SlideShare a Scribd company logo
1 of 87
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỬU LONG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
----------
Học phần
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Chuyên đề
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN LỢI NHUẬN CÔNG TY CỔ PHẦN
XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN AN
GIANG
Giảng viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện
PGS.,TS.BÙI VĂN TRỊNH Nhóm 4, QTKD
Vĩnh Long, Tháng 9 năm 2018
DANH SÁCH NHÓM 4
ST
T
MSSV Họ và tên Ngành, đv Chức vụ
Mức độ (%)
ĐiểmTham
gia
Đóng
góp
1 1611045003 Nguyễn Thị Thu Trân QTKD, K16 Nhóm trưởng 100 100
2 1611043003 Lê Thị Hồng Nhung
QTKD, K16
100 100
3 1611045005 Lê Nhựt Huy
QTKD, K16
100 100
4 1611045006 Phan Phạm Tuyết Nhi QTKD, K16 100 100
5 1611045029 Nguyễn Bích Thẩm
QTKD, K16
100 100
6 1611045030 Nguyễn Minh Nhân QTKD, K16 100 100
7 1611045034 Phạm Thành Sáng QTKD, K16 Lớp trưởng 100 100
8 1611045045 Thái Ngọc Thảo QTKD, K16 100 100
9 1611045047 Nguyễn Thị Ánh Tuyết
QTKD, K16
Lớp: Bí thư 100 100
10 1611045051 Nguyễn Thị Tuyết Nhi
QTKD, K16
Nhóm phó 100 100
11 1611045058 Nguyễn Cát Tường QTKD, K16 100 100
12 1611045064 Ngô Thị Kiều Hạnh QTKD, K16 Nhóm: Thư ký 100 100
i
MỤC LỤC
Chương 1............................................................................................ 1
GIỚI THIỆU ...................................................................................... 1
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI................................................................. 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu...................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu chung....................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể....................................................................... 3
1.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................. 3
1.3.1 Phương pháp thu thập số liệu .................................................. 3
1.3.2 Phương pháp phân tích số liệu................................................. 3
1.4 Phạm vi nghiên cứu....................................................................... 4
1.4.1 Phạm vi không gian ................................................................ 4
1.4.2 Phạm vi thời gian.................................................................... 4
1.5 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU........................................................ 4
Chương 2............................................................................................ 5
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG ................................................................ 5
2.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM.................................................................. 5
2.1.1 Doanh thu............................................................................... 5
2.1.1.1 Khái niệm, nội dung và vai trò của doanh thu.................... 5
2.1.1.2 Phương pháp lập kế hoạch doanh thu bán hàng.................. 8
2.1.1.3 Ý nghĩa của việc phân tích doanh thu...............................10
2.1.2 Chi phí ..................................................................................11
2.1.2.1 Khái niệm chi phí............................................................11
2.1.2.2 Phân loại chi phí..............................................................11
2.1.3 Lợi nhuận..............................................................................15
2.1.3.1 Khái niệm .......................................................................15
2.1.3.2 Nội dung của lợi nhuận....................................................15
2.1.3.3 Vai trò của lợi nhuận .......................................................16
2.1.3.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận...............................17
2.1.4 Các chỉ số lợi nhuận...............................................................22
2.1.4.1 Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu (ROS)..............................22
ii
2.1.4.2 Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA)................................23
2.1.4.3 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)...................24
Chương 3...........................................................................................28
GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN AGF ....................................28
3.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN AGF.............................28
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển...........................................28
3.1.2 Ngành nghề kinh doanh .........................................................30
3.1.3 Các nhóm sản phẩm chính......................................................32
3.2 TẦM NHÌN VÀ SỨ MỆNH.........................................................32
3.2.1 Tầm nhìn .................................................................................33
3.2.2 Sứ mệnh ..................................................................................33
3.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC ....................................................................34
3.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức ................................................................34
3.3.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý.....................................................36
Chương 4...........................................................................................41
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN AN GIANG FISH...........................................41
4.1 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KINH DOANH NĂM 2015 - 2016 .........41
4.1.1 Phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty...............41
4.1.2 Phân tích kết quả kinh doanh của công ty Cổ phần Angifish....42
4.1.3 Phân tích tình hình lợi nhuận của công ty Cổ phần Angifish ....45
4.1.3.1 So sánh tình hình lợi nhuận so với cùng kỳ năm trước.......45
4.1.3.2 So sánh lợi nhuận thực tế so với kế hoạch năm 2016.........46
4.2 PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU LỢI NHUẬN.................................46
4.2.1 Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu (ROS - Return on sale) ....46
4.2.2 Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản (ROA - Return on asset) .......48
4.2.3 Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE - Return on equit)..49
4.2.4 Tỷ số sức sinh lợi căn bản......................................................51
4.3 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN
TIÊU THỤ MẶT HÀNG CHỦ YẾU CỦA CTCP AGF ......................52
4.3.1 Xác định đối tượng phân tích .................................................54
iii
4.3.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng ............................................55
4.3.2.1 Ảnh hưởng bởi nhân tố khối lượng hàng hoá ....................55
4.3.2.2 Ảnh hưởng bởi nhân tố kết cấu khối lượng sản phẩm........55
4.3.2.3 Ảnh hưởng bởi nhân tố giá bán đơn vị sản phẩm...............56
4.3.2.4 Ảnh hưởng bởi nhân tố giá vốn đơn vị sản phẩm ..............56
4.3.2.5 Ảnh hưởng bởi nhân tố chi phí bán hàng ..........................57
4.3.2.6 Ảnh hưởng bởi nhân tố chi phí quản lý.............................57
4.3.2.7 Ảnh hưởng bởi nhân tố thuế suất đơn vị sản phẩm............57
4.3.3 Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng............................................58
4.3.3.1 Các nhân tố làm tăng lợi nhuận........................................58
4.3.3.2 Các nhân tố làm giảm lợi nhuận………............................58
Chương 5...........................................................................................61
GIẢI PHÁP.......................................................................................61
5.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ....................................................63
5.1.1 Thuận lợi...............................................................................63
5.1.2 Khó khăn...............................................................................61
5.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY.............64
5.2.1 Chính sách đối với các nhân tố làm tăng lợi nhuận..................64
5.2.2 Chính sách đối với các nhân tố làm giảm lợi nhuận.................67
Chương 6...........................................................................................70
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................76
6.1 KẾT LUẬN .................................................................................76
6.2 KIẾN NGHỊ.................................................................................78
TÀI LIỆU THAM KHẢO
iv
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 3.1 Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang.........28
DANH MỤC BẢNG
v
Trang
Bảng 4.1 Cơ cấu tài sản – nguồn vốn của CTCP XNK Thủy sản
An Giang...........................................................................................41
Bảng 4.2. Bảng báo caó kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty An
giang fish năm 2016 và năm 2017.......................................................42
Bảng 4.3 Tình hình lợi nhuận của công ty AGF (2016 -2017) ..............45
Bảng 4.4 Chỉ tiêu kết quả kinh doanh kế hoạch và thực hiện của công ty
AGF năm 2017 ..................................................................................46
Bảng 4.5 Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu (2016 – 2017) ...............47
Bảng 4.6 Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (2016 – 2017).............49
Bảng 4.7 Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (2016 – 2017)...............50
Bảng 4.8 Tỷ số sức sinh lợi căn bản (2016 – 2017)..............................51
Bảng 4.9 Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của CTCP XNK THỦY
SẢN AN GIANG giá cá nguyên liệu ..................................................53
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CTCP : Công ty Cổ phần
HĐSXKD : Hoạt động sản xuất kinh doanh
SXKD : Sản xuất kinh doanh
vi
CPSX : Chi phí sản xuất
BHXH : Bảo hiểm xã hội
BHYT : Bảo hiểm y tế
BHTN : Bảo hiểm tai nạn
KPCĐ : Kinh phí công đoàn
ROE : Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
ROA : Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản
ROE : Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
KH : Kế hoạch
TH : Thực hiện
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
TSCĐ : Tài sản cố định
VCSH : Vốn chủ sở hữu
Phân tích hoạt động kinh doanh GVHD: PGS., TS. Bùi Văn Trịnh
SVTH: Nhóm 4 Trang 1
Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Lợi nhuận có vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá chất lượng
hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp. Nâng cao lợi
nhuận là mục tiêu kinh tế hàng đầu của các doanh nghiệp trong nền kinh
tế thị trường. Bởi trong điều kiện hoạch toán kinh doanh theo cơ chế thị
trường, lợi nhuận là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của một
doanh nghiệp. Lợi nhuận tác động đến mọi mặt của doanh nghiệp như
đảm bảo tình hình tài chính vững chắc, tạo điều kiện nâng cao đời sống
cho cán bộ công nhân viên, tăng tích lũy đầu tư vào sản xuất kinh doanh,
nâng cao uy tính và khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Ngoài vai trò đối với doanh nghiệp lợi nhuận còn là nguồn tích lũy
cơ bản, là nguồn để mở rộng tái sản xuất xã hội. Sau mỗi chu kì sản xuất
kinh doanh, các doanh nghiệp phải hoạch toán lợi nhuận (hoặc lỗ) rồi từ
đó nộp một khoản tiền vào ngân sách nhà nước. Sự tham gia đóng góp
của các doanh nghiệp được phản ánh ở số thuế thu nhập mà doanh
nghiệp đã nộp. Thuế thu nhập doanh nghiệp là một sự điều tiết của nhà
nước đối với lợi nhuận thu được của các đơn vị sản xuất kinh doanh, góp
phần thúc đẩy sản xuất phát triển và động viên một phần lợi nhuận của
cơ sở kinh doanh cho ngân sách nhà nước, đảm bảo sự đóng góp công
bằng, hợp lý giữa các thành phần kinh tế, kết hợp hài hòa giữa lợi ích
nhà nước và lợi của người lao động.
Phân tích lợi nhuận giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp nắm
được toàn bộ thực trạng sản xuất kinh doanh, các mặt còn tồn tại cũng
nguyên nhân của nó, từ đó tìm ra hướng giải quyết khắc phục cho doanh
nghiệp đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Chính vì vậy, doanh
phải thường xuyên quan tâm đến hiệu quả kinh doanh nói chung và phân
Phân tích hoạt động kinh doanh GVHD: PGS., TS. Bùi Văn Trịnh
SVTH: Nhóm 4 Trang 2
tích tình hình lợi nhuận nói riêng. Đó là một nhu cầu thực tế cấp thiết đối
với bất kỳ doanh nghiệp nào trong thời kỳ này. Phân tích lợi nhuận giúp
cho các nhà quản trị doanh nghiệp nắm được toàn bộ thực trạng sản xuất
kinh doanh, các mặt còn tồn tại cũng như nguyên nhân của nó, từ đó tìm
hướng giải quyết khắc phục cho doanh nghiệp đạt được mục tiêu tối đa
hóa lợi nhuận. Chính vì vậy, doanh nghiệp phải thường xuyên quan tâm
đến hiệu quả kinh doanh nói chung và phân tích tình hình lợi nhuận nói
riêng. Đó là một nhu cầu thực tế cấp thiết đối với bất kỳ doanh nghiệp
trong thời kỳ này.
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang –viết tắt là
AGIFISH có quá trình hình thành và phát triển trên 30 năm, chuyên sản
xuất và kinh doanh các mặt hàng thủy sản đông lạnh tại Việt Nam, với
các mặt hàng chính gồm cá basa, cá fillet. Hiện nay thị trường thủy sản
đang có nhiều biến độngcũng phần nào làm ảnh hưởng đến hoạt động
kinh doanh của công ty. Nhằm tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến lợi
nhuận từ đó đề xuất những giải pháp thích hợp góp phần gia tăng lợi
nhuận cho Công ty, nhóm đã chọn đề tài “Phân tích tình hình Lợi nhuận
của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang” làm chuyên đề
môn Phân tích hoạt động kinh doanh.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích tình hình lợi nhuận của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu
thủy sản An Giang giai đoạn 2016 – 2017 và nhân tố tác động đến tình
hình lợi nhuận từ đó đề xuất các giải pháp góp phần làm gia tăng lợi
nhuận cho Công ty.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Phân tích hoạt động kinh doanh GVHD: PGS., TS. Bùi Văn Trịnh
SVTH: Nhóm 4 Trang 3
Mục tiêu 1: Phân tích tình hình lợi nhuận của Cổng phần xuất
nhập khẩu thủy sản An Giang trong 2 năm 2016 - 2017
Mục tiêu 2: Phân tích các nhân tố tác động đến tình hình lợi nhuận
của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang
Mục tiêu 3: Đề xuất các giải pháp nâng cao lợi nhuận cho Công ty
trong tương lai
1.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.3.1 Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu được sử dụng là số liệu thứ cấp thu thập từ Báo cáo tài
chính, Báo cáo thường niên qua các năm 2016 và 2017. Ngoài ra, còn
có các bài báo trên Website chính thức của Công ty
http://agifish.com.vn
1.3.2 Phương pháp phân tích số liệu
Sử dụng phương pháp so sánh: so sánh lợi nhuận giữa 2 năm 2016
và 2017 để thấy được xu hướng phát triển của doanh nghiệp nhằm có các
biện pháp hỗ trợ kịp thời. Ngoài ra, nhóm còn so sánh giữa lợi nhuận kế
hoạch và thực tế đạt được trong năm 2017 của Công ty Cổ phần xuất
nhập khẩu thủy sản An Giang để xem xét mức độ hoàn thành kế hoạch,
những gì đạt được, những gì còn thiếu sót để Công ty có kế hoạch phù
hợp và đề ra chiến lược thực hiện trong giai đoạn sắp tới.
So sánh cũng là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân
tích để xác định xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích. Vì
vậy, để tiến hành so sánh, phải giải quyết những vấn đề cơ bản như xác
định số gốc để so sánh, xác định điều kiện so sánh và xác định mục tiêu
so sánh.
a)Xác định số gốc để so sánh phụ thuộc các mục đích cụ thể của
phân tích. Chỉ tiêu số gốc để so sánh bao gồm: số kế hoạch, định mức,
Phân tích hoạt động kinh doanh GVHD: PGS., TS. Bùi Văn Trịnh
SVTH: Nhóm 4 Trang 4
dự toán kỳ trước. Tùy theo mục đích (tiêu chuẩn) so sánh mà lựa chọn số
gốc so sánh:
+ Nếu số gốc là số kỳ trước: tiêu chuẩn so sánh này có tác dụng
đánh giá mức biến động, khuynh hướng hoạt động của chỉ tiêu phân tích
qua hai hay nhiều kỳ.
+ Nếu số gốc là số kế hoạch: Tiêu chuẩn so sánh này có tác dụng
đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu đặt ra.
+ Số gốc là số trung bình ngành: Tiêu chuẩn so sánh này thường
sử dụng khi đánh giá kết quả của doanh nghiệp so với mức trung bình
tiên tiến của các doanh nghiệp có cùng quy mô trong cùng ngành.
b) Xác định điều kiện so sánh: Các chỉ tiêu kinh tế phải đáp ứng
các yêu cầu sau:
+ Phải phản ánh cùng một nội dung kinh tế.
+ Phải có cùng một phương pháp tính toán.
+ Phải có cùng một đơn vị tính.
c) Xác địnhkỷ thuật so sánh:
+ So sánh bằng số tuyệt đối: Là hiệu số giữa trị số kỳ phân tích và
trị số kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế. Việc so sánh này cho thấy sự biến động
về khối lượng, quy mô của chỉ tiêu phân tích.
+ So sánh bằng số tương đối: Là thương số giữa trị số kỳ phân
tích và trị số kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế. Việc so sánh này biểu hiện kết
cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển… của chỉ tiêu phân tích .
+ So sánh bằng số bình quân: Số bình quân có thể biểu thị dưới
dạng số tuyệt đối(năng suất lao động bình quân, tiền lương bình
quân….) hoặc dưới dạng số tương đối(tỷ suất lợi nhuận bình quân, tỷ
suất chi phí bình quân…). So sánh bằng số bình quân nhằm phản ánh
đặc điểm chung của một đơn vị, một bộ phận hay một tổng thể chung có
cùng một tính chất.
Phân tích hoạt động kinh doanh GVHD: PGS., TS. Bùi Văn Trịnh
SVTH: Nhóm 4 Trang 5
Sử dụng phương pháp thaythế liên hoàn: để xác định chính xác
mức độ ảnh hưởng của các nhân tố làm ảnh hưởng đến tình hình lợi
nhuận của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang, đồng
thời đề xuất các biện pháp cụ thể giúp Công ty nâng cao lợi nhuận.
Phương pháp thay thế liên hoàn là phương pháp mà ở đó các nhân
tố lần lượt được thay thế theo một trình tự nhất định để xác định chính
xác mức độ ảnh hưởng của chúng đến các chỉ tiêu cần phân tích (đối
tượng phân tích) bằng cách xác định các nhân tố khác trong mỗi lần thay
thế. [3, 20].
Quá trình thực hiện phương pháp thay thế liên hoàn gồm các bước sau:
* Bước 1: Xácđịnh đối tượng phân tích
Gọi Q là chỉ tiêu phân tích.
Gọi a, b, c là trình tự các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích.
Thế hiện bằng phương trình: Q = a x b x c
Đặt Q1: chỉ tiêu thực hiện, Q1 = a1 x b1 x c1
Q0: chỉ tiêu kế hoạch, Q0 = a0 x b0 x c0
=> Đối tượng phân tích ∆Q = Q1 – Q0 mức chệnh lệch giữa chỉ
tiêu thực hiện so với kế hoạch.
∆Q = Q1 – Q0 = a1 x b1 x c1 - a0 x b0 x c0
* Bước 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng
Thực hiện phương pháp thay thể liên hoàn:
-Thay thể bước l (cho nhân tố a):
a0 x b0 x c0 được thay thể bằng a1 x b0 x c0
=> Mức độ ảnh hưởng của nhân tố “a” sẽ là:
∆a = a1 x b0 x c0 – a0 x b0 x c0
-Thay thể buớc 2 (cho nhân tố b):
a1 x b0 x c0 được thay thế bằng a1 x b1 x c0
=> Mức độ ảnh hưởng của nhân tố “b”sẽ là:
Phân tích hoạt động kinh doanh GVHD: PGS., TS. Bùi Văn Trịnh
SVTH: Nhóm 4 Trang 6
∆b = a1 x b1 x c0 – a1 x b0 x c0
-Thay thế bước 3 (cho nhân tố c):
a1 x b1 x c0 được thay thể bằng a1 x b1 x c1
=> Mức độ ảnh hưởng của nhân tố “c”sẽ là:
∆c = a1 x b1 xc1 – a1 x b1 x c0
Vậy tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, ta có:
∆Q = ∆a + ∆b +∆c
= (a1 x b0 x c0 – a0 x b0 x c0) + (a1 x b1 x c0 – a1 x b0x c0) + (a1x
b1 xc1 – a1 x b1 x c0)
= a1 x b1 x c1 – a0 x b0 x c0
=> ∆Q: Đốitượng phân tích
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Phạmvi không gian
Đề tài phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình lợi nhuận
của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang được thực hiện
tại CTCP xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang.
1.4.2 Phạmvi thời gian
Đề tài sử dụng số liệu về kết quả hoạt động kinh doanh của Công
ty trong 2 năm 2016 và 2017
Đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian từ 25/8/2018 đến
05/9/2018.
1.5 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu là tình hình lợi nhuận, các nhân tố ảnh hưởng
đến tình hình lợi nhuận của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An
Giang năm 2016 - 2017.
Tổng kết chương 1: Nhóm chọn đề tài “Phân tích các nhân tố ảnh
hưởng đến lợi nhuận của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản
Phân tích hoạt động kinh doanh GVHD: PGS., TS. Bùi Văn Trịnh
SVTH: Nhóm 4 Trang 7
An Giang”. Để thực hiện đề tài này, nhóm đã sử dụng số liệu thứ cấp về
kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An
Giang năm 2016 - 2017. Đồng thời, nhóm dùng hai phương pháp phân
tích chính là phương pháp so sánh và phương pháp thay thế liên hoàn để
phân tích tình hình lợi nhuận nhằm tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến lợi
nhuận, từ đó đề xuất những giải pháp thích hợp góp phần gia tăng lợi
nhuận của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang.
Phân tích hoạt động kinh doanh GVHD: PGS., TS. Bùi Văn Trịnh
SVTH: Nhóm 4 Trang 8
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG
2.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM
2.1.1 Doanhthu
2.1.1.1Khái niệm, nội dung và vai trò của doanh thu
a. Kháiniệm:
Doanh số (còn gọi là doanh thu, tổng doanh số hay tổng doanh
thu) là lượng tiền Công ty thu vào từ các hoạt động tác nghiệp của nó,
trước khi trừ đi bất kỳ khoản chi phí nào. Điều này có nghĩa là doanh số
không bao gồm tiền Công ty thu vào từ việc bán bất động sản, máy móc
và thiết bị cũ. Các khoản đó sẽ được trình bày trong mục thu nhập khác.
Doanh số cũng không bao gồm tiền lãi thu được trên các chứng khoán
khả mại, khoản tiền đó sẽ được thu nhập lãi.
Mục đích cuối cùng trong HĐSXKD của doanh nghiệp là tiêu thụ
được sản phẩm do mình sản xuất ra và có lãi. Tiêu thụ sản phẩm là quá
trình doanh nghiệp xuất giao hàng cho bên mua và nhận được tiền bán
hàng theo hợp đồng thỏa thuận giữa hai bên mua bán. Kết thúc quá trình
tiêu thụ doanh nghiệp có doanh thu bán hàng.
Doanh thu hay còn gọi là thu nhập của doanh nghiệp, đó là toàn bộ
số tiền sẽ thu được do tiêu thụ sản phẩm, cung cấp lao vụ và dịch vụ của
doanh nghiệp.
b. Nội dung của doanh thu:
Nội dung của doanh thu bao gồm hai bộ phận sau:
- Doanh thu về bán hàng: Là doanh thu về bán sản phẩm hàng hoá
thuộc những hoạt động sản xuất kinh doanh chính và doanh thu về cung
cấp lao vụ, dịch vụ cho khách hàng theo chức năng hoạt động và sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Phân tích hoạt động kinh doanh GVHD: PGS., TS. Bùi Văn Trịnh
SVTH: Nhóm 4 Trang 9
- Doanh thu từ tiêu thụ khác, bao gồm:
+ Doanh thu do liên doanh liên kết mang lại.
+ Thu nhập từ các hoạt động thuộc các nghiệp vụ tài chính như:
thu về tiền lãi gửi ngân hàng, lãi về tiền vay các đơn vị và các tổ chức
khác, thu nhập từ đầu tư cổ phiếu, trái phiếu.
+ Thu nhập bất thường như: thu từ tiền phạt, tiền bồi thường, nợ
khó đòiđã chuyển vào thiệt hại.
+ Thu nhập từ các hoạt động khác như: thu về nhượng bán, thanh
lý tài sản cố định; giá trị các vật tư, tài sản thừa trong sản xuất; thu từ
bản quyền phát minh, sáng chế; tiêu thụ những sản phẩm chế biến từ phế
liệu, phế phẩm.
Để tìm hiểu rõ hơn về doanh thu, chúng ta tiếp cận một số khái
niệm có liên quan:
- Doanh thu thuần về bán hàng, cung cấp dịch vụ: là doanh thu về
bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ đi các khoản giảm trừ, các khoản thuế.
Các khoản giảm trừ gồm giảm giá hàng bán, hàng bán bị gửi trả lại, chiết
khấu thương mại.
- Doanh thu thuần: là doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp
dịch vụ cộng cho các khoản hoàn nhập như dự phòng giảm giá hàng tồn
kho, phải thu nợ khó đòi không phát sinh trong kỳ báo cáo.
c) Vai trò của doanh thu:
Doanh thu là một chỉ tiêu quan trọng của doanh nghiệp, chỉ tiêu
này không những có ý nghĩa với bản thân doanh nghiệp mà còn có ý
nghĩa quan trọng đối với nền Kinh tế quốc dân.
Doanh thu bán hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong toàn bộ doanh
thu của doanh nghiệp. Nó phản ánh quy mô của quá trình tái sản xuất,
phản ánh trình độ tổ chức chỉ đạo sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Bởi lẽ có được doanh thu bán hàng chứng tỏ doanh nghiệp sản xuất sản
Phân tích hoạt động kinh doanh GVHD: PGS., TS. Bùi Văn Trịnh
SVTH: Nhóm 4 Trang 10
phẩm được người tiêu dùng chấp nhận: rằng sản phẩm đó về mặt khối
lượng, giá trị sử dụng, chất lượng và giá cả đã phù hợp với nhu cầu thị
hiếu của người tiêu dùng.
Doanh thu bán hàng còn là nguồn vốn quan trọng để doanh nghiệp
trang trải các khoản chi phí về tư liệu lao động, đối tượng lao động đã
hao phí trong quá trình sản xuất kinh doanh (SXKD), để trả lương,
thưởng cho người lao động, trích Bảo hiểm xã hội, nộp thuế theo Luật
định…
Thực hiện doanh thu bán hàng là kết thúc giai đoạn cuối cùng của
quá trình chu chuyển vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất
sau. Vì vậy việc thực hiện doanh thu bán hàng có ảnh hưởng rất lớn đến
tình hình tài chính và quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp. Nếu vì lý
do nào đó mà doanh nghiệp sản xuất không thực hiện được chỉ tiêu
doanh thu bán hàng hoặc thực hiện chậm đều làm cho tình hình tài chính
của doanh nghiệp gặp khó khăn và ảnh hưởng đến quá trình SXKD của
doanh nghiệp.
d) Những nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu:
Doanh thu bán hàng hằng năm nhiều hay ít do nhiều nhân tố quyết
định. Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng là:
- Khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ: khối lượng sản phẩm
sản xuất hoặc lao vụ, dịch vụ cung ứng càng nhiều thì mức doanh thu
bán hàng càng lớn. Tuy nhiên, khối lượng sản phẩm tiêu thụ không chỉ
phụ thuộc vào khối lượng sản phẩm sản xuất mà còn phụ thuộc vào tình
hình tổ chức công tác tiêu thụ sản phẩm như: việc ký kết hợp đồng tiêu
thụ với các khách hàng, việc quảng cáo, tiếp thị, việc xuất giao hàng, vận
chuyển và thanh toán tiền hàng, giữ vững kỷ luật thanh toán…Tất cả các
việc trên nếu làm tốt đều có tác động nâng cao doanh thu bán hàng. Việc
Phân tích hoạt động kinh doanh GVHD: PGS., TS. Bùi Văn Trịnh
SVTH: Nhóm 4 Trang 11
hoàn thành kế hoạch tiêu thụ là nhân tố quan trọng quyết định doanh thu
bán hàng.
- Kết cấu mặt hàng: khi sản xuất, có thể có những mặt hàng sản
xuất tương đối giản đơn, chi phí tương đối thấp nhưng giá bán lại tương
đối cao nhưng cũng có những mặt hàng tuy sản xuất phức tạp, chi phí
sản xuất cao, giá bán lại thấp. Do đó, việc thay đổi kết cấu mặt hàng sản
xuất cũng ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng. Mỗi loại sản phẩm, dịch
vụ cung ứng đều có tác dụng nhất định nhằm thoả mãn nhu cầu sản xuất
và tiêu dùng xã hội. Vì vậy khi phấn đấu tăng doanh thu, các doanh
nghiệp phải đảm bảo thực hiện đầy đủ các hợp đồng đã ký với khách
hàng nếu không sẽ mất khách hàng, khó đứng vững trong cạnh tranh.
- Chất lượng sản phẩm: chất lượng sản phẩm và chất lượng dịch
vụ được nâng cao không những có ảnh hưởng tới giá bán mà còn ảnh
hưởng tới khối lượng tiêu thụ. Sản phẩm có chất lượng cao, giá bán sẽ
cao. Nâng cao chất lượng sản phẩm và chất lượng cung ứng dịch vụ sẽ
tăng thêm giá trị sản phẩm và giá trị dịch vụ, tạo điều kiện tiêu thụ dễ
dàng, nhanh chóng thu được tiền bán hàng và tăng doanh thu bán hàng.
- Giá bán sản phẩm: trong trường hợp các nhân tố khác không đổi,
việc thay đổi giá bán có ảnh hưởng trực tiếp đến việc tăng hay giảm
doanh thu bán hàng. Thông thường chỉ những sản phẩm, những công
trình có tính chất chiến lược đối với nền Kinh tế quốc dân thì Nhà nước
mới định giá, còn lại do quan hệ cung cầu trên thị trường quyết định.
Doanh nghiệp khi định giá bán sản phẩm hoặc giá dịch vụ phải cân nhắc
sao cho giá bán phải bù được phần tư liệu vật chất tiêu hao, đủ trả lương
cho người lao động và có lợi nhuận để thực hiện tái đầu tư.
2.1.1.2Phương pháp lập kếhoạch doanhthu bán hàng
Để lập doanh thu bán hàng có hai phương pháp:
Phân tích hoạt động kinh doanh GVHD: PGS., TS. Bùi Văn Trịnh
SVTH: Nhóm 4 Trang 12
a) Phương pháp lập doanh thu bán hàng theo đơn đặt hàng của
khách hàng:
Phương pháp này căn cứ vào các hợp đồng đặt hàng của khách
hàng để lập kế hoạch doanh thu bán hàng hoặc cung ứng dịch vụ của
doanh nghiệp.
Lợi thế của phương pháp này là đảm bảo sản phẩm của doanh
nghiệp sản xuất ra sẽ tiêu thụ được hết. Phương pháp này sẽ khó thực
hiện nếu như không có đơn đặt hàng trước của khách hàng.
b) Lập kế hoạch doanh thu bán hàng căn cứ vào kế hoạch sản
xuất của doanh nghiệp:
Theo phương pháp này, doanh thu bán hàng phụ thuộc vào số
lượng sản phẩm tiêu thụ hoặc dịch vụ cung ứng và giá bán của đơn vị
sản phẩm hoặc cước phí của đơn vị.
* Doanh thu được thể hiện qua công thức sau:
- Giải thích ý nghĩa các thành phần trong công thức:
Hệ số sản xuất
hàng hoá
Hệ số tiêu thụ
hàng hoá
Tổng GT sản
lượng
X X=
Doanh thu
bán hàng
Hệ số tiêu thụ hàng
hoá
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Giá trị sản phẩm sản xuất
=
Doanh thu
bán hàng
Tổng GT
sản lượng
Giá trị HH sản xuất
Tổng GT sản luợng
Doanh thu bán hàng
Giá trị HH sản xuất
XX=
Phân tích hoạt động kinh doanh GVHD: PGS., TS. Bùi Văn Trịnh
SVTH: Nhóm 4 Trang 13
+ Doanh thu bán hàng: bao gồm toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất
và dịch vụ mà lao động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp làm ra
trong kỳ phân tích;
+ Tổng giá trị sản lượng: là chỉ tiêu biểu hiện bằng tiền, phản ánh
toàn bộ kết quả trực tiếp, hữu ích của HĐSXKD của doanh nghiệp trong
một thời kỳ nhất định;
+ Giá trị hàng hóa sản xuất : là chỉ tiêu biểu hiện bằng tiền, bao
gồm toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất, sản phẩm dịch vụ mà doanh
nghiệp đã sản xuất và hoàn thành trong kỳ phân tích, chuẩn bị đưa ra
trao đổitrên thị trường hàng hóa;
- Hệ số sản xuất hànghoá = Giá trị HH sản xuất /Tổng GTsản lượng
- Hệ số tiêu thụ hàng hoá = Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch
vụ/ Giá trị sản phẩm sản xuất.
2.1.1.3Ý nghĩa của việc phân tích doanhthu
Doanh thu phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác nhau, do đó để có thể
khai thác các tiềm năng nhằm tăng doanh thu, cần tiến hành phân tích
thường xuyên đều đặn. Việc đánh giá đúng đắn tình hình doanh thu tiêu
thụ về mặt số lượng, chất lượng và mặt hàng, đánh giá tính kịp thời của
tiêu thụ giúp cho các nhà quản lý thấy được những ưu, khuyết điểm
trong quá trình thực hiện doanh thu để có thể đề ra những nhân tố làm
tăng và những nhân tố làm giảm doanh thu. Từ đó, hạn chế, loại bỏ
những nhân tố tiêu cực, đẩy nhanh hơn nữa những nhân tố tích cực, phát
huy thế mạnh của doanh nghiệp nhằm tăng doanh thu, nâng cao lợi
nhuận, vì doanh thu là nhân tố quyết định tạo ra lợi nhuận.
Doanh thu đóng vai trò quan trọng trong suốt quá trình sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh thu càng lớn lợi nhuận càng cao,
bởi vậy chỉ tiêu này là cơ sở để xác định lãi, lỗ sau một quá trình sản
Phân tích hoạt động kinh doanh GVHD: PGS., TS. Bùi Văn Trịnh
SVTH: Nhóm 4 Trang 14
xuất kinh doanh. Do đó, đơn vị muốn tăng lợi nhuận thì vấn đề trước tiên
cần phải quan tâm đến là doanh thu.
2.1.2 Chi phí
2.1.2.1Khái niệm chi phí
Chi phí là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động
sống, lao động vật hóa và các chi phí khác mà doanh nghiệp chi ra để
tiến hành hoạt động sản xuất trong một kỳ kế toán nhất định (tháng, quý,
năm)
2.1.2.2Phân loại chi phí
a. Phân loạitheo tính chất, nội dung kinh tế của chi phí
Theo cách phân loại này, phân loại căn cứ vào nội dung, tính chất
kinh tế của chi phí không phân biệt chúng phát sinh ở đâu, dùng vào mục
đíchgì để chia thành các yếu tố chi phí, bao gồm 5 loại:
- Chi phí nguyên vật liệu: là toàn bộ giá trị nguyên vật liệu, công
cụ dụng cụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế,… sử dụng cho kinh doanh
trong kỳ.
- Chi phí nhân công: là tiền lương chính, tiền lương phụ các khoản
trích theo lương (BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ) và các khoản phải trả
khác cho công nhân viên chức trong kỳ.
- Chi phí khấu hao tài sản cố định: là phần giá trị hao mòn của tài
sản cố định chuyển dịch vào chi phí SXKD trong kỳ.
- Chiphímua ngoài:là các khoảntiền điện, nước, thuê mặt bằng…
- Chi phí khác bằng tiền: là những chi phí sản xuất kinh doanh
khác chưa được phản ánh trong các chi phí nói trên nhưng đã chi bằng
tiền như: chi phí tiếp khách, hội nghị,…[7, 11-12]
b. Phân loạichi phí theo chức năng hoạtđộng
Có 2 loại chi phí là chi phísản xuất và chi phíngoàisản xuất.
Phân tích hoạt động kinh doanh GVHD: PGS., TS. Bùi Văn Trịnh
SVTH: Nhóm 4 Trang 15
- Chi phí sản xuất: là toàn bộ chi phí liên quan đến việc chế tạo
sản phẩm hoặc dịch vụ trong một thời kỳ nhất định.
Đối với doanh nghiệp sản xuất:
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: khoản mục chi phí này bao
gồm các loại nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp cho việc chế tạo sản
phẩm. Trong đó, nguyên vật liệu chính dùng để cấu tạo nên thực thể
chính của sản phẩm và các loại vật liệu phụ khác có tác dụng kết hợp với
nguyên vật liệu chính để hoàn chỉnh sản phẩm về mặt chất lượng và hình
dáng.
+ Chi phí nhân công trực tiếp: tất cả các chi phí có liên quan đến
bộ phận lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm như tiền lương, tiền công,
các khoản phụ cấp, các khoản trích về BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ
vào chi phí theo quy định. Chi phí nhân công trực tiếp được hạch toán
trực tiếp vào các đối tượng chịu chi phí.
+ Chi phí sản xuất chung: gồm toàn bộ chi phí tổ chức và phục vụ
xây lắp phát sinh trong phạm vi phân xưởng như chi phí nhân viên phân
xưởng, tất cả các khoản BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ của các nhân
viên, chi phí vật liệu (vật liệu, công cụ dụng cụ dùng để sữa chữa, bảo
dưỡng tài sản cố định (TSCĐ), dùng cho đội quản lý, chi phí lán trại tạm
thời,...), chi phí dịch vụ mua ngoài.
- Chi phí ngoài sản xuất: là những chi phí phát sinh trong quá
trình tiêu thụ sản phẩm và quản lý chung toàn doanh nghiệp.
+ Chi phí bán hàng: gồm các chi phí phát sinh phục vụ cho khâu
tiêu thụ sản phẩm như chi phí quản lý, vận chuyển, bốc dỡ thành phẩm
giao cho khách hàng, chi phí bao bì, tiền lương bán hàng, hoa hồng bán
hàng, chi phí khấu hao TSCĐ và những chi phí có liên quan đến dự trữ,
bảo quản sản phẩm,...
Phân tích hoạt động kinh doanh GVHD: PGS., TS. Bùi Văn Trịnh
SVTH: Nhóm 4 Trang 16
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp: là gồm tất cả các chi phí phục vụ
cho công tác tổ chức và quản lý quá trình SXKD nói chung của toàn
doanh nghiệp. Có thể kể đến các chi phí như: chi phí hành chính, kế
toán, tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý
doanh nghiệp, khấu hao, các chi phí dịch vụ mua ngoài khác.[7, 12-14]
c. Phân loạitheo mối quan hệvới thời kỳ xác định lợi nhuận
- Chi phí sản phẩm: là những chi phí gắn liền với sản phẩm được
sản xuất ra hoặc được mua vào.
Đối với sản phẩm sản xuất: chi phí sản xuất gổm chi phí nguyên
vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.
Đối với hàng mua: chi phí sản phẩm gồm có giá mua, chi phí mua.
- Chi phí thời kỳ: là những chi phí phát sinh và ảnh hưởng trực
tiếp đến lợi nhuận trong một kỳ kế toán. Chi phí thời kỳ trong hoạt động
SXKD của doanh nghiệp tồn tại khá phổ biến như chi phí hoa hồng bán
hàng, chi phí quảng cáo, chi phí thuê nhà, chi phí văn phòng,… Những
chi phí này được tính hết thành phí tổn trong kỳ để xác định kết quả kinh
doanh.
d. Phân loạitheo mối quan hệvới đối tượng chịu chi phí
- Chi phí trực tiếp: là chi phí có liên quan đến một đốitượng.
- Chi phí gián tiếp: là chi phí có liên quan đến nhiều đốitượng.
e. Phân loạitheo cách quản trị chi phí
- Chi phí khả biến (biến phí): là những chi phí có sự thay đổi về
lượng tương đương tỉ lệ thuận với sự thay đổi khối lượng sản phẩm sản
xuất trong kỳ như: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công
trực tiếp.
- Chi phí bất biến (định phí): là những chi phí không thay đổi về
tổng số khi có sự thay đổi khối lượng SP sản xuất trong mức độ nhất
Phân tích hoạt động kinh doanh GVHD: PGS., TS. Bùi Văn Trịnh
SVTH: Nhóm 4 Trang 17
định như chi phí khấu hao TSCĐ theo phương pháp bình quân, chi phí
điện thắp sáng…
- Chi phí bán khả biến [7, 16-20]
Theo mối quan hệ với quy trình công nghệ sản xuất, chế tạo sản
phẩm, chi phí sản xuất (CPSX) được chia thành 2 loại:
+ Chi phí cơ bản: là những chi phí thuộc các yếu tố cơ bản của quá
trình kinh doanh như chi phí vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực
tiếp, chi phí khấu hao TSCĐ dùng vào sản xuất và những chi phí trực
tiếp khác;
+ Chi phí chung: là toàn bộ chi phí phát sinh trong phân xưởng
bao gồm tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý
phân xưởng, chi phí khấu hao, chi phí cho điện thoại, điện nước, và các
chi phí bằng tiền khác.
Ý nghĩa: Cách phân loại này có tác dụng giúp cho các nhà quản lý
doanh nghiệp xác định đúng phương hướng và biện pháp sử dụng tiết
kiệm chi phí đối với từng loại, nhằm hạ giá thành sản phẩm, lao vụ dịch
vụ
- Theo phương pháp tập hợp chi phí vào các đối tượng chịu chi phí,
toàn bộ CPSX được chia thành:
+ Chi phí trực tiếp: là những khoản chi phí sản xuất quan hệ trực
tiếp đến việc sản xuất ra một loại sản phẩm, dịch vụ nhất định. Kế toán
có thể căn cứ vào số liệu của chứng từ kế toán để ghi trực tiếp cho những
đối tượng chịu chi phí;
+ Chi phí gián tiếp: là những khoản chi phí có liên quan đến nhiều
loại sản phẩm, dịch vụ. Kế toán phải tập hợp chung sau đó tiến hành
phân bổ cho các đối tượng có liên quan theo một tiêu chuẩn thích hợp.
Phân tích hoạt động kinh doanh GVHD: PGS., TS. Bùi Văn Trịnh
SVTH: Nhóm 4 Trang 18
Ý nghĩa: Cách phân loại này có ý nghĩa đối với việc xác định
phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ CPSX cho các đối tượng một
cách đúng đắn và hợp lý.
2.1.3 Lợi nhuận
2.1.3.1Khái niệm
Sau một thời gian hoạt động nhất định doanh nghiệp sẽ có thu
nhập bằng tiền. Lợi nhuận của doanh nghiệp là số chênh lệch giữa doanh
thu thuần với trị giá vốn của hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý
doanh nghiệp. Do đó, lợi nhuận phụ thuộc vào hoạt động SXKD và trình
độ quản lý của doanh nghiệp.
Lãi gộp là phần còn lại của doanh thu sau khi trừ chi phí khả biến,
là phần đóng góp dùng đảm bảo trang trải cho chi phí bất biến.
2.1.3.2Nội dung của lợi nhuận
Trong quá trình SXKD, tuỳ theo các lĩnh vực đầu tư khác nhau, lợi
nhuận cũng được tạo ra từ nhiều hoạt động khác nhau:
- Lợi nhuận về nghiệp vụ sản xuất kinh doanh: Là lợi nhuận có
được từ hoạt động sản xuất kinh doanh theo đúng chức năng của doanh
nghiệp.
- Lợi nhuận từ hoạt động liên doanh liên kết.
- Lợi nhuận về hoạt động tài chính: Là các khoản thu về lãi tiền
gửi, thu lãi bán ngoại tệ, thu từ cho thuê tài sản cố định, thu nhập từ đầu
tư trái phiếu, cổ phiếu.
- Lợi nhuận khác: Là lợi nhuận thu được từ những hoạt động bất
thường hay còn gọi là các khoản thu từ các hoạt động riêng biệt với hoạt
động SXKD thông thường của đơn vị. Những khoản này thường phát
sinh không đều đặn như: Thu tiền phạt, tiền bồi thường do khách hàng vi
phạm hợp đồng, thu được các khoản nợ khó đòi mà trước đây đã chuyển
Phân tích hoạt động kinh doanh GVHD: PGS., TS. Bùi Văn Trịnh
SVTH: Nhóm 4 Trang 19
vào thiệt hại, thu các khoản nợ không xác định được chủ, các khoản lợi
nhuận bị sótnhững năm trước nay mới phát hiện.
2.1.3.3Vai trò của lợi nhuận
Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp biểu hiện kết quả của quá trình
SXKD. Nó phản ánh đầy đủ các mặt số lượng, chất lượng hoạt động của
doanh nghiệp, phản ánh kết quả việc sử dụng các yếu tố cơ bản sản xuất
như lao động, vật tư, tài sản cố định…
Lợi nhuận là một nguồn thu điều tiết quan trọng của Ngân sách
Nhà nước, giúp Nhà nước thực hiện các chương trình kinh tế xã hội, phát
triển đất nước.
Lợi nhuận là nguồn vốn quan trọng để tái sản xuất và mở rộng
toàn bộ nền Kinh tế quốc dân và doanh nghiệp.
Lợi nhuận được để lại doanh nghiệp thành lập các quỹ tạo điều
kiện mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao đời sống cán bộ công nhân
viên.
Lợi nhuận là đòn bẩy kinh tế quan trọng có tác dụng khuyến khích
người lao động và các đơn vị ra sức phát triển sản xuất, nâng cao hiệu
quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên cơ sở của
chính sách phân phối đúng đắn.
Mục đích cuối cùng của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng là sản xuất
kinh doanh thật nhiều sản phẩm, đảm bảo chất lượng tiêu chuẩn theo quy
định của Nhà nước với giá thành thấp nhất và mang lại lợi nhuận nhiều
nhất cho doanh nghiệp, tăng tích luỹ mở rộng sản xuất, là điều kiện cải
thiện đời sống vật chất của người lao động trong doanh nghiệp, góp phần
làm giàu mạnh đất nước. Ngược lại, doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ sẽ
dẫn đến tình hình tài chính của doanh nghiệp khó khăn, thiếu khả năng
thanh toán, tình hình này kéo dài doanh nghiệp sẽ bị phá sản.
Phân tích hoạt động kinh doanh GVHD: PGS., TS. Bùi Văn Trịnh
SVTH: Nhóm 4 Trang 20
2.1.3.4Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận
Trong quá trình hoạt động có rất nhiều nhân tố khách quan và chủ
quan ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Các nhân tố chủ yếu
là:
- Khối lượng sản phẩm tiêu thụ: sản phẩm, hàng hoá của doanh
nghiệp có tiêu thụ được mới xác định được lãi hay lỗ và lãi, lỗ ở mức độ
nào. Sản phẩm, hàng hoá phải được tiêu thụ ở một số lượng nào đó sẽ có
lợi nhuận, khối lượng tiêu thụ càng nhiều thì lợi nhuận đạt được càng lớn
- Giá thành sản xuất của sản phẩm: giá thành sản xuất có vai trò
to lớn trong chiến lược cạnh tranh về giá. Giá thành sản xuất thấp cho
phép doanh nghiệp áp dụng giá bán thấp hơn đối thủ nhưng thu được lợi
nhuận cao hơn. Giá thành sản xuất có tác động ngược chiều với lợi
nhuận, nếu giá thành thấp lợi nhuận sẽ cao hơn và ngược lại. Đối với
những ngành có số lao động nhiều, chi phí nhân công có ảnh hưởng
không nhỏ đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Hiện nay, giá nhân công rẻ
là một yếu tố thuận lợi của nước ta trong việc tăng khả năng cạnh tranh
trên thị trường quốc tế, vì có thể tiêu thụ sản phẩm với giá rẻ nhưng lợi
nhuận không giảm.
- Giá bán sản phẩm: trong sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp
muốn tồn tại và phát triển thì giá bán phải tương ứng với giá trị, nghĩa là
giá cả sản phẩm phải đảm bảo bù đắp được chi phí sản xuất và phải có
lợi nhuận thoả đáng để tái đầu tư. Trong chính sách giá của doanh
nghiệp, giữa giá bán và khối lượng bán có mối quan hệ chặt chẽ, khi
khối lượng hàng hoá bán tăng thì giá bán có thể giảm và ngược lại.
- Kết cấu mặt hàng tiêu thụ: mỗi loại sản phẩm hàng hoá của
doanh nghiệp có một chi phí sản xuất riêng, do đó có mức lợi nhuận
riêng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ cạnh tranh trên thị trường,
giá bán, giá vốn, thuế,…rất khác nhau. Bởi vậy, khi doanh nghiệp có cơ
Phân tích hoạt động kinh doanh GVHD: PGS., TS. Bùi Văn Trịnh
SVTH: Nhóm 4 Trang 21
cấu hàng hoá kinh doanh thay đổi sẽ làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của
doanh nghiệp.
- Thuế suất: thuế suất do Nhà nước quy định, những thay đổi trong
chính sách thuế sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận, các doanh nghiệp
cần nắm bắt kịp thời các sự thay đổi này để có những biện pháp can
thiệp kịp thời đảm bảo được lợi nhuận, hạn chế tổn thất.
* Công thức chung của lợi nhuận:
* Giải thích ý nghĩa của công thức :
+ Thu nhập: là tổng giá trị của các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã
thu được hoặc sẽ thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ hoạt động
SXKD thông thường của doanh nghiệp;
+ Chi phí: của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật
hóa, và các chi phí bằng tiền khác mà doanh nghiệp đã chi ra để tiến
hành sản xuất, chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện cung cấp lao vụ, dịch vụ
trong một kỳ nhất định.
Dựa trên kết cấu lợi nhuận mà mỗi bộ phận kết cấu nên lợi nhuận
có phương pháp xác định khác nhau.
- Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, lợi nhuận được tính như
sau:
Lợi nhuận Tổng thu nhập Tổng chi phí= -
=
Lợi nhuận từ SX
kinh doanh
Lợi nhuận từ KD
HH, dịch vụ
Lợi nhuận hoạt động
tài chính+
Lợi nhuận từ
HĐ kinh doanh
HH, dịch vụ
Doanh thu HĐ
KD hàng hóa,
dịch vụ
Chi phí
kinh doanh
hợp lý
Thuế phải
nộp ở khâu
tiêu thụ
= - -
Phân tích hoạt động kinh doanh GVHD: PGS., TS. Bùi Văn Trịnh
SVTH: Nhóm 4 Trang 22
- Giải thích ý nghĩa của công thức:
+ Lợi nhuận từ kinh doanh hàng hóa, dịch vụ: đây là là lợi nhuận
thu được do thu được do tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, lao vụ từ
các hoạt động SXKD của doanh nghiệp;
+ Lợi nhuận hoạt động tài chính (HĐTC): là lợi nhuận thu được từ
hoạt động đầu tư tài chính, đầu tư vốn bên ngoài doanh nghiệp;
+ Doanh thu hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ: là tổng số
tiền thu được hoặc sẽ thu được từ các hoạt động từ các giao dịch bán sản
phẩm, cung cấp dịch vụ;
+ Chi phí kinh doanh hợp lý: là chi phí thực chi và có các chứng
từ chứng minh việc chi đó phục vụ cho doanh nghiệp;
+ Thuế phải nộp ở khâu tiêu thụ: là tiền thuế mà doanh nghiệp
phải nộp để thực hiện nghĩa vụ đốivới Nhà nước.
* Ý nghĩa của Lợi nhuận:
Theo lý thuyết kinh tế, lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh quyết
định quá trình tái sản xuất mở rộng xã hội. Lợi nhuận được bổ sung vào
khối lượng tư bản cho chu trình sản xuất sau, cao hơn trước.
Đối với doanh nghiệp: lợi nhuận quyết định sự tồn vong, khẳng
định khả năng cạnh tranh, bản lĩnh doanh nghiệp trong một nền kinh tế
mà vốn dĩ đầy bất trắc và khắc nghiệt. Vì vậy, tạo ra lợi nhuận là chức
năng duy nhất của doanh nghiệp.
Lợi nhuận được xem là một trong những đòn bẩy kinh tế quan
trọng, là chỉ tiêu chất lượng đánh giá hiệu quả kinh tế các hoạt động của
doanh nghiệp vì thế mục tiêu lợi nhuận luôn là mục tiêu quan trọng, là
động lực thúc đẩy doanh nghiệp vươn lên. Mức lợi nhuận cao là sự cần
thiết cho việc đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, đảm
bảo cho đời sống của người lao động.
Phân tích hoạt động kinh doanh GVHD: PGS., TS. Bùi Văn Trịnh
SVTH: Nhóm 4 Trang 23
Việc phân tích tình hình lợi nhuận cũng nhằm giúp doanh nghiệp
nhận thức và đánh giá sự biến động tổng lợi nhuận qua các kỳ và các bộ
phận khác cấu thành lợi nhuận.
Lợi nhuận còn là nguồn tích lũy cơ bản để tái sản xuất mở rộng
nền kinh tế, là nguồn vốn rất quan trọng để đầu tư phát triển doanh
nghiệp, nâng cao khả năng chiếm lĩnh thị trường.
Lợi nhuận là nguồn tài chính để doanh nghiệp nộp thuế cho Nhà
nước. Lợi nhuận tăng góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
Có thể nói, lợi nhuận là mục tiêu cao nhất đối với sự phát triển và tồn tại
của mỗi doanh nghiệp.
-Phân loại dựa vào bản chất: Lợi nhuận được phân thành 3 loại
+ Lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh: đây là là
lợi nhuận thu được do thu được do tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ,
lao vụ từ các hoạt động SXKD của doanh nghiệp;
Lợi nhuận từ HĐSXKD = Doanh thu từ HĐSXKD - Chi phí
HĐSXKD
Phân tích hoạt động kinh doanh GVHD: PGS., TS. Bùi Văn Trịnh
SVTH: Nhóm 4 Trang 24
Doanh thu từ HĐSXKD: là tổng số tiền thu được hoặc sẽ thu được
từ các hoạt động từ các giao dịch bán sản phẩm, cung cấp dịch vụ.
Chi phí HĐSXKD: là những chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để tiến
hành HĐSXKD trong một thời kỳ nhất định, gồm: chi phí nguyên vật
liệu, chi phí nhân công, chi phí khấu hao tài sản cố định…
+ Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: là lợi nhuận thu được từ hoạt
động đầu tư tài chính, đầu tư vốn bên ngoài doanh nghiệp như: góp vốn
liên doanh, liên kết kinh doanh, góp vốn cổ phần, kinh doanh bất động
sản, mua bán ngoại tệ, hoạt động mua bán tín phiếu, trái phiếu, cổ phiếu;
+ Lợi nhuận khác: là khoản lợi nhuận thu được từ các hoạt động
mang tính chất không thường xuyên, doanh nghiệp không dự kiến trước
hoặc có dự kiến nhưng không có khả năng thực hiện.
Trong đó:
+ Thu nhập khác như: chênh lệch nhượng bán thanh lý tài sản, thu
được từ việc bán vật tư, phế liệu tài sản thừa, tiền được bồi thường, các
khoản thuế được ngân sach nhà nước hoàn lại;
+ Chi phí khác như: tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế, các
khoản chi phí do kế toán bị nhầm...
Tổng lợi nhuận doanh nghiệp thu được sẽ bằng tổng lợi nhuận thu
được từ các hoạt động: kinh doanh, tài chính và hoạt động khác.
Lợi nhuận từ HĐTC = Doanh thu từ HĐTC - Chi phí tài chính
Lợi nhuận khác = Thu nhập khác – Chi phí khác.
Tổng lợi nhuận thu được = Lợi nhuận HĐKD + Lợi nhuận HĐTC
+ Lợi nhuận khác
Phân tích hoạt động kinh doanh GVHD: PGS., TS. Bùi Văn Trịnh
SVTH: Nhóm 4 Trang 25
- Trong kế toán, lợi nhuận được phân thành các loại sau:
+ Lợi nhuận gộp: là lợi nhuận thu được của công ty sau khi lấy
tổng doanh thu trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu như: chiết khấu
thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại và giá vốn hàng
bán…Đây là phần lợi nhuận phản ánh khả năng sinh lãi từ hoạt động
kinh doanh, nó càng lớn thì khả năng sinh lãi từ hoạt động kinh doanh
càng lớn và ngược lại;
+ Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: Là lợi nhuận gộp
cộng thêm lợi nhuận từ hoạt động tài chính, đồng thời trừ đi các khoản
chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp;
+ Lợi nhuận trước thuế: Là lợi nhuận đạt được trong quá trình hoạt
động kinh doanh;
+ Lợi nhuận sau thuế: Là lợi nhuận còn lại của doanh nghiệp sau
khi đã thực hiện nghĩa vụ đốivới nhà nước.
Chỉ tiêu này là cơ sở để phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động
và khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Đây cũng là phần lợi nhuận
doanh nghiệp dùng để trích lập các quỹ dự phòng và chia cổ tức cho cổ
đông.
2.1.4 Các chỉsố lợi nhuận
2.1.4.1Tỷsố lợi nhuận trên doanh thu (ROS)
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) Tỷ suất lợi nhuận trên
doanh thu (ROS – Return on sales) được xác định bằng tỷ lệ của lợi
nhuận trên doanh thu thuần trong kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Công
thức:
ROS =
Lợi nhuận
Doanh thu thuần
Phân tích hoạt động kinh doanh GVHD: PGS., TS. Bùi Văn Trịnh
SVTH: Nhóm 4 Trang 26
Tử số của công thức trên có thể là các khoản mục lợi nhuận khác
nhau, được lấy ra từ Báo cáo kết quả kinh doanh trong kỳ, tùy theo mục
đích và đối tượng phân tích mà nhà nghiên cứu lựa chọn, chẳng hạn lợi
nhuận gộp, lợi nhuận trước lãi vay, thuế, khấu hao tài sản cố định hữu
hình và vô hình (EBITDA), lợi nhuận trước lãi vay và thuế hay lợi nhuận
hoạt động (EBIT), lợi nhuận trước thuế (EBT), lợi nhuận sau thuế hay
lợi nhuận ròng (EAT). Thông thường các nhà phân tích lựa chọn lợi
nhuận sau thuế làm tử số, khi đó tỷ suất này trở thành tỷ suất lợi nhuận
sau thuế trên doanh thu – một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh khả năng sinh
lời của toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp:
ROS =
Tỷ suất trên cho biết quy mô lợi nhuận được tạo ra từ mỗi đồng
doanh thu thuần.
2.1.4.2Tỷsuất lợi nhuận trên tài sản (ROA)
Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA – Return on assets) được tính
bằng tỷ lệ của lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản bình quân trong kỳ
kinh doanh của doanh nghiệp. Công thức:
ROA =
Tổng tài sản bình quân trong kỳ được tính bằng trung bình cộng
của tổng tài sản đầu kỳ và cuối kỳ của doanh nghiệp. Trong trường hợp
không có đủ số liệu, nhà phân tích có thể sử dụng tổng tài sản tại một
thời điểm nào đó, ví dụ thời điểm cuối kỳ, thay cho tổng tài sản bình
quân). Tỷ suất này cho biết quy mô lợi nhuận sau thuế được tạo ra từ
Lợi nhuận sau thuế
Doanh thu thuần
Lợi nhuận sau thuế
Tổng tài sản bình quân
Phân tích hoạt động kinh doanh GVHD: PGS., TS. Bùi Văn Trịnh
SVTH: Nhóm 4 Trang 27
mỗi đồng được đầu tư vào tổng tài sản của doanh nghiệp, qua đó phản
ánh khả năng sinh lợi của các tài sản hoặc tần suất khai thác các tài sản
của doanh nghiệp.
2.1.4.3Tỷsuất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE – Return on equity)
được xác định bằng tỷ lệ của lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình
quân trong kỳ của doanh nghiệp. Công thức:
ROE =
Vốn chủ sở hữu (VCSH) bình quân trong kỳ được tính bằng trung
bình cộng của VCSH đầu kỳ và cuối kỳ của doanh nghiệp. Trong trường
hợp không có đủ số liệu, nhà phân tích có thể sử dụng VCSH tại một
thời điểm nào đó, ví dụ thời điểm cuối kỳ, thay cho VCSH bình quân. Tỷ
suất này cho biết quy mô lợi nhuận sau thuế được tạo ra từ mỗi đồng vốn
đầu tư của các chủ sở hữu, từ đó phản ánh hiệu quả sử dụng VCSH của
doanh nghiệp và mức doanh lợi tương đối mà các cổ đông được hưởng
khi đầu tư vào doanh nghiệp. Do đó, ROE là một chỉ tiêu được các nhà
đầu tư đặc biệt quan tâm, thường xuyên được sử dụng làm cơ sở đánh
giá khả năng sinh lợi của doanh nghiệp, giúp các nhà đầu tư tiềm năng ra
quyết định trong hoạt động đầu tư vào cổ phiếu của doanh nghiệp.
2.2.1 Phương pháp so sánh
So sánh cũng là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân
tích để xác định xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích. Vì
vậy, để tiến hành so sánh, phải giải quyết những vấn đề cơ bản như xác
định số gốc để so sánh, xác định điều kiện so sánh và xác định mục tiêu
so sánh.
Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu bình quân
Phân tích hoạt động kinh doanh GVHD: PGS., TS. Bùi Văn Trịnh
SVTH: Nhóm 4 Trang 28
b)Xác định số gốc để so sánh phụ thuộc các mục đích cụ thể của
phân tích. Chỉ tiêu số gốc để so sánh bao gồm: số kế hoạch, định mức,
dự toán kỳ trước. Tùy theo mục đích (tiêu chuẩn) so sánh mà lựa chọn số
gốc so sánh:
+ Nếu số gốc là số kỳ trước: tiêu chuẩn so sánh này có tác dụng
đánh giá mức biến động, khuynh hướng hoạt động của chỉ tiêu phân tích
qua hai hay nhiều kỳ.
+ Nếu số gốc là số kế hoạch: Tiêu chuẩn so sánh này có tác dụng
đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu đặt ra.
+ Số gốc là số trung bình ngành: Tiêu chuẩn so sánh này thường
sử dụng khi đánh giá kết quả của doanh nghiệp so với mức trung bình
tiên tiến của các doanh nghiệp có cùng quy mô trong cùng ngành.
b) Xác định điều kiện so sánh: Các chỉ tiêu kinh tế phải đáp ứng
các yêu cầu sau:
+ Phải phản ánh cùng một nội dung kinh tế.
+ Phải có cùng một phương pháp tính toán.
+ Phải có cùng một đơn vị tính.
c) Xác địnhkỷ thuật so sánh:
+ So sánh bằng số tuyệt đối: Là hiệu số giữa trị số kỳ phân tích và
trị số kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế. Việc so sánh này cho thấy sự biến động
về khối lượng, quy mô của chỉ tiêu phân tích.
+ So sánh bằng số tương đối: Là thương số giữa trị số kỳ phân
tích và trị số kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế. Việc so sánh này biểu hiện kết
cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển… của chỉ tiêu phân tích .
+ So sánh bằng số bình quân: Số bình quân có thể biểu thị dưới
dạng số tuyệt đối(năng suất lao động bình quân, tiền lương bình
quân….) hoặc dưới dạng số tương đối(tỷ suất lợi nhuận bình quân, tỷ
suất chi phí bình quân…). So sánh bằng số bình quân nhằm phản ánh
Phân tích hoạt động kinh doanh GVHD: PGS., TS. Bùi Văn Trịnh
SVTH: Nhóm 4 Trang 29
đặc điểm chung của một đơn vị, một bộ phận hay một tổng thể chung có
cùng một tính chất.
Tổng kết chương 2: Có rất nhiều cách định nghĩa và phân loại lợi
nhuận khác nhau. Tuy nhiên, xét về mặt kinh tế, lợi nhuận chính là giá
trị ròng cuối cùng mà công ty nhận được. Để đánh giá được toàn diện
tình hình lợi nhuận, người ta dùng một số chỉ tiêu căn bản như: lợi nhuận
ròng trên vốn chủ sở hữu, lợi nhuận ròng trên doanh thu, lợi nhuận ròng
trên tổng tài sản và tỷ số sức sinh lợi căn bản. Ngoài ra, để xác định
chính xác mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình
lợi nhuận, người ta dùng phương pháp thay thế liên hoàn kết hợp với
phương pháp so sánh để có thể thấy được xu hướng phát triển của Công
ty.Để đánh giá chính xác hơn về tình hình kinh doanh của Công ty,
chúng ta cần phải hiểu rõ lịch sử hình thành và phát triển của công ty,
ngành nghề kinh doanh và những thông tin cần thiết khác sẽ được giới
thiệu ở chương 3.
Phân tích hoạt động kinh doanh GVHD: PGS., TS. Bùi Văn Trịnh
SVTH: Nhóm 4 Trang 30
Chương 3
GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU
THỦY SẢN AN GIANG

3.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU
THỦY SẢN AN GIANG
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
a)Giới thiệu về Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản An
Giang
Hình 3.1 Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang
(Nguồn: www.agifish.com.vn)
Tên giao dịch: Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang
(Angiang Fisheries Import Export Join StockCompany).
Tên viết tắt: AGIFISH Co.
Mã số doanh nghiệp: 1600583588 đăng ký lần đầu vào ngày 10
tháng 08 năm 2001, đăng ký và thay đổi lần thứ 20, ngày 09 tháng 07 năm
2015 do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh An Giang.
Vốn điều lệ: 281.097.430.000 đồng (Hai trăm tám mươi mốt tỷ
không trăm chín mươi bảy triệu, bốntrăm ba mươi nghìn đồng chẵn).
Phân tích hoạt động kinh doanh GVHD: PGS., TS. Bùi Văn Trịnh
SVTH: Nhóm 4 Trang 31
Địa chỉ: 1234 Trần Hưng Đạo, phường Bình Đức, thành phố Long
Xuyên, Tỉnh An Giang.
Điện thoại: (84.2963) 852393 - 852368
Fax: (84.2963) 852202
Email: agifish.co@agifish.com.vn
Website: www.agifish.com.vn
Mã chứng khoán: AGF
b)Quá trình hình thành và phát triển
Tiền thân của Công ty trước đây là nhà máy đông lạnh của Công ty
thuỷ sản An Giang được khởi công xây dựng năm 1985 và đi vào hoạt
động vào tháng 03 năm 1987.
Tháng 11 năm 1995 Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản An Giang
(AGIFISH) được thành lập theo quyết định số 964/QĐQU của UBND
Tỉnh An Giang ký ngày 20/11/1995.
Năm 2000, Công ty Agifish được Nhà nước tặng danh hiệu “Anh
Hùng Lao Động” và đã trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu
của Việt Nam trong ngành thủy sản.
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An giang (AGIFISH Co.)
được thành lập theo quyết định số 792/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ
ký ngày 28 tháng 06 năm 2001.
Ngày 01/09/2001, Công ty Agifish chính thức hoạt động theo hình
thức Công ty cổ phần và được cấp phép niêm yết cổ phiếu trên thị trường
chứng khoán Việt Nam ngày 8/3/2002 với mã chứng khoán là AGF.
Công ty Agifish là thành viên của Phòng thương mại và công
nghiệp Việt Nam (VCCI), Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt
Nam (VASEP), Hiệp hội cá tra Việt Nam (VPA), Hiệp hội nghề nuôi và
chế biến thuỷ sản An Giang (AFA).
Phân tích hoạt động kinh doanh GVHD: PGS., TS. Bùi Văn Trịnh
SVTH: Nhóm 4 Trang 32
Agifish áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng trong toàn bộ quá
trình sản xuất: HACCP, CoC, Global Standard For Food Safety (BRC),
ISO 17025: 2005, ISO 14001:2004. Các tiêu chuẩn ASC, BAP cho vùng
nuôicá tra nguyên liệu và nhà máy chế biến của Công ty đã được cấp giấy
chứng nhận bởi các tổ chức quốc tế.
Agifish được phép xuất khẩu sản phẩm thủy sản vào thị trường EU
với 4 code: DL07, DL08, DL09, DL360; được cấp chứng chỉ HALAL để
xuất khẩu sang cộng đồng người Hồi giáo trong và ngoài nước.
Trên thịtrường trong nước sản phẩm chế biến từ cá tra, basa Agifish
là “Hàng Việt Nam chất lượng cao” liên tục từ năm 2003 đến 2015 do
người tiêu dùng bình chọn.
Agifish là doanh nghiệp duy nhất trong ngành thủy sản được tặng
danh hiệu “Thương hiệu Quốc gia 2012” (Vietnam Value) liên tục trong
các năm 2008, 2010, 2012.
Agifish có truyền thống là doanh nghiệp đi đầu trong các mặt hoạt
động sản xuất kinh doanh, nghiên cứu khoa học ở lĩnh vực sản xuất cá
giống, công nghệ chế biến thuỷ sản và phát triển các sản phẩm gía trị gia
tăng chế biến từ cá basa, cá tra.
Agifish quan tâm xây dựng tinh thần đoàn kết gắn bó giữa các cấp
cán bộ lãnh đạo, quản lý và công nhân lao động phấn đấu vì sự phát triển
của Công ty.
3.1.2 Ngànhnghề kinh doanh
Các lĩnh vực hoạt động kinh doanh được cấp phép:
STT Tên Ngành Mã Ngành
1
Sản xuất, chế biến và mua bán thủy hải sản
đông lạnh, thực phẩm
(151)
2
Mua vật tư nguyên liệu, hóa chất phục vụ
cho sản xuất (không mang tính độc hại)
(516)
Phân tích hoạt động kinh doanh GVHD: PGS., TS. Bùi Văn Trịnh
SVTH: Nhóm 4 Trang 33
3 Mua bán đồ uống các loại (5125)
4 Sản xuất và mua bán thuốc thú y, thủy sản (24232-242320)
5
Sản xuất kinh doanh thức ăn gia súc, gia
cầm, thủy sản
(1533)
6
Lắp đặt hệ thống cơ điện, thông gió, điều hòa
trung tâm
(45319-453190)
7
Lắp đặt hệ thống làm lạnh, kho lạnh, điều
hòa trung tâm
(4534-453400)
8
Lắp đặt hệ thống bơm, ống nước, điều hòa
không khí
(4532)
9
Chế tạo thiết bị cho ngành chế biến thực
phẩm, thủy sản
(2925)
10 Nuôi thủy sản (05)
11 Lắp đặt điện trong nhà (4531)
12 Lắp đặt ống cấp nước, thoát nước, bơm nước (45321-453210)
13 San lắp mặt bằng (4511)
14 Xây dựng công trình dân dụng (4521)
15 Xây dựng công trình côngnghiệp (45211-452110)
16 Mua bán vật tư thiết bị cấp nước trong nhà (5143)
17
Mua bán vật tư thiết bị, dụng cụ hệ thống
điện
(51431-5143110)
18
Kinh doanh bất động sản với quyền sở hữu
hoặc đi thuê
(711)
19 Dịch vụ nhà đất (7121-712100)
20
Sản xuất, chế biến và mua bán dầu Biodiesel
từ mỡ cá
/
21 Đầu tư xây dựng để bán hoặc cho thuê /
(Nguồn: Công ty CP XNK thủy sản An Giang)
Phân tích hoạt động kinh doanh GVHD: PGS., TS. Bùi Văn Trịnh
SVTH: Nhóm 4 Trang 34
3.1.3 Các nhóm sản phẩm chính
 Hàng xuất khẩu
Tra xiên que cuộn hoa hồng
Basa cắt miếng
Tra nguyên con không đầu
Basa nguyên con
Tra nguyên con xẻ bướm
Basa fillet tẩm xả ớt
Tra cắt khoanh
Basa fillet
 Hàng nội địa
Tàu hủ Basa rau củ
Basa fillet cắt sợi, tẩm bột
Basa kho tộ
Bao tử Basa
Basa bắp non
Chạo cá basa
Chả giò rế Basa
Tàu hủ Basa
Thuốc thủy sản
Yuca Liquid
Kho lạnh
Lưu trữ hàng hóa theo vị trí.
3.2 TẦM NHÌN VÀ SỨ MỆNH CỦA CÔNG TY
Công ty luôn xác định chất lượng sản phẩm là yếu tố chứng minh
thành công cho công ty thời gian qua. Bên cạnh đó giá trị thương hiệu là
yếu tố quyết định cho sự tồn tại và phát triển của công ty với tiêu chí lấy
Phân tích hoạt động kinh doanh GVHD: PGS., TS. Bùi Văn Trịnh
SVTH: Nhóm 4 Trang 35
chất lượng làm hàng đầu, công ty luôn phấn đấu để xây dựng thương
hiệu này ngày càng vững mạnh theo phương châm:
“Năng suất – An toàn – Hiệu quả”
Và cam kết cung cấp thức ăn thủy sản đạt chất lượng đảm bảo không
có dư lượng kháng sinh và hóa chất trong danh mục cấm của Bộ thủy
sản. Ngày càng cao hơn nhu cầu của khách hàng.
Xây dựng tập thể đoàn kết, người lao động tự hào làm việc cho công
ty luôn ra sức phấn đấu để công ty luôn giữ vững vị trí hàng đầu trong
lĩnh vực sản xuất thức ăn của thủy sản.
Trong kinh doanh với phương châm “hợp tác lâu dài đôi bên cùng có
lợi” công ty luôn tạo điều kiện thuận lợi với các đối tác, nhà cung ứng,
nhà phân phối những cơ chế, chính sách phù hợp để tạo sự thỏa mãn cho
đôi bên.
3.2.1 Tầmnhìn
Trở thành công ty xuất nhập khẩu hàng đầu Việt Nam và thương
hiệu uy tín trên thế giới. Trong đó cá BaSa là mặt hàng chủ lực, tạo thế
phát triển bền vững. Làm khách hàng hài lòng, góp phần hưng thịnh
quốc gia. Mang thủy sản tươi ngo và an toàn cho người tiêu dùng Việt
Nam và thế giới.
3.2.2 Sứmệnh
Không ngừng sáng tạo, phấn đấu tạo ra những sản phẩm và dịch
vụ chất lượng cao với giá hợp lý. Thực hiện chế độ đãi ngộ thỏa mãn về
vật chất và tinh thần nhằm khuyến khích cán bộ công nhân viên tạo ra
nhiều giá trị mới cho cổ đông nói riêng và toàn xã hội nói chung.
Phân tích hoạt động kinh doanh GVHD: PGS., TS. Bùi Văn Trịnh
SVTH: Nhóm 4 Trang 36
3.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC
3.3.1 Cơ cấutổ chức
Hình 3.1 Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủy
sản An giang
(Nguồn: http://agifish.com.vn)
Trụ sở chính Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Thủy sản An
giang
Địa chỉ:1234 Trần Hưng Đạo, P. Bình Đức, TP. Long xuyên - An
Giang.
Điện thoại: (84.296) 3852 368 – 3852 939
Fax: (84.296) 3852 202
Chi nhánh Công ty tại TP. HCM
Địa chỉ: Lầu 7, Tòa nhà RESCO, số 94 - 96 Nguyễn Du, P. Bến
Nghé, Quận 1, TP. HCM
Điện thoại: (84.28) 3825 1100 – (84.28) 3829 9767
Fax: (84.28) 3822 5022
Xí nghiệp Đông lạnh AGF 7
Địa chỉ:1234 Trần Hưng Đạo, Phường Bình Đức, TP. Long
Xuyên - An Giang.
Điện thoại: (84.296) 3854 241
Xí nghiệp Đông lạnh AGF 8
Địa chỉ:Quốc lộ 91, Thị trấn An Châu, huyện Châu Thành, Tỉnh
An Giang.
CTCP XNK THỦY SẢN AN GIANG
CHI
NHANH
HCM
XÍ NGHIỆP
ĐÔNG
LẠNH AGF
7
XÍ NGHIỆP
ĐÔNG
LẠNH AGF
8
XÍ NGHIỆP
ĐÔNG
LẠNH AGF
9
XÍ NGHIỆP
ĐÔNG
LẠNH AGF
360
XÍ NGHIỆP
DỊCH VỤ
THỦY SẢN
XÍ NGHIỆP
KHO VẬN
MỸ THỚI
Phân tích hoạt động kinh doanh GVHD: PGS., TS. Bùi Văn Trịnh
SVTH: Nhóm 4 Trang 37
Điện thoại: (84.296) 3836 221
Fax: (84.296) 3836 254
Xí nghiệp Đông lạnh AGF 9
Địa chỉ:2222 Trần Hưng Đạo, Phường Bình Đức, TP. Long
Xuyên - An Giang.
Điện thoại: (84.296) 3958999
Fax: (84.296) 3958888
Xí nghiệp Chế biến Thực phẩm AGF360
Địa chỉ:1234 Trần Hưng Đạo, Phường Bình Đức, Tp. Long
Xuyên, tỉnh An Giang.
Điện thoại: (84.296) 3857 590
Xí nghiệp dịch vụ thủy sản
Địa chỉ:1234 Trần Hưng Đạo, P. Bình Đức, TP. Long Xuyên, An
Giang.
Điện thoại: (84.296) 395408
Xí nghiệp Kho vận Mỹ Thới
Địa chỉ: số 206, Quốc lộ 91, Phường Mỹ Thạnh, TP. Long
Xuyên, An Giang.
Điện thoại: (84.296) 3930378
Các Công ty có liên quan :
Công ty mẹ: Công ty cổ phần Hùng Vương
Địa chỉ:Lô 44 KCN Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang
Tỷ lệ nắm giữ cổ phần AGF: 79,58%
Phân tích hoạt động kinh doanh GVHD: PGS., TS. Bùi Văn Trịnh
SVTH: Nhóm 4 Trang 38
3.3.2 Cơ cấu tổ chức quản lý
Hình 3.2 cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty Cổ phần xuất nhập
khẩu Thủy sản An Giang.
(Nguồn: http://agifish.com.vn/)
Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của CTCP Xuất nhập khẩu Thủy
sản An Giang gồm các bộ phận sau:
- Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyền lực cao nhất của Công ty,
bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết và người được cổ đông
ủy quyền.
- Hội đồng quản trị do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, là cơ quan
quản lý cao nhất của Công ty, quản trị Công ty giữa 2 kỳ Đại hội.
Phân tích hoạt động kinh doanh GVHD: PGS., TS. Bùi Văn Trịnh
SVTH: Nhóm 4 Trang 39
- Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, có nhiệm vụ
kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh và
báo cáo tài chính của Công ty.
- Chủ tịch HĐQT và Phó Chủ tịch HĐQT là người có quyền và
nghĩa vụ sau:
+ Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị;
+ Chuẩn bị hoặc tổ chức việc chuẩn bị chương trình, nội dung,
tài liệu phục vụ cuộc họp, triệutập và chủ tọacuộc họp Hộiđồngquảntrị;
+ Tổ chức việc thông qua quyết định của Hội đồng quản trị;
+ Giám sát quá trình tổ chức thực hiện các quyết định của Hội
đồng quản trị;
+ Chủ tọa họp Đại hội đồng cổ đông.
- Tổng Giám đốc và các phó Giám đốc do Hội đồng quản trị bổ
nhiệm, có nhiệm vụ tổ chức điều hành và quản lý mọi hoạt động sản xuất
kinh doanh hàng ngày của Công ty theo những chiến lược và kế hoạch
đã được Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông thông qua.
- Phòng kinh doanh và tiếp thị:
+ Bộ phận kinh doanh: thực hiện các giao dịch kinh doanh trong
nước thông qua các chi nhánh ở 3 miền Bắc, Trung, Nam đồng thời tiến
hành thiết kế, nghiên cứu thị trường và phụ trách marketing cho sản
phẩm.
+ Bộ phận kinh doanh quốc tế: thực hiện các giao dịch kinh doanh
với nước ngoài, phụ trách xuất khẩu sản phẩm ra thị trường thế giới.
- Phòng kế hoạch và điều độ sản xuất: xây dựng các kế hoạch sản
xuất kinh doanh ngắn hạn và dài hạn, tìm hiểu khai thác thị trường, đầu
tư phát triển sản xuất, liên doanh liên kết trong và ngoài Công ty. Giao
dịch với khách hàng và điều tiết hoạt động sản xuất kinh doanh trong
toàn công ty.
Phân tích hoạt động kinh doanh GVHD: PGS., TS. Bùi Văn Trịnh
SVTH: Nhóm 4 Trang 40
- Phòng kế toán:
+ Tham mưu cho Tổng Giám đốc xây dựng xây dựng Quy chế
quản lý tài chính và Quy chế chi tiêu nội bộ;
+ Trực tiếp thực hiện các chế độ, chính sách kế toán, tài chính,
thống kê;
+ Lập kế hoạch và thực hiện công tác quản lý thu – chi hàng
tháng, quý, năm đảm bảo hoạt động SXKD có hiệu quả; cân đối nguồn
thu, chi và điều hoà sử dụng vốn trong toàn Tập đoàn; tổng hợp công nợ
phải thu – nợ phải trả và đề xuất xử lý theo quy định;
+ Xác định các chi phí, giá thành, tổng hợp và phân tích kết quả
hoạt động SXKD;
+ Lập báo cáo tài chính, báo cáo thuế; bảo quản, lưu trữ các chứng
từ kế toán theo quy định;
+ Thực hiện thanh toán tiền lương và các chế độ khác cho người
lao động;
+ Xây dựng và và thực hiện tốt Quy chế phối hợp giữa các bộ
phận có liên quan nhằm đảm bảo tính thống nhất cao trong giải quyết
công việc của Công ty.
- Phòng tổ chức hành chánh:
+ Tham mưu, giúp việc cho giám đốc công ty và tổ chức thực hiện
các việc trong lĩnh vực tổ chức lao động, quản lý và bố trí nhân lực, bảo
hộ lao động, chế độ chính sách, chăm sóc sức khỏe cho người lao động,
bảo vệ quân sự theo luật và quy chế công ty;
+ Kiểm tra, đôn đốc các bộ phận trong công ty thực hiện nghiêm
túc nộ quy, quy chế công ty;
+ Làm đầu mối liên lạc cho mọi thông tin của giám đốc công ty.
- Ban thu mua:
Phân tích hoạt động kinh doanh GVHD: PGS., TS. Bùi Văn Trịnh
SVTH: Nhóm 4 Trang 41
+ Tham mưu cho Ban Giám Đốc trong công tác hoạch định kế
hoạch mua hàng và cung ứng vật lực phục vụ hoạt động sản xuất kinh
doanh của Công ty;
+ Điều hành, quản lý nhân viên phòng Mua và Cung ứng, để thực
hiện công tác chuyên môn;
+ Xem xét, đề xuất và thực hiện các yêu cầu mua hàng hóa hay
dịch vụ đáp ứng cho hoạt động SXKD trên cơ sở Ban Giám Đốc đã phê
duyệt một cách nhanh chóng, chủ động và hiệu quả;
+ Quản lý các Nhà cung ứng theo qui trình của công ty theo các
chỉ tiêu: năng lực, sản phẩm, thời gian giao hàng, dịch vụ hậu mãi,
phương pháp thanh toán, tiềm năng phát triển;
+ Kiểm tra chất lượng và tiến độ cung ứng của toàn bộ vật lực đầu
vào phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh toàn Công ty;
- Ban công nghệ và chất lượng:
+ Quản lý, thực hiện và kiểm tra công tác kỹ thuật, thi công nhằm
đảm bảo tiến độ, an toàn, chất lượng, khối lượng và hiệu quả kinh tế
trong toàn Công ty;
+ Quản lý sử dụng, sửa chữa, mua sắm thiết bị, máy móc phục vụ
hoạt động sản xuất kinh doanh trong toàn Công ty.
+ Kiểm tra, xác định khối lượng, chất lượng, quy cách vật tư, mức
hao phí lao động trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật được duyệt;
- Thư ký công ty:
+ Tiếp khách đến liên hệ công tác với lãnh đạo và chuẩn bị các
chuyến đi công tác của lãnh đạo;
+ Giữ vững liên lạc với lãnh đạo trên đường đi công tác của lãnh
đạo. Hướng dẫn một cách khái quát công việc của những người tháp
tùng và thu thập tình hình khi họ trở về;
+ Làm trung gian trong quan hệ điện thoại của lãnh đạo;
Phân tích hoạt động kinh doanh GVHD: PGS., TS. Bùi Văn Trịnh
SVTH: Nhóm 4 Trang 42
+ Chuẩn bị, triệu tập và ghi biên bản các cuộc họp và thảo luận do
lãnh đạo triệu tập;
+ Phân chia các bưu phẩm nhận được cho các bộ phận thuộc
quyền lãnh đạo, vào sổ các bưu phẩm đến và đi;
+ Chuyển giao văn bản giữa các bộ phận;
+ Giải quyết việc trao đổi văn bản đơn giản theo chỉ thị của lãnh
đạo, đánh máy công văn trao đổi của lãnh đạo;
+ Kiểm tra thể thức các văn bản trình lãnh đạo ký;
+ Lập lịch hàng ngày, tuần, tháng của lãnh đạo;
+Thống kê và kiểm tra việc thực hiện các chỉ thị của lãnh đạo;
+Chăm lo sắp xếp phòng làm việc của lãnh đạo.
Phân tích hoạt động kinh doanh GVHD: PGS., TS. Bùi Văn Trịnh
SVTH: Nhóm 4 Trang 43
Chương 4
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN
AN GIANG

4.1 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KINH DOANH NĂM 2016 - 2017
4.1.1 Phântích tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty
Bảng 4.1 Cơ cấu tài sản – nguồn vốn của CTCP XNK Thủy sản
An Giang
ĐVT:Triệu đồng
Chỉ tiêu
2016 2017 Chênh lệch
Số tiền
Tỉ
trọng
(%)
Số tiền
Tỉ
trọng
(%)
Số tiền
Tỉ
trọng
(%)
I Tài sản 2,454,311 100 2,072,112 100 (382,199) 100
1
Tài sản
ngắn hạn
1,905,900 77,66 1,700,408 82,06 (205,492) 53,77
2
Tài sản dài
hạn
548,411 22,34 371,704 17,94 (176,707) 46,23
II Nguồn vốn 2,454,311 100 2,072,112 100 (382,199) 100
1 Nợ phải trả 1,665,410 67,86 1,470,540 70,67 (194,870) 51
2 Vốn chủ sở
hữu
788,901 32,14 601,572 29,33 (187,329) 49
(Nguồn: Bảng báo cáo tài chính của Công ty An Giang Fish 2016 và 2017)
Phân tích hoạt động kinh doanh GVHD: PGS., TS. Bùi Văn Trịnh
SVTH: Nhóm 4 Trang 44
Qua bảng 4.1 cho thấy, tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty
giảm đáng kể từ 2,454,311 triệu đồng ở năm 2016 xuống còn 2,072,112
triệu đồng ở năm 2017 (giảm 382,199 triệu đồng ở mỗi khoản mục tài
sản và nguồn vốn).
Trong đó, tài sản ngắn hạn năm 2017 giảm 205,492 triệu đồng
tương đương 53,77% so với năm 2016. Các khoản mục làm giảm trong
mục tài sản ngắn hạn chủ yếu là: Tiền và các khoản tương đương tiền;
Các khoản phải thu ngắn hạn; Hàng tồn kho. Tài sản dài hạn năm 2017
cũng giảm 176,707 triệu đồng tương đường với 46,23% so với năm
2016. Các khoản mục làm giảm trong mục tài sản dài hạn chủ yếu là:
Các khoản phải thu dài hạn; Tài sản cố định; Tài sản dở dang dài hạn.
Về nguồn vốn trong năm 2017, VCSH giảm 187,329 triệu đồng
tương đương với 49% so với năm 2016. Khoản mục làm giảm VCSH
của công ty tập trung chủ yếu ở mục LNST chưa phân phối trong kỳ. Nợ
phải trả năm 2017 cũng giảm 194,870 triệu đồng tương đương giảm 51%
so với năm 2016. Khoản mục làm giảm nợ ngắn hạn chủ yếu nằm ở mục
nợ phải trả.
4.1.2 Phântích kết quả kinh doanh của công ty Cổ phần XNK thủy
sản An Giang
Bảng 4.2. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của
Công ty XNK thủy sản An giang năm 2016 - 2017.
ĐVT:Triệu đồng
Năm 2016 Năm 2017
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch
vụ
3,303,065 2,279,611
2. Các khoản giảm trừ doanh thu 11,695 5,732
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung
cấp dịch vụ
3,291,370 2,273,878
4. Giá vốn hàng bán 3,066,560 2,184,448
5. Lợi nhuậngộp về bán hàng vàcung cấp
dịch vụ
224,810 89,430
6. Doanh thu hoạt động tài chính 25,993 22,826
Phân tích hoạt động kinh doanh GVHD: PGS., TS. Bùi Văn Trịnh
SVTH: Nhóm 4 Trang 45
7. Chi phí tài chính 86,252 71,697
Trong đó :Chi phí lãi vay 60,064 -
8. Phần lãi/lỗ trong công ty liên doanh, liên
kết
- -
9. Chi phí bán hàng 138,280 123,043
10. Chi phí quản lý doanh nghiệp 21,091 102,795
11. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
doanh
5,179 (185,818)
12. Thu nhập khác 580 193
13. Chi phí khác 1,394 542
14. Lợi nhuận khác (814) (349)
Phần lợi nhuận/lỗ từ công ty liênkết liên
doanh
- -
15. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 4,365 (186,167)
16. Chi phí thuế TNDN hiện hành
17. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 1,780 1,162
18. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh
nghiệp
2,585 (187,329)
Lợi ích của cổ đông thiểu số
Lợi nhuận sau thuế của cổ đông của Công ty
mẹ
2,585 (187,329)
19. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (*) (VNÐ) 8,278 (6,664)
20. Lãi suy giảm trên cổ phiếu (*) -
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty AGF năm2016 và năm2017)
Qua bảng 4.2 cho thấy, doanh thu từ hoạt động bán hàng năm
2017 giảm 1.023.454 triệu đồng tương đương giảm 31 % so với năm
2016. Sau khi trừ đi các khoản giảm trừ, doanh thu thuần về bán hàng và
cung cấp dịch vụ của công ty năm 2017 giảm 1.017.492 triệu đồng,
tương đương giảm 31% so với năm 2016. Lợi nhuận gộp của công ty vào
năm 2017 giảm mạnh so với năm 2016, cụ thể là giảm 135.380 triệu
đồng, tương đương giảm đến 60,22% so với năm 2017. Nguyên nhân là
Phân tích hoạt động kinh doanh GVHD: PGS., TS. Bùi Văn Trịnh
SVTH: Nhóm 4 Trang 46
do trong năm 2017, doanh thu hoạt động của công ty không tốt kèm theo
giá vốn hàng bán của công ty trong năm quá cao dẫn đến phần lợi nhuận
gộp còn lại rất ít. Trong năm 2017, việc sử dụng các loại chi phí của
công ty rất không hợp lý, thu rất ít nhưng chi tiêu quá nhiều dẫn đến lợi
nhuận thuần của công ty trong năm này giảm vô cùng mạnh cụ thể là
giảm đến 190.997 triệu đồng, tương đương giảm đến 3687,91% so với
năm 2016. Cuối cùng, sau khi trừ đi thuế thu nhập doanh nghiệp, tổng
lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2017 giảm 189.914 triệu đồng,
tương đương giảm 7346,77% so với năm 2016.
Tóm lại, qua các số liệu phân tích, ta thấy được công ty Cổ phần
XNK thủy sản An Giang trong năm 2017 đã có một kỳ kinh doanh
không thuận lợi, kết quả thua lỗ được ghi nhận quá lớn khiến công ty
phải đối mặt với việc khó khăn ngày càng chồng chất. Điều này đang
ngày càng thể hiện sự bất ổn định trong hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty.
Phân tích hoạt động kinh doanh GVHD: PGS., TS. Bùi Văn Trịnh
SVTH: Nhóm 4 Trang 47
4.1.3 Phântích tình hình lợi nhuận của công ty Cổ phần XNK
thủy sản An Giang.
Bảng 4.3 Tình hình lợi nhuận của công ty AGF (2016 -2017)
ĐVT:Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm Chênh lệch
2016 2017 Tuyệt đối %
LN gộp về bán hàng
và cung cấp dịch vụ
224,810 89,430 (135,380) (60,22)
LN thuần từ hoạt
động kinh doanh
5,179 (185,818) (190,997) (3687,91)
Tổng lợi nhuận kế
toán trước thuế
4,365 (186,167) (190,532) (4365,99)
Lợi nhuận sau thuế 2,585 (187,329) (189,914) (7346,77)
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty AGF 2016 - 2017)
Dựa vào bảng 4.3 ta thấy lợi nhuận kế toán trước thuế của Công ty
năm 2017 giảm mạnh so với 2016. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
năm 2017 là -186.167 triệu đồng, giảm 190.532 triệu đồng, tương đương
giảm 4365,99% so với năm 2016, làm cho lợi nhuận sau thuế giảm
189.914 triệu đồng, tương đương giảm 7346,77% so với năm 2016.
Nguyên nhân là do lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
của công ty năm 2017 giảm 135.380 triệu đồng, tương đương giảm
60,22% so với năm 2016. Kéo theo lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
doanh năm 2017 cũng giảm, cụ thể giảm 190.997 triệu đồng tương
đương giảm 3687,91% so với năm 2016.
Phân tích hoạt động kinh doanh GVHD: PGS., TS. Bùi Văn Trịnh
SVTH: Nhóm 4 Trang 48
Năm 2017 doanh thu thuần thực giảm 1.017.492 triệu đồng, tương
đương giảm 31% so với năm 2016. Lợi nhuận sau thuế của công ty năm
2017 giảm 189.914 triệu đồng, tương đương giảm 7346,77% so với năm
2016.
Nguyên nhân là do trong năm 2017, công ty bị mất đi một số thị
trường như thị trường Mỹ vì thuế chống phá giá ở Mỹ quá cao, công ty
đã tìm kiếm thị trường thay thế mới là Trung Quốc, thị trường này có
mức tăng trưởng, song sản lượng xuất chủ yếu là nguyên con nên giá trị
thấp, hiệu quả không cao. Về nguồn nguyên liệu, do ảnh hưởng từ năm
2016 nên diện tích thả nuôi của AGF giảm, dẫn đến tình trạng thiếu hụt
cá nguyên liệu khi giá cá bắt đầu tăng, công ty phải tăng thu mua bên
ngoài nhưng giá xuất khẩu tăng không theo kịp tốc độ tăng giá nguyên
liệu. Về nguồn vốn, Công ty gặp khó khăn do chính sách tín dụng của
các ngân hàng thắt chặt, nguồn vốn công ty bị thiếu hụt không đủ đáp
ứng cho các vùng nuôi nguyên liệu dẫn đến giá thành nuôi cao, thiếu
nguyên liệu sản xuất, không đủ sản phẩm đáp ứng cho thị trường những
lúc giá xuất khẩu tăng cao, lỡ mất thời cơ.
4.2 PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU LỢI NHUẬN
4.2.1 Tỷsố lợi nhuận ròng trên doanh thu (ROS - Return on sale)
* Khái niệm:
Tỷ số này phản ánh quan hệ giữa lợi nhuận và doanh thu, tức là 1
đồng doanh thu thu được tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
* Công thức:
ROS =
* Ý nghĩa:
Lãi ròng
Doanh thu
Phân tích hoạt động kinh doanh GVHD: PGS., TS. Bùi Văn Trịnh
SVTH: Nhóm 4 Trang 49
Tỷ số này cho biết lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong
doanh thu. Tỷ số này mang giá trị dương nghĩa là Công ty kinh doanh có
lãi; tỷ số càng lớn nghĩa là lãi càng lớn. Tỷ số mang giá trị âm nghĩa là
Công ty kinh doanh thua lỗ.
Sau đây là bảng thống kê tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu năm
2016 và năm 2017 của CTCP XNK thủy sản An Giang:
Bảng 4.5 Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu (2016 – 2017)
ĐVT:Triệu đồng
Khoản mục
Năm Chênh lệch
2016 2017 Tuyệt đối %
Doanh thu 3.303.065 2.279.611 -1.023.454 -30,985
Lợi nhuận
sau thuế
2.585 (187.329) -189.914 -7746,77
ROS (%) 0,078 -8,218 -8,296 -
(Nguồn: Báo cáo KQHĐKD của AGF 2016 -2017)
Ta nhận thấy rằng tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu (ROS) qua
2 năm của công ty là rất thấp. ROS năm 2016 là 0,00078 tương đương
0,078%, điều này cho thấy với mỗi đồng doanh thu Công ty thu về
0,00078 đồng lợi nhuận. Năm 2017 ROS là -0,08218 tương đương
-8,218%, điều này cho thấy với 1 đồng doanh thu công ty sẽ lỗ 0,08218
đồng.
Từ năm 2016 đến năm 2017 hệ số lãi ròng của công ty đã giảm từ
0,078% xuống -8,218% tương đương giảm 8,296%. Nguyên nhân ROS
giảm là do trong năm 2017 mức giảm về lợi nhuận từ hoạt động kinh
doanh và doanh thu của Công ty là rất lớn, cụ thể: lợi nhuận sau thuế
giảm 7746,77% (giảm 189.914 triệu đồng), doanh thu giảm 30,985%
(giảm 1.023.454 triệu đồng).
4.2.2 Tỷsố lợi nhuận ròng trên tài sản (ROA - Return on asset)
* Khái niệm:
Phân tích hoạt động kinh doanh GVHD: PGS., TS. Bùi Văn Trịnh
SVTH: Nhóm 4 Trang 50
Tỷ số này thể hiện một đồng tài sản trong một thời gian nhất định
tạo ra được bao nhiêu lợi nhuận ròng.
* Công thức:
ROA =
Tỷ số này còn chịu ảnh hưởng trực tiếp từ hệ số lãi ròng (ROS) và
số vòng quây tài sản. Mối liên hệ này là:
ROA của tài sản = Hệ số lãi ròng ROS x Số vòng quay TS
ROA của tài sản = x
* Ý nghĩa:
Tài sản của một Công ty được hình thành từ vốn vay và VCSH.
Cả hai nguồn vốn này được sử dụng để tài trợ cho các hoạt động của
Công ty. Hiệu quả của việc chuyển vốn đầu tư thành lợi nhuận được thể
hiện qua ROA. ROA càng cao thì càng tốt vì Công ty đang kiếm được
nhiều tiền hơn trên lượng đầu tư ít hơn. Tỷ số này càng cao thể hiện sự
sắp xếp, phân bổ và quản lý tài sản hợp lý và hiệu quả.
Sau đây là bảng thống kê tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản
năm 2016 và năm 2017 của công ty cổ phần XNK thủy sản An Giang:
Bảng 4.6 Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (2016 – 2017)
ĐVT:Triệu đồng
Khoản mục
Năm Chênh lệch
2016 2017 Tuyệt đối %
Lợi nhuận sau thuế 2.585 (187.329) -189.914 -7346,77
Lãi ròng
Tổng tài sản
Lãi ròng
Doanh thu
Doanh thu
Tổng tài sản
Đề tài: Tình hình Lợi nhuận của Công ty xuất nhập khẩu thủy sản
Đề tài: Tình hình Lợi nhuận của Công ty xuất nhập khẩu thủy sản
Đề tài: Tình hình Lợi nhuận của Công ty xuất nhập khẩu thủy sản
Đề tài: Tình hình Lợi nhuận của Công ty xuất nhập khẩu thủy sản
Đề tài: Tình hình Lợi nhuận của Công ty xuất nhập khẩu thủy sản
Đề tài: Tình hình Lợi nhuận của Công ty xuất nhập khẩu thủy sản
Đề tài: Tình hình Lợi nhuận của Công ty xuất nhập khẩu thủy sản
Đề tài: Tình hình Lợi nhuận của Công ty xuất nhập khẩu thủy sản
Đề tài: Tình hình Lợi nhuận của Công ty xuất nhập khẩu thủy sản
Đề tài: Tình hình Lợi nhuận của Công ty xuất nhập khẩu thủy sản
Đề tài: Tình hình Lợi nhuận của Công ty xuất nhập khẩu thủy sản
Đề tài: Tình hình Lợi nhuận của Công ty xuất nhập khẩu thủy sản
Đề tài: Tình hình Lợi nhuận của Công ty xuất nhập khẩu thủy sản
Đề tài: Tình hình Lợi nhuận của Công ty xuất nhập khẩu thủy sản
Đề tài: Tình hình Lợi nhuận của Công ty xuất nhập khẩu thủy sản
Đề tài: Tình hình Lợi nhuận của Công ty xuất nhập khẩu thủy sản
Đề tài: Tình hình Lợi nhuận của Công ty xuất nhập khẩu thủy sản
Đề tài: Tình hình Lợi nhuận của Công ty xuất nhập khẩu thủy sản
Đề tài: Tình hình Lợi nhuận của Công ty xuất nhập khẩu thủy sản
Đề tài: Tình hình Lợi nhuận của Công ty xuất nhập khẩu thủy sản
Đề tài: Tình hình Lợi nhuận của Công ty xuất nhập khẩu thủy sản
Đề tài: Tình hình Lợi nhuận của Công ty xuất nhập khẩu thủy sản
Đề tài: Tình hình Lợi nhuận của Công ty xuất nhập khẩu thủy sản
Đề tài: Tình hình Lợi nhuận của Công ty xuất nhập khẩu thủy sản
Đề tài: Tình hình Lợi nhuận của Công ty xuất nhập khẩu thủy sản
Đề tài: Tình hình Lợi nhuận của Công ty xuất nhập khẩu thủy sản
Đề tài: Tình hình Lợi nhuận của Công ty xuất nhập khẩu thủy sản
Đề tài: Tình hình Lợi nhuận của Công ty xuất nhập khẩu thủy sản
Đề tài: Tình hình Lợi nhuận của Công ty xuất nhập khẩu thủy sản

More Related Content

What's hot

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...Nguyễn Công Huy
 
Đề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAY
Đề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAYĐề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAY
Đề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...
Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...
Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc ...
Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc ...Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc ...
Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH Toyota Thái Nguyên
Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH Toyota Thái NguyênPhân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH Toyota Thái Nguyên
Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH Toyota Thái NguyênTùng Tử Tế
 
Phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần nhựa bình minh từ năm 2009 2013
Phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần nhựa bình minh từ năm 2009   2013Phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần nhựa bình minh từ năm 2009   2013
Phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần nhựa bình minh từ năm 2009 2013jackjohn45
 
Luận văn: Thực trạng và giải pháp huy động và sử dụng vốn ODA tại Hà Nội, 9 Đ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp huy động và sử dụng vốn ODA tại Hà Nội, 9 Đ...Luận văn: Thực trạng và giải pháp huy động và sử dụng vốn ODA tại Hà Nội, 9 Đ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp huy động và sử dụng vốn ODA tại Hà Nội, 9 Đ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAY
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAYLuận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAY
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Phân Tích tài chính Công ty cổ phần traphaco
 Phân Tích tài chính Công ty cổ phần traphaco Phân Tích tài chính Công ty cổ phần traphaco
Phân Tích tài chính Công ty cổ phần traphacodonewenlong
 

What's hot (20)

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...
 
Đề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAY
Đề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAYĐề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAY
Đề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAY
 
Đề tài: Phân tích kết quả kinh doanh công ty Tư vấn, Xây dựng, HAY
Đề tài: Phân tích kết quả kinh doanh công ty Tư vấn, Xây dựng, HAYĐề tài: Phân tích kết quả kinh doanh công ty Tư vấn, Xây dựng, HAY
Đề tài: Phân tích kết quả kinh doanh công ty Tư vấn, Xây dựng, HAY
 
Đề tài phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Masan, RẤT HAY
Đề tài  phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Masan, RẤT HAYĐề tài  phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Masan, RẤT HAY
Đề tài phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Masan, RẤT HAY
 
Đề tài: Phân tích cáo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty Vận tải
Đề tài: Phân tích cáo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty Vận tảiĐề tài: Phân tích cáo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty Vận tải
Đề tài: Phân tích cáo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty Vận tải
 
Đề tài: Phân tích tài chính tại công ty cổ phần Sữa Vinamilk, HAY
Đề tài: Phân tích tài chính tại công ty cổ phần Sữa Vinamilk, HAYĐề tài: Phân tích tài chính tại công ty cổ phần Sữa Vinamilk, HAY
Đề tài: Phân tích tài chính tại công ty cổ phần Sữa Vinamilk, HAY
 
Báo cáo thực tập tài chính doanh nghiệp
Báo cáo thực tập tài chính doanh nghiệpBáo cáo thực tập tài chính doanh nghiệp
Báo cáo thực tập tài chính doanh nghiệp
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...
 
Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...
Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...
Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...
 
BÁO CÁO THỰC TẬP PHÂN TÍCH LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH download miễn phí
BÁO CÁO THỰC TẬP PHÂN TÍCH LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH download miễn phíBÁO CÁO THỰC TẬP PHÂN TÍCH LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH download miễn phí
BÁO CÁO THỰC TẬP PHÂN TÍCH LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH download miễn phí
 
Đề tài: Phân tích dự báo cầu về sản phẩm cà phê hòa tan G7, 9đ
Đề tài: Phân tích dự báo cầu về sản phẩm cà phê hòa tan G7, 9đĐề tài: Phân tích dự báo cầu về sản phẩm cà phê hòa tan G7, 9đ
Đề tài: Phân tích dự báo cầu về sản phẩm cà phê hòa tan G7, 9đ
 
Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc ...
Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc ...Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc ...
Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc ...
 
Luận văn: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty điện tử, HAY
Luận văn: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty điện tử, HAYLuận văn: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty điện tử, HAY
Luận văn: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty điện tử, HAY
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH Toyota Thái Nguyên
Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH Toyota Thái NguyênPhân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH Toyota Thái Nguyên
Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH Toyota Thái Nguyên
 
Phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần nhựa bình minh từ năm 2009 2013
Phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần nhựa bình minh từ năm 2009   2013Phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần nhựa bình minh từ năm 2009   2013
Phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần nhựa bình minh từ năm 2009 2013
 
Luận văn: Thực trạng và giải pháp huy động và sử dụng vốn ODA tại Hà Nội, 9 Đ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp huy động và sử dụng vốn ODA tại Hà Nội, 9 Đ...Luận văn: Thực trạng và giải pháp huy động và sử dụng vốn ODA tại Hà Nội, 9 Đ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp huy động và sử dụng vốn ODA tại Hà Nội, 9 Đ...
 
BÀI MẪU Khóa luận phân tích báo cáo tài chính, HOT
BÀI MẪU Khóa luận phân tích báo cáo tài chính, HOTBÀI MẪU Khóa luận phân tích báo cáo tài chính, HOT
BÀI MẪU Khóa luận phân tích báo cáo tài chính, HOT
 
Đề tài phân tích báo cáo tài chính ngân hàng, RẤT HAY, ĐIỂM CAO
Đề tài  phân tích báo cáo tài chính ngân hàng, RẤT HAY, ĐIỂM CAOĐề tài  phân tích báo cáo tài chính ngân hàng, RẤT HAY, ĐIỂM CAO
Đề tài phân tích báo cáo tài chính ngân hàng, RẤT HAY, ĐIỂM CAO
 
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAY
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAYLuận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAY
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAY
 
Phân Tích tài chính Công ty cổ phần traphaco
 Phân Tích tài chính Công ty cổ phần traphaco Phân Tích tài chính Công ty cổ phần traphaco
Phân Tích tài chính Công ty cổ phần traphaco
 

Similar to Đề tài: Tình hình Lợi nhuận của Công ty xuất nhập khẩu thủy sản

Luận Văn Tác Động Của Vốn Luân Chuyển Và Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doanh Nghiệp
Luận Văn Tác Động Của Vốn Luân Chuyển Và Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doanh NghiệpLuận Văn Tác Động Của Vốn Luân Chuyển Và Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doanh Nghiệp
Luận Văn Tác Động Của Vốn Luân Chuyển Và Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doanh NghiệpNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Đề tài: Một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính công ty điện tử, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính công ty điện tử, 9 ĐIỂM!Đề tài: Một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính công ty điện tử, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính công ty điện tử, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần dệt may Vinatex Đà Nẵng sang thị trườ...
Hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần dệt may Vinatex Đà Nẵng sang thị trườ...Hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần dệt may Vinatex Đà Nẵng sang thị trườ...
Hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần dệt may Vinatex Đà Nẵng sang thị trườ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH HƯNG YÊN ...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH HƯNG YÊN ...LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH HƯNG YÊN ...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH HƯNG YÊN ...nataliej4
 
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Vận tả...
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Vận tả...Đề tài luận văn 2024 Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Vận tả...
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Vận tả...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ báo chí ...
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ báo chí   ...Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ báo chí   ...
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ báo chí ...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Đề tài: Tình hình Lợi nhuận của Công ty xuất nhập khẩu thủy sản (20)

Đề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận của Công ty Dịch vụ Lữ hành
Đề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận của Công ty Dịch vụ Lữ hànhĐề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận của Công ty Dịch vụ Lữ hành
Đề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận của Công ty Dịch vụ Lữ hành
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty cổ phần xi măng
Luận văn: Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty cổ phần xi măngLuận văn: Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty cổ phần xi măng
Luận văn: Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty cổ phần xi măng
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty cổ phần xi măng La Hiên
Luận văn: Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty cổ phần xi măng La HiênLuận văn: Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty cổ phần xi măng La Hiên
Luận văn: Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty cổ phần xi măng La Hiên
 
Luận Văn Tác Động Của Vốn Luân Chuyển Và Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doanh Nghiệp
Luận Văn Tác Động Của Vốn Luân Chuyển Và Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doanh NghiệpLuận Văn Tác Động Của Vốn Luân Chuyển Và Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doanh Nghiệp
Luận Văn Tác Động Của Vốn Luân Chuyển Và Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doanh Nghiệp
 
Đề tài: Một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính công ty điện tử, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính công ty điện tử, 9 ĐIỂM!Đề tài: Một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính công ty điện tử, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính công ty điện tử, 9 ĐIỂM!
 
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính của công ty Điện tử Hàng Hải
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính của công ty Điện tử Hàng HảiĐề tài: Biện pháp cải thiện tài chính của công ty Điện tử Hàng Hải
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính của công ty Điện tử Hàng Hải
 
Luận văn: Quản trị chi phí sản xuất tại công ty xây dựng số 4, 9đ
Luận văn: Quản trị chi phí sản xuất tại công ty xây dựng số 4, 9đLuận văn: Quản trị chi phí sản xuất tại công ty xây dựng số 4, 9đ
Luận văn: Quản trị chi phí sản xuất tại công ty xây dựng số 4, 9đ
 
Hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần dệt may Vinatex Đà Nẵng sang thị trườ...
Hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần dệt may Vinatex Đà Nẵng sang thị trườ...Hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần dệt may Vinatex Đà Nẵng sang thị trườ...
Hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần dệt may Vinatex Đà Nẵng sang thị trườ...
 
Nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty Cổ phần Traphaco, HAY
Nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty Cổ phần Traphaco, HAYNâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty Cổ phần Traphaco, HAY
Nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty Cổ phần Traphaco, HAY
 
Luận án:Nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty Cổ phần Traphaco trong quá t...
Luận án:Nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty Cổ phần Traphaco trong quá t...Luận án:Nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty Cổ phần Traphaco trong quá t...
Luận án:Nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty Cổ phần Traphaco trong quá t...
 
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty Cổ phần Traphaco trong quá ...
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty Cổ phần Traphaco trong quá ...Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty Cổ phần Traphaco trong quá ...
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty Cổ phần Traphaco trong quá ...
 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH HƯNG YÊN ...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH HƯNG YÊN ...LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH HƯNG YÊN ...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH HƯNG YÊN ...
 
Luận án: Quản lý phát triển các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên, HAY
Luận án: Quản lý phát triển các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên, HAYLuận án: Quản lý phát triển các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên, HAY
Luận án: Quản lý phát triển các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên, HAY
 
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của công ty vật liệu xây dựng
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của công ty vật liệu xây dựngLuận văn: Phân tích báo cáo tài chính của công ty vật liệu xây dựng
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của công ty vật liệu xây dựng
 
Phân tích báo cáo tài chính của công ty dịch vụ Vinacomin, HAY
Phân tích báo cáo tài chính của công ty dịch vụ Vinacomin, HAYPhân tích báo cáo tài chính của công ty dịch vụ Vinacomin, HAY
Phân tích báo cáo tài chính của công ty dịch vụ Vinacomin, HAY
 
BÀI MẪU Khóa luận công ty trách nhiệm hữu hạn, HAY
BÀI MẪU Khóa luận công ty trách nhiệm hữu hạn, HAYBÀI MẪU Khóa luận công ty trách nhiệm hữu hạn, HAY
BÀI MẪU Khóa luận công ty trách nhiệm hữu hạn, HAY
 
Luận văn: Tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng Ninh
Luận văn: Tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng NinhLuận văn: Tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng Ninh
Luận văn: Tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng Ninh
 
Luận văn: Cải thiện tài chính tại công ty xuất nhập khẩu, HAY
Luận văn: Cải thiện tài chính tại công ty xuất nhập khẩu, HAYLuận văn: Cải thiện tài chính tại công ty xuất nhập khẩu, HAY
Luận văn: Cải thiện tài chính tại công ty xuất nhập khẩu, HAY
 
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Vận tả...
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Vận tả...Đề tài luận văn 2024 Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Vận tả...
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Vận tả...
 
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ báo chí ...
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ báo chí   ...Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ báo chí   ...
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ báo chí ...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGhoinnhgtctat
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 

Recently uploaded (20)

Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 

Đề tài: Tình hình Lợi nhuận của Công ty xuất nhập khẩu thủy sản

  • 1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỬU LONG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH ---------- Học phần PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Chuyên đề PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN AN GIANG Giảng viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện PGS.,TS.BÙI VĂN TRỊNH Nhóm 4, QTKD Vĩnh Long, Tháng 9 năm 2018
  • 2. DANH SÁCH NHÓM 4 ST T MSSV Họ và tên Ngành, đv Chức vụ Mức độ (%) ĐiểmTham gia Đóng góp 1 1611045003 Nguyễn Thị Thu Trân QTKD, K16 Nhóm trưởng 100 100 2 1611043003 Lê Thị Hồng Nhung QTKD, K16 100 100 3 1611045005 Lê Nhựt Huy QTKD, K16 100 100 4 1611045006 Phan Phạm Tuyết Nhi QTKD, K16 100 100 5 1611045029 Nguyễn Bích Thẩm QTKD, K16 100 100 6 1611045030 Nguyễn Minh Nhân QTKD, K16 100 100 7 1611045034 Phạm Thành Sáng QTKD, K16 Lớp trưởng 100 100 8 1611045045 Thái Ngọc Thảo QTKD, K16 100 100 9 1611045047 Nguyễn Thị Ánh Tuyết QTKD, K16 Lớp: Bí thư 100 100 10 1611045051 Nguyễn Thị Tuyết Nhi QTKD, K16 Nhóm phó 100 100 11 1611045058 Nguyễn Cát Tường QTKD, K16 100 100 12 1611045064 Ngô Thị Kiều Hạnh QTKD, K16 Nhóm: Thư ký 100 100
  • 3. i MỤC LỤC Chương 1............................................................................................ 1 GIỚI THIỆU ...................................................................................... 1 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI................................................................. 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu...................................................................... 2 1.2.1 Mục tiêu chung....................................................................... 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể....................................................................... 3 1.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................. 3 1.3.1 Phương pháp thu thập số liệu .................................................. 3 1.3.2 Phương pháp phân tích số liệu................................................. 3 1.4 Phạm vi nghiên cứu....................................................................... 4 1.4.1 Phạm vi không gian ................................................................ 4 1.4.2 Phạm vi thời gian.................................................................... 4 1.5 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU........................................................ 4 Chương 2............................................................................................ 5 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG ................................................................ 5 2.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM.................................................................. 5 2.1.1 Doanh thu............................................................................... 5 2.1.1.1 Khái niệm, nội dung và vai trò của doanh thu.................... 5 2.1.1.2 Phương pháp lập kế hoạch doanh thu bán hàng.................. 8 2.1.1.3 Ý nghĩa của việc phân tích doanh thu...............................10 2.1.2 Chi phí ..................................................................................11 2.1.2.1 Khái niệm chi phí............................................................11 2.1.2.2 Phân loại chi phí..............................................................11 2.1.3 Lợi nhuận..............................................................................15 2.1.3.1 Khái niệm .......................................................................15 2.1.3.2 Nội dung của lợi nhuận....................................................15 2.1.3.3 Vai trò của lợi nhuận .......................................................16 2.1.3.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận...............................17 2.1.4 Các chỉ số lợi nhuận...............................................................22 2.1.4.1 Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu (ROS)..............................22
  • 4. ii 2.1.4.2 Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA)................................23 2.1.4.3 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)...................24 Chương 3...........................................................................................28 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN AGF ....................................28 3.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN AGF.............................28 3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển...........................................28 3.1.2 Ngành nghề kinh doanh .........................................................30 3.1.3 Các nhóm sản phẩm chính......................................................32 3.2 TẦM NHÌN VÀ SỨ MỆNH.........................................................32 3.2.1 Tầm nhìn .................................................................................33 3.2.2 Sứ mệnh ..................................................................................33 3.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC ....................................................................34 3.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức ................................................................34 3.3.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý.....................................................36 Chương 4...........................................................................................41 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN AN GIANG FISH...........................................41 4.1 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KINH DOANH NĂM 2015 - 2016 .........41 4.1.1 Phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty...............41 4.1.2 Phân tích kết quả kinh doanh của công ty Cổ phần Angifish....42 4.1.3 Phân tích tình hình lợi nhuận của công ty Cổ phần Angifish ....45 4.1.3.1 So sánh tình hình lợi nhuận so với cùng kỳ năm trước.......45 4.1.3.2 So sánh lợi nhuận thực tế so với kế hoạch năm 2016.........46 4.2 PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU LỢI NHUẬN.................................46 4.2.1 Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu (ROS - Return on sale) ....46 4.2.2 Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản (ROA - Return on asset) .......48 4.2.3 Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE - Return on equit)..49 4.2.4 Tỷ số sức sinh lợi căn bản......................................................51 4.3 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN TIÊU THỤ MẶT HÀNG CHỦ YẾU CỦA CTCP AGF ......................52 4.3.1 Xác định đối tượng phân tích .................................................54
  • 5. iii 4.3.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng ............................................55 4.3.2.1 Ảnh hưởng bởi nhân tố khối lượng hàng hoá ....................55 4.3.2.2 Ảnh hưởng bởi nhân tố kết cấu khối lượng sản phẩm........55 4.3.2.3 Ảnh hưởng bởi nhân tố giá bán đơn vị sản phẩm...............56 4.3.2.4 Ảnh hưởng bởi nhân tố giá vốn đơn vị sản phẩm ..............56 4.3.2.5 Ảnh hưởng bởi nhân tố chi phí bán hàng ..........................57 4.3.2.6 Ảnh hưởng bởi nhân tố chi phí quản lý.............................57 4.3.2.7 Ảnh hưởng bởi nhân tố thuế suất đơn vị sản phẩm............57 4.3.3 Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng............................................58 4.3.3.1 Các nhân tố làm tăng lợi nhuận........................................58 4.3.3.2 Các nhân tố làm giảm lợi nhuận………............................58 Chương 5...........................................................................................61 GIẢI PHÁP.......................................................................................61 5.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ....................................................63 5.1.1 Thuận lợi...............................................................................63 5.1.2 Khó khăn...............................................................................61 5.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY.............64 5.2.1 Chính sách đối với các nhân tố làm tăng lợi nhuận..................64 5.2.2 Chính sách đối với các nhân tố làm giảm lợi nhuận.................67 Chương 6...........................................................................................70 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................76 6.1 KẾT LUẬN .................................................................................76 6.2 KIẾN NGHỊ.................................................................................78 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • 6. iv DANH MỤC HÌNH Trang Hình 3.1 Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang.........28 DANH MỤC BẢNG
  • 7. v Trang Bảng 4.1 Cơ cấu tài sản – nguồn vốn của CTCP XNK Thủy sản An Giang...........................................................................................41 Bảng 4.2. Bảng báo caó kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty An giang fish năm 2016 và năm 2017.......................................................42 Bảng 4.3 Tình hình lợi nhuận của công ty AGF (2016 -2017) ..............45 Bảng 4.4 Chỉ tiêu kết quả kinh doanh kế hoạch và thực hiện của công ty AGF năm 2017 ..................................................................................46 Bảng 4.5 Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu (2016 – 2017) ...............47 Bảng 4.6 Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (2016 – 2017).............49 Bảng 4.7 Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (2016 – 2017)...............50 Bảng 4.8 Tỷ số sức sinh lợi căn bản (2016 – 2017)..............................51 Bảng 4.9 Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của CTCP XNK THỦY SẢN AN GIANG giá cá nguyên liệu ..................................................53 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CTCP : Công ty Cổ phần HĐSXKD : Hoạt động sản xuất kinh doanh SXKD : Sản xuất kinh doanh
  • 8. vi CPSX : Chi phí sản xuất BHXH : Bảo hiểm xã hội BHYT : Bảo hiểm y tế BHTN : Bảo hiểm tai nạn KPCĐ : Kinh phí công đoàn ROE : Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROA : Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản ROE : Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu KH : Kế hoạch TH : Thực hiện TNHH : Trách nhiệm hữu hạn TSCĐ : Tài sản cố định VCSH : Vốn chủ sở hữu
  • 9. Phân tích hoạt động kinh doanh GVHD: PGS., TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Nhóm 4 Trang 1 Chương 1 GIỚI THIỆU 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Lợi nhuận có vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp. Nâng cao lợi nhuận là mục tiêu kinh tế hàng đầu của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Bởi trong điều kiện hoạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường, lợi nhuận là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Lợi nhuận tác động đến mọi mặt của doanh nghiệp như đảm bảo tình hình tài chính vững chắc, tạo điều kiện nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên, tăng tích lũy đầu tư vào sản xuất kinh doanh, nâng cao uy tính và khả năng cạnh tranh trên thị trường. Ngoài vai trò đối với doanh nghiệp lợi nhuận còn là nguồn tích lũy cơ bản, là nguồn để mở rộng tái sản xuất xã hội. Sau mỗi chu kì sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải hoạch toán lợi nhuận (hoặc lỗ) rồi từ đó nộp một khoản tiền vào ngân sách nhà nước. Sự tham gia đóng góp của các doanh nghiệp được phản ánh ở số thuế thu nhập mà doanh nghiệp đã nộp. Thuế thu nhập doanh nghiệp là một sự điều tiết của nhà nước đối với lợi nhuận thu được của các đơn vị sản xuất kinh doanh, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển và động viên một phần lợi nhuận của cơ sở kinh doanh cho ngân sách nhà nước, đảm bảo sự đóng góp công bằng, hợp lý giữa các thành phần kinh tế, kết hợp hài hòa giữa lợi ích nhà nước và lợi của người lao động. Phân tích lợi nhuận giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp nắm được toàn bộ thực trạng sản xuất kinh doanh, các mặt còn tồn tại cũng nguyên nhân của nó, từ đó tìm ra hướng giải quyết khắc phục cho doanh nghiệp đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Chính vì vậy, doanh phải thường xuyên quan tâm đến hiệu quả kinh doanh nói chung và phân
  • 10. Phân tích hoạt động kinh doanh GVHD: PGS., TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Nhóm 4 Trang 2 tích tình hình lợi nhuận nói riêng. Đó là một nhu cầu thực tế cấp thiết đối với bất kỳ doanh nghiệp nào trong thời kỳ này. Phân tích lợi nhuận giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp nắm được toàn bộ thực trạng sản xuất kinh doanh, các mặt còn tồn tại cũng như nguyên nhân của nó, từ đó tìm hướng giải quyết khắc phục cho doanh nghiệp đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Chính vì vậy, doanh nghiệp phải thường xuyên quan tâm đến hiệu quả kinh doanh nói chung và phân tích tình hình lợi nhuận nói riêng. Đó là một nhu cầu thực tế cấp thiết đối với bất kỳ doanh nghiệp trong thời kỳ này. Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang –viết tắt là AGIFISH có quá trình hình thành và phát triển trên 30 năm, chuyên sản xuất và kinh doanh các mặt hàng thủy sản đông lạnh tại Việt Nam, với các mặt hàng chính gồm cá basa, cá fillet. Hiện nay thị trường thủy sản đang có nhiều biến độngcũng phần nào làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty. Nhằm tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận từ đó đề xuất những giải pháp thích hợp góp phần gia tăng lợi nhuận cho Công ty, nhóm đã chọn đề tài “Phân tích tình hình Lợi nhuận của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang” làm chuyên đề môn Phân tích hoạt động kinh doanh. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích tình hình lợi nhuận của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang giai đoạn 2016 – 2017 và nhân tố tác động đến tình hình lợi nhuận từ đó đề xuất các giải pháp góp phần làm gia tăng lợi nhuận cho Công ty. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể
  • 11. Phân tích hoạt động kinh doanh GVHD: PGS., TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Nhóm 4 Trang 3 Mục tiêu 1: Phân tích tình hình lợi nhuận của Cổng phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang trong 2 năm 2016 - 2017 Mục tiêu 2: Phân tích các nhân tố tác động đến tình hình lợi nhuận của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang Mục tiêu 3: Đề xuất các giải pháp nâng cao lợi nhuận cho Công ty trong tương lai 1.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.3.1 Phương pháp thu thập số liệu Số liệu được sử dụng là số liệu thứ cấp thu thập từ Báo cáo tài chính, Báo cáo thường niên qua các năm 2016 và 2017. Ngoài ra, còn có các bài báo trên Website chính thức của Công ty http://agifish.com.vn 1.3.2 Phương pháp phân tích số liệu Sử dụng phương pháp so sánh: so sánh lợi nhuận giữa 2 năm 2016 và 2017 để thấy được xu hướng phát triển của doanh nghiệp nhằm có các biện pháp hỗ trợ kịp thời. Ngoài ra, nhóm còn so sánh giữa lợi nhuận kế hoạch và thực tế đạt được trong năm 2017 của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang để xem xét mức độ hoàn thành kế hoạch, những gì đạt được, những gì còn thiếu sót để Công ty có kế hoạch phù hợp và đề ra chiến lược thực hiện trong giai đoạn sắp tới. So sánh cũng là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích. Vì vậy, để tiến hành so sánh, phải giải quyết những vấn đề cơ bản như xác định số gốc để so sánh, xác định điều kiện so sánh và xác định mục tiêu so sánh. a)Xác định số gốc để so sánh phụ thuộc các mục đích cụ thể của phân tích. Chỉ tiêu số gốc để so sánh bao gồm: số kế hoạch, định mức,
  • 12. Phân tích hoạt động kinh doanh GVHD: PGS., TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Nhóm 4 Trang 4 dự toán kỳ trước. Tùy theo mục đích (tiêu chuẩn) so sánh mà lựa chọn số gốc so sánh: + Nếu số gốc là số kỳ trước: tiêu chuẩn so sánh này có tác dụng đánh giá mức biến động, khuynh hướng hoạt động của chỉ tiêu phân tích qua hai hay nhiều kỳ. + Nếu số gốc là số kế hoạch: Tiêu chuẩn so sánh này có tác dụng đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu đặt ra. + Số gốc là số trung bình ngành: Tiêu chuẩn so sánh này thường sử dụng khi đánh giá kết quả của doanh nghiệp so với mức trung bình tiên tiến của các doanh nghiệp có cùng quy mô trong cùng ngành. b) Xác định điều kiện so sánh: Các chỉ tiêu kinh tế phải đáp ứng các yêu cầu sau: + Phải phản ánh cùng một nội dung kinh tế. + Phải có cùng một phương pháp tính toán. + Phải có cùng một đơn vị tính. c) Xác địnhkỷ thuật so sánh: + So sánh bằng số tuyệt đối: Là hiệu số giữa trị số kỳ phân tích và trị số kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế. Việc so sánh này cho thấy sự biến động về khối lượng, quy mô của chỉ tiêu phân tích. + So sánh bằng số tương đối: Là thương số giữa trị số kỳ phân tích và trị số kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế. Việc so sánh này biểu hiện kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển… của chỉ tiêu phân tích . + So sánh bằng số bình quân: Số bình quân có thể biểu thị dưới dạng số tuyệt đối(năng suất lao động bình quân, tiền lương bình quân….) hoặc dưới dạng số tương đối(tỷ suất lợi nhuận bình quân, tỷ suất chi phí bình quân…). So sánh bằng số bình quân nhằm phản ánh đặc điểm chung của một đơn vị, một bộ phận hay một tổng thể chung có cùng một tính chất.
  • 13. Phân tích hoạt động kinh doanh GVHD: PGS., TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Nhóm 4 Trang 5 Sử dụng phương pháp thaythế liên hoàn: để xác định chính xác mức độ ảnh hưởng của các nhân tố làm ảnh hưởng đến tình hình lợi nhuận của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang, đồng thời đề xuất các biện pháp cụ thể giúp Công ty nâng cao lợi nhuận. Phương pháp thay thế liên hoàn là phương pháp mà ở đó các nhân tố lần lượt được thay thế theo một trình tự nhất định để xác định chính xác mức độ ảnh hưởng của chúng đến các chỉ tiêu cần phân tích (đối tượng phân tích) bằng cách xác định các nhân tố khác trong mỗi lần thay thế. [3, 20]. Quá trình thực hiện phương pháp thay thế liên hoàn gồm các bước sau: * Bước 1: Xácđịnh đối tượng phân tích Gọi Q là chỉ tiêu phân tích. Gọi a, b, c là trình tự các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích. Thế hiện bằng phương trình: Q = a x b x c Đặt Q1: chỉ tiêu thực hiện, Q1 = a1 x b1 x c1 Q0: chỉ tiêu kế hoạch, Q0 = a0 x b0 x c0 => Đối tượng phân tích ∆Q = Q1 – Q0 mức chệnh lệch giữa chỉ tiêu thực hiện so với kế hoạch. ∆Q = Q1 – Q0 = a1 x b1 x c1 - a0 x b0 x c0 * Bước 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng Thực hiện phương pháp thay thể liên hoàn: -Thay thể bước l (cho nhân tố a): a0 x b0 x c0 được thay thể bằng a1 x b0 x c0 => Mức độ ảnh hưởng của nhân tố “a” sẽ là: ∆a = a1 x b0 x c0 – a0 x b0 x c0 -Thay thể buớc 2 (cho nhân tố b): a1 x b0 x c0 được thay thế bằng a1 x b1 x c0 => Mức độ ảnh hưởng của nhân tố “b”sẽ là:
  • 14. Phân tích hoạt động kinh doanh GVHD: PGS., TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Nhóm 4 Trang 6 ∆b = a1 x b1 x c0 – a1 x b0 x c0 -Thay thế bước 3 (cho nhân tố c): a1 x b1 x c0 được thay thể bằng a1 x b1 x c1 => Mức độ ảnh hưởng của nhân tố “c”sẽ là: ∆c = a1 x b1 xc1 – a1 x b1 x c0 Vậy tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, ta có: ∆Q = ∆a + ∆b +∆c = (a1 x b0 x c0 – a0 x b0 x c0) + (a1 x b1 x c0 – a1 x b0x c0) + (a1x b1 xc1 – a1 x b1 x c0) = a1 x b1 x c1 – a0 x b0 x c0 => ∆Q: Đốitượng phân tích 1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1 Phạmvi không gian Đề tài phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình lợi nhuận của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang được thực hiện tại CTCP xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang. 1.4.2 Phạmvi thời gian Đề tài sử dụng số liệu về kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong 2 năm 2016 và 2017 Đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian từ 25/8/2018 đến 05/9/2018. 1.5 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu là tình hình lợi nhuận, các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình lợi nhuận của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang năm 2016 - 2017. Tổng kết chương 1: Nhóm chọn đề tài “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản
  • 15. Phân tích hoạt động kinh doanh GVHD: PGS., TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Nhóm 4 Trang 7 An Giang”. Để thực hiện đề tài này, nhóm đã sử dụng số liệu thứ cấp về kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang năm 2016 - 2017. Đồng thời, nhóm dùng hai phương pháp phân tích chính là phương pháp so sánh và phương pháp thay thế liên hoàn để phân tích tình hình lợi nhuận nhằm tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận, từ đó đề xuất những giải pháp thích hợp góp phần gia tăng lợi nhuận của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang.
  • 16. Phân tích hoạt động kinh doanh GVHD: PGS., TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Nhóm 4 Trang 8 Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG 2.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM 2.1.1 Doanhthu 2.1.1.1Khái niệm, nội dung và vai trò của doanh thu a. Kháiniệm: Doanh số (còn gọi là doanh thu, tổng doanh số hay tổng doanh thu) là lượng tiền Công ty thu vào từ các hoạt động tác nghiệp của nó, trước khi trừ đi bất kỳ khoản chi phí nào. Điều này có nghĩa là doanh số không bao gồm tiền Công ty thu vào từ việc bán bất động sản, máy móc và thiết bị cũ. Các khoản đó sẽ được trình bày trong mục thu nhập khác. Doanh số cũng không bao gồm tiền lãi thu được trên các chứng khoán khả mại, khoản tiền đó sẽ được thu nhập lãi. Mục đích cuối cùng trong HĐSXKD của doanh nghiệp là tiêu thụ được sản phẩm do mình sản xuất ra và có lãi. Tiêu thụ sản phẩm là quá trình doanh nghiệp xuất giao hàng cho bên mua và nhận được tiền bán hàng theo hợp đồng thỏa thuận giữa hai bên mua bán. Kết thúc quá trình tiêu thụ doanh nghiệp có doanh thu bán hàng. Doanh thu hay còn gọi là thu nhập của doanh nghiệp, đó là toàn bộ số tiền sẽ thu được do tiêu thụ sản phẩm, cung cấp lao vụ và dịch vụ của doanh nghiệp. b. Nội dung của doanh thu: Nội dung của doanh thu bao gồm hai bộ phận sau: - Doanh thu về bán hàng: Là doanh thu về bán sản phẩm hàng hoá thuộc những hoạt động sản xuất kinh doanh chính và doanh thu về cung cấp lao vụ, dịch vụ cho khách hàng theo chức năng hoạt động và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
  • 17. Phân tích hoạt động kinh doanh GVHD: PGS., TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Nhóm 4 Trang 9 - Doanh thu từ tiêu thụ khác, bao gồm: + Doanh thu do liên doanh liên kết mang lại. + Thu nhập từ các hoạt động thuộc các nghiệp vụ tài chính như: thu về tiền lãi gửi ngân hàng, lãi về tiền vay các đơn vị và các tổ chức khác, thu nhập từ đầu tư cổ phiếu, trái phiếu. + Thu nhập bất thường như: thu từ tiền phạt, tiền bồi thường, nợ khó đòiđã chuyển vào thiệt hại. + Thu nhập từ các hoạt động khác như: thu về nhượng bán, thanh lý tài sản cố định; giá trị các vật tư, tài sản thừa trong sản xuất; thu từ bản quyền phát minh, sáng chế; tiêu thụ những sản phẩm chế biến từ phế liệu, phế phẩm. Để tìm hiểu rõ hơn về doanh thu, chúng ta tiếp cận một số khái niệm có liên quan: - Doanh thu thuần về bán hàng, cung cấp dịch vụ: là doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ đi các khoản giảm trừ, các khoản thuế. Các khoản giảm trừ gồm giảm giá hàng bán, hàng bán bị gửi trả lại, chiết khấu thương mại. - Doanh thu thuần: là doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ cộng cho các khoản hoàn nhập như dự phòng giảm giá hàng tồn kho, phải thu nợ khó đòi không phát sinh trong kỳ báo cáo. c) Vai trò của doanh thu: Doanh thu là một chỉ tiêu quan trọng của doanh nghiệp, chỉ tiêu này không những có ý nghĩa với bản thân doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với nền Kinh tế quốc dân. Doanh thu bán hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong toàn bộ doanh thu của doanh nghiệp. Nó phản ánh quy mô của quá trình tái sản xuất, phản ánh trình độ tổ chức chỉ đạo sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi lẽ có được doanh thu bán hàng chứng tỏ doanh nghiệp sản xuất sản
  • 18. Phân tích hoạt động kinh doanh GVHD: PGS., TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Nhóm 4 Trang 10 phẩm được người tiêu dùng chấp nhận: rằng sản phẩm đó về mặt khối lượng, giá trị sử dụng, chất lượng và giá cả đã phù hợp với nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng. Doanh thu bán hàng còn là nguồn vốn quan trọng để doanh nghiệp trang trải các khoản chi phí về tư liệu lao động, đối tượng lao động đã hao phí trong quá trình sản xuất kinh doanh (SXKD), để trả lương, thưởng cho người lao động, trích Bảo hiểm xã hội, nộp thuế theo Luật định… Thực hiện doanh thu bán hàng là kết thúc giai đoạn cuối cùng của quá trình chu chuyển vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất sau. Vì vậy việc thực hiện doanh thu bán hàng có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình tài chính và quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp. Nếu vì lý do nào đó mà doanh nghiệp sản xuất không thực hiện được chỉ tiêu doanh thu bán hàng hoặc thực hiện chậm đều làm cho tình hình tài chính của doanh nghiệp gặp khó khăn và ảnh hưởng đến quá trình SXKD của doanh nghiệp. d) Những nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu: Doanh thu bán hàng hằng năm nhiều hay ít do nhiều nhân tố quyết định. Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng là: - Khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ: khối lượng sản phẩm sản xuất hoặc lao vụ, dịch vụ cung ứng càng nhiều thì mức doanh thu bán hàng càng lớn. Tuy nhiên, khối lượng sản phẩm tiêu thụ không chỉ phụ thuộc vào khối lượng sản phẩm sản xuất mà còn phụ thuộc vào tình hình tổ chức công tác tiêu thụ sản phẩm như: việc ký kết hợp đồng tiêu thụ với các khách hàng, việc quảng cáo, tiếp thị, việc xuất giao hàng, vận chuyển và thanh toán tiền hàng, giữ vững kỷ luật thanh toán…Tất cả các việc trên nếu làm tốt đều có tác động nâng cao doanh thu bán hàng. Việc
  • 19. Phân tích hoạt động kinh doanh GVHD: PGS., TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Nhóm 4 Trang 11 hoàn thành kế hoạch tiêu thụ là nhân tố quan trọng quyết định doanh thu bán hàng. - Kết cấu mặt hàng: khi sản xuất, có thể có những mặt hàng sản xuất tương đối giản đơn, chi phí tương đối thấp nhưng giá bán lại tương đối cao nhưng cũng có những mặt hàng tuy sản xuất phức tạp, chi phí sản xuất cao, giá bán lại thấp. Do đó, việc thay đổi kết cấu mặt hàng sản xuất cũng ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng. Mỗi loại sản phẩm, dịch vụ cung ứng đều có tác dụng nhất định nhằm thoả mãn nhu cầu sản xuất và tiêu dùng xã hội. Vì vậy khi phấn đấu tăng doanh thu, các doanh nghiệp phải đảm bảo thực hiện đầy đủ các hợp đồng đã ký với khách hàng nếu không sẽ mất khách hàng, khó đứng vững trong cạnh tranh. - Chất lượng sản phẩm: chất lượng sản phẩm và chất lượng dịch vụ được nâng cao không những có ảnh hưởng tới giá bán mà còn ảnh hưởng tới khối lượng tiêu thụ. Sản phẩm có chất lượng cao, giá bán sẽ cao. Nâng cao chất lượng sản phẩm và chất lượng cung ứng dịch vụ sẽ tăng thêm giá trị sản phẩm và giá trị dịch vụ, tạo điều kiện tiêu thụ dễ dàng, nhanh chóng thu được tiền bán hàng và tăng doanh thu bán hàng. - Giá bán sản phẩm: trong trường hợp các nhân tố khác không đổi, việc thay đổi giá bán có ảnh hưởng trực tiếp đến việc tăng hay giảm doanh thu bán hàng. Thông thường chỉ những sản phẩm, những công trình có tính chất chiến lược đối với nền Kinh tế quốc dân thì Nhà nước mới định giá, còn lại do quan hệ cung cầu trên thị trường quyết định. Doanh nghiệp khi định giá bán sản phẩm hoặc giá dịch vụ phải cân nhắc sao cho giá bán phải bù được phần tư liệu vật chất tiêu hao, đủ trả lương cho người lao động và có lợi nhuận để thực hiện tái đầu tư. 2.1.1.2Phương pháp lập kếhoạch doanhthu bán hàng Để lập doanh thu bán hàng có hai phương pháp:
  • 20. Phân tích hoạt động kinh doanh GVHD: PGS., TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Nhóm 4 Trang 12 a) Phương pháp lập doanh thu bán hàng theo đơn đặt hàng của khách hàng: Phương pháp này căn cứ vào các hợp đồng đặt hàng của khách hàng để lập kế hoạch doanh thu bán hàng hoặc cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp. Lợi thế của phương pháp này là đảm bảo sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất ra sẽ tiêu thụ được hết. Phương pháp này sẽ khó thực hiện nếu như không có đơn đặt hàng trước của khách hàng. b) Lập kế hoạch doanh thu bán hàng căn cứ vào kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp: Theo phương pháp này, doanh thu bán hàng phụ thuộc vào số lượng sản phẩm tiêu thụ hoặc dịch vụ cung ứng và giá bán của đơn vị sản phẩm hoặc cước phí của đơn vị. * Doanh thu được thể hiện qua công thức sau: - Giải thích ý nghĩa các thành phần trong công thức: Hệ số sản xuất hàng hoá Hệ số tiêu thụ hàng hoá Tổng GT sản lượng X X= Doanh thu bán hàng Hệ số tiêu thụ hàng hoá Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Giá trị sản phẩm sản xuất = Doanh thu bán hàng Tổng GT sản lượng Giá trị HH sản xuất Tổng GT sản luợng Doanh thu bán hàng Giá trị HH sản xuất XX=
  • 21. Phân tích hoạt động kinh doanh GVHD: PGS., TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Nhóm 4 Trang 13 + Doanh thu bán hàng: bao gồm toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ mà lao động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp làm ra trong kỳ phân tích; + Tổng giá trị sản lượng: là chỉ tiêu biểu hiện bằng tiền, phản ánh toàn bộ kết quả trực tiếp, hữu ích của HĐSXKD của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định; + Giá trị hàng hóa sản xuất : là chỉ tiêu biểu hiện bằng tiền, bao gồm toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất, sản phẩm dịch vụ mà doanh nghiệp đã sản xuất và hoàn thành trong kỳ phân tích, chuẩn bị đưa ra trao đổitrên thị trường hàng hóa; - Hệ số sản xuất hànghoá = Giá trị HH sản xuất /Tổng GTsản lượng - Hệ số tiêu thụ hàng hoá = Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ/ Giá trị sản phẩm sản xuất. 2.1.1.3Ý nghĩa của việc phân tích doanhthu Doanh thu phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác nhau, do đó để có thể khai thác các tiềm năng nhằm tăng doanh thu, cần tiến hành phân tích thường xuyên đều đặn. Việc đánh giá đúng đắn tình hình doanh thu tiêu thụ về mặt số lượng, chất lượng và mặt hàng, đánh giá tính kịp thời của tiêu thụ giúp cho các nhà quản lý thấy được những ưu, khuyết điểm trong quá trình thực hiện doanh thu để có thể đề ra những nhân tố làm tăng và những nhân tố làm giảm doanh thu. Từ đó, hạn chế, loại bỏ những nhân tố tiêu cực, đẩy nhanh hơn nữa những nhân tố tích cực, phát huy thế mạnh của doanh nghiệp nhằm tăng doanh thu, nâng cao lợi nhuận, vì doanh thu là nhân tố quyết định tạo ra lợi nhuận. Doanh thu đóng vai trò quan trọng trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh thu càng lớn lợi nhuận càng cao, bởi vậy chỉ tiêu này là cơ sở để xác định lãi, lỗ sau một quá trình sản
  • 22. Phân tích hoạt động kinh doanh GVHD: PGS., TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Nhóm 4 Trang 14 xuất kinh doanh. Do đó, đơn vị muốn tăng lợi nhuận thì vấn đề trước tiên cần phải quan tâm đến là doanh thu. 2.1.2 Chi phí 2.1.2.1Khái niệm chi phí Chi phí là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí khác mà doanh nghiệp chi ra để tiến hành hoạt động sản xuất trong một kỳ kế toán nhất định (tháng, quý, năm) 2.1.2.2Phân loại chi phí a. Phân loạitheo tính chất, nội dung kinh tế của chi phí Theo cách phân loại này, phân loại căn cứ vào nội dung, tính chất kinh tế của chi phí không phân biệt chúng phát sinh ở đâu, dùng vào mục đíchgì để chia thành các yếu tố chi phí, bao gồm 5 loại: - Chi phí nguyên vật liệu: là toàn bộ giá trị nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế,… sử dụng cho kinh doanh trong kỳ. - Chi phí nhân công: là tiền lương chính, tiền lương phụ các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ) và các khoản phải trả khác cho công nhân viên chức trong kỳ. - Chi phí khấu hao tài sản cố định: là phần giá trị hao mòn của tài sản cố định chuyển dịch vào chi phí SXKD trong kỳ. - Chiphímua ngoài:là các khoảntiền điện, nước, thuê mặt bằng… - Chi phí khác bằng tiền: là những chi phí sản xuất kinh doanh khác chưa được phản ánh trong các chi phí nói trên nhưng đã chi bằng tiền như: chi phí tiếp khách, hội nghị,…[7, 11-12] b. Phân loạichi phí theo chức năng hoạtđộng Có 2 loại chi phí là chi phísản xuất và chi phíngoàisản xuất.
  • 23. Phân tích hoạt động kinh doanh GVHD: PGS., TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Nhóm 4 Trang 15 - Chi phí sản xuất: là toàn bộ chi phí liên quan đến việc chế tạo sản phẩm hoặc dịch vụ trong một thời kỳ nhất định. Đối với doanh nghiệp sản xuất: + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: khoản mục chi phí này bao gồm các loại nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm. Trong đó, nguyên vật liệu chính dùng để cấu tạo nên thực thể chính của sản phẩm và các loại vật liệu phụ khác có tác dụng kết hợp với nguyên vật liệu chính để hoàn chỉnh sản phẩm về mặt chất lượng và hình dáng. + Chi phí nhân công trực tiếp: tất cả các chi phí có liên quan đến bộ phận lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm như tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, các khoản trích về BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ vào chi phí theo quy định. Chi phí nhân công trực tiếp được hạch toán trực tiếp vào các đối tượng chịu chi phí. + Chi phí sản xuất chung: gồm toàn bộ chi phí tổ chức và phục vụ xây lắp phát sinh trong phạm vi phân xưởng như chi phí nhân viên phân xưởng, tất cả các khoản BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ của các nhân viên, chi phí vật liệu (vật liệu, công cụ dụng cụ dùng để sữa chữa, bảo dưỡng tài sản cố định (TSCĐ), dùng cho đội quản lý, chi phí lán trại tạm thời,...), chi phí dịch vụ mua ngoài. - Chi phí ngoài sản xuất: là những chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm và quản lý chung toàn doanh nghiệp. + Chi phí bán hàng: gồm các chi phí phát sinh phục vụ cho khâu tiêu thụ sản phẩm như chi phí quản lý, vận chuyển, bốc dỡ thành phẩm giao cho khách hàng, chi phí bao bì, tiền lương bán hàng, hoa hồng bán hàng, chi phí khấu hao TSCĐ và những chi phí có liên quan đến dự trữ, bảo quản sản phẩm,...
  • 24. Phân tích hoạt động kinh doanh GVHD: PGS., TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Nhóm 4 Trang 16 + Chi phí quản lý doanh nghiệp: là gồm tất cả các chi phí phục vụ cho công tác tổ chức và quản lý quá trình SXKD nói chung của toàn doanh nghiệp. Có thể kể đến các chi phí như: chi phí hành chính, kế toán, tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý doanh nghiệp, khấu hao, các chi phí dịch vụ mua ngoài khác.[7, 12-14] c. Phân loạitheo mối quan hệvới thời kỳ xác định lợi nhuận - Chi phí sản phẩm: là những chi phí gắn liền với sản phẩm được sản xuất ra hoặc được mua vào. Đối với sản phẩm sản xuất: chi phí sản xuất gổm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Đối với hàng mua: chi phí sản phẩm gồm có giá mua, chi phí mua. - Chi phí thời kỳ: là những chi phí phát sinh và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận trong một kỳ kế toán. Chi phí thời kỳ trong hoạt động SXKD của doanh nghiệp tồn tại khá phổ biến như chi phí hoa hồng bán hàng, chi phí quảng cáo, chi phí thuê nhà, chi phí văn phòng,… Những chi phí này được tính hết thành phí tổn trong kỳ để xác định kết quả kinh doanh. d. Phân loạitheo mối quan hệvới đối tượng chịu chi phí - Chi phí trực tiếp: là chi phí có liên quan đến một đốitượng. - Chi phí gián tiếp: là chi phí có liên quan đến nhiều đốitượng. e. Phân loạitheo cách quản trị chi phí - Chi phí khả biến (biến phí): là những chi phí có sự thay đổi về lượng tương đương tỉ lệ thuận với sự thay đổi khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ như: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp. - Chi phí bất biến (định phí): là những chi phí không thay đổi về tổng số khi có sự thay đổi khối lượng SP sản xuất trong mức độ nhất
  • 25. Phân tích hoạt động kinh doanh GVHD: PGS., TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Nhóm 4 Trang 17 định như chi phí khấu hao TSCĐ theo phương pháp bình quân, chi phí điện thắp sáng… - Chi phí bán khả biến [7, 16-20] Theo mối quan hệ với quy trình công nghệ sản xuất, chế tạo sản phẩm, chi phí sản xuất (CPSX) được chia thành 2 loại: + Chi phí cơ bản: là những chi phí thuộc các yếu tố cơ bản của quá trình kinh doanh như chi phí vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí khấu hao TSCĐ dùng vào sản xuất và những chi phí trực tiếp khác; + Chi phí chung: là toàn bộ chi phí phát sinh trong phân xưởng bao gồm tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý phân xưởng, chi phí khấu hao, chi phí cho điện thoại, điện nước, và các chi phí bằng tiền khác. Ý nghĩa: Cách phân loại này có tác dụng giúp cho các nhà quản lý doanh nghiệp xác định đúng phương hướng và biện pháp sử dụng tiết kiệm chi phí đối với từng loại, nhằm hạ giá thành sản phẩm, lao vụ dịch vụ - Theo phương pháp tập hợp chi phí vào các đối tượng chịu chi phí, toàn bộ CPSX được chia thành: + Chi phí trực tiếp: là những khoản chi phí sản xuất quan hệ trực tiếp đến việc sản xuất ra một loại sản phẩm, dịch vụ nhất định. Kế toán có thể căn cứ vào số liệu của chứng từ kế toán để ghi trực tiếp cho những đối tượng chịu chi phí; + Chi phí gián tiếp: là những khoản chi phí có liên quan đến nhiều loại sản phẩm, dịch vụ. Kế toán phải tập hợp chung sau đó tiến hành phân bổ cho các đối tượng có liên quan theo một tiêu chuẩn thích hợp.
  • 26. Phân tích hoạt động kinh doanh GVHD: PGS., TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Nhóm 4 Trang 18 Ý nghĩa: Cách phân loại này có ý nghĩa đối với việc xác định phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ CPSX cho các đối tượng một cách đúng đắn và hợp lý. 2.1.3 Lợi nhuận 2.1.3.1Khái niệm Sau một thời gian hoạt động nhất định doanh nghiệp sẽ có thu nhập bằng tiền. Lợi nhuận của doanh nghiệp là số chênh lệch giữa doanh thu thuần với trị giá vốn của hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Do đó, lợi nhuận phụ thuộc vào hoạt động SXKD và trình độ quản lý của doanh nghiệp. Lãi gộp là phần còn lại của doanh thu sau khi trừ chi phí khả biến, là phần đóng góp dùng đảm bảo trang trải cho chi phí bất biến. 2.1.3.2Nội dung của lợi nhuận Trong quá trình SXKD, tuỳ theo các lĩnh vực đầu tư khác nhau, lợi nhuận cũng được tạo ra từ nhiều hoạt động khác nhau: - Lợi nhuận về nghiệp vụ sản xuất kinh doanh: Là lợi nhuận có được từ hoạt động sản xuất kinh doanh theo đúng chức năng của doanh nghiệp. - Lợi nhuận từ hoạt động liên doanh liên kết. - Lợi nhuận về hoạt động tài chính: Là các khoản thu về lãi tiền gửi, thu lãi bán ngoại tệ, thu từ cho thuê tài sản cố định, thu nhập từ đầu tư trái phiếu, cổ phiếu. - Lợi nhuận khác: Là lợi nhuận thu được từ những hoạt động bất thường hay còn gọi là các khoản thu từ các hoạt động riêng biệt với hoạt động SXKD thông thường của đơn vị. Những khoản này thường phát sinh không đều đặn như: Thu tiền phạt, tiền bồi thường do khách hàng vi phạm hợp đồng, thu được các khoản nợ khó đòi mà trước đây đã chuyển
  • 27. Phân tích hoạt động kinh doanh GVHD: PGS., TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Nhóm 4 Trang 19 vào thiệt hại, thu các khoản nợ không xác định được chủ, các khoản lợi nhuận bị sótnhững năm trước nay mới phát hiện. 2.1.3.3Vai trò của lợi nhuận Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp biểu hiện kết quả của quá trình SXKD. Nó phản ánh đầy đủ các mặt số lượng, chất lượng hoạt động của doanh nghiệp, phản ánh kết quả việc sử dụng các yếu tố cơ bản sản xuất như lao động, vật tư, tài sản cố định… Lợi nhuận là một nguồn thu điều tiết quan trọng của Ngân sách Nhà nước, giúp Nhà nước thực hiện các chương trình kinh tế xã hội, phát triển đất nước. Lợi nhuận là nguồn vốn quan trọng để tái sản xuất và mở rộng toàn bộ nền Kinh tế quốc dân và doanh nghiệp. Lợi nhuận được để lại doanh nghiệp thành lập các quỹ tạo điều kiện mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên. Lợi nhuận là đòn bẩy kinh tế quan trọng có tác dụng khuyến khích người lao động và các đơn vị ra sức phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên cơ sở của chính sách phân phối đúng đắn. Mục đích cuối cùng của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng là sản xuất kinh doanh thật nhiều sản phẩm, đảm bảo chất lượng tiêu chuẩn theo quy định của Nhà nước với giá thành thấp nhất và mang lại lợi nhuận nhiều nhất cho doanh nghiệp, tăng tích luỹ mở rộng sản xuất, là điều kiện cải thiện đời sống vật chất của người lao động trong doanh nghiệp, góp phần làm giàu mạnh đất nước. Ngược lại, doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ sẽ dẫn đến tình hình tài chính của doanh nghiệp khó khăn, thiếu khả năng thanh toán, tình hình này kéo dài doanh nghiệp sẽ bị phá sản.
  • 28. Phân tích hoạt động kinh doanh GVHD: PGS., TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Nhóm 4 Trang 20 2.1.3.4Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận Trong quá trình hoạt động có rất nhiều nhân tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Các nhân tố chủ yếu là: - Khối lượng sản phẩm tiêu thụ: sản phẩm, hàng hoá của doanh nghiệp có tiêu thụ được mới xác định được lãi hay lỗ và lãi, lỗ ở mức độ nào. Sản phẩm, hàng hoá phải được tiêu thụ ở một số lượng nào đó sẽ có lợi nhuận, khối lượng tiêu thụ càng nhiều thì lợi nhuận đạt được càng lớn - Giá thành sản xuất của sản phẩm: giá thành sản xuất có vai trò to lớn trong chiến lược cạnh tranh về giá. Giá thành sản xuất thấp cho phép doanh nghiệp áp dụng giá bán thấp hơn đối thủ nhưng thu được lợi nhuận cao hơn. Giá thành sản xuất có tác động ngược chiều với lợi nhuận, nếu giá thành thấp lợi nhuận sẽ cao hơn và ngược lại. Đối với những ngành có số lao động nhiều, chi phí nhân công có ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Hiện nay, giá nhân công rẻ là một yếu tố thuận lợi của nước ta trong việc tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế, vì có thể tiêu thụ sản phẩm với giá rẻ nhưng lợi nhuận không giảm. - Giá bán sản phẩm: trong sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì giá bán phải tương ứng với giá trị, nghĩa là giá cả sản phẩm phải đảm bảo bù đắp được chi phí sản xuất và phải có lợi nhuận thoả đáng để tái đầu tư. Trong chính sách giá của doanh nghiệp, giữa giá bán và khối lượng bán có mối quan hệ chặt chẽ, khi khối lượng hàng hoá bán tăng thì giá bán có thể giảm và ngược lại. - Kết cấu mặt hàng tiêu thụ: mỗi loại sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp có một chi phí sản xuất riêng, do đó có mức lợi nhuận riêng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ cạnh tranh trên thị trường, giá bán, giá vốn, thuế,…rất khác nhau. Bởi vậy, khi doanh nghiệp có cơ
  • 29. Phân tích hoạt động kinh doanh GVHD: PGS., TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Nhóm 4 Trang 21 cấu hàng hoá kinh doanh thay đổi sẽ làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. - Thuế suất: thuế suất do Nhà nước quy định, những thay đổi trong chính sách thuế sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận, các doanh nghiệp cần nắm bắt kịp thời các sự thay đổi này để có những biện pháp can thiệp kịp thời đảm bảo được lợi nhuận, hạn chế tổn thất. * Công thức chung của lợi nhuận: * Giải thích ý nghĩa của công thức : + Thu nhập: là tổng giá trị của các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ hoạt động SXKD thông thường của doanh nghiệp; + Chi phí: của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hóa, và các chi phí bằng tiền khác mà doanh nghiệp đã chi ra để tiến hành sản xuất, chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện cung cấp lao vụ, dịch vụ trong một kỳ nhất định. Dựa trên kết cấu lợi nhuận mà mỗi bộ phận kết cấu nên lợi nhuận có phương pháp xác định khác nhau. - Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, lợi nhuận được tính như sau: Lợi nhuận Tổng thu nhập Tổng chi phí= - = Lợi nhuận từ SX kinh doanh Lợi nhuận từ KD HH, dịch vụ Lợi nhuận hoạt động tài chính+ Lợi nhuận từ HĐ kinh doanh HH, dịch vụ Doanh thu HĐ KD hàng hóa, dịch vụ Chi phí kinh doanh hợp lý Thuế phải nộp ở khâu tiêu thụ = - -
  • 30. Phân tích hoạt động kinh doanh GVHD: PGS., TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Nhóm 4 Trang 22 - Giải thích ý nghĩa của công thức: + Lợi nhuận từ kinh doanh hàng hóa, dịch vụ: đây là là lợi nhuận thu được do thu được do tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, lao vụ từ các hoạt động SXKD của doanh nghiệp; + Lợi nhuận hoạt động tài chính (HĐTC): là lợi nhuận thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, đầu tư vốn bên ngoài doanh nghiệp; + Doanh thu hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ: là tổng số tiền thu được hoặc sẽ thu được từ các hoạt động từ các giao dịch bán sản phẩm, cung cấp dịch vụ; + Chi phí kinh doanh hợp lý: là chi phí thực chi và có các chứng từ chứng minh việc chi đó phục vụ cho doanh nghiệp; + Thuế phải nộp ở khâu tiêu thụ: là tiền thuế mà doanh nghiệp phải nộp để thực hiện nghĩa vụ đốivới Nhà nước. * Ý nghĩa của Lợi nhuận: Theo lý thuyết kinh tế, lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh quyết định quá trình tái sản xuất mở rộng xã hội. Lợi nhuận được bổ sung vào khối lượng tư bản cho chu trình sản xuất sau, cao hơn trước. Đối với doanh nghiệp: lợi nhuận quyết định sự tồn vong, khẳng định khả năng cạnh tranh, bản lĩnh doanh nghiệp trong một nền kinh tế mà vốn dĩ đầy bất trắc và khắc nghiệt. Vì vậy, tạo ra lợi nhuận là chức năng duy nhất của doanh nghiệp. Lợi nhuận được xem là một trong những đòn bẩy kinh tế quan trọng, là chỉ tiêu chất lượng đánh giá hiệu quả kinh tế các hoạt động của doanh nghiệp vì thế mục tiêu lợi nhuận luôn là mục tiêu quan trọng, là động lực thúc đẩy doanh nghiệp vươn lên. Mức lợi nhuận cao là sự cần thiết cho việc đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, đảm bảo cho đời sống của người lao động.
  • 31. Phân tích hoạt động kinh doanh GVHD: PGS., TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Nhóm 4 Trang 23 Việc phân tích tình hình lợi nhuận cũng nhằm giúp doanh nghiệp nhận thức và đánh giá sự biến động tổng lợi nhuận qua các kỳ và các bộ phận khác cấu thành lợi nhuận. Lợi nhuận còn là nguồn tích lũy cơ bản để tái sản xuất mở rộng nền kinh tế, là nguồn vốn rất quan trọng để đầu tư phát triển doanh nghiệp, nâng cao khả năng chiếm lĩnh thị trường. Lợi nhuận là nguồn tài chính để doanh nghiệp nộp thuế cho Nhà nước. Lợi nhuận tăng góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Có thể nói, lợi nhuận là mục tiêu cao nhất đối với sự phát triển và tồn tại của mỗi doanh nghiệp. -Phân loại dựa vào bản chất: Lợi nhuận được phân thành 3 loại + Lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh: đây là là lợi nhuận thu được do thu được do tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, lao vụ từ các hoạt động SXKD của doanh nghiệp; Lợi nhuận từ HĐSXKD = Doanh thu từ HĐSXKD - Chi phí HĐSXKD
  • 32. Phân tích hoạt động kinh doanh GVHD: PGS., TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Nhóm 4 Trang 24 Doanh thu từ HĐSXKD: là tổng số tiền thu được hoặc sẽ thu được từ các hoạt động từ các giao dịch bán sản phẩm, cung cấp dịch vụ. Chi phí HĐSXKD: là những chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để tiến hành HĐSXKD trong một thời kỳ nhất định, gồm: chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí khấu hao tài sản cố định… + Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: là lợi nhuận thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, đầu tư vốn bên ngoài doanh nghiệp như: góp vốn liên doanh, liên kết kinh doanh, góp vốn cổ phần, kinh doanh bất động sản, mua bán ngoại tệ, hoạt động mua bán tín phiếu, trái phiếu, cổ phiếu; + Lợi nhuận khác: là khoản lợi nhuận thu được từ các hoạt động mang tính chất không thường xuyên, doanh nghiệp không dự kiến trước hoặc có dự kiến nhưng không có khả năng thực hiện. Trong đó: + Thu nhập khác như: chênh lệch nhượng bán thanh lý tài sản, thu được từ việc bán vật tư, phế liệu tài sản thừa, tiền được bồi thường, các khoản thuế được ngân sach nhà nước hoàn lại; + Chi phí khác như: tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế, các khoản chi phí do kế toán bị nhầm... Tổng lợi nhuận doanh nghiệp thu được sẽ bằng tổng lợi nhuận thu được từ các hoạt động: kinh doanh, tài chính và hoạt động khác. Lợi nhuận từ HĐTC = Doanh thu từ HĐTC - Chi phí tài chính Lợi nhuận khác = Thu nhập khác – Chi phí khác. Tổng lợi nhuận thu được = Lợi nhuận HĐKD + Lợi nhuận HĐTC + Lợi nhuận khác
  • 33. Phân tích hoạt động kinh doanh GVHD: PGS., TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Nhóm 4 Trang 25 - Trong kế toán, lợi nhuận được phân thành các loại sau: + Lợi nhuận gộp: là lợi nhuận thu được của công ty sau khi lấy tổng doanh thu trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu như: chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại và giá vốn hàng bán…Đây là phần lợi nhuận phản ánh khả năng sinh lãi từ hoạt động kinh doanh, nó càng lớn thì khả năng sinh lãi từ hoạt động kinh doanh càng lớn và ngược lại; + Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: Là lợi nhuận gộp cộng thêm lợi nhuận từ hoạt động tài chính, đồng thời trừ đi các khoản chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp; + Lợi nhuận trước thuế: Là lợi nhuận đạt được trong quá trình hoạt động kinh doanh; + Lợi nhuận sau thuế: Là lợi nhuận còn lại của doanh nghiệp sau khi đã thực hiện nghĩa vụ đốivới nhà nước. Chỉ tiêu này là cơ sở để phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động và khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Đây cũng là phần lợi nhuận doanh nghiệp dùng để trích lập các quỹ dự phòng và chia cổ tức cho cổ đông. 2.1.4 Các chỉsố lợi nhuận 2.1.4.1Tỷsố lợi nhuận trên doanh thu (ROS) Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS – Return on sales) được xác định bằng tỷ lệ của lợi nhuận trên doanh thu thuần trong kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Công thức: ROS = Lợi nhuận Doanh thu thuần
  • 34. Phân tích hoạt động kinh doanh GVHD: PGS., TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Nhóm 4 Trang 26 Tử số của công thức trên có thể là các khoản mục lợi nhuận khác nhau, được lấy ra từ Báo cáo kết quả kinh doanh trong kỳ, tùy theo mục đích và đối tượng phân tích mà nhà nghiên cứu lựa chọn, chẳng hạn lợi nhuận gộp, lợi nhuận trước lãi vay, thuế, khấu hao tài sản cố định hữu hình và vô hình (EBITDA), lợi nhuận trước lãi vay và thuế hay lợi nhuận hoạt động (EBIT), lợi nhuận trước thuế (EBT), lợi nhuận sau thuế hay lợi nhuận ròng (EAT). Thông thường các nhà phân tích lựa chọn lợi nhuận sau thuế làm tử số, khi đó tỷ suất này trở thành tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu – một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh khả năng sinh lời của toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp: ROS = Tỷ suất trên cho biết quy mô lợi nhuận được tạo ra từ mỗi đồng doanh thu thuần. 2.1.4.2Tỷsuất lợi nhuận trên tài sản (ROA) Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA – Return on assets) được tính bằng tỷ lệ của lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản bình quân trong kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Công thức: ROA = Tổng tài sản bình quân trong kỳ được tính bằng trung bình cộng của tổng tài sản đầu kỳ và cuối kỳ của doanh nghiệp. Trong trường hợp không có đủ số liệu, nhà phân tích có thể sử dụng tổng tài sản tại một thời điểm nào đó, ví dụ thời điểm cuối kỳ, thay cho tổng tài sản bình quân). Tỷ suất này cho biết quy mô lợi nhuận sau thuế được tạo ra từ Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản bình quân
  • 35. Phân tích hoạt động kinh doanh GVHD: PGS., TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Nhóm 4 Trang 27 mỗi đồng được đầu tư vào tổng tài sản của doanh nghiệp, qua đó phản ánh khả năng sinh lợi của các tài sản hoặc tần suất khai thác các tài sản của doanh nghiệp. 2.1.4.3Tỷsuất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE – Return on equity) được xác định bằng tỷ lệ của lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân trong kỳ của doanh nghiệp. Công thức: ROE = Vốn chủ sở hữu (VCSH) bình quân trong kỳ được tính bằng trung bình cộng của VCSH đầu kỳ và cuối kỳ của doanh nghiệp. Trong trường hợp không có đủ số liệu, nhà phân tích có thể sử dụng VCSH tại một thời điểm nào đó, ví dụ thời điểm cuối kỳ, thay cho VCSH bình quân. Tỷ suất này cho biết quy mô lợi nhuận sau thuế được tạo ra từ mỗi đồng vốn đầu tư của các chủ sở hữu, từ đó phản ánh hiệu quả sử dụng VCSH của doanh nghiệp và mức doanh lợi tương đối mà các cổ đông được hưởng khi đầu tư vào doanh nghiệp. Do đó, ROE là một chỉ tiêu được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm, thường xuyên được sử dụng làm cơ sở đánh giá khả năng sinh lợi của doanh nghiệp, giúp các nhà đầu tư tiềm năng ra quyết định trong hoạt động đầu tư vào cổ phiếu của doanh nghiệp. 2.2.1 Phương pháp so sánh So sánh cũng là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích. Vì vậy, để tiến hành so sánh, phải giải quyết những vấn đề cơ bản như xác định số gốc để so sánh, xác định điều kiện so sánh và xác định mục tiêu so sánh. Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu bình quân
  • 36. Phân tích hoạt động kinh doanh GVHD: PGS., TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Nhóm 4 Trang 28 b)Xác định số gốc để so sánh phụ thuộc các mục đích cụ thể của phân tích. Chỉ tiêu số gốc để so sánh bao gồm: số kế hoạch, định mức, dự toán kỳ trước. Tùy theo mục đích (tiêu chuẩn) so sánh mà lựa chọn số gốc so sánh: + Nếu số gốc là số kỳ trước: tiêu chuẩn so sánh này có tác dụng đánh giá mức biến động, khuynh hướng hoạt động của chỉ tiêu phân tích qua hai hay nhiều kỳ. + Nếu số gốc là số kế hoạch: Tiêu chuẩn so sánh này có tác dụng đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu đặt ra. + Số gốc là số trung bình ngành: Tiêu chuẩn so sánh này thường sử dụng khi đánh giá kết quả của doanh nghiệp so với mức trung bình tiên tiến của các doanh nghiệp có cùng quy mô trong cùng ngành. b) Xác định điều kiện so sánh: Các chỉ tiêu kinh tế phải đáp ứng các yêu cầu sau: + Phải phản ánh cùng một nội dung kinh tế. + Phải có cùng một phương pháp tính toán. + Phải có cùng một đơn vị tính. c) Xác địnhkỷ thuật so sánh: + So sánh bằng số tuyệt đối: Là hiệu số giữa trị số kỳ phân tích và trị số kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế. Việc so sánh này cho thấy sự biến động về khối lượng, quy mô của chỉ tiêu phân tích. + So sánh bằng số tương đối: Là thương số giữa trị số kỳ phân tích và trị số kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế. Việc so sánh này biểu hiện kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển… của chỉ tiêu phân tích . + So sánh bằng số bình quân: Số bình quân có thể biểu thị dưới dạng số tuyệt đối(năng suất lao động bình quân, tiền lương bình quân….) hoặc dưới dạng số tương đối(tỷ suất lợi nhuận bình quân, tỷ suất chi phí bình quân…). So sánh bằng số bình quân nhằm phản ánh
  • 37. Phân tích hoạt động kinh doanh GVHD: PGS., TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Nhóm 4 Trang 29 đặc điểm chung của một đơn vị, một bộ phận hay một tổng thể chung có cùng một tính chất. Tổng kết chương 2: Có rất nhiều cách định nghĩa và phân loại lợi nhuận khác nhau. Tuy nhiên, xét về mặt kinh tế, lợi nhuận chính là giá trị ròng cuối cùng mà công ty nhận được. Để đánh giá được toàn diện tình hình lợi nhuận, người ta dùng một số chỉ tiêu căn bản như: lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu, lợi nhuận ròng trên doanh thu, lợi nhuận ròng trên tổng tài sản và tỷ số sức sinh lợi căn bản. Ngoài ra, để xác định chính xác mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình lợi nhuận, người ta dùng phương pháp thay thế liên hoàn kết hợp với phương pháp so sánh để có thể thấy được xu hướng phát triển của Công ty.Để đánh giá chính xác hơn về tình hình kinh doanh của Công ty, chúng ta cần phải hiểu rõ lịch sử hình thành và phát triển của công ty, ngành nghề kinh doanh và những thông tin cần thiết khác sẽ được giới thiệu ở chương 3.
  • 38. Phân tích hoạt động kinh doanh GVHD: PGS., TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Nhóm 4 Trang 30 Chương 3 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN AN GIANG  3.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN AN GIANG 3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển a)Giới thiệu về Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang Hình 3.1 Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang (Nguồn: www.agifish.com.vn) Tên giao dịch: Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang (Angiang Fisheries Import Export Join StockCompany). Tên viết tắt: AGIFISH Co. Mã số doanh nghiệp: 1600583588 đăng ký lần đầu vào ngày 10 tháng 08 năm 2001, đăng ký và thay đổi lần thứ 20, ngày 09 tháng 07 năm 2015 do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh An Giang. Vốn điều lệ: 281.097.430.000 đồng (Hai trăm tám mươi mốt tỷ không trăm chín mươi bảy triệu, bốntrăm ba mươi nghìn đồng chẵn).
  • 39. Phân tích hoạt động kinh doanh GVHD: PGS., TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Nhóm 4 Trang 31 Địa chỉ: 1234 Trần Hưng Đạo, phường Bình Đức, thành phố Long Xuyên, Tỉnh An Giang. Điện thoại: (84.2963) 852393 - 852368 Fax: (84.2963) 852202 Email: agifish.co@agifish.com.vn Website: www.agifish.com.vn Mã chứng khoán: AGF b)Quá trình hình thành và phát triển Tiền thân của Công ty trước đây là nhà máy đông lạnh của Công ty thuỷ sản An Giang được khởi công xây dựng năm 1985 và đi vào hoạt động vào tháng 03 năm 1987. Tháng 11 năm 1995 Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản An Giang (AGIFISH) được thành lập theo quyết định số 964/QĐQU của UBND Tỉnh An Giang ký ngày 20/11/1995. Năm 2000, Công ty Agifish được Nhà nước tặng danh hiệu “Anh Hùng Lao Động” và đã trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam trong ngành thủy sản. Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An giang (AGIFISH Co.) được thành lập theo quyết định số 792/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ký ngày 28 tháng 06 năm 2001. Ngày 01/09/2001, Công ty Agifish chính thức hoạt động theo hình thức Công ty cổ phần và được cấp phép niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam ngày 8/3/2002 với mã chứng khoán là AGF. Công ty Agifish là thành viên của Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), Hiệp hội cá tra Việt Nam (VPA), Hiệp hội nghề nuôi và chế biến thuỷ sản An Giang (AFA).
  • 40. Phân tích hoạt động kinh doanh GVHD: PGS., TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Nhóm 4 Trang 32 Agifish áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng trong toàn bộ quá trình sản xuất: HACCP, CoC, Global Standard For Food Safety (BRC), ISO 17025: 2005, ISO 14001:2004. Các tiêu chuẩn ASC, BAP cho vùng nuôicá tra nguyên liệu và nhà máy chế biến của Công ty đã được cấp giấy chứng nhận bởi các tổ chức quốc tế. Agifish được phép xuất khẩu sản phẩm thủy sản vào thị trường EU với 4 code: DL07, DL08, DL09, DL360; được cấp chứng chỉ HALAL để xuất khẩu sang cộng đồng người Hồi giáo trong và ngoài nước. Trên thịtrường trong nước sản phẩm chế biến từ cá tra, basa Agifish là “Hàng Việt Nam chất lượng cao” liên tục từ năm 2003 đến 2015 do người tiêu dùng bình chọn. Agifish là doanh nghiệp duy nhất trong ngành thủy sản được tặng danh hiệu “Thương hiệu Quốc gia 2012” (Vietnam Value) liên tục trong các năm 2008, 2010, 2012. Agifish có truyền thống là doanh nghiệp đi đầu trong các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh, nghiên cứu khoa học ở lĩnh vực sản xuất cá giống, công nghệ chế biến thuỷ sản và phát triển các sản phẩm gía trị gia tăng chế biến từ cá basa, cá tra. Agifish quan tâm xây dựng tinh thần đoàn kết gắn bó giữa các cấp cán bộ lãnh đạo, quản lý và công nhân lao động phấn đấu vì sự phát triển của Công ty. 3.1.2 Ngànhnghề kinh doanh Các lĩnh vực hoạt động kinh doanh được cấp phép: STT Tên Ngành Mã Ngành 1 Sản xuất, chế biến và mua bán thủy hải sản đông lạnh, thực phẩm (151) 2 Mua vật tư nguyên liệu, hóa chất phục vụ cho sản xuất (không mang tính độc hại) (516)
  • 41. Phân tích hoạt động kinh doanh GVHD: PGS., TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Nhóm 4 Trang 33 3 Mua bán đồ uống các loại (5125) 4 Sản xuất và mua bán thuốc thú y, thủy sản (24232-242320) 5 Sản xuất kinh doanh thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản (1533) 6 Lắp đặt hệ thống cơ điện, thông gió, điều hòa trung tâm (45319-453190) 7 Lắp đặt hệ thống làm lạnh, kho lạnh, điều hòa trung tâm (4534-453400) 8 Lắp đặt hệ thống bơm, ống nước, điều hòa không khí (4532) 9 Chế tạo thiết bị cho ngành chế biến thực phẩm, thủy sản (2925) 10 Nuôi thủy sản (05) 11 Lắp đặt điện trong nhà (4531) 12 Lắp đặt ống cấp nước, thoát nước, bơm nước (45321-453210) 13 San lắp mặt bằng (4511) 14 Xây dựng công trình dân dụng (4521) 15 Xây dựng công trình côngnghiệp (45211-452110) 16 Mua bán vật tư thiết bị cấp nước trong nhà (5143) 17 Mua bán vật tư thiết bị, dụng cụ hệ thống điện (51431-5143110) 18 Kinh doanh bất động sản với quyền sở hữu hoặc đi thuê (711) 19 Dịch vụ nhà đất (7121-712100) 20 Sản xuất, chế biến và mua bán dầu Biodiesel từ mỡ cá / 21 Đầu tư xây dựng để bán hoặc cho thuê / (Nguồn: Công ty CP XNK thủy sản An Giang)
  • 42. Phân tích hoạt động kinh doanh GVHD: PGS., TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Nhóm 4 Trang 34 3.1.3 Các nhóm sản phẩm chính  Hàng xuất khẩu Tra xiên que cuộn hoa hồng Basa cắt miếng Tra nguyên con không đầu Basa nguyên con Tra nguyên con xẻ bướm Basa fillet tẩm xả ớt Tra cắt khoanh Basa fillet  Hàng nội địa Tàu hủ Basa rau củ Basa fillet cắt sợi, tẩm bột Basa kho tộ Bao tử Basa Basa bắp non Chạo cá basa Chả giò rế Basa Tàu hủ Basa Thuốc thủy sản Yuca Liquid Kho lạnh Lưu trữ hàng hóa theo vị trí. 3.2 TẦM NHÌN VÀ SỨ MỆNH CỦA CÔNG TY Công ty luôn xác định chất lượng sản phẩm là yếu tố chứng minh thành công cho công ty thời gian qua. Bên cạnh đó giá trị thương hiệu là yếu tố quyết định cho sự tồn tại và phát triển của công ty với tiêu chí lấy
  • 43. Phân tích hoạt động kinh doanh GVHD: PGS., TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Nhóm 4 Trang 35 chất lượng làm hàng đầu, công ty luôn phấn đấu để xây dựng thương hiệu này ngày càng vững mạnh theo phương châm: “Năng suất – An toàn – Hiệu quả” Và cam kết cung cấp thức ăn thủy sản đạt chất lượng đảm bảo không có dư lượng kháng sinh và hóa chất trong danh mục cấm của Bộ thủy sản. Ngày càng cao hơn nhu cầu của khách hàng. Xây dựng tập thể đoàn kết, người lao động tự hào làm việc cho công ty luôn ra sức phấn đấu để công ty luôn giữ vững vị trí hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất thức ăn của thủy sản. Trong kinh doanh với phương châm “hợp tác lâu dài đôi bên cùng có lợi” công ty luôn tạo điều kiện thuận lợi với các đối tác, nhà cung ứng, nhà phân phối những cơ chế, chính sách phù hợp để tạo sự thỏa mãn cho đôi bên. 3.2.1 Tầmnhìn Trở thành công ty xuất nhập khẩu hàng đầu Việt Nam và thương hiệu uy tín trên thế giới. Trong đó cá BaSa là mặt hàng chủ lực, tạo thế phát triển bền vững. Làm khách hàng hài lòng, góp phần hưng thịnh quốc gia. Mang thủy sản tươi ngo và an toàn cho người tiêu dùng Việt Nam và thế giới. 3.2.2 Sứmệnh Không ngừng sáng tạo, phấn đấu tạo ra những sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao với giá hợp lý. Thực hiện chế độ đãi ngộ thỏa mãn về vật chất và tinh thần nhằm khuyến khích cán bộ công nhân viên tạo ra nhiều giá trị mới cho cổ đông nói riêng và toàn xã hội nói chung.
  • 44. Phân tích hoạt động kinh doanh GVHD: PGS., TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Nhóm 4 Trang 36 3.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC 3.3.1 Cơ cấutổ chức Hình 3.1 Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An giang (Nguồn: http://agifish.com.vn) Trụ sở chính Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Thủy sản An giang Địa chỉ:1234 Trần Hưng Đạo, P. Bình Đức, TP. Long xuyên - An Giang. Điện thoại: (84.296) 3852 368 – 3852 939 Fax: (84.296) 3852 202 Chi nhánh Công ty tại TP. HCM Địa chỉ: Lầu 7, Tòa nhà RESCO, số 94 - 96 Nguyễn Du, P. Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM Điện thoại: (84.28) 3825 1100 – (84.28) 3829 9767 Fax: (84.28) 3822 5022 Xí nghiệp Đông lạnh AGF 7 Địa chỉ:1234 Trần Hưng Đạo, Phường Bình Đức, TP. Long Xuyên - An Giang. Điện thoại: (84.296) 3854 241 Xí nghiệp Đông lạnh AGF 8 Địa chỉ:Quốc lộ 91, Thị trấn An Châu, huyện Châu Thành, Tỉnh An Giang. CTCP XNK THỦY SẢN AN GIANG CHI NHANH HCM XÍ NGHIỆP ĐÔNG LẠNH AGF 7 XÍ NGHIỆP ĐÔNG LẠNH AGF 8 XÍ NGHIỆP ĐÔNG LẠNH AGF 9 XÍ NGHIỆP ĐÔNG LẠNH AGF 360 XÍ NGHIỆP DỊCH VỤ THỦY SẢN XÍ NGHIỆP KHO VẬN MỸ THỚI
  • 45. Phân tích hoạt động kinh doanh GVHD: PGS., TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Nhóm 4 Trang 37 Điện thoại: (84.296) 3836 221 Fax: (84.296) 3836 254 Xí nghiệp Đông lạnh AGF 9 Địa chỉ:2222 Trần Hưng Đạo, Phường Bình Đức, TP. Long Xuyên - An Giang. Điện thoại: (84.296) 3958999 Fax: (84.296) 3958888 Xí nghiệp Chế biến Thực phẩm AGF360 Địa chỉ:1234 Trần Hưng Đạo, Phường Bình Đức, Tp. Long Xuyên, tỉnh An Giang. Điện thoại: (84.296) 3857 590 Xí nghiệp dịch vụ thủy sản Địa chỉ:1234 Trần Hưng Đạo, P. Bình Đức, TP. Long Xuyên, An Giang. Điện thoại: (84.296) 395408 Xí nghiệp Kho vận Mỹ Thới Địa chỉ: số 206, Quốc lộ 91, Phường Mỹ Thạnh, TP. Long Xuyên, An Giang. Điện thoại: (84.296) 3930378 Các Công ty có liên quan : Công ty mẹ: Công ty cổ phần Hùng Vương Địa chỉ:Lô 44 KCN Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang Tỷ lệ nắm giữ cổ phần AGF: 79,58%
  • 46. Phân tích hoạt động kinh doanh GVHD: PGS., TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Nhóm 4 Trang 38 3.3.2 Cơ cấu tổ chức quản lý Hình 3.2 cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang. (Nguồn: http://agifish.com.vn/) Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của CTCP Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang gồm các bộ phận sau: - Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyền lực cao nhất của Công ty, bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết và người được cổ đông ủy quyền. - Hội đồng quản trị do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty, quản trị Công ty giữa 2 kỳ Đại hội.
  • 47. Phân tích hoạt động kinh doanh GVHD: PGS., TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Nhóm 4 Trang 39 - Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh và báo cáo tài chính của Công ty. - Chủ tịch HĐQT và Phó Chủ tịch HĐQT là người có quyền và nghĩa vụ sau: + Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị; + Chuẩn bị hoặc tổ chức việc chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu phục vụ cuộc họp, triệutập và chủ tọacuộc họp Hộiđồngquảntrị; + Tổ chức việc thông qua quyết định của Hội đồng quản trị; + Giám sát quá trình tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị; + Chủ tọa họp Đại hội đồng cổ đông. - Tổng Giám đốc và các phó Giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, có nhiệm vụ tổ chức điều hành và quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của Công ty theo những chiến lược và kế hoạch đã được Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông thông qua. - Phòng kinh doanh và tiếp thị: + Bộ phận kinh doanh: thực hiện các giao dịch kinh doanh trong nước thông qua các chi nhánh ở 3 miền Bắc, Trung, Nam đồng thời tiến hành thiết kế, nghiên cứu thị trường và phụ trách marketing cho sản phẩm. + Bộ phận kinh doanh quốc tế: thực hiện các giao dịch kinh doanh với nước ngoài, phụ trách xuất khẩu sản phẩm ra thị trường thế giới. - Phòng kế hoạch và điều độ sản xuất: xây dựng các kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn và dài hạn, tìm hiểu khai thác thị trường, đầu tư phát triển sản xuất, liên doanh liên kết trong và ngoài Công ty. Giao dịch với khách hàng và điều tiết hoạt động sản xuất kinh doanh trong toàn công ty.
  • 48. Phân tích hoạt động kinh doanh GVHD: PGS., TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Nhóm 4 Trang 40 - Phòng kế toán: + Tham mưu cho Tổng Giám đốc xây dựng xây dựng Quy chế quản lý tài chính và Quy chế chi tiêu nội bộ; + Trực tiếp thực hiện các chế độ, chính sách kế toán, tài chính, thống kê; + Lập kế hoạch và thực hiện công tác quản lý thu – chi hàng tháng, quý, năm đảm bảo hoạt động SXKD có hiệu quả; cân đối nguồn thu, chi và điều hoà sử dụng vốn trong toàn Tập đoàn; tổng hợp công nợ phải thu – nợ phải trả và đề xuất xử lý theo quy định; + Xác định các chi phí, giá thành, tổng hợp và phân tích kết quả hoạt động SXKD; + Lập báo cáo tài chính, báo cáo thuế; bảo quản, lưu trữ các chứng từ kế toán theo quy định; + Thực hiện thanh toán tiền lương và các chế độ khác cho người lao động; + Xây dựng và và thực hiện tốt Quy chế phối hợp giữa các bộ phận có liên quan nhằm đảm bảo tính thống nhất cao trong giải quyết công việc của Công ty. - Phòng tổ chức hành chánh: + Tham mưu, giúp việc cho giám đốc công ty và tổ chức thực hiện các việc trong lĩnh vực tổ chức lao động, quản lý và bố trí nhân lực, bảo hộ lao động, chế độ chính sách, chăm sóc sức khỏe cho người lao động, bảo vệ quân sự theo luật và quy chế công ty; + Kiểm tra, đôn đốc các bộ phận trong công ty thực hiện nghiêm túc nộ quy, quy chế công ty; + Làm đầu mối liên lạc cho mọi thông tin của giám đốc công ty. - Ban thu mua:
  • 49. Phân tích hoạt động kinh doanh GVHD: PGS., TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Nhóm 4 Trang 41 + Tham mưu cho Ban Giám Đốc trong công tác hoạch định kế hoạch mua hàng và cung ứng vật lực phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty; + Điều hành, quản lý nhân viên phòng Mua và Cung ứng, để thực hiện công tác chuyên môn; + Xem xét, đề xuất và thực hiện các yêu cầu mua hàng hóa hay dịch vụ đáp ứng cho hoạt động SXKD trên cơ sở Ban Giám Đốc đã phê duyệt một cách nhanh chóng, chủ động và hiệu quả; + Quản lý các Nhà cung ứng theo qui trình của công ty theo các chỉ tiêu: năng lực, sản phẩm, thời gian giao hàng, dịch vụ hậu mãi, phương pháp thanh toán, tiềm năng phát triển; + Kiểm tra chất lượng và tiến độ cung ứng của toàn bộ vật lực đầu vào phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh toàn Công ty; - Ban công nghệ và chất lượng: + Quản lý, thực hiện và kiểm tra công tác kỹ thuật, thi công nhằm đảm bảo tiến độ, an toàn, chất lượng, khối lượng và hiệu quả kinh tế trong toàn Công ty; + Quản lý sử dụng, sửa chữa, mua sắm thiết bị, máy móc phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh trong toàn Công ty. + Kiểm tra, xác định khối lượng, chất lượng, quy cách vật tư, mức hao phí lao động trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật được duyệt; - Thư ký công ty: + Tiếp khách đến liên hệ công tác với lãnh đạo và chuẩn bị các chuyến đi công tác của lãnh đạo; + Giữ vững liên lạc với lãnh đạo trên đường đi công tác của lãnh đạo. Hướng dẫn một cách khái quát công việc của những người tháp tùng và thu thập tình hình khi họ trở về; + Làm trung gian trong quan hệ điện thoại của lãnh đạo;
  • 50. Phân tích hoạt động kinh doanh GVHD: PGS., TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Nhóm 4 Trang 42 + Chuẩn bị, triệu tập và ghi biên bản các cuộc họp và thảo luận do lãnh đạo triệu tập; + Phân chia các bưu phẩm nhận được cho các bộ phận thuộc quyền lãnh đạo, vào sổ các bưu phẩm đến và đi; + Chuyển giao văn bản giữa các bộ phận; + Giải quyết việc trao đổi văn bản đơn giản theo chỉ thị của lãnh đạo, đánh máy công văn trao đổi của lãnh đạo; + Kiểm tra thể thức các văn bản trình lãnh đạo ký; + Lập lịch hàng ngày, tuần, tháng của lãnh đạo; +Thống kê và kiểm tra việc thực hiện các chỉ thị của lãnh đạo; +Chăm lo sắp xếp phòng làm việc của lãnh đạo.
  • 51. Phân tích hoạt động kinh doanh GVHD: PGS., TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Nhóm 4 Trang 43 Chương 4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN AN GIANG  4.1 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KINH DOANH NĂM 2016 - 2017 4.1.1 Phântích tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty Bảng 4.1 Cơ cấu tài sản – nguồn vốn của CTCP XNK Thủy sản An Giang ĐVT:Triệu đồng Chỉ tiêu 2016 2017 Chênh lệch Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỉ trọng (%) I Tài sản 2,454,311 100 2,072,112 100 (382,199) 100 1 Tài sản ngắn hạn 1,905,900 77,66 1,700,408 82,06 (205,492) 53,77 2 Tài sản dài hạn 548,411 22,34 371,704 17,94 (176,707) 46,23 II Nguồn vốn 2,454,311 100 2,072,112 100 (382,199) 100 1 Nợ phải trả 1,665,410 67,86 1,470,540 70,67 (194,870) 51 2 Vốn chủ sở hữu 788,901 32,14 601,572 29,33 (187,329) 49 (Nguồn: Bảng báo cáo tài chính của Công ty An Giang Fish 2016 và 2017)
  • 52. Phân tích hoạt động kinh doanh GVHD: PGS., TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Nhóm 4 Trang 44 Qua bảng 4.1 cho thấy, tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty giảm đáng kể từ 2,454,311 triệu đồng ở năm 2016 xuống còn 2,072,112 triệu đồng ở năm 2017 (giảm 382,199 triệu đồng ở mỗi khoản mục tài sản và nguồn vốn). Trong đó, tài sản ngắn hạn năm 2017 giảm 205,492 triệu đồng tương đương 53,77% so với năm 2016. Các khoản mục làm giảm trong mục tài sản ngắn hạn chủ yếu là: Tiền và các khoản tương đương tiền; Các khoản phải thu ngắn hạn; Hàng tồn kho. Tài sản dài hạn năm 2017 cũng giảm 176,707 triệu đồng tương đường với 46,23% so với năm 2016. Các khoản mục làm giảm trong mục tài sản dài hạn chủ yếu là: Các khoản phải thu dài hạn; Tài sản cố định; Tài sản dở dang dài hạn. Về nguồn vốn trong năm 2017, VCSH giảm 187,329 triệu đồng tương đương với 49% so với năm 2016. Khoản mục làm giảm VCSH của công ty tập trung chủ yếu ở mục LNST chưa phân phối trong kỳ. Nợ phải trả năm 2017 cũng giảm 194,870 triệu đồng tương đương giảm 51% so với năm 2016. Khoản mục làm giảm nợ ngắn hạn chủ yếu nằm ở mục nợ phải trả. 4.1.2 Phântích kết quả kinh doanh của công ty Cổ phần XNK thủy sản An Giang Bảng 4.2. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty XNK thủy sản An giang năm 2016 - 2017. ĐVT:Triệu đồng Năm 2016 Năm 2017 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 3,303,065 2,279,611 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 11,695 5,732 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 3,291,370 2,273,878 4. Giá vốn hàng bán 3,066,560 2,184,448 5. Lợi nhuậngộp về bán hàng vàcung cấp dịch vụ 224,810 89,430 6. Doanh thu hoạt động tài chính 25,993 22,826
  • 53. Phân tích hoạt động kinh doanh GVHD: PGS., TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Nhóm 4 Trang 45 7. Chi phí tài chính 86,252 71,697 Trong đó :Chi phí lãi vay 60,064 - 8. Phần lãi/lỗ trong công ty liên doanh, liên kết - - 9. Chi phí bán hàng 138,280 123,043 10. Chi phí quản lý doanh nghiệp 21,091 102,795 11. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 5,179 (185,818) 12. Thu nhập khác 580 193 13. Chi phí khác 1,394 542 14. Lợi nhuận khác (814) (349) Phần lợi nhuận/lỗ từ công ty liênkết liên doanh - - 15. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 4,365 (186,167) 16. Chi phí thuế TNDN hiện hành 17. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 1,780 1,162 18. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 2,585 (187,329) Lợi ích của cổ đông thiểu số Lợi nhuận sau thuế của cổ đông của Công ty mẹ 2,585 (187,329) 19. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (*) (VNÐ) 8,278 (6,664) 20. Lãi suy giảm trên cổ phiếu (*) - (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty AGF năm2016 và năm2017) Qua bảng 4.2 cho thấy, doanh thu từ hoạt động bán hàng năm 2017 giảm 1.023.454 triệu đồng tương đương giảm 31 % so với năm 2016. Sau khi trừ đi các khoản giảm trừ, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty năm 2017 giảm 1.017.492 triệu đồng, tương đương giảm 31% so với năm 2016. Lợi nhuận gộp của công ty vào năm 2017 giảm mạnh so với năm 2016, cụ thể là giảm 135.380 triệu đồng, tương đương giảm đến 60,22% so với năm 2017. Nguyên nhân là
  • 54. Phân tích hoạt động kinh doanh GVHD: PGS., TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Nhóm 4 Trang 46 do trong năm 2017, doanh thu hoạt động của công ty không tốt kèm theo giá vốn hàng bán của công ty trong năm quá cao dẫn đến phần lợi nhuận gộp còn lại rất ít. Trong năm 2017, việc sử dụng các loại chi phí của công ty rất không hợp lý, thu rất ít nhưng chi tiêu quá nhiều dẫn đến lợi nhuận thuần của công ty trong năm này giảm vô cùng mạnh cụ thể là giảm đến 190.997 triệu đồng, tương đương giảm đến 3687,91% so với năm 2016. Cuối cùng, sau khi trừ đi thuế thu nhập doanh nghiệp, tổng lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2017 giảm 189.914 triệu đồng, tương đương giảm 7346,77% so với năm 2016. Tóm lại, qua các số liệu phân tích, ta thấy được công ty Cổ phần XNK thủy sản An Giang trong năm 2017 đã có một kỳ kinh doanh không thuận lợi, kết quả thua lỗ được ghi nhận quá lớn khiến công ty phải đối mặt với việc khó khăn ngày càng chồng chất. Điều này đang ngày càng thể hiện sự bất ổn định trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
  • 55. Phân tích hoạt động kinh doanh GVHD: PGS., TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Nhóm 4 Trang 47 4.1.3 Phântích tình hình lợi nhuận của công ty Cổ phần XNK thủy sản An Giang. Bảng 4.3 Tình hình lợi nhuận của công ty AGF (2016 -2017) ĐVT:Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2016 2017 Tuyệt đối % LN gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 224,810 89,430 (135,380) (60,22) LN thuần từ hoạt động kinh doanh 5,179 (185,818) (190,997) (3687,91) Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 4,365 (186,167) (190,532) (4365,99) Lợi nhuận sau thuế 2,585 (187,329) (189,914) (7346,77) (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty AGF 2016 - 2017) Dựa vào bảng 4.3 ta thấy lợi nhuận kế toán trước thuế của Công ty năm 2017 giảm mạnh so với 2016. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế năm 2017 là -186.167 triệu đồng, giảm 190.532 triệu đồng, tương đương giảm 4365,99% so với năm 2016, làm cho lợi nhuận sau thuế giảm 189.914 triệu đồng, tương đương giảm 7346,77% so với năm 2016. Nguyên nhân là do lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty năm 2017 giảm 135.380 triệu đồng, tương đương giảm 60,22% so với năm 2016. Kéo theo lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2017 cũng giảm, cụ thể giảm 190.997 triệu đồng tương đương giảm 3687,91% so với năm 2016.
  • 56. Phân tích hoạt động kinh doanh GVHD: PGS., TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Nhóm 4 Trang 48 Năm 2017 doanh thu thuần thực giảm 1.017.492 triệu đồng, tương đương giảm 31% so với năm 2016. Lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2017 giảm 189.914 triệu đồng, tương đương giảm 7346,77% so với năm 2016. Nguyên nhân là do trong năm 2017, công ty bị mất đi một số thị trường như thị trường Mỹ vì thuế chống phá giá ở Mỹ quá cao, công ty đã tìm kiếm thị trường thay thế mới là Trung Quốc, thị trường này có mức tăng trưởng, song sản lượng xuất chủ yếu là nguyên con nên giá trị thấp, hiệu quả không cao. Về nguồn nguyên liệu, do ảnh hưởng từ năm 2016 nên diện tích thả nuôi của AGF giảm, dẫn đến tình trạng thiếu hụt cá nguyên liệu khi giá cá bắt đầu tăng, công ty phải tăng thu mua bên ngoài nhưng giá xuất khẩu tăng không theo kịp tốc độ tăng giá nguyên liệu. Về nguồn vốn, Công ty gặp khó khăn do chính sách tín dụng của các ngân hàng thắt chặt, nguồn vốn công ty bị thiếu hụt không đủ đáp ứng cho các vùng nuôi nguyên liệu dẫn đến giá thành nuôi cao, thiếu nguyên liệu sản xuất, không đủ sản phẩm đáp ứng cho thị trường những lúc giá xuất khẩu tăng cao, lỡ mất thời cơ. 4.2 PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU LỢI NHUẬN 4.2.1 Tỷsố lợi nhuận ròng trên doanh thu (ROS - Return on sale) * Khái niệm: Tỷ số này phản ánh quan hệ giữa lợi nhuận và doanh thu, tức là 1 đồng doanh thu thu được tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. * Công thức: ROS = * Ý nghĩa: Lãi ròng Doanh thu
  • 57. Phân tích hoạt động kinh doanh GVHD: PGS., TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Nhóm 4 Trang 49 Tỷ số này cho biết lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong doanh thu. Tỷ số này mang giá trị dương nghĩa là Công ty kinh doanh có lãi; tỷ số càng lớn nghĩa là lãi càng lớn. Tỷ số mang giá trị âm nghĩa là Công ty kinh doanh thua lỗ. Sau đây là bảng thống kê tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu năm 2016 và năm 2017 của CTCP XNK thủy sản An Giang: Bảng 4.5 Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu (2016 – 2017) ĐVT:Triệu đồng Khoản mục Năm Chênh lệch 2016 2017 Tuyệt đối % Doanh thu 3.303.065 2.279.611 -1.023.454 -30,985 Lợi nhuận sau thuế 2.585 (187.329) -189.914 -7746,77 ROS (%) 0,078 -8,218 -8,296 - (Nguồn: Báo cáo KQHĐKD của AGF 2016 -2017) Ta nhận thấy rằng tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu (ROS) qua 2 năm của công ty là rất thấp. ROS năm 2016 là 0,00078 tương đương 0,078%, điều này cho thấy với mỗi đồng doanh thu Công ty thu về 0,00078 đồng lợi nhuận. Năm 2017 ROS là -0,08218 tương đương -8,218%, điều này cho thấy với 1 đồng doanh thu công ty sẽ lỗ 0,08218 đồng. Từ năm 2016 đến năm 2017 hệ số lãi ròng của công ty đã giảm từ 0,078% xuống -8,218% tương đương giảm 8,296%. Nguyên nhân ROS giảm là do trong năm 2017 mức giảm về lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và doanh thu của Công ty là rất lớn, cụ thể: lợi nhuận sau thuế giảm 7746,77% (giảm 189.914 triệu đồng), doanh thu giảm 30,985% (giảm 1.023.454 triệu đồng). 4.2.2 Tỷsố lợi nhuận ròng trên tài sản (ROA - Return on asset) * Khái niệm:
  • 58. Phân tích hoạt động kinh doanh GVHD: PGS., TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Nhóm 4 Trang 50 Tỷ số này thể hiện một đồng tài sản trong một thời gian nhất định tạo ra được bao nhiêu lợi nhuận ròng. * Công thức: ROA = Tỷ số này còn chịu ảnh hưởng trực tiếp từ hệ số lãi ròng (ROS) và số vòng quây tài sản. Mối liên hệ này là: ROA của tài sản = Hệ số lãi ròng ROS x Số vòng quay TS ROA của tài sản = x * Ý nghĩa: Tài sản của một Công ty được hình thành từ vốn vay và VCSH. Cả hai nguồn vốn này được sử dụng để tài trợ cho các hoạt động của Công ty. Hiệu quả của việc chuyển vốn đầu tư thành lợi nhuận được thể hiện qua ROA. ROA càng cao thì càng tốt vì Công ty đang kiếm được nhiều tiền hơn trên lượng đầu tư ít hơn. Tỷ số này càng cao thể hiện sự sắp xếp, phân bổ và quản lý tài sản hợp lý và hiệu quả. Sau đây là bảng thống kê tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản năm 2016 và năm 2017 của công ty cổ phần XNK thủy sản An Giang: Bảng 4.6 Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (2016 – 2017) ĐVT:Triệu đồng Khoản mục Năm Chênh lệch 2016 2017 Tuyệt đối % Lợi nhuận sau thuế 2.585 (187.329) -189.914 -7346,77 Lãi ròng Tổng tài sản Lãi ròng Doanh thu Doanh thu Tổng tài sản