SlideShare a Scribd company logo
1 of 119
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
MỐI QUAN HỆ GIỮA KHẢ NĂNG THANH
TOÁN VÀ KHẢ NĂNG SINH LỜI: NGHIÊN
CỨU ĐIỂN HÌNH CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN
NGÀNH BẤT ĐỘNG SẢN NIÊM YẾT TRÊN
THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM.
SINH VIÊN THỰC HIỆN : TRẦN THỊ THANH VÂN
MÃ SINH VIÊN : A18915
CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH
HÀ NỘI - 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
MỐI QUAN HỆ GIỮA KHẢ NĂNG THANH
TOÁN VÀ KHẢ NĂNG SINH LỜI: NGHIÊN
CỨU ĐIỂN HÌNH CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN
NGÀNH BẤT ĐỘNG SẢN NIÊM YẾT TRÊN
THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM.
Giáo viên hƣớng dẫn : Th.s Chu Thị Thu Thủy
Sinh viên thực hiện : Trần Thị Thanh Vân
Mã sinh viên : A18915
Chuyên ngành : Tài chính
HÀ NỘI - 2014
Thang Long University Library
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện và hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp, em đã nhận được
sự giúp đỡ cũng như động viên từ nhiều phía. Trước tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân
thành tới giáo viên hướng dẫn của em – ThS. Chu Thị Thu Thủy. Cô chính là người đã
tận tình chỉ bảo, trực tiếp hướng dẫn em trong suốt thời gian nghiên cứu và thực hiện
khóa luận này. Ngoài ra, em cũng mong muốn thông qua khóa luận này, gửi lời cảm
ơn sâu sắc đến các thầy giáo, cô giáo đang giảng dạy tại trường Đại học Thăng Long,
những người đã truyền đạt cho em các kiến thức về kinh tế từ những môn học cơ bản
nhất, giúp em có được nền tảng về chuyên ngành học như hiện tại để có thể hoàn thành
đề tài nghiên cứu này. Cuối cùng, em xin cảm ơn gia đình và những người bạn của em
đã luôn bên cạnh, giúp đỡ và ủng hộ em trong suốt thời gian thực hiện khóa luận.
Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Sinh viên
Trần Thị Thanh Vân
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp này là do tự bản thân thực hiện có sự hỗ
trợ từ giáo viên hướng dẫn và không sao chép các công trình nghiên cứu của ngươi
khác. Các dữ liệu thông tin thứ cấp sử dụng trong Khóa luận là có nguồn gốc và được
trích dẫn rõ ràng.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này!
Sinh viên
Trần Thị Thanh Vân
Thang Long University Library
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƢƠNG 1: MỞ ĐẦU.................................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................................1
1.2. Câu hỏi nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu......................................................3
1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................4
1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu .....................................................................................4
1.5. Kết cấu của đề tài..................................................................................................5
CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN
TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI KHẢ NĂNG SINH LỜI...........................................6
2.1. Tổng quan chung về khả năng thanh toán.........................................................6
2.1.1. Khái niệm về khả năng thanh toán.....................................................................6
2.1.2. Chỉ tiêu đo lường KNTT của doanh nghiệp.......................................................9
2.1.2.1. Khả năng thanh toán trong ngắn hạn ................................................................9
2.1.2.1. Khả năng thanh toán trong dài hạn .................................................................14
2.2. Tổng quan chung về khả năng sinh lợi.............................................................17
2.2.1. Khái niệm khả năng sinh lợi.............................................................................17
2.2.2. Chỉ tiêu đo lường khả năng sinh lời của doanh nghiệp..................................18
2.3. Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lợi của doanh
nghiệp............................................................................................................................21
2.3.1. Lý thuyết đánh đổi (trade -off theory)...............................................................21
2.3.2. Giả thuyết củaHirigoyen (Hirigoyen hypothesis).............................................25
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................27
3.1. Quy trình nghiên cứu .........................................................................................27
3.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu và xử lý số liệu .................................................29
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu...........................................................................29
3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................29
3.3. Các biến nghiên cứu và đo lƣờng các biến nghiên cứu ...................................31
3.3.1. Biến đại diện cho KNSL....................................................................................31
3.3.2. Biến đại diện cho KNTT....................................................................................32
3.3.3. Mô hình nghiên cứu..........................................................................................32
3.3.4. Các giả thuyết nghiên cứu ................................................................................33
3.4. Mô tả mẫu nghiên cứu........................................................................................35
3.4.1. Đặc trưng của ngành bất động sản ..................................................................35
3.4.2. Thiết kế mẫu ......................................................................................................36
CHƢƠNG 4: THỰC TRẠNG VỀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN VÀ KHẢ NĂNG
SINH LỜI CỦA CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN NGÀNH BẤT ĐỘNG SẢN NIÊM
YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM..................................37
4.1. Thực trạng khả năng thanh toán ......................................................................37
4.1.1. Khả năng thanh toán ngắn hạn........................................................................37
4.1.1.1. Khả năng thanh toán hiện hành .......................................................................37
4.1.1.2. Khả năng thanh toán nhanh.............................................................................39
4.1.1.3. Khả năng thanh toán bằng tiền........................................................................41
4.1.1.4. Thời gian quay vòng của tiền...........................................................................43
4.1.2. Khả năng thanh toán dài hạn ...........................................................................45
4.1.2.1. Tỷ số nợ trên Tổng tài sản................................................................................45
4.1.2.2. Tỷ số tài sản dài hạn trên nợ dài hạn...............................................................47
4.2. Thực trạng khả năng sinh lợi ............................................................................48
4.2.1. Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA)...........................................................48
4.2.2. Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) ....................................................50
4.2.3. Tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư (ROI) .............................................................51
CHƢƠNG 5: NỘI DUNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................54
5.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu.......................................................................54
5.2. Kết quả kiểm tra dữ liệu ....................................................................................57
5.2.1. Kiểm định đa cộng tuyến...................................................................................57
5.2.2. Kiểm định tự tương quan..................................................................................58
5.3. Phân tích hệ số tƣơng quan Pearson (r) ...........................................................59
5.4. Phân tích hồi quy tuyến tính..............................................................................62
Thang Long University Library
5.4.1. Đánh giá tác động của KNTT đến KNSL.........................................................62
5.4.1.1. Đánh giá độ phù hợp của mô hình (R2
)............................................................62
5.4.1.2. Kiểm định độ phù hợp của mô hình .................................................................62
5.4.1.3. Kiểm định các nhân tố tác động.......................................................................64
5.4.2. Đánh giá tác động của KNSL đến KNTT.........................................................69
5.4.2.1. Đánh giá độ phù hợp của mô hình (R2
)............................................................69
5.4.2.2. Kiểm định độ phù hợp của mô hình .................................................................70
5.4.2.3. Kiểm định các nhân tố tác động.......................................................................71
5.4.3. Kết quả của mô hình..........................................................................................76
CHƢƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ............................................78
6.1. Tóm tắt kết quả nghiên cứu...............................................................................78
6.2. Một số hạn chế của đề tài nghiên cứu...............................................................79
6.3. Một số kiến nghị..................................................................................................79
DANH MỤC VIẾT TẮT
Kí hiệu viết tắt Tên đầy đủ
ACP Thời gian thu tiền trung bình
ACIDR Khả năng thanh toán bằng tiền
APP Thời gian trả nợ trung bình
BĐS Bất động sản
CCC Thời gian quay vòng tiền
CR Khả năng thanh toán hiện hành
CSH Chủ sở hữu
EAT Lợi nhuận sau thuế
HNX Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội
HOSE Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
ICP Thời gian lưu kho trung bình
KNTT Khả năng thanh toán
KNSL Khả năng sinh lợi
LDR Tỷ số nợ dài hạn trên tài sản dài hạn
LR Tỷ số tài sản dài hạn trên nợ dài hạn
ROA Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản
ROE Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu
ROI Tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư ban đầu
TTCK Thị trường Chứng khoán
GDP Tổng thu nhập quốc nội
QR Khả năng thanh toán nhanh
TSNH Tài sản ngắn hạn
TSDH Tài sản dài hạn
Thang Long University Library
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ, CÔNG THỨC
Bảng 4. 1 Thống kê tỷ số KNTT hiện hành giai đoạn 2011-2013 ................................37
Bảng 4. 2 Thống kê KNTT hiện hành giai đoạn 2011-2013.........................................39
Bảng 4. 3 Thống kê KNTT bằng tiền giai đoạn 2011 - 2013........................................42
Bảng 4. 4 Thống kê thời gian quay vòng tiền giai đoạn 2011-2013 .............................43
Bảng 4. 5 Thống kê thời gian thu tiền, thời gian lưu kho, thời gian trả tiền trung bình
giai đoạn 2011-2013......................................................................................................43
Bảng 4. 6 Thống kê tỷ số nợ trên tổng tài sản giai đoạn 2011-2013.............................45
Bảng 4. 7 Thống kê tỷ số tài sản dài hạn trên nợ dài hạn giai đoạn 2011-2013 ...........47
Bảng 4. 8 Thống kê ROA giai đoạn 2011-2013............................................................48
Bảng 4. 9 Thống kê ROE giai đoạn 2011-2013 ............................................................50
Bảng 4. 10 Thống kê ROI giai đoạn 2011-2013 ...........................................................51
Bảng 5. 1 Kết quả thống kê mô tả .................................................................................54
Bảng 5. 2 Kết quả kiểm định đa cộng tuyến cho các biến độc lập................................57
Bảng 5. 3 Kết quả kiểm định đa cộng tuyến cho các biến độc lập................................57
Bảng 5. 4 Kết quả kiểm định tự tương quan của 3 mô hình..........................................58
Bảng 5. 5 Kết quả kiểm định tự tương quan của 3 mô hình..........................................58
Bảng 5. 6 Ma trận hệ số tương quan Pearson (r)...........................................................59
Bảng 5. 7 Kết quả đánh giá độ phù hợp (R2
) của 3 mô hình.........................................62
Bảng 5. 8 Kết quả kiểm định độ phù hợp của mô hình (Sig.) của 3 mô hình...............63
Bảng 5. 9 Bảng kết quả phân tích hồi quy mô hình với biến phụ thuộc ROA..............64
Bảng 5. 10 Bảng kết quả phân tích hồi quy mô hình với biến phụ thuộc ROE ............65
Bảng 5. 11 Bảng kết quả phân tích hồi quy mô hình với biến phụ thuộc ROI .............66
Bảng 5. 12 Tổng kết kết quả phân tích ảnh hưởng của KNTT lên KNSL của doanh
nghiệp dựa trên số liệu thực tế của các công ty cổ phần ngành BĐS niêm yết trên
TTCK Việt Nam (2009 – 2013) ....................................................................................69
Bảng 5. 13 Kết quả đánh giá độ phù hợp (R2
) của 4 mô hình.......................................70
Bảng 5. 14 Kết quả kiểm định độ phù hợp của mô hình (Sig.) của 4 mô hình.............70
Bảng 5. 15 Bảng kết quả phân tích hồi quy mô hình với biến phụ thuộc QR...............71
Bảng 5. 16 Bảng kết quả phân tích hồi quy mô hình với biến phụ thuộc ACIDR........72
Bảng 5. 17 Bảng kết quả phân tích hồi quy mô hình với biến phụ thuộc CCC ............73
Bảng 5. 18 Bảng kết quả phân tích hồi quy mô hình với biến phụ thuộc LDR ............74
Hình 2. 1 Thời gian quay vòng của tiền ........................................................................13
Hình 4. 1 Doanh nghiệp có hàng tồn kho lớn nhất trên sàn chứng khoán ....................41
Phụ lục 0. 1 Danh sách mã chứng khoán các Công ty Cổ phần ngành BĐS niêm yết
trên TTCK Việt Nam.....................................................................................................83
Phụ lục 0. 2 Thống kê KNTT hiện hành và KNTT nhanh của các doanh nghiệp ngành
BĐS niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (2009-2013).............................85
Phụ lục 0. 3 Thống kê thời gian quay vòng tiền của các doanh nghiệp ngành BĐS niêm
yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (2009-2013)...............................................89
Phụ lục 0. 4 Thống kê KNTT bằng tiền của các doanh nghiệp ngành BĐS niêm yết
trên thị trường chứng khoán Việt Nam (2009-2013) ....................................................92
Phụ lục 0. 5 Thống kê tỷ số nợ dài hạn trên TSDH và tỷ số TSDH trên nợ dài hạn của
các doanh nghiệp ngành BDDS niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (2009-
2013)..............................................................................................................................95
Phụ lục 0. 6 Tỷ lệ sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) và tỷ lệ sinh lợi trên vốn CSH
(ROE) của các doanh nghiệp ngành BĐS niêm yết trên TTCK Việt Nam...................99
Phụ lục 0. 7 Tỷ lệ sinh lợi trên vốn đầu tư ban đầu (ROI) của các doanh nghiệp ngành
BĐS niêm yết trên TTCK Việt Nam...........................................................................103
Sơ đồ 3. 1 Quy trình nghiên cứu ...................................................................................27
Sơ đồ 3. 2 Mô hình nghiên mối quan hệ giữa KNTT và KNSL của các công ty cổ phần
ngành BĐS niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.......................................32
Thang Long University Library
LỜI MỞ ĐẦU
Ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng khoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, năm 2014
vẫn là năm mà nền kinh tế Việt Nam rơi vào trạng thái trì trệ, tăng trưởng kém và cũng
là giai đoạn bất ổn kinh tế vĩ mô kéo dài. Mặc dù vậy, trong năm 2013 và những tháng
đầu năm 2014, nền kinh tế trong nước đã có những biến chuyển tích cực. Năm 2013
kết thúc với với tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ước tính tăng 5,42% so
với năm 2012. Mức tăng trưởng này tuy thấp hơn mục tiêu tăng 5,5% đề ra nhưng cao
hơn mức tăng 5,25% của năm 2012 và có tín hiệu phục hồi. Về chỉ số giá tiêu dùng
(CPI) 2013, đây là năm có CPI tăng thấp nhất trong 10 năm trở lại đây khi cả năm chỉ
tăng 6,04% so năm 2012. Về xuất nhập khẩu năm 2013, kim ngạch xuất khẩu cả năm
ước đạt 132,2 tỷ USD, tăng 15,4% so với năm 2012. Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu
năm 2013 đạt 131,3 tỷ USD, tăng 15,4% so với năm trước. Như vậy, Việt Nam tiếp
tục xuất siêu hơn 0,9 tỷ USD, sau khi đã xuất siêu 780 triệu USD vào 2012. Tổng mức
hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2013 ước đạt 2618 nghìn tỷ đồng,
tăng 12,6% so với năm 2012 và là mức tăng thấp nhất trong vòng 4 năm trở lại đây.
Nếu loại trừ yếu tố giá tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ năm 2013 tăng 5,6%.
Theo Tổng cục Thống kê, tổng chi ngân sách Nhà nước năm 2013 ước tính đạt 986,2
nghìn tỷ đồng trong khi tổng thu ngân sách Nhà nước ước tính đạt 790,8 nghìn tỷ
đồng. Từ các con số trên, bội chi ngân sách 2013 là 195,4 nghìn tỷ đồng. Theo Tổng
cục Thống kê, tỷ lệ bội chi ngân sách Nhà nước năm nay ở mức 5,3% GDP, vượt mức
4,8% đã dự toán đề ra từ đầu năm. Sang năm 2014, Tổng sản phẩm trong nước (GDP)
quý I/2014 ước tính tăng 4,96% so với cùng kỳ năm 2013, cao hơn mức tăng cùng kỳ
của 3 năm trở lại đây. Xét về góc độ sử dụng GDP của quý I năm nay, tiêu dùng cuối
cùng tăng 5,06% so với cùng kỳ năm 2013 và đóng góp 4,04 điểm phần trăm vào mức
tăng chung, trong đó tiêu dùng cuối cùng của dân cư tăng 4,92%, cao hơn mức tăng
cùng kỳ một số năm gần đây; tích lũy tài sản tăng 3,24%, đóng góp 0,62 điểm phần
trăm; chênh lệch xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ đóng góp 0,3 điểm phần trăm do
xuất siêu. Độ mở của nền kinh tế quý I tăng nhanh trong 5 năm trở lại đây, từ mức
155,6% của quý I/2010 tăng lên 194,3% trong quý I/2014. Tuy nhiên, sẽ vẫn còn
những khó khăn thách thức đặt ra trong năm 2014 đòi hỏi cần phải có sự phối hợp nhịp
nhàng giữa các chính sách tiền tệ và tài khóa để đảm bảo nền kinh tế ổn định và phát
triển.
Trong hoàn cảnh nền kinh tế toàn cầu nói chung và của Việt Nam nói riêng còn
phải đối mặt với nhiều khó khăn như hiện nay, ngành bất động sản- một trong những
ngành chủ chốt thúc đẩy sự tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế cũng bị ảnh hưởng rất
lớn. Nhìn lại ngành BĐS Việt Nam giai đoạn 2008-2014, có thể thấy có rất nhiều biến
động. Năm 2008, đứng trước thực trạng bong bóng thị trường BĐS ngày càng lớn với
tỷ lệ lạm hát tăng cao, Chính phủ đã phải tiến hành điều tiết thị trường cùng với việc
kiểm soát tín dụng chặt chẽ. Tuy nhiên ngay sau đó thị trường BĐS miền Nam bị ảnh
hưởng và suy giảm cả về số lượng giao dịch lẫn và giá trị, thị trường BĐS ở miền Bắc
bị ảnh hưởng không đáng kể do có đủ vốn. Giao dịch chững lại nhưng giá cả chỉ sụt
giảm 10%. Sang năm 2009, Nghị định 71 và 69 hướng dẫn thi hành Luật Đất đai có
sửa đổi và việc thu thuế sử dụng đất càng làm cho thị trường ảm đạm hơn. Năm 2011,
tăng trưởng tín dụng bị giới hạn ở mức 20%, dư nợ tín dụng cho vay đối với lĩnh vực
phi sản xuất bị giới hạn ở mức 16%. Các chính sách của chính phủ về kiềm chế lạm
phát, ổn định kinh tế vĩ mô càng làm cho thị trường BĐS ngày một đình trệ. Năm
2012, các doanh nghiệp BĐS cạnh tranh rất khốc liệt. Hàng loạt công ty dịch vụ môi
giới BĐS đóng cửa trong khi các nhà đầu tư tuyên bố phá sản hoặc phải rao bán dự án.
Năm 2013, ngành BĐS tiếp tục gặp khó khăn trong bối cảnh giao dịch ảm đạm, hàng
tồn kho cao và nợ xấu chưa được giải quyết.trong tình hình này, chính phủ ban hành
một loạt các biện pháp để thúc đẩy thị trường. Đến cuối năm 2013, những tồn đọng thị
trường đã bước đầu được giải quyết và một số điểm sáng đã được hé lộ. Những tháng
đầu năm 2014, ngành BĐS có nhiều biến chuyển rất tích cực.Tuy nhiên sau đó có sự
kiện hạ đặt giàn khoan cùng một số nguyên nhân nội tại khiến thị trường BĐS lại rơi
vào khó khăn.
Với mục đích đưa ra được cái nhìn bao quát về các hoạt động cũng như tình hình
thực tế của ngành BĐS tại Việt Nam hiện nay mà cụ thể là các vấn đề xung quanh khả
năng thanh toán và khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp, tác giả đã lựa chọn thực
hiện đề tài cho Khóa luận tốt nghiệp của mình là “Mối quan hệ giữa khả năng thanh
toán và khả năng sinh lợi: Nghiên cứu điển hình các công ty cổ phần ngành BĐS niêm
yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”.
Nội dung Khóa luận được chia thành sáu chương như sau:
Chương 1: Mở đầu
Chương 2: Tổng quan lý thuyết về KNTT trong mối quan hệ với KNSL
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Thực trạng khả năng thanh toán và khả năng sinh lợi trong các
doanh nghiệp BĐS niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Chương 5: Nội dung kết quả nghiên cứu
Chương 6: Kết luận và một số kiến nghị
Thang Long University Library
1
CHƢƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Nền kinh tế thế giới đang trong giai đoạn khủng hoảng, các ngành công nghiệp
chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc suy thoái này, trong đó có ngành bất động sản. Nhận
định bất động sản là một ngành xương sống của nền kinh tế Việt Nam là hoàn toàn
chuẩn xác. Trong mấy thập niên vừa qua, thực tế trên thế giới và ở nước ta cho thấy,
bất động sản phát triển lành mạnh, ổn định sẽ kéo theo sự thịnh vượng của nền kinh tế.
Ngược lại, thị trường bất động sản bị khủng hoảng cũng kéo theo sự khủng hoảng của
nền kinh tế. Tỷ trọng BĐS trong tổng số của cải của xã hội ở các nước tuy khác nhau
nhưng đều chiếm trên dưới 40% lượng của cải vật chất của mỗi nước. Các hoạt động
liên quan đến BĐS chiếm tới 30% tổng hoạt động của nền kinh tế. Có thể thể nói
ngành BĐS có tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu nền kinh tế của nước ta và đang có xu
hướng ngày càng tăng cao. Những năm vừa qua, mặc dù kinh tế còn gặp nhiều khó
khăn song ngành BĐS đã có dấu hiệu phục hồi trở lại, cho thấy tiềm năng phát triển
của ngành. Tính đến 14/03/2014, vốn hóa thị trường của các công ty đạt 125 nghìn tỷ
đồng, chiếm 10,6 % tổng vốn hóa thị trường, chỉ số ngành BĐS đã có đợt tăng giá cao
hơn thị trường với mức tăng trung bình là 30,8% so với đầu năm, trong khi VN-Index
và HNX-Index tăng lần lượt là 18,3% và 24,5 %. Tất cả các chỉ số kinh tế và chỉ số
luồng tiền trước 01/05/2014 đều thịnh vượng. Điển hình là chỉ số chứng khoán đã vượt
qua 600 điểm; nguồn tiền ngân hàng vào thị trường BĐS đã tăng hơn 30% từ 200 lên
268 ngàn tỷ đồng; tiền từ kiều hối đã vượt qua mức 10 tỷ USD, nguồn tiền trong dân
đã quay lại thị trường; hiện tượng chênh lệch giá mua đã xuất hiện và các dự án đã bán
được sản phẩm (kể cả dự án trầm lắng rất lâu). Những con số đó đã phần nào cho thấy
tiềm năng đáng kể của ngành sau những ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng kinh
tế toàn cầu năm 2008.
Trong nền kinh tế thị trường, cùng với những thành công đã đạt được vẫn tồn tại
những khó khăn mà rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực BĐS đang gặp
phải trong quá trình hoạt động, làm kìm hãm sự tăng trưởng như sự thiếu hụt vốn để
thực hiện dự án, việc mất cân bằng cung cầu, mức giá cả không hợp lý, những chính
sách không phù hợp với tình hình thực tế, sự suy giảm niềm tin vào thị trường, các rủi
ro tài chính như không trả được nợ hay không đảm bảo được KNTT và
KNSL…Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể là do sự thiếu hiểu biết, không
nắm vững kiến thức xung quanh vấn đề quản lý vốn lưu động cũng như các yếu tố tác
động lên KNTT và KNSL của doanh nghiệp. Do đó đặt ra yêu cầu phải tìm hiểu mối
quan hệ giữa KNTT và KNSL nhằm giúp doanh nghiệp có thể đảm bảo được khả năng
2
thanh khoản cũng như tối đa hóa lợi nhuận. Hiểu được mối quan hệ giữa KNTT và
KNSL cũng có nghĩa là doanh nghiệp sẽ có thể thực hiện tốt chức năng tài chính.
Chức năng tài chính là đảm nhận việc giao dịch và ghi nhận các hoạt động tài
chính, đặc biệt là trong quản lý ngân quỹ (chức năng vận hành). Bên cạnh đó, chức
năng tài chính còn song song đảm nhận việc hỗ trợ ban quản trị phản ứng và điều
chỉnh các nguồn tài chính tuỳ theo nhu cầu, tuân thủ các đòi hỏi tài chính và cân đối
mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp với mục tiêu của các cổ đông (chức năng hỗ trợ).
Hai đòi hỏi tài chính cơ bản đó là khả năng thanh toán và khả năng sinh lợi.
KNTT và KNSL đóng một vai trò rất quan trọng trong tình hình tài chính của
một doanh nghiệp. Mục đích chính của các công ty là tạo ra lợi nhuận, có lợi nhuận thì
công ty mới có thể tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy cải thiện và
nâng cao KNSL luôn luôn là mối quan tâm hàng đầu đối vối các nhà quản lý. Bên
cạnh việc nâng cao lợi nhuận, doanh nghiệp cũng phải đảm bảo được KNTT để có thể
đáp ứng được các nghĩa vụ nợ khi đến hạn. Ngoài ra, các cổ đôngcũng quan tâm đến
KNTT của công ty. Các nhà cung cấp hàng hóa sẽ kiểm tra tính thanh khoản của công
ty trước khi tiến hành bán hàng. Các nhân viên cũng cần quan tâm về khả năng thanh
khoản của công ty để biết liệu các công ty có thể đáp ứng được nhân viên những nhu
cầu liên quan đến nghĩa vụ trả lương. Do đó, công ty cần duy trì KNTT đồng thời gia
tăng được lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh. Để làm được điều này trước hết cần
hiểu rõ về mối quan hệ giữa KNTT và KNSL nhằm đưa ra được nhữngchính
sách,những quyết định tài chính đúng đắn phù hợp với tình hình của doanh nghiệp, xu
hướng phát triển chung của ngành; kích thích sự tăng trưởng cho ngành BĐS nói riêng
và toàn bộ nền kinh tế nói chung.
Đã có nhiều nghiên cứu trước đây về mối quan hệ giữa KNTT và KNSL của
công ty. Cụ thể:
Nghiên cứu của Dong (2010) trong nghiên cứu về quản trị vốn lưu động các công
ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2006-2008 đã chỉ
ra rằng KNTT có tác động đáng kể đến KNSL. Trong nghiên cứu này, tác giả đã chỉ ra
mối quan hệ ngược chiều giữa KNTT và KNSL: Khi thời gian luân chuyển vốn bằng
tiền tăng (chu kì chuyển đổi tiền mặt) thì KNSL có xu hướng giảm.
Nghiên cứu của Saswata Chatterjee (2010) với mẫu nghiên cứu gồm 30 công ty
niêm yết trên thị trường chứng khoán London giai đoạn 2006-2008 đã chỉ ra tầm quan
trọng của vốn lưu động trong các hoạt động của tất cả các tổ chức.Vốn lưu động có tác
động trực tiếp đến KNTT và KNSL. Tác giả đã chỉ ra rằng tỷ suất sinh lời tăng khi
công ty giảm quy mô vốn lưu động. Tuy nhiên, nếu các công ty muốn tăng hoặc cải
thiện tính thanh khoản, đánh đổi lại công ty phải tăng vốn lưu động.
Thang Long University Library
3
Nghiên cứu của Mahmood và Qayyum (2010) thì chỉ ra mối quan hệ giữa KNSL
và việc duy trì KNTT trong quản lý vốn lưu động. KNSL có liên quan đến mục tiêu tối
đa hóa lợi nhuận của các cổ đông và đầu tư vào tài sản ngắn hạn chỉ được thực hiện
nếu lợi nhuận đạt được ở mức chấp nhận được. Trong khi tính thanh khoản là cần thiết
cho một công ty để tiếp tục hoạt động kinh doanh, một công ty có thể chọn nắm giữ
tiền mặt hơn cần thiết cho nhu cầu hoạt động hoặc giao dịch vì lý do phòng ngừa hoặc
đầu cơ.
Lazaridis và Tryfonidis (2006) nghiên cứu mối quan hệ của KNSL doanh nghiệp
và quản lý vốn lưu động với mẫu nghiên cứu là các công ty niêm yết tại thị trường
chứng khoán Athens. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng KNTT có tác động đáng kể đến tỷ
suất sinh lời trên doanh thu (hiệu quả sản xuất kinh doanh). Hơn nữa, người quản lý có
thể tăng khả năng sinh lời bằng cách sử dụng tối ưu các thành phần của vốn lưu động.
Ngoài ra, còn rất nhiều nghiên cứu khác đã được thực hiện để tìm hiểu mối quan hệ
giữa KNTT và KNSL.
Tóm lại, có thể nói việc tìm hiểu mối liên quan giữa KNTT và KNSL là việc làm
hết sức cần thiết và có ý nghĩa thực tế thúc đẩy sự phát triển của mỗi doanh
nghiệp.Với kiến thức lý luận cơ bản tiếp thu được ở nhà trường và quá trình tìm hiểu
ngành bất động sản ở Việt Nam, tác giả mạnh dạn đi sâu nghiên cứu đề tài: “Mối quan
hệ giữa KNTT và KNSL: Nghiên cứu điển hình tại các công ty cổ phần ngành bất
động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”.
1.2. Câu hỏi nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu
 Câu hỏi nghiên cứu: Nghiên cứu trả lời cho câu hỏi:
Các chỉ tiêu dùng để đo lường KNTT và KNSL là gì?
Liệu có tồn tại mối quan hệ giữa KNTT và KNSL hay không?
Mối quan hệ giữa KNTT và KNSL là như thế nào?
KNTT tác động qua lại như thế nào với KNSL trên khía cạnh tài chính doanh
nghiệp?
 Mục tiêu nghiên cứu
Hệ thống hóa những vấn đề có tính lý luận về KNTT và KNSL.
Phân tíchthực trạng KNTT và KNSL tại các công ty cổ phần ngành bất động sản
Việt Nam.
Để đo lường mức độ liên quan giữa KNSL và KNTT.
Để tìm hiểu những tác động của KNTT lên KNSL và ngược lại.
4
1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu: KNTT và KNSL của doanh nghiệp và mối quan hệ giữa
KNTT và KNSL.
 Phạm vi nghiên cứu:Các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị
trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2009 đến 2013.
1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
 Phương pháp định tính
 Nghiên cứu cơ sở lý thuyết liên quan đến vấn đề nghiên cứu từ đó nhận diện
mối quan hệ giữa KNTT và KNSL.
 Sử dụng một số tư liệu được công bố công khai của các công ty cổ phần ngành
BĐS niêm yết trên TTCK Việt Nam; phân tích nguồn tư liệu có sẵn đã được cơ quan
có thẩm quyền kiểm duyệt nhằm thu được những thông tin đáng tin cậy và khoa học.
 Phương pháp định lượng
 Phương pháp thống kê mô tả và thống kê suy luận
Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của
dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau. Thống
kê mô tả và thống kê suy luận cùng cung cấp những tóm tắt đơn giản về mẫu và các
thước đo. Cùng với việc phân tích đồ họa đơn giản, chúng tạo ra nền tảng của mọi
phân tích định lượng về số liệu. Để hiểu được các hiện tượng xảy ra và đưa ra kết luận
đúng đắn, cần phải biết được các phương pháp cơ bản của mô tả dữ liệu như thống kê
dữ liệu bằng các đồ thị, biểu diễn dữ liệu thành bảng tóm tắt số liệu,…
 Phương pháp phân tích hồi quy
Đây là một phương pháp thống kê mà giá trị kì vọng của một hay nhiều biến
ngẫu nhiên được dự đoán dựa vào điều kiện của các biến ngẫu nhiên (đã tính toán)
khác.
Bước đầu tiên trong phương pháp này là lựa chọn nhóm đối tượng nghiên cứu.
Sau khi thu thập các dữ liệu liên quan, đưa ra giả thiết nghiên cứu, sẽ xác định các biến
độc lập và các biến phụ thuộc, thiết lập mô hình hồi quy, tiến hành quá trình thực
nghiệm, quan sát các kết quả thu được, đưa ra nhận xét và giải thích cho các kết quả
này và cuối cùng là kết luận. Giả thiết đưa ra ban đầu có thể được chấp nhận hoặc bị
bác bỏ dựa vào các kết quả thống kê được.
Phần mềm thống kê được sử dụng là SPSS. Nghiên cứu sẽ sử dụng báo cáo tài
chính (2009-2013) đã được kiểm toán của 58 công ty ngành bất động sản niêm yết trên
TTCK Việt Nam.
Thang Long University Library
5
1.5. Kết cấu của đề tài
Bài nghiên cứu gồm có 6 chương.
Chương 1. Mở đầu giúp người đọc có cái nhìn tổng quan về bài nghiên cứu: giải
thích lí do tiến hành nghiên cứu, mục đích nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên
cứu, phương pháp nghiên cứu.
Chương 2. Tổng quan lý thuyết về KNTT trong mối quan hệ với KNSL trình
bày một cách tổng quan lý thuyết về KNTT trong mối quan hệ với KNSL bao gồm các
khái niệm, các chỉ tiêu đo lường, các nhân tố ảnh hưởng đến KNTT và KNSL, mối
quan hệ giữa KNTT và KNSL trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Chương 3. Phương pháp nghiên cứu sẽ trình bày cụ thể về phương pháp nghiên
cứu của tác giả gồm có quy trình nghiên cứu, các phương pháp thu thập và xử lý số
liệu, các biến nghiên cứu và đo lường các biến nghiên cứu, các giả thuyết nghiên cứu.
Chương 4. Thực trạng khả năng thanh toán và khả năng sinh lợi của các
doanh nghiệp ngành BĐS niêm yết trên TTCK Việt Nam mang đến những đánh giá
và nhận xét cụ thể về tình hình khả năng thanh toán và khả năng sinh lợi của các doanh
nghiệp được sử dụng làm mẫu nghiên cứu.
Chương 5. Nội dung kết quả nghiên cứu đưa ra kết quả nghiên cứu: thống kê
mô tả mẫu nghiên cứu, phân tích tương quan R và phân tích hồi quy tuyến tính. Từ đó
đưa ra kết quả và giải thích mô hình.
Chương 6. Kết luận và một số kiến nghị đưa ra kết luận và một số kiến nghị về
việc nghiên cứu mối quan hệ giữa KNTT và KNSL từ những kết quả thu được.
6
CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN
TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI KHẢ NĂNG SINH LỜI
2.1. Tổng quan chung về khả năng thanh toán
2.1.1. Khái niệm về khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán là khả năng bảo đảm trả được các khoản nợ đến hạn bất cứ
lúc nào. Khả năng thanh toán là kết quả của sự cân bằng giữa các luồng thu và chi hay
giữa nguồn vốn kinh tế (capital) và nguồn lực sẵn có (resource). Investopedia định
nghĩa khả năng thanh toán “là khả năng đáp ứng các chi tiêu cố định trong dài hạn và
có đủ lượng tiền cần thiết để mở rộng và phát triển”. Với mỗi đối tượng cụ thể, nó lại có
một cách định nghĩa khác nhau:
Đối với doanh nghiệp: KNTT là khả năng doanh nghiệp có thể hoàn trả các
khoản nợ đến hạn.
Trong kinh tế thị trường: KNTT chỉ khả năng của những người tiêu thụ có đủ sức
mua bằng tiền để mua hàng hóa trên thị trường.
Duy trì KNTT là rất quan trọng đối với mọi tổ chức, nghĩa là nghĩa vụ trả các
khoản nợ hiện hành trong kinh doanh, nghĩa vụ thanh toán bao gồm chi phí hoạt động
và chi phí tài chính, là nợ ngắn hạn nhưng trở thành dài hạn. Chỉ số KNTT được sử
dụng để quản lý KNTT trong mọi tổ chức theo hình thức chỉ số KNTT hiện hành, chỉ
số KNTT nhanh và chỉ số KNTT bằng tiền. Vì vậy, doanh nghiệp xem xét có đủ tài
sản có tính thanh khoản (tiền mặt, tiền gửi Ngân hàng) để đáp ứng tiến độ thanh toán
bằng cách so sánh tiền mặt và các khoản tương đương tiền với nghĩa vụ thanh toán.
Chỉ số KNTT làm việc với tiền mặt và tài sản có thể chuyển đổi thành tiền (cùng được
gọi là tài sản "ngắn hạn") của một doanh nghiệp ở một bên và các nghĩa vụ thanh toán
ngay lập tức (nợ ngắn hạn) ở phía bên kia. Tài sản có thể chuyển đổi thành tiền chủ
yếu bao gồm các khoản phải thu từ khách hàng, hàng tồn kho của thành phẩm và
nguyên liệu thô. Nghĩa vụ thanh toán bao gồm phí cho nhà cung cấp, chi phí vận hành
và chi phí tài chính phải được thanh toán ngay và trở thành trả nhiều lần dưới hình
thức nợ dài hạn.
Chỉ số KNTT đo lường khả năng thực hiện các nghĩa vụ thanh toán của một
doanh nghiệp bằng cách so sánh tiền mặt và các khoản tương đương tiền với nghĩa vụ
thanh toán. Nếu tiền mặt và các khoản tương đương tiền ko đủ đảm bảo nghĩa vụ thanh
toán, nó chỉ ra rằng các doanh nghiệp có thể phải đối mặt với khó khăn trong việc đáp
ứng các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn của họ. Điều này có thể, lần lượt, ảnh hưởng đến
hoạt động kinh doanh và lợi nhuận của công ty.
Thang Long University Library
7
Chuẩn mực kế toán quốc tế (IFRS, 2006) chỉ ra thực tế là KNTT đề cập đến tiền
mặt có sẵn trong tương lai gần, sau khi thực hiện các nghĩa vụ tài chính tương ứng với
khoảng thời gian đó. Rủi ro thanh khoản bao gồm xác suất mà tổ chức không thể thực
hiện thanh toán các khoản nợ của mình cho các chủ nợ, như một kết quả của những
thay đổi trong tỷ lệ các khoản tín dụng dài hạn và tín dụng ngắn hạn và sự không
tương quan với cơ cấu nợ của tổ chức (Stoica, 2000 ).
Morris và Shin (2010) định nghĩa khái niệm KNTT như "tiền mặt có thể thực
hiện trên bảng cân đối để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn”.
Theo Shim và Siegel (2000, trang 46-47) thanh khoản kế toán là khả năng công
ty hoàn trả nợ ngắn hạn khi đáo hạn (trong vòng một năm). Duy trì tốt KNTT là mục
tiêu chủ yếu của công ty, đó là một điều kiện mà nếu không có nó không thể được đạt
tính liên tục của một doanh nghiệp.
Khả năng thanh toán và thanh khoản là hai khái niệm có liên quan chặt chẽ và
phản ánh trên hành động của chính sách vốn lưu động của công ty. Một mức độ thanh
khoản thấp có thể dẫn đến tăng chi phí tài chính và kết quả là mất khả năng thanh toán
với nghĩa vụ của mình (Maness &Zietlow, năm 2005, trang 25)
Theo nhiều nhà nghiên cứu ở trường đại học, khả năng thanh toán với mỗi doanh
nghiệp dựa trên tình hình bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp đó. Để đánh giá trạng
thái thanh khoản, điều đặc biệt quan trọng là tổ chức bằng cách phân loại tài sản có và
nợ phải trả (Basno & Dardac, 2004). Thông thường các công ty mong muốn giữ cho
KNTT cao hơn 1.00. Điều đó sẽ chứng minh khả năng các công ty để trả các khoản nợ
ngắn hạn đã cam kết, với việc thanh lý tài sản ngắn hạn. Bất kỳ tỷ lệ dưới 1.0 có thể có
nghĩa rằng các doanh nghiệpkhông thể được tạo ra tiền mặt đủ để đáp ứng các nghĩa
vụ ngắn hạn (Morrel, 2007, trang 62). Tuy nhiên như Matarazzo (2003, trang 54) đã
nhấn mạnh, "nếu một nhà phân tích quan sát bảng cân đối của công ty và đối mặt với
một tỷ lệ thanh khoản thấp hơn 1.00 thì ông không, về nguyên tắc, coi nó là không trả
được nợ đúng hạn”. Tỷ lệ thanh khoản sẽ, theo tác giả, thích hợp nhất được hiểu là một
chỉ số về mức độ độc lập của công ty đối với các chủ nợ và khả năng phải đối mặt với
khủng hoảng và khó khăn đột xuất.
Theo Matarazzo (2003, trang 55), KNTT cao không phải là luôn luôn là một dấu
hiệu của sự quản lý yếu kém về tài chính. Nếu tỷ số KNTT hiện thời cao trong khi nợ
phải trả ngắn hạn thấp, nó có thể là một dấu hiệu của một chính sách khôn ngoan,
tránh chi phí tài chính của khoản vay ngân hàng, hoặc thậm chí là một chiến lược để
có chiết khấu tốt với các nhà cung cấp cho các khoản phải trả. Nó cũng có thể là
trường hợp hàng tồn kho cao là một phần của đặc điểm hoạt động của công ty. Ví dụ,
các công ty cần phải duy trì một mức giá trị cổ phiếu đáng kể, đáp ứng yêu cầu của
8
khách hàng một cách nhanh chóng, như trường hợp của các công ty thương mại. Một
ví dụ khác là các công ty mà cổ phiếu có giá trị cao, như các đại lý điện tử,
xe,…(Pimentel và cộng sự , 2005, trang 87).
Sự quan tâm của các chủ doanh nghiệp và nhà quản lý trên toàn thế giới là để
đưa ra một chiến lược quản lý để hoạt động hàng ngày của họ đáp ứng các nghĩa vụ
theo đúng thời hạn và tăng lợi nhuận và sự giàu có của cổ đông. Quản lý KNTT, trong
nhiều trường hợp, được xem xét là từ quan điểm của quản lý vốn lưu động vì hầu hết
các chỉ số được sử dụng để đo lường KNTT của công ty là một chức năng của các
thành phần vốn lưu động.
Quản lý KNTT rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty trong
kinh doanh nên không thể không quan tâm. Một phần quan trọng trong việc quản lý
vốn lưu động là yêu cầu trong việc duy trì KNTT trong hoạt động hằng ngày để đảm
bảo quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra thường xuyên, liên tục. Một công ty phải
đảm bảo rằng KNTT đủ để có thể đáp ứng nghĩa vụ ngắn hạn (không quá dư thừa hoặc
thiếu hụt). Nghiên cứu về KNTT có tầm quan trọng lớn và phải thực hiện phân tích cả
các yếu tố bên trong và bên ngoài do mối quan hệ chặt chẽ của KNTT với hoạt động
hàng ngày của một doanh nghiệp. Tuy nhiên có thể nhận thấy rằng, yêu cầu thanh
khoản của một công ty phụ thuộc vào tính chất đặc thù của công ty và không có quy
định cụ thể về việc xác định mức tối ưu của thanh khoản mà một công ty có thể duy trì
để đảm bảo tác động tích cực đến lợi nhuận của nó.
Thanh khoản và quản lý thanh khoản ảnh hưởng lớn đến sự tăng trưởng và lợi
nhuận của một công ty. Điều này là do việc dư thừa hoặc thiếu hụt lượng tài sản có
tính thanh khoản cao để đáp ứng khả năng thanh toán có thể gây gián đoạn các hoạt
động hàng ngày của tổ chức. Mối quan hệ giữa KNTT và KNSL đã thu hút rất nhiều
sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Kỹ thuật WCM (quản lý vốn lưu động) xuất hiện
với triết lý của việc sử dụng nguồn vốn dài hạn nên đầu tư toàn bộ vào các tài sản ngắn
hạn và nguồn vốn ngắn hạn chỉ được sử dụng cho các tình huống khẩn cấp. Tính năng
riêng biệt của WCM thận trọng là tăng KNTT và ít rủi ro hơn nhưng quan tâm nhiều
hơn tới việc phải đảm bảo được nguồn vốn cho các tài sản ngắn hạn thời vụ (không
thường xuyên). Công ty lớn hơn thường tập trung vào doanh thu nhiều hơn trên cơ sở
lượng tiền mặt ít hơn dẫn đến có nhiều vấn đề về dòng tiền hơn và tính thời vụ trong
khi các công ty nhỏ hơn tập trung chủ yếu là quản lý hàng tồn kho và các chính sách
quản lý tín dụng với lợi nhuận thấp.
Như vậy, tóm lại khả năng thanh toán của doanh nghiệp là năng lực về tài chính
mà doanh nghiệp có được để đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ cho các cá
nhân, tổ chức có quan hệ đối với doanh nghiệp vay hoặc nợ. Khả năng thanh toán là
Thang Long University Library
9
một trong những công cụ mạnh được sử dụng nhằm đánh giá các khả năng của doanh
nghiệp để đáp ứng được những nhiệm vụ tài chính dài hạn hay ngắn hạn của doanh
nghiệp. Về cơ bản, quá trình này gọi là xác định tổng thu nhập được tạo ra bởi doanh
nghiệp, miễn các loại thuế nợ và bất kỳ loại chi phí khấu hao mà không dùng tiền mặt.
Con số này được so sánh với tổng số nhiệm vụ dài hạn mà doanh nghiệp hiện tại đang
nắm giữ. Các nhà đầu tư và người cho vay thường quan tâm và để ý đặc biệt đến các tỷ
lệ khả năng thanh toán như một phương tiện đánh giá xếp hạng tín dụng và đánh giá
mức độ rủi ro hiện tại của một doanh nghiệp.
2.1.2. Chỉ tiêu đo lường KNTT của doanh nghiệp
Phân tích chỉ số là một trong những cách thông thường trong đó sử dụng báo cáo
tài chính để đánh giá các công ty và tạo ra các tiêu chuẩn mà ý nghĩa về mặt tài chính
đã được giải thích đơn giản (George H.Pink, G.Mark Holmes, 2005). Sau đây là các
phương pháp để tính chỉ số KNTT trong tổ chức kinh doanh. Chúng ta có thể xác định
chỉ số KNTT công ty bằng cách sử dụng phương pháp phân tích tỷ lệ.
2.1.2.1. Khả năng thanh toán trong ngắn hạn
 Vốn lƣu động ròng
Vốn lƣu động ròng = Tài sản ngắn hạn (TSLĐ) – Nợ ngắn hạn
Để đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn khi đến hạn, các nhà
phân tích quan tâm đến chỉ tiêu vốn lưu động ròng. Chỉ tiêu này phản ánh phần tài sản
lưu động được tài trợ từ nguồn vốn cơ bản, lâu dài mà không phải chi trả trong thời
gian ngắn, vốn lưu động ròng càng lớn phản ánh khả năng chi trả đối với các khoản nợ
ngắn hạn đến hạn trả càng cao. Đây cũng là một yếu tố quan trọng và cần thiết cho
việc đánh giá cân bằng tài chính của doanh nghiệp. Vốn lưu động ròng được xác định
là phần chênh lệch giữa tổng tài sản lưu động và tổng nợ ngắn hạn, hoặc phần chênh
lệch giữa vốn thường xuyên ổn định với TSCĐ ròng. Tài sản lưu động nên có các
thuộc tính sau: đa dạng, thời gian đáo hạn còn lại thích hợp cho nhu cầu lưu chuyển
tiền tệ của mỗi tổ chức; dễ dàng bán ra thị trường hoặc chuyển đổi thành tiền mặt và
rủi ro tín dụng tối thiểu (2005 Ngân hàng Jamaica Xuất bản: Tháng Hai 1996). Khả
năng đáp ứng nghĩa vụ thanh toán, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh và khả năng
nắm bắt thời cơ lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp phụ thuộc phần lớn vào vốn lưu
động ròng.
 Hệ số KNTT hiện hành
Khả năng thanh toán hiện hành =
Tài sản lƣu động (TSNH)
Nợ ngắn hạn
10
TSLĐ thông thường bao gồm tiền, các chứng khoán ngắn hạn dễ chuyển nhượng
(tương đương tiền), các khoản phải thu và dự trữ (tồn kho); còn nợ ngắn hạn thường
bao gồm các khoản vay ngắn hạn ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác,
các khoản phải trả nhà cung cấp, các khoản phải trả, phải nộp khác…Tài sản lưu động
và nợ ngắn hạn đều có thời hạn nhất định - tới 1 năm. Tỷ số khả năng thanh toán hiện
hành là thước đo KNTT ngắn hạn của doanh nghiệp, nó cho biết mức độ các khoản nợ
của các chủ nợ ngắn hạn được trang trải bằng các tài sản có thể chuyển thành tiền
trong một giai đoạn tương đương với thời hạn của các khoản nợ đó. Nó thể hiện mức
độ đảm bảo của tài sản lưu động đối với nợ ngắn hạn mà không cần tới một khoản vay
mượn thêm.
Để đánh giá tình hình khả năng thanh toán của doanh nghiệp sau khi tính toán, ta
so sánh với tỷ số thanh toán bình quân ngành, tỷ số thanh toán năm trước và 1.
 KNTT hiện hành > 1: giá trị tài sản ngắn hạn của công ty lớn hơn giá trị nợ
ngắn hạn, hay nói cách khác là tài sản lưu động của doanh nghiệp đủ đảm bảo cho việc
thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Điều này cho thấy, tình hìnhkhả năng thanh toán
của doanh nghiệp tốt. Và ngược lại, nếu KNTT ngắn hạn < 1 thì doanh nghiệp không
đủ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, nếu con số này quá cao thì có nghĩa là
doanh nghiệp đã đầu tư quá nhiều vào TSNH so với nhu cầu. Thường thì phần vượt
quá sẽ không tính thêm lợi nhuận, nên việc đầu tư đó sẽ kém hiệu quả. Do đó, doanh
nghiệp cần phải phân bổ vốn hợp lý.
 Nếu KNTTHH năm nay < KNTTHH năm trước: điều này cho chúng ta thấy
rằng khả năng TTNH năm nay giảm đi so với năm trước. Do đó, để hiểu rõ thêm về
điều này ta cần so sánh với tỷ số thanh toán bình quân ngành.
 Tỷ số KNTT hiện hành so với tỷ số thanh toán bình quân ngành không quá
chênh lệch là tốt.
 Hệ số KNTT nhanh
Khả năng thanh toán nhanh =
(Tài sản lƣu động - Kho)
Nợ ngắn hạn
Tỷ số KNTT nhanh là tỷ số giữa các tài sản quay vòng nhanh với nợ ngắn hạn.
Tài sản quay vòng nhanh là những tài sản có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền,
bao gồm: tiền mặt, chứng khoán ngắn hạn và các khoản phải thu. TS dự trữ (Kho) là
các tài sản khó chuyển thành tiền hơn so với tổng tài sản lưu động và dễ bị lỗ nhất nếu
được bán. Đó là điều lo ngại chính đối với 1 tổ chức, bởi vì, nếu họ cần phải bán hàng
tồn kho, họ cũng cần một khách hàng mua hàng tồn kho đó (Chinmoy Gosh 2009). Do
vậy, tỷ số KNTT nhanh cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn không phụ
Thang Long University Library
11
thuộc vào việc bán TS dự trữ (Kho) chia cho nợ ngắn hạn hay nói cách khác hệ số
KNTT nhanh cho biết doanh nghiệp có bao nhiêu đồng vốn bằng tiền hoặc các khoản
tương đương tiền để thanh toán ngay cho một đồng nợ ngắn hạn.
 Hệ số khả năng thanh toán bằng tiền
Khả năng thanh toán bằng tiền =
Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền
Nợ ngắn hạn
Ngoài hệ số KNTT hiện hành và KNTT nhanh, để đánh giá KNTT một cách khắt
khe hơn nữa, ta sử dụng hệ số KNTT bằng tiền. Hệ số này cho biết doanh nghiệp có
bao nhiêu đồng vốn bằng tiền để sẵn sàng thanh toán cho một đồng nợ ngắn hạn.
 Hệ số khả năng thanh toán lãi vay
Khả năng thanh toán lãi vay =
Lợi nhuận thuần hoạt động kinh doanh
Lãi vay
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay phản ánh được những khả năng trang trảicác
khoản vay của doanh nghiệp từ lợi nhuận thu được thông qua hoạt động sản xuất kinh
doanh. Xuất phát từ ý nghĩa đó, qua việc đánh giá hệ số khả năng thanh toán lãi vay thì
ta thấy được mức độ hiệu quả của việc sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp.
Hệ số khả năng thanh toán lãi cao hay thấp nói chung phụ thuộc vào khả năng sinh lợi
và mức độ sử dụng nợ. Nếu khả năng sinh lợi của doanh nghiệp chỉ có giới hạn trong
khi công ty sử dụng quá nhiều nợ thì hệ số khả năng thanh toán lãi vay sẽ giảm.
Ta có thể thấy, rõ ràng khi khả năng thanh toán lãi vay càng cao thì khả năng
thanh toán lãi của doanh nghiệp cho các chủ nợ của mình càng lớn. Khả năng trả lãi
vay của doanh nghiệp thấp thể hiện khả năng sinh lợi của tài sản thấp. Khả năng thanh
toán lãi vay thấp cho thấy một tình trạng nguy hiểm, suy giảm trong hoạt động kinh tế
có thể làm giảm lãi trước thuế và lãi vay xuống dưới mức nợ lãi mà công ty phải trả,
do đó dẫn tới mất khả năng thanh toán và vỡ nợ. Tuy nhiên rủi ro này được hạn chế
bởi thực tế Lãi trước thuế và lãi vay không phải là nguồn duy nhất để thanh toán lãi.
Các doanh nghiệp cũng có thể tạo ra nguồn tiền mặt từ khấu hao và có thể sử dụng
nguồn vốn đó để trả nợ lãi. Những gì mà một doanh nghiệp cần phải đạt tới là tạo ra
một độ an toàn hợp lý, bảo đảm khả năng thanh toán cho các chủ nợ của mình.
 Nói chung hệ số này phải lớn hơn 1 thì doanh nghiệp mới có khả năng sử dụng
lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh để trang trải lãi vay.
 Nếu tỷ số này nhỏ hơn 1 thì có hai khả năng:
12
Doanh nghiệp vay nợ quá nhiều và sử dụng nợ vay kém hiệu quả khiến cho lợi
nhuận làm ra không đủ trả lãi vay.
Khả năng sinh lợi của doanh nghiệp quá thấp khiến cho lợi nhuận làm ra quá
thấp không đủ trả lãi vay.
Một số tài liệu xếp hệ số khả năng thanh toán lãi vay vào chỉ tiêu khả năng thanh
toán trong dài hạn. Tuy nhiên, vì lãi vay của doanh nghiệp thường được trả theo tháng,
theo quý hoặc vào cuối mỗi một năm kinh doanh nên tác giả xếp chỉ số này vàomục
khả năng thanh toán trong ngắn hạn.
 Nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nƣớc
Tỷ lệ thanh toán với ngân sách nhà nƣớc =
Số tiền đã nộp trong kỳ
Tổng số tiền phải nộp trong kỳ
Hàng năm doanh nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ của mình đối với Ngân sách
Nhà nước về các khoản nộp như: Thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất
nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp và các khoản thuế phải nộp khác,…Việc phân
tích tình hình thanh toán với Ngân sách Nhà nước sẽ giúp ta đánh giá được tình hình
thực hiện nghĩa vụ của công ty đối với Nhà nước.
 Hệ số dòng tiền/ nợ vay đến hạn trả
Hệ số dòng tiền trên nợ vay đến hạn trả (cash flow to maturing debt) cho biết khả
năng tạo tiền để thanh toán các khoản nợ vay đến hạn trả của doanh nghiệp
Hệ số dòng tiền trên
nợ vay đến hạn trả
=
Lƣu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh
Nợ vay đến hạn trả cuối kì
Chỉ số lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh thể hiện số tiền sẽ được tạo
ra từ hoạt động kinh doanh (nếu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được duy trì
tốt) vì vậy sẽ giúp nhà phân tích đánh giá khả năng hoàn trả nợ vay đến hạn từ bản thân
hoạt động kinh doanh mà không cần có thêm các nguồn tài trợ khác của doanh nghiệp.
Hệ số dòng tiền trên nợ vay đến hạn trả âm chứng tỏ công ty không tạo ra tiền để
trả nợ vay đến hạn trả, điều này cho thấy doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc
thanh toán các khoản nợ đến hạn, không có khả năng chủ động tự trả nợ vay đến hạn
bằng tiền do công ty tạo ra.
 Thời gian quay vòng của tiền
Thang Long University Library
13
Kì trả tiền
bình quân
Thời gian lưu kho hàng bình quân Kì thu tiền
bình quân
Thời gian quay vòng của tiền
Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn còn được thể hiện ở độ dài chu kì vận động của
vốn. Thời gian quay vòng của tiền tính từ lúc doanh nghiệp bắt đầu bỏ tiền vào hoạt
động kinh doanh tới lúc thu tiền về.
Thời gian quay
vòng của tiền
=
Thời gian lƣu kho
hàng bình quân
+
Kì thu tiền
bình quân
-
Kì trả tiền
bình quân
Chỉ tiêu thời gian quay vòng của tiền cho ta thấy nếu thời gian quay vòng nhanh,
hay thời gian quay vòng tiền ngắn sẽ làm giảm nhu cầu vốn lưu động và tăng cường
khả năng thanh toán cho doanh nghiệp. Muốn rút ngắn thời gian quay vòng của tiền thì
kéo dài kì trả tiền bình quân và cần rút ngắn thời gian lưu kho hàng hóa, rút ngắn kì
thu tiền bình quân.
Hình 2. 1 Thời gian quay vòng của tiền
 Thời gian lƣu kho hàng bình quân (vòng quay hàng tồn kho) hay còn gọi là số
ngày một vòng quay hàng tồn kho
Thời gian lƣu
kho hàng bình
quân
=
Giá trị hàng tồn kho bình quân x Thời gian kì phân tích
Giá vốn hàng bán
Chỉ tiêu này cho biết thời gian cần thiết để tiêu thụ số hàng tồn kho bình quân
trong kì của doanh nghiệp. Hàng tồn kho thường chiếm tỉ lệ đáng kể trong tổng tài sản
ngắn hạn của các doanh nghiệp sản xuất và thương mại. Dự trữ hàng tồn kho sẽ làm
doanh nghiệp phát sinh các chi phí bảo quản hàng tồn kho, có thể phải gánh chịu các
thiệt hại hư hỏng, thất thoát hàng hóa trong quá trình dự trữ. Đặc biệt là doanh nghiệp
phải chịu chi phí cơ hội trong việc sử dụng vốn, do có một lượng vốn đọng lại trong
hàng tồn kho. Tuy nhiên, để không bị lỡ các cơ hội tạo thêm doanh thu các doanh
Mua hàng Trả tiền mua hàng Bán hàng Thu tiền bán
hàng
14
nghiệp vẫn thường dự trữ một lượng hàng tồn kho nhất định nhằm đảm bảo đáp ứng
nhu cầu của khách hàng.
 Kì thu tiền bình quân hay còn gọi là số ngày của một vòng quay nợ phải thu
khách hàng được xác định theo công thức:
Kì thu tiền
bình quân
=
Nợ phải thu khách hàng bình quân x Thời gian phân tích
Doanh thu thuần bán hàng & cung cấp dịch vụ
Chỉ số này dùng để đo lường hiệu quả và chất lượng quản lý khoản phải thu.
Trong hoạt động kinh doanh, phát sinh thêm nợ phải thu khách hàng là điều không thể
tránh khỏi. Doanh nghiệp bán hàng trả chậm là một trong các biện pháp nhằm thu hút
thêm khách hàng, tăng cường doanh thu cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu khách hàng
nợ nhiều trong thời gian dài sẽ chiếm dụng nhiều vốn của doanh nghiệp, vì vậy sẽ ảnh
hưởng không tốt tới dòng tiền và suy giảm khả năng thanh toán của doanh nghiệp, tức
là hệ số kì thu tiền bình quan cao. Ngược lại, nếu hệ số này thấp chứng tỏ rằng doanh
nghiệp đang ít bán chịu hàng hóa hoặc thời hạn bán chịu tương đối ngắn, dưới 30
ngày.
 Kì trả tiền bình quân hay còn gọi là chỉ số vòng quay các khoản phải trả
Kì trả tiền
bình quân
=
Nợ phải trả ngƣời bán bình quân x Thời gian phân tích
Giá vốn hàng bán
Chỉ số này phản ánh khả năng chiếm dụng vốn của doanh nghiệp đối với nhà
cung cấp, chỉ số này cao chứng tỏ doanh nghiệp đang chiếm khá nhiều vốn và thanh
toán chậm cho nhà cung cấp, sẽ tiềm ẩn rủi ro về khả năng thanh toán, điều này ảnh
hưởng không tốt đến việc xếp hạng tín dụng của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu doanh
nghiệp lưu ý đến việc sử dụng chỉ số này một cách hợp lý cũng như chiếm dụng khoản
vốn sẽ giúp doanh nghiệp giảm chi phí về vốn, đồng thời thể hiện uy tín về quan hệ
thanh toán đối với nhà cung cấp và chất lượng sản phẩm với khách hàng.
2.1.2.1. Khả năng thanh toán trong dài hạn
 Hệ số nợ trên tổng tài sản, thường gọi là hệ số nợ (D/A) (thường tính bằng %),
đo lường mức độ sử dụng nợ của doanh nghiệp để tài trợ cho tổng tài sản
Hệ số nợ trên tài sản =
Tổng nợ
Tổng tài sản
x 100%
Hệ số nợ trên tổng tài sản phản ánh mức độ sử dụng nợ của doanh nghiệp. Nó
cho biết mức độ sử dụng nợ để tài trợ cho tài sản của doanh nghiệp, nợ chiếm bao
Thang Long University Library
15
nhiêu phần trăm trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp (do tổng tài sản bằng tổng
nguồn vốn).
Hệ số nợ trên tổng tài sản nói chung thường nằm trong khoảng 50% đến 70%. Hệ
số này thấp có nghĩa là doanh nghiệp có khả năng tự chủ tài chính và khả năng vay của
doanh nghiệp cao, tức là ít sử dụng nợ để đầu tư cho tài sản, tuy nhiên, mặt trái của nó
là doanh nghiệp chưa tận dụng được hết lợi thế của đòn bẩy tài chính và tự mình đánh
mất đi cơ hội tiết kiệm thuế từ việc sử dụng nợ.
Ngược lại, nếu hệ số nợ trên tài sản lại quá cao có nghĩa là doanh nghiệp đang
quá phụ thuộc vào nợ vay và khả năng tự chủ tài chính cũng như khả năng vay thêm
để đầu tư thấp, tức là sử dụng quá nhiều nợ để đầu tư cho tài sản.
Thông thường, các nhà cổ đông thích công ty có hệ số nợ trên tổng tài sản cao để
sử dụng được hết khả năng đòn bẩy tài chính nói chung làm gia tăng khả năng sinh lời
cho cổ đông. Ngược lại, các nhà đầu tư lại muốn công ty có hệ số nợ trên tổng tài sản
thấp vì như thế công ty có khả năng trả nợ cao hơn.
Chỉ tiêu này là cơ sở để đánh giá khả năng đảm bảo của doanh nghiệp đối với nợ
vay dài hạn. Nó cho biết khả năng thanh toán lãi của doanh nghiệp và mức độan toàn
có thể đối với người cấp tín dụng.
 Tỷ số:
Tỷ số =
Tài sản dài hạn
Nợ dài hạn
Tài sản dài hạn thường bao gồm các khoản phải thu dài hạn, tài sản cố định, các
khoản đầu tư tài chính dài hạn; còn nợ dài hạn thường bao gồm các khoản phải trả dài
hạn người bán, các khoản vay và nợ dài hạn ngân hàng thương mại và các tổ chức tài
chính, doanh thu chưa thực hiện,…Tỷ số tài sản dài hạn trên nợ dài hạn là thước đo
KNTT nợ dài hạn của doanh nghiệp, cho thấy mức độ các khoản nợ dài hạn được trang
trải bằng tài sản dài hạn trong thời gian tương đương với thời hạn của khoản nợ đó hay
mức độ đảm bảo của tài sản dài hạn đối với các khoản nợ dài hạn.
 Tỷ số:
Tỷ số =
Nợ
Vốn chủ sở hữu
Các nhà cho vay dài hạn một mặt quan tâm đến khả năng trả lãi, mặt khác họ chú
trọng đến sự cân bằng hợp lý giữa nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu, bởi vì điều
này ảnh hưởng đến sự đảm bảo các khoản tín dụng của người cho vay. Tỷ số này nói
lên cứ một đồng nợ vay hiện đang được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng vốn chủ sở hữu.
16
Khi tỷ số nợ trên vốn CSH càng cao thì khả năng chủ động trong thanh toán các
khoản nợ của doanh nghiệp càng thấp, do đó doanh nghiệp cần xem xét các rủi ro
thanh toán như các trường hợp không thanh toán được nợ, thanh toán quá hạn dẫn tới
chi phí lãi vay tăng cao… có thể gặp phải khi vay nợ quá nhiều để có thể đưa ra được
các chính sáchđiều hành hợp lý.
 Khả năng thanh toán nợ dài hạn đến hạn phải trả
Khả năng thanh toán nợ dài hạn đến hạn phải trả: là chỉ tiêu cho biết khả năng
thanh toán nợ dài hạn đến hạn phải trả của doanh nghiệp trong năm tới bằng nguồn
vốn khấu hao thu hồi dự kiến và lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao thì chứng tỏ
doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản tiền gốc vay dài hạn đến hạn phải
trả và ngược lại.
Hệ số khả năng thanh
toán nợ dài hạn phải trả
=
Lợi nhuận sau thuế + Vốn khấu hao thu hồi
Nợ dài hạn đến hạn phải trả
(Nguồn: Sách Báo cáo tài chính – TS.Phạm Thị Thủy)
Chỉ tiêu này được sử dụng dựa trên quan điểm là:
 Các khoản tiền vay dài hạn của doanh nghiệp dùng để đầu tư tài sản dài hạn.
 Gốc tiền vay dài hạn được thanh toán cho các tổ chức tín dụng theo từng năm
đã quy định trong hợp đồng vay.
 Doanh nghiệp áp dụng phương pháp khấu hao bình quân với tài sản cố định để
thu hồi vốn đầu tư.
 Hệ số nợ trên tài sản đảm bảo
Hệ số nợ trên tài sản đảm bảo thể hiện sát thực và độ thận trọng hơn khả năng
bảo vệ cho các chủ nợ trong trường hợp doanh nghiệp mất khả năng thanh toán
Hệ số nợ trên
tài sản đảm bảo
=
Nợ phải trả
Tổng tài sản – TS Vô hình + Quyền sử dụng đất
(Nguồn: Sách Báo cáo tài chính – TS.Phạm Thị Thủy)
Trong thực tế, không phải tất cả các tài sản của doanh nghiệp đều có thể được sử
dụng để thanh toán nợ khi doanh nghiệp phá sản. Khi hoạt động các tài sản vô hình rất
có giá trị đối với doanh nghiệp, nhưng khi phá sản hầu hết các tài sản vô hình đều trở
nên vô nghĩa, như thương hiệu, các phần mềm kế toán, lợi thế thương mại,… ngoại trừ
quyền sử dụng đất. Do vậy, khi doanh nghiệp phá sản tất cả các tài sản sẽ được sử
dụng để trả nợ là các tài sản hữu hình (tiền, hàng tồn kho, phải thu khách hàng, tài sản
Thang Long University Library
17
cố định hữu hình,…) và quyền sử dụng đất của doanh nghiệp, các loại tài sản này được
gọi là tài sản đảm bảo của doanh nghiệp.
Hệ số nợ trên tài sản đảm bảo thấp thì khả năng bảo vệ cho các chủ đầu tư, chủ
nợ khi doanh nghiệp phá sản càng cao và ngược lại.
2.2. Tổng quan chung về khả năng sinh lợi
2.2.1. Khái niệm khả năng sinh lợi
KNSL của doanh nghiệp có thể hiểu là phần lợi nhuận thu được khi đầu tư của
doanh nghiệp. Có thể đo lường KNSL của doanh nghiệp dựa trên các số liệu kế toán
thể hiện qua các năm trong quá khứ tới hiện tại. Các nhà đầu tư và người cấp tín dụng
đều có mối quan tâm lớn đối với việc đánh giá KNSL của doanh nghiệp vì nó gắn liền
với lợi ích của họ trong hiện tại và cả tương lai.
KNSL là một loại chỉ số tài chính được sử dụng để đánh giá khả năng của một
doanh nghiệp trong việc tạo ra thu nhập trong một thời gian nhất định trên cơ sở chi
phí bỏ ra. Đối với hầu hết các chỉ số này, nếu có một giá trị tương đối cao hơn tỷ lệ
của đối thủ cạnh tranh hoặc tỷ lệ tương tự từ một khoảng thời gian trước đó có nghĩa là
công ty đang kinh doanh hiệu quả (www.investopedia.com, 2010).
KNSL có thể được định nghĩa như là thước đo cuối cùng của thành công của một
công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Sự thành công này được xác định bởi
tầm quan trọng của lợi nhuận thuần kế toán (Pimentel và cộng sự, 2005 trang 86).
KNSL tạo ra sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư khi đầu tư vào doanh nghiệp.
Đối với các doanh nghiệp, KNSL là kết quả của việc sử dụng tài sản và nguồn
vốn một cách hiệu quả. Nhìn chung, KNSL cần đáp ứng được việc đảm bảo duy trì
vốn cho doanh nghiệp tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh và đóng góp vào việc
tăng vốn đầu tư đồng thời trả được lãi vay và đảm bảo hoàn trả các khoản vay. Lợi
nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh trong năm có thể được trích cho các cổ đông
hoặc duy trì dưới dạng vốn dự trữ. Nếu khả năng sinh lời không đủ lớn, doanh nghiệp
sẽ không đủ khả năng để đáp ứng nhu cầu cho các hoạt động kinh doanh khác nhau
của công ty. Thặng dư khi đó không đủ cho duy trì cân bằng tài chính.
Mọi doanh nghiệp đều quan tâm nhất đến KNSL vì KNSL là khả năng tạo ra lợi
nhuận từ tất cả các hoạt động kinh doanh của một tổ chức, công ty, hoặc một doanh
nghiệp. Nó cho thấy tính hiệu quả của việc quản lý có thể tạo ra lợi nhuận bằng cách
sử dụng tất cả các nguồn lực sẵn có trên thị trường. Một trong những công cụ thường
được sử dụng trong phân tích tỷ lệ tài chính là tỷ lệ KNSL, được sử dụng để xác định
điểm mấu chốt của công ty. Tỷ lệ KNSL cho thấy hiệu quả và hiệu suất tổng thể của
công ty. KNSL và hiệu quả quản lý thường được có liên quan tích cực: KNSL thấp có
18
thể đe dọa hiệu quả quản lý và ngược lại; hiệu quả quản lý kém có thể đe dọa KNSL.
KNSL có liên quan đến mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của các cổ đông và đầu tư vào
tài sản ngắn hạn chỉ được thực hiện nếu đạt được một khoản lợi nhuận chấp nhận
được. Trong khi tính thanh khoản là cần thiết cho một công ty để tiếp tục kinh doanh,
một công ty có thể chọn để nắm giữ tiền mặt nhiều hơn nhu cầu cần thiết cho hoạt
động hoặc giao dịch vì lý do phòng ngừa hoặc đầu cơ. Nó cũng có thể được gọi là tỷ lệ
hoàn vốn đầu tư. Nếu có sẽ trở nên vô lý hơn đầu tư vào tài sản ngắn hạn, điều này sẽ
ảnh hưởng xấu đến tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư (Vishnani & Shah, 2007). Mục
đích cơ bản của việc quản lý vốn lưu động là việc kiểm soát nguồn lực tài chính ngắn
hạn của một công ty bằng cách tạo ra một sự cân bằng được giữaKNSL của các công
ty và rủi ro liên quan với KNSL đó (Ricci & Vito, 2000). KNSL được sử dụng phổ
biến như thước đo hiệu quả tài chính của một công ty. Khái niệm về KNSL có thể
được sử dụng trong hai ý nghĩa: thương mại/ lợi nhuận tư nhân và lợi nhuận công. Mặc
dù việc sử dụng lợi nhuận công dựa trên khái niệm về chi phí và lợi ích của kinh tế
học, ví dụ, chi phí cơ hội thực sự và những lợi ích cho xã hội như một tổng thể, dường
như là một thước đo thích hợp hơn trong đánh giá hiệu suất của các doanh nghiệp
công, thước đo lợi nhuận thương mại đã được sử dụng trong ở các doanh nghiệp
Bangladesh. Điều này là do thực tế lợi nhuận thương mại được sử dụng rộng rãi để đo
hiệu suất của các doanh nghiệp công ở Bangladesh và thậm chí cả ở các quốc gia khác
trên thế giới như Ấn Độ, Anh, Pháp ,… Và cũng do sự thống nhất chung và dễ hiểu
của đơn vị đo lường này. Hai loại chính của KNSL được tính: (i) lợi nhuận liên quan
đến bán hàng và (ii) lợi nhuận liên quan đến đầu tư: Hệ số biên lợi nhuận gộp
(GPM),hệ số biên lợi nhuận ròng (nom), lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), lợi nhuận
trên vốn chủ sở hữu (ROE) và tỉ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI) là những thước đo chính của
KNSL. Do đó, lợi nhuận là một thước đo tuyệt đối và KNSL là thước đo tương đối
hiệu quả trong hoạt động của doanh nghiệp.
2.2.2. Chỉ tiêu đo lường khả năng sinh lời của doanh nghiệp
Một công ty cần tạo ra lợi nhuận để tồn tại và phát triển trong một thời gian dài.
Lợi nhuận là rất cần thiết, nhưng tất cả các quyết định quản lý không nên lấy lợi nhuận
làm trung tâm mà còn phải chú ý tới các chi phí đối với khách hàng, nhân viên, nhà
cung cấp hoặc trách nhiệm đối với xã hội. Lợi nhuận là chênh lệch giữa thu và chi
trong một khoảng thời gian (thường là một năm). Lợi nhuận là "đầu ra" cuối cùng của
một công ty, và nó sẽ không có tương lai nếu không tạo ra đủ lợi nhuận. Tỷ lệ KNSL
được tính toán để đo lường hiệu quả hoạt động của công ty. Một số tỷ lệ được sử dụng
để đo lường KNSL:
Thang Long University Library
19
 Tỉ lệ hoàn vốn đầu tƣ (ROI)
Tỷ lệ hoàn vốn đầu tƣ =
Lợi nhuận sau thuế
Tổng tài sản
Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư có thể dựa vào tổng tài sản hoặc tài sản thuần.Các quỹ
được sử dụng trong tài sản ròng được gọi là vốn sử dụng. Tài sản thuần bằng tài sản cố
định ròng cộng với tài sản lưu động ròng trừ đi nợ ngắn hạn không bao gồm khoản vay
ngân hàng. Phương pháp tiếp cận thông thường tính toán tỷ lệ hoàn vốn là để phân
chia lợi nhuận sau thuế (EAT) của đầu tư. Vốn đầu tư đề cập đến sự góp vốn vào quỹ
được cung cấp bởi các cổ đông và người cho vay, trong khi lợi nhuận sau thuế đại diện
cho phần thu nhập còn lại của các cổ đông.
Tỷ lệ này là chỉ tiêu, thước đo đánh giá tốt nhất thành quả hoạt động của công ty.
Thước đo này cho phép so sánh thành quả và rủi ro giữa các công ty trong ngành, cho
phép xác định khả năng thành công của công ty, thu hút tài trợ, tái chi trả chủ nợ và
mang lại lợi nhuận cho các chủ sở hữu. Nó cũng cho phép so sánh thu nhập đạt được
với quy mô hoạt động và quan trọng là dùng để phân tích tác động tài trợ như nợ, đòn
bẩy tai chính. Bên cạnh đó, tỷ lệ này dùng để đo lường tính hiệu quả của công tác quản
trị ở các khía cạnh kỹ năng, sự khéo léo và động cơ thúc đẩy của ban quản trị trong
việc hoạch định chiến lược, lựa chọn hành động, đưa ra quyết định tài trợ, đầu tư, kinh
doanh trong một giai đoạn. Đây là thước đo mức độ KNSL cũng như sức mạnh tài
chính của doanh nghiệp. Tỷ số này còn giúp nhận diện các dự báo lạc quan và bi quan
thái quá liên quan đến tỷ suất sinh lời trên vốn đầu tư của đối thủ cạnh tranh và đánh
giá việc quản trị các nguồn tài trợ khi giá trị dự báo khác so với kì vọng. Ngoài việc dự
báo thu nhập thì tỷ số này còn dùng để đánh giá tính hợp lý của dự báo từ các nguồn
khác. Tỷ số sinh lợi trên vốn đầu tư đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình lập
kế hoạch, hoạch định ngân sách, định giá và kiểm soát các hoạt động kinh doanh.
 Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE)
ROE =
Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu (Giá trị tài sản ròng)
Đây là chỉ số được các nhà đầu tư, cổ đông của doanh nghiệp quan tâm nhất vì
nó phản ánh những gì mà họ sẽ được hưởng. Cổ đông thường thông thường được
hưởng lợi nhuận còn lại. Tỷ lệ cổ tức là không cố định; các khoản thu nhập có thể
được phân phối cho cổ đông hoặc giữ lại trong kinh doanh. Tuy nhiên, lợi nhuận sau
thuế đại diện cho lợi nhuận của họ. Lợi nhuận trên vốn cổ phần của các cổ đông được
tính toán để cho thấy KNSL trong đầu tư của họ. Vốn cổ phần của các cổ đông hoặc
20
giá trị tài sản ròng sẽ bao gồm vốn góp cổphần, thặng dư vốn, các quỹ và thặng dư lỗ
lũy kế. Giá trị tài sản ròng cũng có thể được tính toán bằng cách lấytổng tài sản trừ đi
tổng nợ phải trả. ROI là lợi nhuận ròng sau thuế chia ra từ vốn cổ phần của các cổ
đônghay được đem lại từ giá trị tài sản ròng.
Tỷ số này càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn đầu tư càng cao. Ta thường
dùng chi phí cơ hội của việc cho vay trên thị trường tiền tệ (trái phiếu kho bạc, tiền gửi
tiết kiệm,…) làm mốc so sánh với chỉ số trên để xác định hiệu quả vốn đầu tư tự có.
Một doanh nghiệp phải có tỷ số cao hơn lãi suất tiết kiệm thì mới được coi là đạt hiệu
quả.
Việc xem xét chỉ tiêu này có một ý nghĩa quan trọng là xác định mục tiêu kinh
doanh của ban lãnh đạo doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận hay tối đa hóa quy mô.
Nếu doanh nghiệp có tỷ số này ngày càng cao, lợi nhuận để lại càng lớn thì quy mô
vốn tự có sẽ ngày càng tăng kết hợp với hoạt động đầu tư thận trọng thì tỷ lệ vốn CSH/
tổng nguồn vốn sẽ tăng dần, mức độ rủi ro cho vay của doanh nghiệp giảm. Ngược lại,
nếu doanh nghiệp có tỷ số này thấp, khả năng tích lũy hạn chế, trong khi đó quy mô
đầu tư thì mở rộng dẫn đến doanh nghiệp sẽ sử dụng nguồn vốn bên ngoài nhiều hơn
làm cho tỷ trọng vốn CSH/ tổng nguồn vốn giảm, kinh doanh không bền vững làm
tăng rủi ro khi cho vay. Tuy nhiên, tỷ số này sẽ không phản ánh đúng thực chất nếu
doanh nghiệp hoạt động bằng vốn vay là chủ yếu, vốn CSH quá thấp.
 Lợi nhuận trên doanh thu (ROS)
ROS =
Lợi nhuận sau thuế
Doanh thu
Tỷ số này cho biết lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong doanh thu. Tỷ số
này mang giá trị dương nghĩa là công ty kinh doanh có lãi; tỷ số càng lớn nghĩa là lãi
càng lớn. Tỷ số mang giá trị âm nghĩa là công ty kinh doanh thua lỗ.
Tuy nhiên, tỷ số này phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh của từng ngành. Vì thế,
khi theo dõi tình hình sinh lợi của công ty, người ta so sánh tỷ số này của công ty với
tỷ số bình quân của toàn ngành mà công ty đó tham gia. Mặt khác, tỷ số này và
số vòng quay tài sản có xu hướng ngược nhau. Do đó, khi đánh giá tỷ số này, người
phân tích tài chính thường tìm hiểu nó trong sự kết hợp với số vòng quay tài sản.
 Lợi nhuận trên tài sản (ROA)
ROA =
Lợi nhuận sau thuế + Chi phí lãi vay
Tổng tài sản
Thang Long University Library
21
Lợi nhuận ròng trên tài sản thể hiện thu nhập ròng thu được của một công ty trên
tổng tài sản được sử dụng cho công ty đó. ROA cho thấy rằng các công ty với số tài
sản lớn hơn sẽ có thể kiếm được mức thu nhập cao hơn. ROA đo lường khả năng quản
lý tạo ra lợi nhuận trên nguồn lực công ty (tài sản). Số thu nhập được sử dụng trong
tính toán này là thu nhập trước khi khấu trừ chi phí lãi vay, vì tiền lãi là lợi nhuận cho
các chủ nợ - người cung cấp các nguồn lực cho công ty. Kết quả điều chỉnh số thu
nhập liên quan tới thu nhập trước khi phân phối cho những người cung cấp kinh phí
cho công ty. ROA được tính bằng cách chia lợi nhuận sau thuế cộng với chi phí lãi vay
của công ty cho tổng tài sản đầu tư trung bình trong năm.
Khi xem xét chỉ tiêu này cần chú ý rằng đối với doanh nghiệp có quy mô tài sản
lưu động quá lớn hoặc tỷ trọng vốn vay cao thì tỷ số này thường rất thấp do chi phí lãi
vay cao làm lợi nhuận giảm. Tỷ lệ này tăng là tốt nếu công ty tăng vốn chủ sở hữu,
giảm nợ vay làm giảm chi phí lãi vay thì lợi nhuận đạt được cao hơn. Tỷ lệ này tăng là
dấu hiệu công ty làm ăn không hiệu quả nếu công ty giảm nợ vay do hoạt động kinh
doanh bị thu hẹp, doanh thu lợi nhuận giảm nhưng giảm thấp hơn tốc độ giảm tổng tài
sản. Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản giảm không phải là dấu hiệu tồi nếu việc giảm là
do công ty tăng vốn CSH nên tổng nguồn vốn tăng tương ứng tổng tài sản tăng, nhưng
lợi nhuận tăng với mức độ chậm hơn tăng tổng tài sản. Tỷ lệ này giảm là dấu hiệu tồi
nếu công ty tăng nợ vay, vốn CSH giảm do kinh doanh thua lỗ hoặc hoạt động kinh
doanh mở rộng đầu tư vào những lĩnh vực không hiệu quả nên lợi nhuận không tăng
thậm chí còn giảm so với trước.
Tóm lại, có rất nhiều chỉ tiêu để đánh giá về KNTT cũng như KNSL của một
doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong bài nghiên cứu này, để tìm hiểu về mối quan hệ giữa
KNTT và KNSL trong ngành bất động sản ở Việt Nam, tác giả sẽ chỉ lấy chỉ số KNTT
hiện hành, KNTT nhanh, KNTT bằng tiền và thời gian quay vòng tiền để đại diện cho
KNTT trong ngắn hạn, tỷ số KNTT nợ dài hạn (TSDH/ Nợ dài hạn và nợ dài
hạn/TSDH) để đại diện cho KNTT dài hạn; chỉ số ROA, ROE, ROI đại diện cho
KNSL để tiến hành thực nghiệm tìm hiểu mối tương quan giữa KNTT và KNSL.
2.3. Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lợi của doanh
nghiệp
Có nhiều nghiên cứuvà đánh giá khác nhau về mối quan hệ giữa khả năng thanh
toán và khả năng sinh lợi. Tuy nhiên có thể chia thành hai trường phái chính như sau:
2.3.1. Lý thuyết đánh đổi (trade -off theory)
Theo lý thuyết đánh đổi (TOT) công ty nên giữ tỷ lệ nợ đúng mức và luôn tồn tại
một cấu trúc vốn tối ưu nhằm tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. Một lý do lớn khiến các
22
doanh nghiệp không thể tài trợ hoàn toàn bằng nợ vay là vì, bên cạnh sự hiện hữu lợi
ích “lá chắn thuế” từ chi phí lãi vay, việc sử dụng tài trợ bằng nợ cũng phát sinh nhiều
chi phí, điển hình nhất là các chi phí kiệt quệ tài chính bao gồm cả chi phí trực tiếp lẫn
chi phí gián tiếp của việc phá sản có nguyên nhân từ nợ và chi phí đại diện giữa CSH
với chủ nợ. Đó là một tỷ lệ đòn bẩy tối ưu cân bằng giữa chi phí và lợi ích của nợ, đảm
bảo hạn chế tới mức thấp nhất những rủi ro kinh doanh mà vẫn giúp doanh nghiệp tận
dụng được hiệu quả nguồn vốn nợ.
Với mỗi phần trăm tỷ lệ nợ tăng thêm, trong khi lợi ích tấm chắn thuế gia tăng thì
chi phí kiệt quệ tài chính cũng gia tăng. Sẽ đến một lúc nào đó, khi mà với mỗi tỷ lệ nợ
tăng thêm, hiện giá lợi ích từ tấm chắn thuế không cao hơn hiện giá chi phí kiệt quệ tài
chính thì việc vay nợ không còn mang lại lợi ích cho doanh nghiệp. Chính vì điều này,
các công ty luôn tìm cách tối ưu hóa tổng giá trị doanh nghiệp dựa trên nguyên tắc cân
bằng này để xác định nên lựa chọn bao nhiêu nợ và bao nhiêu vốn cổ phần trong cấu
trúc vốn của mình. Theo Castanias (1983) thì điểm xác định cấu trúc vốn tối ưu là tại
đó với mỗi lượng nợ tăng thêm thì giá trị lợi ích biên từ tấm chắn thuế sẽ cân bằng với
chi phí biên của kiệt quệ tài chính.
Trong lý thuyết này có hai trường phái là thuyết đánh đổi cấu trúc vốn tĩnh và
thuyết đánh đổi cấu trúc vốn động. Theo thuyết đánh đổi cấu trúc vốn tĩnh của Jensen
và Meckling (1976), Jensen (1986) thì doanh nghiệp có thể dễ dàng, nhanh chóng đạt
tới tỷ lệ nợ tối ưu để tối đa hóa giá trị và trong suốt quá trình tồn tại, doanh nghiệp chỉ
có một cấu trúc vốn tối ưu duy nhất. Còn theo quan điểm còn lại là thuyết đánh đổi cấu
trúc vốn động (Stiglitz – 1973, Kane – 1984, Brennan và Schwart – 1984, Goldstein –
2001, Strebulaey – 2007) thì cấu trúc vốn tối ưu của doanh nghiệp sẽ biến động và
thay đổi theo từng thời kỳ do tác động của sự kỳ vọng (về lãi suất, lạm phát tương lai)
hay các chi phí điều chỉnh (thuế, nhu cầu vốn…) dẫn tới doanh nghiệp cần quá trình
điều chỉnh lâu hơn để đạt được cấu trúc vốn tối ưu. Do đó, trong ngắn hạn, cấu trúc
vốn của doanh nghiệp sẽ dao động quanh mức tối ưu và có xu hướng đạt mức tối ưu
trong dài hạn.
Theo lý thuyết đánh đổi thì mỗi công ty khác nhau sẽ có tỷ lệ nợ khác nhau, cụ
thể như việc giải thích thành công nhiều sự khác biệt trong cấu trúc vốn của các lĩnh
vực công nghiệp. Ví dụ: những công ty có lợi nhuận cao, với đa số tài sản hữu hình
như công ty thuộc về hàng không, có mức độ an toàn cao hơn sẽ có tỷ lệ nợ nhiều hơn.
Trong khi đó, những công ty ít lợi nhuận, có nhiều tài sản vô hình, nhiều rủi ro lại huy
động nguồn tài chính chủ yếu từ vốn CSH. Cũng theo thuyết này thì những công ty
không vay nợ sẽ phát hành cổ phiếu, giữ lại cổ tức không chia, bán tài sản để nâng
nguồn tiền mặt tái cân bằng cấu trúc vốn.
Thang Long University Library
23
Như vậy, theo lý thuyết đánh đổi thì khi doanh nghiệp duy trì khả năng thanh
toán cao thì đánh đổi lại lợi nhuận đạt được sẽ thấp nguyên nhân là do khi doanh
nghiệp duy trì tài sản ngắn hạn cao thì khả năng sinh lời thấp do chi phí hoạt động cao,
hơn nữa với việc duy trì nợ thấp cũng khiến doanh nghiệp chịu chi phí tài chính cao
hơn, mặt khác lại không sử dụng được đòn bẩy tài chính cũng như khoản tiết kiệm chi
phí từ lãi vay. Ngược lại, khi doanh nghiệp duy trì khả năng thanh toán ngắn hạn thấp
thì đánh đổi với rủi ro tài chính cao thì khả năng sinh lời cũng cao. Điều này đã được
minh chứng qua rất nhiều nghiên cứu thực nghiệm, cụ thể:
Một nghiên cứu được thực hiện tại các công ty dầu khí ở Pakistan cho thấy
KNTT chỉ ảnh hưởng đáng kể đến ROA trong khi không ảnh hưởng đến ROE và ROI;
Kết quả chính của nghiên cứu cũng cho thấy rằng mỗi tỷ lệ KNTT (thay đổi) có ảnh
hưởng đáng kể đến tình hình tài chính của các doanh nghiệp với mức độ khác nhau ở
nơi đầu tiên. Họ cũng chỉ ra nguyên tắc đối lập giữa KNTT và KNSL: Có một sự đánh
đổi giữa KNTT và KNSL của doanh nghiệp, cái này tăng thì cái kia sẽ giảm hay để đạt
được nhiều hơn cái này sẽ phải từ bỏ một số cái khác.
Eljelly (2004) trong nghiên cứu về các công ty niêm yết trên thị trường chứng
khoánẢ Rập Xê-út đã chỉ ra mối quan hệ giữa khả năng thanh toán ngắn hạn và khả
năng sinh lời thông qua phân tích hồi quy tương quan. Trong nghiên cứu này, tác giả
sử dụng thời gian quay vòng của tiền là thước đo cho khả năng thanh toán ngắn hạn.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những công ty có thời gian quay vòng tiền ngắn thì có khả
năng sinh lời cao hơn. Kết luận tương tự cũng được chỉ ra trong nghiên cứu của
García-Teruel và Solano (2007) trên mẫu nghiên cứu 8872 doanh nghiệp.
Nghiên cứu của Raheman và Nasr (2007) cũng chỉ ra rằng khả năng thanh toán
ngắn hạn và khả năng sinh lời của 94 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán
Paskistan có mối quan hệ ngược chiều nghĩa là khi khả năng thanh toán tăng thì khả
năng sinh lời giảm xuống và ngược lại.
Shin Soenen (1998) đã phân tích một mẫu của các công ty Mỹ cũng báo cáo kết
quả tương tự nhưng đã sử dụng chu kỳ kinh doanh thuần (NTC) là thước đo toàn diện
về quản lý vốn lưu động. Trong nghiên cứu này, tác giảđã chỉ ra mối quan hệ
ngượcchiều giữa NTC và KNSL. Tuy nhiên khi xem xét riêng từng ngành thì NTC
không có tác động đáng kể đến KNSL
Deloof (2003) đã phân tích một mẫu của các công ty Bỉ, Wang (2002) đã phân
tích một mẫu của các công ty Nhật Bản và Đài Loan, nhấn mạnh rằng cách quản lý
vốn lưu động có tác động đáng kể đến KNSL của các doanh nghiệp và tăng KNSL
bằng cách giảm các khoản phải thu và giảm hàng tồn kho. Chu kỳ chuyển đổi tiền
24
ngắn hơn và chu kỳ thương mại thuần liên quan đến hiệu quả hoạt động tốt hơn của
các công ty. Hơn nữa, quản lý vốn lưu động hiệu quả là rất quan trọng để tạo ra giá trị
cho các cổ đông.
Afza và Nazir (2007) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa chính sách vốn lưu động
cấp tiến và thận trọng cho một mẫu lớn gồm 205 công ty trong 17 ngành niêm yết trên
thị trường chứng khoán Karachi trong 1998-2005. Trong nghiên cứu đã chỉ ra mối
quan hệ ngược chiều giữa KNSL và mức độ đầu tư vào vốn lưu động cũng như chính
sách quản lý vốn lưu động của công ty.
Ganesan (2007) đã lựa chọn ngành công nghiệp thiết bị viễn thông để nghiên cứu
hiệu quả quản lý vốn lưu động. Mẫu cho bài nghiên cứu của ông bao gồm báo cáo tài
chính của 443 báo cáo tài chính hàng năm của 349 công ty thiết bị viễn thông cho giai
đoạn 2001-2007. Các kiểm định thống kê sử dụng bao gồm tương quan, phân tích hồi
quy và phân tích phương sai (ANOVA). Kết quả cho thấy số ngày của vốn lưu động
ảnh hưởng tiêu cực đến KNSL của các doanh nghiệp nhưng trong thực tế nó không
ảnh hưởng đến khả năng vận chuyển của các công ty trong ngành công nghiệp thiết bị
viễn thông.
Mohammadi (2009) trong nghiên cứu của họ đã nghiên cứu tác động của quản lý
vốn lưu động trên KNSL của công ty niêm yết tại thị trường chứng khoán Tehran giữa
những năm 1996-2005 lấy 92 công ty làm mẫu. Kết quả nghiên cứu cho thấy có một
mối quan hệ nghịch đảo giữa KNSL của các công ty và chu kỳ chuyển đổi tiền mặt và
các thành phần của nó (thời gian quay vòng hàng tồn kho, thời gian thu nợ và thời gian
trả nợ). Nó cũng nói lên rằng các công ty có KNSL thấp, có thời gian trả nợ ngắn.
Izadinia và Taki (2010) đã nghiên cứu tác động của quản lý vốn lưu động trên
các KNSL tiềm năng ở các công ty được liệt kê ở thị trường chứng khoán Tehran trong
giai đoạn 2001-2008. Trong nghiên cứu này, biến phụ thuộc ROA được coi là một tiêu
chuẩn đo lường tiềm năng KNSL. Kết quả cho thấy có một mối quan hệ ngược chiều
giữa các chu kỳ chuyển đổi tiền mặt với ROA. Ngoài ra, họ cho rằng đầu tư cao vào
hàng tồn kho và các khoản phải thu sẽ dẫn đến KNSL thấp hơn ở các công ty.
Raheman (2007) nghiên cứu ảnh hưởng của các biến khác nhau của quản lý vốn
lưu động bao gồm thời gian thu nợ trung bình, thời gian quay vòng hàng tồn kho, thời
gian trả nợ trung bình, chu kỳ chuyển đổi tiền và KNTT hiện hành trên lợi nhuận thuần
từ hoạt động của các doanh nghiệp Pakistan. Bằng cách sử dụng phân tích tương quan
và hồi quy của Pearson, tác giả phát hiện ra rằng có một mối quan hệ ngược chiều giữa
các biến trong quản lý vốn lưu động và KNSL. Tácgiả cũng nhận thấy rằng khi chu kỳ
chuyển đổi tiền mặt tăng lên, nó dẫn đến giảm KNSL của các công ty và các nhà quản
Thang Long University Library
Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hình các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hình các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hình các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hình các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hình các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hình các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hình các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hình các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hình các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hình các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hình các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hình các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hình các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hình các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hình các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hình các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hình các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hình các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hình các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hình các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hình các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hình các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hình các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hình các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hình các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hình các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hình các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hình các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hình các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hình các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hình các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hình các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hình các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hình các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hình các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hình các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hình các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hình các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hình các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hình các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hình các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hình các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hình các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hình các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hình các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hình các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hình các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hình các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hình các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hình các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hình các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hình các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hình các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hình các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hình các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hình các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hình các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hình các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hình các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hình các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hình các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hình các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hình các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hình các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hình các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hình các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hình các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hình các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hình các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hình các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hình các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hình các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hình các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hình các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hình các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hình các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hình các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hình các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hình các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hình các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hình các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hình các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hình các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam

More Related Content

What's hot

Đề tài phân tích tình hình tài chính công ty xây dựng và đầu tư VVMI, RẤT HAY
Đề tài  phân tích tình hình tài chính công ty xây dựng và đầu tư VVMI,  RẤT HAYĐề tài  phân tích tình hình tài chính công ty xây dựng và đầu tư VVMI,  RẤT HAY
Đề tài phân tích tình hình tài chính công ty xây dựng và đầu tư VVMI, RẤT HAYDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh sản xuất thương mại xuất nhập ...
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh sản xuất thương mại xuất nhập ...Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh sản xuất thương mại xuất nhập ...
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh sản xuất thương mại xuất nhập ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà.pdf
Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà.pdfNâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà.pdf
Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tác động của quản lý vốn lưu động tới khả năng sinh lời nghiên cứu điển hình ...
Tác động của quản lý vốn lưu động tới khả năng sinh lời nghiên cứu điển hình ...Tác động của quản lý vốn lưu động tới khả năng sinh lời nghiên cứu điển hình ...
Tác động của quản lý vốn lưu động tới khả năng sinh lời nghiên cứu điển hình ...NOT
 
Đề tài phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu thường, HOT, ĐIỂM 8
Đề tài phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu thường, HOT, ĐIỂM 8Đề tài phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu thường, HOT, ĐIỂM 8
Đề tài phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu thường, HOT, ĐIỂM 8Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAY
Đề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAYĐề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAY
Đề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần xây dựng và đầu vvmi
Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần xây dựng và đầu vvmiPhân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần xây dựng và đầu vvmi
Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần xây dựng và đầu vvmihttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh gỗ hoàng giang
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh gỗ hoàng giangPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh gỗ hoàng giang
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh gỗ hoàng gianghttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh công nghiệp hóa chất inchemco
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh công nghiệp hóa chất inchemcoPhân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh công nghiệp hóa chất inchemco
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh công nghiệp hóa chất inchemcohttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh một thành viên vận tải thiên minh
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh một thành viên vận tải thiên minhPhân tích tình hình tài chính của công ty tnhh một thành viên vận tải thiên minh
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh một thành viên vận tải thiên minhhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tài chính tại tập đoàn dầu khí quốc gia việt nam
Phân tích tài chính tại tập đoàn dầu khí quốc gia việt namPhân tích tài chính tại tập đoàn dầu khí quốc gia việt nam
Phân tích tài chính tại tập đoàn dầu khí quốc gia việt namhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty tnhh thương mại quốc tế v...
Phân tích hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty tnhh thương mại quốc tế v...Phân tích hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty tnhh thương mại quốc tế v...
Phân tích hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty tnhh thương mại quốc tế v...https://www.facebook.com/garmentspace
 

What's hot (20)

Đề tài phân tích tình hình tài chính công ty xây dựng và đầu tư VVMI, RẤT HAY
Đề tài  phân tích tình hình tài chính công ty xây dựng và đầu tư VVMI,  RẤT HAYĐề tài  phân tích tình hình tài chính công ty xây dựng và đầu tư VVMI,  RẤT HAY
Đề tài phân tích tình hình tài chính công ty xây dựng và đầu tư VVMI, RẤT HAY
 
Phân tích tình hình tài chính
Phân tích tình hình tài chínhPhân tích tình hình tài chính
Phân tích tình hình tài chính
 
Báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xuất nhập khẩu thủy sản
Báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xuất nhập khẩu thủy sảnBáo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xuất nhập khẩu thủy sản
Báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xuất nhập khẩu thủy sản
 
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh sản xuất thương mại xuất nhập ...
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh sản xuất thương mại xuất nhập ...Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh sản xuất thương mại xuất nhập ...
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh sản xuất thương mại xuất nhập ...
 
Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà.pdf
Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà.pdfNâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà.pdf
Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà.pdf
 
Đề tài: Phân tích Báo cáo tài chính Công ty chứng khoán cổ phân HSC
Đề tài: Phân tích Báo cáo tài chính Công ty chứng khoán cổ phân HSCĐề tài: Phân tích Báo cáo tài chính Công ty chứng khoán cổ phân HSC
Đề tài: Phân tích Báo cáo tài chính Công ty chứng khoán cổ phân HSC
 
Tác động của quản lý vốn lưu động tới khả năng sinh lời nghiên cứu điển hình ...
Tác động của quản lý vốn lưu động tới khả năng sinh lời nghiên cứu điển hình ...Tác động của quản lý vốn lưu động tới khả năng sinh lời nghiên cứu điển hình ...
Tác động của quản lý vốn lưu động tới khả năng sinh lời nghiên cứu điển hình ...
 
Đề tài phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu thường, HOT, ĐIỂM 8
Đề tài phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu thường, HOT, ĐIỂM 8Đề tài phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu thường, HOT, ĐIỂM 8
Đề tài phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu thường, HOT, ĐIỂM 8
 
Đề tài: phân tích doanh thu và lợi nhuận tại công ty, HAY, 9 điểm!
Đề tài: phân tích doanh thu và lợi nhuận tại công ty, HAY, 9 điểm!Đề tài: phân tích doanh thu và lợi nhuận tại công ty, HAY, 9 điểm!
Đề tài: phân tích doanh thu và lợi nhuận tại công ty, HAY, 9 điểm!
 
Đề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAY
Đề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAYĐề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAY
Đề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAY
 
Đề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xây dựng
Đề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xây dựngĐề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xây dựng
Đề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xây dựng
 
Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần xây dựng và đầu vvmi
Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần xây dựng và đầu vvmiPhân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần xây dựng và đầu vvmi
Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần xây dựng và đầu vvmi
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh gỗ hoàng giang
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh gỗ hoàng giangPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh gỗ hoàng giang
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh gỗ hoàng giang
 
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty công nghệ phẩm
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty công nghệ phẩmĐề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty công nghệ phẩm
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty công nghệ phẩm
 
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh công nghiệp hóa chất inchemco
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh công nghiệp hóa chất inchemcoPhân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh công nghiệp hóa chất inchemco
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh công nghiệp hóa chất inchemco
 
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh một thành viên vận tải thiên minh
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh một thành viên vận tải thiên minhPhân tích tình hình tài chính của công ty tnhh một thành viên vận tải thiên minh
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh một thành viên vận tải thiên minh
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty thang máy, ĐIỂM 8
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty thang máy, ĐIỂM 8 Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty thang máy, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty thang máy, ĐIỂM 8
 
Phân tích tài chính tại tập đoàn dầu khí quốc gia việt nam
Phân tích tài chính tại tập đoàn dầu khí quốc gia việt namPhân tích tài chính tại tập đoàn dầu khí quốc gia việt nam
Phân tích tài chính tại tập đoàn dầu khí quốc gia việt nam
 
BÀI MẪU Khóa luận phân tích báo cáo tài chính, HOT
BÀI MẪU Khóa luận phân tích báo cáo tài chính, HOTBÀI MẪU Khóa luận phân tích báo cáo tài chính, HOT
BÀI MẪU Khóa luận phân tích báo cáo tài chính, HOT
 
Phân tích hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty tnhh thương mại quốc tế v...
Phân tích hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty tnhh thương mại quốc tế v...Phân tích hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty tnhh thương mại quốc tế v...
Phân tích hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty tnhh thương mại quốc tế v...
 

Similar to Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hình các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam

Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh một thành viên đầu tư và phát ...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh một thành viên đầu tư và phát ...Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh một thành viên đầu tư và phát ...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh một thành viên đầu tư và phát ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh một thành viên đầu tư và phát ...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh một thành viên đầu tư và phát ...Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh một thành viên đầu tư và phát ...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh một thành viên đầu tư và phát ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty trách nhiệm hữu...
Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty trách nhiệm hữu...Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty trách nhiệm hữu...
Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty trách nhiệm hữu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần...
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần...Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần...
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần intesys
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần intesysHoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần intesys
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần intesyshttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại mặt trời việt
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại mặt trời việtPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại mặt trời việt
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại mặt trời việthttps://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương mại
đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương mạiđáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương mại
đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương mạiNOT
 
đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương mại
đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương mạiđáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương mại
đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương mạihttps://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương m...
đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương m...đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương m...
đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương m...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương m...
đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương m...đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương m...
đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương m...NOT
 
Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty công nghiệp hóa chất ...
Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty công nghiệp hóa chất ...Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty công nghiệp hóa chất ...
Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty công nghiệp hóa chất ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty tnhh...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty tnhh...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty tnhh...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty tnhh...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tnhh th...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tnhh th...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tnhh th...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tnhh th...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ ph...
Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ ph...Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ ph...
Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ ph...NOT
 
Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ ph...
Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ ph...Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ ph...
Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ ph...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hình các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (20)

Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh một thành viên đầu tư và phát ...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh một thành viên đầu tư và phát ...Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh một thành viên đầu tư và phát ...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh một thành viên đầu tư và phát ...
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh một thành viên đầu tư và phát ...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh một thành viên đầu tư và phát ...Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh một thành viên đầu tư và phát ...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh một thành viên đầu tư và phát ...
 
Đề tài tình hình tài chính công ty TNHH Mỹ Lan, ĐIỂM CAO
Đề tài tình hình tài chính công ty TNHH Mỹ Lan, ĐIỂM CAOĐề tài tình hình tài chính công ty TNHH Mỹ Lan, ĐIỂM CAO
Đề tài tình hình tài chính công ty TNHH Mỹ Lan, ĐIỂM CAO
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh mỹ lan
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh mỹ lanPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh mỹ lan
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh mỹ lan
 
Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty trách nhiệm hữu...
Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty trách nhiệm hữu...Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty trách nhiệm hữu...
Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty trách nhiệm hữu...
 
Đề tài hiệu quả tài chính công ty bất động sản, ĐIỂM CAO
Đề tài hiệu quả tài chính công ty bất động sản, ĐIỂM CAOĐề tài hiệu quả tài chính công ty bất động sản, ĐIỂM CAO
Đề tài hiệu quả tài chính công ty bất động sản, ĐIỂM CAO
 
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần...
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần...Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần...
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần...
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh hùng loan
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh hùng loanPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh hùng loan
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh hùng loan
 
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần intesys
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần intesysHoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần intesys
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần intesys
 
Đề tài phân tích tài chính công ty cổ phần Intesys, ĐIỂM 8
Đề tài  phân tích tài chính công ty cổ phần Intesys, ĐIỂM 8Đề tài  phân tích tài chính công ty cổ phần Intesys, ĐIỂM 8
Đề tài phân tích tài chính công ty cổ phần Intesys, ĐIỂM 8
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại mặt trời việt
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại mặt trời việtPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại mặt trời việt
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại mặt trời việt
 
đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương mại
đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương mạiđáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương mại
đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương mại
 
đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương mại
đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương mạiđáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương mại
đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương mại
 
đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương m...
đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương m...đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương m...
đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương m...
 
đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương m...
đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương m...đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương m...
đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương m...
 
Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty công nghiệp hóa chất ...
Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty công nghiệp hóa chất ...Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty công nghiệp hóa chất ...
Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty công nghiệp hóa chất ...
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty tnhh...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty tnhh...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty tnhh...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty tnhh...
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tnhh th...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tnhh th...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tnhh th...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tnhh th...
 
Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ ph...
Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ ph...Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ ph...
Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ ph...
 
Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ ph...
Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ ph...Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ ph...
Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ ph...
 

More from NOT

Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...
Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...
Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...NOT
 
Nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông ...
Nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông ...Nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông ...
Nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông ...NOT
 
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt namMức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt namNOT
 
Một số tính chất của vành giao hoán artin
Một số tính chất của vành giao hoán artinMột số tính chất của vành giao hoán artin
Một số tính chất của vành giao hoán artinNOT
 
Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...
Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...
Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...NOT
 
Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...
Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...
Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...NOT
 
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...NOT
 
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...NOT
 
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...NOT
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...NOT
 
Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...
Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...
Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...NOT
 
Mở rộng cho vay đối với làng nghề tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi...
Mở rộng cho vay đối với làng nghề tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi...Mở rộng cho vay đối với làng nghề tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi...
Mở rộng cho vay đối với làng nghề tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi...NOT
 
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...NOT
 
Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...
Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...
Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...NOT
 
Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...
Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...
Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...NOT
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...NOT
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dịch ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dịch ...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dịch ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dịch ...NOT
 
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...NOT
 
Khảo sát thành phần hóa học từ cao ethyl acetate của lá chùm ngây moringa ole...
Khảo sát thành phần hóa học từ cao ethyl acetate của lá chùm ngây moringa ole...Khảo sát thành phần hóa học từ cao ethyl acetate của lá chùm ngây moringa ole...
Khảo sát thành phần hóa học từ cao ethyl acetate của lá chùm ngây moringa ole...NOT
 
Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...
Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...
Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...NOT
 

More from NOT (20)

Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...
Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...
Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...
 
Nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông ...
Nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông ...Nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông ...
Nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông ...
 
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt namMức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
 
Một số tính chất của vành giao hoán artin
Một số tính chất của vành giao hoán artinMột số tính chất của vành giao hoán artin
Một số tính chất của vành giao hoán artin
 
Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...
Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...
Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...
 
Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...
Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...
Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...
 
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
 
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...
 
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...
 
Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...
Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...
Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...
 
Mở rộng cho vay đối với làng nghề tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi...
Mở rộng cho vay đối với làng nghề tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi...Mở rộng cho vay đối với làng nghề tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi...
Mở rộng cho vay đối với làng nghề tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi...
 
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...
 
Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...
Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...
Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...
 
Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...
Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...
Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dịch ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dịch ...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dịch ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dịch ...
 
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...
 
Khảo sát thành phần hóa học từ cao ethyl acetate của lá chùm ngây moringa ole...
Khảo sát thành phần hóa học từ cao ethyl acetate của lá chùm ngây moringa ole...Khảo sát thành phần hóa học từ cao ethyl acetate của lá chùm ngây moringa ole...
Khảo sát thành phần hóa học từ cao ethyl acetate của lá chùm ngây moringa ole...
 
Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...
Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...
Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...
 

Recently uploaded

BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 

Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hình các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: MỐI QUAN HỆ GIỮA KHẢ NĂNG THANH TOÁN VÀ KHẢ NĂNG SINH LỜI: NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN NGÀNH BẤT ĐỘNG SẢN NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM. SINH VIÊN THỰC HIỆN : TRẦN THỊ THANH VÂN MÃ SINH VIÊN : A18915 CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH HÀ NỘI - 2014
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: MỐI QUAN HỆ GIỮA KHẢ NĂNG THANH TOÁN VÀ KHẢ NĂNG SINH LỜI: NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN NGÀNH BẤT ĐỘNG SẢN NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM. Giáo viên hƣớng dẫn : Th.s Chu Thị Thu Thủy Sinh viên thực hiện : Trần Thị Thanh Vân Mã sinh viên : A18915 Chuyên ngành : Tài chính HÀ NỘI - 2014 Thang Long University Library
  • 3. LỜI CẢM ƠN Trong thời gian thực hiện và hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp, em đã nhận được sự giúp đỡ cũng như động viên từ nhiều phía. Trước tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới giáo viên hướng dẫn của em – ThS. Chu Thị Thu Thủy. Cô chính là người đã tận tình chỉ bảo, trực tiếp hướng dẫn em trong suốt thời gian nghiên cứu và thực hiện khóa luận này. Ngoài ra, em cũng mong muốn thông qua khóa luận này, gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy giáo, cô giáo đang giảng dạy tại trường Đại học Thăng Long, những người đã truyền đạt cho em các kiến thức về kinh tế từ những môn học cơ bản nhất, giúp em có được nền tảng về chuyên ngành học như hiện tại để có thể hoàn thành đề tài nghiên cứu này. Cuối cùng, em xin cảm ơn gia đình và những người bạn của em đã luôn bên cạnh, giúp đỡ và ủng hộ em trong suốt thời gian thực hiện khóa luận. Hà Nội, ngày tháng năm 2014 Sinh viên Trần Thị Thanh Vân
  • 4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp này là do tự bản thân thực hiện có sự hỗ trợ từ giáo viên hướng dẫn và không sao chép các công trình nghiên cứu của ngươi khác. Các dữ liệu thông tin thứ cấp sử dụng trong Khóa luận là có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này! Sinh viên Trần Thị Thanh Vân Thang Long University Library
  • 5. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU CHƢƠNG 1: MỞ ĐẦU.................................................................................................1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................................1 1.2. Câu hỏi nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu......................................................3 1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................4 1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu .....................................................................................4 1.5. Kết cấu của đề tài..................................................................................................5 CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI KHẢ NĂNG SINH LỜI...........................................6 2.1. Tổng quan chung về khả năng thanh toán.........................................................6 2.1.1. Khái niệm về khả năng thanh toán.....................................................................6 2.1.2. Chỉ tiêu đo lường KNTT của doanh nghiệp.......................................................9 2.1.2.1. Khả năng thanh toán trong ngắn hạn ................................................................9 2.1.2.1. Khả năng thanh toán trong dài hạn .................................................................14 2.2. Tổng quan chung về khả năng sinh lợi.............................................................17 2.2.1. Khái niệm khả năng sinh lợi.............................................................................17 2.2.2. Chỉ tiêu đo lường khả năng sinh lời của doanh nghiệp..................................18 2.3. Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lợi của doanh nghiệp............................................................................................................................21 2.3.1. Lý thuyết đánh đổi (trade -off theory)...............................................................21 2.3.2. Giả thuyết củaHirigoyen (Hirigoyen hypothesis).............................................25 CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................27 3.1. Quy trình nghiên cứu .........................................................................................27 3.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu và xử lý số liệu .................................................29 3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu...........................................................................29 3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................29 3.3. Các biến nghiên cứu và đo lƣờng các biến nghiên cứu ...................................31 3.3.1. Biến đại diện cho KNSL....................................................................................31
  • 6. 3.3.2. Biến đại diện cho KNTT....................................................................................32 3.3.3. Mô hình nghiên cứu..........................................................................................32 3.3.4. Các giả thuyết nghiên cứu ................................................................................33 3.4. Mô tả mẫu nghiên cứu........................................................................................35 3.4.1. Đặc trưng của ngành bất động sản ..................................................................35 3.4.2. Thiết kế mẫu ......................................................................................................36 CHƢƠNG 4: THỰC TRẠNG VỀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN VÀ KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN NGÀNH BẤT ĐỘNG SẢN NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM..................................37 4.1. Thực trạng khả năng thanh toán ......................................................................37 4.1.1. Khả năng thanh toán ngắn hạn........................................................................37 4.1.1.1. Khả năng thanh toán hiện hành .......................................................................37 4.1.1.2. Khả năng thanh toán nhanh.............................................................................39 4.1.1.3. Khả năng thanh toán bằng tiền........................................................................41 4.1.1.4. Thời gian quay vòng của tiền...........................................................................43 4.1.2. Khả năng thanh toán dài hạn ...........................................................................45 4.1.2.1. Tỷ số nợ trên Tổng tài sản................................................................................45 4.1.2.2. Tỷ số tài sản dài hạn trên nợ dài hạn...............................................................47 4.2. Thực trạng khả năng sinh lợi ............................................................................48 4.2.1. Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA)...........................................................48 4.2.2. Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) ....................................................50 4.2.3. Tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư (ROI) .............................................................51 CHƢƠNG 5: NỘI DUNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................54 5.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu.......................................................................54 5.2. Kết quả kiểm tra dữ liệu ....................................................................................57 5.2.1. Kiểm định đa cộng tuyến...................................................................................57 5.2.2. Kiểm định tự tương quan..................................................................................58 5.3. Phân tích hệ số tƣơng quan Pearson (r) ...........................................................59 5.4. Phân tích hồi quy tuyến tính..............................................................................62 Thang Long University Library
  • 7. 5.4.1. Đánh giá tác động của KNTT đến KNSL.........................................................62 5.4.1.1. Đánh giá độ phù hợp của mô hình (R2 )............................................................62 5.4.1.2. Kiểm định độ phù hợp của mô hình .................................................................62 5.4.1.3. Kiểm định các nhân tố tác động.......................................................................64 5.4.2. Đánh giá tác động của KNSL đến KNTT.........................................................69 5.4.2.1. Đánh giá độ phù hợp của mô hình (R2 )............................................................69 5.4.2.2. Kiểm định độ phù hợp của mô hình .................................................................70 5.4.2.3. Kiểm định các nhân tố tác động.......................................................................71 5.4.3. Kết quả của mô hình..........................................................................................76 CHƢƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ............................................78 6.1. Tóm tắt kết quả nghiên cứu...............................................................................78 6.2. Một số hạn chế của đề tài nghiên cứu...............................................................79 6.3. Một số kiến nghị..................................................................................................79
  • 8. DANH MỤC VIẾT TẮT Kí hiệu viết tắt Tên đầy đủ ACP Thời gian thu tiền trung bình ACIDR Khả năng thanh toán bằng tiền APP Thời gian trả nợ trung bình BĐS Bất động sản CCC Thời gian quay vòng tiền CR Khả năng thanh toán hiện hành CSH Chủ sở hữu EAT Lợi nhuận sau thuế HNX Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội HOSE Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh ICP Thời gian lưu kho trung bình KNTT Khả năng thanh toán KNSL Khả năng sinh lợi LDR Tỷ số nợ dài hạn trên tài sản dài hạn LR Tỷ số tài sản dài hạn trên nợ dài hạn ROA Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản ROE Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu ROI Tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư ban đầu TTCK Thị trường Chứng khoán GDP Tổng thu nhập quốc nội QR Khả năng thanh toán nhanh TSNH Tài sản ngắn hạn TSDH Tài sản dài hạn Thang Long University Library
  • 9. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ, CÔNG THỨC Bảng 4. 1 Thống kê tỷ số KNTT hiện hành giai đoạn 2011-2013 ................................37 Bảng 4. 2 Thống kê KNTT hiện hành giai đoạn 2011-2013.........................................39 Bảng 4. 3 Thống kê KNTT bằng tiền giai đoạn 2011 - 2013........................................42 Bảng 4. 4 Thống kê thời gian quay vòng tiền giai đoạn 2011-2013 .............................43 Bảng 4. 5 Thống kê thời gian thu tiền, thời gian lưu kho, thời gian trả tiền trung bình giai đoạn 2011-2013......................................................................................................43 Bảng 4. 6 Thống kê tỷ số nợ trên tổng tài sản giai đoạn 2011-2013.............................45 Bảng 4. 7 Thống kê tỷ số tài sản dài hạn trên nợ dài hạn giai đoạn 2011-2013 ...........47 Bảng 4. 8 Thống kê ROA giai đoạn 2011-2013............................................................48 Bảng 4. 9 Thống kê ROE giai đoạn 2011-2013 ............................................................50 Bảng 4. 10 Thống kê ROI giai đoạn 2011-2013 ...........................................................51 Bảng 5. 1 Kết quả thống kê mô tả .................................................................................54 Bảng 5. 2 Kết quả kiểm định đa cộng tuyến cho các biến độc lập................................57 Bảng 5. 3 Kết quả kiểm định đa cộng tuyến cho các biến độc lập................................57 Bảng 5. 4 Kết quả kiểm định tự tương quan của 3 mô hình..........................................58 Bảng 5. 5 Kết quả kiểm định tự tương quan của 3 mô hình..........................................58 Bảng 5. 6 Ma trận hệ số tương quan Pearson (r)...........................................................59 Bảng 5. 7 Kết quả đánh giá độ phù hợp (R2 ) của 3 mô hình.........................................62 Bảng 5. 8 Kết quả kiểm định độ phù hợp của mô hình (Sig.) của 3 mô hình...............63 Bảng 5. 9 Bảng kết quả phân tích hồi quy mô hình với biến phụ thuộc ROA..............64 Bảng 5. 10 Bảng kết quả phân tích hồi quy mô hình với biến phụ thuộc ROE ............65 Bảng 5. 11 Bảng kết quả phân tích hồi quy mô hình với biến phụ thuộc ROI .............66 Bảng 5. 12 Tổng kết kết quả phân tích ảnh hưởng của KNTT lên KNSL của doanh nghiệp dựa trên số liệu thực tế của các công ty cổ phần ngành BĐS niêm yết trên TTCK Việt Nam (2009 – 2013) ....................................................................................69 Bảng 5. 13 Kết quả đánh giá độ phù hợp (R2 ) của 4 mô hình.......................................70 Bảng 5. 14 Kết quả kiểm định độ phù hợp của mô hình (Sig.) của 4 mô hình.............70 Bảng 5. 15 Bảng kết quả phân tích hồi quy mô hình với biến phụ thuộc QR...............71 Bảng 5. 16 Bảng kết quả phân tích hồi quy mô hình với biến phụ thuộc ACIDR........72 Bảng 5. 17 Bảng kết quả phân tích hồi quy mô hình với biến phụ thuộc CCC ............73 Bảng 5. 18 Bảng kết quả phân tích hồi quy mô hình với biến phụ thuộc LDR ............74
  • 10. Hình 2. 1 Thời gian quay vòng của tiền ........................................................................13 Hình 4. 1 Doanh nghiệp có hàng tồn kho lớn nhất trên sàn chứng khoán ....................41 Phụ lục 0. 1 Danh sách mã chứng khoán các Công ty Cổ phần ngành BĐS niêm yết trên TTCK Việt Nam.....................................................................................................83 Phụ lục 0. 2 Thống kê KNTT hiện hành và KNTT nhanh của các doanh nghiệp ngành BĐS niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (2009-2013).............................85 Phụ lục 0. 3 Thống kê thời gian quay vòng tiền của các doanh nghiệp ngành BĐS niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (2009-2013)...............................................89 Phụ lục 0. 4 Thống kê KNTT bằng tiền của các doanh nghiệp ngành BĐS niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (2009-2013) ....................................................92 Phụ lục 0. 5 Thống kê tỷ số nợ dài hạn trên TSDH và tỷ số TSDH trên nợ dài hạn của các doanh nghiệp ngành BDDS niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (2009- 2013)..............................................................................................................................95 Phụ lục 0. 6 Tỷ lệ sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) và tỷ lệ sinh lợi trên vốn CSH (ROE) của các doanh nghiệp ngành BĐS niêm yết trên TTCK Việt Nam...................99 Phụ lục 0. 7 Tỷ lệ sinh lợi trên vốn đầu tư ban đầu (ROI) của các doanh nghiệp ngành BĐS niêm yết trên TTCK Việt Nam...........................................................................103 Sơ đồ 3. 1 Quy trình nghiên cứu ...................................................................................27 Sơ đồ 3. 2 Mô hình nghiên mối quan hệ giữa KNTT và KNSL của các công ty cổ phần ngành BĐS niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.......................................32 Thang Long University Library
  • 11. LỜI MỞ ĐẦU Ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng khoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, năm 2014 vẫn là năm mà nền kinh tế Việt Nam rơi vào trạng thái trì trệ, tăng trưởng kém và cũng là giai đoạn bất ổn kinh tế vĩ mô kéo dài. Mặc dù vậy, trong năm 2013 và những tháng đầu năm 2014, nền kinh tế trong nước đã có những biến chuyển tích cực. Năm 2013 kết thúc với với tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ước tính tăng 5,42% so với năm 2012. Mức tăng trưởng này tuy thấp hơn mục tiêu tăng 5,5% đề ra nhưng cao hơn mức tăng 5,25% của năm 2012 và có tín hiệu phục hồi. Về chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 2013, đây là năm có CPI tăng thấp nhất trong 10 năm trở lại đây khi cả năm chỉ tăng 6,04% so năm 2012. Về xuất nhập khẩu năm 2013, kim ngạch xuất khẩu cả năm ước đạt 132,2 tỷ USD, tăng 15,4% so với năm 2012. Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu năm 2013 đạt 131,3 tỷ USD, tăng 15,4% so với năm trước. Như vậy, Việt Nam tiếp tục xuất siêu hơn 0,9 tỷ USD, sau khi đã xuất siêu 780 triệu USD vào 2012. Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2013 ước đạt 2618 nghìn tỷ đồng, tăng 12,6% so với năm 2012 và là mức tăng thấp nhất trong vòng 4 năm trở lại đây. Nếu loại trừ yếu tố giá tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ năm 2013 tăng 5,6%. Theo Tổng cục Thống kê, tổng chi ngân sách Nhà nước năm 2013 ước tính đạt 986,2 nghìn tỷ đồng trong khi tổng thu ngân sách Nhà nước ước tính đạt 790,8 nghìn tỷ đồng. Từ các con số trên, bội chi ngân sách 2013 là 195,4 nghìn tỷ đồng. Theo Tổng cục Thống kê, tỷ lệ bội chi ngân sách Nhà nước năm nay ở mức 5,3% GDP, vượt mức 4,8% đã dự toán đề ra từ đầu năm. Sang năm 2014, Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2014 ước tính tăng 4,96% so với cùng kỳ năm 2013, cao hơn mức tăng cùng kỳ của 3 năm trở lại đây. Xét về góc độ sử dụng GDP của quý I năm nay, tiêu dùng cuối cùng tăng 5,06% so với cùng kỳ năm 2013 và đóng góp 4,04 điểm phần trăm vào mức tăng chung, trong đó tiêu dùng cuối cùng của dân cư tăng 4,92%, cao hơn mức tăng cùng kỳ một số năm gần đây; tích lũy tài sản tăng 3,24%, đóng góp 0,62 điểm phần trăm; chênh lệch xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ đóng góp 0,3 điểm phần trăm do xuất siêu. Độ mở của nền kinh tế quý I tăng nhanh trong 5 năm trở lại đây, từ mức 155,6% của quý I/2010 tăng lên 194,3% trong quý I/2014. Tuy nhiên, sẽ vẫn còn những khó khăn thách thức đặt ra trong năm 2014 đòi hỏi cần phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các chính sách tiền tệ và tài khóa để đảm bảo nền kinh tế ổn định và phát triển. Trong hoàn cảnh nền kinh tế toàn cầu nói chung và của Việt Nam nói riêng còn phải đối mặt với nhiều khó khăn như hiện nay, ngành bất động sản- một trong những ngành chủ chốt thúc đẩy sự tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế cũng bị ảnh hưởng rất lớn. Nhìn lại ngành BĐS Việt Nam giai đoạn 2008-2014, có thể thấy có rất nhiều biến
  • 12. động. Năm 2008, đứng trước thực trạng bong bóng thị trường BĐS ngày càng lớn với tỷ lệ lạm hát tăng cao, Chính phủ đã phải tiến hành điều tiết thị trường cùng với việc kiểm soát tín dụng chặt chẽ. Tuy nhiên ngay sau đó thị trường BĐS miền Nam bị ảnh hưởng và suy giảm cả về số lượng giao dịch lẫn và giá trị, thị trường BĐS ở miền Bắc bị ảnh hưởng không đáng kể do có đủ vốn. Giao dịch chững lại nhưng giá cả chỉ sụt giảm 10%. Sang năm 2009, Nghị định 71 và 69 hướng dẫn thi hành Luật Đất đai có sửa đổi và việc thu thuế sử dụng đất càng làm cho thị trường ảm đạm hơn. Năm 2011, tăng trưởng tín dụng bị giới hạn ở mức 20%, dư nợ tín dụng cho vay đối với lĩnh vực phi sản xuất bị giới hạn ở mức 16%. Các chính sách của chính phủ về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô càng làm cho thị trường BĐS ngày một đình trệ. Năm 2012, các doanh nghiệp BĐS cạnh tranh rất khốc liệt. Hàng loạt công ty dịch vụ môi giới BĐS đóng cửa trong khi các nhà đầu tư tuyên bố phá sản hoặc phải rao bán dự án. Năm 2013, ngành BĐS tiếp tục gặp khó khăn trong bối cảnh giao dịch ảm đạm, hàng tồn kho cao và nợ xấu chưa được giải quyết.trong tình hình này, chính phủ ban hành một loạt các biện pháp để thúc đẩy thị trường. Đến cuối năm 2013, những tồn đọng thị trường đã bước đầu được giải quyết và một số điểm sáng đã được hé lộ. Những tháng đầu năm 2014, ngành BĐS có nhiều biến chuyển rất tích cực.Tuy nhiên sau đó có sự kiện hạ đặt giàn khoan cùng một số nguyên nhân nội tại khiến thị trường BĐS lại rơi vào khó khăn. Với mục đích đưa ra được cái nhìn bao quát về các hoạt động cũng như tình hình thực tế của ngành BĐS tại Việt Nam hiện nay mà cụ thể là các vấn đề xung quanh khả năng thanh toán và khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp, tác giả đã lựa chọn thực hiện đề tài cho Khóa luận tốt nghiệp của mình là “Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lợi: Nghiên cứu điển hình các công ty cổ phần ngành BĐS niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”. Nội dung Khóa luận được chia thành sáu chương như sau: Chương 1: Mở đầu Chương 2: Tổng quan lý thuyết về KNTT trong mối quan hệ với KNSL Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Thực trạng khả năng thanh toán và khả năng sinh lợi trong các doanh nghiệp BĐS niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Chương 5: Nội dung kết quả nghiên cứu Chương 6: Kết luận và một số kiến nghị Thang Long University Library
  • 13. 1 CHƢƠNG 1: MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Nền kinh tế thế giới đang trong giai đoạn khủng hoảng, các ngành công nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc suy thoái này, trong đó có ngành bất động sản. Nhận định bất động sản là một ngành xương sống của nền kinh tế Việt Nam là hoàn toàn chuẩn xác. Trong mấy thập niên vừa qua, thực tế trên thế giới và ở nước ta cho thấy, bất động sản phát triển lành mạnh, ổn định sẽ kéo theo sự thịnh vượng của nền kinh tế. Ngược lại, thị trường bất động sản bị khủng hoảng cũng kéo theo sự khủng hoảng của nền kinh tế. Tỷ trọng BĐS trong tổng số của cải của xã hội ở các nước tuy khác nhau nhưng đều chiếm trên dưới 40% lượng của cải vật chất của mỗi nước. Các hoạt động liên quan đến BĐS chiếm tới 30% tổng hoạt động của nền kinh tế. Có thể thể nói ngành BĐS có tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu nền kinh tế của nước ta và đang có xu hướng ngày càng tăng cao. Những năm vừa qua, mặc dù kinh tế còn gặp nhiều khó khăn song ngành BĐS đã có dấu hiệu phục hồi trở lại, cho thấy tiềm năng phát triển của ngành. Tính đến 14/03/2014, vốn hóa thị trường của các công ty đạt 125 nghìn tỷ đồng, chiếm 10,6 % tổng vốn hóa thị trường, chỉ số ngành BĐS đã có đợt tăng giá cao hơn thị trường với mức tăng trung bình là 30,8% so với đầu năm, trong khi VN-Index và HNX-Index tăng lần lượt là 18,3% và 24,5 %. Tất cả các chỉ số kinh tế và chỉ số luồng tiền trước 01/05/2014 đều thịnh vượng. Điển hình là chỉ số chứng khoán đã vượt qua 600 điểm; nguồn tiền ngân hàng vào thị trường BĐS đã tăng hơn 30% từ 200 lên 268 ngàn tỷ đồng; tiền từ kiều hối đã vượt qua mức 10 tỷ USD, nguồn tiền trong dân đã quay lại thị trường; hiện tượng chênh lệch giá mua đã xuất hiện và các dự án đã bán được sản phẩm (kể cả dự án trầm lắng rất lâu). Những con số đó đã phần nào cho thấy tiềm năng đáng kể của ngành sau những ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008. Trong nền kinh tế thị trường, cùng với những thành công đã đạt được vẫn tồn tại những khó khăn mà rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực BĐS đang gặp phải trong quá trình hoạt động, làm kìm hãm sự tăng trưởng như sự thiếu hụt vốn để thực hiện dự án, việc mất cân bằng cung cầu, mức giá cả không hợp lý, những chính sách không phù hợp với tình hình thực tế, sự suy giảm niềm tin vào thị trường, các rủi ro tài chính như không trả được nợ hay không đảm bảo được KNTT và KNSL…Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể là do sự thiếu hiểu biết, không nắm vững kiến thức xung quanh vấn đề quản lý vốn lưu động cũng như các yếu tố tác động lên KNTT và KNSL của doanh nghiệp. Do đó đặt ra yêu cầu phải tìm hiểu mối quan hệ giữa KNTT và KNSL nhằm giúp doanh nghiệp có thể đảm bảo được khả năng
  • 14. 2 thanh khoản cũng như tối đa hóa lợi nhuận. Hiểu được mối quan hệ giữa KNTT và KNSL cũng có nghĩa là doanh nghiệp sẽ có thể thực hiện tốt chức năng tài chính. Chức năng tài chính là đảm nhận việc giao dịch và ghi nhận các hoạt động tài chính, đặc biệt là trong quản lý ngân quỹ (chức năng vận hành). Bên cạnh đó, chức năng tài chính còn song song đảm nhận việc hỗ trợ ban quản trị phản ứng và điều chỉnh các nguồn tài chính tuỳ theo nhu cầu, tuân thủ các đòi hỏi tài chính và cân đối mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp với mục tiêu của các cổ đông (chức năng hỗ trợ). Hai đòi hỏi tài chính cơ bản đó là khả năng thanh toán và khả năng sinh lợi. KNTT và KNSL đóng một vai trò rất quan trọng trong tình hình tài chính của một doanh nghiệp. Mục đích chính của các công ty là tạo ra lợi nhuận, có lợi nhuận thì công ty mới có thể tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy cải thiện và nâng cao KNSL luôn luôn là mối quan tâm hàng đầu đối vối các nhà quản lý. Bên cạnh việc nâng cao lợi nhuận, doanh nghiệp cũng phải đảm bảo được KNTT để có thể đáp ứng được các nghĩa vụ nợ khi đến hạn. Ngoài ra, các cổ đôngcũng quan tâm đến KNTT của công ty. Các nhà cung cấp hàng hóa sẽ kiểm tra tính thanh khoản của công ty trước khi tiến hành bán hàng. Các nhân viên cũng cần quan tâm về khả năng thanh khoản của công ty để biết liệu các công ty có thể đáp ứng được nhân viên những nhu cầu liên quan đến nghĩa vụ trả lương. Do đó, công ty cần duy trì KNTT đồng thời gia tăng được lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh. Để làm được điều này trước hết cần hiểu rõ về mối quan hệ giữa KNTT và KNSL nhằm đưa ra được nhữngchính sách,những quyết định tài chính đúng đắn phù hợp với tình hình của doanh nghiệp, xu hướng phát triển chung của ngành; kích thích sự tăng trưởng cho ngành BĐS nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Đã có nhiều nghiên cứu trước đây về mối quan hệ giữa KNTT và KNSL của công ty. Cụ thể: Nghiên cứu của Dong (2010) trong nghiên cứu về quản trị vốn lưu động các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2006-2008 đã chỉ ra rằng KNTT có tác động đáng kể đến KNSL. Trong nghiên cứu này, tác giả đã chỉ ra mối quan hệ ngược chiều giữa KNTT và KNSL: Khi thời gian luân chuyển vốn bằng tiền tăng (chu kì chuyển đổi tiền mặt) thì KNSL có xu hướng giảm. Nghiên cứu của Saswata Chatterjee (2010) với mẫu nghiên cứu gồm 30 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán London giai đoạn 2006-2008 đã chỉ ra tầm quan trọng của vốn lưu động trong các hoạt động của tất cả các tổ chức.Vốn lưu động có tác động trực tiếp đến KNTT và KNSL. Tác giả đã chỉ ra rằng tỷ suất sinh lời tăng khi công ty giảm quy mô vốn lưu động. Tuy nhiên, nếu các công ty muốn tăng hoặc cải thiện tính thanh khoản, đánh đổi lại công ty phải tăng vốn lưu động. Thang Long University Library
  • 15. 3 Nghiên cứu của Mahmood và Qayyum (2010) thì chỉ ra mối quan hệ giữa KNSL và việc duy trì KNTT trong quản lý vốn lưu động. KNSL có liên quan đến mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của các cổ đông và đầu tư vào tài sản ngắn hạn chỉ được thực hiện nếu lợi nhuận đạt được ở mức chấp nhận được. Trong khi tính thanh khoản là cần thiết cho một công ty để tiếp tục hoạt động kinh doanh, một công ty có thể chọn nắm giữ tiền mặt hơn cần thiết cho nhu cầu hoạt động hoặc giao dịch vì lý do phòng ngừa hoặc đầu cơ. Lazaridis và Tryfonidis (2006) nghiên cứu mối quan hệ của KNSL doanh nghiệp và quản lý vốn lưu động với mẫu nghiên cứu là các công ty niêm yết tại thị trường chứng khoán Athens. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng KNTT có tác động đáng kể đến tỷ suất sinh lời trên doanh thu (hiệu quả sản xuất kinh doanh). Hơn nữa, người quản lý có thể tăng khả năng sinh lời bằng cách sử dụng tối ưu các thành phần của vốn lưu động. Ngoài ra, còn rất nhiều nghiên cứu khác đã được thực hiện để tìm hiểu mối quan hệ giữa KNTT và KNSL. Tóm lại, có thể nói việc tìm hiểu mối liên quan giữa KNTT và KNSL là việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa thực tế thúc đẩy sự phát triển của mỗi doanh nghiệp.Với kiến thức lý luận cơ bản tiếp thu được ở nhà trường và quá trình tìm hiểu ngành bất động sản ở Việt Nam, tác giả mạnh dạn đi sâu nghiên cứu đề tài: “Mối quan hệ giữa KNTT và KNSL: Nghiên cứu điển hình tại các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”. 1.2. Câu hỏi nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu  Câu hỏi nghiên cứu: Nghiên cứu trả lời cho câu hỏi: Các chỉ tiêu dùng để đo lường KNTT và KNSL là gì? Liệu có tồn tại mối quan hệ giữa KNTT và KNSL hay không? Mối quan hệ giữa KNTT và KNSL là như thế nào? KNTT tác động qua lại như thế nào với KNSL trên khía cạnh tài chính doanh nghiệp?  Mục tiêu nghiên cứu Hệ thống hóa những vấn đề có tính lý luận về KNTT và KNSL. Phân tíchthực trạng KNTT và KNSL tại các công ty cổ phần ngành bất động sản Việt Nam. Để đo lường mức độ liên quan giữa KNSL và KNTT. Để tìm hiểu những tác động của KNTT lên KNSL và ngược lại.
  • 16. 4 1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu: KNTT và KNSL của doanh nghiệp và mối quan hệ giữa KNTT và KNSL.  Phạm vi nghiên cứu:Các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2009 đến 2013. 1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu  Phương pháp định tính  Nghiên cứu cơ sở lý thuyết liên quan đến vấn đề nghiên cứu từ đó nhận diện mối quan hệ giữa KNTT và KNSL.  Sử dụng một số tư liệu được công bố công khai của các công ty cổ phần ngành BĐS niêm yết trên TTCK Việt Nam; phân tích nguồn tư liệu có sẵn đã được cơ quan có thẩm quyền kiểm duyệt nhằm thu được những thông tin đáng tin cậy và khoa học.  Phương pháp định lượng  Phương pháp thống kê mô tả và thống kê suy luận Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau. Thống kê mô tả và thống kê suy luận cùng cung cấp những tóm tắt đơn giản về mẫu và các thước đo. Cùng với việc phân tích đồ họa đơn giản, chúng tạo ra nền tảng của mọi phân tích định lượng về số liệu. Để hiểu được các hiện tượng xảy ra và đưa ra kết luận đúng đắn, cần phải biết được các phương pháp cơ bản của mô tả dữ liệu như thống kê dữ liệu bằng các đồ thị, biểu diễn dữ liệu thành bảng tóm tắt số liệu,…  Phương pháp phân tích hồi quy Đây là một phương pháp thống kê mà giá trị kì vọng của một hay nhiều biến ngẫu nhiên được dự đoán dựa vào điều kiện của các biến ngẫu nhiên (đã tính toán) khác. Bước đầu tiên trong phương pháp này là lựa chọn nhóm đối tượng nghiên cứu. Sau khi thu thập các dữ liệu liên quan, đưa ra giả thiết nghiên cứu, sẽ xác định các biến độc lập và các biến phụ thuộc, thiết lập mô hình hồi quy, tiến hành quá trình thực nghiệm, quan sát các kết quả thu được, đưa ra nhận xét và giải thích cho các kết quả này và cuối cùng là kết luận. Giả thiết đưa ra ban đầu có thể được chấp nhận hoặc bị bác bỏ dựa vào các kết quả thống kê được. Phần mềm thống kê được sử dụng là SPSS. Nghiên cứu sẽ sử dụng báo cáo tài chính (2009-2013) đã được kiểm toán của 58 công ty ngành bất động sản niêm yết trên TTCK Việt Nam. Thang Long University Library
  • 17. 5 1.5. Kết cấu của đề tài Bài nghiên cứu gồm có 6 chương. Chương 1. Mở đầu giúp người đọc có cái nhìn tổng quan về bài nghiên cứu: giải thích lí do tiến hành nghiên cứu, mục đích nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu. Chương 2. Tổng quan lý thuyết về KNTT trong mối quan hệ với KNSL trình bày một cách tổng quan lý thuyết về KNTT trong mối quan hệ với KNSL bao gồm các khái niệm, các chỉ tiêu đo lường, các nhân tố ảnh hưởng đến KNTT và KNSL, mối quan hệ giữa KNTT và KNSL trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chương 3. Phương pháp nghiên cứu sẽ trình bày cụ thể về phương pháp nghiên cứu của tác giả gồm có quy trình nghiên cứu, các phương pháp thu thập và xử lý số liệu, các biến nghiên cứu và đo lường các biến nghiên cứu, các giả thuyết nghiên cứu. Chương 4. Thực trạng khả năng thanh toán và khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp ngành BĐS niêm yết trên TTCK Việt Nam mang đến những đánh giá và nhận xét cụ thể về tình hình khả năng thanh toán và khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp được sử dụng làm mẫu nghiên cứu. Chương 5. Nội dung kết quả nghiên cứu đưa ra kết quả nghiên cứu: thống kê mô tả mẫu nghiên cứu, phân tích tương quan R và phân tích hồi quy tuyến tính. Từ đó đưa ra kết quả và giải thích mô hình. Chương 6. Kết luận và một số kiến nghị đưa ra kết luận và một số kiến nghị về việc nghiên cứu mối quan hệ giữa KNTT và KNSL từ những kết quả thu được.
  • 18. 6 CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI KHẢ NĂNG SINH LỜI 2.1. Tổng quan chung về khả năng thanh toán 2.1.1. Khái niệm về khả năng thanh toán Khả năng thanh toán là khả năng bảo đảm trả được các khoản nợ đến hạn bất cứ lúc nào. Khả năng thanh toán là kết quả của sự cân bằng giữa các luồng thu và chi hay giữa nguồn vốn kinh tế (capital) và nguồn lực sẵn có (resource). Investopedia định nghĩa khả năng thanh toán “là khả năng đáp ứng các chi tiêu cố định trong dài hạn và có đủ lượng tiền cần thiết để mở rộng và phát triển”. Với mỗi đối tượng cụ thể, nó lại có một cách định nghĩa khác nhau: Đối với doanh nghiệp: KNTT là khả năng doanh nghiệp có thể hoàn trả các khoản nợ đến hạn. Trong kinh tế thị trường: KNTT chỉ khả năng của những người tiêu thụ có đủ sức mua bằng tiền để mua hàng hóa trên thị trường. Duy trì KNTT là rất quan trọng đối với mọi tổ chức, nghĩa là nghĩa vụ trả các khoản nợ hiện hành trong kinh doanh, nghĩa vụ thanh toán bao gồm chi phí hoạt động và chi phí tài chính, là nợ ngắn hạn nhưng trở thành dài hạn. Chỉ số KNTT được sử dụng để quản lý KNTT trong mọi tổ chức theo hình thức chỉ số KNTT hiện hành, chỉ số KNTT nhanh và chỉ số KNTT bằng tiền. Vì vậy, doanh nghiệp xem xét có đủ tài sản có tính thanh khoản (tiền mặt, tiền gửi Ngân hàng) để đáp ứng tiến độ thanh toán bằng cách so sánh tiền mặt và các khoản tương đương tiền với nghĩa vụ thanh toán. Chỉ số KNTT làm việc với tiền mặt và tài sản có thể chuyển đổi thành tiền (cùng được gọi là tài sản "ngắn hạn") của một doanh nghiệp ở một bên và các nghĩa vụ thanh toán ngay lập tức (nợ ngắn hạn) ở phía bên kia. Tài sản có thể chuyển đổi thành tiền chủ yếu bao gồm các khoản phải thu từ khách hàng, hàng tồn kho của thành phẩm và nguyên liệu thô. Nghĩa vụ thanh toán bao gồm phí cho nhà cung cấp, chi phí vận hành và chi phí tài chính phải được thanh toán ngay và trở thành trả nhiều lần dưới hình thức nợ dài hạn. Chỉ số KNTT đo lường khả năng thực hiện các nghĩa vụ thanh toán của một doanh nghiệp bằng cách so sánh tiền mặt và các khoản tương đương tiền với nghĩa vụ thanh toán. Nếu tiền mặt và các khoản tương đương tiền ko đủ đảm bảo nghĩa vụ thanh toán, nó chỉ ra rằng các doanh nghiệp có thể phải đối mặt với khó khăn trong việc đáp ứng các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn của họ. Điều này có thể, lần lượt, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và lợi nhuận của công ty. Thang Long University Library
  • 19. 7 Chuẩn mực kế toán quốc tế (IFRS, 2006) chỉ ra thực tế là KNTT đề cập đến tiền mặt có sẵn trong tương lai gần, sau khi thực hiện các nghĩa vụ tài chính tương ứng với khoảng thời gian đó. Rủi ro thanh khoản bao gồm xác suất mà tổ chức không thể thực hiện thanh toán các khoản nợ của mình cho các chủ nợ, như một kết quả của những thay đổi trong tỷ lệ các khoản tín dụng dài hạn và tín dụng ngắn hạn và sự không tương quan với cơ cấu nợ của tổ chức (Stoica, 2000 ). Morris và Shin (2010) định nghĩa khái niệm KNTT như "tiền mặt có thể thực hiện trên bảng cân đối để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn”. Theo Shim và Siegel (2000, trang 46-47) thanh khoản kế toán là khả năng công ty hoàn trả nợ ngắn hạn khi đáo hạn (trong vòng một năm). Duy trì tốt KNTT là mục tiêu chủ yếu của công ty, đó là một điều kiện mà nếu không có nó không thể được đạt tính liên tục của một doanh nghiệp. Khả năng thanh toán và thanh khoản là hai khái niệm có liên quan chặt chẽ và phản ánh trên hành động của chính sách vốn lưu động của công ty. Một mức độ thanh khoản thấp có thể dẫn đến tăng chi phí tài chính và kết quả là mất khả năng thanh toán với nghĩa vụ của mình (Maness &Zietlow, năm 2005, trang 25) Theo nhiều nhà nghiên cứu ở trường đại học, khả năng thanh toán với mỗi doanh nghiệp dựa trên tình hình bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp đó. Để đánh giá trạng thái thanh khoản, điều đặc biệt quan trọng là tổ chức bằng cách phân loại tài sản có và nợ phải trả (Basno & Dardac, 2004). Thông thường các công ty mong muốn giữ cho KNTT cao hơn 1.00. Điều đó sẽ chứng minh khả năng các công ty để trả các khoản nợ ngắn hạn đã cam kết, với việc thanh lý tài sản ngắn hạn. Bất kỳ tỷ lệ dưới 1.0 có thể có nghĩa rằng các doanh nghiệpkhông thể được tạo ra tiền mặt đủ để đáp ứng các nghĩa vụ ngắn hạn (Morrel, 2007, trang 62). Tuy nhiên như Matarazzo (2003, trang 54) đã nhấn mạnh, "nếu một nhà phân tích quan sát bảng cân đối của công ty và đối mặt với một tỷ lệ thanh khoản thấp hơn 1.00 thì ông không, về nguyên tắc, coi nó là không trả được nợ đúng hạn”. Tỷ lệ thanh khoản sẽ, theo tác giả, thích hợp nhất được hiểu là một chỉ số về mức độ độc lập của công ty đối với các chủ nợ và khả năng phải đối mặt với khủng hoảng và khó khăn đột xuất. Theo Matarazzo (2003, trang 55), KNTT cao không phải là luôn luôn là một dấu hiệu của sự quản lý yếu kém về tài chính. Nếu tỷ số KNTT hiện thời cao trong khi nợ phải trả ngắn hạn thấp, nó có thể là một dấu hiệu của một chính sách khôn ngoan, tránh chi phí tài chính của khoản vay ngân hàng, hoặc thậm chí là một chiến lược để có chiết khấu tốt với các nhà cung cấp cho các khoản phải trả. Nó cũng có thể là trường hợp hàng tồn kho cao là một phần của đặc điểm hoạt động của công ty. Ví dụ, các công ty cần phải duy trì một mức giá trị cổ phiếu đáng kể, đáp ứng yêu cầu của
  • 20. 8 khách hàng một cách nhanh chóng, như trường hợp của các công ty thương mại. Một ví dụ khác là các công ty mà cổ phiếu có giá trị cao, như các đại lý điện tử, xe,…(Pimentel và cộng sự , 2005, trang 87). Sự quan tâm của các chủ doanh nghiệp và nhà quản lý trên toàn thế giới là để đưa ra một chiến lược quản lý để hoạt động hàng ngày của họ đáp ứng các nghĩa vụ theo đúng thời hạn và tăng lợi nhuận và sự giàu có của cổ đông. Quản lý KNTT, trong nhiều trường hợp, được xem xét là từ quan điểm của quản lý vốn lưu động vì hầu hết các chỉ số được sử dụng để đo lường KNTT của công ty là một chức năng của các thành phần vốn lưu động. Quản lý KNTT rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty trong kinh doanh nên không thể không quan tâm. Một phần quan trọng trong việc quản lý vốn lưu động là yêu cầu trong việc duy trì KNTT trong hoạt động hằng ngày để đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra thường xuyên, liên tục. Một công ty phải đảm bảo rằng KNTT đủ để có thể đáp ứng nghĩa vụ ngắn hạn (không quá dư thừa hoặc thiếu hụt). Nghiên cứu về KNTT có tầm quan trọng lớn và phải thực hiện phân tích cả các yếu tố bên trong và bên ngoài do mối quan hệ chặt chẽ của KNTT với hoạt động hàng ngày của một doanh nghiệp. Tuy nhiên có thể nhận thấy rằng, yêu cầu thanh khoản của một công ty phụ thuộc vào tính chất đặc thù của công ty và không có quy định cụ thể về việc xác định mức tối ưu của thanh khoản mà một công ty có thể duy trì để đảm bảo tác động tích cực đến lợi nhuận của nó. Thanh khoản và quản lý thanh khoản ảnh hưởng lớn đến sự tăng trưởng và lợi nhuận của một công ty. Điều này là do việc dư thừa hoặc thiếu hụt lượng tài sản có tính thanh khoản cao để đáp ứng khả năng thanh toán có thể gây gián đoạn các hoạt động hàng ngày của tổ chức. Mối quan hệ giữa KNTT và KNSL đã thu hút rất nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Kỹ thuật WCM (quản lý vốn lưu động) xuất hiện với triết lý của việc sử dụng nguồn vốn dài hạn nên đầu tư toàn bộ vào các tài sản ngắn hạn và nguồn vốn ngắn hạn chỉ được sử dụng cho các tình huống khẩn cấp. Tính năng riêng biệt của WCM thận trọng là tăng KNTT và ít rủi ro hơn nhưng quan tâm nhiều hơn tới việc phải đảm bảo được nguồn vốn cho các tài sản ngắn hạn thời vụ (không thường xuyên). Công ty lớn hơn thường tập trung vào doanh thu nhiều hơn trên cơ sở lượng tiền mặt ít hơn dẫn đến có nhiều vấn đề về dòng tiền hơn và tính thời vụ trong khi các công ty nhỏ hơn tập trung chủ yếu là quản lý hàng tồn kho và các chính sách quản lý tín dụng với lợi nhuận thấp. Như vậy, tóm lại khả năng thanh toán của doanh nghiệp là năng lực về tài chính mà doanh nghiệp có được để đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ cho các cá nhân, tổ chức có quan hệ đối với doanh nghiệp vay hoặc nợ. Khả năng thanh toán là Thang Long University Library
  • 21. 9 một trong những công cụ mạnh được sử dụng nhằm đánh giá các khả năng của doanh nghiệp để đáp ứng được những nhiệm vụ tài chính dài hạn hay ngắn hạn của doanh nghiệp. Về cơ bản, quá trình này gọi là xác định tổng thu nhập được tạo ra bởi doanh nghiệp, miễn các loại thuế nợ và bất kỳ loại chi phí khấu hao mà không dùng tiền mặt. Con số này được so sánh với tổng số nhiệm vụ dài hạn mà doanh nghiệp hiện tại đang nắm giữ. Các nhà đầu tư và người cho vay thường quan tâm và để ý đặc biệt đến các tỷ lệ khả năng thanh toán như một phương tiện đánh giá xếp hạng tín dụng và đánh giá mức độ rủi ro hiện tại của một doanh nghiệp. 2.1.2. Chỉ tiêu đo lường KNTT của doanh nghiệp Phân tích chỉ số là một trong những cách thông thường trong đó sử dụng báo cáo tài chính để đánh giá các công ty và tạo ra các tiêu chuẩn mà ý nghĩa về mặt tài chính đã được giải thích đơn giản (George H.Pink, G.Mark Holmes, 2005). Sau đây là các phương pháp để tính chỉ số KNTT trong tổ chức kinh doanh. Chúng ta có thể xác định chỉ số KNTT công ty bằng cách sử dụng phương pháp phân tích tỷ lệ. 2.1.2.1. Khả năng thanh toán trong ngắn hạn  Vốn lƣu động ròng Vốn lƣu động ròng = Tài sản ngắn hạn (TSLĐ) – Nợ ngắn hạn Để đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn khi đến hạn, các nhà phân tích quan tâm đến chỉ tiêu vốn lưu động ròng. Chỉ tiêu này phản ánh phần tài sản lưu động được tài trợ từ nguồn vốn cơ bản, lâu dài mà không phải chi trả trong thời gian ngắn, vốn lưu động ròng càng lớn phản ánh khả năng chi trả đối với các khoản nợ ngắn hạn đến hạn trả càng cao. Đây cũng là một yếu tố quan trọng và cần thiết cho việc đánh giá cân bằng tài chính của doanh nghiệp. Vốn lưu động ròng được xác định là phần chênh lệch giữa tổng tài sản lưu động và tổng nợ ngắn hạn, hoặc phần chênh lệch giữa vốn thường xuyên ổn định với TSCĐ ròng. Tài sản lưu động nên có các thuộc tính sau: đa dạng, thời gian đáo hạn còn lại thích hợp cho nhu cầu lưu chuyển tiền tệ của mỗi tổ chức; dễ dàng bán ra thị trường hoặc chuyển đổi thành tiền mặt và rủi ro tín dụng tối thiểu (2005 Ngân hàng Jamaica Xuất bản: Tháng Hai 1996). Khả năng đáp ứng nghĩa vụ thanh toán, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh và khả năng nắm bắt thời cơ lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp phụ thuộc phần lớn vào vốn lưu động ròng.  Hệ số KNTT hiện hành Khả năng thanh toán hiện hành = Tài sản lƣu động (TSNH) Nợ ngắn hạn
  • 22. 10 TSLĐ thông thường bao gồm tiền, các chứng khoán ngắn hạn dễ chuyển nhượng (tương đương tiền), các khoản phải thu và dự trữ (tồn kho); còn nợ ngắn hạn thường bao gồm các khoản vay ngắn hạn ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác, các khoản phải trả nhà cung cấp, các khoản phải trả, phải nộp khác…Tài sản lưu động và nợ ngắn hạn đều có thời hạn nhất định - tới 1 năm. Tỷ số khả năng thanh toán hiện hành là thước đo KNTT ngắn hạn của doanh nghiệp, nó cho biết mức độ các khoản nợ của các chủ nợ ngắn hạn được trang trải bằng các tài sản có thể chuyển thành tiền trong một giai đoạn tương đương với thời hạn của các khoản nợ đó. Nó thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản lưu động đối với nợ ngắn hạn mà không cần tới một khoản vay mượn thêm. Để đánh giá tình hình khả năng thanh toán của doanh nghiệp sau khi tính toán, ta so sánh với tỷ số thanh toán bình quân ngành, tỷ số thanh toán năm trước và 1.  KNTT hiện hành > 1: giá trị tài sản ngắn hạn của công ty lớn hơn giá trị nợ ngắn hạn, hay nói cách khác là tài sản lưu động của doanh nghiệp đủ đảm bảo cho việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Điều này cho thấy, tình hìnhkhả năng thanh toán của doanh nghiệp tốt. Và ngược lại, nếu KNTT ngắn hạn < 1 thì doanh nghiệp không đủ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, nếu con số này quá cao thì có nghĩa là doanh nghiệp đã đầu tư quá nhiều vào TSNH so với nhu cầu. Thường thì phần vượt quá sẽ không tính thêm lợi nhuận, nên việc đầu tư đó sẽ kém hiệu quả. Do đó, doanh nghiệp cần phải phân bổ vốn hợp lý.  Nếu KNTTHH năm nay < KNTTHH năm trước: điều này cho chúng ta thấy rằng khả năng TTNH năm nay giảm đi so với năm trước. Do đó, để hiểu rõ thêm về điều này ta cần so sánh với tỷ số thanh toán bình quân ngành.  Tỷ số KNTT hiện hành so với tỷ số thanh toán bình quân ngành không quá chênh lệch là tốt.  Hệ số KNTT nhanh Khả năng thanh toán nhanh = (Tài sản lƣu động - Kho) Nợ ngắn hạn Tỷ số KNTT nhanh là tỷ số giữa các tài sản quay vòng nhanh với nợ ngắn hạn. Tài sản quay vòng nhanh là những tài sản có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền, bao gồm: tiền mặt, chứng khoán ngắn hạn và các khoản phải thu. TS dự trữ (Kho) là các tài sản khó chuyển thành tiền hơn so với tổng tài sản lưu động và dễ bị lỗ nhất nếu được bán. Đó là điều lo ngại chính đối với 1 tổ chức, bởi vì, nếu họ cần phải bán hàng tồn kho, họ cũng cần một khách hàng mua hàng tồn kho đó (Chinmoy Gosh 2009). Do vậy, tỷ số KNTT nhanh cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn không phụ Thang Long University Library
  • 23. 11 thuộc vào việc bán TS dự trữ (Kho) chia cho nợ ngắn hạn hay nói cách khác hệ số KNTT nhanh cho biết doanh nghiệp có bao nhiêu đồng vốn bằng tiền hoặc các khoản tương đương tiền để thanh toán ngay cho một đồng nợ ngắn hạn.  Hệ số khả năng thanh toán bằng tiền Khả năng thanh toán bằng tiền = Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền Nợ ngắn hạn Ngoài hệ số KNTT hiện hành và KNTT nhanh, để đánh giá KNTT một cách khắt khe hơn nữa, ta sử dụng hệ số KNTT bằng tiền. Hệ số này cho biết doanh nghiệp có bao nhiêu đồng vốn bằng tiền để sẵn sàng thanh toán cho một đồng nợ ngắn hạn.  Hệ số khả năng thanh toán lãi vay Khả năng thanh toán lãi vay = Lợi nhuận thuần hoạt động kinh doanh Lãi vay Hệ số khả năng thanh toán lãi vay phản ánh được những khả năng trang trảicác khoản vay của doanh nghiệp từ lợi nhuận thu được thông qua hoạt động sản xuất kinh doanh. Xuất phát từ ý nghĩa đó, qua việc đánh giá hệ số khả năng thanh toán lãi vay thì ta thấy được mức độ hiệu quả của việc sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp. Hệ số khả năng thanh toán lãi cao hay thấp nói chung phụ thuộc vào khả năng sinh lợi và mức độ sử dụng nợ. Nếu khả năng sinh lợi của doanh nghiệp chỉ có giới hạn trong khi công ty sử dụng quá nhiều nợ thì hệ số khả năng thanh toán lãi vay sẽ giảm. Ta có thể thấy, rõ ràng khi khả năng thanh toán lãi vay càng cao thì khả năng thanh toán lãi của doanh nghiệp cho các chủ nợ của mình càng lớn. Khả năng trả lãi vay của doanh nghiệp thấp thể hiện khả năng sinh lợi của tài sản thấp. Khả năng thanh toán lãi vay thấp cho thấy một tình trạng nguy hiểm, suy giảm trong hoạt động kinh tế có thể làm giảm lãi trước thuế và lãi vay xuống dưới mức nợ lãi mà công ty phải trả, do đó dẫn tới mất khả năng thanh toán và vỡ nợ. Tuy nhiên rủi ro này được hạn chế bởi thực tế Lãi trước thuế và lãi vay không phải là nguồn duy nhất để thanh toán lãi. Các doanh nghiệp cũng có thể tạo ra nguồn tiền mặt từ khấu hao và có thể sử dụng nguồn vốn đó để trả nợ lãi. Những gì mà một doanh nghiệp cần phải đạt tới là tạo ra một độ an toàn hợp lý, bảo đảm khả năng thanh toán cho các chủ nợ của mình.  Nói chung hệ số này phải lớn hơn 1 thì doanh nghiệp mới có khả năng sử dụng lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh để trang trải lãi vay.  Nếu tỷ số này nhỏ hơn 1 thì có hai khả năng:
  • 24. 12 Doanh nghiệp vay nợ quá nhiều và sử dụng nợ vay kém hiệu quả khiến cho lợi nhuận làm ra không đủ trả lãi vay. Khả năng sinh lợi của doanh nghiệp quá thấp khiến cho lợi nhuận làm ra quá thấp không đủ trả lãi vay. Một số tài liệu xếp hệ số khả năng thanh toán lãi vay vào chỉ tiêu khả năng thanh toán trong dài hạn. Tuy nhiên, vì lãi vay của doanh nghiệp thường được trả theo tháng, theo quý hoặc vào cuối mỗi một năm kinh doanh nên tác giả xếp chỉ số này vàomục khả năng thanh toán trong ngắn hạn.  Nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nƣớc Tỷ lệ thanh toán với ngân sách nhà nƣớc = Số tiền đã nộp trong kỳ Tổng số tiền phải nộp trong kỳ Hàng năm doanh nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ của mình đối với Ngân sách Nhà nước về các khoản nộp như: Thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp và các khoản thuế phải nộp khác,…Việc phân tích tình hình thanh toán với Ngân sách Nhà nước sẽ giúp ta đánh giá được tình hình thực hiện nghĩa vụ của công ty đối với Nhà nước.  Hệ số dòng tiền/ nợ vay đến hạn trả Hệ số dòng tiền trên nợ vay đến hạn trả (cash flow to maturing debt) cho biết khả năng tạo tiền để thanh toán các khoản nợ vay đến hạn trả của doanh nghiệp Hệ số dòng tiền trên nợ vay đến hạn trả = Lƣu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh Nợ vay đến hạn trả cuối kì Chỉ số lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh thể hiện số tiền sẽ được tạo ra từ hoạt động kinh doanh (nếu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được duy trì tốt) vì vậy sẽ giúp nhà phân tích đánh giá khả năng hoàn trả nợ vay đến hạn từ bản thân hoạt động kinh doanh mà không cần có thêm các nguồn tài trợ khác của doanh nghiệp. Hệ số dòng tiền trên nợ vay đến hạn trả âm chứng tỏ công ty không tạo ra tiền để trả nợ vay đến hạn trả, điều này cho thấy doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ đến hạn, không có khả năng chủ động tự trả nợ vay đến hạn bằng tiền do công ty tạo ra.  Thời gian quay vòng của tiền Thang Long University Library
  • 25. 13 Kì trả tiền bình quân Thời gian lưu kho hàng bình quân Kì thu tiền bình quân Thời gian quay vòng của tiền Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn còn được thể hiện ở độ dài chu kì vận động của vốn. Thời gian quay vòng của tiền tính từ lúc doanh nghiệp bắt đầu bỏ tiền vào hoạt động kinh doanh tới lúc thu tiền về. Thời gian quay vòng của tiền = Thời gian lƣu kho hàng bình quân + Kì thu tiền bình quân - Kì trả tiền bình quân Chỉ tiêu thời gian quay vòng của tiền cho ta thấy nếu thời gian quay vòng nhanh, hay thời gian quay vòng tiền ngắn sẽ làm giảm nhu cầu vốn lưu động và tăng cường khả năng thanh toán cho doanh nghiệp. Muốn rút ngắn thời gian quay vòng của tiền thì kéo dài kì trả tiền bình quân và cần rút ngắn thời gian lưu kho hàng hóa, rút ngắn kì thu tiền bình quân. Hình 2. 1 Thời gian quay vòng của tiền  Thời gian lƣu kho hàng bình quân (vòng quay hàng tồn kho) hay còn gọi là số ngày một vòng quay hàng tồn kho Thời gian lƣu kho hàng bình quân = Giá trị hàng tồn kho bình quân x Thời gian kì phân tích Giá vốn hàng bán Chỉ tiêu này cho biết thời gian cần thiết để tiêu thụ số hàng tồn kho bình quân trong kì của doanh nghiệp. Hàng tồn kho thường chiếm tỉ lệ đáng kể trong tổng tài sản ngắn hạn của các doanh nghiệp sản xuất và thương mại. Dự trữ hàng tồn kho sẽ làm doanh nghiệp phát sinh các chi phí bảo quản hàng tồn kho, có thể phải gánh chịu các thiệt hại hư hỏng, thất thoát hàng hóa trong quá trình dự trữ. Đặc biệt là doanh nghiệp phải chịu chi phí cơ hội trong việc sử dụng vốn, do có một lượng vốn đọng lại trong hàng tồn kho. Tuy nhiên, để không bị lỡ các cơ hội tạo thêm doanh thu các doanh Mua hàng Trả tiền mua hàng Bán hàng Thu tiền bán hàng
  • 26. 14 nghiệp vẫn thường dự trữ một lượng hàng tồn kho nhất định nhằm đảm bảo đáp ứng nhu cầu của khách hàng.  Kì thu tiền bình quân hay còn gọi là số ngày của một vòng quay nợ phải thu khách hàng được xác định theo công thức: Kì thu tiền bình quân = Nợ phải thu khách hàng bình quân x Thời gian phân tích Doanh thu thuần bán hàng & cung cấp dịch vụ Chỉ số này dùng để đo lường hiệu quả và chất lượng quản lý khoản phải thu. Trong hoạt động kinh doanh, phát sinh thêm nợ phải thu khách hàng là điều không thể tránh khỏi. Doanh nghiệp bán hàng trả chậm là một trong các biện pháp nhằm thu hút thêm khách hàng, tăng cường doanh thu cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu khách hàng nợ nhiều trong thời gian dài sẽ chiếm dụng nhiều vốn của doanh nghiệp, vì vậy sẽ ảnh hưởng không tốt tới dòng tiền và suy giảm khả năng thanh toán của doanh nghiệp, tức là hệ số kì thu tiền bình quan cao. Ngược lại, nếu hệ số này thấp chứng tỏ rằng doanh nghiệp đang ít bán chịu hàng hóa hoặc thời hạn bán chịu tương đối ngắn, dưới 30 ngày.  Kì trả tiền bình quân hay còn gọi là chỉ số vòng quay các khoản phải trả Kì trả tiền bình quân = Nợ phải trả ngƣời bán bình quân x Thời gian phân tích Giá vốn hàng bán Chỉ số này phản ánh khả năng chiếm dụng vốn của doanh nghiệp đối với nhà cung cấp, chỉ số này cao chứng tỏ doanh nghiệp đang chiếm khá nhiều vốn và thanh toán chậm cho nhà cung cấp, sẽ tiềm ẩn rủi ro về khả năng thanh toán, điều này ảnh hưởng không tốt đến việc xếp hạng tín dụng của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp lưu ý đến việc sử dụng chỉ số này một cách hợp lý cũng như chiếm dụng khoản vốn sẽ giúp doanh nghiệp giảm chi phí về vốn, đồng thời thể hiện uy tín về quan hệ thanh toán đối với nhà cung cấp và chất lượng sản phẩm với khách hàng. 2.1.2.1. Khả năng thanh toán trong dài hạn  Hệ số nợ trên tổng tài sản, thường gọi là hệ số nợ (D/A) (thường tính bằng %), đo lường mức độ sử dụng nợ của doanh nghiệp để tài trợ cho tổng tài sản Hệ số nợ trên tài sản = Tổng nợ Tổng tài sản x 100% Hệ số nợ trên tổng tài sản phản ánh mức độ sử dụng nợ của doanh nghiệp. Nó cho biết mức độ sử dụng nợ để tài trợ cho tài sản của doanh nghiệp, nợ chiếm bao Thang Long University Library
  • 27. 15 nhiêu phần trăm trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp (do tổng tài sản bằng tổng nguồn vốn). Hệ số nợ trên tổng tài sản nói chung thường nằm trong khoảng 50% đến 70%. Hệ số này thấp có nghĩa là doanh nghiệp có khả năng tự chủ tài chính và khả năng vay của doanh nghiệp cao, tức là ít sử dụng nợ để đầu tư cho tài sản, tuy nhiên, mặt trái của nó là doanh nghiệp chưa tận dụng được hết lợi thế của đòn bẩy tài chính và tự mình đánh mất đi cơ hội tiết kiệm thuế từ việc sử dụng nợ. Ngược lại, nếu hệ số nợ trên tài sản lại quá cao có nghĩa là doanh nghiệp đang quá phụ thuộc vào nợ vay và khả năng tự chủ tài chính cũng như khả năng vay thêm để đầu tư thấp, tức là sử dụng quá nhiều nợ để đầu tư cho tài sản. Thông thường, các nhà cổ đông thích công ty có hệ số nợ trên tổng tài sản cao để sử dụng được hết khả năng đòn bẩy tài chính nói chung làm gia tăng khả năng sinh lời cho cổ đông. Ngược lại, các nhà đầu tư lại muốn công ty có hệ số nợ trên tổng tài sản thấp vì như thế công ty có khả năng trả nợ cao hơn. Chỉ tiêu này là cơ sở để đánh giá khả năng đảm bảo của doanh nghiệp đối với nợ vay dài hạn. Nó cho biết khả năng thanh toán lãi của doanh nghiệp và mức độan toàn có thể đối với người cấp tín dụng.  Tỷ số: Tỷ số = Tài sản dài hạn Nợ dài hạn Tài sản dài hạn thường bao gồm các khoản phải thu dài hạn, tài sản cố định, các khoản đầu tư tài chính dài hạn; còn nợ dài hạn thường bao gồm các khoản phải trả dài hạn người bán, các khoản vay và nợ dài hạn ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính, doanh thu chưa thực hiện,…Tỷ số tài sản dài hạn trên nợ dài hạn là thước đo KNTT nợ dài hạn của doanh nghiệp, cho thấy mức độ các khoản nợ dài hạn được trang trải bằng tài sản dài hạn trong thời gian tương đương với thời hạn của khoản nợ đó hay mức độ đảm bảo của tài sản dài hạn đối với các khoản nợ dài hạn.  Tỷ số: Tỷ số = Nợ Vốn chủ sở hữu Các nhà cho vay dài hạn một mặt quan tâm đến khả năng trả lãi, mặt khác họ chú trọng đến sự cân bằng hợp lý giữa nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu, bởi vì điều này ảnh hưởng đến sự đảm bảo các khoản tín dụng của người cho vay. Tỷ số này nói lên cứ một đồng nợ vay hiện đang được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng vốn chủ sở hữu.
  • 28. 16 Khi tỷ số nợ trên vốn CSH càng cao thì khả năng chủ động trong thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp càng thấp, do đó doanh nghiệp cần xem xét các rủi ro thanh toán như các trường hợp không thanh toán được nợ, thanh toán quá hạn dẫn tới chi phí lãi vay tăng cao… có thể gặp phải khi vay nợ quá nhiều để có thể đưa ra được các chính sáchđiều hành hợp lý.  Khả năng thanh toán nợ dài hạn đến hạn phải trả Khả năng thanh toán nợ dài hạn đến hạn phải trả: là chỉ tiêu cho biết khả năng thanh toán nợ dài hạn đến hạn phải trả của doanh nghiệp trong năm tới bằng nguồn vốn khấu hao thu hồi dự kiến và lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao thì chứng tỏ doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản tiền gốc vay dài hạn đến hạn phải trả và ngược lại. Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn phải trả = Lợi nhuận sau thuế + Vốn khấu hao thu hồi Nợ dài hạn đến hạn phải trả (Nguồn: Sách Báo cáo tài chính – TS.Phạm Thị Thủy) Chỉ tiêu này được sử dụng dựa trên quan điểm là:  Các khoản tiền vay dài hạn của doanh nghiệp dùng để đầu tư tài sản dài hạn.  Gốc tiền vay dài hạn được thanh toán cho các tổ chức tín dụng theo từng năm đã quy định trong hợp đồng vay.  Doanh nghiệp áp dụng phương pháp khấu hao bình quân với tài sản cố định để thu hồi vốn đầu tư.  Hệ số nợ trên tài sản đảm bảo Hệ số nợ trên tài sản đảm bảo thể hiện sát thực và độ thận trọng hơn khả năng bảo vệ cho các chủ nợ trong trường hợp doanh nghiệp mất khả năng thanh toán Hệ số nợ trên tài sản đảm bảo = Nợ phải trả Tổng tài sản – TS Vô hình + Quyền sử dụng đất (Nguồn: Sách Báo cáo tài chính – TS.Phạm Thị Thủy) Trong thực tế, không phải tất cả các tài sản của doanh nghiệp đều có thể được sử dụng để thanh toán nợ khi doanh nghiệp phá sản. Khi hoạt động các tài sản vô hình rất có giá trị đối với doanh nghiệp, nhưng khi phá sản hầu hết các tài sản vô hình đều trở nên vô nghĩa, như thương hiệu, các phần mềm kế toán, lợi thế thương mại,… ngoại trừ quyền sử dụng đất. Do vậy, khi doanh nghiệp phá sản tất cả các tài sản sẽ được sử dụng để trả nợ là các tài sản hữu hình (tiền, hàng tồn kho, phải thu khách hàng, tài sản Thang Long University Library
  • 29. 17 cố định hữu hình,…) và quyền sử dụng đất của doanh nghiệp, các loại tài sản này được gọi là tài sản đảm bảo của doanh nghiệp. Hệ số nợ trên tài sản đảm bảo thấp thì khả năng bảo vệ cho các chủ đầu tư, chủ nợ khi doanh nghiệp phá sản càng cao và ngược lại. 2.2. Tổng quan chung về khả năng sinh lợi 2.2.1. Khái niệm khả năng sinh lợi KNSL của doanh nghiệp có thể hiểu là phần lợi nhuận thu được khi đầu tư của doanh nghiệp. Có thể đo lường KNSL của doanh nghiệp dựa trên các số liệu kế toán thể hiện qua các năm trong quá khứ tới hiện tại. Các nhà đầu tư và người cấp tín dụng đều có mối quan tâm lớn đối với việc đánh giá KNSL của doanh nghiệp vì nó gắn liền với lợi ích của họ trong hiện tại và cả tương lai. KNSL là một loại chỉ số tài chính được sử dụng để đánh giá khả năng của một doanh nghiệp trong việc tạo ra thu nhập trong một thời gian nhất định trên cơ sở chi phí bỏ ra. Đối với hầu hết các chỉ số này, nếu có một giá trị tương đối cao hơn tỷ lệ của đối thủ cạnh tranh hoặc tỷ lệ tương tự từ một khoảng thời gian trước đó có nghĩa là công ty đang kinh doanh hiệu quả (www.investopedia.com, 2010). KNSL có thể được định nghĩa như là thước đo cuối cùng của thành công của một công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Sự thành công này được xác định bởi tầm quan trọng của lợi nhuận thuần kế toán (Pimentel và cộng sự, 2005 trang 86). KNSL tạo ra sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư khi đầu tư vào doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp, KNSL là kết quả của việc sử dụng tài sản và nguồn vốn một cách hiệu quả. Nhìn chung, KNSL cần đáp ứng được việc đảm bảo duy trì vốn cho doanh nghiệp tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh và đóng góp vào việc tăng vốn đầu tư đồng thời trả được lãi vay và đảm bảo hoàn trả các khoản vay. Lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh trong năm có thể được trích cho các cổ đông hoặc duy trì dưới dạng vốn dự trữ. Nếu khả năng sinh lời không đủ lớn, doanh nghiệp sẽ không đủ khả năng để đáp ứng nhu cầu cho các hoạt động kinh doanh khác nhau của công ty. Thặng dư khi đó không đủ cho duy trì cân bằng tài chính. Mọi doanh nghiệp đều quan tâm nhất đến KNSL vì KNSL là khả năng tạo ra lợi nhuận từ tất cả các hoạt động kinh doanh của một tổ chức, công ty, hoặc một doanh nghiệp. Nó cho thấy tính hiệu quả của việc quản lý có thể tạo ra lợi nhuận bằng cách sử dụng tất cả các nguồn lực sẵn có trên thị trường. Một trong những công cụ thường được sử dụng trong phân tích tỷ lệ tài chính là tỷ lệ KNSL, được sử dụng để xác định điểm mấu chốt của công ty. Tỷ lệ KNSL cho thấy hiệu quả và hiệu suất tổng thể của công ty. KNSL và hiệu quả quản lý thường được có liên quan tích cực: KNSL thấp có
  • 30. 18 thể đe dọa hiệu quả quản lý và ngược lại; hiệu quả quản lý kém có thể đe dọa KNSL. KNSL có liên quan đến mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của các cổ đông và đầu tư vào tài sản ngắn hạn chỉ được thực hiện nếu đạt được một khoản lợi nhuận chấp nhận được. Trong khi tính thanh khoản là cần thiết cho một công ty để tiếp tục kinh doanh, một công ty có thể chọn để nắm giữ tiền mặt nhiều hơn nhu cầu cần thiết cho hoạt động hoặc giao dịch vì lý do phòng ngừa hoặc đầu cơ. Nó cũng có thể được gọi là tỷ lệ hoàn vốn đầu tư. Nếu có sẽ trở nên vô lý hơn đầu tư vào tài sản ngắn hạn, điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư (Vishnani & Shah, 2007). Mục đích cơ bản của việc quản lý vốn lưu động là việc kiểm soát nguồn lực tài chính ngắn hạn của một công ty bằng cách tạo ra một sự cân bằng được giữaKNSL của các công ty và rủi ro liên quan với KNSL đó (Ricci & Vito, 2000). KNSL được sử dụng phổ biến như thước đo hiệu quả tài chính của một công ty. Khái niệm về KNSL có thể được sử dụng trong hai ý nghĩa: thương mại/ lợi nhuận tư nhân và lợi nhuận công. Mặc dù việc sử dụng lợi nhuận công dựa trên khái niệm về chi phí và lợi ích của kinh tế học, ví dụ, chi phí cơ hội thực sự và những lợi ích cho xã hội như một tổng thể, dường như là một thước đo thích hợp hơn trong đánh giá hiệu suất của các doanh nghiệp công, thước đo lợi nhuận thương mại đã được sử dụng trong ở các doanh nghiệp Bangladesh. Điều này là do thực tế lợi nhuận thương mại được sử dụng rộng rãi để đo hiệu suất của các doanh nghiệp công ở Bangladesh và thậm chí cả ở các quốc gia khác trên thế giới như Ấn Độ, Anh, Pháp ,… Và cũng do sự thống nhất chung và dễ hiểu của đơn vị đo lường này. Hai loại chính của KNSL được tính: (i) lợi nhuận liên quan đến bán hàng và (ii) lợi nhuận liên quan đến đầu tư: Hệ số biên lợi nhuận gộp (GPM),hệ số biên lợi nhuận ròng (nom), lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) và tỉ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI) là những thước đo chính của KNSL. Do đó, lợi nhuận là một thước đo tuyệt đối và KNSL là thước đo tương đối hiệu quả trong hoạt động của doanh nghiệp. 2.2.2. Chỉ tiêu đo lường khả năng sinh lời của doanh nghiệp Một công ty cần tạo ra lợi nhuận để tồn tại và phát triển trong một thời gian dài. Lợi nhuận là rất cần thiết, nhưng tất cả các quyết định quản lý không nên lấy lợi nhuận làm trung tâm mà còn phải chú ý tới các chi phí đối với khách hàng, nhân viên, nhà cung cấp hoặc trách nhiệm đối với xã hội. Lợi nhuận là chênh lệch giữa thu và chi trong một khoảng thời gian (thường là một năm). Lợi nhuận là "đầu ra" cuối cùng của một công ty, và nó sẽ không có tương lai nếu không tạo ra đủ lợi nhuận. Tỷ lệ KNSL được tính toán để đo lường hiệu quả hoạt động của công ty. Một số tỷ lệ được sử dụng để đo lường KNSL: Thang Long University Library
  • 31. 19  Tỉ lệ hoàn vốn đầu tƣ (ROI) Tỷ lệ hoàn vốn đầu tƣ = Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư có thể dựa vào tổng tài sản hoặc tài sản thuần.Các quỹ được sử dụng trong tài sản ròng được gọi là vốn sử dụng. Tài sản thuần bằng tài sản cố định ròng cộng với tài sản lưu động ròng trừ đi nợ ngắn hạn không bao gồm khoản vay ngân hàng. Phương pháp tiếp cận thông thường tính toán tỷ lệ hoàn vốn là để phân chia lợi nhuận sau thuế (EAT) của đầu tư. Vốn đầu tư đề cập đến sự góp vốn vào quỹ được cung cấp bởi các cổ đông và người cho vay, trong khi lợi nhuận sau thuế đại diện cho phần thu nhập còn lại của các cổ đông. Tỷ lệ này là chỉ tiêu, thước đo đánh giá tốt nhất thành quả hoạt động của công ty. Thước đo này cho phép so sánh thành quả và rủi ro giữa các công ty trong ngành, cho phép xác định khả năng thành công của công ty, thu hút tài trợ, tái chi trả chủ nợ và mang lại lợi nhuận cho các chủ sở hữu. Nó cũng cho phép so sánh thu nhập đạt được với quy mô hoạt động và quan trọng là dùng để phân tích tác động tài trợ như nợ, đòn bẩy tai chính. Bên cạnh đó, tỷ lệ này dùng để đo lường tính hiệu quả của công tác quản trị ở các khía cạnh kỹ năng, sự khéo léo và động cơ thúc đẩy của ban quản trị trong việc hoạch định chiến lược, lựa chọn hành động, đưa ra quyết định tài trợ, đầu tư, kinh doanh trong một giai đoạn. Đây là thước đo mức độ KNSL cũng như sức mạnh tài chính của doanh nghiệp. Tỷ số này còn giúp nhận diện các dự báo lạc quan và bi quan thái quá liên quan đến tỷ suất sinh lời trên vốn đầu tư của đối thủ cạnh tranh và đánh giá việc quản trị các nguồn tài trợ khi giá trị dự báo khác so với kì vọng. Ngoài việc dự báo thu nhập thì tỷ số này còn dùng để đánh giá tính hợp lý của dự báo từ các nguồn khác. Tỷ số sinh lợi trên vốn đầu tư đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình lập kế hoạch, hoạch định ngân sách, định giá và kiểm soát các hoạt động kinh doanh.  Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) ROE = Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu (Giá trị tài sản ròng) Đây là chỉ số được các nhà đầu tư, cổ đông của doanh nghiệp quan tâm nhất vì nó phản ánh những gì mà họ sẽ được hưởng. Cổ đông thường thông thường được hưởng lợi nhuận còn lại. Tỷ lệ cổ tức là không cố định; các khoản thu nhập có thể được phân phối cho cổ đông hoặc giữ lại trong kinh doanh. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế đại diện cho lợi nhuận của họ. Lợi nhuận trên vốn cổ phần của các cổ đông được tính toán để cho thấy KNSL trong đầu tư của họ. Vốn cổ phần của các cổ đông hoặc
  • 32. 20 giá trị tài sản ròng sẽ bao gồm vốn góp cổphần, thặng dư vốn, các quỹ và thặng dư lỗ lũy kế. Giá trị tài sản ròng cũng có thể được tính toán bằng cách lấytổng tài sản trừ đi tổng nợ phải trả. ROI là lợi nhuận ròng sau thuế chia ra từ vốn cổ phần của các cổ đônghay được đem lại từ giá trị tài sản ròng. Tỷ số này càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn đầu tư càng cao. Ta thường dùng chi phí cơ hội của việc cho vay trên thị trường tiền tệ (trái phiếu kho bạc, tiền gửi tiết kiệm,…) làm mốc so sánh với chỉ số trên để xác định hiệu quả vốn đầu tư tự có. Một doanh nghiệp phải có tỷ số cao hơn lãi suất tiết kiệm thì mới được coi là đạt hiệu quả. Việc xem xét chỉ tiêu này có một ý nghĩa quan trọng là xác định mục tiêu kinh doanh của ban lãnh đạo doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận hay tối đa hóa quy mô. Nếu doanh nghiệp có tỷ số này ngày càng cao, lợi nhuận để lại càng lớn thì quy mô vốn tự có sẽ ngày càng tăng kết hợp với hoạt động đầu tư thận trọng thì tỷ lệ vốn CSH/ tổng nguồn vốn sẽ tăng dần, mức độ rủi ro cho vay của doanh nghiệp giảm. Ngược lại, nếu doanh nghiệp có tỷ số này thấp, khả năng tích lũy hạn chế, trong khi đó quy mô đầu tư thì mở rộng dẫn đến doanh nghiệp sẽ sử dụng nguồn vốn bên ngoài nhiều hơn làm cho tỷ trọng vốn CSH/ tổng nguồn vốn giảm, kinh doanh không bền vững làm tăng rủi ro khi cho vay. Tuy nhiên, tỷ số này sẽ không phản ánh đúng thực chất nếu doanh nghiệp hoạt động bằng vốn vay là chủ yếu, vốn CSH quá thấp.  Lợi nhuận trên doanh thu (ROS) ROS = Lợi nhuận sau thuế Doanh thu Tỷ số này cho biết lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong doanh thu. Tỷ số này mang giá trị dương nghĩa là công ty kinh doanh có lãi; tỷ số càng lớn nghĩa là lãi càng lớn. Tỷ số mang giá trị âm nghĩa là công ty kinh doanh thua lỗ. Tuy nhiên, tỷ số này phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh của từng ngành. Vì thế, khi theo dõi tình hình sinh lợi của công ty, người ta so sánh tỷ số này của công ty với tỷ số bình quân của toàn ngành mà công ty đó tham gia. Mặt khác, tỷ số này và số vòng quay tài sản có xu hướng ngược nhau. Do đó, khi đánh giá tỷ số này, người phân tích tài chính thường tìm hiểu nó trong sự kết hợp với số vòng quay tài sản.  Lợi nhuận trên tài sản (ROA) ROA = Lợi nhuận sau thuế + Chi phí lãi vay Tổng tài sản Thang Long University Library
  • 33. 21 Lợi nhuận ròng trên tài sản thể hiện thu nhập ròng thu được của một công ty trên tổng tài sản được sử dụng cho công ty đó. ROA cho thấy rằng các công ty với số tài sản lớn hơn sẽ có thể kiếm được mức thu nhập cao hơn. ROA đo lường khả năng quản lý tạo ra lợi nhuận trên nguồn lực công ty (tài sản). Số thu nhập được sử dụng trong tính toán này là thu nhập trước khi khấu trừ chi phí lãi vay, vì tiền lãi là lợi nhuận cho các chủ nợ - người cung cấp các nguồn lực cho công ty. Kết quả điều chỉnh số thu nhập liên quan tới thu nhập trước khi phân phối cho những người cung cấp kinh phí cho công ty. ROA được tính bằng cách chia lợi nhuận sau thuế cộng với chi phí lãi vay của công ty cho tổng tài sản đầu tư trung bình trong năm. Khi xem xét chỉ tiêu này cần chú ý rằng đối với doanh nghiệp có quy mô tài sản lưu động quá lớn hoặc tỷ trọng vốn vay cao thì tỷ số này thường rất thấp do chi phí lãi vay cao làm lợi nhuận giảm. Tỷ lệ này tăng là tốt nếu công ty tăng vốn chủ sở hữu, giảm nợ vay làm giảm chi phí lãi vay thì lợi nhuận đạt được cao hơn. Tỷ lệ này tăng là dấu hiệu công ty làm ăn không hiệu quả nếu công ty giảm nợ vay do hoạt động kinh doanh bị thu hẹp, doanh thu lợi nhuận giảm nhưng giảm thấp hơn tốc độ giảm tổng tài sản. Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản giảm không phải là dấu hiệu tồi nếu việc giảm là do công ty tăng vốn CSH nên tổng nguồn vốn tăng tương ứng tổng tài sản tăng, nhưng lợi nhuận tăng với mức độ chậm hơn tăng tổng tài sản. Tỷ lệ này giảm là dấu hiệu tồi nếu công ty tăng nợ vay, vốn CSH giảm do kinh doanh thua lỗ hoặc hoạt động kinh doanh mở rộng đầu tư vào những lĩnh vực không hiệu quả nên lợi nhuận không tăng thậm chí còn giảm so với trước. Tóm lại, có rất nhiều chỉ tiêu để đánh giá về KNTT cũng như KNSL của một doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong bài nghiên cứu này, để tìm hiểu về mối quan hệ giữa KNTT và KNSL trong ngành bất động sản ở Việt Nam, tác giả sẽ chỉ lấy chỉ số KNTT hiện hành, KNTT nhanh, KNTT bằng tiền và thời gian quay vòng tiền để đại diện cho KNTT trong ngắn hạn, tỷ số KNTT nợ dài hạn (TSDH/ Nợ dài hạn và nợ dài hạn/TSDH) để đại diện cho KNTT dài hạn; chỉ số ROA, ROE, ROI đại diện cho KNSL để tiến hành thực nghiệm tìm hiểu mối tương quan giữa KNTT và KNSL. 2.3. Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lợi của doanh nghiệp Có nhiều nghiên cứuvà đánh giá khác nhau về mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lợi. Tuy nhiên có thể chia thành hai trường phái chính như sau: 2.3.1. Lý thuyết đánh đổi (trade -off theory) Theo lý thuyết đánh đổi (TOT) công ty nên giữ tỷ lệ nợ đúng mức và luôn tồn tại một cấu trúc vốn tối ưu nhằm tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. Một lý do lớn khiến các
  • 34. 22 doanh nghiệp không thể tài trợ hoàn toàn bằng nợ vay là vì, bên cạnh sự hiện hữu lợi ích “lá chắn thuế” từ chi phí lãi vay, việc sử dụng tài trợ bằng nợ cũng phát sinh nhiều chi phí, điển hình nhất là các chi phí kiệt quệ tài chính bao gồm cả chi phí trực tiếp lẫn chi phí gián tiếp của việc phá sản có nguyên nhân từ nợ và chi phí đại diện giữa CSH với chủ nợ. Đó là một tỷ lệ đòn bẩy tối ưu cân bằng giữa chi phí và lợi ích của nợ, đảm bảo hạn chế tới mức thấp nhất những rủi ro kinh doanh mà vẫn giúp doanh nghiệp tận dụng được hiệu quả nguồn vốn nợ. Với mỗi phần trăm tỷ lệ nợ tăng thêm, trong khi lợi ích tấm chắn thuế gia tăng thì chi phí kiệt quệ tài chính cũng gia tăng. Sẽ đến một lúc nào đó, khi mà với mỗi tỷ lệ nợ tăng thêm, hiện giá lợi ích từ tấm chắn thuế không cao hơn hiện giá chi phí kiệt quệ tài chính thì việc vay nợ không còn mang lại lợi ích cho doanh nghiệp. Chính vì điều này, các công ty luôn tìm cách tối ưu hóa tổng giá trị doanh nghiệp dựa trên nguyên tắc cân bằng này để xác định nên lựa chọn bao nhiêu nợ và bao nhiêu vốn cổ phần trong cấu trúc vốn của mình. Theo Castanias (1983) thì điểm xác định cấu trúc vốn tối ưu là tại đó với mỗi lượng nợ tăng thêm thì giá trị lợi ích biên từ tấm chắn thuế sẽ cân bằng với chi phí biên của kiệt quệ tài chính. Trong lý thuyết này có hai trường phái là thuyết đánh đổi cấu trúc vốn tĩnh và thuyết đánh đổi cấu trúc vốn động. Theo thuyết đánh đổi cấu trúc vốn tĩnh của Jensen và Meckling (1976), Jensen (1986) thì doanh nghiệp có thể dễ dàng, nhanh chóng đạt tới tỷ lệ nợ tối ưu để tối đa hóa giá trị và trong suốt quá trình tồn tại, doanh nghiệp chỉ có một cấu trúc vốn tối ưu duy nhất. Còn theo quan điểm còn lại là thuyết đánh đổi cấu trúc vốn động (Stiglitz – 1973, Kane – 1984, Brennan và Schwart – 1984, Goldstein – 2001, Strebulaey – 2007) thì cấu trúc vốn tối ưu của doanh nghiệp sẽ biến động và thay đổi theo từng thời kỳ do tác động của sự kỳ vọng (về lãi suất, lạm phát tương lai) hay các chi phí điều chỉnh (thuế, nhu cầu vốn…) dẫn tới doanh nghiệp cần quá trình điều chỉnh lâu hơn để đạt được cấu trúc vốn tối ưu. Do đó, trong ngắn hạn, cấu trúc vốn của doanh nghiệp sẽ dao động quanh mức tối ưu và có xu hướng đạt mức tối ưu trong dài hạn. Theo lý thuyết đánh đổi thì mỗi công ty khác nhau sẽ có tỷ lệ nợ khác nhau, cụ thể như việc giải thích thành công nhiều sự khác biệt trong cấu trúc vốn của các lĩnh vực công nghiệp. Ví dụ: những công ty có lợi nhuận cao, với đa số tài sản hữu hình như công ty thuộc về hàng không, có mức độ an toàn cao hơn sẽ có tỷ lệ nợ nhiều hơn. Trong khi đó, những công ty ít lợi nhuận, có nhiều tài sản vô hình, nhiều rủi ro lại huy động nguồn tài chính chủ yếu từ vốn CSH. Cũng theo thuyết này thì những công ty không vay nợ sẽ phát hành cổ phiếu, giữ lại cổ tức không chia, bán tài sản để nâng nguồn tiền mặt tái cân bằng cấu trúc vốn. Thang Long University Library
  • 35. 23 Như vậy, theo lý thuyết đánh đổi thì khi doanh nghiệp duy trì khả năng thanh toán cao thì đánh đổi lại lợi nhuận đạt được sẽ thấp nguyên nhân là do khi doanh nghiệp duy trì tài sản ngắn hạn cao thì khả năng sinh lời thấp do chi phí hoạt động cao, hơn nữa với việc duy trì nợ thấp cũng khiến doanh nghiệp chịu chi phí tài chính cao hơn, mặt khác lại không sử dụng được đòn bẩy tài chính cũng như khoản tiết kiệm chi phí từ lãi vay. Ngược lại, khi doanh nghiệp duy trì khả năng thanh toán ngắn hạn thấp thì đánh đổi với rủi ro tài chính cao thì khả năng sinh lời cũng cao. Điều này đã được minh chứng qua rất nhiều nghiên cứu thực nghiệm, cụ thể: Một nghiên cứu được thực hiện tại các công ty dầu khí ở Pakistan cho thấy KNTT chỉ ảnh hưởng đáng kể đến ROA trong khi không ảnh hưởng đến ROE và ROI; Kết quả chính của nghiên cứu cũng cho thấy rằng mỗi tỷ lệ KNTT (thay đổi) có ảnh hưởng đáng kể đến tình hình tài chính của các doanh nghiệp với mức độ khác nhau ở nơi đầu tiên. Họ cũng chỉ ra nguyên tắc đối lập giữa KNTT và KNSL: Có một sự đánh đổi giữa KNTT và KNSL của doanh nghiệp, cái này tăng thì cái kia sẽ giảm hay để đạt được nhiều hơn cái này sẽ phải từ bỏ một số cái khác. Eljelly (2004) trong nghiên cứu về các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoánẢ Rập Xê-út đã chỉ ra mối quan hệ giữa khả năng thanh toán ngắn hạn và khả năng sinh lời thông qua phân tích hồi quy tương quan. Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng thời gian quay vòng của tiền là thước đo cho khả năng thanh toán ngắn hạn. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những công ty có thời gian quay vòng tiền ngắn thì có khả năng sinh lời cao hơn. Kết luận tương tự cũng được chỉ ra trong nghiên cứu của García-Teruel và Solano (2007) trên mẫu nghiên cứu 8872 doanh nghiệp. Nghiên cứu của Raheman và Nasr (2007) cũng chỉ ra rằng khả năng thanh toán ngắn hạn và khả năng sinh lời của 94 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Paskistan có mối quan hệ ngược chiều nghĩa là khi khả năng thanh toán tăng thì khả năng sinh lời giảm xuống và ngược lại. Shin Soenen (1998) đã phân tích một mẫu của các công ty Mỹ cũng báo cáo kết quả tương tự nhưng đã sử dụng chu kỳ kinh doanh thuần (NTC) là thước đo toàn diện về quản lý vốn lưu động. Trong nghiên cứu này, tác giảđã chỉ ra mối quan hệ ngượcchiều giữa NTC và KNSL. Tuy nhiên khi xem xét riêng từng ngành thì NTC không có tác động đáng kể đến KNSL Deloof (2003) đã phân tích một mẫu của các công ty Bỉ, Wang (2002) đã phân tích một mẫu của các công ty Nhật Bản và Đài Loan, nhấn mạnh rằng cách quản lý vốn lưu động có tác động đáng kể đến KNSL của các doanh nghiệp và tăng KNSL bằng cách giảm các khoản phải thu và giảm hàng tồn kho. Chu kỳ chuyển đổi tiền
  • 36. 24 ngắn hơn và chu kỳ thương mại thuần liên quan đến hiệu quả hoạt động tốt hơn của các công ty. Hơn nữa, quản lý vốn lưu động hiệu quả là rất quan trọng để tạo ra giá trị cho các cổ đông. Afza và Nazir (2007) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa chính sách vốn lưu động cấp tiến và thận trọng cho một mẫu lớn gồm 205 công ty trong 17 ngành niêm yết trên thị trường chứng khoán Karachi trong 1998-2005. Trong nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ ngược chiều giữa KNSL và mức độ đầu tư vào vốn lưu động cũng như chính sách quản lý vốn lưu động của công ty. Ganesan (2007) đã lựa chọn ngành công nghiệp thiết bị viễn thông để nghiên cứu hiệu quả quản lý vốn lưu động. Mẫu cho bài nghiên cứu của ông bao gồm báo cáo tài chính của 443 báo cáo tài chính hàng năm của 349 công ty thiết bị viễn thông cho giai đoạn 2001-2007. Các kiểm định thống kê sử dụng bao gồm tương quan, phân tích hồi quy và phân tích phương sai (ANOVA). Kết quả cho thấy số ngày của vốn lưu động ảnh hưởng tiêu cực đến KNSL của các doanh nghiệp nhưng trong thực tế nó không ảnh hưởng đến khả năng vận chuyển của các công ty trong ngành công nghiệp thiết bị viễn thông. Mohammadi (2009) trong nghiên cứu của họ đã nghiên cứu tác động của quản lý vốn lưu động trên KNSL của công ty niêm yết tại thị trường chứng khoán Tehran giữa những năm 1996-2005 lấy 92 công ty làm mẫu. Kết quả nghiên cứu cho thấy có một mối quan hệ nghịch đảo giữa KNSL của các công ty và chu kỳ chuyển đổi tiền mặt và các thành phần của nó (thời gian quay vòng hàng tồn kho, thời gian thu nợ và thời gian trả nợ). Nó cũng nói lên rằng các công ty có KNSL thấp, có thời gian trả nợ ngắn. Izadinia và Taki (2010) đã nghiên cứu tác động của quản lý vốn lưu động trên các KNSL tiềm năng ở các công ty được liệt kê ở thị trường chứng khoán Tehran trong giai đoạn 2001-2008. Trong nghiên cứu này, biến phụ thuộc ROA được coi là một tiêu chuẩn đo lường tiềm năng KNSL. Kết quả cho thấy có một mối quan hệ ngược chiều giữa các chu kỳ chuyển đổi tiền mặt với ROA. Ngoài ra, họ cho rằng đầu tư cao vào hàng tồn kho và các khoản phải thu sẽ dẫn đến KNSL thấp hơn ở các công ty. Raheman (2007) nghiên cứu ảnh hưởng của các biến khác nhau của quản lý vốn lưu động bao gồm thời gian thu nợ trung bình, thời gian quay vòng hàng tồn kho, thời gian trả nợ trung bình, chu kỳ chuyển đổi tiền và KNTT hiện hành trên lợi nhuận thuần từ hoạt động của các doanh nghiệp Pakistan. Bằng cách sử dụng phân tích tương quan và hồi quy của Pearson, tác giả phát hiện ra rằng có một mối quan hệ ngược chiều giữa các biến trong quản lý vốn lưu động và KNSL. Tácgiả cũng nhận thấy rằng khi chu kỳ chuyển đổi tiền mặt tăng lên, nó dẫn đến giảm KNSL của các công ty và các nhà quản Thang Long University Library