SlideShare a Scribd company logo
1 of 24
Download to read offline
Số 143 tháng11/2016
thbmekong@gmail.com
tbmekong@yahoo.com
www.vilacaed.org.vn
Phát hành thứ 5 hàng tuần
Hotline: 091 4851538
	 090 9933888
090 6529455
Gia Lai:
Kếtnối
ngânhàngvới
doanhnghiệp
(tr.06)
quảng nam:
Phấnđấu
làtỉnh
kiểumẫu
(tr.03)
ViệtNamchủtrương
tạodựngmôitrường
đầutưkinhdoanh
thuậnlợi,bìnhđẳng(tr.24)
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA:
ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ
ĐỂ PHÁT TRIỂN MẠNH MẼ
Tr.07
TP. Hồ Chí Minh:
Đixebuýt
hỗtrợmiềnTrung
vượtlũ
(tr.04)
PHÚT
DỖI
HỜN...
ĐẮT GIÁ
(tr.20)
Chiều 4/11, tại Trụ sở Chính
phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân
Phúc đã tiếp Bộ trưởng Bộ Kế
hoạch và  Đầu tư Lào Xuphan
Keomixay.
Thủ tướng đánh giá cao kết quả
làm việc giữa Bộ trưởng Kế hoạch
và Đầu tư, Chủ tịch Ủy ban Hợp tác
Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam; đồng
thời đề nghị hai bên nỗ lực hợp tác
để hoàn thành tốt Kế hoạch hợp tác
giữa Chính phủ hai nước năm 2016,
chuẩn bị tốt cho Kỳ họp lần thứ 39
Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam-
Lào vào năm tới.
Thủ tướng yêu cầu hoạt động
của Ủy ban Hợp tác Việt Nam-Lào
phải đổi mới, hiệu quả, thiết thực,
chống phô trương, hình thức. Đề cập
một số vấn đề cụ thể, Thủ tướng cho
rằng,Ủybanhợptáccủahaibêncần
trao đổi thấu đáo, cặn kẽ mọi vấn
đề để thúc đẩy quan hệ hợp tác hơn
nữa, nhất là đẩy mạnh kim ngạch
thương mại song phương, hiện nay
đạt ở mức thấp, chưa tương xứng với
tiềm năng và mối quan hệ hai nước.
Đối với đề xuất của phía Lào về
việc Chính phủ Việt Nam tạo điều
kiện để Lào có thể sử dụng cảng
Vũng Áng, Thủ tướng nêu quan
điểm, Lào có thể xuất khẩu cũng
như nhập khẩu hàng hóa từ các
nước khác thông qua bất cứ cảng
biển nào của Việt Nam thuận lợi với
đường đi của hàng hóa, với chi phí
thấp nhất, chứ không chỉ qua một
cảng Vũng Áng.
Về vấn đề mua bán điện, Thủ
tướng nhất trí hai bên cần tạo mọi
điềukiệnđểcácdự ántriểnkhaiđúng
tiếnđộvàviệcmuabánđiệnthuậnlợi.
Thủ tướng đề nghị, Chính phủ
Lào cải thiện hơn nữa môi trường
đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho
các doanh nghiệp Việt Nam đầu
tư, kinh doanh; bày tỏ ủng hộ chủ
trương của Chính phủ Lào về đóng
cửa rừng tự nhiên.
02 Số 143 - Tháng 11/2016THEO DÒNG THỜI SỰ
Giá bán tại Việt Nam: 4.800đ
Tổng Biên tập: Lại Thanh Bình Phó Tổng Biên tập: Hồ Minh Sơn
Văn phòng đại diện phía Nam: Tầng 8, Số 18A đường Nam Quốc Cang, P.Phạm Ngũ Lão, Q.1, TP.HCM. ĐT: 08.6679.2468
Văn phòng đại diện tại Cần Thơ và ĐBSCL: Số 9/10 Đại lộ Võ Văn Kiệt, Khu vực 7, phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, TP.Cần Thơ.
Văn phòng đại diện tại Đà Nẵng: 329 Nguyễn Hữu Thọ, P.Hòa Cường Bắc, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng.
Văn phòng đại diện tại Tây Nguyên: 250/31 đường Phan Chu Trinh, P.Tân Lợi, TP.Buôn Mê Thuột, tỉnh Đaklak.
Tài khoản: 0521101078008, ngân hàng TMCP Quân đội.
Giấy phép hoạt động báo chí: Số 1144/GP-Bộ TT&TT, ngày 25/7/2011
In tại: Xí nghiệp In 2 - CTy TNHH MTV In Ba Đình - Bộ Công An
Đơn vị phát hành: Cty TNHH Truyền thông Mỹ Phúc. ĐC: 205 Võ Thị Sáu, P.7, Q.3, TP.HCM. ĐT: 08.38249001
Trụ sở: Tầng 7, số 65, Văn Miếu, Q.Đống Đa-Hà Nội
(Bộ Kế hoạch & Đầu tư)
Văn phòng Ban Biên tập: Tầng 01, Cung Triển lãm Kiến trúc
Quy hoạch Xây dựng Quốc gia, Đỗ Đức Dục - Mỹ Đình - Nam Từ Liêm -
Hà Nội. ĐT: 08049573 - 08049574 - 08049575. Fax: 08049575
Quốc hội thông qua kế hoạch
pháttriểnkinhtế-xãhộinăm2017
vào chiều 7/11 với 85,02% số đại
biểu tán thành. Trong đó, Quốc
hội giao các cơ quan hành pháp
và tư pháp phải hỗ trợ hình thành
các tập đoàn kinh tế tư nhân
mạnh, minh bạch, liêm chính, có
khảnăngcạnhtranhtoàncầu.
Mục tiêu tổng quát phát triển
kinh tế - xã hội năm 2017 được
Quốc hội đặt ra là bảo đảm ổn định
kinh tế vĩ mô, tạo chuyển biến rõ
rệt trong thực hiện 3 đột phá chiến
lược (hoàn thiện thể chế, phát triển
nguồn nhân lực và xây dựng kết
cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại); tái
cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô
hình tăng trưởng; nâng cao năng
suất, chất lượng, hiệu quả của sản
xuất, kinh doanh; tăng cường sức
cạnh tranh của nền kinh tế, khuyến
khích khởi nghiệp bền vững, phát
triển doanh nghiệp, thúc đẩy tăng
trưởng. Bảo đảm an sinh xã hội và
chăm lo đời sống nhân dân. 
12 chỉ tiêu cụ thể được Quốc hội
thôngqua:Tổng sản phẩm trong nước
(GDP) tăng khoảng 6,7%; tổng kim
ngạch xuất khẩu tăng 6 - 7%; Tỷ
lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch
xuất khẩu khoảng 3,5%; Tốc độ tăng
giá tiêu dùng bình quân khoảng 4%;
Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã
hội khoảng 31,5% GDP; Tỷ suất
tiêu hao năng lượng trên một đơn
vị GDP giảm 1,5%; Tỷ lệ hộ nghèo
theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều
giảm 1 - 1,5%, riêng các huyện ng-
hèo giảm 4%; Tỷ lệ thất nghiệp ở
khu vực thành thị: Dưới 4%; Tỷ lệ
lao động qua đào tạo đạt 55 - 57%,
trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo
từ 3 tháng trở lên có chứng chỉ đạt
22,5%; Số giường bệnh trên một vạn
dân đạt 25,5 giường (không tính
giường trạm y tế xã); Tỷ lệ dân số
tham gia bảo hiểm y tế đạt 82,2%;
Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất
đang hoạt động có hệ thống xử lý
nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn
môi trường là 87%; Tỷ lệ che phủ
rừng đạt 41,45%.
Chinhphu.vn
Chiều 5/11, tại Phủ Chủ tịch,
Chủ tịch nước Trần Đại Quang
đã gặp mặt các thành viên Hội
đồng Chức danh Giáo sư nhà
nước, các tân Giáo sư (GS), đại
diện tân Phó Giáo sư (PGS)
được công nhận đạt tiêu chuẩn
chức danh năm 2016.
Năm 2016, Hội đồng Chức danh
GS nhà nước đã công nhận đạt tiêu
chuẩn chức danh cho 65 GS và 638
PGS. Sáng 5/11, Lễ công bố quyết
định và trao giấy chứng nhận đã
được tổ chức trang trọng tại Trung
tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội).
Tân GS trẻ nhất là GS Trần Đình
Thắng (Đại học Vinh), 41 tuổi; tân
PGS trẻ nhất là PGS Trần Xuân
Bách (Đại học Y Hà Nội), 32 tuổi. Có
6 tân PGS là người dân tộc thiểu số.
Thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà
nước, Chủ tịch nước Trần Đại Quang
nhiệt liệt chúc mừng các tân GS, đại
diện tân PGS được công nhận đạt
tiêu chuẩn chức danh năm 2016.
Chủ tịch nước nhấn mạnh, Đảng,
Nhà nước luôn quan tâm đến sự
nghiệp đào tạo, xây dựng, phát triển
đội ngũ trí thức, phát hiện và trọng
dụng nhân tài, coi đó là một trong
những ưu tiên hàng đầu trong chiến
lược phát triển nguồn nhân lực của
đất nước. Đảng, Nhà nước, nhân dân
taluôntrântrọngghinhận,đánhgiá
cao những công lao của đội ngũ GS,
PGS đã góp phần quan trọng vào
những thành tựu to lớn, có ý nghĩa
lịch sử của đất nước, nhất là trong 30
năm đổi mới vừa qua.
Chủ tịch nước đề nghị các GS,
PGS tiếp tục phát huy trí tuệ, kinh
nghiệm, tập trung tham mưu cho
Đảng, Nhà nước trong hoạch định và
triển khai các chủ trương, chính sách
lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình
tăng trưởng, nâng cao chất lượng
tăng trưởng, năng suất lao động, sức
cạnh tranh của nền kinh tế... TTXVN
ChủtịchnướcgặpmặtcáctânGiáosư,PhóGiáosưnăm2016 Đức Dũng
Chủ tịch nước Trần Đại Quang phát biểu
tại buổi gặp mặt. Ảnh: Nhan Sáng/TTXVN
Thúc đẩy các dự án hợp tác Việt Nam-Lào Đức Tuân
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp  
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào
Xuphan Keomixay. Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Chinhphu.vn
Phát biểu tại Gala “Kết nối
& Hội nhập” ở TP.HCM tối 2/11,
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn
Xuân Phúc nhấn mạnh: Thời cơ
đang ở phía trước, để tranh thủ
cơ hội phát triển, con tầu Việt
Nam phải vững tay lái vượt qua
gió mạnh, sóng cả đại dương để
tiến lên. Gala nằm trong khuôn
khổ Hội nghị Kinh tế Đối ngoại
2016 do Bộ Ngoại giao và Tạp chí
Nhà Kinh tế Vương quốc Anh
(Economist) phối hợp tổ chức.
“Ngày nay, con tàu kinh tế Việt
Nam đang tiến ra biển lớn của kinh
tế toàn cầu với độ mở của nền kinh tế
ngày càng cao”, Thủ tướng nói và cho
biết,năm2015,tổngkimngạchthương
mại đạt gần 330 tỷ USD, bằng 1,5 lần
GDP. Tại Việt Nam có hơn 21.000 dự
án đầu tư FDI đang hoạt động với số
vốncamkếtgần300tỷUSD;đónggóp
của khu vực FDI vào GDP ngày càng
tăng,năm2015đạthơn20%.
Việt Nam đã ký kết, tham gia 14
Hiệp định thương mại tự do (FTA),
bao gồm cả các FTA thế hệ mới với
tiêu chuẩn cao như TPP, FTA với 28
nước EU và đang đàm phán một số
FTA khác. Môi trường kinh doanh
Việt Nam đã tiến bộ một bước đáng
kể. Theo Báo cáo môi trường kinh
doanh toàn cầu của WB mới công bố,
Việt Nam xếp thứ 82/190, tăng 9 bậc.
“Thời cơ đang ở phía trước, để
tranh thủ cơ hội phát triển, con tầu
Việt Nam phải vững tay lái vượt qua
giómạnh,sóngcảđạidươngđểtiếnlên.
ChínhphủViệtNamsẽvữngtin,quyết
tâmđổimớichínhmình,tậptrungxây
dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo,
hành động, phục vụ người dân và
doanh nghiệp”, Thủ tướng khẳng định
và nhấn mạnh, sẽ tạo môi trường đầu
tưtốtnhấtchodoanhnghiệp,coithành
công của doanh nghiệp như là thành
côngcủaChínhphủ.
ThủtướnghyvọngquaHộinghị
này, các đại biểu, các doanh nghiệp
sẽ hiểu thêm về chủ trương, chính
sách, chiến lược phát triển, hội nhập
của Việt Nam và tìm thấy nhiều cơ
hội hợp tác, đầu tư thuận lợi.
Thủtướng:Thờicơởphíatrước,
ViệtNamtranhthủcơhộiđểpháttriển
Minh Sơn
Quốchộithôngquakếhoạch
pháttriểnkinhtế-xãhội2017 Thành Chung
3Số 143 - Tháng 11/2016 0SỰ KIỆN - TIÊU ĐIỂM
Vừa qua, Thượng tướng
Nguyễn Văn Thành, Thứ trưởng
Bộ Công an cùng đoàn công tác
đã có buổi làm việc với Công
an tỉnh Lâm Đồng.  Tiếp đoàn
công tác của Bộ Công an có các
đồng chí: Nguyễn Xuân Tiến, Bí
thư Tỉnh ủy; Trần Ngọc Liêm,
Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Thiếu
tướng Bùi Văn Sơn, Giám đốc
Công an tỉnh.
Tại buổi làm việc, Thiếu tướng
Bùi Văn Sơn, Giám đốc Công an
tỉnh đã báo cáo sơ kết tình hình,
hiệu quả công tác 11 tháng đầu
năm 2016 của lực lượng Công an
toàn tỉnh. Qua đó, Công an tỉnh đã
triển khai công tác dưới sự chỉ đạo
sâu sát của Đảng ủy Công an TW,
lãnh đạo Bộ Công an và Tỉnh ủy,
HĐND, UBND tỉnh.
Ngoài ra, Công an tỉnh Lâm
Đồng đã chủ động thực hiện đồng bộ,
quyếtliệtcácmặtcôngtác,tổchứctốt
côngtácnắm,dựbáo,xửlýtìnhhình…
Thực hiện đạt hiệu quả cao trong các
kếhoạch,biệnphápcôngtácđảmbảo
an ninh quốc gia (ANQG), không để
bị động, không để xảy ra điểm nóng
bất ngờ trên địa bàn tỉnh. 
Phát biểu chỉ đạo, Thứ trưởng
Nguyễn Văn Thành đã ghi nhận và
đánh giá cao sự nỗ lực, cố gắng của
tập thể công an Lâm Đồng trong
công tác giữ vững an ninh chính
trị (ANCT), trật tự an toàn xã hội
(TTATXH) tại địa phương. Thứ
trưởng yêu cầu trong thời gian tới,
Công an tỉnh cần tiếp tục thực hiện
tốt hơn nữa các biện pháp công tác,
chủ động nắm chắc những diễn biến
hòa bình, âm mưu, thủ đoạn hoạt
động của các thế lực thù địch, tình
hình an ninh nội bộ để chủ động
tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính
quyềnđịaphươngchỉđạogiảiquyết;
Giữ vững ANCT, TTATXH trên địa
bàn toàn tỉnh; Góp phần phục vụ tốt
nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội
của tỉnh cũng như đem lại sự bình
yên, hạnh phúc cho người dân.
lâm đồng:
ThứtrưởngBộCônganlàmviệc
vớicôngantỉnh Trần Tươi
Ngày 6/11 vừa qua, lễ trao
tiền hỗ trợ cho 5 em và trao
quà cho 35 em “Lá chưa lành”
trong chương trình "Cặp lá yêu
thương" đã diễn ra tại thành
phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
Chương trình do Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội phối
hợp với Ngân hàng Chính sách
Xã hội (NHCSXH) và Trung tâm
Tin tức VTV24 phối hợp tổ chức.
Chương trình “Cặp lá yêu
thương” là dự án thiện nguyện kết
nối các nhà hảo tâm (được gọi là “Lá
lành”) với các hoàn cảnh khó khăn
(được gọi là “Lá chưa lành”) tạo
thành các cặp đôi vượt khó, vươn lên
trong cuộc sống; Góp phần lan tỏa
tình yêu thương nhân ái trong mỗi
cá nhân, gia đình Việt, xây dựng
một xã hội giàu tính nhân văn.
Thông qua chi nhánh NHCSXH, mỗi
“Lá chưa lành” được hỗ trợ tối đa từ
3 “Lá lành”. NHCSXH làm trung
gian chuyển tiền miễn phí tới các
“Lá chưa lành” trên cơ sở ghép cặp
lá của VTV24. “Cặp lá yêu thương”
hướng tới hỗ trợ tất cả các hoàn
cảnh khó khăn, đặc biệt là học sinh
có hoàn cảnh khó khăn vượt khó
học giỏi.
Tại buổi trao tiền ghép cặp tại
tỉnh Lâm Đồng, các em học sinh
“Lá chưa lành” đến từ các huyện Di
Linh, Lạc Dương, Đạ Tẻh, Bảo Lâm
và Đam Rông có người giám hộ đi
cùng được nhận khoản tiền do các
“Lá lành” hỗ trợ từ 400 ngàn đồng
đến 1 triệu đồng/em. Để đáp lại lòng
tri ân, các em học sinh cũng đã viết
thư và vẽ tranh bày tỏ lòng cảm ơn
các nhà hảo tâm, chương trình “Cặp
lá yêu thương” và NHCSXH đã tạo
điều kiện cho các em yên tâm phấn
đấu trong học tập.
“Cặpláyêuthương”
hỗtrợtrẻemkhókhăn Trần Tươi
Quảng Nam quyết tâm phát triển
nhanh, bền vững, toàn diện, là mô hình
kiểumẫu;cùngvớithànhphốĐàNẵngvà
tỉnh Quảng Ngãi trở thành động lực tăng
trưởng kinh tế của vùng Trung Trung bộ.
Để đạt được mục tiêu trên, tại buổi làm
việc với UBND tỉnh, Thủ tướng Chính phủ
Nguyễn Xuân Phúc cho rằng: Quảng Nam
cần có biện pháp đột phá vươn lên trong phát
triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng an
ninh, đẩy mạnh công tác đối ngoại. Trước hết,
tỉnh cần tập trung chỉ đạo quyết liệt, thực
hiện đồng bộ các giải pháp trên tất cả các lĩnh
vực, tháo gỡ khó khăn để phấn đấu đạt và vượt
mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm
2016, tạo tiền đề vững chắc cho phát triển bền
vững những năm tiếp theo.
Đồng thời, tỉnh phải làm tốt quy hoạch
phát triển công nghiệp, không để xung đột các
mục tiêu giữa phát triển công nghiệp và du
lịch, không thực hiện những dự án có nguy cơ
ảnh hưởng lớn tới môi trường; phát triển mạnh
ngành công nghiệp cơ khí sản xuất, lắp ráp ô
tô, các ngành công nghiệp phụ trợ, công nghiệp
công nghệ cao tại các khu công nghiệp; tiếp
tục rà soát, có cơ chế chính sách khuyến khích
hơn nữa trong thu hút đầu tư, nhất là các dự
án FDI chất lượng cao, công nghệ cao vào các
khu công nghiệp của tỉnh; chú trọng phát triển
doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp tư nhân;
khuyến khích người dân làm giàu.
Bên cạnh đó, tỉnh cũng phải tập trung mọi
nguồn lực phát triển dịch vụ, du lịch thực sự
trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, phấn đấu
đến năm 2020 đạt 8 triệu lượt khách du lịch,
trong đó có 4 triệu khách du lịch quốc tế, khai
thác hiệu quả tiềm năng du lịch của một địa
phương duy nhất trong cả nước có 2 Di sản Văn
hóa Thế giới. Trước hết, cần đặc biệt chú ý đến
phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho
du lịch, dịch vụ; tạo được chuỗi liên kết du lịch
với các tỉnh từ Thừa Thiên-Huế đến Khánh
Hòa và các Trung tâm du lịch lớn của cả nước.
Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu tỉnh
Quảng Nam đẩy mạnh hơn nữa công tác cải
cách hành chính, cải thiện môi trường đầu
tư kinh doanh. Bộ máy lãnh đạo các cấp, từ
tỉnh đến huyện, xã phải nhiệt huyết, trách
nhiệm, năng động, sáng tạo, tận tụy, xây
dựng nền hành chính kiến tạo phát triển, liêm
chính, phục vụ nhân dân. Nâng cao chất lượng
xử lý thông tin phản hồi của các doanh nghiệp,
người dân; làm tốt công tác tiếp dân, giải quyết
đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân; phòng
chống tham nhũng, lãng phí; kiên quyết xử
lý vi phạm, đảm bảo môi trường tại các khu,
cụm công nghiệp; chủ động phòng chống thiên
tai, cháy rừng, sạt lở cửa sông, cửa biển.
Cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh
nghiệp và nhân dân toàn tỉnh phải tập trung
làm tốt công tác xóa đói giảm nghèo, xây dựng
nông thôn mới, nhất là ở khu vực các huyện
nghèo phía Tây của tỉnh và đồng bào dân tộc
thiểu số gắn với bảo vệ phát triển rừng; tăng
cường quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn
xã hội trên địa bàn.
QuảngNam:PhấnđấulàtỉnhkiểumẫuTrọng Tâm
Một góc thành phố Quảng Nam
Kính gửi: các Bộ, Ban, Ngành TW; các
Đơn vị-Địa phương và các Doanh nghiệp-
Doanh nhân.
Hiện tại - Đang có hiện tượng giả danh Báo
Thời báo Mekong, mời gọi tham gia Chương
trình (với nội dung như sau): Diễn đàn Mekong
thường niên lần thứ 7 năm 2016. Tổ chức (dự
kiến) từ ngày 8-11/12/2016 và vinh danh TOP
100… một số tập thể, cá nhân, do một lãnh đạo
Nhà nước Campuchia chủ trì…
Ban Biên tập Báo Thời báo Mekong chính
thức thông báo: Hiện Thời báo Mêkong không
cử phóng viên và không phải là đơn vị tổ chức
Chương trình này - như đăng tải trong thông
tin giả danh Thời báo Mêkong và mời gọi trực
tiếp các đơn vị, doanh nghiệp - doanh nhân...
Bởi Diễn đàn Mekong là một Chương trình
thường niên, uy tín, tầm Quốc gia, vùng Me-
kong và khu vực ASEAN, do TW Hội Hợp tác
Phát triển Kinh tế Việt Nam-Lào-Campuchia
(VILACAED) tổ chức hoặc phối hợp tổ chức và
chủ trì trọng thể hàng năm, nhằm tăng cường
tình đoàn kết hữu nghị, đẩy mạnh hợp tác đầu
tư cùng phát triển… giữa Việt Nam và các nước
trong Vùng và Khu vực. Cũng do tầm vóc, vị
thế của Chương trình - Lâu nay không có vinh
danh các TOP tập thể, cá nhân nào tại Chương
trình.
Trường hợp thông tin mạo danh này gửi tới
các Đơn vị - Địa phương, các Quý vị…, kính đề
nghị hãy liên lạc báo ngay cho các đường dây
nóng: 0914851538 - 0909933888 - 0965388999.
Hoặc báo cho cơ quan công an nơi gần nhất.
Trân trọng cảm ơn.
Báo Thời báo Mekong
Quang cảnh buổi làm việc
Hình ảnh lễ trao tiền hỗ trợ trong  
chương trình “Cặp lá yêu thương”  
tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
THÔNG BÁO
04 Số 143 - Tháng 11/2016SỰ KIỆN - TIÊU ĐIỂM
Vừa qua, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
(MTTQ) Việt Nam TP.HCM tổ chức hội nghị
tổng kết 5 năm thực hiện phong trào “3 tiết
kiệm - 3 tương trợ” giai đoạn 2011-2016. Qua 5
năm triển khai, phong trào đã nhanh chóng
tạo được sự đồng thuận, hưởng ứng tích cực
trong mọi tầng lớp nhân dân, các cơ quan,
đơnvị,lựclượngvũtrang,cácdoanhnghiệp...
Các phong trào được thể hiện qua những việc
làm cụ thể như tiết kiệm điện, tiết kiệm trong chi
tiêu công, tiết kiệm không tiêu dùng hàng xa xỉ;
tương trợ người nghèo, gia đình chính sách, tương
trợ công nhân, nông dân, học sinh, sinh viên có
hoàn cảnh khó khăn, tương trợ người già neo đơn,
người khuyết tật, trẻ mồ côi... Từ phong trào đó,
các tổ chức, các địa phương, đơn vị, doanh nghiệp
đãcónhiềumôhìnhhay,cáchlàmsángtạocóhiệu
quả như chương trình gia đình thi đua tiết kiệm
điện; vận động các chủ nhà trọ hưởng ứng không
tăng giá cho thuê phòng trọ, giá điện, giá nước;
vận động các doanh nghiệp có đông công nhân hỗ
trợ thêm các khoản chi phí ngoài lương, giúp công
nhân, người lao động vượt qua khó khăn; tổ chức
các chương trình, tăng các điểm bán bình ổn giá; tổ
chức nhiều chuyến bán hàng lưu động tại các khu
vực có đông công nhân, người lao động...
Trong suốt 5 năm qua, Quỹ Vì người nghèo
của TP.HCM đã thực hiện việc chăm lo trên
639 tỷ đồng để xây dựng 425 nhà tình thương,
sửa chữa và chống dột hơn 4.000 căn nhà, trao
tặng gần 104.000 suất học bổng Nguyễn Hữu
Thọ và 1.900 phương tiện đi học, trợ cấp khó
khăn, chăm lo gần 11.000 lượt công nhân, học
sinh, người lao động nghèo, tặng gần 42.000 thẻ
BHYT cho người già neo đơn, trẻ khuyết tật,
thành viên hộ nghèo…
Cũng tại hội nghị, Ủy ban MTTQ Việt Nam
TP.HCM cũng đã trao tặng phương tiện làm ăn
là hàng chục xe máy, xe bán hàng cho các hộ dân
có hoàn cảnh khó khăn, nhằm giúp các đối tượng
hộ nghèo, cận nghèo vượt khó vươn lên phát triển
kinh tế gia đình, ổn định cuộc sống, với tổng kinh
phí 1,2 tỷ đồng.
Với những thành tựu trong quá trình thực
hiện phong trào, Ban vận động “Vì Người nghèo”
TP.HCM vinh dự đón nhận Huân chương Lao
động hạng Nhì; Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo
Việt Nam TP.HCM và ông Huỳnh Đăng Linh,
Phó Bí thư Quận ủy quận Phú Nhuận, nguyên
Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP đón
nhận Huân chương Lao động hạng Ba của Chủ
tịch nước; Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen
cho 4 tập thể và 3 cá nhân; UBND TP.HCM tặng
Bằng khen cho 23 tập thể và 24 cá nhân; Ủy ban
MTTQ Việt Nam TP.HCM tặng Bằng khen cho
39 tập thể và 27 cá nhân đã có thành tích tham
gia phong trào “3 tiết kiệm - 3 tương trợ” giai
đoạn 2011-2016.
Tổngkết5nămthựchiện“3tiếtkiệm-3tươngtrợ”:
Lan tỏa nhiều mô hình hay Quốc Định
TP.Hồ Chí Minh
Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thị Thu trao đổi với
các hộ dân được nhận phương tiện làm ăn.
Hội Chữ thập đỏ TP. Hồ
Chí Minh vừa sơ kết cuộc vận
động cứu trợ nhân dân vùng bị
ảnh hưởng mưa, lũ tại 4 tỉnh:
Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình,
Quảng Trị.
Phó Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ
TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Hoàng Ân
cho biết, chỉ trong vòng một tháng,
nhân dân thành phố đã hưởng ứng
cuộc vận động rất đông đảo. Trên cơ
sở đó, Hội Chữ thập đỏ TP. Hồ Chí
Minh đã tổ chức 39 chuyến thăm và
tặng quà hỗ trợ cho đồng bào miền
Trung. Trong đó, Thường trực Hội
Chữ thập đỏ thành phố trực tiếp
tham gia 8 chuyến.
Theo Hội, mỗi suất quà gồm:
tiền mặt, mì tôm, gạo, thực phẩm,
vật dung sinh hoạt gia đình như
xô đựng nước, thao nhựa, chén
(bát)..., thấp nhất là 400.000 đồng,
cao nhất là 1.000.000 đồng, trung
bình 650.000 đống/suất. Tính đến
nay, đã có 15.811 suất quà trị giá
9.534.000.000 đồng được trao trực
tiếp cho đồng bào miền Trung.
Trong các tuần sắp tới, Hội
Chữ thập đỏ TP. Hồ Chí Minh tiếp
tục tổ chức thêm nhiều chuyến
công tác đến miền Trung nhằm kịp
thời hỗ trợ đồng bào. Riêng quần
áo mà người dân thành phố quyên
góp, ngày 6/11 Hội tổ chức cho tình
nguyện viên chữ thập đỏ thành phố
giặt, chọn lựa, cho vào túi nilon... để
chuyển đến đồng bào miền Trung.
Hơn9tỷđồng
ủnghộđồngbàomiềnTrung
Nhân Trần - Minh Anh
Sau gần 1 năm nỗ lực thực
hiện chỉ tiêu 100% hộ dân được
sử dụng nước sạch theo Nghị
quyết 35 của HĐND thành
phố (NQ 35 TP), tính đến nay,
TP.HCM đã có thêm 115.622 hộ
dân được cấp nước sạch, nâng
tổng số hộ dân được cấp nước
sạch trên địa bàn lên 1.787.729
hộ, đạt tỷ lệ 94,05%.
Theo số liệu của UBND TP. Hồ
Chí Minh, trước năm 2016, tổng số
hộ dân trên địa bàn thành phố đã
được cấp nước sạch là 1.672.107
hộ (tỉ lệ 87,97%); số hộ dân chưa
được cấp nước sạch là 228.665 hộ
(tập trung ở các quận, huyện ngoại
thành).
Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn
cùng UBND các quận, huyện đã
triển khai 114 dự án (DA) mở rộng,
phát triển mạng lưới cấp nước; đã
lắp đặt 711.794m đường ống cấp
nước; hoàn tất thi công 5/21 trạm
cấp nước; lắp đặt 32 đồng hồ tổng.
Dự kiến đến ngày 30/11/2016, chỉ
tiêu 100% hộ dân được sử dụng
nước sạch theo NQ 35 TP sẽ hoàn
thành theo tiến độ.
Mớiđâynhất,ngày1/11,UBND
quận 12, TP. Hồ Chí Minh tổ chức
Lễ công bố 100% hộ dân trên địa
bàn quận 12 có nước sạch sử dụng
theo NQ 35 TP.
Trên94%hộdân
đượcsửdụngnướcsạch
Quốc Định
Hội Chữ thập đỏ TP. Hồ Chí Minh đã trao gần
16.000 suất quà cho đồng bào miền Trung
Lễ công bố 100% người dân trên địa bàn
quận 12, TP.HCM được tiếp cận và sử dụng
nước sạch
Hội Chữ Thập đỏ TP.HCM vừa phối hợp
tổ chức phát động chương trình “Đồng hành
cùng xe buýt vàng - Chung tay hỗ trợ miền
Trung vượt lũ”.
Theo đó, trong suốt tháng 11, ba tuyến xe
buýt 109, 119 và Shuttle Bus 49 sẽ nhận quyên
góp cứu trợ ủng hộ đồng bào miền Trung bị lũ lụt
thông qua các thùng quyên góp đặt trên xe. Đây
là cơ hội cho hành khách đi xe buýt thể hiện tấm
lòng của mình đối với người dân một số tỉnh miền
Trung đang phải gánh chịu thiệt hại nặng nề từ
đợt mưa lũ vừa qua.
Đặc biệt, mỗi lượt đi xe buýt của hành
khách cũng đã đóng góp một phần giúp đồng
bào miền Trung khắc phục thiệt hại do lũ lụt,
bởi 10% tổng doanh thu từ toàn bộ các tuyến
xe buýt kể trên sẽ được trích ra để hỗ trợ cho
đồng bào miền Trung.
Được biết, ba tuyến xe buýt trên mới được
đưa vào hoạt động không lâu nhưng đã thu
hút lượng hành khách đáng kể và góp phần
giảm ùn tắc xe cộ lưu thông qua khu vực sân
bay Tân Sơn Nhất.
ĐixebuýthỗtrợmiềnTrungvượtlũ Lam Hồng
05Số 143 - Tháng 11/2016 SỰ KIỆN - TIÊU ĐIỂM
Vào ngày 06/11 vừa qua, Đảng uỷ, UBND,
Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường
Tân Phong đã long trọng tổ chức kỷ niệm
86 năm Ngày truyền thống (18.11.1930 -
18.11.2016). Về dự lễ có các đồng chí Lê Văn
Thu,TrưởngbanĐốingoạikiềubàoMặttrận
TP.HCM; ông Lê Văn Thành, Phó Chủ tịch
UBND quận 7; ông Lê Văn Cẩm, UVTV UB-
MTTQVN quận 7; ông Lê Văn Sáng, Phó Bí
thư Đảng uỷ phường Tân Phong; ông Võ Anh
Huy, Chủ tịch UBND phường Tân Phong.
Ông Lê Văn Thu, Trưởng ban Đối ngoại kiều
bào Mặt trận TP.HCM, cho biết: Từ đầu năm
2016 đến nay, hệ thống Mặt trận Tổ quốc thành
phố đã tiếp tục phát huy mạnh mẽ vai trò, trách
nhiệm của mình, thường xuyên tăng cường phối
hợp hành động với các tổ chức thành viên. Bên
cạnh đó, còn tiếp tục củng cố và mở rộng khối
đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết các tầng lớp nhân
dân thành phố, luôn đổi mới về nội dung, phương
thức hoạt động… Đặc biệt, thực hiện nghiêm túc
nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ X
nhiệm kỳ 2015 - 2020.
Được biết, thời gian qua, Ban công tác Mặt
trận khu phố 3,4,6 phường Tân Phong gặp rất
nhiều khó khăn trong việc tiếp nhận văn hoá đa
cộng đồng, bất đồng ngôn ngữ nhưng cố gắng gắn
kết với các tổ chức Tôn giáo Tin lành, cộng đồng
dân cư Hàn Quốc để luôn thực hiện đúng Quy
ước của khu dân cư, xích lại gần hơn và hỗ trợ cư
dân Hàn Quốc tham gia các phong trào chung
của khu phố, đặc biệt là công tác thiện nguyện,
cùng chung tay đoàn kết dân tộc, giữ vững khu
dân cư Văn hoá - Văn minh và đi vào chiều sâu
gắn bó, thân thương đoàn kết.
Kỷ niệm 86 năm Ngày truyền thống Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam cũng là dịp gặp gỡ, họp
mặt các cựu chiến binh, các cán bộ hưu trí khu
phố 3,4,6 cụm dân cư Phú Mỹ Hưng, phường Tân
Phong nhằm trao đổi, ôn lại truyền thống Cách
mạng và hỗ trợ nhau quyết tâm thực hiện thắng
lợi Nghị quyết lần thứ X của TP.HCM. Ông Lê
Văn Thành, Phó Chủ tịch UBND quận 7 cho
biết: Thay mặt thường trực UBND quận nhiệt
liệt biểu dương toàn thể quý cư dân, các tổ chức
trong khu dân cư suốt những năm qua đã đồng
tâm hiệp lực, đóng góp xây dựng cộng đồng dân
cư đạt nhiều kết quả tốt đẹp. Với đặc thù cư dân
người nước ngoài chiếm trên 70% nhưng Mặt
trận Tổ quốc phường Tân Phong nói chung và
các khu phố nói riêng, nhất là khu phố 6, luôn
xây dựng khu phố văn minh và tuyến đường văn
minh kiểu mẫu.
PhườngTânPhong-Quận7-TP.HCM:
Kỷniệm86nămNgàytruyềnthốngMặttrậnTổquốcViệtNam Thuỳ Duyên
Các vị đại biểu chụp ảnh lưu niệm
Nhờxâydựngvàthựchiệnhiệu
quả quy chế dân chủ ở cơ sở,  doanh
nghiệp nên người lao động an tâm
gắn bó với doanh nghiệp, làm việc
hết mình và trách nhiệm. Doanh
nghiệp (DN) từ đó cũng có điều
kiện nâng cao năng suất lao động,
ổn định để phát triển bền vững. 
Theo ông Hồ Thanh Sơn, Trưởng ban
Dân vận Tỉnh ủy Đồng Nai thì việc thực
hiện quy chế dân chủ ở DN còn chậm sẽ
làm ảnh hưởng không nhỏ tới quyền lợi
của người lao động, tiềm ẩn sự không ổn
định trong hoạt động của DN. Do đó, phải
nhân rộng mô hình hiệu quả từ thực hiện
quy chế ở cơ sở, làm cho DN hiểu sâu sắc
việc thực hiện quy chế dân chủ chính là
độnglựcđểDNpháttriểnổnđịnh,lâudài.
Ông Võ Minh Châu, Tổng Giám đốc
Cty CPDV Bảo vệ Bảo Sơn Đồng Nai
cũng cho biết: “Hàng năm, công ty tôi
đều tổ chức hội nghị người lao động. Nội
dung quan trọng được chi bộ, Công đoàn
và ban giám đốc chọn để bàn bạc đánh
giá sâu về việc ký kết hợp đồng lao động,
thực hiện các chế độ chính sách bảo hiểm
xã hội, cải thiện điều kiện làm việc cho
lao động nữ, nhất là lao động nữ đang
mang thai, sau sinh, nuôi con nhỏ…”.
Còn theo ông Tăng Quốc Lập, Phó
Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Đồng
Nai, để thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ
sở, ngoài cán bộ Công đoàn cơ sở làm tốt
công tác vận động chủ DN, cần có sự tự
giác thực hiện một cách rất thực chất của
chính chủ DN. Người lao động cũng cần
đượctậphuấn,tuyêntruyềncácnộidung
cơ bản của Bộ luật Lao động, Luật Công
đoànđểbiếtđượcquyềnlợicủamìnhgiúp
việc đối thoại, kiến nghị với DN hiệu quả.
LiênđoànLaođộngđãnhiềulầnphốihợp
vớicácđơnvịliênquantậphuấnchocánbộ
chủ chốt các DN về tổ chức hội nghị người
lao động, đối thoại người lao động nhưng
số lượng đơn vị tham gia rất thấp, thành
phần cử tập huấn cũng không đúng đối
tượng. Thực tế, những DN thường xảy ra
đình công thường là những đơn vị không
làm tốt việc thực hiện quy chế dân chủ, ít
hoặc không lấy ý kiến người lao động khi
ban hành các kế hoạch sản xuất, nhất là
cácchínhsáchnhạycảmliênquantớichế
độ tiền lương…
Qua 2 ngày tranh tài, vào
ngày 5/11 vừa qua, Hội thi
tìm hiểu Luật Thi đua - Khen
thưởng do UBND tỉnh Đồng
Nai tổ chức lần thứ nhất đã
bế mạc.
Giải nhất hội thi trị giá 20
triệu đồng thuộc về cụm thi
đua số 7 (Sở Công Thương, Sở
Xây dựng, Sở Tài nguyên Môi
trường, Sở NN&PTNT, Sở Giao
thông Vận tải và Ban quản lý
các khu công nghiệp tỉnh). Giải
nhì thuộc về cụm thi đua số
3 và giải ba thuộc về cụm thi
đua số 5. Các đội lần lượt trải
qua 4 phần thi, gồm: Thi tự giới
thiệu, trắc nghiệm kiến thức về
Luật Thi đua, khen thưởng, tự
luận về công tác thi đua - khen
thưởng và trả lời câu hỏi xử lý
tình huống. Phần trao giải hội
thi sẽ được tổ chức tại lễ kỷ niệm
10 năm tái lập ngành thi đua
khen thưởng Đồng Nai trong
thời gian tới.
Cùng ngày, ông Viên Hồng
Tiến, Giám đốc Sở Tư pháp cho
biết, Sở đang triển khai tuyên
truyền pháp luật. Đây là hoạt
động nhằm hưởng ứng Ngày
Pháp luật Việt Nam 9/11. Qua
đây, Sở sẽ tổ chức tập huấn
chuyên sâu các văn bản pháp
luật về tố tụng hành chính, luật
ban hành văn bản quy phạm
pháp luật, luật trưng cầu ý
dân…; tọa đàm về một số điểm
mới cơ bản của Bộ luật Dân sự,
phát hành 1.000 bản tin tư pháp
xoay quanh chủ đề “Phát huy
dân chủ, bảo vệ quyền con người,
quyền công dân vì mục tiêu dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh”...
Sôinổitìmhiểuvề
LuậtThiđua-Khenthưởng
Bùi Hương - Quốc Huy
Đồng Nai:
Bámsátquychếdânchủlàđộnglực
đểdoanhnghiệppháttriển
 Thuỳ Duyên - Ngọc Danh
Ngày 4/11/2016, Văn phòng UBND TP.
Đà Nẵng cho biết, lãnh đạo thành phố vừa
có công văn phê duyệt kinh phí để hỗ trợ giá
cho 5 tuyến xe miễn phí cho người dân trên
địa bàn TP trong vòng 30 ngày.
Có 5 tuyến xe buýt trợ giá được áp dụng gồm:
tuyến số 05: Nguyễn Tất Thành - Hoàng Diệu;
tuyến số 07: Xuân Diệu - Metro - Phạm Hùng;
tuyến số 08: Thọ Quang - Phạm Hùng; tuyến số
11: Xuân Diệu - Siêu thị Lotte; tuyến số 12: Thọ
Quang - Sân bay - Trường Sa. 5 tuyến xe buýt
này có thời gian phục vụ từ 5 giờ sáng đến 21
giờ hằng ngày, 20 phút/chuyến, giờ cao điểm 10
phút/chuyến. Xe buýt được đưa vào khai thác có
sức chứa 40 chỗ ngồi, mới 100%, có máy lạnh, hệ
thống kiểm soát tự động, thiết bị giám sát hành
trình và camera giám sát doanh thu.
Dự kiến, sau khi hết đợt miễn phí, hành
khách sẽ phải trả 5.000đ/khách/tuyến, 90.000đ/
khách/tháng. Các đối tượng ưu tiên như người tàn
tật, thương binh, lão thành Cách mạng, học sinh -
sinh viên… được giảm từ 50% - 100% giá vé.
Đà Nẵng: Miễnphí5tuyếnxebuýttrong1tháng Trọng Tâm
Hình ảnh xe buýt Đà Nẵng
06 Số 143 - Tháng 11/2016SỰ KIỆN - TIÊU ĐIỂM
Văn phòng Chính phủ vừa
có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ
đạo của Thủ tướng Chính phủ
về đẩy mạnh phát triển và ứng
dụng công nghệ sinh học phục
vụ sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước.
Trước đó, ngày 1/9/2016, Ban
Bí thư có Kết luận số 06-KL/TW
về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số
50-CT/TW ngày 4/3/2005 của Ban
Bí thư khóa IX về đẩy mạnh phát
triển và ứng dụng công nghệ sinh
học phục vụ sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn
Xuân Phúc giao Bộ Khoa học và
Công nghệ chủ trì, phối hợp với các
bộ, cơ quan liên quan xây dựng Kế
hoạch tổng thể phát triển công nghệ
sinh học đến năm 2030, bao gồm cả
nhiệmvụquyhoạchvàxâydựngcác
trung tâm kiểm định an toàn sinh
học tại các vùng, miền; chú trọng đổi
mới cơ chế quản lý, tạo động lực đột
phá về huy động nguồn lực và ứng
dụng, chuyển giao công nghệ sinh
học phục vụ mục tiêu chuyển dịch
cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng
trưởng, nâng cao năng suất, chất
lượng, hiệu quả, xây dựng nền công
nghiệp đa chức năng, thích ứng với
biến đổi khí hậu. Trình Thủ tướng
Chính phủ trong quý I/2017 để xem
xét, quyết định.
Đẩy mạnh phát triển và ứng dụng  
công nghệ sinh học để phục vụ  
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước
Đẩymạnhpháttriển,ứngdụngcôngnghệsinhhọc Thuỳ Duyên - Mỹ Huyền
Vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ
(LHPN) tỉnh Đắk Lắk long trọng tổ
chức Đại hội đại biểu phụ nữ tỉnh lần
thứ XVI, nhiệm kỳ 2016- 2021. Đến dự
có bà Bùi Thị Hòa, Phó Chủ tịch Hội
LHPN Việt Nam; ông Êban Y Phu, Bí
thư Tỉnh ủy Đắk Lắk, đại diện lãnh
đạo các ban ngành hữu quan, cùng
các Mẹ Việt Nam anh hùng và gần 300
đại biểu chính thức.
Trong thời gian qua, nhiều mô hình,
cách làm hay trong hoạt động, đạt hiệu
quả cao đã được Hội LHPN tỉnh nhân
rộng như: Mô hình “Phụ nữ thực hành tiết
kiệm, bảo vệ môi trường, giúp phụ nữ và
trẻ em nghèo”, “Hũ gạo tiết kiệm”, "Tặng
lợn sinh sản cho hội viên phụ nữ", các hoạt
động “Ngày hội của những tấm lòng nhân
ái”, "Quỹ Tấm lòng vàng", “Chăn ấm mùa
đông”, “Sách mới cho em”, nhận đỡ đầu các
phụ nữ và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.
Hội đã đẩy mạnh thực hiện Đề án
“Giáo dục 5 triệu bà mẹ nuôi dạy con tốt”,
thành lập và nhân rộng trên 600 mô hình
câu lạc bộ gia đình; vận động, quyên góp
xây dựng 140 “Mái ấm tình thương”, sửa
chữa 26 căn nhà dột cho hội viên khó khăn,
trao 554 suất học bổng (470 triệu đồng) cho
học sinh nghèo, quyên góp ủng hộ 4,2 tỷ
đồng giúp đỡ gia đình neo đơn, nạn nhân
chất độc màu da cam, trẻ em tàn tật; thăm
hỏi, tặng quà cho 28 ngàn lượt chị em có
hoàn cảnh khó khăn, hỗ trợ xây dựng 200
nhà bằng nguồn quỹ “Mái ấm công đoàn”...
Qua 5 năm thực hiện, toàn tỉnh có
4.500 hộ/12 ngàn hội viên phụ nữ thoát ng-
hèo. Gần 150 đề tài khoa học của hội viên
được áp dụng vào phục vụ sản xuất, tăng
lợi nhuận hàng chục tỷ đồng. Có 1.718 tập
thể, cá nhân hội viên được các cấp Hội, ban,
ngành biểu dương, khen thưởng. 17.000
hội viên đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua.
Đại hội đã bầu chọn được 37 hội viên
vào Ban chấp hành Hội LHPN tỉnh nhiệm
kỳ 2016 - 2021. Bà Nguyễn Thị Thu
Nguyệt tiếp tục được bầu làm Chủ tịch Hội
LHPN tỉnh Đắk Lắk.
HộiLiênhiệpPhụnữ
cónhiềumôhìnhthiếtthực
Nguyễn Hương
Đắk Lắk:
Vừa qua, tại UBND huyện Ea Súp, Quỹ Bảo trợ trẻ
em tỉnh phối hợp với Tổ chức Việt Nam Outreach Aus-
tralia trao tặng xe lăn, xe đạp, quà cho học sinh, trẻ
em, hộ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa
bàn. Tham dự buổi lễ có bà H’Yim Kđoh, Phó Chủ tịch
UBND tỉnh cùng lãnh đạo và cán bộ huyện.
Tổ chức Việt Nam
Outreach Australia đã
trao tặng 60 xe đạp cho
học sinh nghèo hiếu
học, 20 xe lăn cho trẻ
em khuyết tật (trị giá
1,5 triệu đồng/chiếc), 75
phần quà thực phẩm
(850.000 đồng/suất) cho
các hộ nghèo. Mỗi trẻ em
đến nhận xe lăn được hỗ
trợ 300.000 đồng chi phí đi lại. Tổng giá trị quà tặng là 193,5
triệu đồng.
Được biết, ngày 1/11 vừa qua, Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh
và Tổ chức Việt Nam Outreach Australia cũng đã trao tặng
60 xe đạp, 20 xe lăn và 75 phần quà thực phẩm trị giá 193,5
triệu đồng cho học sinh, trẻ em, hộ nghèo có hoàn cảnh đặc
biệt khó khăn trên địa bàn huyện Buôn Đôn. Năm 2015, tổ
chức Việt Nam Outreach Australia đã trao tặng xe lăn, xe
đạp cho 413 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh
với tổng trị giá gần 600 triệu đồng.
TẶNGXEĐẠP,XELĂN
CHOHỌCSINHNGHÈO,TRẺKHUYẾTTẬT
Nguyễn Phương
Ban chấp hành mới ra mắt Đại hội
Vừa qua, Ngân hàng Nhà nước chi
nhánh tỉnh Gia Lai đã tổ chức Hội nghị kết
nối ngân hàng với doanh nghiệp, nhằm tháo
gỡ những khó khăn, thúc đẩy hoạt động của
doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh. Dự
Hội nghị có đồng chí Võ Ngọc Thành, Phó
Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh
đạo một số sở, ngành của tỉnh cùng 40
doanh nghiệp.
Trên địa bàn tỉnh hiện có 3.600 DN đăng ký
kinh doanh và khoảng 2.900 DN đang hoạt động
sản xuất kinh doanh các lĩnh vực. Trong quá
trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, ngành
ngân hàng luôn đồng hành với DN, cung ứng
nguồn vốn cho các DN để đầu tư sản xuất kinh
doanh. Đến nay đã có 1.400 DN, chiếm 48,3%
tổng số DN đang hoạt động có quan hệ tín dụng
với các chi nhánh NH trên địa bàn tỉnh với dư nợ
là 26.915 tỷ đồng, chiếm 42,9% tổng dư nợ toàn
tỉnh, trong đó, dư nợ cho vay DN vừa và nhỏ là
11.100 tỷ đồng. Ngành NH cũng có nhiều giải
pháp chia sẻ khó khăn với DN, tạo điều kiện cho
DN tiếp cận nguồn vốn để duy trì và phát triển
sản xuất, các chi nhánh NH thương mại trên địa
bàn tỉnh đã điều chỉnh giảm lãi suất các khoản
cho vay cũ 1.743 DN với dư nợ được điều chỉnh
12.587 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, NH Nhà nước Chi nhánh tỉnh
đã quan tâm chỉ đạo các tổ chức tín dụng kịp thời
triển khai thực hiện cho vay các chương trình
như: Cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn;
cho vay hỗ trợ giảm tổn thất trong nông nghiệp;
cho vay hỗ trợ nhà ở, tái canh cây cà phê...
Cũng tại hội nghị, nhiều DN đã đề xuất với
lãnh đạo UBND tỉnh và NH một số khó khăn
trong việc tiếp cận vốn vay của NH trong thời
gianquanhư:Mứcvốnchovaycủamộtsốchương
trình còn thấp; NH tiếp tục tạo điều kiện thuận
lợi cho DN về thủ tục vay vốn và cung cấp thông
tin về các chương trình vay, về các đối tượng được
ưu đãi, hỗ trợ nhất là các DN nhỏ và vừa. Ngoài
ra, còn xảy ra trình trạng cán bộ của một số cơ
quan, đơn vị chưa giải quyết kịp thời các thủ tục
cho DN…
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, đồng chí
Võ Ngọc Thành, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch
UBND tỉnh khẳng định: Tỉnh luôn đồng hành
với DN, sẵn sàng chia sẻ những khó khăn, vướng
mắc và tạo mọi điều kiện để DN phát triển sản
xuất kinh doanh. Đồng chí yêu cầu các tổ chức
tín dụng trên địa bàn tỉnh tiếp tục làm cầu nối
giữa sản xuất và tiêu dùng, quan tâm tìm hiểu
các vướng mắc, các nhu cầu và có cơ chế tháo gỡ,
tạo điều kiện tối đa cho các DN tiếp cận vốn vay;
tăng cường kết nối giữa ngân hàng với DN.
GiaLai:Kếtnốingânhàngvớidoanhnghiệp Quốc Nhân - Mai Đào
Trẻ em khuyết tật được trao tặng xe lăn 
trị giá 1,5 triệu đồng/chiếc
Quang cảnh hội nghị
07Số 143 - Tháng 11/2016 KINH TẾ - PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn
Xuân Phúc vừa phê duyệt điều chỉnh
bổ sung vốn để đầu tư hạng mục
kênh nối Đáy - Ninh Cơ cho Dự án
"Phát triển giao thông vận tải khu
vực đồng bằng Bắc Bộ" do Ngân hàng
Thế giới (WB) tài trợ.
Cụ thể, vốn bổ sung là 110,80 triệu
USD,trongđóvốnvayIDAcủaWBlà82,34
triệu USD, vốn đối ứng 28,46 triệu USD.
Tổng mức đầu tư của dự án sau khi bổ sung
vốn là 320,88 triệu USD trong đó vốn IDA
253,03 triệu USD, đối ứng 67,85 triệu USD.
Các hạng mục sử dụng nguồn vốn bổ
sung là đào mới dẫn nối sông Đáy với sông
Ninh Cơ và xây dựng âu tàu cho tàu pha
sông biển trọng tải từ 2.000 DWT đầy tải
và đến 3.000 DWT giảm tải có thể đi từ
sông Ninh Cơ sang sông Đáy và ngược lại.
Xây dựng cầu Đáy - Ninh Cơ vượt
kênh để hoàn trả sự lưu thông liên tục
của Tỉnh lộ 490C giữa hai bên kênh sau
khi đào kênh cắt ngang qua. Đồng thời,
xây dựng hoàn trả các công trình hiện
hữu khi đào kênh (hệ thống điện cao thế,
thông tin liên lạc, hệ thống kênh mương
thủy lợi...) và các công trình tạo cảnh
quan môi trường.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV)
thường là doanh nghiệp trẻ, nguồn lực ít,
chưa có nhiều kinh nghiệm, nhân lực chất
lượng không cao. Tuy nhiên, nếu các DNNVV
biết áp dụng công nghệ số vào đơn vị mình
một cách hợp lý thì có thể phát triển mạnh.
Tỉ lệ sử dụng Internet trong DNNVV tăng đáng kể
Theo điều tra dự án chỉ số năng lực cạnh
tranh cấp tỉnh của VCCI - USAID năm 2015 thì
đã có 72% DN đi lên từ mô hình sản xuất gia đình,
cá thể nhỏ lẻ (hộ kinh doanh), song tỷ lệ DN có làm
ăn với nước ngoài, có xuất khẩu hay nhập khẩu
với DN nước ngoài của Việt Nam là rất thấp, chỉ
có 3,8% DN Trong điều tra của VCCI trên 10.000
DN trong 63 tỉnh thành ở Việt Nam thì tỷ lệ sử
dụng Internet của các DN tăng lên trong vòng 11
năm nay (từ năm 2006 - năm 2016), từ 87% năm
2007 đã tăng lên 95% năm 2015, và tỷ lệ sử dụng
email bình quân chiếm khoảng 82%, còn một số
tỉnh và thành phố lớn thì tỷ lệ này là 92% như Hà
Nội, TP.HCM… Tuy nhiên, việc sử dụng công nghệ
thông tin còn chưa hiệu quả trong nhóm DNNVV
là 59% và chỉ có 41% DN sử dụng hiệu quả.
Theo ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp
chế của VCCI, nếu các DNNVV biết áp dụng
công nghệ số vào đơn vị mình một cách hợp lý thì
có thể phát triển mạnh. Việc áp dụng công nghệ
số như hiện nay sẽ giúp cho DN linh hoạt hơn so
với các phương thức truyền thống.
Giảm bớt gánh nặng chi phí, tăng doanh thu
Cũng theo điều tra của VCCI thì các DN
có áp dụng công nghệ thông tin trong sản xuất
kinh doanh giúp họ giảm bớt gánh nặng về các
thủ tục. Việc áp dụng công nghệ số cũng giúp cho
các DN có khả năng dự đoán thay đổi chính sách
pháp luật tốt hơn, kết quả kinh doanh tốt hơn,
61% doanh nghiệp có lãi khi áp dụng Internet, và
tỉ lệ giảm chi phí tài chính của họ cũng khá hơn.
Theo thống kê của Google, Việt Nam có
khoảng 20% DNNVV đã tham gia kinh doanh
online, tuy nhiên vẫn còn 80% DN bỏ ngỏ thị
trường rộng lớn này. Nguyên nhân chủ yếu của
việc chưa áp dụng công nghệ thông tin vào kinh
doanh của các DNNVV là họ chưa nhận thức
đầy đủ về những lợi ích của Internet như quảng
cáo trên Google, Adwords… Ngoài ra, họ còn khá
ngần ngại về chi phí cao và tiếp cận vốn khó
khăn, thiếu nhân sự chuyên môn hoặc thời gian,
phụ thuộc chủ yếu vào giao dịch viên trực tiếp và
quan ngại về vấn đề an ninh mạng.
Tín hiệu đáng mừng trong vấn đề áp dụng
công nghệ số vào các hoạt động sản xuất kinh
doanh của DN Việt Nam là đã giúp cho họ nắm
bắt thông tin tốt hơn và cũng giảm được các gánh
nặng về thủ tục, kết quả kinh doanh cũng tích
cực hơn. Tỷ lệ có lãi của DN có đường truyền
Internet chiếm 64%, trong khi đó DN không có
đường truyền Internet là 57%.
Theo ông Nguyễn Quang Vinh, Giám đốc
Học viện HVNet, nhờ áp dụng công nghệ số
trong quá trình hoạt động đã mang lại cho họ
một trang bán hàng online, và phát triển maket-
ting, phát triển thương hiệu doanh nghiệp ra thị
trường trong và ngoài nước. Với việc đưa các công
cụ như Adwords (và các kênh khác) vào trong
việc giới thiệu, phát triển thương hiệu, sản phẩm
đã giúp HVNet tăng lợi tức đầu tư của mình lên
70%, doanh thu năm 2015 tăng 150% so với năm
2014 (năm đầu tiếp cận google Adwords), kể từ
đầu năm 2016 tới nay tăng trưởng ấn tượng đến
350% so với năm 2015.
“Cũng nhờ áp dụng công nghệ thông tin vào
trong hoạt động kinh doanh mà Always cũng đã
phát triển từ một chi nhánh tại TP.HCM lên 4 chi
nhánh trong và ngoài nước, và giúp Always đạt
lợi tức đầu tư 12%, và 80% doanh thu nhờ quảng
cáo trên Google”, ông Đặng Thương Tín, Giám đốc
điều hành và người sáng lập Always khẳng định.
DOANHNGHIỆPNHỎVÀVỪA:
ÁPDỤNGCÔNGNGHỆSỐĐỂPHÁTTRIỂNMẠNHMẼ An Hà
Các chuyên gia trao đổi tại hội thảo
Sáng ngày 4/11/2016, Hiệp
hội Các nhà Quản trị Tài
chính Việt Nam (VAFE) phối
hợp cùng với Vietstock đã tổ
chức “Lễ ra mắt Hiệp hội Các
nhà Quản trị Tài chính Việt
Nam và công bố kết quả bình
chọn IR 2016”.
Tại buổi lễ, các hạng mục Top
5 doanh nghiệp niêm yết (DNNY)
có hoạt động IR tốt nhất năm 2016
lầnlượtđượccôngbốvàvinhdanh.
Để lọt vào Top 5 được vinh danh,
DNNY phải đảm bảo chấp hành
đầy đủ và kịp thời các quy định về
công bố thông tin trên thị trường
chứng khoán Việt Nam trong kỳ
xem xét, phải vượt qua được vòng
đánh giá khắt khe về hoạt động
Quan hệ Nhà đầu tư (Investor
Relations - IR) từ các định chế tài
chính chuyên nghiệp cũng như
nhận được sự bình chọn nhiều
nhất từ cộng đồng nhà đầu tư.
Dựa trên nhiều tiêu chí khảo
sát chặt chẽ về việc đáp ứng đầy đủ
và kịp thời những yêu cầu về công
bốthôngtintheoThôngtư52/2012/
TT-BTC và Thông tư 155/2015/TT-
BTCcủaBộTàichínhcùngcácquy
định về tính thanh khoản, trong
chươngtrìnhbìnhchọnnămnay,có
tổng cộng 639 DN trên hai Sở Giao
dịch Chứng khoán TP.HCM (HSX)
và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà
Nội(HNX)lọtvàophạmvikhảosát
toàn diện của VAFE và Vietstock.
Hiệp hội và Vietstock đã chọn ra
danh sách 38 DN niêm yết đáp ứng
đầy đủ các tiêu chí để đưa vào danh
sách bình chọn cho năm 2016.
Trong 38 DN niêm yết đáp
ứng đầy đủ các điều kiện để tham
gia bình chọn, dưới con mắt của
cộng đồng nhà đầu tư thì AAA,
BVH, HSG, KDH và VNM là
Top 5 doanh nghiệp có hoạt động
IR tốt nhất. Trong khi theo đánh
giá của các định chế tài chính thì
DPM, FPT, KDH, NLG và VNM
là những đơn vị dẫn đầu về hoạt
động IR. Cuối cùng, Top 5 doanh
nghiệp niêm yết nhận được tổng
số điểm đánh giá và bình chọn cao
nhất từ cả nhà đầu tư và định chế
tài chính thuộc về AAA, DPM,
FPT, KDH và VNM.
Đặc biệt, CTCP Đầu tư và
Kinh doanh Nhà Khang Điền
không những có tên trong cả 3
hạng mục vinh danh mà còn xuất
sắc khi dẫn đầu toàn thị trường
chứng khoán niêm yết về Hoạt
động IR với vị trí quán quân:
“Doanh nghiệp niêm yết có Hoạt
động IR xuất sắc nhất năm 2016”.
Phát biểu về việc ra đời Hiệp
hội Các nhà Quản trị Tài chính
Việt Nam, bà Phạm Thị Thanh
Nga - Chủ tịch Hiệp hội, Chủ tịch
HĐQT Vietstock cho biết: “Hiệp
hội sẽ có những đóng góp hữu ích
vào sự phát triển của lĩnh vực tài
chính và công tác quản trị tài chính
tạiViệtNam;đảmbảotuânthủcác
quy định pháp luật, hướng đến tiếp
cận và bắt kịp xu hướng quốc tế.
Chương trình Bình chọn IR 2016
chính là bước mở đầu cho chặng
đường phát triển của Hiệp hội”.
CÔNGBỐTOP5DOANHNGHIỆPNIÊMYẾT
CÓHOẠTĐỘNGIRTỐTNHẤT2016 Hoàng Uyển
Bổsungvốnđểđầutư
kênhnốiĐáy-NinhCơ
Hà Trung
Số 143 - Tháng 11/201608 KINH TẾ - PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP
Vừa qua, ông Nguyễn Tuấn Hà, Phó Chủ
tịch UBND tỉnh Đắk Lắk, với vai trò chủ trì,
đã cùng các thành viên UBND tỉnh, đại diện
các sở, ban, ngành trong tỉnh thảo luận, góp ý
thông qua các nội dung trình kỳ họp thứ III,
HĐND tỉnh khóa IX.
Dự thảo Nghị quyết về phát triển cà phê bền
vững của tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020 và định
hướng đến năm 2030 là một trong nội dung được
các đại biểu quan tâm. Nội dung xoay quanh 3 điều
với 4 mục chính: mục tiêu, giải pháp thực hiện, các
nội dung thực hiện và kinh phí đầu tư.
Dự thảo đưa ra mục tiêu đến 2030, tỉnh có
diện tích cà phê ổn định từ 170.000 - 180.000 hec-
ta, sản lượng bình quân đạt 476.000 - 504.000 tấn/
năm cho năng suất bình quân 2,8 tấn/hecta. Dự
thảo Nghị quyết cũng đưa ra mục tiêu đến 2030 có
90% diện tích cà phê chủ động được nước tưới và
20.000 hecta tưới nước tiết kiệm. Đến năm 2030,
sản lượng cà phê được chế biến sâu đạt 25- 30%
sản lượng cà phê trong niên vụ. Về kim ngạch xuất
khẩu cà phê đạt bình quân 650 triệu USD/năm,
định hướng từ sau 2020 phấn đấu kim ngạch xuất
khẩu hàng năm đạt 700-800 triệu USD/năm…
Để đạt được các mục tiêu trên, dự thảo đã đưa
ra một số giải pháp thực hiện: tăng cường công
tác quản lý ngành hàng, nâng cao năng lực tổ
chức sản xuất, đào tạo nhân lực để đẩy mạnh ứng
dụng khoa học công nghệ, cơ giới hóa trong sản
xuất cà phê. Song song đó là việc đẩy mạnh xúc
tiến thương mại và xây dựng thương hiệu.
Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển cà phê bền
vững của tỉnh đến 2020 định hướng đến 2030 là
5.696,9 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn từ ngân sách
tỉnh 31 tỷ đồng, TW thông qua các chương trình
tín dụng là 3 ngàn tỷ đồng, huy động doanh nghiệp
và người dân 2.664,9 tỷ đồng. 	
ĐắkLắk:Gần5.700tỷđồng
đầutưpháttriểncàphêbềnvững Nguyễn Phương
Giá cá tra bắt đầu có sự
nhíchlêndonhiềunguyênnhân
tác động đến thị trường, trong
đó, nguyên nhân chính vẫn do
quy luật “cung - cầu”. Song, dẫu
cá tra có tăng giá thì cả các nhà
máy chế biến và người nuôi cá
vẫn thấp thỏm lo âu. Chuyện
giải quyết bài toán đầu ra cho
sản phẩm này không đơn thuần
là liên kết dọc giữa nông dân và
doanh nghiệp mà còn phải thắt
chặt mối liên kết ngang giữa các
doanh nghiệp…
Liênkếtcònrờirạc,thiếuminhbạch 
Theo Hiệp hội Cá tra Việt Nam,
tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra
đến tháng 9/2016 đạt trên 1,15 tỉ
USD, tăng 6,6% so với cùng kỳ năm
2015. Hiện tại, mặt hàng cá tra
đã xuất khẩu đến 133 quốc gia và
vùng lãnh thổ. Giá cá tra nguyên
liệu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như
tình hình xuất khẩu, sản lượng cá
tra và các yếu tố khác. Bà Võ Thị
Thu Hương, Phó Tổng Thư ký Hiệp
hội Cá tra Việt Nam, cho biết: “Các
rào cản kỹ thuật về cá tra làm sụt
giảm thị trường ở châu Âu. Trong
khi đó, nhiều địa phương còn lúng
túng chưa đưa ra các quy chuẩn về
nghề nuôi, chưa theo dõi cập nhật
báo cáo giá thành của người nuôi...”.
Sau một thời gian giá cá tra
trượt dài, bấp bênh, mối liên kết
ngành dọc giữa nông dân và DN
được hình thành khá bài bản. Người
nuôi cá tra hiện nay gần như đều
gắn đầu ra với DN cụ thể cũng như
áp dụng các quy trình nuôi tiến bộ.
Tuy nhiên, mối liên kết ngang (giữa
DN với DN) vẫn rời rạc và thậm chí
là thiếu minh bạch.
Theo TS Võ Hùng Dũng, Giám
đốc VCCI Cần Thơ thì giá thành cá
tra chỉ có thể xác định ở một thời
điểm nào đó. Hiện tại, khảo sát thực
tế từ một số hộ nuôi cho thấy giá
thành nuôi cá tra hiện nay dưới mức
20.000 đồng/kg. Cũng cần nói thêm,
hiện nay giá thành nuôi cá tra của
DN cao hơn nông dân. Trong khi đó,
vùng nguyên liệu nuôi cá tra hiện
nay, tỷ lệ nuôi của DN chiếm đến
80%, 20% còn lại là của nông dân.
TS Võ Hùng Dũng cũng chua xót
nhận định: “Thực tế thời gian qua
ngườinuôicáởĐBSCLliêntiếpthất
giá, phá sản. Nhiều người phải bỏ
cuộc”! Đây cũng là nguyên nhân lý
giải diện tích nuôi cá tra ngày càng
bị co hẹp. Đến tháng 10/2016, diện
tích nuôi mới cá tra các tỉnh ĐBSCL
là 2.577 ha, giảm 9%, diện tích thu
hoạch là 2.736ha (giảm 0,1% so với
cùng kỳ năm 2015).
Phân tích về tình hình cá tra
ở thời điểm hiện nay, ông Lê Chí
Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thủy
sản An Giang (AFA), phân tích:
“Giá cá tra tăng hiện nay do nguồn
cung hạn chế. Trong khi nhu cầu
của doanh nghiệp tăng vọt để cung
cấp cho thị trường Noel và Tết
Dương lịch ở nhiều nước. Cũng cần
nói thêm, không chỉ người dân giảm
diện tích mà DN cũng giảm nuôi ở
vùng nguyên liệu truyền thống của
chính họ nên cá tra hút hàng, tăng
giá cục bộ”.
MộtDNkhaiphá,nhiềuDNphángang
Một người hoạt động nhiều
năm kinh nghiệm trong ngành cá
tra ở ĐBSCL, chua xót ví von: “Cần
biểu dương những DN “khai phá”
thị trường mới. Nhưng cũng rất
buồn ở cái chữ “khai phá” ấy. Bởi
thực tế có DN vừa “khai” được thị
trường mới, thì sau đó xuất hiện DN
“phá” thị trường! Mỗi lần Hiệp hội
Chế biến và Xuất khẩu thủy sản
Việt Nam (VASEP) dẫn DN đi dự
hội nghị thủy sản ở nước ngoài đều
họp thống nhất giá bán cá tra. Có
khi thống nhất giá bán cá tra phi lê
3,2 USD/kg, nhưng khi gặp khách
hàng, có DN “đạp giò” hạ giá bán
xuống còn 3,1 USD/kg. Khách hàng
nhân đó đè giá cá tra phi lê xuất
khẩu của Việt Nam”.
Từ lâu nhiều người đã cảnh
báo tình trạng các nhà máy thủy
sản “mọc lên như nấm” sẽ dẫn đến
những hệ lụy khó lường. Mà câu
chuyện “khai phá thị trường = người
khai, kẻ phá” là một ví dụ chua xót.
Thực tế, nhiều DN không có chuyên
môn nhưng vẫn nhảy vào đầu tư
ngành thủy sản đã phải phá sản,
rơi vào vòng lao lý. Tổng công suất
chế biến của các nhà máy thủy sản
trên 2 triệu tấn nhưng khả năng
cung nguyên liệu chỉ ở mức 1-1,2
triệu tấn. Chính vì vậy mà nhiều
nhà máy thủy sản hoạt động dưới
50% công suất, khiến tỷ lệ khấu hao
tăng vọt.
Ông Lê Chí Bình mạnh dạn đề
xuất: “Cần phải loại khỏi cuộc chơi
đối với những DN yếu kém có chiêu
tròbánphágiá.Khôngnênhỗtrợcứu
những DN dạng này. DN nào đủ vật
lực, tài lực thì tồn tại. DN yếu kém
hay “xé rào bán phá giá” thì khai tử
chuyển sang ngành khác. Cần phải
có chính sách hỗ trợ liên kết ngang
để tập hợp các nhà máy thành một
đầu mối. Giảm được đầu mối là giảm
cạnh tranh không cần thiết”!
Như vậy, trong bối cảnh hiện
nay chỉ có thể ổn định ngành hàng
cá tra bằng chiến lược với chính
sách phù hợp. Nếu để cảnh “một
DN khai thị trường, rồi nhiều DN
phá thị trường” thì ngành hàng cá
tra ĐBSCL vẫn luẩn quẩn chuyện
giá cá tra tăng rồi trượt dài - nông
dân tiếp tục treo ao!
Đồng bằng sông Cửu Long:
Khótạomốiliênkếtchặtchẽchongànhcátra  Minh Sơn
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu
UBND tỉnh Khánh Hòa tiếp tục chỉ đạo các
đơn vị và địa phương rút kinh nghiệm trong
việc tuyên truyền, phối hợp với các hộ dân
sản xuất muối và các cơ quan truyền thông
trong việc thực hiện thu mua muối tạm trữ
(công khai địa điểm, chất lượng, đối tượng
thu mua muối...) để công tác thu mua tạm
trữ muối được thực hiện nghiêm túc, có hiệu
quả.
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ
NN&PTNT phối hợp chặt chẽ với các Bộ
Công Thương, Thông tin và Truyền thông
và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc
TW có sản xuất muối trong công tác truyền
thông (khai thác nguồn tin chính xác, đăng
tải bài viết phù hợp với tính chất và mức độ
sự việc, tránh gây hiểu lầm bức xúc không
đáng có trong dư luận xã hội); tiếp tục chỉ
đạo, kiểm tra, giám sát, thực hiện nhiệm vụ
mua tạm trữ muối niên vụ 2016 của diêm
dân theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính
phủ tại văn bản số 4867/VPCP-KTTH ngày
16/6/2016.
Thu hoạch cá tra phục vụ xuất khẩu tại quận Thốt Nốt, TP. Cần Thơ.
Nângcaohiệuquả
thumuamuốitạmtrữ
Thanh Vũ
Số 143 - Tháng 11/2016 ĐỜI SỐNG ĐÔ THỊ - XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 09
Thành phố Lai Châu có 2 xã,
trong đó xã San Thàng đã được
công nhận đạt chuẩn Nông thôn
mới (NTM), còn xã Nậm Loỏng
hiện đạt 16/19 tiêu chí xây dựng
NTMvà03tiêuchícònlạicơbản
đã hoàn thành. Hiện địa phương
này đang tập trung các nguồn
lực để hoàn thành các tiêu chí
còn lại vào cuối năm 2016.
Xây dựng nông thôn mới một cách
bền vững
Về Nậm Loỏng những ngày đầu
tháng 11, có thể chứng kiến chính
quyền và nhân dân nơi đây đang gấp
rút hoàn thành những khâu cuối
cùng để đưa xã đạt chuẩn NTM vào
cuối năm. Trong số 19 tiêu chí NTM,
còn 03 tiêu chí cuối cùng là nhà ở dân
cư, môi trường và hệ thống chính trị
xã hội vững mạnh xã cơ bản đã đạt
được. Thời gian qua, xã đẩy mạnh
tuyên truyền chương trình NTM
đến sâu rộng nhân dân. Xã đã hỗ trợ
người dân làm mới, sửa chữa, chỉnh
trang nhà cửa đạt chuẩn 3 cứng và
dự kiến đến hết cuối năm 2016 có
trên 75% nhà đạt chuẩn; duy trì
thu gom rác thải bên cạnh việc bố
trí thêm thùng đựng rác tại các bản;
vận động cán bộ, công chức xã thi tốt
nghiệpTHPT...Bêncạnhđó,đểnâng
cao đời sống cho nhân dân, xã định
hướng thay những cây trồng truyền
thống như cây lúa, cây ngô hiện nay
bằng cây chè Kim Tuyên - một giống
chè quý cho năng suất cao vào trong
những giống cây trồng chủ lực, giúp
người dân trong xã không những
thoát nghèo mà dần ổn định cuộc
sống trên chính quê hương mình.
Để việc xây dựng NTM của
thành phố Lai Châu phát triển bền
vững, thành phố đã xây dựng mục
tiêu cụ thể về quy hoạch xây dựng
NTM; phát triển hạ tầng kinh tế
- xã hội; hoàn thiện hệ thống giao
thông, chuẩn hoá về y tế, giáo dục,
hệ thống thuỷ lợi…; chuyển dịch cơ
cấu, phát triển kinh tế, nâng cao
thu nhập; giảm nghèo và an sinh xã
hội; đổi mới và phát triển các hình
thức tổ chức sản xuất có hiệu quả
ở nông thôn; phát triển giáo dục và
đào tạo, phát triển y tế, chăm sóc
sức khoẻ cho cư dân nông thôn; xây
dựng đời sống văn hoá, thông tin
và truyền thông nông thôn; nâng
cao chất lượng tổ chức Đảng, chính
quyền, đoàn thể, chính trị - xã hội
trên địa bàn; giữ vững an ninh, trật
tự xã hội ở nông thôn.
Chútrọngnângcaođờisốngnhândân
Ông Vương Văn Thắng - Bí thư
Thành ủy thành phố Lai Châu chia
sẻ: Việc tuyên truyền để người dân
hiểu được giá trị của sự thay đổi mô
hình nông thôn truyền thống, đưa
đời sống của người nông dân thoát
khỏi mô hình cũ còn nghèo và chậm
phát triển là một việc làm thiết
yếu, nhất là trong điều kiện trình
độ dân trí của một bộ phận người
dân còn thấp, nhận thức về xây
dựng nông thôn mới chưa rõ ràng,
một bộ phận còn ỷ lại trông chờ vào
sự hỗ trợ của nhà nước, cùng với đó
là mật độ dân cư nông thôn một số
bản thưa thớt, phong tục tập quán
còn lạc hậu, sản xuất nông nghiệp
còn nhỏ lẻ... Chính vì vậy, công tác
tuyên truyền tới người dân rất quan
trọng, không chỉ để họ hiểu được
lợi ích của mô hình nông thôn mới,
mà cần được tuyên truyền để người
dân biết trách nhiệm của mỗi người
trong quá trình xây dựng nông
thôn mới. Không phải là chờ đợi sự
thay đổi của địa phương, mà cùng
hành động tạo nên sự đổi mới. Đây
vừa là mục tiêu, vừa là nguyên tắc
để thành phố nâng cao vai trò chủ
thể của người dân trong quá trình
xây dựng nông thôn mới. Bởi chính
người dân là những người thực
hiện xây dựng, đồng thời cũng là
những người được hưởng cuộc sống
hiện đại hơn, đảm bảo nhu cầu đời
sống của chính mình.
Trong xây dựng nông thôn mới,
việc tập trung phát triển sản xuất,
nâng cao đời sống nhân dân là một
nhiệm vụ quan trọng. Với quan
điểm đó, ông Lương Chiến Công -
Chủ tịch thành phố Lai Châu cho
biết: Sau khi đạt chuẩn NTM của
hai xã San Thàng và Nậm Loỏng
thì UBND thành phố tiếp chú trọng
hỗ trợ bà con trong việc chuyển
đổi giống cây trồng vật nuôi, thay
đổi phương thức sản xuất, từng
bước đưa cơ giới hóa vào sản xuất
nông nghiệp và tiến tới sản xuất
hàng hóa, hướng tới việc xây dựng
xã NTM kiểu mẫu mang tính bền
vững, tăng thu nhập, nâng cao đời
sống nhân dân, coi đây là nhiệm vụ
hàng đầu, là nhân tố quyết định sự
thành công của chương trình.
Phát huy kết quả đạt được,
với quyết tâm và cách làm sáng
tạo, phát huy những nội lực, phân
bổ hợp lý các nguồn ngân sách địa
phương để duy trì và nâng cao các
tiêu chí đã đạt được là nhiệm vụ mà
thành phố Lai Châu chỉ đạo hai xã
triển khai xây dựng NTM cần thực
hiện để hoàn thành chương trình
NTM vào cuối năm 2016.
LAI CHÂU
THÀNH PHỐ LAI CHÂU:
Cánđíchnôngthônmớivàocuối2016 Ly Sơn - Lê Huy
Ông Vương Văn Thắng - Ủy viên BCH  
Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy thành phố Lai Châu.
Ông Lương Chiến Công - Chủ tịch UBND
thành phố Lai Châu.
Thời gian qua, chương trình xây dựng
nôngthônmới(XDNTM)ởtỉnhLaiChâuphát
triển rộng khắp và đạt được những kết quả
đáng ghi nhận, góp phần giúp cho diện mạo ở
các làng quê ngày càng khang trang, hiện đại
hơn; đời sống vật chất và tinh thần của người
dân nông thôn đang dần được nâng lên.
Chính quyền và nhân dân có sự đồng thuận cao
Lai Châu là tỉnh biên giới phía Tây Bắc của
Tổ quốc, điều kiện đi lại còn nhiều khó khăn, cơ sở
hạ tầng chưa đồng bộ… Thế nhưng, khi triển khai
chương trình XD NTM, tỉnh đã phát huy được
sức mạnh tổng lực để phát triển trên nhiều mặt.
Đến nay, tỉnh Lai Châu đã có 15 xã đạt chuẩn
NTM, 7 xã đạt từ 15-18 tiêu chí, 48 xã đạt 10-14
tiêu chí, 23 xã đạt 5-9 tiêu chí. Tỉnh Lai Châu
đã huy động được hơn 13.455 triệu đồng vốn do
nhân dân đóng góp. Năm 2016, tỉnh đã phân bổ
chi tiết đến dự án 75.000 tỷ đồng nguồn vốn trái
phiếu Chính phủ.
Điều đáng mừng nhất ghi nhận được trong
quá trình XD NTM ở Lai Châu thời gian qua là
chính quyền và nhân dân đã đạt được sự đồng
thuận cao. Tỉnh Lai Châu đã tích cực ban hành
cơ chế, chính sách nhằm hỗ trợ chương trình sản
xuất nông nghiệp; chương trình tín dụng ngân
hàng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;
đề án hỗ trợ người nghèo về nhà ở; đào tạo nghề
cho lao động nông thôn; hỗ trợ giảm nghèo nhanh
và bền vững; nỗ lực huy động nguồn lực xây dựng
kết cấu hạ tầng đồng thời khuyến khích các do-
anh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn…
Về phía nhân dân, đa số nhận thức đã được
thay đổi. Người dân tự nguyện hiến đất làm
đường giao thông, đóng góp của cải, công sức
cùng chính quyền tham gia XD NTM. Nhân dân
đã thực sự phát huy quyền làm chủ theo hướng
“dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân
hưởng thụ”. Đồng thời, trong quá trình thực hiện,
nhiều cách làm hay, sáng tạo được vận dụng. Nhờ
đó, thu nhập và đời sống của người dân được cải
thiện, củng cố lòng tin với Đảng, Nhà nước và
chính quyền.
Diện mạo nông thôn thay đổi rõ nét
Sau 5 năm XD NTM, cơ sở hạ tầng đã được
quan tâm đầu tư đồng bộ, tạo tiền đề đưa khu
vực kinh tế nông thôn đi lên. Theo Sở NN&PTNT
tỉnh Lai Châu: Tính đến tháng 9 năm 2016, các
huyện, thành phố đã xây dựng mới được trên
67,166 km đường giao thông nông thôn các loại,
kiên cố hóa 2,8 km kênh mương, đưa 02 trạm
biến áp, 26 km đường điện với số xã có điện là
96/96 xã, đạt 100%; số hộ có điện đạt 87,76%, tiếp
tục xây dựng, nâng cấp, sửa chữa 8 công trình
trường học các cấp, 3 nhà văn hóa và khu thể
thao xã, làm mới 3 nhà văn hóa và khu thể thao
thôn... Nhờ đó, bộ mặt nông thôn ngày càng khởi
sắc, cơ sở hạ tầng và các thiết chế văn hóa - xã hội
cơ bản đạt yêu cầu, phục vụ tốt cho việc sản xuất
và sinh hoạt của nhân dân.
Phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho
người dân được đẩy mạnh với tổng sản lượng
lương thực ước đạt 207,330 tấn. Trong đó cây
công nghiệp lâu năm như cây chè có tổng diện
tích là 4.120 ha với diện tích trồng mới 619 ha,
sản lượng chè búp tươi đã thu hái được ước đạt
23.400 tấn, cây cao su có tổng diện tích 13.246
“THAYDAĐỔITHỊT”NHỜNÔNGTHÔNMỚI Ly Sơn - Lê Huy
Người dân làm đường nông thôn mới ở Lai Châu.
Đọc tiếp trang 11
10 Số 143 - Tháng 11/2016Y TẾ - GIÁO DỤC
Được sự quan tâm của các cấp, ban,
ngành, đến nay, cơ sở vật chất của Trường
Tiểu học Bắc Sơn, thị xã Sầm Sơn, Thanh
Hóa ngày một khang trang. Trường đã đạt
chuẩn Quốc gia mức độ I, đang phấn đấu
năm 2017 đạt chuẩn mức độ II. Nhà trường
luôn xác định nâng cao chất lượng giáo dục
toàn diện là cơ sở để phát triển học sinh
giỏi, học sinh năng khiếu. Từ đó, chất lượng
giáo dục của nhà trường không ngừng được
cải thiện và nâng lên rõ nét.
Huyđộngmọinguồnlựcđểxâydựng,pháttriểntrường
Năm học 2016-2017, nhà trường có 790 học
sinh với 37 cán bộ giáo viên. Tuy nhiên, hiện
trường vẫn thiếu 8 giáo viên, cả hợp đồng của thị
xã và nhà trường mới được 5 giáo viên do gặp khó
khăn liên quan đến ngân sách chi trả cho giáo viên
hợp đồng. Về phòng học, nhà trường hiện nay cơ
bản đủ nhưng vẫn còn thiếu một số phòng chức
năng như âm nhạc, mỹ thuật, phòng đa năng…
Với nguồn ngân sách Nhà nước chi hàng
năm cho nhà trường rất hạn hẹp và địa phương
còn nhiều khó khăn, lãnh đạo nhà trường đề ra
giải pháp huy động sức mạnh tổng lực của cộng
đồng, của các ban, ngành có liên quan để tăng
cường cơ sở vật chất, hỗ trợ các hoạt động dạy
học, hoạt động giáo dục của nhà trường. Được sự
ủng hộ mạnh mẽ của đội ngũ cán bộ từ thôn, xóm
đến lãnh đạo địa phương, và sự tâm huyết với
giáo dục của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn
dân cư..., đến nay, công tác xã hội hóa đã đem
lại hiệu quả cao, góp phần quan trọng trong việc
tăng cường cơ sở vật chất nhà trường. 
Căn cứ vào các quy định của nhà nước hàng
năm, nhà trường đã làm tốt việc huy động mọi
nguồn lực để thực hiện xã hội hóa, đóng góp công
sức, vật chất, tiền của từ các nhà hảo tâm, phụ
huynh học sinh với số tiền hàng trăm triệu đồng
cùng với nguồn tài chính Nhà nước chăm lo xây
dựng cơ sở vật chất, các điều kiện cho hoạt động
giáo dục. Trường còn thường xuyên giữ mối liên
hệ chặt chẽ với gia đình học sinh và cộng đồng.
Nhờ vậy, trường luôn nhận được sự hỗ trợ, đồng
thuậncủađasốchamẹhọcsinhvềtubổsữachữa
cơ sở vật chất, hướng tới nâng cao chất lượng giáo
dục. Đến nay, Trường Tiểu học Bắc Sơn ngày một
khang trang sạch sẽ, thoáng mát, hệ thống cây
cảnh, cây xanh đảm bảo “xanh, sạch, đẹp”. Chất
lượng dạy học ngày một nâng cao, nhiều năm
trường trong top đầu đơn vị dẫn đầu khối Tiểu
học của thị xã.
Phát huy truyền thống của đơn vị, nhà
trường luôn xác định nâng cao chất lượng giáo
dục toàn diện là cơ sở để phát triển học sinh giỏi,
học sinh năng khiếu. Từ đó, chất lượng giáo dục
của nhà trường không ngừng được cải thiện và
nâng lên rõ nét. Nhiều năm liên tục, cán bộ, giáo
viên, học sinh Trường Tiểu học Bắc Sơn gặt hái
được nhiều thành tích đáng tự hào trong việc
nâng cao chất lượng giáo dục. Mặc dù thuộc thị
xã du lịch nhưng nhiều gia đình điều kiện kinh
tế còn nhiều khó khăn, đặc thù nhiều gia đình
phải lo làm ăn xa, đi biển dài ngày, để con cái
ở nhà cho ông bà hoặc người thân, chưa quan
tâm nhiều đến con em mình trong việc học tập.
Nhưng các thầy, cô giáo luôn hết lòng chăm lo cho
các em học sinh, nhiều trường hợp các cô phải đến
tận gia đình tìm hiểu hoàn cảnh gia đình và vận
động cho các em tới trường. Những trường hợp
khó khăn nhà trường miễn giảm hết các khoản
đóng góp, ngày lễ tết còn góp tiền mua quần áo,
sách vở cho các em…
Và các em học sinh không phụ lòng chăm lo
của các thầy, cô giáo đã cố gắng vươn lên khẳng
định bằng kết quả học tập của bản thân. Năm
học 2015-2016, 99% học sinh của trường hoàn
thành chương trình lớp học, 100% hoàn thành
chương trình tiểu học, nhiều học sinh xuất sắc,
hoàn thành tốt chương trình. Trao đổi với chúng
tôi, lãnh đạo nhà trường cho biết hiện nhà trường
rất mong được sự quan tâm của các cấp, ngành
bổ sung cơ sở vật chất cho trường để năm 2017
đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn II. Việc phân cấp,
cơ chế còn nhiều hạn chế nên rất khó cho các nhà
trường về việc dạy 2 buổi/ngày, trong khi trường
thiếu giáo viên, thiếu cơ sở vật chất, trường không
tự chủ được về con người, chi thường xuyên ít...
Kế thừa và phát huy truyền thống vốn có,
Trường Tiểu học Bắc Sơn sẽ tiếp tục khẳng định
mình bằng những thành tích mới trong việc nâng
cao chất lượng dạy và học.
TrườngTiểuhọcBắcSơn-ThịxãSầmSơn-ThanhHóa:
Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
Minh Quang- Hoàng Ninh-Mai Hoa
Khuôn viên trường rợp bóng cây xanh
Tự hào là ngôi trường trên quê hương
Bác, những năm qua, các thế hệ thầy và trò
Trường Trung học cơ sở Kim Liên không
ngừng phấn đấu vươn lên trong mọi hoạt
động, tạo nên những nét đẹp truyền thống
dạy tốt, học tốt. Đây cũng là đơn vị giáo dục
đầu tiên ở Nam Đàn đạt danh hiệu trường
chuẩn Quốc gia.
Từ một trường rất khó khăn, thiếu thốn về
cơ sở vật chất, học sinh học trong những ngôi nhà
lợp tranh hoặc nhà cấp 4, phải chia tách ở các
khu, đến năm 1989 và năm 2009, được sự quan
tâm của các cấp, ban ngành, các nhà hảo tâm như
Hội Việt kiều ở Thái Lan, Tập đoàn Him Lam đã
đầu tư xây dựng lại Trường THCS Kim Liên với
cơ sở vật chất hiện đại, khang trang đáp ứng đầy
đủ mọi nhu cầu giảng dạy, học tập chuyên môn,
rèn luyện thể chất, xây dựng kỹ năng sống cho
học sinh và phục vụ các hoạt động khác.
Trải qua 57 năm xây dựng và phát triển,
Trường THCS Kim Liên đã gặt hái được nhiều
thành tích đáng ghi nhận, được biết đến không
chỉ là ngôi trường có bề dày truyền thống “Dạy
tốt - học tốt” mà còn là điểm sáng, là lá cờ đầu
của ngành giáo dục đào tạo Nam Đàn và của tỉnh
Nghệ An. Hiện nhà trường có 20 lớp với tổng số
641 học sinh, đa số học sinh chăm ngoan và hiếu
học. Đội ngũ cán bộ, giáo viên nhà trường hiện có
57 người,  100% đạt chuẩn, luôn nhiệt tình tâm
huyết với nghề nghiệp.
Thực hiện nhiệm vụ năm học 2016-2017,
Ban Giám hiệu nhà trường luôn chú trọng việc
nâng cao hiệu quả các hoạt động giáo dục, đổi
mới phương pháp dạy học theo hướng “lấy học
sinh làm trung tâm”, đổi mới  quy trình kiểm
tra, đánh giá, dạy học phân hoá trên cơ sở chuẩn
kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ
thông; quan tâm đến học lực của từng đối tượng
học sinh; tăng cường vai trò lãnh đạo của cán bộ
quản lý trong việc thực hiện chương trình giáo
dục; tích cực ứng dụng công nghệ thông tin vào
giảng dạy; phát động phong trào viết sáng kiến
kinh nghiệm trong cán bộ, giáo viên, qua đó tìm
ra những sáng kiến hay áp dụng vào thực tiễn
công tác giảng dạy để đạt hiệu quả cao... Những
giải pháp này đã thực sự khích lệ giáo viên phấn
đấu thi đua nâng cao chất lượng trong từng tiết
dạy, nhờ vậy mà tỷ lệ giáo viên giỏi, học sinh giỏi
năm sau cao hơn năm trước. Tổng kết năm học
2014-2015, trường có 35 thầy cô đạt danh hiệu
giáo viên dạy giỏi cấp trường, 10 giáo viên giỏi
cấp huyện, 1 giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp
tỉnh; có 38 em học sinh đạt danh hiệu học sinh
giỏi huyện, 5 em học sinh giỏi tỉnh. Ngoài công
tác chuyên môn, nhà trường cũng hết sức quan
tâm đến các hoạt động ngoại khóa, giao lưu văn
hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao…
Trao đổi với chúng tôi, Hiệu trưởng Trường
THCS Kim Liên Nguyễn Vương Linh cho biết:
“Trước hết nhà trường luôn đoàn kết, lấy học sinh
làm trung tâm, tạo điều kiện cho cán bộ giáo viên
học tập và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp
vụ. Trường luôn phát hiện kịp thời và nhân rộng
các gương điển hình tiên tiến, tạo phong trào thi
đua dạy và học”.
Ghi nhận những cố gắng của tập thể giáo viên,
học sinh nhà trường, nhiều năm liên tục trường
được UBND tỉnh tặng Bằng khen, công nhận tập
thể lao động tiên tiến xuất sắc, Sở GD&ĐT công
nhậntrườngđạttiêuchuẩnchấtlượnggiáodụccấp
độ 3, đơn vị điển hình tiên tiến của ngành GD&ĐT
Nghệ An giai đoạn 2010-2015. Những ngày này,
thầy trò Trường THCS Kim Liên đang sôi nổi
hưởng ứng các phong trào thi đua thiết thực lập
thành tích kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam và
đón nhận Huân chương Lao động hạng 3 lần thứ
2. Đây là động lực để thầy, trò nhà trường không
ngừng phấn đấu vươn lên, đóng góp công sức, trí
tuệ cho sự nghiệp trồng người trên quê hương Bác.
TrườngTrunghọccơsởKimLiên-NamĐàn-NghệAn:
Tự hào là ngôi trường trên quê hương Bác
Hoàng Ninh-Minh Quang
Thầy và trò Trường THCS Kim Liên trong ngày khai trường
11Số 143 - Tháng 11/2016 Y TẾ - GIÁO DỤC
Đổi mới, phát triển để chăm sóc sức
khỏe của nhân dân trong tỉnh là nhiệm vụ
và trọng trách vô cùng to lớn của ngành Y
tế Lai Châu. Xác định nhiệm vụ đó, trong
những năm qua, ngành Y tế tỉnh đã chú
trọng nâng cao đạo đức nghề nghiệp, thực
hiện quy tắc ứng xử, chất lượng khám chữa
bệnh, từng bước đáp ứng nhu cầu chăm sóc
sức khỏe ngày càng cao của nhân dân.
Những kết quả thực hiện nhiệm vụ bảo vệ
và chăm sóc sức khỏe (BV&CSSK) nhân dân của
ngành y tế tỉnh Lai Châu trong 9 tháng đầu năm
cho thấy ngành y tế tỉnh tiếp tục ổn định tình
hình dịch bệnh, không để dịch bệnh lớn xảy ra.
Đồng thời, các đơn vị khám chữa bệnh (KCB)
trong toàn tỉnh thực hiện đạt vượt kế hoạch được
giao với 724.642 lượt khám bệnh, đạt 61,3% kế
hoạch và tăng 8,4% so với cùng kỳ năm 2015;
điều trị nội trú 8 tháng đầu năm đạt 46.732 người
bệnh, đạt 87% kế hoạch. Bên cạnh đó, ngành y
tế đã có nhiều nỗ lực thực hiện cam kết đổi mới
phong cách và thái độ phục vụ của cán bộ y tế,
hướng tới sự hài lòng của người bệnh, quyết tâm
nâng cao chất lượng KCB.
Chín tháng đầu năm, ngành y tế tỉnh Lai
Châu đã chủ động và tích cực triển khai các hoạt
động phòng chống dịch bệnh tại cộng đồng, bao
gồm chương trình phòng chống đối với các bệnh
truyền nhiễm và các bệnh không lây nhiễm.
Thực hiện các chương trình Mục tiêu Quốc gia y
tế đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng. Triển khai
chương trình Tiêm chủng mở rộng với hơn 51,5%
trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ 8 loại
vắc xin trong tháng đầu năm. Giảm số người mắc
các bệnh truyền nhiễm. Tăng cường phòng chống
dịch bệnh tay-chân-miệng, bệnh Sởi, bệnh Sốt rét
và hoạt động phòng chống giun sán... Ngăn chặn
thành công các dịch bệnh Ebola, Mers-CoV. Tăng
cường kiểm dịch Y tế tại Cửa khẩu Ma Lù Thàng,
các đơn vị chuẩn bị sẵn sàng đáp ứng dịch. Thực
hiện tốt chế độ thông tin, báo cáo ca bệnh tản phát
cũng như tình hình các loại dịch bệnh hàng ngày.
Khống chế sự lây lan của HIV/AIDS. Duy trì quản
lý tốt nguồn thuốc đáp ứng nhu cầu điều trị và bảo
đảm cung ứng đầy đủ thuốc cũng như tăng cường
quản lý dược ở tuyến y tế cơ sở…
Cùng với đó, công tác nghiên cứu, ứng dụng
những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới được chú
trọng, khai thác sử dụng hiệu quả các trang
thiết bị đã được đầu tư như máy chụp ARI, CT
scanner, chạy thận nhân tạo, nội soi, xét nghiệm
huyết học, sinh hóa...
Ngành Y tế Lai Châu còn chú trọng nâng
cao đạo đức nghề nghiệp, thực hiện quy tắc ứng
xử. Các bệnh viện thường xuyên tổ chức cho cán
bộ học và làm theo tấm gương đạo đức của Chủ
tịch Hồ Chí Minh, cam kết thực hiện tốt quy tắc
ứng xử hướng tới sự hài lòng của người bệnh; tinh
thần thái độ và trách nhiệm của cán bộ y tế từng
bước được cải thiện… 
Trước yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của sự
nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân
dân, tất cả các đơn vị y tế trong tỉnh Lai Châu tiếp
tụcphấnđấu,khôngngừngcủngcốvànângcaohơn
nữa trách nhiệm tinh thần, thái độ phục vụ nhân
dân. Trong đó tập trung hoàn thiện hệ thống y tế từ
tỉnh đến cơ sở, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, kỹ
thuật chăm sóc sức khỏe nhân dân; nâng cao chất
lượng khám và điều trị của các cơ sở y tế, giảm tỷ lệ
bệnhnhânchuyểntuyếntrên.Đểđạtđượcmụctiêu
trên, ngành Y tế Lai Châu tiếp tục cử cán bộ lên các
bệnh viện tuyến Trung ương học chuyên khoa sâu
và kỹ thuật mới; tăng cường nghiên cứu ứng dụng
tiếnbộkhoahọckỹthuậtvàocôngtácđiềutrị.Đồng
thời tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông giáo
dục sức khỏe để người dân hiểu và chủ động thực
hiện các biện pháp phòng, tránh dịch bệnh. 
Ngành Y tế tỉnh Lai Châu:
Chútrọngchămsócsứckhỏetoàndiệnchongườidân Ly Sơn - Lê Huy
Bộ trưởng Bộ Y  tế Nguyễn Thị Kim Tiến thăm và tặng quà
em bé sơ sinh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu.
Ngày 4/11 vừa qua, tại TP.
Hồ Chí Minh, Trường Đại học
Y khoa Phạm Ngọc Thạch đã tổ
chứcLễtraobằngtốtnghiệpcho
906 bác sĩ, cử nhân điều dưỡng,
nữ hộ sinh vừa tốt nghiệp trong
năm 2016. Trong số này, có 296
bác sĩ tốt nghiệp y đa khoa hệ
chính quy, 132 cử nhân điều
dưỡng, 39 nữ hộ sinh.
Điều đáng ghi nhận là 100%
các sinh viên, học viên vừa tốt
nghiệp đều có việc làm hoặc tiếp tục
học nâng cao. Các tân bác sĩ, tân
cử nhân, tân nữ hộ sinh được phân
công về các cơ sở y tế trực thuộc Sở Y
tế hoặc các bệnh viện TW đóng trên
địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Việc phân
công địa bàn cho các cán bộ y tế mới
đều dựa theo nguyện vọng cá nhân
và kết quả học tập. Riêng các bác sĩ
đa khoa hệ liên thông và cử nhân
điều dưỡng hệ vừa học vừa làm sẽ
được phân công về địa phương (nơi
cử đi học) để tiếp tục công tác.
Theo PGS.TS.BS Ngô Minh
Xuân, Hiệu trưởng Trường Đại học
Y khoa Phạm Ngọc Thạch: Những
năm gần đây, sinh viên nhà trường
ngoài việc được học tập lý thuyết
lẫn thực hành tại trường còn được
học trực tiếp tại nhiều cơ sở y tế và
trong nhiều chuyến công tác xã hội.
Vì thế, các tân bác sĩ, tân cử nhân,
tân nữ hộ sinh không chỉ nắm được
kiến thức cơ bản mà còn có thêm
kinh nghiệm, kỹ năng giao tiếp
với người bệnh nhằm thực hiện tốt
nhiệm vụ, thiên chức “lương y phải
như từ mẫu”.
Cũng theo Sở Y tế TP. Hồ Chí
Minh, các chương trình đào tạo
của ngành đều hướng đến mục
tiêu (đến năm 2025) phải: Hoàn
thiện hệ thống quản lý chất lượng
khám bệnh, chữa bệnh của ngành
y tế thành phố với những hoạt động
thiết thực; Bảo đảm luôn lấy người
bệnh làm trung tâm cho mọi hoạt
động khám bệnh, chữa bệnh và
hoạt động cải tiến chất lượng của
các bệnh viện và các cơ sở khám
chữa bệnh trên địa bàn thành phố;
Nhằm phục vụ người bệnh ngày
càng tốt hơn, an toàn hơn, nhanh
hơn, chi phí điều trị hợp lý hơn và
hài lòng hơn.
Theo tìm hiểu của PV Báo Thời
Báo MêKông, UBND TP. Hồ Chí
Minh đã đầu tư cho Đại học Y khoa
Phạm Ngọc Thạch (từ năm 2008) để
tăng quy mô đào tạo 800 - 1000 sinh
viên/năm. Như vậy, từ nay đến năm
2020, mỗi năm sẽ có 600 - 1000 bác
sĩ tốt nghiệp và được đào tạo sau đại
học các chuyên khoa và đào tạo bác
sĩ gia đình… nhằm nâng cao kiến
thức, kỹ năng, năng lực cán bộ y tế
và giảm tải các bệnh viện, góp phần
nâng cao chất lượng công tác chăm
sóc sức khỏe của nhân dân.
TP. Hồ Chí Minh:
100%tânbácsĩvừatốtnghiệpcóviệclàm Minh Anh
Cán bộ, giảng viên, sinh viên Đại học  
Y khoa Phạm Ngọc Thạch thường xuyên
tham gia khám chữa bệnh từ thiện  
cho người dân nghèo các tỉnh
ha, diện tích trồng mới đạt 167,4
ha. Cây ăn quả các loại có tổng diện
tích 2.290 ha với nhiều loại hoa quả
có năng suất và chất lượng đem lại
thu nhập cao cho người dân. Chăn
nuôi toàn tỉnh phát triển với tổng
đàn gia cầm ước dạt 1.300.000 con,
thủy sản có diện tích nuôi trồng đến
nay ước đạt 840 ha cho sản lượng
nuôi thả và đánh bắt tự nhiên ước
đạt 1.990 tấn. Diện tích rừng hiện
có 421.571 ha, độ che phủ rừng của
tỉnh ước đạt 46,77%.
Về Lai Châu hôm nay, có thể
dễ dàng nhận thấy sự thay đổi
trên quê hương nghèo khó ngày
nào. Chất lượng cuộc sống đã được
nâng lên rõ rệt, người dân ai cũng
vui mừng, phấn khởi vì những lợi
ích thiết thực mà chương trình XD
NTM mang lại.
Phát huy những thành tích
đã đạt được, chính quyền tỉnh Lai
Châu đã nhanh chóng đề ra các kế
hoạch để XD NTM tại địa phương
nhanh, mạnh và bền vững hơn nữa.
Trước mắt, tỉnh phấn đấu năm
2016 có thêm 6 xã đạt chuẩn NTM.
Cùng với đó, các đơn vị sẽ đẩy mạnh
công tác tuyên truyền, vận động,
huy động đầu tư cho chương trình
mục tiêu quốc gia về XD NTM tại
Lai Châu.
Tiếp theo trang 09
143
143
143
143
143
143
143
143
143
143
143
143
143

More Related Content

What's hot (20)

M ekong 137 in
M ekong 137 inM ekong 137 in
M ekong 137 in
 
Mekong 110
Mekong 110Mekong 110
Mekong 110
 
Mk so 116
Mk so 116 Mk so 116
Mk so 116
 
162
162162
162
 
161
161161
161
 
Mekong 110 29 3
Mekong 110 29 3Mekong 110 29 3
Mekong 110 29 3
 
C huyen in so 123
C huyen in so 123C huyen in so 123
C huyen in so 123
 
So 122 chuan in
So 122 chuan inSo 122 chuan in
So 122 chuan in
 
174
174174
174
 
150 chuyen in
150 chuyen in150 chuyen in
150 chuyen in
 
Mekong 2 2016
Mekong 2 2016Mekong 2 2016
Mekong 2 2016
 
129
129129
129
 
130
130130
130
 
Mekong 112
Mekong 112Mekong 112
Mekong 112
 
Mekong 115
Mekong 115Mekong 115
Mekong 115
 
131
131131
131
 
Thời báo Mekong 6 2015
Thời báo Mekong 6 2015Thời báo Mekong 6 2015
Thời báo Mekong 6 2015
 
135p
135p135p
135p
 
Thời báo MêKông tháng 06/2013
Thời báo MêKông tháng 06/2013Thời báo MêKông tháng 06/2013
Thời báo MêKông tháng 06/2013
 
So 108 tháng 3.2016
So 108 tháng 3.2016So 108 tháng 3.2016
So 108 tháng 3.2016
 

Viewers also liked

fibrosis quistica
fibrosis quistica fibrosis quistica
fibrosis quistica Patty Suarez
 
Gaia Sagrada- A Place to Heal the Heart
Gaia Sagrada- A Place to Heal the HeartGaia Sagrada- A Place to Heal the Heart
Gaia Sagrada- A Place to Heal the Heartajohn4717
 
Star profile Justin Timberlake
Star profile Justin TimberlakeStar profile Justin Timberlake
Star profile Justin Timberlakeelonawoodford
 
Mk120 chuyen in
Mk120 chuyen inMk120 chuyen in
Mk120 chuyen inHán Nhung
 
Higiene y seguridad Industrial (antecedentes, evolución, ventajas y efectos)
Higiene y seguridad Industrial (antecedentes, evolución, ventajas y efectos)Higiene y seguridad Industrial (antecedentes, evolución, ventajas y efectos)
Higiene y seguridad Industrial (antecedentes, evolución, ventajas y efectos)esolimando
 
North Kings Highway (VA 241) Intersection Improvements Study
North Kings Highway (VA 241) Intersection Improvements StudyNorth Kings Highway (VA 241) Intersection Improvements Study
North Kings Highway (VA 241) Intersection Improvements StudyFairfax County
 

Viewers also liked (8)

fibrosis quistica
fibrosis quistica fibrosis quistica
fibrosis quistica
 
Gaia Sagrada- A Place to Heal the Heart
Gaia Sagrada- A Place to Heal the HeartGaia Sagrada- A Place to Heal the Heart
Gaia Sagrada- A Place to Heal the Heart
 
Star profile Justin Timberlake
Star profile Justin TimberlakeStar profile Justin Timberlake
Star profile Justin Timberlake
 
Mk120 chuyen in
Mk120 chuyen inMk120 chuyen in
Mk120 chuyen in
 
Ark pitchdeck mirage
Ark pitchdeck mirageArk pitchdeck mirage
Ark pitchdeck mirage
 
Fibrosis pulmonar
Fibrosis pulmonarFibrosis pulmonar
Fibrosis pulmonar
 
Higiene y seguridad Industrial (antecedentes, evolución, ventajas y efectos)
Higiene y seguridad Industrial (antecedentes, evolución, ventajas y efectos)Higiene y seguridad Industrial (antecedentes, evolución, ventajas y efectos)
Higiene y seguridad Industrial (antecedentes, evolución, ventajas y efectos)
 
North Kings Highway (VA 241) Intersection Improvements Study
North Kings Highway (VA 241) Intersection Improvements StudyNorth Kings Highway (VA 241) Intersection Improvements Study
North Kings Highway (VA 241) Intersection Improvements Study
 

Similar to 143

Similar to 143 (20)

134
134134
134
 
167
167167
167
 
180
180180
180
 
171
171171
171
 
Mekong tet 2014
Mekong tet 2014Mekong tet 2014
Mekong tet 2014
 
172
172172
172
 
184
184184
184
 
So 124 chuyen in
So 124 chuyen inSo 124 chuyen in
So 124 chuyen in
 
Luận Văn Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Công Tác Kiểm Soát Chi Đầu Tư Phát ...
Luận Văn Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Công Tác Kiểm Soát Chi Đầu Tư Phát ...Luận Văn Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Công Tác Kiểm Soát Chi Đầu Tư Phát ...
Luận Văn Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Công Tác Kiểm Soát Chi Đầu Tư Phát ...
 
Mekong 10 2015
Mekong 10 2015Mekong 10 2015
Mekong 10 2015
 
Mk chuyen in 25 7-20 trang 3
Mk chuyen in 25 7-20 trang 3Mk chuyen in 25 7-20 trang 3
Mk chuyen in 25 7-20 trang 3
 
Luận Văn Nâng Cao Vai Trò Nhà Nước Về Quản Lý Thuế Đối Với Doanh Nghiệp Nhỏ V...
Luận Văn Nâng Cao Vai Trò Nhà Nước Về Quản Lý Thuế Đối Với Doanh Nghiệp Nhỏ V...Luận Văn Nâng Cao Vai Trò Nhà Nước Về Quản Lý Thuế Đối Với Doanh Nghiệp Nhỏ V...
Luận Văn Nâng Cao Vai Trò Nhà Nước Về Quản Lý Thuế Đối Với Doanh Nghiệp Nhỏ V...
 
160 chuyen in
160 chuyen in160 chuyen in
160 chuyen in
 
170 (1)
170 (1)170 (1)
170 (1)
 
Mekong 114
Mekong 114Mekong 114
Mekong 114
 
181a
181a181a
181a
 
Mekong 3 2015
Mekong 3 2015Mekong 3 2015
Mekong 3 2015
 
So 127 chuyen in
So 127 chuyen inSo 127 chuyen in
So 127 chuyen in
 
Luận án: Thuế đối với phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh Vĩnh Phúc
Luận án: Thuế đối với phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh Vĩnh PhúcLuận án: Thuế đối với phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh Vĩnh Phúc
Luận án: Thuế đối với phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh Vĩnh Phúc
 
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM 2011 ...
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN  NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI  5 NĂM 2011 ...ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN  NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI  5 NĂM 2011 ...
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM 2011 ...
 

More from Hán Nhung

More from Hán Nhung (9)

183 in
183 in183 in
183 in
 
Chương trình tặng quà cao sâm
Chương trình tặng quà cao sâmChương trình tặng quà cao sâm
Chương trình tặng quà cao sâm
 
178
178178
178
 
177
177177
177
 
176
176176
176
 
173
173173
173
 
169 in
169 in169 in
169 in
 
163 chuyen in
163 chuyen in163 chuyen in
163 chuyen in
 
Tan xuan
Tan xuanTan xuan
Tan xuan
 

143

  • 1. Số 143 tháng11/2016 thbmekong@gmail.com tbmekong@yahoo.com www.vilacaed.org.vn Phát hành thứ 5 hàng tuần Hotline: 091 4851538 090 9933888 090 6529455 Gia Lai: Kếtnối ngânhàngvới doanhnghiệp (tr.06) quảng nam: Phấnđấu làtỉnh kiểumẫu (tr.03) ViệtNamchủtrương tạodựngmôitrường đầutưkinhdoanh thuậnlợi,bìnhđẳng(tr.24) DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA: ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ ĐỂ PHÁT TRIỂN MẠNH MẼ Tr.07 TP. Hồ Chí Minh: Đixebuýt hỗtrợmiềnTrung vượtlũ (tr.04) PHÚT DỖI HỜN... ĐẮT GIÁ (tr.20)
  • 2. Chiều 4/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và  Đầu tư Lào Xuphan Keomixay. Thủ tướng đánh giá cao kết quả làm việc giữa Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư, Chủ tịch Ủy ban Hợp tác Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam; đồng thời đề nghị hai bên nỗ lực hợp tác để hoàn thành tốt Kế hoạch hợp tác giữa Chính phủ hai nước năm 2016, chuẩn bị tốt cho Kỳ họp lần thứ 39 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam- Lào vào năm tới. Thủ tướng yêu cầu hoạt động của Ủy ban Hợp tác Việt Nam-Lào phải đổi mới, hiệu quả, thiết thực, chống phô trương, hình thức. Đề cập một số vấn đề cụ thể, Thủ tướng cho rằng,Ủybanhợptáccủahaibêncần trao đổi thấu đáo, cặn kẽ mọi vấn đề để thúc đẩy quan hệ hợp tác hơn nữa, nhất là đẩy mạnh kim ngạch thương mại song phương, hiện nay đạt ở mức thấp, chưa tương xứng với tiềm năng và mối quan hệ hai nước. Đối với đề xuất của phía Lào về việc Chính phủ Việt Nam tạo điều kiện để Lào có thể sử dụng cảng Vũng Áng, Thủ tướng nêu quan điểm, Lào có thể xuất khẩu cũng như nhập khẩu hàng hóa từ các nước khác thông qua bất cứ cảng biển nào của Việt Nam thuận lợi với đường đi của hàng hóa, với chi phí thấp nhất, chứ không chỉ qua một cảng Vũng Áng. Về vấn đề mua bán điện, Thủ tướng nhất trí hai bên cần tạo mọi điềukiệnđểcácdự ántriểnkhaiđúng tiếnđộvàviệcmuabánđiệnthuậnlợi. Thủ tướng đề nghị, Chính phủ Lào cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư, kinh doanh; bày tỏ ủng hộ chủ trương của Chính phủ Lào về đóng cửa rừng tự nhiên. 02 Số 143 - Tháng 11/2016THEO DÒNG THỜI SỰ Giá bán tại Việt Nam: 4.800đ Tổng Biên tập: Lại Thanh Bình Phó Tổng Biên tập: Hồ Minh Sơn Văn phòng đại diện phía Nam: Tầng 8, Số 18A đường Nam Quốc Cang, P.Phạm Ngũ Lão, Q.1, TP.HCM. ĐT: 08.6679.2468 Văn phòng đại diện tại Cần Thơ và ĐBSCL: Số 9/10 Đại lộ Võ Văn Kiệt, Khu vực 7, phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, TP.Cần Thơ. Văn phòng đại diện tại Đà Nẵng: 329 Nguyễn Hữu Thọ, P.Hòa Cường Bắc, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng. Văn phòng đại diện tại Tây Nguyên: 250/31 đường Phan Chu Trinh, P.Tân Lợi, TP.Buôn Mê Thuột, tỉnh Đaklak. Tài khoản: 0521101078008, ngân hàng TMCP Quân đội. Giấy phép hoạt động báo chí: Số 1144/GP-Bộ TT&TT, ngày 25/7/2011 In tại: Xí nghiệp In 2 - CTy TNHH MTV In Ba Đình - Bộ Công An Đơn vị phát hành: Cty TNHH Truyền thông Mỹ Phúc. ĐC: 205 Võ Thị Sáu, P.7, Q.3, TP.HCM. ĐT: 08.38249001 Trụ sở: Tầng 7, số 65, Văn Miếu, Q.Đống Đa-Hà Nội (Bộ Kế hoạch & Đầu tư) Văn phòng Ban Biên tập: Tầng 01, Cung Triển lãm Kiến trúc Quy hoạch Xây dựng Quốc gia, Đỗ Đức Dục - Mỹ Đình - Nam Từ Liêm - Hà Nội. ĐT: 08049573 - 08049574 - 08049575. Fax: 08049575 Quốc hội thông qua kế hoạch pháttriểnkinhtế-xãhộinăm2017 vào chiều 7/11 với 85,02% số đại biểu tán thành. Trong đó, Quốc hội giao các cơ quan hành pháp và tư pháp phải hỗ trợ hình thành các tập đoàn kinh tế tư nhân mạnh, minh bạch, liêm chính, có khảnăngcạnhtranhtoàncầu. Mục tiêu tổng quát phát triển kinh tế - xã hội năm 2017 được Quốc hội đặt ra là bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, tạo chuyển biến rõ rệt trong thực hiện 3 đột phá chiến lược (hoàn thiện thể chế, phát triển nguồn nhân lực và xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại); tái cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của sản xuất, kinh doanh; tăng cường sức cạnh tranh của nền kinh tế, khuyến khích khởi nghiệp bền vững, phát triển doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng. Bảo đảm an sinh xã hội và chăm lo đời sống nhân dân.  12 chỉ tiêu cụ thể được Quốc hội thôngqua:Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng khoảng 6,7%; tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 6 - 7%; Tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu khoảng 3,5%; Tốc độ tăng giá tiêu dùng bình quân khoảng 4%; Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 31,5% GDP; Tỷ suất tiêu hao năng lượng trên một đơn vị GDP giảm 1,5%; Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giảm 1 - 1,5%, riêng các huyện ng- hèo giảm 4%; Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị: Dưới 4%; Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 55 - 57%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 3 tháng trở lên có chứng chỉ đạt 22,5%; Số giường bệnh trên một vạn dân đạt 25,5 giường (không tính giường trạm y tế xã); Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt 82,2%; Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường là 87%; Tỷ lệ che phủ rừng đạt 41,45%. Chinhphu.vn Chiều 5/11, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã gặp mặt các thành viên Hội đồng Chức danh Giáo sư nhà nước, các tân Giáo sư (GS), đại diện tân Phó Giáo sư (PGS) được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh năm 2016. Năm 2016, Hội đồng Chức danh GS nhà nước đã công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh cho 65 GS và 638 PGS. Sáng 5/11, Lễ công bố quyết định và trao giấy chứng nhận đã được tổ chức trang trọng tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội). Tân GS trẻ nhất là GS Trần Đình Thắng (Đại học Vinh), 41 tuổi; tân PGS trẻ nhất là PGS Trần Xuân Bách (Đại học Y Hà Nội), 32 tuổi. Có 6 tân PGS là người dân tộc thiểu số. Thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhiệt liệt chúc mừng các tân GS, đại diện tân PGS được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh năm 2016. Chủ tịch nước nhấn mạnh, Đảng, Nhà nước luôn quan tâm đến sự nghiệp đào tạo, xây dựng, phát triển đội ngũ trí thức, phát hiện và trọng dụng nhân tài, coi đó là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực của đất nước. Đảng, Nhà nước, nhân dân taluôntrântrọngghinhận,đánhgiá cao những công lao của đội ngũ GS, PGS đã góp phần quan trọng vào những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của đất nước, nhất là trong 30 năm đổi mới vừa qua. Chủ tịch nước đề nghị các GS, PGS tiếp tục phát huy trí tuệ, kinh nghiệm, tập trung tham mưu cho Đảng, Nhà nước trong hoạch định và triển khai các chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế... TTXVN ChủtịchnướcgặpmặtcáctânGiáosư,PhóGiáosưnăm2016 Đức Dũng Chủ tịch nước Trần Đại Quang phát biểu tại buổi gặp mặt. Ảnh: Nhan Sáng/TTXVN Thúc đẩy các dự án hợp tác Việt Nam-Lào Đức Tuân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp   Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào Xuphan Keomixay. Ảnh: VGP/Quang Hiếu Chinhphu.vn Phát biểu tại Gala “Kết nối & Hội nhập” ở TP.HCM tối 2/11, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: Thời cơ đang ở phía trước, để tranh thủ cơ hội phát triển, con tầu Việt Nam phải vững tay lái vượt qua gió mạnh, sóng cả đại dương để tiến lên. Gala nằm trong khuôn khổ Hội nghị Kinh tế Đối ngoại 2016 do Bộ Ngoại giao và Tạp chí Nhà Kinh tế Vương quốc Anh (Economist) phối hợp tổ chức. “Ngày nay, con tàu kinh tế Việt Nam đang tiến ra biển lớn của kinh tế toàn cầu với độ mở của nền kinh tế ngày càng cao”, Thủ tướng nói và cho biết,năm2015,tổngkimngạchthương mại đạt gần 330 tỷ USD, bằng 1,5 lần GDP. Tại Việt Nam có hơn 21.000 dự án đầu tư FDI đang hoạt động với số vốncamkếtgần300tỷUSD;đónggóp của khu vực FDI vào GDP ngày càng tăng,năm2015đạthơn20%. Việt Nam đã ký kết, tham gia 14 Hiệp định thương mại tự do (FTA), bao gồm cả các FTA thế hệ mới với tiêu chuẩn cao như TPP, FTA với 28 nước EU và đang đàm phán một số FTA khác. Môi trường kinh doanh Việt Nam đã tiến bộ một bước đáng kể. Theo Báo cáo môi trường kinh doanh toàn cầu của WB mới công bố, Việt Nam xếp thứ 82/190, tăng 9 bậc. “Thời cơ đang ở phía trước, để tranh thủ cơ hội phát triển, con tầu Việt Nam phải vững tay lái vượt qua giómạnh,sóngcảđạidươngđểtiếnlên. ChínhphủViệtNamsẽvữngtin,quyết tâmđổimớichínhmình,tậptrungxây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo, hành động, phục vụ người dân và doanh nghiệp”, Thủ tướng khẳng định và nhấn mạnh, sẽ tạo môi trường đầu tưtốtnhấtchodoanhnghiệp,coithành công của doanh nghiệp như là thành côngcủaChínhphủ. ThủtướnghyvọngquaHộinghị này, các đại biểu, các doanh nghiệp sẽ hiểu thêm về chủ trương, chính sách, chiến lược phát triển, hội nhập của Việt Nam và tìm thấy nhiều cơ hội hợp tác, đầu tư thuận lợi. Thủtướng:Thờicơởphíatrước, ViệtNamtranhthủcơhộiđểpháttriển Minh Sơn Quốchộithôngquakếhoạch pháttriểnkinhtế-xãhội2017 Thành Chung
  • 3. 3Số 143 - Tháng 11/2016 0SỰ KIỆN - TIÊU ĐIỂM Vừa qua, Thượng tướng Nguyễn Văn Thành, Thứ trưởng Bộ Công an cùng đoàn công tác đã có buổi làm việc với Công an tỉnh Lâm Đồng.  Tiếp đoàn công tác của Bộ Công an có các đồng chí: Nguyễn Xuân Tiến, Bí thư Tỉnh ủy; Trần Ngọc Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Thiếu tướng Bùi Văn Sơn, Giám đốc Công an tỉnh. Tại buổi làm việc, Thiếu tướng Bùi Văn Sơn, Giám đốc Công an tỉnh đã báo cáo sơ kết tình hình, hiệu quả công tác 11 tháng đầu năm 2016 của lực lượng Công an toàn tỉnh. Qua đó, Công an tỉnh đã triển khai công tác dưới sự chỉ đạo sâu sát của Đảng ủy Công an TW, lãnh đạo Bộ Công an và Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh. Ngoài ra, Công an tỉnh Lâm Đồng đã chủ động thực hiện đồng bộ, quyếtliệtcácmặtcôngtác,tổchứctốt côngtácnắm,dựbáo,xửlýtìnhhình… Thực hiện đạt hiệu quả cao trong các kếhoạch,biệnphápcôngtácđảmbảo an ninh quốc gia (ANQG), không để bị động, không để xảy ra điểm nóng bất ngờ trên địa bàn tỉnh.  Phát biểu chỉ đạo, Thứ trưởng Nguyễn Văn Thành đã ghi nhận và đánh giá cao sự nỗ lực, cố gắng của tập thể công an Lâm Đồng trong công tác giữ vững an ninh chính trị (ANCT), trật tự an toàn xã hội (TTATXH) tại địa phương. Thứ trưởng yêu cầu trong thời gian tới, Công an tỉnh cần tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa các biện pháp công tác, chủ động nắm chắc những diễn biến hòa bình, âm mưu, thủ đoạn hoạt động của các thế lực thù địch, tình hình an ninh nội bộ để chủ động tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyềnđịaphươngchỉđạogiảiquyết; Giữ vững ANCT, TTATXH trên địa bàn toàn tỉnh; Góp phần phục vụ tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh cũng như đem lại sự bình yên, hạnh phúc cho người dân. lâm đồng: ThứtrưởngBộCônganlàmviệc vớicôngantỉnh Trần Tươi Ngày 6/11 vừa qua, lễ trao tiền hỗ trợ cho 5 em và trao quà cho 35 em “Lá chưa lành” trong chương trình "Cặp lá yêu thương" đã diễn ra tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Chương trình do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) và Trung tâm Tin tức VTV24 phối hợp tổ chức. Chương trình “Cặp lá yêu thương” là dự án thiện nguyện kết nối các nhà hảo tâm (được gọi là “Lá lành”) với các hoàn cảnh khó khăn (được gọi là “Lá chưa lành”) tạo thành các cặp đôi vượt khó, vươn lên trong cuộc sống; Góp phần lan tỏa tình yêu thương nhân ái trong mỗi cá nhân, gia đình Việt, xây dựng một xã hội giàu tính nhân văn. Thông qua chi nhánh NHCSXH, mỗi “Lá chưa lành” được hỗ trợ tối đa từ 3 “Lá lành”. NHCSXH làm trung gian chuyển tiền miễn phí tới các “Lá chưa lành” trên cơ sở ghép cặp lá của VTV24. “Cặp lá yêu thương” hướng tới hỗ trợ tất cả các hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt là học sinh có hoàn cảnh khó khăn vượt khó học giỏi. Tại buổi trao tiền ghép cặp tại tỉnh Lâm Đồng, các em học sinh “Lá chưa lành” đến từ các huyện Di Linh, Lạc Dương, Đạ Tẻh, Bảo Lâm và Đam Rông có người giám hộ đi cùng được nhận khoản tiền do các “Lá lành” hỗ trợ từ 400 ngàn đồng đến 1 triệu đồng/em. Để đáp lại lòng tri ân, các em học sinh cũng đã viết thư và vẽ tranh bày tỏ lòng cảm ơn các nhà hảo tâm, chương trình “Cặp lá yêu thương” và NHCSXH đã tạo điều kiện cho các em yên tâm phấn đấu trong học tập. “Cặpláyêuthương” hỗtrợtrẻemkhókhăn Trần Tươi Quảng Nam quyết tâm phát triển nhanh, bền vững, toàn diện, là mô hình kiểumẫu;cùngvớithànhphốĐàNẵngvà tỉnh Quảng Ngãi trở thành động lực tăng trưởng kinh tế của vùng Trung Trung bộ. Để đạt được mục tiêu trên, tại buổi làm việc với UBND tỉnh, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho rằng: Quảng Nam cần có biện pháp đột phá vươn lên trong phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh, đẩy mạnh công tác đối ngoại. Trước hết, tỉnh cần tập trung chỉ đạo quyết liệt, thực hiện đồng bộ các giải pháp trên tất cả các lĩnh vực, tháo gỡ khó khăn để phấn đấu đạt và vượt mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm 2016, tạo tiền đề vững chắc cho phát triển bền vững những năm tiếp theo. Đồng thời, tỉnh phải làm tốt quy hoạch phát triển công nghiệp, không để xung đột các mục tiêu giữa phát triển công nghiệp và du lịch, không thực hiện những dự án có nguy cơ ảnh hưởng lớn tới môi trường; phát triển mạnh ngành công nghiệp cơ khí sản xuất, lắp ráp ô tô, các ngành công nghiệp phụ trợ, công nghiệp công nghệ cao tại các khu công nghiệp; tiếp tục rà soát, có cơ chế chính sách khuyến khích hơn nữa trong thu hút đầu tư, nhất là các dự án FDI chất lượng cao, công nghệ cao vào các khu công nghiệp của tỉnh; chú trọng phát triển doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp tư nhân; khuyến khích người dân làm giàu. Bên cạnh đó, tỉnh cũng phải tập trung mọi nguồn lực phát triển dịch vụ, du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, phấn đấu đến năm 2020 đạt 8 triệu lượt khách du lịch, trong đó có 4 triệu khách du lịch quốc tế, khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch của một địa phương duy nhất trong cả nước có 2 Di sản Văn hóa Thế giới. Trước hết, cần đặc biệt chú ý đến phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho du lịch, dịch vụ; tạo được chuỗi liên kết du lịch với các tỉnh từ Thừa Thiên-Huế đến Khánh Hòa và các Trung tâm du lịch lớn của cả nước. Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu tỉnh Quảng Nam đẩy mạnh hơn nữa công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Bộ máy lãnh đạo các cấp, từ tỉnh đến huyện, xã phải nhiệt huyết, trách nhiệm, năng động, sáng tạo, tận tụy, xây dựng nền hành chính kiến tạo phát triển, liêm chính, phục vụ nhân dân. Nâng cao chất lượng xử lý thông tin phản hồi của các doanh nghiệp, người dân; làm tốt công tác tiếp dân, giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân; phòng chống tham nhũng, lãng phí; kiên quyết xử lý vi phạm, đảm bảo môi trường tại các khu, cụm công nghiệp; chủ động phòng chống thiên tai, cháy rừng, sạt lở cửa sông, cửa biển. Cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân toàn tỉnh phải tập trung làm tốt công tác xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, nhất là ở khu vực các huyện nghèo phía Tây của tỉnh và đồng bào dân tộc thiểu số gắn với bảo vệ phát triển rừng; tăng cường quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. QuảngNam:PhấnđấulàtỉnhkiểumẫuTrọng Tâm Một góc thành phố Quảng Nam Kính gửi: các Bộ, Ban, Ngành TW; các Đơn vị-Địa phương và các Doanh nghiệp- Doanh nhân. Hiện tại - Đang có hiện tượng giả danh Báo Thời báo Mekong, mời gọi tham gia Chương trình (với nội dung như sau): Diễn đàn Mekong thường niên lần thứ 7 năm 2016. Tổ chức (dự kiến) từ ngày 8-11/12/2016 và vinh danh TOP 100… một số tập thể, cá nhân, do một lãnh đạo Nhà nước Campuchia chủ trì… Ban Biên tập Báo Thời báo Mekong chính thức thông báo: Hiện Thời báo Mêkong không cử phóng viên và không phải là đơn vị tổ chức Chương trình này - như đăng tải trong thông tin giả danh Thời báo Mêkong và mời gọi trực tiếp các đơn vị, doanh nghiệp - doanh nhân... Bởi Diễn đàn Mekong là một Chương trình thường niên, uy tín, tầm Quốc gia, vùng Me- kong và khu vực ASEAN, do TW Hội Hợp tác Phát triển Kinh tế Việt Nam-Lào-Campuchia (VILACAED) tổ chức hoặc phối hợp tổ chức và chủ trì trọng thể hàng năm, nhằm tăng cường tình đoàn kết hữu nghị, đẩy mạnh hợp tác đầu tư cùng phát triển… giữa Việt Nam và các nước trong Vùng và Khu vực. Cũng do tầm vóc, vị thế của Chương trình - Lâu nay không có vinh danh các TOP tập thể, cá nhân nào tại Chương trình. Trường hợp thông tin mạo danh này gửi tới các Đơn vị - Địa phương, các Quý vị…, kính đề nghị hãy liên lạc báo ngay cho các đường dây nóng: 0914851538 - 0909933888 - 0965388999. Hoặc báo cho cơ quan công an nơi gần nhất. Trân trọng cảm ơn. Báo Thời báo Mekong Quang cảnh buổi làm việc Hình ảnh lễ trao tiền hỗ trợ trong   chương trình “Cặp lá yêu thương”   tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng THÔNG BÁO
  • 4. 04 Số 143 - Tháng 11/2016SỰ KIỆN - TIÊU ĐIỂM Vừa qua, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam TP.HCM tổ chức hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện phong trào “3 tiết kiệm - 3 tương trợ” giai đoạn 2011-2016. Qua 5 năm triển khai, phong trào đã nhanh chóng tạo được sự đồng thuận, hưởng ứng tích cực trong mọi tầng lớp nhân dân, các cơ quan, đơnvị,lựclượngvũtrang,cácdoanhnghiệp... Các phong trào được thể hiện qua những việc làm cụ thể như tiết kiệm điện, tiết kiệm trong chi tiêu công, tiết kiệm không tiêu dùng hàng xa xỉ; tương trợ người nghèo, gia đình chính sách, tương trợ công nhân, nông dân, học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, tương trợ người già neo đơn, người khuyết tật, trẻ mồ côi... Từ phong trào đó, các tổ chức, các địa phương, đơn vị, doanh nghiệp đãcónhiềumôhìnhhay,cáchlàmsángtạocóhiệu quả như chương trình gia đình thi đua tiết kiệm điện; vận động các chủ nhà trọ hưởng ứng không tăng giá cho thuê phòng trọ, giá điện, giá nước; vận động các doanh nghiệp có đông công nhân hỗ trợ thêm các khoản chi phí ngoài lương, giúp công nhân, người lao động vượt qua khó khăn; tổ chức các chương trình, tăng các điểm bán bình ổn giá; tổ chức nhiều chuyến bán hàng lưu động tại các khu vực có đông công nhân, người lao động... Trong suốt 5 năm qua, Quỹ Vì người nghèo của TP.HCM đã thực hiện việc chăm lo trên 639 tỷ đồng để xây dựng 425 nhà tình thương, sửa chữa và chống dột hơn 4.000 căn nhà, trao tặng gần 104.000 suất học bổng Nguyễn Hữu Thọ và 1.900 phương tiện đi học, trợ cấp khó khăn, chăm lo gần 11.000 lượt công nhân, học sinh, người lao động nghèo, tặng gần 42.000 thẻ BHYT cho người già neo đơn, trẻ khuyết tật, thành viên hộ nghèo… Cũng tại hội nghị, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM cũng đã trao tặng phương tiện làm ăn là hàng chục xe máy, xe bán hàng cho các hộ dân có hoàn cảnh khó khăn, nhằm giúp các đối tượng hộ nghèo, cận nghèo vượt khó vươn lên phát triển kinh tế gia đình, ổn định cuộc sống, với tổng kinh phí 1,2 tỷ đồng. Với những thành tựu trong quá trình thực hiện phong trào, Ban vận động “Vì Người nghèo” TP.HCM vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì; Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP.HCM và ông Huỳnh Đăng Linh, Phó Bí thư Quận ủy quận Phú Nhuận, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba của Chủ tịch nước; Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen cho 4 tập thể và 3 cá nhân; UBND TP.HCM tặng Bằng khen cho 23 tập thể và 24 cá nhân; Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM tặng Bằng khen cho 39 tập thể và 27 cá nhân đã có thành tích tham gia phong trào “3 tiết kiệm - 3 tương trợ” giai đoạn 2011-2016. Tổngkết5nămthựchiện“3tiếtkiệm-3tươngtrợ”: Lan tỏa nhiều mô hình hay Quốc Định TP.Hồ Chí Minh Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thị Thu trao đổi với các hộ dân được nhận phương tiện làm ăn. Hội Chữ thập đỏ TP. Hồ Chí Minh vừa sơ kết cuộc vận động cứu trợ nhân dân vùng bị ảnh hưởng mưa, lũ tại 4 tỉnh: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị. Phó Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Hoàng Ân cho biết, chỉ trong vòng một tháng, nhân dân thành phố đã hưởng ứng cuộc vận động rất đông đảo. Trên cơ sở đó, Hội Chữ thập đỏ TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức 39 chuyến thăm và tặng quà hỗ trợ cho đồng bào miền Trung. Trong đó, Thường trực Hội Chữ thập đỏ thành phố trực tiếp tham gia 8 chuyến. Theo Hội, mỗi suất quà gồm: tiền mặt, mì tôm, gạo, thực phẩm, vật dung sinh hoạt gia đình như xô đựng nước, thao nhựa, chén (bát)..., thấp nhất là 400.000 đồng, cao nhất là 1.000.000 đồng, trung bình 650.000 đống/suất. Tính đến nay, đã có 15.811 suất quà trị giá 9.534.000.000 đồng được trao trực tiếp cho đồng bào miền Trung. Trong các tuần sắp tới, Hội Chữ thập đỏ TP. Hồ Chí Minh tiếp tục tổ chức thêm nhiều chuyến công tác đến miền Trung nhằm kịp thời hỗ trợ đồng bào. Riêng quần áo mà người dân thành phố quyên góp, ngày 6/11 Hội tổ chức cho tình nguyện viên chữ thập đỏ thành phố giặt, chọn lựa, cho vào túi nilon... để chuyển đến đồng bào miền Trung. Hơn9tỷđồng ủnghộđồngbàomiềnTrung Nhân Trần - Minh Anh Sau gần 1 năm nỗ lực thực hiện chỉ tiêu 100% hộ dân được sử dụng nước sạch theo Nghị quyết 35 của HĐND thành phố (NQ 35 TP), tính đến nay, TP.HCM đã có thêm 115.622 hộ dân được cấp nước sạch, nâng tổng số hộ dân được cấp nước sạch trên địa bàn lên 1.787.729 hộ, đạt tỷ lệ 94,05%. Theo số liệu của UBND TP. Hồ Chí Minh, trước năm 2016, tổng số hộ dân trên địa bàn thành phố đã được cấp nước sạch là 1.672.107 hộ (tỉ lệ 87,97%); số hộ dân chưa được cấp nước sạch là 228.665 hộ (tập trung ở các quận, huyện ngoại thành). Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn cùng UBND các quận, huyện đã triển khai 114 dự án (DA) mở rộng, phát triển mạng lưới cấp nước; đã lắp đặt 711.794m đường ống cấp nước; hoàn tất thi công 5/21 trạm cấp nước; lắp đặt 32 đồng hồ tổng. Dự kiến đến ngày 30/11/2016, chỉ tiêu 100% hộ dân được sử dụng nước sạch theo NQ 35 TP sẽ hoàn thành theo tiến độ. Mớiđâynhất,ngày1/11,UBND quận 12, TP. Hồ Chí Minh tổ chức Lễ công bố 100% hộ dân trên địa bàn quận 12 có nước sạch sử dụng theo NQ 35 TP. Trên94%hộdân đượcsửdụngnướcsạch Quốc Định Hội Chữ thập đỏ TP. Hồ Chí Minh đã trao gần 16.000 suất quà cho đồng bào miền Trung Lễ công bố 100% người dân trên địa bàn quận 12, TP.HCM được tiếp cận và sử dụng nước sạch Hội Chữ Thập đỏ TP.HCM vừa phối hợp tổ chức phát động chương trình “Đồng hành cùng xe buýt vàng - Chung tay hỗ trợ miền Trung vượt lũ”. Theo đó, trong suốt tháng 11, ba tuyến xe buýt 109, 119 và Shuttle Bus 49 sẽ nhận quyên góp cứu trợ ủng hộ đồng bào miền Trung bị lũ lụt thông qua các thùng quyên góp đặt trên xe. Đây là cơ hội cho hành khách đi xe buýt thể hiện tấm lòng của mình đối với người dân một số tỉnh miền Trung đang phải gánh chịu thiệt hại nặng nề từ đợt mưa lũ vừa qua. Đặc biệt, mỗi lượt đi xe buýt của hành khách cũng đã đóng góp một phần giúp đồng bào miền Trung khắc phục thiệt hại do lũ lụt, bởi 10% tổng doanh thu từ toàn bộ các tuyến xe buýt kể trên sẽ được trích ra để hỗ trợ cho đồng bào miền Trung. Được biết, ba tuyến xe buýt trên mới được đưa vào hoạt động không lâu nhưng đã thu hút lượng hành khách đáng kể và góp phần giảm ùn tắc xe cộ lưu thông qua khu vực sân bay Tân Sơn Nhất. ĐixebuýthỗtrợmiềnTrungvượtlũ Lam Hồng
  • 5. 05Số 143 - Tháng 11/2016 SỰ KIỆN - TIÊU ĐIỂM Vào ngày 06/11 vừa qua, Đảng uỷ, UBND, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường Tân Phong đã long trọng tổ chức kỷ niệm 86 năm Ngày truyền thống (18.11.1930 - 18.11.2016). Về dự lễ có các đồng chí Lê Văn Thu,TrưởngbanĐốingoạikiềubàoMặttrận TP.HCM; ông Lê Văn Thành, Phó Chủ tịch UBND quận 7; ông Lê Văn Cẩm, UVTV UB- MTTQVN quận 7; ông Lê Văn Sáng, Phó Bí thư Đảng uỷ phường Tân Phong; ông Võ Anh Huy, Chủ tịch UBND phường Tân Phong. Ông Lê Văn Thu, Trưởng ban Đối ngoại kiều bào Mặt trận TP.HCM, cho biết: Từ đầu năm 2016 đến nay, hệ thống Mặt trận Tổ quốc thành phố đã tiếp tục phát huy mạnh mẽ vai trò, trách nhiệm của mình, thường xuyên tăng cường phối hợp hành động với các tổ chức thành viên. Bên cạnh đó, còn tiếp tục củng cố và mở rộng khối đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết các tầng lớp nhân dân thành phố, luôn đổi mới về nội dung, phương thức hoạt động… Đặc biệt, thực hiện nghiêm túc nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ X nhiệm kỳ 2015 - 2020. Được biết, thời gian qua, Ban công tác Mặt trận khu phố 3,4,6 phường Tân Phong gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp nhận văn hoá đa cộng đồng, bất đồng ngôn ngữ nhưng cố gắng gắn kết với các tổ chức Tôn giáo Tin lành, cộng đồng dân cư Hàn Quốc để luôn thực hiện đúng Quy ước của khu dân cư, xích lại gần hơn và hỗ trợ cư dân Hàn Quốc tham gia các phong trào chung của khu phố, đặc biệt là công tác thiện nguyện, cùng chung tay đoàn kết dân tộc, giữ vững khu dân cư Văn hoá - Văn minh và đi vào chiều sâu gắn bó, thân thương đoàn kết. Kỷ niệm 86 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng là dịp gặp gỡ, họp mặt các cựu chiến binh, các cán bộ hưu trí khu phố 3,4,6 cụm dân cư Phú Mỹ Hưng, phường Tân Phong nhằm trao đổi, ôn lại truyền thống Cách mạng và hỗ trợ nhau quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết lần thứ X của TP.HCM. Ông Lê Văn Thành, Phó Chủ tịch UBND quận 7 cho biết: Thay mặt thường trực UBND quận nhiệt liệt biểu dương toàn thể quý cư dân, các tổ chức trong khu dân cư suốt những năm qua đã đồng tâm hiệp lực, đóng góp xây dựng cộng đồng dân cư đạt nhiều kết quả tốt đẹp. Với đặc thù cư dân người nước ngoài chiếm trên 70% nhưng Mặt trận Tổ quốc phường Tân Phong nói chung và các khu phố nói riêng, nhất là khu phố 6, luôn xây dựng khu phố văn minh và tuyến đường văn minh kiểu mẫu. PhườngTânPhong-Quận7-TP.HCM: Kỷniệm86nămNgàytruyềnthốngMặttrậnTổquốcViệtNam Thuỳ Duyên Các vị đại biểu chụp ảnh lưu niệm Nhờxâydựngvàthựchiệnhiệu quả quy chế dân chủ ở cơ sở,  doanh nghiệp nên người lao động an tâm gắn bó với doanh nghiệp, làm việc hết mình và trách nhiệm. Doanh nghiệp (DN) từ đó cũng có điều kiện nâng cao năng suất lao động, ổn định để phát triển bền vững.  Theo ông Hồ Thanh Sơn, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Đồng Nai thì việc thực hiện quy chế dân chủ ở DN còn chậm sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ tới quyền lợi của người lao động, tiềm ẩn sự không ổn định trong hoạt động của DN. Do đó, phải nhân rộng mô hình hiệu quả từ thực hiện quy chế ở cơ sở, làm cho DN hiểu sâu sắc việc thực hiện quy chế dân chủ chính là độnglựcđểDNpháttriểnổnđịnh,lâudài. Ông Võ Minh Châu, Tổng Giám đốc Cty CPDV Bảo vệ Bảo Sơn Đồng Nai cũng cho biết: “Hàng năm, công ty tôi đều tổ chức hội nghị người lao động. Nội dung quan trọng được chi bộ, Công đoàn và ban giám đốc chọn để bàn bạc đánh giá sâu về việc ký kết hợp đồng lao động, thực hiện các chế độ chính sách bảo hiểm xã hội, cải thiện điều kiện làm việc cho lao động nữ, nhất là lao động nữ đang mang thai, sau sinh, nuôi con nhỏ…”. Còn theo ông Tăng Quốc Lập, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Đồng Nai, để thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, ngoài cán bộ Công đoàn cơ sở làm tốt công tác vận động chủ DN, cần có sự tự giác thực hiện một cách rất thực chất của chính chủ DN. Người lao động cũng cần đượctậphuấn,tuyêntruyềncácnộidung cơ bản của Bộ luật Lao động, Luật Công đoànđểbiếtđượcquyềnlợicủamìnhgiúp việc đối thoại, kiến nghị với DN hiệu quả. LiênđoànLaođộngđãnhiềulầnphốihợp vớicácđơnvịliênquantậphuấnchocánbộ chủ chốt các DN về tổ chức hội nghị người lao động, đối thoại người lao động nhưng số lượng đơn vị tham gia rất thấp, thành phần cử tập huấn cũng không đúng đối tượng. Thực tế, những DN thường xảy ra đình công thường là những đơn vị không làm tốt việc thực hiện quy chế dân chủ, ít hoặc không lấy ý kiến người lao động khi ban hành các kế hoạch sản xuất, nhất là cácchínhsáchnhạycảmliênquantớichế độ tiền lương… Qua 2 ngày tranh tài, vào ngày 5/11 vừa qua, Hội thi tìm hiểu Luật Thi đua - Khen thưởng do UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức lần thứ nhất đã bế mạc. Giải nhất hội thi trị giá 20 triệu đồng thuộc về cụm thi đua số 7 (Sở Công Thương, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên Môi trường, Sở NN&PTNT, Sở Giao thông Vận tải và Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh). Giải nhì thuộc về cụm thi đua số 3 và giải ba thuộc về cụm thi đua số 5. Các đội lần lượt trải qua 4 phần thi, gồm: Thi tự giới thiệu, trắc nghiệm kiến thức về Luật Thi đua, khen thưởng, tự luận về công tác thi đua - khen thưởng và trả lời câu hỏi xử lý tình huống. Phần trao giải hội thi sẽ được tổ chức tại lễ kỷ niệm 10 năm tái lập ngành thi đua khen thưởng Đồng Nai trong thời gian tới. Cùng ngày, ông Viên Hồng Tiến, Giám đốc Sở Tư pháp cho biết, Sở đang triển khai tuyên truyền pháp luật. Đây là hoạt động nhằm hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam 9/11. Qua đây, Sở sẽ tổ chức tập huấn chuyên sâu các văn bản pháp luật về tố tụng hành chính, luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, luật trưng cầu ý dân…; tọa đàm về một số điểm mới cơ bản của Bộ luật Dân sự, phát hành 1.000 bản tin tư pháp xoay quanh chủ đề “Phát huy dân chủ, bảo vệ quyền con người, quyền công dân vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”... Sôinổitìmhiểuvề LuậtThiđua-Khenthưởng Bùi Hương - Quốc Huy Đồng Nai: Bámsátquychếdânchủlàđộnglực đểdoanhnghiệppháttriển  Thuỳ Duyên - Ngọc Danh Ngày 4/11/2016, Văn phòng UBND TP. Đà Nẵng cho biết, lãnh đạo thành phố vừa có công văn phê duyệt kinh phí để hỗ trợ giá cho 5 tuyến xe miễn phí cho người dân trên địa bàn TP trong vòng 30 ngày. Có 5 tuyến xe buýt trợ giá được áp dụng gồm: tuyến số 05: Nguyễn Tất Thành - Hoàng Diệu; tuyến số 07: Xuân Diệu - Metro - Phạm Hùng; tuyến số 08: Thọ Quang - Phạm Hùng; tuyến số 11: Xuân Diệu - Siêu thị Lotte; tuyến số 12: Thọ Quang - Sân bay - Trường Sa. 5 tuyến xe buýt này có thời gian phục vụ từ 5 giờ sáng đến 21 giờ hằng ngày, 20 phút/chuyến, giờ cao điểm 10 phút/chuyến. Xe buýt được đưa vào khai thác có sức chứa 40 chỗ ngồi, mới 100%, có máy lạnh, hệ thống kiểm soát tự động, thiết bị giám sát hành trình và camera giám sát doanh thu. Dự kiến, sau khi hết đợt miễn phí, hành khách sẽ phải trả 5.000đ/khách/tuyến, 90.000đ/ khách/tháng. Các đối tượng ưu tiên như người tàn tật, thương binh, lão thành Cách mạng, học sinh - sinh viên… được giảm từ 50% - 100% giá vé. Đà Nẵng: Miễnphí5tuyếnxebuýttrong1tháng Trọng Tâm Hình ảnh xe buýt Đà Nẵng
  • 6. 06 Số 143 - Tháng 11/2016SỰ KIỆN - TIÊU ĐIỂM Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trước đó, ngày 1/9/2016, Ban Bí thư có Kết luận số 06-KL/TW về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 4/3/2005 của Ban Bí thư khóa IX về đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc giao Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan xây dựng Kế hoạch tổng thể phát triển công nghệ sinh học đến năm 2030, bao gồm cả nhiệmvụquyhoạchvàxâydựngcác trung tâm kiểm định an toàn sinh học tại các vùng, miền; chú trọng đổi mới cơ chế quản lý, tạo động lực đột phá về huy động nguồn lực và ứng dụng, chuyển giao công nghệ sinh học phục vụ mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, xây dựng nền công nghiệp đa chức năng, thích ứng với biến đổi khí hậu. Trình Thủ tướng Chính phủ trong quý I/2017 để xem xét, quyết định. Đẩy mạnh phát triển và ứng dụng   công nghệ sinh học để phục vụ   sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Đẩymạnhpháttriển,ứngdụngcôngnghệsinhhọc Thuỳ Duyên - Mỹ Huyền Vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Đắk Lắk long trọng tổ chức Đại hội đại biểu phụ nữ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2016- 2021. Đến dự có bà Bùi Thị Hòa, Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam; ông Êban Y Phu, Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk, đại diện lãnh đạo các ban ngành hữu quan, cùng các Mẹ Việt Nam anh hùng và gần 300 đại biểu chính thức. Trong thời gian qua, nhiều mô hình, cách làm hay trong hoạt động, đạt hiệu quả cao đã được Hội LHPN tỉnh nhân rộng như: Mô hình “Phụ nữ thực hành tiết kiệm, bảo vệ môi trường, giúp phụ nữ và trẻ em nghèo”, “Hũ gạo tiết kiệm”, "Tặng lợn sinh sản cho hội viên phụ nữ", các hoạt động “Ngày hội của những tấm lòng nhân ái”, "Quỹ Tấm lòng vàng", “Chăn ấm mùa đông”, “Sách mới cho em”, nhận đỡ đầu các phụ nữ và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Hội đã đẩy mạnh thực hiện Đề án “Giáo dục 5 triệu bà mẹ nuôi dạy con tốt”, thành lập và nhân rộng trên 600 mô hình câu lạc bộ gia đình; vận động, quyên góp xây dựng 140 “Mái ấm tình thương”, sửa chữa 26 căn nhà dột cho hội viên khó khăn, trao 554 suất học bổng (470 triệu đồng) cho học sinh nghèo, quyên góp ủng hộ 4,2 tỷ đồng giúp đỡ gia đình neo đơn, nạn nhân chất độc màu da cam, trẻ em tàn tật; thăm hỏi, tặng quà cho 28 ngàn lượt chị em có hoàn cảnh khó khăn, hỗ trợ xây dựng 200 nhà bằng nguồn quỹ “Mái ấm công đoàn”... Qua 5 năm thực hiện, toàn tỉnh có 4.500 hộ/12 ngàn hội viên phụ nữ thoát ng- hèo. Gần 150 đề tài khoa học của hội viên được áp dụng vào phục vụ sản xuất, tăng lợi nhuận hàng chục tỷ đồng. Có 1.718 tập thể, cá nhân hội viên được các cấp Hội, ban, ngành biểu dương, khen thưởng. 17.000 hội viên đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua. Đại hội đã bầu chọn được 37 hội viên vào Ban chấp hành Hội LHPN tỉnh nhiệm kỳ 2016 - 2021. Bà Nguyễn Thị Thu Nguyệt tiếp tục được bầu làm Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Đắk Lắk. HộiLiênhiệpPhụnữ cónhiềumôhìnhthiếtthực Nguyễn Hương Đắk Lắk: Vừa qua, tại UBND huyện Ea Súp, Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh phối hợp với Tổ chức Việt Nam Outreach Aus- tralia trao tặng xe lăn, xe đạp, quà cho học sinh, trẻ em, hộ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn. Tham dự buổi lễ có bà H’Yim Kđoh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo và cán bộ huyện. Tổ chức Việt Nam Outreach Australia đã trao tặng 60 xe đạp cho học sinh nghèo hiếu học, 20 xe lăn cho trẻ em khuyết tật (trị giá 1,5 triệu đồng/chiếc), 75 phần quà thực phẩm (850.000 đồng/suất) cho các hộ nghèo. Mỗi trẻ em đến nhận xe lăn được hỗ trợ 300.000 đồng chi phí đi lại. Tổng giá trị quà tặng là 193,5 triệu đồng. Được biết, ngày 1/11 vừa qua, Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh và Tổ chức Việt Nam Outreach Australia cũng đã trao tặng 60 xe đạp, 20 xe lăn và 75 phần quà thực phẩm trị giá 193,5 triệu đồng cho học sinh, trẻ em, hộ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện Buôn Đôn. Năm 2015, tổ chức Việt Nam Outreach Australia đã trao tặng xe lăn, xe đạp cho 413 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh với tổng trị giá gần 600 triệu đồng. TẶNGXEĐẠP,XELĂN CHOHỌCSINHNGHÈO,TRẺKHUYẾTTẬT Nguyễn Phương Ban chấp hành mới ra mắt Đại hội Vừa qua, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Gia Lai đã tổ chức Hội nghị kết nối ngân hàng với doanh nghiệp, nhằm tháo gỡ những khó khăn, thúc đẩy hoạt động của doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh. Dự Hội nghị có đồng chí Võ Ngọc Thành, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh cùng 40 doanh nghiệp. Trên địa bàn tỉnh hiện có 3.600 DN đăng ký kinh doanh và khoảng 2.900 DN đang hoạt động sản xuất kinh doanh các lĩnh vực. Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, ngành ngân hàng luôn đồng hành với DN, cung ứng nguồn vốn cho các DN để đầu tư sản xuất kinh doanh. Đến nay đã có 1.400 DN, chiếm 48,3% tổng số DN đang hoạt động có quan hệ tín dụng với các chi nhánh NH trên địa bàn tỉnh với dư nợ là 26.915 tỷ đồng, chiếm 42,9% tổng dư nợ toàn tỉnh, trong đó, dư nợ cho vay DN vừa và nhỏ là 11.100 tỷ đồng. Ngành NH cũng có nhiều giải pháp chia sẻ khó khăn với DN, tạo điều kiện cho DN tiếp cận nguồn vốn để duy trì và phát triển sản xuất, các chi nhánh NH thương mại trên địa bàn tỉnh đã điều chỉnh giảm lãi suất các khoản cho vay cũ 1.743 DN với dư nợ được điều chỉnh 12.587 tỷ đồng. Bên cạnh đó, NH Nhà nước Chi nhánh tỉnh đã quan tâm chỉ đạo các tổ chức tín dụng kịp thời triển khai thực hiện cho vay các chương trình như: Cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn; cho vay hỗ trợ giảm tổn thất trong nông nghiệp; cho vay hỗ trợ nhà ở, tái canh cây cà phê... Cũng tại hội nghị, nhiều DN đã đề xuất với lãnh đạo UBND tỉnh và NH một số khó khăn trong việc tiếp cận vốn vay của NH trong thời gianquanhư:Mứcvốnchovaycủamộtsốchương trình còn thấp; NH tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho DN về thủ tục vay vốn và cung cấp thông tin về các chương trình vay, về các đối tượng được ưu đãi, hỗ trợ nhất là các DN nhỏ và vừa. Ngoài ra, còn xảy ra trình trạng cán bộ của một số cơ quan, đơn vị chưa giải quyết kịp thời các thủ tục cho DN… Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, đồng chí Võ Ngọc Thành, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định: Tỉnh luôn đồng hành với DN, sẵn sàng chia sẻ những khó khăn, vướng mắc và tạo mọi điều kiện để DN phát triển sản xuất kinh doanh. Đồng chí yêu cầu các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh tiếp tục làm cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, quan tâm tìm hiểu các vướng mắc, các nhu cầu và có cơ chế tháo gỡ, tạo điều kiện tối đa cho các DN tiếp cận vốn vay; tăng cường kết nối giữa ngân hàng với DN. GiaLai:Kếtnốingânhàngvớidoanhnghiệp Quốc Nhân - Mai Đào Trẻ em khuyết tật được trao tặng xe lăn  trị giá 1,5 triệu đồng/chiếc Quang cảnh hội nghị
  • 7. 07Số 143 - Tháng 11/2016 KINH TẾ - PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa phê duyệt điều chỉnh bổ sung vốn để đầu tư hạng mục kênh nối Đáy - Ninh Cơ cho Dự án "Phát triển giao thông vận tải khu vực đồng bằng Bắc Bộ" do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ. Cụ thể, vốn bổ sung là 110,80 triệu USD,trongđóvốnvayIDAcủaWBlà82,34 triệu USD, vốn đối ứng 28,46 triệu USD. Tổng mức đầu tư của dự án sau khi bổ sung vốn là 320,88 triệu USD trong đó vốn IDA 253,03 triệu USD, đối ứng 67,85 triệu USD. Các hạng mục sử dụng nguồn vốn bổ sung là đào mới dẫn nối sông Đáy với sông Ninh Cơ và xây dựng âu tàu cho tàu pha sông biển trọng tải từ 2.000 DWT đầy tải và đến 3.000 DWT giảm tải có thể đi từ sông Ninh Cơ sang sông Đáy và ngược lại. Xây dựng cầu Đáy - Ninh Cơ vượt kênh để hoàn trả sự lưu thông liên tục của Tỉnh lộ 490C giữa hai bên kênh sau khi đào kênh cắt ngang qua. Đồng thời, xây dựng hoàn trả các công trình hiện hữu khi đào kênh (hệ thống điện cao thế, thông tin liên lạc, hệ thống kênh mương thủy lợi...) và các công trình tạo cảnh quan môi trường. Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) thường là doanh nghiệp trẻ, nguồn lực ít, chưa có nhiều kinh nghiệm, nhân lực chất lượng không cao. Tuy nhiên, nếu các DNNVV biết áp dụng công nghệ số vào đơn vị mình một cách hợp lý thì có thể phát triển mạnh. Tỉ lệ sử dụng Internet trong DNNVV tăng đáng kể Theo điều tra dự án chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của VCCI - USAID năm 2015 thì đã có 72% DN đi lên từ mô hình sản xuất gia đình, cá thể nhỏ lẻ (hộ kinh doanh), song tỷ lệ DN có làm ăn với nước ngoài, có xuất khẩu hay nhập khẩu với DN nước ngoài của Việt Nam là rất thấp, chỉ có 3,8% DN Trong điều tra của VCCI trên 10.000 DN trong 63 tỉnh thành ở Việt Nam thì tỷ lệ sử dụng Internet của các DN tăng lên trong vòng 11 năm nay (từ năm 2006 - năm 2016), từ 87% năm 2007 đã tăng lên 95% năm 2015, và tỷ lệ sử dụng email bình quân chiếm khoảng 82%, còn một số tỉnh và thành phố lớn thì tỷ lệ này là 92% như Hà Nội, TP.HCM… Tuy nhiên, việc sử dụng công nghệ thông tin còn chưa hiệu quả trong nhóm DNNVV là 59% và chỉ có 41% DN sử dụng hiệu quả. Theo ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế của VCCI, nếu các DNNVV biết áp dụng công nghệ số vào đơn vị mình một cách hợp lý thì có thể phát triển mạnh. Việc áp dụng công nghệ số như hiện nay sẽ giúp cho DN linh hoạt hơn so với các phương thức truyền thống. Giảm bớt gánh nặng chi phí, tăng doanh thu Cũng theo điều tra của VCCI thì các DN có áp dụng công nghệ thông tin trong sản xuất kinh doanh giúp họ giảm bớt gánh nặng về các thủ tục. Việc áp dụng công nghệ số cũng giúp cho các DN có khả năng dự đoán thay đổi chính sách pháp luật tốt hơn, kết quả kinh doanh tốt hơn, 61% doanh nghiệp có lãi khi áp dụng Internet, và tỉ lệ giảm chi phí tài chính của họ cũng khá hơn. Theo thống kê của Google, Việt Nam có khoảng 20% DNNVV đã tham gia kinh doanh online, tuy nhiên vẫn còn 80% DN bỏ ngỏ thị trường rộng lớn này. Nguyên nhân chủ yếu của việc chưa áp dụng công nghệ thông tin vào kinh doanh của các DNNVV là họ chưa nhận thức đầy đủ về những lợi ích của Internet như quảng cáo trên Google, Adwords… Ngoài ra, họ còn khá ngần ngại về chi phí cao và tiếp cận vốn khó khăn, thiếu nhân sự chuyên môn hoặc thời gian, phụ thuộc chủ yếu vào giao dịch viên trực tiếp và quan ngại về vấn đề an ninh mạng. Tín hiệu đáng mừng trong vấn đề áp dụng công nghệ số vào các hoạt động sản xuất kinh doanh của DN Việt Nam là đã giúp cho họ nắm bắt thông tin tốt hơn và cũng giảm được các gánh nặng về thủ tục, kết quả kinh doanh cũng tích cực hơn. Tỷ lệ có lãi của DN có đường truyền Internet chiếm 64%, trong khi đó DN không có đường truyền Internet là 57%. Theo ông Nguyễn Quang Vinh, Giám đốc Học viện HVNet, nhờ áp dụng công nghệ số trong quá trình hoạt động đã mang lại cho họ một trang bán hàng online, và phát triển maket- ting, phát triển thương hiệu doanh nghiệp ra thị trường trong và ngoài nước. Với việc đưa các công cụ như Adwords (và các kênh khác) vào trong việc giới thiệu, phát triển thương hiệu, sản phẩm đã giúp HVNet tăng lợi tức đầu tư của mình lên 70%, doanh thu năm 2015 tăng 150% so với năm 2014 (năm đầu tiếp cận google Adwords), kể từ đầu năm 2016 tới nay tăng trưởng ấn tượng đến 350% so với năm 2015. “Cũng nhờ áp dụng công nghệ thông tin vào trong hoạt động kinh doanh mà Always cũng đã phát triển từ một chi nhánh tại TP.HCM lên 4 chi nhánh trong và ngoài nước, và giúp Always đạt lợi tức đầu tư 12%, và 80% doanh thu nhờ quảng cáo trên Google”, ông Đặng Thương Tín, Giám đốc điều hành và người sáng lập Always khẳng định. DOANHNGHIỆPNHỎVÀVỪA: ÁPDỤNGCÔNGNGHỆSỐĐỂPHÁTTRIỂNMẠNHMẼ An Hà Các chuyên gia trao đổi tại hội thảo Sáng ngày 4/11/2016, Hiệp hội Các nhà Quản trị Tài chính Việt Nam (VAFE) phối hợp cùng với Vietstock đã tổ chức “Lễ ra mắt Hiệp hội Các nhà Quản trị Tài chính Việt Nam và công bố kết quả bình chọn IR 2016”. Tại buổi lễ, các hạng mục Top 5 doanh nghiệp niêm yết (DNNY) có hoạt động IR tốt nhất năm 2016 lầnlượtđượccôngbốvàvinhdanh. Để lọt vào Top 5 được vinh danh, DNNY phải đảm bảo chấp hành đầy đủ và kịp thời các quy định về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong kỳ xem xét, phải vượt qua được vòng đánh giá khắt khe về hoạt động Quan hệ Nhà đầu tư (Investor Relations - IR) từ các định chế tài chính chuyên nghiệp cũng như nhận được sự bình chọn nhiều nhất từ cộng đồng nhà đầu tư. Dựa trên nhiều tiêu chí khảo sát chặt chẽ về việc đáp ứng đầy đủ và kịp thời những yêu cầu về công bốthôngtintheoThôngtư52/2012/ TT-BTC và Thông tư 155/2015/TT- BTCcủaBộTàichínhcùngcácquy định về tính thanh khoản, trong chươngtrìnhbìnhchọnnămnay,có tổng cộng 639 DN trên hai Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HSX) và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội(HNX)lọtvàophạmvikhảosát toàn diện của VAFE và Vietstock. Hiệp hội và Vietstock đã chọn ra danh sách 38 DN niêm yết đáp ứng đầy đủ các tiêu chí để đưa vào danh sách bình chọn cho năm 2016. Trong 38 DN niêm yết đáp ứng đầy đủ các điều kiện để tham gia bình chọn, dưới con mắt của cộng đồng nhà đầu tư thì AAA, BVH, HSG, KDH và VNM là Top 5 doanh nghiệp có hoạt động IR tốt nhất. Trong khi theo đánh giá của các định chế tài chính thì DPM, FPT, KDH, NLG và VNM là những đơn vị dẫn đầu về hoạt động IR. Cuối cùng, Top 5 doanh nghiệp niêm yết nhận được tổng số điểm đánh giá và bình chọn cao nhất từ cả nhà đầu tư và định chế tài chính thuộc về AAA, DPM, FPT, KDH và VNM. Đặc biệt, CTCP Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền không những có tên trong cả 3 hạng mục vinh danh mà còn xuất sắc khi dẫn đầu toàn thị trường chứng khoán niêm yết về Hoạt động IR với vị trí quán quân: “Doanh nghiệp niêm yết có Hoạt động IR xuất sắc nhất năm 2016”. Phát biểu về việc ra đời Hiệp hội Các nhà Quản trị Tài chính Việt Nam, bà Phạm Thị Thanh Nga - Chủ tịch Hiệp hội, Chủ tịch HĐQT Vietstock cho biết: “Hiệp hội sẽ có những đóng góp hữu ích vào sự phát triển của lĩnh vực tài chính và công tác quản trị tài chính tạiViệtNam;đảmbảotuânthủcác quy định pháp luật, hướng đến tiếp cận và bắt kịp xu hướng quốc tế. Chương trình Bình chọn IR 2016 chính là bước mở đầu cho chặng đường phát triển của Hiệp hội”. CÔNGBỐTOP5DOANHNGHIỆPNIÊMYẾT CÓHOẠTĐỘNGIRTỐTNHẤT2016 Hoàng Uyển Bổsungvốnđểđầutư kênhnốiĐáy-NinhCơ Hà Trung
  • 8. Số 143 - Tháng 11/201608 KINH TẾ - PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Vừa qua, ông Nguyễn Tuấn Hà, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk, với vai trò chủ trì, đã cùng các thành viên UBND tỉnh, đại diện các sở, ban, ngành trong tỉnh thảo luận, góp ý thông qua các nội dung trình kỳ họp thứ III, HĐND tỉnh khóa IX. Dự thảo Nghị quyết về phát triển cà phê bền vững của tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 là một trong nội dung được các đại biểu quan tâm. Nội dung xoay quanh 3 điều với 4 mục chính: mục tiêu, giải pháp thực hiện, các nội dung thực hiện và kinh phí đầu tư. Dự thảo đưa ra mục tiêu đến 2030, tỉnh có diện tích cà phê ổn định từ 170.000 - 180.000 hec- ta, sản lượng bình quân đạt 476.000 - 504.000 tấn/ năm cho năng suất bình quân 2,8 tấn/hecta. Dự thảo Nghị quyết cũng đưa ra mục tiêu đến 2030 có 90% diện tích cà phê chủ động được nước tưới và 20.000 hecta tưới nước tiết kiệm. Đến năm 2030, sản lượng cà phê được chế biến sâu đạt 25- 30% sản lượng cà phê trong niên vụ. Về kim ngạch xuất khẩu cà phê đạt bình quân 650 triệu USD/năm, định hướng từ sau 2020 phấn đấu kim ngạch xuất khẩu hàng năm đạt 700-800 triệu USD/năm… Để đạt được các mục tiêu trên, dự thảo đã đưa ra một số giải pháp thực hiện: tăng cường công tác quản lý ngành hàng, nâng cao năng lực tổ chức sản xuất, đào tạo nhân lực để đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, cơ giới hóa trong sản xuất cà phê. Song song đó là việc đẩy mạnh xúc tiến thương mại và xây dựng thương hiệu. Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển cà phê bền vững của tỉnh đến 2020 định hướng đến 2030 là 5.696,9 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn từ ngân sách tỉnh 31 tỷ đồng, TW thông qua các chương trình tín dụng là 3 ngàn tỷ đồng, huy động doanh nghiệp và người dân 2.664,9 tỷ đồng. ĐắkLắk:Gần5.700tỷđồng đầutưpháttriểncàphêbềnvững Nguyễn Phương Giá cá tra bắt đầu có sự nhíchlêndonhiềunguyênnhân tác động đến thị trường, trong đó, nguyên nhân chính vẫn do quy luật “cung - cầu”. Song, dẫu cá tra có tăng giá thì cả các nhà máy chế biến và người nuôi cá vẫn thấp thỏm lo âu. Chuyện giải quyết bài toán đầu ra cho sản phẩm này không đơn thuần là liên kết dọc giữa nông dân và doanh nghiệp mà còn phải thắt chặt mối liên kết ngang giữa các doanh nghiệp… Liênkếtcònrờirạc,thiếuminhbạch  Theo Hiệp hội Cá tra Việt Nam, tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra đến tháng 9/2016 đạt trên 1,15 tỉ USD, tăng 6,6% so với cùng kỳ năm 2015. Hiện tại, mặt hàng cá tra đã xuất khẩu đến 133 quốc gia và vùng lãnh thổ. Giá cá tra nguyên liệu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình hình xuất khẩu, sản lượng cá tra và các yếu tố khác. Bà Võ Thị Thu Hương, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Cá tra Việt Nam, cho biết: “Các rào cản kỹ thuật về cá tra làm sụt giảm thị trường ở châu Âu. Trong khi đó, nhiều địa phương còn lúng túng chưa đưa ra các quy chuẩn về nghề nuôi, chưa theo dõi cập nhật báo cáo giá thành của người nuôi...”. Sau một thời gian giá cá tra trượt dài, bấp bênh, mối liên kết ngành dọc giữa nông dân và DN được hình thành khá bài bản. Người nuôi cá tra hiện nay gần như đều gắn đầu ra với DN cụ thể cũng như áp dụng các quy trình nuôi tiến bộ. Tuy nhiên, mối liên kết ngang (giữa DN với DN) vẫn rời rạc và thậm chí là thiếu minh bạch. Theo TS Võ Hùng Dũng, Giám đốc VCCI Cần Thơ thì giá thành cá tra chỉ có thể xác định ở một thời điểm nào đó. Hiện tại, khảo sát thực tế từ một số hộ nuôi cho thấy giá thành nuôi cá tra hiện nay dưới mức 20.000 đồng/kg. Cũng cần nói thêm, hiện nay giá thành nuôi cá tra của DN cao hơn nông dân. Trong khi đó, vùng nguyên liệu nuôi cá tra hiện nay, tỷ lệ nuôi của DN chiếm đến 80%, 20% còn lại là của nông dân. TS Võ Hùng Dũng cũng chua xót nhận định: “Thực tế thời gian qua ngườinuôicáởĐBSCLliêntiếpthất giá, phá sản. Nhiều người phải bỏ cuộc”! Đây cũng là nguyên nhân lý giải diện tích nuôi cá tra ngày càng bị co hẹp. Đến tháng 10/2016, diện tích nuôi mới cá tra các tỉnh ĐBSCL là 2.577 ha, giảm 9%, diện tích thu hoạch là 2.736ha (giảm 0,1% so với cùng kỳ năm 2015). Phân tích về tình hình cá tra ở thời điểm hiện nay, ông Lê Chí Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thủy sản An Giang (AFA), phân tích: “Giá cá tra tăng hiện nay do nguồn cung hạn chế. Trong khi nhu cầu của doanh nghiệp tăng vọt để cung cấp cho thị trường Noel và Tết Dương lịch ở nhiều nước. Cũng cần nói thêm, không chỉ người dân giảm diện tích mà DN cũng giảm nuôi ở vùng nguyên liệu truyền thống của chính họ nên cá tra hút hàng, tăng giá cục bộ”. MộtDNkhaiphá,nhiềuDNphángang Một người hoạt động nhiều năm kinh nghiệm trong ngành cá tra ở ĐBSCL, chua xót ví von: “Cần biểu dương những DN “khai phá” thị trường mới. Nhưng cũng rất buồn ở cái chữ “khai phá” ấy. Bởi thực tế có DN vừa “khai” được thị trường mới, thì sau đó xuất hiện DN “phá” thị trường! Mỗi lần Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) dẫn DN đi dự hội nghị thủy sản ở nước ngoài đều họp thống nhất giá bán cá tra. Có khi thống nhất giá bán cá tra phi lê 3,2 USD/kg, nhưng khi gặp khách hàng, có DN “đạp giò” hạ giá bán xuống còn 3,1 USD/kg. Khách hàng nhân đó đè giá cá tra phi lê xuất khẩu của Việt Nam”. Từ lâu nhiều người đã cảnh báo tình trạng các nhà máy thủy sản “mọc lên như nấm” sẽ dẫn đến những hệ lụy khó lường. Mà câu chuyện “khai phá thị trường = người khai, kẻ phá” là một ví dụ chua xót. Thực tế, nhiều DN không có chuyên môn nhưng vẫn nhảy vào đầu tư ngành thủy sản đã phải phá sản, rơi vào vòng lao lý. Tổng công suất chế biến của các nhà máy thủy sản trên 2 triệu tấn nhưng khả năng cung nguyên liệu chỉ ở mức 1-1,2 triệu tấn. Chính vì vậy mà nhiều nhà máy thủy sản hoạt động dưới 50% công suất, khiến tỷ lệ khấu hao tăng vọt. Ông Lê Chí Bình mạnh dạn đề xuất: “Cần phải loại khỏi cuộc chơi đối với những DN yếu kém có chiêu tròbánphágiá.Khôngnênhỗtrợcứu những DN dạng này. DN nào đủ vật lực, tài lực thì tồn tại. DN yếu kém hay “xé rào bán phá giá” thì khai tử chuyển sang ngành khác. Cần phải có chính sách hỗ trợ liên kết ngang để tập hợp các nhà máy thành một đầu mối. Giảm được đầu mối là giảm cạnh tranh không cần thiết”! Như vậy, trong bối cảnh hiện nay chỉ có thể ổn định ngành hàng cá tra bằng chiến lược với chính sách phù hợp. Nếu để cảnh “một DN khai thị trường, rồi nhiều DN phá thị trường” thì ngành hàng cá tra ĐBSCL vẫn luẩn quẩn chuyện giá cá tra tăng rồi trượt dài - nông dân tiếp tục treo ao! Đồng bằng sông Cửu Long: Khótạomốiliênkếtchặtchẽchongànhcátra  Minh Sơn Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu UBND tỉnh Khánh Hòa tiếp tục chỉ đạo các đơn vị và địa phương rút kinh nghiệm trong việc tuyên truyền, phối hợp với các hộ dân sản xuất muối và các cơ quan truyền thông trong việc thực hiện thu mua muối tạm trữ (công khai địa điểm, chất lượng, đối tượng thu mua muối...) để công tác thu mua tạm trữ muối được thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả. Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ NN&PTNT phối hợp chặt chẽ với các Bộ Công Thương, Thông tin và Truyền thông và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW có sản xuất muối trong công tác truyền thông (khai thác nguồn tin chính xác, đăng tải bài viết phù hợp với tính chất và mức độ sự việc, tránh gây hiểu lầm bức xúc không đáng có trong dư luận xã hội); tiếp tục chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, thực hiện nhiệm vụ mua tạm trữ muối niên vụ 2016 của diêm dân theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 4867/VPCP-KTTH ngày 16/6/2016. Thu hoạch cá tra phục vụ xuất khẩu tại quận Thốt Nốt, TP. Cần Thơ. Nângcaohiệuquả thumuamuốitạmtrữ Thanh Vũ
  • 9. Số 143 - Tháng 11/2016 ĐỜI SỐNG ĐÔ THỊ - XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 09 Thành phố Lai Châu có 2 xã, trong đó xã San Thàng đã được công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới (NTM), còn xã Nậm Loỏng hiện đạt 16/19 tiêu chí xây dựng NTMvà03tiêuchícònlạicơbản đã hoàn thành. Hiện địa phương này đang tập trung các nguồn lực để hoàn thành các tiêu chí còn lại vào cuối năm 2016. Xây dựng nông thôn mới một cách bền vững Về Nậm Loỏng những ngày đầu tháng 11, có thể chứng kiến chính quyền và nhân dân nơi đây đang gấp rút hoàn thành những khâu cuối cùng để đưa xã đạt chuẩn NTM vào cuối năm. Trong số 19 tiêu chí NTM, còn 03 tiêu chí cuối cùng là nhà ở dân cư, môi trường và hệ thống chính trị xã hội vững mạnh xã cơ bản đã đạt được. Thời gian qua, xã đẩy mạnh tuyên truyền chương trình NTM đến sâu rộng nhân dân. Xã đã hỗ trợ người dân làm mới, sửa chữa, chỉnh trang nhà cửa đạt chuẩn 3 cứng và dự kiến đến hết cuối năm 2016 có trên 75% nhà đạt chuẩn; duy trì thu gom rác thải bên cạnh việc bố trí thêm thùng đựng rác tại các bản; vận động cán bộ, công chức xã thi tốt nghiệpTHPT...Bêncạnhđó,đểnâng cao đời sống cho nhân dân, xã định hướng thay những cây trồng truyền thống như cây lúa, cây ngô hiện nay bằng cây chè Kim Tuyên - một giống chè quý cho năng suất cao vào trong những giống cây trồng chủ lực, giúp người dân trong xã không những thoát nghèo mà dần ổn định cuộc sống trên chính quê hương mình. Để việc xây dựng NTM của thành phố Lai Châu phát triển bền vững, thành phố đã xây dựng mục tiêu cụ thể về quy hoạch xây dựng NTM; phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội; hoàn thiện hệ thống giao thông, chuẩn hoá về y tế, giáo dục, hệ thống thuỷ lợi…; chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập; giảm nghèo và an sinh xã hội; đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn; phát triển giáo dục và đào tạo, phát triển y tế, chăm sóc sức khoẻ cho cư dân nông thôn; xây dựng đời sống văn hoá, thông tin và truyền thông nông thôn; nâng cao chất lượng tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể, chính trị - xã hội trên địa bàn; giữ vững an ninh, trật tự xã hội ở nông thôn. Chútrọngnângcaođờisốngnhândân Ông Vương Văn Thắng - Bí thư Thành ủy thành phố Lai Châu chia sẻ: Việc tuyên truyền để người dân hiểu được giá trị của sự thay đổi mô hình nông thôn truyền thống, đưa đời sống của người nông dân thoát khỏi mô hình cũ còn nghèo và chậm phát triển là một việc làm thiết yếu, nhất là trong điều kiện trình độ dân trí của một bộ phận người dân còn thấp, nhận thức về xây dựng nông thôn mới chưa rõ ràng, một bộ phận còn ỷ lại trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước, cùng với đó là mật độ dân cư nông thôn một số bản thưa thớt, phong tục tập quán còn lạc hậu, sản xuất nông nghiệp còn nhỏ lẻ... Chính vì vậy, công tác tuyên truyền tới người dân rất quan trọng, không chỉ để họ hiểu được lợi ích của mô hình nông thôn mới, mà cần được tuyên truyền để người dân biết trách nhiệm của mỗi người trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Không phải là chờ đợi sự thay đổi của địa phương, mà cùng hành động tạo nên sự đổi mới. Đây vừa là mục tiêu, vừa là nguyên tắc để thành phố nâng cao vai trò chủ thể của người dân trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Bởi chính người dân là những người thực hiện xây dựng, đồng thời cũng là những người được hưởng cuộc sống hiện đại hơn, đảm bảo nhu cầu đời sống của chính mình. Trong xây dựng nông thôn mới, việc tập trung phát triển sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân là một nhiệm vụ quan trọng. Với quan điểm đó, ông Lương Chiến Công - Chủ tịch thành phố Lai Châu cho biết: Sau khi đạt chuẩn NTM của hai xã San Thàng và Nậm Loỏng thì UBND thành phố tiếp chú trọng hỗ trợ bà con trong việc chuyển đổi giống cây trồng vật nuôi, thay đổi phương thức sản xuất, từng bước đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp và tiến tới sản xuất hàng hóa, hướng tới việc xây dựng xã NTM kiểu mẫu mang tính bền vững, tăng thu nhập, nâng cao đời sống nhân dân, coi đây là nhiệm vụ hàng đầu, là nhân tố quyết định sự thành công của chương trình. Phát huy kết quả đạt được, với quyết tâm và cách làm sáng tạo, phát huy những nội lực, phân bổ hợp lý các nguồn ngân sách địa phương để duy trì và nâng cao các tiêu chí đã đạt được là nhiệm vụ mà thành phố Lai Châu chỉ đạo hai xã triển khai xây dựng NTM cần thực hiện để hoàn thành chương trình NTM vào cuối năm 2016. LAI CHÂU THÀNH PHỐ LAI CHÂU: Cánđíchnôngthônmớivàocuối2016 Ly Sơn - Lê Huy Ông Vương Văn Thắng - Ủy viên BCH   Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy thành phố Lai Châu. Ông Lương Chiến Công - Chủ tịch UBND thành phố Lai Châu. Thời gian qua, chương trình xây dựng nôngthônmới(XDNTM)ởtỉnhLaiChâuphát triển rộng khắp và đạt được những kết quả đáng ghi nhận, góp phần giúp cho diện mạo ở các làng quê ngày càng khang trang, hiện đại hơn; đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn đang dần được nâng lên. Chính quyền và nhân dân có sự đồng thuận cao Lai Châu là tỉnh biên giới phía Tây Bắc của Tổ quốc, điều kiện đi lại còn nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ… Thế nhưng, khi triển khai chương trình XD NTM, tỉnh đã phát huy được sức mạnh tổng lực để phát triển trên nhiều mặt. Đến nay, tỉnh Lai Châu đã có 15 xã đạt chuẩn NTM, 7 xã đạt từ 15-18 tiêu chí, 48 xã đạt 10-14 tiêu chí, 23 xã đạt 5-9 tiêu chí. Tỉnh Lai Châu đã huy động được hơn 13.455 triệu đồng vốn do nhân dân đóng góp. Năm 2016, tỉnh đã phân bổ chi tiết đến dự án 75.000 tỷ đồng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ. Điều đáng mừng nhất ghi nhận được trong quá trình XD NTM ở Lai Châu thời gian qua là chính quyền và nhân dân đã đạt được sự đồng thuận cao. Tỉnh Lai Châu đã tích cực ban hành cơ chế, chính sách nhằm hỗ trợ chương trình sản xuất nông nghiệp; chương trình tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; đề án hỗ trợ người nghèo về nhà ở; đào tạo nghề cho lao động nông thôn; hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững; nỗ lực huy động nguồn lực xây dựng kết cấu hạ tầng đồng thời khuyến khích các do- anh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn… Về phía nhân dân, đa số nhận thức đã được thay đổi. Người dân tự nguyện hiến đất làm đường giao thông, đóng góp của cải, công sức cùng chính quyền tham gia XD NTM. Nhân dân đã thực sự phát huy quyền làm chủ theo hướng “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân hưởng thụ”. Đồng thời, trong quá trình thực hiện, nhiều cách làm hay, sáng tạo được vận dụng. Nhờ đó, thu nhập và đời sống của người dân được cải thiện, củng cố lòng tin với Đảng, Nhà nước và chính quyền. Diện mạo nông thôn thay đổi rõ nét Sau 5 năm XD NTM, cơ sở hạ tầng đã được quan tâm đầu tư đồng bộ, tạo tiền đề đưa khu vực kinh tế nông thôn đi lên. Theo Sở NN&PTNT tỉnh Lai Châu: Tính đến tháng 9 năm 2016, các huyện, thành phố đã xây dựng mới được trên 67,166 km đường giao thông nông thôn các loại, kiên cố hóa 2,8 km kênh mương, đưa 02 trạm biến áp, 26 km đường điện với số xã có điện là 96/96 xã, đạt 100%; số hộ có điện đạt 87,76%, tiếp tục xây dựng, nâng cấp, sửa chữa 8 công trình trường học các cấp, 3 nhà văn hóa và khu thể thao xã, làm mới 3 nhà văn hóa và khu thể thao thôn... Nhờ đó, bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc, cơ sở hạ tầng và các thiết chế văn hóa - xã hội cơ bản đạt yêu cầu, phục vụ tốt cho việc sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân được đẩy mạnh với tổng sản lượng lương thực ước đạt 207,330 tấn. Trong đó cây công nghiệp lâu năm như cây chè có tổng diện tích là 4.120 ha với diện tích trồng mới 619 ha, sản lượng chè búp tươi đã thu hái được ước đạt 23.400 tấn, cây cao su có tổng diện tích 13.246 “THAYDAĐỔITHỊT”NHỜNÔNGTHÔNMỚI Ly Sơn - Lê Huy Người dân làm đường nông thôn mới ở Lai Châu. Đọc tiếp trang 11
  • 10. 10 Số 143 - Tháng 11/2016Y TẾ - GIÁO DỤC Được sự quan tâm của các cấp, ban, ngành, đến nay, cơ sở vật chất của Trường Tiểu học Bắc Sơn, thị xã Sầm Sơn, Thanh Hóa ngày một khang trang. Trường đã đạt chuẩn Quốc gia mức độ I, đang phấn đấu năm 2017 đạt chuẩn mức độ II. Nhà trường luôn xác định nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện là cơ sở để phát triển học sinh giỏi, học sinh năng khiếu. Từ đó, chất lượng giáo dục của nhà trường không ngừng được cải thiện và nâng lên rõ nét. Huyđộngmọinguồnlựcđểxâydựng,pháttriểntrường Năm học 2016-2017, nhà trường có 790 học sinh với 37 cán bộ giáo viên. Tuy nhiên, hiện trường vẫn thiếu 8 giáo viên, cả hợp đồng của thị xã và nhà trường mới được 5 giáo viên do gặp khó khăn liên quan đến ngân sách chi trả cho giáo viên hợp đồng. Về phòng học, nhà trường hiện nay cơ bản đủ nhưng vẫn còn thiếu một số phòng chức năng như âm nhạc, mỹ thuật, phòng đa năng… Với nguồn ngân sách Nhà nước chi hàng năm cho nhà trường rất hạn hẹp và địa phương còn nhiều khó khăn, lãnh đạo nhà trường đề ra giải pháp huy động sức mạnh tổng lực của cộng đồng, của các ban, ngành có liên quan để tăng cường cơ sở vật chất, hỗ trợ các hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục của nhà trường. Được sự ủng hộ mạnh mẽ của đội ngũ cán bộ từ thôn, xóm đến lãnh đạo địa phương, và sự tâm huyết với giáo dục của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn dân cư..., đến nay, công tác xã hội hóa đã đem lại hiệu quả cao, góp phần quan trọng trong việc tăng cường cơ sở vật chất nhà trường.  Căn cứ vào các quy định của nhà nước hàng năm, nhà trường đã làm tốt việc huy động mọi nguồn lực để thực hiện xã hội hóa, đóng góp công sức, vật chất, tiền của từ các nhà hảo tâm, phụ huynh học sinh với số tiền hàng trăm triệu đồng cùng với nguồn tài chính Nhà nước chăm lo xây dựng cơ sở vật chất, các điều kiện cho hoạt động giáo dục. Trường còn thường xuyên giữ mối liên hệ chặt chẽ với gia đình học sinh và cộng đồng. Nhờ vậy, trường luôn nhận được sự hỗ trợ, đồng thuậncủađasốchamẹhọcsinhvềtubổsữachữa cơ sở vật chất, hướng tới nâng cao chất lượng giáo dục. Đến nay, Trường Tiểu học Bắc Sơn ngày một khang trang sạch sẽ, thoáng mát, hệ thống cây cảnh, cây xanh đảm bảo “xanh, sạch, đẹp”. Chất lượng dạy học ngày một nâng cao, nhiều năm trường trong top đầu đơn vị dẫn đầu khối Tiểu học của thị xã. Phát huy truyền thống của đơn vị, nhà trường luôn xác định nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện là cơ sở để phát triển học sinh giỏi, học sinh năng khiếu. Từ đó, chất lượng giáo dục của nhà trường không ngừng được cải thiện và nâng lên rõ nét. Nhiều năm liên tục, cán bộ, giáo viên, học sinh Trường Tiểu học Bắc Sơn gặt hái được nhiều thành tích đáng tự hào trong việc nâng cao chất lượng giáo dục. Mặc dù thuộc thị xã du lịch nhưng nhiều gia đình điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, đặc thù nhiều gia đình phải lo làm ăn xa, đi biển dài ngày, để con cái ở nhà cho ông bà hoặc người thân, chưa quan tâm nhiều đến con em mình trong việc học tập. Nhưng các thầy, cô giáo luôn hết lòng chăm lo cho các em học sinh, nhiều trường hợp các cô phải đến tận gia đình tìm hiểu hoàn cảnh gia đình và vận động cho các em tới trường. Những trường hợp khó khăn nhà trường miễn giảm hết các khoản đóng góp, ngày lễ tết còn góp tiền mua quần áo, sách vở cho các em… Và các em học sinh không phụ lòng chăm lo của các thầy, cô giáo đã cố gắng vươn lên khẳng định bằng kết quả học tập của bản thân. Năm học 2015-2016, 99% học sinh của trường hoàn thành chương trình lớp học, 100% hoàn thành chương trình tiểu học, nhiều học sinh xuất sắc, hoàn thành tốt chương trình. Trao đổi với chúng tôi, lãnh đạo nhà trường cho biết hiện nhà trường rất mong được sự quan tâm của các cấp, ngành bổ sung cơ sở vật chất cho trường để năm 2017 đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn II. Việc phân cấp, cơ chế còn nhiều hạn chế nên rất khó cho các nhà trường về việc dạy 2 buổi/ngày, trong khi trường thiếu giáo viên, thiếu cơ sở vật chất, trường không tự chủ được về con người, chi thường xuyên ít... Kế thừa và phát huy truyền thống vốn có, Trường Tiểu học Bắc Sơn sẽ tiếp tục khẳng định mình bằng những thành tích mới trong việc nâng cao chất lượng dạy và học. TrườngTiểuhọcBắcSơn-ThịxãSầmSơn-ThanhHóa: Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện Minh Quang- Hoàng Ninh-Mai Hoa Khuôn viên trường rợp bóng cây xanh Tự hào là ngôi trường trên quê hương Bác, những năm qua, các thế hệ thầy và trò Trường Trung học cơ sở Kim Liên không ngừng phấn đấu vươn lên trong mọi hoạt động, tạo nên những nét đẹp truyền thống dạy tốt, học tốt. Đây cũng là đơn vị giáo dục đầu tiên ở Nam Đàn đạt danh hiệu trường chuẩn Quốc gia. Từ một trường rất khó khăn, thiếu thốn về cơ sở vật chất, học sinh học trong những ngôi nhà lợp tranh hoặc nhà cấp 4, phải chia tách ở các khu, đến năm 1989 và năm 2009, được sự quan tâm của các cấp, ban ngành, các nhà hảo tâm như Hội Việt kiều ở Thái Lan, Tập đoàn Him Lam đã đầu tư xây dựng lại Trường THCS Kim Liên với cơ sở vật chất hiện đại, khang trang đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu giảng dạy, học tập chuyên môn, rèn luyện thể chất, xây dựng kỹ năng sống cho học sinh và phục vụ các hoạt động khác. Trải qua 57 năm xây dựng và phát triển, Trường THCS Kim Liên đã gặt hái được nhiều thành tích đáng ghi nhận, được biết đến không chỉ là ngôi trường có bề dày truyền thống “Dạy tốt - học tốt” mà còn là điểm sáng, là lá cờ đầu của ngành giáo dục đào tạo Nam Đàn và của tỉnh Nghệ An. Hiện nhà trường có 20 lớp với tổng số 641 học sinh, đa số học sinh chăm ngoan và hiếu học. Đội ngũ cán bộ, giáo viên nhà trường hiện có 57 người,  100% đạt chuẩn, luôn nhiệt tình tâm huyết với nghề nghiệp. Thực hiện nhiệm vụ năm học 2016-2017, Ban Giám hiệu nhà trường luôn chú trọng việc nâng cao hiệu quả các hoạt động giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng “lấy học sinh làm trung tâm”, đổi mới  quy trình kiểm tra, đánh giá, dạy học phân hoá trên cơ sở chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông; quan tâm đến học lực của từng đối tượng học sinh; tăng cường vai trò lãnh đạo của cán bộ quản lý trong việc thực hiện chương trình giáo dục; tích cực ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy; phát động phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm trong cán bộ, giáo viên, qua đó tìm ra những sáng kiến hay áp dụng vào thực tiễn công tác giảng dạy để đạt hiệu quả cao... Những giải pháp này đã thực sự khích lệ giáo viên phấn đấu thi đua nâng cao chất lượng trong từng tiết dạy, nhờ vậy mà tỷ lệ giáo viên giỏi, học sinh giỏi năm sau cao hơn năm trước. Tổng kết năm học 2014-2015, trường có 35 thầy cô đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp trường, 10 giáo viên giỏi cấp huyện, 1 giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh; có 38 em học sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi huyện, 5 em học sinh giỏi tỉnh. Ngoài công tác chuyên môn, nhà trường cũng hết sức quan tâm đến các hoạt động ngoại khóa, giao lưu văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao… Trao đổi với chúng tôi, Hiệu trưởng Trường THCS Kim Liên Nguyễn Vương Linh cho biết: “Trước hết nhà trường luôn đoàn kết, lấy học sinh làm trung tâm, tạo điều kiện cho cán bộ giáo viên học tập và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Trường luôn phát hiện kịp thời và nhân rộng các gương điển hình tiên tiến, tạo phong trào thi đua dạy và học”. Ghi nhận những cố gắng của tập thể giáo viên, học sinh nhà trường, nhiều năm liên tục trường được UBND tỉnh tặng Bằng khen, công nhận tập thể lao động tiên tiến xuất sắc, Sở GD&ĐT công nhậntrườngđạttiêuchuẩnchấtlượnggiáodụccấp độ 3, đơn vị điển hình tiên tiến của ngành GD&ĐT Nghệ An giai đoạn 2010-2015. Những ngày này, thầy trò Trường THCS Kim Liên đang sôi nổi hưởng ứng các phong trào thi đua thiết thực lập thành tích kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam và đón nhận Huân chương Lao động hạng 3 lần thứ 2. Đây là động lực để thầy, trò nhà trường không ngừng phấn đấu vươn lên, đóng góp công sức, trí tuệ cho sự nghiệp trồng người trên quê hương Bác. TrườngTrunghọccơsởKimLiên-NamĐàn-NghệAn: Tự hào là ngôi trường trên quê hương Bác Hoàng Ninh-Minh Quang Thầy và trò Trường THCS Kim Liên trong ngày khai trường
  • 11. 11Số 143 - Tháng 11/2016 Y TẾ - GIÁO DỤC Đổi mới, phát triển để chăm sóc sức khỏe của nhân dân trong tỉnh là nhiệm vụ và trọng trách vô cùng to lớn của ngành Y tế Lai Châu. Xác định nhiệm vụ đó, trong những năm qua, ngành Y tế tỉnh đã chú trọng nâng cao đạo đức nghề nghiệp, thực hiện quy tắc ứng xử, chất lượng khám chữa bệnh, từng bước đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của nhân dân. Những kết quả thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và chăm sóc sức khỏe (BV&CSSK) nhân dân của ngành y tế tỉnh Lai Châu trong 9 tháng đầu năm cho thấy ngành y tế tỉnh tiếp tục ổn định tình hình dịch bệnh, không để dịch bệnh lớn xảy ra. Đồng thời, các đơn vị khám chữa bệnh (KCB) trong toàn tỉnh thực hiện đạt vượt kế hoạch được giao với 724.642 lượt khám bệnh, đạt 61,3% kế hoạch và tăng 8,4% so với cùng kỳ năm 2015; điều trị nội trú 8 tháng đầu năm đạt 46.732 người bệnh, đạt 87% kế hoạch. Bên cạnh đó, ngành y tế đã có nhiều nỗ lực thực hiện cam kết đổi mới phong cách và thái độ phục vụ của cán bộ y tế, hướng tới sự hài lòng của người bệnh, quyết tâm nâng cao chất lượng KCB. Chín tháng đầu năm, ngành y tế tỉnh Lai Châu đã chủ động và tích cực triển khai các hoạt động phòng chống dịch bệnh tại cộng đồng, bao gồm chương trình phòng chống đối với các bệnh truyền nhiễm và các bệnh không lây nhiễm. Thực hiện các chương trình Mục tiêu Quốc gia y tế đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng. Triển khai chương trình Tiêm chủng mở rộng với hơn 51,5% trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ 8 loại vắc xin trong tháng đầu năm. Giảm số người mắc các bệnh truyền nhiễm. Tăng cường phòng chống dịch bệnh tay-chân-miệng, bệnh Sởi, bệnh Sốt rét và hoạt động phòng chống giun sán... Ngăn chặn thành công các dịch bệnh Ebola, Mers-CoV. Tăng cường kiểm dịch Y tế tại Cửa khẩu Ma Lù Thàng, các đơn vị chuẩn bị sẵn sàng đáp ứng dịch. Thực hiện tốt chế độ thông tin, báo cáo ca bệnh tản phát cũng như tình hình các loại dịch bệnh hàng ngày. Khống chế sự lây lan của HIV/AIDS. Duy trì quản lý tốt nguồn thuốc đáp ứng nhu cầu điều trị và bảo đảm cung ứng đầy đủ thuốc cũng như tăng cường quản lý dược ở tuyến y tế cơ sở… Cùng với đó, công tác nghiên cứu, ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới được chú trọng, khai thác sử dụng hiệu quả các trang thiết bị đã được đầu tư như máy chụp ARI, CT scanner, chạy thận nhân tạo, nội soi, xét nghiệm huyết học, sinh hóa... Ngành Y tế Lai Châu còn chú trọng nâng cao đạo đức nghề nghiệp, thực hiện quy tắc ứng xử. Các bệnh viện thường xuyên tổ chức cho cán bộ học và làm theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cam kết thực hiện tốt quy tắc ứng xử hướng tới sự hài lòng của người bệnh; tinh thần thái độ và trách nhiệm của cán bộ y tế từng bước được cải thiện…  Trước yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân, tất cả các đơn vị y tế trong tỉnh Lai Châu tiếp tụcphấnđấu,khôngngừngcủngcốvànângcaohơn nữa trách nhiệm tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân. Trong đó tập trung hoàn thiện hệ thống y tế từ tỉnh đến cơ sở, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, kỹ thuật chăm sóc sức khỏe nhân dân; nâng cao chất lượng khám và điều trị của các cơ sở y tế, giảm tỷ lệ bệnhnhânchuyểntuyếntrên.Đểđạtđượcmụctiêu trên, ngành Y tế Lai Châu tiếp tục cử cán bộ lên các bệnh viện tuyến Trung ương học chuyên khoa sâu và kỹ thuật mới; tăng cường nghiên cứu ứng dụng tiếnbộkhoahọckỹthuậtvàocôngtácđiềutrị.Đồng thời tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông giáo dục sức khỏe để người dân hiểu và chủ động thực hiện các biện pháp phòng, tránh dịch bệnh.  Ngành Y tế tỉnh Lai Châu: Chútrọngchămsócsứckhỏetoàndiệnchongườidân Ly Sơn - Lê Huy Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến thăm và tặng quà em bé sơ sinh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu. Ngày 4/11 vừa qua, tại TP. Hồ Chí Minh, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch đã tổ chứcLễtraobằngtốtnghiệpcho 906 bác sĩ, cử nhân điều dưỡng, nữ hộ sinh vừa tốt nghiệp trong năm 2016. Trong số này, có 296 bác sĩ tốt nghiệp y đa khoa hệ chính quy, 132 cử nhân điều dưỡng, 39 nữ hộ sinh. Điều đáng ghi nhận là 100% các sinh viên, học viên vừa tốt nghiệp đều có việc làm hoặc tiếp tục học nâng cao. Các tân bác sĩ, tân cử nhân, tân nữ hộ sinh được phân công về các cơ sở y tế trực thuộc Sở Y tế hoặc các bệnh viện TW đóng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Việc phân công địa bàn cho các cán bộ y tế mới đều dựa theo nguyện vọng cá nhân và kết quả học tập. Riêng các bác sĩ đa khoa hệ liên thông và cử nhân điều dưỡng hệ vừa học vừa làm sẽ được phân công về địa phương (nơi cử đi học) để tiếp tục công tác. Theo PGS.TS.BS Ngô Minh Xuân, Hiệu trưởng Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch: Những năm gần đây, sinh viên nhà trường ngoài việc được học tập lý thuyết lẫn thực hành tại trường còn được học trực tiếp tại nhiều cơ sở y tế và trong nhiều chuyến công tác xã hội. Vì thế, các tân bác sĩ, tân cử nhân, tân nữ hộ sinh không chỉ nắm được kiến thức cơ bản mà còn có thêm kinh nghiệm, kỹ năng giao tiếp với người bệnh nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ, thiên chức “lương y phải như từ mẫu”. Cũng theo Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh, các chương trình đào tạo của ngành đều hướng đến mục tiêu (đến năm 2025) phải: Hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng khám bệnh, chữa bệnh của ngành y tế thành phố với những hoạt động thiết thực; Bảo đảm luôn lấy người bệnh làm trung tâm cho mọi hoạt động khám bệnh, chữa bệnh và hoạt động cải tiến chất lượng của các bệnh viện và các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn thành phố; Nhằm phục vụ người bệnh ngày càng tốt hơn, an toàn hơn, nhanh hơn, chi phí điều trị hợp lý hơn và hài lòng hơn. Theo tìm hiểu của PV Báo Thời Báo MêKông, UBND TP. Hồ Chí Minh đã đầu tư cho Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch (từ năm 2008) để tăng quy mô đào tạo 800 - 1000 sinh viên/năm. Như vậy, từ nay đến năm 2020, mỗi năm sẽ có 600 - 1000 bác sĩ tốt nghiệp và được đào tạo sau đại học các chuyên khoa và đào tạo bác sĩ gia đình… nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng, năng lực cán bộ y tế và giảm tải các bệnh viện, góp phần nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe của nhân dân. TP. Hồ Chí Minh: 100%tânbácsĩvừatốtnghiệpcóviệclàm Minh Anh Cán bộ, giảng viên, sinh viên Đại học   Y khoa Phạm Ngọc Thạch thường xuyên tham gia khám chữa bệnh từ thiện   cho người dân nghèo các tỉnh ha, diện tích trồng mới đạt 167,4 ha. Cây ăn quả các loại có tổng diện tích 2.290 ha với nhiều loại hoa quả có năng suất và chất lượng đem lại thu nhập cao cho người dân. Chăn nuôi toàn tỉnh phát triển với tổng đàn gia cầm ước dạt 1.300.000 con, thủy sản có diện tích nuôi trồng đến nay ước đạt 840 ha cho sản lượng nuôi thả và đánh bắt tự nhiên ước đạt 1.990 tấn. Diện tích rừng hiện có 421.571 ha, độ che phủ rừng của tỉnh ước đạt 46,77%. Về Lai Châu hôm nay, có thể dễ dàng nhận thấy sự thay đổi trên quê hương nghèo khó ngày nào. Chất lượng cuộc sống đã được nâng lên rõ rệt, người dân ai cũng vui mừng, phấn khởi vì những lợi ích thiết thực mà chương trình XD NTM mang lại. Phát huy những thành tích đã đạt được, chính quyền tỉnh Lai Châu đã nhanh chóng đề ra các kế hoạch để XD NTM tại địa phương nhanh, mạnh và bền vững hơn nữa. Trước mắt, tỉnh phấn đấu năm 2016 có thêm 6 xã đạt chuẩn NTM. Cùng với đó, các đơn vị sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, huy động đầu tư cho chương trình mục tiêu quốc gia về XD NTM tại Lai Châu. Tiếp theo trang 09