SlideShare a Scribd company logo
1 of 24
Download to read offline
Số 127 tháng7/2016
thbmekong@gmail.com
tbmekong@yahoo.com
www.vilacaed.org.vn
Phát hành thứ 5 hàng tuần
Hotline: 091 4851538
	 090 9933888
090 6529455
Những bí ẩn
trong
ngôichùacổ
ởVĩnhLong
tr.23
KHU DÂN CƯ
586 HẬU GIANG:
Nơi mơ ước
giờ thành...
món nợ?
Kỳ2:Lolắngtrướcnguycơmấtnhà
tr.18
Bình
Phước:
DÂNMẤTTIỀN
VÌTINCÁNBỘ?
Kỳ1:Cánbộvẽdựán“ma”
lừadântiềntỉ?
tr.20
Cần Thơ:
Nỗilo
môitrường
sôngHậutr.17
Nghệsĩhài
Bảo Quốc
&mốitìnhhơn
nửathếkỷ
tr.13
Bình Dương:
Lớphọcmiễnphí
thắpsángtươnglai
trẻnghèo
tr.14
02 Số 127 - Tháng 7/2016THEO DÒNG THỜI SỰ
Giá bán tại Việt Nam: 4.800đ
Tổng Biên tập: Lại Thanh Bình Phó Tổng Biên tập: Hồ Minh Sơn
Văn phòng đại diện phía Nam: Tầng 8, Số 18A đường Nam Quốc Cang, P.Phạm Ngũ Lão, Q.1, TP.HCM. ĐT: 08.6679.2468
Văn phòng đại diện tại Cần Thơ và ĐBSCL: Số 9/10 Đại lộ Võ Văn Kiệt, Khu vực 7, phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, TP.Cần Thơ.
Văn phòng đại diện tại Đà Nẵng: 148A Lê Đình Lý, Q.Thanh Khê, TP.Đà Nẵng.
Văn phòng đại diện tại Tây Nguyên: 250/31 đường Phan Chu Trinh, P.Tân Lợi, TP.Buôn Mê Thuột, tỉnh Đaklak.
Tài khoản: 0521101078008, ngân hàng TMCP Quân đội.
Giấy phép hoạt động báo chí: Số 1144/GP-Bộ TT&TT, ngày 25/7/2011
In tại: Xí nghiệp In 2 - CTy TNHH MTV In Ba Đình - Bộ Công An
Đơn vị phát hành: Cty TNHH Truyền thông Mỹ Phúc. ĐC: 205 Võ Thị Sáu, P.7, Q.3, TP.HCM. ĐT: 08.38249001
Trụ sở: Tầng 7, số 65, Văn Miếu, Q.Đống Đa-Hà Nội
(Bộ Kế hoạch & Đầu tư)
Văn phòng Ban Biên tập: Tầng 01, Cung Triển lãm Kiến trúc
Quy hoạch Xây dựng Quốc gia, Đỗ Đức Dục - Mỹ Đình - Nam Từ Liêm -
Hà Nội. ĐT: 08049573 - 08049574 - 08049575. Fax: 08049575
Chiều 18/7, tại Trụ sở Chính
phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân
Phúc tiếp ông Tomioka Tsu-
tomu,Hạnghịsĩ,PhóChánhVăn
phòng Nội các, Thứ trưởng Giáo
dục, Văn hóa, Thể thao và Khoa
học công nghệ Nhật Bản đang
thăm, làm việc tại Việt Nam.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và ông To-
mioka Tsutomu. Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Tại buổi tiếp, Thủ tướng nêu
rõ thời gian qua, quan hệ hai nước
phát triển hết sức tốt đẹp trên nhiều
lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực đào
tạo nguồn nhân lực, công nghệ cao.
Theo Thủ tướng, Nhật Bản là nước
có trình độ khoa học công nghệ phát
triển mạnh trên thế giới, cùng với
đó, Việt Nam và Nhật Bản đã có
chiến lược ưu tiên hợp tác về công
nghệ, do đó thời gian tới, hai nước
cần ưu tiên đẩy mạnh hợp tác trong
các lĩnh vực công nghệ cao mà Nhật
Bản có thế mạnh và rất thành công.
Về phía mình, Hạ nghị sĩ, Thứ
trưởng Tomioka Tsutomu đề xuất
một số nội dung chính trong hợp tác
với Việt Nam trong lĩnh vực khoa
học công nghệ như phương pháp xạ
trị hạt nặng ion trong điều trị ung
thư, nhất là ung thư tụy và gan,
công nghệ vũ trụ, siêu máy tính.
Ông Tomioka Tsutomu mong muốn
thúc đẩy hợp tác với Việt Nam trong
những lĩnh vực này.
Chinhphu.vn
Ngày 18/7, Thông tấn xã Việt
Nam được quyền tuyên bố bác
bỏ nội dung sai sự thật của báo
chí Trung Quốc liên quan tới
vấn đề Biển Đông trong cuộc
gặp giữa Thủ tướng Việt Nam
Nguyễn Xuân Phúc và Thủ
tướng Trung Quốc Lý Khắc
Cường ngày 14/7/2016 bên lề Hội
nghị thượng đỉnh Á - Âu (ASEM)
tạithủđôUlanBator(MôngCổ).
Sau cuộc gặp trên, nhiều cơ
quan báo chí chính thức của Trung
Quốc, trong đó có hãng thông tấn
Tân Hoa xã, trang mạng china-
daily.com.cn (phiên bản đối ngoại
tiếng Anh của tờ Trung Quốc Nhật
báo) và tờ Nhân dân Nhật báo tiếng
Trung Quốc, đã dẫn lời Thủ tướng
Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc gặp
nói rằng: “Việt Nam tôn trọng lập
trường của Trung Quốc về vụ kiện
trọng tài Biển Đông”, đồng thời cho
biết: “Việt Nam sẵn sàng thúc đẩy
đàm phán song phương về vấn đề
biển và quản lý đúng đắn những
khác biệt với Trung Quốc nhằm
đóng góp cho hòa bình và ổn định
khu vực”.
Trên thực tế, trong cuộc gặp
Thủ tướng Trung Quốc, khi đề
cập vấn đề Biển Đông, Thủ tướng
Nguyễn Xuân Phúc đã đề nghị hai
bên cùng thực hiện nghiêm túc các
thỏa thuận và nhận thức chung của
lãnh đạo cấp cao, trong đó có “Thỏa
thuận về những nguyên tắc cơ bản
chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển
Việt Nam - Trung Quốc” do hai
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và
Hồ Cẩm Đào đã thống nhất tháng
10/2011 nhằm thúc đẩy các cơ chế
đàm phán trên biển sớm có tiến
triển thực chất, đồng thời kiểm soát
tốt bất đồng trên biển, không làm
phức tạp tình hình, thực hiện hiệu
quả, toàn diện Tuyên bố về ứng xử
của các bên ở Biển Đông (DOC) và
sớm đạt được Bộ quy tắc ứng xử ở
Biển Đông (COC), góp phần duy
trì hòa bình, ổn định ở khu vực.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
cũng khẳng định lại lập trường của
Việt Nam đối với phán quyết ngày
12/7/2016 của Tòa Trọng tài Thường
trực (PCA) ở La Hay (Hà Lan) trong
vụ Philippines kiện Trung Quốc về
vấn đề Biển Đông.
Trước đó, ngày 12/7/2016, người
phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam
Lê Hải Bình đã nêu rõ: “... Việt Nam
tiếp tục khẳng định chủ quyền của
mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa
và Trường Sa, chủ quyền đối với nội
thủy và lãnh hải, quyền chủ quyền
và quyền tài phán đối với vùng đặc
quyền kinh tế và thềm lục địa của
Việt Nam được xác định phù hợp
với Công ước của Liên Hợp Quốc về
Luật Biển năm 1982, cũng như tất
cả các quyền và lợi ích pháp lý của
Việt Nam liên quan đến các cấu trúc
địa lý thuộc hai quần đảo Hoàng Sa
và Trường Sa”.
Chinhphu.vn
BácbỏthôngtinsailệchcủabáochíTrungQuốc
vềvấnđềBiểnĐông P.V
Sáng 18/7, tại Hà Nội, Hội
đồng Bầu cử quốc gia tổ chức
hội nghị tổng kết công tác bầu
cử ĐBQH khóa XIV và HĐND
các cấp nhiệm kỳ 2016-2021.
PhátbiểukhaimạcHộinghị,Chủ
tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân
nhấn mạnh thành công của cuộc bầu
cử có ý nghĩa hết sức quan trọng trong
việc triển khai thực hiện thắng lợi
Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của
Đảng, kế hoạch phát triển kinh tế-xã
hội năm 2016 và cả nhiệm kỳ.
Cuộc bầu cử đã đạt kết quả tốt
đẹp, cả nước có hơn 67 triệu cử tri
với tỉ lệ trên 99% đã tham gia bỏ
phiếu, bầu được 496 ĐBQH khóa
XIV; 3.908 đại biểu HĐND cấp tỉnh;
25.181 đại biểu HĐND cấp huyện
và 292.306 đại biểu HĐND cấp xã
với cơ cấu, thành phần cơ bản phù
hợp như dự kiến. Tỉ lệ đại biểu là
phụ nữ, người dân tộc thiểu số, trẻ
tuổi, trình độ trên đại học cao hơn
so với nhiệm kỳ trước. Tuy nhiên,
trong quá trình bầu cử vẫn còn tồn
tại, hạn chế nhất định.
Phát biểu với hội nghị, Tổng Bí
thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định
thành công của cuộc bầu cử một lần
nữa cho thấy ý thức chính trị, tinh
thần trách nhiệm và lòng yêu nước
của nhân dân ta, thể hiện niềm tin
của nhân dân vào sự lãnh đạo của
Đảng, sự quản lý, điều hành của
Nhà nước, Chính phủ, khẳng định
quyền làm chủ của nhân dân và
tinh thần đoàn kết dân tộc.
Đặcbiệt,chúngtađãlàmtốtcông
tác nhân sự, bảo đảm phát huy dân
chủ và sự lãnh đạo tập trung, thống
nhất của Đảng trong công tác cán bộ,
cơbảnđãgiớithiệuđượcnhữngngười
tiêu biểu về đức, tài, xứng đáng đại
diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền
làm chủ của nhân dân.
Tổng Bí thư nhấn mạnh trước
mắt chúng ta cần chuẩn bị tổ chức
thành công kỳ họp thứ nhất của
Quốc hội khóa XIV - một kỳ họp hết
sức quan trọng với nhiệm vụ trọng
tâm là xem xét, quyết định công tác
nhân sự cấp cao của bộ máy Nhà
nước nhiệm kỳ 2016-2021...
Chinhphu.vn
HộiđồngBầucửquốcgia
tổngkếtcôngtácbầucử Lê Sơn
Vừa qua, Bộ Công an phối
hợp với một số cơ quan, đơn vị
tổ chức hội thảo khoa học cấp
quốc gia “Quán triệt, thực hiện
Nghị quyết Đại hội lần thứ XII
của Đảng về bảo đảm quốc
phòng, an ninh và xây dựng lực
lượng vũ trang nhân dân trong
giai đoạn hiện nay”. Chủ tịch
nước Trần Đại Quang đã tới dự
và phát biểu tại hội thảo.
Phát biểu tại hội thảo, Chủ tịch
nước Trần Đại Quang nhấn mạnh
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là hai
nhiệm vụ chiến lược của cách mạng
ViệtNam.Trảiquacácgiaiđoạnđấu
tranh cách mạng, giải phóng dân tộc,
thống nhất đất nước, cùng với đường
lối xây dựng và phát triển kinh tế,
văn hóa, xã hội, Đảng ta đặc biệt
đề cao vai trò, tầm quan trọng của
sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc; xác định
tăng cường quốc phòng, giữ vững an
ninh quốc gia là nhiệm vụ trọng yếu,
thường xuyên của Đảng, Nhà nước
và của toàn dân, trong đó QĐND và
CAND là lực lượng nòng cốt.
Theo Chủ tịch nước Trần Đại
Quang, đất nước ta đang đứng
trước nhiều thời cơ, thuận lợi để
đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc
tế nhưng cũng phải đương đầu với
không ít khó khăn, thách thức đan
xen. Tình hình thế giới, khu vực còn
diễn biến phức tạp, khó lường, tiềm
ẩn nhiều yếu tố gây mất ổn định.
Vì vậy, để quán triệt, thực hiện
thắng lợi Nghị quyết Đại hội XII về
quốc phòng, an ninh, xây dựng lực
lượng vũ trang nhân dân trong tình
hình hiện nay, yêu cầu đặt ra là cần
nghiên cứu, đánh giá, dự báo đúng
tình hình, xác định trúng những
vấn đề đặt ra đối với nhiệm vụ xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc để có các giải
pháp cụ thể, khoa học nhằm bảo vệ
vững chắc độc lập, chủ quyền, thống
nhất, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh
của Tổ quốc trong mọi tình huống.
Chinhphu.vn
Tăngcườngquốcphòng,giữvững
anninhquốcgialànhiệmvụtrọngyếu
Nguyễn Hoàng
Chủ tịch nước Trần Đại Quang phát biểu
tại hội thảo. Ảnh: TTXVN
Việt Nam - Nhật Bản:
Ưutiênđẩymạnhhợptáctronglĩnhvựccôngnghệcao
Đức Tuân
3Số 127 - Tháng 7/2016 0SỰ KIỆN - TIÊU ĐIỂM
Qua 6 tháng đầu năm 2016, tình hình
kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL đã có những
chuyển biến tích cực. Phát triển kinh tế, thu
ngân sách của vùng ĐBSCL phát triển cao
hơn mức chung của cả nước. Quốc phòng,
an ninh chính trị, an ninh biên giới cơ bản
ổn định...
Đó là một số thành tựu của vùng ĐBSCL
được đ/c Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị,
Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng ban chỉ đạo
Tây Nam Bộ biểu dương tại hội nghị sơ kết tình
hình kinh tế - xã hội vùng Tây Nam Bộ 6 tháng
đầu năm và triển khai phương hướng, nhiệm vụ
những tháng cuối năm 2016.
Tại hội nghị, lãnh đạo các bộ, ngành và các
tỉnh, thành phố trong vùng đã tham luận về tình
hình kinh tế - xã hội, tình hình xuất nhập khẩu;
tình trạng lở biển, bờ sông; tình hình an ninh
biên giới, biển đảo; phát triển nông nghiệp… Dịp
này, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ và lãnh đạo các
tỉnh, thành phố cũng kiến nghị Chính phủ sơ kết
đánh giá kết quả thực hiện Chương trình ngọt
hóa bán đảo Cà Mau, Dự án ngọt hóa Gò Công,
Dự án Tứ giác Long Xuyên giai đoạn I để tiếp tục
đầu tư cho giai đoạn tới. Đồng thời, xem xét có cơ
chế đặc thù về bố trí vốn để xây dựng các công
trình, dự án ứng phó với biến đổi khí hậu, xâm
nhập mặn ở vùng ĐBSCL; bố trí vốn ngân sách
Nhà nước để triển khai xây dựng các dự án quan
trọng cấp bách của vùng ĐBSCL.
Qua 6 tháng đầu năm 2016, tình hình kinh
tế - xã hội vùng ĐBSCL đã có những chuyển biến
tích cực. Tổng sản phẩm trên địa bàn ước đạt 250
nghìn tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng ước đạt 6,5%;
sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, thương mại,
dịch vụ tăng trưởng so với cùng kỳ. Toàn vùng có
52 cụm công nghiệp với tổng diện tích 1.921 ha
đi vào hoạt động, thu hút được khoảng 536 dự
án đầu tư sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho
hơn 60.000 lao động. Các hoạt động văn hóa-xã
hội, chính sách đối với đồng bào dân tộc, tôn giáo
được quan tâm thực hiện hiệu quả; quốc phòng-
an ninh đảm bảo ổn định.
Bên cạnh những kết quả đạt được, ĐBSCL
vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế như: hạn hán,
xâm nhập mặn làm nhiều khu vực thiếu nước
sản xuất và sinh hoạt; làm giảm năng suất, diện
tích sản xuất nông nghiệp, thủy sản của vùng;
thiếu vốn đầu tư cho các công trình, dự án chống
biến đổi khí hậu, ngăn mặn, trữ ngọt và hệ thống
thủy lợi vùng.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị các
bộ, ngành TW và các địa phương vùng Tây Nam
Bộ cần triển khai các giải pháp nhằm tăng cường
vùng nguyên liệu; đẩy mạnh liên kết trong đầu
tư kết cấu hạ tầng gắn với ứng phó biến đổi khí
hậu; xây dựng các HTX nông nghiệp, liên kết
nông dân với doanh nghiệp; quan tâm đầu tư cơ
sở hạ tầng giao thông. Chính phủ cũng cần tiếp
tục có những chính sách tháo gỡ khó khăn trong
sản xuất-kinh doanh cho doanh nghiệp, thúc đẩy
xuất khẩu, nhất là các mặt hàng nông sản và
thủy sản, góp phần nâng cao thu nhập cho người
dân trong vùng.
Phát biểu kết luận tại hội nghị, Phó Thủ
tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh: Trong 6
tháng qua, phát triển kinh tế, thu ngân sách của
vùng ĐBSCL phát triển cao hơn mức chung của
cả nước. Quốc phòng, an ninh chính trị, an ninh
biên giới cơ bản ổn định. Phó Thủ tướng biểu
dương những kết quả các tỉnh, thành phố trong
vùng đã thực hiện được; đồng thời, phân tích, chỉ
ra những khó khăn, hạn chế của vùng như: Mức
tăng trưởng kinh tế giảm 2,2%, sản lượng lúa
giảm 1 triệu tấn so với cùng kỳ năm trước; gần
300 ngàn hộ dân thiếu nước sinh hoạt; kim ngạch
xuất khẩu và tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh
thu dịch vụ thấp hơn mức bình quân chung của
cả nước; tình hình an ninh, tội phạm còn yếu tố
phức tạp; buôn lậu, gian lận thương mại diễn
biến theo chiều hướng tăng…
Phó Thủ tướng cũng chỉ đạo Ban Chỉ đạo TNB
và lãnh đạo các tỉnh, thành phố thực hiện tốt các
nghị quyết của Chính phủ về thực hiện nhiệm vụ
phát triển kinh tế - xã hội năm 2016, cũng như
các nghị quyết của Chính phủ về việc cải thiện môi
trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh
tranh,đẩymạnhđầutưcông;quantâmhỗtrợdoanh
nghiệppháttriểnsảnxuấtkinhdoanh;giảiquyếtnợ
vay,nợxâydựngcơbản.PhóThủtướngyêucầuBan
Chỉ đạo TNB phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư
triển khai thực hiện hiệu quả quyết định của Thủ
tướng Chính phủ về "Quy chế thí điểm liên kết phát
triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL giai đoạn 2016-
2020"; chủ động ký kết quy chế phối hợp với một số
bộ, ngành TW nhằm thúc đẩy kinh tế - xã hội phát
triển, bảo đảm giữ vững ổn định an ninh chính trị
trên địa bàn; tiếp tục nghiên cứu, tham mưu Thủ
tướngChínhphủbanhànhmộtsốcơchế,chínhsách
đặc thù phát triển đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang…
Đồng bằng sông Cửu Long:
Tậptrungpháttriểnkinhtếnhữngthángcuốinăm Việt An
Trái cây là một trong những sản phẩm chủ lực của Đồng
bằng sông Cửu Long chịu sự cạnh tranh gay gắt khi hội
nhập kinh tế quốc tế. Ảnh minh họa
Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch
UBND tỉnh Hải Dương Nguyễn
Dương Thái vừa trao quyết định
điều động, bổ nhiệm đ/c Trương Văn
Hơn, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và
Đầu tư giữ chức Phó Chánh Văn
phòng, giao quyền Chánh Văn
phòng UBND tỉnh từ ngày 15/7.
Tại lễ công bố quyết định, đ/c
Nguyễn Dương Thái đề nghị trên
cương vị mới, đ/c Trương Văn Hơn
tiếp tục phát huy năng lực, cùng với
tập thể cán bộ, công chức Văn phòng
UBND tỉnh làm tốt công tác tham
mưu, giúp việc cho UBND tỉnh. Đội
ngũ cán bộ, công chức Văn phòng
UBND tỉnh đoàn kết, hoàn thành
tốt mọi nhiệm vụ được giao.
Phát biểu nhận nhiệm vụ, đ/c
Trương Văn Hơn cảm ơn sự quan
tâm, tạo điều kiện của Tỉnh ủy,
UBND tỉnh và hứa, trên cương vị
công tác của mình sẽ phối hợp tốt
với tập thể lãnh đạo Văn phòng và
các đơn vị liên quan, nêu cao tinh
thần trách nhiệm, hoàn thành tốt
các nhiệm vụ được giao.
Công an Đồng Nai quyết tâm
phá tan các thế lực phản động, triệt
xóa các tụ điểm phức tạp gây mất
trật tự, các băng nhóm xã hội đen
cho vay nặng lãi, đe dọa đời sống yên
bình của người dân. Đó là cam kết
của Công an tỉnh Đồng Nai nhân
dịp kỷ niệm 70 năm ngày truyền
thống CAND.
Thiếu tướng Nguyễn Phi Hùng,
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh
sát CAND; ông Đinh Quốc Thái,
Phó Bí thư, Chủ tịch UBND tỉnh;
Ban giám đốc Công an tỉnh; cùng
các đồng chí nguyên là lãnh đạo lực
lượng công an tỉnh qua các thời kỳ
đã về dự lễ kỷ niệm này.
Tại hội nghị, ông Đinh Quốc
Thái khẳng định, hiện nay tình
hình thế giới và khu vực đang biến
động, các thế lực thù địch đang lợi
dụng chiến lược diễn biến hòa bình
để tạo cơ hội chống phá nền an ninh
quốc gia. Vì vậy, nhiệm vụ bảo vệ
anh ninh, trật tự xã hội là rất cần
thiết, đòi hỏi lực lượng CAND phải
nêu cao tinh thần, ý chí sẵn sàng
chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, kịp thời
ngăn chặn các thế lực thù địch từ
cấp cơ sở. Mỗi cá nhân chiến sỹ
CAND thường xuyên trao dồi đạo
đức cách mạng, nghiệp vụ để tạo
lực lượng tinh nhuệ, chuyên nghiệp
nhằm ngăn chặn các thế lực chống
phá, gây mất an ninh trật tự trên
các lĩnh vực trong đời sống xã hội.
Cũng trong dịp này, có 18 tập
thể và 50 cá nhân được Bộ Công an,
Tổng cục An ninh nhân dân, Giám
đốc Công an tỉnh tặng bằng khen.
Đồng Nai:
Kỷniệm70nămthànhlậplựclượng
CônganNhândân Bùi Châu
Thiếu tướng Nguyễn Phi Hùng, Phó Tổng
cục trưởng Tổng cục Cảnh sát CAND trao
bằng khen cho các cá nhân tiêu biểu của
Công an tỉnh Đồng Nai
Hải Dương:
BổnhiệmPhóChánhVănphòngUBNDtỉnh
Phùng Nguyện
Tiếp theo trang 04
huy cao; nhiều chỉ tiêu năm học chưa
hoànthành.CábiệtmộtsốHộikhông
gửi báo cáo, số liệu tổng kết năm học.
Đ/c Lê Quốc Phong nhấn mạnh,
công tác tổ chức các hoạt động chào
mừng Đại hội Đoàn các cấp tiến tới
Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XI
là một khối lượng công việc lớn, có
ý nghĩa quan trọng và quyết định
đối với sự phát triển công tác Hội và
phong trào sinh viên năm học tới và
nửa cuối nhiệm kỳ.
Kết thúc hội nghị, BCH TW Hội
Sinh viên Việt Nam đã thông báo kết
quả kiện toàn nhân sự Ban Thư ký,
Ban Chấp hành và Ban Kiểm tra TW
Hội. Dịp này, TW Hội Sinh viên cũng
đãtraoGiảithưởng9/1năm2016cho
4 tập thể có giải pháp, mô hình tiêu
biểu trong công tác Hội và phong trào
sinh viên năm học 2015 - 2016. Báo
Thanh niên đã trao 24 suất học bổng
Nguyễn Thái Bình (mỗi suất 3 triệu
đồng) cho 24 đồng chí Ủy viên BCH
TW Hội Sinh viên là sinh viên. TW
Hội Sinh viên tặng cờ cho 11 đơn vị có
thành tích xuất sắc; tặng Bằng khen
cho 9 đơn vị xuất sắc và 23 đơn vị đạt
danh hiệu lao động tiên tiến trong
công tác Hội và phong trào sinh viên
năm học 2015 - 2016.
04 Số 127 - Tháng 7/2016SỰ KIỆN - TIÊU ĐIỂM
Trong hai ngày 15 và
16/07/2016, tại thành phố Cần
Thơ, TW Hội Sinh viên Việt Nam
đã tổ chức Hội nghị Ban chấp
hànhTWHộiSinhviênViệtNam
lần thứ 5- Khóa IX (mở rộng).
Đồng chí Lê Quốc Phong, Ủy
viên dự khuyết BCH TW Đảng,
Bí thư thứ nhất BCH TW Đoàn,
Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam
đã tới dự và chỉ đạo hội nghị.
Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí
Lê Quốc Phong đánh giá cao các cấp
Hội, hội viên, sinh viên đã năng động
sáng tạo, khắc phục khó khăn, tích
cực tham mưu cấp ủy Đảng, chính
quyền, các cấp, các ngành quan tâm
tạo điều kiện triển khai công tác Hội
và phong trào sinh viên một cách
đồng bộ toàn diện, có nhiều chuyển
biến về chất với nhiều nội dung, hình
thức mới, phong phú, đa dạng, thu
hút ngày càng đông đảo sinh viên tự
giác hưởng ứng và tham gia.
Đặc biệt, các hoạt động tạo môi
trường hỗ trợ sinh viên trang bị kiến
thức hội nhập, kỹ năng thực hành
xã hội được các cơ sở Hội chú trọng
triển khai hiệu quả thông qua nhiều
diễn đàn, tọa đàm, chia sẻ thông tin
về hội nhập, về cộng đồng chung
ASEAN và Hiệp định thương mại
xuyên Thái Bình Dương TPP.
Bên cạnh đó, các phong trào thi
đua sôi nổi của sinh viên lập thành
tích chào mừng thành công Đại hội
Đảng các cấp, Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ XII; bầu cử đại biểu
Quốc hội khóa XIV và Hội đồng
nhân dân các cấp giai đoạn 2016-
2026 đã tạo động lực quan trọng
thúc đẩy công tác Hội, cổ vũ sinh
viên vươn lên học tập tốt, rèn luyện
tốt, tham gia môi trường giáo dục
lành mạnh, góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục đào tạo nhà trường…
Tuy nhiên, đ/c Lê Quốc Phong
cho rằng việc triển khai Đề án giáo
dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối
sống, văn hóa cho sinh viên giai đoạn
2015-2018 chưa có nhiều mô hình,
cách thức sáng tạo và phương pháp
phù hợp, nhiều hoạt động mang tính
hình thức, dập khuôn cứng nhắc.
Công tác tuyên truyền, giới thiệu về
phong trào “Sinh viên 5 tốt” ở một số
trường chưa thường xuyên liên tục…
Vai trò cụm trưởng chưa được phát
HỘINGHỊBANCHẤPHÀNHTRUNGƯƠNGHỘISINHVIÊNVIỆTNAMMỞRỘNGLẦNTHỨ5-KHÓAIX:
PHONG TRÀO SINH VIÊN CÓ NHIỀU CHUYỂN BIẾN VỀ CHẤT											 Hoàng Uyển
Vừa qua, tại Khu tưởng niệm chiến
thắng yếu khu quân sự Trảng Bom, Đồng
Nai,Huyệnủy,HĐND,UBND,ỦybanMTTQ
Việt Nam huyện Trảng Bom đã long trọng
tổ chức lễ kỷ niệm 65 năm ngày chiến thắng
yếu khu, đồng thời đón nhận bằng xếp hạng
di tích lịch sử cấp tỉnh.
Trong cuộc tập kích tiêu diệt địch tại yếu khu
quân sự Trảng Bom vào chiều 20/07/1951, dưới
sự chỉ huy của đồng chí Huỳnh Văn Nghệ, đại đội
Lam Sơn thuộc tiểu đoàn 303, cùng đội biệt động,
pháo binh tỉnh Thủ Biên và lực lượng vũ trang
huyện Xuân Lộc đã tiêu diệt 200 tên địch của đại
đội 3, trung đoàn Âu Phi, quân viễn chinh Pháp.
Quân ta thu được 200 súng các loại, hàng chục tấn
bom đạn, đã tạo tiếng vang lớn. Trận chiến thắng
yếu khu quân sự Trảng Bom đã mở hành lang liên
lạc cho quân ta từ Chiến khu Đ đến Long Thành,
Bà Rịa sau đó tiến vào Sài Gòn. Để kỷ niệm chiến
tích này, huyện Trảng Bom đã lập khu tưởng niệm
vào năm 2001 có diện tích 2.200 m2
. 	
Nhân dịp này, ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó
Chủ tịch UBND tỉnh thay mặt UBND tỉnh Đồng
Nai đã trao bằng xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh
cho khu tưởng niệm chiến thắng yếu khu quân
sự Trảng Bom. Ông Hùng đề nghị cán bộ, nhân
dân huyện Trảng Bom giữ gìn, tôn tạo di tích để
giáo dục truyền thống yêu nước cho cán bộ, nhân
dân, đặc biệt là thế hệ thanh thiếu niên mai sau...
Ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng
Nai trao bằng công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh cho lãnh
đạo huyện Trảng Bom.
ĐịađiểmchiếnthắngYếukhuquânsựTrảngBom-ĐồngNai:
Nhận bằng xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh Bùi Châu
Đồng chí Lê Quốc Phong trao cờ luân lưu
cho thủ lĩnh Hội Sinh viên các địa phương
Đọc tiếp trang 03
Trải qua gần một tuần lễ với
nhiều hoạt động sôi nổi bổ ích,
chiều tối 10/7, tại tỉnh Salavane
của Lào đã diễn ra Lễ bế mạc
Gặp gỡ hữu nghị thanh niên
Việt Nam-Lào năm 2016. Đây
cũng là hoạt động cuối cùng của
đoàn đại biểu thanh niên Việt
Nam tại Lào.
Phó Bí thư TW Đoàn Thanh
niên Nhân dân Cách mạng Lào Kh-
ampha Phimasone cho biết, cuộc
gặp gỡ hữu nghị thanh niên hai
nước Lào-Việt Nam năm 2016 đã
hoạt động tại 3 tỉnh Savannakhet,
Champasak và Salavane. Các hoạt
động của chương trình gặp gỡ góp
phần tăng cường, củng cố tình hữu
nghị, đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác
toàn diện giữa hai nước.
Cuộc gặp gỡ hữu nghị thanh
niên Lào-Việt Nam lần này góp
phần quan trọng trong việc vận
động tinh thần sôi nổi cách mạng
của đội ngũ thanh thiếu niên hai
nước. Đồng thời, là sự khẳng định
mục tiêu của Đoàn thanh niên hai
nước trong việc gìn giữ, phát huy
mối quan hệ hữu nghị, tình đoàn
kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện
ngày càng mở rộng và đi vào chiều
sâu.
Mối quan hệ hữu nghị Lào-Việt
Nam là mối quan hệ đặc biệt thủy
chung, trong sáng và trở thành yếu
tố quyết định mọi thắng lợi của cuộc
cách mạng, trong xây dựng và phát
triển đất nước. Đây cũng là nền
tảng vững chắc trên con đường mới
của nhân dân hai nước Lào-Việt
Nam. Do đó, thanh niên hai nước
phải tiếp tục vun đắp tình hữu nghị,
đoàn kết đặc biệt đó.
Nhân dịp này, Phó Bí thư TW
Đoàn Thanh niên Nhân dân Cách
mạng Lào Khampha Phimasone
cảm ơn nhân dân Việt Nam anh em,
đặc biệt Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
đã hỗ trợ, giúp đỡ Đoàn Thanh niên
Nhân dân Cách mạng Lào trong
suốt thời gian qua. Đồng thời tin
tưởng, trước mắt và lâu dài sự hợp
tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa Đoàn
thanh niên hai nước sẽ ngày càng
được tăng cường để gìn giữ, xây
dựng và phát triển đất nước Lào-
Việt Nam, Việt Nam-Lào, phồn
vinh theo con đường của hai Đảng
đã đề ra.
Tại lễ bế mạc, Bí thư TW Đoàn
TNCS Hồ Chí Minh Nguyễn Long
Hải, Trưởng đoàn đại biểu thanh
niên Việt Nam trân trọng cảm ơn
những tình cảm quý báu mà Lãnh
đạo Đảng, Nhà nước và Đoàn
Thanh niên Nhân dân Cách mạng
Lào đã dành cho đoàn trong những
ngày qua. Đồng thời, cho biết trong
6 ngày qua, đoàn đại biểu thanh
niên Việt Nam đã tham gia và trải
nghiệm nhiều hoạt động giàu ý
nghĩa. Qua những buổi chào xã giao
lãnh đạo các tỉnh trong hành trình
gặp gỡ đã thấy được sự quan tâm,
tạo điều kiện về nhiều mặt của các
cấp ủy đảng, chính quyền Lào đối
với hoạt động của Đoàn Thanh niên
Lào nói riêng và việc thúc đẩy quan
hệ hợp tác thanh niên Lào-Việt
Nam nói chung.
CHƯƠNGTRÌNHGẶPGỠHỮUNGHỊTHANHNIÊNVIỆTNAM-LÀONĂM2016
Gắn kết bền chặt tình hữu nghị hai nước Hoàng Thiên
05Số 127 - Tháng 7/2016 KINH TẾ - PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP
“Muốn tăng trưởng kinh tế phải tạo ra
tiền đề để người dân và doanh nghiệp tạo
ra tăng trưởng. Phải tái cơ cấu, phân cấp
mạnh mẽ cho địa phương, cởi trói cho sản
xuất, tạo sự phát triển, tạo môi trường đầu
tư kinh doanh” - Đó là nội dung trọng tâm
được đưa ra tại cuộc họp thường kỳ tháng
6, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn
Xuân Phúc.
 Thời gian qua, Chính phủ cũng như các Bộ,
ngành, địa phương đã có các động thái quyết liệt
vào cuộc, nhằm từng bước “cởi trói” cho DN. Cụ
thể, là sự ra đời của Nghị quyết 35/CP-NQ về hỗ
trợ DN phát triển đang tạo được những hiệu ứng
tích cực, được DN ủng hộ và đánh giá cao. Theo đó,
hơn 3.500 điều kiện kinh doanh (giấy phép con) đã
bị xóa sổ từ ngày 1-7. Chính phủ cũng đang tích
cực soạn thảo và ban hành 50 nghị định về điều
kiện kinh doanh theo yêu cầu của Luật Đầu tư.
Tuy nhiên, theo báo cáo từ Phòng Thương mại
và Công nghiệp Việt Nam VCCI, hiện có tới hơn
7.000 giấy phép con đang “hành” DN, đó là chưa
kể trong quá trình hoạt động, DN còn bị “hành”
bởi sự nhũng nhiễu của một bộ phận cơ quan công
quyền. Dẫn chứng từ báo cáo năng lực cạnh tra-
nh cấp tỉnh năm 2015 (PCI) cho thấy, có tới 11%
trong tổng số hơn 110.000 DN được điều tra cho
biết phải trả các chi phí không chính thức lên tới
10% tổng doanh thu. 65% DN cho rằng tình trạng
nhũng nhiễu của cơ quan quản lý các cấp khi giải
quyết thủ tục cho DN diễn ra rất phổ biến.
Ông Trần Thanh Bình, Phó Tổng Giám đốc
Công ty đóng tàu Vard, chia sẻ: Công ty của ông
là DN 100% vốn nước ngoài, có chức năng đóng
tàu và sửa chữa, bảo dưỡng tàu dầu khí. Khi DN
đi làm các thủ tục xin cấp phép đóng tàu và sửa
chữa, bảo dưỡng tàu dầu khí thì cơ quan chức
năng chỉ cho đóng tàu mà không cấp phép cho
DN chức năng sửa chữa bảo dưỡng tàu. Trong
khi đó, Luật Đầu tư không cấm mà chỉ xếp lĩnh
vực này vào mục kinh doanh có điều kiện. “Đóng
tàu là ngành mang tính cạnh tranh cao, vì thế
nếu chỉ đóng mà không có các dịch vụ đi kèm như
bảo dưỡng, sửa chữa thì khách hàng sẽ rất e ngại
khi ký hợp đồng mua tàu của Công ty. Việc chỉ
được cấp phép đóng tàu mà không cấp phép sửa
chữa, bảo dưỡng tàu đã khiến cho DN giảm tính
cạnh tranh, mất đi rất nhiều đơn hàng có giá trị
hàng trăm ngàn USD”, ông Bình cho biết.
Tại phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn
Xuân Phúc cũng đã nhấn mạnh: “Kiên quyết cắt
bỏ các điều kiện kinh doanh bất hợp lý, loại bỏ
các giấy phép con; quy định về điều kiện đầu tư
kinh doanh phải minh bạch, rõ ràng, dễ hiểu, dễ
thực hiện. Và ngay trong những ngày đầu tháng
7 này, đã có những nghị định đầu tiên trong số 50
nghị định nói trên được ban hành, từng bước tháo
gỡ các vướng mắc lâu nay cho các DN… 
DN là động lực để phát triển kinh tế đất nước.
Để DN hoạt động hiệu quả, cần có sự hỗ trợ đắc lực
từ phía Nhà nước. Cần tạo môi trường kinh doanh
thuận lợi, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường với
những đổi mới, động lực mới theo tinh thần “Nhà
nước kiến tạo, lấy DN là đối tượng phục vụ” mà
Chính phủ đề ra trong Nghị quyết 35. Tuy nhiên,
trước hết cần đổi mới tư duy điều hành của tất cả
các bộ, ngành, địa phương và từ mỗi cán bộ công
chức - những con người thực thi công vụ.
Bên cạnh đó, Thủ tướng còn nhấn mạnh,
thẩm quyền cấp nào thì cấp đó chịu trách nhiệm,
tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính, đề cao
trách nhiệm trong phối hợp, công khai minh bạch
để người dân theo dõi giám sát. Hành động quyết
liệt, ưu tiên cho tái cơ cấu nền kinh tế, tạo điều
kiệnchotăngtrưởngdàihạn,trướcmắtchưađiều
chỉnh chỉ tiêu mà Quốc hội đề ra. “Tăng cường kỷ
luật kỷ cương, dám nghĩ, dám làm. Phải coi đây
là nhiệm vụ cấp bách của từng bộ, ngành, đơn vị,
trong đó đề cao trách nhiệm của người đứng đầu
tổ chức cơ quan đơn vị” - Thủ tướng nêu rõ.
“Cởitrói”đểdoanhnghiệppháttriển  Phước Lập - Trắc Long
Kểtừkhicổphầnhoá,chuyển
đổi mô hình doanh nghiệp từ
TNHH MTV sang cổ phần, Công
ty Cổ phần Cấp nước Bạc Liêu
đã chuyển mình mạnh mẽ, ngày
càng chú trọng đến việc nâng
cấp công nghệ hiện đại, nhằm
chú ý đến chất lượng nước sinh
hoạt, nâng cao sức khoẻ cộng
đồng cho người dân trên địa bàn
thành phố Bạc Liêu.
Cổ phần hoá để phát triển toàn diện
Chỉ mới một năm chuyển đổi,
song tổng doanh thu của công ty đã
đạt trên 43 tỷ đồng, vượt hơn 13%
kế hoạch. Trong đó, nộp ngân sách
hơn 655 triệu đồng, một con số rất
ấn tượng đối với đơn vị mới được cổ
phần hoá với nhiều khó khăn. Trong
năm nay, Công ty Cổ phần cấp nước
Bạc Liêu chú trọng nhiều hơn đến
công nghệ và chất lượng nước cung
cấp cho toàn dân vùng đô thị, với
mục tiêu “Tối đa hoá lợi nhuận” để
đảm bảo tính liên tục chất lượng, kể
cả những nơi xa nhất.
Theo ông Võ Minh Trang, Tổng
Giám đốc công ty, năm 2016 theo kế
hoạch công ty sẽ khai thác hơn 6,8
triệu m3 nước cho gần 25.000 khách
hàng, doanh thu đạt mức trên 44 tỷ
đồng, nộp ngân sách gần 1 tỷ đồng.
“Cònrấtnhiềukhókhănvềsảnlượng
nước rửa lọc, chi phí tiêu thụ điện
năng,... nhưng công ty quyết tâm cải
thiện bằng nhiều hình thức, giảm tỷ
lệhaohụtxuốngdưới16%vàcấpmới
cho khoảng 1.600 khách hàng” - Ông
Võ Minh Trang cho biết thêm.
Hiện nay, Công ty Cổ phần Cấp
nước Bạc Liêu đã khẳng định mình
bằng việc đổi mới, nâng cấp thiết bị
công nghệ. Tại phòng làm việc của
Ban Giám đốc công ty có hệ thống
trung tâm điều khiển của nhà máy
nước. Những thông số kỹ thuật ghi
nhận đầy đủ thông tin từ khâu bơm
nước thô, xử lý, chất lượng nước,
số khối nước phục vụ. Hầu hết các
quy trình hoạt động của công ty đều
được tự động hóa. Thay vì phải bơm
nước lên đài như trước đây, công ty
đầu tư máy biến tần giúp tự động
tăng giảm cột áp, lưu lượng vùng
nước. Máy biến tần vừa giúp tăng
tuổi thọ đường ống do áp lực nước
đều đặn, vừa tiết kiệm điện. Công
ty cũng đã đầu tư cả hệ thống máy
phát điện dự phòng. Đó cũng là lý
do vì sao những tháng thiếu điện, bị
cúp liên miên nhưng trong từng hộ
gia đình dùng nước máy vẫn có nước
sử dụng. Và với hai hệ thống này,
tình trạng sau khi cúp điện nước
chảy nhỏ giọt hoặc một, hai ngày
sau mới có nước đã không còn.
Áp dụng công nghệ mới
Để hiện thực hoá những việc làm
trên, công tác quản lí, chăm sóc và
phát triển khách hàng là một trong
những điều mà công ty đặc biệt chú
trọng. Chị Lâm Thị Anh, hẻm 5,
đường Trần Phú, phường 7 cho biết:
“Từ lúc làm đơn đến ngày anh em
thực hiện chỉ đúng một tuần lễ, rất
nhanh gọn vì nhà trọ của chị chuẩn
bị phục vụ cho các em sinh viên”. Ông
Nguyễn Hồng Thiệt, Trưởng phòng
Thi công cũng khẳng định, từ khi
cổ phần hoá thì quá trình thủ tục có
đơn giản hơn nhiều. Số công nhân
thi công đảm bảo tiến độ công việc tốt
hơn vì làm theo khoán. Kinh phí cho
một hộ mới hơn 1,4 triệu đồng, nhưng
theo Nghị định 177 thì mỗi hộ chỉ trả
mức phí hơn 500 ngàn vì được hỗ trợ
gần 1 triệu đồng. Điều đó cho thấy
tình hình chăm sóc khách hàng ngày
càng nhanh gọn và hiệu quả hơn.
Theo ông Võ Minh Trang, trong
lộ trình của công ty phát triển toàn
diện thì việc chú ý đến chất lượng
nước là điều quan trọng nhất. Điều
người dân quan tâm nhất là vấn đề
nước có đảm bảo sạch, an toàn hay
không. Hiện tại, mạng lưới mới chỉ
đạt 87% nhưng mục tiêu trong 2
năm tới sẽ phủ toàn bộ thành phố
với công nghệ hiện đại nhất trong
công nghệ sản xuất nước sinh hoạt.
“Côngtyđãtiếnhànhxâydựngcông
nghệ mới từ dự án cấp thoát nước và
vệ sinh môi trường do Chính phủ Úc
tài trợ. Công nghệ mới sẽ áp dụng
tại nhà máy ở phường 5 và sẽ nâng
công suất để đảm bảo độ sạch của
nước cho người tiêu dùng” - Ông
Trang chia sẻ thêm.
Tham quan một vòng tại nhà
máy nước, chúng tôi được chứng kiến
những dây chuyền vận hành tự động.
Tất cả các khâu từ rửa lọc, đóng mở
van… đều được lập trình sẵn. Chất
lượng nước được kiểm tra tại phòng
hóa nghiệm của công ty trước khi đưa
đến người tiêu dùng. Đồng thời luôn
có sự kiểm định nghiêm ngặt của
Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh. Ngoài
ra, việc thay đổi ống sắt, ống kẽm
trước thủy lực kế bằng ống nhựa cao
cấp cũng phần nào giảm được tình
trạng nước đục, vàng, không đảm bảo
chất lượng như trước.
Toàn thành phố Bạc Liêu hiện
có khoảng 240 ngàn người, với công
suất và hướng phát triển hiện tại,
công ty đủ đáp ứng yêu cầu phục vụ
nước trong vài năm tới, kể cả phục
vụ các khu, cụm công nghiệp. Tuy
nhiên, khó khăn phải khắc phục
ngay là tình trạng nguồn nước
ngầm ngày càng xuống thấp và định
hướng của Bộ Xây dựng trong tương
lai sẽ dừng khai thác mạch nước
ngầm, như vậy sẽ gây khó khăn
cho việc phát triển của công ty. Để
giải quyết tình trạng này, UBND
tỉnh Bạc Liêu đã phê duyệt dự án
mở rộng hệ thống cấp nước ra các đô
thị khác trong tỉnh. Dẫu còn một vài
điểm chưa hoàn toàn hài lòng với
tất cả người tiêu dùng, nhưng nhìn
chung, chất lượng phục vụ của Công
ty Cấp nước Bạc Liêu thời gian qua
có nhiều tiến bộ đáng ghi nhận.
Công ty Cổ phần Cấp nước Bạc Liêu:
Nângcaochấtlượngnước,hướngtớicộngđồng Huy Diệu
Hệ thống xử lí nước tại Công ty Cổ phần
Cấp nước Bạc Liêu ngày càng hướng đến
chất lượng.
Ông Võ Minh Trang, Tổng Giám đốc Cty Cổ
phần Cấp nước Bạc Liêu.
06 Số 127 - Tháng 7/2016KINH TẾ - PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP
“Doanh nghiệp nhà nước
phải thu gọn lại, nhưng hiệu
quả thì phải tăng lên” - Đó là chỉ
đạo của Thủ tướng Chính phủ
Nguyễn Xuân Phúc khi tham
dự và chỉ đạo Hội nghị sơ kết
6 tháng đầu năm của Bộ Công
Thương vừa diễn ra.
Theo thống kê của người đứng
đầu Chính phủ, Bộ Công Thương
đang quản lý hơn 10 tập đoàn, tổng
công ty lớn, nhưng tiến độ sắp xếp
đổi mới doanh nghiệp (DN) của
ngành còn chậm, cả về số lượng lẫn
tỷ trọng bán vốn trong từng đơn vị.
Cách đây gần 3 tháng, khi lần
đầu tiên gặp gỡ, đối thoại với cộng
đồng doanh nghiệp ngay sau khi
nhậm chức, Thủ tướng Nguyễn
Xuân Phúc đã nhấn mạnh: “Doanh
nghiệp là động lực phát triển kinh
tế đất nước. Chính phủ tạo điều
kiện thuận lợi nhất để khởi nghiệp
kinh doanh, thúc đẩy các doanh
nghiệp phát triển cả về số lượng và
chất lượng”.
Giai đoạn 2016-2020 được
Chính phủ xem là 5 năm quốc gia
khởi nghiệp, 5 năm cả nước tập
trung toàn lực phát triển doanh
nghiệp, lấy hiệu quả và chất lượng
hoạt động sản xuất, kinh doanh của
doanh nghiệp làm thước đo chính.
Đã qua rồi thời kỳ doanh nghiệp
nhà nước (DNNN) độc quyền trong
mọi lĩnh vực sản xuất, kinh doanh.
Rõ ràng, sau 30 năm thực hiện sự
nghiệp đổi mới, ngoài những thành
tích phát triển kinh tế-xã hội, nền
kinh tế nước ta vẫn còn đó những
rào cản về cơ chế, chính sách. Tiến
độ thực hiện cổ phần hóa, thoái
vốn ở một số tổng công ty và tại rất
nhiều địa phương, doanh nghiệp
còn chậm, không như kế hoạch đã
đề ra, cần tăng cường tiềm lực, khả
năng cạnh tranh của doanh nghiệp
mà Nhà nước cần nắm giữ 100%
vốn hoặc giữ cổ phần chi phối và
nâng cao hiệu quả hoạt động theo cơ
chế thị trường.
Trên thực tế, việc huy động vốn
của các công ty cổ phần là sợi dây
liên kết chặt chẽ giữa những người
lao động, những doanh nghiệp có
quyền lợi chung thông qua sự đồng
sở hữu các cổ phần trong một doanh
nghiệp. Rất nhiều doanh nghiệp
nhà nước trước khi cổ phần thì làm
ăn thua lỗ, thu nhập của người lao
động luôn ở mức thấp; nhưng sau
khi cổ phần hóa, đời sống của người
lao động được cải thiện rõ rệt, bảo
toàn được vốn nhà nước và doanh
nghiệp phát huy được năng lực,
ngành nghề của mình.
Qua 6 tháng đầu năm 2016, cả
nước chỉ có 40 doanh nghiệp hoàn
thành các giai đoạn cổ phần hóa. Mà
một trong những rào cản lớn nhất
đó là tư duy của người lãnh đạo,
người làm công tác quản lý trong các
DNNN. “Thu gọn lại doanh nghiệp
nhà nước, nhưng hiệu quả thì phải
tăng lên” rất cần phải “tái cơ cấu” tư
duy của những người làm công tác
quản lý, tức là phải gắn đổi mới do-
anh nghiệp với đổi mới tư duy quản
trị doanh nghiệp.
Như vậy, trong xu thế kinh
tế ngày càng cạnh tranh gay gắt,
quyết liệt, nhất là khi nền kinh tế
nước ta đã và đang hội nhập sâu
rộng, đòi hỏi năng lực điều hành
sản xuất kinh doanh, nhạy bén
trong nắm bắt nhu cầu thị trường
và tư duy “đọc trận đấu” khi ứng
xử và triển khai thực hiện của các
nhà quản lý và đội ngũ những người
lãnh đạo doanh nghiệp là rất lớn.
Bên cạnh đó, nếu tư duy và năng
lực lãnh đạo của những người làm
quản lý DNNN chậm đổi mới, trông
chờ và ỷ lại như thời bao cấp thì rất
khó có sự đột phá, như Thủ tướng
Chính phủ đã nhấn mạnh: “Cứ giữ
mãi tư tưởng quốc doanh thì rất khó
phát triển”.
Doanh nghiệp Nhà nước:
Cầntinhgọnnhưngtănghiệuquả  Minh Sơn
Với Vinasun App, giờ đây
khách hàng có thể sử dụng
nhiều loại phương tiện để liên
lạc và gọi taxi, như: Smart-
phone, điện thoại di động thông
thường, điện thoại bàn, vẫy
xe dọc đường hoặc đón xe tại
các điểm tiếp thị. Phương thức
thanh toán tiện lợi, linh hoạt
bằng thẻ Visa, Master Card,
ATM, thẻ đồng thương hiệu Vi-
nasun, tiền mặt hoặc coupon…
Công nghệ do người Việt chế tạo
Vừa qua, tại trụ sở của Sở Giao
thông Vận tải TPHCM (63 Lý Tự
Trọng, Phường Bến Nghé, Quận 1)
đã diễn ra hội nghị “Triển khai Kế
hoạch thí điểm ứng dụng khoa học
công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối
hoạt động vận tải hành khách theo
hợp đồng trên địa bàn TPHCM”.
Tại hội nghị này, Vinasun đã
giới thiệu phần mềm hỗ trợ quản
lý vận tải Vinasun App của mình.
Được biết, Vinasun hiện có 6.300 xe
taxi hoạt động ở nhiều tỉnh, thành
phố từ Đà Nẵng trở vào Nam, riêng
tại thành phố Hồ Chí Minh có trên
5.000 xe. Từ trước tới nay, việc điều
xe, liên lạc với lái xe chủ yếu thông
qua hệ thống tổng đài và các bộ đàm
gắn trên xe.
Trao đổi với PV Báo Thời báo
Mê Kông, ông Tạ Long Hỷ - Chủ
tịch Hiệp hội Taxi TPHCM, Phó
Tổng giám đốc Công ty Ánh Dương
Việt Nam cho biết, gần đây xuất
hiện một số phần mềm ứng dụng
phục vụ việc đặt xe của khách hàng
và điều xe của các hãng vận tải, mặc
dù còn những dư luận trái nhiều,
nhưng xét về cơ bản đây là những
phần mềm thông minh góp phần
quan trọng vào việc quản lý xe và
lái xe, vào việc phục vụ khách hàng
theo hướng văn minh, hiện đại.
Điều này thể hiện xu thế phát triển
tất yếu đối với lĩnh vực vận tải hành
khách tại các đô thị trong thời gian
tới. Nắm bắt tình hình này, Vinasun
đã tổ chức nghiên cứu và cho ra đời
ứng dụng mang tên Vinasun App do
các chuyên gia trong lĩnh vực CNTT
của Việt Nam thiết kế, thể hiện sự
sáng tạo của trí tuệ Việt.
Cũng theo ông Hỷ, từ ngày
18/07/2015, Vinasun đã thử nghiệm
thành công công nghệ này tại TP Đà
Nẵng. Từ tháng 10/2015 Vinasun
App được chính thức triển khai tại
TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương,
Bà Rịa Vũng Tàu, Khánh Hòa,
Đồng Tháp….
Qua thực tế hoạt động, Vinasun
App đã đem lại nhiều tiện ích cho
khách hàng, đem lại quyền lợi cho
lái xe và xã hội. Khách hàng có thể
sử dụng nhiều loại phương tiện để
liên lạc và gọi xe như smartphone,
điện thoại di động thông thường,
điện thoại bàn, vẫy xe dọc đường
hoặc đón xe tại các điểm tiếp thị.
Phương thức thanh toán tiện lợi,
linh hoạt bằng nhiều hình thức: Thẻ
Visa, Master Card, Thẻ ATM, thẻ
đồng thương hiệu Vinasun, tiền mặt
hoặc coupon. Vinasun còn có tính
năng giám sát và quản lý chặt chẽ
hành trình và giá cước nên khách
hàng có thể hoàn toàn yên tâm. Mọi
thông tin cơ bản được thể hiện trên
hoá đơn mà lái xe in, giao cho khách
hàng khi kết thúc cuốc xe. Vinasun
App hỗ trợ cho việc tìm kiếm hành
lý thất lạc cho khách hàng một cách
nhanh chóng nhờ xác định chính xác
xe taxi đã phục vụ khách thông qua
GPS, qua chức năng ghi nhận lịch
sử hành trình, lịch sử cuốc khách.
Nhiều tiện ích cho xã hội
Ông Tạ Long Hỷ cho biết, khi
đưa Vinasun App vào khai thác, số
lượng vụ việc khách báo thất lạc
hành lý giảm đáng kể từ 270 vụ/
tuần (trước đây) xuống còn dưới 100
vụ/ tuần (hiện nay). Số lượng lái xe
tự giác khai báo và trả lại tài vật
cho khách bỏ quên hoặc rơi rớt trên
xe, tăng nhanh. Từ 1500 vụ / tháng
vào tháng 9/2015 sang tháng 6/2016
tăng lên trên 2400 vụ/ tháng. Số
vụ tìm kiếm thành công cũng tăng
nhanh từ 30% (trước đây) lên 72%
(hiện nay).
Ngoài ra, Vinasun App sẽ giúp
giảm tiêu thụ nhiên liệu từ đó góp
phần giảm ô nhiễm môi trường do
App điều xe trực tiếp, điều xe gần vị
trí khách nhất; từ đó giảm lượng xe
lưu thông trên đường dẫn đến giảm
tình trạng kẹt xe; nhờ cách thanh
toán linh hoạt chủ yếu qua các loại
thẻ nên góp phần hạn chế được việc
lưu thông tiền mặt trên thị trường.
Bên cạnh đó, phần mềm giúp
lái xe nắm được tình hình giao
thông trên các tuyến đường để
tránh những khu vực kẹt xe; lái xe
có thể kiểm tra lượng xe đang đậu
ở các điểm tiếp thị để quyết định
cho xe chạy vào hay không (tránh
tình trạng thừa, thiếu xe ở các điểm
tiếp thị), lái xe có thể thông báo
tình hình khẩn cấp nhanh về công
ty trong trường hợp có sự cố xảy ra
thông qua nút SOS…
Sau khi Vinasun thử nghiệm
200 xe Vcar tại các tỉnh, thành phố
mà Vinasun đang hoạt động kinh
doanh taxi đã cho kết quả tốt. Hầu
hết khách hàng tỏ ra hài lòng và
hoan nghênh loại hình này. Hiện
tại Vinasun đang sử dụng 2 dòng
xe Camry và Fortuner cho dịch vụ
Vcar với giá cả tương đương taxi
truyền thống.
Tiếtlộvềkếhoạchứngdụngcông
nghệ này sắp tới, ông Hỷ cho biết, Vi-
nasun sẽ tăng đầu xe Vcar thuộc sở
hữu của Công ty tại các tỉnh, thành
phố mà Bộ GTVT cho phép. Cùng với
việc hoàn thiện các cơ sở pháp lý theo
quy định của Bộ GTVT, Vinasun sẽ
thực thi theo pháp luật. “Về lâu dài
chúng tôi sẽ hoàn thiện phần mềm
và nâng cấp dịch vụ để có thể cung
cấp phần mềm với tiện ích tốt nhất
cho các đơn vị kinh doanh vận tải, các
hợp tác xã vận tải đủ điều kiện hành
nghề theo quy định của pháp luật tại
các tỉnh, thành phố” - ông Hỷ nói.
Phát biểu tại hội nghị, ông
Nguyễn Xuân Thủy, Phó Vụ trưởng
Vụ Vận tải, Bộ Giao thông Vận tải
và ông Phạm Đình Đức - Trưởng
Phòng Quản lý vận tải đường bộ
Bộ GTVT đều bày tỏ sự ủng hộ của
Bộ GTVT đối với việc Vinasun triển
khai ứng dụng công nghệ Vinasun
App và mong muốn mọi người cùng
ủng hộ để loại hình này phát triển
mạnh mẽ trong tương lai.
VinasuntriểnkhaiứngdụngcôngnghệVinasunApp Nguyễn Thịnh
Quang cảnh hội nghị
07Số 127 - Tháng 7/2016 KINH TẾ - PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP
Những năm trước, người
trồngsươngsáomộtphenlaođao
bởi tình cảnh rớt giá, hàng trăm
tấn sương sáo ở huyện Phụng
Hiệp, Hậu Giang không thể bán
do giá chỉ ở mức 5 đến 7 ngàn
đồng/kg. Tại thời điểm hiện nay,
giá sương sáo đẩy lên mức 22
ngàn đồng/kg, nhưng người trồng
vẫn thua lỗ vì kém năng suất.
Năm nay, nhiều nông hộ trồng
sương sáo ở huyện Phụng Hiệp tiếp
tục đối mặt với thua lỗ, do năng suất
sương sáo giảm đáng kể. Theo nhiều
hộ trồng sương sáo, do năm nay hạn
hán, xâm nhập mặn tấn công, làm
cho sương sáo không phát triển,
năng suất và chất lượng sương sáo
đều giảm rất nhiều. Chính vì sản
lượng giảm, nên dù hiện nay sương
sáo được thương lái đẩy giá lên cao ở
mức 22 ngàn đồng/kg tùy theo chất
lượng sương sáo nhưng vẫn không
còn nhiều sương sáo để bán.
Nhiều hộ nông dân tại xã Hiệp
Hưng - nơi được coi là thủ phủ của
cây trồng này, đang tiếc ngẩn ngơ vì
không có hàng để bán. Gắn bó với
nghề trồng sương sáo hơn 5 năm
qua,anhLong,ấpMỹHưng,xãHiệp
Hưng, đã trải qua không ít thăng
trầm với cây sương sáo. Gia đình vài
công đất, năm nào anh cũng trồng
sương sáo. Có những năm sương sáo
giá cao cho gia đình anh một khoản
thu nhập khá. Ngược lại những năm
sương sáo rớt giá anh lại thua lỗ
nặng. Năm nay, anh bán sương sáo
với giá 24 ngàn đồng/kg, nhưng anh
vẫn thua lỗ bởi một công sương sáo
năm nay chỉ cho năng suất khoảng
300kg, thấp hơn năm rồi 600kg/
công. 5 công sương sáo của gia đình
chỉ cho năng suất 1,5 tấn, trong khi
chi phí đầu tư nhiều nên dù giá có
tăng gấp mấy lần, nhưng năm nay
anh vẫn thua lỗ trên 5 triệu đồng. 
Anh Tùng, một thương lái thu
mua sương sáo cho biết, vì sợ năm
tới nông dân bỏ sương sáo trồng
cam, anh cũng cố gắng thu mua
nâng giá lên để nông dân có nguồn
thu nhập, nhưng do nước mặn, đã
làm cho sương sáo không đạt chất
lượng và số lượng.
Theo thông tin từ Phòng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn
huyện Phụng Hiệp, xã Hiệp Hưng
là địa phương có diện tích chuyên
canh cây sương sáo nhiều nhất của
huyện Phụng Hiệp. Năm 2014, diện
tích trồng sương sáo của huyện là
60 ha và giảm xuống còn 35 ha vào
năm 2015. Tình cảnh còn thê thảm
hơn khi năm nay chỉ còn khoảng 12
ha với vài chục hộ trồng. Trước tình
cảnh người trồng sương sáo tiếp tục
thua lỗ như hiện nay, sẽ không khó
hiểu khi diện tích sương sáo ở đây sẽ
từng bước bị xóa sổ.
Cây sương sáo có nguy cơ bị xoá sổ tại
Phụng Hiệp, Hậu Giang
HẬUGIANG:NGƯỜITRỒNGSƯƠNGSÁOLỖNẶNG Huy Diệu
Hiện tại, mực nước tại huyện đầu nguồn
Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp còn ở mức thấp.
Ở những vùng trũng như xã Thường Thới
Hậu A, nước chưa lên đồng, nên người dân
sống bằng nghề câu lưới chỉ đánh bắt cầm
chừng. Số lượng cá đồng ít khiến giá bán tại
các chợ tăng lên.
Tại chợ Cả Sách, xã Thường Thới Hậu A,
lượng cá đồng vẫn chưa xuất hiện nhiều. Theo
các tiểu thương ở chợ, năm nay, cá đồng ít hơn
những năm trước. Một số loại cá được bày bán
như cá chèng, cá chốt, cá lòng tong, cá dảnh
trắng,... nhưng không nhiều, chỉ khoảng vài chục
kg thu mua từ các hộ đánh bắt trên sông. Nếu
như năm ngoái thời điểm này có cá linh non thì
hiện nay vẫn chưa thấy cá chạy. Các loại thủy
sản khác bán tại chợ chủ yếu là cá nuôi như: cá
điêu hồng, cá lóc, cá rô. Do lượng cá ít nên tuy
giá khá cao nhưng cũng không đủ bán. Qua khảo
sát, giá bán của các loại cá đồng tăng khoảng 30
- 40% so với các năm trước. Cụ thể, cá chốt từ
80.000 - 90.000 đồng/kg, cá rô 90.000 - 100.000
đồng/kg, cá dảnh trắng 30.000 đồng/kg, cá lóc từ
100.000 - 120.000 đồng/kg.
Bên cạnh các loại cá đồng, tại chợ Cả Sách và
một số chợ nông thôn trên địa  bàn huyện Hồng
Ngự,cácloạiđộngvậtkhácnhưchuộtđồng,ếchhay
bongsúng,điênđiểncũngít.Hiệntạingườidânđầu
nguồn đang hy vọng con nước rằm tới sẽ lên nhanh
đểnướctrànđồng,tạothuậnlợichobàconmưusinh
bằng nghề câu lưới đánh bắt thủy sản.
Theo những người dân sống với nghề đánh bắt
thủysảnmùalũ,thờiđiểmhiệntạimặcdùđãchuẩn
bị câu lưới nhưng chỉ 1 số ít hộ đánh bắt cầm chừng,
các hộ khác còn chờ nước rầm để nước lên đồng mới
tiến hành thả lưới. Ông Bình, ấp Bình Hòa Trung,
xã Thường Thới Hậu A, cho biết, hiện tại gia đình
chuẩn bị mấy tay lưới thả trên sông, cá đánh bắt
được cũng chỉ đủ chi phí xăng dầu, gia đình cũng
chưa chuẩn bị lưới để giăng trên đồng. “Mực nước
nàysovớihàngnămlàthấphơn3-4tấcnước.Nước
chưa vô đồng nên cá đồng không có. Cá ít nên giá
rất mắc. Mọi năm thời điểm này là có cá kết, cá lăng
nhiều mà năm nay không có” - Ông Bình cho biết.
Đồng Tháp: Cá đồng giá cao ngất ngưởng Huy Diệu
Tổng hội Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn Việt Nam
vừa tổ chức lễ tôn vinh cho 79
doanh nghiệp đạt Thương hiệu
vàng nông nghiệp Việt Nam
năm 2016. Trong đó, Công ty
CPHH Vedan Việt Nam có hai
sản phẩm được vinh danh tại
buổi lễ là phân hữu cơ khoáng
Vedagro dạng viên và sản phẩm
phụ gia thức ăn chăn nuôi Ve-
dafeed dạng viên.
Qua 4 tháng lựa chọn, Tổng hội
Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn Việt Nam đã đồng hành cùng
với 63 tỉnh, thành, các chuyên gia
nông nghiệp, các hội nghề nghiệp
ở địa phương chọn ra được 378 sản
phẩm nông nghiệp được người tiêu
dùng đánh giá cao. Qua đó, Hội
đồng Bình chọn Trung ương đã chọn
ra được 79 thương hiệu, sản phẩm
nông nghiệp có chất lượng tốt để
trao danh hiệu “Thương hiệu vàng
Nông nghiệp Việt Nam năm 2016”.
Tại buổi lễ, Ban tổ chức cũng
đã thực hiện 2 cuộc tọa đàm về chủ
đề “Xây dựng thương hiệu cho nông
sản và sản phẩm nông nghiệp Việt
Nam để nâng cao sức cạnh tranh”
và “Phát triển bền vững ngành
nông nghiệp ứng dụng công nghệ
cao, nâng cao chất lượng, sức cạnh
tranh của sản phẩm nông nghiệp”.
Thương hiệu vàng nông nghiệp
Việt Nam là một chương trình có ý
nghĩa đặc biệt, góp phần nâng cao
giá trị thương hiệu cho các sản phẩm
nông nghiệp Việt Nam, không chỉ
được tín nhiệm trong nước mà còn có
vị thế trên thị trường quốc tế.
Làmộtdoanhnghiệpcóthếmạnh
về công nghệ sinh học, qua nhiều năm
nghiên cứu và ứng dụng công nghệ
tiên tiến, Công ty Vedan Việt Nam đã
thành công trong quá trình thu hồi
và tái chế nguồn tài nguyên hóa từ
dịch cái sau lên men để sản xuất ra
sản phẩm phụ gia thức ăn chăn nuôi
Vedafeed dạng viên và phân hữu cơ
khoáng Vedagro dạng viên đáp ứng
nhu cầu thị trường về dinh dưỡng,
hữu cơ cao cho sản phẩm nông nghiệp
sạch.Vedafeeddạngviênlàphụphẩm
của nước đường sau quá trình lên
men, không chỉ giữ lại các thành phần
cần thiết và mùi vị của nước đường,
mà còn sản sinh các khối giàu protein
vàcácthànhphầnsinhtrưởngđặcthù
khác… được sử dụng làm chất phụ gia
cho thức ăn gia súc, gia cầm và thủy
sản tại các nước tiên tiến như châu
Âu, châu Mỹ trong hàng chục năm
qua,manglạihiệuquảkinhtếcaocho
người chăn nuôi.
Bên cạnh đó, nắm bắt được xu
thế tất yếu của ngành nông nghiệp
các nước trên thế giới là phát triển
canh tác theo hướng hữu cơ, an
toàn và hiệu quả, Công ty Vedan
Việt Nam đã nghiên cứu và tái chế
sản xuất ra sản phẩm phân bón
mới - phân hữu cơ khoáng Vedagro
dạng viên phục vụ cho ngành nông
nghiệp. Vedagro dạng viên sẽ giúp
cây trồng có thể trực tiếp hấp thụ
và sử dụng liền, không cần phải
qua quá trình chuyển đổi, lập tức
cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết
cho cây trồng, giúp cho cây trồng
và trái   nhanh chóng phát triển.
Với tính chất hoạt tính lên men tự
nhiên, Vedagro đủ để bộ rễ của cây
trồng phát triển, nâng cao hiệu suất
hấp thụ thành phần dinh dưỡng, tổ
chức bổ sung phục hồi lại sự tổn hại
của cây trồng, tăng sức đề kháng,
tăng cường sức chịu đựng thời tiết
khắc nghiệt đối với cây trồng…
Các sản phẩm của Vedan được
tôn vinh lần này đều là những sản
phẩm có chất lượng cao và được sản
xuất bằng công nghệ tiên tiến, hệ
thống quản lý sản xuất nghiêm ngặt,
sản phẩm đạt các chứng nhận ISO
9001, ISO/IEC 17025, GMP+B2,
ISO 14001, OHSAS 18001…; đồng
thời, được các cơ quan quản lý nhà
nước công nhận theo quy định. Đây
là một phần thưởng xứng đáng cho
Công ty Vedan Việt Nam vì mục tiêu
phát triển bền vững tại Việt Nam với
chính sách môi trường: “Yêu quý môi
trường - Kinh doanh lâu dài” theo
tiêu chuẩn ISO 14001 và chính sách
an toàn sức khỏe nghề nghiệp: “Công
ty an toàn - Mọi người khỏe mạnh”
theo tiêu chuẩn OHSAS 18001 mà
Công ty Vedan Việt Nam đang cam
kết thực hiện cho các hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty.
Vedan Việt Nam
ThươnghiệuvàngnôngnghiệpVNnăm2016 Thuỳ Duyên - Quang Hiếu
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hoàng Văn
Thắng (bên trái) trao giải Vedagro cho đại
diện Công ty Vedan
Số 127 - Tháng 7/201608 ĐỜI SỐNG ĐÔ THỊ - XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Sở hữu hơn 6.800km2
tự
nhiên với độ che phủ rừng lên
tới 60% cùng hơn 30 dân tộc sinh
sống, có thể nói Yên Bái là vùng
đất hứa cho phát triển kinh tế,
du lịch trong tương lai. Những
năm qua, thực hiện chủ trương
của Đảng, Nhà nước, đặc biệt
trong triển khai Chương trình
mục tiêu quốc gia xây dựng
nông thôn mới (CT MTQG XD
NTM), bức tranh nông nghiệp -
nông thôn của tỉnh Yên Bái có
nhiều thay đổi, đời sống nhân
dân được cải thiện, tạo tiền đề
cho sự phát triển kinh tế - xã hội
trên toàn tỉnh.
Với việc kết hợp, lồng ghép các
chương trình 30A, chương trình 135
của TW vào xây dựng nông thôn
mới, sau gần sáu năm triển khai CT
MTQG XD NTM, nền nông nghiệp
Yên Bái đã có nhiều chuyển biến rõ
nét. Sản xuất nông - lâm - thủy sản
có bước phát triển khá, tốc độ tăng
trưởng bình quân từ năm 2011 -
2015 đạt 5,4%/ năm; an ninh lương
thực được đảm bảo; sản suất chuyển
dịch dần theo hướng hàng hóa; hình
thành và phát triển một số vùng
chuyên canh, vùng nguyên liệu tập
trung như quế, chè, sơn tra; một số
sản phẩm trên địa bàn tỉnh đã xây
dựng được nhãn hiệu và khẳng định
thương hiệu trên thị trường.
Theo ông Mai Mộng Tuân -
P.Giám đốc Sở Nông nghiệp & Phát
triển nông thôn, Chánh văn phòng
điều phối CT MTQG XD NTM tỉnh
Yên Bái, việc chuyển dịch cơ cấu,
pháttriểnkinhtế,nângcaothunhập
khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh
đạt được những kết quả đáng ghi
nhận. Trong giai đoạn 2011 - 2015,
tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính
sách tập trung đầu tư mạnh cho sản
xuất nông, lâm nghiệp; đã phân cấp
cho các huyện, thị xã, thành phố chủ
động trong hỗ trợ sản xuất, đặc biệt
là hỗ trợ về giống cây, giống con và
vật tư thiết yếu. Cùng với việc ứng
dụng mạnh mẽ tiến bộ khoa học kỹ
thuật trong sản xuất, chế biến nên
giá trị sản phẩm tạo ra trên một
đơn vị diện tích tăng đáng kể. Một
số vùng sản xuất hàng hóa tập trung
đã được hình thành rõ nét như: Vùng
sản xuất chè 11.000 ha, vùng sắn cao
sản 15.000 ha, măng tre Bát Độ trên
3.000 ha, quế trên 33.000 ha, vùng
cây nguyên liệu giấy trên 60.000 ha.
Cũng theo ông Tuân, nhằm
nâng cao thu nhập từ rừng, gắn
quyền lợi với trách nhiệm của các
tổ chức, cá nhân trong khai thác và
bảo vệ rừng, tỉnh đã triển khai thực
hiện Đề án giao rừng, cho thuê rừng
gắn với giao đất, cấp giấy chứng
nhận sử dụng đất lâm nghiệp giai
đoạn 2012 - 2015; hàng năm trồng
mới bình quân trên 15.000 ha rừng,
đưa độ che phủ rừng năm 2015 lên
62%. Trong lĩnh vực chăn nuôi, đã
quan tâm chỉ đạo phát triển đàn gia
súc, gia cầm và phát triển nguồn lợi
thủy sản trên diện tích mặt nước
hiện có; đàn gia súc chính hằng năm
tăng bình quân 1,5% (khoảng 8.900
con), mỗi năm tăng gần 2.000 tấn
thịt hơi xuất chuồng các loại. Sản
lượng nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản
năm2015đạt7.500tấn,tăng1,3lần
so với năm 2010. Kết quả thu nhập
bình quân chung đầu người/năm
của tỉnh hiện tại đạt 25 triệu đồng/
người/năm. Đến hết năm 2015, trên
địa bàn tỉnh có 50 xã (chiếm 33,0%)
đạt Tiêu chí số 10 về thu nhập. Sản
xuất lúa hàng hóa chất lượng cao
2.500 ha, vùng sản xuất ngô hàng
hóa 15.000ha (trong đó có 3.000ha
được chuyển đổi từ đất trồng lúa
nương sang)...
Đặc biệt, tỉ lệ hộ nghèo tỉnh
Yên Bái giảm mạnh so với giai đoạn
trước và năm sau giảm nhiều hơn
năm trước là nhờ sự quan tâm đúng
mức của lãnh đạo tỉnh Yên Bái.
Công tác giảm nghèo trên địa bàn
được tỉnh quan tâm chỉ đạo triển
khai quyết liệt và có hiệu quả; các
giải pháp giảm nghèo được triển
khai đồng bộ từ khâu lập kế hoạch
đến tổ chức thực hiện. Trong 5 năm
qua, tổng nguồn lực huy động cho
chương trình giảm nghèo, an sinh
xã hội toàn tỉnh đạt trên 6.800 tỷ
đồng, trong đó đã giải quyết
cho trên 26.441 lượt hộ nghèo, 3.200
hộ cận nghèo được xét duyệt cho vay
vốn phát triển sản xuất. Mỗi năm
cấp phát miễn phí khoảng 460 ng-
hìn thẻ bảo hiểm y tế cho người ng-
hèo, cận nghèo, người dân tộc thiểu
số vùng khó khăn, đối tượng người
có công, bảo trợ xã hội và trẻ em
dưới 6 tuổi, góp phần nâng tỷ lệ số
người dân tham gia bảo hiểm y tế
trên phạm vi toàn tỉnh lên 85% hiện
nay. Yên Bái cũng thực hiện tốt các
chính sách hỗ trợ trực tiếp về tiền
mua dầu hoả thắp sáng, tiền điện,
giáo dục và đào tạo, nước sạch sinh
hoạt, đất sản xuất…
Bên cạnh những kết quả đã đạt
được, cũng cần nhìn nhận tỉnh Yên
Bái là một tỉnh miền núi, còn gặp
nhiều khó khăn trong triển khai
xây dựng NTM do nhận thức của
nhân dân còn thấp, đặc biệt là đồng
bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu,
vùng xa. Trong điều kiện diện tích
tự nhiên lớn, đồng bào dân tộc sống
rải rác đòi hỏi cần phải có nguồn
lực ngân sách lớn của TW cùng với
ngân sách đối ứng của tỉnh Yên Bái
để triển khai xây dựng NTM.
Trao đổi với PV Báo Thời báo
Mekong, ông Mai Mộng Tuân mong
muốn TW có những chính sách đặc
thù cho các tỉnh miền núi như Yên
Bái, đặc biệt trong việc hỗ trợ ngân
sách để phát triển hạ tầng cho cơ sở.
Cùng với đó, cần bố trí nhiều hơn
nữa vốn phát triển sản xuất để hỗ trợ
nhân dân phát triển kinh tế, nâng
cao thu nhập... Chỉ có như vậy, bức
tranh nông nghiệp - nông thôn Yên
Bái mới có thể tỏa sáng trên đại ngàn
Tây Bắc.
YÊN BÁI: BỨC TRANH MỚI TRÊN RẺO ĐẤT VÙNG CAO TÂY BẮCLy Sơn - Lê Huy
Ông Mai Mộng Tuân - Phó Giám đốc Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
Chánh văn phòng điều phối
NTM tỉnh Yên Bái
Xác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ
trọng tâm, những năm qua, Đảng uỷ, UBND
xã Phú Túc tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, vận
động nhân dân chuyển đổi cơ cấu kinh tế,
cây trồng, vật nuôi phù hợp điều kiện địa
phương; góp phần nâng cao thu nhập và
mức sống người dân.
Ông Bùi Hồng Luyến - Chủ tịch UBND xã
Phú Túc cho biết: Trên cơ sở phân tích, đánh giá
những thuận lợi, khó khăn trong phát triển kinh
tế ở địa phương, Đảng ủy, UBND xã Phú Túc xác
định sản xuất nông nghiệp là hướng phát triển
quan trọng, mang lại hiệu quả bền vững, nâng
cao thu nhập cho người dân. Từ việc định hướng
phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện của địa
phương, xã xây dựng Nghị quyết chuyên đề phát
triển kinh tế theo hướng chuyển dịch cơ cấu cây
trồng, vật nuôi và đẩy mạnh phát triển kinh tế
trang trại; đồng thời tổ chức lấy ý kiến, đóng góp
của cán bộ, Đảng viên và nhân dân. Từ đó vận
động các đồng chí cán bộ, Đảng viên gương mẫu
đi đầu trong thực hiện và vận động nhân dân
tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi,
đưa các loại giống cây, con mới có giá trị kinh tế
cao vào sản xuất; áp dụng các tiến bộ khoa học
kỹ thuật; tận dụng triệt để các loại đất để phát
triển sản xuất hàng hóa. Vụ Xuân vừa qua, tổng
diện tích sản xuất toàn xã là 532,8 ha, năng suất
đạt 6,9 tấn/ha. Thay vì sản xuất mang tính chất
manh mún, Phú Túc đã thực hiện thành công
dồn điền đổi thửa, hiện nay xã đã đưa cơ giới hoá
gieo mạ khay, cấy bằng máy… vào sản xuất.
Xã Phú Túc chỉ đạo các chi bộ thôn và ban,
ngành, đoàn thể như: Hội Nông dân, Phụ nữ,
Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh… tích cực
vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân đầu
tư mở rộng chăn nuôi phát triển đàn gia súc, gia
cầm, tạo sản phẩm hàng hóa cung cấp cho thị
trường. Hiện nay, toàn xã có hơn 2.670 con gia
súc; gần 224.900 con gia cầm, thủy cầm các loại.
Để duy trì phát triển chăn nuôi, xã tạo điều kiện
giúp người dân được tiếp cận các nguồn vốn vay;
phân công cán bộ thú y phụ trách hướng dẫn,
tập huấn cho bà con nhân dân về kỹ thuật chăm
sóc, lựa chọn giống, nguồn thức ăn, cách phòng,
điều trị bệnh, giữ vệ sinh môi trường chăn nuôi;
khuyến khích các gia đình phát triển chăn nuôi
tập trung kết hợp với nuôi trồng thủy sản. Toàn
xã hiện có 30,6 ha diện tích nuôi trồng thuỷ sản.
Đặc biệt, đóng góp không nhỏ vào nâng cao
thu nhập và mức sống cho nhân dân Phú Túc
phải kể đến lĩnh vực sản xuất tiểu thủ công
nghiệp. Với làng nghề làm mây tre đan, làm
tăm, làm hương, tuy gặp nhiều khó khăn do ảnh
hưởng của nền kinh tế thế giới và khu vực suy
thoái, dẫn đến sản phẩm làm ra tiêu thụ chậm
nhưng 6 tháng đầu năm, tổng giá trị sản xuất
công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp toàn xã vẫn
đạt 89 tỷ đồng.
Kinh tế phát triển, đời sống nhân dân trong
xã ngày càng được nâng cao. Năm 2016, xã Phú
Túc phấn đấu 96% số hộ đạt danh hiệu “Gia đình
văn hóa”, giữ vững danh hiệu “Làng văn hoá” 8/8
làng; hơn 90% rác thải thu gom và vận chuyển
trong ngày. Hiện tại, xã Phú Túc đã hoàn thành
được 16/19 tiêu chí trong Chương trình xây dựng
nông thôn mới.
Xã Phú Túc - Phú Xuyên - Hà Nội:
Pháttriểnkinhtế-xãhộitheohướngbềnvững Ly Sơn
Lãnh đạo UBND xã Phú Túc, huyện Phú Xuyên, TP
Hà Nội.
Số 127 - Tháng 7/2016 ĐỜI SỐNG ĐÔ THỊ - XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 09
Những năm qua, phong trào thi đua
thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia
xây dựng nông thôn mới (XD NTM) ở xã
Đường Lâm diễn ra sôi nổi. Bằng việc lồng
ghép các nguồn lực, vận dụng khéo léo
nhiều biện pháp để thực hiện, đến nay xã
cơ bản hoàn thành 19/19 tiêu chí XD NTM.
Chất lượng cuộc sống của người dân ngày
càng được nâng lên, nhiều công trình được
xây dựng, đã và đang phát huy hiệu quả.
Pháttriểnkinhtế-xãhội,nângcaođờisốngnhândân
Xã Đường Lâm thuộc vùng đồi gò cách trung
tâm thị xã Sơn Tây 4,5km, nằm dọc theo sông
Hồng, tổng diện tích đất tự nhiên là 801,49ha.
Với 9.066 nhân khẩu phân bổ ở 9 thôn.
Theo ông Phan Văn Lợi - Bí thư xã Đường
Lâm: Khi triển khai chương trình XD NTM, bên
cạnh những thuận lợi, Đường Lâm cũng gặp
không ít khó khăn trong quá trình thực hiện, đó
là: Xuất phát điểm ban đầu thấp với 05/19 tiêu
chí đạt và 03/19 tiêu chí cơ bản đạt, nhất là trong
việcđầutưxâydựngcơsởhạtầngnhưgiaothông,
trường học, cơ sở vật chất văn hóa… Song, với sự
vào cuộc của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp
nhân dân trên tinh thần đoàn kết thống nhất,
sáng tạo, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã
Đường Lâm đã tập trung cao để triển khai, thực
hiện chương trình.
Thành quả lớn nhất trong thực hiện chương
trình XD NTM của Đường Lâm trước hết thể hiện
ở việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng
cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân.
Đến nay, thu nhập bình quân đầu người toàn xã
năm 2015 ước đạt 29,5 triệu đồng/người/năm.
Để làm được điều này, trong phát triển kinh tế,
đặc biệt là sản xuất nông nghiệp, xã đã tập trung
quy hoạch và khuyến khích các hộ dân chuyển
đổi cây trồng có hiệu quả kinh tế cao; Trên cơ sở
từng bước XD NTM gắn với thực hiện dồn điền
đổi thửa đất sản xuất nông nghiệp, nông dân
được đào tạo nghề, chuyển giao khoa học tiến bộ
phục vụ quá trình sản xuất, HTX nông nghiệp
phát huy tính chủ động, đẩy mạnh việc đưa cơ
giới hóa vào sản xuất…
Việc phát huy tốt những tiềm năng thế
mạnh ở địa phương trong việc chuyển đổi cơ cấu
cây trồng, vật nuôi, khuyến khích các mô hình
kinh tế đã đem lại tổng giá trị thu từ ngành nông
nghiệp toàn xã ước đạt 112,8 tỷ năm 2015. Cùng
với đó, xã có nhiều cơ chế, chính sách tạo điều
kiện, khuyến khích phát triển ngành nghề, kinh
doanh dịch vụ. Trên địa bàn xã hiện có hơn 245
hộ kinh doanh thương mại, dịch vụ và 15 doanh
nghiệp đang hoạt động trong ngành xây dựng, du
lịch, dịch vụ. Tổng thu nhập trong năm qua từ
kinh doanh dịch vụ, ngành nghề và các thu nhập
khác trung bình đạt 199,3 tỷ đồng.
Linh hoạt trong xây dựng nông thôn mới
Kinh tế phát triển đã tạo tiền đề để Đường
Lâm huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng
kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là các công
trình phúc lợi công cộng phục vụ người dân. Nhờ
thực hiện tốt quy chế dân chủ, tạo sự đồng thuận
cao trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân
dân, phát huy nội lực, đồng thời có sự lựa chọn
phù hợp trong đầu tư, xây dựng các công trình
nên đến nay, xã đã cơ bản hoàn thiện xây dựng
hạ tầng về thủy lợi, điện, cơ sở vật chất văn hoá…
Từ các nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước và
huy động mọi nguồn lực của địa phương, sau 5
năm, Đường Lâm đã xây dựng được 7,4km đường
ngõ xóm; kiên cố hoá 1km kênh tưới chính và nạo
vét 3,06km kênh tiêu; cơ bản hoàn thành công
trình phụ trợ ở 9 thôn; các trường học đã và đang
được đầu tư cơ sở vật chất… với tổng kinh phí gần
66 tỷ đồng.
Đạt được những kết quả trên, ngoài sự quan
tâm, chỉ đạo sát sao của thành phố Hà Nội và thị
xã Sơn Tây, sự giúp đỡ của các ngành, đoàn thể,
xã đã đổi mới phương pháp điều hành, linh hoạt
khi xử lý những vướng mắc, khó khăn trong quá
trình XD NTM. Xác định XD NTM là một trong
những nội dung quan trọng trong quá trình triển
khai thực hiện nhiệm vụ chính trị ở địa phương
nên trong quá trình triển khai, xã đã thực hiện
đúng nguyên tắc “dân biết, dân bàn, dân làm
và dân kiểm tra”. Nhờ vậy, các chủ trương, định
hướng và quá trình tổ chức thực hiện từng tiêu
chí, từng công trình trên địa bàn đều tạo được sự
đồng thuận cao và phát huy hiệu quả tích cực.
Qua 5 năm XD NTM, bộ mặt nông thôn của
Đường Lâm có nhiều chuyển biến tích cực, đời
sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng
cải thiện và nâng cao. Ghi nhận những kết quả
đạt được trong Chương trình mục tiêu Quốc gia
XD NTM, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã
Đường Lâm đã được UBND thành phố Hà Nội
tặng cờ thi đua.
XãĐườngLâm-ThịxãSơnTây-HàNội:
Khởi sắc diện mạo nông thôn mới Ly Sơn
Ông Phan Văn Lợi - Bí thư xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây,
TP Hà Nội
Trong tháng 7 năm 2016,
trên địa bàn cả nước sẽ đồng
loạt diễn ra cuộc Tổng điều tra
nông nghiệp, nông thôn và thủy
sản năm 2016. Cuộc tổng điều tra
2016 sẽ nhằm thu thập các thông
tin cơ bản về nông nghiệp, nông
thôn, nông dân và thủy sản (NN,
NT, ND, TS) tại các xã, các trang
trại; toàn bộ hộ dân cư ở khu vực
nôngthôn;cáchộcóthamgiasản
xuất nông nghiệp, lâm nghiệp,
thủy sản ở khu vực thành thị…
Trong quá trình đổi mới, xây
dựng và phát triển đất nước, CNH,
HĐH nông nghiệp, nông thôn luôn
được coi là một trong những nhiệm
vụ chiến lược, là mối quan tâm hàng
đầu của Đảng và Nhà nước. Vì vậy,
cuộc Tổng điều tra nông nghiệp,
nông thôn và thủy sản (TĐT) năm
2016cóýnghĩarấtquantrọng,trong
bối cảnh nước ta đang đẩy mạnh tái
cấu trúc nền kinh tế, nhằm thực
hiện thắng lợi các chỉ tiêu phát triển
kinh tế-xã hội giai đoạn 2016-2020.
Ba nội dung chính được điều tra
lần này là: Thông tin về sản xuất
nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy
sản; Thông tin về thực trạng và sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
thôn, thực trạng và những chuyển
biến về kết cấu hạ tầng kinh tế-xã
hội nông thôn hiện nay; Các thông
tin về tình hình dân cư nông thôn.
Kết quả thu được từ cuộc TĐT
năm 2016 là cơ sở để phục vụ việc
đánh giá thực trạng và phân tích xu
hướng biến đổi trong đời sống NN,
NT,ND,TS.Từđóxâydựngkếhoạch
và chiến lược phát triển khu vực NN,
NT, TS và cải thiện mức sống của dân
cư nông thôn trên phạm vi cả nước,
cũng như từng địa phương.
Tổng điều tra năm 2016 là cuộc
TĐT có quy mô lớn, diễn ra trên
phạm vi cả nước, nội dung phức tạp,
liên quan đến khoảng 17 triệu đơn vị
điều tra ở khu vực nông thôn và hộ
nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản
ở khu vực thành thị. Do tính chất,
tầm quan trọng của cuộc TĐT 2016
vànhằmbảođảmTĐTđạtchấtlượng
cao, Ban chỉ đạo TĐT các cấp và các
địa phương cần chỉ đạo và tiến hành
thực hiện điều tra một cách chặt chẽ,
đồng bộ tất cả các vấn đề, các khâu
công tác theo đúng quy trình, tiến độ
và kế hoạch đề ra. Trong đó, cần tập
trung vào các nội dung chủ yếu, như:
triển khai thu thập thông tin trên
các địa bàn điều tra đúng thời điểm,
đúng tiến độ quy định; tuyệt đối tuân
thủ phương pháp điều tra là trực
tiếp phỏng vấn đúng người, đúng đối
tượng để thu thập thông tin một cách
trung thực, chính xác.
Ngoài ra, Ban chỉ đạo TĐT
các cấp ở các địa phương cần tăng
cường công tác kiểm tra, giám sát;
kết hợp với thanh tra thường xuyên
và thanh tra đột xuất nhằm phát
hiện và xử lý kịp thời những hạn
chế, sai sót làm ảnh hưởng đến chất
lượng TĐT. Việc nghiệm thu phiếu
điều tra cần thực hiện theo từng đợt
(2-3 ngày), để các điều tra viên có
thời gian rút kinh nghiệm, bổ sung
thông tin còn thiếu hoặc điều chỉnh
thông tin chưa chính xác. Trước khi
tổng hợp số liệu, Ban chỉ đạo TĐT
tại các cơ sở cần phải kiểm tra về nội
dung, tính logic của các phiếu điều
tranhằmloạibỏtìnhtrạnglàmlướt,
làm ẩu, trùng lắp, bỏ sót đối tượng
điều tra hoặc chạy theo thời gian và
số lượng biểu mẫu thống kê…
Dự án đầu tư xây dựng nhà
máy cấp nước sạch liên xã do
Công ty Cổ phần Thương mại và
Xây dựng Nam Sơn (Hải Dương)
làm chủ đầu tư vừa khởi công
xây dựng tại xã Thắng Cương,
Yên Dũng, Bắc Giang.
Đây là dự án có quy mô lớn,
công suất thiết kế 12 nghìn m3/
ngày đêm. Khi hoàn thành, công
trình bảo đảm cấp nước sạch cho
người dân các xã Nội Hoàng, Nham
Sơn, Thắng Cương, Tư Mại, Tiền
Phong và cụm công nghiệp Nham
Sơn-Yên Lư. Công trình sử dụng
nguồn nước sông Cầu để xử lý; tổng
kinh phí đầu tư hơn 120 tỷ đồng từ
nguồn vốn của doanh nghiệp.
Tổngđiềutranôngnghiệp
và nông thôn trên cả nước
 Thuỳ Duyên - Tấn Lập
YÊNDŨNG-BẮCGIANG:
Hơn120tỷđồngxây
dựngnhàmáycấp
nướcsạchliênxãBùi Cường
10 Số 127 - Tháng 7/2016ĐỜI SỐNG ĐÔ THỊ - XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Bằng sự đồng lòng, hưởng
ứngtoàndiệncủanhândântrong
huyện, cùng những nỗ lực cao độ
củaHuyệnủy,UBNDhuyện,Ban
Chỉ đạo Chương trình Mục tiêu
Quốc gia xây dựng Nông thôn
mới huyện, Thanh Hà quyết tâm
trở thành huyện Nông thôn mới
vào năm 2020.
Phong trào xây dựng Nông thôn mới
đi vào chiều sâu
Triển khai kế hoạch thực hiện
Chương trình Mục tiêu Quốc gia
(MTQG) xây dựng Nông thôn mới
(NTM) giai đoạn 2016-2020, Huyện
ủy,UBNDhuyện,BanChỉđạo(BCĐ)
Chương trình MTQG xây dựng NTM
huyện Thanh Hà quyết tâm phấn
đấu đến năm 2020 toàn huyện có
24/24 xã đạt NTM, huyện trở thành
huyện NTM, hàng năm có từ 3-6 xã
đạtNTM,mỗixãphấnđấuđạttừ1-4
tiêu chí/năm, với tổng kinh phí thực
hiện khoảng 1.253 tỷ đồng.
Sáu tháng đầu năm 2016,
Huyện ủy, UBND huyện, BCĐ
Chương trình MTQG xây dựng
NTM huyện Thanh Hà tiếp tục sát
sao trong công tác chỉ đạo; Đôn đốc,
đẩy nhanh tiến độ thực hiện xây
dựng NTM trên địa bàn huyện;
Đồng thời tổ chức hội nghị tuyên
truyền, tập huấn hướng dẫn cho
19 xã về mục tiêu, nội dung chương
trình, các bước thực hiện trong xây
dựng NTM để các hoạt động đi vào
chiều sâu và thiết thực hơn.
Đến nay, huyện Thanh Hà đã
đạt được 357/456 lượt tiêu chí (tăng
207 lượt tiêu chí so với trước khi
thực hiện Chương trình), trong đó
có nhiều tiêu chí với 24/24 xã đạt
chuẩn như: Điện, Bưu điện, Nhà ở
dân cư, Tỷ lệ lao động có việc làm
thường xuyên, Giáo dục.
Hiện nay, các xã Thanh Bính,
Liên Mạc, Thanh Xá đang dẫn
đầu thành tích về xây dựng NTM
ở Thanh Hà khi đã hoàn thành đủ
19 tiêu chí. Hai xã Tân An, Quyết
Thắng (đạt 18 tiêu chí) đã được BCĐ
huyện lập tờ trình đề nghị UBND
tỉnh Hải Dương, BCĐ xây dựng
NTM tỉnh tổ chức kiểm tra, xét
thẩm định lại công nhận 2 xã đạt
chuẩn NTM năm 2015. Chín xã đạt
15-17 tiêu chí, trong đó 6 xã gồm:
Vĩnh Lập, Hợp Đức, Thanh Xuân,
Thanh Lang, Hồng Lạc, Thanh
Hải, đã được BCĐ xây dựng NTM
huyện lập tờ trình, trình BCĐ xây
dựng NTM tỉnh, UBND tỉnh Hải
Dương xem xét, phê duyệt đăng ký
hoàn thành Chương trình MTQG
xây dựng NTM trong năm 2016 với
tổng kinh phí 120,8 tỷ đồng; Ba xã
còn lại gồm: Việt Hồng, Tân Việt,
Thanh An sẽ phấn đấu để về đích
trong năm 2017. Mười xã còn lại
của huyện đã đạt từ 11-14 tiêu chí
sẽ quyết tâm hoàn thành xây dựng
NTM trong giai đoạn này.
Quyết tâm về đích vào năm 2020
Trong thời gian tới, huyện
Thanh Hà phấn đấu: Giảm tỷ lệ hộ
nghèo từ 1,5%-2%, tạo việc làm mới
cho 2000-2500 lao động; Tỷ lệ người
dân tham gia BHYT đạt trên 82%;
Môi trường được đảm bảo, 100%
người dân sử dụng nước hợp vệ sinh
và 95% số người được sử dụng nước
sạch; Đẩy mạnh phát triển sản
xuất, áp dụng các tiến bộ KHKT vào
trong sản xuất nông nghiệp, kêu gọi
các nhà đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng; Đẩy mạnh chương trình xúc
tiến thương mại, mở rộng thị trường
tiêu thụ cho quả vải và quả ổi (là 2
sản phẩm nông sản thế mạnh của
địa phương); Tập trung nâng cao
thu nhập cho người dân, phấn đấu
đến năm 2020 bình quân thu nhập
đầu người là 49 triệu đồng/người/
năm; Nâng cao công tác tuyên
truyền vận động người dân tích cực
tham gia xây dựng NTM…
Nhận định về quá trình xây
dựng NTM ở Thanh Hà, ông
Nguyễn Văn Lực - Chủ tịch UBND
huyện Thanh Hà cho rằng, sự đồng
lòng đồng sức của chính quyền và
nhân dân trong xây dựng NTM đã
tạo nên một Thanh Hà tươi mới và
mạnh mẽ như ngày hôm nay. Tuy
nhiên, ông Lực cũng thẳng thắn chỉ
ra những hạn chế trong công tác
chỉ đạo, thực hiện xây dựng NTM ở
Thanh Hà như: Công tác phối hợp
chỉ đạo, triển khai thực hiện giữa
các cấp, các ngành, đoàn thể các địa
phương chưa chặt chẽ và thiếu chủ
động; Công tác tuyên truyền, thực
hiện xây dựng NTM ở một số cơ sở
còn mang tính hình thức, chưa đi
sâu vào hiệu quả; BCĐ xây dựng
NTM một số xã hoạt động chưa tích
cực; Một bộ phận người dân chưa ý
thức được vai trò chủ thể trong xây
dựng NTM, chưa thực sự quan tâm
và tham gia tích cực trong công cuộc
xây dựng NTM…
Rút kinh nghiệm sâu sắc trong
xây dựng NTM ở huyện nhà, Đ/c
Chủ tịch UBND huyện Thanh Hà
mong muốn lãnh đạo các đơn vị, cơ
sở cần nhận thức đầy đủ những hạn
chế còn tồn đọng thời gian qua, rút
kinh nghiệm một cách triệt để, lãnh
đạo, đồng hành, động viên nhân
dân huyện nhà đóng góp tích cực
hơn nữa trong công cuộc xây dựng
NTM, quyết tâm đưa Thanh Hà trở
thành huyện NTM vào năm 2020.
Thanh Hà - Hải Dương:
NôngThônMới“CủaNhânDân-VìNhânDân” Đỗ Bình - Phùng Nguyện
Ông Vũ Minh Đệ, Giám
đốc kinh doanh của Công
ty TNHH phân bón hữu cơ
Freenfield (Khu công nghiệp
Phan Thiết, Bình Thuận) vừa
cho biết: Dù hơn 20 ha lúa
của nông dân ở xã Mỹ Thành
Bắc, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền
Giang bị bệnh và chết chưa
rõ nguyên nhân nhưng công
ty đã chủ động hỗ trợ trước
cho bà con 22 triệu đồng/ha.
Như vậy, tính ra tổng số tiền
công ty này hỗ trợ cho nông dân
trên 500 triệu đồng. Đối với các
diện tích lúa chưa bị chết thì
phía doanh nghiệp giúp nông
dân khắc phục để đạt năng suất
và khi thu hoạch không phải bù
trừ vào nguồn kinh phí đã nhận
hỗ trợ từ phía doanh nghiệp.
Như vậy các hộ có lúa bị thiệt
hại đảm bảo có lãi khá. Thời gian
qua doanh nghiệp rất gắn kết với
nông dân và sẵn sàng chia sẻ khó
khăn với nông dân. Việc hỗ trợ
này đảm bảo cho nhà nông sản
xuất có lãi. Riêng đợt hạn mặn
vừa rồi, Công ty TNHH phân bón
hữu cơ Freenfield đã hỗ trợ phân
bón cho trên 1.000 hộ nông dân
ở các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Sóc
Trăng trị giá trên 2 tỷ đồng.
Vụ lúa Thu đông này, hơn
20 ha của 17 nông dân ở xã Mỹ
Thành Bắc, huyện Cai Lậy, tỉnh
TiềnGiangkhoảng15ngàytuổibị
bệnh vàng lá, đỏ lá và chết từ vài
chục phần trăm đến gần 100%. Số
diện tích này có sử dụng phân LiO
TháicủaCôngtyTNHHphânbón
hữu cơ Freenfield. Hiện nay, các cơ
quan chức năng tỉnh Tiền Giang
đã lấy mẫu để kiểm nghiệm; đồng
thờilàmcácmôhìnhkhảonghiệm
để tìm ra nguyên nhân gây ra vụ
ngộ độc trên.
Là ngân hàng chủ lực trong lĩnh
vực nông nghiệp, nông thôn và nông
dân, Agribank Phú Thọ luôn xác
địnhthựchiệnquytrình,thủtụccho
vayrõràng,minhbạch,đơngiản,tạo
điều kiện tối đa cho khách hàng tiếp
cận nguồn vốn tín dụng, góp phần
tích cực vào sự phát triển của khu
vựcnôngnghiệp,nôngthôn(NNNT).
Ước tính đến ngày 31-5-2016, tổng
nguồn vốn huy động được sử dụng của
Agribank Phú Thọ đạt 10.027 tỷ đồng/
kế hoạch được giao, đạt 96,2% kế hoạch
6 tháng; tổng dư nợ toàn chi nhánh
đạt 10.107 tỷ đồng, tăng 454 tỷ đồng
so với đầu năm, tỷ lệ tăng 4,7%; trong
đó cho vay NNNT luôn đạt mức tăng
ổn định; chủ yếu tập trung vào lĩnh vực
sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm
nông, lâm, ngư nghiệp và sản xuất tiểu
thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ ở
nông thôn. Qua đó góp phần quan trọng
vào kết quả xây dựng NTM toàn tỉnh.
Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả
chính sách tín dụng phục vụ phát triển
NNNT, Agribank Phú Thọ đã triển khai
thực hiện Nghị định 55 trên cơ sở vận
dụnglãisuấtchovaylinhhoạttạicácđịa
bàn cạnh tranh, giới thiệu các sản phẩm,
dịch vụ của Agribank (phát tờ rơi tuyên
truyền đến các khu dân cư). Dư nợ cho
vay hộ gia đình, cá nhân đạt 8.913 tỷ,
tăng504tỷsovớiđầunăm,tỷlệtăng6%;
Dư nợ cho vay trung - dài hạn đạt 5.450
tỷ, tăng 797 tỷ so với đầu năm, tỷ lệ tăng
17,1%. Tổng số thẻ ATM đã phát hành
đạt171.112thẻ,tăng8.042thẻsovớiđầu
năm, tỷ lệ tăng 4,9%.
Ông Trịnh Văn Sơn - Giám đốc
Agribank Phú Thọ cho biết: Để khơi
thông nguồn vốn vay cho lĩnh vực
NNNT, đặc biệt là các hộ sản xuất
kinh doanh, mô hình kinh tế trang
trại, HTX vốn rất khó khăn trong việc
tiếp cận vốn vay; Agribank Phú Thọ đã
chủ động triển khai các giải pháp và
gói tín dụng cho vay phù hợp, tiếp tục
đẩy mạnh việc hướng dẫn, hỗ trợ DN,
HTX, người dân trong việc lập hồ sơ,
dự án vay vốn.
Bêncạnhđó,AgribankPhúThọcũng
tung ra nhiều gói sản phẩm, dịch vụ cạnh
tranh, các chương trình nhân dịp Giỗ Tổ
Hùng Vương 2016. Ngày 6/7 Agribank
Phú Thọ đã tổ chức bốc thăm xác định
giải thưởng khách hàng gửi tiền tiết kiệm
dự thưởng năm 2016. Chương trình dành
cho khách hàng cá nhân gửi tiết kiệm bậc
thang từ ngày 24-3 đến hết ngày 17-6-
2016 , kết quả huy động được 336 tỷ đồng
với3.014kháchhàngthamgia.Cơcấugiải
thưởng gồm: 1 giải đặc biệt xe ôtô nhãn
hiệu Huyndai Grand i10; 1 giải nhất; 2
giải nhì và nhiều giải khuyến khích. Giải
đặcbiệtthuộcvềkháchhàngĐỗThịMinh
TâmởthànhphốViệtTrì.
AGRIBANK PHÚ THỌ:
ĐÒNBẨYPHÁTTRIỂNKINHTẾNÔNGNGHIỆP,
NÔNGTHÔN Bùi Cường
Tiền Giang:
Doanhnghiệphỗtrợnôngdâncólúa
bịthiệthại22triệuđồng/ha Nhật Tân
So 127 chuyen in
So 127 chuyen in
So 127 chuyen in
So 127 chuyen in
So 127 chuyen in
So 127 chuyen in
So 127 chuyen in
So 127 chuyen in
So 127 chuyen in
So 127 chuyen in
So 127 chuyen in
So 127 chuyen in
So 127 chuyen in
So 127 chuyen in

More Related Content

What's hot (20)

Mk so 116
Mk so 116 Mk so 116
Mk so 116
 
So 146 chuyen in
So 146 chuyen inSo 146 chuyen in
So 146 chuyen in
 
172
172172
172
 
173
173173
173
 
Mekong 109 ban cuoi
Mekong 109 ban cuoiMekong 109 ban cuoi
Mekong 109 ban cuoi
 
162
162162
162
 
Mekong 110
Mekong 110Mekong 110
Mekong 110
 
161
161161
161
 
Mk117
Mk117Mk117
Mk117
 
130
130130
130
 
134
134134
134
 
Mekong 7 2015
Mekong 7 2015Mekong 7 2015
Mekong 7 2015
 
Thời báo MêKông tháng 06/2013
Thời báo MêKông tháng 06/2013Thời báo MêKông tháng 06/2013
Thời báo MêKông tháng 06/2013
 
174
174174
174
 
151 chuyen in
151 chuyen in151 chuyen in
151 chuyen in
 
Mekong 2 2016
Mekong 2 2016Mekong 2 2016
Mekong 2 2016
 
136 p
136 p136 p
136 p
 
M ekong 137 in
M ekong 137 inM ekong 137 in
M ekong 137 in
 
144 chuyen in
144 chuyen in144 chuyen in
144 chuyen in
 
135p
135p135p
135p
 

Similar to So 127 chuyen in

Similar to So 127 chuyen in (15)

Chính sách đối ngoại với Trung Quốc
Chính sách đối ngoại với Trung QuốcChính sách đối ngoại với Trung Quốc
Chính sách đối ngoại với Trung Quốc
 
150 chuyen in
150 chuyen in150 chuyen in
150 chuyen in
 
176
176176
176
 
184
184184
184
 
180
180180
180
 
Thời báo Mekong tháng 7/2014
Thời báo Mekong tháng 7/2014Thời báo Mekong tháng 7/2014
Thời báo Mekong tháng 7/2014
 
Mekong 5 2015
Mekong 5 2015Mekong 5 2015
Mekong 5 2015
 
Mekong so 125 chuyen in
Mekong so 125 chuyen inMekong so 125 chuyen in
Mekong so 125 chuyen in
 
Mekong 110 29 3
Mekong 110 29 3Mekong 110 29 3
Mekong 110 29 3
 
Mekong 113
Mekong 113Mekong 113
Mekong 113
 
Mekong tet 2014
Mekong tet 2014Mekong tet 2014
Mekong tet 2014
 
177
177177
177
 
Mekong 114
Mekong 114Mekong 114
Mekong 114
 
181a
181a181a
181a
 
143
143143
143
 

More from Hán Nhung

More from Hán Nhung (10)

183 in
183 in183 in
183 in
 
Chương trình tặng quà cao sâm
Chương trình tặng quà cao sâmChương trình tặng quà cao sâm
Chương trình tặng quà cao sâm
 
178
178178
178
 
171
171171
171
 
170 (1)
170 (1)170 (1)
170 (1)
 
169 in
169 in169 in
169 in
 
167
167167
167
 
163 chuyen in
163 chuyen in163 chuyen in
163 chuyen in
 
160 chuyen in
160 chuyen in160 chuyen in
160 chuyen in
 
Tan xuan
Tan xuanTan xuan
Tan xuan
 

So 127 chuyen in

  • 1. Số 127 tháng7/2016 thbmekong@gmail.com tbmekong@yahoo.com www.vilacaed.org.vn Phát hành thứ 5 hàng tuần Hotline: 091 4851538 090 9933888 090 6529455 Những bí ẩn trong ngôichùacổ ởVĩnhLong tr.23 KHU DÂN CƯ 586 HẬU GIANG: Nơi mơ ước giờ thành... món nợ? Kỳ2:Lolắngtrướcnguycơmấtnhà tr.18 Bình Phước: DÂNMẤTTIỀN VÌTINCÁNBỘ? Kỳ1:Cánbộvẽdựán“ma” lừadântiềntỉ? tr.20 Cần Thơ: Nỗilo môitrường sôngHậutr.17 Nghệsĩhài Bảo Quốc &mốitìnhhơn nửathếkỷ tr.13 Bình Dương: Lớphọcmiễnphí thắpsángtươnglai trẻnghèo tr.14
  • 2. 02 Số 127 - Tháng 7/2016THEO DÒNG THỜI SỰ Giá bán tại Việt Nam: 4.800đ Tổng Biên tập: Lại Thanh Bình Phó Tổng Biên tập: Hồ Minh Sơn Văn phòng đại diện phía Nam: Tầng 8, Số 18A đường Nam Quốc Cang, P.Phạm Ngũ Lão, Q.1, TP.HCM. ĐT: 08.6679.2468 Văn phòng đại diện tại Cần Thơ và ĐBSCL: Số 9/10 Đại lộ Võ Văn Kiệt, Khu vực 7, phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, TP.Cần Thơ. Văn phòng đại diện tại Đà Nẵng: 148A Lê Đình Lý, Q.Thanh Khê, TP.Đà Nẵng. Văn phòng đại diện tại Tây Nguyên: 250/31 đường Phan Chu Trinh, P.Tân Lợi, TP.Buôn Mê Thuột, tỉnh Đaklak. Tài khoản: 0521101078008, ngân hàng TMCP Quân đội. Giấy phép hoạt động báo chí: Số 1144/GP-Bộ TT&TT, ngày 25/7/2011 In tại: Xí nghiệp In 2 - CTy TNHH MTV In Ba Đình - Bộ Công An Đơn vị phát hành: Cty TNHH Truyền thông Mỹ Phúc. ĐC: 205 Võ Thị Sáu, P.7, Q.3, TP.HCM. ĐT: 08.38249001 Trụ sở: Tầng 7, số 65, Văn Miếu, Q.Đống Đa-Hà Nội (Bộ Kế hoạch & Đầu tư) Văn phòng Ban Biên tập: Tầng 01, Cung Triển lãm Kiến trúc Quy hoạch Xây dựng Quốc gia, Đỗ Đức Dục - Mỹ Đình - Nam Từ Liêm - Hà Nội. ĐT: 08049573 - 08049574 - 08049575. Fax: 08049575 Chiều 18/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp ông Tomioka Tsu- tomu,Hạnghịsĩ,PhóChánhVăn phòng Nội các, Thứ trưởng Giáo dục, Văn hóa, Thể thao và Khoa học công nghệ Nhật Bản đang thăm, làm việc tại Việt Nam. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và ông To- mioka Tsutomu. Ảnh: VGP/Quang Hiếu Tại buổi tiếp, Thủ tướng nêu rõ thời gian qua, quan hệ hai nước phát triển hết sức tốt đẹp trên nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực, công nghệ cao. Theo Thủ tướng, Nhật Bản là nước có trình độ khoa học công nghệ phát triển mạnh trên thế giới, cùng với đó, Việt Nam và Nhật Bản đã có chiến lược ưu tiên hợp tác về công nghệ, do đó thời gian tới, hai nước cần ưu tiên đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực công nghệ cao mà Nhật Bản có thế mạnh và rất thành công. Về phía mình, Hạ nghị sĩ, Thứ trưởng Tomioka Tsutomu đề xuất một số nội dung chính trong hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực khoa học công nghệ như phương pháp xạ trị hạt nặng ion trong điều trị ung thư, nhất là ung thư tụy và gan, công nghệ vũ trụ, siêu máy tính. Ông Tomioka Tsutomu mong muốn thúc đẩy hợp tác với Việt Nam trong những lĩnh vực này. Chinhphu.vn Ngày 18/7, Thông tấn xã Việt Nam được quyền tuyên bố bác bỏ nội dung sai sự thật của báo chí Trung Quốc liên quan tới vấn đề Biển Đông trong cuộc gặp giữa Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường ngày 14/7/2016 bên lề Hội nghị thượng đỉnh Á - Âu (ASEM) tạithủđôUlanBator(MôngCổ). Sau cuộc gặp trên, nhiều cơ quan báo chí chính thức của Trung Quốc, trong đó có hãng thông tấn Tân Hoa xã, trang mạng china- daily.com.cn (phiên bản đối ngoại tiếng Anh của tờ Trung Quốc Nhật báo) và tờ Nhân dân Nhật báo tiếng Trung Quốc, đã dẫn lời Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc gặp nói rằng: “Việt Nam tôn trọng lập trường của Trung Quốc về vụ kiện trọng tài Biển Đông”, đồng thời cho biết: “Việt Nam sẵn sàng thúc đẩy đàm phán song phương về vấn đề biển và quản lý đúng đắn những khác biệt với Trung Quốc nhằm đóng góp cho hòa bình và ổn định khu vực”. Trên thực tế, trong cuộc gặp Thủ tướng Trung Quốc, khi đề cập vấn đề Biển Đông, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đề nghị hai bên cùng thực hiện nghiêm túc các thỏa thuận và nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao, trong đó có “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc” do hai Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Hồ Cẩm Đào đã thống nhất tháng 10/2011 nhằm thúc đẩy các cơ chế đàm phán trên biển sớm có tiến triển thực chất, đồng thời kiểm soát tốt bất đồng trên biển, không làm phức tạp tình hình, thực hiện hiệu quả, toàn diện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm đạt được Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), góp phần duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng khẳng định lại lập trường của Việt Nam đối với phán quyết ngày 12/7/2016 của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ở La Hay (Hà Lan) trong vụ Philippines kiện Trung Quốc về vấn đề Biển Đông. Trước đó, ngày 12/7/2016, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình đã nêu rõ: “... Việt Nam tiếp tục khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, chủ quyền đối với nội thủy và lãnh hải, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam được xác định phù hợp với Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, cũng như tất cả các quyền và lợi ích pháp lý của Việt Nam liên quan đến các cấu trúc địa lý thuộc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”. Chinhphu.vn BácbỏthôngtinsailệchcủabáochíTrungQuốc vềvấnđềBiểnĐông P.V Sáng 18/7, tại Hà Nội, Hội đồng Bầu cử quốc gia tổ chức hội nghị tổng kết công tác bầu cử ĐBQH khóa XIV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021. PhátbiểukhaimạcHộinghị,Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh thành công của cuộc bầu cử có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc triển khai thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2016 và cả nhiệm kỳ. Cuộc bầu cử đã đạt kết quả tốt đẹp, cả nước có hơn 67 triệu cử tri với tỉ lệ trên 99% đã tham gia bỏ phiếu, bầu được 496 ĐBQH khóa XIV; 3.908 đại biểu HĐND cấp tỉnh; 25.181 đại biểu HĐND cấp huyện và 292.306 đại biểu HĐND cấp xã với cơ cấu, thành phần cơ bản phù hợp như dự kiến. Tỉ lệ đại biểu là phụ nữ, người dân tộc thiểu số, trẻ tuổi, trình độ trên đại học cao hơn so với nhiệm kỳ trước. Tuy nhiên, trong quá trình bầu cử vẫn còn tồn tại, hạn chế nhất định. Phát biểu với hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định thành công của cuộc bầu cử một lần nữa cho thấy ý thức chính trị, tinh thần trách nhiệm và lòng yêu nước của nhân dân ta, thể hiện niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước, Chính phủ, khẳng định quyền làm chủ của nhân dân và tinh thần đoàn kết dân tộc. Đặcbiệt,chúngtađãlàmtốtcông tác nhân sự, bảo đảm phát huy dân chủ và sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của Đảng trong công tác cán bộ, cơbảnđãgiớithiệuđượcnhữngngười tiêu biểu về đức, tài, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân. Tổng Bí thư nhấn mạnh trước mắt chúng ta cần chuẩn bị tổ chức thành công kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa XIV - một kỳ họp hết sức quan trọng với nhiệm vụ trọng tâm là xem xét, quyết định công tác nhân sự cấp cao của bộ máy Nhà nước nhiệm kỳ 2016-2021... Chinhphu.vn HộiđồngBầucửquốcgia tổngkếtcôngtácbầucử Lê Sơn Vừa qua, Bộ Công an phối hợp với một số cơ quan, đơn vị tổ chức hội thảo khoa học cấp quốc gia “Quán triệt, thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng về bảo đảm quốc phòng, an ninh và xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân trong giai đoạn hiện nay”. Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã tới dự và phát biểu tại hội thảo. Phát biểu tại hội thảo, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng ViệtNam.Trảiquacácgiaiđoạnđấu tranh cách mạng, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, cùng với đường lối xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, Đảng ta đặc biệt đề cao vai trò, tầm quan trọng của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc; xác định tăng cường quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Đảng, Nhà nước và của toàn dân, trong đó QĐND và CAND là lực lượng nòng cốt. Theo Chủ tịch nước Trần Đại Quang, đất nước ta đang đứng trước nhiều thời cơ, thuận lợi để đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế nhưng cũng phải đương đầu với không ít khó khăn, thách thức đan xen. Tình hình thế giới, khu vực còn diễn biến phức tạp, khó lường, tiềm ẩn nhiều yếu tố gây mất ổn định. Vì vậy, để quán triệt, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XII về quốc phòng, an ninh, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân trong tình hình hiện nay, yêu cầu đặt ra là cần nghiên cứu, đánh giá, dự báo đúng tình hình, xác định trúng những vấn đề đặt ra đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc để có các giải pháp cụ thể, khoa học nhằm bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh của Tổ quốc trong mọi tình huống. Chinhphu.vn Tăngcườngquốcphòng,giữvững anninhquốcgialànhiệmvụtrọngyếu Nguyễn Hoàng Chủ tịch nước Trần Đại Quang phát biểu tại hội thảo. Ảnh: TTXVN Việt Nam - Nhật Bản: Ưutiênđẩymạnhhợptáctronglĩnhvựccôngnghệcao Đức Tuân
  • 3. 3Số 127 - Tháng 7/2016 0SỰ KIỆN - TIÊU ĐIỂM Qua 6 tháng đầu năm 2016, tình hình kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL đã có những chuyển biến tích cực. Phát triển kinh tế, thu ngân sách của vùng ĐBSCL phát triển cao hơn mức chung của cả nước. Quốc phòng, an ninh chính trị, an ninh biên giới cơ bản ổn định... Đó là một số thành tựu của vùng ĐBSCL được đ/c Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng ban chỉ đạo Tây Nam Bộ biểu dương tại hội nghị sơ kết tình hình kinh tế - xã hội vùng Tây Nam Bộ 6 tháng đầu năm và triển khai phương hướng, nhiệm vụ những tháng cuối năm 2016. Tại hội nghị, lãnh đạo các bộ, ngành và các tỉnh, thành phố trong vùng đã tham luận về tình hình kinh tế - xã hội, tình hình xuất nhập khẩu; tình trạng lở biển, bờ sông; tình hình an ninh biên giới, biển đảo; phát triển nông nghiệp… Dịp này, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ và lãnh đạo các tỉnh, thành phố cũng kiến nghị Chính phủ sơ kết đánh giá kết quả thực hiện Chương trình ngọt hóa bán đảo Cà Mau, Dự án ngọt hóa Gò Công, Dự án Tứ giác Long Xuyên giai đoạn I để tiếp tục đầu tư cho giai đoạn tới. Đồng thời, xem xét có cơ chế đặc thù về bố trí vốn để xây dựng các công trình, dự án ứng phó với biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn ở vùng ĐBSCL; bố trí vốn ngân sách Nhà nước để triển khai xây dựng các dự án quan trọng cấp bách của vùng ĐBSCL. Qua 6 tháng đầu năm 2016, tình hình kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL đã có những chuyển biến tích cực. Tổng sản phẩm trên địa bàn ước đạt 250 nghìn tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng ước đạt 6,5%; sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, dịch vụ tăng trưởng so với cùng kỳ. Toàn vùng có 52 cụm công nghiệp với tổng diện tích 1.921 ha đi vào hoạt động, thu hút được khoảng 536 dự án đầu tư sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho hơn 60.000 lao động. Các hoạt động văn hóa-xã hội, chính sách đối với đồng bào dân tộc, tôn giáo được quan tâm thực hiện hiệu quả; quốc phòng- an ninh đảm bảo ổn định. Bên cạnh những kết quả đạt được, ĐBSCL vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế như: hạn hán, xâm nhập mặn làm nhiều khu vực thiếu nước sản xuất và sinh hoạt; làm giảm năng suất, diện tích sản xuất nông nghiệp, thủy sản của vùng; thiếu vốn đầu tư cho các công trình, dự án chống biến đổi khí hậu, ngăn mặn, trữ ngọt và hệ thống thủy lợi vùng. Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị các bộ, ngành TW và các địa phương vùng Tây Nam Bộ cần triển khai các giải pháp nhằm tăng cường vùng nguyên liệu; đẩy mạnh liên kết trong đầu tư kết cấu hạ tầng gắn với ứng phó biến đổi khí hậu; xây dựng các HTX nông nghiệp, liên kết nông dân với doanh nghiệp; quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông. Chính phủ cũng cần tiếp tục có những chính sách tháo gỡ khó khăn trong sản xuất-kinh doanh cho doanh nghiệp, thúc đẩy xuất khẩu, nhất là các mặt hàng nông sản và thủy sản, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân trong vùng. Phát biểu kết luận tại hội nghị, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh: Trong 6 tháng qua, phát triển kinh tế, thu ngân sách của vùng ĐBSCL phát triển cao hơn mức chung của cả nước. Quốc phòng, an ninh chính trị, an ninh biên giới cơ bản ổn định. Phó Thủ tướng biểu dương những kết quả các tỉnh, thành phố trong vùng đã thực hiện được; đồng thời, phân tích, chỉ ra những khó khăn, hạn chế của vùng như: Mức tăng trưởng kinh tế giảm 2,2%, sản lượng lúa giảm 1 triệu tấn so với cùng kỳ năm trước; gần 300 ngàn hộ dân thiếu nước sinh hoạt; kim ngạch xuất khẩu và tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ thấp hơn mức bình quân chung của cả nước; tình hình an ninh, tội phạm còn yếu tố phức tạp; buôn lậu, gian lận thương mại diễn biến theo chiều hướng tăng… Phó Thủ tướng cũng chỉ đạo Ban Chỉ đạo TNB và lãnh đạo các tỉnh, thành phố thực hiện tốt các nghị quyết của Chính phủ về thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2016, cũng như các nghị quyết của Chính phủ về việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh,đẩymạnhđầutưcông;quantâmhỗtrợdoanh nghiệppháttriểnsảnxuấtkinhdoanh;giảiquyếtnợ vay,nợxâydựngcơbản.PhóThủtướngyêucầuBan Chỉ đạo TNB phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư triển khai thực hiện hiệu quả quyết định của Thủ tướng Chính phủ về "Quy chế thí điểm liên kết phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL giai đoạn 2016- 2020"; chủ động ký kết quy chế phối hợp với một số bộ, ngành TW nhằm thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, bảo đảm giữ vững ổn định an ninh chính trị trên địa bàn; tiếp tục nghiên cứu, tham mưu Thủ tướngChínhphủbanhànhmộtsốcơchế,chínhsách đặc thù phát triển đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang… Đồng bằng sông Cửu Long: Tậptrungpháttriểnkinhtếnhữngthángcuốinăm Việt An Trái cây là một trong những sản phẩm chủ lực của Đồng bằng sông Cửu Long chịu sự cạnh tranh gay gắt khi hội nhập kinh tế quốc tế. Ảnh minh họa Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Nguyễn Dương Thái vừa trao quyết định điều động, bổ nhiệm đ/c Trương Văn Hơn, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư giữ chức Phó Chánh Văn phòng, giao quyền Chánh Văn phòng UBND tỉnh từ ngày 15/7. Tại lễ công bố quyết định, đ/c Nguyễn Dương Thái đề nghị trên cương vị mới, đ/c Trương Văn Hơn tiếp tục phát huy năng lực, cùng với tập thể cán bộ, công chức Văn phòng UBND tỉnh làm tốt công tác tham mưu, giúp việc cho UBND tỉnh. Đội ngũ cán bộ, công chức Văn phòng UBND tỉnh đoàn kết, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Phát biểu nhận nhiệm vụ, đ/c Trương Văn Hơn cảm ơn sự quan tâm, tạo điều kiện của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và hứa, trên cương vị công tác của mình sẽ phối hợp tốt với tập thể lãnh đạo Văn phòng và các đơn vị liên quan, nêu cao tinh thần trách nhiệm, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Công an Đồng Nai quyết tâm phá tan các thế lực phản động, triệt xóa các tụ điểm phức tạp gây mất trật tự, các băng nhóm xã hội đen cho vay nặng lãi, đe dọa đời sống yên bình của người dân. Đó là cam kết của Công an tỉnh Đồng Nai nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống CAND. Thiếu tướng Nguyễn Phi Hùng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát CAND; ông Đinh Quốc Thái, Phó Bí thư, Chủ tịch UBND tỉnh; Ban giám đốc Công an tỉnh; cùng các đồng chí nguyên là lãnh đạo lực lượng công an tỉnh qua các thời kỳ đã về dự lễ kỷ niệm này. Tại hội nghị, ông Đinh Quốc Thái khẳng định, hiện nay tình hình thế giới và khu vực đang biến động, các thế lực thù địch đang lợi dụng chiến lược diễn biến hòa bình để tạo cơ hội chống phá nền an ninh quốc gia. Vì vậy, nhiệm vụ bảo vệ anh ninh, trật tự xã hội là rất cần thiết, đòi hỏi lực lượng CAND phải nêu cao tinh thần, ý chí sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, kịp thời ngăn chặn các thế lực thù địch từ cấp cơ sở. Mỗi cá nhân chiến sỹ CAND thường xuyên trao dồi đạo đức cách mạng, nghiệp vụ để tạo lực lượng tinh nhuệ, chuyên nghiệp nhằm ngăn chặn các thế lực chống phá, gây mất an ninh trật tự trên các lĩnh vực trong đời sống xã hội. Cũng trong dịp này, có 18 tập thể và 50 cá nhân được Bộ Công an, Tổng cục An ninh nhân dân, Giám đốc Công an tỉnh tặng bằng khen. Đồng Nai: Kỷniệm70nămthànhlậplựclượng CônganNhândân Bùi Châu Thiếu tướng Nguyễn Phi Hùng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát CAND trao bằng khen cho các cá nhân tiêu biểu của Công an tỉnh Đồng Nai Hải Dương: BổnhiệmPhóChánhVănphòngUBNDtỉnh Phùng Nguyện Tiếp theo trang 04 huy cao; nhiều chỉ tiêu năm học chưa hoànthành.CábiệtmộtsốHộikhông gửi báo cáo, số liệu tổng kết năm học. Đ/c Lê Quốc Phong nhấn mạnh, công tác tổ chức các hoạt động chào mừng Đại hội Đoàn các cấp tiến tới Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XI là một khối lượng công việc lớn, có ý nghĩa quan trọng và quyết định đối với sự phát triển công tác Hội và phong trào sinh viên năm học tới và nửa cuối nhiệm kỳ. Kết thúc hội nghị, BCH TW Hội Sinh viên Việt Nam đã thông báo kết quả kiện toàn nhân sự Ban Thư ký, Ban Chấp hành và Ban Kiểm tra TW Hội. Dịp này, TW Hội Sinh viên cũng đãtraoGiảithưởng9/1năm2016cho 4 tập thể có giải pháp, mô hình tiêu biểu trong công tác Hội và phong trào sinh viên năm học 2015 - 2016. Báo Thanh niên đã trao 24 suất học bổng Nguyễn Thái Bình (mỗi suất 3 triệu đồng) cho 24 đồng chí Ủy viên BCH TW Hội Sinh viên là sinh viên. TW Hội Sinh viên tặng cờ cho 11 đơn vị có thành tích xuất sắc; tặng Bằng khen cho 9 đơn vị xuất sắc và 23 đơn vị đạt danh hiệu lao động tiên tiến trong công tác Hội và phong trào sinh viên năm học 2015 - 2016.
  • 4. 04 Số 127 - Tháng 7/2016SỰ KIỆN - TIÊU ĐIỂM Trong hai ngày 15 và 16/07/2016, tại thành phố Cần Thơ, TW Hội Sinh viên Việt Nam đã tổ chức Hội nghị Ban chấp hànhTWHộiSinhviênViệtNam lần thứ 5- Khóa IX (mở rộng). Đồng chí Lê Quốc Phong, Ủy viên dự khuyết BCH TW Đảng, Bí thư thứ nhất BCH TW Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam đã tới dự và chỉ đạo hội nghị. Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Lê Quốc Phong đánh giá cao các cấp Hội, hội viên, sinh viên đã năng động sáng tạo, khắc phục khó khăn, tích cực tham mưu cấp ủy Đảng, chính quyền, các cấp, các ngành quan tâm tạo điều kiện triển khai công tác Hội và phong trào sinh viên một cách đồng bộ toàn diện, có nhiều chuyển biến về chất với nhiều nội dung, hình thức mới, phong phú, đa dạng, thu hút ngày càng đông đảo sinh viên tự giác hưởng ứng và tham gia. Đặc biệt, các hoạt động tạo môi trường hỗ trợ sinh viên trang bị kiến thức hội nhập, kỹ năng thực hành xã hội được các cơ sở Hội chú trọng triển khai hiệu quả thông qua nhiều diễn đàn, tọa đàm, chia sẻ thông tin về hội nhập, về cộng đồng chung ASEAN và Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương TPP. Bên cạnh đó, các phong trào thi đua sôi nổi của sinh viên lập thành tích chào mừng thành công Đại hội Đảng các cấp, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII; bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và Hội đồng nhân dân các cấp giai đoạn 2016- 2026 đã tạo động lực quan trọng thúc đẩy công tác Hội, cổ vũ sinh viên vươn lên học tập tốt, rèn luyện tốt, tham gia môi trường giáo dục lành mạnh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo nhà trường… Tuy nhiên, đ/c Lê Quốc Phong cho rằng việc triển khai Đề án giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống, văn hóa cho sinh viên giai đoạn 2015-2018 chưa có nhiều mô hình, cách thức sáng tạo và phương pháp phù hợp, nhiều hoạt động mang tính hình thức, dập khuôn cứng nhắc. Công tác tuyên truyền, giới thiệu về phong trào “Sinh viên 5 tốt” ở một số trường chưa thường xuyên liên tục… Vai trò cụm trưởng chưa được phát HỘINGHỊBANCHẤPHÀNHTRUNGƯƠNGHỘISINHVIÊNVIỆTNAMMỞRỘNGLẦNTHỨ5-KHÓAIX: PHONG TRÀO SINH VIÊN CÓ NHIỀU CHUYỂN BIẾN VỀ CHẤT Hoàng Uyển Vừa qua, tại Khu tưởng niệm chiến thắng yếu khu quân sự Trảng Bom, Đồng Nai,Huyệnủy,HĐND,UBND,ỦybanMTTQ Việt Nam huyện Trảng Bom đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 65 năm ngày chiến thắng yếu khu, đồng thời đón nhận bằng xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh. Trong cuộc tập kích tiêu diệt địch tại yếu khu quân sự Trảng Bom vào chiều 20/07/1951, dưới sự chỉ huy của đồng chí Huỳnh Văn Nghệ, đại đội Lam Sơn thuộc tiểu đoàn 303, cùng đội biệt động, pháo binh tỉnh Thủ Biên và lực lượng vũ trang huyện Xuân Lộc đã tiêu diệt 200 tên địch của đại đội 3, trung đoàn Âu Phi, quân viễn chinh Pháp. Quân ta thu được 200 súng các loại, hàng chục tấn bom đạn, đã tạo tiếng vang lớn. Trận chiến thắng yếu khu quân sự Trảng Bom đã mở hành lang liên lạc cho quân ta từ Chiến khu Đ đến Long Thành, Bà Rịa sau đó tiến vào Sài Gòn. Để kỷ niệm chiến tích này, huyện Trảng Bom đã lập khu tưởng niệm vào năm 2001 có diện tích 2.200 m2 . Nhân dịp này, ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh thay mặt UBND tỉnh Đồng Nai đã trao bằng xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh cho khu tưởng niệm chiến thắng yếu khu quân sự Trảng Bom. Ông Hùng đề nghị cán bộ, nhân dân huyện Trảng Bom giữ gìn, tôn tạo di tích để giáo dục truyền thống yêu nước cho cán bộ, nhân dân, đặc biệt là thế hệ thanh thiếu niên mai sau... Ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai trao bằng công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh cho lãnh đạo huyện Trảng Bom. ĐịađiểmchiếnthắngYếukhuquânsựTrảngBom-ĐồngNai: Nhận bằng xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh Bùi Châu Đồng chí Lê Quốc Phong trao cờ luân lưu cho thủ lĩnh Hội Sinh viên các địa phương Đọc tiếp trang 03 Trải qua gần một tuần lễ với nhiều hoạt động sôi nổi bổ ích, chiều tối 10/7, tại tỉnh Salavane của Lào đã diễn ra Lễ bế mạc Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Việt Nam-Lào năm 2016. Đây cũng là hoạt động cuối cùng của đoàn đại biểu thanh niên Việt Nam tại Lào. Phó Bí thư TW Đoàn Thanh niên Nhân dân Cách mạng Lào Kh- ampha Phimasone cho biết, cuộc gặp gỡ hữu nghị thanh niên hai nước Lào-Việt Nam năm 2016 đã hoạt động tại 3 tỉnh Savannakhet, Champasak và Salavane. Các hoạt động của chương trình gặp gỡ góp phần tăng cường, củng cố tình hữu nghị, đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện giữa hai nước. Cuộc gặp gỡ hữu nghị thanh niên Lào-Việt Nam lần này góp phần quan trọng trong việc vận động tinh thần sôi nổi cách mạng của đội ngũ thanh thiếu niên hai nước. Đồng thời, là sự khẳng định mục tiêu của Đoàn thanh niên hai nước trong việc gìn giữ, phát huy mối quan hệ hữu nghị, tình đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện ngày càng mở rộng và đi vào chiều sâu. Mối quan hệ hữu nghị Lào-Việt Nam là mối quan hệ đặc biệt thủy chung, trong sáng và trở thành yếu tố quyết định mọi thắng lợi của cuộc cách mạng, trong xây dựng và phát triển đất nước. Đây cũng là nền tảng vững chắc trên con đường mới của nhân dân hai nước Lào-Việt Nam. Do đó, thanh niên hai nước phải tiếp tục vun đắp tình hữu nghị, đoàn kết đặc biệt đó. Nhân dịp này, Phó Bí thư TW Đoàn Thanh niên Nhân dân Cách mạng Lào Khampha Phimasone cảm ơn nhân dân Việt Nam anh em, đặc biệt Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã hỗ trợ, giúp đỡ Đoàn Thanh niên Nhân dân Cách mạng Lào trong suốt thời gian qua. Đồng thời tin tưởng, trước mắt và lâu dài sự hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa Đoàn thanh niên hai nước sẽ ngày càng được tăng cường để gìn giữ, xây dựng và phát triển đất nước Lào- Việt Nam, Việt Nam-Lào, phồn vinh theo con đường của hai Đảng đã đề ra. Tại lễ bế mạc, Bí thư TW Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Nguyễn Long Hải, Trưởng đoàn đại biểu thanh niên Việt Nam trân trọng cảm ơn những tình cảm quý báu mà Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Đoàn Thanh niên Nhân dân Cách mạng Lào đã dành cho đoàn trong những ngày qua. Đồng thời, cho biết trong 6 ngày qua, đoàn đại biểu thanh niên Việt Nam đã tham gia và trải nghiệm nhiều hoạt động giàu ý nghĩa. Qua những buổi chào xã giao lãnh đạo các tỉnh trong hành trình gặp gỡ đã thấy được sự quan tâm, tạo điều kiện về nhiều mặt của các cấp ủy đảng, chính quyền Lào đối với hoạt động của Đoàn Thanh niên Lào nói riêng và việc thúc đẩy quan hệ hợp tác thanh niên Lào-Việt Nam nói chung. CHƯƠNGTRÌNHGẶPGỠHỮUNGHỊTHANHNIÊNVIỆTNAM-LÀONĂM2016 Gắn kết bền chặt tình hữu nghị hai nước Hoàng Thiên
  • 5. 05Số 127 - Tháng 7/2016 KINH TẾ - PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP “Muốn tăng trưởng kinh tế phải tạo ra tiền đề để người dân và doanh nghiệp tạo ra tăng trưởng. Phải tái cơ cấu, phân cấp mạnh mẽ cho địa phương, cởi trói cho sản xuất, tạo sự phát triển, tạo môi trường đầu tư kinh doanh” - Đó là nội dung trọng tâm được đưa ra tại cuộc họp thường kỳ tháng 6, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.  Thời gian qua, Chính phủ cũng như các Bộ, ngành, địa phương đã có các động thái quyết liệt vào cuộc, nhằm từng bước “cởi trói” cho DN. Cụ thể, là sự ra đời của Nghị quyết 35/CP-NQ về hỗ trợ DN phát triển đang tạo được những hiệu ứng tích cực, được DN ủng hộ và đánh giá cao. Theo đó, hơn 3.500 điều kiện kinh doanh (giấy phép con) đã bị xóa sổ từ ngày 1-7. Chính phủ cũng đang tích cực soạn thảo và ban hành 50 nghị định về điều kiện kinh doanh theo yêu cầu của Luật Đầu tư. Tuy nhiên, theo báo cáo từ Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI, hiện có tới hơn 7.000 giấy phép con đang “hành” DN, đó là chưa kể trong quá trình hoạt động, DN còn bị “hành” bởi sự nhũng nhiễu của một bộ phận cơ quan công quyền. Dẫn chứng từ báo cáo năng lực cạnh tra- nh cấp tỉnh năm 2015 (PCI) cho thấy, có tới 11% trong tổng số hơn 110.000 DN được điều tra cho biết phải trả các chi phí không chính thức lên tới 10% tổng doanh thu. 65% DN cho rằng tình trạng nhũng nhiễu của cơ quan quản lý các cấp khi giải quyết thủ tục cho DN diễn ra rất phổ biến. Ông Trần Thanh Bình, Phó Tổng Giám đốc Công ty đóng tàu Vard, chia sẻ: Công ty của ông là DN 100% vốn nước ngoài, có chức năng đóng tàu và sửa chữa, bảo dưỡng tàu dầu khí. Khi DN đi làm các thủ tục xin cấp phép đóng tàu và sửa chữa, bảo dưỡng tàu dầu khí thì cơ quan chức năng chỉ cho đóng tàu mà không cấp phép cho DN chức năng sửa chữa bảo dưỡng tàu. Trong khi đó, Luật Đầu tư không cấm mà chỉ xếp lĩnh vực này vào mục kinh doanh có điều kiện. “Đóng tàu là ngành mang tính cạnh tranh cao, vì thế nếu chỉ đóng mà không có các dịch vụ đi kèm như bảo dưỡng, sửa chữa thì khách hàng sẽ rất e ngại khi ký hợp đồng mua tàu của Công ty. Việc chỉ được cấp phép đóng tàu mà không cấp phép sửa chữa, bảo dưỡng tàu đã khiến cho DN giảm tính cạnh tranh, mất đi rất nhiều đơn hàng có giá trị hàng trăm ngàn USD”, ông Bình cho biết. Tại phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng đã nhấn mạnh: “Kiên quyết cắt bỏ các điều kiện kinh doanh bất hợp lý, loại bỏ các giấy phép con; quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh phải minh bạch, rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực hiện. Và ngay trong những ngày đầu tháng 7 này, đã có những nghị định đầu tiên trong số 50 nghị định nói trên được ban hành, từng bước tháo gỡ các vướng mắc lâu nay cho các DN…  DN là động lực để phát triển kinh tế đất nước. Để DN hoạt động hiệu quả, cần có sự hỗ trợ đắc lực từ phía Nhà nước. Cần tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường với những đổi mới, động lực mới theo tinh thần “Nhà nước kiến tạo, lấy DN là đối tượng phục vụ” mà Chính phủ đề ra trong Nghị quyết 35. Tuy nhiên, trước hết cần đổi mới tư duy điều hành của tất cả các bộ, ngành, địa phương và từ mỗi cán bộ công chức - những con người thực thi công vụ. Bên cạnh đó, Thủ tướng còn nhấn mạnh, thẩm quyền cấp nào thì cấp đó chịu trách nhiệm, tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính, đề cao trách nhiệm trong phối hợp, công khai minh bạch để người dân theo dõi giám sát. Hành động quyết liệt, ưu tiên cho tái cơ cấu nền kinh tế, tạo điều kiệnchotăngtrưởngdàihạn,trướcmắtchưađiều chỉnh chỉ tiêu mà Quốc hội đề ra. “Tăng cường kỷ luật kỷ cương, dám nghĩ, dám làm. Phải coi đây là nhiệm vụ cấp bách của từng bộ, ngành, đơn vị, trong đó đề cao trách nhiệm của người đứng đầu tổ chức cơ quan đơn vị” - Thủ tướng nêu rõ. “Cởitrói”đểdoanhnghiệppháttriển  Phước Lập - Trắc Long Kểtừkhicổphầnhoá,chuyển đổi mô hình doanh nghiệp từ TNHH MTV sang cổ phần, Công ty Cổ phần Cấp nước Bạc Liêu đã chuyển mình mạnh mẽ, ngày càng chú trọng đến việc nâng cấp công nghệ hiện đại, nhằm chú ý đến chất lượng nước sinh hoạt, nâng cao sức khoẻ cộng đồng cho người dân trên địa bàn thành phố Bạc Liêu. Cổ phần hoá để phát triển toàn diện Chỉ mới một năm chuyển đổi, song tổng doanh thu của công ty đã đạt trên 43 tỷ đồng, vượt hơn 13% kế hoạch. Trong đó, nộp ngân sách hơn 655 triệu đồng, một con số rất ấn tượng đối với đơn vị mới được cổ phần hoá với nhiều khó khăn. Trong năm nay, Công ty Cổ phần cấp nước Bạc Liêu chú trọng nhiều hơn đến công nghệ và chất lượng nước cung cấp cho toàn dân vùng đô thị, với mục tiêu “Tối đa hoá lợi nhuận” để đảm bảo tính liên tục chất lượng, kể cả những nơi xa nhất. Theo ông Võ Minh Trang, Tổng Giám đốc công ty, năm 2016 theo kế hoạch công ty sẽ khai thác hơn 6,8 triệu m3 nước cho gần 25.000 khách hàng, doanh thu đạt mức trên 44 tỷ đồng, nộp ngân sách gần 1 tỷ đồng. “Cònrấtnhiềukhókhănvềsảnlượng nước rửa lọc, chi phí tiêu thụ điện năng,... nhưng công ty quyết tâm cải thiện bằng nhiều hình thức, giảm tỷ lệhaohụtxuốngdưới16%vàcấpmới cho khoảng 1.600 khách hàng” - Ông Võ Minh Trang cho biết thêm. Hiện nay, Công ty Cổ phần Cấp nước Bạc Liêu đã khẳng định mình bằng việc đổi mới, nâng cấp thiết bị công nghệ. Tại phòng làm việc của Ban Giám đốc công ty có hệ thống trung tâm điều khiển của nhà máy nước. Những thông số kỹ thuật ghi nhận đầy đủ thông tin từ khâu bơm nước thô, xử lý, chất lượng nước, số khối nước phục vụ. Hầu hết các quy trình hoạt động của công ty đều được tự động hóa. Thay vì phải bơm nước lên đài như trước đây, công ty đầu tư máy biến tần giúp tự động tăng giảm cột áp, lưu lượng vùng nước. Máy biến tần vừa giúp tăng tuổi thọ đường ống do áp lực nước đều đặn, vừa tiết kiệm điện. Công ty cũng đã đầu tư cả hệ thống máy phát điện dự phòng. Đó cũng là lý do vì sao những tháng thiếu điện, bị cúp liên miên nhưng trong từng hộ gia đình dùng nước máy vẫn có nước sử dụng. Và với hai hệ thống này, tình trạng sau khi cúp điện nước chảy nhỏ giọt hoặc một, hai ngày sau mới có nước đã không còn. Áp dụng công nghệ mới Để hiện thực hoá những việc làm trên, công tác quản lí, chăm sóc và phát triển khách hàng là một trong những điều mà công ty đặc biệt chú trọng. Chị Lâm Thị Anh, hẻm 5, đường Trần Phú, phường 7 cho biết: “Từ lúc làm đơn đến ngày anh em thực hiện chỉ đúng một tuần lễ, rất nhanh gọn vì nhà trọ của chị chuẩn bị phục vụ cho các em sinh viên”. Ông Nguyễn Hồng Thiệt, Trưởng phòng Thi công cũng khẳng định, từ khi cổ phần hoá thì quá trình thủ tục có đơn giản hơn nhiều. Số công nhân thi công đảm bảo tiến độ công việc tốt hơn vì làm theo khoán. Kinh phí cho một hộ mới hơn 1,4 triệu đồng, nhưng theo Nghị định 177 thì mỗi hộ chỉ trả mức phí hơn 500 ngàn vì được hỗ trợ gần 1 triệu đồng. Điều đó cho thấy tình hình chăm sóc khách hàng ngày càng nhanh gọn và hiệu quả hơn. Theo ông Võ Minh Trang, trong lộ trình của công ty phát triển toàn diện thì việc chú ý đến chất lượng nước là điều quan trọng nhất. Điều người dân quan tâm nhất là vấn đề nước có đảm bảo sạch, an toàn hay không. Hiện tại, mạng lưới mới chỉ đạt 87% nhưng mục tiêu trong 2 năm tới sẽ phủ toàn bộ thành phố với công nghệ hiện đại nhất trong công nghệ sản xuất nước sinh hoạt. “Côngtyđãtiếnhànhxâydựngcông nghệ mới từ dự án cấp thoát nước và vệ sinh môi trường do Chính phủ Úc tài trợ. Công nghệ mới sẽ áp dụng tại nhà máy ở phường 5 và sẽ nâng công suất để đảm bảo độ sạch của nước cho người tiêu dùng” - Ông Trang chia sẻ thêm. Tham quan một vòng tại nhà máy nước, chúng tôi được chứng kiến những dây chuyền vận hành tự động. Tất cả các khâu từ rửa lọc, đóng mở van… đều được lập trình sẵn. Chất lượng nước được kiểm tra tại phòng hóa nghiệm của công ty trước khi đưa đến người tiêu dùng. Đồng thời luôn có sự kiểm định nghiêm ngặt của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh. Ngoài ra, việc thay đổi ống sắt, ống kẽm trước thủy lực kế bằng ống nhựa cao cấp cũng phần nào giảm được tình trạng nước đục, vàng, không đảm bảo chất lượng như trước. Toàn thành phố Bạc Liêu hiện có khoảng 240 ngàn người, với công suất và hướng phát triển hiện tại, công ty đủ đáp ứng yêu cầu phục vụ nước trong vài năm tới, kể cả phục vụ các khu, cụm công nghiệp. Tuy nhiên, khó khăn phải khắc phục ngay là tình trạng nguồn nước ngầm ngày càng xuống thấp và định hướng của Bộ Xây dựng trong tương lai sẽ dừng khai thác mạch nước ngầm, như vậy sẽ gây khó khăn cho việc phát triển của công ty. Để giải quyết tình trạng này, UBND tỉnh Bạc Liêu đã phê duyệt dự án mở rộng hệ thống cấp nước ra các đô thị khác trong tỉnh. Dẫu còn một vài điểm chưa hoàn toàn hài lòng với tất cả người tiêu dùng, nhưng nhìn chung, chất lượng phục vụ của Công ty Cấp nước Bạc Liêu thời gian qua có nhiều tiến bộ đáng ghi nhận. Công ty Cổ phần Cấp nước Bạc Liêu: Nângcaochấtlượngnước,hướngtớicộngđồng Huy Diệu Hệ thống xử lí nước tại Công ty Cổ phần Cấp nước Bạc Liêu ngày càng hướng đến chất lượng. Ông Võ Minh Trang, Tổng Giám đốc Cty Cổ phần Cấp nước Bạc Liêu.
  • 6. 06 Số 127 - Tháng 7/2016KINH TẾ - PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP “Doanh nghiệp nhà nước phải thu gọn lại, nhưng hiệu quả thì phải tăng lên” - Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khi tham dự và chỉ đạo Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm của Bộ Công Thương vừa diễn ra. Theo thống kê của người đứng đầu Chính phủ, Bộ Công Thương đang quản lý hơn 10 tập đoàn, tổng công ty lớn, nhưng tiến độ sắp xếp đổi mới doanh nghiệp (DN) của ngành còn chậm, cả về số lượng lẫn tỷ trọng bán vốn trong từng đơn vị. Cách đây gần 3 tháng, khi lần đầu tiên gặp gỡ, đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp ngay sau khi nhậm chức, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh: “Doanh nghiệp là động lực phát triển kinh tế đất nước. Chính phủ tạo điều kiện thuận lợi nhất để khởi nghiệp kinh doanh, thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển cả về số lượng và chất lượng”. Giai đoạn 2016-2020 được Chính phủ xem là 5 năm quốc gia khởi nghiệp, 5 năm cả nước tập trung toàn lực phát triển doanh nghiệp, lấy hiệu quả và chất lượng hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp làm thước đo chính. Đã qua rồi thời kỳ doanh nghiệp nhà nước (DNNN) độc quyền trong mọi lĩnh vực sản xuất, kinh doanh. Rõ ràng, sau 30 năm thực hiện sự nghiệp đổi mới, ngoài những thành tích phát triển kinh tế-xã hội, nền kinh tế nước ta vẫn còn đó những rào cản về cơ chế, chính sách. Tiến độ thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn ở một số tổng công ty và tại rất nhiều địa phương, doanh nghiệp còn chậm, không như kế hoạch đã đề ra, cần tăng cường tiềm lực, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp mà Nhà nước cần nắm giữ 100% vốn hoặc giữ cổ phần chi phối và nâng cao hiệu quả hoạt động theo cơ chế thị trường. Trên thực tế, việc huy động vốn của các công ty cổ phần là sợi dây liên kết chặt chẽ giữa những người lao động, những doanh nghiệp có quyền lợi chung thông qua sự đồng sở hữu các cổ phần trong một doanh nghiệp. Rất nhiều doanh nghiệp nhà nước trước khi cổ phần thì làm ăn thua lỗ, thu nhập của người lao động luôn ở mức thấp; nhưng sau khi cổ phần hóa, đời sống của người lao động được cải thiện rõ rệt, bảo toàn được vốn nhà nước và doanh nghiệp phát huy được năng lực, ngành nghề của mình. Qua 6 tháng đầu năm 2016, cả nước chỉ có 40 doanh nghiệp hoàn thành các giai đoạn cổ phần hóa. Mà một trong những rào cản lớn nhất đó là tư duy của người lãnh đạo, người làm công tác quản lý trong các DNNN. “Thu gọn lại doanh nghiệp nhà nước, nhưng hiệu quả thì phải tăng lên” rất cần phải “tái cơ cấu” tư duy của những người làm công tác quản lý, tức là phải gắn đổi mới do- anh nghiệp với đổi mới tư duy quản trị doanh nghiệp. Như vậy, trong xu thế kinh tế ngày càng cạnh tranh gay gắt, quyết liệt, nhất là khi nền kinh tế nước ta đã và đang hội nhập sâu rộng, đòi hỏi năng lực điều hành sản xuất kinh doanh, nhạy bén trong nắm bắt nhu cầu thị trường và tư duy “đọc trận đấu” khi ứng xử và triển khai thực hiện của các nhà quản lý và đội ngũ những người lãnh đạo doanh nghiệp là rất lớn. Bên cạnh đó, nếu tư duy và năng lực lãnh đạo của những người làm quản lý DNNN chậm đổi mới, trông chờ và ỷ lại như thời bao cấp thì rất khó có sự đột phá, như Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh: “Cứ giữ mãi tư tưởng quốc doanh thì rất khó phát triển”. Doanh nghiệp Nhà nước: Cầntinhgọnnhưngtănghiệuquả  Minh Sơn Với Vinasun App, giờ đây khách hàng có thể sử dụng nhiều loại phương tiện để liên lạc và gọi taxi, như: Smart- phone, điện thoại di động thông thường, điện thoại bàn, vẫy xe dọc đường hoặc đón xe tại các điểm tiếp thị. Phương thức thanh toán tiện lợi, linh hoạt bằng thẻ Visa, Master Card, ATM, thẻ đồng thương hiệu Vi- nasun, tiền mặt hoặc coupon… Công nghệ do người Việt chế tạo Vừa qua, tại trụ sở của Sở Giao thông Vận tải TPHCM (63 Lý Tự Trọng, Phường Bến Nghé, Quận 1) đã diễn ra hội nghị “Triển khai Kế hoạch thí điểm ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng trên địa bàn TPHCM”. Tại hội nghị này, Vinasun đã giới thiệu phần mềm hỗ trợ quản lý vận tải Vinasun App của mình. Được biết, Vinasun hiện có 6.300 xe taxi hoạt động ở nhiều tỉnh, thành phố từ Đà Nẵng trở vào Nam, riêng tại thành phố Hồ Chí Minh có trên 5.000 xe. Từ trước tới nay, việc điều xe, liên lạc với lái xe chủ yếu thông qua hệ thống tổng đài và các bộ đàm gắn trên xe. Trao đổi với PV Báo Thời báo Mê Kông, ông Tạ Long Hỷ - Chủ tịch Hiệp hội Taxi TPHCM, Phó Tổng giám đốc Công ty Ánh Dương Việt Nam cho biết, gần đây xuất hiện một số phần mềm ứng dụng phục vụ việc đặt xe của khách hàng và điều xe của các hãng vận tải, mặc dù còn những dư luận trái nhiều, nhưng xét về cơ bản đây là những phần mềm thông minh góp phần quan trọng vào việc quản lý xe và lái xe, vào việc phục vụ khách hàng theo hướng văn minh, hiện đại. Điều này thể hiện xu thế phát triển tất yếu đối với lĩnh vực vận tải hành khách tại các đô thị trong thời gian tới. Nắm bắt tình hình này, Vinasun đã tổ chức nghiên cứu và cho ra đời ứng dụng mang tên Vinasun App do các chuyên gia trong lĩnh vực CNTT của Việt Nam thiết kế, thể hiện sự sáng tạo của trí tuệ Việt. Cũng theo ông Hỷ, từ ngày 18/07/2015, Vinasun đã thử nghiệm thành công công nghệ này tại TP Đà Nẵng. Từ tháng 10/2015 Vinasun App được chính thức triển khai tại TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu, Khánh Hòa, Đồng Tháp…. Qua thực tế hoạt động, Vinasun App đã đem lại nhiều tiện ích cho khách hàng, đem lại quyền lợi cho lái xe và xã hội. Khách hàng có thể sử dụng nhiều loại phương tiện để liên lạc và gọi xe như smartphone, điện thoại di động thông thường, điện thoại bàn, vẫy xe dọc đường hoặc đón xe tại các điểm tiếp thị. Phương thức thanh toán tiện lợi, linh hoạt bằng nhiều hình thức: Thẻ Visa, Master Card, Thẻ ATM, thẻ đồng thương hiệu Vinasun, tiền mặt hoặc coupon. Vinasun còn có tính năng giám sát và quản lý chặt chẽ hành trình và giá cước nên khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm. Mọi thông tin cơ bản được thể hiện trên hoá đơn mà lái xe in, giao cho khách hàng khi kết thúc cuốc xe. Vinasun App hỗ trợ cho việc tìm kiếm hành lý thất lạc cho khách hàng một cách nhanh chóng nhờ xác định chính xác xe taxi đã phục vụ khách thông qua GPS, qua chức năng ghi nhận lịch sử hành trình, lịch sử cuốc khách. Nhiều tiện ích cho xã hội Ông Tạ Long Hỷ cho biết, khi đưa Vinasun App vào khai thác, số lượng vụ việc khách báo thất lạc hành lý giảm đáng kể từ 270 vụ/ tuần (trước đây) xuống còn dưới 100 vụ/ tuần (hiện nay). Số lượng lái xe tự giác khai báo và trả lại tài vật cho khách bỏ quên hoặc rơi rớt trên xe, tăng nhanh. Từ 1500 vụ / tháng vào tháng 9/2015 sang tháng 6/2016 tăng lên trên 2400 vụ/ tháng. Số vụ tìm kiếm thành công cũng tăng nhanh từ 30% (trước đây) lên 72% (hiện nay). Ngoài ra, Vinasun App sẽ giúp giảm tiêu thụ nhiên liệu từ đó góp phần giảm ô nhiễm môi trường do App điều xe trực tiếp, điều xe gần vị trí khách nhất; từ đó giảm lượng xe lưu thông trên đường dẫn đến giảm tình trạng kẹt xe; nhờ cách thanh toán linh hoạt chủ yếu qua các loại thẻ nên góp phần hạn chế được việc lưu thông tiền mặt trên thị trường. Bên cạnh đó, phần mềm giúp lái xe nắm được tình hình giao thông trên các tuyến đường để tránh những khu vực kẹt xe; lái xe có thể kiểm tra lượng xe đang đậu ở các điểm tiếp thị để quyết định cho xe chạy vào hay không (tránh tình trạng thừa, thiếu xe ở các điểm tiếp thị), lái xe có thể thông báo tình hình khẩn cấp nhanh về công ty trong trường hợp có sự cố xảy ra thông qua nút SOS… Sau khi Vinasun thử nghiệm 200 xe Vcar tại các tỉnh, thành phố mà Vinasun đang hoạt động kinh doanh taxi đã cho kết quả tốt. Hầu hết khách hàng tỏ ra hài lòng và hoan nghênh loại hình này. Hiện tại Vinasun đang sử dụng 2 dòng xe Camry và Fortuner cho dịch vụ Vcar với giá cả tương đương taxi truyền thống. Tiếtlộvềkếhoạchứngdụngcông nghệ này sắp tới, ông Hỷ cho biết, Vi- nasun sẽ tăng đầu xe Vcar thuộc sở hữu của Công ty tại các tỉnh, thành phố mà Bộ GTVT cho phép. Cùng với việc hoàn thiện các cơ sở pháp lý theo quy định của Bộ GTVT, Vinasun sẽ thực thi theo pháp luật. “Về lâu dài chúng tôi sẽ hoàn thiện phần mềm và nâng cấp dịch vụ để có thể cung cấp phần mềm với tiện ích tốt nhất cho các đơn vị kinh doanh vận tải, các hợp tác xã vận tải đủ điều kiện hành nghề theo quy định của pháp luật tại các tỉnh, thành phố” - ông Hỷ nói. Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Xuân Thủy, Phó Vụ trưởng Vụ Vận tải, Bộ Giao thông Vận tải và ông Phạm Đình Đức - Trưởng Phòng Quản lý vận tải đường bộ Bộ GTVT đều bày tỏ sự ủng hộ của Bộ GTVT đối với việc Vinasun triển khai ứng dụng công nghệ Vinasun App và mong muốn mọi người cùng ủng hộ để loại hình này phát triển mạnh mẽ trong tương lai. VinasuntriểnkhaiứngdụngcôngnghệVinasunApp Nguyễn Thịnh Quang cảnh hội nghị
  • 7. 07Số 127 - Tháng 7/2016 KINH TẾ - PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Những năm trước, người trồngsươngsáomộtphenlaođao bởi tình cảnh rớt giá, hàng trăm tấn sương sáo ở huyện Phụng Hiệp, Hậu Giang không thể bán do giá chỉ ở mức 5 đến 7 ngàn đồng/kg. Tại thời điểm hiện nay, giá sương sáo đẩy lên mức 22 ngàn đồng/kg, nhưng người trồng vẫn thua lỗ vì kém năng suất. Năm nay, nhiều nông hộ trồng sương sáo ở huyện Phụng Hiệp tiếp tục đối mặt với thua lỗ, do năng suất sương sáo giảm đáng kể. Theo nhiều hộ trồng sương sáo, do năm nay hạn hán, xâm nhập mặn tấn công, làm cho sương sáo không phát triển, năng suất và chất lượng sương sáo đều giảm rất nhiều. Chính vì sản lượng giảm, nên dù hiện nay sương sáo được thương lái đẩy giá lên cao ở mức 22 ngàn đồng/kg tùy theo chất lượng sương sáo nhưng vẫn không còn nhiều sương sáo để bán. Nhiều hộ nông dân tại xã Hiệp Hưng - nơi được coi là thủ phủ của cây trồng này, đang tiếc ngẩn ngơ vì không có hàng để bán. Gắn bó với nghề trồng sương sáo hơn 5 năm qua,anhLong,ấpMỹHưng,xãHiệp Hưng, đã trải qua không ít thăng trầm với cây sương sáo. Gia đình vài công đất, năm nào anh cũng trồng sương sáo. Có những năm sương sáo giá cao cho gia đình anh một khoản thu nhập khá. Ngược lại những năm sương sáo rớt giá anh lại thua lỗ nặng. Năm nay, anh bán sương sáo với giá 24 ngàn đồng/kg, nhưng anh vẫn thua lỗ bởi một công sương sáo năm nay chỉ cho năng suất khoảng 300kg, thấp hơn năm rồi 600kg/ công. 5 công sương sáo của gia đình chỉ cho năng suất 1,5 tấn, trong khi chi phí đầu tư nhiều nên dù giá có tăng gấp mấy lần, nhưng năm nay anh vẫn thua lỗ trên 5 triệu đồng.  Anh Tùng, một thương lái thu mua sương sáo cho biết, vì sợ năm tới nông dân bỏ sương sáo trồng cam, anh cũng cố gắng thu mua nâng giá lên để nông dân có nguồn thu nhập, nhưng do nước mặn, đã làm cho sương sáo không đạt chất lượng và số lượng. Theo thông tin từ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phụng Hiệp, xã Hiệp Hưng là địa phương có diện tích chuyên canh cây sương sáo nhiều nhất của huyện Phụng Hiệp. Năm 2014, diện tích trồng sương sáo của huyện là 60 ha và giảm xuống còn 35 ha vào năm 2015. Tình cảnh còn thê thảm hơn khi năm nay chỉ còn khoảng 12 ha với vài chục hộ trồng. Trước tình cảnh người trồng sương sáo tiếp tục thua lỗ như hiện nay, sẽ không khó hiểu khi diện tích sương sáo ở đây sẽ từng bước bị xóa sổ. Cây sương sáo có nguy cơ bị xoá sổ tại Phụng Hiệp, Hậu Giang HẬUGIANG:NGƯỜITRỒNGSƯƠNGSÁOLỖNẶNG Huy Diệu Hiện tại, mực nước tại huyện đầu nguồn Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp còn ở mức thấp. Ở những vùng trũng như xã Thường Thới Hậu A, nước chưa lên đồng, nên người dân sống bằng nghề câu lưới chỉ đánh bắt cầm chừng. Số lượng cá đồng ít khiến giá bán tại các chợ tăng lên. Tại chợ Cả Sách, xã Thường Thới Hậu A, lượng cá đồng vẫn chưa xuất hiện nhiều. Theo các tiểu thương ở chợ, năm nay, cá đồng ít hơn những năm trước. Một số loại cá được bày bán như cá chèng, cá chốt, cá lòng tong, cá dảnh trắng,... nhưng không nhiều, chỉ khoảng vài chục kg thu mua từ các hộ đánh bắt trên sông. Nếu như năm ngoái thời điểm này có cá linh non thì hiện nay vẫn chưa thấy cá chạy. Các loại thủy sản khác bán tại chợ chủ yếu là cá nuôi như: cá điêu hồng, cá lóc, cá rô. Do lượng cá ít nên tuy giá khá cao nhưng cũng không đủ bán. Qua khảo sát, giá bán của các loại cá đồng tăng khoảng 30 - 40% so với các năm trước. Cụ thể, cá chốt từ 80.000 - 90.000 đồng/kg, cá rô 90.000 - 100.000 đồng/kg, cá dảnh trắng 30.000 đồng/kg, cá lóc từ 100.000 - 120.000 đồng/kg. Bên cạnh các loại cá đồng, tại chợ Cả Sách và một số chợ nông thôn trên địa  bàn huyện Hồng Ngự,cácloạiđộngvậtkhácnhưchuộtđồng,ếchhay bongsúng,điênđiểncũngít.Hiệntạingườidânđầu nguồn đang hy vọng con nước rằm tới sẽ lên nhanh đểnướctrànđồng,tạothuậnlợichobàconmưusinh bằng nghề câu lưới đánh bắt thủy sản. Theo những người dân sống với nghề đánh bắt thủysảnmùalũ,thờiđiểmhiệntạimặcdùđãchuẩn bị câu lưới nhưng chỉ 1 số ít hộ đánh bắt cầm chừng, các hộ khác còn chờ nước rầm để nước lên đồng mới tiến hành thả lưới. Ông Bình, ấp Bình Hòa Trung, xã Thường Thới Hậu A, cho biết, hiện tại gia đình chuẩn bị mấy tay lưới thả trên sông, cá đánh bắt được cũng chỉ đủ chi phí xăng dầu, gia đình cũng chưa chuẩn bị lưới để giăng trên đồng. “Mực nước nàysovớihàngnămlàthấphơn3-4tấcnước.Nước chưa vô đồng nên cá đồng không có. Cá ít nên giá rất mắc. Mọi năm thời điểm này là có cá kết, cá lăng nhiều mà năm nay không có” - Ông Bình cho biết. Đồng Tháp: Cá đồng giá cao ngất ngưởng Huy Diệu Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam vừa tổ chức lễ tôn vinh cho 79 doanh nghiệp đạt Thương hiệu vàng nông nghiệp Việt Nam năm 2016. Trong đó, Công ty CPHH Vedan Việt Nam có hai sản phẩm được vinh danh tại buổi lễ là phân hữu cơ khoáng Vedagro dạng viên và sản phẩm phụ gia thức ăn chăn nuôi Ve- dafeed dạng viên. Qua 4 tháng lựa chọn, Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đã đồng hành cùng với 63 tỉnh, thành, các chuyên gia nông nghiệp, các hội nghề nghiệp ở địa phương chọn ra được 378 sản phẩm nông nghiệp được người tiêu dùng đánh giá cao. Qua đó, Hội đồng Bình chọn Trung ương đã chọn ra được 79 thương hiệu, sản phẩm nông nghiệp có chất lượng tốt để trao danh hiệu “Thương hiệu vàng Nông nghiệp Việt Nam năm 2016”. Tại buổi lễ, Ban tổ chức cũng đã thực hiện 2 cuộc tọa đàm về chủ đề “Xây dựng thương hiệu cho nông sản và sản phẩm nông nghiệp Việt Nam để nâng cao sức cạnh tranh” và “Phát triển bền vững ngành nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp”. Thương hiệu vàng nông nghiệp Việt Nam là một chương trình có ý nghĩa đặc biệt, góp phần nâng cao giá trị thương hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam, không chỉ được tín nhiệm trong nước mà còn có vị thế trên thị trường quốc tế. Làmộtdoanhnghiệpcóthếmạnh về công nghệ sinh học, qua nhiều năm nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tiên tiến, Công ty Vedan Việt Nam đã thành công trong quá trình thu hồi và tái chế nguồn tài nguyên hóa từ dịch cái sau lên men để sản xuất ra sản phẩm phụ gia thức ăn chăn nuôi Vedafeed dạng viên và phân hữu cơ khoáng Vedagro dạng viên đáp ứng nhu cầu thị trường về dinh dưỡng, hữu cơ cao cho sản phẩm nông nghiệp sạch.Vedafeeddạngviênlàphụphẩm của nước đường sau quá trình lên men, không chỉ giữ lại các thành phần cần thiết và mùi vị của nước đường, mà còn sản sinh các khối giàu protein vàcácthànhphầnsinhtrưởngđặcthù khác… được sử dụng làm chất phụ gia cho thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản tại các nước tiên tiến như châu Âu, châu Mỹ trong hàng chục năm qua,manglạihiệuquảkinhtếcaocho người chăn nuôi. Bên cạnh đó, nắm bắt được xu thế tất yếu của ngành nông nghiệp các nước trên thế giới là phát triển canh tác theo hướng hữu cơ, an toàn và hiệu quả, Công ty Vedan Việt Nam đã nghiên cứu và tái chế sản xuất ra sản phẩm phân bón mới - phân hữu cơ khoáng Vedagro dạng viên phục vụ cho ngành nông nghiệp. Vedagro dạng viên sẽ giúp cây trồng có thể trực tiếp hấp thụ và sử dụng liền, không cần phải qua quá trình chuyển đổi, lập tức cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng, giúp cho cây trồng và trái   nhanh chóng phát triển. Với tính chất hoạt tính lên men tự nhiên, Vedagro đủ để bộ rễ của cây trồng phát triển, nâng cao hiệu suất hấp thụ thành phần dinh dưỡng, tổ chức bổ sung phục hồi lại sự tổn hại của cây trồng, tăng sức đề kháng, tăng cường sức chịu đựng thời tiết khắc nghiệt đối với cây trồng… Các sản phẩm của Vedan được tôn vinh lần này đều là những sản phẩm có chất lượng cao và được sản xuất bằng công nghệ tiên tiến, hệ thống quản lý sản xuất nghiêm ngặt, sản phẩm đạt các chứng nhận ISO 9001, ISO/IEC 17025, GMP+B2, ISO 14001, OHSAS 18001…; đồng thời, được các cơ quan quản lý nhà nước công nhận theo quy định. Đây là một phần thưởng xứng đáng cho Công ty Vedan Việt Nam vì mục tiêu phát triển bền vững tại Việt Nam với chính sách môi trường: “Yêu quý môi trường - Kinh doanh lâu dài” theo tiêu chuẩn ISO 14001 và chính sách an toàn sức khỏe nghề nghiệp: “Công ty an toàn - Mọi người khỏe mạnh” theo tiêu chuẩn OHSAS 18001 mà Công ty Vedan Việt Nam đang cam kết thực hiện cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Vedan Việt Nam ThươnghiệuvàngnôngnghiệpVNnăm2016 Thuỳ Duyên - Quang Hiếu Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hoàng Văn Thắng (bên trái) trao giải Vedagro cho đại diện Công ty Vedan
  • 8. Số 127 - Tháng 7/201608 ĐỜI SỐNG ĐÔ THỊ - XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Sở hữu hơn 6.800km2 tự nhiên với độ che phủ rừng lên tới 60% cùng hơn 30 dân tộc sinh sống, có thể nói Yên Bái là vùng đất hứa cho phát triển kinh tế, du lịch trong tương lai. Những năm qua, thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước, đặc biệt trong triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (CT MTQG XD NTM), bức tranh nông nghiệp - nông thôn của tỉnh Yên Bái có nhiều thay đổi, đời sống nhân dân được cải thiện, tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế - xã hội trên toàn tỉnh. Với việc kết hợp, lồng ghép các chương trình 30A, chương trình 135 của TW vào xây dựng nông thôn mới, sau gần sáu năm triển khai CT MTQG XD NTM, nền nông nghiệp Yên Bái đã có nhiều chuyển biến rõ nét. Sản xuất nông - lâm - thủy sản có bước phát triển khá, tốc độ tăng trưởng bình quân từ năm 2011 - 2015 đạt 5,4%/ năm; an ninh lương thực được đảm bảo; sản suất chuyển dịch dần theo hướng hàng hóa; hình thành và phát triển một số vùng chuyên canh, vùng nguyên liệu tập trung như quế, chè, sơn tra; một số sản phẩm trên địa bàn tỉnh đã xây dựng được nhãn hiệu và khẳng định thương hiệu trên thị trường. Theo ông Mai Mộng Tuân - P.Giám đốc Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Chánh văn phòng điều phối CT MTQG XD NTM tỉnh Yên Bái, việc chuyển dịch cơ cấu, pháttriểnkinhtế,nângcaothunhập khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Trong giai đoạn 2011 - 2015, tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách tập trung đầu tư mạnh cho sản xuất nông, lâm nghiệp; đã phân cấp cho các huyện, thị xã, thành phố chủ động trong hỗ trợ sản xuất, đặc biệt là hỗ trợ về giống cây, giống con và vật tư thiết yếu. Cùng với việc ứng dụng mạnh mẽ tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, chế biến nên giá trị sản phẩm tạo ra trên một đơn vị diện tích tăng đáng kể. Một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung đã được hình thành rõ nét như: Vùng sản xuất chè 11.000 ha, vùng sắn cao sản 15.000 ha, măng tre Bát Độ trên 3.000 ha, quế trên 33.000 ha, vùng cây nguyên liệu giấy trên 60.000 ha. Cũng theo ông Tuân, nhằm nâng cao thu nhập từ rừng, gắn quyền lợi với trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong khai thác và bảo vệ rừng, tỉnh đã triển khai thực hiện Đề án giao rừng, cho thuê rừng gắn với giao đất, cấp giấy chứng nhận sử dụng đất lâm nghiệp giai đoạn 2012 - 2015; hàng năm trồng mới bình quân trên 15.000 ha rừng, đưa độ che phủ rừng năm 2015 lên 62%. Trong lĩnh vực chăn nuôi, đã quan tâm chỉ đạo phát triển đàn gia súc, gia cầm và phát triển nguồn lợi thủy sản trên diện tích mặt nước hiện có; đàn gia súc chính hằng năm tăng bình quân 1,5% (khoảng 8.900 con), mỗi năm tăng gần 2.000 tấn thịt hơi xuất chuồng các loại. Sản lượng nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản năm2015đạt7.500tấn,tăng1,3lần so với năm 2010. Kết quả thu nhập bình quân chung đầu người/năm của tỉnh hiện tại đạt 25 triệu đồng/ người/năm. Đến hết năm 2015, trên địa bàn tỉnh có 50 xã (chiếm 33,0%) đạt Tiêu chí số 10 về thu nhập. Sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao 2.500 ha, vùng sản xuất ngô hàng hóa 15.000ha (trong đó có 3.000ha được chuyển đổi từ đất trồng lúa nương sang)... Đặc biệt, tỉ lệ hộ nghèo tỉnh Yên Bái giảm mạnh so với giai đoạn trước và năm sau giảm nhiều hơn năm trước là nhờ sự quan tâm đúng mức của lãnh đạo tỉnh Yên Bái. Công tác giảm nghèo trên địa bàn được tỉnh quan tâm chỉ đạo triển khai quyết liệt và có hiệu quả; các giải pháp giảm nghèo được triển khai đồng bộ từ khâu lập kế hoạch đến tổ chức thực hiện. Trong 5 năm qua, tổng nguồn lực huy động cho chương trình giảm nghèo, an sinh xã hội toàn tỉnh đạt trên 6.800 tỷ đồng, trong đó đã giải quyết cho trên 26.441 lượt hộ nghèo, 3.200 hộ cận nghèo được xét duyệt cho vay vốn phát triển sản xuất. Mỗi năm cấp phát miễn phí khoảng 460 ng- hìn thẻ bảo hiểm y tế cho người ng- hèo, cận nghèo, người dân tộc thiểu số vùng khó khăn, đối tượng người có công, bảo trợ xã hội và trẻ em dưới 6 tuổi, góp phần nâng tỷ lệ số người dân tham gia bảo hiểm y tế trên phạm vi toàn tỉnh lên 85% hiện nay. Yên Bái cũng thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ trực tiếp về tiền mua dầu hoả thắp sáng, tiền điện, giáo dục và đào tạo, nước sạch sinh hoạt, đất sản xuất… Bên cạnh những kết quả đã đạt được, cũng cần nhìn nhận tỉnh Yên Bái là một tỉnh miền núi, còn gặp nhiều khó khăn trong triển khai xây dựng NTM do nhận thức của nhân dân còn thấp, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa. Trong điều kiện diện tích tự nhiên lớn, đồng bào dân tộc sống rải rác đòi hỏi cần phải có nguồn lực ngân sách lớn của TW cùng với ngân sách đối ứng của tỉnh Yên Bái để triển khai xây dựng NTM. Trao đổi với PV Báo Thời báo Mekong, ông Mai Mộng Tuân mong muốn TW có những chính sách đặc thù cho các tỉnh miền núi như Yên Bái, đặc biệt trong việc hỗ trợ ngân sách để phát triển hạ tầng cho cơ sở. Cùng với đó, cần bố trí nhiều hơn nữa vốn phát triển sản xuất để hỗ trợ nhân dân phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập... Chỉ có như vậy, bức tranh nông nghiệp - nông thôn Yên Bái mới có thể tỏa sáng trên đại ngàn Tây Bắc. YÊN BÁI: BỨC TRANH MỚI TRÊN RẺO ĐẤT VÙNG CAO TÂY BẮCLy Sơn - Lê Huy Ông Mai Mộng Tuân - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chánh văn phòng điều phối NTM tỉnh Yên Bái Xác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, những năm qua, Đảng uỷ, UBND xã Phú Túc tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật nuôi phù hợp điều kiện địa phương; góp phần nâng cao thu nhập và mức sống người dân. Ông Bùi Hồng Luyến - Chủ tịch UBND xã Phú Túc cho biết: Trên cơ sở phân tích, đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong phát triển kinh tế ở địa phương, Đảng ủy, UBND xã Phú Túc xác định sản xuất nông nghiệp là hướng phát triển quan trọng, mang lại hiệu quả bền vững, nâng cao thu nhập cho người dân. Từ việc định hướng phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện của địa phương, xã xây dựng Nghị quyết chuyên đề phát triển kinh tế theo hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi và đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại; đồng thời tổ chức lấy ý kiến, đóng góp của cán bộ, Đảng viên và nhân dân. Từ đó vận động các đồng chí cán bộ, Đảng viên gương mẫu đi đầu trong thực hiện và vận động nhân dân tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa các loại giống cây, con mới có giá trị kinh tế cao vào sản xuất; áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật; tận dụng triệt để các loại đất để phát triển sản xuất hàng hóa. Vụ Xuân vừa qua, tổng diện tích sản xuất toàn xã là 532,8 ha, năng suất đạt 6,9 tấn/ha. Thay vì sản xuất mang tính chất manh mún, Phú Túc đã thực hiện thành công dồn điền đổi thửa, hiện nay xã đã đưa cơ giới hoá gieo mạ khay, cấy bằng máy… vào sản xuất. Xã Phú Túc chỉ đạo các chi bộ thôn và ban, ngành, đoàn thể như: Hội Nông dân, Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh… tích cực vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân đầu tư mở rộng chăn nuôi phát triển đàn gia súc, gia cầm, tạo sản phẩm hàng hóa cung cấp cho thị trường. Hiện nay, toàn xã có hơn 2.670 con gia súc; gần 224.900 con gia cầm, thủy cầm các loại. Để duy trì phát triển chăn nuôi, xã tạo điều kiện giúp người dân được tiếp cận các nguồn vốn vay; phân công cán bộ thú y phụ trách hướng dẫn, tập huấn cho bà con nhân dân về kỹ thuật chăm sóc, lựa chọn giống, nguồn thức ăn, cách phòng, điều trị bệnh, giữ vệ sinh môi trường chăn nuôi; khuyến khích các gia đình phát triển chăn nuôi tập trung kết hợp với nuôi trồng thủy sản. Toàn xã hiện có 30,6 ha diện tích nuôi trồng thuỷ sản. Đặc biệt, đóng góp không nhỏ vào nâng cao thu nhập và mức sống cho nhân dân Phú Túc phải kể đến lĩnh vực sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Với làng nghề làm mây tre đan, làm tăm, làm hương, tuy gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới và khu vực suy thoái, dẫn đến sản phẩm làm ra tiêu thụ chậm nhưng 6 tháng đầu năm, tổng giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp toàn xã vẫn đạt 89 tỷ đồng. Kinh tế phát triển, đời sống nhân dân trong xã ngày càng được nâng cao. Năm 2016, xã Phú Túc phấn đấu 96% số hộ đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa”, giữ vững danh hiệu “Làng văn hoá” 8/8 làng; hơn 90% rác thải thu gom và vận chuyển trong ngày. Hiện tại, xã Phú Túc đã hoàn thành được 16/19 tiêu chí trong Chương trình xây dựng nông thôn mới. Xã Phú Túc - Phú Xuyên - Hà Nội: Pháttriểnkinhtế-xãhộitheohướngbềnvững Ly Sơn Lãnh đạo UBND xã Phú Túc, huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội.
  • 9. Số 127 - Tháng 7/2016 ĐỜI SỐNG ĐÔ THỊ - XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 09 Những năm qua, phong trào thi đua thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (XD NTM) ở xã Đường Lâm diễn ra sôi nổi. Bằng việc lồng ghép các nguồn lực, vận dụng khéo léo nhiều biện pháp để thực hiện, đến nay xã cơ bản hoàn thành 19/19 tiêu chí XD NTM. Chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng được nâng lên, nhiều công trình được xây dựng, đã và đang phát huy hiệu quả. Pháttriểnkinhtế-xãhội,nângcaođờisốngnhândân Xã Đường Lâm thuộc vùng đồi gò cách trung tâm thị xã Sơn Tây 4,5km, nằm dọc theo sông Hồng, tổng diện tích đất tự nhiên là 801,49ha. Với 9.066 nhân khẩu phân bổ ở 9 thôn. Theo ông Phan Văn Lợi - Bí thư xã Đường Lâm: Khi triển khai chương trình XD NTM, bên cạnh những thuận lợi, Đường Lâm cũng gặp không ít khó khăn trong quá trình thực hiện, đó là: Xuất phát điểm ban đầu thấp với 05/19 tiêu chí đạt và 03/19 tiêu chí cơ bản đạt, nhất là trong việcđầutưxâydựngcơsởhạtầngnhưgiaothông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa… Song, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trên tinh thần đoàn kết thống nhất, sáng tạo, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Đường Lâm đã tập trung cao để triển khai, thực hiện chương trình. Thành quả lớn nhất trong thực hiện chương trình XD NTM của Đường Lâm trước hết thể hiện ở việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân. Đến nay, thu nhập bình quân đầu người toàn xã năm 2015 ước đạt 29,5 triệu đồng/người/năm. Để làm được điều này, trong phát triển kinh tế, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp, xã đã tập trung quy hoạch và khuyến khích các hộ dân chuyển đổi cây trồng có hiệu quả kinh tế cao; Trên cơ sở từng bước XD NTM gắn với thực hiện dồn điền đổi thửa đất sản xuất nông nghiệp, nông dân được đào tạo nghề, chuyển giao khoa học tiến bộ phục vụ quá trình sản xuất, HTX nông nghiệp phát huy tính chủ động, đẩy mạnh việc đưa cơ giới hóa vào sản xuất… Việc phát huy tốt những tiềm năng thế mạnh ở địa phương trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, khuyến khích các mô hình kinh tế đã đem lại tổng giá trị thu từ ngành nông nghiệp toàn xã ước đạt 112,8 tỷ năm 2015. Cùng với đó, xã có nhiều cơ chế, chính sách tạo điều kiện, khuyến khích phát triển ngành nghề, kinh doanh dịch vụ. Trên địa bàn xã hiện có hơn 245 hộ kinh doanh thương mại, dịch vụ và 15 doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành xây dựng, du lịch, dịch vụ. Tổng thu nhập trong năm qua từ kinh doanh dịch vụ, ngành nghề và các thu nhập khác trung bình đạt 199,3 tỷ đồng. Linh hoạt trong xây dựng nông thôn mới Kinh tế phát triển đã tạo tiền đề để Đường Lâm huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là các công trình phúc lợi công cộng phục vụ người dân. Nhờ thực hiện tốt quy chế dân chủ, tạo sự đồng thuận cao trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, phát huy nội lực, đồng thời có sự lựa chọn phù hợp trong đầu tư, xây dựng các công trình nên đến nay, xã đã cơ bản hoàn thiện xây dựng hạ tầng về thủy lợi, điện, cơ sở vật chất văn hoá… Từ các nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước và huy động mọi nguồn lực của địa phương, sau 5 năm, Đường Lâm đã xây dựng được 7,4km đường ngõ xóm; kiên cố hoá 1km kênh tưới chính và nạo vét 3,06km kênh tiêu; cơ bản hoàn thành công trình phụ trợ ở 9 thôn; các trường học đã và đang được đầu tư cơ sở vật chất… với tổng kinh phí gần 66 tỷ đồng. Đạt được những kết quả trên, ngoài sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của thành phố Hà Nội và thị xã Sơn Tây, sự giúp đỡ của các ngành, đoàn thể, xã đã đổi mới phương pháp điều hành, linh hoạt khi xử lý những vướng mắc, khó khăn trong quá trình XD NTM. Xác định XD NTM là một trong những nội dung quan trọng trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị ở địa phương nên trong quá trình triển khai, xã đã thực hiện đúng nguyên tắc “dân biết, dân bàn, dân làm và dân kiểm tra”. Nhờ vậy, các chủ trương, định hướng và quá trình tổ chức thực hiện từng tiêu chí, từng công trình trên địa bàn đều tạo được sự đồng thuận cao và phát huy hiệu quả tích cực. Qua 5 năm XD NTM, bộ mặt nông thôn của Đường Lâm có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng cải thiện và nâng cao. Ghi nhận những kết quả đạt được trong Chương trình mục tiêu Quốc gia XD NTM, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Đường Lâm đã được UBND thành phố Hà Nội tặng cờ thi đua. XãĐườngLâm-ThịxãSơnTây-HàNội: Khởi sắc diện mạo nông thôn mới Ly Sơn Ông Phan Văn Lợi - Bí thư xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, TP Hà Nội Trong tháng 7 năm 2016, trên địa bàn cả nước sẽ đồng loạt diễn ra cuộc Tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn và thủy sản năm 2016. Cuộc tổng điều tra 2016 sẽ nhằm thu thập các thông tin cơ bản về nông nghiệp, nông thôn, nông dân và thủy sản (NN, NT, ND, TS) tại các xã, các trang trại; toàn bộ hộ dân cư ở khu vực nôngthôn;cáchộcóthamgiasản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản ở khu vực thành thị… Trong quá trình đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước, CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn luôn được coi là một trong những nhiệm vụ chiến lược, là mối quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước. Vì vậy, cuộc Tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn và thủy sản (TĐT) năm 2016cóýnghĩarấtquantrọng,trong bối cảnh nước ta đang đẩy mạnh tái cấu trúc nền kinh tế, nhằm thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2016-2020. Ba nội dung chính được điều tra lần này là: Thông tin về sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; Thông tin về thực trạng và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, thực trạng và những chuyển biến về kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội nông thôn hiện nay; Các thông tin về tình hình dân cư nông thôn. Kết quả thu được từ cuộc TĐT năm 2016 là cơ sở để phục vụ việc đánh giá thực trạng và phân tích xu hướng biến đổi trong đời sống NN, NT,ND,TS.Từđóxâydựngkếhoạch và chiến lược phát triển khu vực NN, NT, TS và cải thiện mức sống của dân cư nông thôn trên phạm vi cả nước, cũng như từng địa phương. Tổng điều tra năm 2016 là cuộc TĐT có quy mô lớn, diễn ra trên phạm vi cả nước, nội dung phức tạp, liên quan đến khoảng 17 triệu đơn vị điều tra ở khu vực nông thôn và hộ nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản ở khu vực thành thị. Do tính chất, tầm quan trọng của cuộc TĐT 2016 vànhằmbảođảmTĐTđạtchấtlượng cao, Ban chỉ đạo TĐT các cấp và các địa phương cần chỉ đạo và tiến hành thực hiện điều tra một cách chặt chẽ, đồng bộ tất cả các vấn đề, các khâu công tác theo đúng quy trình, tiến độ và kế hoạch đề ra. Trong đó, cần tập trung vào các nội dung chủ yếu, như: triển khai thu thập thông tin trên các địa bàn điều tra đúng thời điểm, đúng tiến độ quy định; tuyệt đối tuân thủ phương pháp điều tra là trực tiếp phỏng vấn đúng người, đúng đối tượng để thu thập thông tin một cách trung thực, chính xác. Ngoài ra, Ban chỉ đạo TĐT các cấp ở các địa phương cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát; kết hợp với thanh tra thường xuyên và thanh tra đột xuất nhằm phát hiện và xử lý kịp thời những hạn chế, sai sót làm ảnh hưởng đến chất lượng TĐT. Việc nghiệm thu phiếu điều tra cần thực hiện theo từng đợt (2-3 ngày), để các điều tra viên có thời gian rút kinh nghiệm, bổ sung thông tin còn thiếu hoặc điều chỉnh thông tin chưa chính xác. Trước khi tổng hợp số liệu, Ban chỉ đạo TĐT tại các cơ sở cần phải kiểm tra về nội dung, tính logic của các phiếu điều tranhằmloạibỏtìnhtrạnglàmlướt, làm ẩu, trùng lắp, bỏ sót đối tượng điều tra hoặc chạy theo thời gian và số lượng biểu mẫu thống kê… Dự án đầu tư xây dựng nhà máy cấp nước sạch liên xã do Công ty Cổ phần Thương mại và Xây dựng Nam Sơn (Hải Dương) làm chủ đầu tư vừa khởi công xây dựng tại xã Thắng Cương, Yên Dũng, Bắc Giang. Đây là dự án có quy mô lớn, công suất thiết kế 12 nghìn m3/ ngày đêm. Khi hoàn thành, công trình bảo đảm cấp nước sạch cho người dân các xã Nội Hoàng, Nham Sơn, Thắng Cương, Tư Mại, Tiền Phong và cụm công nghiệp Nham Sơn-Yên Lư. Công trình sử dụng nguồn nước sông Cầu để xử lý; tổng kinh phí đầu tư hơn 120 tỷ đồng từ nguồn vốn của doanh nghiệp. Tổngđiềutranôngnghiệp và nông thôn trên cả nước  Thuỳ Duyên - Tấn Lập YÊNDŨNG-BẮCGIANG: Hơn120tỷđồngxây dựngnhàmáycấp nướcsạchliênxãBùi Cường
  • 10. 10 Số 127 - Tháng 7/2016ĐỜI SỐNG ĐÔ THỊ - XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Bằng sự đồng lòng, hưởng ứngtoàndiệncủanhândântrong huyện, cùng những nỗ lực cao độ củaHuyệnủy,UBNDhuyện,Ban Chỉ đạo Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới huyện, Thanh Hà quyết tâm trở thành huyện Nông thôn mới vào năm 2020. Phong trào xây dựng Nông thôn mới đi vào chiều sâu Triển khai kế hoạch thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTQG) xây dựng Nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2016-2020, Huyện ủy,UBNDhuyện,BanChỉđạo(BCĐ) Chương trình MTQG xây dựng NTM huyện Thanh Hà quyết tâm phấn đấu đến năm 2020 toàn huyện có 24/24 xã đạt NTM, huyện trở thành huyện NTM, hàng năm có từ 3-6 xã đạtNTM,mỗixãphấnđấuđạttừ1-4 tiêu chí/năm, với tổng kinh phí thực hiện khoảng 1.253 tỷ đồng. Sáu tháng đầu năm 2016, Huyện ủy, UBND huyện, BCĐ Chương trình MTQG xây dựng NTM huyện Thanh Hà tiếp tục sát sao trong công tác chỉ đạo; Đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện xây dựng NTM trên địa bàn huyện; Đồng thời tổ chức hội nghị tuyên truyền, tập huấn hướng dẫn cho 19 xã về mục tiêu, nội dung chương trình, các bước thực hiện trong xây dựng NTM để các hoạt động đi vào chiều sâu và thiết thực hơn. Đến nay, huyện Thanh Hà đã đạt được 357/456 lượt tiêu chí (tăng 207 lượt tiêu chí so với trước khi thực hiện Chương trình), trong đó có nhiều tiêu chí với 24/24 xã đạt chuẩn như: Điện, Bưu điện, Nhà ở dân cư, Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên, Giáo dục. Hiện nay, các xã Thanh Bính, Liên Mạc, Thanh Xá đang dẫn đầu thành tích về xây dựng NTM ở Thanh Hà khi đã hoàn thành đủ 19 tiêu chí. Hai xã Tân An, Quyết Thắng (đạt 18 tiêu chí) đã được BCĐ huyện lập tờ trình đề nghị UBND tỉnh Hải Dương, BCĐ xây dựng NTM tỉnh tổ chức kiểm tra, xét thẩm định lại công nhận 2 xã đạt chuẩn NTM năm 2015. Chín xã đạt 15-17 tiêu chí, trong đó 6 xã gồm: Vĩnh Lập, Hợp Đức, Thanh Xuân, Thanh Lang, Hồng Lạc, Thanh Hải, đã được BCĐ xây dựng NTM huyện lập tờ trình, trình BCĐ xây dựng NTM tỉnh, UBND tỉnh Hải Dương xem xét, phê duyệt đăng ký hoàn thành Chương trình MTQG xây dựng NTM trong năm 2016 với tổng kinh phí 120,8 tỷ đồng; Ba xã còn lại gồm: Việt Hồng, Tân Việt, Thanh An sẽ phấn đấu để về đích trong năm 2017. Mười xã còn lại của huyện đã đạt từ 11-14 tiêu chí sẽ quyết tâm hoàn thành xây dựng NTM trong giai đoạn này. Quyết tâm về đích vào năm 2020 Trong thời gian tới, huyện Thanh Hà phấn đấu: Giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 1,5%-2%, tạo việc làm mới cho 2000-2500 lao động; Tỷ lệ người dân tham gia BHYT đạt trên 82%; Môi trường được đảm bảo, 100% người dân sử dụng nước hợp vệ sinh và 95% số người được sử dụng nước sạch; Đẩy mạnh phát triển sản xuất, áp dụng các tiến bộ KHKT vào trong sản xuất nông nghiệp, kêu gọi các nhà đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; Đẩy mạnh chương trình xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ cho quả vải và quả ổi (là 2 sản phẩm nông sản thế mạnh của địa phương); Tập trung nâng cao thu nhập cho người dân, phấn đấu đến năm 2020 bình quân thu nhập đầu người là 49 triệu đồng/người/ năm; Nâng cao công tác tuyên truyền vận động người dân tích cực tham gia xây dựng NTM… Nhận định về quá trình xây dựng NTM ở Thanh Hà, ông Nguyễn Văn Lực - Chủ tịch UBND huyện Thanh Hà cho rằng, sự đồng lòng đồng sức của chính quyền và nhân dân trong xây dựng NTM đã tạo nên một Thanh Hà tươi mới và mạnh mẽ như ngày hôm nay. Tuy nhiên, ông Lực cũng thẳng thắn chỉ ra những hạn chế trong công tác chỉ đạo, thực hiện xây dựng NTM ở Thanh Hà như: Công tác phối hợp chỉ đạo, triển khai thực hiện giữa các cấp, các ngành, đoàn thể các địa phương chưa chặt chẽ và thiếu chủ động; Công tác tuyên truyền, thực hiện xây dựng NTM ở một số cơ sở còn mang tính hình thức, chưa đi sâu vào hiệu quả; BCĐ xây dựng NTM một số xã hoạt động chưa tích cực; Một bộ phận người dân chưa ý thức được vai trò chủ thể trong xây dựng NTM, chưa thực sự quan tâm và tham gia tích cực trong công cuộc xây dựng NTM… Rút kinh nghiệm sâu sắc trong xây dựng NTM ở huyện nhà, Đ/c Chủ tịch UBND huyện Thanh Hà mong muốn lãnh đạo các đơn vị, cơ sở cần nhận thức đầy đủ những hạn chế còn tồn đọng thời gian qua, rút kinh nghiệm một cách triệt để, lãnh đạo, đồng hành, động viên nhân dân huyện nhà đóng góp tích cực hơn nữa trong công cuộc xây dựng NTM, quyết tâm đưa Thanh Hà trở thành huyện NTM vào năm 2020. Thanh Hà - Hải Dương: NôngThônMới“CủaNhânDân-VìNhânDân” Đỗ Bình - Phùng Nguyện Ông Vũ Minh Đệ, Giám đốc kinh doanh của Công ty TNHH phân bón hữu cơ Freenfield (Khu công nghiệp Phan Thiết, Bình Thuận) vừa cho biết: Dù hơn 20 ha lúa của nông dân ở xã Mỹ Thành Bắc, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang bị bệnh và chết chưa rõ nguyên nhân nhưng công ty đã chủ động hỗ trợ trước cho bà con 22 triệu đồng/ha. Như vậy, tính ra tổng số tiền công ty này hỗ trợ cho nông dân trên 500 triệu đồng. Đối với các diện tích lúa chưa bị chết thì phía doanh nghiệp giúp nông dân khắc phục để đạt năng suất và khi thu hoạch không phải bù trừ vào nguồn kinh phí đã nhận hỗ trợ từ phía doanh nghiệp. Như vậy các hộ có lúa bị thiệt hại đảm bảo có lãi khá. Thời gian qua doanh nghiệp rất gắn kết với nông dân và sẵn sàng chia sẻ khó khăn với nông dân. Việc hỗ trợ này đảm bảo cho nhà nông sản xuất có lãi. Riêng đợt hạn mặn vừa rồi, Công ty TNHH phân bón hữu cơ Freenfield đã hỗ trợ phân bón cho trên 1.000 hộ nông dân ở các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng trị giá trên 2 tỷ đồng. Vụ lúa Thu đông này, hơn 20 ha của 17 nông dân ở xã Mỹ Thành Bắc, huyện Cai Lậy, tỉnh TiềnGiangkhoảng15ngàytuổibị bệnh vàng lá, đỏ lá và chết từ vài chục phần trăm đến gần 100%. Số diện tích này có sử dụng phân LiO TháicủaCôngtyTNHHphânbón hữu cơ Freenfield. Hiện nay, các cơ quan chức năng tỉnh Tiền Giang đã lấy mẫu để kiểm nghiệm; đồng thờilàmcácmôhìnhkhảonghiệm để tìm ra nguyên nhân gây ra vụ ngộ độc trên. Là ngân hàng chủ lực trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân, Agribank Phú Thọ luôn xác địnhthựchiệnquytrình,thủtụccho vayrõràng,minhbạch,đơngiản,tạo điều kiện tối đa cho khách hàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng, góp phần tích cực vào sự phát triển của khu vựcnôngnghiệp,nôngthôn(NNNT). Ước tính đến ngày 31-5-2016, tổng nguồn vốn huy động được sử dụng của Agribank Phú Thọ đạt 10.027 tỷ đồng/ kế hoạch được giao, đạt 96,2% kế hoạch 6 tháng; tổng dư nợ toàn chi nhánh đạt 10.107 tỷ đồng, tăng 454 tỷ đồng so với đầu năm, tỷ lệ tăng 4,7%; trong đó cho vay NNNT luôn đạt mức tăng ổn định; chủ yếu tập trung vào lĩnh vực sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp và sản xuất tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ ở nông thôn. Qua đó góp phần quan trọng vào kết quả xây dựng NTM toàn tỉnh. Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả chính sách tín dụng phục vụ phát triển NNNT, Agribank Phú Thọ đã triển khai thực hiện Nghị định 55 trên cơ sở vận dụnglãisuấtchovaylinhhoạttạicácđịa bàn cạnh tranh, giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ của Agribank (phát tờ rơi tuyên truyền đến các khu dân cư). Dư nợ cho vay hộ gia đình, cá nhân đạt 8.913 tỷ, tăng504tỷsovớiđầunăm,tỷlệtăng6%; Dư nợ cho vay trung - dài hạn đạt 5.450 tỷ, tăng 797 tỷ so với đầu năm, tỷ lệ tăng 17,1%. Tổng số thẻ ATM đã phát hành đạt171.112thẻ,tăng8.042thẻsovớiđầu năm, tỷ lệ tăng 4,9%. Ông Trịnh Văn Sơn - Giám đốc Agribank Phú Thọ cho biết: Để khơi thông nguồn vốn vay cho lĩnh vực NNNT, đặc biệt là các hộ sản xuất kinh doanh, mô hình kinh tế trang trại, HTX vốn rất khó khăn trong việc tiếp cận vốn vay; Agribank Phú Thọ đã chủ động triển khai các giải pháp và gói tín dụng cho vay phù hợp, tiếp tục đẩy mạnh việc hướng dẫn, hỗ trợ DN, HTX, người dân trong việc lập hồ sơ, dự án vay vốn. Bêncạnhđó,AgribankPhúThọcũng tung ra nhiều gói sản phẩm, dịch vụ cạnh tranh, các chương trình nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương 2016. Ngày 6/7 Agribank Phú Thọ đã tổ chức bốc thăm xác định giải thưởng khách hàng gửi tiền tiết kiệm dự thưởng năm 2016. Chương trình dành cho khách hàng cá nhân gửi tiết kiệm bậc thang từ ngày 24-3 đến hết ngày 17-6- 2016 , kết quả huy động được 336 tỷ đồng với3.014kháchhàngthamgia.Cơcấugiải thưởng gồm: 1 giải đặc biệt xe ôtô nhãn hiệu Huyndai Grand i10; 1 giải nhất; 2 giải nhì và nhiều giải khuyến khích. Giải đặcbiệtthuộcvềkháchhàngĐỗThịMinh TâmởthànhphốViệtTrì. AGRIBANK PHÚ THỌ: ĐÒNBẨYPHÁTTRIỂNKINHTẾNÔNGNGHIỆP, NÔNGTHÔN Bùi Cường Tiền Giang: Doanhnghiệphỗtrợnôngdâncólúa bịthiệthại22triệuđồng/ha Nhật Tân