SlideShare a Scribd company logo
1 of 14
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT DÂN SỰ
TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA
CỬ NHÂN LUẬT
QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM PHÁI SINH
THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ
1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.............................................................................................................................. 2
NỘI DUNG........................................................................................................................... 2
1. Một số vấn đề lí luận chung............................................................................................. 2
1.1. Khái niệm, đặc điểm, phân loại tác phẩm phái sinh..................................................... 2
1.2. Khái niệm và đặc điểm của quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh........................... 4
2. Thực tiễn pháp luật về quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh ....................................... 5
2.1. Chủ thể của quyền tác giả .......................................................................................... 5
2.2. Quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh.................................................................... 7
2.2.1. Quyền nhân thân.................................................................................................. 7
2.2.2. Quyền tài sản....................................................................................................... 8
2.3. Xâm phạm quyền tác giả đối với quyền tác phẩm gốc và tác phẩm phái sinh................ 9
2.3.1. Các hành vi xâm phạm quyền tác giả nói chung.................................................... 9
2.3.2. Hành vi làm tác phẩm phái sinh vi phạm quyền tác giả của tác phẩm gốc..............10
3. Kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật. ..................................................................11
KẾT LUẬN..........................................................................................................................12
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................13
2
MỞ ĐẦU
Sở hữu trí tuệ (SHTT) đã và đang đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động thương mại
quốc tế, hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, nhất là trong xu thế hội nhập toàn cầu như hiện nay. Xã
hội ngày càng phát triển các sản phẩm trí tuệ cũng ngày càng được phát triển và thể hiện được giá trị
cũng như vai trò của nó. Đặc biệt là các sản phẩm sáng tạo trí tuệ trong các lĩnh vực văn học, nghệ
thuật và khoa học có một vị thế quan trọng trong việc góp phần tạo dựng nên những giá trị to lớn trong
xuyên suốt quá trình phát triển và hình thành của lịch sử xã hội loài người. Thực tế này cũng đặt ra yêu
cầu phải gia tăng mối quan tâm lớn tới việc đảm bảo quyền lợi của người sáng tạo ra các sản phẩm ấy -
một vấn đề được quan tâm xuyên suốt trong lĩnh vực SHTT.
Việc kế thừa phát triển các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học đã tồn tại là một trong
những yếu tố thúc đẩy sự phát triển và đổi mới của tài sản trí tuệ. Hơn hai mươi thế kỷ qua, chúng ta đã
không ngừng kế thừa các nghiên cứu có trước trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học và phát
triển tạo ra các sản phẩm mới. Những cái mới được sáng tạo dựa trên tham khảo cái cũ được gọi là các
tác phẩm phái sinh và là đối tượng được pháp luật bảo hộ quyền tác giả. Thông qua các tác phẩm phái
sinh như tác phẩm được dịch độc giả có thể hiểu thêm về văn hóa, xã hội, chính trị và thành tựu khoa
học công nghệ của nhiều đất nước, vùng miền khác nhau. Nhờ đó mà các thành tựu văn hóa, nghệ thuật
và khoa học được nhiều người biết đến hơn. Bên cạnh đó, sự chuyển đổi các hình thức diễn đạt, thể loại
tác phẩm mà tác phẩm cải biên hay tác phẩm chuyển thể cũng góp phần làm phong phú thêm loại hình
biểu diễn và phù hợp với thị hiếu của khán giả. Trong bối cảnh gia nhập quốc tế hiện nay, quyền SHTT
nói chung và quyền tác giả nói riêng ngày càng được quan tâm và phát triển hơn tại Việt Nam. Mặc dù
vậy, hiểu biết của con người về quyền của mình đối với các tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc do mình
là chủ sở hữu còn rất hạn chế, dẫn đến rất nhiều vụ việc xâm phạm quyền tác giả vì những lý do vô tình
hoặc hữu ý. Các quy định về SHTT cũng liên tục được đổi mới, tuy nhiên vẫn còn nhiều khó khăn, bất
cập. Chính vì thế, trong phạm vi bài viết em xin chọn đề bài: “Quyền tác giả đối với tác phẩm phái
sinh theo pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam”
NỘI DUNG
1. Một số vấn đề lí luận chung
1.1. Khái niệm, đặc điểm, phân loại tác phẩm phái sinh
Khái niệm: Thay vì định nghĩa thế nào là một tác phẩm phái sinh theo ý nghĩa của luật quyền tác
giả thì Công ước Berne chỉ qui định các loại hình tác phẩm thuộc các lĩnh vực này sẽ được bảo hộ
quyền tác giả, cụ thể: “Các tác phẩm dịch mô phỏng chuyển thể nhạc và các chuyển thể khác từ một
tác phẩm văn học nghệ thuật đều được bảo hộ như các tác phẩm gốc mà không phương hại đến quyền
3
tác giả của tác phẩm gốc1” và Điều 2.5 Công ước Berne quy định “các tuyển tập các tác phẩm văn học
nghệ thuật, chẳng hạn như các bộ bách khoa từ điển và các hợp chuyển nhà phương pháp chọn lọc và
kết cấu tư liệu mà tạo thành một sáng tạo khi thuê cũng được bảo hộ như một tác phẩm mà không
phương hại đến quyền tác giả của các tác phẩm tạo nên các hợp chuyển này”.
Theo đó, Công ước Berne không đưa ra định nghĩa tác phẩm phái sinh mà của tác phẩm phái sinh
thành hai loại dựa theo cách thức tác động của tác giả đối với tác phẩm gốc. Việc phân chia như vậy
hoàn toàn phù hợp với bản chất của tác phẩm phái sinh và một số quốc gia trên thế giới cũng quy định
tương đồng với Công ước Berne.
Luật SHTT 2005 sửa đổi năm 2009 quy định như sau: “Tác phẩm phái sinh là tác phẩm dịch từ
ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển
chọn” (Khoản 8 Điều 4). Theo đó, có thể hiểu rằng tác phẩm phái sinh là tác phẩm được sáng tạo nên từ
các tác phẩm đã có từ trước nhưng được thể hiện bằng cách thức, hình thức mới. Tuy nhiên, quy định
này mới chỉ mang tính chất liệt kê chứ chưa chỉ ra được các dấu hiệu cơ bản của tác phẩm phái sinh và
các hình thức tạo ra tác phẩm phái sinh cùng con được giải thích rõ ràng. Đồng thời, khái niệm tác
phẩm địch tác phẩm phong tác, tác phẩm cải biên, tác phẩm chuyên thì cũng chưa được pháp luật quy
định cụ thể và rõ ràng.
Tóm lại, tác phẩm phải sinh tồn tại ở nhiều dạng khác nhau và được tạo ra da nên cơ sở nội dung
từ tác phẩm gốc bằng các cách sáng tạo trong việc thay đổi hình thức diễn đạt loại hình biểu diễn hoặc
ngôn ngữ trình bày nội dung tác phẩm.
Tác phẩm phái sinh có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, tác phẩm phái sinh chỉ được hình thành trên cơ sở một/những tác phẩm đã tồn tại. Tác
phẩm đã tồn tại có thể còn thời hạn hoặc hết thời hạn bảo hộ quyền công bố tác phẩm và quyền tài sản.
Quyền cho làm tác phẩm phái sinh thuộc nhóm quyền tài sản đối với tác phẩm, quyền này được quy
định tại điểm a khoản 1 điều 20 Luật SHTT.
Thứ hai, về hình thức thể hiện của tác phẩm phái sinh, pháp luật quyền tác giả không bảo hộ nội
dung ý tưởng mà chỉ bảo hộ hình thức thể hiện của ý tưởng. Mặt khác, tác phẩm phái sinh không phải
là bản sao của tác phẩm gốc. Do đó, trong nhiều trường hợp hình thức thể hiện của tác phẩm phái sinh
phải khác biệt hoàn toàn hoặc khác biệt từng phần với hình thức thể hiện của tác phẩm gốc.
Thứ ba, về tính nguyên gốc, tác phẩm phái sinh phải do tác giả tự mình sáng tạo nên mà không
sao chép từ tác phẩm/những tác phẩm khác. Thuật ngữ “tác phẩm khác” được hiểu là kể cả tác phẩm
của chính tác giả đó. Để một tác phẩm phái sinh được bảo hộ thì nó phải mang dấu ấn sáng tạo của tác
giả. Tuy nhiên, nếu ranh giới giữa sáng tạo từng phần và sáng tạo hoàn toàn là dễ nhận biết, ranh giới
giữa sáng tạo tác phẩm phái sinh và xâm phạm quyền tác giả của tác phẩm gốc là khó nhận biết. Sự
1 Khoản 3 điều 2 Công ước Berne
4
xâm phạm này thường thể hiện ở việc xâm phạm quyền nhân thân không thể chuyển giao trong quyền
tác giả.
Thứ tư, về dấu ấn của tác phẩm gốc trong tác phẩm phái sinh, mặc dù tác phẩm phái sinh phải
đảm bảo tính nguyên gốc như vừa phân tích, nhưng dấu ấn của tác phẩm gốc phải được thể hiện trong
tác phẩm phái sinh, có nghĩa là khi nhận biết tác phẩm phái sinh thì công chúng phải liên tưởng đến tác
phẩm gốc, sự liên tưởng này được thể hiện qua nội dung của tác phẩm gốc.
Phân loại tác phẩm phái sinh
 Tác phẩm dịch thuật : Dựa trên tác phẩm nguyên gốc, tác giả sử dụng ngôn ngữ khác một
cách sáng tạo để thể hiện về nội dung của tác phẩm đã có.
 Tác phẩm phóng tác: Là tác phẩm được tạo ra dựa theo nội dung, tư tưởng của tác phẩm đã
có, tác giả thể hiện tác phẩm mới theo một cách hoàn toàn riêng và độc đáo
 Tác phẩm cải biên : Là tác phẩm được sáng tạo ra trên cơ sở của tác phẩm gốc bằng cách
thay đổi hình thức diễn đạt.
 Tác phẩm chuyển thể: Là tác phẩm được sáng tạo trên cơ sở tác phẩm gốc bằng cách thay
đổi từ loại hình này sang loại hình khác.
 Tác phẩm tuyển tập: Là tác phẩm trong đó tập hợp những tác phẩm riêng rẽ một cách chọn
lọc của một hoặc nhiều tác giả
 Tác phẩm hợp tuyển: Là tác phẩm tập hợp các tác phẩm được tuyển chọn từ nhiều tác
phẩm của nhiều tác giả khác nhau theo một yêu cầu, chủ đề nhất định.
1.2. Khái niệm và đặc điểm của quyền tác giảđối với tác phẩm phái sinh
Theo quy định tại Luật SHTT năm 2005: “Tác phẩm phái sinh chi được bảo hộ nếu không gây
phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh”2. Theo đó, cũng
như quyền tác giả đối với tác phẩm gốc, chủ sở hữu quyền tác giả tác phẩm phái sinh cũng được hưởng
quyền tài sản và quyền nhân thân nhưng tùy thuộc vào mức độ và phạm vi. Tuy nhiên quyền tác giả đối
với tác phẩm phái sinh cũng có những đặc thù khi đặt trong mối quan hệ với tác phẩm gốc đó là quyền
tác giả của tác phẩm phái sinh sẽ hoàn toàn độc lập với quyền tác giả của các tác phẩm gốc ngay kể từ
khi tác phẩm phái sinh được định hình dưới một dạng vật chất nhất định. Tác phẩm phái sinh được bảo
hộ quyền tác giả như một tác phẩm gốc nhưng không được phương hại đến quyền tác giả của tác phẩm
gốc.
Tóm lại, quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm phái sinh được tạo ra, là quyền của tác giả đối
với tác phẩm phái sinh do mình sáng tạo nên. Giống như tác phẩm gốc, quyền tác giả của tác phẩm phái
sinh là quyền tự động phát sinh ngay khi tạo ra tác phẩm, được pháp luật bảo hộ mà không cần phải
đăng ký. Tác phẩm phái sinh là tác phẩm được hình thành dựa trên tác phẩm đã gốc và được sáng tạo,
thay đổi qua quá trình làm việc của tác giả. Tác phẩm phái sinh cũng có đủ điều kiện để hưởng sự bảo
2 Khoản 3 Điều 14 Luật SHTT 2005
5
hộ quyền tác giả riêng biệt, nhưng quyền tác giả chỉ được áp đụng đối với những nội dung có tính
nguyên gốc của tác phẩm phái sinh. Việc bảo hộ tác phẩm phái sinh có liên quan đến việc bảo hộ tác
phẩm gốc, để một tác phẩm phải sinh được bảo hộ quyền tác giả thì điều kiện tiên quyết là không
phương hại đến quyền tác giả của tác phẩm gốc. Việc làm tác phẩm phái sinh không được xâm phạm
quyền tác giả đối với các tác phẩm gốc. Khoản 7 Điều 28 Luật SHTT năm 2005 cũng quy định bất cứ
hành vi làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả đối với
các tác phẩm gốc được củng làm tác phẩm phái sinh thì được coi là hành vi xâm phạm quyền tác giả.
Tóm lại, có thể thấy rằng quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh cũng tương tự như quyền tác
giả nói chung.
2. Thực tiễnpháp luật về quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh
2.1. Chủ thể của quyền tác giả
Tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa
học3. Chỉ những cá nhân trực tiếp thực hiện hoạt động sáng tạo để tạo ra tác phẩm văn học, nghệ thuật
và khoa học mới được công nhận là tác giả của tác phẩm đó. Những người làm công việc hỗ trợ, góp ý
kiến, hoặc cung cấp tư liệu, thông tin... cho người khác sáng tạo ra tác phẩm không được công nhận là
tác giả. Theo nguyên tắc chung, phạm vi tác giả được bảo hộ theo Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam được
xác định theo 3 tiêu chí:
Tiêu chí quốc tịch: Cá nhân Việt Nam sáng tạo ra tác phẩm ở Việt Nam hay ở nước ngoài đều
được bảo hộ quyền tác giả;
Tiêu chí nơi thực hiện hành vi: Cá nhân nước ngoài có tác phẩm được sáng tạo và thể hiện dưới
hình thức vật chất nhất định tại Việt Nam hoặc có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam
được bảo hộ quyền tác giả;
Tiêu chí Điều ước quốc tế: Cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo Điều
ước quốc tế về quyền tác giả mà Việt Nam là thành viên.
Tác giả tác phẩm phái sinh là tác giả tạo ra các tác phẩm trên cơ sở một hoặc một số tác phẩm
khác nhưng có sự sáng tạo về hình thức thể hiện, cách thức trình bày tác phẩm so với tác phẩm ban đầu.
Tác giả của tác phẩm phái sinh bao gồm tác giả của tác phẩm dịch, phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên
soạn, chú giải, tuyển chọn.
Phân loại tác giả:
Để phân loại tác giả, dựa vào số lượng người sáng tạo ra tác phẩm, có thể phân loại tác và thành
hai loại là tác giả đơn nhất và đồng tác giả. Tác giả đơn nhất là chỉ có một người duy nhất sáng tạo ra
tác phẩm và tác giả được hưởng toàn bộ quyền tác giả đối với tác phẩm. Nếu như trước đây, pháp luật
SHTT không có định nghĩa về đồng tác giả, tuy nhiên theo Điều 6 Nghị định 22/2018/NĐ-CP đã quy
định rằng “Đồng tác giả là những tác giả cùng trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm
3 Khoản 2 Điều 14 Luật SHTT 2005
6
văn học, nghệ thuật và khoa học”. Như vậy, đồng tác giả là khi có từ hai chủ thể trở lên có sự thoả
thuận, thống nhất về nội dung hình thức thể hiện và tham gia đóng góp công sức đề củng tạo ra một tác
phẩm. Ví dụ như các tác giả cùng nhau viết chung một cuốn sách truyện thì được gọi là đồng tác giả.
Nếu mỗi người sáng tạo từng phần riêng không có sự thống nhất ý chí khi sáng tạo thì họ không phải là
đồng tác giả như nhà văn sáng tác truyện sau đó đạo diễn thấy tác phẩm truyện hay nên đã chuyển thể
truyền thành phim điện ảnh. Tuy nhiên trường hợp các cá nhân, tổ chức, hay các chủ thể khác làm công
việc hỗ trợ, đóng góp ý kiến hoặc cung cấp phương tiện kỹ thuật, tư liệu tài chính đưa ra ý tưởng để
người khác sáng tạo không phải là tác giả, cũng như người hỗ trợ về mặt tài chính cho người khác sáng
tạo tác phẩm không phải là tác giả, người (hoặc tổ chức) đưa ra ý tưởng đặt hàng để người khác sáng
tác cũng không phải là tác giả của tác phẩm đó. Cũng như tác giả đơn nhất, đồng tác giả cũng có các
quyền của người sáng tạo đối với tác phẩm của mình. Các đồng tác giả cùng sáng tạo ra tác phẩm có
chung các quyền nhân thân và quyền tải sản như Luật SHTT năm 2005 quy định đối với tác phẩm đó.
Tuy nhiên, giữa quyền đối với tác giả đồng thời là chủ sở hữu của tác phẩm và tác giả không đồng thời
là chủ sở hữu của tác phẩm có sự khác biệt nhất định.
Chủ sở hữu quyền tác giả: Theo Điều 36 Luật SHTT năm 2005: “chủ sở hữu quyền tác giả là tổ
chức, cá nhân nắm giữ một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản thuộc quyền tác giả”. Theo quy
định này, chủ sở hữu quyền tác giả có thể đồng thời là tác giả hoặc không đồng thời là tác giả.
Thứ nhất, chủ sở hữu quyền tác giả đồng thời là tác giả của tác phẩm
Theo quy định của Luật SHTT năm 2005: “Chủ sở hữu quyền tác giả đồng thời là tác giả khi họ
sử dụng thời gian tài chính, cơ sở vật chất - kỹ thuật để tạo ra tác phẩm" Như vậy, họ vừa sáng tạo tác
phẩm vừa đầu tư tài chính, cơ sở vật chất để tạo ra tác phẩm. Trong trường hợp này, tác giả đồng thời là
chủ sở hữu quyền tác giả có toàn bộ các quyền nhân thân và quyền tài sản theo quy định của pháp luật
SHTT.
Thứ hai, chủ sở hữu quyền tác giả không đồng thời là tác giả của tác phẩm
Theo quy định của pháp luật SHTT, chủ sở hữu quyền tác giả có thể là một trong những tổ chức,
cá nhân sau đây
- Chủ thể là cá nhân, tổ chức giao kết hợp đồng hoặc giao nhiệm vụ cho tác giả tác phẩm. Trên cơ
sở sự đầu tư về tài chính, các điều kiện cơ sở vật chất khác cho hoạt động sáng tạo tác phẩm, các chủ
thể này là người “đặt hàng” để tác giả sáng tạo ra tác phẩm. Do vậy, pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam
đã cho phép các chủ thể này nắm giữ các quyền khai thác sử dụng về mặt tài sản đối với tác phẩm sau
khi tác phẩm được hoàn thành. Các quyền nhân thân của tác giả vẫn thuộc về tác giả đã sáng tạo ra tác
phẩm theo quy định tại Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ.
- Chủ thể là cá nhân, tổ chức được thừa kế về tài sản theo pháp luật về thừa kế. Căn cứ để phát
sinh quyền sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm là các chủ thể này thuộc đối tượng được hưởng thừa
kế theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 về đối tượng hưởng thừa kế. Theo đó tổ chức cá nhân được
7
thừa kế quyền tác giả là chủ sở hữu các quyền tài sản được quy định tại Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ và
quyền nhân thân được quy định tại khoản 3 Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ.
- Chủ thể là cá nhân, tổ chức được chuyển giao quyền tác giả. Căn cứ để phát sinh quyền sở hữu
quyền tác giả đối với tác phẩm được xác định theo quy định của pháp luật về chuyển nhượng quyền sở
hữu quyền tác giả.
- Chủ thể là Nhà nước. Nhà nước sẽ là chủ thể được hưởng quyền sở hữu quyền tác giả đối với tác
phẩm khi đó là tác phẩm khuyết danh; Tác phẩm còn trong thời hạn bảo hộ mà chủ sở hữu quyền tác
giả chết không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận di sản hoặc không được quyền hưởng di
sản; Tác phẩm được chủ sở hữu quyền tác giả chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước.
2.2. Quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh
Theo quy định của pháp luật, quyền tác giả gồm hai nhóm quyền quyền tải sản và quyền nhân
thân. Quyền nhân thân và quyền tài sản là hai quyền cơ bản mà tổ chức, cá nhân được pháp luật SHTT
trao cho đối với tác phẩm do mình sáng tác, là chủ sở hữu theo quy định của pháp luật SHTT, cả tác
phẩm gốc và tác phẩm phái sinh
2.2.1. Quyền nhân thân
Quyền nhân thân của tác giả là quyền bảo vệ sự toàn vẹn về sáng tạo và danh tiếng của tác giả
sáng tạo được thể hiện thông qua tác phẩm như đặt tên cho tác phẩm, đóng tên thật hoặc bút danh trên
tác phẩm, được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố sử dụng công bố tác phẩm hoặc
cho phép người khác công bố tác phẩm, bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa
chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm đưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín
của tác giả.
Theo quy định của Luật SHTT: Quyền nhân thân là những quyền chi thuộc về riêng tác giả không
thể chuyển giao cho bất kỳ ai dưới bất kỳ hình thức nào thậm chí trong trường hợp tác giả đã chết bao
gồm quyền đặt tên đứng tên tác phẩm và bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm riêng đối với quyền công bố
tác phẩm có thể chuyển giao được cho người khác. Bởi lẽ quyền đặt tên đứng tên tác phẩm và bảo về sự
toàn vẹn của tác phẩm gắn liền với giá trị nhân thân của tác giả nên không thể chuyển giao được trong
khi đó quyền công bố tác phẩm mang tính chất tài sản nên có thể chuyển dịch được cho người khác.
Theo Điều 19 Luật SHTT năm 2005, các quyền nhân thân thuộc quyền tác giả bao gồm các quyền sau
đây:
– Đặt tên cho tác phẩm. Việc đặt tên cho tác phẩm không áo dụng đối với tác phẩm dịch từ ngôn
ngữ này sang ngôn ngữ khác;
– Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được
công bố, sử dụng.
– Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm; là việc phát hành tác phẩm đến
công chúng với số lượng bản sao đủ để đáp ứng nhu cầu hợp lý của công chúng tùy theo bản chất của
8
tác phẩm, do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện hoặc do cá nhân, tổ chức khác thực hiện với sự
đồng ý của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả.
Công bố tác phẩm không bao gồm việc trình diễn một tác phẩm sân khấu, điện ảnh, âm nhạc; đọc
trước công chúng một tác phẩm văn học; phát sóng tác phẩm văn học, nghệ thuật; trưng bày tác phẩm
tạo hình; xây dựng công trình từ tác phẩm kiến trúc.
– Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác
phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.; trừ trường hợp có
sự thỏa thuận của tác giả.
– Tác giả chương trình máy tính và các nhà đầu tư sản xuất chương trình máy tính có thể thỏa
thuận về việc đặt tên và việc phát triển các chương trình máy tính.
2.2.2. Quyền tài sản
Quyền tài sản bảo vệ các lợi ích về kinh tế của tác giả và cho phép tác giả thu lợi bằng cách khai
thác trực tiếp hoặc gián tiếp tác phẩm của mình làm tác phẩm phái sinh biểu diễn tác phẩm trước công
chúng sao chép tác phẩm, phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm, truyền đạt tác phẩm
đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến vô tuyến, mạng thông tin điện từ hoặc bất kỳ phương tiện
kỹ thuật nào khác, cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh chương trình máy tính
Nếu như quyền nhân thân của tác giả là quyền liên quan trực tiếp đến danh dự, uy tín của tác giả
thì quyền tài sản gắn liền với lợi ích vật chất phát sinh từ chính các tác phẩm do tác giả sáng tác. Những
lợi ích vật chất này là hoàn toàn xứng đáng với công sức lao động để sáng tạo cũng như mọi chi phí đầu
tư để xây dựng nên tác phẩm. Tại Điều 20 Luật SHTT năm 2005 cũng đã quy định cụ thể về quyền tài
sản của tác giả, cụ thể:
Thứ nhất, quyền làm tác phẩm phái sinh: dựa trên tác phẩm đã có, tác giả, chủ sở hữu quyền tác
giả có quyền sáng tác ra tác phẩm phát sinh mới bằng hình thức thể hiện mới, khác với tác phẩm gốc.
Điều kiện quan trọng khi làm tác phẩm phái sinh là phải được sự đồng ý của tác giả tác phẩm gốc đồng
thời phải có nghĩa vụ trả tiền nhuận bút, thủ lao.
Thứ hai, quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng là việc chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện
hoặc cho phép người khác biểu diễn tác phẩm trước công công tại bất cứ nơi nào hoặc thông qua các
chương trình ghi âm, ghi hình mà công chúng có thể tiếp cận được.
Thứ ba, quyền sao chép tác phẩm là quyền của chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện
hoặc cho phép người khác thực hiện việc tạo ra bản sao tác phẩm bằng bất kỳ phương tiện hay hình
thức nào, bao gồm cả việc tạo ra bản sao dưới hình thức điện tử. Tuy nhiên có một số trường hợp được
sao chép mà không cần phải xin phép cũng như trả thù lao như tự sao chép một bản nhằm mục đích
nghiên cứu, giảng dạy của cá nhân không nhằm mục đích thương mại hay sao chép tác phẩm để lưu trữ
trong thư viện với mục đích nghiên cứu không quá một bản.
9
Thứ tư, quyền phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm: Phân phối tác phẩm là việc
tác giả tự thực hiện hoặc cho người khác thực hiện bằng bất kỳ hình thức, phương tiện kỹ thuật nào mà
công chúng có thể tiếp cận được để bán cho thuê hoặc các hình thức chuyển nhượng khác bản gốc hoặc
bản sao tác phẩm.
Thứ năm, quyền truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến,
mạng thông tin điện từ hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác: tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả
thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc đưa tác phẩm hoặc bản sao tác phẩm đến công
chúng bằng các phương tiện hữu tuyến vô tuyến mang thông tin điện tử... mà công chúng có thể tiếp
cận được tại địa điểm và thời gian đo chính họ lựa chọn. Nhờ có sự thay đổi và phát triển không ngừng
của phương tiện truyền tải tác phẩm mà tác giả có thể dễ dàng truyền tải tác phẩm của mình đến được
với công chúng một cách dễ dàng thuận lợi và tiết kiệm được nhiều chi phí.
Thứ sáu, quyền cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính là quyền
của chủ sở hữu quyền tác gã thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc cho thuê để khai thác,
sử dụng có thời hạn nhất định bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh chương trình máy tính. Tuy
nhiên riêng với chương trình máy tính không được áp dụng quyền cho thuê trong trường hợp chương
trình đó không phải là đối tượng chủ yếu để cho thuê ví dụ như chương trình máy tính đúng để điều
khiển, vận hành các máy móc, thiết bị kỹ thuật khác.
Qua đó, có thể thấy rằng các quyền tài sản trên do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền
thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện theo quy định của Luật SHTT năm 2005. Tuy nhiên khi
khai thác, sử dụng các quyền trên dù là một phần hoặc toàn bộ thì đều phải xin phép và trả tiền nhuận
bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả. Đặc biệt hơn nữa do tác giả tác
phẩm gốc và tác giả tác phẩm phái sinh có mối quan hệ đặc biệt nên tác giả tác phẩm phải sinh khi
nhận được hưởng nhuận bút, thủ lao thì phải trích một phần lợi ích vật chất này cho tác giả tác phẩm
gốc.
2.3. Xâm phạm quyền tác giả đối với quyền tác phẩm gốc và tác phẩm phái sinh
2.3.1. Các hành vi xâm phạm quyền tác giả nói chung
Theo quy định của pháp luật SHTT, tác phẩm phải sinh cũng được bảo hộ quyền tác giả một cách
độc lập như tác phẩm gốc. Tuy nhiên tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả tác phẩm phái sinh được hưởng
quyền tài sản và quyền nhân thân ở mức độ và phạm vi khác nhau Pháp Luật SHTT không quy định cụ
thể thế nào là hành vi xâm phạm quyền tác gả mà chỉ liệt kê các hành vi bị coi là hành vi xâm phạm
quyền tác giả, cụ thể được quy định tại Điều 28 Luật SHTT năm 2005, gồm 16 hành vi xâm phạm
quyền tác giả. Theo Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ hợp nhất năm 2019 quy định về các hành vi xâm phạm
quyền tác giả bao gồm:
- Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.
- Mạo danh tác giả.
10
- Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả.
- Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó.
- Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh
dự và uy tín của tác giả.
- Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp
quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 25 của Luật này.
- Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác
phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh, trừ trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 25 của
Luật này.
- Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút,
thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều
25 của Luật này.
- Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất khác cho tác giả
hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.
- Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua
mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
- Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
- Cố ý hủy bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để
bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.
- Cố ý xóa, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm.
- Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết
hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực
hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.
- Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo.
- Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền
tác giả.
2.3.2. Hành vi làm tác phẩm phái sinh vi phạm quyền tác giả của tác phẩm gốc
Thứ nhất, thực hiện tác phẩm phái sinh mà không được sự đồng ý của tác giả, chủ sở hữu quyền
tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh Ví dụ nếu muốn cách một cuốn sách
sang một ngôn ngữ khác thì phải được sự cho phép của chủ sở hữu cuốn tiểu thuyết. Nếu cách một tác
phẩm mà không có sự đồng ý của chủ sở hữu thi đó bị coi là hành vi xâm phạm bản quyền tác giả.
Thứ hai, mạo danh chiếm đoạt quyền tác giả như không ghi tên tác giả tác phẩm gốc. Đây là hành
vi sử dụng tác phẩm của người khác mà không ghi tên tác giả hay ghi tên một người không phải là tác
giả của tác phẩm đó.
Thứ ba, không trích dẫn tên tác phẩm thích, tên tác giả nguồn sử dụng tác phẩm.
11
Thứ tư, làm tác phẩm phái sinh với mục đích thương mại, không trả tiền thu lao cho tác giả tác
phẩm gốc. Ví dụ vụ tranh chấp tác quyền giữa ông Nguyễn Văn Ân với các bị đơn Ông Võ Thành Tân -
Chủ Doanh nghiệp tư nhân Nhà sách Thanh Nghĩa, Công ty Cổ phần in Bến Tre và Nhà xuất bản
Thanh Niên Từ năm 1998, nhà sách Thành Nghĩa đã tự tiện tái bản tuyển tập “40 bài luận tiếng Anh”
do ông Ân biên soạn mà không xin phép tác giả, không trả tiền thù lao cho tác giả. Hơn nữa, nhà sách
còn thêm tên các động tác giả đủ đây là người không có thật. Bằng việc tự ý gì thêm tên đồng tác giả
vào tuyển tập này khi tái bản các bên sử dụng tác phẩm đã xâm phạm đến quyền nhân thân của tác giả .
3. Kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật.
Mặc dù pháp luật SHTT của Việt Nam đã và đang được xây dựng và hoàn thiện để phù hợp với
khung pháp lý của các Hiệp định Công ước mà Việt Nam là thành viên tuy nhiên quy định pháp luật về
bảo hộ quyền tác giả hiện nay vẫn còn nhiều vướng mắc. Nhìn chung, các quy định về tác phẩm phái
sinh quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh còn vụn vặt chưa rõ ràng so với các quy định chung khác
cũng như chưa thực sự xuất phát từ bản chất của đối tượng cần được bảo hộ khiến cho việc áp dụng
pháp luật còn nhiều khó khăn và vướng mắc.
Đề hệ thống pháp luật SHTT của Việt Nam ngày càng được hoàn thiện hơn thì những hạn chế
trong quy định pháp luật về quyền SHTT nói chung và quyền tác giả nói riêng cần phải được sửa chữa
và khắc phục. Chính vì vậy, tác giả đưa ra một số kiến nghị như sau:
Thứ nhất, cần ban hành một văn bản pháp luật về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh.
Việc xây dựng hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật quyền tác giả, quyền liên quan phải được xác
định là một vấn đề quan trọng và cần được quan tâm nhất hiện nay. Thực tế ở Việt Nam, việc bảo hộ
quyền tác giả nói chung cũng như quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh còn tồn tại nhiều hạn chế và
bất cập. Do đó, cần phải xây dựng một hệ thống văn bản pháp luật tập trung điều chỉnh các vấn đề về
quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh.
Thứ hai, bổ sung khái niệm tác phẩm phái sinh và bổ sung định nghĩa từng loại tác phẩm phái
sinh. Qua quá trình tìm hiểu pháp luật SHTT có thể thấy một số quy định về quyền tác giả Việt Nam
còn cứng nhắc và khó áp dụng. Do đó, cần phải có sự thay đổi để các quy định pháp luật trở nên linh
hoạt hơn và thể hiện được sự khái quát một cách trọn vẹn của pháp luật. Pháp luật SHTT Việt Nam
chưa có một định nghĩa hay sự khái quát về đặc điểm của các tác phẩm phái sinh mà chỉ liệt kê các loại
hình tác phẩm phái sinh sẽ dẫn đến việc không thể liệt kê hết các loại hình tác phẩm phái sinh Vì vậy,
tác và kiến nghị bổ sung quy định giải thích các thuật ngữ như sau
- Tác phẩm dịch là tác phẩm mà nội dung của tác phẩm được chuyển từ ngôn ngữ này sang ngôn
ngữ khác mà không làm thay đổi nội dung của tác phẩm gốc.
- Tác phẩm phóng tác: là tác phẩm được làm mới, sáng tạo về nội dung và ý tượng dựa vào việc
phòng dựa theo một tác phẩm đã có.
12
- Tác phẩm cải biên là tác phẩm mà nội dung không thay đổi nhưng thay đổi về hình thức thể hiện
so với tác phẩm gốc.
- Tác phẩm chuyển thể là tác phẩm dựa vào nội dung tác phẩm gốc để sáng tạo thêm và có sự thay
đổi về loại hình nghệ thuật.
- Tác phẩm biên soạn là tác phẩm được thu thập, chọn lọc từ nhiều nguồn khác nhau và được biến
tập theo tiêu chí cụ thể.
Thứ ba, cần hoàn thiện pháp luật về tố tụng đối với việc giải quyết các vụ án thanh chấp về quyền
sở hữu trí tuệ. Các vụ án tranh chấp về sở hữu trí tuệ được xử lý tại Toà án chiếm số lượng không đáng
kể so với các vụ việc được giải quyết theo biện pháp hành chính do thời gian giải quyết kéo dài, tốn
nhiều công sức, tiền của và thời gian. Do đó, cần phải hoàn thiện các quy định pháp luật về tố tụng để
tạo ra cơ chế giải quyết thuận lợi, nhanh chóng và bảo đảm các quyền lợi ích hợp pháp của các chủ thể
quyền sở hữu trí tuệ.
Thứ tư, pháp luật cản quy định rõ giới hạn đối tượng SHTT bị xử lý hành chánh
Hiện nay, các biện pháp hành chính được các chủ thề SHTT lựa chọn áp dụng để giải quyết tranh
chấp về quyền SHTT nhiều hơn so với các biện pháp khác bởi có chế tài rõ ràng và khả năng đảm bảo
thực thi của biện pháp này là tương đối cao. Do đó, cần phải khuyến khích giải quyết các tranh chấp về
quyền SHTT bằng biện pháp dân sự từng bước chuyển dịch sang cơ chế giải quyết tranh chấp tại Tòa
án và trọng tài thương mại. Các cơ quan hành chính chỉ nên xử lý các vụ việc vi phạm rõ ràng, các vụ
việc có tính chất phức tạp hoác có bản chất là tranh chấp
KẾT LUẬN
Công ước Berne, Hiệp định TRIPS cũng như pháp luật về quyền tác giả của một số các quốc gia
trên thế giới đều bảo hộ loại hình tác phẩm phái sinh. Công ước Berne, Hiệp định TRIPS và các điều
ước quốc tế song phương mà các quốc gia ký kết được xem là chuẩn mực tối thiểu mả các quốc phải
tuân thủ. Pháp luật SHTT Việt Nam về quyền tác giả cũng không nằm ngoài phạm vi này.
Việc kế thừa, phát triển và sáng tạo các tác phẩm văn hóa nghệ thuật, các nghiên cứu trong lĩnh
vực khoa học đã và đang trở thành một yếu tố mang giá trị kinh tế cao và đồng thời cũng góp phần
nâng cao đời sống tinh thần của mọi người trong nhu cầu thưởng thức các tác phẩm văn hóa, nghệ
thuật. Tuy vấn đề quyền tác giả đối với tác phẩm nói chung và đối với tác phẩm phái sinh nói riêng
không còn xa lạ ở Việt Nam những năm gần đây nhưng đây vẫn là một vấn đề vô cùng phức tạp và
được dư luận quan tâm.
Cùng với sự phát triển của đời sống xã hội và công nghệ thông tin vấn nạn xâm phạm quyền tác
giả đối với tác phẩm phái sinh vẫn diễn ra khô biến và ngày càng tinh vi hơn. Pháp luật về SHTT ngày
càng được hoàn thiện và khắc phục được những khó khăn vướng mắc trước đây tuy nhiên vẫn còn một
số hạn chế và lỗ hổng cần khắc phục.
13
Do vậy, việc nghiên cứu quy định của pháp luật Việt Nam cũng như thực trạng hiện nay về vấn đề
quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ
thống pháp luật, nâng cao hoạt động thực thi quyền tác giả.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009
2. Hứa Hải Linh (2020), Quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh ở Việt Nam – Thực trạng và
giải pháp, Luận văn thạc sĩ, Đại học Luật Hà Nội.
3. Nguyễn Thị Lệ Thu (2012), Quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh ở Việt Nam – Thực trạng
và giải pháp, Luận văn thạc sĩ, Đại học Luật Hà Nội.
4. https://luatminhkhue.vn/tac-pham-phai-sinh-la-gi-.aspx
5. https://luatvietan.vn/tac-gia-va-chu-so-huu-quyen-tac-gia-co-la-mot.html
6. https://luatminhkhue.vn/quyen-nhan-than-cua-tac-gia-duoc-phap-luat-quy-dinh-nhu-the-nao-
.aspx

More Related Content

Similar to Quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh theo quy định của luật Sở hữu trí tuệ.docx

Bảo Vệ Quyền Tác Giả Đối Với Tác Phẩm Kiến Trúc​.pdf
Bảo Vệ Quyền Tác Giả Đối Với Tác Phẩm Kiến Trúc​.pdfBảo Vệ Quyền Tác Giả Đối Với Tác Phẩm Kiến Trúc​.pdf
Bảo Vệ Quyền Tác Giả Đối Với Tác Phẩm Kiến Trúc​.pdfMan_Ebook
 
Luận văn: Quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc theo luật, 9đ - Gửi mi...
Luận văn: Quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc theo luật, 9đ - Gửi mi...Luận văn: Quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc theo luật, 9đ - Gửi mi...
Luận văn: Quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc theo luật, 9đ - Gửi mi...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Làm thế nào để đăng ký bản quyền tại Việt Nam.pdf
Làm thế nào để đăng ký bản quyền tại Việt Nam.pdfLàm thế nào để đăng ký bản quyền tại Việt Nam.pdf
Làm thế nào để đăng ký bản quyền tại Việt Nam.pdfKenfoxLaw
 
Nghiên cứu yếu tố Kỳ Ảo qua cách sử dụng từ điểm âm trong Truyền Kỳ Mạn Lục c...
Nghiên cứu yếu tố Kỳ Ảo qua cách sử dụng từ điểm âm trong Truyền Kỳ Mạn Lục c...Nghiên cứu yếu tố Kỳ Ảo qua cách sử dụng từ điểm âm trong Truyền Kỳ Mạn Lục c...
Nghiên cứu yếu tố Kỳ Ảo qua cách sử dụng từ điểm âm trong Truyền Kỳ Mạn Lục c...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Bài Giảng Tuần 2
Bài Giảng Tuần 2Bài Giảng Tuần 2
Bài Giảng Tuần 2Vu Phu
 

Similar to Quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh theo quy định của luật Sở hữu trí tuệ.docx (20)

Bảo Vệ Quyền Tác Giả Đối Với Tác Phẩm Kiến Trúc​.pdf
Bảo Vệ Quyền Tác Giả Đối Với Tác Phẩm Kiến Trúc​.pdfBảo Vệ Quyền Tác Giả Đối Với Tác Phẩm Kiến Trúc​.pdf
Bảo Vệ Quyền Tác Giả Đối Với Tác Phẩm Kiến Trúc​.pdf
 
Quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc theo pháp luật, HAY
Quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc theo pháp luật, HAYQuyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc theo pháp luật, HAY
Quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc theo pháp luật, HAY
 
Luận văn: Quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc theo luật, 9đ - Gửi mi...
Luận văn: Quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc theo luật, 9đ - Gửi mi...Luận văn: Quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc theo luật, 9đ - Gửi mi...
Luận văn: Quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc theo luật, 9đ - Gửi mi...
 
TIỂU LUẬN VỀ QUYỀN TÁC GIẢ - Tải miễn phí.docx
TIỂU LUẬN VỀ QUYỀN TÁC GIẢ - Tải miễn phí.docxTIỂU LUẬN VỀ QUYỀN TÁC GIẢ - Tải miễn phí.docx
TIỂU LUẬN VỀ QUYỀN TÁC GIẢ - Tải miễn phí.docx
 
Trách nhiệm dân sự do xâm phạm quyền tác giả.doc
Trách nhiệm dân sự do xâm phạm quyền tác giả.docTrách nhiệm dân sự do xâm phạm quyền tác giả.doc
Trách nhiệm dân sự do xâm phạm quyền tác giả.doc
 
Luận văn: Pháp luật về khai thác, sử dụng quyền tác giả, HAY
Luận văn: Pháp luật về khai thác, sử dụng quyền tác giả, HAYLuận văn: Pháp luật về khai thác, sử dụng quyền tác giả, HAY
Luận văn: Pháp luật về khai thác, sử dụng quyền tác giả, HAY
 
Làm thế nào để đăng ký bản quyền tại Việt Nam.pdf
Làm thế nào để đăng ký bản quyền tại Việt Nam.pdfLàm thế nào để đăng ký bản quyền tại Việt Nam.pdf
Làm thế nào để đăng ký bản quyền tại Việt Nam.pdf
 
Trách nhiệm dân sự do xâm phạm quyền tác giả.doc
Trách nhiệm dân sự do xâm phạm quyền tác giả.docTrách nhiệm dân sự do xâm phạm quyền tác giả.doc
Trách nhiệm dân sự do xâm phạm quyền tác giả.doc
 
Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học dân gian, HAY, 9đ
Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học dân gian, HAY, 9đBảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học dân gian, HAY, 9đ
Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học dân gian, HAY, 9đ
 
Nghiên cứu yếu tố Kỳ Ảo qua cách sử dụng từ điểm âm trong Truyền Kỳ Mạn Lục c...
Nghiên cứu yếu tố Kỳ Ảo qua cách sử dụng từ điểm âm trong Truyền Kỳ Mạn Lục c...Nghiên cứu yếu tố Kỳ Ảo qua cách sử dụng từ điểm âm trong Truyền Kỳ Mạn Lục c...
Nghiên cứu yếu tố Kỳ Ảo qua cách sử dụng từ điểm âm trong Truyền Kỳ Mạn Lục c...
 
Thời đại, cuộc đời, con người, quan niệm, sự nghiệp sáng tác, thơ của Xuân Di...
Thời đại, cuộc đời, con người, quan niệm, sự nghiệp sáng tác, thơ của Xuân Di...Thời đại, cuộc đời, con người, quan niệm, sự nghiệp sáng tác, thơ của Xuân Di...
Thời đại, cuộc đời, con người, quan niệm, sự nghiệp sáng tác, thơ của Xuân Di...
 
Luận văn: Quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc theo pháp luật Việt NamLuận văn: Quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc theo pháp luật Việt Nam
 
Bài Giảng Tuần 2
Bài Giảng Tuần 2Bài Giảng Tuần 2
Bài Giảng Tuần 2
 
Khóa Luận Bảo Hộ Quyền Tác Giả Đối Với Tác Phẩm Âm Nhạc.docx
Khóa Luận Bảo Hộ Quyền Tác Giả Đối Với Tác Phẩm Âm Nhạc.docxKhóa Luận Bảo Hộ Quyền Tác Giả Đối Với Tác Phẩm Âm Nhạc.docx
Khóa Luận Bảo Hộ Quyền Tác Giả Đối Với Tác Phẩm Âm Nhạc.docx
 
Khóa Luận Bảo Hộ Quyền Tác Giả Đối Với Tác Phẩm Âm Nhạc
Khóa Luận Bảo Hộ Quyền Tác Giả Đối Với Tác Phẩm Âm NhạcKhóa Luận Bảo Hộ Quyền Tác Giả Đối Với Tác Phẩm Âm Nhạc
Khóa Luận Bảo Hộ Quyền Tác Giả Đối Với Tác Phẩm Âm Nhạc
 
Vlcc intro
Vlcc introVlcc intro
Vlcc intro
 
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAYMúa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
 
Luận văn: Kỹ thuật lập pháp trong Quốc triều hình luật, HAY
Luận văn: Kỹ thuật lập pháp trong Quốc triều hình luật, HAYLuận văn: Kỹ thuật lập pháp trong Quốc triều hình luật, HAY
Luận văn: Kỹ thuật lập pháp trong Quốc triều hình luật, HAY
 
Luận văn: Tản văn Việt Linh và Nguyễn Ngọc Tư – từ đặc trưng thể loại, 9đ
Luận văn: Tản văn Việt Linh và Nguyễn Ngọc Tư – từ đặc trưng thể loại, 9đLuận văn: Tản văn Việt Linh và Nguyễn Ngọc Tư – từ đặc trưng thể loại, 9đ
Luận văn: Tản văn Việt Linh và Nguyễn Ngọc Tư – từ đặc trưng thể loại, 9đ
 
Khóa Luận Bảo Hộ Quyền Tác Giả Đối Với Tác Phẩm Âm Nhạc.docx
Khóa Luận Bảo Hộ Quyền Tác Giả Đối Với Tác Phẩm Âm Nhạc.docxKhóa Luận Bảo Hộ Quyền Tác Giả Đối Với Tác Phẩm Âm Nhạc.docx
Khóa Luận Bảo Hộ Quyền Tác Giả Đối Với Tác Phẩm Âm Nhạc.docx
 

More from TÀI LIỆU NGÀNH MAY

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docxTình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docxTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdfKhóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdfPháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdfHôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdfBảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

More from TÀI LIỆU NGÀNH MAY (20)

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
 
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
 
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
 
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
 
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
 
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
 
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
 
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
 
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
 
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docxTình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
 
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
 
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
 
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
 
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdfKhóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
 
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
 
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdfPháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
 
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdfHôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
 
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdfBảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
 

Recently uploaded

Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 

Recently uploaded (20)

Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 

Quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh theo quy định của luật Sở hữu trí tuệ.docx

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HỒ CHÍ MINH KHOA LUẬT DÂN SỰ TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA CỬ NHÂN LUẬT QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM PHÁI SINH THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ
  • 2. 1 MỤC LỤC MỞ ĐẦU.............................................................................................................................. 2 NỘI DUNG........................................................................................................................... 2 1. Một số vấn đề lí luận chung............................................................................................. 2 1.1. Khái niệm, đặc điểm, phân loại tác phẩm phái sinh..................................................... 2 1.2. Khái niệm và đặc điểm của quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh........................... 4 2. Thực tiễn pháp luật về quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh ....................................... 5 2.1. Chủ thể của quyền tác giả .......................................................................................... 5 2.2. Quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh.................................................................... 7 2.2.1. Quyền nhân thân.................................................................................................. 7 2.2.2. Quyền tài sản....................................................................................................... 8 2.3. Xâm phạm quyền tác giả đối với quyền tác phẩm gốc và tác phẩm phái sinh................ 9 2.3.1. Các hành vi xâm phạm quyền tác giả nói chung.................................................... 9 2.3.2. Hành vi làm tác phẩm phái sinh vi phạm quyền tác giả của tác phẩm gốc..............10 3. Kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật. ..................................................................11 KẾT LUẬN..........................................................................................................................12 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................13
  • 3. 2 MỞ ĐẦU Sở hữu trí tuệ (SHTT) đã và đang đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động thương mại quốc tế, hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, nhất là trong xu thế hội nhập toàn cầu như hiện nay. Xã hội ngày càng phát triển các sản phẩm trí tuệ cũng ngày càng được phát triển và thể hiện được giá trị cũng như vai trò của nó. Đặc biệt là các sản phẩm sáng tạo trí tuệ trong các lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học có một vị thế quan trọng trong việc góp phần tạo dựng nên những giá trị to lớn trong xuyên suốt quá trình phát triển và hình thành của lịch sử xã hội loài người. Thực tế này cũng đặt ra yêu cầu phải gia tăng mối quan tâm lớn tới việc đảm bảo quyền lợi của người sáng tạo ra các sản phẩm ấy - một vấn đề được quan tâm xuyên suốt trong lĩnh vực SHTT. Việc kế thừa phát triển các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học đã tồn tại là một trong những yếu tố thúc đẩy sự phát triển và đổi mới của tài sản trí tuệ. Hơn hai mươi thế kỷ qua, chúng ta đã không ngừng kế thừa các nghiên cứu có trước trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học và phát triển tạo ra các sản phẩm mới. Những cái mới được sáng tạo dựa trên tham khảo cái cũ được gọi là các tác phẩm phái sinh và là đối tượng được pháp luật bảo hộ quyền tác giả. Thông qua các tác phẩm phái sinh như tác phẩm được dịch độc giả có thể hiểu thêm về văn hóa, xã hội, chính trị và thành tựu khoa học công nghệ của nhiều đất nước, vùng miền khác nhau. Nhờ đó mà các thành tựu văn hóa, nghệ thuật và khoa học được nhiều người biết đến hơn. Bên cạnh đó, sự chuyển đổi các hình thức diễn đạt, thể loại tác phẩm mà tác phẩm cải biên hay tác phẩm chuyển thể cũng góp phần làm phong phú thêm loại hình biểu diễn và phù hợp với thị hiếu của khán giả. Trong bối cảnh gia nhập quốc tế hiện nay, quyền SHTT nói chung và quyền tác giả nói riêng ngày càng được quan tâm và phát triển hơn tại Việt Nam. Mặc dù vậy, hiểu biết của con người về quyền của mình đối với các tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc do mình là chủ sở hữu còn rất hạn chế, dẫn đến rất nhiều vụ việc xâm phạm quyền tác giả vì những lý do vô tình hoặc hữu ý. Các quy định về SHTT cũng liên tục được đổi mới, tuy nhiên vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập. Chính vì thế, trong phạm vi bài viết em xin chọn đề bài: “Quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh theo pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam” NỘI DUNG 1. Một số vấn đề lí luận chung 1.1. Khái niệm, đặc điểm, phân loại tác phẩm phái sinh Khái niệm: Thay vì định nghĩa thế nào là một tác phẩm phái sinh theo ý nghĩa của luật quyền tác giả thì Công ước Berne chỉ qui định các loại hình tác phẩm thuộc các lĩnh vực này sẽ được bảo hộ quyền tác giả, cụ thể: “Các tác phẩm dịch mô phỏng chuyển thể nhạc và các chuyển thể khác từ một tác phẩm văn học nghệ thuật đều được bảo hộ như các tác phẩm gốc mà không phương hại đến quyền
  • 4. 3 tác giả của tác phẩm gốc1” và Điều 2.5 Công ước Berne quy định “các tuyển tập các tác phẩm văn học nghệ thuật, chẳng hạn như các bộ bách khoa từ điển và các hợp chuyển nhà phương pháp chọn lọc và kết cấu tư liệu mà tạo thành một sáng tạo khi thuê cũng được bảo hộ như một tác phẩm mà không phương hại đến quyền tác giả của các tác phẩm tạo nên các hợp chuyển này”. Theo đó, Công ước Berne không đưa ra định nghĩa tác phẩm phái sinh mà của tác phẩm phái sinh thành hai loại dựa theo cách thức tác động của tác giả đối với tác phẩm gốc. Việc phân chia như vậy hoàn toàn phù hợp với bản chất của tác phẩm phái sinh và một số quốc gia trên thế giới cũng quy định tương đồng với Công ước Berne. Luật SHTT 2005 sửa đổi năm 2009 quy định như sau: “Tác phẩm phái sinh là tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn” (Khoản 8 Điều 4). Theo đó, có thể hiểu rằng tác phẩm phái sinh là tác phẩm được sáng tạo nên từ các tác phẩm đã có từ trước nhưng được thể hiện bằng cách thức, hình thức mới. Tuy nhiên, quy định này mới chỉ mang tính chất liệt kê chứ chưa chỉ ra được các dấu hiệu cơ bản của tác phẩm phái sinh và các hình thức tạo ra tác phẩm phái sinh cùng con được giải thích rõ ràng. Đồng thời, khái niệm tác phẩm địch tác phẩm phong tác, tác phẩm cải biên, tác phẩm chuyên thì cũng chưa được pháp luật quy định cụ thể và rõ ràng. Tóm lại, tác phẩm phải sinh tồn tại ở nhiều dạng khác nhau và được tạo ra da nên cơ sở nội dung từ tác phẩm gốc bằng các cách sáng tạo trong việc thay đổi hình thức diễn đạt loại hình biểu diễn hoặc ngôn ngữ trình bày nội dung tác phẩm. Tác phẩm phái sinh có những đặc điểm sau: Thứ nhất, tác phẩm phái sinh chỉ được hình thành trên cơ sở một/những tác phẩm đã tồn tại. Tác phẩm đã tồn tại có thể còn thời hạn hoặc hết thời hạn bảo hộ quyền công bố tác phẩm và quyền tài sản. Quyền cho làm tác phẩm phái sinh thuộc nhóm quyền tài sản đối với tác phẩm, quyền này được quy định tại điểm a khoản 1 điều 20 Luật SHTT. Thứ hai, về hình thức thể hiện của tác phẩm phái sinh, pháp luật quyền tác giả không bảo hộ nội dung ý tưởng mà chỉ bảo hộ hình thức thể hiện của ý tưởng. Mặt khác, tác phẩm phái sinh không phải là bản sao của tác phẩm gốc. Do đó, trong nhiều trường hợp hình thức thể hiện của tác phẩm phái sinh phải khác biệt hoàn toàn hoặc khác biệt từng phần với hình thức thể hiện của tác phẩm gốc. Thứ ba, về tính nguyên gốc, tác phẩm phái sinh phải do tác giả tự mình sáng tạo nên mà không sao chép từ tác phẩm/những tác phẩm khác. Thuật ngữ “tác phẩm khác” được hiểu là kể cả tác phẩm của chính tác giả đó. Để một tác phẩm phái sinh được bảo hộ thì nó phải mang dấu ấn sáng tạo của tác giả. Tuy nhiên, nếu ranh giới giữa sáng tạo từng phần và sáng tạo hoàn toàn là dễ nhận biết, ranh giới giữa sáng tạo tác phẩm phái sinh và xâm phạm quyền tác giả của tác phẩm gốc là khó nhận biết. Sự 1 Khoản 3 điều 2 Công ước Berne
  • 5. 4 xâm phạm này thường thể hiện ở việc xâm phạm quyền nhân thân không thể chuyển giao trong quyền tác giả. Thứ tư, về dấu ấn của tác phẩm gốc trong tác phẩm phái sinh, mặc dù tác phẩm phái sinh phải đảm bảo tính nguyên gốc như vừa phân tích, nhưng dấu ấn của tác phẩm gốc phải được thể hiện trong tác phẩm phái sinh, có nghĩa là khi nhận biết tác phẩm phái sinh thì công chúng phải liên tưởng đến tác phẩm gốc, sự liên tưởng này được thể hiện qua nội dung của tác phẩm gốc. Phân loại tác phẩm phái sinh  Tác phẩm dịch thuật : Dựa trên tác phẩm nguyên gốc, tác giả sử dụng ngôn ngữ khác một cách sáng tạo để thể hiện về nội dung của tác phẩm đã có.  Tác phẩm phóng tác: Là tác phẩm được tạo ra dựa theo nội dung, tư tưởng của tác phẩm đã có, tác giả thể hiện tác phẩm mới theo một cách hoàn toàn riêng và độc đáo  Tác phẩm cải biên : Là tác phẩm được sáng tạo ra trên cơ sở của tác phẩm gốc bằng cách thay đổi hình thức diễn đạt.  Tác phẩm chuyển thể: Là tác phẩm được sáng tạo trên cơ sở tác phẩm gốc bằng cách thay đổi từ loại hình này sang loại hình khác.  Tác phẩm tuyển tập: Là tác phẩm trong đó tập hợp những tác phẩm riêng rẽ một cách chọn lọc của một hoặc nhiều tác giả  Tác phẩm hợp tuyển: Là tác phẩm tập hợp các tác phẩm được tuyển chọn từ nhiều tác phẩm của nhiều tác giả khác nhau theo một yêu cầu, chủ đề nhất định. 1.2. Khái niệm và đặc điểm của quyền tác giảđối với tác phẩm phái sinh Theo quy định tại Luật SHTT năm 2005: “Tác phẩm phái sinh chi được bảo hộ nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh”2. Theo đó, cũng như quyền tác giả đối với tác phẩm gốc, chủ sở hữu quyền tác giả tác phẩm phái sinh cũng được hưởng quyền tài sản và quyền nhân thân nhưng tùy thuộc vào mức độ và phạm vi. Tuy nhiên quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh cũng có những đặc thù khi đặt trong mối quan hệ với tác phẩm gốc đó là quyền tác giả của tác phẩm phái sinh sẽ hoàn toàn độc lập với quyền tác giả của các tác phẩm gốc ngay kể từ khi tác phẩm phái sinh được định hình dưới một dạng vật chất nhất định. Tác phẩm phái sinh được bảo hộ quyền tác giả như một tác phẩm gốc nhưng không được phương hại đến quyền tác giả của tác phẩm gốc. Tóm lại, quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm phái sinh được tạo ra, là quyền của tác giả đối với tác phẩm phái sinh do mình sáng tạo nên. Giống như tác phẩm gốc, quyền tác giả của tác phẩm phái sinh là quyền tự động phát sinh ngay khi tạo ra tác phẩm, được pháp luật bảo hộ mà không cần phải đăng ký. Tác phẩm phái sinh là tác phẩm được hình thành dựa trên tác phẩm đã gốc và được sáng tạo, thay đổi qua quá trình làm việc của tác giả. Tác phẩm phái sinh cũng có đủ điều kiện để hưởng sự bảo 2 Khoản 3 Điều 14 Luật SHTT 2005
  • 6. 5 hộ quyền tác giả riêng biệt, nhưng quyền tác giả chỉ được áp đụng đối với những nội dung có tính nguyên gốc của tác phẩm phái sinh. Việc bảo hộ tác phẩm phái sinh có liên quan đến việc bảo hộ tác phẩm gốc, để một tác phẩm phải sinh được bảo hộ quyền tác giả thì điều kiện tiên quyết là không phương hại đến quyền tác giả của tác phẩm gốc. Việc làm tác phẩm phái sinh không được xâm phạm quyền tác giả đối với các tác phẩm gốc. Khoản 7 Điều 28 Luật SHTT năm 2005 cũng quy định bất cứ hành vi làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả đối với các tác phẩm gốc được củng làm tác phẩm phái sinh thì được coi là hành vi xâm phạm quyền tác giả. Tóm lại, có thể thấy rằng quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh cũng tương tự như quyền tác giả nói chung. 2. Thực tiễnpháp luật về quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh 2.1. Chủ thể của quyền tác giả Tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học3. Chỉ những cá nhân trực tiếp thực hiện hoạt động sáng tạo để tạo ra tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học mới được công nhận là tác giả của tác phẩm đó. Những người làm công việc hỗ trợ, góp ý kiến, hoặc cung cấp tư liệu, thông tin... cho người khác sáng tạo ra tác phẩm không được công nhận là tác giả. Theo nguyên tắc chung, phạm vi tác giả được bảo hộ theo Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam được xác định theo 3 tiêu chí: Tiêu chí quốc tịch: Cá nhân Việt Nam sáng tạo ra tác phẩm ở Việt Nam hay ở nước ngoài đều được bảo hộ quyền tác giả; Tiêu chí nơi thực hiện hành vi: Cá nhân nước ngoài có tác phẩm được sáng tạo và thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định tại Việt Nam hoặc có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam được bảo hộ quyền tác giả; Tiêu chí Điều ước quốc tế: Cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo Điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Việt Nam là thành viên. Tác giả tác phẩm phái sinh là tác giả tạo ra các tác phẩm trên cơ sở một hoặc một số tác phẩm khác nhưng có sự sáng tạo về hình thức thể hiện, cách thức trình bày tác phẩm so với tác phẩm ban đầu. Tác giả của tác phẩm phái sinh bao gồm tác giả của tác phẩm dịch, phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn. Phân loại tác giả: Để phân loại tác giả, dựa vào số lượng người sáng tạo ra tác phẩm, có thể phân loại tác và thành hai loại là tác giả đơn nhất và đồng tác giả. Tác giả đơn nhất là chỉ có một người duy nhất sáng tạo ra tác phẩm và tác giả được hưởng toàn bộ quyền tác giả đối với tác phẩm. Nếu như trước đây, pháp luật SHTT không có định nghĩa về đồng tác giả, tuy nhiên theo Điều 6 Nghị định 22/2018/NĐ-CP đã quy định rằng “Đồng tác giả là những tác giả cùng trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm 3 Khoản 2 Điều 14 Luật SHTT 2005
  • 7. 6 văn học, nghệ thuật và khoa học”. Như vậy, đồng tác giả là khi có từ hai chủ thể trở lên có sự thoả thuận, thống nhất về nội dung hình thức thể hiện và tham gia đóng góp công sức đề củng tạo ra một tác phẩm. Ví dụ như các tác giả cùng nhau viết chung một cuốn sách truyện thì được gọi là đồng tác giả. Nếu mỗi người sáng tạo từng phần riêng không có sự thống nhất ý chí khi sáng tạo thì họ không phải là đồng tác giả như nhà văn sáng tác truyện sau đó đạo diễn thấy tác phẩm truyện hay nên đã chuyển thể truyền thành phim điện ảnh. Tuy nhiên trường hợp các cá nhân, tổ chức, hay các chủ thể khác làm công việc hỗ trợ, đóng góp ý kiến hoặc cung cấp phương tiện kỹ thuật, tư liệu tài chính đưa ra ý tưởng để người khác sáng tạo không phải là tác giả, cũng như người hỗ trợ về mặt tài chính cho người khác sáng tạo tác phẩm không phải là tác giả, người (hoặc tổ chức) đưa ra ý tưởng đặt hàng để người khác sáng tác cũng không phải là tác giả của tác phẩm đó. Cũng như tác giả đơn nhất, đồng tác giả cũng có các quyền của người sáng tạo đối với tác phẩm của mình. Các đồng tác giả cùng sáng tạo ra tác phẩm có chung các quyền nhân thân và quyền tải sản như Luật SHTT năm 2005 quy định đối với tác phẩm đó. Tuy nhiên, giữa quyền đối với tác giả đồng thời là chủ sở hữu của tác phẩm và tác giả không đồng thời là chủ sở hữu của tác phẩm có sự khác biệt nhất định. Chủ sở hữu quyền tác giả: Theo Điều 36 Luật SHTT năm 2005: “chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân nắm giữ một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản thuộc quyền tác giả”. Theo quy định này, chủ sở hữu quyền tác giả có thể đồng thời là tác giả hoặc không đồng thời là tác giả. Thứ nhất, chủ sở hữu quyền tác giả đồng thời là tác giả của tác phẩm Theo quy định của Luật SHTT năm 2005: “Chủ sở hữu quyền tác giả đồng thời là tác giả khi họ sử dụng thời gian tài chính, cơ sở vật chất - kỹ thuật để tạo ra tác phẩm" Như vậy, họ vừa sáng tạo tác phẩm vừa đầu tư tài chính, cơ sở vật chất để tạo ra tác phẩm. Trong trường hợp này, tác giả đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả có toàn bộ các quyền nhân thân và quyền tài sản theo quy định của pháp luật SHTT. Thứ hai, chủ sở hữu quyền tác giả không đồng thời là tác giả của tác phẩm Theo quy định của pháp luật SHTT, chủ sở hữu quyền tác giả có thể là một trong những tổ chức, cá nhân sau đây - Chủ thể là cá nhân, tổ chức giao kết hợp đồng hoặc giao nhiệm vụ cho tác giả tác phẩm. Trên cơ sở sự đầu tư về tài chính, các điều kiện cơ sở vật chất khác cho hoạt động sáng tạo tác phẩm, các chủ thể này là người “đặt hàng” để tác giả sáng tạo ra tác phẩm. Do vậy, pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam đã cho phép các chủ thể này nắm giữ các quyền khai thác sử dụng về mặt tài sản đối với tác phẩm sau khi tác phẩm được hoàn thành. Các quyền nhân thân của tác giả vẫn thuộc về tác giả đã sáng tạo ra tác phẩm theo quy định tại Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ. - Chủ thể là cá nhân, tổ chức được thừa kế về tài sản theo pháp luật về thừa kế. Căn cứ để phát sinh quyền sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm là các chủ thể này thuộc đối tượng được hưởng thừa kế theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 về đối tượng hưởng thừa kế. Theo đó tổ chức cá nhân được
  • 8. 7 thừa kế quyền tác giả là chủ sở hữu các quyền tài sản được quy định tại Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ và quyền nhân thân được quy định tại khoản 3 Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ. - Chủ thể là cá nhân, tổ chức được chuyển giao quyền tác giả. Căn cứ để phát sinh quyền sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được xác định theo quy định của pháp luật về chuyển nhượng quyền sở hữu quyền tác giả. - Chủ thể là Nhà nước. Nhà nước sẽ là chủ thể được hưởng quyền sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm khi đó là tác phẩm khuyết danh; Tác phẩm còn trong thời hạn bảo hộ mà chủ sở hữu quyền tác giả chết không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận di sản hoặc không được quyền hưởng di sản; Tác phẩm được chủ sở hữu quyền tác giả chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước. 2.2. Quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh Theo quy định của pháp luật, quyền tác giả gồm hai nhóm quyền quyền tải sản và quyền nhân thân. Quyền nhân thân và quyền tài sản là hai quyền cơ bản mà tổ chức, cá nhân được pháp luật SHTT trao cho đối với tác phẩm do mình sáng tác, là chủ sở hữu theo quy định của pháp luật SHTT, cả tác phẩm gốc và tác phẩm phái sinh 2.2.1. Quyền nhân thân Quyền nhân thân của tác giả là quyền bảo vệ sự toàn vẹn về sáng tạo và danh tiếng của tác giả sáng tạo được thể hiện thông qua tác phẩm như đặt tên cho tác phẩm, đóng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm, được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố sử dụng công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm, bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm đưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả. Theo quy định của Luật SHTT: Quyền nhân thân là những quyền chi thuộc về riêng tác giả không thể chuyển giao cho bất kỳ ai dưới bất kỳ hình thức nào thậm chí trong trường hợp tác giả đã chết bao gồm quyền đặt tên đứng tên tác phẩm và bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm riêng đối với quyền công bố tác phẩm có thể chuyển giao được cho người khác. Bởi lẽ quyền đặt tên đứng tên tác phẩm và bảo về sự toàn vẹn của tác phẩm gắn liền với giá trị nhân thân của tác giả nên không thể chuyển giao được trong khi đó quyền công bố tác phẩm mang tính chất tài sản nên có thể chuyển dịch được cho người khác. Theo Điều 19 Luật SHTT năm 2005, các quyền nhân thân thuộc quyền tác giả bao gồm các quyền sau đây: – Đặt tên cho tác phẩm. Việc đặt tên cho tác phẩm không áo dụng đối với tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác; – Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng. – Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm; là việc phát hành tác phẩm đến công chúng với số lượng bản sao đủ để đáp ứng nhu cầu hợp lý của công chúng tùy theo bản chất của
  • 9. 8 tác phẩm, do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện hoặc do cá nhân, tổ chức khác thực hiện với sự đồng ý của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả. Công bố tác phẩm không bao gồm việc trình diễn một tác phẩm sân khấu, điện ảnh, âm nhạc; đọc trước công chúng một tác phẩm văn học; phát sóng tác phẩm văn học, nghệ thuật; trưng bày tác phẩm tạo hình; xây dựng công trình từ tác phẩm kiến trúc. – Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.; trừ trường hợp có sự thỏa thuận của tác giả. – Tác giả chương trình máy tính và các nhà đầu tư sản xuất chương trình máy tính có thể thỏa thuận về việc đặt tên và việc phát triển các chương trình máy tính. 2.2.2. Quyền tài sản Quyền tài sản bảo vệ các lợi ích về kinh tế của tác giả và cho phép tác giả thu lợi bằng cách khai thác trực tiếp hoặc gián tiếp tác phẩm của mình làm tác phẩm phái sinh biểu diễn tác phẩm trước công chúng sao chép tác phẩm, phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm, truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến vô tuyến, mạng thông tin điện từ hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác, cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh chương trình máy tính Nếu như quyền nhân thân của tác giả là quyền liên quan trực tiếp đến danh dự, uy tín của tác giả thì quyền tài sản gắn liền với lợi ích vật chất phát sinh từ chính các tác phẩm do tác giả sáng tác. Những lợi ích vật chất này là hoàn toàn xứng đáng với công sức lao động để sáng tạo cũng như mọi chi phí đầu tư để xây dựng nên tác phẩm. Tại Điều 20 Luật SHTT năm 2005 cũng đã quy định cụ thể về quyền tài sản của tác giả, cụ thể: Thứ nhất, quyền làm tác phẩm phái sinh: dựa trên tác phẩm đã có, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có quyền sáng tác ra tác phẩm phát sinh mới bằng hình thức thể hiện mới, khác với tác phẩm gốc. Điều kiện quan trọng khi làm tác phẩm phái sinh là phải được sự đồng ý của tác giả tác phẩm gốc đồng thời phải có nghĩa vụ trả tiền nhuận bút, thủ lao. Thứ hai, quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng là việc chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện hoặc cho phép người khác biểu diễn tác phẩm trước công công tại bất cứ nơi nào hoặc thông qua các chương trình ghi âm, ghi hình mà công chúng có thể tiếp cận được. Thứ ba, quyền sao chép tác phẩm là quyền của chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc tạo ra bản sao tác phẩm bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, bao gồm cả việc tạo ra bản sao dưới hình thức điện tử. Tuy nhiên có một số trường hợp được sao chép mà không cần phải xin phép cũng như trả thù lao như tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu, giảng dạy của cá nhân không nhằm mục đích thương mại hay sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu không quá một bản.
  • 10. 9 Thứ tư, quyền phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm: Phân phối tác phẩm là việc tác giả tự thực hiện hoặc cho người khác thực hiện bằng bất kỳ hình thức, phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được để bán cho thuê hoặc các hình thức chuyển nhượng khác bản gốc hoặc bản sao tác phẩm. Thứ năm, quyền truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện từ hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác: tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc đưa tác phẩm hoặc bản sao tác phẩm đến công chúng bằng các phương tiện hữu tuyến vô tuyến mang thông tin điện tử... mà công chúng có thể tiếp cận được tại địa điểm và thời gian đo chính họ lựa chọn. Nhờ có sự thay đổi và phát triển không ngừng của phương tiện truyền tải tác phẩm mà tác giả có thể dễ dàng truyền tải tác phẩm của mình đến được với công chúng một cách dễ dàng thuận lợi và tiết kiệm được nhiều chi phí. Thứ sáu, quyền cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính là quyền của chủ sở hữu quyền tác gã thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc cho thuê để khai thác, sử dụng có thời hạn nhất định bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh chương trình máy tính. Tuy nhiên riêng với chương trình máy tính không được áp dụng quyền cho thuê trong trường hợp chương trình đó không phải là đối tượng chủ yếu để cho thuê ví dụ như chương trình máy tính đúng để điều khiển, vận hành các máy móc, thiết bị kỹ thuật khác. Qua đó, có thể thấy rằng các quyền tài sản trên do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện theo quy định của Luật SHTT năm 2005. Tuy nhiên khi khai thác, sử dụng các quyền trên dù là một phần hoặc toàn bộ thì đều phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả. Đặc biệt hơn nữa do tác giả tác phẩm gốc và tác giả tác phẩm phái sinh có mối quan hệ đặc biệt nên tác giả tác phẩm phải sinh khi nhận được hưởng nhuận bút, thủ lao thì phải trích một phần lợi ích vật chất này cho tác giả tác phẩm gốc. 2.3. Xâm phạm quyền tác giả đối với quyền tác phẩm gốc và tác phẩm phái sinh 2.3.1. Các hành vi xâm phạm quyền tác giả nói chung Theo quy định của pháp luật SHTT, tác phẩm phải sinh cũng được bảo hộ quyền tác giả một cách độc lập như tác phẩm gốc. Tuy nhiên tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả tác phẩm phái sinh được hưởng quyền tài sản và quyền nhân thân ở mức độ và phạm vi khác nhau Pháp Luật SHTT không quy định cụ thể thế nào là hành vi xâm phạm quyền tác gả mà chỉ liệt kê các hành vi bị coi là hành vi xâm phạm quyền tác giả, cụ thể được quy định tại Điều 28 Luật SHTT năm 2005, gồm 16 hành vi xâm phạm quyền tác giả. Theo Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ hợp nhất năm 2019 quy định về các hành vi xâm phạm quyền tác giả bao gồm: - Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học. - Mạo danh tác giả.
  • 11. 10 - Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả. - Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó. - Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả. - Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 25 của Luật này. - Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh, trừ trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 25 của Luật này. - Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 25 của Luật này. - Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả. - Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả. - Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả. - Cố ý hủy bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình. - Cố ý xóa, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm. - Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình. - Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo. - Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả. 2.3.2. Hành vi làm tác phẩm phái sinh vi phạm quyền tác giả của tác phẩm gốc Thứ nhất, thực hiện tác phẩm phái sinh mà không được sự đồng ý của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh Ví dụ nếu muốn cách một cuốn sách sang một ngôn ngữ khác thì phải được sự cho phép của chủ sở hữu cuốn tiểu thuyết. Nếu cách một tác phẩm mà không có sự đồng ý của chủ sở hữu thi đó bị coi là hành vi xâm phạm bản quyền tác giả. Thứ hai, mạo danh chiếm đoạt quyền tác giả như không ghi tên tác giả tác phẩm gốc. Đây là hành vi sử dụng tác phẩm của người khác mà không ghi tên tác giả hay ghi tên một người không phải là tác giả của tác phẩm đó. Thứ ba, không trích dẫn tên tác phẩm thích, tên tác giả nguồn sử dụng tác phẩm.
  • 12. 11 Thứ tư, làm tác phẩm phái sinh với mục đích thương mại, không trả tiền thu lao cho tác giả tác phẩm gốc. Ví dụ vụ tranh chấp tác quyền giữa ông Nguyễn Văn Ân với các bị đơn Ông Võ Thành Tân - Chủ Doanh nghiệp tư nhân Nhà sách Thanh Nghĩa, Công ty Cổ phần in Bến Tre và Nhà xuất bản Thanh Niên Từ năm 1998, nhà sách Thành Nghĩa đã tự tiện tái bản tuyển tập “40 bài luận tiếng Anh” do ông Ân biên soạn mà không xin phép tác giả, không trả tiền thù lao cho tác giả. Hơn nữa, nhà sách còn thêm tên các động tác giả đủ đây là người không có thật. Bằng việc tự ý gì thêm tên đồng tác giả vào tuyển tập này khi tái bản các bên sử dụng tác phẩm đã xâm phạm đến quyền nhân thân của tác giả . 3. Kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật. Mặc dù pháp luật SHTT của Việt Nam đã và đang được xây dựng và hoàn thiện để phù hợp với khung pháp lý của các Hiệp định Công ước mà Việt Nam là thành viên tuy nhiên quy định pháp luật về bảo hộ quyền tác giả hiện nay vẫn còn nhiều vướng mắc. Nhìn chung, các quy định về tác phẩm phái sinh quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh còn vụn vặt chưa rõ ràng so với các quy định chung khác cũng như chưa thực sự xuất phát từ bản chất của đối tượng cần được bảo hộ khiến cho việc áp dụng pháp luật còn nhiều khó khăn và vướng mắc. Đề hệ thống pháp luật SHTT của Việt Nam ngày càng được hoàn thiện hơn thì những hạn chế trong quy định pháp luật về quyền SHTT nói chung và quyền tác giả nói riêng cần phải được sửa chữa và khắc phục. Chính vì vậy, tác giả đưa ra một số kiến nghị như sau: Thứ nhất, cần ban hành một văn bản pháp luật về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh. Việc xây dựng hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật quyền tác giả, quyền liên quan phải được xác định là một vấn đề quan trọng và cần được quan tâm nhất hiện nay. Thực tế ở Việt Nam, việc bảo hộ quyền tác giả nói chung cũng như quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh còn tồn tại nhiều hạn chế và bất cập. Do đó, cần phải xây dựng một hệ thống văn bản pháp luật tập trung điều chỉnh các vấn đề về quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh. Thứ hai, bổ sung khái niệm tác phẩm phái sinh và bổ sung định nghĩa từng loại tác phẩm phái sinh. Qua quá trình tìm hiểu pháp luật SHTT có thể thấy một số quy định về quyền tác giả Việt Nam còn cứng nhắc và khó áp dụng. Do đó, cần phải có sự thay đổi để các quy định pháp luật trở nên linh hoạt hơn và thể hiện được sự khái quát một cách trọn vẹn của pháp luật. Pháp luật SHTT Việt Nam chưa có một định nghĩa hay sự khái quát về đặc điểm của các tác phẩm phái sinh mà chỉ liệt kê các loại hình tác phẩm phái sinh sẽ dẫn đến việc không thể liệt kê hết các loại hình tác phẩm phái sinh Vì vậy, tác và kiến nghị bổ sung quy định giải thích các thuật ngữ như sau - Tác phẩm dịch là tác phẩm mà nội dung của tác phẩm được chuyển từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác mà không làm thay đổi nội dung của tác phẩm gốc. - Tác phẩm phóng tác: là tác phẩm được làm mới, sáng tạo về nội dung và ý tượng dựa vào việc phòng dựa theo một tác phẩm đã có.
  • 13. 12 - Tác phẩm cải biên là tác phẩm mà nội dung không thay đổi nhưng thay đổi về hình thức thể hiện so với tác phẩm gốc. - Tác phẩm chuyển thể là tác phẩm dựa vào nội dung tác phẩm gốc để sáng tạo thêm và có sự thay đổi về loại hình nghệ thuật. - Tác phẩm biên soạn là tác phẩm được thu thập, chọn lọc từ nhiều nguồn khác nhau và được biến tập theo tiêu chí cụ thể. Thứ ba, cần hoàn thiện pháp luật về tố tụng đối với việc giải quyết các vụ án thanh chấp về quyền sở hữu trí tuệ. Các vụ án tranh chấp về sở hữu trí tuệ được xử lý tại Toà án chiếm số lượng không đáng kể so với các vụ việc được giải quyết theo biện pháp hành chính do thời gian giải quyết kéo dài, tốn nhiều công sức, tiền của và thời gian. Do đó, cần phải hoàn thiện các quy định pháp luật về tố tụng để tạo ra cơ chế giải quyết thuận lợi, nhanh chóng và bảo đảm các quyền lợi ích hợp pháp của các chủ thể quyền sở hữu trí tuệ. Thứ tư, pháp luật cản quy định rõ giới hạn đối tượng SHTT bị xử lý hành chánh Hiện nay, các biện pháp hành chính được các chủ thề SHTT lựa chọn áp dụng để giải quyết tranh chấp về quyền SHTT nhiều hơn so với các biện pháp khác bởi có chế tài rõ ràng và khả năng đảm bảo thực thi của biện pháp này là tương đối cao. Do đó, cần phải khuyến khích giải quyết các tranh chấp về quyền SHTT bằng biện pháp dân sự từng bước chuyển dịch sang cơ chế giải quyết tranh chấp tại Tòa án và trọng tài thương mại. Các cơ quan hành chính chỉ nên xử lý các vụ việc vi phạm rõ ràng, các vụ việc có tính chất phức tạp hoác có bản chất là tranh chấp KẾT LUẬN Công ước Berne, Hiệp định TRIPS cũng như pháp luật về quyền tác giả của một số các quốc gia trên thế giới đều bảo hộ loại hình tác phẩm phái sinh. Công ước Berne, Hiệp định TRIPS và các điều ước quốc tế song phương mà các quốc gia ký kết được xem là chuẩn mực tối thiểu mả các quốc phải tuân thủ. Pháp luật SHTT Việt Nam về quyền tác giả cũng không nằm ngoài phạm vi này. Việc kế thừa, phát triển và sáng tạo các tác phẩm văn hóa nghệ thuật, các nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học đã và đang trở thành một yếu tố mang giá trị kinh tế cao và đồng thời cũng góp phần nâng cao đời sống tinh thần của mọi người trong nhu cầu thưởng thức các tác phẩm văn hóa, nghệ thuật. Tuy vấn đề quyền tác giả đối với tác phẩm nói chung và đối với tác phẩm phái sinh nói riêng không còn xa lạ ở Việt Nam những năm gần đây nhưng đây vẫn là một vấn đề vô cùng phức tạp và được dư luận quan tâm. Cùng với sự phát triển của đời sống xã hội và công nghệ thông tin vấn nạn xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh vẫn diễn ra khô biến và ngày càng tinh vi hơn. Pháp luật về SHTT ngày càng được hoàn thiện và khắc phục được những khó khăn vướng mắc trước đây tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế và lỗ hổng cần khắc phục.
  • 14. 13 Do vậy, việc nghiên cứu quy định của pháp luật Việt Nam cũng như thực trạng hiện nay về vấn đề quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao hoạt động thực thi quyền tác giả. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009 2. Hứa Hải Linh (2020), Quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ, Đại học Luật Hà Nội. 3. Nguyễn Thị Lệ Thu (2012), Quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ, Đại học Luật Hà Nội. 4. https://luatminhkhue.vn/tac-pham-phai-sinh-la-gi-.aspx 5. https://luatvietan.vn/tac-gia-va-chu-so-huu-quyen-tac-gia-co-la-mot.html 6. https://luatminhkhue.vn/quyen-nhan-than-cua-tac-gia-duoc-phap-luat-quy-dinh-nhu-the-nao- .aspx