SlideShare a Scribd company logo
1 of 24
Download to read offline
Số 123 tháng 6/2016
thbmekong@gmail.com
tbmekong@yahoo.com
www.vilacaed.org.vn
Phát hành thứ 5 hàng tuần
Hotline: 091 4851538
	 090 9933888
098 7612850
Cờ Đỏ - Cần Thơ:
Chiếc điện thoại
“phản chủ”
tố cáo bà trùm lô đề
lớn nhất miền TâyT.20
ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG:
Lo Lắng
Nhà Máy
Đổ Hơn
28.000
Tấn Xút
Mỗi Năm Ra
Sông Hậu
T.16
T.15
Vĩnh Long:
Dân khốn đốn vì
trại nuôi heo
xả chất thải
làm ô nhiễm
T.05
TP.Hồ Chí Minh:
Trăn Trở Cùng Khởi Nghiệp
T.13
Cuộc đời & Tình yêu
của ông “Vua nhạc sến”
VINH SỬ:
Kỳ 3: Tình đời
tan vỡ & Con đường
đến “tán gia
bại sản”
AN GIANG:
Cây dừa
hình
long
phụng
khiến giới chơi
cây cảnh
Miền Tây
phát sốt
T.18
02 Số 123 - Tháng 6/2016THEO DÒNG THỜI SỰ
Giá bán tại Việt Nam: 4.800đ
Tổng Biên tập: Lại Thanh Bình Phó Tổng Biên tập: Hồ Minh Sơn
Văn phòng đại diện phía Nam: Tầng 8, Số 18A đường Nam Quốc Cang, P.Phạm Ngũ Lão, Q.1, TP.HCM. ĐT: 08.6679.2468
Văn phòng đại diện tại Cần Thơ và ĐBSCL: Số 9/10 Đại lộ Võ Văn Kiệt, Khu vực 7, phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, TP.Cần Thơ.
Văn phòng đại diện tại Đà Nẵng: 148A Lê Đình Lý, Q.Thanh Khê, TP.Đà Nẵng.
Văn phòng đại diện tại Tây Nguyên: 250/31 đường Phan Chu Trinh, P.Tân Lợi, TP.Buôn Mê Thuột, tỉnh Đaklak.
Tài khoản: 0521101078008, ngân hàng TMCP Quân đội.
Giấy phép hoạt động báo chí: Số 1144/GP-Bộ TT&TT, ngày 25/7/2011
In tại: Xí nghiệp In 2 - CTy TNHH MTV In Ba Đình - Bộ Công An
Đơn vị phát hành: Cty TNHH Truyền thông Mỹ Phúc. ĐC: 205 Võ Thị Sáu, P.7, Q.3, TP.HCM. ĐT: 08.38249001
Trụ sở: Tầng 7, số 65, Văn Miếu, Q.Đống Đa-Hà Nội
(Bộ Kế hoạch & Đầu tư)
Văn phòng Ban Biên tập: Tầng 01, Cung Triển lãm Kiến trúc
Quy hoạch Xây dựng Quốc gia, Đỗ Đức Dục - Mỹ Đình - Nam Từ Liêm -
Hà Nội. ĐT: 08049573 - 08049574 - 08049575. Fax: 08049575
Thủ tướng Chính phủ
đồng ý ủy quyền Bộ trưởng
Bộ Lao động - Thương binh
và Xã hội trình Chủ tịch nước
xem xét tặng quà cho đối
tượng người có công với Cách
mạng nhân dịp kỷ niệm 69
năm ngày Thương binh - Liệt
sĩ (27/7/1947-27/7/2016).
Mức quà tặng theo phương
án trình Chủ tịch nước được chia
thành 2 loại: 400.000 đồng và
200.000 đồng. Theo đề xuất của
Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội, mức quà 400.000 đồng để
tặng quà cho các đối tượng sau:
Bà mẹ Việt Nam anh hùng đang
hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng;
Thân nhân liệt sĩ đang hưởng trợ
cấp tuất nuôi dưỡng hàng tháng;
thân nhân hai liệt sĩ trở lên đang
hưởng trợ cấp tuất hàng tháng;
Thương binh, bệnh binh, người
hưởng chính sách như thương
binh bị suy giảm khả năng lao
động do thương tật, bệnh tật từ
81% trở lên (bao gồm cả những
thương binh loại B được công
nhận từ trước ngày 31/12/1993)
đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng
tháng; Người hoạt động kháng
chiến bị nhiễm chất độc hóa học
suy giảm khả năng lao động từ
81% trở lên đang hưởng trợ cấp
ưu đãi hàng tháng.
Mức quà 200.000 đồng để
tặng cho thương binh, bệnh binh,
người hưởng chính sách như
thương binh bị suy giảm khả
năng lao động do thương tật,
bệnh tật từ 80% trở xuống (bao
gồm cả những thương binh loại
B được công nhận từ trước ngày
31/12/1993) đang hưởng trợ cấp
ưu đãi hàng tháng. Thương binh
đang hưởng chế độ mất sức lao
động; đại diện thân nhân chủ yếu
của liệt sĩ (bố, mẹ; vợ, chồng; con;
người có công nuôi dưỡng liệt sĩ);
đại diện gia đình thờ cúng liệt sĩ
(anh, em, người được họ tộc ủy
nhiệm việc thờ cúng liệt sĩ); người
hoạt động kháng chiến bị nhiễm
chất độc hóa học suy giảm khả
năng lao động từ 80% trở xuống
đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng
tháng.
Tổng kinh phí để tặng quà
cho đối tượng người có công với
cách mạng nhân dịp kỷ niệm 69
năm ngày Thương binh - Liệt
sĩ (27/7/1947-27/7/2016) là hơn
397,7 tỷ đồng. Khoản kinh phí
này đã được bố trí trong kế hoạch
Ngân sách Nhà nước năm 2016.
TheoChinhphu.vn
Sáng19/6,tạiTP.BuônMaThuột,Ủyviên
Bộ Chính trị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
đã làm việc với Ban Chỉ đạo Tây Nguyên.
ÔngTrầnViệtHùng,PhóTrưởngBanthường
trực Ban Chỉ đạo Tây Nguyên cho biết, thời gian
qua, Ban Chỉ đạo đã tăng cường kiểm tra, giám
sát một số vấn đề lớn như thủy điện, bố trí đất ở,
đất sản xuất, nước sinh hoạt cho nhân dân vùng
dự án, kiểm tra việc quản lý bảo vệ rừng, kết cấu
hạ tầng giao thông Tây Nguyên. Cơ quan thường
trực Ban Chỉ đạo Tây Nguyên đã phối hợp với các
Bộ, ngành, 5 tỉnh Tây Nguyên tổ chức các cuộc
xúc tiến đầu tư vào vùng; đã nghiên cứu, đề xuất
việc liên kết phát triển vùng. “Đây là vấn đề khó,
hiện nay, các cơ chế, chính sách chưa thể hiện rõ
việc phát triển liên kết vùng. Nhưng chúng tôi
xác định khó cũng phải làm, nên đã phối hợp với
5 tỉnh Tây Nguyên, với sự ủng hộ của nhiều Bộ,
ban, ngành, tiến hành lựa chọn các vấn đề để liên
kết vùng là du lịch, nông nghiệp và giao thông
vận tải”, ông Trần Việt Hùng cho biết.
Về phương hướng thời gian tới, Ban Chỉ đạo
Tây Nguyên xác định tập trung nghiên cứu, đề
xuất cơ chế đặc thù về quỹ phát triển kết cấu hạ
tầng. Theo ông Trần Việt Hùng, hiện nay cơ sở
hạ tầng, nhất là các trục quốc lộ, tỉnh lộ cơ bản
đã hoàn thiện nhưng phần lớn phục vụ dân sinh,
chưa đáp ứng tốt yêu cầu phát triển kinh tế của
vùng. Bên cạnh đó, tiếp tục nghiên cứu giải pháp
để tăng cường liên kết vùng, phối hợp với các Bộ,
ngành chức năng tổng kết, đánh giá các cơ chế,
chính sách đã ban hành để làm căn cứ, kiến nghị
Thủ tướng Chính phủ ban hành các chính sách
mới phù hợp với điều kiện Tây Nguyên; đôn đốc
việc thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng về đổi mới,
sắp xếp các nông lâm trường quốc doanh, tăng
cường kiểm tra, đôn đốc việc bảo vệ, phát triển
rừng. Cơ quan thường trực Ban Chỉ  đạo Tây
Nguyên cũng đề xuất đưa việc xây dựng các hồ
đập nhỏ vào chương trình mục tiêu quốc gia xây
dựng Nông thôn mới bởi “theo các nhà khoa học,
nếu xây dựng các hồ đập nhỏ gắn với nơi có điều
kiện tích nước vào mùa mưa thì tăng khả năng
ứng phó với biến đổi khí hậu”, ông Trần Việt
Hùng bày tỏ.
Phát biểu tại buổi làm việc, biểu dương Ban
Chỉ đạo Tây Nguyên có nhiều hoạt động thiết
thực, hiệu quả, tham mưu cho Đảng, Nhà nước
ban hành nhiều chủ trương, chính sách phục
vụ sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng, Thủ
tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị thời gian tới
Ban Chỉ đạo tập trung vào một số vấn đề, trước
hết là vấn đề đất đai. “Cần tạo điều kiện tốt hơn
cho người dân có đất ổn định cuộc sống lâu dài
ở Tây Nguyên”, Thủ tướng nhấn mạnh. Vấn đề
thứ hai cần quan tâm là nước và rừng, trong đó,
cần đặc biệt quan tâm gìn giữ, phục hồi rừng Tây
Nguyên, giữ lại màu xanh cho vùng. Thứ ba là
giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội,
từ đó, tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững.
Nhấn mạnh Đảng, Nhà nước đang tiếp tục
kiện toàn và củng cố các Ban Chỉ đạo trên địa
bàn cả nước, đáp ứng nhiệm vụ và yêu cầu trong
tình hình hiện nay, Thủ tướng đề nghị Ban Chỉ
đạo Tây Nguyên cùng lãnh đạo các tỉnh trong
khu vực phối hợp chặt chẽ trong việc thực hiện
nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, trong đó chú
trọng tạo điều kiện thuận lợi để phát triển doanh
nghiệp, làm giàu từ những thế mạnh của vùng,
nhân rộng những mô hình sản xuất hiệu quả
kinh tế cao; giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo; xây dựng
hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh, nhất là tại
các buôn làng, gắn với thực hiện tốt chính sách
dân tộc, tôn giáo, xây dựng khối đại đoàn kết các
dân tộc, góp phần đảm bảo an ninh chính trị và
trật tự an toàn xã hội...Ban Chỉ đạo và các tỉnh
phải coi trọng công tác đào tạo, quy hoạch cán bộ
giỏi cho vùng, coi đó là tiền đề quan trọng để phát
triển Tây Nguyên. TheoChinhphu.vn
Thủ tướng làm việc với Ban Chỉ đạo Tây Nguyên Đức Tuân
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: “Cần tạo điều
kiện tốt hơn cho người dân có đất ổn định cuộc sống lâu
dài ở Tây Nguyên”. Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Bắt đầu từ 7h sáng 20/6, đã diễn
ra lễ viếng Đại tá, phi công Trần
Quang Khải tại Nhà tang lễ Bệnh
viện Quân y 4, Quân khu 4 (đường
Lê Viết Thuật, xã Hưng Lộc, thành
phố Vinh, tỉnh Nghệ An).
Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Thủ
tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc,
các Phó Thủ tướng, Bộ trưởng - Chủ
nhiệm Văn phòng Chính phủ gửi vòng
hoa viếng. Đoàn Chính phủ do Phó Thủ
tướngTrịnhĐìnhDũng,ChủtịchỦyban
Quốc gia tìm kiếm cứu nạn làm trưởng
đoàn đã đến viếng Đ/c Trần Quang Khải
và chia buồn cùng gia quyến.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Chủ tịch Ủy
ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn, dẫn đầu đoàn
Chính phủ viếng Đ/c Trần Quang Khải. Ảnh:
VGP/Xuân Tuyến
Trong niềm xúc động, Phó Thủ
tướng Trịnh Đình Dũng ghi sổ tang:
“Vô cùng thương tiếc Đại tá Trần
Quang Khải đã anh dũng hy sinh
trong khi làm nhiệm vụ. Sự hy sinh
của đồng chí càng tô thắm thêm cho
lá cờ truyền thống vẻ vang của không
quân nhân dân Việt Nam anh hùng
của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Xin
vĩnh biệt đồng chí. Chúc đồng chí an
giấc nghìn thu. Xin chia buồn sâu sắc
đến gia đình đồng chí”.
Đoàn Quân uỷ TW, Bộ Quốc Phòng
do Đ/c Thượng tướng Lương Cường, Bí
thư TW Đảng, Chủ nhiệm Tổng Cục
Chính trị đến viếng và chia buồn cùng
gia quyến Đ/c Trần Quang Khải.
Đoàn Tỉnh uỷ, HĐND, UBND
tỉnhNghệAndoĐ/cNguyễnĐắcVinh,
Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh
viếng Đ/c Trần Quang Khải. Đồng thời
có nhiều đoàn đại biểu của quân đội,
các địa phương và nhân dân đến viếng
Đ/c Trần Quang Khải.
Sau lễ viếng, lễ truy điệu Đại tá
Trần Quang Khải diễn ra vào hồi 9h30
đến 10h ngày 20/6/2016. Thi hài được
đưa từ TP.Vinh, Nghệ An về quê thôn
Tân Văn 2, xã Tân Dĩnh, huyện Lạng
Giang, Bắc Giang. Lễ viếng tại quê nhà
được tổ chức từ 18h ngày 20/6/2016 (tức
ngày 16/5 năm Bính Thân) đến 7h30
ngày 21/6/2016 (tức ngày 17/5 năm
Bính Thân). Đưa tang vào hồi 8h ngày
21/6/2016 và hỏa táng tại Đài hóa thân
Hoàn Vũ, Văn Điển, Thanh Trì, TP.
Hà Nội. Lễ an táng vào hồi 17h ngày
21/6/2016 tại Nghĩa trang liệt sĩ xã Tân
Dĩnh, huyện Lạng Giang, Bắc Giang.
TheoChinhphu.vn
Thủ tướng, các Phó Thủ tướng
viếng Đại tá Liệt sĩ Trần Quang Khải Xuân Tuyến
Dànhhơn397,7tỷđồngtặngquàchongườicócông
Phan Hiển
3Số 123 - Tháng 6/2016 0SỰ KIỆN - TIÊU ĐIỂM
Tình trạng đường làm cao
hoặc thấp hơn nhà dân quá nhiều
gây ra không ít khó khăn trong
sinh hoạt và kinh doanh của
ngườidântạimộtsốtuyếnđường,
thuộc địa bàn TP.HCM. Giải pháp
cấpthiếtđượcSởGTVTTPđưara
hiện nay là xây dựng bậc thang,
để “hài hòa cao độ” và kiểm soát
đượcmứctriềucường.
*Nơi nhà thấp đường cao
Vừa qua, Đồng chí Đinh La
Thăng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư
Thành ủy TP.HCM trong buổi làm
việc với lãnh đạo huyện Nhà Bè,
đã chất vấn ông Bùi Xuân Cường -
Giám đốc Sở Giao thông - Vận tải về
tình trạng đường làm cao hoặc thấp
hơn nhà dân gây khó khăn trong
sinh hoạt của dân. Điển hình như
tại đường Kinh Dương Vương, quận
Bình Tân, người dân đang phải sinh
sống vô cùng khổ sở, vì bức tường cao
gần 2m chắn trước cửa, khiến cuộc
sống sinh hoạt gặp khó khăn và xáo
trộn. Theo tìm hiểu, đây là một trong
những tuyến đường thường xuyên
“ngập chìm trong biển nước” sau mỗi
trận mưa lớn kéo đến. Giải thích vấn
đề này, ông Bùi Xuân Cường - Giám
đốc Sở GTVT TP.HCM cho biết: “Dự
án này đã được Khu quản lý giao
thông số 1 thông tin về độ cao cốt
nền cho UBND quận Tân Bình từ
khoảng năm 2008. Nhiều năm sau
đó, dự án này mới được khởi công. Vì
vậy, việc cung cấp thông tin cho dân
thế nào là việc của quận. Tuy nhiên,
việc cung cấp thông tin được triển
khai thế nào, ra sao, dẫn đến người
dân không hề biết được cốt nền dẫn
đếnviệcxâynhàhầunhưlàdựđoán,
nhắm chừng là chính, do vậy khi mỗi
năm nhìn thấy đường được nâng cấp
lên cao hơn? Nhiều căn nhà đã nằm
trong hoàn cảnh “hô biến” nhà thành
hầm, gây nhiều khó khăn trong việc
kinh doanh và sinh hoạt”.
*Nơi nhà cao đường thấp
Ông Bùi Xuân Cường khẳng
định, Lãnh đạo UBND TP.HCM
đã tiến hành kiểm tra và sẽ có biện
pháp xử lý hài hòa, đảm bảo cuộc
sống cho người dân. Trước mắt, đối
với nhà dân đang xây sẽ được đề
nghị kịp thời hạ cốt xuống. Đối với
đường đang làm sẽ có những bậc
thang kết nối lên nhà dân, hoặc
làm đường gom, mỗi đoạn 5-6 hộ sẽ
có đường đi xuống. Đồng thời, trên
tinh thần là phải “hài hòa cao độ”
và kiểm soát được mức triều cường.
Tuy nhiên, vấn đề vướng mắc
lớn nhất, tính đến thời điểm hiện
nay là chưa thể kiểm soát được triều
cường. Vì vậy, cứ mỗi khi triều cường
dâng cao thì tiến hành nâng cấp
đường. Hộ dân nào đủ điều kiện thì
“nâng cấp” nền nhà theo, còn hộ nào
khó khăn thì đành phải chịu cảnh
“sống chung với lũ”. Hiện, trên địa
bàn TP còn có nhiều tuyến đường
thấp hơn nhà khá nhiều cũng khiến
người dân gặp khó khăn trong cuộc
sống. Cụ thể, đường Hồng Hà, đường
Phạm Văn Đồng (đoạn qua công viên
Gia Định đến đường Trường Sơn), là
tuyến đường thuộc dự án Tân Sơn
Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngoài
được bàn giao cho chủ đầu tư từ
năm 2005. Sau khi nghe trình bày
hướng giải quyết của Sở GTVT, Bí
thư Thành ủy Đinh La Thăng nhấn
mạnh, Sở này trong quá trình triển
khai dự án phải cung cấp thông tin
công khai, rõ ràng cho người dân,
báo chí để bà con biết cao độ của
các tuyến đường và có sự điều chỉnh
cốt nhà phù hợp, tránh tình trạng
đường cao hơn hoặc thấp hơn nhà
quá nhiều, gây khó khăn trong sinh
hoạt của dân.
TP.Hồ Chí Minh:
Quy hoạch đường và nhà “vênh” nhau cao
Việt An
Cầu Ghềnh mới dự kiến sẽ
hoàn tất trong vào ngày 26/6.
Đơn vị thi công cầu Ghềnh
(Cienco 1)  sẽ di chuyển nhịp
cầu bằng thép đến công trường
rồi dùng hệ thống cẩu, kích để
nâng, đặt vào trụ bê tông. Hiện,
hạng mục dầm cầu và 3 nhịp
cầu Ghềnh đang được lắp ráp
tại thành phố Biên Hòa.
Đến trưa 17/6 vừa qua, đơn vị
thi công đã tổ chức lắp đặt nhịp đầu
tiên của cầu Ghềnh bắc qua sông
Đồng Nai (TP.Biên Hòa, Đồng Nai).
Hạng mục công trình nặng hàng
trăm tấn, dài 75m đã được chuyển
đến công trường bằng sà lan. Đến
15h cùng ngày, nhịp này được đặt
lên trụ tạm bằng thép. Tại đây, đơn
vị thi công tổ chức căn chỉnh vị trí ,
sau đó dùng hệ thống cẩu và kích
nâng đưa nhịp mới vào trụ bê tông.
Ông Ngô Anh Tảo, Phó Tổng
Giám đốc Tổng Công ty Đường sắt
Việt Nam, cho biết dự án thi công
trong điều kiện gấp rút nên các đơn
vị thực hiện phải lên phương án,
kế hoạch cẩn thận. Từng chi tiết,
từng hạng mục được thực hiện với
độ chính xác cao. Hạng mục cầu có
trọng lượng lớn, nên việc di chuyển
và lắp đặt phải thực hiện cẩn trọng.
Khuvựcdựánchịutácđộngbởidòng
chảy lên xuống của thủy triều, nên
việc di chuyển chỉ thực hiện trong
thời gian nước đứng. Để đẩy nhanh
tiến độ một cách tối đa, khoảng 250
công nhân thi công cầu đã phải làm
việc cả ngày lẫn đêm. Tiến độ dự án
đang được kiểm soát tốt, đảm bảo
chất lượng và an toàn. Theo dự kiến,
sau khi lắp đặt nhịp đầu tiên, đơn vị
thi công tiếp tục công việc với nhịp 2
và 3 theo trình tự từ Bắc vào Nam.
Dự kiến, việc lắp đặt cầu sẽ hoàn tất
vào ngày 25/6 và chính thức thông
tàu vào ngày 26/6.
Trước đó sự cố giao thông đường
thủy xảy ra vào 11h30 ngày 20/3
khi chiếc sà lan nặng 800 tấn va vào
trụ cầu Ghềnh bắc qua sông Đồng
Nai. Sau khi xảy ra sự cố nói trên,
Bộ trưởng Bộ GTVT, ông Trương
Quang Nghĩa đã trực tiếp chỉ đạo
đẩy nhanh tiến độ cầu Ghềnh mới.
Tân Bộ trưởng cũng đã có buổi làm
việc với UBND tỉnh Đồng Nai, Tổng
Công ty Đường sắt Việt Nam, Cục
Đường thủy nội địa Việt Nam và các
bên liên quan. Tại buổi làm việc, Bộ
trưởng Trương Quang Nghĩa chỉ
đạo mọi đơn vị dồn sức cho việc khắc
phụcsựcố,hạnchế,giảmthiểuthiệt
hại cho nền kinh tế nói chung và thể
hiện được trách nhiệm, năng lực
của ngành GTVT. Ông Nghĩa nhấn
mạnh: "Rút ngắn thi công sớm, có
thể giảm thiệt hại của nền kinh tế
được khoảng từ 6-10 tỷ đồng/ngày,
vì vậy tất cả phải nêu cao tinh thần
trách nhiệm" - ông Nghĩa nói.
Đồng Nai: Cầu Ghềnh mới sắp hoàn tất Hoàng Thiên
Thực hiện mục tiêu tái cơ
cấu ngành nông nghiệp theo
hướng nâng cao giá trị gia tăng
và phát triển bền vững, những
năm qua Trung tâm Khuyến
nông - Khuyến ngư của các tỉnh
thành vùng ĐBSCL đã bám sát
chiếnlượccủangànhvàđạtđược
những thành tựu đáng ghi nhận.
Việc quy hoạch sản xuất có
trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với
từng vùng sinh thái; phát triển ng-
hiên cứu, chuyển giao và ứng dụng
khoa học kỹ thuật, triển khai các mô
hình sản xuất theo các tiêu chuẩn
GAP, VietGAP, GlobalGAP, cánh
đồng lớn, các mô hình sản xuất nông
nghiệp sạch nâng cao chất lượng sản
phẩm, uy tín thương hiệu sản phẩm
nông nghiệp Việt Nam trên trường
quốc tế. Bên cạnh đó, cần chú trọng
đến việc đào tạo nhân lực cho ngành
nông nghiệp, nông thôn, tập trung
vào những ngành nghề là thế mạnh
của từng địa phương, đáp ứng nhu
cầu sản xuất trước mắt cũng như
khả năng chuyển dịch cơ cấu lao
động sẽ xảy ra trong quá trình tái cơ
cấu phát triển ngành nông nghiệp,
phấn đấu vì nền nông nghiệp xanh,
sạch và phát triển bền vững...
Ông Cao Đức Phát, Bộ trưởng
Bộ NN&PTNT yêu cầu các cấp,
ngành, địa phương trong vùng cần
đẩy mạnh công tác tuyên truyền,
nâng cao nhận thức về vị trí, vai
trò của nông nghiệp, nông dân,
nông thôn, của tái cơ cấu phát triển
ngành nông nghiệp theo hướng
nâng cao giá trị gia tăng và phát
triển bền vững thời kỳ công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước.
ĐBSCL gồm 13 tỉnh thành,
chiếm 12% diện tích cả nước nhưng
chiếm tới 27,2% diện tích đất nông
nghiệp, có 3 vùng sinh thái mặn,
ngọt, lợ, tiềm năng phát triển nông
nghiệp là rất lớn. Là vùng nông
nghiệp lớn nhất cả nước, vùng này có
mức đóng góp 40,7% trong giá trị sản
xuấtnônglâmngưnghiệp;53,4%sản
lượng thóc, 70% sản lượng trái cây,
68,7% sản lượng thủy sản, 90% sản
lượng gạo xuất khẩu và chiếm 70%
kim ngạch xuất khẩu thủy sản của
cả nước. Vì vậy, chất lượng và sự bền
vững của tăng trưởng nông nghiệp
Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói
riêng là vấn đề cần được cả hệ thống
chính trị, mọi cấp, ngành quan tâm
để tiếp tục phát triển có năng suất,
chất lượng và hiệu quả bền vững.
Tiến sĩ Phan Huy Thông -
Giám đốc Trung tâm Khuyến
nông Quốc gia cho rằng các chương
trình khuyến nông thời gian qua
phù hợp nhu cầu thực tế, góp phần
phát triển sản xuất, nâng cao thu
nhập, đời sống người dân. Công tác
khuyến nông cũng được xác định
là một trong những giải pháp quan
trọng để thực hiện tái cơ cấu ngành
nông nghiệp và xây dựng nông thôn
mới. Việc khai thác lợi thế của nền
nông nghiệp nhiệt đới, tập trung
phát triển sản phẩm có lợi thế so
sánh, giá trị gia tăng cao, bảo đảm
các tiêu chuẩn theo yêu cầu xuất
khẩu, có khả năng tham gia hiệu
quả vào chuỗi giá trị toàn cầu. Bảo
vệ và sử dụng linh hoạt, hiệu quả
đất trồng lúa. Khuyến khích tích tụ,
tập trung ruộng đất, phát triển các
vùng sản xuất quy mô lớn với hình
thức đa dạng, phù hợp quy hoạch và
điều kiện từng vùng, đặc điểm của
từng sản phẩm.
Xây dựng Nông thôn mới ở ĐBSCL:
Khuyến nông góp phần tái cơ cấu nông nghiệp
Thanh Vũ - Chí Nhân
Ban Biên tập Báo
Thời báo MeKong
xin Trân trọng
cảm ơn các Bộ, Ban,
Ngành; các Cơ quan,
Đoàn thể; Đơn vị,
Địa phương,
các Doanh nghiệp,
Tập thể, Cá nhân…
đã chia vui với Báo
nhân ngày Báo chí
Cách mạng
Việt Nam.
Trân trọng!
LỜICẢMƠN!
04 Số 123 - Tháng 6/2016SỰ KIỆN - TIÊU ĐIỂM
ĐólàchủđềmàLãnhđạotỉnhĐồngTháp
gửi đến 34 cơ quan thông tấn, báo chí trong
buổi họp mặt kỷ niệm 91 năm Ngày Báo chí
Cách mạng Việt Nam (21/06/1925 - 21/06/2016)
tại Hội trường UBND tỉnh Đồng Tháp vào
sángngày18/6vừaqua.Đếnthamdựbuổihọp
mặtcóBíthưTỉnhủyLêMinhHoan,Chủtịch
UBND tỉnh Nguyễn Văn Dương, lãnh đạo các
Sở ban nghành trong tỉnh cùng hơn 70 Nhà
báo, Phóng viên trong và ngoài tỉnh.
	 Tại buổi họp mặt lần này, Đ/c Châu Hồng
Phúc - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh
Đồng Tháp, đã nêu ra những điểm nổi bật mà
tỉnh nhà đạt được trong 6 tháng đầu năm 2016.
“Mặc dù điều kiện nắng hạn kéo dài, gây khó
khăn chung cho sản xuất nông nghiệp nhưng
Đồng Tháp vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng kinh
tế 6 tháng đầu năm đạt 6,02%. Đặc biệt Đồng
Tháp là tỉnh đi đầu cả nước thực hiện Đề án tái
cơ cấu nghành nông nghiệp, kết quả thực hiện
đề án đã giúp nông dân tỉnh nhà giảm giá thành
sản xuất từ 10-20%, tăng thêm lợi nhuận từ 3-4
triệu đồng/ha/vụ so với sản xuất truyền thống.
Các mặt hàng gạo đặc sản và trái cây đã xây
dựng nhiều thương hiệu nổi tiếng trên thị trường
và xuất khẩu sang các nước như: Singapore, Hàn
Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Newzealand, Nga,
Mỹ…” - ông Phúc thông tin.
Thời gian qua, tỉnh Đồng Tháp đã tạo lập
nhiều kênh thông tin kết nối với doanh nghiệp:
thăm viếng, mở hộp thư điện tử, mạng xã hội, tổ
chức điểm hẹn doanh nhân, cà phê doanh nghiệp
cùng kết hợp với nhiều mô hình cải cách hành
chính có hiệu quả thiết thực như: “Nụ cười công
sở”; “3 trong 1”; “Ngày thứ 6 nghe dân nói”; “Đánh
giá trực tuyến sự hài lòng của người dân đối với
công chức”…nhằm giải quyết kịp thời các vướng
mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và
nhân dân phát triển sản xuất kinh doanh.
Phóng viên các báo đã đưa ra những câu hỏi
đóng góp xây dựng với Lãnh đạo tỉnh về những
quyết sách của tỉnh Đồng Tháp trong 6 tháng
cuối năm, Chủ tịch UBND tỉnh vui vẻ trả lời và
chỉ đạo người đứng đầu các Sở, ban, nghành tạo
điều kiện thuận lợi để Nhà báo, Phóng viên khi
đến liên hệ công việc theo đúng pháp luật. Tất
cả Nhà báo, Phóng viên đều hài lòng với những
câu trả lời của Lãnh đạo tỉnh và tỏ ra rất thú vị
khi đến tác nghiệp ở tỉnh Đồng Tháp. Cuối buổi
họp mặt, Bí thư Tỉnh ủy Lê Minh Hoan đã gửi lời
thăm hỏi và chúc mừng tất cả Nhà báo, Phóng
viên nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.
Trong dịp này, có 6 cơ quan thông tấn Báo
chí trong, ngoài tỉnh và 8 cá nhân được khen
thưởng. Trong đó, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng
Tháp Nguyễn Văn Dương trao Bằng khen và
Logo biểu trưng của tỉnh Đồng Tháp cho Nhà báo
Nguyễn Văn Lập - Báo Thời báo Mêkông đã có
nhiều đóng góp trong công tác thông tin, tuyên
truyền các đề án, nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh.
Đồng Tháp:
Thông tin đa chiều - Cuộc sống đa sắc Thu Hoài
Nhà báo Nguyễn Văn Lập - Báo Thời Báo Mêkông (người
đứng thứ 3 từ phải qua) được Chủ tịch UBND tỉnh tặng
Bằng khen và Logo biểu trưng của tỉnh Đồng Tháp
Phòng chống tai nạn,
thươngtích,tạomôitrườngsống
an toàn, lành mạnh cho trẻ em
trong những tháng hè là nhiệm
vụ trọng tâm, đây không chỉ là
nhiệm vụ của riêng cha mẹ, gia
đình hay cơ quan chức năng, mà
là trách nhiệm của toàn xã hội.
Dịp nghỉ hè luôn là thời điểm
được các em học sinh háo hức chờ
đợi, bởi đây là thời gian các em tạm
gác lại chuyện đèn sách, được cha
mẹ cho đi tham quan, du lịch và
được cùng với bạn bè vui chơi thoả
thích. Tuy nhiên, dịp nghỉ hè cũng
tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra tình
trạng trẻ em bị tai nạn, thương
tích…mà nguyên nhân từ nhiều
hướng khác nhau. Những tai nạn
này có phần trách nhiệm của người
lớn trong quản lý, chăm sóc, giám
sát các hoạt động vui chơi của trẻ.
Liên tiếp có những vụ tai nạn
đuối nước thương tâm đối với các
em HS tại nhiều địa phương trên cả
nước như dịp cận hè mới đây. Con
số thương vong về vấn đề này tập
trung ở các địa phương ven biển,
gần sông, hồ. Chỉ trong 6 tháng đầu
năm 2016, tại Bà Rịa - Vũng Tàu
đã có 2 em tử vong do đuối nước.
Điểm chung của những vụ tai nạn
thương tâm này đều là do các em
HS tự xuống sông, hồ tắm, như vụ
9 em HS lớp 6 chết đuối ở sông Trà
Khúc, thuộc tỉnh Quảng Ngãi, vụ
4 HS tắm sông ở tỉnh Quảng Nam,
hay vụ 3 HS đi tắm hồ ở tỉnh Đắc
Nông bị tử vong…
Nhằm kiểm soát tình hình tai
nạn, thương tích trẻ em, đặc biệt là
tai nạn đuối nước và tai nạn giao
thông, bảo đảm an toàn cho trẻ em,
hạnh phúc của gia đình và xã hội,
mục tiêu cụ thể của “Chương trình
phòng chống tai nạn, thương tích trẻ
em giai đoạn 2016-2020” vừa được
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đã
nêurõ:Phấnđấu5.000.000ngôinhà
thuộc các hộ gia đình có trẻ em đạt
tiêu chí “Ngôi nhà an toàn”; 10.000
trường học đạt tiêu chuẩn “Trường
học an toàn”; 300 xã, phường, thị
trấn đạt tiêu chuẩn “Cộng đồng an
toàn”; giảm 25% số trẻ em tử vong
do tai nạn giao thông đường bộ so
với năm 2015; Giảm 6% số trẻ em tử
vong do đuối nước so với năm 2015;
90% trẻ em trong độ tuổi tiểu học
và trung học cơ sở biết các quy định
về ATGT, 40% trẻ em trong độ tuổi
tiểu học và THCS biết kỹ năng an
toàn trong môi trường nước; 90% trẻ
em sử dụng áo phao khi tham gia
giao thông đường thủy; 100% tỉnh,
thành phố trực thuộc TW triển khai
thí điểm chương trình bơi an toàn
cho trẻ…
Theo số liệu thống kê năm 2015
của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi
năm Việt Nam có hơn 11.500 trẻ em
bị đuối nước, cao vào hàng thứ 2 trên
thế giới. Đuối nước được xác định là
1 trong 5 nguyên nhân gây tử vong
hàng đầu ở trẻ em. Mặc dù vậy, nhận
thức chung của người dân và toàn xã
hội về vấn đề này vẫn còn hạn chế,
lơ là và nhiều khi còn bị xem nhẹ.
Sự thiếu quan tâm, không thường
xuyên giám sát, nhắc nhở của gia
đình, nhà trường và xã hội là nguyên
nhân chính dẫn đến tỷ lệ đuối nước
cao ở trẻ em. Thực tế cho thấy, có rất
nhiều trường hợp trẻ bị đuối nước
tập thể, dẫn tới tỷ lệ tử vong cao là
do tâm lý hiếu động, ham vui, thích
rủ nhau đi tắm biển, tắm sông, hồ…
trong khi các em không biết bơi, thể
lực còn yếu, không có các phương
tiện cứu hộ, lại thiếu kỹ năng ứng
phó khi gặp sự cố đuối nước. Mặt
khác, môi trường sống xung quanh
trẻ còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ không
an toàn, nhiều khu dân cư, trường
học gần sông, hồ không có rào chắn,
nhiều hố nước sâu xuất hiện trong
mùa mưa tại các công trình khai
thác đất, đá, cát...
Có thể thấy rằng, việc phòng
chống tai nạn, thương tích, tai nạn
đuối nước và TNGT cho trẻ em trong
dịp hè được coi là vấn đề cấp bách,
cần sự quan tâm của toàn xã hội và
cần được triển khai quyết liệt với sự
phối hợp của các ban, ngành, đoàn
thể địa phương trong việc tuyên
truyền, giáo dục nhắc nhở cho trẻ
em và các bậc phụ huynh về ý thức
phòng, chống tai nạn, thương tích,
tai nạn đuối nước và TNGT.
Nhưvậy,đểđảmbảoantoàncủa
trẻemtrongnhữngthánghè,đặcbiệt
là hạn chế đến mức thấp nhất những
tai nạn thương tâm do đuối nước, các
cấp chính quyền, các đoàn thể xã
hội cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ
đạo và nâng cao trách nhiệm trong
công tác phòng, chống đuối nước cho
các em. Tăng cường hơn nữa công
tác giáo dục truyền thông, nâng cao
nhận thức, kiến thức, kỹ năng phòng
chống đuối nước cho các hộ gia đình,
xây dựng môi trường sống an toàn
cho trẻ em, dạy bơi cho trẻ, dạy kỹ
năng sống và kỹ năng an toàn dưới
nước, đẩy mạnh xã hội hóa công tác
dạy bơi. Mỗi gia đình hãy quan tâm,
chăm sóc, tạo điều kiện cho các em
biết bơi, biết bảo vệ mình trong môi
trường nước ngay từ nhỏ. Để phòng
đuối nước cho trẻ, việc đầu tiên và
quan trọng nhất là dạy cho trẻ biết
bơi. Các bậc cha mẹ cần trang bị kỹ
năng bảo đảm an toàn, xử lý tình
huống trong khi bơi cho các em học
sinh. Các địa phương cần tiến hành
xây dựng thí điểm, đánh giá và nhân
rộng mô hình phòng chống đuối
nước cho trẻ em. Đồng thời, phổ cập
kỹ năng sơ, cấp cứu trẻ em bị đuối
nước cho mạng lưới y tế cơ sở và đội
ngũ cộng tác viên; phát triển mạng
lưới dịch vụ bảo đảm an toàn cho trẻ
em trong môi trường nước. Tích cực
triển khai và mở rộng chương trình
dạy bơi cho trẻ, nhất là trong “Tháng
hành động vì trẻ em năm 2016” và
xây dựng các mô hình “Ngôi nhà an
toàn”, “Cộng đồng an toàn” trong
từng khu phố, phường, xã, thị trấn.
An toàn cho trẻ em trong kỳ nghỉ hè
 Trung Kỳ - Văn Mười
05Số 123 - Tháng 6/2016 KINH TẾ - PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP
Chủ tịch UBND TP.HCM - Ông Nguyễn
Thành Phong, đã cam kết sẽ đưa ra nhiều
giải pháp nhằm hỗ trợ mô hình quản lý,
ứng dụng công nghệ, kết nối doanh nghiệp
với ngân hàng...Do đó, ngoài các quỹ hỗ trợ
khởi nghiệp từ các doanh nghiệp, UBND
TP.HCM tiếp tục bố trí thêm 1.000 tỷ đồng để
hỗ trợ, thúc đẩy các hoạt động khởi nghiệp
của giới trẻ.
*Lãnh đạo Thành phố hết mình với “khởi nghiệp”
Sáng 17/6, ông Nguyễn Thành Phong, Chủ
tịch UBND TP.HCM dự hội thảo “Khởi nghiệp tại
Việt Nam: Cơ hội và thách thức thời kỳ hội nhập”
doĐHKinhtếTP.HCMtổchức.Nhiềunhàkinhtế,
doanh nghiệp và sinh viên đã tới tham dự hội thảo.
Phát biểu mở đầu hội thảo, ông Nguyễn
Thành Phong nhấn mạnh, TP.HCM luôn xác
định khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo là yếu tố
cốt lõi, tạo ra thành công của các doanh nghiệp
ngày nay. Khởi nghiệp là một trong những khâu
đột phá quan trọng nhằm thúc đẩy tiềm năng
doanh nhân trẻ sáng tạo lập nghiệp, làm giàu
cho chính mình và đóng góp cho sự thịnh vượng
của TP. Người đứng đầu chính quyền TP.HCM
cho rằng, khởi nghiệp là “mồi lửa” châm ngòi sức
sáng tạo. Việc thôi thúc “ngọn lửa bùng cháy”
đang là quyết tâm chung của toàn xã hội, trong
đó có lãnh đạo TP, đồng thời nhần mạnh phải
khởi nghiệp từ chính nội bộ các doanh nghiệp trẻ,
đổi mới, áp dụng công nghệ thông tin để bắt kịp
xu hướng phát triển.
Thời gian tới, nhằm tạo môi trường kinh do-
anh năng động, đồng thời đề xuất kiến tạo, thể
chế, khuôn khổ, luật pháp và các hỗ trợ cần thiết
cho khởi nghiệp, Chủ tịch UBND TP.HCM hứa
sẽ tạo nhiều điều kiện, cơ chế, cải cách thủ tục
hành chính, hướng tới chính quyền điện tử để rút
ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính cho
doanh nghiệp, đồng thời bài trừ giấy phép con,
hàng gian, hàng giả, gian lận thương mại, tạo đà
cho phong trào khởi nghiệp của TP thật sự phát
triển. TP sẽ huy động mọi nguồn lực, tập trung
đầu tư, xây dựng đồng bộ các công trình hạ tầng
xã hội hiện đại. Tuyên truyền rộng rãi, thường
xuyên về TPP, ASEAN, kiến thức về khởi nghiệp,
quản trị doanh nghiệp cho học sinh, sinh viên.
“Chúng tôi sẽ tạo điều kiện tốt nhất về cơ chế,
thủ tục, vốn và kinh nghiệm cho các bạn trẻ sáng
tạo, khởi nghiệp tại TP.HCM. Đợt này, UBND
TP.HCM sẽ bố trí gói ngân sách 1.000 tỷ đồng từ
ngân sách TP để hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp”,
ông Phong khẳng định.
Tại hội thảo, Quỹ Đầu tư khởi nghiệp và
sáng tạo TP.HCM (HSIF) được ra mắt với số
vốn ban đầu là 30 tỷ đồng. Quỹ do Hội Liên hiệp
Thanh niên Việt Nam TP.HCM khởi xướng, đồng
sáng lập gồm Công ty Đầu tư tài chính Nhà nước
TP.HCM(HFIC),NgânhàngThươngmạicổphần
Sài Gòn-Hà Nội (SHB). Quỹ được hình thành với
mong muốn hỗ trợ cho các doanh nghiệp khởi
nghiệp tại TP.HCM và cả nước phát triển được
dự án khởi nghiệp sáng tạo của mình, đóng góp
chung vào sự phát triển cho TP, đất nước. Nguồn
vốn của quỹ được hình thành từ các nhà đầu tư,
doanh nghiệp, cá nhân góp vốn, với mục tiêu đến
năm 2020 đạt quy mô nguồn vốn là 100 tỷ đồng.
*Phát huy nội lực và không ngừng học hỏi
Tại hội thảo lần này, nhiều chuyên gia kinh
tế cũng mong sẽ có nhiều chương trình đào tạo,
lớp tập huấn, giảng dạy bồi dưỡng kiến thức cho
các bạn trẻ nhiều hơn về khởi nghiệp, kỹ năng
thành lập doanh nghiệp để ai cũng nắm vững
kiến thức trước khi bắt tay làm.
Đồng tình với ông Nguyễn Thành Phong,
nhiềudoanhnghiệpbổsung,ởnhiềuquốcgiagiàu
mạnhthìgiáodụctinhthầnkhởinghiệpđượcchú
trọng ngay trên ghế nhà trường. GS.TS Nguyễn
Trọng Hoài - Phó Hiệu trưởng Đại học Kinh tế
TP.HCM chia sẻ, việc mở khóa đào tạo chuyên
về khởi nghiệp được nhà trường ấp ủ từ nhiều
năm nay. Sắp tới, nhà trường sẽ hoàn thiện và
đưa khởi nghiệp thành một chuyên ngành đào
tạo mang tên "Quản trị khởi nghiệp" để giảng
dạy vào năm sau.
Bà Trương Lý Hoàng Phi, Giám đốc Trung
tâm Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp cho rằng, rất
nhiều ý tưởng khởi nghiệp từ sinh viên sáng tạo
nhưng không nhiều trong đó có thể áp dụng vào
thực tế. Từ đó, bà Phi mong muốn các chương
trình đào tạo khởi nghiệp có thể giúp sinh viên
thực tế hơn trong ý tưởng của mình.
Còn Chủ tịch TP.HCM Nguyễn Thành Phong
dẫn chứng, cuốn sách “Quốc gia khởi nghiệp” viết
về sự phát triển thần kỳ của Israel từ lúc lập quốc
cho đến khi trở thành quốc gia có nền công nghệ
tiên tiến trên thế giới. Tại sao? Câu trả lời là đất
nước của họ luôn có ý tưởng khởi nghiệp. Làm thế
nào để có nhiều doanh nghiệp với tư duy năng
động sáng tạo, sẵn sàng đón nhận kết quả nghiên
cứu mới để “thương mại hóa”. Bên cạnh các vấn
đề vĩ mô như cơ chế chính sách…còn có một điều
tưởng chừng như đơn giản, song rất quan trọng,
đó chính là khơi dậy tinh thần khởi nghiệp trong
mỗi cá nhân, tổ chức. “Ở những quốc gia sản sinh
ra những tập đoàn danh tiếng, giáo dục tinh thần
khởi nghiệp được chú trọng ngay từ cấp tiểu học.
Điển hình như nền kinh tế hùng mạnh của Nhật
Bản hiện nay không phải chỉ dựa vào trụ cột là
những tập đoàn lớn mà sương sống của nền kinh
tế này còn gồm các doanh nghiệp vừa và nhỏ tạo
thành. Họ thành công từ ngành công nghiệp hỗ
trợ, từ doanh nghiệp Starup với chất lượng tuyệt
hảo và đưa ra thị trường nhanh nhất những ý
tưởng công nghệ mới”, ông Phong nhận xét.
TP.Hồ Chí Minh:
Trăn Trở Cùng Khởi Nghiệp Hoàng Thiên
Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong phát biểu
những quyết tâm của Thành phố dành cho khởi nghiệp
Tại Đồng Nai, các doanh
nghiệpvẫnluônthiếunguồnlao
động, tuy tình trạng khó tuyển
dụng lao động, cùng số lượng
người tới Trung tâm dịch vụ
việc làm thì ít, nhưng số lượng
lao động nộp hồ sơ xin hưởng
trợ cấp thất nghiệp vẫn không
ngừng tăng.
Chỉ trong những ngày đầu của
tháng 5/2016, Đồng Nai đã có trên
4.700 người nộp đơn xin hưởng trợ
cấp thất nghiệp, nâng tổng số người
xin hưởng trợ cấp thất nghiệp trong
5 tháng đầu năm lên tới hơn 14,3
ngàn người. Phần lớn người lao động
tới làm thủ tục không bị DN cho
nghỉ việc, hay công ty không bị giải
thể dẫn tới mất việc làm, mà do chủ
động nghỉ việc để tìm một công việc
tốt hơn. Trong thời gian tìm việc mới,
người lao động tranh thủ làm thủ
tục xin hưởng trợ cấp thất nghiệp rồi
mới đi tìm việc mới, cho dù tìm việc
mới không quá khó khăn vì lúc nào
cũng có DN tuyển dụng.
Theo  ông Phan Đình Phước -
ViệnNghiêncứupháttriểnTP.HCM,
nhận định: Nhu cầu tìm việc của
người lao động luôn cao hơn so với
nhu cầu nhà tuyển dụng, thế nhưng
DN vẫn than khát lao động, mà tình
trạng nộp đơn xin hưởng trợ cấp thất
nghiệp lại tăng cao. Như vậy, quy
định về hưởng trợ cấp thất nghiệp
còn khá “thoáng” nên không ngăn
nổi tình trạng “thất nghiệp ảo”. Một
cán bộ tư vấn việc làm của Trung
tâm dịch vụ việc làm tỉnh cho hay,
nhiều người tới khai báo tình trạng
thất nghiệp, được tư vấn giới thiệu
việc làm ở công ty mới với mức lương
caohơnnhưngvẫnkhăngkhănglàm
hồ sơ xin hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Thậm chí, rất nhiều trường hợp làm
hồ sơ xin hưởng trợ cấp thất nghiệp,
nhận đủ chế độ sau đó trở lại chính
công ty cũ để làm việc. Tìm hiểu
của P/V thì thực tế thống kê của
Phòng Bảo hiểm thất nghiệp, mỗi
tháng trung bình có từ 2.800-3.000
người tới đăng ký hưởng chế độ trợ
cấp thất nghiệp, trong đó 90% là
lao động phổ thông. Độ tuổi người
lao động xin nghỉ việc để làm hồ
sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp phổ
biến từ 25-40 tuổi. Đây được cho là
độ tuổi dễ tìm được việc làm trở lại
nếu như bị DN cho nghỉ việc hoặc do
công ty phá sản, giải thể. Trong khi
đó, độ tuổi ngoài 40 xin hưởng trợ
cấp thất nghiệp lại rất ít.
Tình trạng thất nghiệp ảo để
xin hưởng chế độ trợ cấp bảo hiểm
thất nghiệp gây ra nhiều hệ lụy
cho cả cơ quan bảo hiểm xã hội, DN
lẫn người tham gia bảo hiểm thất
nghiệp. Cụ thể, BHXH sẽ phải chi
nhiều tiền hơn, DN bị thiếu hụt lao
động. Ông Huỳnh Ngọc Long, Giám
đốc Trung tâm dịch vụ việc làm
Đồng Nai cho rằng, bảo hiểm thất
nghiệp là chế độ trợ cấp giúp người
thất nghiệp bớt khó khăn trong lúc
mất việc làm thực sự, rơi vào tình
trạng bất khả kháng. Những lao
động đã có việc làm ổn định, chế độ
thâm niên cao thì không nên chỉ vì
vài tháng tiền trợ cấp thất nghiệp
mà bỏ việc để xin hưởng chế độ, sẽ
mất đi quyền lợi cả trước mắt lẫn
lâu dài của mình và DN.
Điển hình, chỉ trong 5 tháng
đầu năm, việc tập trung rà soát đối
tượng hưởng bảo hiểm thất nghiệp,
Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh
Đồng Nai đã hủy quyết định hưởng
trợ cấp thất nghiệp của 479 trường
hợp, trong đó có nhiều trường hợp
có việc làm mới nhưng không khai
báo mà vẫn tiếp tục “âm thầm”
lãnh chế độ trợ cấp thất nghiệp.
Đây được coi là hành vi trục lợi chế
độ bảo hiểm thất nghiệp, tuy nhiên
tới nay vẫn chưa có chế tài để ngăn
chặn hữu hiệu.
Đồng Nai: Doanh Nghiệp Thiếu Công Nhân, Lao Động Vẫn Thất Nghiệp
 Thuỳ Duyên - Đăng Kiều
06 Số 123 - Tháng 6/2016KINH TẾ - PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP
Lễ phát động thi đua trên công trường
Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1, và khánh
thành Cảng nhập thiết bị thuộc Trung tâm
điện lực Sông Hậu, tỉnh Hậu Giang đã diễn
ra vào ngày 15/06/2016 tại Công trường
Trung tâm Điện lực Sông Hậu (thị trấn Mái
Dầm, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang).
Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1 thuộc Trung
tâm Điện lực Sông Hậu có tổng công suất 1.200
MW gồm 2 tổ máy (2x600MW), diện tích xây dựng
hơn 115ha do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro-
vietnam) làm Chủ đầu tư, Ban QLDA Điện lực
Dầu Khí Sông Hậu 1 là đại diện Chủ đầu tư chịu
trách nhiệm quản lý dự án.
Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (Lilama) làm
Tổng thầu EPC, Tập đoàn Doosan (Hàn Quốc) là
nhà thầu cung cấp thiết bị chính. Đây là một trong
các Dự án trọng điểm Quốc gia thuộc Quy hoạch
điện VII đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
và được phép áp dụng cơ chế đặc thù để đầu tư xây
dựng các công trình điện cấp bách theo Quyết định
số 2414/QĐ-TTg ngày 11/12/2013 của Thủ tướng
Chínhphủ.TổngmứcđầutưdựánNhàmáyNhiệt
điện Sông Hậu 1 hơn 43 ngàn tỷ đồng. Nguồn vốn
của dự án với 30% vốn chủ sỡ hữu, 70% vốn vay tín
dụng khẩu ECA và vay thương mại khác.
Theo tiến độ đã được ký kết, Nhà máy Nhiệt
điện Sông Hậu 1 sẽ hoàn thành và vận hành các
tổ máy trong năm 2019 (tổ máy số 1 và tổ máy số 2
lần lượt là 48 tháng và 52 tháng kể từ ngày bắt đầu
công việc là 03/06/2015). Khi đi vào hoạt động, nhà
máy sẽ cung cấp vào lưới điện quốc gia khoảng 7,8
tỉkWh/năm,gópphầnđảmbảoanninhnănglượng
quốc gia và phát triển kinh tế khu vực ĐBSCL nói
chung, tỉnh Hậu Giang nói riêng.
Dự án Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1
được khởi công vào ngày 16/5/2015. Tính đến
ngày 31/05/2016, tổng tiến độ lũy kế của dự án
đạt 12,12% so với 13,23% kế hoạch. Riêng hạng
mục cảng nhập thiết bị được khánh thành có giá
trị đầu tư là 84 tỉ đồng, tổ chức khởi công ngày
28/10/2015, ngày hoàn thành bàn giao công trình
30/5/2016. Cảng nhập thiết bị có thể tiếp nhận
tàu trọng tải 3.000 tấn. Để hoàn thành công trình
này, đã có 2.800m3
bê tông, 800 tấn thép, 170 cọc
bê tông và các vật tư, thiết bị khác được nhà thầu
sử dụng. Sau hơn 6 tháng tích cực triển khai thi
công, hạng mục đã được nhà thầu PTSC hoàn
thành đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, an toàn.
Phát biểu chỉ đạo tại công trường, ông Trần
Công Chánh, Bí thư Tỉnh uỷ Hậu Giang khẳng
định dự án nhiệt điện sông Hậu là một dự án lớn
nhất trong khu công nghiệp, góp phần vào việc
phát triển kinh tế xã hội cho tỉnh Hậu Giang nói
riêng và toàn khu vực nói chung và khẳng định
tỉnh sẽ hỗ trợ hết mình để cho dự án đưa vào hoạt
động đúng tiến độ.
Hậu Giang:
Khánh thành cảng nhập thiết bị nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1 Huy Diệu
Lãnh đạo tỉnh Hậu Giang và các đơn vị có liên quan kí
cam kết thi đua đảm bảo công trình đúng tiến độ
Hiệp định Đối tác Thương
mại xuyên Thái Bình Dương
(TPP) là Hiệp định Thương mại
tựdothếhệmớigiữa12nềnkinh
tế ở hai bờ Thái Bình Dương
gồm: Hoa Kỳ, Autralia, Bru-
nei, Canada, Chile, Nhật Bản,
Malaixia, Mexico, New Zealand,
Peru, Sinhgapo và Việt Nam.
Sau hơn 5 năm, Hiệp định đã kết
thúc đàm phán ngày 5/10/2015,
được ký kết ngày 4/2/2016. Vậy
khi nào TPP có hiệu lực?
 Sáng 18/6 vừa qua, tại TP.Vũng
Tàu,tỉnhBàRịa-VũngTàu,Hộinghị
“Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình
Dương TPP và tác động đối với Việt
Nam” tiếp tục diễn ra với nội dung
xoay quanh Quy trình phê chuẩn
HiệpđịnhTPPcủaViệtNam. Chương
trình do Ủy ban Đối ngoại của Quốc
hội phối hợp với Dự án Quản trị Nhà
nước nhằm Tăng trưởng Toàn diện
của Cơ quan phát triển Quốc tế Hoa
Kỳ (USAID GIG) tổ chức.
TS.Ngô Đức Mạnh - Phó Chủ
nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc
hội, thông tin: Sau quá trình đám
phán liên tục, bền bỉ và  kéo dài,
Hiệp định TPP (được xem là Hiệp
định thương mại tự do thế hệ mới)
đã chính thức được ký tại New Ze-
land vào ngày 4/2/2016. Trong đó,
TPP sẽ tự động có hiệu lực với nước
phê chuẩn TPP đợt đầu. Với các
nước còn lại (nước phê chuẩn và
thông qua Hiệp định TPP sau thời
điểm các nước phê chuẩn đợt đầu),
TPP chỉ có hiệu lực với họ khi được
các nước phê chuẩn đợt đầu đồng ý.
Theo quy định tại Hiệp định
TPP, hiệp định sẽ có hiệu lực theo
các bước sau: Bước một, TPP có hiệu
lực sau 60 ngày kể từ ngày tất cả các
nước thành viên TPP thông báo cho
New Zeland (nước đóng vai trò quan
chiểu của hiệp định) về việc hoàn tất
các thủ tục pháp lý nội bộ của mình.
Bước hai:  Nếu trong vòng 2 năm
kể từ ngày TPP được ký kết, hiệp
định chưa thể có hiệu lực theo cách
thứ nhất nhưng có ít nhất 6 nước
thành viên chiếm ít nhất 85% tổng
GDP khu vực (tính theo báo cáo năm
2013, ít nhất phải bao gồm Hoa Kỳ
và Nhật Bản) thông báo đã hoàn tất
các thủ tục pháp lý nội bộ, thì hiệp
định sẽ có hiệu lực sau 60 ngày kể
từ khi kết thúc thời hạn 2 năm đó.
Bước ba: Nếu cả hai trường hợp trên
không xảy ra thì hiệp định sẽ có hiệu
lực sau 60 ngày kể từ thời điểm ít
nhất6nướcthànhviênchiếmítnhất
85% tổng GDP của khu vực thông
báo hoàn tất thủ tục pháp lý nội bộ.
TPP sẽ có hiệu lực tự động với
Việt Nam; nếu là đợt sau, Việt Nam
có thể phải chờ ý kiến đồng ý của
các nước TPP khác. Việc phải chờ ý
kiến chấp thuận của các nước khác
là rất rủi ro, bởi có thể các nước khác
sẽ đòi hỏi thêm các nhượng bộ khác
ngoài cam kết đã đưa ra trong đàm
phán trước khi chấp nhận.  Trong
vòng 30 ngày kể từ khi nhận được
thông báo, Hội đồng Đối tác xuyên
Thái Bình Dương (thành lập theo
TPP, bao gồm đại diện các nước
thành viên đã phê chuẩn TPP) sẽ
quyết định xem hiệp định có hiệu
lực với nước thông báo đó không.
Theo quy định tại Hiến pháp
Việt Nam, Quốc hội có thẩm quyền
“Phê chuẩn, quyết định gia nhập
hoặc chấm dứt hiệu lực của điều ước
quốc tế liên quan đến chiến tranh,
hòa bình, chủ quyền quốc gia, tư
cách thành viên của Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam tại các tổ
chức quốc tế và khu vực quan trọng,
điều ước quốc tế về con ngươi, quyền
và nghĩa vụ cơ bản của công dân và
điều ước quốc tế khác trái với luật,
nghị quyết của Quốc hội”. Vì lẽ đó,
các doanh nghiệp Việt Nam, đặc
biệt là các Hiệp hội doanh nghiệp
cầnphảicùngcáccơquanchứcnăng
có thẩm quyền rà soát, vận động và
thực hiện các bước để Việt Nam sớm
phê chuẩn TPP và nằm trong nhóm
các nước TPP có hiệu lực đợt đầu.
Hiệp định TPP liên quan đến
quyền và nghĩa vụ cơ bản của công
dân (quyền tự do kinh doanh, quyền
lao động, quyền có việc làm, quyền
nghiên cứu khoa học và công nghệ,
quyền được sống trong môi trường
trong lành). Nếu TPP có hiệu lực với
ViệtNamthìkhitínhtoáncácphương
án kinh doanh với các thị trường TPP,
doanh nghiệp cần chú ý các cam kết
của Việt Nam sẽ chỉ dành cho các đối
tác TPP đã phê chuẩn Hiệp định, và
ngược lại chỉ các cam kết của các đối
tác TPP đã phê chuẩn Hiệp định mới
có hiệu lực với Việt Nam.
TPP Bước Đầu Có Hiệu Lực Với Nước Phê Chuẩn Minh Sơn
Đoàn công tác của Sở
NN&PTNT Hà Nội đã làm việc
với Sở NN&PTNT Vĩnh Phúc về
hoạt động xúc tiến thương mại
trong lĩnh vực nông nghiệp. Ông
Lê Văn Dũng - Phó Giám đốc Sở
NN&PTNT Vĩnh Phúc cho biết,
trong sản xuất nông nghiệp, Vĩnh
Phúc có nhiều lợi thế, nhất là ngành
hàng rau quả như vùng chuyên
canh Su Su diện tích 300 - 400ha
mỗi năm, vùng chuyên canh Thanh
Long ruột đỏ 100ha, đặc biệt trong
vụ Đông có những vùng chuyên
canh Bí diện tích hàng ngàn hecta.
Đây là những điều kiện thuận lợi
để phát triển sản xuất nông nghiệp
theo chuỗi giá trị hàng hóa.
Về chăn nuôi, Vĩnh Phúc có đàn
gia cầm với hơn 9,5 triệu con, sản
lượng 38 triệu quả trứng/năm và
8.500 con bò sữa… Theo chia sẻ của
nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất,
HTX của tỉnh Vĩnh Phúc có mặt
tại buổi làm việc, đa số sản phẩm
tiêu thụ ra thị trường qua kênh
thương lái, trong đó một phần được
đưa về Hà Nội tiêu thụ. Tình trạng
này gây khó khăn cho việc quản lý,
kiểm soát chất lượng ATTP. Do đó,
các doanh nghiệp, HTX mong muốn
được hợp tác với các doanh nghiệp
phân phối nông sản thực phẩm của
Hà Nội để đưa hàng hóa về tiêu thụ
trên thị trường Thủ đô theo mô hình
chuỗi khép kín. Tại buổi làm việc,
đại diện Sở NN&PTNT hai tỉnh, TP
đã ký biên bản ghi nhớ về chương
trình hợp tác xúc tiến thương mại
trong lĩnh vực nông nghiệp giữa hai
địa phương.
Thực phẩm sạch từ Vĩnh Phúc sẽ được cung cấp ở Hà Nội Ly Sơn
07Số 123 - Tháng 6/2016 KINH TẾ - PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP
Từ lâu bãi biển Xuân Thành, Nghi Xuân, Hà
Tĩnh nổi tiếng với bãi biển có độ dốc thoai thoải,
nước biển trong, xanh và sạch. Được sự quan tâm
của các cấp, các ngành, nơi đây đã được đầu tư,
xây dựng một số nhà nghỉ, nhà hàng phục vụ du
khách nhưng vẫn ở quy mô nhỏ. Vì vậy, hiện nay
Xuân Thành rất mong được sự quan tâm hơn nữa
của tỉnh, huyện, các nhà đầu tư để khai thác hết
tiềm năng vốn có của một khu du lịch biển với một
phong cảnh thiên nhiên bao la, nguyên sơ...
Đặc biệt, nơi đây có một dòng sông nước ngọt
mang tên Mỹ Dương bắt nguồn từ núi Hồng Lĩnh
chảy song song theo chiều dài bãi biển. Sông
không sâu nhưng nước không bao giờ cạn. Hai
bên bờ sông là thảm thực vật xanh tốt. Từ bãi
biển Xuân Thành, nếu du khách muốn thưởng
ngoạn khung cảnh thiên nhiên trong khu rừng
phòng hộ ngăn gió bão, mưa lũ cho khu dân cư
phía trong bờ; du khách phải vượt qua cây cầu
bắc ngang sông Mỹ Dương. Một điều làm nên sức
hấp dẫn của bãi biển Xuân Thành, đó là: Sau mỗi
lần dạo bước trên bãi biển, ngâm mình trong sóng
nước và ngắm nhìn hệ thống đảo: đảo Ngư, đảo
Mắt nối tiếp nhau, thấp thoáng phía chân trời;
du khách lại được thưởng thức các món ẩm thực
chế biến từ các loại hải sản: cua, ghẹ, tôm, mực,
sò huyết, cá ngựa...với giá cả hợp lý, phải chăng.
Được biết hiện nay tỉnh, huyện đang tiếp
tục đầu tư các hạng mục như: giao thông, đường
diện, quảng trường...và đang kêu gọi các nhà đầu
tư với những cơ chế chính sách cởi mở. Mới đây
Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn FLC - bà
Hương Trần Kiều Dung đã có chuyến khảo sát
để xúc tiến đầu tư.
Hà Tĩnh: Biển Xuân Thành kêu gọi đầu tư, quan tâm đúng mức Hoàng Ninh - Mai Hoa
Lạch nước ngọt điểm hấp dẫn của khu du lịch
Xuân Thành
Sau một thời gian đóng chặt, cánh cửa
để doanh nghiệp tiếp cận vốn vay ngoại tệ
của ngân hàng một lần nữa lại được mở ra.
Quyết định “mở cửa” này của Ngân hàng
Nhà nước (NHNN) được giới chuyên gia
nhận định sẽ góp phần làm tăng khả năng
cạnh tranh của DN trên thị trường.
Trước đó, Thông tư số 24/2015/TT-NHNN
ngày 8/12/2015 của Thống đốc NHNN quy định
cho vay bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng
(TCTD), chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối
với khách hàng vay là người cư trú, việc cho vay
ngắn hạn để đáp ứng các nhu cầu vốn ở trong
nước nhằm thực hiện phương án sản xuất, kinh
doanh hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu biên
giới Việt Nam mà khách hàng vay có đủ ngoại tệ
từ nguồn thu xuất khẩu để trả nợ vay, chính thức
chấm dứt kể từ ngày 1/4/2016.
Các DN đang có nhu cầu vốn “giá rẻ” vừa
phấn khởi đón nhận thông tin: Các TCTD tiếp
tục được phép cho DN vay vốn bằng ngoại tệ để
thực hiện các dự án, phương án, kế hoạch sản
xuất kinh doanh trong nước. Thời gian thực hiện
cho vay từ ngày 1/6 đến hết ngày 31/12/2016. Đây
là nội dung quy định tại Thông tư số 07/2016/ TT-
NHNN của Thống đốc NHNN, sửa đổi, bổ sung
một số điều của Thông tư số 24/2015/TT-NHNN
do Thống đốc NHNN ban hành “Quy định cho
vay bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng là
người cư trú”.
Tại hội nghị gặp gỡ DN ngày 29/4 vừa qua,
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đề
ra 10 nhóm giải pháp để hỗ trợ DN. Đồng thời,
trước mắt sẽ không tăng thuế, phí, lãi vay ngân
hàng, đặc biệt sẽ giảm 1% lãi suất khi cho vay
các khoản vay trung dài hạn, lĩnh vực ưu tiên.
Thực hiện cam kết này, Thủ tướng Chính phủ chỉ
đạo NHNN thực hiện các giải pháp hỗ trợ vốn
phục vụ sản xuất kinh doanh cho DN. Theo đó,
cùng với việc yêu cầu các TCTD điều chỉnh giảm
lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam, NHNN
đã ban hành Thông tư số 07/2016/ TT-NHNN
kéo dài thời hạn cho vay ngoại tệ đến hết ngày
31/12/2016. Đây là giải pháp ngắn hạn, nhưng
linh hoạt và phù hợp với định hướng điều hành
chính sách tiền tệ mà NHNN đã đề ra hồi đầu
năm, là: Tiếp tục thực hiện điều hành chính sách
tiền tệ chủ động, linh hoạt; bảo đảm cung ứng
vốn cho nền kinh tế, dư nợ tín dụng tăng khoảng
18%-20% và có điều chỉnh phù hợp với diễn biến
tình hình thực tế…
Theo ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt
Nam (VASEP) chia sẻ: Quyết định mở lại cửa vay
ngoạitệchokhốiDNxuấtkhẩulàmộtquyếtđịnh
đúng và kịp thời của NHNN. Thực tế hai tháng
vừa qua cho thấy, việc cho vay ngoại tệ chấm dứt
khiến không ít DN xuất khẩu gặp khó khăn khi
phải chuyển sang vay vốn lưu động bằng VNĐ
với lãi suất cao hơn, làm tăng giá thành sản xuất,
giảm sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu, từ
đó khiến DN càng thêm khó khăn. Trước thực tế
này, nhiều DN mà trực tiếp là VASEP đã từng
nhiều lần phải gửi kiến nghị tới NHNN về việc
xem xét tiếp tục cho các DN vay vốn với lãi suất
thấp để trang trải chi phí sản xuất chế biến.
Như vậy, trong bối cảnh nền kinh tế vừa vượt
qua giai đoạn khó khăn, sản xuất kinh doanh đang
trên đà hồi phục, các DN cần được Nhà nước hỗ trợ
nhiều mặt để duy trì và phát triển. Việc NHNN nới
dài thời hạn cho phép các TCTD tiếp tục cho vay
bằng ngoại tệ như trên, sẽ gia tăng thêm lượng vốn
lãi suất “mềm” để hỗ trợ cho các DN duy trì, phát
triển hoạt động sản xuất kinh doanh.
Nới hạn cho vay ngoại tệ: Tín hiệu vui! Việt An - Đăng Kiều
Mỗi khi đặt chân đến một
quốc gia, ngoài nhu cầu trải
nghiệm,thămthúcảnhquan,du
khách thường tìm mua những
sản phẩm đặc trưng của từng
địa phương về làm quà tặng cho
người thân, bè bạn. Tuy nhiên
hiện nay, tại các khu, điểm du
lịch trọng điểm ở các tỉnh thành
phía Nam thì các sản phẩm này
vẫn vắng bóng hoặc nếu có thì
cũng chưa đáp ứng được yêu
cầu.  Nhiều người muốn mua
quà lưu niệm đặc trưng của địa
phương đó nhưng quá hiếm hoi
và đơn điệu...
Du lịch kết hợp mua sắm, nhất
là mua những sản phẩm lưu niệm
về làm quà cho người thân, bạn bè,
là nhu cầu của rất nhiều du khách
trong và ngoài nước. Nhưng đâu là
mặt hàng lưu niệm đặc trưng của
Việt Nam và của từng vùng miền
để giới thiệu tới du khách và khiến
họ sẵn sàng bỏ tiền ra mua? “Trông
người mà ngẫm đến ta” mới thấy sự
khác biệt về làm du lịch.
Ông Lê Quang Hiển, Phó Giám
đốc kinh doanh Hodeco Tours (TP.
Vũng Tàu), cho biết: Mỗi khi đi du
lịch nước ngoài, mỗi khi tới Nga, du
khách sẽ nghĩ ngay đến việc sẽ mua
búpbêMatryoshkahayconlậtđậtvề
làm quà. Ở Nhật Bản, các món quà
lưu niệm như: thanh kiếm Samurai,
búp bê Daruma, chú mèo Maneki
Neko là sản phẩm đặc trưng. Ở Hàn
Quốc, nhân sâm là món quà lưu
niệm quý hay như Singapore có biểu
tượng là sư tử biển Merlion. Khách
du lịch đến đảo quốc này thường
chọn mua những chiếc móc khóa in
hình Merlion làm quà lưu niệm vừa
nhỏ gọn lại có giá phải chăng.
Khi món quà lưu niệm được
trao tặng bạn bè, người thân, là
hình thức gián tiếp giới thiệu về
hình ảnh và văn hóa của con người,
vùng đất mà họ đã đặt chân đến.
Mỗi sản phẩm không chỉ là dấu ấn,
khơi gợi trí tò mò của du khách mà
còn là mong muốn được đặt chân
đến để khám phá, thưởng ngoạn.
Vì vậy sản phẩm phải chứa đựng
nét đặc trưng của địa phương - nét
văn hóa bản địa, sản phẩm mà du
khách không thể mua ở bất cứ nơi
đâu. Ngoài ra sản phẩm lưu niệm
cũng cần có các yếu tố như tính
thẩm mỹ phải đạt một trình độ
nhất định, đa dạng kích cỡ, kiểu
dáng, chất liệu giá cả phù hợp, tinh
tế và dễ vận chuyển trong quá trình
du lịch…Và để trở thành sản phẩm
du lịch đích thực, nó phải là những
hàng hóa được chế biến, thiết kế
gắn với hệ thống tour tuyến, các
dịch vụ du lịch đã và đang có tại
địa phương...
Còn với Ông Hồ Văn Lợi, Giám
đốc Sở VHTTDL Bà Rịa - Vũng
Tàu, sản phẩm lưu niệm phải đáp
ứng được thị hiếu của khách thì
mới kích thích du khách mua sắm.
Nhưng việc xây dựng sản phẩm
quà lưu niệm đặc trưng không thể
trong một sớm một chiều mà cần có
quy trình, cơ chế và có sự khảo sát
kỹ lưỡng xem mỗi đối tượng khách
cần gì trên cơ sở các làng nghề và
tài nguyên của địa phương, từ đó
mới thiết kế và sản xuất những sản
phẩm đặc trưng thực sự hấp dẫn du
khách. Sản phẩm lưu niệm không
chỉ làm gia tăng giá trị cho ngành
du lịch mà còn là một trong những
giải pháp quảng bá hình ảnh của
từng địa phương đó trên toàn quốc
và ra thế giới.
DU LỊCH VIỆT THIẾU SẢN PHẨM LƯU NIỆM ĐẶC TRƯNG Trắc Long - Tấn Trung
Số 123 - Tháng 6/201608 KINH TẾ - PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP
“Thủ phủ” nuôi cá sấu
huyện Phước Long, tỉnh Bạc
Liêu, đang rơi vào tình cảnh thê
thảm, khi con cá sấu bị rớt giá
thê thảm. Hiện tại mức giá chỉ
dao động từ 78-80 ngàn đồng/ký,
giảm rất sâu so với giá cả trung
bình trước đây. Với mức giá này,
người nuôi cá sấu đang bị thua
lỗ nặng.
*Giá giảm sâu liên tục
Ông Nguyễn Văn Dương (ấp
Long Hải, thị trấn Phước Long,
huyện Phước Long) - một hộ có thâm
niên gần 10 năm nuôi cá sấu lắc đầu
ngao ngán khi trao đổi với chúng tôi.
Từ khi ông bắt đầu nuôi cá sấu đến
nay, giá cả tuy có lên xuống, nhưng
chưa bao giờ bị thua lỗ. Song, từ đầu
năm đến nay giá cả biến động mạnh
đã khiến nhiều hộ nuôi cá sấu ở đây
lâm vào cảnh khó khăn. Hiện 150
con cá sấu của ông Dương đã tới lứa
bán, nhưng đành nằm chờ vì thương
lái không chịu thu mua. Cách đây
gần một tháng, thương lái có vào coi
chuồngcásấucủaôngvàngảgiá100
ngàn đồng/kg rồi sau đó sụt xuống
80/kg, nhưng đến nay họ vẫn không
chịu mua. Ông Dương cho biết: “mỗi
ngày chi phí thức ăn lên cao, mỗi con
ăn cũng khoảng hơn một kg thức ăn,
giờ thương lái ép giá quá, chưa bán
được, phải đợi xem thời gian nữa giá
cả thế nào”. Với mức giá này, một con
cá sấu của ông Dương phải chịu lỗ
từ 500 đến 700 ngàn đồng. Như vậy,
lứa cá sấu này, ông Dương phải chịu
lỗ hơn 60 triệu đồng, chưa tính công
chăm sóc đã bỏ ra hai năm nay.
Cũng đang đau đầu về giá
cá sấu giảm mạnh, Ông Huỳnh
Văn Cuông, (ấp Long Hải, thị trấn
Phước Long) vẫn đang hồi hộp chờ
xem tình hình giá cả lên xuống
hàng ngày. Hiện tại, giá cá sấu đang
tuột dốc thảm hại làm ông cùng một
số người nuôi không thể tìm được
đầu ra. Tiền thức ăn, chi phí vệ sinh
chuồng trại, tiền điện nước làm cho
người nuôi lâm vào tình cảnh lao
đao do phải tốn thêm…Nhiều hộ có
tâm lý bán tháo, chịu thua lỗ nhưng
cũng có hộ nuôi cầm chừng chờ giá
bằng cách cho cá sấu ăn giãn cữ.
Không chỉ người nuôi mà các
doanh nghiệp cũng phải chuyển
hướng trong việc thu mua và bán
các mặt hàng liên quan đến cá sấu.
Trang trại Phương Tín (xã Vĩnh
Thanh, huyện Phước Long) là cơ sở
nuôi, thu mua, buôn bán cá sấu lớn
nhất Bạc Liêu, mỗi ngày công nhân
lột da hàng trăm con cá sấu. Ông
Trương Thanh Mai, bày tỏ, trước
khó khăn của việc giá cá sấu liên tục
giảm và chưa có dấu hiệu dừng lại,
từ việc bán nguyên con, ông đã bắt
đầu chuyển hướng sang làm thuộc
da cá sấu. Đó là cách để duy trì hoạt
động trong thời buổi giá cá sấu giảm
mạnh như hiện nay.
*Nuôi ồ ạt, chưa liên kết
Thời gian qua, mô hình nuôi
cá sấu thương phẩm phát triển rất
mạnh ở huyện Phước Long. Nơi đây
được mệnh danh là “thủ phủ” nghề
nuôi cá sấu của tỉnh Bạc Liêu với
số lượng tổng đàn hiện nay lên đến
200.000 con. Chỉ cách đây hai ba
năm thôi, tình hình nuôi cá sấu rất
khả quan, nhiều hộ đổi đời nhờ con
cá sấu. Thời điểm đó, cá sấu thương
phẩm được xuất mạnh qua Trung
Quốc theo con đường tiểu ngạch,
nên người dân có lãi. Hiện tại, đầu
ra phần lớn phụ thuộc vào Trung
Quốc nên khi thị trường này không
“ăn hàng” nữa, thì giá cá sấu thịt
tuột dốc nhanh chóng. Thêm vào
đó, người dân chủ yếu nuôi tự phát,
nhỏ lẻ, trong khi nguồn vốn đầu tư
quá cao, giá thức ăn tăng nhanh
nên không ít người phải chịu cảnh
lỗ nặng. Hầu hết những người nuôi
cá sấu ở huyện Phước Long hiện
nay đều lắc đầu ngao ngán vì bị
thương lái ép giá. Có người phải rao
bán chuồng, có người vẫn nuôi cầm
chừng với hy vọng thị trường Trung
Quốc sẽ hút hàng trở lại.
“Cái khó hiện nay là nhiều
người chưa tìm hiểu kỹ mà đã nuôi
cá sấu ồ ạt, chưa hình thành sự liên
kết giữa người nuôi với nhau. Từ đó
tạo điều kiện cho thương lái ép giá.
Nếu chúng ta thành lập một hiệp
hội của những người nuôi cá sấu
như Thái Lan thì sẽ kiểm soát được
giá bán, không dẫn đến thua lỗ như
bây giờ. Tôi đã nhiều lần kiến nghị
với ngành chức năng về việc thành
lập một hiệp hội để bảo vệ quyền lợi
cho người nuôi cá sấu” - Ông Trương
Thanh Mai cho biết.
Thực tế đã qua cho thấy, người
nuôi cá sấu trong tỉnh Bạc Liêu chỉ
nuôi nhỏ lẻ không có hình thức liên
kết, không quan tâm thị trường
đầu ra sản phẩm. Có thời điểm, giá
cá sấu tăng cao ngất ngưỡng, vì lợi
nhuận kinh tế quá cao, lại có thương
lái thu mua nên nhiều hộ đã đổ xô
nuôi. Tuy nhiên, theo đánh giá của
cơ quan chức năng, nếu thấy được
giá mà đổ xô nuôi sẽ dẫn đến việc
thừa cung nhưng thiếu cầu. Các
thương lái Trung Quốc khi cảm
thấy nguồn cung dồi dào sẽ hạ giá
mua, nguồn lợi cá sấu sẽ không còn
nữa. Thậm chí, một khi thương lái
Trung Quốc không mặn mà nhập
hàng thì chắc chắn người nuôi sẽ
ôm nợ. Thấy những khó khăn trước
mắt của những hộ dân nuôi cá sấu
trên địa bàn huyện, ông Trương
Phước Hiền - Phó trưởng Phòng
NN&PTNT huyện Phước Long cho
biết, huyện cũng đã có nhiều cảnh
báo trong thời gian gần đây nhưng
chúng ta vẫn chưa dự đoán được nhu
cầu thị trường thế giới về con cá sấu
và khó kiểm soát số lượng hộ nuôi
tự phát trong thời gian qua. “Hiện
tại huyện khuyến khích người dân
duy trì đàn cá bằng mọi hình thức
để chờ cá tăng giá và khuyến khích
các doanh nghiệp thu mua với giá
chấp nhận được để làm thuộc da giải
quyết những khó khăn trước mắt
cho người người nuôi cá sấu” - Ông
Hiền cho biết như vậy.
Bạc Liêu:
“Thủ phủ” cá sấu lao đao vì rớt giá Huy Diệu
Trang trại Phương Tín xã Vĩnh Thanh, huyện Phước Long chuyển sang làm thuộc da cá
sấu trong thời buổi giá cá sấu giảm mạnh
Nhiều loại trái cây ở Đồng bằng sông
Cửu Long (ĐBSCL) đang tăng giá do cung
không đủ cầu. Mặt khác, nhu cầu cho xuất
khẩu nhiều cũng là lý do khiến giá trái cây
nhảy vọt.
Là khu vực trọng điểm về trái cây, hiện các
tỉnh ĐBSCL đang vào vụ trái cây. Tuy nhiên,
tình hình khô hạn kéo dài kèm với xâm nhập
mặn đã khiến nhiều nhà vườn mất mùa. Nhiều
loại cây như chôm chôm, măng cụt... đã ra bông,
kết trái nhưng tỷ lệ đậu quả rất ít. Theo các nhà
nông, thời tiết bất lợi đã khiến năng suất trái cây
giảm từ 15-25% so với vụ trước.
Theo ông Lê Văn Bé, Chủ tịch Hội làm vườn
tại tỉnh Trà Vinh, người dân làm vườn đang gặp
nhiều khó khăn, có những vườn mất trắng do
nước mặn. Có vườn 1ha trước kia bình quân 20-
25 tấn, thì ngày nay chỉ còn thu trên dưới 4 tấn.
So với năm 2015, thì thiệt hại trên 80%.
Anh Dương Tấn, thương lái thu mua trái cây
ở huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang, cho biết:
“Ngay từ đầu vụ, tôi đã đi khắp các vườn “săn”
măng cụt, mãng cầu xiêm. Mặc dù, ra giá thu
mua lên đến 50.000-80.000 đồng/kg, nhưng cũng
không đủ số lượng cung cấp cho chợ đầu mối”.
Ông Nguyễn Văn Đức, Giám đốc Công ty CP
Rau quả Bình Minh (Vĩnh Long) thông tin: “Hiện
thương lái thu mua bưởi sồ từ 1,2kg trở lên, cành
lá đẹp với giá 48.000 đồng/kg. Trong khi đó, bưởi
từ 900 gram-1kg giá khoảng 36.000-37.000 đồng/
kg, tăng từ 12.000-13.000 đồng/kg so với cùng kỳ
năm rồi. Thông thường sau Tết giá bưởi sẽ “hạ
nhiệt”, nhưng năm nay bưởi lại đột ngột tăng giá
cao, công ty tôi đi thu mua nhiều vườn trong dân
cũng không đủ giao hàng”. Hiện nhiều vựa bưởi
tại xã Mỹ Hoà (thị xã Bình Minh) đã đóng cửa do
không còn bưởi nguyên liệu trong dân.
Dù trúng giá tuy nhiên không ít nhà vườn
bước vào vụ thu hoạch mới với tâm trạng buồn
nhiều hơn vui, bởi họ vào mùa trễ hoặc gặp khó
trong khâu xử lý ra hoa, đậu trái do thời tiết nắng
nóng, khô hạn kéo dài. Mặc dù nhiều địa phương
trong vùng ĐBSCL đã chủ động các biện pháp
phòng ngừa như phun thuốc, tưới nước, bón phân
nhưng tỷ lệ đậu trái trong vườn của bà con vẫn ở
mứcthấp,kéotheonăngsuấtgiảmnghiêmtrọng,
thậm chí bị mất trắng. Ngoài thiệt hại năng suất
thì tình hình thời tiết bất lợi trong thời gian qua
còn gây ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng trái
cây. Hiện giá trái cây đang ở mức cao, nhưng theo
các thương lái thì tình trạng này chỉ mang tính
tạm thời. Bởi trên thực tế, mỗi khi bước vào giai
đoạn thu hoạch rộ thì nhiều loại trái cây lại tái
diễn tình trạng rớt giá. Vì vậy, nhà vườn cần phải
cân nhắc, không nên thấy lợi nhuận trước mắt
mà ồ ạt xử lý cho cây ra hoa, đậu trái nghịch vụ.
ĐBSCL: Giá trái cây tăng do cung không đủ cầu  Thuỳ Duyên
09Số 123 - Tháng 6/2016 SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG
Sữa được các bậc phụ huynh xem à
một thực phẩm hoàn hảo  cho  các bé.  Bởi
sữa  chứa  nhiều  canxi, protein giúp trẻ
phát triển chiều cao, bên cạnh đó một số
loại sữa nguyên kem còn có chất béo sẽ giúp
trẻ phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên, uống
sữa cần vừa phải, đúng với mỗi thể trạng,
tránh tình trạng lạm dụng quá mức, hậu quả
đáng tiếc nhất là bé có thể bị suy dinh dưỡng.
*Không nên quá lạm dụng sữa
Trên thực tế, có nhiều bậc cha mẹ thấy con
trẻ không chịu ăn cơm và rất khó khăn trong việc
ép trẻ ăn đủ thức ăn cho một bữa. Vì thế, họ
cho bé uống sữa vì theo cách nghĩ của các bậc cha
mẹ thì sữa sẽ đảm bảo dưỡng chất cần thiết cho
việc phát triển trẻ nhỏ. Việc bổ sung sữa là cần
thiết, nhưng việc bổ sung như thế nào cho hiệu
quả cũng là vấn đề đáng được lưu tâm. Nhiều trẻ
nhỏ đã vào bậc tiểu học nhưng lượng dùng sữa
không hề giảm so với trước. Cứ như thế dần dần
phụ huynh và các bé đều phụ thuộc lớn vào sữa.
Nhóm P/V Báo Thời báo Mê Kông đã tiếp
cận một số bậc cha mẹ đang lựa chọn sữa tại một
siêu thị trên địa bàn TP.Cần Thơ, để tìm hiểu về
nhận thức vai trò của sữa trong sự phát triển của
trẻ nhỏ. Anh Nguyễn Trọng Đức - Quận Ninh
Kiều, cho biết: "Mình không ủng hộ việc ép bé
uống nhiều sữa, quan trọng là việc đảm bảo dinh
dưỡng cho cháu. Lượng sữa cho cháu uống chỉ là
bổ sung vào trong khẩu phần ăn của bé thôi". Tuy
nhiên không phải phụ huynh nào cũng có cùng
suy nghĩ với anh Đức, nhiều phụ huynh luôn xem
sữa là khẩu phần chính của con họ, khiến nhiều
trẻ có cảm giác như bị “nghiện” và khi thiếu sữa
đều có cảm giác thèm. Chị Dương Thị Cẩm Thoa
ngụ tại quận Bình Thuỷ đã có con lên bảy tuổi
nhưng mỗi tháng vẫn sử dụng hết ba hộp sữa
lớn. Chị Thoa cho biết: “Mỗi ngày cháu vẫn sử
dụng 4 lần đều đặn. Theo thói quen, nếu không
có sữa cháu tỏ vẻ chán ăn làm tôi khá lo lắng.
Còn uống sữa nhiều có tốt không thì tôi nghĩ
bé chắc uống cũng đến nỗi quá nhiều”. Khi hỏi
về việc có thường xuyên đến bác sĩ chuyên môn
về dinh dưỡng để được tư vấn thì nhiều bậc cha
mẹ còn rất mơ hồ. Một số phụ huynh cho rằng
uống nhiều sữa cũng tốt vì nó đầy đủ dưỡng chất.
Chính vì lẽ đó mà mọi người vẫn chưa hiểu hết về
việc dùng sữa thế nào cho đúng.
Trao đổi với Bác sĩ Phương Kim Phụng - Viện
Dinh dưỡng lâm sàn Bệnh viện Nhi Đồng TP.Cần
Thơ về việc uống sữa sao cho đúng cách. Theo BS
Phụng: "Dạ dày sức chứa nó có giới hạn, nếu mình
ép bé uống nhiều quá bé sẽ nôn ra. Tiếp nữa, nếu
mình cho bé uống sữa nhiều bé sẽ mất cảm giác
thèm ăn. Kế nữa là bé sẽ không còn chỗ để chứa
những thực phẩm khác, thì hậu quả kế tiếp là bé
sẽthừacanxi,thừachấtđạm,bởivìtrongsữacócó
nhiều canxi và nhiều đạm, nhưng mà bé sẽ thiếu
chất sắt và chất xơ, thì hậu quả đáng tiếc nhất là
bé bị suy dinh dưỡng". Mỗi trẻ đều cần phải cung
cấp đầy đủ những dưỡng chất cần thiết mà trong
sữa không hề có, vì vậy uống sữa cần vừa phải,
đúng với mỗi thể trạng của mỗi trẻ.
*Uống sữa thế nào là đủ
Hiện nay có rất nhiều loại sữa trên thị
trường, mỗi phụ huynh đều lựa chọn loại mà con
em mình phù hợp. Thực tế mỗi loại sữa theo như
nhãn mác thì không đồng nhất về giá trị dinh
dưỡng. Điều này phụ huynh không mấy quan
tâm và mỗi phụ huynh có mỗi cách cho trẻ uống
tuỳ theo thói quen của mỗi bữa. Theo chị Thoa:
"Mỗi ngày bé uống khoảng 500 - 600ml sữa.
Trước nay thì tui cho bé uống theo lứa tuổi của
bé, theo cân nặng và tiêu chuẩn của bé, nhưng
mà thông tin uống nhiều sữa quá không tốt cho
bé thì tui cũng chưa để ý". Còn đối với anh Đức
thì mỗi lần cho bé uống khoảng 500ml sữa, sau
đó ăn kèm thêm cơm vì theo anh con đã lớn nên
chủ động ăn uống được phần nào.
Uống sữa như thế nào cho đúng và đủ thì
Bác sĩ Phương Kim Phụng khuyên: “Chỉ nên cho
con uống đúng số lượng sữa khuyên dùng trên
bao bì các sản phẩm. Đây là cách tính để đảm
bảo dinh dưỡng cho bé cả ngày. Nếu bé đã ăn các
thực phẩm khác thì giảm lượng sữa cung cấp”.
Cha mẹ cần nên căn cứ theo lứa tuổi của trẻ để
biết lượng sữa là bao nhiêu ly mỗi ngày. Nếu như
bé từ 5-6 tháng tuổi trở đi, mỗi ngày cần uống
2-3 bình sữa cho đến khi 6 tuổi. Sau đó, tiếp tục
bổ sung 1-2 ly sữa mỗi ngày cho đến khi 18 tuổi.
Tuyệt đối không nên chiều con để con uống sữa
thay nước. Nếu cha mẹ bé đang có quyết định
giảm lượng sữa uống hàng ngày cho con thì nên
nhanh chóng thực hiện và thực hiện bằng cách
cắt giảm số lượng sữa khi pha sữa trong cốc một
cách dần dần và dẫn đến giảm hẳn. Chẳng hạn
như thay vì đang cho con uống 6 ly/ngày, bạn
giảm xuống 4 ly/ngày và rồi 2 - 3 ly/ngày…Bác
sĩ Phương Kim Phụng cũng cho biết thêm, việc
chỉ tập trung cho trẻ uống sữa không là chưa đủ.
Cần cho trẻ ăn đa dạng các thực phẩm tự nhiên
thông qua việc chế biến bột, cháo, cơm của trẻ,
như vậy mới có thể cung cấp đầy đủ các thành
phần dinh dưỡng, đáp ứng nhu cầu phát triển
của trẻ.  Các thành phần dinh dưỡng được bổ
sung trong sữa cũng chỉ đáp ứng được một phần
nhu cầu hàng ngày của trẻ, chất xơ trong sữa rất
ít nên nếu chỉ uống sữa các cháu sẽ bị táo bón.
Trẻ uống quá nhiều sữa có thể bị suy dinh dưỡng! Nhóm PV Miền Tây
Chị Dương Thị Cầm Thoa đang lựa chọn sữa tại một siêu thị
Nhiều người có thói quen
ăn cho “sướng miệng”, ăn theo
sở thích chứ không phải để bảo
đảm nhu cầu dinh dưỡng hợp lý.
*Thừa thịt nhưng thiếu chất
Với việc tăng lượng đạm trong
khẩu phần ăn, tình trạng dinh
dưỡng của người Việt Nam đã được
cải thiện. Tuy nhiên, theo PGS-TS
Lê Bạch Mai, Phó Viện trưởng Viện
Dinh dưỡng Quốc gia, lượng tiêu thụ
thịt của người Việt hiện chưa cân
đối với cá và rau. “Mức tiêu thụ cá
mới đạt dưới 60g/người/ngày, trong
khi theo chế độ dinh dưỡng hợp lý
ở một số quốc gia châu Á, mức tiêu
thụ thịt trung bình khoảng 70g/
người/ngày và cá là 200-300g/người/
ngày. Đáng nói là lượng rau xanh
mà người Việt tiêu thụ rất thấp,
trung bình mới đạt 170-200g/người/
ngày, trong khi mức khuyến nghị
cần đạt là trên 300g”, PGS-TS Mai
nhấn mạnh.
Cũng theo bà Mai, nghiên
cứu  thói quen ăn uống  của người
dân trong những năm gần đây cho
thấy người Việt Nam có thói quen
ăn cho “sướng miệng”, ăn theo sở
thích chứ không phải ăn để bảo đảm
nhu cầu dinh dưỡng một cách hợp
lý. Đặc biệt, khẩu phần  canxi  của
người Việt hơn 30 năm nay chỉ đạt
500-540mg/người/ngày, đáp ứng 50-
60% khẩu phần khuyến nghị, ảnh
hưởng lớn đến sự phát triển tầm vóc
và là nguyên nhân dẫn đến các bệnh
xương khớp. Theo các chuyên gia
dinh dưỡng, khẩu phần canxi thấp
dưới 600mg/ngày có liên quan nhiều
đến bệnh  tăng huyết áp, ung thư
trực tràng. Thiếu canxi dài hạn cũng
khiến tăng nhạy cảm thần kinh, mệt
mỏi, ớn lạnh, chuột rút kèm theo một
loạt nguy cơ loãng xương, gãy xương.
Đặc biệt, với tình trạng xương biến
dạng do loãng xương vì thiếu canxi
thì sau 70 tuổi, 100% người Việt mắc
bệnh xương khớp.
*Thừa muối, nhiều nước ngọt
ThóiquenănmặncủangườiViệt
cũng đang kéo theo nhiều hậu quả
đối với sức khỏe. PGS-TS Nguyễn
Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh
dưỡng Quốc gia, nhận định người
Việt đang ăn quá mặn, có hại cho sức
khỏe. Ngoài việc hay ăn muối, nước
mắm vốn là loại thức chấm rất mặn,
các thức ăn của người Việt cũng có
nhiều món rau củ quả muối chua
(dưa, cà, sung…) ăn kèm hằng ngày
khiếnlượngmuốiđưavàocơthểngày
càng nhiều. Người Việt ăn mặn gấp
2-3 lần khuyến cáo. Kết quả nghiên
cứuvềlượngmuốicótrongkhẩuphần
ăncủanhómngườitrưởngthànhởđộ
tuổi25-64củaViệnDinhdưỡngQuốc
gia cho thấy lượng muối tiêu thụ
trung bình tại Việt Nam dao động
từ 12-15g/người/ngày. Lượng muối
tiêu thụ hằng ngày của người dân
Việt Nam chủ yếu thu nhận từ các
loại gia vị cho vào thức ăn trong quá
trình chế biến, nấu nướng và khi ăn
(chiếm 81%), có trong thực phẩm chế
biến sẵn (11,6%) và trong thực phẩm
tự nhiên. Trong khi đó, theo khuyến
cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO),
lượng muối mỗi người tiêu thụ nên ở
mức ít hơn 5g/ngày (tương đương với
1 thìa cà phê).
Các nghiên cứu cho thấy tại Hà
Nội, người dân sử dụng 9g muối/ngày
khiến tỉ lệ tăng huyết áp là 11%. Còn
người Nghệ An dùng 13g muối/ngày
nên tỉ lệ tăng huyết áp vọt lên đến
17%-18%. GS-TS Nguyễn Lân Việt,
Chủtịch HộiTimmạchViệtNam,cho
biết một trong những nguyên nhân
khiến tỉ lệ bệnh tăng huyết áp ở Việt
Nam tăng nhanh một cách báo động
với tỉ lệ người trưởng thành mắc bệnh
lên đến gần 50% là do thói quen ăn
mặn. “Ăn mặn khiến khối lượng tuần
hoànmáugiatăng,làmtăngáplựclên
thành mạch, kéo theo tăng huyết áp.
Lâu ngày sẽ dẫn đến các biến chứng
do tăng huyết áp như đột quỵ, bệnh
tim mạch” - ông Việt cảnh báo.
Người Việt ăn quá mặn và thiếu Canxi Ngọc Dung
10 Số 123 - Tháng 6/2016ĐỜI SỐNG ĐÔ THỊ - XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
THÔNG BÁO Nội dung, thể lệ phát động cuộc thi
Sáng tác biểu trưng về Nông thôn mới
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thường
trực Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình
mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới
về việc tăng cường công tác truyền thông,
thông tin tuyên truyền về xây dựng nông
thôn mới;
Văn phòng Điều phối nông thôn mới
Trung ương thông báo về nội dung, thể lệ
cuộc thi “Sáng tác biểu trưng về Nông thôn
mới ”, cụ thể như sau:
I. Mục đích - Ý nghĩa
- Sáng tác biểu trưng (Logo) về Chương trình
mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới nhằm
xây dựng hình ảnh nhận dạng, sử dụng trong
công tác tuyên truyền, truyền thông thông tin
về Chương trình cũng như phong trào Cả nước
chung sức xây dựng nông thôn mới, phục vụ các
nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội và các hoạt
động khác liên quan đến Chương trình.
- Biểu trưng về nông thôn mới được sử dụng
rộng rãi thông qua các công cụ truyền thông
nhằm giúp nhận dạng và phản ánh kết quả các
hoạt động thực hiện xây dựng nông thôn mới, góp
phần động viên mạnh mẽ phong trào thi đua cả
nước chung sức xây dựng nông thôn mới.
II. Thời gian, địa điểm
1. Địa điểm phát động: Văn phòng Điều
phối nông thôn mới Trung ương, Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn.
2. Thời gian phát động: Dự kiến trong
tháng 6/2016.
3. Thời gian nhận tác phẩm dự thi: Từ
sau khi phát động đến hết ngày 31/7/2016 (tính
theo dấu bưu chính).
4. Địa điểm nhận tác phẩm dự thi: Văn
phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương, số
02 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội.
Tác phẩm dự thi ngoài việc gửi qua đường
bưu điện (để chấm giải), tác giả có thể gửi qua 
thư điện tử để kịp thời đăng trên website của
cuộc thi tại địa chỉ Email: ntm.htqt@gmail.com.
Thông tin liên hệ: Phòng Truyền thông và
Hợp tác quốc tế, Văn phòng Điều phối nông thôn
mới Trung ương. ĐT: 04-38438617, Fax: 04-
3.7343597, Email: ntm.htqt@gmail.com
5. Công tác chấm, công bố và trao giải:
- Hội đồng xét chọn bắt đầu từ 01/8/2016 đến
5/8/2016.
- Công bố giải thưởng: dự kiến vào tháng 8 -
9/2016 tại Hà Nội.
III. Thành phần tham gia
1. Là tất cả các tác giả chuyên và không
chuyên nghiệp trong và ngoài nước, không giới
hạn về độ tuổi, nghề nghiệp, dân tộc và tôn giáo
đều có quyền gửi tác phẩm tham gia cuộc thi.
2. Các tác giả phải chịu trách nhiệm về tính
hợp pháp của bản quyền tác giả và tính trung
thực của tác phẩm dự thi. Ban tổ chức cuộc thi
có quyền hủy bỏ kết quả xếp loại và thu hồi giải
thưởng đối với tác phẩm vi phạm, đồng thời
không chịu trách nhiệm khi có xảy ra tranh chấp
quyền tác giả của tác phẩm.
3. Các thành viên trong Ban Tổ chức, Hội đồng
giám khảo, Tổ Thư ký không được tham gia dự thi.
IV. Đề tài, thể lệ cuộc thi
1. Chủ đề xuyên suốt cuộc thi:
Thông qua hình tượng nghệ thuật, biểu trưng
(Logo) về nông thôn mới có tầm khái quát những
giátrịtiêubiểu,phảnánhđượcýnghĩaquantrọng
của Nghị quyết số 26-NQ/TW của Hội nghị lần
thứ 7 Ban chấp hành Trung ương khóa X về vấn
đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn, Chương
trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới
và Phong trào cả nước chung sức xây dựng nông
thôn mới. Theo đó xây dựng nông thôn mới phải
là cuộc cách mạng trong nông nghiệp, nguyên tắc
“dân biết - dân bàn - dân làm - dân kiểm tra -
dân thụ hưởng” là cốt lõi, cả hệ thống chính trị
vào cuộc, đồng lòng xây dựng nông thôn ngày càng
giàu đẹp, văn minh, giàu bản sắc tốt đẹp của dân
tộc, vai trò chủ thể của người dân và cộng đồng
trong xây dựng nông thôn mới trên nguyên tắc
“Nhân dân làm, Nhà nước hỗ trợ”. Từ đó có tác
dụng thúc đẩy, khích lệ phong trào xây dựng nông
thôn mới ở các địa phương và trên cả nước.
2. Yêu cầu đối với tác phẩm:
- Gồm các thể loại đồ họa, tranh vẽ bằng tay
hoặc kỹ xảo vi tính, có đầu đề và giải thích chi tiết
về ý nghĩa của biểu trưng.
- Biểu trưng được thể hiện trên giấy trắng,
khổ A4 (21cm x 29,7cm), mẫu biểu trưng được vẽ
không rộng quá 15cm nhưng không bé hơn 3cm,
được đặt giữa khổ giấy, mầu sắc phù hợp (không
sử dụng quá 04 màu).
- Bố cục của biểu trưng phải hài hòa, có tính
mỹ thuật và khái quát cao, rõ nét, dễ hiểu, dễ
nhận biết và thuận tiện trong việc sử dụng trên
mọi chất liệu, trong các ứng dụng đảm bảo chất
lượng nghệ thuật.
- Mỗi tác giả được gửi tối đa 5 tác phẩm dự thi.
3. Thể lệ:
- Tác phẩm dự thi là tác phẩm được sáng tác
trước và tính đến ngày 31/7/2016, chưa đoạt giải
trong các cuộc thi nào khác.
- Mỗi tác phẩm dự thi phải được gửi với
những nội dung sau: (1) Mẫu tác phẩm; (2) Bản
thuyết minh ý tưởng; (3) Phiếu ghi rõ họ tên, địa
chỉ, số điện thoại liên hệ, địa chỉ thư điện tử (nếu
có). Lưu ý: không viết tên tác giả trực tiếp lên
tác phẩm dự thi. Tất cả bỏ vào phong bì lớn, bên
ngoài ghi rõ “Tác phẩm tham gia cuộc thi sáng
tác biểu trưng (Logo) về nông thôn mới”. Khuyến
khích tác giả gửi thêm qua thư điện tử tại địa chỉ
nêu tại Mục II.4.
- Ban tổ chức không chịu trách nhiệm về các
tác phẩm gửi dự thi không đúng quy định, bị thất
lạc, hỏng, giảm chất lượng màu sắc trong quá
trình tác giả gửi tác phẩm tham dự thi.
4. Sử dụng tác phẩm:
- Cuộc thi sáng tác biểu trưng về nông thôn
mới không nhằm mục đích kinh doanh.
- Tác phẩm dự thi được Ban Tổ chức lựa chọn
để đăng trên website của Chương trình nông
thôn mới và một số báo chí đưa tin về cuộc thi
và không được trả chi phí nhuận đăng bài. Tác
phẩm được chọn làm biểu trưng (Logo) nông thôn
mới được đưa vào sử dụng rộng rãi, tác giả được
nhận giải thưởng. Bản quyền tác phẩm đoạt giải
thuộc Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung
ương Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng
nông thôn mới. Ban Tổ chức không trả lại các tác
phẩm dự thi cho tác giả.
5. Tổ chức và phương pháp chấm giải:
- Ban tổ chức: Do Chánh Văn phòng Điều
phối nông thôn mới Trung ương làm Trưởng ban,
các Phó Trưởng ban là lãnh đạo của VPĐP nông
thôn mới Trung ương, Văn phòng Bộ, Vụ Tổ chức
cán bộ (Bộ Nông nghiệp và PTNT), lãnh đạo Cục
vụ một số Bộ ngành khác.
+ Hội đồng giám khảo: Thành phần là các
chuyên gia am hiểu về lĩnh vực mỹ thuật, cán bộ
của Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung
ương, đại diện nhà tài trợ chính (nếu có) do Ban
tổ chức lựa chọn và quyết định;
+ Tổ Thư ký: Gồm một số cán bộ thuộc Văn
phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương.
Tiêu chí xét chọn tác phẩm do Hội đồng giám
khảo xây dựng, trình Ban Tổ chức quyết định.
Thành viên Hội đồng giám khảo chấm điểm
độc lập trên phiếu chấm của Ban tổ chức (thang
điểm tối đa là 10,0 điểm, điểm lẻ 0,1 điểm).
Ban Tổ chức xét giải dựa trên kết quả chấm
của Hội đồng Giám khảo, tuyển chọn qua 2 vòng
sơ khảo, chung khảo và trao giải thưởng.
6. Cơ cấu giải thưởng:
Căn cứ vào kết quả xét của Hội đồng giám
khảo để xét tặng giải thưởng cho mỗi thể loại dự
thi như sau:
- Giải Nhất: 01 giải, giá trị 15 triệu đồng +
Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn.
- Giải Khuyến khích: 05 giải, mỗi giải giá
trị 03 triệu đồng + Bằng khen của Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Các giải thưởng của nhà tài trợ (nếu có).
7. Kinh phí tổ chức: Từ Chương trình mục
tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2016
và từ nguồn xã hội hóa (nếu có).
8. Tráchnhiệmcủatácgiảvàxửlýviphạm:
- Tác giả có trách nhiệm thực hiện đúng nội
dung và thể lệ cuộc thi.
- Nếu có khiếu nại về kết quả xét chọn, các
tập thể, cá nhân tham gia cuộc thi phải trực tiếp
phản ánh bằng văn bản với Ban Tổ chức trong
vòng 15 ngày kể từ ngày công bố kết quả. Sau
thời điểm đó, Ban tổ chức không xem xét, giải
quyết bất kỳ khiếu nại nào.
V. Tổ chức thực hiện
1. Đối với Văn phòng Điều phối nông
thôn mới Trung ương: Đầu mối tổ chức cuộc thi.
2. Đối với Văn phòng điều phối nông
thôn mới các tỉnh, thành phố:
- Báo cáo Ban chỉ đạo nông thôn mới tỉnh,
thành phố để tổ chức quảng bá, tuyên truyền
cuộc thi đến các địa phương, các tổ chức, đoàn,
hội và quần chúng nhân dân.
- Khuyến khích cán bộ thực hiện xây dựng
nông thôn mới các cấp, các ngành cùng tham gia.
3. Đối với đơn vị phối hợp:
- Văn phòng Bộ, Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Tài
chính (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn):
phối hợp để cùng tổ chức cuộc thi.
- Các cơ quan, đơn vị báo chí là đối tác của
Văn phòng điều phối NTM Trung ương: Tổ chức
quảng bá, tuyên truyền cuộc thi đến các địa
phương, các đơn vị thành viên.
- Các đơn vị tài trợ: Phối hợp tổ chức thực
hiện kế hoạch của cuộc thi.
Thể lệ và Kết quả cuộc thi được thông báo
trên website: nongthonmoi.gov.vn và một số báo,
tạp chí đối tác truyền thông của Văn phòng Điều
phối nông thôn mới Trung ương.
Ban Tổ chức mong nhận được sự hưởng ứng
nhiệt tình của các cấp, các ngành từ Trung ương
đến cơ sở, các tác giả chuyên và không chuyên
trong và ngoài nước, sự quan tâm chỉ đạo của
Ban chỉ đạo nông thôn mới các tỉnh, thành phố
trên cả nước, sự triển khai nghiêm túc của Văn
phòng Điều phối nông thôn mới các địa phương
trên cả nước cũng như sự ủng hộ của các tổ chức
chính trị, xã hội, sự cổ vũ và hỗ trợ của các nhà tài
trợ để cuộc thi “Sáng tác biểu trưng về Nông thôn
mới” được thành công tốt đẹp./.
Thay mặt Văn phòng Điều phối Nông
thôn mới TW, Cục trưởng - Chánh Văn
phòng Nguyễn Minh Tiến đã ký.
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI NÔNG THÔN MỚI TRUNG ƯƠNG
C huyen in so 123
C huyen in so 123
C huyen in so 123
C huyen in so 123
C huyen in so 123
C huyen in so 123
C huyen in so 123
C huyen in so 123
C huyen in so 123
C huyen in so 123
C huyen in so 123
C huyen in so 123
C huyen in so 123
C huyen in so 123

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

173
173173
173
 
Mekong 109 ban cuoi
Mekong 109 ban cuoiMekong 109 ban cuoi
Mekong 109 ban cuoi
 
151 chuyen in
151 chuyen in151 chuyen in
151 chuyen in
 
131
131131
131
 
161
161161
161
 
162
162162
162
 
Mekong 2 2016
Mekong 2 2016Mekong 2 2016
Mekong 2 2016
 
144 chuyen in
144 chuyen in144 chuyen in
144 chuyen in
 
134
134134
134
 
So 108 tháng 3.2016
So 108 tháng 3.2016So 108 tháng 3.2016
So 108 tháng 3.2016
 
Mekong 110
Mekong 110Mekong 110
Mekong 110
 
So 127 chuyen in
So 127 chuyen inSo 127 chuyen in
So 127 chuyen in
 
150 chuyen in
150 chuyen in150 chuyen in
150 chuyen in
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1131 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1131 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1131 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1131 - vanhien.vn
 
143
143143
143
 
136 p
136 p136 p
136 p
 
M ekong 137 in
M ekong 137 inM ekong 137 in
M ekong 137 in
 
130
130130
130
 
Thời báo MêKông tháng 06/2013
Thời báo MêKông tháng 06/2013Thời báo MêKông tháng 06/2013
Thời báo MêKông tháng 06/2013
 
174
174174
174
 

Viewers also liked

Mekong tet 2015
Mekong tet 2015Mekong tet 2015
Mekong tet 2015Hán Nhung
 
Thời báo Mekong tháng 7/2014
Thời báo Mekong tháng 7/2014Thời báo Mekong tháng 7/2014
Thời báo Mekong tháng 7/2014Hán Nhung
 
Bao cao kiem diem ban chap hanh
Bao cao kiem diem ban chap hanhBao cao kiem diem ban chap hanh
Bao cao kiem diem ban chap hanhHán Nhung
 
Mekong 12 2015
Mekong 12 2015Mekong 12 2015
Mekong 12 2015Hán Nhung
 
Mekong tháng 5+6/2014
Mekong tháng 5+6/2014Mekong tháng 5+6/2014
Mekong tháng 5+6/2014Hán Nhung
 
Mekong so 125 chuyen in
Mekong so 125 chuyen inMekong so 125 chuyen in
Mekong so 125 chuyen inHán Nhung
 
Mekong 110 29 3
Mekong 110 29 3Mekong 110 29 3
Mekong 110 29 3Hán Nhung
 
Tham luận của vụ đa biên, bộ công thương
Tham luận của vụ đa biên, bộ công thươngTham luận của vụ đa biên, bộ công thương
Tham luận của vụ đa biên, bộ công thươngHán Nhung
 
Thuyết minh chi tiết luật đầu tư (kèm theo bkhdt 1352 t-tr-bkhđt_10032014)
Thuyết minh chi tiết luật đầu tư (kèm theo bkhdt 1352 t-tr-bkhđt_10032014)Thuyết minh chi tiết luật đầu tư (kèm theo bkhdt 1352 t-tr-bkhđt_10032014)
Thuyết minh chi tiết luật đầu tư (kèm theo bkhdt 1352 t-tr-bkhđt_10032014)Hán Nhung
 

Viewers also liked (13)

Mekong tet 2015
Mekong tet 2015Mekong tet 2015
Mekong tet 2015
 
Thời báo Mekong tháng 7/2014
Thời báo Mekong tháng 7/2014Thời báo Mekong tháng 7/2014
Thời báo Mekong tháng 7/2014
 
Bao cao kiem diem ban chap hanh
Bao cao kiem diem ban chap hanhBao cao kiem diem ban chap hanh
Bao cao kiem diem ban chap hanh
 
Mekong 3 2014
Mekong 3 2014Mekong 3 2014
Mekong 3 2014
 
Mekong 12 2015
Mekong 12 2015Mekong 12 2015
Mekong 12 2015
 
Mekong 5 2015
Mekong 5 2015Mekong 5 2015
Mekong 5 2015
 
129
129129
129
 
Mekong tháng 5+6/2014
Mekong tháng 5+6/2014Mekong tháng 5+6/2014
Mekong tháng 5+6/2014
 
Mekong so 125 chuyen in
Mekong so 125 chuyen inMekong so 125 chuyen in
Mekong so 125 chuyen in
 
Mekong 112
Mekong 112Mekong 112
Mekong 112
 
Mekong 110 29 3
Mekong 110 29 3Mekong 110 29 3
Mekong 110 29 3
 
Tham luận của vụ đa biên, bộ công thương
Tham luận của vụ đa biên, bộ công thươngTham luận của vụ đa biên, bộ công thương
Tham luận của vụ đa biên, bộ công thương
 
Thuyết minh chi tiết luật đầu tư (kèm theo bkhdt 1352 t-tr-bkhđt_10032014)
Thuyết minh chi tiết luật đầu tư (kèm theo bkhdt 1352 t-tr-bkhđt_10032014)Thuyết minh chi tiết luật đầu tư (kèm theo bkhdt 1352 t-tr-bkhđt_10032014)
Thuyết minh chi tiết luật đầu tư (kèm theo bkhdt 1352 t-tr-bkhđt_10032014)
 

Similar to C huyen in so 123

Bao phap luat dong ky
Bao phap luat dong kyBao phap luat dong ky
Bao phap luat dong kyMinh Vu
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1133 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1133 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1133 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1133 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1181 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1181 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1181 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1181 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1119
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1119Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1119
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1119Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1139 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1139 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1139 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1139 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1175 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1175 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1175 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1175 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1035 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1035 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1035 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1035 –vanhien.vnlongvanhien
 
Văn hóa phật giáo, số 278, ngày 01 08 2017-1
Văn hóa phật giáo, số 278, ngày 01 08 2017-1Văn hóa phật giáo, số 278, ngày 01 08 2017-1
Văn hóa phật giáo, số 278, ngày 01 08 2017-1Venerable Thich Nguyen Tang
 
Báo Công an Nghệ An số 2841
Báo Công an Nghệ An số 2841Báo Công an Nghệ An số 2841
Báo Công an Nghệ An số 2841bongcoi1
 

Similar to C huyen in so 123 (20)

178
178178
178
 
Bao phap luat dong ky
Bao phap luat dong kyBao phap luat dong ky
Bao phap luat dong ky
 
184
184184
184
 
160 chuyen in
160 chuyen in160 chuyen in
160 chuyen in
 
176
176176
176
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1133 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1133 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1133 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1133 - vanhien.vn
 
170 (1)
170 (1)170 (1)
170 (1)
 
Luận án: Công tác dân vận giai đoạn hiện nay ở Tây Nguyên, HAY
Luận án: Công tác dân vận giai đoạn hiện nay ở Tây Nguyên, HAYLuận án: Công tác dân vận giai đoạn hiện nay ở Tây Nguyên, HAY
Luận án: Công tác dân vận giai đoạn hiện nay ở Tây Nguyên, HAY
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1181 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1181 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1181 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1181 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
 
181a
181a181a
181a
 
183 in
183 in183 in
183 in
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1119
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1119Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1119
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1119
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1139 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1139 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1139 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1139 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1175 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1175 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1175 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1175 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1035 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1035 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1035 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1035 –vanhien.vn
 
Văn hóa phật giáo, số 278, ngày 01 08 2017-1
Văn hóa phật giáo, số 278, ngày 01 08 2017-1Văn hóa phật giáo, số 278, ngày 01 08 2017-1
Văn hóa phật giáo, số 278, ngày 01 08 2017-1
 
Báo Công an Nghệ An số 2841
Báo Công an Nghệ An số 2841Báo Công an Nghệ An số 2841
Báo Công an Nghệ An số 2841
 

More from Hán Nhung

More from Hán Nhung (9)

Chương trình tặng quà cao sâm
Chương trình tặng quà cao sâmChương trình tặng quà cao sâm
Chương trình tặng quà cao sâm
 
180
180180
180
 
177
177177
177
 
171
171171
171
 
169 in
169 in169 in
169 in
 
167
167167
167
 
163 chuyen in
163 chuyen in163 chuyen in
163 chuyen in
 
Tan xuan
Tan xuanTan xuan
Tan xuan
 
135p
135p135p
135p
 

C huyen in so 123

  • 1. Số 123 tháng 6/2016 thbmekong@gmail.com tbmekong@yahoo.com www.vilacaed.org.vn Phát hành thứ 5 hàng tuần Hotline: 091 4851538 090 9933888 098 7612850 Cờ Đỏ - Cần Thơ: Chiếc điện thoại “phản chủ” tố cáo bà trùm lô đề lớn nhất miền TâyT.20 ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG: Lo Lắng Nhà Máy Đổ Hơn 28.000 Tấn Xút Mỗi Năm Ra Sông Hậu T.16 T.15 Vĩnh Long: Dân khốn đốn vì trại nuôi heo xả chất thải làm ô nhiễm T.05 TP.Hồ Chí Minh: Trăn Trở Cùng Khởi Nghiệp T.13 Cuộc đời & Tình yêu của ông “Vua nhạc sến” VINH SỬ: Kỳ 3: Tình đời tan vỡ & Con đường đến “tán gia bại sản” AN GIANG: Cây dừa hình long phụng khiến giới chơi cây cảnh Miền Tây phát sốt T.18
  • 2. 02 Số 123 - Tháng 6/2016THEO DÒNG THỜI SỰ Giá bán tại Việt Nam: 4.800đ Tổng Biên tập: Lại Thanh Bình Phó Tổng Biên tập: Hồ Minh Sơn Văn phòng đại diện phía Nam: Tầng 8, Số 18A đường Nam Quốc Cang, P.Phạm Ngũ Lão, Q.1, TP.HCM. ĐT: 08.6679.2468 Văn phòng đại diện tại Cần Thơ và ĐBSCL: Số 9/10 Đại lộ Võ Văn Kiệt, Khu vực 7, phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, TP.Cần Thơ. Văn phòng đại diện tại Đà Nẵng: 148A Lê Đình Lý, Q.Thanh Khê, TP.Đà Nẵng. Văn phòng đại diện tại Tây Nguyên: 250/31 đường Phan Chu Trinh, P.Tân Lợi, TP.Buôn Mê Thuột, tỉnh Đaklak. Tài khoản: 0521101078008, ngân hàng TMCP Quân đội. Giấy phép hoạt động báo chí: Số 1144/GP-Bộ TT&TT, ngày 25/7/2011 In tại: Xí nghiệp In 2 - CTy TNHH MTV In Ba Đình - Bộ Công An Đơn vị phát hành: Cty TNHH Truyền thông Mỹ Phúc. ĐC: 205 Võ Thị Sáu, P.7, Q.3, TP.HCM. ĐT: 08.38249001 Trụ sở: Tầng 7, số 65, Văn Miếu, Q.Đống Đa-Hà Nội (Bộ Kế hoạch & Đầu tư) Văn phòng Ban Biên tập: Tầng 01, Cung Triển lãm Kiến trúc Quy hoạch Xây dựng Quốc gia, Đỗ Đức Dục - Mỹ Đình - Nam Từ Liêm - Hà Nội. ĐT: 08049573 - 08049574 - 08049575. Fax: 08049575 Thủ tướng Chính phủ đồng ý ủy quyền Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trình Chủ tịch nước xem xét tặng quà cho đối tượng người có công với Cách mạng nhân dịp kỷ niệm 69 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2016). Mức quà tặng theo phương án trình Chủ tịch nước được chia thành 2 loại: 400.000 đồng và 200.000 đồng. Theo đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, mức quà 400.000 đồng để tặng quà cho các đối tượng sau: Bà mẹ Việt Nam anh hùng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng; Thân nhân liệt sĩ đang hưởng trợ cấp tuất nuôi dưỡng hàng tháng; thân nhân hai liệt sĩ trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hàng tháng; Thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động do thương tật, bệnh tật từ 81% trở lên (bao gồm cả những thương binh loại B được công nhận từ trước ngày 31/12/1993) đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng; Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng. Mức quà 200.000 đồng để tặng cho thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động do thương tật, bệnh tật từ 80% trở xuống (bao gồm cả những thương binh loại B được công nhận từ trước ngày 31/12/1993) đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng. Thương binh đang hưởng chế độ mất sức lao động; đại diện thân nhân chủ yếu của liệt sĩ (bố, mẹ; vợ, chồng; con; người có công nuôi dưỡng liệt sĩ); đại diện gia đình thờ cúng liệt sĩ (anh, em, người được họ tộc ủy nhiệm việc thờ cúng liệt sĩ); người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng lao động từ 80% trở xuống đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng. Tổng kinh phí để tặng quà cho đối tượng người có công với cách mạng nhân dịp kỷ niệm 69 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2016) là hơn 397,7 tỷ đồng. Khoản kinh phí này đã được bố trí trong kế hoạch Ngân sách Nhà nước năm 2016. TheoChinhphu.vn Sáng19/6,tạiTP.BuônMaThuột,Ủyviên Bộ Chính trị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã làm việc với Ban Chỉ đạo Tây Nguyên. ÔngTrầnViệtHùng,PhóTrưởngBanthường trực Ban Chỉ đạo Tây Nguyên cho biết, thời gian qua, Ban Chỉ đạo đã tăng cường kiểm tra, giám sát một số vấn đề lớn như thủy điện, bố trí đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho nhân dân vùng dự án, kiểm tra việc quản lý bảo vệ rừng, kết cấu hạ tầng giao thông Tây Nguyên. Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nguyên đã phối hợp với các Bộ, ngành, 5 tỉnh Tây Nguyên tổ chức các cuộc xúc tiến đầu tư vào vùng; đã nghiên cứu, đề xuất việc liên kết phát triển vùng. “Đây là vấn đề khó, hiện nay, các cơ chế, chính sách chưa thể hiện rõ việc phát triển liên kết vùng. Nhưng chúng tôi xác định khó cũng phải làm, nên đã phối hợp với 5 tỉnh Tây Nguyên, với sự ủng hộ của nhiều Bộ, ban, ngành, tiến hành lựa chọn các vấn đề để liên kết vùng là du lịch, nông nghiệp và giao thông vận tải”, ông Trần Việt Hùng cho biết. Về phương hướng thời gian tới, Ban Chỉ đạo Tây Nguyên xác định tập trung nghiên cứu, đề xuất cơ chế đặc thù về quỹ phát triển kết cấu hạ tầng. Theo ông Trần Việt Hùng, hiện nay cơ sở hạ tầng, nhất là các trục quốc lộ, tỉnh lộ cơ bản đã hoàn thiện nhưng phần lớn phục vụ dân sinh, chưa đáp ứng tốt yêu cầu phát triển kinh tế của vùng. Bên cạnh đó, tiếp tục nghiên cứu giải pháp để tăng cường liên kết vùng, phối hợp với các Bộ, ngành chức năng tổng kết, đánh giá các cơ chế, chính sách đã ban hành để làm căn cứ, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ ban hành các chính sách mới phù hợp với điều kiện Tây Nguyên; đôn đốc việc thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng về đổi mới, sắp xếp các nông lâm trường quốc doanh, tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc bảo vệ, phát triển rừng. Cơ quan thường trực Ban Chỉ  đạo Tây Nguyên cũng đề xuất đưa việc xây dựng các hồ đập nhỏ vào chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới bởi “theo các nhà khoa học, nếu xây dựng các hồ đập nhỏ gắn với nơi có điều kiện tích nước vào mùa mưa thì tăng khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu”, ông Trần Việt Hùng bày tỏ. Phát biểu tại buổi làm việc, biểu dương Ban Chỉ đạo Tây Nguyên có nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả, tham mưu cho Đảng, Nhà nước ban hành nhiều chủ trương, chính sách phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị thời gian tới Ban Chỉ đạo tập trung vào một số vấn đề, trước hết là vấn đề đất đai. “Cần tạo điều kiện tốt hơn cho người dân có đất ổn định cuộc sống lâu dài ở Tây Nguyên”, Thủ tướng nhấn mạnh. Vấn đề thứ hai cần quan tâm là nước và rừng, trong đó, cần đặc biệt quan tâm gìn giữ, phục hồi rừng Tây Nguyên, giữ lại màu xanh cho vùng. Thứ ba là giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, từ đó, tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững. Nhấn mạnh Đảng, Nhà nước đang tiếp tục kiện toàn và củng cố các Ban Chỉ đạo trên địa bàn cả nước, đáp ứng nhiệm vụ và yêu cầu trong tình hình hiện nay, Thủ tướng đề nghị Ban Chỉ đạo Tây Nguyên cùng lãnh đạo các tỉnh trong khu vực phối hợp chặt chẽ trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, trong đó chú trọng tạo điều kiện thuận lợi để phát triển doanh nghiệp, làm giàu từ những thế mạnh của vùng, nhân rộng những mô hình sản xuất hiệu quả kinh tế cao; giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo; xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh, nhất là tại các buôn làng, gắn với thực hiện tốt chính sách dân tộc, tôn giáo, xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc, góp phần đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội...Ban Chỉ đạo và các tỉnh phải coi trọng công tác đào tạo, quy hoạch cán bộ giỏi cho vùng, coi đó là tiền đề quan trọng để phát triển Tây Nguyên. TheoChinhphu.vn Thủ tướng làm việc với Ban Chỉ đạo Tây Nguyên Đức Tuân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: “Cần tạo điều kiện tốt hơn cho người dân có đất ổn định cuộc sống lâu dài ở Tây Nguyên”. Ảnh: VGP/Quang Hiếu Bắt đầu từ 7h sáng 20/6, đã diễn ra lễ viếng Đại tá, phi công Trần Quang Khải tại Nhà tang lễ Bệnh viện Quân y 4, Quân khu 4 (đường Lê Viết Thuật, xã Hưng Lộc, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An). Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, các Phó Thủ tướng, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ gửi vòng hoa viếng. Đoàn Chính phủ do Phó Thủ tướngTrịnhĐìnhDũng,ChủtịchỦyban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn làm trưởng đoàn đã đến viếng Đ/c Trần Quang Khải và chia buồn cùng gia quyến. Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn, dẫn đầu đoàn Chính phủ viếng Đ/c Trần Quang Khải. Ảnh: VGP/Xuân Tuyến Trong niềm xúc động, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng ghi sổ tang: “Vô cùng thương tiếc Đại tá Trần Quang Khải đã anh dũng hy sinh trong khi làm nhiệm vụ. Sự hy sinh của đồng chí càng tô thắm thêm cho lá cờ truyền thống vẻ vang của không quân nhân dân Việt Nam anh hùng của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Xin vĩnh biệt đồng chí. Chúc đồng chí an giấc nghìn thu. Xin chia buồn sâu sắc đến gia đình đồng chí”. Đoàn Quân uỷ TW, Bộ Quốc Phòng do Đ/c Thượng tướng Lương Cường, Bí thư TW Đảng, Chủ nhiệm Tổng Cục Chính trị đến viếng và chia buồn cùng gia quyến Đ/c Trần Quang Khải. Đoàn Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnhNghệAndoĐ/cNguyễnĐắcVinh, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh viếng Đ/c Trần Quang Khải. Đồng thời có nhiều đoàn đại biểu của quân đội, các địa phương và nhân dân đến viếng Đ/c Trần Quang Khải. Sau lễ viếng, lễ truy điệu Đại tá Trần Quang Khải diễn ra vào hồi 9h30 đến 10h ngày 20/6/2016. Thi hài được đưa từ TP.Vinh, Nghệ An về quê thôn Tân Văn 2, xã Tân Dĩnh, huyện Lạng Giang, Bắc Giang. Lễ viếng tại quê nhà được tổ chức từ 18h ngày 20/6/2016 (tức ngày 16/5 năm Bính Thân) đến 7h30 ngày 21/6/2016 (tức ngày 17/5 năm Bính Thân). Đưa tang vào hồi 8h ngày 21/6/2016 và hỏa táng tại Đài hóa thân Hoàn Vũ, Văn Điển, Thanh Trì, TP. Hà Nội. Lễ an táng vào hồi 17h ngày 21/6/2016 tại Nghĩa trang liệt sĩ xã Tân Dĩnh, huyện Lạng Giang, Bắc Giang. TheoChinhphu.vn Thủ tướng, các Phó Thủ tướng viếng Đại tá Liệt sĩ Trần Quang Khải Xuân Tuyến Dànhhơn397,7tỷđồngtặngquàchongườicócông Phan Hiển
  • 3. 3Số 123 - Tháng 6/2016 0SỰ KIỆN - TIÊU ĐIỂM Tình trạng đường làm cao hoặc thấp hơn nhà dân quá nhiều gây ra không ít khó khăn trong sinh hoạt và kinh doanh của ngườidântạimộtsốtuyếnđường, thuộc địa bàn TP.HCM. Giải pháp cấpthiếtđượcSởGTVTTPđưara hiện nay là xây dựng bậc thang, để “hài hòa cao độ” và kiểm soát đượcmứctriềucường. *Nơi nhà thấp đường cao Vừa qua, Đồng chí Đinh La Thăng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM trong buổi làm việc với lãnh đạo huyện Nhà Bè, đã chất vấn ông Bùi Xuân Cường - Giám đốc Sở Giao thông - Vận tải về tình trạng đường làm cao hoặc thấp hơn nhà dân gây khó khăn trong sinh hoạt của dân. Điển hình như tại đường Kinh Dương Vương, quận Bình Tân, người dân đang phải sinh sống vô cùng khổ sở, vì bức tường cao gần 2m chắn trước cửa, khiến cuộc sống sinh hoạt gặp khó khăn và xáo trộn. Theo tìm hiểu, đây là một trong những tuyến đường thường xuyên “ngập chìm trong biển nước” sau mỗi trận mưa lớn kéo đến. Giải thích vấn đề này, ông Bùi Xuân Cường - Giám đốc Sở GTVT TP.HCM cho biết: “Dự án này đã được Khu quản lý giao thông số 1 thông tin về độ cao cốt nền cho UBND quận Tân Bình từ khoảng năm 2008. Nhiều năm sau đó, dự án này mới được khởi công. Vì vậy, việc cung cấp thông tin cho dân thế nào là việc của quận. Tuy nhiên, việc cung cấp thông tin được triển khai thế nào, ra sao, dẫn đến người dân không hề biết được cốt nền dẫn đếnviệcxâynhàhầunhưlàdựđoán, nhắm chừng là chính, do vậy khi mỗi năm nhìn thấy đường được nâng cấp lên cao hơn? Nhiều căn nhà đã nằm trong hoàn cảnh “hô biến” nhà thành hầm, gây nhiều khó khăn trong việc kinh doanh và sinh hoạt”. *Nơi nhà cao đường thấp Ông Bùi Xuân Cường khẳng định, Lãnh đạo UBND TP.HCM đã tiến hành kiểm tra và sẽ có biện pháp xử lý hài hòa, đảm bảo cuộc sống cho người dân. Trước mắt, đối với nhà dân đang xây sẽ được đề nghị kịp thời hạ cốt xuống. Đối với đường đang làm sẽ có những bậc thang kết nối lên nhà dân, hoặc làm đường gom, mỗi đoạn 5-6 hộ sẽ có đường đi xuống. Đồng thời, trên tinh thần là phải “hài hòa cao độ” và kiểm soát được mức triều cường. Tuy nhiên, vấn đề vướng mắc lớn nhất, tính đến thời điểm hiện nay là chưa thể kiểm soát được triều cường. Vì vậy, cứ mỗi khi triều cường dâng cao thì tiến hành nâng cấp đường. Hộ dân nào đủ điều kiện thì “nâng cấp” nền nhà theo, còn hộ nào khó khăn thì đành phải chịu cảnh “sống chung với lũ”. Hiện, trên địa bàn TP còn có nhiều tuyến đường thấp hơn nhà khá nhiều cũng khiến người dân gặp khó khăn trong cuộc sống. Cụ thể, đường Hồng Hà, đường Phạm Văn Đồng (đoạn qua công viên Gia Định đến đường Trường Sơn), là tuyến đường thuộc dự án Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngoài được bàn giao cho chủ đầu tư từ năm 2005. Sau khi nghe trình bày hướng giải quyết của Sở GTVT, Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng nhấn mạnh, Sở này trong quá trình triển khai dự án phải cung cấp thông tin công khai, rõ ràng cho người dân, báo chí để bà con biết cao độ của các tuyến đường và có sự điều chỉnh cốt nhà phù hợp, tránh tình trạng đường cao hơn hoặc thấp hơn nhà quá nhiều, gây khó khăn trong sinh hoạt của dân. TP.Hồ Chí Minh: Quy hoạch đường và nhà “vênh” nhau cao Việt An Cầu Ghềnh mới dự kiến sẽ hoàn tất trong vào ngày 26/6. Đơn vị thi công cầu Ghềnh (Cienco 1)  sẽ di chuyển nhịp cầu bằng thép đến công trường rồi dùng hệ thống cẩu, kích để nâng, đặt vào trụ bê tông. Hiện, hạng mục dầm cầu và 3 nhịp cầu Ghềnh đang được lắp ráp tại thành phố Biên Hòa. Đến trưa 17/6 vừa qua, đơn vị thi công đã tổ chức lắp đặt nhịp đầu tiên của cầu Ghềnh bắc qua sông Đồng Nai (TP.Biên Hòa, Đồng Nai). Hạng mục công trình nặng hàng trăm tấn, dài 75m đã được chuyển đến công trường bằng sà lan. Đến 15h cùng ngày, nhịp này được đặt lên trụ tạm bằng thép. Tại đây, đơn vị thi công tổ chức căn chỉnh vị trí , sau đó dùng hệ thống cẩu và kích nâng đưa nhịp mới vào trụ bê tông. Ông Ngô Anh Tảo, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, cho biết dự án thi công trong điều kiện gấp rút nên các đơn vị thực hiện phải lên phương án, kế hoạch cẩn thận. Từng chi tiết, từng hạng mục được thực hiện với độ chính xác cao. Hạng mục cầu có trọng lượng lớn, nên việc di chuyển và lắp đặt phải thực hiện cẩn trọng. Khuvựcdựánchịutácđộngbởidòng chảy lên xuống của thủy triều, nên việc di chuyển chỉ thực hiện trong thời gian nước đứng. Để đẩy nhanh tiến độ một cách tối đa, khoảng 250 công nhân thi công cầu đã phải làm việc cả ngày lẫn đêm. Tiến độ dự án đang được kiểm soát tốt, đảm bảo chất lượng và an toàn. Theo dự kiến, sau khi lắp đặt nhịp đầu tiên, đơn vị thi công tiếp tục công việc với nhịp 2 và 3 theo trình tự từ Bắc vào Nam. Dự kiến, việc lắp đặt cầu sẽ hoàn tất vào ngày 25/6 và chính thức thông tàu vào ngày 26/6. Trước đó sự cố giao thông đường thủy xảy ra vào 11h30 ngày 20/3 khi chiếc sà lan nặng 800 tấn va vào trụ cầu Ghềnh bắc qua sông Đồng Nai. Sau khi xảy ra sự cố nói trên, Bộ trưởng Bộ GTVT, ông Trương Quang Nghĩa đã trực tiếp chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ cầu Ghềnh mới. Tân Bộ trưởng cũng đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Đồng Nai, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam và các bên liên quan. Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa chỉ đạo mọi đơn vị dồn sức cho việc khắc phụcsựcố,hạnchế,giảmthiểuthiệt hại cho nền kinh tế nói chung và thể hiện được trách nhiệm, năng lực của ngành GTVT. Ông Nghĩa nhấn mạnh: "Rút ngắn thi công sớm, có thể giảm thiệt hại của nền kinh tế được khoảng từ 6-10 tỷ đồng/ngày, vì vậy tất cả phải nêu cao tinh thần trách nhiệm" - ông Nghĩa nói. Đồng Nai: Cầu Ghềnh mới sắp hoàn tất Hoàng Thiên Thực hiện mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, những năm qua Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư của các tỉnh thành vùng ĐBSCL đã bám sát chiếnlượccủangànhvàđạtđược những thành tựu đáng ghi nhận. Việc quy hoạch sản xuất có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với từng vùng sinh thái; phát triển ng- hiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học kỹ thuật, triển khai các mô hình sản xuất theo các tiêu chuẩn GAP, VietGAP, GlobalGAP, cánh đồng lớn, các mô hình sản xuất nông nghiệp sạch nâng cao chất lượng sản phẩm, uy tín thương hiệu sản phẩm nông nghiệp Việt Nam trên trường quốc tế. Bên cạnh đó, cần chú trọng đến việc đào tạo nhân lực cho ngành nông nghiệp, nông thôn, tập trung vào những ngành nghề là thế mạnh của từng địa phương, đáp ứng nhu cầu sản xuất trước mắt cũng như khả năng chuyển dịch cơ cấu lao động sẽ xảy ra trong quá trình tái cơ cấu phát triển ngành nông nghiệp, phấn đấu vì nền nông nghiệp xanh, sạch và phát triển bền vững... Ông Cao Đức Phát, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT yêu cầu các cấp, ngành, địa phương trong vùng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của nông nghiệp, nông dân, nông thôn, của tái cơ cấu phát triển ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. ĐBSCL gồm 13 tỉnh thành, chiếm 12% diện tích cả nước nhưng chiếm tới 27,2% diện tích đất nông nghiệp, có 3 vùng sinh thái mặn, ngọt, lợ, tiềm năng phát triển nông nghiệp là rất lớn. Là vùng nông nghiệp lớn nhất cả nước, vùng này có mức đóng góp 40,7% trong giá trị sản xuấtnônglâmngưnghiệp;53,4%sản lượng thóc, 70% sản lượng trái cây, 68,7% sản lượng thủy sản, 90% sản lượng gạo xuất khẩu và chiếm 70% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước. Vì vậy, chất lượng và sự bền vững của tăng trưởng nông nghiệp Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng là vấn đề cần được cả hệ thống chính trị, mọi cấp, ngành quan tâm để tiếp tục phát triển có năng suất, chất lượng và hiệu quả bền vững. Tiến sĩ Phan Huy Thông - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho rằng các chương trình khuyến nông thời gian qua phù hợp nhu cầu thực tế, góp phần phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, đời sống người dân. Công tác khuyến nông cũng được xác định là một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Việc khai thác lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới, tập trung phát triển sản phẩm có lợi thế so sánh, giá trị gia tăng cao, bảo đảm các tiêu chuẩn theo yêu cầu xuất khẩu, có khả năng tham gia hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu. Bảo vệ và sử dụng linh hoạt, hiệu quả đất trồng lúa. Khuyến khích tích tụ, tập trung ruộng đất, phát triển các vùng sản xuất quy mô lớn với hình thức đa dạng, phù hợp quy hoạch và điều kiện từng vùng, đặc điểm của từng sản phẩm. Xây dựng Nông thôn mới ở ĐBSCL: Khuyến nông góp phần tái cơ cấu nông nghiệp Thanh Vũ - Chí Nhân Ban Biên tập Báo Thời báo MeKong xin Trân trọng cảm ơn các Bộ, Ban, Ngành; các Cơ quan, Đoàn thể; Đơn vị, Địa phương, các Doanh nghiệp, Tập thể, Cá nhân… đã chia vui với Báo nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. Trân trọng! LỜICẢMƠN!
  • 4. 04 Số 123 - Tháng 6/2016SỰ KIỆN - TIÊU ĐIỂM ĐólàchủđềmàLãnhđạotỉnhĐồngTháp gửi đến 34 cơ quan thông tấn, báo chí trong buổi họp mặt kỷ niệm 91 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/1925 - 21/06/2016) tại Hội trường UBND tỉnh Đồng Tháp vào sángngày18/6vừaqua.Đếnthamdựbuổihọp mặtcóBíthưTỉnhủyLêMinhHoan,Chủtịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Dương, lãnh đạo các Sở ban nghành trong tỉnh cùng hơn 70 Nhà báo, Phóng viên trong và ngoài tỉnh. Tại buổi họp mặt lần này, Đ/c Châu Hồng Phúc - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đồng Tháp, đã nêu ra những điểm nổi bật mà tỉnh nhà đạt được trong 6 tháng đầu năm 2016. “Mặc dù điều kiện nắng hạn kéo dài, gây khó khăn chung cho sản xuất nông nghiệp nhưng Đồng Tháp vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm đạt 6,02%. Đặc biệt Đồng Tháp là tỉnh đi đầu cả nước thực hiện Đề án tái cơ cấu nghành nông nghiệp, kết quả thực hiện đề án đã giúp nông dân tỉnh nhà giảm giá thành sản xuất từ 10-20%, tăng thêm lợi nhuận từ 3-4 triệu đồng/ha/vụ so với sản xuất truyền thống. Các mặt hàng gạo đặc sản và trái cây đã xây dựng nhiều thương hiệu nổi tiếng trên thị trường và xuất khẩu sang các nước như: Singapore, Hàn Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Newzealand, Nga, Mỹ…” - ông Phúc thông tin. Thời gian qua, tỉnh Đồng Tháp đã tạo lập nhiều kênh thông tin kết nối với doanh nghiệp: thăm viếng, mở hộp thư điện tử, mạng xã hội, tổ chức điểm hẹn doanh nhân, cà phê doanh nghiệp cùng kết hợp với nhiều mô hình cải cách hành chính có hiệu quả thiết thực như: “Nụ cười công sở”; “3 trong 1”; “Ngày thứ 6 nghe dân nói”; “Đánh giá trực tuyến sự hài lòng của người dân đối với công chức”…nhằm giải quyết kịp thời các vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và nhân dân phát triển sản xuất kinh doanh. Phóng viên các báo đã đưa ra những câu hỏi đóng góp xây dựng với Lãnh đạo tỉnh về những quyết sách của tỉnh Đồng Tháp trong 6 tháng cuối năm, Chủ tịch UBND tỉnh vui vẻ trả lời và chỉ đạo người đứng đầu các Sở, ban, nghành tạo điều kiện thuận lợi để Nhà báo, Phóng viên khi đến liên hệ công việc theo đúng pháp luật. Tất cả Nhà báo, Phóng viên đều hài lòng với những câu trả lời của Lãnh đạo tỉnh và tỏ ra rất thú vị khi đến tác nghiệp ở tỉnh Đồng Tháp. Cuối buổi họp mặt, Bí thư Tỉnh ủy Lê Minh Hoan đã gửi lời thăm hỏi và chúc mừng tất cả Nhà báo, Phóng viên nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. Trong dịp này, có 6 cơ quan thông tấn Báo chí trong, ngoài tỉnh và 8 cá nhân được khen thưởng. Trong đó, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Văn Dương trao Bằng khen và Logo biểu trưng của tỉnh Đồng Tháp cho Nhà báo Nguyễn Văn Lập - Báo Thời báo Mêkông đã có nhiều đóng góp trong công tác thông tin, tuyên truyền các đề án, nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh. Đồng Tháp: Thông tin đa chiều - Cuộc sống đa sắc Thu Hoài Nhà báo Nguyễn Văn Lập - Báo Thời Báo Mêkông (người đứng thứ 3 từ phải qua) được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen và Logo biểu trưng của tỉnh Đồng Tháp Phòng chống tai nạn, thươngtích,tạomôitrườngsống an toàn, lành mạnh cho trẻ em trong những tháng hè là nhiệm vụ trọng tâm, đây không chỉ là nhiệm vụ của riêng cha mẹ, gia đình hay cơ quan chức năng, mà là trách nhiệm của toàn xã hội. Dịp nghỉ hè luôn là thời điểm được các em học sinh háo hức chờ đợi, bởi đây là thời gian các em tạm gác lại chuyện đèn sách, được cha mẹ cho đi tham quan, du lịch và được cùng với bạn bè vui chơi thoả thích. Tuy nhiên, dịp nghỉ hè cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra tình trạng trẻ em bị tai nạn, thương tích…mà nguyên nhân từ nhiều hướng khác nhau. Những tai nạn này có phần trách nhiệm của người lớn trong quản lý, chăm sóc, giám sát các hoạt động vui chơi của trẻ. Liên tiếp có những vụ tai nạn đuối nước thương tâm đối với các em HS tại nhiều địa phương trên cả nước như dịp cận hè mới đây. Con số thương vong về vấn đề này tập trung ở các địa phương ven biển, gần sông, hồ. Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2016, tại Bà Rịa - Vũng Tàu đã có 2 em tử vong do đuối nước. Điểm chung của những vụ tai nạn thương tâm này đều là do các em HS tự xuống sông, hồ tắm, như vụ 9 em HS lớp 6 chết đuối ở sông Trà Khúc, thuộc tỉnh Quảng Ngãi, vụ 4 HS tắm sông ở tỉnh Quảng Nam, hay vụ 3 HS đi tắm hồ ở tỉnh Đắc Nông bị tử vong… Nhằm kiểm soát tình hình tai nạn, thương tích trẻ em, đặc biệt là tai nạn đuối nước và tai nạn giao thông, bảo đảm an toàn cho trẻ em, hạnh phúc của gia đình và xã hội, mục tiêu cụ thể của “Chương trình phòng chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2016-2020” vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đã nêurõ:Phấnđấu5.000.000ngôinhà thuộc các hộ gia đình có trẻ em đạt tiêu chí “Ngôi nhà an toàn”; 10.000 trường học đạt tiêu chuẩn “Trường học an toàn”; 300 xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn “Cộng đồng an toàn”; giảm 25% số trẻ em tử vong do tai nạn giao thông đường bộ so với năm 2015; Giảm 6% số trẻ em tử vong do đuối nước so với năm 2015; 90% trẻ em trong độ tuổi tiểu học và trung học cơ sở biết các quy định về ATGT, 40% trẻ em trong độ tuổi tiểu học và THCS biết kỹ năng an toàn trong môi trường nước; 90% trẻ em sử dụng áo phao khi tham gia giao thông đường thủy; 100% tỉnh, thành phố trực thuộc TW triển khai thí điểm chương trình bơi an toàn cho trẻ… Theo số liệu thống kê năm 2015 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm Việt Nam có hơn 11.500 trẻ em bị đuối nước, cao vào hàng thứ 2 trên thế giới. Đuối nước được xác định là 1 trong 5 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em. Mặc dù vậy, nhận thức chung của người dân và toàn xã hội về vấn đề này vẫn còn hạn chế, lơ là và nhiều khi còn bị xem nhẹ. Sự thiếu quan tâm, không thường xuyên giám sát, nhắc nhở của gia đình, nhà trường và xã hội là nguyên nhân chính dẫn đến tỷ lệ đuối nước cao ở trẻ em. Thực tế cho thấy, có rất nhiều trường hợp trẻ bị đuối nước tập thể, dẫn tới tỷ lệ tử vong cao là do tâm lý hiếu động, ham vui, thích rủ nhau đi tắm biển, tắm sông, hồ… trong khi các em không biết bơi, thể lực còn yếu, không có các phương tiện cứu hộ, lại thiếu kỹ năng ứng phó khi gặp sự cố đuối nước. Mặt khác, môi trường sống xung quanh trẻ còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ không an toàn, nhiều khu dân cư, trường học gần sông, hồ không có rào chắn, nhiều hố nước sâu xuất hiện trong mùa mưa tại các công trình khai thác đất, đá, cát... Có thể thấy rằng, việc phòng chống tai nạn, thương tích, tai nạn đuối nước và TNGT cho trẻ em trong dịp hè được coi là vấn đề cấp bách, cần sự quan tâm của toàn xã hội và cần được triển khai quyết liệt với sự phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể địa phương trong việc tuyên truyền, giáo dục nhắc nhở cho trẻ em và các bậc phụ huynh về ý thức phòng, chống tai nạn, thương tích, tai nạn đuối nước và TNGT. Nhưvậy,đểđảmbảoantoàncủa trẻemtrongnhữngthánghè,đặcbiệt là hạn chế đến mức thấp nhất những tai nạn thương tâm do đuối nước, các cấp chính quyền, các đoàn thể xã hội cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo và nâng cao trách nhiệm trong công tác phòng, chống đuối nước cho các em. Tăng cường hơn nữa công tác giáo dục truyền thông, nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng phòng chống đuối nước cho các hộ gia đình, xây dựng môi trường sống an toàn cho trẻ em, dạy bơi cho trẻ, dạy kỹ năng sống và kỹ năng an toàn dưới nước, đẩy mạnh xã hội hóa công tác dạy bơi. Mỗi gia đình hãy quan tâm, chăm sóc, tạo điều kiện cho các em biết bơi, biết bảo vệ mình trong môi trường nước ngay từ nhỏ. Để phòng đuối nước cho trẻ, việc đầu tiên và quan trọng nhất là dạy cho trẻ biết bơi. Các bậc cha mẹ cần trang bị kỹ năng bảo đảm an toàn, xử lý tình huống trong khi bơi cho các em học sinh. Các địa phương cần tiến hành xây dựng thí điểm, đánh giá và nhân rộng mô hình phòng chống đuối nước cho trẻ em. Đồng thời, phổ cập kỹ năng sơ, cấp cứu trẻ em bị đuối nước cho mạng lưới y tế cơ sở và đội ngũ cộng tác viên; phát triển mạng lưới dịch vụ bảo đảm an toàn cho trẻ em trong môi trường nước. Tích cực triển khai và mở rộng chương trình dạy bơi cho trẻ, nhất là trong “Tháng hành động vì trẻ em năm 2016” và xây dựng các mô hình “Ngôi nhà an toàn”, “Cộng đồng an toàn” trong từng khu phố, phường, xã, thị trấn. An toàn cho trẻ em trong kỳ nghỉ hè  Trung Kỳ - Văn Mười
  • 5. 05Số 123 - Tháng 6/2016 KINH TẾ - PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Chủ tịch UBND TP.HCM - Ông Nguyễn Thành Phong, đã cam kết sẽ đưa ra nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ mô hình quản lý, ứng dụng công nghệ, kết nối doanh nghiệp với ngân hàng...Do đó, ngoài các quỹ hỗ trợ khởi nghiệp từ các doanh nghiệp, UBND TP.HCM tiếp tục bố trí thêm 1.000 tỷ đồng để hỗ trợ, thúc đẩy các hoạt động khởi nghiệp của giới trẻ. *Lãnh đạo Thành phố hết mình với “khởi nghiệp” Sáng 17/6, ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP.HCM dự hội thảo “Khởi nghiệp tại Việt Nam: Cơ hội và thách thức thời kỳ hội nhập” doĐHKinhtếTP.HCMtổchức.Nhiềunhàkinhtế, doanh nghiệp và sinh viên đã tới tham dự hội thảo. Phát biểu mở đầu hội thảo, ông Nguyễn Thành Phong nhấn mạnh, TP.HCM luôn xác định khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo là yếu tố cốt lõi, tạo ra thành công của các doanh nghiệp ngày nay. Khởi nghiệp là một trong những khâu đột phá quan trọng nhằm thúc đẩy tiềm năng doanh nhân trẻ sáng tạo lập nghiệp, làm giàu cho chính mình và đóng góp cho sự thịnh vượng của TP. Người đứng đầu chính quyền TP.HCM cho rằng, khởi nghiệp là “mồi lửa” châm ngòi sức sáng tạo. Việc thôi thúc “ngọn lửa bùng cháy” đang là quyết tâm chung của toàn xã hội, trong đó có lãnh đạo TP, đồng thời nhần mạnh phải khởi nghiệp từ chính nội bộ các doanh nghiệp trẻ, đổi mới, áp dụng công nghệ thông tin để bắt kịp xu hướng phát triển. Thời gian tới, nhằm tạo môi trường kinh do- anh năng động, đồng thời đề xuất kiến tạo, thể chế, khuôn khổ, luật pháp và các hỗ trợ cần thiết cho khởi nghiệp, Chủ tịch UBND TP.HCM hứa sẽ tạo nhiều điều kiện, cơ chế, cải cách thủ tục hành chính, hướng tới chính quyền điện tử để rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính cho doanh nghiệp, đồng thời bài trừ giấy phép con, hàng gian, hàng giả, gian lận thương mại, tạo đà cho phong trào khởi nghiệp của TP thật sự phát triển. TP sẽ huy động mọi nguồn lực, tập trung đầu tư, xây dựng đồng bộ các công trình hạ tầng xã hội hiện đại. Tuyên truyền rộng rãi, thường xuyên về TPP, ASEAN, kiến thức về khởi nghiệp, quản trị doanh nghiệp cho học sinh, sinh viên. “Chúng tôi sẽ tạo điều kiện tốt nhất về cơ chế, thủ tục, vốn và kinh nghiệm cho các bạn trẻ sáng tạo, khởi nghiệp tại TP.HCM. Đợt này, UBND TP.HCM sẽ bố trí gói ngân sách 1.000 tỷ đồng từ ngân sách TP để hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp”, ông Phong khẳng định. Tại hội thảo, Quỹ Đầu tư khởi nghiệp và sáng tạo TP.HCM (HSIF) được ra mắt với số vốn ban đầu là 30 tỷ đồng. Quỹ do Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam TP.HCM khởi xướng, đồng sáng lập gồm Công ty Đầu tư tài chính Nhà nước TP.HCM(HFIC),NgânhàngThươngmạicổphần Sài Gòn-Hà Nội (SHB). Quỹ được hình thành với mong muốn hỗ trợ cho các doanh nghiệp khởi nghiệp tại TP.HCM và cả nước phát triển được dự án khởi nghiệp sáng tạo của mình, đóng góp chung vào sự phát triển cho TP, đất nước. Nguồn vốn của quỹ được hình thành từ các nhà đầu tư, doanh nghiệp, cá nhân góp vốn, với mục tiêu đến năm 2020 đạt quy mô nguồn vốn là 100 tỷ đồng. *Phát huy nội lực và không ngừng học hỏi Tại hội thảo lần này, nhiều chuyên gia kinh tế cũng mong sẽ có nhiều chương trình đào tạo, lớp tập huấn, giảng dạy bồi dưỡng kiến thức cho các bạn trẻ nhiều hơn về khởi nghiệp, kỹ năng thành lập doanh nghiệp để ai cũng nắm vững kiến thức trước khi bắt tay làm. Đồng tình với ông Nguyễn Thành Phong, nhiềudoanhnghiệpbổsung,ởnhiềuquốcgiagiàu mạnhthìgiáodụctinhthầnkhởinghiệpđượcchú trọng ngay trên ghế nhà trường. GS.TS Nguyễn Trọng Hoài - Phó Hiệu trưởng Đại học Kinh tế TP.HCM chia sẻ, việc mở khóa đào tạo chuyên về khởi nghiệp được nhà trường ấp ủ từ nhiều năm nay. Sắp tới, nhà trường sẽ hoàn thiện và đưa khởi nghiệp thành một chuyên ngành đào tạo mang tên "Quản trị khởi nghiệp" để giảng dạy vào năm sau. Bà Trương Lý Hoàng Phi, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp cho rằng, rất nhiều ý tưởng khởi nghiệp từ sinh viên sáng tạo nhưng không nhiều trong đó có thể áp dụng vào thực tế. Từ đó, bà Phi mong muốn các chương trình đào tạo khởi nghiệp có thể giúp sinh viên thực tế hơn trong ý tưởng của mình. Còn Chủ tịch TP.HCM Nguyễn Thành Phong dẫn chứng, cuốn sách “Quốc gia khởi nghiệp” viết về sự phát triển thần kỳ của Israel từ lúc lập quốc cho đến khi trở thành quốc gia có nền công nghệ tiên tiến trên thế giới. Tại sao? Câu trả lời là đất nước của họ luôn có ý tưởng khởi nghiệp. Làm thế nào để có nhiều doanh nghiệp với tư duy năng động sáng tạo, sẵn sàng đón nhận kết quả nghiên cứu mới để “thương mại hóa”. Bên cạnh các vấn đề vĩ mô như cơ chế chính sách…còn có một điều tưởng chừng như đơn giản, song rất quan trọng, đó chính là khơi dậy tinh thần khởi nghiệp trong mỗi cá nhân, tổ chức. “Ở những quốc gia sản sinh ra những tập đoàn danh tiếng, giáo dục tinh thần khởi nghiệp được chú trọng ngay từ cấp tiểu học. Điển hình như nền kinh tế hùng mạnh của Nhật Bản hiện nay không phải chỉ dựa vào trụ cột là những tập đoàn lớn mà sương sống của nền kinh tế này còn gồm các doanh nghiệp vừa và nhỏ tạo thành. Họ thành công từ ngành công nghiệp hỗ trợ, từ doanh nghiệp Starup với chất lượng tuyệt hảo và đưa ra thị trường nhanh nhất những ý tưởng công nghệ mới”, ông Phong nhận xét. TP.Hồ Chí Minh: Trăn Trở Cùng Khởi Nghiệp Hoàng Thiên Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong phát biểu những quyết tâm của Thành phố dành cho khởi nghiệp Tại Đồng Nai, các doanh nghiệpvẫnluônthiếunguồnlao động, tuy tình trạng khó tuyển dụng lao động, cùng số lượng người tới Trung tâm dịch vụ việc làm thì ít, nhưng số lượng lao động nộp hồ sơ xin hưởng trợ cấp thất nghiệp vẫn không ngừng tăng. Chỉ trong những ngày đầu của tháng 5/2016, Đồng Nai đã có trên 4.700 người nộp đơn xin hưởng trợ cấp thất nghiệp, nâng tổng số người xin hưởng trợ cấp thất nghiệp trong 5 tháng đầu năm lên tới hơn 14,3 ngàn người. Phần lớn người lao động tới làm thủ tục không bị DN cho nghỉ việc, hay công ty không bị giải thể dẫn tới mất việc làm, mà do chủ động nghỉ việc để tìm một công việc tốt hơn. Trong thời gian tìm việc mới, người lao động tranh thủ làm thủ tục xin hưởng trợ cấp thất nghiệp rồi mới đi tìm việc mới, cho dù tìm việc mới không quá khó khăn vì lúc nào cũng có DN tuyển dụng. Theo  ông Phan Đình Phước - ViệnNghiêncứupháttriểnTP.HCM, nhận định: Nhu cầu tìm việc của người lao động luôn cao hơn so với nhu cầu nhà tuyển dụng, thế nhưng DN vẫn than khát lao động, mà tình trạng nộp đơn xin hưởng trợ cấp thất nghiệp lại tăng cao. Như vậy, quy định về hưởng trợ cấp thất nghiệp còn khá “thoáng” nên không ngăn nổi tình trạng “thất nghiệp ảo”. Một cán bộ tư vấn việc làm của Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh cho hay, nhiều người tới khai báo tình trạng thất nghiệp, được tư vấn giới thiệu việc làm ở công ty mới với mức lương caohơnnhưngvẫnkhăngkhănglàm hồ sơ xin hưởng trợ cấp thất nghiệp. Thậm chí, rất nhiều trường hợp làm hồ sơ xin hưởng trợ cấp thất nghiệp, nhận đủ chế độ sau đó trở lại chính công ty cũ để làm việc. Tìm hiểu của P/V thì thực tế thống kê của Phòng Bảo hiểm thất nghiệp, mỗi tháng trung bình có từ 2.800-3.000 người tới đăng ký hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp, trong đó 90% là lao động phổ thông. Độ tuổi người lao động xin nghỉ việc để làm hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp phổ biến từ 25-40 tuổi. Đây được cho là độ tuổi dễ tìm được việc làm trở lại nếu như bị DN cho nghỉ việc hoặc do công ty phá sản, giải thể. Trong khi đó, độ tuổi ngoài 40 xin hưởng trợ cấp thất nghiệp lại rất ít. Tình trạng thất nghiệp ảo để xin hưởng chế độ trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp gây ra nhiều hệ lụy cho cả cơ quan bảo hiểm xã hội, DN lẫn người tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Cụ thể, BHXH sẽ phải chi nhiều tiền hơn, DN bị thiếu hụt lao động. Ông Huỳnh Ngọc Long, Giám đốc Trung tâm dịch vụ việc làm Đồng Nai cho rằng, bảo hiểm thất nghiệp là chế độ trợ cấp giúp người thất nghiệp bớt khó khăn trong lúc mất việc làm thực sự, rơi vào tình trạng bất khả kháng. Những lao động đã có việc làm ổn định, chế độ thâm niên cao thì không nên chỉ vì vài tháng tiền trợ cấp thất nghiệp mà bỏ việc để xin hưởng chế độ, sẽ mất đi quyền lợi cả trước mắt lẫn lâu dài của mình và DN. Điển hình, chỉ trong 5 tháng đầu năm, việc tập trung rà soát đối tượng hưởng bảo hiểm thất nghiệp, Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Đồng Nai đã hủy quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp của 479 trường hợp, trong đó có nhiều trường hợp có việc làm mới nhưng không khai báo mà vẫn tiếp tục “âm thầm” lãnh chế độ trợ cấp thất nghiệp. Đây được coi là hành vi trục lợi chế độ bảo hiểm thất nghiệp, tuy nhiên tới nay vẫn chưa có chế tài để ngăn chặn hữu hiệu. Đồng Nai: Doanh Nghiệp Thiếu Công Nhân, Lao Động Vẫn Thất Nghiệp  Thuỳ Duyên - Đăng Kiều
  • 6. 06 Số 123 - Tháng 6/2016KINH TẾ - PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Lễ phát động thi đua trên công trường Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1, và khánh thành Cảng nhập thiết bị thuộc Trung tâm điện lực Sông Hậu, tỉnh Hậu Giang đã diễn ra vào ngày 15/06/2016 tại Công trường Trung tâm Điện lực Sông Hậu (thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang). Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1 thuộc Trung tâm Điện lực Sông Hậu có tổng công suất 1.200 MW gồm 2 tổ máy (2x600MW), diện tích xây dựng hơn 115ha do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro- vietnam) làm Chủ đầu tư, Ban QLDA Điện lực Dầu Khí Sông Hậu 1 là đại diện Chủ đầu tư chịu trách nhiệm quản lý dự án. Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (Lilama) làm Tổng thầu EPC, Tập đoàn Doosan (Hàn Quốc) là nhà thầu cung cấp thiết bị chính. Đây là một trong các Dự án trọng điểm Quốc gia thuộc Quy hoạch điện VII đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và được phép áp dụng cơ chế đặc thù để đầu tư xây dựng các công trình điện cấp bách theo Quyết định số 2414/QĐ-TTg ngày 11/12/2013 của Thủ tướng Chínhphủ.TổngmứcđầutưdựánNhàmáyNhiệt điện Sông Hậu 1 hơn 43 ngàn tỷ đồng. Nguồn vốn của dự án với 30% vốn chủ sỡ hữu, 70% vốn vay tín dụng khẩu ECA và vay thương mại khác. Theo tiến độ đã được ký kết, Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1 sẽ hoàn thành và vận hành các tổ máy trong năm 2019 (tổ máy số 1 và tổ máy số 2 lần lượt là 48 tháng và 52 tháng kể từ ngày bắt đầu công việc là 03/06/2015). Khi đi vào hoạt động, nhà máy sẽ cung cấp vào lưới điện quốc gia khoảng 7,8 tỉkWh/năm,gópphầnđảmbảoanninhnănglượng quốc gia và phát triển kinh tế khu vực ĐBSCL nói chung, tỉnh Hậu Giang nói riêng. Dự án Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1 được khởi công vào ngày 16/5/2015. Tính đến ngày 31/05/2016, tổng tiến độ lũy kế của dự án đạt 12,12% so với 13,23% kế hoạch. Riêng hạng mục cảng nhập thiết bị được khánh thành có giá trị đầu tư là 84 tỉ đồng, tổ chức khởi công ngày 28/10/2015, ngày hoàn thành bàn giao công trình 30/5/2016. Cảng nhập thiết bị có thể tiếp nhận tàu trọng tải 3.000 tấn. Để hoàn thành công trình này, đã có 2.800m3 bê tông, 800 tấn thép, 170 cọc bê tông và các vật tư, thiết bị khác được nhà thầu sử dụng. Sau hơn 6 tháng tích cực triển khai thi công, hạng mục đã được nhà thầu PTSC hoàn thành đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, an toàn. Phát biểu chỉ đạo tại công trường, ông Trần Công Chánh, Bí thư Tỉnh uỷ Hậu Giang khẳng định dự án nhiệt điện sông Hậu là một dự án lớn nhất trong khu công nghiệp, góp phần vào việc phát triển kinh tế xã hội cho tỉnh Hậu Giang nói riêng và toàn khu vực nói chung và khẳng định tỉnh sẽ hỗ trợ hết mình để cho dự án đưa vào hoạt động đúng tiến độ. Hậu Giang: Khánh thành cảng nhập thiết bị nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1 Huy Diệu Lãnh đạo tỉnh Hậu Giang và các đơn vị có liên quan kí cam kết thi đua đảm bảo công trình đúng tiến độ Hiệp định Đối tác Thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) là Hiệp định Thương mại tựdothếhệmớigiữa12nềnkinh tế ở hai bờ Thái Bình Dương gồm: Hoa Kỳ, Autralia, Bru- nei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaixia, Mexico, New Zealand, Peru, Sinhgapo và Việt Nam. Sau hơn 5 năm, Hiệp định đã kết thúc đàm phán ngày 5/10/2015, được ký kết ngày 4/2/2016. Vậy khi nào TPP có hiệu lực?  Sáng 18/6 vừa qua, tại TP.Vũng Tàu,tỉnhBàRịa-VũngTàu,Hộinghị “Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP và tác động đối với Việt Nam” tiếp tục diễn ra với nội dung xoay quanh Quy trình phê chuẩn HiệpđịnhTPPcủaViệtNam. Chương trình do Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội phối hợp với Dự án Quản trị Nhà nước nhằm Tăng trưởng Toàn diện của Cơ quan phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID GIG) tổ chức. TS.Ngô Đức Mạnh - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, thông tin: Sau quá trình đám phán liên tục, bền bỉ và  kéo dài, Hiệp định TPP (được xem là Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới) đã chính thức được ký tại New Ze- land vào ngày 4/2/2016. Trong đó, TPP sẽ tự động có hiệu lực với nước phê chuẩn TPP đợt đầu. Với các nước còn lại (nước phê chuẩn và thông qua Hiệp định TPP sau thời điểm các nước phê chuẩn đợt đầu), TPP chỉ có hiệu lực với họ khi được các nước phê chuẩn đợt đầu đồng ý. Theo quy định tại Hiệp định TPP, hiệp định sẽ có hiệu lực theo các bước sau: Bước một, TPP có hiệu lực sau 60 ngày kể từ ngày tất cả các nước thành viên TPP thông báo cho New Zeland (nước đóng vai trò quan chiểu của hiệp định) về việc hoàn tất các thủ tục pháp lý nội bộ của mình. Bước hai:  Nếu trong vòng 2 năm kể từ ngày TPP được ký kết, hiệp định chưa thể có hiệu lực theo cách thứ nhất nhưng có ít nhất 6 nước thành viên chiếm ít nhất 85% tổng GDP khu vực (tính theo báo cáo năm 2013, ít nhất phải bao gồm Hoa Kỳ và Nhật Bản) thông báo đã hoàn tất các thủ tục pháp lý nội bộ, thì hiệp định sẽ có hiệu lực sau 60 ngày kể từ khi kết thúc thời hạn 2 năm đó. Bước ba: Nếu cả hai trường hợp trên không xảy ra thì hiệp định sẽ có hiệu lực sau 60 ngày kể từ thời điểm ít nhất6nướcthànhviênchiếmítnhất 85% tổng GDP của khu vực thông báo hoàn tất thủ tục pháp lý nội bộ. TPP sẽ có hiệu lực tự động với Việt Nam; nếu là đợt sau, Việt Nam có thể phải chờ ý kiến đồng ý của các nước TPP khác. Việc phải chờ ý kiến chấp thuận của các nước khác là rất rủi ro, bởi có thể các nước khác sẽ đòi hỏi thêm các nhượng bộ khác ngoài cam kết đã đưa ra trong đàm phán trước khi chấp nhận.  Trong vòng 30 ngày kể từ khi nhận được thông báo, Hội đồng Đối tác xuyên Thái Bình Dương (thành lập theo TPP, bao gồm đại diện các nước thành viên đã phê chuẩn TPP) sẽ quyết định xem hiệp định có hiệu lực với nước thông báo đó không. Theo quy định tại Hiến pháp Việt Nam, Quốc hội có thẩm quyền “Phê chuẩn, quyết định gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực của điều ước quốc tế liên quan đến chiến tranh, hòa bình, chủ quyền quốc gia, tư cách thành viên của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại các tổ chức quốc tế và khu vực quan trọng, điều ước quốc tế về con ngươi, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và điều ước quốc tế khác trái với luật, nghị quyết của Quốc hội”. Vì lẽ đó, các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các Hiệp hội doanh nghiệp cầnphảicùngcáccơquanchứcnăng có thẩm quyền rà soát, vận động và thực hiện các bước để Việt Nam sớm phê chuẩn TPP và nằm trong nhóm các nước TPP có hiệu lực đợt đầu. Hiệp định TPP liên quan đến quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân (quyền tự do kinh doanh, quyền lao động, quyền có việc làm, quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ, quyền được sống trong môi trường trong lành). Nếu TPP có hiệu lực với ViệtNamthìkhitínhtoáncácphương án kinh doanh với các thị trường TPP, doanh nghiệp cần chú ý các cam kết của Việt Nam sẽ chỉ dành cho các đối tác TPP đã phê chuẩn Hiệp định, và ngược lại chỉ các cam kết của các đối tác TPP đã phê chuẩn Hiệp định mới có hiệu lực với Việt Nam. TPP Bước Đầu Có Hiệu Lực Với Nước Phê Chuẩn Minh Sơn Đoàn công tác của Sở NN&PTNT Hà Nội đã làm việc với Sở NN&PTNT Vĩnh Phúc về hoạt động xúc tiến thương mại trong lĩnh vực nông nghiệp. Ông Lê Văn Dũng - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Vĩnh Phúc cho biết, trong sản xuất nông nghiệp, Vĩnh Phúc có nhiều lợi thế, nhất là ngành hàng rau quả như vùng chuyên canh Su Su diện tích 300 - 400ha mỗi năm, vùng chuyên canh Thanh Long ruột đỏ 100ha, đặc biệt trong vụ Đông có những vùng chuyên canh Bí diện tích hàng ngàn hecta. Đây là những điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị hàng hóa. Về chăn nuôi, Vĩnh Phúc có đàn gia cầm với hơn 9,5 triệu con, sản lượng 38 triệu quả trứng/năm và 8.500 con bò sữa… Theo chia sẻ của nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, HTX của tỉnh Vĩnh Phúc có mặt tại buổi làm việc, đa số sản phẩm tiêu thụ ra thị trường qua kênh thương lái, trong đó một phần được đưa về Hà Nội tiêu thụ. Tình trạng này gây khó khăn cho việc quản lý, kiểm soát chất lượng ATTP. Do đó, các doanh nghiệp, HTX mong muốn được hợp tác với các doanh nghiệp phân phối nông sản thực phẩm của Hà Nội để đưa hàng hóa về tiêu thụ trên thị trường Thủ đô theo mô hình chuỗi khép kín. Tại buổi làm việc, đại diện Sở NN&PTNT hai tỉnh, TP đã ký biên bản ghi nhớ về chương trình hợp tác xúc tiến thương mại trong lĩnh vực nông nghiệp giữa hai địa phương. Thực phẩm sạch từ Vĩnh Phúc sẽ được cung cấp ở Hà Nội Ly Sơn
  • 7. 07Số 123 - Tháng 6/2016 KINH TẾ - PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Từ lâu bãi biển Xuân Thành, Nghi Xuân, Hà Tĩnh nổi tiếng với bãi biển có độ dốc thoai thoải, nước biển trong, xanh và sạch. Được sự quan tâm của các cấp, các ngành, nơi đây đã được đầu tư, xây dựng một số nhà nghỉ, nhà hàng phục vụ du khách nhưng vẫn ở quy mô nhỏ. Vì vậy, hiện nay Xuân Thành rất mong được sự quan tâm hơn nữa của tỉnh, huyện, các nhà đầu tư để khai thác hết tiềm năng vốn có của một khu du lịch biển với một phong cảnh thiên nhiên bao la, nguyên sơ... Đặc biệt, nơi đây có một dòng sông nước ngọt mang tên Mỹ Dương bắt nguồn từ núi Hồng Lĩnh chảy song song theo chiều dài bãi biển. Sông không sâu nhưng nước không bao giờ cạn. Hai bên bờ sông là thảm thực vật xanh tốt. Từ bãi biển Xuân Thành, nếu du khách muốn thưởng ngoạn khung cảnh thiên nhiên trong khu rừng phòng hộ ngăn gió bão, mưa lũ cho khu dân cư phía trong bờ; du khách phải vượt qua cây cầu bắc ngang sông Mỹ Dương. Một điều làm nên sức hấp dẫn của bãi biển Xuân Thành, đó là: Sau mỗi lần dạo bước trên bãi biển, ngâm mình trong sóng nước và ngắm nhìn hệ thống đảo: đảo Ngư, đảo Mắt nối tiếp nhau, thấp thoáng phía chân trời; du khách lại được thưởng thức các món ẩm thực chế biến từ các loại hải sản: cua, ghẹ, tôm, mực, sò huyết, cá ngựa...với giá cả hợp lý, phải chăng. Được biết hiện nay tỉnh, huyện đang tiếp tục đầu tư các hạng mục như: giao thông, đường diện, quảng trường...và đang kêu gọi các nhà đầu tư với những cơ chế chính sách cởi mở. Mới đây Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn FLC - bà Hương Trần Kiều Dung đã có chuyến khảo sát để xúc tiến đầu tư. Hà Tĩnh: Biển Xuân Thành kêu gọi đầu tư, quan tâm đúng mức Hoàng Ninh - Mai Hoa Lạch nước ngọt điểm hấp dẫn của khu du lịch Xuân Thành Sau một thời gian đóng chặt, cánh cửa để doanh nghiệp tiếp cận vốn vay ngoại tệ của ngân hàng một lần nữa lại được mở ra. Quyết định “mở cửa” này của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) được giới chuyên gia nhận định sẽ góp phần làm tăng khả năng cạnh tranh của DN trên thị trường. Trước đó, Thông tư số 24/2015/TT-NHNN ngày 8/12/2015 của Thống đốc NHNN quy định cho vay bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng vay là người cư trú, việc cho vay ngắn hạn để đáp ứng các nhu cầu vốn ở trong nước nhằm thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu biên giới Việt Nam mà khách hàng vay có đủ ngoại tệ từ nguồn thu xuất khẩu để trả nợ vay, chính thức chấm dứt kể từ ngày 1/4/2016. Các DN đang có nhu cầu vốn “giá rẻ” vừa phấn khởi đón nhận thông tin: Các TCTD tiếp tục được phép cho DN vay vốn bằng ngoại tệ để thực hiện các dự án, phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh trong nước. Thời gian thực hiện cho vay từ ngày 1/6 đến hết ngày 31/12/2016. Đây là nội dung quy định tại Thông tư số 07/2016/ TT- NHNN của Thống đốc NHNN, sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 24/2015/TT-NHNN do Thống đốc NHNN ban hành “Quy định cho vay bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng là người cư trú”. Tại hội nghị gặp gỡ DN ngày 29/4 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đề ra 10 nhóm giải pháp để hỗ trợ DN. Đồng thời, trước mắt sẽ không tăng thuế, phí, lãi vay ngân hàng, đặc biệt sẽ giảm 1% lãi suất khi cho vay các khoản vay trung dài hạn, lĩnh vực ưu tiên. Thực hiện cam kết này, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo NHNN thực hiện các giải pháp hỗ trợ vốn phục vụ sản xuất kinh doanh cho DN. Theo đó, cùng với việc yêu cầu các TCTD điều chỉnh giảm lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam, NHNN đã ban hành Thông tư số 07/2016/ TT-NHNN kéo dài thời hạn cho vay ngoại tệ đến hết ngày 31/12/2016. Đây là giải pháp ngắn hạn, nhưng linh hoạt và phù hợp với định hướng điều hành chính sách tiền tệ mà NHNN đã đề ra hồi đầu năm, là: Tiếp tục thực hiện điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt; bảo đảm cung ứng vốn cho nền kinh tế, dư nợ tín dụng tăng khoảng 18%-20% và có điều chỉnh phù hợp với diễn biến tình hình thực tế… Theo ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) chia sẻ: Quyết định mở lại cửa vay ngoạitệchokhốiDNxuấtkhẩulàmộtquyếtđịnh đúng và kịp thời của NHNN. Thực tế hai tháng vừa qua cho thấy, việc cho vay ngoại tệ chấm dứt khiến không ít DN xuất khẩu gặp khó khăn khi phải chuyển sang vay vốn lưu động bằng VNĐ với lãi suất cao hơn, làm tăng giá thành sản xuất, giảm sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu, từ đó khiến DN càng thêm khó khăn. Trước thực tế này, nhiều DN mà trực tiếp là VASEP đã từng nhiều lần phải gửi kiến nghị tới NHNN về việc xem xét tiếp tục cho các DN vay vốn với lãi suất thấp để trang trải chi phí sản xuất chế biến. Như vậy, trong bối cảnh nền kinh tế vừa vượt qua giai đoạn khó khăn, sản xuất kinh doanh đang trên đà hồi phục, các DN cần được Nhà nước hỗ trợ nhiều mặt để duy trì và phát triển. Việc NHNN nới dài thời hạn cho phép các TCTD tiếp tục cho vay bằng ngoại tệ như trên, sẽ gia tăng thêm lượng vốn lãi suất “mềm” để hỗ trợ cho các DN duy trì, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh. Nới hạn cho vay ngoại tệ: Tín hiệu vui! Việt An - Đăng Kiều Mỗi khi đặt chân đến một quốc gia, ngoài nhu cầu trải nghiệm,thămthúcảnhquan,du khách thường tìm mua những sản phẩm đặc trưng của từng địa phương về làm quà tặng cho người thân, bè bạn. Tuy nhiên hiện nay, tại các khu, điểm du lịch trọng điểm ở các tỉnh thành phía Nam thì các sản phẩm này vẫn vắng bóng hoặc nếu có thì cũng chưa đáp ứng được yêu cầu.  Nhiều người muốn mua quà lưu niệm đặc trưng của địa phương đó nhưng quá hiếm hoi và đơn điệu... Du lịch kết hợp mua sắm, nhất là mua những sản phẩm lưu niệm về làm quà cho người thân, bạn bè, là nhu cầu của rất nhiều du khách trong và ngoài nước. Nhưng đâu là mặt hàng lưu niệm đặc trưng của Việt Nam và của từng vùng miền để giới thiệu tới du khách và khiến họ sẵn sàng bỏ tiền ra mua? “Trông người mà ngẫm đến ta” mới thấy sự khác biệt về làm du lịch. Ông Lê Quang Hiển, Phó Giám đốc kinh doanh Hodeco Tours (TP. Vũng Tàu), cho biết: Mỗi khi đi du lịch nước ngoài, mỗi khi tới Nga, du khách sẽ nghĩ ngay đến việc sẽ mua búpbêMatryoshkahayconlậtđậtvề làm quà. Ở Nhật Bản, các món quà lưu niệm như: thanh kiếm Samurai, búp bê Daruma, chú mèo Maneki Neko là sản phẩm đặc trưng. Ở Hàn Quốc, nhân sâm là món quà lưu niệm quý hay như Singapore có biểu tượng là sư tử biển Merlion. Khách du lịch đến đảo quốc này thường chọn mua những chiếc móc khóa in hình Merlion làm quà lưu niệm vừa nhỏ gọn lại có giá phải chăng. Khi món quà lưu niệm được trao tặng bạn bè, người thân, là hình thức gián tiếp giới thiệu về hình ảnh và văn hóa của con người, vùng đất mà họ đã đặt chân đến. Mỗi sản phẩm không chỉ là dấu ấn, khơi gợi trí tò mò của du khách mà còn là mong muốn được đặt chân đến để khám phá, thưởng ngoạn. Vì vậy sản phẩm phải chứa đựng nét đặc trưng của địa phương - nét văn hóa bản địa, sản phẩm mà du khách không thể mua ở bất cứ nơi đâu. Ngoài ra sản phẩm lưu niệm cũng cần có các yếu tố như tính thẩm mỹ phải đạt một trình độ nhất định, đa dạng kích cỡ, kiểu dáng, chất liệu giá cả phù hợp, tinh tế và dễ vận chuyển trong quá trình du lịch…Và để trở thành sản phẩm du lịch đích thực, nó phải là những hàng hóa được chế biến, thiết kế gắn với hệ thống tour tuyến, các dịch vụ du lịch đã và đang có tại địa phương... Còn với Ông Hồ Văn Lợi, Giám đốc Sở VHTTDL Bà Rịa - Vũng Tàu, sản phẩm lưu niệm phải đáp ứng được thị hiếu của khách thì mới kích thích du khách mua sắm. Nhưng việc xây dựng sản phẩm quà lưu niệm đặc trưng không thể trong một sớm một chiều mà cần có quy trình, cơ chế và có sự khảo sát kỹ lưỡng xem mỗi đối tượng khách cần gì trên cơ sở các làng nghề và tài nguyên của địa phương, từ đó mới thiết kế và sản xuất những sản phẩm đặc trưng thực sự hấp dẫn du khách. Sản phẩm lưu niệm không chỉ làm gia tăng giá trị cho ngành du lịch mà còn là một trong những giải pháp quảng bá hình ảnh của từng địa phương đó trên toàn quốc và ra thế giới. DU LỊCH VIỆT THIẾU SẢN PHẨM LƯU NIỆM ĐẶC TRƯNG Trắc Long - Tấn Trung
  • 8. Số 123 - Tháng 6/201608 KINH TẾ - PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP “Thủ phủ” nuôi cá sấu huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu, đang rơi vào tình cảnh thê thảm, khi con cá sấu bị rớt giá thê thảm. Hiện tại mức giá chỉ dao động từ 78-80 ngàn đồng/ký, giảm rất sâu so với giá cả trung bình trước đây. Với mức giá này, người nuôi cá sấu đang bị thua lỗ nặng. *Giá giảm sâu liên tục Ông Nguyễn Văn Dương (ấp Long Hải, thị trấn Phước Long, huyện Phước Long) - một hộ có thâm niên gần 10 năm nuôi cá sấu lắc đầu ngao ngán khi trao đổi với chúng tôi. Từ khi ông bắt đầu nuôi cá sấu đến nay, giá cả tuy có lên xuống, nhưng chưa bao giờ bị thua lỗ. Song, từ đầu năm đến nay giá cả biến động mạnh đã khiến nhiều hộ nuôi cá sấu ở đây lâm vào cảnh khó khăn. Hiện 150 con cá sấu của ông Dương đã tới lứa bán, nhưng đành nằm chờ vì thương lái không chịu thu mua. Cách đây gần một tháng, thương lái có vào coi chuồngcásấucủaôngvàngảgiá100 ngàn đồng/kg rồi sau đó sụt xuống 80/kg, nhưng đến nay họ vẫn không chịu mua. Ông Dương cho biết: “mỗi ngày chi phí thức ăn lên cao, mỗi con ăn cũng khoảng hơn một kg thức ăn, giờ thương lái ép giá quá, chưa bán được, phải đợi xem thời gian nữa giá cả thế nào”. Với mức giá này, một con cá sấu của ông Dương phải chịu lỗ từ 500 đến 700 ngàn đồng. Như vậy, lứa cá sấu này, ông Dương phải chịu lỗ hơn 60 triệu đồng, chưa tính công chăm sóc đã bỏ ra hai năm nay. Cũng đang đau đầu về giá cá sấu giảm mạnh, Ông Huỳnh Văn Cuông, (ấp Long Hải, thị trấn Phước Long) vẫn đang hồi hộp chờ xem tình hình giá cả lên xuống hàng ngày. Hiện tại, giá cá sấu đang tuột dốc thảm hại làm ông cùng một số người nuôi không thể tìm được đầu ra. Tiền thức ăn, chi phí vệ sinh chuồng trại, tiền điện nước làm cho người nuôi lâm vào tình cảnh lao đao do phải tốn thêm…Nhiều hộ có tâm lý bán tháo, chịu thua lỗ nhưng cũng có hộ nuôi cầm chừng chờ giá bằng cách cho cá sấu ăn giãn cữ. Không chỉ người nuôi mà các doanh nghiệp cũng phải chuyển hướng trong việc thu mua và bán các mặt hàng liên quan đến cá sấu. Trang trại Phương Tín (xã Vĩnh Thanh, huyện Phước Long) là cơ sở nuôi, thu mua, buôn bán cá sấu lớn nhất Bạc Liêu, mỗi ngày công nhân lột da hàng trăm con cá sấu. Ông Trương Thanh Mai, bày tỏ, trước khó khăn của việc giá cá sấu liên tục giảm và chưa có dấu hiệu dừng lại, từ việc bán nguyên con, ông đã bắt đầu chuyển hướng sang làm thuộc da cá sấu. Đó là cách để duy trì hoạt động trong thời buổi giá cá sấu giảm mạnh như hiện nay. *Nuôi ồ ạt, chưa liên kết Thời gian qua, mô hình nuôi cá sấu thương phẩm phát triển rất mạnh ở huyện Phước Long. Nơi đây được mệnh danh là “thủ phủ” nghề nuôi cá sấu của tỉnh Bạc Liêu với số lượng tổng đàn hiện nay lên đến 200.000 con. Chỉ cách đây hai ba năm thôi, tình hình nuôi cá sấu rất khả quan, nhiều hộ đổi đời nhờ con cá sấu. Thời điểm đó, cá sấu thương phẩm được xuất mạnh qua Trung Quốc theo con đường tiểu ngạch, nên người dân có lãi. Hiện tại, đầu ra phần lớn phụ thuộc vào Trung Quốc nên khi thị trường này không “ăn hàng” nữa, thì giá cá sấu thịt tuột dốc nhanh chóng. Thêm vào đó, người dân chủ yếu nuôi tự phát, nhỏ lẻ, trong khi nguồn vốn đầu tư quá cao, giá thức ăn tăng nhanh nên không ít người phải chịu cảnh lỗ nặng. Hầu hết những người nuôi cá sấu ở huyện Phước Long hiện nay đều lắc đầu ngao ngán vì bị thương lái ép giá. Có người phải rao bán chuồng, có người vẫn nuôi cầm chừng với hy vọng thị trường Trung Quốc sẽ hút hàng trở lại. “Cái khó hiện nay là nhiều người chưa tìm hiểu kỹ mà đã nuôi cá sấu ồ ạt, chưa hình thành sự liên kết giữa người nuôi với nhau. Từ đó tạo điều kiện cho thương lái ép giá. Nếu chúng ta thành lập một hiệp hội của những người nuôi cá sấu như Thái Lan thì sẽ kiểm soát được giá bán, không dẫn đến thua lỗ như bây giờ. Tôi đã nhiều lần kiến nghị với ngành chức năng về việc thành lập một hiệp hội để bảo vệ quyền lợi cho người nuôi cá sấu” - Ông Trương Thanh Mai cho biết. Thực tế đã qua cho thấy, người nuôi cá sấu trong tỉnh Bạc Liêu chỉ nuôi nhỏ lẻ không có hình thức liên kết, không quan tâm thị trường đầu ra sản phẩm. Có thời điểm, giá cá sấu tăng cao ngất ngưỡng, vì lợi nhuận kinh tế quá cao, lại có thương lái thu mua nên nhiều hộ đã đổ xô nuôi. Tuy nhiên, theo đánh giá của cơ quan chức năng, nếu thấy được giá mà đổ xô nuôi sẽ dẫn đến việc thừa cung nhưng thiếu cầu. Các thương lái Trung Quốc khi cảm thấy nguồn cung dồi dào sẽ hạ giá mua, nguồn lợi cá sấu sẽ không còn nữa. Thậm chí, một khi thương lái Trung Quốc không mặn mà nhập hàng thì chắc chắn người nuôi sẽ ôm nợ. Thấy những khó khăn trước mắt của những hộ dân nuôi cá sấu trên địa bàn huyện, ông Trương Phước Hiền - Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện Phước Long cho biết, huyện cũng đã có nhiều cảnh báo trong thời gian gần đây nhưng chúng ta vẫn chưa dự đoán được nhu cầu thị trường thế giới về con cá sấu và khó kiểm soát số lượng hộ nuôi tự phát trong thời gian qua. “Hiện tại huyện khuyến khích người dân duy trì đàn cá bằng mọi hình thức để chờ cá tăng giá và khuyến khích các doanh nghiệp thu mua với giá chấp nhận được để làm thuộc da giải quyết những khó khăn trước mắt cho người người nuôi cá sấu” - Ông Hiền cho biết như vậy. Bạc Liêu: “Thủ phủ” cá sấu lao đao vì rớt giá Huy Diệu Trang trại Phương Tín xã Vĩnh Thanh, huyện Phước Long chuyển sang làm thuộc da cá sấu trong thời buổi giá cá sấu giảm mạnh Nhiều loại trái cây ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang tăng giá do cung không đủ cầu. Mặt khác, nhu cầu cho xuất khẩu nhiều cũng là lý do khiến giá trái cây nhảy vọt. Là khu vực trọng điểm về trái cây, hiện các tỉnh ĐBSCL đang vào vụ trái cây. Tuy nhiên, tình hình khô hạn kéo dài kèm với xâm nhập mặn đã khiến nhiều nhà vườn mất mùa. Nhiều loại cây như chôm chôm, măng cụt... đã ra bông, kết trái nhưng tỷ lệ đậu quả rất ít. Theo các nhà nông, thời tiết bất lợi đã khiến năng suất trái cây giảm từ 15-25% so với vụ trước. Theo ông Lê Văn Bé, Chủ tịch Hội làm vườn tại tỉnh Trà Vinh, người dân làm vườn đang gặp nhiều khó khăn, có những vườn mất trắng do nước mặn. Có vườn 1ha trước kia bình quân 20- 25 tấn, thì ngày nay chỉ còn thu trên dưới 4 tấn. So với năm 2015, thì thiệt hại trên 80%. Anh Dương Tấn, thương lái thu mua trái cây ở huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang, cho biết: “Ngay từ đầu vụ, tôi đã đi khắp các vườn “săn” măng cụt, mãng cầu xiêm. Mặc dù, ra giá thu mua lên đến 50.000-80.000 đồng/kg, nhưng cũng không đủ số lượng cung cấp cho chợ đầu mối”. Ông Nguyễn Văn Đức, Giám đốc Công ty CP Rau quả Bình Minh (Vĩnh Long) thông tin: “Hiện thương lái thu mua bưởi sồ từ 1,2kg trở lên, cành lá đẹp với giá 48.000 đồng/kg. Trong khi đó, bưởi từ 900 gram-1kg giá khoảng 36.000-37.000 đồng/ kg, tăng từ 12.000-13.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm rồi. Thông thường sau Tết giá bưởi sẽ “hạ nhiệt”, nhưng năm nay bưởi lại đột ngột tăng giá cao, công ty tôi đi thu mua nhiều vườn trong dân cũng không đủ giao hàng”. Hiện nhiều vựa bưởi tại xã Mỹ Hoà (thị xã Bình Minh) đã đóng cửa do không còn bưởi nguyên liệu trong dân. Dù trúng giá tuy nhiên không ít nhà vườn bước vào vụ thu hoạch mới với tâm trạng buồn nhiều hơn vui, bởi họ vào mùa trễ hoặc gặp khó trong khâu xử lý ra hoa, đậu trái do thời tiết nắng nóng, khô hạn kéo dài. Mặc dù nhiều địa phương trong vùng ĐBSCL đã chủ động các biện pháp phòng ngừa như phun thuốc, tưới nước, bón phân nhưng tỷ lệ đậu trái trong vườn của bà con vẫn ở mứcthấp,kéotheonăngsuấtgiảmnghiêmtrọng, thậm chí bị mất trắng. Ngoài thiệt hại năng suất thì tình hình thời tiết bất lợi trong thời gian qua còn gây ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng trái cây. Hiện giá trái cây đang ở mức cao, nhưng theo các thương lái thì tình trạng này chỉ mang tính tạm thời. Bởi trên thực tế, mỗi khi bước vào giai đoạn thu hoạch rộ thì nhiều loại trái cây lại tái diễn tình trạng rớt giá. Vì vậy, nhà vườn cần phải cân nhắc, không nên thấy lợi nhuận trước mắt mà ồ ạt xử lý cho cây ra hoa, đậu trái nghịch vụ. ĐBSCL: Giá trái cây tăng do cung không đủ cầu  Thuỳ Duyên
  • 9. 09Số 123 - Tháng 6/2016 SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG Sữa được các bậc phụ huynh xem à một thực phẩm hoàn hảo  cho  các bé.  Bởi sữa  chứa  nhiều  canxi, protein giúp trẻ phát triển chiều cao, bên cạnh đó một số loại sữa nguyên kem còn có chất béo sẽ giúp trẻ phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên, uống sữa cần vừa phải, đúng với mỗi thể trạng, tránh tình trạng lạm dụng quá mức, hậu quả đáng tiếc nhất là bé có thể bị suy dinh dưỡng. *Không nên quá lạm dụng sữa Trên thực tế, có nhiều bậc cha mẹ thấy con trẻ không chịu ăn cơm và rất khó khăn trong việc ép trẻ ăn đủ thức ăn cho một bữa. Vì thế, họ cho bé uống sữa vì theo cách nghĩ của các bậc cha mẹ thì sữa sẽ đảm bảo dưỡng chất cần thiết cho việc phát triển trẻ nhỏ. Việc bổ sung sữa là cần thiết, nhưng việc bổ sung như thế nào cho hiệu quả cũng là vấn đề đáng được lưu tâm. Nhiều trẻ nhỏ đã vào bậc tiểu học nhưng lượng dùng sữa không hề giảm so với trước. Cứ như thế dần dần phụ huynh và các bé đều phụ thuộc lớn vào sữa. Nhóm P/V Báo Thời báo Mê Kông đã tiếp cận một số bậc cha mẹ đang lựa chọn sữa tại một siêu thị trên địa bàn TP.Cần Thơ, để tìm hiểu về nhận thức vai trò của sữa trong sự phát triển của trẻ nhỏ. Anh Nguyễn Trọng Đức - Quận Ninh Kiều, cho biết: "Mình không ủng hộ việc ép bé uống nhiều sữa, quan trọng là việc đảm bảo dinh dưỡng cho cháu. Lượng sữa cho cháu uống chỉ là bổ sung vào trong khẩu phần ăn của bé thôi". Tuy nhiên không phải phụ huynh nào cũng có cùng suy nghĩ với anh Đức, nhiều phụ huynh luôn xem sữa là khẩu phần chính của con họ, khiến nhiều trẻ có cảm giác như bị “nghiện” và khi thiếu sữa đều có cảm giác thèm. Chị Dương Thị Cẩm Thoa ngụ tại quận Bình Thuỷ đã có con lên bảy tuổi nhưng mỗi tháng vẫn sử dụng hết ba hộp sữa lớn. Chị Thoa cho biết: “Mỗi ngày cháu vẫn sử dụng 4 lần đều đặn. Theo thói quen, nếu không có sữa cháu tỏ vẻ chán ăn làm tôi khá lo lắng. Còn uống sữa nhiều có tốt không thì tôi nghĩ bé chắc uống cũng đến nỗi quá nhiều”. Khi hỏi về việc có thường xuyên đến bác sĩ chuyên môn về dinh dưỡng để được tư vấn thì nhiều bậc cha mẹ còn rất mơ hồ. Một số phụ huynh cho rằng uống nhiều sữa cũng tốt vì nó đầy đủ dưỡng chất. Chính vì lẽ đó mà mọi người vẫn chưa hiểu hết về việc dùng sữa thế nào cho đúng. Trao đổi với Bác sĩ Phương Kim Phụng - Viện Dinh dưỡng lâm sàn Bệnh viện Nhi Đồng TP.Cần Thơ về việc uống sữa sao cho đúng cách. Theo BS Phụng: "Dạ dày sức chứa nó có giới hạn, nếu mình ép bé uống nhiều quá bé sẽ nôn ra. Tiếp nữa, nếu mình cho bé uống sữa nhiều bé sẽ mất cảm giác thèm ăn. Kế nữa là bé sẽ không còn chỗ để chứa những thực phẩm khác, thì hậu quả kế tiếp là bé sẽthừacanxi,thừachấtđạm,bởivìtrongsữacócó nhiều canxi và nhiều đạm, nhưng mà bé sẽ thiếu chất sắt và chất xơ, thì hậu quả đáng tiếc nhất là bé bị suy dinh dưỡng". Mỗi trẻ đều cần phải cung cấp đầy đủ những dưỡng chất cần thiết mà trong sữa không hề có, vì vậy uống sữa cần vừa phải, đúng với mỗi thể trạng của mỗi trẻ. *Uống sữa thế nào là đủ Hiện nay có rất nhiều loại sữa trên thị trường, mỗi phụ huynh đều lựa chọn loại mà con em mình phù hợp. Thực tế mỗi loại sữa theo như nhãn mác thì không đồng nhất về giá trị dinh dưỡng. Điều này phụ huynh không mấy quan tâm và mỗi phụ huynh có mỗi cách cho trẻ uống tuỳ theo thói quen của mỗi bữa. Theo chị Thoa: "Mỗi ngày bé uống khoảng 500 - 600ml sữa. Trước nay thì tui cho bé uống theo lứa tuổi của bé, theo cân nặng và tiêu chuẩn của bé, nhưng mà thông tin uống nhiều sữa quá không tốt cho bé thì tui cũng chưa để ý". Còn đối với anh Đức thì mỗi lần cho bé uống khoảng 500ml sữa, sau đó ăn kèm thêm cơm vì theo anh con đã lớn nên chủ động ăn uống được phần nào. Uống sữa như thế nào cho đúng và đủ thì Bác sĩ Phương Kim Phụng khuyên: “Chỉ nên cho con uống đúng số lượng sữa khuyên dùng trên bao bì các sản phẩm. Đây là cách tính để đảm bảo dinh dưỡng cho bé cả ngày. Nếu bé đã ăn các thực phẩm khác thì giảm lượng sữa cung cấp”. Cha mẹ cần nên căn cứ theo lứa tuổi của trẻ để biết lượng sữa là bao nhiêu ly mỗi ngày. Nếu như bé từ 5-6 tháng tuổi trở đi, mỗi ngày cần uống 2-3 bình sữa cho đến khi 6 tuổi. Sau đó, tiếp tục bổ sung 1-2 ly sữa mỗi ngày cho đến khi 18 tuổi. Tuyệt đối không nên chiều con để con uống sữa thay nước. Nếu cha mẹ bé đang có quyết định giảm lượng sữa uống hàng ngày cho con thì nên nhanh chóng thực hiện và thực hiện bằng cách cắt giảm số lượng sữa khi pha sữa trong cốc một cách dần dần và dẫn đến giảm hẳn. Chẳng hạn như thay vì đang cho con uống 6 ly/ngày, bạn giảm xuống 4 ly/ngày và rồi 2 - 3 ly/ngày…Bác sĩ Phương Kim Phụng cũng cho biết thêm, việc chỉ tập trung cho trẻ uống sữa không là chưa đủ. Cần cho trẻ ăn đa dạng các thực phẩm tự nhiên thông qua việc chế biến bột, cháo, cơm của trẻ, như vậy mới có thể cung cấp đầy đủ các thành phần dinh dưỡng, đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ.  Các thành phần dinh dưỡng được bổ sung trong sữa cũng chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu hàng ngày của trẻ, chất xơ trong sữa rất ít nên nếu chỉ uống sữa các cháu sẽ bị táo bón. Trẻ uống quá nhiều sữa có thể bị suy dinh dưỡng! Nhóm PV Miền Tây Chị Dương Thị Cầm Thoa đang lựa chọn sữa tại một siêu thị Nhiều người có thói quen ăn cho “sướng miệng”, ăn theo sở thích chứ không phải để bảo đảm nhu cầu dinh dưỡng hợp lý. *Thừa thịt nhưng thiếu chất Với việc tăng lượng đạm trong khẩu phần ăn, tình trạng dinh dưỡng của người Việt Nam đã được cải thiện. Tuy nhiên, theo PGS-TS Lê Bạch Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, lượng tiêu thụ thịt của người Việt hiện chưa cân đối với cá và rau. “Mức tiêu thụ cá mới đạt dưới 60g/người/ngày, trong khi theo chế độ dinh dưỡng hợp lý ở một số quốc gia châu Á, mức tiêu thụ thịt trung bình khoảng 70g/ người/ngày và cá là 200-300g/người/ ngày. Đáng nói là lượng rau xanh mà người Việt tiêu thụ rất thấp, trung bình mới đạt 170-200g/người/ ngày, trong khi mức khuyến nghị cần đạt là trên 300g”, PGS-TS Mai nhấn mạnh. Cũng theo bà Mai, nghiên cứu  thói quen ăn uống  của người dân trong những năm gần đây cho thấy người Việt Nam có thói quen ăn cho “sướng miệng”, ăn theo sở thích chứ không phải ăn để bảo đảm nhu cầu dinh dưỡng một cách hợp lý. Đặc biệt, khẩu phần  canxi  của người Việt hơn 30 năm nay chỉ đạt 500-540mg/người/ngày, đáp ứng 50- 60% khẩu phần khuyến nghị, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển tầm vóc và là nguyên nhân dẫn đến các bệnh xương khớp. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, khẩu phần canxi thấp dưới 600mg/ngày có liên quan nhiều đến bệnh  tăng huyết áp, ung thư trực tràng. Thiếu canxi dài hạn cũng khiến tăng nhạy cảm thần kinh, mệt mỏi, ớn lạnh, chuột rút kèm theo một loạt nguy cơ loãng xương, gãy xương. Đặc biệt, với tình trạng xương biến dạng do loãng xương vì thiếu canxi thì sau 70 tuổi, 100% người Việt mắc bệnh xương khớp. *Thừa muối, nhiều nước ngọt ThóiquenănmặncủangườiViệt cũng đang kéo theo nhiều hậu quả đối với sức khỏe. PGS-TS Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, nhận định người Việt đang ăn quá mặn, có hại cho sức khỏe. Ngoài việc hay ăn muối, nước mắm vốn là loại thức chấm rất mặn, các thức ăn của người Việt cũng có nhiều món rau củ quả muối chua (dưa, cà, sung…) ăn kèm hằng ngày khiếnlượngmuốiđưavàocơthểngày càng nhiều. Người Việt ăn mặn gấp 2-3 lần khuyến cáo. Kết quả nghiên cứuvềlượngmuốicótrongkhẩuphần ăncủanhómngườitrưởngthànhởđộ tuổi25-64củaViệnDinhdưỡngQuốc gia cho thấy lượng muối tiêu thụ trung bình tại Việt Nam dao động từ 12-15g/người/ngày. Lượng muối tiêu thụ hằng ngày của người dân Việt Nam chủ yếu thu nhận từ các loại gia vị cho vào thức ăn trong quá trình chế biến, nấu nướng và khi ăn (chiếm 81%), có trong thực phẩm chế biến sẵn (11,6%) và trong thực phẩm tự nhiên. Trong khi đó, theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), lượng muối mỗi người tiêu thụ nên ở mức ít hơn 5g/ngày (tương đương với 1 thìa cà phê). Các nghiên cứu cho thấy tại Hà Nội, người dân sử dụng 9g muối/ngày khiến tỉ lệ tăng huyết áp là 11%. Còn người Nghệ An dùng 13g muối/ngày nên tỉ lệ tăng huyết áp vọt lên đến 17%-18%. GS-TS Nguyễn Lân Việt, Chủtịch HộiTimmạchViệtNam,cho biết một trong những nguyên nhân khiến tỉ lệ bệnh tăng huyết áp ở Việt Nam tăng nhanh một cách báo động với tỉ lệ người trưởng thành mắc bệnh lên đến gần 50% là do thói quen ăn mặn. “Ăn mặn khiến khối lượng tuần hoànmáugiatăng,làmtăngáplựclên thành mạch, kéo theo tăng huyết áp. Lâu ngày sẽ dẫn đến các biến chứng do tăng huyết áp như đột quỵ, bệnh tim mạch” - ông Việt cảnh báo. Người Việt ăn quá mặn và thiếu Canxi Ngọc Dung
  • 10. 10 Số 123 - Tháng 6/2016ĐỜI SỐNG ĐÔ THỊ - XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI THÔNG BÁO Nội dung, thể lệ phát động cuộc thi Sáng tác biểu trưng về Nông thôn mới Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới về việc tăng cường công tác truyền thông, thông tin tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới; Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương thông báo về nội dung, thể lệ cuộc thi “Sáng tác biểu trưng về Nông thôn mới ”, cụ thể như sau: I. Mục đích - Ý nghĩa - Sáng tác biểu trưng (Logo) về Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới nhằm xây dựng hình ảnh nhận dạng, sử dụng trong công tác tuyên truyền, truyền thông thông tin về Chương trình cũng như phong trào Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới, phục vụ các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội và các hoạt động khác liên quan đến Chương trình. - Biểu trưng về nông thôn mới được sử dụng rộng rãi thông qua các công cụ truyền thông nhằm giúp nhận dạng và phản ánh kết quả các hoạt động thực hiện xây dựng nông thôn mới, góp phần động viên mạnh mẽ phong trào thi đua cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới. II. Thời gian, địa điểm 1. Địa điểm phát động: Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 2. Thời gian phát động: Dự kiến trong tháng 6/2016. 3. Thời gian nhận tác phẩm dự thi: Từ sau khi phát động đến hết ngày 31/7/2016 (tính theo dấu bưu chính). 4. Địa điểm nhận tác phẩm dự thi: Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương, số 02 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội. Tác phẩm dự thi ngoài việc gửi qua đường bưu điện (để chấm giải), tác giả có thể gửi qua  thư điện tử để kịp thời đăng trên website của cuộc thi tại địa chỉ Email: ntm.htqt@gmail.com. Thông tin liên hệ: Phòng Truyền thông và Hợp tác quốc tế, Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương. ĐT: 04-38438617, Fax: 04- 3.7343597, Email: ntm.htqt@gmail.com 5. Công tác chấm, công bố và trao giải: - Hội đồng xét chọn bắt đầu từ 01/8/2016 đến 5/8/2016. - Công bố giải thưởng: dự kiến vào tháng 8 - 9/2016 tại Hà Nội. III. Thành phần tham gia 1. Là tất cả các tác giả chuyên và không chuyên nghiệp trong và ngoài nước, không giới hạn về độ tuổi, nghề nghiệp, dân tộc và tôn giáo đều có quyền gửi tác phẩm tham gia cuộc thi. 2. Các tác giả phải chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của bản quyền tác giả và tính trung thực của tác phẩm dự thi. Ban tổ chức cuộc thi có quyền hủy bỏ kết quả xếp loại và thu hồi giải thưởng đối với tác phẩm vi phạm, đồng thời không chịu trách nhiệm khi có xảy ra tranh chấp quyền tác giả của tác phẩm. 3. Các thành viên trong Ban Tổ chức, Hội đồng giám khảo, Tổ Thư ký không được tham gia dự thi. IV. Đề tài, thể lệ cuộc thi 1. Chủ đề xuyên suốt cuộc thi: Thông qua hình tượng nghệ thuật, biểu trưng (Logo) về nông thôn mới có tầm khái quát những giátrịtiêubiểu,phảnánhđượcýnghĩaquantrọng của Nghị quyết số 26-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương khóa X về vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn, Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới và Phong trào cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới. Theo đó xây dựng nông thôn mới phải là cuộc cách mạng trong nông nghiệp, nguyên tắc “dân biết - dân bàn - dân làm - dân kiểm tra - dân thụ hưởng” là cốt lõi, cả hệ thống chính trị vào cuộc, đồng lòng xây dựng nông thôn ngày càng giàu đẹp, văn minh, giàu bản sắc tốt đẹp của dân tộc, vai trò chủ thể của người dân và cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới trên nguyên tắc “Nhân dân làm, Nhà nước hỗ trợ”. Từ đó có tác dụng thúc đẩy, khích lệ phong trào xây dựng nông thôn mới ở các địa phương và trên cả nước. 2. Yêu cầu đối với tác phẩm: - Gồm các thể loại đồ họa, tranh vẽ bằng tay hoặc kỹ xảo vi tính, có đầu đề và giải thích chi tiết về ý nghĩa của biểu trưng. - Biểu trưng được thể hiện trên giấy trắng, khổ A4 (21cm x 29,7cm), mẫu biểu trưng được vẽ không rộng quá 15cm nhưng không bé hơn 3cm, được đặt giữa khổ giấy, mầu sắc phù hợp (không sử dụng quá 04 màu). - Bố cục của biểu trưng phải hài hòa, có tính mỹ thuật và khái quát cao, rõ nét, dễ hiểu, dễ nhận biết và thuận tiện trong việc sử dụng trên mọi chất liệu, trong các ứng dụng đảm bảo chất lượng nghệ thuật. - Mỗi tác giả được gửi tối đa 5 tác phẩm dự thi. 3. Thể lệ: - Tác phẩm dự thi là tác phẩm được sáng tác trước và tính đến ngày 31/7/2016, chưa đoạt giải trong các cuộc thi nào khác. - Mỗi tác phẩm dự thi phải được gửi với những nội dung sau: (1) Mẫu tác phẩm; (2) Bản thuyết minh ý tưởng; (3) Phiếu ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại liên hệ, địa chỉ thư điện tử (nếu có). Lưu ý: không viết tên tác giả trực tiếp lên tác phẩm dự thi. Tất cả bỏ vào phong bì lớn, bên ngoài ghi rõ “Tác phẩm tham gia cuộc thi sáng tác biểu trưng (Logo) về nông thôn mới”. Khuyến khích tác giả gửi thêm qua thư điện tử tại địa chỉ nêu tại Mục II.4. - Ban tổ chức không chịu trách nhiệm về các tác phẩm gửi dự thi không đúng quy định, bị thất lạc, hỏng, giảm chất lượng màu sắc trong quá trình tác giả gửi tác phẩm tham dự thi. 4. Sử dụng tác phẩm: - Cuộc thi sáng tác biểu trưng về nông thôn mới không nhằm mục đích kinh doanh. - Tác phẩm dự thi được Ban Tổ chức lựa chọn để đăng trên website của Chương trình nông thôn mới và một số báo chí đưa tin về cuộc thi và không được trả chi phí nhuận đăng bài. Tác phẩm được chọn làm biểu trưng (Logo) nông thôn mới được đưa vào sử dụng rộng rãi, tác giả được nhận giải thưởng. Bản quyền tác phẩm đoạt giải thuộc Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới. Ban Tổ chức không trả lại các tác phẩm dự thi cho tác giả. 5. Tổ chức và phương pháp chấm giải: - Ban tổ chức: Do Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương làm Trưởng ban, các Phó Trưởng ban là lãnh đạo của VPĐP nông thôn mới Trung ương, Văn phòng Bộ, Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ Nông nghiệp và PTNT), lãnh đạo Cục vụ một số Bộ ngành khác. + Hội đồng giám khảo: Thành phần là các chuyên gia am hiểu về lĩnh vực mỹ thuật, cán bộ của Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương, đại diện nhà tài trợ chính (nếu có) do Ban tổ chức lựa chọn và quyết định; + Tổ Thư ký: Gồm một số cán bộ thuộc Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương. Tiêu chí xét chọn tác phẩm do Hội đồng giám khảo xây dựng, trình Ban Tổ chức quyết định. Thành viên Hội đồng giám khảo chấm điểm độc lập trên phiếu chấm của Ban tổ chức (thang điểm tối đa là 10,0 điểm, điểm lẻ 0,1 điểm). Ban Tổ chức xét giải dựa trên kết quả chấm của Hội đồng Giám khảo, tuyển chọn qua 2 vòng sơ khảo, chung khảo và trao giải thưởng. 6. Cơ cấu giải thưởng: Căn cứ vào kết quả xét của Hội đồng giám khảo để xét tặng giải thưởng cho mỗi thể loại dự thi như sau: - Giải Nhất: 01 giải, giá trị 15 triệu đồng + Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. - Giải Khuyến khích: 05 giải, mỗi giải giá trị 03 triệu đồng + Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. - Các giải thưởng của nhà tài trợ (nếu có). 7. Kinh phí tổ chức: Từ Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2016 và từ nguồn xã hội hóa (nếu có). 8. Tráchnhiệmcủatácgiảvàxửlýviphạm: - Tác giả có trách nhiệm thực hiện đúng nội dung và thể lệ cuộc thi. - Nếu có khiếu nại về kết quả xét chọn, các tập thể, cá nhân tham gia cuộc thi phải trực tiếp phản ánh bằng văn bản với Ban Tổ chức trong vòng 15 ngày kể từ ngày công bố kết quả. Sau thời điểm đó, Ban tổ chức không xem xét, giải quyết bất kỳ khiếu nại nào. V. Tổ chức thực hiện 1. Đối với Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương: Đầu mối tổ chức cuộc thi. 2. Đối với Văn phòng điều phối nông thôn mới các tỉnh, thành phố: - Báo cáo Ban chỉ đạo nông thôn mới tỉnh, thành phố để tổ chức quảng bá, tuyên truyền cuộc thi đến các địa phương, các tổ chức, đoàn, hội và quần chúng nhân dân. - Khuyến khích cán bộ thực hiện xây dựng nông thôn mới các cấp, các ngành cùng tham gia. 3. Đối với đơn vị phối hợp: - Văn phòng Bộ, Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Tài chính (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn): phối hợp để cùng tổ chức cuộc thi. - Các cơ quan, đơn vị báo chí là đối tác của Văn phòng điều phối NTM Trung ương: Tổ chức quảng bá, tuyên truyền cuộc thi đến các địa phương, các đơn vị thành viên. - Các đơn vị tài trợ: Phối hợp tổ chức thực hiện kế hoạch của cuộc thi. Thể lệ và Kết quả cuộc thi được thông báo trên website: nongthonmoi.gov.vn và một số báo, tạp chí đối tác truyền thông của Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương. Ban Tổ chức mong nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của các cấp, các ngành từ Trung ương đến cơ sở, các tác giả chuyên và không chuyên trong và ngoài nước, sự quan tâm chỉ đạo của Ban chỉ đạo nông thôn mới các tỉnh, thành phố trên cả nước, sự triển khai nghiêm túc của Văn phòng Điều phối nông thôn mới các địa phương trên cả nước cũng như sự ủng hộ của các tổ chức chính trị, xã hội, sự cổ vũ và hỗ trợ của các nhà tài trợ để cuộc thi “Sáng tác biểu trưng về Nông thôn mới” được thành công tốt đẹp./. Thay mặt Văn phòng Điều phối Nông thôn mới TW, Cục trưởng - Chánh Văn phòng Nguyễn Minh Tiến đã ký. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI NÔNG THÔN MỚI TRUNG ƯƠNG