SlideShare a Scribd company logo
1 of 19
MÃ MÔN HỌC:
THỰC HIỆN:
LỚP:
GVHD:
Tp. Hồ Chí Minh, tháng năm 2020
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
BỘ MÔN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
----------
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
***
VI PHẠM QUYỀN TÁC GIẢ Ở VIỆT NAM
Dịch vụ làm tiểu luận
Luanvantrithuc.com
Hotline 0936.885.877
Tải file tài liệu qua
zalo
DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA VIẾT TIỂU LUẬN
HỌC KỲ II NĂM HỌC 2019-2020
Nhóm:
Tên đề tài: Vi phạm quyền tác giả ở Việt Nam
STT HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN MÃ SỐ SINH VIÊN
TỈ LỆ %
HOÀN THÀNH
1 100%
2 100%
3 100%
4 100%
5 100%
Ghi chú:
- Tỷ lệ % = 100%: Mức độ phần trăm của từng sinh viên tham gia.
- Trưởng nhóm: SĐT:
Nhận xét của giáo viên
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
Ngày tháng năm 2020
1
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
3. Mục đích đề tài
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VI PHẠM QUYỀN TÁC GIẢ Ở VIỆT
NAM
1.1 Khái quát chung về quyền tác giả
1.2 Khái niệm hành vi xâm phạm quyền tác giả
1.3 Đặc điểm hành vi xâm phạm quyền tác giả
1.4 Trách nhiệm pháp luật đối với hành vi xâm phạm quyền tác giả
CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN VI PHẠM QUYỀN TÁC GIẢ VÀ CÁC BIỆN PHÁP
HIỆN NAY
2.1 Thực trạng vi phạm quyền tác giả hiện nay
2.2 Thực trạng tuân thủ quyền tác giả đối với sinh viên
2.3 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về quyền tác giả
2.4 Giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của sinh viên với vấn đề bản quyền
PHẦN KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
2
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo
ra hoặc sở hữu. Quyền này được Nhà nước bảo hộ; do đó, pháp luật đã quy định trình
tự thực hiện và bảo vệ các quyền này khi có hành vi xâm phạm. Bất kỳ tổ chức, cá
nhân nào có hành vi xâm phạm quyền tác giả đều phải gánh chịu những hậu quả bất
lợi do pháp luật quy định. Chủ thể xâm phạm có thể phải chịu trách nhiệm hành chính
hoặc trách nhiệm dân sự, thậm chí là trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, việc chủ thể xâm
phạm phải chịu trách nhiệm pháp lý nào còn tùy thuộc vào ý chí chủ quan của chủ thể
quyền. Nếu chủ thể quyền có đơn khởi kiện chủ thể có hành vi xâm phạm quyền tác
giả thì khi đó, Tòa án sẽ áp dụng các biện pháp dân sự để xử lý tổ chức, cá nhân có
hành vi xâm phạm quyền tác giả như: Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm; buộc xin lỗi
cải chính công khai; buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự; buộc bồi thường thiệt hại…
Trên thế giới, hầu hết các nước khi phát hiện có các hành vi xâm phạm quyền tác
giả, chủ thể quyền thông thƣờng khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của mình. Tuy nhiên, ở Việt Nam, thực trạng xâm phạm quyền tác
giả ngày càng có xu hƣớng gia tăng, tính chất vi phạm ngày càng tinh vi hơn, nhưng
số vụ án về quyền tác giả được tòa án thụ lý và giải quyết còn rất khiêm tốn, mặc dù so
với biện pháp hành chính và biện pháp hình sự thì biện pháp dân sự có ưu thế hơn. Tại
sao vậy? Nguyên nhân là do tác giả, chủ sở hữu tác phẩm chưa coi việc khởi kiện ra
tòa là chuyện bình thường; cộng với năng lực, trình độ chuyên môn của cán bộ, công
chức ngành Tòa án còn yếu, hiểu biết chưa sâu về lĩnh vực sở hữu trí tuệ nói chung và
quyền tác giả nói riêng; do cơ chế giải quyết tranh chấp tại tòa án còn nhiều bất
cập…Vì thế chúng tôi chọn đề tài “Vi phạm quyền tác giả ở Việt Nam.”
2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Tiểu luận này nghiên cứu vấn đề cơ bản nhất về trách nhiệm pháp luật của cá
nhân, tổ chức đã có hành vi xâm phạm quyền tác giả.
Phương pháp nghiên cứu của Luận văn này là dựa trên phương pháp luận của
Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm của Đảng và pháp luật Nhà
nước ta về quyền tác giả. Đồng thời, Luận văn sử dụng thêm một số phương pháp khác
3
như phương pháp so sánh, phương pháp thống kê, tổng hợp.Vận dụng quan điểm toàn
diện và hệ thống, kết hợp khái quát và mô tả, phân tích và tổng hợp, các phương pháp
liên ngành xã hội và nhân văn.
3. Mục đích của đề tài
Xác định rõ các hành vi xâm phạm quyền tác giả; xem xét thực trạng xâm phạm
quyền tác giả ở Việt Nam; tìm hiểu và nghiên cứu các quy định về trách nhiệm dân sự
do xâm phạm quyền tác giả theo pháp luật Việt Nam
Qua đó đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật để việc
bảo vệ quyền tác giả bằng biện pháp dân sự trở thành cơ chế bảo vệ quyền sở hữu trí
tuệ phổ biến và hữu hiệu nhất.
4
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VI PHẠM QUYỀN TÁC GIẢ Ở
VIỆT NAM
1.1 Khái quát chung về quyền tác giả
Quyền tác giả hay tác quyền là bản quyền hoặc độc quyền của một tác giả cho tác
phẩm của người này. Quyền tác giả được dùng để bảo vệ các sáng tạo tinh thần có tính
chất văn hóa (cũng còn được gọi là tác phẩm) không bị vi phạm bản quyền, ví dụ như
các bài viết về khoa học hay văn học, sáng tác nhạc, ghi âm, tranh vẽ, hình chụp, phim
và các chương trình truyền thanh. Quyền này bảo vệ các quyền lợi cá nhân và lợi ích
kinh tế của tác giả trong mối liên quan với tác phẩm này. Một phần người ta cũng nói
đó là sở hữu trí tuệ (intellectual property) và vì thế là đặt việc bảo vệ sở hữu vật chất
và sở hữu trí tuệ song đôi với nhau, thế nhưng khái niệm này đang được tranh cãi gay
gắt. Quyền tác giả không cần phải đăng ký và thuộc về tác giả khi một tác phẩm được
ghi giữ lại ít nhất là một lần trên một phương tiện lưu trữ. Quyền tác giả thông thường
chỉ được công nhận khi sáng tạo này mới, có một phần công lao của tác giả và có thể
chỉ ra được là có tính chất duy nhất.
1.2 Khái niệm hành vi xâm phạm quyền tác giả
Trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành không có khái niệm chung để chỉ
các hành vi xâm phạm quyền tác giả mà các hành vi này được liệt kê tại Điều 28 Luật
SHTT 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009 như:
Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học. Quyền
tác giả là quyền độc quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm của
mình. Do vậy, hành vi chiếm đoạt quyền tác giả của tác phẩm văn học, nghệ thuật,
khoa học là hành vi vi phạm.
Mạo danh tác giả. Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm, được nêu tên thật
hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng là một trong các quyền nhân thân
của quyền tác giả. Việc mạo danh tác giả là trái với quy định này.
Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả. Tác giả, chủ sở
hữu quyền tác giả có quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác
phẩm. Khi đó, người nào công bố, phân phối tác phẩm mà không được sự cho phép
của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả thì sẽ bị coi là hành vi vi phạm quyền tác giả.
5
Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác
giả. Đồng tác giả là hai hay nhiều người cùng sáng tạo ra tác phẩm. Họ có quyền tác
giả đối với tác phẩm như nhau, và có quyền riêng đối với phần mà học trực tiếp sáng
tạo. Vì vậy khi công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả thì phải có sự đồng ý của
tất cả các đồng tác giả đó.
Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây
phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả. Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không
cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào
gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả là quyền nhân thân thứ tư được quy
định trong luật. Các quyền của quyền tác giả được pháp luật bảo hộ.
Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả.
Tuy nhiên không phải hành vi sao chép nào cũng là hành vi vi phạm. Việc tự sao chép
một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân hay sao chép tác
phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu không bị coi là hành vi vi
phạm quyền tác giả. Hành vi sao chép tác phẩm nhằm mục đích kinh doanh (ví dụ như
quán photocopy sao chép để bán cho người khác) là hành vi vi phạm.
Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác
giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh. Làm tác phẩm phái sinh là
một trong các quyền tài sản của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả. Họ được phép độc
quyền thực hiện quyền này hoặc cho phép người khác thực hiện. Vì vậy, khi không
được sự cho phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả thì hành vi làm tác phẩm phái
sinh này là trái với quy định của pháp luật.
Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả
tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật. Pháp luật
quy định tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một hay một số quyền tài sản của của
tác giả thì phải trả tiền thù lao, nhuận bút. Tuy nhiên có một số trường hợp không phải
trả thù lao như sau: Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng
dạy của cá nhân; Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận
hoặc minh họa trong tác phẩm của mình; Trích dẫn tác phẩm mà không làm sai ý tác
giả để viết báo, dùng trong ấn phẩm định kỳ, trong chương trình phát thanh, truyền
hình, phim tài liệu; Trích dẫn tác phẩm để giảng dạy trong nhà trường mà không làm
6
sai ý tác giả, không nhằm mục đích thương mại; Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong
thư viện với mục đích nghiên cứu; Biểu diễn tác phẩm sân khấu, loại hình biểu diễn
nghệ thuật khác trong các buổi sinh hoạt văn hoá, tuyên truyền cổ động không thu tiền
dưới bất kỳ hình thức nào; Ghi âm, ghi hình trực tiếp buổi biểu diễn để đưa tin thời sự
hoặc để giảng dạy; Chụp ảnh, truyền hình tác phẩm tạo hình, kiến trúc, nhiếp ảnh, mỹ
thuật ứng dụng được trưng bày tại nơi công cộng nhằm giới thiệu hình ảnh của tác
phẩm đó; Chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm
thị; Nhập khẩu bản sao tác phẩm của người khác để sử dụng riêng.
Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất
khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả. Tác phẩm cũng là đối tượng của hợp
đồng thuê. Do vậy, khi thuê tác phẩm, bên thuê có nghĩa vụ trả tiền nhuận bút, thù lao
và các lợi ích khác cho bên cho thuê. Việc vi phạm nghĩa vụ sẽ bị xử lý theo pháp luật.
Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến
công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được
phép của chủ sở hữu quyền tác giả. Các hoạt động liên quan đến phân phối, sao chép
tác phẩm đều phải có sự đồng ý của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả.
Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả. Xuất bản
tác phẩm là hành vi công bố, phân phối tác phẩm. Do đó phải được sự đồng ý của tác
giả, chủ sở hữu quyền tác giả.
Cố ý huỷ bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác
giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình. Quyền tác giả được
pháp luật bảo hộ trên cơ sở hành vi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hay tác giả,
chủ sở hữu quyền tác giả tự mình tiến hành các biện pháp tự bảo vệ. Tất cả các hành vi
gây cản trở đến việc bảo vệ tác phẩm đều là hành vi vi phạm pháp luật.
Cố ý xoá, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác
phẩm. Đây là hành vi xâm phạm thông tin của tác phẩm. Tác phẩm được bảo hộ một
cách tuyệt đối về mặt hình thức.
Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê
thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do
chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.
7
Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo. Lúc này tác phẩm không
còn là tác phẩm của chính tác giả đó nữa. Chính việc giả mạo chữ ký của người khác
đã là hành vi vi phạm pháp luật nên làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả
mạo là hành vi vi phạm quyền tác giả.
Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ
sở hữu quyền tác giả. Bản chất của hành vi này là hành vi công bố, phân phối tác phẩm
không được sự cho phép của tác giả.
1.3 Đặc điểm hành vi xâm phạm quyền tác giả
Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nói chung và hành vi xâm phạm quyền
tác giả nói riêng là một loại của hành vi vi phạm pháp luật. Do vậy, hành vi xâm phạm
quyền tác giả mang các đặc điểm chung của hành vi vi phạm pháp luật, đồng thời
mang những đặc điểm riêng có.
Chủ thể của hành vi xâm phạm quyền tác giả phải gánh lấy trách nhiệm pháp lý
đối với hành vi vi phạm của mình. Đây là đặc điểm của các hành vi vi phạm pháp luật
nói chung và cá nhân, tổ chức xâm phạm quyền tác giả phải gánh chịu trách nhiệm
hành chính, trách nhiệm dân sự và thâm chí trách nhiệm hình sự đối với hành vi vi
phạm của mình.
Hành vi xâm phạm quyền tác giả phải là hành vi thực tế (cố ý hay vô ý) của cá
nhân, tổ chức đối với đối tượng được bảo hộ quyền tác giả. Các hành vi này là xử sự
thực tế của các cá nhân và tổ chức xác định.
Hành vi xâm phạm quyền tác giả không chỉ gây tác hại chủ quyền của đối tượng
sở hữu trí tuệ bị xâm phạm mà còn ảnh hưởng đến lợi ích của toàn xã hội.
1.4 Trách nhiệm pháp luật đối với hành vi xâm phạm quyền tác giả
Theo Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định: Tội xâm phạm
quyền tác giả, quyền liên quan
Người nào không được phép của chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan mà cố ý
thực hiện một trong các hành vi sau đây, xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan
đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ
50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác
giả, quyền liên quan từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa
8
vi phạm trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ
50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:
- Sao chép tác phẩm, bản ghi âm, bản ghi hình;
- Phân phối đến công chúng bản sao tác phẩm, bản sao bản ghi âm, bản sao bản
ghi hình.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000
đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
- Có tổ chức;
- Phạm tội 02 lần trở lên;
- Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên;
- Gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan 500.000.000 đồng trở
lên;
- Hàng hóa vi phạm trị giá 500.000.000 đồng trở lên.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000
đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01
năm đến 05 năm.
Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
Thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này với quy mô
thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng
hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 300.000.000 đồng đến
dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới
500.000.000 đồng; thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng
hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 100.000.000 đồng đến
dưới 300.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới
300.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi
quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi
phạm, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;
Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ
1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06
tháng đến 02 năm;
9
Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến
300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định
hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm."
CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN VI PHẠM QUYỀN TÁC GIẢ VÀ CÁC BIỆN
PHÁP HIỆN NAY
2.1 Thực trạng vi phạm quyền tác giả hiện nay
Ở Việt Nam hiện nay, thực trạng xâm phạm quyền tác giả xảy ra khá phổ biến,
rộng khắp các lĩnh vực: Báo chí, xuất bản, âm nhạc, phát thanh truyền hình, biểu diễn,
trên mạng internet… Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số và internet đã mang
đến những tiện ích mới cho người sử dụng nhưng cũng mở ra các lối đi khác cho nạn
xâm phạm bản quyền ngày càng tinh vi và phức tạp hơn.
Mặc dù pháp luật Việt Nam hiện hành về cơ bản đã đáp ứng được các yêu cầu về
bảo hộ quyền tác giả trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên cũng như
yêu cầu thực tiễn của Việt Nam, nhưng trên thực tế tình trạng xâm phạm quyền tác giả
trong môi trường Internet tại Việt Nam hiện nay vẫn còn ở mức độ rất phổ biến. Hành
vi xâm phạm quyền tác giả nói chung, trên môi trường Internet nói riêng diễn ra đối
với tất cả các loại hình tác phẩm, từ tác phẩm văn học, khoa học đến tác phẩm điện
ảnh, âm nhạc, sân khấu, chương trình máy tính… Các hành vi xâm phạm quyền cũng
rất đa dạng, từ xâm phạm quyền tài sản như quyền sao chép, quyền truyền đạt, phân
phối tác phẩm đến quyền nhân thân như quyền công bố tác phẩm, quyền bảo vệ sự vẹn
toàn của tác phẩm… Các hành vi xâm phạm ngày càng tinh vi hơn với việc khai thác
sự phát triển của công nghệ (Pear to Pear: P2P, Bit Torrent, Cyberlockers…).
Theo Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 36/2008/CT-TTg về việc tăng
cường quản lý thực thi và bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan (quyền tác giả) của
Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch trong năm 2009, lực lượng thanh tra chuyên ngành
văn hóa, thể thao và du lịch đã thu giữ 649.324 băng đĩa các loại và 3885 bản sách.
Tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính là 11,500,510,000 VNĐ. Trong hai năm
2010 – 2011, thanh tra Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã xử phạt vi phạm hành chính
với tổng số tiền 227,000,000 VNĐ đối với các công ty có các website lưu trữ, cung
cấp và phổ biến đến công chúng số lượng lớn các bản ghi âm không được sự cho phép
của chủ sở hữu quyền. Trong năm 2013, thanh tra Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã
10
tiến hành xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với
chương trình máy tính với số tiền 2,033,000,000 VNĐ và yêu cầu ba website tháo gỡ
hàng nghìn bộ phim vi phạm bản quyền của sáu hãng phim lớn của Mỹ. Thanh tra Bộ
VHTTDL cũng đã tiếp nhận 60 đơn thư khiếu nại có liên quan đến tranh chấp quyền
tác giả đối với 142 đầu sách của 25 nhà xuất bản. Đó là chưa kể đến các trường hợp xử
lý ở các địa phương.
Những số liệu trên chỉ phản ánh một phần rất nhỏ thực trạng xâm phạm quyền
tác giả tại Việt Nam. Trên thực tế, với khoảng 400 website có sử dụng video (phim và
nhạc) tại Việt Nam, trong đó phần lớn tác phẩm được sử dụng trái phép thì có thể thấy
số lượng tác phẩm bị vi phạm quyền tác giả sẽ rất lớn. Thực tế việc sao chép, đăng tải
lại các bài báo trên các báo điện tử, các website còn rất phổ biến tại Việt Nam.
Tuy nhiên, đây không phải là tình trạng cá biệt ở Việt Nam mà còn là tình trạng
chung tại rất nhiều quốc gia.. Ví dụ tại Hàn Quốc, trong năm 2011, có khoảng 2,7 tỉ
nội dung các loại hình sao chép lậu (online và truyền thống), thất thoát khoảng 2,400 tỉ
won. Trong năm 2013, chỉ riêng việc sao chép lậu online đã chiếm khoảng 4000 tỉ
won. Tại Liên bang Nga, ước tính mỗi năm ngành công nghiệp điện ảnh Nga tổn thất
hơn 4 tỷ USD do những hành vi vi phạm bản quyền cũng như phổ biến trái phép các
bộ phim trên internet
Có rất nhiều lý do giải thích cho tình trạng trên. Đầu tiên phải kể đến là sự
phát triển mạnh mẽ của Internet và các thiết bị cho phép truy cập mạng Internet đã
khiến cho việc truyền tải, sao chép các tác phẩm trở nên rất dễ dàng. Sau đó là thói
quen “sài chùa” và ý thức không tôn trọng pháp luật sở hữu trí tuệ của đại bộ phận
người dân. Năng lực chuyên môn và sự thiếu hụt về nhân lực, về cơ sở vật chất và điều
kiện kỹ thuật trong các cơ quan thực thi quyền sở hữu trí tuệ cũng là một trong những
yếu tố làm cho việc thực thi quyền tác giả nói riêng, quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam
nói chung còn nhiều hạn chế. Các chủ thể quyền chưa có ý thức bảo vệ quyền của
mình. Ngoài ra, trong nhiều trường hợp pháp luật chưa thực sự bắt kịp được với sự
phát triển của công nghệ, chưa thực sự bảo hộ hiệu quả quyền tác giả trong môi trường
Internet.
11
2.2 Thực trạng tuân thủ quyền tác giả đối với sinh viên
Ở Việt Nam, bản quyền/ quyền tác giả được quy định chi tiết trong Bộ Luật Dân
sự 2005, Luật Sở hữu trí tuệ và Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và
quyền liên quan. Theo đó, quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác
phẩm do mình sáng tạo hoặc sở hữu, bao gồm các quyền: quyền nhân thân, quyền tài
sản. Những năm qua, tình trạng vi phạm bản quyền diễn ra ở hầu hết các lĩnh vực với
nhiều hình thức và mức độ khác nhau, trong đó có lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Hành
vi xâm phạm quyền tác giả được hiểu là việc sao chép lại các tác phẩm của người khác
mà không xin phép, thậm chí trích dẫn/ trích nguồn các công trình khoa học của người
khác mà không ghi công tác giả tạo ra.
Từ cách hiểu trên, có thể nhận diện các hành vi vi phạm quyền tác giả trong sinh
viên như: nhân bản, sử dụng và phân phối các bản sao chép lậu từ tài liệu gốc mà
không xin phép, trích dẫn nguồn trong nghiên cứu khoa học, ghi âm/ chụp hình bài
giảng của giảng viên trên lớp. Để có cơ sở đánh giá thực trạng việc tuân thủ bản quyền
trong sinh viên hiện nay, tác giả đã tiến hành khảo sát 100 sinh viên trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Việc vi phạm bản quyền diễn ra công khai bằng việc sao chép, nhân bản với số
lượng lớn từ tài liệu gốc. Chúng ta không phủ nhận những thành tựu mà công nghệ in
ấn đem lại. Dịch vụ in ấn ra đời và phát triển kéo theo nhu cầu về sao chép tăng cao.
Tuy nhiên, quyền sao chép được coi là “một trong những quyền tài sản cơ bản và quan
trọng của mỗi tác giả, chủ sở hữu tác phẩm và quyền này được bảo hộ theo quy định
của pháp luật”
Khi được hỏi về các cách thức để có được tài liệu, 58% sinh viên lựa chọn sử
dụng các bản sao chép lậu từ tài liệu gốc, 25% sinh viên tự đi mua tài liệu tại các nhà
sách, 15% sinh viên đến thư viện để đăng ký mượn tài liệu và chỉ có 2% sinh viên còn
lại sử dụng các hình thức khác.
Trong nghiên cứu khoa học, viết niên luận hoặc khoá luận tốt nghiệp của sinh
viên, việc thừa nhận kết quả nghiên cứu từ các tác giả đi trước để làm căn cứ chứng
minh cho luận điểm của mình là điều hết sức cần thiết. Vì vậy, trích dẫn theo cách trực
tiếp hoặc gián tiếp là yêu cầu không thể thiếu khi sử dụng ý tưởng, quan điểm, tri thức
12
của người khác trong nghiên cứu của mình. Khảo sát cho thấy sinh viên thường sao
chép bài viết của tác giả mà không có trích dẫn nguồn, hoặc trích dẫn các bài viết từ
nguồn không xác định trên Internet (46%), đặc biệt còn một bộ phận sinh viên không
bao giờ trích dẫn tài liệu khi làm các nghiên cứu (10%).
Chúng ta không phủ nhận những tiến bộ mà khoa học công nghệ đem lại cho
cuộc sống con người. Việc áp dụng các phương tiện giảng dạy của giảng viên đã được
triển khai hiệu quả, làm cho bài giảng của giảng viên thêm sinh động, giờ học của sinh
viên cũng trở nên hấp dẫn. Bài giảng của giảng viên là một phần nội dung trong
chương trình của một môn học được trình bày trước sinh viên, được coi là sản phẩm trí
tuệ và công sức lao động của giảng viên. Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ
thì việc vi phạm bản quyền đối với bài giảng của giảng viên thường xuyên xảy ra, 65%
sinh viên được hỏi thích chụp ảnh, ghi âm thậm chí quay clip bài giảng của giảng viên
hơn là cắm cúi ghi chép từ đầu đến cuối.
Như vậy, vấn đề tuân thủ bản quyền của sinh viên vẫn còn bất cập. Thông qua
khảo sát và từ góc độ của cá nhân, tác giả cho rằng có hai nguyên nhân chủ yếu dẫn
đến việc vi phạm bản quyền trong sinh viên:
- Thứ nhất, nhận thức của sinh viên về vấn đề vi phạm bản quyền chưa thực sự rõ
ràng. Đôi khi họ vi phạm bản quyền mà không biết mình vi phạm ở đâu trong khi họ
sử dụng tài liệu đó.
- Thứ hai, việc tuân thủ bản quyền ở Việt Nam chưa chặt chẽ. Dường như cũng
khó để xác định lỗi hoàn toàn chủ yếu thuộc về sinh viên. Sinh viên có thể coi là đối
tượng gián tiếp tiếp tay cho hành vi vi phạm bản quyền. Sinh viên cần sách giá rẻ hoặc
dùng sách photo cho những môn học có thời lượng ngắn hoặc có nội dung không quá
quan trọng với ngành học của mình [6], nên họ tìm đến các cửa hàng photocopy để
mua bán, sử dụng. Bản thân các cửa hàng photocopy mở ra để đáp ứng nhu cầu ấy lại
không bị quản lý bởi Nhà nước nên sách photo được bày bán tự do và công khai.
- Thứ ba, sự đáp ứng của các cơ quan thư viện - thông tin trong trường đại học
chưa làm thoả mãn nhu cầu của sinh viên. Khảo sát ý kiến của sinh viên, chúng ta thấy
được nguồn học liệu phục vụ cho học tập và nghiên cứu dành cho nhu cầu của họ được
các thư viện phục vụ chưa đầy đủ (55%) và sự cập nhật nội dung tài liệu trong thư viện
cũng chưa kịp thời (52%). Tại Khoản 2, Điều 25, Nghị định 100/2006/NĐ-CP ngày
13
21/9/2006 của Chính phủ, thư viện chỉ được quyền sao chép không quá một bản nhằm
mục đích nghiên cứu và thư viện không được sao chép, phân phối bản sao tác phẩm tới
công chúng. Với quy định này, việc đáp ứng về tài liệu cho sinh viên của thư viện gặp
khó khăn. Chính việc sinh viên thiếu nguồn tài liệu gốc và chưa được cập nhật thường
xuyên từ thư viện nên phần lớn sinh viên phải đi tìm tài liệu ở ngoài bằng cách sao
chép hoặc tự tìm trên mạng và tải xuống một phần hay toàn bộ tài liệu khi chưa được
phép của tác giả.
2.3 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về quyền tác giả
Cần thường xuyên điều chỉnh pháp luật nhưng linh động trong tình hình kinh tế,
điều kiện xã hội, mức thu nhập, việc làm, đến cả các mức độ ý thức, nhận thức của
người dân rồi dần dần tìm cách điều chỉnh khắc phục các trường hợp qui định về ngoại
lệ một cách hài hòa, phù hợp, có lộ trình.
Trong các giải pháp về hoàn chỉnh pháp luật, đặc biệt là các điều chỉnh về các
trường hợp ngoại lệ, đáng chú ý là vai trò của quyền nhân thân và quyền tài sản được
qui định tại Điều 19 và Điều 20. Tại điều khoản này, xét về hình thức là hoàn toàn phù
hợp với điều ước quốc tế, với Công ước Bern và Hiệp định Trips về các quyền độc
quyền, quyền ngoại lệ hay phù hợp với phép thử 3 bước của WIPO.
Các qui định tại Điều 19 về quyền nhân thân và Điều 20 về quyền tài sản là
quyền độc quyền của tác giả, nên vài trò của hai qui định này tác động rất lớn đến các
qui định về các trường hợp khai thác, sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan dựa trên
các trường hợp ngoại lệ.
Thuật ngữ nghiên cứu khoa học cần làm sáng tỏ, cụ thể và chi tiết hơn nữa để dễ
dàng phân biệt giữa nghiên cứu – nghiên cứu khoa học.
Bộ luật dân sự 2015 đã bãi bỏ các quy định về quyền sở hữu trí tuệ. Nhưng luật
sở hữu trí tuệ thì không bãi bỏ để tách ra thành 3 luật nhánh. Luật sở hữu trí tuệ Việt
Nam vẫn gánh 3 nhóm pháp luật, đó là: Quyền tác giả, quyền liên quan; quyền sở hữu
công nghiệp; quyền giống cây trồng. Đây là tồn tại bất cập trong hệ thống pháp luật tại
Việt Nam hiện nay.
2.4 Giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của sinh viên với vấn đề bản quyền
Để góp phần và nâng cao nhận thức của sinh viên đối với vấn đề bản quyền nhằm
mục đích thực hiện thành công việc tạo lập, quản lý, truyền bá, phổ biến và chia sẻ
14
OER trong các trường đại học, chúng ta cần có đề xuất “mở” từ nhận thức đến hành
động của các cấp lãnh đạo, quản lý đến cán bộ, giảng viên và người học.
Đối với sinh viên, họ cần được đào tạo để hiểu về triết lý mở, phần mềm, được
hướng dẫn khai thác OER trong trường đại học. Bản thân sinh viên nên được khuyến
khích và chủ động chia sẻ nguồn tài liệu của bản thân và có ý thức trong việc tự tạo
OER phục vụ học tập và nghiên cứu.
Đối với các cấp lãnh đạo và quản lý, cần có nhận thức mới về phát triển OER, từ
đó xây dựng OER một cách phong phú, chất lượng, tăng khả năng kết nối, chia sẻ, sử
dụng/ tái sử dụng. Bên cạnh đó, đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ, phần mềm,
nguồn kinh phí thích đáng để số hoá tài liệu, tạo truy cập mở, thực hiện các chính sách
đối với OER, từ đó tuyên truyền đến các giảng viên, cán bộ giúp họ có hiểu biết đúng
đắn về OER và áp dụng vào thực tiễn của quá trình giảng dạy, nghiên cứu.
Đối với người làm thư viện, cần thường xuyên trau dồi kiến thức, hiểu biết về
Luật Bản quyền, Luật Sở hữu trí tuệ, các loại giấy phép truy cập mở để kịp thời đề
xuất hướng xử lý trước các hiện tượng vi phạm/ ăn cắp bản quyền đối với nguồn thông
tin số nói chung, OER nói riêng.
Điều quan trọng nhất vẫn là việc thúc đẩy tự do chia sẻ trong môi trường học
thuật. Như vậy, có thể hình dung mô hình triển khai OER trong thực tế như sau: OER
được tạo ra bằng cách giảng viên hay người làm thư viện gắn các giấy phép CC lên tài
liệu nội sinh, bài giảng của mình và chia sẻ lên “kho tài nguyên OER” để người học
hoặc giảng viên khác tìm kiếm, tiếp tục chia sẻ. Như vậy, mô hình này có lợi ích thiết
thực không chỉ với giảng viên/ người làm thư viện mà còn cả sinh viên. Theo đó, vai
trò của giảng viên hay người làm thư viện là rất quan trọng vì họ đảm bảo OER được
phát triển mạnh mẽ và hiệu quả. Đối với sinh viên, bằng việc gắn giấy phép CC, họ
cũng có thể chia sẻ các tiểu luận, khoá luận tốt nghiệp của mình lên kho tài nguyên
này để sinh viên khác sử dụng làm tài liệu tham khảo cho bản thân trong học tập,
nghiên cứu. Càng nhiều người tạo lập, chia sẻ, OER sẽ thực sự phát huy hiệu quả,
giảm thiểu tình trạng vi phạm bản quyền hiện nay. Mô hình này thoả mãn đầy đủ các
giải pháp mà tác giả đề xuất ở phía trên.
15
KẾT LUẬN
Trong mười năm thi hành với vai trò vừa bảo vệ quyền lợi cho các tác giả sáng
tạo tác phẩm vừa bảo đảm quyền lợi cho người khai thác, sử dụng. Thật sự, là không
dễ, khi vai trò của pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan là phải làm sao để vừa
cân bằng, hài hòa lợi ích giữa hai chủ thể đều có quyền lợi và nhu cầu như nhau. Chính
vì điều này mà pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan không thể tránh được
những bất cập, vướng mắt trong quá trình điều chỉnh.
Hơn nữa, từ trước đến nay đại đa số các chủ thể khi tiếp cận về pháp luật quyền
tác giả, quyền liên quan như từ cơ quan thực thi đến doanh nghiệp khai thác nhằm mục
đích thương mại hay kể cả các tổ chức phục vụ công tác học thuật, nghiên cứu, thư
viện trong các trường đại học, giảng viên, sinh viên... Khi đề cập đến nhu cầu khai
thác, lưu trữ, sao chép, trích dẫn là người sử dụng chỉ nghĩ rằng pháp luật chỉ bảo hộ
cho người sáng tạo tác phẩm hay nếu tự ý xâm phạm đến tài sản trí tuệ của người khác
thì sẽ phải chịu các chế tài xử phạt... Nhưng, thực tế là họ không chú trọng đến quyền
lợi khai thác, khi bỏ qua các quy định về một số trường hợp ngoại lệ như không cần
phải xin phép, không cần phải trả tiền nhuận bút, thù lao. Thuật ngữ “ngoại lệ” về
quyền tác giả, quyền liên quan không được đề cập trong pháp luật Việt Nam. Tuy
nhiên, công ước Bern, hiệp định Trips đã đưa ra các quy định về ngoại lệ và các giới
hạn về ngoại lệ này được các quốc gia thành viên trong đó có Việt Nam đã qui định cụ
thể trong luật.
Tuy còn một số điểm chưa tương thích giữa pháp luật Việt Nam với các nước.
Nhưng qua các phân tích cũng đã cho thấy pháp luật Việt Nam rất quan tâm đến các
trường hợp ngoại lệ và bên cạnh các qui định cho phép khai thác, sử dụng pháp luật
trong các trường hợp ngoại lệ thì pháp luật Việt Nam vẫn đảm bảo được các khuôn
khổ pháp luật để bảo vệ cho người sáng tạo.
Về vấn đề thực thi pháp luật, thực hiện pháp luật thì cần nâng cao công tác tuyên
truyền, phổ biến pháp luật nhằm nâng cao ý thức và nhận thức cho người khai thác, sử
dụng, đặc biệt là các quy định pháp luật về khai thác, sử dụng các trường hợp ngoại lệ
quyền tác giả, quyền liên quan để họ nhận thức được rằng tính nhân văn trong pháp
luật về quyền tác giả đối với tác phẩm là pháp luật trao cho tác giả quyền độc quyền
nhưng cũng trao cho người sử dụng một số quyền ngoại lệ nhằm hài hòa lợi ích cho
16
người thụ hưởng và bảo vệ quyền lợi cho người sáng tạo. Từ đó, để người sử dụng vừa
được hưởng lợi vừa khai thác có trách nhiệm, tôn trọng quyền kinh tế, quyền tinh thần
đối với người có công sáng tạo.
17
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Huy Chương. Các mô hình bền vững của tài nguyên giáo dục mở //
Kỷ yếu Hội thảo “Xây dựng nền tảng học liệu mở cho giáo dục đại học Việt Nam: Đề
xuất chính sách, tạo lập cộng đồng và phát triển giải pháp công nghệ”. - 2015. - Tr. 34-
45.
2. Nguyễn Thị Đông. Học liệu mở trong tiến trình hiện thực hoá xã hội tri thức //
Kỷ yếu Hội thảo “Xây dựng nền tảng học liệu mở cho giáo dục đại học Việt Nam: Đề
xuất chính sách, tạo lập cộng đồng và phát triển giải pháp công nghệ”. - 2015. - Tr.
210-220.
3. Trương Minh Hoà. Học liệu mở và vai trò của học liệu mở trong đào tạo ngành
học Thông tin - Thư viện tại các trường đại học ở Việt Nam // Thông tin và Tư liệu. -
2016. - Tr. 20-32.
4. Đậu Mạnh Hoàn. Vai trò của giáo viên trong sử dụng và sản xuất tài nguyên
giáo dục mở ; Kỷ yếu Hội thảo “Triển khai tài nguyên giáo dục mở: Bản quyền và
Giấy phép mở”. - 2017. - Tr. 37-46.
5. Đỗ Văn Hùng. Tổng quan về học liệu mở và nhận dạng các yếu tố tác động
đến việc xây dựng và chia sẻ học liệu mở trong các trường đại học Việt Nam // Kỷ yếu
Hội thảo “Xây dựng nền tảng học liệu mở cho giáo dục đại học Việt Nam: Đề xuất
chính sách, tạo lập cộng đồng và phát triển giải pháp công nghệ”. - 2015. - Tr. 80-106.
6. Khánh Linh. Vấn đề và bình luận: Bản quyền và túi tiền sinh viên.
http://www.hcmulaw.edu.vn/hcmulaw/index.php?option=com_content&view=article
&id=13924&catid=762&Itemid=203.
7. Trần Viết Long. Vi phạm quyền tác giả trong các trường Đại học ở Việt Nam.
http://www.hcmulaw.edu.vn/hcmulaw/index.php?option=com_content&view=article
&id=13920&catid=761.
8. Lê Trung Nghĩa. Tổng quan về tài nguyên giáo dục mở và dự đoán một kịch
bản tương lai của giáo dục Việt Nam // Kỷ yếu Hội thảo “Xây dựng nền tảng học liệu
mở cho giáo dục đại học Việt Nam: Đề xuất chính sách, tạo lập cộng đồng và phát
triển giải pháp công nghệ”. - 2015. - Tr. 107-144.

More Related Content

Similar to Tiểu luận pháp luật về vi phạm quyền tác giả ở Việt Nam

Quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh theo quy định của luật Sở hữu trí tu...
Quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh theo quy định của luật Sở hữu trí tu...Quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh theo quy định của luật Sở hữu trí tu...
Quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh theo quy định của luật Sở hữu trí tu...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Bài Giảng Tuần 2
Bài Giảng Tuần 2Bài Giảng Tuần 2
Bài Giảng Tuần 2Vu Phu
 
Bảo hộ quyền của người biểu diễn theo pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam : Luậ...
Bảo hộ quyền của người biểu diễn theo pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam : Luậ...Bảo hộ quyền của người biểu diễn theo pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam : Luậ...
Bảo hộ quyền của người biểu diễn theo pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam : Luậ...nataliej4
 
Bao cao ra soat luat dat dai
Bao cao ra soat luat dat daiBao cao ra soat luat dat dai
Bao cao ra soat luat dat daiHung Nguyen
 
Bảo Vệ Quyền Tác Giả Đối Với Tác Phẩm Kiến Trúc​.pdf
Bảo Vệ Quyền Tác Giả Đối Với Tác Phẩm Kiến Trúc​.pdfBảo Vệ Quyền Tác Giả Đối Với Tác Phẩm Kiến Trúc​.pdf
Bảo Vệ Quyền Tác Giả Đối Với Tác Phẩm Kiến Trúc​.pdfMan_Ebook
 
Làm thế nào để đăng ký bản quyền tại Việt Nam.pdf
Làm thế nào để đăng ký bản quyền tại Việt Nam.pdfLàm thế nào để đăng ký bản quyền tại Việt Nam.pdf
Làm thế nào để đăng ký bản quyền tại Việt Nam.pdfKenfoxLaw
 

Similar to Tiểu luận pháp luật về vi phạm quyền tác giả ở Việt Nam (20)

Training.pdf
Training.pdfTraining.pdf
Training.pdf
 
Luận văn: Quản lý về đăng ký quyền tác giả theo pháp luật, HAY
Luận văn: Quản lý về đăng ký quyền tác giả theo pháp luật, HAYLuận văn: Quản lý về đăng ký quyền tác giả theo pháp luật, HAY
Luận văn: Quản lý về đăng ký quyền tác giả theo pháp luật, HAY
 
Quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh theo quy định của luật Sở hữu trí tu...
Quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh theo quy định của luật Sở hữu trí tu...Quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh theo quy định của luật Sở hữu trí tu...
Quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh theo quy định của luật Sở hữu trí tu...
 
Luận văn: Pháp luật về khai thác, sử dụng quyền tác giả, HAY
Luận văn: Pháp luật về khai thác, sử dụng quyền tác giả, HAYLuận văn: Pháp luật về khai thác, sử dụng quyền tác giả, HAY
Luận văn: Pháp luật về khai thác, sử dụng quyền tác giả, HAY
 
Luận văn: Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học theo luật
Luận văn: Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học theo luậtLuận văn: Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học theo luật
Luận văn: Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học theo luật
 
Bài Giảng Tuần 2
Bài Giảng Tuần 2Bài Giảng Tuần 2
Bài Giảng Tuần 2
 
Bảo hộ quyền của người biểu diễn theo pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam : Luậ...
Bảo hộ quyền của người biểu diễn theo pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam : Luậ...Bảo hộ quyền của người biểu diễn theo pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam : Luậ...
Bảo hộ quyền của người biểu diễn theo pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam : Luậ...
 
Đề tài: Quyền của người biểu diễn theo luật Sở hữu trí tuệ, HAY
Đề tài: Quyền của người biểu diễn theo luật Sở hữu trí tuệ, HAYĐề tài: Quyền của người biểu diễn theo luật Sở hữu trí tuệ, HAY
Đề tài: Quyền của người biểu diễn theo luật Sở hữu trí tuệ, HAY
 
Quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh theo pháp luật sở hữu trí tuệ Việt N...
Quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh theo pháp luật sở hữu trí tuệ Việt N...Quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh theo pháp luật sở hữu trí tuệ Việt N...
Quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh theo pháp luật sở hữu trí tuệ Việt N...
 
Bao cao ra soat luat dat dai
Bao cao ra soat luat dat daiBao cao ra soat luat dat dai
Bao cao ra soat luat dat dai
 
Bảo Vệ Quyền Tác Giả Đối Với Tác Phẩm Kiến Trúc​.pdf
Bảo Vệ Quyền Tác Giả Đối Với Tác Phẩm Kiến Trúc​.pdfBảo Vệ Quyền Tác Giả Đối Với Tác Phẩm Kiến Trúc​.pdf
Bảo Vệ Quyền Tác Giả Đối Với Tác Phẩm Kiến Trúc​.pdf
 
Đề tài: Bảo vệ quyền nhân thân bằng pháp luật dân sự về báo chí
Đề tài: Bảo vệ quyền nhân thân bằng pháp luật dân sự về báo chíĐề tài: Bảo vệ quyền nhân thân bằng pháp luật dân sự về báo chí
Đề tài: Bảo vệ quyền nhân thân bằng pháp luật dân sự về báo chí
 
Luận văn: Bảo vệ quyền nhân thân trong lĩnh vực báo chí, HAY
Luận văn: Bảo vệ quyền nhân thân trong lĩnh vực báo chí, HAYLuận văn: Bảo vệ quyền nhân thân trong lĩnh vực báo chí, HAY
Luận văn: Bảo vệ quyền nhân thân trong lĩnh vực báo chí, HAY
 
Làm thế nào để đăng ký bản quyền tại Việt Nam.pdf
Làm thế nào để đăng ký bản quyền tại Việt Nam.pdfLàm thế nào để đăng ký bản quyền tại Việt Nam.pdf
Làm thế nào để đăng ký bản quyền tại Việt Nam.pdf
 
Cơ Sở Lý Luận Hàng Giả Mạo Về Sở Hữu Trí Tuệ Theo Quy Định Của Luật Sở Hữu...
Cơ Sở Lý Luận Hàng Giả Mạo Về Sở Hữu Trí Tuệ Theo Quy Định Của Luật Sở Hữu...Cơ Sở Lý Luận Hàng Giả Mạo Về Sở Hữu Trí Tuệ Theo Quy Định Của Luật Sở Hữu...
Cơ Sở Lý Luận Hàng Giả Mạo Về Sở Hữu Trí Tuệ Theo Quy Định Của Luật Sở Hữu...
 
Cơ Sở Lý Luận Hàng Giả Mạo Về Sở Hữu Trí Tuệ Theo Quy Định Của Luật Sở Hữu...
Cơ Sở Lý Luận Hàng Giả Mạo Về Sở Hữu Trí Tuệ Theo Quy Định Của Luật Sở Hữu...Cơ Sở Lý Luận Hàng Giả Mạo Về Sở Hữu Trí Tuệ Theo Quy Định Của Luật Sở Hữu...
Cơ Sở Lý Luận Hàng Giả Mạo Về Sở Hữu Trí Tuệ Theo Quy Định Của Luật Sở Hữu...
 
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp quyền tác giả, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp quyền tác giả, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp quyền tác giả, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp quyền tác giả, HAY, 9 ĐIỂM
 
Vlcc intro
Vlcc introVlcc intro
Vlcc intro
 
Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học dân gian, HAY, 9đ
Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học dân gian, HAY, 9đBảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học dân gian, HAY, 9đ
Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học dân gian, HAY, 9đ
 
Cơ sở lý luận về sự tác động của dư luận xã hội đối với việc thực hiện pháp l...
Cơ sở lý luận về sự tác động của dư luận xã hội đối với việc thực hiện pháp l...Cơ sở lý luận về sự tác động của dư luận xã hội đối với việc thực hiện pháp l...
Cơ sở lý luận về sự tác động của dư luận xã hội đối với việc thực hiện pháp l...
 

More from Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877

Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeBáo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkBáo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiLuận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamLuận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnLuận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởLuận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiLuận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoLuận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịLuận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtTiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhTiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTTiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

More from Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877 (20)

Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeBáo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
 
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkBáo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
 
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
 
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiLuận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thốngLuận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
 
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamLuận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
 
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnLuận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
 
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởLuận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
 
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiLuận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
 
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang TrạiLuận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
 
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoLuận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
 
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịLuận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
 
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtTiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafeTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhTiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
 
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn THTiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
 
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTTiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
 

Recently uploaded

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 

Tiểu luận pháp luật về vi phạm quyền tác giả ở Việt Nam

  • 1. MÃ MÔN HỌC: THỰC HIỆN: LỚP: GVHD: Tp. Hồ Chí Minh, tháng năm 2020 KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ BỘ MÔN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG ---------- TIỂU LUẬN CUỐI KỲ *** VI PHẠM QUYỀN TÁC GIẢ Ở VIỆT NAM Dịch vụ làm tiểu luận Luanvantrithuc.com Hotline 0936.885.877 Tải file tài liệu qua zalo
  • 2. DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA VIẾT TIỂU LUẬN HỌC KỲ II NĂM HỌC 2019-2020 Nhóm: Tên đề tài: Vi phạm quyền tác giả ở Việt Nam STT HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN MÃ SỐ SINH VIÊN TỈ LỆ % HOÀN THÀNH 1 100% 2 100% 3 100% 4 100% 5 100% Ghi chú: - Tỷ lệ % = 100%: Mức độ phần trăm của từng sinh viên tham gia. - Trưởng nhóm: SĐT: Nhận xét của giáo viên ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. Ngày tháng năm 2020
  • 3. 1 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 3. Mục đích đề tài PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VI PHẠM QUYỀN TÁC GIẢ Ở VIỆT NAM 1.1 Khái quát chung về quyền tác giả 1.2 Khái niệm hành vi xâm phạm quyền tác giả 1.3 Đặc điểm hành vi xâm phạm quyền tác giả 1.4 Trách nhiệm pháp luật đối với hành vi xâm phạm quyền tác giả CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN VI PHẠM QUYỀN TÁC GIẢ VÀ CÁC BIỆN PHÁP HIỆN NAY 2.1 Thực trạng vi phạm quyền tác giả hiện nay 2.2 Thực trạng tuân thủ quyền tác giả đối với sinh viên 2.3 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về quyền tác giả 2.4 Giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của sinh viên với vấn đề bản quyền PHẦN KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • 4. 2 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Quyền này được Nhà nước bảo hộ; do đó, pháp luật đã quy định trình tự thực hiện và bảo vệ các quyền này khi có hành vi xâm phạm. Bất kỳ tổ chức, cá nhân nào có hành vi xâm phạm quyền tác giả đều phải gánh chịu những hậu quả bất lợi do pháp luật quy định. Chủ thể xâm phạm có thể phải chịu trách nhiệm hành chính hoặc trách nhiệm dân sự, thậm chí là trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, việc chủ thể xâm phạm phải chịu trách nhiệm pháp lý nào còn tùy thuộc vào ý chí chủ quan của chủ thể quyền. Nếu chủ thể quyền có đơn khởi kiện chủ thể có hành vi xâm phạm quyền tác giả thì khi đó, Tòa án sẽ áp dụng các biện pháp dân sự để xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền tác giả như: Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm; buộc xin lỗi cải chính công khai; buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự; buộc bồi thường thiệt hại… Trên thế giới, hầu hết các nước khi phát hiện có các hành vi xâm phạm quyền tác giả, chủ thể quyền thông thƣờng khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Tuy nhiên, ở Việt Nam, thực trạng xâm phạm quyền tác giả ngày càng có xu hƣớng gia tăng, tính chất vi phạm ngày càng tinh vi hơn, nhưng số vụ án về quyền tác giả được tòa án thụ lý và giải quyết còn rất khiêm tốn, mặc dù so với biện pháp hành chính và biện pháp hình sự thì biện pháp dân sự có ưu thế hơn. Tại sao vậy? Nguyên nhân là do tác giả, chủ sở hữu tác phẩm chưa coi việc khởi kiện ra tòa là chuyện bình thường; cộng với năng lực, trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức ngành Tòa án còn yếu, hiểu biết chưa sâu về lĩnh vực sở hữu trí tuệ nói chung và quyền tác giả nói riêng; do cơ chế giải quyết tranh chấp tại tòa án còn nhiều bất cập…Vì thế chúng tôi chọn đề tài “Vi phạm quyền tác giả ở Việt Nam.” 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Tiểu luận này nghiên cứu vấn đề cơ bản nhất về trách nhiệm pháp luật của cá nhân, tổ chức đã có hành vi xâm phạm quyền tác giả. Phương pháp nghiên cứu của Luận văn này là dựa trên phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm của Đảng và pháp luật Nhà nước ta về quyền tác giả. Đồng thời, Luận văn sử dụng thêm một số phương pháp khác
  • 5. 3 như phương pháp so sánh, phương pháp thống kê, tổng hợp.Vận dụng quan điểm toàn diện và hệ thống, kết hợp khái quát và mô tả, phân tích và tổng hợp, các phương pháp liên ngành xã hội và nhân văn. 3. Mục đích của đề tài Xác định rõ các hành vi xâm phạm quyền tác giả; xem xét thực trạng xâm phạm quyền tác giả ở Việt Nam; tìm hiểu và nghiên cứu các quy định về trách nhiệm dân sự do xâm phạm quyền tác giả theo pháp luật Việt Nam Qua đó đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật để việc bảo vệ quyền tác giả bằng biện pháp dân sự trở thành cơ chế bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ phổ biến và hữu hiệu nhất.
  • 6. 4 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VI PHẠM QUYỀN TÁC GIẢ Ở VIỆT NAM 1.1 Khái quát chung về quyền tác giả Quyền tác giả hay tác quyền là bản quyền hoặc độc quyền của một tác giả cho tác phẩm của người này. Quyền tác giả được dùng để bảo vệ các sáng tạo tinh thần có tính chất văn hóa (cũng còn được gọi là tác phẩm) không bị vi phạm bản quyền, ví dụ như các bài viết về khoa học hay văn học, sáng tác nhạc, ghi âm, tranh vẽ, hình chụp, phim và các chương trình truyền thanh. Quyền này bảo vệ các quyền lợi cá nhân và lợi ích kinh tế của tác giả trong mối liên quan với tác phẩm này. Một phần người ta cũng nói đó là sở hữu trí tuệ (intellectual property) và vì thế là đặt việc bảo vệ sở hữu vật chất và sở hữu trí tuệ song đôi với nhau, thế nhưng khái niệm này đang được tranh cãi gay gắt. Quyền tác giả không cần phải đăng ký và thuộc về tác giả khi một tác phẩm được ghi giữ lại ít nhất là một lần trên một phương tiện lưu trữ. Quyền tác giả thông thường chỉ được công nhận khi sáng tạo này mới, có một phần công lao của tác giả và có thể chỉ ra được là có tính chất duy nhất. 1.2 Khái niệm hành vi xâm phạm quyền tác giả Trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành không có khái niệm chung để chỉ các hành vi xâm phạm quyền tác giả mà các hành vi này được liệt kê tại Điều 28 Luật SHTT 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009 như: Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học. Quyền tác giả là quyền độc quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm của mình. Do vậy, hành vi chiếm đoạt quyền tác giả của tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học là hành vi vi phạm. Mạo danh tác giả. Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm, được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng là một trong các quyền nhân thân của quyền tác giả. Việc mạo danh tác giả là trái với quy định này. Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả. Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm. Khi đó, người nào công bố, phân phối tác phẩm mà không được sự cho phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả thì sẽ bị coi là hành vi vi phạm quyền tác giả.
  • 7. 5 Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả. Đồng tác giả là hai hay nhiều người cùng sáng tạo ra tác phẩm. Họ có quyền tác giả đối với tác phẩm như nhau, và có quyền riêng đối với phần mà học trực tiếp sáng tạo. Vì vậy khi công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả thì phải có sự đồng ý của tất cả các đồng tác giả đó. Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả. Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả là quyền nhân thân thứ tư được quy định trong luật. Các quyền của quyền tác giả được pháp luật bảo hộ. Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả. Tuy nhiên không phải hành vi sao chép nào cũng là hành vi vi phạm. Việc tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân hay sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu không bị coi là hành vi vi phạm quyền tác giả. Hành vi sao chép tác phẩm nhằm mục đích kinh doanh (ví dụ như quán photocopy sao chép để bán cho người khác) là hành vi vi phạm. Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh. Làm tác phẩm phái sinh là một trong các quyền tài sản của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả. Họ được phép độc quyền thực hiện quyền này hoặc cho phép người khác thực hiện. Vì vậy, khi không được sự cho phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả thì hành vi làm tác phẩm phái sinh này là trái với quy định của pháp luật. Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật. Pháp luật quy định tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một hay một số quyền tài sản của của tác giả thì phải trả tiền thù lao, nhuận bút. Tuy nhiên có một số trường hợp không phải trả thù lao như sau: Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân; Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình; Trích dẫn tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để viết báo, dùng trong ấn phẩm định kỳ, trong chương trình phát thanh, truyền hình, phim tài liệu; Trích dẫn tác phẩm để giảng dạy trong nhà trường mà không làm
  • 8. 6 sai ý tác giả, không nhằm mục đích thương mại; Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu; Biểu diễn tác phẩm sân khấu, loại hình biểu diễn nghệ thuật khác trong các buổi sinh hoạt văn hoá, tuyên truyền cổ động không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào; Ghi âm, ghi hình trực tiếp buổi biểu diễn để đưa tin thời sự hoặc để giảng dạy; Chụp ảnh, truyền hình tác phẩm tạo hình, kiến trúc, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng được trưng bày tại nơi công cộng nhằm giới thiệu hình ảnh của tác phẩm đó; Chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị; Nhập khẩu bản sao tác phẩm của người khác để sử dụng riêng. Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả. Tác phẩm cũng là đối tượng của hợp đồng thuê. Do vậy, khi thuê tác phẩm, bên thuê có nghĩa vụ trả tiền nhuận bút, thù lao và các lợi ích khác cho bên cho thuê. Việc vi phạm nghĩa vụ sẽ bị xử lý theo pháp luật. Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả. Các hoạt động liên quan đến phân phối, sao chép tác phẩm đều phải có sự đồng ý của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả. Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả. Xuất bản tác phẩm là hành vi công bố, phân phối tác phẩm. Do đó phải được sự đồng ý của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả. Cố ý huỷ bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình. Quyền tác giả được pháp luật bảo hộ trên cơ sở hành vi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hay tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả tự mình tiến hành các biện pháp tự bảo vệ. Tất cả các hành vi gây cản trở đến việc bảo vệ tác phẩm đều là hành vi vi phạm pháp luật. Cố ý xoá, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm. Đây là hành vi xâm phạm thông tin của tác phẩm. Tác phẩm được bảo hộ một cách tuyệt đối về mặt hình thức. Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.
  • 9. 7 Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo. Lúc này tác phẩm không còn là tác phẩm của chính tác giả đó nữa. Chính việc giả mạo chữ ký của người khác đã là hành vi vi phạm pháp luật nên làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo là hành vi vi phạm quyền tác giả. Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả. Bản chất của hành vi này là hành vi công bố, phân phối tác phẩm không được sự cho phép của tác giả. 1.3 Đặc điểm hành vi xâm phạm quyền tác giả Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nói chung và hành vi xâm phạm quyền tác giả nói riêng là một loại của hành vi vi phạm pháp luật. Do vậy, hành vi xâm phạm quyền tác giả mang các đặc điểm chung của hành vi vi phạm pháp luật, đồng thời mang những đặc điểm riêng có. Chủ thể của hành vi xâm phạm quyền tác giả phải gánh lấy trách nhiệm pháp lý đối với hành vi vi phạm của mình. Đây là đặc điểm của các hành vi vi phạm pháp luật nói chung và cá nhân, tổ chức xâm phạm quyền tác giả phải gánh chịu trách nhiệm hành chính, trách nhiệm dân sự và thâm chí trách nhiệm hình sự đối với hành vi vi phạm của mình. Hành vi xâm phạm quyền tác giả phải là hành vi thực tế (cố ý hay vô ý) của cá nhân, tổ chức đối với đối tượng được bảo hộ quyền tác giả. Các hành vi này là xử sự thực tế của các cá nhân và tổ chức xác định. Hành vi xâm phạm quyền tác giả không chỉ gây tác hại chủ quyền của đối tượng sở hữu trí tuệ bị xâm phạm mà còn ảnh hưởng đến lợi ích của toàn xã hội. 1.4 Trách nhiệm pháp luật đối với hành vi xâm phạm quyền tác giả Theo Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định: Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan Người nào không được phép của chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan mà cố ý thực hiện một trong các hành vi sau đây, xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa
  • 10. 8 vi phạm trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm: - Sao chép tác phẩm, bản ghi âm, bản ghi hình; - Phân phối đến công chúng bản sao tác phẩm, bản sao bản ghi âm, bản sao bản ghi hình. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: - Có tổ chức; - Phạm tội 02 lần trở lên; - Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên; - Gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan 500.000.000 đồng trở lên; - Hàng hóa vi phạm trị giá 500.000.000 đồng trở lên. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau: Thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng; Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm;
  • 11. 9 Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm." CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN VI PHẠM QUYỀN TÁC GIẢ VÀ CÁC BIỆN PHÁP HIỆN NAY 2.1 Thực trạng vi phạm quyền tác giả hiện nay Ở Việt Nam hiện nay, thực trạng xâm phạm quyền tác giả xảy ra khá phổ biến, rộng khắp các lĩnh vực: Báo chí, xuất bản, âm nhạc, phát thanh truyền hình, biểu diễn, trên mạng internet… Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số và internet đã mang đến những tiện ích mới cho người sử dụng nhưng cũng mở ra các lối đi khác cho nạn xâm phạm bản quyền ngày càng tinh vi và phức tạp hơn. Mặc dù pháp luật Việt Nam hiện hành về cơ bản đã đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ quyền tác giả trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên cũng như yêu cầu thực tiễn của Việt Nam, nhưng trên thực tế tình trạng xâm phạm quyền tác giả trong môi trường Internet tại Việt Nam hiện nay vẫn còn ở mức độ rất phổ biến. Hành vi xâm phạm quyền tác giả nói chung, trên môi trường Internet nói riêng diễn ra đối với tất cả các loại hình tác phẩm, từ tác phẩm văn học, khoa học đến tác phẩm điện ảnh, âm nhạc, sân khấu, chương trình máy tính… Các hành vi xâm phạm quyền cũng rất đa dạng, từ xâm phạm quyền tài sản như quyền sao chép, quyền truyền đạt, phân phối tác phẩm đến quyền nhân thân như quyền công bố tác phẩm, quyền bảo vệ sự vẹn toàn của tác phẩm… Các hành vi xâm phạm ngày càng tinh vi hơn với việc khai thác sự phát triển của công nghệ (Pear to Pear: P2P, Bit Torrent, Cyberlockers…). Theo Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 36/2008/CT-TTg về việc tăng cường quản lý thực thi và bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan (quyền tác giả) của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch trong năm 2009, lực lượng thanh tra chuyên ngành văn hóa, thể thao và du lịch đã thu giữ 649.324 băng đĩa các loại và 3885 bản sách. Tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính là 11,500,510,000 VNĐ. Trong hai năm 2010 – 2011, thanh tra Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền 227,000,000 VNĐ đối với các công ty có các website lưu trữ, cung cấp và phổ biến đến công chúng số lượng lớn các bản ghi âm không được sự cho phép của chủ sở hữu quyền. Trong năm 2013, thanh tra Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã
  • 12. 10 tiến hành xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với chương trình máy tính với số tiền 2,033,000,000 VNĐ và yêu cầu ba website tháo gỡ hàng nghìn bộ phim vi phạm bản quyền của sáu hãng phim lớn của Mỹ. Thanh tra Bộ VHTTDL cũng đã tiếp nhận 60 đơn thư khiếu nại có liên quan đến tranh chấp quyền tác giả đối với 142 đầu sách của 25 nhà xuất bản. Đó là chưa kể đến các trường hợp xử lý ở các địa phương. Những số liệu trên chỉ phản ánh một phần rất nhỏ thực trạng xâm phạm quyền tác giả tại Việt Nam. Trên thực tế, với khoảng 400 website có sử dụng video (phim và nhạc) tại Việt Nam, trong đó phần lớn tác phẩm được sử dụng trái phép thì có thể thấy số lượng tác phẩm bị vi phạm quyền tác giả sẽ rất lớn. Thực tế việc sao chép, đăng tải lại các bài báo trên các báo điện tử, các website còn rất phổ biến tại Việt Nam. Tuy nhiên, đây không phải là tình trạng cá biệt ở Việt Nam mà còn là tình trạng chung tại rất nhiều quốc gia.. Ví dụ tại Hàn Quốc, trong năm 2011, có khoảng 2,7 tỉ nội dung các loại hình sao chép lậu (online và truyền thống), thất thoát khoảng 2,400 tỉ won. Trong năm 2013, chỉ riêng việc sao chép lậu online đã chiếm khoảng 4000 tỉ won. Tại Liên bang Nga, ước tính mỗi năm ngành công nghiệp điện ảnh Nga tổn thất hơn 4 tỷ USD do những hành vi vi phạm bản quyền cũng như phổ biến trái phép các bộ phim trên internet Có rất nhiều lý do giải thích cho tình trạng trên. Đầu tiên phải kể đến là sự phát triển mạnh mẽ của Internet và các thiết bị cho phép truy cập mạng Internet đã khiến cho việc truyền tải, sao chép các tác phẩm trở nên rất dễ dàng. Sau đó là thói quen “sài chùa” và ý thức không tôn trọng pháp luật sở hữu trí tuệ của đại bộ phận người dân. Năng lực chuyên môn và sự thiếu hụt về nhân lực, về cơ sở vật chất và điều kiện kỹ thuật trong các cơ quan thực thi quyền sở hữu trí tuệ cũng là một trong những yếu tố làm cho việc thực thi quyền tác giả nói riêng, quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam nói chung còn nhiều hạn chế. Các chủ thể quyền chưa có ý thức bảo vệ quyền của mình. Ngoài ra, trong nhiều trường hợp pháp luật chưa thực sự bắt kịp được với sự phát triển của công nghệ, chưa thực sự bảo hộ hiệu quả quyền tác giả trong môi trường Internet.
  • 13. 11 2.2 Thực trạng tuân thủ quyền tác giả đối với sinh viên Ở Việt Nam, bản quyền/ quyền tác giả được quy định chi tiết trong Bộ Luật Dân sự 2005, Luật Sở hữu trí tuệ và Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan. Theo đó, quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo hoặc sở hữu, bao gồm các quyền: quyền nhân thân, quyền tài sản. Những năm qua, tình trạng vi phạm bản quyền diễn ra ở hầu hết các lĩnh vực với nhiều hình thức và mức độ khác nhau, trong đó có lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Hành vi xâm phạm quyền tác giả được hiểu là việc sao chép lại các tác phẩm của người khác mà không xin phép, thậm chí trích dẫn/ trích nguồn các công trình khoa học của người khác mà không ghi công tác giả tạo ra. Từ cách hiểu trên, có thể nhận diện các hành vi vi phạm quyền tác giả trong sinh viên như: nhân bản, sử dụng và phân phối các bản sao chép lậu từ tài liệu gốc mà không xin phép, trích dẫn nguồn trong nghiên cứu khoa học, ghi âm/ chụp hình bài giảng của giảng viên trên lớp. Để có cơ sở đánh giá thực trạng việc tuân thủ bản quyền trong sinh viên hiện nay, tác giả đã tiến hành khảo sát 100 sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Việc vi phạm bản quyền diễn ra công khai bằng việc sao chép, nhân bản với số lượng lớn từ tài liệu gốc. Chúng ta không phủ nhận những thành tựu mà công nghệ in ấn đem lại. Dịch vụ in ấn ra đời và phát triển kéo theo nhu cầu về sao chép tăng cao. Tuy nhiên, quyền sao chép được coi là “một trong những quyền tài sản cơ bản và quan trọng của mỗi tác giả, chủ sở hữu tác phẩm và quyền này được bảo hộ theo quy định của pháp luật” Khi được hỏi về các cách thức để có được tài liệu, 58% sinh viên lựa chọn sử dụng các bản sao chép lậu từ tài liệu gốc, 25% sinh viên tự đi mua tài liệu tại các nhà sách, 15% sinh viên đến thư viện để đăng ký mượn tài liệu và chỉ có 2% sinh viên còn lại sử dụng các hình thức khác. Trong nghiên cứu khoa học, viết niên luận hoặc khoá luận tốt nghiệp của sinh viên, việc thừa nhận kết quả nghiên cứu từ các tác giả đi trước để làm căn cứ chứng minh cho luận điểm của mình là điều hết sức cần thiết. Vì vậy, trích dẫn theo cách trực tiếp hoặc gián tiếp là yêu cầu không thể thiếu khi sử dụng ý tưởng, quan điểm, tri thức
  • 14. 12 của người khác trong nghiên cứu của mình. Khảo sát cho thấy sinh viên thường sao chép bài viết của tác giả mà không có trích dẫn nguồn, hoặc trích dẫn các bài viết từ nguồn không xác định trên Internet (46%), đặc biệt còn một bộ phận sinh viên không bao giờ trích dẫn tài liệu khi làm các nghiên cứu (10%). Chúng ta không phủ nhận những tiến bộ mà khoa học công nghệ đem lại cho cuộc sống con người. Việc áp dụng các phương tiện giảng dạy của giảng viên đã được triển khai hiệu quả, làm cho bài giảng của giảng viên thêm sinh động, giờ học của sinh viên cũng trở nên hấp dẫn. Bài giảng của giảng viên là một phần nội dung trong chương trình của một môn học được trình bày trước sinh viên, được coi là sản phẩm trí tuệ và công sức lao động của giảng viên. Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ thì việc vi phạm bản quyền đối với bài giảng của giảng viên thường xuyên xảy ra, 65% sinh viên được hỏi thích chụp ảnh, ghi âm thậm chí quay clip bài giảng của giảng viên hơn là cắm cúi ghi chép từ đầu đến cuối. Như vậy, vấn đề tuân thủ bản quyền của sinh viên vẫn còn bất cập. Thông qua khảo sát và từ góc độ của cá nhân, tác giả cho rằng có hai nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc vi phạm bản quyền trong sinh viên: - Thứ nhất, nhận thức của sinh viên về vấn đề vi phạm bản quyền chưa thực sự rõ ràng. Đôi khi họ vi phạm bản quyền mà không biết mình vi phạm ở đâu trong khi họ sử dụng tài liệu đó. - Thứ hai, việc tuân thủ bản quyền ở Việt Nam chưa chặt chẽ. Dường như cũng khó để xác định lỗi hoàn toàn chủ yếu thuộc về sinh viên. Sinh viên có thể coi là đối tượng gián tiếp tiếp tay cho hành vi vi phạm bản quyền. Sinh viên cần sách giá rẻ hoặc dùng sách photo cho những môn học có thời lượng ngắn hoặc có nội dung không quá quan trọng với ngành học của mình [6], nên họ tìm đến các cửa hàng photocopy để mua bán, sử dụng. Bản thân các cửa hàng photocopy mở ra để đáp ứng nhu cầu ấy lại không bị quản lý bởi Nhà nước nên sách photo được bày bán tự do và công khai. - Thứ ba, sự đáp ứng của các cơ quan thư viện - thông tin trong trường đại học chưa làm thoả mãn nhu cầu của sinh viên. Khảo sát ý kiến của sinh viên, chúng ta thấy được nguồn học liệu phục vụ cho học tập và nghiên cứu dành cho nhu cầu của họ được các thư viện phục vụ chưa đầy đủ (55%) và sự cập nhật nội dung tài liệu trong thư viện cũng chưa kịp thời (52%). Tại Khoản 2, Điều 25, Nghị định 100/2006/NĐ-CP ngày
  • 15. 13 21/9/2006 của Chính phủ, thư viện chỉ được quyền sao chép không quá một bản nhằm mục đích nghiên cứu và thư viện không được sao chép, phân phối bản sao tác phẩm tới công chúng. Với quy định này, việc đáp ứng về tài liệu cho sinh viên của thư viện gặp khó khăn. Chính việc sinh viên thiếu nguồn tài liệu gốc và chưa được cập nhật thường xuyên từ thư viện nên phần lớn sinh viên phải đi tìm tài liệu ở ngoài bằng cách sao chép hoặc tự tìm trên mạng và tải xuống một phần hay toàn bộ tài liệu khi chưa được phép của tác giả. 2.3 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về quyền tác giả Cần thường xuyên điều chỉnh pháp luật nhưng linh động trong tình hình kinh tế, điều kiện xã hội, mức thu nhập, việc làm, đến cả các mức độ ý thức, nhận thức của người dân rồi dần dần tìm cách điều chỉnh khắc phục các trường hợp qui định về ngoại lệ một cách hài hòa, phù hợp, có lộ trình. Trong các giải pháp về hoàn chỉnh pháp luật, đặc biệt là các điều chỉnh về các trường hợp ngoại lệ, đáng chú ý là vai trò của quyền nhân thân và quyền tài sản được qui định tại Điều 19 và Điều 20. Tại điều khoản này, xét về hình thức là hoàn toàn phù hợp với điều ước quốc tế, với Công ước Bern và Hiệp định Trips về các quyền độc quyền, quyền ngoại lệ hay phù hợp với phép thử 3 bước của WIPO. Các qui định tại Điều 19 về quyền nhân thân và Điều 20 về quyền tài sản là quyền độc quyền của tác giả, nên vài trò của hai qui định này tác động rất lớn đến các qui định về các trường hợp khai thác, sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan dựa trên các trường hợp ngoại lệ. Thuật ngữ nghiên cứu khoa học cần làm sáng tỏ, cụ thể và chi tiết hơn nữa để dễ dàng phân biệt giữa nghiên cứu – nghiên cứu khoa học. Bộ luật dân sự 2015 đã bãi bỏ các quy định về quyền sở hữu trí tuệ. Nhưng luật sở hữu trí tuệ thì không bãi bỏ để tách ra thành 3 luật nhánh. Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam vẫn gánh 3 nhóm pháp luật, đó là: Quyền tác giả, quyền liên quan; quyền sở hữu công nghiệp; quyền giống cây trồng. Đây là tồn tại bất cập trong hệ thống pháp luật tại Việt Nam hiện nay. 2.4 Giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của sinh viên với vấn đề bản quyền Để góp phần và nâng cao nhận thức của sinh viên đối với vấn đề bản quyền nhằm mục đích thực hiện thành công việc tạo lập, quản lý, truyền bá, phổ biến và chia sẻ
  • 16. 14 OER trong các trường đại học, chúng ta cần có đề xuất “mở” từ nhận thức đến hành động của các cấp lãnh đạo, quản lý đến cán bộ, giảng viên và người học. Đối với sinh viên, họ cần được đào tạo để hiểu về triết lý mở, phần mềm, được hướng dẫn khai thác OER trong trường đại học. Bản thân sinh viên nên được khuyến khích và chủ động chia sẻ nguồn tài liệu của bản thân và có ý thức trong việc tự tạo OER phục vụ học tập và nghiên cứu. Đối với các cấp lãnh đạo và quản lý, cần có nhận thức mới về phát triển OER, từ đó xây dựng OER một cách phong phú, chất lượng, tăng khả năng kết nối, chia sẻ, sử dụng/ tái sử dụng. Bên cạnh đó, đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ, phần mềm, nguồn kinh phí thích đáng để số hoá tài liệu, tạo truy cập mở, thực hiện các chính sách đối với OER, từ đó tuyên truyền đến các giảng viên, cán bộ giúp họ có hiểu biết đúng đắn về OER và áp dụng vào thực tiễn của quá trình giảng dạy, nghiên cứu. Đối với người làm thư viện, cần thường xuyên trau dồi kiến thức, hiểu biết về Luật Bản quyền, Luật Sở hữu trí tuệ, các loại giấy phép truy cập mở để kịp thời đề xuất hướng xử lý trước các hiện tượng vi phạm/ ăn cắp bản quyền đối với nguồn thông tin số nói chung, OER nói riêng. Điều quan trọng nhất vẫn là việc thúc đẩy tự do chia sẻ trong môi trường học thuật. Như vậy, có thể hình dung mô hình triển khai OER trong thực tế như sau: OER được tạo ra bằng cách giảng viên hay người làm thư viện gắn các giấy phép CC lên tài liệu nội sinh, bài giảng của mình và chia sẻ lên “kho tài nguyên OER” để người học hoặc giảng viên khác tìm kiếm, tiếp tục chia sẻ. Như vậy, mô hình này có lợi ích thiết thực không chỉ với giảng viên/ người làm thư viện mà còn cả sinh viên. Theo đó, vai trò của giảng viên hay người làm thư viện là rất quan trọng vì họ đảm bảo OER được phát triển mạnh mẽ và hiệu quả. Đối với sinh viên, bằng việc gắn giấy phép CC, họ cũng có thể chia sẻ các tiểu luận, khoá luận tốt nghiệp của mình lên kho tài nguyên này để sinh viên khác sử dụng làm tài liệu tham khảo cho bản thân trong học tập, nghiên cứu. Càng nhiều người tạo lập, chia sẻ, OER sẽ thực sự phát huy hiệu quả, giảm thiểu tình trạng vi phạm bản quyền hiện nay. Mô hình này thoả mãn đầy đủ các giải pháp mà tác giả đề xuất ở phía trên.
  • 17. 15 KẾT LUẬN Trong mười năm thi hành với vai trò vừa bảo vệ quyền lợi cho các tác giả sáng tạo tác phẩm vừa bảo đảm quyền lợi cho người khai thác, sử dụng. Thật sự, là không dễ, khi vai trò của pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan là phải làm sao để vừa cân bằng, hài hòa lợi ích giữa hai chủ thể đều có quyền lợi và nhu cầu như nhau. Chính vì điều này mà pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan không thể tránh được những bất cập, vướng mắt trong quá trình điều chỉnh. Hơn nữa, từ trước đến nay đại đa số các chủ thể khi tiếp cận về pháp luật quyền tác giả, quyền liên quan như từ cơ quan thực thi đến doanh nghiệp khai thác nhằm mục đích thương mại hay kể cả các tổ chức phục vụ công tác học thuật, nghiên cứu, thư viện trong các trường đại học, giảng viên, sinh viên... Khi đề cập đến nhu cầu khai thác, lưu trữ, sao chép, trích dẫn là người sử dụng chỉ nghĩ rằng pháp luật chỉ bảo hộ cho người sáng tạo tác phẩm hay nếu tự ý xâm phạm đến tài sản trí tuệ của người khác thì sẽ phải chịu các chế tài xử phạt... Nhưng, thực tế là họ không chú trọng đến quyền lợi khai thác, khi bỏ qua các quy định về một số trường hợp ngoại lệ như không cần phải xin phép, không cần phải trả tiền nhuận bút, thù lao. Thuật ngữ “ngoại lệ” về quyền tác giả, quyền liên quan không được đề cập trong pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, công ước Bern, hiệp định Trips đã đưa ra các quy định về ngoại lệ và các giới hạn về ngoại lệ này được các quốc gia thành viên trong đó có Việt Nam đã qui định cụ thể trong luật. Tuy còn một số điểm chưa tương thích giữa pháp luật Việt Nam với các nước. Nhưng qua các phân tích cũng đã cho thấy pháp luật Việt Nam rất quan tâm đến các trường hợp ngoại lệ và bên cạnh các qui định cho phép khai thác, sử dụng pháp luật trong các trường hợp ngoại lệ thì pháp luật Việt Nam vẫn đảm bảo được các khuôn khổ pháp luật để bảo vệ cho người sáng tạo. Về vấn đề thực thi pháp luật, thực hiện pháp luật thì cần nâng cao công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật nhằm nâng cao ý thức và nhận thức cho người khai thác, sử dụng, đặc biệt là các quy định pháp luật về khai thác, sử dụng các trường hợp ngoại lệ quyền tác giả, quyền liên quan để họ nhận thức được rằng tính nhân văn trong pháp luật về quyền tác giả đối với tác phẩm là pháp luật trao cho tác giả quyền độc quyền nhưng cũng trao cho người sử dụng một số quyền ngoại lệ nhằm hài hòa lợi ích cho
  • 18. 16 người thụ hưởng và bảo vệ quyền lợi cho người sáng tạo. Từ đó, để người sử dụng vừa được hưởng lợi vừa khai thác có trách nhiệm, tôn trọng quyền kinh tế, quyền tinh thần đối với người có công sáng tạo.
  • 19. 17 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Huy Chương. Các mô hình bền vững của tài nguyên giáo dục mở // Kỷ yếu Hội thảo “Xây dựng nền tảng học liệu mở cho giáo dục đại học Việt Nam: Đề xuất chính sách, tạo lập cộng đồng và phát triển giải pháp công nghệ”. - 2015. - Tr. 34- 45. 2. Nguyễn Thị Đông. Học liệu mở trong tiến trình hiện thực hoá xã hội tri thức // Kỷ yếu Hội thảo “Xây dựng nền tảng học liệu mở cho giáo dục đại học Việt Nam: Đề xuất chính sách, tạo lập cộng đồng và phát triển giải pháp công nghệ”. - 2015. - Tr. 210-220. 3. Trương Minh Hoà. Học liệu mở và vai trò của học liệu mở trong đào tạo ngành học Thông tin - Thư viện tại các trường đại học ở Việt Nam // Thông tin và Tư liệu. - 2016. - Tr. 20-32. 4. Đậu Mạnh Hoàn. Vai trò của giáo viên trong sử dụng và sản xuất tài nguyên giáo dục mở ; Kỷ yếu Hội thảo “Triển khai tài nguyên giáo dục mở: Bản quyền và Giấy phép mở”. - 2017. - Tr. 37-46. 5. Đỗ Văn Hùng. Tổng quan về học liệu mở và nhận dạng các yếu tố tác động đến việc xây dựng và chia sẻ học liệu mở trong các trường đại học Việt Nam // Kỷ yếu Hội thảo “Xây dựng nền tảng học liệu mở cho giáo dục đại học Việt Nam: Đề xuất chính sách, tạo lập cộng đồng và phát triển giải pháp công nghệ”. - 2015. - Tr. 80-106. 6. Khánh Linh. Vấn đề và bình luận: Bản quyền và túi tiền sinh viên. http://www.hcmulaw.edu.vn/hcmulaw/index.php?option=com_content&view=article &id=13924&catid=762&Itemid=203. 7. Trần Viết Long. Vi phạm quyền tác giả trong các trường Đại học ở Việt Nam. http://www.hcmulaw.edu.vn/hcmulaw/index.php?option=com_content&view=article &id=13920&catid=761. 8. Lê Trung Nghĩa. Tổng quan về tài nguyên giáo dục mở và dự đoán một kịch bản tương lai của giáo dục Việt Nam // Kỷ yếu Hội thảo “Xây dựng nền tảng học liệu mở cho giáo dục đại học Việt Nam: Đề xuất chính sách, tạo lập cộng đồng và phát triển giải pháp công nghệ”. - 2015. - Tr. 107-144.