quan niệm duy vật của C.Mác về con ngƣời với tƣ cách cơ sở nền
tảng để xây dựng quan điểm về phát triển con ngƣời
1.1.1. Quan niệm của C.Mác về con người và bản chất con người
Lịch sử phát triển của loài người, theo quan điểm của C.Mác, là sự thay thế
hình thái kinh tế - xã hội này bằng hình thái kinh tế - xã hội khác tiến bộ hơn do sự
vận động của xã hội. Trong đó, con người với tư cách là chủ thể của xã hội đóng vai
trò quyết định và là động lực thúc đẩy sự vận động, phát triển đó. Con người vừa là
sản phẩm của tự nhiên, vừa là chủ thể cải tạo, thay đổi giới tự nhiên nhằm thoả mãn
nhu cầu của mình, và như vậy, con người vừa là chủ thể, vừa là khách thể của quá
trình nhận thức. Con người với tư cách một thực thể sinh học - xã hội, có ý thức
mới, có năng lực để nhận thức được bản chất, quy luật vận động của giới tự nhiên
và cải biến giới tự nhiên theo nhu cầu của mình. Qua đó, con người cũng tự nhận
thức, tự cải biến mình trong thực tiễn. C.Mác đã dự đoán, khoa học tự nhiên bao
hàm trong nó khoa học về con người và khoa học về con người bao hàm trong nó
các khoa học tự nhiên - tất cả sẽ trở thành một khoa học.
Trong tiến trình phát triển lịch sử tư tưởng nhân loại, con người và bản chất
con người, mối quan hệ giữa con người với giới tự nhiên và xã hội, vai trò chủ thể
lịch sử của con người và vấn đề phát triển con người là đối tượng nghiên cứu của
nhiều ngành khoa học. Mỗi ngành khoa học lại tiếp cận trên một phương diện khác
nhau. Khoa học tự nhiên thường tiếp cận nghiên cứu con người từ bản thể sinh học,
cấu trúc của con người. Trong khi đó, các ngành khoa học xã hội lại tiếp cận từ lĩnh
vực tinh thần - một lĩnh vực phản ánh rõ nét và mang đậm tính người. Hai khoa học
này tiếp cận trên hai khía cạnh khác nhau đã góp phần làm sáng tỏ nhiều vấn đề
trong việc khám phá bản chất của con người.
Tuy nhiên, vấn đề cốt lõi là bản chất con người là gì, con người có vai trò
như thế nào trong đời sống tự nhiên cũng như xã hội và đối với chính lịch sử phát
18
triển của mình thì không phải là khoa học tự nhiên hay khoa học xã hội có thể trả
lời được một cách đầy đủ và có tính thuyết phục.
Trên cơ sở quan niệm duy vật biện chứng, C.Mác đã đi tìm cội nguồn, gốc rễ
của vấn đề này. Và khi, C.Mác xây dựng quan niệm duy vật về lịch sử, ông đã tạo
ra bước ngoặt vĩ đại trong quan niệm về con người, bản chất con người và về mối
quan hệ con người với giới tự nhiên và xã hội. Với cách tiếp cận này, C.Mác đã
từng bước lý giải bản chất cũng như vai trò của con người đối với sự phát triển của
lịch sử. Đó là:
Thứ nhất, tồn tại người là sự thống nhất biện chứng giữa cái tự nhiên tự nó
và cái tự nhiên được sáng tạo bởi con người, giữa thực thể tự nhiên và thực thể xã
hội, giữa cái xã hội và cái cá nhân, giữa bản tính tự nhiên và bản chất xã hội của
con người.
Trong học thuyết Mác về con người, tồn tại người là một quan niệm có tính
nền tảng mà từ đó, C.Mác đã đưa ra những luận điểm, quan điểm, tư tưởng duy vật
biện chứng về bản chất con người, mối quan hệ con người - tự nhiên - xã hội, vai trò
chủ thể sáng tạo lịch sử của con người và giải phóng con người. Xuất phát từ lập
trường duy vật biện chứng, trên cơ sở phê phán một cách có luận cứ khoa học quan
niệm của các nhà triết học cổ điển Đức, đặc biệt là phê phán quan niệm duy tâm của
Hêghen coi con người chỉ là sự hiện thân của "ý niệm tuyệt đối" và quan niệm duy
vật siêu hình của Phoiơbắc coi con người như một thực thể tự nhiên thuần tuý,
C.Mác đã đưa ra một quan niệm độc đáo, đúng đắn và khoa học về tồn tại người khi
khẳng định con người là một thực thể sinh học - xã hội. Khi chỉ rõ những sai lầm về
phương diện khoa học trong quan niệm tôn giáo về tồn tại người - quan niệm coi
tồn tại người là "một tồn tại siêu nhân", một tồn tại ngoài con người và trên con
người, "trong tính hiện thực ảo tưởng" của con người ở thế giới bên kia, C.Mác đã
chỉ rõ "con người không phải là một sinh vật trừu tượng, ẩn náu đâu đó ở ngoài thế
giới. Con người chính là thế giới con người, là nhà nước, là xã hội", "gốc rễ của con
người chính là bản thân con người" [84, tr. 580], "người là sinh vật tối cao đối với
con người" [84, tr. 581], "bản thân con người là bản chất tối cao của con người" [84,
tr. 569]. Khi phê phán quan niệm duy tâm - tư biện về con người. C.Mác cho rằng,
19
những khái niệm trừu tượng, tư biện, những "ý niệm tuyệt đối" chẳng qua chỉ là sự
xuyên tạc mang tính tư tưởng hệ bản chất thực sự của con người. Rằng, để tìm ra
bản chất đích thực của con người và nhận thức đúng đắn đời sống hiện thực, người
ta không cần đến những khái niệm trừu tượng, tư biện ấy, mà cần phải nghiên cứu
một cách cụ thể đời sống sinh hoạt hiện thực của con người và chỉ bằng cách này
mới có thể lý giải được sự tồn tại của con người trong thế giới. C.Mác cho rằng, bản
thân đời sống sinh hoạt của con người vốn đã mang tính hiện thực, hoạt động cơ
bản của con người là hoạt động sản xuất vật chất của những cá nhân nắm quyền làm
chủ các lực lượng sản xuất nhất định, hoạt động trong khuôn khổ của những "quan
hệ giao tiếp" nhất định. Các khái niệm, dẫu có là khái niệm trừu tượng, tư biện thì
theo C.Mác, chúng cũng vẫn chỉ là những khái niệm phản ánh đời sống sinh hoạt
hiện thực, phản ánh hoạt động sản xuất vật chất của con người và tất yếu, chúng
phải mang tính khách quan, mang tính hiện thực. Do vậy, khi xem xét con người và
sự tồn tại của nó trong thế giới, cần phải chấm dứt những bàn luận chung chung,
trừu tượng về con người, phải xuất phát từ chính con người với tư cách "cá nhân
kinh nghiệm", từ những cá nhân mà trong đời sống sinh hoạt, trong mọi hoạt động
của họ đều luôn dựa vào những tiền đề hiện thực và trong những điều kiện thực tiễn
xác định. Đồng thời, phải xem xét hoạt động của con người trong tính quy định cụ
thể của nó, tức là trong tổng thể các lực lượng sản xuất, các quan hệ sản xuất, cũng
như các hình thức tổ chức xã hội của con người.
Từ quan niệm đó, C.Mác cho rằng, giới tự nhiên bao giờ cũng tồn tại một
cách hiện thực đối với con người và là đối tượng cho hoạt động của con người.
Song trong mọi hoạt động của mình, con người bao giờ cũng xuất phát từ những
nhu cầu của bản thân mình và đây cũng chính là cái tạo nên tính đặc thù cho sự vận
động lịch sử của đời sống sinh hoạt hiện thực của con người, cũng như cho việc
nhận thức vận động ấy. Và, khi phân tích đời sống sinh hoạt hiện thực của con
người trong xã hội tư bản trên cơ sở xem xét xã hội này với tính cách là một hệ
thống xã hội đặc thù, được đặc trưng bởi một sự phát triển nhất định của lực lượng
sản xuất và của các quan hệ sản xuất tương ứng, C.Mác đã phát hiện ra những đặc
trưng phổ biến trong đời sống sinh hoạt xã hội của con người. Trong xã hội tư bản,
20
những đặc trưng phổ biến ấy, theo C.Mác, đã đạt tới trình độ phát triển cao và nhờ
vậy, cơ sở hiện thực của tồn tại người đã trở nên rõ ràng.
Xem xét tồn tại người bằng việc xác định tiền đề đầu tiên cho mọi sự tồn tại
của con người và do đó, cũng là tiền đề đầu tiên của lịch sử nhân loại là con người
phải có khả năng sống rồi mới có thể "làm ra lịch sử", mà để sống được, trước hết
con người phải sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt cần thiết cho mình bằng cách tác
động vào tự nhiên, cải biến tự nhiên, C.Mác cho rằng, đặc tính hiện thực của con
người hay con người tồn tại hiện thực, tồn tại một cách khách quan chính là con
người tồn tại trong hoạt động thực tiễn của nó, là "những cá nhân hiện thực, là hoạt
động của họ và những điều kiện sinh hoạt vật chất của họ, những điều kiện mà họ
thấy có sẵn cũng như những điều kiện do hoạt động của chính họ tạo ra" [86, tr. 28 -
29], là "những con người, không phải những con người ở trong một tình trạng biệt
lập và cố định tưởng tượng mà là những con người trong quá trình phát triển - quá
trình phát triển hiện thực và có thể thấy được bằng kinh nghiệm - của họ dưới
những điều kiện nhất định" [86, tr. 38]. Và do vậy, theo C.Mác, tính hiện thực của
bản chất con người cũng được thể hiện trước hết ở chỗ, con người tồn tại thực, hiển
nhiên, cảm tính - con người tồn tại trong tự nhiên, gắn bó chặt chẽ với tự nhiên, giới
tự nhiên là thân thể vô cơ của con người. C.Mác viết: "Con người là một sinh vật có
tính loài... con người đối xử với bản thân mình như với một loài hiện đang sống,...
như với một thực thể phổ biến và do đó là một thực thể tự do" [96, tr. 134]. Và, "về
mặt thể xác thì ở con người cũng như ở con vật, đời sống có tính loài là ở chỗ con
người (cũng như con vật) sống bằng giới tự nhiên vô cơ", "giới tự nhiên là tư liệu
sinh sống trực tiếp đối với con người...là vật liệu, đối tượng và công cụ của hoạt
động sinh sống của con người". Giới tự nhiên với tư cách đó "là thân thể vô cơ của
con người", thân thể mà với nó, "con người phải ở lại trong quá trình thường xuyên
giao tiếp để tồn tại". Cả đời sống thể xác lẫn đời sống tinh thần của con người đều
gắn liền với giới tự nhiên. Và điều đó chẳng qua chỉ có nghĩa là "giới tự nhiên gắn
liền với bản thân giới tự nhiên, vì con người là một bộ phận của giới tự nhiên" [96,
tr. 134 - 135].
21
Như vậy, rõ ràng là, trong quan niệm của C.Mác, sự tồn tại của con người
bao giờ cũng gắn liền với những điều kiện tự nhiên nhất định, và hơn thế nữa, con
người tồn tại với tư cách là một bộ phận không thể tách rời của giới tự nhiên, con
người là một bộ phận của giới tự nhiên, "thực vật, động vật, đá, không khí, ánh
sáng", v.v. cũng là "một bộ phận của ý thức con người,..., là giới tự nhiên tinh thần
vô cơ của con người" [96, tr. 135]. Sự tồn tại của con người trong tự nhiên là tồn tại
hiện thực, tồn tại với phương thức đặc thù của nó. Phương thức hoạt động sống -
hoạt động để tồn tại - của con người khác hoàn toàn với phương thức hoạt động sinh
tồn của vật. Hoạt động sinh tồn của con vật hoàn toàn mang tính bản năng, vì sự tồn
tại thể xác và duy trì nòi giống. Hoạt động sinh tồn của con người thì khác, là hoạt
động của một "sinh vật có tính loài có ý thức", là hoạt động bản chất của con người
- hoạt động sản xuất vật chất. Trong hoạt động sinh tồn của mình, "con vật chỉ sản
xuất ra bản thân nó, còn con người thì tái sản xuất ra toàn bộ giới tự nhiên; sản
phẩm của con vật trực tiếp gắn với cơ thể thể xác của nó, còn con người thì đối diện
một cách tự do với sản phẩm của mình" [96, tr. 137]. Hơn thế nữa, việc tái sản xuất
ra toàn bộ giới tự nhiên của con người không chỉ nhằm giải quyết những nhu cầu
vật chất, mà còn vì những nhu cầu tinh thần. Về điểm này, C.Mác chỉ rõ, con vật
đồng nhất một cách trực tiếp với hoạt động sinh sống của nó; nó không tự phân biệt
với hoạt động sinh sống ấy của nó; "Nó là hoạt động sinh sống ấy. Còn con người
thì làm cho bản thân hoạt động sinh sống của mình trở thành đối tượng của ý chí và
của ý thức của mình". Và do vậy, "hoạt động sinh sống của con người là hoạt động
sinh sống có ý thức", là "hoạt động tự do". Bản thân hoạt động sản xuất vật chất,
"bản thân hoạt động sinh sống, bản thân đời sống sản xuất" của con người "chỉ là
một phương tiện" mà nó sử dụng để thoả mãn "nhu cầu duy trì sự sinh tồn thể xác"
của mình. Song, đời sống sản xuất ấy của con người là "đời sống có tính chất loài",
"đời sống đẻ ra đời sống" nên tính chất của hoạt động sinh sống của con người "bao
hàm toàn bộ tính chất của một chủng nhất định, tính loài của nó" và do vậy, "hoạt
động tự do, có ý thức chính là tính chất loài của con người" [96, tr. 136 - 137].
Hoạt động sinh tồn của con người là hoạt động mang bản chất người, hoạt
động của một "sinh vật có tính loài có ý thức". Song, sự tồn tại của con người, theo
C.Mác, bắt nguồn không phải từ tinh thần, từ "ý niệm tuyệt đối", không phải từ sự
22
vận động của ý thức. Sự tồn tại của con người là sự tồn tại mang tính chất tự nhiên,
vật chất - cảm tính. Khi khẳng định con người là một thực thể tự nhiên đặc thù, một
"sinh vật có tính loài có ý thức", tồn tại một cách tự nhiên trong mối liên hệ và tác
động qua lại với các thực thể, vật thể tự nhiên khác, C.Mác cũng cho rằng, những
sức mạnh bản chất và khát vọng đặc trưng cho con người với tư cách thực thể tự
nhiên tích cực, về thực chất, là những sức mạnh tự nhiên. C.Mác viết: "Con người
trực tiếp là thực thể tự nhiên. Với tính cách là thực thể tự nhiên, hơn nữa là thực thể
tự nhiên sống, một mặt, nó được phú cho những lực lượng tự nhiên, những lực
lượng sống, nó là thực thể tự nhiên hoạt động; những lực lượng đó tồn tại trong nó
dưới hình thức thiên bẩm và năng lực, dưới hình thức năng khiếu; và mặt khác, với
tính cách là thực thể tự nhiên, nhục thể, cảm tính, có tính đối tượng, nó giống như
động vật và thực vật, là thực thể đau khổ, bị quy định và bị hạn chế, nghĩa là những
đối tượng của năng khiếu của nó tồn tại bên ngoài nó như những đối tượng không
phụ thuộc vào nó; nhưng những đối tượng ấy là những đối tượng của nhu cầu của
nó; đó là những đối tượng cần thiết, căn bản để thể hiện và khẳng định những lực
lượng bản chất của nó. Con người là thực thể nhục thể, có những lực lượng tự
nhiên, sinh động, hiện thực, cảm tính, có tính đối tượng, điều đó có nghĩa là con
người có những đối tượng hiện thực, cảm tính làm đối tượng của bản chất của mình,
của biểu hiện đời sống của mình, hoặc con người chỉ có thể biểu hiện đời sống của
mình dựa trên những đối tượng hiện thực, cảm tính" [96, tr. 232]. Điều này cho
thấy, mặc dù ở C.Mác khi đó, quan niệm duy vật về lịch sử chưa được hình thành
một cách đầy đủ, song từ lập trường duy vật, ông đã phát hiện ra tính khách quan
trong đời sống sinh hoạt của con người, tính khách quan trong các hình thức vận
động của đời sống con người, tính khách quan của thực tại con người, của tồn tại
người. Và từ đó, C.Mác đã đi đến quan niệm coi con người và đời sống xã hội của
con người là các hình thức tồn tại vật chất - tự nhiên.
Khi bàn về con người, L.Phoiơbắc coi con người là một thực thể tự nhiên đặc
biệt và tính đặc thù ấy của tồn tại người là ở chỗ, con người là một thực thể có tính
loài, có khả năng hiểu được loài của mình và có quan hệ với bản thân mình như với
loài của mình và qua đó, đạt tới tính loài của các thực thể khác nhau. Với C.Mác thì
"con người không chỉ là một thực thể tự nhiên, nó là thực thể tự nhiên có tính chất
23
người, nghĩa là thực thể tồn tại cho bản thân mình và do đó, là thực thể loài. Nó
phải biểu hiện và tự khẳng định như là thực thể loài trong tồn tại của nó cũng như
trong tri thức của nó" [96, tr. 234]. Tuy có sự tương đồng về quan điểm, song những
kết quả mà C.Mác rút ra từ quan niệm đó của mình lại khác xa so với L.Phoiơbắc.
Xu hướng chung trong quan niệm về tồn tại người trong quan niệm của L.Phoiơbắc
là đi từ quan điểm duy vật tới duy tâm tư biện. Còn C.Mác thì đi từ quan niệm duy
vật chung về tồn tại người đến quan niệm duy vật lịch sử về tồn tại người.
L.Phoiơbắc đã không thể biến lôgíc chung của chủ nghĩa duy vật thành lôgíc của
quan niệm duy vật về đời sống xã hội của con người. Và do vậy, quan niệm về loài,
về tính loài của con người ở ông chỉ đơn giản là một kết cấu thuần tuý tư biện.
C.Mác đã cụ thể hoá các nguyên lý chung của chủ nghĩa duy vật thành các nguyên
lý của quan niệm duy vật lịch sử về con người và xã hội loài người. Trên cơ sở đó,
ông đã xây dựng nên hệ thống khái niệm thể hiện thực tại đặc thù của đời sống con
người, của tồn tại người.
Tính đặc thù của tồn tại người, theo C.Mác, là ở chỗ, sự tồn tại của con
người dựa trên quá trình sản xuất vật chất, dựa trên sự cải tạo thế giới vật chất một
cách thực tiễn. Hoạt động của con người là hoạt động một cách có đối tượng. Con
người hoạt động với các đối tượng và sự hoạt động của con nguời được thể hiện ra
trong các đối tượng ấy. Hoạt động của con người là sự tác động qua lại giữa con
người với tư cách là thực thể tự nhiên vào các đối tượng vật chất hoàn toàn cụ thể
của thế giới tự nhiên bên ngoài. Con người "không thể tạo ra cái gì nếu không có
giới tự nhiên, nếu không có thế giới hữu hình bên ngoài"[96, tr. 130]. Hoạt động cơ
bản nhất của con người là hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động nhằm cải tạo thế
giới vật chất một cách thực tiễn và qua đó, con người thiết lập mối quan hệ mật thiết
với tự nhiên, với đồng loại và cải tạo chính bản thân mình. C.Mác viết: "Bản thân
con người đối diện với thực thể của tự nhiên với tư cách là một lực lượng của tự
nhiên. Để chiếm hữu được thực thể của tự nhiên dưới một hình thái có ích cho đời
sống của bản thân mình, con người vận dụng những sức tự nhiên thuộc về thân thể
của họ: tay và chân, đầu và hai bàn tay. Trong khi tác động vào tự nhiên ở bên
ngoài thông qua sự vận động đó, và làm thay đổi tự nhiên, con người cũng đồng
thời làm thay đổi bản tính của chính nó" [92, tr. 266]. C.Mác còn cho rằng, tự nhiên
24
tồn tại đối với con người với tư cách con người chỉ trong hoạt động sản xuất vật
chất, trong hoạt động lao động của con người. L.Phoiơbắc đã sai lầm khi coi quan
hệ lao động thực tiễn của con người với giới tự nhiên bên ngoài chỉ tồn tại với tư
cách là sự thể hiện của tự ý thức, ích kỷ, vụ lợi của con người. Với cách xem xét
như vậy, L.Phoiơbắc đã gạt bỏ cơ sở nền tảng vốn có của tồn tại con người đó là
giới tự nhiên - cái mà thiếu nó, con người không thể tồn tại với tư cách là thực thể
tự nhiên. Điểm này trái ngược với quan điểm của C.Mác, khi ông khẳng định rằng:
"Thực thể không có tự nhiên của nó ở bên ngoài nó thì không phải là thực thể tự
nhiên, nó không tham gia vào đời sống của tự nhiên" [96, tr. 233].
C.Mác đã tiếp cận và nghiên cứu con người trong mối quan hệ với tự nhiên
xuất phát từ hoạt động sản xuất vật chất. Ông đã chỉ rõ tính lịch sử của mối quan hệ
đó khi cho rằng, với tư cách là tiền đề, là điều kiện cho hoạt động sinh tồn của con
người, cho đời sống con người, là khách thể có quan hệ với con người, tự nhiên trở
thành kết quả của lịch sử phát triển con người. Tự nhiên ấy được mở ra cho con
người trong sự phong phú, trong tính đa dạng của nó, mang lại những cái cần thiết
cho hoạt động con người, cho đời sống sinh hoạt của con người cùng với tiến trình
phát triển của bản thân, nó tạo ra sức mạnh vật chất và năng lực sáng tạo của con
người. Ông viết: "Giống như những đối tượng có tính chất người không phải là
những đối tượng tự nhiên dưới hình thức như những đối tượng này trực tiếp có sẵn
trong tự nhiên, thì cảm giác của con người như nó tồn tại trực tiếp, trong tính đối
tượng trực tiếp của nó, cũng không phải là cảm tính của con người, tính đối tượng
của con người. Tự nhiên theo ý nghĩa khách quan, cũng như tự nhiên theo ý nghĩa
chủ quan đều không được đem lại một cách trực tiếp và phù hợp cho thực thể con
người" [96, tr. 234].
Với quan niệm đó, C.Mác cho rằng, "toàn bộ cái gọi là lịch sử toàn thế giới
chẳng qua chỉ là sự sáng tạo con người kinh qua lao động của con người, sự sinh
thành của tự nhiên cho con người" [96, tr. 182]. Hoạt động sản xuất vật chất của con
người là điều kiện cơ bản, đầu tiên của đời sống con người, là cái đã sáng tạo ra bản
thân con người với tư cách là "một sinh vật có tính loài ý thức". Bằng hoạt động sản
xuất vật chất ấy, con người đối diện với tự nhiên với tư cách là lực lượng tự nhiên.
25
Con người chiếm hữu sản phẩm của tự nhiên bằng sức mạnh bản chất vốn có ấy,
sức mạnh mà con người tự trang bị cho mình từ chính tự nhiên. Với sức mạnh tự
nhiên vốn có ấy, con người tác động vào tự nhiên, làm thay đổi tự nhiên và qua đó,
làm thay đổi chính bản thân mình, nâng cao sức mạnh tự nhiên vốn có của mình
bằng cách "biến toàn bộ giới tự nhiên thành thân thể vô cơ" của mình.
Khi con người tồn tại trong tự nhiên, mang sức mạnh bản chất của tự nhiên,
song con người còn tồn tại trong xã hội con người, tồn tại trong mối quan hệ giữa
con người với con người, bởi tính quy định của sự tồn tại của con người với tư cách
là loài ở chỗ, con người không phải là một thực thể tách biệt, khép kín. Con người
vừa là một thực thể tự nhiên, vừa là một thực thể xã hội. Đời sống sinh hoạt của con
người, về thực chất, là một quá trình xã hội, quá trình được thực hiện như là tổng
hoà các quan hệ của con người với con người - quan hệ xã hội. Các quan hệ xã hội
này chính là cái tạo thành tính quy định nội tại, cơ bản của đời sống sinh hoạt xã hội
của con người. Chính việc phát hiện ra hoạt động sản xuất, hoạt động thực tiễn với
tư cách là cơ sở, nền tảng trong đời sống sinh hoạt xã hội đã cho phép C.Mác tiếp
cận theo một cách thức hoàn toàn mới trong việc phân tích, luận giải mối quan hệ
con người với con người. Coi tính chất đối tượng của hoạt động con người cũng là
tính chất đối tượng của quan hệ con người với con người, C.Mác cho rằng, "sản
phẩm trực tiếp của hoạt động của cá tính con người", đồng thời cũng là "tồn tại của
bản thân con người đối với người khác, tồn tại của người khác ấy và tồn tại của
người sau đối với người trước" [96, tr. 169].
Theo C.Mác, sản phẩm vật chất của hoạt động con người - "vật thể, với tư
cách là sự tồn tại vì con người, với tư cách là sự tồn tại vật thể của con người thì
đồng thời cũng là sự tồn tại hiện có của con người vì người khác, là quan hệ người
của anh ta đối với người khác, là quan hệ xã hội của người đối với người" [85, tr.
65]. Gắn quan hệ xã hội với nội dung đối tượng của hoạt động con người, với sự
vận động của bản chất con người dưới hình thức đối tượng, C.Mác cho rằng, "bản
chất con người của tự nhiên chỉ tồn tại đối với con người xã hội; vì chỉ có trong xã
hội, tự nhiên đối với con người mới là một cái khâu liên hệ con người với con
người, mới là tồn tại của con người đối với người khác và tồn tại của người khác đối
26
với người đó, mới là nhân tố sinh hoạt của hiện thực con người; chỉ có trong xã hội,
tự nhiên mới hiện ra là cơ sở của tồn tại có tính chất người của bản thân con người",
"chỉ có trong xã hội, tồn tại tự nhiên của con người mới là tồn tại có tính chất người
của con người đối với con người và tự nhiên mới trở thành con người đối với con
người". Do đó, C.Mác khẳng định, "xã hội là sự thống nhất bản chất đã hoàn thành
của con người với tự nhiên, sự phục sinh chân chính của tự nhiên, chủ nghĩa tự
nhiên đã được thực hiện của con người và chủ nghĩa nhân đạo đã được thực hiện
của tự nhiên" [96, tr. 170]. Cũng chính vì vậy mà bản thân lịch sử con người "là một
bộ phận hiện thực của lịch sử tự nhiên, của sự sinh thành của tự nhiên bởi con
người" [96, tr. 179].
Với sức mạnh "bản chất người của tự nhiên" ấy, với tính năng động chủ quan
vốn có của mình, trong mối quan hệ của mình với tự nhiên, với xã hội, con người
không chỉ có khả năng nhận thức và cải tạo tự nhiên, mà còn có khả năng nhận thức
xã hội, cải tạo xã hội, biến đổi xã hội và qua đó mà "lần đầu tiên, con người tách
hẳn - theo một ý nghĩa nào đó - khỏi giới thú vật, chuyển từ điều kiện sinh tồn của
thú vật sang điều kiện sinh tồn thật sự của con người". Đó chính là "bước nhảy của
nhân loại từ vương quốc của tất yếu sang vương quốc của tự do" [90, tr. 393].
Luận giải về tồn tại xã hội của con người, C.Mác còn chỉ rõ, khi tồn tại trong
xã hội, mỗi cá nhân là một "thực thể xã hội", nên mọi hoạt động sinh tồn của họ đều
là "biểu hiện và sự khẳng định của sinh hoạt xã hội". Bởi lẽ, "sinh hoạt cá nhân và
sinh hoạt loài của con người không phải là một cái gì khác biệt, mặc dù phương
thức tồn tại của sinh hoạt cá nhân tất nhiên là một biểu hiện hoặc là đặc thù hơn,
hoặc là phổ biến hơn của sinh hoạt loài, còn sinh hoạt loài là một sinh hoạt cá nhân
hoặc là đặc thù hơn, hoặc là phổ biến" [96, tr. 171]. Với quan niệm này, C.Mác đã
nói đến hai cấp độ của tồn tại người - tồn tại cá nhân và tồn tại xã hội. Ông cho
rằng, với tư cách là một "sinh vật có tính loài có ý thức", con người là một thực thể
xã hội và do vậy, hoạt động sinh tồn của con người là hoạt động xã hội và đời sống
sinh hoạt của con người là đời sống xã hội. Trong hoạt động sinh hoạt xã hội, hoạt
động sinh tồn mang tính loài ấy của con người luôn diễn ra quá trình hình thành và
phát triển toàn bộ đời sống sinh hoạt hiện thực của con người và bản chất con
27
người. Nhưng, con người không chỉ là một "sinh vật có tính loài", con người còn là
"một cá nhân đặc thù nào đó" và chính nhờ tính đặc thù đó, con người trở thành
"một cá nhân và một thực thể xã hội cá thể hiện thực" [96, tr. 171]. Điều này cho
thấy, trong quan niệm của C.Mác, tồn tại người là sự thống nhất giữa con người với
tư cách là một thực thể xã hội và con người với tư cách là một thực thể cá nhân, một
cá thể. Trong quan niệm của C.Mác, cái xã hội và cái cá nhân trong tồn tại người
không phải là những thực tại độc lập nào đó, không phải là những cái thực tại tồn tại
bởi mối quan hệ bề ngoài nào đó mà về thực chất, chúng là hai mặt của một thực thể
thống nhất và hai mặt đó, trung gian hoá lẫn nhau, tồn tại thông qua nhau. Tính biện
chứng của mối quan hệ này trong tồn tại người là ở chỗ, xã hội không phải là một
lực lượng độc lập nào đó, một chủ thể độc lập nào đó; những con người hiện thực,
con người sống, về thực chất là chủ thể duy nhất, là cơ sở hiện thực của toàn bộ thế
giới người. Tính biện chứng đó còn ở chỗ, bản thân cá nhân với tư cách thực thể
con người đặc biệt, cá biệt cũng chính là một thực thể xã hội, một "sinh vật có tính
loài có ý thức" và "mọi biểu hiện sinh hoạt của nó" là biểu hiện và sự khẳng định
của "sinh hoạt xã hội". "cần phải tránh không được lại lần nữa đem "xã hội" với tư
cách là một sự trừu tượng đối lập với cá nhân", "với tính cách là ý thức loài, con
người khẳng định sinh hoạt xã hội hiện thực của mình và chỉ lặp lại - trong tư duy -
tồn tại hiện thực của mình, cũng như ngược lại, tồn tại loài tự khẳng định mình
trong ý thức loài và tồn tại đối với mình trong tính phổ biến của mình như một thực
thể đang tư duy" [96, tr. 171].
Từ sự phân tích trên, có thể nói, khi phê phán quan niệm duy tâm - tư biện
của Ph.Hêghen và quan niệm duy vật nhân bản, siêu hình của L.Phoiơbắc về con
người một cách có luận cứ khoa học, từ lập trường duy vật biện chứng, C.Mác đã
đưa ra một quan niệm độc đáo, đúng đắn, khoa học về con người. Đó là quan niệm
coi con người là sự thống nhất biện chứng giữa cái tự nhiên tự nó và cái tự nhiên
được sáng tạo bởi con người, giữa thực thể tự nhiên và thực thể xã hội, giữa cái xã
hội và cái cá nhân, giữa bản tính tự nhiên và bản chất xã hội của con người. Con
nguời vừa là một thực thể tự nhiên, vừa là một thực thể xã hội. Con người là thực
thể sinh học - xã hội, - "sinh vật có tính loài có ý thức", "thực thể tự nhiên có tính
chất người", con người là một thực thể xã hội cá thể hiện thực.
28
Thứ hai, con người không chỉ gắn với tự nhiên, mà còn có khả năng làm chủ
tự nhiên, làm chủ xã hội và là chủ thể lịch sử. Con người vừa là chủ thể của nhận
thức vừa là khách thể của nhận thức. Con người hiện thực được thể hiện ra thông
qua hoạt động thực tiễn. Qua đó, hình thành nên những phẩm chất đặc thù - phẩm
chất xã hội.
Khác với Hêghen đứng trên quan điểm duy tâm khách quan, C.Mác cho rằng
bản thân những trừu tượng tư biện, những “ý niệm”, “ý niệm tuyệt đối” chỉ là sản
phẩm, là sự thể hiện của những điều kiện sản xuất và giao tiếp nhất định của con
người. Phê phán quan niệm duy tâm, tư biện về bản chất con người của Hêghen,
C.Mác đã coi những trừu tượng tư biện, những “ý niệm”, “ý niệm tuyệt đối” chẳng
qua chỉ là sự xuyên tạc mang tính tư tưởng hệ bản chất thực sự của con người.
Trong “Hệ tư tưởng Đức”, C.Mác và Ph.Ăngghen đã khẳng định, “tổng số những
lực lượng sản xuất, những tư bản và những hình thức xã hội của sự giao tiếp mà mỗi
cá nhân và mỗi thế hệ thấy hiện có, là cơ sở hiện thực của cái mà các nhà triết học
hình dung là “thực thể”, là “bản chất con người”, của cái mà họ đã tôn sùng hoặc đả
kích, một cơ sở hiện thực mà tác động và ảnh hưởng của nó đối với sự phát triển
của con người không hề bị ngăn trở bởi việc các nhà triết học ấy với tư cách là “Tự
ý thức” và “Kẻ duy nhất” nổi dậy chống lại nó” [86, tr. 55].
Bằng việc nghiên cứu những đối tượng có thực, sống động, nghiên cứu sự
phát triển lịch sử và những kết quả của sự phát triển ấy, C.Mác cho rằng, nhận thức
về lịch sử không phải là sự nhìn nhận cái bên ngoài. Lịch sử là kết quả hoạt động
của chính con người; nhận thức về lịch sử thực chất cũng là sự nhận thức về hoạt
động của chính con người, là nắm bắt tiến trình lịch sử của con người. Phê phán
quan điểm của các nhà triết học theo trường phái Hêghen trẻ về mối quan hệ giữa
cái nhân tính và cái phi nhân tính, giữa con người và không phải con người, C.Mác
chỉ rõ, đó là quan niệm hoàn toàn trừu tượng. Những suy luận về cái nhân tính và
cái phi nhân tính ấy chỉ có ý nghĩa và hợp lý, nếu quy nó về biện chứng của sự phát
triển sản xuất và các phương thức đáp ứng nhu cầu của con người. C.Mác viết: “Từ
ngữ khẳng định “người” thích ứng với những quan hệ nhất định thống trị trong một
giai đoạn phát triển nào đó của sản xuất và thích ứng với phương thức thoả mãn nhu
29
cầu do những quan hệ ấy quyết định, - cũng tựa như từ ngữ phủ định “phi nhân”
thích hợp với những ý đồ hòng phủ định bên trong phương thức sản xuất hiện hành
những quan hệ thống trị ấy và phương thức thoả mãn nhu cầu thống trị trong điều
kiện có những quan hệ ấy, những ý đồ do chính cái giai đoạn sản xuất ấy không
ngừng sản sinh ra hàng ngày” [86, tr. 633 - 634]. Việc nhận thức bản chất con người
và đời sống xã hội của con người, theo C.Mác, con người cần phải được hiểu một
cách hiện thực trong đời sống xã hội hiện thực - cụ thể của họ. Đó “không phải
những con người ở trong một tình trạng biệt lập và cố định tưởng tượng mà là
những con người trong quá trình phát triển - quá trình phát triển hiện thực và có thể
thấy được bằng kinh nghiệm - của họ dưới những điều kiện nhất định” [86, tr. 38].
C.Mác viết: “Những tiền đề xuất phát của chúng tôi không phải là những tiền đề tuỳ
tiện, không phải là giáo điều; đó là những tiền đề hiện thực mà người ta chỉ có thể
bỏ qua trong trí tưởng tượng mà thôi. Đó là những cá nhân hiện thực, là hoạt động
của họ và những điều kiện sinh hoạt vật chất của họ, những điều kiện mà họ thấy có
sẵn cũng như những điều kiện do hoạt động của chính họ tạo ra” [86, tr. 28 - 29].
Coi tiền đề đầu tiên của mọi sự tồn tại của con người và do đó, là tiền đề của mọi
lịch sử - đó là con người phải có khả năng sống rồi mới có thể “làm ra lịch sử”,
C.Mác cho rằng, hành vi lịch sử đầu tiên của con người là “việc sản xuất trong
những tư liệu để thoả mãn những nhu cầu ấy, việc sản xuất ra bản thân đời sống vật
chất” [86, tr. 39 - 40]. Hành vi lịch sử trong hoạt động xã hội ấy của con người, theo
C.Mác, là những quan hệ cơ bản, mang tính lịch sử, là những phương diện cơ bản
của đời sống xã hội. Với quan niệm đó, C.Mác cho rằng, sự xuất hiện những nhu
cầu mới, sự sản xuất ra bản thân con người cũng là một phương thức hoạt động
chung, một hình thức giao tiếp xã hội nhất định của con người.
Việc đặt ra theo một cách mới nhiệm vụ nhận thức đời sống xã hội hiện thực
của con người, phát hiện bản chất con người trong tư tưởng của C.Mác được thể
hiện khá rõ qua việc Ph.Ăngghen đã trao đổi với C.Mác và đã chỉ rõ rằng, “con
người” của L.Phoiơbắc là “cái phái sinh từ Thượng đế”; Phoiơbắc đi từ Thượng đế
đến “con người” là con đường hoàn toàn ngược lại. Phải xuất phát từ cái “tôi”, từ
“cá nhân mang tính kinh nghiệm, có thể xác”, nhưng không phải để dẫm chân ở
điểm này, mà phải từ cá nhân đó vươn tới “con người”. “Con người” sẽ mãi mãi chỉ
30
là nhân vật hư ảo, nếu cơ sở của nó không phải là “con người mang tính kinh
nghiệm”. Phải xuất phát từ chủ nghĩa kinh nghiệm, chủ nghĩa duy vật, nếu chúng ta
muốn làm cho “ý niệm” của chúng ta và đặc biệt là “con người” của chúng ta trở
thành một cái gì đó hiện thực. Chúng ta phải từ cái đơn nhất để rút ra cái phổ biến,
“chứ không phải từ cái chính bản thân mình hoặc từ cái không tồn tại, như Hêghen
đã làm”. Rằng, “cá nhân mang tính thể xác là cơ sở thực sự, là xuất phát điểm thực
sự cho “con người” của chúng ta” và do vậy, “cũng phải là điểm xuất phát cho tình
yêu của chúng ta đối với con người, nếu không thì tình yêu ấy sẽ treo lơ lửng trong
không khí” [95, tr. 23].
Như vậy, trong quan niệm của C.Mác, tính hiện thực của con người và bản
chất con người được thể hiện trước hết ở chỗ, con người tồn tại khách quan trong
hoạt động thực tiễn của nó. Sự tồn tại của con người là tồn tại thực, hiển nhiên, cảm
tính chứ không phải là cái gì đó mang tính trừu tượng.
Khi phê phán quan điểm duy tâm - tư biện của Hêghen về con người, ngay từ
năm 1843, C.Mác đã quan niệm con người là một thực thể hiện thực. Trong “Góp
phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen”, ở Lời nói đầu, C.Mác đã khẳng
định “con người không phải là một sinh vật trừu tượng, ẩn náu đâu đó ở ngoài thế
giới. Con người chính là thế giới con người, là nhà nước, là xã hội” [84, tr. 569].
Trong “Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844”, với phạm trù “ lao động bị tha hoá”,
C.Mác đã xây dựng một hệ thống lý luận triết học có khả năng soi sáng con đường
giải phóng nhân loại, khắc phục triệt để tình hình tha hoá của con người. Khi phê
phán L.Phoiơbắc đã “ hoà tan thế giới tôn giáo vào cơ sở trần tục của nó”, đã hoà
tan bản chất tôn giáo vào bản chất con người, C.Mác cho rằng: “Tôn giáo biến bản
chất con người thành tính hiện thực ảo tưởng, vì bản chất con người không có tính
hiện thực thật sự. Do đó, đấu tranh tôn giáo là gián tiếp đấu tranh chống cái thế giới
mà lạc thú tinh thần của nó là tôn giáo” [84, tr. 570]. Tôn giáo không thể đem lại sự
giải phóng cho con người một cách hiện thực, mà chỉ là sự giải phóng hư ảo -
“thuốc phiện của nhân dân”. Tôn giáo là sự tha hoá của con người, là “ tiếng thở dài
của chúng sinh bị áp bức”, là “ trái tim của thế giới không có trái tim”, là “ tinh thần
của những trật tự không có tinh thần” [84, tr. 570]. Theo C.Mác, “Sau khi cái hình
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay

More Related Content

What's hot

tổng cầu và chính sách tài khóa
tổng cầu và chính sách tài khóatổng cầu và chính sách tài khóa
tổng cầu và chính sách tài khóa
LyLy Tran
 

What's hot (20)

BÁO CÁO KIẾN TẬP KTĐN KINH TẾ LUẬT
BÁO CÁO KIẾN TẬP KTĐN KINH TẾ LUẬTBÁO CÁO KIẾN TẬP KTĐN KINH TẾ LUẬT
BÁO CÁO KIẾN TẬP KTĐN KINH TẾ LUẬT
 
Luận văn: Nhận thức và thái độ về các mạng xã hội của học sinh
Luận văn: Nhận thức và thái độ về các mạng xã hội của học sinhLuận văn: Nhận thức và thái độ về các mạng xã hội của học sinh
Luận văn: Nhận thức và thái độ về các mạng xã hội của học sinh
 
Tiểu luận môn quản trị rủi ro đề tài rủi ro nguồn nhân lực công ty sm enter...
Tiểu luận môn quản trị rủi ro   đề tài rủi ro nguồn nhân lực công ty sm enter...Tiểu luận môn quản trị rủi ro   đề tài rủi ro nguồn nhân lực công ty sm enter...
Tiểu luận môn quản trị rủi ro đề tài rủi ro nguồn nhân lực công ty sm enter...
 
BÀI TIỂU LUẬN VỀ INCOTERMS
BÀI TIỂU LUẬN VỀ INCOTERMS BÀI TIỂU LUẬN VỀ INCOTERMS
BÀI TIỂU LUẬN VỀ INCOTERMS
 
Chiến Lược Marketing Mix Vinamilk
Chiến Lược Marketing Mix VinamilkChiến Lược Marketing Mix Vinamilk
Chiến Lược Marketing Mix Vinamilk
 
Giáo trình quản trị dự án đầu tư
Giáo trình quản trị dự án đầu tưGiáo trình quản trị dự án đầu tư
Giáo trình quản trị dự án đầu tư
 
ĐốI tượng truyền thông
ĐốI tượng truyền thôngĐốI tượng truyền thông
ĐốI tượng truyền thông
 
Báo cáo thực tập: Quy trình giao nhận hàng hóa Nhập Khẩu, 9 Điểm
Báo cáo thực tập: Quy trình giao nhận hàng hóa Nhập Khẩu, 9 ĐiểmBáo cáo thực tập: Quy trình giao nhận hàng hóa Nhập Khẩu, 9 Điểm
Báo cáo thực tập: Quy trình giao nhận hàng hóa Nhập Khẩu, 9 Điểm
 
Giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm cao su tại công ty Cao su Tây NInh
Giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm cao su tại công ty Cao su Tây NInhGiải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm cao su tại công ty Cao su Tây NInh
Giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm cao su tại công ty Cao su Tây NInh
 
QUY TRÌNH VÀ BỘ CHỨNG TỪ XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA!
QUY TRÌNH VÀ BỘ CHỨNG TỪ XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA!QUY TRÌNH VÀ BỘ CHỨNG TỪ XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA!
QUY TRÌNH VÀ BỘ CHỨNG TỪ XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA!
 
Đề tài hoạch định chiến lược kinh doanh, ĐIỂM CAO, HOT
Đề tài hoạch định chiến lược kinh doanh, ĐIỂM CAO, HOTĐề tài hoạch định chiến lược kinh doanh, ĐIỂM CAO, HOT
Đề tài hoạch định chiến lược kinh doanh, ĐIỂM CAO, HOT
 
PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA TẬP ĐOÀN VIETTEL
PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA TẬP ĐOÀN VIETTELPHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA TẬP ĐOÀN VIETTEL
PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA TẬP ĐOÀN VIETTEL
 
Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trung tâm ngoại ngữ của sinh viên T...
Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trung tâm ngoại ngữ của sinh viên T...Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trung tâm ngoại ngữ của sinh viên T...
Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trung tâm ngoại ngữ của sinh viên T...
 
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAY
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAYLuận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAY
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAY
 
Đề tài: Xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong bối ...
Đề tài: Xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong bối ...Đề tài: Xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong bối ...
Đề tài: Xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong bối ...
 
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Quốc Tế, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Quốc Tế, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Quốc Tế, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Quốc Tế, Điểm Cao
 
đồ áN cảng
đồ áN cảngđồ áN cảng
đồ áN cảng
 
200 đề tài khóa luận tốt nghiệp ngành xuất nhập khẩu, HAY
200 đề tài khóa luận tốt nghiệp ngành xuất nhập khẩu, HAY200 đề tài khóa luận tốt nghiệp ngành xuất nhập khẩu, HAY
200 đề tài khóa luận tốt nghiệp ngành xuất nhập khẩu, HAY
 
Luận văn: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Ấn Độ
Luận văn: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Ấn ĐộLuận văn: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Ấn Độ
Luận văn: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Ấn Độ
 
tổng cầu và chính sách tài khóa
tổng cầu và chính sách tài khóatổng cầu và chính sách tài khóa
tổng cầu và chính sách tài khóa
 

Similar to Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay

Luận Văn Vận Dụng Quan Điểm Của C.Mác Về Phát Triển Con Người Ở Việt Nam.doc
Luận Văn Vận Dụng Quan Điểm Của C.Mác Về Phát Triển Con Người Ở Việt Nam.docLuận Văn Vận Dụng Quan Điểm Của C.Mác Về Phát Triển Con Người Ở Việt Nam.doc
Luận Văn Vận Dụng Quan Điểm Của C.Mác Về Phát Triển Con Người Ở Việt Nam.doc
Nhận viết đề tài trọn gói Số điện thoại / zalo / tele: 0917.193.864
 

Similar to Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay (20)

Luận Văn Vận Dụng Quan Điểm Của C.Mác Về Phát Triển Con Người Ở Việt Nam.doc
Luận Văn Vận Dụng Quan Điểm Của C.Mác Về Phát Triển Con Người Ở Việt Nam.docLuận Văn Vận Dụng Quan Điểm Của C.Mác Về Phát Triển Con Người Ở Việt Nam.doc
Luận Văn Vận Dụng Quan Điểm Của C.Mác Về Phát Triển Con Người Ở Việt Nam.doc
 
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộcPhát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
 
Tiếp nhận văn hóa đại chúng của sinh viên trong hội nhập quốc tế
Tiếp nhận văn hóa đại chúng của sinh viên trong hội nhập quốc tế Tiếp nhận văn hóa đại chúng của sinh viên trong hội nhập quốc tế
Tiếp nhận văn hóa đại chúng của sinh viên trong hội nhập quốc tế
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ngoại Giao Văn Hoá Của Việt Nam Nhìn Từ Góc Độ Quyền Lự...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ngoại Giao Văn Hoá Của Việt Nam  Nhìn Từ Góc Độ Quyền Lự...Khoá Luận Tốt Nghiệp Ngoại Giao Văn Hoá Của Việt Nam  Nhìn Từ Góc Độ Quyền Lự...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ngoại Giao Văn Hoá Của Việt Nam Nhìn Từ Góc Độ Quyền Lự...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Chính Trị Học Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Nguồn Lực Con Người
Luận Văn Thạc Sĩ Chính Trị Học Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Nguồn Lực Con NgườiLuận Văn Thạc Sĩ Chính Trị Học Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Nguồn Lực Con Người
Luận Văn Thạc Sĩ Chính Trị Học Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Nguồn Lực Con Người
 
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành chính trị học, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành chính trị học, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành chính trị học, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành chính trị học, 9 ĐIỂM
 
Chuyên đề môn học: Quản trị nguồn nhân lực ngành DU LỊCH!
Chuyên đề môn học: Quản trị nguồn nhân lực ngành DU LỊCH!Chuyên đề môn học: Quản trị nguồn nhân lực ngành DU LỊCH!
Chuyên đề môn học: Quản trị nguồn nhân lực ngành DU LỊCH!
 
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa tại huyện Nam Sách, Hải Dương
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa tại huyện Nam Sách, Hải DươngĐề tài: Xây dựng đời sống văn hóa tại huyện Nam Sách, Hải Dương
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa tại huyện Nam Sách, Hải Dương
 
Giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo tổ quốc cho thanh niên
Giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo tổ quốc cho thanh niênGiáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo tổ quốc cho thanh niên
Giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo tổ quốc cho thanh niên
 
Sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng có việc làm
Sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng có việc làmSự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng có việc làm
Sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng có việc làm
 
Khóa luận tốt nghiệp di sản văn hóa, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận tốt nghiệp di sản văn hóa, HAY, 9 ĐIỂMKhóa luận tốt nghiệp di sản văn hóa, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận tốt nghiệp di sản văn hóa, HAY, 9 ĐIỂM
 
Đề tài luận văn 2024 Phát triển văn hóa tổ chức tại Đài tiếng nói Việt Nam.docx
Đề tài luận văn 2024  Phát triển văn hóa tổ chức tại Đài tiếng nói Việt Nam.docxĐề tài luận văn 2024  Phát triển văn hóa tổ chức tại Đài tiếng nói Việt Nam.docx
Đề tài luận văn 2024 Phát triển văn hóa tổ chức tại Đài tiếng nói Việt Nam.docx
 
Đề tài: Bảo tồn văn hóa truyền thống của người Dao Thanh Phán, 9đ
Đề tài: Bảo tồn văn hóa truyền thống của người Dao Thanh Phán, 9đĐề tài: Bảo tồn văn hóa truyền thống của người Dao Thanh Phán, 9đ
Đề tài: Bảo tồn văn hóa truyền thống của người Dao Thanh Phán, 9đ
 
Đề tài: Chính sách xã hội và vai trò đối với phát triển giáo dục ở TPHCM
Đề tài: Chính sách xã hội và vai trò đối với phát triển giáo dục ở TPHCMĐề tài: Chính sách xã hội và vai trò đối với phát triển giáo dục ở TPHCM
Đề tài: Chính sách xã hội và vai trò đối với phát triển giáo dục ở TPHCM
 
Luận án: Quốc triều hình luật - các giá trị nhân văn ở Việt Nam
Luận án: Quốc triều hình luật - các giá trị nhân văn ở Việt NamLuận án: Quốc triều hình luật - các giá trị nhân văn ở Việt Nam
Luận án: Quốc triều hình luật - các giá trị nhân văn ở Việt Nam
 
Luận văn: Quốc triều hình luật - các giá trị nhân văn, HAY
Luận văn: Quốc triều hình luật - các giá trị nhân văn, HAYLuận văn: Quốc triều hình luật - các giá trị nhân văn, HAY
Luận văn: Quốc triều hình luật - các giá trị nhân văn, HAY
 
Luận án: Quá trình xây dựng đời sống văn hóa ở tỉnh Lạng Sơn
Luận án: Quá trình xây dựng đời sống văn hóa ở tỉnh Lạng SơnLuận án: Quá trình xây dựng đời sống văn hóa ở tỉnh Lạng Sơn
Luận án: Quá trình xây dựng đời sống văn hóa ở tỉnh Lạng Sơn
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về nguồn lực con người và phát huy nguồn lực con người ở...
Tư tưởng Hồ Chí Minh về nguồn lực con người và phát huy nguồn lực con người ở...Tư tưởng Hồ Chí Minh về nguồn lực con người và phát huy nguồn lực con người ở...
Tư tưởng Hồ Chí Minh về nguồn lực con người và phát huy nguồn lực con người ở...
 
Phát triển nông nghiệp tỉnh Hải Dương trong hội nhập kinh tế, HAY
Phát triển nông nghiệp tỉnh Hải Dương trong hội nhập kinh tế, HAYPhát triển nông nghiệp tỉnh Hải Dương trong hội nhập kinh tế, HAY
Phát triển nông nghiệp tỉnh Hải Dương trong hội nhập kinh tế, HAY
 
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng NinhThực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
 

More from luanvantrust

More from luanvantrust (20)

Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
 
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
 
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
 
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang ChilePhân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
 
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải NamPhân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
 
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt NamPhân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
 
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
 
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
 
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXMĐẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
 
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
 
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tửTối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
 
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ WatchkingdomỨng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
 
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
 
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
 
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh ViênNgôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
 
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
 
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ ConandoHoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
 
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn LangVăn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
 
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
 
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands CoffeeChiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
 

Recently uploaded

Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
mskellyworkmail
 

Recently uploaded (20)

Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
 
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh AnPhân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
 
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
 
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
 
Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...
Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...
Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
 
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi phápHệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
 
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi phápTóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...
Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...
Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
 

Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay

  • 1. HÀ NỘI - 2013 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NGUYỄN VĂN SƠN QUAN ĐIỂM CỦA C.MÁC VỀ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI VÀ SỰ VẬN DỤNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY MÃ TÀI LIỆU: 80257 ZALO: 0917.193.864 Dịch vụ viết bài điểm cao :luanvantrust.com LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
  • 2. HÀ NỘI - 2013 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NGUYỄN VĂN SƠN QUAN ĐIỂM CỦA C.MÁC VỀ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI VÀ SỰ VẬN DỤNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành: CNDVBC & CNDVLS Mã số : 62 22 80 05 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Đặng Hữu Toàn 2. TS. Cung Thị Ngọc
  • 3. MỤC LỤC MỞ ĐẦU.....................................................................................................................................1 Chƣơng 1. QUAN ĐIỂM CỦAC.MÁCVỀPHÁTTRIỂNCON NGƢỜI.............................17 1.1. Quan niệm duy vật của C.Mác về con người với tư cách cơ sở nền tảng để xây dựng quan điểm về phát triển con người...............................................................17 1.1.1. Quan niệm của C.Mác về con người và bản chất con người............................17 1.1.2. Quan niệm của C.Mác về con người với tư cách chủ thể sáng tạo lịch sử.....34 1.2. Những nội dung căn bản trong quan điểm của C.Mác về phát triển con người......41 1.2.1. Phát triển con người một cách toàn diện.............................................................42 1.2.2. Phát triển con người gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội, thông qua lao động sản xuất và hoạt động thực tiễn của con người.....................................52 1.2.3. Phát triển con người vì mục tiêu giải phóng con người....................................58 Chƣơng 2. SỰ VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM CỦA C.MÁC VỀ PHÁT TRIỂN CON NGƢỜI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY..........................................................................................66 2.1. Sự vận dụng, phát triển quan điểm của C.Mác về phát triển con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh..................................................................................................66 2.1.1. Sự vận dụng, phát triển quan điểm của C.Mác về con người với tư cách cơ sở nền tảng cho việc xây dựng quan điểm phát triển con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh..................................................................................................66 2.1.2. Sự vận dụng, phát triển quan điểm của C.Mác về phát triển con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh...................................................................................73 2.2. Sự vận dụng, phát triển quan điểm của C.Mác, tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triểncon người của Đảng Cộng sản Việt Nam trong công cuộcđổi mới.............84 2.2.1. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vị trí, vai trò của con người trong công cuộc đổi mới đất nước .........................................................................84 2.2.2. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển con người toàn diện trong công cuộc đổi mới đất nước.................................................................90 2.3. Thực trạng và một số vấn đề đặt ra trong phát triển con người ở Việt Nam hiện nay...............................................................................................................100 2.3.1. Thực trạng phát triển con người ở Việt Nam hiện nay................................... 100
  • 4. 2.3.2. Một số vấn đề đặt ra trong phát triển con người ở Việt Nam hiện nay........ 121 Chƣơng 3. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CON NGƢỜI VIỆT NAM HIỆN NAY.............................................................................................................. 140 3.1. Phương hướng phát triển con người Việt Nam hiện nay......................................... 140 3.1.1. Phát triển con người Việt Nam giàu tính nhân văn trên cơ sở phát huy giá trị văn hóa, truyền thống và lịch sử dân tộc.................................................141 3.1.2. Phát triển con người Việt Nam gắn với việc cải thiện thể chất, phát triển trí lực và nhân cách, xây dựng mối quan hệ hài hòa giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội..............................................................................146 3.2. Một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển con người Việt Nam hiện nay.................. 152 3.2.1. Phát triển kinh tế - xã hội bền vững với tư cách cơ sở nền tảng để phát triển con người....................................................................................................... 152 3.2.2. Gắn tăng trưởng kinh tế với xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội để con người có điều kiện phát triển bình đẳng................................................................................................................ 156 3.2.3. Phát triển văn hóa - xã hội với tư cách tiền đề cho sự phát triển con người về mặt tinh thần.......................................................................................... 164 3.2.4. Hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hệ thống pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật - cơ sở mở rộng dân chủ nhằm tạo điều kiện cho sự phát triển con người với tư cách công dân xã hội........................ 174 3.2.5. Đổi mới và phát triển giáo dục - đào tạo vì mục tiêu phát triển con người toàn diện................................................................................................................. 181 KẾT LUẬN ............................................................................................................................ 191 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌCCỦA TÁCGIẢ LIÊN QUAN ĐẾNLUẬN ÁN ... 195 DANH MỤC TÀILIỆU THAM KHẢO................................................................................. 196 PHỤ LỤC............................................................................................................................... 207
  • 5. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nhân loại đang bước vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của khoa học và công nghệ với những tác động sâu sắc của nó tới đời sống kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia dân tộc nói riêng, của cả cộng đồng nhân loại nói chung. Sự phát triển của khoa học và công nghệ mang lại cho người ta cảm giác rằng, sự công bằng, bình đẳng và phát triển hài hòa của các nước đang trở thành xu thế chung của nhân loại, và lôgíc của sự phát triển phải là như vậy. Nhưng, trên thực tế, sự phân hóa khoảng cách giữa nhóm các nước giàu và nhóm các nước nghèo ngày càng gia tăng. Xét trong một chừng mực nào đó, từ điểm khởi đầu trong lịch sử, có thể nói rằng, các nước đều có điểm xuất phát tương tự như nhau về phương diện kinh tế. Song hiện nay, sự phát triển không đồng đều giữa các nước lại đang phản ánh một thực tế rằng, không phải điểm xuất phát giống nhau thì đều cho kết quả như nhau. Sự phát triển không đều này có nhiều nguyên nhân, trong đó điều kiện tự nhiên, trình độ phát triển của khoa học và công nghệ được xem là một trong những nguyên nhân quan trọng, có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với sự phát triển của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia. Vậy, phải chăng, điều kiện tự nhiên, trình độ phát triển khoa học, công nghệ là thành tố quyết định đến sự phát triển hay không phát triển, thành công hay không thành công của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia. Trong những năm gần đây, sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã mang lại những thành tựu về mặt kinh tế cho nhiều nước và nhiều khu vực. Nhưng, tình trạng bạo lực, xung đột sắc tộc, tôn giáo, giai cấp, đói nghèo, lạc hậu, dịch bệnh, cạn kiệt tài nguyên, thất nghiệp, phân hóa xã hội ngày càng gia tăng... Bên cạnh đó, các vấn đề đấu tranh của giai cấp công nhân chống lại giới chủ, khủng hoảng kinh tế - có nguyên nhân từ các mâu thuẫn nội tại của xã hội, quan niệm về giá trị, quan điểm về phát triển, tiến bộ xã hội đã có những thay đổi sâu sắc. Những vấn đề này có nguyên nhân trực tiếp từ kinh tế, song, nguyên nhân sâu xa và gốc rễ của nó là những vấn đề gắn liền với giá trị người trong chiến lược phát triển. Thế giới nói chung và các nước đang phát triển nói riêng đang phải lựa chọn con đường hoặc là ưu tiên phát triển kinh tế, hoặc là phát triển hài hòa giữa kinh tế với tiến bộ xã hội gắn liền với việc phát
  • 6. 2 triển con người. Việc lựa chọn hướng ưu tiên sẽ quyết định đến sự phát triển ổn định, bền vững của các quốc gia dân tộc, đặc biệt là đối với nước ta. Sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta chỉ có ý nghĩa và thành công khi vấn đề con người được coi trọng, phát triển và các mục tiêu phát triển phải gắn với phát triển con người và giải phóng con người. Do đó, việc nghiên cứu để làm sáng tỏ về mặt lý luận và thực tiễn chiến lược phát triển con người và lấy đó làm cơ sở để xây dựng, hoạch định chiến lược phát triển cho các lĩnh vực khác của đời sống kinh tế - xã hội, cho các giai đoạn phát triển ngắn hạn và dài hạn, trước mắt và lâu dài là cần thiết. Việt Nam, xét về địa chính trị, kinh tế và văn hóa, là một nước có nhiều thuận lợi. Ở vị trí trung tâm của khu vực Đông Nam Á, cửa ngõ của châu Á - nơi có đời sống kinh tế sôi động và năng động. Việt Nam có một thềm lục địa phong phú và đa dạng, với những điều kiện thuận lợi về khí hậu, diện tích đất nông nghiệp, đất trồng cây công nghiệp, nuôi trồng thủy, hải sản, khai thác tài nguyên từ thềm lục địa, có truyền thống lịch sử hào hùng, với nền văn hóa “thống nhất mà đa dạng” mở ra nhiều triển vọng để phát triển kinh tế - xã hội. Tất cả những thuận lợi này đã có thể đặt Việt Nam vào bản đồ kinh tế thế giới. Nhưng, vấn đề đặt ra là, những điều kiện đó - sức mạnh của một dân tộc - có phải là điều kiện đủ giúp chúng ta trở thành một cường quốc kinh tế hay không? Mặt khác, Việt Nam tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện mà cuộc cách mạng khoa học và công nghệ với những thành tựu vượt bậc, tạo ra sức sản xuất mạnh mẽ đã tạo cơ hội cho Việt Nam hội nhập và phát triển. Những vấn đề mà các nước đi trước phải mất nhiều năm mới đạt được, thì ngày nay, chúng ta dễ dàng tiếp cận hơn mà không phải mất quá nhiều thời gian. Sự phát triển của khoa học và công nghệ, của nền sản xuất thế giới hiện nay đang góp phần giúp chúng ta giải quyết tốt các vấn đề về vốn, khoa học và công nghệ, quản lý, thị trường... Những vấn đề này từng bước trở thành vấn đề có tính toàn cầu, mở ra nhiều thời cơ và thách thức cho tất cả các nước không kể giàu hay nghèo, phát triển hay đang phát triển. Và, một vấn đề nữa được đặt ra là, phải chăng những cơ hội đó - sức mạnh của thời đại - là mấu chốt cho sự thành công của công cuộc công nghiệp
  • 7. 3 hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế của Việt Nam? Những vấn đề trên cho chúng ta thấy rằng, sự vận động của các nhân tố khách quan không thể tự chuyển hóa thành những mong muốn chủ quan, mà nó phải thông qua hoạt động thực tiễn của con người để cải tạo, chuyển hóa từ những thuận lợi, tiềm năng, thế mạnh thành hiện thực. Và, tự thân chúng không có, không thể kết hợp và biến thành sức mạnh của dân tộc, sức mạnh của thời đại để tạo nên thành công cho công cuộc phát triển đất nước. Như vậy, vấn đề đặt ra cho chúng ta thấy rằng, nếu những điều kiện thuận lợi, cơ hội tự nó chuyển hóa thành hiện thực thì nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam đã trở thành một nền kinh tế vững mạnh mà không cần phải chú trọng vào việc tìm kiếm, xây dựng mô hình và định hướng con đường phát triển. Rằng, nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới hiện nay sẽ trở thành kém phát triển do chỗ chúng không có những điều kiện thuận lợi ấy. Tất cả những yếu tố trên đây chỉ là những nhân tố khách quan, việc chuyển hóa từ khách quan thành hiện thực không có nguồn gốc tự thân. Mặt khác, sức mạnh và những nhân tố thời đại được tạo ra đối với các dân tộc là như nhau; và cũng chỉ có một số dân tộc đi đến được thành công nhờ sức mạnh đó. Điều này một lần nữa đã chỉ ra rằng, để đi đến thành công không chỉ dựa vào sức mạnh của thời đại, mà đòi hỏi phải có những con người cụ thể với việc xây dựng chiến lược phát triển, xác định mục tiêu, tìm kiếm mô hình phát triển đúng đắn mới giúp cho mỗi dân tộc, mỗi quốc gia tận dụng được những ưu thế về tự nhiên và sức mạnh của thời đại để khai thác, phát huy tiềm năng, thế mạnh của mình, nắm lấy cơ hội, vượt qua thách thức để đi đến sự phát triển bền vững, làm tiền đề cho sự nghiệp giải phóng con người. Điều này tiếp tục khẳng định rằng, con người mới là nhân tố quyết định đối với sự phát triển. Và hơn thế nữa, do con người vừa là sản phẩm của lịch sử, vừa là chủ thể của lịch sử, nên quan điểm về phát triển con người phải được đặt trên một nền tảng lý luận khoa học làm cơ sở để xây dựng triết lý phát triển nói chung, triết lý phát triển con người nói riêng, từ đó xây dựng chiến lược phát triển con người một cách đúng đắn làm cơ sở cho sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
  • 8. 4 Trong công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, với quan điểm lấy chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động, chúng ta đã thu được những thành tựu to lớn. Tuy nhiên, so với tiềm năng hiện có và so với các nước có điều kiện tương đồng thì Việt Nam cần phải tiếp tục làm sáng tỏ nhiều vấn đề có tính lý luận, đặc biệt là triết lý về phát triển con người. Do vậy, có thể nói, với Việt Nam hiện nay, việc tiếp tục làm sáng tỏ các quan điểm về phát triển con người để lấy đó làm cơ sở, làm nền tảng xây dựng chiến lược phát triển con người trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế là một vấn đề cần thiết và cấp bách. Và, để có được cơ sở khoa học về phát triển con người, cần phải tiếp tục nghiên cứu sâu sắc hơn quan điểm của C.Mác về phát triển con người để lấy đó làm tiền đề lý luận, làm xuất phát điểm cho việc xây dựng chiến lược phát triển con người Việt Nam. Thêm nữa, việc làm rõ và sâu sắc thêm tính cách mạng, tính khoa học trong quan điểm của C.Mác càng có ý nghĩa hơn trong điều kiện mà một số học giả phương Tây đang ra sức truyền bá những luận điểm xuyên tạc quan điểm của C.Mác về phát triển con người. Do vậy, việc nghiên cứu, làm rõ quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng quan điểm đó trong tư tưởng Hồ Chí Minh, trong chiến lược phát triển con người của Đảng Cộng sản Việt Nam là vấn đề cần thiết trong tình hình hiện nay. Công việc nghiên cứu này không chỉ giúp chúng ta bảo vệ và phát triển quan điểm của C.Mác về phát triển con người trong điều kiện mới, khẳng định giá trị, ý nghĩa thời đại của nó trong sự nghiệp giải phóng con người, mà còn giúp chúng ta định hướng và tìm ra những giải pháp khả thi cho việc thực hiện chiến lược phát triển con người Việt Nam hiện nay. Vì thế, chúng tôi đã chọn “Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài cho luận án của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Vấn đề phát triển con người được các nhà tư tưởng bàn đến từ rất sớm trong lịch sử tư tưởng triết học nhằm làm rõ vai trò, vị trí của nó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là khi phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được hình thành, với nền sản xuất hàng hóa mang lại sự giàu có cho xã hội. Tuy nhiên, sự giàu có về
  • 9. 5 vật chất dưới phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa không những con người không được giải phóng, mà còn bị “nô dịch” và “tha hóa”. Sự ra đời học thuyết Mác giữa thế kỷ XIX đã góp phần xây dựng thế giới quan khoa học và trở thành vũ khí lý luận trong công cuộc đấu tranh giải phóng con người khỏi sự “tha hóa”, từng bước đưa con người từ “vương quốc của tất yếu” sang “vương quốc của tự do”. Từ đó, việc nghiên cứu, làm sáng tỏ những luận điểm trong học thuyết Mác về phát triển con người đã được nhiều học giả nghiên cứu. Trong những năm gần đây, nhân loại đã đạt được nhiều thành tựu về kinh tế - xã hội, khoa học và công nghệ, cùng với sự phát triển của lịch sử, nhận thức của con người ngày càng sâu sắc hơn về các lĩnh vực khoa học xã hội. Vấn đề đặt ra đối với sự phát triển không chỉ thuần túy về mặt kinh tế, mà còn gắn với việc phát triển con người và “giá trị người”. Xu hướng này đã chứng minh luận điểm của C.Mác: khoa học tự nhiên bao hàm trong nó khoa học về con người và khoa học về con người bao hàm trong nó các khoa học tự nhiên - tất cả sẽ trở thành một khoa học. Do đó, không chỉ có các học giả trong giới nghiên cứu lý luận mácxít, mà còn nhiều học giả có tư tưởng tiến bộ tiếp cận, nghiên cứu, làm sáng tỏ quan điểm của C.Mác về phát triển con người. Ở Việt Nam, từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng công cuộc đổi mới toàn diện đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng với các lĩnh vực của đời sống xã hội, việc nghiên cứu, làm sáng tỏ quan điểm của C.Mác về phát triển con người tiếp tục được nghiên cứu một cách sâu rộng. Đặc biệt, việc nghiên cứu, làm sáng tỏ sự vận dụng và phát triển quan điểm của C.Mác về phát triển con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh và chiến lược phát triển con người của Đảng Cộng sản Việt Nam trên cơ sở sự vận dụng, phát triển học thuyết Mác và tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận, mà còn làm cơ sở, nền tảng hoạch định chiến lược phát triển con người trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế. Liên quan đến đề tài này ở nước ta, đã có nhiều công trình nghiên cứu, đề tài khoa học, luận án tiến sĩ, luận văn cao học. Trong đó, tiêu biểu có thể kể đến nhóm các công trình sau:
  • 10. 6 Một là, những công trình liên quan đến học thuyết Mác về phát triển con người được tiếp cận ở nhiều khía cạnh, nhiều thời điểm khác nhau đã làm sáng tỏ nhiều luận điểm của C.Mác về phát triển con người, trong đó phải kể đến: “Mác - Người vượt trước thời đại” (1998) của Đanien Benxaiđơ. Trong tác phẩm này, tác giả đã phác hoạ những nét cơ bản nhất của học thuyết Mác và những cống hiến đích thực của C.Mác về mặt khoa học, những giá trị lớn lao của học thuyết Mác. Tác giả nhấn mạnh rằng, C.Mác không quan niệm lịch sử như một định mệnh, mà lịch sử là do con người làm ra. Tác giả cũng đã nêu rõ thực trạng giai cấp trong xã hội tư bản hiện đại, quan hệ bóc lột và bị bóc lột, sự bất công xã hội dưới chủ nghĩa tư bản. Đồng thời, tác giả còn làm nổi bật hai vấn đề được coi là mối quan tâm của toàn thể loài người. Đó là vấn đề vai trò của khoa học với tính cách là lực lượng sản xuất trực tiếp và vấn đề môi sinh, môi trường sống cho con người. “Triết học Mác-Lênin về con người và việc xây dựng con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa” (2001) của tác giả Vũ Thiện Vương. Trong tác phẩm này, tác giả đã phân tích quan điểm của triết học Mác-Lênin về bản chất con người - cái bản chất luôn tồn tại một cách hiện thực, với phương thức đặc thù là hoạt động có ý thức mà bằng hoạt động này, con người sáng tạo ra lịch sử. Tác giả cũng phân tích những luận điểm cơ bản của Mác-Lênin về giải phóng con người. Đồng thời, tác giả còn phân tích yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đối với việc xây dựng con người Việt Nam hiện đại. Đánh giá thực trạng và đặt ra những vấn đề đối với việc xây dựng con người Việt Nam trước và trong đổi mới. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất 3 phương hướng và 4 nhóm giải pháp để xây dựng con người Việt Nam. “Chủ nghĩa Mác-Lênin và công cuộc đổi mới ở Việt Nam” (2002) của tác giả Đặng Hữu Toàn. Cuốn sách gồm 6 phần, đi sâu phân tích các vấn đề, như vai trò của chủ nghĩa Mác-Lênin đối với công cuộc đổi mới ở Việt Nam; quan niệm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác-Lênin và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; vấn đề sở hữu trong chủ nghĩa xã hội và vấn đề phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam; vấn đề dân
  • 11. 7 chủ, tiến bộ xã hội trong thời đại ngày nay; vấn đề văn hóa, giá trị đạo đức trong chủ nghĩa xã hội và trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam. Đặc biệt, tác giả đã dành riêng một phần của cuốn sách để luận giải học thuyết Mác về con người, giải phóng con người và vấn đề phát triển con người Việt Nam. Cuốn sách đã góp phần làm sáng tỏ thêm sự phát triển trong nhận thức và tư duy lý luận của Đảng ta về phát triển con người với tư cách cơ sở cho việc xây dựng chiến lược phát triển con người Việt Nam. “Con người và phát triển con người trong quan niệm của C.Mác và Ph.Ăngghen” (2003) do Hồ Sĩ Quý làm chủ biên là kết quả nghiên cứu của nhánh đề tài KX.05 “Phát triển văn hóa, con người và nguồn nhân lực trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa” giai đoạn 2001 - 2005. Cuốn sách gồm 2 phần: Phần thứ nhất, các tác giả đã trình bày tương đối có hệ thống và chi tiết những trích dẫn tư tưởng cơ bản của C.Mác về con người và phát triển con người; trong đó có những luận điểm về con người tự nhiên, con người cá nhân, con người cá thể và những tư tưởng ở thời kỳ “Mác trẻ” - thời kỳ ít được đề cập đến. Phần thứ hai, tập hợp những bài viết của các tác giả, trong đó chủ yếu phân tích, làm sáng tỏ quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen về vấn đề con người nhìn từ góc độ thời đại ngày nay, ý nghĩa thế giới quan và phương pháp luận đối với nhận thức và phát triển con người. Đặc biệt, trong phần này, tác giả Đặng Hữu Toàn đã phân tích, làm rõ học thuyết Mác về con người và giải phóng con người; đồng thời khẳng định chủ nghĩa Mác đã tạo ra bước ngoặt cách mạng trong quan niệm về con người và bản chất con người, về mối quan hệ con người - tự nhiên - xã hội, vị trí và vai trò của con người trong tiến trình phát triển lịch sử nhân loại và sự nghiệp giải phóng con người. Tác giả cũng khẳng định chủ nghĩa Mác là học thuyết về con người và giải phóng con người. Ngoài ra, các công trình, như “Chủ nghĩa Mác là chủ nghĩa nhân đạo hiện thực mang đặc trưng khoa học và cách mạng” (1986) của tác giả Hoàng Chí Bảo; “Vấn đề con người, cá nhân và xã hội trong học thuyết Mác” (1994) của tác giả Trần Hữu Tiến; “Về tư tưởng giải phóng con người của học thuyết Mác” (1996) của tác giả Nguyễn Thị Tú Oanh; “Marx - nhà tư tưởng của cái có thể” (1996) gồm 2
  • 12. 8 tập của tác giả Milchel Vadée; “Phát triển vì con người trong quan niệm của Mác và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm mục tiêu phát triển con người ở nước ta hiện nay” (1997) của tác giả Đặng Hữu Toàn; “Chủ nghĩa Mác - Frớt về con người” (1998) của M.S. Kelner và K.F. Tarasov; “Những quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về tiềm năng con người và phát huy tiềm năng trí tuệ của con người” (1998) của tác giả Nguyễn An Ninh; “150 Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản: Lý luận và thực tiễn” (1998) do GS. TSKH Nguyễn Duy Quý làm chủ biên; “Tư tưởng vì con người và giải phóng con người ở các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác” (1998) của tác giả Bùi Bá Linh; “Mối quan hệ con người - tự nhiên trong triết học Mác” (2007) của tác giả Đặng Hữu Toàn,... cũng đề cập đến những khía cạnh nhất định trong quan điểm của C.Mác về phát triển con người và có sự liên hệ với tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam. Về cơ bản, các công trình trên đây đã phân tích ở những mức độ nhất định và làm rõ tính khoa học trong quan điểm của C.Mác về phát triển con người. Các công trình có giá trị về lý luận và thực tiễn làm tiền đề cho việc xây dựng chiến lược phát triển con người. Các công trình trên đây đã phần nào đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn trong thời kỳ đổi mới và công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hai là, nhóm các công trình nghiên cứu về sự vận dụng, phát triển quan điểm của C.Mác về phát triển con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh, có thể kể ra những công trình: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và chính sách xã hội” (1996) của tác giả Lê Sĩ Thắng. Trong tác phẩm này, tác giả đã phân tích, làm rõ vấn đề con người trong truyền thống tư tưởng dân tộc và khẳng định: Chủ nghĩa yêu nước truyền thống của dân tộc và chủ nghĩa Mác là hai nguồn gốc chính của tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và chính sách xã hội đối với con người. Ngoài hai nguồn gốc ấy, tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh còn tiếp thu tinh hoa văn hóa của loài người. Tác giả cũng phân tích quan niệm về con người và những phẩm chất của con người và con người cách mạng theo quan niệm của Hồ Chí Minh; tư tưởng Hồ Chí Minh về chức năng, nhiệm vụ của chính sách xã hội và vai trò của nó đối với cơ cấu xã hội, quản lý xã hội, công bằng xã hội và cơ chế thực hiện chính sách xã hội. Từ đó, tác
  • 13. 9 giả kết luận rằng: Bước ngoặt lớn, có ý nghĩa lịch sử trong tư tưởng Hồ Chí Minh là nhận thức rõ sự nghiệp giải phóng dân tộc phải gắn liền với giải phóng xã hội, giải phóng con người. “Tư tưởng Hồ Chí Minh với sự nghiệp xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện” (2001) của tác giả Thành Duy. Cuốn sách đề cập đến những quan điểm cơ bản về mối quan hệ giữa văn hóa với việc xây dựng con người phát triển toàn diện, đề cập đến nguồn gốc và quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về con người phát triển toàn diện, về đặc điểm, bản chất, quan niệm và giải pháp xây dựng con người phát triển toàn diện. Cuốn sách cũng tập trung làm rõ hệ thống các luận điểm trong tư tưởng Hồ Chí Minh về con người. Tuy nhiên, công trình chưa phản ánh đầy đủ, toàn diện tư tưởng Hồ Chí Minh thể hiện trên nhiều phương diện, đặc biệt trong lĩnh vực văn hóa - nơi biểu hiện tập trung tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh. “Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển văn hóa và con người” (2005) do GS. Đặng Xuân Kỳ làm chủ biên là kết quả nghiên cứu của đề tài KHXH.04 (KHXH.04-01) giai đoạn 1996 - 2000. Cuốn sách gồm 3 phần tập trung luận giải tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa và con người trong dòng chảy chung của lịch sử; sự kế thừa, phát triển những giá trị của dân tộc trong điều kiện mới. Đồng thời, cuốn sách cũng tập trung phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và xây dựng con người mới; sự vận dụng quan điểm của Hồ Chí Minh vào việc phát triển văn hóa và xây dựng con người Việt Nam. “Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển con người toàn diện” (2010) của tác giả Nguyễn Hữu Công. Tác giả đã phân tích, làm rõ chủ nghĩa Mác-Lênin là tiền đề lý luận cho sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển con người toàn diện. Qua công trình này, tác giả chỉ rõ tư tưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin về con người toàn diện là con người phát triển đầy đủ, tối đa năng lực sẵn có trên tất cả các mặt đạo đức, trí tuệ, thể lực, tình cảm, năng lực nhận thức và hành động và tác giả đã đi đến khẳng định: quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về con người phát triển toàn diện là đỉnh cao trong quá trình phát triển của con người, là bước đi tất yếu của nhân loại để giải phóng con người một cách triệt để nhất. Tuy nhiên, trong công
  • 14. 10 trình này chưa có sự gắn kết chặt chẽ, xuyên suốt từ học thuyết Mác đến tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngoài các công trình trên, các công trình, như “Quan điểm Hồ Chí Minh về con người và bản chất con người” (2002) của tác giả Đặng Xuân Kỳ; “Cội nguồn và bản chất tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh” (1996) của tác giả Nguyễn Văn Huyên; “Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và chiến lược trồng người” (1997) của tác giả Trần Thành và một số công trình của các tác giả khác đã góp phần làm sáng tỏ sự kế thừa, phát triển học thuyết Mác trong tư tưởng Hồ Chí Minh ở Việt Nam. Các công trình trên đây cũng xây dựng một số định hướng trên cơ sở vận dụng, liên hệ với thực tiễn góp phần định hướng chiến lược phát triển con người Việt Nam. Ba là, nhóm các công trình nghiên cứu về sự phát triển con người tiếp cận trên cơ sở quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và đánh giá về thực trạng phát triển con người Việt Nam, bao gồm: “Một số vấn đề về phát triển con người ở Việt Nam” (1999) của tác giả Edouard A.Wattez đã phân tích, chỉ ra tình trạng đói nghèo là thách thức cấp bách nhất về phát triển con người ở Việt Nam. Bên cạnh đó, tác giả cũng phân tích những thành tựu đạt được trong việc phát triển con người ở Việt Nam và đưa ra một số giải pháp như tiếp tục cải cách kinh tế, xã hội là điều kiện để mở rộng cơ hội lựa chọn giúp người dân thoát nghèo; “Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa” (2001) của tác giả Phạm Minh Hạc. Trong tác phẩm này, tác giả đã phân tích đặc điểm lịch sử, văn hóa, kinh tế, xã hội, sự tác động của khoa học, công nghệ và phân tích thành tựu, kinh nghiệm của một số nước phát triển; phân tích, làm rõ vai trò phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin đối với việc nghiên cứu con người; tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phẩm chất của con người Việt Nam. Đồng thời, tác giả đưa ra một số công cụ tiếp cận về phát triển con người như giá trị, hệ thống giá trị, thước đo giá trị, định hướng giá trị. Tác giả cũng đánh giá kết quả nghiên cứu về con người trong những năm cuối thế kỷ XX thông qua việc phân tích một số trường phái triết học phi mácxít, triết học tâm lý về con người như triết học duy vật máy
  • 15. 11 móc, triết học thực dụng, triết học nhân bản, thuyết hành vi, tâm lý học Phrớt. Đặc biệt là cuốn sách đã tổng hợp các công trình nghiên cứu về con người trong thập kỷ 90 của thế kỷ XX và đánh giá cụ thể bằng việc đo đạc các chỉ số con người Việt Nam, mức sống, tầm vóc và thể lực và phân tích một số chiến lược phát triển con người. Về cơ bản, tác phẩm đã trình bày một cách khái quát lịch sử hình thành và phát triển của ngành khoa học xã hội nghiên cứu con người trên thế giới và ở Việt Nam, về chiến lược và chính sách nhằm phát triển toàn diện con người và nguồn nhân lực Việt Nam những năm cuối của thế kỷ trước. “Về phát triển toàn diện con người thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa” (2001) của tác giả Phạm Minh Hạc. Cuốn sách là kết quả nghiên cứu của đề tài KHXH.04 (KHXH.04-04) giai đoạn 1996 - 2000 - “Phát triển văn hóa, xây dựng con người trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Nội dung cơ bản của cuốn sách này là phân tích cơ sở khoa học của chiến lược phát triển toàn diện con người Việt Nam giai đoạn 1996 - 2000, đồng thời nêu lên một số định hướng chiến lược và một số giải pháp nhằm xây dựng, phát triển con người Việt Nam về mặt đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ... Đặc biệt, cuốn sách đã cụ thể hóa trong một phạm vi nhất định về mục tiêu đào tạo của nhà trường, chủ yếu ở hệ thống phổ thông và xây dựng chiến lược giáo dục toàn diện nhằm phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. “Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” (2002) của tác giả Nguyễn Thanh đã trình bày khái quát quan niệm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển con người, phát triển nguồn nhân lực; phân tích và làm rõ vai trò quyết định của việc phát triển nguồn nhân lực đối với sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tác giả cũng đã chỉ rõ thực trạng nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay và phân tích một số định hướng trong việc phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; làm rõ vai trò của giáo dục - đào tạo và khẳng định, giáo dục - đào tạo đóng vai trò quyết định trong chiến lược phát triển con người.
  • 16. 12 Ngoài các công trình trên đây, còn có một số công trình tiếp cận ở nhiều khía cạnh và mục đích khác nhau, như “Vai trò của những điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan trong việc xây dựng con người mới trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” - Luận án Phó tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thế Kiệt; “Một vấn đề cần được quan tâm: Mối quan hệ giữa yếu tố sinh học và yếu tố xã hội trong con người” (1992) của tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn; “Nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa” (1995) của tác giả Phạm Ngọc Anh; “Các giá trị truyền thống và con người Việt Nam hiện nay” (1994 - 1996) của tác giả Phạm Huy Lê và Vũ Minh Giang đồng chủ biên; “Mối quan hệ giữa yếu tố sinh học và yếu tố xã hội trong quá trình hình thành và phát triển con người” (1996) - Luận án tiến sĩ của Vũ Tùng Hoa; “Mục tiêu con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay” (1996) của tác giả Nguyễn Thanh; “Phát triển con người Việt Nam toàn diện với tư cách là mục tiêu, động lực của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” (1997) của tác giả Đặng Hữu Toàn; “Đổi mới ở Việt Nam. Một số vấn đề triết học về con người và xã hội” (1998) của tác giả Hoàng Chí Bảo; “Vấn đề xây dựng con người mới” (1998) của tác giả Phạm Như Cương; “Phát triển con người, tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta” (1998) của tác giả Nguyễn Duy Quý; “Về phát triển văn hóa và xây dựng con người thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa” (2003); “Tâm lý người Việt Nam đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Những điều cần khắc phục” (2004) do GS. Phạm Minh Hạc chủ biên; “Phát triển con người - thước đo nhân văn của tiến bộ xã hội trong thời đại ngày nay và trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam” (2005) của tác giả Đặng Hữu Toàn,... Các công trình trên đây không hoàn toàn tách rời học thuyết Mác, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển con người, song nội dung chính của các công trình này chủ yếu phân tích vai trò, vị trí của con người, thực trạng con người Việt Nam và ít nhiều đưa ra một số phương hướng hoặc giải pháp để phát triển con người Việt Nam. Bốn là, ngoài các công trình nghiên cứu về phát triển con người tiếp cận theo quan điểm mácxít, trong những năm gần đây, đã xuất hiện một số cách tiếp cận mới theo phương pháp lượng hóa phát triển con người. Các công trình này ít nhiều có giá trị nhất định giúp cho việc định hướng và điều chỉnh các chính sách ưu
  • 17. 13 tiên xã hội của các nhà quản lý và hoạch định chiến lược. Trong nhóm công trình này, có thể kể đến một số công trình tiêu biểu sau: “Phát triển con người từ quan niệm đến chiến lược và hành động” (1999) của Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn Quốc gia. Cuốn sách này đã tập hợp một số bài viết, công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới về khái niệm, thực tiễn chiến lược phát triển con người, đồng thời đưa ra các công cụ phân tích, đánh giá trình độ phát triển con người. Trong cuốn sách này có đề cập đến công trình của Amartya Sen - người đã được nhận giải thưởng Noben năm 1999 nhờ những công trình nghiên cứu của ông trong lĩnh vực đói nghèo và phát triển con người. “Phát triển con người Việt Nam 1999 - 2004 - Những thay đổi và xu hướng chủ yếu” (2006) của Viện Khoa học xã hội Việt Nam với nội dung cơ bản là nêu lên những thành tựu phát triển con người đã đạt được trong quá trình đổi mới; phân tích những xu thế chủ yếu trong phát triển con người Việt Nam giai đoạn 1999 - 2004. Dựa trên cơ sở phân tích thành tựu và hạn chế, cuốn sách so sánh các chỉ số phát triển con người (HDI), chỉ số nghèo khổ tổng hợp (HPI) và chỉ số phát triển giới (GDI) ở cấp tỉnh, quốc gia, vùng so với các nước trong khu vực Đông Nam Á. Cuốn sách cũng tổng hợp những kết quả chính của chính sách phát triển con người Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Đặc biệt, trong những năm gần đây, các tổ chức phi chính phủ cũng như Liên hợp quốc đã có nhiều báo cáo tiếp cận trên các khía cạnh, như văn hoá, giáo dục, y tế, môi trường, kinh tế, xoá đói giảm nghèo. Phương pháp tiếp cận này đã góp phần định hình một triết lý phát triển mới mà ưu điểm của nó là khắc phục được một số hạn chế của các quan điểm tiếp cận trên phương diện tự nhiên, xã hội, tâm lý, đạo đức... Hệ Báo cáo Phát triển con người của Liên Hợp Quốc là công trình đánh giá khá toàn diện về sự phát triển con người trên thế giới, khu vực và quốc gia. Các chỉ số được đề cập đến trong hệ báo cáo phát triển con người của Liên hiệp quốc thực hiện từ năm 1990 đến nay là các công trình phản ánh có tính khái quát nhất về phát triển con người từng khu vực và trên phạm vi thế giới. Bên cạnh các công trình trên đây, còn có một số công trình công bố ở địa phương, các luận văn, khoá luận viết về vấn đề phát triển con người. Các công trình này chủ yếu gắn với địaphương hay một phương
  • 18. 14 diện nào đó mà chưa khái quát sự xuyên suốt quan điểm về phát triển con người từ quan điểm của C.Mác, tư tưởng Hồ Chí Minh và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc xây dựng chiến lược phát triển con người Việt Nam. Như vậy, có thể nói, ở Việt Nam trong những năm đổi mới vừa qua, việc nghiên cứu con người nói chung và phát triển con người nói riêng đã được các nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm. Số lượng công trình ngày càng phong phú về thể loại, đa dạng về cách tiếp cận, ngày càng có chiều sâu và có tính tích hợp cao. Điều này đã thể hiện sự quan tâm của toàn xã hội cũng như sự nhận thức ngày càng sâu sắc hơn về vai trò của con người đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Sự quan tâm này cũng thể hiện mục tiêu xây dựng xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh tiến tới mục tiêu cuối cùng là phát triển cho con người và vì con người. Hay nói cách khác, con người là mục tiêu cuối cùng của sự nghiệp cách mạng. Với ý nghĩa đó, vấn đề phát triển con người cần tiếp tục được quan tâm, nghiên cứu trong điều kiện và hoàn cảnh mới; cần tiếp tục làm rõ hơn tính cách mạng, tính khoa học trong học thuyết Mác về phát triển con người, sự vận dụng trong tư tưởng Hồ Chí Minh và sự sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc vận dụng học thuyết Mác, tư tưởng Hồ Chí Minh trong công cuộc đổi mới. Hơn nữa, theo sự vận động, phát triển của lịch sử, của điều kiện kinh tế - xã hội cũng như mục tiêu của cách mạng, những nhận thức của Đảng ta, nhân dân ta đã có nhiều điểm mới vừa thể hiện tính khoa học, vừa thể hiện tính nhân văn sâu sắc. Theo đó, cần thiết phải có sự hệ thống lại nền tảng triết lý của sự phát triển, đánh giá đúng thực trạng phát triển con người Việt Nam hiện nay. Do vậy, đề tài “Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay” là một đề tài mới mà không có sự trùng lặp với các công trình đã được công bố. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu đề tài Đối tượng nghiên cứu: Quan điểm của C.Mác, tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển con người và chiến lược của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển con người. Phạm vi nghiên cứu: Luận án nghiên cứu một số nội dung cơ bản trong quan niệm của C.Mác về bản chất con người để làm cơ sở phân tích quan điểm của ông về phát triển con người. Luận án phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và phát triển con người trên cơ sở kế thừa, phát triển quan điểm của C.Mác về phát
  • 19. 15 triển con người để làm rõ tính xuyên suốt trong quan điểm, chiến lược phát triển con người cũng như mục tiêu của sự nghiệp cách mạng là giải phóng con người trong tư tưởng của Người. Đặc biệt, luận án tập trung vào chiến lược phát triển con người của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế. 4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục tiêu Mục tiêu của luận án là luận giải quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng quan điểm này ở Việt Nam trên phương diện lý luận cũng như thực tiễn để trên cơ sở đó, đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm góp phần phát triển con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. 4.2. Nhiệm vụ Để đạt mụctiêu trên, luận án tập trung giải quyết những nhiệm vụ chủ yếu sau: Một là, luận giải quan điểm của C.Mác về phát triển con người. Hai là, phân tích sự vận dụng và phát triển quan điểm của C.Mác về phát triển con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh, trong chiến lược phát triển con người của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ba là, phân tích thực trạng và một số vấn đề đặt ra trong phát triển con người ở Việt Nam hiện nay. Bốn là, đề xuất phương hướng và một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế. 5. Cơ sở lýluận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Luận án thực hiện trên cơ sở lý luận, phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển con người. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Thực hiện luận án, tác giả chủ yếu sử dụng các phương pháp, như phân tích - tổng hợp, lịch sử - lôgíc, khái quát hoá. Ngoài ra, còn kết hợp một số phương pháp, như hệ thống hoá, đối chiếu, so sánh... để làm rõ vấn đề mà luận án đề cập đến.
  • 20. 16 6. Đóng góp về mặt khoa học và ý nghĩa của luận án 6.1. Đóng góp về mặt khoa học Thứ nhất, trên cơ sở luận giải và làm rõ quan điểm của C.Mác về phát triển con người, luận án góp phần chỉ ra và khẳng định ý nghĩa thời đại và giá trị vận dụng quan điểm đó trong phát triển con người ở Việt Nam hiện nay. Thứ hai, luận án góp phần khẳng định sự vận dụng sáng tạo quan điểm của C.Mác về phát triển con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh, trong chiến lược phát triển con người Việt Nam hiện nay của Đảng Cộng sản Việt Nam. Thứ ba, luận án góp phần làm rõ những vấn đề hiện đang được đặt ra đối với việc phát triển con người ở Việt Nam hiện nay. Thứ tư, luận án đề xuất phương hướng và một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển con người Việt Nam hiện nay đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế, thực hiện mục tiêu giải phóng con người. 6.2. Ý nghĩa của luận án Về mặt lý luận, ở mức độ nhất định, kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm phong phú thêm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy, nghiên cứu một số chuyên đề của chuyên ngành triết học về phát triển con người; làm cơ sở phương pháp luận cho một số ngành khoa học xã hội khác đi vào nghiên cứu về con người. Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng như một tài liệu tham khảo cho việc hoạch định chiến lược phát triển con người ở Việt Nam hiện nay. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, luận án bao gồm 3 chương, 7 tiết.
  • 21. 17 Chƣơng 1 QUAN ĐIỂM CỦA C.MÁC VỀ PHÁT TRIỂN CON NGƢỜI 1.1. Quan niệm duy vật của C.Mác về con ngƣời với tƣ cách cơ sở nền tảng để xây dựng quan điểm về phát triển con ngƣời 1.1.1. Quan niệm của C.Mác về con người và bản chất con người Lịch sử phát triển của loài người, theo quan điểm của C.Mác, là sự thay thế hình thái kinh tế - xã hội này bằng hình thái kinh tế - xã hội khác tiến bộ hơn do sự vận động của xã hội. Trong đó, con người với tư cách là chủ thể của xã hội đóng vai trò quyết định và là động lực thúc đẩy sự vận động, phát triển đó. Con người vừa là sản phẩm của tự nhiên, vừa là chủ thể cải tạo, thay đổi giới tự nhiên nhằm thoả mãn nhu cầu của mình, và như vậy, con người vừa là chủ thể, vừa là khách thể của quá trình nhận thức. Con người với tư cách một thực thể sinh học - xã hội, có ý thức mới, có năng lực để nhận thức được bản chất, quy luật vận động của giới tự nhiên và cải biến giới tự nhiên theo nhu cầu của mình. Qua đó, con người cũng tự nhận thức, tự cải biến mình trong thực tiễn. C.Mác đã dự đoán, khoa học tự nhiên bao hàm trong nó khoa học về con người và khoa học về con người bao hàm trong nó các khoa học tự nhiên - tất cả sẽ trở thành một khoa học. Trong tiến trình phát triển lịch sử tư tưởng nhân loại, con người và bản chất con người, mối quan hệ giữa con người với giới tự nhiên và xã hội, vai trò chủ thể lịch sử của con người và vấn đề phát triển con người là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học. Mỗi ngành khoa học lại tiếp cận trên một phương diện khác nhau. Khoa học tự nhiên thường tiếp cận nghiên cứu con người từ bản thể sinh học, cấu trúc của con người. Trong khi đó, các ngành khoa học xã hội lại tiếp cận từ lĩnh vực tinh thần - một lĩnh vực phản ánh rõ nét và mang đậm tính người. Hai khoa học này tiếp cận trên hai khía cạnh khác nhau đã góp phần làm sáng tỏ nhiều vấn đề trong việc khám phá bản chất của con người. Tuy nhiên, vấn đề cốt lõi là bản chất con người là gì, con người có vai trò như thế nào trong đời sống tự nhiên cũng như xã hội và đối với chính lịch sử phát
  • 22. 18 triển của mình thì không phải là khoa học tự nhiên hay khoa học xã hội có thể trả lời được một cách đầy đủ và có tính thuyết phục. Trên cơ sở quan niệm duy vật biện chứng, C.Mác đã đi tìm cội nguồn, gốc rễ của vấn đề này. Và khi, C.Mác xây dựng quan niệm duy vật về lịch sử, ông đã tạo ra bước ngoặt vĩ đại trong quan niệm về con người, bản chất con người và về mối quan hệ con người với giới tự nhiên và xã hội. Với cách tiếp cận này, C.Mác đã từng bước lý giải bản chất cũng như vai trò của con người đối với sự phát triển của lịch sử. Đó là: Thứ nhất, tồn tại người là sự thống nhất biện chứng giữa cái tự nhiên tự nó và cái tự nhiên được sáng tạo bởi con người, giữa thực thể tự nhiên và thực thể xã hội, giữa cái xã hội và cái cá nhân, giữa bản tính tự nhiên và bản chất xã hội của con người. Trong học thuyết Mác về con người, tồn tại người là một quan niệm có tính nền tảng mà từ đó, C.Mác đã đưa ra những luận điểm, quan điểm, tư tưởng duy vật biện chứng về bản chất con người, mối quan hệ con người - tự nhiên - xã hội, vai trò chủ thể sáng tạo lịch sử của con người và giải phóng con người. Xuất phát từ lập trường duy vật biện chứng, trên cơ sở phê phán một cách có luận cứ khoa học quan niệm của các nhà triết học cổ điển Đức, đặc biệt là phê phán quan niệm duy tâm của Hêghen coi con người chỉ là sự hiện thân của "ý niệm tuyệt đối" và quan niệm duy vật siêu hình của Phoiơbắc coi con người như một thực thể tự nhiên thuần tuý, C.Mác đã đưa ra một quan niệm độc đáo, đúng đắn và khoa học về tồn tại người khi khẳng định con người là một thực thể sinh học - xã hội. Khi chỉ rõ những sai lầm về phương diện khoa học trong quan niệm tôn giáo về tồn tại người - quan niệm coi tồn tại người là "một tồn tại siêu nhân", một tồn tại ngoài con người và trên con người, "trong tính hiện thực ảo tưởng" của con người ở thế giới bên kia, C.Mác đã chỉ rõ "con người không phải là một sinh vật trừu tượng, ẩn náu đâu đó ở ngoài thế giới. Con người chính là thế giới con người, là nhà nước, là xã hội", "gốc rễ của con người chính là bản thân con người" [84, tr. 580], "người là sinh vật tối cao đối với con người" [84, tr. 581], "bản thân con người là bản chất tối cao của con người" [84, tr. 569]. Khi phê phán quan niệm duy tâm - tư biện về con người. C.Mác cho rằng,
  • 23. 19 những khái niệm trừu tượng, tư biện, những "ý niệm tuyệt đối" chẳng qua chỉ là sự xuyên tạc mang tính tư tưởng hệ bản chất thực sự của con người. Rằng, để tìm ra bản chất đích thực của con người và nhận thức đúng đắn đời sống hiện thực, người ta không cần đến những khái niệm trừu tượng, tư biện ấy, mà cần phải nghiên cứu một cách cụ thể đời sống sinh hoạt hiện thực của con người và chỉ bằng cách này mới có thể lý giải được sự tồn tại của con người trong thế giới. C.Mác cho rằng, bản thân đời sống sinh hoạt của con người vốn đã mang tính hiện thực, hoạt động cơ bản của con người là hoạt động sản xuất vật chất của những cá nhân nắm quyền làm chủ các lực lượng sản xuất nhất định, hoạt động trong khuôn khổ của những "quan hệ giao tiếp" nhất định. Các khái niệm, dẫu có là khái niệm trừu tượng, tư biện thì theo C.Mác, chúng cũng vẫn chỉ là những khái niệm phản ánh đời sống sinh hoạt hiện thực, phản ánh hoạt động sản xuất vật chất của con người và tất yếu, chúng phải mang tính khách quan, mang tính hiện thực. Do vậy, khi xem xét con người và sự tồn tại của nó trong thế giới, cần phải chấm dứt những bàn luận chung chung, trừu tượng về con người, phải xuất phát từ chính con người với tư cách "cá nhân kinh nghiệm", từ những cá nhân mà trong đời sống sinh hoạt, trong mọi hoạt động của họ đều luôn dựa vào những tiền đề hiện thực và trong những điều kiện thực tiễn xác định. Đồng thời, phải xem xét hoạt động của con người trong tính quy định cụ thể của nó, tức là trong tổng thể các lực lượng sản xuất, các quan hệ sản xuất, cũng như các hình thức tổ chức xã hội của con người. Từ quan niệm đó, C.Mác cho rằng, giới tự nhiên bao giờ cũng tồn tại một cách hiện thực đối với con người và là đối tượng cho hoạt động của con người. Song trong mọi hoạt động của mình, con người bao giờ cũng xuất phát từ những nhu cầu của bản thân mình và đây cũng chính là cái tạo nên tính đặc thù cho sự vận động lịch sử của đời sống sinh hoạt hiện thực của con người, cũng như cho việc nhận thức vận động ấy. Và, khi phân tích đời sống sinh hoạt hiện thực của con người trong xã hội tư bản trên cơ sở xem xét xã hội này với tính cách là một hệ thống xã hội đặc thù, được đặc trưng bởi một sự phát triển nhất định của lực lượng sản xuất và của các quan hệ sản xuất tương ứng, C.Mác đã phát hiện ra những đặc trưng phổ biến trong đời sống sinh hoạt xã hội của con người. Trong xã hội tư bản,
  • 24. 20 những đặc trưng phổ biến ấy, theo C.Mác, đã đạt tới trình độ phát triển cao và nhờ vậy, cơ sở hiện thực của tồn tại người đã trở nên rõ ràng. Xem xét tồn tại người bằng việc xác định tiền đề đầu tiên cho mọi sự tồn tại của con người và do đó, cũng là tiền đề đầu tiên của lịch sử nhân loại là con người phải có khả năng sống rồi mới có thể "làm ra lịch sử", mà để sống được, trước hết con người phải sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt cần thiết cho mình bằng cách tác động vào tự nhiên, cải biến tự nhiên, C.Mác cho rằng, đặc tính hiện thực của con người hay con người tồn tại hiện thực, tồn tại một cách khách quan chính là con người tồn tại trong hoạt động thực tiễn của nó, là "những cá nhân hiện thực, là hoạt động của họ và những điều kiện sinh hoạt vật chất của họ, những điều kiện mà họ thấy có sẵn cũng như những điều kiện do hoạt động của chính họ tạo ra" [86, tr. 28 - 29], là "những con người, không phải những con người ở trong một tình trạng biệt lập và cố định tưởng tượng mà là những con người trong quá trình phát triển - quá trình phát triển hiện thực và có thể thấy được bằng kinh nghiệm - của họ dưới những điều kiện nhất định" [86, tr. 38]. Và do vậy, theo C.Mác, tính hiện thực của bản chất con người cũng được thể hiện trước hết ở chỗ, con người tồn tại thực, hiển nhiên, cảm tính - con người tồn tại trong tự nhiên, gắn bó chặt chẽ với tự nhiên, giới tự nhiên là thân thể vô cơ của con người. C.Mác viết: "Con người là một sinh vật có tính loài... con người đối xử với bản thân mình như với một loài hiện đang sống,... như với một thực thể phổ biến và do đó là một thực thể tự do" [96, tr. 134]. Và, "về mặt thể xác thì ở con người cũng như ở con vật, đời sống có tính loài là ở chỗ con người (cũng như con vật) sống bằng giới tự nhiên vô cơ", "giới tự nhiên là tư liệu sinh sống trực tiếp đối với con người...là vật liệu, đối tượng và công cụ của hoạt động sinh sống của con người". Giới tự nhiên với tư cách đó "là thân thể vô cơ của con người", thân thể mà với nó, "con người phải ở lại trong quá trình thường xuyên giao tiếp để tồn tại". Cả đời sống thể xác lẫn đời sống tinh thần của con người đều gắn liền với giới tự nhiên. Và điều đó chẳng qua chỉ có nghĩa là "giới tự nhiên gắn liền với bản thân giới tự nhiên, vì con người là một bộ phận của giới tự nhiên" [96, tr. 134 - 135].
  • 25. 21 Như vậy, rõ ràng là, trong quan niệm của C.Mác, sự tồn tại của con người bao giờ cũng gắn liền với những điều kiện tự nhiên nhất định, và hơn thế nữa, con người tồn tại với tư cách là một bộ phận không thể tách rời của giới tự nhiên, con người là một bộ phận của giới tự nhiên, "thực vật, động vật, đá, không khí, ánh sáng", v.v. cũng là "một bộ phận của ý thức con người,..., là giới tự nhiên tinh thần vô cơ của con người" [96, tr. 135]. Sự tồn tại của con người trong tự nhiên là tồn tại hiện thực, tồn tại với phương thức đặc thù của nó. Phương thức hoạt động sống - hoạt động để tồn tại - của con người khác hoàn toàn với phương thức hoạt động sinh tồn của vật. Hoạt động sinh tồn của con vật hoàn toàn mang tính bản năng, vì sự tồn tại thể xác và duy trì nòi giống. Hoạt động sinh tồn của con người thì khác, là hoạt động của một "sinh vật có tính loài có ý thức", là hoạt động bản chất của con người - hoạt động sản xuất vật chất. Trong hoạt động sinh tồn của mình, "con vật chỉ sản xuất ra bản thân nó, còn con người thì tái sản xuất ra toàn bộ giới tự nhiên; sản phẩm của con vật trực tiếp gắn với cơ thể thể xác của nó, còn con người thì đối diện một cách tự do với sản phẩm của mình" [96, tr. 137]. Hơn thế nữa, việc tái sản xuất ra toàn bộ giới tự nhiên của con người không chỉ nhằm giải quyết những nhu cầu vật chất, mà còn vì những nhu cầu tinh thần. Về điểm này, C.Mác chỉ rõ, con vật đồng nhất một cách trực tiếp với hoạt động sinh sống của nó; nó không tự phân biệt với hoạt động sinh sống ấy của nó; "Nó là hoạt động sinh sống ấy. Còn con người thì làm cho bản thân hoạt động sinh sống của mình trở thành đối tượng của ý chí và của ý thức của mình". Và do vậy, "hoạt động sinh sống của con người là hoạt động sinh sống có ý thức", là "hoạt động tự do". Bản thân hoạt động sản xuất vật chất, "bản thân hoạt động sinh sống, bản thân đời sống sản xuất" của con người "chỉ là một phương tiện" mà nó sử dụng để thoả mãn "nhu cầu duy trì sự sinh tồn thể xác" của mình. Song, đời sống sản xuất ấy của con người là "đời sống có tính chất loài", "đời sống đẻ ra đời sống" nên tính chất của hoạt động sinh sống của con người "bao hàm toàn bộ tính chất của một chủng nhất định, tính loài của nó" và do vậy, "hoạt động tự do, có ý thức chính là tính chất loài của con người" [96, tr. 136 - 137]. Hoạt động sinh tồn của con người là hoạt động mang bản chất người, hoạt động của một "sinh vật có tính loài có ý thức". Song, sự tồn tại của con người, theo C.Mác, bắt nguồn không phải từ tinh thần, từ "ý niệm tuyệt đối", không phải từ sự
  • 26. 22 vận động của ý thức. Sự tồn tại của con người là sự tồn tại mang tính chất tự nhiên, vật chất - cảm tính. Khi khẳng định con người là một thực thể tự nhiên đặc thù, một "sinh vật có tính loài có ý thức", tồn tại một cách tự nhiên trong mối liên hệ và tác động qua lại với các thực thể, vật thể tự nhiên khác, C.Mác cũng cho rằng, những sức mạnh bản chất và khát vọng đặc trưng cho con người với tư cách thực thể tự nhiên tích cực, về thực chất, là những sức mạnh tự nhiên. C.Mác viết: "Con người trực tiếp là thực thể tự nhiên. Với tính cách là thực thể tự nhiên, hơn nữa là thực thể tự nhiên sống, một mặt, nó được phú cho những lực lượng tự nhiên, những lực lượng sống, nó là thực thể tự nhiên hoạt động; những lực lượng đó tồn tại trong nó dưới hình thức thiên bẩm và năng lực, dưới hình thức năng khiếu; và mặt khác, với tính cách là thực thể tự nhiên, nhục thể, cảm tính, có tính đối tượng, nó giống như động vật và thực vật, là thực thể đau khổ, bị quy định và bị hạn chế, nghĩa là những đối tượng của năng khiếu của nó tồn tại bên ngoài nó như những đối tượng không phụ thuộc vào nó; nhưng những đối tượng ấy là những đối tượng của nhu cầu của nó; đó là những đối tượng cần thiết, căn bản để thể hiện và khẳng định những lực lượng bản chất của nó. Con người là thực thể nhục thể, có những lực lượng tự nhiên, sinh động, hiện thực, cảm tính, có tính đối tượng, điều đó có nghĩa là con người có những đối tượng hiện thực, cảm tính làm đối tượng của bản chất của mình, của biểu hiện đời sống của mình, hoặc con người chỉ có thể biểu hiện đời sống của mình dựa trên những đối tượng hiện thực, cảm tính" [96, tr. 232]. Điều này cho thấy, mặc dù ở C.Mác khi đó, quan niệm duy vật về lịch sử chưa được hình thành một cách đầy đủ, song từ lập trường duy vật, ông đã phát hiện ra tính khách quan trong đời sống sinh hoạt của con người, tính khách quan trong các hình thức vận động của đời sống con người, tính khách quan của thực tại con người, của tồn tại người. Và từ đó, C.Mác đã đi đến quan niệm coi con người và đời sống xã hội của con người là các hình thức tồn tại vật chất - tự nhiên. Khi bàn về con người, L.Phoiơbắc coi con người là một thực thể tự nhiên đặc biệt và tính đặc thù ấy của tồn tại người là ở chỗ, con người là một thực thể có tính loài, có khả năng hiểu được loài của mình và có quan hệ với bản thân mình như với loài của mình và qua đó, đạt tới tính loài của các thực thể khác nhau. Với C.Mác thì "con người không chỉ là một thực thể tự nhiên, nó là thực thể tự nhiên có tính chất
  • 27. 23 người, nghĩa là thực thể tồn tại cho bản thân mình và do đó, là thực thể loài. Nó phải biểu hiện và tự khẳng định như là thực thể loài trong tồn tại của nó cũng như trong tri thức của nó" [96, tr. 234]. Tuy có sự tương đồng về quan điểm, song những kết quả mà C.Mác rút ra từ quan niệm đó của mình lại khác xa so với L.Phoiơbắc. Xu hướng chung trong quan niệm về tồn tại người trong quan niệm của L.Phoiơbắc là đi từ quan điểm duy vật tới duy tâm tư biện. Còn C.Mác thì đi từ quan niệm duy vật chung về tồn tại người đến quan niệm duy vật lịch sử về tồn tại người. L.Phoiơbắc đã không thể biến lôgíc chung của chủ nghĩa duy vật thành lôgíc của quan niệm duy vật về đời sống xã hội của con người. Và do vậy, quan niệm về loài, về tính loài của con người ở ông chỉ đơn giản là một kết cấu thuần tuý tư biện. C.Mác đã cụ thể hoá các nguyên lý chung của chủ nghĩa duy vật thành các nguyên lý của quan niệm duy vật lịch sử về con người và xã hội loài người. Trên cơ sở đó, ông đã xây dựng nên hệ thống khái niệm thể hiện thực tại đặc thù của đời sống con người, của tồn tại người. Tính đặc thù của tồn tại người, theo C.Mác, là ở chỗ, sự tồn tại của con người dựa trên quá trình sản xuất vật chất, dựa trên sự cải tạo thế giới vật chất một cách thực tiễn. Hoạt động của con người là hoạt động một cách có đối tượng. Con người hoạt động với các đối tượng và sự hoạt động của con nguời được thể hiện ra trong các đối tượng ấy. Hoạt động của con người là sự tác động qua lại giữa con người với tư cách là thực thể tự nhiên vào các đối tượng vật chất hoàn toàn cụ thể của thế giới tự nhiên bên ngoài. Con người "không thể tạo ra cái gì nếu không có giới tự nhiên, nếu không có thế giới hữu hình bên ngoài"[96, tr. 130]. Hoạt động cơ bản nhất của con người là hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động nhằm cải tạo thế giới vật chất một cách thực tiễn và qua đó, con người thiết lập mối quan hệ mật thiết với tự nhiên, với đồng loại và cải tạo chính bản thân mình. C.Mác viết: "Bản thân con người đối diện với thực thể của tự nhiên với tư cách là một lực lượng của tự nhiên. Để chiếm hữu được thực thể của tự nhiên dưới một hình thái có ích cho đời sống của bản thân mình, con người vận dụng những sức tự nhiên thuộc về thân thể của họ: tay và chân, đầu và hai bàn tay. Trong khi tác động vào tự nhiên ở bên ngoài thông qua sự vận động đó, và làm thay đổi tự nhiên, con người cũng đồng thời làm thay đổi bản tính của chính nó" [92, tr. 266]. C.Mác còn cho rằng, tự nhiên
  • 28. 24 tồn tại đối với con người với tư cách con người chỉ trong hoạt động sản xuất vật chất, trong hoạt động lao động của con người. L.Phoiơbắc đã sai lầm khi coi quan hệ lao động thực tiễn của con người với giới tự nhiên bên ngoài chỉ tồn tại với tư cách là sự thể hiện của tự ý thức, ích kỷ, vụ lợi của con người. Với cách xem xét như vậy, L.Phoiơbắc đã gạt bỏ cơ sở nền tảng vốn có của tồn tại con người đó là giới tự nhiên - cái mà thiếu nó, con người không thể tồn tại với tư cách là thực thể tự nhiên. Điểm này trái ngược với quan điểm của C.Mác, khi ông khẳng định rằng: "Thực thể không có tự nhiên của nó ở bên ngoài nó thì không phải là thực thể tự nhiên, nó không tham gia vào đời sống của tự nhiên" [96, tr. 233]. C.Mác đã tiếp cận và nghiên cứu con người trong mối quan hệ với tự nhiên xuất phát từ hoạt động sản xuất vật chất. Ông đã chỉ rõ tính lịch sử của mối quan hệ đó khi cho rằng, với tư cách là tiền đề, là điều kiện cho hoạt động sinh tồn của con người, cho đời sống con người, là khách thể có quan hệ với con người, tự nhiên trở thành kết quả của lịch sử phát triển con người. Tự nhiên ấy được mở ra cho con người trong sự phong phú, trong tính đa dạng của nó, mang lại những cái cần thiết cho hoạt động con người, cho đời sống sinh hoạt của con người cùng với tiến trình phát triển của bản thân, nó tạo ra sức mạnh vật chất và năng lực sáng tạo của con người. Ông viết: "Giống như những đối tượng có tính chất người không phải là những đối tượng tự nhiên dưới hình thức như những đối tượng này trực tiếp có sẵn trong tự nhiên, thì cảm giác của con người như nó tồn tại trực tiếp, trong tính đối tượng trực tiếp của nó, cũng không phải là cảm tính của con người, tính đối tượng của con người. Tự nhiên theo ý nghĩa khách quan, cũng như tự nhiên theo ý nghĩa chủ quan đều không được đem lại một cách trực tiếp và phù hợp cho thực thể con người" [96, tr. 234]. Với quan niệm đó, C.Mác cho rằng, "toàn bộ cái gọi là lịch sử toàn thế giới chẳng qua chỉ là sự sáng tạo con người kinh qua lao động của con người, sự sinh thành của tự nhiên cho con người" [96, tr. 182]. Hoạt động sản xuất vật chất của con người là điều kiện cơ bản, đầu tiên của đời sống con người, là cái đã sáng tạo ra bản thân con người với tư cách là "một sinh vật có tính loài ý thức". Bằng hoạt động sản xuất vật chất ấy, con người đối diện với tự nhiên với tư cách là lực lượng tự nhiên.
  • 29. 25 Con người chiếm hữu sản phẩm của tự nhiên bằng sức mạnh bản chất vốn có ấy, sức mạnh mà con người tự trang bị cho mình từ chính tự nhiên. Với sức mạnh tự nhiên vốn có ấy, con người tác động vào tự nhiên, làm thay đổi tự nhiên và qua đó, làm thay đổi chính bản thân mình, nâng cao sức mạnh tự nhiên vốn có của mình bằng cách "biến toàn bộ giới tự nhiên thành thân thể vô cơ" của mình. Khi con người tồn tại trong tự nhiên, mang sức mạnh bản chất của tự nhiên, song con người còn tồn tại trong xã hội con người, tồn tại trong mối quan hệ giữa con người với con người, bởi tính quy định của sự tồn tại của con người với tư cách là loài ở chỗ, con người không phải là một thực thể tách biệt, khép kín. Con người vừa là một thực thể tự nhiên, vừa là một thực thể xã hội. Đời sống sinh hoạt của con người, về thực chất, là một quá trình xã hội, quá trình được thực hiện như là tổng hoà các quan hệ của con người với con người - quan hệ xã hội. Các quan hệ xã hội này chính là cái tạo thành tính quy định nội tại, cơ bản của đời sống sinh hoạt xã hội của con người. Chính việc phát hiện ra hoạt động sản xuất, hoạt động thực tiễn với tư cách là cơ sở, nền tảng trong đời sống sinh hoạt xã hội đã cho phép C.Mác tiếp cận theo một cách thức hoàn toàn mới trong việc phân tích, luận giải mối quan hệ con người với con người. Coi tính chất đối tượng của hoạt động con người cũng là tính chất đối tượng của quan hệ con người với con người, C.Mác cho rằng, "sản phẩm trực tiếp của hoạt động của cá tính con người", đồng thời cũng là "tồn tại của bản thân con người đối với người khác, tồn tại của người khác ấy và tồn tại của người sau đối với người trước" [96, tr. 169]. Theo C.Mác, sản phẩm vật chất của hoạt động con người - "vật thể, với tư cách là sự tồn tại vì con người, với tư cách là sự tồn tại vật thể của con người thì đồng thời cũng là sự tồn tại hiện có của con người vì người khác, là quan hệ người của anh ta đối với người khác, là quan hệ xã hội của người đối với người" [85, tr. 65]. Gắn quan hệ xã hội với nội dung đối tượng của hoạt động con người, với sự vận động của bản chất con người dưới hình thức đối tượng, C.Mác cho rằng, "bản chất con người của tự nhiên chỉ tồn tại đối với con người xã hội; vì chỉ có trong xã hội, tự nhiên đối với con người mới là một cái khâu liên hệ con người với con người, mới là tồn tại của con người đối với người khác và tồn tại của người khác đối
  • 30. 26 với người đó, mới là nhân tố sinh hoạt của hiện thực con người; chỉ có trong xã hội, tự nhiên mới hiện ra là cơ sở của tồn tại có tính chất người của bản thân con người", "chỉ có trong xã hội, tồn tại tự nhiên của con người mới là tồn tại có tính chất người của con người đối với con người và tự nhiên mới trở thành con người đối với con người". Do đó, C.Mác khẳng định, "xã hội là sự thống nhất bản chất đã hoàn thành của con người với tự nhiên, sự phục sinh chân chính của tự nhiên, chủ nghĩa tự nhiên đã được thực hiện của con người và chủ nghĩa nhân đạo đã được thực hiện của tự nhiên" [96, tr. 170]. Cũng chính vì vậy mà bản thân lịch sử con người "là một bộ phận hiện thực của lịch sử tự nhiên, của sự sinh thành của tự nhiên bởi con người" [96, tr. 179]. Với sức mạnh "bản chất người của tự nhiên" ấy, với tính năng động chủ quan vốn có của mình, trong mối quan hệ của mình với tự nhiên, với xã hội, con người không chỉ có khả năng nhận thức và cải tạo tự nhiên, mà còn có khả năng nhận thức xã hội, cải tạo xã hội, biến đổi xã hội và qua đó mà "lần đầu tiên, con người tách hẳn - theo một ý nghĩa nào đó - khỏi giới thú vật, chuyển từ điều kiện sinh tồn của thú vật sang điều kiện sinh tồn thật sự của con người". Đó chính là "bước nhảy của nhân loại từ vương quốc của tất yếu sang vương quốc của tự do" [90, tr. 393]. Luận giải về tồn tại xã hội của con người, C.Mác còn chỉ rõ, khi tồn tại trong xã hội, mỗi cá nhân là một "thực thể xã hội", nên mọi hoạt động sinh tồn của họ đều là "biểu hiện và sự khẳng định của sinh hoạt xã hội". Bởi lẽ, "sinh hoạt cá nhân và sinh hoạt loài của con người không phải là một cái gì khác biệt, mặc dù phương thức tồn tại của sinh hoạt cá nhân tất nhiên là một biểu hiện hoặc là đặc thù hơn, hoặc là phổ biến hơn của sinh hoạt loài, còn sinh hoạt loài là một sinh hoạt cá nhân hoặc là đặc thù hơn, hoặc là phổ biến" [96, tr. 171]. Với quan niệm này, C.Mác đã nói đến hai cấp độ của tồn tại người - tồn tại cá nhân và tồn tại xã hội. Ông cho rằng, với tư cách là một "sinh vật có tính loài có ý thức", con người là một thực thể xã hội và do vậy, hoạt động sinh tồn của con người là hoạt động xã hội và đời sống sinh hoạt của con người là đời sống xã hội. Trong hoạt động sinh hoạt xã hội, hoạt động sinh tồn mang tính loài ấy của con người luôn diễn ra quá trình hình thành và phát triển toàn bộ đời sống sinh hoạt hiện thực của con người và bản chất con
  • 31. 27 người. Nhưng, con người không chỉ là một "sinh vật có tính loài", con người còn là "một cá nhân đặc thù nào đó" và chính nhờ tính đặc thù đó, con người trở thành "một cá nhân và một thực thể xã hội cá thể hiện thực" [96, tr. 171]. Điều này cho thấy, trong quan niệm của C.Mác, tồn tại người là sự thống nhất giữa con người với tư cách là một thực thể xã hội và con người với tư cách là một thực thể cá nhân, một cá thể. Trong quan niệm của C.Mác, cái xã hội và cái cá nhân trong tồn tại người không phải là những thực tại độc lập nào đó, không phải là những cái thực tại tồn tại bởi mối quan hệ bề ngoài nào đó mà về thực chất, chúng là hai mặt của một thực thể thống nhất và hai mặt đó, trung gian hoá lẫn nhau, tồn tại thông qua nhau. Tính biện chứng của mối quan hệ này trong tồn tại người là ở chỗ, xã hội không phải là một lực lượng độc lập nào đó, một chủ thể độc lập nào đó; những con người hiện thực, con người sống, về thực chất là chủ thể duy nhất, là cơ sở hiện thực của toàn bộ thế giới người. Tính biện chứng đó còn ở chỗ, bản thân cá nhân với tư cách thực thể con người đặc biệt, cá biệt cũng chính là một thực thể xã hội, một "sinh vật có tính loài có ý thức" và "mọi biểu hiện sinh hoạt của nó" là biểu hiện và sự khẳng định của "sinh hoạt xã hội". "cần phải tránh không được lại lần nữa đem "xã hội" với tư cách là một sự trừu tượng đối lập với cá nhân", "với tính cách là ý thức loài, con người khẳng định sinh hoạt xã hội hiện thực của mình và chỉ lặp lại - trong tư duy - tồn tại hiện thực của mình, cũng như ngược lại, tồn tại loài tự khẳng định mình trong ý thức loài và tồn tại đối với mình trong tính phổ biến của mình như một thực thể đang tư duy" [96, tr. 171]. Từ sự phân tích trên, có thể nói, khi phê phán quan niệm duy tâm - tư biện của Ph.Hêghen và quan niệm duy vật nhân bản, siêu hình của L.Phoiơbắc về con người một cách có luận cứ khoa học, từ lập trường duy vật biện chứng, C.Mác đã đưa ra một quan niệm độc đáo, đúng đắn, khoa học về con người. Đó là quan niệm coi con người là sự thống nhất biện chứng giữa cái tự nhiên tự nó và cái tự nhiên được sáng tạo bởi con người, giữa thực thể tự nhiên và thực thể xã hội, giữa cái xã hội và cái cá nhân, giữa bản tính tự nhiên và bản chất xã hội của con người. Con nguời vừa là một thực thể tự nhiên, vừa là một thực thể xã hội. Con người là thực thể sinh học - xã hội, - "sinh vật có tính loài có ý thức", "thực thể tự nhiên có tính chất người", con người là một thực thể xã hội cá thể hiện thực.
  • 32. 28 Thứ hai, con người không chỉ gắn với tự nhiên, mà còn có khả năng làm chủ tự nhiên, làm chủ xã hội và là chủ thể lịch sử. Con người vừa là chủ thể của nhận thức vừa là khách thể của nhận thức. Con người hiện thực được thể hiện ra thông qua hoạt động thực tiễn. Qua đó, hình thành nên những phẩm chất đặc thù - phẩm chất xã hội. Khác với Hêghen đứng trên quan điểm duy tâm khách quan, C.Mác cho rằng bản thân những trừu tượng tư biện, những “ý niệm”, “ý niệm tuyệt đối” chỉ là sản phẩm, là sự thể hiện của những điều kiện sản xuất và giao tiếp nhất định của con người. Phê phán quan niệm duy tâm, tư biện về bản chất con người của Hêghen, C.Mác đã coi những trừu tượng tư biện, những “ý niệm”, “ý niệm tuyệt đối” chẳng qua chỉ là sự xuyên tạc mang tính tư tưởng hệ bản chất thực sự của con người. Trong “Hệ tư tưởng Đức”, C.Mác và Ph.Ăngghen đã khẳng định, “tổng số những lực lượng sản xuất, những tư bản và những hình thức xã hội của sự giao tiếp mà mỗi cá nhân và mỗi thế hệ thấy hiện có, là cơ sở hiện thực của cái mà các nhà triết học hình dung là “thực thể”, là “bản chất con người”, của cái mà họ đã tôn sùng hoặc đả kích, một cơ sở hiện thực mà tác động và ảnh hưởng của nó đối với sự phát triển của con người không hề bị ngăn trở bởi việc các nhà triết học ấy với tư cách là “Tự ý thức” và “Kẻ duy nhất” nổi dậy chống lại nó” [86, tr. 55]. Bằng việc nghiên cứu những đối tượng có thực, sống động, nghiên cứu sự phát triển lịch sử và những kết quả của sự phát triển ấy, C.Mác cho rằng, nhận thức về lịch sử không phải là sự nhìn nhận cái bên ngoài. Lịch sử là kết quả hoạt động của chính con người; nhận thức về lịch sử thực chất cũng là sự nhận thức về hoạt động của chính con người, là nắm bắt tiến trình lịch sử của con người. Phê phán quan điểm của các nhà triết học theo trường phái Hêghen trẻ về mối quan hệ giữa cái nhân tính và cái phi nhân tính, giữa con người và không phải con người, C.Mác chỉ rõ, đó là quan niệm hoàn toàn trừu tượng. Những suy luận về cái nhân tính và cái phi nhân tính ấy chỉ có ý nghĩa và hợp lý, nếu quy nó về biện chứng của sự phát triển sản xuất và các phương thức đáp ứng nhu cầu của con người. C.Mác viết: “Từ ngữ khẳng định “người” thích ứng với những quan hệ nhất định thống trị trong một giai đoạn phát triển nào đó của sản xuất và thích ứng với phương thức thoả mãn nhu
  • 33. 29 cầu do những quan hệ ấy quyết định, - cũng tựa như từ ngữ phủ định “phi nhân” thích hợp với những ý đồ hòng phủ định bên trong phương thức sản xuất hiện hành những quan hệ thống trị ấy và phương thức thoả mãn nhu cầu thống trị trong điều kiện có những quan hệ ấy, những ý đồ do chính cái giai đoạn sản xuất ấy không ngừng sản sinh ra hàng ngày” [86, tr. 633 - 634]. Việc nhận thức bản chất con người và đời sống xã hội của con người, theo C.Mác, con người cần phải được hiểu một cách hiện thực trong đời sống xã hội hiện thực - cụ thể của họ. Đó “không phải những con người ở trong một tình trạng biệt lập và cố định tưởng tượng mà là những con người trong quá trình phát triển - quá trình phát triển hiện thực và có thể thấy được bằng kinh nghiệm - của họ dưới những điều kiện nhất định” [86, tr. 38]. C.Mác viết: “Những tiền đề xuất phát của chúng tôi không phải là những tiền đề tuỳ tiện, không phải là giáo điều; đó là những tiền đề hiện thực mà người ta chỉ có thể bỏ qua trong trí tưởng tượng mà thôi. Đó là những cá nhân hiện thực, là hoạt động của họ và những điều kiện sinh hoạt vật chất của họ, những điều kiện mà họ thấy có sẵn cũng như những điều kiện do hoạt động của chính họ tạo ra” [86, tr. 28 - 29]. Coi tiền đề đầu tiên của mọi sự tồn tại của con người và do đó, là tiền đề của mọi lịch sử - đó là con người phải có khả năng sống rồi mới có thể “làm ra lịch sử”, C.Mác cho rằng, hành vi lịch sử đầu tiên của con người là “việc sản xuất trong những tư liệu để thoả mãn những nhu cầu ấy, việc sản xuất ra bản thân đời sống vật chất” [86, tr. 39 - 40]. Hành vi lịch sử trong hoạt động xã hội ấy của con người, theo C.Mác, là những quan hệ cơ bản, mang tính lịch sử, là những phương diện cơ bản của đời sống xã hội. Với quan niệm đó, C.Mác cho rằng, sự xuất hiện những nhu cầu mới, sự sản xuất ra bản thân con người cũng là một phương thức hoạt động chung, một hình thức giao tiếp xã hội nhất định của con người. Việc đặt ra theo một cách mới nhiệm vụ nhận thức đời sống xã hội hiện thực của con người, phát hiện bản chất con người trong tư tưởng của C.Mác được thể hiện khá rõ qua việc Ph.Ăngghen đã trao đổi với C.Mác và đã chỉ rõ rằng, “con người” của L.Phoiơbắc là “cái phái sinh từ Thượng đế”; Phoiơbắc đi từ Thượng đế đến “con người” là con đường hoàn toàn ngược lại. Phải xuất phát từ cái “tôi”, từ “cá nhân mang tính kinh nghiệm, có thể xác”, nhưng không phải để dẫm chân ở điểm này, mà phải từ cá nhân đó vươn tới “con người”. “Con người” sẽ mãi mãi chỉ
  • 34. 30 là nhân vật hư ảo, nếu cơ sở của nó không phải là “con người mang tính kinh nghiệm”. Phải xuất phát từ chủ nghĩa kinh nghiệm, chủ nghĩa duy vật, nếu chúng ta muốn làm cho “ý niệm” của chúng ta và đặc biệt là “con người” của chúng ta trở thành một cái gì đó hiện thực. Chúng ta phải từ cái đơn nhất để rút ra cái phổ biến, “chứ không phải từ cái chính bản thân mình hoặc từ cái không tồn tại, như Hêghen đã làm”. Rằng, “cá nhân mang tính thể xác là cơ sở thực sự, là xuất phát điểm thực sự cho “con người” của chúng ta” và do vậy, “cũng phải là điểm xuất phát cho tình yêu của chúng ta đối với con người, nếu không thì tình yêu ấy sẽ treo lơ lửng trong không khí” [95, tr. 23]. Như vậy, trong quan niệm của C.Mác, tính hiện thực của con người và bản chất con người được thể hiện trước hết ở chỗ, con người tồn tại khách quan trong hoạt động thực tiễn của nó. Sự tồn tại của con người là tồn tại thực, hiển nhiên, cảm tính chứ không phải là cái gì đó mang tính trừu tượng. Khi phê phán quan điểm duy tâm - tư biện của Hêghen về con người, ngay từ năm 1843, C.Mác đã quan niệm con người là một thực thể hiện thực. Trong “Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen”, ở Lời nói đầu, C.Mác đã khẳng định “con người không phải là một sinh vật trừu tượng, ẩn náu đâu đó ở ngoài thế giới. Con người chính là thế giới con người, là nhà nước, là xã hội” [84, tr. 569]. Trong “Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844”, với phạm trù “ lao động bị tha hoá”, C.Mác đã xây dựng một hệ thống lý luận triết học có khả năng soi sáng con đường giải phóng nhân loại, khắc phục triệt để tình hình tha hoá của con người. Khi phê phán L.Phoiơbắc đã “ hoà tan thế giới tôn giáo vào cơ sở trần tục của nó”, đã hoà tan bản chất tôn giáo vào bản chất con người, C.Mác cho rằng: “Tôn giáo biến bản chất con người thành tính hiện thực ảo tưởng, vì bản chất con người không có tính hiện thực thật sự. Do đó, đấu tranh tôn giáo là gián tiếp đấu tranh chống cái thế giới mà lạc thú tinh thần của nó là tôn giáo” [84, tr. 570]. Tôn giáo không thể đem lại sự giải phóng cho con người một cách hiện thực, mà chỉ là sự giải phóng hư ảo - “thuốc phiện của nhân dân”. Tôn giáo là sự tha hoá của con người, là “ tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức”, là “ trái tim của thế giới không có trái tim”, là “ tinh thần của những trật tự không có tinh thần” [84, tr. 570]. Theo C.Mác, “Sau khi cái hình