SlideShare a Scribd company logo
1 of 243
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
-------------------
NGUYỄN TỪ NHU
TÁC ĐỘNG CỦA ĐA DẠNG HÓA VÀ
CẠNH TRANH ĐẾN ỔN ĐỊNH CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI:
NGHIÊN CỨU TẠI VIỆT NAM
Tham Khảo Thêm Tài Liệu Tại Luanvanpanda
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận, Báo Cáo, Khoá Luận, Luận Văn
Zalo/Telegram Hỗ Trợ : 0932.091.562
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
-------------------
NGUYỄN TỪ NHU
TÁC ĐỘNG CỦA ĐA DẠNG HÓA VÀ CẠNH TRANH
ĐẾN ỔN ĐỊNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI:
NGHIÊN CỨU TẠI VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
MÃ NGÀNH : 93.40.201
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. PGS.TS. TRẦM THỊ XUÂN HƯƠNG
2. PGS.TS. VÕ XUÂN VINH
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2022
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án “Tác động của đa dạng hóa và cạnh tranh đến ổn
định của ngân hàng thương mại: Nghiên cứu tại Việt Nam” là công trình nghiên
cứu khoa học của riêng tôi. Tất cả tài liệu tham khảo đều có nguồn gốc rõ ràng,
được công bố theo đúng quy định và được trích dẫn đầy đủ. Nội dung của luận án
do tôi tự nghiên cứu một cách trung thực, khoa học và chưa được công bố trong bất
kỳ công trình nghiên cứu nào.
Nghiên cứu sinh
Nguyễn Từ Nhu
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án này tôi nhận được sự quan tâm của Ban Giám hiệu và
hỗ trợ của Viện Đào tạo Sau đại học. Kết quả nghiên cứu khoa học dựa trên sự
hướng dẫn, động viên và hỗ trợ rất nhiều từ Thầy Cô Trường Đại học Kinh tế TP.
Hồ Chí Minh.
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS.
Trầm Thị Xuân Hương, người hướng dẫn khoa học chính trong quá trình nghiên
cứu và hoàn thành luận án. Những gợi ý, chỉnh sửa, góp ý và động viên của Cô đã
tạo cho tôi nhiều động lực về tinh thần, giúp đỡ tôi trong những lúc tôi cảm thấy
khó khăn nhất, mang đến cho tôi những kiến thức khoa học rộng lớn và sâu sắc về
chuyên môn. Những kiến thức này không chỉ bổ ích cho luận án mà còn hỗ trợ tôi
rất nhiều trong việc nghiên cứu sau này.
Tôi cũng gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến PGS.TS. Võ Xuân Vinh, người
hướng dẫn khoa học thứ hai cho luận án. Thầy là người gợi ý cho tôi những ý tưởng
làm cơ sở để tôi khám phá ra vấn đề nghiên cứu cho luận án của mình. Trong suốt
quá trình nghiên cứu, thầy luôn hỗ trợ tôi tìm tòi, phân tích các vấn đề nghiên cứu.
sự giúp đỡ của thầy đã góp phần giúp tôi nhanh chóng hoàn thành luận án này.
Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Thị Thùy Linh – Trưởng khoa Ngân
hàng và PGS.TS Trương Thị Hồng – Trưởng Bộ môn Quản trị ngân hàng, khoa
Ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh. Hai cô luôn tạo mọi điều
kiện tốt nhất trong công việc để tôi có thể vừa hoàn thành luận án, vừa công tác tốt
tại đơn vị.
Tôi xin cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, Viện đào
tạo Sau đại học đã hỗ trợ công tác đào tạo trong suốt thời gian tôi công tác tại đây.
Tôi cũng cảm ơn tập thể giảng viên khoa Ngân hàng đã chia sẻ, động viên để tôi
hoàn thành tốt luận án này.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình và người thân đã luôn sát cánh bên tôi,
chia sẻ cùng tôi tinh thần và thời gian để giúp tôi hoàn thành luận án.
Nguyễn Từ Nhu
iii
TRANG PHỤ BÌA
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................ii
MỤC LỤC................................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.........................................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................................vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ..................................................................................... viii
TÓM TẮT LUẬN ÁN BẰNG TIẾNG VIỆT.........................................................ix
ABSTRACT...............................................................................................................x
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU......................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề ....................................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu ................................................4
1.3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu............................................5
1.4 Phương pháp nghiên cứu.............................................................................5
1.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án ..................................................8
1.6 Kết cấu của luận án .....................................................................................8
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC...........10
2.1 Lý thuyết về ổn định ngân hàng.................................................................10
2.1.1 Lý thuyết về ổn định tài chính ...................................................................10
2.1.1 Ổn định của ngân hàng thương mại...........................................................18
2.1.3 Vai trò của ổn định ngân hàng...................................................................22
2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến ổn định ngân hàng...........................................23
2.1.5 Đo lường ổn định ngân hàng .....................................................................25
2.2 Cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng......................................................36
2.2.1 Khái niệm...................................................................................................36
2.2.2 Các lý thuyết về cạnh tranh........................................................................38
iv
2.2.3 Đo lường khả năng cạnh tranh của ngân hàng thương mại .......................41
2.3 Đa dạng hóa trong hoạt động ngân hàng ...................................................45
2.3.1 Khái niệm...................................................................................................45
2.3.2 Các lý thuyết về đa dạng hóa trong hoạt động ngân hàng .........................46
2.3.3 Các hình thức đa dạng hóa của ngân hàng thương mại .............................51
2.3.4 Đa dạng hóa thu nhập ngân hàng...............................................................53
2.3.5 Đo lường mức độ đa dạng hóa thu nhập ngân hàng ..................................53
2.4 Cơ sở lý thuyết về tác động của đa dạng hóa và cạnh tranh đến ổn định
ngân hàng...................................................................................................54
2.4.1 Cơ sở lý thuyết về tác động của đa dạng hóa đến ổn định ngân hàng .......54
2.4.2 Cơ sở lý thuyết về tác động của cạnh tranh đến ổn định ngân hàng..........55
2.5 Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm....................................................57
2.5.1 Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của đa dạng hóa đến
ổn định ngân hàng......................................................................................57
2.5.2 Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của cạnh tranh đến ổn
định ngân hàng...........................................................................................69
2.5.3 Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của đa dạng hóa và
cạnh tranh đến ổn định ngân hàng .............................................................79
2.6 Khe hở nghiên cứu.....................................................................................80
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..........................................................................................82
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................84
3.1 Mô hình nghiên cứu...................................................................................84
3.2 Mô tả các biến phụ thuộc và các biến độc lập trong các mô hình nghiên
cứu..............................................................................................................87
3.3 Giả thuyết nghiên cứu................................................................................94
3.4 Dữ liệu nghiên cứu.....................................................................................97
3.5 Các kiểm định sử dụng trong mô hình.....................................................100
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3........................................................................................102
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................103
v
4.1 Thống kê mô tả các biến nghiên cứu .......................................................103
4.2 Kết quả nghiên cứu ..................................................................................107
4.2.1 Kết quả nghiên cứu tác động của đa dạng hóa đến ổn định ngân hàng ...107
4.2.2 Kết quả nghiên cứu tác động của cạnh tranh đến ổn định ngân hàng......112
4.2.3 Kết quả nghiên cứu tác động của đa dạng hóa và cạnh tranh đến ổn định
ngân hàng.................................................................................................117
4.2.4 Kết quả nghiên cứu tác động của các biến kiểm soát đến ổn định ngân
hàng..........................................................................................................122
4.3 Thảo luận kết quả.....................................................................................124
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4........................................................................................128
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH ......................................129
5.1 Kết luận....................................................................................................129
5.2 Gợi ý một số chính sách về đa dạng hóa, cạnh tranh trong hoạt động kinh
doanh ngân hàng ......................................................................................131
5.3 Đóng góp mới của luận án.......................................................................137
5.4 Hạn chế nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo................................138
KẾT LUẬN............................................................................................................140
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN .....................................................................................................141
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................142
PHỤ LỤC............................................................................................................. 1-41
vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CSTT : Chính sách tiền tệ
ĐDH : Đa dạng hóa
FEM : Fixed Effects model
HQKD : Hiệu quả kinh doanh
HTTC : Hệ thống tài chính
NHTW : Ngân hàng trung ương
NHTM : Ngân hàng thương mại
PSTD : Phương sai thay đổi
REM : Random Effects model
ROA : Return on Assets
ROE : Return on Equity
TCTC : Tổ chức tài chính
TMCP : Thương mại cổ phần
TTS : Tổng tài sản
VIF : Variance inflation factor
VCSH : Vốn chủ sở hữu
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tóm tắt nội dung lý thuyết mất ổn định tài chính - “Minsky Moment” .13
Bảng 2.2: Các nghiên cứu sử dụng mô hình Z-Score đánh giá ổn định ngân hàng..28
Bảng 2.3: Bảng tóm tắt lý thuyết phân tích động cơ ĐDH: Chi phí và lợi ích 48
Bảng 2.4: Bảng tóm tắt các nghiên cứu về tác động của đa dạng hóa đến ổn định
ngân hàng.................................................................................................63
Bảng 2.5: Bảng tóm tắt các nghiên cứu về tác động của cạnh tranh đến ổn định ngân
hàng..........................................................................................................74
Bảng 3.1: Tóm tắt các biến nghiên cứu sử dụng và kỳ vọng về mối tương quan.....97
Bảng 3.2: Danh sách 28 ngân hàng TMCP ở Việt Nam trong nghiên cứu...............98
Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến nghiên cứu......................................................103
Bảng 4.2: Kết quả ước lượng các hệ số hồi quy của hàm tổng chi phí theo FEM và
REM.......................................................................................................105
Bảng 4.3: Bảng tổng hợp kết quả nhân tử phóng đại phương sai VIF....................106
Bảng 4.4: Kết quả ước lượng tác động của đa dạng hóa đến ổn định ngân hàng qua
các chỉ tiêu Z-Score, ROA, ROE, RARROA, RARROE ...........................109
Bảng 4.5: Kết quả ước lượng tác động của cạnh tranh đến ổn định ngân hàng qua
các chỉ tiêu Z-Score, ROA, ROE...........................................................114
Bảng 4.6: Kết quả ước lượng tác động của đa dạng hóa và cạnh tranh đến ổn định
ngân hàng qua các chỉ tiêu ROA, ROE .................................................119
Bảng 4.7: Tổng hợp kết quả nghiên cứu .................................................................125
viii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Tóm tắt trình tự nghiên cứu ........................................................................7
Hình 2.1: Mô tả lập luận của tác giả về lý thuyết ổn định ngân hàng.......................13
ix
TÓM TẮT LUẬN ÁN BẰNG TIẾNG VIỆT
Tiêu đề: Tác động của đa dạng hóa và cạnh tranh đến ổn định của ngân hàng
thương mại: Nghiên cứu tại Việt Nam
Tóm tắt: Luận án nghiên cứu tác động của ĐDH và cạnh tranh đến ổn định của hệ
thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2006 – 2017. Đây là vấn đề đang gây tranh cãi
trong giới học thuật và thực tiễn hoạt động ngân hàng xuất phát từ nguyên nhân do
bất ổn về kinh tế đã gây ra nhiều tổn thất không nhỏ cho hệ thống ngân hàng trên
mọi mặt. Mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng càng trở nên gay gắt, thúc đẩy các
NHTM thay đổi phương thức hoạt động, ngày càng mở rộng phạm vi, ĐDH các
nguồn thu nhập có thể được để tiếp tục phát triển. Tuy nhiên sự ổn định của hệ
thống ngân hàng vì thế cũng bị ảnh hưởng.
Mục tiêu chung của luận án thực hiện đánh giá mức độ ảnh hưởng của ĐDH
và cạnh tranh đến ổn định của các NHTM Việt Nam. Bằng phương pháp nghiên cứu
định lượng với mô hình hồi quy đa biến trên dữ liệu bảng, kết hợp phương pháp
tổng hợp, thống kê mô tả, kết quả nghiên cứu cho thấy tồn tại mối tương quan một
chiều giữa ĐDH và cạnh tranh đến ổn định ngân hàng. Từ đó giúp cho các nhà quản
trị ngân hàng và các nhà hoạch định chính sách rút ra những kết luận quan trọng.
Đồng thời luận án cũng gợi ý chính sách cần thiết góp phần vào việc lựa chọn và
điều hành chiến lược ĐDH, cạnh tranh để mang đến ổn định hơn nữa cho hệ thống
ngân hàng trong nước.
Từ khóa: Đa dạng hóa, cạnh tranh, ổn định ngân hàng, hiệu quả kinh doanh
x
ABSTRACT
Title: The impact of diversification and competition on the stability of commercial
banks: A research in Vietnam.
Abstract: The thesis "The Impact of diversification and competition on the stability
of commercial banks: A research in Vietnam" examines theories of stability,
competition and diversification in banking. Its main purpose focuses on the impact
of diversification on banking stability, competition on banking stability and the
simultaneous impact of diversification and competition on stability of Vietnamese
commercial banks in the period of 2006 - 2017.
By using the linear regression method with the panel data, the thesis results show:
Diversification and competition have positive impact on bank stability in Vietnam
while the diversification impacts negatively on the relationship between competition
and bank stability in this period. This shows that diversification is not really a
effective tool of banks’ competitive strategies to motivate banks to be more stable.
Besides, the thesis also finds factors that have a good effect on bank stability: asset
growth rate and economic growth rate. However, the size of the bank and the
inflation rate negatively impact the stability of the banks.
The research results of this thesis will contribute important empirical evidence in
research topics on diversification, competition and bank stability in Vietnamese
commercial banks. The policy implications of the thesis will help commercial banks
and relevant authorities to guide, plan and propose solutions to improve Vietnamese
commercial bank stability in the next years.
Keywords: Diversification, competition, stability, performance, commercial banks.
1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Hiện nay, các nước trên thế giới đang trong giai đoạn hội nhập sâu rộng tất cả
các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực huyết mạch của nền kinh tế: tài chính - ngân hàng.
Trong đó, hệ thống các ngân hàng ngày một thể hiện rõ hơn vai trò huyết mạch của
mình trong nền kinh tế. Hoạt động ngân hàng ảnh hưởng trực tiếp đến ổn định tiền
tệ của hầu hết các quốc gia. Khi ngân hàng bất ổn kéo theo sự bất ổn cho toàn hệ
thống, gây ra nhiều hệ lụy ảnh hưởng đến nền kinh tế như: nợ xấu gia tăng, rủi ro
thanh khoản, ảnh hưởng đến lòng tin của người dân.
Đứng trước thách thức hội nhập, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều thừa
nhận cạnh tranh là môi trường tạo động lực thúc đẩy giúp cho kinh tế phát triển.
Kinh doanh tiền tệ rất nhạy cảm, chịu tác động bởi các yếu tố về kinh tế, chính trị,
xã hội, tâm lý…Các ngân hàng thương mại (NHTM) sử dụng cạnh tranh như là
chiến lược để mở rộng thị trường, thu hút ngày càng nhiều khách hàng, gia tăng thị
phần, cải tiến và nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm. Từ đó giúp cho hoạt động
ngân hàng ngày càng phát triển và ổn định hơn.
Tùy theo thế mạnh và nguồn lực hiện có ngân hàng có thể lựa chọn nhiều
chiến lược cạnh tranh về số lượng cũng như chất lượng sản phẩm, lãi suất, công
nghệ …. Để chiến lược cạnh tranh hiệu quả cần thiết phải đa dạng hóa (ĐDH).
Ngân hàng tận dụng các nguồn lực hiện hữu để mở rộng, ĐDH các hoạt động kinh
doanh sang một hay nhiều mảng khác nhau nhằm hạn chế và phân tán rủi ro, tăng
nguồn thu cho ngân hàng. Mục tiêu cuối cùng là gia tăng lợi nhuận trong mối tương
quan giữa kiểm soát rủi ro với ổn định cho ngân hàng.
Tuy nhiên, thực tiễn từ trước đến nay tồn tại các tranh luận trái chiều về tác
động của cạnh tranh và ĐDH đến ổn định tài chính trong hoạt động của các ngân
hàng. Điều này tạo ra nhiều mối hoài nghi và sự không chắc chắn về những lợi ích
do ĐDH và cạnh tranh mang lại. Từ đó đã gợi ra sự quan tâm rất lớn giữa các nhà
nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách. Bằng chứng về sự thất bại của nhà
2
quản lý và nhà giám sát ngân hàng đã đề ra một vấn đề phải xem xét lại ảnh hưởng
của ĐDH và cạnh tranh đến ổn định của các NHTM. Có quá nhiều kịch bản cũng
như hiện tượng kinh tế liên quan đến ba vấn đề trên xảy ra trong ngân hàng theo
những kết quả khác nhau và nằm ngoài mong đợi cũng như tiên liệu của các nhà
quản lý. Điều đó cho thấy mối tương quan giữa cạnh tranh và ĐDH đến ổn định
ngân hàng nên được đặt trong tương quan với những yếu tố khác cần được nghiên
cứu cụ thể hơn. Tóm lại, các nhà hoạch định chính sách đang phải đối mặt với vấn
đề tương phản rằng: liệu ĐDH và cạnh tranh ngân hàng có dẫn đến mối đe dọa cho
ổn định ngân hàng hay không? Và cả ba yếu tố này được xem xét trong những hoàn
cảnh, môi trường như thế nào thông qua đó nảy sinh những tác động khác nhau.
Bên cạnh đó, trong các nghiên cứu học thuật về mối quan hệ giữa ĐDH, cạnh
tranh và ổn định ngân hàng đã có nhiều kết quả khác nhau. Tồn tại hai quan điểm
đối lập trong các nghiên cứu trước về cạnh tranh và ổn định ngân hàng. Quan điểm
cạnh tranh - dễ tổn thương: tranh luận rằng có mối quan hệ ngược chiều giữa cạnh
tranh và ổn định ngân hàng, vì cạnh tranh cao làm giảm sức mạnh thị trường của
ngân hàng và lợi nhuận biên. Do đó, nó sẽ làm tăng rủi ro cho ngân hàng (Hauswald
và Marquez, 2006; Petersen và Rajan, 1994; Besanko và Thakor, 2004). Còn quan
điểm cạnh tranh - ổn định: lập luận rằng sự cạnh tranh càng nhiều dẫn đến ổn định
càng cao (Jimezez và cộng sự, 2013; Stiglitz và Weiss, 1981; Matutes và Vives,
2000).
Về ĐDH và ổn định ngân hàng, cũng có những quan điểm trái chiều nhưng
đầy tính thuyết phục trong từng nền kinh tế, tùy theo đặc điểm hoạt động kinh
doanh ngân hàng cụ thể. Baele (2007) chỉ ra mối quan hệ tích cực giữa giá trị
thương hiệu và mức độ ĐDH chức năng, điều đó có nghĩa là ĐDH chức năng có thể
cải thiện lợi nhuận ngân hàng trong tương lai. Ngược lại, Stiroh và Rumble (2006)
kết luận các ngân hàng càng ĐDH càng rơi vào tình trạng nguy hiểm vì các ngân
hàng này chủ yếu dựa vào nguồn thu nhập ngoài lãi, do đó sẽ phải chịu rủi ro hệ
thống cao hơn rất nhiều.
3
Một khảo sát của DeYoung và Roland (2001), Laeven và Levine (2007) chỉ ra
ngân hàng ĐDH thu nhập sẽ mang lại hữu ích đối với cho vay và quản lý một cách
có hiệu quả rủi ro tín dụng bằng việc thu thập thông tin thông qua hoạt động chứng
khoán hay bảo lãnh bảo hiểm,…Tuy nhiên, ĐDH cũng làm gia tăng chi phí quản lý
do sự phức tạp hơn của tổ chức tập đoàn, lợi ích xung đột giữa các bộ phận trong
tập đoàn vì các nhà quản lý có thể theo đuổi ĐDH để khai thác lợi ích cá nhân, làm
giảm giá trị thị trường của tổ chức (Jensen và Meckling, 1976).
Riêng ở Việt Nam, môi trường và thể chế hoạt động của hệ thống ngân hàng
có những chuyển biến đáng ghi nhận về quản trị vận hành, bộ máy hoạt động, ứng
dụng công nghệ và sự phát triển của các dịch vụ ngân hàng hiện đại. Tuy nhiên,
không nằm ngoài quy luật chung, những bất ổn về kinh tế đã gây ra nhiểu tổn thất
không nhỏ cho hệ thống ngân hàng trên mọi mặt. Các ngân hàng không những cạnh
tranh với nhau mà còn cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài. Sự xuất hiện của
các ngân hàng 100% vốn nước ngoài, các hạn chế đối với hoạt động áp dụng riêng
cho chi nhánh ngân hàng dần được gỡ bỏ, mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng
càng trở nên gay gắt, thúc đẩy các NHTM thay đổi phương thức hoạt động, ngày
càng mở rộng phạm vi, ĐDH các nguồn thu nhập có thể được để tiếp tục phát triển.
Kết quả dẫn đến thu nhập các NHTM trong nước không còn xuất phát từ lĩnh vực
tín dụng truyền thống mà còn mở rộng ra từ nhiều nguồn khác nhau. Gia tăng thu
nhập thì chi phí, rủi ro cũng tăng lên ảnh hưởng đến ổn định ngân hàng. Như vậy,
liệu ngân hàng có nên đánh đổi cơ hội gia tăng thu nhập và mức độ cạnh tranh với
ổn định trong hoạt động hay không?
Xuất phát từ tính cấp thiết của thực tiễn và lý thuyết về ảnh hưởng của ĐDH
đến ổn định ngân hàng, của cạnh tranh đến ổn định ngân hàng và ảnh hưởng của
ĐDH và cạnh tranh đến ổn định ngân hàng, luận án hướng đến việc làm rõ vấn đề
trên là hoàn toàn thiết thực, có tầm quan trọng và ảnh hưởng rất lớn, đóng góp cho
việc đưa ra các gợi ý về chính sách để phát triển toàn diện và ổn định hệ thống ngân
hàng trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập quốc tế. Đó là lý do tác giả chọn luận
4
án “Tác động của đa dạng hóa và cạnh tranh đến ổn định của ngân hàng thương
mại: Nghiên cứu tại Việt Nam”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
Xuất phát từ các vấn đề nghiên cứu đặt ra về tác động của ĐDH và cạnh tranh
đến ổn định ngân hàng, luận án nghiên cứu những mục tiêu như sau:
Mục tiêu tổng quát:
Có thể thấy ổn định ngân hàng là vấn đề quan tâm hàng đầu của các nhà quản
trị ngân hàng và các nhà hoạch định chính sách. Để làm được điều này, trong bối
cảnh hội nhập, cạnh tranh thông qua ĐDH là lựa chọn hàng đầu trong hoạch định
chiến lược. Do đó, mục tiêu chung của luận án là đánh giá tác động của ĐDH và
cạnh tranh đến ổn định của các NHTM Việt Nam. Đây là bằng chứng thực nghiệm
quan trọng nhằm gợi ý các giải pháp giúp hệ thống NHTM Việt Nam ngày càng
phát triển ổn định hơn.
Mục tiêu cụ thể:
Từ mục tiêu tổng quát, luận án đi sâu nghiên cứu các mục tiêu cụ thể như sau:
- Nghiên cứu tác động của ĐDH đến ổn định của các NHTM Việt Nam.
- Nghiên cứu tác động của cạnh tranh đến ổn định của các NHTM Việt Nam.
- Nghiên cứu tác động của ĐDH và cạnh tranh đến ổn định ngân hàng của các
NHTM Việt Nam.
Để đạt được các mục tiêu trên, luận án tập trung trả lời các câu hỏi nghiên cứu:
1. Tồn tại mối tương quan giữa ĐDH, cạnh tranh đến ổn định ngân hàng như thế
nào?
2. Tác động ĐDH đến ổn định của các NHTM Việt Nam như thế nào?
3. Tác động của cạnh tranh đến ổn định ngân hàng tại các NHTM Việt Nam?
4. ĐDH và cạnh tranh tác động đến ổn định của các NHTM Việt Nam như thế nào?
5
1.3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Luận án tập trung nghiên cứu nội dung chính: ĐDH, cạnh tranh và ổn định
ngân hàng; tác động của ĐDH và cạnh tranh đến ổn định ngân hàng tại các NHTM
Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu
Luận án tiến hành trên dữ liệu của 28 NHTM Việt Nam trong khoảng thời
gian từ năm 2006 đến 2017. Đây là các ngân hàng có dữ liệu đầy đủ, được công bố
chi tiết trên báo cáo thường niên hàng năm, báo cáo tài chính được kiểm toán, tổng
giá trị tài sản của 28 ngân hàng chiếm hơn 75% giá trị tổng tài sản (TTS) của toàn
hệ thống.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết mục tiêu xác định tác động của ĐDH và cạnh tranh đến ổn định
ngân hàng, luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với mô hình hồi
quy đa biến trên dữ liệu bảng. Ngoài ra, kết hợp phương pháp tổng hợp, thống kê
mô tả để nghiên cứu về các yếu tố ĐDH, cạnh tranh và ổn định ngân hàng của các
NHTM Việt Nam.
Đầu tiên, để xác định tác động của ĐDH đến ổn định ngân hàng, tác giả sử
dụng mô hình hồi quy với dữ liệu bảng. Trong đó biến phụ thuộc phản ánh ổn định
ngân hàng và biến độc lập là ĐDH thu nhập ngân hàng.
Tác giả cũng sử dụng mô hình hồi quy đo lường tác động của cạnh tranh đến
ổn định ngân hàng với biến cạnh tranh là hệ số Lerner. Hệ số này phản ánh khi mức
độ thị trường của ngân hàng cao, ngân hàng sẽ kém cạnh tranh hơn. Từ đó xem xét
tương quan một chiều của Lerner đến các chỉ tiêu ổn định ngân hàng.
Để thực hiện mục tiêu xác định tác động của ĐDH và cạnh tranh đến ổn định
ngân hàng, tác giả sử dụng mô hình hồi quy với biến độc lập là ĐDH thu nhập ngân
hàng, hệ số Lerner và biến tương tác của ĐDH thu nhập và hệ số Lerner. Để trả lời
câu hỏi ĐDH thu nhập và cạnh tranh ảnh hưởng cùng chiều hay ngược chiều đến
6
các chỉ tiêu ổn định ngân hàng, tác giả xem xét dấu của các hệ số hồi quy của các
biến độc lập này trong mô hình.
Ngoài ra, để tìm hiểu các yếu tố khác tác động đến ổn định ngân hàng, tác giả
sử dụng thêm một số biến độc lập khác phản ánh đặc trưng ngân hàng và đặc điểm
vĩ mô của nền kinh tế. Các biến này được xem là các biến kiểm soát và được đưa
vào tất cả các mô hình để tìm hiểu mối tương quan với biến phụ thuộc.
Bên cạnh đó, trong các mô hình hồi quy đưa ra, để lựa chọn mô hình phù hợp,
tác giả thực hiện các bước kiểm định cụ thể. Trước tiên, giữa mô hình OLS và
FEM, sau khi thực hiện ước lượng mô hình FEM dùng kiểm định F để kiểm định
gỉả thuyết H0: lựa chọn mô hình FEM. Cuối cùng tác giả cũng sử dụng kiểm định
Hausman để lựa chọn giữa FEM và REM.
Tác giả sử dụng các kiểm định cơ bản trong hồi quy tuyến tính với dữ liệu
bảng: kiểm định đa cộng tuyến, kiểm định phương sai thay đổi, tự tương quan và
nội sinh. Đối với mô hình các biến chỉ dừng lại ở khắc phục phương sai thay đổi mà
không có nội sinh, tác giả sử dụng mô hình GLS để cho ước lượng đáng tín cậy.
Tuy nhiên trong các nghiên cứu trước đây, nhiều nhà kinh tế học quan tâm khi đánh
giá tác động của các biến nghiên cứu đến ổn định ngân hàng là vấn đề nội sinh.
Điều này làm chệch các hệ số tương quan của các biến độc lập dẫn đến ước lượng
mô hình không đáng tin cậy. Để xử lý biến tự tương quan và nội sinh, tác giả dùng
phương pháp ước lượng GMM để tìm ra các hệ số hồi quy với ước lượng hiệu quả
và chính xác hơn.
7
Xác định vấn đề nghiên cứu
Tác động của ĐDH và cạnh tranh đến ổn định ngân hàng
Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu tác động của ĐDH đến ổn định ngân hàng.
Nghiên cứu tác động của cạnh tranh đến ổn định ngân hàng.
Nghiên cứu tác động của ĐDH và cạnh tranh đến ổn định ngân hàng.
Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp ước lượng mô hình hồi quy đa biến trên dữ liệu bảng (OLS,
FEM, REM, GLS, GMM) kết hợp phương pháp tổng hợp, thống kê mô tả dữ liệu.
Từ đó kiểm định các kết quả của mô hình để ước lượng độ tin cậy các số liệu.
Kết quả nghiên cứu
- Có tác động cùng chiều của ĐDH đến ổn định ngân hàng tại các NHTM Việt
Nam.
- Tồn tại tác động cùng chiều của cạnh tranh đến ổn định ngân hàng tại các
NHTM Việt Nam.
- Tác động ngược chiều của ĐDH và cạnh tranh đến ổn định ngân hàng tại các
NHTM Việt Nam.
- Gợi ý các chính sách về ĐDH, cạnh tranh và các vấn đề liên quan đến ổn định
ngân hàng tại Việt Nam.
- Nêu một số hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo.
Hình 1.1: Tóm tắt trình tự nghiên cứu
Nguồn: Tác giả tóm tắt quá trình nghiên cứu
8
1.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
Thứ nhất, thông qua việc nghiên cứu tác động của ĐDH, cạnh tranh đến ổn
định ngân hàng, luận án cung cấp một khung lý thuyết tổng quan về mối tương quan
một chiều của ĐDH và cạnh tranh đến ổn định ngân hàng.
Thứ hai, thông qua nghiên cứu cơ sở dữ liệu của các NHTM Việt Nam,
nghiên cứu làm rõ mối quan hệ của ĐDH, cạnh tranh và ổn định ngân hàng tại các
NHTM Việt Nam. Kết quả nghiên cứu góp phần vào việc lựa chọn và điều hành
chiến lược ĐDH, cạnh tranh để mang đến ổn định hơn nữa cho hệ thống ngân hàng
trong nước.
Thứ ba, xem xét tác động của ĐDH và cạnh tranh đến ổn định ngân hàng
trong hệ thống NHTM Việt Nam nhằm xác định tầm quan trọng của ĐDH và sử
dụng ĐDH như là công cụ đặc biệt trong quá trình hoạch định chiến lược cạnh
tranh. Trên cơ sở đó góp phần giúp cho các NHTM Việt Nam xây dựng phương
hướng kinh doanh, bao gồm ĐDH, để đạt được kết quả kinh doanh tốt hơn.
Ngoài ra, dựa vào kết quả nghiên cứu này, giúp cho các nhà quản trị ngân
hàng và các nhà hoạch định chính sách rút ra những kết luận và gợi ý chính sách
cần thiết trong bối cảnh kinh tế như hiện nay, góp phần đưa hệ thống NHTM trong
nước ngày càng hoạt động hiệu quả, tăng cường sức mạnh cạnh tranh và ổn định
bền vững.
1.6 Kết cấu của luận án
Nội dung luận án gồm có năm phần chính tương ứng với từng chương từ
chương 1 đến chương 5 và phần tài liệu tham khảo, cụ thể như sau:
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
Chương 1 trình bày tổng quan về vấn đề nghiên cứu chính của luận án, bao
gồm: mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu, phạm vi và đối tượng nghiên cứu,
phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án, kết cấu chung
của luận án.
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
9
Phần đầu chương 2 trình bày toàn bộ cơ sở lý thuyết về các vấn đề: ĐDH,
cạnh tranh và ổn định ngân hàng. Luận án cũng lược khảo các nghiên cứu thực
nghiệm về ảnh hưởng của ĐDH đến ổn định ngân hàng, của cạnh tranh đến ổn định
ngân hàng và tác động của ĐDH và cạnh tranh đến ổn định ngân hàng. Phần cuối
chương 2, dựa vào tổng quan lý thuyết và các nghiên cứu trước, tác giả rút ra khe hở
nghiên cứu. Từ đó làm cơ sở tìm kiếm và lựa chọn phương pháp nghiên cứu trên dữ
liệu là các NHTM Việt Nam giai đoạn 2006 – 2017.
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Dựa trên vấn đề nghiên cứu được xây dựng ở chương 2, nội dung chương 3
trình bày phương pháp nghiên cứu phù hợp để đo lường tác động của ĐDH và cạnh
tranh đến ổn định ngân hàng của hệ thống NHTM Việt Nam. Cụ thể các bước đi từ
việc xây dựng mô hình nghiên cứu, mô tả các biến độc lập và biến phụ thuộc đến
thu thập và xử lý cơ sở dữ liệu thứ cấp của các NHTM Việt Nam. Cuối cùng luận án
thực hiện các ước lượng và kiểm định cần thiết cho các hệ số hồi quy trong các mô
hình đó.
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Sau khi thực hiện hồi quy và kiểm định hệ số hồi quy của biến độc lập ở
chương 3, chương 4 đi vào trình bày kết quả hồi quy và các kiểm định chi tiết của
các mô hình sử dụng để đo lường tác động của ĐDH và cạnh tranh đến ổn định
ngân hàng. Phần cuối của chương tập trung thảo luận về dấu các hệ số hồi quy phản
ánh tương quan một chiều của ĐDH và cạnh tranh đến ổn định ngân hàng của hệ
thống NHTM Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu 2006 – 2017.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH
Với kết quả nghiên cứu đáng tin cậy được thực hiện ở chương 3 và chương 4,
nội dung chương 5 là toàn bộ các gợi ý về mặt chính sách của tác giả liên quan đến
tác động của ĐDH và cạnh tranh đến ổn định ngân hàng nhằm giúp cho các nhà
hoạch định chính sách và quản trị ngân hàng xây dựng những chiến lược trong
tương lai góp phần thúc đẩy hệ thống NHTM Việt Nam phát triển bền vững và ổn
định hơn.
10
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC
Nội dung chương 2 trình bày các lý thuyết kinh tế về ổn định ngân hàng, lý
thuyết về cạnh tranh và ĐDH trong lĩnh vực ngân hàng. Trên cơ sở tiếp cận nhiều
quan điểm kinh tế học về các vấn đề nghiên cứu, luận án phân tích, đánh giá và lựa
chọn các chỉ tiêu đo lường mức độ ổn định ngân hàng, sức cạnh tranh và ĐDH thu
nhập ngân hàng cho hệ thống NHTM Việt Nam. Ngoài ra, phần cuối chương 2 lược
khảo các nghiên cứu trước về ảnh hưởng của ĐDH và cạnh tranh đến ổn định ngân
hàng. Từ đó luận án rút ra khe hở nghiên cứu làm cơ sở xây dựng phương pháp
nghiên cứu để hoàn thành các mục tiêu nghiên cứu đề ra.
2.1 Lý thuyết về ổn định ngân hàng
Ổn định ngân hàng luôn được xem là mục tiêu quan trọng hàng đầu trong quá
trình hoạch định các chiến lược kinh tế về tài chính. Lý thuyết ổn định ngân hàng
được xem xét trên khía cạnh ổn định tài chính trong hoạt động ngân hàng, bắt
nguồn từ nỗ lực đưa ngân hàng thoát khỏi tình trạng mất ổn định tài chính mà
nguyên nhân là từ bất ổn của nền kinh tế dẫn đến bất ổn của hệ thống tài chính
(HTTC) gây ra. Xuất phát từ quá trình hình thành, diễn biến và phát triển các lý
thuyết về bất ổn tài chính và ổn định tài chính của các nhà kinh tế học như John
Maynard Keynes, Paul Samuelson, Milton Friedman, Fried von Hayek,… trong
suốt thời gian qua, có thể thấy trung tâm của các chính sách đảm bảo an toàn cho
hoạt động HTTC là các định chế tài chính trung gian, nổi bật là NHTM. Nội dung
chủ yếu của các chính sách tập trung vào kết quả sự tương tác giữa NHTM với thị
trường tài chính và toàn bộ nền kinh tế (IMF, 2007). Hầu hết các nghiên cứu về ổn
định tài chính ngân hàng được tìm thấy đều đánh giá “bất ổn tài chính” như là một
cách tiếp cận để đánh giá “ổn định tài chính". Từ đó, nghiên cứu tập trung vào bất
ổn tài chính là trạng thái ngược lại với ổn định tài chính.
2.1.1 Lý thuyết về ổn định tài chính
Xuất phát từ các nghiên cứu về bất ổn và ổn định kinh tế của các trường phái
kinh tế học tiêu biểu, các nghiên cứu về ổn định tài chính giai đoạn sau đều bắt
nguồn từ quy luật chung của nền kinh tế khi trải qua các chu kỳ kinh tế khác nhau
11
từ trạng thái đang ổn định chuyển sang trạng thái khủng hoảng và gây ra bất ổn, từ
đó dẫn đến sự bất ổn cho HTTC. Nội dung các nghiên cứu này tập trung vào việc
tìm hiểu nguyên nhân gây ra các cuộc khủng hoảng tài chính, cơ chế hoạt động của
nền kinh tế, của các doanh nghiệp mà ở đó tình trạng bất ổn tài chính phát sinh và
gây ra những hậu quả vô cùng to lớn trên phạm vi rộng, ảnh hưởng sâu sắc đến hầu
hết các lĩnh vực kinh doanh khác. Từ đó, các nhà kinh tế học đưa ra những giải
pháp hữu hiệu để ngăn chặn và khắc phục khủng hoảng tài chính, đưa các doanh
nghiệp và nền kinh tế vào quỹ đạo hoạt động ngày càng ổn định hơn.
Nhìn vào cuộc tranh luận trong các học thuyết KTVM về bất ổn trong nền kinh
tế, có thể thấy nổi lên nhiều quan điểm về bất ổn tài chính xuất phát từ các học
thuyết kinh tế:
 Lý thuyết bất ổn tài chính của trường phái Trọng tiền:
Theo lý thuyết về cung tiền của trường phái Trọng tiền cho rằng bất ổn tài
chính phát sinh do sự bất ổn về tiền tệ. Friedman và Schwartz (1963) là hai nhà kinh
tế học đầu tiên đưa ra quan điểm cho rằng bất ổn tài chính không có khả năng phát
sinh nếu như không có sự gián đoạn về cung tiền tệ. Theo quan điểm này, nguyên
nhân cơ bản của bất ổn tài chính bắt nguồn từ CSTT. Những sai lầm trong thực thi
CSTT ảnh hưởng đến cung tiền, từ đó gây ra bất ổn tài chính. Schwartz (1986) nhận
định bất ổn tài chính thường đi kèm với sự sụt giảm đáng kể trong cung tiền của nền
kinh tế. Tuy nhiên theo phân tích của Gertler (1988), quan điểm của Friedman và
Scgwartz (1963) đã không đề cập các yếu tố ngoài cung tiền và CSTT cũng có ảnh
hưởng làm HTTC bất ổn. Trong đó, đặc biệt là vai trò của các trung gian tài chính là
yếu tố quan trọng chi phối các hoạt động tài chính của nền kinh tế.
Ủng hộ quan điểm gây ra bất ổn tài chính xuất phát từ CSTT. Kế thừa lý
thuyết trò chơi, nghiên cứu của Williamson (1987), Greenwald và Atiglitz (1991)
cũng cho thấy chính những quyết định trong tình trạng không chắc chắn của các tổ
chức tài chính (TCTC) trung gian có thể tạo ra sự bất ổn trong chính tổ chức. Trong
khi nền kinh tế phát triển năng động, một số loại tài sản tài chính có biến động giá
12
mạnh do chính sách giá của trung gian tài chính đã gây ra những đợt lạm phát,
nguyên nhân của bất ổn cho HTTC.
 Lý thuyết bất ổn tài chính của trường phái Hậu Keynes:
Trong những năm về sau, tài liệu nghiên cứu về tài chính được khám phá đã
bắt đầu cung cấp nền tảng kinh tế vi mô vững chắc hơn cho các hiện tượng quan sát
được về bất ổn tài chính (Gertler, 1988). Tiêu biểu là lý thuyết về bất ổn tài chính
được trình bày theo lý thuyết mất ổn định tài chính (Financial instability
Hypothesis) của Hyman P.Minsky (1977). Ông tiếp tục phát triển mô hình bất ổn tài
chính dựa trên nền tảng những lý thuyết của Keynes và HTTC, nạn đầu cơ và “tinh
thần động vật” (animal spirit). Lý thuyết này cho rằng bất ổn tài chính mang tính
chu kỳ do sự xuất hiện của các đợt khủng hoảng tài chính định kỳ gây ra cú sốc và
các hành vi sai lầm của nhà đầu tư.
Minsky (1977) đưa ra khái niệm về “Khoảnh khắc Minsky - Minsky moment”,
tức là thời điểm nền kinh tế chuyển đổi từ trạng thái đang ổn định sang trạng thái
khủng hoảng đối với HTTC, dựa trên ý tưởng về “Sự ổn định bất ổn – Stability is
unstable”. Khoảnh khắc Minsky là kết quả của ba giai đoạn mà nền kinh tế trải qua
và được mô tả tóm tắt thông qua bảng 2.1. Cụ thể như sau:
Giai đoạn 1: Nền kinh tế đang dần phục hồi sau một cú sốc hay giai đoạn
khủng hoảng trước đó và bắt đầu phát triển ổn định hơn. Các nhà đầu tư đã có sự
phán đoán và đánh giá lạc quan đối với thị trường. Đây là cơ sở nền tảng để bắt đầu
việc đầu tư vào các lĩnh vực được đánh giá sẽ mang lại nhiều cơ hội lợi nhuận.
Giai đoạn 2: Các nhà đầu tư bắt đầu mở rộng phạm vi và quy mô đầu tư của
mình. Nhiều nhà đầu tư đồng thời tham gia vào cùng lĩnh vực và mỗi nhà đầu tư
cũng mở rộng danh mục sang nhiều lĩnh vực khác. Để đáp ứng đủ vốn tài trợ cho
các nhu cầu đầu tư, việc đi vay trở nên tất yếu. Khi đó, khả năng cho vay của các
NHTM được gia tăng, rủi ro cao hơn đánh đổi với kỳ vọng về lãi suất cao hơn.
Thậm chí hệ quả có thể tạo ra bong bóng giả làm cho lợi nhuận thực tế giảm đáng
kể, các nhà đầu tư rơi vào tình trạng cầm cự, chỉ trả lãi vay, vốn gốc chưa có khả
năng và cần thêm thời gian để thu hồi.
13
Giai đoạn 3: Bong bóng tài chính vỡ kéo theo nền kinh tế rơi vào khủng
hoảng. Các phương án tài trợ vốn lúc này rất hạn chế, thậm chí các NHTM ngừng
cho vay. Các nhà đầu tư buộc phải bán tháo tài sản để nhanh chóng rút ra khỏi lĩnh
vực đầu tư của mình. Nguy cơ mất vốn tăng cao, thậm chí nhà đầu tư rơi vào tình
trạng phá sản.
Bảng 2.1: Tóm tắt nội dung lý thuyết mất ổn định tài chính - “Minsky Moment”
Giai
đoạn
Tình trạng
nền kinh tế
Thái độ, hành vi
nhà đầu tư
Phương án
tài trợ
Cơ hội/Nguy
cơ
Kết quả
Giai
đoạn 1
Phục hồi sau
cuộc khủng
hoảng
Phát triển khá
ổn định
- Yên tâm, khá quan
tâm đến việc đầu
tư.
- Lựa chọn đầu tư
an toàn
Sử dụng vốn
tự có hoặc đi
vay.
Lợi nhuận
chắc chắn, ổn
định
- Có lãi
- Trả được vốn gốc
và lãi vay
Giai
đoạn 2
Tăng trưởng
cao trên nhiều
lĩnh vực
- Càng nhiều nhà
đầu tư tham gia
vào một lĩnh vực
- Nhà đầu tư tăng
cường đầu tư thêm
vào các lĩnh vực
khác
Tăng đi vay
thêm nhiều
vốn hơn.
- Lợi nhuận
kỳ vọng
tăng
- Rủi ro cao
hơn.
- Tạo bong
bóng giả
- Lợi nhuận giảm
đáng kể
- Chỉ trả được lãi,
vốn gốc phải cần
thêm thời gian
Giai
đoạn 3 –
Giai
đoạn
Ponzi
Rơi vào khủng
hoảng
Bán tháo tài sản để
trả nợ
Không có
hoặc hạn chế
Bong bóng
tài chính vỡ
Phá sản
Nguồn: Minsky (1977),“The Financial Instability Hypothesis:
An Interpretation of Keynes and an Alternative to “Standard” Theory”,
Nebraska Journal of Economics and Business.
Như vậy, nếu theo quan điểm trường phái kinh tế tân cổ điển – bất ổn tài chính
phụ thuộc vào mức độ phức tạp của thị trường đến từ sự đổi mới sáng tạo trong kỹ
thuật của HTTC – thì theo quan điểm của Minsky (1977), sự bất ổn tài chính của
14
một quốc gia không xuất phát từ các tác động bên ngoài mà chính từ trong nền kinh
tế. Cụ thể là từ cấu trúc nợ của HTTC và thái độ của các nhà đầu tư trong việc hình
thành, duy trì và làm phá sản cấu trúc nợ đó. Đặc trưng của nền kinh tế thị trường là
tự do và năng động, tạo ra nhiều cơ hội đầu tư cho nhiều chủ thể. Tuy nhiên trong
giai đoạn tăng trưởng khá thịnh vượng ấy lại ẩn chứa yếu tố bất ổn, là nguyên nhân
gây ra sự bất ổn. Từ hành vi lựa chọn đầu tư an toàn, nhà đầu tư lại phát sinh thái độ
lựa chọn phương án đầu tư mạo hiểm nhằm tìm kiếm cơ hội sinh lời cao hơn nữa.
Chính tâm lý kỳ vọng vào việc gia tăng khả năng sinh lợi từ các dự án khiến họ gia
tăng đòn bẩy nợ.
Tuy nhiên thất bại lớn nhất của các nhà đầu tư là khả năng dự báo tương lai về
xác suất đạt lợi nhuận như kỳ vọng, tức là mức độ bão hòa của lĩnh vực đầu tư hay
của nền kinh tế nói chung. Sự thiếu chính xác này dẫn đến việc gia tăng đòn bẩy nợ
vượt quá mức độ chịu đựng đối với rủi ro, tức là hoạt động đầu tư lúc bấy giờ mang
tính chất “đầu cơ” là chính. Cuối cùng dẫn đến việc vay nợ để trả nợ - tài trợ Ponzi
(Minsky, 1977). Tất nhiên tài trợ kiểu ponzi dẫn đến kết quả vỡ nợ. Sau đó nền kinh
tế lại quay lại trạng thái đầu tư phòng ngừa, hạn chế tài trợ vốn và ưu tiên tìm kiếm
lĩnh vực an toàn.
 Lý thuyết về bất ổn tài chính của Minskin:
Đồng quan điểm với Minsky (1977), nghiên cứu của Frederick Mishkin
(1999), đánh giá bất ổn tài chính phát sinh khi xuất hiện các cú sốc đối với các
TCTC và HTTC. Hậu quả là gây ra sự cản trở về tốc độ lưu truyền và khả năng tiếp
cận thông tin làm cho các TCTC không thể thực hiện tốt chức năng vốn có của
mình trong việc phân bổ nguồn vốn đầu tư một cách hiệu quả nhất.
Một cách nhìn nhận khác về bất ổn tài chính là rủi ro – nguyên nhân chính gây
gia tăng khủng hoảng tài chính, thậm chí là sụp đổ HTTC (Davies, 2005). Rủi ro
xảy ra làm cho các TCTC mất khả năng cung ứng thực hiện thanh toán cho nền kinh
tế, hay phân bổ tín dụng hiệu quả cho các cơ hội đầu tư không thể thực hiện được.
Do đó, thúc đẩy ổn định tài chính trong trường hợp này đồng nghĩa với quản trị rủi
ro cho HTTC.
15
 Lý thuyết về bất ổn tài chính của Koo:
Một dạng bất ổn tài chính khác cũng được các nhà kinh tế học quan tâm và
nghiên cứu là suy thoái kinh tế, giảm phát. Điển hình là nghiên cứu của nhà kinh tế
học Koo (2011) về cuộc suy thoái bảng cân đối kế toán (Balance – sheet Recession)
tại Nhật, tức là các công ty nỗ lực cải thiện bảng cân đối kế toán tài sản bằng cách
giảm thiểu các khoản nợ. Nguyên nhân xuất phát là do vào những năm của thập
niên 90, lĩnh vực tư nhân tại Nhật hầu như dùng bất động sản làm tài sản thế chấp
cho các khoản vay sản xuất kinh doanh hay đầu tư vào các dự án bất động sản khác.
Bong bóng bất động sản bùng nổ, giá giảm sâu. Các khoản vay hay giá bất động sản
trên bảng cân đối tài sản đã khiến cho doanh nghiệp bị lỗ nặng. Để cải thiện điều
này, hầu hết dòng tiền được tạo ra dùng để trả nợ chứ không tái đầu tư. Lúc này
tổng cầu giảm xuống làm cho nền kinh tế bị đình đốn. Một nền kinh tế yếu lại kéo
theo sự giảm giá sâu hơn giá trị tài sản, xuất hiện phá sản hàng loạt. Các NHTM
gánh chịu nhiều nợ xấu, NHTW Nhật buộc phải thực hiện chính sách nới lỏng tiền
tệ.
Như vậy, có thể thấy vấn đề ổn định tài chính chỉ thực sự được quan tâm bắt
nguồn từ vấn đề bất ổn tài chính. Nguyên nhân xuất phát từ thực tiễn nền kinh tế
lâm vào tình trạng bất ổn trong HTTC ở một quốc gia, khu vực hay toàn thế giới.
Buộc các nhà chính sách, kinh tế, các nhà quản trị phải tìm kiếm các giải pháp nhằm
ngăn ngừa và giải quyết tác động tiêu cực, gây ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống
dân cư.
Do đó, khi nhìn vào nội dung mấu chốt trong hầu hết các cuộc tranh luận của
các nhà kinh tế học qua thời gian, sẽ thấy những học thuyết của Keynes hàm ý bao
quát nhất các vấn đề chính yếu của chính sách KTVM. Các nội dung của học thuyết
đã liệt kê nhiều đặc tính khác nhau về hành vi của các chủ thể trong tổng cầu, nhấn
mạnh tầm quan trọng của kỳ vọng về tương lai. Những nội dung đó giúp hình thành
nên chính sách vĩ mô của một quốc gia. Có thể nói toàn bộ tư tưởng KTVM chủ đạo
ngày nay đang hướng đến và nghiên cứu là kết quả tổng hợp từ nội dung tư tưởng
của Keynes, vì nó khá thích ứng, dễ vận hành trong điều kiện nhiều chủ thể khác
16
nhau của kinh tế học. Đây còn gọi là sự tổng hợp Tân cổ điển – Keynes và là nền
tảng vững chắc cho các chính sách can thiệp của chính phủ ở nhiều quốc gia.
Vậy ổn định tài chính là gì? Theo Keynes, những biến động tức thời trong
ngắn hạn biểu hiện bằng các hiện tượng như lạm phát, thất nghiệp hay tăng
trưởng,…là nguyên nhân gây ra những biến động trong HTTC. Do đó, để can thiệp
cần thực hiện công cụ tài khóa và tiền tệ để ứng phó trong một thời gian ngắn.Ông
cũng đề cao vai trò của chính phủ trong điều tiết các công cụ trên.
Ủng hộ tư tưởng của Keynes, phát triển theo quan điểm Minsky, giai đoạn 2 là
thời điểm dễ xảy ra rủi ro vì các nhà đầu tư gia tăng đòn bẩy nợ thông qua hoạt
động vay vốn từ các trung gian tài chính. Khi đòn bẩy nợ vượt quá khả năng chịu
đựng rủi ro sẽ dẫn đến bong bóng tài chính bị vỡ kéo theo khủng hoảng nợ vay. Các
nhà đầu tư mất đi khả năng trả nợ làm tổn hại đến nguồn vốn của nền kinh tế. Do
đó, vai trò của trung gian tài chính ở giai đoạn này vô cùng quan trọng. Các NHTM
cần điều tiết lượng vốn cho vay, dựa trên nhận định và phân tích cung cầu tiền tệ
trong nền kinh tế. Chính phủ cũng cần can thiệp giới hạn cấp tín dụng của các
NHTM bằng các công cụ tiền tệ thích hợp. Từ đó, giảm sức ép lên bong bóng tài
chính trong tương lai. Như vậy vừa duy trì khả năng sinh lời cho các nhà đầu tư,
đảm bảo ổn định cho HTTC.
Có thể thấy, tồn tại rất nhiều khái niệm hay nội dung của ổn định tài chính
được đề xuất giải thích và phân tích, từ đó giúp hình thành và phát triển các công cụ
phân tích thích hợp cũng như đề xuất các chính sách điều hành KTVM được an
toàn, nhằm hướng hoạt động của HTTC đến mục tiêu chung ổn định. Mặc dù chưa
có định nghĩa nào được chính thức công nhận nhưng có khá nhiều nghiên cứu đã cố
gắng để định nghĩa sự ổn định tài chính. Houben và cộng sự (2004) đã đề cập đến
sự ổn định tài chính như là sự chuyển biến nội tại liên tục theo thời gian nhằm đạt
đến việc kết hợp đa dạng, phù hợp giữa các yếu tố tạo nên ổn định tài chính, từ đó
giúp cho nền kinh tế phân bổ hiệu quả nguồn lực, quản lý tốt các rủi ro tiềm ẩn và
phát sinh, đồng thời gia tăng sức đề kháng với các cú sốc.
17
Đến nay kế thừa quan điểm kinh tế học của Keynes và Minsky, chính phủ
nhiều quốc gia đã nêu quan điểm về ổn định tài chính có thể liệt kê như sau:
- “Ổn định HTTC là cách HTTC duy trì trong đó các chủ thể bao gồm các trung
gian tài chính, thị trường tài chính và hạ tầng tài chính thực hiện tốt các chức
năng của mình và có khả năng chống đỡ được các cú sốc tiềm ẩn” (Định nghĩa
của NHTW Thụy Sĩ)1
.
- “Ổn định tài chính là khả năng vận hành tốt các chức năng chính của HTTC, kể
cả trong thời kỳ kinh tế căng thẳng và thời kỳ điều chỉnh cơ cấu nhằm giúp phân
bổ một cách có hiệu quả các nguồn lực và rủi ro tài chính cũng như tạo nền tảng
hạ tầng tài chính hiệu quả” (Định nghĩa của NHTW Đức)1
.
- “Ổn định HTTC là một trạng thái mà trong đó các trung gian tài chính và hạ
tầng tài chính phân bổ tốt các nguồn vốn giữa tiết kiệm và đầu tư, nhờ đó thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế” (Định nghĩa của NHTW Úc)1
.
- “Ổn định tài chính hàm ý việc xác định rủi ro trong HTTC và hành động để
giảm thiểu chúng” (Định nghĩa của NHTW Anh)1
.
- “Ổn định tài chính là một trạng thái trong đó HTTC gồm các trung gian tài
chính, thị trường và hạ tầng tài chính có khả năng chống đỡ được các cú sốc và
những rủi ro do sự mất cân đối tài chính gây ra từ đó làm giảm bớt khả năng sụp
đổ của các trung gian tài chính vốn có tác động tiêu cực đối với việc phân bổ tiết
kiệm và đầu tư” (Định nghĩa của NHTW Châu Âu)1
.
Nhìn chung có thể thấy hầu như chưa có sự thống nhất nào chính thống về khái
niệm hay định nghĩa “Ổn định tài chính”. Thông qua các định nghĩa của một số
NHTW trên thế giới, có thể thấy khái niệm này chứa đựng một số nội dung cơ bản
sau:
Thứ nhất, ổn định tài chính đòi hỏi cao về việc thực hiện tốt và hiệu quả các
chức năng của các yếu tố cấu thành HTTC bao gồm: thị trường tài chính, các trung
gian tài chính và hạ tầng tài chính.
1
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – sbv.com.vn
18
Thứ hai, ổn định tài chính tức là thực thi việc phân bổ có hiệu quả các nguồn
lực của nền kinh tế.
Thứ ba, để đảm bảo ổn định tài chính, rủi ro hệ thống cần được phát hiện,
đánh giá chính xác và quản lý hiệu quả để tránh những tổn thất gây ra làm sụp đổ
HTTC.
Thứ tư, ổn định tài chính đòi hỏi phải có sự can thiệp của cơ quan quản lý cấp
quốc gia, có thể là NHTW của quốc gia đó, để có những chính sách hành động cụ
thể nhằm khắc phục những lỗ hổng trong HTTC những quốc gia này.
Tóm lại, mặc dù chưa có khái niệm chính xác cho thuật ngữ “ổn định tài
chính”, tuy nhiên nếu xem xét dưới góc độ vĩ mô, ổn định tài chính là trạng thái mà
trong đó bao gồm: thị trường tài chính, các định chế tài chính (đặc biệt là các
NHTM) thực hiện các chức năng của mình một cách hiệu quả, góp phần phân bổ
nguồn lực tối ưu nhất cho nền kinh tế. Đồng thời đánh giá chính xác và quản lý tốt
các rủi ro phát sinh để tránh khả năng sụp đổ HTTC.
2.1.2 Ổn định của ngân hàng thương mại
Xuất phát từ lý thuyết về ổn định tài chính, ổn định ngân hàng được xem xét
trên khía cạnh ổn định tài chính trong hoạt động ngân hàng. Theo đó, ngân hàng
cũng được coi như là một doanh nghiệp, tuy nhiên đây là một loại hình doanh
nghiệp đặc biệt, nên trong quá trình nghiên cứu sẽ có những sự khác biệt trong các
chỉ tiêu đánh giá về tình hình tài chính. Mặc dù vậy, kết quả đánh giá ổn định ngân
hàng cũng không nằm ngoài những đặc điểm của một doanh nghiệp.
Kế thừa quan điểm của Keynes, Minsky đã chỉ ra giai đoạn bất ổn của NHTM
khi các nhà đầu tư gia tăng vay vốn đầu cơ với kỳ vọng lãi suất cao trong tương lai.
Khi nền kinh tế bất ổn, lãi suất kỳ vọng của các cơ hội đầu tư không còn, các nhà
đầu tư có xu hướng bán hàng loạt tài sản để trả nợ. Lúc này, giá cả các tài sản tài
chính cũng giảm sút do mức định giá của NHTM cũng giảm trước biến động của
nền kinh tế. Sự suy giảm đột ngột giá trị tài sản tài chính ảnh hưởng nghiêm trọng
đến HTTC và khả năng trả nợ của nhà đầu tư. Kết quả là kéo theo sự bất ổn của
ngân hàng, thanh khoản ảnh hưởng, nợ xấu tăng cao và nguồn vốn huy động bị
19
Ổn định tài chính doanh
nghiệp, công ty
Lý thuyết về bất
ổn tài chính
Lý thuyết về ổn
định tài chính
Ổn định tài chính các
định chế trung gian
giảm đột ngột. Lúc bấy giờ cần thiết có sự can thiệp của chính phủ để khôi phục
tình hình thanh khoản, giải quyết nợ xấu,…đưa hoạt động ngân hàng ổn định trở lại.
Hình 2.1: Mô tả lập luận của tác giả về lý thuyết ổn định ngân hàng
Nguồn: Tác giả tóm tắt cơ sở lý thuyết về ổn định ngân hàng
Dựa trên tư tưởng kinh tế chỉ đạo như trên về bất ổn tài chính ngân hàng, các
nhà kinh tế học hiện đại đã cung cấp nhiều bằng chứng thực nghiệm về bất ổn ngân
hàng. Ở đó, ngân hàng được xem là một bộ phận của thị trường tài chính, do đó
luôn phải chịu ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc nhất từ các biến động của HTTC nói
riêng và nền kinh tế nói chung bởi theo Davis (2003), có ba loại bất ổn tài chính: sự
thất bại của ngân hàng, giá cả thị trường bất ổn và sự sụp đổ kéo theo thanh khoản
thị trường. Do đó ổn định ngân hàng đóng vai trò chủ chốt trong vấn đề ổn định tài
chính. Khi hoạt động ngân hàng được khôi phục, kéo theo sự phục hồi của HTTC.
Lúc bây giờ, dòng vốn của nền kinh tế được khơi thông, hoạt động kinh doanh cũng
sẽ dần đi vào ổn định.
Nghiên cứu của Garcia-Herrero và Del Rio Lopez (2003) và Cíhak (2006) đã
xem xét khủng hoảng ngân hàng như là một đại diện cho sự bất ổn tài chính. Với sự
phát triển ngày càng lớn mạnh và đa dạng của mình, các định chế tài chính, đặc biệt
là ngân hàng, luôn được xem là kênh cung cấp nguồn vốn dồi dào cho các nhà đầu
tư trong nền kinh tế. Trong giai đoạn 2 của “Khoảng khắc Minsky”, khi muốn gia
tăng đòn bẩy nợ, các nhà đầu tư có xu hướng gia tăng các món vay ngân hàng nhiều
hơn để tài trợ vốn cho các cơ hội đầu tư. Khi khủng hoảng tài chính xảy ra (giai
20
đoạn 3 “Khoảnh khắc Minsky”) kéo theo sự bất ổn trong hệ thống ngân hàng do
khách hàng suy giảm khả năng trả nợ. Lúc này bong bóng tài chính vỡ kéo theo tình
trạng khó khăn cho các NHTM, thậm chí ngân hàng có nguy cơ phá sản vì không
thu hồi các khoản nợ cho vay đầu tư quá rủi ro. Lúc bấy giờ, bất ổn ngân hàng lan
rộng và có thể làm trầm trọng hơn bất ổn của nền kinh tế.
Một cách tiếp cận khác về ổn định ngân hàng thông qua đánh giá bất ổn tài
chính nhằm tìm kiếm các giải pháp hữu hiệu đưa ngân hàng về lại trạng thái ổn
định, từ đó xác định và đánh giá ngưỡng chịu đựng của ngân hàng từ trạng thái ổn
định sang bất ổn cũng được tìm thấy trong nhiều nghiên cứu trước. Điển hình như
nghiên cứu của Lai (2002) về ổn định tài chính nhằm tìm ra nguyên nhân làm cho
ngân hàng lâm vào tình trạng bất ổn là khi ngân hàng rơi vào khủng hoảng thanh
khoản. Lúc này, nhu cầu về thanh khoản trong ngắn hạn vượt quá khả năng dự trữ
tài sản thanh khoản hiện có của ngân hàng. Việc quản trị tài sản của ngân hàng yếu
kém đã gây ra tình trạng mất cân đối giữa tài sản nợ ngắn hạn (thường chiếm tỷ
trọng cao) và tài sản có dài hạn (thường chiếm tỷ trọng thấp). Ngoài ra, nguyên
nhân còn có thể là do nợ xấu ngân hàng tăng cao, khả năng thu hồi nợ bị suy giảm,
khách hàng có hành vi rút tiền ồ ạt khi nắm bắt thông tin về tình hình tài chính ngân
hàng bị suy yếu, dẫn đến là trầm trọng hơn những bất ổn của ngân hàng.
Nghiên cứu của Diamond và Dybvig (1983) cũng tiếp cận ổn định tài chính
dựa trên phân tích và đánh giá khả năng chịu đựng của ngân hàng trước các điều
kiện và diễn biến bất ổn. Nghiên cứu mô tả mô hình tháo chạy ngân hàng khi những
người gửi tiền hàng loạt rút tiền ra khỏi ngân hàng. Hành động lây lan nhanh chóng
kéo theo hiện tượng các ngân hàng khác cũng rơi vào tình trạng bất ổn không mong
muốn.
Bên cạnh đó, tồn tại nhiều nghiên cứu tiếp cận trên quan điểm duy trì ổn định
trong hoạt động ngân hàng. Điển hình, theo Swamy (2014), trong bối cảnh hiện nay,
các ngân hàng chiếm hơn 70% - 80% của HTTC, ổn định tài chính ngân hàng được
đánh giá đóng vai trò quan trọng nổi trội hơn trong các công việc đảm bảo sự ổn
định tài chính. Ngân hàng là cơ quan tạo tiền, hỗ trợ vốn cho tăng trường kinh tế,
21
hay tổ chức và cá nhân. Mặc khác, ngân hàng được xem như một doanh nghiệp đặc
biệt vì dễ bị tổn thương hơn các ngành khác. Tình hình tài chính và các vấn đề liên
quan đến hoạt động ngân hàng thường đặc biệt vì góp phần đại diện cho HTTC của
một quốc gia. Với sự kết nối này, nếu một ngân hàng thiếu an toàn sẽ dẫn đến nguy
cơ cho các ngân hàng khác, tạo ra sự lay lan trong toàn hệ thống. Do vậy, theo
Swamy (2014), ổn định tài chính của ngân hàng chính yếu vẫn là làm cách nào giảm
đến mức tối thiểu những tác động tiêu cực đến nền kinh tế từ các vấn đề bất ổn tài
chính ngân hàng gây ra. Nghiên cứu của tác giả cũng cho rằng ổn định tài chính
ngân hàng phụ thuộc vào các yếu tố nội tại ngân hàng và các yếu tố vĩ mô của nền
kinh tế.
Trong bài nghiên cứu về các yếu tố phản ánh ổn định của hệ thống ngân hàng
của hai tác giả Jahn và Kick (2011) có nêu khái niệm về ổn định tài chính ngân
hàng như sau: “Sự ổn định tài chính của hệ thống ngân hàng là trạng thái ổn định
mà trong đó hệ thống ngân hàng thực hiện các chức năng của mình một cách có
hiệu quả bao gồm phân phối nguồn lực, phân tán rủi ro và phân phối thu nhập”.
Theo Pierre Monnin và Terhi Jokipiia (2013) khi nghiên cứu về tác động của
ổn định ngân hàng đến nền kinh tế của 18 nước trong OECD đã đưa ra định nghĩa
về ổn định ngân hàng như sau: Bất ổn tài chính là xác suất của ngành ngân hàng trở
nên không có khả năng trả được nợ trong quý tiếp theo. Do đó, xác suất này càng
thấp tương ứng với ổn định càng tăng và ngược lại. Cụ thể, nếu giá trị thị trường
của tài sản trong tất cả các ngân hàng nhỏ hơn tổng nợ phải trả, ngân hàng suy giảm
hay thậm chí không có khả năng trả nợ, tức là ngân hàng đang bất ổn.
Một nghiên cứu khác của Segoviano và Goohart (2009) về phương pháp đo
lường ổn định ngân hàng, hai tác giả định nghĩa xác suất dẫn đến kiệt quệ của ngân
hàng là nội dung đánh giá ổn định của ngân hàng đó. Bằng tập hợp các phương
pháp tuyến tính và phi tuyến tính, tác giả xem xét những thay đổi của hệ thống ngân
hàng qua các chu kỳ kinh tế, từ đó đặt mỗi ngân hàng vào trong từng giai đoạn cụ
thể, tính toán và chỉ ra xác suất dẫn kết kiệt quệ của từng ngân hàng càng thấp thể
hiện tính ổn định của ngân hàng càng cao.
22
Như vậy, thông qua các nghiên cứu và định nghĩa của các nhà kinh tế học nêu
trên, rút ra khái niệm về ổn định ngân hàng là việc ngân hàng hoạt động có hiệu
quả, có khả năng ứng phó tốt đối với những tác động bên trong và bên ngoài, trong
hiện tại và cả tương lai, đặc biệt là các cú sốc của nền kinh tế mà vẫn duy trì được
khả năng thanh toán cho các khoản nợ đến hạn, duy trì hoạt động một cách bình
thường.
2.1.3 Vai trò của ổn định ngân hàng
Ổn định của HTTC, đặc biệt là hệ thống ngân hàng, đóng vai trò quan trọng
trong nền kinh tế vì ngân hàng đuộc xem là TCTC trung gian đặc biệt, giữ vai trò
trung tâm của mọi luồng tiền, của hoạt động thanh toán quốc gia cũng như các
khoản đầu tư tài chính trong hay ngoài nước. Chính nhờ vào ổn định đó tạo ra môi
trường kinh doanh thuận lợi cho nhà đầu tư, bảo vệ người gửi tiền tại các trung gian
tài chính, khuyến khích ngày càng nhiều dòng tiền được chuyển hóa và đưa vào lưu
thông, đồng thời quá trình vận hành tiền cũng hiệu quả hơn.
Ổn định ngân hàng góp phần giúp tăng hiệu quả hoạt động của trung gian tài
chính, phát huy hết các chức năng của các thị trường tài chính và cải thiện khâu
phân phối nguồn lực. Từ đó giúp phát triển HTTC lành mạnh và minh bạch, giảm đi
các cú sốc và rủi ro hệ thống, ngày càng làm cho hệ thống ngân hàng hoạt động an
toàn, ít biến động đồng thời củng cố khả năng hấp thụ các cú sốc.
Ổn định ngân hàng cũng làm tăng cường niềm tin của người dân vào HTTC,
khuyến khích họ mang tiền đến gửi ngân hàng, sử dụng và tận hưởng các tiện ích về
dịch vụ do ngân hàng cung cấp, giảm thiểu thói quen sử dụng tiền mặt. Giúp cho
giao dịch ngân hàng minh bạch, an toàn và ít tốm kém hơn.
Ổn định ngân hàng giúp giảm thiểu chi phí để giải quyết những yếu kém phát
sinh của HTTC, từ đó tăng cường hiệu quả của các chính sách kinh tế, càng làm cho
nền KTVM được phát triển ổn định và bền vững hơn.
Một khi ngân hàng được ổn định, mọi hoạt động kinh doanh diễn ra trơn tru,
hiệu quả, nhiều cơ hội việc làm được tạo ra, nhiều ngành nghề mở rộng và phát
triển, đời sống người dân ngày càng nâng cao. Kinh tế nhờ đó ngày càng tăng
23
trưởng và kiềm chế lạm phát, hạn chế rủi ro về sự bất ổn. Kết quả là nâng cao sức
cạnh tranh của nền kinh tế trên trường quốc tế.
2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến ổn định ngân hàng
Có khá nhiều các nhà kinh tế học thực hiện các nghiên cứu thực nghiệm xác
định mức độ ảnh hưởng của nhiều yếu tố đến ổn định ngân hàng. Luận án tập trung
vào các yếu tố được sử dụng trong nhiều nghiên cứu như sau:
Quy mô ngân hàng: Đây là một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến ổn
định của ngân hàng. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có minh chứng rõ ràng nào về
việc ngân hàng có TTS lớn sẽ làm tăng hay giảm ổn định. Các nghiên cứu trên thế
giới cho thấy có mối tương quan hai chiều của hai yếu tố này. Mối tương quan
thuận chỉ ra rằng các ngân hàng có quy mô về tổng tài sản lớn sẽ có lợi thế về thị
phần, khả năng chi phối thị trường và tạo ra doanh thu cao hơn. Và vì thế ổn định
của các ngân hàng này cũng cao hơn (Cihák và Hesse, 2010). Trong khi đó, các
nghiên cứu khác lại đưa ra kết quả rằng các ngân hàng lớn thường mạo hiểm vào
nhiều lĩnh vực, bao gồm các lĩnh vực có rủi ro cao và đe dọa đến ổn định ngân
hàng.
Khả năng sinh lời: Cũng có những nghiên cứu cho kết quả trái chiều về tác
động của khả năng sinh lời đến ổn định ngân hàng. Theo Quin Song và Wei Zeng
(2014), tỷ suất sinh lời của ngân hàng càng cao thì ổn định ngân hàng càng cao.
Trong khi đó, một số tác giả lại cho rằng mặc dù tỷ suất sinh lời của ngân hàng cao
nhưng tiềm ẩn mất ổn định do ngân hàng đầu tư nhiều vào những tài sản, lĩnh vực
chứa đựng nhiều rủi ro (Bertay và cộng sự, 2013).
Rủi ro tín dụng: Đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến ổn định của bất kỳ ngân
hàng nào vì hoạt động truyền thống này là hoạt động chủ yếu của ngân hàng, chiếm
tỷ trọng lớn. Rủi ro tín dụng càng cao càng phản ánh ổn định ngân hàng càng thấp
(Tan và Florosb, 2013)
Chi phí hoạt động: Yếu tố này giúp đánh giá ổn định ngân hàng thông qua rủi
ro (Willesson, 2014). Khi tỷ lệ thấp chứng tỏ ngân hàng có năng lực quản trị chi phí
24
hiệu quả và tăng được lợi nhuận. Điều này sẽ giúp ngân hàng tăng cường cạnh
tranh, ngăn ngừa rủi ro và giúp gia tăng ổn định.
Khả năng thanh toán: Chỉ tiêu này phản ánh khả năng mất thanh toán của ngân
hàng, nguyên nhân gây ra hàng loạt vụ đổ vỡ ngân hàng. Theo Rajhi và Hassairi
(2013), khả năng thanh toán ngân hàng càng cao, ngân hàng sẽ hoạt động an toàn
hơn, giảm thiểu những tổn thất lớn về sự sụt giảm tài sản khi có biến cố, do đó ổn
định ngân hàng càng cao.
Quy mô tín dụng: Chỉ tiêu này ảnh hưởng đến ổn định ngân hàng theo hai
hướng. Hướng tích cực cho rằng tỷ lệ cho vay của ngân hàng cao giúp cho tốc độ
tăng trưởng tín dụng tốt, tạo ra nguồn thu nhập cho ngân hàng và ổn định của ngân
hàng từ đó gia tăng (Okumus và Artar, 2012). Ngược lại, ảnh hưởng tiêu cực ở chỗ
cũng làm gia tăng các khoản nợ xấu, và vì thế ổn định của ngân hàng cũng giảm
theo.
ĐDH thu nhập: Ngày nay, đối mặt với càng nhiều rủi ro trong hoạt động cấp
tín dụng, các ngân hàng càng muốn tìm kiếm những cơ hội sinh lời khác ngoài hoạt
động truyền thống của mình. Chỉ tiêu thu nhập ngoài lãi phản ánh nếu ngân hàng
càng ĐDH càng làm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động cho vay (Laeven và Levine,
2007), do đó ổn định cũng tăng. Tuy nhiên, một số các nghiên cứu khác cũng chỉ ra
khi đó ngân hàng sẽ gặp rủi ro gia tăng ở các lĩnh vực khác, giảm lợi thế cạnh tranh
do phân tán hoạt động làm cho ổn định vì vậy cũng giảm đi.
Cạnh tranh: Có nhiều nghiên cứu chỉ ra nhiều tác động của cạnh tranh đến ổn
định ngân hàng. Kết quả cạnh tranh ảnh hưởng ngược chiều có các nghiên cứu của
Marcus (1984), Keeley (1990), Allen và Gale (2004), Beck và cộng sự
(2006),…Trong khi đó cũng có tác giả tìm ra mối tương quan cùng chiều về việc
cạnh tranh tác động tích cực đến ổn định ngân hàng (Miera và Repullo, 2010).
Thị phần: Hầu hết các nghiên cứu đều kết luận thị phần ngân hàng ảnh hưởng
thuận chiều đến ổn định ngân hàng. Chỉ tiêu này được đo bằng tài sản ngân
hàng/TTS của toàn hệ thống (Berger, 1995)
25
Các yếu tố từ môi trường vĩ mô: Bao gồm GDP, Lạm phát, tỷ giá hối đoái,
chính sách điều hành của Chính phủ,… đều cũng có những ảnh hưởng tốt và không
tốt đến ổn định ngân hàng (Okumus và Artar, 2012; Rahim và cộng sự, 2012).
2.1.5 Đo lường ổn định ngân hàng
Ổn định tài chính của hệ thống ngân hàng được xác định từ các phương pháp
đo lường ổn định của các doanh nghiệp ra đời vào những năm 1930. Đây là giai
đoạn chủ nghĩa tư bản bắt đầu bộc lộ những khiếm khuyết trong HTTC ở nền kinh
tế các nước. Hầu hết các nhà kinh tế lúc này tập trung vào việc nghiên cứu để đo
lường độ bất ổn tài chính của các doanh nghiệp trong nền kinh tế bằng chỉ số dự báo
phá sản của công ty, từ đó đánh giá độ ổn định tài chính của công ty cũng như của
nền kinh tế.
Ban đầu, các nghiên cứu tập trung theo phương pháp phân tích tỷ lệ (ratio
analysis), sau đó là phương pháp phân tích đơn biến, cuối cùng là đến năm 1968,
phương pháp phân tích kết hợp các chỉ số được nhà kinh tế học Edward I. Altman
đưa ra để dự báo xác suất phá sản của doanh nghiệp. Kế thừa chỉ số Z-Score của
Edward I. Altman, hàng loạt các nghiên cứu thực nghiệm còn sử dụng thêm các chỉ
số khác để đo lường toàn diện hơn ổn định ngân hàng như: ROA, ROE, RARROA,
RARROE.
 Phương pháp phân tích tỷ lệ: Phương pháp này tập trung vào từng công ty cụ
thể bằng cách so sánh các chỉ số giữa các công ty thành công và các công ty thất
bại. Mở đầu là bảng công bố thông tin của The Bureau of Business Research (BBR)
nghiên cứu về các 24 chỉ số của 29 công ty công nghiệp thành công. Từ đó rút ra tỷ
lệ trung bình của từng chỉ số. Các tỷ lệ này sau đó được dùng để so sánh, đánh giá
để kết luận sự thành công hay thất bại cho các công ty có những điểm tương đồng
còn lại trong nền kinh tế. Trong 24 chỉ số này, nghiên cứu đã rút ra được 8 chỉ số tốt
nhất bao gồm:
- Vốn lưu động/TTS (Working Capital/Total Assets)
- Giá trị thặng dư và dự phòng/TTS (Surplus and Reserves/Total Assets)
- Giá trị thuần/Tài sản cố định (Net Worth/Fixed Assets)
26
- Giá trị tài sản cố định/TTS (Fixed Assets/Total Assets)
- Tỷ suất thanh toán hiện hành (Current Ratio)
- Giá trị tài sản ròng/TTS (Net Worth/Total Assets)
- Doanh thu/TTS (Sales/Total Assets)
- Tiền mặt/TTS (Cash/Total Assets)
Trong đó đứng đầu là chỉ số Vốn lưu động/TTS (Working Capital/Total
Assets).
FitzPatrick (1932) đã tiến hành so sánh trên 13 chỉ số của các công ty thất bại
và công ty thành công (với mẫu là 19 công ty ở mỗi trạng thái). Kết quả cho thấy
các công ty thành công có những chỉ số tốt hơn hẳn. Trong nghiên cứu này,
FitzPatrick cũng nhấn mạnh hai chỉ số quan trọng là Giá trị tài sản thuần/Tổng nợ
(Net Worth/Debt) và Lợi nhuận thuần/Giá trị tài sản thuần (Net Profit/Net Worth)
thay thế cho hai chỉ số Tỷ suất thanh toán hiện hành và Tỷ suất thanh toán nhanh
(Quick Ratio).
Smith và Winakor (1935) đã tiến hành phân tích chỉ số cho 183 công ty thất
bại từ nhiều ngành công nghiệp khác nhau trong một ấn phẩm của BBR. Qua
nghiên cứu này, hai tác giả nhấn mạnh rằng chỉ số Vốn lưu động/TTS dự báo tốt
nhất về tình hình tài chính của các công ty so với các chỉ số như Tiền mặt/TTS và
Current Ratio. Tuy nhiên họ cũng nhận thấy khi chỉ số Giá trị hiện tại của tài
sản/TTS (The Current Assets/Total Assets) càng giảm càng phản ánh khả năng công
ty càng có nguy cơ phá sản.
Đến năm 1942, Mervin cho xuất bản nghiên cứu của mình cũng theo phương
pháp phân tích như trên. Đối tượng mà tác giả hướng đến là các công ty sản xuất
nhỏ. So với các công ty thành công, các công ty thất bại có đến bốn hoặc năm năm
để phá sản từ khi có dấu hiệu suy yếu thông qua việc đánh giá các chỉ số. Ngoài ra,
tác giả cũng chỉ ra ba chỉ số quan trọng phản ánh sự thất bại trong hoạt động kinh
doanh: Vốn lưu động/TTS, Tỷ suất thanh toán hiện hành và Giá trị tài sản
thuần/Tổng nợ.
27
Tương tự, các nghiên cứu tiếp theo của Chudson (1945) và Jackendoff (1962)
cũng cho ra những kết quả tương tự, tiếp tục nhấn mạnh vào độ tin cậy của chỉ số
Vốn lưu động/TTS và Chỉ số thanh toán hiện hành. Đặc biệt, các phát hiện của
Chudson cũng cho thấy các mô hình được phát triển cho các công ty công nghiệp
trước kia không phù hợp với các ngành cụ thể khác, đặc biệt là đối với các công ty
tài chính. Phát hiện này đặt nền móng thúc đẩy cho các nghiên cứu sau này dành
riêng cho hệ thống các TCTC.
 Phương pháp phân tích đơn biến: được phát triển từ năm 1965 trở đi. Phương
pháp này tiến hành dự báo khả năng phá sản công ty tập trung vào một số các chỉ số
tài chính. Tiêu biểu là nghiên cứu của Beaver (1966) đưa ra nguyên nhân khiến cho
công ty lâm vào tình trạng bất ổn tài chính là do lượng tiền mặt và hàng tồn kho quá
ít trong khi nợ phải thu nhiều. Từ đó Baever cho rằng tỷ lệ lưu chuyển tiền
thuần/tổng nợ phải trả là chỉ tiêu được dùng để dự báo hay đánh giá xác suất phá
sản của công ty. Ngoài ra, Baever còn sử dụng chỉ số tỷ suất sinh lợi của tài sản (thu
nhập thuần/TTS) để phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh và chỉ số Hệ số nợ
(Tổng nợ phải trả/TTS) để đánh giá mức độ rủi ro tài chính. Các chỉ số này được
ứng dụng để so sánh với các chỉ số tài chính của bất kỳ công ty cụ thể nào đó để
phát hiện các dấu hiệu hay nguy cơ phá sản của chính công ty đó. Ưu điểm của các
chỉ số Baever là việc áp dụng khá đơn giản, dễ thực hiện với độ tin cậy tương đối
cao. Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất là khi các chỉ số này trong tình huống nào đó
lại trở nên mâu thuẫn với nhau thì khó có thể đánh giá một cách toàn diện được.
Tương tự sau nghiên cứu của Baever, một số các nghiên cứu theo phương pháp này
cũng được tiến hành và cho kết quả khả quan như: Pinches và cộng sự (1975), Chen
và Shimerda (1981).
 Phương pháp phân tích kết hợp các chỉ số: Để khắc phục những sai sót trong
chỉ số Baever, nhà kinh tế học người Mỹ Edward I. Altman (1968) đã đưa ra
phương pháp phân tích kết hợp các chỉ số (phương pháp phân tích đa biến) để dự
báo nguy cơ phá sản. Ông đề xuất mô hình Z-Score năm yếu tố nhằm xác định nguy
cơ của công ty khi điểm số rơi vào phạm vi nhất định. Mô hình này đã tiên đoán khả
28
năng rất cao cho mẫu nghiên cứu (xác suất 95% cho thời điểm một năm trước khi
công ty phá sản). Sau đó giảm xuống với thời gian dài hơn (72% cho 2 năm, 48%
cho 3 năm và 29% cho 4 năm).
Lý giải cho việc thay đổi từ phương pháp đánh giá mức độ thất bại (phương
pháp phân tích tỷ lệ) sang dự báo khả năng phá sản (phương pháp phân tích đơn
biến và đa biến) là do cách nhìn nhận từ các nhà kinh tế học khác nhau. Một số
nghiên cứu định nghĩa “thất bại” là khi công ty nộp đơn xin phá sản, thanh lý. Số
khác cho rằng đó là tình trạng căng thẳng về tài chính hay mất khả năng thanh toán
các nghĩa vụ tài chính. Tuy nhiên càng về sau hầu như các nghiên cứu đều thống
nhất đưa tình trạng phá sản của công ty là đáng để đo lường vì họ cho rằng phá sản
là “thất bại” cuối cùng.
Kể từ nghiên cứu của Altman, số lượng cũng như sự phức tạp của các mô hình
dự báo phá sản cũng tăng lên đáng kể. Lĩnh vực nghiên cứu cũng được mở rộng và
chuyên sâu hơn, trong đó có lĩnh vực tài chính, ngân hàng đặc biệt từ năm 1970 đến
nay.
Bảng 2.2: Các nghiên cứu sử dụng Z-Score đánh giá ổn định ngân hàng
STT Tên tác giả (năm) Nội dung
1 Hosono (2005)
Nghiên cứu các ngân hàng hoạt động không có lãi ở
các nước Châu Á cho thấy sử dụng hiệu quả chi phí
đóng góp nhiều cho ổn định ngân hàng
2 Mercieca và cộng sự (2007) ĐDH không ảnh hưởng đến ổn định ngân hàng
3 Cihák và Schaeck (2006)
Mô tả những ưu điểm, nhược điểm của mô hình Z-
Score
4 Lepetit và cộng sự (2008)
ĐDH rủi ro không ảnh hưởng đến ổn định ngân
hàng
5 Groeneveld và De Vries (2009)
Dùng Z-Score đo lường ổn định tài chính của
NHTM và ngân hàng hợp tác
6 Miklaszewska và cộng sự (2012)
Đo lường ảnh hưởng của các quy định pháp lý đến
ổn định ngân hàng ở Trung và Đông Âu
7 Fiordelisi và Mare (2013)
Tối đa hóa lợi nhuận tác động tích cực đến ổn định
ngân hàng
29
STT Tên tác giả (năm) Nội dung
8 Petroxska và Mihajlovska (2013)
Rủi ro vỡ nợ, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi
ro tiền tệ ảnh hưởng đến ổn định ngân hàng
9 Eisenbach và cộng sự (2014)
Cấu trúc kỳ hạn nợ và việc nắm giữ tài sản có tính
thanh khoản cao tác động đến ổn định ngân hàng
10 Diaconu và Oanea (2014)
Xác định các yếu tố quyết định đến ổn định của các
ngân hàng Rumani
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Tuy nhiên, khi ứng dụng mô hình Z-Score vào việc đo lường ổn định của ngân
hàng gặp nhiều khó khăn do việc tính toán. Để khắc phục điều này, Mercieca và
cộng sự (2007) đã đề xuất phương trình ước lượng Z-Score với các yếu tố có thể
ước lượng như sau:
Z-score =
𝑅𝑂𝐴+𝐸/𝑇𝐴
𝜎𝑅𝑂𝐴
Với:
- ROA là tỷ suất lợi nhuận ròng trên TTS.
- E/TA (Equity/Total Asset) là tỷ số giữa vốn cổ phần trên TTS của ngân
hàng.
- σROA là độ lệch chuẩn của lợi nhuận ròng trên TTS.
Chỉ số Z-score phản ánh ổn định của ngân hàng tăng lên khi khả năng sinh
lợi và mức độ vốn hóa tăng lên, và giảm khi có bất ổn trong thu nhập phản ánh qua
độ lệch chuẩn của ROA. Như vậy Z-score đo lường khả năng xảy ra vỡ nợ của một
ngân hàng khi giá trị tài sản giảm xuống thấp hơn giá trị các khoản nợ.
Tỷ lệ vốn hóa (E/TA) được sử dụng phản ánh ổn định của ngân hàng. Theo
quan điểm trong hiệp ước Basel, các ngân hàng nên tập trung hơn và quản lý nguồn
vốn của mình để chống lại nguy cơ vỡ nợ. Berger và cộng sự (2004) khi xây dựng
mô hình tín dụng cho rằng vốn chủ sở hữu (VCSH) đóng vai trò lớn ở các ngân
hàng có hoạt động tín dụng cạnh tranh, và mức vốn hoá của ngân hàng được đo
lường bằng tỷ lệ vốn cổ phần đối với TTS có tỷ lệ cao hơn cho thấy rủi ro phá sản
của ngân hàng thấp hơn.
30
Ngoài mô hình Z-Score được ứng dụng rộng rãi trong hầu hết các nghiên cứu
liên quan đến ổn định ngân hàng, Segoviano và Goodhart (2009) đã trình bày một
phương pháp trên IMF Working Paper nhằm đo lường ổn định của NHTM. Trong
báo cáo này, hai tác giả trình bày một tập hợp các phương pháp đánh giá ổn định
của ngân hàng tuyến tính và phi tuyến tính thông qua những thay đổi của hệ thống
ngân hàng qua các chu kỳ kinh tế của đất nước. Phương pháp này được dùng để
phân tích ổn định của từng ngân hàng cụ thể có gắn với các tác động từ nền kinh tế,
đó chính là xác định xác suất kiệt quệ của ngân hàng. Để làm được điều này, tác giả
sử dụng hai chỉ số JPoD (Joint Probability of Distress) và BSI (The Banking
Stability Index). Chỉ số JPoD đại diện cho xác suất kiệt quệ của hệ thống ngân
hàng, còn BSI phản ánh số lượng dự kiến các ngân hàng bị kiệt quệ. Như vậy, số
lượng các ngân hàng kiệt quệ càng cao thì hệ thống ngân hàng càng bất ổn. Tức là
ổn định ngân hàng được thể hiện qua xác suất dẫn đến kiệt quệ của ngân hàng.
Mặc dù tồn tại nhiều phương pháp đo lường ổn định của ngân hàng, tuy nhiên
mô hình Z-Score của Mercieca và cộng sự (2007) được ứng dụng khá phổ biến
trong nhiều nghiên cứu thực nghiệm và ngày càng phù hợp với đặc điểm của hệ
thống ngân hàng hầu hết các nước hiện nay. Bởi tính phổ biến cũng như ưu thế linh
động và dễ tính toán các chỉ số trong công thức, đồng thời vẫn phán ánh đầy đủ ý
nghĩa kinh tế, luận án sử dụng mô hình Z-Score này.
Ngoài ra để đánh giá toàn diện hơn ổn định NHTM, luận án còn sử dụng các
chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh doanh (HQKD) ngân hàng. Theo Perter S. Rose
(2004), bản chất NHTM cũng có thể coi như là một doanh nghiệp kinh doanh với
mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận trong giới hạn mức độ rủi ro có thể chấp nhận được.
Vì vậy, mục tiêu lợi nhuận được xem trọng hàng đầu vì lợi nhuận cao giúp ngân
hàng bảo toàn vốn hoạt động, mở rộng thị trường và tìm kiếm ngày càng nhiều hơn
cơ hội đầu tư sinh lời.
Trong nghiên cứu về hiệu quả của các TCTC, Berger và Mester (1997) cho
rằng hiệu quả được ước tính dựa vào yếu tố đầu vào, sản lượng đầu ra và yếu tố môi
trường kinh doanh của các TCTC đó. Ngoài ra, hiệu quả còn phụ thuộc vào cách
31
thức mà người đánh giá lựa chọn tiếp cận. Hơn nữa, Hughes và Mester (2008) còn
cho rằng hiệu quả của ngân hàng phụ thuộc vào các yếu tố khác như: luật pháp, môi
trường hoạt động, quyền sở hữu hay chính trị của quốc gia đó.
Như vậy, HQKD của NHTM được hiểu:
(1) Là năng lực của NHTM sử dụng một cách giới hạn các yếu tố đầu vào để
sản xuất tối đa sản phẩm đầu ra, tức là NHTM có khả năng tối đa hóa lợi nhuận với
chi phí tối thiểu;
(2) Đảm bảo hoạt động kinh doanh được diễn ra trong giới hạn an toàn cho
phép.
Nhìn chung, dựa vào nội dung phản ánh HQKD ngân hàng có thể xem đây là
một trong những khía cạnh các nhà kinh tế học có thể xem xét khi phân tích và đánh
giá mức độ ổn định của chính NHTM.
HQKD ngân hàng thông thường được đo lường bằng khả năng sinh lợi. Các
nghiên cứu về HQKD hay khả năng sinh lợi của ngân hàng đa phần tập trung vào
hai lý thuyết chính : lý thuyết quyền lực thị trường (Market Power – MP) và lý
thuyết cấu trúc hiệu quả (Efficient Structure – ES).
Lý thuyết MP có hai hướng tiếp cận: Lý thuyết Cấu trúc – Hành vi - Hiệu quả
(SCP) và lý thuyết quyền lực thị trường tương đối (RMP). SCP cho rằng cấu trúc thị
trường quyết định hành vi của công ty và hành vi quyết định kết quả trên thị trường
như khả năng sinh lợi, cải tiến kỹ thuật và tăng trưởng. Đặc biệt, nhiều ngành có sự
tập trung cao tạo ra những hành vi dẫn đến kết quả kinh tế nghèo nàn, giảm sản
lượng và hình thành giá độc quyền (Bain, 1951). Còn theo lý thuyết SCP, thị trường
ngân hàng càng tập trung thì lãi suất cho vay càng cao và lãi suất huy động càng
thấp vì mức độ cạnh tranh bị giảm đi. Trong khi đó, theo Berger (1995) thì các công
ty có thị phần lớn và các sản phẩm khác biệt có thể thực hiện quyền lực thị trường
và kiếm lợi nhuận không cạnh tranh. Chẳng hạn, một số ngân hàng lớn với ưu thế
thương hiệu và chất lượng sản phẩm có thể tăng giá sản phẩm và dịch vụ để thu
được nhiều lợi nhuận hơn.
32
Tuy nhiên, lý thuyết ES cho rằng, mối quan hệ giữa cấu trúc thị trường và hiệu
suất công ty được xác định bởi hiệu suất công ty, tức là hiệu suất công ty tạo nên
cấu trúc thị trường. Olweny và Shipho (2011) kiến nghị việc các ngân hàng đạt lợi
nhuận cao hơn là do chúng hoạt động hiệu quả hơn. Tùy thuộc vào loại hiệu suất
được xem xét mà lý thuyết ES được đề xuất theo hai hướng: Với Al – Muharrami
và Matthews (2009) tiếp cận theo hiệu quả X (X – Efficiency), các công ty hiệu quả
hơn thường đạt được lợi nhuận cao và thị phần lớn hơn, bởi vì họ có khả năng giảm
thiểu chi phí sản xuất ở bất kỳ sản lượng đầu ra nào. Còn Olweny và Shipho (2011)
tiếp cận hiệu quả theo quy mô (Scale – Efficiency), mối quan hệ trên được giải
thích dựa trên quy mô. Các ngân hàng lớn hơn có chi phí sản xuất thấp hơn, nhờ đó
lợi nhuận cao hơn (tính kinh tế theo quy mô).
Bên cạnh hai lý thuyết trên, Nzongang và Atemnkeng (2006) còn đưa ra lý
thuyết về danh mục đầu tư cân bằng (Balanced porfolio Theory) để nghiên cứu về
khả năng sinh lời ngân hàng. Lý thuyết này cho rằng các nhà đầu tư có thể tối thiểu
hóa rủi ro thị trường cho một mức lợi nhuận kỳ vọng thông qua việc tạo ra danh
mục đầu tư ĐDH. Theo đó, đối với ngân hàng thì danh mục đầu tư mong muốn này
là kết quả của các quyết định của Ban quản trị ngân hàng.
Tóm lại, lý thuyết MP cho rằng khả năng sinh lợi của ngân hàng là một hàm
theo các yếu tố thị trường. Trong khi lý thuyết ES và lý thuyết danh mục đầu tư lại
cho rằng hiệu quả ngân hàng chịu ảnh hưởng của hiệu quả nội bộ và các quyết định
quản trị. Theo đó, có nhiều nghiên cứu dựa vào các lý thuyết trên để giới thiệu một
số biến đưa vào mô hình đo lường khả năng sinh lợi của ngân hàng, như Olweny và
Shipho (2011) là hàm bao gồm cả yếu tố bên trong và bên ngoài. Ngoài ra, để giải
thích cho sự thay đổi trong khả năng sinh lợi của ngân hàng, các yếu tố bên trong
được phân tích dựa trên khung phân tích Camel và bộ chỉ số lành mạnh tài chính
theo chuẩn IMF (Financial Soundness Indicators: FSIs)
Khung phân tích Camel được áp dụng từ năm 1970. Đây là hệ thống xếp
hạng, giám sát tình hình ngân hàng của Mỹ. Khung phân tích Camels bao gồm sáu
yếu tố : Mức độ an toàn vốn (Capital Adequacy), Chất lượng tài sản có (Asset
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng

More Related Content

Similar to Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng

luan van thac si kinh te (33).pdf
luan van thac si kinh te (33).pdfluan van thac si kinh te (33).pdf
luan van thac si kinh te (33).pdf
Nguyễn Công Huy
 
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
huyendv
 

Similar to Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng (20)

Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần...
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần...Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần...
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần...
 
QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA TRUNG TÂM Y TẾ THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU, TỈNH QUẢNG NINH
QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA TRUNG TÂM Y TẾ THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU, TỈNH QUẢNG NINHQUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA TRUNG TÂM Y TẾ THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU, TỈNH QUẢNG NINH
QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA TRUNG TÂM Y TẾ THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU, TỈNH QUẢNG NINH
 
Luận Văn Tác Động Của Vốn Chủ Sở Hữu Đến Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Vốn Chủ Sở Hữu Đến Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân HàngLuận Văn Tác Động Của Vốn Chủ Sở Hữu Đến Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Vốn Chủ Sở Hữu Đến Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng
 
Luận Văn Tác Động Của Vốn Chủ Sở Hữu Đến Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Vốn Chủ Sở Hữu Đến Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân HàngLuận Văn Tác Động Của Vốn Chủ Sở Hữu Đến Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Vốn Chủ Sở Hữu Đến Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng
 
luan van thac si kinh te (33).pdf
luan van thac si kinh te (33).pdfluan van thac si kinh te (33).pdf
luan van thac si kinh te (33).pdf
 
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ Kế toán hành chính, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ Kế toán hành chính, HAYBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ Kế toán hành chính, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ Kế toán hành chính, HAY
 
Kiểm soát nội bộ tại ban quản lí dự án phát triển nông thôn, HAY
Kiểm soát nội bộ tại ban quản lí dự án phát triển nông thôn, HAYKiểm soát nội bộ tại ban quản lí dự án phát triển nông thôn, HAY
Kiểm soát nội bộ tại ban quản lí dự án phát triển nông thôn, HAY
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Minh Bạch Của Báo Cáo Tài Chính Tại Các Cơ Qua...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Minh Bạch Của Báo Cáo Tài Chính Tại Các Cơ Qua...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Minh Bạch Của Báo Cáo Tài Chính Tại Các Cơ Qua...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Minh Bạch Của Báo Cáo Tài Chính Tại Các Cơ Qua...
 
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ mobile banking của ...
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ mobile banking của ...Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ mobile banking của ...
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ mobile banking của ...
 
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ mobile banking của ...
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ mobile banking của ...Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ mobile banking của ...
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ mobile banking của ...
 
HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG N...
HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG N...HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG N...
HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG N...
 
Năng lực lãnh đạo của đội ngũ giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa
Năng lực lãnh đạo của đội ngũ giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừaNăng lực lãnh đạo của đội ngũ giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa
Năng lực lãnh đạo của đội ngũ giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa
 
HOÀN THIỆN MÔ HÌNH PHÊ DUYỆT TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI TRUNG TÂM XỬ LÝ TÍN DỤNG ...
HOÀN THIỆN MÔ HÌNH PHÊ DUYỆT TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI TRUNG TÂM XỬ LÝ TÍN DỤNG ...HOÀN THIỆN MÔ HÌNH PHÊ DUYỆT TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI TRUNG TÂM XỬ LÝ TÍN DỤNG ...
HOÀN THIỆN MÔ HÌNH PHÊ DUYỆT TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI TRUNG TÂM XỬ LÝ TÍN DỤNG ...
 
Luận văn: Sử dụng thí nghiệm hỗ trợ quá trình dạy học Vật lý 10
Luận văn: Sử dụng thí nghiệm hỗ trợ quá trình dạy học Vật lý 10Luận văn: Sử dụng thí nghiệm hỗ trợ quá trình dạy học Vật lý 10
Luận văn: Sử dụng thí nghiệm hỗ trợ quá trình dạy học Vật lý 10
 
GIẢI PHÁP TĂNG NGUỒN THU DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PH...
GIẢI PHÁP TĂNG NGUỒN THU DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PH...GIẢI PHÁP TĂNG NGUỒN THU DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PH...
GIẢI PHÁP TĂNG NGUỒN THU DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PH...
 
Yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành dự án phần mềm
Yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành dự án phần mềmYếu tố rủi ro ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành dự án phần mềm
Yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành dự án phần mềm
 
Tác động của chất lượng dịch vụ đến ý định tham gia Hội chợ
Tác động của chất lượng dịch vụ đến ý định tham gia Hội chợTác động của chất lượng dịch vụ đến ý định tham gia Hội chợ
Tác động của chất lượng dịch vụ đến ý định tham gia Hội chợ
 
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long, 9 ĐIỂM
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long, 9 ĐIỂMLuận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long, 9 ĐIỂM
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long, 9 ĐIỂM
 
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
 
QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM.pdf
QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM.pdfQUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM.pdf
QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM.pdf
 

More from Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com

More from Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com (20)

Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ NgơiMẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
 
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt NamLuận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
 
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn NhânLuận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
 
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt NamLuận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
 
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham Nhũng
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham  NhũngLuận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham  Nhũng
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham Nhũng
 
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt NamLuận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
 
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
 
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng ThápLuận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
 
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi ĐấtLuận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
 
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân ĐồnLuận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
 
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng ĐìnhKhóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
 
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham Nhũng
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham  NhũngLuận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham  Nhũng
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham Nhũng
 

Recently uploaded

C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhC.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
BookoTime
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
levanthu03031984
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
mskellyworkmail
 

Recently uploaded (20)

Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhC.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 

Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ------------------- NGUYỄN TỪ NHU TÁC ĐỘNG CỦA ĐA DẠNG HÓA VÀ CẠNH TRANH ĐẾN ỔN ĐỊNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI: NGHIÊN CỨU TẠI VIỆT NAM Tham Khảo Thêm Tài Liệu Tại Luanvanpanda Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận, Báo Cáo, Khoá Luận, Luận Văn Zalo/Telegram Hỗ Trợ : 0932.091.562 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2022
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ------------------- NGUYỄN TỪ NHU TÁC ĐỘNG CỦA ĐA DẠNG HÓA VÀ CẠNH TRANH ĐẾN ỔN ĐỊNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI: NGHIÊN CỨU TẠI VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG MÃ NGÀNH : 93.40.201 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. PGS.TS. TRẦM THỊ XUÂN HƯƠNG 2. PGS.TS. VÕ XUÂN VINH TP. Hồ Chí Minh – Năm 2022
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “Tác động của đa dạng hóa và cạnh tranh đến ổn định của ngân hàng thương mại: Nghiên cứu tại Việt Nam” là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Tất cả tài liệu tham khảo đều có nguồn gốc rõ ràng, được công bố theo đúng quy định và được trích dẫn đầy đủ. Nội dung của luận án do tôi tự nghiên cứu một cách trung thực, khoa học và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Nghiên cứu sinh Nguyễn Từ Nhu
  • 4. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận án này tôi nhận được sự quan tâm của Ban Giám hiệu và hỗ trợ của Viện Đào tạo Sau đại học. Kết quả nghiên cứu khoa học dựa trên sự hướng dẫn, động viên và hỗ trợ rất nhiều từ Thầy Cô Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS. Trầm Thị Xuân Hương, người hướng dẫn khoa học chính trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án. Những gợi ý, chỉnh sửa, góp ý và động viên của Cô đã tạo cho tôi nhiều động lực về tinh thần, giúp đỡ tôi trong những lúc tôi cảm thấy khó khăn nhất, mang đến cho tôi những kiến thức khoa học rộng lớn và sâu sắc về chuyên môn. Những kiến thức này không chỉ bổ ích cho luận án mà còn hỗ trợ tôi rất nhiều trong việc nghiên cứu sau này. Tôi cũng gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến PGS.TS. Võ Xuân Vinh, người hướng dẫn khoa học thứ hai cho luận án. Thầy là người gợi ý cho tôi những ý tưởng làm cơ sở để tôi khám phá ra vấn đề nghiên cứu cho luận án của mình. Trong suốt quá trình nghiên cứu, thầy luôn hỗ trợ tôi tìm tòi, phân tích các vấn đề nghiên cứu. sự giúp đỡ của thầy đã góp phần giúp tôi nhanh chóng hoàn thành luận án này. Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Thị Thùy Linh – Trưởng khoa Ngân hàng và PGS.TS Trương Thị Hồng – Trưởng Bộ môn Quản trị ngân hàng, khoa Ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh. Hai cô luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất trong công việc để tôi có thể vừa hoàn thành luận án, vừa công tác tốt tại đơn vị. Tôi xin cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, Viện đào tạo Sau đại học đã hỗ trợ công tác đào tạo trong suốt thời gian tôi công tác tại đây. Tôi cũng cảm ơn tập thể giảng viên khoa Ngân hàng đã chia sẻ, động viên để tôi hoàn thành tốt luận án này. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình và người thân đã luôn sát cánh bên tôi, chia sẻ cùng tôi tinh thần và thời gian để giúp tôi hoàn thành luận án. Nguyễn Từ Nhu
  • 5. iii TRANG PHỤ BÌA MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................i LỜI CẢM ƠN............................................................................................................ii MỤC LỤC................................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.........................................................................vi DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................................vii DANH MỤC CÁC HÌNH ..................................................................................... viii TÓM TẮT LUẬN ÁN BẰNG TIẾNG VIỆT.........................................................ix ABSTRACT...............................................................................................................x CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU......................................................................................1 1.1 Đặt vấn đề ....................................................................................................1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu ................................................4 1.3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu............................................5 1.4 Phương pháp nghiên cứu.............................................................................5 1.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án ..................................................8 1.6 Kết cấu của luận án .....................................................................................8 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC...........10 2.1 Lý thuyết về ổn định ngân hàng.................................................................10 2.1.1 Lý thuyết về ổn định tài chính ...................................................................10 2.1.1 Ổn định của ngân hàng thương mại...........................................................18 2.1.3 Vai trò của ổn định ngân hàng...................................................................22 2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến ổn định ngân hàng...........................................23 2.1.5 Đo lường ổn định ngân hàng .....................................................................25 2.2 Cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng......................................................36 2.2.1 Khái niệm...................................................................................................36 2.2.2 Các lý thuyết về cạnh tranh........................................................................38
  • 6. iv 2.2.3 Đo lường khả năng cạnh tranh của ngân hàng thương mại .......................41 2.3 Đa dạng hóa trong hoạt động ngân hàng ...................................................45 2.3.1 Khái niệm...................................................................................................45 2.3.2 Các lý thuyết về đa dạng hóa trong hoạt động ngân hàng .........................46 2.3.3 Các hình thức đa dạng hóa của ngân hàng thương mại .............................51 2.3.4 Đa dạng hóa thu nhập ngân hàng...............................................................53 2.3.5 Đo lường mức độ đa dạng hóa thu nhập ngân hàng ..................................53 2.4 Cơ sở lý thuyết về tác động của đa dạng hóa và cạnh tranh đến ổn định ngân hàng...................................................................................................54 2.4.1 Cơ sở lý thuyết về tác động của đa dạng hóa đến ổn định ngân hàng .......54 2.4.2 Cơ sở lý thuyết về tác động của cạnh tranh đến ổn định ngân hàng..........55 2.5 Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm....................................................57 2.5.1 Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của đa dạng hóa đến ổn định ngân hàng......................................................................................57 2.5.2 Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của cạnh tranh đến ổn định ngân hàng...........................................................................................69 2.5.3 Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của đa dạng hóa và cạnh tranh đến ổn định ngân hàng .............................................................79 2.6 Khe hở nghiên cứu.....................................................................................80 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..........................................................................................82 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................84 3.1 Mô hình nghiên cứu...................................................................................84 3.2 Mô tả các biến phụ thuộc và các biến độc lập trong các mô hình nghiên cứu..............................................................................................................87 3.3 Giả thuyết nghiên cứu................................................................................94 3.4 Dữ liệu nghiên cứu.....................................................................................97 3.5 Các kiểm định sử dụng trong mô hình.....................................................100 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3........................................................................................102 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................103
  • 7. v 4.1 Thống kê mô tả các biến nghiên cứu .......................................................103 4.2 Kết quả nghiên cứu ..................................................................................107 4.2.1 Kết quả nghiên cứu tác động của đa dạng hóa đến ổn định ngân hàng ...107 4.2.2 Kết quả nghiên cứu tác động của cạnh tranh đến ổn định ngân hàng......112 4.2.3 Kết quả nghiên cứu tác động của đa dạng hóa và cạnh tranh đến ổn định ngân hàng.................................................................................................117 4.2.4 Kết quả nghiên cứu tác động của các biến kiểm soát đến ổn định ngân hàng..........................................................................................................122 4.3 Thảo luận kết quả.....................................................................................124 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4........................................................................................128 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH ......................................129 5.1 Kết luận....................................................................................................129 5.2 Gợi ý một số chính sách về đa dạng hóa, cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh ngân hàng ......................................................................................131 5.3 Đóng góp mới của luận án.......................................................................137 5.4 Hạn chế nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo................................138 KẾT LUẬN............................................................................................................140 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .....................................................................................................141 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................142 PHỤ LỤC............................................................................................................. 1-41
  • 8. vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CSTT : Chính sách tiền tệ ĐDH : Đa dạng hóa FEM : Fixed Effects model HQKD : Hiệu quả kinh doanh HTTC : Hệ thống tài chính NHTW : Ngân hàng trung ương NHTM : Ngân hàng thương mại PSTD : Phương sai thay đổi REM : Random Effects model ROA : Return on Assets ROE : Return on Equity TCTC : Tổ chức tài chính TMCP : Thương mại cổ phần TTS : Tổng tài sản VIF : Variance inflation factor VCSH : Vốn chủ sở hữu
  • 9. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Tóm tắt nội dung lý thuyết mất ổn định tài chính - “Minsky Moment” .13 Bảng 2.2: Các nghiên cứu sử dụng mô hình Z-Score đánh giá ổn định ngân hàng..28 Bảng 2.3: Bảng tóm tắt lý thuyết phân tích động cơ ĐDH: Chi phí và lợi ích 48 Bảng 2.4: Bảng tóm tắt các nghiên cứu về tác động của đa dạng hóa đến ổn định ngân hàng.................................................................................................63 Bảng 2.5: Bảng tóm tắt các nghiên cứu về tác động của cạnh tranh đến ổn định ngân hàng..........................................................................................................74 Bảng 3.1: Tóm tắt các biến nghiên cứu sử dụng và kỳ vọng về mối tương quan.....97 Bảng 3.2: Danh sách 28 ngân hàng TMCP ở Việt Nam trong nghiên cứu...............98 Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến nghiên cứu......................................................103 Bảng 4.2: Kết quả ước lượng các hệ số hồi quy của hàm tổng chi phí theo FEM và REM.......................................................................................................105 Bảng 4.3: Bảng tổng hợp kết quả nhân tử phóng đại phương sai VIF....................106 Bảng 4.4: Kết quả ước lượng tác động của đa dạng hóa đến ổn định ngân hàng qua các chỉ tiêu Z-Score, ROA, ROE, RARROA, RARROE ...........................109 Bảng 4.5: Kết quả ước lượng tác động của cạnh tranh đến ổn định ngân hàng qua các chỉ tiêu Z-Score, ROA, ROE...........................................................114 Bảng 4.6: Kết quả ước lượng tác động của đa dạng hóa và cạnh tranh đến ổn định ngân hàng qua các chỉ tiêu ROA, ROE .................................................119 Bảng 4.7: Tổng hợp kết quả nghiên cứu .................................................................125
  • 10. viii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1: Tóm tắt trình tự nghiên cứu ........................................................................7 Hình 2.1: Mô tả lập luận của tác giả về lý thuyết ổn định ngân hàng.......................13
  • 11. ix TÓM TẮT LUẬN ÁN BẰNG TIẾNG VIỆT Tiêu đề: Tác động của đa dạng hóa và cạnh tranh đến ổn định của ngân hàng thương mại: Nghiên cứu tại Việt Nam Tóm tắt: Luận án nghiên cứu tác động của ĐDH và cạnh tranh đến ổn định của hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2006 – 2017. Đây là vấn đề đang gây tranh cãi trong giới học thuật và thực tiễn hoạt động ngân hàng xuất phát từ nguyên nhân do bất ổn về kinh tế đã gây ra nhiều tổn thất không nhỏ cho hệ thống ngân hàng trên mọi mặt. Mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng càng trở nên gay gắt, thúc đẩy các NHTM thay đổi phương thức hoạt động, ngày càng mở rộng phạm vi, ĐDH các nguồn thu nhập có thể được để tiếp tục phát triển. Tuy nhiên sự ổn định của hệ thống ngân hàng vì thế cũng bị ảnh hưởng. Mục tiêu chung của luận án thực hiện đánh giá mức độ ảnh hưởng của ĐDH và cạnh tranh đến ổn định của các NHTM Việt Nam. Bằng phương pháp nghiên cứu định lượng với mô hình hồi quy đa biến trên dữ liệu bảng, kết hợp phương pháp tổng hợp, thống kê mô tả, kết quả nghiên cứu cho thấy tồn tại mối tương quan một chiều giữa ĐDH và cạnh tranh đến ổn định ngân hàng. Từ đó giúp cho các nhà quản trị ngân hàng và các nhà hoạch định chính sách rút ra những kết luận quan trọng. Đồng thời luận án cũng gợi ý chính sách cần thiết góp phần vào việc lựa chọn và điều hành chiến lược ĐDH, cạnh tranh để mang đến ổn định hơn nữa cho hệ thống ngân hàng trong nước. Từ khóa: Đa dạng hóa, cạnh tranh, ổn định ngân hàng, hiệu quả kinh doanh
  • 12. x ABSTRACT Title: The impact of diversification and competition on the stability of commercial banks: A research in Vietnam. Abstract: The thesis "The Impact of diversification and competition on the stability of commercial banks: A research in Vietnam" examines theories of stability, competition and diversification in banking. Its main purpose focuses on the impact of diversification on banking stability, competition on banking stability and the simultaneous impact of diversification and competition on stability of Vietnamese commercial banks in the period of 2006 - 2017. By using the linear regression method with the panel data, the thesis results show: Diversification and competition have positive impact on bank stability in Vietnam while the diversification impacts negatively on the relationship between competition and bank stability in this period. This shows that diversification is not really a effective tool of banks’ competitive strategies to motivate banks to be more stable. Besides, the thesis also finds factors that have a good effect on bank stability: asset growth rate and economic growth rate. However, the size of the bank and the inflation rate negatively impact the stability of the banks. The research results of this thesis will contribute important empirical evidence in research topics on diversification, competition and bank stability in Vietnamese commercial banks. The policy implications of the thesis will help commercial banks and relevant authorities to guide, plan and propose solutions to improve Vietnamese commercial bank stability in the next years. Keywords: Diversification, competition, stability, performance, commercial banks.
  • 13. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 Đặt vấn đề Hiện nay, các nước trên thế giới đang trong giai đoạn hội nhập sâu rộng tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực huyết mạch của nền kinh tế: tài chính - ngân hàng. Trong đó, hệ thống các ngân hàng ngày một thể hiện rõ hơn vai trò huyết mạch của mình trong nền kinh tế. Hoạt động ngân hàng ảnh hưởng trực tiếp đến ổn định tiền tệ của hầu hết các quốc gia. Khi ngân hàng bất ổn kéo theo sự bất ổn cho toàn hệ thống, gây ra nhiều hệ lụy ảnh hưởng đến nền kinh tế như: nợ xấu gia tăng, rủi ro thanh khoản, ảnh hưởng đến lòng tin của người dân. Đứng trước thách thức hội nhập, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều thừa nhận cạnh tranh là môi trường tạo động lực thúc đẩy giúp cho kinh tế phát triển. Kinh doanh tiền tệ rất nhạy cảm, chịu tác động bởi các yếu tố về kinh tế, chính trị, xã hội, tâm lý…Các ngân hàng thương mại (NHTM) sử dụng cạnh tranh như là chiến lược để mở rộng thị trường, thu hút ngày càng nhiều khách hàng, gia tăng thị phần, cải tiến và nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm. Từ đó giúp cho hoạt động ngân hàng ngày càng phát triển và ổn định hơn. Tùy theo thế mạnh và nguồn lực hiện có ngân hàng có thể lựa chọn nhiều chiến lược cạnh tranh về số lượng cũng như chất lượng sản phẩm, lãi suất, công nghệ …. Để chiến lược cạnh tranh hiệu quả cần thiết phải đa dạng hóa (ĐDH). Ngân hàng tận dụng các nguồn lực hiện hữu để mở rộng, ĐDH các hoạt động kinh doanh sang một hay nhiều mảng khác nhau nhằm hạn chế và phân tán rủi ro, tăng nguồn thu cho ngân hàng. Mục tiêu cuối cùng là gia tăng lợi nhuận trong mối tương quan giữa kiểm soát rủi ro với ổn định cho ngân hàng. Tuy nhiên, thực tiễn từ trước đến nay tồn tại các tranh luận trái chiều về tác động của cạnh tranh và ĐDH đến ổn định tài chính trong hoạt động của các ngân hàng. Điều này tạo ra nhiều mối hoài nghi và sự không chắc chắn về những lợi ích do ĐDH và cạnh tranh mang lại. Từ đó đã gợi ra sự quan tâm rất lớn giữa các nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách. Bằng chứng về sự thất bại của nhà
  • 14. 2 quản lý và nhà giám sát ngân hàng đã đề ra một vấn đề phải xem xét lại ảnh hưởng của ĐDH và cạnh tranh đến ổn định của các NHTM. Có quá nhiều kịch bản cũng như hiện tượng kinh tế liên quan đến ba vấn đề trên xảy ra trong ngân hàng theo những kết quả khác nhau và nằm ngoài mong đợi cũng như tiên liệu của các nhà quản lý. Điều đó cho thấy mối tương quan giữa cạnh tranh và ĐDH đến ổn định ngân hàng nên được đặt trong tương quan với những yếu tố khác cần được nghiên cứu cụ thể hơn. Tóm lại, các nhà hoạch định chính sách đang phải đối mặt với vấn đề tương phản rằng: liệu ĐDH và cạnh tranh ngân hàng có dẫn đến mối đe dọa cho ổn định ngân hàng hay không? Và cả ba yếu tố này được xem xét trong những hoàn cảnh, môi trường như thế nào thông qua đó nảy sinh những tác động khác nhau. Bên cạnh đó, trong các nghiên cứu học thuật về mối quan hệ giữa ĐDH, cạnh tranh và ổn định ngân hàng đã có nhiều kết quả khác nhau. Tồn tại hai quan điểm đối lập trong các nghiên cứu trước về cạnh tranh và ổn định ngân hàng. Quan điểm cạnh tranh - dễ tổn thương: tranh luận rằng có mối quan hệ ngược chiều giữa cạnh tranh và ổn định ngân hàng, vì cạnh tranh cao làm giảm sức mạnh thị trường của ngân hàng và lợi nhuận biên. Do đó, nó sẽ làm tăng rủi ro cho ngân hàng (Hauswald và Marquez, 2006; Petersen và Rajan, 1994; Besanko và Thakor, 2004). Còn quan điểm cạnh tranh - ổn định: lập luận rằng sự cạnh tranh càng nhiều dẫn đến ổn định càng cao (Jimezez và cộng sự, 2013; Stiglitz và Weiss, 1981; Matutes và Vives, 2000). Về ĐDH và ổn định ngân hàng, cũng có những quan điểm trái chiều nhưng đầy tính thuyết phục trong từng nền kinh tế, tùy theo đặc điểm hoạt động kinh doanh ngân hàng cụ thể. Baele (2007) chỉ ra mối quan hệ tích cực giữa giá trị thương hiệu và mức độ ĐDH chức năng, điều đó có nghĩa là ĐDH chức năng có thể cải thiện lợi nhuận ngân hàng trong tương lai. Ngược lại, Stiroh và Rumble (2006) kết luận các ngân hàng càng ĐDH càng rơi vào tình trạng nguy hiểm vì các ngân hàng này chủ yếu dựa vào nguồn thu nhập ngoài lãi, do đó sẽ phải chịu rủi ro hệ thống cao hơn rất nhiều.
  • 15. 3 Một khảo sát của DeYoung và Roland (2001), Laeven và Levine (2007) chỉ ra ngân hàng ĐDH thu nhập sẽ mang lại hữu ích đối với cho vay và quản lý một cách có hiệu quả rủi ro tín dụng bằng việc thu thập thông tin thông qua hoạt động chứng khoán hay bảo lãnh bảo hiểm,…Tuy nhiên, ĐDH cũng làm gia tăng chi phí quản lý do sự phức tạp hơn của tổ chức tập đoàn, lợi ích xung đột giữa các bộ phận trong tập đoàn vì các nhà quản lý có thể theo đuổi ĐDH để khai thác lợi ích cá nhân, làm giảm giá trị thị trường của tổ chức (Jensen và Meckling, 1976). Riêng ở Việt Nam, môi trường và thể chế hoạt động của hệ thống ngân hàng có những chuyển biến đáng ghi nhận về quản trị vận hành, bộ máy hoạt động, ứng dụng công nghệ và sự phát triển của các dịch vụ ngân hàng hiện đại. Tuy nhiên, không nằm ngoài quy luật chung, những bất ổn về kinh tế đã gây ra nhiểu tổn thất không nhỏ cho hệ thống ngân hàng trên mọi mặt. Các ngân hàng không những cạnh tranh với nhau mà còn cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài. Sự xuất hiện của các ngân hàng 100% vốn nước ngoài, các hạn chế đối với hoạt động áp dụng riêng cho chi nhánh ngân hàng dần được gỡ bỏ, mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng càng trở nên gay gắt, thúc đẩy các NHTM thay đổi phương thức hoạt động, ngày càng mở rộng phạm vi, ĐDH các nguồn thu nhập có thể được để tiếp tục phát triển. Kết quả dẫn đến thu nhập các NHTM trong nước không còn xuất phát từ lĩnh vực tín dụng truyền thống mà còn mở rộng ra từ nhiều nguồn khác nhau. Gia tăng thu nhập thì chi phí, rủi ro cũng tăng lên ảnh hưởng đến ổn định ngân hàng. Như vậy, liệu ngân hàng có nên đánh đổi cơ hội gia tăng thu nhập và mức độ cạnh tranh với ổn định trong hoạt động hay không? Xuất phát từ tính cấp thiết của thực tiễn và lý thuyết về ảnh hưởng của ĐDH đến ổn định ngân hàng, của cạnh tranh đến ổn định ngân hàng và ảnh hưởng của ĐDH và cạnh tranh đến ổn định ngân hàng, luận án hướng đến việc làm rõ vấn đề trên là hoàn toàn thiết thực, có tầm quan trọng và ảnh hưởng rất lớn, đóng góp cho việc đưa ra các gợi ý về chính sách để phát triển toàn diện và ổn định hệ thống ngân hàng trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập quốc tế. Đó là lý do tác giả chọn luận
  • 16. 4 án “Tác động của đa dạng hóa và cạnh tranh đến ổn định của ngân hàng thương mại: Nghiên cứu tại Việt Nam”. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu Xuất phát từ các vấn đề nghiên cứu đặt ra về tác động của ĐDH và cạnh tranh đến ổn định ngân hàng, luận án nghiên cứu những mục tiêu như sau: Mục tiêu tổng quát: Có thể thấy ổn định ngân hàng là vấn đề quan tâm hàng đầu của các nhà quản trị ngân hàng và các nhà hoạch định chính sách. Để làm được điều này, trong bối cảnh hội nhập, cạnh tranh thông qua ĐDH là lựa chọn hàng đầu trong hoạch định chiến lược. Do đó, mục tiêu chung của luận án là đánh giá tác động của ĐDH và cạnh tranh đến ổn định của các NHTM Việt Nam. Đây là bằng chứng thực nghiệm quan trọng nhằm gợi ý các giải pháp giúp hệ thống NHTM Việt Nam ngày càng phát triển ổn định hơn. Mục tiêu cụ thể: Từ mục tiêu tổng quát, luận án đi sâu nghiên cứu các mục tiêu cụ thể như sau: - Nghiên cứu tác động của ĐDH đến ổn định của các NHTM Việt Nam. - Nghiên cứu tác động của cạnh tranh đến ổn định của các NHTM Việt Nam. - Nghiên cứu tác động của ĐDH và cạnh tranh đến ổn định ngân hàng của các NHTM Việt Nam. Để đạt được các mục tiêu trên, luận án tập trung trả lời các câu hỏi nghiên cứu: 1. Tồn tại mối tương quan giữa ĐDH, cạnh tranh đến ổn định ngân hàng như thế nào? 2. Tác động ĐDH đến ổn định của các NHTM Việt Nam như thế nào? 3. Tác động của cạnh tranh đến ổn định ngân hàng tại các NHTM Việt Nam? 4. ĐDH và cạnh tranh tác động đến ổn định của các NHTM Việt Nam như thế nào?
  • 17. 5 1.3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu nội dung chính: ĐDH, cạnh tranh và ổn định ngân hàng; tác động của ĐDH và cạnh tranh đến ổn định ngân hàng tại các NHTM Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu Luận án tiến hành trên dữ liệu của 28 NHTM Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2006 đến 2017. Đây là các ngân hàng có dữ liệu đầy đủ, được công bố chi tiết trên báo cáo thường niên hàng năm, báo cáo tài chính được kiểm toán, tổng giá trị tài sản của 28 ngân hàng chiếm hơn 75% giá trị tổng tài sản (TTS) của toàn hệ thống. 1.4 Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết mục tiêu xác định tác động của ĐDH và cạnh tranh đến ổn định ngân hàng, luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với mô hình hồi quy đa biến trên dữ liệu bảng. Ngoài ra, kết hợp phương pháp tổng hợp, thống kê mô tả để nghiên cứu về các yếu tố ĐDH, cạnh tranh và ổn định ngân hàng của các NHTM Việt Nam. Đầu tiên, để xác định tác động của ĐDH đến ổn định ngân hàng, tác giả sử dụng mô hình hồi quy với dữ liệu bảng. Trong đó biến phụ thuộc phản ánh ổn định ngân hàng và biến độc lập là ĐDH thu nhập ngân hàng. Tác giả cũng sử dụng mô hình hồi quy đo lường tác động của cạnh tranh đến ổn định ngân hàng với biến cạnh tranh là hệ số Lerner. Hệ số này phản ánh khi mức độ thị trường của ngân hàng cao, ngân hàng sẽ kém cạnh tranh hơn. Từ đó xem xét tương quan một chiều của Lerner đến các chỉ tiêu ổn định ngân hàng. Để thực hiện mục tiêu xác định tác động của ĐDH và cạnh tranh đến ổn định ngân hàng, tác giả sử dụng mô hình hồi quy với biến độc lập là ĐDH thu nhập ngân hàng, hệ số Lerner và biến tương tác của ĐDH thu nhập và hệ số Lerner. Để trả lời câu hỏi ĐDH thu nhập và cạnh tranh ảnh hưởng cùng chiều hay ngược chiều đến
  • 18. 6 các chỉ tiêu ổn định ngân hàng, tác giả xem xét dấu của các hệ số hồi quy của các biến độc lập này trong mô hình. Ngoài ra, để tìm hiểu các yếu tố khác tác động đến ổn định ngân hàng, tác giả sử dụng thêm một số biến độc lập khác phản ánh đặc trưng ngân hàng và đặc điểm vĩ mô của nền kinh tế. Các biến này được xem là các biến kiểm soát và được đưa vào tất cả các mô hình để tìm hiểu mối tương quan với biến phụ thuộc. Bên cạnh đó, trong các mô hình hồi quy đưa ra, để lựa chọn mô hình phù hợp, tác giả thực hiện các bước kiểm định cụ thể. Trước tiên, giữa mô hình OLS và FEM, sau khi thực hiện ước lượng mô hình FEM dùng kiểm định F để kiểm định gỉả thuyết H0: lựa chọn mô hình FEM. Cuối cùng tác giả cũng sử dụng kiểm định Hausman để lựa chọn giữa FEM và REM. Tác giả sử dụng các kiểm định cơ bản trong hồi quy tuyến tính với dữ liệu bảng: kiểm định đa cộng tuyến, kiểm định phương sai thay đổi, tự tương quan và nội sinh. Đối với mô hình các biến chỉ dừng lại ở khắc phục phương sai thay đổi mà không có nội sinh, tác giả sử dụng mô hình GLS để cho ước lượng đáng tín cậy. Tuy nhiên trong các nghiên cứu trước đây, nhiều nhà kinh tế học quan tâm khi đánh giá tác động của các biến nghiên cứu đến ổn định ngân hàng là vấn đề nội sinh. Điều này làm chệch các hệ số tương quan của các biến độc lập dẫn đến ước lượng mô hình không đáng tin cậy. Để xử lý biến tự tương quan và nội sinh, tác giả dùng phương pháp ước lượng GMM để tìm ra các hệ số hồi quy với ước lượng hiệu quả và chính xác hơn.
  • 19. 7 Xác định vấn đề nghiên cứu Tác động của ĐDH và cạnh tranh đến ổn định ngân hàng Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu tác động của ĐDH đến ổn định ngân hàng. Nghiên cứu tác động của cạnh tranh đến ổn định ngân hàng. Nghiên cứu tác động của ĐDH và cạnh tranh đến ổn định ngân hàng. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng phương pháp ước lượng mô hình hồi quy đa biến trên dữ liệu bảng (OLS, FEM, REM, GLS, GMM) kết hợp phương pháp tổng hợp, thống kê mô tả dữ liệu. Từ đó kiểm định các kết quả của mô hình để ước lượng độ tin cậy các số liệu. Kết quả nghiên cứu - Có tác động cùng chiều của ĐDH đến ổn định ngân hàng tại các NHTM Việt Nam. - Tồn tại tác động cùng chiều của cạnh tranh đến ổn định ngân hàng tại các NHTM Việt Nam. - Tác động ngược chiều của ĐDH và cạnh tranh đến ổn định ngân hàng tại các NHTM Việt Nam. - Gợi ý các chính sách về ĐDH, cạnh tranh và các vấn đề liên quan đến ổn định ngân hàng tại Việt Nam. - Nêu một số hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo. Hình 1.1: Tóm tắt trình tự nghiên cứu Nguồn: Tác giả tóm tắt quá trình nghiên cứu
  • 20. 8 1.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án Thứ nhất, thông qua việc nghiên cứu tác động của ĐDH, cạnh tranh đến ổn định ngân hàng, luận án cung cấp một khung lý thuyết tổng quan về mối tương quan một chiều của ĐDH và cạnh tranh đến ổn định ngân hàng. Thứ hai, thông qua nghiên cứu cơ sở dữ liệu của các NHTM Việt Nam, nghiên cứu làm rõ mối quan hệ của ĐDH, cạnh tranh và ổn định ngân hàng tại các NHTM Việt Nam. Kết quả nghiên cứu góp phần vào việc lựa chọn và điều hành chiến lược ĐDH, cạnh tranh để mang đến ổn định hơn nữa cho hệ thống ngân hàng trong nước. Thứ ba, xem xét tác động của ĐDH và cạnh tranh đến ổn định ngân hàng trong hệ thống NHTM Việt Nam nhằm xác định tầm quan trọng của ĐDH và sử dụng ĐDH như là công cụ đặc biệt trong quá trình hoạch định chiến lược cạnh tranh. Trên cơ sở đó góp phần giúp cho các NHTM Việt Nam xây dựng phương hướng kinh doanh, bao gồm ĐDH, để đạt được kết quả kinh doanh tốt hơn. Ngoài ra, dựa vào kết quả nghiên cứu này, giúp cho các nhà quản trị ngân hàng và các nhà hoạch định chính sách rút ra những kết luận và gợi ý chính sách cần thiết trong bối cảnh kinh tế như hiện nay, góp phần đưa hệ thống NHTM trong nước ngày càng hoạt động hiệu quả, tăng cường sức mạnh cạnh tranh và ổn định bền vững. 1.6 Kết cấu của luận án Nội dung luận án gồm có năm phần chính tương ứng với từng chương từ chương 1 đến chương 5 và phần tài liệu tham khảo, cụ thể như sau: CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU Chương 1 trình bày tổng quan về vấn đề nghiên cứu chính của luận án, bao gồm: mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu, phạm vi và đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án, kết cấu chung của luận án. CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
  • 21. 9 Phần đầu chương 2 trình bày toàn bộ cơ sở lý thuyết về các vấn đề: ĐDH, cạnh tranh và ổn định ngân hàng. Luận án cũng lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng của ĐDH đến ổn định ngân hàng, của cạnh tranh đến ổn định ngân hàng và tác động của ĐDH và cạnh tranh đến ổn định ngân hàng. Phần cuối chương 2, dựa vào tổng quan lý thuyết và các nghiên cứu trước, tác giả rút ra khe hở nghiên cứu. Từ đó làm cơ sở tìm kiếm và lựa chọn phương pháp nghiên cứu trên dữ liệu là các NHTM Việt Nam giai đoạn 2006 – 2017. CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Dựa trên vấn đề nghiên cứu được xây dựng ở chương 2, nội dung chương 3 trình bày phương pháp nghiên cứu phù hợp để đo lường tác động của ĐDH và cạnh tranh đến ổn định ngân hàng của hệ thống NHTM Việt Nam. Cụ thể các bước đi từ việc xây dựng mô hình nghiên cứu, mô tả các biến độc lập và biến phụ thuộc đến thu thập và xử lý cơ sở dữ liệu thứ cấp của các NHTM Việt Nam. Cuối cùng luận án thực hiện các ước lượng và kiểm định cần thiết cho các hệ số hồi quy trong các mô hình đó. CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Sau khi thực hiện hồi quy và kiểm định hệ số hồi quy của biến độc lập ở chương 3, chương 4 đi vào trình bày kết quả hồi quy và các kiểm định chi tiết của các mô hình sử dụng để đo lường tác động của ĐDH và cạnh tranh đến ổn định ngân hàng. Phần cuối của chương tập trung thảo luận về dấu các hệ số hồi quy phản ánh tương quan một chiều của ĐDH và cạnh tranh đến ổn định ngân hàng của hệ thống NHTM Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu 2006 – 2017. CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH Với kết quả nghiên cứu đáng tin cậy được thực hiện ở chương 3 và chương 4, nội dung chương 5 là toàn bộ các gợi ý về mặt chính sách của tác giả liên quan đến tác động của ĐDH và cạnh tranh đến ổn định ngân hàng nhằm giúp cho các nhà hoạch định chính sách và quản trị ngân hàng xây dựng những chiến lược trong tương lai góp phần thúc đẩy hệ thống NHTM Việt Nam phát triển bền vững và ổn định hơn.
  • 22. 10 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC Nội dung chương 2 trình bày các lý thuyết kinh tế về ổn định ngân hàng, lý thuyết về cạnh tranh và ĐDH trong lĩnh vực ngân hàng. Trên cơ sở tiếp cận nhiều quan điểm kinh tế học về các vấn đề nghiên cứu, luận án phân tích, đánh giá và lựa chọn các chỉ tiêu đo lường mức độ ổn định ngân hàng, sức cạnh tranh và ĐDH thu nhập ngân hàng cho hệ thống NHTM Việt Nam. Ngoài ra, phần cuối chương 2 lược khảo các nghiên cứu trước về ảnh hưởng của ĐDH và cạnh tranh đến ổn định ngân hàng. Từ đó luận án rút ra khe hở nghiên cứu làm cơ sở xây dựng phương pháp nghiên cứu để hoàn thành các mục tiêu nghiên cứu đề ra. 2.1 Lý thuyết về ổn định ngân hàng Ổn định ngân hàng luôn được xem là mục tiêu quan trọng hàng đầu trong quá trình hoạch định các chiến lược kinh tế về tài chính. Lý thuyết ổn định ngân hàng được xem xét trên khía cạnh ổn định tài chính trong hoạt động ngân hàng, bắt nguồn từ nỗ lực đưa ngân hàng thoát khỏi tình trạng mất ổn định tài chính mà nguyên nhân là từ bất ổn của nền kinh tế dẫn đến bất ổn của hệ thống tài chính (HTTC) gây ra. Xuất phát từ quá trình hình thành, diễn biến và phát triển các lý thuyết về bất ổn tài chính và ổn định tài chính của các nhà kinh tế học như John Maynard Keynes, Paul Samuelson, Milton Friedman, Fried von Hayek,… trong suốt thời gian qua, có thể thấy trung tâm của các chính sách đảm bảo an toàn cho hoạt động HTTC là các định chế tài chính trung gian, nổi bật là NHTM. Nội dung chủ yếu của các chính sách tập trung vào kết quả sự tương tác giữa NHTM với thị trường tài chính và toàn bộ nền kinh tế (IMF, 2007). Hầu hết các nghiên cứu về ổn định tài chính ngân hàng được tìm thấy đều đánh giá “bất ổn tài chính” như là một cách tiếp cận để đánh giá “ổn định tài chính". Từ đó, nghiên cứu tập trung vào bất ổn tài chính là trạng thái ngược lại với ổn định tài chính. 2.1.1 Lý thuyết về ổn định tài chính Xuất phát từ các nghiên cứu về bất ổn và ổn định kinh tế của các trường phái kinh tế học tiêu biểu, các nghiên cứu về ổn định tài chính giai đoạn sau đều bắt nguồn từ quy luật chung của nền kinh tế khi trải qua các chu kỳ kinh tế khác nhau
  • 23. 11 từ trạng thái đang ổn định chuyển sang trạng thái khủng hoảng và gây ra bất ổn, từ đó dẫn đến sự bất ổn cho HTTC. Nội dung các nghiên cứu này tập trung vào việc tìm hiểu nguyên nhân gây ra các cuộc khủng hoảng tài chính, cơ chế hoạt động của nền kinh tế, của các doanh nghiệp mà ở đó tình trạng bất ổn tài chính phát sinh và gây ra những hậu quả vô cùng to lớn trên phạm vi rộng, ảnh hưởng sâu sắc đến hầu hết các lĩnh vực kinh doanh khác. Từ đó, các nhà kinh tế học đưa ra những giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn và khắc phục khủng hoảng tài chính, đưa các doanh nghiệp và nền kinh tế vào quỹ đạo hoạt động ngày càng ổn định hơn. Nhìn vào cuộc tranh luận trong các học thuyết KTVM về bất ổn trong nền kinh tế, có thể thấy nổi lên nhiều quan điểm về bất ổn tài chính xuất phát từ các học thuyết kinh tế:  Lý thuyết bất ổn tài chính của trường phái Trọng tiền: Theo lý thuyết về cung tiền của trường phái Trọng tiền cho rằng bất ổn tài chính phát sinh do sự bất ổn về tiền tệ. Friedman và Schwartz (1963) là hai nhà kinh tế học đầu tiên đưa ra quan điểm cho rằng bất ổn tài chính không có khả năng phát sinh nếu như không có sự gián đoạn về cung tiền tệ. Theo quan điểm này, nguyên nhân cơ bản của bất ổn tài chính bắt nguồn từ CSTT. Những sai lầm trong thực thi CSTT ảnh hưởng đến cung tiền, từ đó gây ra bất ổn tài chính. Schwartz (1986) nhận định bất ổn tài chính thường đi kèm với sự sụt giảm đáng kể trong cung tiền của nền kinh tế. Tuy nhiên theo phân tích của Gertler (1988), quan điểm của Friedman và Scgwartz (1963) đã không đề cập các yếu tố ngoài cung tiền và CSTT cũng có ảnh hưởng làm HTTC bất ổn. Trong đó, đặc biệt là vai trò của các trung gian tài chính là yếu tố quan trọng chi phối các hoạt động tài chính của nền kinh tế. Ủng hộ quan điểm gây ra bất ổn tài chính xuất phát từ CSTT. Kế thừa lý thuyết trò chơi, nghiên cứu của Williamson (1987), Greenwald và Atiglitz (1991) cũng cho thấy chính những quyết định trong tình trạng không chắc chắn của các tổ chức tài chính (TCTC) trung gian có thể tạo ra sự bất ổn trong chính tổ chức. Trong khi nền kinh tế phát triển năng động, một số loại tài sản tài chính có biến động giá
  • 24. 12 mạnh do chính sách giá của trung gian tài chính đã gây ra những đợt lạm phát, nguyên nhân của bất ổn cho HTTC.  Lý thuyết bất ổn tài chính của trường phái Hậu Keynes: Trong những năm về sau, tài liệu nghiên cứu về tài chính được khám phá đã bắt đầu cung cấp nền tảng kinh tế vi mô vững chắc hơn cho các hiện tượng quan sát được về bất ổn tài chính (Gertler, 1988). Tiêu biểu là lý thuyết về bất ổn tài chính được trình bày theo lý thuyết mất ổn định tài chính (Financial instability Hypothesis) của Hyman P.Minsky (1977). Ông tiếp tục phát triển mô hình bất ổn tài chính dựa trên nền tảng những lý thuyết của Keynes và HTTC, nạn đầu cơ và “tinh thần động vật” (animal spirit). Lý thuyết này cho rằng bất ổn tài chính mang tính chu kỳ do sự xuất hiện của các đợt khủng hoảng tài chính định kỳ gây ra cú sốc và các hành vi sai lầm của nhà đầu tư. Minsky (1977) đưa ra khái niệm về “Khoảnh khắc Minsky - Minsky moment”, tức là thời điểm nền kinh tế chuyển đổi từ trạng thái đang ổn định sang trạng thái khủng hoảng đối với HTTC, dựa trên ý tưởng về “Sự ổn định bất ổn – Stability is unstable”. Khoảnh khắc Minsky là kết quả của ba giai đoạn mà nền kinh tế trải qua và được mô tả tóm tắt thông qua bảng 2.1. Cụ thể như sau: Giai đoạn 1: Nền kinh tế đang dần phục hồi sau một cú sốc hay giai đoạn khủng hoảng trước đó và bắt đầu phát triển ổn định hơn. Các nhà đầu tư đã có sự phán đoán và đánh giá lạc quan đối với thị trường. Đây là cơ sở nền tảng để bắt đầu việc đầu tư vào các lĩnh vực được đánh giá sẽ mang lại nhiều cơ hội lợi nhuận. Giai đoạn 2: Các nhà đầu tư bắt đầu mở rộng phạm vi và quy mô đầu tư của mình. Nhiều nhà đầu tư đồng thời tham gia vào cùng lĩnh vực và mỗi nhà đầu tư cũng mở rộng danh mục sang nhiều lĩnh vực khác. Để đáp ứng đủ vốn tài trợ cho các nhu cầu đầu tư, việc đi vay trở nên tất yếu. Khi đó, khả năng cho vay của các NHTM được gia tăng, rủi ro cao hơn đánh đổi với kỳ vọng về lãi suất cao hơn. Thậm chí hệ quả có thể tạo ra bong bóng giả làm cho lợi nhuận thực tế giảm đáng kể, các nhà đầu tư rơi vào tình trạng cầm cự, chỉ trả lãi vay, vốn gốc chưa có khả năng và cần thêm thời gian để thu hồi.
  • 25. 13 Giai đoạn 3: Bong bóng tài chính vỡ kéo theo nền kinh tế rơi vào khủng hoảng. Các phương án tài trợ vốn lúc này rất hạn chế, thậm chí các NHTM ngừng cho vay. Các nhà đầu tư buộc phải bán tháo tài sản để nhanh chóng rút ra khỏi lĩnh vực đầu tư của mình. Nguy cơ mất vốn tăng cao, thậm chí nhà đầu tư rơi vào tình trạng phá sản. Bảng 2.1: Tóm tắt nội dung lý thuyết mất ổn định tài chính - “Minsky Moment” Giai đoạn Tình trạng nền kinh tế Thái độ, hành vi nhà đầu tư Phương án tài trợ Cơ hội/Nguy cơ Kết quả Giai đoạn 1 Phục hồi sau cuộc khủng hoảng Phát triển khá ổn định - Yên tâm, khá quan tâm đến việc đầu tư. - Lựa chọn đầu tư an toàn Sử dụng vốn tự có hoặc đi vay. Lợi nhuận chắc chắn, ổn định - Có lãi - Trả được vốn gốc và lãi vay Giai đoạn 2 Tăng trưởng cao trên nhiều lĩnh vực - Càng nhiều nhà đầu tư tham gia vào một lĩnh vực - Nhà đầu tư tăng cường đầu tư thêm vào các lĩnh vực khác Tăng đi vay thêm nhiều vốn hơn. - Lợi nhuận kỳ vọng tăng - Rủi ro cao hơn. - Tạo bong bóng giả - Lợi nhuận giảm đáng kể - Chỉ trả được lãi, vốn gốc phải cần thêm thời gian Giai đoạn 3 – Giai đoạn Ponzi Rơi vào khủng hoảng Bán tháo tài sản để trả nợ Không có hoặc hạn chế Bong bóng tài chính vỡ Phá sản Nguồn: Minsky (1977),“The Financial Instability Hypothesis: An Interpretation of Keynes and an Alternative to “Standard” Theory”, Nebraska Journal of Economics and Business. Như vậy, nếu theo quan điểm trường phái kinh tế tân cổ điển – bất ổn tài chính phụ thuộc vào mức độ phức tạp của thị trường đến từ sự đổi mới sáng tạo trong kỹ thuật của HTTC – thì theo quan điểm của Minsky (1977), sự bất ổn tài chính của
  • 26. 14 một quốc gia không xuất phát từ các tác động bên ngoài mà chính từ trong nền kinh tế. Cụ thể là từ cấu trúc nợ của HTTC và thái độ của các nhà đầu tư trong việc hình thành, duy trì và làm phá sản cấu trúc nợ đó. Đặc trưng của nền kinh tế thị trường là tự do và năng động, tạo ra nhiều cơ hội đầu tư cho nhiều chủ thể. Tuy nhiên trong giai đoạn tăng trưởng khá thịnh vượng ấy lại ẩn chứa yếu tố bất ổn, là nguyên nhân gây ra sự bất ổn. Từ hành vi lựa chọn đầu tư an toàn, nhà đầu tư lại phát sinh thái độ lựa chọn phương án đầu tư mạo hiểm nhằm tìm kiếm cơ hội sinh lời cao hơn nữa. Chính tâm lý kỳ vọng vào việc gia tăng khả năng sinh lợi từ các dự án khiến họ gia tăng đòn bẩy nợ. Tuy nhiên thất bại lớn nhất của các nhà đầu tư là khả năng dự báo tương lai về xác suất đạt lợi nhuận như kỳ vọng, tức là mức độ bão hòa của lĩnh vực đầu tư hay của nền kinh tế nói chung. Sự thiếu chính xác này dẫn đến việc gia tăng đòn bẩy nợ vượt quá mức độ chịu đựng đối với rủi ro, tức là hoạt động đầu tư lúc bấy giờ mang tính chất “đầu cơ” là chính. Cuối cùng dẫn đến việc vay nợ để trả nợ - tài trợ Ponzi (Minsky, 1977). Tất nhiên tài trợ kiểu ponzi dẫn đến kết quả vỡ nợ. Sau đó nền kinh tế lại quay lại trạng thái đầu tư phòng ngừa, hạn chế tài trợ vốn và ưu tiên tìm kiếm lĩnh vực an toàn.  Lý thuyết về bất ổn tài chính của Minskin: Đồng quan điểm với Minsky (1977), nghiên cứu của Frederick Mishkin (1999), đánh giá bất ổn tài chính phát sinh khi xuất hiện các cú sốc đối với các TCTC và HTTC. Hậu quả là gây ra sự cản trở về tốc độ lưu truyền và khả năng tiếp cận thông tin làm cho các TCTC không thể thực hiện tốt chức năng vốn có của mình trong việc phân bổ nguồn vốn đầu tư một cách hiệu quả nhất. Một cách nhìn nhận khác về bất ổn tài chính là rủi ro – nguyên nhân chính gây gia tăng khủng hoảng tài chính, thậm chí là sụp đổ HTTC (Davies, 2005). Rủi ro xảy ra làm cho các TCTC mất khả năng cung ứng thực hiện thanh toán cho nền kinh tế, hay phân bổ tín dụng hiệu quả cho các cơ hội đầu tư không thể thực hiện được. Do đó, thúc đẩy ổn định tài chính trong trường hợp này đồng nghĩa với quản trị rủi ro cho HTTC.
  • 27. 15  Lý thuyết về bất ổn tài chính của Koo: Một dạng bất ổn tài chính khác cũng được các nhà kinh tế học quan tâm và nghiên cứu là suy thoái kinh tế, giảm phát. Điển hình là nghiên cứu của nhà kinh tế học Koo (2011) về cuộc suy thoái bảng cân đối kế toán (Balance – sheet Recession) tại Nhật, tức là các công ty nỗ lực cải thiện bảng cân đối kế toán tài sản bằng cách giảm thiểu các khoản nợ. Nguyên nhân xuất phát là do vào những năm của thập niên 90, lĩnh vực tư nhân tại Nhật hầu như dùng bất động sản làm tài sản thế chấp cho các khoản vay sản xuất kinh doanh hay đầu tư vào các dự án bất động sản khác. Bong bóng bất động sản bùng nổ, giá giảm sâu. Các khoản vay hay giá bất động sản trên bảng cân đối tài sản đã khiến cho doanh nghiệp bị lỗ nặng. Để cải thiện điều này, hầu hết dòng tiền được tạo ra dùng để trả nợ chứ không tái đầu tư. Lúc này tổng cầu giảm xuống làm cho nền kinh tế bị đình đốn. Một nền kinh tế yếu lại kéo theo sự giảm giá sâu hơn giá trị tài sản, xuất hiện phá sản hàng loạt. Các NHTM gánh chịu nhiều nợ xấu, NHTW Nhật buộc phải thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ. Như vậy, có thể thấy vấn đề ổn định tài chính chỉ thực sự được quan tâm bắt nguồn từ vấn đề bất ổn tài chính. Nguyên nhân xuất phát từ thực tiễn nền kinh tế lâm vào tình trạng bất ổn trong HTTC ở một quốc gia, khu vực hay toàn thế giới. Buộc các nhà chính sách, kinh tế, các nhà quản trị phải tìm kiếm các giải pháp nhằm ngăn ngừa và giải quyết tác động tiêu cực, gây ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống dân cư. Do đó, khi nhìn vào nội dung mấu chốt trong hầu hết các cuộc tranh luận của các nhà kinh tế học qua thời gian, sẽ thấy những học thuyết của Keynes hàm ý bao quát nhất các vấn đề chính yếu của chính sách KTVM. Các nội dung của học thuyết đã liệt kê nhiều đặc tính khác nhau về hành vi của các chủ thể trong tổng cầu, nhấn mạnh tầm quan trọng của kỳ vọng về tương lai. Những nội dung đó giúp hình thành nên chính sách vĩ mô của một quốc gia. Có thể nói toàn bộ tư tưởng KTVM chủ đạo ngày nay đang hướng đến và nghiên cứu là kết quả tổng hợp từ nội dung tư tưởng của Keynes, vì nó khá thích ứng, dễ vận hành trong điều kiện nhiều chủ thể khác
  • 28. 16 nhau của kinh tế học. Đây còn gọi là sự tổng hợp Tân cổ điển – Keynes và là nền tảng vững chắc cho các chính sách can thiệp của chính phủ ở nhiều quốc gia. Vậy ổn định tài chính là gì? Theo Keynes, những biến động tức thời trong ngắn hạn biểu hiện bằng các hiện tượng như lạm phát, thất nghiệp hay tăng trưởng,…là nguyên nhân gây ra những biến động trong HTTC. Do đó, để can thiệp cần thực hiện công cụ tài khóa và tiền tệ để ứng phó trong một thời gian ngắn.Ông cũng đề cao vai trò của chính phủ trong điều tiết các công cụ trên. Ủng hộ tư tưởng của Keynes, phát triển theo quan điểm Minsky, giai đoạn 2 là thời điểm dễ xảy ra rủi ro vì các nhà đầu tư gia tăng đòn bẩy nợ thông qua hoạt động vay vốn từ các trung gian tài chính. Khi đòn bẩy nợ vượt quá khả năng chịu đựng rủi ro sẽ dẫn đến bong bóng tài chính bị vỡ kéo theo khủng hoảng nợ vay. Các nhà đầu tư mất đi khả năng trả nợ làm tổn hại đến nguồn vốn của nền kinh tế. Do đó, vai trò của trung gian tài chính ở giai đoạn này vô cùng quan trọng. Các NHTM cần điều tiết lượng vốn cho vay, dựa trên nhận định và phân tích cung cầu tiền tệ trong nền kinh tế. Chính phủ cũng cần can thiệp giới hạn cấp tín dụng của các NHTM bằng các công cụ tiền tệ thích hợp. Từ đó, giảm sức ép lên bong bóng tài chính trong tương lai. Như vậy vừa duy trì khả năng sinh lời cho các nhà đầu tư, đảm bảo ổn định cho HTTC. Có thể thấy, tồn tại rất nhiều khái niệm hay nội dung của ổn định tài chính được đề xuất giải thích và phân tích, từ đó giúp hình thành và phát triển các công cụ phân tích thích hợp cũng như đề xuất các chính sách điều hành KTVM được an toàn, nhằm hướng hoạt động của HTTC đến mục tiêu chung ổn định. Mặc dù chưa có định nghĩa nào được chính thức công nhận nhưng có khá nhiều nghiên cứu đã cố gắng để định nghĩa sự ổn định tài chính. Houben và cộng sự (2004) đã đề cập đến sự ổn định tài chính như là sự chuyển biến nội tại liên tục theo thời gian nhằm đạt đến việc kết hợp đa dạng, phù hợp giữa các yếu tố tạo nên ổn định tài chính, từ đó giúp cho nền kinh tế phân bổ hiệu quả nguồn lực, quản lý tốt các rủi ro tiềm ẩn và phát sinh, đồng thời gia tăng sức đề kháng với các cú sốc.
  • 29. 17 Đến nay kế thừa quan điểm kinh tế học của Keynes và Minsky, chính phủ nhiều quốc gia đã nêu quan điểm về ổn định tài chính có thể liệt kê như sau: - “Ổn định HTTC là cách HTTC duy trì trong đó các chủ thể bao gồm các trung gian tài chính, thị trường tài chính và hạ tầng tài chính thực hiện tốt các chức năng của mình và có khả năng chống đỡ được các cú sốc tiềm ẩn” (Định nghĩa của NHTW Thụy Sĩ)1 . - “Ổn định tài chính là khả năng vận hành tốt các chức năng chính của HTTC, kể cả trong thời kỳ kinh tế căng thẳng và thời kỳ điều chỉnh cơ cấu nhằm giúp phân bổ một cách có hiệu quả các nguồn lực và rủi ro tài chính cũng như tạo nền tảng hạ tầng tài chính hiệu quả” (Định nghĩa của NHTW Đức)1 . - “Ổn định HTTC là một trạng thái mà trong đó các trung gian tài chính và hạ tầng tài chính phân bổ tốt các nguồn vốn giữa tiết kiệm và đầu tư, nhờ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế” (Định nghĩa của NHTW Úc)1 . - “Ổn định tài chính hàm ý việc xác định rủi ro trong HTTC và hành động để giảm thiểu chúng” (Định nghĩa của NHTW Anh)1 . - “Ổn định tài chính là một trạng thái trong đó HTTC gồm các trung gian tài chính, thị trường và hạ tầng tài chính có khả năng chống đỡ được các cú sốc và những rủi ro do sự mất cân đối tài chính gây ra từ đó làm giảm bớt khả năng sụp đổ của các trung gian tài chính vốn có tác động tiêu cực đối với việc phân bổ tiết kiệm và đầu tư” (Định nghĩa của NHTW Châu Âu)1 . Nhìn chung có thể thấy hầu như chưa có sự thống nhất nào chính thống về khái niệm hay định nghĩa “Ổn định tài chính”. Thông qua các định nghĩa của một số NHTW trên thế giới, có thể thấy khái niệm này chứa đựng một số nội dung cơ bản sau: Thứ nhất, ổn định tài chính đòi hỏi cao về việc thực hiện tốt và hiệu quả các chức năng của các yếu tố cấu thành HTTC bao gồm: thị trường tài chính, các trung gian tài chính và hạ tầng tài chính. 1 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – sbv.com.vn
  • 30. 18 Thứ hai, ổn định tài chính tức là thực thi việc phân bổ có hiệu quả các nguồn lực của nền kinh tế. Thứ ba, để đảm bảo ổn định tài chính, rủi ro hệ thống cần được phát hiện, đánh giá chính xác và quản lý hiệu quả để tránh những tổn thất gây ra làm sụp đổ HTTC. Thứ tư, ổn định tài chính đòi hỏi phải có sự can thiệp của cơ quan quản lý cấp quốc gia, có thể là NHTW của quốc gia đó, để có những chính sách hành động cụ thể nhằm khắc phục những lỗ hổng trong HTTC những quốc gia này. Tóm lại, mặc dù chưa có khái niệm chính xác cho thuật ngữ “ổn định tài chính”, tuy nhiên nếu xem xét dưới góc độ vĩ mô, ổn định tài chính là trạng thái mà trong đó bao gồm: thị trường tài chính, các định chế tài chính (đặc biệt là các NHTM) thực hiện các chức năng của mình một cách hiệu quả, góp phần phân bổ nguồn lực tối ưu nhất cho nền kinh tế. Đồng thời đánh giá chính xác và quản lý tốt các rủi ro phát sinh để tránh khả năng sụp đổ HTTC. 2.1.2 Ổn định của ngân hàng thương mại Xuất phát từ lý thuyết về ổn định tài chính, ổn định ngân hàng được xem xét trên khía cạnh ổn định tài chính trong hoạt động ngân hàng. Theo đó, ngân hàng cũng được coi như là một doanh nghiệp, tuy nhiên đây là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt, nên trong quá trình nghiên cứu sẽ có những sự khác biệt trong các chỉ tiêu đánh giá về tình hình tài chính. Mặc dù vậy, kết quả đánh giá ổn định ngân hàng cũng không nằm ngoài những đặc điểm của một doanh nghiệp. Kế thừa quan điểm của Keynes, Minsky đã chỉ ra giai đoạn bất ổn của NHTM khi các nhà đầu tư gia tăng vay vốn đầu cơ với kỳ vọng lãi suất cao trong tương lai. Khi nền kinh tế bất ổn, lãi suất kỳ vọng của các cơ hội đầu tư không còn, các nhà đầu tư có xu hướng bán hàng loạt tài sản để trả nợ. Lúc này, giá cả các tài sản tài chính cũng giảm sút do mức định giá của NHTM cũng giảm trước biến động của nền kinh tế. Sự suy giảm đột ngột giá trị tài sản tài chính ảnh hưởng nghiêm trọng đến HTTC và khả năng trả nợ của nhà đầu tư. Kết quả là kéo theo sự bất ổn của ngân hàng, thanh khoản ảnh hưởng, nợ xấu tăng cao và nguồn vốn huy động bị
  • 31. 19 Ổn định tài chính doanh nghiệp, công ty Lý thuyết về bất ổn tài chính Lý thuyết về ổn định tài chính Ổn định tài chính các định chế trung gian giảm đột ngột. Lúc bấy giờ cần thiết có sự can thiệp của chính phủ để khôi phục tình hình thanh khoản, giải quyết nợ xấu,…đưa hoạt động ngân hàng ổn định trở lại. Hình 2.1: Mô tả lập luận của tác giả về lý thuyết ổn định ngân hàng Nguồn: Tác giả tóm tắt cơ sở lý thuyết về ổn định ngân hàng Dựa trên tư tưởng kinh tế chỉ đạo như trên về bất ổn tài chính ngân hàng, các nhà kinh tế học hiện đại đã cung cấp nhiều bằng chứng thực nghiệm về bất ổn ngân hàng. Ở đó, ngân hàng được xem là một bộ phận của thị trường tài chính, do đó luôn phải chịu ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc nhất từ các biến động của HTTC nói riêng và nền kinh tế nói chung bởi theo Davis (2003), có ba loại bất ổn tài chính: sự thất bại của ngân hàng, giá cả thị trường bất ổn và sự sụp đổ kéo theo thanh khoản thị trường. Do đó ổn định ngân hàng đóng vai trò chủ chốt trong vấn đề ổn định tài chính. Khi hoạt động ngân hàng được khôi phục, kéo theo sự phục hồi của HTTC. Lúc bây giờ, dòng vốn của nền kinh tế được khơi thông, hoạt động kinh doanh cũng sẽ dần đi vào ổn định. Nghiên cứu của Garcia-Herrero và Del Rio Lopez (2003) và Cíhak (2006) đã xem xét khủng hoảng ngân hàng như là một đại diện cho sự bất ổn tài chính. Với sự phát triển ngày càng lớn mạnh và đa dạng của mình, các định chế tài chính, đặc biệt là ngân hàng, luôn được xem là kênh cung cấp nguồn vốn dồi dào cho các nhà đầu tư trong nền kinh tế. Trong giai đoạn 2 của “Khoảng khắc Minsky”, khi muốn gia tăng đòn bẩy nợ, các nhà đầu tư có xu hướng gia tăng các món vay ngân hàng nhiều hơn để tài trợ vốn cho các cơ hội đầu tư. Khi khủng hoảng tài chính xảy ra (giai
  • 32. 20 đoạn 3 “Khoảnh khắc Minsky”) kéo theo sự bất ổn trong hệ thống ngân hàng do khách hàng suy giảm khả năng trả nợ. Lúc này bong bóng tài chính vỡ kéo theo tình trạng khó khăn cho các NHTM, thậm chí ngân hàng có nguy cơ phá sản vì không thu hồi các khoản nợ cho vay đầu tư quá rủi ro. Lúc bấy giờ, bất ổn ngân hàng lan rộng và có thể làm trầm trọng hơn bất ổn của nền kinh tế. Một cách tiếp cận khác về ổn định ngân hàng thông qua đánh giá bất ổn tài chính nhằm tìm kiếm các giải pháp hữu hiệu đưa ngân hàng về lại trạng thái ổn định, từ đó xác định và đánh giá ngưỡng chịu đựng của ngân hàng từ trạng thái ổn định sang bất ổn cũng được tìm thấy trong nhiều nghiên cứu trước. Điển hình như nghiên cứu của Lai (2002) về ổn định tài chính nhằm tìm ra nguyên nhân làm cho ngân hàng lâm vào tình trạng bất ổn là khi ngân hàng rơi vào khủng hoảng thanh khoản. Lúc này, nhu cầu về thanh khoản trong ngắn hạn vượt quá khả năng dự trữ tài sản thanh khoản hiện có của ngân hàng. Việc quản trị tài sản của ngân hàng yếu kém đã gây ra tình trạng mất cân đối giữa tài sản nợ ngắn hạn (thường chiếm tỷ trọng cao) và tài sản có dài hạn (thường chiếm tỷ trọng thấp). Ngoài ra, nguyên nhân còn có thể là do nợ xấu ngân hàng tăng cao, khả năng thu hồi nợ bị suy giảm, khách hàng có hành vi rút tiền ồ ạt khi nắm bắt thông tin về tình hình tài chính ngân hàng bị suy yếu, dẫn đến là trầm trọng hơn những bất ổn của ngân hàng. Nghiên cứu của Diamond và Dybvig (1983) cũng tiếp cận ổn định tài chính dựa trên phân tích và đánh giá khả năng chịu đựng của ngân hàng trước các điều kiện và diễn biến bất ổn. Nghiên cứu mô tả mô hình tháo chạy ngân hàng khi những người gửi tiền hàng loạt rút tiền ra khỏi ngân hàng. Hành động lây lan nhanh chóng kéo theo hiện tượng các ngân hàng khác cũng rơi vào tình trạng bất ổn không mong muốn. Bên cạnh đó, tồn tại nhiều nghiên cứu tiếp cận trên quan điểm duy trì ổn định trong hoạt động ngân hàng. Điển hình, theo Swamy (2014), trong bối cảnh hiện nay, các ngân hàng chiếm hơn 70% - 80% của HTTC, ổn định tài chính ngân hàng được đánh giá đóng vai trò quan trọng nổi trội hơn trong các công việc đảm bảo sự ổn định tài chính. Ngân hàng là cơ quan tạo tiền, hỗ trợ vốn cho tăng trường kinh tế,
  • 33. 21 hay tổ chức và cá nhân. Mặc khác, ngân hàng được xem như một doanh nghiệp đặc biệt vì dễ bị tổn thương hơn các ngành khác. Tình hình tài chính và các vấn đề liên quan đến hoạt động ngân hàng thường đặc biệt vì góp phần đại diện cho HTTC của một quốc gia. Với sự kết nối này, nếu một ngân hàng thiếu an toàn sẽ dẫn đến nguy cơ cho các ngân hàng khác, tạo ra sự lay lan trong toàn hệ thống. Do vậy, theo Swamy (2014), ổn định tài chính của ngân hàng chính yếu vẫn là làm cách nào giảm đến mức tối thiểu những tác động tiêu cực đến nền kinh tế từ các vấn đề bất ổn tài chính ngân hàng gây ra. Nghiên cứu của tác giả cũng cho rằng ổn định tài chính ngân hàng phụ thuộc vào các yếu tố nội tại ngân hàng và các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế. Trong bài nghiên cứu về các yếu tố phản ánh ổn định của hệ thống ngân hàng của hai tác giả Jahn và Kick (2011) có nêu khái niệm về ổn định tài chính ngân hàng như sau: “Sự ổn định tài chính của hệ thống ngân hàng là trạng thái ổn định mà trong đó hệ thống ngân hàng thực hiện các chức năng của mình một cách có hiệu quả bao gồm phân phối nguồn lực, phân tán rủi ro và phân phối thu nhập”. Theo Pierre Monnin và Terhi Jokipiia (2013) khi nghiên cứu về tác động của ổn định ngân hàng đến nền kinh tế của 18 nước trong OECD đã đưa ra định nghĩa về ổn định ngân hàng như sau: Bất ổn tài chính là xác suất của ngành ngân hàng trở nên không có khả năng trả được nợ trong quý tiếp theo. Do đó, xác suất này càng thấp tương ứng với ổn định càng tăng và ngược lại. Cụ thể, nếu giá trị thị trường của tài sản trong tất cả các ngân hàng nhỏ hơn tổng nợ phải trả, ngân hàng suy giảm hay thậm chí không có khả năng trả nợ, tức là ngân hàng đang bất ổn. Một nghiên cứu khác của Segoviano và Goohart (2009) về phương pháp đo lường ổn định ngân hàng, hai tác giả định nghĩa xác suất dẫn đến kiệt quệ của ngân hàng là nội dung đánh giá ổn định của ngân hàng đó. Bằng tập hợp các phương pháp tuyến tính và phi tuyến tính, tác giả xem xét những thay đổi của hệ thống ngân hàng qua các chu kỳ kinh tế, từ đó đặt mỗi ngân hàng vào trong từng giai đoạn cụ thể, tính toán và chỉ ra xác suất dẫn kết kiệt quệ của từng ngân hàng càng thấp thể hiện tính ổn định của ngân hàng càng cao.
  • 34. 22 Như vậy, thông qua các nghiên cứu và định nghĩa của các nhà kinh tế học nêu trên, rút ra khái niệm về ổn định ngân hàng là việc ngân hàng hoạt động có hiệu quả, có khả năng ứng phó tốt đối với những tác động bên trong và bên ngoài, trong hiện tại và cả tương lai, đặc biệt là các cú sốc của nền kinh tế mà vẫn duy trì được khả năng thanh toán cho các khoản nợ đến hạn, duy trì hoạt động một cách bình thường. 2.1.3 Vai trò của ổn định ngân hàng Ổn định của HTTC, đặc biệt là hệ thống ngân hàng, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế vì ngân hàng đuộc xem là TCTC trung gian đặc biệt, giữ vai trò trung tâm của mọi luồng tiền, của hoạt động thanh toán quốc gia cũng như các khoản đầu tư tài chính trong hay ngoài nước. Chính nhờ vào ổn định đó tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi cho nhà đầu tư, bảo vệ người gửi tiền tại các trung gian tài chính, khuyến khích ngày càng nhiều dòng tiền được chuyển hóa và đưa vào lưu thông, đồng thời quá trình vận hành tiền cũng hiệu quả hơn. Ổn định ngân hàng góp phần giúp tăng hiệu quả hoạt động của trung gian tài chính, phát huy hết các chức năng của các thị trường tài chính và cải thiện khâu phân phối nguồn lực. Từ đó giúp phát triển HTTC lành mạnh và minh bạch, giảm đi các cú sốc và rủi ro hệ thống, ngày càng làm cho hệ thống ngân hàng hoạt động an toàn, ít biến động đồng thời củng cố khả năng hấp thụ các cú sốc. Ổn định ngân hàng cũng làm tăng cường niềm tin của người dân vào HTTC, khuyến khích họ mang tiền đến gửi ngân hàng, sử dụng và tận hưởng các tiện ích về dịch vụ do ngân hàng cung cấp, giảm thiểu thói quen sử dụng tiền mặt. Giúp cho giao dịch ngân hàng minh bạch, an toàn và ít tốm kém hơn. Ổn định ngân hàng giúp giảm thiểu chi phí để giải quyết những yếu kém phát sinh của HTTC, từ đó tăng cường hiệu quả của các chính sách kinh tế, càng làm cho nền KTVM được phát triển ổn định và bền vững hơn. Một khi ngân hàng được ổn định, mọi hoạt động kinh doanh diễn ra trơn tru, hiệu quả, nhiều cơ hội việc làm được tạo ra, nhiều ngành nghề mở rộng và phát triển, đời sống người dân ngày càng nâng cao. Kinh tế nhờ đó ngày càng tăng
  • 35. 23 trưởng và kiềm chế lạm phát, hạn chế rủi ro về sự bất ổn. Kết quả là nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế trên trường quốc tế. 2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến ổn định ngân hàng Có khá nhiều các nhà kinh tế học thực hiện các nghiên cứu thực nghiệm xác định mức độ ảnh hưởng của nhiều yếu tố đến ổn định ngân hàng. Luận án tập trung vào các yếu tố được sử dụng trong nhiều nghiên cứu như sau: Quy mô ngân hàng: Đây là một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến ổn định của ngân hàng. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có minh chứng rõ ràng nào về việc ngân hàng có TTS lớn sẽ làm tăng hay giảm ổn định. Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy có mối tương quan hai chiều của hai yếu tố này. Mối tương quan thuận chỉ ra rằng các ngân hàng có quy mô về tổng tài sản lớn sẽ có lợi thế về thị phần, khả năng chi phối thị trường và tạo ra doanh thu cao hơn. Và vì thế ổn định của các ngân hàng này cũng cao hơn (Cihák và Hesse, 2010). Trong khi đó, các nghiên cứu khác lại đưa ra kết quả rằng các ngân hàng lớn thường mạo hiểm vào nhiều lĩnh vực, bao gồm các lĩnh vực có rủi ro cao và đe dọa đến ổn định ngân hàng. Khả năng sinh lời: Cũng có những nghiên cứu cho kết quả trái chiều về tác động của khả năng sinh lời đến ổn định ngân hàng. Theo Quin Song và Wei Zeng (2014), tỷ suất sinh lời của ngân hàng càng cao thì ổn định ngân hàng càng cao. Trong khi đó, một số tác giả lại cho rằng mặc dù tỷ suất sinh lời của ngân hàng cao nhưng tiềm ẩn mất ổn định do ngân hàng đầu tư nhiều vào những tài sản, lĩnh vực chứa đựng nhiều rủi ro (Bertay và cộng sự, 2013). Rủi ro tín dụng: Đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến ổn định của bất kỳ ngân hàng nào vì hoạt động truyền thống này là hoạt động chủ yếu của ngân hàng, chiếm tỷ trọng lớn. Rủi ro tín dụng càng cao càng phản ánh ổn định ngân hàng càng thấp (Tan và Florosb, 2013) Chi phí hoạt động: Yếu tố này giúp đánh giá ổn định ngân hàng thông qua rủi ro (Willesson, 2014). Khi tỷ lệ thấp chứng tỏ ngân hàng có năng lực quản trị chi phí
  • 36. 24 hiệu quả và tăng được lợi nhuận. Điều này sẽ giúp ngân hàng tăng cường cạnh tranh, ngăn ngừa rủi ro và giúp gia tăng ổn định. Khả năng thanh toán: Chỉ tiêu này phản ánh khả năng mất thanh toán của ngân hàng, nguyên nhân gây ra hàng loạt vụ đổ vỡ ngân hàng. Theo Rajhi và Hassairi (2013), khả năng thanh toán ngân hàng càng cao, ngân hàng sẽ hoạt động an toàn hơn, giảm thiểu những tổn thất lớn về sự sụt giảm tài sản khi có biến cố, do đó ổn định ngân hàng càng cao. Quy mô tín dụng: Chỉ tiêu này ảnh hưởng đến ổn định ngân hàng theo hai hướng. Hướng tích cực cho rằng tỷ lệ cho vay của ngân hàng cao giúp cho tốc độ tăng trưởng tín dụng tốt, tạo ra nguồn thu nhập cho ngân hàng và ổn định của ngân hàng từ đó gia tăng (Okumus và Artar, 2012). Ngược lại, ảnh hưởng tiêu cực ở chỗ cũng làm gia tăng các khoản nợ xấu, và vì thế ổn định của ngân hàng cũng giảm theo. ĐDH thu nhập: Ngày nay, đối mặt với càng nhiều rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng, các ngân hàng càng muốn tìm kiếm những cơ hội sinh lời khác ngoài hoạt động truyền thống của mình. Chỉ tiêu thu nhập ngoài lãi phản ánh nếu ngân hàng càng ĐDH càng làm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động cho vay (Laeven và Levine, 2007), do đó ổn định cũng tăng. Tuy nhiên, một số các nghiên cứu khác cũng chỉ ra khi đó ngân hàng sẽ gặp rủi ro gia tăng ở các lĩnh vực khác, giảm lợi thế cạnh tranh do phân tán hoạt động làm cho ổn định vì vậy cũng giảm đi. Cạnh tranh: Có nhiều nghiên cứu chỉ ra nhiều tác động của cạnh tranh đến ổn định ngân hàng. Kết quả cạnh tranh ảnh hưởng ngược chiều có các nghiên cứu của Marcus (1984), Keeley (1990), Allen và Gale (2004), Beck và cộng sự (2006),…Trong khi đó cũng có tác giả tìm ra mối tương quan cùng chiều về việc cạnh tranh tác động tích cực đến ổn định ngân hàng (Miera và Repullo, 2010). Thị phần: Hầu hết các nghiên cứu đều kết luận thị phần ngân hàng ảnh hưởng thuận chiều đến ổn định ngân hàng. Chỉ tiêu này được đo bằng tài sản ngân hàng/TTS của toàn hệ thống (Berger, 1995)
  • 37. 25 Các yếu tố từ môi trường vĩ mô: Bao gồm GDP, Lạm phát, tỷ giá hối đoái, chính sách điều hành của Chính phủ,… đều cũng có những ảnh hưởng tốt và không tốt đến ổn định ngân hàng (Okumus và Artar, 2012; Rahim và cộng sự, 2012). 2.1.5 Đo lường ổn định ngân hàng Ổn định tài chính của hệ thống ngân hàng được xác định từ các phương pháp đo lường ổn định của các doanh nghiệp ra đời vào những năm 1930. Đây là giai đoạn chủ nghĩa tư bản bắt đầu bộc lộ những khiếm khuyết trong HTTC ở nền kinh tế các nước. Hầu hết các nhà kinh tế lúc này tập trung vào việc nghiên cứu để đo lường độ bất ổn tài chính của các doanh nghiệp trong nền kinh tế bằng chỉ số dự báo phá sản của công ty, từ đó đánh giá độ ổn định tài chính của công ty cũng như của nền kinh tế. Ban đầu, các nghiên cứu tập trung theo phương pháp phân tích tỷ lệ (ratio analysis), sau đó là phương pháp phân tích đơn biến, cuối cùng là đến năm 1968, phương pháp phân tích kết hợp các chỉ số được nhà kinh tế học Edward I. Altman đưa ra để dự báo xác suất phá sản của doanh nghiệp. Kế thừa chỉ số Z-Score của Edward I. Altman, hàng loạt các nghiên cứu thực nghiệm còn sử dụng thêm các chỉ số khác để đo lường toàn diện hơn ổn định ngân hàng như: ROA, ROE, RARROA, RARROE.  Phương pháp phân tích tỷ lệ: Phương pháp này tập trung vào từng công ty cụ thể bằng cách so sánh các chỉ số giữa các công ty thành công và các công ty thất bại. Mở đầu là bảng công bố thông tin của The Bureau of Business Research (BBR) nghiên cứu về các 24 chỉ số của 29 công ty công nghiệp thành công. Từ đó rút ra tỷ lệ trung bình của từng chỉ số. Các tỷ lệ này sau đó được dùng để so sánh, đánh giá để kết luận sự thành công hay thất bại cho các công ty có những điểm tương đồng còn lại trong nền kinh tế. Trong 24 chỉ số này, nghiên cứu đã rút ra được 8 chỉ số tốt nhất bao gồm: - Vốn lưu động/TTS (Working Capital/Total Assets) - Giá trị thặng dư và dự phòng/TTS (Surplus and Reserves/Total Assets) - Giá trị thuần/Tài sản cố định (Net Worth/Fixed Assets)
  • 38. 26 - Giá trị tài sản cố định/TTS (Fixed Assets/Total Assets) - Tỷ suất thanh toán hiện hành (Current Ratio) - Giá trị tài sản ròng/TTS (Net Worth/Total Assets) - Doanh thu/TTS (Sales/Total Assets) - Tiền mặt/TTS (Cash/Total Assets) Trong đó đứng đầu là chỉ số Vốn lưu động/TTS (Working Capital/Total Assets). FitzPatrick (1932) đã tiến hành so sánh trên 13 chỉ số của các công ty thất bại và công ty thành công (với mẫu là 19 công ty ở mỗi trạng thái). Kết quả cho thấy các công ty thành công có những chỉ số tốt hơn hẳn. Trong nghiên cứu này, FitzPatrick cũng nhấn mạnh hai chỉ số quan trọng là Giá trị tài sản thuần/Tổng nợ (Net Worth/Debt) và Lợi nhuận thuần/Giá trị tài sản thuần (Net Profit/Net Worth) thay thế cho hai chỉ số Tỷ suất thanh toán hiện hành và Tỷ suất thanh toán nhanh (Quick Ratio). Smith và Winakor (1935) đã tiến hành phân tích chỉ số cho 183 công ty thất bại từ nhiều ngành công nghiệp khác nhau trong một ấn phẩm của BBR. Qua nghiên cứu này, hai tác giả nhấn mạnh rằng chỉ số Vốn lưu động/TTS dự báo tốt nhất về tình hình tài chính của các công ty so với các chỉ số như Tiền mặt/TTS và Current Ratio. Tuy nhiên họ cũng nhận thấy khi chỉ số Giá trị hiện tại của tài sản/TTS (The Current Assets/Total Assets) càng giảm càng phản ánh khả năng công ty càng có nguy cơ phá sản. Đến năm 1942, Mervin cho xuất bản nghiên cứu của mình cũng theo phương pháp phân tích như trên. Đối tượng mà tác giả hướng đến là các công ty sản xuất nhỏ. So với các công ty thành công, các công ty thất bại có đến bốn hoặc năm năm để phá sản từ khi có dấu hiệu suy yếu thông qua việc đánh giá các chỉ số. Ngoài ra, tác giả cũng chỉ ra ba chỉ số quan trọng phản ánh sự thất bại trong hoạt động kinh doanh: Vốn lưu động/TTS, Tỷ suất thanh toán hiện hành và Giá trị tài sản thuần/Tổng nợ.
  • 39. 27 Tương tự, các nghiên cứu tiếp theo của Chudson (1945) và Jackendoff (1962) cũng cho ra những kết quả tương tự, tiếp tục nhấn mạnh vào độ tin cậy của chỉ số Vốn lưu động/TTS và Chỉ số thanh toán hiện hành. Đặc biệt, các phát hiện của Chudson cũng cho thấy các mô hình được phát triển cho các công ty công nghiệp trước kia không phù hợp với các ngành cụ thể khác, đặc biệt là đối với các công ty tài chính. Phát hiện này đặt nền móng thúc đẩy cho các nghiên cứu sau này dành riêng cho hệ thống các TCTC.  Phương pháp phân tích đơn biến: được phát triển từ năm 1965 trở đi. Phương pháp này tiến hành dự báo khả năng phá sản công ty tập trung vào một số các chỉ số tài chính. Tiêu biểu là nghiên cứu của Beaver (1966) đưa ra nguyên nhân khiến cho công ty lâm vào tình trạng bất ổn tài chính là do lượng tiền mặt và hàng tồn kho quá ít trong khi nợ phải thu nhiều. Từ đó Baever cho rằng tỷ lệ lưu chuyển tiền thuần/tổng nợ phải trả là chỉ tiêu được dùng để dự báo hay đánh giá xác suất phá sản của công ty. Ngoài ra, Baever còn sử dụng chỉ số tỷ suất sinh lợi của tài sản (thu nhập thuần/TTS) để phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh và chỉ số Hệ số nợ (Tổng nợ phải trả/TTS) để đánh giá mức độ rủi ro tài chính. Các chỉ số này được ứng dụng để so sánh với các chỉ số tài chính của bất kỳ công ty cụ thể nào đó để phát hiện các dấu hiệu hay nguy cơ phá sản của chính công ty đó. Ưu điểm của các chỉ số Baever là việc áp dụng khá đơn giản, dễ thực hiện với độ tin cậy tương đối cao. Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất là khi các chỉ số này trong tình huống nào đó lại trở nên mâu thuẫn với nhau thì khó có thể đánh giá một cách toàn diện được. Tương tự sau nghiên cứu của Baever, một số các nghiên cứu theo phương pháp này cũng được tiến hành và cho kết quả khả quan như: Pinches và cộng sự (1975), Chen và Shimerda (1981).  Phương pháp phân tích kết hợp các chỉ số: Để khắc phục những sai sót trong chỉ số Baever, nhà kinh tế học người Mỹ Edward I. Altman (1968) đã đưa ra phương pháp phân tích kết hợp các chỉ số (phương pháp phân tích đa biến) để dự báo nguy cơ phá sản. Ông đề xuất mô hình Z-Score năm yếu tố nhằm xác định nguy cơ của công ty khi điểm số rơi vào phạm vi nhất định. Mô hình này đã tiên đoán khả
  • 40. 28 năng rất cao cho mẫu nghiên cứu (xác suất 95% cho thời điểm một năm trước khi công ty phá sản). Sau đó giảm xuống với thời gian dài hơn (72% cho 2 năm, 48% cho 3 năm và 29% cho 4 năm). Lý giải cho việc thay đổi từ phương pháp đánh giá mức độ thất bại (phương pháp phân tích tỷ lệ) sang dự báo khả năng phá sản (phương pháp phân tích đơn biến và đa biến) là do cách nhìn nhận từ các nhà kinh tế học khác nhau. Một số nghiên cứu định nghĩa “thất bại” là khi công ty nộp đơn xin phá sản, thanh lý. Số khác cho rằng đó là tình trạng căng thẳng về tài chính hay mất khả năng thanh toán các nghĩa vụ tài chính. Tuy nhiên càng về sau hầu như các nghiên cứu đều thống nhất đưa tình trạng phá sản của công ty là đáng để đo lường vì họ cho rằng phá sản là “thất bại” cuối cùng. Kể từ nghiên cứu của Altman, số lượng cũng như sự phức tạp của các mô hình dự báo phá sản cũng tăng lên đáng kể. Lĩnh vực nghiên cứu cũng được mở rộng và chuyên sâu hơn, trong đó có lĩnh vực tài chính, ngân hàng đặc biệt từ năm 1970 đến nay. Bảng 2.2: Các nghiên cứu sử dụng Z-Score đánh giá ổn định ngân hàng STT Tên tác giả (năm) Nội dung 1 Hosono (2005) Nghiên cứu các ngân hàng hoạt động không có lãi ở các nước Châu Á cho thấy sử dụng hiệu quả chi phí đóng góp nhiều cho ổn định ngân hàng 2 Mercieca và cộng sự (2007) ĐDH không ảnh hưởng đến ổn định ngân hàng 3 Cihák và Schaeck (2006) Mô tả những ưu điểm, nhược điểm của mô hình Z- Score 4 Lepetit và cộng sự (2008) ĐDH rủi ro không ảnh hưởng đến ổn định ngân hàng 5 Groeneveld và De Vries (2009) Dùng Z-Score đo lường ổn định tài chính của NHTM và ngân hàng hợp tác 6 Miklaszewska và cộng sự (2012) Đo lường ảnh hưởng của các quy định pháp lý đến ổn định ngân hàng ở Trung và Đông Âu 7 Fiordelisi và Mare (2013) Tối đa hóa lợi nhuận tác động tích cực đến ổn định ngân hàng
  • 41. 29 STT Tên tác giả (năm) Nội dung 8 Petroxska và Mihajlovska (2013) Rủi ro vỡ nợ, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro tiền tệ ảnh hưởng đến ổn định ngân hàng 9 Eisenbach và cộng sự (2014) Cấu trúc kỳ hạn nợ và việc nắm giữ tài sản có tính thanh khoản cao tác động đến ổn định ngân hàng 10 Diaconu và Oanea (2014) Xác định các yếu tố quyết định đến ổn định của các ngân hàng Rumani Nguồn: Tác giả tổng hợp Tuy nhiên, khi ứng dụng mô hình Z-Score vào việc đo lường ổn định của ngân hàng gặp nhiều khó khăn do việc tính toán. Để khắc phục điều này, Mercieca và cộng sự (2007) đã đề xuất phương trình ước lượng Z-Score với các yếu tố có thể ước lượng như sau: Z-score = 𝑅𝑂𝐴+𝐸/𝑇𝐴 𝜎𝑅𝑂𝐴 Với: - ROA là tỷ suất lợi nhuận ròng trên TTS. - E/TA (Equity/Total Asset) là tỷ số giữa vốn cổ phần trên TTS của ngân hàng. - σROA là độ lệch chuẩn của lợi nhuận ròng trên TTS. Chỉ số Z-score phản ánh ổn định của ngân hàng tăng lên khi khả năng sinh lợi và mức độ vốn hóa tăng lên, và giảm khi có bất ổn trong thu nhập phản ánh qua độ lệch chuẩn của ROA. Như vậy Z-score đo lường khả năng xảy ra vỡ nợ của một ngân hàng khi giá trị tài sản giảm xuống thấp hơn giá trị các khoản nợ. Tỷ lệ vốn hóa (E/TA) được sử dụng phản ánh ổn định của ngân hàng. Theo quan điểm trong hiệp ước Basel, các ngân hàng nên tập trung hơn và quản lý nguồn vốn của mình để chống lại nguy cơ vỡ nợ. Berger và cộng sự (2004) khi xây dựng mô hình tín dụng cho rằng vốn chủ sở hữu (VCSH) đóng vai trò lớn ở các ngân hàng có hoạt động tín dụng cạnh tranh, và mức vốn hoá của ngân hàng được đo lường bằng tỷ lệ vốn cổ phần đối với TTS có tỷ lệ cao hơn cho thấy rủi ro phá sản của ngân hàng thấp hơn.
  • 42. 30 Ngoài mô hình Z-Score được ứng dụng rộng rãi trong hầu hết các nghiên cứu liên quan đến ổn định ngân hàng, Segoviano và Goodhart (2009) đã trình bày một phương pháp trên IMF Working Paper nhằm đo lường ổn định của NHTM. Trong báo cáo này, hai tác giả trình bày một tập hợp các phương pháp đánh giá ổn định của ngân hàng tuyến tính và phi tuyến tính thông qua những thay đổi của hệ thống ngân hàng qua các chu kỳ kinh tế của đất nước. Phương pháp này được dùng để phân tích ổn định của từng ngân hàng cụ thể có gắn với các tác động từ nền kinh tế, đó chính là xác định xác suất kiệt quệ của ngân hàng. Để làm được điều này, tác giả sử dụng hai chỉ số JPoD (Joint Probability of Distress) và BSI (The Banking Stability Index). Chỉ số JPoD đại diện cho xác suất kiệt quệ của hệ thống ngân hàng, còn BSI phản ánh số lượng dự kiến các ngân hàng bị kiệt quệ. Như vậy, số lượng các ngân hàng kiệt quệ càng cao thì hệ thống ngân hàng càng bất ổn. Tức là ổn định ngân hàng được thể hiện qua xác suất dẫn đến kiệt quệ của ngân hàng. Mặc dù tồn tại nhiều phương pháp đo lường ổn định của ngân hàng, tuy nhiên mô hình Z-Score của Mercieca và cộng sự (2007) được ứng dụng khá phổ biến trong nhiều nghiên cứu thực nghiệm và ngày càng phù hợp với đặc điểm của hệ thống ngân hàng hầu hết các nước hiện nay. Bởi tính phổ biến cũng như ưu thế linh động và dễ tính toán các chỉ số trong công thức, đồng thời vẫn phán ánh đầy đủ ý nghĩa kinh tế, luận án sử dụng mô hình Z-Score này. Ngoài ra để đánh giá toàn diện hơn ổn định NHTM, luận án còn sử dụng các chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh doanh (HQKD) ngân hàng. Theo Perter S. Rose (2004), bản chất NHTM cũng có thể coi như là một doanh nghiệp kinh doanh với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận trong giới hạn mức độ rủi ro có thể chấp nhận được. Vì vậy, mục tiêu lợi nhuận được xem trọng hàng đầu vì lợi nhuận cao giúp ngân hàng bảo toàn vốn hoạt động, mở rộng thị trường và tìm kiếm ngày càng nhiều hơn cơ hội đầu tư sinh lời. Trong nghiên cứu về hiệu quả của các TCTC, Berger và Mester (1997) cho rằng hiệu quả được ước tính dựa vào yếu tố đầu vào, sản lượng đầu ra và yếu tố môi trường kinh doanh của các TCTC đó. Ngoài ra, hiệu quả còn phụ thuộc vào cách
  • 43. 31 thức mà người đánh giá lựa chọn tiếp cận. Hơn nữa, Hughes và Mester (2008) còn cho rằng hiệu quả của ngân hàng phụ thuộc vào các yếu tố khác như: luật pháp, môi trường hoạt động, quyền sở hữu hay chính trị của quốc gia đó. Như vậy, HQKD của NHTM được hiểu: (1) Là năng lực của NHTM sử dụng một cách giới hạn các yếu tố đầu vào để sản xuất tối đa sản phẩm đầu ra, tức là NHTM có khả năng tối đa hóa lợi nhuận với chi phí tối thiểu; (2) Đảm bảo hoạt động kinh doanh được diễn ra trong giới hạn an toàn cho phép. Nhìn chung, dựa vào nội dung phản ánh HQKD ngân hàng có thể xem đây là một trong những khía cạnh các nhà kinh tế học có thể xem xét khi phân tích và đánh giá mức độ ổn định của chính NHTM. HQKD ngân hàng thông thường được đo lường bằng khả năng sinh lợi. Các nghiên cứu về HQKD hay khả năng sinh lợi của ngân hàng đa phần tập trung vào hai lý thuyết chính : lý thuyết quyền lực thị trường (Market Power – MP) và lý thuyết cấu trúc hiệu quả (Efficient Structure – ES). Lý thuyết MP có hai hướng tiếp cận: Lý thuyết Cấu trúc – Hành vi - Hiệu quả (SCP) và lý thuyết quyền lực thị trường tương đối (RMP). SCP cho rằng cấu trúc thị trường quyết định hành vi của công ty và hành vi quyết định kết quả trên thị trường như khả năng sinh lợi, cải tiến kỹ thuật và tăng trưởng. Đặc biệt, nhiều ngành có sự tập trung cao tạo ra những hành vi dẫn đến kết quả kinh tế nghèo nàn, giảm sản lượng và hình thành giá độc quyền (Bain, 1951). Còn theo lý thuyết SCP, thị trường ngân hàng càng tập trung thì lãi suất cho vay càng cao và lãi suất huy động càng thấp vì mức độ cạnh tranh bị giảm đi. Trong khi đó, theo Berger (1995) thì các công ty có thị phần lớn và các sản phẩm khác biệt có thể thực hiện quyền lực thị trường và kiếm lợi nhuận không cạnh tranh. Chẳng hạn, một số ngân hàng lớn với ưu thế thương hiệu và chất lượng sản phẩm có thể tăng giá sản phẩm và dịch vụ để thu được nhiều lợi nhuận hơn.
  • 44. 32 Tuy nhiên, lý thuyết ES cho rằng, mối quan hệ giữa cấu trúc thị trường và hiệu suất công ty được xác định bởi hiệu suất công ty, tức là hiệu suất công ty tạo nên cấu trúc thị trường. Olweny và Shipho (2011) kiến nghị việc các ngân hàng đạt lợi nhuận cao hơn là do chúng hoạt động hiệu quả hơn. Tùy thuộc vào loại hiệu suất được xem xét mà lý thuyết ES được đề xuất theo hai hướng: Với Al – Muharrami và Matthews (2009) tiếp cận theo hiệu quả X (X – Efficiency), các công ty hiệu quả hơn thường đạt được lợi nhuận cao và thị phần lớn hơn, bởi vì họ có khả năng giảm thiểu chi phí sản xuất ở bất kỳ sản lượng đầu ra nào. Còn Olweny và Shipho (2011) tiếp cận hiệu quả theo quy mô (Scale – Efficiency), mối quan hệ trên được giải thích dựa trên quy mô. Các ngân hàng lớn hơn có chi phí sản xuất thấp hơn, nhờ đó lợi nhuận cao hơn (tính kinh tế theo quy mô). Bên cạnh hai lý thuyết trên, Nzongang và Atemnkeng (2006) còn đưa ra lý thuyết về danh mục đầu tư cân bằng (Balanced porfolio Theory) để nghiên cứu về khả năng sinh lời ngân hàng. Lý thuyết này cho rằng các nhà đầu tư có thể tối thiểu hóa rủi ro thị trường cho một mức lợi nhuận kỳ vọng thông qua việc tạo ra danh mục đầu tư ĐDH. Theo đó, đối với ngân hàng thì danh mục đầu tư mong muốn này là kết quả của các quyết định của Ban quản trị ngân hàng. Tóm lại, lý thuyết MP cho rằng khả năng sinh lợi của ngân hàng là một hàm theo các yếu tố thị trường. Trong khi lý thuyết ES và lý thuyết danh mục đầu tư lại cho rằng hiệu quả ngân hàng chịu ảnh hưởng của hiệu quả nội bộ và các quyết định quản trị. Theo đó, có nhiều nghiên cứu dựa vào các lý thuyết trên để giới thiệu một số biến đưa vào mô hình đo lường khả năng sinh lợi của ngân hàng, như Olweny và Shipho (2011) là hàm bao gồm cả yếu tố bên trong và bên ngoài. Ngoài ra, để giải thích cho sự thay đổi trong khả năng sinh lợi của ngân hàng, các yếu tố bên trong được phân tích dựa trên khung phân tích Camel và bộ chỉ số lành mạnh tài chính theo chuẩn IMF (Financial Soundness Indicators: FSIs) Khung phân tích Camel được áp dụng từ năm 1970. Đây là hệ thống xếp hạng, giám sát tình hình ngân hàng của Mỹ. Khung phân tích Camels bao gồm sáu yếu tố : Mức độ an toàn vốn (Capital Adequacy), Chất lượng tài sản có (Asset