SlideShare a Scribd company logo
1 of 21
0
KHOA KINH TẾ
BỘ MÔN THUẾ TRONG THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ
BÀI TẬP NHÓM
CHỦ ĐỀ:
XÁC ĐỊNH TRỊ GIÁ TÍNH THUẾ
XUẤT – NHẬP KHẨU
Nha Trang, tháng 11 năm 2012
1
DANH SÁCH NHÓM 2
1. PHẠM PHƢƠNG MAI
2. NGUYỄN THỊ TÂM
3. NGUYỄN THỊ QUYẾT
4. HOÀNG THỊ LUYẾN
5. LÊ NGUYỄN HỒNG MY
6. NGUYỄN THỊ HIỀN
7. PHẠM THỊ KIỀU MY
8. TRẦN PHÚ THÀNH
2
I. SƠ LƢỢC CHUNG VỀ THUẾ XUẤT – NHẬP KHẨU
1. Khái niệm
Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là một loại thuế đánh vào các hàng hoá mậu dịch,
phi mậu dịch được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới Việt Nam.
2. Đặc điểm của thuế Xuất – Nhập khẩu
Theo nghị định Số: 87/2010/NĐ-CP quy đỊnh chi tiết thi hành một số điều cỦa
luật thuế xuất - nhập khẩu:
2.1 Đối tƣợng chịu thuế
Hàng hóa trong các trường hợp sau đây là đối tượng chịu thuế xuất khẩu,
thuế nhập khẩu, trừ hàng hóa quy định tại Điều 2 Nghị định này:
2.1.1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam
bao gồm: hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu đường bộ, đường sông,
cảng biển, cảng hàng không, đường sắt liên vận quốc tế, bưu điện quốc tế và địa
điểm làm thủ tục hải quan khác được thành lập theo quyết định của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền.
2.1.2 Hàng hóa được đưa từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan và
từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước.
Khu phi thuế quan bao gồm: khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho bảo
thuế, khu bảo thuế, kho ngoại quan, khu kinh tế thương mại đặc biệt, khu thương
mại - công nghiệp và các khu vực kinh tế khác được thành lập theo Quyết định của
Thủ tướng Chính phủ, có quan hệ mua bán trao đổi hàng hóa giữa khu này với bên
ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu.
2.1.3. Hàng hóa mua bán, trao đổi khác được coi là hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu.
2.2Đối tƣợng không chịu thuế
Hàng hóa trong các trường hợp sau đây là đối tượng không chịu thuế xuất
khẩu, thuế nhập khẩu:
2.2.1. Hàng hóa vận chuyển quá cảnh hoặc chuyển khẩu qua cửa khẩu Việt
Nam theo quy định của pháp luật.
3
2.2.2. Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại của
các Chính phủ, các tổ chức thuộc Liên hợp quốc, các tổ chức liên Chính phủ, các
tổ chức quốc tế, các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài (NGO), các tổ chức kinh tế
hoặc cá nhân người nước ngoài cho Việt Nam và ngược lại, nhằm phát triển kinh
tế - xã hội, hoặc các mục đích nhân đạo khác được thực hiện thông qua các văn
kiện chính thức giữa hai Bên, được cấp có thẩm quyền phê duyệt; các khoản trợ
giúp nhân đạo, cứu trợ khẩn cấp nhằm khắc phục hậu quả chiến tranh, thiên tai,
dịch bệnh.
2.2.3. Hàng hóa từ khu phi thuế quan xuất khẩu ra nước ngoài; hàng hóa
nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế
quan; hàng hóa đưa từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác.
2.2.4. Hàng hóa là phần dầu khí thuộc thuế tài nguyên của Nhà nước khi
xuất khẩu.
2.3Đối tƣợng nộp thuế; đối tƣợng đƣợc ủy quyền, bảo lãnh và nộp thay thuế
2.3.1. Đối tượng nộp thuế theo quy định tại Điều 4 của Luật Thuế xuất
khẩu, Thuế nhập khẩu, bao gồm:
a. Chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
b. Tổ chức nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa;
c. Cá nhân có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu khi xuất cảnh, nhập cảnh; gửi
hoặc nhận hàng hóa qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
2.3.2. Đối tượng được ủy quyền, bảo lãnh và nộp thay thuế, bao gồm:
a. Đại lý làm thủ tục hải quan trong trường hợp được đối tượng nộp thuế ủy
quyền nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
b. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh
quốc tế trong trường hợp nộp thay thuế cho đối tượng nộp thuế;
c. Tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác hoạt động theo quy định của Luật
Các tổ chức tín dụng trong trường hợp bảo lãnh, nộp thay thuế cho đối tượng nộp
thuế theo quy định của pháp luật quản lý thuế.
II. CĂN CỨ VÀ PHƢƠNG PHÁP TÍNH THUẾ XUẤT – NHẬP KHẨU.
1. Căn cứ tính thuế Xuất – Nhập khẩu
1.1 Đối với hàng hóa áp dụng thuế tuyệt đối
Trong trường hợp hàng hoá áp dụng thuế tuyệt đối thì căn cứ tính thuế XNK là số
4
lượng hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu và mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn
vị hàng hoá. Trong đó, số lượng hàng hoá XNK làm căn cứ tính thuế là số lượng
từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu trong Danh mục hàng hóa áp dụng
thuế tuyệt đối.
1.2 Đối với hàng hóa áp dụng thuế suất theo tỷ lệ phần trăm.
Căn cứ tính thuế XNK là: số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập
khẩu ghi trong tờ khai hải quan, giá tính thuế, thuế suất theo tỷ lệ phần trăm (%)
Trong đó:
* Số lượng hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu: là số lượng từng mặt hàng thực tế
xuất khẩu , nhập khẩu.
Là số lượng hàng hoá thực tế ghi trên tờ khai mà cơ sở có hàng xuất khẩu, nhập
khẩu nộp cho cơ quan hải quan .
* Trị giá tính thuế: được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư của Bộ Tài chính
hướng dẫn về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập
khẩu.
Giá tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được áp dụng theo quy định đối với từng
trường hợp sau đây:
+ Giá tính thuế đối với hàng hoá xuất khẩu là giá bán cho khách hàng tại cửa khẩu
xuất (FOB), không gồm chi phí vận tải (F), phí bảo hiểm (I) theo hợp đồng bán
hàng.
+ Giá tính thuế đối với hàng hoá nhập khẩu là giá mua cuả khách hàng tại cửa
khẩu nhập, bao gồm cả chi phí vận tải (F), phí bảo hiểm (I) theo hợp đồng mua
hàng, tức là giá CIF.
+ Ðối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu nếu có hợp đồng mua bán và có đủ các
chứng từ hợp lệ đủ điều kiện để xác định giá tính thuế thì giá tính thuế được xác
định theo hợp đồng.
+ Trong trường hợp hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo phương thức khác hoặc
giá ghi trên hợp đồng quá thấp so với giá mua bán tối thiểu thực tế tại cửa khẩu thì
giá tính thuế áp dụng theo biểu giá do Chính phủ quy định. Giá tính thuế tính bằng
đồng Việt Nam. Ngoại tệ được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá mua vào do
Ngân hàng nhà nước công bố.
5
* Thuế suất:
- Thuế suất thuế xuất khẩu: Thuế suất đối với hàng hoá xuất khẩu được quy định
cụ thể cho từng mặt hàng tại Biểu thuế xuất khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban
hành.
- Thuế suất thuế nhập khẩu: Thuế suất đối với hàng hoá nhập khẩu được quy
định cụ thể cho từng mặt hàng, bao gồm thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt
và thuế suất thông thường
2. Xác định trị giá tính thuế
2.1Nguyên tắc xác định trị giá tính thuế
2.1.1 Trị giá tính thuế nhằm mục đích tính thuế được xác định theo trình tự
các phương pháp của WTO ( Hiệp định Xác định trị giá)
2.1.2 Trị giá tính thuế phục vụ mục đích thống kê được xác định theo
nguyên tắc sau:
 Đối với hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế, trị giá thống kê là trị giá tính
thuế.
 Đối với hàng hoá thuộc đối tượng không chịu thuế, hàng hoá được miễn
thuế, xét miễn thuế thì trị giá thống kê là trị giá do người khai hải quan khai báo
theo nguyên tắc sau:
 Đối với hàng hoá nhập khẩu, là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập
đầu tiên và được xác định bằng cách áp dụng tuần tự sáu phương pháp xác định trị
giá tính thuế và dừng ngay ở phương pháp xác định được trị giá tính thuế.
 Đối với hàng hoá xuất khẩu, Là giá bán tại cửa khẩu xuất (giá FOB, giá
DAF) không bao gồm phí bảo hiểm quốc tế (I) và phí vận tải quốc tế (F). Trường
hợp không có hợp đồng mua bán hàng hóa, trị giá tính thuế xuất khẩu là trị giá
khai báo của người khai hải quan
2.2Phƣơng pháp xác định trị giá tính thuế xuất, nhập khẩu
- Gồm 6 phƣơng pháp xác định trị giá tính thuế xuất, nhập khẩu:
 Phương pháp 1 cũng là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất: Phương
pháp trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu.
6
 Phương pháp 2. Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu
giống hệt.
 Phương pháp 3. Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu
tương tự.
 Phương pháp 4. Phương pháp trị giá khấu trừ.
 Phương pháp 5. Phương pháp trị giá tính toán.
 Phương pháp 6. Phương pháp suy luận xác định trị giá tính thuế.
2.2.1 Phƣơng pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá giao dịch.
 Trị giá giao dịch là giá mà ngƣời mua thực tế đã thanh toán hay sẽ
phải thanh toán cho hàng hoá đƣợc bán để xuất khẩu tới Việt Nam, sau khi
đã đƣợc điều chỉnh các khoản phải cộng, phải trừ.
 Trị giá tính thuế của hàng hoá nhập khẩu trước hết phải được xác định theo
trị giá giao dịch. Trị giá giao dịch là tổng số tiền người mua đã thực trả hay sẽ phải
trả, trực tiếp hoặc gián tiếp cho người bán để mua hàng hoá nhập khẩu, sau khi đã
cộng thêm và/hoặc trừ ra một số khoản điều chỉnh.
 Trị giá giao dịch bao gồm các khoản sau đây:
K1. Giá mua ghi trên hoá đơn:
 Trường hợp giá mua ghi trên hoá đơn có bao gồm các khoản giảm giá cho lô hàng
nhập khẩu thì các khoản này được trừ ra để xác định trị giá tính thuế, với điều kiện
việc giảm giá được lập thành văn bản trước khi xếp hàng lên phương tiện vận
chuyển và có số liệu, chứng từ hợp pháp, hợp lệ để tách khoản giảm giá này ra
khỏi giá hoá đơn và các chứng từ đó phải nộp cùng với tờ khai hải quan.
K2. Các khoản tiền người mua phải thanh toán nhưng chưa tính vào giá mua ghi
trên hoá đơn thương mại, bao gồm: Tiền trả trước, tiền đặt cọc cho việc sản xuất,
mua bán, vận chuyển, bảo hiểm hàng hoá;
K3. Các khoản thanh toán gián tiếp cho người bán như: khoản tiền người mua trả
cho người thứ ba theo yêu cầu của người bán; khoản tiền được thanh toán bằng
cách bù trừ nợ.
 Điều kiện áp dụng phƣơng pháp trị giá giao dịch:
 Ngƣời mua không bị hạn chế quyền định đoạt hoặc sử dụng hàng hoá
sau khi nhập khẩu,
 Giá cả hoặc việc bán hàng không phụ thuộc vào những điều kiện hay
các khoản thanh toán mà vì chúng không thể xác định đƣợc trị giá của hàng
hoá cần xác định trị giá tính thuế;
 Sau khi bán lại hàng hoá, ngƣời nhập khẩu không phải trả thêm bất kỳ
khoản tiền nào từ số tiền thu đƣợc do việc định đoạt hoặc sử dụng hàng hoá
7
mang lại, không kể các khoản điều chỉnh quy định tại điểm d khoản 1 Điều 13
Nghị định 40/2007/NĐ-CP.
 Ngƣời mua và ngƣời bán không có mối quan hệ đặc biệt hoặc nếu có
thì mối quan hệ đó không ảnh hƣởng đến trị giá giao dịch.
 Các khoản điều chỉnh
a. Các khoản phải cộng:
 Chi phí hoa hồng bán hàng và phí môi giới;
 Chi phí bao bì được coi là đồng nhất với hàng hoá nhập khẩu;
 Chi phí đóng gói, bao gồm cả chi phí vật liệu và chi phí nhân công.
b. Các khoản phải trừ:
 Chi phí cho những hoạt động phát sinh sau khi nhập khẩu hàng hoá, bao
gồm: chi phí về xây dựng, kiến trúc, lắp đặt, bảo dưỡng hoặc trợ giúp kỹ thuật;
 Chi phí vận chuyển, bảo hiểm trong nội địa phát sinh sau khi nhập khẩu;
 Các khoản thuế, phí, lệ phí phải nộp ngân sách nhà nước tính trong giá mua
hàng nhập khẩu
 Các khoản giảm giá thực hiện trước khi xếp hàng lên phương tiện vận
chuyển ở nước xuất khẩu hàng hoá, được lập thành văn bản và nộp cùng với tờ
khai hải quan hàng hoá nhập khẩu;
 Các chi phí do người mua chịu, liên quan đến tiếp thị hàng hóa nhập khẩu,
c. Các loại giảm giá bao gồm:
- Giảm giá theo cấp độ thương mại của giao dịch mua bán hàng hoá;
- Giảm giá theo số lượng hàng hoá mua bán;
- Giảm giá theo hình thức và thời gian thanh toán;
- Các loại giảm giá khác phù hợp với tập quán và thông lệ thương mại quốc tế
2.2.2 Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu giống hệt
 “Hàng hoá nhập khẩu giống hệt” là những hàng hoá giống nhau về mọi phương
diện, kể cả đặc điểm vật lý, chất lượng và danh tiếng; được sản xuất ở cùng một
nước, bởi cùng một nhà sản xuất hoặc nhà sản xuất khác theo sự ủy quyền của nhà
sản xuất đó, được nhập khẩu vào Việt Nam.
 Điều kiện chọn hàng hoá nhập khẩu giống hệt:
 Lô hàng nhập khẩu giống hệt được xuất khẩu đến Việt Nam vào cùng ngày hoặc
trong vòng 60 ngày trước hoặc sau ngày xuất khẩu của lô hàng đang được xác
định trị giá tính thuế;
8
 Lô hàng nhập khẩu giống hệt có giao dịch mua bán ở cùng cấp độ hoặc đã được
điều chỉnh về cùng cấp độ bán buôn hoặc bán lẻ; có cùng số lượng hoặc đã được
điều chỉnh về cùng số lượng với lô hàng đang được xác định trị giá tính thuế;
 Lô hàng nhập khẩu giống hệt có cùng khoảng cách và phương thức vận chuyển
hoặc đã được điều chỉnh về cùng khoảng cách và phương thức vận chuyển giống
như lô hàng đang được xác định trị giá tính thuế.
* Lƣu ý:
 Nếu không có lô hàng nhập khẩu được sản xuất bởi cùng một nhà sản xuất thì
mới xét đến hàng hoá được sản xuất bởi nhà sản xuất khác, nhưng phải đảm bảo
các quy định về hàng hoá nhập khẩu giống hệt.
 Khi xác định được từ hai trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu giống hệt trở
lên thì trị giá tính thuế là trị giá giao dịch thấp nhất.
2.2.3 Phƣơng pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tƣơng tự.
 “Hàng hoá nhập khẩu tương tự” là những hàng hoá mặc dù không giống nhau về
mọi phương diện nhưng có các đặc trưng cơ bản giống nhau, được làm từ các
nguyên, vật liệu giống nhau; có cùng chức năng và có thể hoán đổi cho nhau trong
giao dịch thương mại; được sản xuất ở cùng một nước, bởi cùng một nhà sản xuất
hoặc nhà sản xuất khác theo sự uỷ quyền của nhà sản xuất đó, được nhập khẩu vào
Việt Nam.
 Điều kiện áp dụng
 Lô hàng nhập khẩu tương tự được xuất khẩu đến Việt Nam vào cùng ngày hoặc
trong vòng 60 ngày trước hoặc sau ngày xuất khẩu của lô hàng đang được xác
định trị giá tính thuế;
 b) Lô hàng nhập khẩu tương tự có giao dịch mua bán ở cùng cấp độ hoặc đã được
điều chỉnh về cùng cấp độ bán buôn hoặc bán lẻ, có cùng số lượng hoặc đã được
điều chỉnh về cùng số lượng với lô hàng đang được xác định trị giá tính thuế;
 c) Lô hàng nhập khẩu tương tự có cùng khoảng cách và phương thức vận chuyển
hoặc đã được điều chỉnh về cùng khoảng cách và phương thức vận chuyển giống
như lô hàng đang được xác định trị giá tính thuế.
* Lƣu ý:
 Khi áp dụng phương pháp xác định trị giá tính thuế quy định tại Điều này, nếu
không có lô hàng nhập khẩu được sản xuất bởi cùng một nhà sản xuất thì mới xét
đến hàng hoá được sản xuất bởi nhà sản xuất khác, nhưng phải đảm bảo các quy
định về hàng hoá nhập khẩu tương tự.
9
- Trường hợp không tìm được lô hàng nhập khẩu tương tự có cùng điều kiện
mua bán với lô hàng nhập khẩu đang được xác định trị giá tính thuế thì lựa chọn lô
hàng nhập khẩu tương tự khác về điều kiện mua bán, nhưng phải được điều chỉnh
về cùng điều kiện mua bán.
 Các điều kiện lựa chọn lô hàng nhập khẩu tương tự: Lô hàng nhập khẩu
tương tự được lựa chọn nếu đảm bảo các điều kiện sau:
 Điều kiện về thời gian xuất khẩu: Lô hàng nhập khẩu tương tự phải được
xuất khẩu đến Việt Nam vào cùng ngày hoặc trong vòng 60 ngày theo lịch trước
hoặc sau ngày xuất khẩu với hàng hoá nhập khẩu đang được xác định trị giá tính
thuế.
 Điều kiện mua bán.
 Điều kiện về cấp độ thương mại và số lượng:
 Lô hàng nhập khẩu tương tự phải có cùng điều kiện về cấp độ thương mại
và số lượng với lô hàng nhập khẩu đang được xác định trị giá tính thuế.
 Nếu không tìm được lô hàng nhập khẩu có cùng cấp độ thương mại và số
lượng thì lựa chọn lô hàng nhập khẩu có cùng cấp độ thương mại nhưng khác nhau
về số lượng, sau đó điều chỉnh trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu tương tự về
cùng số lượng với lô hàng đang xác định trị giá tính thuế.
 Nếu không tìm được lô hàng nhập khẩu có cùng cấp độ thương mại và số
lượng; lô hàng có cùng cấp độ thương mại nhưng khác nhau về số lượng thì lựa
chọn lô hàng nhập khẩu khác nhau về cấp độ thương mại nhưng cùng số lượng, sau
đó điều chỉnh trị giá giao dịch của lô hàng nhập khẩu tương tự về cùng cấp độ
thương mại với lô hàng đang xác định trị giá tính thuế.
 Nếu không tìm được lô hàng nhập khẩu có cùng cấp độ thương mại và số
lượng; lô hàng có cùng cấp độ thương mại nhưng khác nhau về số lượng; lô hàng
khác cấp độ thương mại nhưng có cùng số lượng thì lựa chọn lô hàng nhập khẩu
khác nhau cả về cấp độ thương mại và số lượng, sau đó điều chỉnh trị giá giao dịch
của lô hàng nhập khẩu tương tự về cùng cấp độ thương mại và số lượng với lô hàng
đang xác định trị giá tính thuế.
 Trường hợp lô hàng nhập khẩu tương tự được hưởng chiết khấu thương
mại, chiết khấu số lượng, chiết khấu thanh toán mà lô hàng nhập khẩu đang xác
định trị giá tính thuế không được hưởng thì không được trừ các khoản chiết khấu
này ra khỏi trị giá giao dịch. Trường hợp lô hàng nhập khẩu tương tự không được
hưởng chiết khấu thương mại, chiết khấu số lượng mà lô hàng nhập khẩu đang xác
định trị giá tính thuế được hưởng thì được trừ các khoản chiết khấu này ra khỏi trị
giá giao dịch.
 Điều kiện về quãng đường và phương thức vận tải, bảo hiểm:
10
 Lô hàng nhập khẩu tương tự có cùng quãng đường và phương thức vận tải,
hoặc đã được điều chỉnh về cùng quãng đường và phương thức vận tải với lô hàng
đang xác định trị giá.
 Nếu có sự chênh lệch đáng kể về phí bảo hiểm thì có thể điều chỉnh về cùng
điều kiện bảo hiểm với lô hàng đang xác định trị giá tính thuế.
 Khi áp dụng phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu tương
tự, nếu không tìm được hàng hoá nhập khẩu tương tự được sản xuất bởi cùng một
nhà sản xuất hoặc nhà sản xuất khác được uỷ quyền thì mới xét đến hàng hoá được
sản xuất bởi nhà sản xuất khác và phải có cùng xuất xứ.
 Khi xác định trị giá tính thuế theo phương pháp này mà xác định được từ
hai trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu tương tự trở lên thì, sau khi đã điều
chỉnh về cùng điều kiện mua bán với lô hàng đang xác định trị giá tính thuế, trị giá
tính thuế là trị giá giao dịch thấp nhất.
 Nếu trong thời gian làm thủ tục hải quan mà không đủ thông tin lựa chọn
hàng nhập khẩu giống hệt hoặc tương tự với hàng hoá nhập khẩu đang xác định trị
giá tính thuế thì không xác định trị giá tính thuế cho hàng hoá nhập khẩu theo
phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu giống hệt và phương pháp trị
giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu tương tự mà phải chuyển sang phương pháp
tiếp theo.
 Khi xác định được từ hai trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu tương tự trở lên
thì trị giá tính thuế là trị giá giao dịch thấp nhất.
2.2.4 Phƣơng pháp trị giá khấu trừ
 Trị giá khấu trừ được xác định căn cứ vào giá bán của hàng hoá nhập khẩu, hàng
hoá nhập khẩu giống hệt, hàng hoá nhập khẩu tương tự trên thị trường Việt Nam
trừ (-) đi các chi phí hợp lý phát sinh sau khi nhập khẩu.
 Nguyên tắc xác định Giá bán hàng hoá NK trên thị trƣờng Việt Nam:
 Giá bán hàng hoá NK là giá bán thực tế, nếu không có giá bán thực tế của hàng
hoá NK cần xác định trị giá tính thuế thì lấy giá bán thực tế của hàng hoá NK
giống hệt hay hàng hoá NK tương tự còn nguyên trạng như khi NK được bán trên
thị trường trong nước để xác định giá bán thực tế;
 Người NK và người mua hàng trong nước không có mối quan hệ đặc biệt;
 Mức giá bán tính trên số lượng bán ra lớn nhất và đủ để hình thành đơn giá;
 Hàng hoá được bán ra (bán buôn hoặc bán lẻ) vào ngày sớm nhất ngay sau khi
NK, nhưng không chậm quá 90 ngày sau ngày NK lô hàng đó.
11
 Các chi phí hợp lý phát sinh sau khi NK:
 Các chi phí về vận tải và chi phí mua bảo hiểm cho hàng hoá khi tiêu thụ trên thị
trường nội địa;
 Các khoản thuế, phí và lệ phí phải nộp ngân sách nhà nước khi nhập khẩu và bán
hàng nhập khẩu mà theo quy định của pháp luật hiện hành được hạch toán vào
doanh thu bán hàng, giá vốn và chi phí bán hàng nhập khẩu;
 Chi phí quản lý chung liên quan đến việc bán hàng nhập khẩu;
 Lợi nhuận bán hàng sau khi nhập khẩu.
* Lƣu ý:
 Số liệu phục vụ cho tính toán trị giá khấu trừ do người nhập khẩu cung cấp.
 Việc khấu trừ khoản lợi nhuận và chi phí chung phải dựa trên cơ sở các số liệu
khách quan và định lượng được.
 Phải được ghi chép và phản ánh trên sổ sách kế toán phù hợp với quy định của
pháp luật về kế toán.
2.2.5 Phƣơng pháp trị giá tính toán
 Phương pháp trị giá tính toán bao gồm các khoản sau:
a. Giá thành hoặc trị giá của nguyên vật liệu, chi phí của quá trình sản xuất hoặc quá
trình gia công khác của việc sản xuất hàng hoá nhập khẩu, bao gồm:
 Các chi phí;
 Trị giá của các hàng hoá hay dịch vụ, nếu những hàng hoá hay dịch vụ đó do
người mua cung cấp trực tiếp hay gián tiếp để sử dụng cho quá trình sản xuất hàng
nhập khẩu.
b. Chi phí, lợi nhuận để bán hàng hoá nhập khẩu;
c. Các chi phí điều chỉnh.
*Lƣu ý:
 Việc xác định trị giá tính toán phải dựa trên các số liệu của nhà sản xuất cung
cấp phù hợp với các nguyên tắc kế toán của nước sản xuất hàng hoá, trừ khi các số
liệu này không phù hợp với số liệu thu thập được tại Việt Nam.
2.2.6 Phƣơng pháp suy luận xác định trị giá tính thuế
 Phương pháp suy luận là áp dụng tuần tự, linh hoạt các phương pháp xác định trị
giá tính thuế và dừng ngay tại phương pháp xác định được trị giá tính thuế và phải
12
dựa vào các tài liệu, số liệu, thông tin có sẵn tại thời điểm xác định trị giá tính
thuế.
3 Phƣơng pháp tính thuế xuất – nhập khẩu.
3.1Đối với mặt hàng áp dụng thuế tuyệt đối
Việc xác định tiền thuế xuất nhập khẩu phải nộp đối với hàng hóa áp dụng thuế
tuyệt đối được tính theo công thức sau:
Số tiền thuế xuất khẩu, nhập khẩu phải nộp = số lƣợng đơn vị từng mặt hàng
thực tế XNK ghi trong tờ khai hải quan x mức thuế quy định trên một đơn vị
hàng hóa.
3.2Đối với mặt hàng áp dụng thuế suất theo tỷ lệ phần trăm (%):
Việc xác định số tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp đối với hàng hóa áp
dụng thuế xuất theo tỉ lệ % được căn cứ vào số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế
xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ hải quan, trị giá tính thuế, thuế xuất từng mặt
hàng và được tính thao công thức
Số tiền thuế xuất khẩu, nhập khẩu phải nộp = số lƣợng đơn vị từng mặt hàng thực
tế XNK ghi trong tờ khai hải quan x trị giá tính thuế x thuế suất của từng mặt hàng.
 Trong đó lƣu ý Thuế suất
 Thuế suất thuế xuất khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu được quy định cụ thể cho
một số mặt hàng tại biểu thuế xuất khẩu do Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành
 Thuế suất đối với hàng nhập khẩu được quy định cụ thể cho từng mặt hàng, bao
gồm: Thuế suất thông thường, thuế suất ưu đãi và thuế suất ưu đãi đặc biệt:
a. Thuế suất ýu ðãi: Áp dụng cho hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ nýớc, nhóm
nýớc hoặc vùng lãnh thổ thực hiện ðối xử tối huệ quốc trong quan hệ thýõng mại
với Việt Nam, danh sách nýớc và nhóm nýớc hoặc vùng lãnh thổ thực hiện ðối xử
tối huệ quốc với Việt Nam do Bộ công thýõng công bố.
Thuế xuất ýu ðãi ðýợc quy ðịnh cụ thể cho từng mặt hàng tại biểu thuế nhập khẩu
ýu ðãi do Bộ trýởng Bộ tài chính ban hành
Ngýời nộp thuế tự khai và chịu trách nhiệm trýớc pháp luật và xuất xứ hàng hóa
ðể làm cõ sở xác ðịnh mức thuế suất nhập khẩu ýu ðãi.
13
VD: 1 DN Việt Nam nhập khẩu 500 chai Rýợu Vang Pháp Chateau Saint, nồng ðộ
cồn 13% với giá 65USD/chai/liter
 Trị giá tính thuế (giả sử sau khi ðã cộng và trừ các khoản liên quan qui ðịnh) =
65USD
 Áp dụng thuế suất ýu ðãi cho sản phẩm này là: 52%
 Thuế nhập khẩu = 500 x 65 x 52% = 16.900 USD
b. Thuế suất ýu ðãi ðặc biệt: Áp dụng cho hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ
nýớc, nhóm nýớc hoặc vùng lãnh thổ thực hiện ýu ðãi ðặc biệt về thuế nhập
khẩu với Việt Nam. Ðýợc quy ðịnh cụ thể cho từng mặt hàng tại các quyết ðịnh
của bộ trýởng bộ tài chính, ðýợc hýớng dẫn thực hiện tại Thông tý 47/2007/TT-
BTC ngày 07/05/2007
VD: Campuchia nhập khẩu vào Việt Nam 2 tấn hạt ðiều týõi với ðõn giá là
9000USD/tấn.
_thuế nhập khẩu của lô hàng này = 2x9000x0% =0 USD
Trong ðó:
-Số lýợng ðõn vị là 2 tấn
-Trị giá tính thuế: 9.000USD/Tấn
-Thuế suất ýu ðãi ðặc biệt: 0%
c. Thuế suất thông thường: Áp dụng cho hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ nước
không có thoả thuận đối xử tối huệ quốc hoặc không thực hiện ưu đãi đặc biệt về
thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam. Thuế xuất thong thường
được áp dụng thống nhất bằng 150% mức thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng tương
ứng quy định tại biểu thuế nhập khẩu ưu đãi)
Thuế suất thông thýờng= thuế suất ýu ðãi x 150%
VD: Công ty VN nhập khẩu granit dạng khối từ luxemburg.
 Số lýợng: 20.000 khối
 Giá : 7.000USD/khối
 Trị gí tính thuế ( giả sử ðã cộng và trừ các khoản liên quan trong qui ðịnh) = 7.000
USD
14
 Trong ðó TS ýu ðãi của Granit dạng khối là 10%, và Luxemburg không thuộc
nýớc hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận tối huệ quốc với VN  áp dụng thuế suất
thông thýờng = 10% x 150% = 15%
 Thuế nhập khẩu 20.000 khối ðá granit = 20.000 x 7000 x 15% = 21.000.000 USD
III. THỰC TRẠNG CHUNG
1. Lợi ích của thuế xuất nhập khẩu:
 Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách
Thuế là nguồn thu quan trọng nhất để phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu
nhập quốc dân theo đường lối xây dựng kinh tế định hướng chủ nghĩa xã hội ở
nước ta.
Thuế là công cụ quan trọng góp phần tích cực giảm bội chi ngân sách, giảm lạm
phát, từng bước góp phần ổn định trật tự xã hội và phát triển kinh tế bền vững.
 Thuế góp phần điều chỉnh nền kinh tế
Thuế ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả và thu nhập. Lúc nền kinh tế quá thịnh thì
việc gia tăng thuế có tác dụng ức chế sự tăng trưởng của tổng nhu cầu làm giảm
phát triển của nền kinh tế.
Dựa vào công cụ thuế, nhà nước có thể thúc đẩy hoặc hạn chế việc tích lũy đầu tư,
khuyến khích xuất khẩu.
Nội dung điều tiết của thuế gồn hai mặt: Kích thích và hạn chế. Nhà nước đã sử
dụng chính sách thuế một cách linh hoạt trong từng thời kỳ nhất định, bằng việc
tác động vào cung-cầu nhằm điều chỉnh chu kỳ kinh doanh - một đặc trưng vốn có
của nền kinh tế thị trường.
Khi nền kinh tế suy thoái, tức là khi đầu tư ngừng trệ, sản xuất và tiêu dùng đều
giảm thì nhà nước dùng thuế để kích thích đầu tư và khuyến khích tiêu dùng.
Bằng việc giảm thuế đánh vào sản xuất, giảm thuế đối với hàng sản xuất ra để
khuyến khích tạo lợi nhuận, kích thích việc đầu tư vào sản xuất.
Bằng việc giảm thuế đánh vào tiêu dùng nhằm khuyến khích tiêu dùng.
15
Để hạn chế và gây áp lực đối với việc lưu giữ vốn không đưa vào đầu tư, có thể
tăng thuế đánh vào thu nhập về tiền gửi tiết kiệm và thu nhập về tài sản dự trữ, từ
đó sẽ khuyến khích việc đưa vốn vào đầu tư, sản xuất kinh doanh.
 Thuế góp phần bình đẳng giữa các thành phần kinh tế và công bằng xã hội.
Hệ thống thuế được áp dụng thống nhất ở các ngành nghề, các thành phần kinh tế,
các tầng lớp dân cư để đảm bảo sự bình đẳng và công bằng xã hội.
Người có thu nhập cao phải đóng thuế nhiều hơn người có thu nhập thấp. Thuế
phải đánh cùng một tỷ lệ vào các công dân có điều kiện như nhau. Giữa các công
dân có điều kiện khác nhau, thì thuế suất cũng cần khác nhau (vì thông thường
người có điều kiện tốt hơn có xu hướng tiêu dùng hàng hóa công cộng nhiều hơn).
Tuy nhiên phải để người có thu nhập cao chính đáng được hưởng thành quả lao
động của mình thì mới khuyến khích họ phát triển sản xuất kinh doanh , tránh lạm
thu để đảm bảo công bằng và bình đẳng xã hội.
Phải có những biện pháp chống thất thu về thuế đối với đối tượng nộp thuế, về căn
cứ tính thuế, tổ chức quản lý thu thuế, chế độ miễn giảm thuế, kiểm tra, xử lí
nghiêm minh đối với vi phạm trốn thuế.
2. Hạn chế của thuế xuất, nhập khẩu ở việt nam
- Thuế nhập khẩu hiện nay với chức năng bảo vệ cho sản xuất trong nước đã
thường xuyên được điều chỉnh thuế suất cho phù hợp với những mặt hàng trong
nước đã sản xuất được, do đó nó đã góp phần hỗ trợ tích cực cho sản xuất trong
thời kỳ đầu phát triển. Nhưng chính điều này đã tạo ra những lệch lạc trong
định hướng đầu tư trong nước, đặc biệt là thu hót đầu tư nước ngoài.
Trong những năm qua, đầu tư nước ngoài đã được thu hót vào những ngành
sản xuất ra các sản phẩm có mức thuế bảo hộ cao phục vụ cho nhu cầu của thị
trường trong nước chứ không nhằm vào xuất khẩu. Do tổ chức quản lý,điều
hành xuất nhập khẩu còn nhiều yếu kém nên có tình trạng 50% sản phẩm của
các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không xuất khẩu sản phẩm mà
cung cấp vào thị trường nội địa,và đây là việc làm đã gây nhiều khó khăn cho
các doanh nghiệp trong nước trong việc tiêu thụ phẩm.
- Biểu thuế nhập khẩu hiện nay có nhiều mức (25 mức).
Quy định này làm cho biểu thuế quá phức tạp, gây khó khăn trong quản lý thuế
nhập khẩu, đặc biệt làm cho thuế mất tính trung lập. Quá nhiều mức thuế suất
làm cho cơ cấu thuế phức tạp một cách không cần thiết, thuế dàn trải là có hại -
thậm chí tai hại hơn thuế suất cao nhưng thống nhất. Vì chúng có thể đưa các
nguồn vốn vào các hoạt động không có hiệu quả. Quá nhiều mức dưới 5% làm
16
cho kết quả thu vào ngân sách bị hạn chế, dồn gánh nặng động viên ngân sách
nhà nước cho các mặt hàng khác.
- Ngoài ra, thuế nhập khẩu của ta hiện nay nhiều nhóm hàng thuế suất
lại cao,thấp còn căn cứ vào mục đích sử dụng chứ không theo tính chất hàng hoá.
Vì vậy nhiều nhiều mặt hàng cùng tính chất nhưng mục đích sử dụng khác nhau có
chênh lệch khá lớn. Xe đạp đua mã số 871210 thuế
suất 5%, còn xe đạp thường mã số 871290 thuế suất 60%, xe cứu thương thuế
suất 0%. Điều này đã gây nên nhiều tiêu cực trong việc quản lý, điều hành và
thực hiện thuế xuất nhập khẩu.
Những tồn tại của biểu thuế đã tạo ra sức ỳ của các doanh nghiệp trong cải
tiến công nghệ, đổi mới trang thiết bị, không phù hợp với chủ trương
CNH-HĐH đất nước.
- Sự khác biệt về chế độ xuất nhập khẩu giữa doanh nghiệp trong
nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài còn rất lớn. Chẳng hạn đối với
các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài việc nhập khẩu máy móc, thiết bị
để hình thành doanh nghiệp thì được miễn thuế, còn đối với các doanh nghiệp
trong nước nhập khẩu máy móc, thiết bị để hình thành donh nghiệp lại phải
đóng thuế.
Như vậy, các doanh nghiệp trong nước vốn thì không lớn, khả năng cạnh
tranh yếu lại phải nép thuế, còn đối với các doanh nghiệp nước ngoài vốn lớn,
khả năng cạnh tranh mạnh lại không phải đóng thuế. Thiết nghĩ đây là mâu
thuẫn lớn cần đượcxem xét và sớm giải quyết.Trong tổ chức thực hiện chính sách
thuế xuất nhập khẩu còng còn nhiều bất cập như:
- Việc tính thuế còn tuỳ tiện,đặc biệt ở một số cửa khẩu biên giới phía
Bắcnhư: Kalong (Móng cái , Quảng ninh ), Chi ma (Léc Bình,lạng Sơn)... đặc biệt
là tình trạng Hải Quan có “quyền” ,”hành” doanh nghiệp. Hải Quan mỗi nơi áp
dụng một mức thuế suất khác nhau chẳng hạn nhu đối với một số phụ tùng của
máy móc, phương tiện vận tải, được quy định tại biểu thuế nhập khẩu thu
lộcnhiều mã (chương ,nhóm) khác nhau lại tuỳ ý áp mã số thuế. Nếu doanh nghiệp
tự khai thuế mà lỡ áp sai mã số thuế thì hải quan “đè cổ” ra lập biên bản, xử
phạt hành vi trèn thuế. Ngược lại nếu doanh nghiệp đi kiện (doanh nghiệp
đúng) thì hải quan cười trừ hay nhận lỗi do trình độ nghiệp vụ của anh em còn
hạn chế.
- Theo Luật Thuế hiện hành, thuế suất đối với hàng nhập khẩu gồm
thuế suất thông thường, thuế suất đặc biệt và thuế suất ưu đãi đặc biệt. Hiện
nay, ta đã ký hiệp định thương mại với nhiều nước trong đó đều có các điều
khoản ưu đãi tối huệ quốc về thuế nhập khẩu nhưng không ghi rõ từng mặt
hàng với số lượng cụ thể. Vì vậy, trên thực tế chưa áp dụng được thuế suất ưu
đãi và thuế suất ưu đãi đặc biệt với bất kỳ nước nào.
IV. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ & GIẢI PHÁP
17
Khi gia nhập WTO, Việt Nam đã phải tiến hành cắt giảm thuế Nhập khẩu theo
cam kết, tổng hợp toàn bộ các cam kết về thuế của Việt Nam có một số nét như
sau:
_Việt Nam cam kết ràng buộc với toàn bộ biểu thuế nhập khẩu hiện hành gồm
10.600 dòng, thuế suất cam kết cuối cùng có mức bình quân giảm từ 17,4% xuống
còn 13,4%. Thời gian thực hiện sau 5-7 năm.
Trong toàn bộ biểu cam kết, Việt Nam sẽ cắt giảm thuế với khoảng 3.800 dòng
thuế (chiếm 35,5% dòng thuế trong biểu thuế), ràng buộc ở mức thuế hiện hành
khoảng 3.700 dòng thuế chiếm (34,5%), rang buộc ở mức thuế trần cao hơn mức
thuế suất hiện hành với 3.170 dòng chiếm 30% chủ yếu là đối với các nhóm hàng
như xăng dầu, kim loại, hoá chất, một số phương tiện vận tải.
Một số mặt hang đang có thuế suất cao từ 20%, 30% sẽ được cắt giảm ngay khi
gia nhập như: dệt may, gỗ, giấy, máy móc thiết bị điện tử, hàng chế tạo khác.
Đối với lĩnh vực nông nghiệp, mức cam kết bình quân vào thời điểm gia nhập
là 16,1% và mức cắt giảm cuối cùng sẽ là 12,6%.
Hiện nay đối với Việt Nam, thuế nhập khẩu là biện pháp quan trọng để bảo hộ
sản xuất trong nước. Nhưng theo cam kết với WTO và AFTA thì thuế nhập khẩu
của Việt Nam bắt buộc phải cắt giảm, theo đó mức độ bảo hộ sản xuất trong nước
sẽ giảm. Để tận dụng những lợi thế do hội nhập mang lại nhưng cũng hạn chế thấp
nhất những tác động tiêu cực, luật thuế XNK phải tiếp tục được hoàn thiện theo
hướng:
* Giá tính thuế:
Việt Nam triển khai áp dụng xác định giá tính thuế nhập khẩu theo hiệp đinh
Hải quan GATT/WTO từ 1/1/2004, cách tính này đã tạo điều kiện chủ động cho
đơn vị nhập khẩu trong việc xác định giá tính thuế vì giá tính thuế được tính theo
trị giá giao dịch. Giá tính thuế nhập khẩu là một trong những yếu tố rất quan trọng
trong việc xác định số thuế nhập khẩu phải nộp, giá tính thuế có tác động mạnh
đến số thu ngân sách, số thuế phải nộp và cũng là tâm điểm chú ý của các đơn vị,
tổ chức quốc tế có quan hệ kinh tế với Việt Nam nên giá tính thuế mang tính nhạy
cảm và có ảnh hưởng đến mở việc rộng quan hệ thương mại quốc tế.
18
Khi áp dụng giá tính thuế theo hiệp định GATT/WTO thì gian lận qua giá sẽ
trở nên phổ biến nhất là trong điều kiện quan hệ thương mại quốc tế mở rộng.
Tổng cục Hải quan đã có thông báo về một số trường hợp gian lận qua giá rất
nghiêm trọng như: có doanh nghiệp nhập khẩu xe BMW khai báo giá tính thuế tại
cửa khẩu vào khoảng 22.000-25.00 USD, trong khi đó giá bán ô tô loại này ở thị
trường trong nước lên đến 200.000-220.000 USD hoặc có doanh nghiệp nhập khẩu
rượu Remy Martin 400
loại VSOP 70cl/chai do Pháp sản xuất chỉ khai báo giá tính
thuế là 1USD/chai, thậm chí có lúc chỉ khai 0,4USD/chai.
Thông thường gian lận qua giá là đơn vị nhập khẩu sẽ kê khai giá tính thuế
thấp hơn giá mua thực tế, do đó, việc nắm bắt thông tin liên quan đến thương mại
quốc tế như giá mua, giá bán các mặt hàng trên thế giới, các mối quan hệ của
người mua, người bán để từ đó hình thành nên một ngân hang dữ liệu về giá của
hàng hoá nhập khẩu để cơ quan hải quan có thể tham vấn so sánh, đối chiếu với
giá do nhà nhập khẩu khai báo là quan trọng. Căn cứ vào giá tham vấn sẽ có thể
phát hiện ra các trường hợp gian lận về thuế nhập khẩu của doanh nghiệp nhập
khẩu hoặc phát hiện sự móc ngoặc giữa của nhân viên hải quan với người nhập
khẩu để chiếm đoạt tiền thuế của Nhà nước.
Nguồn thông tin chủ yếu được cơ quan Hải quan sử dụng trong việc kiểm tra
đối chiếu là từ giá chào hang trên internet, giá thị trường, hệ thống thông tin về dữ
liệu giá trong nội bộ ngành Hải quan. Tuy nhiên, việc xây dựng ngân hang dữ liệu
về giá của hang hoá nhập khẩu của ngành Hải Quan chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra,
dữ liệu về giá còn sơ sài, chưa cập nhật kịp thời nên gây trở ngại cho công tác
tham vấn về giá.
Hiện nay Việt Nam đã hội nhập sâu rộng trong quan hệ thương mại quốc tế thì
số lượng, chủng loại hang hoá nhập khẩu ngày càng đa dạng nên áp lực càng tăng
đối với công tác quản lý giá tính thuế. Để thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà
nước trong quá trình phát triển kinh tế là khuyến khích đầu tư, tạo môi trường đầu
tư thông thoáng, công bằng giữa các đối tượng, đồng thời hạn chế thất thu ngân
sáchthì công tác quản lý giá tính thuế nhập khẩu cần được hoàn thiện:
Nhanh chóng hiện đại hoá ngành hải quan, trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật hiện
đại, nối mạng toàn ngành trong nước, yêu cầu hải quan các địa phương nhanh
chóng cập nhật thông tin dữ liệu về giá đối với những lô hang đã thông quan ở địa
phương vào ngân hang dữ liệu giá để Hải quan trong cả nước có thể tham vấn.
Xây dựng chiến lược mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hải quan,
tranh thủ tối đa sự giúp đỡ của hải quan thế giới và tiến đến nối mạng quốc tế để
xây dựng và hoàn thiện ngân hang giữ liệu về giá của ngành hải quan.
19
Kết hợp chặt chẽ giữa bộ phận kiếm tra giá nhập khẩu và bộ phận kiểm tra sau
thông quan để giảm bớt thủ tục khai báo. Théo đó, bộ phận kiểm tra giá nhập khẩu
nếu có nghi ngờ về giá nhập khẩu nhưng chưa đủ cơ sở để bác bỏ thì vẫn tiến hành
làm thủ tục thong quan lô hàng đó, nhưng đồng thời chuyển những hồ sơ này cho
bộ phận sau thông quan để bộ phận kiểm tra sau thông quan lên kế hoạch kiểm tra.
* Danh mục biểu thuế:
Mỗi loại hang hoá được sản xuất ra đều có tên gọi nhất định. Ở mỗi quốc gia,
vùng lãnh thổ tuy cùng một mặt hang nhưng có thể có những tên gọi, cách gọi
khác nhau. Việc thống nhất tên gọi một loại hang hoá khi nhập khẩu có ý nghĩa rất
quan trọng trong việc xác định đúng mã hàng hoá nhập khẩu để áp dụng đúng mức
thuế suất thuế nhập khẩu. Việt Nam đã xây dựng danh mục hang hoá xuất nhập
khẩu dựa trên cơ sở Hệ thống điều hoà mô tả và mã hoá hàng hoá của tổ chức Hải
quan thế giới (gọi tắt là danh mục HS) và việc nhận diện đúng tên hang , đúng mã
số trong biểu thuế Nhập khẩu ưu đãi là yêu cầu cơ bản của việc ban hành Danh
mục HS.
Tuy nhiên biểu thuế nhập khẩu hiện hành đã không theo kịp sự đa dạng về
hang hoá trong hoạt động xuất nhập khẩu, mã số giữa biểu thuế nhập khẩu so với
mã số theo danh mục HS ngày càng bộc lộ nhiều điểm chưa thống nhất. Chỉ một
sản phẩm nhưng có thể các cơ quan chức năng lại xác định khác nhau. Để hạn chế
tình trạng cùng một loại hang hoá nhập khẩu nhưng lại có nhiều cách áp mã khác
nhau thì biểu thuế nhập khẩu cần được cập nhật bổ sung chi tiết, cụ thể phù hợp
với danh mục HS trong điều kiện hang hoá nhập khẩu ngày càng nhiều.
* Kê khai nộp thuế:
Với mục tiêu khuyến khích xuất khẩu, khuyến khích sản xuất, thu hút vốn đầu
tư, trong thời gian tới nên nâng cao hiệu quả cơ chế tự khai tự nộp thuế. Theo kinh
nghiệm của các nước tiên tiến, nếu thực hiện triệt để cơ chế tự khai, tự nộp thuế sẽ
nâng cao ý thức tự giác, đề cao trách nhiệm trước pháp luật của đối tượng nộp
thuế, giảm bớt chi phí thôgn báo thuế, rút ngắn thủ tục hành chính, tạo khung pháp
lý minh bạch và thuận tiện đối với hoạt động XNK, bởi vì một trong những yếu tố
gây cản trở lớn và làm giảm đi tính hấp dẫn là sự kém minh bạch trong chính sách
và việc mất quá nhiều thời gian trong việc giải quyết các vấn đề thủ tục hành
chính, đây là thuộc nhóm vấn đề các rào cản vô hình và tạo ra những chi phí cơ
hội, chi phí không đoán trước đối với doanh nghiệp. Cùng với thực hiện cơ chế tự
khai tự nộp đòi hỏi phải tăng cường công tác tuyên truyền, cung cấp các dịch vụ
hỗ trợ thuế, tăng cường công tác thanh tra kiểm tra việc chấp hành chính sách thuế
để ngăn ngừa và trừng phạt kịp thời các trường hợp lợi dụng cơ chế tự khai tự nộp
để gian lận thuế.
20
Theo quy định hiện hành, để khuyển khích nhập khẩu máy móc, thiết bị,
nguyên vật liệu… phục vụ cho sản xuất xuất khẩu quy định hiện hành cho phép
một số trường hợp đơn vị nhập khẩu được nợ thuế nhập khẩu từ 30 đến 270 ngày,
thực chất đây là hình thức Nhà nước tài trợ cho doanh nghiệp thông quan phương
thức cho vay vốn nhưng không thu lãi để doanh nghiệp tạm thời không mất đi một
khoản vốn lưu động để nộp thuế Nhập khẩu, quy định này đã tạo điều kiện thuận
lợi cho doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, một số
doanh nghiệp đã lợi dụng quy định này để nhập khẩu hàng hoá về tiêu thụ rồi bỏ
trốn, không thực hiện nghĩa vụ thuế của mình, nhất là trong điều kiện hiện nay số
lượng doanh nghiệp tham gia hoạt động XNK ngày càng tăng thì tình trạng gian
lận nợ thuế cũng gia tăng, gây thất thu cho ngân sách Nhà nước, trong khi đó biện
pháp thu hồi tiền thuế không đủ mạnh để có thể thu được tiền thuế bị thất thoát.
Để khắc phục tình trạng gian lận đồng thời vẫn duy trì chính sách khuyến
khích của Nhà nước, thời gian ân hạn nộp thuế nhập khẩu cần được sửa đổi theo
hướng: đơn vị nhập khẩu phải nộp thuế ngay trước khi hàng hoá được thông
quan, nếu trường hợp doanh nghiệp không thể nộp thuế Nhập khẩu ngay thì
doanh nghiệp có thể kỹ quỹ, thế chấp, cầm cố với ngân hàng để ngân hàng đứng
ra bảo lãnh cho doanh nghiệp về khoản tiền thuế Nhập khẩu phải nộp và sau khi
đã được ngân hàng bảo lãnh thì doanh nghiệp có thể được thông quan hàng hoá.
Sau đó, khi đến hạn nộp thuế nhập khẩu nếu doanh nghiệp không nộp thuế nhập
khẩu thì ngân hang sẽ thay doanh nghiệp nộp tiền thuế nhập khẩu vào ngân sách
nhà nước theo thông báo của cơ quan hải quan mà không cần có sựđồng ý của
doanh nghiệp. Khi áp dụng biện pháp này có thể hạn chế được tình trạng nợthuế,
trốn lậu thuế diễn ra phổ biến nhưhiện nay và cũng đảm bảo được lượng vốn lưu
động cần thiết cho doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh.

More Related Content

What's hot

Môn thi LÝ THUYẾT XUẤT XỨ HÀNG HÓA - Tài liệu ôn thi cấp Chứng chỉ Nghiệp vụ ...
Môn thi LÝ THUYẾT XUẤT XỨ HÀNG HÓA - Tài liệu ôn thi cấp Chứng chỉ Nghiệp vụ ...Môn thi LÝ THUYẾT XUẤT XỨ HÀNG HÓA - Tài liệu ôn thi cấp Chứng chỉ Nghiệp vụ ...
Môn thi LÝ THUYẾT XUẤT XỨ HÀNG HÓA - Tài liệu ôn thi cấp Chứng chỉ Nghiệp vụ ...CÔNG TY TNHH MTV XUẤT NHẬP KHẨU ĐÀM VIỆT
 
Trắc nghiệm thủ tục hải quan
Trắc nghiệm thủ tục hải quanTrắc nghiệm thủ tục hải quan
Trắc nghiệm thủ tục hải quanDoan Tran Ngocvu
 
Môn thi bài tập tình huống thủ tục hải quan tài liệu ôn thi cấp chứng chỉ n...
Môn thi bài tập tình huống thủ tục hải quan   tài liệu ôn thi cấp chứng chỉ n...Môn thi bài tập tình huống thủ tục hải quan   tài liệu ôn thi cấp chứng chỉ n...
Môn thi bài tập tình huống thủ tục hải quan tài liệu ôn thi cấp chứng chỉ n...CÔNG TY TNHH MTV XUẤT NHẬP KHẨU ĐÀM VIỆT
 
đIều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của việt nam sau khi gia nhập wto
đIều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của việt nam sau khi gia nhập wtođIều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của việt nam sau khi gia nhập wto
đIều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của việt nam sau khi gia nhập wtoThanh Hoa
 
BÀI TẬP MÔN TIỀN TỆ THANH TOÁN QUỐC TẾ
BÀI TẬP MÔN TIỀN TỆ THANH TOÁN QUỐC TẾBÀI TẬP MÔN TIỀN TỆ THANH TOÁN QUỐC TẾ
BÀI TẬP MÔN TIỀN TỆ THANH TOÁN QUỐC TẾHọc Huỳnh Bá
 
Môn thi TRẮC NGHIỆM THỦ TỤC HẢI QUAN - Tài liệu ôn thi cấp Chứng chỉ Nghiệp v...
Môn thi TRẮC NGHIỆM THỦ TỤC HẢI QUAN - Tài liệu ôn thi cấp Chứng chỉ Nghiệp v...Môn thi TRẮC NGHIỆM THỦ TỤC HẢI QUAN - Tài liệu ôn thi cấp Chứng chỉ Nghiệp v...
Môn thi TRẮC NGHIỆM THỦ TỤC HẢI QUAN - Tài liệu ôn thi cấp Chứng chỉ Nghiệp v...CÔNG TY TNHH MTV XUẤT NHẬP KHẨU ĐÀM VIỆT
 
sự khác nhau giữa Incoterms 2000 và Incoterms 2010
sự khác nhau giữa Incoterms 2000 và Incoterms 2010sự khác nhau giữa Incoterms 2000 và Incoterms 2010
sự khác nhau giữa Incoterms 2000 và Incoterms 2010Man Dem Iupac
 
Bộ đề thi và câu hỏi trắc nghiệm thuế
Bộ đề thi và câu hỏi trắc nghiệm thuếBộ đề thi và câu hỏi trắc nghiệm thuế
Bộ đề thi và câu hỏi trắc nghiệm thuếTien Vuong
 
Môn thi BÀI TẬP TÌNH HUỐNG VỀ PHÁP LUẬT HẢI QUAN - Tài liệu ôn thi cấp Chứng ...
Môn thi BÀI TẬP TÌNH HUỐNG VỀ PHÁP LUẬT HẢI QUAN - Tài liệu ôn thi cấp Chứng ...Môn thi BÀI TẬP TÌNH HUỐNG VỀ PHÁP LUẬT HẢI QUAN - Tài liệu ôn thi cấp Chứng ...
Môn thi BÀI TẬP TÌNH HUỐNG VỀ PHÁP LUẬT HẢI QUAN - Tài liệu ôn thi cấp Chứng ...CÔNG TY TNHH MTV XUẤT NHẬP KHẨU ĐÀM VIỆT
 
Môn thi TRẮC NGHIỆM VỀ PHÁP LUẬT HẢI QUAN - Tài liệu ôn thi cấp Chứng chỉ Ngh...
Môn thi TRẮC NGHIỆM VỀ PHÁP LUẬT HẢI QUAN - Tài liệu ôn thi cấp Chứng chỉ Ngh...Môn thi TRẮC NGHIỆM VỀ PHÁP LUẬT HẢI QUAN - Tài liệu ôn thi cấp Chứng chỉ Ngh...
Môn thi TRẮC NGHIỆM VỀ PHÁP LUẬT HẢI QUAN - Tài liệu ôn thi cấp Chứng chỉ Ngh...CÔNG TY TNHH MTV XUẤT NHẬP KHẨU ĐÀM VIỆT
 
100 bài tập kế toán thuế có lời giải và đáp án
100 bài tập kế toán thuế có lời giải và đáp án100 bài tập kế toán thuế có lời giải và đáp án
100 bài tập kế toán thuế có lời giải và đáp ánÁc Quỷ Lộng Hành
 
Câu hỏi trắc nghiệm tổng quan về logistics
Câu hỏi trắc nghiệm tổng quan về logisticsCâu hỏi trắc nghiệm tổng quan về logistics
Câu hỏi trắc nghiệm tổng quan về logisticsThanh Uyển
 
QUY TRÌNH VÀ BỘ CHỨNG TỪ XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA!
QUY TRÌNH VÀ BỘ CHỨNG TỪ XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA!QUY TRÌNH VÀ BỘ CHỨNG TỪ XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA!
QUY TRÌNH VÀ BỘ CHỨNG TỪ XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA!Vũ Phong Nguyễn
 
Bài tiểu luận vế dân tộc
Bài tiểu luận vế dân tộcBài tiểu luận vế dân tộc
Bài tiểu luận vế dân tộcHarry Cliff
 
Bài tập tài chính quốc tế
Bài tập tài chính quốc tếBài tập tài chính quốc tế
Bài tập tài chính quốc tếnhiepphongx5
 
Bài tập hối phiếu
Bài tập hối phiếuBài tập hối phiếu
Bài tập hối phiếuTrang Trần
 
Đề thi Thanh toán quốc tế có lời giải
Đề thi Thanh toán quốc tế có lời giảiĐề thi Thanh toán quốc tế có lời giải
Đề thi Thanh toán quốc tế có lời giảicaoxuanthang
 
Thực hiện thu thuế hải quan
Thực hiện thu thuế hải quanThực hiện thu thuế hải quan
Thực hiện thu thuế hải quanLii Han
 

What's hot (20)

Môn thi LÝ THUYẾT XUẤT XỨ HÀNG HÓA - Tài liệu ôn thi cấp Chứng chỉ Nghiệp vụ ...
Môn thi LÝ THUYẾT XUẤT XỨ HÀNG HÓA - Tài liệu ôn thi cấp Chứng chỉ Nghiệp vụ ...Môn thi LÝ THUYẾT XUẤT XỨ HÀNG HÓA - Tài liệu ôn thi cấp Chứng chỉ Nghiệp vụ ...
Môn thi LÝ THUYẾT XUẤT XỨ HÀNG HÓA - Tài liệu ôn thi cấp Chứng chỉ Nghiệp vụ ...
 
Trắc nghiệm thủ tục hải quan
Trắc nghiệm thủ tục hải quanTrắc nghiệm thủ tục hải quan
Trắc nghiệm thủ tục hải quan
 
Đề tài: Phân tích tình hình lạm phát ở Việt Nam hiện nay, HAY
Đề tài: Phân tích tình hình lạm phát ở Việt Nam hiện nay, HAYĐề tài: Phân tích tình hình lạm phát ở Việt Nam hiện nay, HAY
Đề tài: Phân tích tình hình lạm phát ở Việt Nam hiện nay, HAY
 
Môn thi bài tập tình huống thủ tục hải quan tài liệu ôn thi cấp chứng chỉ n...
Môn thi bài tập tình huống thủ tục hải quan   tài liệu ôn thi cấp chứng chỉ n...Môn thi bài tập tình huống thủ tục hải quan   tài liệu ôn thi cấp chứng chỉ n...
Môn thi bài tập tình huống thủ tục hải quan tài liệu ôn thi cấp chứng chỉ n...
 
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG THỦ TỤC HẢI QUAN
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG THỦ TỤC HẢI QUANBÀI TẬP TÌNH HUỐNG THỦ TỤC HẢI QUAN
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG THỦ TỤC HẢI QUAN
 
đIều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của việt nam sau khi gia nhập wto
đIều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của việt nam sau khi gia nhập wtođIều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của việt nam sau khi gia nhập wto
đIều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của việt nam sau khi gia nhập wto
 
BÀI TẬP MÔN TIỀN TỆ THANH TOÁN QUỐC TẾ
BÀI TẬP MÔN TIỀN TỆ THANH TOÁN QUỐC TẾBÀI TẬP MÔN TIỀN TỆ THANH TOÁN QUỐC TẾ
BÀI TẬP MÔN TIỀN TỆ THANH TOÁN QUỐC TẾ
 
Môn thi TRẮC NGHIỆM THỦ TỤC HẢI QUAN - Tài liệu ôn thi cấp Chứng chỉ Nghiệp v...
Môn thi TRẮC NGHIỆM THỦ TỤC HẢI QUAN - Tài liệu ôn thi cấp Chứng chỉ Nghiệp v...Môn thi TRẮC NGHIỆM THỦ TỤC HẢI QUAN - Tài liệu ôn thi cấp Chứng chỉ Nghiệp v...
Môn thi TRẮC NGHIỆM THỦ TỤC HẢI QUAN - Tài liệu ôn thi cấp Chứng chỉ Nghiệp v...
 
sự khác nhau giữa Incoterms 2000 và Incoterms 2010
sự khác nhau giữa Incoterms 2000 và Incoterms 2010sự khác nhau giữa Incoterms 2000 và Incoterms 2010
sự khác nhau giữa Incoterms 2000 và Incoterms 2010
 
Bộ đề thi và câu hỏi trắc nghiệm thuế
Bộ đề thi và câu hỏi trắc nghiệm thuếBộ đề thi và câu hỏi trắc nghiệm thuế
Bộ đề thi và câu hỏi trắc nghiệm thuế
 
Môn thi BÀI TẬP TÌNH HUỐNG VỀ PHÁP LUẬT HẢI QUAN - Tài liệu ôn thi cấp Chứng ...
Môn thi BÀI TẬP TÌNH HUỐNG VỀ PHÁP LUẬT HẢI QUAN - Tài liệu ôn thi cấp Chứng ...Môn thi BÀI TẬP TÌNH HUỐNG VỀ PHÁP LUẬT HẢI QUAN - Tài liệu ôn thi cấp Chứng ...
Môn thi BÀI TẬP TÌNH HUỐNG VỀ PHÁP LUẬT HẢI QUAN - Tài liệu ôn thi cấp Chứng ...
 
Môn thi TRẮC NGHIỆM VỀ PHÁP LUẬT HẢI QUAN - Tài liệu ôn thi cấp Chứng chỉ Ngh...
Môn thi TRẮC NGHIỆM VỀ PHÁP LUẬT HẢI QUAN - Tài liệu ôn thi cấp Chứng chỉ Ngh...Môn thi TRẮC NGHIỆM VỀ PHÁP LUẬT HẢI QUAN - Tài liệu ôn thi cấp Chứng chỉ Ngh...
Môn thi TRẮC NGHIỆM VỀ PHÁP LUẬT HẢI QUAN - Tài liệu ôn thi cấp Chứng chỉ Ngh...
 
100 bài tập kế toán thuế có lời giải và đáp án
100 bài tập kế toán thuế có lời giải và đáp án100 bài tập kế toán thuế có lời giải và đáp án
100 bài tập kế toán thuế có lời giải và đáp án
 
Câu hỏi trắc nghiệm tổng quan về logistics
Câu hỏi trắc nghiệm tổng quan về logisticsCâu hỏi trắc nghiệm tổng quan về logistics
Câu hỏi trắc nghiệm tổng quan về logistics
 
QUY TRÌNH VÀ BỘ CHỨNG TỪ XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA!
QUY TRÌNH VÀ BỘ CHỨNG TỪ XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA!QUY TRÌNH VÀ BỘ CHỨNG TỪ XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA!
QUY TRÌNH VÀ BỘ CHỨNG TỪ XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA!
 
Bài tiểu luận vế dân tộc
Bài tiểu luận vế dân tộcBài tiểu luận vế dân tộc
Bài tiểu luận vế dân tộc
 
Bài tập tài chính quốc tế
Bài tập tài chính quốc tếBài tập tài chính quốc tế
Bài tập tài chính quốc tế
 
Bài tập hối phiếu
Bài tập hối phiếuBài tập hối phiếu
Bài tập hối phiếu
 
Đề thi Thanh toán quốc tế có lời giải
Đề thi Thanh toán quốc tế có lời giảiĐề thi Thanh toán quốc tế có lời giải
Đề thi Thanh toán quốc tế có lời giải
 
Thực hiện thu thuế hải quan
Thực hiện thu thuế hải quanThực hiện thu thuế hải quan
Thực hiện thu thuế hải quan
 

Viewers also liked

Bài tập thuế xuất nhập khẩu có đáp án - VipLam.Net
Bài tập thuế xuất nhập khẩu có đáp án - VipLam.NetBài tập thuế xuất nhập khẩu có đáp án - VipLam.Net
Bài tập thuế xuất nhập khẩu có đáp án - VipLam.NetThùy Linh
 
Bài tập thuế có lời giải
Bài tập thuế có lời giảiBài tập thuế có lời giải
Bài tập thuế có lời giảithaophuong4492
 
Các dạng bài tập và lời giải kế toán thuế
Các dạng bài tập và lời giải kế toán thuếCác dạng bài tập và lời giải kế toán thuế
Các dạng bài tập và lời giải kế toán thuếHọc kế toán thực tế
 
Trị giá tính thuế part 2
Trị giá tính thuế part 2Trị giá tính thuế part 2
Trị giá tính thuế part 2kennho2928
 
9 dạng bài tập định khoản kế toán
9 dạng bài tập định khoản kế toán9 dạng bài tập định khoản kế toán
9 dạng bài tập định khoản kế toánLớp kế toán trưởng
 
9 DẠNG BÀI TẬP ĐỊNH KHOẢN KẾ TOÁN
9 DẠNG BÀI TẬP ĐỊNH KHOẢN KẾ TOÁN 9 DẠNG BÀI TẬP ĐỊNH KHOẢN KẾ TOÁN
9 DẠNG BÀI TẬP ĐỊNH KHOẢN KẾ TOÁN Lớp kế toán trưởng
 
296 cauhoi + bt thue
296 cauhoi + bt thue296 cauhoi + bt thue
296 cauhoi + bt thueAdam Vu
 
Xuất xứ hàng hóa
Xuất xứ hàng hóaXuất xứ hàng hóa
Xuất xứ hàng hóakennho2928
 
Bài tập thuế có đáp án.kt
Bài tập thuế có đáp án.ktBài tập thuế có đáp án.kt
Bài tập thuế có đáp án.ktHoa Clover
 
Tri Gia Hai Quan
Tri Gia Hai QuanTri Gia Hai Quan
Tri Gia Hai Quankennho2928
 
Các vấn đề xuất nhập khẩu việt nam
Các vấn đề xuất nhập khẩu việt namCác vấn đề xuất nhập khẩu việt nam
Các vấn đề xuất nhập khẩu việt namTantrung Nguyenquoc
 
Bài tập kế toán doanh nghiệp có lời giải đáp án
Bài tập kế toán doanh nghiệp có lời giải đáp ánBài tập kế toán doanh nghiệp có lời giải đáp án
Bài tập kế toán doanh nghiệp có lời giải đáp ánÁc Quỷ Lộng Hành
 
bài tập kinh tế vi mô
bài tập kinh tế vi môbài tập kinh tế vi mô
bài tập kinh tế vi môTrung Billy
 
Giáo trình thuế
Giáo trình thuếGiáo trình thuế
Giáo trình thuếCong Tran
 
Quy tắc phân loại hàng hóa
Quy tắc phân loại hàng hóaQuy tắc phân loại hàng hóa
Quy tắc phân loại hàng hóakennho2928
 

Viewers also liked (19)

Bài tập thuế xuất nhập khẩu có đáp án - VipLam.Net
Bài tập thuế xuất nhập khẩu có đáp án - VipLam.NetBài tập thuế xuất nhập khẩu có đáp án - VipLam.Net
Bài tập thuế xuất nhập khẩu có đáp án - VipLam.Net
 
Bài tập thuế có lời giải
Bài tập thuế có lời giảiBài tập thuế có lời giải
Bài tập thuế có lời giải
 
Các dạng bài tập và lời giải kế toán thuế
Các dạng bài tập và lời giải kế toán thuếCác dạng bài tập và lời giải kế toán thuế
Các dạng bài tập và lời giải kế toán thuế
 
Trị giá tính thuế part 2
Trị giá tính thuế part 2Trị giá tính thuế part 2
Trị giá tính thuế part 2
 
9 dạng bài tập định khoản kế toán
9 dạng bài tập định khoản kế toán9 dạng bài tập định khoản kế toán
9 dạng bài tập định khoản kế toán
 
9 DẠNG BÀI TẬP ĐỊNH KHOẢN KẾ TOÁN
9 DẠNG BÀI TẬP ĐỊNH KHOẢN KẾ TOÁN 9 DẠNG BÀI TẬP ĐỊNH KHOẢN KẾ TOÁN
9 DẠNG BÀI TẬP ĐỊNH KHOẢN KẾ TOÁN
 
296 cauhoi + bt thue
296 cauhoi + bt thue296 cauhoi + bt thue
296 cauhoi + bt thue
 
Xuất xứ hàng hóa
Xuất xứ hàng hóaXuất xứ hàng hóa
Xuất xứ hàng hóa
 
Bài tập thuế có đáp án.kt
Bài tập thuế có đáp án.ktBài tập thuế có đáp án.kt
Bài tập thuế có đáp án.kt
 
17 loại phí hãng tàu thu cho 1 lô hàng
17 loại phí hãng tàu thu cho 1 lô hàng17 loại phí hãng tàu thu cho 1 lô hàng
17 loại phí hãng tàu thu cho 1 lô hàng
 
Tri Gia Hai Quan
Tri Gia Hai QuanTri Gia Hai Quan
Tri Gia Hai Quan
 
Tài liệu học kế toán thuế phần xuất nhập khẩu
Tài liệu học kế toán thuế phần xuất nhập khẩuTài liệu học kế toán thuế phần xuất nhập khẩu
Tài liệu học kế toán thuế phần xuất nhập khẩu
 
Các vấn đề xuất nhập khẩu việt nam
Các vấn đề xuất nhập khẩu việt namCác vấn đề xuất nhập khẩu việt nam
Các vấn đề xuất nhập khẩu việt nam
 
Bai giang kinh_te_quoc_te
Bai giang kinh_te_quoc_teBai giang kinh_te_quoc_te
Bai giang kinh_te_quoc_te
 
Bài tập kế toán doanh nghiệp có lời giải đáp án
Bài tập kế toán doanh nghiệp có lời giải đáp ánBài tập kế toán doanh nghiệp có lời giải đáp án
Bài tập kế toán doanh nghiệp có lời giải đáp án
 
Thủ tục Hải quan đối với loại hình GC - SXXK - CX
Thủ tục Hải quan đối với loại hình GC - SXXK - CXThủ tục Hải quan đối với loại hình GC - SXXK - CX
Thủ tục Hải quan đối với loại hình GC - SXXK - CX
 
bài tập kinh tế vi mô
bài tập kinh tế vi môbài tập kinh tế vi mô
bài tập kinh tế vi mô
 
Giáo trình thuế
Giáo trình thuếGiáo trình thuế
Giáo trình thuế
 
Quy tắc phân loại hàng hóa
Quy tắc phân loại hàng hóaQuy tắc phân loại hàng hóa
Quy tắc phân loại hàng hóa
 

Similar to xác định trị giá tính thuế xuất nhập khẩu

thuế trong thương mại quốc tế
thuế trong thương mại quốc tếthuế trong thương mại quốc tế
thuế trong thương mại quốc tếQuyết Nguyễn
 
ACC401_Bai2_v2.0017102228.pdf
ACC401_Bai2_v2.0017102228.pdfACC401_Bai2_v2.0017102228.pdf
ACC401_Bai2_v2.0017102228.pdfThoPhng1470
 
Luật số: 45/2005/QH11 của Quốc hội về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu - Tư vấn...
Luật số: 45/2005/QH11 của Quốc hội về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu - Tư vấn...Luật số: 45/2005/QH11 của Quốc hội về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu - Tư vấn...
Luật số: 45/2005/QH11 của Quốc hội về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu - Tư vấn...VanBanMuaBanNhanh
 
CHƯƠNG 4- THUẾ XNK.pdf
CHƯƠNG 4- THUẾ XNK.pdfCHƯƠNG 4- THUẾ XNK.pdf
CHƯƠNG 4- THUẾ XNK.pdfMinhHuL2
 
NHỮNG NỘI DUNG MỚI CỦA LUẬT THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU NĂM 2016
NHỮNG NỘI DUNG MỚI CỦA LUẬT THUẾ XUẤT KHẨU,  THUẾ NHẬP KHẨU  NĂM 2016NHỮNG NỘI DUNG MỚI CỦA LUẬT THUẾ XUẤT KHẨU,  THUẾ NHẬP KHẨU  NĂM 2016
NHỮNG NỘI DUNG MỚI CỦA LUẬT THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU NĂM 2016Doan Tran Ngocvu
 
Trình-bày-tóm-tắt-về-biểu-thuế-xnk.pptx
Trình-bày-tóm-tắt-về-biểu-thuế-xnk.pptxTrình-bày-tóm-tắt-về-biểu-thuế-xnk.pptx
Trình-bày-tóm-tắt-về-biểu-thuế-xnk.pptxVitAnhNguyn470556
 
Thông tư 05/2012/TT-BTC về thuế Tiêu Thụ Đặc Biệt
Thông tư 05/2012/TT-BTC về thuế Tiêu Thụ Đặc BiệtThông tư 05/2012/TT-BTC về thuế Tiêu Thụ Đặc Biệt
Thông tư 05/2012/TT-BTC về thuế Tiêu Thụ Đặc Biệtanhnguyen291193
 
thuế xuất nhập khẩu
thuế xuất  nhập khẩuthuế xuất  nhập khẩu
thuế xuất nhập khẩuluungoctu
 
Nghị định 134/2016/NĐ-CP Quy định về đối tượng chịu thuế, áp dụng thuế suất t...
Nghị định 134/2016/NĐ-CP Quy định về đối tượng chịu thuế, áp dụng thuế suất t...Nghị định 134/2016/NĐ-CP Quy định về đối tượng chịu thuế, áp dụng thuế suất t...
Nghị định 134/2016/NĐ-CP Quy định về đối tượng chịu thuế, áp dụng thuế suất t...CÔNG TY TNHH MTV XUẤT NHẬP KHẨU ĐÀM VIỆT
 
Bai giang DLGNKBHQ Chuong 6. Khai bao hai quan.pdf
Bai giang DLGNKBHQ Chuong 6. Khai bao hai quan.pdfBai giang DLGNKBHQ Chuong 6. Khai bao hai quan.pdf
Bai giang DLGNKBHQ Chuong 6. Khai bao hai quan.pdfhoangthu051003
 
De cuong bai giang kế toán thuế.doc
De cuong bai giang kế toán thuế.docDe cuong bai giang kế toán thuế.doc
De cuong bai giang kế toán thuế.doc09ThanhHuyn
 
ACC401_Bai4_v2.0017102228.pdf
ACC401_Bai4_v2.0017102228.pdfACC401_Bai4_v2.0017102228.pdf
ACC401_Bai4_v2.0017102228.pdfThoPhng1470
 
Bài giảng luật thuế tiêu thụ đặc biệt
Bài giảng luật thuế tiêu thụ đặc biệtBài giảng luật thuế tiêu thụ đặc biệt
Bài giảng luật thuế tiêu thụ đặc biệtnataliej4
 
TANET - Luat thue tieu thu dac biet - 07.2010
TANET - Luat thue tieu thu dac biet -   07.2010TANET - Luat thue tieu thu dac biet -   07.2010
TANET - Luat thue tieu thu dac biet - 07.2010Pham Ngoc Quang
 
Hai quan co ban
Hai quan co banHai quan co ban
Hai quan co banLii Han
 
CHƯƠNG 2- THUẾ GTGT 2 TC.pdf
CHƯƠNG 2- THUẾ GTGT 2 TC.pdfCHƯƠNG 2- THUẾ GTGT 2 TC.pdf
CHƯƠNG 2- THUẾ GTGT 2 TC.pdfMinhHuL2
 

Similar to xác định trị giá tính thuế xuất nhập khẩu (20)

thuế trong thương mại quốc tế
thuế trong thương mại quốc tếthuế trong thương mại quốc tế
thuế trong thương mại quốc tế
 
ND4 Luật thuế XK,NK.pptx
ND4 Luật thuế XK,NK.pptxND4 Luật thuế XK,NK.pptx
ND4 Luật thuế XK,NK.pptx
 
Truonghopdacthu
TruonghopdacthuTruonghopdacthu
Truonghopdacthu
 
ACC401_Bai2_v2.0017102228.pdf
ACC401_Bai2_v2.0017102228.pdfACC401_Bai2_v2.0017102228.pdf
ACC401_Bai2_v2.0017102228.pdf
 
Luật số: 45/2005/QH11 của Quốc hội về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu - Tư vấn...
Luật số: 45/2005/QH11 của Quốc hội về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu - Tư vấn...Luật số: 45/2005/QH11 của Quốc hội về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu - Tư vấn...
Luật số: 45/2005/QH11 của Quốc hội về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu - Tư vấn...
 
CHƯƠNG 4- THUẾ XNK.pdf
CHƯƠNG 4- THUẾ XNK.pdfCHƯƠNG 4- THUẾ XNK.pdf
CHƯƠNG 4- THUẾ XNK.pdf
 
NHỮNG NỘI DUNG MỚI CỦA LUẬT THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU NĂM 2016
NHỮNG NỘI DUNG MỚI CỦA LUẬT THUẾ XUẤT KHẨU,  THUẾ NHẬP KHẨU  NĂM 2016NHỮNG NỘI DUNG MỚI CỦA LUẬT THUẾ XUẤT KHẨU,  THUẾ NHẬP KHẨU  NĂM 2016
NHỮNG NỘI DUNG MỚI CỦA LUẬT THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU NĂM 2016
 
Luat Thue xuat nhap khau 2016
Luat Thue xuat nhap khau 2016Luat Thue xuat nhap khau 2016
Luat Thue xuat nhap khau 2016
 
Trình-bày-tóm-tắt-về-biểu-thuế-xnk.pptx
Trình-bày-tóm-tắt-về-biểu-thuế-xnk.pptxTrình-bày-tóm-tắt-về-biểu-thuế-xnk.pptx
Trình-bày-tóm-tắt-về-biểu-thuế-xnk.pptx
 
Thông tư 05/2012/TT-BTC về thuế Tiêu Thụ Đặc Biệt
Thông tư 05/2012/TT-BTC về thuế Tiêu Thụ Đặc BiệtThông tư 05/2012/TT-BTC về thuế Tiêu Thụ Đặc Biệt
Thông tư 05/2012/TT-BTC về thuế Tiêu Thụ Đặc Biệt
 
thuế xuất nhập khẩu
thuế xuất  nhập khẩuthuế xuất  nhập khẩu
thuế xuất nhập khẩu
 
Nghị định 134/2016/NĐ-CP Quy định về đối tượng chịu thuế, áp dụng thuế suất t...
Nghị định 134/2016/NĐ-CP Quy định về đối tượng chịu thuế, áp dụng thuế suất t...Nghị định 134/2016/NĐ-CP Quy định về đối tượng chịu thuế, áp dụng thuế suất t...
Nghị định 134/2016/NĐ-CP Quy định về đối tượng chịu thuế, áp dụng thuế suất t...
 
Bai giang DLGNKBHQ Chuong 6. Khai bao hai quan.pdf
Bai giang DLGNKBHQ Chuong 6. Khai bao hai quan.pdfBai giang DLGNKBHQ Chuong 6. Khai bao hai quan.pdf
Bai giang DLGNKBHQ Chuong 6. Khai bao hai quan.pdf
 
De cuong bai giang kế toán thuế.doc
De cuong bai giang kế toán thuế.docDe cuong bai giang kế toán thuế.doc
De cuong bai giang kế toán thuế.doc
 
ACC401_Bai4_v2.0017102228.pdf
ACC401_Bai4_v2.0017102228.pdfACC401_Bai4_v2.0017102228.pdf
ACC401_Bai4_v2.0017102228.pdf
 
ND2 Thuế GTGT .pptx
ND2 Thuế GTGT .pptxND2 Thuế GTGT .pptx
ND2 Thuế GTGT .pptx
 
Bài giảng luật thuế tiêu thụ đặc biệt
Bài giảng luật thuế tiêu thụ đặc biệtBài giảng luật thuế tiêu thụ đặc biệt
Bài giảng luật thuế tiêu thụ đặc biệt
 
TANET - Luat thue tieu thu dac biet - 07.2010
TANET - Luat thue tieu thu dac biet -   07.2010TANET - Luat thue tieu thu dac biet -   07.2010
TANET - Luat thue tieu thu dac biet - 07.2010
 
Hai quan co ban
Hai quan co banHai quan co ban
Hai quan co ban
 
CHƯƠNG 2- THUẾ GTGT 2 TC.pdf
CHƯƠNG 2- THUẾ GTGT 2 TC.pdfCHƯƠNG 2- THUẾ GTGT 2 TC.pdf
CHƯƠNG 2- THUẾ GTGT 2 TC.pdf
 

More from Hae Mon

Biểu thuế suất ttđb được áp dụng như sau nga cập nhật
Biểu thuế suất ttđb được áp dụng như sau  nga cập nhậtBiểu thuế suất ttđb được áp dụng như sau  nga cập nhật
Biểu thuế suất ttđb được áp dụng như sau nga cập nhậtHae Mon
 
Packing list
Packing listPacking list
Packing listHae Mon
 
Beneficiary's cert 3 bld
Beneficiary's cert 3 bldBeneficiary's cert 3 bld
Beneficiary's cert 3 bldHae Mon
 
Beneficiary's cert 2 bld
Beneficiary's cert 2 bldBeneficiary's cert 2 bld
Beneficiary's cert 2 bldHae Mon
 
Luật hợp đồng thương mại quốc tế (2)
Luật hợp đồng thương mại quốc tế (2)Luật hợp đồng thương mại quốc tế (2)
Luật hợp đồng thương mại quốc tế (2)Hae Mon
 

More from Hae Mon (6)

Biểu thuế suất ttđb được áp dụng như sau nga cập nhật
Biểu thuế suất ttđb được áp dụng như sau  nga cập nhậtBiểu thuế suất ttđb được áp dụng như sau  nga cập nhật
Biểu thuế suất ttđb được áp dụng như sau nga cập nhật
 
Packing list
Packing listPacking list
Packing list
 
Invoice
InvoiceInvoice
Invoice
 
Beneficiary's cert 3 bld
Beneficiary's cert 3 bldBeneficiary's cert 3 bld
Beneficiary's cert 3 bld
 
Beneficiary's cert 2 bld
Beneficiary's cert 2 bldBeneficiary's cert 2 bld
Beneficiary's cert 2 bld
 
Luật hợp đồng thương mại quốc tế (2)
Luật hợp đồng thương mại quốc tế (2)Luật hợp đồng thương mại quốc tế (2)
Luật hợp đồng thương mại quốc tế (2)
 

xác định trị giá tính thuế xuất nhập khẩu

  • 1. 0 KHOA KINH TẾ BỘ MÔN THUẾ TRONG THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ BÀI TẬP NHÓM CHỦ ĐỀ: XÁC ĐỊNH TRỊ GIÁ TÍNH THUẾ XUẤT – NHẬP KHẨU Nha Trang, tháng 11 năm 2012
  • 2. 1 DANH SÁCH NHÓM 2 1. PHẠM PHƢƠNG MAI 2. NGUYỄN THỊ TÂM 3. NGUYỄN THỊ QUYẾT 4. HOÀNG THỊ LUYẾN 5. LÊ NGUYỄN HỒNG MY 6. NGUYỄN THỊ HIỀN 7. PHẠM THỊ KIỀU MY 8. TRẦN PHÚ THÀNH
  • 3. 2 I. SƠ LƢỢC CHUNG VỀ THUẾ XUẤT – NHẬP KHẨU 1. Khái niệm Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là một loại thuế đánh vào các hàng hoá mậu dịch, phi mậu dịch được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới Việt Nam. 2. Đặc điểm của thuế Xuất – Nhập khẩu Theo nghị định Số: 87/2010/NĐ-CP quy đỊnh chi tiết thi hành một số điều cỦa luật thuế xuất - nhập khẩu: 2.1 Đối tƣợng chịu thuế Hàng hóa trong các trường hợp sau đây là đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, trừ hàng hóa quy định tại Điều 2 Nghị định này: 2.1.1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam bao gồm: hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu đường bộ, đường sông, cảng biển, cảng hàng không, đường sắt liên vận quốc tế, bưu điện quốc tế và địa điểm làm thủ tục hải quan khác được thành lập theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 2.1.2 Hàng hóa được đưa từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan và từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước. Khu phi thuế quan bao gồm: khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho bảo thuế, khu bảo thuế, kho ngoại quan, khu kinh tế thương mại đặc biệt, khu thương mại - công nghiệp và các khu vực kinh tế khác được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, có quan hệ mua bán trao đổi hàng hóa giữa khu này với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu. 2.1.3. Hàng hóa mua bán, trao đổi khác được coi là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. 2.2Đối tƣợng không chịu thuế Hàng hóa trong các trường hợp sau đây là đối tượng không chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: 2.2.1. Hàng hóa vận chuyển quá cảnh hoặc chuyển khẩu qua cửa khẩu Việt Nam theo quy định của pháp luật.
  • 4. 3 2.2.2. Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại của các Chính phủ, các tổ chức thuộc Liên hợp quốc, các tổ chức liên Chính phủ, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài (NGO), các tổ chức kinh tế hoặc cá nhân người nước ngoài cho Việt Nam và ngược lại, nhằm phát triển kinh tế - xã hội, hoặc các mục đích nhân đạo khác được thực hiện thông qua các văn kiện chính thức giữa hai Bên, được cấp có thẩm quyền phê duyệt; các khoản trợ giúp nhân đạo, cứu trợ khẩn cấp nhằm khắc phục hậu quả chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh. 2.2.3. Hàng hóa từ khu phi thuế quan xuất khẩu ra nước ngoài; hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng hóa đưa từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác. 2.2.4. Hàng hóa là phần dầu khí thuộc thuế tài nguyên của Nhà nước khi xuất khẩu. 2.3Đối tƣợng nộp thuế; đối tƣợng đƣợc ủy quyền, bảo lãnh và nộp thay thuế 2.3.1. Đối tượng nộp thuế theo quy định tại Điều 4 của Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu, bao gồm: a. Chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; b. Tổ chức nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa; c. Cá nhân có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu khi xuất cảnh, nhập cảnh; gửi hoặc nhận hàng hóa qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam. 2.3.2. Đối tượng được ủy quyền, bảo lãnh và nộp thay thuế, bao gồm: a. Đại lý làm thủ tục hải quan trong trường hợp được đối tượng nộp thuế ủy quyền nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; b. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế trong trường hợp nộp thay thuế cho đối tượng nộp thuế; c. Tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác hoạt động theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng trong trường hợp bảo lãnh, nộp thay thuế cho đối tượng nộp thuế theo quy định của pháp luật quản lý thuế. II. CĂN CỨ VÀ PHƢƠNG PHÁP TÍNH THUẾ XUẤT – NHẬP KHẨU. 1. Căn cứ tính thuế Xuất – Nhập khẩu 1.1 Đối với hàng hóa áp dụng thuế tuyệt đối Trong trường hợp hàng hoá áp dụng thuế tuyệt đối thì căn cứ tính thuế XNK là số
  • 5. 4 lượng hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu và mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hoá. Trong đó, số lượng hàng hoá XNK làm căn cứ tính thuế là số lượng từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu trong Danh mục hàng hóa áp dụng thuế tuyệt đối. 1.2 Đối với hàng hóa áp dụng thuế suất theo tỷ lệ phần trăm. Căn cứ tính thuế XNK là: số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan, giá tính thuế, thuế suất theo tỷ lệ phần trăm (%) Trong đó: * Số lượng hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu: là số lượng từng mặt hàng thực tế xuất khẩu , nhập khẩu. Là số lượng hàng hoá thực tế ghi trên tờ khai mà cơ sở có hàng xuất khẩu, nhập khẩu nộp cho cơ quan hải quan . * Trị giá tính thuế: được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Giá tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được áp dụng theo quy định đối với từng trường hợp sau đây: + Giá tính thuế đối với hàng hoá xuất khẩu là giá bán cho khách hàng tại cửa khẩu xuất (FOB), không gồm chi phí vận tải (F), phí bảo hiểm (I) theo hợp đồng bán hàng. + Giá tính thuế đối với hàng hoá nhập khẩu là giá mua cuả khách hàng tại cửa khẩu nhập, bao gồm cả chi phí vận tải (F), phí bảo hiểm (I) theo hợp đồng mua hàng, tức là giá CIF. + Ðối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu nếu có hợp đồng mua bán và có đủ các chứng từ hợp lệ đủ điều kiện để xác định giá tính thuế thì giá tính thuế được xác định theo hợp đồng. + Trong trường hợp hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo phương thức khác hoặc giá ghi trên hợp đồng quá thấp so với giá mua bán tối thiểu thực tế tại cửa khẩu thì giá tính thuế áp dụng theo biểu giá do Chính phủ quy định. Giá tính thuế tính bằng đồng Việt Nam. Ngoại tệ được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá mua vào do Ngân hàng nhà nước công bố.
  • 6. 5 * Thuế suất: - Thuế suất thuế xuất khẩu: Thuế suất đối với hàng hoá xuất khẩu được quy định cụ thể cho từng mặt hàng tại Biểu thuế xuất khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành. - Thuế suất thuế nhập khẩu: Thuế suất đối với hàng hoá nhập khẩu được quy định cụ thể cho từng mặt hàng, bao gồm thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt và thuế suất thông thường 2. Xác định trị giá tính thuế 2.1Nguyên tắc xác định trị giá tính thuế 2.1.1 Trị giá tính thuế nhằm mục đích tính thuế được xác định theo trình tự các phương pháp của WTO ( Hiệp định Xác định trị giá) 2.1.2 Trị giá tính thuế phục vụ mục đích thống kê được xác định theo nguyên tắc sau:  Đối với hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế, trị giá thống kê là trị giá tính thuế.  Đối với hàng hoá thuộc đối tượng không chịu thuế, hàng hoá được miễn thuế, xét miễn thuế thì trị giá thống kê là trị giá do người khai hải quan khai báo theo nguyên tắc sau:  Đối với hàng hoá nhập khẩu, là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên và được xác định bằng cách áp dụng tuần tự sáu phương pháp xác định trị giá tính thuế và dừng ngay ở phương pháp xác định được trị giá tính thuế.  Đối với hàng hoá xuất khẩu, Là giá bán tại cửa khẩu xuất (giá FOB, giá DAF) không bao gồm phí bảo hiểm quốc tế (I) và phí vận tải quốc tế (F). Trường hợp không có hợp đồng mua bán hàng hóa, trị giá tính thuế xuất khẩu là trị giá khai báo của người khai hải quan 2.2Phƣơng pháp xác định trị giá tính thuế xuất, nhập khẩu - Gồm 6 phƣơng pháp xác định trị giá tính thuế xuất, nhập khẩu:  Phương pháp 1 cũng là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất: Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu.
  • 7. 6  Phương pháp 2. Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu giống hệt.  Phương pháp 3. Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu tương tự.  Phương pháp 4. Phương pháp trị giá khấu trừ.  Phương pháp 5. Phương pháp trị giá tính toán.  Phương pháp 6. Phương pháp suy luận xác định trị giá tính thuế. 2.2.1 Phƣơng pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá giao dịch.  Trị giá giao dịch là giá mà ngƣời mua thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho hàng hoá đƣợc bán để xuất khẩu tới Việt Nam, sau khi đã đƣợc điều chỉnh các khoản phải cộng, phải trừ.  Trị giá tính thuế của hàng hoá nhập khẩu trước hết phải được xác định theo trị giá giao dịch. Trị giá giao dịch là tổng số tiền người mua đã thực trả hay sẽ phải trả, trực tiếp hoặc gián tiếp cho người bán để mua hàng hoá nhập khẩu, sau khi đã cộng thêm và/hoặc trừ ra một số khoản điều chỉnh.  Trị giá giao dịch bao gồm các khoản sau đây: K1. Giá mua ghi trên hoá đơn:  Trường hợp giá mua ghi trên hoá đơn có bao gồm các khoản giảm giá cho lô hàng nhập khẩu thì các khoản này được trừ ra để xác định trị giá tính thuế, với điều kiện việc giảm giá được lập thành văn bản trước khi xếp hàng lên phương tiện vận chuyển và có số liệu, chứng từ hợp pháp, hợp lệ để tách khoản giảm giá này ra khỏi giá hoá đơn và các chứng từ đó phải nộp cùng với tờ khai hải quan. K2. Các khoản tiền người mua phải thanh toán nhưng chưa tính vào giá mua ghi trên hoá đơn thương mại, bao gồm: Tiền trả trước, tiền đặt cọc cho việc sản xuất, mua bán, vận chuyển, bảo hiểm hàng hoá; K3. Các khoản thanh toán gián tiếp cho người bán như: khoản tiền người mua trả cho người thứ ba theo yêu cầu của người bán; khoản tiền được thanh toán bằng cách bù trừ nợ.  Điều kiện áp dụng phƣơng pháp trị giá giao dịch:  Ngƣời mua không bị hạn chế quyền định đoạt hoặc sử dụng hàng hoá sau khi nhập khẩu,  Giá cả hoặc việc bán hàng không phụ thuộc vào những điều kiện hay các khoản thanh toán mà vì chúng không thể xác định đƣợc trị giá của hàng hoá cần xác định trị giá tính thuế;  Sau khi bán lại hàng hoá, ngƣời nhập khẩu không phải trả thêm bất kỳ khoản tiền nào từ số tiền thu đƣợc do việc định đoạt hoặc sử dụng hàng hoá
  • 8. 7 mang lại, không kể các khoản điều chỉnh quy định tại điểm d khoản 1 Điều 13 Nghị định 40/2007/NĐ-CP.  Ngƣời mua và ngƣời bán không có mối quan hệ đặc biệt hoặc nếu có thì mối quan hệ đó không ảnh hƣởng đến trị giá giao dịch.  Các khoản điều chỉnh a. Các khoản phải cộng:  Chi phí hoa hồng bán hàng và phí môi giới;  Chi phí bao bì được coi là đồng nhất với hàng hoá nhập khẩu;  Chi phí đóng gói, bao gồm cả chi phí vật liệu và chi phí nhân công. b. Các khoản phải trừ:  Chi phí cho những hoạt động phát sinh sau khi nhập khẩu hàng hoá, bao gồm: chi phí về xây dựng, kiến trúc, lắp đặt, bảo dưỡng hoặc trợ giúp kỹ thuật;  Chi phí vận chuyển, bảo hiểm trong nội địa phát sinh sau khi nhập khẩu;  Các khoản thuế, phí, lệ phí phải nộp ngân sách nhà nước tính trong giá mua hàng nhập khẩu  Các khoản giảm giá thực hiện trước khi xếp hàng lên phương tiện vận chuyển ở nước xuất khẩu hàng hoá, được lập thành văn bản và nộp cùng với tờ khai hải quan hàng hoá nhập khẩu;  Các chi phí do người mua chịu, liên quan đến tiếp thị hàng hóa nhập khẩu, c. Các loại giảm giá bao gồm: - Giảm giá theo cấp độ thương mại của giao dịch mua bán hàng hoá; - Giảm giá theo số lượng hàng hoá mua bán; - Giảm giá theo hình thức và thời gian thanh toán; - Các loại giảm giá khác phù hợp với tập quán và thông lệ thương mại quốc tế 2.2.2 Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu giống hệt  “Hàng hoá nhập khẩu giống hệt” là những hàng hoá giống nhau về mọi phương diện, kể cả đặc điểm vật lý, chất lượng và danh tiếng; được sản xuất ở cùng một nước, bởi cùng một nhà sản xuất hoặc nhà sản xuất khác theo sự ủy quyền của nhà sản xuất đó, được nhập khẩu vào Việt Nam.  Điều kiện chọn hàng hoá nhập khẩu giống hệt:  Lô hàng nhập khẩu giống hệt được xuất khẩu đến Việt Nam vào cùng ngày hoặc trong vòng 60 ngày trước hoặc sau ngày xuất khẩu của lô hàng đang được xác định trị giá tính thuế;
  • 9. 8  Lô hàng nhập khẩu giống hệt có giao dịch mua bán ở cùng cấp độ hoặc đã được điều chỉnh về cùng cấp độ bán buôn hoặc bán lẻ; có cùng số lượng hoặc đã được điều chỉnh về cùng số lượng với lô hàng đang được xác định trị giá tính thuế;  Lô hàng nhập khẩu giống hệt có cùng khoảng cách và phương thức vận chuyển hoặc đã được điều chỉnh về cùng khoảng cách và phương thức vận chuyển giống như lô hàng đang được xác định trị giá tính thuế. * Lƣu ý:  Nếu không có lô hàng nhập khẩu được sản xuất bởi cùng một nhà sản xuất thì mới xét đến hàng hoá được sản xuất bởi nhà sản xuất khác, nhưng phải đảm bảo các quy định về hàng hoá nhập khẩu giống hệt.  Khi xác định được từ hai trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu giống hệt trở lên thì trị giá tính thuế là trị giá giao dịch thấp nhất. 2.2.3 Phƣơng pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tƣơng tự.  “Hàng hoá nhập khẩu tương tự” là những hàng hoá mặc dù không giống nhau về mọi phương diện nhưng có các đặc trưng cơ bản giống nhau, được làm từ các nguyên, vật liệu giống nhau; có cùng chức năng và có thể hoán đổi cho nhau trong giao dịch thương mại; được sản xuất ở cùng một nước, bởi cùng một nhà sản xuất hoặc nhà sản xuất khác theo sự uỷ quyền của nhà sản xuất đó, được nhập khẩu vào Việt Nam.  Điều kiện áp dụng  Lô hàng nhập khẩu tương tự được xuất khẩu đến Việt Nam vào cùng ngày hoặc trong vòng 60 ngày trước hoặc sau ngày xuất khẩu của lô hàng đang được xác định trị giá tính thuế;  b) Lô hàng nhập khẩu tương tự có giao dịch mua bán ở cùng cấp độ hoặc đã được điều chỉnh về cùng cấp độ bán buôn hoặc bán lẻ, có cùng số lượng hoặc đã được điều chỉnh về cùng số lượng với lô hàng đang được xác định trị giá tính thuế;  c) Lô hàng nhập khẩu tương tự có cùng khoảng cách và phương thức vận chuyển hoặc đã được điều chỉnh về cùng khoảng cách và phương thức vận chuyển giống như lô hàng đang được xác định trị giá tính thuế. * Lƣu ý:  Khi áp dụng phương pháp xác định trị giá tính thuế quy định tại Điều này, nếu không có lô hàng nhập khẩu được sản xuất bởi cùng một nhà sản xuất thì mới xét đến hàng hoá được sản xuất bởi nhà sản xuất khác, nhưng phải đảm bảo các quy định về hàng hoá nhập khẩu tương tự.
  • 10. 9 - Trường hợp không tìm được lô hàng nhập khẩu tương tự có cùng điều kiện mua bán với lô hàng nhập khẩu đang được xác định trị giá tính thuế thì lựa chọn lô hàng nhập khẩu tương tự khác về điều kiện mua bán, nhưng phải được điều chỉnh về cùng điều kiện mua bán.  Các điều kiện lựa chọn lô hàng nhập khẩu tương tự: Lô hàng nhập khẩu tương tự được lựa chọn nếu đảm bảo các điều kiện sau:  Điều kiện về thời gian xuất khẩu: Lô hàng nhập khẩu tương tự phải được xuất khẩu đến Việt Nam vào cùng ngày hoặc trong vòng 60 ngày theo lịch trước hoặc sau ngày xuất khẩu với hàng hoá nhập khẩu đang được xác định trị giá tính thuế.  Điều kiện mua bán.  Điều kiện về cấp độ thương mại và số lượng:  Lô hàng nhập khẩu tương tự phải có cùng điều kiện về cấp độ thương mại và số lượng với lô hàng nhập khẩu đang được xác định trị giá tính thuế.  Nếu không tìm được lô hàng nhập khẩu có cùng cấp độ thương mại và số lượng thì lựa chọn lô hàng nhập khẩu có cùng cấp độ thương mại nhưng khác nhau về số lượng, sau đó điều chỉnh trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu tương tự về cùng số lượng với lô hàng đang xác định trị giá tính thuế.  Nếu không tìm được lô hàng nhập khẩu có cùng cấp độ thương mại và số lượng; lô hàng có cùng cấp độ thương mại nhưng khác nhau về số lượng thì lựa chọn lô hàng nhập khẩu khác nhau về cấp độ thương mại nhưng cùng số lượng, sau đó điều chỉnh trị giá giao dịch của lô hàng nhập khẩu tương tự về cùng cấp độ thương mại với lô hàng đang xác định trị giá tính thuế.  Nếu không tìm được lô hàng nhập khẩu có cùng cấp độ thương mại và số lượng; lô hàng có cùng cấp độ thương mại nhưng khác nhau về số lượng; lô hàng khác cấp độ thương mại nhưng có cùng số lượng thì lựa chọn lô hàng nhập khẩu khác nhau cả về cấp độ thương mại và số lượng, sau đó điều chỉnh trị giá giao dịch của lô hàng nhập khẩu tương tự về cùng cấp độ thương mại và số lượng với lô hàng đang xác định trị giá tính thuế.  Trường hợp lô hàng nhập khẩu tương tự được hưởng chiết khấu thương mại, chiết khấu số lượng, chiết khấu thanh toán mà lô hàng nhập khẩu đang xác định trị giá tính thuế không được hưởng thì không được trừ các khoản chiết khấu này ra khỏi trị giá giao dịch. Trường hợp lô hàng nhập khẩu tương tự không được hưởng chiết khấu thương mại, chiết khấu số lượng mà lô hàng nhập khẩu đang xác định trị giá tính thuế được hưởng thì được trừ các khoản chiết khấu này ra khỏi trị giá giao dịch.  Điều kiện về quãng đường và phương thức vận tải, bảo hiểm:
  • 11. 10  Lô hàng nhập khẩu tương tự có cùng quãng đường và phương thức vận tải, hoặc đã được điều chỉnh về cùng quãng đường và phương thức vận tải với lô hàng đang xác định trị giá.  Nếu có sự chênh lệch đáng kể về phí bảo hiểm thì có thể điều chỉnh về cùng điều kiện bảo hiểm với lô hàng đang xác định trị giá tính thuế.  Khi áp dụng phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu tương tự, nếu không tìm được hàng hoá nhập khẩu tương tự được sản xuất bởi cùng một nhà sản xuất hoặc nhà sản xuất khác được uỷ quyền thì mới xét đến hàng hoá được sản xuất bởi nhà sản xuất khác và phải có cùng xuất xứ.  Khi xác định trị giá tính thuế theo phương pháp này mà xác định được từ hai trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu tương tự trở lên thì, sau khi đã điều chỉnh về cùng điều kiện mua bán với lô hàng đang xác định trị giá tính thuế, trị giá tính thuế là trị giá giao dịch thấp nhất.  Nếu trong thời gian làm thủ tục hải quan mà không đủ thông tin lựa chọn hàng nhập khẩu giống hệt hoặc tương tự với hàng hoá nhập khẩu đang xác định trị giá tính thuế thì không xác định trị giá tính thuế cho hàng hoá nhập khẩu theo phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu giống hệt và phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu tương tự mà phải chuyển sang phương pháp tiếp theo.  Khi xác định được từ hai trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu tương tự trở lên thì trị giá tính thuế là trị giá giao dịch thấp nhất. 2.2.4 Phƣơng pháp trị giá khấu trừ  Trị giá khấu trừ được xác định căn cứ vào giá bán của hàng hoá nhập khẩu, hàng hoá nhập khẩu giống hệt, hàng hoá nhập khẩu tương tự trên thị trường Việt Nam trừ (-) đi các chi phí hợp lý phát sinh sau khi nhập khẩu.  Nguyên tắc xác định Giá bán hàng hoá NK trên thị trƣờng Việt Nam:  Giá bán hàng hoá NK là giá bán thực tế, nếu không có giá bán thực tế của hàng hoá NK cần xác định trị giá tính thuế thì lấy giá bán thực tế của hàng hoá NK giống hệt hay hàng hoá NK tương tự còn nguyên trạng như khi NK được bán trên thị trường trong nước để xác định giá bán thực tế;  Người NK và người mua hàng trong nước không có mối quan hệ đặc biệt;  Mức giá bán tính trên số lượng bán ra lớn nhất và đủ để hình thành đơn giá;  Hàng hoá được bán ra (bán buôn hoặc bán lẻ) vào ngày sớm nhất ngay sau khi NK, nhưng không chậm quá 90 ngày sau ngày NK lô hàng đó.
  • 12. 11  Các chi phí hợp lý phát sinh sau khi NK:  Các chi phí về vận tải và chi phí mua bảo hiểm cho hàng hoá khi tiêu thụ trên thị trường nội địa;  Các khoản thuế, phí và lệ phí phải nộp ngân sách nhà nước khi nhập khẩu và bán hàng nhập khẩu mà theo quy định của pháp luật hiện hành được hạch toán vào doanh thu bán hàng, giá vốn và chi phí bán hàng nhập khẩu;  Chi phí quản lý chung liên quan đến việc bán hàng nhập khẩu;  Lợi nhuận bán hàng sau khi nhập khẩu. * Lƣu ý:  Số liệu phục vụ cho tính toán trị giá khấu trừ do người nhập khẩu cung cấp.  Việc khấu trừ khoản lợi nhuận và chi phí chung phải dựa trên cơ sở các số liệu khách quan và định lượng được.  Phải được ghi chép và phản ánh trên sổ sách kế toán phù hợp với quy định của pháp luật về kế toán. 2.2.5 Phƣơng pháp trị giá tính toán  Phương pháp trị giá tính toán bao gồm các khoản sau: a. Giá thành hoặc trị giá của nguyên vật liệu, chi phí của quá trình sản xuất hoặc quá trình gia công khác của việc sản xuất hàng hoá nhập khẩu, bao gồm:  Các chi phí;  Trị giá của các hàng hoá hay dịch vụ, nếu những hàng hoá hay dịch vụ đó do người mua cung cấp trực tiếp hay gián tiếp để sử dụng cho quá trình sản xuất hàng nhập khẩu. b. Chi phí, lợi nhuận để bán hàng hoá nhập khẩu; c. Các chi phí điều chỉnh. *Lƣu ý:  Việc xác định trị giá tính toán phải dựa trên các số liệu của nhà sản xuất cung cấp phù hợp với các nguyên tắc kế toán của nước sản xuất hàng hoá, trừ khi các số liệu này không phù hợp với số liệu thu thập được tại Việt Nam. 2.2.6 Phƣơng pháp suy luận xác định trị giá tính thuế  Phương pháp suy luận là áp dụng tuần tự, linh hoạt các phương pháp xác định trị giá tính thuế và dừng ngay tại phương pháp xác định được trị giá tính thuế và phải
  • 13. 12 dựa vào các tài liệu, số liệu, thông tin có sẵn tại thời điểm xác định trị giá tính thuế. 3 Phƣơng pháp tính thuế xuất – nhập khẩu. 3.1Đối với mặt hàng áp dụng thuế tuyệt đối Việc xác định tiền thuế xuất nhập khẩu phải nộp đối với hàng hóa áp dụng thuế tuyệt đối được tính theo công thức sau: Số tiền thuế xuất khẩu, nhập khẩu phải nộp = số lƣợng đơn vị từng mặt hàng thực tế XNK ghi trong tờ khai hải quan x mức thuế quy định trên một đơn vị hàng hóa. 3.2Đối với mặt hàng áp dụng thuế suất theo tỷ lệ phần trăm (%): Việc xác định số tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp đối với hàng hóa áp dụng thuế xuất theo tỉ lệ % được căn cứ vào số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ hải quan, trị giá tính thuế, thuế xuất từng mặt hàng và được tính thao công thức Số tiền thuế xuất khẩu, nhập khẩu phải nộp = số lƣợng đơn vị từng mặt hàng thực tế XNK ghi trong tờ khai hải quan x trị giá tính thuế x thuế suất của từng mặt hàng.  Trong đó lƣu ý Thuế suất  Thuế suất thuế xuất khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu được quy định cụ thể cho một số mặt hàng tại biểu thuế xuất khẩu do Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành  Thuế suất đối với hàng nhập khẩu được quy định cụ thể cho từng mặt hàng, bao gồm: Thuế suất thông thường, thuế suất ưu đãi và thuế suất ưu đãi đặc biệt: a. Thuế suất ýu ðãi: Áp dụng cho hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ nýớc, nhóm nýớc hoặc vùng lãnh thổ thực hiện ðối xử tối huệ quốc trong quan hệ thýõng mại với Việt Nam, danh sách nýớc và nhóm nýớc hoặc vùng lãnh thổ thực hiện ðối xử tối huệ quốc với Việt Nam do Bộ công thýõng công bố. Thuế xuất ýu ðãi ðýợc quy ðịnh cụ thể cho từng mặt hàng tại biểu thuế nhập khẩu ýu ðãi do Bộ trýởng Bộ tài chính ban hành Ngýời nộp thuế tự khai và chịu trách nhiệm trýớc pháp luật và xuất xứ hàng hóa ðể làm cõ sở xác ðịnh mức thuế suất nhập khẩu ýu ðãi.
  • 14. 13 VD: 1 DN Việt Nam nhập khẩu 500 chai Rýợu Vang Pháp Chateau Saint, nồng ðộ cồn 13% với giá 65USD/chai/liter  Trị giá tính thuế (giả sử sau khi ðã cộng và trừ các khoản liên quan qui ðịnh) = 65USD  Áp dụng thuế suất ýu ðãi cho sản phẩm này là: 52%  Thuế nhập khẩu = 500 x 65 x 52% = 16.900 USD b. Thuế suất ýu ðãi ðặc biệt: Áp dụng cho hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ nýớc, nhóm nýớc hoặc vùng lãnh thổ thực hiện ýu ðãi ðặc biệt về thuế nhập khẩu với Việt Nam. Ðýợc quy ðịnh cụ thể cho từng mặt hàng tại các quyết ðịnh của bộ trýởng bộ tài chính, ðýợc hýớng dẫn thực hiện tại Thông tý 47/2007/TT- BTC ngày 07/05/2007 VD: Campuchia nhập khẩu vào Việt Nam 2 tấn hạt ðiều týõi với ðõn giá là 9000USD/tấn. _thuế nhập khẩu của lô hàng này = 2x9000x0% =0 USD Trong ðó: -Số lýợng ðõn vị là 2 tấn -Trị giá tính thuế: 9.000USD/Tấn -Thuế suất ýu ðãi ðặc biệt: 0% c. Thuế suất thông thường: Áp dụng cho hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ nước không có thoả thuận đối xử tối huệ quốc hoặc không thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam. Thuế xuất thong thường được áp dụng thống nhất bằng 150% mức thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng quy định tại biểu thuế nhập khẩu ưu đãi) Thuế suất thông thýờng= thuế suất ýu ðãi x 150% VD: Công ty VN nhập khẩu granit dạng khối từ luxemburg.  Số lýợng: 20.000 khối  Giá : 7.000USD/khối  Trị gí tính thuế ( giả sử ðã cộng và trừ các khoản liên quan trong qui ðịnh) = 7.000 USD
  • 15. 14  Trong ðó TS ýu ðãi của Granit dạng khối là 10%, và Luxemburg không thuộc nýớc hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận tối huệ quốc với VN  áp dụng thuế suất thông thýờng = 10% x 150% = 15%  Thuế nhập khẩu 20.000 khối ðá granit = 20.000 x 7000 x 15% = 21.000.000 USD III. THỰC TRẠNG CHUNG 1. Lợi ích của thuế xuất nhập khẩu:  Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Thuế là nguồn thu quan trọng nhất để phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân theo đường lối xây dựng kinh tế định hướng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Thuế là công cụ quan trọng góp phần tích cực giảm bội chi ngân sách, giảm lạm phát, từng bước góp phần ổn định trật tự xã hội và phát triển kinh tế bền vững.  Thuế góp phần điều chỉnh nền kinh tế Thuế ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả và thu nhập. Lúc nền kinh tế quá thịnh thì việc gia tăng thuế có tác dụng ức chế sự tăng trưởng của tổng nhu cầu làm giảm phát triển của nền kinh tế. Dựa vào công cụ thuế, nhà nước có thể thúc đẩy hoặc hạn chế việc tích lũy đầu tư, khuyến khích xuất khẩu. Nội dung điều tiết của thuế gồn hai mặt: Kích thích và hạn chế. Nhà nước đã sử dụng chính sách thuế một cách linh hoạt trong từng thời kỳ nhất định, bằng việc tác động vào cung-cầu nhằm điều chỉnh chu kỳ kinh doanh - một đặc trưng vốn có của nền kinh tế thị trường. Khi nền kinh tế suy thoái, tức là khi đầu tư ngừng trệ, sản xuất và tiêu dùng đều giảm thì nhà nước dùng thuế để kích thích đầu tư và khuyến khích tiêu dùng. Bằng việc giảm thuế đánh vào sản xuất, giảm thuế đối với hàng sản xuất ra để khuyến khích tạo lợi nhuận, kích thích việc đầu tư vào sản xuất. Bằng việc giảm thuế đánh vào tiêu dùng nhằm khuyến khích tiêu dùng.
  • 16. 15 Để hạn chế và gây áp lực đối với việc lưu giữ vốn không đưa vào đầu tư, có thể tăng thuế đánh vào thu nhập về tiền gửi tiết kiệm và thu nhập về tài sản dự trữ, từ đó sẽ khuyến khích việc đưa vốn vào đầu tư, sản xuất kinh doanh.  Thuế góp phần bình đẳng giữa các thành phần kinh tế và công bằng xã hội. Hệ thống thuế được áp dụng thống nhất ở các ngành nghề, các thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư để đảm bảo sự bình đẳng và công bằng xã hội. Người có thu nhập cao phải đóng thuế nhiều hơn người có thu nhập thấp. Thuế phải đánh cùng một tỷ lệ vào các công dân có điều kiện như nhau. Giữa các công dân có điều kiện khác nhau, thì thuế suất cũng cần khác nhau (vì thông thường người có điều kiện tốt hơn có xu hướng tiêu dùng hàng hóa công cộng nhiều hơn). Tuy nhiên phải để người có thu nhập cao chính đáng được hưởng thành quả lao động của mình thì mới khuyến khích họ phát triển sản xuất kinh doanh , tránh lạm thu để đảm bảo công bằng và bình đẳng xã hội. Phải có những biện pháp chống thất thu về thuế đối với đối tượng nộp thuế, về căn cứ tính thuế, tổ chức quản lý thu thuế, chế độ miễn giảm thuế, kiểm tra, xử lí nghiêm minh đối với vi phạm trốn thuế. 2. Hạn chế của thuế xuất, nhập khẩu ở việt nam - Thuế nhập khẩu hiện nay với chức năng bảo vệ cho sản xuất trong nước đã thường xuyên được điều chỉnh thuế suất cho phù hợp với những mặt hàng trong nước đã sản xuất được, do đó nó đã góp phần hỗ trợ tích cực cho sản xuất trong thời kỳ đầu phát triển. Nhưng chính điều này đã tạo ra những lệch lạc trong định hướng đầu tư trong nước, đặc biệt là thu hót đầu tư nước ngoài. Trong những năm qua, đầu tư nước ngoài đã được thu hót vào những ngành sản xuất ra các sản phẩm có mức thuế bảo hộ cao phục vụ cho nhu cầu của thị trường trong nước chứ không nhằm vào xuất khẩu. Do tổ chức quản lý,điều hành xuất nhập khẩu còn nhiều yếu kém nên có tình trạng 50% sản phẩm của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không xuất khẩu sản phẩm mà cung cấp vào thị trường nội địa,và đây là việc làm đã gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp trong nước trong việc tiêu thụ phẩm. - Biểu thuế nhập khẩu hiện nay có nhiều mức (25 mức). Quy định này làm cho biểu thuế quá phức tạp, gây khó khăn trong quản lý thuế nhập khẩu, đặc biệt làm cho thuế mất tính trung lập. Quá nhiều mức thuế suất làm cho cơ cấu thuế phức tạp một cách không cần thiết, thuế dàn trải là có hại - thậm chí tai hại hơn thuế suất cao nhưng thống nhất. Vì chúng có thể đưa các nguồn vốn vào các hoạt động không có hiệu quả. Quá nhiều mức dưới 5% làm
  • 17. 16 cho kết quả thu vào ngân sách bị hạn chế, dồn gánh nặng động viên ngân sách nhà nước cho các mặt hàng khác. - Ngoài ra, thuế nhập khẩu của ta hiện nay nhiều nhóm hàng thuế suất lại cao,thấp còn căn cứ vào mục đích sử dụng chứ không theo tính chất hàng hoá. Vì vậy nhiều nhiều mặt hàng cùng tính chất nhưng mục đích sử dụng khác nhau có chênh lệch khá lớn. Xe đạp đua mã số 871210 thuế suất 5%, còn xe đạp thường mã số 871290 thuế suất 60%, xe cứu thương thuế suất 0%. Điều này đã gây nên nhiều tiêu cực trong việc quản lý, điều hành và thực hiện thuế xuất nhập khẩu. Những tồn tại của biểu thuế đã tạo ra sức ỳ của các doanh nghiệp trong cải tiến công nghệ, đổi mới trang thiết bị, không phù hợp với chủ trương CNH-HĐH đất nước. - Sự khác biệt về chế độ xuất nhập khẩu giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài còn rất lớn. Chẳng hạn đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài việc nhập khẩu máy móc, thiết bị để hình thành doanh nghiệp thì được miễn thuế, còn đối với các doanh nghiệp trong nước nhập khẩu máy móc, thiết bị để hình thành donh nghiệp lại phải đóng thuế. Như vậy, các doanh nghiệp trong nước vốn thì không lớn, khả năng cạnh tranh yếu lại phải nép thuế, còn đối với các doanh nghiệp nước ngoài vốn lớn, khả năng cạnh tranh mạnh lại không phải đóng thuế. Thiết nghĩ đây là mâu thuẫn lớn cần đượcxem xét và sớm giải quyết.Trong tổ chức thực hiện chính sách thuế xuất nhập khẩu còng còn nhiều bất cập như: - Việc tính thuế còn tuỳ tiện,đặc biệt ở một số cửa khẩu biên giới phía Bắcnhư: Kalong (Móng cái , Quảng ninh ), Chi ma (Léc Bình,lạng Sơn)... đặc biệt là tình trạng Hải Quan có “quyền” ,”hành” doanh nghiệp. Hải Quan mỗi nơi áp dụng một mức thuế suất khác nhau chẳng hạn nhu đối với một số phụ tùng của máy móc, phương tiện vận tải, được quy định tại biểu thuế nhập khẩu thu lộcnhiều mã (chương ,nhóm) khác nhau lại tuỳ ý áp mã số thuế. Nếu doanh nghiệp tự khai thuế mà lỡ áp sai mã số thuế thì hải quan “đè cổ” ra lập biên bản, xử phạt hành vi trèn thuế. Ngược lại nếu doanh nghiệp đi kiện (doanh nghiệp đúng) thì hải quan cười trừ hay nhận lỗi do trình độ nghiệp vụ của anh em còn hạn chế. - Theo Luật Thuế hiện hành, thuế suất đối với hàng nhập khẩu gồm thuế suất thông thường, thuế suất đặc biệt và thuế suất ưu đãi đặc biệt. Hiện nay, ta đã ký hiệp định thương mại với nhiều nước trong đó đều có các điều khoản ưu đãi tối huệ quốc về thuế nhập khẩu nhưng không ghi rõ từng mặt hàng với số lượng cụ thể. Vì vậy, trên thực tế chưa áp dụng được thuế suất ưu đãi và thuế suất ưu đãi đặc biệt với bất kỳ nước nào. IV. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ & GIẢI PHÁP
  • 18. 17 Khi gia nhập WTO, Việt Nam đã phải tiến hành cắt giảm thuế Nhập khẩu theo cam kết, tổng hợp toàn bộ các cam kết về thuế của Việt Nam có một số nét như sau: _Việt Nam cam kết ràng buộc với toàn bộ biểu thuế nhập khẩu hiện hành gồm 10.600 dòng, thuế suất cam kết cuối cùng có mức bình quân giảm từ 17,4% xuống còn 13,4%. Thời gian thực hiện sau 5-7 năm. Trong toàn bộ biểu cam kết, Việt Nam sẽ cắt giảm thuế với khoảng 3.800 dòng thuế (chiếm 35,5% dòng thuế trong biểu thuế), ràng buộc ở mức thuế hiện hành khoảng 3.700 dòng thuế chiếm (34,5%), rang buộc ở mức thuế trần cao hơn mức thuế suất hiện hành với 3.170 dòng chiếm 30% chủ yếu là đối với các nhóm hàng như xăng dầu, kim loại, hoá chất, một số phương tiện vận tải. Một số mặt hang đang có thuế suất cao từ 20%, 30% sẽ được cắt giảm ngay khi gia nhập như: dệt may, gỗ, giấy, máy móc thiết bị điện tử, hàng chế tạo khác. Đối với lĩnh vực nông nghiệp, mức cam kết bình quân vào thời điểm gia nhập là 16,1% và mức cắt giảm cuối cùng sẽ là 12,6%. Hiện nay đối với Việt Nam, thuế nhập khẩu là biện pháp quan trọng để bảo hộ sản xuất trong nước. Nhưng theo cam kết với WTO và AFTA thì thuế nhập khẩu của Việt Nam bắt buộc phải cắt giảm, theo đó mức độ bảo hộ sản xuất trong nước sẽ giảm. Để tận dụng những lợi thế do hội nhập mang lại nhưng cũng hạn chế thấp nhất những tác động tiêu cực, luật thuế XNK phải tiếp tục được hoàn thiện theo hướng: * Giá tính thuế: Việt Nam triển khai áp dụng xác định giá tính thuế nhập khẩu theo hiệp đinh Hải quan GATT/WTO từ 1/1/2004, cách tính này đã tạo điều kiện chủ động cho đơn vị nhập khẩu trong việc xác định giá tính thuế vì giá tính thuế được tính theo trị giá giao dịch. Giá tính thuế nhập khẩu là một trong những yếu tố rất quan trọng trong việc xác định số thuế nhập khẩu phải nộp, giá tính thuế có tác động mạnh đến số thu ngân sách, số thuế phải nộp và cũng là tâm điểm chú ý của các đơn vị, tổ chức quốc tế có quan hệ kinh tế với Việt Nam nên giá tính thuế mang tính nhạy cảm và có ảnh hưởng đến mở việc rộng quan hệ thương mại quốc tế.
  • 19. 18 Khi áp dụng giá tính thuế theo hiệp định GATT/WTO thì gian lận qua giá sẽ trở nên phổ biến nhất là trong điều kiện quan hệ thương mại quốc tế mở rộng. Tổng cục Hải quan đã có thông báo về một số trường hợp gian lận qua giá rất nghiêm trọng như: có doanh nghiệp nhập khẩu xe BMW khai báo giá tính thuế tại cửa khẩu vào khoảng 22.000-25.00 USD, trong khi đó giá bán ô tô loại này ở thị trường trong nước lên đến 200.000-220.000 USD hoặc có doanh nghiệp nhập khẩu rượu Remy Martin 400 loại VSOP 70cl/chai do Pháp sản xuất chỉ khai báo giá tính thuế là 1USD/chai, thậm chí có lúc chỉ khai 0,4USD/chai. Thông thường gian lận qua giá là đơn vị nhập khẩu sẽ kê khai giá tính thuế thấp hơn giá mua thực tế, do đó, việc nắm bắt thông tin liên quan đến thương mại quốc tế như giá mua, giá bán các mặt hàng trên thế giới, các mối quan hệ của người mua, người bán để từ đó hình thành nên một ngân hang dữ liệu về giá của hàng hoá nhập khẩu để cơ quan hải quan có thể tham vấn so sánh, đối chiếu với giá do nhà nhập khẩu khai báo là quan trọng. Căn cứ vào giá tham vấn sẽ có thể phát hiện ra các trường hợp gian lận về thuế nhập khẩu của doanh nghiệp nhập khẩu hoặc phát hiện sự móc ngoặc giữa của nhân viên hải quan với người nhập khẩu để chiếm đoạt tiền thuế của Nhà nước. Nguồn thông tin chủ yếu được cơ quan Hải quan sử dụng trong việc kiểm tra đối chiếu là từ giá chào hang trên internet, giá thị trường, hệ thống thông tin về dữ liệu giá trong nội bộ ngành Hải quan. Tuy nhiên, việc xây dựng ngân hang dữ liệu về giá của hang hoá nhập khẩu của ngành Hải Quan chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra, dữ liệu về giá còn sơ sài, chưa cập nhật kịp thời nên gây trở ngại cho công tác tham vấn về giá. Hiện nay Việt Nam đã hội nhập sâu rộng trong quan hệ thương mại quốc tế thì số lượng, chủng loại hang hoá nhập khẩu ngày càng đa dạng nên áp lực càng tăng đối với công tác quản lý giá tính thuế. Để thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước trong quá trình phát triển kinh tế là khuyến khích đầu tư, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, công bằng giữa các đối tượng, đồng thời hạn chế thất thu ngân sáchthì công tác quản lý giá tính thuế nhập khẩu cần được hoàn thiện: Nhanh chóng hiện đại hoá ngành hải quan, trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, nối mạng toàn ngành trong nước, yêu cầu hải quan các địa phương nhanh chóng cập nhật thông tin dữ liệu về giá đối với những lô hang đã thông quan ở địa phương vào ngân hang dữ liệu giá để Hải quan trong cả nước có thể tham vấn. Xây dựng chiến lược mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hải quan, tranh thủ tối đa sự giúp đỡ của hải quan thế giới và tiến đến nối mạng quốc tế để xây dựng và hoàn thiện ngân hang giữ liệu về giá của ngành hải quan.
  • 20. 19 Kết hợp chặt chẽ giữa bộ phận kiếm tra giá nhập khẩu và bộ phận kiểm tra sau thông quan để giảm bớt thủ tục khai báo. Théo đó, bộ phận kiểm tra giá nhập khẩu nếu có nghi ngờ về giá nhập khẩu nhưng chưa đủ cơ sở để bác bỏ thì vẫn tiến hành làm thủ tục thong quan lô hàng đó, nhưng đồng thời chuyển những hồ sơ này cho bộ phận sau thông quan để bộ phận kiểm tra sau thông quan lên kế hoạch kiểm tra. * Danh mục biểu thuế: Mỗi loại hang hoá được sản xuất ra đều có tên gọi nhất định. Ở mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ tuy cùng một mặt hang nhưng có thể có những tên gọi, cách gọi khác nhau. Việc thống nhất tên gọi một loại hang hoá khi nhập khẩu có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác định đúng mã hàng hoá nhập khẩu để áp dụng đúng mức thuế suất thuế nhập khẩu. Việt Nam đã xây dựng danh mục hang hoá xuất nhập khẩu dựa trên cơ sở Hệ thống điều hoà mô tả và mã hoá hàng hoá của tổ chức Hải quan thế giới (gọi tắt là danh mục HS) và việc nhận diện đúng tên hang , đúng mã số trong biểu thuế Nhập khẩu ưu đãi là yêu cầu cơ bản của việc ban hành Danh mục HS. Tuy nhiên biểu thuế nhập khẩu hiện hành đã không theo kịp sự đa dạng về hang hoá trong hoạt động xuất nhập khẩu, mã số giữa biểu thuế nhập khẩu so với mã số theo danh mục HS ngày càng bộc lộ nhiều điểm chưa thống nhất. Chỉ một sản phẩm nhưng có thể các cơ quan chức năng lại xác định khác nhau. Để hạn chế tình trạng cùng một loại hang hoá nhập khẩu nhưng lại có nhiều cách áp mã khác nhau thì biểu thuế nhập khẩu cần được cập nhật bổ sung chi tiết, cụ thể phù hợp với danh mục HS trong điều kiện hang hoá nhập khẩu ngày càng nhiều. * Kê khai nộp thuế: Với mục tiêu khuyến khích xuất khẩu, khuyến khích sản xuất, thu hút vốn đầu tư, trong thời gian tới nên nâng cao hiệu quả cơ chế tự khai tự nộp thuế. Theo kinh nghiệm của các nước tiên tiến, nếu thực hiện triệt để cơ chế tự khai, tự nộp thuế sẽ nâng cao ý thức tự giác, đề cao trách nhiệm trước pháp luật của đối tượng nộp thuế, giảm bớt chi phí thôgn báo thuế, rút ngắn thủ tục hành chính, tạo khung pháp lý minh bạch và thuận tiện đối với hoạt động XNK, bởi vì một trong những yếu tố gây cản trở lớn và làm giảm đi tính hấp dẫn là sự kém minh bạch trong chính sách và việc mất quá nhiều thời gian trong việc giải quyết các vấn đề thủ tục hành chính, đây là thuộc nhóm vấn đề các rào cản vô hình và tạo ra những chi phí cơ hội, chi phí không đoán trước đối với doanh nghiệp. Cùng với thực hiện cơ chế tự khai tự nộp đòi hỏi phải tăng cường công tác tuyên truyền, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ thuế, tăng cường công tác thanh tra kiểm tra việc chấp hành chính sách thuế để ngăn ngừa và trừng phạt kịp thời các trường hợp lợi dụng cơ chế tự khai tự nộp để gian lận thuế.
  • 21. 20 Theo quy định hiện hành, để khuyển khích nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu… phục vụ cho sản xuất xuất khẩu quy định hiện hành cho phép một số trường hợp đơn vị nhập khẩu được nợ thuế nhập khẩu từ 30 đến 270 ngày, thực chất đây là hình thức Nhà nước tài trợ cho doanh nghiệp thông quan phương thức cho vay vốn nhưng không thu lãi để doanh nghiệp tạm thời không mất đi một khoản vốn lưu động để nộp thuế Nhập khẩu, quy định này đã tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp đã lợi dụng quy định này để nhập khẩu hàng hoá về tiêu thụ rồi bỏ trốn, không thực hiện nghĩa vụ thuế của mình, nhất là trong điều kiện hiện nay số lượng doanh nghiệp tham gia hoạt động XNK ngày càng tăng thì tình trạng gian lận nợ thuế cũng gia tăng, gây thất thu cho ngân sách Nhà nước, trong khi đó biện pháp thu hồi tiền thuế không đủ mạnh để có thể thu được tiền thuế bị thất thoát. Để khắc phục tình trạng gian lận đồng thời vẫn duy trì chính sách khuyến khích của Nhà nước, thời gian ân hạn nộp thuế nhập khẩu cần được sửa đổi theo hướng: đơn vị nhập khẩu phải nộp thuế ngay trước khi hàng hoá được thông quan, nếu trường hợp doanh nghiệp không thể nộp thuế Nhập khẩu ngay thì doanh nghiệp có thể kỹ quỹ, thế chấp, cầm cố với ngân hàng để ngân hàng đứng ra bảo lãnh cho doanh nghiệp về khoản tiền thuế Nhập khẩu phải nộp và sau khi đã được ngân hàng bảo lãnh thì doanh nghiệp có thể được thông quan hàng hoá. Sau đó, khi đến hạn nộp thuế nhập khẩu nếu doanh nghiệp không nộp thuế nhập khẩu thì ngân hang sẽ thay doanh nghiệp nộp tiền thuế nhập khẩu vào ngân sách nhà nước theo thông báo của cơ quan hải quan mà không cần có sựđồng ý của doanh nghiệp. Khi áp dụng biện pháp này có thể hạn chế được tình trạng nợthuế, trốn lậu thuế diễn ra phổ biến nhưhiện nay và cũng đảm bảo được lượng vốn lưu động cần thiết cho doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh.