SlideShare a Scribd company logo
1 of 24
Download to read offline
Bạc Liêu:
HànhTrình
ĐiTìmConChữ
CủaCậuHọcTròNghèo
KhuyếtTật
Số 144 tháng11/2016
thbmekong@gmail.com
tbmekong@yahoo.com
www.vilacaed.org.vn
Phát hành thứ 5 hàng tuần
Hotline: 091 4851538
	 090 9933888
098 7612850
500kiềubào
cùnghiếnkếPháttriểnThànhphốHồChíMinhT.05
T.24 T.13 T.08
T.17
Dễ rơi
vào bẫy
tín chấp
Kỳ3:SalướiT.19
TP. Hồ Chí Minh:
SôiđộngHộinghị
thượngđỉnhChủtịch
KimhoànĐáquýASEAN+8
Huyện Yên Thủy -
Hòa Bình:
Nôngthônmớihiệuquả
từcôngtáctuyêntruyền
Foodexpo 2016:
CơHộiCho
NgànhCôngNghiệp
ThựcPhẩmViệtNam
02 Số 144 - Tháng 11/2016THEO DÒNG THỜI SỰ
Giá bán tại Việt Nam: 4.800đ
Tổng Biên tập: Lại Thanh Bình Phó Tổng Biên tập: Hồ Minh Sơn
Văn phòng đại diện phía Nam: Tầng 8, Số 18A đường Nam Quốc Cang, P.Phạm Ngũ Lão, Q.1, TP.HCM. ĐT: 08.6679.2468
Văn phòng đại diện tại Cần Thơ và ĐBSCL: Số 9/10 Đại lộ Võ Văn Kiệt, Khu vực 7, phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, TP.Cần Thơ.
Văn phòng đại diện tại Đà Nẵng: 329 NGuyễn Hữu Thọ, P.Hòa Cường Bắc, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng
Văn phòng đại diện tại Tây Nguyên: 250/31 đường Phan Chu Trinh, P.Tân Lợi, TP.Buôn Mê Thuột, tỉnh Đaklak.
Tài khoản: 0521101078008, ngân hàng TMCP Quân đội.
Giấy phép hoạt động báo chí: Số 1144/GP-Bộ TT&TT, ngày 25/7/2011
In tại: Xí nghiệp In 2 - CTy TNHH MTV In Ba Đình - Bộ Công An
Đơn vị phát hành: Cty TNHH Truyền thông Mỹ Phúc. ĐC: 205 Võ Thị Sáu, P.7, Q.3, TP.HCM. ĐT: 08.38249001
Trụ sở: Tầng 7, số 65, Văn Miếu, Q.Đống Đa-Hà Nội
(Bộ Kế hoạch & Đầu tư)
Văn phòng Ban Biên tập: Tầng 01, Cung Triển lãm Kiến trúc
Quy hoạch Xây dựng Quốc gia, Đỗ Đức Dục - Mỹ Đình - Nam Từ Liêm -
Hà Nội. ĐT: 08049573 - 08049574 - 08049575. Fax: 08049575
Ngày 10/11 vừa qua, Thủ
Tướng Nguyễn Xuân Phúc đã
tiếp Đại sứ Serbia tại Indonesia
kiêm nhiệm Việt Nam, ông Slo-
bodan Marinkovic. Thủ tướng
khẳng định, Việt Nam luôn coi
trọngvàmongmuốntăngcường
quan hệ hữu nghị truyền thống
và hợp tác nhiều mặt với Serbia.
Thủ tướng chúc Đại sứ có
nhiệm kỳ công tác thành công, góp
phần thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp
tác Việt Nam - Serbia đi vào chiều
sâu, trong đó có việc đưa kim ngạch
thương mại hai nước lên 500 triệu
USD trong nhiệm kỳ này.
ĐạisứSlobodanMarinkoviccho
biết, ông đã được Thủ tướng Serbia
giao nhiệm vụ mở rộng quan hệ hợp
tác hơn nữa với Việt Nam, trước hết
là những lĩnh vực có tiềm năng. Đại
sứ cũng cho biết, mới đây, phía Việt
Nam có cuộc trao đổi ấn tượng với
Phòng Thương mại Serbia tại Thủ
đô Belgrade về các tiềm năng và
cơ hội hợp tác kinh tế, thương mại
giữa hai nước. “Sau đó, chúng tôi đã
nhận được nhiều cuộc điện thoại từ
các doanh nghiệp Serbia hỏi thông
tin cũng như mong muốn tiếp cận
thị trường Việt Nam. Tôi tin hai
nước có nhiều triển vọng hợp tác
trong lĩnh vực này”, Đại sứ Slobo-
dan Marinkovic chia sẻ và cho biết
đang nỗ lực tìm giải pháp để kết nối
cộng đồng doanh nghiệp hai nước.
Hoan nghênh ý kiến của Đại sứ,
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề
nghị hai bên tổ chức một diễn đàn
doanh nghiệp Việt Nam và Serbia
tại Hà Nội hoặc TPHCM để doanh
nghiệp hai nước tìm hiểu, trao đổi
cơ hội hợp tác.
Ngày10/11vừaqua,tạitrụsở
Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn
Xuân Phúc đã tiếp Đại sứ Bồ
Đào Nha Francisco Assis Morais
Cunha Vazpatto đến chào nhân
dịp nhận nhiệm vụ tại Việt Nam.
Thủ tướng bày tỏ vui mừng
quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa
hai nước đã phát triển tốt đẹp. Kim
ngạch thương mại hai nước liên tục
tăng trong những năm qua và đạt
gần 400 triệu USD vào năm 2015.
Thủ tướng mong muốn trong
nhiệm kỳ công tác của mình, Đại sứ
gópsứcvàoviệcthúcđẩyquanhệhai
nước, nhất là trong lĩnh vực kinh tế,
thương mại, đưa kim ngạch thương
mại hai chiều nhanh chóng đạt mức
1 tỷ USD vào trước năm 2020, đặc
biệt là có thêm nhiều dự án đầu tư
của Bồ Đào Nha vào Việt Nam.
Cho rằng Hiệp định Thương
mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA)
sẽ mở ra tiềm năng lớn cho quan
hệ thương mại hai nước, Thủ tướng
đề nghị Bồ Đào Nha tiếp tục ủng
hộ để EVFTA sớm được ký kết và
triển khai. Thủ tướng cũng nhất trí
với Đại sứ về việc hai bên thúc đẩy
hợp tác du lịch, thể thao, văn hóa,
qua đó thúc đẩy hợp tác kinh tế và
thương mại.
Về phần mình, Đại sứ Fran-
cisco Assis Morais Cunha Vazpatto
cảm ơn Thủ tướng dành thời gian
tiếp, bày tỏ vinh dự khi nhận nhiệm
vụ tại Việt Nam. Đại sứ khẳng định
Bồ Đào Nha ủng hộ EVFTA và sẽ
nỗ lực thúc đẩy việc ký kết và triển
khai Hiệp định này.
Việt Nam - Serbia:
Tăngcườngquanhệhợptác Thuỳ Duyên
Sáng 7/11, tại TPHCM, Ban
Chỉ đạo Tổng kết Nghị quyết
Trung ương 3 (khóa X) đã tổ
chức Hội nghị khu vực miền
Trung và miền Nam, lấy ý kiến
góp ý đối với dự thảo Đề án tổng
kết 10 năm thực hiện Nghị Công
Tác Phòng, Chống Tham Nhũng
Đã Có Sự Chuyển quyết Trung
ương 3 về "Tăng cường sự lãnh
đạo của Đảng đối với công tác
phòng, chống tham nhũng, lãng
phí". Ủy viên Bộ Chính trị, Phó
Thủ tướng Thường trực Chính
phủ Trương Hòa Bình đã đến dự
và phát biểu chỉ đạo.
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ
tướng Trương Hòa Bình cho biết:
Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) là
Nghị quyết chuyên đề đầu tiên của
Đảng về phòng, chống tham nhũng,
lãng phí. Qua 10 năm thực hiện, công
tác phòng, chống tham nhũng đã có
sự chuyển biến tích cực, thể hiện trên
các mặt phòng ngừa, phát hiện và xử
lý tham nhũng, góp phần quan trọng
vào giữ vững ổn định chính trị, phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Tuy nhiên, tham nhũng, lãng
phí hiện vẫn còn xảy ra trên nhiều
lĩnh vực, nhiều cấp, nhiều ngành,
với những biểu hiện tinh vi, phức
tạp, là một trong những nguy cơ đe
dọa sự tồn vong của chế độ. Theo
Phó Thủ tướng, bản chất của tham
nhũng là sự lạm dụng quyền lực để
vụ lợi, tham nhũng có thể xảy ra ở
mọi quốc gia, không phân biệt thể
chế chính trị, không phân biệt quốc
gia giàu hay nghèo mà chỉ khác
nhau ở tính chất, mức độ. Do đó,
kiềm chế, ngăn chặn, đẩy lùi tham
nhũng, lãng phí thì nhất thiết phải
giám sát, kiểm soát được quyền lực.
Đặc biệt, để phòng, chống tham
nhũng, lãng phí, trách nhiệm lãnh
đạo, chỉ đạo, tính tiên phong gương
mẫu của cấp ủy, chính quyền, người
đứng đầu đóng vai trò hàng đầu.
“Cấp ủy, chính quyền, người đứng
đầu có thực sự quan tâm lãnh đạo,
chỉđạo,cóthựcsựgươngmẫukhông,
hay nói không đi đôi với làm, chống
tham nhũng một cách hình thức”,
Phó Thủ tướng đặt vấn đề và dẫn lời
của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng:
“Tay đã nhúng chàm làm sao chống
tham nhũng được”.
Phó Thủ tướng cũng cho rằng
cần hoàn thiện các quy định về công
khai, minh bạch trong hoạt động
của cơ quan, tổ chức, đơn vị, tạo điều
CÔNGTÁCPHÒNG,CHỐNGTHAMNHŨNGĐÃCÓSỰCHUYỂNBIẾNTÍCHCỰC Xuân Tài
Việt Nam - Bồ Đào Nha:
PháttriểnquanhệHữunghị-Hợptác
Chí Nhân
Chiều8/11vừaqua,tạitrụsở
Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn
Xuân Phúc đã tiếp Đại sứ Cam-
puchia Prak Nguon Hong đến
chào xã giao nhân dịp nhận
nhiệm vụ tại Việt Nam.
ThủtướngNguyễnXuânPhúcđã
khẳng định Việt Nam và Campuchia
là láng giềng gần gũi trong ASEAN,
có quan hệ truyền thống lâu đời, ủng
hộ và giúp đỡ lẫn nhau, luôn kề vai,
sát cánh bên nhau trong những lúc
khó khăn, hoạn nạn. Thủ tướng mong
muốn hai bên tăng cường đoàn kết,
hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau vì lợi ích của
nhân dân hai nước, góp phần vào việc
củng cố hợp tác trong khu vực và trên
thế giới. Đảng và Nhà nước Việt Nam
luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho
việc củng cố và tăng cường mối quan
hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác
toàn diện với Campuchia. Nhân dịp
Quốc khánh lần thứ 63 của Cam-
puchia, Thủ tướng Nguyễn Xuân
Phúc chúc mừng những thành tựu
mà nhân dân Campuchia đã giành
được thời gian qua.
Thủ tướng mong muốn trong
nhiệm kỳ công tác, Đại sứ Prak Ngu-
on Hong sẽ có nhiều đóng góp tích
cực, đưa mối quan hệ hữu nghị giữa
hai nước ngày càng phát triển, như
thúc đẩy hoạt động của Ủy ban hỗn
hợp Việt Nam - Campuchia, Ủy ban
liên hợp về biên giới hai nước; thúc
đẩy công tác phân giới cắm mốc trên
đất liền giữa hai nước; tạo điều kiện
thuận lợi cho cộng đồng người Việt
tại Campuchia làm ăn sinh sống.
Đại sứ Prak Nguon Hong cho
biết, từ khi đến Việt Nam, đã nhận
được sự đón tiếp chu đáo, thân tình
của các đồng nghiệp, bạn bè Việt
Nam. “Tôi ngưỡng mộ trước thành
tựu phát triển mà nhân dân Việt
Nam đã đạt được và hy vọng đóng
góp hơn nữa cho tình đoàn kết hữu
nghị giữa hai nước”, Đại sứ bày tỏ và
mong muốn nhận được sự quan tâm,
giúp đỡ của Chính phủ, các cơ quan
chức năng và nhân dân Việt Nam.
Xác định vai trò Đại sứ là cây
cầu nối hữu nghị giữa hai nước, ông
nhấn mạnh sẽ theo dõi, thúc đẩy
việc thực hiện các thỏa thuận hợp
tác mà lãnh đạo hai nước đã nhất
trí; tích cực tham gia vào việc giải
quyết các vấn đề còn tồn tại như
công tác phân giới cắm mốc…
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Đại sứ
Campuchia Prak Nguon Hong
ViệtNam-Campuchia:Thắtchặttìnhhữunghị Thùy Duyên
Đọc tiếp trang 03
3Số 144 - Tháng 11/2016 0SỰ KIỆN - TIÊU ĐIỂM
kiện cho nhân dân, báo chí giám sát
công tác phòng chống tham nhũng.
Tăng cường cải cách hành chính, đổi
mới công nghệ quản lý nhằm giảm
thiểu việc lợi dụng các thủ tục hành
chính để sách nhiễu, vòi vĩnh. Hoàn
thiện các quy định nhằm kiểm soát
tốt tài sản, thu nhập của người có
chức vụ, quyền hạn, nhằm hạn chế
tính hình thức của giải pháp này
hiện nay. Đồng thời, cần phải có quy
định cụ thể để giám sát việc thực
thi quyền lực trong Đảng và trong
các cơ quan Nhà nước. Giám sát,
kiểm soát quyền lực trong quản lý
kinh tế xã hội, không để bị lợi dụng,
không để hình thành “lợi ích nhóm”
và nhất là đối với các cơ quan bảo vệ
pháp luật, các cơ quan tố tụng. Đẩy
mạnh công tác phát hiện, điều tra,
truy tố, xét xử nghiêm minh những
trường hợp vi phạm. Quan điểm
là không có vùng cấm, không loại
trừ bất cứ ai, nếu có hành vi tham
nhũng là phải bị xử lý; không để dư
luận xã hội đặt vấn đề làm chưa ng-
hiêm, chưa quyết liệt và chưa làm
đến nơi đến chốn, còn có những nơi
chưa đụng tới…
Qua Hội nghị này, các cơ quan
chức năng cần đánh giá những mặt
làm được, mặt còn hạn chế, trên cơ
sở đó đóng góp ý kiến hoàn chỉnh dự
thảo Đề án, để Ban Chỉ đạo tổng kết
trình Bộ Chính trị.
Chiều 10/11 vừa qua, tại trụ
sở Chính phủ, Phó Thủ tướng
Vũ Đức Đam, Chủ tịch Hội
đồng Chỉ đạo biên soạn Bách
khoa Toàn thư Việt Nam, đã gặp
gỡ các Trưởng ban biên soạn
chuyên ngành.
Phó Thủ tướng mong muốn
được nghe ý kiến trực tiếp, yêu cầu
cụ thể từ các trưởng ban biên soạn
chuyên ngành đối với Chính phủ,
hai Viện Hàn lâm, Hội đồng Chỉ đạo
biên soạn, để các nhà khoa học hoàn
thành tốt nhất công việc của mình.
Theo GS.TS. Nguyễn Xuân
Thắng, Phó Chủ tịch Hội đồng Chỉ
đạo biên soạn Bách khoa Toàn thư
Việt Nam cho biết, hiện nay công tác
chuẩnbịđangđượctíchcựcthựchiện
như: Xây dựng quy chế hoạt động,
cẩm nang, cách thức biên soạn, quy
trình kiểm tra, đánh giá, nghiệm thu
từng mục từ, từng quyển, khả năng
chia sẻ kinh nghiệm quốc tế…
Sau khi nghe kiến nghị, đề xuất
củacácnhàkhoahọc,nhấnmạnhtính
mởtrongcơcấutổchứccácbanchuyên
ngành cũng như trong quá trình biên
soạn, Phó Thủ tướng cho rằng quyết
định thành lập các ban chuyên ngành
là bộ khung nền tảng ban đầu, còn
trong quá trình hoạt động là hoàn
toàn linh hoạt để thu hút sự tham gia
cống hiến của tất cả các nhà khoa học
cũng như của cộng đồng.
Phóthủtướngchobiết:“Tinhthần
làcơcấutổchứclinhhoạt,cởimởtrong
từng nhóm, từng ban chuyên ngành,
thậmchímộtnhàkhoahọccóthểtham
gia biên soạn tại nhiều ban chuyên
ngành khác nhau và mở ra ngoài xã
hội, cộng đồng”. Bên cạnh đó, tính mở
từ quá trình xây dựng đề cương, phạm
vi kiến thức đến phân chia thành các
quyển,tậpbáchkhoathưsaochokhoa
học, hợp lý, làm rõ hội hàm, đặc thù
của Việt Nam so với các bộ bách khoa
toàn thư trên thế giới. Trong đó, việc
quantrọngvàcấpthiếtlàkhẩntrương
xây dựng Cổng Bách khoa Toàn thư
Việt Nam kèm theo công cụ biên soạn
trực tuyến để cộng đồng các nhà khoa
học có thể cập nhật, giải thích, bổ sung
cácmụctừ,sựkiện…
“Thay vì cách làm truyền thống
là làm xong bản giấy mới cập nhật
lên bản điện tử, thì nay chúng ta làm
ngược lại là đăng tải các mục từ được
biên soạn lên Cổng Bách khoa Toàn
thư Việt Nam để ghi nhận, tiếp thu
ý kiến đóng góp, thẩm định từ các
nhà khoa học, nhà quản lý và tất cả
những người quan tâm đến việc biên
soạn Bách khoa Toàn thư Việt Nam
ở trong và ngoài nước. Sau khi hoàn
chỉnh thì chúng ta in lại thành bản
giấy theo định kỳ 5-10 năm một lần,
còn bản điện tử liên tục cập nhật.
Quan trọng là chúng ta thống nhất
được cách làm ngay từ đầu vì khi
triển khai thì đây sẽ là một quá trình
liên tục”, Phó Thủ tướng nhận định.
PhóThủtướngnhấnmạnh,việc
biên soạn Bách khoa Toàn thư Việt
Nam là hết sức có ý nghĩa nhằm
giới thiệu một cách toàn diện, có hệ
thống, chuẩn xác những tri thức cơ
bản nhất về đất nước, con người,
lịch sử xã hội, văn hóa, khoa học -
công nghệ của Việt Nam và thế giới
từ xưa đến nay… Đây vừa là vinh dự
vừa là trách nhiệm của cộng đồng
khoa học Việt Nam.
Bách Khoa Toàn Thư Việt Nam
VINHDỰCỦACẢCỘNGĐỒNGKHOAHỌCVIỆT Hoàng Thiên
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu
tại buổi làm việc
Chiều 10/11 vừa qua, tại trụ sở Văn
phòng Chính phủ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm
Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đã
chủ trì buổi làm việc với lãnh đạo các Viện
nghiên cứu kinh tế - xã hội trực thuộc các
Bộ, các trường Đại học, Viện Hàn lâm Khoa
học xã hội Việt Nam về cơ chế phối hợp, trao
đổi thông tin phục vụ công tác tham mưu, đề
xuất các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội.
Đồng chí Mai Tiến Dũng cho biết: Thủ tướng
đánhgiátrongthờigianqua,nhiềunghiêncứuvà
kiến nghị của các viện đã thể hiện sự sâu sắc, kịp
thời và rất cơ bản, được Chính phủ, Thủ tướng và
các Bộ, ngành nghiêm túc nghiên cứu, tiếp thu và
đưa vào thực tiễn điều hành. “Thủ tướng muốn
nắm thông tin nhanh nhất, chính thức nhất, trực
tiếp nhất từ các nhà khoa học, kể cả các ý kiến
phản biện khác nhau”, Bộ trưởng, Chủ nhiệm
Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho hay.
Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, sự phối
hợp, cơ chế trao đổi thông tin, nghiên cứu và đề
xuất các giải pháp phát triển kinh tế xã hội của
các viện nghiên cứu với Chính phủ, Thủ tướng
và các cơ quan thuộc Chính phủ cần được kết nối
theo hướng trực tiếp hơn. “Thời gian qua, các viện
chỉ báo cáo, đề xuất lên các Bộ, lên các cơ quan
chủ quản. Thủ tướng yêu cầu phải có cách thức
như thế nào để huy động nguồn lực tri thức này,
không thể để một đội ngũ trí thức đông như vậy
mà không tham mưu trực tiếp cho Thủ tướng,
cho Chính phủ. Khi có kết quả nghiên cứu, có thể
gửi trực tiếp tới Thủ tướng để xem xét, cân nhắc,
đánh giá, xử lý mọi vấn đề, đồng thời gửi các Bộ
trưởng”, ông Mai Tiến Dũng cho biết thêm.
Trên tinh thần đó, Bộ trưởng đề nghị các viện
nghiên cứu chủ động hơn nữa trong công tác ng-
hiên cứu, đề xuất kịp thời các giải pháp điều hành
kinh tế vĩ mô. Các hướng nghiên cứu cần thể hiện
tầm nhìn chiến lược, kết hợp chặt chẽ giữa nghiên
cứu các vấn đề dài hạn, trung hạn và trước mắt,
giữa tình hình quốc tế và bối cảnh trong nước. Bên
cạnh đó, đẩy mạnh công tác tổng kết thực tiễn, ng-
hiêncứulýluận,chútrọngkếthợpgiữanghiêncứu
cơ bản và nghiên cứu triển khai, dự báo xu hướng
phát triển, cung cấp các luận cứ khoa học, lý luận
cho việc hoạch định, xây dựng chiến lược, kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới.
Ý kiến đại biểu đều đánh giá rất cao chủ
trương này của Thủ tướng, khẳng định điều này
vừa là mong muốn, nguyện vọng, cũng là cơ hội
của các viện nghiên cứu. “Dù mỗi cấp đều có vai
trò trong việc sử dụng các kết quả nghiên cứu,
nhưng được góp ý trực tiếp với Thủ tướng vẫn là
mong muốn của chúng tôi và đây cũng là động
lực để anh em khoa học làm việc tốt hơn”, TS.
Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện Kinh tế Việt
Nam phát biểu.
Theo TS. Đào Văn Hùng - Giám đốc Học
viện Chính sách và Phát triển (Bộ Kế hoạch và
Đầu tư) cho rằng, cơ chế Viện báo cáo trực tiếp
Thủ tướng sẽ khiến các Bộ phải nỗ lực nhiều
hơn. Ông nêu thực tế, lâu nay, các nghiên cứu
chỉ được truyền tải gián tiếp tới Chính phủ, Thủ
tướng thông qua các hội thảo, báo chí. Ngược lại,
các viện cũng chỉ nắm được thông tin về “đề bài”
của Chính phủ, về những vấn đề kinh tế - xã hội
thông qua báo chí. “Sắp tới, chúng tôi sẽ gửi ngay
3 báo cáo nghiên cứu về nợ xấu, lạm phát và tăng
trưởng”, ông Hùng cho biết.
Một vấn đề nổi lên được các nhà khoa học tập
trung mổ xẻ là cơ chế báo cáo. Theo ông Phạm
Xuân Hòe, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược ngân
hàng, trong nhiều trường hợp, các viện nghiên
cứu thuộc các Bộ đề xuất giải pháp trên tinh thần
khách quan, khoa học, nhưng đơn vị trực tiếp xây
dựng chính sách lại bị tác động bởi lợi ích cục bộ,
muốn giữ cơ chế “xin-cho”. Nhưng các Viện cũng
băn khoăn về mặt thẩm quyền khi trực tiếp báo
cáo lên Chính phủ, Thủ tướng.
Trả lời các vấn đề này, Bộ trưởng Mai Tiến
Dũng cho biết sẽ tham mưu cho Thủ tướng Chính
phủ ban hành cơ chế cụ thể, giải quyết các vướng
mắc, như cho phép các Viện được tiếp cận thông
tin từ các cơ quan chức năng và được báo cáo trực
tiếp Thủ tướng, Chính phủ. Đồng thời, sẽ tham
mưu cho Thủ tướng thành lập bộ phận thường
trực để tham gia ra “đề bài”, tổng hợp, sàng lọc
các kết quả nghiên cứu. Cùng với đó, sẽ báo cáo
Thủ tướng xem xét, có thể gặp gỡ, làm việc trực
tiếp với các nhà khoa học về các vấn đề cụ thể.
“Các nhà khoa học, các viện làm việc trên tinh
thần khách quan, khoa học, không liên quan tới
lợi ích, nhưng nếu các Bộ không có tư tưởng đổi
mới thì các kết quả nghiên cứu sẽ khó mà truyền
tải trực tiếp tới Thủ tướng. Đây là buổi làm việc
mở đầu cho việc Chính phủ, Thủ tướng Chính
phủ trực tiếp lắng nghe các nhà khoa học”, Bộ
trưởng khẳng định.
THỦTƯỚNGMUỐNNGHEÝKIẾNTHAMMƯUTRỰCTIẾP
TỪCÁCNHÀKHOAHỌC Phước Lập
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ làm việc với
các nhà khoa học theo sự chỉ đạo của Thủ tướng
Tiếp theo trang 02
04 Số 144 - Tháng 11/2016CHÍNH SÁCH & CUỘC SỐNG
Quy hoạch cấp nước vùng
Đồng bằng sông Cửu Long
(ĐBSCL) đến năm 2030, tầm nhìn
đếnnăm2050vừađượcThủtướng
Chínhphủphêduyệt.Phạmvilập
quy hoạch bao gồm toàn bộ ranh
giới hành chính của ĐBSCL với
tổng diện tích tự nhiên khoảng
40.604,7 km2, bao gồm thành phố
CầnThơvà12tỉnh:LongAn,Tiền
Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh
Long, Trà Vinh, Hậu Giang, An
Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang,
Bạc Liêu và Cà Mau.
Mục tiêu đến năm 2020, tỷ lệ
dân cư đô thị loại III trở lên được sử
dụng nước sạch đạt 90 - 100%, đô
thị loại IV và loại V đạt 90 - 95%; tỷ
lệ dân cư nông thôn tập trung được
sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp
nước vùng liên tỉnh, cấp nước đô thị
đạt 25%; tỷ lệ thất thoát, thất thu
nước sạch bình quân đạt 18%.
Đến năm 2030, tỷ lệ dân cư đô thị
đượcsửdụngnướcsạchđạt98-100%;
tỷ lệ dân cư nông thôn tập trung được
sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp
nước vùng liên tỉnh, cấp nước đô thị
đạt35%;tỷlệthấtthoát,thấtthunước
sạch bình quân đạt dưới 12%.
*Ba vùng cấp nước
Trên cơ sở điều kiện địa hình,
nguồn nước, thực trạng và định
hướng phát triển không gian vùng,
nhu cầu sử dụng nước và phát
triển cấp nước theo các giai đoạn
quy hoạch, vùng ĐBSCL được chia
thành ba vùng cấp nước.
Cụ thể, Vùng I - Bắc Sông Tiền
bao gồm toàn bộ các tỉnh: Long An,
Tiền Giang và một phần tỉnh Đồng
Tháp. Vùng II - Giữa sông Tiền và
sông Hậu bao gồm toàn bộ các tỉnh:
Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh và
một phần tỉnh Đồng Tháp. Vùng III
- Vùng Tây Nam sông Hậu bao gồm
toàn bộ các tỉnh/thành phố Cần Thơ,
An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang,
Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.
Trong các vùng cấp nước, theo
điều kiện nguồn nước chia thành các
khu vực: Thuận lợi, ít thuận lợi và
khó khăn về nguồn nước làm cơ sở
lựa chọn giải pháp cấp nước phù hợp.
Các khu vực thuận lợi về nguồn nước
gồm các tỉnh: Đồng Tháp, An Giang;
một phần thành phố Cần Thơ. Các
khu vực ít thuận lợi về nguồn nước
gồm các tỉnh: Long An, Tiền Giang;
một phần tỉnh Vĩnh Long và thành
phố Cần Thơ. Các khu vực khó khăn
về nguồn nước gồm các tỉnh Bến Tre,
Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu,
Cà Mau, Kiên Giang, Trà Vinh; một
phần tỉnh Vĩnh long.
*Đầu tư xây dựng 5 nhà máy nước
quy mô vùng liên tỉnh
Trong điều kiện biến đổi khí
hậu, xâm nhập mặn, giải pháp cấp
nước vùng ĐBSCL kết hợp giữa nhà
máy nước quy mô vùng liên tỉnh với
các nhà máy nước quy mô vùng tỉnh
phù hợp với điều kiện nguồn nước
của từng khu vực.
Đầu tư xây dựng 5 nhà máy nước
quy mô vùng liên tỉnh và kết nối với
mạng lưới đường ống truyền tải liên
tỉnh cấp nước cho các khu vực nguồn
nước bị xâm nhập mặn hoặc khó
khăn về nguồn nước gồm: 1- Nhà
máy nước sông Tiền 1, khu vực huyện
Cái Bè, tỉnh Tiền Giang; 2- Nhà máy
nước sông Tiền 2, khu vực thành phố
Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long; 3- Cụm
nhà máy nước sông Hậu 1, khu vực
quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ và
nhà máy nước Sông Hậu khu vực
Khu công nghiệp sông Hậu, tỉnh Hậu
Giang; 4- Nhà máy nước sông Hậu 2,
khu vực huyện Châu Thành, tỉnh An
Giang; 5- Nhà máy nước sông Hậu 3,
khuvựcthànhphốChâuĐốc,tỉnhAn
Giang. Quy mô công suất và phạm vi
cấp nước của các nhà máy nước quy
môvùngliêntỉnhđượcđầutưmởrộng
dựa theo nhu cầu sử dụng nước, kịch
bản biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn
trong từng giai đoạn quy hoạch.
ĐồngBằngSôngCửuLong:QuyHoạchCấpNướcVùng Thảo Nguyên
Công nhân Công ty TNHH MTV Cấp nước
Tiền Giang thi công đường ống dẫn nước về
phục vụ nhân dân xã Bình Đông (thị xã Gò
Công - Tiền Giang)
Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo
kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn
Xuân Phúc tại buổi làm việc với lãnh đạo
thành phố Đà Nẵng.
Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, năm
2017, Đà Nẵng được chọn là nơi tổ chức Tuần lễ
Cấp cao APEC 2017; đây là cơ hội để Thành phố
quảng bá du lịch, phát triển thương mại, thu hút
đầu tư..., nâng cao vị thế của Thành phố nói riêng
và cả nước nói chung với bạn bè quốc tế. Vì vậy,
Thành phố Đà Nẵng cần có kế hoạch, chương
trình hành động cụ thể, phối hợp chặt chẽ với các
Bộ, ngành, địa phương để làm tốt công tác chuẩn
bị, đáp ứng đầy đủ yêu cầu phục vụ Tuần lễ Cấp
cao APEC 2017 và khai thác thật tốt cơ hội của
sự kiện lớn mang lại.
Đà Nẵng phải có một chiến lược tổng thể,
nhất quán, có chiều sâu về quy hoạch phát triển
thành phố, với tầm nhìn Đà Nẵng phải trở thành
một thành phố thông minh, một trung tâm giao
thương, trung tâm dịch vụ quốc tế, một điểm đến
cho các nhà đầu tư, du khách, thu hút nhân tài...;
một thành phố cạnh tranh với các thành phố lớn,
đẹp của khu vực và thế giới như Singapore và
Hồng Kông.
Mô hình phát triển mà Đà Nẵng lựa chọn,
đòi hỏi phải là một thành phố mở cửa, hội nhập,
thu hút và hội tụ nhân tài trong nước và quốc tế;
cần quan tâm cả về quy mô dân số, cơ cấu dân
số và chất lượng dân số; hình thành một hệ sinh
thái cho dịch vụ giáo dục, nghiên cứu phát triển
và khởi nghiệp.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc
yêu cầu Đà Nẵng tập trung phát triển mạnh do-
anh nghiệp, khuyến khích khởi nghiệp. Tiếp tục
thu hút mạnh các dự án FDI công nghệ cao, công
nghệ thông tin, thân thiện với môi trường; đồng
thời tạo mọi thuận lợi để phát triển doanh nghiệp
nhỏ và vừa, công nghiệp phụ trợ, tạo thêm nhiều
việc làm cho người lao động. Phấn đấu đạt 40 đến
45 nghìn doanh nghiệp vào năm 2020.
Đà Nẵng cần tập trung đầu tư phát triển
mạnh kinh tế biển. Theo đó, có giải pháp để hỗ
trợ về tín dụng, đào tạo nghề cho ngư dân, phát
triển nhanh cả về số lượng và công suất tàu cá
để ngư dân khai thác vùng biển xa bờ gắn với
bảo vệ chủ quyền biển đảo, cải thiện và nâng
cao đời sống, cùng các lực lượng chức năng gìn
giữ, bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Bên
cạnh đó thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, các
chế độ, chính sách xã hội đối với người có công,
các đối tượng bảo trợ xã hội. Đẩy mạnh xã hội
hóa các đơn vị sự nghiệp công lập gắn với từng
bước cơ cấu lại ngân sách địa phương, phấn đấu
giảm chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước để
tăng chi cho đầu tư phát triển. Thành phố cần
phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương đề xuất
chương trình, kế hoạch, lộ trình cụ thể xây dựng
Đà Nẵng thành trung tâm y tế, giáo dục, văn hóa
chất lượng cao của Vùng.
Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu thành
phố Đà Nẵng cần tiếp tục quan tâm và làm tốt
hơn nữa công tác cải cách hành chính, đơn giản
hóa thủ tục hành chính, tăng cường thực hiện
dịch vụ công trực tuyến, bảo đảm công khai,
minh bạch, trách nhiệm giải trình, góp phần cải
thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực
cạnh tranh. Theo đó, bộ máy chính quyền các cấp
từ Thành phố đến xã, phường phải nhiệt huyết,
trách nhiệm, năng động; xây dựng nền hành
chính kiến tạo phát triển, liêm chính, phục vụ
doanh nghiệp và người dân.
Đà Nẵng: PhátTriểnMạnhCácNgànhDịchVụ,DuLịch Trọng Tâm
Tỉnh Tiền Giang có vùng
trồng cây khóm chuyên canh
ở vùng Đồng Tháp Mười,
thuộc huyện Tân Phước với
gần 15.000ha, đứng đầu vùng
ĐBSCL. Những ngày gần đây,
do liên tục có mưa to, mực nước
trong các ô đê bao trồng khóm
tăng cao, đe dọa hàng ngàn ha
cây khóm thương phẩm. Trong
khi đó, nước lũ tràn về kết hợp
với triều cường dâng lên ở kênh
mương thủy lợi đã gây khó khăn
cho việc tiêu thoát nước.
Những ngày qua, nhiều hộ dân
ở ấp Tân Hòa, xã Tân Lập 2 (Tân
Phước - Tiền Giang) thấp thỏm lo âu
vì ruộng khóm bị ngập nước, nguy
cơ thiệt hại nặng. Tại ấp Tân Lợi, xã
Tân Hòa Thành, huyện Tân Phước,
cũng có khoảng 40ha cây khóm bị
nước mưa nhấn chìm. Trong đó có
nhiều hộ dân phải làm đất để trồng
lại diện tích khóm đã bị ngập úng
chết.ÔngNgôTấnHùng,Trưởngấp
Tân Lợi chia sẻ: “Ngập thì có ngập
nhưng thiệt hại chưa đánh giá được.
Cây khóm này khi hết đợt ngập mới
đánh giá được thiệt hại. Bây giờ ảnh
hưởng năng suất sẽ có, còn gây thiệt
hại thì theo tôi đối với cây mới trồng,
cây còn nhỏ quá khi ngập cái đọt
thì chết đọt. Còn cây lớn thì có khả
năng thiệt hại về trái”.
Con số diện tích khóm bị ngập
do mưa ở cánh đồng khóm Tân
Phước là rất lớn và mức độ thiệt hại
cũng không thấp. Bởi loại cây này có
thể xanh tươi nhiều ngày khi nước
ngập, nhưng sau này sẽ ảnh hưởng
đến năng suất. Trước tình hình
này, chính quyền và nhân dân địa
Tiền Giang: Khẩntrươngcứucánhđồngkhómtrướcnguycơngậpúng Nhật Tân
Đọc tiếp trang 20
05Số 144 - Tháng 11/2016 KINH TẾ PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP
Những năm qua, cùng với việc ban hành các
cơ chế, chính sách, tạo môi trường đầu tư thông
thoáng, tỉnh Vĩnh Phúc luôn sát cánh, đồng hành,
kịpthờitháogỡmọikhókhăn,vướngmắcchocộng
đồng doanh nghiệp phát triển. Nhờ đó, ngay cả
trong những lúc khó khăn nhất, các doanh nghiệp
cũng khẳng định được bản lĩnh và có bước phát
triển mạnh mẽ, đóng góp quan trọng vào sự phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Nếu năm 1997, giá
trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh mới đạt 1.652
tỷ đồng thì đến năm 2010 tăng lên 80.000 tỷ đồng
và đạt 125.210 tỷ đồng vào năm 2015.
Với sự chủ động nâng cao chất lượng sản
phẩm, đổi mới mẫu mã và tích cực tìm kiếm thị
trường mới, các doanh nghiệp xuất khẩu ngày
càng khẳng định chỗ đứng trên thị trường. Các
loại hàng hóa sản xuất tại Vĩnh Phúc khẳng định
được chỗ đứng ở thị trường trong nước và vươn
ra thị trường thế giới. Riêng 10 tháng đầu năm
2016, tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đạt 1,4
tỷUSD,tăng12,79%socùngkỳnămtrước.Trong
đó, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt trên 1,39
tỷ USD, tăng 12%; kinh tế tư nhân đạt 49,8 triệu
USD, tăng 39% so với cùng kỳ. Hiện tại, trên địa
bàn tỉnh có trên 7.100 doanh nghiệp, trong đó có
gần 200 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
xuất nhập khẩu.  
Vĩnh Phúc:
Kimngạchxuấtkhẩutănghơn113lầnsau20nămtáilậptỉnh Ly Sơn
Với chủ đề “Kiều bào chung
sức xây dựng Thành phố Hồ
Chí Minh phát triển nhanh, bền
vững và hội nhập quốc tế”, Hội
nghị người Việt Nam ở nước
ngoàiđãđượclongtrọngtổchức
sáng ngày 10/11 tại TP.HCM, thu
hút sự tham gia của hơn 500
kiều bào từ khắp các nơi trên
thế giới.
Phát biểu ý kiến tại Hội nghị,
thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà
nước, Thủ tướng Nguyễn Xuân
Phúc gửi lời thăm hỏi ân cần, lời
chúc mừng tốt đẹp đến toàn thể
kiều bào trên khắp thế giới và các
kiều bào tham dự Hội nghị. Thủ
tướng bày tỏ: “Tôi vô cùng xúc
động và ấm cúng khi đứng trước
bà con kiều bào, những người con
của dân tộc Việt Nam. Dù ở xa
Tổ quốc nhưng huyết thống dân
tộc vẫn không ngừng chảy và trái
tim hướng về đất nước của bà con
kiều bào luôn thủy chung, không
bao giờ thay đổi”. Cộng đồng người
Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận
không thể tách rời của cả dân tộc,
luôn mang trong mình lòng yêu
quê hương đất nước, là cầu nối
tăng cường tình hữu nghị giữa Việt
Nam với các nước, là nguồn lực
quan trọng đóng góp hiệu quả vào
quá trình phát triển kinh tế của
đất nước. Sự hiện diện của kiều
bào tại TP.HCM, một trung tâm
kinh tế năng động hàng đầu của cả
nước khẳng định một điều thiêng
liêng rằng, tiềm năng và nguồn lực
phát triển của đất nước không chỉ
nằm trong dải đất hình chữ S, mà
còn ở rất nhiều nơi trên thế giới. Có
thể nói, ở đâu có người Việt, ở đó có
Việt Nam và đất nước lúc nào cũng
sẵn sàng chào đón những người con
Việt Nam trở về mang theo tấm
lòng, hoài bão, ý tưởng và nguồn
lực để đóng góp cho công cuộc phát
triển đất nước. Những ý kiến đóng
góp của bà con kiều bào khá sâu
sát, kiến nghị mới, sáng tạo thể
hiện sự quan tâm, tinh thần trách
nhiệm đối với những vấn đề lớn của
TP.HCM.
500 Việt kiều là chuyên gia, trí
thức, doanh nhân, nhà hoạt động
văn hóa, xã hội đang sinh sống và
làm việc trên khắp thế giới đã về
TP.HCM tham dự hội nghị do Bộ
Ngoại giao, UBND TP.HCM cùng
Ủy ban Nhà nước người Việt Nam
ở nước ngoài phối hợp tổ chức. Đây
là hoạt động nhằm mục đích huy
động, phát huy trí tuệ chuyên gia,
trí thức, doanh nhân kiều bào đóng
góp, hiến kế, tìm giải pháp thiết
thực, hiệu quả cho các vấn đề phát
triển cấp bách cũng như lâu dài,
bền vững của đất nước nói chung và
TP.HCM nói riêng.
Đây là sự kiện lớn đầu tiên triển
khaichokiềubàovớiriêngTP.HCM.
Phó Thủ tướng - Bộ trưởng Ngoại
giao Phạm Bình Minh nhấn mạnh:
“TP.HCM không chỉ từng là “hòn
ngọc Viễn đông” mà còn luôn là đầu
tàu phát triển, đi đầu cả nước trong
tiến trình mở cửa, hội nhập quốc tế
hiện nay. TP.HCM phải đi trước để
cả nước tiến lên”. Phó Thủ tướng còn
cho biết thêm, trong 30 năm đổi mới,
Việt Nam đạt được nhiều thành tựu
quan trọng, chính trị - xã hội được
giữ vững ổn định, kinh tế phát triển,
đời sống nhân dân được nâng cao.
Thời gian tới, đất nước còn rất nhiều
tiềm năng để phát triển, nhưng
cũng đang đối mặt với những thách
thức lớn. Mô hình tăng trưởng cũ
dựa vào lợi thế tài nguyên và nhân
công rẻ có dấu hiệu tới hạn; năng
suất, trình độ công nghệ và quản trị
còn thấp; vấn đề biến đổi khí hậu,
an ninh nguồn nước, ô nhiễm môi
trường đang kéo lùi thành quả kinh
tế - xã hội và ảnh hưởng đến sự bền
vững của đất nước.
Theo Phó Thủ tướng Phạm
Bình Minh, Đảng và Nhà nước luôn
xác định người Việt Nam ở nước
ngoài là bộ phận không thể tách rời
của dân tộc Việt Nam. “Đất nước rất
cần tri thức, kinh nghiệm, trí tuệ
và nhiệt huyết của cộng đồng người
Việt Nam ở nước ngoài đóng góp cho
công cuộc xây dựng và phát triển”
- Phó Thủ tướng khẳng định. Bên
cạnh đó, ông Phạm Bình Minh cũng
nhấn mạnh, trong 500 đại biểu kiều
bào có mặt tại Hội nghị, người lớn
tuổi nhất là 85 tuổi, trẻ nhất 33 tuổi,
cóvốntrithức,kinhnghiệmđadạng
ở nhiều lĩnh vực, nhưng chắc chắn
có một điểm chung vô cùng quý báu
và đáng trân trọng, đó là đều tâm
huyết vì sự phồn vinh của đất nước.
TP.HCM hiện là địa phương thu
hút đông đảo đội ngũ doanh nhân,
chuyên gia, trí thức người Việt Nam
ở nước ngoài về đầu tư, làm việc.
Hiện có khoảng 200 chuyên gia, trí
thức kiều bào từ nhiều quốc gia hợp
tác làm việc tại TP.HCM, đồng thời
có hơn 2.500 DN của kiều bào đang
thực hiện 122 dự án. TP.HCM cũng
lànơithuhútphầnlớndòngkiềuhối
trong những năm qua, chiếm gần
50% so với cả nước. Cụ thể, tính đến
cuối tháng 9/2016, lượng kiều hối
chuyển về địa bàn TP.HCM qua các
kênh chính thức đạt 3,25 tỷ USD,
tăng hơn 12% so với tháng trước và
tăng khoảng 4% so với cùng kỳ năm
ngoái. Dự báo năm nay, lượng kiều
hối chuyển về TP.HCM tiếp tục khả
quan, ước gần 6 tỷ USD.
Theo Chủ tịch UBND TP.HCM
Nguyễn Thành Phong, thành phố
là địa phương có nhiều chính sách
ưu đãi đối với kiều bào, thể hiện
qua việc thu hút số lượng kiều hối
rất lớn, chiếm 50% tổng số kiều hối
của cả nước, đồng thời quy tụ, thu
hút số lượng kiều bào về sinh cơ lập
nghiệp. Lực lượng trí thức, nhà khoa
học, doanh nhân, nhà văn hóa kiều
bào đã và đang tích cực tham gia và
góp phần vào công cuộc xây dựng,
phát triển thành phố văn minh,
hiện đại, nghĩa tình, có chất lượng
sống tốt trong tương lai gần. Ngoài
ra, Chủ tịch UBND TP.HCM cũng
nhận định, việc huy động nguồn lực
người Việt Nam ở nước ngoài đối với
sự phát triển của thành phố vẫn còn
nhiều vấn đề đặt ra. Ở một số lĩnh
vực, vai trò đóng góp của kiều bào
với thành phố chưa phát huy hiệu
quả, chưa tương xứng với tiềm năng
tri thức, vốn kinh nghiệm quốc tế
và nguồn tài chính quan trọng mà
cộng đồng người Việt Nam ở nước
ngoài đã tích lũy. Chủ tịch TP.HCM
đề nghị các Sở ban ngành của thành
phố làm việc một cách nghiêm túc,
trách nhiệm, cầu thị trên cơ sở ng-
hiên cứu, tiếp thu những ý kiến
đóng góp hết sức tâm huyết, quý
báu của đại biểu kiều bào.
Trong 3 ngày diễn ra Hội nghị,
các đại biểu bàn bạc, góp ý cho
TP.HCM nói riêng và Việt Nam nói
chung về các lĩnh vực trọng yếu như
kinh tế, khoa học, nhân lực, phát
triển bền vững. Các vấn đề được
chú trọng góp ý, gồm: Kiều bào với
các vấn đề phát triển bền vững của
TP.HCM; Kiều bào với phát triển
nguồn nhân lực của TP.HCM; Kiều
bào với phát triển khoa học - công
nghệ, kinh tế trí thức của TP.HCM;
Kiều bào tham gia đầu tư phát triển
thương mại, dịch vụ của TP.HCM.
500kiềubàocùnghiếnkế
phát triển Thành phố Hồ Chí Minh Hoàng Uyển - Thuỳ Duyên
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu
tại Hội nghị
Thủ tướng chụp hình cùng các kiều bào
06 Số 144 - Tháng 11/2016KINH TẾ - PHÁT TRIỂN & HỘI NHÂP
Ngành nông nghiệp theo
hướng canh tác nông nghiệp
hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao
đã được nhiều địa phương như
HàNội,TPHCM,ĐàLạt,cáctỉnh
vùng ĐBSCL… áp dụng, một số
nơi đã đạt được hiệu quả bước
đầu trong tiêu thụ sản phẩm.
  Tại Việt Nam, nền nông
nghiệp hữu cơ được hình thành từ
cuối những năm 1990, bước đầu đã
hình thành những khu nông nghiệp
công nghệ cao, trung tâm nghiên
cứu và sản xuất nông nghiệp ứng
dụng công nghệ sinh học, nhiều sản
phẩm nông nghiệp hữu cơ đã đến
tay người tiêu dùng.
Điển hình vừa qua, tại kỳ họp
thứ 2, Quốc hội khóa XIV, nhiều đại
biểu đã nêu vấn đề này khi thảo luận
về tái cơ cấu nền kinh tế, trong đó
có tái cơ cấu nền nông nghiệp, theo
hướng nông nghiệp sạch. Các đại
biểu đề nghị xem xét xóa bỏ quy định
về hạn điền, tạo cơ hội cho doanh
nghiệp xây dựng các cánh đồng mẫu
lớn để làm Nông nghiệp sạch, Nông
nghiệp hữu cơ. Tập đoàn Vingroup
bỏ ra nhiều ngàn tỷ đồng để đầu tư
cho Nông nghiệp sạch; ký hợp đồng
trồng rau sạch; chăn nuôi gia súc,
gia cầm sạch; tăng cường sử dụng
phân hữu cơ, phân vi sinh chăm sóc
cây trồng. Phương thức đầu tư của
tập đoàn Vingroup được xã hội, cộng
đồng ghi nhận, hoan nghênh. Họ là
doanh nghiệp đi tiên phong, hoạt
động vì cộng đồng, hướng tới mục
tiêu bảo vệ môi trường, môi sinh,
chăm sóc sức khỏe con người.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT
Nguyễn Xuân Cường cho biết, sau 3
năm thực hiện Chương trình tái cơ
cấu ngành nông nghiệp theo hướng
nâng cao giá trị gia tăng và phát
triển bền vững, ở các quy mô, cấp
độ khác nhau, các ngành hàng khác
nhau đã có chuyển biến khác tích
cực, tiếp cận với mục tiêu cuối cùng
là xây dựng gắn với thị trường tiêu
thụ trong và người nước cũng như
tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn
cầu. Bộ trưởng khẳng định: “Vấn đề
đặt ra là làm thế nào để các nông
sản chủ lực, sản phẩm đặc sản, sản
phẩm hữu cơ, sản phẩm có chỉ dẫn
địa lý… từ các vùng miền trong cả
nước với chất lượng cao, đảm bảo
an toàn thực phẩm, có chỗ đứng ổn
định và sức cạnh tranh cao trên thị
trường trong và ngoài nước là điều
mà người nông dân và các cấp, các
ngành, toàn xã hội rất mong đợi và
rất cần sự đồng hành, chung tay
của tất cả chúng ta, đặc biệt là sự
truyền thông, quảng bá của các cơ
quan truyền thông đại chúng”.
Qua đó, vào ngày 9/1 vừa qua,
Liên minh HTX Việt Nam tổ chức
khai trương chuỗi cửa hàng - siêu
thị cung ứng các nông sản - nông
nghiệp sạch tại thủ đô Hà Nội. Ủy
viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban
Trung ương MTTQ Việt Nam đến
dự và phát biểu đánh giá cao sự
kiện này, coi đây là hoạt động rất có
ý nghĩa nhằm quảng bá, giới thiệu
cho các sản phẩm nông nghiệp sạch.
Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam
Võ Kim Cự cho biết, chuỗi cửa hàng
- siêu thị nông sản sạch sẽ được duy
trì thường xuyên, theo đó Liên minh
HTX Việt Nam phối hợp với các do-
anh nghiệp, sẽ cùng bà con nông dân
ký kết các hợp đồng bao tiêu sản
phẩm sạch, giúp bà con có đầu ra ổn
định cho các loại nông sản sạch.
Điển hình, Bộ NN&PTNT và Bộ
Công thương đã ký kết thỏa thuận
xây dựng quy chuẩn và xúc tiến thị
trường tiêu thụ sản phẩm nông -
lâm- thủy sản sạch, không chỉ phục
vụ thị trường trong nước mà còn phục
vụ nhu cầu xuất khẩu ra thị trường
thế giới. Được biết, năm 2015, giá trị
xuất khẩu toàn quốc hàng nông - lâm
- thủy sản đạt kim ngạch 31 tỷ USD,
năm 2014 đạt 25 tỷ USD, đem lại
nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước,
phục vụ tái tạo sản xuất nông nghiệp.
Bên cạnh đó, Bộ KH-CN công bố
chương trình Festival quốc tế Nông
nghiệp sạch, tại TP.Cần Thơ, theo đó
hàng trăm DN trong và ngoài nước
thamgiachươngtrìnhcóýnghĩanày.
Festival sẽ diễn ra trong 5 ngày, từ
ngày 6-10/3/2017. Với Festival, các
phát minh sáng chế khoa học và công
nghệ sẽ được giới thiệu, quảng bá,
trực tiếp phục vụ nhà nông.
Thông qua những hoạt động
liên tục như vậy, hy vọng rằng
mọi người, mọi nhà, các HTX nông
nghiệp, công ty nông nghiệp làm
nòng cốt - hỗ trợ tối đa cho sự phát
triển bền vững, lâu dài của nền nông
nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ.
Nông nghiệp sạch - Hướng đi lâu bền  Minh Sơn
Tổng Bí thư Nguyễn Phú
Trọng vừa ký ban hành Nghị
quyết số 06-NQ/TW về thực hiện
có hiệu quả tiến trình hội nhập
kinh tế quốc tế, giữ vững ổn
định chính trị - xã hội trong bối
cảnh nước ta tham gia các hiệp
định thương mại tự do thế hệ
mới. Các nội dung quan trọng
mà Văn kiện Đại hội XII của
Đảng tiếp tục được nhắc đến.
Cụ thể là chủ động, tích cực hội
nhập kinh tế quốc tế (KTQT); đa
dạng hóa, đa phương hóa quan
hệ KTQT, tránh lệ thuộc vào
một thị trường, một đối tác cụ
thể; kết hợp hiệu quả nội lực và
ngoại lực, gắn với xây dựng nền
kinh tế độc lập, tự chủ.
  Quan điểm trên của Đảng
thể hiện rõ sự phát triển tư duy lý
luận về hội nhập KTQT; đồng thời
đó cũng là quá trình đúc kết kinh
nghiệm thực tiễn sau 30 năm thực
hiện công cuộc đổi mới. Trong xu thế
thời đại ngày nay, khi mà nước ta
đang hội nhập sâu rộng vào các lĩnh
vực, hoạt động quốc tế, thì hội nhập
kinh tế là nội dung trọng tâm của
hội nhập quốc tế.
Trong bối cảnh Việt Nam tham
gia các hiệp định thương mại tự do
thế hệ mới, Trung ương nhận định,
việc khắc phục những hạn chế, yếu
kém, tồn tại và triển khai thực hiện
các cam kết quốc tế mới cũng sẽ
đặt ra nhiều khó khăn, thách thức
không chỉ về kinh tế mà còn cả về
chính trị, xã hội.
Đảng ta thống nhất chủ trương,
ban hành nhiều Nghị quyết quan
trọng về hội nhập KTQT. Tại Đại
hội lần thứ IX, Đảng đề ra nhiệm
vụ “Chủ động hội nhập kinh tế quốc
tế”; Ngày 27/11/2001, Bộ Chính
trị khóa IX ban hành Nghị  quyết
số 07-NQ/TW “Về hội nhập kinh
tế quốc tế”. Tại Đại hội lần thứ X,
Đảng khẳng định “chủ động và tích
cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng
thời mở rộng hợp tác quốc tế trong
các lĩnh vực khác”. Ngày 5/2/2007,
Ban Chấp hành TW Đảng khóa X
ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW
“Về một số chủ trương, chính sách
lớn để nền kinh tế phát triển nhanh
và bền vững khi Việt Nam là thành
viên của Tổ chức Thương mại thế
giới”… Mới đây, ngày 5/11/2016, Ban
Chấp hành TW Đảng khóa XII ban
hành Nghị quyết số 06-NQ/TW về
thực hiện có hiệu quả tiến trình hội
nhập KTQT, giữ vững ổn định chính
trị - xã hội trong bối cảnh nước ta
tham gia các hiệp định thương mại
tự do thế hệ mới. Nghị quyết 06-
NQ/TW khóa XII nêu rõ mục tiêu
thực hiện tiến trình hội nhập KTQT,
giữ vững ổn định chính trị - xã hội,
nhằm tăng cường khả năng tự chủ
của nền kinh tế, mở rộng thị trường,
tranh thủ thêm vốn, công nghệ, tri
thức, kinh nghiệm quản lý, bảo đảm
phát triển nhanh và bền vững, nâng
cao đời sống nhân dân, bảo tồn và
phát huy bản sắc văn hóa dân tộc;
giữ vững độc lập, chủ quyền, thống
nhất và toàn vẹn lãnh thổ; nâng cao
uy tín và vị thế của Việt Nam trên
trường quốc tế.
Chủ động và đẩy mạnh hội
nhập  KTQT  là đòi hỏi thực tiễn
khách quan trong xu hướng hội
nhập quốc tế hiện nay. Tuy nhiên,
trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức
thực hiện không chỉ đặt ra mục
tiêu duy nhất là tăng trưởng kinh
tế, mà cần quan tâm một cách toàn
diện, trong đó đặc biệt chú trọng
giữ vững ổn định chính trị - xã hội,
tăng cường khả năng tự chủ của
nền kinh tế, mở rộng thị trường,
tranh thủ thêm vốn, công nghệ,
tri thức, kinh nghiệm quản lý. Hội
nhập KTQT còn là để nâng cao chất
lượng đời sống nhân dân; bảo tồn và
phát huy bản sắc văn hóa dân tộc;
giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn
vẹn lãnh thổ; nâng cao uy tín và vị
thế Việt Nam trên trường quốc tế.
Những cơ hội và thách thức có
mốiquanhệqualạivàcóthểchuyển
hóa lẫn nhau. Cơ hội có thể trở
thành thách thức nếu không được
tận dụng kịp thời. Thách thức có thể
biến thành cơ hội nếu chúng ta chủ
động ứng phó thành công. Do đó,
tiến trình hội nhập KTQT trên mọi
lĩnh vực phải được thực hiện đồng
bộ trong một chiến lược hội nhập
quốc tế tổng thể, với lộ trình và bước
đi phù hợp với điều kiện thực tế và
năng lực của từng lĩnh vực, ngành
nghề; của từng doanh nghiệp, từng
địa phương và của cả nước. Trong đó
cần chú trọng tăng cường khả năng
tự chủ trong hội nhập quốc tế, tránh
nguy cơ trở thành vùng trũng tiêu
thụ hàng hóa của khu vực và thế
giới.
TăngCườngKhảNăngTựChủTrongHộiNhậpKinhTếQuốcTế  Minh Sơn
Chiều ngày 10/11 vừa qua,
Trung tâm Khuyến nông tỉnh
Đồng Tháp phối hợp với UBND
xã Tân Hoà tổ chức hội thảo mô
hình cơ giới hoá trong khâu lên
liếp trồng dưa tại ấp Hoà Định
- xã Tân Hoà - huyện Lai Vung.
Xã Tân Hoà thuộc huyện Lai
vung có vùng sản xuất chuyên canh
màu với diện tích trên 200ha có thể
trồng nhiều loại cây màu luân canh
trong cả năm đem lại thu nhập rất
cao cho bà con nông dân. Trong đó,
hai loại cây trồng có lợi nhuận cao
và ổn định là cây dưa lê và cây đậu
bắp Nhật nhờ sản xuất theo hợp
đồng bao tiêu với các công ty. Việc
đánh rãnh, phân liếp là một khâu
rất quan trọng trong việc trồng hoa
màu, vì giúp cho cây thoát nước tốt.
Tuy nhiên, công việc này tốn khá
nhiều công sức, nếu thuê lao động
thủ công phải mất trên 1 triệu đồng/
công, chưa kể thời điểm xuống giống
tập trung đồng loạt khiến công lao
động đào liếp thiếu trầm trọng.
Theo ông Nguyễn Viết Dều,
Cán bộ phụ trách nông nghiệp của
xã Tân Hoà, thì mong muốn có một
công cụ phục vụ việc cơ giới hoá
khâu đào đất lên liếp là nỗi niềm
của nhiều bà con nông dân trồng
màu. Ông Dều đã tận mắt chứng
kiến máy làm đất lên liếp đắp bờ đã
được thao diễn thành công ở Tam
Nông - Đồng Tháp. Với lòng nhiệt
huyết của mình, ông “Kỹ sư của nhà
nông” đã kiên trì kiến nghị đến cơ
quan Khuyến nông xin được đầu tư
trình diễn mô hình tại địa phương
xã Tân Hoà và được các cơ quan có
thẩm quyền phê duyệt.
07Số 144 - Tháng 11/2016 KINH TẾ PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP
Ngày 10/11, tại Nhà máy giấy
Xương Giang, Công ty cổ phần
Xuất nhập khẩu Bắc Giang kỷ
niệm 10 năm ra đời sản phẩm
Giấy Xương Giang và khánh
thành dây chuyền sản xuất giấy
Tissue số 2. 
Tới dự và chúc mừng có các đồng
chí:BùiVănHải-ỦyviênT.ƯĐảng,
Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh
Bắc Giang; Đ/c Vũ Ngọc Bảo - Phó
Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội
giấy và bột giấy Việt Nam…
Mười năm kể từ khi xây dựng
Nhà máy giấy Xương Giang và cung
cấp cho thị trường sản phẩm giấy
nhãn hiệu Xương Giang, Công ty cổ
phần XNK Bắc Giang đã đạt nhiều
thành tích trong sản xuất kinh do-
anh và có thêm dây chuyền sản xuất
hiện đại. Sản phẩm giấy văn hóa,
giấy vệ sinh nhãn hiệu “Giấy Xương
Giang”, “Possy” của DN được người
tiêu dùng bình chọn chất lượng tốt.
Năm 2015, Công ty vinh dự được
Chủ tịch nước tặng Huân chương
Lao động hạng Ba.
Nắm bắt cơ hội kinh doanh mới,
Công ty đã đầu tư khoảng 200 tỷ
đồng mở rộng nhà xưởng, lắp đặt và
khánh thành dây chuyền sản xuất
giấy Tissue số 2 theo công nghệ hiện
đại của Nhật Bản. Với việc bổ sung
dây chuyền này, DN phấn đấu đạt
sản lượng khoảng 45 nghìn tấn sản
phẩm, doanh thu 800 tỷ đồng vào
năm 2017, nằm trong tốp 3 DN có
sản lượng giấy Tissue cao nhất nước.
Với việc khánh thành và đưa dây
chuyền sản xuất giấy Tissue số 2 vào
hoạt động, công ty  đã có bước tiến
vượt bậc trong cải tiến chất lượng, đa
dạng mẫu mã, phát triển nhiều loại
sản phẩm mới. Sản lượng, doanh thu
khôngngừngtăngcao,đờisốngngười
lao động được cải thiện, nghĩa vụ với
Nhànướcthựchiệnđầyđủ. Ngoàira,
Công ty cổ phần XNK Bắc Giang còn
được biết đến là đơn vị tích cực tham
gia các hoạt động an sinh xã hội. 
Tại buổi lễ, lãnh đạo Công ty
cổ phần XNK Bắc Giang đã tri ân
khách hàng thân thiết, đối tác tin
cậy của DN và khen thưởng nhiều
tập thể, cá nhân có thành tích xuất
sắc trong lao động sản xuất, xây
dựng Nhà máy giấy Xương Giang.
Giấy Xương Giang - Bắc Giang:
TỏasángthươnghiệuViệt Mạnh Cường
Các đại biểu cắt băng khánh thành
dây chuyền sản xuất giấy Tissue số 2.
Trong 9 tháng đầu năm 2016, Trung tâm
Phát triển Quỹ đất TP.Thái Nguyên đã triển
khai thực hiện 39 dự án, trong đó có 19 dự
án mới triển khai trong năm và 23 dự án
chuyển tiếp từ các năm trước. Hiện, thành
phố tập trung các biện pháp tháo gỡ khó
khăn, vướng mắc nhằm đẩy nhanh tiến độ
thực hiện.
Theo đó, kết quả thực hiện 9 tháng đầu năm,
Trung tâm Phát triển Quỹ đất TP đã tập trung
vào triển khai các giải pháp thực hiện đảm bảo
bàn giao mặt bằng và khởi công các công trình
đúng tiến độ: Dự án khu tái định cư Việt Bắc,
phường Quang Trung; Dự án xây dựng trụ sở
cơ quan kiểm toán nhà nước khu vực X, phường
Đồng Quang; Dự án Nghĩa trang An Lạc Viên
INDEVCO, xã Thịnh Đức; Khu dân cư số 1 xã
Thịnh Đức để phát triển hạ tầng đô thị, an sinh
xã hội; Dự án xây dựng Khu đô thị Bắc Đại học
Thái Nguyên, phường Quan Triều… và thực hiện
các dự án mới: Cải tạo nâng cấp cầu Tân Long;
Dự án cầu Bến Tượng; Các dự án của chủ đầu tư:
Dự án khu dân cư Kosy, phường Gia Sàng; Khu
nhà ở tổng hợp Tecco, phường Hoàng Văn Thụ.
Ông Nguyễn Tiến Trữ - Giám đốc Trung
tâm Phát triển quỹ đất TP.Thái Nguyên cho biết:
Trong 9 tháng đầu năm 2016, TP thực hiện 39
dự án với tổng diện tích đất thống kê và thu hồi
là 57,3 ha; liên quan đến 898 hộ và 16 đơn vị, tổ
chức; tổng giá trị bồi thường, hỗ trợ GPMB đã phê
duyệt là 375,3 tỷ đồng (trong đó đã chi trả 343,9
tỷ đồng), đạt 238 % so với cùng kỳ năm 2015.
Trong đó có dự án trọng điểm vượt nhanh tiến
độ GPMB như: Dự án Nghĩa trang An Lạc Viên
INDEVCO, xã Thịnh Đức; Khu dân cư số 1 xã
Thịnh Đức để phát triển hạ tầng đô thị, an sinh
xã hội. Trung tâm phối hợp chặt chẽ với UBND
các phường, xã và đơn vị liên quan đẩy mạnh
công tác tuyên truyền, vận động các tổ chức, hộ
dân, cá nhân liên quan chấp hành nghiêm chính
sách pháp luật về GPMB. Cùng đó, chính quyền
các xã, phường cũng thành lập tổ công tác tuyên
truyền, vận động người dân nghiêm túc, tự giác
thực hiện, tổ chức họp dân thông báo chủ trương
thu hồi đất, phương án bồi thường GPMB, giải
đáp vướng mắc cho những hộ dân liên quan.
Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án
trên địa bàn TP trong 3 tháng cuối năm 2016,
Trung tâm quỹ đất TP kiến nghị cơ quan chức
năng và chính quyền các cấp cần tích cực tuyên
truyền, vận động nhân dân hiểu và đồng thuận
với chủ trương thu hồi đất. Xem xét điều chỉnh
giá đền bù đất một số dự án cho phù hợp, bảo
đảm lợi ích của người dân. Quan tâm triển khai
cơ chế, chính sách hỗ trợ, đào tạo nghề, giải quyết
việc làm cho những hộ dân bị thu hồi đất giúp họ
ổn định cuộc sống.
TRUNGTÂMPHÁTTRIỂNQUỸĐẤTTHÀNHPHỐTHÁINGUYÊN:
Thựchiệntốtcôngtácgiảiphóngmặtbằngcácdựántrọngđiểm
Bùi Cường
Ảnh. Trung tâm Quỹ đất TP. Thái Nguyên
Lai Vung - Đồng Tháp:
Ứngdụngthànhcôngmôhìnhmáylênliếptrồngdưa
Văn Thật
Theo Phòng Nông nghiệp
huyện Yên Thế (Bắc Giang), hiện
nay, tổng gia cầm trên địa bàn
huyện có khoảng 4,3 triệu con,
trong đó có đàn gà 4 triệu con.
Riêng dịp Tết Nguyên đán năm
2017, nông dân trong huyện dự
kiến cung cấp ra thị trường khoảng
1,5-1,6 triệu con gà chất lượng cao,
chủ yếu là gà ri lai và mía lai từ
4-5 tháng tuổi. Trong đó, gà ri lai
chiếm từ 35-40%. Để nâng cao chất
lượng gà thương phẩm đáp ứng thị
trường tiêu dùng, huyện chỉ đạo
các ngành chức năng hướng dẫn
các trang trại, hộ dân tăng cường
việc thực hiện quy trình chăn nuôi
an toàn sinh học, quy trình chăn
nuôi theo hướng VietGAP.
Gà đồi Yên Thế
(Bắc Giang):
Đảmbảotốtnguồn
cungphụcvụTết
Mạnh Cường
Đọc tiếp trang 23
Số 144 - Tháng 11/201608 KINH TẾ - PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP
Tiếp nối những thành công của Food-
expo 2015, ngày 26/10/2016, Phó Thủ tướng
Trịnh Đình Dũng đã ký công văn 8981/VP-
CP-KTTH giao Bộ Công Thương chủ trì và
phối hợp với các cơ quan, hiệp hội ngành
hàng triển khai chương trình xây dựng
chiến lược thương hiệu ngành công nghiệp
thực phẩm Việt Nam. Foodexpo 2016 là sự
kiện xúc tiến thương mại quan trọng cho
ngành nông sản, thủy sản, công nghiệp thực
phẩm có quy mô lớn nhất Việt Nam.
*Quy mô vượt trội
Với 550 gian hàng của 400 doanh nghiệp
trong và ngoài nước, đến từ 30 tỉnh/thành trên
cả nước và 15 quốc gia đến từ Châu Âu, Châu
Á, Châu Mỹ, Trung Đông, Châu Úc, cho thấy sự
vượt trội về quy mô và số lượng doanh nghiệp
(DN) tham gia so với Foodexpo 2015.
Điểm nổi bật của Việt Nam Foodexpo 2016 là
có sự tham dự của các thương hiệu quốc gia như
Sabeco, Habeco, Vinamilk, Antesco, Nhựa Rạng
Đông, Lương thực Tiền Giang... Bên cạnh những
thương hiệu hàng đầu của ngành thực phẩm thì
các mặt hàng như gạo, cà phê sẽ được các DN
đẩy mạnh quảng bá hơn so với kỳ trước, thể hiện
nỗ lực marketing của các DN trong bối cảnh thị
trường trong nước, quốc tế của hai nhóm mặt
hàng này đang có nhiều biến động.
Theo ông Tạ Hoàng Linh - Phó Cục trưởng
Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương),
Trưởng Ban tổ chức triển lãm, đây là chương
trình mà Chính phủ đã giao cho Bộ Công thương
phối hợp với các Bộ ngành, trong đó có Bộ
NN&PTNT, cùng các địa phương nhằm xúc tiến
thương mại một phần của chương trình Thương
hiệu quốc gia, theo định hướng xây dựng và phát
triển thương hiệu ngành hàng Việt Nam có thế
mạnh xuất khẩu, và khả năng cạnh tranh, trong
đó tập trung đề cao các giá trị liên quan trực tiếp
tới ngành hàng thực phẩm Việt Nam.
Với việc quảng bá thế mạnh, hình ảnh cho
những ngành hàng, truyền thông phương tiện
của các sản phẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho
việc kết nối cho các đối tượng bán buôn, bán lẻ,
các nhà đầu tư triển vọng, tạo động lực đổi mới
công nghệ nhằm nâng cao năng suất lao động,
chất lượng, an toàn trong sản xuất kinh doanh và
chế biến các mặt hàng thực phẩm.
Vietnam Foodexpo 2016, không chỉ có những
sản phẩm thuộc dòng nhu yếu phẩm thông
thường mà sẽ có những mặt hàng lần đầu tiên
được giới thiệu, những mặt hàng giá trị gia tăng
và mang tính sáng tạo cao, được xếp vào nhóm
hàng thời thượng, bắt nhịp các xu thế tiêu dùng
mới như sữa, các sản phẩm từ sữa, gạo, các sản
phẩm từ gạo, dầu bơ, các sản phẩm từ thịt…
*Cơ hội xây dựng chiến lược lâu dài
Ông Vũ Văn Tư, Giám đốc Trung tâm xúc
tiến đầu tư và thương mại tỉnh Lâm Đồng, chia
sẻ: “Lâm Đồng là vùng chuyên canh sản lượng
nông nghiệp rất là lớn, vùng trồng rau lớn nhất
Việt Nam, với 60.000ha trồng rau, và đưa ra thị
trường khoảng 2 triệu tấn/năm, hơn 90% rau củ
quả đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm của Việt
Nam, 40% đủ điều kiện về xuất khẩu. Và sản
lượng hoa tiêu thụ hàng năm là 2,5 tỉ cành, vùng
trồng chè lớn nhất cả nước. Bên cạnh đó, tỉnh
cũng là vùng trồng cà phê lớn nhất nhì cả nước,
tuy nhiên việc áp dụng khoa học kỹ thuật cao vào
trong quá trình sản xuất thì chưa cao. Đây cũng
là dịp để tỉnh tìm kiếm các đối tác và chuyển giao
những công nghệ sản xuất sạch, nhằm tạo ra
những sản phẩm giá trị gia tăng tới tay người
tiêu dùng trong và ngoài nước”.
Cũng tại Foodexpo 2016 lần này, Italia là
quốc gia danh dự đầu tiên của EU tham dự, đúng
vào thời điểm có ý nghĩa hết quan trọng cho sự
hợp tác song phương giữa Italia và Việt Nam
và quan hệ thương mại giữa EU và Việt Nam.
Theo thống kê của Italia thì ngành nông nghiệp
thực phẩm (nông sản, thủy sản, thực phẩm và đồ
uống) chiếm 12% thương mại song phương, xuất
khẩu nông sản * thực phẩm của Italia vào Việt
Nam chiếm 80% từ các sản phẩm thực phẩm,
trong khi xuất khẩu nông - thực phẩm của Việt
Nam vào Italia chỉ có 70% là sản phẩm nông
nghiệp và thủy sản. Đến với triển lãm lần này,
Italia sẽ mang đến cho Việt Nam về phương pháp
truy suất nguồn gốc thực phẩm, kiểm tra và so
sánh thay thế trong sản xuất thực phẩm. Những
bí quyết trong lĩnh vực về chất lượng và an toàn
thực phẩm, một vấn đề quan trọng cho các DN
nhỏ và vừa của Việt Nam, đặc biệt là trong quan
điểm về hiệu lực của hiệp định thương mại FTA
của Việt Nam và EU.
Nông sản, thực phẩm là một trong những
ngành có tiềm năng to lớn của Việt Nam, đóng
vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy xuất khẩu,
tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho
người lao động trong lĩnh vực nông nghiệp. Hiện
nay, công tác xúc tiến thương mại ngành nông
sản, thực phẩm Việt Nam đang được các hiệp
hội, tổ chức xúc tiến thương mại, DN thực hiện
tích cực qua nhiều thị trường khác nhau trên thế
giới với các mặt hàng như thủy sản, rau quả, chè,
cà phê, hạt tiêu, hạt điều, mật ong, sữa… và các
mặt hàng từ nguyên liệu nông sản. Tuy nhiên,
ở tầm quốc gia, những cố gắng đơn lẻ của từng
mặt hàng sẽ không tạo nên sức mạnh chung.
Việc thiếu vắng một chiến lược tổng thể xây
dựng, phát triển thương hiệu của ngành đang
làm khách hàng và người tiêu dùng nước ngoài
chưa nhận thức được đầy đủ cũng như đánh giá
đúng mực về chất lượng, giá trị hàng hóa, năng
lực cung cấp các mặt hàng nông sản, thực phẩm
của Việt Nam. Để tận dụng cơ hội từ VietNam
Foodexpo 2016, xây dựng, quảng bá hiệu quả
một hình ảnh chung của ngành thực phẩm Việt
Nam, tăng cường nhận thức và công nhận ở quy
mô quốc tế về giá trị của thực phẩm Việt Nam,
các cơ quan ban ngành, địa phương, cùng các DN
tích cực xúc tiến thương mại, đổi mới công nghệ,
chuyển giao những tiến bộ của khoa học kỹ thuật
vào trong quá trình sản xuất, chế biến nhằm tạo
ra sản phẩm thực phẩm Việt Nam có giá trị gia
tăng cao ra thị trường thế giới.
Foodexpo 2016:
CơHộiChoNgànhCôngNghiệpThựcPhẩmViệtNam An Hà
Ngày 10/11, tại trụ sở Chính phủ, Phó
Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chủ trì cuộc
họp về tình hình phát triển ngành công
nghiệp ô tô Việt Nam.
SaubáocáocủaBộCôngThươngvàýkiếncủa
các Bộ ngành, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã
ưutiênlắngngheýkiếncủacácdoanhnghiệp(DN)
sản xuất, lắp ráp ô tô Việt Nam. Kết luận cuộc họp,
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng thống nhất với
những đánh giá trong báo cáo của Bộ Công Thương
về ngành công nghiệp ô tô. Ngành công nghiệp ô tô
Việt Nam tuy còn non trẻ nhưng cũng đã có những
đóng góp quan trọng cho nền kinh tế như tạo ra
nhiều việc làm, đóng góp lớn vào ngân sách Nhà
nước, thúc đẩy tăng trưởng...
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế trong phát
triển công nghiệp ô tô thời gian qua. Nhiều mục
tiêu của các chiến lược phát triển ngành công
nghiệp ô tô trước đây không đạt. Có nhiều nguyên
nhân chủ quan, khách quan dẫn đến thực tế này,
như mục tiêu đề ra quá cao, không phù hợp với
thị trường. Chưa tạo được sự hợp tác, liên kết,
chuyên môn hoá giữa các DN sản xuất, lắp ráp ô
tô. Các cơ chế, chính sách đối với ngành ô tô còn
thiếu, chưa đồng bộ…
Theo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, việc
thực hiện các cam kết hội nhập sẽ đặt ngành ô tô
Việt Nam trước những thách thức lớn. Tuy nhiên,
cơ hội cũng là rất lớn khi thị trường trong nước
ngày càng phát triển, chưa tính đến thị trường
khu vực. Bên cạnh đó, mục tiêu phát triển công
nghiệp ô tô trở thành ngành kinh tế chủ lực của
Việt Nam, tạo động lực phát triển, góp phần tăng
trưởng kinh tế, đáp ứng nhu cầu cho người dân,
DN, hướng đến xuất khẩu. Muốn đạt mục tiêu
này, Phó Thủ tướng khẳng định phải có quyết
tâm cao, hành động quyết liệt, đồng thuận giữa
Chính phủ và DN. Lấy mục tiêu phát triển để
hành động, tháo gỡ khó khăn cho DN, kể cả các
DN sản xuất, lắp ráp hay các DN phụ trợ.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng đề
nghị các DN sản xuất, lắp ráp ô tô cần vào cuộc
tích cực, chủ động hơn, thể hiện qua việc tăng
cường kết nối, phối hợp giữa các DN trong và
ngoài nước. Các DN cũng cần tái cấu trúc, lựa
chọn sản phẩm chủ lực, giảm chi phí sản xuất,
nâng cao chất lượng, giảm giá thành sản phẩm.
Ngoài ra, Phó Thủ tướng giao các Bộ, ngành liên
quan khẩn trương rà soát cơ chế, chính sách để bổ
sung các chính sách còn thiếu, điều chỉnh những
chính sách chưa phù hợp và quan trọng hơn, tạo
sự đồng bộ, thống nhất. Ưu tiên phát triển công
nghiệp hỗ trợ thông qua việc đẩy mạnh hợp tác,
mở rộng thị trường và triển khai các chính sách
để hấp dẫn các nhà đầu tư.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng giao
Bộ Công Thương chủ trì, thường xuyên tổ chức
các cuộc làm việc chuyên đề để tháo gỡ khó khăn,
phát triển ngành công nghiệp ô tô.
Pháttriểncôngnghiệpôtôtrởthànhngànhkinhtếchủlực Thanh Vũ
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chỉ đạo tại cuộc họp
Số 144 - Tháng 11/2016 09DOANH NGHIỆP - DOANH NHÂN
Ngày 10/11, nhân Ngày Văn
hóa doanh nghiệp Việt Nam,
Đảng ủy khối doanh nghiệp
tỉnh Bắc Giang tổ chức gặp mặt
những doanh nghiệp tiêu biểu.
Tới dự có Chủ tịch UBND tỉnh
Nguyễn Văn Linh, đại diện lãnh
đạo một số sở, ngành của tỉnh. 
Phát biểu tại buổi gặp mặt, Đ/c
Nguyễn Văn Linh biểu dương các
DN đã có thành tích cao trong sản
xuất, kinh doanh, xây dựng văn hóa
tại đơn vị. Đồng thời khẳng định,
văn hóa DN có vai trò đặc biệt quan
trọng, góp phần tạo nên những DN
lớn, phát triển, vì cộng đồng.
Đại diện một số DN đã chia sẻ
kinh nghiệm kinh doanh, xây dựng
hình ảnh, tạo uy tín trong cộng
đồng. Hưởng ứng phát động phong
trào xây dựng văn hóa DN của Đảng
ủy Khối DN lấy tháng 10 hàng năm
là “Tháng văn hóa Doanh nghiệp”,
tháng 1 hằng năm là “Tháng Doanh
nghiệp vì cộng đồng”, đã có hàng
trăm DN tham gia, mang lại lợi ích
thiết thực, góp phần nâng cao cuộc
sống người lao động, hỗ trợ các hộ
có hoàn cảnh khó khăn… Điển hình
như: Viettel Bắc Giang, Công ty
Cổ phần - Tổng Công ty May Bắc
Giang, Công ty TNHH Việt Thắng,
Ngân hàng Thương mại cổ phần
Ngoại thương Bắc Giang...
Đây được xem là dịp khẳng
định vai trò, vị trí, tầm quan trọng
của văn hóa trong DN; tuyên truyền
phổ biến và nâng cao nhận thức; tôn
vinh các doanh nhân, DN có thành
tích xuất sắc trong việc xây dựng và
phát triển văn hóa DN. 
BắcGiang:QuantâmxâydựngvănhóadoanhnghiệpBùi Cường
Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Linh tặng hoa chúc mừng các doanh nghiệp
Trong những năm gần đây, xu hướng
quay về thiên nhiên trong việc phòng bệnh,
chữa bệnh và cải thiện sức khỏe có chiều
hướng tăng nhanh. Trước xu thế đó, cùng
với tâm huyết vì sức khỏe người tiêu dùng,
Redlands đã cho ra đời những sản phẩm
mang nguồn gốc thiên nhiên nhằm đáp ứng
nhu cầu của khách hàng và đồng thời trao
cho người tiêu dùng những giá trị tuyệt vời
từ thiên nhiên.
*Nét đột phá cho hương vị cafe nguyên chất
Ngày nay, cafe đã không còn dừng lại là một
loại thức uống phổ biến, mà nó đã trở thành một
nét văn hóa hiện đại. Việc thưởng thức café được
xem là cả một nghệ thuật mà chỉ có những người
thực sự đam mê mới hiểu hết được giá trị.
Để có được một tách cafe thơm ngon, ngoài
nguyên liệu sạch, chất lượng còn ảnh hưởng bởi
quá trình phơi, rang và xay. Bên cạnh đó, cách
pha chế cũng chi phối khá nhiều đến hương vị
của café. Phổ biết nhất hiện nay vẫn là cách
pha bằng nước nóng và pha bằng hơi lạnh của
đá viên. Dụng cụ dùng để thưởng thức cafe cũng
một phần quyết định hương vị. Chẳng hạn như
hình dạng của các vân trên cốc hay hình dạng
bình chứa cafe khác nhau thì khi uống sẽ cho ra
hương vị khác nhau…
Chính sự đa dạng và phong phú trong cách
thưởng thức cafe cũng như hương vị cafe làm say
đắm lòng người đã đưa thức uống này trở thành
một trong những lựa chọn hàng đầu của hơn 80
quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới hiện nay.
Tại Việt Nam, nhiều thương hiệu cafe từ lâu đã
được hình thành và vươn xa trên thị trường thế
giới, tiêu biểu nhất vẫn là cafe Buôn Mê Thuột.
Nắm bắt được nhu cầu thưởng thức cafe
sạch của hầu hết các tín đồ cafe hiện nay, cùng
với niềm đam mê loại thức uống tuyệt hảo này,
anh Lưu Thiên Thủy đã thành lập nên công ty
TNHH TM Đất Đỏ (Redlands Company) tại tỉnh
Đắk Lắk, chuyên cung cấp các sản phẩm cafe
sạch, nguyên chất và cafe có kết hợp cùng các
nguyên liệu quý hiếm để không chỉ thỏa mãn sở
thích dùng cafe mà còn tăng cường sức khỏe cho
người dùng.
Sinh ra và lớn lên tại vùng đất đỏ Tây
Nguyên, nơi được mệnh danh là thủ phủ cafe của
cả nước, nên anh Thủy có niềm yêu mến đặc biệt
đối với loại cây công nghiệp này. Hơn nữa, trong
thời đại mà hàng loạt công ty bán cafe tẩm hóa
chất kém chất lượng xuất hiện nhan nhản trên
thị trường làm ảnh hưởng không ít đến sức khỏe
người sử dụng và uy tín của thương hiệu cafe Việt
Nam đã làm cho anh Thủy càng có quyết tâm
hơn trong việc tạo ra những sản phẩm cafe có
chất lượng nguyên bản và bổ sung thêm dưỡng
chất giúp tăng cường sức khỏe cho người sử dụng.
Với tâm huyết và đam mê, anh Thủy đã tạo ra
những dòng sản phẩm mang tinh chất quý hiếm
như cafe sữa ong chúa, cafe linh chi. Sự sáng
tạo của anh đã giúp cho những ai yêu mến loại
thức uống này không chỉ được thỏa mãn sở thích
thưởng thức café, mà thông qua đó còn được bổ
sung thêm nhiều dưỡng chất cần thiết có lợi cho
cơ thể. Trong sữa ong chúa chứa 22 amino acids
cần thiết cho hoạt động của cơ thể và nhiều hàm
lượng sinh tố quan trọng như B1, B2, B12. Ngoài
ra sữa ong chúa còn chứa một số lượng vitamin
A, C, D, và E rất hữu hiệu trong sự trẻ hóa làn da
ở phụ nữ. Còn linh chi từ lâu được biết đến như
một loại nấm quý giúp tăng cường hệ miễn dịch,
giảm căng thẳng mệt mỏi, giải độc gan, giảm
lượng đường huyết trong máu, làm đẹp da và
chống các bệnh ngoài da... Sự kết hợp giữa linh
chi hay sữa ong chúa với cafe đã tạo nên hương
vị mới đầy thú vị, tạo cho người dùng những tách
cafe an toàn, giúp tinh thần sảng khoái, trí não
hoạt động tối ưu.
*Tâm huyết vì sức khỏe người tiêu dùng
Không chỉ dành tình yêu cho cây cafe, anh
Lưu Thiên Thủy còn tâm huyết với những đặc
sản giúp ích cho sức khỏe con người mà núi rừng
Tây Nguyên sẵn có như: Amakong, cây mật gấu,
trái khổ qua rừng, chuối hột rừng, hạt mắc ca,
hạt đười ươi... Đặc biệt, Sâm dây Ngọc Linh là
sản phẩm chủ đạo trong các sản phẩm bảo vệ
sức khỏe công ty Đất Đỏ, Sâm dây Ngọc Linh còn
nhận được Trung tâm Sâm và Dược liệu Thành
phố Hồ Chí Minh chứng nhận Sâm dây có chứa
hợp chất saponin cao. Đây là hợp chất giúp long
đờm những người bị ho, làm cho các chất dinh
dưỡng vào cơ thể dễ hòa tan và hấp thu, chống
viêm, ngăn sự xâm nhập của vi khuẩn và các loại
nấm, ức chế virus. Một số Saponin trong thành
phần sâm Ngọc linh còn tác dụng kìm hãm sự
phát triển của tế bào ung thư, tăng cường hệ
miễn dịch. Sản phẩm Sâm dây Ngọc Linh hay
còn gọi là Đảng Sâm có nguồn gốc từ Kom Tum,
được sấy khô, đóng gói và đảm bảo đúng hàm
lượng chất dinh dưỡng có trong sâm. Ngoài ra,
sản phẩm không hề kèm theo bất kì chất phụ
gia hay chất bảo quản trong suốt quá trình chết
biến. Dây sâm được dùng để nấu nước uống hoặc
ngâm với rượu. Anh Thủy chia sẻ: “Tôi luôn mong
muốn tạo ra những sản phẩm từ nguồn gốc thiên
nhiên, để phục vụ tốt cho sức khỏe người dùng”.
Không chỉ có Sâm dây, những sản phẩm khác
như trái khổ qua rừng, chuối hột hay hạt mắc
ca cũng hoàn toàn có nguồn gốc từ thiên nhiên,
không có chất hóa học. Trong thời đại mà thực
phẩm kém chất lượng luôn rình rập xung quanh
người tiêu dùng thì việc tìm đến các sản phẩm có
nguồn gốc từ thiên nhiên để thanh lọc cơ thể, tăng
cường sức khỏe là điều cần thiết. Hiểu được điều
đó, nên anh Thủy luôn cố gắng phát huy tiềm lực
của vùng đất mình đang sinh sống, mang những
giá trị thiên nhiên trao đến cho người tiêu dùng,
đó không chỉ là nỗ lực, mà còn là cả một đam mê.
REDLANDS COMPANY
TINHTÚYTHIÊNNHIÊNTRONGTỪNGSẢNPHẨM Trần Trang
Sâm dây Ngọc Linh của Redlands Company
Sản phẩm Cafe linh chi và cafe sữa ong chúa do Redlands
Company sản xuất
10 Số 144 - Tháng 11/2016Y TẾ - SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG
Sáng ngày
11/11, các bác sĩ
khoa Sơ sinh của
Bệnh viện Phụ Sản
thành phố Cần Thơ
cho biết vừa cứu
sống thành công
mẹ con sản phụ
tên N.T.C.Q ngụ tại
Đồng Tháp, nhập
viện vào ngày 24/10
trong tình trạng
thai 37 tuần 1 ngày,
suy thai.
Sản phụ Q. sinh mổ được một bé trai nặng
2900 gram. Tuy nhiên, sau sinh bé không khóc,
không phản xạ và ngưng thở. Các bác sĩ khoa Sơ
sinh lập tức thực hiện hồi sức cho bé bằng cách
đặt nội khí quản, bóp bóng qua nội khí quản. Sau
một thời gian hồi sức tích cực, bé đã hồng hào hơn
và được chuyển lên chăm sóc đặc biệt.
Dù bé đã được thở máy, nuôi ăn tĩnh mạch
kèm truyền kháng sinh nhưng suốt 2 ngày đầu
sức khỏe của bé không ổn định. Bác sĩ đã cho bé
thực hiện kiểm tra tổng quát và xét nghiệm lại.
Kết luận bé bị viêm phổi hít, bệnh não thiếu oxy
giai đoạn 2, suy gan, suy thận và rối loạn điện
giải. Với tình trạng nguy kịch, sức khỏe của bé
luôn được ekip khoa theo dõi sát sao, bé tiếp tục
được thở máy, nuôi ăn tĩnh mạch và đổi thuốc
kháng sinh suốt 5 ngày sau sinh. Hiện sức khỏe
bé đang tiến triển tốt, có thể tự hít khí trời, các
bác sĩ vẫn duy trì cho bé truyền kháng sinh và
thực hiện da kề da để giúp ổn định thân nhiệt và
hô hấp cho bé.
Cần Thơ:
Cứusốngthànhcôngbétrai
ngưngthởsausinh
Khánh Nguyên
Mẹ con chị Q tại Bệnh viện
Phụ sản thành phố Cần Thơ
Ngày 13/11, Bác sĩ Nguyễn Minh Thắng
- Giám đốc Bệnh viện Đa khoa quận Cái
Răng, Thành phố Cần Thơ đã có báo cáo
đến Cơ quan cảnh sát điều tra và các ngành
chức năng vụ việc nam nhân viên đang
công tác tại Bệnh viện đã có hành động
huỷ hoại thân thể rồi loan tin bị kẻ gian đột
nhập hãm hại khi đang ngủ.
Theo đó, vào khoảng 17 giờ 20 phút ngày
10/11, một nữ nhân viên của Bệnh viện Đa khoa
quận Cái Răng đang ở trong căn-tin thì nhận
được cuộc điện thoại của nam đồng nghiệp là
Phan Duy Khánh (SN 1989, ngụ đường Cách
mạng Tháng 8, Quận Bình Thuỷ, thành phố
Cần Thơ) thông báo là vừa ngủ dậy thì phát hiện
đã bị ai đó cắt mất một cẳng chân. Sự việc ngay
sau đó được báo lên lãnh đạo Bệnh viện cùng cơ
quan chức năng địa phương. Sau khi được các y
bác sĩ tại Bệnh viện sơ cứu và băng bó, Khánh
đã được chuyển đến BVĐK Trung ương TP.Cần
Thơ cấp cứu và điều trị.
Sau khi nhận được tin báo, lực lượng kỹ thuật
nghiệpvụCônganTP.CầnThơvàQuậnCáiRăng
cũng đã có mặt để khám nghiệm hiện trường
phục vụ công tác điều tra. Tại đây, lực lượng công
an cũng đã tìm thấy phần cẳng chân trái (từ khớp
gối trở xuống - P/V) nằm trong ngăn tủ trên đầu
giường tại phòng y học cổ truyền phục hồi chức
năng. Qua công tác điều tra, cơ quan công an xác
định Khánh chính là người tự huỷ hoại cơ thể của
mình, cụ thể thanh niên này đã tự mình dùng các
thiết bị y tế để tháo khớp chân.
Khai nhận với cơ quan điều tra, Khánh thừa
nhận vào khoảng 17h ngày 10/11, Khánh đợi các
đồng nghiệp trong khoa đi làm về hết, rồi tự chốt
cửa phòng 091. Tiếp đó Khánh vào buồng tắm
sạch sẽ. Lúc này, Khánh ngồi trên bồn cầu vệ sinh
dùng các sợi dây thun do mình chuẩn bị sẵn, buộc
phía trên phần khớp gối chân trái rồi dùng dao
sắc nhọn Doctor 100 (Loại dao dùng trong ngành
y tế) cắt phần thịt tại khớp gối của mình và tháo
rời phần chân trái từ đầu gối trở xuống. Sau khi
tự cắt chân, Khánh đã dùng bông băng y tế chùi
sạch máu nơi vừa được tháo khớp và phần cẳng
chân đã được tháo rời. Sau đó mang phần cẳng rời
giấu vào ngăn tủ rồi dùng máy bàn nội bộ gọi cho
đồng nghiệp để thông báo "hung" tin.
Tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương TP.Cần
Thơ, qua thăm khám và điều trị, các bác sĩ ở đây
khẳng định có thể nối lại được phần chân cho
Khánh và đã vận động nam kỹ thuật viên khoa
Đông y này, tuy nhiên Khánh đã không đồng ý.
Theo nhận định ban đầu từ phía cơ quan điền tra,
đây là vụ tự huỷ hoại thân thể chứ không phải án.
Theo lời khai ban đầu, do Khánh đã biết
mình mắc chứng rối loạn nhận dạng toàn diện
cơ thể (có biểu hiện như người ngáo đá) nhưng
không nói ra cho ai biết. Khi học ngành y, Khánh
đã tự lên mạng để tìm hiểu về bệnh cũng như
cách chữa trị. Tuy nhiên việc tự chữa trị là không
thể nên Khánh nghĩ ra cách duy nhất là phải loại
bỏ phần nhận dạng mà não bộ xem là phần dư
thừa. Với suy nghĩ như vậy, theo Khánh, phần dư
thừa này chính là phần cẳng chân trái từ khớp gối
trở xuống nên đã một mình thực hiện như trên.
Được biết, Khánh đang công tác tại phòng
y học cổ truyền phục hồi chức năng của Bệnh
viện Đa khoa Cái Răng, quê quán ở xã Thuận
Thới, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long, đã có vợ
và một con nhỏ. Vụ việc vẫn đang được cơ quan
chức năng tiến hành lấy lời khai những người
liên quan để xác minh làm rõ.
Cần Thơ:
NamkỹthuậtviênĐôngytựcắtcẳngchân
rồi“cất”vàongăntủtạiBệnhviện Trung Tính
Ngày 11/11/2016, GS.TS.
NguyễnThanhLong-Thứtruởng
Bộ Y tế dẫn đầu đoàn công tác
của Bộ đã tới thăm, làm việc và
kiểm tra việc thực hiện chính
sách pháp luật về an toàn thực
phẩm giai đoạn 2011-2016 trên
địa bàn thành phố Hải Phòng.
Tại buổi làm việc, Giám đốc Sở Y
tế Hải Phòng Phạm Thu Xanh, cho
biết: Trên địa bàn thành phố hiện có
khoảng 21.390 cơ sở sản xuất kinh
doanh thực phẩm bao gồm các loại:
9005 cơ sở sản xuất, 4432 cơ sở kinh
doanh, 7953 cơ sở sản xuất dịch vụ
ăn uống... Trong đó chủ yếu sản xuất
kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ quy
mô gia đình, thức ăn đường phố.
Trong 9 tháng năm 2016, toàn
Thành phố xảy ra 5 vụ ngộ độc thực
phẩm, với 76 người mắc không có
trường hợp tử vong; công tác thanh
tra kiểm tra an toàn thực phẩm
chuyên ngành và liên ngành được
chú trọng thực hiện hàng năm, định
kỳ hoặc đột xuất, từ đó phát hiện
chấn chỉnh kịp thời những vi phạm.
Về công tác quản lý, UBND
TP.Hải Phòng đã ban hành Quy
định phân công trách nhiệm quản
lý nhà nuớc về ATTP trên địa bàn,
đồng thời sự tham gia vào cuộc của
chính quyền địa phuơng đối với công
tác bảo đảm ATTP trên địa bàn đuợc
tăng cao... Tuy nhiên việc thực hiện
chínhsáchphápluậtvềAntoànthực
phẩm hiện đang tồn tại một số khó
khănbởihầuhếtcácxãphuờngchưa
có cán bộ chuyên trách làm công tác
quản lý ATTP, còn hạn chế về năng
lực và chuyên môn; Chế tài xử phạt
vi phạm ATTP chưa đủ mạnh nên
còn thiếu tính răn đe; các cơ sở kinh
doanh chế biến thực phẩm còn gặp
nhiều khó khăn trong công tác xây
dựng chuỗi ATTP do thiếu các vùng
quy hoạch thực phẩm sạch…
Thay mặt đoàn công tác, Thứ
truởng Nguyễn Thanh Long ghi
nhận và đánh giá cao những nỗ lực
của Thành phố trong việc đảm bảo
ATTP trong thời gian qua. Đồng
thời đề nghị Thành phố Hải Phòng
cần quan tâm kiểm soát thị trường
vật tư nông nghiệp, quản lý cơ sở
giết mổ gia súc gia cầm. Đối với
quản lý thức ăn đường phố cần nêu
cao vai trò quản lý của chính quyền
địa phương. Thứ trưởng mong rằng
thời gian tới Thành phố Hải Phòng
sẽ là địa phuơng đi đầu trong việc
xây dựng chuỗi thực phẩm an toàn
tiếp cận đến người dân.
Hải Phòng:
Quyếttâmtriểnkhaiđảmbảoantoànthựcphẩm Đỗ Bình
Đoàn công tác kiểm tra tại kho bảo quản
dược liệu của Công ty Cổ phần Dược phẩm
Trung ương III Foripharm
* Từngày7-13/11/2016,tạiẤnĐộ,Hộinghịlần
thứ7củaTổchứcYtếthếgiớivềthựchiệnCôngước
Khung Kiểm soát thuốc lá đã diễn ra với sự góp mặt
củahơn2000đạibiểutừ180quốcgiathànhviên.Thứ
trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến đã dẫn đầu đoàn
Việt Nam tham dự hội nghị. Tại Hội nghị, Đoàn Việt
Nam sẽ chia sẻ kinh nghiệm và góp phần quảng bá
những thành quả của Việt Nam trong thời gian qua,
đặcbiệtlàviệcthựchiệntoàndiệnLuậtPCTHthuốc.
* Ngày 07/11/2016, đoàn công tác Bộ Y tế
do PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ
Y tế làm Trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc
tại một số cơ sở y tế tại TP.HCM.
* Chiều ngày 09/11/2016, Đại sứ New Zea-
land - Haike Manning tới thăm, làm việc và chào
từ biệt Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến
nhân dịp ông sắp mãn nhiệm kỳ đại sứ tại Việt
Nam. Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ Y tế bày
tỏ mong muốn New Zealand sẽ hỗ trợ Việt Nam
trong lĩnh vực kiểm nghiệm ATTP, chia sẻ kinh
nghiệm đấu thầu quản lý giá thuốc. Hai bên đã
có biên bản ghi nhớ (MOU) về ATTP, kiểm nghiệm
chứng nhận chung cho hàng nông sản hai nước.
* Ngày 10/11/2016, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối
hợp với Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam
tổ chức Hội thảo phổ biến Kế hoạch hành động
quốc gia về dự phòng và kiểm soát ung thư cổ tử
cung tại Việt Nam giai đoạn 2016-2025.
Ytếtuầnqua
144 chuyen in
144 chuyen in
144 chuyen in
144 chuyen in
144 chuyen in
144 chuyen in
144 chuyen in
144 chuyen in
144 chuyen in
144 chuyen in
144 chuyen in
144 chuyen in
144 chuyen in
144 chuyen in

More Related Content

What's hot (20)

Mekong 110
Mekong 110Mekong 110
Mekong 110
 
161
161161
161
 
162
162162
162
 
136 p
136 p136 p
136 p
 
Mekong 110 29 3
Mekong 110 29 3Mekong 110 29 3
Mekong 110 29 3
 
M ekong 137 in
M ekong 137 inM ekong 137 in
M ekong 137 in
 
150 chuyen in
150 chuyen in150 chuyen in
150 chuyen in
 
C huyen in so 123
C huyen in so 123C huyen in so 123
C huyen in so 123
 
So 122 chuan in
So 122 chuan inSo 122 chuan in
So 122 chuan in
 
Mekong 2 2016
Mekong 2 2016Mekong 2 2016
Mekong 2 2016
 
Mekong 115
Mekong 115Mekong 115
Mekong 115
 
174
174174
174
 
Mekong 112
Mekong 112Mekong 112
Mekong 112
 
130
130130
130
 
131
131131
131
 
129
129129
129
 
Thời báo Mekong 6 2015
Thời báo Mekong 6 2015Thời báo Mekong 6 2015
Thời báo Mekong 6 2015
 
So 108 tháng 3.2016
So 108 tháng 3.2016So 108 tháng 3.2016
So 108 tháng 3.2016
 
Thời báo MêKông tháng 06/2013
Thời báo MêKông tháng 06/2013Thời báo MêKông tháng 06/2013
Thời báo MêKông tháng 06/2013
 
135p
135p135p
135p
 

Similar to 144 chuyen in

Similar to 144 chuyen in (18)

172
172172
172
 
160 chuyen in
160 chuyen in160 chuyen in
160 chuyen in
 
180
180180
180
 
Mekong 113
Mekong 113Mekong 113
Mekong 113
 
Mekong 10 2015
Mekong 10 2015Mekong 10 2015
Mekong 10 2015
 
Mekong 7 2015
Mekong 7 2015Mekong 7 2015
Mekong 7 2015
 
Mekong 114
Mekong 114Mekong 114
Mekong 114
 
Mekong 11 2015
Mekong 11 2015Mekong 11 2015
Mekong 11 2015
 
So 124 chuyen in
So 124 chuyen inSo 124 chuyen in
So 124 chuyen in
 
Mk chuyen in 25 7-20 trang 3
Mk chuyen in 25 7-20 trang 3Mk chuyen in 25 7-20 trang 3
Mk chuyen in 25 7-20 trang 3
 
So 127 chuyen in
So 127 chuyen inSo 127 chuyen in
So 127 chuyen in
 
134
134134
134
 
181a
181a181a
181a
 
Mekong 3 2015
Mekong 3 2015Mekong 3 2015
Mekong 3 2015
 
176
176176
176
 
Thoi bao Mekong 4 2015
Thoi bao Mekong 4 2015Thoi bao Mekong 4 2015
Thoi bao Mekong 4 2015
 
21 nq cp[1][1]
21 nq cp[1][1]21 nq cp[1][1]
21 nq cp[1][1]
 
171
171171
171
 

More from Hán Nhung (11)

184
184184
184
 
183 in
183 in183 in
183 in
 
Chương trình tặng quà cao sâm
Chương trình tặng quà cao sâmChương trình tặng quà cao sâm
Chương trình tặng quà cao sâm
 
178
178178
178
 
177
177177
177
 
173
173173
173
 
170 (1)
170 (1)170 (1)
170 (1)
 
169 in
169 in169 in
169 in
 
167
167167
167
 
163 chuyen in
163 chuyen in163 chuyen in
163 chuyen in
 
Tan xuan
Tan xuanTan xuan
Tan xuan
 

144 chuyen in

  • 1. Bạc Liêu: HànhTrình ĐiTìmConChữ CủaCậuHọcTròNghèo KhuyếtTật Số 144 tháng11/2016 thbmekong@gmail.com tbmekong@yahoo.com www.vilacaed.org.vn Phát hành thứ 5 hàng tuần Hotline: 091 4851538 090 9933888 098 7612850 500kiềubào cùnghiếnkếPháttriểnThànhphốHồChíMinhT.05 T.24 T.13 T.08 T.17 Dễ rơi vào bẫy tín chấp Kỳ3:SalướiT.19 TP. Hồ Chí Minh: SôiđộngHộinghị thượngđỉnhChủtịch KimhoànĐáquýASEAN+8 Huyện Yên Thủy - Hòa Bình: Nôngthônmớihiệuquả từcôngtáctuyêntruyền Foodexpo 2016: CơHộiCho NgànhCôngNghiệp ThựcPhẩmViệtNam
  • 2. 02 Số 144 - Tháng 11/2016THEO DÒNG THỜI SỰ Giá bán tại Việt Nam: 4.800đ Tổng Biên tập: Lại Thanh Bình Phó Tổng Biên tập: Hồ Minh Sơn Văn phòng đại diện phía Nam: Tầng 8, Số 18A đường Nam Quốc Cang, P.Phạm Ngũ Lão, Q.1, TP.HCM. ĐT: 08.6679.2468 Văn phòng đại diện tại Cần Thơ và ĐBSCL: Số 9/10 Đại lộ Võ Văn Kiệt, Khu vực 7, phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, TP.Cần Thơ. Văn phòng đại diện tại Đà Nẵng: 329 NGuyễn Hữu Thọ, P.Hòa Cường Bắc, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng Văn phòng đại diện tại Tây Nguyên: 250/31 đường Phan Chu Trinh, P.Tân Lợi, TP.Buôn Mê Thuột, tỉnh Đaklak. Tài khoản: 0521101078008, ngân hàng TMCP Quân đội. Giấy phép hoạt động báo chí: Số 1144/GP-Bộ TT&TT, ngày 25/7/2011 In tại: Xí nghiệp In 2 - CTy TNHH MTV In Ba Đình - Bộ Công An Đơn vị phát hành: Cty TNHH Truyền thông Mỹ Phúc. ĐC: 205 Võ Thị Sáu, P.7, Q.3, TP.HCM. ĐT: 08.38249001 Trụ sở: Tầng 7, số 65, Văn Miếu, Q.Đống Đa-Hà Nội (Bộ Kế hoạch & Đầu tư) Văn phòng Ban Biên tập: Tầng 01, Cung Triển lãm Kiến trúc Quy hoạch Xây dựng Quốc gia, Đỗ Đức Dục - Mỹ Đình - Nam Từ Liêm - Hà Nội. ĐT: 08049573 - 08049574 - 08049575. Fax: 08049575 Ngày 10/11 vừa qua, Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp Đại sứ Serbia tại Indonesia kiêm nhiệm Việt Nam, ông Slo- bodan Marinkovic. Thủ tướng khẳng định, Việt Nam luôn coi trọngvàmongmuốntăngcường quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt với Serbia. Thủ tướng chúc Đại sứ có nhiệm kỳ công tác thành công, góp phần thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác Việt Nam - Serbia đi vào chiều sâu, trong đó có việc đưa kim ngạch thương mại hai nước lên 500 triệu USD trong nhiệm kỳ này. ĐạisứSlobodanMarinkoviccho biết, ông đã được Thủ tướng Serbia giao nhiệm vụ mở rộng quan hệ hợp tác hơn nữa với Việt Nam, trước hết là những lĩnh vực có tiềm năng. Đại sứ cũng cho biết, mới đây, phía Việt Nam có cuộc trao đổi ấn tượng với Phòng Thương mại Serbia tại Thủ đô Belgrade về các tiềm năng và cơ hội hợp tác kinh tế, thương mại giữa hai nước. “Sau đó, chúng tôi đã nhận được nhiều cuộc điện thoại từ các doanh nghiệp Serbia hỏi thông tin cũng như mong muốn tiếp cận thị trường Việt Nam. Tôi tin hai nước có nhiều triển vọng hợp tác trong lĩnh vực này”, Đại sứ Slobo- dan Marinkovic chia sẻ và cho biết đang nỗ lực tìm giải pháp để kết nối cộng đồng doanh nghiệp hai nước. Hoan nghênh ý kiến của Đại sứ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị hai bên tổ chức một diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam và Serbia tại Hà Nội hoặc TPHCM để doanh nghiệp hai nước tìm hiểu, trao đổi cơ hội hợp tác. Ngày10/11vừaqua,tạitrụsở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp Đại sứ Bồ Đào Nha Francisco Assis Morais Cunha Vazpatto đến chào nhân dịp nhận nhiệm vụ tại Việt Nam. Thủ tướng bày tỏ vui mừng quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước đã phát triển tốt đẹp. Kim ngạch thương mại hai nước liên tục tăng trong những năm qua và đạt gần 400 triệu USD vào năm 2015. Thủ tướng mong muốn trong nhiệm kỳ công tác của mình, Đại sứ gópsứcvàoviệcthúcđẩyquanhệhai nước, nhất là trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, đưa kim ngạch thương mại hai chiều nhanh chóng đạt mức 1 tỷ USD vào trước năm 2020, đặc biệt là có thêm nhiều dự án đầu tư của Bồ Đào Nha vào Việt Nam. Cho rằng Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) sẽ mở ra tiềm năng lớn cho quan hệ thương mại hai nước, Thủ tướng đề nghị Bồ Đào Nha tiếp tục ủng hộ để EVFTA sớm được ký kết và triển khai. Thủ tướng cũng nhất trí với Đại sứ về việc hai bên thúc đẩy hợp tác du lịch, thể thao, văn hóa, qua đó thúc đẩy hợp tác kinh tế và thương mại. Về phần mình, Đại sứ Fran- cisco Assis Morais Cunha Vazpatto cảm ơn Thủ tướng dành thời gian tiếp, bày tỏ vinh dự khi nhận nhiệm vụ tại Việt Nam. Đại sứ khẳng định Bồ Đào Nha ủng hộ EVFTA và sẽ nỗ lực thúc đẩy việc ký kết và triển khai Hiệp định này. Việt Nam - Serbia: Tăngcườngquanhệhợptác Thuỳ Duyên Sáng 7/11, tại TPHCM, Ban Chỉ đạo Tổng kết Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) đã tổ chức Hội nghị khu vực miền Trung và miền Nam, lấy ý kiến góp ý đối với dự thảo Đề án tổng kết 10 năm thực hiện Nghị Công Tác Phòng, Chống Tham Nhũng Đã Có Sự Chuyển quyết Trung ương 3 về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí". Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đã đến dự và phát biểu chỉ đạo. Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình cho biết: Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) là Nghị quyết chuyên đề đầu tiên của Đảng về phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Qua 10 năm thực hiện, công tác phòng, chống tham nhũng đã có sự chuyển biến tích cực, thể hiện trên các mặt phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng, góp phần quan trọng vào giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, tham nhũng, lãng phí hiện vẫn còn xảy ra trên nhiều lĩnh vực, nhiều cấp, nhiều ngành, với những biểu hiện tinh vi, phức tạp, là một trong những nguy cơ đe dọa sự tồn vong của chế độ. Theo Phó Thủ tướng, bản chất của tham nhũng là sự lạm dụng quyền lực để vụ lợi, tham nhũng có thể xảy ra ở mọi quốc gia, không phân biệt thể chế chính trị, không phân biệt quốc gia giàu hay nghèo mà chỉ khác nhau ở tính chất, mức độ. Do đó, kiềm chế, ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, lãng phí thì nhất thiết phải giám sát, kiểm soát được quyền lực. Đặc biệt, để phòng, chống tham nhũng, lãng phí, trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, tính tiên phong gương mẫu của cấp ủy, chính quyền, người đứng đầu đóng vai trò hàng đầu. “Cấp ủy, chính quyền, người đứng đầu có thực sự quan tâm lãnh đạo, chỉđạo,cóthựcsựgươngmẫukhông, hay nói không đi đôi với làm, chống tham nhũng một cách hình thức”, Phó Thủ tướng đặt vấn đề và dẫn lời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Tay đã nhúng chàm làm sao chống tham nhũng được”. Phó Thủ tướng cũng cho rằng cần hoàn thiện các quy định về công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị, tạo điều CÔNGTÁCPHÒNG,CHỐNGTHAMNHŨNGĐÃCÓSỰCHUYỂNBIẾNTÍCHCỰC Xuân Tài Việt Nam - Bồ Đào Nha: PháttriểnquanhệHữunghị-Hợptác Chí Nhân Chiều8/11vừaqua,tạitrụsở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp Đại sứ Cam- puchia Prak Nguon Hong đến chào xã giao nhân dịp nhận nhiệm vụ tại Việt Nam. ThủtướngNguyễnXuânPhúcđã khẳng định Việt Nam và Campuchia là láng giềng gần gũi trong ASEAN, có quan hệ truyền thống lâu đời, ủng hộ và giúp đỡ lẫn nhau, luôn kề vai, sát cánh bên nhau trong những lúc khó khăn, hoạn nạn. Thủ tướng mong muốn hai bên tăng cường đoàn kết, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau vì lợi ích của nhân dân hai nước, góp phần vào việc củng cố hợp tác trong khu vực và trên thế giới. Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố và tăng cường mối quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện với Campuchia. Nhân dịp Quốc khánh lần thứ 63 của Cam- puchia, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chúc mừng những thành tựu mà nhân dân Campuchia đã giành được thời gian qua. Thủ tướng mong muốn trong nhiệm kỳ công tác, Đại sứ Prak Ngu- on Hong sẽ có nhiều đóng góp tích cực, đưa mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước ngày càng phát triển, như thúc đẩy hoạt động của Ủy ban hỗn hợp Việt Nam - Campuchia, Ủy ban liên hợp về biên giới hai nước; thúc đẩy công tác phân giới cắm mốc trên đất liền giữa hai nước; tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng người Việt tại Campuchia làm ăn sinh sống. Đại sứ Prak Nguon Hong cho biết, từ khi đến Việt Nam, đã nhận được sự đón tiếp chu đáo, thân tình của các đồng nghiệp, bạn bè Việt Nam. “Tôi ngưỡng mộ trước thành tựu phát triển mà nhân dân Việt Nam đã đạt được và hy vọng đóng góp hơn nữa cho tình đoàn kết hữu nghị giữa hai nước”, Đại sứ bày tỏ và mong muốn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của Chính phủ, các cơ quan chức năng và nhân dân Việt Nam. Xác định vai trò Đại sứ là cây cầu nối hữu nghị giữa hai nước, ông nhấn mạnh sẽ theo dõi, thúc đẩy việc thực hiện các thỏa thuận hợp tác mà lãnh đạo hai nước đã nhất trí; tích cực tham gia vào việc giải quyết các vấn đề còn tồn tại như công tác phân giới cắm mốc… Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Đại sứ Campuchia Prak Nguon Hong ViệtNam-Campuchia:Thắtchặttìnhhữunghị Thùy Duyên Đọc tiếp trang 03
  • 3. 3Số 144 - Tháng 11/2016 0SỰ KIỆN - TIÊU ĐIỂM kiện cho nhân dân, báo chí giám sát công tác phòng chống tham nhũng. Tăng cường cải cách hành chính, đổi mới công nghệ quản lý nhằm giảm thiểu việc lợi dụng các thủ tục hành chính để sách nhiễu, vòi vĩnh. Hoàn thiện các quy định nhằm kiểm soát tốt tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn, nhằm hạn chế tính hình thức của giải pháp này hiện nay. Đồng thời, cần phải có quy định cụ thể để giám sát việc thực thi quyền lực trong Đảng và trong các cơ quan Nhà nước. Giám sát, kiểm soát quyền lực trong quản lý kinh tế xã hội, không để bị lợi dụng, không để hình thành “lợi ích nhóm” và nhất là đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật, các cơ quan tố tụng. Đẩy mạnh công tác phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử nghiêm minh những trường hợp vi phạm. Quan điểm là không có vùng cấm, không loại trừ bất cứ ai, nếu có hành vi tham nhũng là phải bị xử lý; không để dư luận xã hội đặt vấn đề làm chưa ng- hiêm, chưa quyết liệt và chưa làm đến nơi đến chốn, còn có những nơi chưa đụng tới… Qua Hội nghị này, các cơ quan chức năng cần đánh giá những mặt làm được, mặt còn hạn chế, trên cơ sở đó đóng góp ý kiến hoàn chỉnh dự thảo Đề án, để Ban Chỉ đạo tổng kết trình Bộ Chính trị. Chiều 10/11 vừa qua, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Chủ tịch Hội đồng Chỉ đạo biên soạn Bách khoa Toàn thư Việt Nam, đã gặp gỡ các Trưởng ban biên soạn chuyên ngành. Phó Thủ tướng mong muốn được nghe ý kiến trực tiếp, yêu cầu cụ thể từ các trưởng ban biên soạn chuyên ngành đối với Chính phủ, hai Viện Hàn lâm, Hội đồng Chỉ đạo biên soạn, để các nhà khoa học hoàn thành tốt nhất công việc của mình. Theo GS.TS. Nguyễn Xuân Thắng, Phó Chủ tịch Hội đồng Chỉ đạo biên soạn Bách khoa Toàn thư Việt Nam cho biết, hiện nay công tác chuẩnbịđangđượctíchcựcthựchiện như: Xây dựng quy chế hoạt động, cẩm nang, cách thức biên soạn, quy trình kiểm tra, đánh giá, nghiệm thu từng mục từ, từng quyển, khả năng chia sẻ kinh nghiệm quốc tế… Sau khi nghe kiến nghị, đề xuất củacácnhàkhoahọc,nhấnmạnhtính mởtrongcơcấutổchứccácbanchuyên ngành cũng như trong quá trình biên soạn, Phó Thủ tướng cho rằng quyết định thành lập các ban chuyên ngành là bộ khung nền tảng ban đầu, còn trong quá trình hoạt động là hoàn toàn linh hoạt để thu hút sự tham gia cống hiến của tất cả các nhà khoa học cũng như của cộng đồng. Phóthủtướngchobiết:“Tinhthần làcơcấutổchứclinhhoạt,cởimởtrong từng nhóm, từng ban chuyên ngành, thậmchímộtnhàkhoahọccóthểtham gia biên soạn tại nhiều ban chuyên ngành khác nhau và mở ra ngoài xã hội, cộng đồng”. Bên cạnh đó, tính mở từ quá trình xây dựng đề cương, phạm vi kiến thức đến phân chia thành các quyển,tậpbáchkhoathưsaochokhoa học, hợp lý, làm rõ hội hàm, đặc thù của Việt Nam so với các bộ bách khoa toàn thư trên thế giới. Trong đó, việc quantrọngvàcấpthiếtlàkhẩntrương xây dựng Cổng Bách khoa Toàn thư Việt Nam kèm theo công cụ biên soạn trực tuyến để cộng đồng các nhà khoa học có thể cập nhật, giải thích, bổ sung cácmụctừ,sựkiện… “Thay vì cách làm truyền thống là làm xong bản giấy mới cập nhật lên bản điện tử, thì nay chúng ta làm ngược lại là đăng tải các mục từ được biên soạn lên Cổng Bách khoa Toàn thư Việt Nam để ghi nhận, tiếp thu ý kiến đóng góp, thẩm định từ các nhà khoa học, nhà quản lý và tất cả những người quan tâm đến việc biên soạn Bách khoa Toàn thư Việt Nam ở trong và ngoài nước. Sau khi hoàn chỉnh thì chúng ta in lại thành bản giấy theo định kỳ 5-10 năm một lần, còn bản điện tử liên tục cập nhật. Quan trọng là chúng ta thống nhất được cách làm ngay từ đầu vì khi triển khai thì đây sẽ là một quá trình liên tục”, Phó Thủ tướng nhận định. PhóThủtướngnhấnmạnh,việc biên soạn Bách khoa Toàn thư Việt Nam là hết sức có ý nghĩa nhằm giới thiệu một cách toàn diện, có hệ thống, chuẩn xác những tri thức cơ bản nhất về đất nước, con người, lịch sử xã hội, văn hóa, khoa học - công nghệ của Việt Nam và thế giới từ xưa đến nay… Đây vừa là vinh dự vừa là trách nhiệm của cộng đồng khoa học Việt Nam. Bách Khoa Toàn Thư Việt Nam VINHDỰCỦACẢCỘNGĐỒNGKHOAHỌCVIỆT Hoàng Thiên Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại buổi làm việc Chiều 10/11 vừa qua, tại trụ sở Văn phòng Chính phủ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đã chủ trì buổi làm việc với lãnh đạo các Viện nghiên cứu kinh tế - xã hội trực thuộc các Bộ, các trường Đại học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam về cơ chế phối hợp, trao đổi thông tin phục vụ công tác tham mưu, đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội. Đồng chí Mai Tiến Dũng cho biết: Thủ tướng đánhgiátrongthờigianqua,nhiềunghiêncứuvà kiến nghị của các viện đã thể hiện sự sâu sắc, kịp thời và rất cơ bản, được Chính phủ, Thủ tướng và các Bộ, ngành nghiêm túc nghiên cứu, tiếp thu và đưa vào thực tiễn điều hành. “Thủ tướng muốn nắm thông tin nhanh nhất, chính thức nhất, trực tiếp nhất từ các nhà khoa học, kể cả các ý kiến phản biện khác nhau”, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho hay. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, sự phối hợp, cơ chế trao đổi thông tin, nghiên cứu và đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế xã hội của các viện nghiên cứu với Chính phủ, Thủ tướng và các cơ quan thuộc Chính phủ cần được kết nối theo hướng trực tiếp hơn. “Thời gian qua, các viện chỉ báo cáo, đề xuất lên các Bộ, lên các cơ quan chủ quản. Thủ tướng yêu cầu phải có cách thức như thế nào để huy động nguồn lực tri thức này, không thể để một đội ngũ trí thức đông như vậy mà không tham mưu trực tiếp cho Thủ tướng, cho Chính phủ. Khi có kết quả nghiên cứu, có thể gửi trực tiếp tới Thủ tướng để xem xét, cân nhắc, đánh giá, xử lý mọi vấn đề, đồng thời gửi các Bộ trưởng”, ông Mai Tiến Dũng cho biết thêm. Trên tinh thần đó, Bộ trưởng đề nghị các viện nghiên cứu chủ động hơn nữa trong công tác ng- hiên cứu, đề xuất kịp thời các giải pháp điều hành kinh tế vĩ mô. Các hướng nghiên cứu cần thể hiện tầm nhìn chiến lược, kết hợp chặt chẽ giữa nghiên cứu các vấn đề dài hạn, trung hạn và trước mắt, giữa tình hình quốc tế và bối cảnh trong nước. Bên cạnh đó, đẩy mạnh công tác tổng kết thực tiễn, ng- hiêncứulýluận,chútrọngkếthợpgiữanghiêncứu cơ bản và nghiên cứu triển khai, dự báo xu hướng phát triển, cung cấp các luận cứ khoa học, lý luận cho việc hoạch định, xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới. Ý kiến đại biểu đều đánh giá rất cao chủ trương này của Thủ tướng, khẳng định điều này vừa là mong muốn, nguyện vọng, cũng là cơ hội của các viện nghiên cứu. “Dù mỗi cấp đều có vai trò trong việc sử dụng các kết quả nghiên cứu, nhưng được góp ý trực tiếp với Thủ tướng vẫn là mong muốn của chúng tôi và đây cũng là động lực để anh em khoa học làm việc tốt hơn”, TS. Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam phát biểu. Theo TS. Đào Văn Hùng - Giám đốc Học viện Chính sách và Phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho rằng, cơ chế Viện báo cáo trực tiếp Thủ tướng sẽ khiến các Bộ phải nỗ lực nhiều hơn. Ông nêu thực tế, lâu nay, các nghiên cứu chỉ được truyền tải gián tiếp tới Chính phủ, Thủ tướng thông qua các hội thảo, báo chí. Ngược lại, các viện cũng chỉ nắm được thông tin về “đề bài” của Chính phủ, về những vấn đề kinh tế - xã hội thông qua báo chí. “Sắp tới, chúng tôi sẽ gửi ngay 3 báo cáo nghiên cứu về nợ xấu, lạm phát và tăng trưởng”, ông Hùng cho biết. Một vấn đề nổi lên được các nhà khoa học tập trung mổ xẻ là cơ chế báo cáo. Theo ông Phạm Xuân Hòe, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng, trong nhiều trường hợp, các viện nghiên cứu thuộc các Bộ đề xuất giải pháp trên tinh thần khách quan, khoa học, nhưng đơn vị trực tiếp xây dựng chính sách lại bị tác động bởi lợi ích cục bộ, muốn giữ cơ chế “xin-cho”. Nhưng các Viện cũng băn khoăn về mặt thẩm quyền khi trực tiếp báo cáo lên Chính phủ, Thủ tướng. Trả lời các vấn đề này, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết sẽ tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế cụ thể, giải quyết các vướng mắc, như cho phép các Viện được tiếp cận thông tin từ các cơ quan chức năng và được báo cáo trực tiếp Thủ tướng, Chính phủ. Đồng thời, sẽ tham mưu cho Thủ tướng thành lập bộ phận thường trực để tham gia ra “đề bài”, tổng hợp, sàng lọc các kết quả nghiên cứu. Cùng với đó, sẽ báo cáo Thủ tướng xem xét, có thể gặp gỡ, làm việc trực tiếp với các nhà khoa học về các vấn đề cụ thể. “Các nhà khoa học, các viện làm việc trên tinh thần khách quan, khoa học, không liên quan tới lợi ích, nhưng nếu các Bộ không có tư tưởng đổi mới thì các kết quả nghiên cứu sẽ khó mà truyền tải trực tiếp tới Thủ tướng. Đây là buổi làm việc mở đầu cho việc Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trực tiếp lắng nghe các nhà khoa học”, Bộ trưởng khẳng định. THỦTƯỚNGMUỐNNGHEÝKIẾNTHAMMƯUTRỰCTIẾP TỪCÁCNHÀKHOAHỌC Phước Lập Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ làm việc với các nhà khoa học theo sự chỉ đạo của Thủ tướng Tiếp theo trang 02
  • 4. 04 Số 144 - Tháng 11/2016CHÍNH SÁCH & CUỘC SỐNG Quy hoạch cấp nước vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030, tầm nhìn đếnnăm2050vừađượcThủtướng Chínhphủphêduyệt.Phạmvilập quy hoạch bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính của ĐBSCL với tổng diện tích tự nhiên khoảng 40.604,7 km2, bao gồm thành phố CầnThơvà12tỉnh:LongAn,Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, An Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau. Mục tiêu đến năm 2020, tỷ lệ dân cư đô thị loại III trở lên được sử dụng nước sạch đạt 90 - 100%, đô thị loại IV và loại V đạt 90 - 95%; tỷ lệ dân cư nông thôn tập trung được sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước vùng liên tỉnh, cấp nước đô thị đạt 25%; tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch bình quân đạt 18%. Đến năm 2030, tỷ lệ dân cư đô thị đượcsửdụngnướcsạchđạt98-100%; tỷ lệ dân cư nông thôn tập trung được sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước vùng liên tỉnh, cấp nước đô thị đạt35%;tỷlệthấtthoát,thấtthunước sạch bình quân đạt dưới 12%. *Ba vùng cấp nước Trên cơ sở điều kiện địa hình, nguồn nước, thực trạng và định hướng phát triển không gian vùng, nhu cầu sử dụng nước và phát triển cấp nước theo các giai đoạn quy hoạch, vùng ĐBSCL được chia thành ba vùng cấp nước. Cụ thể, Vùng I - Bắc Sông Tiền bao gồm toàn bộ các tỉnh: Long An, Tiền Giang và một phần tỉnh Đồng Tháp. Vùng II - Giữa sông Tiền và sông Hậu bao gồm toàn bộ các tỉnh: Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh và một phần tỉnh Đồng Tháp. Vùng III - Vùng Tây Nam sông Hậu bao gồm toàn bộ các tỉnh/thành phố Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau. Trong các vùng cấp nước, theo điều kiện nguồn nước chia thành các khu vực: Thuận lợi, ít thuận lợi và khó khăn về nguồn nước làm cơ sở lựa chọn giải pháp cấp nước phù hợp. Các khu vực thuận lợi về nguồn nước gồm các tỉnh: Đồng Tháp, An Giang; một phần thành phố Cần Thơ. Các khu vực ít thuận lợi về nguồn nước gồm các tỉnh: Long An, Tiền Giang; một phần tỉnh Vĩnh Long và thành phố Cần Thơ. Các khu vực khó khăn về nguồn nước gồm các tỉnh Bến Tre, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, Trà Vinh; một phần tỉnh Vĩnh long. *Đầu tư xây dựng 5 nhà máy nước quy mô vùng liên tỉnh Trong điều kiện biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn, giải pháp cấp nước vùng ĐBSCL kết hợp giữa nhà máy nước quy mô vùng liên tỉnh với các nhà máy nước quy mô vùng tỉnh phù hợp với điều kiện nguồn nước của từng khu vực. Đầu tư xây dựng 5 nhà máy nước quy mô vùng liên tỉnh và kết nối với mạng lưới đường ống truyền tải liên tỉnh cấp nước cho các khu vực nguồn nước bị xâm nhập mặn hoặc khó khăn về nguồn nước gồm: 1- Nhà máy nước sông Tiền 1, khu vực huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang; 2- Nhà máy nước sông Tiền 2, khu vực thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long; 3- Cụm nhà máy nước sông Hậu 1, khu vực quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ và nhà máy nước Sông Hậu khu vực Khu công nghiệp sông Hậu, tỉnh Hậu Giang; 4- Nhà máy nước sông Hậu 2, khu vực huyện Châu Thành, tỉnh An Giang; 5- Nhà máy nước sông Hậu 3, khuvựcthànhphốChâuĐốc,tỉnhAn Giang. Quy mô công suất và phạm vi cấp nước của các nhà máy nước quy môvùngliêntỉnhđượcđầutưmởrộng dựa theo nhu cầu sử dụng nước, kịch bản biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn trong từng giai đoạn quy hoạch. ĐồngBằngSôngCửuLong:QuyHoạchCấpNướcVùng Thảo Nguyên Công nhân Công ty TNHH MTV Cấp nước Tiền Giang thi công đường ống dẫn nước về phục vụ nhân dân xã Bình Đông (thị xã Gò Công - Tiền Giang) Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với lãnh đạo thành phố Đà Nẵng. Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, năm 2017, Đà Nẵng được chọn là nơi tổ chức Tuần lễ Cấp cao APEC 2017; đây là cơ hội để Thành phố quảng bá du lịch, phát triển thương mại, thu hút đầu tư..., nâng cao vị thế của Thành phố nói riêng và cả nước nói chung với bạn bè quốc tế. Vì vậy, Thành phố Đà Nẵng cần có kế hoạch, chương trình hành động cụ thể, phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, địa phương để làm tốt công tác chuẩn bị, đáp ứng đầy đủ yêu cầu phục vụ Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 và khai thác thật tốt cơ hội của sự kiện lớn mang lại. Đà Nẵng phải có một chiến lược tổng thể, nhất quán, có chiều sâu về quy hoạch phát triển thành phố, với tầm nhìn Đà Nẵng phải trở thành một thành phố thông minh, một trung tâm giao thương, trung tâm dịch vụ quốc tế, một điểm đến cho các nhà đầu tư, du khách, thu hút nhân tài...; một thành phố cạnh tranh với các thành phố lớn, đẹp của khu vực và thế giới như Singapore và Hồng Kông. Mô hình phát triển mà Đà Nẵng lựa chọn, đòi hỏi phải là một thành phố mở cửa, hội nhập, thu hút và hội tụ nhân tài trong nước và quốc tế; cần quan tâm cả về quy mô dân số, cơ cấu dân số và chất lượng dân số; hình thành một hệ sinh thái cho dịch vụ giáo dục, nghiên cứu phát triển và khởi nghiệp. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Đà Nẵng tập trung phát triển mạnh do- anh nghiệp, khuyến khích khởi nghiệp. Tiếp tục thu hút mạnh các dự án FDI công nghệ cao, công nghệ thông tin, thân thiện với môi trường; đồng thời tạo mọi thuận lợi để phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp phụ trợ, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động. Phấn đấu đạt 40 đến 45 nghìn doanh nghiệp vào năm 2020. Đà Nẵng cần tập trung đầu tư phát triển mạnh kinh tế biển. Theo đó, có giải pháp để hỗ trợ về tín dụng, đào tạo nghề cho ngư dân, phát triển nhanh cả về số lượng và công suất tàu cá để ngư dân khai thác vùng biển xa bờ gắn với bảo vệ chủ quyền biển đảo, cải thiện và nâng cao đời sống, cùng các lực lượng chức năng gìn giữ, bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Bên cạnh đó thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, các chế độ, chính sách xã hội đối với người có công, các đối tượng bảo trợ xã hội. Đẩy mạnh xã hội hóa các đơn vị sự nghiệp công lập gắn với từng bước cơ cấu lại ngân sách địa phương, phấn đấu giảm chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước để tăng chi cho đầu tư phát triển. Thành phố cần phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương đề xuất chương trình, kế hoạch, lộ trình cụ thể xây dựng Đà Nẵng thành trung tâm y tế, giáo dục, văn hóa chất lượng cao của Vùng. Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu thành phố Đà Nẵng cần tiếp tục quan tâm và làm tốt hơn nữa công tác cải cách hành chính, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tăng cường thực hiện dịch vụ công trực tuyến, bảo đảm công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Theo đó, bộ máy chính quyền các cấp từ Thành phố đến xã, phường phải nhiệt huyết, trách nhiệm, năng động; xây dựng nền hành chính kiến tạo phát triển, liêm chính, phục vụ doanh nghiệp và người dân. Đà Nẵng: PhátTriểnMạnhCácNgànhDịchVụ,DuLịch Trọng Tâm Tỉnh Tiền Giang có vùng trồng cây khóm chuyên canh ở vùng Đồng Tháp Mười, thuộc huyện Tân Phước với gần 15.000ha, đứng đầu vùng ĐBSCL. Những ngày gần đây, do liên tục có mưa to, mực nước trong các ô đê bao trồng khóm tăng cao, đe dọa hàng ngàn ha cây khóm thương phẩm. Trong khi đó, nước lũ tràn về kết hợp với triều cường dâng lên ở kênh mương thủy lợi đã gây khó khăn cho việc tiêu thoát nước. Những ngày qua, nhiều hộ dân ở ấp Tân Hòa, xã Tân Lập 2 (Tân Phước - Tiền Giang) thấp thỏm lo âu vì ruộng khóm bị ngập nước, nguy cơ thiệt hại nặng. Tại ấp Tân Lợi, xã Tân Hòa Thành, huyện Tân Phước, cũng có khoảng 40ha cây khóm bị nước mưa nhấn chìm. Trong đó có nhiều hộ dân phải làm đất để trồng lại diện tích khóm đã bị ngập úng chết.ÔngNgôTấnHùng,Trưởngấp Tân Lợi chia sẻ: “Ngập thì có ngập nhưng thiệt hại chưa đánh giá được. Cây khóm này khi hết đợt ngập mới đánh giá được thiệt hại. Bây giờ ảnh hưởng năng suất sẽ có, còn gây thiệt hại thì theo tôi đối với cây mới trồng, cây còn nhỏ quá khi ngập cái đọt thì chết đọt. Còn cây lớn thì có khả năng thiệt hại về trái”. Con số diện tích khóm bị ngập do mưa ở cánh đồng khóm Tân Phước là rất lớn và mức độ thiệt hại cũng không thấp. Bởi loại cây này có thể xanh tươi nhiều ngày khi nước ngập, nhưng sau này sẽ ảnh hưởng đến năng suất. Trước tình hình này, chính quyền và nhân dân địa Tiền Giang: Khẩntrươngcứucánhđồngkhómtrướcnguycơngậpúng Nhật Tân Đọc tiếp trang 20
  • 5. 05Số 144 - Tháng 11/2016 KINH TẾ PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Những năm qua, cùng với việc ban hành các cơ chế, chính sách, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, tỉnh Vĩnh Phúc luôn sát cánh, đồng hành, kịpthờitháogỡmọikhókhăn,vướngmắcchocộng đồng doanh nghiệp phát triển. Nhờ đó, ngay cả trong những lúc khó khăn nhất, các doanh nghiệp cũng khẳng định được bản lĩnh và có bước phát triển mạnh mẽ, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Nếu năm 1997, giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh mới đạt 1.652 tỷ đồng thì đến năm 2010 tăng lên 80.000 tỷ đồng và đạt 125.210 tỷ đồng vào năm 2015. Với sự chủ động nâng cao chất lượng sản phẩm, đổi mới mẫu mã và tích cực tìm kiếm thị trường mới, các doanh nghiệp xuất khẩu ngày càng khẳng định chỗ đứng trên thị trường. Các loại hàng hóa sản xuất tại Vĩnh Phúc khẳng định được chỗ đứng ở thị trường trong nước và vươn ra thị trường thế giới. Riêng 10 tháng đầu năm 2016, tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đạt 1,4 tỷUSD,tăng12,79%socùngkỳnămtrước.Trong đó, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt trên 1,39 tỷ USD, tăng 12%; kinh tế tư nhân đạt 49,8 triệu USD, tăng 39% so với cùng kỳ. Hiện tại, trên địa bàn tỉnh có trên 7.100 doanh nghiệp, trong đó có gần 200 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.   Vĩnh Phúc: Kimngạchxuấtkhẩutănghơn113lầnsau20nămtáilậptỉnh Ly Sơn Với chủ đề “Kiều bào chung sức xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh phát triển nhanh, bền vững và hội nhập quốc tế”, Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoàiđãđượclongtrọngtổchức sáng ngày 10/11 tại TP.HCM, thu hút sự tham gia của hơn 500 kiều bào từ khắp các nơi trên thế giới. Phát biểu ý kiến tại Hội nghị, thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gửi lời thăm hỏi ân cần, lời chúc mừng tốt đẹp đến toàn thể kiều bào trên khắp thế giới và các kiều bào tham dự Hội nghị. Thủ tướng bày tỏ: “Tôi vô cùng xúc động và ấm cúng khi đứng trước bà con kiều bào, những người con của dân tộc Việt Nam. Dù ở xa Tổ quốc nhưng huyết thống dân tộc vẫn không ngừng chảy và trái tim hướng về đất nước của bà con kiều bào luôn thủy chung, không bao giờ thay đổi”. Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không thể tách rời của cả dân tộc, luôn mang trong mình lòng yêu quê hương đất nước, là cầu nối tăng cường tình hữu nghị giữa Việt Nam với các nước, là nguồn lực quan trọng đóng góp hiệu quả vào quá trình phát triển kinh tế của đất nước. Sự hiện diện của kiều bào tại TP.HCM, một trung tâm kinh tế năng động hàng đầu của cả nước khẳng định một điều thiêng liêng rằng, tiềm năng và nguồn lực phát triển của đất nước không chỉ nằm trong dải đất hình chữ S, mà còn ở rất nhiều nơi trên thế giới. Có thể nói, ở đâu có người Việt, ở đó có Việt Nam và đất nước lúc nào cũng sẵn sàng chào đón những người con Việt Nam trở về mang theo tấm lòng, hoài bão, ý tưởng và nguồn lực để đóng góp cho công cuộc phát triển đất nước. Những ý kiến đóng góp của bà con kiều bào khá sâu sát, kiến nghị mới, sáng tạo thể hiện sự quan tâm, tinh thần trách nhiệm đối với những vấn đề lớn của TP.HCM. 500 Việt kiều là chuyên gia, trí thức, doanh nhân, nhà hoạt động văn hóa, xã hội đang sinh sống và làm việc trên khắp thế giới đã về TP.HCM tham dự hội nghị do Bộ Ngoại giao, UBND TP.HCM cùng Ủy ban Nhà nước người Việt Nam ở nước ngoài phối hợp tổ chức. Đây là hoạt động nhằm mục đích huy động, phát huy trí tuệ chuyên gia, trí thức, doanh nhân kiều bào đóng góp, hiến kế, tìm giải pháp thiết thực, hiệu quả cho các vấn đề phát triển cấp bách cũng như lâu dài, bền vững của đất nước nói chung và TP.HCM nói riêng. Đây là sự kiện lớn đầu tiên triển khaichokiềubàovớiriêngTP.HCM. Phó Thủ tướng - Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nhấn mạnh: “TP.HCM không chỉ từng là “hòn ngọc Viễn đông” mà còn luôn là đầu tàu phát triển, đi đầu cả nước trong tiến trình mở cửa, hội nhập quốc tế hiện nay. TP.HCM phải đi trước để cả nước tiến lên”. Phó Thủ tướng còn cho biết thêm, trong 30 năm đổi mới, Việt Nam đạt được nhiều thành tựu quan trọng, chính trị - xã hội được giữ vững ổn định, kinh tế phát triển, đời sống nhân dân được nâng cao. Thời gian tới, đất nước còn rất nhiều tiềm năng để phát triển, nhưng cũng đang đối mặt với những thách thức lớn. Mô hình tăng trưởng cũ dựa vào lợi thế tài nguyên và nhân công rẻ có dấu hiệu tới hạn; năng suất, trình độ công nghệ và quản trị còn thấp; vấn đề biến đổi khí hậu, an ninh nguồn nước, ô nhiễm môi trường đang kéo lùi thành quả kinh tế - xã hội và ảnh hưởng đến sự bền vững của đất nước. Theo Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh, Đảng và Nhà nước luôn xác định người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không thể tách rời của dân tộc Việt Nam. “Đất nước rất cần tri thức, kinh nghiệm, trí tuệ và nhiệt huyết của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đóng góp cho công cuộc xây dựng và phát triển” - Phó Thủ tướng khẳng định. Bên cạnh đó, ông Phạm Bình Minh cũng nhấn mạnh, trong 500 đại biểu kiều bào có mặt tại Hội nghị, người lớn tuổi nhất là 85 tuổi, trẻ nhất 33 tuổi, cóvốntrithức,kinhnghiệmđadạng ở nhiều lĩnh vực, nhưng chắc chắn có một điểm chung vô cùng quý báu và đáng trân trọng, đó là đều tâm huyết vì sự phồn vinh của đất nước. TP.HCM hiện là địa phương thu hút đông đảo đội ngũ doanh nhân, chuyên gia, trí thức người Việt Nam ở nước ngoài về đầu tư, làm việc. Hiện có khoảng 200 chuyên gia, trí thức kiều bào từ nhiều quốc gia hợp tác làm việc tại TP.HCM, đồng thời có hơn 2.500 DN của kiều bào đang thực hiện 122 dự án. TP.HCM cũng lànơithuhútphầnlớndòngkiềuhối trong những năm qua, chiếm gần 50% so với cả nước. Cụ thể, tính đến cuối tháng 9/2016, lượng kiều hối chuyển về địa bàn TP.HCM qua các kênh chính thức đạt 3,25 tỷ USD, tăng hơn 12% so với tháng trước và tăng khoảng 4% so với cùng kỳ năm ngoái. Dự báo năm nay, lượng kiều hối chuyển về TP.HCM tiếp tục khả quan, ước gần 6 tỷ USD. Theo Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong, thành phố là địa phương có nhiều chính sách ưu đãi đối với kiều bào, thể hiện qua việc thu hút số lượng kiều hối rất lớn, chiếm 50% tổng số kiều hối của cả nước, đồng thời quy tụ, thu hút số lượng kiều bào về sinh cơ lập nghiệp. Lực lượng trí thức, nhà khoa học, doanh nhân, nhà văn hóa kiều bào đã và đang tích cực tham gia và góp phần vào công cuộc xây dựng, phát triển thành phố văn minh, hiện đại, nghĩa tình, có chất lượng sống tốt trong tương lai gần. Ngoài ra, Chủ tịch UBND TP.HCM cũng nhận định, việc huy động nguồn lực người Việt Nam ở nước ngoài đối với sự phát triển của thành phố vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra. Ở một số lĩnh vực, vai trò đóng góp của kiều bào với thành phố chưa phát huy hiệu quả, chưa tương xứng với tiềm năng tri thức, vốn kinh nghiệm quốc tế và nguồn tài chính quan trọng mà cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đã tích lũy. Chủ tịch TP.HCM đề nghị các Sở ban ngành của thành phố làm việc một cách nghiêm túc, trách nhiệm, cầu thị trên cơ sở ng- hiên cứu, tiếp thu những ý kiến đóng góp hết sức tâm huyết, quý báu của đại biểu kiều bào. Trong 3 ngày diễn ra Hội nghị, các đại biểu bàn bạc, góp ý cho TP.HCM nói riêng và Việt Nam nói chung về các lĩnh vực trọng yếu như kinh tế, khoa học, nhân lực, phát triển bền vững. Các vấn đề được chú trọng góp ý, gồm: Kiều bào với các vấn đề phát triển bền vững của TP.HCM; Kiều bào với phát triển nguồn nhân lực của TP.HCM; Kiều bào với phát triển khoa học - công nghệ, kinh tế trí thức của TP.HCM; Kiều bào tham gia đầu tư phát triển thương mại, dịch vụ của TP.HCM. 500kiềubàocùnghiếnkế phát triển Thành phố Hồ Chí Minh Hoàng Uyển - Thuỳ Duyên Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội nghị Thủ tướng chụp hình cùng các kiều bào
  • 6. 06 Số 144 - Tháng 11/2016KINH TẾ - PHÁT TRIỂN & HỘI NHÂP Ngành nông nghiệp theo hướng canh tác nông nghiệp hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao đã được nhiều địa phương như HàNội,TPHCM,ĐàLạt,cáctỉnh vùng ĐBSCL… áp dụng, một số nơi đã đạt được hiệu quả bước đầu trong tiêu thụ sản phẩm.   Tại Việt Nam, nền nông nghiệp hữu cơ được hình thành từ cuối những năm 1990, bước đầu đã hình thành những khu nông nghiệp công nghệ cao, trung tâm nghiên cứu và sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ sinh học, nhiều sản phẩm nông nghiệp hữu cơ đã đến tay người tiêu dùng. Điển hình vừa qua, tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV, nhiều đại biểu đã nêu vấn đề này khi thảo luận về tái cơ cấu nền kinh tế, trong đó có tái cơ cấu nền nông nghiệp, theo hướng nông nghiệp sạch. Các đại biểu đề nghị xem xét xóa bỏ quy định về hạn điền, tạo cơ hội cho doanh nghiệp xây dựng các cánh đồng mẫu lớn để làm Nông nghiệp sạch, Nông nghiệp hữu cơ. Tập đoàn Vingroup bỏ ra nhiều ngàn tỷ đồng để đầu tư cho Nông nghiệp sạch; ký hợp đồng trồng rau sạch; chăn nuôi gia súc, gia cầm sạch; tăng cường sử dụng phân hữu cơ, phân vi sinh chăm sóc cây trồng. Phương thức đầu tư của tập đoàn Vingroup được xã hội, cộng đồng ghi nhận, hoan nghênh. Họ là doanh nghiệp đi tiên phong, hoạt động vì cộng đồng, hướng tới mục tiêu bảo vệ môi trường, môi sinh, chăm sóc sức khỏe con người. Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết, sau 3 năm thực hiện Chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, ở các quy mô, cấp độ khác nhau, các ngành hàng khác nhau đã có chuyển biến khác tích cực, tiếp cận với mục tiêu cuối cùng là xây dựng gắn với thị trường tiêu thụ trong và người nước cũng như tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu. Bộ trưởng khẳng định: “Vấn đề đặt ra là làm thế nào để các nông sản chủ lực, sản phẩm đặc sản, sản phẩm hữu cơ, sản phẩm có chỉ dẫn địa lý… từ các vùng miền trong cả nước với chất lượng cao, đảm bảo an toàn thực phẩm, có chỗ đứng ổn định và sức cạnh tranh cao trên thị trường trong và ngoài nước là điều mà người nông dân và các cấp, các ngành, toàn xã hội rất mong đợi và rất cần sự đồng hành, chung tay của tất cả chúng ta, đặc biệt là sự truyền thông, quảng bá của các cơ quan truyền thông đại chúng”. Qua đó, vào ngày 9/1 vừa qua, Liên minh HTX Việt Nam tổ chức khai trương chuỗi cửa hàng - siêu thị cung ứng các nông sản - nông nghiệp sạch tại thủ đô Hà Nội. Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đến dự và phát biểu đánh giá cao sự kiện này, coi đây là hoạt động rất có ý nghĩa nhằm quảng bá, giới thiệu cho các sản phẩm nông nghiệp sạch. Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam Võ Kim Cự cho biết, chuỗi cửa hàng - siêu thị nông sản sạch sẽ được duy trì thường xuyên, theo đó Liên minh HTX Việt Nam phối hợp với các do- anh nghiệp, sẽ cùng bà con nông dân ký kết các hợp đồng bao tiêu sản phẩm sạch, giúp bà con có đầu ra ổn định cho các loại nông sản sạch. Điển hình, Bộ NN&PTNT và Bộ Công thương đã ký kết thỏa thuận xây dựng quy chuẩn và xúc tiến thị trường tiêu thụ sản phẩm nông - lâm- thủy sản sạch, không chỉ phục vụ thị trường trong nước mà còn phục vụ nhu cầu xuất khẩu ra thị trường thế giới. Được biết, năm 2015, giá trị xuất khẩu toàn quốc hàng nông - lâm - thủy sản đạt kim ngạch 31 tỷ USD, năm 2014 đạt 25 tỷ USD, đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước, phục vụ tái tạo sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, Bộ KH-CN công bố chương trình Festival quốc tế Nông nghiệp sạch, tại TP.Cần Thơ, theo đó hàng trăm DN trong và ngoài nước thamgiachươngtrìnhcóýnghĩanày. Festival sẽ diễn ra trong 5 ngày, từ ngày 6-10/3/2017. Với Festival, các phát minh sáng chế khoa học và công nghệ sẽ được giới thiệu, quảng bá, trực tiếp phục vụ nhà nông. Thông qua những hoạt động liên tục như vậy, hy vọng rằng mọi người, mọi nhà, các HTX nông nghiệp, công ty nông nghiệp làm nòng cốt - hỗ trợ tối đa cho sự phát triển bền vững, lâu dài của nền nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ. Nông nghiệp sạch - Hướng đi lâu bền  Minh Sơn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TW về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Các nội dung quan trọng mà Văn kiện Đại hội XII của Đảng tiếp tục được nhắc đến. Cụ thể là chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế (KTQT); đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ KTQT, tránh lệ thuộc vào một thị trường, một đối tác cụ thể; kết hợp hiệu quả nội lực và ngoại lực, gắn với xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ.   Quan điểm trên của Đảng thể hiện rõ sự phát triển tư duy lý luận về hội nhập KTQT; đồng thời đó cũng là quá trình đúc kết kinh nghiệm thực tiễn sau 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới. Trong xu thế thời đại ngày nay, khi mà nước ta đang hội nhập sâu rộng vào các lĩnh vực, hoạt động quốc tế, thì hội nhập kinh tế là nội dung trọng tâm của hội nhập quốc tế. Trong bối cảnh Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, Trung ương nhận định, việc khắc phục những hạn chế, yếu kém, tồn tại và triển khai thực hiện các cam kết quốc tế mới cũng sẽ đặt ra nhiều khó khăn, thách thức không chỉ về kinh tế mà còn cả về chính trị, xã hội. Đảng ta thống nhất chủ trương, ban hành nhiều Nghị quyết quan trọng về hội nhập KTQT. Tại Đại hội lần thứ IX, Đảng đề ra nhiệm vụ “Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế”; Ngày 27/11/2001, Bộ Chính trị khóa IX ban hành Nghị  quyết số 07-NQ/TW “Về hội nhập kinh tế quốc tế”. Tại Đại hội lần thứ X, Đảng khẳng định “chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực khác”. Ngày 5/2/2007, Ban Chấp hành TW Đảng khóa X ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW “Về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới”… Mới đây, ngày 5/11/2016, Ban Chấp hành TW Đảng khóa XII ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TW về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập KTQT, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Nghị quyết 06- NQ/TW khóa XII nêu rõ mục tiêu thực hiện tiến trình hội nhập KTQT, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, nhằm tăng cường khả năng tự chủ của nền kinh tế, mở rộng thị trường, tranh thủ thêm vốn, công nghệ, tri thức, kinh nghiệm quản lý, bảo đảm phát triển nhanh và bền vững, nâng cao đời sống nhân dân, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; nâng cao uy tín và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Chủ động và đẩy mạnh hội nhập  KTQT  là đòi hỏi thực tiễn khách quan trong xu hướng hội nhập quốc tế hiện nay. Tuy nhiên, trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện không chỉ đặt ra mục tiêu duy nhất là tăng trưởng kinh tế, mà cần quan tâm một cách toàn diện, trong đó đặc biệt chú trọng giữ vững ổn định chính trị - xã hội, tăng cường khả năng tự chủ của nền kinh tế, mở rộng thị trường, tranh thủ thêm vốn, công nghệ, tri thức, kinh nghiệm quản lý. Hội nhập KTQT còn là để nâng cao chất lượng đời sống nhân dân; bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ; nâng cao uy tín và vị thế Việt Nam trên trường quốc tế. Những cơ hội và thách thức có mốiquanhệqualạivàcóthểchuyển hóa lẫn nhau. Cơ hội có thể trở thành thách thức nếu không được tận dụng kịp thời. Thách thức có thể biến thành cơ hội nếu chúng ta chủ động ứng phó thành công. Do đó, tiến trình hội nhập KTQT trên mọi lĩnh vực phải được thực hiện đồng bộ trong một chiến lược hội nhập quốc tế tổng thể, với lộ trình và bước đi phù hợp với điều kiện thực tế và năng lực của từng lĩnh vực, ngành nghề; của từng doanh nghiệp, từng địa phương và của cả nước. Trong đó cần chú trọng tăng cường khả năng tự chủ trong hội nhập quốc tế, tránh nguy cơ trở thành vùng trũng tiêu thụ hàng hóa của khu vực và thế giới. TăngCườngKhảNăngTựChủTrongHộiNhậpKinhTếQuốcTế  Minh Sơn
  • 7. Chiều ngày 10/11 vừa qua, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Đồng Tháp phối hợp với UBND xã Tân Hoà tổ chức hội thảo mô hình cơ giới hoá trong khâu lên liếp trồng dưa tại ấp Hoà Định - xã Tân Hoà - huyện Lai Vung. Xã Tân Hoà thuộc huyện Lai vung có vùng sản xuất chuyên canh màu với diện tích trên 200ha có thể trồng nhiều loại cây màu luân canh trong cả năm đem lại thu nhập rất cao cho bà con nông dân. Trong đó, hai loại cây trồng có lợi nhuận cao và ổn định là cây dưa lê và cây đậu bắp Nhật nhờ sản xuất theo hợp đồng bao tiêu với các công ty. Việc đánh rãnh, phân liếp là một khâu rất quan trọng trong việc trồng hoa màu, vì giúp cho cây thoát nước tốt. Tuy nhiên, công việc này tốn khá nhiều công sức, nếu thuê lao động thủ công phải mất trên 1 triệu đồng/ công, chưa kể thời điểm xuống giống tập trung đồng loạt khiến công lao động đào liếp thiếu trầm trọng. Theo ông Nguyễn Viết Dều, Cán bộ phụ trách nông nghiệp của xã Tân Hoà, thì mong muốn có một công cụ phục vụ việc cơ giới hoá khâu đào đất lên liếp là nỗi niềm của nhiều bà con nông dân trồng màu. Ông Dều đã tận mắt chứng kiến máy làm đất lên liếp đắp bờ đã được thao diễn thành công ở Tam Nông - Đồng Tháp. Với lòng nhiệt huyết của mình, ông “Kỹ sư của nhà nông” đã kiên trì kiến nghị đến cơ quan Khuyến nông xin được đầu tư trình diễn mô hình tại địa phương xã Tân Hoà và được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. 07Số 144 - Tháng 11/2016 KINH TẾ PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Ngày 10/11, tại Nhà máy giấy Xương Giang, Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Bắc Giang kỷ niệm 10 năm ra đời sản phẩm Giấy Xương Giang và khánh thành dây chuyền sản xuất giấy Tissue số 2.  Tới dự và chúc mừng có các đồng chí:BùiVănHải-ỦyviênT.ƯĐảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bắc Giang; Đ/c Vũ Ngọc Bảo - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội giấy và bột giấy Việt Nam… Mười năm kể từ khi xây dựng Nhà máy giấy Xương Giang và cung cấp cho thị trường sản phẩm giấy nhãn hiệu Xương Giang, Công ty cổ phần XNK Bắc Giang đã đạt nhiều thành tích trong sản xuất kinh do- anh và có thêm dây chuyền sản xuất hiện đại. Sản phẩm giấy văn hóa, giấy vệ sinh nhãn hiệu “Giấy Xương Giang”, “Possy” của DN được người tiêu dùng bình chọn chất lượng tốt. Năm 2015, Công ty vinh dự được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba. Nắm bắt cơ hội kinh doanh mới, Công ty đã đầu tư khoảng 200 tỷ đồng mở rộng nhà xưởng, lắp đặt và khánh thành dây chuyền sản xuất giấy Tissue số 2 theo công nghệ hiện đại của Nhật Bản. Với việc bổ sung dây chuyền này, DN phấn đấu đạt sản lượng khoảng 45 nghìn tấn sản phẩm, doanh thu 800 tỷ đồng vào năm 2017, nằm trong tốp 3 DN có sản lượng giấy Tissue cao nhất nước. Với việc khánh thành và đưa dây chuyền sản xuất giấy Tissue số 2 vào hoạt động, công ty  đã có bước tiến vượt bậc trong cải tiến chất lượng, đa dạng mẫu mã, phát triển nhiều loại sản phẩm mới. Sản lượng, doanh thu khôngngừngtăngcao,đờisốngngười lao động được cải thiện, nghĩa vụ với Nhànướcthựchiệnđầyđủ. Ngoàira, Công ty cổ phần XNK Bắc Giang còn được biết đến là đơn vị tích cực tham gia các hoạt động an sinh xã hội.  Tại buổi lễ, lãnh đạo Công ty cổ phần XNK Bắc Giang đã tri ân khách hàng thân thiết, đối tác tin cậy của DN và khen thưởng nhiều tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất, xây dựng Nhà máy giấy Xương Giang. Giấy Xương Giang - Bắc Giang: TỏasángthươnghiệuViệt Mạnh Cường Các đại biểu cắt băng khánh thành dây chuyền sản xuất giấy Tissue số 2. Trong 9 tháng đầu năm 2016, Trung tâm Phát triển Quỹ đất TP.Thái Nguyên đã triển khai thực hiện 39 dự án, trong đó có 19 dự án mới triển khai trong năm và 23 dự án chuyển tiếp từ các năm trước. Hiện, thành phố tập trung các biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Theo đó, kết quả thực hiện 9 tháng đầu năm, Trung tâm Phát triển Quỹ đất TP đã tập trung vào triển khai các giải pháp thực hiện đảm bảo bàn giao mặt bằng và khởi công các công trình đúng tiến độ: Dự án khu tái định cư Việt Bắc, phường Quang Trung; Dự án xây dựng trụ sở cơ quan kiểm toán nhà nước khu vực X, phường Đồng Quang; Dự án Nghĩa trang An Lạc Viên INDEVCO, xã Thịnh Đức; Khu dân cư số 1 xã Thịnh Đức để phát triển hạ tầng đô thị, an sinh xã hội; Dự án xây dựng Khu đô thị Bắc Đại học Thái Nguyên, phường Quan Triều… và thực hiện các dự án mới: Cải tạo nâng cấp cầu Tân Long; Dự án cầu Bến Tượng; Các dự án của chủ đầu tư: Dự án khu dân cư Kosy, phường Gia Sàng; Khu nhà ở tổng hợp Tecco, phường Hoàng Văn Thụ. Ông Nguyễn Tiến Trữ - Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất TP.Thái Nguyên cho biết: Trong 9 tháng đầu năm 2016, TP thực hiện 39 dự án với tổng diện tích đất thống kê và thu hồi là 57,3 ha; liên quan đến 898 hộ và 16 đơn vị, tổ chức; tổng giá trị bồi thường, hỗ trợ GPMB đã phê duyệt là 375,3 tỷ đồng (trong đó đã chi trả 343,9 tỷ đồng), đạt 238 % so với cùng kỳ năm 2015. Trong đó có dự án trọng điểm vượt nhanh tiến độ GPMB như: Dự án Nghĩa trang An Lạc Viên INDEVCO, xã Thịnh Đức; Khu dân cư số 1 xã Thịnh Đức để phát triển hạ tầng đô thị, an sinh xã hội. Trung tâm phối hợp chặt chẽ với UBND các phường, xã và đơn vị liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các tổ chức, hộ dân, cá nhân liên quan chấp hành nghiêm chính sách pháp luật về GPMB. Cùng đó, chính quyền các xã, phường cũng thành lập tổ công tác tuyên truyền, vận động người dân nghiêm túc, tự giác thực hiện, tổ chức họp dân thông báo chủ trương thu hồi đất, phương án bồi thường GPMB, giải đáp vướng mắc cho những hộ dân liên quan. Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trên địa bàn TP trong 3 tháng cuối năm 2016, Trung tâm quỹ đất TP kiến nghị cơ quan chức năng và chính quyền các cấp cần tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân hiểu và đồng thuận với chủ trương thu hồi đất. Xem xét điều chỉnh giá đền bù đất một số dự án cho phù hợp, bảo đảm lợi ích của người dân. Quan tâm triển khai cơ chế, chính sách hỗ trợ, đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho những hộ dân bị thu hồi đất giúp họ ổn định cuộc sống. TRUNGTÂMPHÁTTRIỂNQUỸĐẤTTHÀNHPHỐTHÁINGUYÊN: Thựchiệntốtcôngtácgiảiphóngmặtbằngcácdựántrọngđiểm Bùi Cường Ảnh. Trung tâm Quỹ đất TP. Thái Nguyên Lai Vung - Đồng Tháp: Ứngdụngthànhcôngmôhìnhmáylênliếptrồngdưa Văn Thật Theo Phòng Nông nghiệp huyện Yên Thế (Bắc Giang), hiện nay, tổng gia cầm trên địa bàn huyện có khoảng 4,3 triệu con, trong đó có đàn gà 4 triệu con. Riêng dịp Tết Nguyên đán năm 2017, nông dân trong huyện dự kiến cung cấp ra thị trường khoảng 1,5-1,6 triệu con gà chất lượng cao, chủ yếu là gà ri lai và mía lai từ 4-5 tháng tuổi. Trong đó, gà ri lai chiếm từ 35-40%. Để nâng cao chất lượng gà thương phẩm đáp ứng thị trường tiêu dùng, huyện chỉ đạo các ngành chức năng hướng dẫn các trang trại, hộ dân tăng cường việc thực hiện quy trình chăn nuôi an toàn sinh học, quy trình chăn nuôi theo hướng VietGAP. Gà đồi Yên Thế (Bắc Giang): Đảmbảotốtnguồn cungphụcvụTết Mạnh Cường Đọc tiếp trang 23
  • 8. Số 144 - Tháng 11/201608 KINH TẾ - PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Tiếp nối những thành công của Food- expo 2015, ngày 26/10/2016, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã ký công văn 8981/VP- CP-KTTH giao Bộ Công Thương chủ trì và phối hợp với các cơ quan, hiệp hội ngành hàng triển khai chương trình xây dựng chiến lược thương hiệu ngành công nghiệp thực phẩm Việt Nam. Foodexpo 2016 là sự kiện xúc tiến thương mại quan trọng cho ngành nông sản, thủy sản, công nghiệp thực phẩm có quy mô lớn nhất Việt Nam. *Quy mô vượt trội Với 550 gian hàng của 400 doanh nghiệp trong và ngoài nước, đến từ 30 tỉnh/thành trên cả nước và 15 quốc gia đến từ Châu Âu, Châu Á, Châu Mỹ, Trung Đông, Châu Úc, cho thấy sự vượt trội về quy mô và số lượng doanh nghiệp (DN) tham gia so với Foodexpo 2015. Điểm nổi bật của Việt Nam Foodexpo 2016 là có sự tham dự của các thương hiệu quốc gia như Sabeco, Habeco, Vinamilk, Antesco, Nhựa Rạng Đông, Lương thực Tiền Giang... Bên cạnh những thương hiệu hàng đầu của ngành thực phẩm thì các mặt hàng như gạo, cà phê sẽ được các DN đẩy mạnh quảng bá hơn so với kỳ trước, thể hiện nỗ lực marketing của các DN trong bối cảnh thị trường trong nước, quốc tế của hai nhóm mặt hàng này đang có nhiều biến động. Theo ông Tạ Hoàng Linh - Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương), Trưởng Ban tổ chức triển lãm, đây là chương trình mà Chính phủ đã giao cho Bộ Công thương phối hợp với các Bộ ngành, trong đó có Bộ NN&PTNT, cùng các địa phương nhằm xúc tiến thương mại một phần của chương trình Thương hiệu quốc gia, theo định hướng xây dựng và phát triển thương hiệu ngành hàng Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu, và khả năng cạnh tranh, trong đó tập trung đề cao các giá trị liên quan trực tiếp tới ngành hàng thực phẩm Việt Nam. Với việc quảng bá thế mạnh, hình ảnh cho những ngành hàng, truyền thông phương tiện của các sản phẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc kết nối cho các đối tượng bán buôn, bán lẻ, các nhà đầu tư triển vọng, tạo động lực đổi mới công nghệ nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng, an toàn trong sản xuất kinh doanh và chế biến các mặt hàng thực phẩm. Vietnam Foodexpo 2016, không chỉ có những sản phẩm thuộc dòng nhu yếu phẩm thông thường mà sẽ có những mặt hàng lần đầu tiên được giới thiệu, những mặt hàng giá trị gia tăng và mang tính sáng tạo cao, được xếp vào nhóm hàng thời thượng, bắt nhịp các xu thế tiêu dùng mới như sữa, các sản phẩm từ sữa, gạo, các sản phẩm từ gạo, dầu bơ, các sản phẩm từ thịt… *Cơ hội xây dựng chiến lược lâu dài Ông Vũ Văn Tư, Giám đốc Trung tâm xúc tiến đầu tư và thương mại tỉnh Lâm Đồng, chia sẻ: “Lâm Đồng là vùng chuyên canh sản lượng nông nghiệp rất là lớn, vùng trồng rau lớn nhất Việt Nam, với 60.000ha trồng rau, và đưa ra thị trường khoảng 2 triệu tấn/năm, hơn 90% rau củ quả đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm của Việt Nam, 40% đủ điều kiện về xuất khẩu. Và sản lượng hoa tiêu thụ hàng năm là 2,5 tỉ cành, vùng trồng chè lớn nhất cả nước. Bên cạnh đó, tỉnh cũng là vùng trồng cà phê lớn nhất nhì cả nước, tuy nhiên việc áp dụng khoa học kỹ thuật cao vào trong quá trình sản xuất thì chưa cao. Đây cũng là dịp để tỉnh tìm kiếm các đối tác và chuyển giao những công nghệ sản xuất sạch, nhằm tạo ra những sản phẩm giá trị gia tăng tới tay người tiêu dùng trong và ngoài nước”. Cũng tại Foodexpo 2016 lần này, Italia là quốc gia danh dự đầu tiên của EU tham dự, đúng vào thời điểm có ý nghĩa hết quan trọng cho sự hợp tác song phương giữa Italia và Việt Nam và quan hệ thương mại giữa EU và Việt Nam. Theo thống kê của Italia thì ngành nông nghiệp thực phẩm (nông sản, thủy sản, thực phẩm và đồ uống) chiếm 12% thương mại song phương, xuất khẩu nông sản * thực phẩm của Italia vào Việt Nam chiếm 80% từ các sản phẩm thực phẩm, trong khi xuất khẩu nông - thực phẩm của Việt Nam vào Italia chỉ có 70% là sản phẩm nông nghiệp và thủy sản. Đến với triển lãm lần này, Italia sẽ mang đến cho Việt Nam về phương pháp truy suất nguồn gốc thực phẩm, kiểm tra và so sánh thay thế trong sản xuất thực phẩm. Những bí quyết trong lĩnh vực về chất lượng và an toàn thực phẩm, một vấn đề quan trọng cho các DN nhỏ và vừa của Việt Nam, đặc biệt là trong quan điểm về hiệu lực của hiệp định thương mại FTA của Việt Nam và EU. Nông sản, thực phẩm là một trong những ngành có tiềm năng to lớn của Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy xuất khẩu, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động trong lĩnh vực nông nghiệp. Hiện nay, công tác xúc tiến thương mại ngành nông sản, thực phẩm Việt Nam đang được các hiệp hội, tổ chức xúc tiến thương mại, DN thực hiện tích cực qua nhiều thị trường khác nhau trên thế giới với các mặt hàng như thủy sản, rau quả, chè, cà phê, hạt tiêu, hạt điều, mật ong, sữa… và các mặt hàng từ nguyên liệu nông sản. Tuy nhiên, ở tầm quốc gia, những cố gắng đơn lẻ của từng mặt hàng sẽ không tạo nên sức mạnh chung. Việc thiếu vắng một chiến lược tổng thể xây dựng, phát triển thương hiệu của ngành đang làm khách hàng và người tiêu dùng nước ngoài chưa nhận thức được đầy đủ cũng như đánh giá đúng mực về chất lượng, giá trị hàng hóa, năng lực cung cấp các mặt hàng nông sản, thực phẩm của Việt Nam. Để tận dụng cơ hội từ VietNam Foodexpo 2016, xây dựng, quảng bá hiệu quả một hình ảnh chung của ngành thực phẩm Việt Nam, tăng cường nhận thức và công nhận ở quy mô quốc tế về giá trị của thực phẩm Việt Nam, các cơ quan ban ngành, địa phương, cùng các DN tích cực xúc tiến thương mại, đổi mới công nghệ, chuyển giao những tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào trong quá trình sản xuất, chế biến nhằm tạo ra sản phẩm thực phẩm Việt Nam có giá trị gia tăng cao ra thị trường thế giới. Foodexpo 2016: CơHộiChoNgànhCôngNghiệpThựcPhẩmViệtNam An Hà Ngày 10/11, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chủ trì cuộc họp về tình hình phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam. SaubáocáocủaBộCôngThươngvàýkiếncủa các Bộ ngành, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã ưutiênlắngngheýkiếncủacácdoanhnghiệp(DN) sản xuất, lắp ráp ô tô Việt Nam. Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng thống nhất với những đánh giá trong báo cáo của Bộ Công Thương về ngành công nghiệp ô tô. Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam tuy còn non trẻ nhưng cũng đã có những đóng góp quan trọng cho nền kinh tế như tạo ra nhiều việc làm, đóng góp lớn vào ngân sách Nhà nước, thúc đẩy tăng trưởng... Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế trong phát triển công nghiệp ô tô thời gian qua. Nhiều mục tiêu của các chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô trước đây không đạt. Có nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan dẫn đến thực tế này, như mục tiêu đề ra quá cao, không phù hợp với thị trường. Chưa tạo được sự hợp tác, liên kết, chuyên môn hoá giữa các DN sản xuất, lắp ráp ô tô. Các cơ chế, chính sách đối với ngành ô tô còn thiếu, chưa đồng bộ… Theo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, việc thực hiện các cam kết hội nhập sẽ đặt ngành ô tô Việt Nam trước những thách thức lớn. Tuy nhiên, cơ hội cũng là rất lớn khi thị trường trong nước ngày càng phát triển, chưa tính đến thị trường khu vực. Bên cạnh đó, mục tiêu phát triển công nghiệp ô tô trở thành ngành kinh tế chủ lực của Việt Nam, tạo động lực phát triển, góp phần tăng trưởng kinh tế, đáp ứng nhu cầu cho người dân, DN, hướng đến xuất khẩu. Muốn đạt mục tiêu này, Phó Thủ tướng khẳng định phải có quyết tâm cao, hành động quyết liệt, đồng thuận giữa Chính phủ và DN. Lấy mục tiêu phát triển để hành động, tháo gỡ khó khăn cho DN, kể cả các DN sản xuất, lắp ráp hay các DN phụ trợ. Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng đề nghị các DN sản xuất, lắp ráp ô tô cần vào cuộc tích cực, chủ động hơn, thể hiện qua việc tăng cường kết nối, phối hợp giữa các DN trong và ngoài nước. Các DN cũng cần tái cấu trúc, lựa chọn sản phẩm chủ lực, giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng, giảm giá thành sản phẩm. Ngoài ra, Phó Thủ tướng giao các Bộ, ngành liên quan khẩn trương rà soát cơ chế, chính sách để bổ sung các chính sách còn thiếu, điều chỉnh những chính sách chưa phù hợp và quan trọng hơn, tạo sự đồng bộ, thống nhất. Ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ thông qua việc đẩy mạnh hợp tác, mở rộng thị trường và triển khai các chính sách để hấp dẫn các nhà đầu tư. Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng giao Bộ Công Thương chủ trì, thường xuyên tổ chức các cuộc làm việc chuyên đề để tháo gỡ khó khăn, phát triển ngành công nghiệp ô tô. Pháttriểncôngnghiệpôtôtrởthànhngànhkinhtếchủlực Thanh Vũ Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chỉ đạo tại cuộc họp
  • 9. Số 144 - Tháng 11/2016 09DOANH NGHIỆP - DOANH NHÂN Ngày 10/11, nhân Ngày Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam, Đảng ủy khối doanh nghiệp tỉnh Bắc Giang tổ chức gặp mặt những doanh nghiệp tiêu biểu. Tới dự có Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Linh, đại diện lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh.  Phát biểu tại buổi gặp mặt, Đ/c Nguyễn Văn Linh biểu dương các DN đã có thành tích cao trong sản xuất, kinh doanh, xây dựng văn hóa tại đơn vị. Đồng thời khẳng định, văn hóa DN có vai trò đặc biệt quan trọng, góp phần tạo nên những DN lớn, phát triển, vì cộng đồng. Đại diện một số DN đã chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh, xây dựng hình ảnh, tạo uy tín trong cộng đồng. Hưởng ứng phát động phong trào xây dựng văn hóa DN của Đảng ủy Khối DN lấy tháng 10 hàng năm là “Tháng văn hóa Doanh nghiệp”, tháng 1 hằng năm là “Tháng Doanh nghiệp vì cộng đồng”, đã có hàng trăm DN tham gia, mang lại lợi ích thiết thực, góp phần nâng cao cuộc sống người lao động, hỗ trợ các hộ có hoàn cảnh khó khăn… Điển hình như: Viettel Bắc Giang, Công ty Cổ phần - Tổng Công ty May Bắc Giang, Công ty TNHH Việt Thắng, Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Bắc Giang... Đây được xem là dịp khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của văn hóa trong DN; tuyên truyền phổ biến và nâng cao nhận thức; tôn vinh các doanh nhân, DN có thành tích xuất sắc trong việc xây dựng và phát triển văn hóa DN.  BắcGiang:QuantâmxâydựngvănhóadoanhnghiệpBùi Cường Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Linh tặng hoa chúc mừng các doanh nghiệp Trong những năm gần đây, xu hướng quay về thiên nhiên trong việc phòng bệnh, chữa bệnh và cải thiện sức khỏe có chiều hướng tăng nhanh. Trước xu thế đó, cùng với tâm huyết vì sức khỏe người tiêu dùng, Redlands đã cho ra đời những sản phẩm mang nguồn gốc thiên nhiên nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng và đồng thời trao cho người tiêu dùng những giá trị tuyệt vời từ thiên nhiên. *Nét đột phá cho hương vị cafe nguyên chất Ngày nay, cafe đã không còn dừng lại là một loại thức uống phổ biến, mà nó đã trở thành một nét văn hóa hiện đại. Việc thưởng thức café được xem là cả một nghệ thuật mà chỉ có những người thực sự đam mê mới hiểu hết được giá trị. Để có được một tách cafe thơm ngon, ngoài nguyên liệu sạch, chất lượng còn ảnh hưởng bởi quá trình phơi, rang và xay. Bên cạnh đó, cách pha chế cũng chi phối khá nhiều đến hương vị của café. Phổ biết nhất hiện nay vẫn là cách pha bằng nước nóng và pha bằng hơi lạnh của đá viên. Dụng cụ dùng để thưởng thức cafe cũng một phần quyết định hương vị. Chẳng hạn như hình dạng của các vân trên cốc hay hình dạng bình chứa cafe khác nhau thì khi uống sẽ cho ra hương vị khác nhau… Chính sự đa dạng và phong phú trong cách thưởng thức cafe cũng như hương vị cafe làm say đắm lòng người đã đưa thức uống này trở thành một trong những lựa chọn hàng đầu của hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới hiện nay. Tại Việt Nam, nhiều thương hiệu cafe từ lâu đã được hình thành và vươn xa trên thị trường thế giới, tiêu biểu nhất vẫn là cafe Buôn Mê Thuột. Nắm bắt được nhu cầu thưởng thức cafe sạch của hầu hết các tín đồ cafe hiện nay, cùng với niềm đam mê loại thức uống tuyệt hảo này, anh Lưu Thiên Thủy đã thành lập nên công ty TNHH TM Đất Đỏ (Redlands Company) tại tỉnh Đắk Lắk, chuyên cung cấp các sản phẩm cafe sạch, nguyên chất và cafe có kết hợp cùng các nguyên liệu quý hiếm để không chỉ thỏa mãn sở thích dùng cafe mà còn tăng cường sức khỏe cho người dùng. Sinh ra và lớn lên tại vùng đất đỏ Tây Nguyên, nơi được mệnh danh là thủ phủ cafe của cả nước, nên anh Thủy có niềm yêu mến đặc biệt đối với loại cây công nghiệp này. Hơn nữa, trong thời đại mà hàng loạt công ty bán cafe tẩm hóa chất kém chất lượng xuất hiện nhan nhản trên thị trường làm ảnh hưởng không ít đến sức khỏe người sử dụng và uy tín của thương hiệu cafe Việt Nam đã làm cho anh Thủy càng có quyết tâm hơn trong việc tạo ra những sản phẩm cafe có chất lượng nguyên bản và bổ sung thêm dưỡng chất giúp tăng cường sức khỏe cho người sử dụng. Với tâm huyết và đam mê, anh Thủy đã tạo ra những dòng sản phẩm mang tinh chất quý hiếm như cafe sữa ong chúa, cafe linh chi. Sự sáng tạo của anh đã giúp cho những ai yêu mến loại thức uống này không chỉ được thỏa mãn sở thích thưởng thức café, mà thông qua đó còn được bổ sung thêm nhiều dưỡng chất cần thiết có lợi cho cơ thể. Trong sữa ong chúa chứa 22 amino acids cần thiết cho hoạt động của cơ thể và nhiều hàm lượng sinh tố quan trọng như B1, B2, B12. Ngoài ra sữa ong chúa còn chứa một số lượng vitamin A, C, D, và E rất hữu hiệu trong sự trẻ hóa làn da ở phụ nữ. Còn linh chi từ lâu được biết đến như một loại nấm quý giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm căng thẳng mệt mỏi, giải độc gan, giảm lượng đường huyết trong máu, làm đẹp da và chống các bệnh ngoài da... Sự kết hợp giữa linh chi hay sữa ong chúa với cafe đã tạo nên hương vị mới đầy thú vị, tạo cho người dùng những tách cafe an toàn, giúp tinh thần sảng khoái, trí não hoạt động tối ưu. *Tâm huyết vì sức khỏe người tiêu dùng Không chỉ dành tình yêu cho cây cafe, anh Lưu Thiên Thủy còn tâm huyết với những đặc sản giúp ích cho sức khỏe con người mà núi rừng Tây Nguyên sẵn có như: Amakong, cây mật gấu, trái khổ qua rừng, chuối hột rừng, hạt mắc ca, hạt đười ươi... Đặc biệt, Sâm dây Ngọc Linh là sản phẩm chủ đạo trong các sản phẩm bảo vệ sức khỏe công ty Đất Đỏ, Sâm dây Ngọc Linh còn nhận được Trung tâm Sâm và Dược liệu Thành phố Hồ Chí Minh chứng nhận Sâm dây có chứa hợp chất saponin cao. Đây là hợp chất giúp long đờm những người bị ho, làm cho các chất dinh dưỡng vào cơ thể dễ hòa tan và hấp thu, chống viêm, ngăn sự xâm nhập của vi khuẩn và các loại nấm, ức chế virus. Một số Saponin trong thành phần sâm Ngọc linh còn tác dụng kìm hãm sự phát triển của tế bào ung thư, tăng cường hệ miễn dịch. Sản phẩm Sâm dây Ngọc Linh hay còn gọi là Đảng Sâm có nguồn gốc từ Kom Tum, được sấy khô, đóng gói và đảm bảo đúng hàm lượng chất dinh dưỡng có trong sâm. Ngoài ra, sản phẩm không hề kèm theo bất kì chất phụ gia hay chất bảo quản trong suốt quá trình chết biến. Dây sâm được dùng để nấu nước uống hoặc ngâm với rượu. Anh Thủy chia sẻ: “Tôi luôn mong muốn tạo ra những sản phẩm từ nguồn gốc thiên nhiên, để phục vụ tốt cho sức khỏe người dùng”. Không chỉ có Sâm dây, những sản phẩm khác như trái khổ qua rừng, chuối hột hay hạt mắc ca cũng hoàn toàn có nguồn gốc từ thiên nhiên, không có chất hóa học. Trong thời đại mà thực phẩm kém chất lượng luôn rình rập xung quanh người tiêu dùng thì việc tìm đến các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên để thanh lọc cơ thể, tăng cường sức khỏe là điều cần thiết. Hiểu được điều đó, nên anh Thủy luôn cố gắng phát huy tiềm lực của vùng đất mình đang sinh sống, mang những giá trị thiên nhiên trao đến cho người tiêu dùng, đó không chỉ là nỗ lực, mà còn là cả một đam mê. REDLANDS COMPANY TINHTÚYTHIÊNNHIÊNTRONGTỪNGSẢNPHẨM Trần Trang Sâm dây Ngọc Linh của Redlands Company Sản phẩm Cafe linh chi và cafe sữa ong chúa do Redlands Company sản xuất
  • 10. 10 Số 144 - Tháng 11/2016Y TẾ - SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG Sáng ngày 11/11, các bác sĩ khoa Sơ sinh của Bệnh viện Phụ Sản thành phố Cần Thơ cho biết vừa cứu sống thành công mẹ con sản phụ tên N.T.C.Q ngụ tại Đồng Tháp, nhập viện vào ngày 24/10 trong tình trạng thai 37 tuần 1 ngày, suy thai. Sản phụ Q. sinh mổ được một bé trai nặng 2900 gram. Tuy nhiên, sau sinh bé không khóc, không phản xạ và ngưng thở. Các bác sĩ khoa Sơ sinh lập tức thực hiện hồi sức cho bé bằng cách đặt nội khí quản, bóp bóng qua nội khí quản. Sau một thời gian hồi sức tích cực, bé đã hồng hào hơn và được chuyển lên chăm sóc đặc biệt. Dù bé đã được thở máy, nuôi ăn tĩnh mạch kèm truyền kháng sinh nhưng suốt 2 ngày đầu sức khỏe của bé không ổn định. Bác sĩ đã cho bé thực hiện kiểm tra tổng quát và xét nghiệm lại. Kết luận bé bị viêm phổi hít, bệnh não thiếu oxy giai đoạn 2, suy gan, suy thận và rối loạn điện giải. Với tình trạng nguy kịch, sức khỏe của bé luôn được ekip khoa theo dõi sát sao, bé tiếp tục được thở máy, nuôi ăn tĩnh mạch và đổi thuốc kháng sinh suốt 5 ngày sau sinh. Hiện sức khỏe bé đang tiến triển tốt, có thể tự hít khí trời, các bác sĩ vẫn duy trì cho bé truyền kháng sinh và thực hiện da kề da để giúp ổn định thân nhiệt và hô hấp cho bé. Cần Thơ: Cứusốngthànhcôngbétrai ngưngthởsausinh Khánh Nguyên Mẹ con chị Q tại Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ Ngày 13/11, Bác sĩ Nguyễn Minh Thắng - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa quận Cái Răng, Thành phố Cần Thơ đã có báo cáo đến Cơ quan cảnh sát điều tra và các ngành chức năng vụ việc nam nhân viên đang công tác tại Bệnh viện đã có hành động huỷ hoại thân thể rồi loan tin bị kẻ gian đột nhập hãm hại khi đang ngủ. Theo đó, vào khoảng 17 giờ 20 phút ngày 10/11, một nữ nhân viên của Bệnh viện Đa khoa quận Cái Răng đang ở trong căn-tin thì nhận được cuộc điện thoại của nam đồng nghiệp là Phan Duy Khánh (SN 1989, ngụ đường Cách mạng Tháng 8, Quận Bình Thuỷ, thành phố Cần Thơ) thông báo là vừa ngủ dậy thì phát hiện đã bị ai đó cắt mất một cẳng chân. Sự việc ngay sau đó được báo lên lãnh đạo Bệnh viện cùng cơ quan chức năng địa phương. Sau khi được các y bác sĩ tại Bệnh viện sơ cứu và băng bó, Khánh đã được chuyển đến BVĐK Trung ương TP.Cần Thơ cấp cứu và điều trị. Sau khi nhận được tin báo, lực lượng kỹ thuật nghiệpvụCônganTP.CầnThơvàQuậnCáiRăng cũng đã có mặt để khám nghiệm hiện trường phục vụ công tác điều tra. Tại đây, lực lượng công an cũng đã tìm thấy phần cẳng chân trái (từ khớp gối trở xuống - P/V) nằm trong ngăn tủ trên đầu giường tại phòng y học cổ truyền phục hồi chức năng. Qua công tác điều tra, cơ quan công an xác định Khánh chính là người tự huỷ hoại cơ thể của mình, cụ thể thanh niên này đã tự mình dùng các thiết bị y tế để tháo khớp chân. Khai nhận với cơ quan điều tra, Khánh thừa nhận vào khoảng 17h ngày 10/11, Khánh đợi các đồng nghiệp trong khoa đi làm về hết, rồi tự chốt cửa phòng 091. Tiếp đó Khánh vào buồng tắm sạch sẽ. Lúc này, Khánh ngồi trên bồn cầu vệ sinh dùng các sợi dây thun do mình chuẩn bị sẵn, buộc phía trên phần khớp gối chân trái rồi dùng dao sắc nhọn Doctor 100 (Loại dao dùng trong ngành y tế) cắt phần thịt tại khớp gối của mình và tháo rời phần chân trái từ đầu gối trở xuống. Sau khi tự cắt chân, Khánh đã dùng bông băng y tế chùi sạch máu nơi vừa được tháo khớp và phần cẳng chân đã được tháo rời. Sau đó mang phần cẳng rời giấu vào ngăn tủ rồi dùng máy bàn nội bộ gọi cho đồng nghiệp để thông báo "hung" tin. Tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương TP.Cần Thơ, qua thăm khám và điều trị, các bác sĩ ở đây khẳng định có thể nối lại được phần chân cho Khánh và đã vận động nam kỹ thuật viên khoa Đông y này, tuy nhiên Khánh đã không đồng ý. Theo nhận định ban đầu từ phía cơ quan điền tra, đây là vụ tự huỷ hoại thân thể chứ không phải án. Theo lời khai ban đầu, do Khánh đã biết mình mắc chứng rối loạn nhận dạng toàn diện cơ thể (có biểu hiện như người ngáo đá) nhưng không nói ra cho ai biết. Khi học ngành y, Khánh đã tự lên mạng để tìm hiểu về bệnh cũng như cách chữa trị. Tuy nhiên việc tự chữa trị là không thể nên Khánh nghĩ ra cách duy nhất là phải loại bỏ phần nhận dạng mà não bộ xem là phần dư thừa. Với suy nghĩ như vậy, theo Khánh, phần dư thừa này chính là phần cẳng chân trái từ khớp gối trở xuống nên đã một mình thực hiện như trên. Được biết, Khánh đang công tác tại phòng y học cổ truyền phục hồi chức năng của Bệnh viện Đa khoa Cái Răng, quê quán ở xã Thuận Thới, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long, đã có vợ và một con nhỏ. Vụ việc vẫn đang được cơ quan chức năng tiến hành lấy lời khai những người liên quan để xác minh làm rõ. Cần Thơ: NamkỹthuậtviênĐôngytựcắtcẳngchân rồi“cất”vàongăntủtạiBệnhviện Trung Tính Ngày 11/11/2016, GS.TS. NguyễnThanhLong-Thứtruởng Bộ Y tế dẫn đầu đoàn công tác của Bộ đã tới thăm, làm việc và kiểm tra việc thực hiện chính sách pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2016 trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Tại buổi làm việc, Giám đốc Sở Y tế Hải Phòng Phạm Thu Xanh, cho biết: Trên địa bàn thành phố hiện có khoảng 21.390 cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm bao gồm các loại: 9005 cơ sở sản xuất, 4432 cơ sở kinh doanh, 7953 cơ sở sản xuất dịch vụ ăn uống... Trong đó chủ yếu sản xuất kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ quy mô gia đình, thức ăn đường phố. Trong 9 tháng năm 2016, toàn Thành phố xảy ra 5 vụ ngộ độc thực phẩm, với 76 người mắc không có trường hợp tử vong; công tác thanh tra kiểm tra an toàn thực phẩm chuyên ngành và liên ngành được chú trọng thực hiện hàng năm, định kỳ hoặc đột xuất, từ đó phát hiện chấn chỉnh kịp thời những vi phạm. Về công tác quản lý, UBND TP.Hải Phòng đã ban hành Quy định phân công trách nhiệm quản lý nhà nuớc về ATTP trên địa bàn, đồng thời sự tham gia vào cuộc của chính quyền địa phuơng đối với công tác bảo đảm ATTP trên địa bàn đuợc tăng cao... Tuy nhiên việc thực hiện chínhsáchphápluậtvềAntoànthực phẩm hiện đang tồn tại một số khó khănbởihầuhếtcácxãphuờngchưa có cán bộ chuyên trách làm công tác quản lý ATTP, còn hạn chế về năng lực và chuyên môn; Chế tài xử phạt vi phạm ATTP chưa đủ mạnh nên còn thiếu tính răn đe; các cơ sở kinh doanh chế biến thực phẩm còn gặp nhiều khó khăn trong công tác xây dựng chuỗi ATTP do thiếu các vùng quy hoạch thực phẩm sạch… Thay mặt đoàn công tác, Thứ truởng Nguyễn Thanh Long ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực của Thành phố trong việc đảm bảo ATTP trong thời gian qua. Đồng thời đề nghị Thành phố Hải Phòng cần quan tâm kiểm soát thị trường vật tư nông nghiệp, quản lý cơ sở giết mổ gia súc gia cầm. Đối với quản lý thức ăn đường phố cần nêu cao vai trò quản lý của chính quyền địa phương. Thứ trưởng mong rằng thời gian tới Thành phố Hải Phòng sẽ là địa phuơng đi đầu trong việc xây dựng chuỗi thực phẩm an toàn tiếp cận đến người dân. Hải Phòng: Quyếttâmtriểnkhaiđảmbảoantoànthựcphẩm Đỗ Bình Đoàn công tác kiểm tra tại kho bảo quản dược liệu của Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương III Foripharm * Từngày7-13/11/2016,tạiẤnĐộ,Hộinghịlần thứ7củaTổchứcYtếthếgiớivềthựchiệnCôngước Khung Kiểm soát thuốc lá đã diễn ra với sự góp mặt củahơn2000đạibiểutừ180quốcgiathànhviên.Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến đã dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự hội nghị. Tại Hội nghị, Đoàn Việt Nam sẽ chia sẻ kinh nghiệm và góp phần quảng bá những thành quả của Việt Nam trong thời gian qua, đặcbiệtlàviệcthựchiệntoàndiệnLuậtPCTHthuốc. * Ngày 07/11/2016, đoàn công tác Bộ Y tế do PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế làm Trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc tại một số cơ sở y tế tại TP.HCM. * Chiều ngày 09/11/2016, Đại sứ New Zea- land - Haike Manning tới thăm, làm việc và chào từ biệt Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhân dịp ông sắp mãn nhiệm kỳ đại sứ tại Việt Nam. Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ Y tế bày tỏ mong muốn New Zealand sẽ hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực kiểm nghiệm ATTP, chia sẻ kinh nghiệm đấu thầu quản lý giá thuốc. Hai bên đã có biên bản ghi nhớ (MOU) về ATTP, kiểm nghiệm chứng nhận chung cho hàng nông sản hai nước. * Ngày 10/11/2016, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam tổ chức Hội thảo phổ biến Kế hoạch hành động quốc gia về dự phòng và kiểm soát ung thư cổ tử cung tại Việt Nam giai đoạn 2016-2025. Ytếtuầnqua