SlideShare a Scribd company logo
1 of 12
Download to read offline
Năm Thứ 37
Số 2841
THỨ Tư
Ngày28tháng10năm2020
Email: baocana@gmail.com
Báo điện tử: congannghean.vn
TrụsởTòasoạn:43AHồTùngMậu-TPVinh
Công an nhÂn DÂn
ViỆt naM
Cán bộ, chiến sĩ Ban Chỉ huy quân sự huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình vượt lũ hỗ trợ lương thực cho người dân xã Tân Ninh
Trong những ngày phải oằn mình chống đỡ
ThiệT hại do mưa bão gây ra, đồng bào miền
Trung đã nhận được sự hỗ Trợ, đồng hành của
các cấp chính quyền và cộng đồng xã hội. Thế
nhưng, Trên không gian mạng, vẫn có những
đối Tượng cố Tình lợi dụng Tình hình để xuyên
Tạc, gây chia rẽ khối đại đoạn kếT Toàn dân.
Trang 10
Đừng gây
“bão mạng”
T.3 Nhiềugiảipháphiệuquảtrong
đấutranhphòng,chốngtộiphạm
NghệAntạochuyểnbiến
từnângcaochấtlượngcánbộ
Mòn Mỏi
chờ cấp
“bìa đỏ”
Trang 8
Phòng Cảnh sát Môi trường Công an tỉnh
T.4 Ngănchặn,xửlýxequátrọngtải
hoạtđộngtrêncáctuyếnđê
T.5
HànH trìnH truy lùng“ông trùm”ma tuý
người lào trên vùng biên Trang 6+7
sự kiện - chính Trị Số 28414Thứ 4, 28.10.2020
2
C
hiều 26/10, Bộ Công an tổ chức Hội
nghị trực tuyến về ứng phó với cơn
bão số 9. Đồng chí Trung tướng
Nguyễn Văn Sơn, Thứ trưởng Bộ Công an,
Trưởng ban chỉ đạo ứng phó với biến đổi
khí hậu, phòng, chống thiên tai, tìm kiếm
cứu nạn chủ trì Hội nghị. Đồng chí Đại tá
Cao Minh Huyền, Phó Giám đốc Công an
tỉnh chủ trì điểm cầu tại Nghệ An.
Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy
văn quốc gia, cơn bão số 9 (cơn bão
Molave) được dự báo là cơn bão rất mạnh,
di chuyển rất nhanh trong khoảng 36 - 48
giờ, ảnh hưởng đất liền từ Đà Nẵng đến
Phú Yên, trong đó trọng tâm là các tỉnh
Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định với
gió cấp 11 - cấp 12. Tại cuộc họp, Thứ
trưởng Nguyễn Văn Sơn yêu cầu Công an
các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa
Thiên - Huế báo cáo sơ bộ tình hình thiệt
hại trong đợt mưa lũ vừa qua cũng như
công tác ứng phó với cơn bão số 9 hiện
nay. Theo đó, mưa lũ kéo dài những ngày
qua tại 4 tỉnh miền Trung đã phá hỏng, gây
thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản,
trong đó Quảng Trị là địa phương ghi nhận
nhiều thiệt hại nhất với 49 người chết, 4
người mất tích; thiệt hại về tài sản là gần
2.000 tỉ đồng; gần 150 nhà dân, cơ quan,
doanh nghiệp bị phá hủy. Hiện nay, Công
an các tỉnh vẫn đang khẩn trương triển khai
các phương án khắc phục hậu quả do lũ
lụt gây ra cũng như chủ động lên phương
án ứng phó với bão số 9. Trong đó, tại
Thừa - Thiên Huế, công tác tìm kiếm các
nạn nhân mất tích tại Rào Trăng 3 tiếp tục
được triển khai. Công an các tỉnh cũng kiến
nghị, đề xuất với Bộ Công an có phương
án hỗ trợ Công an các tỉnh khắc phục thiệt
hại do mưa lũ gây ra, nhất là công tác vệ
sinh môi trường, dịch bệnh sau lũ.
Tại Hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Văn
Sơn ghi nhận và đánh giá cao Công an các
tỉnh miền Trung đã chủ động phối hợp với
lực lượng Quân đội, chính quyền địa
phương, huy động tổng lực về người và
phương tiện triển khai các phương án, căng
mình bám địa bàn, dũng cảm, xung kích,
khẩn trương có mặt tại những điểm xung
yếu, dầm mình trong nước lũ nỗ lực ứng
cứu, giúp đỡ nhân dân đến nơi an toàn
cũng như khẩn trương khắc phục thiệt hại
sau bão, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt
hại về người và tài sản. Trong quá trình làm
nhiệm vụ, Đại úy Trương Văn Thắng (SN
1989), cán bộ Công an xã biên giới Hướng
Việt, huyện miền núi Hướng Việt, tỉnh
Quảng Trị đã anh dũng hy sinh khi đang trên
đường tìm kiếm, cứu 7 người dân mất tích
trong vùng bị cô lập. Thay mặt Lãnh đạo Bộ
Công an, Thứ trưởng Nguyễn Văn Sơn gửi
lời chia buồn sâu sắc đến gia đình Đại úy
Trương Văn Thắng và Công an tỉnh Quảng
Trị. Đồng chí Thứ trưởng cũng khẳng định,
gia đình đồng chí Thắng có hoàn cảnh đặc
biệt khó khăn (chưa có nhà ở, vợ chưa có
việc làm, con còn nhỏ), do đó Bộ Công an
sẽ xem xét bố trí công việc phù hợp cho vợ
của đồng chí Thắng và hỗ trợ xây nhà tình
nghĩa cho gia đình. Bên cạnh đó, đồng chí
Thứ trưởng ghi nhận, lực lượng chức năng
và nhân dân đã rất nỗ lực để đưa được thi
thể Đại úy Thắng ra khỏi khu vực sạt lở.
Cũng tại Hội nghị này, đồng chí Thứ
trưởng yêu cầu Công an 2 tỉnh Quảng Nam
và Quảng Ngãi báo cáo công tác ứng phó
với bão số 9. Đến nay, Công an các tỉnh
miền Trung đã có phương án ứng phó, tổ
chức cho tàu thuyền neo đậu cũng như di
dời người dân tại các điểm xung yếu, có
nguy cơ sạt lở đến nơi an toàn. Kết luận tại
Hội nghị, đồng chí Thứ trưởng Nguyễn Văn
Sơn đề nghị Công an các tỉnh miền Trung
phối hợp với lực lượng địa phương thực
hiện tốt phương châm 4 tại chỗ, tập trung
lực lượng, phương tiện chủ động triển khai
các phương án, hạn chế đến mức thấp
nhất thiệt hại do bão lũ gây ra, bảo vệ tính
mạng, tài sản cho nhân dân.
HUyền THương
Chủ động, sẵn sàng ứng phó với cơn bão số 9
TRƯỞNG PHÒNG PHỤ TRÁCH:
Thượng tá: NguyễN xuâN Thư
PHÓ TỔNG BIÊN TẬP:
Trung tá: hồ ViếT DũNg (chịu trách nhiệm nội dung)
Thiếu tá: TrầN Ngọc hùNg
Chiều 26/10, Bộ Công an
tổ chức Hội nghị giao
ban trực tuyến đánh giá kết
quả, tiến độ xây dựng, triển
khai thực hiện Dự án cơ sở
dữ liệu quốc gia (CSDLQG)
về dân cư, Dự án sản xuất,
cấp và quản lý căn cước
công dân; hướng dẫn thực
hiện cấp căn cước công dân
trên phạm vi toàn quốc. Đồng
chí Thiếu tướng Nguyễn Duy
Ngọc, Thứ trưởng Bộ Công
an chủ trì Hội nghị. Tại điểm
cầu Công an Nghệ An, đồng
chí Đại tá Cao Minh Huyền,
Phó Giám đốc Công an tỉnh
chủ trì Hội nghị.
Thời gian vừa qua,
Công an các đơn vị, địa
phương trên khắp cả nước
đã triển khai rất quyết liệt
các mặt công tác đẩy nhanh
tiến độ dự án CSDLQG về
dân cư, dự án sản xuất, cấp,
quản lý căn cước công dân.
Theo đó, Công an Nghệ An
đã tập trung huy động tối đa
nguồn nhân lực, bổ sung
thêm máy tính, tăng cường
làm thêm ngoài giờ, ngày
nghỉ để hoàn thành việc
kiểm tra dữ liệu đúng tiến độ
đề ra. Tranh thủ sự ủng hộ
của các cấp ủy, chính quyền,
khắc phục mọi khó khăn để
hoàn thành triển khai thực
hiện 2 dự án.
Hoàn thành việc rà soát
nguồn nhân lực tại 3 cấp
đảm bảo các tiêu chuẩn của
Bộ Công an để bố trí nguồn
nhân lực triển khai 2 dự án.
Hoàn thành xong việc bố trí
tối thiểu 5 đồng chí Công an
chính quy đảm nhiệm chức
danh Công an xã tại 460 xã,
phường, thị trấn, qua đó bổ
sung nguồn nhân lực để bố
trí, sử dụng phục vụ triển khai
dự án CSDLQG về dân cư
và dự án sản xuất, cấp căn
cước công dân đảm bảo đáp
ứng các yêu cầu, tiêu chuẩn
theo quy định của Bộ Công
an. Đến nay, toàn tỉnh đã thu
thập thông tin dân cư được
1.571.047 phiếu nhân khẩu.
Phát biểu tại Hội nghị,
đồng chí Đại tá Cao Minh
Huyền, Phó Giám đốc Công
an tỉnh yêu cầu Công an các
đơn vị cần tập trung bám sát
lộ trình, tiến độ thời gian
triển khai cấp căn cước công
dân, chuẩn bị các nguồn
nhân lực, phương tiện, trang
thiết bị, địa điểm triển khai
cấp căn cước công dân
đồng loạt trên địa bàn Nghệ
An. Phối hợp với Bưu điện
để thực hiện tốt công tác
kiểm tra đối chiếu cập nhật
bổ sung thông tin vào phần
mềm dữ liệu quốc gia về dân
cư…
XUÂn BắC
Giao ban trực tuyến đánh giá kết quả, tiến độ
triển khai Dự án cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
Đến nay, Công an các tỉnh miền Trung đã có phương án chủ động,
sẵn sàng ứng phó với cơn bão số 9
Theo tính toán của cơ quan chức
năng, số thu ngân sách của tỉnh trong
10 tháng năm 2020 ước thực hiện
13.077,71 tỉ đồng, đạt 85,9% dự toán
HĐND tỉnh giao cả năm. Số thu thực hiện
được tăng 3,2% so với cùng kỳ năm
2019. Trong đó, thu nội địa ước thực hiện
12.162,21 tỉ đồng, đạt 90,7% dự toán và
tăng 7,2% cùng kỳ. Loại trừ thu tiền sử
dụng đất và thu xổ số kiến thiết, thu nội
địa ước thực hiện 8.693,15 tỉ đồng, đạt
79,8% dự toán và bằng 98,4% cùng kỳ.
Chi ngân sách 10 tháng ước thực
hiện hơn 21.583 tỉ đồng, đạt 79,6% dự
toán HĐND tỉnh giao cả năm. Số thu
ngân sách trong 10 tháng đầu năm thể
hiện nỗ lực rất lớn trong công tác điều
hành ngân sách của tỉnh giữa bối cảnh
đại dịch CoViD-19 ảnh hưởng sâu sắc
đến nền kinh tế thế giới, khu vực và cả
nước cũng như tỉnh Nghệ An.
BẢO CHÂU
Thu ngân sách 10 tháng ước đạt
hơn 13.000 tỉ đồng
Hội
nghị
trực
tuyến
tại
điểm
cầu
Nghệ
An
Chiều 26/10, Ban Thường trực Ủy ban
MTTQ Việt Nam tỉnh Nghệ An tổ
chức tiếp nhận ủng hộ đồng bào miền
Trung khắc phục hậu quả bão lũ. Được
biết, sau 1 tuần phát động, tính đến chiều
26/10, số tiền toàn tỉnh đã đăng ký ủng
hộ tại Ủy ban MTTQ
Việt Nam tỉnh Nghệ
An là 47,294 tỉ đồng;
trong đó cấp tỉnh
tiếp nhận 6,224 tỉ
đồng và cấp huyện
41,070 tỉ đồng.
Tại buổi tiếp
nhận, đồng chí Lê
Văn Ngọc, Phó Chủ
tịch Thường trực Ủy
ban MTTQ Việt Nam
tỉnh Nghệ An đã
phát biểu ghi nhận
và gửi lời cảm ơn
sâu sắc trước việc
làm nhân văn của
các cơ quan, đơn vị,
tổ chức, doanh nghiệp; qua đó góp phần
hỗ trợ kịp thời cả về vật chất lẫn tinh
thần, động viên đồng bào miền Trung
từng bước vượt qua khó khăn, sớm ổn
định cuộc sống.
T.Dương
Hơn 47 tỉ đồng đăng ký ủng hộ đồng bào
vùng lũ miền Trung
Nghệ AN
Ủy ban MTTQ tỉnh tiếp nhận ủng hộ 1,5 tỉ đồng
của nhân dân và cán bộ huyện Nam Đàn
Số 28414Thứ 4, 28.10.2020 vì bình yên xứ nghệ 3
XÂY DỰNG PHONG CÁCH NGƯỜI CÔNG AN NHÂN DÂN BẢN LĨNH, NHÂN VĂN, VÌ NHÂN DÂN PHỤC VỤ
T
hời gian qua, Phòng Cảnh sát Môi
trường (CSMT) đã làm tốt công tác
nắm, dự báo, xử lý tình hình, chủ
động tham mưu Đảng ủy, Lãnh đạo Công
an tỉnh chỉ đạo giải quyết cũng như đề
xuất, kiến nghị cấp ủy, chính quyền các
cấp, ban, ngành tập trung triển khai nhiều
chủ trương, giải pháp chiến lược về bảo
vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên,
đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP). Đặc
biệt, chỉ đạo giải quyết tốt các tụ điểm, địa
bàn phức tạp, nổi cộm về môi trường
ngay từ cơ sở, không để bị động, bất
ngờ, phát sinh “điểm nóng”, ảnh hưởng
đến tình hình ANTT.
Bên cạnh đó, đơn vị đã tăng cường
tham mưu, chỉ đạo triển khai các biện
pháp xã hội hóa trong công tác phòng,
chống tội phạm và vi phạm pháp luật về
môi trường, tài nguyên, ATTP. Phối hợp
chặt chẽ với các cơ quan chức năng, cấp
ủy, chính quyền, cơ quan thông tin đại
chúng đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục,
nâng cao nhận thức pháp luật, trách
nhiệm của cán bộ, đảng viên và quần
chúng nhân dân trong công tác bảo vệ
môi trường, tài nguyên thiên nhiên, đảm
bảo ATTP cho người tiêu dùng. Ngoài ra,
nâng cao hiệu quả công tác tiếp nhận, giải
quyết tin báo, tố giác tội phạm, đơn thư
khiếu nại, tố cáo, các vụ việc báo chí phản
ảnh về xâm phạm tài nguyên thiên nhiên,
các tụ điểm gây ô nhiễm môi trường, vi
phạm về ATTP, ảnh hưởng đến ANTT và
sức khỏe của nhân dân.
Trong 10 tháng đầu năm, Phòng
CSMT đã bắt, xử lý 203 vụ, 215 đối tượng
vi phạm pháp luật về môi trường, tài
nguyên, ATTP và các lĩnh vực khác; thu
giữ số lượng lớn tang vật gồm: Pháo,
thuốc nổ, động vật hoang dã, gia súc, gia
cầm, thực phẩm bẩn, sản phẩm đồ chơi
trẻ em nguy hiểm bị cấm, khoáng sản…
Trong đó, chuyển cơ quan điều tra các cấp
khởi tố 17 vụ, 22 đối tượng; xử phạt vi
phạm hành chính 176 vụ, 180 đối tượng;
đồng thời bán đấu giá nhiều tang vật thu
giữ, với tổng số tiền nộp ngân sách Nhà
nước hơn 1,2 tỉ đồng.
Bên cạnh tăng cường đấu tranh
phòng, chống tội phạm, đơn vị còn tiếp tục
đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 07 ngày
15/8/2014 của Bộ trưởng Bộ Công an về
“Đẩy mạnh công tác xây dựng phong trào
toàn dân bảo vệ ANTQ” trong cơ quan,
doanh nghiệp, nhà trường đáp ứng yêu
cầu, nhiệm vụ bảo đảm ANTT trong tình
hình mới” giai đoạn 2020 - 2025. Cùng với
đó, không ngừng đổi mới, nâng cao chất
lượng, hiệu quả tuyên truyền, giáo dục,
phổ biến pháp luật bằng nhiều hình thức;
đẩy mạnh phong trào toàn dân tham gia
bảo vệ môi trường, nguồn tài nguyên
thiên nhiên, bảo đảm ATTP, góp phần vào
công tác phòng ngừa, đấu tranh với các
loại tội phạm về môi trường. 10 tháng đầu
năm, đơn vị đã tiếp nhận 21 tin báo tố giác
do quần chúng nhân dân cung cấp, giúp
phát hiện 16 vụ vi phạm.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ
chuyên môn, Phòng CSMT đã chủ trì,
phối hợp với Công an cấp huyện, xã và
chính quyền địa phương tổ chức 30 đợt
tuyên truyền, vận động ký cam kết đối với
các tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác,
tập kết, chế biến, kinh doanh khoáng sản
chấp hành nghiêm các quy định của pháp
luật về môi trường, tài nguyên, khoáng
sản, nhất là các nghị định mới ban hành
của Chính phủ. Qua đó, đã có 62 tổ chức
khai thác, kinh doanh cát sỏi; 109 bến tập
kết cát và hơn 400 cá nhân có phương
tiện thủy khai thác cát sỏi ký cam kết thực
hiện nghiêm. Phòng đã phối hợp với các
cơ quan thông tấn báo chí xây dựng, đăng
tải và phát sóng 29 tin, bài, phóng sự
chuyên đề về công tác đấu tranh phòng,
chống tội phạm và vi phạm pháp luật về
môi trường, tài nguyên, ATTP và các hoạt
động khác của lực lượng CSMT. Cũng
trong thời gian qua, đơn vị đã tiếp nhận,
xác minh, giải quyết 10 đơn kiến nghị,
phản ánh của công dân và 18 tin, bài phản
ánh trên các phương tiện thông tin đại
chúng liên quan đến lĩnh vực phụ trách.
Trên cơ sở đó giải quyết, xử lý hoặc tham
mưu Lãnh đạo Công an tỉnh và các ban,
ngành chức năng có biện pháp xử lý, giải
quyết dứt điểm tình hình.
Những kết quả nổi bật của Phòng
CSMT trong thời gian qua đã góp phần rất
lớn trong nỗ lực bảo đảm ANTT của lực
lượng Công an tỉnh Nghệ An. Qua đó, tạo
điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh
tế - xã hội của địa phương, đặc biệt là thu
hút hoạt động đầu tư trên địa bàn tỉnh.
NgọC ANh
Phòng Cảnh sát Môi trường Công an tỉnh
Nhiều giải pháp hiệu quả
trong đấu tranh phòng, chống tội phạm
Cán bộ Phòng CSMT lấy lời khai đối tượng (X) phạm tội
V
ới những nỗ lực, quyết
tâm cao của toàn đơn vị
trong 10 tháng đầu năm
2020, Công an huyện Quỳ Châu
đã gặt hái được nhiều kết quả
đáng ghi nhận trên mặt trận đấu
tranh phòng, chống tội phạm;
được cấp ủy, chính quyền và
nhân dân ghi nhận, đánh giá cao.
Trong đó, nổi bật là đã điều tra,
làm rõ 30 vụ án xâm phạm trật tự
xã hội (TTXH), góp phần kìm giữ
các loại tội phạm, bảo vệ cuộc
sống bình yên cho nhân dân.
Trong 10 tháng đầu năm
2020, đơn vị đã điều tra, làm rõ
30/31 vụ xâm phạm TTXH (đạt tỉ
lệ 96,8%); giảm 1 vụ so với cùng
kỳ năm 2019. Trong đó, đa phần
là các hành vi trộm cắp tài sản,
cố ý gây thương tích. Điển hình
như, điều tra, làm rõ vụ cố ý gây
thương tích xảy ra vào cuối
tháng 7/2020, khởi tố vụ án, khởi
tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam
đối với Vi Văn Tý (SN 1972) trú
tại bản Tà Sỏi, xã Châu Hạnh,
huyện Quỳ Châu về hành vi cố ý
gây thương tích. Theo đó, vào
khoảng 18 giờ ngày 30/7, anh Vi
Văn Minh (SN 1987) trú cùng
bản đến nhà Tý và ngồi nhậu tại
đây. Trong lúc uống rượu, cả 2
xảy ra mâu thuẫn. Lúc này, Tý đã
dùng dao gây thương tích nặng
cho anh Minh. Nhận được tin
báo, Cơ quan CSĐT Công an
huyện đã khẩn trương tiến hành
xác minh, điều tra và bắt giữ Tý.
Cũng tính đến thời điểm hiện
nay, trên địa bàn huyện chưa
phát hiện tội phạm có tổ chức,
các băng, ổ nhóm hoạt động
theo kiểu “xã hội đen”; các loại tội
phạm hình sự nguy hiểm, tội
phạm công nghệ cao, tội phạm
liên quan đến “tín dụng đen”...
Tuy nhiên, thời gian qua, vấn nạn
“mua bán người” trên địa bàn
huyện có những diễn biến phức
tạp nhất định. Với đặc điểm là
huyện miền núi, vùng cao của
tỉnh Nghệ An; nơi có nhiều đồng
bào dân tộc thiểu số tập trung
sinh sống, trình độ hiểu biết pháp
luật còn hạn chế, đời sống còn
gặp nhiều khó khăn. Điều đó dễ
dẫn đến phát sinh tội phạm mua
bán người khi một số đối tượng
trong và ngoài địa bàn móc nối
với nhau, tìm cách dụ dỗ những
phụ nữ trẻ, các cháu gái có hoàn
cảnh khó khăn, cần tìm việc làm
để bán sang Trung Quốc hoặc
bán cho các cơ sở mại dâm, dịch
vụ ở các tỉnh phía Bắc,...
Trước tình hình trên, thời
gian qua, Công an huyện Quỳ
Châu đã tập trung đấu tranh và
đưa ra các giải pháp phòng ngừa
có hiệu quả với loại tội phạm này.
Điển hình như Chuyên án “mua
bán người” được đơn vị khám
phá thành công vào trung tuần
tháng 7 vừa qua, giải cứu 3 cháu
gái là nạn nhân mua bán người
khi các cháu bị giam giữ tại tỉnh
Bắc Giang và đưa trở về nhà an
toàn.
Để có được kết quả đáng ghi
nhận trên, trong 10 tháng đầu
năm, Công an huyện Quỳ Châu
đã thực hiện tốt công tác nắm
tình hình, tham mưu kịp thời cho
cấp uỷ, chính quyền chỉ đạo các
ban, ngành, xã, thị trấn tập trung
giải quyết nhanh gọn, hiệu quả
các vấn đề liên quan đến ANTT
trên địa bàn, không để phát sinh
“điểm nóng” cũng như các vụ
việc đột xuất, bất ngờ xảy ra.
Đồng thời, chủ động triển khai
thực hiện một cách hiệu quả các
giải pháp phòng ngừa, đấu tranh
với các loại tội phạm và hành vi vi
phạm pháp luật. Qua đó, tạo sự
chuyển biến tích cực, trong việc
kìm giữ và kéo giảm các loại tội
phạm, nhất là tội phạm xâm phạm
về TTXH, bảo đảm ANTT để bà
con nhân dân yên tâm sinh sống,
và tập trung phát triển kinh tế.
Diệp Chi
Công an huyện Quỳ Châu
Điều tra, làm rõ 30 vụ xâm phạm về trật tự xã hội
Công an huyện Quỳ Châu họp bàn về công tác đấu tranh
phòng, chống các loại tội phạm trên địa bàn
X
pháp luậT Số 28414Thứ 4, 28.10.2020
4
C
ụ thể, phản ánh của người dân cho
biết, thời gian vừa qua, trên Quốc
lộ 46 đoạn đường tránh Vinh đi qua
địa phận xã Hưng Tây, huyện Hưng
Nguyên xuất hiện nhiều xe tải có dấu hiệu
cơi nới, chở đất liên tục hoạt động gây ô
nhiễm môi trường, mất an toàn giao thông
và đe dọa đến sự an toàn của các tuyến
đường. Ngoài ra, dọc tuyến đường đê
sông Lam thuộc địa phận phường Trung
Đô và Bến Thủy, cũng có không ít lượt xe
tải lưu thông mỗi ngày. Những chiếc xe tải
này chủ yếu chở vật liệu xây dựng được
tập kết ở các bãi tập kết ven sông Lam, sau
đó di chuyển trên tuyến đường đê tả Lam
theo hướng tuyến đường tránh TP Vinh
hoặc theo đường Nguyễn Viết Xuân để
hướng vào nội thành và theo tuyến đường
nối Quốc lộ 46 với đường ven sông Lam
đến các vùng lân cận. Trước sự hoạt động
ngày càng có chiều hướng gia tăng của
các doanh nghiệp xe tải này, để siết chặt
quản lý và lập lại trật tự an toàn trong hoạt
động vận tải, nhất là để bảo vệ các tuyến
đê xung yếu, ngày 21/10/2020, UBND tỉnh
NghệAn đã ban hành Chỉ thị số 38/CT-UBND
về việc ngăn chặn, xử lý tình trạng xe quá
trọng tải hoạt động trên các tuyến đê trên địa
bàn tỉnh.
Chỉ thị nêu rõ: Những năm qua, UBND
tỉnh đã quan tâm chỉ đạo, thực hiện duy tu,
tu bổ, xử lý những hư hỏng của đê điều,
trong đó có việc sửa chữa, cải tạo, gia cố
mặt đê bị hư hỏng, xuống cấp. Tuy nhiên,
hiện nay tình trạng xe quá trọng tải hoạt
động trên các tuyến đê thuộc địa bàn tỉnh
Nghệ An diễn ra phổ biến, đặc biệt là
những đoạn đê qua các khu đô thị, khu tập
trung dân cư, khu vực có vật liệu và bến
bãi tập kết, trung chuyển vật liệu, làm hư
hỏng mặt đê, cơ đê, nguy cơ ảnh hưởng
đến an toàn đê điều, giao thông trên đê và
công tác phòng, chống thiên tai. Để tiếp tục
thực hiện quy định của pháp luật về đê
điều, ngăn chặn, xử lý dứt điểm tình trạng
xe quá tải đi trên đê, nhằm bảo đảm an
toàn đề điều, thực hiện tốt công tác phòng,
chống thiên tai tại Chỉ thị này, UBND tỉnh
yêu cầu Giám đốc các sở, Thủ trưởng các
ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện,
thành phố, thị xã có liên quan tập trung
thực hiện một số nội dung trọng tâm.
Cụ thể, UBND tỉnh giao Sở NN&PTNT
chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh, Sở
GTVT và chính quyền địa phương tăng
cường công tác kiểm tra, ngăn chặn, xử lý
nghiêm các trường hợp xe ôtô quá trọng
tải hoạt động trên tuyến đê Tả Lam (đê cấp
III). Sở NN&PTNT tổ chức kiểm tra, rà soát
và bổ sung lắp đặt biển báo quy định tải
trọng cho phép đối với xe cơ giới hoạt động
trên tuyến đê Tả Lam; theo dõi, tổng hợp
tình hình vi phạm của xe quá trọng tải hoạt
động trên các tuyến đê thuộc địa bàn tỉnh
Nghệ An; chỉ đạo, đôn đốc các địa phương
tăng cường công tác quản lý, ngăn chặn,
xử lý vi phạm pháp luật về quy định tải
trọng cho phép đối với xe cơ giới hoạt động
trên đê. Đồng thời, chủ trì, phối hợp với
UBND các huyện, thành phố, thị xã liên
quan chỉ đạo tổng rà soát, khảo sát thực tế
tại các tuyến đê, phối hợp tham mưu đề
xuất, bố trí kinh phí để xử lý, khắc phục
những hư hỏng của đê do tình trạng xe
quá tải đi trên đê hoặc do các yếu tố khác
gây ra, bảo đảm an toàn đê điều và giao
thông trên đê phục vụ công tác ứng cứu hộ
đê trong mùa mưa lũ năm 2020 và các
năm tiếp theo.
Sở GTVT chỉ đạo Thanh tra giao thông
phối hợp đoàn kiểm tra liên ngành các
huyện, thành phố, thị xã tuần tra kiểm soát,
xử lý xe quá trọng tải hoạt động trên đê.
Phối hợp với Sở NN&PTNT chỉ đạo kiểm
tra, rà soát và bổ sung lắp đặt biển báo quy
định tải trọng cho phép đối với xe cơ giới
hoạt động trên các tuyến đê. Công an tỉnh
chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương
phối hợp với Sở NN&PTNT, Sở GTVT,
UBND các huyện, thành phố, thị xã có liên
quan tăng cường công tác kiểm tra, ngăn
chặn, xử lý các trường hợp xe quá trọng
tải hoạt động trên các tuyến đê. Sở Tài
chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp
với Sở NN&PTNT tham mưu UBND tỉnh
xem xét, bố trí kinh phí đầu tư hàng năm
để xử lý các hư hỏng của đê, đảm bảo an
toàn đê điều và giao thông trên đê phục vụ
công tác phòng, chống thiên tai.
Các cơ quan truyền thông tăng cường
công tác tuyên truyền các quy định của
pháp luật về đê điều, quy định tải trọng cho
phép đối với xe cơ giới hoạt động trên đê;
đưa tin những hành vi vi phạm, tổ chức, cá
nhân vi phạm và biểu dương các đơn vị,
địa phương, cá nhân làm tốt trong công tác
bảo vệ đê điều. UBND các huyện, thành
phố, thị xã có liên quan thành lập các Đoàn
kiểm tra tăng cường công tác kiểm tra hoạt
động giao thông trên các tuyến đê thuộc
địa bàn quản lý, có biện pháp ngăn chặn
triệt để và xử lý nghiêm các trường hợp xe
quá trọng tải hoạt động trên các tuyến đê.
ThIÊN ThẢO
Xe tải chạy trên tuyến đê Tả Lam
Trước phản ánh của
người dân về việc xe có
dấu hiệu quá Trọng Tải
hoạT động làm ảnh
hưởng đến sự an Toàn
của mộT số Tuyến đê
Trên địa bàn, ubnd Tỉnh
đã ban hành chỉ Thị để
ngăn chặn, xử lý.
Ngăn chặn, xử lý xe quá trọng tải
hoạt động trên các tuyến đê
T
hời gian gần đây, trên địa
bàn cả nước nói chung và
tại Nghệ An nói riêng xuất
hiện tình trạng kinh doanh, mua
bán, trao đổi các sản phẩm thuốc
lá điện tử, thuốc lá nung nóng,
shisha... là các loại thuốc lá thế
hệ mới chưa được phép lưu hành
tại Việt Nam. Việc mua bán, quảng
cáo, giới thiệu các loại sản phẩm
này chủ yếu diễn ra trên mạng xã
hội facebook và nhằm vào đối
tượng khách hàng trẻ, thanh niên.
Trước thực trạng đó, triển khai thực
hiện Quyết định số 2981/QĐ-BCT
của Bộ Công Thương về tăng
cường thanh tra, kiểm tra, kiểm
soát, đấu tranh phòng, chống
buôn lậu, hàng giả, hàng cấm,
hàng không rõ nguồn gốc, xuất
xứ và hàng xâm phạm quyền sở
hữu trí tuệ trong thương mại điện
tử tại các địa bàn, lĩnh vực trọng
điểm, Cục Quản lý thị trường
(QLTT) Nghệ An đã tập trung lực
lượng, chủ động phối hợp với các
đơn vị nghiệp vụ để đấu tranh, xử
lý.
Điển hình, ngày 7/10, Đội
QLTT số 11 phối hợp với Phòng
An ninh kinh tế Công an tỉnh tiến
hành kiểm tra cơ sở kinh doanh
thuốc lá điện tử tại địa chỉ đường
Phan Chu Trinh, phường Đội
Cung, TP Vinh do ông N.C.T. làm
chủ, đồng thời là chủ tài khoản
facebook V.P.. Qua đó, phát hiện
cơ sở bày bán 12 máy hút thuốc
lá điện tử, 30 lọ tinh dầu thuốc lá
điện tử không rõ nguồn gốc, xuất
xứ. Tiếp đó, ngày 12/10, Đội tiếp
tục phối hợp với Phòng An ninh
kinh tế kiểm tra cơ sở kinh doanh
thuốc lá điện tử tại địa chỉ phường
Hưng Bình, TP Vinh do ông
N.V.D. làm chủ cũng là chủ tài
khoản I.Q.S.V. Qua kiểm tra, phát
hiện cơ sở bày bán 25 điếu xì gà,
140 bao thuốc lá điếu nhập lậu, 6
máy hút thuốc lá điện tử, 32 lọ
tinh dầu thuốc lá điện tử. Theo
các đối tượng khai nhận, hoạt
động kinh doanh chủ yếu diễn ra
qua mạng xã hội facebook với
các bài đăng, video livestream để
khách đặt hàng. Toàn bộ số sản
phẩm đều được mua trôi nổi trên
thị trường, không có hóa đơn
chứng từ kèm theo chứng minh
nguồn gốc hợp pháp hàng hóa.
Đại diện Cục QLTT Nghệ An
cho biết, để nâng cao hiệu quả
công tác đấu tranh với các hành
vi kinh doanh thuốc lá lậu, nhất là
hoạt động kinh doanh trên mạng
xã hội, bên cạnh việc tăng cường
thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, đấu
tranh, xử lý, đơn vị còn chú trọng
đẩy mạnh công tác tuyên truyền,
phổ biến pháp luật nhằm tạo sự
chuyển biến mạnh mẽ trong nhận
thức của các cấp, ngành và
người tiêu dùng về tác hại của
việc buôn lậu, hàng giả và gian
lận thương mại, việc lợi dụng
thương mại điện tử để thực hiện
các hành vi vi phạm. Qua đó, tạo
niềm tin cho người tiêu dùng
trong hoạt động giao dịch, mua
bán trực tuyến, bảo vệ quyền lợi,
lợi ích hợp pháp của doanh
nghiệp, người tiêu dùng và thúc
đẩy hoạt động thương mại điện
tử phát triển theo chiều hướng
tích cực.
Liên quan đến vấn nạn nhập
lậu, kinh doanh trái phép thuốc lá
điện tử, thuốc lá làm nóng vẫn
diễn biến phức tạp, vừa qua, Thủ
tướng Chính phủ Nguyễn Xuân
Phúc đã yêu cầu các bộ, ngành
quyết liệt tăng cường kiểm tra,
kiểm soát ngăn chặn nhập lậu;
đồng thời xử lý nghiêm các
đường dây, ổ nhóm, các đối
tượng đầu nậu, buôn bán thuốc lá
nhập lậu theo quy định của pháp
luật hình sự. Theo đó, Thủ tướng
giao các Bộ: Tài chính, Công
Thương, Công an, Quốc phòng,
UBND các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương chỉ đạo lực
lượng chức năng phối hợp chặt
chẽ, tăng cường quản lý, tuần tra
kiểm soát, ngăn chặn việc nhập
lậu, tàng trữ, vận chuyển và kinh
doanh trái phép thuốc lá điếu, xì
gà, thuốc lá điện tử, thuốc lá làm
nóng; xử lý nghiêm các vi phạm
theo quy định của Nghị định số
98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020
của Chính phủ quy định xử phạt
vi phạm hành chính trong hoạt
động thương mại, sản xuất, buôn
bán hàng giả, hàng cấm và bảo
vệ quyền lợi người tiêu dùng; xác
lập các chuyên án để đấu tranh,
xử lý nghiêm các đường dây, ổ
nhóm, các đối tượng đầu nậu,
buôn bán thuốc lá nhập lậu theo
quy định của pháp luật hình sự.
Ngọc ANh
Xử lý nghiêm hành vi kinh doanh
thuốc lá điện tử qua mạng xã hội
Thuốc lá điện tử được bày bán công khai trên mạng xã hội
Theo đánh giá của cơ quan chức năng, tình trạng buôn bán, vận chuyển, tàng trữ
thuốc lá nhập lậu vẫn còn diễn biến phức tạp không chỉ bởi nhu cầu trên thị trường mà
còn do thủ đoạn ngày càng tinh vi, manh động của các đối tượng. Trong đó, việc các cơ sở
kinh doanh, rao bán công khai thuốc lá điện tử trên mạng xã hội facebook cần phải được
xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Số 28414thứ 4, 28.10.2020 Kinh tế - xã hội 5
Đ
ảng ta luôn xác định công tác tổ
chức, cán bộ có vai trò đặc biệt
quan trọng, coi công tác cán bộ là
khâu "then chốt " của công tác xây dựng
Đảng, xây dựng Nhà nước và hệ thống
chính trị. Nghệ An có nhiều đặc điểm riêng
biệt so với nhiều địa phương khác trong cả
nước: Diện tích rộng, dân số đông, số đơn
vị hành chính nhiều. Trong khi đó, đội ngũ
cán bộ thì có sự khác biệt về vùng miền,
điều kiện kinh tế - xã hội.
Bám sát các chủ trương, chính sách,
nghị quyết của Trung ương và của tỉnh về
công tác cán bộ đặc biệt là Nghị quyết số
09-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ
tỉnh khoá XIX “về nâng cao chất lượng đội
ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp từ
năm 2016 đến năm 2020 và những năm
tiếp theo”, Nghệ An đã xây dựng và ban
hành các văn bản triển khai thực hiện phù
hợp với tình hình thực tế của địa phương:
Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo
quản lý giai đoạn 2012 - 2020; Quyết định
số 65 về ban hành quy định một số chính
sách đối với nhân lực chất lượng cao trong
các cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc, hành
chính Nhà nước, sự nghiệp công lập, tổ
chức chính trị - xã hội các cấp ở tỉnh Nghệ
An; Quyết định số 57 về Quy định chính
sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng
cao và ưu tiên trong tuyển dụng công chức,
viên chức trên địa bàn tỉnh Nghệ An…
Trong thời gian qua, các sở, ban,
ngành cấp tỉnh và UBND các huyện, thành
phố đã xây dựng kế hoạch triển khai thực
hiện Chỉ thị số 26/CT-TTg của Thủ tướng
Chính phủ về “Tăng cường kỷ luật, kỷ
cương trong các cơ quan hành chính Nhà
nước các cấp”. Đồng thời, chủ động xây
dựng chương trình, kế hoạch công tác, chỉ
đạo và phân công nhiệm vụ cụ thể cho
từng đơn vị trực thuộc, từng cán bộ, công
chức, viên chức; trong đó, xác định rõ
trọng tâm, trọng điểm từng tháng, từng
quý, thường xuyên đánh giá tình hình, kết
quả thực hiện để kịp thời chỉ đạo, giải
quyết những vấn đề phát sinh. Hàng năm,
Sở Nội vụ tiếp tục đôn đốc, hướng dẫn các
sở, ngành, UBND các huyện, thành phố
thực hiện tuyển dụng, sử dụng, sắp xếp,
bố trí, đào tạo, bồi dưỡng công chức phù
hợp với bản mô tả công việc và khung
năng lực của vị trí việc làm. Để nâng cao
chất lượng, hiệu quả hoạt động của đội
ngũ cán bộ, công chức, hằng năm tỉnh đều
tổ chức đào tạo và bồi dưỡng nâng cao
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận
chính trị theo kế hoạch đã xây dựng. Tính
đến thời điểm hiện tại, tổng số cán bộ,
công chức, viên chức đang làm việc trong
các cơ quan hành chính Nhà nước, đơn vị
sự nghiệp công lập của tỉnh Nghệ An là
trên 56.000 người. Trong đó, công chức
trong các cơ quan hành chính cấp tỉnh, cấp
huyện là trên 3.200 người; viên chức trong
các đơn vị sự nghiệp là trên 52.500 người.
Chất lượng đã được nâng lên, chuyển biến
để đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.
Thực tế hiện nay, trong đội ngũ cán bộ
hành chính đang có tình trạng "đông nhưng
không mạnh". Việc chấp hành kỷ luật, kỷ
cương đã được cải thiện song vẫn còn có
nơi, qua công tác thanh, kiểm tra còn có
những tồn tại. Vì vậy, để nâng cao chất
lượng và phát triển nhân lực hành chính
Nhà nước, cần nâng cao nhận thức, tăng
cường giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo
đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên; tiếp tục
đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả
công tác cán bộ. Cán bộ phải được đào tạo
về trình độ chuyên môn, trình độ chính trị
và kỹ năng phương pháp nâng cao chất
lượng công tác, xử lý tình huống trên thực
tế. Qua đó, biến quá trình đào tạo cán bộ
thành tự đào tạo và đào tạo suốt đời. Mặt
khác, phải thường xuyên tiến hành thanh,
kiểm tra, trong đó, những ý kiến, phản hồi
của người dân với từng cán bộ, công chức
cũng sẽ là một kênh tham khảo quan trọng
để công tác cán bộ được công bằng, dân
chủ. Qua đó, cũng tạo động lực cho mỗi
cán bộ, công chức trong khi thi hành công
vụ. Đồng thời, thực hiện nghiêm phân loại,
đánh giá cán bộ, công chức, viên chức
hằng năm để đưa ra khỏi bộ máy những
người không đủ phẩm chất, năng lực trong
thực hiện nhiệm vụ công vụ, giảm số lượng
người hưởng lương từ ngân sách Nhà
nước và nâng cao chất lượng đội ngũ cán
bộ, công chức, viên chức.
TUỆ TRAng
T
heo thống kê, diện tích, trữ
lượng và độ che phủ rừng
trên địa bàn các đơn vị
được giao quản lý cơ bản được
giữ vững và tăng lên; tình hình vi
phạm lâm luật từng bước được
ngăn chặn và đẩy lùi. Tuy nhiên,
vẫn còn bộc lộ một số tồn tại như
số lượng quy hoạch 3 loại rừng
hiện còn bất cập nhưng chưa
được điều chỉnh. Công tác chống
chặt phá rừng, đặc biệt là rừng
đầu nguồn, rừng nguyên sinh trữ
lượng gỗ cao còn diễn biến phức
tạp với nhiều nguy cơ tiềm ẩn đe
dọa đến an ninh rừng. Tình trạng
tranh chấp, lấn chiếm đất đai, sử
dụng đất sai mục đích, lấn chiếm
đất rừng, chặt phá rừng vẫn chưa
được xử lý dứt điểm. Các chủ
rừng đang quản lý diện tích đất,
rừng được Nhà nước giao chưa
chặt chẽ, hầu hết chưa thực hiện
được việc xác định ranh giới quản
lý, cắm mốc ngoài thực địa và cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng
(GCNQSD) đất theo quy định.
Trước thực tế trên, tại Thông
báo số 258 ngày 16/9/2020, Phó
Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nghĩa
Hiếu yêu cầu các BQL rừng
phòng hộ, rừng đặc dụng chủ
động, phối hợp với chính quyền
cấp huyện, xã, khẩn trương thực
hiện rà soát hiện trạng sử dụng
đất và rừng của đơn vị, thống nhất
diện tích, ranh giới trên bản đồ và
ngoài thực địa; báo cáo các sở,
ngành thẩm định, trình UBND tỉnh
xem xét, điều chỉnh. Trên cơ sở
ranh giới, diện tích rừng và đất
lâm nghiệp thống nhất báo cáo
các sở, ngành thẩm định, giao các
BQL rừng phòng hộ, rừng đặc
dụng khẩn trương xây dựng
phương án quản lý rừng bền
vững trình cấp có thẩm quyền phê
duyệt và tổ chức thực hiện theo
quy định của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn. Đối với Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, chủ trì, chỉ đạo các BQL
rừng phòng hộ, đặc dụng rà soát,
xác định ranh giới ngoài thực địa;
phối hợp với các sở, ngành, đơn
vị liên quan, kiểm tra, thẩm định,
tham mưu UBND tỉnh xem xét
điều chỉnh các nội dung đã được
giao tại các quyết định thành lập
của các đơn vị cho phù hợp với
thực tiễn và quy định của Luật
Lâm nghiệp; hướng dẫn, chỉ đạo
các chủ rừng hoàn thiện các hồ
sơ, thủ tục pháp lý về lập hồ sơ
giao đất gắn với giao rừng theo
quy định của pháp luật. Đồng thời
phối hợp với Sở Tài nguyên và
Môi trường hướng dẫn đăng ký
biến động đất đai, cắm mốc ranh
giới ngoài thực địa đối với các
diện tích rừng của các BQL rừng
phòng hộ, đặc dụng sau khi được
điều chỉnh quỹ đất lâm nghiệp
theo quy định; chủ trì, phối hợp
với chính quyền địa phương và
các đơn vị liên quan rà soát các
quy hoạch sử dụng rừng và đất
lâm nghiệp của các doanh nghiệp
và của Công ty Cổ phần đầu tư
phát triển cao su trên địa bàn các
huyện, tổng hợp tham mưu UBND
tỉnh xử lý theo đúng quy định.
Sở Tài nguyên và Môi trường
chủ trì, phối hợp với Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn
giải quyết các khó khăn, tồn tại về
vấn đề đất đai của các BQL rừng
phòng hộ, đặc dụng, hướng dẫn,
đôn đốc việc rà soát, thống nhất
diện tích, ranh giới đất lâm
nghiệp, tham mưu UBND tỉnh
xem xét, điều chỉnh quỹ đất cho
đơn vị quản lý sử dụng phù hợp
với tình hình thực tế đang quản lý.
Đồng thời, chủ trì, hướng dẫn các
chủ rừng lập hồ sơ đăng ký biến
động đất đai, lập hồ sơ giao đất,
cấp GCNQSD đất và tiếp nhận,
thẩm định hồ sơ cấp GCNQSD
đất lâm nghiệp theo quy định cho
các chủ rừng; hướng dẫn chính
quyền địa phương, các chủ rừng
xử lý đối với diện tích đất lâm
nghiệp đã thống nhất bàn giao về
địa phương quản lý; tham mưu
UBND tỉnh thực hiện việc thu hồi
đất đối với diện tích đất do các
chủ rừng thống nhất bàn giao về
địa phương.
Đồng thời, tăng cường thanh,
kiểm tra, xử lý kịp thời các hành vi
vi phạm pháp luật về đất đai trong
lâm nghiệp. Đối với UBND cấp
huyện, phối hợp kịp thời với các
đơn vị chủ rừng rà soát hiện trạng
sử dụng đất, rừng, ranh giới quản
lý, thống nhất trên hồ sơ và ngoài
thực địa làm cơ sở để các chủ
rừng xây dựng phương án quản
lý rừng bền vững; tạo điều kiện để
các chủ rừng lập hồ sơ giao đất,
giao rừng, cấp GCNQSD đất theo
quy định. Xem xét, đánh giá việc
thực hiện các quy hoạch sử dụng
rừng và đất lâm nghiệp của các
doanh nghiệp, các công ty trồng
rừng trên địa bàn, có ý kiến hủy
bỏ quy hoạch hoặc đề xuất điều
chỉnh các quy hoạch nếu các
doanh nghiệp, công ty không thực
hiện việc đầu tư trồng rừng hoặc
có diện tích rừng tự nhiên không
được chuyển đổi theo Chỉ thị số
13 ngày 12/1/2017 của Ban Bí thư
và Luật Lâm nghiệp để giao lại
cho địa phương thực hiện việc
giao khoán cho người dân và các
hộ gia đình quản lý theo quy định.
Thùy Dương
Nghệ An tạo chuyển biến
từ nâng cao chất lượng cán bộ
TroNg NhữNg Năm QUa,
BằNg NhiềU giải pháp của các
cấp, NgàNh, đội Ngũ cáN Bộ,
côNg chức TrêN địa BàN TỉNh
khôNg NgừNg được NâNg cao
về số LượNg và chấT LượNg,
góp phầN QUaN TrọNg Nhằm
Thực hiệN mục TiêU pháT
TriểN kiNh Tế - xã hội. TUy
NhiêN, Trước NhữNg đòi hỏi
mới Từ Thực TiễN, việc NâNg
cao hiệU QUả côNg Tác đào
Tạo, QUảN Lý cáN Bộ càNg
đặT ra NhữNg Thách Thức
mới cầN Tập TrUNg Thực hiệN
QUyếT LiệT hơN Nữa. Công tác kiểm tra, giám sát của các cấp góp phần nâng cao hiệu quả
chất lượng công tác cán bộ
Thời gian qua, công tác quản lý, sử dụng rừng và đất lâm nghiệp tại các Ban quản
lý (BQL) rừng phòng hộ, đặc dụng trên địa bàn tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực.
Tuy nhiên, theo yêu cầu của UBND tỉnh, cần khẩn trương rà soát các quy hoạch sử
dụng rừng và đất lâm nghiệp nhằm sử dụng có hiệu quả tài nguyên đất đai.
Khẩn trương rà soát các quy hoạch
sử dụng rừng và đất lâm nghiệp
Cần khẩn trương rà soát hiện trạng sử dụng rừng và đất
lâm nghiệp để xây dựng phương án quản lý rừng bền vững
Số 28414thứ 4, 28.10.2020Số 28414thứ 4, 28.10.2020 phòng chống tội phạm6 7
C
ông an huyện Nghi Lộc cho biết,
đơn vị vừa phá thành công chuyên
án, bắt giữ các đối tượng gồm:
Đặng Văn Tiến (SN 1999) trú tại xóm Kim
Liên, thị trấn Quán Hành; Hoàng Văn
Thắng (SN 1999), Trương Văn Trí (SN
2003), Nguyễn Văn Lưu (SN 2001), đều trú
tại xã Nghi Văn, cùng huyện Nghi Lộc về
hành vi trộm cắp tài sản và cướp tài sản.
Trước đó, vào khoảng đầu tháng
9/2020, trên địa bàn huyện Nghi Lộc và các
huyện phụ cận như Hưng Nguyên, Đô
Lương, Yên Thành… thường xuyên xảy ra
tình trạng mất trộm tài sản, trong đó chủ yếu
trộm chó, trộm két sắt trong nhà dân với
những phương thức, thủ đoạn tinh vi. Các
đối tượng thường hoạt động vào ban đêm,
đi xe máy mang theo súng bắn điện tự chế,
bì xác rắn, dao kiếm, chai thủy tinh... khắp
các địa bàn trong và ngoài huyện. Khi thấy
chó thả rông, các đối tượng áp sát, dùng
súng bắn điện bắn chó ngất tại chỗ và bỏ
vào bì xác rắn đưa đi tiêu thụ; đồng thời,
phát hiện nhà dân nào sơ hở sẽ đột nhập
trộm cắp tài sản, thậm chí là cướp tài sản.
Nếu bị truy đuổi, bọn chúng dùng hung khí
mang theo chống trả quyết liệt để thoát thân.
Trước tình hình phức tạp, các đối
tượng hoạt động manh động, liều lĩnh, gây
tâm lý hoang mang lo lắng, bức xúc trong
quần chúng nhân dân, lãnh đạo Công an
huyện Nghi Lộc đã xác lập chuyên án để
đấu tranh, triệt phá.
Ban chuyên án nhanh chóng thu thập
tài liệu, củng cố hồ sơ, sử dụng nhiều
phương tiện, huy động các điều tra viên
dày dạn kinh nghiệm thuộc Đội Cảnh sát
ĐTTP về hình sự, kinh tế, ma túy vào cuộc,
tham gia phá án. Trong quá trình phá án
gặp phải những khó khăn bởi các đối
tượng không có công ăn việc làm ổn định,
lại nghiện ma túy nên manh động, liều lĩnh,
một trong số các đối tượng không có mặt
ở địa phương cho nên Ban chuyên án phải
lên kế hoạch cụ thể, tỉ mỉ, tiến hành xác
minh không chỉ trong tỉnh mà ngoài tỉnh
như Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang... Sau
một thời gian kiên trì rà soát, nghiên cứu
quy luật hoạt động của các đối tượng, đồng
thời tổ chức mật phục, Ban chuyên án đã
xác định được các đối tượng gây ra hàng
loạt vụ trộm cắp tài sản, cướp tài sản xảy
ra trong thời gian qua. Khi đã có đầy đủ
chứng cứ, Ban chuyên án quyết định phá
án. Theo đó, vào khoảng 6 giờ ngày 23/10,
Công an huyện Nghi Lộc chủ trì phối hợp
với Công an huyện Hưng Nguyên, Đồn
Công an KCN Yên Phong thuộc huyện Yên
Phong, tỉnh Bắc Ninh phá thành công
chuyên án, bắt giữ các đối tượng nói trên.
Tại cơ quan điều tra, bước đầu các đối
tượng khai nhận, để có tiền “nướng” vào
ma túy, từ đầu tháng 9 đến nay đã gây ra
trên 30 vụ trộm cắp tài sản và 3 vụ cướp tài
sản trên các địa bàn Hưng Nguyên, Nghi
Lộc, với tổng giá trị hơn 200 triệu đồng. Tại
hiện trường, thu giữ 3 con chó có khối
lượng 75 kg, 5 bì xác rắn, 1 súng băn điện
tự chế, 2 xe máy, 5 điện thoại di động, 2 két
sắt đã bị các đối tượng phá hỏng và các vật
chứng khác có liên quan đến các vụ án.
Điển hình, vào khoảng 20 giờ ngày
19/9, Hoàng Văn Thắng đi xe máy bịt mặt
đột nhập vào nhà chị L. trú tại xóm 8 + 9, xã
Nghi Văn, huyện Nghi Lộc, dùng hai tay
khống chế, che mặt chị L. cướp chiếc điện
thoại nhãn hiệu Oppo trị giá khoảng 5 triệu
đồng mà chị đang cầm trên tay. Hay mới
đây, vào khoảng 22 giờ ngày 16/10, Trương
Văn Trí và Nguyễn Văn Lưu đột nhập vào
nhà thờ họ Lê, thuộc xóm 5a, xã Nghi Văn
lấy trộm một chiếc két sắt, sau đó đập phá
két lấy đi số tiền hơn 10 triệu đồng...
Hiện, Công an huyện Nghi Lộc đang
hoàn tất hồ sơ để xử lý các đối tượng theo
quy định của pháp luật. Chuyên án đang
được tiếp tục điều tra, mở rộng. Việc phá
thành công chuyên án đã đem lại sự tin
tưởng cho nhân dân trên địa bàn, được cấp
ủy, chính quyền ghi nhận, đánh giá cao.
PhAn TuyếT
N
gày 27/10, thông tin từ
Phòng Cảnh sát Hình sự
(CSHS) cho biết, đơn vị
vừa phối hợp với Công an huyện
Nghi Lộc, phòng nghiệp vụ Công
an tỉnh điều tra, làm rõ, truy bắt
thành công đối tượng Nguyễn
Văn Thành (SN 1986) trú tại xóm
2, xã Nghi Xuân, huyện Nghi Lộc
về hành vi giết người. Trước đó,
chiều 25/10, Phòng CSHS nhận
được tin báo của Công an huyện
Nghi Lộc về việc vào hồi 14 giờ
30 phút cùng ngày, quần chúng
nhân dân phát hiện thi thể của
anh Trần Quang Huy (SN 2001)
trú tại xóm 3, xã Phúc Thọ, huyện
Nghi Lộc nằm gục bên bụi cây
ven đường thuộc địa phận xóm 1,
xã Nghi Xuân, huyện Nghi Lộc;
cạnh vị trí nạn nhân có một bì xác
rắn bên trong đựng 3 con chó.
Xác định đây là vụ án nghiêm
trọng, Phòng CSHS đã thành lập
tổ công tác do Thượng tá Cao
Ánh Hồng, Phó Trưởng phòng
trực tiếp chỉ đạo, phối hợp với
Công an huyện Nghi Lộc tiến
hành khám nghiệm hiện trường,
tử thi, điều tra vụ án. Kết quả
khám nghiệm cho thấy, nạn nhân
chết là do bị bắn. Lực lượng Công
an đã khẩn trương vào cuộc truy
bắt đối tượng.
Dấu vết tại hiện trường cho
thấy có nhiều khả năng nạn nhân
là đối tượng câu trộm chó bị bắt
quả tang nên đã bị bắn. Tuy
nhiên, ai là người nổ súng vẫn là
một là ẩn số. Lực lượng Công an
đã tiến hành đồng bộ các biện
pháp nghiệp vụ, rà soát, khoanh
vùng các đối tượng nghi vấn, nhất
là những người có mặt tại hiện
trường khi đó. Với quyết tâm
nhanh chóng truy bắt đối tượng
gây án, tập thể lực lượng tham
gia phá án đã phát huy tinh thần
trách nhiệm, mưu trí, triển khai
nhiều mũi công tác để truy bắt, lần
theo dấu vết của đối tượng. Đến
21 giờ cùng ngày, lực lượng Công
an đã truy bắt thành công đối
tượng Nguyễn Văn Thành, là
người nổ súng gây ra cái chết của
Huy. Kết quả điều tra cho thấy,
khoảng 13 giờ ngày 25/10, Thành
mang theo súng tự chế (súng hơi
bắn đạn chì) điều khiển xe máy đi
bắn chim. Đến 14 giờ cùng ngày,
đến khu vực nghĩa địa thuộc xóm
1, xã Nghi Xuân, huyện Nghi Lộc,
Thành dừng xe. Lúc này, Thành
phát hiện 2 đối tượng nam giới
điều khiển xe máy cầm theo cần
kích điện để trộm cắp chó và kéo
theo một bì đựng chó ngay sau xe
máy. 2 đối tượng này dừng xe
máy đưa bì lên xe thì phát hiện
Thành đứng cách đó chừng 40 m.
2 đối tượng bèn rút dao ra dọa thì
Thành liền dơ súng lên bóp cò.
Viên đạn trúng vào sườn của Trần
Quang Huy. Hai đối tượng lên xe
bỏ chạy. Lúc này Thành bắn thêm
2 phát nữa vào người Huy khiến
nạn nhân điều khiển xe máy loạng
choạng và đâm vào bụi cây ven
đường. Thấy Huy bị bắn, sợ bị
nhân dân đuổi đánh nên đối
tượng còn lại đã kéo xe máy từ
trong bụi ra và lên xe bỏ trốn. Sau
khi gây án, Thành tháo rời ống
kính ngắm ra khỏi súng và bỏ
trốn.
Thành là đối tượng bị câm
điếc bẩm sinh, để làm việc với đối
tượng, cơ quan Công an đã nhờ
đến giáo viên của trung tâm
khuyết tật. Tại cơ quan Công an,
Thành thành khẩn khai báo hành
vi phạm tội của mình. Liên quan
đến vụ án này, cơ quan Công an
cũng đã truy bắt đối tượng Mạnh
Lộc Chiến (SN 1998) trú tại xóm
4, xã Phúc Thọ, huyện Nghi Lộc
về hành vi trộm cắp tài sản. Chiến
là người cùng Huy thực hiện hành
vi trộm chó. Cơ quan Công an
cũng xác định tại hiện trường là 3
con chó có trọng lượng 42 kg.
Hiện, cơ quan Công an đang
tạm giữ đối tượng Nguyễn Văn
Thành để tiếp tục điều tra, làm rõ
vụ án.
huyền Thương
“Ông trùm” đội lốt
cán bộ y tế
Tiếp tục thực hiện kế hoạch
của Công an tỉnh về mở đợt cao
điểm tấn công, trấn áp tội phạm,
bảo đảm ANTT trước, trong và
sau Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh
Nghệ An lần thứ XIX và chỉ đạo
của Lãnh đạo Công an tỉnh về
tăng cường công tác đấu tranh
phòng, chống tội phạm, bảo đảm
ANTT trên địa bàn, Phòng Cảnh
sát ĐTTP về Ma túy đã tập trung
lực lượng, quán triệt, triển khai
đồng bộ, quyết liệt các biện pháp
nghiệp vụ, xác định và tập trung
đánh mạnh, đánh trúng các
đường dây mua bán trái phép
chất ma túy lớn. Qua đó, góp
phần quan trọng làm giảm tình
hình tội phạm trên địa bàn và tiếp
tục lập nhiều thành tích xuất sắc.
Theo đó, từ công tác nắm
tình hình địa bàn, đầu tháng
9/2020, các trinh sát phát hiện
đường dây mua bán, vận chuyển
trái phép chất ma túy với số
lượng lớn từ Lào vào Nghệ An
tiêu thụ, do đối tượng Tu Lỳ (SN
1987) quốc tịch Lào cầm đầu.
Xác minh nguồn tin được biết, Lỳ
từng là du học sinh tại Việt Nam,
am hiểu địa hình, có phương
thức, thủ đoạn hoạt động rất tinh
vi, xảo quyệt, hắn lấy vỏ bọc là
bác sĩ của bệnh viện huyện Xay
Chăm Phon, tỉnh Bô Ly Khăm
Xay để qua lại biên giới Việt Nam
thực hiện ý đồ của mình. Trung
tá Nguyễn Anh Tuấn, Đội trưởng
Đội 1 đã báo cáo tình hình với
lãnh đạo đơn vị để xin ý kiến chỉ
đạo. Trước tình hình đó, lãnh đạo
Phòng Cảnh sát ĐTTP về Ma tuý
đã báo cáo đồng chí Thiếu tướng
Võ Trọng Hải, Giám đốc Công an
tỉnh; đồng chí Đại tá Nguyễn
Mạnh Hùng, Phó Giám đốc, Thủ
trưởng Cơ quan CSĐT Công an
tỉnh đề xuất xác lập chuyên án để
đấu tranh triệt xoá đường dây
này.
Băng rừng, vượt lũ phá án
Sau khi chuyên án được xác
lập, hàng chục trinh sát, điều tra
viên dày dạn kinh nghiệm của
Phòng dưới sự chỉ đạo trực tiếp
của Lãnh đạo Công an tỉnh đã
nhanh chóng triển khai lực
lượng, thực hiện đồng bộ các
biện pháp nghiệp vụ để đấu
tranh, làm rõ. Vì đối tượng người
Lào nên công tác nắm tình hình,
tiếp cận đối tượng gặp rất nhiều
khó khăn, các trinh sát, điều tra
viên nhiều tháng liền mai phục
trong rừng sâu trên vành đai biên
giới Việt - Lào thuộc địa phận
huyện Anh Sơn để nắm hành
tung của các đối tượng trong
đường dây này.
Được biết, trong vỏ bọc hoàn
hảo, Lỳ thường xuyên qua lại
vùng biên giới Việt - Lào để thực
hiện hành vi mua bán trái phép
chất ma tuý. Lỳ thông thạo tiếng
Việt nên đã tự móc ngoặc, cấu
kết với các đối tượng người bản
địa tại khu vực xã Phúc Sơn,
huyện Anh Sơn, Nghệ An để vận
chuyển trái phép chất ma túy qua
đường tiểu ngạch thẩm lậu vào
Việt Nam và đưa đi các tỉnh tiêu
thụ. Đường dây này được tổ
chức chặt chẽ, hoạt động hết sức
tinh vi nhưng cũng rất manh
động. Mỗi lần vượt biên để giao
dịch, chúng thường đi thành
nhóm để bọc lót và cảnh giới cho
đối tượng cầm “hàng”, đồng thời
thường xuyên mang theo vũ khí
“nóng”, sẵn sàng nhả đạn nếu
phát hiện có dấu hiệu khả nghi.
Sau một thời gian thu thập tài
liệu, chứng cứ, ngày 23/10, nhận
được thông tin Lỳ sẽ vận chuyển
số lượng lớn ma túy từ Lào qua
khu vực bản Vều 1, xã Phúc Sơn,
huyện Anh Sơn, Ban chuyên án
lập tức báo cáo đồng chí Thiếu
tướng Võ Trọng Hải, Giám đốc
Công an tỉnh và đồng chí Đại tá
Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Giám
đốc, Thủ trưởng Cơ quan CSĐT
Công an tỉnh để xin ý kiến chỉ đạo
về phương án phá án. Tại cuộc
họp nhanh, dưới sự chỉ đạo của
Lãnh đạo Công an tỉnh, kế hoạch
phá án được tính toán tỉ mỉ với
quyết tâm phá án thành công
nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho
quần chúng nhân dân và lực
lượng tham gia đánh án.
Khuya 23/10, Ban chuyên án
do Thượng tá Nguyễn Hữu
Cường, Trưởng phòng và Trung
tá Nguyễn Đức Kiên, Phó
Trưởng phòng Cảnh sát ĐTTP
về Ma tuý cùng với lãnh đạo Đồn
Biên phòng Phúc Sơn, lãnh đạo
Công an huyện Anh Sơn trực tiếp
chỉ đạo 5 mũi công tác lặng lẽ
băng rừng biên giới trong mưa lũ
để phá án. Theo đó, mũi công tác
thứ nhất hành quân vượt nhiều
km đường rừng mật phục gần
khu vực vành đai đường biên
giới, nơi đối tượng thường cắt
rừng vượt biên qua Việt Nam để
đón lõng đối tượng. Mũi công tác
thứ 2 chốt tại khu vực trạm kiểm
dịch của Đồn Biên phòng Phúc
Sơn mật phục vùng ven suối, nơi
có đường mòn nghi đối tượng sẽ
đi qua. Mũi công tác thứ 3 mật
phục tại cầu Tràn thuộc bản Vều
1, xã Phúc Sơn. Mũi công tác thứ
tư hành quân lên đỉnh núi cao
nhất để quan sát di biến động
của đối tượng, đồng thời hỗ trợ
chốt chặn khi đối tượng bỏ chạy.
Mũi công tác thứ 5 dùng xe môtô
cơ động trên đường để hỗ trợ
quá trình vây bắt đối tượng của
mũi công tác thứ 3…
Liên tục 2 ngày đêm ròng rã
bám sát địa điểm mật phục, hơn
20 cán bộ, chiến sĩ thuộc Ban
chuyên án dầm mình trong mưa
rừng lũ quét, dù đói, lạnh nhưng
với tinh thần tấn công, trấn áp tội
phạm đến cùng, các thành viên
Ban chuyên án vẫn bám trụ để
chờ thời cơ hành động. Đến
chập choạng tối 24/10, mũi công
tác thứ nhất phát hiện một nhóm
đối tượng mang theo ba lô vượt
đường biên vào vùng rừng núi
Việt Nam với nhiều dấu hiệu khả
nghi nên đã báo với mũi công tác
thứ 2 để đón lõng nắm tình hình,
xác minh đối tượng. Sau khi nắm
thông tin, mũi công tác thứ 2 lập
tức liên lạc với mũi thứ 3, đồng
thời bám theo di biến động của
đối tượng. Đến 21 giờ 30 phút
ngày 25/10/2020, đúng như dự
đoán, sau khi đi vòng quanh khu
vực biên giới để vừa quan sát
nhằm tránh sự theo dõi của lực
lượng chức năng, đồng thời chờ
đợi “đối tác” xuất hiện để giao
dịch, cuối cùng đối tượng nghi
vấn đã xuất hiện tại khu vực bản
Vều 1 thuộc xã Phúc Sơn, huyện
Anh Sơn. Khi đến khu vực cầu
Tràn, các trinh sát phát hiện 1 đối
tượng tách ra tiếp cận 1 chiếc xe
ôtô đỗ gần đó. Biết thời cơ phá
án đã đến, ngay lập tức các mũi
công tác của Ban chuyên án lập
tức xuất hiện vây bắt đối tượng.
Dù bị vây bắt bất ngờ nhưng đối
tượng vẫn chống trả quyết liệt
hòng thoát thân. Nhằm tránh
đồng bọn hỗ trợ để đối tượng ôm
hàng bỏ trốn, Ban chuyên án đã
nổ súng thị uy, đồng thời nhanh
chóng vây bắt thành công đối
tượng chính đang có hành vi
mua bán trái phép chất ma tuý
cùng tang vật là 5 kg ma tuý dạng
đá và 1 ĐTDĐ. Khai thác nhanh,
đối tượng khai nhận tên là Tu Lỳ
(SN 1987), hộ khẩu thường trú
tại bản Lạc Xao, huyện Khăm
Cợt, tỉnh Bô Ly Khăm Xay, Lào.
Trung tá Nguyễn Anh Tuấn,
Đội trưởng Đội 1, thành viên Ban
chuyên án cho biết: Dù quá trình
theo dõi đối tượng, các điều tra
viên, trinh sát phải dầm mình
nhiều ngày trong mưa lũ, vượt
rừng sang bên kia biên giới để
xác minh thông tin đối tượng...,
tuy nhiên, quá trình phá án, Ban
chuyên án kịp thời phối hợp với
Đồn Biên phòng Phúc Sơn, Công
an huyện Anh Sơn, anh em am
hiểu địa bàn nên đã vây bắt đối
tượng thành công, đảm bảo an
toàn cho quần chúng nhân dân
cũng như các thành viên của Ban
chuyên án.
Bắt khám xét đối tượng xong
cũng là lúc trời vừa rạng sáng,
một tổ công tác ngay lập tức đưa
đối tượng, tang vật về trụ sở Cơ
quan CSĐT Công an tỉnh Nghệ
An để đấu tranh, làm rõ. Các mũi
công tác còn lại tiếp tục ngược
rừng, phối hợp với Đồn Biên
phòng Phúc Sơn và Công an
huyện Anh Sơn truy bắt các đối
tượng còn lại.
Thuỳ Anh
Bắt giữ ổ nhóm nghiện ma túy
thực hiện hơn 30 vụ trộm, cướp tài sản
Các đối tượng trong vụ án
người Lào trên vùng biên
Hành trình truy lùng
“ông trùm”
ma tuý
Đối tượng Tu Lỳ
Sau hai ngày đêm ròng rã
dầm mưa rừng gió rét, khuya
25/10, Ban chuyên án thuộc
Phòng cảnh Sát đttP về ma tuý
công an tỉnh nghệ an Phối hợP
với đồn Biên Phòng Phúc Sơn,
công an huyện anh Sơn Phá
thành công chuyên án, Bước
đầu Bắt giữ “ông trùm” người
Lào đang vận chuyển 5 kg ma
tuý dạng đá vượt Biên thẩm Lậu
vào nghệ an để đưa đi các tỉnh
tiêu thụ. Qua đó góP Phần triệt
xoá thành công đường dây ma
tuý xuyên Quốc gia. hiện, Ban
chuyên án vẫn tiếP tục truy Bắt
các đối tượng còn Lại.
Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Nghệ An phối hợp với VKSND cùng cấp tổ chức
giám định số ma tuý vừa thu giữ trong chuyên án
Lợi dụng sơ hở của người dân, một nhóm đối tượng đã đột nhập
trộm, cướp tài sản rồi đưa đi tiêu thụ lấy tiền sử dụng ma túy. Công an
huyện Nghi Lộc đã nhanh chóng điều tra, bắt giữ 4 đối tượng, bước đầu
xác định nhóm này thực hiện hơn 30 vụ trộm cắp tài sản, với tổng số
tiền trên 200 triệu đồng.
Bị bắn chết khi đang đi trộm chó
Trong lúc thực hiện hành vi trộm chó, 2 đối tượng bị Nguyễn Văn Thành phát hiện
nên từ xa đã dùng dao đe dọa. Thành đã dùng súng tự chế bóp cò về phía đối tượng
khiến 1 người trúng đạn và tử vong tại chỗ.
Tang vật gây án
Đối tượng Nguyễn Văn Thành
bị truy tố về tội giết người
Đối tượng Mạnh Lộc Chiến bị
bắt về hành vi trộm cắp tài sản
Tòa soạn và bạn đọC số 28414Thứ 4, 28.10.2020
8
C
ông an xã Công Thành,
huyện Yên Thành vừa nhận
được thư cảm ơn của gia
đình anh Lương Xuân Ánh (SN 1991)
trú tại phường Nam Ngạn, TP Thanh
Hoá về việc Công an xã đã tìm thấy
người thân là anh Nguyễn Trọng Cần
(31 tuổi), trú tại phường Đông Hương,
TP Thanh Hoá, bị hạn chế về nhận
thức bỏ nhà đi về với gia đình.
Trước đó, vào sáng 24/10/2020,
anh Nguyễn Trọng Cần đã điều
khiển xe máy bỏ nhà ra đi, gia đình
đã tìm kiếm trong nhiều giờ nhưng
không có kết quả. Khoảng 21 giờ
ngày 24/10/2020, Công an xã Công
Thành tuần tra tại xóm 12, thì phát
hiện một thanh niên nam ngồi ven
đường cùng chiếc xe máy, có biểu
hiện của bệnh tâm thần nên đã đưa
về UBND xã chăm sóc chu đáo. Do
người đàn ông đi lạc không mang
theo giấy tờ tuỳ thân, không nhớ rõ
địa chỉ, nên công tác xác minh ban
đầu gặp khó khăn. Tuy nhiên bằng
các biện pháp nghiệp vụ, Công an xã
đã xác định người đàn ông đi lạc là
anh Nguyễn Trọng Cần, đồng thời
liên hệ với người thân để đón anh về
với gia đình. Công an xã đã tìm thấy
anh Cần cách nhà riêng hơn 120 km.
Đến rạng sáng 25/10/2020, tại
trụ sở UBND xã Công Thành, gia
đình anh Nguyễn Trọng Cần đã đến
đón anh về, đồng thời có thư cảm
ơn gửi tới Công an huyện YênThành
và Công an xã Công Thành
Đức Vũ
Anh Nguyễn Trọng Cần được Công an xã
Công Thành tìm thấy và bàn giao cho gia đình
Công an xã bàn giao người bệnh tâm thần
đi lạc về với gia đình
A
nh Hoàng Văn Quý (SN 1976) trú
tại thôn Thị tứ, xã Thanh Thủy
phản ánh: Trước đó, vào năm
2002, anh Quý cũng như nhiều hộ dân
khác mua đất bám mặt đường Quốc lộ
46 (hay còn gọi là đường về quê Bác),
hiện đang có hóa đơn nộp tiền rõ ràng,
tuy nhiên, nhiều lần gia đình muốn làm
hồ sơ để được cấp bìa đỏ nhưng đều
không được. Tương tự, hộ gia đình anh
Phan Sỹ Hữu ở thôn Thủy Phong, xã
Thanh Thủy cũng mua một lô đất bám
Quốc lộ 46 (diện tích 208 m2
) từ năm
2020, tuy nhiên nhiều lần gia đình anh
Hữu muốn làm hồ sơ để được cấp bìa đỏ
đều bất thành. Theo tìm hiểu của phóng
viên, hiện tại còn có rất nhiều hộ dân
mua đất trái thẩm quyền của UBND xã
Thanh Thủy giáp Quốc lộ 46 vào thời
điểm đầu những năm 2000 đang có nhu
cầu được cấp bìa đỏ nhưng chưa thực
hiện được.
Dịp tháng 4/2020, sau khi Báo Công
an Nghệ An có bài viết phản ánh tình
trạng trên, anh Hoàng Văn Quý và một
số hộ dân tiếp tục hoàn thiện hồ sơ để
được cấp bìa đỏ. Sau gần 5 tháng đi lại
với hàng chục loại hồ sơ giấy tờ liên
quan, anh Quý, anh Hữu mới hoàn thiện
được hồ sơ cấp bìa đỏ. Tuy nhiên, bước
cuối cùng để cấp bìa thì được Phòng Tài
nguyên và Môi trường huyện Thanh
Chương có văn bản trả lời, hồ sơ của
anh Hoàng Văn Quý và anh Phan Sỹ
Hữu bị trả lại với lý do “Thửa đất không
phù hợp với quy hoạch sử dụng đất năm
2015 - 2020 của huyện, nên không đủ
điều kiện cấp giấy chứng nhận”.
Qua tìm hiểu, nghiên cứu hồ sơ cấp
bìa đỏ của anh Quý và anh Hữu chúng
tôi thấy rằng, các hồ sơ này đã có đầy đủ
xác nhận của chính quyền địa phương xã
Thanh Thủy và Chi nhánh Văn phòng
Đăng ký đất đai huyện Thanh Chương.
Tuy nhiên, chỉ có khâu cuối cùng là
Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện
Thanh Chương sau khi kiểm tra có văn
bản trả lời, hồ sơ không đủ điều kiện cấp
bìa đỏ vì không phù hợp quy hoạch sử
dụng đất!
Tìm hiểu được biết, hơn 40 hộ dân
mua đất tại vùng Thị tứ, xã Thanh Thủy,
huyện Thanh Chương từ đầu năm 2000,
đến năm 2004, vùng Thị tứ xã Thanh
Thủy mới có quy hoạch Thị tứ, sau đó
bản quy hoạch này không thực hiện
được, hiện đã phá vỡ quy hoạch. Điều
này đã khiến cho các hộ dân nằm trong
“vùng quy hoạch” không được cấp bìa
đỏ. Về đất của hộ anh Quý và anh Hữu
cũng nằm trong vùng quy hoạch, song
hai hộ này vướng vào một quy hoạch
khác của Quốc lộ 46 có từ năm 2012,
đến nay chưa điều chỉnh quy hoạch nên
không cấp được bìa đỏ.
Trao đổi với phóng viên, ông Trình
Văn Bằng, Trưởng phòng Tài nguyên và
Môi trường huyện Thanh Chương cho
biết: Hồ sơ anh Quý và anh Hữu không
phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của
UBND huyện Thanh Chương. Khi được
hỏi vì sao hồ sơ cấp bìa đỏ của các hộ
đến khi hoàn thiện mới được trả lời
không phù hợp quy hoạch sử dụng đất?
Ông Bằng nói rằng, hồ sơ do chính
quyền địa phương trình lên Chi nhánh
Văn phòng đất đai, còn Phòng Tài
nguyên và Môi trường chỉ thẩm định
khâu cuối cùng. Theo ông Bằng, đối với
trường hợp hồ sở của anh Quý và anh
Hữu cần phải chờ điều chỉnh quy hoạch
sử dụng đất giai đoạn 2021 mới cấp
được bìa.
Về thông tin phản ánh, mua đất ở tại
cùng một thời điểm, có cùng vị trí địa lý,
hiện có nhiều hộ gia đình đã được Nhà
nước cấp bìa đỏ, song những hộ khác
thì được chính quyền địa phương trả lời
“vướng quy hoạch”, không thể cấp bìa
đỏ?. Vấn đề này, Trưởng phòng Tài
nguyên và Môi trường nói rằng, các hộ
đã được cấp bìa là do diện tích đất của
họ không nằm hoàn toàn trong vùng quy
hoạch Quốc lộ 46. Riêng hộ anh Quý và
hộ anh Hữu có diện tích nằm hoàn toàn
trong vùng quy hoạch Quốc lộ 46 nên
không thể cấp bìa đỏ và phải chờ điều
chỉnh lại quy hoạch sử dụng đất.
Qua sự việc trên cho thấy, cần có sự
phối hợp, kiểm tra chặt chẽ giữa chính
quyền địa phương, Văn phòng đăng ký
đất đai, Phòng Tài nguyên và Môi
trường huyện trong quá trình lập hồ sơ
cấp bìa đỏ cho người dân. Để xảy ra
tình trạng khi mọi thủ tục cơ bản đã
hoàn thành thì Phòng Tài nguyên và Môi
trường huyện mới kiểm tra, phát hiện
không phù hợp quy hoạch trả lại hồ sơ,
khiến người dân bức xúc.
V. Thành
Nhiều người dân mua đất ở thôn Thị tứ, xã Thanh Thủy chưa được cấp bìa đỏ
Câu Chuyện này đã kéo dài
hơn 20 năm Của CáC hộ dân
mua đất ở thôn thị tứ, xã
thanh thủy, huyện thanh
Chương. trong số hơn 40 hộ
mua đất trái thẩm quyền, đến
nay nhiều hộ đã đượC Cấp giấy
Chứng nhận quyền sử dụng
đất (bìa đỏ), bên Cạnh đó Còn
nhiều hộ kháC vẫn Chưa đượC
Cấp, vì vướng quy hoạCh? điều
này đã ảnh hưởng không nhỏ
đến quyền và lợi íCh hợp pháp
Của Công dân.
chờ cấp “bìa đỏ”
Dọc theo Quốc lộ 46 đoạn qua
xã Thanh Thủy, nhiều hộ gia đình
được cấp bìa đỏ nhưng nhiều
hộ lại chưa được cấp
Mòn mỏi
Số 28414Thứ 4, 28.10.2020 văn hóa - giáo dục 9
M
ới đây, Nguyễn Văn Hưng
(SN 1991), có tên tài
khoản youtube là Hưng
Vlog, trú tại xã Xuân Hương,
huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc
Giang đã bị Thanh tra Sở Thông
tin và Truyền thông Bắc Giang lập
biên bản xử phạt hành chính 10
triệu đồng về hành vi đăng tải
video lên mạng xã hội vi phạm
quy định của pháp luật, nội dung
clip nhảm nhí, chia sẻ thông tin
không phù hợp, trái với thuần
phong mỹ tục của dân tộc. Theo
đó, ngày 3/10, anh Hưng đã đăng
tải trên tài khoản youtube Hưng
Vlog video clip “Troll lấy cắp tiền,
đập bể heo đất của em gái, em
trai đi ăn chơi và cái kết”. Nội
dung video ghi lại hình ảnh mô tả
Hưng lấy trộm tiền trong heo đất
của em mình, gây phản cảm đối
với người xem, đã không mang ý
nghĩa giáo dục lại chẳng khác nào
“bày đường cho chuột chạy”.
Trước đó, cũng ở tài khoản này,
Nguyễn Văn Hưng đã đăng tải
video clip với tựa đề “Troll em gái,
em trai ăn nồi cháo gà nguyên
lông và cái kết” gây sự phẫn nộ
trên cộng đồng mạng bởi nội
dung nhảm nhí, anh này đã bị cơ
quan chức năng xử phạt hành
chính 7,5 triệu đồng.
Trên mạng xã hội như
youtube, facebook xuất hiện tràn
lan các video với nội dung nhảm
nhí, rẻ tiền nhằm lôi kéo người
xem để thu lợi nhuận, trong đó
chủ yếu là các video về văn hóa
ẩm thực. Có thể kể tên ở đây như
Bà Tân Vlog, Tam Mao TV
(thường xuyên đưa nội dung ăn
uống mất vệ sinh)... Được biết,
theo quy định của youtube, điều
kiện bắt buộc để được nhà cung
cấp bật nút kiếm tiền là mỗi kênh
phải đạt 1.000 người đăng ký trở
lên và 4.000 giờ xem trong 12
tháng. Như vậy ở kênh Hưng
Vlog với ba triệu người theo dõi
có thể thu về số tiền ít nhất
khoảng 350 triệu đồng mỗi tháng.
Với lợi nhuận thu về như vậy, cho
nên không ít kênh mặc dù bị xử
phạt nhiều lần vẫn tiếp tục sản
xuất, cho ra những sản phẩm
chớp nhoáng không được đầu tư
chỉn chu, ý nghĩa. Bên cạnh đó,
theo Giáo sư Nguyễn Minh
Thuyết, nguyên Đại biểu Quốc
hội, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy
ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh
niên, Thiếu niên và Nhi đồng của
Quốc hội cho biết, hiện nay trên
mạng xã hội còn có nhiều thông
tin xuyên tạc các chủ trương,
đường lối, chính sách của Đảng
và Nhà nước. Nhiều người nổi
tiếng trên các diễn đàn này không
có am hiểu sâu sắc về các vấn đề
nhưng vẫn đưa ra các quan điểm
gây hoang mang, lo lắng trong dư
luận xã hội.
Thực tế, thời gian qua, cơ
quan chức năng cũng đã có hình
thức xử lý đối với những trường
hợp chủ kênh có những video với
nội dung nhảm nhí, phản cảm, trái
thuần phong mỹ tục. Tuy nhiên,
với chế tài xử phạt hành chính với
số tiền nói trên liệu có đủ sức răn
đe, đủ mạnh hay không khi mà
thực tế chủ kênh có thể thu về
mỗi tháng hàng trăm triệu đồng?
Hơn nữa, đáng ngại, mặc dù nội
dung nhảm nhí nhưng lại thu hút
số lượng người nhấn nút like,
theo dõi, chia sẻ quá nhiều, nhất
là giới trẻ, nó ảnh hưởng đến
nhận thức, lối sống, thậm chí cả
nhân cách của giới trẻ, phần nào
kéo văn hóa nghe - xem của xã
hội đi xuống.
Vừa qua, Văn phòng Chính
phủ có Văn bản số 8305/VPCP-NC
truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ
tướng Chính phủ liên quan đến tình
trạng trên mạng xã hội tràn lan các
video clip có nội dung nhảm nhí,
giật gân với mục đích lôi kéo người
xem. Tại Công văn trên, Thủ tướng
Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Thông tin
và Truyền thông, Bộ Công an chỉ
đạo phối hợp với các Bộ, ngành
liên quan nghiên cứu, xử lý. Thực
hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính
phủ, ngày 12/10/2020, Cục Phát
thanh, Truyền hình và Thông tin
điện tử - Bộ Thông tin và Truyền
thông đã ban hành Công văn số
2055 gửi Sở Thông tin và Truyền
thông các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương. Theo đó, Cục
đề nghị các Sở Thông tin và
Truyền thông các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương phối hợp
với các đơn vị chức năng tại địa
phương tăng cường công tác
theo dõi, rà quét thông tin trên
mạng xã hội, đặc biệt là hai mạng
youtube và facebook, kịp thời
phát hiện và xử lý nghiêm các cá
nhân, tổ chức trên địa bàn có
hành vi sản xuất, phát tán các
video clip vi phạm. Đồng thời, chủ
động thông báo cho Cục Phát
thanh, Truyền hình và Thông tin
điện tử các bài viết, video clip trên
mạng xã hội có nội dung vi phạm
pháp luật để Cục yêu cầu các
mạng xã hội, nhất là các nền tảng
xuyên biên giới ngăn chặn, gỡ bỏ.
Thiết nghĩ, mỗi người dân hãy
là một cư dân mạng thông minh,
tỉnh táo lựa chọn những nội dung
lành mạnh, mang tính giáo dục,
có ý nghĩa nhân văn sâu sắc,
đồng thời lên án, tẩy chay các
thông tin độc hại. Bên cạnh đó, sự
vào cuộc quyết liệt của cơ quan
chức năng làm thế nào có một
chế tài đủ mạnh nhằm ngăn chặn
các nội dung xấu độc trên không
gian mạng, Đặc biệt, muốn loại bỏ
một cách hiệu quả các nội dung
phản cảm, nhảm nhí, trái với
thuần phong mỹ tục đang được
chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội,
rất cần sự chung tay vào cuộc của
toàn xã hội trong việc kiểm soát,
lên án, kiên quyết đầy lùi...
PHan TUYếT
Kiên quyết xử lý các video xấu trên mạng xã hội
Hình ảnh phản cảm trong clip "Troll lấy cắp tiền, đập bể heo đất
của em gái, em trai đi chơi và cái kết" trên kênh Hưng Vlog
Đ
ược biết, ngày 25/1/2017, Bộ Giáo
dục và Ðào tạo (GD&ĐT) ban hành
Kế hoạch số 56/KH-BGDĐT về
triển khai chuyên đề “Xây dựng trường
mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn
2016 - 2020. Trong đó mục tiêu chính của
chuyên đề là xây dựng trường mầm non
bảo đảm các yêu cầu về môi trường giáo
dục; đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo; đổi
mới hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ theo
quan điểm giáo dục lấy người học làm
trung tâm… Chuyên đề này của Bộ
GD&ÐT được coi là giải pháp quan trọng
để nâng cao chất lượng giáo dục và chăm
sóc trẻ.
Việc triển khai thực hiện chuyên đề
“Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm
trung tâm” ở các trường mầm non trên địa
bàn tỉnh Nghệ An trong 4 năm qua đã có
nhiều chuyển biến tích cực và rõ nét. Nhận
thức được tầm quan trọng của chuyên đề,
các cơ sở giáo dục mầm non đã làm tốt
công tác tham mưu với cấp ủy, chính
quyền địa phương tăng cường đầu tư cơ
sở vật chất cho trường mầm non. Mặt
khác, tích cực tuyên truyền đến các bậc
phụ huynh học sinh trong việc xây dựng
môi trường và phối hợp tổ chức các hoạt
động chăm sóc, giáo dục trẻ theo quan
điểm “giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”. Theo
đó, từ 4 trường triển khai thí điểm trong
năm học đầu tiên đến nay sau 5 năm đã có
556/556 trường thực hiện chuyên đề.
Qua đó đã huy động được gần 840 tỉ
đồng để đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất,
các trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi. Diện
mạo các trường mầm non đã được thay
đổi, cơ sở vật chất được đầu tư, cải thiện
theo hướng khai thác, tận dụng tối đa
không gian sẵn có cho trẻ hoạt động; bổ
sung đồ dùng, đồ chơi tự tạo, gần gũi với
thiên nhiên, thân thiện với môi trường.
Giáo viên chủ động trong việc lập kế
hoạch, lựa chọn chủ đề, đề tài, xác định
hình thức giáo dục phù hợp với đặc điểm
của trẻ, tình hình thực tế của trường, lớp,
tổ chức linh hoạt, sáng tạo các hoạt động
học, hoạt động vui chơi cho trẻ. Đồng thời
góp phần nâng cao chất lượng thực hiện
chương trình giáo dục mầm non, trẻ mạnh
dạn, tự tin, hứng thú và tích cực tham gia
vào các hoạt động trải nghiệm, bảo đảm trẻ
“học bằng chơi, chơi mà học”…
Tại Hội nghị tổng kết chuyên đề “Xây
dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung
tâm giai đoạn 2016 - 2020” do Sở GD&ĐT
tỉnh Nghệ An tổ chức vừa qua đã chỉ ra
trong quá trình thực hiện chuyên đề gặp
một số khó khăn. Đơn cử như ở khu vực
thành phố, thị trấn, vùng sâu, vùng xa hoặc
các điểm lẻ vì diện tích còn chật hẹp, khu
vui chơi vận động chưa phong phú các trò
chơi, thiếu phòng giáo dục thể chất… Hay
do sĩ số trẻ ở một số trường trung tâm quá
đông ảnh hưởng đến việc xây dựng môi
trường và tổ chức các hoạt động giáo dục
lấy trẻ làm trung tâm.
Trong giai đoạn tới, để nâng cao hiệu
quả chuyên đề, ngành Giáo dục tiếp tục
phát huy kết quả đạt được và tăng cường
đầu tư cơ sở vật chất. Tập trung nâng cao
chất lượng cán bộ quản lý, giáo viên tâm
huyết, sáng tạo, không chỉ giỏi về chuyên
môn mà còn có năng lực đánh giá khả
năng phát triển của trẻ. Từ đó triển khai các
phương pháp chăm sóc và giáo dục phù
hợp. Ngành sẽ tiếp tục quan tâm, hỗ trợ
cho các trường, trong đó ưu tiên vùng dân
tộc thiểu số, miền núi, vùng khó khăn…
Đồng thời, nhân rộng các điển hình tiên
tiến để lan tỏa trong toàn ngành và toàn xã
hội; tạo sự đồng thuận của các bậc phụ
huynh, sự phối hợp giữa nhà trường, gia
đình, cộng đồng trong tham gia xây dựng
môi trường xanh sạch đẹp, trường học an
toàn và thân thiện.
THU THỦY
Xây dựng trường mầm non
lấy trẻ làm trung tâm ở Nghệ An
“Lấy trẻ làm trung tâm”, trẻ được khám phá, phát triển vận động
là những thay đổi tích cực khi giáo dục mầm non triển khai chuyên đề
Những video clip có nội dung nhảm nhí, phản cảm, giật gân đang ngày càng tràn
lan trên các mạng xã hội, gây nên sự lệch chuẩn của giới trẻ hiện nay. Để ngăn chặn
tình trạng này, cần sự chung tay vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của toàn xã hội.
Với phương pháp “lấy trẻ
làm trung tâm”, giáo viên phải
tạo điều kiện, cơ hội để trẻ chủ
động khám phá, sáng tạo và
phát huy được năng lực của
mình thay vì dạy theo một
chiều “cô nói, trẻ nghe”.
Chuyên đề “Xây dựng trường
mầm non lấy trẻ làm trung
tâm, giai đoạn 2016 - 2020” đã
góp phần tạo nên những thay
đổi tích cực đó. Trong quá trình
thực hiện chuyên đề, giáo dục
mầm non đã nhận được sự
chung tay góp sức của các bậc
phụ huynh và cộng đồng.
Chống diễn biến hòa bình Số 28414Thứ 4, 28.10.2020
10
S
o với cơn lũ lịch sử năm
1999, mưa lũ vào đầu
tháng 10/2020 tại các
tỉnh miền Trung khốc liệt hơn cả
về cường độ, mức độ. Người
dân miền Trung đã quen với
thiên tai, thế nhưng, mức ảnh
hưởng lần này lại cao hơn và
khốc liệt hơn nhiều. Trước sự
tác động và nguy hiểm của thiên
tai, Đảng, Chính phủ, các cấp
chính quyền đã vào cuộc rất
khẩn trương và quyết liệt. Tổng
Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn
Phú Trọng đã gửi lời chia buồn
đến những gia đình có người
thân bị nạn do lũ lụt, thăm hỏi,
động viên và kêu gọi cả nước
chung sức, đồng lòng giúp đỡ bà
con vùng lũ.
Ngày 16/10, Thường trực
Ban Bí thư đã có Điện gửi các
Tỉnh ủy, Thành ủy; các Ban
Đảng, Ban Cán sự đảng, Đảng
đoàn, Đảng ủy trực thuộc Trung
ương; các Đảng ủy đơn vị sự
nghiệp Trung ương về tăng
cường công tác phòng, chống
thiên tai, khắc phục hậu quả mưa
lũ tại các tỉnh miền Trung. Ngày
20/10, Phó Thủ tướng Chính phủ
Trịnh Đình Dũng cùng đoàn công
tác Trung ương đã thị sát tình
hình và thăm hỏi, động viên đồng
bào vùng lũ Cẩm Xuyên (Hà
Tĩnh). Sáng 24/10, Thủ tướng
Nguyễn Xuân Phúc đã vào
Quảng Bình để trực tiếp kiểm tra
công tác khắc phục hậu quả
mưa lụt và thăm hỏi, động viên,
tặng quà cho người dân bị ảnh
hưởng bởi mưa lũ. Trong khi đó,
các lực lượng chức năng và các
cấp chính quyền cơ sở đã cùng
vào cuộc, căng sức để hỗ trợ
đồng bào khắc phục thiệt hại do
thiên tai gây ra. Hưởng ứng sự
kêu gọi của các cấp ủy Đảng,
chính quyền, Mặt trận Tổ quốc,
những ngày qua, nhiều tổ chức,
cá nhân đã chung sức, đồng
lòng hướng về người dân vùng
lũ miền Trung bằng cả tấm lòng
sẻ chia “một miếng khi đói bằng
một gói khi no”. Nghĩa đồng bào
càng trở nên thân thương và quý
giá hơn bao giờ hết, thể hiện rõ
trong những lúc nguy nan, khó
khăn nhất: “Rằng qua cơn hoạn
nạn mới hiểu tận lòng nhau”.
Những chuyến xe cứu trợ kéo
dài, những nồi bánh chưng nghĩa
tình, cứ thế, mọi yêu thương,
đùm bọc được chuyền gửi đến
đồng bào miền Trung để tiếp
thêm sức mạnh, giúp bà con
đặng vượt qua khó khăn này.
Thế nhưng, trong khi Đảng,
Chính phủ, các cấp chính quyền,
lực lượng vũ trang và nhân dân
cùng quyết liệt vào cuộc để khắc
phục thiên tai thì vẫn có những
đối tượng ra sức chống phá
chính quyền, chia rẽ khối đại
đoàn kết toàn dân bằng thủ đoạn
nham hiểm. Thậm chí, chúng
còn nhẫn tâm xúc phạm sự hy
sinh của những cán bộ, chiến sĩ
trong quá trình đi cứu nạn, cứu
hộ, giúp đỡ nhân dân khắc phục
thiên tai. Chúng còn cắt ghép các
hình ảnh để xuyên tạc, bôi nhọ;
hạ thấp vai trò lãnh đạo của
Đảng, Chính phủ, phủ nhận nỗ
lực của cấp cơ sở và lực lượng
vũ trang. Từ đó, tạo cái nhìn méo
mó, phiến diện và thiếu khách
quan về những ngày mưa lũ lịch
sử tại miền Trung vừa qua.
Cần phải thấy rằng, thiên tai,
lũ lụt luôn khắc nghiệt. Việt Nam
thuộc một trong 10 quốc gia chịu
nhiều thiên tai bão lũ và những
ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi
khí hậu. Trung bình mỗi năm,
Việt Nam chịu khoảng 12 cơn
bão nhiệt đới vừa và mạnh, gây
thiệt hại lớn cả về người và tài
sản. Cùng với việc huy động cả
hệ thống chính trị cùng chung
tay phòng, chống thiên tai, công
tác rà soát, xây dựng, điều
chỉnh, ban hành văn bản quy
phạm pháp luật phòng, chống
thiên tai được quan tâm chỉ đạo.
Nhiều nghị định được ban hành,
sửa đổi để đáp ứng trong tình
hình mới, trước những diễn biến
bất thường của thiên tai, lũ lụt:
Nghị định số 160/2018/NĐ-CP
ngày 29/11/2018 quy định chi tiết
hướng dẫn thi hành Luật Phòng,
chống thiên tai; Sửa đổi Nghị
định 94/2014/NĐ-CP ngày
17/10/2014 quy định về thành
lập và quản lý Quỹ phòng, chống
thiên tai; xây dựng nghị định về
tiếp nhận, quản lý và sử dụng
viện trợ quốc tế để cứu trợ khẩn
cấp và khắc phục hậu quả thiên
tai), tạo hành lang pháp lý, tăng
nguồn lực cho công tác phòng,
chống thiên tai để triển khai công
tác phòng, chống thiên tai phù
hợp với thực tế và đi vào cuộc
sống. Nhằm hạn chế thiệt hại do
mưa bão gây ra, những năm
qua, Chính phủ đã có chương
trình xây dựng nhà an toàn trong
chống lũ. Chính quyền các cấp,
nhất là cấp cơ sở và người dân
thường xuyên được cung cấp
thông tin về dự báo, cảnh báo,
hướng dẫn kỹ thuật ứng phó;
nhiều nơi được đào tạo, tập
huấn, diễn tập nên nhận thức
đầy đủ hơn từ công tác phòng
ngừa đến ứng phó và khắc phục
hậu quả thiên tai.
Các văn bản, quy định về
phòng, chống thiên tai cũng luôn
được cập nhật để phù hợp với
tình hình thực tiễn. Mới đây nhất,
để công tác vận động quyên góp
và hỗ trợ đúng quy định và thiết
thực, Thủ tướng Chính phủ
Nguyễn Xuân Phúc đã có văn
bản yêu cầu Trung ương Hội
Chữ thập đỏ Việt Nam và các bộ,
ngành, địa phương tổ chức, giám
sát việc vận động quyên góp hỗ
trợ, bảo đảm theo đúng quy định
tại Nghị định số 64/2008/NĐ-CP
ngày 14/5/2008 của Chính phủ
về vận động, tiếp nhận, phân
phối và sử dụng các nguồn đóng
góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục
khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn,
sự cố nghiêm trọng, các bệnh
nhân mắc bệnh hiểm nghèo. Thủ
tướng Chính phủ cũng đề nghị
Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam chủ trì, phối hợp
với các cơ quan liên quan để chỉ
đạo, giám sát việc quyên góp,
vận động hỗ trợ theo đúng quy
định và xử lý nghiêm các trường
hợp trục lợi trong vận động,
quyên góp hỗ trợ.
Trong khó khăn, hoạn nạn,
chính các cán bộ quân đội, Công
an trở thành lực lượng xung
kích, xông pha vào những nơi
hiểm yếu nhất, những nơi nhân
dân cần nhất để cùng hỗ trợ
đồng bào. Những chiến sĩ nơi
tuyến đầu đã mãi mãi nằm xuống
trên con đường cứu nạn. Và
những nỗ lực của các anh đã
được các đồng đội nối tiếp.
Trong cơn đại hồng thủy, những
chiếc áo “Công an nhân dân -
Quân đội nhân dân” trở thành
điểm tựa tinh thần với đồng bào.
Nơi nào phương tiện hiện đại
không thể tiếp cận, nơi đó có các
anh; nơi nào lũ ngập cao nhất,
không một đoàn thiện nguyện
nào có thể vào tiếp cận, nơi đó
các chiến sĩ có mặt. Hình ảnh
những chiến sĩ Công an cõng
người dân trong mưa lũ, tham
gia cứu nạn, cứu hộ ở nơi xung
yếu nhất đã lan tỏa, gây xúc
động mạnh trong cộng đồng,
khắc sâu mối gắn bó máu thịt với
nhân dân. Thế nhưng, một số đối
tượng vẫn cố tình rêu rao xuyên
tạc sự thật, phủ nhận sạch trơn
những nỗ lực, hy sinh thầm lặng
của lực lượng vũ trang. Các đối
tượng còn suy diễn, cắt ghép
hình ảnh nhằm “đổi trắng thay
đen”, tìm mọi cách để lập lờ về
một hiện thực hiển hiện đã tồn tại
trong suốt những ngày qua tại
rốn lũ miền Trung.
Bên cạnh những đối tượng cố
tình lợi dụng tình hình mưa bão để
chống phá, có những trường hợp
lại sử dụng mạng xã hội để đăng
tải thông tin sai lệch, gây hoang
mang trong nhân dân. Ngày 25/10,
Sở Thông tin Truyền thông tỉnh
Quảng Bình vừa chủ trì, phối hợp
Phòng An ninh chính trị nội bộ,
Công an tỉnh làm việc với 2 trường
hợp đăng tải thông tin xuyên tạc,
sai sự thật trên mạng xã hội. Theo
đó, vào lúc 19 giờ 54 phút ngày
20/10/2020, bà N.T.H.H. đã sử
dụng facebook cá nhân đăng tải
dòng trạng thái “Vừa đi an thủy về
thấy 1 nhà chết lúc 5 người. Xác
nổi lềnh bềnh k ai vớt”. Tiếp đến,
lúc 22 giờ 33 phút cùng ngày, ông
L.T.V. sử dụng facebook cá nhân
đăng tải dòng trạng thái “An Thủy -
Nhà dân 5 người chết. Xác nổi
lềnh bềnh...! Ko thể cứu trợ trục
vớt. Lũ quá nhanh quá nguy hiểm,
không một ai trở tay kịp...!”. Hành
vi của bà N.T.H.H. và ông L.T.V. đã
vi phạm Điều 5, Nghị định
72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013
của Chính phủ về quản lý, cung
cấp, sử dụng dịch vụ internet và
thông tin trên mạng, vi phạm Điều
8, LuậtAn ninh mạng năm 2018…
Dưới tác động của biến đổi
khí hậu, sức tàn phá của thiên
tai sẽ còn rất khốc liệt. Trong
hoàn cảnh khó khăn này, chúng
ta càng phải đoàn kết, chung
sức, đồng lòng, tin tưởng và sát
cánh để vượt qua. Chính sức
mạnh đoàn kết đã giúp chúng ta
làm nên chiến thắng lừng lẫy
trong các cuộc kháng chiến
trường kỳ của dân tộc và nay, sẽ
là vũ khí quan trọng nhất để
vượt qua thiên tai. Còn những
kẻ “giả nhân, giả nghĩa”, cố tình
lợi dụng tình hình để chống phá,
chia rẽ, sẽ phải bị pháp luật xử
lý nghiêm minh.
TRẦN LÂM
Đừng gây “bão mạng”
Trong những ngày phải oằn mình chống đỡ ThiệT hại do mưa bão
gây ra, đồng bào miền Trung đã nhận được sự hỗ Trợ, đồng hành của
các cấp chính quyền và cộng đồng xã hội. Thế nhưng, Trên không gian
mạng, vẫn có những đối Tượng cố Tình lợi dụng Tình hình để xuyên
Tạc, gây chia rẽ khối đại đoạn kếT Toàn dân.
Mưa lũ gây thiệt hại nặng nề cho các tỉnh miền Trung
Báo Công an Nghệ An số 2841
Báo Công an Nghệ An số 2841
Báo Công an Nghệ An số 2841

More Related Content

Similar to Báo Công an Nghệ An số 2841

C huyen in so 123
C huyen in so 123C huyen in so 123
C huyen in so 123Hán Nhung
 
Báo Công an Nghệ An số 2842
Báo Công an Nghệ An số 2842Báo Công an Nghệ An số 2842
Báo Công an Nghệ An số 2842bongcoi1
 
Mekong 109 ban cuoi
Mekong 109 ban cuoiMekong 109 ban cuoi
Mekong 109 ban cuoiHán Nhung
 
So 108 tháng 3.2016
So 108 tháng 3.2016So 108 tháng 3.2016
So 108 tháng 3.2016Hán Nhung
 
Luan Van Tot Nghiep Thac Sy Kinh Te Thuy
Luan Van  Tot Nghiep Thac Sy Kinh Te ThuyLuan Van  Tot Nghiep Thac Sy Kinh Te Thuy
Luan Van Tot Nghiep Thac Sy Kinh Te ThuyForeign company
 
Luan Van Tot Nghiep Thac Sy Kinh Te Thuy 1
Luan Van  Tot Nghiep Thac Sy Kinh Te Thuy 1Luan Van  Tot Nghiep Thac Sy Kinh Te Thuy 1
Luan Van Tot Nghiep Thac Sy Kinh Te Thuy 1Foreign company
 
So 127 chuyen in
So 127 chuyen inSo 127 chuyen in
So 127 chuyen inHán Nhung
 
Báo Công an Nghệ An số 2843
Báo Công an Nghệ An số 2843Báo Công an Nghệ An số 2843
Báo Công an Nghệ An số 2843bongcoi1
 

Similar to Báo Công an Nghệ An số 2841 (20)

174
174174
174
 
162
162162
162
 
C huyen in so 123
C huyen in so 123C huyen in so 123
C huyen in so 123
 
Khái Quát Chung Về Ubnd Huyện Như Xuân Và Phòng Nội Vụ
Khái Quát Chung Về Ubnd Huyện Như Xuân Và Phòng Nội VụKhái Quát Chung Về Ubnd Huyện Như Xuân Và Phòng Nội Vụ
Khái Quát Chung Về Ubnd Huyện Như Xuân Và Phòng Nội Vụ
 
Báo Công an Nghệ An số 2842
Báo Công an Nghệ An số 2842Báo Công an Nghệ An số 2842
Báo Công an Nghệ An số 2842
 
Mekong 109 ban cuoi
Mekong 109 ban cuoiMekong 109 ban cuoi
Mekong 109 ban cuoi
 
So 108 tháng 3.2016
So 108 tháng 3.2016So 108 tháng 3.2016
So 108 tháng 3.2016
 
Mk so 116
Mk so 116 Mk so 116
Mk so 116
 
Luan Van Tot Nghiep Thac Sy Kinh Te Thuy
Luan Van  Tot Nghiep Thac Sy Kinh Te ThuyLuan Van  Tot Nghiep Thac Sy Kinh Te Thuy
Luan Van Tot Nghiep Thac Sy Kinh Te Thuy
 
Luan Van Tot Nghiep Thac Sy Kinh Te Thuy 1
Luan Van  Tot Nghiep Thac Sy Kinh Te Thuy 1Luan Van  Tot Nghiep Thac Sy Kinh Te Thuy 1
Luan Van Tot Nghiep Thac Sy Kinh Te Thuy 1
 
Luận văn: Phòng ngừa tội phạm sử dụng công nghệ cao tại Huế
Luận văn: Phòng ngừa tội phạm sử dụng công nghệ cao tại HuếLuận văn: Phòng ngừa tội phạm sử dụng công nghệ cao tại Huế
Luận văn: Phòng ngừa tội phạm sử dụng công nghệ cao tại Huế
 
Báo cáo thực tập ngành Hành chính văn thư Văn phòng HĐND-UBND Huyện Sóc Sơn
Báo cáo thực tập ngành Hành chính văn thư Văn phòng HĐND-UBND Huyện Sóc SơnBáo cáo thực tập ngành Hành chính văn thư Văn phòng HĐND-UBND Huyện Sóc Sơn
Báo cáo thực tập ngành Hành chính văn thư Văn phòng HĐND-UBND Huyện Sóc Sơn
 
Áp Dụng Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Trong Xử Lý Ô Nhiễm Nguồn Nước Ở Bến Tre.doc
Áp Dụng Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Trong Xử Lý Ô Nhiễm Nguồn Nước Ở Bến Tre.docÁp Dụng Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Trong Xử Lý Ô Nhiễm Nguồn Nước Ở Bến Tre.doc
Áp Dụng Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Trong Xử Lý Ô Nhiễm Nguồn Nước Ở Bến Tre.doc
 
160 chuyen in
160 chuyen in160 chuyen in
160 chuyen in
 
Đề tài: Phổ biến pháp luật đối với đồng bào dân tộc tỉnh Lâm Đồng
Đề tài: Phổ biến pháp luật đối với đồng bào dân tộc tỉnh Lâm ĐồngĐề tài: Phổ biến pháp luật đối với đồng bào dân tộc tỉnh Lâm Đồng
Đề tài: Phổ biến pháp luật đối với đồng bào dân tộc tỉnh Lâm Đồng
 
Quản lý nhà nước về phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số
Quản lý nhà nước về phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu sốQuản lý nhà nước về phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số
Quản lý nhà nước về phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số
 
Luận văn: Phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản, 9 ĐIỂM
Luận văn: Phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản, 9 ĐIỂMLuận văn: Phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản, 9 ĐIỂM
Luận văn: Phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản, 9 ĐIỂM
 
So 127 chuyen in
So 127 chuyen inSo 127 chuyen in
So 127 chuyen in
 
Công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật tại ủy ban nhân dân xã.doc
Công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật tại ủy ban nhân dân xã.docCông tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật tại ủy ban nhân dân xã.doc
Công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật tại ủy ban nhân dân xã.doc
 
Báo Công an Nghệ An số 2843
Báo Công an Nghệ An số 2843Báo Công an Nghệ An số 2843
Báo Công an Nghệ An số 2843
 

Báo Công an Nghệ An số 2841

  • 1. Năm Thứ 37 Số 2841 THỨ Tư Ngày28tháng10năm2020 Email: baocana@gmail.com Báo điện tử: congannghean.vn TrụsởTòasoạn:43AHồTùngMậu-TPVinh Công an nhÂn DÂn ViỆt naM Cán bộ, chiến sĩ Ban Chỉ huy quân sự huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình vượt lũ hỗ trợ lương thực cho người dân xã Tân Ninh Trong những ngày phải oằn mình chống đỡ ThiệT hại do mưa bão gây ra, đồng bào miền Trung đã nhận được sự hỗ Trợ, đồng hành của các cấp chính quyền và cộng đồng xã hội. Thế nhưng, Trên không gian mạng, vẫn có những đối Tượng cố Tình lợi dụng Tình hình để xuyên Tạc, gây chia rẽ khối đại đoạn kếT Toàn dân. Trang 10 Đừng gây “bão mạng” T.3 Nhiềugiảipháphiệuquảtrong đấutranhphòng,chốngtộiphạm NghệAntạochuyểnbiến từnângcaochấtlượngcánbộ Mòn Mỏi chờ cấp “bìa đỏ” Trang 8 Phòng Cảnh sát Môi trường Công an tỉnh T.4 Ngănchặn,xửlýxequátrọngtải hoạtđộngtrêncáctuyếnđê T.5 HànH trìnH truy lùng“ông trùm”ma tuý người lào trên vùng biên Trang 6+7
  • 2. sự kiện - chính Trị Số 28414Thứ 4, 28.10.2020 2 C hiều 26/10, Bộ Công an tổ chức Hội nghị trực tuyến về ứng phó với cơn bão số 9. Đồng chí Trung tướng Nguyễn Văn Sơn, Thứ trưởng Bộ Công an, Trưởng ban chỉ đạo ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn chủ trì Hội nghị. Đồng chí Đại tá Cao Minh Huyền, Phó Giám đốc Công an tỉnh chủ trì điểm cầu tại Nghệ An. Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, cơn bão số 9 (cơn bão Molave) được dự báo là cơn bão rất mạnh, di chuyển rất nhanh trong khoảng 36 - 48 giờ, ảnh hưởng đất liền từ Đà Nẵng đến Phú Yên, trong đó trọng tâm là các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định với gió cấp 11 - cấp 12. Tại cuộc họp, Thứ trưởng Nguyễn Văn Sơn yêu cầu Công an các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế báo cáo sơ bộ tình hình thiệt hại trong đợt mưa lũ vừa qua cũng như công tác ứng phó với cơn bão số 9 hiện nay. Theo đó, mưa lũ kéo dài những ngày qua tại 4 tỉnh miền Trung đã phá hỏng, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản, trong đó Quảng Trị là địa phương ghi nhận nhiều thiệt hại nhất với 49 người chết, 4 người mất tích; thiệt hại về tài sản là gần 2.000 tỉ đồng; gần 150 nhà dân, cơ quan, doanh nghiệp bị phá hủy. Hiện nay, Công an các tỉnh vẫn đang khẩn trương triển khai các phương án khắc phục hậu quả do lũ lụt gây ra cũng như chủ động lên phương án ứng phó với bão số 9. Trong đó, tại Thừa - Thiên Huế, công tác tìm kiếm các nạn nhân mất tích tại Rào Trăng 3 tiếp tục được triển khai. Công an các tỉnh cũng kiến nghị, đề xuất với Bộ Công an có phương án hỗ trợ Công an các tỉnh khắc phục thiệt hại do mưa lũ gây ra, nhất là công tác vệ sinh môi trường, dịch bệnh sau lũ. Tại Hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Văn Sơn ghi nhận và đánh giá cao Công an các tỉnh miền Trung đã chủ động phối hợp với lực lượng Quân đội, chính quyền địa phương, huy động tổng lực về người và phương tiện triển khai các phương án, căng mình bám địa bàn, dũng cảm, xung kích, khẩn trương có mặt tại những điểm xung yếu, dầm mình trong nước lũ nỗ lực ứng cứu, giúp đỡ nhân dân đến nơi an toàn cũng như khẩn trương khắc phục thiệt hại sau bão, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản. Trong quá trình làm nhiệm vụ, Đại úy Trương Văn Thắng (SN 1989), cán bộ Công an xã biên giới Hướng Việt, huyện miền núi Hướng Việt, tỉnh Quảng Trị đã anh dũng hy sinh khi đang trên đường tìm kiếm, cứu 7 người dân mất tích trong vùng bị cô lập. Thay mặt Lãnh đạo Bộ Công an, Thứ trưởng Nguyễn Văn Sơn gửi lời chia buồn sâu sắc đến gia đình Đại úy Trương Văn Thắng và Công an tỉnh Quảng Trị. Đồng chí Thứ trưởng cũng khẳng định, gia đình đồng chí Thắng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (chưa có nhà ở, vợ chưa có việc làm, con còn nhỏ), do đó Bộ Công an sẽ xem xét bố trí công việc phù hợp cho vợ của đồng chí Thắng và hỗ trợ xây nhà tình nghĩa cho gia đình. Bên cạnh đó, đồng chí Thứ trưởng ghi nhận, lực lượng chức năng và nhân dân đã rất nỗ lực để đưa được thi thể Đại úy Thắng ra khỏi khu vực sạt lở. Cũng tại Hội nghị này, đồng chí Thứ trưởng yêu cầu Công an 2 tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi báo cáo công tác ứng phó với bão số 9. Đến nay, Công an các tỉnh miền Trung đã có phương án ứng phó, tổ chức cho tàu thuyền neo đậu cũng như di dời người dân tại các điểm xung yếu, có nguy cơ sạt lở đến nơi an toàn. Kết luận tại Hội nghị, đồng chí Thứ trưởng Nguyễn Văn Sơn đề nghị Công an các tỉnh miền Trung phối hợp với lực lượng địa phương thực hiện tốt phương châm 4 tại chỗ, tập trung lực lượng, phương tiện chủ động triển khai các phương án, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do bão lũ gây ra, bảo vệ tính mạng, tài sản cho nhân dân. HUyền THương Chủ động, sẵn sàng ứng phó với cơn bão số 9 TRƯỞNG PHÒNG PHỤ TRÁCH: Thượng tá: NguyễN xuâN Thư PHÓ TỔNG BIÊN TẬP: Trung tá: hồ ViếT DũNg (chịu trách nhiệm nội dung) Thiếu tá: TrầN Ngọc hùNg Chiều 26/10, Bộ Công an tổ chức Hội nghị giao ban trực tuyến đánh giá kết quả, tiến độ xây dựng, triển khai thực hiện Dự án cơ sở dữ liệu quốc gia (CSDLQG) về dân cư, Dự án sản xuất, cấp và quản lý căn cước công dân; hướng dẫn thực hiện cấp căn cước công dân trên phạm vi toàn quốc. Đồng chí Thiếu tướng Nguyễn Duy Ngọc, Thứ trưởng Bộ Công an chủ trì Hội nghị. Tại điểm cầu Công an Nghệ An, đồng chí Đại tá Cao Minh Huyền, Phó Giám đốc Công an tỉnh chủ trì Hội nghị. Thời gian vừa qua, Công an các đơn vị, địa phương trên khắp cả nước đã triển khai rất quyết liệt các mặt công tác đẩy nhanh tiến độ dự án CSDLQG về dân cư, dự án sản xuất, cấp, quản lý căn cước công dân. Theo đó, Công an Nghệ An đã tập trung huy động tối đa nguồn nhân lực, bổ sung thêm máy tính, tăng cường làm thêm ngoài giờ, ngày nghỉ để hoàn thành việc kiểm tra dữ liệu đúng tiến độ đề ra. Tranh thủ sự ủng hộ của các cấp ủy, chính quyền, khắc phục mọi khó khăn để hoàn thành triển khai thực hiện 2 dự án. Hoàn thành việc rà soát nguồn nhân lực tại 3 cấp đảm bảo các tiêu chuẩn của Bộ Công an để bố trí nguồn nhân lực triển khai 2 dự án. Hoàn thành xong việc bố trí tối thiểu 5 đồng chí Công an chính quy đảm nhiệm chức danh Công an xã tại 460 xã, phường, thị trấn, qua đó bổ sung nguồn nhân lực để bố trí, sử dụng phục vụ triển khai dự án CSDLQG về dân cư và dự án sản xuất, cấp căn cước công dân đảm bảo đáp ứng các yêu cầu, tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Công an. Đến nay, toàn tỉnh đã thu thập thông tin dân cư được 1.571.047 phiếu nhân khẩu. Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Đại tá Cao Minh Huyền, Phó Giám đốc Công an tỉnh yêu cầu Công an các đơn vị cần tập trung bám sát lộ trình, tiến độ thời gian triển khai cấp căn cước công dân, chuẩn bị các nguồn nhân lực, phương tiện, trang thiết bị, địa điểm triển khai cấp căn cước công dân đồng loạt trên địa bàn Nghệ An. Phối hợp với Bưu điện để thực hiện tốt công tác kiểm tra đối chiếu cập nhật bổ sung thông tin vào phần mềm dữ liệu quốc gia về dân cư… XUÂn BắC Giao ban trực tuyến đánh giá kết quả, tiến độ triển khai Dự án cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Đến nay, Công an các tỉnh miền Trung đã có phương án chủ động, sẵn sàng ứng phó với cơn bão số 9 Theo tính toán của cơ quan chức năng, số thu ngân sách của tỉnh trong 10 tháng năm 2020 ước thực hiện 13.077,71 tỉ đồng, đạt 85,9% dự toán HĐND tỉnh giao cả năm. Số thu thực hiện được tăng 3,2% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, thu nội địa ước thực hiện 12.162,21 tỉ đồng, đạt 90,7% dự toán và tăng 7,2% cùng kỳ. Loại trừ thu tiền sử dụng đất và thu xổ số kiến thiết, thu nội địa ước thực hiện 8.693,15 tỉ đồng, đạt 79,8% dự toán và bằng 98,4% cùng kỳ. Chi ngân sách 10 tháng ước thực hiện hơn 21.583 tỉ đồng, đạt 79,6% dự toán HĐND tỉnh giao cả năm. Số thu ngân sách trong 10 tháng đầu năm thể hiện nỗ lực rất lớn trong công tác điều hành ngân sách của tỉnh giữa bối cảnh đại dịch CoViD-19 ảnh hưởng sâu sắc đến nền kinh tế thế giới, khu vực và cả nước cũng như tỉnh Nghệ An. BẢO CHÂU Thu ngân sách 10 tháng ước đạt hơn 13.000 tỉ đồng Hội nghị trực tuyến tại điểm cầu Nghệ An Chiều 26/10, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Nghệ An tổ chức tiếp nhận ủng hộ đồng bào miền Trung khắc phục hậu quả bão lũ. Được biết, sau 1 tuần phát động, tính đến chiều 26/10, số tiền toàn tỉnh đã đăng ký ủng hộ tại Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Nghệ An là 47,294 tỉ đồng; trong đó cấp tỉnh tiếp nhận 6,224 tỉ đồng và cấp huyện 41,070 tỉ đồng. Tại buổi tiếp nhận, đồng chí Lê Văn Ngọc, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Nghệ An đã phát biểu ghi nhận và gửi lời cảm ơn sâu sắc trước việc làm nhân văn của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp; qua đó góp phần hỗ trợ kịp thời cả về vật chất lẫn tinh thần, động viên đồng bào miền Trung từng bước vượt qua khó khăn, sớm ổn định cuộc sống. T.Dương Hơn 47 tỉ đồng đăng ký ủng hộ đồng bào vùng lũ miền Trung Nghệ AN Ủy ban MTTQ tỉnh tiếp nhận ủng hộ 1,5 tỉ đồng của nhân dân và cán bộ huyện Nam Đàn
  • 3. Số 28414Thứ 4, 28.10.2020 vì bình yên xứ nghệ 3 XÂY DỰNG PHONG CÁCH NGƯỜI CÔNG AN NHÂN DÂN BẢN LĨNH, NHÂN VĂN, VÌ NHÂN DÂN PHỤC VỤ T hời gian qua, Phòng Cảnh sát Môi trường (CSMT) đã làm tốt công tác nắm, dự báo, xử lý tình hình, chủ động tham mưu Đảng ủy, Lãnh đạo Công an tỉnh chỉ đạo giải quyết cũng như đề xuất, kiến nghị cấp ủy, chính quyền các cấp, ban, ngành tập trung triển khai nhiều chủ trương, giải pháp chiến lược về bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên, đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP). Đặc biệt, chỉ đạo giải quyết tốt các tụ điểm, địa bàn phức tạp, nổi cộm về môi trường ngay từ cơ sở, không để bị động, bất ngờ, phát sinh “điểm nóng”, ảnh hưởng đến tình hình ANTT. Bên cạnh đó, đơn vị đã tăng cường tham mưu, chỉ đạo triển khai các biện pháp xã hội hóa trong công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường, tài nguyên, ATTP. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng, cấp ủy, chính quyền, cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức pháp luật, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong công tác bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên, đảm bảo ATTP cho người tiêu dùng. Ngoài ra, nâng cao hiệu quả công tác tiếp nhận, giải quyết tin báo, tố giác tội phạm, đơn thư khiếu nại, tố cáo, các vụ việc báo chí phản ảnh về xâm phạm tài nguyên thiên nhiên, các tụ điểm gây ô nhiễm môi trường, vi phạm về ATTP, ảnh hưởng đến ANTT và sức khỏe của nhân dân. Trong 10 tháng đầu năm, Phòng CSMT đã bắt, xử lý 203 vụ, 215 đối tượng vi phạm pháp luật về môi trường, tài nguyên, ATTP và các lĩnh vực khác; thu giữ số lượng lớn tang vật gồm: Pháo, thuốc nổ, động vật hoang dã, gia súc, gia cầm, thực phẩm bẩn, sản phẩm đồ chơi trẻ em nguy hiểm bị cấm, khoáng sản… Trong đó, chuyển cơ quan điều tra các cấp khởi tố 17 vụ, 22 đối tượng; xử phạt vi phạm hành chính 176 vụ, 180 đối tượng; đồng thời bán đấu giá nhiều tang vật thu giữ, với tổng số tiền nộp ngân sách Nhà nước hơn 1,2 tỉ đồng. Bên cạnh tăng cường đấu tranh phòng, chống tội phạm, đơn vị còn tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 07 ngày 15/8/2014 của Bộ trưởng Bộ Công an về “Đẩy mạnh công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ” trong cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo đảm ANTT trong tình hình mới” giai đoạn 2020 - 2025. Cùng với đó, không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật bằng nhiều hình thức; đẩy mạnh phong trào toàn dân tham gia bảo vệ môi trường, nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo đảm ATTP, góp phần vào công tác phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm về môi trường. 10 tháng đầu năm, đơn vị đã tiếp nhận 21 tin báo tố giác do quần chúng nhân dân cung cấp, giúp phát hiện 16 vụ vi phạm. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, Phòng CSMT đã chủ trì, phối hợp với Công an cấp huyện, xã và chính quyền địa phương tổ chức 30 đợt tuyên truyền, vận động ký cam kết đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác, tập kết, chế biến, kinh doanh khoáng sản chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về môi trường, tài nguyên, khoáng sản, nhất là các nghị định mới ban hành của Chính phủ. Qua đó, đã có 62 tổ chức khai thác, kinh doanh cát sỏi; 109 bến tập kết cát và hơn 400 cá nhân có phương tiện thủy khai thác cát sỏi ký cam kết thực hiện nghiêm. Phòng đã phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí xây dựng, đăng tải và phát sóng 29 tin, bài, phóng sự chuyên đề về công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường, tài nguyên, ATTP và các hoạt động khác của lực lượng CSMT. Cũng trong thời gian qua, đơn vị đã tiếp nhận, xác minh, giải quyết 10 đơn kiến nghị, phản ánh của công dân và 18 tin, bài phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng liên quan đến lĩnh vực phụ trách. Trên cơ sở đó giải quyết, xử lý hoặc tham mưu Lãnh đạo Công an tỉnh và các ban, ngành chức năng có biện pháp xử lý, giải quyết dứt điểm tình hình. Những kết quả nổi bật của Phòng CSMT trong thời gian qua đã góp phần rất lớn trong nỗ lực bảo đảm ANTT của lực lượng Công an tỉnh Nghệ An. Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đặc biệt là thu hút hoạt động đầu tư trên địa bàn tỉnh. NgọC ANh Phòng Cảnh sát Môi trường Công an tỉnh Nhiều giải pháp hiệu quả trong đấu tranh phòng, chống tội phạm Cán bộ Phòng CSMT lấy lời khai đối tượng (X) phạm tội V ới những nỗ lực, quyết tâm cao của toàn đơn vị trong 10 tháng đầu năm 2020, Công an huyện Quỳ Châu đã gặt hái được nhiều kết quả đáng ghi nhận trên mặt trận đấu tranh phòng, chống tội phạm; được cấp ủy, chính quyền và nhân dân ghi nhận, đánh giá cao. Trong đó, nổi bật là đã điều tra, làm rõ 30 vụ án xâm phạm trật tự xã hội (TTXH), góp phần kìm giữ các loại tội phạm, bảo vệ cuộc sống bình yên cho nhân dân. Trong 10 tháng đầu năm 2020, đơn vị đã điều tra, làm rõ 30/31 vụ xâm phạm TTXH (đạt tỉ lệ 96,8%); giảm 1 vụ so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, đa phần là các hành vi trộm cắp tài sản, cố ý gây thương tích. Điển hình như, điều tra, làm rõ vụ cố ý gây thương tích xảy ra vào cuối tháng 7/2020, khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam đối với Vi Văn Tý (SN 1972) trú tại bản Tà Sỏi, xã Châu Hạnh, huyện Quỳ Châu về hành vi cố ý gây thương tích. Theo đó, vào khoảng 18 giờ ngày 30/7, anh Vi Văn Minh (SN 1987) trú cùng bản đến nhà Tý và ngồi nhậu tại đây. Trong lúc uống rượu, cả 2 xảy ra mâu thuẫn. Lúc này, Tý đã dùng dao gây thương tích nặng cho anh Minh. Nhận được tin báo, Cơ quan CSĐT Công an huyện đã khẩn trương tiến hành xác minh, điều tra và bắt giữ Tý. Cũng tính đến thời điểm hiện nay, trên địa bàn huyện chưa phát hiện tội phạm có tổ chức, các băng, ổ nhóm hoạt động theo kiểu “xã hội đen”; các loại tội phạm hình sự nguy hiểm, tội phạm công nghệ cao, tội phạm liên quan đến “tín dụng đen”... Tuy nhiên, thời gian qua, vấn nạn “mua bán người” trên địa bàn huyện có những diễn biến phức tạp nhất định. Với đặc điểm là huyện miền núi, vùng cao của tỉnh Nghệ An; nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số tập trung sinh sống, trình độ hiểu biết pháp luật còn hạn chế, đời sống còn gặp nhiều khó khăn. Điều đó dễ dẫn đến phát sinh tội phạm mua bán người khi một số đối tượng trong và ngoài địa bàn móc nối với nhau, tìm cách dụ dỗ những phụ nữ trẻ, các cháu gái có hoàn cảnh khó khăn, cần tìm việc làm để bán sang Trung Quốc hoặc bán cho các cơ sở mại dâm, dịch vụ ở các tỉnh phía Bắc,... Trước tình hình trên, thời gian qua, Công an huyện Quỳ Châu đã tập trung đấu tranh và đưa ra các giải pháp phòng ngừa có hiệu quả với loại tội phạm này. Điển hình như Chuyên án “mua bán người” được đơn vị khám phá thành công vào trung tuần tháng 7 vừa qua, giải cứu 3 cháu gái là nạn nhân mua bán người khi các cháu bị giam giữ tại tỉnh Bắc Giang và đưa trở về nhà an toàn. Để có được kết quả đáng ghi nhận trên, trong 10 tháng đầu năm, Công an huyện Quỳ Châu đã thực hiện tốt công tác nắm tình hình, tham mưu kịp thời cho cấp uỷ, chính quyền chỉ đạo các ban, ngành, xã, thị trấn tập trung giải quyết nhanh gọn, hiệu quả các vấn đề liên quan đến ANTT trên địa bàn, không để phát sinh “điểm nóng” cũng như các vụ việc đột xuất, bất ngờ xảy ra. Đồng thời, chủ động triển khai thực hiện một cách hiệu quả các giải pháp phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm và hành vi vi phạm pháp luật. Qua đó, tạo sự chuyển biến tích cực, trong việc kìm giữ và kéo giảm các loại tội phạm, nhất là tội phạm xâm phạm về TTXH, bảo đảm ANTT để bà con nhân dân yên tâm sinh sống, và tập trung phát triển kinh tế. Diệp Chi Công an huyện Quỳ Châu Điều tra, làm rõ 30 vụ xâm phạm về trật tự xã hội Công an huyện Quỳ Châu họp bàn về công tác đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm trên địa bàn X
  • 4. pháp luậT Số 28414Thứ 4, 28.10.2020 4 C ụ thể, phản ánh của người dân cho biết, thời gian vừa qua, trên Quốc lộ 46 đoạn đường tránh Vinh đi qua địa phận xã Hưng Tây, huyện Hưng Nguyên xuất hiện nhiều xe tải có dấu hiệu cơi nới, chở đất liên tục hoạt động gây ô nhiễm môi trường, mất an toàn giao thông và đe dọa đến sự an toàn của các tuyến đường. Ngoài ra, dọc tuyến đường đê sông Lam thuộc địa phận phường Trung Đô và Bến Thủy, cũng có không ít lượt xe tải lưu thông mỗi ngày. Những chiếc xe tải này chủ yếu chở vật liệu xây dựng được tập kết ở các bãi tập kết ven sông Lam, sau đó di chuyển trên tuyến đường đê tả Lam theo hướng tuyến đường tránh TP Vinh hoặc theo đường Nguyễn Viết Xuân để hướng vào nội thành và theo tuyến đường nối Quốc lộ 46 với đường ven sông Lam đến các vùng lân cận. Trước sự hoạt động ngày càng có chiều hướng gia tăng của các doanh nghiệp xe tải này, để siết chặt quản lý và lập lại trật tự an toàn trong hoạt động vận tải, nhất là để bảo vệ các tuyến đê xung yếu, ngày 21/10/2020, UBND tỉnh NghệAn đã ban hành Chỉ thị số 38/CT-UBND về việc ngăn chặn, xử lý tình trạng xe quá trọng tải hoạt động trên các tuyến đê trên địa bàn tỉnh. Chỉ thị nêu rõ: Những năm qua, UBND tỉnh đã quan tâm chỉ đạo, thực hiện duy tu, tu bổ, xử lý những hư hỏng của đê điều, trong đó có việc sửa chữa, cải tạo, gia cố mặt đê bị hư hỏng, xuống cấp. Tuy nhiên, hiện nay tình trạng xe quá trọng tải hoạt động trên các tuyến đê thuộc địa bàn tỉnh Nghệ An diễn ra phổ biến, đặc biệt là những đoạn đê qua các khu đô thị, khu tập trung dân cư, khu vực có vật liệu và bến bãi tập kết, trung chuyển vật liệu, làm hư hỏng mặt đê, cơ đê, nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn đê điều, giao thông trên đê và công tác phòng, chống thiên tai. Để tiếp tục thực hiện quy định của pháp luật về đê điều, ngăn chặn, xử lý dứt điểm tình trạng xe quá tải đi trên đê, nhằm bảo đảm an toàn đề điều, thực hiện tốt công tác phòng, chống thiên tai tại Chỉ thị này, UBND tỉnh yêu cầu Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã có liên quan tập trung thực hiện một số nội dung trọng tâm. Cụ thể, UBND tỉnh giao Sở NN&PTNT chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh, Sở GTVT và chính quyền địa phương tăng cường công tác kiểm tra, ngăn chặn, xử lý nghiêm các trường hợp xe ôtô quá trọng tải hoạt động trên tuyến đê Tả Lam (đê cấp III). Sở NN&PTNT tổ chức kiểm tra, rà soát và bổ sung lắp đặt biển báo quy định tải trọng cho phép đối với xe cơ giới hoạt động trên tuyến đê Tả Lam; theo dõi, tổng hợp tình hình vi phạm của xe quá trọng tải hoạt động trên các tuyến đê thuộc địa bàn tỉnh Nghệ An; chỉ đạo, đôn đốc các địa phương tăng cường công tác quản lý, ngăn chặn, xử lý vi phạm pháp luật về quy định tải trọng cho phép đối với xe cơ giới hoạt động trên đê. Đồng thời, chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thành phố, thị xã liên quan chỉ đạo tổng rà soát, khảo sát thực tế tại các tuyến đê, phối hợp tham mưu đề xuất, bố trí kinh phí để xử lý, khắc phục những hư hỏng của đê do tình trạng xe quá tải đi trên đê hoặc do các yếu tố khác gây ra, bảo đảm an toàn đê điều và giao thông trên đê phục vụ công tác ứng cứu hộ đê trong mùa mưa lũ năm 2020 và các năm tiếp theo. Sở GTVT chỉ đạo Thanh tra giao thông phối hợp đoàn kiểm tra liên ngành các huyện, thành phố, thị xã tuần tra kiểm soát, xử lý xe quá trọng tải hoạt động trên đê. Phối hợp với Sở NN&PTNT chỉ đạo kiểm tra, rà soát và bổ sung lắp đặt biển báo quy định tải trọng cho phép đối với xe cơ giới hoạt động trên các tuyến đê. Công an tỉnh chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương phối hợp với Sở NN&PTNT, Sở GTVT, UBND các huyện, thành phố, thị xã có liên quan tăng cường công tác kiểm tra, ngăn chặn, xử lý các trường hợp xe quá trọng tải hoạt động trên các tuyến đê. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Sở NN&PTNT tham mưu UBND tỉnh xem xét, bố trí kinh phí đầu tư hàng năm để xử lý các hư hỏng của đê, đảm bảo an toàn đê điều và giao thông trên đê phục vụ công tác phòng, chống thiên tai. Các cơ quan truyền thông tăng cường công tác tuyên truyền các quy định của pháp luật về đê điều, quy định tải trọng cho phép đối với xe cơ giới hoạt động trên đê; đưa tin những hành vi vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm và biểu dương các đơn vị, địa phương, cá nhân làm tốt trong công tác bảo vệ đê điều. UBND các huyện, thành phố, thị xã có liên quan thành lập các Đoàn kiểm tra tăng cường công tác kiểm tra hoạt động giao thông trên các tuyến đê thuộc địa bàn quản lý, có biện pháp ngăn chặn triệt để và xử lý nghiêm các trường hợp xe quá trọng tải hoạt động trên các tuyến đê. ThIÊN ThẢO Xe tải chạy trên tuyến đê Tả Lam Trước phản ánh của người dân về việc xe có dấu hiệu quá Trọng Tải hoạT động làm ảnh hưởng đến sự an Toàn của mộT số Tuyến đê Trên địa bàn, ubnd Tỉnh đã ban hành chỉ Thị để ngăn chặn, xử lý. Ngăn chặn, xử lý xe quá trọng tải hoạt động trên các tuyến đê T hời gian gần đây, trên địa bàn cả nước nói chung và tại Nghệ An nói riêng xuất hiện tình trạng kinh doanh, mua bán, trao đổi các sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, shisha... là các loại thuốc lá thế hệ mới chưa được phép lưu hành tại Việt Nam. Việc mua bán, quảng cáo, giới thiệu các loại sản phẩm này chủ yếu diễn ra trên mạng xã hội facebook và nhằm vào đối tượng khách hàng trẻ, thanh niên. Trước thực trạng đó, triển khai thực hiện Quyết định số 2981/QĐ-BCT của Bộ Công Thương về tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh phòng, chống buôn lậu, hàng giả, hàng cấm, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử tại các địa bàn, lĩnh vực trọng điểm, Cục Quản lý thị trường (QLTT) Nghệ An đã tập trung lực lượng, chủ động phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ để đấu tranh, xử lý. Điển hình, ngày 7/10, Đội QLTT số 11 phối hợp với Phòng An ninh kinh tế Công an tỉnh tiến hành kiểm tra cơ sở kinh doanh thuốc lá điện tử tại địa chỉ đường Phan Chu Trinh, phường Đội Cung, TP Vinh do ông N.C.T. làm chủ, đồng thời là chủ tài khoản facebook V.P.. Qua đó, phát hiện cơ sở bày bán 12 máy hút thuốc lá điện tử, 30 lọ tinh dầu thuốc lá điện tử không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Tiếp đó, ngày 12/10, Đội tiếp tục phối hợp với Phòng An ninh kinh tế kiểm tra cơ sở kinh doanh thuốc lá điện tử tại địa chỉ phường Hưng Bình, TP Vinh do ông N.V.D. làm chủ cũng là chủ tài khoản I.Q.S.V. Qua kiểm tra, phát hiện cơ sở bày bán 25 điếu xì gà, 140 bao thuốc lá điếu nhập lậu, 6 máy hút thuốc lá điện tử, 32 lọ tinh dầu thuốc lá điện tử. Theo các đối tượng khai nhận, hoạt động kinh doanh chủ yếu diễn ra qua mạng xã hội facebook với các bài đăng, video livestream để khách đặt hàng. Toàn bộ số sản phẩm đều được mua trôi nổi trên thị trường, không có hóa đơn chứng từ kèm theo chứng minh nguồn gốc hợp pháp hàng hóa. Đại diện Cục QLTT Nghệ An cho biết, để nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh với các hành vi kinh doanh thuốc lá lậu, nhất là hoạt động kinh doanh trên mạng xã hội, bên cạnh việc tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh, xử lý, đơn vị còn chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của các cấp, ngành và người tiêu dùng về tác hại của việc buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại, việc lợi dụng thương mại điện tử để thực hiện các hành vi vi phạm. Qua đó, tạo niềm tin cho người tiêu dùng trong hoạt động giao dịch, mua bán trực tuyến, bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, người tiêu dùng và thúc đẩy hoạt động thương mại điện tử phát triển theo chiều hướng tích cực. Liên quan đến vấn nạn nhập lậu, kinh doanh trái phép thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng vẫn diễn biến phức tạp, vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu các bộ, ngành quyết liệt tăng cường kiểm tra, kiểm soát ngăn chặn nhập lậu; đồng thời xử lý nghiêm các đường dây, ổ nhóm, các đối tượng đầu nậu, buôn bán thuốc lá nhập lậu theo quy định của pháp luật hình sự. Theo đó, Thủ tướng giao các Bộ: Tài chính, Công Thương, Công an, Quốc phòng, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo lực lượng chức năng phối hợp chặt chẽ, tăng cường quản lý, tuần tra kiểm soát, ngăn chặn việc nhập lậu, tàng trữ, vận chuyển và kinh doanh trái phép thuốc lá điếu, xì gà, thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng; xử lý nghiêm các vi phạm theo quy định của Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; xác lập các chuyên án để đấu tranh, xử lý nghiêm các đường dây, ổ nhóm, các đối tượng đầu nậu, buôn bán thuốc lá nhập lậu theo quy định của pháp luật hình sự. Ngọc ANh Xử lý nghiêm hành vi kinh doanh thuốc lá điện tử qua mạng xã hội Thuốc lá điện tử được bày bán công khai trên mạng xã hội Theo đánh giá của cơ quan chức năng, tình trạng buôn bán, vận chuyển, tàng trữ thuốc lá nhập lậu vẫn còn diễn biến phức tạp không chỉ bởi nhu cầu trên thị trường mà còn do thủ đoạn ngày càng tinh vi, manh động của các đối tượng. Trong đó, việc các cơ sở kinh doanh, rao bán công khai thuốc lá điện tử trên mạng xã hội facebook cần phải được xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
  • 5. Số 28414thứ 4, 28.10.2020 Kinh tế - xã hội 5 Đ ảng ta luôn xác định công tác tổ chức, cán bộ có vai trò đặc biệt quan trọng, coi công tác cán bộ là khâu "then chốt " của công tác xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước và hệ thống chính trị. Nghệ An có nhiều đặc điểm riêng biệt so với nhiều địa phương khác trong cả nước: Diện tích rộng, dân số đông, số đơn vị hành chính nhiều. Trong khi đó, đội ngũ cán bộ thì có sự khác biệt về vùng miền, điều kiện kinh tế - xã hội. Bám sát các chủ trương, chính sách, nghị quyết của Trung ương và của tỉnh về công tác cán bộ đặc biệt là Nghị quyết số 09-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khoá XIX “về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp từ năm 2016 đến năm 2020 và những năm tiếp theo”, Nghệ An đã xây dựng và ban hành các văn bản triển khai thực hiện phù hợp với tình hình thực tế của địa phương: Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo quản lý giai đoạn 2012 - 2020; Quyết định số 65 về ban hành quy định một số chính sách đối với nhân lực chất lượng cao trong các cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc, hành chính Nhà nước, sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị - xã hội các cấp ở tỉnh Nghệ An; Quyết định số 57 về Quy định chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao và ưu tiên trong tuyển dụng công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh Nghệ An… Trong thời gian qua, các sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND các huyện, thành phố đã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 26/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan hành chính Nhà nước các cấp”. Đồng thời, chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch công tác, chỉ đạo và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị trực thuộc, từng cán bộ, công chức, viên chức; trong đó, xác định rõ trọng tâm, trọng điểm từng tháng, từng quý, thường xuyên đánh giá tình hình, kết quả thực hiện để kịp thời chỉ đạo, giải quyết những vấn đề phát sinh. Hàng năm, Sở Nội vụ tiếp tục đôn đốc, hướng dẫn các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố thực hiện tuyển dụng, sử dụng, sắp xếp, bố trí, đào tạo, bồi dưỡng công chức phù hợp với bản mô tả công việc và khung năng lực của vị trí việc làm. Để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức, hằng năm tỉnh đều tổ chức đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị theo kế hoạch đã xây dựng. Tính đến thời điểm hiện tại, tổng số cán bộ, công chức, viên chức đang làm việc trong các cơ quan hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập của tỉnh Nghệ An là trên 56.000 người. Trong đó, công chức trong các cơ quan hành chính cấp tỉnh, cấp huyện là trên 3.200 người; viên chức trong các đơn vị sự nghiệp là trên 52.500 người. Chất lượng đã được nâng lên, chuyển biến để đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Thực tế hiện nay, trong đội ngũ cán bộ hành chính đang có tình trạng "đông nhưng không mạnh". Việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương đã được cải thiện song vẫn còn có nơi, qua công tác thanh, kiểm tra còn có những tồn tại. Vì vậy, để nâng cao chất lượng và phát triển nhân lực hành chính Nhà nước, cần nâng cao nhận thức, tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên; tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác cán bộ. Cán bộ phải được đào tạo về trình độ chuyên môn, trình độ chính trị và kỹ năng phương pháp nâng cao chất lượng công tác, xử lý tình huống trên thực tế. Qua đó, biến quá trình đào tạo cán bộ thành tự đào tạo và đào tạo suốt đời. Mặt khác, phải thường xuyên tiến hành thanh, kiểm tra, trong đó, những ý kiến, phản hồi của người dân với từng cán bộ, công chức cũng sẽ là một kênh tham khảo quan trọng để công tác cán bộ được công bằng, dân chủ. Qua đó, cũng tạo động lực cho mỗi cán bộ, công chức trong khi thi hành công vụ. Đồng thời, thực hiện nghiêm phân loại, đánh giá cán bộ, công chức, viên chức hằng năm để đưa ra khỏi bộ máy những người không đủ phẩm chất, năng lực trong thực hiện nhiệm vụ công vụ, giảm số lượng người hưởng lương từ ngân sách Nhà nước và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. TUỆ TRAng T heo thống kê, diện tích, trữ lượng và độ che phủ rừng trên địa bàn các đơn vị được giao quản lý cơ bản được giữ vững và tăng lên; tình hình vi phạm lâm luật từng bước được ngăn chặn và đẩy lùi. Tuy nhiên, vẫn còn bộc lộ một số tồn tại như số lượng quy hoạch 3 loại rừng hiện còn bất cập nhưng chưa được điều chỉnh. Công tác chống chặt phá rừng, đặc biệt là rừng đầu nguồn, rừng nguyên sinh trữ lượng gỗ cao còn diễn biến phức tạp với nhiều nguy cơ tiềm ẩn đe dọa đến an ninh rừng. Tình trạng tranh chấp, lấn chiếm đất đai, sử dụng đất sai mục đích, lấn chiếm đất rừng, chặt phá rừng vẫn chưa được xử lý dứt điểm. Các chủ rừng đang quản lý diện tích đất, rừng được Nhà nước giao chưa chặt chẽ, hầu hết chưa thực hiện được việc xác định ranh giới quản lý, cắm mốc ngoài thực địa và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng (GCNQSD) đất theo quy định. Trước thực tế trên, tại Thông báo số 258 ngày 16/9/2020, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nghĩa Hiếu yêu cầu các BQL rừng phòng hộ, rừng đặc dụng chủ động, phối hợp với chính quyền cấp huyện, xã, khẩn trương thực hiện rà soát hiện trạng sử dụng đất và rừng của đơn vị, thống nhất diện tích, ranh giới trên bản đồ và ngoài thực địa; báo cáo các sở, ngành thẩm định, trình UBND tỉnh xem xét, điều chỉnh. Trên cơ sở ranh giới, diện tích rừng và đất lâm nghiệp thống nhất báo cáo các sở, ngành thẩm định, giao các BQL rừng phòng hộ, rừng đặc dụng khẩn trương xây dựng phương án quản lý rừng bền vững trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Đối với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chủ trì, chỉ đạo các BQL rừng phòng hộ, đặc dụng rà soát, xác định ranh giới ngoài thực địa; phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan, kiểm tra, thẩm định, tham mưu UBND tỉnh xem xét điều chỉnh các nội dung đã được giao tại các quyết định thành lập của các đơn vị cho phù hợp với thực tiễn và quy định của Luật Lâm nghiệp; hướng dẫn, chỉ đạo các chủ rừng hoàn thiện các hồ sơ, thủ tục pháp lý về lập hồ sơ giao đất gắn với giao rừng theo quy định của pháp luật. Đồng thời phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn đăng ký biến động đất đai, cắm mốc ranh giới ngoài thực địa đối với các diện tích rừng của các BQL rừng phòng hộ, đặc dụng sau khi được điều chỉnh quỹ đất lâm nghiệp theo quy định; chủ trì, phối hợp với chính quyền địa phương và các đơn vị liên quan rà soát các quy hoạch sử dụng rừng và đất lâm nghiệp của các doanh nghiệp và của Công ty Cổ phần đầu tư phát triển cao su trên địa bàn các huyện, tổng hợp tham mưu UBND tỉnh xử lý theo đúng quy định. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giải quyết các khó khăn, tồn tại về vấn đề đất đai của các BQL rừng phòng hộ, đặc dụng, hướng dẫn, đôn đốc việc rà soát, thống nhất diện tích, ranh giới đất lâm nghiệp, tham mưu UBND tỉnh xem xét, điều chỉnh quỹ đất cho đơn vị quản lý sử dụng phù hợp với tình hình thực tế đang quản lý. Đồng thời, chủ trì, hướng dẫn các chủ rừng lập hồ sơ đăng ký biến động đất đai, lập hồ sơ giao đất, cấp GCNQSD đất và tiếp nhận, thẩm định hồ sơ cấp GCNQSD đất lâm nghiệp theo quy định cho các chủ rừng; hướng dẫn chính quyền địa phương, các chủ rừng xử lý đối với diện tích đất lâm nghiệp đã thống nhất bàn giao về địa phương quản lý; tham mưu UBND tỉnh thực hiện việc thu hồi đất đối với diện tích đất do các chủ rừng thống nhất bàn giao về địa phương. Đồng thời, tăng cường thanh, kiểm tra, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về đất đai trong lâm nghiệp. Đối với UBND cấp huyện, phối hợp kịp thời với các đơn vị chủ rừng rà soát hiện trạng sử dụng đất, rừng, ranh giới quản lý, thống nhất trên hồ sơ và ngoài thực địa làm cơ sở để các chủ rừng xây dựng phương án quản lý rừng bền vững; tạo điều kiện để các chủ rừng lập hồ sơ giao đất, giao rừng, cấp GCNQSD đất theo quy định. Xem xét, đánh giá việc thực hiện các quy hoạch sử dụng rừng và đất lâm nghiệp của các doanh nghiệp, các công ty trồng rừng trên địa bàn, có ý kiến hủy bỏ quy hoạch hoặc đề xuất điều chỉnh các quy hoạch nếu các doanh nghiệp, công ty không thực hiện việc đầu tư trồng rừng hoặc có diện tích rừng tự nhiên không được chuyển đổi theo Chỉ thị số 13 ngày 12/1/2017 của Ban Bí thư và Luật Lâm nghiệp để giao lại cho địa phương thực hiện việc giao khoán cho người dân và các hộ gia đình quản lý theo quy định. Thùy Dương Nghệ An tạo chuyển biến từ nâng cao chất lượng cán bộ TroNg NhữNg Năm QUa, BằNg NhiềU giải pháp của các cấp, NgàNh, đội Ngũ cáN Bộ, côNg chức TrêN địa BàN TỉNh khôNg NgừNg được NâNg cao về số LượNg và chấT LượNg, góp phầN QUaN TrọNg Nhằm Thực hiệN mục TiêU pháT TriểN kiNh Tế - xã hội. TUy NhiêN, Trước NhữNg đòi hỏi mới Từ Thực TiễN, việc NâNg cao hiệU QUả côNg Tác đào Tạo, QUảN Lý cáN Bộ càNg đặT ra NhữNg Thách Thức mới cầN Tập TrUNg Thực hiệN QUyếT LiệT hơN Nữa. Công tác kiểm tra, giám sát của các cấp góp phần nâng cao hiệu quả chất lượng công tác cán bộ Thời gian qua, công tác quản lý, sử dụng rừng và đất lâm nghiệp tại các Ban quản lý (BQL) rừng phòng hộ, đặc dụng trên địa bàn tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, theo yêu cầu của UBND tỉnh, cần khẩn trương rà soát các quy hoạch sử dụng rừng và đất lâm nghiệp nhằm sử dụng có hiệu quả tài nguyên đất đai. Khẩn trương rà soát các quy hoạch sử dụng rừng và đất lâm nghiệp Cần khẩn trương rà soát hiện trạng sử dụng rừng và đất lâm nghiệp để xây dựng phương án quản lý rừng bền vững
  • 6. Số 28414thứ 4, 28.10.2020Số 28414thứ 4, 28.10.2020 phòng chống tội phạm6 7 C ông an huyện Nghi Lộc cho biết, đơn vị vừa phá thành công chuyên án, bắt giữ các đối tượng gồm: Đặng Văn Tiến (SN 1999) trú tại xóm Kim Liên, thị trấn Quán Hành; Hoàng Văn Thắng (SN 1999), Trương Văn Trí (SN 2003), Nguyễn Văn Lưu (SN 2001), đều trú tại xã Nghi Văn, cùng huyện Nghi Lộc về hành vi trộm cắp tài sản và cướp tài sản. Trước đó, vào khoảng đầu tháng 9/2020, trên địa bàn huyện Nghi Lộc và các huyện phụ cận như Hưng Nguyên, Đô Lương, Yên Thành… thường xuyên xảy ra tình trạng mất trộm tài sản, trong đó chủ yếu trộm chó, trộm két sắt trong nhà dân với những phương thức, thủ đoạn tinh vi. Các đối tượng thường hoạt động vào ban đêm, đi xe máy mang theo súng bắn điện tự chế, bì xác rắn, dao kiếm, chai thủy tinh... khắp các địa bàn trong và ngoài huyện. Khi thấy chó thả rông, các đối tượng áp sát, dùng súng bắn điện bắn chó ngất tại chỗ và bỏ vào bì xác rắn đưa đi tiêu thụ; đồng thời, phát hiện nhà dân nào sơ hở sẽ đột nhập trộm cắp tài sản, thậm chí là cướp tài sản. Nếu bị truy đuổi, bọn chúng dùng hung khí mang theo chống trả quyết liệt để thoát thân. Trước tình hình phức tạp, các đối tượng hoạt động manh động, liều lĩnh, gây tâm lý hoang mang lo lắng, bức xúc trong quần chúng nhân dân, lãnh đạo Công an huyện Nghi Lộc đã xác lập chuyên án để đấu tranh, triệt phá. Ban chuyên án nhanh chóng thu thập tài liệu, củng cố hồ sơ, sử dụng nhiều phương tiện, huy động các điều tra viên dày dạn kinh nghiệm thuộc Đội Cảnh sát ĐTTP về hình sự, kinh tế, ma túy vào cuộc, tham gia phá án. Trong quá trình phá án gặp phải những khó khăn bởi các đối tượng không có công ăn việc làm ổn định, lại nghiện ma túy nên manh động, liều lĩnh, một trong số các đối tượng không có mặt ở địa phương cho nên Ban chuyên án phải lên kế hoạch cụ thể, tỉ mỉ, tiến hành xác minh không chỉ trong tỉnh mà ngoài tỉnh như Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang... Sau một thời gian kiên trì rà soát, nghiên cứu quy luật hoạt động của các đối tượng, đồng thời tổ chức mật phục, Ban chuyên án đã xác định được các đối tượng gây ra hàng loạt vụ trộm cắp tài sản, cướp tài sản xảy ra trong thời gian qua. Khi đã có đầy đủ chứng cứ, Ban chuyên án quyết định phá án. Theo đó, vào khoảng 6 giờ ngày 23/10, Công an huyện Nghi Lộc chủ trì phối hợp với Công an huyện Hưng Nguyên, Đồn Công an KCN Yên Phong thuộc huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh phá thành công chuyên án, bắt giữ các đối tượng nói trên. Tại cơ quan điều tra, bước đầu các đối tượng khai nhận, để có tiền “nướng” vào ma túy, từ đầu tháng 9 đến nay đã gây ra trên 30 vụ trộm cắp tài sản và 3 vụ cướp tài sản trên các địa bàn Hưng Nguyên, Nghi Lộc, với tổng giá trị hơn 200 triệu đồng. Tại hiện trường, thu giữ 3 con chó có khối lượng 75 kg, 5 bì xác rắn, 1 súng băn điện tự chế, 2 xe máy, 5 điện thoại di động, 2 két sắt đã bị các đối tượng phá hỏng và các vật chứng khác có liên quan đến các vụ án. Điển hình, vào khoảng 20 giờ ngày 19/9, Hoàng Văn Thắng đi xe máy bịt mặt đột nhập vào nhà chị L. trú tại xóm 8 + 9, xã Nghi Văn, huyện Nghi Lộc, dùng hai tay khống chế, che mặt chị L. cướp chiếc điện thoại nhãn hiệu Oppo trị giá khoảng 5 triệu đồng mà chị đang cầm trên tay. Hay mới đây, vào khoảng 22 giờ ngày 16/10, Trương Văn Trí và Nguyễn Văn Lưu đột nhập vào nhà thờ họ Lê, thuộc xóm 5a, xã Nghi Văn lấy trộm một chiếc két sắt, sau đó đập phá két lấy đi số tiền hơn 10 triệu đồng... Hiện, Công an huyện Nghi Lộc đang hoàn tất hồ sơ để xử lý các đối tượng theo quy định của pháp luật. Chuyên án đang được tiếp tục điều tra, mở rộng. Việc phá thành công chuyên án đã đem lại sự tin tưởng cho nhân dân trên địa bàn, được cấp ủy, chính quyền ghi nhận, đánh giá cao. PhAn TuyếT N gày 27/10, thông tin từ Phòng Cảnh sát Hình sự (CSHS) cho biết, đơn vị vừa phối hợp với Công an huyện Nghi Lộc, phòng nghiệp vụ Công an tỉnh điều tra, làm rõ, truy bắt thành công đối tượng Nguyễn Văn Thành (SN 1986) trú tại xóm 2, xã Nghi Xuân, huyện Nghi Lộc về hành vi giết người. Trước đó, chiều 25/10, Phòng CSHS nhận được tin báo của Công an huyện Nghi Lộc về việc vào hồi 14 giờ 30 phút cùng ngày, quần chúng nhân dân phát hiện thi thể của anh Trần Quang Huy (SN 2001) trú tại xóm 3, xã Phúc Thọ, huyện Nghi Lộc nằm gục bên bụi cây ven đường thuộc địa phận xóm 1, xã Nghi Xuân, huyện Nghi Lộc; cạnh vị trí nạn nhân có một bì xác rắn bên trong đựng 3 con chó. Xác định đây là vụ án nghiêm trọng, Phòng CSHS đã thành lập tổ công tác do Thượng tá Cao Ánh Hồng, Phó Trưởng phòng trực tiếp chỉ đạo, phối hợp với Công an huyện Nghi Lộc tiến hành khám nghiệm hiện trường, tử thi, điều tra vụ án. Kết quả khám nghiệm cho thấy, nạn nhân chết là do bị bắn. Lực lượng Công an đã khẩn trương vào cuộc truy bắt đối tượng. Dấu vết tại hiện trường cho thấy có nhiều khả năng nạn nhân là đối tượng câu trộm chó bị bắt quả tang nên đã bị bắn. Tuy nhiên, ai là người nổ súng vẫn là một là ẩn số. Lực lượng Công an đã tiến hành đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, rà soát, khoanh vùng các đối tượng nghi vấn, nhất là những người có mặt tại hiện trường khi đó. Với quyết tâm nhanh chóng truy bắt đối tượng gây án, tập thể lực lượng tham gia phá án đã phát huy tinh thần trách nhiệm, mưu trí, triển khai nhiều mũi công tác để truy bắt, lần theo dấu vết của đối tượng. Đến 21 giờ cùng ngày, lực lượng Công an đã truy bắt thành công đối tượng Nguyễn Văn Thành, là người nổ súng gây ra cái chết của Huy. Kết quả điều tra cho thấy, khoảng 13 giờ ngày 25/10, Thành mang theo súng tự chế (súng hơi bắn đạn chì) điều khiển xe máy đi bắn chim. Đến 14 giờ cùng ngày, đến khu vực nghĩa địa thuộc xóm 1, xã Nghi Xuân, huyện Nghi Lộc, Thành dừng xe. Lúc này, Thành phát hiện 2 đối tượng nam giới điều khiển xe máy cầm theo cần kích điện để trộm cắp chó và kéo theo một bì đựng chó ngay sau xe máy. 2 đối tượng này dừng xe máy đưa bì lên xe thì phát hiện Thành đứng cách đó chừng 40 m. 2 đối tượng bèn rút dao ra dọa thì Thành liền dơ súng lên bóp cò. Viên đạn trúng vào sườn của Trần Quang Huy. Hai đối tượng lên xe bỏ chạy. Lúc này Thành bắn thêm 2 phát nữa vào người Huy khiến nạn nhân điều khiển xe máy loạng choạng và đâm vào bụi cây ven đường. Thấy Huy bị bắn, sợ bị nhân dân đuổi đánh nên đối tượng còn lại đã kéo xe máy từ trong bụi ra và lên xe bỏ trốn. Sau khi gây án, Thành tháo rời ống kính ngắm ra khỏi súng và bỏ trốn. Thành là đối tượng bị câm điếc bẩm sinh, để làm việc với đối tượng, cơ quan Công an đã nhờ đến giáo viên của trung tâm khuyết tật. Tại cơ quan Công an, Thành thành khẩn khai báo hành vi phạm tội của mình. Liên quan đến vụ án này, cơ quan Công an cũng đã truy bắt đối tượng Mạnh Lộc Chiến (SN 1998) trú tại xóm 4, xã Phúc Thọ, huyện Nghi Lộc về hành vi trộm cắp tài sản. Chiến là người cùng Huy thực hiện hành vi trộm chó. Cơ quan Công an cũng xác định tại hiện trường là 3 con chó có trọng lượng 42 kg. Hiện, cơ quan Công an đang tạm giữ đối tượng Nguyễn Văn Thành để tiếp tục điều tra, làm rõ vụ án. huyền Thương “Ông trùm” đội lốt cán bộ y tế Tiếp tục thực hiện kế hoạch của Công an tỉnh về mở đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, bảo đảm ANTT trước, trong và sau Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XIX và chỉ đạo của Lãnh đạo Công an tỉnh về tăng cường công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo đảm ANTT trên địa bàn, Phòng Cảnh sát ĐTTP về Ma túy đã tập trung lực lượng, quán triệt, triển khai đồng bộ, quyết liệt các biện pháp nghiệp vụ, xác định và tập trung đánh mạnh, đánh trúng các đường dây mua bán trái phép chất ma túy lớn. Qua đó, góp phần quan trọng làm giảm tình hình tội phạm trên địa bàn và tiếp tục lập nhiều thành tích xuất sắc. Theo đó, từ công tác nắm tình hình địa bàn, đầu tháng 9/2020, các trinh sát phát hiện đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy với số lượng lớn từ Lào vào Nghệ An tiêu thụ, do đối tượng Tu Lỳ (SN 1987) quốc tịch Lào cầm đầu. Xác minh nguồn tin được biết, Lỳ từng là du học sinh tại Việt Nam, am hiểu địa hình, có phương thức, thủ đoạn hoạt động rất tinh vi, xảo quyệt, hắn lấy vỏ bọc là bác sĩ của bệnh viện huyện Xay Chăm Phon, tỉnh Bô Ly Khăm Xay để qua lại biên giới Việt Nam thực hiện ý đồ của mình. Trung tá Nguyễn Anh Tuấn, Đội trưởng Đội 1 đã báo cáo tình hình với lãnh đạo đơn vị để xin ý kiến chỉ đạo. Trước tình hình đó, lãnh đạo Phòng Cảnh sát ĐTTP về Ma tuý đã báo cáo đồng chí Thiếu tướng Võ Trọng Hải, Giám đốc Công an tỉnh; đồng chí Đại tá Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Giám đốc, Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh đề xuất xác lập chuyên án để đấu tranh triệt xoá đường dây này. Băng rừng, vượt lũ phá án Sau khi chuyên án được xác lập, hàng chục trinh sát, điều tra viên dày dạn kinh nghiệm của Phòng dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Lãnh đạo Công an tỉnh đã nhanh chóng triển khai lực lượng, thực hiện đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ để đấu tranh, làm rõ. Vì đối tượng người Lào nên công tác nắm tình hình, tiếp cận đối tượng gặp rất nhiều khó khăn, các trinh sát, điều tra viên nhiều tháng liền mai phục trong rừng sâu trên vành đai biên giới Việt - Lào thuộc địa phận huyện Anh Sơn để nắm hành tung của các đối tượng trong đường dây này. Được biết, trong vỏ bọc hoàn hảo, Lỳ thường xuyên qua lại vùng biên giới Việt - Lào để thực hiện hành vi mua bán trái phép chất ma tuý. Lỳ thông thạo tiếng Việt nên đã tự móc ngoặc, cấu kết với các đối tượng người bản địa tại khu vực xã Phúc Sơn, huyện Anh Sơn, Nghệ An để vận chuyển trái phép chất ma túy qua đường tiểu ngạch thẩm lậu vào Việt Nam và đưa đi các tỉnh tiêu thụ. Đường dây này được tổ chức chặt chẽ, hoạt động hết sức tinh vi nhưng cũng rất manh động. Mỗi lần vượt biên để giao dịch, chúng thường đi thành nhóm để bọc lót và cảnh giới cho đối tượng cầm “hàng”, đồng thời thường xuyên mang theo vũ khí “nóng”, sẵn sàng nhả đạn nếu phát hiện có dấu hiệu khả nghi. Sau một thời gian thu thập tài liệu, chứng cứ, ngày 23/10, nhận được thông tin Lỳ sẽ vận chuyển số lượng lớn ma túy từ Lào qua khu vực bản Vều 1, xã Phúc Sơn, huyện Anh Sơn, Ban chuyên án lập tức báo cáo đồng chí Thiếu tướng Võ Trọng Hải, Giám đốc Công an tỉnh và đồng chí Đại tá Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Giám đốc, Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh để xin ý kiến chỉ đạo về phương án phá án. Tại cuộc họp nhanh, dưới sự chỉ đạo của Lãnh đạo Công an tỉnh, kế hoạch phá án được tính toán tỉ mỉ với quyết tâm phá án thành công nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho quần chúng nhân dân và lực lượng tham gia đánh án. Khuya 23/10, Ban chuyên án do Thượng tá Nguyễn Hữu Cường, Trưởng phòng và Trung tá Nguyễn Đức Kiên, Phó Trưởng phòng Cảnh sát ĐTTP về Ma tuý cùng với lãnh đạo Đồn Biên phòng Phúc Sơn, lãnh đạo Công an huyện Anh Sơn trực tiếp chỉ đạo 5 mũi công tác lặng lẽ băng rừng biên giới trong mưa lũ để phá án. Theo đó, mũi công tác thứ nhất hành quân vượt nhiều km đường rừng mật phục gần khu vực vành đai đường biên giới, nơi đối tượng thường cắt rừng vượt biên qua Việt Nam để đón lõng đối tượng. Mũi công tác thứ 2 chốt tại khu vực trạm kiểm dịch của Đồn Biên phòng Phúc Sơn mật phục vùng ven suối, nơi có đường mòn nghi đối tượng sẽ đi qua. Mũi công tác thứ 3 mật phục tại cầu Tràn thuộc bản Vều 1, xã Phúc Sơn. Mũi công tác thứ tư hành quân lên đỉnh núi cao nhất để quan sát di biến động của đối tượng, đồng thời hỗ trợ chốt chặn khi đối tượng bỏ chạy. Mũi công tác thứ 5 dùng xe môtô cơ động trên đường để hỗ trợ quá trình vây bắt đối tượng của mũi công tác thứ 3… Liên tục 2 ngày đêm ròng rã bám sát địa điểm mật phục, hơn 20 cán bộ, chiến sĩ thuộc Ban chuyên án dầm mình trong mưa rừng lũ quét, dù đói, lạnh nhưng với tinh thần tấn công, trấn áp tội phạm đến cùng, các thành viên Ban chuyên án vẫn bám trụ để chờ thời cơ hành động. Đến chập choạng tối 24/10, mũi công tác thứ nhất phát hiện một nhóm đối tượng mang theo ba lô vượt đường biên vào vùng rừng núi Việt Nam với nhiều dấu hiệu khả nghi nên đã báo với mũi công tác thứ 2 để đón lõng nắm tình hình, xác minh đối tượng. Sau khi nắm thông tin, mũi công tác thứ 2 lập tức liên lạc với mũi thứ 3, đồng thời bám theo di biến động của đối tượng. Đến 21 giờ 30 phút ngày 25/10/2020, đúng như dự đoán, sau khi đi vòng quanh khu vực biên giới để vừa quan sát nhằm tránh sự theo dõi của lực lượng chức năng, đồng thời chờ đợi “đối tác” xuất hiện để giao dịch, cuối cùng đối tượng nghi vấn đã xuất hiện tại khu vực bản Vều 1 thuộc xã Phúc Sơn, huyện Anh Sơn. Khi đến khu vực cầu Tràn, các trinh sát phát hiện 1 đối tượng tách ra tiếp cận 1 chiếc xe ôtô đỗ gần đó. Biết thời cơ phá án đã đến, ngay lập tức các mũi công tác của Ban chuyên án lập tức xuất hiện vây bắt đối tượng. Dù bị vây bắt bất ngờ nhưng đối tượng vẫn chống trả quyết liệt hòng thoát thân. Nhằm tránh đồng bọn hỗ trợ để đối tượng ôm hàng bỏ trốn, Ban chuyên án đã nổ súng thị uy, đồng thời nhanh chóng vây bắt thành công đối tượng chính đang có hành vi mua bán trái phép chất ma tuý cùng tang vật là 5 kg ma tuý dạng đá và 1 ĐTDĐ. Khai thác nhanh, đối tượng khai nhận tên là Tu Lỳ (SN 1987), hộ khẩu thường trú tại bản Lạc Xao, huyện Khăm Cợt, tỉnh Bô Ly Khăm Xay, Lào. Trung tá Nguyễn Anh Tuấn, Đội trưởng Đội 1, thành viên Ban chuyên án cho biết: Dù quá trình theo dõi đối tượng, các điều tra viên, trinh sát phải dầm mình nhiều ngày trong mưa lũ, vượt rừng sang bên kia biên giới để xác minh thông tin đối tượng..., tuy nhiên, quá trình phá án, Ban chuyên án kịp thời phối hợp với Đồn Biên phòng Phúc Sơn, Công an huyện Anh Sơn, anh em am hiểu địa bàn nên đã vây bắt đối tượng thành công, đảm bảo an toàn cho quần chúng nhân dân cũng như các thành viên của Ban chuyên án. Bắt khám xét đối tượng xong cũng là lúc trời vừa rạng sáng, một tổ công tác ngay lập tức đưa đối tượng, tang vật về trụ sở Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Nghệ An để đấu tranh, làm rõ. Các mũi công tác còn lại tiếp tục ngược rừng, phối hợp với Đồn Biên phòng Phúc Sơn và Công an huyện Anh Sơn truy bắt các đối tượng còn lại. Thuỳ Anh Bắt giữ ổ nhóm nghiện ma túy thực hiện hơn 30 vụ trộm, cướp tài sản Các đối tượng trong vụ án người Lào trên vùng biên Hành trình truy lùng “ông trùm” ma tuý Đối tượng Tu Lỳ Sau hai ngày đêm ròng rã dầm mưa rừng gió rét, khuya 25/10, Ban chuyên án thuộc Phòng cảnh Sát đttP về ma tuý công an tỉnh nghệ an Phối hợP với đồn Biên Phòng Phúc Sơn, công an huyện anh Sơn Phá thành công chuyên án, Bước đầu Bắt giữ “ông trùm” người Lào đang vận chuyển 5 kg ma tuý dạng đá vượt Biên thẩm Lậu vào nghệ an để đưa đi các tỉnh tiêu thụ. Qua đó góP Phần triệt xoá thành công đường dây ma tuý xuyên Quốc gia. hiện, Ban chuyên án vẫn tiếP tục truy Bắt các đối tượng còn Lại. Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Nghệ An phối hợp với VKSND cùng cấp tổ chức giám định số ma tuý vừa thu giữ trong chuyên án Lợi dụng sơ hở của người dân, một nhóm đối tượng đã đột nhập trộm, cướp tài sản rồi đưa đi tiêu thụ lấy tiền sử dụng ma túy. Công an huyện Nghi Lộc đã nhanh chóng điều tra, bắt giữ 4 đối tượng, bước đầu xác định nhóm này thực hiện hơn 30 vụ trộm cắp tài sản, với tổng số tiền trên 200 triệu đồng. Bị bắn chết khi đang đi trộm chó Trong lúc thực hiện hành vi trộm chó, 2 đối tượng bị Nguyễn Văn Thành phát hiện nên từ xa đã dùng dao đe dọa. Thành đã dùng súng tự chế bóp cò về phía đối tượng khiến 1 người trúng đạn và tử vong tại chỗ. Tang vật gây án Đối tượng Nguyễn Văn Thành bị truy tố về tội giết người Đối tượng Mạnh Lộc Chiến bị bắt về hành vi trộm cắp tài sản
  • 7. Tòa soạn và bạn đọC số 28414Thứ 4, 28.10.2020 8 C ông an xã Công Thành, huyện Yên Thành vừa nhận được thư cảm ơn của gia đình anh Lương Xuân Ánh (SN 1991) trú tại phường Nam Ngạn, TP Thanh Hoá về việc Công an xã đã tìm thấy người thân là anh Nguyễn Trọng Cần (31 tuổi), trú tại phường Đông Hương, TP Thanh Hoá, bị hạn chế về nhận thức bỏ nhà đi về với gia đình. Trước đó, vào sáng 24/10/2020, anh Nguyễn Trọng Cần đã điều khiển xe máy bỏ nhà ra đi, gia đình đã tìm kiếm trong nhiều giờ nhưng không có kết quả. Khoảng 21 giờ ngày 24/10/2020, Công an xã Công Thành tuần tra tại xóm 12, thì phát hiện một thanh niên nam ngồi ven đường cùng chiếc xe máy, có biểu hiện của bệnh tâm thần nên đã đưa về UBND xã chăm sóc chu đáo. Do người đàn ông đi lạc không mang theo giấy tờ tuỳ thân, không nhớ rõ địa chỉ, nên công tác xác minh ban đầu gặp khó khăn. Tuy nhiên bằng các biện pháp nghiệp vụ, Công an xã đã xác định người đàn ông đi lạc là anh Nguyễn Trọng Cần, đồng thời liên hệ với người thân để đón anh về với gia đình. Công an xã đã tìm thấy anh Cần cách nhà riêng hơn 120 km. Đến rạng sáng 25/10/2020, tại trụ sở UBND xã Công Thành, gia đình anh Nguyễn Trọng Cần đã đến đón anh về, đồng thời có thư cảm ơn gửi tới Công an huyện YênThành và Công an xã Công Thành Đức Vũ Anh Nguyễn Trọng Cần được Công an xã Công Thành tìm thấy và bàn giao cho gia đình Công an xã bàn giao người bệnh tâm thần đi lạc về với gia đình A nh Hoàng Văn Quý (SN 1976) trú tại thôn Thị tứ, xã Thanh Thủy phản ánh: Trước đó, vào năm 2002, anh Quý cũng như nhiều hộ dân khác mua đất bám mặt đường Quốc lộ 46 (hay còn gọi là đường về quê Bác), hiện đang có hóa đơn nộp tiền rõ ràng, tuy nhiên, nhiều lần gia đình muốn làm hồ sơ để được cấp bìa đỏ nhưng đều không được. Tương tự, hộ gia đình anh Phan Sỹ Hữu ở thôn Thủy Phong, xã Thanh Thủy cũng mua một lô đất bám Quốc lộ 46 (diện tích 208 m2 ) từ năm 2020, tuy nhiên nhiều lần gia đình anh Hữu muốn làm hồ sơ để được cấp bìa đỏ đều bất thành. Theo tìm hiểu của phóng viên, hiện tại còn có rất nhiều hộ dân mua đất trái thẩm quyền của UBND xã Thanh Thủy giáp Quốc lộ 46 vào thời điểm đầu những năm 2000 đang có nhu cầu được cấp bìa đỏ nhưng chưa thực hiện được. Dịp tháng 4/2020, sau khi Báo Công an Nghệ An có bài viết phản ánh tình trạng trên, anh Hoàng Văn Quý và một số hộ dân tiếp tục hoàn thiện hồ sơ để được cấp bìa đỏ. Sau gần 5 tháng đi lại với hàng chục loại hồ sơ giấy tờ liên quan, anh Quý, anh Hữu mới hoàn thiện được hồ sơ cấp bìa đỏ. Tuy nhiên, bước cuối cùng để cấp bìa thì được Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thanh Chương có văn bản trả lời, hồ sơ của anh Hoàng Văn Quý và anh Phan Sỹ Hữu bị trả lại với lý do “Thửa đất không phù hợp với quy hoạch sử dụng đất năm 2015 - 2020 của huyện, nên không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận”. Qua tìm hiểu, nghiên cứu hồ sơ cấp bìa đỏ của anh Quý và anh Hữu chúng tôi thấy rằng, các hồ sơ này đã có đầy đủ xác nhận của chính quyền địa phương xã Thanh Thủy và Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Thanh Chương. Tuy nhiên, chỉ có khâu cuối cùng là Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thanh Chương sau khi kiểm tra có văn bản trả lời, hồ sơ không đủ điều kiện cấp bìa đỏ vì không phù hợp quy hoạch sử dụng đất! Tìm hiểu được biết, hơn 40 hộ dân mua đất tại vùng Thị tứ, xã Thanh Thủy, huyện Thanh Chương từ đầu năm 2000, đến năm 2004, vùng Thị tứ xã Thanh Thủy mới có quy hoạch Thị tứ, sau đó bản quy hoạch này không thực hiện được, hiện đã phá vỡ quy hoạch. Điều này đã khiến cho các hộ dân nằm trong “vùng quy hoạch” không được cấp bìa đỏ. Về đất của hộ anh Quý và anh Hữu cũng nằm trong vùng quy hoạch, song hai hộ này vướng vào một quy hoạch khác của Quốc lộ 46 có từ năm 2012, đến nay chưa điều chỉnh quy hoạch nên không cấp được bìa đỏ. Trao đổi với phóng viên, ông Trình Văn Bằng, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thanh Chương cho biết: Hồ sơ anh Quý và anh Hữu không phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của UBND huyện Thanh Chương. Khi được hỏi vì sao hồ sơ cấp bìa đỏ của các hộ đến khi hoàn thiện mới được trả lời không phù hợp quy hoạch sử dụng đất? Ông Bằng nói rằng, hồ sơ do chính quyền địa phương trình lên Chi nhánh Văn phòng đất đai, còn Phòng Tài nguyên và Môi trường chỉ thẩm định khâu cuối cùng. Theo ông Bằng, đối với trường hợp hồ sở của anh Quý và anh Hữu cần phải chờ điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021 mới cấp được bìa. Về thông tin phản ánh, mua đất ở tại cùng một thời điểm, có cùng vị trí địa lý, hiện có nhiều hộ gia đình đã được Nhà nước cấp bìa đỏ, song những hộ khác thì được chính quyền địa phương trả lời “vướng quy hoạch”, không thể cấp bìa đỏ?. Vấn đề này, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường nói rằng, các hộ đã được cấp bìa là do diện tích đất của họ không nằm hoàn toàn trong vùng quy hoạch Quốc lộ 46. Riêng hộ anh Quý và hộ anh Hữu có diện tích nằm hoàn toàn trong vùng quy hoạch Quốc lộ 46 nên không thể cấp bìa đỏ và phải chờ điều chỉnh lại quy hoạch sử dụng đất. Qua sự việc trên cho thấy, cần có sự phối hợp, kiểm tra chặt chẽ giữa chính quyền địa phương, Văn phòng đăng ký đất đai, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện trong quá trình lập hồ sơ cấp bìa đỏ cho người dân. Để xảy ra tình trạng khi mọi thủ tục cơ bản đã hoàn thành thì Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện mới kiểm tra, phát hiện không phù hợp quy hoạch trả lại hồ sơ, khiến người dân bức xúc. V. Thành Nhiều người dân mua đất ở thôn Thị tứ, xã Thanh Thủy chưa được cấp bìa đỏ Câu Chuyện này đã kéo dài hơn 20 năm Của CáC hộ dân mua đất ở thôn thị tứ, xã thanh thủy, huyện thanh Chương. trong số hơn 40 hộ mua đất trái thẩm quyền, đến nay nhiều hộ đã đượC Cấp giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất (bìa đỏ), bên Cạnh đó Còn nhiều hộ kháC vẫn Chưa đượC Cấp, vì vướng quy hoạCh? điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến quyền và lợi íCh hợp pháp Của Công dân. chờ cấp “bìa đỏ” Dọc theo Quốc lộ 46 đoạn qua xã Thanh Thủy, nhiều hộ gia đình được cấp bìa đỏ nhưng nhiều hộ lại chưa được cấp Mòn mỏi
  • 8. Số 28414Thứ 4, 28.10.2020 văn hóa - giáo dục 9 M ới đây, Nguyễn Văn Hưng (SN 1991), có tên tài khoản youtube là Hưng Vlog, trú tại xã Xuân Hương, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang đã bị Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông Bắc Giang lập biên bản xử phạt hành chính 10 triệu đồng về hành vi đăng tải video lên mạng xã hội vi phạm quy định của pháp luật, nội dung clip nhảm nhí, chia sẻ thông tin không phù hợp, trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc. Theo đó, ngày 3/10, anh Hưng đã đăng tải trên tài khoản youtube Hưng Vlog video clip “Troll lấy cắp tiền, đập bể heo đất của em gái, em trai đi ăn chơi và cái kết”. Nội dung video ghi lại hình ảnh mô tả Hưng lấy trộm tiền trong heo đất của em mình, gây phản cảm đối với người xem, đã không mang ý nghĩa giáo dục lại chẳng khác nào “bày đường cho chuột chạy”. Trước đó, cũng ở tài khoản này, Nguyễn Văn Hưng đã đăng tải video clip với tựa đề “Troll em gái, em trai ăn nồi cháo gà nguyên lông và cái kết” gây sự phẫn nộ trên cộng đồng mạng bởi nội dung nhảm nhí, anh này đã bị cơ quan chức năng xử phạt hành chính 7,5 triệu đồng. Trên mạng xã hội như youtube, facebook xuất hiện tràn lan các video với nội dung nhảm nhí, rẻ tiền nhằm lôi kéo người xem để thu lợi nhuận, trong đó chủ yếu là các video về văn hóa ẩm thực. Có thể kể tên ở đây như Bà Tân Vlog, Tam Mao TV (thường xuyên đưa nội dung ăn uống mất vệ sinh)... Được biết, theo quy định của youtube, điều kiện bắt buộc để được nhà cung cấp bật nút kiếm tiền là mỗi kênh phải đạt 1.000 người đăng ký trở lên và 4.000 giờ xem trong 12 tháng. Như vậy ở kênh Hưng Vlog với ba triệu người theo dõi có thể thu về số tiền ít nhất khoảng 350 triệu đồng mỗi tháng. Với lợi nhuận thu về như vậy, cho nên không ít kênh mặc dù bị xử phạt nhiều lần vẫn tiếp tục sản xuất, cho ra những sản phẩm chớp nhoáng không được đầu tư chỉn chu, ý nghĩa. Bên cạnh đó, theo Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Đại biểu Quốc hội, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho biết, hiện nay trên mạng xã hội còn có nhiều thông tin xuyên tạc các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Nhiều người nổi tiếng trên các diễn đàn này không có am hiểu sâu sắc về các vấn đề nhưng vẫn đưa ra các quan điểm gây hoang mang, lo lắng trong dư luận xã hội. Thực tế, thời gian qua, cơ quan chức năng cũng đã có hình thức xử lý đối với những trường hợp chủ kênh có những video với nội dung nhảm nhí, phản cảm, trái thuần phong mỹ tục. Tuy nhiên, với chế tài xử phạt hành chính với số tiền nói trên liệu có đủ sức răn đe, đủ mạnh hay không khi mà thực tế chủ kênh có thể thu về mỗi tháng hàng trăm triệu đồng? Hơn nữa, đáng ngại, mặc dù nội dung nhảm nhí nhưng lại thu hút số lượng người nhấn nút like, theo dõi, chia sẻ quá nhiều, nhất là giới trẻ, nó ảnh hưởng đến nhận thức, lối sống, thậm chí cả nhân cách của giới trẻ, phần nào kéo văn hóa nghe - xem của xã hội đi xuống. Vừa qua, Văn phòng Chính phủ có Văn bản số 8305/VPCP-NC truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ liên quan đến tình trạng trên mạng xã hội tràn lan các video clip có nội dung nhảm nhí, giật gân với mục đích lôi kéo người xem. Tại Công văn trên, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an chỉ đạo phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, xử lý. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ngày 12/10/2020, Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử - Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Công văn số 2055 gửi Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Theo đó, Cục đề nghị các Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với các đơn vị chức năng tại địa phương tăng cường công tác theo dõi, rà quét thông tin trên mạng xã hội, đặc biệt là hai mạng youtube và facebook, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các cá nhân, tổ chức trên địa bàn có hành vi sản xuất, phát tán các video clip vi phạm. Đồng thời, chủ động thông báo cho Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử các bài viết, video clip trên mạng xã hội có nội dung vi phạm pháp luật để Cục yêu cầu các mạng xã hội, nhất là các nền tảng xuyên biên giới ngăn chặn, gỡ bỏ. Thiết nghĩ, mỗi người dân hãy là một cư dân mạng thông minh, tỉnh táo lựa chọn những nội dung lành mạnh, mang tính giáo dục, có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, đồng thời lên án, tẩy chay các thông tin độc hại. Bên cạnh đó, sự vào cuộc quyết liệt của cơ quan chức năng làm thế nào có một chế tài đủ mạnh nhằm ngăn chặn các nội dung xấu độc trên không gian mạng, Đặc biệt, muốn loại bỏ một cách hiệu quả các nội dung phản cảm, nhảm nhí, trái với thuần phong mỹ tục đang được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội, rất cần sự chung tay vào cuộc của toàn xã hội trong việc kiểm soát, lên án, kiên quyết đầy lùi... PHan TUYếT Kiên quyết xử lý các video xấu trên mạng xã hội Hình ảnh phản cảm trong clip "Troll lấy cắp tiền, đập bể heo đất của em gái, em trai đi chơi và cái kết" trên kênh Hưng Vlog Đ ược biết, ngày 25/1/2017, Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD&ĐT) ban hành Kế hoạch số 56/KH-BGDĐT về triển khai chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2016 - 2020. Trong đó mục tiêu chính của chuyên đề là xây dựng trường mầm non bảo đảm các yêu cầu về môi trường giáo dục; đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo; đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ theo quan điểm giáo dục lấy người học làm trung tâm… Chuyên đề này của Bộ GD&ÐT được coi là giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục và chăm sóc trẻ. Việc triển khai thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” ở các trường mầm non trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong 4 năm qua đã có nhiều chuyển biến tích cực và rõ nét. Nhận thức được tầm quan trọng của chuyên đề, các cơ sở giáo dục mầm non đã làm tốt công tác tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho trường mầm non. Mặt khác, tích cực tuyên truyền đến các bậc phụ huynh học sinh trong việc xây dựng môi trường và phối hợp tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ theo quan điểm “giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”. Theo đó, từ 4 trường triển khai thí điểm trong năm học đầu tiên đến nay sau 5 năm đã có 556/556 trường thực hiện chuyên đề. Qua đó đã huy động được gần 840 tỉ đồng để đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, các trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi. Diện mạo các trường mầm non đã được thay đổi, cơ sở vật chất được đầu tư, cải thiện theo hướng khai thác, tận dụng tối đa không gian sẵn có cho trẻ hoạt động; bổ sung đồ dùng, đồ chơi tự tạo, gần gũi với thiên nhiên, thân thiện với môi trường. Giáo viên chủ động trong việc lập kế hoạch, lựa chọn chủ đề, đề tài, xác định hình thức giáo dục phù hợp với đặc điểm của trẻ, tình hình thực tế của trường, lớp, tổ chức linh hoạt, sáng tạo các hoạt động học, hoạt động vui chơi cho trẻ. Đồng thời góp phần nâng cao chất lượng thực hiện chương trình giáo dục mầm non, trẻ mạnh dạn, tự tin, hứng thú và tích cực tham gia vào các hoạt động trải nghiệm, bảo đảm trẻ “học bằng chơi, chơi mà học”… Tại Hội nghị tổng kết chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm giai đoạn 2016 - 2020” do Sở GD&ĐT tỉnh Nghệ An tổ chức vừa qua đã chỉ ra trong quá trình thực hiện chuyên đề gặp một số khó khăn. Đơn cử như ở khu vực thành phố, thị trấn, vùng sâu, vùng xa hoặc các điểm lẻ vì diện tích còn chật hẹp, khu vui chơi vận động chưa phong phú các trò chơi, thiếu phòng giáo dục thể chất… Hay do sĩ số trẻ ở một số trường trung tâm quá đông ảnh hưởng đến việc xây dựng môi trường và tổ chức các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Trong giai đoạn tới, để nâng cao hiệu quả chuyên đề, ngành Giáo dục tiếp tục phát huy kết quả đạt được và tăng cường đầu tư cơ sở vật chất. Tập trung nâng cao chất lượng cán bộ quản lý, giáo viên tâm huyết, sáng tạo, không chỉ giỏi về chuyên môn mà còn có năng lực đánh giá khả năng phát triển của trẻ. Từ đó triển khai các phương pháp chăm sóc và giáo dục phù hợp. Ngành sẽ tiếp tục quan tâm, hỗ trợ cho các trường, trong đó ưu tiên vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng khó khăn… Đồng thời, nhân rộng các điển hình tiên tiến để lan tỏa trong toàn ngành và toàn xã hội; tạo sự đồng thuận của các bậc phụ huynh, sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình, cộng đồng trong tham gia xây dựng môi trường xanh sạch đẹp, trường học an toàn và thân thiện. THU THỦY Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm ở Nghệ An “Lấy trẻ làm trung tâm”, trẻ được khám phá, phát triển vận động là những thay đổi tích cực khi giáo dục mầm non triển khai chuyên đề Những video clip có nội dung nhảm nhí, phản cảm, giật gân đang ngày càng tràn lan trên các mạng xã hội, gây nên sự lệch chuẩn của giới trẻ hiện nay. Để ngăn chặn tình trạng này, cần sự chung tay vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của toàn xã hội. Với phương pháp “lấy trẻ làm trung tâm”, giáo viên phải tạo điều kiện, cơ hội để trẻ chủ động khám phá, sáng tạo và phát huy được năng lực của mình thay vì dạy theo một chiều “cô nói, trẻ nghe”. Chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm, giai đoạn 2016 - 2020” đã góp phần tạo nên những thay đổi tích cực đó. Trong quá trình thực hiện chuyên đề, giáo dục mầm non đã nhận được sự chung tay góp sức của các bậc phụ huynh và cộng đồng.
  • 9. Chống diễn biến hòa bình Số 28414Thứ 4, 28.10.2020 10 S o với cơn lũ lịch sử năm 1999, mưa lũ vào đầu tháng 10/2020 tại các tỉnh miền Trung khốc liệt hơn cả về cường độ, mức độ. Người dân miền Trung đã quen với thiên tai, thế nhưng, mức ảnh hưởng lần này lại cao hơn và khốc liệt hơn nhiều. Trước sự tác động và nguy hiểm của thiên tai, Đảng, Chính phủ, các cấp chính quyền đã vào cuộc rất khẩn trương và quyết liệt. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã gửi lời chia buồn đến những gia đình có người thân bị nạn do lũ lụt, thăm hỏi, động viên và kêu gọi cả nước chung sức, đồng lòng giúp đỡ bà con vùng lũ. Ngày 16/10, Thường trực Ban Bí thư đã có Điện gửi các Tỉnh ủy, Thành ủy; các Ban Đảng, Ban Cán sự đảng, Đảng đoàn, Đảng ủy trực thuộc Trung ương; các Đảng ủy đơn vị sự nghiệp Trung ương về tăng cường công tác phòng, chống thiên tai, khắc phục hậu quả mưa lũ tại các tỉnh miền Trung. Ngày 20/10, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng cùng đoàn công tác Trung ương đã thị sát tình hình và thăm hỏi, động viên đồng bào vùng lũ Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh). Sáng 24/10, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã vào Quảng Bình để trực tiếp kiểm tra công tác khắc phục hậu quả mưa lụt và thăm hỏi, động viên, tặng quà cho người dân bị ảnh hưởng bởi mưa lũ. Trong khi đó, các lực lượng chức năng và các cấp chính quyền cơ sở đã cùng vào cuộc, căng sức để hỗ trợ đồng bào khắc phục thiệt hại do thiên tai gây ra. Hưởng ứng sự kêu gọi của các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, những ngày qua, nhiều tổ chức, cá nhân đã chung sức, đồng lòng hướng về người dân vùng lũ miền Trung bằng cả tấm lòng sẻ chia “một miếng khi đói bằng một gói khi no”. Nghĩa đồng bào càng trở nên thân thương và quý giá hơn bao giờ hết, thể hiện rõ trong những lúc nguy nan, khó khăn nhất: “Rằng qua cơn hoạn nạn mới hiểu tận lòng nhau”. Những chuyến xe cứu trợ kéo dài, những nồi bánh chưng nghĩa tình, cứ thế, mọi yêu thương, đùm bọc được chuyền gửi đến đồng bào miền Trung để tiếp thêm sức mạnh, giúp bà con đặng vượt qua khó khăn này. Thế nhưng, trong khi Đảng, Chính phủ, các cấp chính quyền, lực lượng vũ trang và nhân dân cùng quyết liệt vào cuộc để khắc phục thiên tai thì vẫn có những đối tượng ra sức chống phá chính quyền, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân bằng thủ đoạn nham hiểm. Thậm chí, chúng còn nhẫn tâm xúc phạm sự hy sinh của những cán bộ, chiến sĩ trong quá trình đi cứu nạn, cứu hộ, giúp đỡ nhân dân khắc phục thiên tai. Chúng còn cắt ghép các hình ảnh để xuyên tạc, bôi nhọ; hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng, Chính phủ, phủ nhận nỗ lực của cấp cơ sở và lực lượng vũ trang. Từ đó, tạo cái nhìn méo mó, phiến diện và thiếu khách quan về những ngày mưa lũ lịch sử tại miền Trung vừa qua. Cần phải thấy rằng, thiên tai, lũ lụt luôn khắc nghiệt. Việt Nam thuộc một trong 10 quốc gia chịu nhiều thiên tai bão lũ và những ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu. Trung bình mỗi năm, Việt Nam chịu khoảng 12 cơn bão nhiệt đới vừa và mạnh, gây thiệt hại lớn cả về người và tài sản. Cùng với việc huy động cả hệ thống chính trị cùng chung tay phòng, chống thiên tai, công tác rà soát, xây dựng, điều chỉnh, ban hành văn bản quy phạm pháp luật phòng, chống thiên tai được quan tâm chỉ đạo. Nhiều nghị định được ban hành, sửa đổi để đáp ứng trong tình hình mới, trước những diễn biến bất thường của thiên tai, lũ lụt: Nghị định số 160/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018 quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật Phòng, chống thiên tai; Sửa đổi Nghị định 94/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 quy định về thành lập và quản lý Quỹ phòng, chống thiên tai; xây dựng nghị định về tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ quốc tế để cứu trợ khẩn cấp và khắc phục hậu quả thiên tai), tạo hành lang pháp lý, tăng nguồn lực cho công tác phòng, chống thiên tai để triển khai công tác phòng, chống thiên tai phù hợp với thực tế và đi vào cuộc sống. Nhằm hạn chế thiệt hại do mưa bão gây ra, những năm qua, Chính phủ đã có chương trình xây dựng nhà an toàn trong chống lũ. Chính quyền các cấp, nhất là cấp cơ sở và người dân thường xuyên được cung cấp thông tin về dự báo, cảnh báo, hướng dẫn kỹ thuật ứng phó; nhiều nơi được đào tạo, tập huấn, diễn tập nên nhận thức đầy đủ hơn từ công tác phòng ngừa đến ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai. Các văn bản, quy định về phòng, chống thiên tai cũng luôn được cập nhật để phù hợp với tình hình thực tiễn. Mới đây nhất, để công tác vận động quyên góp và hỗ trợ đúng quy định và thiết thực, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có văn bản yêu cầu Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và các bộ, ngành, địa phương tổ chức, giám sát việc vận động quyên góp hỗ trợ, bảo đảm theo đúng quy định tại Nghị định số 64/2008/NĐ-CP ngày 14/5/2008 của Chính phủ về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng, các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo. Thủ tướng Chính phủ cũng đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan để chỉ đạo, giám sát việc quyên góp, vận động hỗ trợ theo đúng quy định và xử lý nghiêm các trường hợp trục lợi trong vận động, quyên góp hỗ trợ. Trong khó khăn, hoạn nạn, chính các cán bộ quân đội, Công an trở thành lực lượng xung kích, xông pha vào những nơi hiểm yếu nhất, những nơi nhân dân cần nhất để cùng hỗ trợ đồng bào. Những chiến sĩ nơi tuyến đầu đã mãi mãi nằm xuống trên con đường cứu nạn. Và những nỗ lực của các anh đã được các đồng đội nối tiếp. Trong cơn đại hồng thủy, những chiếc áo “Công an nhân dân - Quân đội nhân dân” trở thành điểm tựa tinh thần với đồng bào. Nơi nào phương tiện hiện đại không thể tiếp cận, nơi đó có các anh; nơi nào lũ ngập cao nhất, không một đoàn thiện nguyện nào có thể vào tiếp cận, nơi đó các chiến sĩ có mặt. Hình ảnh những chiến sĩ Công an cõng người dân trong mưa lũ, tham gia cứu nạn, cứu hộ ở nơi xung yếu nhất đã lan tỏa, gây xúc động mạnh trong cộng đồng, khắc sâu mối gắn bó máu thịt với nhân dân. Thế nhưng, một số đối tượng vẫn cố tình rêu rao xuyên tạc sự thật, phủ nhận sạch trơn những nỗ lực, hy sinh thầm lặng của lực lượng vũ trang. Các đối tượng còn suy diễn, cắt ghép hình ảnh nhằm “đổi trắng thay đen”, tìm mọi cách để lập lờ về một hiện thực hiển hiện đã tồn tại trong suốt những ngày qua tại rốn lũ miền Trung. Bên cạnh những đối tượng cố tình lợi dụng tình hình mưa bão để chống phá, có những trường hợp lại sử dụng mạng xã hội để đăng tải thông tin sai lệch, gây hoang mang trong nhân dân. Ngày 25/10, Sở Thông tin Truyền thông tỉnh Quảng Bình vừa chủ trì, phối hợp Phòng An ninh chính trị nội bộ, Công an tỉnh làm việc với 2 trường hợp đăng tải thông tin xuyên tạc, sai sự thật trên mạng xã hội. Theo đó, vào lúc 19 giờ 54 phút ngày 20/10/2020, bà N.T.H.H. đã sử dụng facebook cá nhân đăng tải dòng trạng thái “Vừa đi an thủy về thấy 1 nhà chết lúc 5 người. Xác nổi lềnh bềnh k ai vớt”. Tiếp đến, lúc 22 giờ 33 phút cùng ngày, ông L.T.V. sử dụng facebook cá nhân đăng tải dòng trạng thái “An Thủy - Nhà dân 5 người chết. Xác nổi lềnh bềnh...! Ko thể cứu trợ trục vớt. Lũ quá nhanh quá nguy hiểm, không một ai trở tay kịp...!”. Hành vi của bà N.T.H.H. và ông L.T.V. đã vi phạm Điều 5, Nghị định 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng, vi phạm Điều 8, LuậtAn ninh mạng năm 2018… Dưới tác động của biến đổi khí hậu, sức tàn phá của thiên tai sẽ còn rất khốc liệt. Trong hoàn cảnh khó khăn này, chúng ta càng phải đoàn kết, chung sức, đồng lòng, tin tưởng và sát cánh để vượt qua. Chính sức mạnh đoàn kết đã giúp chúng ta làm nên chiến thắng lừng lẫy trong các cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc và nay, sẽ là vũ khí quan trọng nhất để vượt qua thiên tai. Còn những kẻ “giả nhân, giả nghĩa”, cố tình lợi dụng tình hình để chống phá, chia rẽ, sẽ phải bị pháp luật xử lý nghiêm minh. TRẦN LÂM Đừng gây “bão mạng” Trong những ngày phải oằn mình chống đỡ ThiệT hại do mưa bão gây ra, đồng bào miền Trung đã nhận được sự hỗ Trợ, đồng hành của các cấp chính quyền và cộng đồng xã hội. Thế nhưng, Trên không gian mạng, vẫn có những đối Tượng cố Tình lợi dụng Tình hình để xuyên Tạc, gây chia rẽ khối đại đoạn kếT Toàn dân. Mưa lũ gây thiệt hại nặng nề cho các tỉnh miền Trung