SlideShare a Scribd company logo
1 of 79
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI
MẶT TRỜI VIỆT
SINH VIÊN THỰC HIỆN : NGUYỄN HẢI YẾN
MÃ SINH VIÊN : A15287
CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH
HÀ NỘI – 2014
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI
MẶT TRỜI VIỆT
Giáo viên hướng dẫn : Th.s Nguyễn Thị Thu Hương
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Hải Yến
Mã sinh viên : A15287
Chuyên ngành : Tài chính
HÀ NỘI – 2014
Thang Long University Library
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, em đã nhận được
sự giúp đỡ cũng như động viên từ nhiều phía.
Trước tiên, em xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn – Th.S Nguyễn Thị
Thu Hương, cô không chỉ trực tiếp dạy em hai môn học Thị trường chứng khoán và
Nghiệp vụ thuế mà còn là người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em trong suốt thời gian
nghiên cứu và thực hiện khóa luận này.
Ngoài ra, em cũng mong muốn thông qua khóa luận này, gửi lời cám ơn sâu sắc
đến các thầy cô giáo đang giảng dạy tại trường Đại học Thăng Long, những người đã
trực tiếp truyền đạt cho em các kiến thức về kinh tế từ những môn học cơ bản nhất,
giúp em có được nền tảng về chuyên ngành học như hiện tại để có thể hoàn thành đề
tài nghiên cứu này.
Cuối cùng, em xin cảm ơn những thành viên trong gia đình và những người bạn
đã luôn bên cạnh, giúp đỡ và ủng hộ em trong suốt thời gian qua.
Hà Nội, ngày 22 tháng 03 năm 2014
Sinh viên
Nguyễn Hải Yến
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp này là do tự bản thân thực hiện có sự hỗ
trợ từ giáo viên hướng dẫn và không sao chép các công trình nghiên cứu của người
khác. Các dữ liệu thông tin thứ cấp sử dụng trong Khóa luận là có nguồn gốc và được
trích dẫn rõ ràng.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này!
Sinh viên
Nguyễn Hải Yến
Thang Long University Library
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
DOANH NGHIỆP......................................................................................................1
Khái niệm, nhiệm vụ và ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghiệp...........11.1.
1.1.1. Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp....................................................1
1.1.2. Nhiệm vụ của phân tích tài chính doanh nghiệp..............................................1
1.1.3. Ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghiệp.................................................1
1.1.3.1. Đối với nhà quản trị........................................................................................1
1.1.3.2. Đối với nhà đầu tư ..........................................................................................2
1.1.3.3. Đối với các chủ nợ ..........................................................................................3
1.1.3.4. Đối với người lao động ...................................................................................3
1.1.3.5. Đối với các đối thủ cạnh tranh........................................................................4
1.1.3.6. Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước............................................................4
Thông tin sử dụng trong phân tích tài chính .....................................................51.2.
1.2.1. Thông tin chung................................................................................................5
1.2.2. Thông tin theo ngành kinh tế............................................................................5
1.2.3. Thông tin kế toán..............................................................................................5
1.2.3.1. Bảng cân đối kế toán.......................................................................................6
1.2.3.2. Báo cáo kết quả kinh doanh ............................................................................6
1.2.3.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ ..............................................................................7
1.2.3.4. Thuyết minh báo cáo tài chính.........................................................................8
Trình tự phân tích tài chính doanh nghiệp........................................................81.3.
1.3.1. Thu thập thông tin ............................................................................................8
1.3.2. Xử lý thông tin ..................................................................................................8
1.3.3. Quyết định và dự toán.......................................................................................9
Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp................................................91.4.
1.4.1. Phương pháp so sánh........................................................................................9
1.4.2. Phương pháp phân tích tỷ số:.........................................................................10
1.4.3. Phương pháp thay thế liên hoàn: ...................................................................11
1.4.4. Phương pháp phân tích tài chính DuPont......................................................13
1.4.5. Phương pháp đồ thị.........................................................................................14
Nội dung phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp.....................................141.5.
1.5.1. Phân tích tình hình biến động của tài sản và nguồn vốn ...............................14
1.5.1.1. Phân tích cơ cấu và biến động tài sản...........................................................14
1.5.1.2. Phân tích cơ cấu và biến động của nguồn vốn...............................................15
1.5.1.3. Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn .........................................16
1.5.2. Phân tích diễn biến nguồn tạo vốn và sử dụng vốn trong doanh nghiệp .......17
1.5.3. Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thông qua Báo
cáo kết quả hoạt động kinh doanh............................................................................18
1.5.4. Phân tích khả năng thanh toán ......................................................................20
1.5.4.1. Hệ số thanh toán ngắn hạn............................................................................20
1.5.4.2. Hệ số thanh toán nhanh ................................................................................20
1.5.4.3. Hệ số thanh toán tức thời..............................................................................21
1.5.4.4. Tỷ số khả năng trả nợ....................................................................................21
1.5.5. Phân tích khả năng quản lý tài sản ................................................................21
1.5.5.1. Phân tích khả năng luân chuyển hàng tồn kho...............................................21
1.5.5.2. Phân tích tốc độ luân chuyển khoản phải thu ................................................22
1.5.5.3. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản ......................................................................23
1.5.5.4. Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn...............................................................23
1.5.5.5. Hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn .................................................................23
1.5.6. Phân tích khả năng sinh lời của doanh nghiệp..............................................24
1.5.6.1. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần (ROS) ................................24
1.5.6.2. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA) .......................................24
1.5.6.3. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE)..................................24
Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng phân tích tài chính ............................241.6.
1.6.1. Chất lượng thông tin sử dụng.........................................................................25
1.6.2. Trình độ cán bộ phân tích...............................................................................25
1.6.3. Hệ thống các chỉ tiêu trung bình ngành.........................................................25
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH ..............26
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI MẶT TRỜI VIỆT ...........................26
Tổng quan về Công ty Cổ phần Thương mại Mặt Trời Việt ..........................262.1.
2.1.1. Vài nét tổng quan về Công ty..........................................................................26
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển ....................................................................26
Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Thương mại Mặt Trời Việt2.2.
..................................................................................................................................27
2.2.1. Phân tích tình hình biến động của tài sản và nguồn vốn ...............................27
2.2.1.1. Phân tích cơ cấu và biến động của tài sản.....................................................27
2.2.1.2. Phân tích cơ cấu và biến động của nguồn vốn...............................................31
2.2.1.3. Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn .........................................34
2.2.2. Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn trong doanh nghiệp .............36
Thang Long University Library
2.2.3. Phân tích khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần
Thương mại Mặt Trời Việt thông qua Báo cáo kết quả kinh doanh ........................38
2.2.4. Phân tích khả năng thanh toán của Công ty Cổ phần Thương mại Mặt Trời
Việt............................................................................................................................42
2.2.4.1. Khả năng thanh toán ngắn hạn và khả năng thanh toán nhanh .....................43
2.2.4.2. Khả năng thanh toán tức thời........................................................................43
2.2.5. Phân tích khả năng quản lý tài sản ................................................................44
2.2.5.1. Khả năng quản lý khoản phải thu..................................................................44
2.2.5.2. Hiệu suất sử dụng tài sản..............................................................................45
2.2.6. Phân tích khả năng sinh lời............................................................................47
2.2.6.1. Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS) ...........................................................48
2.2.6.2. Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) ........................................................48
2.2.6.3. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)...................................................49
2.2.7. Phân tích mối quan hệ giữa các chỉ tiêu tài chính thông qua phương trình
Dupont ......................................................................................................................49
2.2.7.1. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản thông qua mô hình Dupont.....................50
2.2.7.2. Phân tích ROE theo mô hình Dupont.............................................................51
Đánh giá tình hình tài chính Công ty Cổ phần Thương mại Mặt Trời Việt ..532.3.
2.3.1. Những mặt đạt được .......................................................................................53
2.3.2. Những hạn chế tồn tại ....................................................................................54
2.3.2.1. Những hạn chế:.............................................................................................54
2.3.2.2. Nguyên nhân của hạn chế: ............................................................................57
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM.............................59
NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY ........................................59
CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI MẶT TRỜI VIỆT......................................................59
Định hướng hoạt động của Công ty Cổ phần Thương mại Mặt Trời Việt3.1.
trong thời gian tới....................................................................................................59
Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả tài chính của Công ty3.2.
Cổ phần Thương mại Mặt Trời Việt.......................................................................59
3.2.1. Tăng doanh thu...............................................................................................60
3.2.2. Giải pháp điều chỉnh cơ cấu vốn hợp lý..........................................................60
3.2.3. Khả năng quản lý khoản phải thu ..................................................................60
3.2.4. Quản lý khả năng thanh toán .........................................................................61
3.2.5. Xác định nhu cầu vốn.....................................................................................61
3.2.6. Nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn...................................................62
3.2.7. Tổ chức tốt công tác kế toán ...........................................................................62
3.2.8. Nâng cao nhận thức, trình độ và chất lượng chuyên môn cho cán bộ phân
tích tài chính.............................................................................................................63
3.2.9. Cung cấp và sử dụng thông tin trong phân tích tài chính ..............................63
Thang Long University Library
DANH MỤC VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ
DH Dài hạn
NH Ngắn hạn
TS Tài sản
TSCĐ Tài sản cố định
VND Việt Nam đồng
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Biểu đồ 1.1. Chiến lược quản lý vốn..........................................................................17
Bảng 1.1. Bảng tài trợ....................................................................................................18
Bảng 1.2. Tổng doanh thu, tổng chi phí và lợi nhuận sau thuế ...................................19
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu tài sản ........................................................................................27
Bảng 2.1. Tài sản ngắn hạn và dài hạn .......................................................................28
Biểu đồ 2.2. Cơ cấu nguồn vốn..................................................................................31
Bảng 2.2. Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu ...................................................................32
Biểu đồ 2.3. Chiến lược quản lý vốn..........................................................................34
Biểu đồ 2.4. Biểu đồ tăng trưởng nguồn vốn..............................................................35
Bảng 2.3. Bảng tài trợ trong giai đoạn 2010 - 2012....................................................36
Bảng 2.4. Bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong giai đoạn
2010 - 2012................................................................................................................38
Biểu đồ 2.5. Tình hình Doanh thu, Chi phí và Lợi nhuận sau thuế .............................39
Bảng 2.5. Khả năng thanh toán của Công ty Cổ phần Thương mại Mặt Trời Việt......42
Biểu đồ 2.6. Khả năng thanh toán của doanh nghiệp trong giai đoạn 2010 - 2012......43
Bảng 2.6. Khả năng quản lý tài khoản phải thu của Công ty Cổ phần Thương mại Mặt
Trời Việt trong giai đoạn 2010 - 2012........................................................................44
Bảng 2.7. Hiệu suất sử dụng tài sản của Công ty Cổ phần Thương mại Mặt Trời Việt
trong giai đoạn 2010 - 2012 .......................................................................................45
Biểu đồ 2.6. Hiệu suất sử dụng tài sản của doanh nghiệp trong giai đoạn 2010 - 2012
..................................................................................................................................45
Bảng 2.8. Khả năng sinh lời trong giai đoạn 2010 - 2012...........................................47
Biểu đồ 2.7. Khả năng sinh lời trong giai đoạn 2010 - 2012.......................................48
Bảng 2.9. Mức độ ảnh hưởng của ROS và hiệu suất sử dụng tài sản lên ROA ...........50
Bảng 2.10. Chỉ tiêu ROE theo phương pháp Dupont..................................................52
Thang Long University Library
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Hiện nay, khó khăn là tình hình chung của nền kinh tế. Môi trường kinh doanh
suy yếu buộc hàng vạn doanh nghiệp rời bỏ thị trường, cuốn đi thành quả của nhiều
năm cải cách. Các doanh nghiệp còn lại vừa phải gồng mình duy trì hoạt động kinh
doanh vừa phải chịu sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường. Trong bối cảnh đó, để có
thể khẳng định được mình các doanh nghiệp cần phải nắm vững tình hình cũng như
kết quả sản xuất kinh doanh và từ đó đưa ra các đường hướng chiến lược cho mỗi công
ty. Điều này chỉ thực hiện được khi tình hình tài chính của doanh nghiệp được quan
tâm đúng mức bởi nó có quan hệ trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh và ngược
lại.
Việc phân tích tình hình tài chính thường xuyên vừa giúp doanh nghiệp và các
cơ quan chủ quản cấp trên thấy rõ thực trạng hoạt động tài chính, nắm được kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp cũng như xác định được một
cách đầy đủ, đúng đắn các nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố thông
tin; vừa đánh giá được tiềm năng, hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như rủi ro và
triển vọng trong tương lai của doanh nghiệp để họ có thể đưa ra những giải pháp hữu
hiệu, những quyết định chính xác nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý kinh tế,
nâng cao hiệu suất kinh doanh của doanh nghiệp.
Báo cáo tài chính là tài liệu chủ yếu dùng để phân tích tình hình tài chính doanh
nghiệp vì nó phản ánh một cách tổng hợp nhất về tình hình tài sản, nguồn vốn, các chỉ
tiêu tài chính cũng như kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy
nhiên, những thông tin mà báo cáo tài chính cung cấp là chưa đầy đủ vì nó chưa giải
thích được những thay đổi xảy ra trong doanh nghiệp, về thực trạng hoạt động tài
chính, những rủi ro, triển vọng và xu hướng phát triển của doanh nghiệp. Do vậy, công
tác phân tích tài chính sẽ bổ khuyết cho sự thiếu hụt này. Nhận thức rõ tầm quan trọng
của việc phân tích tài chính đối với sự phát triển của doanh nghiệp kết hợp với kiến
thức lý luận được tiếp thu ở nhà trường và tài liệu tham khảo cũng như sự giúp đỡ
nhiệt tình của các cô chú trong Công ty Cổ phần Thương mại Mặt Trời Việt và cô giáo
Thạc sĩ Nguyễn Thị Thu Hương, tôi đã chọn đề tài “Phân tích tình hình tài chính tại
Công ty Cổ phần Thương mại Mặt Trời Việt”.
2. Mục đích nghiên cứu: Đề tài tập trung vào phân tích tình hình tài chính của
công ty để thấy được thực trạng tài chính tại công ty từ đó đưa ra những phương
hướng, giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của công ty.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: Tình hình tài chính tại công ty
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu tình hình tài chính tại công ty trong giai đoạn
từ năm 2010 đến năm 2012. Tập trung nghiên cứu các khía cạnh liên quan đến hoạt
động tài chính, không đi sâu vào các hoạt động khác mặc dù chúng có quan hệ mật
thiết đối với hoạt động tài chính của công ty.
4. Phương pháp nghiên cứu: Thông qua việc thu thập số liệu thực tế tại công
ty và tham khảo ý kiến của các nhân viên tại công ty. Sau đó, tiến hành tổng hợp, tính
toán, và so sánh các chỉ tiêu tài chính từ số liệu và thông tin thu thập được trước đó để
đưa ra những nhận xét, kết luận về tình hình tài chính của công ty.
5. Kết cấu của luận văn:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần
Thương mại Mặt Trời Việt
Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả tài
chính tại Công ty Cổ phần Thương mại Mặt Trời Việt
Thang Long University Library
1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
Khái niệm, nhiệm vụ và ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghiệp1.1.
1.1.1. Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp
Phân tích tài chính là việc sử dụng một tập hợp các khái niệm, phương pháp và
công cụ để thu thập và xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác trong quản lý
doanh nghiệp nhằm đánh giá tình hình tài chính, khả năng và tiềm lực của doanh
nghiệp trong một thời gian hoạt động nhất định. Trên cơ sở đó, giúp cho người sử
dụng thông tin đưa ra các quyết định tài chính, quyết định quản lý phù hợp.
1.1.2. Nhiệm vụ của phân tích tài chính doanh nghiệp
Phân tích tình hình tài chính sẽ giúp cho các nhà quản trị thấy được những nét
sinh động trên “bức tranh tài chính” của công ty thể hiện qua các khía cạnh:
 Cung cấp kịp thời, đầy đủ và trung thực các thông tin tài chính cần thiết cho chủ
công ty và các nhà đầu tư, các chủ nợ, khách hàng, cổ đông,..
 Cung cấp thông tin về tình hình sử dụng vốn, khả năng huy động vốn, khả năng
sinh lợi và hiệu quả sản xuất kinh doanh.
 Cung cấp thông tin về tình hình công nợ, khả năng thu hồi các khoản phải thu,
khả năng thanh toán các khoản phải trả cũng như các nhân tố khác ảnh hưởng tới hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty.
1.1.3. Ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghiệp
Phân tích tài chính có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong công tác quản lý tài
chính doanh nghiệp bởi nó là công cụ hữu ích được dùng để xác định giá trị kinh tế, để
đánh giá các mặt mạnh, yếu của một doanh nghiệp, từ đó tìm ra nguyên nhân khách
quan và chủ quan, giúp cho các đối tượng liên quan đưa ra những quyết định phù hợp.
Trên thực tế, có rất nhiều đối tượng quan tâm và sự dụng thông tin kinh tế tài
chính của doanh nghiệp. Mỗi đối tượng lại quan tâm theo các khía cạnh và với mục
đích khác nhau. Do nhu cầu về thông tin tài chính doanh nghiệp rất đa dạng, đòi hỏi về
phân tích tài chính phải được tiến hành bằng nhiều phương pháp khác nhau để từ đó
đáp ứng nhu cầu của các đối tượng quan tâm. Các đối tượng quan tâm tới tình hình tài
chính của doanh nghiệp có thể tập hợp thành các đối tượng chính như: nhà quản trị,
nhà đầu tư, các chủ nợ, người lao động, đối thủ cạnh tranh, các cơ quan quản lý Nhà
nước,...
1.1.3.1. Đối với nhà quản trị
Nhà quản trị luôn đứng trước nhiều quyết định khác nhau, do đó mà quan tâm
đến kết quả phân tích thông qua các Báo cáo tài chính của doanh nghiệp dưới nhiều
góc độ khác nhau phù hợp với lĩnh vực và cương vị đưa ra quyết định để một khi
2
quyết định được đưa ra là tối ưu hơn cả. Đối với nhà quản trị phân tích tài chính nhằm
đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, xác định điểm mạnh, điểm yếu của
doanh nghiệp, đó là cơ sở định hướng các quyết định của Ban tổng giám đốc, giám đốc
tài chính, dự báo tài chính về kế hoạch đầu tư, ngân quỹ và kiểm soát các hoạt động
quản lý. Phân tích tài chính đối với nhà quản lý có phần thuận lợi được gọi là phân tích
tài chính nội bộ chứ không phải là phân tích tài chính ngoài doanh nghiệp. Do vậy, các
nhà quản lý dễ dàng nắm bắt, hiểu rõ về tình hình tài chính của doanh nghiệp cũng như
các hoạt động khác từ đó có quyết định đúng đắn. Phân tích tài chính phục vụ những
mục tiêu cụ thể như sau:
 Tạo ra những kết quả mang tính chu kỳ đều đặn để đánh giá hoạt động quản lý
trong giai đoạn đã qua, việc thực hiện cân bằng tài chính, khả năng sinh lời, khả năng
thanh toán, rủi ro tài chính trong doanh nghiệp...
 Hướng các quyết định của Ban giám đốc theo chiều hướng phù hợp với tình
hình thực tế của doanh nghiệp như quyết định về đầu tư, tài trợ, phân phối lợi nhuận.
 Là cơ sở cho những dự đoán tài chính ngắn, trung và dài hạn.
 Phân tích tài chính đối với nhà quản lý là một công cụ để kiểm tra, kiểm soát
hoạt động, quản lý trong doanh nghiệp
Tóm lại, phân tích tài chính mục đích là làm nổi bật điều quan trọng của dự
đoán tài chính, mà dự đoán là nền tảng của hoạt động quản lý. Qua đó có thể định
hướng cho giám đốc tài chính cũng như Hội đồng quản trị công ty trong các quyết
định đầu tư, tài trợ, phân chia lợi tức cổ phần và lập kế hoạch dự báo tài chính.
1.1.3.2. Đối với nhà đầu tư
Mục đích của nhà đầu tư là tìm kiếm lợi nhuận thông qua việc đầu tư vào doanh
nghiệp. Do vậy, họ luôn mong đợi, tìm kiếm cơ hội đầu tư vào cổ phiếu của các công
ty có khả năng sinh lợi cao. Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế thị trường với sự
cạnh tranh gay gắt, các nhà đầu tư cũng phải tìm biện pháp bảo vệ an toàn cho đồng
vốn đầu tư của họ. Vì lý do đó mà bên cạnh việc quan tâm đến mức cổ tức, thời gian
hoàn vốn, mức sinh lợi, mức độ thu hồi vốn, các nhà đầu tư còn quan tâm nhiều đến
các thông tin về mức độ rủi ro của các dự án đầu tư.
Trên thị trường chứng khoán, các nhà đầu tư sử dụng rất nhiều các chỉ số tài
chính để đánh giá giá trị và khả năng sinh lãi của cổ phiếu cũng như các thông tin về
xu hướng thị trường trước khi đưa ra các quyết định đầu tư hay chấp nhận giao dịch
mua bán. Các báo cáo tài chính chứa đựng các chỉ tiêu tài chính tốt, hứa hẹn nhiều lợi
nhuận sẽ làm cho giá cổ phiếu của doanh nghiệp trên thị trường tăng vọt. Ngược lại,
báo cáo cho thấy tình trạng tài chính xấu và nguy cơ có các khoản lỗ sẽ kéo giá cổ
Thang Long University Library
3
phiếu của doanh nghiệp trên thị trường xuống thấp. Các nhà đầu tư tương lai sẽ tìm
kiếm cơ hội nhờ phân tích các thông tin từ các báo cáo tài chính của công ty.
Đối với công ty cổ phần, nhà đầu tư chủ yếu là các cổ đông. Các cổ đông đầu tư
vào công ty với mục tiêu đầu tiên là lợi nhuận nên họ quan tâm nhiều đến khả năng
sinh lợi của công ty. Họ chính là các chủ sở hữu của công ty nên sử dụng các thông tin
kế toán để theo dõi tình hình tài chính và kết quả kinh doanh nhằm mục đích bảo vệ tài
sản của mình đã đầu tư vào công ty. Tình trạng tài chính và kết quả kinh doanh của
công ty có ảnh hưởng đến giá cả của các cổ phiếu do công ty phát hành. Để bảo vệ tài
sản của mình, các cổ đông phải thường xuyên theo dõi, phân tích tình hình tài chính,
kết quả kinh doanh và đôi khi cả các thông tin bên lề doanh nghiệp mà họ đã đầu tư để
quyết định có tiếp tục nắm giữ cổ phiếu của các công ty này nữa hay không.
1.1.3.3. Đối với các chủ nợ
Nếu phân tích tài chính được các nhà đầu tư và quản lý doanh nghiệp thực hiện
nhằm mục đích đánh giá khả năng sinh lợi và tăng trưởng của doanh nghiệp thì phân
tích tài chính lại được các ngân hàng và các nhà cung cấp tín dụng thương mại sử dụng
nhằm đảm bảo khả năng trả nợ của doanh nghiệp.
Các chủ ngân hàng và nhà cung cấp tín dụng quan tâm đến khả năng thanh toán
của doanh nghiệp thể hiện trên các báo cáo kế toán. Bằng việc so sánh số lượng và
chủng loại tài sản với số nợ phải trả theo kỳ hạn, những người này có thể xác định
được khả năng thanh toán của doanh nghiệp và quyết định có nên cho doanh nghiệp
vay hay không. Các chủ ngân hàng còn quan tâm đến vốn chủ sở hữu của doanh
nghiệp và coi đó là nguồn bảo đảm cho ngân hàng có thể thu hồi nợ khi doanh nghiệp
bị thua lỗ hay phá sản. Ngân hàng sẽ hạn chế cho các doanh nghiệp vay khi nó không
có dấu hiệu có thể thanh toán các khoản nợ đến hạn.
Cũng giống như ngân hàng và các nhà cung cấp tín dụng khác, các doanh
nghiệp cung cấp vật tư, dịch vụ theo phương thức trả chậm cũng cần thông tin để
quyết định có bán chịu cho doanh nghiệp hay không.
1.1.3.4. Đối với người lao động
Người lao động cũng quan tâm đến các thông tin về tình hình tài chính của
doanh nghiệp để đánh giá triển vọng của nó trong tương lai. Những người đi tìm việc
đều có nguyện vọng được vào làm việc ở những công ty có triển vọng sáng sủa với
tương lai lâu dài để hy vọng có mức lương xứng đáng và chỗ làm việc ổn định. Do
vậy, một công ty có tình hình tài chính và tương lai ảm đạm đang đứng trên bờ vực
phá sản sẽ không thu hút được những người lao động đến làm việc.
4
Bên cạnh đó là sự quan tâm đến từ chính những nhân viên đang làm việc trong
công ty bởi kết quả hoạt động của doanh nghiệp tác động trực tiếp tới tiền lương,
khoản thu nhập chính của người lao động.
Ngoài ra, đối với những doanh nghiệp cổ phần những người lao động cũng có
thể trở thành những cổ đông nếu họ có tiền mua và nắm giữ cổ phiếu. Do vậy, họ cũng
được coi là chủ doanh nghiệp nên có quyền lợi và trách nhiệm gắn với doanh nghiệp.
1.1.3.5. Đối với các đối thủ cạnh tranh
Trong xã hội hiện nay, muốn tồn tại các công ty cần phải có điểm nổi bật đặc
sắc của riêng mình. Đó là một bài toán khó đối với tất cả các doanh nghiệp trên thị
trường. Vì vậy, các công ty đều cần phải quan tâm, chú ý đường đi nước bước của các
đối thủ vừa để tránh tụt hậu vừa để tìm cách đổi mới, từ đó thu hút khách hàng, các
nhà đầu tư và những người quan tâm tới doanh nghiệp.
Các đối thủ cạnh tranh chủ yếu đặt sự quan tâm vào khả năng sinh lợi, doanh
thu bán hàng và các chỉ tiêu tài chính khác của doanh nghiệp để từ đó đưa ra các biện
pháp cạnh tranh.
1.1.3.6. Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước
Với tư cách là các cơ quan nhà nước có liên quan bao gồm công ty kiểm toán,
cơ quan thuế, cơ quan thống kê... là những cơ quan trực tiếp quản lý và giám sát tình
hình hoạt động của doanh nghiệp qua các báo cáo tài chính gửi lên. Đây là một trong
những đối tượng rất quan tâm đến tình hình tài chính doanh nghiệp, vì các cơ quan này
đại diện cho Nhà nước thực hiện nhiệm vụ điều tiết, kiểm soát nền kinh tế vĩ mô. Bất
cứ doanh nghiệp nào tiến hành một hoạt động kinh doanh phải đăng ký và phải tuân
thủ theo pháp luật hiện hành để trở thành một đơn vị làm ăn lành mạnh, hiệu quả. Do
đó, các cơ quan Nhà nước có liên quan bằng cách đọc những kết quả đạt được, những
mặt còn yếu kém qua các phần trong báo cáo tài chính có cái nhìn vừa tổng quan, vừa
cụ thể về hoạt động của doanh nghiệp xem xét doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả
không, có tuân thủ pháp luật không, có những quyết định ưu đãi về thuế nếu có kinh
doanh ngành nghề đặc biệt, quyết định hỗ trợ về vốn ngân sách cấp làm tăng tính hiệu
quả của doanh nghiệp, đưa ra quyết định quản lý phù hợp.
Tóm lại, công tác phân tích tài chính trong doanh nghiệp là một công việc vô
cùng quan trọng và bức thiết. Nó không chỉ có ý nghĩa đối với bản thân công ty mà
còn cần thiết cho các chủ thể quản lý khác có liên quan. Qua các công cụ tài chính, ta
có thể củng cố những điểm mạnh, đề ra các giải pháp nhằm củng cố, hoàn thiện hơn
công tác phân tích tài chính của công ty. Điều đó hỗ trợ rất lớn trong việc đưa ra
những quyết định tài chính, quyết định tài trợ và đầu tư phù hợp.
Thang Long University Library
5
Thông tin sử dụng trong phân tích tài chính1.2.
Phân tích tài chính nhằm đưa ra các chiến lược phát triển doanh nghiệp trong
tương lai nên thông tin được sử dụng không chỉ bó hẹp trong Báo cáo tài chính mà còn
phải từ nhiều nguồn khác nhau. Có như vậy mới đảm bảo được tính khách quan cần
thiết. Các nguồn thông tin liên quan đến doanh nghiệp rất đa dạng: thông tin chung về
nền kinh tế, các chính sách về thuế, tiền tệ hay các thông tin về ngành nghề kinh doanh
của doanh nghiệp. Như vậy, các quyết định trong doanh nghiệp đều gắn với môi
trường xung quanh.
1.2.1. Thông tin chung
Đây là các thông tin về tình hình kinh tế có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp trong năm. Sự suy thoái hoặc tăng trưởng của nền kinh
tế có tác động mạnh mẽ đến cơ hội kinh doanh, đến sự biến động giá cả của các yếu tố
đầu vào và thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra, từ đó tác động đến hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp. Khi các tác động diễn ra theo chiều hướng có lợi, hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được mở rộng, lợi nhuận tăng và nhờ đó kết quả
kinh doanh trong năm là khả quan. Tuy nhiên khi những biến động của tình hình kinh
tế là bất lợi, nó sẽ ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì
vậy, để có được sự đánh giá khách quan và chính xác về tình hình hoạt động của
doanh nghiệp, chúng ta phải xem xét cả thông tin kinh tế bên ngoài có liên quan.
1.2.2. Thông tin theo ngành kinh tế
Nội dung nghiên cứu trong phạm vi ngành kinh tế là việc đặt sự phát triển của
doanh nghiệp trong mối liên hệ giữa các hoạt động chung của ngành kinh doanh. Đặc
điểm của ngành kinh doanh liên quan tới:
 Nhịp độ phát triển của các chu kỳ kinh tế.
 Tính chất của các sản phẩm
 Quy trình kỹ thuật áp dụng trong doanh nghiệp.
 Cơ cấu sản xuất-kinh doanh: công nghiệp hay dịch vụ, công nghiệp nặng hay
nhẹ,..
Tập hợp các thông tin theo ngành kinh tế và các thông tin chung sẽ đem lại cái
nhìn tổng quát nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Thông tin theo ngành
kinh tế đặc biệt là hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành là một cơ sở đáng tin cậy để
người phân tích có thể so sánh, đánh giá, kết luận chính xác về tình hình tài chính của
doanh nghiệp.
1.2.3. Thông tin kế toán
Các báo cáo tài chính bao gồm: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh
doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính.
6
1.2.3.1. Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán là báo cáo tổng hợp, phản ánh toàn bộ tài sản của doanh
nghiệp tại một thời điểm nhất định (cuối ngày, cuối quý, cuối năm). Kết cấu của bảng
được chia thành 2 phần: Tài sản và nguồn vốn.
Phần Tài sản: Phản ánh toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp tại một thời
điểm.Trị giá tài sản hiện có của doanh nghiệp và các loại tài sản đi thuê được sử dụng
lâu dài, trị giá các khoản nhận ký quỹ, ký cược,.. Phần tài sản được phân thành 2 loại:
Tài sản ngắn hạn và Tài sản dài hạn.
Phần Nguồn vốn: Phản ánh nguồn hình thành nên tài sản hiện có của doanh
nghiệp tại thời điểm lập báo cáo. Các chỉ tiêu này thể hiện trách nhiệm pháp lý đối với
tài sản doanh nghiệp đang quản lý và sử dụng ở doanh nghiệp. Phần nguồn vốn được
chia thành: Nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu.
Ngoài ra, Bảng cân đối kế toán còn bao gồm các chỉ tiêu ngoài bảng. Các chỉ
tiêu này phản ánh tài sản không thuộc sở hữu của doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp
được sử dụng và quản lý theo chế độ quản lý tài sản chung như vật tư hàng hóa nhận
giữ hộ, nhận gia công hoặc một số chỉ tiêu cần quản lý cụ thể, chi tiết nhằm diễn giải
thêm về các tài sản trong bảng như chỉ tiêu ngoại tệ các loại...
Bảng cân đối kế toán do vậy là nguồn thông tin quan trọng cho công tác phân
tích tài chính, nó giúp đánh giá được khả năng cân bằng tài chính, khả năng thanh
toán, năng lực hoạt động, tài sản hiện có và nguồn hình thành nó, cơ cấu vốn của
doanh nghiệp.
1.2.3.2. Báo cáo kết quả kinh doanh
Báo cáo kết quả kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp cho biết tình hình và
kết quả kinh doanh trong kì của doanh nghiệp, bao gồm các chỉ tiêu về doanh thu, chi
phí và lợi nhuận của hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác. Các chỉ tiêu thuộc
phần này trình bày các số liệu về tổng số phát sinh kỳ này, kỳ trước và lũy kế từ đầu
năm. Số liệu trên báo cáo kết quả kinh doanh được sử dụng để tính toán các chỉ tiêu về
khả năng sinh lợi, tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước về các khoản phải nộp.
Báo cáo kết quả kinh doanh cho ta biết mức lãi, lỗ của doanh nghiệp bằng cách lấy tất
cả các khoản tạo nên doanh thu trừ đi các loại chi phí tương ứng. Nó có ý nghĩa vô
cùng quan trọng đến chính sách cổ tức, trích lập các quỹ như khen thưởng, quỹ phúc
lợi, quỹ trợ cấp, quỹ đầu tư phát triển... Các chỉ tiêu trong báo cáo còn là tiền đề để dự
đoán và xác định được quy mô dòng tiền trong tương lai, làm căn cứ tính toán thời
gian thu hồi vốn đầu tư, giá trị hiện tại ròng... để ra quyết định đầu tư dài hạn trong
doanh nghiệp.
Thang Long University Library
7
1.2.3.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một trong bốn báo cáo tài chính mà doanh nghiệp
cần lập để cung cấp cho người sử dụng thông tin của doanh nghiệp về những vấn đề
liên quan đến các luồng tiền vào, ra trong doanh nghiệp, tình hình tài trợ, đầu tư bằng
tiền của doanh nghiệp trong từng thời kỳ. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ có mối liên hệ
chặt chẽ với bảng cân đối kế toán và bảng kết quả kinh doanh trong phân tích tài
chính. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ có ý nghĩa xác đinh lượng tiền do các hoạt động
kinh doanh, đầu tư hay hoạt động tài chính mang lại trong kì và dự đoán các dòng tiền
trong tương lai. Qua đó có thể chỉ ra được mối liên hệ giữa lãi, lỗ và việc thay đổi tiền
của doanh nghiệp. Đây là cơ sở quan trọng để nhà quản lý xây dựng kế hoạch quản lý
tiền mặt.
Những luồng ra vào của tiền và các khoản tương đương tiền được tổng hợp
thành ba nhóm:
Dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh: Là các dòng tiền ra và vào trực
tiếp liên quan đến thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh được ghi nhận trên bảng
thu nhập.
Dòng tiền từ hoạt động đầu tư: Là dòng tiền vào ra liên quan đến việc mua và
thanh lý các tài sản sản xuất kinh doanh do công ty sử dụng hoặc đầu tư vào chứng
khoán của các công ty khác. Dòng tiền ra phản ánh các khoản đầu tư tiền mặt toàn bộ
để có được các tài sản này. Dòng tiền vào chỉ được ghi nhận khi nhận được tiền từ việc
thanh lý các tài sản đầu tư trước.
Dòng tiền từ hoạt động tài chính: Là các dòng tiền vào ra liên quan đến các
nghiệp vụ tiền tệ với các chủ thể ngoài doanh nghiệp (các chủ sở hữu và chủ nợ) tài trợ
cho doanh nghiệp và các hoạt động của doanh nghiệp. Dòng tiền vào ghi nhận các hoạt
động tài chính nhận tiền từ chủ sở hữu và chủ nợ. Dòng tiền ra thì lại ghi nhận các hoạt
động có ý nghĩa trái ngược với dòng tiền vào như: chi trả chi phí lãi vay,...
Thông qua việc phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ, nhà quản trị có thể nắm
được một số thông tin quan trọng như:
Lượng tiền mặt có được hiện tại là do đâu.
Tiền được sử dụng chủ yếu cho những hoạt động nào.
Sự khác biệt giữa lợi nhuận và lượng tiền mặt hiện có.
Căn cứ vào Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, kết hợp với các thông tin trên các Báo
cáo tài chính khác, nhà quản trị có thể nắm được tình hình sử dụng tiền, dự báo lượng
tiền cần thiết để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh để từ đó có các phương án phù
hợp.
8
1.2.3.4. Thuyết minh báo cáo tài chính
Thuyết minh báo cáo tài chính là báo cáo tài chính tổng hợp được sử dụng để
giải thích và bổ sung các thông tin về tình hình sản xuất, kinh doanh, tình hình tài
chính của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo mà các báo cáo khác chưa thể hiện được.
Thuyết minh báo cáo tài chính mô tả mang tính tường thuật và phân tích chi tiết các
thông tin đã được trình bày trong Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh,
báo cáo lưu chuyển tiền tệ cũng như các thông tin cần thiết khác theo yêu cầu của các
chuẩn mực kế toán cụ thể như: đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp, kỳ kế toán và
đơn vị tiền tệ sử dụng khi trình bày báo cáo tài chính, những tuyên bố về chuẩn mực
kế toán và chế độ kế toán mà doanh nghiệp áp dụng khi xử lý thông tin hình thành nên
báo cáo tài chính, các chính sách kế toán mà doanh nghiệp áp dụng,...
Thuyết minh báo cáo tài chính cung cấp cho các đối tượng sử dụng những
thông tin hữu ích để phân tích, đưa ra những ý kiến đánh giá khách quan và phù hợp.
Tóm lại, các báo cáo tài chính là nguồn tư liệu được dùng trong phân tích tài
chính doanh nghiệp vì các báo cáo trên quan hệ mật thiết với nhau, báo cáo này bổ
sung cho báo cáo kia, sự thay đổi chỉ tiêu của báo cáo này dẫn đến thay đổi chỉ tiêu
của các báo cáo khác, mỗi báo cáo là tiền đề, căn cứ tạo thành một khối thông tin đầy
đủ vừa khái quát vừa cụ thể.
Trình tự phân tích tài chính doanh nghiệp1.3.
1.3.1. Thu thập thông tin
Đây là bước quan trọng đầu tiên của quá trình phân tích tình hình tài chính. Nếu
thu thập thông tin không đúng, không đủ thì không thể đem lại kết quả phân tích tốt
được. Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp cần phải sử dụng mọi nguồn
thông tin có khả năng lý giải, thuyết minh thực trạng hoạt động tài chính để phục vụ
cho quá trình dự đoán tình hình tài chính của doanh nghiệp. Thông tin phục vụ cho quá
trình phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp được hình thành từ nhiều nguồn;
nó bao gồm những thông tin nội bộ (các thông tin trên báo cáo kế toán quản trị, các
thông tin trên báo cáo tài chính,...) và những thông tin quản lý khác. Trong đó, các
thông tin kế toán phản ánh tập trung trong các báo cáo tài chính là những nguồn thông
tin đặc biệt quan trọng. Chính vì lẽ đó mà người ta cho rằng phân tích tài chính trên
thực tế là phân tích các báo cáo tài chính của công ty.
1.3.2. Xử lý thông tin
Giai đoạn tiếp theo của quá trình phân tích tài chính doanh nghiệp là xử lý các
thông tin đã thu thập được. Xử lý thông tin là một quá trình sắp xếp các thông tin đã
thu thập được theo những mục đích nhất định nhằm tính toán, so sánh, giải thích, đánh
giá và xác định những nguyên nhân ảnh hưởng đến quá trình hoạt động tài chính của
Thang Long University Library
9
công ty để từ đó phục vụ cho việc ra quyết định cho các hoạt động tài chính tiếp theo.
Đồng thời đó cũng là những căn cứ quan trọng phục vụ cho việc dự đoán, dự báo tình
hình tài chính của công ty trong tương lai.
Tùy theo mục đích phân tích khác nhau có thể lựa chọn những thông tin khác
nhau. Tùy theo các loại thông tin khác nhau có thể lựa chọn và vận dụng các phương
pháp xử lý thông tin khác nhau nhằm tạo ra những thông tin kế toán phù hợp cho việc
đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp trong từng thời kỳ.
1.3.3. Quyết định và dự toán
Mục tiêu của phân tích tài chính là ra các quyết định cho các hoạt động tài
chính tiếp theo. Bởi vậy việc thu thập và xử lý thông tin kế toán là nhằm chuẩn bị
những tiền đề và điều kiện cần thiết để phục vụ cho việc ra các quyết định tài chính và
dự đoán nhu cầu về tài chính trong tương lai của công ty.
Đối với các nhà quản trị, việc phân tích tình hình tài chính nhằm đưa ra các
quyết định có liên quan đến mục tiêu hoạt động của công ty là tăng trưởng, phát triển,
tối đa hóa lợi nhuận.
Đối với các nhà chủ nợ, nhà đầu tư vào công ty thì việc đưa ra các quyết định
về tài trợ và đầu tư.
Đối với cấp trên của công ty, căn cứ vào những tài liệu phân tích tài chính để
đưa ra các quyết định có liên quan đến quản lý công ty,...
Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp1.4.
Phương pháp phân tích tài chính bao gồm hệ thống các công cụ và biện pháp
nhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng, các mối quan hệ bên trong, bên
ngoài, các luồng dịch chuyển và biến đổi tài chính, các chỉ tiêu tài chính tổng hợp, các
chỉ tiêu chi tiết, các chỉ tiêu tổng quát chung, các chỉ tiêu có tính chất đặc thù nhằm
đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp. Trong tài chính có rất nhiều phương
pháp, mô hình cũng như công cụ để xử lý những thông tin thu thập được nhưng trên
thực tế, người ta thường sử dụng các phương pháp chính như: phương pháp so sánh,
phương pháp phân tích tỷ số, phương pháp phân tích tài chính DuPont.
1.4.1. Phương pháp so sánh
Là phương pháp nhằm nghiên cứu sự biến động và xác định mức biến động của
chỉ tiêu phân tích. Để áp dụng phương pháp so sánh vào phân tích tình hình tài chính,
trước hết phải xác định số gốc để so sánh. Việc xác định số gốc để so sánh là tùy thuộc
vào mục đích cụ thể của phân tích. Gốc so sánh được chọn là gốc về mặt thời gian
hoặc không gian. Kỳ phân tích được lựa chọn là kỳ báo cáo hoặc kỳ kế hoạch. Giá trị
so sánh được chọn có thể là số tuyệt đối, số tương đối hoặc số bình quân.
10
Để đảm bảo tính chất so sánh được của chỉ tiêu, cần đảm bảo thỏa mãn các điều
kiện so sánh như: đảm bảo sự thống nhất về nội dung kinh tế của chỉ tiêu, đảm bảo sự
thống nhất về phương pháp tính các chỉ tiêu, đảm bảo sự thống nhất về đơn vị tính các
chỉ tiêu (kể cả hiện vật, giá trị và thời gian).
Nội dung so sánh bao gồm:
 So sánh giữa số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trước để thấy rõ xu hướng
thay đổi về tình hình tài chính doanh nghiệp; đánh giá sự tăng trưởng hay thụt lùi trong
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
 So sánh giữa số thực tế kỳ phân tích với số kỳ kế hoạch để thấy mức độ phấn
đấu hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch trong mọi mặt của hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp.
 So sánh giữa số liệu của doanh nghiệp với số liệu trung bình của ngành của các
doanh nghiệp khác để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp mình tốt hay xấu,
khả quan hay không khả quan.
 So sánh theo chiều dọc để xem xét theo tỷ trọng của từng chỉ tiêu so với tổng
thể. So sánh theo chiều ngang của nhiều kỳ để thấy được sự biến đổi cả về số tương
đối và tuyệt đối của một chỉ tiêu nào đó qua các niên độ kế toán liên tiếp. Trên cơ sở
đó, có thể đánh giá được tình hình tài chính của công ty tốt hay xấu, tăng hay giảm.
Ưu điểm:
Phương pháp này cho phép dễ dàng nhận ra sự thay đổi của các đại lượng tài
chính qua các kỳ kinh doanh, hay trong xu hướng chung của toàn ngành, nhanh chóng
đưa ra được những nhận xét đánh giá cần thiết về những biến đổi đó, là cơ sở để điều
chỉnh các hoạt động tài chính trong tương lai.
Hạn chế:
Để việc so sánh thực sự có hiệu quả và đạt giá trị cao thì nguồn thông tin phải
đảm bảo đầy đủ, các số liệu phải được so sánh qua một chuỗi thời gian đủ dài để có
thể đưa ra được xu hướng thay đổi rõ ràng, việc tính toán phải hoàn thiện, tạo cơ sở để
so sánh một cách chính xác và có ý nghĩa.
1.4.2. Phương pháp phân tích tỷ số:
Phương pháp phân tích tỷ lệ dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lượng
tài chính trong các quan hệ tài chính của doanh nghiệp. Sự biến đổi các tỷ lệ cố nhiên
là sự biến đổi của các đại lượng tài chính. Về nguyên tắc, phương pháp phân tích tỷ lệ
yêu cầu phải xác định được các ngưỡng, các định mức chuẩn để so sánh. Trên cơ sở so
sánh các tỷ lệ về tài chính của doanh nghiệp với giá trị của các tỷ lệ định mức chuẩn,
có thể rút ra những kết luận về tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Thang Long University Library
11
Trong phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp, các tỷ lệ tài chính được
phân thành các nhóm tỷ lệ đặc trưng phản ánh những nội dung cơ bản theo các mục
tiêu của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đó là:
Nhóm tỷ lệ về cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn
Nhóm tỷ lệ về khả năng thanh toán
Nhóm tỷ lệ về khả năng sinh lời
Nhóm tỷ lệ phản ánh về tình hình rủi ro tài chính của doanh nghiệp
Nhóm tỷ lệ về tình hình thanh toán của doanh nghiệp
Các nhóm tỷ lệ khác
Mỗi nhóm tỷ lệ lại bao gồm nhiều tỷ lệ chi tiết hay riêng lẻ, từng bộ phận của
hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Trong mỗi trường hợp khác nhau, tùy theo mục
tiêu phân tích có thể lựa chọn các nhóm chỉ tiêu khác nhau phù hợp với mục đích phân
tích cụ thể của từng doanh nghiệp, trong từng thời kỳ.
Ưu điểm:
Phương pháp này cho phép đánh giá được chi tiết từng khả năng tài chính của
doanh nghiệp. Đây là một phương pháp đòi hỏi những nguồn thông tin tổng hợp từ cả
bốn báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Như vậy ta có thể nhìn nhận được tương đối
tổng quát và đầy đủ khả năng thanh toán, cơ cấu tài chính ... của doanh nghiệp.
Hạn chế:
Việc sử dụng phương pháp này bên cạnh tính toán những con số cụ thể, người
tiến hành phân tích cần phải có một lượng kiến thức và khả năng chuyên môn tương
đối rộng để có thể đưa ra được những nhận xét đánh giá mang tính chính xác cao và
tăng hiệu quả phân tích.
1.4.3. Phương pháp thay thế liên hoàn:
Với phương pháp thay thế liên hoàn, chúng ta có thể xác định được ảnh hưởng
của các nhân tố thông qua việc thay thế lần lượt và liên tiếp các nhân tố để xác định trị
số của chỉ tiêu khi nhân tố đó thay đổi. Khi thực hiện phương pháp này cần quán triệt
các nguyên tắc sau:
Thiết lập mối quan hệ toán học của các nhân tố ảnh hưởng với chỉ tiêu phân tích
theo một trình tự nhất định, từ nhân tố số lượng đến nhân tố chất lượng; trong trường
hợp có nhiều nhân tố số lượng hay chất lượng thì nhân tố chủ yếu, quan trọng thì được
xếp trước các nhân tố thứ yếu còn lại.
Lần lượt thay thế, nhân tố lượng được thay thế trước rồi đến nhân tố chất; nhân
tố được thay thế thì lấy giá trị thực tế, nhân tố chưa được thay thế thì giữ nguyên kỳ
gốc; nhân tố đã được thay thế thì lấy giá trị thực tế, cứ mỗi lần thay thế tính ra giá trị
của lần thay thế đó; lấy kết quả tính được trừ đi kết quả lần thay thế trước nó ta xác
12
định được mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó (kết quả lần thay thế trước của lần thay
thế đầu tiên là so với kỳ gốc).
Tổng đại số mức ảnh hưởng của các nhân tố phải bằng đối tượng phân tích (là
số chênh lệch giữa kỳ phân tích và kỳ gốc).
Có thể cụ thể các nguyên tắc trên thành các bước như sau:
Bước 1: Xác định đối tượng phân tích: là mức chênh lệch giữa chỉ tiêu kỳ phân
tích so với chỉ tiêu kỳ gốc. Nếu Gọi A1 là chỉ tiêu kỳ phân tích và A0 là chỉ tiêu kỳ
gốc thì đối tượng phân tích được xác định là: A1 - A0 = A
Bước 2: Thiết lập mối quan hệ của các nhân tố ảnh hưởng với chỉ tiêu phân
tích: Giả sử có 3 nhân tố ảnh hưởng là: a, b, c đều có quan hệ tích số với chỉ tiêu phân
tích Q và nhân tố a phản ánh lượng tuần tự đến c phản ánh về chất theo nguyên tắc đã
trình bày ta thiết lập được mối quan hệ như sau:
Q = a*b*c
Kỳ phân tích: Q1 = a1*b1*c1 và Kỳ gốc là: Q0 = a0*b0*c0
Bước 3: Lần lượt thay thế các nhân tố kỳ phân tích vào kỳ gốc theo trình tự sắp
xếp ở bước 2.
Thế lần 1: a1*b0*c0
Thế lần 2: a1*b1*c0
Thế lần 3: a1*b1*c1
Thế lần cuối cùng chính là các nhân tố ở phân tích được thay thế toàn bộ nhân
tố ở kỳ gốc. Như vậy có bao nhiêu nhân tố ảnh hưởng thì có bấy nhiêu lần thay thế.
Bước 4: Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến đối tượng phân tích
bằng cách lấy kết quả thay thế lần sau trừ đi kết quả lần thay thế trước nó ta xác định
được mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó (kết quả lần thay thế trước của lần thay thế
đầu tiên là so với kỳ gốc) cụ thể:
Ảnh hưởng của nhân tố a: a1*b0*c0 – a0*b0*c0 = Qa
Ảnh hưởng của nhân tố b: a1*b1*c0 – a1*b0*c0 = Qb
Ảnh hưởng của nhân tố c: a1*b1*c1 – a1*b1*c0 = Qc
Tổng đại số mức ảnh hưởng của các nhân tố: Qa + Qb + Qc = Q
Ưu điểm:
Là phương pháp đơn giản, dễ hiểu, dễ tính. Phương pháp thay thế liên hoàn có
thể chỉ rõ mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, qua đó phản ánh nội dung bên trong của
hiện tượng kinh tế.
Hạn chế:
Khi xác định ảnh hưởng của nhân tố nào đó, phải giả định các nhân tố khác
không đổi, nhưng trong thực tế có trường hợp các nhân tố đều cùng thay đổi. Khi sắp
Thang Long University Library
13
xếp trình tự các nhân tố, trong nhiều trường hợp, để phân biệt nhân tố nào là số lượng,
nhân tố nào là chất lượng là vấn đề không đơn giản. Nếu phân biệt sai thì việc sắp xếp
và kết quả tính toán các nhân tố cho ta kết quả không còn chính xác.
1.4.4. Phương pháp phân tích tài chính DuPont
Phương pháp DuPont là phương pháp phân tích nhằm đánh giá sự tác động
tương hỗ giữa các tỉ số tài chính, biến một chỉ tiêu tổng hợp thành một hàm số của một
vài các biến số. Theo phương pháp này, người phân tích có thể tách riêng, phân tích
tác động của từng yếu tố (biến số) tới chỉ tiêu tài chính tổng hợp như thế nào là có lợi
hay bất lợi, từ đó có thể đưa ra quyết định tài chính phù hợp với tình hình thực tế của
doanh nghiệp. Cụ thể, phân tích DuPont là kỹ thuật phân tích bằng cách chia tỉ số
ROA và ROE thành những bộ phận có liên hệ với nhau để đánh giá tác động của từng
bộ phận lên kết quả sau cùng. Kỹ thuật này thường được sử dụng bởi các nhà quản lý
trong nội bộ công ty để có cái nhìn cụ thể và ra quyết định xem nên cải thiện tình hình
tài chính công ty bằng cách nào. Mối quan hệ này được thể hiện trong phương trình
DuPont. Công thức DuPont được viết như sau:
ROA =
Lợi nhuận ròng
Tổng tài sản
=
Lợi nhuận ròng
Doanh thu thuần
*
Doanh thu thuần
Tổng tài sản
= ROS *
Doanh thu thuần
Tổng tài sản
ROE =
Lợi nhuận ròng
Vốn chủ sở hữu
=
Lợi nhuận ròng
Doanh thu thuần
*
Doanh thu thuần
Tổng tài sản
*
Tổng tài sản
Vốn chủ sở hữu
= ROA *
Tổng tài sản
Vốn chủ sở hữu
= ROA * (Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu + 1)
Khi áp dụng công thức DuPont vào phân tích các nhà phân tích nên tiến hành so
sánh chỉ tiêu ROA, ROE của doanh nghiệp qua các năm. Sau đó phân tích xem sự tăng
trưởng hoặc tụt giảm của chỉ số nay qua các năm bắt nguồn từ nguyên nhân nào. Ví dụ
như trong công thức trên, ROA phụ thuộc vào tỉ suất sinh lời trên doanh thu và hiệu
suất sử dụng tổng tài sản. Còn chỉ số ROE bị thay đổi có thể do các nguyên nhân như
tỉ suất sinh lời trên doanh thu, hiệu suất sử dụng tổng tài sản và cấu trúc vốn. Từ sự
thay đổi của những nguyên nhân đó, nhà quản trị có thể đưa ra những nhận định và dự
đoán xu hướng của ROA, ROE trong các năm sau.
Ưu điểm:
Phương pháp phân tích DuPont có ưu điểm lớn giúp cho nhà phân tích phát
hiện và tập trung vào các yếu điểm của doanh nghiệp. Nếu tỉ suất sinh lời trên VCSH
của doanh nghiệp thấp hơn các doanh nghiệp khác trong cùng ngành chỉ dựa vào hệ
thống các chỉ tiêu theo phương pháp phân tích DuPont nhà phân tích có thể tìm ra
nguyên nhân.
14
Dùng phương pháp phân tích tài chính DuPont còn có thể giúp cho doanh
nghiệp xác định xu hướng hoạt động trong một thời kỳ để có thể phát hiện ra những
khó khăn và thuận lợi mà doanh nghiệp có thể gặp phải trong tương lai.
Hạn chế:
Mức độ tin cậy của mô hình phụ thuộc hoàn toàn vào giả thuyết và số liệu đầu
vào.
Không bao gồm chi phí sử dụng vốn.
1.4.5. Phương pháp đồ thị
Phương pháp đồ thị là phương pháp được sử dụng để minh họa kết quả tài
chính đã tính toán được và được biểu thị bằng biểu đồ hay đồ thị. Từ đó có thể thấy
được xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích hoặc thể hiện mối quan hệ
của các bộ phận trong một tổng thể nhất định.
Ngày nay, phương pháp đồ thị được sử dụng rất phổ biến trong các doanh
nghiệp nhằm biểu hiện tính đa dạng và phức tạp của nội dung phân tích. Phương pháp
này có thể phản ánh dưới những góc độ:
Biểu thị quy mô (độ lớn) các chỉ tiêu phân tích qua thời gian, như: tổng tài sản,
tổng doanh thu, tổng chi phí, sản lượng, hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả sử dụng chi
phí, tỉ suất lợi nhuận,...
Biểu hiện tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu phân tích qua thời gian, như: tốc độ
tăng tài sản, tốc độ tăng vốn chủ sở hữu, tốc độ tăng hiệu quả sử dụng vốn, tốc độ tăng
vốn đầu tư,...
Biểu hiện mối quan hệ giữa chỉ tiêu phân tích với các chỉ tiêu nhân tố, như: tỷ
suất sinh lời của tổng tài sản chịu ảnh hưởng của tỷ suất sinh lời của tổng doanh thu
thuần và tốc độ chu chuyển của tổng tài sản hoặc sức sinh lời của tài sản dài hạn phụ
thuộc vào hệ số của tài sản dài hạn với sức sinh lời của vốn chủ sở hữu.
Ưu điểm:
Phản ánh trực quan các số liệu phân tích, thể hiện rõ ràng và mạch lạc chỉ tiêu
phân tích qua từng thời kỳ. Trên cơ sở đó, giúp cho việc đánh giá trở nên dễ dàng hơn.
Hạn chế:
Không cho thấy được những nguyên nhân gây biến động của chỉ tiêu phân tích.
Nội dung phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp1.5.
1.5.1. Phân tích tình hình biến động của tài sản và nguồn vốn
1.5.1.1. Phân tích cơ cấu và biến động tài sản
Trong doanh nghiệp, vốn được chia thành vốn lưu động và vốn cố định. Sự biến
động về vốn tác động trực tiếp tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp đó. Do đó,
Thang Long University Library
15
công việc của người phân tích là xem xét sự biến động và tình hình phân bổ vốn trong
doanh nghiệp đã hợp lý hay chưa. Để làm được điều này ta làm như sau:
Thứ nhất, phân tích sự biến động của từng chỉ tiêu tài sản qua các năm cả về số
tuyệt đối và số tương đối. Thêm vào đó, cần tìm hiểu sự biến động của từng chỉ tiêu là
do đâu. Thông qua việc phân tích này, ta sẽ nhận thức được tác động của từng loại tài
sản đối với quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của doanh
nghiệp.
Thứ hai, xem xét cơ cấu vốn đã hợp lý chưa và sự tác động của cơ cấu vốn đến
quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để làm được điều này ta cần phải tỷ
trọng của từng chỉ tiêu trong tổng tài sản, tỷ trọng của các chỉ tiêu thuộc tài sản ngắn
hạn trong thời kỳ khác nhau để thấy được sự biến động của cơ cấu vốn. Các công thức
trợ giúp đắc lực cho việc phân tích có thể kể đến đó là:
Tỷ trọng tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản =
Tài sản ngắn hạn
Tổng tài sản
x100%
Tỷ trọng tài sản dài hạn trong tổng tài sản =
Tài sản dài hạn
Tổng tài sản x100%
Hai công thức trên cho biết tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn chiếm bao nhiêu
phần trăm trong tổng tài sản. Việc xem xét tỷ trọng từng loại tài sản chiếm trong tổng
số và xu hướng biến động của chúng theo thời gian để thấy được mức độ hợp lý của
việc phân bổ. Thêm vào đó, khi đánh giá phân bố vốn có hợp lý hay không ta cần xem
xét đặc điểm ngành nghề và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
1.5.1.2. Phân tích cơ cấu và biến động của nguồn vốn
Cơ cấu và sự biến động về nguồn vốn phản ánh tình hình nguồn vốn của doanh
nghiệp. Cơ cấu vốn là tỷ trọng của từng loại nguồn vốn trong tổng số nguồn vốn;
thông qua cơ cấu nguồn vốn ta sẽ đánh giá được hướng tài trợ của doanh nghiệp, mức
độ rủi ro của chính sách tài chính. Đồng thời nó cũng cho ta thấy được khả năng tự chủ
hay phụ thuộc về mặt tài chính của doanh nghiệp. Thêm vào đó, thông qua sự biến đổi
của các chỉ tiêu phần nguồn vốn ta sẽ thấy được tình hình huy động vốn cho các hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Công việc của nhà phân tích đó là so sánh
sự biến động cả về số tuyệt đối và số tương tối của các chỉ tiêu phần nguồn vốn, tính tỷ
trọng của từng chỉ tiêu trong tổng nguồn vốn; tương tự cho nợ phải trả và vốn chủ sở
hữu; sau đó so sánh chúng qua các năm khác nhau để thấy được cơ cấu và sự biến
động nguồn vốn của doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu như:
Hệ số tài trợ =
Vốn chủ sở hữu
Tổng nguồn vốn
Hệ số tài trợ là chỉ tiêu phản ánh khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính và mức
độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết trong tổng số
16
nguồn vốn tài trợ tài sản của doanh nghiệp thì nguồn vốn chủ sở hữu chiếm mấy phần.
Trị số của chỉ tiêu càng lớn chứng tỏ khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính càng cao,
mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp càng tăng và ngược lại.
Hệ số nợ so với tổng nguồn vốn =
Nợ phải trả
Tổng nguồn vốn
Hệ số nợ so với tổng nguồn vốn cho biết trong một đồng vốn tài trợ tài sản của
doanh nghiệp thì có bao nhiêu đồng nợ phải trả. Chỉ tiêu này cũng là một trong những
chỉ tiêu được sử dụng để xem xét khả năng tự đảm bảo và mức độ độc lập về mặt tài
chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên, ý nghĩa của trị số này lại ngược lại so với hệ số tài
trợ, đó là: hệ số nợ so với tổng nguồn vốn càng cao thì mức độ độc lập về mặt tài
chính của doanh nghiệp càng thấp và ngược lại.
Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu =
Tổng nợ
Vốn chủ sở hữu
x100%
Tỷ số này cho biết quan hệ giữa vốn huy động bằng đi vay và vốn tự có của
doanh nghiệp. Tỷ số này nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp ít phụ thuộc vào hình thức huy
động vốn bằng vay nợ; do đó ít chịu rủi ro. Tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với
việc doanh nghiệp chưa biết sử dụng đòn bẩy kinh doanh và tranh thủ lợi ích từ hiệu
quả tiết kiệm thuế. Khi dùng tỷ số này để đánh giá cần so sánh tỷ số của một doanh
nghiệp cụ thể với tỷ số trung bình ngành.Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn
vốn
Để đánh giá chính xác tính hợp lý và mức độ an toàn tài chính của doanh
nghiệp, cần liên hệ với chính sách huy động vốn và chính sách đầu tư trong từng thời
kỳ của doanh nghiệp. Mặt khác, trong quá trình phân tích, cũng cần liên hệ trị số của
các chỉ tiêu trên với trị số trung bình ngành hoặc với các doanh nghiệp khác tương
đương để kết luận xem các trị số trên của doanh nghiệp mình đã hợp lý chưa, rồi từ đó
đưa ra các giải pháp thích hợp.
1.5.1.3. Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn
Phân tích cấu trúc tài chính nếu chỉ dừng lại ở việc phân tích cơ cấu tài sản và
nguồn vốn là không đủ và sẽ không thể hiện được chính sách sử dụng vốn của doanh
nghiệp. Chính sách sử dụng vốn của doanh nghiệp không chỉ phản ánh nhu cầu vốn
cho hoạt động kinh doanh mà còn có quan hệ trực tiếp đến an ninh tài chính, đến hiệu
quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Do vậy, nó có tác động trực tiếp dến hiệu quả kinh
doanh cũng như rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì lẽ đó mà việc phân tích
mối quan hệ giữa tài sản và nguồn hình thành tài sản để thấy được chính sách sử dụng
vốn của doanh nghiệp là việc làm không thể thiếu. Dựa vào cơ cấu sử dụng vốn để tài
trợ cho tài sản, ta có 3 mô hình chính sách quản lý: Mạo hiểm, Thận trọng và Dung
hoà.
Thang Long University Library
17
Biểu đồ 1.1. Chiến lược quản lý vốn
Mạo hiểm Thận trọng Dung hoà
(Nguồn: Slide môn học Nhập môn tài chính doanh nghiệp)
Trong mô hình quản lý mạo hiểm, tài sản cố định của doanh nghiệp chủ yếu
được tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn. Doanh nghiệp phải đối mặt với rất nhiều rủi ro
có thể xảy đến khi theo đuổi chính sách này như: cạn kiệt tiền hay không có đủ tiền để
điều chỉnh chính sách quản lý một cách hiệu quả; mất doanh thu khi dự trữ thiếu hụt
hàng lưu kho; mất doanh thu khi sử dụng chính sách tín dụng thắt chặt để duy trì
khoản phải thu khách hàng thấp. Do phải đối mặt với nhiều rủi ro nên lợi nhuận kì
vọng sẽ cao hơn. Chính sách quản lý thận trọng thì hoàn toàn ngược lại với chính sách
quản lý mạo hiểm. Còn khi nhà quản trị áp dụng chính sách quản lý dung hoà, tức là
nguồn vốn ngắn hạn sẽ chỉ dùng để tài trợ cho tài sản ngắn hạn, nguồn vốn dài hạn chỉ
dùng để tài trợ cho tài sản dài hạn. Vì vậy, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ
ổn định và ít biến động hơn.
1.5.2. Phân tích diễn biến nguồn tạo vốn và sử dụng vốn trong doanh nghiệp
Trong phân tích nguồn vốn, người ta thường xem xét sự thay đổi của nguồn vốn
và cách thức sử dụng vốn của một doanh nghiệp trong một thời kỳ theo số liệu giữa
hai thời điểm lập bảng cân đối kế toán. Một trong những công cụ hữu hiệu của nhà
quản lý tài chính là bảng kê nguồn tạo vốn và sử dụng vốn (Bảng tài trợ). Nó giúp nhà
quản lý xác định rõ các nguồn cung ứng vốn và việc sử dụng các nguồn vốn đó. Để lập
được bảng này, trước hết phải liệt kê sự thay đổi các khoản mục trên Bảng cân đối kế
toán từ đầu kỳ đến cuối kỳ. Mỗi sự thay đổi được phân biệt ở hai cột: sử dụng vốn và
tạo vốn theo nguyên tắc:
Nếu các khoản mục bên tài sản tăng hoặc các khoản mục bên nguồn vốn giảm
thì điều đó thể hiện việc sử dụng vốn.
Nếu các khoản mục bên tài sản giảm hoặc các khoản mục bên nguồn vốn tăng
thì điều đó thể hiện việc tạo vốn.
TS
ngắn hạn
TS
dài hạn
Vốn dài
hạn
TS
ngắn hạn
Vốn
ngắn hạn
Vốn
ngắn hạn
TS
ngắn hạn
Vốn
ngắn hạn
TS
dài hạn
Vốn dài
hạn
TS
dài hạn
Vốn dài
hạn
18
Việc thiết lập bảng tài trợ là cơ sở để chỉ ra những trọng điểm đầu tư vốn và
những nguồn vốn chủ yếu được hình thành để đầu tư.
Bảng 1.1. Bảng tài trợ
TT Diễn giải Năm N Năm N+1 Tạo vốn Sử dụng vốn
A Tài sản
I Tài sản ngắn hạn
1 Tiền
2 Phải thu khách hang
3 Hàng tồn kho
II Tài sản dài hạn
1 Tài sản cố định
2 Đầu tư tài chính dài hạn
3 Tài sản dài hạn khác
B Nguồn vốn
I Nợ phải trả
1 Vay và nợ ngắn hạn
2 Phải trả người bán
3 Vay và nợ dài hạn
II Nguồn vốn chủ sở hữu
1 Vốn chủ sở hữu
2 Các quỹ
3 Lợi nhuận để lại
(Nguồn: Slide môn học Nhập môn tài chính doanh nghiệp)
Ta có công thức: Tổng Tạo vốn = Tổng Sử dụng vốn
Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn là xem xét và đánh giá sự thay
đổi các chỉ tiêu cuối kỳ so với đầu kỳ trên Bảng cân đối kế toán về nguồn vốn và cách
thức sử dụng vốn của doanh nghiệp. Nội dung phân tích này cho ta biết trong một kỳ
kinh doanh nguồn vốn tăng giảm bao nhiêu, tình hình sử dụng vốn như thế nào,
những chỉ tiêu nào là chủ yếu ảnh hưởng đến sự tăng giảm nguồn vốn và sử dụng
vốn của doanh nghiệp, tỉ trọng của những yếu tố đó trên tổng Tạo vốn hay Sử dụng
vốn là bao nhiêu. Từ đó có giải pháp khai thác các nguồn vốn và nâng cao hiệu quả
sử dụng vốn trong doanh nghiệp.
1.5.3. Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thông qua Báo
cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Mục tiêu phân tích là xác định mối liên hệ và đặc điểm các chỉ tiêu trong báo
cáo kết quả kinh doanh, đồng thời so sánh chúng qua một số niên độ kế toán liên tiếp
và với số liệu trung bình của ngành (nếu có) để đánh giá xu hướng thay đổi từng chỉ
tiêu và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác.
Thang Long University Library
19
Dựa vào Báo cáo kết quả kinh doanh có thể tính toán được Tổng doanh thu,
tổng chi phí và lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp.
Bảng 1.2. Tổng doanh thu, tổng chi phí và lợi nhuận sau thuế
Tổng doanh thu
 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
 Doanh thu hoạt động tài chính
 Thu nhập khác
Tổng chi phí
 Giá vốn hàng bán
 Chi phí tài chính
 Chi phí bán hàng
 Chi phí quản lý doanh nghiệp
 Chi phí khác
Lợi nhuận sau thuế  Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Từ các số liệu vừa tính toán được, ta đưa ra những nhận xét về sự thay đổi của
các chỉ tiêu này trong doanh nghiệp những năm qua và so sánh sự thay đổi đó qua các
năm cả về số tuyệt đối và tương đối. Khi đó, ta có thể biết được sự tác động của các
chỉ tiêu và nguyên nhân ảnh hưởng đến lợi nhuận phân tích về mặt định lượng. Đồng
thời, công việc so sánh tốc độ tăng giảm của các chỉ tiêu trên giúp nhà phân tích biết
được mức tiết kiệm của các khoản chi phí, sự tăng giảm của các khoản doanh thu để từ
đó đưa ra các chính sách nhằm khai thác các điểm mạnh, khắc phục các điểm yếu
trong hoạt động kinh doanh. Mặt khác, việc phân tích còn xác định các nhân tố định
tính để thấy được các nguyên nhân khách quan và chủ quan tới hiệu quả kinh doanh
của doanh nghiệp.
Ngoài ra, khi phân tích tài chính doanh nghiệp, các nhà phân tích rất chú tâm
tới một số chỉ tiêu tài chính trung gian bởi qua đó không chỉ biết được tình hình sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà còn là cơ sở để tính toán, xác lập nhiều hệ số, tỉ
lệ có ý nghĩa quan trọng khác, ví dụ như:
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ là kết quả của doanh thu thuần
trừ đi giá vốn hàng bán. Đây là chỉ tiêu trung gian rất có ý nghĩa bởi vì đó là khoản
tiền dùng để chi trả tất cả các chi phí (trừ giá vốn hàng bán). Chỉ số này phản ánh khả
năng sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu doanh thu thuần cao và giá vốn
hàng bán thấp thì lợi nhuận gộp sẽ rất lớn. Khoản mục này cùng với doanh thu từ hoạt
động tài chính và thu nhập khác sẽ được dùng để trang trải cho các chi phí phát sinh
trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
20
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (EBIT) là chỉ số được sử dụng để tính
toán các chỉ số trong tài chính. Nếu EBIT dương chứng tỏ mức thu nhập doanh nghiệp
có được đủ sức chi trả cho các khoản chi phí phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh
doanh. Nếu chỉ số EBIT âm chứng tỏ doanh nghiệp đang hoạt động không hiệu quả,
các khoản thu được không đủ để bù đắp cho các khoản chi phí phải bỏ ra.
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (EAT) là kết quả của lợi nhuận trước
thuế trừ đi thuế phải nộp cho nhà nước. Đây là chỉ tiêu được sử dụng rất nhiều để tính
toán các tỉ số tài chính như: tỉ suất sinh lời trên doanh thu (ROS), tỉ suất sinh lời trên
tổng tài sản (ROA) hay tỉ suất sinh lời trên vốn cổ phần (ROE). Khi chỉ tiêu EAT
dương chứng tỏ tổng các khoản doanh thu và thu nhập khác của doanh nghiệp đủ sức
chi trả cho chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh, suy ra doanh nghiệp đang làm ăn có
lãi và có hiệu quả. EAT sẽ dùng để trích lập các quỹ và chia cổ tức cho cổ đông.
1.5.4. Phân tích khả năng thanh toán
Tình hình tài chính của công ty chịu ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến tình
hình và khả năng thanh toán của công ty. Để thấy rõ tình hình tài chính của công ty
hiện tại và tương lai, cần xác định các chỉ tiêu phân tích khả năng thanh toán của công
ty. Khả năng thanh toán của công ty biểu hiện ở số tiền và tài sản mà công ty hiện tại
có thể sử dụng để trang trải các khoản nợ. Nhóm chỉ tiêu này bao gồm các chỉ tiêu chủ
yếu sau:
1.5.4.1. Hệ số thanh toán ngắn hạn
Hệ số thanh toán ngắn hạn =
Tài sản ngắn hạn
Nợ ngắn hạn
Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn là thước đo khả năng thanh toán hiện hành
của doanh nghiệp. Nó cho biết mức độ các khoản nợ của các chủ nợ ngắn hạn được
trang trải bằng các tài sản có thể chuyển thành tiền trong một giai đoạn tương đương
với thời hạn của khoản nợ. Tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn đều có thời hạn dưới 1
năm. Hệ số này càng cao thì khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn của doanh
nghiệp càng lớn. Tuy nhiên, nếu hệ số này quá cao thì cũng chưa hẳn là tốt bởi nó cao
co thể do các nguyên nhân như: các khoản phải thu quá lớn bao gồm các khoản nợ nần
dây dưa, quá hạn, khó đòi, các khoản phải thu không có khả năng thu hồi; hàng tồn
kho bị ứ đọng do không có khả năng tiêu thụ.
1.5.4.2. Hệ số thanh toán nhanh
Hệ số thanh toán nhanh =
Tài sản ngắn hạn - Hàng tồn kho
Nợ ngắn hạn
Hệ số này là thước đo khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp có ý nghĩa:
1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn có tính thanh
khoản cao. Hay nói cách khác, khi các khoản nợ ngắn hạn đến hạn trả, doanh nghiệp
Thang Long University Library
21
có thể sử dụng bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn để chi trả mà không cần bán hàng tồn
kho. Bởi vì hàng tồn kho khó chuyển đổi thành tiền hơn các tài sản ngắn hạn khác, khi
bán dễ bị lỗ nhất. Tỉ số này cao chứng tỏ khả năng đáp ứng nhanh những khoản nợ
trước mắt của doanh nghiệp là tốt, tạo được uy tín với các đối tác kinh doanh. Tuy
nhiên, tỉ số này quá cao cũng không tốt bởi vì tỉ số này cao có thể do doanh nghiệp dự
trữ quá nhiều tiền hoặc nguyên vật liệu dự trữ quá lớn dùng không hết.
1.5.4.3. Hệ số thanh toán tức thời
Hệ số thanh toán tức thời =
Tiền và các khoản tương đương tiền
Nợ ngắn hạn
Hệ số thanh toán tức lời là một trong những tỉ số quan trọng nhất trong phân
tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Nó cho biết khả năng đáp ứng những
khoản nợ ngắn hạn bằng các tài sản có tính thanh khoản cao như tiền và các khoản
tương đương tiền. Nếu chỉ số này cao tức là doanh nghiệp có đủ khả năng đáp ứng các
khoản nợ ngắn hạn đến hạn trả. Điều này là rất tốt nhưng nếu dự trữ quá nhiều tài sản
có tính thanh khoản cao thì doanh nghiệp sẽ mất chi phí lưu giữ tiền và những cơ hội
đầu tư vào lĩnh vực khác.
1.5.4.4. Tỷ số khả năng trả nợ
Tỷ số khả năng trả nợ =
Giá vốn hàng bán + Khấu hao + EBIT
Nợ gốc + Chi phí lãi vay
Tỷ số khả năng trả nợ là một tỷ số tài chính đánh giá khả năng thanh toán nợ
nói chung của doanh nghiệp. Tỷ số này cho biết để chuẩn bị cho mỗi đồng trả nợ gốc
và lãi, doanh nghiệp có bao nhiêu đồng có thể sử dụng được.
1.5.5. Phân tích khả năng quản lý tài sản
Khả năng quản lý tài sản của doanh nghiệp được đánh giá thông qua hiệu quả
kinh doanh, nó phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp về
lao động, vật tư, tiền vốn để đạt kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất. Cụ thể như sau:
1.5.5.1. Phân tích khả năng luân chuyển hàng tồn kho
Vòng quay hàng tồn khoa.
Vòng quay hàng tồn kho =
Giá vốn hàng bán
Hàng tồn kho bình quân
Vòng quay hàng tồn kho là chỉ tiêu quan trọng không chỉ nhà quản trị quan tâm
mà các nhà đầu tư, chủ nợ cũng rất coi trọng. Vì chỉ tiêu này đo lường khả năng tiêu
thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Bình quân một đơn vị sản phẩm hàng hoá dự trữ tham
gia vào quá trình kinh doanh thì tạo ra được bao nhiêu đồng giá vốn. Hệ số này càng
cao phản ánh hoạt động kinh doanh càng tốt và ngược lại có nghĩa là có sự bất hợp lý
trong khâu dự trữ, sản xuất làm hàng hóa kém chất lượng hay yếu kém trong khâu tiêu
thụ. Tuy nhiên, khi phân tích cũng cần phải chú ý đến những nhân tố khác ảnh hưởng
22
đến hệ số quay vòng tồn kho như việc áp dụng phương thức bán hàng, kết cấu hàng
tồn kho, thị hiếu tiêu dùng, tình trạng nền kinh tế, đặc điểm theo mùa vụ của doanh
nghiệp, thời gian giao hàng của nhà cung cấp...
Thời gian một vòng quay hàng tồn khob.
Thời gian một vòng quay hàng tồn kho =
Số ngày trong kỳ
Số vòng quay hàng tồn kho
Thời gian một vòng quay hàng tồn kho cho biết trung bình bao nhiêu ngày
doanh nghiêp xuất hàng một lần. Như vậy, nếu số ngày trung bình một lần xuất hàng
càng nhỏ thì chứng tỏ tốc độ luân chuyển hàng tồn kho càng cao, hiệu quả sử dụng
hàng tồn kho càng lớn và ngược lại.
1.5.5.2. Phân tích tốc độ luân chuyển khoản phải thu
Vòng quay các khoản phải thua.
Số vòng quay khoản phải thu =
Doanh thu thuần
Khoản phải thu bình quân
Vòng quay các khoản phải thu thiển hiện trong kỳ doanh nghiệp đã thu tiền
được mấy lần từ doanh thu bán chịu. Như vậy, thông qua số vòng quay các khoản phải
thu ta thấy được tốc độ thu hồi nợ của doanh nghiệp. Số vòng quay khoản phải thu
càng lớn thì chứng tỏ tốc độ thu hồi nợ của doanh nghiệp càng cao, giảm bớt vốn bị
chiếm dụng, đảm bảo khả năng thanh toán bằng tiền, sẵn sàng tái đầu tư vào hoạt động
sản xuất kinh doanh, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Ngược lại, nếu số vòng
quay khoản phải thu nhỏ nghĩa là khả năng thu hồi nợ của doanh nghiệp kém hoặc tốc
độ thu hồi nợ nhỏ hơn tốc độ tăng doanh thu bán chịu; điều này có thể dẫn tới nguy cơ
không thu hồi được nợ và hiệu quả sử dụng vốn thấp.
Kỳ thu tiền bình quânb.
Kỳ thu tiền bình quân =
Số ngày trong kỳ
Số vòng quay các khoản phải thu
Kỳ thu tiền bình quân được dùng để đánh giá tốc độ thu hồi nợ của doanh
nghiệp; nó cho biết trung bình bao nhiêu ngày thì doanh nghiệo thu được tiền một lần.
Như vậy, nếu số ngày thu tiền bình quân càng nhỏ thì chứng tỏ tốc độ thu hồi nợ của
doanh nghiệp cao và ngược lại.
Chu kỳ tiền mặt (CCC)c.
CCC =
Thời gian hàng
tồn trong kho
+
Thời gian thu được
tiền hang
-
Thời gian tiền hàng
có thể thu hồi
Chu kỳ tiền mặt là một thước đo được sử dụng để đánh giá khả năng quản lý
dòng tiền của doanh nghiệp. Giá trị này càng cao chứng tỏ lượng tiền mặt của doanh
nghiệp càng khan hiếm cho hoạt động sản xuất kinh doanh và cho các hoạt động khác
Thang Long University Library
23
như đầu tư. Chu kỳ tiền mặt được tính từ khi chi trả cho các nguyên liệu thô tới khi
nhận được tiền mặt trong bán hàng. Nếu con số này nhỏ sẽ được coi là khả năng quản
lý vốn lưu động tốt. Ngược lại, con số này lớn có thể được giải thích là: doanh nghiệp
phải thuê thêm vốn trong khi vẫn phải chờ khách hàng trả nợ tiền hàng cho mình. Quá
trình sản xuất càng dài, lượng tiền mặt mà doanh nghiệp phải thuê thêm để đầu tư càng
lớn. Tương tự, thời gian khách hàng thanh toán các hóa đơn càng lâu, thì giá trị của
các hóa đơn càng giảm. Hay nói cách khác, tài khoản có thể thu hồi về được làm giảm
vốn lưu động của doanh nghiệp.
1.5.5.3. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản =
Doanh thu thuần
Tổng tài sản
Chỉ tiêu này phản ánh một yếu tố đầu vào trong quá trình kinh doanh sinh ra
bao nhiêu kết quả đầu ra. Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tổng tài sản đo lường hiệu quả sử
dụng tài sản nói chung của doanh nghiệp, không phân biệt riêng tài sản cố định hay tài
sản lưu động, nhằm giúp chủ doanh nghiệp thấy được hiệu quả đầu tư và hiệu quả sử
dụng tài sản cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Chỉ tiêu này cho biết hiệu suất sử
dụng toàn bộ tài sản của doanh nghiệp, một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng doanh
thu. Nó cũng thể hiện số vòng quay trung bình của toàn bộ vốn của doanh nghiệp trong
kỳ báo cáo. Hệ số này làm rõ khả năng tận dụng vốn triệt để vào sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp. Việc tăng vòng quay vốn kinh doanh này là yếu tố quan trọng làm
tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp đồng thời làm tăng khả năng cạnh tranh, tăng uy tín
của doanh nghiệp trên thị trường.
1.5.5.4. Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn
Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn =
Doanh thu thuần
Tài sản ngắn hạn
Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn cho biết mức độ sử dụng tài sản ngắn hạn để
tạo ra doanh thu cũng như mức độ doanh nghiệp đầu tư vào tài sản ngắn hạn. Con số
này cho biết một đồng tài sản ngắn hạn tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu.
1.5.5.5. Hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn
Hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn =
Doanh thu thuần
Tài sản dài hạn
Chỉ tiêu này cho biết bình quân một đồng tài sản cố định tham gia vào quá trình
kinh doanh tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Tài sản cố định ở đây được
tính theo giá trị còn lại đến thời điểm lập báo cáo. Doanh nghiệp chú ý đến chỉ tiêu này
để đánh giá mức độ cần thiết cho việc đầu tư vào tài sản cố định có tạo ra doanh thu
lớn hay không để có hướng nâng cấp hay mua sắm mới.
24
1.5.6. Phân tích khả năng sinh lời của doanh nghiệp
1.5.6.1. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần (ROS)
ROS =
Lợi nhuận sau thuế
Doanh thu thuần
x100%
Tỷ số này cho biết một đồng doanh thu thuần thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi
nhuận sau thuế. Tỷ số này cao hay thấp là phụ thuộc vào tình hình tiêu thụ, giá cả và
chiến lược tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp; khả năng quản lý các loại chi phí phát
sinh trong doanh nghiệp như chi phí sản xuất, chi phí quản lý, chi phí bán hàng,..
1.5.6.2. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA)
ROA =
Lợi nhuận sau thuế
Tổng tài sản x100%
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản cho viết một đồng vốn đầu tư vào
doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Đây là chỉ tiêu đánh giá
hiệu quả hoạt động đầu tư của doanh nghiệp.
1.5.6.3. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE)
ROE =
Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu
x100%
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu phản ánh khả năng sinh lời trên
vốn chủ sở hữu; nó cho biết một đồng vốn chủ sở hữu thì tạo ra được bao nhiêu đồng
lợi nhuận sau thuế. Tỷ suất này cao hay thấp phụ thuộc vào tính hiệu quả của việc sử
dụng vốn và mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp. Mong muốn của các
chủ sở hữu là làm sao cho tỷ số này càng cao càng tốt. Trong trường hợp việc sử dụng
vốn hiệu quả và đồng thời mức độ tài trợ bằng nợ lớn thì tỷ suất lợi nhuận sau thuế
trên vốn chủ sở hữu sẽ rất cao. Ngược lại, nếu việc sử dụng vốn không hiệu quả, dẫn
tới mức lợi nhuận không đủ chi trả lãi vay thì việc sử dụng đòn bẩy tài chính trong
trường hợp này sẽ gây tổn thất cho chủ sở hữu, thậm chí mất khả năng chi trả.
Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng phân tích tài chính1.6.
Chất lượng phân tích tài chính là mục tiêu mà các nhà phân tích tài chính muốn
hướng đến. Phân tích tài chính bao gồm rất nhiều đối tượng quan tâm từ vi mô cho đến
vĩ mô, thông tin vô cùng đa dạng, nhiều phương pháp phân tích, nội dung phân tích đề
cập đến nhiều vấn đề... Do vậy, để phân tích tài chính có chất lượng thì việc phân tích
trước hết phải được quan tâm một cách đồng bộ ở tất cả các doanh nghiệp, phân tích
tài chính cần được coi là một công việc nghiêm túc quyết định trực tiếp đến hiệu quả
kinh doanh của doanh nghiệp bên cạnh mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng sản
phẩm, thu hút đầu tư... Phân tích tài chính không chỉ đơn thuần là việc khái quát tình
hình tài chính của doanh nghiệp cùng với việc tính toán đơn thuần một vài chỉ tiêu
mang tính rập khuôn, máy móc, theo mẫu quy định sẵn mà đòi hỏi phải tìm tòi, nghiên
Thang Long University Library
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại mặt trời việt
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại mặt trời việt
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại mặt trời việt
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại mặt trời việt
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại mặt trời việt
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại mặt trời việt
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại mặt trời việt
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại mặt trời việt
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại mặt trời việt
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại mặt trời việt
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại mặt trời việt
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại mặt trời việt
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại mặt trời việt
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại mặt trời việt
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại mặt trời việt
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại mặt trời việt
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại mặt trời việt
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại mặt trời việt
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại mặt trời việt
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại mặt trời việt
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại mặt trời việt
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại mặt trời việt
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại mặt trời việt
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại mặt trời việt
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại mặt trời việt
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại mặt trời việt
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại mặt trời việt
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại mặt trời việt
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại mặt trời việt
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại mặt trời việt
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại mặt trời việt
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại mặt trời việt
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại mặt trời việt
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại mặt trời việt
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại mặt trời việt
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại mặt trời việt
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại mặt trời việt
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại mặt trời việt
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại mặt trời việt
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại mặt trời việt
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại mặt trời việt
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại mặt trời việt
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại mặt trời việt

More Related Content

What's hot

Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thiên sơn
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thiên sơnPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thiên sơn
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thiên sơnhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh một thành viên xổ số kiến thiế...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh một thành viên xổ số kiến thiế...Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh một thành viên xổ số kiến thiế...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh một thành viên xổ số kiến thiế...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư phát triển và xây dự...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư phát triển và xây dự...Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư phát triển và xây dự...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư phát triển và xây dự...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Công tác quản lý tài chính tại trường Cao đẳng sư phạm Thái Nguyên
Luận văn: Công tác quản lý tài chính tại trường Cao đẳng sư phạm Thái NguyênLuận văn: Công tác quản lý tài chính tại trường Cao đẳng sư phạm Thái Nguyên
Luận văn: Công tác quản lý tài chính tại trường Cao đẳng sư phạm Thái NguyênViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Phân tích các nhân tố tác động đến giá cổ phiếu thường của các công ty cổ phầ...
Phân tích các nhân tố tác động đến giá cổ phiếu thường của các công ty cổ phầ...Phân tích các nhân tố tác động đến giá cổ phiếu thường của các công ty cổ phầ...
Phân tích các nhân tố tác động đến giá cổ phiếu thường của các công ty cổ phầ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một t...
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một t...Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một t...
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh sản xuất th...
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh sản xuất th...Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh sản xuất th...
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh sản xuất th...https://www.facebook.com/garmentspace
 

What's hot (13)

Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thiên sơn
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thiên sơnPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thiên sơn
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thiên sơn
 
Nâng cao vai trò Nhà nước về quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
Nâng cao vai trò Nhà nước về quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừaNâng cao vai trò Nhà nước về quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
Nâng cao vai trò Nhà nước về quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
 
Luận văn: Hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại CP Quốc Tế
Luận văn: Hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại CP Quốc TếLuận văn: Hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại CP Quốc Tế
Luận văn: Hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại CP Quốc Tế
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh một thành viên xổ số kiến thiế...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh một thành viên xổ số kiến thiế...Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh một thành viên xổ số kiến thiế...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh một thành viên xổ số kiến thiế...
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư phát triển và xây dự...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư phát triển và xây dự...Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư phát triển và xây dự...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư phát triển và xây dự...
 
Luận văn: Công tác quản lý tài chính tại trường Cao đẳng sư phạm Thái Nguyên
Luận văn: Công tác quản lý tài chính tại trường Cao đẳng sư phạm Thái NguyênLuận văn: Công tác quản lý tài chính tại trường Cao đẳng sư phạm Thái Nguyên
Luận văn: Công tác quản lý tài chính tại trường Cao đẳng sư phạm Thái Nguyên
 
Cấu trúc vốn các doanh nghiệp ngành xây dựng chứng khoán, HOT
Cấu trúc vốn các doanh nghiệp ngành xây dựng chứng khoán, HOTCấu trúc vốn các doanh nghiệp ngành xây dựng chứng khoán, HOT
Cấu trúc vốn các doanh nghiệp ngành xây dựng chứng khoán, HOT
 
Luận văn: Công tác quản lý tài chính nhằm phát triển đào tạo Nghề
Luận văn: Công tác quản lý tài chính nhằm phát triển đào tạo NghềLuận văn: Công tác quản lý tài chính nhằm phát triển đào tạo Nghề
Luận văn: Công tác quản lý tài chính nhằm phát triển đào tạo Nghề
 
Phân tích các nhân tố tác động đến giá cổ phiếu thường của các công ty cổ phầ...
Phân tích các nhân tố tác động đến giá cổ phiếu thường của các công ty cổ phầ...Phân tích các nhân tố tác động đến giá cổ phiếu thường của các công ty cổ phầ...
Phân tích các nhân tố tác động đến giá cổ phiếu thường của các công ty cổ phầ...
 
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một t...
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một t...Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một t...
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một t...
 
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh sản xuất th...
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh sản xuất th...Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh sản xuất th...
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh sản xuất th...
 
Luận văn: Quản lý tài chính tại Trường Cao đẳng Y tế Huế, HAY
Luận văn: Quản lý tài chính tại Trường Cao đẳng Y tế Huế, HAYLuận văn: Quản lý tài chính tại Trường Cao đẳng Y tế Huế, HAY
Luận văn: Quản lý tài chính tại Trường Cao đẳng Y tế Huế, HAY
 
Tăng cường huy động và sử dụng vốn tại các doanh nghiệp tại Thái Nguyên
Tăng cường huy động và sử dụng vốn tại các doanh nghiệp tại Thái NguyênTăng cường huy động và sử dụng vốn tại các doanh nghiệp tại Thái Nguyên
Tăng cường huy động và sử dụng vốn tại các doanh nghiệp tại Thái Nguyên
 

Viewers also liked

Securing Water & Food: Opportunities in Irrigation by Dr. Peter McCornick
Securing Water & Food: Opportunities in Irrigation by Dr. Peter McCornickSecuring Water & Food: Opportunities in Irrigation by Dr. Peter McCornick
Securing Water & Food: Opportunities in Irrigation by Dr. Peter McCornickicidciid
 
Energy for a Changing World
Energy for a Changing WorldEnergy for a Changing World
Energy for a Changing WorldDebra Stewart
 
DANCE RESUME 2016:17
DANCE RESUME 2016:17DANCE RESUME 2016:17
DANCE RESUME 2016:17Rachel Repinz
 
Imágenes de internet
Imágenes de internetImágenes de internet
Imágenes de internetordz06
 
Val 161118 talouden näkymistä tulevalle vuosikymmenelle vantaa
Val 161118  talouden näkymistä tulevalle vuosikymmenelle vantaaVal 161118  talouden näkymistä tulevalle vuosikymmenelle vantaa
Val 161118 talouden näkymistä tulevalle vuosikymmenelle vantaaLea Stenberg
 
factory brief introduction
factory brief introductionfactory brief introduction
factory brief introductionjenny wong
 
其實我們都一樣-了解同性戀
其實我們都一樣-了解同性戀其實我們都一樣-了解同性戀
其實我們都一樣-了解同性戀Du dulu
 
Hipervinculo
HipervinculoHipervinculo
Hipervinculobriyith10
 

Viewers also liked (15)

ColumnsBrochure
ColumnsBrochureColumnsBrochure
ColumnsBrochure
 
Securing Water & Food: Opportunities in Irrigation by Dr. Peter McCornick
Securing Water & Food: Opportunities in Irrigation by Dr. Peter McCornickSecuring Water & Food: Opportunities in Irrigation by Dr. Peter McCornick
Securing Water & Food: Opportunities in Irrigation by Dr. Peter McCornick
 
Act3 jmoy
Act3 jmoyAct3 jmoy
Act3 jmoy
 
Props
PropsProps
Props
 
Energy for a Changing World
Energy for a Changing WorldEnergy for a Changing World
Energy for a Changing World
 
DANCE RESUME 2016:17
DANCE RESUME 2016:17DANCE RESUME 2016:17
DANCE RESUME 2016:17
 
Imágenes de internet
Imágenes de internetImágenes de internet
Imágenes de internet
 
Val 161118 talouden näkymistä tulevalle vuosikymmenelle vantaa
Val 161118  talouden näkymistä tulevalle vuosikymmenelle vantaaVal 161118  talouden näkymistä tulevalle vuosikymmenelle vantaa
Val 161118 talouden näkymistä tulevalle vuosikymmenelle vantaa
 
Tutorial timetoast
Tutorial timetoastTutorial timetoast
Tutorial timetoast
 
factory brief introduction
factory brief introductionfactory brief introduction
factory brief introduction
 
其實我們都一樣-了解同性戀
其實我們都一樣-了解同性戀其實我們都一樣-了解同性戀
其實我們都一樣-了解同性戀
 
Hipervinculo
HipervinculoHipervinculo
Hipervinculo
 
La contrarreforma-y-las-guerras-religiosas
La contrarreforma-y-las-guerras-religiosasLa contrarreforma-y-las-guerras-religiosas
La contrarreforma-y-las-guerras-religiosas
 
Ensayo; transición política e ideológica. grecia, taiwán y brasil.
Ensayo; transición política e ideológica. grecia, taiwán y brasil.Ensayo; transición política e ideológica. grecia, taiwán y brasil.
Ensayo; transición política e ideológica. grecia, taiwán y brasil.
 
Po comunio
Po comunioPo comunio
Po comunio
 

Similar to Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại mặt trời việt

Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh đầu tư và thương mại tâm phúc
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh đầu tư và thương mại tâm phúcPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh đầu tư và thương mại tâm phúc
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh đầu tư và thương mại tâm phúchttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh sản xuất...
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh sản xuất...Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh sản xuất...
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh sản xuất...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh sản xuất...
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh sản xuất...Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh sản xuất...
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh sản xuất...Thu Vien Luan Van
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư sông đà việt đức t...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư sông đà   việt đức t...Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư sông đà   việt đức t...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư sông đà việt đức t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư Sông Đà,2018
Đề tài  phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư Sông Đà,2018Đề tài  phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư Sông Đà,2018
Đề tài phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư Sông Đà,2018Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài phân tích tình hình tài chính ngân hàng công thương, ĐIỂM CAO, RẤT HAY
Đề tài  phân tích tình hình tài chính ngân hàng công thương, ĐIỂM CAO, RẤT HAYĐề tài  phân tích tình hình tài chính ngân hàng công thương, ĐIỂM CAO, RẤT HAY
Đề tài phân tích tình hình tài chính ngân hàng công thương, ĐIỂM CAO, RẤT HAYDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Phân tích tình hình tài chính tại ngân hàng công thương vietinbank chi nhánh ...
Phân tích tình hình tài chính tại ngân hàng công thương vietinbank chi nhánh ...Phân tích tình hình tài chính tại ngân hàng công thương vietinbank chi nhánh ...
Phân tích tình hình tài chính tại ngân hàng công thương vietinbank chi nhánh ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hoàn thiện phân tích tài chính tại công ty cổ phần đầu tư và công nghệ xây dự...
Hoàn thiện phân tích tài chính tại công ty cổ phần đầu tư và công nghệ xây dự...Hoàn thiện phân tích tài chính tại công ty cổ phần đầu tư và công nghệ xây dự...
Hoàn thiện phân tích tài chính tại công ty cổ phần đầu tư và công nghệ xây dự...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thiên sơn
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thiên sơnPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thiên sơn
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thiên sơnhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hìn...
Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hìn...Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hìn...
Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hìn...NOT
 
Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hìn...
Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hìn...Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hìn...
Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hìn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ p...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ p...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại mặt trời việt (20)

Đề tài phân tích tài chính công ty cổ phần Intesys, ĐIỂM 8
Đề tài  phân tích tài chính công ty cổ phần Intesys, ĐIỂM 8Đề tài  phân tích tài chính công ty cổ phần Intesys, ĐIỂM 8
Đề tài phân tích tài chính công ty cổ phần Intesys, ĐIỂM 8
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh đầu tư và thương mại tâm phúc
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh đầu tư và thương mại tâm phúcPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh đầu tư và thương mại tâm phúc
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh đầu tư và thương mại tâm phúc
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh hùng loan
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh hùng loanPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh hùng loan
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh hùng loan
 
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh sản xuất...
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh sản xuất...Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh sản xuất...
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh sản xuất...
 
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh sản xuất...
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh sản xuất...Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh sản xuất...
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh sản xuất...
 
Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty Vikosan, ĐIỂM CAO
Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty Vikosan, ĐIỂM CAOĐề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty Vikosan, ĐIỂM CAO
Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty Vikosan, ĐIỂM CAO
 
Đề tài tình hình tài chính công ty cổ phần đầu tư Sông Đà, , RẤT HAY
Đề tài  tình hình tài chính công ty cổ phần đầu tư Sông Đà, , RẤT HAYĐề tài  tình hình tài chính công ty cổ phần đầu tư Sông Đà, , RẤT HAY
Đề tài tình hình tài chính công ty cổ phần đầu tư Sông Đà, , RẤT HAY
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư sông đà việt đức t...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư sông đà   việt đức t...Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư sông đà   việt đức t...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư sông đà việt đức t...
 
Đề tài phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư Sông ĐàRẤT HAY
Đề tài  phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư Sông ĐàRẤT HAYĐề tài  phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư Sông ĐàRẤT HAY
Đề tài phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư Sông ĐàRẤT HAY
 
Đề tài phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư Sông Đà,2018
Đề tài  phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư Sông Đà,2018Đề tài  phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư Sông Đà,2018
Đề tài phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư Sông Đà,2018
 
Đề tài phân tích tài chính công ty cổ phần Việt Trung, RẤT HAY, ĐIỂM CAO
Đề tài  phân tích tài chính công ty cổ phần Việt Trung, RẤT HAY, ĐIỂM CAOĐề tài  phân tích tài chính công ty cổ phần Việt Trung, RẤT HAY, ĐIỂM CAO
Đề tài phân tích tài chính công ty cổ phần Việt Trung, RẤT HAY, ĐIỂM CAO
 
Đề tài phân tích tình hình tài chính ngân hàng công thương, ĐIỂM CAO, RẤT HAY
Đề tài  phân tích tình hình tài chính ngân hàng công thương, ĐIỂM CAO, RẤT HAYĐề tài  phân tích tình hình tài chính ngân hàng công thương, ĐIỂM CAO, RẤT HAY
Đề tài phân tích tình hình tài chính ngân hàng công thương, ĐIỂM CAO, RẤT HAY
 
Phân tích tình hình tài chính tại ngân hàng công thương vietinbank chi nhánh ...
Phân tích tình hình tài chính tại ngân hàng công thương vietinbank chi nhánh ...Phân tích tình hình tài chính tại ngân hàng công thương vietinbank chi nhánh ...
Phân tích tình hình tài chính tại ngân hàng công thương vietinbank chi nhánh ...
 
Hoàn thiện phân tích tài chính tại công ty cổ phần đầu tư và công nghệ xây dự...
Hoàn thiện phân tích tài chính tại công ty cổ phần đầu tư và công nghệ xây dự...Hoàn thiện phân tích tài chính tại công ty cổ phần đầu tư và công nghệ xây dự...
Hoàn thiện phân tích tài chính tại công ty cổ phần đầu tư và công nghệ xây dự...
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thiên sơn
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thiên sơnPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thiên sơn
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thiên sơn
 
Đề tài phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần thiên sơn, HAY
Đề tài phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần thiên sơn, HAYĐề tài phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần thiên sơn, HAY
Đề tài phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần thiên sơn, HAY
 
Đề tài khả năng sinh lời công ty bất động sản, ĐIỂM CAO
Đề tài  khả năng sinh lời công ty bất động sản, ĐIỂM CAOĐề tài  khả năng sinh lời công ty bất động sản, ĐIỂM CAO
Đề tài khả năng sinh lời công ty bất động sản, ĐIỂM CAO
 
Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hìn...
Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hìn...Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hìn...
Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hìn...
 
Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hìn...
Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hìn...Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hìn...
Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hìn...
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ p...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ p...
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.dochttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...https://www.facebook.com/garmentspace
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
 

Recently uploaded

SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxDungxPeach
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxTrnHiYn5
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 

Recently uploaded (20)

SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 

Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại mặt trời việt

  • 1. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI MẶT TRỜI VIỆT SINH VIÊN THỰC HIỆN : NGUYỄN HẢI YẾN MÃ SINH VIÊN : A15287 CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH HÀ NỘI – 2014
  • 2. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI MẶT TRỜI VIỆT Giáo viên hướng dẫn : Th.s Nguyễn Thị Thu Hương Sinh viên thực hiện : Nguyễn Hải Yến Mã sinh viên : A15287 Chuyên ngành : Tài chính HÀ NỘI – 2014 Thang Long University Library
  • 3. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, em đã nhận được sự giúp đỡ cũng như động viên từ nhiều phía. Trước tiên, em xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn – Th.S Nguyễn Thị Thu Hương, cô không chỉ trực tiếp dạy em hai môn học Thị trường chứng khoán và Nghiệp vụ thuế mà còn là người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em trong suốt thời gian nghiên cứu và thực hiện khóa luận này. Ngoài ra, em cũng mong muốn thông qua khóa luận này, gửi lời cám ơn sâu sắc đến các thầy cô giáo đang giảng dạy tại trường Đại học Thăng Long, những người đã trực tiếp truyền đạt cho em các kiến thức về kinh tế từ những môn học cơ bản nhất, giúp em có được nền tảng về chuyên ngành học như hiện tại để có thể hoàn thành đề tài nghiên cứu này. Cuối cùng, em xin cảm ơn những thành viên trong gia đình và những người bạn đã luôn bên cạnh, giúp đỡ và ủng hộ em trong suốt thời gian qua. Hà Nội, ngày 22 tháng 03 năm 2014 Sinh viên Nguyễn Hải Yến
  • 4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp này là do tự bản thân thực hiện có sự hỗ trợ từ giáo viên hướng dẫn và không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác. Các dữ liệu thông tin thứ cấp sử dụng trong Khóa luận là có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này! Sinh viên Nguyễn Hải Yến Thang Long University Library
  • 5. MỤC LỤC CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP......................................................................................................1 Khái niệm, nhiệm vụ và ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghiệp...........11.1. 1.1.1. Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp....................................................1 1.1.2. Nhiệm vụ của phân tích tài chính doanh nghiệp..............................................1 1.1.3. Ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghiệp.................................................1 1.1.3.1. Đối với nhà quản trị........................................................................................1 1.1.3.2. Đối với nhà đầu tư ..........................................................................................2 1.1.3.3. Đối với các chủ nợ ..........................................................................................3 1.1.3.4. Đối với người lao động ...................................................................................3 1.1.3.5. Đối với các đối thủ cạnh tranh........................................................................4 1.1.3.6. Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước............................................................4 Thông tin sử dụng trong phân tích tài chính .....................................................51.2. 1.2.1. Thông tin chung................................................................................................5 1.2.2. Thông tin theo ngành kinh tế............................................................................5 1.2.3. Thông tin kế toán..............................................................................................5 1.2.3.1. Bảng cân đối kế toán.......................................................................................6 1.2.3.2. Báo cáo kết quả kinh doanh ............................................................................6 1.2.3.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ ..............................................................................7 1.2.3.4. Thuyết minh báo cáo tài chính.........................................................................8 Trình tự phân tích tài chính doanh nghiệp........................................................81.3. 1.3.1. Thu thập thông tin ............................................................................................8 1.3.2. Xử lý thông tin ..................................................................................................8 1.3.3. Quyết định và dự toán.......................................................................................9 Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp................................................91.4. 1.4.1. Phương pháp so sánh........................................................................................9 1.4.2. Phương pháp phân tích tỷ số:.........................................................................10 1.4.3. Phương pháp thay thế liên hoàn: ...................................................................11 1.4.4. Phương pháp phân tích tài chính DuPont......................................................13 1.4.5. Phương pháp đồ thị.........................................................................................14 Nội dung phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp.....................................141.5. 1.5.1. Phân tích tình hình biến động của tài sản và nguồn vốn ...............................14 1.5.1.1. Phân tích cơ cấu và biến động tài sản...........................................................14 1.5.1.2. Phân tích cơ cấu và biến động của nguồn vốn...............................................15
  • 6. 1.5.1.3. Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn .........................................16 1.5.2. Phân tích diễn biến nguồn tạo vốn và sử dụng vốn trong doanh nghiệp .......17 1.5.3. Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thông qua Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh............................................................................18 1.5.4. Phân tích khả năng thanh toán ......................................................................20 1.5.4.1. Hệ số thanh toán ngắn hạn............................................................................20 1.5.4.2. Hệ số thanh toán nhanh ................................................................................20 1.5.4.3. Hệ số thanh toán tức thời..............................................................................21 1.5.4.4. Tỷ số khả năng trả nợ....................................................................................21 1.5.5. Phân tích khả năng quản lý tài sản ................................................................21 1.5.5.1. Phân tích khả năng luân chuyển hàng tồn kho...............................................21 1.5.5.2. Phân tích tốc độ luân chuyển khoản phải thu ................................................22 1.5.5.3. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản ......................................................................23 1.5.5.4. Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn...............................................................23 1.5.5.5. Hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn .................................................................23 1.5.6. Phân tích khả năng sinh lời của doanh nghiệp..............................................24 1.5.6.1. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần (ROS) ................................24 1.5.6.2. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA) .......................................24 1.5.6.3. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE)..................................24 Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng phân tích tài chính ............................241.6. 1.6.1. Chất lượng thông tin sử dụng.........................................................................25 1.6.2. Trình độ cán bộ phân tích...............................................................................25 1.6.3. Hệ thống các chỉ tiêu trung bình ngành.........................................................25 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH ..............26 TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI MẶT TRỜI VIỆT ...........................26 Tổng quan về Công ty Cổ phần Thương mại Mặt Trời Việt ..........................262.1. 2.1.1. Vài nét tổng quan về Công ty..........................................................................26 2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển ....................................................................26 Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Thương mại Mặt Trời Việt2.2. ..................................................................................................................................27 2.2.1. Phân tích tình hình biến động của tài sản và nguồn vốn ...............................27 2.2.1.1. Phân tích cơ cấu và biến động của tài sản.....................................................27 2.2.1.2. Phân tích cơ cấu và biến động của nguồn vốn...............................................31 2.2.1.3. Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn .........................................34 2.2.2. Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn trong doanh nghiệp .............36 Thang Long University Library
  • 7. 2.2.3. Phân tích khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Thương mại Mặt Trời Việt thông qua Báo cáo kết quả kinh doanh ........................38 2.2.4. Phân tích khả năng thanh toán của Công ty Cổ phần Thương mại Mặt Trời Việt............................................................................................................................42 2.2.4.1. Khả năng thanh toán ngắn hạn và khả năng thanh toán nhanh .....................43 2.2.4.2. Khả năng thanh toán tức thời........................................................................43 2.2.5. Phân tích khả năng quản lý tài sản ................................................................44 2.2.5.1. Khả năng quản lý khoản phải thu..................................................................44 2.2.5.2. Hiệu suất sử dụng tài sản..............................................................................45 2.2.6. Phân tích khả năng sinh lời............................................................................47 2.2.6.1. Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS) ...........................................................48 2.2.6.2. Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) ........................................................48 2.2.6.3. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)...................................................49 2.2.7. Phân tích mối quan hệ giữa các chỉ tiêu tài chính thông qua phương trình Dupont ......................................................................................................................49 2.2.7.1. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản thông qua mô hình Dupont.....................50 2.2.7.2. Phân tích ROE theo mô hình Dupont.............................................................51 Đánh giá tình hình tài chính Công ty Cổ phần Thương mại Mặt Trời Việt ..532.3. 2.3.1. Những mặt đạt được .......................................................................................53 2.3.2. Những hạn chế tồn tại ....................................................................................54 2.3.2.1. Những hạn chế:.............................................................................................54 2.3.2.2. Nguyên nhân của hạn chế: ............................................................................57 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM.............................59 NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY ........................................59 CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI MẶT TRỜI VIỆT......................................................59 Định hướng hoạt động của Công ty Cổ phần Thương mại Mặt Trời Việt3.1. trong thời gian tới....................................................................................................59 Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả tài chính của Công ty3.2. Cổ phần Thương mại Mặt Trời Việt.......................................................................59 3.2.1. Tăng doanh thu...............................................................................................60 3.2.2. Giải pháp điều chỉnh cơ cấu vốn hợp lý..........................................................60 3.2.3. Khả năng quản lý khoản phải thu ..................................................................60 3.2.4. Quản lý khả năng thanh toán .........................................................................61 3.2.5. Xác định nhu cầu vốn.....................................................................................61 3.2.6. Nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn...................................................62 3.2.7. Tổ chức tốt công tác kế toán ...........................................................................62
  • 8. 3.2.8. Nâng cao nhận thức, trình độ và chất lượng chuyên môn cho cán bộ phân tích tài chính.............................................................................................................63 3.2.9. Cung cấp và sử dụng thông tin trong phân tích tài chính ..............................63 Thang Long University Library
  • 9. DANH MỤC VIẾT TẮT Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ DH Dài hạn NH Ngắn hạn TS Tài sản TSCĐ Tài sản cố định VND Việt Nam đồng
  • 10. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Biểu đồ 1.1. Chiến lược quản lý vốn..........................................................................17 Bảng 1.1. Bảng tài trợ....................................................................................................18 Bảng 1.2. Tổng doanh thu, tổng chi phí và lợi nhuận sau thuế ...................................19 Biểu đồ 2.1. Cơ cấu tài sản ........................................................................................27 Bảng 2.1. Tài sản ngắn hạn và dài hạn .......................................................................28 Biểu đồ 2.2. Cơ cấu nguồn vốn..................................................................................31 Bảng 2.2. Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu ...................................................................32 Biểu đồ 2.3. Chiến lược quản lý vốn..........................................................................34 Biểu đồ 2.4. Biểu đồ tăng trưởng nguồn vốn..............................................................35 Bảng 2.3. Bảng tài trợ trong giai đoạn 2010 - 2012....................................................36 Bảng 2.4. Bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong giai đoạn 2010 - 2012................................................................................................................38 Biểu đồ 2.5. Tình hình Doanh thu, Chi phí và Lợi nhuận sau thuế .............................39 Bảng 2.5. Khả năng thanh toán của Công ty Cổ phần Thương mại Mặt Trời Việt......42 Biểu đồ 2.6. Khả năng thanh toán của doanh nghiệp trong giai đoạn 2010 - 2012......43 Bảng 2.6. Khả năng quản lý tài khoản phải thu của Công ty Cổ phần Thương mại Mặt Trời Việt trong giai đoạn 2010 - 2012........................................................................44 Bảng 2.7. Hiệu suất sử dụng tài sản của Công ty Cổ phần Thương mại Mặt Trời Việt trong giai đoạn 2010 - 2012 .......................................................................................45 Biểu đồ 2.6. Hiệu suất sử dụng tài sản của doanh nghiệp trong giai đoạn 2010 - 2012 ..................................................................................................................................45 Bảng 2.8. Khả năng sinh lời trong giai đoạn 2010 - 2012...........................................47 Biểu đồ 2.7. Khả năng sinh lời trong giai đoạn 2010 - 2012.......................................48 Bảng 2.9. Mức độ ảnh hưởng của ROS và hiệu suất sử dụng tài sản lên ROA ...........50 Bảng 2.10. Chỉ tiêu ROE theo phương pháp Dupont..................................................52 Thang Long University Library
  • 11. LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Hiện nay, khó khăn là tình hình chung của nền kinh tế. Môi trường kinh doanh suy yếu buộc hàng vạn doanh nghiệp rời bỏ thị trường, cuốn đi thành quả của nhiều năm cải cách. Các doanh nghiệp còn lại vừa phải gồng mình duy trì hoạt động kinh doanh vừa phải chịu sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường. Trong bối cảnh đó, để có thể khẳng định được mình các doanh nghiệp cần phải nắm vững tình hình cũng như kết quả sản xuất kinh doanh và từ đó đưa ra các đường hướng chiến lược cho mỗi công ty. Điều này chỉ thực hiện được khi tình hình tài chính của doanh nghiệp được quan tâm đúng mức bởi nó có quan hệ trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh và ngược lại. Việc phân tích tình hình tài chính thường xuyên vừa giúp doanh nghiệp và các cơ quan chủ quản cấp trên thấy rõ thực trạng hoạt động tài chính, nắm được kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp cũng như xác định được một cách đầy đủ, đúng đắn các nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố thông tin; vừa đánh giá được tiềm năng, hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như rủi ro và triển vọng trong tương lai của doanh nghiệp để họ có thể đưa ra những giải pháp hữu hiệu, những quyết định chính xác nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý kinh tế, nâng cao hiệu suất kinh doanh của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính là tài liệu chủ yếu dùng để phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp vì nó phản ánh một cách tổng hợp nhất về tình hình tài sản, nguồn vốn, các chỉ tiêu tài chính cũng như kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, những thông tin mà báo cáo tài chính cung cấp là chưa đầy đủ vì nó chưa giải thích được những thay đổi xảy ra trong doanh nghiệp, về thực trạng hoạt động tài chính, những rủi ro, triển vọng và xu hướng phát triển của doanh nghiệp. Do vậy, công tác phân tích tài chính sẽ bổ khuyết cho sự thiếu hụt này. Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc phân tích tài chính đối với sự phát triển của doanh nghiệp kết hợp với kiến thức lý luận được tiếp thu ở nhà trường và tài liệu tham khảo cũng như sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú trong Công ty Cổ phần Thương mại Mặt Trời Việt và cô giáo Thạc sĩ Nguyễn Thị Thu Hương, tôi đã chọn đề tài “Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Thương mại Mặt Trời Việt”. 2. Mục đích nghiên cứu: Đề tài tập trung vào phân tích tình hình tài chính của công ty để thấy được thực trạng tài chính tại công ty từ đó đưa ra những phương hướng, giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của công ty.
  • 12. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: Tình hình tài chính tại công ty Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu tình hình tài chính tại công ty trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2012. Tập trung nghiên cứu các khía cạnh liên quan đến hoạt động tài chính, không đi sâu vào các hoạt động khác mặc dù chúng có quan hệ mật thiết đối với hoạt động tài chính của công ty. 4. Phương pháp nghiên cứu: Thông qua việc thu thập số liệu thực tế tại công ty và tham khảo ý kiến của các nhân viên tại công ty. Sau đó, tiến hành tổng hợp, tính toán, và so sánh các chỉ tiêu tài chính từ số liệu và thông tin thu thập được trước đó để đưa ra những nhận xét, kết luận về tình hình tài chính của công ty. 5. Kết cấu của luận văn: Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Thương mại Mặt Trời Việt Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả tài chính tại Công ty Cổ phần Thương mại Mặt Trời Việt Thang Long University Library
  • 13. 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Khái niệm, nhiệm vụ và ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghiệp1.1. 1.1.1. Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp Phân tích tài chính là việc sử dụng một tập hợp các khái niệm, phương pháp và công cụ để thu thập và xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác trong quản lý doanh nghiệp nhằm đánh giá tình hình tài chính, khả năng và tiềm lực của doanh nghiệp trong một thời gian hoạt động nhất định. Trên cơ sở đó, giúp cho người sử dụng thông tin đưa ra các quyết định tài chính, quyết định quản lý phù hợp. 1.1.2. Nhiệm vụ của phân tích tài chính doanh nghiệp Phân tích tình hình tài chính sẽ giúp cho các nhà quản trị thấy được những nét sinh động trên “bức tranh tài chính” của công ty thể hiện qua các khía cạnh:  Cung cấp kịp thời, đầy đủ và trung thực các thông tin tài chính cần thiết cho chủ công ty và các nhà đầu tư, các chủ nợ, khách hàng, cổ đông,..  Cung cấp thông tin về tình hình sử dụng vốn, khả năng huy động vốn, khả năng sinh lợi và hiệu quả sản xuất kinh doanh.  Cung cấp thông tin về tình hình công nợ, khả năng thu hồi các khoản phải thu, khả năng thanh toán các khoản phải trả cũng như các nhân tố khác ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. 1.1.3. Ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghiệp Phân tích tài chính có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong công tác quản lý tài chính doanh nghiệp bởi nó là công cụ hữu ích được dùng để xác định giá trị kinh tế, để đánh giá các mặt mạnh, yếu của một doanh nghiệp, từ đó tìm ra nguyên nhân khách quan và chủ quan, giúp cho các đối tượng liên quan đưa ra những quyết định phù hợp. Trên thực tế, có rất nhiều đối tượng quan tâm và sự dụng thông tin kinh tế tài chính của doanh nghiệp. Mỗi đối tượng lại quan tâm theo các khía cạnh và với mục đích khác nhau. Do nhu cầu về thông tin tài chính doanh nghiệp rất đa dạng, đòi hỏi về phân tích tài chính phải được tiến hành bằng nhiều phương pháp khác nhau để từ đó đáp ứng nhu cầu của các đối tượng quan tâm. Các đối tượng quan tâm tới tình hình tài chính của doanh nghiệp có thể tập hợp thành các đối tượng chính như: nhà quản trị, nhà đầu tư, các chủ nợ, người lao động, đối thủ cạnh tranh, các cơ quan quản lý Nhà nước,... 1.1.3.1. Đối với nhà quản trị Nhà quản trị luôn đứng trước nhiều quyết định khác nhau, do đó mà quan tâm đến kết quả phân tích thông qua các Báo cáo tài chính của doanh nghiệp dưới nhiều góc độ khác nhau phù hợp với lĩnh vực và cương vị đưa ra quyết định để một khi
  • 14. 2 quyết định được đưa ra là tối ưu hơn cả. Đối với nhà quản trị phân tích tài chính nhằm đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, xác định điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp, đó là cơ sở định hướng các quyết định của Ban tổng giám đốc, giám đốc tài chính, dự báo tài chính về kế hoạch đầu tư, ngân quỹ và kiểm soát các hoạt động quản lý. Phân tích tài chính đối với nhà quản lý có phần thuận lợi được gọi là phân tích tài chính nội bộ chứ không phải là phân tích tài chính ngoài doanh nghiệp. Do vậy, các nhà quản lý dễ dàng nắm bắt, hiểu rõ về tình hình tài chính của doanh nghiệp cũng như các hoạt động khác từ đó có quyết định đúng đắn. Phân tích tài chính phục vụ những mục tiêu cụ thể như sau:  Tạo ra những kết quả mang tính chu kỳ đều đặn để đánh giá hoạt động quản lý trong giai đoạn đã qua, việc thực hiện cân bằng tài chính, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, rủi ro tài chính trong doanh nghiệp...  Hướng các quyết định của Ban giám đốc theo chiều hướng phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp như quyết định về đầu tư, tài trợ, phân phối lợi nhuận.  Là cơ sở cho những dự đoán tài chính ngắn, trung và dài hạn.  Phân tích tài chính đối với nhà quản lý là một công cụ để kiểm tra, kiểm soát hoạt động, quản lý trong doanh nghiệp Tóm lại, phân tích tài chính mục đích là làm nổi bật điều quan trọng của dự đoán tài chính, mà dự đoán là nền tảng của hoạt động quản lý. Qua đó có thể định hướng cho giám đốc tài chính cũng như Hội đồng quản trị công ty trong các quyết định đầu tư, tài trợ, phân chia lợi tức cổ phần và lập kế hoạch dự báo tài chính. 1.1.3.2. Đối với nhà đầu tư Mục đích của nhà đầu tư là tìm kiếm lợi nhuận thông qua việc đầu tư vào doanh nghiệp. Do vậy, họ luôn mong đợi, tìm kiếm cơ hội đầu tư vào cổ phiếu của các công ty có khả năng sinh lợi cao. Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh gay gắt, các nhà đầu tư cũng phải tìm biện pháp bảo vệ an toàn cho đồng vốn đầu tư của họ. Vì lý do đó mà bên cạnh việc quan tâm đến mức cổ tức, thời gian hoàn vốn, mức sinh lợi, mức độ thu hồi vốn, các nhà đầu tư còn quan tâm nhiều đến các thông tin về mức độ rủi ro của các dự án đầu tư. Trên thị trường chứng khoán, các nhà đầu tư sử dụng rất nhiều các chỉ số tài chính để đánh giá giá trị và khả năng sinh lãi của cổ phiếu cũng như các thông tin về xu hướng thị trường trước khi đưa ra các quyết định đầu tư hay chấp nhận giao dịch mua bán. Các báo cáo tài chính chứa đựng các chỉ tiêu tài chính tốt, hứa hẹn nhiều lợi nhuận sẽ làm cho giá cổ phiếu của doanh nghiệp trên thị trường tăng vọt. Ngược lại, báo cáo cho thấy tình trạng tài chính xấu và nguy cơ có các khoản lỗ sẽ kéo giá cổ Thang Long University Library
  • 15. 3 phiếu của doanh nghiệp trên thị trường xuống thấp. Các nhà đầu tư tương lai sẽ tìm kiếm cơ hội nhờ phân tích các thông tin từ các báo cáo tài chính của công ty. Đối với công ty cổ phần, nhà đầu tư chủ yếu là các cổ đông. Các cổ đông đầu tư vào công ty với mục tiêu đầu tiên là lợi nhuận nên họ quan tâm nhiều đến khả năng sinh lợi của công ty. Họ chính là các chủ sở hữu của công ty nên sử dụng các thông tin kế toán để theo dõi tình hình tài chính và kết quả kinh doanh nhằm mục đích bảo vệ tài sản của mình đã đầu tư vào công ty. Tình trạng tài chính và kết quả kinh doanh của công ty có ảnh hưởng đến giá cả của các cổ phiếu do công ty phát hành. Để bảo vệ tài sản của mình, các cổ đông phải thường xuyên theo dõi, phân tích tình hình tài chính, kết quả kinh doanh và đôi khi cả các thông tin bên lề doanh nghiệp mà họ đã đầu tư để quyết định có tiếp tục nắm giữ cổ phiếu của các công ty này nữa hay không. 1.1.3.3. Đối với các chủ nợ Nếu phân tích tài chính được các nhà đầu tư và quản lý doanh nghiệp thực hiện nhằm mục đích đánh giá khả năng sinh lợi và tăng trưởng của doanh nghiệp thì phân tích tài chính lại được các ngân hàng và các nhà cung cấp tín dụng thương mại sử dụng nhằm đảm bảo khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Các chủ ngân hàng và nhà cung cấp tín dụng quan tâm đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp thể hiện trên các báo cáo kế toán. Bằng việc so sánh số lượng và chủng loại tài sản với số nợ phải trả theo kỳ hạn, những người này có thể xác định được khả năng thanh toán của doanh nghiệp và quyết định có nên cho doanh nghiệp vay hay không. Các chủ ngân hàng còn quan tâm đến vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp và coi đó là nguồn bảo đảm cho ngân hàng có thể thu hồi nợ khi doanh nghiệp bị thua lỗ hay phá sản. Ngân hàng sẽ hạn chế cho các doanh nghiệp vay khi nó không có dấu hiệu có thể thanh toán các khoản nợ đến hạn. Cũng giống như ngân hàng và các nhà cung cấp tín dụng khác, các doanh nghiệp cung cấp vật tư, dịch vụ theo phương thức trả chậm cũng cần thông tin để quyết định có bán chịu cho doanh nghiệp hay không. 1.1.3.4. Đối với người lao động Người lao động cũng quan tâm đến các thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp để đánh giá triển vọng của nó trong tương lai. Những người đi tìm việc đều có nguyện vọng được vào làm việc ở những công ty có triển vọng sáng sủa với tương lai lâu dài để hy vọng có mức lương xứng đáng và chỗ làm việc ổn định. Do vậy, một công ty có tình hình tài chính và tương lai ảm đạm đang đứng trên bờ vực phá sản sẽ không thu hút được những người lao động đến làm việc.
  • 16. 4 Bên cạnh đó là sự quan tâm đến từ chính những nhân viên đang làm việc trong công ty bởi kết quả hoạt động của doanh nghiệp tác động trực tiếp tới tiền lương, khoản thu nhập chính của người lao động. Ngoài ra, đối với những doanh nghiệp cổ phần những người lao động cũng có thể trở thành những cổ đông nếu họ có tiền mua và nắm giữ cổ phiếu. Do vậy, họ cũng được coi là chủ doanh nghiệp nên có quyền lợi và trách nhiệm gắn với doanh nghiệp. 1.1.3.5. Đối với các đối thủ cạnh tranh Trong xã hội hiện nay, muốn tồn tại các công ty cần phải có điểm nổi bật đặc sắc của riêng mình. Đó là một bài toán khó đối với tất cả các doanh nghiệp trên thị trường. Vì vậy, các công ty đều cần phải quan tâm, chú ý đường đi nước bước của các đối thủ vừa để tránh tụt hậu vừa để tìm cách đổi mới, từ đó thu hút khách hàng, các nhà đầu tư và những người quan tâm tới doanh nghiệp. Các đối thủ cạnh tranh chủ yếu đặt sự quan tâm vào khả năng sinh lợi, doanh thu bán hàng và các chỉ tiêu tài chính khác của doanh nghiệp để từ đó đưa ra các biện pháp cạnh tranh. 1.1.3.6. Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước Với tư cách là các cơ quan nhà nước có liên quan bao gồm công ty kiểm toán, cơ quan thuế, cơ quan thống kê... là những cơ quan trực tiếp quản lý và giám sát tình hình hoạt động của doanh nghiệp qua các báo cáo tài chính gửi lên. Đây là một trong những đối tượng rất quan tâm đến tình hình tài chính doanh nghiệp, vì các cơ quan này đại diện cho Nhà nước thực hiện nhiệm vụ điều tiết, kiểm soát nền kinh tế vĩ mô. Bất cứ doanh nghiệp nào tiến hành một hoạt động kinh doanh phải đăng ký và phải tuân thủ theo pháp luật hiện hành để trở thành một đơn vị làm ăn lành mạnh, hiệu quả. Do đó, các cơ quan Nhà nước có liên quan bằng cách đọc những kết quả đạt được, những mặt còn yếu kém qua các phần trong báo cáo tài chính có cái nhìn vừa tổng quan, vừa cụ thể về hoạt động của doanh nghiệp xem xét doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả không, có tuân thủ pháp luật không, có những quyết định ưu đãi về thuế nếu có kinh doanh ngành nghề đặc biệt, quyết định hỗ trợ về vốn ngân sách cấp làm tăng tính hiệu quả của doanh nghiệp, đưa ra quyết định quản lý phù hợp. Tóm lại, công tác phân tích tài chính trong doanh nghiệp là một công việc vô cùng quan trọng và bức thiết. Nó không chỉ có ý nghĩa đối với bản thân công ty mà còn cần thiết cho các chủ thể quản lý khác có liên quan. Qua các công cụ tài chính, ta có thể củng cố những điểm mạnh, đề ra các giải pháp nhằm củng cố, hoàn thiện hơn công tác phân tích tài chính của công ty. Điều đó hỗ trợ rất lớn trong việc đưa ra những quyết định tài chính, quyết định tài trợ và đầu tư phù hợp. Thang Long University Library
  • 17. 5 Thông tin sử dụng trong phân tích tài chính1.2. Phân tích tài chính nhằm đưa ra các chiến lược phát triển doanh nghiệp trong tương lai nên thông tin được sử dụng không chỉ bó hẹp trong Báo cáo tài chính mà còn phải từ nhiều nguồn khác nhau. Có như vậy mới đảm bảo được tính khách quan cần thiết. Các nguồn thông tin liên quan đến doanh nghiệp rất đa dạng: thông tin chung về nền kinh tế, các chính sách về thuế, tiền tệ hay các thông tin về ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Như vậy, các quyết định trong doanh nghiệp đều gắn với môi trường xung quanh. 1.2.1. Thông tin chung Đây là các thông tin về tình hình kinh tế có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong năm. Sự suy thoái hoặc tăng trưởng của nền kinh tế có tác động mạnh mẽ đến cơ hội kinh doanh, đến sự biến động giá cả của các yếu tố đầu vào và thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra, từ đó tác động đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Khi các tác động diễn ra theo chiều hướng có lợi, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được mở rộng, lợi nhuận tăng và nhờ đó kết quả kinh doanh trong năm là khả quan. Tuy nhiên khi những biến động của tình hình kinh tế là bất lợi, nó sẽ ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì vậy, để có được sự đánh giá khách quan và chính xác về tình hình hoạt động của doanh nghiệp, chúng ta phải xem xét cả thông tin kinh tế bên ngoài có liên quan. 1.2.2. Thông tin theo ngành kinh tế Nội dung nghiên cứu trong phạm vi ngành kinh tế là việc đặt sự phát triển của doanh nghiệp trong mối liên hệ giữa các hoạt động chung của ngành kinh doanh. Đặc điểm của ngành kinh doanh liên quan tới:  Nhịp độ phát triển của các chu kỳ kinh tế.  Tính chất của các sản phẩm  Quy trình kỹ thuật áp dụng trong doanh nghiệp.  Cơ cấu sản xuất-kinh doanh: công nghiệp hay dịch vụ, công nghiệp nặng hay nhẹ,.. Tập hợp các thông tin theo ngành kinh tế và các thông tin chung sẽ đem lại cái nhìn tổng quát nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Thông tin theo ngành kinh tế đặc biệt là hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành là một cơ sở đáng tin cậy để người phân tích có thể so sánh, đánh giá, kết luận chính xác về tình hình tài chính của doanh nghiệp. 1.2.3. Thông tin kế toán Các báo cáo tài chính bao gồm: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính.
  • 18. 6 1.2.3.1. Bảng cân đối kế toán Bảng cân đối kế toán là báo cáo tổng hợp, phản ánh toàn bộ tài sản của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định (cuối ngày, cuối quý, cuối năm). Kết cấu của bảng được chia thành 2 phần: Tài sản và nguồn vốn. Phần Tài sản: Phản ánh toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp tại một thời điểm.Trị giá tài sản hiện có của doanh nghiệp và các loại tài sản đi thuê được sử dụng lâu dài, trị giá các khoản nhận ký quỹ, ký cược,.. Phần tài sản được phân thành 2 loại: Tài sản ngắn hạn và Tài sản dài hạn. Phần Nguồn vốn: Phản ánh nguồn hình thành nên tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo. Các chỉ tiêu này thể hiện trách nhiệm pháp lý đối với tài sản doanh nghiệp đang quản lý và sử dụng ở doanh nghiệp. Phần nguồn vốn được chia thành: Nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu. Ngoài ra, Bảng cân đối kế toán còn bao gồm các chỉ tiêu ngoài bảng. Các chỉ tiêu này phản ánh tài sản không thuộc sở hữu của doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp được sử dụng và quản lý theo chế độ quản lý tài sản chung như vật tư hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công hoặc một số chỉ tiêu cần quản lý cụ thể, chi tiết nhằm diễn giải thêm về các tài sản trong bảng như chỉ tiêu ngoại tệ các loại... Bảng cân đối kế toán do vậy là nguồn thông tin quan trọng cho công tác phân tích tài chính, nó giúp đánh giá được khả năng cân bằng tài chính, khả năng thanh toán, năng lực hoạt động, tài sản hiện có và nguồn hình thành nó, cơ cấu vốn của doanh nghiệp. 1.2.3.2. Báo cáo kết quả kinh doanh Báo cáo kết quả kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp cho biết tình hình và kết quả kinh doanh trong kì của doanh nghiệp, bao gồm các chỉ tiêu về doanh thu, chi phí và lợi nhuận của hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác. Các chỉ tiêu thuộc phần này trình bày các số liệu về tổng số phát sinh kỳ này, kỳ trước và lũy kế từ đầu năm. Số liệu trên báo cáo kết quả kinh doanh được sử dụng để tính toán các chỉ tiêu về khả năng sinh lợi, tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước về các khoản phải nộp. Báo cáo kết quả kinh doanh cho ta biết mức lãi, lỗ của doanh nghiệp bằng cách lấy tất cả các khoản tạo nên doanh thu trừ đi các loại chi phí tương ứng. Nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng đến chính sách cổ tức, trích lập các quỹ như khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ trợ cấp, quỹ đầu tư phát triển... Các chỉ tiêu trong báo cáo còn là tiền đề để dự đoán và xác định được quy mô dòng tiền trong tương lai, làm căn cứ tính toán thời gian thu hồi vốn đầu tư, giá trị hiện tại ròng... để ra quyết định đầu tư dài hạn trong doanh nghiệp. Thang Long University Library
  • 19. 7 1.2.3.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một trong bốn báo cáo tài chính mà doanh nghiệp cần lập để cung cấp cho người sử dụng thông tin của doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến các luồng tiền vào, ra trong doanh nghiệp, tình hình tài trợ, đầu tư bằng tiền của doanh nghiệp trong từng thời kỳ. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ có mối liên hệ chặt chẽ với bảng cân đối kế toán và bảng kết quả kinh doanh trong phân tích tài chính. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ có ý nghĩa xác đinh lượng tiền do các hoạt động kinh doanh, đầu tư hay hoạt động tài chính mang lại trong kì và dự đoán các dòng tiền trong tương lai. Qua đó có thể chỉ ra được mối liên hệ giữa lãi, lỗ và việc thay đổi tiền của doanh nghiệp. Đây là cơ sở quan trọng để nhà quản lý xây dựng kế hoạch quản lý tiền mặt. Những luồng ra vào của tiền và các khoản tương đương tiền được tổng hợp thành ba nhóm: Dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh: Là các dòng tiền ra và vào trực tiếp liên quan đến thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh được ghi nhận trên bảng thu nhập. Dòng tiền từ hoạt động đầu tư: Là dòng tiền vào ra liên quan đến việc mua và thanh lý các tài sản sản xuất kinh doanh do công ty sử dụng hoặc đầu tư vào chứng khoán của các công ty khác. Dòng tiền ra phản ánh các khoản đầu tư tiền mặt toàn bộ để có được các tài sản này. Dòng tiền vào chỉ được ghi nhận khi nhận được tiền từ việc thanh lý các tài sản đầu tư trước. Dòng tiền từ hoạt động tài chính: Là các dòng tiền vào ra liên quan đến các nghiệp vụ tiền tệ với các chủ thể ngoài doanh nghiệp (các chủ sở hữu và chủ nợ) tài trợ cho doanh nghiệp và các hoạt động của doanh nghiệp. Dòng tiền vào ghi nhận các hoạt động tài chính nhận tiền từ chủ sở hữu và chủ nợ. Dòng tiền ra thì lại ghi nhận các hoạt động có ý nghĩa trái ngược với dòng tiền vào như: chi trả chi phí lãi vay,... Thông qua việc phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ, nhà quản trị có thể nắm được một số thông tin quan trọng như: Lượng tiền mặt có được hiện tại là do đâu. Tiền được sử dụng chủ yếu cho những hoạt động nào. Sự khác biệt giữa lợi nhuận và lượng tiền mặt hiện có. Căn cứ vào Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, kết hợp với các thông tin trên các Báo cáo tài chính khác, nhà quản trị có thể nắm được tình hình sử dụng tiền, dự báo lượng tiền cần thiết để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh để từ đó có các phương án phù hợp.
  • 20. 8 1.2.3.4. Thuyết minh báo cáo tài chính Thuyết minh báo cáo tài chính là báo cáo tài chính tổng hợp được sử dụng để giải thích và bổ sung các thông tin về tình hình sản xuất, kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo mà các báo cáo khác chưa thể hiện được. Thuyết minh báo cáo tài chính mô tả mang tính tường thuật và phân tích chi tiết các thông tin đã được trình bày trong Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ cũng như các thông tin cần thiết khác theo yêu cầu của các chuẩn mực kế toán cụ thể như: đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp, kỳ kế toán và đơn vị tiền tệ sử dụng khi trình bày báo cáo tài chính, những tuyên bố về chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán mà doanh nghiệp áp dụng khi xử lý thông tin hình thành nên báo cáo tài chính, các chính sách kế toán mà doanh nghiệp áp dụng,... Thuyết minh báo cáo tài chính cung cấp cho các đối tượng sử dụng những thông tin hữu ích để phân tích, đưa ra những ý kiến đánh giá khách quan và phù hợp. Tóm lại, các báo cáo tài chính là nguồn tư liệu được dùng trong phân tích tài chính doanh nghiệp vì các báo cáo trên quan hệ mật thiết với nhau, báo cáo này bổ sung cho báo cáo kia, sự thay đổi chỉ tiêu của báo cáo này dẫn đến thay đổi chỉ tiêu của các báo cáo khác, mỗi báo cáo là tiền đề, căn cứ tạo thành một khối thông tin đầy đủ vừa khái quát vừa cụ thể. Trình tự phân tích tài chính doanh nghiệp1.3. 1.3.1. Thu thập thông tin Đây là bước quan trọng đầu tiên của quá trình phân tích tình hình tài chính. Nếu thu thập thông tin không đúng, không đủ thì không thể đem lại kết quả phân tích tốt được. Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp cần phải sử dụng mọi nguồn thông tin có khả năng lý giải, thuyết minh thực trạng hoạt động tài chính để phục vụ cho quá trình dự đoán tình hình tài chính của doanh nghiệp. Thông tin phục vụ cho quá trình phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp được hình thành từ nhiều nguồn; nó bao gồm những thông tin nội bộ (các thông tin trên báo cáo kế toán quản trị, các thông tin trên báo cáo tài chính,...) và những thông tin quản lý khác. Trong đó, các thông tin kế toán phản ánh tập trung trong các báo cáo tài chính là những nguồn thông tin đặc biệt quan trọng. Chính vì lẽ đó mà người ta cho rằng phân tích tài chính trên thực tế là phân tích các báo cáo tài chính của công ty. 1.3.2. Xử lý thông tin Giai đoạn tiếp theo của quá trình phân tích tài chính doanh nghiệp là xử lý các thông tin đã thu thập được. Xử lý thông tin là một quá trình sắp xếp các thông tin đã thu thập được theo những mục đích nhất định nhằm tính toán, so sánh, giải thích, đánh giá và xác định những nguyên nhân ảnh hưởng đến quá trình hoạt động tài chính của Thang Long University Library
  • 21. 9 công ty để từ đó phục vụ cho việc ra quyết định cho các hoạt động tài chính tiếp theo. Đồng thời đó cũng là những căn cứ quan trọng phục vụ cho việc dự đoán, dự báo tình hình tài chính của công ty trong tương lai. Tùy theo mục đích phân tích khác nhau có thể lựa chọn những thông tin khác nhau. Tùy theo các loại thông tin khác nhau có thể lựa chọn và vận dụng các phương pháp xử lý thông tin khác nhau nhằm tạo ra những thông tin kế toán phù hợp cho việc đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp trong từng thời kỳ. 1.3.3. Quyết định và dự toán Mục tiêu của phân tích tài chính là ra các quyết định cho các hoạt động tài chính tiếp theo. Bởi vậy việc thu thập và xử lý thông tin kế toán là nhằm chuẩn bị những tiền đề và điều kiện cần thiết để phục vụ cho việc ra các quyết định tài chính và dự đoán nhu cầu về tài chính trong tương lai của công ty. Đối với các nhà quản trị, việc phân tích tình hình tài chính nhằm đưa ra các quyết định có liên quan đến mục tiêu hoạt động của công ty là tăng trưởng, phát triển, tối đa hóa lợi nhuận. Đối với các nhà chủ nợ, nhà đầu tư vào công ty thì việc đưa ra các quyết định về tài trợ và đầu tư. Đối với cấp trên của công ty, căn cứ vào những tài liệu phân tích tài chính để đưa ra các quyết định có liên quan đến quản lý công ty,... Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp1.4. Phương pháp phân tích tài chính bao gồm hệ thống các công cụ và biện pháp nhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng, các mối quan hệ bên trong, bên ngoài, các luồng dịch chuyển và biến đổi tài chính, các chỉ tiêu tài chính tổng hợp, các chỉ tiêu chi tiết, các chỉ tiêu tổng quát chung, các chỉ tiêu có tính chất đặc thù nhằm đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp. Trong tài chính có rất nhiều phương pháp, mô hình cũng như công cụ để xử lý những thông tin thu thập được nhưng trên thực tế, người ta thường sử dụng các phương pháp chính như: phương pháp so sánh, phương pháp phân tích tỷ số, phương pháp phân tích tài chính DuPont. 1.4.1. Phương pháp so sánh Là phương pháp nhằm nghiên cứu sự biến động và xác định mức biến động của chỉ tiêu phân tích. Để áp dụng phương pháp so sánh vào phân tích tình hình tài chính, trước hết phải xác định số gốc để so sánh. Việc xác định số gốc để so sánh là tùy thuộc vào mục đích cụ thể của phân tích. Gốc so sánh được chọn là gốc về mặt thời gian hoặc không gian. Kỳ phân tích được lựa chọn là kỳ báo cáo hoặc kỳ kế hoạch. Giá trị so sánh được chọn có thể là số tuyệt đối, số tương đối hoặc số bình quân.
  • 22. 10 Để đảm bảo tính chất so sánh được của chỉ tiêu, cần đảm bảo thỏa mãn các điều kiện so sánh như: đảm bảo sự thống nhất về nội dung kinh tế của chỉ tiêu, đảm bảo sự thống nhất về phương pháp tính các chỉ tiêu, đảm bảo sự thống nhất về đơn vị tính các chỉ tiêu (kể cả hiện vật, giá trị và thời gian). Nội dung so sánh bao gồm:  So sánh giữa số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trước để thấy rõ xu hướng thay đổi về tình hình tài chính doanh nghiệp; đánh giá sự tăng trưởng hay thụt lùi trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.  So sánh giữa số thực tế kỳ phân tích với số kỳ kế hoạch để thấy mức độ phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch trong mọi mặt của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.  So sánh giữa số liệu của doanh nghiệp với số liệu trung bình của ngành của các doanh nghiệp khác để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp mình tốt hay xấu, khả quan hay không khả quan.  So sánh theo chiều dọc để xem xét theo tỷ trọng của từng chỉ tiêu so với tổng thể. So sánh theo chiều ngang của nhiều kỳ để thấy được sự biến đổi cả về số tương đối và tuyệt đối của một chỉ tiêu nào đó qua các niên độ kế toán liên tiếp. Trên cơ sở đó, có thể đánh giá được tình hình tài chính của công ty tốt hay xấu, tăng hay giảm. Ưu điểm: Phương pháp này cho phép dễ dàng nhận ra sự thay đổi của các đại lượng tài chính qua các kỳ kinh doanh, hay trong xu hướng chung của toàn ngành, nhanh chóng đưa ra được những nhận xét đánh giá cần thiết về những biến đổi đó, là cơ sở để điều chỉnh các hoạt động tài chính trong tương lai. Hạn chế: Để việc so sánh thực sự có hiệu quả và đạt giá trị cao thì nguồn thông tin phải đảm bảo đầy đủ, các số liệu phải được so sánh qua một chuỗi thời gian đủ dài để có thể đưa ra được xu hướng thay đổi rõ ràng, việc tính toán phải hoàn thiện, tạo cơ sở để so sánh một cách chính xác và có ý nghĩa. 1.4.2. Phương pháp phân tích tỷ số: Phương pháp phân tích tỷ lệ dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lượng tài chính trong các quan hệ tài chính của doanh nghiệp. Sự biến đổi các tỷ lệ cố nhiên là sự biến đổi của các đại lượng tài chính. Về nguyên tắc, phương pháp phân tích tỷ lệ yêu cầu phải xác định được các ngưỡng, các định mức chuẩn để so sánh. Trên cơ sở so sánh các tỷ lệ về tài chính của doanh nghiệp với giá trị của các tỷ lệ định mức chuẩn, có thể rút ra những kết luận về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Thang Long University Library
  • 23. 11 Trong phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp, các tỷ lệ tài chính được phân thành các nhóm tỷ lệ đặc trưng phản ánh những nội dung cơ bản theo các mục tiêu của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đó là: Nhóm tỷ lệ về cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn Nhóm tỷ lệ về khả năng thanh toán Nhóm tỷ lệ về khả năng sinh lời Nhóm tỷ lệ phản ánh về tình hình rủi ro tài chính của doanh nghiệp Nhóm tỷ lệ về tình hình thanh toán của doanh nghiệp Các nhóm tỷ lệ khác Mỗi nhóm tỷ lệ lại bao gồm nhiều tỷ lệ chi tiết hay riêng lẻ, từng bộ phận của hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Trong mỗi trường hợp khác nhau, tùy theo mục tiêu phân tích có thể lựa chọn các nhóm chỉ tiêu khác nhau phù hợp với mục đích phân tích cụ thể của từng doanh nghiệp, trong từng thời kỳ. Ưu điểm: Phương pháp này cho phép đánh giá được chi tiết từng khả năng tài chính của doanh nghiệp. Đây là một phương pháp đòi hỏi những nguồn thông tin tổng hợp từ cả bốn báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Như vậy ta có thể nhìn nhận được tương đối tổng quát và đầy đủ khả năng thanh toán, cơ cấu tài chính ... của doanh nghiệp. Hạn chế: Việc sử dụng phương pháp này bên cạnh tính toán những con số cụ thể, người tiến hành phân tích cần phải có một lượng kiến thức và khả năng chuyên môn tương đối rộng để có thể đưa ra được những nhận xét đánh giá mang tính chính xác cao và tăng hiệu quả phân tích. 1.4.3. Phương pháp thay thế liên hoàn: Với phương pháp thay thế liên hoàn, chúng ta có thể xác định được ảnh hưởng của các nhân tố thông qua việc thay thế lần lượt và liên tiếp các nhân tố để xác định trị số của chỉ tiêu khi nhân tố đó thay đổi. Khi thực hiện phương pháp này cần quán triệt các nguyên tắc sau: Thiết lập mối quan hệ toán học của các nhân tố ảnh hưởng với chỉ tiêu phân tích theo một trình tự nhất định, từ nhân tố số lượng đến nhân tố chất lượng; trong trường hợp có nhiều nhân tố số lượng hay chất lượng thì nhân tố chủ yếu, quan trọng thì được xếp trước các nhân tố thứ yếu còn lại. Lần lượt thay thế, nhân tố lượng được thay thế trước rồi đến nhân tố chất; nhân tố được thay thế thì lấy giá trị thực tế, nhân tố chưa được thay thế thì giữ nguyên kỳ gốc; nhân tố đã được thay thế thì lấy giá trị thực tế, cứ mỗi lần thay thế tính ra giá trị của lần thay thế đó; lấy kết quả tính được trừ đi kết quả lần thay thế trước nó ta xác
  • 24. 12 định được mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó (kết quả lần thay thế trước của lần thay thế đầu tiên là so với kỳ gốc). Tổng đại số mức ảnh hưởng của các nhân tố phải bằng đối tượng phân tích (là số chênh lệch giữa kỳ phân tích và kỳ gốc). Có thể cụ thể các nguyên tắc trên thành các bước như sau: Bước 1: Xác định đối tượng phân tích: là mức chênh lệch giữa chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu kỳ gốc. Nếu Gọi A1 là chỉ tiêu kỳ phân tích và A0 là chỉ tiêu kỳ gốc thì đối tượng phân tích được xác định là: A1 - A0 = A Bước 2: Thiết lập mối quan hệ của các nhân tố ảnh hưởng với chỉ tiêu phân tích: Giả sử có 3 nhân tố ảnh hưởng là: a, b, c đều có quan hệ tích số với chỉ tiêu phân tích Q và nhân tố a phản ánh lượng tuần tự đến c phản ánh về chất theo nguyên tắc đã trình bày ta thiết lập được mối quan hệ như sau: Q = a*b*c Kỳ phân tích: Q1 = a1*b1*c1 và Kỳ gốc là: Q0 = a0*b0*c0 Bước 3: Lần lượt thay thế các nhân tố kỳ phân tích vào kỳ gốc theo trình tự sắp xếp ở bước 2. Thế lần 1: a1*b0*c0 Thế lần 2: a1*b1*c0 Thế lần 3: a1*b1*c1 Thế lần cuối cùng chính là các nhân tố ở phân tích được thay thế toàn bộ nhân tố ở kỳ gốc. Như vậy có bao nhiêu nhân tố ảnh hưởng thì có bấy nhiêu lần thay thế. Bước 4: Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến đối tượng phân tích bằng cách lấy kết quả thay thế lần sau trừ đi kết quả lần thay thế trước nó ta xác định được mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó (kết quả lần thay thế trước của lần thay thế đầu tiên là so với kỳ gốc) cụ thể: Ảnh hưởng của nhân tố a: a1*b0*c0 – a0*b0*c0 = Qa Ảnh hưởng của nhân tố b: a1*b1*c0 – a1*b0*c0 = Qb Ảnh hưởng của nhân tố c: a1*b1*c1 – a1*b1*c0 = Qc Tổng đại số mức ảnh hưởng của các nhân tố: Qa + Qb + Qc = Q Ưu điểm: Là phương pháp đơn giản, dễ hiểu, dễ tính. Phương pháp thay thế liên hoàn có thể chỉ rõ mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, qua đó phản ánh nội dung bên trong của hiện tượng kinh tế. Hạn chế: Khi xác định ảnh hưởng của nhân tố nào đó, phải giả định các nhân tố khác không đổi, nhưng trong thực tế có trường hợp các nhân tố đều cùng thay đổi. Khi sắp Thang Long University Library
  • 25. 13 xếp trình tự các nhân tố, trong nhiều trường hợp, để phân biệt nhân tố nào là số lượng, nhân tố nào là chất lượng là vấn đề không đơn giản. Nếu phân biệt sai thì việc sắp xếp và kết quả tính toán các nhân tố cho ta kết quả không còn chính xác. 1.4.4. Phương pháp phân tích tài chính DuPont Phương pháp DuPont là phương pháp phân tích nhằm đánh giá sự tác động tương hỗ giữa các tỉ số tài chính, biến một chỉ tiêu tổng hợp thành một hàm số của một vài các biến số. Theo phương pháp này, người phân tích có thể tách riêng, phân tích tác động của từng yếu tố (biến số) tới chỉ tiêu tài chính tổng hợp như thế nào là có lợi hay bất lợi, từ đó có thể đưa ra quyết định tài chính phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp. Cụ thể, phân tích DuPont là kỹ thuật phân tích bằng cách chia tỉ số ROA và ROE thành những bộ phận có liên hệ với nhau để đánh giá tác động của từng bộ phận lên kết quả sau cùng. Kỹ thuật này thường được sử dụng bởi các nhà quản lý trong nội bộ công ty để có cái nhìn cụ thể và ra quyết định xem nên cải thiện tình hình tài chính công ty bằng cách nào. Mối quan hệ này được thể hiện trong phương trình DuPont. Công thức DuPont được viết như sau: ROA = Lợi nhuận ròng Tổng tài sản = Lợi nhuận ròng Doanh thu thuần * Doanh thu thuần Tổng tài sản = ROS * Doanh thu thuần Tổng tài sản ROE = Lợi nhuận ròng Vốn chủ sở hữu = Lợi nhuận ròng Doanh thu thuần * Doanh thu thuần Tổng tài sản * Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu = ROA * Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu = ROA * (Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu + 1) Khi áp dụng công thức DuPont vào phân tích các nhà phân tích nên tiến hành so sánh chỉ tiêu ROA, ROE của doanh nghiệp qua các năm. Sau đó phân tích xem sự tăng trưởng hoặc tụt giảm của chỉ số nay qua các năm bắt nguồn từ nguyên nhân nào. Ví dụ như trong công thức trên, ROA phụ thuộc vào tỉ suất sinh lời trên doanh thu và hiệu suất sử dụng tổng tài sản. Còn chỉ số ROE bị thay đổi có thể do các nguyên nhân như tỉ suất sinh lời trên doanh thu, hiệu suất sử dụng tổng tài sản và cấu trúc vốn. Từ sự thay đổi của những nguyên nhân đó, nhà quản trị có thể đưa ra những nhận định và dự đoán xu hướng của ROA, ROE trong các năm sau. Ưu điểm: Phương pháp phân tích DuPont có ưu điểm lớn giúp cho nhà phân tích phát hiện và tập trung vào các yếu điểm của doanh nghiệp. Nếu tỉ suất sinh lời trên VCSH của doanh nghiệp thấp hơn các doanh nghiệp khác trong cùng ngành chỉ dựa vào hệ thống các chỉ tiêu theo phương pháp phân tích DuPont nhà phân tích có thể tìm ra nguyên nhân.
  • 26. 14 Dùng phương pháp phân tích tài chính DuPont còn có thể giúp cho doanh nghiệp xác định xu hướng hoạt động trong một thời kỳ để có thể phát hiện ra những khó khăn và thuận lợi mà doanh nghiệp có thể gặp phải trong tương lai. Hạn chế: Mức độ tin cậy của mô hình phụ thuộc hoàn toàn vào giả thuyết và số liệu đầu vào. Không bao gồm chi phí sử dụng vốn. 1.4.5. Phương pháp đồ thị Phương pháp đồ thị là phương pháp được sử dụng để minh họa kết quả tài chính đã tính toán được và được biểu thị bằng biểu đồ hay đồ thị. Từ đó có thể thấy được xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích hoặc thể hiện mối quan hệ của các bộ phận trong một tổng thể nhất định. Ngày nay, phương pháp đồ thị được sử dụng rất phổ biến trong các doanh nghiệp nhằm biểu hiện tính đa dạng và phức tạp của nội dung phân tích. Phương pháp này có thể phản ánh dưới những góc độ: Biểu thị quy mô (độ lớn) các chỉ tiêu phân tích qua thời gian, như: tổng tài sản, tổng doanh thu, tổng chi phí, sản lượng, hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả sử dụng chi phí, tỉ suất lợi nhuận,... Biểu hiện tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu phân tích qua thời gian, như: tốc độ tăng tài sản, tốc độ tăng vốn chủ sở hữu, tốc độ tăng hiệu quả sử dụng vốn, tốc độ tăng vốn đầu tư,... Biểu hiện mối quan hệ giữa chỉ tiêu phân tích với các chỉ tiêu nhân tố, như: tỷ suất sinh lời của tổng tài sản chịu ảnh hưởng của tỷ suất sinh lời của tổng doanh thu thuần và tốc độ chu chuyển của tổng tài sản hoặc sức sinh lời của tài sản dài hạn phụ thuộc vào hệ số của tài sản dài hạn với sức sinh lời của vốn chủ sở hữu. Ưu điểm: Phản ánh trực quan các số liệu phân tích, thể hiện rõ ràng và mạch lạc chỉ tiêu phân tích qua từng thời kỳ. Trên cơ sở đó, giúp cho việc đánh giá trở nên dễ dàng hơn. Hạn chế: Không cho thấy được những nguyên nhân gây biến động của chỉ tiêu phân tích. Nội dung phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp1.5. 1.5.1. Phân tích tình hình biến động của tài sản và nguồn vốn 1.5.1.1. Phân tích cơ cấu và biến động tài sản Trong doanh nghiệp, vốn được chia thành vốn lưu động và vốn cố định. Sự biến động về vốn tác động trực tiếp tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp đó. Do đó, Thang Long University Library
  • 27. 15 công việc của người phân tích là xem xét sự biến động và tình hình phân bổ vốn trong doanh nghiệp đã hợp lý hay chưa. Để làm được điều này ta làm như sau: Thứ nhất, phân tích sự biến động của từng chỉ tiêu tài sản qua các năm cả về số tuyệt đối và số tương đối. Thêm vào đó, cần tìm hiểu sự biến động của từng chỉ tiêu là do đâu. Thông qua việc phân tích này, ta sẽ nhận thức được tác động của từng loại tài sản đối với quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp. Thứ hai, xem xét cơ cấu vốn đã hợp lý chưa và sự tác động của cơ cấu vốn đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để làm được điều này ta cần phải tỷ trọng của từng chỉ tiêu trong tổng tài sản, tỷ trọng của các chỉ tiêu thuộc tài sản ngắn hạn trong thời kỳ khác nhau để thấy được sự biến động của cơ cấu vốn. Các công thức trợ giúp đắc lực cho việc phân tích có thể kể đến đó là: Tỷ trọng tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản = Tài sản ngắn hạn Tổng tài sản x100% Tỷ trọng tài sản dài hạn trong tổng tài sản = Tài sản dài hạn Tổng tài sản x100% Hai công thức trên cho biết tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng tài sản. Việc xem xét tỷ trọng từng loại tài sản chiếm trong tổng số và xu hướng biến động của chúng theo thời gian để thấy được mức độ hợp lý của việc phân bổ. Thêm vào đó, khi đánh giá phân bố vốn có hợp lý hay không ta cần xem xét đặc điểm ngành nghề và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. 1.5.1.2. Phân tích cơ cấu và biến động của nguồn vốn Cơ cấu và sự biến động về nguồn vốn phản ánh tình hình nguồn vốn của doanh nghiệp. Cơ cấu vốn là tỷ trọng của từng loại nguồn vốn trong tổng số nguồn vốn; thông qua cơ cấu nguồn vốn ta sẽ đánh giá được hướng tài trợ của doanh nghiệp, mức độ rủi ro của chính sách tài chính. Đồng thời nó cũng cho ta thấy được khả năng tự chủ hay phụ thuộc về mặt tài chính của doanh nghiệp. Thêm vào đó, thông qua sự biến đổi của các chỉ tiêu phần nguồn vốn ta sẽ thấy được tình hình huy động vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Công việc của nhà phân tích đó là so sánh sự biến động cả về số tuyệt đối và số tương tối của các chỉ tiêu phần nguồn vốn, tính tỷ trọng của từng chỉ tiêu trong tổng nguồn vốn; tương tự cho nợ phải trả và vốn chủ sở hữu; sau đó so sánh chúng qua các năm khác nhau để thấy được cơ cấu và sự biến động nguồn vốn của doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu như: Hệ số tài trợ = Vốn chủ sở hữu Tổng nguồn vốn Hệ số tài trợ là chỉ tiêu phản ánh khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính và mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết trong tổng số
  • 28. 16 nguồn vốn tài trợ tài sản của doanh nghiệp thì nguồn vốn chủ sở hữu chiếm mấy phần. Trị số của chỉ tiêu càng lớn chứng tỏ khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính càng cao, mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp càng tăng và ngược lại. Hệ số nợ so với tổng nguồn vốn = Nợ phải trả Tổng nguồn vốn Hệ số nợ so với tổng nguồn vốn cho biết trong một đồng vốn tài trợ tài sản của doanh nghiệp thì có bao nhiêu đồng nợ phải trả. Chỉ tiêu này cũng là một trong những chỉ tiêu được sử dụng để xem xét khả năng tự đảm bảo và mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên, ý nghĩa của trị số này lại ngược lại so với hệ số tài trợ, đó là: hệ số nợ so với tổng nguồn vốn càng cao thì mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp càng thấp và ngược lại. Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu = Tổng nợ Vốn chủ sở hữu x100% Tỷ số này cho biết quan hệ giữa vốn huy động bằng đi vay và vốn tự có của doanh nghiệp. Tỷ số này nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp ít phụ thuộc vào hình thức huy động vốn bằng vay nợ; do đó ít chịu rủi ro. Tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp chưa biết sử dụng đòn bẩy kinh doanh và tranh thủ lợi ích từ hiệu quả tiết kiệm thuế. Khi dùng tỷ số này để đánh giá cần so sánh tỷ số của một doanh nghiệp cụ thể với tỷ số trung bình ngành.Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn Để đánh giá chính xác tính hợp lý và mức độ an toàn tài chính của doanh nghiệp, cần liên hệ với chính sách huy động vốn và chính sách đầu tư trong từng thời kỳ của doanh nghiệp. Mặt khác, trong quá trình phân tích, cũng cần liên hệ trị số của các chỉ tiêu trên với trị số trung bình ngành hoặc với các doanh nghiệp khác tương đương để kết luận xem các trị số trên của doanh nghiệp mình đã hợp lý chưa, rồi từ đó đưa ra các giải pháp thích hợp. 1.5.1.3. Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn Phân tích cấu trúc tài chính nếu chỉ dừng lại ở việc phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn là không đủ và sẽ không thể hiện được chính sách sử dụng vốn của doanh nghiệp. Chính sách sử dụng vốn của doanh nghiệp không chỉ phản ánh nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh mà còn có quan hệ trực tiếp đến an ninh tài chính, đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Do vậy, nó có tác động trực tiếp dến hiệu quả kinh doanh cũng như rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì lẽ đó mà việc phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn hình thành tài sản để thấy được chính sách sử dụng vốn của doanh nghiệp là việc làm không thể thiếu. Dựa vào cơ cấu sử dụng vốn để tài trợ cho tài sản, ta có 3 mô hình chính sách quản lý: Mạo hiểm, Thận trọng và Dung hoà. Thang Long University Library
  • 29. 17 Biểu đồ 1.1. Chiến lược quản lý vốn Mạo hiểm Thận trọng Dung hoà (Nguồn: Slide môn học Nhập môn tài chính doanh nghiệp) Trong mô hình quản lý mạo hiểm, tài sản cố định của doanh nghiệp chủ yếu được tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn. Doanh nghiệp phải đối mặt với rất nhiều rủi ro có thể xảy đến khi theo đuổi chính sách này như: cạn kiệt tiền hay không có đủ tiền để điều chỉnh chính sách quản lý một cách hiệu quả; mất doanh thu khi dự trữ thiếu hụt hàng lưu kho; mất doanh thu khi sử dụng chính sách tín dụng thắt chặt để duy trì khoản phải thu khách hàng thấp. Do phải đối mặt với nhiều rủi ro nên lợi nhuận kì vọng sẽ cao hơn. Chính sách quản lý thận trọng thì hoàn toàn ngược lại với chính sách quản lý mạo hiểm. Còn khi nhà quản trị áp dụng chính sách quản lý dung hoà, tức là nguồn vốn ngắn hạn sẽ chỉ dùng để tài trợ cho tài sản ngắn hạn, nguồn vốn dài hạn chỉ dùng để tài trợ cho tài sản dài hạn. Vì vậy, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ ổn định và ít biến động hơn. 1.5.2. Phân tích diễn biến nguồn tạo vốn và sử dụng vốn trong doanh nghiệp Trong phân tích nguồn vốn, người ta thường xem xét sự thay đổi của nguồn vốn và cách thức sử dụng vốn của một doanh nghiệp trong một thời kỳ theo số liệu giữa hai thời điểm lập bảng cân đối kế toán. Một trong những công cụ hữu hiệu của nhà quản lý tài chính là bảng kê nguồn tạo vốn và sử dụng vốn (Bảng tài trợ). Nó giúp nhà quản lý xác định rõ các nguồn cung ứng vốn và việc sử dụng các nguồn vốn đó. Để lập được bảng này, trước hết phải liệt kê sự thay đổi các khoản mục trên Bảng cân đối kế toán từ đầu kỳ đến cuối kỳ. Mỗi sự thay đổi được phân biệt ở hai cột: sử dụng vốn và tạo vốn theo nguyên tắc: Nếu các khoản mục bên tài sản tăng hoặc các khoản mục bên nguồn vốn giảm thì điều đó thể hiện việc sử dụng vốn. Nếu các khoản mục bên tài sản giảm hoặc các khoản mục bên nguồn vốn tăng thì điều đó thể hiện việc tạo vốn. TS ngắn hạn TS dài hạn Vốn dài hạn TS ngắn hạn Vốn ngắn hạn Vốn ngắn hạn TS ngắn hạn Vốn ngắn hạn TS dài hạn Vốn dài hạn TS dài hạn Vốn dài hạn
  • 30. 18 Việc thiết lập bảng tài trợ là cơ sở để chỉ ra những trọng điểm đầu tư vốn và những nguồn vốn chủ yếu được hình thành để đầu tư. Bảng 1.1. Bảng tài trợ TT Diễn giải Năm N Năm N+1 Tạo vốn Sử dụng vốn A Tài sản I Tài sản ngắn hạn 1 Tiền 2 Phải thu khách hang 3 Hàng tồn kho II Tài sản dài hạn 1 Tài sản cố định 2 Đầu tư tài chính dài hạn 3 Tài sản dài hạn khác B Nguồn vốn I Nợ phải trả 1 Vay và nợ ngắn hạn 2 Phải trả người bán 3 Vay và nợ dài hạn II Nguồn vốn chủ sở hữu 1 Vốn chủ sở hữu 2 Các quỹ 3 Lợi nhuận để lại (Nguồn: Slide môn học Nhập môn tài chính doanh nghiệp) Ta có công thức: Tổng Tạo vốn = Tổng Sử dụng vốn Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn là xem xét và đánh giá sự thay đổi các chỉ tiêu cuối kỳ so với đầu kỳ trên Bảng cân đối kế toán về nguồn vốn và cách thức sử dụng vốn của doanh nghiệp. Nội dung phân tích này cho ta biết trong một kỳ kinh doanh nguồn vốn tăng giảm bao nhiêu, tình hình sử dụng vốn như thế nào, những chỉ tiêu nào là chủ yếu ảnh hưởng đến sự tăng giảm nguồn vốn và sử dụng vốn của doanh nghiệp, tỉ trọng của những yếu tố đó trên tổng Tạo vốn hay Sử dụng vốn là bao nhiêu. Từ đó có giải pháp khai thác các nguồn vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp. 1.5.3. Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thông qua Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mục tiêu phân tích là xác định mối liên hệ và đặc điểm các chỉ tiêu trong báo cáo kết quả kinh doanh, đồng thời so sánh chúng qua một số niên độ kế toán liên tiếp và với số liệu trung bình của ngành (nếu có) để đánh giá xu hướng thay đổi từng chỉ tiêu và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác. Thang Long University Library
  • 31. 19 Dựa vào Báo cáo kết quả kinh doanh có thể tính toán được Tổng doanh thu, tổng chi phí và lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp. Bảng 1.2. Tổng doanh thu, tổng chi phí và lợi nhuận sau thuế Tổng doanh thu  Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ  Doanh thu hoạt động tài chính  Thu nhập khác Tổng chi phí  Giá vốn hàng bán  Chi phí tài chính  Chi phí bán hàng  Chi phí quản lý doanh nghiệp  Chi phí khác Lợi nhuận sau thuế  Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp) Từ các số liệu vừa tính toán được, ta đưa ra những nhận xét về sự thay đổi của các chỉ tiêu này trong doanh nghiệp những năm qua và so sánh sự thay đổi đó qua các năm cả về số tuyệt đối và tương đối. Khi đó, ta có thể biết được sự tác động của các chỉ tiêu và nguyên nhân ảnh hưởng đến lợi nhuận phân tích về mặt định lượng. Đồng thời, công việc so sánh tốc độ tăng giảm của các chỉ tiêu trên giúp nhà phân tích biết được mức tiết kiệm của các khoản chi phí, sự tăng giảm của các khoản doanh thu để từ đó đưa ra các chính sách nhằm khai thác các điểm mạnh, khắc phục các điểm yếu trong hoạt động kinh doanh. Mặt khác, việc phân tích còn xác định các nhân tố định tính để thấy được các nguyên nhân khách quan và chủ quan tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, khi phân tích tài chính doanh nghiệp, các nhà phân tích rất chú tâm tới một số chỉ tiêu tài chính trung gian bởi qua đó không chỉ biết được tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà còn là cơ sở để tính toán, xác lập nhiều hệ số, tỉ lệ có ý nghĩa quan trọng khác, ví dụ như: Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ là kết quả của doanh thu thuần trừ đi giá vốn hàng bán. Đây là chỉ tiêu trung gian rất có ý nghĩa bởi vì đó là khoản tiền dùng để chi trả tất cả các chi phí (trừ giá vốn hàng bán). Chỉ số này phản ánh khả năng sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu doanh thu thuần cao và giá vốn hàng bán thấp thì lợi nhuận gộp sẽ rất lớn. Khoản mục này cùng với doanh thu từ hoạt động tài chính và thu nhập khác sẽ được dùng để trang trải cho các chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
  • 32. 20 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (EBIT) là chỉ số được sử dụng để tính toán các chỉ số trong tài chính. Nếu EBIT dương chứng tỏ mức thu nhập doanh nghiệp có được đủ sức chi trả cho các khoản chi phí phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Nếu chỉ số EBIT âm chứng tỏ doanh nghiệp đang hoạt động không hiệu quả, các khoản thu được không đủ để bù đắp cho các khoản chi phí phải bỏ ra. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (EAT) là kết quả của lợi nhuận trước thuế trừ đi thuế phải nộp cho nhà nước. Đây là chỉ tiêu được sử dụng rất nhiều để tính toán các tỉ số tài chính như: tỉ suất sinh lời trên doanh thu (ROS), tỉ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) hay tỉ suất sinh lời trên vốn cổ phần (ROE). Khi chỉ tiêu EAT dương chứng tỏ tổng các khoản doanh thu và thu nhập khác của doanh nghiệp đủ sức chi trả cho chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh, suy ra doanh nghiệp đang làm ăn có lãi và có hiệu quả. EAT sẽ dùng để trích lập các quỹ và chia cổ tức cho cổ đông. 1.5.4. Phân tích khả năng thanh toán Tình hình tài chính của công ty chịu ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến tình hình và khả năng thanh toán của công ty. Để thấy rõ tình hình tài chính của công ty hiện tại và tương lai, cần xác định các chỉ tiêu phân tích khả năng thanh toán của công ty. Khả năng thanh toán của công ty biểu hiện ở số tiền và tài sản mà công ty hiện tại có thể sử dụng để trang trải các khoản nợ. Nhóm chỉ tiêu này bao gồm các chỉ tiêu chủ yếu sau: 1.5.4.1. Hệ số thanh toán ngắn hạn Hệ số thanh toán ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn là thước đo khả năng thanh toán hiện hành của doanh nghiệp. Nó cho biết mức độ các khoản nợ của các chủ nợ ngắn hạn được trang trải bằng các tài sản có thể chuyển thành tiền trong một giai đoạn tương đương với thời hạn của khoản nợ. Tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn đều có thời hạn dưới 1 năm. Hệ số này càng cao thì khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn của doanh nghiệp càng lớn. Tuy nhiên, nếu hệ số này quá cao thì cũng chưa hẳn là tốt bởi nó cao co thể do các nguyên nhân như: các khoản phải thu quá lớn bao gồm các khoản nợ nần dây dưa, quá hạn, khó đòi, các khoản phải thu không có khả năng thu hồi; hàng tồn kho bị ứ đọng do không có khả năng tiêu thụ. 1.5.4.2. Hệ số thanh toán nhanh Hệ số thanh toán nhanh = Tài sản ngắn hạn - Hàng tồn kho Nợ ngắn hạn Hệ số này là thước đo khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp có ý nghĩa: 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao. Hay nói cách khác, khi các khoản nợ ngắn hạn đến hạn trả, doanh nghiệp Thang Long University Library
  • 33. 21 có thể sử dụng bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn để chi trả mà không cần bán hàng tồn kho. Bởi vì hàng tồn kho khó chuyển đổi thành tiền hơn các tài sản ngắn hạn khác, khi bán dễ bị lỗ nhất. Tỉ số này cao chứng tỏ khả năng đáp ứng nhanh những khoản nợ trước mắt của doanh nghiệp là tốt, tạo được uy tín với các đối tác kinh doanh. Tuy nhiên, tỉ số này quá cao cũng không tốt bởi vì tỉ số này cao có thể do doanh nghiệp dự trữ quá nhiều tiền hoặc nguyên vật liệu dự trữ quá lớn dùng không hết. 1.5.4.3. Hệ số thanh toán tức thời Hệ số thanh toán tức thời = Tiền và các khoản tương đương tiền Nợ ngắn hạn Hệ số thanh toán tức lời là một trong những tỉ số quan trọng nhất trong phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Nó cho biết khả năng đáp ứng những khoản nợ ngắn hạn bằng các tài sản có tính thanh khoản cao như tiền và các khoản tương đương tiền. Nếu chỉ số này cao tức là doanh nghiệp có đủ khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn đến hạn trả. Điều này là rất tốt nhưng nếu dự trữ quá nhiều tài sản có tính thanh khoản cao thì doanh nghiệp sẽ mất chi phí lưu giữ tiền và những cơ hội đầu tư vào lĩnh vực khác. 1.5.4.4. Tỷ số khả năng trả nợ Tỷ số khả năng trả nợ = Giá vốn hàng bán + Khấu hao + EBIT Nợ gốc + Chi phí lãi vay Tỷ số khả năng trả nợ là một tỷ số tài chính đánh giá khả năng thanh toán nợ nói chung của doanh nghiệp. Tỷ số này cho biết để chuẩn bị cho mỗi đồng trả nợ gốc và lãi, doanh nghiệp có bao nhiêu đồng có thể sử dụng được. 1.5.5. Phân tích khả năng quản lý tài sản Khả năng quản lý tài sản của doanh nghiệp được đánh giá thông qua hiệu quả kinh doanh, nó phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp về lao động, vật tư, tiền vốn để đạt kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất. Cụ thể như sau: 1.5.5.1. Phân tích khả năng luân chuyển hàng tồn kho Vòng quay hàng tồn khoa. Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán Hàng tồn kho bình quân Vòng quay hàng tồn kho là chỉ tiêu quan trọng không chỉ nhà quản trị quan tâm mà các nhà đầu tư, chủ nợ cũng rất coi trọng. Vì chỉ tiêu này đo lường khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Bình quân một đơn vị sản phẩm hàng hoá dự trữ tham gia vào quá trình kinh doanh thì tạo ra được bao nhiêu đồng giá vốn. Hệ số này càng cao phản ánh hoạt động kinh doanh càng tốt và ngược lại có nghĩa là có sự bất hợp lý trong khâu dự trữ, sản xuất làm hàng hóa kém chất lượng hay yếu kém trong khâu tiêu thụ. Tuy nhiên, khi phân tích cũng cần phải chú ý đến những nhân tố khác ảnh hưởng
  • 34. 22 đến hệ số quay vòng tồn kho như việc áp dụng phương thức bán hàng, kết cấu hàng tồn kho, thị hiếu tiêu dùng, tình trạng nền kinh tế, đặc điểm theo mùa vụ của doanh nghiệp, thời gian giao hàng của nhà cung cấp... Thời gian một vòng quay hàng tồn khob. Thời gian một vòng quay hàng tồn kho = Số ngày trong kỳ Số vòng quay hàng tồn kho Thời gian một vòng quay hàng tồn kho cho biết trung bình bao nhiêu ngày doanh nghiêp xuất hàng một lần. Như vậy, nếu số ngày trung bình một lần xuất hàng càng nhỏ thì chứng tỏ tốc độ luân chuyển hàng tồn kho càng cao, hiệu quả sử dụng hàng tồn kho càng lớn và ngược lại. 1.5.5.2. Phân tích tốc độ luân chuyển khoản phải thu Vòng quay các khoản phải thua. Số vòng quay khoản phải thu = Doanh thu thuần Khoản phải thu bình quân Vòng quay các khoản phải thu thiển hiện trong kỳ doanh nghiệp đã thu tiền được mấy lần từ doanh thu bán chịu. Như vậy, thông qua số vòng quay các khoản phải thu ta thấy được tốc độ thu hồi nợ của doanh nghiệp. Số vòng quay khoản phải thu càng lớn thì chứng tỏ tốc độ thu hồi nợ của doanh nghiệp càng cao, giảm bớt vốn bị chiếm dụng, đảm bảo khả năng thanh toán bằng tiền, sẵn sàng tái đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Ngược lại, nếu số vòng quay khoản phải thu nhỏ nghĩa là khả năng thu hồi nợ của doanh nghiệp kém hoặc tốc độ thu hồi nợ nhỏ hơn tốc độ tăng doanh thu bán chịu; điều này có thể dẫn tới nguy cơ không thu hồi được nợ và hiệu quả sử dụng vốn thấp. Kỳ thu tiền bình quânb. Kỳ thu tiền bình quân = Số ngày trong kỳ Số vòng quay các khoản phải thu Kỳ thu tiền bình quân được dùng để đánh giá tốc độ thu hồi nợ của doanh nghiệp; nó cho biết trung bình bao nhiêu ngày thì doanh nghiệo thu được tiền một lần. Như vậy, nếu số ngày thu tiền bình quân càng nhỏ thì chứng tỏ tốc độ thu hồi nợ của doanh nghiệp cao và ngược lại. Chu kỳ tiền mặt (CCC)c. CCC = Thời gian hàng tồn trong kho + Thời gian thu được tiền hang - Thời gian tiền hàng có thể thu hồi Chu kỳ tiền mặt là một thước đo được sử dụng để đánh giá khả năng quản lý dòng tiền của doanh nghiệp. Giá trị này càng cao chứng tỏ lượng tiền mặt của doanh nghiệp càng khan hiếm cho hoạt động sản xuất kinh doanh và cho các hoạt động khác Thang Long University Library
  • 35. 23 như đầu tư. Chu kỳ tiền mặt được tính từ khi chi trả cho các nguyên liệu thô tới khi nhận được tiền mặt trong bán hàng. Nếu con số này nhỏ sẽ được coi là khả năng quản lý vốn lưu động tốt. Ngược lại, con số này lớn có thể được giải thích là: doanh nghiệp phải thuê thêm vốn trong khi vẫn phải chờ khách hàng trả nợ tiền hàng cho mình. Quá trình sản xuất càng dài, lượng tiền mặt mà doanh nghiệp phải thuê thêm để đầu tư càng lớn. Tương tự, thời gian khách hàng thanh toán các hóa đơn càng lâu, thì giá trị của các hóa đơn càng giảm. Hay nói cách khác, tài khoản có thể thu hồi về được làm giảm vốn lưu động của doanh nghiệp. 1.5.5.3. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản Hiệu suất sử dụng tổng tài sản = Doanh thu thuần Tổng tài sản Chỉ tiêu này phản ánh một yếu tố đầu vào trong quá trình kinh doanh sinh ra bao nhiêu kết quả đầu ra. Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tổng tài sản đo lường hiệu quả sử dụng tài sản nói chung của doanh nghiệp, không phân biệt riêng tài sản cố định hay tài sản lưu động, nhằm giúp chủ doanh nghiệp thấy được hiệu quả đầu tư và hiệu quả sử dụng tài sản cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Chỉ tiêu này cho biết hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản của doanh nghiệp, một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Nó cũng thể hiện số vòng quay trung bình của toàn bộ vốn của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Hệ số này làm rõ khả năng tận dụng vốn triệt để vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tăng vòng quay vốn kinh doanh này là yếu tố quan trọng làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp đồng thời làm tăng khả năng cạnh tranh, tăng uy tín của doanh nghiệp trên thị trường. 1.5.5.4. Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn = Doanh thu thuần Tài sản ngắn hạn Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn cho biết mức độ sử dụng tài sản ngắn hạn để tạo ra doanh thu cũng như mức độ doanh nghiệp đầu tư vào tài sản ngắn hạn. Con số này cho biết một đồng tài sản ngắn hạn tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. 1.5.5.5. Hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn Hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn = Doanh thu thuần Tài sản dài hạn Chỉ tiêu này cho biết bình quân một đồng tài sản cố định tham gia vào quá trình kinh doanh tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Tài sản cố định ở đây được tính theo giá trị còn lại đến thời điểm lập báo cáo. Doanh nghiệp chú ý đến chỉ tiêu này để đánh giá mức độ cần thiết cho việc đầu tư vào tài sản cố định có tạo ra doanh thu lớn hay không để có hướng nâng cấp hay mua sắm mới.
  • 36. 24 1.5.6. Phân tích khả năng sinh lời của doanh nghiệp 1.5.6.1. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần (ROS) ROS = Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần x100% Tỷ số này cho biết một đồng doanh thu thuần thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Tỷ số này cao hay thấp là phụ thuộc vào tình hình tiêu thụ, giá cả và chiến lược tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp; khả năng quản lý các loại chi phí phát sinh trong doanh nghiệp như chi phí sản xuất, chi phí quản lý, chi phí bán hàng,.. 1.5.6.2. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA) ROA = Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản x100% Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản cho viết một đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Đây là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư của doanh nghiệp. 1.5.6.3. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) ROE = Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu x100% Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu phản ánh khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu; nó cho biết một đồng vốn chủ sở hữu thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Tỷ suất này cao hay thấp phụ thuộc vào tính hiệu quả của việc sử dụng vốn và mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp. Mong muốn của các chủ sở hữu là làm sao cho tỷ số này càng cao càng tốt. Trong trường hợp việc sử dụng vốn hiệu quả và đồng thời mức độ tài trợ bằng nợ lớn thì tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu sẽ rất cao. Ngược lại, nếu việc sử dụng vốn không hiệu quả, dẫn tới mức lợi nhuận không đủ chi trả lãi vay thì việc sử dụng đòn bẩy tài chính trong trường hợp này sẽ gây tổn thất cho chủ sở hữu, thậm chí mất khả năng chi trả. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng phân tích tài chính1.6. Chất lượng phân tích tài chính là mục tiêu mà các nhà phân tích tài chính muốn hướng đến. Phân tích tài chính bao gồm rất nhiều đối tượng quan tâm từ vi mô cho đến vĩ mô, thông tin vô cùng đa dạng, nhiều phương pháp phân tích, nội dung phân tích đề cập đến nhiều vấn đề... Do vậy, để phân tích tài chính có chất lượng thì việc phân tích trước hết phải được quan tâm một cách đồng bộ ở tất cả các doanh nghiệp, phân tích tài chính cần được coi là một công việc nghiêm túc quyết định trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bên cạnh mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm, thu hút đầu tư... Phân tích tài chính không chỉ đơn thuần là việc khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp cùng với việc tính toán đơn thuần một vài chỉ tiêu mang tính rập khuôn, máy móc, theo mẫu quy định sẵn mà đòi hỏi phải tìm tòi, nghiên Thang Long University Library