SlideShare a Scribd company logo
1 of 21
Download to read offline
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
-------------------------
TÔ THANH HƯƠNG
PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG TIÊU DÙNG
CỦA CÁC CÔNG TY TÀI CHÍNH TRỰC THUỘC
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
HÀ NỘI, NĂM 2020
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
-------------------------
TÔ THANH HƯƠNG
PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG TIÊU DÙNG
CỦA CÁC CÔNG TY TÀI CHÍNH TRỰC THUỘC
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành: KINH DOANH THƯƠNG MẠI
Mã số: 934.01.21
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
1. GS.TS. ĐINH VĂN SƠN
2. PGS.TS. LÊ THỊ KIM NHUNG
HÀ NỘI, NĂM 2020
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận án Tiến sĩ “Phát triển tín dụng tiêu dùng của các công ty
tài chính trực thuộc ngân hàng thương mại ở Việt Nam” là công trình nghiên cứu độc
lập của riêng tôi. Các số liệu trong Luận án trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Kết
quả nêu trong Luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Hà Nội, ngày tháng 09 năm 2020
Tác giả luận án
Tô Thanh Hương
ii
LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn GS,TS. Đinh Văn Sơn và PGS,TS. Lê Thị
Kim Nhung đã đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn để tôi có thể hoàn
thành Luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của các Thầy, Cô giáo trong
trường Đại học Thương mại trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành
Luận án Tiến sĩ.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn
ủng hộ và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2020
Tác giả luận án
Tô Thanh Hương
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ii
MỤC LỤC .................................................................................................................... iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................................vi
DANH MỤC BẢNG ....................................................................................................vii
DANH MỤC HÌNH VẼ............................................................................................. viii
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU...............................................................................................................8
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án...............8
1.1.1. Các nghiên cứu về tín dụng tiêu dùng.............................................................8
1.1.2. Các nghiên cứu về phát triển tín dụng tiêu dùng...........................................10
1.1.3. Kết luận rút ra từ tổng quan tình hình nghiên cứu ........................................19
1.2. Phương pháp nghiên cứu đề tài luận án..........................................................21
1.2.1. Quy trình nghiên cứu.....................................................................................21
1.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu........................................................................21
1.2.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý thông tin.....................................................24
Tóm tắt chương 1.........................................................................................................24
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG
TIÊU DÙNG CỦA CÁC CÔNG TY TÀI CHÍNH TRỰC THUỘC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI............................................................................................................25
2.1. Tíndụngtiêudùngcủacáccôngtytàichínhtrựcthuộcngânhàngthươngmại.......25
2.1.1. Công ty tài chính trực thuộc ngân hàng thương mại, phân loại và các hoạt
động chủ yếu............................................................................................................25
2.1.2.Tíndụngtiêudùngcủacáccôngtytàichínhtrựcthuộcngânhàngthươngmại ..........29
2.1.3. Phân loại tín dụng tiêu dùng của các công ty tài chính trực thuộc ngân hàng
thương mại...............................................................................................................35
2.1.4. Vai trò của hoạt động tín dụng tiêu dùng của các công ty tài chính trực thuộc
ngân hàng thương mại .............................................................................................38
2.2. Phát triển tín dụng tiêu dùng của các công ty tài chính trực thuộc ngân
hàng thương mại.......................................................................................................40
iv
2.1.1. Quan niệm về phát triển tín dụng tiêu dùng của công ty tài chính trực thuộc
ngân hàng thương mại .............................................................................................40
2.1.2. Nội dung phát triển tín dụng tiêu dùng của các công ty tài chính trực thuộc
ngân hàng thương mại .............................................................................................41
2.1.3. Chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển tín dụng tiêu dùng của công ty tài chính
trực thuộc ngân hàng thương mại............................................................................49
2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ phát triển tín dụng tiêu dùng của công ty
tài chính trực thuộc ngân hàng thương mại.............................................................52
2.3. Kinh nghiệm quốc tế về phát triển tín dụng tiêu dùng và bài học rút ra cho
Việt Nam....................................................................................................................61
2.3.1. Kinh nghiệm quốc tế về phát triển tín dụng tiêu dùng..................................61
2.3.2. Bài học rút ra cho Việt Nam..........................................................................65
Tóm tắt chương 2.........................................................................................................67
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG TIÊU DÙNG CỦA
CÁC CÔNG TY TÀI CHÍNH TRỰC THUỘC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Ở VIỆT NAM...............................................................................................................68
3.1. TổngquanvềcáccôngtytàichínhtrựcthuộcngânhàngthươngmạiởViệtNam...68
3.1.1. Quá trình thành lập và phát triển của các công ty tài chính ở Việt Nam ......68
3.1.2. Mô hình tổ chức quản lý của các công ty tài chính trực thuộc ngân hàng
thương mại...............................................................................................................70
3.2. Thực trạng phát triển tín dụng tiêu dùng của các công ty tài chính trực
thuộc ngân hàng thương mại ở Việt Nam ..............................................................72
3.2.1. Thực trạng triển khai các phương thức phát triển TDTD của các công ty tài
chính trực thuộc ngân hàng thương mại..................................................................72
3.2.2. Thực trạng quản lý chất lượng TDTD của các công ty tài chính trực thuộc
ngân hàng thương mại ở Việt Nam .........................................................................85
3.2.3. Kết quả phát triển tín dụng tiêu dùng của các công ty tài chính trực thuộc
ngân hàng thương mại ở Việt Nam .........................................................................91
3.3. Đánh giá thực trạng phát triển tín dụng tiêu dùng của các công ty tài chính
trực thuộc ngân hàng thương mại ở Việt Nam......................................................97
3.3.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân......................................................97
3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân ..................................................................104
Tóm tắt chương 3.......................................................................................................117
v
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG TIÊU DÙNG CỦA CÁC
CÔNG TY TÀI CHÍNH TRỰC THUỘC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở
VIỆT NAM.................................................................................................................119
4.1. Định hướng phát triển tín dụng tiêu dùng của các công ty tài chính trực
thuộc ngân hàng thương mại ở Việt Nam ............................................................119
4.1.1. Phân tích SWOT của các công ty tài chính trực thuộc ngân hàng thương mại
trong phát triển tín dụng tiêu dùng giai đoạn 2020-2025......................................119
4.1.2. Dự báo xu hướng phát triển CTTC trực thuộc NHTM ở Việt Nam giai đoạn
2020-2025 và định hướng phát triển TDTD của các CTTC trực thuộc ................127
4.2. Giải pháp phát triển tín dụng tiêu dùng của các công ty tài chính trực thuộc
ngân hàng thương mại ở Việt Nam.......................................................................130
4.2.1. Nhóm giải pháp chuyển dịch kinh doanh số ...............................................130
4.2.2. Nhóm giải pháp hoàn thiện năng lực quản lý chất lượng TDTD................139
4.2.3. Nhóm giải pháp bảo vệ uy tín và thương hiệu của CTTC trực thuộc và NHTM 147
4.3. Một số kiến nghị...............................................................................................151
4.3.1. Hoàn thiện hệ thống pháp lý về cho vay và đi vay có trách nhiệm.............151
4.3.2. Điều hành cơ chế tăng trưởng tín dụng tiêu dùng có điều kiện ..................151
4.3.3. Triển khai dữ liệu lớn trong Chính phủ điện tử...........................................152
Tóm tắt chương 4.......................................................................................................153
KẾT LUẬN ................................................................................................................155
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ....................................................................................................157
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................158
PHỤ LỤC 01: PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN KHÁCH HÀNG CỦA CÔNG TY
TÀI CHÍNH TRỰC THUỘC NHTM......................................................................164
PHỤ LỤC 02: TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN
CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH TRỰC THUỘC NHTM ........................................167
PHỤ LỤC 03: BỘ CÂU HỎI PHỎNG VẤN CÁN BỘ CHUYÊN MÔN CỦA
CÔNG TY TÀI CHÍNH TRỰC THUỘC NHTM..................................................170
PHỤ LỤC 04: TỔNG HỢP KẾT QUẢ PHỎNG VẤN CÁN BỘ CHUYÊN MÔN
CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH TRỰC THUỘC NHTM ........................................173
vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1 CTTC Công ty tài chính
2 CP Chính Phủ
3 FE Credit Công tyTài chính TNHH MTV Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng
4 HD Saison Công ty Tài chính TNHH HD Saison
5 HDBank NgânhàngthươngmạicổphầnPháttriểnThànhphốHồChíMinh
6 KHCN Khách hàng cá nhân
7 KPP Kênh phân phối
8 MBBank Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội
9 Mcredit Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei
10 NĐ Nghị định
11 NHNN Ngân hàng Nhà nước
12 NHTM Ngân hàng thương mại
13 NHTW Ngân hàng trung ương
14 POS Điểm giới thiệu dịch vụ
15 QH Quốc Hội
16 QTRR Quản trị rủi ro
17 TCTD Tổ chức tín dụng
18 TDTD Tín dụng tiêu dùng
19 TT Tăng trưởng
20 SHB Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Hà Nội
21 SHB Finance CôngtyTàichínhTNHHMTVNgânhàngTMCPSàiGòn-HàNội
22 SL Số lượng
23 SLKH Số lượng khách hàng
24 SLSP Số lượng sản phẩm
25 VBHN Văn bản hợp nhất
26 VPBank Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng
27 Virac Công ty cổ phần nghiên cứu ngành và tư vấn Việt Nam
vii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Số lượng CTTC ở Việt Nam giai đoạn 2000 đến 2019 ................................68
Bảng 3.2. Sự phát triển sản phẩm TDTD mới của CTTC trực thuộc............................72
Bảng 3.3. Nhóm sản phẩm TDTD được triển khai năm 2019 ......................................73
Bảng 3.4. Tỷ trọng dư nợ theo nhóm sản phẩm TDTD năm 2019................................74
Bảng 3.5. Sự phát triển kênh phân phối trong giai đoạn 2014-2019.............................77
Bảng 3.6. Mức độ tăng trưởng POS giai đoạn 2014-2019............................................78
Bảng 3.7. Mức độ tăng trưởng DSA giai đoạn 2014-2019 ...........................................80
Bảng 3.8. Mức độ tăng trưởng thị trường về mặt địa lý giai đoạn 2014-2019 .............82
Bảng 3.9. Kênh xúc tiến bán hàng quan trọng giai đoạn 2014-2019 ............................83
Bảng 3.10. Lãi suất cho vay gaii đoạn 2014-2019 ........................................................84
Bảng 3.11. Quy trình TDTD chung của các CTTC trực thuộc .....................................89
Bảng 3.12. Các khâu trong Quy trình tín dụng áp dụng AI ..........................................90
Bảng 3.13. Quy mô và mức độ tăng trưởng dư nợ TDTD giai đoạn 2014-2019..........91
Bảng 3.14. Thị phần và mức độ tăng trưởng thị phần giai đoạn 2014-2019.................93
Bảng 3.15. Lợi nhuận và mức độ tăng trưởng lợi nhuận giai đoạn 2014-2019 ............94
Bảng 3.16. Tỷ lệ nợ xấu trong giai đoạn 2014-2019.....................................................95
Bảng 3.17. Hệ số an toàn vốn CAR trong giai đoạn 2014-2019...................................96
Bảng 3.18. Tỷ lệ thu nhập lãi thuần từ TDTD trong giai đoạn 2015-2019...................98
Bảng 3.19. Đánh giá của khách hàng về chuẩn mực và chuyên nghiệp của nhân viên CTTC .110
Bảng 3.20 Đánh giá của khách hàng về dịch vụ chăm sóc sau vay ............................111
Bảng 3.21. Hiểu biết của khách hàng về các sản phẩm TDTD...................................114
Bảng 3.22. Hiểu biết của khách hàng về quản lý tài chính cá nhân............................115
Bảng 3.23. Đánh giá của khách hàng về trách nhiệm khi vay vốn CTTC ..................115
viii
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Quy trình nghiên cứu.....................................................................................21
Hình 4.1. Phân tích thu nhập của dân số Việt Nam.....................................................123
Hình 4.2. Tháp dân số Việt Nam năm 2019................................................................124
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sự ra đời của tín dụng tiêu dùng là kết quả của quá trình phát triển của nền kinh
tế xã hội. Tín dụng tiêu dùng đóng vai trò quan trọng trong mọi mặt của đời sống xã
hội, thúc đẩy gia tăng tiêu dùng, tạo lực đẩy cho các nền kinh tế phát triển. Sự liên
thông giữa TDTD và chu kỳ của nền kinh tế được thể hiện qua hành vi của người tiêu
dùng, khi nền kinh tế tăng trưởng tốt, người dân có việc làm và thu nhập thì mức độ
sẵn sàng vay vốn để chi tiêu cao hơn và ngược lại, từ đó thúc đẩy quy mô sản xuất và
tăng trưởng kinh tế. Hoạt động TDTD có sự tăng trưởng mạnh mẽ tại các nước đã phát
triển như Mỹ, Châu Âu trong thế kỷ 20 và có tốc độ tăng trưởng chậm dần trong giai
đoạn 2007-2012. Trái lại, các thị trường mới nổi lại chứng kiến sự tăng trưởng nhanh
chóng trong hoạt động TDTD như các nước Mỹ La tinh, các nước Đông Âu, Trung
Đông, Châu Á Thái Bình Dương trong giai đoạn từ 2012 tới nay. Điều này cho thấy
TDTD vẫn đang là phân khúc thị trường rất hấp dẫn với các quốc gia đang phát triển
và có cơ cấu dân số trong độ tuổi lao động tăng nhiều lần so với số người phụ thuộc,
có nhu cầu tiêu dùng tỷ lệ thuận với nguồn thu nhập ngày càng tăng.
Tín dụng tiêu dùng trong nhiều thập kỷ qua được hai chủ thể chính trên thị
trường tài chính cung ứng hợp pháp tới khách hàng bao gồm CTTC và NHTM. Mặc
dù cả hai chủ thể đều tiến hành cung ứng TDTD nhưng phân khúc khách hàng lựa
chọn có sự khác biệt rõ nét, trong đó các NHTM tập trung cung ứng TDTD đối với các
khách hàng tiêu chuẩn đáp ứng được các điều kiện vay vốn của ngân hàng, trong khi
các CTTC chủ yếu tiếp cận các phân đoạn khách hàng khó tiếp cận khoản vay từ
NHTM hay còn gọi là khách hàng dưới chuẩn. Thực tế phát triển TDTD tại các quốc
gia cho thấy, phần đông dân số sống ở khu vực thành thị nghèo và khu vực nông thôn
có mức thu nhập không ổn định và thấp hơn mặt bằng xã hội, có lịch sử tín dụng hạn
chế và không có tài sản bảo đảm. Đây chính là điểm đặc trưng của nhóm khách hàng
dưới chuẩn. Chính nhờ sự phân lớp khách hàng rõ nét giữa CTTC và NHTM đã dẫn
tới sự khác biệt trong hoạt động kinh doanh của hai chủ thể cho vay và đem lại lợi ích
cho khách hàng. Các khách hàng vay vốn ở mọi tầng lớp đều được tiếp cận loại hình
dịch vụ tài chính hợp pháp, minh bạch, các giao dịch vay vốn được thực hiện trên cơ
sở các quy định của pháp luật, đặc biệt đối với các khách hàng, hoạt động của CTTC
giúp hạn chế tín dụng đen, bảo vệ quyền lợi của khách hàng dưới chuẩn trong các giao
dịch vay vốn và chống các tiêu cực trong xã hội. Đối với các CTTC trực thuộc được
hậu thuẫn bởi NHTM mẹ, vai trò đối với nền kinh tế và khách hàng được thể hiện rõ
2
nét hơn ở năng lực và quy mô TDTD lớn, sản phẩm TDTD đa dạng luôn đi đầu trong
chuyển dịch số, các chương trình xúc tiến bán hàng liên tục với quy mô lớn và ưu đãi,
hoạt động kinh doanh được kiểm soát chặt chẽ nhằm bảo vệ hình ảnh và thương hiệu
của NHTM mẹ. Bên cạnh những lợi ích của TDTD đối với khách hàng, chủ thể cho
vay và nền kinh tế, việc phát triển TDTD quá đà, thiếu chiến lược và không được kiểm
soát trong khung khổ pháp lý an toàn có thể gây ra các cuộc khủng hoảng kinh tế trong
phạm vi quốc gia và toàn cầu. Minh chứng rõ nét là cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu
2008-2009 xuất phát từ Bắc Mỹ có nguồn gốc từ sự phát triển tín dụng dưới chuẩn tràn
lan. Đây cũng là bài học đối với các thị trường mới nổi còn nhiều dư địa để phát triển
TDTD và có nguy cơ tăng trưởng TDTD nóng, cần có sự kiểm soát chặt chẽ và các
giải pháp phát triển TDTD an toàn, bền vững.
Hoạt động ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam đã hình thành và phát triển mạnh mẽ
cùng với sự phát triển của hệ thống NHTM. Các khoản TDTD dành cho KHCN tiêu
chuẩn đã được các NHTM triển khai rộng rãi, trở thành mảng hoạt động sinh lời cho
NHTM trong điều kiện tăng trưởng tín dụng khó khăn từ nhóm khách hàng tổ chức.
Với cơ cấu dân số vàng (69% người dân đang trong độ tuổi lao động), thu nhập bình
quân và mức sống ngày càng tăng, các hành vi tiêu dùng của người dân thay đổi theo
hướng tích cực, TDTD tại Việt Nam phát triển nhanh chóng trong 10 năm vừa qua và
dự báo sẽ tiếp tục phát triển trong tương lai, với mức tăng trưởng bình quân khoảng
20%/năm cho tới năm 2025. Các NHTM nội địa Việt Nam đang có nhiều lợi thế khi
tham gia vào mảng thị trường TDTD và tìm kiếm các cơ hội phát triển mới để nâng
cao khả năng cạnh tranh cùng vị thế của mình trên thị trường.
Trước giai đoạn 2014-2015, thị trường TDTD dành cho các khách hàng tiêu
chuẩn chủ yếu do các NHTM triển khai, thị trường TDTD dành cho các khách hàng
dưới chuẩn do các CTTC có vốn đầu tư nước ngoài cung ứng. Trong giai đoạn này,
các CTTC trong nước do các Tập đoàn kinh tế thành lập không triển khai TDTD tới
các khách hàng cá nhân, chủ yếu tập trung cho vay khách hàng doanh nghiệp, sản
phẩm dịch vụ trong giai đoạn này bao gồm sản phẩm tài trợ thương mại, cho vay nhà
cung cấp và các đối tác của Tập đoàn kinh tế, hoặc cho vay hợp vốn các dự án do Tập
đoàn kinh tế triển khai như các dự án xi măng, điện, xây dựng... Giai đoạn 2014-2015
chứng kiến 9 ngân hàng thương mại yếu kém bị tái cơ cấu và sự xuất hiện của hai CTTC
trực thuộc NHTM (gồm FE Credit và HD Saison). Hai CTTC này tập trung toàn bộ
nguồn lực vào hoạt động TDTD với đối tượng cho vay là các KHCN khó tiếp cận khoản
vay NHTM. Thực tiễn phát triển hoạt động TDTD của các CTTC trực thuộc NHTM giai
đoạn 2014-2019 đã có những đóng góp lớn vào các chỉ tiêu hợp nhất của NHTM mẹ.
3
Cùng với chủ trương của Chính phủ và NHNN về việc củng cố hoạt động
TDTD của các CTTC trong nước và hạn chế cấp phép mở mới các CTTC, nhiều
NHTM đang nhìn nhận việc sở hữu CTTC triển khai hoạt động TDTD đối với các
khách hàng dưới chuẩn là mảnh đất màu mỡ để khai thác tối đa lợi thế về vốn, mạng
lưới, kinh nghiệm quản trị... và góp phần đạt được các mục tiêu chiến lược của NHTM
trong giai đoạn 2020-2025. Vì vậy, giai đoạn 2017-2019 chứng kiến hàng loạt sự sáp
nhập giữa các NHTM và các CTTC, 02 CTTC trực thuộc NHTM bao gồm MCredit và
HD Saison chính thức đi vào hoạt động trong năm 2017 và 2018. Một số NHTM đã
hoàn tất thủ tục mua lại CTTC trong năm 2018-2019 như Ngân hàng TMCP Đông
Nam Á và Ngân hàng TMCP Tiên Phong. Đồng thời, nhiều NHTM khác cũng đang
lập đề án trình NHNN về việc mua lại các CTTC cho thấy sức ép cạnh tranh ngày càng
gắt gao trên thị trường TDTD.
Trong giai đoạn đầu triển khai hoạt động TDTD, một số lợi thế giúp CTTC trực
thuộc NHTM cạnh tranh với các CTTC độc lập xuất phát từ hậu thuẫn của NHTM mẹ
như kinh nghiệm phát triển tín dụng, mạng lưới, công nghệ thông tin... của NHTM mẹ.
Tuy nhiên, các CTTC trực thuộc NHTM cũng phải đối mặt với giai đoạn phát triển
đầy thách thức đến từ: (i) Áp lực chuyển đổi mô hình kinh doanh nền tảng số theo xu
thế 4.0; (ii) Cạnh tranh ngày càng khốc liệt trong lĩnh vực TDTD khi có sự gia nhập
của các công ty Fintech, đặc biệt hình thức cho vay qua APP nở rộ do nhiều đối thủ từ
Trung Quốc và Indonesia chuyển sang Việt Nam sau sự đổ vỡ của thị trường cho vay
ngang hàng; iii) Khung pháp lý ngày càng hoàn thiện theo hướng kiểm soát chặt hoạt
động của CTTC và hạn chế cho vay tiền mặt tín chấp theo lộ trình; và (iv) Quy định
hạn chế tăng trưởng tín dụng của NHNN trong nhiều năm qua.
Được sở hữu bởi các NHTM nội địa hàng đầu ở Việt Nam, các CTTC trực
thuộc được kỳ vọng sẽ góp phần tích cực vào chủ trương hạn chế tín dụng đen, góp
phần đưa các giao dịch cho vay dân sự vào khuôn khổ các giao dịch pháp lý, triển
khai các hoạt động cho vay có trách nhiệm với khách hàng và cộng đồng, giữ gìn và
củng cố uy tín thương hiệu của NHTM. Các CTTC trực thuộc NHTM cần xác định
được mô hình kinh doanh nào phù hợp, cần có các giải pháp nào để tồn tại và phát
triển cho hợp lý, cân bằng các mục tiêu lợi nhuận, an toàn, uy tín trong mối tương
quan với chiến lược chung của NHTM mẹ, thực hiện tốt chủ trương hạn chế tín dụng
đen, bảo vệ uy tín thương hiệu của NHTM mẹ và CTTC trực thuộc thông qua các
hoạt động cho vay có trách nhiệm. Xuất phát từ thực tế trên, tác giả lựa chọn “Phát
triển tín dụng tiêu dùng của công ty tài chính trực thuộc NHTM ở Việt Nam” làm
đề tài luận án của mình.
4
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của luận án là xác lập khung lý luận phát triển TDTD của các CTTC
trực thuộc NHTM (bao gồm lý luận về TDTD và phát triển TDTD của CTTC đối với
khách hàng dưới chuẩn, đặc thù phát triển TDTD của CTTC trực thuộc NHTM, chỉ
tiêu đánh giá sự phát triển TDTD và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển TDTD của
CTTC trực thuộc NHTM đối với khách hàng dưới chuẩn). Khung lý luận là cơ sở để
tác giả thực hiện phân tích, đánh giá thực trạng phát triển TDTD của CTTC trực thuộc
NHTM, từ đó đề xuất các giải pháp có cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm phát triển
TDTD của các CTTC trực thuộc NHTM ở Việt Nam.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Về lý luận: luận án làm sáng tỏ lý luận về phát triển TDTD của các CTTC trực
thuộc NHTM trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và gia tăng áp lực cạnh tranh.
Luận án cũng tập trung phân tích các kinh nghiệm quốc tế về TDTD từ đó vận dụng vào
điều kiện thực tiễn của CTTC trực thuộc NHTM ở Việt Nam.
- Về thực tiễn: Trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng phát triển TDTD của
các CTTC trực thuộc NHTM ở Việt Nam trong giai đoạn 2014-2019, xác định được các
hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế, bất cập trong phát triển TDTD, nghiên cứu
chỉ ra các cơ hội và thách thức, từ đó đề xuất định hướng và giải pháp phát triển TDTD
của các CTTC trực thuộc NHTM ở Việt Nam đến năm 2025 phù hợp với thực tiễn hội
nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là sự phát triển tín dụng tiêu dùng của các
CTTC trực thuộc NHTM Việt Nam.
* Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung nghiên cứu: luận án nghiên cứu cơ sở lý luận về TDTD và sự phát
triển TDTD của CTTC trực thuộc NHTM ở Việt Nam, đánh giá thực trạng phát triển
TDTD của các CTTC trực thuộc NHTM ở Việt Nam, một số giải pháp phát triển TDTD
của các CTTC trực thuộc NHTM ở Việt Nam. Về nội hàm của sự phát triển, luận án tập
trung nghiên cứu các phương thức nhằm phát triển TDTD về lượng (gồm: sản phẩm,
kênh phân phối, thị trường, xúc tiến bán hàng, lãi suất), phát triển TDTD về chất (gồm
mô hình quản trị rủi ro, chính sách và quy trình tín dụng), các vấn đề khác được nghiên
cứu dưới tiếp cận là yếu tố ảnh hưởng đến phát triển TDTD của CTTC.
5
- Về không gian nghiên cứu: luận án khảo sát nghiên cứu điển hình bốn trong tổng
số sáu CTTC trực thuộc NHTM ở Việt Nam, gồm Công ty Tài chính TNHH MTV Ngân
hàng Việt Nam Thịnh Vượng, Công ty Tài chính TNHH HD Saison, Công ty Tài chính
TNHH MB Shinsei và Công ty Tài chính TNHH MTV Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà
Nội. Lý do tác giả lựa chọn 4 CTTC trực thuộc NHTM ở trên do: trong tổng số 6 CTTC
trực thuộc NHTM được cấp phép hoạt động, 4 CTTC trực thuộc được lựa chọn nghiên
cứu điển hình đều là các CTTC đã triển khai hoạt động TDTD chính thức trên thị trường
Việt Nam sau khi được NHTM mẹ mua lại, 2 CTTC còn lại bao gồm Công ty Tài chính
TNHH MTV Bưu điện mới được VNPT chuyển nhượng sang cho Ngân hàng TMCP
Đông Nam Á vào cuối năm 2018 và cần một thời gian để chính thức tham gia vào thị
trường TDTD, và Công ty Tài chính TNHH một thành viên Cộng Đồng do Ngân hàng
TMCP Hàng Hải nắm giữ 100% vốn đang trong quá trình xây dựng bộ máy tổ chức chưa
triển khai thực sự hoạt động TDTD và chưa có thị phần trên thị trường TDTD.
- Về thời gian nghiên cứu: thông tin, số liệu thực tế về phát triển TDTD được thu
thập trong giai đoạn 2014-2019, các giải pháp và kiến nghị đề xuất áp dụng cho giai đoạn
từ năm 2020 đến năm 2025.
4. Câu hỏi nghiên cứu
(1) Đặc điểm, vai trò của TDTD của CTTC trực thuộc NHTM? Phương thức phát
triển TDTD của các CTTC trực thuộc NHTM?
(2) Các kinh nghiệm quốc tế về phát triển TDTD có thể vận dụng vào thực tiễn
phát triển TDTD của các CTTC trực thuộc các NHTM Việt Nam?
(3) Thực trạng phát triển TDTD của CTTC trực thuộc NHTM ở Việt Nam?
Những thành công, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế?
(4) Trong thời đại công nghiệp 4.0, các CTTC trực thuộc NHTM ở Việt Nam cần
xác định định hướng phát triển TDTD như thế nào? Cơ hội, thách thức đối với
CTTC trực thuộc NHTM Việt Nam trong thời đại số?
(5) Cần có giải pháp gì để các CTTC trực thuộc NHTM ở Việt Nam vượt qua
thách thức và phát triển TDTD đúng định hướng?
5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
(1) Về lý luận: Phân tích, làm rõ các đặc trưng của TDTD của CTTC trực thuộc
NHTM trong mối quan hệ lợi ích với NHTM mẹ về chiến lược kinh doanh,
mô hình kinh doanh, phương thức phát triển so với CTTC độc lập. Xác lập
khung lý luận về nội dung phát triển TDTD của CTTC trực thuộc trên hai góc
6
độ: phương thức phát triển về lượng và tổ chức quản lý đảm bảo chất lượng tín
dụng. Tổng kết, đúc rút ra 05 bài học có giá trị tham khảo trong phát triển
TDTD của các CTTC trực thuộc NHTM ở Việt Nam từ kinh nghiệm của một
số CTTC trên thế giới.
(2) Về phân tích, đánh giá thực tiễn: trên cơ sở gắn kết chặt chẽ với khung lý luận
và sử dụng cơ sở dữ liệu đáng tin cậy, tác giả đã phân tích và đánh giá chi tiết
thực trạng phát triển TDTD của các CTTC trực thuộc NHTM ở Việt Nam giai
đoạn 2014-2019 và thu được kết quả nghiên cứu về phát triển TDTD như sau:
Những thành công: (i) các CTTC trực thuộc NHTM áp dụng thành công các
phương thức phát triển TDTD truyền thống phù hợp với đặc điểm thị trường TDTD giai
đoạn 2014-2019, (ii) góp phần tạo ra thu nhập của các CTTC trực thuộc NHTM, (iii)
công tác quản trị rủi ro đang tiếp cận với thông lệ quốc tế và chất lượng tín dụng được
duy trì theo hướng an toàn hiệu quả, (iv) nâng cao vị thế của NHTM mẹ và khẳng định
hướng đi đúng của các NHTM khi triển khai mô hình TDTD tại CTTC trực thuộc, (v)
góp phần tích cực trong việc thực hiện chủ trương hạn chế tín dụng đen theo chỉ đạo của
Chính Phủ. Các thành công trên đạt được nhờ bốn nguyên nhân chủ yếu: (i) chiến lược
phát triển của CTTC trực thuộc gắn kết với chiến lược phát triển chung của NHTM
mẹ, (ii) CTTC trực thuộc có năng lực phát triển sản phẩm TDTD cơ bản (iii) các
CTTC được hưởng lợi thế từ các NHTM mẹ khi triển khai hoạt động TDTD (iv) nhu
cầu TDTD của KHCN tăng trưởng mạnh mẽ và (v) môi trường kinh doanh thuận lợi.
Các hạn chế: Từ các nguồn thông tin thứ cấp và dữ liệu sơ cấp (qua điều tra xã hội
học với 293 khách hàng và các cán bộ chuyên môn của CTTC trực thuộc) cho thấy, hoạt
động TDTD của CTTC trực thuộc NHTM còn có một số hạn chế như: ((i) phương thức
phát triển TDTD chưa theo kịp xu thế tiêu dùng trong thời đại 4.0, (ii) hoạt động
phát triển TDTD của CTTC trực thuộc có nguy cơ ảnh hưởng tới hình ảnh và gây tác động
bất lợi tới một số chỉ tiêu tài chính của NHTM mẹ (iii) nguyên tắc cho vay có trách nhiệm
chưa được xem xét đúng mức. Nguyên nhân hạn chế chủ yếu xuất phát từ nội tại CTTC
trực thuộc (nguồn nhân sự không ổn định và thiếu trung thành; chất lượng dịch vụ
chưa đáp ứng được kỳ vọng của người tiêu dùng về các khía cạnh chuẩn mực và
chuyên nghiệp của nhân viên CTTC trực thuộc; dịch vụ chăm sóc khách hàng sau
vay vốn chưa đáp ứng kỳ vọng; các văn bản nội bộ về cho vay có trách nhiệm và
chương trình hành động cho vay có trách nhiệm chưa được các CTTC trực thuộc ưu
tiên triển khai; năng lực công nghệ thông tin chưa đáp ứng kịp phương thức kinh
doanh số) và các yếu tố bên ngoài xuất phát từ NHTM mẹ, hiểu biết của khách hàng
vay vốn và một số các quy định luật về TDTD còn chưa rõ ràng.
7
(3) Về giải pháp: Dựa trên định hướng phát triển các CTTC trực thuộc NHTM
và hoạt động TDTD của các công ty này, các hạn chế và nguyên nhân của hạn chế,
những bài học rút ra từ kinh nghiệm quốc tế về phát triển TDTD, tác giả luận án đã đề
xuất 3 nhóm giải pháp và một số kiến nghị nhằm phát triển TDTD của các CTTC trực
thuộc đang hoạt động trên thị trường và các CTTC trực thuộc chuẩn bị gia nhập thị
trường trong thời gian tới. Một giải pháp chính được tác giả tập trung phân tích, luận
giải là: nhóm giải pháp chuyển dịch số (sản phẩm, kênh phân phối), nhóm giải pháp
hoàn thiện năng lực quản lý chất lượng TDTD (hoàn thiện công tác thu thập và xử lý dữ
liệu khách hàng, quản trị dữ liệu khách hàng) và nhóm giải pháp bảo vệ bảo vệ uy tín và
thương hiệu của CTTC trực thuộc và NHTM.
6. Kết cấu luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục các công trình nghiên cứu của tác giả đã
công bố, danh mục các tài liệu tham khảo, các phụ lục, Luận án gồm có 04 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển tín dụng tiêu dùng của các
công ty tài chính trực thuộc ngân hàng thương mại.
Chương 3: Thực trạng phát triển tín dụng tiêu dùng của các công ty tài chính
trực thuộc ngân hàng thương mại ở Việt Nam.
Chương 4: Giải pháp phát triển tín dụng tiêu dùng của các công ty tài chính
trực thuộc ngân hàng thương mại ở Việt Nam.
8
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
1.1.1. Các nghiên cứu về tín dụng tiêu dùng
- Tác giả Gottfried Haberler (1942) đã nghiên cứu về tín dụng trả góp trong đề
tài “Consumer Installement Credit and Econimic Fluctuations -Tín dụng tiêu dùng trả
góp và biến động kinh tế”, phân chia tín dụng trả góp thành tín dụng tiền mặt và tín
dụng mua hàng. Tín dụng tiền mặt hay tín dụng trực tiếp trong đó người đi vay sẽ nhận
được tiền mặt hoặc chuyển khoản vào tài khoản từ người cho vay để chi tiêu vào nhu
cầu tiêu dùng cá nhân. Tín dụng mua hàng hay tín dụng gián tiếp trong đó người cho
vay sẽ giải ngân gián tiếp vào tài khoản của người bán hàng và người đi vay sẽ nhận
được hàng hóa từ người bán hàng. So với tín dụng tiền mặt thì tín dụng mua hàng có
xu hướng phát triển mạnh mẽ hơn nhờ các nguyên nhân: hoạt động tín dụng gắn liền
với hoạt động mua hàng đã thúc đẩy tổ chức cho vay gắn kết với trung gian phân phối
sản phẩm để tạo điều kiện cho khách hàng có thể mua hàng được dễ dàng thông qua
các khoản vay được cấp nhanh chóng và thuận tiện. Khách hàng thường ra quyết định
vay nhanh chóng nhờ sự tham gia kịp thời của bên cho vay trong quá trình mua hàng.
Các chương trình xúc tiến bán hàng do chính trung gian phân phối triển khai kèm theo
chương trình ưu đãi về lãi suất, tặng quà và hoàn tiền... cũng là yếu tố quan trọng giúp
thúc đẩy tín dụng hàng hóa. Ban đầu, các khoản cho vay được cung cấp bởi chính các
trung gian phân phối sản phẩm với quy mô nhỏ. Nhờ sự tham gia mạnh mẽ của các
TCTD và phi tín dụng như NHTM, CTTC đã góp phần thúc đẩy tiêu dùng, dẫn tới tín
dụng mua hàng có sự tăng trưởng nhanh chóng.
- Theo tác giả Gloria M.Soto (2009) trong nghiên cứu “Study on the
application of the annual percentage rate of charge for consumer credit agreements -
Nghiên cứu về việc áp dụng tỷ lệ phần trăm phí hàng năm cho các hợp đồng tín dụng
tiêu dùng”, có hai loại hình TDTD cơ bản được sử dụng bao gồm tín dụng trả góp và
tín dụng tuần hoàn (xoay vòng). Theo tác giả, tín dụng trả góp là phương thức cấp tín
dụng trong đó số nợ gốc được chia ra làm nhiều kỳ để trả nợ chứ không trả hết một
lần. Gốc có thể được chia đều để trả trong các phân kỳ trả nợ trong suốt thời gian vay
vốn hoặc có thể trả nhiều hơn hoặc ít hơn trong các phân kỳ trả nợ tùy thuộc vào năng
lực trả nợ của khách hàng và chấp nhận của tổ chức tín dụng. Gốc và lãi được khách
hàng thanh toán định kỳ với thời gian thanh toán được thỏa thuận giữa tổ chức tín
9
dụng và khách hàng vay vốn. Hình thức TDTD trả góp thường được tổ chức cho vay
cung ứng cho khách hàng như cho vay tiền mặt, cho vay mua hàng, các hình thức thuê
mua có phương thức trả gốc và lãi đề cập ở trên. Tín dụng tuần hoàn là hình thức cấp
tín dụng cho khách hàng theo hạn mức tín dụng, người vay có thể sử dụng tối đa số
tiền trong hạn mức đã được phê duyệt. Hình thức tín dụng này khác biệt với tín dụng
trả góp ở phương thức sử dụng khoản vay và trả nợ, cụ thể: người vay có thể giải ngân
nhiều lần miễn là số tiền giải ngân mới và dư nợ tín dụng đang không vượt quá hạn
mức tín dụng. Khách hàng được phép trả nợ khoản vay tại bất cứ thời điểm nào trong
thời gian của hạn mức tín dụng mà không chịu lãi suất phạt trả nợ trước hạn. Các sản
phẩm chủ yếu được các tổ chức tín dụng và phi tín dụng cung ứng theo loại hình tín
dụng này là thẻ tín dụng. Nghiên cứu cũng chỉ ra các đặc điểm sản phẩm TDTD theo
từng loại hình TDTD trên thị trường và các rủi ro gắn liền với TDTD. Nghiên cứu có
giá trị khoa học để tham khảo về các loại hình TDTD, các sản phẩm TDTD, đặc trưng
của TDTD khi thực hiện nghiên cứu luận án.
- PWC (2014), nghiên cứu “Personal Loan market in Poland -Thị trường cho
vay cá nhân Ba Lan” tập trung vào việc nghiên cứu hoạt động của các CTTC tiêu
dùng tại Ba Lan. Theo quan điểm của nhóm nghiên cứu, hoạt động TDTD có vai trò
quan trọng trong việc tạo ra công cụ tài chính tiếp cận nhu cầu tiêu dùng đa dạng của
các KHCN trong khi các NHTM tại Ba Lan còn đang hạn chế về mặt hoạt động và các
sản phẩm tín dụng cá nhân. Trong nghiên cứu, PWC thực hiện sự phân tích đa dạng
nhiều loại hình CTTC đang hoạt động tại Ba Lan để có các kết luận chính xác và đánh
giá được tác động của các yếu tố bên ngoài đến các nhóm CTTC này, đặc biệt là yếu tố
môi trường pháp lý.
- Ralph A. Young and Cộng sự (2018), nhóm tác giả đã chỉ ra trong nghiên cứu
“Personal Finance Companies and Their Credit Practices -Công ty tài chính cá nhân
và thực tiễn hoạt động tín dụng” rằng hoạt động cho vay tiêu dùng trả góp thường tập
trung vào hai nhóm cho vay tiền mặt và cho vay tài trợ mua hàng. Mặc dù đa phần
việc cho vay tiền mặt đều dẫn tới người vay chi trả cho một loại hàng hóa hay dịch
vụ nào đó và có liên hệ mật thiết với cho vay tài trợ mua hàng nhưng cần phải phân
biệt rõ hai hình thức cho vay này và xây dựng các cơ sở luật để quy định rõ hoạt
động cho vay của các CTTC tiêu dùng đối với 2 nhóm cho vay này. Ngoài ra,
nghiên cứu cũng chỉ ra các đặc trưng của loại hình TDTD của CTTC so với các tổ
chức tín dụng ở một số khía cạnh: khoản vay có giá trị nhỏ, lãi suất cho vay cao so
với NHTM, khách hàng chủ yếu là cá nhân và có mức thu nhập trung bình trong xã
hội, nội dung vay vốn để thanh toán các khoản mua hàng hóa dịch vụ như nội thất, đồ
10
gia dụng, đồ điện máy, phương tiện đi lại và các chi tiêu phục vụ đời sống tinh thần
như du lịch, y tế, giáo dục…
1.1.2. Các nghiên cứu về phát triển tín dụng tiêu dùng
- Luisa Anderloni (2010), “The Profitability of the Consumer Credit Industry:
Evidence from Europe -Lợi nhuận của ngành tín dụng tiêu dùng: Minh chứng từ các
nước Châu Âu”. Bài viết tập trung vào lợi nhuận của ngành TDTD ở châu Âu. Sử
dụng dữ liệu báo cáo tài chính của các công ty TDTD, nghiên cứu thực hiện điều tra
ảnh hưởng của các yếu tố đặc thù của thị trường và cụ thể đến lợi nhuận của một mẫu
các công ty TDTD của Pháp, Đức, Ý và Tây Ban Nha trong giai đoạn 2005-2007. Kết
quả nhấn mạnh rằng, trong số các yếu tố quyết định ở cấp độ doanh nghiệp, đa dạng
hóa sản phẩm và dịch vụ trong việc cho vay đối với các hộ gia đình là yếu tố ảnh
hưởng lớn nhất đến lợi nhuận. Liên quan đến các yếu tố đặc thù của thị trường, lợi
nhuận của các công ty TDTD bị ảnh hưởng tích cực bởi quy mô của thị trường và
được xác định tiêu cực bởi mức độ gánh nặng nợ của hộ gia đình.
- Trong nghiên cứu của tác giả Vũ Văn Thực (2014) “Phát triển cho vay tiêu
dùng tại Agribank”. Theo nghiên cứu của tác giả, hoạt động cho vay tiêu dùng của
Agribank chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế cạnh tranh sẵn có. Phát triển cho
vay tiêu dùng sẽ giúp Agribank khai thác hết tiềm năng nhằm ở rộng kinh doanh, giảm
thiểu rủi ro và gia tăng lợi nhuận. Trong phần cơ sở lý luận về phát triển cho vay tiêu
dùng, tác giả cho rằng “phát triển cho vay tiêu dùng được hiểu là gia tăng cả về quy
mô và chất lượng khoản vay”. Tác giả đã sử dụng một số chỉ tiêu để đánh giá phát
triển cho vay tiêu dùng của Agribank trong giai đoạn 2011-2013 về mặt lượng và chất
như tỷ lệ tăng trưởng dư nợ cho vay, tỷ lệ tăng trưởng số lượng khách hàng, tỷ lệ nợ
xấu. Kết hợp cơ sở lý thuyết và đánh giá thực trạng cho vay tiêu dùng của Agribank,
tác giả đã đánh giá các nguyên nhân của hạn chế, đồng thời đề xuất giải pháp để phát
triển cho vay tiêu dùng của Agribank trong giai đoạn tiếp theo. Tuy công trình chưa đi
sâu nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển TDTD dưới góc độ CTTC và đối tượng
khách hàng dưới chuẩn nhưng có giá trị tham khảo về phương thức phát triển TDTD
về mặt lượng và chất.
- Sharron Worton and Asssociates (2014), trong nghiên cứu “Consumer credit
research: low income consumers - Nghiên cứu tín dụng tiêu dùng: người tiêu dùng thu
nhập thấp” đã chỉ ra người tiêu dùng có thu nhập thấp đặc biệt dễ bị nợ nần do tình
trạng tài chính hộ gia đình và hiểu biết hạn chế đối với các sản phẩm tài chính. Điều
này đã được thúc đẩy bởi nhiều nhân tố xuất phát từ chính người tiêu dùng như áp lực
trả nợ lên ngân sách gia đình, thiếu kinh nghiệm về tài chính cá nhân, thiếu nhận thức
DOWNLOAD ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG
MÃ TÀI LIỆU: 54715
DOWNLOAD: + Link tải: tailieumau.vn
Hoặc : + ZALO: 0932091562

More Related Content

What's hot

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...Nguyễn Công Huy
 
Chương 2: Lợi suất và Rủi ro
Chương 2: Lợi suất và Rủi roChương 2: Lợi suất và Rủi ro
Chương 2: Lợi suất và Rủi roDzung Phan Tran Trung
 
Bài tập quản trị tài chính và lời giải chi tiết 1428108
Bài tập quản trị tài chính và lời giải chi tiết 1428108Bài tập quản trị tài chính và lời giải chi tiết 1428108
Bài tập quản trị tài chính và lời giải chi tiết 1428108jackjohn45
 
Bài tập hoạch định dòng tiền ( các dạng bài tập + lời giải và phân tích)
Bài tập hoạch định dòng tiền ( các dạng bài tập + lời giải và phân tích)Bài tập hoạch định dòng tiền ( các dạng bài tập + lời giải và phân tích)
Bài tập hoạch định dòng tiền ( các dạng bài tập + lời giải và phân tích)Thanh Hoa
 
bài giảng quản trị chiến lược
bài giảng quản trị chiến lượcbài giảng quản trị chiến lược
bài giảng quản trị chiến lượcQuách Đại Dương
 
Bài tập Quản trị tài chính, Tóm tắt lý thuyết, bài tập và bài giải mẫu - Hồ T...
Bài tập Quản trị tài chính, Tóm tắt lý thuyết, bài tập và bài giải mẫu - Hồ T...Bài tập Quản trị tài chính, Tóm tắt lý thuyết, bài tập và bài giải mẫu - Hồ T...
Bài tập Quản trị tài chính, Tóm tắt lý thuyết, bài tập và bài giải mẫu - Hồ T...Man_Ebook
 
Câu hỏi ôn tập thi quản trị chất lượng
Câu hỏi ôn tập  thi quản trị chất lượngCâu hỏi ôn tập  thi quản trị chất lượng
Câu hỏi ôn tập thi quản trị chất lượngxuanduong92
 
Quản trị nguồn tài trợ tại công ty cổ phần fpt thực trạng vàgiải pháp
Quản trị nguồn tài trợ tại công ty cổ phần fpt  thực trạng vàgiải phápQuản trị nguồn tài trợ tại công ty cổ phần fpt  thực trạng vàgiải pháp
Quản trị nguồn tài trợ tại công ty cổ phần fpt thực trạng vàgiải phápThanh Hoa
 
Các hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mại
Các hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mạiCác hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mại
Các hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mạiNguyễn Ngọc Phan Văn
 
tổng cung, tổng cầu
tổng cung, tổng cầutổng cung, tổng cầu
tổng cung, tổng cầuLyLy Tran
 
Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại.pdf
Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại.pdfGiáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại.pdf
Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại.pdfMan_Ebook
 
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀN...
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀN...CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀN...
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀN...phamhieu56
 
Bài tập lập và quản lý dự án đầu tư - Tài liệu môn học lập và quản lý dự án đ...
Bài tập lập và quản lý dự án đầu tư - Tài liệu môn học lập và quản lý dự án đ...Bài tập lập và quản lý dự án đầu tư - Tài liệu môn học lập và quản lý dự án đ...
Bài tập lập và quản lý dự án đầu tư - Tài liệu môn học lập và quản lý dự án đ...Share Tài Liệu Đại Học
 

What's hot (20)

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
 
Chương 2: Lợi suất và Rủi ro
Chương 2: Lợi suất và Rủi roChương 2: Lợi suất và Rủi ro
Chương 2: Lợi suất và Rủi ro
 
Bài tập quản trị tài chính và lời giải chi tiết 1428108
Bài tập quản trị tài chính và lời giải chi tiết 1428108Bài tập quản trị tài chính và lời giải chi tiết 1428108
Bài tập quản trị tài chính và lời giải chi tiết 1428108
 
Bài tập hoạch định dòng tiền ( các dạng bài tập + lời giải và phân tích)
Bài tập hoạch định dòng tiền ( các dạng bài tập + lời giải và phân tích)Bài tập hoạch định dòng tiền ( các dạng bài tập + lời giải và phân tích)
Bài tập hoạch định dòng tiền ( các dạng bài tập + lời giải và phân tích)
 
bài giảng quản trị chiến lược
bài giảng quản trị chiến lượcbài giảng quản trị chiến lược
bài giảng quản trị chiến lược
 
Bài tập Quản trị tài chính, Tóm tắt lý thuyết, bài tập và bài giải mẫu - Hồ T...
Bài tập Quản trị tài chính, Tóm tắt lý thuyết, bài tập và bài giải mẫu - Hồ T...Bài tập Quản trị tài chính, Tóm tắt lý thuyết, bài tập và bài giải mẫu - Hồ T...
Bài tập Quản trị tài chính, Tóm tắt lý thuyết, bài tập và bài giải mẫu - Hồ T...
 
Câu hỏi ôn tập thi quản trị chất lượng
Câu hỏi ôn tập  thi quản trị chất lượngCâu hỏi ôn tập  thi quản trị chất lượng
Câu hỏi ôn tập thi quản trị chất lượng
 
Quản trị nguồn tài trợ tại công ty cổ phần fpt thực trạng vàgiải pháp
Quản trị nguồn tài trợ tại công ty cổ phần fpt  thực trạng vàgiải phápQuản trị nguồn tài trợ tại công ty cổ phần fpt  thực trạng vàgiải pháp
Quản trị nguồn tài trợ tại công ty cổ phần fpt thực trạng vàgiải pháp
 
Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...
Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...
Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...
 
Các hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mại
Các hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mạiCác hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mại
Các hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mại
 
tổng cung, tổng cầu
tổng cung, tổng cầutổng cung, tổng cầu
tổng cung, tổng cầu
 
Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại.pdf
Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại.pdfGiáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại.pdf
Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại.pdf
 
Bài tập và bài giải kế toán ngân hàng
Bài tập và bài giải kế toán ngân hàngBài tập và bài giải kế toán ngân hàng
Bài tập và bài giải kế toán ngân hàng
 
Quan tri tai chinh ch 3
Quan tri tai chinh  ch 3Quan tri tai chinh  ch 3
Quan tri tai chinh ch 3
 
153 Đề tài khóa luận tốt nghiệp ngân hàng hay - Nhận viết đề tài điểm cao – Z...
153 Đề tài khóa luận tốt nghiệp ngân hàng hay - Nhận viết đề tài điểm cao – Z...153 Đề tài khóa luận tốt nghiệp ngân hàng hay - Nhận viết đề tài điểm cao – Z...
153 Đề tài khóa luận tốt nghiệp ngân hàng hay - Nhận viết đề tài điểm cao – Z...
 
Van hoa va quy tac ung xu Viettel
Van hoa va quy tac ung xu Viettel Van hoa va quy tac ung xu Viettel
Van hoa va quy tac ung xu Viettel
 
Bài tập quản trị sản xuất
Bài tập quản trị sản xuấtBài tập quản trị sản xuất
Bài tập quản trị sản xuất
 
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀN...
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀN...CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀN...
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀN...
 
Sơ đồ tổ chức quản lý ngân hàng VPbank, Việt Nam Thịnh Vượng
Sơ đồ tổ chức quản lý ngân hàng VPbank, Việt Nam Thịnh VượngSơ đồ tổ chức quản lý ngân hàng VPbank, Việt Nam Thịnh Vượng
Sơ đồ tổ chức quản lý ngân hàng VPbank, Việt Nam Thịnh Vượng
 
Bài tập lập và quản lý dự án đầu tư - Tài liệu môn học lập và quản lý dự án đ...
Bài tập lập và quản lý dự án đầu tư - Tài liệu môn học lập và quản lý dự án đ...Bài tập lập và quản lý dự án đầu tư - Tài liệu môn học lập và quản lý dự án đ...
Bài tập lập và quản lý dự án đầu tư - Tài liệu môn học lập và quản lý dự án đ...
 

Similar to Luận án: Phát triển tín dụng tiêu dùng của các công ty tài chính trực thuộc ngân hàng thương mại ở Việt Nam

Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoạ...
Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoạ...Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoạ...
Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoạ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn: Giải pháp gia tăng tỷ trọng thu phí dịch vụ ờ các Ngân Hàng Thương ...
Luận văn: Giải pháp gia tăng tỷ trọng thu phí dịch vụ ờ các Ngân Hàng Thương ...Luận văn: Giải pháp gia tăng tỷ trọng thu phí dịch vụ ờ các Ngân Hàng Thương ...
Luận văn: Giải pháp gia tăng tỷ trọng thu phí dịch vụ ờ các Ngân Hàng Thương ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn tại công ty đầu tư xây dựng công nghiệp, ĐIỂM 8
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn tại công ty đầu tư xây dựng công nghiệp, ĐIỂM 8Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn tại công ty đầu tư xây dựng công nghiệp, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn tại công ty đầu tư xây dựng công nghiệp, ĐIỂM 8Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Nghien cuu chien luoc kinh doanh cong ty co phan nghe an
Nghien cuu chien luoc kinh doanh cong ty co phan nghe anNghien cuu chien luoc kinh doanh cong ty co phan nghe an
Nghien cuu chien luoc kinh doanh cong ty co phan nghe anPhạm Tiến
 
TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA CHÍNH PHỦ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VIỆT NAM – THỰ...
TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA CHÍNH PHỦ  ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VIỆT NAM – THỰ...TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA CHÍNH PHỦ  ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VIỆT NAM – THỰ...
TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA CHÍNH PHỦ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VIỆT NAM – THỰ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh truyền th...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh truyền th...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh truyền th...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh truyền th...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Tín Dụng Tài Trợ Xuất Nhập Khẩu Tại Ngân Hàng Th...
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Tín Dụng Tài Trợ Xuất Nhập Khẩu  Tại Ngân Hàng Th...Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Tín Dụng Tài Trợ Xuất Nhập Khẩu  Tại Ngân Hàng Th...
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Tín Dụng Tài Trợ Xuất Nhập Khẩu Tại Ngân Hàng Th...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam...
Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam...Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam...
Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam...hieu anh
 
Đề tài thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn Đ...
Đề tài thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn Đ...Đề tài thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn Đ...
Đề tài thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn Đ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân...
Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân...Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân...
Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận án: Quản lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ ...
Luận án: Quản lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ ...Luận án: Quản lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ ...
Luận án: Quản lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận án: Quản trị thanh khoản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông th...
Luận án: Quản trị thanh khoản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông th...Luận án: Quản trị thanh khoản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông th...
Luận án: Quản trị thanh khoản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông th...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

Similar to Luận án: Phát triển tín dụng tiêu dùng của các công ty tài chính trực thuộc ngân hàng thương mại ở Việt Nam (20)

Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân HàngLuận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
 
Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoạ...
Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoạ...Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoạ...
Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoạ...
 
Luận văn: Giải pháp gia tăng tỷ trọng thu phí dịch vụ ờ các Ngân Hàng Thương ...
Luận văn: Giải pháp gia tăng tỷ trọng thu phí dịch vụ ờ các Ngân Hàng Thương ...Luận văn: Giải pháp gia tăng tỷ trọng thu phí dịch vụ ờ các Ngân Hàng Thương ...
Luận văn: Giải pháp gia tăng tỷ trọng thu phí dịch vụ ờ các Ngân Hàng Thương ...
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn tại công ty đầu tư xây dựng công nghiệp, ĐIỂM 8
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn tại công ty đầu tư xây dựng công nghiệp, ĐIỂM 8Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn tại công ty đầu tư xây dựng công nghiệp, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn tại công ty đầu tư xây dựng công nghiệp, ĐIỂM 8
 
BÀI MẪU Khóa luận tín dụng doanh nghiệp, HAY
BÀI MẪU Khóa luận tín dụng doanh nghiệp, HAYBÀI MẪU Khóa luận tín dụng doanh nghiệp, HAY
BÀI MẪU Khóa luận tín dụng doanh nghiệp, HAY
 
Luận văn: Giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Đầu tư v...
Luận văn: Giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Đầu tư v...Luận văn: Giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Đầu tư v...
Luận văn: Giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Đầu tư v...
 
Nghien cuu chien luoc kinh doanh cong ty co phan nghe an
Nghien cuu chien luoc kinh doanh cong ty co phan nghe anNghien cuu chien luoc kinh doanh cong ty co phan nghe an
Nghien cuu chien luoc kinh doanh cong ty co phan nghe an
 
TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA CHÍNH PHỦ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VIỆT NAM – THỰ...
TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA CHÍNH PHỦ  ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VIỆT NAM – THỰ...TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA CHÍNH PHỦ  ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VIỆT NAM – THỰ...
TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA CHÍNH PHỦ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VIỆT NAM – THỰ...
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh truyền th...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh truyền th...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh truyền th...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh truyền th...
 
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY TÍN CHẤP CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN - TẢI...
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY TÍN CHẤP CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN  - TẢI...GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY TÍN CHẤP CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN  - TẢI...
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY TÍN CHẤP CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN - TẢI...
 
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Tín Dụng Tài Trợ Xuất Nhập Khẩu Tại Ngân Hàng Th...
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Tín Dụng Tài Trợ Xuất Nhập Khẩu  Tại Ngân Hàng Th...Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Tín Dụng Tài Trợ Xuất Nhập Khẩu  Tại Ngân Hàng Th...
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Tín Dụng Tài Trợ Xuất Nhập Khẩu Tại Ngân Hàng Th...
 
Luận văn: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại, HAY
Luận văn: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại, HAYLuận văn: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại, HAY
Luận văn: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại, HAY
 
Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam...
Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam...Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam...
Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam...
 
Đề tài: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietinbank, HAY, 9đ
Đề tài: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietinbank, HAY, 9đĐề tài: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietinbank, HAY, 9đ
Đề tài: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietinbank, HAY, 9đ
 
Đề tài thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn Đ...
Đề tài thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn Đ...Đề tài thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn Đ...
Đề tài thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn Đ...
 
Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân...
Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân...Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân...
Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân...
 
Luận án: Quản lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ ...
Luận án: Quản lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ ...Luận án: Quản lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ ...
Luận án: Quản lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ ...
 
Đề tài: Công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Sơn Hải, HOT
Đề tài: Công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Sơn Hải, HOTĐề tài: Công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Sơn Hải, HOT
Đề tài: Công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Sơn Hải, HOT
 
Đề tài: Kế toán hàng tồn kho tại Công ty vật liệu xây dựng, 9đ
Đề tài: Kế toán hàng tồn kho tại Công ty vật liệu xây dựng, 9đĐề tài: Kế toán hàng tồn kho tại Công ty vật liệu xây dựng, 9đ
Đề tài: Kế toán hàng tồn kho tại Công ty vật liệu xây dựng, 9đ
 
Luận án: Quản trị thanh khoản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông th...
Luận án: Quản trị thanh khoản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông th...Luận án: Quản trị thanh khoản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông th...
Luận án: Quản trị thanh khoản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông th...
 

More from Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864

More from Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864 (20)

List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Digital Marketing, 9 Điểm Từ Sinh Viên...
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Digital Marketing, 9 Điểm Từ Sinh Viên...List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Digital Marketing, 9 Điểm Từ Sinh Viên...
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Digital Marketing, 9 Điểm Từ Sinh Viên...
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Khách Sạn, Điểm Cao Mới Nhất
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Khách Sạn, Điểm Cao Mới NhấtList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Khách Sạn, Điểm Cao Mới Nhất
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Khách Sạn, Điểm Cao Mới Nhất
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Lữ Hành, Điểm Cao Mới Nhất
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Lữ Hành, Điểm Cao Mới NhấtList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Lữ Hành, Điểm Cao Mới Nhất
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Lữ Hành, Điểm Cao Mới Nhất
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại HọcList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại Học
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại HọcList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại Học
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Trình, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Trình, Từ Các Trường Đại HọcList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Trình, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Trình, Từ Các Trường Đại Học
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Tử Viễn Thông, 9 Điểm
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Tử Viễn Thông, 9 ĐiểmList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Tử Viễn Thông, 9 Điểm
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Tử Viễn Thông, 9 Điểm
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Đông Phương Học, Điểm Cao Mới Nhất
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Đông Phương Học, Điểm Cao Mới NhấtList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Đông Phương Học, Điểm Cao Mới Nhất
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Đông Phương Học, Điểm Cao Mới Nhất
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hệ Thống Thông Tin, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hệ Thống Thông Tin, Từ Các Trường Đại HọcList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hệ Thống Thông Tin, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hệ Thống Thông Tin, Từ Các Trường Đại Học
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hướng Dẫn Viên Du Lịch, 9 Điểm
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hướng Dẫn Viên Du Lịch, 9 ĐiểmList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hướng Dẫn Viên Du Lịch, 9 Điểm
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hướng Dẫn Viên Du Lịch, 9 Điểm
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá GiỏiList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Thương Mại, Từ Sinh Viên Kh...
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Thương Mại, Từ Sinh Viên Kh...List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Thương Mại, Từ Sinh Viên Kh...
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Thương Mại, Từ Sinh Viên Kh...
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Đầu Tư, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Đầu Tư, Từ Sinh Viên Khá GiỏiList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Đầu Tư, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Đầu Tư, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Quốc Tế, Điểm Cao Từ Các Trườn...
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Quốc Tế, Điểm Cao Từ Các Trườn...List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Quốc Tế, Điểm Cao Từ Các Trườn...
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Quốc Tế, Điểm Cao Từ Các Trườn...
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành May Thời Trang, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành May Thời Trang, Từ Sinh Viên Khá GiỏiList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành May Thời Trang, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành May Thời Trang, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Ngôn Ngữ Anh, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Ngôn Ngữ Anh, Từ Sinh Viên Khá GiỏiList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Ngôn Ngữ Anh, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Ngôn Ngữ Anh, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
List 200 đề tài báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ nhật, từ các trường đại học
List 200 đề tài báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ nhật, từ các trường đại họcList 200 đề tài báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ nhật, từ các trường đại học
List 200 đề tài báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ nhật, từ các trường đại học
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Công Chúng, Từ Khóa Trước
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Công Chúng, Từ Khóa TrướcList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Công Chúng, Từ Khóa Trước
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Công Chúng, Từ Khóa Trước
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá GiỏiList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quản Lý Công, 9 Điểm Từ Sinh Viên Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quản Lý Công, 9 Điểm Từ Sinh Viên GiỏiList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quản Lý Công, 9 Điểm Từ Sinh Viên Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quản Lý Công, 9 Điểm Từ Sinh Viên Giỏi
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 

Luận án: Phát triển tín dụng tiêu dùng của các công ty tài chính trực thuộc ngân hàng thương mại ở Việt Nam

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI ------------------------- TÔ THANH HƯƠNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG TIÊU DÙNG CỦA CÁC CÔNG TY TÀI CHÍNH TRỰC THUỘC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÀ NỘI, NĂM 2020
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI ------------------------- TÔ THANH HƯƠNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG TIÊU DÙNG CỦA CÁC CÔNG TY TÀI CHÍNH TRỰC THUỘC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: KINH DOANH THƯƠNG MẠI Mã số: 934.01.21 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. ĐINH VĂN SƠN 2. PGS.TS. LÊ THỊ KIM NHUNG HÀ NỘI, NĂM 2020
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án Tiến sĩ “Phát triển tín dụng tiêu dùng của các công ty tài chính trực thuộc ngân hàng thương mại ở Việt Nam” là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi. Các số liệu trong Luận án trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Kết quả nêu trong Luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Hà Nội, ngày tháng 09 năm 2020 Tác giả luận án Tô Thanh Hương
  • 4. ii LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn GS,TS. Đinh Văn Sơn và PGS,TS. Lê Thị Kim Nhung đã đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn để tôi có thể hoàn thành Luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của các Thầy, Cô giáo trong trường Đại học Thương mại trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận án Tiến sĩ. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn ủng hộ và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2020 Tác giả luận án Tô Thanh Hương
  • 5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ii MỤC LỤC .................................................................................................................... iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................................vi DANH MỤC BẢNG ....................................................................................................vii DANH MỤC HÌNH VẼ............................................................................................. viii PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............................................................................................................8 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án...............8 1.1.1. Các nghiên cứu về tín dụng tiêu dùng.............................................................8 1.1.2. Các nghiên cứu về phát triển tín dụng tiêu dùng...........................................10 1.1.3. Kết luận rút ra từ tổng quan tình hình nghiên cứu ........................................19 1.2. Phương pháp nghiên cứu đề tài luận án..........................................................21 1.2.1. Quy trình nghiên cứu.....................................................................................21 1.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu........................................................................21 1.2.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý thông tin.....................................................24 Tóm tắt chương 1.........................................................................................................24 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG TIÊU DÙNG CỦA CÁC CÔNG TY TÀI CHÍNH TRỰC THUỘC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI............................................................................................................25 2.1. Tíndụngtiêudùngcủacáccôngtytàichínhtrựcthuộcngânhàngthươngmại.......25 2.1.1. Công ty tài chính trực thuộc ngân hàng thương mại, phân loại và các hoạt động chủ yếu............................................................................................................25 2.1.2.Tíndụngtiêudùngcủacáccôngtytàichínhtrựcthuộcngânhàngthươngmại ..........29 2.1.3. Phân loại tín dụng tiêu dùng của các công ty tài chính trực thuộc ngân hàng thương mại...............................................................................................................35 2.1.4. Vai trò của hoạt động tín dụng tiêu dùng của các công ty tài chính trực thuộc ngân hàng thương mại .............................................................................................38 2.2. Phát triển tín dụng tiêu dùng của các công ty tài chính trực thuộc ngân hàng thương mại.......................................................................................................40
  • 6. iv 2.1.1. Quan niệm về phát triển tín dụng tiêu dùng của công ty tài chính trực thuộc ngân hàng thương mại .............................................................................................40 2.1.2. Nội dung phát triển tín dụng tiêu dùng của các công ty tài chính trực thuộc ngân hàng thương mại .............................................................................................41 2.1.3. Chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển tín dụng tiêu dùng của công ty tài chính trực thuộc ngân hàng thương mại............................................................................49 2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ phát triển tín dụng tiêu dùng của công ty tài chính trực thuộc ngân hàng thương mại.............................................................52 2.3. Kinh nghiệm quốc tế về phát triển tín dụng tiêu dùng và bài học rút ra cho Việt Nam....................................................................................................................61 2.3.1. Kinh nghiệm quốc tế về phát triển tín dụng tiêu dùng..................................61 2.3.2. Bài học rút ra cho Việt Nam..........................................................................65 Tóm tắt chương 2.........................................................................................................67 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG TIÊU DÙNG CỦA CÁC CÔNG TY TÀI CHÍNH TRỰC THUỘC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM...............................................................................................................68 3.1. TổngquanvềcáccôngtytàichínhtrựcthuộcngânhàngthươngmạiởViệtNam...68 3.1.1. Quá trình thành lập và phát triển của các công ty tài chính ở Việt Nam ......68 3.1.2. Mô hình tổ chức quản lý của các công ty tài chính trực thuộc ngân hàng thương mại...............................................................................................................70 3.2. Thực trạng phát triển tín dụng tiêu dùng của các công ty tài chính trực thuộc ngân hàng thương mại ở Việt Nam ..............................................................72 3.2.1. Thực trạng triển khai các phương thức phát triển TDTD của các công ty tài chính trực thuộc ngân hàng thương mại..................................................................72 3.2.2. Thực trạng quản lý chất lượng TDTD của các công ty tài chính trực thuộc ngân hàng thương mại ở Việt Nam .........................................................................85 3.2.3. Kết quả phát triển tín dụng tiêu dùng của các công ty tài chính trực thuộc ngân hàng thương mại ở Việt Nam .........................................................................91 3.3. Đánh giá thực trạng phát triển tín dụng tiêu dùng của các công ty tài chính trực thuộc ngân hàng thương mại ở Việt Nam......................................................97 3.3.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân......................................................97 3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân ..................................................................104 Tóm tắt chương 3.......................................................................................................117
  • 7. v CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG TIÊU DÙNG CỦA CÁC CÔNG TY TÀI CHÍNH TRỰC THUỘC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM.................................................................................................................119 4.1. Định hướng phát triển tín dụng tiêu dùng của các công ty tài chính trực thuộc ngân hàng thương mại ở Việt Nam ............................................................119 4.1.1. Phân tích SWOT của các công ty tài chính trực thuộc ngân hàng thương mại trong phát triển tín dụng tiêu dùng giai đoạn 2020-2025......................................119 4.1.2. Dự báo xu hướng phát triển CTTC trực thuộc NHTM ở Việt Nam giai đoạn 2020-2025 và định hướng phát triển TDTD của các CTTC trực thuộc ................127 4.2. Giải pháp phát triển tín dụng tiêu dùng của các công ty tài chính trực thuộc ngân hàng thương mại ở Việt Nam.......................................................................130 4.2.1. Nhóm giải pháp chuyển dịch kinh doanh số ...............................................130 4.2.2. Nhóm giải pháp hoàn thiện năng lực quản lý chất lượng TDTD................139 4.2.3. Nhóm giải pháp bảo vệ uy tín và thương hiệu của CTTC trực thuộc và NHTM 147 4.3. Một số kiến nghị...............................................................................................151 4.3.1. Hoàn thiện hệ thống pháp lý về cho vay và đi vay có trách nhiệm.............151 4.3.2. Điều hành cơ chế tăng trưởng tín dụng tiêu dùng có điều kiện ..................151 4.3.3. Triển khai dữ liệu lớn trong Chính phủ điện tử...........................................152 Tóm tắt chương 4.......................................................................................................153 KẾT LUẬN ................................................................................................................155 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ....................................................................................................157 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................158 PHỤ LỤC 01: PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN KHÁCH HÀNG CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH TRỰC THUỘC NHTM......................................................................164 PHỤ LỤC 02: TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH TRỰC THUỘC NHTM ........................................167 PHỤ LỤC 03: BỘ CÂU HỎI PHỎNG VẤN CÁN BỘ CHUYÊN MÔN CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH TRỰC THUỘC NHTM..................................................170 PHỤ LỤC 04: TỔNG HỢP KẾT QUẢ PHỎNG VẤN CÁN BỘ CHUYÊN MÔN CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH TRỰC THUỘC NHTM ........................................173
  • 8. vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 1 CTTC Công ty tài chính 2 CP Chính Phủ 3 FE Credit Công tyTài chính TNHH MTV Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng 4 HD Saison Công ty Tài chính TNHH HD Saison 5 HDBank NgânhàngthươngmạicổphầnPháttriểnThànhphốHồChíMinh 6 KHCN Khách hàng cá nhân 7 KPP Kênh phân phối 8 MBBank Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội 9 Mcredit Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei 10 NĐ Nghị định 11 NHNN Ngân hàng Nhà nước 12 NHTM Ngân hàng thương mại 13 NHTW Ngân hàng trung ương 14 POS Điểm giới thiệu dịch vụ 15 QH Quốc Hội 16 QTRR Quản trị rủi ro 17 TCTD Tổ chức tín dụng 18 TDTD Tín dụng tiêu dùng 19 TT Tăng trưởng 20 SHB Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Hà Nội 21 SHB Finance CôngtyTàichínhTNHHMTVNgânhàngTMCPSàiGòn-HàNội 22 SL Số lượng 23 SLKH Số lượng khách hàng 24 SLSP Số lượng sản phẩm 25 VBHN Văn bản hợp nhất 26 VPBank Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng 27 Virac Công ty cổ phần nghiên cứu ngành và tư vấn Việt Nam
  • 9. vii DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Số lượng CTTC ở Việt Nam giai đoạn 2000 đến 2019 ................................68 Bảng 3.2. Sự phát triển sản phẩm TDTD mới của CTTC trực thuộc............................72 Bảng 3.3. Nhóm sản phẩm TDTD được triển khai năm 2019 ......................................73 Bảng 3.4. Tỷ trọng dư nợ theo nhóm sản phẩm TDTD năm 2019................................74 Bảng 3.5. Sự phát triển kênh phân phối trong giai đoạn 2014-2019.............................77 Bảng 3.6. Mức độ tăng trưởng POS giai đoạn 2014-2019............................................78 Bảng 3.7. Mức độ tăng trưởng DSA giai đoạn 2014-2019 ...........................................80 Bảng 3.8. Mức độ tăng trưởng thị trường về mặt địa lý giai đoạn 2014-2019 .............82 Bảng 3.9. Kênh xúc tiến bán hàng quan trọng giai đoạn 2014-2019 ............................83 Bảng 3.10. Lãi suất cho vay gaii đoạn 2014-2019 ........................................................84 Bảng 3.11. Quy trình TDTD chung của các CTTC trực thuộc .....................................89 Bảng 3.12. Các khâu trong Quy trình tín dụng áp dụng AI ..........................................90 Bảng 3.13. Quy mô và mức độ tăng trưởng dư nợ TDTD giai đoạn 2014-2019..........91 Bảng 3.14. Thị phần và mức độ tăng trưởng thị phần giai đoạn 2014-2019.................93 Bảng 3.15. Lợi nhuận và mức độ tăng trưởng lợi nhuận giai đoạn 2014-2019 ............94 Bảng 3.16. Tỷ lệ nợ xấu trong giai đoạn 2014-2019.....................................................95 Bảng 3.17. Hệ số an toàn vốn CAR trong giai đoạn 2014-2019...................................96 Bảng 3.18. Tỷ lệ thu nhập lãi thuần từ TDTD trong giai đoạn 2015-2019...................98 Bảng 3.19. Đánh giá của khách hàng về chuẩn mực và chuyên nghiệp của nhân viên CTTC .110 Bảng 3.20 Đánh giá của khách hàng về dịch vụ chăm sóc sau vay ............................111 Bảng 3.21. Hiểu biết của khách hàng về các sản phẩm TDTD...................................114 Bảng 3.22. Hiểu biết của khách hàng về quản lý tài chính cá nhân............................115 Bảng 3.23. Đánh giá của khách hàng về trách nhiệm khi vay vốn CTTC ..................115
  • 10. viii DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1: Quy trình nghiên cứu.....................................................................................21 Hình 4.1. Phân tích thu nhập của dân số Việt Nam.....................................................123 Hình 4.2. Tháp dân số Việt Nam năm 2019................................................................124
  • 11. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sự ra đời của tín dụng tiêu dùng là kết quả của quá trình phát triển của nền kinh tế xã hội. Tín dụng tiêu dùng đóng vai trò quan trọng trong mọi mặt của đời sống xã hội, thúc đẩy gia tăng tiêu dùng, tạo lực đẩy cho các nền kinh tế phát triển. Sự liên thông giữa TDTD và chu kỳ của nền kinh tế được thể hiện qua hành vi của người tiêu dùng, khi nền kinh tế tăng trưởng tốt, người dân có việc làm và thu nhập thì mức độ sẵn sàng vay vốn để chi tiêu cao hơn và ngược lại, từ đó thúc đẩy quy mô sản xuất và tăng trưởng kinh tế. Hoạt động TDTD có sự tăng trưởng mạnh mẽ tại các nước đã phát triển như Mỹ, Châu Âu trong thế kỷ 20 và có tốc độ tăng trưởng chậm dần trong giai đoạn 2007-2012. Trái lại, các thị trường mới nổi lại chứng kiến sự tăng trưởng nhanh chóng trong hoạt động TDTD như các nước Mỹ La tinh, các nước Đông Âu, Trung Đông, Châu Á Thái Bình Dương trong giai đoạn từ 2012 tới nay. Điều này cho thấy TDTD vẫn đang là phân khúc thị trường rất hấp dẫn với các quốc gia đang phát triển và có cơ cấu dân số trong độ tuổi lao động tăng nhiều lần so với số người phụ thuộc, có nhu cầu tiêu dùng tỷ lệ thuận với nguồn thu nhập ngày càng tăng. Tín dụng tiêu dùng trong nhiều thập kỷ qua được hai chủ thể chính trên thị trường tài chính cung ứng hợp pháp tới khách hàng bao gồm CTTC và NHTM. Mặc dù cả hai chủ thể đều tiến hành cung ứng TDTD nhưng phân khúc khách hàng lựa chọn có sự khác biệt rõ nét, trong đó các NHTM tập trung cung ứng TDTD đối với các khách hàng tiêu chuẩn đáp ứng được các điều kiện vay vốn của ngân hàng, trong khi các CTTC chủ yếu tiếp cận các phân đoạn khách hàng khó tiếp cận khoản vay từ NHTM hay còn gọi là khách hàng dưới chuẩn. Thực tế phát triển TDTD tại các quốc gia cho thấy, phần đông dân số sống ở khu vực thành thị nghèo và khu vực nông thôn có mức thu nhập không ổn định và thấp hơn mặt bằng xã hội, có lịch sử tín dụng hạn chế và không có tài sản bảo đảm. Đây chính là điểm đặc trưng của nhóm khách hàng dưới chuẩn. Chính nhờ sự phân lớp khách hàng rõ nét giữa CTTC và NHTM đã dẫn tới sự khác biệt trong hoạt động kinh doanh của hai chủ thể cho vay và đem lại lợi ích cho khách hàng. Các khách hàng vay vốn ở mọi tầng lớp đều được tiếp cận loại hình dịch vụ tài chính hợp pháp, minh bạch, các giao dịch vay vốn được thực hiện trên cơ sở các quy định của pháp luật, đặc biệt đối với các khách hàng, hoạt động của CTTC giúp hạn chế tín dụng đen, bảo vệ quyền lợi của khách hàng dưới chuẩn trong các giao dịch vay vốn và chống các tiêu cực trong xã hội. Đối với các CTTC trực thuộc được hậu thuẫn bởi NHTM mẹ, vai trò đối với nền kinh tế và khách hàng được thể hiện rõ
  • 12. 2 nét hơn ở năng lực và quy mô TDTD lớn, sản phẩm TDTD đa dạng luôn đi đầu trong chuyển dịch số, các chương trình xúc tiến bán hàng liên tục với quy mô lớn và ưu đãi, hoạt động kinh doanh được kiểm soát chặt chẽ nhằm bảo vệ hình ảnh và thương hiệu của NHTM mẹ. Bên cạnh những lợi ích của TDTD đối với khách hàng, chủ thể cho vay và nền kinh tế, việc phát triển TDTD quá đà, thiếu chiến lược và không được kiểm soát trong khung khổ pháp lý an toàn có thể gây ra các cuộc khủng hoảng kinh tế trong phạm vi quốc gia và toàn cầu. Minh chứng rõ nét là cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008-2009 xuất phát từ Bắc Mỹ có nguồn gốc từ sự phát triển tín dụng dưới chuẩn tràn lan. Đây cũng là bài học đối với các thị trường mới nổi còn nhiều dư địa để phát triển TDTD và có nguy cơ tăng trưởng TDTD nóng, cần có sự kiểm soát chặt chẽ và các giải pháp phát triển TDTD an toàn, bền vững. Hoạt động ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam đã hình thành và phát triển mạnh mẽ cùng với sự phát triển của hệ thống NHTM. Các khoản TDTD dành cho KHCN tiêu chuẩn đã được các NHTM triển khai rộng rãi, trở thành mảng hoạt động sinh lời cho NHTM trong điều kiện tăng trưởng tín dụng khó khăn từ nhóm khách hàng tổ chức. Với cơ cấu dân số vàng (69% người dân đang trong độ tuổi lao động), thu nhập bình quân và mức sống ngày càng tăng, các hành vi tiêu dùng của người dân thay đổi theo hướng tích cực, TDTD tại Việt Nam phát triển nhanh chóng trong 10 năm vừa qua và dự báo sẽ tiếp tục phát triển trong tương lai, với mức tăng trưởng bình quân khoảng 20%/năm cho tới năm 2025. Các NHTM nội địa Việt Nam đang có nhiều lợi thế khi tham gia vào mảng thị trường TDTD và tìm kiếm các cơ hội phát triển mới để nâng cao khả năng cạnh tranh cùng vị thế của mình trên thị trường. Trước giai đoạn 2014-2015, thị trường TDTD dành cho các khách hàng tiêu chuẩn chủ yếu do các NHTM triển khai, thị trường TDTD dành cho các khách hàng dưới chuẩn do các CTTC có vốn đầu tư nước ngoài cung ứng. Trong giai đoạn này, các CTTC trong nước do các Tập đoàn kinh tế thành lập không triển khai TDTD tới các khách hàng cá nhân, chủ yếu tập trung cho vay khách hàng doanh nghiệp, sản phẩm dịch vụ trong giai đoạn này bao gồm sản phẩm tài trợ thương mại, cho vay nhà cung cấp và các đối tác của Tập đoàn kinh tế, hoặc cho vay hợp vốn các dự án do Tập đoàn kinh tế triển khai như các dự án xi măng, điện, xây dựng... Giai đoạn 2014-2015 chứng kiến 9 ngân hàng thương mại yếu kém bị tái cơ cấu và sự xuất hiện của hai CTTC trực thuộc NHTM (gồm FE Credit và HD Saison). Hai CTTC này tập trung toàn bộ nguồn lực vào hoạt động TDTD với đối tượng cho vay là các KHCN khó tiếp cận khoản vay NHTM. Thực tiễn phát triển hoạt động TDTD của các CTTC trực thuộc NHTM giai đoạn 2014-2019 đã có những đóng góp lớn vào các chỉ tiêu hợp nhất của NHTM mẹ.
  • 13. 3 Cùng với chủ trương của Chính phủ và NHNN về việc củng cố hoạt động TDTD của các CTTC trong nước và hạn chế cấp phép mở mới các CTTC, nhiều NHTM đang nhìn nhận việc sở hữu CTTC triển khai hoạt động TDTD đối với các khách hàng dưới chuẩn là mảnh đất màu mỡ để khai thác tối đa lợi thế về vốn, mạng lưới, kinh nghiệm quản trị... và góp phần đạt được các mục tiêu chiến lược của NHTM trong giai đoạn 2020-2025. Vì vậy, giai đoạn 2017-2019 chứng kiến hàng loạt sự sáp nhập giữa các NHTM và các CTTC, 02 CTTC trực thuộc NHTM bao gồm MCredit và HD Saison chính thức đi vào hoạt động trong năm 2017 và 2018. Một số NHTM đã hoàn tất thủ tục mua lại CTTC trong năm 2018-2019 như Ngân hàng TMCP Đông Nam Á và Ngân hàng TMCP Tiên Phong. Đồng thời, nhiều NHTM khác cũng đang lập đề án trình NHNN về việc mua lại các CTTC cho thấy sức ép cạnh tranh ngày càng gắt gao trên thị trường TDTD. Trong giai đoạn đầu triển khai hoạt động TDTD, một số lợi thế giúp CTTC trực thuộc NHTM cạnh tranh với các CTTC độc lập xuất phát từ hậu thuẫn của NHTM mẹ như kinh nghiệm phát triển tín dụng, mạng lưới, công nghệ thông tin... của NHTM mẹ. Tuy nhiên, các CTTC trực thuộc NHTM cũng phải đối mặt với giai đoạn phát triển đầy thách thức đến từ: (i) Áp lực chuyển đổi mô hình kinh doanh nền tảng số theo xu thế 4.0; (ii) Cạnh tranh ngày càng khốc liệt trong lĩnh vực TDTD khi có sự gia nhập của các công ty Fintech, đặc biệt hình thức cho vay qua APP nở rộ do nhiều đối thủ từ Trung Quốc và Indonesia chuyển sang Việt Nam sau sự đổ vỡ của thị trường cho vay ngang hàng; iii) Khung pháp lý ngày càng hoàn thiện theo hướng kiểm soát chặt hoạt động của CTTC và hạn chế cho vay tiền mặt tín chấp theo lộ trình; và (iv) Quy định hạn chế tăng trưởng tín dụng của NHNN trong nhiều năm qua. Được sở hữu bởi các NHTM nội địa hàng đầu ở Việt Nam, các CTTC trực thuộc được kỳ vọng sẽ góp phần tích cực vào chủ trương hạn chế tín dụng đen, góp phần đưa các giao dịch cho vay dân sự vào khuôn khổ các giao dịch pháp lý, triển khai các hoạt động cho vay có trách nhiệm với khách hàng và cộng đồng, giữ gìn và củng cố uy tín thương hiệu của NHTM. Các CTTC trực thuộc NHTM cần xác định được mô hình kinh doanh nào phù hợp, cần có các giải pháp nào để tồn tại và phát triển cho hợp lý, cân bằng các mục tiêu lợi nhuận, an toàn, uy tín trong mối tương quan với chiến lược chung của NHTM mẹ, thực hiện tốt chủ trương hạn chế tín dụng đen, bảo vệ uy tín thương hiệu của NHTM mẹ và CTTC trực thuộc thông qua các hoạt động cho vay có trách nhiệm. Xuất phát từ thực tế trên, tác giả lựa chọn “Phát triển tín dụng tiêu dùng của công ty tài chính trực thuộc NHTM ở Việt Nam” làm đề tài luận án của mình.
  • 14. 4 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu của luận án là xác lập khung lý luận phát triển TDTD của các CTTC trực thuộc NHTM (bao gồm lý luận về TDTD và phát triển TDTD của CTTC đối với khách hàng dưới chuẩn, đặc thù phát triển TDTD của CTTC trực thuộc NHTM, chỉ tiêu đánh giá sự phát triển TDTD và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển TDTD của CTTC trực thuộc NHTM đối với khách hàng dưới chuẩn). Khung lý luận là cơ sở để tác giả thực hiện phân tích, đánh giá thực trạng phát triển TDTD của CTTC trực thuộc NHTM, từ đó đề xuất các giải pháp có cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm phát triển TDTD của các CTTC trực thuộc NHTM ở Việt Nam. * Nhiệm vụ nghiên cứu - Về lý luận: luận án làm sáng tỏ lý luận về phát triển TDTD của các CTTC trực thuộc NHTM trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và gia tăng áp lực cạnh tranh. Luận án cũng tập trung phân tích các kinh nghiệm quốc tế về TDTD từ đó vận dụng vào điều kiện thực tiễn của CTTC trực thuộc NHTM ở Việt Nam. - Về thực tiễn: Trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng phát triển TDTD của các CTTC trực thuộc NHTM ở Việt Nam trong giai đoạn 2014-2019, xác định được các hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế, bất cập trong phát triển TDTD, nghiên cứu chỉ ra các cơ hội và thách thức, từ đó đề xuất định hướng và giải pháp phát triển TDTD của các CTTC trực thuộc NHTM ở Việt Nam đến năm 2025 phù hợp với thực tiễn hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là sự phát triển tín dụng tiêu dùng của các CTTC trực thuộc NHTM Việt Nam. * Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung nghiên cứu: luận án nghiên cứu cơ sở lý luận về TDTD và sự phát triển TDTD của CTTC trực thuộc NHTM ở Việt Nam, đánh giá thực trạng phát triển TDTD của các CTTC trực thuộc NHTM ở Việt Nam, một số giải pháp phát triển TDTD của các CTTC trực thuộc NHTM ở Việt Nam. Về nội hàm của sự phát triển, luận án tập trung nghiên cứu các phương thức nhằm phát triển TDTD về lượng (gồm: sản phẩm, kênh phân phối, thị trường, xúc tiến bán hàng, lãi suất), phát triển TDTD về chất (gồm mô hình quản trị rủi ro, chính sách và quy trình tín dụng), các vấn đề khác được nghiên cứu dưới tiếp cận là yếu tố ảnh hưởng đến phát triển TDTD của CTTC.
  • 15. 5 - Về không gian nghiên cứu: luận án khảo sát nghiên cứu điển hình bốn trong tổng số sáu CTTC trực thuộc NHTM ở Việt Nam, gồm Công ty Tài chính TNHH MTV Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, Công ty Tài chính TNHH HD Saison, Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei và Công ty Tài chính TNHH MTV Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội. Lý do tác giả lựa chọn 4 CTTC trực thuộc NHTM ở trên do: trong tổng số 6 CTTC trực thuộc NHTM được cấp phép hoạt động, 4 CTTC trực thuộc được lựa chọn nghiên cứu điển hình đều là các CTTC đã triển khai hoạt động TDTD chính thức trên thị trường Việt Nam sau khi được NHTM mẹ mua lại, 2 CTTC còn lại bao gồm Công ty Tài chính TNHH MTV Bưu điện mới được VNPT chuyển nhượng sang cho Ngân hàng TMCP Đông Nam Á vào cuối năm 2018 và cần một thời gian để chính thức tham gia vào thị trường TDTD, và Công ty Tài chính TNHH một thành viên Cộng Đồng do Ngân hàng TMCP Hàng Hải nắm giữ 100% vốn đang trong quá trình xây dựng bộ máy tổ chức chưa triển khai thực sự hoạt động TDTD và chưa có thị phần trên thị trường TDTD. - Về thời gian nghiên cứu: thông tin, số liệu thực tế về phát triển TDTD được thu thập trong giai đoạn 2014-2019, các giải pháp và kiến nghị đề xuất áp dụng cho giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2025. 4. Câu hỏi nghiên cứu (1) Đặc điểm, vai trò của TDTD của CTTC trực thuộc NHTM? Phương thức phát triển TDTD của các CTTC trực thuộc NHTM? (2) Các kinh nghiệm quốc tế về phát triển TDTD có thể vận dụng vào thực tiễn phát triển TDTD của các CTTC trực thuộc các NHTM Việt Nam? (3) Thực trạng phát triển TDTD của CTTC trực thuộc NHTM ở Việt Nam? Những thành công, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế? (4) Trong thời đại công nghiệp 4.0, các CTTC trực thuộc NHTM ở Việt Nam cần xác định định hướng phát triển TDTD như thế nào? Cơ hội, thách thức đối với CTTC trực thuộc NHTM Việt Nam trong thời đại số? (5) Cần có giải pháp gì để các CTTC trực thuộc NHTM ở Việt Nam vượt qua thách thức và phát triển TDTD đúng định hướng? 5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN (1) Về lý luận: Phân tích, làm rõ các đặc trưng của TDTD của CTTC trực thuộc NHTM trong mối quan hệ lợi ích với NHTM mẹ về chiến lược kinh doanh, mô hình kinh doanh, phương thức phát triển so với CTTC độc lập. Xác lập khung lý luận về nội dung phát triển TDTD của CTTC trực thuộc trên hai góc
  • 16. 6 độ: phương thức phát triển về lượng và tổ chức quản lý đảm bảo chất lượng tín dụng. Tổng kết, đúc rút ra 05 bài học có giá trị tham khảo trong phát triển TDTD của các CTTC trực thuộc NHTM ở Việt Nam từ kinh nghiệm của một số CTTC trên thế giới. (2) Về phân tích, đánh giá thực tiễn: trên cơ sở gắn kết chặt chẽ với khung lý luận và sử dụng cơ sở dữ liệu đáng tin cậy, tác giả đã phân tích và đánh giá chi tiết thực trạng phát triển TDTD của các CTTC trực thuộc NHTM ở Việt Nam giai đoạn 2014-2019 và thu được kết quả nghiên cứu về phát triển TDTD như sau: Những thành công: (i) các CTTC trực thuộc NHTM áp dụng thành công các phương thức phát triển TDTD truyền thống phù hợp với đặc điểm thị trường TDTD giai đoạn 2014-2019, (ii) góp phần tạo ra thu nhập của các CTTC trực thuộc NHTM, (iii) công tác quản trị rủi ro đang tiếp cận với thông lệ quốc tế và chất lượng tín dụng được duy trì theo hướng an toàn hiệu quả, (iv) nâng cao vị thế của NHTM mẹ và khẳng định hướng đi đúng của các NHTM khi triển khai mô hình TDTD tại CTTC trực thuộc, (v) góp phần tích cực trong việc thực hiện chủ trương hạn chế tín dụng đen theo chỉ đạo của Chính Phủ. Các thành công trên đạt được nhờ bốn nguyên nhân chủ yếu: (i) chiến lược phát triển của CTTC trực thuộc gắn kết với chiến lược phát triển chung của NHTM mẹ, (ii) CTTC trực thuộc có năng lực phát triển sản phẩm TDTD cơ bản (iii) các CTTC được hưởng lợi thế từ các NHTM mẹ khi triển khai hoạt động TDTD (iv) nhu cầu TDTD của KHCN tăng trưởng mạnh mẽ và (v) môi trường kinh doanh thuận lợi. Các hạn chế: Từ các nguồn thông tin thứ cấp và dữ liệu sơ cấp (qua điều tra xã hội học với 293 khách hàng và các cán bộ chuyên môn của CTTC trực thuộc) cho thấy, hoạt động TDTD của CTTC trực thuộc NHTM còn có một số hạn chế như: ((i) phương thức phát triển TDTD chưa theo kịp xu thế tiêu dùng trong thời đại 4.0, (ii) hoạt động phát triển TDTD của CTTC trực thuộc có nguy cơ ảnh hưởng tới hình ảnh và gây tác động bất lợi tới một số chỉ tiêu tài chính của NHTM mẹ (iii) nguyên tắc cho vay có trách nhiệm chưa được xem xét đúng mức. Nguyên nhân hạn chế chủ yếu xuất phát từ nội tại CTTC trực thuộc (nguồn nhân sự không ổn định và thiếu trung thành; chất lượng dịch vụ chưa đáp ứng được kỳ vọng của người tiêu dùng về các khía cạnh chuẩn mực và chuyên nghiệp của nhân viên CTTC trực thuộc; dịch vụ chăm sóc khách hàng sau vay vốn chưa đáp ứng kỳ vọng; các văn bản nội bộ về cho vay có trách nhiệm và chương trình hành động cho vay có trách nhiệm chưa được các CTTC trực thuộc ưu tiên triển khai; năng lực công nghệ thông tin chưa đáp ứng kịp phương thức kinh doanh số) và các yếu tố bên ngoài xuất phát từ NHTM mẹ, hiểu biết của khách hàng vay vốn và một số các quy định luật về TDTD còn chưa rõ ràng.
  • 17. 7 (3) Về giải pháp: Dựa trên định hướng phát triển các CTTC trực thuộc NHTM và hoạt động TDTD của các công ty này, các hạn chế và nguyên nhân của hạn chế, những bài học rút ra từ kinh nghiệm quốc tế về phát triển TDTD, tác giả luận án đã đề xuất 3 nhóm giải pháp và một số kiến nghị nhằm phát triển TDTD của các CTTC trực thuộc đang hoạt động trên thị trường và các CTTC trực thuộc chuẩn bị gia nhập thị trường trong thời gian tới. Một giải pháp chính được tác giả tập trung phân tích, luận giải là: nhóm giải pháp chuyển dịch số (sản phẩm, kênh phân phối), nhóm giải pháp hoàn thiện năng lực quản lý chất lượng TDTD (hoàn thiện công tác thu thập và xử lý dữ liệu khách hàng, quản trị dữ liệu khách hàng) và nhóm giải pháp bảo vệ bảo vệ uy tín và thương hiệu của CTTC trực thuộc và NHTM. 6. Kết cấu luận án Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục các công trình nghiên cứu của tác giả đã công bố, danh mục các tài liệu tham khảo, các phụ lục, Luận án gồm có 04 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển tín dụng tiêu dùng của các công ty tài chính trực thuộc ngân hàng thương mại. Chương 3: Thực trạng phát triển tín dụng tiêu dùng của các công ty tài chính trực thuộc ngân hàng thương mại ở Việt Nam. Chương 4: Giải pháp phát triển tín dụng tiêu dùng của các công ty tài chính trực thuộc ngân hàng thương mại ở Việt Nam.
  • 18. 8 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 1.1.1. Các nghiên cứu về tín dụng tiêu dùng - Tác giả Gottfried Haberler (1942) đã nghiên cứu về tín dụng trả góp trong đề tài “Consumer Installement Credit and Econimic Fluctuations -Tín dụng tiêu dùng trả góp và biến động kinh tế”, phân chia tín dụng trả góp thành tín dụng tiền mặt và tín dụng mua hàng. Tín dụng tiền mặt hay tín dụng trực tiếp trong đó người đi vay sẽ nhận được tiền mặt hoặc chuyển khoản vào tài khoản từ người cho vay để chi tiêu vào nhu cầu tiêu dùng cá nhân. Tín dụng mua hàng hay tín dụng gián tiếp trong đó người cho vay sẽ giải ngân gián tiếp vào tài khoản của người bán hàng và người đi vay sẽ nhận được hàng hóa từ người bán hàng. So với tín dụng tiền mặt thì tín dụng mua hàng có xu hướng phát triển mạnh mẽ hơn nhờ các nguyên nhân: hoạt động tín dụng gắn liền với hoạt động mua hàng đã thúc đẩy tổ chức cho vay gắn kết với trung gian phân phối sản phẩm để tạo điều kiện cho khách hàng có thể mua hàng được dễ dàng thông qua các khoản vay được cấp nhanh chóng và thuận tiện. Khách hàng thường ra quyết định vay nhanh chóng nhờ sự tham gia kịp thời của bên cho vay trong quá trình mua hàng. Các chương trình xúc tiến bán hàng do chính trung gian phân phối triển khai kèm theo chương trình ưu đãi về lãi suất, tặng quà và hoàn tiền... cũng là yếu tố quan trọng giúp thúc đẩy tín dụng hàng hóa. Ban đầu, các khoản cho vay được cung cấp bởi chính các trung gian phân phối sản phẩm với quy mô nhỏ. Nhờ sự tham gia mạnh mẽ của các TCTD và phi tín dụng như NHTM, CTTC đã góp phần thúc đẩy tiêu dùng, dẫn tới tín dụng mua hàng có sự tăng trưởng nhanh chóng. - Theo tác giả Gloria M.Soto (2009) trong nghiên cứu “Study on the application of the annual percentage rate of charge for consumer credit agreements - Nghiên cứu về việc áp dụng tỷ lệ phần trăm phí hàng năm cho các hợp đồng tín dụng tiêu dùng”, có hai loại hình TDTD cơ bản được sử dụng bao gồm tín dụng trả góp và tín dụng tuần hoàn (xoay vòng). Theo tác giả, tín dụng trả góp là phương thức cấp tín dụng trong đó số nợ gốc được chia ra làm nhiều kỳ để trả nợ chứ không trả hết một lần. Gốc có thể được chia đều để trả trong các phân kỳ trả nợ trong suốt thời gian vay vốn hoặc có thể trả nhiều hơn hoặc ít hơn trong các phân kỳ trả nợ tùy thuộc vào năng lực trả nợ của khách hàng và chấp nhận của tổ chức tín dụng. Gốc và lãi được khách hàng thanh toán định kỳ với thời gian thanh toán được thỏa thuận giữa tổ chức tín
  • 19. 9 dụng và khách hàng vay vốn. Hình thức TDTD trả góp thường được tổ chức cho vay cung ứng cho khách hàng như cho vay tiền mặt, cho vay mua hàng, các hình thức thuê mua có phương thức trả gốc và lãi đề cập ở trên. Tín dụng tuần hoàn là hình thức cấp tín dụng cho khách hàng theo hạn mức tín dụng, người vay có thể sử dụng tối đa số tiền trong hạn mức đã được phê duyệt. Hình thức tín dụng này khác biệt với tín dụng trả góp ở phương thức sử dụng khoản vay và trả nợ, cụ thể: người vay có thể giải ngân nhiều lần miễn là số tiền giải ngân mới và dư nợ tín dụng đang không vượt quá hạn mức tín dụng. Khách hàng được phép trả nợ khoản vay tại bất cứ thời điểm nào trong thời gian của hạn mức tín dụng mà không chịu lãi suất phạt trả nợ trước hạn. Các sản phẩm chủ yếu được các tổ chức tín dụng và phi tín dụng cung ứng theo loại hình tín dụng này là thẻ tín dụng. Nghiên cứu cũng chỉ ra các đặc điểm sản phẩm TDTD theo từng loại hình TDTD trên thị trường và các rủi ro gắn liền với TDTD. Nghiên cứu có giá trị khoa học để tham khảo về các loại hình TDTD, các sản phẩm TDTD, đặc trưng của TDTD khi thực hiện nghiên cứu luận án. - PWC (2014), nghiên cứu “Personal Loan market in Poland -Thị trường cho vay cá nhân Ba Lan” tập trung vào việc nghiên cứu hoạt động của các CTTC tiêu dùng tại Ba Lan. Theo quan điểm của nhóm nghiên cứu, hoạt động TDTD có vai trò quan trọng trong việc tạo ra công cụ tài chính tiếp cận nhu cầu tiêu dùng đa dạng của các KHCN trong khi các NHTM tại Ba Lan còn đang hạn chế về mặt hoạt động và các sản phẩm tín dụng cá nhân. Trong nghiên cứu, PWC thực hiện sự phân tích đa dạng nhiều loại hình CTTC đang hoạt động tại Ba Lan để có các kết luận chính xác và đánh giá được tác động của các yếu tố bên ngoài đến các nhóm CTTC này, đặc biệt là yếu tố môi trường pháp lý. - Ralph A. Young and Cộng sự (2018), nhóm tác giả đã chỉ ra trong nghiên cứu “Personal Finance Companies and Their Credit Practices -Công ty tài chính cá nhân và thực tiễn hoạt động tín dụng” rằng hoạt động cho vay tiêu dùng trả góp thường tập trung vào hai nhóm cho vay tiền mặt và cho vay tài trợ mua hàng. Mặc dù đa phần việc cho vay tiền mặt đều dẫn tới người vay chi trả cho một loại hàng hóa hay dịch vụ nào đó và có liên hệ mật thiết với cho vay tài trợ mua hàng nhưng cần phải phân biệt rõ hai hình thức cho vay này và xây dựng các cơ sở luật để quy định rõ hoạt động cho vay của các CTTC tiêu dùng đối với 2 nhóm cho vay này. Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra các đặc trưng của loại hình TDTD của CTTC so với các tổ chức tín dụng ở một số khía cạnh: khoản vay có giá trị nhỏ, lãi suất cho vay cao so với NHTM, khách hàng chủ yếu là cá nhân và có mức thu nhập trung bình trong xã hội, nội dung vay vốn để thanh toán các khoản mua hàng hóa dịch vụ như nội thất, đồ
  • 20. 10 gia dụng, đồ điện máy, phương tiện đi lại và các chi tiêu phục vụ đời sống tinh thần như du lịch, y tế, giáo dục… 1.1.2. Các nghiên cứu về phát triển tín dụng tiêu dùng - Luisa Anderloni (2010), “The Profitability of the Consumer Credit Industry: Evidence from Europe -Lợi nhuận của ngành tín dụng tiêu dùng: Minh chứng từ các nước Châu Âu”. Bài viết tập trung vào lợi nhuận của ngành TDTD ở châu Âu. Sử dụng dữ liệu báo cáo tài chính của các công ty TDTD, nghiên cứu thực hiện điều tra ảnh hưởng của các yếu tố đặc thù của thị trường và cụ thể đến lợi nhuận của một mẫu các công ty TDTD của Pháp, Đức, Ý và Tây Ban Nha trong giai đoạn 2005-2007. Kết quả nhấn mạnh rằng, trong số các yếu tố quyết định ở cấp độ doanh nghiệp, đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ trong việc cho vay đối với các hộ gia đình là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến lợi nhuận. Liên quan đến các yếu tố đặc thù của thị trường, lợi nhuận của các công ty TDTD bị ảnh hưởng tích cực bởi quy mô của thị trường và được xác định tiêu cực bởi mức độ gánh nặng nợ của hộ gia đình. - Trong nghiên cứu của tác giả Vũ Văn Thực (2014) “Phát triển cho vay tiêu dùng tại Agribank”. Theo nghiên cứu của tác giả, hoạt động cho vay tiêu dùng của Agribank chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế cạnh tranh sẵn có. Phát triển cho vay tiêu dùng sẽ giúp Agribank khai thác hết tiềm năng nhằm ở rộng kinh doanh, giảm thiểu rủi ro và gia tăng lợi nhuận. Trong phần cơ sở lý luận về phát triển cho vay tiêu dùng, tác giả cho rằng “phát triển cho vay tiêu dùng được hiểu là gia tăng cả về quy mô và chất lượng khoản vay”. Tác giả đã sử dụng một số chỉ tiêu để đánh giá phát triển cho vay tiêu dùng của Agribank trong giai đoạn 2011-2013 về mặt lượng và chất như tỷ lệ tăng trưởng dư nợ cho vay, tỷ lệ tăng trưởng số lượng khách hàng, tỷ lệ nợ xấu. Kết hợp cơ sở lý thuyết và đánh giá thực trạng cho vay tiêu dùng của Agribank, tác giả đã đánh giá các nguyên nhân của hạn chế, đồng thời đề xuất giải pháp để phát triển cho vay tiêu dùng của Agribank trong giai đoạn tiếp theo. Tuy công trình chưa đi sâu nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển TDTD dưới góc độ CTTC và đối tượng khách hàng dưới chuẩn nhưng có giá trị tham khảo về phương thức phát triển TDTD về mặt lượng và chất. - Sharron Worton and Asssociates (2014), trong nghiên cứu “Consumer credit research: low income consumers - Nghiên cứu tín dụng tiêu dùng: người tiêu dùng thu nhập thấp” đã chỉ ra người tiêu dùng có thu nhập thấp đặc biệt dễ bị nợ nần do tình trạng tài chính hộ gia đình và hiểu biết hạn chế đối với các sản phẩm tài chính. Điều này đã được thúc đẩy bởi nhiều nhân tố xuất phát từ chính người tiêu dùng như áp lực trả nợ lên ngân sách gia đình, thiếu kinh nghiệm về tài chính cá nhân, thiếu nhận thức
  • 21. DOWNLOAD ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG MÃ TÀI LIỆU: 54715 DOWNLOAD: + Link tải: tailieumau.vn Hoặc : + ZALO: 0932091562