SlideShare a Scribd company logo
1 of 88
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP. HỒ CHÍ MINH
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẶC BIỆT
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH KẾ TOÁN
QUY TRÌNH KIỂM TOÁN
CÁC KHOẢN ƯỚC TÍNH KẾ TOÁN
TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN
IMMANUEL
SVTH : TRẦN THỊ ĐOAN TRÂM
MSSV : 0854042417
NGÀNH : KẾ TOÁN
GVHD : NGÔ NGỌC LINH
Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2012
i
LỜI CẢM ƠN
Bốn năm tuy không phải là dài, nhưng là khỏang thời gian vô cùng ý nghĩa
riêng đối với bản thân em. Từ lúc bắt đầu bước chân vào giảng đường đại học cho
đến giây phút này, được sự chỉ bảo, truyền dạy nhiệt tình của quý thầy cô. Em đã
trưởng thành hơn rất nhiều, hơn cả là tiếp thu được những kiến thức quý báu. Nên
đầu tiên, em xin gửi lời cám ơn chân thành đến quý thầy cô .
Qua thời gian hơn hai tháng được thực tập tại công ty TNHH Kiểm toán
Immanuel . Tuy chỉ trong thời gian ngắn, nhưng được sự chỉ bảo nhiệt tình của các
anh chị tại công ty, em đã có thêm nhiều kinh nghiệm, những kiến thức chuyên môn
thực tế quý giá. Em xin gửi lời cám ơn chân thành đến các anh chị tại công ty TNHH
Kiểm toán Immanuel . Đặc biệt anh Bùi Minh Khoa, và anh Nguyễn Thanh Tùng là
những người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo những kinh nghiệm thực tế công việc
cho em trong suốt thời gian thực tập tại quý công ty.
Em xin cám ơn cô Ngô Ngọc Linh, người đã giúp đỡ em trong suốt thời gian
thực hiện đề tại này.
Do đây là lần đầu tiên thực hiện đề tài, những hạn chế về mặt thời gian và
đặc biệt là những hạn chế về mặt kiến thức bản thân nên đề tài sẽ không tránh khỏi
những sai sót. Em rất mong nhận được những lời góp ý quý báu của quý thầy cô,
cùng các anh chị trong công ty Kiểm toán để hoàn thiện đề tài hơn. Đó cũng là hành
trang quý giá giúp em vững bước hơn trong tương lai.
Trân trọng cám ơn và kính chào!
Sinh viên thực hiện
Trần Thị Đoan Trâm
ii
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Từ đầy đủ
BCKT Báo cáo kiểm toán
BCTC Báo cáo tài chính
CTKT Chương trình kiểm toán
DN Doanh nghiệp
KSNB Kiểm soát nội bộ
KTV Kiểm toán viên
ƯTKT Ước tính kế toán
TSCĐ Tài sản cố định
BCĐSPS Bảng cân đối số phát sinh
iii
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN.........................................................................................1
1.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu....................................................................1
1.2 Lý do chọn đề tài ............................................................................................1
1.3 Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................2
1.4 Phương pháp nghiên cứu................................................................................2
1.4.1 Nguồn số liệu sử dụng.............................................................................2
1.4.2 Phương pháp nghiên cứu.........................................................................3
1.5 Giới hạn phạm vi nghiên cứu .........................................................................3
1.5.1 Giới hạn về thời gian ..................................................................................3
1.5.2 Giới hạn về không gian ..............................................................................3
1.5.3 Giới hạn về đối tượng nghiên cứu..........................................................3
1.6 Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp ...................................................................3
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN CÁC ƯỚC TÍNH KẾ TOÁN
TRONG KIỂM TOÁN BCTC .....................................................................................4
2.1 Tổng quan về các ước tính kế toán.................................................................4
2.1.1 Khái niệm về các ước tính kế toán..........................................................4
2.1.2 Phân loại..................................................................................................4
2.1.3 Tính chất của các ước tính kế toán..........................................................4
2.1.4 Phân tích nội dung cơ bản, phương pháp ghi nhận, hoạch toán các
ƯTKT được nghiên cứu trong đề ....................................................................5
2.1.5 Rủi ro tiềm tàng đối với các ƯTKT......................................................10
2.1.6 Trọng yếu và các ƯTKT .......................................................................11
2.2 Quy trình kiểm toán các ƯTKT trong kiểm toán BCTC..............................11
2.2.1 Mục tiêu kiểm toán................................................................................11
2.2.2 Tìm hiểu và đánh giá sơ bộ rủi ro hệ thống kiểm soát nội bộ...............12
2.2.3 Quy trình áp dụng kiểm toán các ƯTKT ..............................................12
CHƯƠNG 3: CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TOÁN CÁC ƯỚC TÍNH KẾ TOÁN TẠI
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN IMMANUEL......................................................19
3.1 Giới thiệu về công ty kiểm toán IMMANUEL ............................................19
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển.........................................................19
iv
3.1.2 Các hoạt động chính của công ty ..........................................................20
3.2 Khái quát về chương trình kiểm toán chung cho các khoản ước tính kế toán
của công ty .........................................................................................................22
3.2.1 Khái quát về chương trình kiểm toán mẫu của VACPA......................22
3.2.2 Chương trình kiểm toán mẫu các khoản ước tính kế toán ...................23
3.3 Quy trình kiểm toán các khoản ƯTKT trong thực tế kiểm toán BCTC tại
công ty khách hàng của Immanuel ....................................................................25
3.3.1 Chương trình kiểm toán thực tế cho các khoản ƯTKT tại khách hàng
của Immanuel ................................................................................................25
™ Chương trình kiểm toán dự phòng nợ phải thu khó đòi......................26
™ Chương trình kiểm toán chi phí phải trả ............................................30
™ Chương trình kiểm toán chi phí khấu hao TSCĐ................................33
™ Chương trình kiểm toán chi phí trích trước.........................................37
™ Chương trình kiểm toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho .................44
3.3.2 Bảng khảo sát việc thực hiện CTKT các khoản ƯTKT trong một số
HĐKT của công ty Kiểm toán Immanuel. .....................................................48
CHƯƠNG 4: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................53
4.1 Nhận xét .......................................................................................................53
4.1.1 Nhận xét chung .....................................................................................53
4.1.2. Nhận xét về quy trình kiểm toán các khoản ƯTKT tại công ty TNHH
Kiểm toán Immanuel......................................................................................54
4.2 Một vài kiến nghị nhằm hoàn thiên quy trình kiểm toán các khoản ƯTKT tại
công ty Kiểm toán Immanuel .............................................................................58
4.2.1 Trong giai đoạn lập kế hoạch ...............................................................58
4.2.2 Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán ...................................................60
KẾT LUẬN ..................................................................................................................64
Phụ lục 1........................................................................................................................66
Phụ lục 2........................................................................................................................69
Phụ lục 3........................................................................................................................73
Phụ lục 4........................................................................................................................76
Phụ lục 5........................................................................................................................79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................81
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ngô Ngọc Linh
SVTH: Trần Thị Đoan Trâm 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Ngày nay, khi nền kinh tế thị trường ngày một mở cửa, vấn đề minh bạch tài chính
lại càng được quan tâm và chú trọng hơn nữa. Để nắm bắt được tình hình tài chính,
kinh doanh của bất cứ một doanh nghiệp (DN) nào đó, thì báo cáo tài chính (BCTC) có
lẽ là chiếc cầu nối tốt nhất. Tuy nhiên, để đảm bảo được điều này, đòi hỏi BCTC cần
phải phản ánh khách quan, trung thực, mô tả chính xác nhất tình hình kinh doanh của
DN. Nhưng không phải bất cứ chỉ tiêu nào trên BCTC cũng được đo lường chính xác
như các chỉ tiêu tiền mặt, tiền gửi ngân hàng... Bên cạnh đó, còn có những chỉ tiêu mà
giá trị của chúng không thể đo lường được một cách chính xác như dự phòng giảm giá
đầu tư, giảm giá hàng tồn kho...Hầu như các chỉ tiêu này đều được lập trên các cơ sở
mang nặng tính chủ quan. Đây chính là khe hở, tạo cơ hội cho việc gian lận. Ví dụ như
chi phí sản xuất có thể không được phân bổ đủ vào thành phẩm mà treo tại chi phí sản
phẩm dở dang, dẫn đến giá vốn giảm và lợi nhuận tăng lên... Vì vậy mà tính tin cậy của
các khoản ước tính kế toán (ƯTKT) luôn là vấn đề được người sử dụng BCTC đặc biệt
quan tâm.
Mặt dù đã có những quy định khá cụ thể từ bộ tài chính về việc trích lập dự phòng.
Cũng như các chuẩn mực kế toán kiểm toán liên quan đến vấn đề này. Nhưng do tính
chất của các ƯTKT, nên hầu như chúng vẫn mang nặng tính chủ quan của người lập
nhằm che đậy các yếu kém về tình hình tài chính của công ty. Đây thật sự là một rào
cản khó khăn cho các kiểm toán viên (KTV) trong quá trình thực hiện công việc của
mình.
1.2 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Khái niệm “ước tính kế toán” thường đề cập tới các khoản mục trên BCTC mà giá
trị của chúng được ước tính chứ không thể đo lường một cách chính xác bằng các công
thức toán học”.
(Trần Đức Nam, “Đôi điều về các ƯTKT trong BCTC”, “Kế Toán Doanh Nghiệp
online, truy cập tại địa chỉ http://www.ketoandoanhnghiep.com/ke-toan-tong-hop/111-
doi-dieu-ve-cac-uoc-tinh-ke-toan-trong-bao-cao-tai-chinh.html vào ngày 10/3/2012).
Chính vì không thể đo lường được một cách cụ thể, nên KTV chủ yếu dựa vào các
“ xét đoán nghề nghiệp”. Vì vậy mà mức độ tin cậy các ƯTKT là một vấn đề rất được
người sử dụng BCTC đặc biệt quan tâm. Vì trên thực tế tồn tại một quan điểm cho rằng
việc cho phép người lập BCTC sử dụng các xét đoán chủ quan khi lập báo cáo sẽ làm
giảm độ tin cậy của thông tin tài chính. Tuy nhiên, ta không thể loại bỏ việc sử dụng các
ƯTKT, vì những lợi ích nhất định mà chúng mang lại. Hãy thử hình dung, nếu các
doanh nghiệp (DN) không được tự xác định tỷ lệ khấu hao cho tài sản của mình, thay
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ngô Ngọc Linh
SVTH: Trần Thị Đoan Trâm 2
vào đó ta phải xây dựng một chuẩn mực thật chi tiết, điều này sẽ rất khó cho các DN
trong việc áp dụng. Kinh doanh luôn tiềm ẩn yếu tố bất định, vì vậy đòi hỏi sự linh hoạt
của những nhà quản trị. Một chế độ kế toán quá cứng nhắc và máy móc, sẽ làm hạn chế
đi sự linh hoạt cần thiết này.
Bên cạnh đó, việc cho phép DN sử dụng các xét đóan chủ quan trong lập BCTC
cũng mang lại nhiều lợi ích. Hiện nay, tình trạng thông tin bất cân xứng giữa nhà đầu tư
và các DN khiến cho rủi ro thông tin lại càng tăng lên. Và việc cho phép các nhà quản
lý sử dụng những xét đoán nghề nghiệp một cách linh hoạt, sẽ giúp BCTC cung cấp
những thông tin cần thiết về triển vọng phát triển để các nhà đầu tư có thể đánh giá
chính xác hơn giá trị của DN.
Cuối cùng, ngay cả khi có thể xây dựng một chế độ kế toán chi tiết đến mức không
còn có chỗ cho xét đoán chủ quan nữa, thì điều đó cũng không bảo đảm sẽ không có kẻ
hở để “lách luật”. ( Nguyễn Trần Nam,1998)
Tóm lại, việc cho phép DN sử dụng các xét đoán chủ quan trong việc lập BCTC
không phải là một giải pháp hoàn hảo để nâng cao chất lượng thông tin tài chính. Chắc
chắn sẽ vẫn còn đó những lo ngại về độ tin cậy của thông tin được đưa ra. Tuy nhiên,
chúng ta có thể thấy rằng việc loại bỏ hoàn toàn yếu tố xét đoán chủ quan của DN trong
lập BCTC sẽ không giải quyết được vấn dề.
Giải pháp khả thi hơn là chúng ta cần phải nâng cao vai trò, cũng như chất lượng
của kiểm toán độc lập, kiểm toán nội bộ...Đây chính là lý do mà em thực hiện đề tài:
“Quy trình kiểm toán các khoản ước tính kế toán trong kiểm toán BCTC tại công ty
TNHH Kiểm toán Immanuel”.
1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu và tìm hiểu các chuẩn mực, chế độ, cùng như những quy định pháp
luật liên quan đến CTKT các ƯTKT trên BCTC.
- Tìm hiểu quy trình kiểm toán các ƯTKT tại công ty TNHH Kiểm toán
Immanuel.
- So sánh CTKT các ƯTKT thực tế và CTKT theo quy định của bộ tài chính
- Đánh giá CTKT cũng như các thủ tục kiểm toán được áp dụng thực tế tại
Immanuel có phù hợp với thực tế của từng đơn vị được kiểm toán hay không. Từ đó đưa
ra kết luận và những kiến nghị thích hợp nhằm hoàn thiện chương trình kiểm toán các
khoản ƯTKT tại Immanuel.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ngô Ngọc Linh
SVTH: Trần Thị Đoan Trâm 3
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.4.1 Nguồn số liệu sử dụng
a) Dữ liệu thứ cấp: Lý thuyết kiểm toán các ƯTKT
- Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS), chế độ kế toán (theo quyết định
15 và Thông tư 244/2009 của Bộ Tài Chính) và các thông tư liên quan về các ƯTKT
- Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (VSA) về CTKT các ƯTKT
- CTKT các ƯTKT tại công ty TNHH Kiểm toán Immanuel
b) Dữ liệu sơ cấp: Số liệu từ một số khách hàng của công ty TNHH Kiểm
toán Immanuel.
1.4.2 Phương pháp nghiên cứu
a) Giai đoạn 1: Tìm hiểu, nghiên cứu và thu thập các tài liệu về cơ sở lý
thuyết liên quan chương trình kiểm toán các khoản ƯTKT.
b) Giai đoạn 2: Tìm hiểu chương trình kiểm toán các khoản ƯTKT tại các
khách hàng của Immanuel. Từ đó đưa ra nhận xét và kiến nghị để góp phần hoàn thiện hơn.
1.5 GIỚI HẠN VỀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.5.1 Giới hạn về thời gian
Thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài trong tám tuần. Số liệu thu thập từ thực
tế đi kiểm toán cho niên độ kết thúc ngày 31/12/2011 và hồ sơ kiểm toán năm 2011 cho
các khách hàng cuả công ty TNHH Kiểm toán Immanuel.
1.5.2 Giới hạn về không gian
Đề tài được thực hiện khi đi thực tế kiểm toán tại các khách hàng được kiểm toán
và tại công ty TNHH Kiểm toán Immanuel. Số liệu bài viết được tổng hợp từ các cuộc
kiểm toán BCTC tại các khách hàng của công ty TNHH Kiểm toán Immanuel.
1.5.3 Giới hạn về đối tượng nghiên cứu
Do giới hạn về thời gian nghiên cứu và đặc thù ngành nghề kinh doanh của công
ty được kiểm toán nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu sâu quy trình kiểm toán một số
ước tính cơ bản : Chi phí phải trả, chi phí trả trước, chi phí khấu hao,dự phòng nợ phải
thu khó đòi và dự phòng giảm giá hàng tồn kho trong kiểm toán BCTC tại các khách
hàng .
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ngô Ngọc Linh
SVTH: Trần Thị Đoan Trâm 4
1.6 KẾT CẤU KHÓA LUẬN
Chương 1: Tổng quan.
Chương 2: Cơ sở lý luận về kiểm toán các ƯTKT trong kiểm toán BCTC .
Chương 3: Sơ lược về công ty và quy trình kiểm toán các ƯTKT tại công ty
TNHH Kiểm toán Immanuel .
Chương 4: Giải pháp và kết luận.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ngô Ngọc Linh
SVTH: Trần Thị Đoan Trâm 5
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN
CÁC ƯỚC TÍNH KẾ TOÁN TRONG KIỂM TOÁN
BCTC .
2.1 TỔNG QUAN VỀ CÁC ƯỚC TÍNH KẾ TOÁN
2.1.1 Khái niệm về các ước tính kế toán
Ước tính kế toán (ƯTKT): Là một giá trị gần đúng của một chỉ tiêu liên quan đến
báo cáo tài chính được ước tính trong trường hợp thực tế đã phát sinh nhưng chưa có số
liệu chính xác hoặc chưa có phương pháp tính toán chính xác hơn, hoặc một chỉ tiêu
thực tế chưa phát sinh nhưng đã được ước tính để lập BCTC. (Đoạn 04 VSA 540).
2.1.2 Phân loại
2.1.2.1 Ước tính các chỉ tiêu đã phát sinh
• Dự phòng nợ phải thu khó đòi
• Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn
• Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
• Trích khấu hao tài sản cố định
• Chi phí trả trước
• Giá trị sản phẩm dở dang
• Doanh thu ghi nhận trước
• Doanh thu hợp đồng xây dựng dở dang
2.1.2.2 Ước tính chỉ tiêu chưa phát sinh
• Dự phòng chi phí bảo hành
• Chi phí trả trước
• Ước tính giá trị lợi thế thương mại, bất lợi thương mại
…
2.1.3 Tính chất của các ƯTKT
Việc lập một ƯTKT có thể đơn giản hoặc phức tạp tùy theo tính chất của các chỉ
tiêu. Ví dụ như ước tính và phân bổ chi phí khấu hao, đơn giản hơn là ước tính dự
phòng giảm giá hàng tồn kho. Riêng đối với các ước tính phức tạp, đòi hỏi cần phải có
nhiều kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn, và khả năng xét đoán cao.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ngô Ngọc Linh
SVTH: Trần Thị Đoan Trâm 6
Các ƯTKT có thể được thực hiện một cách thường xuyên trong kỳ kế toán hoặc có
thể được thực hiện vào cuối kỳ kế toán. Trong nhiều trường hợp, các ƯTKT được lập
trên cơ sở kinh nghiệm thực tế. Chẳng hạn như, sử dụng tỷ lệ định mức trên doanh thu
bán hàng để ước tinh chi phí bảo hành. Trường hợp này, đơn vị phải thường xuyên soát
xét lại các dữ liệu và so sánh kết quả thực tế với số liệu đã ước tính để điều chỉnh ước
tính cho các kỳ sau.
Trường hợp do chủ quan, do thiếu các dữ liệu khách quan hoặc do mức độ không
chắc chắn của một yếu tố nào đó nên các ƯTKT đã không thể lập được một cách hợp lý
thì KTV phải cân nhắc khi đưa ra ý kiến trên báo cáo kiểm toán theo đúng quy định tại
Chuẩn mực số 700 “Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính”.
2.1.4 Phân tích nội dung cơ bản, phương pháp ghi nhận, hoạch
toán các ước tính kế toán được nghiên cứu trong đề tài
2.1.4.1 Chi phí phải trả
Theo Chế độ Kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-
BTC, được bổ sung theo quy định tại Thông tư 244/2009/TT-BTC
► Nội dung cơ bản :
Tài khoản này dùng để hoạch toán những khoản chi phí thực tế chưa phát sinh
nhưng được tính trước vào chi phí sản xuất, kinh doanh kỳ này cho các đối tượng chịu chi
phí để đảm bảo khi các khoản chi trả phát sinh thực tế không gây đột biến cho chi phí sản
xuất, kinh doanh. Việc hoạch toán các khoản chi phí phải trả vào chi phí sản xuất, kinh
doanh trong kỳ phải thực hiên theo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí phát
sinh trong kỳ.
► Một số quy định :
• Chỉ được hoạch toán vào tài khoản này những nội dung chi phí phải trả theo quy
định.
• Việc trả trước và hoạch toán những chi phí chưa phát sinh vào chi phí sản xuất
kinh doanh trong kỳ phải được tính toán chặt chẽ, phải có bằng chứng hợp lý, tin cậy.
• Về nguyên tắc, cuối kỳ kế toán năm, các khoản chi phí phải trả phải được
quyết toán với số chi phí thực tế phát sinh. Số chênh lệch giữa số trả trước và chi phí
thực tế phải xử lý theo chính sách tài chính hiện hành.
2.1.4.2 Chi phí trả trước
Theo Chế độ Kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-
BTC, được bổ sung theo quy định tại Thông tư 244/2009/TT-BTC
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ngô Ngọc Linh
SVTH: Trần Thị Đoan Trâm 7
► Nội dung cơ bản :
Chi phí trả trước ngắn hạn là những khoản thực tế đã phát sinh, nhưng có liên
quan tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều kỳ kế toán trong một năm tài chính
hoặc một chu kỳ kinh doanh, nên chưa thể tính hết vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong
kỳ phát sinh mà được tính vào hai hay nhiều kỳ kế toán tiếp theo.
Chi phí trả trước dài hạn dùng để phản ánh các chi phí thực tế đã phát sinh,
nhưng có liên quan đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều niên độ kế toán.
► Một số quy định :
• Chỉ được hoạch toán vào tài khoản này những nội dung chi phí phải trả theo
quy định
• Chỉ hoạch toán vào tài khoản này những khoản chi phí trả trước phát sinh có
giá trị lớn liên quan đến kết quả hoạt động king doanh của nhiều kỳ trong một năm tài
chính hay nhiếu năm tài chính hoặc một chu kỳ kinh doanh do không thể tính hết cho kỳ
phát sinh chi phí.
• Việc tính và phân bổ chi phí trả trước vào chi phí sản xuất kinh doanh hạch
toán phải căn cứ vào tính chất, mức độ từng loại chi phí mà lựa chọn phương pháp và
tiêu thức phù hợp, kế hoạch chặt chẽ.
• Đối với chi phí sửa chửa TSCĐ nếu phát sinh một lần quá lớn thì được phân
bổ dần vào các kỳ kế toán tiếp theo trong vòng một năm tài chính. Đối với những TSCĐ
đặc thù, việc sửa chửa lớn có tính chu kỳ, DN có thể trả trước chi phí sửa chửa lớn vào
chi phí sản xuâts kinh doanh trong kỳ.
2.1.4.3 Chi phí khấu hao TSCĐ
Theo VAS 03-04 và Thông tư 203/2009/TT-BTC
► Nội dung cơ bản :
Chi phí khấu hao được xem là một loại chi phí ước tính nhằm phản ánh sự hao
mòn của TSCĐ. Hao mòn TSCĐ là sự giảm dần giá trị sử dụng và giá trị của tài sản do
tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, do sự hao mòn của thiên nhiên, do tiến bộ
kĩ thuật... trong quá trình hoạt động của TSCĐ.
► Một số quy định:
Theo VAS 03-04
• Khấu hao là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá
TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong thời gian sử dụng TSCĐ. Chi phí khấu hao
là một khoản ước tính kế toán. Mức khấu hao phụ thuộc vào ba yếu tố : Nguyên giá, giá
trị thanh lý ước tính và thời gian sử dụng hữu ích. Trong đó, nguyên giá là một yếu tố
khách quan, còn giá trị thanh lý ước tính và thời gian sử dụng hữu ích thì căn cứ theo
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ngô Ngọc Linh
SVTH: Trần Thị Đoan Trâm 8
yếu tố chủ quan của đơn vị. Ngoài ra, chi phí khấu hao còn phụ thuộc vào phương pháp
trích khấu hao được sử dụng .
• Căn cứ vào chính sách tài chính và chuẩn mực kế toán hiện hành, căn cứ vào
yêu cầu quản lý của doanh nghiệp để lựa chọn 1 trong 3 phương pháp tính, trích khấu
hao phù hợp với tình hình chung của DN.
Phương pháp khấu hao được áp dụng cho từng TSCĐ phải được thực hiện nhất
quán và có thể được thay đổi khi có sự thay đổi đáng kể cách thức thu hồi lợi ích kinh tế
của TSCĐ.
Theo thông tư 203/2009TT-BTC
• Mọi TSCĐ hiện có của doanh nghiệp có liên quan đến sản xuất, kinh doanh
(gồm cả tài sản chưa dùng, không cần dùng, chờ thanh lý) đều phải trích khấu hao theo
quy định hiện hành. Ví dụ như: Khấu hao TSCĐ dùng trong sản xuất, kinh doanh phải
hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ. Các trường hợp đặc biệt không
phải trích khấu hao (như TSCĐ dự trữ, TSCĐ dùng chung cho xã hội...), doanh nghiệp
phải thực hiện theo chính sách tài chính hiện hành. Đối với TSCĐ dùng cho hoạt động
sự nghiệp, dự án hoặc dùng vào mục đích phúc lợi thì không phải trích khấu hao tính
vào chi phí mà chỉ tính hao mòn TSCĐ.
• Thời gian khấu hao và phương pháp khấu hao TSCĐ phải được xem xét lại ít
nhất là vào cuối mỗi năm tài chính. Nếu thời gian sử dụng hữu ích ước tính của tài sản
khác biệt lớn so với các ước tính trước đó thì thời gian khấu hao phải được thay đổi
tương ứng.
• Đối với các TSCĐ đã khấu hao hết (đã thu hồi đủ vốn), nhưng vẫn còn sử
dụng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh thì không được tiếp tục trích khấu hao.
Các TSCĐ chưa tính đủ khấu hao (chưa thu hồi đủ vốn) mà đã hư hỏng, cần
thanh lý, thì phải xác định nguyên nhân, trách nhiệm để xử lý bồi thường. Nếu số thu
thanh lý và số thu bồi thường không đủ bù đắp phần giá trị còn lại của TSCĐ chưa thu
hồi, hoặc giá trị TSCĐ bị mất thì chênh lệch còn lại được coi là lỗ về thanh lý TSCĐ.
Riêng doanh nghiệp Nhà nước được xử lý theo chính sách tài chính hiện hành của Nhà
nước.
• Đối với TSCĐ vô hình, phải tuỳ thời gian phát huy hiệu quả để trích khấu
hao tính từ khi TSCĐ vô hình được đưa vào sử dụng (Theo hợp đồng, cam kết hoặc
theo quyết định của cấp có thẩm quyền). Riêng đối với TSCĐ vô hình là quyền sử dụng
đất thì chỉ trích khấu hao đối với quyền sử dụng đất xác định được thời hạn sử dụng.
Nếu không xác định được thời gian sử dụng thì không trích khấu hao.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ngô Ngọc Linh
SVTH: Trần Thị Đoan Trâm 9
2.1.4.4 Dự phòng phải thu khó đòi
Theo VAS 18 và Thông tư 228/2009/TT-BTC
► Nội dung cơ bản:
Dự phòng phải thu khó đòi là dự phòng khoản phải thu dự kiến bị tổn thất của
các khoản phải thu khó đòi, hoặc không thể đòi được do con nợ mất khả năng trả nợ
trong năm tài chính.
► Một số quy định:
Theo VAS 18
• Khi xác định khoản phải thu là không chắc chắn thu được (Nợ phải thu khó
đòi) thì phải lập dự phòng nợ phải thu khó đòi mà không ghi giảm doanh thu. Các khoản
nợ phải thu khó đòi khi xác định thực sự là không đòi được thì được bù đắp bằng nguồn
dự phòng nợ phải thu khó đòi.”
Theo Thông tư 228/2009/TT-BTC
• Đối tượng trích lập dự phòng là các khoản phải thu đảm bảo các điều kiện
sau; khoản nợ có chứng từ gốc, có đối chiếu xác nhận của khách nợ về số tiền còn nợ.
Các khoản không đủ căn cứ xác định là nợ phải thu theo quy định này phải xử lý như
một khoản tổn thất.
Những căn cứ để xác định là một khoản nợ phải thu khó đòi :
• Nợ phải thu đã quá hạn thanh toán ghi trên hợp đồng kinh tế, các khế ước vay
nợ hoặc cam kết nợ khác.
• Nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán, nhưng các tổ chức kinh tế( các
công ty, DN tư nhân, hợp tác xã, tổ chức tín dụng... ) đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc
đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang thi hành án hoặc đã chết.
• Phương pháp lập dự phòng:
Doanh nghiệp phải dự kiển mức tổn thất có thể xảy ra hoặc tuổi nợ quá hạn của
các khoản nợ và tiến hành lập dự phòng cho các khoản phải thu khó đòi nói trên. Trong
đó:
Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng như sau:
+ 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 6 tháng đến dưới 1 năm.
+ 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm.
+ 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm
+ 100% giá trị các khoản nợ phải thu từ 3 năm trở lên.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ngô Ngọc Linh
SVTH: Trần Thị Đoan Trâm 10
Đối với nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đã lâm vào
tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể, người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị cơ
quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử hoặc đang thi hành án....thì DN dự kiến mức
tổn thất không thu hồi được để trích lập dự phòng.
2.1.4.5 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Theo VAS 14 và Thông tư 228/2009/TT-BTC
► Nội dung cơ bản:
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho là phần giá trị dự kiến bị tổn thất có thể xảy ra
trong năm tài chính khi có những bằng chứng tin cậy về sự giảm giá của giá trị thuần có
thể thực hiện được so với giá gốc của hàng tồn kho.
► Một số quy định:
Theo VAS 02
• Cuối kỳ kế toán, khi giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho nhỏ
hơn giá gốc phải lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Số dự phòng giảm giá hàng tồn
kho được lập là số chênh lệch giữa giá gốc của hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể
thực hiện được của chúng. Việc trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho là đáp ứng
nguyên tắc thận trọng.
Theo thông tư 228/2009/TT-BTC
• Đối tượng lập dự phòng bao gồm nguyên vật liệu, dụng cụ dùng cho sản
xuất, vật tư, hàng hóa, thành phẩm tồn kho (gồm cả hàng tồn kho bị hư hỏng, kém mất
phẩm chất, lạc hậu mốt, lạc hậu kỹ thuật, lỗi thời, ứ đọng, chậm luân chuyển), sản phẩm
dở dang, chi phí dịch vụ dở dang (sau đây gọi tắt là hàng tồn kho) mà giá gốc ghi trên
sổ kế toán cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được và đảm bảo điều kiện sau:
+ Có hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của Bộ Tài chính hoặc các
bằng chứng khác chứng minh giá vốn hàng tồn kho.
+ Là những vật tư hàng hóa thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp tồn kho tại
thời điểm lập BCTC.
• Mức trích lập dự phòng được tính cho từng mặt hàng tồn kho có trong doanh
nghiệp và được tính theo công thức:
Mức dự
phòng giảm
giá vật tư
hàng hóa
=
Lượng vật tư
hàng hóa thực tế
tồn kho tại thời
điểm lập báo cáo
tài chính
X
Giá gốc
hàng tồn
kho theo
sổ kế toán
-
Giá trị thuần có
thể thực hiện
được của hàng
tồn kho
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ngô Ngọc Linh
SVTH: Trần Thị Đoan Trâm 11
Trong đó:
+ Giá gốc hàng tồn kho theo sổ kế toán bao gồm chi phí mua, chi phí chế biến
và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và
trạng thái hiện tại.
+ Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho, hay cũng chính là giá
trị dự kiến thu hồi, được xác định bằng cách lấy giá bán ước tính của hàng tồn kho trừ (-
) chi phí để hoàn thành sản phẩm và chi phí tiêu thụ ước tính.
• Trong trường hợp nguyên vật liệu có giá trị thuần có thể thực hiện được thấp
hơn so với giá gốc nhưng giá bán sản phẩm dịch vụ được sản xuất từ nguyên vật liệu
này không bị giảm giá thì không được trích lập dự phòng giảm giá nguyên vật liệu tồn
kho đó.
2.1.5 Rủi ro tiềm tàng đối với các ƯTKT
Rủi ro tiềm tàng là khả năng tồn tại sai phạm trọng yếu trong báo cáo tài chính khi
chưa có tác động của bất kỳ một hoạt động kiểm tra nào, kể cả hệ thống kiểm soát nội
bộ của đơn vị được kiểm toán.
Đây là rủi ro mang tính khách quan, thuộc về bản chất của đối tượng kiểm toán.
Các ước tính kế toán mang nhiều yếu tố làm cho rủi ro tiềm tàng cao hơn các khoản
mục khác:
Thứ nhất, các ƯTKT được lập dựa vào những xét đoán chủ quan và trong các điều
kiện không có sự chắc chắn về kết quả của các sự kiện đã phát sinh hoặc có thể sẽ phát
sinh nên mức độ rủi ro xảy ra sai sót đối với BCTC thường là cao khi có các ước tính kế
toán.
Thứ hai, do các ƯTKT thường có các tính toán phức tạp nên việc tính toán rất dễ
xảy ra những sai sót.
Thứ ba, một số ƯTKT thường được thực hiện vào cuối kỳ kế toán năm. Tại thời
điểm nhạy cảm đó, do áp lực công việc nên kế toán có thể để xảy ra những sai sót
không mong muốn như: Hạch toán sai tài khoản, sai quy định kế toán hiện hành, quy
trình tính toán gặp sai sót, hoặc sai trong quá trình ghi sổ, kết chuyển...
Thứ tư, do áp lực đặt ra bởi người quản lý đơn vị, muốn BCTC được phản ánh theo
mục đích của họ thì kế toán có thể sử dụng các ƯTKT để thực hiện điều này vì bản chất
của các ước tính kế toán mang tính chủ quan.
Thứ năm, các ƯTKT có bản chất là những xét đoán chủ quan, nên chế độ kế toán
liên quan đến các ƯTKT thường xuyên thay đổi nhằm đem lại sự đáng tin cậy hơn,
minh bạch hơn trong quá trình lập các ước tính. Bởi vậy, nếu đơn vị không thường
xuyên cập nhật văn bản mới thì việc lập các ước tính sai với quy định sẽ dễ dàng mắc
phải.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ngô Ngọc Linh
SVTH: Trần Thị Đoan Trâm 12
Như vậy, các ƯTKT được đánh giá là có rủi ro tiềm tàng cao.
2.1.6 Trọng yếu và các ƯTKT
ƯTKT là một giá trị gần đúng của một chỉ tiêu liên quan đến BCTC được ước tính
trong trường hợp thực tế đã phát sinh nhưng chưa có số liệu chính xác hoặc chưa có
phương pháp tính toán chính xác hơn, hoặc một chỉ tiêu thực tế chưa phát sinh nhưng đã
được ước tính để lập BCTC. Do dó, các ƯTKT hầu như được lập dựa vào những xét
đoán mang tính nghề nghiệp, chủ yếu đều dựa trên các giả định rất chủ quan của người
lập. Vì vậy, các ƯTKT thường xảy ra sự thiếu chính xác hay sai lệch (kể cả định lượng
hay định tính), có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính trung thực và hợp lý của BCTC,
ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng thông tin. Bởi sai phạm của các ƯTKT có
tác động đến giá trị thực của tài sản, chi phí sản xuất kinh doanh, giá thành sản phẩm,
kết quả hoạt động kinh doanh và thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. Vì vậy mà các
ƯTKT thường được đánh giá là trọng yếu.
Sau khi KTV đã xác định được các rủi ro tiềm tàng của của các khoản ƯTKT,
cũng như trọng yếu về mặt định tính, định lượng. KTV sẽ tiến hành thiết kế các chương
trình kiểm toán sao cho phù hợp và hiệu quả nhất.
2.2 QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CÁC ƯTKT TRONG KIỂM
TOÁN BCTC
2.2.1 Mục tiêu kiểm toán
- Đầy đủ: Đảm bảo các khoản mục ƯTKT phải được ghi nhận đầy đủ vào ngày lập
BCTC.
- Đánh giá: Đảm bảo các khoản mục ƯTKT phải được ước tính hợp lý và đúng đắn.
- Phát sinh: Đảm bảo các nghiệp vụ liên quan đến khoản mục ƯTKT phải có thực và
đã xảy ra trong kỳ báo cáo.
- Hiện hữu: Đảm bảo các khoản mục ƯTKT được ghi nhận là có thực.
- Ghi chép chính xác: Số liệu chi tiết cho từng khoản mục ƯTKT phải được tính toán
chính xác và ghi chép thống nhất giữa sổ cái, sổ chi tiết và BCTC.
- Quyền và nghĩa vụ: Đảm báo các khoản mục ƯTKT thuộc quyền và nghĩa vụ của
doanh nghiệp.
- Trình bày và công bố: Đảm bảo các khoản mục ƯTKT được công bố đầy đủ trên
BCTC.
2.2.2 Tìm hiểu và đánh giá sơ bộ rủi ro hệ thống kiểm soát nội bộ
Khi kiểm toán các khoản mục nói chung và kiểm toán các ƯTKT nói riêng, thì
việc nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ, đánh giá rủi ro kiểm soát là rất quan trọng
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ngô Ngọc Linh
SVTH: Trần Thị Đoan Trâm 13
đối với KTV, đồng thời cũng thể hiện sự tuân thủ các chuẩn mưc nghề nghiệp khi tiến
hành kiểm toán
“Kiểm toán viên phải có đủ hiểu biết về hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát
nội bộ của khách hàng để lập kế hoạch kiểm toán tổng thể và chương trình kiểm toán
thích hợp, có hiệu quả.”
(Trích VSA 400 – Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ).
KTV có thể tìm hiểu hệ thống kiếm soát nội bộ bằng các phương pháp sau:
- Dựa vào kinh nghiệm kiểm toán trước đây tại đơn vị.
- Phỏng vấn các nhà quản lý, nhân viên giám sát, và những nhân viên khác.
- Quan sát sự vận hành của HTKSNB trong thực tiễn.
Từ đó, KTV tiến hành đánh giá sơ bộ hệ thống kiểm soát nội bộ
“ Dựa trên sự hiểu biết hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán
viên và công ty kiểm toán phải đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát đối với cơ sở dữ
liệu cho từng số dư tài khoản hoặc các loại nghiệp vụ kinh tế chủ yếu.”
(Trích VSA 400 – Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ)
Khi đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát, KTV thường dự kiến mức cao nhất có thể có,
ngay cả khi họ đã hiểu thấu đáo về thiết kế và vận hành các thủ tục kiểm soát. Cần lưu ý
rằng, KTV khi đi đến kết luận chính thức là mức rủi ro kiểm soát thấp hơn mức tối đa,
KTV cần phải bổ sung thêm những bằng chứng có được từ kết quả thực hiện các thử
nghiệm kiểm soát.
2.2.3 Quy trình áp dụng kiểm toán các ƯTKT
2.2.3.1 Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán
Chuẩn bị kiểm toán là giai đoạn đầu tiên trong quy trình kiểm toán. Công việc
chuẩn bị kiểm toán có ảnh hưởng rất quan trọng đến sự hữu hiệu và tính hiệu quả của
một cuộc kiểm toán BCTC. Giai đoạn này bao gồm hai bước: Tiền kế hoạch và lập kế
hoạch.
►Tiền kế hoạch: Gồm các công việc sau:
• Xem xét chấp nhận khách hàng và đánh giá rủi ro hợp đồng.
Khi được mời kiểm toán, KTV cần phải rất thận trọng xem có nên tiếp nhận
khách hàng hay không, vì rủi ro gánh phải trách nhiệm pháp lý của KTV là rất cao.
+ Đối với khách hàng mới, KTV cần phải tìm hiểu lý do mời kiểm toán của
khách hàng, thu thập tương đối đầy đủ thông tin về các khía cạnh (lĩnh vực kinh doanh,
tình hình tài chính, ban điều hành…). Từ đó KTV nghiên cứu, phân tích sơ bộ về tình
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ngô Ngọc Linh
SVTH: Trần Thị Đoan Trâm 14
hình của đơn vị, đánh giá và ước lượng sơ bộ về mức trọng yếu và rủi ro tiềm tàng trong
hợp đồng kiểm toán này, để KTV quyết định xem có nhận lời kiểm toán hay không.
+ Đối với khách hàng cũ, KTV cần liên tục cập nhật thông tin hằng năm sau
khi hoàn thành kiểm toán để đánh giá lại về khách hàng hiện tại của mình xem có nên
tiếp tục kiểm toán nữa hay không.
• Phân công KTV
“ Công việc kiểm toán chỉ được phân công cho những nhân viên được đào tào
tương xứng, có năng lực và chuyên môn đáp ứng được yêu cầu thực tế.” (Trích VSA
220-Kiểm soát chất lượng công việc kiểm toán)
Như vậy, để đáp ứng được chất lượng kiểm toán, cũng như nhu cầu của khách
hàng thì công ty kiểm toán cần phân công cho những kiểm toán viên có kinh nghiệm, có
năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp tốt. Đặc biệt đối với những khách hàng
có phát sinh những khoản ƯTKT lớn, thì công việc phân công này lại càng đóng vai trò
quan trọng. Thông thường thì công việc này sẽ được giao cho các KTV có nhiều kinh
nghiệm, và chuyên môn.
• Thỏa thuận sơ bộ với khách hàng
Trong giai đoạn này, KTV sẽ trao đổi và thỏa thuận với khách hàng các vấn đề
liên quan đến quá trình kiểm toán (mục đích, phạm vi kiểm toán, vấn đề về việc cung
cấp các tài liệu cần thiết, phí và thời hạn thực hiện kiểm toóa…).
• Ký kết hợp đồng kiểm toán
Sau khi hai bên đã kí kết và đã hoàn tất mọi thủ tục pháp lý cần thiết. Doanh
nghiệp kiểm toán chính thức trở thành KTV của đơn vị.
►Lập kế hoạch:
“ Kế hoạch kiểm toán cần phải được lập một cách thích hợp nhằm đảm bảo bao
quát hết mọi khía cạnh trọng yếu của cuộc kiểm toán, phát hiện gian lận, rủi ro và
những vấn đề tiềm ẩn, và đảm bảo cuộc kiểm toán được hoàn thành đúng thời hạn.”
(Trích VSA 300 – Lập kế hoạch kiểm toán)
Kế hoạch kiểm toán, gồm ba bộ phận:
+ Kế hoạch chiến lược
+ Kế hoạch kiểm toán tổng thể
+ Chương trình kiểm toán.
Trong ba bộ phận nêu trên thì kế hoạch kiểm toán tổng thể và chương trình kiểm
toán phải được lập cho mọi cuộc kiểm toán, còn kế hoạch chiến lược không nhất thiết
phải được lập, trừ trường hợp cuộc kiểm toán lớn, quy mô, phức tạp…
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ngô Ngọc Linh
SVTH: Trần Thị Đoan Trâm 15
• Kế hoạch chiến lược
Vạch ra phương hướng trọng tâm, phương pháp tiếp cận chung dựa trên những
hiểu biết về tình hình hoạt động, cũng như môi trường kinh doanh của đơn vị.
• Kế hoạch kiểm toán tổng thể; gồm các bước cơ bản sau:
+ Hiểu biết của KTV về hoạt động của khách hàng.
+ Hiểu biết của kiểm toán viên về hệ thống kiểm soát nội bộ.
+ Xác lập mức trọng yếu và đánh giá rủi ro kiểm toán.
+ Bên cạnh đó, KTV có thể phỏng vấn khách hàng, để biết được đơn vị có khả
năng phát sinh những khoản ƯTKT nào. Từ đó, KTV xem xét các vấn đề như trọng yếu
và rủi ro liên quan đến các khoản ƯTKT, nhằm thiết kế một chương trình kiểm toán phù
hợp.
• Chương trình kiểm toán
CTKT phải được lập và thực hiện cho mọi cuộc kiểm toán, trong đó xác địnhnnội
dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán cần thiết để thực hiện kế hoạch
kiểm toán tổng thể. Khi lập CTKT, đơn vị kiểm toán phải quan tâm các thủ tục kiểm
toán cũng như thời gian thực hiện, dựa trên việc đánh giá rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm
soát của từng khoản mục.
2.2.3.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán:
► Thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp về các khoản
ƯTKT:
Vì là các ƯTKT nên mang nặng tính khách quan, và chủ yếu dựa vào các xét
đoán nghề nghiệp. Mặt khác, các bằng chứng để chứng minh cho các khoản ước tính
này rất khó thu thập, tính thuyết phục không cao. Do đó, khi ước tính các khoản này,
đòi hỏi tính thận trọng cao, và sự hoài nghi nghề nghiệp của các KTV.
► Các phương pháp, thủ tục áp dụng theo quy định của VSA 540
kiểm toán các khoản ƯTKT như sau:
• Xem xét và kiểm tra quá trình lập các ƯTKT của đơn vị;
• KTV lập một ước tính độc lập để so sánh với ước tính của đơn vị;
• Xem xét sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc năm tài chính nhưng trước ngày
lập BCKT để xác nhận các ƯTKT đã lập.
(Đoạn 11 VSA 540)
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ngô Ngọc Linh
SVTH: Trần Thị Đoan Trâm 16
i. Xem xét – Kiểm tra quá trình lập các ước tính kế toán của đơn vị
Các bước thực hiện việc xem xét và kiểm tra quá trình lập các ƯTKT của đơn vị,
gồm:
- Kiểm tra các số liệu và xem xét các giả định dùng làm cơ sở lập ƯTKT; Đối
chiếu các số liệu và các giả định với các quy định liên quan hoặc kinh nghiệm thực tế
của các đơn vị trong cùng ngành, cùng địa phương;
- Kiểm tra các tính toán liên quan đến ƯTKT;
- So sánh ƯTKT đã lập của các kỳ kế toán trước với kết quả thực tế của kỳ đó;
- Xem xét thủ tục phê duyệt ƯTKT của Giám đốc.
(Đoạn 12 VSA 540)
Kiểm tra các số liệu chính là xem xét cơ sở dẫn liệu của các ƯTKT có đúng phù
hợp hay không.
a) Kiểm tra các số liệu và xem xét các giả định
Các ƯTKT được lập dựa trên các số liệu và giả định liên quan theo quan điểm
chủ quan của người làm kế toán, vì vậy xem xét các dữ liệu có chính xác, đầy đủ và
thích hợp, cũng như các giả định có sử dụng nhất quán qua các kỳ và có còn phù hợp
với tình hình kinh doanh thực tế của đơn vị hay không, đó là điều KTV cần quan tâm
nhất. Các số liệu và giả định là điểm cốt lõi để lập nên các ƯTKT, nếu số liệu sai hoặc
giả định không phù hợp thì các ƯTKT hoàn toàn không đúng. Đây là bước đầu tiên khi
kiểm toán các khoản ƯTKT cũng là bước quan trọng ảnh hưởng lớn đến quá trình kiểm
toán và ra BCKT sau này.
Khi đánh giá dữ liệu, KTV phải xem xét các vấn đề sau:
- Dữ liệu dùng làm cơ sở để lập các ƯTKT có chính xác, đầy đủ và thích hợp
hay không;
- Số liệu có nhất quán với số liệu đã được phản ảnh trong sổ kế toán hay không.
Khi đánh giá các giả định làm cơ sở lập ƯTKT, KTV phải xem xét các giả định
này:
- Có hợp lý so với kết quả thực tế của các kỳ kế toán trước hay không;
- Có nhất quán với các giả định đã được sử dụng để lập các ƯTKT khác hay
không;
- Có nhất quán với kế hoạch đã được đơn vị vạch ra hay không;
- Các giả định này có còn thích hợp với tình hình kinh doanh hiện tại của đơn vị
hay không. (VSA 540)
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ngô Ngọc Linh
SVTH: Trần Thị Đoan Trâm 17
Trong trường hợp đơn vị được kiểm toán áp dụng các giả định được Bộ tài chính
quy định, KTV phải xem xét các giả định đó áp dụng có đúng hay không, có cần điều
chỉnh gì để phù hợp với tình hình kinh doanh của đơn vị hay không. Ví dụ giả định để
lập dự phòng nợ phải thu khó đòi, hay dự phòng giảm giá hàng tồn kho được quy định
trong thông tư số 228/2009/TT-BTC. Đồng thời, khi ghi nhận một khoản dự phòng phải
đảm bảo thỏa mãn các điều kiện được quy định trong chuẩn mực kế toán số 18 như sau:
DN có nghĩa vụ nợ hiện tại do kết quả từ một sự kiện đã xảy ra; sự giảm sút về những
lợi ích kinh tế có thể xảy ra dẫn đến việc yêu cầu phải thanh toán nghĩa vụ nợ; và đưa ra
được một ước tính đáng tin cậy về giá trị của nghĩa vụ đó.
Khi xem xét các giả định số liệu và giả định dùng để lập các ƯTKT, đối với một
số ƯTKT đơn giản như trích khấu hao, hay phân bổ chi phí trả trước KTV và đơn vị
kiểm toán có thể dựa vào xét đoán nghề nghiệp và kinh nghiệm của mình để đánh giá
tính phù hợp. Song trong một số trường hợp, với các ƯTKT phức tạp như các ước tính
liên quan đến các vụ kiện tụng của DN.. Các ước tính này phải tham khảo thêm ý kiến
của các chuyên gia trong ngành nghề, lĩnh vực liên quan.
b) Kiểm tra tính toán liên quan đến các ước tính kế toán
Tính toán: Là việc kiểm tra tính chính xác về mặt toán học của số liệu trên chứng
từ, sổ kế toán, báo cáo tài chính và các tài liệu liên quan khác hay việc thực hiện các
tính toán độc lập của kiểm toán viên. (Đoạn 25 VSA 500)
Khi kiểm tra phương pháp tính toán để lập các ƯTKT, KTV phải xem xét
phương pháp tính toán có phù hợp với tính ước tính hay không. Bên cạnh đó, cần so
sánh giữa phương pháp tính toán thực tế và các phương pháp tính toán được đơn vị đề
ra có nhất quán hay không . Tùy theo tính phức tạp cũng như mức trọng yếu của từng
ƯTKT cụ thể mà KTV sẽ xác định nội dung, lịch trình và phạm vi kiểm toán cụ thể.
c) So sánh ước tính kế toán đã lập của các kỳ kế toán trước với kết quả thực
tế của kỳ kế toán đó
Khi đơn vị được kiểm toán đồng ý cho kiểm tra sổ sách kế toán năm tài chính
trước, thì KTV phải so sánh các ƯTKT đã lập trong kỳ kế toán trước với kết quả thực
hiện của kỳ kế toán đó, nhằm:
- Thu thập bằng chứng về độ tin cậy nói chung đối với phương pháp lập ƯTKT
của đơn vị;
- Xem xét sự cần thiết phải điều chỉnh phương pháp ước tính;
- Tính toán và đánh giá sự chênh lệch giữa kết quả thực hiện với ƯTKT trong
kỳ, khi cần thiết phải điều chỉnh hoặc trình bày trong thuyết minh BCTC.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ngô Ngọc Linh
SVTH: Trần Thị Đoan Trâm 18
d) Xem xét các thủ tục phê duyệt ước tính kế toán của Giám đốc
Theo yêu cầu của chuẩn mực kế toán cũng như thông tư hướng dẫn của bộ tài
chính về cách lập các ƯTKT, yêu cầu các ƯTKT phải được phê duyệt bởi ban lãnh đạo
hoặc những người chịu trách nhiệm lớn trong đơn vị. Ví dụ, theo thông tư số
228/2009/TT-BTC, khi trích lập các khoản dự phòng, đơn vị phải lập Hội đồng để thẩm
định mức trích lập các khoản dự phòng và xử lý tổn thất thực tế của vật tư hàng tồn kho,
các khoản đầu tư tài chính, các khoản nợ không có khả năng thu hồi. Chuẩn mực kế
toán số 18 cũng có quy định rằng cách ước tính về kết quả và ảnh hưởng tài chính đều
được xác định thông qua đánh giá của Ban giám đốc DN (đoạn 34 VAS 18).
KTV phải xem xét các phê duyệt của cấp quản lý có phù hợp hay không và điều
đó được thể hiện như thế nào trong các tài liệu dùng làm cơ sở lập các ƯTKT .
ii. Kiểm toán viên lập một ước tính độc lập
KTV có thể tự lập hoặc thu thập một ƯTKT độc lập. Trong quá trình lập,
KTVphải đánh giá các dữ liệu, các giả định... Từ đó, KTV so sánh các ước tính với kết
quả thực tế của các kỳ kế toán trước đó.
iii. Xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc năm tài chính
a) Khái niệm
Các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ kế toán lập BCTC: Là những sự kiện có
ảnh hưởng đến BCTC đã phát sinh trong khoảng thời gian từ sau ngày khóa sổ kế toán
lập BCTC để kiểm toán đến ngày ký báo cáo kiểm toán; và những sự kiện được phát
hiện sau ngày ký BCKT.
Có 2 loại sự kiện xảy ra sau ngày khóa sổ kế toán lập BCTC:
- Những sự kiện cung cấp thêm bằng chứng về các sự việc đã tồn tại vào ngày
khóa sổ kế toán lập BCTC.
- Những sự kiện cung cấp dấu hiệu về các sự kiện đã phát sinh tiếp sau ngày
khóa sổ kế toán lập BCTC.
(Đoạn 04 VSA 560)
b) Ảnh hưởng sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ đối với các ước
tính kế toán
Việc lập các ƯTKT có thể được cung cấp bằng chứng từ những sự kiện phát sinh
sau ngày kết thúc năm tài chính nhưng trước ngày ký BCKT. Việc KTV soát xét các
nghiệp vụ và sự kiện trên có thể giúp giảm bớt hoặc thậm chí không phải thực hiện việc
soát xét và kiểm tra quá trình lập ƯTKT của đơn vị hoặc sử dụng một ước tính độc lập
để đánh giá tính hợp lý của các ƯTKT.Ví dụ, những thông tin chứng minh tình trạng tài
chính của một khách hàng lớn đang gặp khủng hoảng, chuẩn bị phá sản. Nếu trong năm,
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ngô Ngọc Linh
SVTH: Trần Thị Đoan Trâm 19
đơn vị chưa lập dự phòng cho khoản nợ phải thu này thì KTV hoàn toàn có thể đánh giá
khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi vào thời điểm cuối năm không còn hợp lý.
2.2.3.3 Giai đoạn hoàn thành kiểm toán
Trong giai đoạn này, KTV cần tập hợp các kết quả thu thập được và thực hiện
một số thử nghiệm bổ sung : xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ kế toán
lập BCTC, xem xét về giả định hoạt dộng liên tục... Đồng thời, đánh giá lại lần cuối
cùng tính hợp lý của các ƯTKT trên cơ sở những hiểu biết của mình về đơn vị được
kiểm toán, cũng như tính nhất quán của các ƯTKT với các bằng chứng kiểm toán đã
được thu thập trong quá trình kiểm toán.
Trong quá trình thực hiện việc so sánh ước tính độc lập của kiểm toán với ước
tính của đơn vị. Nếu có chênh lệch, KTV tìm hiểu nguyên nhân, cân nhắc xem sự chênh
lệch này có cần điều chỉnh hay không. Nếu sự chênh lệch này là hợp lý hoặc không
trọng yếu thì không cần phải điều chỉnh. Tuy nhiên, nếu xét thấy chênh lệch này không
hợp lý hoặc làm ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC thì yêu cầu đơn vị điều chỉnh lại. Nếu
đơn vị từ chối điều chỉnh lại thì sự chênh lệch đó sẽ được coi là một sai sót và sẽ được
xem xét cùng với các sai sót khác để đánh giá mức độ ảnh hưởng của chúng đến BCTC
có trọng yếu hay không.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ngô Ngọc Linh
SVTH: Trần Thị Đoan Trâm 20
CHƯƠNG 3: CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TOÁN CÁC
ƯTKT TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN
IMMANUEL
3.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY KIỂM TOÁN IMMANUEL
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Công ty Kiểm toán Immanuel là công ty 100% vốn nước ngoài. Là công ty thành
lập theo giấy chứng nhận đầu tư và đăng kí thuế số 0102035945, ngày 18/09/2008. Với
vốn điều lệ là 500 triệu đồng…. Trụ sở chính của công ty đặt tại thủ đô Hà Nội, và có
văn phòng chi nhánh đặt tại thành phố Hồ Chí Minh. Với đội ngủ kiểm toán viên trên
10 năm kinh nghiệm, công ty Immanuel đang cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán, tư
vấn thuế, tài chính, nguồn nhân lực, quản lý và ứng dụng công nghệ thông tin, tài sản
định giá, xem xét báo cáo tài chính và các dịch vụ khác của kế toán, thuế, tài chính cho
các khách hàng trong nước và đa quôc gia, trong nhiều lĩnh vực khác nhau như sản xuất,
thương mại, dịch vụ, xây dựng, giao thông vận tải….
Tên giao dịch Việt Nam: công ty TNHH Kiểm toán Immanuel
Tên giao dịch nước ngoài: IMMANUEL AUDITING COMPANY LIMITED
Địa chỉ công ty: Tần 2, nhà số 37, lô M2, khu đô thị Yên Hoà, Phường Yên Hoà,
Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 04.22462487
Fax: 04622691641
Công ty có tư cách pháp nhân, thực hiện chế độ hạch toán độc lập và có con dấu
riêng hợp pháp.
Chi nhánh công ty TNHH Kiểm toán Immanuel tại thành phố Hồ Chí Minh thành
lập theo giấy chứng nhận đầu tư và đăng kí thuế số 4112038933 do Sở kế hoạch và đầu
tư thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 27 tháng 04 năm 2009. Sau đó được cấp lại vào
ngày 07 tháng 04 năm 2010 số 0102914299 -001. Chi nhánh đặt tại lô S5, tầng trệt cao
ốc An Cư, khu đô thị An Phú –An Khánh, phường An Phú, quận 2.
Trong hai năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, công ty
Immanuel cũng không ngừng phát triển hoàn thiện nhằm đưa đến chất lượng phục vụ
tốt nhất cho khách hàng. Công ty đã nhận thấy giữa tin học và kế toán có mối quan hệ
rất chặt chẽ với nhau. Vì vậy để đảm bảo cung cấp dịch vụ kế toán tốt nhất bản thân
chuyên viên của công ty vừa phải am hiểu về hệ thống kế toán vừa phải thông thạo các
phần mềm ứng dụng, có khả năng nắm bắt thông tin mới nhất về chế độ tài chính kế
toán của nhà nước để tư vấn cho khách hàng có hiệu quả cao.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ngô Ngọc Linh
SVTH: Trần Thị Đoan Trâm 21
Với phương pháp tiếp cận và nắm hiểu yêu cầu của từng khách hàng để đưa ra giải
pháp cung cấp dịch vụ thích hợp, nhằm tiết kiệm tối đa chi phí và tạo ra giá trị gia tăng
thông qua dịch vụ cung cấp cho khách hàng, công ty Immanuel đã tạo được sự tín
nhiệm đối với khách hàng hiện có và liên tục nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.
3.1.2 Các hoạt động chính của công ty
3.1.2.1Phương châm và mục tiêu hoạt động của công ty
• Phương châm hoạt động: Độc lập, khách quan, trung thực, bí mật số liệu của
khách hàng.
• Mục tiêu hoạt động của công ty:
Giúp cho khách hàng và những người quan tâm bảo vệ quyền lợi hợp pháp
của mình, cung cấp những thông tin thiết thực và cần thiết để tổ chức điều hành hoạt
động của doanh nghiệp và đưa ra các quyết định quản lý phù hợp với thực tiễn. Hoạt
động của công ty nhằm góp phần phát hiện và ngăn ngừa những rủi ro cho doanh
nghiệp, trợ giúp cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được thuận lợi và đạt hiểu
quả kinh tế cao nhất. Khẩu hiệu mà công ty luôn theo sát đó là “hiệu quả và chất lượng
dịch vụ là mục tiêu hàng đầu”.
3.1.2.2 Những dịch vụ do Immanuel cung cấp
a. Kiểm toán:
Công ty TNHH Kiểm toán Immanuel cung cấp dịch vụ kiểm toán cho các
doanh nghiệp hoạt động trong mọi lĩnh vực. Immanuel tiến hành kiểm toán báo cáo tài
chính cho doanh nghiệp theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và chuẩn mực kiểm toán
quốc tế. Công việc của kiểm toán căn cứ vào chế độ kế toán khách hàng đang áp dụng
và các quy định về tài chính kế toán của nhà nước Việt Nam.
Phương pháp kiểm toán:
- Hiểu đầy đủ về hệ thống quản lý của khách hàng nhằm xác định các lĩnh vực
thường xảy ra rủi ro kiểm toán để có thể trao đổi một cách hiệu quả với ban giám đốc
của khách hàng.
- Đảm bảo sự tham gia thường xuyên và kịp thời của các nhân sự chủ chốt trong
quá trình kiểm toán.
- Xây dựng phương pháp kiểm toán hợp lí qua việc tập trung kiểm tra những
khía cạnh trọng yếu.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ngô Ngọc Linh
SVTH: Trần Thị Đoan Trâm 22
b. Dịch vụ kế toán :
Công ty TNHH Kiểm toán Immanuel cung cấp dịch vụ kế toán nhằm hỗ trợ
doanh nghiệp thực hiện các công tác kế toán theo đúng quy định hiện hành và cung cấp
kịp thời thông tin tài chính cho yêu cầu quản trị doanh nghiệp.
- Kế toán tài chính: cập nhật sổ sách kế toán và lập báo cáo tài chính định kỳ
theo quy định.
- Kế toán quản trị: cập nhật và cung cấp thông tin tài chính cho yêu cầu quản trị
doanh nghiệp.
c. Một vài dịch vụ khác:
Ngoài ra công ty còn cung cấp một vài dịch vụ khác như: dịch vụ tư vấn thuế,
tư vấn nguồn nhân lực, tư vấn ứng dụng công nghệ thông tin, tư vấn quản lý, dịch vụ
bồi dưỡng, cập nhập kiến thức tài chính, kế toán, kiểm toán, dịch vụ soát xét báo cáo tài
chính, tư vấn tài chính…
3.1.2.3 Nguồn nhân lực
Cho đến nay công ty đã hoạt động được hơn hai năm, với một đội ngũ nhân viên
với nhiều kinh nghiệm hoạt động. Cho đến thời điểm hiện tại thì đã có 13 chuyên viên.
Mặc dù thời gian hoạt động vẫn chưa lâu và quy mô còn nhỏ nhưng Immanuel đã
xây dựng một đội ngũ nhân viên vững về nghiệp vụ cũng như chuyên môn. Đội ngũ
chuyên viên của công ty được đào tạo có hệ thống và có nhiều năm kinh nghiệm thực
tiễn về hoạt động Kiểm toán và Tư vấn quản trị –Tài chính –Kế toán –Thuế –Tin học –
Đào tạo. Tất cả các KTV và trợ lý KTV cao cấp đã từng được đào tạo trực tiếp bởi các
chuyên gia cao cấp về Kiểm toán của cộng đồng Châu Âu. Bên cạnh những chuyên viên
trong lĩnh vực kiểm toán, đội ngũ chuyên viên chính thống của công ty còn bao gồm các
chuyên viên và đội ngũ cộng tác viên thông thạo các lĩnh vực về pháp luật cũng như tư
vấn trong lĩnh vực kinh doanh, kinh tế phát triển, luật sư, thông thạo các lĩnh vực
chuyên môn.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ngô Ngọc Linh
SVTH: Trần Thị Đoan Trâm 23
3.1.2.4 Cơ cấu tổ chức
Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu của công ty
3.2 KHÁI QUÁT VỀ CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TOÁN CHUNG
CHO CÁC KHOẢN ƯTKT TẠI CÔNG TY
Trong kỳ kiểm toán 2011, công ty áp dụng CTKT mẫu của VACPA do đó CTKT
các ƯTKT sẽ được nêu khái quát dựa trên CTKT mẫu của VACPA.
3.2.1. Khái quát về chương trình kiểm toán mẫu của VACPA
Có thể nói rằng, kiểm toán được biết đến là một nghề còn khá non trẻ ở nước ta.
Chính vì lẽ đó, mà hầu hết mỗi công ty kiểm toán đều tự xây dựng cho mình một bộ
CTKT để thực hiện hoạt động kiểm toán độc lập trên cơ sở hệ thống chuẩn mực kế
toán-kiểm toán do Bộ tài chính ban hành. Sự thiếu đồng diều, và không thống nhất này
đã phần nào ảnh hưởng đến chất lượng của các dịch vụ kiểm toán, cũng như tính chuyên
nghiệp. VACPA với sự tài trợ của Ngân hàng Thế giới (WB), đã thành lập Dự án “Tăng
cường năng lực Hội KTV hành nghề Việt Nam” để tiến hành xây dựng bộ chương trình
kiểm toán mẫu với mục đích góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ của các công ty
kiểm toán, tăng cường sự tuân thủ các yêu cầu của Chuẩn mực kiểm toán.
HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN
GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH
VĂN PHÒNG
TẠI HÀ NỘI
CHI NHÁNH TP HỒ
CHÍ MINH
GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH
NGUYỄN THỊ THU YẾN
KIỂM TOÁN
VIÊN
CHUYÊN VIÊN
KẾ TOÁN
NHÂN VIÊN KẾ
TOÁN
TRỢ LÝ KIỂM
TOÁN
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ngô Ngọc Linh
SVTH: Trần Thị Đoan Trâm 24
CTKT mẫu đã được Chủ tịch Hội KTV hành nghề Việt Nam (VACPA) ban hành
tại Quyết định số 1089/QĐ-VACPA ngày 01/10/2010 để áp dụng chính thức rộng rãi từ
kỳ kiểm toán năm 2010/2011.
3.2.2 Chương trình kiểm toán mẫu các khoản ước tính kế toán
CTKT các khoản ƯTKT bao gồm các bước cơ bản sau:
Bước 1: KTV tiến hành đánh giá mức độ rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát trong
quá trình nghiên cứu, tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và chính sách kế toán áp dụng
tại công ty. Từ đó, KTV và đơn vị kiểm toán xác định mục tiêu và CTKT các khoản ước
tính phù hợp cho từng đơn vị
Bước 2: Thực hiện thủ tục chung
Bước 3: Thực hiện kiểm tra phân tích và kiểm tra chi tiết
Bước 4: Kết luận của KTV
a) Mục tiêu kiểm toán các ước tính kế toán
Mục tiêu kiểm toán là điều hết sức quan trọng trước mỗi cuộc kiểm toán. Với các
ƯTKT, thì mục tiêu ghi nhận đầy đủ, chính xác và nhất là được đánh giá hợp lý và được
trình bày trên BCTC phù hợp với các chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán hiện hành.
Đối với các khoản ước tính liên quan đến phần tài sản, KTV được yêu cầu chủ yếu
đánh giá tính hợp lý và việc trình bày trên BCTC có phù hợp hay không. Nhưng khi
kiểm toán các ƯTKT liên quan đến nợ phải trả phải đảm bảo các khoản chi phí phải trả
ước tính là có thực, thuộc nghĩa vụ thanh toán của DN, đồng thời xem xét chúng đã
được hạch toán chính xác, đầy đủ, được đánh giá và trình bày phù hợp với các chuẩn
mực và chế độ hiện hành hay không.
b) Tìm hiểu chính sách kế toán và chu trình kinh doanh
Trước khi tiến hành vào các thủ tục chính, KTV được yêu cầu phải tiến hành tìm
hiểu chính sách kế toán và chu trình kinh doanh của đơn vị được kiểm toán. Khi thực
hiện bước này giúp KTV hiểu biết về các khía cạnh kinh doanh chủ yếu và chính sách
kế toán áp dụng tại đơn vị, nhằm đánh giá những giả định đơn vị sử dụng khi lập các
ƯTKT có phù hợp với tình hình kinh doanh thực tế của mình hay không.
Khi tìm hiểu về chính sách kế toán, KTV phải xem xét các cơ sở cho việc ghi nhận
các ƯTKT và xét đoán có phù hợp với quy định của chuẩn mực, chế độ kế toán hay
không. Tính nhất quán cũng như các thay đổi trong chính sách kế toán và ƯTKT cũng
cần phải được xem xét trong quá trình kiểm toán. Trong trường hợp có sự thay đổi các
chính sách kế toán và các ƯTKT đang áp dụng, KTV phải phỏng vấn ban giám đốc về
các thay đổi. Sau đó tiến hành đánh giá tính hợp lý của việc thay đổi chính sách và các
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ngô Ngọc Linh
SVTH: Trần Thị Đoan Trâm 25
ƯTKT, xem xét việc hạch toán đối với ảnh hưởng của các thay đổi trên BCTC năm nay
cũng như BCTC của các năm trước.
Khi tìm hiểu chính sách kế toán và mô hình kinh doanh, KTV kết hợp với việc
đánh giá hệ thống KSNB, xem có được thiết kế và thực hiện hiệu quả các thủ tục kiểm
soát trong quá trình lập các ƯTKT hay không. Từ đó tiến hành lựa chọn hoặc mô tả một
hoặc một số thủ tục kiểm soát chính áp dụng để ngăn ngừa và phát hiện kịp thời sai sót
có thể xảy ra.
c) Thủ tục chung
Trước khi tiến hành kiểm tra chi tiết, KTV luôn tiến hành các thủ tục kiểm toán
chung như sau:
- Kiểm tra các nguyên tắc kế toán áp dụng nhất quán với năm trước và phù hợp
với quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành.
- Lập bảng số liệu tổng hợp có so sánh với số dư cuối năm trước. Đối chiếu các số
dư trên bảng số liệu tổng hợp với bảng cân đối phát sinh và giấy tờ làm việc của kiểm
toán năm trước (nếu có).
d) Kiểm tra phân tích
Đối tượng phân tích sẽ thay đổi khi tiến hành xem xét các khoản ƯTKT khác
nhau. Ví dụ khi xem xét chi phí trả trước ngắn hạn và dài hạn, ta phải so sánh đồng thời
phân tích biến đông của chi phí trả trước và các tài sản khác ngắn hạn/dài hạn năm nay
so với năm trước, giải thích những biến động bất thường.
e) Kiểm tra chi tiết
Quá trình kiểm tra chi tiết được thực hiện gồm các bước như sau:
- Kiểm tra cơ sở lập các ƯTKT: KTV tiến hành thu thập các bằng chứng, chứng từ
liên quan đến các ƯTKT. Sau đó tiến hành đánh giá các bằng chứng để xem xét sự cần
thiết phải trích lập dự phòng.
- Kiểm tra cách tính toán các ƯTKT
- Soát xét các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc năm tài chính: KTV phải xem
xét các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc năm tài chính nhằm đảm bảo các sự kiện
trọng yếu phát sinh sau ngày kết thúc năm tài chính đã được xác định và phản ánh phù
hợp trong BCTC, không ảnh hưởng trọng yếu đến các ƯTKT, đảm bảo các ƯTKT vẫn
được đánh giá phù hợp sau khi xem xét xong các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc
năm tài chính.
- Kiểm tra việc trình bày các khoản ƯTKT trên BCTC có phù hợp với quy định
hiện hành hay không.
- Đánh giá cách xử lý thuế đối với các ƯTKT đã được trích lập.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ngô Ngọc Linh
SVTH: Trần Thị Đoan Trâm 26
3.3 Quy trình kiểm toán các ƯTKT trong thực tế kiểm toán BCTC
tại công ty khách hàng của IMMANUEL.
3.3.1 Chương trình kiểm toán thực tế cho các khoản ước tính
kế toán tại khách hàng của Immanuel
3.3.1.1 Giai đoạn lập kế hoạch:
Ở giai đoạn này, bao gồm một số công việc cơ bản như tìm hiểu, nghiên cứu về
hoạt động của khách hàng, và hệ thống kiểm soát nội bộ, đánh giá rủi ro kiểm toán và
xác định mức trọng yếu.
► Nắm rõ thông tin về lĩnh vực hoạt động của khách hàng:
• Hiểu biết chung về thực trạng nền kinh tế tại thời điểm kiểm toán: tỷ lệ lãi
suất, các chính sách của chính phủ..
• Tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của DN: Các chi nhánh hoặc các bên có
liên quan, giấy phép thành lập, chủ đầu tư, các vấn đề kế toán tại DN ( bộ máy tổ chức
kế toán, chính sách áp dụng, hình thức kế toán...)...
• Trong năm tài chính, DN có phát sinh những khoản ước tính nào không...
► Hiểu biết về hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ
• Tìm hiểu về những điểm quan trọng trong hệ thống kiểm soát nội bộ: Cách
thức phân định quyền hạn và trách nhiệm, kiểm soát vật chất, các quy chế và công tác tổ
chức kiểm tra thường xuyên tại khách hàng....
Từ đó KTV đưa ra kết luận và đánh giá về môi trường kiểm soát, hệ thống
kế toán, hệ thống kiểm soát nội bộ theo từng mức độ : Cao, Trung bình hay thấp.
• KTV thu thập các thông tin liên quan đến các khoản ƯTKT, ví dụ như: công
ty trích lập dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi có theo thông tư 228/2009 của BTC
không, hay trích lập theo một chính sách riêng của công ty...
• Đánh giá rủi ro và xác định mức độ trọng yếu
Sau khi tìm hiểu và đánh giá mức độ rủi ro của hệ thống kiểm soát nội bộ thì
KTV sẽ tính toán để xác định mức trọng yếu cho toàn bộ BCTC.
Sau đó, KTV xác lập mức trọng yếu cũng như sai sót có thể chấp nhận được cho
từng khoản mục ƯTKT. Tùy theo kết quả so sánh, KTV đưa ra ý kiến và tiến hành thiết
kế chương trình kiểm toán sao cho thật phù hợp và đạt hiệu quả cao nhất.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ngô Ngọc Linh
SVTH: Trần Thị Đoan Trâm 27
3.3.1.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán một số khoản ƯTKT được nghiên cứu
trong đề tài
► Kiểm toán dự phòng nợ phải thu khó đòi
• Mục tiêu:
+ Đầy đủ: các nghiệp vụ phát sinh có liên quan đến khoản mục dự phòng
phải thu khó đòi phải được ghi nhận đầy đủ
+ Hiện hữu: Đảm bảo các khoản dự phòng có tồn tại tại thời điểm lập
BCTC.
+ Đánh giá: giá trị dự phòng được ghi chép theo giá trị thích hợp trên cơ sở
chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành
+ Trình bày và công bố: khoản mục dự phòng phải thu khó đòi được diễn
đạt và công bố phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành
• Chương trình kiểm toán:
Thử nghiệm kiểm soát
Cơ sở dẫn liệu Thử nghiệm kiểm soát
Đầy đủ
-Tìm hiểu xem đơn vị có các biện pháp theo dõi nợ, cũng như những
chính sách để kịp thời phát hiện những khoản nợ quá hạn, nợ khó đòi để
lập dự phòng không.
-Quan sát, phỏng vấn xem đơn vị có thường xuyên phân tích tuổi nợ.
Cũng như việc cập nhật liên tục các thông tin liên quan đến tình hình
hoạt động kinh doanh của khách hàng.
Hiện hữu -Thu thập các chứng từ, các bảng tính...kiểm tra sự xét duyệt đầy đủ để
xác minh tính có thật của các khoản nợ khó đòi
Đánh giá
-Tìm hiểu về hệ thống, chính sách bán chịu của đơn vị, cũng như các
quy định về giới hạn nợ, thời hạn nợ
-Tiến hành phỏng vấn các thủ tục kiểm soát trong quy trình ƯTKT của
đơn vị, xem các ƯTKT có được lập, phê chuẩn bởi những người có thẩm
quyền, có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao không .
Trình bày và -Phỏng vấn các quy định của đơn vị nhằm đảm bảo việc trình bày, phân
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ngô Ngọc Linh
SVTH: Trần Thị Đoan Trâm 28
công bố loại, công bố đúng theo chuẩn mực, chế độ kế toán hiện hành.
Thử nghiệm cơ bản
Loại Thử nghiệm cơ bản
Mục tiêu kiểm
toán
Thủ tục
phân tích
-So sánh số dư phải thu KH bao gồm cả số dư dự
phòng năm nay với năm trước kết hợp với phân tích
biến động của doanh thu thuần, dự phòng phải thu khó
đòi giữa hai năm.
Hiện hữu, đầy đủ,
đánh giá, ghi chép
chính xác.
-So sánh hệ số quay vòng các khoản phải thu và số
ngày thu tiền bình quân năm nay với năm trước để
đánh giá tính hợp lý của số dư nợ cuối năm cũng như
khả năng lập dự phòng (nếu có)
Thử nghiệm
chi tiết
-Kiểm tra các chứng từ có liên quan tới các khoản
phải thu đã lập dự phòng, đánh giá tính hợp lý của
việc ước tính, tính toán và ghi nhận.
Đánh giá,đầy đủ,
ghi chép chính xác
-Xem xét Bảng phân tích tuổi nợ, thảo luận với khách
hàng về khả năng thu hồi nợ và dự phòng nợ khó đòi.
-Kiểm tra độ tin cậy của Bảng phân tích tuổi nợ.
-Đảm bảo đã xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày
khóa sổ kế toán, có liên hệ và có thể ảnh hưởng tới nợ
phải thu khách hàng.
• Ví dụ minh họa một khách hàng của công ty
Các thủ tục kiểm toán đã thực hiện
- Lập bảng số liệu tổng hợp, so sánh với số dư cuối năm trước.
Diễn giải
31-12-200N 31-12-200N 31-12-200N-1
Trước KT Sau KT Sau KT
Phải thu của khách hàng 10.014.769.187 10.014.769.187 6.470.201.456
Phải thu của khách hàng (USD) 8.476.971.839 8.476.971.839 6.470.201.456
Phải thu của khách hàng (EUR) 1.537.797.348 1.537.797.348
Dự phòng phải thu khó đòi 700.000.000 777.325.000 471.060.000
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ngô Ngọc Linh
SVTH: Trần Thị Đoan Trâm 29
Tổng cộng 10.714.769.187 10.792.094.187 6.941.261.456
Bảng 3.2: Bảng số liệu tổng hợp
- Đối chiếu các số dư trên bảng số liệu tổng hợp với Bảng cân đối số phát sinh và
BCKT của năm trước.
- Thu thập số liệu, tiến hành so sánh các khoản phải thu của khách hàng, người
mua trả tiền trước, dự phòng phải thu năm 200N và 200N-1.
- So sánh các hệ số vòng quay các khoản phải thu, và số ngày thu tiền bình quân.
Từ đó, KTV đưa ra đánh giá sơ bộ về việc thu hồi nợ của công ty.
Năm 200N Năm 200N-1
CL tuyệt
đối
CL tương
đối
Phải thu KH 10.014.769.187 6.470.201.456 3.544.567.731 54,78%
Doanh thu 43.790.094.957 38.150.100.367 5.639.944.590 14,78%
Bình quân các khoản
phải thu
8.242.485.322 4.142.726.230 4.099.759.092 98,96%
Vòng quay phải thu 0,81 0,89 (0,08) (8,93%)
Số ngày thu tiền 443 404
Bảng 3.3: Bảng số liệu phân tích
- Đồng thời KTV chọn những khoản nợ phải thu lớn, tiến hành phân tích tuổi
nợ của những khoản phải thu này.
- Kiểm tra các chứng từ có liên quan tới các khoản phải thu đã lập dự phòng, đánh
giá tính hợp lý của việc ước tính, tính toán và ghi nhận.
- Xem xét Bảng phân tích tuổi nợ, thảo luận với khách hàng về khả năng thu hồi
nợ và dự phòng nợ khó đòi.
Tên KH SDĐK SDCK
Tuổi nợ
1-2 năm 2-3 năm >3 năm
CtyAutBrazil 123.588.096 135.965.184 100.000.000
CtyAutHungary 68.230.928 179.204.112 50.000.000
Cty RemyMexi 696.200.824 2.567.954.935 268.000.000
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ngô Ngọc Linh
SVTH: Trần Thị Đoan Trâm 30
Cty RemyHaza 1.486.646.660 1.201.922.229 778.650.000
Bảng 3.4 : Bảng phân tích tuổi nợ
- KTV ước tính lại khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi. Sau đó, tiến hành so sánh
số liệu mà khách hàng đã lập dự phòng và hạch toán.
Khách hàng
Số dư nợ
quá hạn
TG quá hạn
Mức lập
dự phòng
Giá trị lập DP
CtyAutBrazil 100.000.000 2-3 năm 70% 70.000.000
CtyAutHungary 50.000.000 3 năm 2 tháng 100% 50.000.000
Cty RemyMexi 268.000.000 3 năm 1 tháng 100% 268.000.000
Cty RemyHaza 778.650.000 1-2 năm 50% 389.325.000
Tổng cộng 777.325.000
Bảng 3.5 : Bảng ước tính lập dự phòng theo thông tư 228/2009TT-BTC do KTV lập
Kết quả của các thủ tục kiểm toán
- Chính sách kế toán được áp dụng nhất quán qua các kỳ kế toán
- Số liệu trên bảng cân đối số phát sinh khớp đúng với BCKT năm trước
- Qua bảng số liệu phân tích:
Doanh thu của đơn vị tăng 36%, điều đó cũng làm tăng các khoản phải thu trong năm 200N.
Chỉ số vòng quay khoản phải thu năm 200N giảm so với 200N-1, chứng tỏ tốc độ thu
hồi công nợ của DN giảm
- Sau khi phân tích tuổi nợ của những khoản phải thu khách hàng phát sinh lớn,
cho thấy đơn vị có phát sinh những khoản nợ quá hạn.
- Cơ sở lập dự phòng phù hợp: Đơn vị lập bảng phân tích tuổi nợ căn cứ vào thông
tư số 228/2009/TT-BTC tiến hành lập dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi.
Bảng kê tuổi nợ được ghi nhận đầy đủ, có thật, và được ghi nhận hợp lý. Khoản mục dự
phòng phải thu khó đòi được trình bày phù hợp theo quy định hiện hành
- Khi kiểm tra lại việc tính toán, KTV nhận thấy công ty trích dự phòng thiếu
khoản tiền 77.325.000. Nguyên nhân là do công ty hạch toán nhầm số tiền.
Số phải trích lập dự phòng năm nay : 777.325.000
Số đơn vị đã trích lập: 700.000.000
Số phải trích lập bổ sung: 77.325.000.
Đề nghị bút toán điều chỉnh
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ngô Ngọc Linh
SVTH: Trần Thị Đoan Trâm 31
Nợ 642 77.325.000
Có 139 77.325.000
► Kiểm toán chi phí phải trả :
• Mục tiêu:
+ Hiện hữu: chi phí phải trả phản ánh trên BCTC phải tồn tại (có thực tại
thời điểm lập báo cáo
+ Nghĩa vụ: chi phí phải trả thuộc trách nhiệm phải trả của công ty tại thời
điểm lập báo cáo
+ Đầy đủ: các nghiệp vụ phát sinh có liên quan đến chi phí phải trả phải
được ghi nhận đầy đủ
+ Chính xác: chi phí phải trả được ghi chép đúng giá trị
+ Đánh giá: giá trị khoản mục chi phí phải trả được ghi chép theo giá trị
thích hợp trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành
+ Trình bày và công bố: chi phí phải trả được trình bày và công bố phù
hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành
• Chương trình kiểm toán
Thử nghiệm kiểm soát
Cơ sở dẫn liệu Thử nghiệm kiểm soát
Đầy đủ, hiện
hữu
-Độc lập đối chiếu kế hoạch chi phí phải trả với sổ sách. So sánh các
khoản chi phí phải trả kỳ này với kỳ trước( giải thích những biến động)
Nghĩa vụ
-Kiểm tra đối chiếu các khoản chi phí phải trả với kế hoạch, hóa đơn,
hợp đồng...
-Quan sát, kiểm tra xem việc trích lập có sự phê duyệt của người có
thẩm quyền, chuyên môn không.
Ghi chép chính
xác
-Phỏng vấn xem DN định kỳ có tiến hành đối chiếu sổ sách không. Độc
lập đối chiếu sự trích chi phí giữa sổ cái, sổ chi tiết...
Trình bày và
công bố
-Rà soát và kiểm tra lại việc trình bày, phân loại, công bố đúng theo
chuẩn mực, chế độ kế toán hiện hành
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ngô Ngọc Linh
SVTH: Trần Thị Đoan Trâm 32
Thử nghiệm cơ bản
Loại Thử nghiệm cơ bản
Mục tiêu kiểm
toán
Thủ tục
phân tích
-So sánh tổng số dư chi phí phải trả, số dư theo từng
khoản mục phải trả cũng như tỷ trọng chi phí phải trả
trên tổng nợ ngắn hạn/dài hạn năm nay với năm trước,
đánh giá những thay đổi bất thường.
Đánh giá, nghĩa vụ,
hiện hữu
Thử nghiệm
chi tiết
-Kiểm tra chính sách của việc ghi nhận chi phí phải trả
và các chính sách của DN liên quan đến chi phí phải trả.
Đánh giá
-Thu thập số liệu chi tiết các khoản chi phí phải trả,
đồng thời kiểm tra các chứng từ có liên quan.
Hiện hữu, nghĩa vụ
-Rà soát lại, nhằm phát hiện các khoản chi phí phải trả
chưa được ghi nhận.
Đầy đủ
-Lập bảng tổng hợp chi tiết chi phí phải trả, đối chiếu
với số liệu trên sổ kế toán và BCTC.
Ghi chép chính xác
-Kiểm tra việc trình bày các thông tin cần thiết trên
thuyết minh BCTC
Trình bày và công
bố
• Ví dụ minh họa một khách hàng của công ty
Các thủ tục kiểm toán đã thực hiện
- Thu thập bảng chi tiết số dư của các khoản chi phí phải trả
- Lập bảng số liệu tổng hợp có so sánh với số dư cuối năm trước.
Diễn giải
31-12-200N 31-12-200N 31-12-200N-1 Biến động
Giá trị
Trước KT Sau KT Sau KT
Chi phí phải trả 198.782.499 258.782.499 268.310.000 (9.527.501)
Bảng 3.6 : Bảng số liệu tổng hợp chi phí phải trả
- Đối chiếu các số dư trên bảng số liệu tổng hợp với BCĐPS và giấy tờ làm việc
của kiểm toán năm trước (nếu có).
- KTV đã tiến hành xem xét các hợp đồng có liên quan đến các khoản chi phí phải
trả
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ngô Ngọc Linh
SVTH: Trần Thị Đoan Trâm 33
*Chi phí thưởng tết: Đã kiểm tra chế độ lương thưởng, hợp đồng lao động trong
công ty.
* Chi phí kiểm toán: Đã xem hợp đồng (đơn vị chưa trích, KTV yêu cầu đơn vị
trích bổ sung)
* Chi phí thuê nhà: Đã kiểm tra hợp đồng thuê nhà.
* Chi phí bảo hiểm TN xe: Đã kiểm tra biên lai thu án phí...
* Chi phí thuê thương hiệu: Đã xem xét hợp đồng.
- Thu thập bảng kê chi tiết chi phí phải trả vào thời điểm 31/12/200N
Tên tài khoản SDĐK PS Nợ PS Có SDCK
Chi phí thưởng tết 203.310.000 203.310.000
Chi phí kiểm toán 65.000.000 65.000.000 60.000.000 60.000.000
Chi phí thuê VP 12.000.000 12.000.000
Chi phí lãi vay 25.327.500 25.327.500
Chi phí BHTN xe 70.395.000 90.000.000 19.605.000
Chi phí thuê thương
hiệu
709.454.545 863.304.545 153.850.000
Chi phí DV SC 5.000.000 5.000.000
Tổng cộng 268.310.000 1.065.159.545 1.055.632.045 258.782.500
Bảng 3.7 : Bảng số liệu thuyết minh chi phí phải trả
- Thu thập và đánh giá cơ sở trích lập chi phí phải trả
- Kiểm tra chi tiết, xem xét chi phí phải trả có được ghi nhận đủ và chính xác hay
không.
Kết quả của các thủ tục kiểm toán
- Chính sách kế toán được áp dụng nhất quán qua các kỳ kế toán
- Số liệu trên bảng cân đối số phát sinh khớp đúng với BCKT năm trước
- Khoản chi phí trả trước được lập dưới sự đánh giá và xem xét của kế toán trưởng
và có sự xem xét lại của ban giám đốc
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ngô Ngọc Linh
SVTH: Trần Thị Đoan Trâm 34
- Công ty ghi nhận chi phí phải trả phù hợp với quy định hiện hành và đúng kỳ
- Khoản mục chi phí phải trả được trình bày trên BCTC có phù hợp với quy định
hiện hành.
- KTV nhận thấy rằng đơn vị trong kỳ còn trích thiếu một khoản chi phí kiểm toán
với số tiền 60.000.000, đề nghị công ty tiến hành trích bổ sung
Đề nghị bút toán điều chỉnh
Nợ 642 60.000.000
Có 335 60.000.000
► Kiểm toán việc trích khấu hao tài sản cố định
• Mục tiêu:
+ Đầy đủ: Các khoản chi phí khấu hao phải được ghi nhận và trích lập đầy đủ.
+ Đánh giá: Thời gian sử dụng hữu ích, giá trị thanh lý, tỉ lệ khấu hao
TSCĐ phải dược đánh giá hợp lý, dựa trên các chuẩn mực và chế độ kế toán hợp lý.
+ Trình bày và công bố: Trình bày các khoản mục chính xác và phù hợp
với chuẩn mực kế toán hiện hành. Đồng thời phương pháp khấu hao hải được công bố
trên BCTC.
• Chương trình kiểm toán
Thử nghiệm kiểm soát
Cơ sở dẫn liệu Thử nghiệm kiểm soát
Đầy đủ
-Đối chiếu biên bản kiểm kê TSCĐ đang sử dụng với bảng kê chi tiết
trích khấu hao, để đảm bảo rằng mọi TSCĐ đang sử dụng phục vụ cho
hoạt động SXKD đều được trích khấu hao.
Đánh giá, ghi
chép chính xác
-Thu thập thông tin về phương pháp khấu hao, tỷ lệ và thời gian khấu
hao cho từng loại tài sản. So sánh với quy định và chuẩn mực kế toán
hiện hành
-Tiến hành đối chiếu sổ trích khấu hao TSCĐ trong kỳ trên bảng tính
khấu hao với sổ chi tiết, sổ cái.
-Xem xét xem việc trích khấu hao có sự phê duyệt đúng đắn của người
có thẩm quyền không
Trình bày và
công bố
Rà soát và kiểm tra lại việc trình bày, phân loại, công bố đúng theo
chuẩn mực, chế độ kế toán hiện hành.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ngô Ngọc Linh
SVTH: Trần Thị Đoan Trâm 35
Thử nghiệm cơ bản
Loại Thử nghiệm
Mục tiêu kiểm
toán
Thủ tục
phân tích
-So sánh và tìm hiểu sự biến động của chi phí khấu
hao giữa kỳ này và kỳ trước
Đánh giá
Thử nghiệm
chi tiết
-Tìm hiểu phương pháp khấu hao, tỉ lệ, thời gian khấu
hao áp dụng cho từng loại TSCĐ
Đánh giá
-Kiểm tra, tính toán lại để đảm bảo rằng số khấu hao
TSCĐ của tài sản tăng, giảm trong năm được tính
toán chính xác
Đánh giá, chính
xác
-Kiểm tra việc phân bổ chi phí khấu hao phát sinh
trong kỳ, nhằm đảm bảo chi phí khấu hao được tập
hợp đúng theo mục đích.
Đánh giá, chính
xác
-Đối chiếu số liệu bảng trích khấu hao với các thông
tin thu thập được trong quá trình kiểm kê và quan sát
hoạt động của DN, nhằm đảm bảo rằng mọi TSCĐ
đang được sử dụng đều được trích khấu hao. TSCĐ
không sử dụng hoặc đã khấu hao hết thì không được
trích khấu hao.
Đầy đủ, đánh giá,
chính xác.
-Thu thập các thông tin cần trình bày trên BCTC theo
các quy định hiện hành.
Trình bày, và công
bố
• Ví dụ minh họa một khách hàng của công ty
Các thủ tục kiểm toán đã thực hiện
- Lập bảng tổng hợp cân đối số phát sinh của chi phí khấu hao, đồng thời đối chiếu
với số liệu ở BCKT của KTV(nếu có)
Diễn giải
31-12-200N
Trước KT
31-12-200N
Sau KT
31-12-200N-1
Sau KT
Biến động
Giá trị
TSCĐHH 48.080.885.228 48.080.885.228 48.624.169.067 (543.283.839)
Nhà cửa,
vật KT
16.528.119.441 16.528.119.441 16.366.255.441 161.864.000
Máy móc, 30.112.298.834 30.112.298.834 30.963.404.005 (851.105.171)
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ngô Ngọc Linh
SVTH: Trần Thị Đoan Trâm 36
thiết bị
Phương
tiện VTTD
832.239.621 832.239.621 832.239.621 -
Dung cụ,
công cụ
542.227.332 542.227.332 396.270.000 145.957.322
TSCĐ
khác
66.000.000 66.000.000 66.000.000 -
TSCĐVH 23.120.000 23.120.000 10.200.000 12.920.000
Phần mềm
MVT
23.120.000 23.120.000 10.200.000 12.920.000
Hao mòn
TSCĐHH
(13.901.875.998) (13.901.875.998) (10.224.892.422) (3.676.983.576)
Hao mòn
TSCĐVH
(11.491.998) (11.491.998) (10.200.000) (1.291.998)
Tổng cộng 34.190.637.232 34.190.637.232 38.399.276.645
Bảng 3.8 : Bảng số liệu tổng hợp chi phí TSCĐHH, TSCĐVH và chi phí hao mòn
- Tổng hợp số liệu trên bảng thuyết minh tài chính, và bảng báo cáo lưu chuyển
tiền tệ.
- Thu thập bảng tăng giảm TSCĐ trong năm .
- Đồng thời tìm hiểu các số liệu thuyết minh cho chính sách khấu hao.
- So sánh tình hình tăng giảm chi phí khấu hao với niên độ trước và yêu cầu giải
trình nếu có sự thay đổi.
Năm 200N Năm 200N-1 CL tuyệt đối CL tương đối
TSCĐHH 48.080.885.228 48.624.169.067 (543.283.839) (1,12%)
TSCĐVH 23.120.000 10.200.000 12.920.000 126,67%
Khấu hao
TSCĐHH
(13.901.875.998) (10.224.892.422) (3.676.983.576) 35,96%
Khấu hao
TSCĐVH
(11.491.998) (10.200.000) (1.291.998) 12,67%
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ngô Ngọc Linh
SVTH: Trần Thị Đoan Trâm 37
Bảng 3.9 : Bảng số liệu so sánh số dư TSCĐHH, TSCĐVH và chi phí hao mòn
- Thu thập các thông tin về phương pháp khấu hao, tỷ lệ khấu hao.
- Lập bảng khấu hao ước tính của KTV , so sánh với bảng trích khấu hao của
doanh nghiệp.
Kết quả của các thủ tục kiểm toán
- Qua việc thu thập bảng số liệu tổng hợp, KTV nhận thấy :
Số dư đầu kỳ năm 200N phù hợp với số dư cuối kì của BCKT niên độ 31/12/200N-1.
Số dư cuối kỳ năm 200N phù hợp với BCĐKT chưa kiểm toán niên độ
31/12/200N
- TSCĐ trong năm được ghi nhận đúng giá trị, đồng thời đều chứng thật được tất
cá các TSCĐ đếu thuộc quyền sở hữu của DN
Đồng thời KTV, tổng hợp được những vấn đề sau:
ƒ Nguyên giá TSCĐ cuối năm đã khấu hao hết nhưng vẫn còn sử dụng:
810.124.466
ƒ Số liệu thuyết minh chính sách khấu hao
Thời gian hữu dụng ước tính cho các nhóm tài sản như sau:
Nhà cửa vật kiến trúc 03 - 25 năm
Máy móc thiết bị 03 – 10 năm
Phương tiện vận tải truyền dẫn 10 năm
Thiết bị dụng cụ 02 - 05 năm
TSCĐ khác 03 năm
TSCĐ vô hình 03 - 05 năm
Phương tiện vân tải 05 – 10 năm.
-Tỷ lệ khấu hao có sự thay đổi do trong kỳ phát sinh thanh lý TSCĐ, (bị giảm do
cháy hỏng). TSCĐ vô hình thay đổi lớn do phát sinh tăng nguyên giá TSCĐ trong năm
- KTV nhận thấy rằng thời gian sử dụng ước tính áp dụng đối với phương tiện vận
tải DN áp dụng là 05 – 10năm là không phù hợp với Thông tư 203/2009 của BTC, và
sau khi tìm hiểu thông tin trên bảng trích khấu hao trong niên độ của DN, đã phát hiện
ra loại phương tiện vận tải trích khấu hao sai là hai xe vận tải MX1. KTV đề nghị đơn vị
điều chỉnh phù hợp với khung khấu hao theo thông tư tối thiểu là 6 năm. Đồng thời,
hạch toán giảm số khấu hao trích thừa.
Nợ 214 13.372.334
Quy trình kiểm toán các khoản ước tính kế toán tại Công ty kiểm toán Immanuel.pdf
Quy trình kiểm toán các khoản ước tính kế toán tại Công ty kiểm toán Immanuel.pdf
Quy trình kiểm toán các khoản ước tính kế toán tại Công ty kiểm toán Immanuel.pdf
Quy trình kiểm toán các khoản ước tính kế toán tại Công ty kiểm toán Immanuel.pdf
Quy trình kiểm toán các khoản ước tính kế toán tại Công ty kiểm toán Immanuel.pdf
Quy trình kiểm toán các khoản ước tính kế toán tại Công ty kiểm toán Immanuel.pdf
Quy trình kiểm toán các khoản ước tính kế toán tại Công ty kiểm toán Immanuel.pdf
Quy trình kiểm toán các khoản ước tính kế toán tại Công ty kiểm toán Immanuel.pdf
Quy trình kiểm toán các khoản ước tính kế toán tại Công ty kiểm toán Immanuel.pdf
Quy trình kiểm toán các khoản ước tính kế toán tại Công ty kiểm toán Immanuel.pdf
Quy trình kiểm toán các khoản ước tính kế toán tại Công ty kiểm toán Immanuel.pdf
Quy trình kiểm toán các khoản ước tính kế toán tại Công ty kiểm toán Immanuel.pdf
Quy trình kiểm toán các khoản ước tính kế toán tại Công ty kiểm toán Immanuel.pdf
Quy trình kiểm toán các khoản ước tính kế toán tại Công ty kiểm toán Immanuel.pdf
Quy trình kiểm toán các khoản ước tính kế toán tại Công ty kiểm toán Immanuel.pdf
Quy trình kiểm toán các khoản ước tính kế toán tại Công ty kiểm toán Immanuel.pdf
Quy trình kiểm toán các khoản ước tính kế toán tại Công ty kiểm toán Immanuel.pdf
Quy trình kiểm toán các khoản ước tính kế toán tại Công ty kiểm toán Immanuel.pdf
Quy trình kiểm toán các khoản ước tính kế toán tại Công ty kiểm toán Immanuel.pdf
Quy trình kiểm toán các khoản ước tính kế toán tại Công ty kiểm toán Immanuel.pdf
Quy trình kiểm toán các khoản ước tính kế toán tại Công ty kiểm toán Immanuel.pdf
Quy trình kiểm toán các khoản ước tính kế toán tại Công ty kiểm toán Immanuel.pdf
Quy trình kiểm toán các khoản ước tính kế toán tại Công ty kiểm toán Immanuel.pdf
Quy trình kiểm toán các khoản ước tính kế toán tại Công ty kiểm toán Immanuel.pdf
Quy trình kiểm toán các khoản ước tính kế toán tại Công ty kiểm toán Immanuel.pdf
Quy trình kiểm toán các khoản ước tính kế toán tại Công ty kiểm toán Immanuel.pdf
Quy trình kiểm toán các khoản ước tính kế toán tại Công ty kiểm toán Immanuel.pdf
Quy trình kiểm toán các khoản ước tính kế toán tại Công ty kiểm toán Immanuel.pdf
Quy trình kiểm toán các khoản ước tính kế toán tại Công ty kiểm toán Immanuel.pdf
Quy trình kiểm toán các khoản ước tính kế toán tại Công ty kiểm toán Immanuel.pdf
Quy trình kiểm toán các khoản ước tính kế toán tại Công ty kiểm toán Immanuel.pdf
Quy trình kiểm toán các khoản ước tính kế toán tại Công ty kiểm toán Immanuel.pdf
Quy trình kiểm toán các khoản ước tính kế toán tại Công ty kiểm toán Immanuel.pdf
Quy trình kiểm toán các khoản ước tính kế toán tại Công ty kiểm toán Immanuel.pdf
Quy trình kiểm toán các khoản ước tính kế toán tại Công ty kiểm toán Immanuel.pdf
Quy trình kiểm toán các khoản ước tính kế toán tại Công ty kiểm toán Immanuel.pdf
Quy trình kiểm toán các khoản ước tính kế toán tại Công ty kiểm toán Immanuel.pdf
Quy trình kiểm toán các khoản ước tính kế toán tại Công ty kiểm toán Immanuel.pdf
Quy trình kiểm toán các khoản ước tính kế toán tại Công ty kiểm toán Immanuel.pdf
Quy trình kiểm toán các khoản ước tính kế toán tại Công ty kiểm toán Immanuel.pdf
Quy trình kiểm toán các khoản ước tính kế toán tại Công ty kiểm toán Immanuel.pdf
Quy trình kiểm toán các khoản ước tính kế toán tại Công ty kiểm toán Immanuel.pdf
Quy trình kiểm toán các khoản ước tính kế toán tại Công ty kiểm toán Immanuel.pdf
Quy trình kiểm toán các khoản ước tính kế toán tại Công ty kiểm toán Immanuel.pdf
Quy trình kiểm toán các khoản ước tính kế toán tại Công ty kiểm toán Immanuel.pdf
Quy trình kiểm toán các khoản ước tính kế toán tại Công ty kiểm toán Immanuel.pdf

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

Đề tài: Kiểm toán Tài sản cố định hữu hình tại Công ty Kiểm toán VAE
Đề tài: Kiểm toán Tài sản cố định hữu hình tại Công ty Kiểm toán VAEĐề tài: Kiểm toán Tài sản cố định hữu hình tại Công ty Kiểm toán VAE
Đề tài: Kiểm toán Tài sản cố định hữu hình tại Công ty Kiểm toán VAE
 
Slide luận văn kiểm toán atax
Slide luận văn kiểm toán ataxSlide luận văn kiểm toán atax
Slide luận văn kiểm toán atax
 
Đề tài: Hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán, 9đ
Đề tài: Hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán, 9đĐề tài: Hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán, 9đ
Đề tài: Hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán, 9đ
 
Đề tài: Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán, HAY
Đề tài: Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán, HAYĐề tài: Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán, HAY
Đề tài: Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán, HAY
 
Kiểm toán khoản mục phải trả người bán công ty Kiểm toán, 9đ
Kiểm toán khoản mục phải trả người bán công ty Kiểm toán, 9đKiểm toán khoản mục phải trả người bán công ty Kiểm toán, 9đ
Kiểm toán khoản mục phải trả người bán công ty Kiểm toán, 9đ
 
Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cá...
Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cá...Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cá...
Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cá...
 
Đề tài: Vận dụng kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán, HAY
Đề tài: Vận dụng kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán, HAYĐề tài: Vận dụng kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán, HAY
Đề tài: Vận dụng kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán, HAY
 
Luận văn: Kiểm toán hàng tồn kho trong báo cáo tài chính, HAY
Luận văn: Kiểm toán hàng tồn kho trong báo cáo tài chính, HAYLuận văn: Kiểm toán hàng tồn kho trong báo cáo tài chính, HAY
Luận văn: Kiểm toán hàng tồn kho trong báo cáo tài chính, HAY
 
Kiểm toán khoản mục Phải thu khách hàng tại công ty kiểm toán Việt
Kiểm toán khoản mục Phải thu khách hàng tại công ty kiểm toán ViệtKiểm toán khoản mục Phải thu khách hàng tại công ty kiểm toán Việt
Kiểm toán khoản mục Phải thu khách hàng tại công ty kiểm toán Việt
 
Đề tài tốt nghiệp: Quy trình đánh giá rủi ro trong kiểm toán, HOT
Đề tài tốt nghiệp: Quy trình đánh giá rủi ro trong kiểm toán, HOTĐề tài tốt nghiệp: Quy trình đánh giá rủi ro trong kiểm toán, HOT
Đề tài tốt nghiệp: Quy trình đánh giá rủi ro trong kiểm toán, HOT
 
Đề tài: Lập kế hoạch kiểm toán tại công ty Kiểm toán Immanuel
Đề tài: Lập kế hoạch kiểm toán tại công ty Kiểm toán ImmanuelĐề tài: Lập kế hoạch kiểm toán tại công ty Kiểm toán Immanuel
Đề tài: Lập kế hoạch kiểm toán tại công ty Kiểm toán Immanuel
 
Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễ...
Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễ...Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễ...
Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễ...
 
Đề tài: Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng, 9đ
Đề tài: Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng, 9đĐề tài: Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng, 9đ
Đề tài: Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng, 9đ
 
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định hữu hình trong báo cáo tài chính
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định hữu hình trong báo cáo tài chínhĐề tài: Kiểm toán tài sản cố định hữu hình trong báo cáo tài chính
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định hữu hình trong báo cáo tài chính
 
Đề tài: Kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng trong quy trình kiểm toán ...
Đề tài: Kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng trong quy trình kiểm toán ...Đề tài: Kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng trong quy trình kiểm toán ...
Đề tài: Kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng trong quy trình kiểm toán ...
 
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐƠN VỊ KHÁCH HÀNG TRON...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐƠN VỊ KHÁCH HÀNG TRON...HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐƠN VỊ KHÁCH HÀNG TRON...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐƠN VỊ KHÁCH HÀNG TRON...
 
Đề tài: Quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong lập kế hoạch, HOT
Đề tài: Quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong lập kế hoạch, HOTĐề tài: Quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong lập kế hoạch, HOT
Đề tài: Quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong lập kế hoạch, HOT
 
KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNHKIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
 
Luận văn: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho trong báo cáo tài chính
Luận văn: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho trong báo cáo tài chínhLuận văn: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho trong báo cáo tài chính
Luận văn: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho trong báo cáo tài chính
 
Đề tài: Kểm toán vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính
Đề tài: Kểm toán vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cáo tài chínhĐề tài: Kểm toán vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính
Đề tài: Kểm toán vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính
 

Similar to Quy trình kiểm toán các khoản ước tính kế toán tại Công ty kiểm toán Immanuel.pdf

Báo cáo cty cp tu van dich vu
Báo cáo cty cp tu van dich vuBáo cáo cty cp tu van dich vu
Báo cáo cty cp tu van dich vu
diepkt1990
 

Similar to Quy trình kiểm toán các khoản ước tính kế toán tại Công ty kiểm toán Immanuel.pdf (20)

Khóa luận Tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại công...
Khóa luận Tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại công...Khóa luận Tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại công...
Khóa luận Tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại công...
 
Một số ý kiến về tăng thu, tiết kiệm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh
Một số ý kiến  về tăng thu, tiết kiệm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh Một số ý kiến  về tăng thu, tiết kiệm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh
Một số ý kiến về tăng thu, tiết kiệm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt nam
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt namPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt nam
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt nam
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt nam
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt namPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt nam
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt nam
 
Đề tài: Kiểm toán vốn bằng tiền tại Công ty định giá Thăng Long
Đề tài: Kiểm toán vốn bằng tiền tại Công ty định giá Thăng LongĐề tài: Kiểm toán vốn bằng tiền tại Công ty định giá Thăng Long
Đề tài: Kiểm toán vốn bằng tiền tại Công ty định giá Thăng Long
 
Báo cáo cty cp tu van dich vu
Báo cáo cty cp tu van dich vuBáo cáo cty cp tu van dich vu
Báo cáo cty cp tu van dich vu
 
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính tại công ty tập đoàn EVD
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính tại công ty tập đoàn EVDLuận văn: Phân tích báo cáo tài chính tại công ty tập đoàn EVD
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính tại công ty tập đoàn EVD
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán hàng hóa tại Công ty Cổ phần Bảo Lâm DV
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán hàng hóa tại Công ty Cổ phần Bảo Lâm DVĐề tài: Hoàn thiện công tác kế toán hàng hóa tại Công ty Cổ phần Bảo Lâm DV
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán hàng hóa tại Công ty Cổ phần Bảo Lâm DV
 
Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty Thẩm định giá
Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty Thẩm định giáKiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty Thẩm định giá
Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty Thẩm định giá
 
Quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng vận tải Kim Long, HAY
Quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng vận tải Kim Long, HAYQuản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng vận tải Kim Long, HAY
Quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng vận tải Kim Long, HAY
 
Khóa Luận Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán doanh thu, chi phí và xác định ...
Khóa Luận Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán doanh thu, chi phí và xác định ...Khóa Luận Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán doanh thu, chi phí và xác định ...
Khóa Luận Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán doanh thu, chi phí và xác định ...
 
Khóa luận tốt nghiệp kế toán trường Đại Học Công Nghệ TPHCM
Khóa luận tốt nghiệp kế toán trường Đại Học Công Nghệ TPHCMKhóa luận tốt nghiệp kế toán trường Đại Học Công Nghệ TPHCM
Khóa luận tốt nghiệp kế toán trường Đại Học Công Nghệ TPHCM
 
đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương mại
đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương mạiđáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương mại
đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương mại
 
đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương mại
đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương mạiđáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương mại
đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương mại
 
đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương m...
đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương m...đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương m...
đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương m...
 
đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương m...
đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương m...đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương m...
đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương m...
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải thịnh hưng
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải thịnh hưngPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải thịnh hưng
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải thịnh hưng
 
Đề tài tình hình tài chính công ty vận tải Thịnh Hưng, HOT, ĐIỂM 8
Đề tài  tình hình tài chính công ty vận tải Thịnh Hưng, HOT, ĐIỂM 8Đề tài  tình hình tài chính công ty vận tải Thịnh Hưng, HOT, ĐIỂM 8
Đề tài tình hình tài chính công ty vận tải Thịnh Hưng, HOT, ĐIỂM 8
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán hàng hóa tại Công ty Cổ phần Thương ...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán hàng hóa tại Công ty Cổ phần Thương ...Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán hàng hóa tại Công ty Cổ phần Thương ...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán hàng hóa tại Công ty Cổ phần Thương ...
 
Hoàn thiện công tác kế toán hàng hóa tại công ty cổ phần thương mại quế ...
Hoàn thiện công tác kế toán hàng hóa tại công ty cổ phần thương mại quế ...Hoàn thiện công tác kế toán hàng hóa tại công ty cổ phần thương mại quế ...
Hoàn thiện công tác kế toán hàng hóa tại công ty cổ phần thương mại quế ...
 

More from TÀI LIỆU NGÀNH MAY

More from TÀI LIỆU NGÀNH MAY (20)

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
 
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
 
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
 
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
 
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
 
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
 
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
 
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
 
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
 
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docxTình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
 
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
 
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
 
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
 
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdfKhóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
 
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
 
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdfPháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
 
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdfHôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
 
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdfBảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
 

Recently uploaded

C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Quy trình kiểm toán các khoản ước tính kế toán tại Công ty kiểm toán Immanuel.pdf

  • 1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP. HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẶC BIỆT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH KẾ TOÁN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN ƯỚC TÍNH KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN IMMANUEL SVTH : TRẦN THỊ ĐOAN TRÂM MSSV : 0854042417 NGÀNH : KẾ TOÁN GVHD : NGÔ NGỌC LINH Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2012
  • 2. i LỜI CẢM ƠN Bốn năm tuy không phải là dài, nhưng là khỏang thời gian vô cùng ý nghĩa riêng đối với bản thân em. Từ lúc bắt đầu bước chân vào giảng đường đại học cho đến giây phút này, được sự chỉ bảo, truyền dạy nhiệt tình của quý thầy cô. Em đã trưởng thành hơn rất nhiều, hơn cả là tiếp thu được những kiến thức quý báu. Nên đầu tiên, em xin gửi lời cám ơn chân thành đến quý thầy cô . Qua thời gian hơn hai tháng được thực tập tại công ty TNHH Kiểm toán Immanuel . Tuy chỉ trong thời gian ngắn, nhưng được sự chỉ bảo nhiệt tình của các anh chị tại công ty, em đã có thêm nhiều kinh nghiệm, những kiến thức chuyên môn thực tế quý giá. Em xin gửi lời cám ơn chân thành đến các anh chị tại công ty TNHH Kiểm toán Immanuel . Đặc biệt anh Bùi Minh Khoa, và anh Nguyễn Thanh Tùng là những người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo những kinh nghiệm thực tế công việc cho em trong suốt thời gian thực tập tại quý công ty. Em xin cám ơn cô Ngô Ngọc Linh, người đã giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện đề tại này. Do đây là lần đầu tiên thực hiện đề tài, những hạn chế về mặt thời gian và đặc biệt là những hạn chế về mặt kiến thức bản thân nên đề tài sẽ không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được những lời góp ý quý báu của quý thầy cô, cùng các anh chị trong công ty Kiểm toán để hoàn thiện đề tài hơn. Đó cũng là hành trang quý giá giúp em vững bước hơn trong tương lai. Trân trọng cám ơn và kính chào! Sinh viên thực hiện Trần Thị Đoan Trâm
  • 3. ii DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Từ đầy đủ BCKT Báo cáo kiểm toán BCTC Báo cáo tài chính CTKT Chương trình kiểm toán DN Doanh nghiệp KSNB Kiểm soát nội bộ KTV Kiểm toán viên ƯTKT Ước tính kế toán TSCĐ Tài sản cố định BCĐSPS Bảng cân đối số phát sinh
  • 4. iii MỤC LỤC CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN.........................................................................................1 1.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu....................................................................1 1.2 Lý do chọn đề tài ............................................................................................1 1.3 Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................2 1.4 Phương pháp nghiên cứu................................................................................2 1.4.1 Nguồn số liệu sử dụng.............................................................................2 1.4.2 Phương pháp nghiên cứu.........................................................................3 1.5 Giới hạn phạm vi nghiên cứu .........................................................................3 1.5.1 Giới hạn về thời gian ..................................................................................3 1.5.2 Giới hạn về không gian ..............................................................................3 1.5.3 Giới hạn về đối tượng nghiên cứu..........................................................3 1.6 Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp ...................................................................3 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN CÁC ƯỚC TÍNH KẾ TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTC .....................................................................................4 2.1 Tổng quan về các ước tính kế toán.................................................................4 2.1.1 Khái niệm về các ước tính kế toán..........................................................4 2.1.2 Phân loại..................................................................................................4 2.1.3 Tính chất của các ước tính kế toán..........................................................4 2.1.4 Phân tích nội dung cơ bản, phương pháp ghi nhận, hoạch toán các ƯTKT được nghiên cứu trong đề ....................................................................5 2.1.5 Rủi ro tiềm tàng đối với các ƯTKT......................................................10 2.1.6 Trọng yếu và các ƯTKT .......................................................................11 2.2 Quy trình kiểm toán các ƯTKT trong kiểm toán BCTC..............................11 2.2.1 Mục tiêu kiểm toán................................................................................11 2.2.2 Tìm hiểu và đánh giá sơ bộ rủi ro hệ thống kiểm soát nội bộ...............12 2.2.3 Quy trình áp dụng kiểm toán các ƯTKT ..............................................12 CHƯƠNG 3: CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TOÁN CÁC ƯỚC TÍNH KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN IMMANUEL......................................................19 3.1 Giới thiệu về công ty kiểm toán IMMANUEL ............................................19 3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển.........................................................19
  • 5. iv 3.1.2 Các hoạt động chính của công ty ..........................................................20 3.2 Khái quát về chương trình kiểm toán chung cho các khoản ước tính kế toán của công ty .........................................................................................................22 3.2.1 Khái quát về chương trình kiểm toán mẫu của VACPA......................22 3.2.2 Chương trình kiểm toán mẫu các khoản ước tính kế toán ...................23 3.3 Quy trình kiểm toán các khoản ƯTKT trong thực tế kiểm toán BCTC tại công ty khách hàng của Immanuel ....................................................................25 3.3.1 Chương trình kiểm toán thực tế cho các khoản ƯTKT tại khách hàng của Immanuel ................................................................................................25 ™ Chương trình kiểm toán dự phòng nợ phải thu khó đòi......................26 ™ Chương trình kiểm toán chi phí phải trả ............................................30 ™ Chương trình kiểm toán chi phí khấu hao TSCĐ................................33 ™ Chương trình kiểm toán chi phí trích trước.........................................37 ™ Chương trình kiểm toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho .................44 3.3.2 Bảng khảo sát việc thực hiện CTKT các khoản ƯTKT trong một số HĐKT của công ty Kiểm toán Immanuel. .....................................................48 CHƯƠNG 4: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................53 4.1 Nhận xét .......................................................................................................53 4.1.1 Nhận xét chung .....................................................................................53 4.1.2. Nhận xét về quy trình kiểm toán các khoản ƯTKT tại công ty TNHH Kiểm toán Immanuel......................................................................................54 4.2 Một vài kiến nghị nhằm hoàn thiên quy trình kiểm toán các khoản ƯTKT tại công ty Kiểm toán Immanuel .............................................................................58 4.2.1 Trong giai đoạn lập kế hoạch ...............................................................58 4.2.2 Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán ...................................................60 KẾT LUẬN ..................................................................................................................64 Phụ lục 1........................................................................................................................66 Phụ lục 2........................................................................................................................69 Phụ lục 3........................................................................................................................73 Phụ lục 4........................................................................................................................76 Phụ lục 5........................................................................................................................79 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................81
  • 6. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ngô Ngọc Linh SVTH: Trần Thị Đoan Trâm 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Ngày nay, khi nền kinh tế thị trường ngày một mở cửa, vấn đề minh bạch tài chính lại càng được quan tâm và chú trọng hơn nữa. Để nắm bắt được tình hình tài chính, kinh doanh của bất cứ một doanh nghiệp (DN) nào đó, thì báo cáo tài chính (BCTC) có lẽ là chiếc cầu nối tốt nhất. Tuy nhiên, để đảm bảo được điều này, đòi hỏi BCTC cần phải phản ánh khách quan, trung thực, mô tả chính xác nhất tình hình kinh doanh của DN. Nhưng không phải bất cứ chỉ tiêu nào trên BCTC cũng được đo lường chính xác như các chỉ tiêu tiền mặt, tiền gửi ngân hàng... Bên cạnh đó, còn có những chỉ tiêu mà giá trị của chúng không thể đo lường được một cách chính xác như dự phòng giảm giá đầu tư, giảm giá hàng tồn kho...Hầu như các chỉ tiêu này đều được lập trên các cơ sở mang nặng tính chủ quan. Đây chính là khe hở, tạo cơ hội cho việc gian lận. Ví dụ như chi phí sản xuất có thể không được phân bổ đủ vào thành phẩm mà treo tại chi phí sản phẩm dở dang, dẫn đến giá vốn giảm và lợi nhuận tăng lên... Vì vậy mà tính tin cậy của các khoản ước tính kế toán (ƯTKT) luôn là vấn đề được người sử dụng BCTC đặc biệt quan tâm. Mặt dù đã có những quy định khá cụ thể từ bộ tài chính về việc trích lập dự phòng. Cũng như các chuẩn mực kế toán kiểm toán liên quan đến vấn đề này. Nhưng do tính chất của các ƯTKT, nên hầu như chúng vẫn mang nặng tính chủ quan của người lập nhằm che đậy các yếu kém về tình hình tài chính của công ty. Đây thật sự là một rào cản khó khăn cho các kiểm toán viên (KTV) trong quá trình thực hiện công việc của mình. 1.2 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Khái niệm “ước tính kế toán” thường đề cập tới các khoản mục trên BCTC mà giá trị của chúng được ước tính chứ không thể đo lường một cách chính xác bằng các công thức toán học”. (Trần Đức Nam, “Đôi điều về các ƯTKT trong BCTC”, “Kế Toán Doanh Nghiệp online, truy cập tại địa chỉ http://www.ketoandoanhnghiep.com/ke-toan-tong-hop/111- doi-dieu-ve-cac-uoc-tinh-ke-toan-trong-bao-cao-tai-chinh.html vào ngày 10/3/2012). Chính vì không thể đo lường được một cách cụ thể, nên KTV chủ yếu dựa vào các “ xét đoán nghề nghiệp”. Vì vậy mà mức độ tin cậy các ƯTKT là một vấn đề rất được người sử dụng BCTC đặc biệt quan tâm. Vì trên thực tế tồn tại một quan điểm cho rằng việc cho phép người lập BCTC sử dụng các xét đoán chủ quan khi lập báo cáo sẽ làm giảm độ tin cậy của thông tin tài chính. Tuy nhiên, ta không thể loại bỏ việc sử dụng các ƯTKT, vì những lợi ích nhất định mà chúng mang lại. Hãy thử hình dung, nếu các doanh nghiệp (DN) không được tự xác định tỷ lệ khấu hao cho tài sản của mình, thay
  • 7. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ngô Ngọc Linh SVTH: Trần Thị Đoan Trâm 2 vào đó ta phải xây dựng một chuẩn mực thật chi tiết, điều này sẽ rất khó cho các DN trong việc áp dụng. Kinh doanh luôn tiềm ẩn yếu tố bất định, vì vậy đòi hỏi sự linh hoạt của những nhà quản trị. Một chế độ kế toán quá cứng nhắc và máy móc, sẽ làm hạn chế đi sự linh hoạt cần thiết này. Bên cạnh đó, việc cho phép DN sử dụng các xét đóan chủ quan trong lập BCTC cũng mang lại nhiều lợi ích. Hiện nay, tình trạng thông tin bất cân xứng giữa nhà đầu tư và các DN khiến cho rủi ro thông tin lại càng tăng lên. Và việc cho phép các nhà quản lý sử dụng những xét đoán nghề nghiệp một cách linh hoạt, sẽ giúp BCTC cung cấp những thông tin cần thiết về triển vọng phát triển để các nhà đầu tư có thể đánh giá chính xác hơn giá trị của DN. Cuối cùng, ngay cả khi có thể xây dựng một chế độ kế toán chi tiết đến mức không còn có chỗ cho xét đoán chủ quan nữa, thì điều đó cũng không bảo đảm sẽ không có kẻ hở để “lách luật”. ( Nguyễn Trần Nam,1998) Tóm lại, việc cho phép DN sử dụng các xét đoán chủ quan trong việc lập BCTC không phải là một giải pháp hoàn hảo để nâng cao chất lượng thông tin tài chính. Chắc chắn sẽ vẫn còn đó những lo ngại về độ tin cậy của thông tin được đưa ra. Tuy nhiên, chúng ta có thể thấy rằng việc loại bỏ hoàn toàn yếu tố xét đoán chủ quan của DN trong lập BCTC sẽ không giải quyết được vấn dề. Giải pháp khả thi hơn là chúng ta cần phải nâng cao vai trò, cũng như chất lượng của kiểm toán độc lập, kiểm toán nội bộ...Đây chính là lý do mà em thực hiện đề tài: “Quy trình kiểm toán các khoản ước tính kế toán trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Kiểm toán Immanuel”. 1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu và tìm hiểu các chuẩn mực, chế độ, cùng như những quy định pháp luật liên quan đến CTKT các ƯTKT trên BCTC. - Tìm hiểu quy trình kiểm toán các ƯTKT tại công ty TNHH Kiểm toán Immanuel. - So sánh CTKT các ƯTKT thực tế và CTKT theo quy định của bộ tài chính - Đánh giá CTKT cũng như các thủ tục kiểm toán được áp dụng thực tế tại Immanuel có phù hợp với thực tế của từng đơn vị được kiểm toán hay không. Từ đó đưa ra kết luận và những kiến nghị thích hợp nhằm hoàn thiện chương trình kiểm toán các khoản ƯTKT tại Immanuel.
  • 8. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ngô Ngọc Linh SVTH: Trần Thị Đoan Trâm 3 1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.4.1 Nguồn số liệu sử dụng a) Dữ liệu thứ cấp: Lý thuyết kiểm toán các ƯTKT - Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS), chế độ kế toán (theo quyết định 15 và Thông tư 244/2009 của Bộ Tài Chính) và các thông tư liên quan về các ƯTKT - Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (VSA) về CTKT các ƯTKT - CTKT các ƯTKT tại công ty TNHH Kiểm toán Immanuel b) Dữ liệu sơ cấp: Số liệu từ một số khách hàng của công ty TNHH Kiểm toán Immanuel. 1.4.2 Phương pháp nghiên cứu a) Giai đoạn 1: Tìm hiểu, nghiên cứu và thu thập các tài liệu về cơ sở lý thuyết liên quan chương trình kiểm toán các khoản ƯTKT. b) Giai đoạn 2: Tìm hiểu chương trình kiểm toán các khoản ƯTKT tại các khách hàng của Immanuel. Từ đó đưa ra nhận xét và kiến nghị để góp phần hoàn thiện hơn. 1.5 GIỚI HẠN VỀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.5.1 Giới hạn về thời gian Thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài trong tám tuần. Số liệu thu thập từ thực tế đi kiểm toán cho niên độ kết thúc ngày 31/12/2011 và hồ sơ kiểm toán năm 2011 cho các khách hàng cuả công ty TNHH Kiểm toán Immanuel. 1.5.2 Giới hạn về không gian Đề tài được thực hiện khi đi thực tế kiểm toán tại các khách hàng được kiểm toán và tại công ty TNHH Kiểm toán Immanuel. Số liệu bài viết được tổng hợp từ các cuộc kiểm toán BCTC tại các khách hàng của công ty TNHH Kiểm toán Immanuel. 1.5.3 Giới hạn về đối tượng nghiên cứu Do giới hạn về thời gian nghiên cứu và đặc thù ngành nghề kinh doanh của công ty được kiểm toán nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu sâu quy trình kiểm toán một số ước tính cơ bản : Chi phí phải trả, chi phí trả trước, chi phí khấu hao,dự phòng nợ phải thu khó đòi và dự phòng giảm giá hàng tồn kho trong kiểm toán BCTC tại các khách hàng .
  • 9. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ngô Ngọc Linh SVTH: Trần Thị Đoan Trâm 4 1.6 KẾT CẤU KHÓA LUẬN Chương 1: Tổng quan. Chương 2: Cơ sở lý luận về kiểm toán các ƯTKT trong kiểm toán BCTC . Chương 3: Sơ lược về công ty và quy trình kiểm toán các ƯTKT tại công ty TNHH Kiểm toán Immanuel . Chương 4: Giải pháp và kết luận.
  • 10. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ngô Ngọc Linh SVTH: Trần Thị Đoan Trâm 5 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN CÁC ƯỚC TÍNH KẾ TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTC . 2.1 TỔNG QUAN VỀ CÁC ƯỚC TÍNH KẾ TOÁN 2.1.1 Khái niệm về các ước tính kế toán Ước tính kế toán (ƯTKT): Là một giá trị gần đúng của một chỉ tiêu liên quan đến báo cáo tài chính được ước tính trong trường hợp thực tế đã phát sinh nhưng chưa có số liệu chính xác hoặc chưa có phương pháp tính toán chính xác hơn, hoặc một chỉ tiêu thực tế chưa phát sinh nhưng đã được ước tính để lập BCTC. (Đoạn 04 VSA 540). 2.1.2 Phân loại 2.1.2.1 Ước tính các chỉ tiêu đã phát sinh • Dự phòng nợ phải thu khó đòi • Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn • Dự phòng giảm giá hàng tồn kho • Trích khấu hao tài sản cố định • Chi phí trả trước • Giá trị sản phẩm dở dang • Doanh thu ghi nhận trước • Doanh thu hợp đồng xây dựng dở dang 2.1.2.2 Ước tính chỉ tiêu chưa phát sinh • Dự phòng chi phí bảo hành • Chi phí trả trước • Ước tính giá trị lợi thế thương mại, bất lợi thương mại … 2.1.3 Tính chất của các ƯTKT Việc lập một ƯTKT có thể đơn giản hoặc phức tạp tùy theo tính chất của các chỉ tiêu. Ví dụ như ước tính và phân bổ chi phí khấu hao, đơn giản hơn là ước tính dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Riêng đối với các ước tính phức tạp, đòi hỏi cần phải có nhiều kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn, và khả năng xét đoán cao.
  • 11. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ngô Ngọc Linh SVTH: Trần Thị Đoan Trâm 6 Các ƯTKT có thể được thực hiện một cách thường xuyên trong kỳ kế toán hoặc có thể được thực hiện vào cuối kỳ kế toán. Trong nhiều trường hợp, các ƯTKT được lập trên cơ sở kinh nghiệm thực tế. Chẳng hạn như, sử dụng tỷ lệ định mức trên doanh thu bán hàng để ước tinh chi phí bảo hành. Trường hợp này, đơn vị phải thường xuyên soát xét lại các dữ liệu và so sánh kết quả thực tế với số liệu đã ước tính để điều chỉnh ước tính cho các kỳ sau. Trường hợp do chủ quan, do thiếu các dữ liệu khách quan hoặc do mức độ không chắc chắn của một yếu tố nào đó nên các ƯTKT đã không thể lập được một cách hợp lý thì KTV phải cân nhắc khi đưa ra ý kiến trên báo cáo kiểm toán theo đúng quy định tại Chuẩn mực số 700 “Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính”. 2.1.4 Phân tích nội dung cơ bản, phương pháp ghi nhận, hoạch toán các ước tính kế toán được nghiên cứu trong đề tài 2.1.4.1 Chi phí phải trả Theo Chế độ Kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ- BTC, được bổ sung theo quy định tại Thông tư 244/2009/TT-BTC ► Nội dung cơ bản : Tài khoản này dùng để hoạch toán những khoản chi phí thực tế chưa phát sinh nhưng được tính trước vào chi phí sản xuất, kinh doanh kỳ này cho các đối tượng chịu chi phí để đảm bảo khi các khoản chi trả phát sinh thực tế không gây đột biến cho chi phí sản xuất, kinh doanh. Việc hoạch toán các khoản chi phí phải trả vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ phải thực hiên theo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí phát sinh trong kỳ. ► Một số quy định : • Chỉ được hoạch toán vào tài khoản này những nội dung chi phí phải trả theo quy định. • Việc trả trước và hoạch toán những chi phí chưa phát sinh vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ phải được tính toán chặt chẽ, phải có bằng chứng hợp lý, tin cậy. • Về nguyên tắc, cuối kỳ kế toán năm, các khoản chi phí phải trả phải được quyết toán với số chi phí thực tế phát sinh. Số chênh lệch giữa số trả trước và chi phí thực tế phải xử lý theo chính sách tài chính hiện hành. 2.1.4.2 Chi phí trả trước Theo Chế độ Kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ- BTC, được bổ sung theo quy định tại Thông tư 244/2009/TT-BTC
  • 12. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ngô Ngọc Linh SVTH: Trần Thị Đoan Trâm 7 ► Nội dung cơ bản : Chi phí trả trước ngắn hạn là những khoản thực tế đã phát sinh, nhưng có liên quan tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều kỳ kế toán trong một năm tài chính hoặc một chu kỳ kinh doanh, nên chưa thể tính hết vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ phát sinh mà được tính vào hai hay nhiều kỳ kế toán tiếp theo. Chi phí trả trước dài hạn dùng để phản ánh các chi phí thực tế đã phát sinh, nhưng có liên quan đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều niên độ kế toán. ► Một số quy định : • Chỉ được hoạch toán vào tài khoản này những nội dung chi phí phải trả theo quy định • Chỉ hoạch toán vào tài khoản này những khoản chi phí trả trước phát sinh có giá trị lớn liên quan đến kết quả hoạt động king doanh của nhiều kỳ trong một năm tài chính hay nhiếu năm tài chính hoặc một chu kỳ kinh doanh do không thể tính hết cho kỳ phát sinh chi phí. • Việc tính và phân bổ chi phí trả trước vào chi phí sản xuất kinh doanh hạch toán phải căn cứ vào tính chất, mức độ từng loại chi phí mà lựa chọn phương pháp và tiêu thức phù hợp, kế hoạch chặt chẽ. • Đối với chi phí sửa chửa TSCĐ nếu phát sinh một lần quá lớn thì được phân bổ dần vào các kỳ kế toán tiếp theo trong vòng một năm tài chính. Đối với những TSCĐ đặc thù, việc sửa chửa lớn có tính chu kỳ, DN có thể trả trước chi phí sửa chửa lớn vào chi phí sản xuâts kinh doanh trong kỳ. 2.1.4.3 Chi phí khấu hao TSCĐ Theo VAS 03-04 và Thông tư 203/2009/TT-BTC ► Nội dung cơ bản : Chi phí khấu hao được xem là một loại chi phí ước tính nhằm phản ánh sự hao mòn của TSCĐ. Hao mòn TSCĐ là sự giảm dần giá trị sử dụng và giá trị của tài sản do tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, do sự hao mòn của thiên nhiên, do tiến bộ kĩ thuật... trong quá trình hoạt động của TSCĐ. ► Một số quy định: Theo VAS 03-04 • Khấu hao là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong thời gian sử dụng TSCĐ. Chi phí khấu hao là một khoản ước tính kế toán. Mức khấu hao phụ thuộc vào ba yếu tố : Nguyên giá, giá trị thanh lý ước tính và thời gian sử dụng hữu ích. Trong đó, nguyên giá là một yếu tố khách quan, còn giá trị thanh lý ước tính và thời gian sử dụng hữu ích thì căn cứ theo
  • 13. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ngô Ngọc Linh SVTH: Trần Thị Đoan Trâm 8 yếu tố chủ quan của đơn vị. Ngoài ra, chi phí khấu hao còn phụ thuộc vào phương pháp trích khấu hao được sử dụng . • Căn cứ vào chính sách tài chính và chuẩn mực kế toán hiện hành, căn cứ vào yêu cầu quản lý của doanh nghiệp để lựa chọn 1 trong 3 phương pháp tính, trích khấu hao phù hợp với tình hình chung của DN. Phương pháp khấu hao được áp dụng cho từng TSCĐ phải được thực hiện nhất quán và có thể được thay đổi khi có sự thay đổi đáng kể cách thức thu hồi lợi ích kinh tế của TSCĐ. Theo thông tư 203/2009TT-BTC • Mọi TSCĐ hiện có của doanh nghiệp có liên quan đến sản xuất, kinh doanh (gồm cả tài sản chưa dùng, không cần dùng, chờ thanh lý) đều phải trích khấu hao theo quy định hiện hành. Ví dụ như: Khấu hao TSCĐ dùng trong sản xuất, kinh doanh phải hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ. Các trường hợp đặc biệt không phải trích khấu hao (như TSCĐ dự trữ, TSCĐ dùng chung cho xã hội...), doanh nghiệp phải thực hiện theo chính sách tài chính hiện hành. Đối với TSCĐ dùng cho hoạt động sự nghiệp, dự án hoặc dùng vào mục đích phúc lợi thì không phải trích khấu hao tính vào chi phí mà chỉ tính hao mòn TSCĐ. • Thời gian khấu hao và phương pháp khấu hao TSCĐ phải được xem xét lại ít nhất là vào cuối mỗi năm tài chính. Nếu thời gian sử dụng hữu ích ước tính của tài sản khác biệt lớn so với các ước tính trước đó thì thời gian khấu hao phải được thay đổi tương ứng. • Đối với các TSCĐ đã khấu hao hết (đã thu hồi đủ vốn), nhưng vẫn còn sử dụng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh thì không được tiếp tục trích khấu hao. Các TSCĐ chưa tính đủ khấu hao (chưa thu hồi đủ vốn) mà đã hư hỏng, cần thanh lý, thì phải xác định nguyên nhân, trách nhiệm để xử lý bồi thường. Nếu số thu thanh lý và số thu bồi thường không đủ bù đắp phần giá trị còn lại của TSCĐ chưa thu hồi, hoặc giá trị TSCĐ bị mất thì chênh lệch còn lại được coi là lỗ về thanh lý TSCĐ. Riêng doanh nghiệp Nhà nước được xử lý theo chính sách tài chính hiện hành của Nhà nước. • Đối với TSCĐ vô hình, phải tuỳ thời gian phát huy hiệu quả để trích khấu hao tính từ khi TSCĐ vô hình được đưa vào sử dụng (Theo hợp đồng, cam kết hoặc theo quyết định của cấp có thẩm quyền). Riêng đối với TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất thì chỉ trích khấu hao đối với quyền sử dụng đất xác định được thời hạn sử dụng. Nếu không xác định được thời gian sử dụng thì không trích khấu hao.
  • 14. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ngô Ngọc Linh SVTH: Trần Thị Đoan Trâm 9 2.1.4.4 Dự phòng phải thu khó đòi Theo VAS 18 và Thông tư 228/2009/TT-BTC ► Nội dung cơ bản: Dự phòng phải thu khó đòi là dự phòng khoản phải thu dự kiến bị tổn thất của các khoản phải thu khó đòi, hoặc không thể đòi được do con nợ mất khả năng trả nợ trong năm tài chính. ► Một số quy định: Theo VAS 18 • Khi xác định khoản phải thu là không chắc chắn thu được (Nợ phải thu khó đòi) thì phải lập dự phòng nợ phải thu khó đòi mà không ghi giảm doanh thu. Các khoản nợ phải thu khó đòi khi xác định thực sự là không đòi được thì được bù đắp bằng nguồn dự phòng nợ phải thu khó đòi.” Theo Thông tư 228/2009/TT-BTC • Đối tượng trích lập dự phòng là các khoản phải thu đảm bảo các điều kiện sau; khoản nợ có chứng từ gốc, có đối chiếu xác nhận của khách nợ về số tiền còn nợ. Các khoản không đủ căn cứ xác định là nợ phải thu theo quy định này phải xử lý như một khoản tổn thất. Những căn cứ để xác định là một khoản nợ phải thu khó đòi : • Nợ phải thu đã quá hạn thanh toán ghi trên hợp đồng kinh tế, các khế ước vay nợ hoặc cam kết nợ khác. • Nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán, nhưng các tổ chức kinh tế( các công ty, DN tư nhân, hợp tác xã, tổ chức tín dụng... ) đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang thi hành án hoặc đã chết. • Phương pháp lập dự phòng: Doanh nghiệp phải dự kiển mức tổn thất có thể xảy ra hoặc tuổi nợ quá hạn của các khoản nợ và tiến hành lập dự phòng cho các khoản phải thu khó đòi nói trên. Trong đó: Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng như sau: + 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 6 tháng đến dưới 1 năm. + 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm. + 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm + 100% giá trị các khoản nợ phải thu từ 3 năm trở lên.
  • 15. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ngô Ngọc Linh SVTH: Trần Thị Đoan Trâm 10 Đối với nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể, người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử hoặc đang thi hành án....thì DN dự kiến mức tổn thất không thu hồi được để trích lập dự phòng. 2.1.4.5 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho Theo VAS 14 và Thông tư 228/2009/TT-BTC ► Nội dung cơ bản: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho là phần giá trị dự kiến bị tổn thất có thể xảy ra trong năm tài chính khi có những bằng chứng tin cậy về sự giảm giá của giá trị thuần có thể thực hiện được so với giá gốc của hàng tồn kho. ► Một số quy định: Theo VAS 02 • Cuối kỳ kế toán, khi giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho nhỏ hơn giá gốc phải lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Số dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập là số chênh lệch giữa giá gốc của hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng. Việc trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho là đáp ứng nguyên tắc thận trọng. Theo thông tư 228/2009/TT-BTC • Đối tượng lập dự phòng bao gồm nguyên vật liệu, dụng cụ dùng cho sản xuất, vật tư, hàng hóa, thành phẩm tồn kho (gồm cả hàng tồn kho bị hư hỏng, kém mất phẩm chất, lạc hậu mốt, lạc hậu kỹ thuật, lỗi thời, ứ đọng, chậm luân chuyển), sản phẩm dở dang, chi phí dịch vụ dở dang (sau đây gọi tắt là hàng tồn kho) mà giá gốc ghi trên sổ kế toán cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được và đảm bảo điều kiện sau: + Có hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của Bộ Tài chính hoặc các bằng chứng khác chứng minh giá vốn hàng tồn kho. + Là những vật tư hàng hóa thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp tồn kho tại thời điểm lập BCTC. • Mức trích lập dự phòng được tính cho từng mặt hàng tồn kho có trong doanh nghiệp và được tính theo công thức: Mức dự phòng giảm giá vật tư hàng hóa = Lượng vật tư hàng hóa thực tế tồn kho tại thời điểm lập báo cáo tài chính X Giá gốc hàng tồn kho theo sổ kế toán - Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho
  • 16. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ngô Ngọc Linh SVTH: Trần Thị Đoan Trâm 11 Trong đó: + Giá gốc hàng tồn kho theo sổ kế toán bao gồm chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại. + Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho, hay cũng chính là giá trị dự kiến thu hồi, được xác định bằng cách lấy giá bán ước tính của hàng tồn kho trừ (- ) chi phí để hoàn thành sản phẩm và chi phí tiêu thụ ước tính. • Trong trường hợp nguyên vật liệu có giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn so với giá gốc nhưng giá bán sản phẩm dịch vụ được sản xuất từ nguyên vật liệu này không bị giảm giá thì không được trích lập dự phòng giảm giá nguyên vật liệu tồn kho đó. 2.1.5 Rủi ro tiềm tàng đối với các ƯTKT Rủi ro tiềm tàng là khả năng tồn tại sai phạm trọng yếu trong báo cáo tài chính khi chưa có tác động của bất kỳ một hoạt động kiểm tra nào, kể cả hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểm toán. Đây là rủi ro mang tính khách quan, thuộc về bản chất của đối tượng kiểm toán. Các ước tính kế toán mang nhiều yếu tố làm cho rủi ro tiềm tàng cao hơn các khoản mục khác: Thứ nhất, các ƯTKT được lập dựa vào những xét đoán chủ quan và trong các điều kiện không có sự chắc chắn về kết quả của các sự kiện đã phát sinh hoặc có thể sẽ phát sinh nên mức độ rủi ro xảy ra sai sót đối với BCTC thường là cao khi có các ước tính kế toán. Thứ hai, do các ƯTKT thường có các tính toán phức tạp nên việc tính toán rất dễ xảy ra những sai sót. Thứ ba, một số ƯTKT thường được thực hiện vào cuối kỳ kế toán năm. Tại thời điểm nhạy cảm đó, do áp lực công việc nên kế toán có thể để xảy ra những sai sót không mong muốn như: Hạch toán sai tài khoản, sai quy định kế toán hiện hành, quy trình tính toán gặp sai sót, hoặc sai trong quá trình ghi sổ, kết chuyển... Thứ tư, do áp lực đặt ra bởi người quản lý đơn vị, muốn BCTC được phản ánh theo mục đích của họ thì kế toán có thể sử dụng các ƯTKT để thực hiện điều này vì bản chất của các ước tính kế toán mang tính chủ quan. Thứ năm, các ƯTKT có bản chất là những xét đoán chủ quan, nên chế độ kế toán liên quan đến các ƯTKT thường xuyên thay đổi nhằm đem lại sự đáng tin cậy hơn, minh bạch hơn trong quá trình lập các ước tính. Bởi vậy, nếu đơn vị không thường xuyên cập nhật văn bản mới thì việc lập các ước tính sai với quy định sẽ dễ dàng mắc phải.
  • 17. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ngô Ngọc Linh SVTH: Trần Thị Đoan Trâm 12 Như vậy, các ƯTKT được đánh giá là có rủi ro tiềm tàng cao. 2.1.6 Trọng yếu và các ƯTKT ƯTKT là một giá trị gần đúng của một chỉ tiêu liên quan đến BCTC được ước tính trong trường hợp thực tế đã phát sinh nhưng chưa có số liệu chính xác hoặc chưa có phương pháp tính toán chính xác hơn, hoặc một chỉ tiêu thực tế chưa phát sinh nhưng đã được ước tính để lập BCTC. Do dó, các ƯTKT hầu như được lập dựa vào những xét đoán mang tính nghề nghiệp, chủ yếu đều dựa trên các giả định rất chủ quan của người lập. Vì vậy, các ƯTKT thường xảy ra sự thiếu chính xác hay sai lệch (kể cả định lượng hay định tính), có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính trung thực và hợp lý của BCTC, ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng thông tin. Bởi sai phạm của các ƯTKT có tác động đến giá trị thực của tài sản, chi phí sản xuất kinh doanh, giá thành sản phẩm, kết quả hoạt động kinh doanh và thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. Vì vậy mà các ƯTKT thường được đánh giá là trọng yếu. Sau khi KTV đã xác định được các rủi ro tiềm tàng của của các khoản ƯTKT, cũng như trọng yếu về mặt định tính, định lượng. KTV sẽ tiến hành thiết kế các chương trình kiểm toán sao cho phù hợp và hiệu quả nhất. 2.2 QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CÁC ƯTKT TRONG KIỂM TOÁN BCTC 2.2.1 Mục tiêu kiểm toán - Đầy đủ: Đảm bảo các khoản mục ƯTKT phải được ghi nhận đầy đủ vào ngày lập BCTC. - Đánh giá: Đảm bảo các khoản mục ƯTKT phải được ước tính hợp lý và đúng đắn. - Phát sinh: Đảm bảo các nghiệp vụ liên quan đến khoản mục ƯTKT phải có thực và đã xảy ra trong kỳ báo cáo. - Hiện hữu: Đảm bảo các khoản mục ƯTKT được ghi nhận là có thực. - Ghi chép chính xác: Số liệu chi tiết cho từng khoản mục ƯTKT phải được tính toán chính xác và ghi chép thống nhất giữa sổ cái, sổ chi tiết và BCTC. - Quyền và nghĩa vụ: Đảm báo các khoản mục ƯTKT thuộc quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp. - Trình bày và công bố: Đảm bảo các khoản mục ƯTKT được công bố đầy đủ trên BCTC. 2.2.2 Tìm hiểu và đánh giá sơ bộ rủi ro hệ thống kiểm soát nội bộ Khi kiểm toán các khoản mục nói chung và kiểm toán các ƯTKT nói riêng, thì việc nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ, đánh giá rủi ro kiểm soát là rất quan trọng
  • 18. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ngô Ngọc Linh SVTH: Trần Thị Đoan Trâm 13 đối với KTV, đồng thời cũng thể hiện sự tuân thủ các chuẩn mưc nghề nghiệp khi tiến hành kiểm toán “Kiểm toán viên phải có đủ hiểu biết về hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng để lập kế hoạch kiểm toán tổng thể và chương trình kiểm toán thích hợp, có hiệu quả.” (Trích VSA 400 – Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ). KTV có thể tìm hiểu hệ thống kiếm soát nội bộ bằng các phương pháp sau: - Dựa vào kinh nghiệm kiểm toán trước đây tại đơn vị. - Phỏng vấn các nhà quản lý, nhân viên giám sát, và những nhân viên khác. - Quan sát sự vận hành của HTKSNB trong thực tiễn. Từ đó, KTV tiến hành đánh giá sơ bộ hệ thống kiểm soát nội bộ “ Dựa trên sự hiểu biết hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát đối với cơ sở dữ liệu cho từng số dư tài khoản hoặc các loại nghiệp vụ kinh tế chủ yếu.” (Trích VSA 400 – Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ) Khi đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát, KTV thường dự kiến mức cao nhất có thể có, ngay cả khi họ đã hiểu thấu đáo về thiết kế và vận hành các thủ tục kiểm soát. Cần lưu ý rằng, KTV khi đi đến kết luận chính thức là mức rủi ro kiểm soát thấp hơn mức tối đa, KTV cần phải bổ sung thêm những bằng chứng có được từ kết quả thực hiện các thử nghiệm kiểm soát. 2.2.3 Quy trình áp dụng kiểm toán các ƯTKT 2.2.3.1 Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán Chuẩn bị kiểm toán là giai đoạn đầu tiên trong quy trình kiểm toán. Công việc chuẩn bị kiểm toán có ảnh hưởng rất quan trọng đến sự hữu hiệu và tính hiệu quả của một cuộc kiểm toán BCTC. Giai đoạn này bao gồm hai bước: Tiền kế hoạch và lập kế hoạch. ►Tiền kế hoạch: Gồm các công việc sau: • Xem xét chấp nhận khách hàng và đánh giá rủi ro hợp đồng. Khi được mời kiểm toán, KTV cần phải rất thận trọng xem có nên tiếp nhận khách hàng hay không, vì rủi ro gánh phải trách nhiệm pháp lý của KTV là rất cao. + Đối với khách hàng mới, KTV cần phải tìm hiểu lý do mời kiểm toán của khách hàng, thu thập tương đối đầy đủ thông tin về các khía cạnh (lĩnh vực kinh doanh, tình hình tài chính, ban điều hành…). Từ đó KTV nghiên cứu, phân tích sơ bộ về tình
  • 19. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ngô Ngọc Linh SVTH: Trần Thị Đoan Trâm 14 hình của đơn vị, đánh giá và ước lượng sơ bộ về mức trọng yếu và rủi ro tiềm tàng trong hợp đồng kiểm toán này, để KTV quyết định xem có nhận lời kiểm toán hay không. + Đối với khách hàng cũ, KTV cần liên tục cập nhật thông tin hằng năm sau khi hoàn thành kiểm toán để đánh giá lại về khách hàng hiện tại của mình xem có nên tiếp tục kiểm toán nữa hay không. • Phân công KTV “ Công việc kiểm toán chỉ được phân công cho những nhân viên được đào tào tương xứng, có năng lực và chuyên môn đáp ứng được yêu cầu thực tế.” (Trích VSA 220-Kiểm soát chất lượng công việc kiểm toán) Như vậy, để đáp ứng được chất lượng kiểm toán, cũng như nhu cầu của khách hàng thì công ty kiểm toán cần phân công cho những kiểm toán viên có kinh nghiệm, có năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp tốt. Đặc biệt đối với những khách hàng có phát sinh những khoản ƯTKT lớn, thì công việc phân công này lại càng đóng vai trò quan trọng. Thông thường thì công việc này sẽ được giao cho các KTV có nhiều kinh nghiệm, và chuyên môn. • Thỏa thuận sơ bộ với khách hàng Trong giai đoạn này, KTV sẽ trao đổi và thỏa thuận với khách hàng các vấn đề liên quan đến quá trình kiểm toán (mục đích, phạm vi kiểm toán, vấn đề về việc cung cấp các tài liệu cần thiết, phí và thời hạn thực hiện kiểm toóa…). • Ký kết hợp đồng kiểm toán Sau khi hai bên đã kí kết và đã hoàn tất mọi thủ tục pháp lý cần thiết. Doanh nghiệp kiểm toán chính thức trở thành KTV của đơn vị. ►Lập kế hoạch: “ Kế hoạch kiểm toán cần phải được lập một cách thích hợp nhằm đảm bảo bao quát hết mọi khía cạnh trọng yếu của cuộc kiểm toán, phát hiện gian lận, rủi ro và những vấn đề tiềm ẩn, và đảm bảo cuộc kiểm toán được hoàn thành đúng thời hạn.” (Trích VSA 300 – Lập kế hoạch kiểm toán) Kế hoạch kiểm toán, gồm ba bộ phận: + Kế hoạch chiến lược + Kế hoạch kiểm toán tổng thể + Chương trình kiểm toán. Trong ba bộ phận nêu trên thì kế hoạch kiểm toán tổng thể và chương trình kiểm toán phải được lập cho mọi cuộc kiểm toán, còn kế hoạch chiến lược không nhất thiết phải được lập, trừ trường hợp cuộc kiểm toán lớn, quy mô, phức tạp…
  • 20. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ngô Ngọc Linh SVTH: Trần Thị Đoan Trâm 15 • Kế hoạch chiến lược Vạch ra phương hướng trọng tâm, phương pháp tiếp cận chung dựa trên những hiểu biết về tình hình hoạt động, cũng như môi trường kinh doanh của đơn vị. • Kế hoạch kiểm toán tổng thể; gồm các bước cơ bản sau: + Hiểu biết của KTV về hoạt động của khách hàng. + Hiểu biết của kiểm toán viên về hệ thống kiểm soát nội bộ. + Xác lập mức trọng yếu và đánh giá rủi ro kiểm toán. + Bên cạnh đó, KTV có thể phỏng vấn khách hàng, để biết được đơn vị có khả năng phát sinh những khoản ƯTKT nào. Từ đó, KTV xem xét các vấn đề như trọng yếu và rủi ro liên quan đến các khoản ƯTKT, nhằm thiết kế một chương trình kiểm toán phù hợp. • Chương trình kiểm toán CTKT phải được lập và thực hiện cho mọi cuộc kiểm toán, trong đó xác địnhnnội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán cần thiết để thực hiện kế hoạch kiểm toán tổng thể. Khi lập CTKT, đơn vị kiểm toán phải quan tâm các thủ tục kiểm toán cũng như thời gian thực hiện, dựa trên việc đánh giá rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát của từng khoản mục. 2.2.3.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán: ► Thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp về các khoản ƯTKT: Vì là các ƯTKT nên mang nặng tính khách quan, và chủ yếu dựa vào các xét đoán nghề nghiệp. Mặt khác, các bằng chứng để chứng minh cho các khoản ước tính này rất khó thu thập, tính thuyết phục không cao. Do đó, khi ước tính các khoản này, đòi hỏi tính thận trọng cao, và sự hoài nghi nghề nghiệp của các KTV. ► Các phương pháp, thủ tục áp dụng theo quy định của VSA 540 kiểm toán các khoản ƯTKT như sau: • Xem xét và kiểm tra quá trình lập các ƯTKT của đơn vị; • KTV lập một ước tính độc lập để so sánh với ước tính của đơn vị; • Xem xét sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc năm tài chính nhưng trước ngày lập BCKT để xác nhận các ƯTKT đã lập. (Đoạn 11 VSA 540)
  • 21. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ngô Ngọc Linh SVTH: Trần Thị Đoan Trâm 16 i. Xem xét – Kiểm tra quá trình lập các ước tính kế toán của đơn vị Các bước thực hiện việc xem xét và kiểm tra quá trình lập các ƯTKT của đơn vị, gồm: - Kiểm tra các số liệu và xem xét các giả định dùng làm cơ sở lập ƯTKT; Đối chiếu các số liệu và các giả định với các quy định liên quan hoặc kinh nghiệm thực tế của các đơn vị trong cùng ngành, cùng địa phương; - Kiểm tra các tính toán liên quan đến ƯTKT; - So sánh ƯTKT đã lập của các kỳ kế toán trước với kết quả thực tế của kỳ đó; - Xem xét thủ tục phê duyệt ƯTKT của Giám đốc. (Đoạn 12 VSA 540) Kiểm tra các số liệu chính là xem xét cơ sở dẫn liệu của các ƯTKT có đúng phù hợp hay không. a) Kiểm tra các số liệu và xem xét các giả định Các ƯTKT được lập dựa trên các số liệu và giả định liên quan theo quan điểm chủ quan của người làm kế toán, vì vậy xem xét các dữ liệu có chính xác, đầy đủ và thích hợp, cũng như các giả định có sử dụng nhất quán qua các kỳ và có còn phù hợp với tình hình kinh doanh thực tế của đơn vị hay không, đó là điều KTV cần quan tâm nhất. Các số liệu và giả định là điểm cốt lõi để lập nên các ƯTKT, nếu số liệu sai hoặc giả định không phù hợp thì các ƯTKT hoàn toàn không đúng. Đây là bước đầu tiên khi kiểm toán các khoản ƯTKT cũng là bước quan trọng ảnh hưởng lớn đến quá trình kiểm toán và ra BCKT sau này. Khi đánh giá dữ liệu, KTV phải xem xét các vấn đề sau: - Dữ liệu dùng làm cơ sở để lập các ƯTKT có chính xác, đầy đủ và thích hợp hay không; - Số liệu có nhất quán với số liệu đã được phản ảnh trong sổ kế toán hay không. Khi đánh giá các giả định làm cơ sở lập ƯTKT, KTV phải xem xét các giả định này: - Có hợp lý so với kết quả thực tế của các kỳ kế toán trước hay không; - Có nhất quán với các giả định đã được sử dụng để lập các ƯTKT khác hay không; - Có nhất quán với kế hoạch đã được đơn vị vạch ra hay không; - Các giả định này có còn thích hợp với tình hình kinh doanh hiện tại của đơn vị hay không. (VSA 540)
  • 22. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ngô Ngọc Linh SVTH: Trần Thị Đoan Trâm 17 Trong trường hợp đơn vị được kiểm toán áp dụng các giả định được Bộ tài chính quy định, KTV phải xem xét các giả định đó áp dụng có đúng hay không, có cần điều chỉnh gì để phù hợp với tình hình kinh doanh của đơn vị hay không. Ví dụ giả định để lập dự phòng nợ phải thu khó đòi, hay dự phòng giảm giá hàng tồn kho được quy định trong thông tư số 228/2009/TT-BTC. Đồng thời, khi ghi nhận một khoản dự phòng phải đảm bảo thỏa mãn các điều kiện được quy định trong chuẩn mực kế toán số 18 như sau: DN có nghĩa vụ nợ hiện tại do kết quả từ một sự kiện đã xảy ra; sự giảm sút về những lợi ích kinh tế có thể xảy ra dẫn đến việc yêu cầu phải thanh toán nghĩa vụ nợ; và đưa ra được một ước tính đáng tin cậy về giá trị của nghĩa vụ đó. Khi xem xét các giả định số liệu và giả định dùng để lập các ƯTKT, đối với một số ƯTKT đơn giản như trích khấu hao, hay phân bổ chi phí trả trước KTV và đơn vị kiểm toán có thể dựa vào xét đoán nghề nghiệp và kinh nghiệm của mình để đánh giá tính phù hợp. Song trong một số trường hợp, với các ƯTKT phức tạp như các ước tính liên quan đến các vụ kiện tụng của DN.. Các ước tính này phải tham khảo thêm ý kiến của các chuyên gia trong ngành nghề, lĩnh vực liên quan. b) Kiểm tra tính toán liên quan đến các ước tính kế toán Tính toán: Là việc kiểm tra tính chính xác về mặt toán học của số liệu trên chứng từ, sổ kế toán, báo cáo tài chính và các tài liệu liên quan khác hay việc thực hiện các tính toán độc lập của kiểm toán viên. (Đoạn 25 VSA 500) Khi kiểm tra phương pháp tính toán để lập các ƯTKT, KTV phải xem xét phương pháp tính toán có phù hợp với tính ước tính hay không. Bên cạnh đó, cần so sánh giữa phương pháp tính toán thực tế và các phương pháp tính toán được đơn vị đề ra có nhất quán hay không . Tùy theo tính phức tạp cũng như mức trọng yếu của từng ƯTKT cụ thể mà KTV sẽ xác định nội dung, lịch trình và phạm vi kiểm toán cụ thể. c) So sánh ước tính kế toán đã lập của các kỳ kế toán trước với kết quả thực tế của kỳ kế toán đó Khi đơn vị được kiểm toán đồng ý cho kiểm tra sổ sách kế toán năm tài chính trước, thì KTV phải so sánh các ƯTKT đã lập trong kỳ kế toán trước với kết quả thực hiện của kỳ kế toán đó, nhằm: - Thu thập bằng chứng về độ tin cậy nói chung đối với phương pháp lập ƯTKT của đơn vị; - Xem xét sự cần thiết phải điều chỉnh phương pháp ước tính; - Tính toán và đánh giá sự chênh lệch giữa kết quả thực hiện với ƯTKT trong kỳ, khi cần thiết phải điều chỉnh hoặc trình bày trong thuyết minh BCTC.
  • 23. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ngô Ngọc Linh SVTH: Trần Thị Đoan Trâm 18 d) Xem xét các thủ tục phê duyệt ước tính kế toán của Giám đốc Theo yêu cầu của chuẩn mực kế toán cũng như thông tư hướng dẫn của bộ tài chính về cách lập các ƯTKT, yêu cầu các ƯTKT phải được phê duyệt bởi ban lãnh đạo hoặc những người chịu trách nhiệm lớn trong đơn vị. Ví dụ, theo thông tư số 228/2009/TT-BTC, khi trích lập các khoản dự phòng, đơn vị phải lập Hội đồng để thẩm định mức trích lập các khoản dự phòng và xử lý tổn thất thực tế của vật tư hàng tồn kho, các khoản đầu tư tài chính, các khoản nợ không có khả năng thu hồi. Chuẩn mực kế toán số 18 cũng có quy định rằng cách ước tính về kết quả và ảnh hưởng tài chính đều được xác định thông qua đánh giá của Ban giám đốc DN (đoạn 34 VAS 18). KTV phải xem xét các phê duyệt của cấp quản lý có phù hợp hay không và điều đó được thể hiện như thế nào trong các tài liệu dùng làm cơ sở lập các ƯTKT . ii. Kiểm toán viên lập một ước tính độc lập KTV có thể tự lập hoặc thu thập một ƯTKT độc lập. Trong quá trình lập, KTVphải đánh giá các dữ liệu, các giả định... Từ đó, KTV so sánh các ước tính với kết quả thực tế của các kỳ kế toán trước đó. iii. Xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc năm tài chính a) Khái niệm Các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ kế toán lập BCTC: Là những sự kiện có ảnh hưởng đến BCTC đã phát sinh trong khoảng thời gian từ sau ngày khóa sổ kế toán lập BCTC để kiểm toán đến ngày ký báo cáo kiểm toán; và những sự kiện được phát hiện sau ngày ký BCKT. Có 2 loại sự kiện xảy ra sau ngày khóa sổ kế toán lập BCTC: - Những sự kiện cung cấp thêm bằng chứng về các sự việc đã tồn tại vào ngày khóa sổ kế toán lập BCTC. - Những sự kiện cung cấp dấu hiệu về các sự kiện đã phát sinh tiếp sau ngày khóa sổ kế toán lập BCTC. (Đoạn 04 VSA 560) b) Ảnh hưởng sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ đối với các ước tính kế toán Việc lập các ƯTKT có thể được cung cấp bằng chứng từ những sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc năm tài chính nhưng trước ngày ký BCKT. Việc KTV soát xét các nghiệp vụ và sự kiện trên có thể giúp giảm bớt hoặc thậm chí không phải thực hiện việc soát xét và kiểm tra quá trình lập ƯTKT của đơn vị hoặc sử dụng một ước tính độc lập để đánh giá tính hợp lý của các ƯTKT.Ví dụ, những thông tin chứng minh tình trạng tài chính của một khách hàng lớn đang gặp khủng hoảng, chuẩn bị phá sản. Nếu trong năm,
  • 24. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ngô Ngọc Linh SVTH: Trần Thị Đoan Trâm 19 đơn vị chưa lập dự phòng cho khoản nợ phải thu này thì KTV hoàn toàn có thể đánh giá khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi vào thời điểm cuối năm không còn hợp lý. 2.2.3.3 Giai đoạn hoàn thành kiểm toán Trong giai đoạn này, KTV cần tập hợp các kết quả thu thập được và thực hiện một số thử nghiệm bổ sung : xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ kế toán lập BCTC, xem xét về giả định hoạt dộng liên tục... Đồng thời, đánh giá lại lần cuối cùng tính hợp lý của các ƯTKT trên cơ sở những hiểu biết của mình về đơn vị được kiểm toán, cũng như tính nhất quán của các ƯTKT với các bằng chứng kiểm toán đã được thu thập trong quá trình kiểm toán. Trong quá trình thực hiện việc so sánh ước tính độc lập của kiểm toán với ước tính của đơn vị. Nếu có chênh lệch, KTV tìm hiểu nguyên nhân, cân nhắc xem sự chênh lệch này có cần điều chỉnh hay không. Nếu sự chênh lệch này là hợp lý hoặc không trọng yếu thì không cần phải điều chỉnh. Tuy nhiên, nếu xét thấy chênh lệch này không hợp lý hoặc làm ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC thì yêu cầu đơn vị điều chỉnh lại. Nếu đơn vị từ chối điều chỉnh lại thì sự chênh lệch đó sẽ được coi là một sai sót và sẽ được xem xét cùng với các sai sót khác để đánh giá mức độ ảnh hưởng của chúng đến BCTC có trọng yếu hay không.
  • 25. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ngô Ngọc Linh SVTH: Trần Thị Đoan Trâm 20 CHƯƠNG 3: CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TOÁN CÁC ƯTKT TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN IMMANUEL 3.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY KIỂM TOÁN IMMANUEL 3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Công ty Kiểm toán Immanuel là công ty 100% vốn nước ngoài. Là công ty thành lập theo giấy chứng nhận đầu tư và đăng kí thuế số 0102035945, ngày 18/09/2008. Với vốn điều lệ là 500 triệu đồng…. Trụ sở chính của công ty đặt tại thủ đô Hà Nội, và có văn phòng chi nhánh đặt tại thành phố Hồ Chí Minh. Với đội ngủ kiểm toán viên trên 10 năm kinh nghiệm, công ty Immanuel đang cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán, tư vấn thuế, tài chính, nguồn nhân lực, quản lý và ứng dụng công nghệ thông tin, tài sản định giá, xem xét báo cáo tài chính và các dịch vụ khác của kế toán, thuế, tài chính cho các khách hàng trong nước và đa quôc gia, trong nhiều lĩnh vực khác nhau như sản xuất, thương mại, dịch vụ, xây dựng, giao thông vận tải…. Tên giao dịch Việt Nam: công ty TNHH Kiểm toán Immanuel Tên giao dịch nước ngoài: IMMANUEL AUDITING COMPANY LIMITED Địa chỉ công ty: Tần 2, nhà số 37, lô M2, khu đô thị Yên Hoà, Phường Yên Hoà, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội Điện thoại: 04.22462487 Fax: 04622691641 Công ty có tư cách pháp nhân, thực hiện chế độ hạch toán độc lập và có con dấu riêng hợp pháp. Chi nhánh công ty TNHH Kiểm toán Immanuel tại thành phố Hồ Chí Minh thành lập theo giấy chứng nhận đầu tư và đăng kí thuế số 4112038933 do Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 27 tháng 04 năm 2009. Sau đó được cấp lại vào ngày 07 tháng 04 năm 2010 số 0102914299 -001. Chi nhánh đặt tại lô S5, tầng trệt cao ốc An Cư, khu đô thị An Phú –An Khánh, phường An Phú, quận 2. Trong hai năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, công ty Immanuel cũng không ngừng phát triển hoàn thiện nhằm đưa đến chất lượng phục vụ tốt nhất cho khách hàng. Công ty đã nhận thấy giữa tin học và kế toán có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau. Vì vậy để đảm bảo cung cấp dịch vụ kế toán tốt nhất bản thân chuyên viên của công ty vừa phải am hiểu về hệ thống kế toán vừa phải thông thạo các phần mềm ứng dụng, có khả năng nắm bắt thông tin mới nhất về chế độ tài chính kế toán của nhà nước để tư vấn cho khách hàng có hiệu quả cao.
  • 26. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ngô Ngọc Linh SVTH: Trần Thị Đoan Trâm 21 Với phương pháp tiếp cận và nắm hiểu yêu cầu của từng khách hàng để đưa ra giải pháp cung cấp dịch vụ thích hợp, nhằm tiết kiệm tối đa chi phí và tạo ra giá trị gia tăng thông qua dịch vụ cung cấp cho khách hàng, công ty Immanuel đã tạo được sự tín nhiệm đối với khách hàng hiện có và liên tục nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. 3.1.2 Các hoạt động chính của công ty 3.1.2.1Phương châm và mục tiêu hoạt động của công ty • Phương châm hoạt động: Độc lập, khách quan, trung thực, bí mật số liệu của khách hàng. • Mục tiêu hoạt động của công ty: Giúp cho khách hàng và những người quan tâm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, cung cấp những thông tin thiết thực và cần thiết để tổ chức điều hành hoạt động của doanh nghiệp và đưa ra các quyết định quản lý phù hợp với thực tiễn. Hoạt động của công ty nhằm góp phần phát hiện và ngăn ngừa những rủi ro cho doanh nghiệp, trợ giúp cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được thuận lợi và đạt hiểu quả kinh tế cao nhất. Khẩu hiệu mà công ty luôn theo sát đó là “hiệu quả và chất lượng dịch vụ là mục tiêu hàng đầu”. 3.1.2.2 Những dịch vụ do Immanuel cung cấp a. Kiểm toán: Công ty TNHH Kiểm toán Immanuel cung cấp dịch vụ kiểm toán cho các doanh nghiệp hoạt động trong mọi lĩnh vực. Immanuel tiến hành kiểm toán báo cáo tài chính cho doanh nghiệp theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và chuẩn mực kiểm toán quốc tế. Công việc của kiểm toán căn cứ vào chế độ kế toán khách hàng đang áp dụng và các quy định về tài chính kế toán của nhà nước Việt Nam. Phương pháp kiểm toán: - Hiểu đầy đủ về hệ thống quản lý của khách hàng nhằm xác định các lĩnh vực thường xảy ra rủi ro kiểm toán để có thể trao đổi một cách hiệu quả với ban giám đốc của khách hàng. - Đảm bảo sự tham gia thường xuyên và kịp thời của các nhân sự chủ chốt trong quá trình kiểm toán. - Xây dựng phương pháp kiểm toán hợp lí qua việc tập trung kiểm tra những khía cạnh trọng yếu.
  • 27. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ngô Ngọc Linh SVTH: Trần Thị Đoan Trâm 22 b. Dịch vụ kế toán : Công ty TNHH Kiểm toán Immanuel cung cấp dịch vụ kế toán nhằm hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các công tác kế toán theo đúng quy định hiện hành và cung cấp kịp thời thông tin tài chính cho yêu cầu quản trị doanh nghiệp. - Kế toán tài chính: cập nhật sổ sách kế toán và lập báo cáo tài chính định kỳ theo quy định. - Kế toán quản trị: cập nhật và cung cấp thông tin tài chính cho yêu cầu quản trị doanh nghiệp. c. Một vài dịch vụ khác: Ngoài ra công ty còn cung cấp một vài dịch vụ khác như: dịch vụ tư vấn thuế, tư vấn nguồn nhân lực, tư vấn ứng dụng công nghệ thông tin, tư vấn quản lý, dịch vụ bồi dưỡng, cập nhập kiến thức tài chính, kế toán, kiểm toán, dịch vụ soát xét báo cáo tài chính, tư vấn tài chính… 3.1.2.3 Nguồn nhân lực Cho đến nay công ty đã hoạt động được hơn hai năm, với một đội ngũ nhân viên với nhiều kinh nghiệm hoạt động. Cho đến thời điểm hiện tại thì đã có 13 chuyên viên. Mặc dù thời gian hoạt động vẫn chưa lâu và quy mô còn nhỏ nhưng Immanuel đã xây dựng một đội ngũ nhân viên vững về nghiệp vụ cũng như chuyên môn. Đội ngũ chuyên viên của công ty được đào tạo có hệ thống và có nhiều năm kinh nghiệm thực tiễn về hoạt động Kiểm toán và Tư vấn quản trị –Tài chính –Kế toán –Thuế –Tin học – Đào tạo. Tất cả các KTV và trợ lý KTV cao cấp đã từng được đào tạo trực tiếp bởi các chuyên gia cao cấp về Kiểm toán của cộng đồng Châu Âu. Bên cạnh những chuyên viên trong lĩnh vực kiểm toán, đội ngũ chuyên viên chính thống của công ty còn bao gồm các chuyên viên và đội ngũ cộng tác viên thông thạo các lĩnh vực về pháp luật cũng như tư vấn trong lĩnh vực kinh doanh, kinh tế phát triển, luật sư, thông thạo các lĩnh vực chuyên môn.
  • 28. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ngô Ngọc Linh SVTH: Trần Thị Đoan Trâm 23 3.1.2.4 Cơ cấu tổ chức Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu của công ty 3.2 KHÁI QUÁT VỀ CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TOÁN CHUNG CHO CÁC KHOẢN ƯTKT TẠI CÔNG TY Trong kỳ kiểm toán 2011, công ty áp dụng CTKT mẫu của VACPA do đó CTKT các ƯTKT sẽ được nêu khái quát dựa trên CTKT mẫu của VACPA. 3.2.1. Khái quát về chương trình kiểm toán mẫu của VACPA Có thể nói rằng, kiểm toán được biết đến là một nghề còn khá non trẻ ở nước ta. Chính vì lẽ đó, mà hầu hết mỗi công ty kiểm toán đều tự xây dựng cho mình một bộ CTKT để thực hiện hoạt động kiểm toán độc lập trên cơ sở hệ thống chuẩn mực kế toán-kiểm toán do Bộ tài chính ban hành. Sự thiếu đồng diều, và không thống nhất này đã phần nào ảnh hưởng đến chất lượng của các dịch vụ kiểm toán, cũng như tính chuyên nghiệp. VACPA với sự tài trợ của Ngân hàng Thế giới (WB), đã thành lập Dự án “Tăng cường năng lực Hội KTV hành nghề Việt Nam” để tiến hành xây dựng bộ chương trình kiểm toán mẫu với mục đích góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ của các công ty kiểm toán, tăng cường sự tuân thủ các yêu cầu của Chuẩn mực kiểm toán. HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH VĂN PHÒNG TẠI HÀ NỘI CHI NHÁNH TP HỒ CHÍ MINH GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH NGUYỄN THỊ THU YẾN KIỂM TOÁN VIÊN CHUYÊN VIÊN KẾ TOÁN NHÂN VIÊN KẾ TOÁN TRỢ LÝ KIỂM TOÁN
  • 29. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ngô Ngọc Linh SVTH: Trần Thị Đoan Trâm 24 CTKT mẫu đã được Chủ tịch Hội KTV hành nghề Việt Nam (VACPA) ban hành tại Quyết định số 1089/QĐ-VACPA ngày 01/10/2010 để áp dụng chính thức rộng rãi từ kỳ kiểm toán năm 2010/2011. 3.2.2 Chương trình kiểm toán mẫu các khoản ước tính kế toán CTKT các khoản ƯTKT bao gồm các bước cơ bản sau: Bước 1: KTV tiến hành đánh giá mức độ rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và chính sách kế toán áp dụng tại công ty. Từ đó, KTV và đơn vị kiểm toán xác định mục tiêu và CTKT các khoản ước tính phù hợp cho từng đơn vị Bước 2: Thực hiện thủ tục chung Bước 3: Thực hiện kiểm tra phân tích và kiểm tra chi tiết Bước 4: Kết luận của KTV a) Mục tiêu kiểm toán các ước tính kế toán Mục tiêu kiểm toán là điều hết sức quan trọng trước mỗi cuộc kiểm toán. Với các ƯTKT, thì mục tiêu ghi nhận đầy đủ, chính xác và nhất là được đánh giá hợp lý và được trình bày trên BCTC phù hợp với các chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán hiện hành. Đối với các khoản ước tính liên quan đến phần tài sản, KTV được yêu cầu chủ yếu đánh giá tính hợp lý và việc trình bày trên BCTC có phù hợp hay không. Nhưng khi kiểm toán các ƯTKT liên quan đến nợ phải trả phải đảm bảo các khoản chi phí phải trả ước tính là có thực, thuộc nghĩa vụ thanh toán của DN, đồng thời xem xét chúng đã được hạch toán chính xác, đầy đủ, được đánh giá và trình bày phù hợp với các chuẩn mực và chế độ hiện hành hay không. b) Tìm hiểu chính sách kế toán và chu trình kinh doanh Trước khi tiến hành vào các thủ tục chính, KTV được yêu cầu phải tiến hành tìm hiểu chính sách kế toán và chu trình kinh doanh của đơn vị được kiểm toán. Khi thực hiện bước này giúp KTV hiểu biết về các khía cạnh kinh doanh chủ yếu và chính sách kế toán áp dụng tại đơn vị, nhằm đánh giá những giả định đơn vị sử dụng khi lập các ƯTKT có phù hợp với tình hình kinh doanh thực tế của mình hay không. Khi tìm hiểu về chính sách kế toán, KTV phải xem xét các cơ sở cho việc ghi nhận các ƯTKT và xét đoán có phù hợp với quy định của chuẩn mực, chế độ kế toán hay không. Tính nhất quán cũng như các thay đổi trong chính sách kế toán và ƯTKT cũng cần phải được xem xét trong quá trình kiểm toán. Trong trường hợp có sự thay đổi các chính sách kế toán và các ƯTKT đang áp dụng, KTV phải phỏng vấn ban giám đốc về các thay đổi. Sau đó tiến hành đánh giá tính hợp lý của việc thay đổi chính sách và các
  • 30. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ngô Ngọc Linh SVTH: Trần Thị Đoan Trâm 25 ƯTKT, xem xét việc hạch toán đối với ảnh hưởng của các thay đổi trên BCTC năm nay cũng như BCTC của các năm trước. Khi tìm hiểu chính sách kế toán và mô hình kinh doanh, KTV kết hợp với việc đánh giá hệ thống KSNB, xem có được thiết kế và thực hiện hiệu quả các thủ tục kiểm soát trong quá trình lập các ƯTKT hay không. Từ đó tiến hành lựa chọn hoặc mô tả một hoặc một số thủ tục kiểm soát chính áp dụng để ngăn ngừa và phát hiện kịp thời sai sót có thể xảy ra. c) Thủ tục chung Trước khi tiến hành kiểm tra chi tiết, KTV luôn tiến hành các thủ tục kiểm toán chung như sau: - Kiểm tra các nguyên tắc kế toán áp dụng nhất quán với năm trước và phù hợp với quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành. - Lập bảng số liệu tổng hợp có so sánh với số dư cuối năm trước. Đối chiếu các số dư trên bảng số liệu tổng hợp với bảng cân đối phát sinh và giấy tờ làm việc của kiểm toán năm trước (nếu có). d) Kiểm tra phân tích Đối tượng phân tích sẽ thay đổi khi tiến hành xem xét các khoản ƯTKT khác nhau. Ví dụ khi xem xét chi phí trả trước ngắn hạn và dài hạn, ta phải so sánh đồng thời phân tích biến đông của chi phí trả trước và các tài sản khác ngắn hạn/dài hạn năm nay so với năm trước, giải thích những biến động bất thường. e) Kiểm tra chi tiết Quá trình kiểm tra chi tiết được thực hiện gồm các bước như sau: - Kiểm tra cơ sở lập các ƯTKT: KTV tiến hành thu thập các bằng chứng, chứng từ liên quan đến các ƯTKT. Sau đó tiến hành đánh giá các bằng chứng để xem xét sự cần thiết phải trích lập dự phòng. - Kiểm tra cách tính toán các ƯTKT - Soát xét các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc năm tài chính: KTV phải xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc năm tài chính nhằm đảm bảo các sự kiện trọng yếu phát sinh sau ngày kết thúc năm tài chính đã được xác định và phản ánh phù hợp trong BCTC, không ảnh hưởng trọng yếu đến các ƯTKT, đảm bảo các ƯTKT vẫn được đánh giá phù hợp sau khi xem xét xong các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc năm tài chính. - Kiểm tra việc trình bày các khoản ƯTKT trên BCTC có phù hợp với quy định hiện hành hay không. - Đánh giá cách xử lý thuế đối với các ƯTKT đã được trích lập.
  • 31. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ngô Ngọc Linh SVTH: Trần Thị Đoan Trâm 26 3.3 Quy trình kiểm toán các ƯTKT trong thực tế kiểm toán BCTC tại công ty khách hàng của IMMANUEL. 3.3.1 Chương trình kiểm toán thực tế cho các khoản ước tính kế toán tại khách hàng của Immanuel 3.3.1.1 Giai đoạn lập kế hoạch: Ở giai đoạn này, bao gồm một số công việc cơ bản như tìm hiểu, nghiên cứu về hoạt động của khách hàng, và hệ thống kiểm soát nội bộ, đánh giá rủi ro kiểm toán và xác định mức trọng yếu. ► Nắm rõ thông tin về lĩnh vực hoạt động của khách hàng: • Hiểu biết chung về thực trạng nền kinh tế tại thời điểm kiểm toán: tỷ lệ lãi suất, các chính sách của chính phủ.. • Tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của DN: Các chi nhánh hoặc các bên có liên quan, giấy phép thành lập, chủ đầu tư, các vấn đề kế toán tại DN ( bộ máy tổ chức kế toán, chính sách áp dụng, hình thức kế toán...)... • Trong năm tài chính, DN có phát sinh những khoản ước tính nào không... ► Hiểu biết về hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ • Tìm hiểu về những điểm quan trọng trong hệ thống kiểm soát nội bộ: Cách thức phân định quyền hạn và trách nhiệm, kiểm soát vật chất, các quy chế và công tác tổ chức kiểm tra thường xuyên tại khách hàng.... Từ đó KTV đưa ra kết luận và đánh giá về môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán, hệ thống kiểm soát nội bộ theo từng mức độ : Cao, Trung bình hay thấp. • KTV thu thập các thông tin liên quan đến các khoản ƯTKT, ví dụ như: công ty trích lập dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi có theo thông tư 228/2009 của BTC không, hay trích lập theo một chính sách riêng của công ty... • Đánh giá rủi ro và xác định mức độ trọng yếu Sau khi tìm hiểu và đánh giá mức độ rủi ro của hệ thống kiểm soát nội bộ thì KTV sẽ tính toán để xác định mức trọng yếu cho toàn bộ BCTC. Sau đó, KTV xác lập mức trọng yếu cũng như sai sót có thể chấp nhận được cho từng khoản mục ƯTKT. Tùy theo kết quả so sánh, KTV đưa ra ý kiến và tiến hành thiết kế chương trình kiểm toán sao cho thật phù hợp và đạt hiệu quả cao nhất.
  • 32. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ngô Ngọc Linh SVTH: Trần Thị Đoan Trâm 27 3.3.1.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán một số khoản ƯTKT được nghiên cứu trong đề tài ► Kiểm toán dự phòng nợ phải thu khó đòi • Mục tiêu: + Đầy đủ: các nghiệp vụ phát sinh có liên quan đến khoản mục dự phòng phải thu khó đòi phải được ghi nhận đầy đủ + Hiện hữu: Đảm bảo các khoản dự phòng có tồn tại tại thời điểm lập BCTC. + Đánh giá: giá trị dự phòng được ghi chép theo giá trị thích hợp trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành + Trình bày và công bố: khoản mục dự phòng phải thu khó đòi được diễn đạt và công bố phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành • Chương trình kiểm toán: Thử nghiệm kiểm soát Cơ sở dẫn liệu Thử nghiệm kiểm soát Đầy đủ -Tìm hiểu xem đơn vị có các biện pháp theo dõi nợ, cũng như những chính sách để kịp thời phát hiện những khoản nợ quá hạn, nợ khó đòi để lập dự phòng không. -Quan sát, phỏng vấn xem đơn vị có thường xuyên phân tích tuổi nợ. Cũng như việc cập nhật liên tục các thông tin liên quan đến tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng. Hiện hữu -Thu thập các chứng từ, các bảng tính...kiểm tra sự xét duyệt đầy đủ để xác minh tính có thật của các khoản nợ khó đòi Đánh giá -Tìm hiểu về hệ thống, chính sách bán chịu của đơn vị, cũng như các quy định về giới hạn nợ, thời hạn nợ -Tiến hành phỏng vấn các thủ tục kiểm soát trong quy trình ƯTKT của đơn vị, xem các ƯTKT có được lập, phê chuẩn bởi những người có thẩm quyền, có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao không . Trình bày và -Phỏng vấn các quy định của đơn vị nhằm đảm bảo việc trình bày, phân
  • 33. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ngô Ngọc Linh SVTH: Trần Thị Đoan Trâm 28 công bố loại, công bố đúng theo chuẩn mực, chế độ kế toán hiện hành. Thử nghiệm cơ bản Loại Thử nghiệm cơ bản Mục tiêu kiểm toán Thủ tục phân tích -So sánh số dư phải thu KH bao gồm cả số dư dự phòng năm nay với năm trước kết hợp với phân tích biến động của doanh thu thuần, dự phòng phải thu khó đòi giữa hai năm. Hiện hữu, đầy đủ, đánh giá, ghi chép chính xác. -So sánh hệ số quay vòng các khoản phải thu và số ngày thu tiền bình quân năm nay với năm trước để đánh giá tính hợp lý của số dư nợ cuối năm cũng như khả năng lập dự phòng (nếu có) Thử nghiệm chi tiết -Kiểm tra các chứng từ có liên quan tới các khoản phải thu đã lập dự phòng, đánh giá tính hợp lý của việc ước tính, tính toán và ghi nhận. Đánh giá,đầy đủ, ghi chép chính xác -Xem xét Bảng phân tích tuổi nợ, thảo luận với khách hàng về khả năng thu hồi nợ và dự phòng nợ khó đòi. -Kiểm tra độ tin cậy của Bảng phân tích tuổi nợ. -Đảm bảo đã xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ kế toán, có liên hệ và có thể ảnh hưởng tới nợ phải thu khách hàng. • Ví dụ minh họa một khách hàng của công ty Các thủ tục kiểm toán đã thực hiện - Lập bảng số liệu tổng hợp, so sánh với số dư cuối năm trước. Diễn giải 31-12-200N 31-12-200N 31-12-200N-1 Trước KT Sau KT Sau KT Phải thu của khách hàng 10.014.769.187 10.014.769.187 6.470.201.456 Phải thu của khách hàng (USD) 8.476.971.839 8.476.971.839 6.470.201.456 Phải thu của khách hàng (EUR) 1.537.797.348 1.537.797.348 Dự phòng phải thu khó đòi 700.000.000 777.325.000 471.060.000
  • 34. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ngô Ngọc Linh SVTH: Trần Thị Đoan Trâm 29 Tổng cộng 10.714.769.187 10.792.094.187 6.941.261.456 Bảng 3.2: Bảng số liệu tổng hợp - Đối chiếu các số dư trên bảng số liệu tổng hợp với Bảng cân đối số phát sinh và BCKT của năm trước. - Thu thập số liệu, tiến hành so sánh các khoản phải thu của khách hàng, người mua trả tiền trước, dự phòng phải thu năm 200N và 200N-1. - So sánh các hệ số vòng quay các khoản phải thu, và số ngày thu tiền bình quân. Từ đó, KTV đưa ra đánh giá sơ bộ về việc thu hồi nợ của công ty. Năm 200N Năm 200N-1 CL tuyệt đối CL tương đối Phải thu KH 10.014.769.187 6.470.201.456 3.544.567.731 54,78% Doanh thu 43.790.094.957 38.150.100.367 5.639.944.590 14,78% Bình quân các khoản phải thu 8.242.485.322 4.142.726.230 4.099.759.092 98,96% Vòng quay phải thu 0,81 0,89 (0,08) (8,93%) Số ngày thu tiền 443 404 Bảng 3.3: Bảng số liệu phân tích - Đồng thời KTV chọn những khoản nợ phải thu lớn, tiến hành phân tích tuổi nợ của những khoản phải thu này. - Kiểm tra các chứng từ có liên quan tới các khoản phải thu đã lập dự phòng, đánh giá tính hợp lý của việc ước tính, tính toán và ghi nhận. - Xem xét Bảng phân tích tuổi nợ, thảo luận với khách hàng về khả năng thu hồi nợ và dự phòng nợ khó đòi. Tên KH SDĐK SDCK Tuổi nợ 1-2 năm 2-3 năm >3 năm CtyAutBrazil 123.588.096 135.965.184 100.000.000 CtyAutHungary 68.230.928 179.204.112 50.000.000 Cty RemyMexi 696.200.824 2.567.954.935 268.000.000
  • 35. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ngô Ngọc Linh SVTH: Trần Thị Đoan Trâm 30 Cty RemyHaza 1.486.646.660 1.201.922.229 778.650.000 Bảng 3.4 : Bảng phân tích tuổi nợ - KTV ước tính lại khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi. Sau đó, tiến hành so sánh số liệu mà khách hàng đã lập dự phòng và hạch toán. Khách hàng Số dư nợ quá hạn TG quá hạn Mức lập dự phòng Giá trị lập DP CtyAutBrazil 100.000.000 2-3 năm 70% 70.000.000 CtyAutHungary 50.000.000 3 năm 2 tháng 100% 50.000.000 Cty RemyMexi 268.000.000 3 năm 1 tháng 100% 268.000.000 Cty RemyHaza 778.650.000 1-2 năm 50% 389.325.000 Tổng cộng 777.325.000 Bảng 3.5 : Bảng ước tính lập dự phòng theo thông tư 228/2009TT-BTC do KTV lập Kết quả của các thủ tục kiểm toán - Chính sách kế toán được áp dụng nhất quán qua các kỳ kế toán - Số liệu trên bảng cân đối số phát sinh khớp đúng với BCKT năm trước - Qua bảng số liệu phân tích: Doanh thu của đơn vị tăng 36%, điều đó cũng làm tăng các khoản phải thu trong năm 200N. Chỉ số vòng quay khoản phải thu năm 200N giảm so với 200N-1, chứng tỏ tốc độ thu hồi công nợ của DN giảm - Sau khi phân tích tuổi nợ của những khoản phải thu khách hàng phát sinh lớn, cho thấy đơn vị có phát sinh những khoản nợ quá hạn. - Cơ sở lập dự phòng phù hợp: Đơn vị lập bảng phân tích tuổi nợ căn cứ vào thông tư số 228/2009/TT-BTC tiến hành lập dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi. Bảng kê tuổi nợ được ghi nhận đầy đủ, có thật, và được ghi nhận hợp lý. Khoản mục dự phòng phải thu khó đòi được trình bày phù hợp theo quy định hiện hành - Khi kiểm tra lại việc tính toán, KTV nhận thấy công ty trích dự phòng thiếu khoản tiền 77.325.000. Nguyên nhân là do công ty hạch toán nhầm số tiền. Số phải trích lập dự phòng năm nay : 777.325.000 Số đơn vị đã trích lập: 700.000.000 Số phải trích lập bổ sung: 77.325.000. Đề nghị bút toán điều chỉnh
  • 36. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ngô Ngọc Linh SVTH: Trần Thị Đoan Trâm 31 Nợ 642 77.325.000 Có 139 77.325.000 ► Kiểm toán chi phí phải trả : • Mục tiêu: + Hiện hữu: chi phí phải trả phản ánh trên BCTC phải tồn tại (có thực tại thời điểm lập báo cáo + Nghĩa vụ: chi phí phải trả thuộc trách nhiệm phải trả của công ty tại thời điểm lập báo cáo + Đầy đủ: các nghiệp vụ phát sinh có liên quan đến chi phí phải trả phải được ghi nhận đầy đủ + Chính xác: chi phí phải trả được ghi chép đúng giá trị + Đánh giá: giá trị khoản mục chi phí phải trả được ghi chép theo giá trị thích hợp trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành + Trình bày và công bố: chi phí phải trả được trình bày và công bố phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành • Chương trình kiểm toán Thử nghiệm kiểm soát Cơ sở dẫn liệu Thử nghiệm kiểm soát Đầy đủ, hiện hữu -Độc lập đối chiếu kế hoạch chi phí phải trả với sổ sách. So sánh các khoản chi phí phải trả kỳ này với kỳ trước( giải thích những biến động) Nghĩa vụ -Kiểm tra đối chiếu các khoản chi phí phải trả với kế hoạch, hóa đơn, hợp đồng... -Quan sát, kiểm tra xem việc trích lập có sự phê duyệt của người có thẩm quyền, chuyên môn không. Ghi chép chính xác -Phỏng vấn xem DN định kỳ có tiến hành đối chiếu sổ sách không. Độc lập đối chiếu sự trích chi phí giữa sổ cái, sổ chi tiết... Trình bày và công bố -Rà soát và kiểm tra lại việc trình bày, phân loại, công bố đúng theo chuẩn mực, chế độ kế toán hiện hành
  • 37. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ngô Ngọc Linh SVTH: Trần Thị Đoan Trâm 32 Thử nghiệm cơ bản Loại Thử nghiệm cơ bản Mục tiêu kiểm toán Thủ tục phân tích -So sánh tổng số dư chi phí phải trả, số dư theo từng khoản mục phải trả cũng như tỷ trọng chi phí phải trả trên tổng nợ ngắn hạn/dài hạn năm nay với năm trước, đánh giá những thay đổi bất thường. Đánh giá, nghĩa vụ, hiện hữu Thử nghiệm chi tiết -Kiểm tra chính sách của việc ghi nhận chi phí phải trả và các chính sách của DN liên quan đến chi phí phải trả. Đánh giá -Thu thập số liệu chi tiết các khoản chi phí phải trả, đồng thời kiểm tra các chứng từ có liên quan. Hiện hữu, nghĩa vụ -Rà soát lại, nhằm phát hiện các khoản chi phí phải trả chưa được ghi nhận. Đầy đủ -Lập bảng tổng hợp chi tiết chi phí phải trả, đối chiếu với số liệu trên sổ kế toán và BCTC. Ghi chép chính xác -Kiểm tra việc trình bày các thông tin cần thiết trên thuyết minh BCTC Trình bày và công bố • Ví dụ minh họa một khách hàng của công ty Các thủ tục kiểm toán đã thực hiện - Thu thập bảng chi tiết số dư của các khoản chi phí phải trả - Lập bảng số liệu tổng hợp có so sánh với số dư cuối năm trước. Diễn giải 31-12-200N 31-12-200N 31-12-200N-1 Biến động Giá trị Trước KT Sau KT Sau KT Chi phí phải trả 198.782.499 258.782.499 268.310.000 (9.527.501) Bảng 3.6 : Bảng số liệu tổng hợp chi phí phải trả - Đối chiếu các số dư trên bảng số liệu tổng hợp với BCĐPS và giấy tờ làm việc của kiểm toán năm trước (nếu có). - KTV đã tiến hành xem xét các hợp đồng có liên quan đến các khoản chi phí phải trả
  • 38. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ngô Ngọc Linh SVTH: Trần Thị Đoan Trâm 33 *Chi phí thưởng tết: Đã kiểm tra chế độ lương thưởng, hợp đồng lao động trong công ty. * Chi phí kiểm toán: Đã xem hợp đồng (đơn vị chưa trích, KTV yêu cầu đơn vị trích bổ sung) * Chi phí thuê nhà: Đã kiểm tra hợp đồng thuê nhà. * Chi phí bảo hiểm TN xe: Đã kiểm tra biên lai thu án phí... * Chi phí thuê thương hiệu: Đã xem xét hợp đồng. - Thu thập bảng kê chi tiết chi phí phải trả vào thời điểm 31/12/200N Tên tài khoản SDĐK PS Nợ PS Có SDCK Chi phí thưởng tết 203.310.000 203.310.000 Chi phí kiểm toán 65.000.000 65.000.000 60.000.000 60.000.000 Chi phí thuê VP 12.000.000 12.000.000 Chi phí lãi vay 25.327.500 25.327.500 Chi phí BHTN xe 70.395.000 90.000.000 19.605.000 Chi phí thuê thương hiệu 709.454.545 863.304.545 153.850.000 Chi phí DV SC 5.000.000 5.000.000 Tổng cộng 268.310.000 1.065.159.545 1.055.632.045 258.782.500 Bảng 3.7 : Bảng số liệu thuyết minh chi phí phải trả - Thu thập và đánh giá cơ sở trích lập chi phí phải trả - Kiểm tra chi tiết, xem xét chi phí phải trả có được ghi nhận đủ và chính xác hay không. Kết quả của các thủ tục kiểm toán - Chính sách kế toán được áp dụng nhất quán qua các kỳ kế toán - Số liệu trên bảng cân đối số phát sinh khớp đúng với BCKT năm trước - Khoản chi phí trả trước được lập dưới sự đánh giá và xem xét của kế toán trưởng và có sự xem xét lại của ban giám đốc
  • 39. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ngô Ngọc Linh SVTH: Trần Thị Đoan Trâm 34 - Công ty ghi nhận chi phí phải trả phù hợp với quy định hiện hành và đúng kỳ - Khoản mục chi phí phải trả được trình bày trên BCTC có phù hợp với quy định hiện hành. - KTV nhận thấy rằng đơn vị trong kỳ còn trích thiếu một khoản chi phí kiểm toán với số tiền 60.000.000, đề nghị công ty tiến hành trích bổ sung Đề nghị bút toán điều chỉnh Nợ 642 60.000.000 Có 335 60.000.000 ► Kiểm toán việc trích khấu hao tài sản cố định • Mục tiêu: + Đầy đủ: Các khoản chi phí khấu hao phải được ghi nhận và trích lập đầy đủ. + Đánh giá: Thời gian sử dụng hữu ích, giá trị thanh lý, tỉ lệ khấu hao TSCĐ phải dược đánh giá hợp lý, dựa trên các chuẩn mực và chế độ kế toán hợp lý. + Trình bày và công bố: Trình bày các khoản mục chính xác và phù hợp với chuẩn mực kế toán hiện hành. Đồng thời phương pháp khấu hao hải được công bố trên BCTC. • Chương trình kiểm toán Thử nghiệm kiểm soát Cơ sở dẫn liệu Thử nghiệm kiểm soát Đầy đủ -Đối chiếu biên bản kiểm kê TSCĐ đang sử dụng với bảng kê chi tiết trích khấu hao, để đảm bảo rằng mọi TSCĐ đang sử dụng phục vụ cho hoạt động SXKD đều được trích khấu hao. Đánh giá, ghi chép chính xác -Thu thập thông tin về phương pháp khấu hao, tỷ lệ và thời gian khấu hao cho từng loại tài sản. So sánh với quy định và chuẩn mực kế toán hiện hành -Tiến hành đối chiếu sổ trích khấu hao TSCĐ trong kỳ trên bảng tính khấu hao với sổ chi tiết, sổ cái. -Xem xét xem việc trích khấu hao có sự phê duyệt đúng đắn của người có thẩm quyền không Trình bày và công bố Rà soát và kiểm tra lại việc trình bày, phân loại, công bố đúng theo chuẩn mực, chế độ kế toán hiện hành.
  • 40. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ngô Ngọc Linh SVTH: Trần Thị Đoan Trâm 35 Thử nghiệm cơ bản Loại Thử nghiệm Mục tiêu kiểm toán Thủ tục phân tích -So sánh và tìm hiểu sự biến động của chi phí khấu hao giữa kỳ này và kỳ trước Đánh giá Thử nghiệm chi tiết -Tìm hiểu phương pháp khấu hao, tỉ lệ, thời gian khấu hao áp dụng cho từng loại TSCĐ Đánh giá -Kiểm tra, tính toán lại để đảm bảo rằng số khấu hao TSCĐ của tài sản tăng, giảm trong năm được tính toán chính xác Đánh giá, chính xác -Kiểm tra việc phân bổ chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ, nhằm đảm bảo chi phí khấu hao được tập hợp đúng theo mục đích. Đánh giá, chính xác -Đối chiếu số liệu bảng trích khấu hao với các thông tin thu thập được trong quá trình kiểm kê và quan sát hoạt động của DN, nhằm đảm bảo rằng mọi TSCĐ đang được sử dụng đều được trích khấu hao. TSCĐ không sử dụng hoặc đã khấu hao hết thì không được trích khấu hao. Đầy đủ, đánh giá, chính xác. -Thu thập các thông tin cần trình bày trên BCTC theo các quy định hiện hành. Trình bày, và công bố • Ví dụ minh họa một khách hàng của công ty Các thủ tục kiểm toán đã thực hiện - Lập bảng tổng hợp cân đối số phát sinh của chi phí khấu hao, đồng thời đối chiếu với số liệu ở BCKT của KTV(nếu có) Diễn giải 31-12-200N Trước KT 31-12-200N Sau KT 31-12-200N-1 Sau KT Biến động Giá trị TSCĐHH 48.080.885.228 48.080.885.228 48.624.169.067 (543.283.839) Nhà cửa, vật KT 16.528.119.441 16.528.119.441 16.366.255.441 161.864.000 Máy móc, 30.112.298.834 30.112.298.834 30.963.404.005 (851.105.171)
  • 41. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ngô Ngọc Linh SVTH: Trần Thị Đoan Trâm 36 thiết bị Phương tiện VTTD 832.239.621 832.239.621 832.239.621 - Dung cụ, công cụ 542.227.332 542.227.332 396.270.000 145.957.322 TSCĐ khác 66.000.000 66.000.000 66.000.000 - TSCĐVH 23.120.000 23.120.000 10.200.000 12.920.000 Phần mềm MVT 23.120.000 23.120.000 10.200.000 12.920.000 Hao mòn TSCĐHH (13.901.875.998) (13.901.875.998) (10.224.892.422) (3.676.983.576) Hao mòn TSCĐVH (11.491.998) (11.491.998) (10.200.000) (1.291.998) Tổng cộng 34.190.637.232 34.190.637.232 38.399.276.645 Bảng 3.8 : Bảng số liệu tổng hợp chi phí TSCĐHH, TSCĐVH và chi phí hao mòn - Tổng hợp số liệu trên bảng thuyết minh tài chính, và bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ. - Thu thập bảng tăng giảm TSCĐ trong năm . - Đồng thời tìm hiểu các số liệu thuyết minh cho chính sách khấu hao. - So sánh tình hình tăng giảm chi phí khấu hao với niên độ trước và yêu cầu giải trình nếu có sự thay đổi. Năm 200N Năm 200N-1 CL tuyệt đối CL tương đối TSCĐHH 48.080.885.228 48.624.169.067 (543.283.839) (1,12%) TSCĐVH 23.120.000 10.200.000 12.920.000 126,67% Khấu hao TSCĐHH (13.901.875.998) (10.224.892.422) (3.676.983.576) 35,96% Khấu hao TSCĐVH (11.491.998) (10.200.000) (1.291.998) 12,67%
  • 42. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ngô Ngọc Linh SVTH: Trần Thị Đoan Trâm 37 Bảng 3.9 : Bảng số liệu so sánh số dư TSCĐHH, TSCĐVH và chi phí hao mòn - Thu thập các thông tin về phương pháp khấu hao, tỷ lệ khấu hao. - Lập bảng khấu hao ước tính của KTV , so sánh với bảng trích khấu hao của doanh nghiệp. Kết quả của các thủ tục kiểm toán - Qua việc thu thập bảng số liệu tổng hợp, KTV nhận thấy : Số dư đầu kỳ năm 200N phù hợp với số dư cuối kì của BCKT niên độ 31/12/200N-1. Số dư cuối kỳ năm 200N phù hợp với BCĐKT chưa kiểm toán niên độ 31/12/200N - TSCĐ trong năm được ghi nhận đúng giá trị, đồng thời đều chứng thật được tất cá các TSCĐ đếu thuộc quyền sở hữu của DN Đồng thời KTV, tổng hợp được những vấn đề sau: ƒ Nguyên giá TSCĐ cuối năm đã khấu hao hết nhưng vẫn còn sử dụng: 810.124.466 ƒ Số liệu thuyết minh chính sách khấu hao Thời gian hữu dụng ước tính cho các nhóm tài sản như sau: Nhà cửa vật kiến trúc 03 - 25 năm Máy móc thiết bị 03 – 10 năm Phương tiện vận tải truyền dẫn 10 năm Thiết bị dụng cụ 02 - 05 năm TSCĐ khác 03 năm TSCĐ vô hình 03 - 05 năm Phương tiện vân tải 05 – 10 năm. -Tỷ lệ khấu hao có sự thay đổi do trong kỳ phát sinh thanh lý TSCĐ, (bị giảm do cháy hỏng). TSCĐ vô hình thay đổi lớn do phát sinh tăng nguyên giá TSCĐ trong năm - KTV nhận thấy rằng thời gian sử dụng ước tính áp dụng đối với phương tiện vận tải DN áp dụng là 05 – 10năm là không phù hợp với Thông tư 203/2009 của BTC, và sau khi tìm hiểu thông tin trên bảng trích khấu hao trong niên độ của DN, đã phát hiện ra loại phương tiện vận tải trích khấu hao sai là hai xe vận tải MX1. KTV đề nghị đơn vị điều chỉnh phù hợp với khung khấu hao theo thông tư tối thiểu là 6 năm. Đồng thời, hạch toán giảm số khấu hao trích thừa. Nợ 214 13.372.334