SlideShare a Scribd company logo
1 of 61
Download to read offline
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN
NGUYỄN THỊ VÂN NGA
QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI
BẮT BUỘC TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI
VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ SỐ: 8 34 01 01
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHÙNG THẾ HÙNG
HÀ NỘI, NĂM 2021
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ “Quản lý thu Bảo hiểm xã hội bắt
buộc tại Bảo hiểm Xã hội Việt Nam” là công trình nghiên cứu độc lập do tác
giả thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Phùng Thế Hùng. Luận văn chưa
được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào. Các số liệu, nội dung
được trình bày trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, hợp lệ và
đảm bảo tuân thủ các quy định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
Tôi xin chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung của luận văn thạc sĩ.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Vân Nga
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban
Giám hiệu Trường Đại học Công đoàn, khoa Sau đại học, cảm ơn các Thầy,
Cô giáo đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt quá trình
học tập và nghiên cứu.
Nhân dịp này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Tiến sĩ Phùng
Thế Hùng đã dành thời gian, tạo điều kiện thuận lợi, hướng dẫn phương pháp
nghiên cứu khoa học và cách thức thực hiện các nội dung của đề tài.
Tôi xin cảm ơn các Vụ, Ban nghiệp vụ trực thuộc BHXH Việt Nam đã
nhiệt tình giúp đỡ và cung cấp các thông tin, số liệu cần thiết phục vụ cho quá
trình nghiên cứu và hoàn thiện đề tài này.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, người thân, bạn bè và
các anh chị em học viên lớp Quản trị kinh doanh – CH12 đã chia sẻ, động
viên, khích lệ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện
luận văn này.
Trong quá trình làm luận văn, mặc dù đã có nhiều cố gắng để hoàn
thành luận văn, đã tham khảo nhiều tài liệu và đã trao đổi, tiếp thu ý kiến của
Thầy Cô và bạn bè, do điều kiện về thời gian và trình độ nghiên cứu của
chính bản thân còn nhiều hạn chế cho nên luận văn khó tránh khỏi những
thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự quan tâm đóng góp ý kiến của
Thầy Cô và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
MỤC LỤC
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục bảng, biểu, sơ đồ
MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn ...................................................................1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu .....................................................................3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................8
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................9
5. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................9
6. Đóng góp của đề tài.......................................................................................10
7. Kết cấu của luận văn .....................................................................................10
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ
HỘI....................................................................................................................11
1.1. Một số khái niệm cơ bản..........................................................................11
1.1.1. Bảo hiểm xã hội ......................................................................................11
1.1.2. Thu bảo hiểm xã hội................................................................................13
1.1.3. Khái niệm quản lý thu bảo hiểm xã hội..................................................14
1.2. Hoạt động quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc .................................15
1.2.1. Xác định đối tượng và mức thu...............................................................15
1.2.2. Lập kế hoạch thu.....................................................................................21
1.2.3. Quản lý quỹ thu bảo hiểm xã hội............................................................23
1.2.4. Thanh tra, kiểm tra thu bảo hiểm xã hội bắt buộc ..................................24
1.3. Tiêu chí đánh giá quản lý thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc.....................27
1.3.1. Tỷ lệ lao động tham gia bảo hiểm xã hội................................................27
13.2. Tiêu chí về số lượng và tỷ lệ tăng số đơn vị sử dụng lao động tham gia
đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc .........................................................................28
1.3.3. Tỷ lệ nợ đóng bảo hiểm xã hội................................................................28
1.3.4. Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch thu bảo hiểm xã hội trong kỳ.......................28
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thu Bảo hiểm xã hội...................28
1.4.1. Các nhân tố bên trong .............................................................................28
1.4.2. Các nhân tố bên ngoài.............................................................................31
1.5. Kinh nghiệm quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc của một số quốc
gia và bài học rút ra cho Bảo hiểm xã hội Việt Nam...................................32
1.4.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia...........................................................32
1.4.2. Bài học rút ra cho Bảo hiểm xã hội Việt Nam........................................35
Tiểu kết chương 1............................................................................................38
Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT
BUỘC TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM.................................................39
2.1. Quá trình hình thành và phát triển........................................................39
2.1.1. Khái quát về Bảo hiểm xã hội Việt Nam................................................39
2.1.2. Một số đặc điểm cơ bản của Bảo hiểm xã hội Việt Nam ảnh hưởng đến
hoạt động quản lý thu........................................................................................40
2.2. Phân tích thực trạng quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Bảo
hiểm xã hội Việt Nam......................................................................................44
2.2.1. Xác định đối tượng thu và mức thu.........................................................44
2.2.2. Lập kế hoạch thu bảo hiểm xã hội bắt buộc............................................53
2.2.3. Quản lý quỹ thu bảo hiểm xã hội............................................................58
2.2.4. Thanh tra, kiểm tra thu bảo hiểm xã hội bắt buộc ..................................74
2.3. Đánh giá thực trạng quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Bảo
hiểm xã hội Việt Nam......................................................................................79
2.3.1. Ưu điểm...................................................................................................79
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân .........................................................................81
Tiểu kết chương 2............................................................................................86
Chương 3. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC
TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM..............................................................87
3.1. Mục tiêu, phương hướng quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại
Bảo hiểm...........................................................................................................87
3.1.1. Mục tiêu...................................................................................................87
3.1.2. Phương hướng.........................................................................................89
3.2. Một số giải pháp quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Bảo hiểm
xã hội Việt Nam ...............................................................................................91
3.2.1. Giải pháp về mở rộng, phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội..91
3.2.2. Giải pháp về quản lý tổ chức thu bảo hiểm xã hội..................................92
3.2.3. Giải pháp tăng cường hiệu quả thanh tra, kiểm tra thu bảo hiểm xã hội93
3.2.4. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và
tuân thủ pháp luật bảo hiểm xã hội ...................................................................96
3.2.5. Ứng dụng công nghệ thông tin và cải cách hành chính..........................98
3.2.6. Kiện toàn, nâng cao hiệu quả hệ thống tổ chức bộ máy bảo hiểm xã hội
các cấp...............................................................................................................99
3.2.7. Tổ chức thu qua cơ quan thuế...............................................................101
Tiểu kết chương 3..........................................................................................103
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...................................................................104
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................107
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT Chữ viết tắt Giải thích
1. ASXH An sinh xã hội
2. BHXH Bảo hiểm xã hội
3. BHYT Bảo hiểm y tế
4. BHTN Bảo hiểm thất nghiệp
5. BHTNLĐ, BNN Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
6. CNTT Công nghệ thông tin
7. DN Doanh nghiệp
8. HĐLĐ Hợp đồng lao động
9. KT-XH Kinh tế - xã hội
10. LĐ Lao động
11. NLĐ Người lao động
12. NSDLĐ Người sử dụng lao động
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ
Bảng
Bảng 2.1. Số người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc ở Việt Nam từ năm
2017-2019........................................................................................46
Bảng 2.2. Số đơn vị sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội ở Việt Nam
theo khối doanh nghiệp và đơn vị từ năm 2017-2019 ....................49
Bảng 2.2. Khảo sát đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội ở Việt Nam..............52
Bảng 2.3. Tiền lương bình quân/người/tháng đóng bảo hiểm xã hội ở Việt
Nam từ năm 2017 – 2019................................................................52
Bảng 2.4: Thực hiện kế hoạch thu bảo hiểm xã hội ở Việt Nam từ năm 2017-
2019.................................................................................................55
Bảng 2.5. Tỷ lệ nợ đóng bảo hiểm xã hội ở Việt Nam từ năm 2015-2019 .....65
Bảng 2.6: Khảo sát về nguyên nhân dẫn đến rủi ro bảo hiểm xã hội ở Việt
Nam .................................................................................................67
Bảng 2.7. Kết quả thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của Đại lý; tỷ lệ chi phí
thù lao đại lý bình quân 3 năm 2017-2019......................................73
Bảng 2.8: Tình hình thanh tra việc thực hiện bảo hiểm xã hội của cơ quan Bảo
hiểm xã hội ở Việt Nam năm 2017-2018........................................78
Biểu đồ
Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ lao động tham gia bảo hiểm xã hội ở Việt Nam theo khối
đơn vị năm 2017..............................................................................50
Biểu đồ 2.2. Khảo sát đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội ở Việt Nam..........51
Biểu đồ 2.3. Khảo sát về tuyên truyền phổ biến chính sách.............................68
Bảo hiểm xã hội ở Việt Nam.............................................................................68
Biểu đồ 2.4. Khảo sát về thanh tra, kiểm tra bảo hiểm xã hội..........................79
Sơ đồ
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu hệ thống tổ chức của ngành Bảo hiểm xã hội .....................42
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn
Bảo hiểm xã hội là chính sách xã hội quan trọng nhất trong hệ thống
an sinh xã hội của mỗi quốc gia. BHXH góp phần ổn định xã hội, đảm bảo
cuộc sống an lành, thực hiện công bằng và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đây
là một trong những nội dung quan trọng trong hệ thống chính sách xã hội mà
Đảng và Nhà nước ta hết sức chú trọng phát triển trong thời gian qua.
Chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) ở nước ta ra đời từ rất sớm, bắt
đầu từ thời điểm đánh dấu sự đổi mới của chính sách BHXH, chính phủ ban
hành Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 về việc ban hành điều lệ BHXH
và Nghị định số 19/CP ngày 16/02/1995 về thành lập Bảo hiểm xã hội Việt
Nam. Tổ chức BHXH Việt Nam được thành lập trên cơ sở thống nhất các tổ
chức BHXH ở Trung ương và địa phương thuộc hệ thống lao động - thương
binh và xã hội và Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam để quản lý và điều
hành quỹ BHXH. Trong những năm qua, chính sách về thu BHXH đã nhiều
lần được bổ sung, sửa đổi trên các nội dung đối tượng, phương thức, quy
trình thu BHXH, đặc biệt từ sau khi Luật BHXH chính thức có hiệu lực
01/01/2007.
Sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta về chính sách BHXH còn được
thể hiện mạnh mẽ hơn nữa tại Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ương
Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII đã thảo luận, đóng góp nhiều ý kiến đối
với Đề án cải cách chính sách BHXH và đã nhất trí ban hành Nghị quyết số
28-NQ/TW ngày 23/5/2018 về cải cách chính sách BHXH. Có thể nhận thấy
rằng đây là một công cuộc cải cách hết sức có ý nghĩa trong tình hình phát
triển kinh tế hội nhập bền vững và trong bối cảnh cuộc cách mạng công
nghiệp 4.0 đang diễn ra nhanh chóng, mạnh mẽ.
Thực tiễn những năm qua cho thấy, chính sách BHXH và việc quản lý,
tổ chức thực hiện các chính sách này đã đạt được những thành tựu đáng kể,
đánh dấu sự phát triển về hệ thống an sinh xã hội của quốc gia nói chung và hệ
2
thống BHXH nói riêng. Với vai trò chủ đạo của nhà nước, sự tham gia của
người lao động và người sử dụng lao động, quỹ BHXH đã trở thành quỹ an
sinh lớn nhất, hoạt động theo nguyên tắc đóng - hưởng và chia sẻ. Nguồn thu
cho quỹ BHXH ngày càng tăng; diện bao phủ BHXH theo quy định của pháp
luật và quy mô tham gia BHXH trên thực tế ngày càng được mở rộng. Theo
BHXH Việt Nam, tính đến năm 2017, tổng số người tham gia BHXH khoảng
13,9 triệu người (trong đó: BHXH bắt buộc là 13,6 triệu người, BHXH tự
nguyện là 0,3 triệu người), tăng hơn 2,3 lần so với thời điểm Luật BHXH số
71/2006/QH11 có hiệu lực; tính đến ngày 31/12/2019, số người tham gia
BHXH là 15,774 triệu người (trong đó: BHXH bắt buộc đạt 15,2 triệu người,
BHXH tự nguyện đạt 574 nghìn người), bảo hiểm thất nghiệp đạt 13,43 triệu
người, BHYT đạt 85,95 triệu người.
Quản lý thu BHXH là một trong những nhiệm vụ quan trọng và khó
khăn của ngành BHXH. Để công tác thu BHXH đạt hiệu quả cao đòi hỏi phải
có chính sách phù hợp, quy trình quản lý thu chặt chẽ, hợp lý, khoa học.
Trong quá trình tổ chức triển khai, chính sách BHXH thường xuyên được đổi
mới, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn nhưng vẫn còn tồn tại nhiều bất cập.
Diện bao phủ còn ở mức thấp so với các nước trong khu vực; quỹ BHXH vẫn
tiềm ẩn nguy cơ về mất cân đối trong trung và dài hạn; các chế độ BHXH còn
chưa đa dạng, linh hoạt nên thiếu hấp dẫn; hồ sơ, thủ tục còn chưa thực sự
thuận lợi cho DN, NLĐ. Các đối tượng lao động lợi dụng những kẽ hở của
pháp luật BHXH để trục lợi BHXH làm thất thoát quỹ BHXH, số DN nợ
đóng, trốn đóng BHXH vẫn còn khá phổ biến; việc tăng trưởng nguồn thu
BHXH còn thấp chưa tương xứng với tiềm năng hiện tại. Theo thống kê năm
2017, việc tham gia BHXH mới chỉ đạt gần 29% lực lượng lao động trong độ
tuổi tham gia BHXH, vẫn còn trên 70% chưa tham gia. Hiện còn hơn 300.000
doanh nghiệp đang hoạt động mà không tham gia BHXH.
Để khắc phục những hạn chế trên, nhằm mở rộng và tăng trưởng
nguồn thu BHXH, phát triển bền vững quỹ BHXH, cần có những giải pháp
3
thiết thực, hiệu quả trong thời gian tới.
Xuất phát từ thực tế trên, tôi lựa chọn đề tài: “Quản lý thu Bảo hiểm
xã hội bắt buộc tại Bảo hiểm Xã hội Việt Nam” làm đề tài để nghiên cứu
luận văn thạc sỹ.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Công tác quản lý thu BHXH đặc biệt quan trọng trong hệ thống BHXH,
có vai trò quyết định đến sự tồn tại của hệ thống BHXH. Các nghiên cứu
trong và ngoài nước của nhiều tác giả khác nhau cũng đã đề cập đến vấn đề
BHXH nói chung và công tác quản lý thu BHXH nói riêng. Tuy nhiên, việc
áp dụng vào thực tiễn nước ta hiện nay cần phải được nghiên cứu thật kỹ. Các
công trình đã nghiên cứu giúp hệ thống hóa được những vấn đề lý luận, làm
rõ được những vấn đề đã nghiên cứu và những vấn đề cần tiếp tục được
nghiên cứu.
Chất lượng quản lý thu Bảo hiểm xã hội ở Việt Nam hiện nay được
nhìn nhận, nghiên cứu dưới nhiều khía cạnh và góc độ khác nhau, với nhiều
phương thức thể hiện cụ thể như: sách giảng dậy, sách nghiên cứu, Luận án
Tiến sĩ, tạp chí chuyên ngành Bảo hiểm xã hội, hội thảo khoa học … Trong
đó, các công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề quản lý thu Bảo hiểm xã
hội Việt Nam đã được công bố, đáng chú ý như:
- Luận án tiến sĩ của tác giả Phạm Trường Giang (2010), “Hoàn thiện
cơ chế thu bảo hiểm xã hội ở Việt Nam”, đã phân tích sự phối hợp giữa các bộ
phận trong hệ thống thu BHXH từ đó phát hiện những tồn tại, bất cập để đề
xuất giải pháp hoàn thiện cơ chế thu BHXH. Tác giả cho rằng tiền lương
tháng làm căn cứ đóng BHXH đối với khu vực nhà nước tính trên mức lương
tối thiểu chung tại thời điểm đóng nhưng khu vực ngoài nhà nước là tiền
lương ghi trên hợp đồng. Vậy khi người SDLĐ chưa đóng, chậm đóng, đóng
không đầy đủ cho NLĐ thì khi nhà nước có thay đổi về tiền lương tối thiểu
chung, tiền lương tối thiểu vùng; khi truy đóng người SDLĐ vẫn chỉ đóng
theo hợp đồng cũ nhưng việc giải quyết chính sách lại theo chỉ số giá sinh
hoạt tại thời điểm hưởng, do đó không đảm bảo sự công bằng trong tổ chức
4
thực hiện chính sách BHXH. Ngoài ra, quá trình tổ chức thực hiện không thể
triển khai đối với trường hợp NLĐ có thời hạn ở nước ngoài khi trở về nước
mới truy đóng thì căn cứ vào tiền lương, tiền công trước khi đi hay tiền công,
tiền lương của 5 năm hoặc 10 năm sau mới đóng. Tác giả cho rằng, tại thời
điểm nghiên cứu, công thức tính tiền lương bình quân làm căn cứ đóng
BHXH đối với NLĐ vừa có thời gian làm việc theo chế độ tiền lương do
người SDLĐ quyết định có sự bất cập gây bức xúc cho NLĐ từ đó làm giảm
mức huy động đóng góp vào quỹ BHXH. Điển hình như đối với NLĐ có thời
gian đóng BHXH càng dài thì mức hưởng lương hưu càng cao, song với công
thức tính như quy định của luật BHXH hiện thời cho đối tượng này thì NLĐ
càng đóng góp vào quỹ BHXH với thời gian dài thì mức hưởng lương chưa
phù hợp với mức đóng và thời gian đóng BHXH. Tác giả đưa ra một số giải
pháp về căn cứ đóng BHXH như: căn cứ đóng BHXH cần được quy định
thống nhất trên cơ sở mức tiền lương, tiền công thực tế của NLĐ thay vì căn
cứ vào thang bảng lương như hiện tại. Quy định tỷ lệ đóng góp vào quỹ
BHXH nên cân đối, hài hòa giữa NLĐ và người SDLĐ. Không chỉ vậy, việc
quy định tỷ lệ đóng phí BHXH thường xuyên cân đối không chỉ trong dài hạn
mà cả trong ngắn hạn, thậm chí theo hàng năm căn cứ vào chỉ số giá tiêu
dùng, lạm phát và mức chi hàng năm. Nghiên cứu tỷ lệ đóng quy định theo
hướng tỷ lệ đóng của NLĐ tiệm cận dần tới tỷ lệ của người SDLĐ.
- Đề án nghiên cứu khoa học, 2011 “Hoàn thiện quy trình quản lý thu,
quy trình cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế” chủ nhiệm đề án,
Thạc sĩ Dương Xuân Triệu, Viện nghiên cứu khoa học - Bảo hiểm xã hội Việt
Nam. Đề án đã hệ thống hóa các văn bản của Nhà nước, của Ngành về thực hiện
về thu bảo hiểm xã hội, cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế, phân tích
đánh giá thực trạng thực hiện thu bảo hiểm xã hội, cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ
bảo hiểm y tế trong mối tương quan hỗ trợ nhau. Đề án đã phân tích được những
mặt còn chưa hợp lý, hạn chế như: văn bản quy định chồng chéo, thủ tục hành
chính còn nhiều, biểu mẫu chưa khoa học, ứng dụng công nghệ thông tin còn
thấp, việc thực hiện ở các địa phương còn chưa đồng nhất do nhận thức chưa
5
đúng quy định của Nhà nước, của Ngành. Từ đó Đề án đưa ra các giải pháp về
xây dựng thống nhất các chỉ tiêu, biểu mẫu, quy trình về thu bảo hiểm xã hội,
cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế phù hợp với tình hình mới.
- Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thị Hào (2014), Đại học Kinh tế
quốc dân, “Đảm bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội Việt Nam” đã nghiên cứu
và đưa ra khái niệm đảm bảo tài chính cho BHXH dưới góc độ kinh tế chính
trị học và luận giải nội dung đảm bảo tài chính cho BHXH bao gồm các vấn
đề như: đảm bảo thu, chi, đảm bảo duy trì sự cân đối và ổn định quỹ BHXH
trong dài hạn, đảm bảo sự công bằng đối với các đối tượng tham gia BHXH.
Tác giả đã đưa ra một số tiêu chí đánh giá đảm bảo tài chính như: tỷ lệ dân số
tham gia BHXH cao sẽ góp phần tăng nguồn thu cho quỹ BHXH đồng nghĩa
doanh số BHXH sẽ tăng. Mức độ tuân thủ BHXH phản ánh việc nộp BHXH
kịp thời, đầy đủ hay không. Mức độ bền vững tài chính BHXH phản ánh khả
năng duy trì sự cân đối và ổn định quỹ BHXH trong dài hạn. Trên cơ sở
những tiêu chí đánh giá đảm bảo tài chính cho BHXH, luận án đã làm rõ
những kết quả và những hạn chế về đảm bảo tài chính cho BHXH Việt Nam.
Một số giải pháp tập trung như: phát triển rộng rãi loại hình BHXH tự
nguyện, nhất là BHXH cho nông dân tạo điều kiện để mọi người dân thuộc
mọi thành phần kinh tế đều được tham gia. Thực hiện cải cách chính sách
BHXH như: quy định lại căn cứ đóng, mức đóng, mức hưởng, điều kiện
hưởng các chế độ BHXH; cải cách tính lương hưu, tăng tuổi nghỉ hưu; xây
dựng chế độ bảo hiểm hưu trí bổ sung bằng tài khoản cá nhân.
- Đề tài khoa học cấp Bộ (BHXH Việt Nam) do tác giả Bùi Sỹ Lợi làm
chủ nhiệm đề tài (2016), “Nghiên cứu các giải pháp nhằm triển khai thực hiện
BHXH bắt buộc cho người LĐ làm việc theo hợp đồng LĐ có thời hạn từ đủ 1
tháng đến dưới 3 tháng theo quy định của luật BHXH năm 2014”, đã làm rõ hơn
về cơ sở pháp lý và thực tiễn của việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt
buộc. Đề tài tập trung nghiên cứu nhóm đối tượng làm việc theo HĐLĐ có thời
hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng. Tác giả đã phân tích thực trạng NLĐ làm
việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng trong thị trường LĐ
6
hiện nay và yêu cầu quản lý, tổ chức thực hiện để nhóm LĐ này tham gia BHXH
bắt buộc. Trong phân tích đánh giá thực trạng, tác giả tập trung phân tích chính
sách hỗ trợ tạo việc làm và mối quan hệ giữa chính sách tạo việc làm và mở rộng
đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Tác giả nhận định mối quan hệ giữa chính
sách việc làm và hỗ trợ việc làm với phát triển, mở rộng đối tượng tham gia
BHXH là quan hệ thuận chiều, một chính sách hỗ trợ việc làm hiệu quả, tạo ra
nhiều việc làm cho xã hội sẽ góp phần vào việc gia tăng đối tượng tham gia
BHXH và ngược lại một chính sách hỗ trợ việc làm kém hiệu quả, số lượng việc
làm tạo ra thấp, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao chắc chắn sẽ là khó khăn trong phát
triển đối tượng tham gia BHXH. Tác giả đề xuất một số giải pháp quản lý, tổ
chức thực hiện chính sách BHXH bắt buộc như: hồ sơ, thủ tục, giải quyết chế
độ,… cho nhóm LĐ làm việc theo hợp đồng có thời hạn từ đủ 1 tháng đến 3
tháng và giải pháp để NSDLĐ tham gia thực hiện quy định pháp luật; vai trò của
tổ chức đại diện NLĐ, NSDLĐ, Mặt trận Tổ quốc và các thành viên của Mặt
trận trong việc bảo vệ quyên và lợi ích của các bên trong quan hệ BHXH. Đề tài
nghiên cứu về BHXH bắt buộc nhưng chỉ tập trung vào đối tượng tham gia
BHXH là những người lao động làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 1 tháng
đến dưới 3 tháng theo quy định mới của luật BHXH năm 2014. Như vậy, giới
hạn của đề tài chỉ tập trung nghiên cứu NLĐ làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ
đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng, đây chỉ là một nhóm LĐ góp phần vào việc gia
tăng đối tượng tham gia BHXH.
- Luận án tiến sĩ của Hoàng Minh Tuấn (2018), “Nghiên cứu nhân tố
ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về Bảo hiểm xã hội ở Việt Nam” đã
đi sâu nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về
BHXH. Tác giả cho rằng tỷ lệ đóng góp vào quỹ hưu trí và tử tuất còn thấp so
với mức hưởng (từ năm 2012 tổng mức đóng góp của NLĐ và người SDLĐ là
20%, từ năm 2014 là 22%, trong khi tỷ lệ hưởng lương hưu lại cao, tối đa là
75% mức bình quân tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng BHXH). Mức tiền
lương, tiền công làm căn cứ đóng BHXH còn khoảng cách lớn với mức tiền
lương, tiền công thực tế của NLĐ (hiện mới chỉ bằng 60% tiền lương, tiền công
7
thực tế). Ngoài ra, tác giả chỉ ra ở Việt Nam mới chỉ có một hệ thống BHXH
đơn nhất nên NLĐ chỉ có cơ hội được hưởng một chế độ hưu trí từ quỹ BHXH.
Tác giả cũng nghiên cứu đưa ra bảo hiểm hưu trí bổ sung, NLĐ có thể vừa tham
gia cả hai loại hình cùng lúc để khi nghỉ hưu được hưởng hai chế độ hưu trí.
Nghiên cứu kéo dài thời gian đóng góp và thực hiện đóng trên mức tiền lương
thực tế; nghiên cứu điều chỉnh tuổi nghỉ hưu của LĐ nam và nữ theo lộ trình.
- Nghiên cứu của TS. Phạm Đình Thành - Viện Khoa học BHXH,
BHXH Việt Nam, đăng trên tạp chí BHXH (2018), “Mức giới hạn trên của
tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH: Từ góc nhìn lý luận & Thực tiễn”.
Trong quá trình nghiên cứu về cải cách BHXH ở nước ta hiện nay đang có
nhiều ý kiến đề nghị khác nhau về giới hạn trên (mức trần) của tiền lương làm
căn cứ đóng BHXH như: nâng mức giới hạn trên của tiền lương làm căn cứ
đóng BHXH lên 30 lần mức lương cơ sở hoặc giảm xuống bằng 10 lần mức
lương cơ sở. Tác giả cho rằng, mức trần đóng BHXH là một tiêu thức rất quan
trọng làm cơ sở cho việc tính toán đóng góp và hưởng thụ BHXH. Nhìn dưới
góc độ phân phối lại trong nền kinh tế quốc dân, cùng với công cụ thuế thu
nhập cá nhân thì hoạt động BHXH là hoạt động điều tiết thu nhập của những
NLĐ trong những khoản tiền lương, thu nhập nhất định. Vì vậy việc xác định
mức trần đóng BHXH luôn giữ vai trò quan trọng trong lĩnh vực BHXH nói
riêng và trong hoạt động điều tiết xã hội của nhà nước nói chung. Cho nên,
cũng như ở nhiều nước, mức trần đóng BHXH phải do Chính phủ quyết định
và thực hiện từng năm. Mức trần này sẽ được điều chỉnh tăng dần theo mức
tăng trưởng của tiền lương, thu nhập của NLĐ. Ở nước ta, quy định mức trần
đóng BHXH là 20 lần lương cơ sở. Khi tiền lương cơ sở tăng thì mức trần làm
căn cứ đóng BHXH cũng tăng lên về số tiền tuyệt đối. Điều này phù hợp với
lý thuyết chung về trần đóng BHXH trên thế giới. Các căn cứ để xác định
mức trần về tiền lương, thu nhập làm căn cứ đóng BHXH gồm: (i) Tiền
lương, thu nhập từ lao động và mức tiền lương bình quân chung (tháng, năm)
của NLĐ trong phạm vi cả nước. Việc xác định mức tiền lương, thu nhập bình
quân chung của NLĐ trong cả nước nhằm đảm bảo được mức phổ quát chung
8
về tiền lương, thu nhập của NLĐ (ít nhất phải đảm bảo mức thu nhập bình
quân chung của khoảng 80% NLĐ – phân bố tập trung và loại bỏ những
người có thu nhập cao hơn nhưng chỉ chiếm với tỷ lệ thấp – phân tán xa). (ii)
Quy định về tỷ lệ đóng góp của Luật BHXH, Luật BHYT, Luật việc làm và
Luật An toàn vệ sinh lao động. (iii) Các khoản đóng góp xã hội khác (nếu có)
cũng được xem xét đến nhằm tính được số tiền lương thực sự được lĩnh
(Netto) hàng tháng, hàng năm để xem xét đến khả năng thu nhập thực sự có
được cho tiêu dùng của NLĐ. (iv) Mức độ đảm bảo đời sống cho tuổi già
(người nghỉ hưu và lương hưu). (v) Các cơ sở kinh tế xã hội khác để xác định
mức trần đóng BHXH như: thuế thu nhập cá nhân; thu nhập chung của gia
đình; mức sống cơ bản chung; theo từng thời kỳ KT-XH, dân số và lao động.
Ở nhiều nước, người ta cần phải xem xét một cách thường xuyên đến “gánh
nặng” đóng góp chung của NLĐ về thuế thu nhập cá nhân, đóng góp BHXH
và những đóng góp xã hội khác để từ đó quyết định về trần đóng BHXH cho
phù hợp với từng giai đoạn cụ thể. Ví dụ như ở Thụy Sỹ không có giới hạn
trần đóng góp BHXH. Ở đó mọi người phải đóng góp BHXH ở mức lương
đầy đủ (Brutto) bởi ở nước này quy định mức thuế thu nhập cá nhân thấp nên
người ta khuyến khích đóng góp BHXH dựa trên thu nhập thực tế từ lao động.
Ở Đức thì mức trần đóng BHXH được xây dựng bằng 2 lần thu nhập bình
quân năm của toàn bộ NLĐ (thu nhập bình quân khoảng 36000 Euro/năm,
mức trần làm căn cứ đóng BHXH là khoảng 72.000 Euro/năm) và mỗi năm sẽ
tăng lên theo tốc độ tăng lương. Ví dụ tỷ lệ tăng lương là 2%/năm thì mức
giới hạn trên làm căn cứ đóng BHXH cũng tăng 2%.
Đề tài “Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội Việt
Nam” là đề tài không trùng lặp với các tài liệu, đề tài khác về lý luận, thực
tiễn và nội dung nghiên cứu.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất những giải pháp hoàn thiện quản lý thu BHXH bắt buộc tại
Bảo hiểm Xã hội Việt Nam.
9
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hoá lý luận và thực tiễn về quản lý thu BHXH bắt buộc;
- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý thu BHXH bắt buộc tại BHXH
Việt Nam trong thời gian vừa qua;
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thu BHXH bắt buộc tại
BHXH Việt Nam.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu hoàn thiện quản lý thu BHXH bắt
buộc tại BHXH Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Quản lý thu BHXH bắt buộc.
Phạm vi nghiên cứu:
- Về nội dung: Luận văn tập trung phân tích về quản lý thu BHXH
bắt buộc.
- Về không gian: Tại BHXH Việt Nam.
- Về thời gian: Sử dụng số liệu và tình hình thực tế liên quan đến hoạt
động thu BHXH bắt buộc giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2019 và giải pháp
đến năm 2025.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Thực hiện điều tra xã hội học bằng bảng hỏi để thu thập số liệu sơ
cấp, tác giả đã phát 600 phiếu bảng hỏi tới người lao động và người sử dụng
lao động, lượng phiếu thu về là 591 phiếu 98,5% đảm bảo độ tin cậy và độ
lớn của mẫu nghiên cứu. Bảng hỏi vận dụng thang đo Likert thiết kế và thu
thập thông tin. Đồng thời, tiến hành phỏng vấn một số cán bộ, nhân viên, nhà
quản trị để cho thêm thông tin cho các phân tích định tính hoặc định lượng
đối với đối tượng nghiên cứu của đề tài.
- Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp: Luật BHXH năm 2014,
Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 ban hành quy trình thu BHXH,
BHYT, BHTN, BHTNLĐ- BNN, quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT, căn cứ Luật
Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014; Căn cứ Luật Bảo hiểm y
tế số 25/2008/QH12 ngày 14/11/2008; Luật số 46/2014/QH13 ngày 13/6/2014
10
sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế; Căn cứ Luật Việc làm số
38/2013/QH13 ngày 16/11/2013; Căn cứ Luật An toàn, Vệ sinh lao động số
84/2015/QH13 ngày 25/6/2015; Căn cứ Nghị định số 01/2016/NĐ-CP ngày
05/01/2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam; Bên cạnh đó nghiên cứu các công trình
nghiên cứu, luận án có liên quan và các số liệu báo cáo về công tác thu BHXH
bắt buộc và quản lý thu tại Bảo hiểm xã hội Việt Nam giai đoạn 2017-2019.
- Ngoài ra tác giả còn sử dụng các phương pháp: thống kê, so sánh,
bảng, biểu…và có phân tích so sánh giữa các năm, các chỉ tiêu với nhau để
làm căn cứ phấn đấu việc hoàn thành kế hoạch cấp trên giao năm sau cao hơn
năm trước.
6. Đóng góp của đề tài
Về lý luận: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động quản lý thu BHXH
bắt buộc trong tổ chức.
Về thực tiễn
Phân tích thực trạng hoạt động quản lý thu BHXH, đặc biệt là những tồn tại
trong hoạt động quản lý thu BHXH tại BHXH Việt Nam trong thời gian qua.
Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý thu
BHXH tại BHXH Việt Nam thời gian tới.
Những giải pháp được đề xuất và những kiến nghị với các cấp có thẩm
quyền có thể tham khảo, vận dụng vào thực tế công tác quản lý thu BHXH tại
Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung chính của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc
Chương 2: Thực trạng quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Bảo
hiểm xã hội Việt Nam
Chương 3: Giải pháp quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Bảo
hiểm xã hội Việt Nam
11
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm xã hội ra đời xuất phát từ nhu cầu khách quan của con người
bảo vệ bản thân và gia đình trước những rủi ro xảy ra trong cuộc sống. Sự ra
đời của BHXH là kết quả của một quá trình đấu tranh lâu dài giữa giai cấp
công nhân làm thuê với giới chủ tư bản khi không may bị rủi ro trong quá
trình lao động như ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, mất việc làm,
hết tuổi lao động và chết. BHXH đã xuất hiện và phát triển cùng với quá trình
phát triển KT-XH của nhân loại. Cộng hòa Liên bang Đức là nước đầu tiên
trên thế giới ban hành chế độ BHXH ốm đau vào năm 1883, đánh dấu sự ra
đời của BHXH. Hiện nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều coi BHXH là
bộ phận chính cấu thành hệ thống ASXH, là chính sách xã hội quan trọng của
mỗi nước. Tuy nhiên, khó có một khái niệm chung về BHXH được tất cả các
quốc gia thống nhất sử dụng bởi quan niệm về vấn đề này như thế nào phụ
thuộc vào nhận thức của người dân, của nhà nước, của tập quán lựa chọn và
khả năng quản lý của mỗi loại rủi ro trong từng nước. Tổ chức Lao động
Quốc tế (ILO) đã đưa ra khái niệm về BHXH như sau: “BHXH là sự bảo vệ
của xã hội đối với các thành viên của mình thông qua các biện pháp công
cộng nhằm chống lại các khó khăn về kinh tế, xã hội do bị ngừng hoặc giảm
thu nhập, gây ra bởi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp, thương
tật, tuổi già, chết; đồng thời đảm bảo các chăm sóc y tế và trợ cấp cho các
gia đình đông con” [29].
Khái niệm ILO đưa ra khá bao quát, tuy nhiên khi sử dụng khái niệm
này trong BHXH cần lưu ý ba vấn đề: (i) các trường hợp bảo hiểm được các
nước lựa chọn thường là một số trong số các trường nêu trên, không phải tất
cả; (ii) đối tượng được bảo vệ bằng hệ thống BHXH thường là NLĐ và thân
nhân của họ, không phải là tất cả các thành viên của xã hội nói chung; (iii)
biện pháp công cộng được sử dụng trong BHXH thông thường là biện pháp
12
lập quỹ chuyên dùng, từ sự đóng góp của NLĐ và NSDLĐ, hầu như không
bao hàm sự chu cấp từ ngân sách nhà nước hoặc từ các quỹ xã hội.
Ở góc độ tài chính, BHXH được định nghĩa là quá trình thành lập và
sử dụng quỹ tiền tệ dự trữ của cộng đồng NLĐ dựa trên cơ sở đóng quỹ tài
chính do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH, có sự bảo trợ của Nhà
nước, nhằm san sẻ rủi ro, đảm bảo thu nhập cho họ và gia đình trong những
trường hợp cần thiết theo quy định của pháp luật.
Tiếp cận dưới góc độ pháp luật: “BHXH là một chế định bảo vệ người
lao động sử dụng nguồn đóng góp của mình, của người sử dụng lao động và
được sự tài trợ, bảo hộ của Nhà nước, nhằm trợ cấp vật chất cho người lao
động được bảo hiểm và gia đình họ trong trường hợp bị giảm hoặc mất thu
nhập do ốm đau, tai nạn lao động, hết tuổi lao động hoặc chết theo quy định
của pháp luật” [15].
Dù có nhiều cách định nghĩa khác nhau về BHXH, nhưng đều cho thấy
những đặc điểm chung sau: BHXH mang tính xã hội cao, không vì mục tiêu
lợi nhuận, đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho NLĐ khi họ gặp phải sự kiện bảo
hiểm hoặc rủi ro và có sự bảo hộ của Nhà nước.
Mặc dù khái niệm BHXH được xem xét từ nhiều góc độ khác nhau,
nhưng về bản chất, BHXH là hình thức đảm bảo thu nhập cho NLĐ, là sản
phẩm tất yếu khách quan của xã hội phát triển, là hình thức dịch vụ công phi
lợi nhuận để đáp ứng nhu cầu chia sẻ rủi ro trong cộng đồng, là quyền cơ bản
của NLĐ. BHXH mang bản chất xã hội, nhưng cũng có tính kinh tế thể hiện ở
chỗ nó mang lại lợi ích cho NLĐ, NSDLĐ và toàn bộ nền kinh tế, mục đích
kinh tế và mục đích xã hội luôn luôn được thực hiện đồng thời, đan xen lẫn
nhau, là hai mặt không thể tách rời của BHXH. Để thực hiện BHXH cần có
vai trò của Nhà nước trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật, tổ
chức thực hiện, đặc biệt là bảo trợ cho quỹ BHXH; NLĐ, NSDLĐ tham gia
đóng góp để hình thành nên quỹ BHXH.
Trên cơ sở kế thừa và phân tích các vấn đề nêu trên, tác giả cho rằng:
BHXH là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập đối với người
13
lao động khi họ gặp phải các rủi ro làm giảm hoặc mất thu nhập từ lao động
hoặc phát sinh khác cần được hỗ trợ dựa trên cơ sở hình thành quỹ tài chính
dưới sự đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động và sự bảo hộ
của Nhà nước nhằm ổn định đời sống cho người lao động và gia đình họ,
đồng thời gióp phần đảm bảo an sinh xã hội.
BHXH có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, tùy
thuộc vào điều kiện phát triển KT-XH, chủ thể tham gia và phương thức tham
gia BHXH. BHXH được phân theo 2 loại hình gồm: BHXH bắt buộc và
BHXH tự nguyện. Theo đó: “Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình BHXH do
Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham
gia”; “BHXH tự nguyện là loại hình BHXH do Nhà nước tổ chức mà người
tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập
của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng BHXH để người tham
gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất” [9].
1.1.2. Thu bảo hiểm xã hội
Thu BHXH là một thuật ngữ thuộc phạm trù tài chính, một khâu tài
chính tồn tại độc lập trong hệ thống tài chính BHXH. Thu BHXH là cơ sở
đảm bảo sự an toàn, hiệu quả của quỹ BHXH, đảm bảo quỹ có khả năng chi
trả cho các đối tượng khi sự kiện bảo hiểm xảy ra, đảm bảo cho hệ thống
BHXH hoạt động bình thường.
Thu BHXH bắt buộc là việc Nhà nước dùng quyền lực của mình bắt
buộc các đối tượng phải đóng BHXH theo mức phí quy định hoặc cho phép
một số đối tượng tự nguyện tham gia, lựa chọn mức đóng và phương thức
đóng phù hợp với thu nhập của mình. Trên cơ sở đó, hình thành nên một quỹ
tiền tệ tập trung nhằm mục đích đảm bảo cho các hoạt động BHXH.
Thu BHXH thực chất là quá trình phân phối lại một phần thu nhập của
các đối tượng tham gia BHXH, phân phối và phân phối lại một phần của cải
xã hội dưới dạng giá trị. Quá trình này diễn ra theo cơ chế NLĐ và NSDLĐ
đóng phí hình thành nên quỹ BHXH, từ đó quỹ BHXH được phân phối lại
giữa người khỏe mạnh với người ốm đau, người trẻ với người già, người có
14
thu nhập cao với người có thu nhập thấp, người có việc làm và mất việc
làm… Đây là cơ sở để đảm bảo công bằng xã hội, tạo phần thưởng khuyến
khích NLĐ sáng tạo, tăng năng suất lao động.
1.1.3. Khái niệm quản lý thu bảo hiểm xã hội
1.1.3.1. Khái niệm về quản lý
Quản lý là một khái niệm rất rộng lớn và bao gồm nhiều dạng, có nhiều
quan niệm khác nhau về quản lý có thể kể đến như:
- Harolk Kootz & Cyryl O'Donell: "Quản lý là việc thiết lập và duy trì
môi trường nơi mà cá nhân làm việc với nhau trong từng nhóm có thể hoạt
động hữu hiệu và có kết quả, nhằm đạt được các mục tiêu của nhóm" [20].
- Robert Kreitner: "Quản lý là tiến trình làm việc với và thông qua
người khác để đạt các mục tiêu của tổ chức trong một môi trường thay đổi.
Trong tâm của tiến trình này là kết quả và hiệu quả của việc của việc sử dụng
các nguồn lực giới hạn" [20].
- "Quản lý là việc đạt tới mục đích của tổ chức một cách có kết quả và
hiệu quả thông qua quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra các
nguồn lực của tổ chức" [17].
Từ những quan niệm trên, tác giả nhận thấy: quản lý là một hoạt động
liên tục và cần thiết khi con người kết hợp với nhau trong tổ chức. Đó là quá
trình tạo nên sức mạnh gắn liền các hoạt động của các cá nhân với nhau trong
một tổ chức nhằm đạt được mục tiêu chung.
1.1.3.2. Khái niệm về quản lý thu bảo hiểm xã hội
Quản lý thu BHXH là một khái niệm phức hợp, là quá trình tác động
của các cơ quan BHXH đối với mọi tổ chức, cá nhân có liên quan đến thu
BHXH theo một quy trình từ xác định đối tượng thu, mức thu, phương thức
thu, lập kế hoạch thu đến tổ chức thực hiện kế hoạch và kiểm tra đánh giá
việc thực hiện thu nhằm đạt được mục tiêu thu đúng, thu đủ, thu kịp thời tiền
thu BHXH của đối tượng tham gia BHXH vào Quỹ BHXH.
Có thể hiểu quản lý thu BHXH là sự tác động có tổ chức, có tính pháp
lý để điều chỉnh các hoạt động thu. Sự tác động đó được thực hiện bằng hệ
15
thống pháp luật của Nhà nước và bằng các biện pháp hành chính, tổ chức,
kinh tế của các cơ quan chức năng, nhằm đạt được mục tiêu thu của BHXH:
thu đúng đối tượng, đúng phạm vi thu, đúng thời gian và quan trọng hơn nữa
là thu được đủ số tiền đóng BHXH từ các đối tượng tham gia BHXH. Để hình
thành nên một kế hoạch thu, một chính sách thu BHXH thích ứng với cơ chế
quản lý kinh tế đang trong quá trình đổi mới, đòi hỏi phải nghiên cứu, giải
quyết hàng loạt vấn đề cả về lý luận và thực tiễn.
Theo hướng dẫn của ISSA, quản lý thu BHXH tác động tới tất cả các
thành phần chính của một hệ thống tuân thủ và thu thập đóng góp, bao gồm
những nhiệm vụ như: chiến lược, truyền thông; quy trình quản lý từ đăng ký
tham gia đến hồ sơ, thủ tục. Hệ thống thu thập này có thể được áp dụng cho
các bối cảnh ASXH khác hoặc áp dụng cụ thể cho một quốc gia, trong những
giai đoạn nhất định [32].
Như vậy, theo tác giả: “Quản lý thu BHXH là quá trình tác động của
các cơ quan BHXH một cách có hiệu lực, hiệu quả thông qua việc xây dựng,
ban hành chính sách, pháp luật về thu BHXH; tổ chức bộ máy và quy trình
thu BHXH; thanh tra, kiểm tra việc chấp hành thu BHXH nhằm đạt được mục
tiêu thu đúng, thu đủ, thu kịp thời số tiền đóng BHXH từ các đối tượng tham
gia BHXH”.
1.2. Hoạt động quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc
1.2.1. Xác định đối tượng và mức thu
Để công tác thu đúng đối tượng, thu đủ số tiền từ người tham gia
BHXH thì vấn đề hoàn thiện tốt phương pháp thu BHXH cần phải được xem
xét một cách nghiêm túc và nhất quán hơn nữa từ Trung ương đến các cơ sở
thu nộp. Kiểm soát chặt chẽ thu BHXH là hết sức cần thiết. Do đó công tác
thu phải được hoàn chỉnh từng bước từ việc theo dõi danh sách đối tượng
tham gia đóng BHXH, biến động của đối tượng và mức đóng góp. Cần tiếp
tục nghiên cứu, cải tiến phương pháp quản lý thu với các biện pháp đồng bộ
nhằm thu đúng, thu đủ và kịp thời tiền đóng BHXH của NLĐ, các đơn vị
SDLĐ theo đúng pháp luật, nhất là khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Chỉ có
16
như vậy mới thúc đẩy và cải thiện được tình hình thu BHXH, đáp ứng nhu
cầu về BHXH của NLĐ trong nền kinh tế nhiều thành phần hiện nay.
1.2.1.1. Xác định đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
Việc xác định thành viên tham gia hệ thống bảo hiểm xã hội bao gồm
người lao động và người chủ sử dụng lao động là một trong những nhiệm vụ
lớn và quan trọng nhất của việc quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc. Vì đây
là cơ sở để cơ quan BHXH tiến hành quản lý và kiểm tra các đơn vị tham gia
bảo hiểm xã hội bắt buộc thực hiện đúng quy định của Nhà nước về việc trích
nộp bảo hiểm xã hội.
Theo quan điểm của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) thì đối tượng tham
gia bảo hiểm xã hội phải là những người lao động nằm trong độ tuổi được quy
định trong luật định, đang làm việc, hoạt động trong một lĩnh vực nào đó để
tạo ra sản phẩm xã hội và tạo ra thu nhập cho bản thân. Vì vậy, đối tượng
tham gia bảo hiểm xã hội sẽ được phân thành 2 dạng:
+ Đối tượng thu bảo hiểm xã hội bắt buộc gồm: Người lao động , người
sử dụng lao động thuộc diện phải đóng BHXH bắt buộc.
+ Đối tượng thu bảo hiểm xã hội tự nguyện: là đối tượng không thuộc
đối tượng thu BHXH bắt buộc.
Từ việc xác định đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội dẫn đến việc quản
lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội như thế nào nên theo mục 2, điều 42
Quyết định số 595/QĐ-bảo hiểm xã hội ngày 14/4/2017 của Tổng giám đốc
Bảo hiểm xã hội quy định về Quản lý thu; Cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ BHYT
đã đề cập đến quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc:
“- Người lao động đồng thời có từ 02 HĐLĐ trở lên với nhiều đơn vị
khác nhau thì đóng bảo hiểm xã hội, BHTN theo HĐLĐ giao kết đầu tiên,
đóng BHYT theo HĐLĐ có mức tiền lương cao nhất, đóng BHTNLĐ, BNN
theo từng HĐLĐ.
- Người lao động làm việc theo HĐLĐ (không bao gồm người làm việc
theo HĐLĐ không xác định thời hạn theo quy định tại Nghị định số
68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ về chế độ HĐLĐ một số
17
loại công việc sau đây trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp)
trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước thì đóng bảo hiểm
xã hội, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN căn cứ tiền lương ghi trong HĐLĐ.
- Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc
trở lên trong tháng thì đơn vị và người lao động không phải đóng bảo hiểm xã
hội, BHTN, BHTNLĐ, BNN, thời gian này được tính là thời gian đóng bảo
hiểm xã hội, không được tính là thời gian đóng BHTN và được cơ quan bảo
hiểm xã hội đóng BHYT cho người lao động.
- Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được ghi trên sổ bảo hiểm xã
hội theo mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng trước khi nghỉ việc
hưởng chế độ thai sản. Trường hợp trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ
thai sản người lao động được nâng lương thì được ghi theo mức tiền lương
mới của người lao động từ thời điểm được nâng lương.
- Người lao động đang làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại,
nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi
có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thì thời
gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian làm nghề hoặc
công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại,
nguy hiểm hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên.
- Trường hợp lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con
theo quy định thì thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc đến khi đi
làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã
hội, kể từ thời điểm đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con thì lao động
nữ và đơn vị phải đóng bảo hiểm xã hội, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN.
- Trường hợp người cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng, người mẹ nhờ
mang thai hộ, người cha nhờ mang thai hộ hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng
hưởng chế độ thai sản mà không nghỉ việc thì người lao động và đơn vị vẫn
phải đóng bảo hiểm xã hội, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN.
18
- Người lao động ngừng việc theo quy định của pháp luật về lao động mà
vẫn được hưởng tiền lương thì người lao động và đơn vị thực hiện đóng bảo
hiểm xã hội, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN theo mức tiền lương người lao
động được hưởng trong thời gian ngừng việc” [4].
1.2.1.2. Mức thu bảo hiểm xã hội bắt buộc
Luật BHXH số 58/2014/QH13 ban hành ngày 20/11/2014 và Quyết
định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 hướng dẫn cụ thể về tiền lương làm
căn cứ đóng BHXH bắt buộc như sau:
- Tiền lương do Nhà nước quy định
+ Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà
nước quy định thì tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là tiền lương theo
ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm
niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương này tính trên
mức lương cơ sở.
+ Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại điểm này bao
gồm cả hệ số chênh lệch bảo lưu theo quy định của pháp luật về tiền lương.
- Người lao động quy định tại Điểm (6) nêu trên thì tiền lương tháng
đóng BHXH là mức lương cơ sở.
- Tiền lương do đơn vị quyết định
+ Từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2017, tiền lương tháng đóng
BHXH bắt buộc là mức lương và phụ cấp lương theo quy định tại Khoản 1 và
Điểm a Khoản 2 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH ngày
16/11/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện
một số điều về HĐLĐ, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất của Nghị định
số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động.
Phụ cấp lương theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 4 của Thông tư
số 47/2015/TT-BLĐTBXH là các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về
điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ
thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong HĐLĐ chưa được tính đến
19
hoặc tính chưa đầy đủ như phụ cấp chức vụ, chức danh; phụ cấp trách nhiệm;
phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thâm niên; phụ cấp khu vực;
phụ cấp lưu động; phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự.
+ Từ ngày 01/01/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là
mức lương, phụ cấp lương theo quy định tại Điểm 2.1 Khoản này và các
khoản bổ sung khác theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 4 của Thông tư
số 47/2015/TT-BLĐTBXH.
+ Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc không bao gồm các khoản
chế độ và phúc lợi khác, như tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ
luật lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng
xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người
lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh
nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn
khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác
ghi thành mục riêng trong HĐLĐ theo Khoản 11 Điều 4 của Nghị định số
05/2015/NĐ-CP.
+ Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc đối với người quản lý doanh
nghiệp có hưởng tiền lương quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 2 của Nghị
định số 115/2015/NĐ-CP là tiền lương do doanh nghiệp quyết định, trừ viên
chức quản lý chuyên trách trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
do nhà nước làm chủ sở hữu.
Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc đối với người quản lý điều
hành hợp tác xã có hưởng tiền lương quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 2
Nghị định số 115/2015/NĐ-CP là tiền lương do đại hội thành viên quyết định.
+ Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc đối với người đại diện phần
vốn nhà nước không chuyên trách tại các tập đoàn kinh tế, tổng công ty, công
ty nhà nước sau cổ phần hóa; công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở
lên là tiền lương theo chế độ tiền lương của cơ quan, tổ chức đang công tác
trước khi được cử làm đại diện phần vốn nhà nước.
20
Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc đối với người đại diện phần
vốn nhà nước chuyên trách tại các tập đoàn, tổng công ty, công ty là tiền
lương theo chế độ tiền lương do tập đoàn, tổng công ty, công ty quyết định.
+ Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại Khoản này
không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng đối với người
lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao
động bình thường.
 Người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua
đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn
ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng;
 Người lao động làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động
nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức
danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao
hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức
tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.
- Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại Điều này mà
cao hơn 20 tháng lương cơ sở thì mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc
bằng 20 tháng lương cơ sở [22].
* Mức đóng BHXH của các đối tượng tham gia BHXH bắt buộc được
quy định tại Điều 5, Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017, cụ thể:
- Người lao động quy định tại Điểm (1), (2), (3), (4), (5), và Tiết b
Điểm (7) nêu trên, hằng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ
hưu trí và tử tuất.
- Người lao động quy định tại Điểm (6) nêu trên, hằng tháng đóng bằng
8% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất.
- Người lao động quy định tại Tiết a, c và Tiết d Điểm (7) nêu trên:
mức đóng hằng tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất bằng 22% mức tiền lương
tháng đóng BHXH của người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài,
đối với người lao động đã có quá trình tham gia BHXH bắt buộc; bằng 22%
21
của 02 lần mức lương cơ sở đối với người lao động chưa tham gia BHXH bắt
buộc hoặc đã tham gia BHXH bắt buộc nhưng đã hưởng BHXH một lần.
- iNgười ilao iđộng iquy iđịnh itại iĐiểm i(8) inêu itrên: iMức iđóng ihằng itháng
ivào iquỹ ihưu itrí ivà itử ituất ibằng i22% imức itiền ilương itháng iđóng iBHXH icủa
ingười ilao iđộng itrước iđó iđối ivới ingười ilao iđộng iđã icó iquá itrình itham igia
iBHXH ibắt ibuộc; ibằng i22% icủa i02 ilần imức ilương icơ isở iđối ivới ingười ilao
iđộng ichưa itham igia iBHXH ibắt ibuộc ihoặc iđã itham igia iBHXH ibắt ibuộc inhưng
iđã ihưởng iBHXH imột ilần.
- iNgười ilao iđộng iquy iđịnh itại iKhoản i2 iĐiều i4 iQuyết iđịnh i595/QĐ-
BHXH ingày i14/4/2017, ithực ihiện itheo iquy iđịnh icủa iChính iphủ ivà ihướng idẫn
icủa iBHXH iViệt iNam.
- iNgười ilao iđộng iquy iđịnh itại iKhoản i1 iĐiều i4 iQuyết iđịnh i595/QĐ-
BHXH ingày i14/4/2017 ivà ingười iđang ibảo ilưu ithời igian iđóng iBHXH ibắt
ibuộc icòn ithiếu itối iđa i06 itháng iđể iđủ iđiều ikiện ihưởng ilương ihưu ihoặc itrợ icấp
ituất ihằng itháng: imức iđóng ibằng i22% imức itiền ilương itháng iđóng iBHXH ibắt
ibuộc icủa ingười ilao iđộng itrước ikhi inghỉ iviệc ihoặc ichết ivào iquỹ ihưu itrí ivà itử
ituất [4].
* Mức iđóng ivà itrách inhiệm iđóng icủa iđơn ivị itại iKhoản i3 iĐiều i4 iQuyết
iđịnh i595/QĐ-BHXH ingày i14/4/2017:
- iĐơn ivị ihằng itháng iđóng itrên iquỹ itiền ilương iđóng iBHXH icủa ingười
ilao iđộng iquy iđịnh itại icác iĐiểm i1.1, i1.2, i1.3, i1.4, i1.5 ivà iTiết ib iĐiểm i1.7
iKhoản i1 iĐiều i4 iQuyết iđịnh i595/QĐ-BHXH ingày i14/4/2017 inhư isau:
+ i3% ivào iquỹ iốm iđau ivà ithai isản;
+ i14% ivào iquỹ ihưu itrí ivà itử ituất.
- iĐơn ivị ihằng itháng iđóng i14% imức ilương icơ isở ivào iquỹ ihưu itrí ivà itử
ituất icho ingười ilao iđộng iquy iđịnh itại iđiểm i1.6 iKhoản i1 iĐiều i4 iQuyết iđịnh
i595/QĐ-BHXH ingày i14/4/2017 [4].
1.2.2. Lập kế hoạch thu
Kế ihoạch ithu icủa iBHXH iđược ixây idựng itrên icơ isở icác iquy iđịnh icủa
iChính iphủ, iđồng ithời idựa itrên icác iquy iđịnh icủa iBHXH iViệt iNam ivề iphân
22
icấp ithu iBHXH ivà iquy itrình ithu iBHXH. iTheo iquy iđịnh ivề iphân icấp iquản ilý
ithu iBHXH, iBHXH ihuyện itổ ichức ithu iBHXH icủa icác iđơn ivị isử idụng ilao
iđộng icó itrụ isở ichính iđóng itrên iđịa ibàn ihuyện ibao igồm: iCác iđơn ivị ido ihuyện
itrực itiếp iquản ilý; iCác iđơn ivị ingoài inhà inước; iCác ixã, iphường, ithị itrấn; iCác
iđơn ivị ikhác ido iBHXH itỉnh igiao inhiệm ivụ ithu. i i
i i i i i i i i iThu iBHXH ilà inguồn icơ ibản ihình ithành iquỹ iBHXH, iđể ithực ihiện itốt
icông itác ithu iBHXH icần iphải ixây idựng ikế ihoạch ithu iBHXH irõ iràng, icụ ithể ivà
isát ivới ithực itế itrên icơ isở itổng isố ilao iđộng, itổng iquỹ ilương itham igia iBHXH ivà
itình ihình iphát itriển ikinh itế ixã ihội icủa iđịa iphương iđể ixác iđịnh itổng isố iphải ithu. i
Hàng inăm, itheo itừng icấp iquản ilý isẽ ilập ikế ihoạch ithu iBHXH idựa ivào itình
ihình ithực ihiện inăm trước, ikhả inăng imở irộng iđối tượng itham igia icủa cơ iquan
iBHXH icác icấp ivà idựa ivào ikết iquả itổng ihợp ikế ihoạch ithu icủa icác cơ iquan
iBHXH icấp dưới igửi ilên. i
Cơ iquan iBHXH icấp ihuyện ilập ikế ihoạch ithu igửi ilên cơ iquan iBHXH icấp
itỉnh trước i05/11 ihàng inăm. i
Cơ iquan iBHXH itỉnh ilập ikế ihoạch ithu icủa itỉnh igửi ilên iBHXH iViệt
iNam itrước ingày i15/11 ihàng inăm. iKế ihoạch ithu được ilập idựa ivào itổng ihợp
itừ ikế ihoạch ithu icủa icác cơ iquan iBHXH icấp ihuyện ivà itình ihình ikinh itế ixã ihội
ithực itế inăm itrước icủa iđịa iphương icũng inhư ikhả inăng imở irộng iđối itượng
itham igia icủa cơ iquan iBHXH icấp itỉnh. iĐồng ithời ivào itrước i20/01 ihàng inăm,
ithực ihiện iphân ibổ idự itoán ithu icho iBHXH ihuyện idựa ivào idự itoán ithu imà
iBHXH iVN igiao ixuống; i
Cơ iquan iBHXH iViệt iNam itrước ingày i10/01 ihàng inăm isẽ ilập ivà igiao
idự itoán ithu icho cơ iquan iBHXH icấp idưới.
Việc itổng ihợp itheo idõi iđối itượng itham igia iBHXH, itheo iLuật iBHXH:
icác iđối itượng iphải itham igia iBHXH ibắt ibuộc ivà iphải iđóng iBHXH ibao igồm icả
iNSDLĐ ivà ibản ithân iNLĐ i(kể icả iNLĐ iđược icử iđi ihọc, iđi ithực itập, icông itác ivà
iđiều idưỡng iở itrong ivà ingoài inước imà ivẫn ihưởng itiền ilương ihoặc itiền icông icủa
icơ iquan ivà iđơn ivị) ilàm iviệc itrong icác icơ iquan, iđơn ivị, itổ ichức ikinh itế i- ixã ihội:
23
NLĐ ilà icông idân iViệt iNam ithuộc iđối itượng itham igia iBHXH ibắt ibuộc;
NLĐ ilà icông idân inước ingoài ivào ilàm iviệc itại iViệt iNam icó igiấy iphép ilao
iđộng ihoặc ichứng ichỉ ihành inghề ihoặc igiấy iphép ihành inghề ido icơ iquan icó ithẩm
iquyền icủa iViệt iNam icấp iđược itham igia iBHXH ibắt ibuộc itheo iquy iđịnh icủa
iChính iphủ;
NSDLĐ itham igia iBHXH ibắt ibuộc ibao igồm icơ iquan inhà inước, iđơn ivị isự
inghiệp, iđơn ivị ivũ itrang inhân idân; itổ ichức ichính itrị, itổ ichức ichính itrị i- ixã ihội, itổ
ichức ichính itrị ixã ihội i- inghề inghiệp, itổ ichức ixã ihội i- inghề inghiệp, itổ ichức ixã ihội
ikhác; icơ iquan, itổ ichức inước ingoài, itổ ichức iquốc itế ihoạt iđộng itrên ilãnh ithổ iViệt
iNam; idoanh inghiệp, ihợp itác ixã, ihộ ikinh idoanh icá ithể, itổ ihợp itác, itổ ichức ikhác
ivà icá inhân icó ithuê imướn, isử idụng ilao iđộng itheo ihợp iđồng ilao iđộng.
1.2.3. Quản lý quỹ thu bảo hiểm xã hội
Về quản lý số tiền thu BHXH, hệ thống các tài khoản chuyên thu BHXH
cần phải được quản lý chặt chẽ. Đây là các giải pháp cần phải có sự kiểm tra,
kiểm soát chặt chẽ trong công tác thu BHXH. Do đó, cần phải có những chế độ
khen thưởng kịp thời cho những cán bộ, công nhân viên chức và các cơ quan
BHXH cơ sở thực hiện xuất sắc nhiệm vụ. Bên cạnh đó, phải có hình thức kỷ
luật thật nghiêm khắc đối với những cán bộ công nhân viên chức, các cơ quan
BHXH địa phương vi phạm những quy định của Nhà nước, của ngành.
Theo mục 2, điều 43 Quyết định số 595/QĐ-bảo hiểm xã hội ngày
14/4/2017 của Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội quy định về Quản lý thu; Cấp
sổ bảo hiểm xã hội, thẻ BHYT đã đề cập đến quản lý tiền thu đối tượng tham
gia bảo hiểm xã hội:
“Hình thức đóng tiền bảo hiểm xã hội
- Chuyển khoản: Chuyển tiền đóng vào tài khoản chuyên thu của cơ
quan bảo hiểm xã hội mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.
- Tiền mặt:
+ Đơn vị, người tham gia nộp trực tiếp tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.
+ Trường hợp đơn vị, người tham gia nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội
thì trước 16 giờ trong ngày cơ quan bảo hiểm xã hội phải nộp toàn bộ số tiền
24
mặt đã thu của đơn vị, người tham gia vào tài khoản chuyên thu tại ngân hàng
hoặc Kho bạc Nhà nước.
Trách nhiệm của cơ quan bảo hiểm xã hội sau khi nhận được tiền
đóng bảo hiểm xã hội
Cơ quan bảo hiểm xã hội Thu tiền đóng bảo hiểm xã hội, BHYT, BHTN,
BHTNLĐ, BNN kể cả tiền lãi chậm đóng đối với người lao động đủ điều
kiện hưởng bảo hiểm xã hội hoặc chấm dứt HĐLĐ, HĐLV để kịp thời giải
quyết chế độ bảo hiểm xã hội, BHTN, BHTNLĐ, BNN cho người lao động
theo quy định của pháp luật (nếu có). Sau đó tiền còn lại, hạch toán thu. Cơ
quan BHXH không được sử dụng tiền thu BHXH, BHYT để chi cho bất cứ
việc gì; không được áp dụng hình thức gán thu bù chi tiền BHXH, BHYT
đối với các đơn vị. Mọi trường hợp thoái thu, truy thu BHXH để cộng nối
thời gian công tác chỉ được thực hiện sau khi có sự chấp thuận bằng văn
bản của BHXH Việt Nam.
Hoàn trả
Hoàn trả là việc cơ quan BHXH chuyển trả lại số tiền được xác định
không phải tiền đóng BHXH hoặc đóng thừa khi ngừng giao dịch với cơ quan
BHXH; đóng trùng cho cơ quan, đơn vị, cá nhân đã nộp cho cơ quan BHXH.
Cơ quan bảo hiểm xã hội quản lý đơn vị, người tham gia thực hiện hoàn trả
tiền đóng bảo hiểm xã hội, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN từ tài khoản
chuyên thu của cơ quan bảo hiểm xã hội.
Truy thu
Truy thu là là việc cơ quan BHXH thu khoản tiền phải đóng BHXH của
trường hợp trốn đóng, đóng không đủ số người thuộc diện bắt buộc tham gia,
đóng không đủ số tiền phải đóng theo quy định, chiếm dụng tiền đóng, hưởng
BHXH” [4].
1.2.4. Thanh tra, kiểm tra thu bảo hiểm xã hội bắt buộc
Thanh tra, kiểm tra thu bảo hiểm xã hội nhằm rà soát, chấn chỉnh, uốn
nắn những sai sót, đôn đốc thu và phát hiện những bất cập trong quá trình
quản lý.
25
Thanh tra theo điều 13 Luật bảo hiểm xã hội 2014 có quy định, cơ quan
bảo hiểm xã hội thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng bảo
hiểm xã hội.
Bảo hiểm xã hội các quận, huyện và Chi cục thuế đã ban hành Quy chế
phối hợp để rà soát số lượng đơn vị, số lượng lao động đang đóng thuế thu
nhập và tham gia BHXH có sự chênh lệch hay không.
Bảo hiểm xã hội và Liên đoàn lao động ban hành quy chế phối hợp trong
công tác thu nợ BHXH, kiểm tra, khởi kiện các đơn vị nợ.
Bảo hiểm xã hội phối hợp với các ban ngành có chức năng thanh tra,
kiểm tra để được quyền kiểm tra việc chấp hành thu bảo hiểm xã hội tại các
đơn vị sử dụng lao động được phân cấp thu và cơ quan bảo hiểm xã hội cấp
dưới trong việc thực hiện thu bảo hiểm xã hội.
Tùy thuộc vào mục đích, yêu cầu, nội dung và thời gian kiểm tra để có
loại hình kiểm tra cho phù hợp: Theo thời gian thì có loại hình thường xuyên
hay định kỳ; kiểm tra trước; kiểm tra sau; kiểm tra đột xuất; nếu theo phạm vi
trách nhiệm thì có kiểm tra nội bộ, kiểm tra của các cơ quan ngoài hệ thống
theo quy định của pháp luật (tổ chức thanh tra Nhà Nước, thanh tra nhân dân,
thanh tra lao động…).
Thanh tra là hoạt động nhân danh quyền lực công, tác động đến đối
tượng quản lý để nâng cao tính tuân thủ, bảo vệ pháp luật, lợi ích hợp pháp của
cá nhân, tổ chức. Tuỳ theo tính chất quản lý, ngành, lĩnh vực khác nhau và điều
kiện cụ thể ở mỗi nước mà người ta lựa chọn mô hình thanh tra khác nhau.
Thanh tra nhà nước là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự,
thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với
việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ
chức, cá nhân. Thanh tra nhà nước bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra
chuyên ngành.
Thanh tra hành chính là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc trong việc thực hiện
chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
26
Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước
có thẩm quyền theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong
việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn – kỹ thuật,
quy tắc quản lý thuộc ngành, lĩnh vực đó.
Thanh tra chuyên ngành đóng BHXH được hiểu là việc xem xét, đánh
giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định trong việc thực hiện các
quy định của pháp luật về đóng BHXH của cơ quan BHXH đối với các cơ
quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng tham gia BHXH.
Có thể nhận thấy, thông thường trách nhiệm thanh tra do cơ quan quản
lý nhà nước, không phải là nhiệm vụ của cơ quan tổ chức thực hiện thu
BHXH.
Nội dung thanh tra kiểm tra về thu BHXH thường bao gồm: thanh tra,
kiểm tra nội bộ của các cơ quan BHXH nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện
BHXH, thanh tra kiểm tra việc thực hiện nghĩa vụ tham gia và đóng góp
BHXH, đồng thời tiến hành xử phạt những vi phạm về BHXH trong khuôn
khổ pháp luật quy định. Đây là công cụ quan trọng giúp điều chỉnh hành vi,
thái độ của đối tượng tham gia và đóng góp BHXH trên cơ sở đảm bảo cho
hoạt động thu BHXH được tiến hành theo đúng pháp luật, chính sách, đúng
mục tiêu và đạt kết quả cao, đồng thời giúp phát hiện các sai sót, vi phạm,
vướng mắc trong hoạt động của các bên liên quan trong mối quan hệ BHXH
để từ đó có biện pháp khắc phục, điều chỉnh kịp thời đảm bảo các hoạt động
thu BHXH diễn ra đúng hướng.
Trong tất cả các khâu của quy trình thu BHXH, khâu nào cũng có thể
tồn tại những sai phạm, do đó thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về
thu BHXH thường bao gồm: Thanh tra, kiểm tra về tình hình tham gia BHXH
của NLĐ và NSDLĐ, thanh tra, kiểm tra về tình hình đóng BHXH . Bên cạnh
đó, còn thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các chức năng và tuân thủ pháp luật
của các cơ quan QLNN trong quá trình QLNN về BHXH và việc thực hiện
các chức năng và tuân thủ pháp luật của các cơ quan BHXH trong việc thực
hiện thu BHXH.
27
Như vậy, bên cạnh việc xây dựng pháp luật về thu BHXH thì công tác
thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về thu BHXH có vai trò vô cùng
quan trọng. Bởi vậy, nó cũng là một trong những nội dung cơ bản của QLNN
về thu BHXH. Để hoạt động này diễn ra đúng hướng, đúng kế hoạch, đúng
chức năng, nhiệm vụ thì cũng cần phải xây dựng một kế hoạch tổng thể hàng
năm về công tác thanh tra, kiểm tra. Kế hoạch này phải được thảo luận và
phải có sự tham gia của các bộ phận, chức năng có liên quan. Có như vậy mới
tránh được chồng chéo, gây phiền nhiễu cho cơ sở, các cấp quản lý, cho cả
NLĐ và NSDLĐ.
Ngoài việc tổ chức thanh kiểm tra việc thực hiện pháp luật về thu
BHXH thì nội dung giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử phạt vi phạm pháp luật về
thu BHXH cũng phải được thực hiện một cách nghiêm chỉnh. Các hành vi vi
phạm pháp luật về thu BHXH thường là: không đóng, đóng không đúng thời
hạn, đóng không đúng mức và đóng không đủ số người tham gia. Những hành
vi này có thể xuất phát từ NSDLĐ, NLĐ và cả cơ quan BHXH. Do đó, việc
xử lý vi phạm phải xử lý theo đúng luật pháp của nhà nước, có thể xử phạt
hành chính hoặc hình sự, khi xử phạt phải đảm bảo tính công bằng, dân chủ,
công khai và đảm bảo kịp thời, chính xác.
1.3. Tiêu chí đánh giá quản lý thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc
Để hỗ trợ các tổ chức thành viên, Hiệp hội An sinh Xã hội Quốc tế
(ISSA) đã phát triển một loạt các hướng dẫn cung cấp các tiêu chuẩn
chuyên nghiệp cho quản lý ASXH. Các hướng dẫn của ISSA dựa trên các
nguyên tắc quản trị về trách nhiệm, minh bạch, dự đoán, tham gia và năng
động. Các nguyên tắc này được cụ thể hóa qua các tiêu chí đo lường, có thể
đưa ra như sau:
1.3.1. Tỷ lệ lao động tham gia bảo hiểm xã hội
Tỷ lệ lao động tham gia BHXH là tỷ lệ phần trăm lao động tham gia
BHXH so với lực lượng lao động.
× 100 [32]
Tỷ lệ LĐ tham gia
BHXH
Tổng số LĐ tham gia BHXH
Lực lượng LĐ
=
28
Tiêu chí này phản ánh mức độ tham gia BHXH của các đối tượng hiện
đang đóng BHXH trong tổng số lực lượng lao động đủ điều kiện tham gia
đóng BHXH.
13.2. Tiêu chí về số lượng và tỷ lệ tăng số đơn vị sử dụng lao động
tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
Là tỷ số giữa tổng số đơn vị SDLĐ tham gia BHXH với tổng số đơn vị
SDLĐ bắt buộc tham gia BHXH trong kỳ. Chỉ tiêu này cho biết có bao nhiêu
phần trăm số đơn vị sử dụng lao động thuộc diện đóng góp BHXH bắt buộc
tuân thủ thực hiện đóng BHXH trong năm.
[32]
1.3.3. Tỷ lệ nợ đóng bảo hiểm xã hội
Tỷ lệ nợ đóng BHXH được xác định dựa trên số tiền nợ đóng so với số
tiền BHXH phải thu.
Tiêu chí này phản ánh mức độ thu kịp thời, hoàn thành công tác thu
BHXH của bộ phận thu BHXH. Tỷ lệ này càng nhỏ phản ánh số nợ đóng
BHXH so với tổng số phải thu BHXH càng thấp, ngược lại khi tỷ lệ này càng
cao phản ánh tình trạng nợ đóng BHXH diễn ra phổ biến.
1.3.4. Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch thu bảo hiểm xã hội trong kỳ
Là tỷ lệ phần trăm tổng số tiền BHXH thực tế thu so với số thu BHXH
theo kế hoạch.
Tiêu chí này phản ánh mức độ hoàn thành kế hoạch thu BHXH trong
kỳ của hệ thống thu trong cơ quan BHXH.
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thu Bảo hiểm xã hội
1.4.1. Các nhân tố bên trong
1.4.1.1. Nhận thức của người lao động và người sử dụng lao động
BHXH là một cơ chế phức tạp với nhiều mối quan hệ đa dạng, trong đó
× 100 [32]
Tỷ lệ hoàn thành kế
hoạch thu BHXH
Tổng số tiền BHXH thực tế thu
Số thu BHXH theo kế hoạch
=
× 100 [32]
Tỷ lệ nợ đóng BHXH
Tổng số tiền nợ đóng BHXH
Tổng số tiền BHXH phải thu
=
29
nổi bật là quan hệ lợi ích, tức là quyền và trách nhiệm của các bên tham gia
BHXH. Dù là người lao động hay là người sử dụng lao động thì tâm lý chung
là làm sao lợi ích càng nhiều càng tốt, lợi ích không giới hạn và trách nhiệm
càng ít càng tốt - trách nhiệm có hạn. Quyền và nghĩa vụ trong BHXH rõ nhất
là vấn đề “đóng và hưởng” BHXH. Người lao động và người sử dụng lao
động luôn mong muốn chỉ phải đóng góp BHXH ở mức thấp nhất (giảm chi
phí cho cá nhân, gia đình và doanh nghiệp), nhưng lại mong muốn được
hưởng chế độ BHXH tốt nhất. Vì thế, người tham gia BHXH mới tìm cách trì
hoãn việc đóng BHXH hoặc giảm mức đóng góp BHXH (như kê khai lương
thấp, giảm số lao động thuộc diện phải tham gia BHXH, chậm đóng, nợ
BHXH)... vấn đề đặt ra là Nhà nước phải làm thế nào để giảm thiểu những sự
lạm dụng và vi phạm pháp luật về BHXH.
Ở khía cạnh khác, nhiều khi từ chỗ nhận thức giảm đơn về việc tham gia
BHXH, tức là không tham gia, hoặc chưa tham gia hay tham gia ở mức độ nhất
định vẫn không ảnh hưởng đến hoạt động của đơn vị, doanh nghiệp, nên người
sử dụng lao động không có kế hoạch tài chính chủ động thực hiện việc đăng ký
tham gia BHXH; ngay chính bản thân người lao động cũng chưa có thói quen
sống vì bảo hiểm. Chủ doanh nghiệp chỉ thấy lợi trước mắt, lợi cục bộ doanh
nghiệp, thiếu quan tâm đến hoạt động đời sống và quyền lợi BHXH của người
lao động nên tìm mọi cách trốn tránh đăng ký tham gia BHXH cho người lao
động hoặc đăng ký tham gia theo kiểu đối phó. Tình trạng chủ doanh nghiệp ký
hợp đồng có thời hạn dưới 3 tháng với người lao động và hợp đồng vụ việc,
nhằm lách luật về BHXH. Đây là nhận thức lạc hậu, không khoa học, văn minh,
thói quen thời bao cấp không còn phù hợp trong điều kiện mới.
Để nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm trong việc tham gia BHXH
của người lao động và người sử dụng lao động, thì vai trò của cấp uỷ Đảng,
các cấp chính quyền có tác động rất lớn đến BHXH nói chung, đến công tác
thu BHXH nói riêng. Đó là việc kiểm tra thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn
vị trong đó có nghĩa vụ đóng BHXH thông qua tổ chức Đảng, tổ chức quần
chúng trong doanh nghiệp. Đó là yêu cầu các doanh nghiệp khi đăng ký thành
30
lập, hoạt động phải có chỉ tiêu thực hiện BHXH; thành lập các đoàn thanh tra,
xử lý vi phạm về đóng BHXH, về đăng ký lao động tham gia BHXH. Bài học
kinh nghiệm về nâng cao vai trò của cấp uỷ Đảng và chính quyền trong công
tác BHXH ở quận Ngô Quyền cần được tổng kết, phát huy. Đặc biệt là phải
khai thác phát triển khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh đây là khối sử dụng
nhiều lao động nhất tăng cường nguồn thu quỹ BHXH.
1.4.1.2. Hoạt động tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật thu bảo
hiểm xã hội
Hoạt động tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về thu BHXH là
yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức, hiểu biết của người tham gia về vai trò của
BHXH, trách nhiệm, quyền lợi của các bên tham gia, nội dung các chế độ,
mức đóng, quy trình, phương thức đóng. Hiểu biết về BHXH là cơ sở để NLĐ
tự giác tham gia và có thể tuyên truyền, vận động những người khác cùng
tham gia. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền còn tác động tới các cấp, các
ngành, các cơ quan liên quan có nhận thức rõ hơn về trách nhiệm của mình
đối với việc phát triển đối tượng tham gia và thu nộp BHXH, hướng tới đảm
bảo quyền lợi cho NLĐ khi gặp rủi ro.
1.4.1.3. Ứng dụng công nghệ thông tin
Ứng dụng CNTT trong công tác quản lý thu BHXH, hiện đại hóa thông
tin quản lý ngành BHXH trở thành nhu cầu thiết thực và cấp bách. CNTT là
giải pháp công cụ xử lý thông tin đắc lực góp phần tăng cường cải cách hành
chính trong công tác quản lý và triển khai các hoạt động BHXH: thay đổi tác
phong làm việc, phương thức tổ chức công việc từ hành chính sang phục vụ
theo hướng tự động hóa, loại bỏ các giấy tờ, biểu mẫu, thủ tục không cần
thiết, đơn giản hoá các bước công việc trong quy trình quản lý thu, chi và
quản lý quỹ BHXH. Ứng dụng CNTT đảm bảo cung cấp thông tin một cách
kịp thời, đầy đủ tình hình thực hiện và chấp hành quy định quản lý của BHXH
các cấp và từng địa bàn trong hệ thống quản lý, tình hình thực hiện pháp luật
thu BHXH của NLĐ và NSDLĐ, là nguồn thông tin nhanh nhất cho phép
lãnh đạo các cấp điều hành, điều chỉnh các quyết định quản lý.
31
1.4.1.4. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát
Thực tế cho thấy, quá trình thu BHXH không phải lúc nào cũng diễn ra
đúng quy định của pháp luật, trong tất cả các khâu của quy trình thu BHXH,
khâu nào cũng có thể tồn tại những sai phạm. Do đó, thanh tra kiểm tra sẽ là cơ
sở để rút ra những kết luận, nguyên nhân, kinh nghiệm và đề ra giải pháp phát
huy ưu điểm và khắc phục khuyết điểm. Vì vậy, thanh tra, kiểm tra, giám sát về
thu BHXH là công cụ được nhà quản lý sử dụng để tăng cường tính nghiêm
minh pháp luật của NLĐ, NSDLĐ, kịp thời phát hiện, điều chỉnh những dấu
hiệu, hành vi sai phạm của các bên trong mối quan hệ BHXH, bao gồm: thanh
tra, kiểm tra về tình hình tham gia BHXH của NLĐ và NSDLĐ; về tình hình
đóng BHXH của NLĐ; việc thực hiện công tác thu và quản lý thu BHXH của
cán bộ, nhân viên cơ quan thực hiện BHXH các cấp; và các cơ quan, tổ chức,
cá nhân khác có trách nhiệm liên quan trong việc thực hiện thu BHXH.
1.4.2. Các nhân tố bên ngoài
1.4.2.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế phản ánh khả năng tiết kiệm, tiêu dùng và
đầu tư của Nhà nước, vì thế nếu tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, chắc chắn đời
sống của người lao động dần được cải thiện; việc sản xuất, kinh doanh của
các doanh nghiệp được thuận lợi, vì thế các chủ doanh nghiệp cũng sẵn sàng
tham gia BHXH cho người lao động, từ đó làm giảm tình trạng trốn tránh
tham gia BHXH. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững phản ánh nhiều
người lao động có thu nhập cao thông qua quá trình lao động, đây là điều kiện
tiền đề để người lao động có cơ hội tham gia BHXH. Thêm nữa, khi đời sống
kinh tế cao thì nhận thức của người lao động cũng được nâng lên, ngoài việc ý
thức đảm bảo cuộc sống hàng ngày cho bản thân và gia đình, hộ mong muốn
có khoản trợ giúp khi không may gặp các rủi ro xã hội cũng như đảm bảo
cuộc sống khi về già, như: ốm đau, TNLĐ- BNN, hưu trí, tử tuất, thất nghiệp
khiến cho họ bị mất hoặc bị giảm thu nhập. Tất cả những yếu tố trên tác động
tích tực làm tăng thu BHXH.
32
1.4.2.2. Chính sách lao động và việc làm
Người lao động là đối tượng tham gia BHXH, họ là những người trong
độ tuổi lao động, là những người trực tiếp tạo ra của cải xã hội. Như vậy nếu
một quốc gia có dân số “già” tức là số người trong độ tuổi lao động thấp trên
tổng số dân sẽ dẫn đến việc mất cân đối quỹ BHXH, bởi vì số người tham gia
đóng góp ngày càng ít, trong khi số người được hưởng chế độ BHXH, đặc
biệt là chế độ hưu trí ngày càng tăng.
Khi Nhà nước chú trọng đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động
trên các phương tiện về chuyên môn, kỹ năng hành nghề, kỹ năng hành nghề,
kỹ năng ứng xử, giao tiếp, tác phong làm việc hiện đại, chuyên nghiệp, ý thức
chấp hành kỷ luật lao động và pháp luật... điều đó sẽ giúp cho thị trường lao
động có nguồn lao động chất lượng cao, các doanh nghiệp sẽ đỡ được một
phần chi phí trong công tác đào tạo. Lực lượng lao động này sẽ có cơ hội tìm
được chi phí ổn định và thu nhập cao (chất lượng lao động có quan hệ tỷ lệ
thuận với thu nhập) tác động trực tiếp làm tăng số lao động tham gia BHXH
và do đó làm tăng mức đóng BHXH.
Việc ưu tiên dành vốn đầu tư của Nhà nước và huy động vốn trong toàn
xã hội để giải quyết việc sẽ làm chuyển dịch cơ cấu lao động, số người làm
công ăn lương sẽ tăng lên cũng là lý do làm tăng tỷ trọng lao động xã hội
tham gia BHXH.
Việc phát triển thị trường lao động, hình thành hệ thống thông tin thị
trường việc làm là yếu tố quan trọng giúp cho người lao động dễ dàng tìm
việc phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề của mình; đồng thời có
quyền lựa chọn những đơn vị thực hiện đầy đủ quyền lợi của người lao động
và thu nhập cao; chủ sử dụng lao động cũng thuận tiện hơn trong việc tuyển
dụng lao động, tiết kiệm thời gian và chi phí”.
1.5. Kinh nghiệm quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc của một số
quốc gia và bài học rút ra cho Bảo hiểm xã hội Việt Nam
1.4.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia
1.4.1.1. Nhật Bản
Nhật Bản là một đảo quốc ở vùng Đông Á, tổng diện tích của Nhật Bản
33
gần 378.000 km2
, dân số Nhật Bản vào khoảng 126 triệu người, đứng thứ
mười thế giới. Nhật Bản có 47 đơn vị hành chính địa phương tương đương
cấp tỉnh trực thuộc chính quyền Trung ương. GDP trên đầu người là 40,090
USD. Tình trạng già hóa dân số một cách nhanh chóng thời gian gần đây trở
thành vấn đề nghiêm trọng với Nhật Bản. BHXH luôn là nội dung chủ yếu
của hệ thống ASXH, các chế độ BHXH, bao gồm: BHXH (bảo hiểm hưu trí,
BHYT) và bảo hiểm lao động (bảo hiểm việc làm, bảo hiểm bồi thường tai
nạn cho NLĐ). Hiện nay, bảo hiểm hưu trí là chế độ quan trọng nhất trong
chính sách BHXH của Nhật Bản.
Chế độ BHXH ở Nhật Bản bao gồm: BHXH (bảo hiểm hưu trí, bảo
hiểm y tế) và Bảo hiểm lao động (bảo hiểm việc làm, bảo hiểm bồi thường tai
nạn cho người lao động). Chế độ bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm y tế do cơ quan
BHXH quản lý và tổ chức thực hiện; Bảo hiểm việc làm do cơ quan Bảo đảm
việc làm của Chính phủ thực hiện, Bảo hiểm bồi thường tai nạn cho người lao
động do cơ quan Thanh tra lao động thực hiện.
- Đối tượng đóng đối với Bảo hiểm hưu trí bảo hiểm gồm 3 nhóm:
nhóm 1(lao động cá thể, nông dân, người không có việc làm, sinh viên...);
nhóm 2 (lao động trong khu vực tư nhân và Nhà nước) và nhóm 3 (người ăn
theo là vợ/chồng sống dựa vào thu nhập của người lao động thuộc nhóm 2).
- Mức đóng và nguồn quỹ: mức đóng của nhóm 1 là 13.300 yên/tháng,
từ tháng 4/2005 tăng mỗi năm 280 yên để đạt mức 16.900 yên/tháng vào năm
2017. Mức đóng của nhóm 2 là 13,934% từ tháng 10/2004 tăng mỗi năm
0,354% và sẽ đạt 18,30% vảo năm 2017, số tiền đóng góp được chia đều, chủ
sử dụng lao động đóng 50%, người lao động đóng 50%. Nhóm 3 không phải
đóng phí, phí bảo hiểm của nhóm này sẽ được quỹ hưu trí cho người lao động
chuyển sang quỹ hưu trí quốc gia. Ngân sách Nhà nước hiện đang tài trợ 1/3
chi phí lương hưu cơ bản và dự kiến sẽ tăng lên.
Đối với bảo hiểm việc làm, tỷ lệ đóng góp chung được tính theo lương
là 1,75% trong đó 1,4% dành chi cho các trợ cấp thất nghiệp (chủ sử dụng
đóng 50%, người lao động đóng 50%); 0,35% dành chi cho 3 loại dịch vụ
QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM.pdf
QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM.pdf
QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM.pdf
QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM.pdf
QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM.pdf
QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM.pdf
QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM.pdf
QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM.pdf
QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM.pdf
QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM.pdf
QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM.pdf
QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM.pdf
QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM.pdf
QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM.pdf
QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM.pdf
QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM.pdf
QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM.pdf
QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM.pdf
QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM.pdf
QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM.pdf

More Related Content

Similar to QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM.pdf

luan van thac si kinh te (33).pdf
luan van thac si kinh te (33).pdfluan van thac si kinh te (33).pdf
luan van thac si kinh te (33).pdf
Nguyễn Công Huy
 

Similar to QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM.pdf (20)

Khóa Luận Công Tác Tổ Chức Quản Lý Về Văn Thư Lưu Trữ Tại Viện Hàn Lâm
Khóa Luận Công Tác Tổ Chức Quản  Lý Về Văn Thư Lưu Trữ Tại Viện Hàn LâmKhóa Luận Công Tác Tổ Chức Quản  Lý Về Văn Thư Lưu Trữ Tại Viện Hàn Lâm
Khóa Luận Công Tác Tổ Chức Quản Lý Về Văn Thư Lưu Trữ Tại Viện Hàn Lâm
 
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân HàngLuận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
 
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH BẮT BUỘC TẠI CƠ QUAN BẢO HIỂM THÀNH PHỐ ...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH BẮT BUỘC TẠI CƠ QUAN BẢO HIỂM THÀNH PHỐ ...HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH BẮT BUỘC TẠI CƠ QUAN BẢO HIỂM THÀNH PHỐ ...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH BẮT BUỘC TẠI CƠ QUAN BẢO HIỂM THÀNH PHỐ ...
 
Luận văn: Kiểm soát nội bộ trong hoạt động thu chi tại bệnh viện, HAY
Luận văn: Kiểm soát nội bộ trong hoạt động thu chi tại bệnh viện, HAYLuận văn: Kiểm soát nội bộ trong hoạt động thu chi tại bệnh viện, HAY
Luận văn: Kiểm soát nội bộ trong hoạt động thu chi tại bệnh viện, HAY
 
Luận văn: Thực hiện quyền chăm sóc sức khỏe trẻ em ở Việt Nam
Luận văn: Thực hiện quyền chăm sóc sức khỏe trẻ em ở Việt NamLuận văn: Thực hiện quyền chăm sóc sức khỏe trẻ em ở Việt Nam
Luận văn: Thực hiện quyền chăm sóc sức khỏe trẻ em ở Việt Nam
 
Luận án: Thực hiện quyền chăm sóc sức khỏe trẻ em ở Việt Nam
Luận án: Thực hiện quyền chăm sóc sức khỏe trẻ em ở Việt NamLuận án: Thực hiện quyền chăm sóc sức khỏe trẻ em ở Việt Nam
Luận án: Thực hiện quyền chăm sóc sức khỏe trẻ em ở Việt Nam
 
Phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam trong quá ...
Phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam trong quá ...Phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam trong quá ...
Phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam trong quá ...
 
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh trong dạy học “Nhiệt học” Vậ...
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh trong dạy học “Nhiệt học” Vậ...Luận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh trong dạy học “Nhiệt học” Vậ...
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh trong dạy học “Nhiệt học” Vậ...
 
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh trong dạy học Nhiệt học
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh trong dạy học Nhiệt họcLuận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh trong dạy học Nhiệt học
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh trong dạy học Nhiệt học
 
Luận văn: Quản lý tài chính tại Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính
Luận văn: Quản lý tài chính tại Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chínhLuận văn: Quản lý tài chính tại Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính
Luận văn: Quản lý tài chính tại Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính
 
Luận Văn Thạc Sĩ Tạo Động Lực Lao Động Tại Công Ty Bắc Ninh Trường Hải
Luận Văn Thạc Sĩ Tạo Động Lực Lao Động Tại Công Ty Bắc Ninh Trường HảiLuận Văn Thạc Sĩ Tạo Động Lực Lao Động Tại Công Ty Bắc Ninh Trường Hải
Luận Văn Thạc Sĩ Tạo Động Lực Lao Động Tại Công Ty Bắc Ninh Trường Hải
 
Luận văn: Tổ chức kế toán tại bệnh viện lão khoa trung ương, HAY
Luận văn: Tổ chức kế toán tại bệnh viện lão khoa trung ương, HAYLuận văn: Tổ chức kế toán tại bệnh viện lão khoa trung ương, HAY
Luận văn: Tổ chức kế toán tại bệnh viện lão khoa trung ương, HAY
 
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của MexicoLuận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
 
Luận Văn Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Y Tế Tại Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Củ Chi
Luận Văn Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Y Tế Tại Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Củ ChiLuận Văn Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Y Tế Tại Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Củ Chi
Luận Văn Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Y Tế Tại Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Củ Chi
 
Luận Văn Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Đa Khoa
Luận Văn Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Đa Khoa Luận Văn Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Đa Khoa
Luận Văn Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Đa Khoa
 
Chính sách nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại học trong thời kỳ hội nhập quốc tế ...
Chính sách nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại học trong thời kỳ hội nhập quốc tế ...Chính sách nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại học trong thời kỳ hội nhập quốc tế ...
Chính sách nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại học trong thời kỳ hội nhập quốc tế ...
 
luan van thac si kinh te (33).pdf
luan van thac si kinh te (33).pdfluan van thac si kinh te (33).pdf
luan van thac si kinh te (33).pdf
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Bảo Hiểm Nhân Thọ Của Khách Hàng Tại ...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Bảo Hiểm Nhân Thọ Của Khách Hàng Tại ...Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Bảo Hiểm Nhân Thọ Của Khách Hàng Tại ...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Bảo Hiểm Nhân Thọ Của Khách Hàng Tại ...
 
Đề tài: Thực hiện chính sách đối với trẻ em khuyết tật ở Việt Nam
Đề tài: Thực hiện chính sách đối với trẻ em khuyết tật ở Việt NamĐề tài: Thực hiện chính sách đối với trẻ em khuyết tật ở Việt Nam
Đề tài: Thực hiện chính sách đối với trẻ em khuyết tật ở Việt Nam
 
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với trẻ em khuyết tật, HOT
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với trẻ em khuyết tật, HOTLuận văn: Thực hiện chính sách đối với trẻ em khuyết tật, HOT
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với trẻ em khuyết tật, HOT
 

More from NuioKila

More from NuioKila (20)

Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdfPháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
 
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
 
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
 
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
 
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
 
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdfNhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
 
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdfKẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
 
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdfKIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
 
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdfQUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
 
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
 
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
 
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
 
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
 
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
 
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdfAn evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
 
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
 
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
 
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdfPhân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
 
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdfNgói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
 
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
 

Recently uploaded

SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
DungxPeach
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 

Recently uploaded (20)

xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 

QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM.pdf

  • 1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN NGUYỄN THỊ VÂN NGA QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ SỐ: 8 34 01 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHÙNG THẾ HÙNG HÀ NỘI, NĂM 2021
  • 2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ “Quản lý thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Bảo hiểm Xã hội Việt Nam” là công trình nghiên cứu độc lập do tác giả thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Phùng Thế Hùng. Luận văn chưa được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào. Các số liệu, nội dung được trình bày trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, hợp lệ và đảm bảo tuân thủ các quy định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Tôi xin chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung của luận văn thạc sĩ. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Vân Nga
  • 3. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu Trường Đại học Công đoàn, khoa Sau đại học, cảm ơn các Thầy, Cô giáo đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Nhân dịp này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Tiến sĩ Phùng Thế Hùng đã dành thời gian, tạo điều kiện thuận lợi, hướng dẫn phương pháp nghiên cứu khoa học và cách thức thực hiện các nội dung của đề tài. Tôi xin cảm ơn các Vụ, Ban nghiệp vụ trực thuộc BHXH Việt Nam đã nhiệt tình giúp đỡ và cung cấp các thông tin, số liệu cần thiết phục vụ cho quá trình nghiên cứu và hoàn thiện đề tài này. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, người thân, bạn bè và các anh chị em học viên lớp Quản trị kinh doanh – CH12 đã chia sẻ, động viên, khích lệ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn này. Trong quá trình làm luận văn, mặc dù đã có nhiều cố gắng để hoàn thành luận văn, đã tham khảo nhiều tài liệu và đã trao đổi, tiếp thu ý kiến của Thầy Cô và bạn bè, do điều kiện về thời gian và trình độ nghiên cứu của chính bản thân còn nhiều hạn chế cho nên luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự quan tâm đóng góp ý kiến của Thầy Cô và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn!
  • 4. MỤC LỤC Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục bảng, biểu, sơ đồ MỞ ĐẦU..............................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn ...................................................................1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu .....................................................................3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................8 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................9 5. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................9 6. Đóng góp của đề tài.......................................................................................10 7. Kết cấu của luận văn .....................................................................................10 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI....................................................................................................................11 1.1. Một số khái niệm cơ bản..........................................................................11 1.1.1. Bảo hiểm xã hội ......................................................................................11 1.1.2. Thu bảo hiểm xã hội................................................................................13 1.1.3. Khái niệm quản lý thu bảo hiểm xã hội..................................................14 1.2. Hoạt động quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc .................................15 1.2.1. Xác định đối tượng và mức thu...............................................................15 1.2.2. Lập kế hoạch thu.....................................................................................21 1.2.3. Quản lý quỹ thu bảo hiểm xã hội............................................................23 1.2.4. Thanh tra, kiểm tra thu bảo hiểm xã hội bắt buộc ..................................24 1.3. Tiêu chí đánh giá quản lý thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc.....................27 1.3.1. Tỷ lệ lao động tham gia bảo hiểm xã hội................................................27 13.2. Tiêu chí về số lượng và tỷ lệ tăng số đơn vị sử dụng lao động tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc .........................................................................28
  • 5. 1.3.3. Tỷ lệ nợ đóng bảo hiểm xã hội................................................................28 1.3.4. Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch thu bảo hiểm xã hội trong kỳ.......................28 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thu Bảo hiểm xã hội...................28 1.4.1. Các nhân tố bên trong .............................................................................28 1.4.2. Các nhân tố bên ngoài.............................................................................31 1.5. Kinh nghiệm quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc của một số quốc gia và bài học rút ra cho Bảo hiểm xã hội Việt Nam...................................32 1.4.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia...........................................................32 1.4.2. Bài học rút ra cho Bảo hiểm xã hội Việt Nam........................................35 Tiểu kết chương 1............................................................................................38 Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM.................................................39 2.1. Quá trình hình thành và phát triển........................................................39 2.1.1. Khái quát về Bảo hiểm xã hội Việt Nam................................................39 2.1.2. Một số đặc điểm cơ bản của Bảo hiểm xã hội Việt Nam ảnh hưởng đến hoạt động quản lý thu........................................................................................40 2.2. Phân tích thực trạng quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội Việt Nam......................................................................................44 2.2.1. Xác định đối tượng thu và mức thu.........................................................44 2.2.2. Lập kế hoạch thu bảo hiểm xã hội bắt buộc............................................53 2.2.3. Quản lý quỹ thu bảo hiểm xã hội............................................................58 2.2.4. Thanh tra, kiểm tra thu bảo hiểm xã hội bắt buộc ..................................74 2.3. Đánh giá thực trạng quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội Việt Nam......................................................................................79 2.3.1. Ưu điểm...................................................................................................79 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân .........................................................................81 Tiểu kết chương 2............................................................................................86
  • 6. Chương 3. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM..............................................................87 3.1. Mục tiêu, phương hướng quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Bảo hiểm...........................................................................................................87 3.1.1. Mục tiêu...................................................................................................87 3.1.2. Phương hướng.........................................................................................89 3.2. Một số giải pháp quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội Việt Nam ...............................................................................................91 3.2.1. Giải pháp về mở rộng, phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội..91 3.2.2. Giải pháp về quản lý tổ chức thu bảo hiểm xã hội..................................92 3.2.3. Giải pháp tăng cường hiệu quả thanh tra, kiểm tra thu bảo hiểm xã hội93 3.2.4. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và tuân thủ pháp luật bảo hiểm xã hội ...................................................................96 3.2.5. Ứng dụng công nghệ thông tin và cải cách hành chính..........................98 3.2.6. Kiện toàn, nâng cao hiệu quả hệ thống tổ chức bộ máy bảo hiểm xã hội các cấp...............................................................................................................99 3.2.7. Tổ chức thu qua cơ quan thuế...............................................................101 Tiểu kết chương 3..........................................................................................103 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...................................................................104 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................107 PHỤ LỤC
  • 7. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Giải thích 1. ASXH An sinh xã hội 2. BHXH Bảo hiểm xã hội 3. BHYT Bảo hiểm y tế 4. BHTN Bảo hiểm thất nghiệp 5. BHTNLĐ, BNN Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp 6. CNTT Công nghệ thông tin 7. DN Doanh nghiệp 8. HĐLĐ Hợp đồng lao động 9. KT-XH Kinh tế - xã hội 10. LĐ Lao động 11. NLĐ Người lao động 12. NSDLĐ Người sử dụng lao động
  • 8. DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ Bảng Bảng 2.1. Số người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc ở Việt Nam từ năm 2017-2019........................................................................................46 Bảng 2.2. Số đơn vị sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội ở Việt Nam theo khối doanh nghiệp và đơn vị từ năm 2017-2019 ....................49 Bảng 2.2. Khảo sát đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội ở Việt Nam..............52 Bảng 2.3. Tiền lương bình quân/người/tháng đóng bảo hiểm xã hội ở Việt Nam từ năm 2017 – 2019................................................................52 Bảng 2.4: Thực hiện kế hoạch thu bảo hiểm xã hội ở Việt Nam từ năm 2017- 2019.................................................................................................55 Bảng 2.5. Tỷ lệ nợ đóng bảo hiểm xã hội ở Việt Nam từ năm 2015-2019 .....65 Bảng 2.6: Khảo sát về nguyên nhân dẫn đến rủi ro bảo hiểm xã hội ở Việt Nam .................................................................................................67 Bảng 2.7. Kết quả thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của Đại lý; tỷ lệ chi phí thù lao đại lý bình quân 3 năm 2017-2019......................................73 Bảng 2.8: Tình hình thanh tra việc thực hiện bảo hiểm xã hội của cơ quan Bảo hiểm xã hội ở Việt Nam năm 2017-2018........................................78 Biểu đồ Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ lao động tham gia bảo hiểm xã hội ở Việt Nam theo khối đơn vị năm 2017..............................................................................50 Biểu đồ 2.2. Khảo sát đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội ở Việt Nam..........51 Biểu đồ 2.3. Khảo sát về tuyên truyền phổ biến chính sách.............................68 Bảo hiểm xã hội ở Việt Nam.............................................................................68 Biểu đồ 2.4. Khảo sát về thanh tra, kiểm tra bảo hiểm xã hội..........................79 Sơ đồ Sơ đồ 2.1. Cơ cấu hệ thống tổ chức của ngành Bảo hiểm xã hội .....................42
  • 9. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn Bảo hiểm xã hội là chính sách xã hội quan trọng nhất trong hệ thống an sinh xã hội của mỗi quốc gia. BHXH góp phần ổn định xã hội, đảm bảo cuộc sống an lành, thực hiện công bằng và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đây là một trong những nội dung quan trọng trong hệ thống chính sách xã hội mà Đảng và Nhà nước ta hết sức chú trọng phát triển trong thời gian qua. Chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) ở nước ta ra đời từ rất sớm, bắt đầu từ thời điểm đánh dấu sự đổi mới của chính sách BHXH, chính phủ ban hành Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 về việc ban hành điều lệ BHXH và Nghị định số 19/CP ngày 16/02/1995 về thành lập Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Tổ chức BHXH Việt Nam được thành lập trên cơ sở thống nhất các tổ chức BHXH ở Trung ương và địa phương thuộc hệ thống lao động - thương binh và xã hội và Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam để quản lý và điều hành quỹ BHXH. Trong những năm qua, chính sách về thu BHXH đã nhiều lần được bổ sung, sửa đổi trên các nội dung đối tượng, phương thức, quy trình thu BHXH, đặc biệt từ sau khi Luật BHXH chính thức có hiệu lực 01/01/2007. Sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta về chính sách BHXH còn được thể hiện mạnh mẽ hơn nữa tại Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII đã thảo luận, đóng góp nhiều ý kiến đối với Đề án cải cách chính sách BHXH và đã nhất trí ban hành Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 về cải cách chính sách BHXH. Có thể nhận thấy rằng đây là một công cuộc cải cách hết sức có ý nghĩa trong tình hình phát triển kinh tế hội nhập bền vững và trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra nhanh chóng, mạnh mẽ. Thực tiễn những năm qua cho thấy, chính sách BHXH và việc quản lý, tổ chức thực hiện các chính sách này đã đạt được những thành tựu đáng kể, đánh dấu sự phát triển về hệ thống an sinh xã hội của quốc gia nói chung và hệ
  • 10. 2 thống BHXH nói riêng. Với vai trò chủ đạo của nhà nước, sự tham gia của người lao động và người sử dụng lao động, quỹ BHXH đã trở thành quỹ an sinh lớn nhất, hoạt động theo nguyên tắc đóng - hưởng và chia sẻ. Nguồn thu cho quỹ BHXH ngày càng tăng; diện bao phủ BHXH theo quy định của pháp luật và quy mô tham gia BHXH trên thực tế ngày càng được mở rộng. Theo BHXH Việt Nam, tính đến năm 2017, tổng số người tham gia BHXH khoảng 13,9 triệu người (trong đó: BHXH bắt buộc là 13,6 triệu người, BHXH tự nguyện là 0,3 triệu người), tăng hơn 2,3 lần so với thời điểm Luật BHXH số 71/2006/QH11 có hiệu lực; tính đến ngày 31/12/2019, số người tham gia BHXH là 15,774 triệu người (trong đó: BHXH bắt buộc đạt 15,2 triệu người, BHXH tự nguyện đạt 574 nghìn người), bảo hiểm thất nghiệp đạt 13,43 triệu người, BHYT đạt 85,95 triệu người. Quản lý thu BHXH là một trong những nhiệm vụ quan trọng và khó khăn của ngành BHXH. Để công tác thu BHXH đạt hiệu quả cao đòi hỏi phải có chính sách phù hợp, quy trình quản lý thu chặt chẽ, hợp lý, khoa học. Trong quá trình tổ chức triển khai, chính sách BHXH thường xuyên được đổi mới, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn nhưng vẫn còn tồn tại nhiều bất cập. Diện bao phủ còn ở mức thấp so với các nước trong khu vực; quỹ BHXH vẫn tiềm ẩn nguy cơ về mất cân đối trong trung và dài hạn; các chế độ BHXH còn chưa đa dạng, linh hoạt nên thiếu hấp dẫn; hồ sơ, thủ tục còn chưa thực sự thuận lợi cho DN, NLĐ. Các đối tượng lao động lợi dụng những kẽ hở của pháp luật BHXH để trục lợi BHXH làm thất thoát quỹ BHXH, số DN nợ đóng, trốn đóng BHXH vẫn còn khá phổ biến; việc tăng trưởng nguồn thu BHXH còn thấp chưa tương xứng với tiềm năng hiện tại. Theo thống kê năm 2017, việc tham gia BHXH mới chỉ đạt gần 29% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHXH, vẫn còn trên 70% chưa tham gia. Hiện còn hơn 300.000 doanh nghiệp đang hoạt động mà không tham gia BHXH. Để khắc phục những hạn chế trên, nhằm mở rộng và tăng trưởng nguồn thu BHXH, phát triển bền vững quỹ BHXH, cần có những giải pháp
  • 11. 3 thiết thực, hiệu quả trong thời gian tới. Xuất phát từ thực tế trên, tôi lựa chọn đề tài: “Quản lý thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Bảo hiểm Xã hội Việt Nam” làm đề tài để nghiên cứu luận văn thạc sỹ. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Công tác quản lý thu BHXH đặc biệt quan trọng trong hệ thống BHXH, có vai trò quyết định đến sự tồn tại của hệ thống BHXH. Các nghiên cứu trong và ngoài nước của nhiều tác giả khác nhau cũng đã đề cập đến vấn đề BHXH nói chung và công tác quản lý thu BHXH nói riêng. Tuy nhiên, việc áp dụng vào thực tiễn nước ta hiện nay cần phải được nghiên cứu thật kỹ. Các công trình đã nghiên cứu giúp hệ thống hóa được những vấn đề lý luận, làm rõ được những vấn đề đã nghiên cứu và những vấn đề cần tiếp tục được nghiên cứu. Chất lượng quản lý thu Bảo hiểm xã hội ở Việt Nam hiện nay được nhìn nhận, nghiên cứu dưới nhiều khía cạnh và góc độ khác nhau, với nhiều phương thức thể hiện cụ thể như: sách giảng dậy, sách nghiên cứu, Luận án Tiến sĩ, tạp chí chuyên ngành Bảo hiểm xã hội, hội thảo khoa học … Trong đó, các công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề quản lý thu Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã được công bố, đáng chú ý như: - Luận án tiến sĩ của tác giả Phạm Trường Giang (2010), “Hoàn thiện cơ chế thu bảo hiểm xã hội ở Việt Nam”, đã phân tích sự phối hợp giữa các bộ phận trong hệ thống thu BHXH từ đó phát hiện những tồn tại, bất cập để đề xuất giải pháp hoàn thiện cơ chế thu BHXH. Tác giả cho rằng tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH đối với khu vực nhà nước tính trên mức lương tối thiểu chung tại thời điểm đóng nhưng khu vực ngoài nhà nước là tiền lương ghi trên hợp đồng. Vậy khi người SDLĐ chưa đóng, chậm đóng, đóng không đầy đủ cho NLĐ thì khi nhà nước có thay đổi về tiền lương tối thiểu chung, tiền lương tối thiểu vùng; khi truy đóng người SDLĐ vẫn chỉ đóng theo hợp đồng cũ nhưng việc giải quyết chính sách lại theo chỉ số giá sinh hoạt tại thời điểm hưởng, do đó không đảm bảo sự công bằng trong tổ chức
  • 12. 4 thực hiện chính sách BHXH. Ngoài ra, quá trình tổ chức thực hiện không thể triển khai đối với trường hợp NLĐ có thời hạn ở nước ngoài khi trở về nước mới truy đóng thì căn cứ vào tiền lương, tiền công trước khi đi hay tiền công, tiền lương của 5 năm hoặc 10 năm sau mới đóng. Tác giả cho rằng, tại thời điểm nghiên cứu, công thức tính tiền lương bình quân làm căn cứ đóng BHXH đối với NLĐ vừa có thời gian làm việc theo chế độ tiền lương do người SDLĐ quyết định có sự bất cập gây bức xúc cho NLĐ từ đó làm giảm mức huy động đóng góp vào quỹ BHXH. Điển hình như đối với NLĐ có thời gian đóng BHXH càng dài thì mức hưởng lương hưu càng cao, song với công thức tính như quy định của luật BHXH hiện thời cho đối tượng này thì NLĐ càng đóng góp vào quỹ BHXH với thời gian dài thì mức hưởng lương chưa phù hợp với mức đóng và thời gian đóng BHXH. Tác giả đưa ra một số giải pháp về căn cứ đóng BHXH như: căn cứ đóng BHXH cần được quy định thống nhất trên cơ sở mức tiền lương, tiền công thực tế của NLĐ thay vì căn cứ vào thang bảng lương như hiện tại. Quy định tỷ lệ đóng góp vào quỹ BHXH nên cân đối, hài hòa giữa NLĐ và người SDLĐ. Không chỉ vậy, việc quy định tỷ lệ đóng phí BHXH thường xuyên cân đối không chỉ trong dài hạn mà cả trong ngắn hạn, thậm chí theo hàng năm căn cứ vào chỉ số giá tiêu dùng, lạm phát và mức chi hàng năm. Nghiên cứu tỷ lệ đóng quy định theo hướng tỷ lệ đóng của NLĐ tiệm cận dần tới tỷ lệ của người SDLĐ. - Đề án nghiên cứu khoa học, 2011 “Hoàn thiện quy trình quản lý thu, quy trình cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế” chủ nhiệm đề án, Thạc sĩ Dương Xuân Triệu, Viện nghiên cứu khoa học - Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Đề án đã hệ thống hóa các văn bản của Nhà nước, của Ngành về thực hiện về thu bảo hiểm xã hội, cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế, phân tích đánh giá thực trạng thực hiện thu bảo hiểm xã hội, cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế trong mối tương quan hỗ trợ nhau. Đề án đã phân tích được những mặt còn chưa hợp lý, hạn chế như: văn bản quy định chồng chéo, thủ tục hành chính còn nhiều, biểu mẫu chưa khoa học, ứng dụng công nghệ thông tin còn thấp, việc thực hiện ở các địa phương còn chưa đồng nhất do nhận thức chưa
  • 13. 5 đúng quy định của Nhà nước, của Ngành. Từ đó Đề án đưa ra các giải pháp về xây dựng thống nhất các chỉ tiêu, biểu mẫu, quy trình về thu bảo hiểm xã hội, cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế phù hợp với tình hình mới. - Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thị Hào (2014), Đại học Kinh tế quốc dân, “Đảm bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội Việt Nam” đã nghiên cứu và đưa ra khái niệm đảm bảo tài chính cho BHXH dưới góc độ kinh tế chính trị học và luận giải nội dung đảm bảo tài chính cho BHXH bao gồm các vấn đề như: đảm bảo thu, chi, đảm bảo duy trì sự cân đối và ổn định quỹ BHXH trong dài hạn, đảm bảo sự công bằng đối với các đối tượng tham gia BHXH. Tác giả đã đưa ra một số tiêu chí đánh giá đảm bảo tài chính như: tỷ lệ dân số tham gia BHXH cao sẽ góp phần tăng nguồn thu cho quỹ BHXH đồng nghĩa doanh số BHXH sẽ tăng. Mức độ tuân thủ BHXH phản ánh việc nộp BHXH kịp thời, đầy đủ hay không. Mức độ bền vững tài chính BHXH phản ánh khả năng duy trì sự cân đối và ổn định quỹ BHXH trong dài hạn. Trên cơ sở những tiêu chí đánh giá đảm bảo tài chính cho BHXH, luận án đã làm rõ những kết quả và những hạn chế về đảm bảo tài chính cho BHXH Việt Nam. Một số giải pháp tập trung như: phát triển rộng rãi loại hình BHXH tự nguyện, nhất là BHXH cho nông dân tạo điều kiện để mọi người dân thuộc mọi thành phần kinh tế đều được tham gia. Thực hiện cải cách chính sách BHXH như: quy định lại căn cứ đóng, mức đóng, mức hưởng, điều kiện hưởng các chế độ BHXH; cải cách tính lương hưu, tăng tuổi nghỉ hưu; xây dựng chế độ bảo hiểm hưu trí bổ sung bằng tài khoản cá nhân. - Đề tài khoa học cấp Bộ (BHXH Việt Nam) do tác giả Bùi Sỹ Lợi làm chủ nhiệm đề tài (2016), “Nghiên cứu các giải pháp nhằm triển khai thực hiện BHXH bắt buộc cho người LĐ làm việc theo hợp đồng LĐ có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng theo quy định của luật BHXH năm 2014”, đã làm rõ hơn về cơ sở pháp lý và thực tiễn của việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Đề tài tập trung nghiên cứu nhóm đối tượng làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng. Tác giả đã phân tích thực trạng NLĐ làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng trong thị trường LĐ
  • 14. 6 hiện nay và yêu cầu quản lý, tổ chức thực hiện để nhóm LĐ này tham gia BHXH bắt buộc. Trong phân tích đánh giá thực trạng, tác giả tập trung phân tích chính sách hỗ trợ tạo việc làm và mối quan hệ giữa chính sách tạo việc làm và mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Tác giả nhận định mối quan hệ giữa chính sách việc làm và hỗ trợ việc làm với phát triển, mở rộng đối tượng tham gia BHXH là quan hệ thuận chiều, một chính sách hỗ trợ việc làm hiệu quả, tạo ra nhiều việc làm cho xã hội sẽ góp phần vào việc gia tăng đối tượng tham gia BHXH và ngược lại một chính sách hỗ trợ việc làm kém hiệu quả, số lượng việc làm tạo ra thấp, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao chắc chắn sẽ là khó khăn trong phát triển đối tượng tham gia BHXH. Tác giả đề xuất một số giải pháp quản lý, tổ chức thực hiện chính sách BHXH bắt buộc như: hồ sơ, thủ tục, giải quyết chế độ,… cho nhóm LĐ làm việc theo hợp đồng có thời hạn từ đủ 1 tháng đến 3 tháng và giải pháp để NSDLĐ tham gia thực hiện quy định pháp luật; vai trò của tổ chức đại diện NLĐ, NSDLĐ, Mặt trận Tổ quốc và các thành viên của Mặt trận trong việc bảo vệ quyên và lợi ích của các bên trong quan hệ BHXH. Đề tài nghiên cứu về BHXH bắt buộc nhưng chỉ tập trung vào đối tượng tham gia BHXH là những người lao động làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng theo quy định mới của luật BHXH năm 2014. Như vậy, giới hạn của đề tài chỉ tập trung nghiên cứu NLĐ làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng, đây chỉ là một nhóm LĐ góp phần vào việc gia tăng đối tượng tham gia BHXH. - Luận án tiến sĩ của Hoàng Minh Tuấn (2018), “Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về Bảo hiểm xã hội ở Việt Nam” đã đi sâu nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về BHXH. Tác giả cho rằng tỷ lệ đóng góp vào quỹ hưu trí và tử tuất còn thấp so với mức hưởng (từ năm 2012 tổng mức đóng góp của NLĐ và người SDLĐ là 20%, từ năm 2014 là 22%, trong khi tỷ lệ hưởng lương hưu lại cao, tối đa là 75% mức bình quân tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng BHXH). Mức tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng BHXH còn khoảng cách lớn với mức tiền lương, tiền công thực tế của NLĐ (hiện mới chỉ bằng 60% tiền lương, tiền công
  • 15. 7 thực tế). Ngoài ra, tác giả chỉ ra ở Việt Nam mới chỉ có một hệ thống BHXH đơn nhất nên NLĐ chỉ có cơ hội được hưởng một chế độ hưu trí từ quỹ BHXH. Tác giả cũng nghiên cứu đưa ra bảo hiểm hưu trí bổ sung, NLĐ có thể vừa tham gia cả hai loại hình cùng lúc để khi nghỉ hưu được hưởng hai chế độ hưu trí. Nghiên cứu kéo dài thời gian đóng góp và thực hiện đóng trên mức tiền lương thực tế; nghiên cứu điều chỉnh tuổi nghỉ hưu của LĐ nam và nữ theo lộ trình. - Nghiên cứu của TS. Phạm Đình Thành - Viện Khoa học BHXH, BHXH Việt Nam, đăng trên tạp chí BHXH (2018), “Mức giới hạn trên của tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH: Từ góc nhìn lý luận & Thực tiễn”. Trong quá trình nghiên cứu về cải cách BHXH ở nước ta hiện nay đang có nhiều ý kiến đề nghị khác nhau về giới hạn trên (mức trần) của tiền lương làm căn cứ đóng BHXH như: nâng mức giới hạn trên của tiền lương làm căn cứ đóng BHXH lên 30 lần mức lương cơ sở hoặc giảm xuống bằng 10 lần mức lương cơ sở. Tác giả cho rằng, mức trần đóng BHXH là một tiêu thức rất quan trọng làm cơ sở cho việc tính toán đóng góp và hưởng thụ BHXH. Nhìn dưới góc độ phân phối lại trong nền kinh tế quốc dân, cùng với công cụ thuế thu nhập cá nhân thì hoạt động BHXH là hoạt động điều tiết thu nhập của những NLĐ trong những khoản tiền lương, thu nhập nhất định. Vì vậy việc xác định mức trần đóng BHXH luôn giữ vai trò quan trọng trong lĩnh vực BHXH nói riêng và trong hoạt động điều tiết xã hội của nhà nước nói chung. Cho nên, cũng như ở nhiều nước, mức trần đóng BHXH phải do Chính phủ quyết định và thực hiện từng năm. Mức trần này sẽ được điều chỉnh tăng dần theo mức tăng trưởng của tiền lương, thu nhập của NLĐ. Ở nước ta, quy định mức trần đóng BHXH là 20 lần lương cơ sở. Khi tiền lương cơ sở tăng thì mức trần làm căn cứ đóng BHXH cũng tăng lên về số tiền tuyệt đối. Điều này phù hợp với lý thuyết chung về trần đóng BHXH trên thế giới. Các căn cứ để xác định mức trần về tiền lương, thu nhập làm căn cứ đóng BHXH gồm: (i) Tiền lương, thu nhập từ lao động và mức tiền lương bình quân chung (tháng, năm) của NLĐ trong phạm vi cả nước. Việc xác định mức tiền lương, thu nhập bình quân chung của NLĐ trong cả nước nhằm đảm bảo được mức phổ quát chung
  • 16. 8 về tiền lương, thu nhập của NLĐ (ít nhất phải đảm bảo mức thu nhập bình quân chung của khoảng 80% NLĐ – phân bố tập trung và loại bỏ những người có thu nhập cao hơn nhưng chỉ chiếm với tỷ lệ thấp – phân tán xa). (ii) Quy định về tỷ lệ đóng góp của Luật BHXH, Luật BHYT, Luật việc làm và Luật An toàn vệ sinh lao động. (iii) Các khoản đóng góp xã hội khác (nếu có) cũng được xem xét đến nhằm tính được số tiền lương thực sự được lĩnh (Netto) hàng tháng, hàng năm để xem xét đến khả năng thu nhập thực sự có được cho tiêu dùng của NLĐ. (iv) Mức độ đảm bảo đời sống cho tuổi già (người nghỉ hưu và lương hưu). (v) Các cơ sở kinh tế xã hội khác để xác định mức trần đóng BHXH như: thuế thu nhập cá nhân; thu nhập chung của gia đình; mức sống cơ bản chung; theo từng thời kỳ KT-XH, dân số và lao động. Ở nhiều nước, người ta cần phải xem xét một cách thường xuyên đến “gánh nặng” đóng góp chung của NLĐ về thuế thu nhập cá nhân, đóng góp BHXH và những đóng góp xã hội khác để từ đó quyết định về trần đóng BHXH cho phù hợp với từng giai đoạn cụ thể. Ví dụ như ở Thụy Sỹ không có giới hạn trần đóng góp BHXH. Ở đó mọi người phải đóng góp BHXH ở mức lương đầy đủ (Brutto) bởi ở nước này quy định mức thuế thu nhập cá nhân thấp nên người ta khuyến khích đóng góp BHXH dựa trên thu nhập thực tế từ lao động. Ở Đức thì mức trần đóng BHXH được xây dựng bằng 2 lần thu nhập bình quân năm của toàn bộ NLĐ (thu nhập bình quân khoảng 36000 Euro/năm, mức trần làm căn cứ đóng BHXH là khoảng 72.000 Euro/năm) và mỗi năm sẽ tăng lên theo tốc độ tăng lương. Ví dụ tỷ lệ tăng lương là 2%/năm thì mức giới hạn trên làm căn cứ đóng BHXH cũng tăng 2%. Đề tài “Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội Việt Nam” là đề tài không trùng lặp với các tài liệu, đề tài khác về lý luận, thực tiễn và nội dung nghiên cứu. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Đề xuất những giải pháp hoàn thiện quản lý thu BHXH bắt buộc tại Bảo hiểm Xã hội Việt Nam.
  • 17. 9 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hoá lý luận và thực tiễn về quản lý thu BHXH bắt buộc; - Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý thu BHXH bắt buộc tại BHXH Việt Nam trong thời gian vừa qua; - Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thu BHXH bắt buộc tại BHXH Việt Nam. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu hoàn thiện quản lý thu BHXH bắt buộc tại BHXH Việt Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Quản lý thu BHXH bắt buộc. Phạm vi nghiên cứu: - Về nội dung: Luận văn tập trung phân tích về quản lý thu BHXH bắt buộc. - Về không gian: Tại BHXH Việt Nam. - Về thời gian: Sử dụng số liệu và tình hình thực tế liên quan đến hoạt động thu BHXH bắt buộc giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2019 và giải pháp đến năm 2025. 5. Phương pháp nghiên cứu - Thực hiện điều tra xã hội học bằng bảng hỏi để thu thập số liệu sơ cấp, tác giả đã phát 600 phiếu bảng hỏi tới người lao động và người sử dụng lao động, lượng phiếu thu về là 591 phiếu 98,5% đảm bảo độ tin cậy và độ lớn của mẫu nghiên cứu. Bảng hỏi vận dụng thang đo Likert thiết kế và thu thập thông tin. Đồng thời, tiến hành phỏng vấn một số cán bộ, nhân viên, nhà quản trị để cho thêm thông tin cho các phân tích định tính hoặc định lượng đối với đối tượng nghiên cứu của đề tài. - Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp: Luật BHXH năm 2014, Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 ban hành quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ- BNN, quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT, căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014; Căn cứ Luật Bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12 ngày 14/11/2008; Luật số 46/2014/QH13 ngày 13/6/2014
  • 18. 10 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế; Căn cứ Luật Việc làm số 38/2013/QH13 ngày 16/11/2013; Căn cứ Luật An toàn, Vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/6/2015; Căn cứ Nghị định số 01/2016/NĐ-CP ngày 05/01/2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam; Bên cạnh đó nghiên cứu các công trình nghiên cứu, luận án có liên quan và các số liệu báo cáo về công tác thu BHXH bắt buộc và quản lý thu tại Bảo hiểm xã hội Việt Nam giai đoạn 2017-2019. - Ngoài ra tác giả còn sử dụng các phương pháp: thống kê, so sánh, bảng, biểu…và có phân tích so sánh giữa các năm, các chỉ tiêu với nhau để làm căn cứ phấn đấu việc hoàn thành kế hoạch cấp trên giao năm sau cao hơn năm trước. 6. Đóng góp của đề tài Về lý luận: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động quản lý thu BHXH bắt buộc trong tổ chức. Về thực tiễn Phân tích thực trạng hoạt động quản lý thu BHXH, đặc biệt là những tồn tại trong hoạt động quản lý thu BHXH tại BHXH Việt Nam trong thời gian qua. Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý thu BHXH tại BHXH Việt Nam thời gian tới. Những giải pháp được đề xuất và những kiến nghị với các cấp có thẩm quyền có thể tham khảo, vận dụng vào thực tế công tác quản lý thu BHXH tại Bảo hiểm xã hội Việt Nam. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận chung về quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc Chương 2: Thực trạng quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội Việt Nam Chương 3: Giải pháp quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội Việt Nam
  • 19. 11 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI 1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1. Bảo hiểm xã hội Bảo hiểm xã hội ra đời xuất phát từ nhu cầu khách quan của con người bảo vệ bản thân và gia đình trước những rủi ro xảy ra trong cuộc sống. Sự ra đời của BHXH là kết quả của một quá trình đấu tranh lâu dài giữa giai cấp công nhân làm thuê với giới chủ tư bản khi không may bị rủi ro trong quá trình lao động như ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, mất việc làm, hết tuổi lao động và chết. BHXH đã xuất hiện và phát triển cùng với quá trình phát triển KT-XH của nhân loại. Cộng hòa Liên bang Đức là nước đầu tiên trên thế giới ban hành chế độ BHXH ốm đau vào năm 1883, đánh dấu sự ra đời của BHXH. Hiện nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều coi BHXH là bộ phận chính cấu thành hệ thống ASXH, là chính sách xã hội quan trọng của mỗi nước. Tuy nhiên, khó có một khái niệm chung về BHXH được tất cả các quốc gia thống nhất sử dụng bởi quan niệm về vấn đề này như thế nào phụ thuộc vào nhận thức của người dân, của nhà nước, của tập quán lựa chọn và khả năng quản lý của mỗi loại rủi ro trong từng nước. Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đã đưa ra khái niệm về BHXH như sau: “BHXH là sự bảo vệ của xã hội đối với các thành viên của mình thông qua các biện pháp công cộng nhằm chống lại các khó khăn về kinh tế, xã hội do bị ngừng hoặc giảm thu nhập, gây ra bởi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp, thương tật, tuổi già, chết; đồng thời đảm bảo các chăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình đông con” [29]. Khái niệm ILO đưa ra khá bao quát, tuy nhiên khi sử dụng khái niệm này trong BHXH cần lưu ý ba vấn đề: (i) các trường hợp bảo hiểm được các nước lựa chọn thường là một số trong số các trường nêu trên, không phải tất cả; (ii) đối tượng được bảo vệ bằng hệ thống BHXH thường là NLĐ và thân nhân của họ, không phải là tất cả các thành viên của xã hội nói chung; (iii) biện pháp công cộng được sử dụng trong BHXH thông thường là biện pháp
  • 20. 12 lập quỹ chuyên dùng, từ sự đóng góp của NLĐ và NSDLĐ, hầu như không bao hàm sự chu cấp từ ngân sách nhà nước hoặc từ các quỹ xã hội. Ở góc độ tài chính, BHXH được định nghĩa là quá trình thành lập và sử dụng quỹ tiền tệ dự trữ của cộng đồng NLĐ dựa trên cơ sở đóng quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH, có sự bảo trợ của Nhà nước, nhằm san sẻ rủi ro, đảm bảo thu nhập cho họ và gia đình trong những trường hợp cần thiết theo quy định của pháp luật. Tiếp cận dưới góc độ pháp luật: “BHXH là một chế định bảo vệ người lao động sử dụng nguồn đóng góp của mình, của người sử dụng lao động và được sự tài trợ, bảo hộ của Nhà nước, nhằm trợ cấp vật chất cho người lao động được bảo hiểm và gia đình họ trong trường hợp bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, tai nạn lao động, hết tuổi lao động hoặc chết theo quy định của pháp luật” [15]. Dù có nhiều cách định nghĩa khác nhau về BHXH, nhưng đều cho thấy những đặc điểm chung sau: BHXH mang tính xã hội cao, không vì mục tiêu lợi nhuận, đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho NLĐ khi họ gặp phải sự kiện bảo hiểm hoặc rủi ro và có sự bảo hộ của Nhà nước. Mặc dù khái niệm BHXH được xem xét từ nhiều góc độ khác nhau, nhưng về bản chất, BHXH là hình thức đảm bảo thu nhập cho NLĐ, là sản phẩm tất yếu khách quan của xã hội phát triển, là hình thức dịch vụ công phi lợi nhuận để đáp ứng nhu cầu chia sẻ rủi ro trong cộng đồng, là quyền cơ bản của NLĐ. BHXH mang bản chất xã hội, nhưng cũng có tính kinh tế thể hiện ở chỗ nó mang lại lợi ích cho NLĐ, NSDLĐ và toàn bộ nền kinh tế, mục đích kinh tế và mục đích xã hội luôn luôn được thực hiện đồng thời, đan xen lẫn nhau, là hai mặt không thể tách rời của BHXH. Để thực hiện BHXH cần có vai trò của Nhà nước trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật, tổ chức thực hiện, đặc biệt là bảo trợ cho quỹ BHXH; NLĐ, NSDLĐ tham gia đóng góp để hình thành nên quỹ BHXH. Trên cơ sở kế thừa và phân tích các vấn đề nêu trên, tác giả cho rằng: BHXH là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập đối với người
  • 21. 13 lao động khi họ gặp phải các rủi ro làm giảm hoặc mất thu nhập từ lao động hoặc phát sinh khác cần được hỗ trợ dựa trên cơ sở hình thành quỹ tài chính dưới sự đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động và sự bảo hộ của Nhà nước nhằm ổn định đời sống cho người lao động và gia đình họ, đồng thời gióp phần đảm bảo an sinh xã hội. BHXH có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện phát triển KT-XH, chủ thể tham gia và phương thức tham gia BHXH. BHXH được phân theo 2 loại hình gồm: BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện. Theo đó: “Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình BHXH do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia”; “BHXH tự nguyện là loại hình BHXH do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng BHXH để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất” [9]. 1.1.2. Thu bảo hiểm xã hội Thu BHXH là một thuật ngữ thuộc phạm trù tài chính, một khâu tài chính tồn tại độc lập trong hệ thống tài chính BHXH. Thu BHXH là cơ sở đảm bảo sự an toàn, hiệu quả của quỹ BHXH, đảm bảo quỹ có khả năng chi trả cho các đối tượng khi sự kiện bảo hiểm xảy ra, đảm bảo cho hệ thống BHXH hoạt động bình thường. Thu BHXH bắt buộc là việc Nhà nước dùng quyền lực của mình bắt buộc các đối tượng phải đóng BHXH theo mức phí quy định hoặc cho phép một số đối tượng tự nguyện tham gia, lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình. Trên cơ sở đó, hình thành nên một quỹ tiền tệ tập trung nhằm mục đích đảm bảo cho các hoạt động BHXH. Thu BHXH thực chất là quá trình phân phối lại một phần thu nhập của các đối tượng tham gia BHXH, phân phối và phân phối lại một phần của cải xã hội dưới dạng giá trị. Quá trình này diễn ra theo cơ chế NLĐ và NSDLĐ đóng phí hình thành nên quỹ BHXH, từ đó quỹ BHXH được phân phối lại giữa người khỏe mạnh với người ốm đau, người trẻ với người già, người có
  • 22. 14 thu nhập cao với người có thu nhập thấp, người có việc làm và mất việc làm… Đây là cơ sở để đảm bảo công bằng xã hội, tạo phần thưởng khuyến khích NLĐ sáng tạo, tăng năng suất lao động. 1.1.3. Khái niệm quản lý thu bảo hiểm xã hội 1.1.3.1. Khái niệm về quản lý Quản lý là một khái niệm rất rộng lớn và bao gồm nhiều dạng, có nhiều quan niệm khác nhau về quản lý có thể kể đến như: - Harolk Kootz & Cyryl O'Donell: "Quản lý là việc thiết lập và duy trì môi trường nơi mà cá nhân làm việc với nhau trong từng nhóm có thể hoạt động hữu hiệu và có kết quả, nhằm đạt được các mục tiêu của nhóm" [20]. - Robert Kreitner: "Quản lý là tiến trình làm việc với và thông qua người khác để đạt các mục tiêu của tổ chức trong một môi trường thay đổi. Trong tâm của tiến trình này là kết quả và hiệu quả của việc của việc sử dụng các nguồn lực giới hạn" [20]. - "Quản lý là việc đạt tới mục đích của tổ chức một cách có kết quả và hiệu quả thông qua quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra các nguồn lực của tổ chức" [17]. Từ những quan niệm trên, tác giả nhận thấy: quản lý là một hoạt động liên tục và cần thiết khi con người kết hợp với nhau trong tổ chức. Đó là quá trình tạo nên sức mạnh gắn liền các hoạt động của các cá nhân với nhau trong một tổ chức nhằm đạt được mục tiêu chung. 1.1.3.2. Khái niệm về quản lý thu bảo hiểm xã hội Quản lý thu BHXH là một khái niệm phức hợp, là quá trình tác động của các cơ quan BHXH đối với mọi tổ chức, cá nhân có liên quan đến thu BHXH theo một quy trình từ xác định đối tượng thu, mức thu, phương thức thu, lập kế hoạch thu đến tổ chức thực hiện kế hoạch và kiểm tra đánh giá việc thực hiện thu nhằm đạt được mục tiêu thu đúng, thu đủ, thu kịp thời tiền thu BHXH của đối tượng tham gia BHXH vào Quỹ BHXH. Có thể hiểu quản lý thu BHXH là sự tác động có tổ chức, có tính pháp lý để điều chỉnh các hoạt động thu. Sự tác động đó được thực hiện bằng hệ
  • 23. 15 thống pháp luật của Nhà nước và bằng các biện pháp hành chính, tổ chức, kinh tế của các cơ quan chức năng, nhằm đạt được mục tiêu thu của BHXH: thu đúng đối tượng, đúng phạm vi thu, đúng thời gian và quan trọng hơn nữa là thu được đủ số tiền đóng BHXH từ các đối tượng tham gia BHXH. Để hình thành nên một kế hoạch thu, một chính sách thu BHXH thích ứng với cơ chế quản lý kinh tế đang trong quá trình đổi mới, đòi hỏi phải nghiên cứu, giải quyết hàng loạt vấn đề cả về lý luận và thực tiễn. Theo hướng dẫn của ISSA, quản lý thu BHXH tác động tới tất cả các thành phần chính của một hệ thống tuân thủ và thu thập đóng góp, bao gồm những nhiệm vụ như: chiến lược, truyền thông; quy trình quản lý từ đăng ký tham gia đến hồ sơ, thủ tục. Hệ thống thu thập này có thể được áp dụng cho các bối cảnh ASXH khác hoặc áp dụng cụ thể cho một quốc gia, trong những giai đoạn nhất định [32]. Như vậy, theo tác giả: “Quản lý thu BHXH là quá trình tác động của các cơ quan BHXH một cách có hiệu lực, hiệu quả thông qua việc xây dựng, ban hành chính sách, pháp luật về thu BHXH; tổ chức bộ máy và quy trình thu BHXH; thanh tra, kiểm tra việc chấp hành thu BHXH nhằm đạt được mục tiêu thu đúng, thu đủ, thu kịp thời số tiền đóng BHXH từ các đối tượng tham gia BHXH”. 1.2. Hoạt động quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc 1.2.1. Xác định đối tượng và mức thu Để công tác thu đúng đối tượng, thu đủ số tiền từ người tham gia BHXH thì vấn đề hoàn thiện tốt phương pháp thu BHXH cần phải được xem xét một cách nghiêm túc và nhất quán hơn nữa từ Trung ương đến các cơ sở thu nộp. Kiểm soát chặt chẽ thu BHXH là hết sức cần thiết. Do đó công tác thu phải được hoàn chỉnh từng bước từ việc theo dõi danh sách đối tượng tham gia đóng BHXH, biến động của đối tượng và mức đóng góp. Cần tiếp tục nghiên cứu, cải tiến phương pháp quản lý thu với các biện pháp đồng bộ nhằm thu đúng, thu đủ và kịp thời tiền đóng BHXH của NLĐ, các đơn vị SDLĐ theo đúng pháp luật, nhất là khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Chỉ có
  • 24. 16 như vậy mới thúc đẩy và cải thiện được tình hình thu BHXH, đáp ứng nhu cầu về BHXH của NLĐ trong nền kinh tế nhiều thành phần hiện nay. 1.2.1.1. Xác định đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc Việc xác định thành viên tham gia hệ thống bảo hiểm xã hội bao gồm người lao động và người chủ sử dụng lao động là một trong những nhiệm vụ lớn và quan trọng nhất của việc quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc. Vì đây là cơ sở để cơ quan BHXH tiến hành quản lý và kiểm tra các đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thực hiện đúng quy định của Nhà nước về việc trích nộp bảo hiểm xã hội. Theo quan điểm của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) thì đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội phải là những người lao động nằm trong độ tuổi được quy định trong luật định, đang làm việc, hoạt động trong một lĩnh vực nào đó để tạo ra sản phẩm xã hội và tạo ra thu nhập cho bản thân. Vì vậy, đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội sẽ được phân thành 2 dạng: + Đối tượng thu bảo hiểm xã hội bắt buộc gồm: Người lao động , người sử dụng lao động thuộc diện phải đóng BHXH bắt buộc. + Đối tượng thu bảo hiểm xã hội tự nguyện: là đối tượng không thuộc đối tượng thu BHXH bắt buộc. Từ việc xác định đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội dẫn đến việc quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội như thế nào nên theo mục 2, điều 42 Quyết định số 595/QĐ-bảo hiểm xã hội ngày 14/4/2017 của Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội quy định về Quản lý thu; Cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ BHYT đã đề cập đến quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc: “- Người lao động đồng thời có từ 02 HĐLĐ trở lên với nhiều đơn vị khác nhau thì đóng bảo hiểm xã hội, BHTN theo HĐLĐ giao kết đầu tiên, đóng BHYT theo HĐLĐ có mức tiền lương cao nhất, đóng BHTNLĐ, BNN theo từng HĐLĐ. - Người lao động làm việc theo HĐLĐ (không bao gồm người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn theo quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ về chế độ HĐLĐ một số
  • 25. 17 loại công việc sau đây trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp) trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước thì đóng bảo hiểm xã hội, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN căn cứ tiền lương ghi trong HĐLĐ. - Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì đơn vị và người lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội, BHTN, BHTNLĐ, BNN, thời gian này được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, không được tính là thời gian đóng BHTN và được cơ quan bảo hiểm xã hội đóng BHYT cho người lao động. - Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được ghi trên sổ bảo hiểm xã hội theo mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản người lao động được nâng lương thì được ghi theo mức tiền lương mới của người lao động từ thời điểm được nâng lương. - Người lao động đang làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thì thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên. - Trường hợp lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con theo quy định thì thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc đến khi đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, kể từ thời điểm đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con thì lao động nữ và đơn vị phải đóng bảo hiểm xã hội, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN. - Trường hợp người cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng, người mẹ nhờ mang thai hộ, người cha nhờ mang thai hộ hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng hưởng chế độ thai sản mà không nghỉ việc thì người lao động và đơn vị vẫn phải đóng bảo hiểm xã hội, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN.
  • 26. 18 - Người lao động ngừng việc theo quy định của pháp luật về lao động mà vẫn được hưởng tiền lương thì người lao động và đơn vị thực hiện đóng bảo hiểm xã hội, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN theo mức tiền lương người lao động được hưởng trong thời gian ngừng việc” [4]. 1.2.1.2. Mức thu bảo hiểm xã hội bắt buộc Luật BHXH số 58/2014/QH13 ban hành ngày 20/11/2014 và Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 hướng dẫn cụ thể về tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc như sau: - Tiền lương do Nhà nước quy định + Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương này tính trên mức lương cơ sở. + Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại điểm này bao gồm cả hệ số chênh lệch bảo lưu theo quy định của pháp luật về tiền lương. - Người lao động quy định tại Điểm (6) nêu trên thì tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương cơ sở. - Tiền lương do đơn vị quyết định + Từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2017, tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là mức lương và phụ cấp lương theo quy định tại Khoản 1 và Điểm a Khoản 2 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH ngày 16/11/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều về HĐLĐ, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động. Phụ cấp lương theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH là các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong HĐLĐ chưa được tính đến
  • 27. 19 hoặc tính chưa đầy đủ như phụ cấp chức vụ, chức danh; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thâm niên; phụ cấp khu vực; phụ cấp lưu động; phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự. + Từ ngày 01/01/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là mức lương, phụ cấp lương theo quy định tại Điểm 2.1 Khoản này và các khoản bổ sung khác theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH. + Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc không bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác, như tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong HĐLĐ theo Khoản 11 Điều 4 của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP. + Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc đối với người quản lý doanh nghiệp có hưởng tiền lương quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 2 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP là tiền lương do doanh nghiệp quyết định, trừ viên chức quản lý chuyên trách trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu. Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc đối với người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP là tiền lương do đại hội thành viên quyết định. + Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc đối với người đại diện phần vốn nhà nước không chuyên trách tại các tập đoàn kinh tế, tổng công ty, công ty nhà nước sau cổ phần hóa; công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là tiền lương theo chế độ tiền lương của cơ quan, tổ chức đang công tác trước khi được cử làm đại diện phần vốn nhà nước.
  • 28. 20 Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc đối với người đại diện phần vốn nhà nước chuyên trách tại các tập đoàn, tổng công ty, công ty là tiền lương theo chế độ tiền lương do tập đoàn, tổng công ty, công ty quyết định. + Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại Khoản này không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường.  Người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng;  Người lao động làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường. - Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại Điều này mà cao hơn 20 tháng lương cơ sở thì mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc bằng 20 tháng lương cơ sở [22]. * Mức đóng BHXH của các đối tượng tham gia BHXH bắt buộc được quy định tại Điều 5, Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017, cụ thể: - Người lao động quy định tại Điểm (1), (2), (3), (4), (5), và Tiết b Điểm (7) nêu trên, hằng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất. - Người lao động quy định tại Điểm (6) nêu trên, hằng tháng đóng bằng 8% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất. - Người lao động quy định tại Tiết a, c và Tiết d Điểm (7) nêu trên: mức đóng hằng tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất bằng 22% mức tiền lương tháng đóng BHXH của người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài, đối với người lao động đã có quá trình tham gia BHXH bắt buộc; bằng 22%
  • 29. 21 của 02 lần mức lương cơ sở đối với người lao động chưa tham gia BHXH bắt buộc hoặc đã tham gia BHXH bắt buộc nhưng đã hưởng BHXH một lần. - iNgười ilao iđộng iquy iđịnh itại iĐiểm i(8) inêu itrên: iMức iđóng ihằng itháng ivào iquỹ ihưu itrí ivà itử ituất ibằng i22% imức itiền ilương itháng iđóng iBHXH icủa ingười ilao iđộng itrước iđó iđối ivới ingười ilao iđộng iđã icó iquá itrình itham igia iBHXH ibắt ibuộc; ibằng i22% icủa i02 ilần imức ilương icơ isở iđối ivới ingười ilao iđộng ichưa itham igia iBHXH ibắt ibuộc ihoặc iđã itham igia iBHXH ibắt ibuộc inhưng iđã ihưởng iBHXH imột ilần. - iNgười ilao iđộng iquy iđịnh itại iKhoản i2 iĐiều i4 iQuyết iđịnh i595/QĐ- BHXH ingày i14/4/2017, ithực ihiện itheo iquy iđịnh icủa iChính iphủ ivà ihướng idẫn icủa iBHXH iViệt iNam. - iNgười ilao iđộng iquy iđịnh itại iKhoản i1 iĐiều i4 iQuyết iđịnh i595/QĐ- BHXH ingày i14/4/2017 ivà ingười iđang ibảo ilưu ithời igian iđóng iBHXH ibắt ibuộc icòn ithiếu itối iđa i06 itháng iđể iđủ iđiều ikiện ihưởng ilương ihưu ihoặc itrợ icấp ituất ihằng itháng: imức iđóng ibằng i22% imức itiền ilương itháng iđóng iBHXH ibắt ibuộc icủa ingười ilao iđộng itrước ikhi inghỉ iviệc ihoặc ichết ivào iquỹ ihưu itrí ivà itử ituất [4]. * Mức iđóng ivà itrách inhiệm iđóng icủa iđơn ivị itại iKhoản i3 iĐiều i4 iQuyết iđịnh i595/QĐ-BHXH ingày i14/4/2017: - iĐơn ivị ihằng itháng iđóng itrên iquỹ itiền ilương iđóng iBHXH icủa ingười ilao iđộng iquy iđịnh itại icác iĐiểm i1.1, i1.2, i1.3, i1.4, i1.5 ivà iTiết ib iĐiểm i1.7 iKhoản i1 iĐiều i4 iQuyết iđịnh i595/QĐ-BHXH ingày i14/4/2017 inhư isau: + i3% ivào iquỹ iốm iđau ivà ithai isản; + i14% ivào iquỹ ihưu itrí ivà itử ituất. - iĐơn ivị ihằng itháng iđóng i14% imức ilương icơ isở ivào iquỹ ihưu itrí ivà itử ituất icho ingười ilao iđộng iquy iđịnh itại iđiểm i1.6 iKhoản i1 iĐiều i4 iQuyết iđịnh i595/QĐ-BHXH ingày i14/4/2017 [4]. 1.2.2. Lập kế hoạch thu Kế ihoạch ithu icủa iBHXH iđược ixây idựng itrên icơ isở icác iquy iđịnh icủa iChính iphủ, iđồng ithời idựa itrên icác iquy iđịnh icủa iBHXH iViệt iNam ivề iphân
  • 30. 22 icấp ithu iBHXH ivà iquy itrình ithu iBHXH. iTheo iquy iđịnh ivề iphân icấp iquản ilý ithu iBHXH, iBHXH ihuyện itổ ichức ithu iBHXH icủa icác iđơn ivị isử idụng ilao iđộng icó itrụ isở ichính iđóng itrên iđịa ibàn ihuyện ibao igồm: iCác iđơn ivị ido ihuyện itrực itiếp iquản ilý; iCác iđơn ivị ingoài inhà inước; iCác ixã, iphường, ithị itrấn; iCác iđơn ivị ikhác ido iBHXH itỉnh igiao inhiệm ivụ ithu. i i i i i i i i i i iThu iBHXH ilà inguồn icơ ibản ihình ithành iquỹ iBHXH, iđể ithực ihiện itốt icông itác ithu iBHXH icần iphải ixây idựng ikế ihoạch ithu iBHXH irõ iràng, icụ ithể ivà isát ivới ithực itế itrên icơ isở itổng isố ilao iđộng, itổng iquỹ ilương itham igia iBHXH ivà itình ihình iphát itriển ikinh itế ixã ihội icủa iđịa iphương iđể ixác iđịnh itổng isố iphải ithu. i Hàng inăm, itheo itừng icấp iquản ilý isẽ ilập ikế ihoạch ithu iBHXH idựa ivào itình ihình ithực ihiện inăm trước, ikhả inăng imở irộng iđối tượng itham igia icủa cơ iquan iBHXH icác icấp ivà idựa ivào ikết iquả itổng ihợp ikế ihoạch ithu icủa icác cơ iquan iBHXH icấp dưới igửi ilên. i Cơ iquan iBHXH icấp ihuyện ilập ikế ihoạch ithu igửi ilên cơ iquan iBHXH icấp itỉnh trước i05/11 ihàng inăm. i Cơ iquan iBHXH itỉnh ilập ikế ihoạch ithu icủa itỉnh igửi ilên iBHXH iViệt iNam itrước ingày i15/11 ihàng inăm. iKế ihoạch ithu được ilập idựa ivào itổng ihợp itừ ikế ihoạch ithu icủa icác cơ iquan iBHXH icấp ihuyện ivà itình ihình ikinh itế ixã ihội ithực itế inăm itrước icủa iđịa iphương icũng inhư ikhả inăng imở irộng iđối itượng itham igia icủa cơ iquan iBHXH icấp itỉnh. iĐồng ithời ivào itrước i20/01 ihàng inăm, ithực ihiện iphân ibổ idự itoán ithu icho iBHXH ihuyện idựa ivào idự itoán ithu imà iBHXH iVN igiao ixuống; i Cơ iquan iBHXH iViệt iNam itrước ingày i10/01 ihàng inăm isẽ ilập ivà igiao idự itoán ithu icho cơ iquan iBHXH icấp idưới. Việc itổng ihợp itheo idõi iđối itượng itham igia iBHXH, itheo iLuật iBHXH: icác iđối itượng iphải itham igia iBHXH ibắt ibuộc ivà iphải iđóng iBHXH ibao igồm icả iNSDLĐ ivà ibản ithân iNLĐ i(kể icả iNLĐ iđược icử iđi ihọc, iđi ithực itập, icông itác ivà iđiều idưỡng iở itrong ivà ingoài inước imà ivẫn ihưởng itiền ilương ihoặc itiền icông icủa icơ iquan ivà iđơn ivị) ilàm iviệc itrong icác icơ iquan, iđơn ivị, itổ ichức ikinh itế i- ixã ihội:
  • 31. 23 NLĐ ilà icông idân iViệt iNam ithuộc iđối itượng itham igia iBHXH ibắt ibuộc; NLĐ ilà icông idân inước ingoài ivào ilàm iviệc itại iViệt iNam icó igiấy iphép ilao iđộng ihoặc ichứng ichỉ ihành inghề ihoặc igiấy iphép ihành inghề ido icơ iquan icó ithẩm iquyền icủa iViệt iNam icấp iđược itham igia iBHXH ibắt ibuộc itheo iquy iđịnh icủa iChính iphủ; NSDLĐ itham igia iBHXH ibắt ibuộc ibao igồm icơ iquan inhà inước, iđơn ivị isự inghiệp, iđơn ivị ivũ itrang inhân idân; itổ ichức ichính itrị, itổ ichức ichính itrị i- ixã ihội, itổ ichức ichính itrị ixã ihội i- inghề inghiệp, itổ ichức ixã ihội i- inghề inghiệp, itổ ichức ixã ihội ikhác; icơ iquan, itổ ichức inước ingoài, itổ ichức iquốc itế ihoạt iđộng itrên ilãnh ithổ iViệt iNam; idoanh inghiệp, ihợp itác ixã, ihộ ikinh idoanh icá ithể, itổ ihợp itác, itổ ichức ikhác ivà icá inhân icó ithuê imướn, isử idụng ilao iđộng itheo ihợp iđồng ilao iđộng. 1.2.3. Quản lý quỹ thu bảo hiểm xã hội Về quản lý số tiền thu BHXH, hệ thống các tài khoản chuyên thu BHXH cần phải được quản lý chặt chẽ. Đây là các giải pháp cần phải có sự kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ trong công tác thu BHXH. Do đó, cần phải có những chế độ khen thưởng kịp thời cho những cán bộ, công nhân viên chức và các cơ quan BHXH cơ sở thực hiện xuất sắc nhiệm vụ. Bên cạnh đó, phải có hình thức kỷ luật thật nghiêm khắc đối với những cán bộ công nhân viên chức, các cơ quan BHXH địa phương vi phạm những quy định của Nhà nước, của ngành. Theo mục 2, điều 43 Quyết định số 595/QĐ-bảo hiểm xã hội ngày 14/4/2017 của Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội quy định về Quản lý thu; Cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ BHYT đã đề cập đến quản lý tiền thu đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội: “Hình thức đóng tiền bảo hiểm xã hội - Chuyển khoản: Chuyển tiền đóng vào tài khoản chuyên thu của cơ quan bảo hiểm xã hội mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước. - Tiền mặt: + Đơn vị, người tham gia nộp trực tiếp tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước. + Trường hợp đơn vị, người tham gia nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội thì trước 16 giờ trong ngày cơ quan bảo hiểm xã hội phải nộp toàn bộ số tiền
  • 32. 24 mặt đã thu của đơn vị, người tham gia vào tài khoản chuyên thu tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước. Trách nhiệm của cơ quan bảo hiểm xã hội sau khi nhận được tiền đóng bảo hiểm xã hội Cơ quan bảo hiểm xã hội Thu tiền đóng bảo hiểm xã hội, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN kể cả tiền lãi chậm đóng đối với người lao động đủ điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội hoặc chấm dứt HĐLĐ, HĐLV để kịp thời giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội, BHTN, BHTNLĐ, BNN cho người lao động theo quy định của pháp luật (nếu có). Sau đó tiền còn lại, hạch toán thu. Cơ quan BHXH không được sử dụng tiền thu BHXH, BHYT để chi cho bất cứ việc gì; không được áp dụng hình thức gán thu bù chi tiền BHXH, BHYT đối với các đơn vị. Mọi trường hợp thoái thu, truy thu BHXH để cộng nối thời gian công tác chỉ được thực hiện sau khi có sự chấp thuận bằng văn bản của BHXH Việt Nam. Hoàn trả Hoàn trả là việc cơ quan BHXH chuyển trả lại số tiền được xác định không phải tiền đóng BHXH hoặc đóng thừa khi ngừng giao dịch với cơ quan BHXH; đóng trùng cho cơ quan, đơn vị, cá nhân đã nộp cho cơ quan BHXH. Cơ quan bảo hiểm xã hội quản lý đơn vị, người tham gia thực hiện hoàn trả tiền đóng bảo hiểm xã hội, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN từ tài khoản chuyên thu của cơ quan bảo hiểm xã hội. Truy thu Truy thu là là việc cơ quan BHXH thu khoản tiền phải đóng BHXH của trường hợp trốn đóng, đóng không đủ số người thuộc diện bắt buộc tham gia, đóng không đủ số tiền phải đóng theo quy định, chiếm dụng tiền đóng, hưởng BHXH” [4]. 1.2.4. Thanh tra, kiểm tra thu bảo hiểm xã hội bắt buộc Thanh tra, kiểm tra thu bảo hiểm xã hội nhằm rà soát, chấn chỉnh, uốn nắn những sai sót, đôn đốc thu và phát hiện những bất cập trong quá trình quản lý.
  • 33. 25 Thanh tra theo điều 13 Luật bảo hiểm xã hội 2014 có quy định, cơ quan bảo hiểm xã hội thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội. Bảo hiểm xã hội các quận, huyện và Chi cục thuế đã ban hành Quy chế phối hợp để rà soát số lượng đơn vị, số lượng lao động đang đóng thuế thu nhập và tham gia BHXH có sự chênh lệch hay không. Bảo hiểm xã hội và Liên đoàn lao động ban hành quy chế phối hợp trong công tác thu nợ BHXH, kiểm tra, khởi kiện các đơn vị nợ. Bảo hiểm xã hội phối hợp với các ban ngành có chức năng thanh tra, kiểm tra để được quyền kiểm tra việc chấp hành thu bảo hiểm xã hội tại các đơn vị sử dụng lao động được phân cấp thu và cơ quan bảo hiểm xã hội cấp dưới trong việc thực hiện thu bảo hiểm xã hội. Tùy thuộc vào mục đích, yêu cầu, nội dung và thời gian kiểm tra để có loại hình kiểm tra cho phù hợp: Theo thời gian thì có loại hình thường xuyên hay định kỳ; kiểm tra trước; kiểm tra sau; kiểm tra đột xuất; nếu theo phạm vi trách nhiệm thì có kiểm tra nội bộ, kiểm tra của các cơ quan ngoài hệ thống theo quy định của pháp luật (tổ chức thanh tra Nhà Nước, thanh tra nhân dân, thanh tra lao động…). Thanh tra là hoạt động nhân danh quyền lực công, tác động đến đối tượng quản lý để nâng cao tính tuân thủ, bảo vệ pháp luật, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức. Tuỳ theo tính chất quản lý, ngành, lĩnh vực khác nhau và điều kiện cụ thể ở mỗi nước mà người ta lựa chọn mô hình thanh tra khác nhau. Thanh tra nhà nước là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Thanh tra nhà nước bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành. Thanh tra hành chính là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc trong việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
  • 34. 26 Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc ngành, lĩnh vực đó. Thanh tra chuyên ngành đóng BHXH được hiểu là việc xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về đóng BHXH của cơ quan BHXH đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng tham gia BHXH. Có thể nhận thấy, thông thường trách nhiệm thanh tra do cơ quan quản lý nhà nước, không phải là nhiệm vụ của cơ quan tổ chức thực hiện thu BHXH. Nội dung thanh tra kiểm tra về thu BHXH thường bao gồm: thanh tra, kiểm tra nội bộ của các cơ quan BHXH nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện BHXH, thanh tra kiểm tra việc thực hiện nghĩa vụ tham gia và đóng góp BHXH, đồng thời tiến hành xử phạt những vi phạm về BHXH trong khuôn khổ pháp luật quy định. Đây là công cụ quan trọng giúp điều chỉnh hành vi, thái độ của đối tượng tham gia và đóng góp BHXH trên cơ sở đảm bảo cho hoạt động thu BHXH được tiến hành theo đúng pháp luật, chính sách, đúng mục tiêu và đạt kết quả cao, đồng thời giúp phát hiện các sai sót, vi phạm, vướng mắc trong hoạt động của các bên liên quan trong mối quan hệ BHXH để từ đó có biện pháp khắc phục, điều chỉnh kịp thời đảm bảo các hoạt động thu BHXH diễn ra đúng hướng. Trong tất cả các khâu của quy trình thu BHXH, khâu nào cũng có thể tồn tại những sai phạm, do đó thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về thu BHXH thường bao gồm: Thanh tra, kiểm tra về tình hình tham gia BHXH của NLĐ và NSDLĐ, thanh tra, kiểm tra về tình hình đóng BHXH . Bên cạnh đó, còn thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các chức năng và tuân thủ pháp luật của các cơ quan QLNN trong quá trình QLNN về BHXH và việc thực hiện các chức năng và tuân thủ pháp luật của các cơ quan BHXH trong việc thực hiện thu BHXH.
  • 35. 27 Như vậy, bên cạnh việc xây dựng pháp luật về thu BHXH thì công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về thu BHXH có vai trò vô cùng quan trọng. Bởi vậy, nó cũng là một trong những nội dung cơ bản của QLNN về thu BHXH. Để hoạt động này diễn ra đúng hướng, đúng kế hoạch, đúng chức năng, nhiệm vụ thì cũng cần phải xây dựng một kế hoạch tổng thể hàng năm về công tác thanh tra, kiểm tra. Kế hoạch này phải được thảo luận và phải có sự tham gia của các bộ phận, chức năng có liên quan. Có như vậy mới tránh được chồng chéo, gây phiền nhiễu cho cơ sở, các cấp quản lý, cho cả NLĐ và NSDLĐ. Ngoài việc tổ chức thanh kiểm tra việc thực hiện pháp luật về thu BHXH thì nội dung giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử phạt vi phạm pháp luật về thu BHXH cũng phải được thực hiện một cách nghiêm chỉnh. Các hành vi vi phạm pháp luật về thu BHXH thường là: không đóng, đóng không đúng thời hạn, đóng không đúng mức và đóng không đủ số người tham gia. Những hành vi này có thể xuất phát từ NSDLĐ, NLĐ và cả cơ quan BHXH. Do đó, việc xử lý vi phạm phải xử lý theo đúng luật pháp của nhà nước, có thể xử phạt hành chính hoặc hình sự, khi xử phạt phải đảm bảo tính công bằng, dân chủ, công khai và đảm bảo kịp thời, chính xác. 1.3. Tiêu chí đánh giá quản lý thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc Để hỗ trợ các tổ chức thành viên, Hiệp hội An sinh Xã hội Quốc tế (ISSA) đã phát triển một loạt các hướng dẫn cung cấp các tiêu chuẩn chuyên nghiệp cho quản lý ASXH. Các hướng dẫn của ISSA dựa trên các nguyên tắc quản trị về trách nhiệm, minh bạch, dự đoán, tham gia và năng động. Các nguyên tắc này được cụ thể hóa qua các tiêu chí đo lường, có thể đưa ra như sau: 1.3.1. Tỷ lệ lao động tham gia bảo hiểm xã hội Tỷ lệ lao động tham gia BHXH là tỷ lệ phần trăm lao động tham gia BHXH so với lực lượng lao động. × 100 [32] Tỷ lệ LĐ tham gia BHXH Tổng số LĐ tham gia BHXH Lực lượng LĐ =
  • 36. 28 Tiêu chí này phản ánh mức độ tham gia BHXH của các đối tượng hiện đang đóng BHXH trong tổng số lực lượng lao động đủ điều kiện tham gia đóng BHXH. 13.2. Tiêu chí về số lượng và tỷ lệ tăng số đơn vị sử dụng lao động tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc Là tỷ số giữa tổng số đơn vị SDLĐ tham gia BHXH với tổng số đơn vị SDLĐ bắt buộc tham gia BHXH trong kỳ. Chỉ tiêu này cho biết có bao nhiêu phần trăm số đơn vị sử dụng lao động thuộc diện đóng góp BHXH bắt buộc tuân thủ thực hiện đóng BHXH trong năm. [32] 1.3.3. Tỷ lệ nợ đóng bảo hiểm xã hội Tỷ lệ nợ đóng BHXH được xác định dựa trên số tiền nợ đóng so với số tiền BHXH phải thu. Tiêu chí này phản ánh mức độ thu kịp thời, hoàn thành công tác thu BHXH của bộ phận thu BHXH. Tỷ lệ này càng nhỏ phản ánh số nợ đóng BHXH so với tổng số phải thu BHXH càng thấp, ngược lại khi tỷ lệ này càng cao phản ánh tình trạng nợ đóng BHXH diễn ra phổ biến. 1.3.4. Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch thu bảo hiểm xã hội trong kỳ Là tỷ lệ phần trăm tổng số tiền BHXH thực tế thu so với số thu BHXH theo kế hoạch. Tiêu chí này phản ánh mức độ hoàn thành kế hoạch thu BHXH trong kỳ của hệ thống thu trong cơ quan BHXH. 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thu Bảo hiểm xã hội 1.4.1. Các nhân tố bên trong 1.4.1.1. Nhận thức của người lao động và người sử dụng lao động BHXH là một cơ chế phức tạp với nhiều mối quan hệ đa dạng, trong đó × 100 [32] Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch thu BHXH Tổng số tiền BHXH thực tế thu Số thu BHXH theo kế hoạch = × 100 [32] Tỷ lệ nợ đóng BHXH Tổng số tiền nợ đóng BHXH Tổng số tiền BHXH phải thu =
  • 37. 29 nổi bật là quan hệ lợi ích, tức là quyền và trách nhiệm của các bên tham gia BHXH. Dù là người lao động hay là người sử dụng lao động thì tâm lý chung là làm sao lợi ích càng nhiều càng tốt, lợi ích không giới hạn và trách nhiệm càng ít càng tốt - trách nhiệm có hạn. Quyền và nghĩa vụ trong BHXH rõ nhất là vấn đề “đóng và hưởng” BHXH. Người lao động và người sử dụng lao động luôn mong muốn chỉ phải đóng góp BHXH ở mức thấp nhất (giảm chi phí cho cá nhân, gia đình và doanh nghiệp), nhưng lại mong muốn được hưởng chế độ BHXH tốt nhất. Vì thế, người tham gia BHXH mới tìm cách trì hoãn việc đóng BHXH hoặc giảm mức đóng góp BHXH (như kê khai lương thấp, giảm số lao động thuộc diện phải tham gia BHXH, chậm đóng, nợ BHXH)... vấn đề đặt ra là Nhà nước phải làm thế nào để giảm thiểu những sự lạm dụng và vi phạm pháp luật về BHXH. Ở khía cạnh khác, nhiều khi từ chỗ nhận thức giảm đơn về việc tham gia BHXH, tức là không tham gia, hoặc chưa tham gia hay tham gia ở mức độ nhất định vẫn không ảnh hưởng đến hoạt động của đơn vị, doanh nghiệp, nên người sử dụng lao động không có kế hoạch tài chính chủ động thực hiện việc đăng ký tham gia BHXH; ngay chính bản thân người lao động cũng chưa có thói quen sống vì bảo hiểm. Chủ doanh nghiệp chỉ thấy lợi trước mắt, lợi cục bộ doanh nghiệp, thiếu quan tâm đến hoạt động đời sống và quyền lợi BHXH của người lao động nên tìm mọi cách trốn tránh đăng ký tham gia BHXH cho người lao động hoặc đăng ký tham gia theo kiểu đối phó. Tình trạng chủ doanh nghiệp ký hợp đồng có thời hạn dưới 3 tháng với người lao động và hợp đồng vụ việc, nhằm lách luật về BHXH. Đây là nhận thức lạc hậu, không khoa học, văn minh, thói quen thời bao cấp không còn phù hợp trong điều kiện mới. Để nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm trong việc tham gia BHXH của người lao động và người sử dụng lao động, thì vai trò của cấp uỷ Đảng, các cấp chính quyền có tác động rất lớn đến BHXH nói chung, đến công tác thu BHXH nói riêng. Đó là việc kiểm tra thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị trong đó có nghĩa vụ đóng BHXH thông qua tổ chức Đảng, tổ chức quần chúng trong doanh nghiệp. Đó là yêu cầu các doanh nghiệp khi đăng ký thành
  • 38. 30 lập, hoạt động phải có chỉ tiêu thực hiện BHXH; thành lập các đoàn thanh tra, xử lý vi phạm về đóng BHXH, về đăng ký lao động tham gia BHXH. Bài học kinh nghiệm về nâng cao vai trò của cấp uỷ Đảng và chính quyền trong công tác BHXH ở quận Ngô Quyền cần được tổng kết, phát huy. Đặc biệt là phải khai thác phát triển khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh đây là khối sử dụng nhiều lao động nhất tăng cường nguồn thu quỹ BHXH. 1.4.1.2. Hoạt động tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật thu bảo hiểm xã hội Hoạt động tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về thu BHXH là yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức, hiểu biết của người tham gia về vai trò của BHXH, trách nhiệm, quyền lợi của các bên tham gia, nội dung các chế độ, mức đóng, quy trình, phương thức đóng. Hiểu biết về BHXH là cơ sở để NLĐ tự giác tham gia và có thể tuyên truyền, vận động những người khác cùng tham gia. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền còn tác động tới các cấp, các ngành, các cơ quan liên quan có nhận thức rõ hơn về trách nhiệm của mình đối với việc phát triển đối tượng tham gia và thu nộp BHXH, hướng tới đảm bảo quyền lợi cho NLĐ khi gặp rủi ro. 1.4.1.3. Ứng dụng công nghệ thông tin Ứng dụng CNTT trong công tác quản lý thu BHXH, hiện đại hóa thông tin quản lý ngành BHXH trở thành nhu cầu thiết thực và cấp bách. CNTT là giải pháp công cụ xử lý thông tin đắc lực góp phần tăng cường cải cách hành chính trong công tác quản lý và triển khai các hoạt động BHXH: thay đổi tác phong làm việc, phương thức tổ chức công việc từ hành chính sang phục vụ theo hướng tự động hóa, loại bỏ các giấy tờ, biểu mẫu, thủ tục không cần thiết, đơn giản hoá các bước công việc trong quy trình quản lý thu, chi và quản lý quỹ BHXH. Ứng dụng CNTT đảm bảo cung cấp thông tin một cách kịp thời, đầy đủ tình hình thực hiện và chấp hành quy định quản lý của BHXH các cấp và từng địa bàn trong hệ thống quản lý, tình hình thực hiện pháp luật thu BHXH của NLĐ và NSDLĐ, là nguồn thông tin nhanh nhất cho phép lãnh đạo các cấp điều hành, điều chỉnh các quyết định quản lý.
  • 39. 31 1.4.1.4. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát Thực tế cho thấy, quá trình thu BHXH không phải lúc nào cũng diễn ra đúng quy định của pháp luật, trong tất cả các khâu của quy trình thu BHXH, khâu nào cũng có thể tồn tại những sai phạm. Do đó, thanh tra kiểm tra sẽ là cơ sở để rút ra những kết luận, nguyên nhân, kinh nghiệm và đề ra giải pháp phát huy ưu điểm và khắc phục khuyết điểm. Vì vậy, thanh tra, kiểm tra, giám sát về thu BHXH là công cụ được nhà quản lý sử dụng để tăng cường tính nghiêm minh pháp luật của NLĐ, NSDLĐ, kịp thời phát hiện, điều chỉnh những dấu hiệu, hành vi sai phạm của các bên trong mối quan hệ BHXH, bao gồm: thanh tra, kiểm tra về tình hình tham gia BHXH của NLĐ và NSDLĐ; về tình hình đóng BHXH của NLĐ; việc thực hiện công tác thu và quản lý thu BHXH của cán bộ, nhân viên cơ quan thực hiện BHXH các cấp; và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có trách nhiệm liên quan trong việc thực hiện thu BHXH. 1.4.2. Các nhân tố bên ngoài 1.4.2.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế Tốc độ tăng trưởng kinh tế phản ánh khả năng tiết kiệm, tiêu dùng và đầu tư của Nhà nước, vì thế nếu tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, chắc chắn đời sống của người lao động dần được cải thiện; việc sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp được thuận lợi, vì thế các chủ doanh nghiệp cũng sẵn sàng tham gia BHXH cho người lao động, từ đó làm giảm tình trạng trốn tránh tham gia BHXH. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững phản ánh nhiều người lao động có thu nhập cao thông qua quá trình lao động, đây là điều kiện tiền đề để người lao động có cơ hội tham gia BHXH. Thêm nữa, khi đời sống kinh tế cao thì nhận thức của người lao động cũng được nâng lên, ngoài việc ý thức đảm bảo cuộc sống hàng ngày cho bản thân và gia đình, hộ mong muốn có khoản trợ giúp khi không may gặp các rủi ro xã hội cũng như đảm bảo cuộc sống khi về già, như: ốm đau, TNLĐ- BNN, hưu trí, tử tuất, thất nghiệp khiến cho họ bị mất hoặc bị giảm thu nhập. Tất cả những yếu tố trên tác động tích tực làm tăng thu BHXH.
  • 40. 32 1.4.2.2. Chính sách lao động và việc làm Người lao động là đối tượng tham gia BHXH, họ là những người trong độ tuổi lao động, là những người trực tiếp tạo ra của cải xã hội. Như vậy nếu một quốc gia có dân số “già” tức là số người trong độ tuổi lao động thấp trên tổng số dân sẽ dẫn đến việc mất cân đối quỹ BHXH, bởi vì số người tham gia đóng góp ngày càng ít, trong khi số người được hưởng chế độ BHXH, đặc biệt là chế độ hưu trí ngày càng tăng. Khi Nhà nước chú trọng đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động trên các phương tiện về chuyên môn, kỹ năng hành nghề, kỹ năng hành nghề, kỹ năng ứng xử, giao tiếp, tác phong làm việc hiện đại, chuyên nghiệp, ý thức chấp hành kỷ luật lao động và pháp luật... điều đó sẽ giúp cho thị trường lao động có nguồn lao động chất lượng cao, các doanh nghiệp sẽ đỡ được một phần chi phí trong công tác đào tạo. Lực lượng lao động này sẽ có cơ hội tìm được chi phí ổn định và thu nhập cao (chất lượng lao động có quan hệ tỷ lệ thuận với thu nhập) tác động trực tiếp làm tăng số lao động tham gia BHXH và do đó làm tăng mức đóng BHXH. Việc ưu tiên dành vốn đầu tư của Nhà nước và huy động vốn trong toàn xã hội để giải quyết việc sẽ làm chuyển dịch cơ cấu lao động, số người làm công ăn lương sẽ tăng lên cũng là lý do làm tăng tỷ trọng lao động xã hội tham gia BHXH. Việc phát triển thị trường lao động, hình thành hệ thống thông tin thị trường việc làm là yếu tố quan trọng giúp cho người lao động dễ dàng tìm việc phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề của mình; đồng thời có quyền lựa chọn những đơn vị thực hiện đầy đủ quyền lợi của người lao động và thu nhập cao; chủ sử dụng lao động cũng thuận tiện hơn trong việc tuyển dụng lao động, tiết kiệm thời gian và chi phí”. 1.5. Kinh nghiệm quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc của một số quốc gia và bài học rút ra cho Bảo hiểm xã hội Việt Nam 1.4.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia 1.4.1.1. Nhật Bản Nhật Bản là một đảo quốc ở vùng Đông Á, tổng diện tích của Nhật Bản
  • 41. 33 gần 378.000 km2 , dân số Nhật Bản vào khoảng 126 triệu người, đứng thứ mười thế giới. Nhật Bản có 47 đơn vị hành chính địa phương tương đương cấp tỉnh trực thuộc chính quyền Trung ương. GDP trên đầu người là 40,090 USD. Tình trạng già hóa dân số một cách nhanh chóng thời gian gần đây trở thành vấn đề nghiêm trọng với Nhật Bản. BHXH luôn là nội dung chủ yếu của hệ thống ASXH, các chế độ BHXH, bao gồm: BHXH (bảo hiểm hưu trí, BHYT) và bảo hiểm lao động (bảo hiểm việc làm, bảo hiểm bồi thường tai nạn cho NLĐ). Hiện nay, bảo hiểm hưu trí là chế độ quan trọng nhất trong chính sách BHXH của Nhật Bản. Chế độ BHXH ở Nhật Bản bao gồm: BHXH (bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm y tế) và Bảo hiểm lao động (bảo hiểm việc làm, bảo hiểm bồi thường tai nạn cho người lao động). Chế độ bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm y tế do cơ quan BHXH quản lý và tổ chức thực hiện; Bảo hiểm việc làm do cơ quan Bảo đảm việc làm của Chính phủ thực hiện, Bảo hiểm bồi thường tai nạn cho người lao động do cơ quan Thanh tra lao động thực hiện. - Đối tượng đóng đối với Bảo hiểm hưu trí bảo hiểm gồm 3 nhóm: nhóm 1(lao động cá thể, nông dân, người không có việc làm, sinh viên...); nhóm 2 (lao động trong khu vực tư nhân và Nhà nước) và nhóm 3 (người ăn theo là vợ/chồng sống dựa vào thu nhập của người lao động thuộc nhóm 2). - Mức đóng và nguồn quỹ: mức đóng của nhóm 1 là 13.300 yên/tháng, từ tháng 4/2005 tăng mỗi năm 280 yên để đạt mức 16.900 yên/tháng vào năm 2017. Mức đóng của nhóm 2 là 13,934% từ tháng 10/2004 tăng mỗi năm 0,354% và sẽ đạt 18,30% vảo năm 2017, số tiền đóng góp được chia đều, chủ sử dụng lao động đóng 50%, người lao động đóng 50%. Nhóm 3 không phải đóng phí, phí bảo hiểm của nhóm này sẽ được quỹ hưu trí cho người lao động chuyển sang quỹ hưu trí quốc gia. Ngân sách Nhà nước hiện đang tài trợ 1/3 chi phí lương hưu cơ bản và dự kiến sẽ tăng lên. Đối với bảo hiểm việc làm, tỷ lệ đóng góp chung được tính theo lương là 1,75% trong đó 1,4% dành chi cho các trợ cấp thất nghiệp (chủ sử dụng đóng 50%, người lao động đóng 50%); 0,35% dành chi cho 3 loại dịch vụ