SlideShare a Scribd company logo
1 of 50
Download to read offline
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT..............................................................................................iii
PHẦN I....................................................................................................................................1
ĐIỀU KIỆN, NỘI DUNG, NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN XUẤT NHẬP
KHẨU HÀNG HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN...................................................1
1.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Lạng Sơn.....................................................1
1.2. Đặc điểm và điều kiện phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn Tỉnh................3
1.3. Nhân tố ảnh hưởng đến phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn Tỉnh...............7
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN
GIAI ĐOẠN 2011-2017........................................................................................................11
2.1. Tổng quan về hoạt động XNK trên địa bàn giai đoạn 2011-2017..................................11
2.3. Cơ chế, chính sách quản lý thương mại biên giới, xuất nhập khẩu của Việt Nam và
Trung Quốc............................................................................................................................28
2.4. Đánh giá chung về hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn Tỉnh giai đoạn 2011-2017. 34
PHẦN III...............................................................................................................................39
QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN XUẤT NHẬP KHẨU
HÀNG HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN
NĂM 2030.............................................................................................................................39
3.1. Bối cảnh và những cơ hội, thách thức với phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa
bàn Tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.............................................................39
3.2. Quan điểm, định hướng, mục tiêu phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn Tỉnh
đến năm 2025, định hướng đến năm 2030............................................................................43
3.3. Nhiệm vụ phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn Tỉnh đến năm 2025, định
hướng đến năm 2030.............................................................................................................47
GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
LẠNG SƠN ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030......................................52
4.1. Giải pháp về cơ chế, chính sách quản lý hoạt động xuất nhập khẩu..............................52
4.2. Giải pháp phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu hàng
hóa.........................................................................................................................................52
4.3. Giải pháp phát triển dịch vụ hỗ trợ xuất nhập khẩu.......................................................54
4.4. Giải pháp nâng cao năng lực của doanh nghiệp XNK trên địa bàn..............................54
4.5. Giải pháp về xúc tiến thương mại..................................................................................56
4.6. Giải pháp về chuyển đổi cơ cấu thị trường và cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu...........57
4.7. Giải pháp về nâng cao năng lực quản lý, khai thác khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng -
Lạng Sơn...............................................................................................................................61
4.8. Một số giải pháp khác....................................................................................................61
i
PHẦN V................................................................................................................................63
TỔ CHỨC THỰC HIỆN.......................................................................................................63
5.1. Nội dung tổ chức thực hiện............................................................................................63
5.2. Trách nhiệm của Sở Công Thương.................................................................................63
5.3. Trách nhiệm của Sở, ngành liên quan............................................................................64
6.1. Kiến nghị với Chính phủ................................................................................................66
6.2. Với Bộ Công Thương và các Bộ, ngành liên quan.........................................................66
KẾT LUẬN...........................................................................................................................67
...............................................................................................................................................67
PHỤ LỤC..............................................................................................................................69
ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Tiếng Việt
Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt
BCT Bộ Công Thương
CN Công nghiệp
CP Cổ phần
DN Doanh nghiệp
GTGT Giá trị gia tăng
KKTCK Khu kinh tế cửa khẩu
KCN Khu công nghiệp
KT-XH Kinh tế - xã hội
NK Nhập khẩu
QL Quốc lộ
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
UBND Ủy ban nhân dân
XK Xuất khẩu
XNK Xuất nhập khẩu
XTTM Xúc tiến thương mại
Tiếng Anh
Chữ viết
tắt
Nghĩa tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt
ASEAN Association of South East Asia
Nations
Hiệp hội các nước Đông
Nam Á
FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài
FTA Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do
GRDP Gross Regional Domestic
Product
Tổng sản phẩm trong nước
WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế
giới
iii
ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LẠNG SƠN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
LỜI NÓI ĐẦU
1. Sự cần thiết phải xây dựng đề án
Trong quá trình phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế, thương mại của Việt
Nam nói chung và xuất nhập khẩu nói riêng đã có những bước phát triển nhanh và
toàn diện, đóng góp tích cực vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và trở
thành trụ cột quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Lạng Sơn được thể hiện rõ trên hai
mặt có quan hệ mật thiết với nhau, đó là, một mặt thu hút đầu tư từ bên ngoài là
động lực thúc đẩy kinh tế tăng trưởng, mặt khác, mở rộng và đẩy nhanh quan hệ
thương mại quốc tế để phát huy tối đa những lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh,
đem lại lợi ích cho nền kinh tế Tỉnh thông qua hoạt động ngoại thương.
Kinh tế tỉnh Lạng Sơn thời gian qua đạt được tốc độ tăng trưởng khá, bình
quân trên 8%/năm - luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân của cả nước. Với
những thành tựu chung của nền kinh tế, thương mại trên địa bàn Lạng Sơn cũng
đã phát triển và tăng trưởng đáng kể, hàng năm đóng góp gần 20% vào GDRP của
Tỉnh, đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu, trong đó kim ngạch xuất nhập khẩu
qua các cửa khẩu Lạng Sơn có mức tăng trưởng khá cao và ổn định, bình quân
tăng trên 22%/năm, không chỉ đóng góp chung vào tăng trưởng và phát triển xuất
nhập khẩu của cả nước, mà còn góp phần đẩy mạnh sản xuất hàng hóa trên địa
bàn, nâng cao chất lượng đời sống người dân Lạng Sơn.
Với vị thế địa - kinh tế, địa - chiến lược, tỉnh Lạng Sơn có đường biên giới
với Trung Quốc đã đem lại nhiều lợi thế và cơ hội cũng như thách thức đối với
xuất nhập khẩu của Tỉnh. Với 02 cửa khẩu quốc tế (Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị
và Cửa khẩu ga đường sắt liên vận Quốc tế Đồng Đăng), 01 cửa khẩu chính và có
hệ thống các cửa khẩu phụ và đường qua lại biên giới theo tập quán của cư dân
biên giới; là điểm đầu của Việt Nam trong hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung
Quốc) - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng, cùng tuyến hành lang kinh tế Bắc Nam
(Lạng Sơn-Hà Nội-Tp. Hồ Chí Minh-Mộc Bài); đồng thời cũng là “cầu nối” quan
trọng nối các tỉnh phía Nam Trung Quốc ra các cảng biển với Việt Nam và các
nước trên thế giới, cũng như với các nước ASEAN và cộng đồng kinh tế ASEAN
(AEC) trên hệ thống đường giao thông đang ngày càng được cải thiện và thuận
lợi, đây là những lợi thế quan trọng để phát triển thương mại nói chung và xuất
nhập khẩu nói riêng của Tỉnh. Tuy nhiên, những lợi thế và tiềm năng đó vẫn chưa
được phát huy đầy đủ và thiếu các điều kiện để khai thác nhằm đem lại những lợi
iv
ích thiết thực hơn trong thương mại quốc tế, đặc biệt là xuất nhập khẩu hàng hóa
của Tỉnh. Mặt khác, việc có vị trí địa lý và địa hình thuận lợi hơn so với một số
tỉnh lân cận trong giao thương với Trung Quốc cũng đem lại nhiều thách thức cho
công tác quản lý XNK như phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, nâng cao
năng lực của bộ máy quản lý nhà nước để theo kịp sự phát triển nhanh chóng của
hoạt động XNK trên địa bàn.
Trong những năm tới, trước xu thế phát triển của cuộc Cách mạng Công
nghiệp lần thứ 4 (4.0), với sự chủ động hội nhập sâu rộng của Việt Nam vào kinh
tế khu vực và thế giới, sự phát triển và tăng trưởng nhanh của sản xuất hàng hóa,
dịch vụ và đầu tư trên phạm vi cả nước và trên địa bàn Tỉnh sẽ tạo các điều kiện
và thời cơ mới cho hoạt động xuất nhập khẩu của Tỉnh phát triển và bền vững.
Trước những yêu cầu mới trong phát triển thương mại nói chung và xuất
nhập khẩu nói riêng của Tỉnh và cả nước, nghiên cứu xây dựng Đề án “Phát triển
xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đến năm 2025, định hướng
đến năm 2030” là hết sức cần thiết, nhằm phát triển bền vững hoạt động xuất nhập
khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn phù hợp với định hướng phát triển kinh
tế - xã hội và định hướng phát triển ngành thương mại của Tỉnh.
2. Những căn cứ pháp lý để xây dựng đề án
- Quyết định số 2471/QĐ-TTg ngày 28/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng
đến năm 2030.
- Quyết định số 545/QĐ-TTg ngày 09/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020.
- Quyết định số 950/QĐ-TTg ngày 25/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ về
ban hành Chương trình hành động thực hiện chiến lược xuất nhập khẩu hàng hoá
thời kỳ 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030.
- Quyết định số 2146/QĐ-TTg ngày 01/12/2014 của Thủ tướng chính phủ
phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành công thương phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH và
phát triển bền vững giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
- Quyết định số 19/2007/QĐ-BCT ngày 31/12/2007 của Bộ Công Thương
phê duyệt qui hoạch phát triển một số kết cấu hạ tầng thương mại chủ yếu Vùng
kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2010 và định hướng đến 2020.
- Quyết định số 7052/QĐ-BCT ngày 31/12/2010 của Bộ Công Thương về
phê duyệt Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng thương mại trên tuyến hành lang
kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh giai đoạn đến năm 2020, có
xét đến năm 2025.
- Quyết định số 3098/QĐ-BCT ngày 24/6/2011 của Bộ Công Thương phê
duyệt quy hoạch tổng thể phát triển thương mại Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020
và định hướng đến năm 2030.
v
- Hiệp định Thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc ký ngày
12/9/2016 và Quyết định số 2534/QĐ-TTg ngày 28/12/2016 của Thủ tướng Chính
phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Hiệp định thương mại biên giới giữa Chính phủ
nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nước CHND Trung Hoa.
- Quyết định số 805/QĐ-BCT ngày 23/01/2014 của Bộ Công Thương Phê
duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp, thương mại tuyến biên giới Việt
- Trung đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
- Quyết định số 482/QĐ-UBND ngày 17/4/2014 của UBND tỉnh Lạng Sơn
về việc xác định tên gọi các cửa khẩu phụ và xác lập phạm vi khu vực cửa khẩu.
- Quyết định số 492/QĐ-UBND ngày 18/4/2014 của UBND tỉnh Lạng Sơn
về việc công bố khu vực quy hoạch kho, bãi phục vụ kinh doanh tạm nhập, tái
xuất thực phẩm đông lạnh trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
- Quyết định số 1030/QĐ-UBND ngày 02/7/2014 của UBND tỉnh Lạng Sơn
phê duyệt Quy hoạch phát triển vùng cây nguyên liệu gắn với chế biến và xuất
khẩu đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
- Quyết định số 1504/QĐ-UBND ngày 25/9/2014 của UBND tỉnh Lạng Sơn
về việc mở rộng phạm vi khu vực cửa khẩu Nà Nưa và Bình Nghi.
- Nghị quyết số 20/2016/NQ-HĐND ngày 09/12/2016 của HĐND tỉnh
Lạng Sơn khóa XVI, kỳ họp thứ tư về điều chỉnh quy hoạch phát triển nông
nghiệp và nông thôn tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2025.
- Quyết định số 1761/QĐ-UBND ngày 25/9/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh
Lạng Sơn về việc phê duyệt đề cương và dự toán chi phí xây dựng Đề án “Phát
triển xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đến năm 2025, định
hướng đến năm 2030”.
- Quyết định số 04/QĐ-SCT ngày 04/01/2018 của Sở Công Thương tỉnh
Lạng Sơn về việc phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu tư vấn xây dựng
Đề án “Phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đến năm
2025, định hướng đến năm 2030”.
- Báo cáo số 339-BC/TU ngày 9/7/2018 của Tỉnh ủy Lạng Sơn về thực
trạng đầu tư phát triển hạ tầng kinh tê xã hội tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2011-2017.
- Quy hoạch phát triển các ngành kinh tế, các ngành thuộc kết cấu hạ tầng
kinh tế - xã hội khác trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020, 2025 và năm 2030
đã được phê duyệt.
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội các huyện và thành phố trên
địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
- Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm
của UBND tỉnh Lạng Sơn.
- Các văn bản, tài liệu liên quan khác (Số liệu thống kê của tỉnh; kết quả
điều tra khảo sát,...).
vi
4. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề án
a) Mục tiêu của đề án
Xây dựng luận cứ khoa học và đề xuất định hướng, giải pháp phát triển xuất
nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn đến năm 2025, tầm nhìn
đến năm 2030.
b) Nhiệm vụ của đề án
- Đánh giá đặc điểm, điều kiện, nhân tố ảnh hưởng đến phát triển xuất nhập
khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
- Đánh giá thực trạng xuất nhập khẩu hàng hóa của tỉnh Lạng Sơn giai đoạn
2011-2017; đóng góp của hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn Tỉnh;
cơ chế, chính sách quản lý thương mại biên giới và xuất nhập khẩu của Việt Nam
và Trung Quốc.
- Phân tích bối cảnh và cơ hội, thách thức, quan điểm, định hướng và mục
tiêu phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn Tỉnh đến năm 2025, định
hướng đến 2030.
- Đề xuất giải pháp đẩy mạnh xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh
Lạng Sơn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
5. Phương pháp nghiên cứu đề án
- Phương pháp tổng hợp, phân tích, thống kê kinh tế, đánh giá thực trạng
phát triển xuất nhập khẩu của Tỉnh và dự báo xu hướng phát triển của các đối
tượng nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế được sử dụng để thu thập tài liệu, số
liệu phục vụ nghiên cứu xây dựng đề án.
- Phương pháp dự báo, so sánh và các chỉ tiêu phát triển ngành được so
sánh giữa các địa phương và với một số tỉnh trong vùng và cả nước.
- Phương pháp phân tích SWOT (Thuận lợi, Khó khăn, Cơ hội, Thách thức)
được sử dụng trong đánh giá triển vọng phát triển xuất nhập khẩu của Tỉnh giai
đoạn tới.
- Phương pháp chuyên gia được sử dụng trong quá trình đánh giá nhân tố
ảnh hưởng, cơ hội và thách thức, xây dựng quan điểm, định hướng phát triển xuất
nhập khẩu trên địa bàn Tỉnh..
6. Kết cấu nội dung của đề án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, đề án được kết cấu thành 6 phần:
Phần I: Điều kiện, nội dung, nhân tố ảnh hưởng đến phát triển xuất nhập
khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
Phần II: Thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh
Lạng Sơn giai đoạn 2011-2017
vii
Phần III: Quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển xuất nhập khẩu
hàng hóa trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
Phần IV: Giải pháp đẩy mạnh xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh
Lạng Sơn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
Phần V: Tổ chức thực hiện.
Phần VI: Kiến nghị.
viii
PHẦN I
ĐIỀU KIỆN, NỘI DUNG, NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN
XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN
1.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Lạng Sơn
1.1.1. Vị trí địa lý
Lạng Sơn là tỉnh miền núi biên giới, có tổng diện tích đất tự nhiên là
831.009 ha, bằng 2,5 % diện tích cả nước1
. Phía Bắc giáp tỉnh Cao Bằng, phía
Đông Bắc giáp Trung Quốc, phía Đông Nam giáp tỉnh Quảng Ninh, phía Nam
giáp tỉnh Bắc Giang, phía Tây giáp tỉnh Bắc Kạn, Tây Nam giáp Thái Nguyên.
Nằm trên tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) - Lạng Sơn -
Hà Nội - Hải Phòng; nằm cạnh tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng
Ninh, Tỉnh có các tuyến quốc lộ quan trọng đi qua các huyện, thành phố nối sang
các tỉnh bạn. Vị thế địa kinh tế của Tỉnh đem lại lợi thế thuận lợi cho phát triển
kinh tế, giao lưu hàng hóa trong và ngoài Tỉnh, tạo điều kiện cho phát triển XNK
trên địa bàn.
1.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội
1.1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế
• Tăng trưởng kinh tế
Giai đoạn 2011-2017, giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn Tỉnh tăng từ
13.021 tỷ đồng lên 18.645 tỷ đồng, tương ứng tăng 1,43 lần, tốc độ tăng trung
bình cả giai đoạn là 6,17%/năm. Trong đó giá trị dịch vụ tăng từ 7.411 tỷ đồng
lên 10.933 tỷ đồng, tương ứng tăng 1,48 lần, tốc độ tăng trung bình đạt 6,69
%/năm, cao hơn tốc độ tăng tổng sản phẩm toàn Tỉnh (Phụ lục - Bảng 1). Riêng
năm 2018 giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn Tỉnh tăng 7,17% so với cùng kỳ.
Tăng trưởng kinh tế cũng giúp tăng GRDP bình quân đầu người, từ 21,2
triệu đồng năm 2011 lên 35 triệu đồng năm 2017, tương đương hơn 1.500 USD,
mức tăng bình quân cả giai đoạn đạt 8,76%. Tuy nhiên, GRDP bình quân đầu
người của Tỉnh vẫn thấp hơn so với cả nước (2.400 USD năm 2017), năm 2018
GRDP bình quân đầu người đạt 36,1 triệu đồng.
• Vốn đầu tư phát triển của Tỉnh
Lạng Sơn đã chú trọng đổi mới cơ chế chính sách, cải cách hành chính, cải
thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các nguồn
vốn đầu tư phát triển. Nhờ đó vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn Tỉnh
tăng bình quân 11,94%/năm giai đoạn 2011-2017, đạt 12.809 tỷ đồng năm 2017
(Phụ lục - Hình 1). Cơ cấu vốn đầu tư theo thành phần (Phụ lục - Bảng 2) cho
thấy xu hướng tăng trong đầu tư từ khu vực ngoài nhà nước (từ 63,69% lên
74,04%), giảm trong đầu tư từ khu vực FDI (từ 7,68% xuống 0,34%) và ổn định
1
Niên giám thống kê tỉnh Lạng Sơn 2017
1
trong đầu tư từ khu vực nhà nước. Xu hướng này cũng phản ánh sự thay đổi trong
vai trò của các thành phần kinh tế trong phát triển kinh tế của Lạng Sơn. Cơ cấu
vốn đầu tư trong các ngành kinh tế cũng có sự thay đổi với mức giảm mạnh trong
đầu tư vào ngành CN (khai khoáng, chế biến chế tạo), và mức tăng đáng kể trong
ngành nông nghiệp, xây dựng, vận tải kho bãi, cho thấy phát triển công nghiệp
trên địa bàn thời gian qua sụt giảm, tăng trưởng kinh tế của Tỉnh phụ thuộc phần
lớn vào đầu tư hạ tầng.
• Kết cấu hạ tầng
- Hạ tầng giao thông: Hệ thống giao thông vận tải của Lạng Sơn chủ yếu là
giao thông đường bộ và đường sắt, giao thông đường sông chưa phát triển. Trên
địa bàn Tỉnh có nhiều tuyến quốc lộ chạy qua (1A, 1B, 4A, 4B, 279, 31). Các
tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ và các công trình đường tuần tra biên giới, đường ra
biên giới trên địa bàn Tỉnh trong thời gian qua được đầu tư nâng cấp và cải tạo.
Mạng lưới giao thông của Tỉnh thuận lợi cho lưu thông hàng hóa, vận tải hành
khách và XNK trên địa bàn.
- Hạ tầng thương mại: Lạng Sơn có 12 cửa khẩu giáp biên giới Trung
Quốc, cùng với 83 chợ các loại (Phụ lục - Bảng 3). Các hình thức kinh doanh
thương mại hiện đại như trung tâm thương mại, siêu thị đã xuất hiện tại một số
địa phương. Hạ tầng thương mại khá phát triển so với các tỉnh miền núi phía Bắc
khác, đây là lợi thế của tỉnh trong phát triển thương mại, hỗ trợ tốt cho phát triển
mạng lưới mua bán các sản phẩm hàng hóa trên địa bàn Tỉnh.
1.1.2.2. Tình hình phát triển xã hội
Về dân số, tính đến năm 2017, dân số tỉnh Lạng Sơn ước khoảng 768,7
nghìn người, mật độ dân số đạt 92,5 người/km2
, thấp hơn nhiều so với mật độ
trung bình cả nước (280 người/km2
). Dân cư phân bố không đồng đều giữa các
huyện, trong đó Tp. Lạng Sơn có mật độ dân cư cao nhất với 1.217 người/km2
,
thấp nhất là huyện Đình Lập với 23,04 người/km2
.
Về lao động, dân số trong độ tuổi lao động của Tỉnh đạt gần 500 nghìn
người, chiếm 65% tổng dân số. Lao động chủ yếu tập trung trong khu vực nông
thôn, tỷ lệ lao động qua đào tạo chỉ đạt 47,6% năm 2017.
Tỷ lệ hộ nghèo năm 2017 giảm còn 19,07%, chủ yếu tập trung ở các
huyện biên giới. Phần lớn hộ nghèo đã được tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản,
tuy nhiên chất lượng dịch vụ xã hội chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân.
Lạng Sơn đã xây dựng được hệ thống giáo dục khá hoàn chỉnh từ mầm non
đến phổ thông trung học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề. Mạng
lưới thông tin liên lạc được quan tâm đầu tư với tốc độ phát triển nhanh. Công tác
văn hóa - xã hội đã và được quan tâm và đầu tư. Tuy nhiên, đặc thù về điều kiện
tự nhiên tác động không nhỏ đến hiệu quả thực thi các chính sách an sinh xã hội,
đặc thù về dân số khiến tổng cầu hàng hóa dịch vụ thấp. Đời sống vật chất của
người dân và chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn dù không ngừng được nâng
cao nhưng vẫn khá thấp.
2
1.1.3. Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế của Tỉnh có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng ngành
nông, lâm thủy sản, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, nhưng mức độ chuyển
dịch khá chậm. Năm 2011, cơ cấu nông – công – dịch vụ trên địa bàn là 28,73% -
16,66% - 54,61%, đến năm 2017, cơ cấu ngành tương ứng là 22,02%-19,34%-
58,64% (tỷ trọng có tính thuế là: 22,85%-18,28%-49,73%). Về cơ bản, cơ cấu
kinh tế trên địa bàn chuyển dịch theo hướng hiện đại, dịch vụ - thương mại đã và
đang phát huy vai trò ngày càng quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế toàn Tỉnh.
Tuy nhiên, tỷ trọng nông nghiệp cao và tỷ trọng công nghiệp thấp ảnh hưởng
nhiều đến năng lực sản xuất hàng hóa trên địa bàn, tác động đến cơ cấu hàng hóa
trong thương mại nội tỉnh và XNK (Phụ lục – Hình 2).
1.1.4. Tình hình phát triển thương mại và một số ngành dịch vụ
Giai đoạn 2011-2017, thương mại nội tỉnh tăng trưởng liên tục. Tổng mức
bán lẻ hàng hóa (BLHH) tăng từ 8.858 tỷ đồng năm 2011 lên 14.994 tỷ đồng năm
2017, tốc độ tăng trung bình đạt 9,17%/năm. Riêng năm 2018, Tổng mức lưu
chuyển hàng hoá đạt 18.400 tỷ đồng, tăng trên 10% so với năm 2017. Trong đó
gần 100% là đóng góp của khu vực kinh tế ngoài nhà nước với vai trò chủ đạo
của thành phần kinh tế cá thể (trên 83%) và kinh tế tư nhân (khoảng 16-17%). Cơ
cấu theo nhóm hàng trong thương mại nội tỉnh cho thấy chi tiêu cho hàng hóa
thiết yếu và nhu cầu cơ bản (ăn, mặc, đi lại) chiếm tỷ trọng lớn, chi tiêu cho các
hàng hóa và dịch vụ khác không đáng kể (như y tế, giáo dục, văn hóa, ngân
hàng..). Điều này phù hợp với mức thu nhập của dân cư trên địa bàn, nhưng cũng
hạn chế phát triển thương mại nội địa nói riêng và phát triển thương mại nói
chung do quy mô và cơ cấu của tổng cầu còn khá hẹp.
Lạng Sơn có nhiều tiềm năng phát triển du lịch bởi sự kết hợp phong phú,
hài hoà giữa vị trí địa lý, thiên nhiên, lịch sử và con người, nhờ đó thu hút khá
nhiều khách du lịch tham quan, công vụ, giao thương với 2,78 triệu lượt khách du
lịch năm 2018. Quan trọng hơn, du lịch phát triển tạo điều kiện cho xuất khẩu tại
chỗ các sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp đặc trưng trên địa bàn.
Các dịch vụ khác hỗ trợ phát triển XNK cũng không ngừng tăng trưởng:
Dịch vụ vận tải trên địa bàn Tỉnh phát triển nhanh cả về khối lượng hàng hóa,
hành khách vận chuyển và số phương tiện vận tải. Lĩnh vực tài chính, ngân hàng
hoạt động ổn định, thanh khoản được đảm bảo, cơ cấu tín dụng chuyển dịch theo
hướng tích cực, lãi suất cho vay, lãi suất huy động ổn định ở mức thấp2
, tạo điều
kiện thúc đẩy đầu tư kinh doanh.
1.2. Đặc điểm và điều kiện phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa trên
địa bàn Tỉnh
1.2.1. Đặc điểm của hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn Tỉnh
Thứ nhất, XNK qua địa bàn là động lực chính cho tăng trưởng XNK
2
Lãi suất huy động từ 1-6 tháng cao nhất là 5,5%; lãi suất cho vay ngắn hạn thuộc lĩnh vực ưu tiên phổ biến ở
mức 6,3-6,5%/năm; cho vay ngắn hạn thuộc lĩnh vực không ưu tiên ở mức 6,5-12%/năm.
3
Vị trí địa lý và sự phát triển của hạ tầng thương mại, hạ tầng giao thông
của Lạng Sơn tạo ra tiền đề và điều kiện cho phát triển XNK qua địa bàn, bởi
tuyến biên giới giữa Lạng Sơn và Quảng Tây là một trong số ít các tuyến đường
thuận lợi cho giao thương hàng hóa do địa hình khá bằng phẳng, hạ tầng được
đầu tư tốt. Lợi thế này khiến Lạng Sơn trở thành tuyến đường trung chuyển chính
từ Việt Nam sang Trung Quốc (năm 2017, XNK qua địa bàn của tỉnh Lạng Sơn
đạt hơn 5,2 tỷ USD, trong khi Lào Cai đạt hơn 1,9 tỷ USD, Cao Bằng chưa tới 1
tỷ USD, Hà Giang khoảng 0,55 tỷ USD). Kim ngạch XNK qua địa bàn Tỉnh luôn
vượt trội so với XK của địa phương (tổng kim ngạch XNK của Tỉnh chỉ đạt 0,457
tỷ USD).
Tăng trưởng nhanh chóng của XNK qua địa bàn là cơ sở để Lạng Sơn nhận
được nhiều hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng, thu hút DN kinh doanh dịch vụ hỗ
trợ, tạo lợi thế cạnh tranh so với các tỉnh, thành khác. Đây là đặc thù trong XNK
của Lạng Sơn và là căn cứ thực tế quan trọng định hướng phát triển hạ tầng và
dịch vụ XNK, hướng đến mục tiêu đưa Lạng Sơn trở thành điểm trung chuyển
hàng hóa tập trung hàng đầu tại khu vực phía Bắc.
Thứ hai, thị trường XNK đơn nhất
Thị trường XNK của Việt Nam ngày càng đa dạng, nhưng thị trường XNK
của Lạng Sơn luôn duy trì tình trạng gần như đơn nhất, khi hàng hóa XNK chủ
yếu với thị trường Trung Quốc. Điều này do đặc thù địa lý tiếp giáp với thị
trường có dung lượng cầu lớn nhất thế giới khiến toàn bộ cung hàng hóa từ Lạng
Sơn (và toàn bộ hàng hóa đi qua Lạng Sơn) cũng chỉ đáp ứng một bộ phận cầu
thị trường. Đặc điểm này chi phối mạnh mẽ cơ cấu hàng hóa XNK cũng như định
hướng phát triển XNK của Tỉnh trong giai đoạn tới bởi Trung Quốc đã, đang và
vẫn tiếp tục là thị trường XNK hàng đầu của Việt Nam, đây là xu hướng tất yếu
khi phát triển kinh tế và thương mại quốc tế bên cạnh một nền kinh tế lớn. Do
vậy, phát triển XNK của Tỉnh không thể tách rời thị trường này.
Thứ ba, cơ cấu hàng hóa XNK còn tập trung vào các sản phẩm thô, giá trị
gia tăng thấp, lượng cung không đủ lớn, thiếu tính ổn định
Cơ cấu hàng hóa XNK của Lạng Sơn phụ thuộc lớn vào cầu hàng hóa từ
Trung Quốc. Do cầu thị trường chỉ tập trung vào nhóm hàng thô, sơ chế, nên dù
Lạng Sơn có khả năng phát triển nhiều loại cây trồng, vật nuôi, hoặc một số
ngành công nghiệp chế biến, nhưng thực tế trong nhiều năm qua, cơ cấu sản
phẩm XK vẫn không thay đổi với tỷ trọng sản phẩm thô, sơ chế chiếm trên 90%
giá trị XK (chủ yếu là sản phẩm nông nghiệp).
Nhu cầu lớn từ thị trường Trung Quốc giúp tăng tiêu thụ các mặt hàng
nông nghiệp, công nghiệp, thúc đẩy XK một số sản phẩm có thế mạnh của Tỉnh
(như quế, hồi). Nhưng lượng cung sản phẩm không đủ và thiếu tính ổn định do
đặc thù mùa vụ của sản phẩm nông-lâm nghiệp, khiến giá cả, sản lượng XK của
từng chủng loại hàng hóa biến động liên tục. Đồng thời, định hướng sản xuất
hàng XK trên địa bàn cũng phụ thuộc nhiều vào thị trường Trung Quốc thay vì
4
năng lực sản xuất nội tại của Tỉnh, do vậy, khi thị trường có biến động, hàng hóa
xuất khẩu qua địa bàn của Tỉnh bị ảnh hưởng nhanh chóng.
Cung hàng hóa XK cũng bị chi phối nhiều bởi đặc điểm về tập quán dân
cư, lề lối làm việc, phong tục tập quán, khiến việc thuê nhân công trên địa bàn ở
một số thời điểm gặp khó khăn (các tháng lễ, tết như tháng 12, tháng 1 rất khó
thuê nhân công), cung hàng hóa XK không ổn định (ví dụ tháng 7 lịch âm hầu
như không có giao dịch).
Thứ tư, thương mại tiểu ngạch đóng vai trò quan trọng trong XNK
Lạng Sơn có trên 231 km đường biên giới với Trung Quốc, hoạt động biên
mậu trên địa bàn luôn diễn ra sôi động, trong đó XNK theo hình thức trao đổi của
cư dân biên giới (hay thương mại tiểu ngạch) đóng góp tỷ trọng không nhỏ trong
kim ngạch XNK. Thương mại tiểu ngạch không chỉ giúp gia tăng thu nhập cho cư
dân biên giới mà quan trọng hơn, đây là phương thức kinh doanh lâu đời và được
sử dụng rộng rãi để XNK nhiều mặt hàng khó XNK trực tiếp hoặc khó vượt qua
các rào cản kỹ thuật vào thị trường Trung Quốc. Đặc điểm này làm nảy sinh
nhiều vấn đề trong quản lý XNK, cụ thể như khó kiểm soát và thống kê đầy đủ
kim ngạch XNK theo đường tiểu ngạch, công tác phòng chống gian lận thương
mại, phòng chống dịch bệnh qua biên giới, đảm bảo an ninh trật tự trong thương
mại biên giới v.v…
1.2.2. Điều kiện phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn Tỉnh
(1) Thể chế, môi trường kinh doanh: Thể chế, môi trường kinh doanh bao
gồm toàn bộ khuôn khổ chính sách và hệ thống quy định liên quan đến hoạt động
XNK trên địa bàn Tỉnh. Để XNK phát triển, thể chế, môi trường kinh doanh cần
được hoàn thiện theo hướng đơn giản hóa, thuận lợi và góp phần nâng cao năng
lực cạnh tranh cho các chủ thể và hàng hóa tham gia vào hoạt động XNK.
(2) Hàng hóa XK đáp ứng được nhu cầu và yêu cầu của thị trường NK:
Nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh của sản phẩm, tạo ra sản phẩm đáp
ứng nhu cầu thị trường sẽ là điểm đột phá giúp giải quyết nhiều hạn chế trong
XNK của Tỉnh, như đa dạng hóa thị trường thay vì thị trường đơn nhất, (cầu sản
phẩm thô, sơ chế của Trung Quốc), tăng giá trị gia tăng để tạo thay đổi về chất
cho XNK, thúc đẩy phát triển các dịch vụ logistics đáp ứng yêu cầu hội nhập...
Ngoài ra, Lạng Sơn là một trong những cửa ngõ nhập khẩu chính từ Trung Quốc,
điều kiện để phát triển NK trên địa bàn không phải là tăng khối lượng hay kim
ngạch NK mà là quản lý và điều tiết luồng và lượng hàng hóa NK để đảm bảo
Việt Nam không trở thành thị trường tiêu thụ hàng thứ cấp hay thải loại. Do vậy,
điều kiện về sản phẩm XNK cần được hiểu và phát huy trên cả 2 khía cạnh: sản
phẩm XK và sản phẩm NK.
(3) Nguồn nhân lực có chất lượng: Để phát triển XNK trên địa bàn, Lạng
Sơn cần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho XNK, bao gồm nhân lực trong
cơ quan quản lý nhà nước và nhân trong doanh nghiệp XNK. Yêu cầu nguồn
nhân lực cho XNK tại mỗi vị trí sẽ khác nhau, nhưng quan trọng nhất với nguồn
nhân lực XNK của Lạng Sơn là khả năng ngoại ngữ, cụ thể là tiếng Trung và
5
nghiệp vụ ngoại thương. Xây dựng được đội ngũ lao động trong lĩnh vực XNK
thành thạo tiếng Trung sẽ tạo thành lợi thế cạnh tranh quan trọng của Tỉnh, cụ thể
như: Nắm bắt thông tin thị trường Trung Quốc nhanh nhạy và chính xác hơn;
đàm phán và thương lượng dễ dàng hơn do hiểu về văn hóa kinh doanh; tạo ưu
thế đặc biệt so với các tỉnh lân cận... Bên cạnh đó, các yêu cầu khác với nguồn
nhân lực là kỹ năng, sự am hiểu thị trường, hướng đến chất lượng và hiệu quả
công việc, đặc biệt cần lưu ý đến khả năng sử dụng công nghệ thông tin trong bối
cảnh CMCN 4.0 đang ảnh hưởng ngày càng lớn đến thương mại nói chung và
hoạt động XNK nói riêng.
(4) Hạ tầng thương mại và hạ tầng thương mại biên giới: Đầu tư hạ tầng
đảm bảo sự phát triển đồng bộ và tính liên kết, tương thích cao giữa các cơ sở hạ
tầng và giao thông là điều kiện trọng yếu để phát triển XNK. Với đặc thù địa lý,
Lạng Sơn đã và đang được đầu tư rất nhiều cho hạ tầng giao thông, hạ tầng
thương mại và hạ tầng phục vụ thương mại biên giới. Tuy nhiên, vấn đề kết nối
giữa các phương tiện vận tải và các cơ sở hạ tầng vẫn cần được cải thiện để đảm
bảo sự thông suốt trong lưu thông hàng hóa XNK.
(5) Thông tin cho hoạt động XNK: Xây dựng hệ thống thông tin thị trường
cho DN XNK sẽ giúp ổn định hoạt động XNK trong trung và dài hạn. Các thông
tin quan trọng hỗ trợ DN sẽ bao gồm (và không hạn chế) thông tin về chính sách
và quy định về XNK và thương mại biên giới của Trung Quốc, nhu cầu hàng hóa
trong trung và dài hạn, quy mô thị trường và khả năng phát triển vào sâu trong
nội địa, cũng như nguồn cung hàng hóa cho XK,...
(6) Dịch vụ logistics và các dịch vụ hỗ trợ XNK: XNK qua địa bàn là thành
phần trọng yếu trong XNK của Lạng Sơn, do vậy, phát triển dịch vụ logistics điện
tử (electronic logistics) và các dịch vụ hỗ trợ khác (tài chính, bảo hiểm, du lịch,
lưu trú, ăn uống, dịch vụ công, dịch vụ cung ứng lao động tạm thời tại khu vực
biên giới, dịch vụ đổi tiền, gửi tiền, chuyển khoản, thanh toán, các dịch vụ điện,
nước, xử lý chất thải, bảo vệ môi trường...) là điều kiện quan trọng để tạo đột phá
cho XNK của Tỉnh trong bối cảnh dịch vụ logistics ngày càng phát triển nhờ
CMCN 4.0.
(7) Công nghệ mới trong hoạt động XNK: CMCN 4.0 ảnh hưởng nhất định
đến hoạt động XNK của Lạng Sơn, như tạo sự thay đổi trong cách thức đặt hàng
và tiêu dùng sản phẩm nhập khẩu, đổi mới phương thức kinh doanh và tác động
đến các chu trình logistics, xuất hiện thêm nhiều kho ngoại quan hoặc các cơ sở
lưu trữ hàng nước ngoài tại các khu vực biên giới để sẵn sàng cho các đơn hàng
online. Việc sử dụng công nghệ thông tin khi tham gia thương mại quốc tế trở
thành điều kiện bắt buộc với doanh nghiệp, sử dụng chữ ký, hợp đồng điện tử,
hay các ứng dụng định vị như barcode, QR code, cảm biến... trở nên ngày càng
phổ thông. Chính vì vậy, khả năng áp dụng công nghệ trong kinh doanh và quản
lý XNK sẽ là một điều kiện quan trọng để tạo đột phá cho XNK của Lạng Sơn.
6
1.3. Nhân tố ảnh hưởng đến phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa trên
địa bàn Tỉnh
1.3.1. Nhân tố khách quan ảnh hưởng đến phát triển XNK hàng hóa
trên địa bàn Tỉnh
• Chính sách phát triển XNK quốc gia: Định hướng, chính sách quan
trọng về phát triển XNK của Việt Nam ảnh hưởng đến XNK Lạng Sơn được thể
hiện trong Chiến lược XNK hàng hóa thời kỳ 2011- 2020, định hướng đến năm
2030. Theo đó định hướng phát triển xuất khẩu theo mô hình tăng trưởng bền
vững và hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu; chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất
khẩu một cách hợp lý, tập trung nâng nhanh tỷ trọng các sản phẩm xuất khẩu có
giá trị gia tăng cao, sản phẩm chế biến sâu, sản phẩm có hàm lượng công nghệ
cao, sản phẩm thân thiện với môi trường. Cùng với đó là hệ thống văn bản pháp
lý về thương mại biên giới đang dần được hoàn thiện góp phần tạo thuận lợi cho
XNK trên địa bàn3
.
• Mức độ hội nhập kinh tế của Việt Nam ảnh hưởng đến XNK Lạng Sơn:
Với nền kinh tế có độ mở cao như Việt Nam, mức độ nhạy cảm của XNK với
biến động cung - cầu và giá cả thị trường thế giới sẽ ngày càng tăng, ảnh hưởng
trực tiếp đến khối lượng và kim ngạch XNK của các địa phương. Hội nhập quốc
tế mang đến cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài; đa dạng hóa hàng hóa, tăng cơ hội
tiêu dùng hàng nhập khẩu; tạo thêm việc làm trong XNK; thúc đẩy sáng tạo và
nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp,… Nhưng thách thức cũng không
ít: Giảm nguồn thu thuế nhập khẩu, áp lực cạnh tranh từ doanh nghiệp FDI; sản
phẩm nội địa mất thị phần; nguy cơ hàng giả, hàng “bẩn”, hàng thải loại xâm
nhập thị trường nội địa; hỗ trợ của Nhà nước cho DN giảm dần hoặc chấm dứt;
thêm ngân sách dành cho cải cách thể chế và điều chỉnh chính sách; thị trường
nội địa trở nên nhạy cảm với những bất ổn thế giới,… Tất cả những yếu tố này
đều tác động đến XNK tỉnh Lạng Sơn ở những mức độ khác nhau.
• Chính sách liên quan đến XNK của các quốc gia và Trung Quốc:
Trong thương mại quốc tế hiện đang tồn tại hai xu thế đối lập: xu thế phổ biến là
toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại, đồng thời, xu hướng bảo hộ mậu dịch
đang hiện diện dưới nhiều hình thức khác nhau. Các quốc gia có thể thay đổi xu
hướng chính sách XNK tùy vào tình hình kinh tế - chính trị - xã hội. Với Lạng
Sơn, Trung Quốc là đối tác đặc thù khi hầu hết lượng hàng hóa XNK của Lạng
Sơn đều hướng đến thị trường này. Ở góc độ vĩ mô, Trung Quốc vẫn tiếp tục phát
triển quan hệ thương mại với Việt Nam và coi Việt Nam là một trong những thị
trường biên mậu quan trọng. Tuy nhiên, trong thương mại biên mậu, các địa
phương của Trung Quốc được trao quyền khá năng động trong việc áp dụng
chính sách tại từng thời điểm (ví dụ địa phương có quyền quyết định số lượng các
3
Quyết định số 7052/QĐ-BCT ngày 31/12/2010 của Bộ Công Thương về phê duyệt Quy hoạch phát triển kết cấu
hạ tầng thương mại trên tuyến hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh giai đoạn đến năm
2020, có xét đến năm 2025; Quyết định số 805/QĐ-BCT ngày 23/01/2014 của Bộ Công Thương Phê duyệt Quy
hoạch tổng thể phát triển công nghiệp, thương mại tuyến biên giới Việt - Trung đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030 là những quy hoạch quan trọng ảnh hưởng đến phát triển XNK địa phương trong thời gian tới.
7
doanh nghiệp tham gia kinh doanh biên mậu và các ưu đãi về thuế,...). Do vậy,
chính sách của Trung Quốc liên quan đến loại hàng hóa XNK tiếp nhận qua từng
cửa khẩu có thể thay đổi tùy thời điểm, ảnh hưởng lớn đến cơ cấu và luồng hàng
XNK. Những thay đổi và đặc thù trong chính sách biên mậu của Trung Quốc đòi
hỏi quốc gia đối tác phải am hiểu pháp luật tại địa phương đó để đảm bảo hoạt
động thương mại diễn ra ổn định.
• Phát triển XNK của các tỉnh lân cận: Thương mại qua biên giới tại các
tỉnh lân cận như Cao Bằng, Lào Cai, Hà Giang,... phát triển với tốc độ nhanh và
các tỉnh này cũng nhận được đầu tư lớn về cơ sở hạ tầng, bao gồm hạ tầng giao
thông vận tải và hạ tầng thương mại. Trong bối cảnh đó, nếu chính sách và sự
phát XNK của một tỉnh có điểm đặc thù hoặc thuận lợi hơn so với các tỉnh lân
cận khác (như quy trình thủ tục nhanh chóng hơn, giành được ưu tiên xây dựng
hạ tầng và hạ tầng thương mại,...), nguồn vốn đầu tư sẽ đổ vào tỉnh đó thay vì
sang các tỉnh lân cận, nhờ đó giúp tỉnh giành vị trí chiến lược trong phát triển
XNK của cả vùng. Báo cáo về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) thời
gian cho thấy Lạng Sơn đang từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh của Tỉnh,
từ 54.26 điểm năm 2011 lên 59.27 điểm năm 2017. Tuy nhiên, Lào Cai và Quảng
Ninh là những tỉnh có chỉ số năng lực cạnh tranh cao hơn nhiều so với Lạng Sơn.
Lào Cai có điểm chỉ số luôn ở mức trên 60 điểm, năm cao nhất là 2011 đạt 73.53
điểm, năm 2017 cũng đạt mức 64.98 điểm. Quảng Ninh liên tục tăng điểm chỉ số,
từ 63.25 điểm lên 76.69 điểm. Chỉ số PCI chỉ là một số liệu tham khảo sơ bộ để
đánh giá vị trí và khả năng cạnh tranh của Tỉnh trong thu hút đầu tư (Phụ lục –
Hình 3) .
• Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và sự phát triển của TMĐT: Thị
trường XNK của Tỉnh có thể mở rộng do DN tham gia thương mại điện tử, thông
qua các sàn giao dịch điện tử toàn cầu giúp DN vừa và nhỏ có nhiều cơ hội đưa
hàng hóa ra thế giới mà không phải thông qua các mô hình bán lẻ đa kênh hay đại
lý thu gom hàng như trước kia, đồng thời thay đổi phương thức đặt hàng và phân
phối sản phẩm, thay đổi dần mô thức hoạt động XNK trên địa bàn Tỉnh.
1.3.2. Nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến phát triển XNK hàng hóa trên
địa bàn Tỉnh
• Quan điểm, chính sách của Tỉnh về phát triển XNK: Quan điểm, chính
sách phát triển XNK sẽ chịu sự chi phối của quan điểm, chính sách phát triển KT-
XH và ngành dịch vụ - thương mại. Báo cáo của Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ
XVI, nhiệm kỳ 2015-2020 xác định: Lạng Sơn cần tiếp tục tập trung phát triển
khu kinh tế cửa khẩu, phát triển nhanh về thương mại, dịch vụ, du lịch. Phải xác
định đây là lĩnh vực mũi nhọn, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong thúc đẩy tăng
trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động. Đặc biệt, đẩy nhanh xây
dựng Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn.
Theo Kế hoạch Phát triển KT-XH 5 năm 2016-2020 tỉnh Lạng Sơn, giai
đoạn tới, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao năng lực thông quan hàng
hóa XNK tại các cửa khẩu; tiếp tục tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút mạnh
8
mẽ các hoạt động XNK qua địa bàn; tập trung phát triển một số mặt hàng xuất
khẩu chủ lực, hạn chế tình trạng xuất thô, tăng nhanh tỷ trọng hàng XK có hàm
lượng công nghệ cao; tập trung phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của
các ngành dịch vụ có thế mạnh, trọng tâm là các dịch vụ thương mại, logistics,
nâng cấp, tái chế hàng xuất khẩu, trung chuyển hàng hoá, vận tải, kho bãi, tài
chính, ngân hàng, bảo hiểm, tư vấn...; Chú trọng phát triển các ngành công nghiệp
hỗ trợ, lắp ráp, gia công, tái chế và sản xuất hàng hóa XK gắn với lợi thế cửa khẩu.
• Năng lực sản xuất của Tỉnh và sự phát triển của các ngành: Năng lực
sản xuất của Tỉnh thể hiện qua năng lực sản xuất công nghiệp và nông nghiệp
trên địa bàn, đây là tiền đề giúp XNK địa phương phát triển, ảnh hưởng trực tiếp
đến nguồn cung hàng hóa XK trên địa bàn và nhu cầu với hàng hóa NK. Trên địa
bàn Lạng Sơn, mặc dù XK sản phẩm thô, bán thành phẩm chiếm tỷ trọng lớn
trong kim ngạch XK nhưng đã có một số DN đầu tư vào công nghiệp chế biến
nông, lâm, thủy sản như Công ty TNHH Lâm Sản Lê Gia; Công ty CP Đầu tư và
Phát triển Sao Bắc Việt; Công ty TNHH Lâm sản WOODMAN; Công ty TNHH
MTV Cẩm Lâm; Công ty TNHH Thành Long Lạng Sơn; Công ty TNHH Chế
biến và XK nông lâm sản Lạng Sơn… Đây là những doanh nghiệp tiêu biểu định
hình sản xuất công nghiệp chế biến trên địa bàn ở giai đoạn hiện tại, tuy nhiên số
lượng DN và năng lực sản xuất vẫn khá hạn chế. Lạng Sơn cũng đang thu hút dự
án đầu tư của DN FDI vào công nghiệp chế biến là dự án Nhà máy gia công, sản
xuất sản phẩm từ nhựa thông của Công ty TNHH Rosin Industries (Hàn Quốc)
với công suất 12.000 tấn/năm, giá trị đầu tư hơn 640 nghìn tỷ đồng. Một số dự án
công nghiệp lớn của DN trong nước cũng là những tiền đề tốt để phát triển nền
sản xuất của Tỉnh giai đoạn tới, như dự án xây dựng Xưởng sản xuất hợp kim và
hợp chất kim loại của Công ty CP sản xuất và kinh doanh Sông Diêm với giá trị
hơn 100 tỷ đồng; dự án Thủy điện Bản Lải của Công ty CP đầu tư Trường Thịnh
với giá trị hơn 200 tỷ đồng; dự án Đầu tư khai thác đá vôi làm vật liệu xây dựng
thông thường tại mỏ Hồng Phong II, Hữu Lũng của Công ty TNHH Hồng Phong
với giá trị hơn 277 tỷ đồng. Có thể thấy, sản xuất của Tỉnh hiện tại vẫn dù đã có
những bước phát triển nhất định nhưng năng lực thu hút đầu tư trong sản xuất,
đặc biệt trong công nghiệp chế biến, vẫn rất hạn chế với rất ít các dự án đầu tư
giá trị lớn, lĩnh vực đầu tư thiếu đa dạng và chưa hấp dẫn FDI. Bên cạnh năng lực
sản xuất, sự phát triển của dịch vụ cũng giúp đa dạng hóa và nâng cao chất lượng
dịch vụ hỗ trợ XNK như dịch vụ tài chính ngân hàng, dịch vụ logistics, dịch vụ
vận tải, dịch vụ du lịch, dịch vụ bảo hiểm... Sự phát triển của lĩnh vực dịch vụ tạo
thuận lợi tối đa cho phát triển sản xuất, kích thích nhu cầu tiêu dùng. Du lịch phát
triển, đặc biệt với việc thu hút khách nước ngoài tăng sẽ giúp tăng kim ngạch
xuất khẩu tại chỗ.
• Hạ tầng cho hoạt động xuất nhập khẩu: Kết cấu hạ tầng phục vụ hoạt
động XNK bao gồm đường giao thông, kho bãi, hạ tầng khu vực cửa khẩu, trung
tâm logistics, hạ tầng công nghệ thông tin,... Các yếu tố này có ảnh hưởng trực
tiếp tới giá cả, chi phí xuất khẩu và năng lực cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu
thông qua việc tác động đến năng lực vận tải, năng lực lưu trữ hàng hóa, khả
9
năng thông quan, khả năng đáp ứng kịp thời các đơn hàng cho XNK, ảnh hưởng
trực tiếp đến sự phân bổ các cơ sở kinh doanh thương mại theo không gian.
Đối với Lạng Sơn, kết cấu hạ tầng liên quan đến sản xuất, xuất khẩu hàng
hoá và dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu trong thời gian qua đã có nhiều cải thiện song
vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Hệ thống đường giao thông mặc dù đã được quan
tâm đầu tư nhưng chất lượng chưa cao, chi phí và thời gian vận chuyển hàng hóa
lớn, bao gồm cả thời gian chuyển tải giữa các loại hình phương tiện vận chuyển.
Một số tuyến đường giao thông huyện lộ, tỉnh lộ, thậm chí một số tuyến quốc lộ
đi qua địa bàn tỉnh đã xuống cấp, ảnh hưởng đến khả năng vận chuyển hàng hóa
của các phương tiện vận tải. Đặc biệt, có những tuyến đường vào cửa khẩu phụ
chưa được bê tông hóa, nhựa hóa, còn lầy lội khi mùa mưa đến, gây khó khăn đối
với hoạt động vận chuyển hàng hóa của doanh nghiệp XNK.
• Nguồn nhân lực cho hoạt động XNK: Nhân lực hoạt động trong XNK
bao gồm nhân lực từ cơ quan quản lý nhà nước, cộng đồng doanh nghiệp và lực
lượng lao động hoạt động trong lĩnh vực XNK. Về cơ bản, lực lượng lao động có
chuyên môn, được đào tạo bài bản, có kiến thức thực tế càng sâu thì hiệu quả
hoạt động XNK càng lớn. Chất lượng nguồn nhân lực trong bộ máy quản lý nhà
nước ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả thực thi chính sách, chương trình XNK,
năng lực tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng đến môi trường kinh
doanh cho hoạt động XNK. Năng lực của hệ thống doanh nghiệp kinh doanh
trong lĩnh vực XNK ảnh hưởng đến quy mô, cách thức vận hành của nguồn cung
và nguồn cầu hàng hóa XNK. Bên cạnh đó, tập quán sản xuất trong sản xuất hàng
hóa xuất khẩu, kinh nghiệm trong kinh doanh quốc tế của các doanh nghiệp cũng
ảnh hưởng đến hiệu quả và giá trị gia tăng trong sản xuất và xuất khẩu hàng hóa
của Tỉnh.
10
PHẦN II
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
LẠNG SƠN GIAI ĐOẠN 2011-2017
2.1. Tổng quan về hoạt động XNK trên địa bàn giai đoạn 2011-2017
2.1.1. Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Tỉnh
Giai đoạn 2011-2017, kim ngạch XNK hàng hóa của Tỉnh liên tục tăng, từ
262 triệu USD lên 456,5 triệu USD, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 9,7 %/năm.
Trong đó đóng góp chủ yếu cho tăng trưởng đến từ hoạt động nhập khẩu với tốc
độ tăng hàng năm đạt 10,29%/năm, kim ngạch nhập khẩu tăng từ 190 triệu USD
lên khoảng 342 triệu USD. Hoạt động xuất khẩu trên địa bàn tăng trưởng thiếu ổn
định, từ 72 triệu USD năm 2011 lên 114,5 triệu USD năm 2017, tốc độ tăng trung
bình 8,04%, riêng năm 2018 kim ngạch xuất khẩu của Tỉnh đạt 125,5 triệu USD,
tăng 9,6% so với năm 2017. Cán cân thương mại trong kim ngạch XNK của Lạng
Sơn là nhập siêu và mức nhập siêu chưa có xu hướng được cải thiện.
So với hoạt động XNK của cả nước, giá trị XNK của Lạng Sơn chỉ chiếm
từ 0,11% - 0,14%, trong đó XK chiếm 0,05 – 0,1% và duy trì ổn định. Tốc độ
tăng trưởng XNK, XK và NK bình quân đều thấp hơn khá nhiều, đặc biệt là hoạt
động XK, thấp hơn tốc độ tăng bình quân của cả nước 6,08%/năm. Sự vận động
của luồng hàng hóa XK và NK của Tỉnh chưa phù hợp với xu thế chung của cả
nước có xu hướng cân bằng và tiến về xuất siêu. Tuy nhiên, việc này có thể lý
giải khi đối tác chính trong XNK của Lạng Sơn là thị trường Trung Quốc, kim
ngạch XNK sang thị trường này của Việt Nam luôn trong tình trạng mất cân đối
với giá trị NK vượt giá trị XK.
Phân tích kim ngạch XNK hàng hóa của Tỉnh so với năng lực cung ứng
dịch vụ XNK của Tỉnh và xu hướng vận động XNK của cả nước cũng thể hiện
năng lực sản xuất hàng hóa của Tỉnh còn hạn chế. Lạng Sơn chưa có được sự đột
phá trong phát triển XNK của địa phương, tuy nhiên tiềm năng về phát triển dịch
vụ - thương mại, cụ thể là dịch vụ trong lĩnh vực XNK lại rất lớn, khi tốc độ tăng
trưởng XNK qua địa bàn luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng XNK của cả nước, ở cả
hai khía cạnh XK và NK. Đây là lợi thế quan trọng nhất của Tỉnh khi xác định
định hướng phát triển XNK trong thời gian tới.
2.1.2. Cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa của Tỉnh
• Hình thức XNK: XNK hàng hóa của Lạng Sơn chủ yếu là XNK trực tiếp,
không có XNK ủy thác trong giai đoạn 2011-2017. Hình thức XNK hàng hóa của
Tỉnh khá đa dạng, bao gồm:
- XNK chính ngạch: Tính theo giá trị kim ngạch, phần lớn hàng hóa trên
địa bàn được thực hiện theo phương thức này, tập trung nhiều nhất tại cửa khẩu
quốc tế Hữu Nghị, một số tại các cửa khẩu khác như Tân Thanh, Cốc Nam.
11
- Tạm nhập tái xuất: Hàng hóa từ các nước thứ 3 nhập vào Việt Nam và
được tái xuất sang thị trường Trung Quốc và ngược lại, thực hiện chủ yếu thông
qua cửa khẩu Chi Ma, Tân Thanh. Nhóm cửa khẩu Hữu Nghị, Pò Nhùng, Co Sâu
mới có hàng tái xuất từ năm 2015. Hàng tạm nhập được thực hiện tại cửa khẩu
Chi Ma và nhóm cửa khẩu Tân Thanh, Na Hình, Bình Nghi, Nà Nưa thuộc Chi
cục hải quan Tân Thanh, nhưng từ năm 2016 hầu như không còn hình thức nhập
khẩu này (hoạt động tạm nhập chỉ thực hiện ở cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính
và thí điểm qua điểm thông quan Co Sa thuộc cửa khẩu Chi Ma, không được
thực hiện qua các cửa khẩu phụ).
- Chuyển cửa khẩu: Hàng hóa từ kê khai hải quan tại cửa khẩu/cảng khác,
vận chuyển sang Trung Quốc qua các cửa khẩu của Tỉnh. Ga quốc tế Đồng Đăng
là nơi hàng chuyển khẩu qua nhiều và thường xuyên. Từ năm 2015, nhóm cửa
khẩu Tân Thanh, Na Hình, Bình Nghi, Nà Nưa thuộc Chi cục hải quan Tân Thanh
bắt đầu có chuyển khẩu.
- XNK chính ngạch tại các cảng ngoài địa bàn Tỉnh: Một số hàng hóa của
Tỉnh xuất khẩu sang các thị trường khác như Nhật Bản, Đài Loan, Ấn Độ sẽ được
vận chuyển ra ngoài Tỉnh và đi tại các cảng khác như Hải Phòng. NK chính
ngạch tại các cảng ngoài địa bàn có xuất hiện nhưng rất nhỏ lẻ, kim ngạch không
đáng kể.
- Hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới (XNK tiểu
ngạch): Tập trung nhiều nhất tại nhóm cửa khẩu phụ Tân Thanh, Na Hình, Nà
Nưa, Bình Nghi, Cốc Nam, hầu như không có tại các cửa khẩu khác.
• Cơ cấu XNK theo nhóm hàng:
Hàng hóa XK của Lạng Sơn giai đoạn 2011-2017 gồm 3 nhóm hàng là
nhóm hàng CN nặng và khoáng sản, nhóm hàng CN nhẹ và tiểu thủ CN, và nhóm
hàng nông, lâm, thủy sản (chủ yếu là nông sản). Tuy nhiên, cơ cấu nhóm hàng có
xu hướng thu hẹp về 1 nhóm hàng đơn nhất là hàng nông sản khi tỷ trọng nhóm
này ngày càng vượt trội. Trong 3 nhóm hàng XK, nhóm hàng nông, lâm, thủy sản
(chủ yếu là hàng nông sản) chiếm tỷ trọng ngày càng lớn, từ 65,3% năm 2011
(47 triệu USD) lên 98% tổng kim ngạch XK năm 2017 (112 triệu USD). Nhóm
hàng CN nặng và khoáng sản có xu hướng giảm và giảm mạnh những năm gần
đây, từ 26,4% năm 2011 xuống gần 0% năm 2016 và 2017, mức giảm này chủ
yếu do thực hiện chủ trương giảm XK tài nguyên và khoáng sản của Tỉnh. Nhóm
hàng CN nhẹ và tiểu thủ CN có giá trị nhỏ và thể hiện xu thế tăng giảm không
đồng đều, nguyên nhân chủ yếu do năng lực sản xuất hàng CN và tiểu thủ CN của
Tỉnh chưa đáp ứng được nhu cầu của nhà NK.
XK trên địa bàn Lạng Sơn không chỉ thu hẹp về cơ cấu nhóm hàng, cơ cấu
mặt hàng cũng biến động tương tự. Mặt hàng CN XK của Tỉnh chủ yếu là khoáng
sản và vật liệu xây dựng, bao gồm bột đá, chì, xi măng, clinker, quặng.., nhưng
kim ngạch XK các mặt hàng này đều giảm và giảm ở mức khá nhanh. Đến năm
2017, chỉ còn 2 mặt hàng XK là clinker và quặng các loại với giá trị tổng chỉ đạt
10 nghìn USD, mức giảm trung bình khoảng 18-19%/năm (Phụ lục Bảng 8).
12
Với mặt hàng thuộc nhóm hàng nông nghiệp, giai đoạn 2011-2017, mặt
hàng XK chủ yếu là hoa hồi, thạch đen, nhựa thông, dược liệu, mía, sản phẩm
lâm nghiệp, và gần đây là chanh leo4
... Sản phẩm lâm nghiệp XK cũng tăng
trưởng nhanh với tốc độ tăng bình quân 17,4%/năm. Cơ cấu XK theo mặt hàng
của Lạng Sơn đều là hàng thô, giá trị gia tăng rất thấp, hoạt động XK phát triển
hoàn toàn dựa và lợi thế tuyệt đối về sản vật và tài nguyên và thiếu sự chuyển
biến theo hướng phát triển công nghệ sản xuất hay nâng cao chất lượng và giá trị
gia tăng của sản phẩm, thể hiện tính thiếu bền vững trong XK và tiềm ẩn nguy cơ
tổn hại tài nguyên, môi trường.
Cơ cấu NK của Lạng Sơn theo nhóm hàng không có sự thay đổi rõ rệt về
nhóm hàng tư liệu sản xuất và nhóm hàng tiêu dùng. Giai đoạn 2011-2017, tỷ
trọng giữa hai nhóm này khoảng 40:60, tuy nhiên có sự giảm nhẹ trong tỷ trọng
nhóm tư liệu sản xuất và tăng nhẹ trong nhóm hàng tiêu dùng, tỷ trọng này năm
2011 vào khoảng 43:57, năm 2017 trở về 40:60.
Trong nhóm hàng tư liệu sản xuất, nhóm máy móc, thiết bị, phụ tùng có xu
hướng giảm tỷ trọng trong kim ngạch NK, từ 28,42% năm 2011 xuống 24,36%
năm 2016, trong khi nhóm nguyên, nhiên, vật liệu tăng từ 12,11% lên 16,67%.
Trong nhóm hàng tiêu dùng, lương thực giảm mạnh, từ 22,63% xuống 2,56%;
thực phẩm tăng nhẹ từ 17,37% lên 19,87%. Thay đổi lớn nhất trong cơ cấu nhập
khẩu theo nhóm hàng là mức giảm của hàng lương thực và tăng các mặt hàng
thực phẩm và hàng tiêu dùng khác. Tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu lương thực
không còn chiếm tỷ trọng cao trong NK là tín hiệu tốt cho sản xuất nông nghiệp
của địa phương cũng như cả nước, nhưng tỷ trọng tư liệu sản xuất ở mức ổn định
cũng cho thấy sản xuất công nghiệp trên địa bàn trong thời gian qua vẫn duy trì
mức độ phát triển thấp và chậm đổi mới để đáp ứng nhu cầu tại chỗ.
• Cơ cấu XNK theo thị trường:
Thị trường XNK hàng hóa của Tỉnh chủ yếu là thị trường Trung Quốc. XK
sang thị trường khác như Nhật Bản, Ấn Độ, Đài Loan rất ít, kim ngạch không
đáng kể (chủ yếu là nhựa thông chế biến thành colophan) với tỷ trọng chưa đến
0,5%. NK từ Trung Quốc chiếm gần 100% giá trị và không thay đổi trong giai
đoạn 2011-2017. Cơ cấu thị trường cho thấy DN XNK của Tỉnh chưa thâm nhập
và chưa quan tâm đến các thị trường mới.
Cơ cấu thị trường XNK của Lạng Sơn hoàn toàn khác biệt so với cơ cấu thị
trường XNK của cả nước. Trong XNK của cả nước, giai đoạn 2011-2017, tỷ
trọng của thị trường truyền thống là Châu Á có xu hướng giảm dần, trong khi tỷ
trọng của các thị trường khác (như Mỹ, EU và các quốc gia/vùng lãnh thổ khác)
có xu hướng tăng.
Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên, một mặt, do Tỉnh có đường biên
giới tương đối dài với Trung Quốc, có lợi thế tự nhiên trong thương mại với
Trung Quốc, hoạt động giao thương giữa song phương đã diễn ra với lịch sử lâu
4
Hoa hồi và thạch đen có mức tăng trưởng khá ổn định, khoảng 7,5%, trong khi nhựa thông và các loại nông sản
khác (chè, vải, dược liệu...) tăng trưởng nhanh hơn với tốc độ tăng bình quân đạt 22,8% và 29,4%.
13
dài, hai bên đối tác khá hiểu biết về nhau, do vậy, doanh nghiệp luôn tận dụng và
khai thác lợi thế này trong kinh doanh XNK. Mặt khác, do năng lực cạnh tranh
của hàng hóa và của các doanh nghiệp XNK trên địa bàn Tỉnh còn hạn chế nên
chưa khai thác và tìm kiếm được thị trường mới. Tuy nhiên, đặc điểm về cơ cấu
thị trường XNK hàng hóa này sẽ hạn chế hiệu quả phát triển XNK hiện tại và
trong tương lai. Cơ cấu thị trường XNK đơn nhất dẫn đến sự bị động trong hoạt
động của XNK, tạo ra tình trạng nhiều nguồn cung (từ phía Việt Nam) cùng đổ về
một nguồn cầu (Trung Quốc) và ngược lại, một nguồn cung hàng Trung Quốc
phục vụ cho nhiều nguồn cầu sản xuất (của Việt Nam), khiến DN XNK Việt Nam
luôn chịu thiệt trong giao dịch với đối tác Trung Quốc. Do vậy, để phát triển
XNK hàng hóa trên địa bàn nói riêng và thương mại của Tỉnh nói chung, cần có
những giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa và DN XNK
nhằm đa dạng hóa thị trường XNK, tạo điều kiện chủ động trong hoạt động XNK
khi có những biến động bất thường xảy ra.
2.1.3. Chủ thể và lao động tham gia hoạt động XNK trên địa bàn Tỉnh
Cùng với sự phát triển của XNK thời gian qua, lực lượng kinh doanh trong
lĩnh vực XNK trên địa bàn Tỉnh ngày càng đông đảo. Toàn Tỉnh đến tháng
12/2018 có 2.760 doanh nghiệp, với tổng vốn đăng ký 22,1 nghìn tỷ đồng; số
doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ chiếm gần 70%. Hiện tại, số
lượng DN tham gia XNK trên địa bàn có khoảng gần 2.700 - 3.000 doanh nghiệp,
trong đó khoảng 10% là doanh nghiệp của tỉnh5
.
Trong hoạt động thương mại, vai trò của khu vực kinh tế nhà nước ngày
càng giảm dần, thay vào đó là vai trò của thành phần kinh tế tư nhân. Trong hoạt
động XNK, xu hướng này càng thể hiện rõ khi doanh nghiệp kinh doanh XNK
chủ yếu là doanh nghiệp ngoài nhà nước. Cơ cấu này, một mặt, cho thấy hoạt
động XNK trên địa bàn rất linh hoạt bởi khối DN tư nhân hoạt động XNK trên
địa bàn đều là DN vừa và nhỏ, khả năng thích nghi và mức độ nhạy cảm với các
biến động thị trường rất lớn. Mặt khác, cũng cho thấy hoạt động XNK của Lạng
Sơn diễn ra thiếu tính chiến lược, thiếu các DN đầu đàn định hướng hay tạo sức
kéo cho thị trường.
Đặc thù của tỉnh biên giới với nhiều cửa khẩu, đường mòn, lối mở khiến
trong hoạt động XNK có vai trò quan trọng của thương nhân tự do (thương lái),
hộ kinh doanh cá thể và cư dân biên giới tham gia thương mại tiểu ngạch. Tại các
huyện, đặc biệt là huyện biên giới, hộ kinh doanh cá thể là chủ thể chính thực
hiện hoạt động XNK, do vậy, quy mô hoạt động kinh doanh rất nhỏ lẻ, tư duy
kinh doanh trong sản xuất hàng hóa và cung ứng dịch vụ thụ động, thiếu bài bản,
manh mún và ngắn hạn, hiệu quả kinh doanh thấp, hoạt động kinh doanh phụ
thuộc nhiều vào thương lái thu mua. Đây là một trong những nguyên nhân chính
hạn chế sự phát triển XNK trên địa bàn Tỉnh.
5
Báo cáo Tổng kết công tác năm 2017, triển khai nhiệm vụ, mục tiêu kế hoạch 2018, Sở Công Thương tỉnh Lạng
Sơn; số liệu từ Sở Công Thương Lạng Sơn; Báo cáo tình hình kinh tế xã hội quý IV và năm 2018, Cục Thống kế
tỉnh Lạng Sơn.
14
Bên cạnh đó, lực lượng lao động XNK cũng là yếu tố hạn chế phát triển
XNK. Ước tính tại các cửa khẩu phụ, hàng ngày có khoảng 1000 lượt người qua
lại các cửa khẩu để buôn bán tiểu ngạch. Đây là lực lượng lao động đặc thù trong
lĩnh vực XNK tại các tỉnh biên giới. Về cơ bản, những lao động tham gia thương
mại tiểu ngạch là lao động phổ thông, không cần đào tạo hay kỹ năng. Xét trên
góc độ phát triển nguồn nhân lực cho XNK, lực lượng lao động này không tạo
chuyển biến về chất lượng cho lao động XNK, nhưng về số lượng, cùng với sự
phát triển của thương mại biên giới, lực lượng lao động này đã góp phần giải
quyết một lượng lớn việc làm cho các địa phương, tạo điều kiện nâng cao thu
nhập và cải thiện đời sống người dân.
2.1.4. Kim ngạch và cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu hàng hóa qua địa
bàn Tỉnh
So với XNK của Tỉnh, kim ngạch hàng hóa XNK qua địa bàn có sự ổn
định và tăng trưởng tốt, từ 2.250 triệu USD năm 2011 lên 5.250 triệu USD năm
2017, tốc độ tăng trung bình đạt 15,17%/năm. Năm 2018, kim ngạch XNK qua
địa bàn giảm còn 4.855 triệu USD do thắt chặt kiểm soát XNK từ phía Trung
Quốc. Đáng chú ý, kim ngạch XNK của Lạng Sơn chỉ đạt khoảng 7-8% kim
ngạch XNK qua địa bàn, đóng góp rất nhỏ trong tổng kim ngạch XNK của Tỉnh
(Phụ lục 8).
Cơ cấu hàng hóa XK qua địa bàn cũng có đặc tính tương tự với cơ cấu
hàng hóa XK của Tỉnh. Theo đó, cơ cấu hàng hóa XK qua địa bàn tập trung trong
nhóm hàng nông, lâm, thủy sản, chủ yếu là hàng nông sản, thủy sản, trái cây tươi,
bao gồm hàng hóa trong nước và các hàng tạm nhập tái xuất từ các quốc gia/
vùng lãnh thổ thứ 3 (chè, quặng,...). Đặc điểm này trong hoạt động XK đặt ra yêu
cầu về nâng cao năng lực kiểm soát chất lượng hàng nông sản XK qua địa bàn,
nếu hệ thống kiểm tra được nâng cấp cả về trang thiết bị, hạ tầng bốc xếp, lưu trữ,
cũng như năng lực nhân viên hải quan, sẽ giúp tăng hiệu quả thông quan và tăng
chất lượng dịch vụ tại cửa khẩu.
Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu qua địa bàn cũng vận động tương tự cơ cấu
hàng hóa NK của Tỉnh, theo đó duy trì khá ổn định với mặt hàng nhập khẩu chủ
yếu là nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, hóa chất, ô tô, chè xanh, thuốc bắc, thiết
bị vệ sinh, nội thất,... Cơ cấu nhập khẩu này cũng cho thấy không chỉ sản xuất
của Lạng Sơn mà sản xuất trong nước vẫn phụ thuộc vào đầu vào nhập khẩu từ
phía Trung Quốc.
2.1.5. Hoạt động xúc tiến xuất nhập khẩu trên địa bàn Tỉnh
Các hoạt động xúc tiến thương mại bao gồm những hoạt động giúp tăng
cường thương mại và tăng cường hiệu quả thương mại như: nghiên cứu thông tin,
thị tường; tổ chức hội thảo; hội chợ; xây dựng thương hiệu,… Trên bình diện vĩ
mô, công tác xúc tiến thương mại (XTTM) cho XNK đã được quan tâm với nhiều
chương trình, hoạt động, như hội nghị kết nối thương nhân, Hội thảo về cơ chế
chính sách XNK hàng hóa, Hội nghị gặp mặt DN XNK hàng năm, Hội chợ
Thương mại quốc tế Việt – Trung thuộc Chương trình XTTM quốc gia 2017,
15
2018; cập nhật thông tin, tiếp tục xây dựng và phát triển gian hàng Thương mại
điện tử trên website: http://langsontrade.vn. Với doanh nghiệp, hầu hết các doanh
nghiệp xuất khẩu trên địa bàn tỉnh đều phải tự thực hiện các hoạt động xúc tiến
thương mại, tìm kiếm thị trường tiêu thụ qua mạng Itenrnet cũng như thông qua
các mối quan hệ thương mại khác của các doanh nghiệp. Những thông tin liên
quan đến thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp được cung cấp bởi Trung tâm
xúc tiến thương mại của Tỉnh (nay là Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương
mại) cũng như của các hiệp hội ngành hàng chưa đầy đủ, kịp thời nên chưa mang
lại hiệu quả thiết thực đối với hoạt động xuất khẩu.
Về cơ bản, xúc tiến XNK trên địa bàn Tỉnh thời gian qua đã được sự quan
tâm hỗ trợ nhiều từ phía cơ quan quản lý, tuy nhiên, trong quá trình triển khai còn
một số hạn chế, ngoài nguyên nhân do kinh phí cho xúc tiến XK chưa đáp ứng
nhu cầu, còn do trình độ chuyên môn, khả năng ngoại ngữ và kỹ năng của đội
ngũ cán bộ làm công tác xúc tiến chưa chuyên nghiệp, chưa có nhiều kinh
nghiệm nên phương pháp xúc tiến và tính chuyên nghiệp chưa cao. Một số doanh
nghiệp chưa thật sự quan tâm đến công tác xúc tiến thương mại cho xuất khẩu,
thể hiện rõ nhất qua việc số lượng DN tham gia hội chợ triển lãm về XNK khá ít,
DN tham gia không quan tâm nhiều công tác xúc tiến, quảng bá sản phẩm của
mình mà chỉ chú trọng vào bán sản phẩm.
Bên cạnh xúc tiến thương mại, Lạng Sơn đã đăng ký quyền sở hữu trí tuệ
cho các sản phẩm đặc trưng: đăng ký chỉ dẫn địa lý cho hoa hồi, nhãn hiệu tập thể
cây thạch đen, nhãn hiệu tập thể Gạo Bao thai Thất Khê, Gạo nếp Ong, quýt
Tràng Định, quế Tràng Định, hồng Vành Khuyên, rượu Mẫu Sơn,...; phát triển
thương hiệu rất được quan tâm trên địa bàn Lạng Sơn, tuy nhiên, hiệu quả của
công tác này trong phát triển XNK chưa đáng kể, bởi sản lượng sản xuất hiện chỉ
đủ tiêu thụ nội địa, chưa đáp ứng được nhu cầu lớn dành cho xuất khẩu.
Về phía doanh nghiệp, DN XK chưa quan tâm thỏa đáng đến xây dựng và
bảo vệ thương hiệu. Nguyên nhân chủ yếu do sản phẩm xuất khẩu chính của Tỉnh
là hàng hóa ở dạng nguyên liệu, thô, sơ chế (dược liệu, thạch đen, hồi, mía, tinh
bột sắn,...), nhà nhập khẩu nước ngoài không quan tâm đến thương hiệu của
những sản phẩm này, họ nhập khẩu về và tiếp tục chế biến những sản phẩm này
thành hàng hóa tiêu dùng cuối cùng và gắn thương hiệu của họ. So sánh giữa chi
phí, thời gian, thủ tục đăng ký và bảo vệ thương hiệu với giá trị thu về chưa đủ
hấp dẫn khiến doanh nghiệp xuất khẩu quan tâm đến xây dựng thương hiệu. Mặt
khác, cũng còn một số nguyên nhân như doanh nghiệp tham gia xuất khẩu hàng
hóa trên địa bàn là các doanh nghiệp nhỏ, mới chỉ quan tâm đến doanh thu và sản
lượng, chưa có chiến lược sản xuất và kinh doanh bài bản với tầm nhìn dài hạn
nên chưa quan tâm đến xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm xuất khẩu.
2.1.6. Tổ chức nguồn hàng, phát triển chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị trên
địa bàn Tỉnh
Hoạt động tổ chức nguồn hàng, phát triển chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị trên
địa bàn thời gian qua đã được quan tâm phát triển với việc triển khai Đề án đổi
16
mới hình thức tổ chức sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm nông lâm
nghiệp. Theo đó đã lựa chọn 03 dự án tổng thể và 07 mô hình phát triển sản xuất
gắn với xây dựng nhãn mác sản phẩm, hình thành chuỗi giá trị để tập trung chỉ
đạo điểm; đã hỗ trợ 28,6 tỷ đồng cho 43 xã để thực hiện các dự án, mô hình phát
triển sản xuất; bước đầu xuất hiện một số mô hình sản xuất hiệu quả, một số sản
phẩm đã có chỗ đứng trên thị trường6
.
Trong hoạt động XNK, tổ chức nguồn hàng và phát triển chuỗi cung ứng
cho XNK của Tỉnh cũng đã hình thành. Các sản phẩm xuất khẩu chính của địa
phương như quế, hồi, thạch đen,..., đã được quy hoạch vùng sản xuất, có thương
lái hoặc doanh nghiệp thu mua và làm hợp đồng bao tiêu sản phẩm với cơ sở sản
xuất. Phía người mua, doanh nghiệp XK có hợp đồng mua bán với đối tác Trung
Quốc, hoặc thương lái có nguồn mua hàng ổn định với mối quan hệ tốt, hình
thành chuỗi cung ứng khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ.
Tuy nhiên, những kết quả trong tổ chức nguồn hàng, phát triển chuỗi cung
ứng/chuỗi giá trị trên địa bàn Tỉnh còn rất hạn chế, mới dừng lại ở một số sản
phẩm XK mà nhu cầu phía Trung Quốc luôn ở mức cao, sản phẩm xuất thô không
qua sơ chế hay chế biến. Điều này có nghĩa chuỗi cung ứng hàng hóa XNK của
Tỉnh ở mức đơn giản, sơ khai nhất với 3 chủ thể chính là người sản xuất (nông
dân/nông hộ), người thu gom (thương lái/doanh nghiệp) và người mua hàng (đối
tác Trung Quốc). Trong chuỗi cung ứng chưa xuất hiện các cơ sở đóng gói, bao bì,
hay sản xuất, chế biến,… giúp tăng giá trị gia tăng cho sản phẩm.
Với XNK qua địa bàn, giai đoạn 2011-2017, chuỗi cung ứng cũng đã hình
thành, việc tổ chức nguồn hàng cho XNK ngày càng chuyên nghiệp, mạng lưới
thương lái thu gom hàng hóa cho XK sang Trung Quốc mở rộng, lượng hàng hóa
có thể cung ứng cho XK ngày càng lớn, thể hiện ở kim ngạch hàng hóa XK qua
các cửa khẩu của Lạng Sơn liên tục tăng với tốc độ tăng trung bình hơn 20%.
Hầu hết các DN tham gia XNK qua địa bàn đều có mối liên kết với DN phía
Trung Quốc để xuất khẩu hàng hóa theo nhu cầu của đối tác. Một số mặt hàng
nông sản xuất khẩu trọng điểm như nhãn, thanh long,… đã xây dựng được chuỗi
cung ứng khép kín. Theo đó, hai bên đối tác Việt Nam - Trung Quốc đã có hợp
đồng mua bán từ trước, khi đến vụ thu hoạch, tiểu thương Trung Quốc đến tận
nơi sản xuất chọn hàng, đóng hộp, khi đến biên giới, sau khi làm thủ tục hải quan
sẽ có đối tác Trung Quốc nhận và giải phóng hàng ngay. Hoạt động tổ chức
nguồn hàng và phát triển chuỗi cung ứng cho NK cũng diễn ra tương tự.
Tuy nhiên, tổ chức nguồn hàng và phát triển chuỗi cung ứng/chuỗi giá trị
trên địa bàn Tỉnh cũng bộc lộ nhiều hạn chế. Bao gồm:
- Phần lớn các hợp đồng XNK giữa người bán/ doanh nghiệp với phía
Trung Quốc được thực hiện bằng miệng, không có hợp đồng chính thức. Điều
này có nghĩa là cho mọi hoạt động trong chuỗi cung ứng, từ số lượng sản xuất,
việc thu mua tại nơi sản xuất, vận chuyển, bán hàng qua biên giới, đều không dựa
6
Báo cáo 428e/BC-UBND ngày 30/11/2017
17
trên bất kỳ cơ sở vững chắc nào có tính pháp lý như văn bản, tài liệu chính thức.
Do vậy, rủi ro trong XNK nông sản sang Trung Quốc rất lớn.
- Một số nông sản XK sang Trung Quốc, điển hình như dưa hấu, thanh
long chưa xây dựng được chuỗi cung ứng, việc tổ chức nguồn hàng chưa được tổ
chức phù hợp, dẫn đền việc hàng hóa đến cửa khẩu phải trải qua quá trình phân
loại, lựa chọn, mất nhiều thời gian, gây ùn tắc nông sản XK tại các cửa khẩu
Lạng Sơn (Cốc Nam, Tân Thanh) trong giai đoạn vừa qua.
- Hạ tầng kho bãi tại các cửa khẩu hiện chưa đáp ứng được yêu cầu ngày
càng tăng của việc lưu trữ hàng hóa trong những thời điểm cao điểm, do vậy, khi
hàng hóa từ các địa phương chuyển đến Lạng Sơn không có kho bãi tập kết và
lưu trữ đảm bảo tiêu chuẩn.
2.1.7. Kết cấu hạ tầng phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn Tỉnh
2.1.7.1. Hạ tầng giao thông trên địa bàn Tỉnh
Đặc thù vị trí địa kinh tế nên Lạng Sơn là một trong những tỉnh đã nhận
được sự quan tâm đầu tư về hạ tầng giao thông. Trong giai đoạn 2011-2017,
nhiều kết cấu hạ tầng được đầu tư góp phần thúc đẩy phát triển XNK, đáng chú
ý là việc đưa vào sử dụng nhiều dự án liên quan trực tiếp đến thuận lợi hóa
hoạt động XNK của địa phương như đẩy mạnh xây dựng tuyến đường cao tốc
Bắc Giang - Lạng Sơn, đến nay đoạn Chi Lăng - Bắc Giang dài 64,2 km đã thi
công 27/32 gói thầu xây lắp, tiến độ chung các gói thầu trên địa bàn tỉnh Lạng
Sơn đạt 73%, hoàn thành thảm tăng cường mặt đường của Quốc lộ 1, một số
đoạn tuyến quốc lộ 4A, 4B đang được cải tạo, sửa chữa, hệ thống đường nội bộ
trong các khu đô thị được tập trung đẩy nhanh tiến độ. Các dự án đầu tư công
thường xuyên được kiểm tra, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thực hiện, nhất là dự án
trọng điểm. Kết nối của các tuyến quốc lộ vào cửa khẩu thường xuyên được cải
tạo, đầu tư nâng cấp để đảm bảo các kết nối cơ bản đáp ứng yêu cầu vận tải hàng
hóa XNK. Năm 2018, lưu lượng xe vận tải chở hàng hóa XNK ra vào các cửa
khẩu đạt 467.000 lượt xe, tăng khoảng 2,2% so với năm 2017.
Tuy nhiên, trong phát triển hạ tầng giao thông, vẫn còn một số vướng mắc
ảnh hưởng đến phát triển XNK trên địa bàn, bao gồm:
- Một số dự án chậm tiến độ
- Kết cấu hạ tầng phát triển chưa đồng bộ, một số tuyến giao thông huyện
lộ, tỉnh lộ xuống cấp, một số tuyến đường liên xã hoặc vào cửa khẩu phụ vẫn
chưa được bê tông hóa, còn lầy lội khi mùa mưa đến, ảnh hưởng đến khả năng
vận chuyển hàng hóa của phương tiện vận tải.
- Trong vận tải đường sắt liên vận quốc tế, năng lực vận tải phía Việt Nam
vẫn thấp và chưa tương thích với phía bạn, đã tạo ra sự mất cân đối trong vận tải,
chưa thu hút được khách hàng, giảm hiệu quả khai thác vận tải đường sắt.
- Tuyến quốc lộ 1A từ Hà Nội - Bắc Giang - Lạng Sơn đến Cửa khẩu
Quốc tế Hữu Nghị không còn phù hợp với lưu lượng giao thông hiện nay trung
18
bình 8.000-9.000 lượt xe/ngày (cao điểm tới 15.000 lượt/ngày), dẫn đến vận
chuyển lưu thông hàng hóa chậm.
- Lưu lượng phương tiện vận tải vận chuyển hàng hóa qua các cửa khẩu
của Lạng Sơn (Hữu Nghị, Tân Thanh, Cốc Nam) để xuất khẩu sang Trung
Quốc vẫn liên tục tăng, hiện trung bình khoảng 1.000 - 1.500 xe/ngày, trong
khi khả năng thông quan tối đa chỉ khoảng 700 - 900 xe/ngày. Điều này dẫn
đến ùn ứ hàng hóa tại khu vực cửa khẩu và trên một số tuyến quốc lộ.
Những vấn đề trên khiến đầu tư hạ tầng trở thành vấn đề cấp bách của
Lạng Sơn, đặc biệt trong bối cảnh thực hiện Chiến lược XNK hàng hóa thời kỳ
2011-2020, định hướng đến năm 2030 của đất nước và của tỉnh.
2.1.7.2. Hạ tầng cửa khẩu của Lạng Sơn
- Hạ tầng tại các cửa khẩu tiếp tục được đầu tư để cải tạo, nâng cấp hoặc
mở rộng nhằm nâng cao năng lực thông quan. Trong đó, một số hạ tầng cửa khẩu
trọng điểm đã hoàn thành đưa vào sử dụng7
, các dự án nâng cấp đường ra cửa
khẩu được đẩy nhanh tiến độ, nâng cao năng lực thông quan hàng hoá.
- Hạ tầng các cửa khẩu chính được quy hoạch gồm nhiều khu chức năng,
ngoài các khu cơ bản phục vụ XNK còn có các khu dịch vụ như kho ngoại quan,
cửa hàng miễn thuế, khu thương mại, hội chợ, triển lãm, cửa hàng giới thiệu sản
phẩm, các văn phòng đại diện, chợ cửa khẩu,...; các loại hình dịch vụ như bãi đỗ
xe, chợ, khu tái chế hàng XNK, các công trình phúc lợi,... đủ điều kiện cung cấp
dịch vụ cho các doanh nghiệp XNK (Phụ lục Hộp 1)
- Hạ tầng các cửa khẩu phụ cơ bản đảm bảo năng lực thông quan hàng
hóa8
. Tuy nhiên, tình trạng chung là cửa khẩu đã được xây dựng lâu, một số hạng
mục xuống cấp (hệ thống điện, thông tin liên lạc, trang thiết bị kỹ thuật,...) ảnh
hưởng đến nghiệp vụ và sinh hoạt tại cửa khẩu. Các dự án đầu tư cho cửa khẩu
phụ đang thực hiện như hoàn thành quy hoạch chi tiết cửa khẩu phụ Na Hình, khu
vực Co Sa và điều chỉnh quy hoạch chi tiết cửa khẩu Cốc Nam. Công tác quy
hoạch mở rộng, phân tách riêng luồng hàng hóa XNK tại các cửa khẩu (Hữu
Nghị, Tân Thanh, Bình Nghi, Nà Nưa, Na Hình,...) được chú ý, theo đó, các sản
phẩm chủ đạo xuất nhập khẩu qua từng cửa khẩu sẽ được phân luồng riêng, tính
chuyên môn hóa giúp giảm thời gian thông quan tại cửa khẩu (Phụ lục Hộp 2).
Phát triển hạ tầng cửa khẩu thời gian qua gặp một số khó khăn ảnh hưởng
tới hoạt động XNK trên địa bàn Tỉnh, gồm:
7
Hạ tầng Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn (đã đưa vào sử dụng Tòa nhà cửa khẩu Hữu Nghị và tuyến
đường chuyên dụng XNK hàng hóa qua mốc 1119-1120 (2017); Nhà làm việc liên ngành và nhà công vụ cửa khẩu
Ba Sơn; Cổng cửa khẩu Nà Nưa; Tiểu dự án cơ sở hạ tầng cửa khẩu Hữu Nghị; dự án thành phần đấu nối đường
Na Sầm - Na Hình (ĐT 230) với đường tuần tra biên giới; Nhà kiểm soát liên ngành số 1 cửa khẩu Chi Ma, Cổng
cửa khẩu Tân Thanh, Nhà công vụ cửa khẩu Bản Chắt
8
Khu vực hành chính được xây dựng với các dịch vụ cơ bản về kê khai hải quan, kiểm hóa, kiểm dịch thực vật,
động vật, kiểm dịch y tế.... Các khu vực khác còn nhiều tiềm năng đầu tư dành cho khu vực tư nhân như bãi đỗ xe,
kho hàng hóa, khu xếp dỡ hàng, kho ngoại quan, dịch vụ tổng hợp, khu ăn uống, nghỉ ngơi cho lao động tại chỗ...
19
- Một số dự án đầu tư hạ tầng cửa khẩu chậm tiến độ như dự án Đường
phục vụ XNK, đấu nối từ cửa khẩu Tân Thanh (Việt Nam) với khu kiểm soát Khả
Phong (Trung Quốc), dự án đầu tư hạ tầng tại cửa khẩu Chi Ma.
- Đầu tư cho hạ tầng khu vực cửa khẩu được thực hiện theo chủ trường xã
hội hóa. Ngoài các khu cơ bản của cửa khẩu, các khu vực dịch vụ được đầu tư
bằng nguồn vốn của doanh nghiệp, chủ yếu vào các lĩnh vực như bến xe, bãi đỗ,
kho bãi xếp dỡ hàng, kho ngoại quan, trung tâm thương mại, chợ cửa khẩu, dịch
vụ tổng hợp, khu chế biến hàng XNK,... Tuy nhiên, huy động vốn đầu tư cho khu
vực cửa khẩu vẫn luôn là khó khăn của Tỉnh. Mỗi năm Lạng Sơn được Trung
ương bố trí từ nguồn vốn hỗ trợ theo mục tiêu đầu tư khu kinh tế cửa khẩu còn
hạn hẹp (khoảng 60 tỷ đồng mỗi năm), chỉ đủ đáp ứng các dự án quy hoạch, giải
phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng,... Với mức đầu tư mang tính “nhỏ giọt” sẽ
khiến việc triển khai các dự án chậm, hạ tầng cửa khẩu chưa trở thành lợi thế
trong phát triển XNK. Điển hình như dự án đường Hữu Nghị - Bảo Lâm ra cửa
khẩu Pò Nhùng (huyện Cao Lộc) tiến độ thi công rất chậm ảnh hưởng rất lớn đến
hoạt động XNK qua địa bàn.
- Hiện nay, Trung Quốc chỉ cho phép XNK hàng hóa nông sản (hoa quả,
rau củ,...) từ Việt Nam qua 3 cửa khẩu của Lạng Sơn là Tân Thanh, Hữu Nghị và
Cốc Nam, với công suất bình quân 700-900 xe/ngày. Trong khi đó, lưu lượng
hàng hóa XK qua các cửa khẩu này bình quân khoảng 1.000-1.500 xe/ ngày. Sự
chênh lệch này tạo áp lực lớn lên hạ tầng khu vực cửa khẩu cũng như hạ tầng
giao thông của Tỉnh. Đòi hỏi phải sớm nâng cấp năng lực thông quan, lưu trữ tại
các cửa khẩu cũng như năng lực vận tải của hệ thống đường giao thông.
2.1.7.3. Hạ tầng logistics trên địa bàn Tỉnh
Hạ tầng logistics cho XK trên địa bàn Tỉnh hiện tại vẫn chủ yếu là hạ tầng
bến bãi. Đến cuối năm 2018, tại các khu vực cửa khẩu trên địa bàn có trên 30 dự
án của các doanh nghiệp đầu tư và kinh doanh hạ tầng bến bãi phục vụ xuất nhập
khẩu, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, cơ bản đáp ứng được nhu cầu; trong đó tại 04
cửa khẩu thuộc Khu kinh tế cửa khẩu có 11 dự án đầu tư kinh doanh kho, bãi với
tổng vốn đăng ký 1.750 tỷ đồng. Các dự án đã và đang thực hiện đầu tư xây
dựng, cơ bản đáp ứng được nhu cầu sử dụng bến bãi, kho bãi của doanh nghiệp
kinh doanh XNK. Trong quá trình quản lý các bến, bãi tại khu vực cửa khẩu, vấn
đề phát sinh chủ yếu là hoàn thiện các thủ tục hồ sơ pháp lý cho doanh nghiệp
đăng ký đầu tư kinh doanh.
Lượng hàng hóa XNK qua các cửa khẩu của Lạng Sơn rất lớn, nhưng đến
nay, hạ tầng kho bãi tại các cửa khẩu vẫn trong tình trạng chật hẹp, xuống cấp,
thiếu vệ sinh và chỉ đủ năng lực làm kho bãi thông thường. Ví dụ tại cửa khẩu
Tân Thanh hiện bình quân mỗi ngày có khoảng 200 xe hàng làm thủ tục xuất
khẩu nhưng vào chính vụ các nông sản xuất khẩu trọng điểm như dưa hấu, thanh
long, tinh bột sắn..., lượng xe có thể lên đến hơn 2.000 xe, vượt quá khả năng
20
thông quan của cửa khẩu cũng như khả năng lưu trữ của hệ thống kho bãi tại cửa
khẩu9
. Tại các khu vực cửa khẩu, kho hàng hóa đều ở tình trạng thiếu đầu tư10
.
Để phục vụ XNK và hướng vào phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn, từ
năm 2009, Lạng Sơn đã xây dựng, phê duyệt quy hoạch Khu trung chuyển hàng
hóa thuộc xã Thụy Hùng và xã Phú Xá, huyện Cao Lộc với tổng diện tích trên
143 ha, nằm cách thành phố Lạng Sơn 10 km, cách cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị
và Cốc Nam 5 km, cách cửa khẩu Pò Nhùng 15 km, cách cửa khẩu Tân Thanh 16
km, cách ga quốc tế Đồng Đăng 2 km và cách Chi Ma 50 km.
Khu trung chuyển hàng hóa được dự kiến xây dựng và hoạt động dưới hình
thức khu phi thuế quan với đầy đủ các công trình hạ tầng liên hợp như: Kho, bãi,
khu kiểm dịch, kiểm tra chất lượng hàng hóa, khu đóng gói, phân loại, bảo quản
hàng hóa, khu hội chợ triển lãm, khu trưng bày giới thiếu sản phẩm, tiếp xúc
thương nhân,… và đặc biệt không hạn chế thời gian ra vào của phương tiện chở
hàng hóa. Khu trung chuyển dự kiến sẽ trở thành một đầu mối quan trọng thu hút
và điều tiết các luồng hàng hóa cho XNK không chỉ của địa phương mà của cả
vùng, giảm ách tắc trong lưu thông hàng hóa XNK (đặc biệt là hàng nông sản),
tạo lợi thế cạnh tranh cho Lạng Sơn so với các tỉnh lân cận, là dự án trọng điểm
đưa thương mại nói chung và XNK nói riêng của Lạng Sơn lên tầm cao mới.11
2.1.8. Hoạt động XNK tại các cửa khẩu trên địa bàn Tỉnh
2.1.8.1. Kim ngạch và cơ cấu hàng hóa XNK, mua bán, trao đổi hàng hóa
qua các cửa khẩu trên địa bàn Tỉnh
Hàng hóa qua các cửa khẩu trên địa bàn Tỉnh được thực hiện theo nhiều
hình thức: XNK chính ngạch, thương mại biên giới, trao đổi hàng hóa cư dân
biên giới. Tổng kim ngạch XNK qua các cửa khẩu giai đoạn 2013-2017 đạt
14.842 triệu USD, trong đó xuất khẩu đạt 6.223,5 triệu USD, chiếm 32,5% tổng
kim ngạch, nhập khẩu đạt 8.618,5 triệu USD, chiếm 45% tổng kim ngạch (Trị giá
hàng tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu, kho ngoại quan trong giai đoạn này không
thực hiện thống kê vào tổng kim ngạch XNK trực tiếp trên địa bàn)
(1) Xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu trên địa bàn: Xuất khẩu
qua các cửa khẩu vận động không cùng chiều trong giai đoạn 2013-201712
. Nhập
9
Hiện nay trên địa bàn Tỉnh có 9 bến xe khách, với tổng diện tích hơn 60 nghìn m2
, ước tính năm 2017 vận
chuyển 12,1 triệu lượt khách, vận chuyển hàng hóa đạt 8.500 nghìn tấn. Số lượng xe trên địa bàn gồm: Xe
container: 436, Xe tải và đầu kéo: 1.150, xe taxi: 663; xe khách tuyến cố định: 205, xe khách Hợp đồng: 150; xe
buýt: 22, đáp ứng nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa trên địa bàn.
10
Cửa khẩu Hữu Nghị chỉ có 01 kho hàng XNK với diện tích khá nhỏ (1.000 m2), Chi Ma được quy hoạch kho
bãi xếp dỡ hàng hóa diện tích 24.225 m2 và kho ngoại quan 107.000m2 nhưng chưa hoàn thiện, hiệu quả sử dụng
rất thấp. Các kho bãi trong cửa khẩu ga đường sắt và cửa khẩu phụ được xây dựng trong khu vực các bến, bãi của
khẩu với diện tích nhỏ, hạ tầng xuống cấp, điều kiện vật chất kém, thiếu vệ sinh, không đủ đáp ứng nhu cầu XNK
các loại hàng hóa.
11
Hiện nay dự án đang triển khai thực hiện giai đoạn 1, kết quả đã cơ bản thực hiện xong công tác giải phóng mặt
bằng, UBND tỉnh đã phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu tái định cư và dân cư dự án; các thủ
tục pháp lý cơ bản đáp ứng yêu cầu theo quy định.
12
Tại các cửa khẩu Hữu Nghị, Pò Nhùng, Co Sâu (thuộc Chi cục hải quan Hữu Nghị) chiếm tỷ trọng lớn và tăng
trưởng bình quân 25,8%/năm, đạt 895,1 triệu USD, chiếm 40,3% tỷ trọng XK qua các cửa khẩu toàn Tỉnh năm
2017. Hàng hóa XK chủ yếu là tinh bột sắn, hoa quả tươi, tinh bột sắn, máy móc, linh kiện điện tử và đồ mỹ
nghệ…
21
đề áN phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh lạng sơn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
đề áN phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh lạng sơn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
đề áN phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh lạng sơn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
đề áN phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh lạng sơn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
đề áN phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh lạng sơn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
đề áN phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh lạng sơn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
đề áN phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh lạng sơn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
đề áN phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh lạng sơn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
đề áN phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh lạng sơn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
đề áN phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh lạng sơn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
đề áN phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh lạng sơn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
đề áN phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh lạng sơn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
đề áN phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh lạng sơn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
đề áN phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh lạng sơn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
đề áN phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh lạng sơn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
đề áN phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh lạng sơn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
đề áN phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh lạng sơn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
đề áN phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh lạng sơn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
đề áN phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh lạng sơn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
đề áN phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh lạng sơn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
đề áN phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh lạng sơn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

More Related Content

What's hot

Luận văn: Giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu tại chi cục hải quan, ...
Luận văn: Giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu tại chi cục hải quan, ...Luận văn: Giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu tại chi cục hải quan, ...
Luận văn: Giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu tại chi cục hải quan, ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Qui trình công nghệ xếp dỡ nhóm hàng container 6993833
Qui trình công nghệ xếp dỡ   nhóm hàng container  6993833Qui trình công nghệ xếp dỡ   nhóm hàng container  6993833
Qui trình công nghệ xếp dỡ nhóm hàng container 6993833nataliej4
 
Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty xuất nhập khẩu và đầu tư...
Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty xuất nhập khẩu và đầu tư...Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty xuất nhập khẩu và đầu tư...
Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty xuất nhập khẩu và đầu tư...luanvantrust
 
xác định trị giá tính thuế xuất nhập khẩu
xác định trị giá tính thuế xuất nhập khẩuxác định trị giá tính thuế xuất nhập khẩu
xác định trị giá tính thuế xuất nhập khẩuHae Mon
 
Dự án “Xây dựng cầu cảng nhập xuất hàng”
Dự án “Xây dựng cầu cảng nhập xuất hàng”Dự án “Xây dựng cầu cảng nhập xuất hàng”
Dự án “Xây dựng cầu cảng nhập xuất hàng”LẬP DỰ ÁN VIỆT
 

What's hot (20)

Luận văn: Quản lý dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, HAY
Luận văn: Quản lý dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, HAYLuận văn: Quản lý dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, HAY
Luận văn: Quản lý dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, HAY
 
Luận văn: Giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu tại chi cục hải quan, ...
Luận văn: Giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu tại chi cục hải quan, ...Luận văn: Giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu tại chi cục hải quan, ...
Luận văn: Giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu tại chi cục hải quan, ...
 
Hoạch định chiến lược xuất khẩu hàng hoá của công ty may, HOT
Hoạch định chiến lược xuất khẩu hàng hoá của công ty may, HOTHoạch định chiến lược xuất khẩu hàng hoá của công ty may, HOT
Hoạch định chiến lược xuất khẩu hàng hoá của công ty may, HOT
 
Quản lý rủi ro trong kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp
Quản lý rủi ro trong kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệpQuản lý rủi ro trong kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp
Quản lý rủi ro trong kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp
 
Luận văn: Hoạt động kiểm tra sau thông quan tại Cục hải quan
Luận văn: Hoạt động kiểm tra sau thông quan tại Cục hải quanLuận văn: Hoạt động kiểm tra sau thông quan tại Cục hải quan
Luận văn: Hoạt động kiểm tra sau thông quan tại Cục hải quan
 
Qui trình công nghệ xếp dỡ nhóm hàng container 6993833
Qui trình công nghệ xếp dỡ   nhóm hàng container  6993833Qui trình công nghệ xếp dỡ   nhóm hàng container  6993833
Qui trình công nghệ xếp dỡ nhóm hàng container 6993833
 
Đề tài: Kiểm tra sau thông quan trong lĩnh vực trị giá tại Cục Hải quan
Đề tài: Kiểm tra sau thông quan trong lĩnh vực trị giá tại Cục Hải quanĐề tài: Kiểm tra sau thông quan trong lĩnh vực trị giá tại Cục Hải quan
Đề tài: Kiểm tra sau thông quan trong lĩnh vực trị giá tại Cục Hải quan
 
Lap du an khu cong nghiep
Lap du an khu cong nghiepLap du an khu cong nghiep
Lap du an khu cong nghiep
 
Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty xuất nhập khẩu và đầu tư...
Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty xuất nhập khẩu và đầu tư...Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty xuất nhập khẩu và đầu tư...
Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty xuất nhập khẩu và đầu tư...
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Phát Triển Của Làng Nghề Bánh Phồng Huyện Cái Bè...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Phát Triển Của Làng Nghề Bánh Phồng Huyện Cái Bè...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Phát Triển Của Làng Nghề Bánh Phồng Huyện Cái Bè...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Phát Triển Của Làng Nghề Bánh Phồng Huyện Cái Bè...
 
Khóa luận Dịch vụ cảng biển và mô hình quản lý
Khóa luận Dịch vụ cảng biển và mô hình quản lýKhóa luận Dịch vụ cảng biển và mô hình quản lý
Khóa luận Dịch vụ cảng biển và mô hình quản lý
 
Dự án đầu tư hệ thống Logistics Dịch vụ cảng Đồng Nai 0903034381
Dự án đầu tư hệ thống Logistics Dịch vụ cảng Đồng Nai 0903034381Dự án đầu tư hệ thống Logistics Dịch vụ cảng Đồng Nai 0903034381
Dự án đầu tư hệ thống Logistics Dịch vụ cảng Đồng Nai 0903034381
 
xác định trị giá tính thuế xuất nhập khẩu
xác định trị giá tính thuế xuất nhập khẩuxác định trị giá tính thuế xuất nhập khẩu
xác định trị giá tính thuế xuất nhập khẩu
 
Luận văn: Quản lý phát triển nhà ở xã hội tại TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý phát triển nhà ở xã hội tại TP Hà Nội, HAYLuận văn: Quản lý phát triển nhà ở xã hội tại TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý phát triển nhà ở xã hội tại TP Hà Nội, HAY
 
Mẫu lập dự án đầu tư và phát triển hệ thống logistics
Mẫu lập dự án đầu tư và phát triển hệ thống logisticsMẫu lập dự án đầu tư và phát triển hệ thống logistics
Mẫu lập dự án đầu tư và phát triển hệ thống logistics
 
Luận văn: Giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu tại Chi cục hải quan c...
Luận văn: Giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu tại Chi cục hải quan c...Luận văn: Giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu tại Chi cục hải quan c...
Luận văn: Giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu tại Chi cục hải quan c...
 
Đề tài: Tình hình Lợi nhuận của Công ty xuất nhập khẩu thủy sản
Đề tài: Tình hình Lợi nhuận của Công ty xuất nhập khẩu thủy sảnĐề tài: Tình hình Lợi nhuận của Công ty xuất nhập khẩu thủy sản
Đề tài: Tình hình Lợi nhuận của Công ty xuất nhập khẩu thủy sản
 
Dự án “Xây dựng cầu cảng nhập xuất hàng”
Dự án “Xây dựng cầu cảng nhập xuất hàng”Dự án “Xây dựng cầu cảng nhập xuất hàng”
Dự án “Xây dựng cầu cảng nhập xuất hàng”
 
Xây dựng văn hoá doanh nghiệp cho các doanh nghiệp Việt Nam
Xây dựng văn hoá doanh nghiệp cho các doanh nghiệp Việt NamXây dựng văn hoá doanh nghiệp cho các doanh nghiệp Việt Nam
Xây dựng văn hoá doanh nghiệp cho các doanh nghiệp Việt Nam
 
Đề tài: Quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan điện tử và thông quan
Đề tài: Quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan điện tử và thông quanĐề tài: Quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan điện tử và thông quan
Đề tài: Quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan điện tử và thông quan
 

Similar to đề áN phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh lạng sơn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân từ năm 1997 đến năm...
Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân từ năm 1997 đến năm...Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân từ năm 1997 đến năm...
Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân từ năm 1997 đến năm...NuioKila
 
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM 2008_10191112052019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM 2008_10191112052019BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM 2008_10191112052019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM 2008_10191112052019hanhha12
 
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM 2008_10520612092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM 2008_10520612092019BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM 2008_10520612092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM 2008_10520612092019PinkHandmade
 
Hàng rào Phi thuế quan theo quy định của pháp luật quốc tế về việc vận dụng đ...
Hàng rào Phi thuế quan theo quy định của pháp luật quốc tế về việc vận dụng đ...Hàng rào Phi thuế quan theo quy định của pháp luật quốc tế về việc vận dụng đ...
Hàng rào Phi thuế quan theo quy định của pháp luật quốc tế về việc vận dụng đ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Quy hoạch xây dựng các khu kinh tế cửa khẩu 4148382
Quy hoạch xây dựng các khu kinh tế cửa khẩu 4148382Quy hoạch xây dựng các khu kinh tế cửa khẩu 4148382
Quy hoạch xây dựng các khu kinh tế cửa khẩu 4148382nataliej4
 
Luận văn: Quản lý thuế đối với khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ở Việ...
Luận văn: Quản lý thuế đối với khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ở Việ...Luận văn: Quản lý thuế đối với khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ở Việ...
Luận văn: Quản lý thuế đối với khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ở Việ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Ứng dụng mô hình HARRY T. OSHIMA để đẩy mạnh tăng trưởng nông nghiệ...
Luận văn: Ứng dụng mô hình HARRY T. OSHIMA để đẩy mạnh tăng trưởng nông nghiệ...Luận văn: Ứng dụng mô hình HARRY T. OSHIMA để đẩy mạnh tăng trưởng nông nghiệ...
Luận văn: Ứng dụng mô hình HARRY T. OSHIMA để đẩy mạnh tăng trưởng nông nghiệ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Kế toán nhập khẩu hàng hoá tại công ty xuất nhập khẩu kỹ thuật - Gửi miễn phí...
Kế toán nhập khẩu hàng hoá tại công ty xuất nhập khẩu kỹ thuật - Gửi miễn phí...Kế toán nhập khẩu hàng hoá tại công ty xuất nhập khẩu kỹ thuật - Gửi miễn phí...
Kế toán nhập khẩu hàng hoá tại công ty xuất nhập khẩu kỹ thuật - Gửi miễn phí...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong bối ...
Đề tài: Xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong bối ...Đề tài: Xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong bối ...
Đề tài: Xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong bối ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Cơ hội và thách thức đối với thương mại hàng dệt may trong hội nhập wto
Cơ hội và thách thức đối với thương mại hàng dệt may trong hội nhập wtoCơ hội và thách thức đối với thương mại hàng dệt may trong hội nhập wto
Cơ hội và thách thức đối với thương mại hàng dệt may trong hội nhập wtoTrang Dai Phan Thi
 

Similar to đề áN phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh lạng sơn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (20)

Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân từ năm 1997 đến năm...
Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân từ năm 1997 đến năm...Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân từ năm 1997 đến năm...
Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân từ năm 1997 đến năm...
 
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM 2008_10191112052019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM 2008_10191112052019BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM 2008_10191112052019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM 2008_10191112052019
 
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM 2008_10520612092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM 2008_10520612092019BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM 2008_10520612092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM 2008_10520612092019
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Hải Quan, 9 điểm
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Hải Quan, 9 điểmLuận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Hải Quan, 9 điểm
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Hải Quan, 9 điểm
 
Hàng rào Phi thuế quan theo quy định của pháp luật quốc tế về việc vận dụng đ...
Hàng rào Phi thuế quan theo quy định của pháp luật quốc tế về việc vận dụng đ...Hàng rào Phi thuế quan theo quy định của pháp luật quốc tế về việc vận dụng đ...
Hàng rào Phi thuế quan theo quy định của pháp luật quốc tế về việc vận dụng đ...
 
Đề tài: Hàng rào phi thuế quan theo quy định của pháp luật, HAY
Đề tài: Hàng rào phi thuế quan theo quy định của pháp luật, HAYĐề tài: Hàng rào phi thuế quan theo quy định của pháp luật, HAY
Đề tài: Hàng rào phi thuế quan theo quy định của pháp luật, HAY
 
Luận án: Phát triển giao thông nông thôn vùng ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Phát triển giao thông nông thôn vùng ĐB sông Hồng, HAYLuận án: Phát triển giao thông nông thôn vùng ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Phát triển giao thông nông thôn vùng ĐB sông Hồng, HAY
 
Luận án: Vốn đầu tư để phát triển giao thông nông thôn ĐB sông Hồng
Luận án: Vốn đầu tư để phát triển giao thông nông thôn ĐB sông HồngLuận án: Vốn đầu tư để phát triển giao thông nông thôn ĐB sông Hồng
Luận án: Vốn đầu tư để phát triển giao thông nông thôn ĐB sông Hồng
 
Quy hoạch xây dựng các khu kinh tế cửa khẩu 4148382
Quy hoạch xây dựng các khu kinh tế cửa khẩu 4148382Quy hoạch xây dựng các khu kinh tế cửa khẩu 4148382
Quy hoạch xây dựng các khu kinh tế cửa khẩu 4148382
 
Luận văn: Pháp luật về quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
Luận văn: Pháp luật về quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩuLuận văn: Pháp luật về quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
Luận văn: Pháp luật về quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
 
Luận văn: Vận tải biển Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế ASEAN
Luận văn: Vận tải biển Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế ASEANLuận văn: Vận tải biển Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế ASEAN
Luận văn: Vận tải biển Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế ASEAN
 
Luận văn: Quản lý thuế đối với khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ở Việ...
Luận văn: Quản lý thuế đối với khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ở Việ...Luận văn: Quản lý thuế đối với khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ở Việ...
Luận văn: Quản lý thuế đối với khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ở Việ...
 
Luận văn: Ứng dụng mô hình HARRY T. OSHIMA để đẩy mạnh tăng trưởng nông nghiệ...
Luận văn: Ứng dụng mô hình HARRY T. OSHIMA để đẩy mạnh tăng trưởng nông nghiệ...Luận văn: Ứng dụng mô hình HARRY T. OSHIMA để đẩy mạnh tăng trưởng nông nghiệ...
Luận văn: Ứng dụng mô hình HARRY T. OSHIMA để đẩy mạnh tăng trưởng nông nghiệ...
 
Luận văn: Quản lí nhà nước về Hải quan tại Chi cục Hải quan
Luận văn: Quản lí nhà nước về Hải quan tại Chi cục Hải quanLuận văn: Quản lí nhà nước về Hải quan tại Chi cục Hải quan
Luận văn: Quản lí nhà nước về Hải quan tại Chi cục Hải quan
 
Luận văn: Quản lý hải quan tại Chi cục hải quan sân bay Nội Bài
Luận văn: Quản lý hải quan tại Chi cục hải quan sân bay Nội BàiLuận văn: Quản lý hải quan tại Chi cục hải quan sân bay Nội Bài
Luận văn: Quản lý hải quan tại Chi cục hải quan sân bay Nội Bài
 
Đề tài: Quản lý về hải quan tại Chi cục Hải quan cửa khẩu, HAY
Đề tài: Quản lý về hải quan tại Chi cục Hải quan cửa khẩu, HAYĐề tài: Quản lý về hải quan tại Chi cục Hải quan cửa khẩu, HAY
Đề tài: Quản lý về hải quan tại Chi cục Hải quan cửa khẩu, HAY
 
La0254
La0254La0254
La0254
 
Kế toán nhập khẩu hàng hoá tại công ty xuất nhập khẩu kỹ thuật - Gửi miễn phí...
Kế toán nhập khẩu hàng hoá tại công ty xuất nhập khẩu kỹ thuật - Gửi miễn phí...Kế toán nhập khẩu hàng hoá tại công ty xuất nhập khẩu kỹ thuật - Gửi miễn phí...
Kế toán nhập khẩu hàng hoá tại công ty xuất nhập khẩu kỹ thuật - Gửi miễn phí...
 
Đề tài: Xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong bối ...
Đề tài: Xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong bối ...Đề tài: Xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong bối ...
Đề tài: Xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong bối ...
 
Cơ hội và thách thức đối với thương mại hàng dệt may trong hội nhập wto
Cơ hội và thách thức đối với thương mại hàng dệt may trong hội nhập wtoCơ hội và thách thức đối với thương mại hàng dệt may trong hội nhập wto
Cơ hội và thách thức đối với thương mại hàng dệt may trong hội nhập wto
 

More from jackjohn45

ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfjackjohn45
 
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfjackjohn45
 
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdfSử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdfjackjohn45
 
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...jackjohn45
 
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...jackjohn45
 
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...jackjohn45
 
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdfBÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdfjackjohn45
 
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdfPHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdfjackjohn45
 
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdfHiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdfjackjohn45
 
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...jackjohn45
 
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...jackjohn45
 
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...jackjohn45
 
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdfjackjohn45
 
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdfTHỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdfjackjohn45
 
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdfBài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdfjackjohn45
 
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdfCHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdfjackjohn45
 
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...jackjohn45
 
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...jackjohn45
 
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...jackjohn45
 
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...jackjohn45
 

More from jackjohn45 (20)

ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
 
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
 
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdfSử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
 
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
 
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
 
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
 
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdfBÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
 
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdfPHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
 
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdfHiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
 
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
 
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
 
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
 
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
 
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdfTHỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
 
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdfBài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
 
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdfCHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
 
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
 
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
 
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
 
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
 

Recently uploaded

TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (19)

TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 

đề áN phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh lạng sơn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

  • 1. MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT..............................................................................................iii PHẦN I....................................................................................................................................1 ĐIỀU KIỆN, NỘI DUNG, NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN...................................................1 1.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Lạng Sơn.....................................................1 1.2. Đặc điểm và điều kiện phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn Tỉnh................3 1.3. Nhân tố ảnh hưởng đến phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn Tỉnh...............7 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN GIAI ĐOẠN 2011-2017........................................................................................................11 2.1. Tổng quan về hoạt động XNK trên địa bàn giai đoạn 2011-2017..................................11 2.3. Cơ chế, chính sách quản lý thương mại biên giới, xuất nhập khẩu của Việt Nam và Trung Quốc............................................................................................................................28 2.4. Đánh giá chung về hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn Tỉnh giai đoạn 2011-2017. 34 PHẦN III...............................................................................................................................39 QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030.............................................................................................................................39 3.1. Bối cảnh và những cơ hội, thách thức với phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn Tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.............................................................39 3.2. Quan điểm, định hướng, mục tiêu phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn Tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030............................................................................43 3.3. Nhiệm vụ phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn Tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.............................................................................................................47 GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030......................................52 4.1. Giải pháp về cơ chế, chính sách quản lý hoạt động xuất nhập khẩu..............................52 4.2. Giải pháp phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.........................................................................................................................................52 4.3. Giải pháp phát triển dịch vụ hỗ trợ xuất nhập khẩu.......................................................54 4.4. Giải pháp nâng cao năng lực của doanh nghiệp XNK trên địa bàn..............................54 4.5. Giải pháp về xúc tiến thương mại..................................................................................56 4.6. Giải pháp về chuyển đổi cơ cấu thị trường và cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu...........57 4.7. Giải pháp về nâng cao năng lực quản lý, khai thác khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn...............................................................................................................................61 4.8. Một số giải pháp khác....................................................................................................61 i
  • 2. PHẦN V................................................................................................................................63 TỔ CHỨC THỰC HIỆN.......................................................................................................63 5.1. Nội dung tổ chức thực hiện............................................................................................63 5.2. Trách nhiệm của Sở Công Thương.................................................................................63 5.3. Trách nhiệm của Sở, ngành liên quan............................................................................64 6.1. Kiến nghị với Chính phủ................................................................................................66 6.2. Với Bộ Công Thương và các Bộ, ngành liên quan.........................................................66 KẾT LUẬN...........................................................................................................................67 ...............................................................................................................................................67 PHỤ LỤC..............................................................................................................................69 ii
  • 3. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Tiếng Việt Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt BCT Bộ Công Thương CN Công nghiệp CP Cổ phần DN Doanh nghiệp GTGT Giá trị gia tăng KKTCK Khu kinh tế cửa khẩu KCN Khu công nghiệp KT-XH Kinh tế - xã hội NK Nhập khẩu QL Quốc lộ TNHH Trách nhiệm hữu hạn UBND Ủy ban nhân dân XK Xuất khẩu XNK Xuất nhập khẩu XTTM Xúc tiến thương mại Tiếng Anh Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt ASEAN Association of South East Asia Nations Hiệp hội các nước Đông Nam Á FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài FTA Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do GRDP Gross Regional Domestic Product Tổng sản phẩm trong nước WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới iii
  • 4. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LẠNG SƠN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc LỜI NÓI ĐẦU 1. Sự cần thiết phải xây dựng đề án Trong quá trình phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế, thương mại của Việt Nam nói chung và xuất nhập khẩu nói riêng đã có những bước phát triển nhanh và toàn diện, đóng góp tích cực vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và trở thành trụ cột quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Lạng Sơn được thể hiện rõ trên hai mặt có quan hệ mật thiết với nhau, đó là, một mặt thu hút đầu tư từ bên ngoài là động lực thúc đẩy kinh tế tăng trưởng, mặt khác, mở rộng và đẩy nhanh quan hệ thương mại quốc tế để phát huy tối đa những lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh, đem lại lợi ích cho nền kinh tế Tỉnh thông qua hoạt động ngoại thương. Kinh tế tỉnh Lạng Sơn thời gian qua đạt được tốc độ tăng trưởng khá, bình quân trên 8%/năm - luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân của cả nước. Với những thành tựu chung của nền kinh tế, thương mại trên địa bàn Lạng Sơn cũng đã phát triển và tăng trưởng đáng kể, hàng năm đóng góp gần 20% vào GDRP của Tỉnh, đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu, trong đó kim ngạch xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu Lạng Sơn có mức tăng trưởng khá cao và ổn định, bình quân tăng trên 22%/năm, không chỉ đóng góp chung vào tăng trưởng và phát triển xuất nhập khẩu của cả nước, mà còn góp phần đẩy mạnh sản xuất hàng hóa trên địa bàn, nâng cao chất lượng đời sống người dân Lạng Sơn. Với vị thế địa - kinh tế, địa - chiến lược, tỉnh Lạng Sơn có đường biên giới với Trung Quốc đã đem lại nhiều lợi thế và cơ hội cũng như thách thức đối với xuất nhập khẩu của Tỉnh. Với 02 cửa khẩu quốc tế (Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị và Cửa khẩu ga đường sắt liên vận Quốc tế Đồng Đăng), 01 cửa khẩu chính và có hệ thống các cửa khẩu phụ và đường qua lại biên giới theo tập quán của cư dân biên giới; là điểm đầu của Việt Nam trong hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng, cùng tuyến hành lang kinh tế Bắc Nam (Lạng Sơn-Hà Nội-Tp. Hồ Chí Minh-Mộc Bài); đồng thời cũng là “cầu nối” quan trọng nối các tỉnh phía Nam Trung Quốc ra các cảng biển với Việt Nam và các nước trên thế giới, cũng như với các nước ASEAN và cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) trên hệ thống đường giao thông đang ngày càng được cải thiện và thuận lợi, đây là những lợi thế quan trọng để phát triển thương mại nói chung và xuất nhập khẩu nói riêng của Tỉnh. Tuy nhiên, những lợi thế và tiềm năng đó vẫn chưa được phát huy đầy đủ và thiếu các điều kiện để khai thác nhằm đem lại những lợi iv
  • 5. ích thiết thực hơn trong thương mại quốc tế, đặc biệt là xuất nhập khẩu hàng hóa của Tỉnh. Mặt khác, việc có vị trí địa lý và địa hình thuận lợi hơn so với một số tỉnh lân cận trong giao thương với Trung Quốc cũng đem lại nhiều thách thức cho công tác quản lý XNK như phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, nâng cao năng lực của bộ máy quản lý nhà nước để theo kịp sự phát triển nhanh chóng của hoạt động XNK trên địa bàn. Trong những năm tới, trước xu thế phát triển của cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 (4.0), với sự chủ động hội nhập sâu rộng của Việt Nam vào kinh tế khu vực và thế giới, sự phát triển và tăng trưởng nhanh của sản xuất hàng hóa, dịch vụ và đầu tư trên phạm vi cả nước và trên địa bàn Tỉnh sẽ tạo các điều kiện và thời cơ mới cho hoạt động xuất nhập khẩu của Tỉnh phát triển và bền vững. Trước những yêu cầu mới trong phát triển thương mại nói chung và xuất nhập khẩu nói riêng của Tỉnh và cả nước, nghiên cứu xây dựng Đề án “Phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” là hết sức cần thiết, nhằm phát triển bền vững hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội và định hướng phát triển ngành thương mại của Tỉnh. 2. Những căn cứ pháp lý để xây dựng đề án - Quyết định số 2471/QĐ-TTg ngày 28/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2030. - Quyết định số 545/QĐ-TTg ngày 09/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020. - Quyết định số 950/QĐ-TTg ngày 25/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Chương trình hành động thực hiện chiến lược xuất nhập khẩu hàng hoá thời kỳ 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030. - Quyết định số 2146/QĐ-TTg ngày 01/12/2014 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành công thương phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH và phát triển bền vững giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. - Quyết định số 19/2007/QĐ-BCT ngày 31/12/2007 của Bộ Công Thương phê duyệt qui hoạch phát triển một số kết cấu hạ tầng thương mại chủ yếu Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2010 và định hướng đến 2020. - Quyết định số 7052/QĐ-BCT ngày 31/12/2010 của Bộ Công Thương về phê duyệt Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng thương mại trên tuyến hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh giai đoạn đến năm 2020, có xét đến năm 2025. - Quyết định số 3098/QĐ-BCT ngày 24/6/2011 của Bộ Công Thương phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển thương mại Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến năm 2030. v
  • 6. - Hiệp định Thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc ký ngày 12/9/2016 và Quyết định số 2534/QĐ-TTg ngày 28/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Hiệp định thương mại biên giới giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nước CHND Trung Hoa. - Quyết định số 805/QĐ-BCT ngày 23/01/2014 của Bộ Công Thương Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp, thương mại tuyến biên giới Việt - Trung đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. - Quyết định số 482/QĐ-UBND ngày 17/4/2014 của UBND tỉnh Lạng Sơn về việc xác định tên gọi các cửa khẩu phụ và xác lập phạm vi khu vực cửa khẩu. - Quyết định số 492/QĐ-UBND ngày 18/4/2014 của UBND tỉnh Lạng Sơn về việc công bố khu vực quy hoạch kho, bãi phục vụ kinh doanh tạm nhập, tái xuất thực phẩm đông lạnh trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. - Quyết định số 1030/QĐ-UBND ngày 02/7/2014 của UBND tỉnh Lạng Sơn phê duyệt Quy hoạch phát triển vùng cây nguyên liệu gắn với chế biến và xuất khẩu đến năm 2020, tầm nhìn 2030. - Quyết định số 1504/QĐ-UBND ngày 25/9/2014 của UBND tỉnh Lạng Sơn về việc mở rộng phạm vi khu vực cửa khẩu Nà Nưa và Bình Nghi. - Nghị quyết số 20/2016/NQ-HĐND ngày 09/12/2016 của HĐND tỉnh Lạng Sơn khóa XVI, kỳ họp thứ tư về điều chỉnh quy hoạch phát triển nông nghiệp và nông thôn tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2025. - Quyết định số 1761/QĐ-UBND ngày 25/9/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn về việc phê duyệt đề cương và dự toán chi phí xây dựng Đề án “Phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. - Quyết định số 04/QĐ-SCT ngày 04/01/2018 của Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn về việc phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu tư vấn xây dựng Đề án “Phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. - Báo cáo số 339-BC/TU ngày 9/7/2018 của Tỉnh ủy Lạng Sơn về thực trạng đầu tư phát triển hạ tầng kinh tê xã hội tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2011-2017. - Quy hoạch phát triển các ngành kinh tế, các ngành thuộc kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội khác trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020, 2025 và năm 2030 đã được phê duyệt. - Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội các huyện và thành phố trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. - Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm của UBND tỉnh Lạng Sơn. - Các văn bản, tài liệu liên quan khác (Số liệu thống kê của tỉnh; kết quả điều tra khảo sát,...). vi
  • 7. 4. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề án a) Mục tiêu của đề án Xây dựng luận cứ khoa học và đề xuất định hướng, giải pháp phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. b) Nhiệm vụ của đề án - Đánh giá đặc điểm, điều kiện, nhân tố ảnh hưởng đến phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. - Đánh giá thực trạng xuất nhập khẩu hàng hóa của tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2011-2017; đóng góp của hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn Tỉnh; cơ chế, chính sách quản lý thương mại biên giới và xuất nhập khẩu của Việt Nam và Trung Quốc. - Phân tích bối cảnh và cơ hội, thách thức, quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn Tỉnh đến năm 2025, định hướng đến 2030. - Đề xuất giải pháp đẩy mạnh xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. 5. Phương pháp nghiên cứu đề án - Phương pháp tổng hợp, phân tích, thống kê kinh tế, đánh giá thực trạng phát triển xuất nhập khẩu của Tỉnh và dự báo xu hướng phát triển của các đối tượng nghiên cứu. - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế được sử dụng để thu thập tài liệu, số liệu phục vụ nghiên cứu xây dựng đề án. - Phương pháp dự báo, so sánh và các chỉ tiêu phát triển ngành được so sánh giữa các địa phương và với một số tỉnh trong vùng và cả nước. - Phương pháp phân tích SWOT (Thuận lợi, Khó khăn, Cơ hội, Thách thức) được sử dụng trong đánh giá triển vọng phát triển xuất nhập khẩu của Tỉnh giai đoạn tới. - Phương pháp chuyên gia được sử dụng trong quá trình đánh giá nhân tố ảnh hưởng, cơ hội và thách thức, xây dựng quan điểm, định hướng phát triển xuất nhập khẩu trên địa bàn Tỉnh.. 6. Kết cấu nội dung của đề án Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, đề án được kết cấu thành 6 phần: Phần I: Điều kiện, nội dung, nhân tố ảnh hưởng đến phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn Phần II: Thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2011-2017 vii
  • 8. Phần III: Quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 Phần IV: Giải pháp đẩy mạnh xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 Phần V: Tổ chức thực hiện. Phần VI: Kiến nghị. viii
  • 9. PHẦN I ĐIỀU KIỆN, NỘI DUNG, NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN 1.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Lạng Sơn 1.1.1. Vị trí địa lý Lạng Sơn là tỉnh miền núi biên giới, có tổng diện tích đất tự nhiên là 831.009 ha, bằng 2,5 % diện tích cả nước1 . Phía Bắc giáp tỉnh Cao Bằng, phía Đông Bắc giáp Trung Quốc, phía Đông Nam giáp tỉnh Quảng Ninh, phía Nam giáp tỉnh Bắc Giang, phía Tây giáp tỉnh Bắc Kạn, Tây Nam giáp Thái Nguyên. Nằm trên tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng; nằm cạnh tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, Tỉnh có các tuyến quốc lộ quan trọng đi qua các huyện, thành phố nối sang các tỉnh bạn. Vị thế địa kinh tế của Tỉnh đem lại lợi thế thuận lợi cho phát triển kinh tế, giao lưu hàng hóa trong và ngoài Tỉnh, tạo điều kiện cho phát triển XNK trên địa bàn. 1.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội 1.1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế • Tăng trưởng kinh tế Giai đoạn 2011-2017, giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn Tỉnh tăng từ 13.021 tỷ đồng lên 18.645 tỷ đồng, tương ứng tăng 1,43 lần, tốc độ tăng trung bình cả giai đoạn là 6,17%/năm. Trong đó giá trị dịch vụ tăng từ 7.411 tỷ đồng lên 10.933 tỷ đồng, tương ứng tăng 1,48 lần, tốc độ tăng trung bình đạt 6,69 %/năm, cao hơn tốc độ tăng tổng sản phẩm toàn Tỉnh (Phụ lục - Bảng 1). Riêng năm 2018 giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn Tỉnh tăng 7,17% so với cùng kỳ. Tăng trưởng kinh tế cũng giúp tăng GRDP bình quân đầu người, từ 21,2 triệu đồng năm 2011 lên 35 triệu đồng năm 2017, tương đương hơn 1.500 USD, mức tăng bình quân cả giai đoạn đạt 8,76%. Tuy nhiên, GRDP bình quân đầu người của Tỉnh vẫn thấp hơn so với cả nước (2.400 USD năm 2017), năm 2018 GRDP bình quân đầu người đạt 36,1 triệu đồng. • Vốn đầu tư phát triển của Tỉnh Lạng Sơn đã chú trọng đổi mới cơ chế chính sách, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các nguồn vốn đầu tư phát triển. Nhờ đó vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn Tỉnh tăng bình quân 11,94%/năm giai đoạn 2011-2017, đạt 12.809 tỷ đồng năm 2017 (Phụ lục - Hình 1). Cơ cấu vốn đầu tư theo thành phần (Phụ lục - Bảng 2) cho thấy xu hướng tăng trong đầu tư từ khu vực ngoài nhà nước (từ 63,69% lên 74,04%), giảm trong đầu tư từ khu vực FDI (từ 7,68% xuống 0,34%) và ổn định 1 Niên giám thống kê tỉnh Lạng Sơn 2017 1
  • 10. trong đầu tư từ khu vực nhà nước. Xu hướng này cũng phản ánh sự thay đổi trong vai trò của các thành phần kinh tế trong phát triển kinh tế của Lạng Sơn. Cơ cấu vốn đầu tư trong các ngành kinh tế cũng có sự thay đổi với mức giảm mạnh trong đầu tư vào ngành CN (khai khoáng, chế biến chế tạo), và mức tăng đáng kể trong ngành nông nghiệp, xây dựng, vận tải kho bãi, cho thấy phát triển công nghiệp trên địa bàn thời gian qua sụt giảm, tăng trưởng kinh tế của Tỉnh phụ thuộc phần lớn vào đầu tư hạ tầng. • Kết cấu hạ tầng - Hạ tầng giao thông: Hệ thống giao thông vận tải của Lạng Sơn chủ yếu là giao thông đường bộ và đường sắt, giao thông đường sông chưa phát triển. Trên địa bàn Tỉnh có nhiều tuyến quốc lộ chạy qua (1A, 1B, 4A, 4B, 279, 31). Các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ và các công trình đường tuần tra biên giới, đường ra biên giới trên địa bàn Tỉnh trong thời gian qua được đầu tư nâng cấp và cải tạo. Mạng lưới giao thông của Tỉnh thuận lợi cho lưu thông hàng hóa, vận tải hành khách và XNK trên địa bàn. - Hạ tầng thương mại: Lạng Sơn có 12 cửa khẩu giáp biên giới Trung Quốc, cùng với 83 chợ các loại (Phụ lục - Bảng 3). Các hình thức kinh doanh thương mại hiện đại như trung tâm thương mại, siêu thị đã xuất hiện tại một số địa phương. Hạ tầng thương mại khá phát triển so với các tỉnh miền núi phía Bắc khác, đây là lợi thế của tỉnh trong phát triển thương mại, hỗ trợ tốt cho phát triển mạng lưới mua bán các sản phẩm hàng hóa trên địa bàn Tỉnh. 1.1.2.2. Tình hình phát triển xã hội Về dân số, tính đến năm 2017, dân số tỉnh Lạng Sơn ước khoảng 768,7 nghìn người, mật độ dân số đạt 92,5 người/km2 , thấp hơn nhiều so với mật độ trung bình cả nước (280 người/km2 ). Dân cư phân bố không đồng đều giữa các huyện, trong đó Tp. Lạng Sơn có mật độ dân cư cao nhất với 1.217 người/km2 , thấp nhất là huyện Đình Lập với 23,04 người/km2 . Về lao động, dân số trong độ tuổi lao động của Tỉnh đạt gần 500 nghìn người, chiếm 65% tổng dân số. Lao động chủ yếu tập trung trong khu vực nông thôn, tỷ lệ lao động qua đào tạo chỉ đạt 47,6% năm 2017. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2017 giảm còn 19,07%, chủ yếu tập trung ở các huyện biên giới. Phần lớn hộ nghèo đã được tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, tuy nhiên chất lượng dịch vụ xã hội chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân. Lạng Sơn đã xây dựng được hệ thống giáo dục khá hoàn chỉnh từ mầm non đến phổ thông trung học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề. Mạng lưới thông tin liên lạc được quan tâm đầu tư với tốc độ phát triển nhanh. Công tác văn hóa - xã hội đã và được quan tâm và đầu tư. Tuy nhiên, đặc thù về điều kiện tự nhiên tác động không nhỏ đến hiệu quả thực thi các chính sách an sinh xã hội, đặc thù về dân số khiến tổng cầu hàng hóa dịch vụ thấp. Đời sống vật chất của người dân và chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn dù không ngừng được nâng cao nhưng vẫn khá thấp. 2
  • 11. 1.1.3. Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Cơ cấu kinh tế của Tỉnh có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông, lâm thủy sản, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, nhưng mức độ chuyển dịch khá chậm. Năm 2011, cơ cấu nông – công – dịch vụ trên địa bàn là 28,73% - 16,66% - 54,61%, đến năm 2017, cơ cấu ngành tương ứng là 22,02%-19,34%- 58,64% (tỷ trọng có tính thuế là: 22,85%-18,28%-49,73%). Về cơ bản, cơ cấu kinh tế trên địa bàn chuyển dịch theo hướng hiện đại, dịch vụ - thương mại đã và đang phát huy vai trò ngày càng quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế toàn Tỉnh. Tuy nhiên, tỷ trọng nông nghiệp cao và tỷ trọng công nghiệp thấp ảnh hưởng nhiều đến năng lực sản xuất hàng hóa trên địa bàn, tác động đến cơ cấu hàng hóa trong thương mại nội tỉnh và XNK (Phụ lục – Hình 2). 1.1.4. Tình hình phát triển thương mại và một số ngành dịch vụ Giai đoạn 2011-2017, thương mại nội tỉnh tăng trưởng liên tục. Tổng mức bán lẻ hàng hóa (BLHH) tăng từ 8.858 tỷ đồng năm 2011 lên 14.994 tỷ đồng năm 2017, tốc độ tăng trung bình đạt 9,17%/năm. Riêng năm 2018, Tổng mức lưu chuyển hàng hoá đạt 18.400 tỷ đồng, tăng trên 10% so với năm 2017. Trong đó gần 100% là đóng góp của khu vực kinh tế ngoài nhà nước với vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế cá thể (trên 83%) và kinh tế tư nhân (khoảng 16-17%). Cơ cấu theo nhóm hàng trong thương mại nội tỉnh cho thấy chi tiêu cho hàng hóa thiết yếu và nhu cầu cơ bản (ăn, mặc, đi lại) chiếm tỷ trọng lớn, chi tiêu cho các hàng hóa và dịch vụ khác không đáng kể (như y tế, giáo dục, văn hóa, ngân hàng..). Điều này phù hợp với mức thu nhập của dân cư trên địa bàn, nhưng cũng hạn chế phát triển thương mại nội địa nói riêng và phát triển thương mại nói chung do quy mô và cơ cấu của tổng cầu còn khá hẹp. Lạng Sơn có nhiều tiềm năng phát triển du lịch bởi sự kết hợp phong phú, hài hoà giữa vị trí địa lý, thiên nhiên, lịch sử và con người, nhờ đó thu hút khá nhiều khách du lịch tham quan, công vụ, giao thương với 2,78 triệu lượt khách du lịch năm 2018. Quan trọng hơn, du lịch phát triển tạo điều kiện cho xuất khẩu tại chỗ các sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp đặc trưng trên địa bàn. Các dịch vụ khác hỗ trợ phát triển XNK cũng không ngừng tăng trưởng: Dịch vụ vận tải trên địa bàn Tỉnh phát triển nhanh cả về khối lượng hàng hóa, hành khách vận chuyển và số phương tiện vận tải. Lĩnh vực tài chính, ngân hàng hoạt động ổn định, thanh khoản được đảm bảo, cơ cấu tín dụng chuyển dịch theo hướng tích cực, lãi suất cho vay, lãi suất huy động ổn định ở mức thấp2 , tạo điều kiện thúc đẩy đầu tư kinh doanh. 1.2. Đặc điểm và điều kiện phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn Tỉnh 1.2.1. Đặc điểm của hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn Tỉnh Thứ nhất, XNK qua địa bàn là động lực chính cho tăng trưởng XNK 2 Lãi suất huy động từ 1-6 tháng cao nhất là 5,5%; lãi suất cho vay ngắn hạn thuộc lĩnh vực ưu tiên phổ biến ở mức 6,3-6,5%/năm; cho vay ngắn hạn thuộc lĩnh vực không ưu tiên ở mức 6,5-12%/năm. 3
  • 12. Vị trí địa lý và sự phát triển của hạ tầng thương mại, hạ tầng giao thông của Lạng Sơn tạo ra tiền đề và điều kiện cho phát triển XNK qua địa bàn, bởi tuyến biên giới giữa Lạng Sơn và Quảng Tây là một trong số ít các tuyến đường thuận lợi cho giao thương hàng hóa do địa hình khá bằng phẳng, hạ tầng được đầu tư tốt. Lợi thế này khiến Lạng Sơn trở thành tuyến đường trung chuyển chính từ Việt Nam sang Trung Quốc (năm 2017, XNK qua địa bàn của tỉnh Lạng Sơn đạt hơn 5,2 tỷ USD, trong khi Lào Cai đạt hơn 1,9 tỷ USD, Cao Bằng chưa tới 1 tỷ USD, Hà Giang khoảng 0,55 tỷ USD). Kim ngạch XNK qua địa bàn Tỉnh luôn vượt trội so với XK của địa phương (tổng kim ngạch XNK của Tỉnh chỉ đạt 0,457 tỷ USD). Tăng trưởng nhanh chóng của XNK qua địa bàn là cơ sở để Lạng Sơn nhận được nhiều hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng, thu hút DN kinh doanh dịch vụ hỗ trợ, tạo lợi thế cạnh tranh so với các tỉnh, thành khác. Đây là đặc thù trong XNK của Lạng Sơn và là căn cứ thực tế quan trọng định hướng phát triển hạ tầng và dịch vụ XNK, hướng đến mục tiêu đưa Lạng Sơn trở thành điểm trung chuyển hàng hóa tập trung hàng đầu tại khu vực phía Bắc. Thứ hai, thị trường XNK đơn nhất Thị trường XNK của Việt Nam ngày càng đa dạng, nhưng thị trường XNK của Lạng Sơn luôn duy trì tình trạng gần như đơn nhất, khi hàng hóa XNK chủ yếu với thị trường Trung Quốc. Điều này do đặc thù địa lý tiếp giáp với thị trường có dung lượng cầu lớn nhất thế giới khiến toàn bộ cung hàng hóa từ Lạng Sơn (và toàn bộ hàng hóa đi qua Lạng Sơn) cũng chỉ đáp ứng một bộ phận cầu thị trường. Đặc điểm này chi phối mạnh mẽ cơ cấu hàng hóa XNK cũng như định hướng phát triển XNK của Tỉnh trong giai đoạn tới bởi Trung Quốc đã, đang và vẫn tiếp tục là thị trường XNK hàng đầu của Việt Nam, đây là xu hướng tất yếu khi phát triển kinh tế và thương mại quốc tế bên cạnh một nền kinh tế lớn. Do vậy, phát triển XNK của Tỉnh không thể tách rời thị trường này. Thứ ba, cơ cấu hàng hóa XNK còn tập trung vào các sản phẩm thô, giá trị gia tăng thấp, lượng cung không đủ lớn, thiếu tính ổn định Cơ cấu hàng hóa XNK của Lạng Sơn phụ thuộc lớn vào cầu hàng hóa từ Trung Quốc. Do cầu thị trường chỉ tập trung vào nhóm hàng thô, sơ chế, nên dù Lạng Sơn có khả năng phát triển nhiều loại cây trồng, vật nuôi, hoặc một số ngành công nghiệp chế biến, nhưng thực tế trong nhiều năm qua, cơ cấu sản phẩm XK vẫn không thay đổi với tỷ trọng sản phẩm thô, sơ chế chiếm trên 90% giá trị XK (chủ yếu là sản phẩm nông nghiệp). Nhu cầu lớn từ thị trường Trung Quốc giúp tăng tiêu thụ các mặt hàng nông nghiệp, công nghiệp, thúc đẩy XK một số sản phẩm có thế mạnh của Tỉnh (như quế, hồi). Nhưng lượng cung sản phẩm không đủ và thiếu tính ổn định do đặc thù mùa vụ của sản phẩm nông-lâm nghiệp, khiến giá cả, sản lượng XK của từng chủng loại hàng hóa biến động liên tục. Đồng thời, định hướng sản xuất hàng XK trên địa bàn cũng phụ thuộc nhiều vào thị trường Trung Quốc thay vì 4
  • 13. năng lực sản xuất nội tại của Tỉnh, do vậy, khi thị trường có biến động, hàng hóa xuất khẩu qua địa bàn của Tỉnh bị ảnh hưởng nhanh chóng. Cung hàng hóa XK cũng bị chi phối nhiều bởi đặc điểm về tập quán dân cư, lề lối làm việc, phong tục tập quán, khiến việc thuê nhân công trên địa bàn ở một số thời điểm gặp khó khăn (các tháng lễ, tết như tháng 12, tháng 1 rất khó thuê nhân công), cung hàng hóa XK không ổn định (ví dụ tháng 7 lịch âm hầu như không có giao dịch). Thứ tư, thương mại tiểu ngạch đóng vai trò quan trọng trong XNK Lạng Sơn có trên 231 km đường biên giới với Trung Quốc, hoạt động biên mậu trên địa bàn luôn diễn ra sôi động, trong đó XNK theo hình thức trao đổi của cư dân biên giới (hay thương mại tiểu ngạch) đóng góp tỷ trọng không nhỏ trong kim ngạch XNK. Thương mại tiểu ngạch không chỉ giúp gia tăng thu nhập cho cư dân biên giới mà quan trọng hơn, đây là phương thức kinh doanh lâu đời và được sử dụng rộng rãi để XNK nhiều mặt hàng khó XNK trực tiếp hoặc khó vượt qua các rào cản kỹ thuật vào thị trường Trung Quốc. Đặc điểm này làm nảy sinh nhiều vấn đề trong quản lý XNK, cụ thể như khó kiểm soát và thống kê đầy đủ kim ngạch XNK theo đường tiểu ngạch, công tác phòng chống gian lận thương mại, phòng chống dịch bệnh qua biên giới, đảm bảo an ninh trật tự trong thương mại biên giới v.v… 1.2.2. Điều kiện phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn Tỉnh (1) Thể chế, môi trường kinh doanh: Thể chế, môi trường kinh doanh bao gồm toàn bộ khuôn khổ chính sách và hệ thống quy định liên quan đến hoạt động XNK trên địa bàn Tỉnh. Để XNK phát triển, thể chế, môi trường kinh doanh cần được hoàn thiện theo hướng đơn giản hóa, thuận lợi và góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho các chủ thể và hàng hóa tham gia vào hoạt động XNK. (2) Hàng hóa XK đáp ứng được nhu cầu và yêu cầu của thị trường NK: Nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh của sản phẩm, tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường sẽ là điểm đột phá giúp giải quyết nhiều hạn chế trong XNK của Tỉnh, như đa dạng hóa thị trường thay vì thị trường đơn nhất, (cầu sản phẩm thô, sơ chế của Trung Quốc), tăng giá trị gia tăng để tạo thay đổi về chất cho XNK, thúc đẩy phát triển các dịch vụ logistics đáp ứng yêu cầu hội nhập... Ngoài ra, Lạng Sơn là một trong những cửa ngõ nhập khẩu chính từ Trung Quốc, điều kiện để phát triển NK trên địa bàn không phải là tăng khối lượng hay kim ngạch NK mà là quản lý và điều tiết luồng và lượng hàng hóa NK để đảm bảo Việt Nam không trở thành thị trường tiêu thụ hàng thứ cấp hay thải loại. Do vậy, điều kiện về sản phẩm XNK cần được hiểu và phát huy trên cả 2 khía cạnh: sản phẩm XK và sản phẩm NK. (3) Nguồn nhân lực có chất lượng: Để phát triển XNK trên địa bàn, Lạng Sơn cần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho XNK, bao gồm nhân lực trong cơ quan quản lý nhà nước và nhân trong doanh nghiệp XNK. Yêu cầu nguồn nhân lực cho XNK tại mỗi vị trí sẽ khác nhau, nhưng quan trọng nhất với nguồn nhân lực XNK của Lạng Sơn là khả năng ngoại ngữ, cụ thể là tiếng Trung và 5
  • 14. nghiệp vụ ngoại thương. Xây dựng được đội ngũ lao động trong lĩnh vực XNK thành thạo tiếng Trung sẽ tạo thành lợi thế cạnh tranh quan trọng của Tỉnh, cụ thể như: Nắm bắt thông tin thị trường Trung Quốc nhanh nhạy và chính xác hơn; đàm phán và thương lượng dễ dàng hơn do hiểu về văn hóa kinh doanh; tạo ưu thế đặc biệt so với các tỉnh lân cận... Bên cạnh đó, các yêu cầu khác với nguồn nhân lực là kỹ năng, sự am hiểu thị trường, hướng đến chất lượng và hiệu quả công việc, đặc biệt cần lưu ý đến khả năng sử dụng công nghệ thông tin trong bối cảnh CMCN 4.0 đang ảnh hưởng ngày càng lớn đến thương mại nói chung và hoạt động XNK nói riêng. (4) Hạ tầng thương mại và hạ tầng thương mại biên giới: Đầu tư hạ tầng đảm bảo sự phát triển đồng bộ và tính liên kết, tương thích cao giữa các cơ sở hạ tầng và giao thông là điều kiện trọng yếu để phát triển XNK. Với đặc thù địa lý, Lạng Sơn đã và đang được đầu tư rất nhiều cho hạ tầng giao thông, hạ tầng thương mại và hạ tầng phục vụ thương mại biên giới. Tuy nhiên, vấn đề kết nối giữa các phương tiện vận tải và các cơ sở hạ tầng vẫn cần được cải thiện để đảm bảo sự thông suốt trong lưu thông hàng hóa XNK. (5) Thông tin cho hoạt động XNK: Xây dựng hệ thống thông tin thị trường cho DN XNK sẽ giúp ổn định hoạt động XNK trong trung và dài hạn. Các thông tin quan trọng hỗ trợ DN sẽ bao gồm (và không hạn chế) thông tin về chính sách và quy định về XNK và thương mại biên giới của Trung Quốc, nhu cầu hàng hóa trong trung và dài hạn, quy mô thị trường và khả năng phát triển vào sâu trong nội địa, cũng như nguồn cung hàng hóa cho XK,... (6) Dịch vụ logistics và các dịch vụ hỗ trợ XNK: XNK qua địa bàn là thành phần trọng yếu trong XNK của Lạng Sơn, do vậy, phát triển dịch vụ logistics điện tử (electronic logistics) và các dịch vụ hỗ trợ khác (tài chính, bảo hiểm, du lịch, lưu trú, ăn uống, dịch vụ công, dịch vụ cung ứng lao động tạm thời tại khu vực biên giới, dịch vụ đổi tiền, gửi tiền, chuyển khoản, thanh toán, các dịch vụ điện, nước, xử lý chất thải, bảo vệ môi trường...) là điều kiện quan trọng để tạo đột phá cho XNK của Tỉnh trong bối cảnh dịch vụ logistics ngày càng phát triển nhờ CMCN 4.0. (7) Công nghệ mới trong hoạt động XNK: CMCN 4.0 ảnh hưởng nhất định đến hoạt động XNK của Lạng Sơn, như tạo sự thay đổi trong cách thức đặt hàng và tiêu dùng sản phẩm nhập khẩu, đổi mới phương thức kinh doanh và tác động đến các chu trình logistics, xuất hiện thêm nhiều kho ngoại quan hoặc các cơ sở lưu trữ hàng nước ngoài tại các khu vực biên giới để sẵn sàng cho các đơn hàng online. Việc sử dụng công nghệ thông tin khi tham gia thương mại quốc tế trở thành điều kiện bắt buộc với doanh nghiệp, sử dụng chữ ký, hợp đồng điện tử, hay các ứng dụng định vị như barcode, QR code, cảm biến... trở nên ngày càng phổ thông. Chính vì vậy, khả năng áp dụng công nghệ trong kinh doanh và quản lý XNK sẽ là một điều kiện quan trọng để tạo đột phá cho XNK của Lạng Sơn. 6
  • 15. 1.3. Nhân tố ảnh hưởng đến phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn Tỉnh 1.3.1. Nhân tố khách quan ảnh hưởng đến phát triển XNK hàng hóa trên địa bàn Tỉnh • Chính sách phát triển XNK quốc gia: Định hướng, chính sách quan trọng về phát triển XNK của Việt Nam ảnh hưởng đến XNK Lạng Sơn được thể hiện trong Chiến lược XNK hàng hóa thời kỳ 2011- 2020, định hướng đến năm 2030. Theo đó định hướng phát triển xuất khẩu theo mô hình tăng trưởng bền vững và hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu; chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu một cách hợp lý, tập trung nâng nhanh tỷ trọng các sản phẩm xuất khẩu có giá trị gia tăng cao, sản phẩm chế biến sâu, sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, sản phẩm thân thiện với môi trường. Cùng với đó là hệ thống văn bản pháp lý về thương mại biên giới đang dần được hoàn thiện góp phần tạo thuận lợi cho XNK trên địa bàn3 . • Mức độ hội nhập kinh tế của Việt Nam ảnh hưởng đến XNK Lạng Sơn: Với nền kinh tế có độ mở cao như Việt Nam, mức độ nhạy cảm của XNK với biến động cung - cầu và giá cả thị trường thế giới sẽ ngày càng tăng, ảnh hưởng trực tiếp đến khối lượng và kim ngạch XNK của các địa phương. Hội nhập quốc tế mang đến cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài; đa dạng hóa hàng hóa, tăng cơ hội tiêu dùng hàng nhập khẩu; tạo thêm việc làm trong XNK; thúc đẩy sáng tạo và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp,… Nhưng thách thức cũng không ít: Giảm nguồn thu thuế nhập khẩu, áp lực cạnh tranh từ doanh nghiệp FDI; sản phẩm nội địa mất thị phần; nguy cơ hàng giả, hàng “bẩn”, hàng thải loại xâm nhập thị trường nội địa; hỗ trợ của Nhà nước cho DN giảm dần hoặc chấm dứt; thêm ngân sách dành cho cải cách thể chế và điều chỉnh chính sách; thị trường nội địa trở nên nhạy cảm với những bất ổn thế giới,… Tất cả những yếu tố này đều tác động đến XNK tỉnh Lạng Sơn ở những mức độ khác nhau. • Chính sách liên quan đến XNK của các quốc gia và Trung Quốc: Trong thương mại quốc tế hiện đang tồn tại hai xu thế đối lập: xu thế phổ biến là toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại, đồng thời, xu hướng bảo hộ mậu dịch đang hiện diện dưới nhiều hình thức khác nhau. Các quốc gia có thể thay đổi xu hướng chính sách XNK tùy vào tình hình kinh tế - chính trị - xã hội. Với Lạng Sơn, Trung Quốc là đối tác đặc thù khi hầu hết lượng hàng hóa XNK của Lạng Sơn đều hướng đến thị trường này. Ở góc độ vĩ mô, Trung Quốc vẫn tiếp tục phát triển quan hệ thương mại với Việt Nam và coi Việt Nam là một trong những thị trường biên mậu quan trọng. Tuy nhiên, trong thương mại biên mậu, các địa phương của Trung Quốc được trao quyền khá năng động trong việc áp dụng chính sách tại từng thời điểm (ví dụ địa phương có quyền quyết định số lượng các 3 Quyết định số 7052/QĐ-BCT ngày 31/12/2010 của Bộ Công Thương về phê duyệt Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng thương mại trên tuyến hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh giai đoạn đến năm 2020, có xét đến năm 2025; Quyết định số 805/QĐ-BCT ngày 23/01/2014 của Bộ Công Thương Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp, thương mại tuyến biên giới Việt - Trung đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 là những quy hoạch quan trọng ảnh hưởng đến phát triển XNK địa phương trong thời gian tới. 7
  • 16. doanh nghiệp tham gia kinh doanh biên mậu và các ưu đãi về thuế,...). Do vậy, chính sách của Trung Quốc liên quan đến loại hàng hóa XNK tiếp nhận qua từng cửa khẩu có thể thay đổi tùy thời điểm, ảnh hưởng lớn đến cơ cấu và luồng hàng XNK. Những thay đổi và đặc thù trong chính sách biên mậu của Trung Quốc đòi hỏi quốc gia đối tác phải am hiểu pháp luật tại địa phương đó để đảm bảo hoạt động thương mại diễn ra ổn định. • Phát triển XNK của các tỉnh lân cận: Thương mại qua biên giới tại các tỉnh lân cận như Cao Bằng, Lào Cai, Hà Giang,... phát triển với tốc độ nhanh và các tỉnh này cũng nhận được đầu tư lớn về cơ sở hạ tầng, bao gồm hạ tầng giao thông vận tải và hạ tầng thương mại. Trong bối cảnh đó, nếu chính sách và sự phát XNK của một tỉnh có điểm đặc thù hoặc thuận lợi hơn so với các tỉnh lân cận khác (như quy trình thủ tục nhanh chóng hơn, giành được ưu tiên xây dựng hạ tầng và hạ tầng thương mại,...), nguồn vốn đầu tư sẽ đổ vào tỉnh đó thay vì sang các tỉnh lân cận, nhờ đó giúp tỉnh giành vị trí chiến lược trong phát triển XNK của cả vùng. Báo cáo về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) thời gian cho thấy Lạng Sơn đang từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh của Tỉnh, từ 54.26 điểm năm 2011 lên 59.27 điểm năm 2017. Tuy nhiên, Lào Cai và Quảng Ninh là những tỉnh có chỉ số năng lực cạnh tranh cao hơn nhiều so với Lạng Sơn. Lào Cai có điểm chỉ số luôn ở mức trên 60 điểm, năm cao nhất là 2011 đạt 73.53 điểm, năm 2017 cũng đạt mức 64.98 điểm. Quảng Ninh liên tục tăng điểm chỉ số, từ 63.25 điểm lên 76.69 điểm. Chỉ số PCI chỉ là một số liệu tham khảo sơ bộ để đánh giá vị trí và khả năng cạnh tranh của Tỉnh trong thu hút đầu tư (Phụ lục – Hình 3) . • Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và sự phát triển của TMĐT: Thị trường XNK của Tỉnh có thể mở rộng do DN tham gia thương mại điện tử, thông qua các sàn giao dịch điện tử toàn cầu giúp DN vừa và nhỏ có nhiều cơ hội đưa hàng hóa ra thế giới mà không phải thông qua các mô hình bán lẻ đa kênh hay đại lý thu gom hàng như trước kia, đồng thời thay đổi phương thức đặt hàng và phân phối sản phẩm, thay đổi dần mô thức hoạt động XNK trên địa bàn Tỉnh. 1.3.2. Nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến phát triển XNK hàng hóa trên địa bàn Tỉnh • Quan điểm, chính sách của Tỉnh về phát triển XNK: Quan điểm, chính sách phát triển XNK sẽ chịu sự chi phối của quan điểm, chính sách phát triển KT- XH và ngành dịch vụ - thương mại. Báo cáo của Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015-2020 xác định: Lạng Sơn cần tiếp tục tập trung phát triển khu kinh tế cửa khẩu, phát triển nhanh về thương mại, dịch vụ, du lịch. Phải xác định đây là lĩnh vực mũi nhọn, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động. Đặc biệt, đẩy nhanh xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn. Theo Kế hoạch Phát triển KT-XH 5 năm 2016-2020 tỉnh Lạng Sơn, giai đoạn tới, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao năng lực thông quan hàng hóa XNK tại các cửa khẩu; tiếp tục tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút mạnh 8
  • 17. mẽ các hoạt động XNK qua địa bàn; tập trung phát triển một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực, hạn chế tình trạng xuất thô, tăng nhanh tỷ trọng hàng XK có hàm lượng công nghệ cao; tập trung phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của các ngành dịch vụ có thế mạnh, trọng tâm là các dịch vụ thương mại, logistics, nâng cấp, tái chế hàng xuất khẩu, trung chuyển hàng hoá, vận tải, kho bãi, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, tư vấn...; Chú trọng phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ, lắp ráp, gia công, tái chế và sản xuất hàng hóa XK gắn với lợi thế cửa khẩu. • Năng lực sản xuất của Tỉnh và sự phát triển của các ngành: Năng lực sản xuất của Tỉnh thể hiện qua năng lực sản xuất công nghiệp và nông nghiệp trên địa bàn, đây là tiền đề giúp XNK địa phương phát triển, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn cung hàng hóa XK trên địa bàn và nhu cầu với hàng hóa NK. Trên địa bàn Lạng Sơn, mặc dù XK sản phẩm thô, bán thành phẩm chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch XK nhưng đã có một số DN đầu tư vào công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản như Công ty TNHH Lâm Sản Lê Gia; Công ty CP Đầu tư và Phát triển Sao Bắc Việt; Công ty TNHH Lâm sản WOODMAN; Công ty TNHH MTV Cẩm Lâm; Công ty TNHH Thành Long Lạng Sơn; Công ty TNHH Chế biến và XK nông lâm sản Lạng Sơn… Đây là những doanh nghiệp tiêu biểu định hình sản xuất công nghiệp chế biến trên địa bàn ở giai đoạn hiện tại, tuy nhiên số lượng DN và năng lực sản xuất vẫn khá hạn chế. Lạng Sơn cũng đang thu hút dự án đầu tư của DN FDI vào công nghiệp chế biến là dự án Nhà máy gia công, sản xuất sản phẩm từ nhựa thông của Công ty TNHH Rosin Industries (Hàn Quốc) với công suất 12.000 tấn/năm, giá trị đầu tư hơn 640 nghìn tỷ đồng. Một số dự án công nghiệp lớn của DN trong nước cũng là những tiền đề tốt để phát triển nền sản xuất của Tỉnh giai đoạn tới, như dự án xây dựng Xưởng sản xuất hợp kim và hợp chất kim loại của Công ty CP sản xuất và kinh doanh Sông Diêm với giá trị hơn 100 tỷ đồng; dự án Thủy điện Bản Lải của Công ty CP đầu tư Trường Thịnh với giá trị hơn 200 tỷ đồng; dự án Đầu tư khai thác đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường tại mỏ Hồng Phong II, Hữu Lũng của Công ty TNHH Hồng Phong với giá trị hơn 277 tỷ đồng. Có thể thấy, sản xuất của Tỉnh hiện tại vẫn dù đã có những bước phát triển nhất định nhưng năng lực thu hút đầu tư trong sản xuất, đặc biệt trong công nghiệp chế biến, vẫn rất hạn chế với rất ít các dự án đầu tư giá trị lớn, lĩnh vực đầu tư thiếu đa dạng và chưa hấp dẫn FDI. Bên cạnh năng lực sản xuất, sự phát triển của dịch vụ cũng giúp đa dạng hóa và nâng cao chất lượng dịch vụ hỗ trợ XNK như dịch vụ tài chính ngân hàng, dịch vụ logistics, dịch vụ vận tải, dịch vụ du lịch, dịch vụ bảo hiểm... Sự phát triển của lĩnh vực dịch vụ tạo thuận lợi tối đa cho phát triển sản xuất, kích thích nhu cầu tiêu dùng. Du lịch phát triển, đặc biệt với việc thu hút khách nước ngoài tăng sẽ giúp tăng kim ngạch xuất khẩu tại chỗ. • Hạ tầng cho hoạt động xuất nhập khẩu: Kết cấu hạ tầng phục vụ hoạt động XNK bao gồm đường giao thông, kho bãi, hạ tầng khu vực cửa khẩu, trung tâm logistics, hạ tầng công nghệ thông tin,... Các yếu tố này có ảnh hưởng trực tiếp tới giá cả, chi phí xuất khẩu và năng lực cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu thông qua việc tác động đến năng lực vận tải, năng lực lưu trữ hàng hóa, khả 9
  • 18. năng thông quan, khả năng đáp ứng kịp thời các đơn hàng cho XNK, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phân bổ các cơ sở kinh doanh thương mại theo không gian. Đối với Lạng Sơn, kết cấu hạ tầng liên quan đến sản xuất, xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu trong thời gian qua đã có nhiều cải thiện song vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Hệ thống đường giao thông mặc dù đã được quan tâm đầu tư nhưng chất lượng chưa cao, chi phí và thời gian vận chuyển hàng hóa lớn, bao gồm cả thời gian chuyển tải giữa các loại hình phương tiện vận chuyển. Một số tuyến đường giao thông huyện lộ, tỉnh lộ, thậm chí một số tuyến quốc lộ đi qua địa bàn tỉnh đã xuống cấp, ảnh hưởng đến khả năng vận chuyển hàng hóa của các phương tiện vận tải. Đặc biệt, có những tuyến đường vào cửa khẩu phụ chưa được bê tông hóa, nhựa hóa, còn lầy lội khi mùa mưa đến, gây khó khăn đối với hoạt động vận chuyển hàng hóa của doanh nghiệp XNK. • Nguồn nhân lực cho hoạt động XNK: Nhân lực hoạt động trong XNK bao gồm nhân lực từ cơ quan quản lý nhà nước, cộng đồng doanh nghiệp và lực lượng lao động hoạt động trong lĩnh vực XNK. Về cơ bản, lực lượng lao động có chuyên môn, được đào tạo bài bản, có kiến thức thực tế càng sâu thì hiệu quả hoạt động XNK càng lớn. Chất lượng nguồn nhân lực trong bộ máy quản lý nhà nước ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả thực thi chính sách, chương trình XNK, năng lực tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh cho hoạt động XNK. Năng lực của hệ thống doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực XNK ảnh hưởng đến quy mô, cách thức vận hành của nguồn cung và nguồn cầu hàng hóa XNK. Bên cạnh đó, tập quán sản xuất trong sản xuất hàng hóa xuất khẩu, kinh nghiệm trong kinh doanh quốc tế của các doanh nghiệp cũng ảnh hưởng đến hiệu quả và giá trị gia tăng trong sản xuất và xuất khẩu hàng hóa của Tỉnh. 10
  • 19. PHẦN II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN GIAI ĐOẠN 2011-2017 2.1. Tổng quan về hoạt động XNK trên địa bàn giai đoạn 2011-2017 2.1.1. Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Tỉnh Giai đoạn 2011-2017, kim ngạch XNK hàng hóa của Tỉnh liên tục tăng, từ 262 triệu USD lên 456,5 triệu USD, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 9,7 %/năm. Trong đó đóng góp chủ yếu cho tăng trưởng đến từ hoạt động nhập khẩu với tốc độ tăng hàng năm đạt 10,29%/năm, kim ngạch nhập khẩu tăng từ 190 triệu USD lên khoảng 342 triệu USD. Hoạt động xuất khẩu trên địa bàn tăng trưởng thiếu ổn định, từ 72 triệu USD năm 2011 lên 114,5 triệu USD năm 2017, tốc độ tăng trung bình 8,04%, riêng năm 2018 kim ngạch xuất khẩu của Tỉnh đạt 125,5 triệu USD, tăng 9,6% so với năm 2017. Cán cân thương mại trong kim ngạch XNK của Lạng Sơn là nhập siêu và mức nhập siêu chưa có xu hướng được cải thiện. So với hoạt động XNK của cả nước, giá trị XNK của Lạng Sơn chỉ chiếm từ 0,11% - 0,14%, trong đó XK chiếm 0,05 – 0,1% và duy trì ổn định. Tốc độ tăng trưởng XNK, XK và NK bình quân đều thấp hơn khá nhiều, đặc biệt là hoạt động XK, thấp hơn tốc độ tăng bình quân của cả nước 6,08%/năm. Sự vận động của luồng hàng hóa XK và NK của Tỉnh chưa phù hợp với xu thế chung của cả nước có xu hướng cân bằng và tiến về xuất siêu. Tuy nhiên, việc này có thể lý giải khi đối tác chính trong XNK của Lạng Sơn là thị trường Trung Quốc, kim ngạch XNK sang thị trường này của Việt Nam luôn trong tình trạng mất cân đối với giá trị NK vượt giá trị XK. Phân tích kim ngạch XNK hàng hóa của Tỉnh so với năng lực cung ứng dịch vụ XNK của Tỉnh và xu hướng vận động XNK của cả nước cũng thể hiện năng lực sản xuất hàng hóa của Tỉnh còn hạn chế. Lạng Sơn chưa có được sự đột phá trong phát triển XNK của địa phương, tuy nhiên tiềm năng về phát triển dịch vụ - thương mại, cụ thể là dịch vụ trong lĩnh vực XNK lại rất lớn, khi tốc độ tăng trưởng XNK qua địa bàn luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng XNK của cả nước, ở cả hai khía cạnh XK và NK. Đây là lợi thế quan trọng nhất của Tỉnh khi xác định định hướng phát triển XNK trong thời gian tới. 2.1.2. Cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa của Tỉnh • Hình thức XNK: XNK hàng hóa của Lạng Sơn chủ yếu là XNK trực tiếp, không có XNK ủy thác trong giai đoạn 2011-2017. Hình thức XNK hàng hóa của Tỉnh khá đa dạng, bao gồm: - XNK chính ngạch: Tính theo giá trị kim ngạch, phần lớn hàng hóa trên địa bàn được thực hiện theo phương thức này, tập trung nhiều nhất tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, một số tại các cửa khẩu khác như Tân Thanh, Cốc Nam. 11
  • 20. - Tạm nhập tái xuất: Hàng hóa từ các nước thứ 3 nhập vào Việt Nam và được tái xuất sang thị trường Trung Quốc và ngược lại, thực hiện chủ yếu thông qua cửa khẩu Chi Ma, Tân Thanh. Nhóm cửa khẩu Hữu Nghị, Pò Nhùng, Co Sâu mới có hàng tái xuất từ năm 2015. Hàng tạm nhập được thực hiện tại cửa khẩu Chi Ma và nhóm cửa khẩu Tân Thanh, Na Hình, Bình Nghi, Nà Nưa thuộc Chi cục hải quan Tân Thanh, nhưng từ năm 2016 hầu như không còn hình thức nhập khẩu này (hoạt động tạm nhập chỉ thực hiện ở cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính và thí điểm qua điểm thông quan Co Sa thuộc cửa khẩu Chi Ma, không được thực hiện qua các cửa khẩu phụ). - Chuyển cửa khẩu: Hàng hóa từ kê khai hải quan tại cửa khẩu/cảng khác, vận chuyển sang Trung Quốc qua các cửa khẩu của Tỉnh. Ga quốc tế Đồng Đăng là nơi hàng chuyển khẩu qua nhiều và thường xuyên. Từ năm 2015, nhóm cửa khẩu Tân Thanh, Na Hình, Bình Nghi, Nà Nưa thuộc Chi cục hải quan Tân Thanh bắt đầu có chuyển khẩu. - XNK chính ngạch tại các cảng ngoài địa bàn Tỉnh: Một số hàng hóa của Tỉnh xuất khẩu sang các thị trường khác như Nhật Bản, Đài Loan, Ấn Độ sẽ được vận chuyển ra ngoài Tỉnh và đi tại các cảng khác như Hải Phòng. NK chính ngạch tại các cảng ngoài địa bàn có xuất hiện nhưng rất nhỏ lẻ, kim ngạch không đáng kể. - Hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới (XNK tiểu ngạch): Tập trung nhiều nhất tại nhóm cửa khẩu phụ Tân Thanh, Na Hình, Nà Nưa, Bình Nghi, Cốc Nam, hầu như không có tại các cửa khẩu khác. • Cơ cấu XNK theo nhóm hàng: Hàng hóa XK của Lạng Sơn giai đoạn 2011-2017 gồm 3 nhóm hàng là nhóm hàng CN nặng và khoáng sản, nhóm hàng CN nhẹ và tiểu thủ CN, và nhóm hàng nông, lâm, thủy sản (chủ yếu là nông sản). Tuy nhiên, cơ cấu nhóm hàng có xu hướng thu hẹp về 1 nhóm hàng đơn nhất là hàng nông sản khi tỷ trọng nhóm này ngày càng vượt trội. Trong 3 nhóm hàng XK, nhóm hàng nông, lâm, thủy sản (chủ yếu là hàng nông sản) chiếm tỷ trọng ngày càng lớn, từ 65,3% năm 2011 (47 triệu USD) lên 98% tổng kim ngạch XK năm 2017 (112 triệu USD). Nhóm hàng CN nặng và khoáng sản có xu hướng giảm và giảm mạnh những năm gần đây, từ 26,4% năm 2011 xuống gần 0% năm 2016 và 2017, mức giảm này chủ yếu do thực hiện chủ trương giảm XK tài nguyên và khoáng sản của Tỉnh. Nhóm hàng CN nhẹ và tiểu thủ CN có giá trị nhỏ và thể hiện xu thế tăng giảm không đồng đều, nguyên nhân chủ yếu do năng lực sản xuất hàng CN và tiểu thủ CN của Tỉnh chưa đáp ứng được nhu cầu của nhà NK. XK trên địa bàn Lạng Sơn không chỉ thu hẹp về cơ cấu nhóm hàng, cơ cấu mặt hàng cũng biến động tương tự. Mặt hàng CN XK của Tỉnh chủ yếu là khoáng sản và vật liệu xây dựng, bao gồm bột đá, chì, xi măng, clinker, quặng.., nhưng kim ngạch XK các mặt hàng này đều giảm và giảm ở mức khá nhanh. Đến năm 2017, chỉ còn 2 mặt hàng XK là clinker và quặng các loại với giá trị tổng chỉ đạt 10 nghìn USD, mức giảm trung bình khoảng 18-19%/năm (Phụ lục Bảng 8). 12
  • 21. Với mặt hàng thuộc nhóm hàng nông nghiệp, giai đoạn 2011-2017, mặt hàng XK chủ yếu là hoa hồi, thạch đen, nhựa thông, dược liệu, mía, sản phẩm lâm nghiệp, và gần đây là chanh leo4 ... Sản phẩm lâm nghiệp XK cũng tăng trưởng nhanh với tốc độ tăng bình quân 17,4%/năm. Cơ cấu XK theo mặt hàng của Lạng Sơn đều là hàng thô, giá trị gia tăng rất thấp, hoạt động XK phát triển hoàn toàn dựa và lợi thế tuyệt đối về sản vật và tài nguyên và thiếu sự chuyển biến theo hướng phát triển công nghệ sản xuất hay nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng của sản phẩm, thể hiện tính thiếu bền vững trong XK và tiềm ẩn nguy cơ tổn hại tài nguyên, môi trường. Cơ cấu NK của Lạng Sơn theo nhóm hàng không có sự thay đổi rõ rệt về nhóm hàng tư liệu sản xuất và nhóm hàng tiêu dùng. Giai đoạn 2011-2017, tỷ trọng giữa hai nhóm này khoảng 40:60, tuy nhiên có sự giảm nhẹ trong tỷ trọng nhóm tư liệu sản xuất và tăng nhẹ trong nhóm hàng tiêu dùng, tỷ trọng này năm 2011 vào khoảng 43:57, năm 2017 trở về 40:60. Trong nhóm hàng tư liệu sản xuất, nhóm máy móc, thiết bị, phụ tùng có xu hướng giảm tỷ trọng trong kim ngạch NK, từ 28,42% năm 2011 xuống 24,36% năm 2016, trong khi nhóm nguyên, nhiên, vật liệu tăng từ 12,11% lên 16,67%. Trong nhóm hàng tiêu dùng, lương thực giảm mạnh, từ 22,63% xuống 2,56%; thực phẩm tăng nhẹ từ 17,37% lên 19,87%. Thay đổi lớn nhất trong cơ cấu nhập khẩu theo nhóm hàng là mức giảm của hàng lương thực và tăng các mặt hàng thực phẩm và hàng tiêu dùng khác. Tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu lương thực không còn chiếm tỷ trọng cao trong NK là tín hiệu tốt cho sản xuất nông nghiệp của địa phương cũng như cả nước, nhưng tỷ trọng tư liệu sản xuất ở mức ổn định cũng cho thấy sản xuất công nghiệp trên địa bàn trong thời gian qua vẫn duy trì mức độ phát triển thấp và chậm đổi mới để đáp ứng nhu cầu tại chỗ. • Cơ cấu XNK theo thị trường: Thị trường XNK hàng hóa của Tỉnh chủ yếu là thị trường Trung Quốc. XK sang thị trường khác như Nhật Bản, Ấn Độ, Đài Loan rất ít, kim ngạch không đáng kể (chủ yếu là nhựa thông chế biến thành colophan) với tỷ trọng chưa đến 0,5%. NK từ Trung Quốc chiếm gần 100% giá trị và không thay đổi trong giai đoạn 2011-2017. Cơ cấu thị trường cho thấy DN XNK của Tỉnh chưa thâm nhập và chưa quan tâm đến các thị trường mới. Cơ cấu thị trường XNK của Lạng Sơn hoàn toàn khác biệt so với cơ cấu thị trường XNK của cả nước. Trong XNK của cả nước, giai đoạn 2011-2017, tỷ trọng của thị trường truyền thống là Châu Á có xu hướng giảm dần, trong khi tỷ trọng của các thị trường khác (như Mỹ, EU và các quốc gia/vùng lãnh thổ khác) có xu hướng tăng. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên, một mặt, do Tỉnh có đường biên giới tương đối dài với Trung Quốc, có lợi thế tự nhiên trong thương mại với Trung Quốc, hoạt động giao thương giữa song phương đã diễn ra với lịch sử lâu 4 Hoa hồi và thạch đen có mức tăng trưởng khá ổn định, khoảng 7,5%, trong khi nhựa thông và các loại nông sản khác (chè, vải, dược liệu...) tăng trưởng nhanh hơn với tốc độ tăng bình quân đạt 22,8% và 29,4%. 13
  • 22. dài, hai bên đối tác khá hiểu biết về nhau, do vậy, doanh nghiệp luôn tận dụng và khai thác lợi thế này trong kinh doanh XNK. Mặt khác, do năng lực cạnh tranh của hàng hóa và của các doanh nghiệp XNK trên địa bàn Tỉnh còn hạn chế nên chưa khai thác và tìm kiếm được thị trường mới. Tuy nhiên, đặc điểm về cơ cấu thị trường XNK hàng hóa này sẽ hạn chế hiệu quả phát triển XNK hiện tại và trong tương lai. Cơ cấu thị trường XNK đơn nhất dẫn đến sự bị động trong hoạt động của XNK, tạo ra tình trạng nhiều nguồn cung (từ phía Việt Nam) cùng đổ về một nguồn cầu (Trung Quốc) và ngược lại, một nguồn cung hàng Trung Quốc phục vụ cho nhiều nguồn cầu sản xuất (của Việt Nam), khiến DN XNK Việt Nam luôn chịu thiệt trong giao dịch với đối tác Trung Quốc. Do vậy, để phát triển XNK hàng hóa trên địa bàn nói riêng và thương mại của Tỉnh nói chung, cần có những giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa và DN XNK nhằm đa dạng hóa thị trường XNK, tạo điều kiện chủ động trong hoạt động XNK khi có những biến động bất thường xảy ra. 2.1.3. Chủ thể và lao động tham gia hoạt động XNK trên địa bàn Tỉnh Cùng với sự phát triển của XNK thời gian qua, lực lượng kinh doanh trong lĩnh vực XNK trên địa bàn Tỉnh ngày càng đông đảo. Toàn Tỉnh đến tháng 12/2018 có 2.760 doanh nghiệp, với tổng vốn đăng ký 22,1 nghìn tỷ đồng; số doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ chiếm gần 70%. Hiện tại, số lượng DN tham gia XNK trên địa bàn có khoảng gần 2.700 - 3.000 doanh nghiệp, trong đó khoảng 10% là doanh nghiệp của tỉnh5 . Trong hoạt động thương mại, vai trò của khu vực kinh tế nhà nước ngày càng giảm dần, thay vào đó là vai trò của thành phần kinh tế tư nhân. Trong hoạt động XNK, xu hướng này càng thể hiện rõ khi doanh nghiệp kinh doanh XNK chủ yếu là doanh nghiệp ngoài nhà nước. Cơ cấu này, một mặt, cho thấy hoạt động XNK trên địa bàn rất linh hoạt bởi khối DN tư nhân hoạt động XNK trên địa bàn đều là DN vừa và nhỏ, khả năng thích nghi và mức độ nhạy cảm với các biến động thị trường rất lớn. Mặt khác, cũng cho thấy hoạt động XNK của Lạng Sơn diễn ra thiếu tính chiến lược, thiếu các DN đầu đàn định hướng hay tạo sức kéo cho thị trường. Đặc thù của tỉnh biên giới với nhiều cửa khẩu, đường mòn, lối mở khiến trong hoạt động XNK có vai trò quan trọng của thương nhân tự do (thương lái), hộ kinh doanh cá thể và cư dân biên giới tham gia thương mại tiểu ngạch. Tại các huyện, đặc biệt là huyện biên giới, hộ kinh doanh cá thể là chủ thể chính thực hiện hoạt động XNK, do vậy, quy mô hoạt động kinh doanh rất nhỏ lẻ, tư duy kinh doanh trong sản xuất hàng hóa và cung ứng dịch vụ thụ động, thiếu bài bản, manh mún và ngắn hạn, hiệu quả kinh doanh thấp, hoạt động kinh doanh phụ thuộc nhiều vào thương lái thu mua. Đây là một trong những nguyên nhân chính hạn chế sự phát triển XNK trên địa bàn Tỉnh. 5 Báo cáo Tổng kết công tác năm 2017, triển khai nhiệm vụ, mục tiêu kế hoạch 2018, Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn; số liệu từ Sở Công Thương Lạng Sơn; Báo cáo tình hình kinh tế xã hội quý IV và năm 2018, Cục Thống kế tỉnh Lạng Sơn. 14
  • 23. Bên cạnh đó, lực lượng lao động XNK cũng là yếu tố hạn chế phát triển XNK. Ước tính tại các cửa khẩu phụ, hàng ngày có khoảng 1000 lượt người qua lại các cửa khẩu để buôn bán tiểu ngạch. Đây là lực lượng lao động đặc thù trong lĩnh vực XNK tại các tỉnh biên giới. Về cơ bản, những lao động tham gia thương mại tiểu ngạch là lao động phổ thông, không cần đào tạo hay kỹ năng. Xét trên góc độ phát triển nguồn nhân lực cho XNK, lực lượng lao động này không tạo chuyển biến về chất lượng cho lao động XNK, nhưng về số lượng, cùng với sự phát triển của thương mại biên giới, lực lượng lao động này đã góp phần giải quyết một lượng lớn việc làm cho các địa phương, tạo điều kiện nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống người dân. 2.1.4. Kim ngạch và cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu hàng hóa qua địa bàn Tỉnh So với XNK của Tỉnh, kim ngạch hàng hóa XNK qua địa bàn có sự ổn định và tăng trưởng tốt, từ 2.250 triệu USD năm 2011 lên 5.250 triệu USD năm 2017, tốc độ tăng trung bình đạt 15,17%/năm. Năm 2018, kim ngạch XNK qua địa bàn giảm còn 4.855 triệu USD do thắt chặt kiểm soát XNK từ phía Trung Quốc. Đáng chú ý, kim ngạch XNK của Lạng Sơn chỉ đạt khoảng 7-8% kim ngạch XNK qua địa bàn, đóng góp rất nhỏ trong tổng kim ngạch XNK của Tỉnh (Phụ lục 8). Cơ cấu hàng hóa XK qua địa bàn cũng có đặc tính tương tự với cơ cấu hàng hóa XK của Tỉnh. Theo đó, cơ cấu hàng hóa XK qua địa bàn tập trung trong nhóm hàng nông, lâm, thủy sản, chủ yếu là hàng nông sản, thủy sản, trái cây tươi, bao gồm hàng hóa trong nước và các hàng tạm nhập tái xuất từ các quốc gia/ vùng lãnh thổ thứ 3 (chè, quặng,...). Đặc điểm này trong hoạt động XK đặt ra yêu cầu về nâng cao năng lực kiểm soát chất lượng hàng nông sản XK qua địa bàn, nếu hệ thống kiểm tra được nâng cấp cả về trang thiết bị, hạ tầng bốc xếp, lưu trữ, cũng như năng lực nhân viên hải quan, sẽ giúp tăng hiệu quả thông quan và tăng chất lượng dịch vụ tại cửa khẩu. Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu qua địa bàn cũng vận động tương tự cơ cấu hàng hóa NK của Tỉnh, theo đó duy trì khá ổn định với mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, hóa chất, ô tô, chè xanh, thuốc bắc, thiết bị vệ sinh, nội thất,... Cơ cấu nhập khẩu này cũng cho thấy không chỉ sản xuất của Lạng Sơn mà sản xuất trong nước vẫn phụ thuộc vào đầu vào nhập khẩu từ phía Trung Quốc. 2.1.5. Hoạt động xúc tiến xuất nhập khẩu trên địa bàn Tỉnh Các hoạt động xúc tiến thương mại bao gồm những hoạt động giúp tăng cường thương mại và tăng cường hiệu quả thương mại như: nghiên cứu thông tin, thị tường; tổ chức hội thảo; hội chợ; xây dựng thương hiệu,… Trên bình diện vĩ mô, công tác xúc tiến thương mại (XTTM) cho XNK đã được quan tâm với nhiều chương trình, hoạt động, như hội nghị kết nối thương nhân, Hội thảo về cơ chế chính sách XNK hàng hóa, Hội nghị gặp mặt DN XNK hàng năm, Hội chợ Thương mại quốc tế Việt – Trung thuộc Chương trình XTTM quốc gia 2017, 15
  • 24. 2018; cập nhật thông tin, tiếp tục xây dựng và phát triển gian hàng Thương mại điện tử trên website: http://langsontrade.vn. Với doanh nghiệp, hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn tỉnh đều phải tự thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường tiêu thụ qua mạng Itenrnet cũng như thông qua các mối quan hệ thương mại khác của các doanh nghiệp. Những thông tin liên quan đến thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp được cung cấp bởi Trung tâm xúc tiến thương mại của Tỉnh (nay là Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại) cũng như của các hiệp hội ngành hàng chưa đầy đủ, kịp thời nên chưa mang lại hiệu quả thiết thực đối với hoạt động xuất khẩu. Về cơ bản, xúc tiến XNK trên địa bàn Tỉnh thời gian qua đã được sự quan tâm hỗ trợ nhiều từ phía cơ quan quản lý, tuy nhiên, trong quá trình triển khai còn một số hạn chế, ngoài nguyên nhân do kinh phí cho xúc tiến XK chưa đáp ứng nhu cầu, còn do trình độ chuyên môn, khả năng ngoại ngữ và kỹ năng của đội ngũ cán bộ làm công tác xúc tiến chưa chuyên nghiệp, chưa có nhiều kinh nghiệm nên phương pháp xúc tiến và tính chuyên nghiệp chưa cao. Một số doanh nghiệp chưa thật sự quan tâm đến công tác xúc tiến thương mại cho xuất khẩu, thể hiện rõ nhất qua việc số lượng DN tham gia hội chợ triển lãm về XNK khá ít, DN tham gia không quan tâm nhiều công tác xúc tiến, quảng bá sản phẩm của mình mà chỉ chú trọng vào bán sản phẩm. Bên cạnh xúc tiến thương mại, Lạng Sơn đã đăng ký quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm đặc trưng: đăng ký chỉ dẫn địa lý cho hoa hồi, nhãn hiệu tập thể cây thạch đen, nhãn hiệu tập thể Gạo Bao thai Thất Khê, Gạo nếp Ong, quýt Tràng Định, quế Tràng Định, hồng Vành Khuyên, rượu Mẫu Sơn,...; phát triển thương hiệu rất được quan tâm trên địa bàn Lạng Sơn, tuy nhiên, hiệu quả của công tác này trong phát triển XNK chưa đáng kể, bởi sản lượng sản xuất hiện chỉ đủ tiêu thụ nội địa, chưa đáp ứng được nhu cầu lớn dành cho xuất khẩu. Về phía doanh nghiệp, DN XK chưa quan tâm thỏa đáng đến xây dựng và bảo vệ thương hiệu. Nguyên nhân chủ yếu do sản phẩm xuất khẩu chính của Tỉnh là hàng hóa ở dạng nguyên liệu, thô, sơ chế (dược liệu, thạch đen, hồi, mía, tinh bột sắn,...), nhà nhập khẩu nước ngoài không quan tâm đến thương hiệu của những sản phẩm này, họ nhập khẩu về và tiếp tục chế biến những sản phẩm này thành hàng hóa tiêu dùng cuối cùng và gắn thương hiệu của họ. So sánh giữa chi phí, thời gian, thủ tục đăng ký và bảo vệ thương hiệu với giá trị thu về chưa đủ hấp dẫn khiến doanh nghiệp xuất khẩu quan tâm đến xây dựng thương hiệu. Mặt khác, cũng còn một số nguyên nhân như doanh nghiệp tham gia xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn là các doanh nghiệp nhỏ, mới chỉ quan tâm đến doanh thu và sản lượng, chưa có chiến lược sản xuất và kinh doanh bài bản với tầm nhìn dài hạn nên chưa quan tâm đến xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm xuất khẩu. 2.1.6. Tổ chức nguồn hàng, phát triển chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị trên địa bàn Tỉnh Hoạt động tổ chức nguồn hàng, phát triển chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị trên địa bàn thời gian qua đã được quan tâm phát triển với việc triển khai Đề án đổi 16
  • 25. mới hình thức tổ chức sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm nông lâm nghiệp. Theo đó đã lựa chọn 03 dự án tổng thể và 07 mô hình phát triển sản xuất gắn với xây dựng nhãn mác sản phẩm, hình thành chuỗi giá trị để tập trung chỉ đạo điểm; đã hỗ trợ 28,6 tỷ đồng cho 43 xã để thực hiện các dự án, mô hình phát triển sản xuất; bước đầu xuất hiện một số mô hình sản xuất hiệu quả, một số sản phẩm đã có chỗ đứng trên thị trường6 . Trong hoạt động XNK, tổ chức nguồn hàng và phát triển chuỗi cung ứng cho XNK của Tỉnh cũng đã hình thành. Các sản phẩm xuất khẩu chính của địa phương như quế, hồi, thạch đen,..., đã được quy hoạch vùng sản xuất, có thương lái hoặc doanh nghiệp thu mua và làm hợp đồng bao tiêu sản phẩm với cơ sở sản xuất. Phía người mua, doanh nghiệp XK có hợp đồng mua bán với đối tác Trung Quốc, hoặc thương lái có nguồn mua hàng ổn định với mối quan hệ tốt, hình thành chuỗi cung ứng khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ. Tuy nhiên, những kết quả trong tổ chức nguồn hàng, phát triển chuỗi cung ứng/chuỗi giá trị trên địa bàn Tỉnh còn rất hạn chế, mới dừng lại ở một số sản phẩm XK mà nhu cầu phía Trung Quốc luôn ở mức cao, sản phẩm xuất thô không qua sơ chế hay chế biến. Điều này có nghĩa chuỗi cung ứng hàng hóa XNK của Tỉnh ở mức đơn giản, sơ khai nhất với 3 chủ thể chính là người sản xuất (nông dân/nông hộ), người thu gom (thương lái/doanh nghiệp) và người mua hàng (đối tác Trung Quốc). Trong chuỗi cung ứng chưa xuất hiện các cơ sở đóng gói, bao bì, hay sản xuất, chế biến,… giúp tăng giá trị gia tăng cho sản phẩm. Với XNK qua địa bàn, giai đoạn 2011-2017, chuỗi cung ứng cũng đã hình thành, việc tổ chức nguồn hàng cho XNK ngày càng chuyên nghiệp, mạng lưới thương lái thu gom hàng hóa cho XK sang Trung Quốc mở rộng, lượng hàng hóa có thể cung ứng cho XK ngày càng lớn, thể hiện ở kim ngạch hàng hóa XK qua các cửa khẩu của Lạng Sơn liên tục tăng với tốc độ tăng trung bình hơn 20%. Hầu hết các DN tham gia XNK qua địa bàn đều có mối liên kết với DN phía Trung Quốc để xuất khẩu hàng hóa theo nhu cầu của đối tác. Một số mặt hàng nông sản xuất khẩu trọng điểm như nhãn, thanh long,… đã xây dựng được chuỗi cung ứng khép kín. Theo đó, hai bên đối tác Việt Nam - Trung Quốc đã có hợp đồng mua bán từ trước, khi đến vụ thu hoạch, tiểu thương Trung Quốc đến tận nơi sản xuất chọn hàng, đóng hộp, khi đến biên giới, sau khi làm thủ tục hải quan sẽ có đối tác Trung Quốc nhận và giải phóng hàng ngay. Hoạt động tổ chức nguồn hàng và phát triển chuỗi cung ứng cho NK cũng diễn ra tương tự. Tuy nhiên, tổ chức nguồn hàng và phát triển chuỗi cung ứng/chuỗi giá trị trên địa bàn Tỉnh cũng bộc lộ nhiều hạn chế. Bao gồm: - Phần lớn các hợp đồng XNK giữa người bán/ doanh nghiệp với phía Trung Quốc được thực hiện bằng miệng, không có hợp đồng chính thức. Điều này có nghĩa là cho mọi hoạt động trong chuỗi cung ứng, từ số lượng sản xuất, việc thu mua tại nơi sản xuất, vận chuyển, bán hàng qua biên giới, đều không dựa 6 Báo cáo 428e/BC-UBND ngày 30/11/2017 17
  • 26. trên bất kỳ cơ sở vững chắc nào có tính pháp lý như văn bản, tài liệu chính thức. Do vậy, rủi ro trong XNK nông sản sang Trung Quốc rất lớn. - Một số nông sản XK sang Trung Quốc, điển hình như dưa hấu, thanh long chưa xây dựng được chuỗi cung ứng, việc tổ chức nguồn hàng chưa được tổ chức phù hợp, dẫn đền việc hàng hóa đến cửa khẩu phải trải qua quá trình phân loại, lựa chọn, mất nhiều thời gian, gây ùn tắc nông sản XK tại các cửa khẩu Lạng Sơn (Cốc Nam, Tân Thanh) trong giai đoạn vừa qua. - Hạ tầng kho bãi tại các cửa khẩu hiện chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng tăng của việc lưu trữ hàng hóa trong những thời điểm cao điểm, do vậy, khi hàng hóa từ các địa phương chuyển đến Lạng Sơn không có kho bãi tập kết và lưu trữ đảm bảo tiêu chuẩn. 2.1.7. Kết cấu hạ tầng phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn Tỉnh 2.1.7.1. Hạ tầng giao thông trên địa bàn Tỉnh Đặc thù vị trí địa kinh tế nên Lạng Sơn là một trong những tỉnh đã nhận được sự quan tâm đầu tư về hạ tầng giao thông. Trong giai đoạn 2011-2017, nhiều kết cấu hạ tầng được đầu tư góp phần thúc đẩy phát triển XNK, đáng chú ý là việc đưa vào sử dụng nhiều dự án liên quan trực tiếp đến thuận lợi hóa hoạt động XNK của địa phương như đẩy mạnh xây dựng tuyến đường cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn, đến nay đoạn Chi Lăng - Bắc Giang dài 64,2 km đã thi công 27/32 gói thầu xây lắp, tiến độ chung các gói thầu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đạt 73%, hoàn thành thảm tăng cường mặt đường của Quốc lộ 1, một số đoạn tuyến quốc lộ 4A, 4B đang được cải tạo, sửa chữa, hệ thống đường nội bộ trong các khu đô thị được tập trung đẩy nhanh tiến độ. Các dự án đầu tư công thường xuyên được kiểm tra, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thực hiện, nhất là dự án trọng điểm. Kết nối của các tuyến quốc lộ vào cửa khẩu thường xuyên được cải tạo, đầu tư nâng cấp để đảm bảo các kết nối cơ bản đáp ứng yêu cầu vận tải hàng hóa XNK. Năm 2018, lưu lượng xe vận tải chở hàng hóa XNK ra vào các cửa khẩu đạt 467.000 lượt xe, tăng khoảng 2,2% so với năm 2017. Tuy nhiên, trong phát triển hạ tầng giao thông, vẫn còn một số vướng mắc ảnh hưởng đến phát triển XNK trên địa bàn, bao gồm: - Một số dự án chậm tiến độ - Kết cấu hạ tầng phát triển chưa đồng bộ, một số tuyến giao thông huyện lộ, tỉnh lộ xuống cấp, một số tuyến đường liên xã hoặc vào cửa khẩu phụ vẫn chưa được bê tông hóa, còn lầy lội khi mùa mưa đến, ảnh hưởng đến khả năng vận chuyển hàng hóa của phương tiện vận tải. - Trong vận tải đường sắt liên vận quốc tế, năng lực vận tải phía Việt Nam vẫn thấp và chưa tương thích với phía bạn, đã tạo ra sự mất cân đối trong vận tải, chưa thu hút được khách hàng, giảm hiệu quả khai thác vận tải đường sắt. - Tuyến quốc lộ 1A từ Hà Nội - Bắc Giang - Lạng Sơn đến Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị không còn phù hợp với lưu lượng giao thông hiện nay trung 18
  • 27. bình 8.000-9.000 lượt xe/ngày (cao điểm tới 15.000 lượt/ngày), dẫn đến vận chuyển lưu thông hàng hóa chậm. - Lưu lượng phương tiện vận tải vận chuyển hàng hóa qua các cửa khẩu của Lạng Sơn (Hữu Nghị, Tân Thanh, Cốc Nam) để xuất khẩu sang Trung Quốc vẫn liên tục tăng, hiện trung bình khoảng 1.000 - 1.500 xe/ngày, trong khi khả năng thông quan tối đa chỉ khoảng 700 - 900 xe/ngày. Điều này dẫn đến ùn ứ hàng hóa tại khu vực cửa khẩu và trên một số tuyến quốc lộ. Những vấn đề trên khiến đầu tư hạ tầng trở thành vấn đề cấp bách của Lạng Sơn, đặc biệt trong bối cảnh thực hiện Chiến lược XNK hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2030 của đất nước và của tỉnh. 2.1.7.2. Hạ tầng cửa khẩu của Lạng Sơn - Hạ tầng tại các cửa khẩu tiếp tục được đầu tư để cải tạo, nâng cấp hoặc mở rộng nhằm nâng cao năng lực thông quan. Trong đó, một số hạ tầng cửa khẩu trọng điểm đã hoàn thành đưa vào sử dụng7 , các dự án nâng cấp đường ra cửa khẩu được đẩy nhanh tiến độ, nâng cao năng lực thông quan hàng hoá. - Hạ tầng các cửa khẩu chính được quy hoạch gồm nhiều khu chức năng, ngoài các khu cơ bản phục vụ XNK còn có các khu dịch vụ như kho ngoại quan, cửa hàng miễn thuế, khu thương mại, hội chợ, triển lãm, cửa hàng giới thiệu sản phẩm, các văn phòng đại diện, chợ cửa khẩu,...; các loại hình dịch vụ như bãi đỗ xe, chợ, khu tái chế hàng XNK, các công trình phúc lợi,... đủ điều kiện cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp XNK (Phụ lục Hộp 1) - Hạ tầng các cửa khẩu phụ cơ bản đảm bảo năng lực thông quan hàng hóa8 . Tuy nhiên, tình trạng chung là cửa khẩu đã được xây dựng lâu, một số hạng mục xuống cấp (hệ thống điện, thông tin liên lạc, trang thiết bị kỹ thuật,...) ảnh hưởng đến nghiệp vụ và sinh hoạt tại cửa khẩu. Các dự án đầu tư cho cửa khẩu phụ đang thực hiện như hoàn thành quy hoạch chi tiết cửa khẩu phụ Na Hình, khu vực Co Sa và điều chỉnh quy hoạch chi tiết cửa khẩu Cốc Nam. Công tác quy hoạch mở rộng, phân tách riêng luồng hàng hóa XNK tại các cửa khẩu (Hữu Nghị, Tân Thanh, Bình Nghi, Nà Nưa, Na Hình,...) được chú ý, theo đó, các sản phẩm chủ đạo xuất nhập khẩu qua từng cửa khẩu sẽ được phân luồng riêng, tính chuyên môn hóa giúp giảm thời gian thông quan tại cửa khẩu (Phụ lục Hộp 2). Phát triển hạ tầng cửa khẩu thời gian qua gặp một số khó khăn ảnh hưởng tới hoạt động XNK trên địa bàn Tỉnh, gồm: 7 Hạ tầng Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn (đã đưa vào sử dụng Tòa nhà cửa khẩu Hữu Nghị và tuyến đường chuyên dụng XNK hàng hóa qua mốc 1119-1120 (2017); Nhà làm việc liên ngành và nhà công vụ cửa khẩu Ba Sơn; Cổng cửa khẩu Nà Nưa; Tiểu dự án cơ sở hạ tầng cửa khẩu Hữu Nghị; dự án thành phần đấu nối đường Na Sầm - Na Hình (ĐT 230) với đường tuần tra biên giới; Nhà kiểm soát liên ngành số 1 cửa khẩu Chi Ma, Cổng cửa khẩu Tân Thanh, Nhà công vụ cửa khẩu Bản Chắt 8 Khu vực hành chính được xây dựng với các dịch vụ cơ bản về kê khai hải quan, kiểm hóa, kiểm dịch thực vật, động vật, kiểm dịch y tế.... Các khu vực khác còn nhiều tiềm năng đầu tư dành cho khu vực tư nhân như bãi đỗ xe, kho hàng hóa, khu xếp dỡ hàng, kho ngoại quan, dịch vụ tổng hợp, khu ăn uống, nghỉ ngơi cho lao động tại chỗ... 19
  • 28. - Một số dự án đầu tư hạ tầng cửa khẩu chậm tiến độ như dự án Đường phục vụ XNK, đấu nối từ cửa khẩu Tân Thanh (Việt Nam) với khu kiểm soát Khả Phong (Trung Quốc), dự án đầu tư hạ tầng tại cửa khẩu Chi Ma. - Đầu tư cho hạ tầng khu vực cửa khẩu được thực hiện theo chủ trường xã hội hóa. Ngoài các khu cơ bản của cửa khẩu, các khu vực dịch vụ được đầu tư bằng nguồn vốn của doanh nghiệp, chủ yếu vào các lĩnh vực như bến xe, bãi đỗ, kho bãi xếp dỡ hàng, kho ngoại quan, trung tâm thương mại, chợ cửa khẩu, dịch vụ tổng hợp, khu chế biến hàng XNK,... Tuy nhiên, huy động vốn đầu tư cho khu vực cửa khẩu vẫn luôn là khó khăn của Tỉnh. Mỗi năm Lạng Sơn được Trung ương bố trí từ nguồn vốn hỗ trợ theo mục tiêu đầu tư khu kinh tế cửa khẩu còn hạn hẹp (khoảng 60 tỷ đồng mỗi năm), chỉ đủ đáp ứng các dự án quy hoạch, giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng,... Với mức đầu tư mang tính “nhỏ giọt” sẽ khiến việc triển khai các dự án chậm, hạ tầng cửa khẩu chưa trở thành lợi thế trong phát triển XNK. Điển hình như dự án đường Hữu Nghị - Bảo Lâm ra cửa khẩu Pò Nhùng (huyện Cao Lộc) tiến độ thi công rất chậm ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động XNK qua địa bàn. - Hiện nay, Trung Quốc chỉ cho phép XNK hàng hóa nông sản (hoa quả, rau củ,...) từ Việt Nam qua 3 cửa khẩu của Lạng Sơn là Tân Thanh, Hữu Nghị và Cốc Nam, với công suất bình quân 700-900 xe/ngày. Trong khi đó, lưu lượng hàng hóa XK qua các cửa khẩu này bình quân khoảng 1.000-1.500 xe/ ngày. Sự chênh lệch này tạo áp lực lớn lên hạ tầng khu vực cửa khẩu cũng như hạ tầng giao thông của Tỉnh. Đòi hỏi phải sớm nâng cấp năng lực thông quan, lưu trữ tại các cửa khẩu cũng như năng lực vận tải của hệ thống đường giao thông. 2.1.7.3. Hạ tầng logistics trên địa bàn Tỉnh Hạ tầng logistics cho XK trên địa bàn Tỉnh hiện tại vẫn chủ yếu là hạ tầng bến bãi. Đến cuối năm 2018, tại các khu vực cửa khẩu trên địa bàn có trên 30 dự án của các doanh nghiệp đầu tư và kinh doanh hạ tầng bến bãi phục vụ xuất nhập khẩu, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, cơ bản đáp ứng được nhu cầu; trong đó tại 04 cửa khẩu thuộc Khu kinh tế cửa khẩu có 11 dự án đầu tư kinh doanh kho, bãi với tổng vốn đăng ký 1.750 tỷ đồng. Các dự án đã và đang thực hiện đầu tư xây dựng, cơ bản đáp ứng được nhu cầu sử dụng bến bãi, kho bãi của doanh nghiệp kinh doanh XNK. Trong quá trình quản lý các bến, bãi tại khu vực cửa khẩu, vấn đề phát sinh chủ yếu là hoàn thiện các thủ tục hồ sơ pháp lý cho doanh nghiệp đăng ký đầu tư kinh doanh. Lượng hàng hóa XNK qua các cửa khẩu của Lạng Sơn rất lớn, nhưng đến nay, hạ tầng kho bãi tại các cửa khẩu vẫn trong tình trạng chật hẹp, xuống cấp, thiếu vệ sinh và chỉ đủ năng lực làm kho bãi thông thường. Ví dụ tại cửa khẩu Tân Thanh hiện bình quân mỗi ngày có khoảng 200 xe hàng làm thủ tục xuất khẩu nhưng vào chính vụ các nông sản xuất khẩu trọng điểm như dưa hấu, thanh long, tinh bột sắn..., lượng xe có thể lên đến hơn 2.000 xe, vượt quá khả năng 20
  • 29. thông quan của cửa khẩu cũng như khả năng lưu trữ của hệ thống kho bãi tại cửa khẩu9 . Tại các khu vực cửa khẩu, kho hàng hóa đều ở tình trạng thiếu đầu tư10 . Để phục vụ XNK và hướng vào phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn, từ năm 2009, Lạng Sơn đã xây dựng, phê duyệt quy hoạch Khu trung chuyển hàng hóa thuộc xã Thụy Hùng và xã Phú Xá, huyện Cao Lộc với tổng diện tích trên 143 ha, nằm cách thành phố Lạng Sơn 10 km, cách cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị và Cốc Nam 5 km, cách cửa khẩu Pò Nhùng 15 km, cách cửa khẩu Tân Thanh 16 km, cách ga quốc tế Đồng Đăng 2 km và cách Chi Ma 50 km. Khu trung chuyển hàng hóa được dự kiến xây dựng và hoạt động dưới hình thức khu phi thuế quan với đầy đủ các công trình hạ tầng liên hợp như: Kho, bãi, khu kiểm dịch, kiểm tra chất lượng hàng hóa, khu đóng gói, phân loại, bảo quản hàng hóa, khu hội chợ triển lãm, khu trưng bày giới thiếu sản phẩm, tiếp xúc thương nhân,… và đặc biệt không hạn chế thời gian ra vào của phương tiện chở hàng hóa. Khu trung chuyển dự kiến sẽ trở thành một đầu mối quan trọng thu hút và điều tiết các luồng hàng hóa cho XNK không chỉ của địa phương mà của cả vùng, giảm ách tắc trong lưu thông hàng hóa XNK (đặc biệt là hàng nông sản), tạo lợi thế cạnh tranh cho Lạng Sơn so với các tỉnh lân cận, là dự án trọng điểm đưa thương mại nói chung và XNK nói riêng của Lạng Sơn lên tầm cao mới.11 2.1.8. Hoạt động XNK tại các cửa khẩu trên địa bàn Tỉnh 2.1.8.1. Kim ngạch và cơ cấu hàng hóa XNK, mua bán, trao đổi hàng hóa qua các cửa khẩu trên địa bàn Tỉnh Hàng hóa qua các cửa khẩu trên địa bàn Tỉnh được thực hiện theo nhiều hình thức: XNK chính ngạch, thương mại biên giới, trao đổi hàng hóa cư dân biên giới. Tổng kim ngạch XNK qua các cửa khẩu giai đoạn 2013-2017 đạt 14.842 triệu USD, trong đó xuất khẩu đạt 6.223,5 triệu USD, chiếm 32,5% tổng kim ngạch, nhập khẩu đạt 8.618,5 triệu USD, chiếm 45% tổng kim ngạch (Trị giá hàng tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu, kho ngoại quan trong giai đoạn này không thực hiện thống kê vào tổng kim ngạch XNK trực tiếp trên địa bàn) (1) Xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu trên địa bàn: Xuất khẩu qua các cửa khẩu vận động không cùng chiều trong giai đoạn 2013-201712 . Nhập 9 Hiện nay trên địa bàn Tỉnh có 9 bến xe khách, với tổng diện tích hơn 60 nghìn m2 , ước tính năm 2017 vận chuyển 12,1 triệu lượt khách, vận chuyển hàng hóa đạt 8.500 nghìn tấn. Số lượng xe trên địa bàn gồm: Xe container: 436, Xe tải và đầu kéo: 1.150, xe taxi: 663; xe khách tuyến cố định: 205, xe khách Hợp đồng: 150; xe buýt: 22, đáp ứng nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa trên địa bàn. 10 Cửa khẩu Hữu Nghị chỉ có 01 kho hàng XNK với diện tích khá nhỏ (1.000 m2), Chi Ma được quy hoạch kho bãi xếp dỡ hàng hóa diện tích 24.225 m2 và kho ngoại quan 107.000m2 nhưng chưa hoàn thiện, hiệu quả sử dụng rất thấp. Các kho bãi trong cửa khẩu ga đường sắt và cửa khẩu phụ được xây dựng trong khu vực các bến, bãi của khẩu với diện tích nhỏ, hạ tầng xuống cấp, điều kiện vật chất kém, thiếu vệ sinh, không đủ đáp ứng nhu cầu XNK các loại hàng hóa. 11 Hiện nay dự án đang triển khai thực hiện giai đoạn 1, kết quả đã cơ bản thực hiện xong công tác giải phóng mặt bằng, UBND tỉnh đã phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu tái định cư và dân cư dự án; các thủ tục pháp lý cơ bản đáp ứng yêu cầu theo quy định. 12 Tại các cửa khẩu Hữu Nghị, Pò Nhùng, Co Sâu (thuộc Chi cục hải quan Hữu Nghị) chiếm tỷ trọng lớn và tăng trưởng bình quân 25,8%/năm, đạt 895,1 triệu USD, chiếm 40,3% tỷ trọng XK qua các cửa khẩu toàn Tỉnh năm 2017. Hàng hóa XK chủ yếu là tinh bột sắn, hoa quả tươi, tinh bột sắn, máy móc, linh kiện điện tử và đồ mỹ nghệ… 21