SlideShare a Scribd company logo
1 of 24
Download to read offline
Số 131 tháng8/2016
thbmekong@gmail.com
tbmekong@yahoo.com
www.vilacaed.org.vn
Phát hành thứ 5 hàng tuần
Hotline: 091 4851538
	 090 9933888
090 6529455
(tr.21)
->giành chính
quyền không
đổ máu
tại bạc liêu:
Nhiềubàihọc
chohậuthế (tr.3)
->Đồng Nai:
“Nóng”vấnđề
ônhiễmtại
phânkhucôngnghiệp
Formosa (tr.4)
->Quảng Trị:
ĐềnghịNhànước
suytônliệtsĩcho6
ngườitrongmột
giađình (tr.17)
->VụnhàsưởNhàBè
-TP.HCMbịtốngtiền
do“gạtình”:
là nhầm lẫn
(tr.20)
VỤ ÁN BÀ RỊA - VŨNG TÀU:
Chân dung người đàn bà
thuê
giang hồ
Hải Phòng
vào Nam xử
(tr.22)
->Tây Ninh:
KHÔNGVAY,VẪNBỊTÒA
“ÉP”TRẢNỢKHỦNG?
KỲ 1 - NGƯỜI PHỤ
NỮ GÁNH MÓN NỢ
HÀNG CHỤC TỶ
ĐỒNG KÊU OAN
(tr.21)
Sáng 13/8 tại Hà Nội, Ban Bí
thư Trung ương Đảng tổ chức
hội nghị gặp mặt cán bộ cấp cao
nghỉ công tác, nghỉ hưu khu
vực phía Bắc. Và sáng 14/8 tại
TP.HCM, hội nghị gặp mặt cán
bộ cấp cao nghỉ công tác, nghỉ
hưu khu vực phía Nam cũng đã
được long trọng tổ chức.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú
Trọng và Thường trực Ban Bí thư
Đinh Thế Huynh đồng chủ trì hội
nghị ở cả hai khu vực.
Tham dự hội nghị khu vực
phía Bắc có các nguyên Tổng Bí thư
Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh;
nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn
Văn An và gần 200 đại biểu là các
đồng chí nguyên Ủy viên Bộ Chính
trị, nguyên Bí thư Trung ương
Đảng, nguyên Phó Chủ tịch nước,
nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ,
nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội;
nguyên Ủy viên Trung ương Đảng,
nguyên Bộ trưởng và tương đương.
Tham dự hội nghị khu vực phía
Nam có các đồng chí: nguyên Chủ
tịchnướcTrươngTấnSang;nguyên
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn
Dũng; các đồng chí nguyên Ủy viên
Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Trung
ương Đảng, Phó Chủ tịch nước, Phó
Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ
tịch Quốc hội, Ủy viên Trung ương
Đảng, Bộ trưởng và tương đương.
Tại hội nghị, các đại biểu đã
nghe đồng chí Đinh Thế Huynh
báo cáo một số tình hình nổi bật từ
sau Đại hội lần thứ XII của Đảng
đến nay và những nhiệm vụ từ nay
đến cuối năm.
Đồng chí Phạm Bình Minh, Ủy
viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng
Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại
giao báo cáo về tình hình Biển
Đông gần đây.
Các đại biểu cũng nghe Bộ
trưởng Bộ Tài nguyên và Môi
trường Trần Hồng Hà báo cáo về
vụ việc Công ty Formosa Hà Tĩnh
gây ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng thời gian qua…
Phát biểu tại hội nghị, Tổng
Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ:
Hội nghị nhằm cung cấp thông
tin chính thức cho các đồng chí
lãnh đạo cấp cao đã nghỉ công tác,
nghỉ hưu về tình hình trong nước
và quốc tế, góp phần tạo sự thống
nhất cao trong nhận thức và hành
động trong Đảng và toàn xã hội.
Tổng Bí thư trân trọng cảm ơn ý
kiến đóng góp quý báu, tâm huyết
và trách nhiệm của các đồng chí
tham dự hội nghị, trên cơ sở đó, Bộ
Chính trị, Ban Bí thư sẽ chỉ đạo
nghiên cứu, tiếp thu, phục vụ quá
trình lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng,
Nhà nước.
Tổng Bí thư mong muốn các
đồng chí cán bộ cấp cao đã nghỉ
hưu bằng nhiều hình thức, nhiều
kênh khác nhau và trên tinh thần
đồng chí anh em, sẽ tiếp tục đóng
góp cho sự nghiệp chung của Đảng,
của dân tộc, thực hiện thắng lợi hai
nhiệm vụ chiến lược xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới,
đưa Nghị quyết Đại hội XII của
Đảng vào cuộc sống.
Chinhphu.vn
02 Số 131 - Tháng 8/2016THEO DÒNG THỜI SỰ
Giá bán tại Việt Nam: 4.800đ
Tổng Biên tập: Lại Thanh Bình Phó Tổng Biên tập: Hồ Minh Sơn
Văn phòng đại diện phía Nam: Tầng 8, Số 18A đường Nam Quốc Cang, P.Phạm Ngũ Lão, Q.1, TP.HCM. ĐT: 08.6679.2468
Văn phòng đại diện tại Cần Thơ và ĐBSCL: Số 9/10 Đại lộ Võ Văn Kiệt, Khu vực 7, phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, TP.Cần Thơ.
Văn phòng đại diện tại Đà Nẵng: 148A Lê Đình Lý, Q.Thanh Khê, TP.Đà Nẵng.
Văn phòng đại diện tại Tây Nguyên: 250/31 đường Phan Chu Trinh, P.Tân Lợi, TP.Buôn Mê Thuột, tỉnh Đaklak.
Tài khoản: 0521101078008, ngân hàng TMCP Quân đội.
Giấy phép hoạt động báo chí: Số 1144/GP-Bộ TT&TT, ngày 25/7/2011
In tại: Xí nghiệp In 2 - CTy TNHH MTV In Ba Đình - Bộ Công An
Đơn vị phát hành: Cty TNHH Truyền thông Mỹ Phúc. ĐC: 205 Võ Thị Sáu, P.7, Q.3, TP.HCM. ĐT: 08.38249001
Trụ sở: Tầng 7, số 65, Văn Miếu, Q.Đống Đa-Hà Nội
(Bộ Kế hoạch & Đầu tư)
Văn phòng Ban Biên tập: Tầng 01, Cung Triển lãm Kiến trúc
Quy hoạch Xây dựng Quốc gia, Đỗ Đức Dục - Mỹ Đình - Nam Từ Liêm -
Hà Nội. ĐT: 08049573 - 08049574 - 08049575. Fax: 08049575
Trong khuôn khổ chuyến
công tác tại Nghệ An, sáng 15/8,
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
và đoàn công tác của Chính
phủ đã đến thăm xã nông thôn
mới Nam Giang, huyện Nam
Đàn, tỉnh Nghệ An và thăm một
số công trình trên địa bàn tỉnh.
Lắng nghe ý kiến và trao đổi
với người dân xã Nam Giang, Thủ
tướng Chính phủ Nguyễn Xuân
Phúc cho rằng, Nam Giang là xã có
truyền thống cách mạng nên Đảng
bộ, chính quyền và nhân dân xã
cần tiếp nối truyền thống quý báu
đó, xây dựng Nam Giang ngày càng
phát triển. Thủ tướng biểu dương
xã có tiến bộ trong công cuộc xây
dựng nông thôn mới, người dân đã
thấu hiểu, ủng hộ chủ trương này,
tự nguyện hiến đất, góp ngày công,
góp phần xây dựng cơ sở vật chất
trên địa bàn. Thủ tướng ấn tượng
về đời sống vật chất và tinh thần
của người dân được nâng lên. Trong
đó, 100% người dân được sử dụng
nước sạch. Bộ mặt nông thôn của
xã có sự đổi thay lớn.
Góp ý vào việc xây dựng nông
thôn mới của xã, bên cạnh các yếu
tố về cơ sở hạ tầng điện, đường,
trường trạm, Thủ tướng nêu rõ:
“Cái gốc của nông thôn mới là thu
nhập, đời sống của người nông dân
phải tốt hơn”. Do đó, cấp ủy, chính
quyền và người dân trong xã cần
bám sát mục tiêu này.
Đi liền với đó là chuyển giao
tiến bộ khoa học công nghệ mới,
nhất là nông nghiệp, để tạo giá trị
sản xuất cao hơn. Nam Đàn có một
số khu, cụm công nghiệp, vì vậy,
chính quyền địa phương cần tận
dụng để chuyển đổi nghề nghiệp,
tăng thu nhập cho người dân.
Thủ tướng cũng lưu ý bộ máy
chính quyền và tổ chức chính trị
trên địa bàn về tinh thần phục
vụ nhân dân, chứ không chỉ đơn
thuần là quản lý. Thủ tướng cũng
nhấn mạnh trong quá trình phát
triển, từng hộ dân trong xã cần làm
gương trong việc bảo vệ môi trường
sống.
Thủ tướng đã đến thăm mô
hình trang trại của ông Nguyễn
Tuấn Anh, sinh năm 1964, ở xóm
8, xã Nam Giang. Với diện tích
khoảng 6 ha ở vùng đồi khô cằn,
trang trại trồng chủ yếu là chanh,
với sản lượng 60 tấn chanh/năm,
cho doanh thu cao nhất khoảng 1,2
tỷ đồng/năm.
Chinhphu.vn
Ngày 15/8, Chủ tịch nước
Trần Đại Quang, Chủ tịch Quốc
hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã có
cáccuộctiếpPhóChủtịchQuốc
hội Lào Somphanh Phengk-
hammy đang thăm Việt Nam.
Tiếp Phó Chủ tịch Quốc hội
Lào, Chủ tịch nước Trần Đại Quang
đánh giá cao những thành tựu to
lớn mà Đảng, Quốc hội, Chính phủ
và nhân dân các bộ tộc Lào anh em
đã đạt được trong công cuộc xây
dựng và phát triển đất nước; chúc
mừng Lào đang đảm nhận tốt vai
trò Chủ tịch ASEAN 2016, giúp vai
trò và vị thế của Lào không ngừng
được nâng cao trên trường quốc tế.
Chủ tịch nước đánh giá cao
những thành tựu trong lĩnh vực lập
pháp mà Quốc hội Lào đã đạt được
thời gian qua, tin tưởng Quốc hội
Lào tiếp tục góp phần quan trọng
vào việc thực hiện thắng lợi Nghị
quyết Đại hội Đảng lần thứ X và Kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5
năm lần thứ VIII (giai đoạn 2016 -
2020) của Lào...
Chủ tịch nước đề nghị Quốc hội
hai nước tiếp tục phối hợp giám sát,
đôn đốc để góp phần triển khai hiệu
quả các hiệp định hợp tác và thỏa
thuận cấp cao hai nước, đặc biệt
là các thỏa thuận đạt được tại kỳ
họp lần thứ 38 Ủy ban hợp tác liên
Chính phủ Việt Nam - Lào (tháng
12/2015); tăng cường hợp tác, chia
sẻ kinh nghiệm, nhất là trong việc
xây dựng thể chế, hệ thống pháp
luật và giám sát triển khai thực
hiện pháp luật, góp phần thực hiện
thắng lợi sự nghiệp cách mạng tại
mỗi nước; phối hợp tăng cường giám
sát và tạo điều kiện cho các dự án
hợp tác đầu tư giữa hai nước; quan
tâm thúc đẩy giao lưu hữu nghị
giữa nhân dân hai nước...
Tiếp Phó Chủ tịch Quốc hội
Lào Somphanh Phengkhammy,
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim
Ngân khẳng định, Đảng và nhân
dân Việt Nam luôn coi trọng và
dành ưu tiên cao nhất cho việc củng
cố và tăng cường quan hệ hữu nghị
truyền thống, đoàn kết đặc biệt và
hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào,
coi đây là tài sản vô giá, yếu tố quan
trọng đối với sự nghiệp cách mạng
của hai dân tộc Việt - Lào.
Đánh giá cao kết quả hội đàm
giữa Phó Chủ tịch Quốc hội Uông
Chu Lưu và Phó Chủ tịch Quốc
hội Lào Somphanh Phengkhammy
diễn ra sáng 15/8, Chủ tịch Quốc
hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn
mạnh, trên tinh thần đã thống nhất
với Chủ tịch Quốc hội Lào Pany
Yathotu, Quốc hội hai nước sẽ tổ
chức hai hoạt động lớn trong thời
gian tới, gồm: Tổ chức hội thảo trao
đổi kinh nghiệm giữa Quốc hội hai
nước dự kiến vào cuối tháng 10 tới;
phối hợp tổ chức tốt lễ khánh thành
Khu di tích lịch sử cách mạng Việt
Nam-Lào tại Sơn La nhân dịp kỷ
niệm 55 năm ngày thiết lập quan
hệ ngoại giao Việt Nam-Lào và 40
năm ngày ký Hiệp ước hữu nghị
hợp tác.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị
Kim Ngân đề nghị trong thời gian
tới, Quốc hội hai nước sẽ phối hợp
giám sát trong thực hiện những
cam kết, thỏa thuận cấp cao giữa
hai nước để đảm bảo việc triển khai
được thực hiện đầy đủ và hiệu quả;
cùng với đó là thúc đẩy trao đổi kinh
nghiệm giữa các cơ quan của Quốc
hội hai nước.
Chinhphu.vn
BanBíthưgặpmặtcánbộcấpcaonghỉhưu Nguyễn Hoàng - Mạnh Hùng
LãnhđạoNhànước,QuốchộitiếpPhóChủtịchQuốchộiLào P/V
Quang cảnh hội nghị gặp mặt cán bộ
cấp cao nghỉ công tác, nghỉ hưu khu vực
phía Bắc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
ThủtướngthămxãnôngthônmớiNamGiang-NghệAn Đức Tuân
3Số 131 - Tháng 8/2016
Kỷ niệm 71 năm Cách mạng Tháng Tám
(19/8/1945 - 19/8/2016)
GIÀNHCHÍNHQUYỀNKHÔNGĐỔMÁUTẠIBẠCLIÊU:NHIỀUBÀIHỌCCHOHẬUTHẾ Huy Diệu
0SỰ KIỆN - TIÊU ĐIỂM
Bạc Liêu là vùng đất mới,
được khai phá muộn trong quá
trình xây dựng đất nước, nhưng
là một trong số những Đảng
bộ được thành lập khá sớm, có
phong trào cách mạng phát
triển mạnh trong khu vực. Đặc
biệt, Cách mạng Tháng Tám ở
nơi đây không đổ máu, tạo nên
một chiến công kì diệu, một mốc
son chói lọi trong lịch sử đất Bạc
Liêu. Bài học ấy càng có ý nghĩa
quan trọng và thiết thực hơn
trong sự nghiệp xây dựng và
phát triển Bạc Liêu ngày càng
giàu mạnh, trong xây dựng và
bảo vệ tổ quốc Xã hội chủ nghĩa
hiện nay.
* Giành chính quyền không nổ súng
Ngược dòng những ngày tháng
Támlịchsử,saungàyNhậtđầuhàng
đồng minh, tinh thần bộ máy tay sai
bù nhìn ở Bạc Liêu hoang mang dao
động. Tình hình diễn rất nhanh đến
giữa tháng 8 năm 1945, Tỉnh ủy lâm
thời Bạc Liêu chủ trương tập trung
cán bộ đảng viên đang hoạt động
khắp nơi về để tổ chức lực lượng kịp
thời khởi nghĩa tại tỉnh lỵ. Trước
tình hình khó khăn chưa từng có
của bộ máy tay sai ở Bạc Liêu, Triều
đình Bảo Đại cử khâm sai Đại thần
Nguyễn Văn Sâm đến Bạc Liêu để
ổn định tình hình. Tại Bạc Liêu,
Tỉnh trưởng Trương Công Thiện
chuẩn bị đón tiếp Nguyễn Văn Sâm.
Nắm được tình hình trên, Tỉnh ủy
lâm thời Bạc Liêu chủ trương huy
động lực lượng từ nông thôn kéo về
thành thị, hòa nhập với lực lượng nội
thành Bạc Liêu để tham gia cuộc mít
tinh nhằm lật đổ chính quyền.
Sau cuộc biểu tình thị uy của
lực lượng quần chúng, Tỉnh ủy và
Mặt trận Việt Minh họp thành lập
chính quyền cách mạng lấy tên là
Ủy ban Giải phóng dân tộc chỉ huy
cuộc khởi nghĩa giành chính quyền.
Lúc này, Tỉnh ủy đã huy động toàn
bộ lực lượng hiện có gồm tổ chức cứu
quốc, nhân sĩ, trí thức, cơ sở trong
công chức, thanh niên Tiền phong và
đông đảo quần chúng, đặt biệt là lực
lượng binh sĩ trong vệ binh cộng hòa
đến bao vây dinh Tỉnh trưởng.
Mặt khác, thực hiện chỉ thị của
Tỉnh ủy, sáng ngày 22/8/1945, Ủy
ban Mặt trận Việt Minh và Ủy ban
Giải phóng dân tộc cử đại diện đến
gặp Trương Công Thiện. Đến sáng
ngày 23/8/1945, đoàn đại diện của
ta có vũ trang do ông Tào Văn Tỵ
dẫn đầu tiến lên phòng Tỉnh trưởng,
buộc hắn đầu hàng. Trước khí thế sôi
sục của quần chúng, sức mạnh như
bão lửa của cách mạng, buộc tên tỉnh
trưởng Trương Công Thiện phải đầu
hàng, bàn giao chính quyền cho cách
mạng, đánh dấu một mốc son chói
lọi, một sự kiện mang tính lịch sử:
Bạc Liêu giành chính quyền không
nổ súng.
Chia sẻ về sự kiện Bạc Liêu
giành chính quyền không đổ máu
vào ngày 23/8/1945, đồng chí Trương
Minh Chiến - Nguyên Phó Bí thư
tỉnh Bạc Liêu cho rằng, đó là niềm tự
hào lớn lao của Đảng bộ và nhân dân
Bạc Liêu và hiếm nơi nào có được.
Với đường lối lãnh đạo tài tình, sáng
suốt của Đảng và sự vận dụng linh
hoạt, sáng tạo, độc đáo, Đảng bộ Bạc
Liêu đã chủ động tạo thời cơ cách
mạng. Đây cũng là bài học quý báu
để tỉnh Bạc Liêu giành chính quyền
không nổ súng lần thứ 2 vào ngày
30/4/1975.
* Nhiều bài học quý báu cho hậu thế
Ông Nguyễn Trung Kiên, nhà
nghiên cứu lịch sử Đảng bộ tỉnh
Bạc Liêu cho rằng, sự kiện Bạc Liêu
giành chính quyền không nổ súng
vào ngày 23/8/1945 đánh dấu một
chặng đường lịch sử có ý nghĩa hết
sức to lớn, ghi đậm dấu son chói lọi,
làm rạng danh đất Bạc Liêu, góp
phần cùng cả nước làm nên một cuộc
cách mạng thần kỳ - Cách mạng
Tháng Tám thành công, mở ra một
kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập,
tự do và chủ nghĩa xã hội.
Còn đối với ông Trần Nam Đoàn
- Nguyên Trưởng ban Tuyên huấn
thì, ngày 23/8/1945 không chỉ là đỉnh
cao của sức mạnh quần chúng và trí
tuệ sáng tạo của Đảng mà xét ở một
khía cạnh khác, việc giành chính
quyền không đổ máu chính là hành
động thể hiện sự văn minh, thể hiện
tính nhân văn, nhân đạo, sự hào
hiệp trong tính cách con người Bạc
Liêu.
Đó cũng là đỉnh cao trí tuệ sáng
tạo, mưu trí, dũng cảm nhưng đầy
khoan dung, nhân hậu, thể hiện
tính nhân văn sâu sắc, góp phần tô
đậm thêm truyền thống của vùng
đất Bạc Liêu. Chia sẻ về sự kiện Bạc
Liêu giành chính quyền trong Cách
mạng Tháng Tám, ông Nguyễn
Trung Kiên khẳng định: “Thắng lợi
của CMT8 không chỉ là niềm tự hào
của Đảng bộ và quân dân tỉnh Bạc
Liêu về quá khứ vẻ vang mà còn là
bài học quý báu, thể hiện sự chung
sức, chung lòng của Đảng bộ và quân
dân ta, của khối đại đoàn kết toàn
dân tộc”. Điều này chính là cơ sở, là
bài học quý để thế hệ hôm nay tôn
kính, trân trọng và phát huy truyền
thống của cha ông để lại.
Những ngày xế bóng của
cuộc đời, ông sống trong thanh
thản, ngập tràn hạnh phúc giữa
đại ngàn cao nguyên. Tuy vậy,
ký ức một thời cùng đồng đội
nghiêm trang tuyên thệ dưới cờ
đỏ sao vàng trong ngày thành
lập Đội Việt Nam tuyên truyền
giải phóng quân vẫn còn vẹn
nguyên. Đó chính là ông Tô
Đình Cắm - bí danh Tô Tiến Lực,
một trong 34 chiến sĩ đầu tiên
của đơn vị tiền thân Quân đội
Nhân dân Việt Nam.
Hăng hái giác ngộ theo cách mạng
Sinh năm 1922 tại bản Um, xã
Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh
Cao Bằng, ông Tô Đình Cắm lớn lên
trong cảnh nước mất, nhà tan do sự
xâm lăng tàn bạo của thực dân và
phong kiến. Chính hoàn cảnh ấy đã
sớm hun đúc lòng yêu nước ở chàng
trai trẻ người Tày. Năm 1941, sau
hội nghị Trung ương Đảng lần thứ
8 (5/1941), phong trào Việt Minh ở
Cao Bằng phát triển rộng khắp, đặc
biệt ở 3 châu Hòa An, Hà Quảng,
Nguyên Bình. Theo tiếng gọi non
sông, Tô Đình Cắm hăng hái gia
nhập lực lượng Việt Minh. Chính
những ngày tháng sống và hoạt
động ở rừng Trần Hưng Đạo là cơ
duyên để ông được gặp anh Văn -
Đại tướng Võ Nguyên Giáp, cùng
chịu đựng gian khổ, kề vai sát cánh
và nhiều lần ngủ chung một lán,
được anh Văn chỉ bảo, khích lệ, giúp
chàng thanh niên Tô Đình Cắm
thêm bền gan, vững chí, quyết tâm
một lòng với tổ quốc và nhân dân
đánh đuổi giặc thù.
Bước ngoặt đánh dấu sự trưởng
thành kể từ khi được giác ngộ cách
mạng đối với Tô Đình Cắm (Tô Tiến
Lực),đólàôngđãthuyếtphụcđược2
người anh em ruột của mình bỏ làm
việc cho Pháp để về với cách mạng.
Đặc biệt vào mùa xuân năm 1942,
lần đầu tiên được anh Văn - Đại
tướng Võ Nguyên Giáp - giao nhiệm
vụ, chàng thanh niên Tô Đình Cắm,
cùng với một cán bộ phong trào của
Đề Thám đã xuống nhiều xã thuộc
tỉnh Bắc Kạn tuyên truyền, vận
động được nhiều người tham gia vào
Hội Nông dân cứu quốc, Thanh niên
cứu quốc. Rồi ông thường xuyên
băng rừng, vượt suối làm liên lạc đắc
lực cho anh Văn. Nhân cơ duyên đó,
Tô Đình Cắm lại thêm cơ hội được
gặp Bác Hồ vài lần ngắn ngủi và
được tiếp thu nhiều tinh hoa ở vị
lãnh tụ.
Tháng 2/1944, Tô Đình Cắm
cùng với một số cán bộ địa phương
theo học lớp quân chính (khóa III).
Kết thúc khoá học này cũng là lúc
làn sóng "khủng bố trắng" của quân
thù được thực thi ráo riết. Hàng
trăm thanh niên ưu tú ở Cao Bằng,
trong đó có ông phải chui vào rừng
lánh nạn, tổ chức các đội vũ trang
thoát ly chống khủng bố. Cũng trong
thời gian này, ông Tô Đình Cắm đã
được lãnh đạo, chỉ huy lựa chọn
tham gia thành lập Đội Việt Nam
tuyên truyền giải phóng quân.
Sau Cách mạng Tháng Tám
thành công, đáp lại lời hiệu triệu
toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch
Hồ Chí Minh, cả 3 anh em ông Tô
Đình Cắm hòa vào dòng người “Nam
tiến”. Trải qua nhiều trận đánh ác
liệt, năm 1946 ông bị thương nặng
ở chân, phải trở về Bắc, sau đó được
giải ngũ về lại quê nhà. Thế nhưng,
sau sự kiện quân Pháp nhảy dù
xuốngBắcKạnvàongày10/07/1947,
ông Tô Đình Cắm lại hăng hái xung
phong tái ngũ. Trong chiến dịch
Biên giới (Thu Đông năm 1950),
trên cương vị trung đội trưởng pháo
binh, ông tham gia trận đánh đồn
Đông Khê lần thứ hai. Trong trận
này, ông lại tiếp tục bị thương nặng,
và một lần nữa viên đạn của địch đã
găm vào vai. Thế trận này buộc Tô
Đình Cắm phải nhường chiến tuyến
cho những người đồng đội để về lại
quê nhà ở Tam Kim, với khu rừng
Trần Hưng Đạo, nơi ông gắn bó, yêu
thương và ghi dấu biết bao kỷ niệm
trên chặng đường đi theo cách mạng
của mình…
Sống thanh thản ở tuổi “xưa
nay hiếm”
Khi đã bước vào cái tuổi “xưa
nay hiếm”, ông Tô Đình Cắm vẫn
quyết chí bứt ra khỏi cái vòng luẩn
quẩn của đói nghèo. Tháng 7/1992,
ông cùng với vợ con tình nguyện vào
xây dựng kinh tế mới ở huyện Đạ
Tẻh - Lâm Đồng cho đến nay. Hiện,
ông sống thanh thản bên 7 người con
và các cháu. Tất cả đều đã có cuộc
sống riêng tương đối khá giả, trên
dưới thuận hòa.
Những đóng góp to lớn của ông
Tô Đình Cắm luôn được Đảng, Nhà
nước, quân đội ghi nhận và có những
chính sách đãi ngộ theo chế độ cán
bộ lão thành cách mạng. Đặc biệt,
ông Tô Đình Cắm đã được Bộ tư lệnh
Quân khu 7 và Bộ CHQS tỉnh Lâm
Đồng tổ chức trao giấy chứng nhận
thươngbinhhạng4/4.Đồngthời,ông
Sự kiện giành chính quyền ngày
23/8/1945 được đặt tên cho một con
đường huyết mạch của TP Bạc Liêu
(Đường 23/8 -QL 1A đoạn từ Bạc Liêu đi
Cà Mau)
Người trở về từ rừng Trần Hưng Đạo Công Trình
Ông Tô Đình Cắm đang tâm sự cùng PV về
cuộc đời hoạt động cách mạng của mình
(Xem tiếp trang 23)
Số 131 - Tháng 8/2016SỰ KIỆN - TIÊU ĐIỂM
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và
Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cùng
đoàn công tác của Bộ vừa có
buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh
Đắk Lắk về kết quả thực hiện
các mục tiêu phát triển kinh tế
- xã hội 6 tháng đầu năm 2016
và triển khai kế hoạch giai đoạn
2016 - 2020 của tỉnh.
Ông Y Biêr Niê, Bí thư Tỉnh ủy
- Chủ tịch HĐND tỉnh, ông Phạm
Minh Tấn, Phó Bí thư thường trực
Tỉnh ủy, ông Phạm Ngọc Nghị, Phó
Bí thư - Chủ tịch UBND tỉnh cùng
đại diện các sở, ngành có liên quan
trong tỉnh đã làm việc với đoàn công
tác và báo cáo về tình hình hoạt động
KT-XH của tỉnh trong 6 tháng đầu
năm.
Cụ thể, tổng sản phẩm sản xuất
của tỉnh ước tính đạt 19.278 tỷ đồng,
thu ngân sách nhà nước trên 2.104
tỷ đồng, tăng 7,31%. Tổng vốn xây
dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà
nước, Chính phủ giao kế hoạch đạt
trên 3.556 tỷ đồng, giải ngân được
trên 1.344 tỷ đồng, đạt 46,5% so với
cùng kỳ năm 2015.
Về tình hình triển khai xây
dựng kế hoạch đầu tư giai đoạn
2016 - 2020, tỉnh Đắk Lắk có tổng
vốn dự kiến 13.104 tỷ đồng, vốn cân
đối ngân sách địa phương là 6.317 tỷ
đồng, ngân sách TW trên 6.787 tỷ
đồng để thực hiện chương trình mục
tiêu quốc gia: Giảm nghèo bền vững,
Xây dựng nông thôn mới, có 17/21
chương trình mục tiêu, đối ứng cho
các dự án ODA...
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu
tư ghi nhận, biểu dương những kết
quả Đắk Lắk đã đạt trong 6 tháng
đầu năm 2016, đặc biệt trong thực
hiện thu ngân sách, phát triển sản
xuất, xóa đói giảm nghèo và hỗ trợ
kịp thời cho người dân bị ảnh hưởng
bởi hạn hán. Bộ trưởng đề nghị Đắk
Lắk cần nâng cao năng lực chỉ số
cạnh tranh, tạo mọi điều kiện thuận
lợi về thủ tục hành chính để kêu gọi
đầu tư, thu hút các doanh nghiệp
đến sản xuất, kinh doanh tại tỉnh.
Đồng thời, tỉnh cần chú trọng
tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo
hướng công nghệ cao, tăng cường
sử dụng các giống mới, giống lai, áp
dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật
vào sản xuất để nâng cao chất lượng
sản phẩm, góp phần tăng khả năng
cạnh tranh trên thị trường. Phát
triển thế mạnh du lịch, thương mại,
dịch vụ dựa trên các ưu thế sẵn có
của địa phương, xây dựng chính
sách, cơ chế đặc thù hợp lý để huy
động mọi nguồn lực trong xã hội
cùng tham gia đầu tư phát triển KT-
XH trên toàn tỉnh…
Lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk đề nghị
TW quan tâm đầu tư xây dựng một
số dự án quan trọng, nhanh chóng
hoàn thiện kết cấu hạ tầng TP Buôn
Ma Thuột như: Dự án thủy lợi hồ Ea
Tam (tổng đầu tư 996 tỷ đồng), dự án
đường Đông - Tây (vốn còn thiếu là
648 tỷ đồng), đầu tư trang thiết bị y
tế cho Bệnh viện Đa khoa vùng Tây
Nguyên (tổng đầu tư là một ngàn
tỷ đồng), các dự án khắc phục tình
trạng hạn hán (cần vốn đầu tư các
công trình thủy lợi khoảng 2.400 tỷ
đồng), đầu tư xây dựng hạ tầng cửa
khẩu Đắk Ruê, đầu tư xây dựng
đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông,
thủy lợi của tỉnh nhằm góp phần
khắc phục những hạn chế để bắt kịp
trình độ phát triển của cả nước…
Nhân dịp này, Bộ trưởng Bộ Kế
hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng
cũng đã trao tặng 100 triệu đồng cho
Quỹ Vì người nghèo của tỉnh.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Nguyễn Chí Dũng (bên trái) trao tặng 100
triệu đồng cho Quỹ Vì người nghèo Đắk Lắk
Chiều ngày 12/8, UBND tỉnh
Đồng Nai cùng các cơ quan ban
ngành trong tỉnh đã tổ chức họp
báo với hơn 20 đại diện cơ quan
báo, đài địa phương và Trung
ương về tình hình kinh tế - xã
hội 6 tháng đầu năm 2016 của
tỉnh.
Tại buổi họp báo, các PV đã nêu
ra những câu hỏi về vấn đề kinh tế,
an sinh xã hội đang được dư luận
quan tâm gần đây, đặc biệt là tình
trạng ô nhiễm môi trường của phân
khu công nghiệp Formosa (PKCN
Formosa) thuộc khu công nghiệp
Nhơn Trạch 3 (huyện Nhơn Trạch).
Ông Võ Văn Chánh, Phó Chủ
tịch UBND tỉnh Đồng Nai, khẳng
định: Hiện công an tỉnh đã lập
chuyên án (Phòng PC49) để điều tra
làm rõ, bất cứ đơn vị nào vi phạm
đều sẽ bị truy tố hình sự, kể cả cơ
quan quản lý nhà nước địa phương
cũng liên đới trách nhiệm. Lực lượng
chức năng thường xuyên kiểm tra
giám sát về khí, nước, rác thải...
trong PKCN Formosa.
Ông Chánh cũng cho biết, hiện
tại nước thải của các nhà máy trong
PKCN Formosa đều được tập trung
về hệ thống để xử lý nước thải, trước
khi thải ra môi trường. UBND tỉnh
đang chờ cơ quan chức năng tiếp tục
điều tra các doanh nghiệp, hộ chăn
nuôi, cơ sở giết mổ gia súc gia cầm...
gây ô nhiễm để xử lý triệt để theo
luật định.
Theo Sở Tài nguyên - Môi
trường tỉnh, Sở này đã lắp đặt hệ
thống quan trắc tự động truyền dữ
liệu 30 phút/ lần để giám sát, kiểm
tra thường xuyên tất cả khí, chất
thải của PKCN Formosa. Hiện nay,
chỉ có Công ty TNHH Chin Well
Fasteners Việt Nam thuê đất trong
PKCN vi phạm về môi trường. Công
ty này có vốn đầu tư 85 triệu USD,
chuyên sản xuất ốc vít. Qua điều tra
phát hiện Công ty TNHH Chin Well
Fasteners Việt Nam có 2 vi phạm
lớn là có 1 hệ thống nước thải trực
tiếp ra môi trường và chôn bùn thải
ngay trong khuôn viên. Các cơ quan
chức năng đang tiếp tục phân tích
chất thải, nước thải, nếu nằm trong
ngưỡng nguy hại có thể sẽ truy tố
hình sự, còn chất thải không nguy
hại sẽ xử phạt hành chính.
Cũng theo UBND tỉnh, trong 6
tháng đầu năm, tổng sản phẩm quốc
nội trên địa toàn tỉnh tăng 7,85%
so với cùng kỳ 2015, chỉ số sản xuất
côngnghiệptănggần8,2%,hànghóa
nông lâm thủy sản tăng 3,6%. Hiện,
Đồng Nai có 91/133 xã đạt chuẩn
nông thôn mới, có 5 huyện nông thôn
mới: Xuân Lộc, Thống Nhất, Long
Thành, Nhơn Trạch và TX Long
Khánh. Kim ngạch xuất khẩu, thu
hút đầu tư nước ngoài, trong nước,
ngân sách của tỉnh thu vào tăng cao
hơn cùng kỳ 2015. Tỉnh giải quyết
việc làm cho gần 5.000 lao động, gần
7.000 lượt hộ nghèo được vay vốn ưu
đãi để sản xuất,… nâng cao thu nhập
của nhân dân.
Đối với câu hỏi PV Báo Thời báo
MêKông đặt ra, đề cập đến dự án sân
bay Long Thành, liệu người dân bị
thu hồi đất được bố trí tái định cư có
được như nơi cũ không? Ông Chánh
cho biết, đối với các hộ dân có liên
quan đến bồi thường, bố trí tái định
cư trong dự án sân bay Long Thành,
tỉnh đã thống kê, chuẩn bị trước để
chờ Chính phủ thống nhất chính
sách sẽ tiến hành bồi thường, tái
định cư theo đúng quy định của Nhà
nước và đảm bảo nơi ở mới cho người
dân sẽ bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ.
Mô hình nuôi tôm và sản xuất lúa hiện đang mang
lại hiệu quả cao cho nông dân các tỉnh ĐBSCL. Đây
là mô hình canh tác được cho là hiệu quả, vốn đầu tư
thấp, do nuôi tôm trong ruộng lúa tận dụng được thức
ăn tự nhiên, bảo vệ được môi trường sinh thái, và tôm
thương phẩm có chất lượng.
Sau hơn 15 năm triển khai, mô hình nuôi tôm - lúa ở khu
vực ĐBSCL đã cho thấy hiệu quả kinh tế của nó. Theo Tổng
cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT), đến nay, toàn vùng có trên
175.000 ha tôm lúa. Sản lượng đạt 75.000 tấn. Trong đó vùng
nuôi tôm tập trung ở các tỉnh là Kiên Giang: 77.800ha; Cà
Mau:42.800ha;BạcLiêu: 29.400ha;SócTrăng:17.700ha.v.v…
Theo Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), tại 8 tỉnh có điều
kiệnpháttriểnmôhìnhtôm-lúaởkhuvựcĐBSCLcó970.000
ha sản xuất lúa, trong tổng số 1.560.000 ha lúa đông xuân của
toàn vùng vùng, chiếm hơn 62% diện tích. Do đó, tiềm năng
phát triển vùng nuôi tôm-lúa của ĐBSCL là khá lớn.
ĐCSVN
Ngày 9/8 vừa qua, tại Bệnh viện
Quân y 175, Bộ Quốc phòng đã tổ
chức lễ khai giảng khóa huấn luyện
tiền triển khai Bệnh viện dã chiến
cấp 2 tham gia lực lượng gìn giữ hòa
bình Liên Hợp Quốc.
Khóa huấn luyện diễn ra trong thời
gian 3 tháng, với sự tham gia của 70 cán
bộ, chiến sĩ, nhân viên Bệnh viện dã chiến
Cấp 2 thuộc biên chế Bệnh viện Quân y
175, tập trung vào các nội dung: kiến thức,
kinh nghiệm gìn giữ hòa bình, cách thức
chuẩn bị và vận hành một bệnh viện dã
chiến theo tiêu chuẩn Liên Hợp Quốc;
triển khai trang bị những kiến thức cơ
bản trong hoạt động gìn giữ hòa bình Liên
Hợp Quốc; hiểu biết về địa bàn phái bộ,
phương thức phối hợp, chỉ huy, quản lý,
thực hành tại bãi tập, khả năng hoạt
động ở môi trường đa quốc gia… Khóa
huấn luyện sẽ do các giảng viên, chuyên
gia về hoạt động gìn giữ hòa bình, cứu
trợ nhân đạo thuộc các cơ quan thuộc
Bộ Quốc phòng (Việt Nam) và các quốc
gia, tổ chức quốc tế như: Australia, Pháp,
Trung Quốc, Ủy ban Chữ Thập đỏ quốc
tế… giảng dạy.
Khóa huấn luyện được xem là hoạt
động thực hành, phối hợp hiệp đồng nâng
cao của các kíp bác sĩ, nhân viên trong
vận hành, triển khai Bệnh viện dã chiến
cấp 2, qua đó nhằm nâng cao khả năng
thực hiện nhiệm vụ trên thực địa ở địa
bàn phái bộ Liên Hợp Quốc.
04
BộtrưởngBộKếhoạchvàĐầutưlàmviệcvớitỉnhĐắkLắk Hoàng Hà
Đồng Nai: "Nóng"vấnđềônhiễmtạiphânkhucôngnghiệpFormosa Bùi Châu
ĐồngbằngsôngCửuLongpháthuy
môhìnhsảnxuấttôm-lúa P/V
TP.HCM: KhaigiảngkhóahuấnluyệnBệnh
việndãchiếnthamgialựclượnggìngiữhòabìnhLam Hồng
Số 131 - Tháng 8/2016 SỰ KIỆN - TIÊU ĐIỂM
Ngày 11/8 vừa qua, đoàn
công tác do Phó Thủ tướng
Trịnh Đình Dũng chủ trì đã có
buổi làm việc với Cảng Hàng
không Quốc tế Tân Sơn Nhất.
Buổi làm việc này nhằm thảo
luận và bàn giải pháp giải
quyết tình trạng quá tải của
sân bay Tân Sơn Nhất và sự
ách tắc giao thông trầm trọng
khu vực cửa ngõ ra vào sân bay
trong những ngày qua.
Tại buổi làm việc, Cục trưởng
Cục Hàng không Lại Xuân Thanh
cho biết: Sân bay Tân Sơn Nhất đã
thật sự quá tải từ năm 2015. Theo
quy hoạch, sân bay Tân Sơn Nhất
chỉ có công suất 25 triệu hành
khách/năm. Tuy nhiên, hiện tại,
con số này đã quá 31 triệu hành
khách/năm. Với sự tăng trưởng
nóng, nhà ga, bãi đỗ, đường tại sân
bay đều không đáp ứng được nhu
cầu. Xung quanh tình trạng kẹt xe
trầm trọng ở khu vực cửa ngõ sân
bay, lãnh đạo Sở GTVT TP.HCM
cũng chỉ rõ nguyên nhân là do
tuyến đường Trường Sơn vào sân
bay vẫn là tuyến đường độc đạo.
Bên cạnh đó, khi đường Phạm Văn
Đồng đi vào sử dụng đã trở thành
đường lưu thông chính của người
dân chứ không chỉ là đường vào
sân bay.
Để giải quyết tình trạng trên,
giải pháp trước mắt được đề xuất là
tận dụng khu vực công viên Hoàng
Văn Thụ, công viên Gia Định làm
bãi đỗ xe taxi ra vào sân bay để hạn
chế phương tiện ùn ứ trong sân bay.
Việc xây dựng thêm một nhà ga nội
địa ở khu vực đất Quốc phòng gần
đường Hoàng Hoa Thám cũng được
xem xét. Theo đánh giá chung,
nếu xây dựng thêm nhà ga này,
mở rộng đường Hoàng Hoa Thám
thì có thể vừa nâng công suất của
sân bay, vừa giảm được ùn tắc giao
thông của khu vực cửa ngõ sân bay.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình
Dũng yêu cầu Bộ GTVT và Bộ
Quốc phòng bàn và đưa ra giải
pháp tối ưu nhất và tìm nhà đầu tư
để nâng cấp mở rộng sân bay Tân
Sơn Nhất, sớm báo cáo Thủ tướng
Chính phủ. Bộ GTVT phải phối
hợp với UBND TP.HCM nghiên
cứu, tổ chức thực hiện hệ thống
giao thông kết nối vào sân bay đảm
bảo hiệu quả và nhanh nhất. Đặc
biệt, trong lúc chờ đợi những giải
pháp cụ thể, Bộ GTVT cần chỉ đạo
Cục Hàng không dân dụng, các cơ
quan chuyên môn tuyệt đối đảm
bảo an toàn các chuyến bay.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng làm việc
với đại diện Bộ Quốc phòng và TP.HCM,
Cảng Hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất
TP.HCM: PhóThủtướngTrịnhĐìnhDũnglàmviệcvớiCảngHàngkhôngQuốctếTânSơnNhất
Quốc Định
Trường Đại học Hùng
Vương (Phú Thọ) vừa tổ chức
Hội thi tiếng Việt và giao lưu
văn hóa 3 nước Việt Nam, Lào,
Trung Quốc. Tới dự có đồng
chí Trần Phù Tiêu - Ủy viên
Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ
tịch Uỷ ban MTTQ tỉnh, Chủ
tịch Liên hiệp các tổ chức hữu
nghị tỉnh; lãnh đạo Hội hữu
nghị Việt - Lào và Hội hữu
nghị Việt - Trung.
Hội thi với 50 thí sinh của 4
đội tham gia là SV Lào và Trung
Quốc đang học tập tại Trường ĐH
Hùng Vương. Với sự sôi động, vui
tươi, trẻ trung hóm hỉnh, thông
minh, sáng tạo, các đội đã trải
qua 4 phần thi là: Chào hỏi bằng
tiếng Việt; nghe viết; đoán ý đồng
đội và thi tài năng. Mỗi phần thi
yêu cầu các đội phải thể hiện được
sự hiểu biết về tập quán, văn hóa
của Việt Nam, diễn đạt lưu loát
tiếng Việt, có trang phục đẹp và
đảm bảo thời gian. Qua hội thi
giúp cho SV nước ngoài và SV
Việt Nam có cơ hội giao lưu, trao
đổi kiến thức, kinh nghiệm để học
tốt ngoại ngữ của mỗi quốc gia, là
cầu nối thắt chặt tình hữu nghị
truyền thống đặc biệt 3 nước láng
giềng Việt Nam, Lào và Trung
Quốc.
Những năm qua, Trường
ĐH Hùng Vương cùng các thế hệ
giảng viên, SV Việt Nam luôn tạo
mọi điều kiện thuận lợi và giúp
đỡ các bạn SV Lào và Trung Quốc
hòa nhập tốt nhất trong quá trình
học tập và sinh sống tại Việt Nam.
Nhân dịp này, đồng chí Trần Phù
Tiêu cùng lãnh đạo Trường ĐH
Hùng Vương đã trao chứng chỉ
hoàn thành khóa học tiếng Việt
cho 55 SV Lào, Trung Quốc và
trao thưởng cho các đội tham gia
hội thi.
Quá trình chuyển đổi mô
hình HTX theo Luật HTX 2012
trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
đang diễn ra khẩn trương và
sôi động; các loại hình HTX
kiểu mới được chuyển đổi và
thành lập đã hoạt động hiệu
quả, thích ứng với cơ chế thị
trường. Nhằm phổ biến sâu
rộng Luật HTX 2012, ngày
12/8, Ban tổ chức cuộc thi
“Tìm hiểu các loại hình HTX
kiểu mới” tỉnh Phú Thọ đã tổ
chức hội nghị đánh giá tiến độ
tổ chức cuộc thi.
Sau khi nghe báo cáo tiến độ
tổ chức cuộc thi, công tác chuẩn
bị tổng kết, các loại hình thi sân
khấu và tác phẩm báo chí, các
thành viên Ban tổ chức cuộc thi
và cơ quan liên quan đã thảo
luận, đánh giá cụ thể công tác
triển khai, tổ chức và kết quả
tham gia cuộc thi ở loại hình thi
sân khấu từ cơ sở đến cấp tỉnh và
loại hình tác phẩm báo chí với hai
thể loại: Báo viết và phát thanh
truyền hình.
Ban tổ chức cuộc thi đã thống
nhất đánh giá: Cuộc thi có sự chỉ
đạo cụ thể, kịp thời vào cuộc của
các ban ngành, tổ chức đoàn thể,
cơ quan truyền thông và hoạt
động tích cực của cơ quan thường
trực Ban tổ chức cuộc thi là Liên
minh HTX tỉnh, thu hút sự quan
tâm, hưởng ứng của đông đảo
quần chúng nhân dân, nhất là
đội ngũ cán bộ, phóng viên các cơ
quan báo chí, phát thanh truyền
hình đối với một trong những
vấn đề quan trọng: Đổi mới nếp
nghĩ, cách làm, hiểu biết về Luật
HTX 2012, về các mô hình HTX
hoạt động hiệu quả; làm tốt công
tác tuyên truyền chủ trương của
Đảng, chính sách pháp luật của
Nhà nước về kinh tế tập thể; thực
hiện Luật HTX 2012. Cùng với
phân tích rút kinh nghiệm, khắc
phục một số hạn chế trong công
tác tổ chức, thực hiện, các thành
viên Ban tổ chức cuộc thi đã
thống nhất thực hiện hình thức,
các biện pháp chuẩn bị tổng kết
cuộc thi theo tiến độ đề ra.
Đ/c Trần Phù Tiêu và lãnh đạo Trường Đại
học Hùng Vương trao thưởng cho các đội
tham gia hội thi
Phú Thọ: Đẩymạnhtiếnđộcuộcthi
"TìmhiểucácloạihìnhHTXkiểumới"
Cường - Sơn
Đại học Hùng Vương - Phú Thọ:
GiaolưuvănhóaViệt-Lào-TrungQuốcCường - Sơn
Ngay khi phát hiện chiếc điện thoại
Vertu trị giá hơn 10.000 USD của khách bỏ
quên trên xe, tài xế xe Vinasun đã nhanh
chóng tìm kiếm hành khách đánh rơi điện
thoại, nhằm trả lại tài sản cho khách.
Sáng ngày 11/8/2016 vừa qua, ông Tạ
Long Hỷ - Phó TGĐ T/T kiêm Giám đốc taxi
Vinasun đã tặng Giấy khen và tiền thưởng
500.000đ cho lái xe Trần Thiên Phúc, tài 8832,
thuộc đội A10, chi nhánh 12, tuyên dương anh
tự giác trả lại chiếc điện thoại Vertu trị giá
10.000 USD cho anh Nguyễn Xuân Vũ - khách
hàng.
Được biết, vào lúc 15 giờ 30 phút ngày
5/8/2016, anh Vũ và bạn đón chiếc taxi do anh
Phúc cầm lái đi từ số 59 Ngô Tất Tố, Q. Bình
Thạnh đến sân bóng đá Tao Đàn, Q.1. Anh Vũ
xuống xe xong, anh Phúc tiếp tục đón một cuốc
khách khác lên xe. Trong lúc mở cửa cho khách,
anh Phúc phát hiện một chiếc điện thoại Vertu
trị giá 10.000 USD rơi dưới sàn xe băng ghế
phía sau lưng tài xế. Không biết khách hàng
nào làm rơi, anh Phúc gọi điện báo cho tổng
đài ghi nhận. Mãi đến hôm sau, nhận được
cuộc gọi từ tổng đài thông báo chủ nhân chiếc
Vertu đang tìm điện thoại của mình, anh Phúc
đã nhanh chóng có mặt tại văn phòng công ty
giao chiếc điện thoại cho nhân viên hỗ trợ và
giải quyết khiếu nại khách hàng nhờ trao trả
cho khách. Anh Phúc cho biết, đây không biết
là lần thứ bao nhiêu anh trả tài sản cho khách.
Trước đó, anh đã vô số lần âm thầm trả lại
điện thoại, túi xách, quần áo… cho khách hàng.
Theo tìm hiểu của PV Báo Thời báo Mê
Kông, kể từ tháng 1 đến hết tháng 7/2016, có
tổng cộng 13.082 trường hợp lái xe Vinasun trả
lại tài sản cho khách với tổng số tiền ước tính
trên 16,7 tỷ đồng.
Lái xe Vinasun đi tìm chủ nhân chiếc Vertu 10.000 USD
Phước Lập
05
Lái xe Trần Thiên Phúc (bên trái) được Vinasun tặng
Giấy khen
Số 131 - Tháng 8/2016KINH TẾ - PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP
ĐBSCL luôn có thế mạnh
về sản xuất và xuất khẩu cây
ăn trái, thế nhưng tình trạng
“tới mùa rớt giá” cứ lặp đi lặp
lại, cộng với diễn biến hạn
mặn ngày càng phức tạp khiến
những hộ làm vườn lao đao. Tìm
hướng đi mới để phát triển bền
vững các vườn cây ăn trái đang
là vấn đề cấp bách được đặt ra.
Vòng luẩn quẩn bám riết nông dân
Theo Viện Nghiên cứu cây
ăn trái tại miền Nam, thì các tỉnh
ĐBSCL trồng chủ yếu là xoài với
39.848ha; nhãn 33.433ha; cam
29.532ha; bưởi hơn 25.000ha;
sầu riêng 13.000ha; thanh long
7.000ha…Trong suốt những năm
qua, kim ngạch xuất khẩu rau quả
tăng trưởng rất ấn tượng. Nếu như
năm 1996, cả nước chỉ xuất khẩu
rau quả được 90 triệu USD thì đến
năm 2015 tăng vọt lên khoảng 1,8
tỷ USD. Hiện rau quả của nước ta
đã có mặt tại khoảng 50 quốc gia và
vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó
vào được những thị trường khó tính
như Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hàn Quốc…
Điều này cho thấy, tiềm năng về
xuất khẩu rau quả khá triển vọng.
Vấn đề cấp bách hiện nay là tổ chức
lại sản xuất một cách căn cơ nhằm
phù hợp với tình hình mới và thích
ứng với biến đổi khí hậu.
Điển hình như trái thanh long
đang được bày bán tràn lan ở lề
đường tại các tỉnh thành như Cần
Thơ, An Giang, Hậu Giang, Sóc
Trăng… với giá rẻ mạt, nhưng vẫn
ít người mua. Ông Nguyễn Văn
Tính, lão nông tại tỉnh Trà Vinh,
cho biết: “Những năm trước, bà con
ở đây canh tác lúa và làm vườn như
xoài, ổi, chuối… Khoảng vài năm nay
thanh long được giá tốt, lợi nhuận
cao nên nhiều hộ ở xã này mạnh dạn
chuyển sang trồng thanh long. Gia
đình tôi cũng mới trồng thanh long
nhưng nay tới vụ thu hoạch thì… rớt
giá?”.
TS. Nguyễn Văn Hòa, Viện
trưởng Viện Nghiên cứu cây ăn quả
miền Nam, nhìn nhận: “Trong điều
kiện biến đổi khí hậu và hạn, mặn
ngày càng khốc liệt thì việc ứng
dụng khoa học công nghệ để giảm
thiểu thiệt hại cho cây ăn trái; lai
tạo những giống cây chịu hạn, mặn
là rất cấp bách. Thời gian qua, các
nhà khoa học đã nghiên cứu, lai tạo
một số giống rau quả thành công
như thanh long ruột đỏ Long Định
1; bưởi đường lá cam ít hạt; cam
sành không hạt; nhãn lai LĐ 11;
xoài Châu hạng võ; xoài thơm… Tới
đây cần tiếp tục đột phá về khâu
giống để chuyển giao cho nhà vườn
sản xuất”.
Tìm hướng đi thật căn cơ
Để phát triển bền vững ngành
trồng cây ăn trái có tính thế mạnh
của các tỉnh thành ĐBSCL, cần
phải nâng cao cơ sở vật chất, đầu tư
thực hiện quy hoạch vùng chuyên
canh cây ăn trái, tác động mạnh
khoa học công nghệ, nhất là công
nghệ sinh học, giống, bảo quản sau
thu hoạch, vệ sinh an toàn nông sản,
nâng dần trình độ sản xuất, nâng
cao chất lượng trái cây theo kịp, phù
hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Ngoài
ra, cần xây dựng một đội ngũ cán bộ
nắm vững luật thương mại các nước,
liên kết các doanh nghiệp, nông dân,
hỗ trợ kỹ thuật trái cây an toàn,
biện pháp nâng cao chất lượng bảo
quản, chế biến sau thu hoạch, hạ giá
thành sản phẩm, xây dựng thương
hiệu trái cây, tìm thị trường tiêu thụ
ổn định cho nông dân.
Ông Nguyễn Văn Sử, Chủ tịch
UBND huyện Phong Điền, thành
phố Cần Thơ, cho biết: “Sau quá
trình đầu tư quyết liệt, hiện toàn
huyện có hơn 6.000ha cây ăn trái
đặc sản như: dâu, măng cụt, nhãn,
vú sữa Lò Rèn, sầu riêng… Bên cạnh
đó, hình thành được những vùng
chuyên canh quy mô lớn như 350ha
dâu ở xã Nhơn Ái, 300ha vú sữa Lò
Rèn ở xã Giai Xuân, 160ha nhãn Ido
ở xã Trường Long, 100ha sầu riêng
ở xã Tân Thới… Trước đây, việc sản
xuất và tiêu thụ tự phát thì nay
huyện đã thành lập nhiều HTX và
tổ hợp tác trái cây để tập hợp nông
dân vào sản xuất quy mô lớn nhằm
tăng năng suất và chất lượng, giảm
được chi phí giá thành. Đặc biệt,
ngành chức năng huyện Phong Điền
còn chủ động liên kết với các doanh
nghiệp và cơ sở kinh doanh trái cây,
giúp người dân tiêu thụ dễ dàng,
tránh bị tư thương ép giá. Phát triển
vườn cây bài bản đã nâng thu nhập
của nông dân làm vườn đạt 200-350
triệu đồng/ha; riêng những hộ vừa
canh tác vườn, vừa kết hợp với du
lịch sinh thái sẽ nâng thu nhập cao
hơn từ 2-2,5 lần. Đây là hướng đi
căn cơ để phát triển bền vững”.
VỰCDẬYVỰACÂYĂNTRÁIĐỒNGBẰNGSÔNGCỬULONG Hoàng Thiên - Trắc Long
Người nông dân nên tham gia vào tổ hợp
tác hoặc hợp tác xã để gắn kết với doanh
nghiệp, tạo thuận lợi trong việc đầu tư sản
xuất và tiêu thụ sản phẩm
Có thể thấy, du lịch Việt
Nam phát triển chưa thực sự
tương xứng với tiềm năng và
thế mạnh. Tuy nhiên, đã đến
lúc không thể để tình trạng
du lịch Việt Nam "cô đơn" phát
triển, mà cần sự phối hợp của
các bộ, ngành, địa phương... Đó
là “thông điệp” của Thủ tướng
Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị
toàn quốc về phát triển du lịch
tổ chức ngày 9/8 vừa qua tại Hội
An, Quảng Nam.
Theo báo cáo của Bộ VH-
TT&DL, trong giai đoạn 2010
- 2015, lượng khách quốc tế đến
Việt Nam tăng 1,57 lần so với giai
đoạn 2006 - 2010. Năm 2015, Việt
Nam đón 7,94 triệu lượt khách du
lịch quốc tế, 57 triệu lượt khách du
lịch nội địa. Năm 2015, tổng thu từ
khách du lịch đạt 338.000 tỷ đồng,
đóng góp trực tiếp 6,6% GDP; xuất
khẩu du lịch đạt giá trị 8,50 tỷ
USD… Tuy nhiên, ngành du lịch
đang bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém.
Có thể thấy, du lịch Việt Nam
phát triển chưa thực sự tương xứng
với tiềm năng và thế mạnh. Du lịch
Việt Nam vẫn còn thua kém nhiều
nướctrongkhuvựcvềthuhútkhách
quốc tế. Chẳng hạn, năm 2015, Việt
Nam chỉ đón 7,94 triệu lượt du
khách quốc tế, trong khi Thái Lan
đón 30 triệu lượt, Malaysia đón 26
triệu, Singapore đón 15 triệu lượt.
Đặc biệt, thông tin đáng lo ngại
được nêu tại hội nghị là có đến 70%
khách quốc tế không quay lại Việt
Nam.
Theo Phó Thủ tướng Vương
Đình Huệ, có “7 cái sợ” khiến du lịch
VN chưa thể phát triển mạnh gồm:
cướp giật, trộm cắp, “chặt chém”,
kẹt xe và tai nạn giao thông, thái độ
phục vụ, nhà vệ sinh và ô nhiễm môi
trường. Những yếu kém này vốn đã
được đề cập nhiều trong những năm
qua, nhưng các cơ quan chức năng
chưa có giải pháp hữu hiệu để khắc
phục triệt để, nhất là các vấn nạn
“chặt chém”, kẹt xe, thái độ phục vụ
và vệ sinh môi trường. Du lịch được
xác định là ngành kinh tế trọng
điểm, nhưng lại không được quan
tâm đúng mức trọng điểm.
Ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch
HĐQT Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển Việt Nam, nhận định: “Ngành
du lịch Việt Nam hiện tại như một
“ngôi sao cô đơn”, tức là chưa có sự
phối hợp để phát triển mạnh mẽ,
bền vững, thiếu sự tham gia của các
ngành khác vào phát triển du lịch.
Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp,
liên ngành, đòi hỏi sự tham gia tích
cực của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực
và cộng đồng xã hội. Trên thực tế là
các địa phương và các DN vẫn chủ
yếu “mạnh ai nấy làm”, thấy một
người, một địa phương làm được thì
người khác, địa phương khác cũng
làm theo, dẫn đến tình trạng sản
phẩm du lịch na ná nhau, thiếu sự
bổ trợ cho nhau trong cùng một địa
phương và giữa các địa phương”.
Tại hội nghị, nhiều địa phương
đề xuất thành lập Sở cảnh sát du
lịch giải quyết các vấn đề đảm bảo
an toàn cho du khách; miễn thị thực
cho khách quốc tế; đề xuất thi tuyển
đối với nhân sự ngành du lịch; ban
hành những chính sách ưu đãi về
thuế để thu hút đầu tư du lịch; tăng
cường quảng bá du lịch…
Trước hết, những hạn chế nào
thuộc về con người thì cần phải thay
đổi ngay. Đó là giải quyết nhanh
chóng khi khách làm thủ tục nhập
cảnh vào Việt Nam; là những nụ
cười thân thiện, thái độ mến khách
và phục vụ theo đúng phương châm
“khách hàng là thượng đế” từ khi
khách đặt chân vào Việt Nam đến
khi khách rời khỏi, kiên quyết
không để xảy ra tình trạng “chặt
chém” hoặc mất an toàn cho du
khách.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
cũng nhấn mạnh: “Phát triển du
lịch cần được xem là nhiệm vụ,
trách nhiệm của tất cả các cấp,
ngành, toàn xã hội và là nội dung
quan trọng trong kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội các cấp, ngành,
địa phương. Chúng ta không để du
lịch “cô đơn” phát triển mà cần phối
hợp giữa các bộ, ngành, địa phương,
hiệp hội, DN… Phát động tinh thần
các địa phương, các cấp, ngành dám
nghĩ, dám làm, dám chịu trách
nhiệm để phát triển du lịch táo bạo
hơn, mạnh mẽ hơn”.
Khôngđểdulịch"côđơn"pháttriển Trung Kỳ
06
Kiên quyết không để xảy ra tình trạng
“chặt chém” hoặc mất an toàn cho
du khách quốc tế khi đến Việt Nam
Trao đổi với PV Báo Thời
báo MêKông, ông Nguyễn
Văn Dương, Chủ tịch
UBND tỉnh Đồng Tháp,
nhìn nhận: “Ngành trái cây
cần mạnh dạn thay đổi từ
trồng,chămsóc,tiêuthụđể
thích ứng với điều kiện mới
hiện nay. Theo đó, Đồng
Tháp không sản xuất đại
trà mà chọn ra một số cây
thế mạnh như xoài, quýt
hồng, nhãn Idol… để tập
trung đầu tư về năng suất,
chất lượng. Chủ trương của
tỉnh là khuyến cáo nông
dân tham gia vào tổ hợp
tác hoặc hợp tác xã để gắn
kết với doanh nghiệp, tạo
thuận lợi trong việc đầu
tư sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm. Tín hiệu đáng mừng
là nhà vườn có chuyển
biến tích cực về cách làm
mới và các doanh nghiệp
cũng mạnh dạn đầu tư vào
ngành trái cây
07KINH TẾ - PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬPSố 131 - Tháng 8/2016
Gia tăng hàm lượng chất xám
đểthayđổigiátrịnôngsảnViệt
Là một nước có thế mạnh
về nông nghiệp, nhưng thương
hiệu nông sản Việt vẫn chưa
thực sự xứng tầm với tiềm năng
của nó. Để thay đổi giá trị của
hàng nông sản Việt Nam hiện
nay, cần gia tăng giá trị chất
xám. Đó là chia sẻ của ông
Phạm Minh Đức, Chuyên gia
kinh tế cao cấp của Ngân hàng
Thế giới (WB) với PV Báo Thời
báo MêKông.
*Ông có nhận xét gì về thế
mạnh phát triển nông sản Việt
trong chuỗi toàn cầu hóa của
ngành Nông nghiệp, thưa ông?
Ông Phạm Minh Đức: Việt
Nam là một trong những nước có
nhiều thế mạnh xuất khẩu như gạo,
cà phê, cao su, tiêu, cá tra… Hiện nay,
ngành Nông nghiệp chiếm 20% GDP
của Việt Nam, 28% giá trị kim ngạch
xuất khẩu và một nửa việc làm trong
cả nước. Sự chuyển dịch cơ cấu đóng
một vai trò lớn trong việc giảm nghèo,
tăng cường ổn định xã hội và an ninh
lương thực, cùng với đó là thúc đẩy
thương mại quốc tế.
Những cơ hội Việt Nam đang
có là nguồn lực tự nhiên và khí hậu,
bên cạnh đó, thị trường nội địa rộng
lớn với nhu cầu đối với sản phẩm
chất lượng cao ngày càng tăng cũng
là một lợi thế. Những mặt hàng xuất
khẩu hiện nay ở nước ta, chủ yếu là
thô, vì thế, có thể tạo nên giá trị gia
tăng cao khi thông qua chế biến. Thị
trường cũng ngày càng được mở rộng
thông qua hội nhập, toàn cầu hóa, qua
cộng đồng kinh tế ASEAN, Hiệp định
thương mại tự do Việt Nam -EU, và
Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình
Dương.
Về các mặt hàng nông lâm thủy
hải sản, xưa nay chúng ta lấy số lượng
nhiều xuất khẩu sang các nước với
giá trị không cao. Hiện, người nông
dân ĐBSCL sản xuất ra số lượng gạo
nhiều, nhưng vẫn chưa thể làm giàu
bởi họ sản xuất manh mún với các
giống lúa chất lượng thấp. Khi thương
lái mua, về bán lại cho DN, DN xay
xát lại, có chọn lựa, đánh bóng rồi đem
đi xuất khẩu. Đó là một thực tế cho
thấy hàm lượng giá trị kinh tế của hạt
gạo Việt Nam không cao.
Một thống kê cho thấy người
dân có mức thu nhập trung bình khá
trong nước thường mua gạo Thái Lan
về nấu. Giá trị gạo Thái Lan có thể
đắt gấp 1,5 lần gạo trong nước, nhưng
người dân trong nước vẫn mua. Tại
sao lại như thế? Theo tôi, để thay đổi
giá trị của hàng nông sản Việt Nam
hiện nay, cần gia tăng giá trị chất xám
vào trong đó, về vùng nguyên liệu
phải rộng, trồng lúa chất lượng cao,
có sự tư vấn của các nhà khoa học,
ít phun xịt thuốc hóa học hơn để tạo
nên sự yên tâm cho người tiêu dùng,
tạo nên hạt gạo chất lượng cao trong
chuỗi giá trị toàn cầu.
Tính liên kết là một thúc đẩy cho
sự hợp tác, nhà khoa học, người nông
dân, doanh nghiệp và nhà nước phải
cùng bắt tay nhau tạo nên một "câu
chuyện cổ tích" cho hàng nông sản
Việt Nam có giá trị kinh tế cao trong
chuỗi giá trị toàn cầu hóa.
*2 mặt hàng nông sản được
đánh giá là chủ lực của Việt Nam
là gạo và cà phê. Ông có những
nhận định gì về cơ hội và thách
thức của 2 mặt hàng này?
Ông Phạm Minh Đức: Hạt gạo
Việt Nam chủ yếu được sản xuất và
xuất khẩu ở ĐBSCL, chiếm 96% giá
trị xuất khẩu và chủ yếu là qua các
nước ASEAN với giá trị 53%. Gạo của
Việt Nam xuất khẩu dưới dạng rời,
một số đóng container vận chuyển từ
ĐBSCL qua đường thủy nội địa đến
các cảng biển và chủ yếu là cảng biển
TP.HCM. Những yếu tố không thuận
lợi là cơ hội tăng giá trị số lượng xuất
khẩu đang giảm dần, nên cần tăng
giá trị gia tăng bằng cách tăng đơn
giá sản phẩm.
Bên cạnh đó, Việt Nam tự hào là
nước sản xuất và xuất khẩu cà phê
đứng thứ 2, thứ 3 thế giới. Nhưng
giá trị cà phê Việt Nam đang ở đâu
trong chuỗi giá trị kinh tế toàn cầu
thì chúng ta cần nghiêm túc nhìn lại.
Hiện nay, cà phê nhân xuất khẩu của
Việt Nam thường là cà phê Robusta
có giá trị gia tăng thấp, do các vườn
cà phê có quy mô hộ gia đình từ 2 đến
3 ha thu hoạch và chế biến. 93% cà
phê sản xuất tại Tây Nguyên xuất
khẩu chiếm 88,8% qua các cảng biển
tại TP.HCM và qua các nước như EU,
Mỹ, Nhật Bản. Từ đây có thể thấy sự
sản xuất cây cà phê trong người dân
tăng nhanh, nhưng năng suất và chất
lượng cà phê đều giảm. Một phần
vườn cà phê đã quá tuổi, phân tán
trong chuỗi cung ứng trong nước thiếu
vốn lưu động gây ra những hạn chế về
thu mua và sự phối hợp liên kết giữa
nhà máy - hộ gia đình trồng cà phê.
Đây là những thách thức không
những cho người nông dân, DN và
các cơ quan chức năng của Việt Nam.
Trên cơ sở đó, cần có những giải pháp
linh hoạt và đồng bộ, giúp người nông
dântrồngloạicàphêmớicóchấtlượng
cũng như thay đổi vườn cà phê đã già
cỗi. Bên cạnh đó, có những chính sách
ưu đãi về vay vốn để các hộ dân yên
tâm trồng và sản xuất cà phê. Khi đã
có hạt cà phê thơm ngon thì các do-
anh nghiệp nông nghiệp, thực phẩm
tìm các mẫu mã, khoa học kỹ thuật
để sản xuất, tạo nên giá trị kinh tế
cao trong chuỗi giá trị cung ứng trong
nước để từ đó có những giá trị kinh tế
cao trong chuỗi giá trị toàn cầu.
* Trân trọng cảm ơn ông!
Mạnh Hùng (thực hiện)
Ông Phạm Minh Đức
PCI (Provincial Competi-
tiveness Index - Chỉ số năng
lực cạnh tranh cấp tỉnh) là chỉ
số đánh giá và xếp hạng chính
quyền các tỉnh, thành của Việt
Nam về chất lượng điều hành
kinh tế và xây dựng môi trường
kinh doanh thuận lợi … Qua đó,
thúc đẩy sự phát triển của khu
vực kinh tế tư nhân trong nước.
Chỉ số PCI gồm 10 chỉ số thành
phần, phản ánh các lĩnh vực điều
hành kinh tế có tác động đến sự
phát triển của khu vực kinh tế tư
nhân. Một địa phương được coi là có
chất lượng điều hành tốt khi có: 1)
Chi phí gia nhập thị trường thấp;
2) Tiếp cận đất đai dễ dàng và sử
dụng đất ổn định; 3) Môi trường
kinh doanh minh bạch và thông tin
kinh doanh công khai; 4) Chi phí
không chính thức thấp; 5) Thời gian
thanh tra, kiểm tra và thực hiện
các quy định, thủ tục hành chính
nhanh chóng; 6) Môi trường cạnh
tranh bình đẳng; 7) Chính quyền
tỉnh năng động, sáng tạo trong giải
quyết vấn đề cho doanh nghiệp; 8)
Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp phát
triển, chất lượng cao; 9) Chính sách
đào tạo lao động tốt; 10) Thủ tục
giải quyết tranh chấp công bằng,
hiệu quả.
Theo bảng xếp hạng PCI 2015,
Quảng Ninh lần đầu tiên lọt vào
trong top 3/63 tỉnh, thành phố có
chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
cao nhất. Trước đó, Quảng Ninh đã
bứt phá từ xếp hạng ngoài 20/63
tỉnh, thành phố lên số thứ 4 và thứ
5 trong hai năm vừa qua.
Vừa qua, trong cuộc trao đổi với
báo chí, ông Nguyễn Đức Long, Phó
Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND
tỉnh Quảng Ninh khẳng định: Vị trí
thứ 3 trong bảng xếp hạng năng lực
cạnh tranh cấp tỉnh năm 2015 là
sự cố gắng của chính quyền các cấp
Quảng Ninh và cũng chính là sự ghi
nhận của cộng đồng doanh nghiệp.
Với chiến lược phát triển của tỉnh
do các tập đoàn tư vấn hàng đầu
của thế giới như Mc Kensey, BCG,
Nikken tư vấn, Quảng Ninh đã huy
động nguồn lực từ doanh nghiệp
tư nhân. Đồng thời, Quảng Ninh
cũng thường xuyên gặp gỡ, lắng
nghe các ý kiến doanh nghiệp, góp
phần tăng cường đầu tư của doanh
nghiệp vào Quảng Ninh; tập trung
đẩy mạnh cải cách hành chính,
thành lập trung tâm hành chính
công cấp tỉnh và các huyện, thị xã,
thành phố, giảm các thủ tục phiền
hà, tăng cường thu hút đầu tư. Đặc
biệt, Quảng Ninh đã tập trung đổi
mới mô hình đầu tư, nhất là mô
hình hợp tác công-tư, qua đó nguồn
tiền đầu tư vào Quảng Ninh đã
tăng lên. Qua mô hình đầu tư này,
Quảng Ninh đã huy động nguồn
lực đầu tư cho hạ tầng cơ sở như
các tuyến đường cao tốc, cải thiện
môi trường đầu tư kinh doanh.
Năm 2016 là năm mà Chính
phủ dành nhiều sự quan tâm đặc
biệt trong chỉ đạo triển khai công
tác cải thiện môi trường kinh
doanh, nâng cao năng lực cạnh
tranh quốc gia với quyết tâm xây
dựng một Chính phủ kiến tạo,
liêm chính, phục vụ người dân và
doanh nghiệp, trong đó mỗi tỉnh,
thành phố đóng vai trò là hạt nhân
để xây dựng mục tiêu trên. Do đó,
Quảng Ninh đang quyết tâm, nỗ
lực nhiều hơn nữa để góp phần
xây dựng một Chính phủ vì dân,
vì doanh nghiệp theo tinh thần chỉ
đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Về thực hiện các chỉ số thành
phần PCI của Quảng Ninh, theo
mục tiêu đặt ra trong năm 2016,
Quảng Ninh sẽ phấn đấu duy trì
7 Chỉ số ở thứ hạng rất tốt; 2 Chỉ
số ở thứ hạng tốt; 1 Chỉ số ở thứ
hạng khá.
Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Long
nhận Cup chứng nhận địa phương đứng
thứ 3 về PCI 2015
Quảng Ninh: QuyếttâmthựchiệncácgiảiphápnângcaochỉsốPCIBùi Cường
Số 131 - Tháng 8/201608 KINH TẾ - PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP
Tình cờ đọc được thông
tin về giống xoài tứ quý, ông
Nguyễn Thành Tâm (63 tuổi,
ngụ thị trấn Cây Dương, huyện
Phụng Hiệp, Hậu Giang) đã nảy
ra ý định làm giàu từ loại trái
cây “xấu xí” này. Để thực hiện
được ý định của mình, lão nông
đã lặn lội qua tận Bến Tre mua
giống về trồng trên mảnh vườn
của gia đình. Dành hết tâm
huyết vào những cây xoài “lạ”
này, cuối cùng ông Tâm cũng đã
được đền đáp xứng đáng. Nhờ
cây xoài tứ quý, gia đình ông
không những vượt qua được
khó khăn mà còn vươn lên trở
thành người có của ăn của để tại
địa phương.
Mưu sinh khó nhọc
Về ấp Thống Nhất, thị trấn
Cây Dương, chỉ cần nhắc tên ông
Nguyễn Thành Tâm thì hầu hết
người dân nơi đây đều biết, bởi
từ lâu ông được bà con nơi đây
ca tụng là “vua xoài tứ quý” của
địa phương. Ông Tâm cho biết,
ông vốn là người ở Hà Nam Ninh
(nay là tỉnh Ninh Bình), vào vùng
đất Hậu Giang sinh sống và phát
triển kinh tế. Không ngờ ông lại
có duyên với mảnh đất này và đây
đã trở thành quê hương thứ hai
của ông. “Khi vào Bình Phước,
tôi cùng mấy người anh em phát
nương rẫy trồng sắn, nhưng do
khu vực đó còn nhiều mìn sót
lại, hơn nữa lại hoang vu nên chỉ
một thời gian ngắn sinh sống tại
đây mấy anh em tôi đã mỗi người
đi một nơi. Một người em tôi ở
lại Bình Phước, công tác trong
ngành công an còn mấy người
anh em khác thì sống tại Bình
Dương, riêng tôi thì xuống tận
Hậu Giang. Thời gian đầu xuống
đây, tôi buôn bán ngoài chợ nhưng
chỉ được một thời gian thấy bản
thân không phù hợp với công việc
buôn bán nên tôi lại quyết định
vào vườn mua đất sinh sống”, ông
Tâm chia sẻ.
Ban đầu ông cũng trồng lúa,
trồng mía như những người dân
trong vùng nhưng thấy việc trồng
lúa vất vả, lại không mang lại thu
nhập là bao nên ông Tâm quyết
định tìm cho mình một hướng đi
mới. Nhiều đêm suy nghĩ, thấy
trồng cây gì cũng không mang lại
thu nhập cao được, nhất là bản
thân cũng chưa hiểu rõ được thổ
nhưỡng nơi đây, nên ông Tâm
quyết tìm ra cho mình một giống
cây mới và phải thật đặc biệt.
Nhiều ngày trời đi khắp các trung
tâm cây giống, khuyến nông trong
và ngoài tỉnh, ông Tâm không hề
thấy có tâm đắc với loại cây gì,
hơn nữa giống ông định trồng thì
lại không phù hợp với thổ nhưỡng
của vùng đất ông sinh sống.
Phất lên nhờ giống xoài lạ…
Khi mọi thứ gần như đi vào bế
tắc thì ông Tâm tình cờ đọc được
tờ báo trong đó có bài giới thiệu về
một giống xoài rất đặc biệt - xoài
tứ quý. Trong đầu người nông dân
này đã lóe lên một hướng đi riêng
cho mình, ông quyết định tìm tới
nhà vườn kia mua giống xoài đặc
biệt kia về trồng. Tại đây, ông
đã được chủ vườn giới thiệu và
cho dùng thử giống xoài đặc biệt
này. Ngay khi cắn miếng xoài đầu
tiên, ông Tâm đã cảm thấy tâm
đắc. Cũng bởi vậy nên dù giá cây
giống cực kỳ đắt nhưng ông vẫn
quyết định mua. Ông Tâm cho
biết: “Vào thời điểm ấy, giá một
lượng vàng chỉ 300 - 400 ngàn/
chỉ mà cây xoài giống này có giá
tới 40 ngàn/ cây. Lúc đó tôi cũng
không suy nghĩ nhiều mà mua
luôn cho mình 300 cây về trồng.
Để chắc ăn, tôi còn mua thêm gần
chục giống cây khác như ổi không
hạt, mít thái, vú sữa, cam soàn...
về trồng vì nghĩ không được giống
này biết đâu được giống khác”.
Bỏ ra một số tiền lớn để mua
giống cây, cải tạo vườn tạp trồng
cây nên ông Tâm lúc nào cũng
nghĩ mình đang đánh một ván
bạc lớn của cuộc đời. Từ diện tích
vườn tạp gần nhà, ông cho lên liếp
trồng 300 cây xoài và xen vào đó
là các giống cây khác. Ông dành
hết tâm huyết cho vườn cây, hàng
ngày ông ăn, ngủ, buồn vui cùng
vườn cây của mình. Và những
tâm huyết của ông cuối cùng
cũng được đền đáp. Sau 18 tháng
chăm sóc, những cây xoài trong
vườn cũng bắt đầu cho trái. Nhớ
lại giây phút chứng kiến những
cây xoài cho trái đầu tiên, ông
Tâm vui vẻ cho biết: “Bao nhiêu
công sức của tôi cuối cùng cũng
được đền đáp một cách khá hoàn
hảo, 300 gốc xoài đều phát triển
rất tốt, cho trái lớn. Nhìn những
trái xoài trĩu nặng trên cành, tôi
mừng tới rơi nước mắt”.
Ông Tâm cũng cho biết, khi
đó ông trồng rất nhiều giống cây
nhưng chỉ xoài là cho năng suất
tốt nhất, còn các giống cây kia
phần vì không hợp thổ nhưỡng,
phần vì sâu bệnh nên không phát
triển như mong đợi, hơn nữa giá
thành lại rất rẻ nên ông quyết
định chặt bỏ hết mà chỉ tập trung
vào phát triển cây xoài. “Do lần
đầu tiên để trái nên năng suất
không cao. Không vì thế mà nản
lòng, tôi vừa sản xuất, vừa rút
kinh nghiệm, tham khảo thêm
nhiều sách báo để cho trái nhiều
hơn”, ông Tâm chia sẻ về những
khó khăn ban đầu.
Qua 3 năm miệt mài, ông đã
thành công với giống xoài tứ quý
và trở thành người trồng xoài giỏi
nhất nơi đây, luôn được mọi người
đến tham quan và học hỏi kinh
nghiệm. Hiện vườn xoài lúc nào
cũng cho trái xum xuê, năng suất
mỗi năm mỗi tăng. Điều mà ông
Tâm không phải lo lắng là đầu ra
rất ổn định, khi thu hoạch xong
thì có thương lái đến tận vườn thu
mua và vận chuyển đi Cà Mau,
Cần Thơ, TP.HCM tiêu thụ. Giá
xoài hiện nay đang ở mức trên
10.000đ/kg, nếu vào thời điểm
nghịch vụ hay lễ tết, giá có thể
lên đến 14.000-15.000 đ/kg. Với
300 gốc xoài, hàng năm, gia đình
ông thu hoạch trên 10 tấn trái,
cho khoản lợi nhuận trên 160
triệu đồng. Có thời điểm sốt giá
từ 300 gốc xoài, ông Tâm còn thu
được lợi nhuận tới 200 - 300 triệu
đồng. “Mình có tâm với đất, chịu
khó lao động, học hỏi thì sẽ thành
công mà thôi”, ông Tâm chia sẻ.
Qua nhiều năm trồng xoài,
ông nhận thấy đây là loại cây rất
thích hợp với thổ nhưỡng nơi đây.
Nếu so với một số loại cây ăn trái
thì lợi nhuận kinh tế từ xoài tứ
quý rất cao, vì thu hoạch được
quanh năm. Bên cạnh đó, giá bán
cũng cao hơn, làm cho người nông
dân tăng thêm nguồn thu nhập.
Từ khi gắn bó với vườn xoài đến
nay, cuộc sống gia đình ông ngày
trở nên khá giả hơn, đã có của
ăn của để, xây được nhà và sắm
đầy đủ vật dụng. Hơn hết, các
con ông nhờ đó mà cũng được ăn
học đàng hoàng, có công việc ổn
định. Ông Tâm cũng cho biết, sau
một thời gian tằn tiện tích góp từ
tiền bán xoài, ông đã mua thêm
1,5ha đất để trồng mía. Hiện tại,
ông là thành viên CLB 200 tấn
(mía có năng suất đạt 200 tấn/
ha). Hàng năm, vừa cộng tiền bán
mía nguyên liệu và mía hom, sau
khi trừ chi phí, gia đình thu về lợi
nhuận trên 240 triệu đồng.
Theo Thông tư 19 của Ngân hàng Nhà
nước về hoạt động thẻ của ngân hàng,
sẽ mở rộng phạm vi sử dụng thẻ cho trẻ
em trên 6 tuổi. Đồng thời, người đủ 18
tuổi trở lên có thể sử dụng đầy đủ cả thẻ
ghi nợ, thẻ tín dụng và trả trước làm thẻ
chính. Còn người từ 15 đến dưới 18 tuổi
chỉ được sử dụng thẻ trả trước, thẻ ghi nợ
(không thấu chi)...
Quy định mới này sẽ có hiệu lực từ ngày
15/8/2016. Cụ thể, trẻ từ 6 đến dưới 15 tuổi,
nếu không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành
vi dân sự, được người đại diện theo pháp luật
đồng ý (thường là bố, mẹ) bằng văn bản có
thể dùng thẻ phụ. Đồng thời, hạn mức của
chiếc thẻ phụ này cũng được thoả thuận giữa
các bậc phụ huynh và ngân hàng để đưa ra
một hạn mức phù hợp, giúp phòng trừ được
những rủi ro không mong muốn khi cho trẻ
em sử dụng thẻ ngân hàng. Tuy nhiên, những
đối tượng này chỉ được quẹt thẻ thanh toán
chứ không được sử dụng để rút tiền mặt, như
những người đã trên 15 tuổi.
Còn đối với những đối tượng trong độ tuổi
từ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có thể sử dụng thẻ
ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước và có thể sẽ
được sử dụng để rút tiền như bình thường nếu
được sự đồng ý của bố mẹ (bằng văn bản).
Quy định mới này được ban hành sẽ đem
đến nhiều thuận lợi cho các bậc phụ huynh,
nhưng cũng đòi hỏi sự giám sát và các quyết
định về hạn mức thẻ, các sản phẩm có thể
dùng thẻ thanh toán phù hợp, giúp trẻ em sử
dụng thẻ một cách hiệu quả, bố mẹ có thể an
tâm làm việc hơn.
Phụ huynh cũng nên tập cho trẻ tự lập và
tự thanh toán một số hàng hóa, dịch vụ cho
mình. Chẳng hạn, khi đi siêu thị, cha mẹ nên
hướng dẫn con mình cách tự cầm thẻ và thanh
toán hàng hóa tại quầy…. Quan trọng là cha
mẹ phải quan tâm, giám sát được việc dùng
tiền của con một cách hợp lý, tiết kiệm.
“Vua xoài tứ quý” Hậu Giang Thảo Nguyên
Từ15/8,trẻemtrên6tuổiđượclàmchủthẻATM Việt An
Ông Nguyễn Thành Tâm
bên những gốc xoài mang lại
cuộc sống ấm no cho gia đình
Ông Nguyễn Văn Huyền,
Phó Chủ tịch UBND thị
trấn Cây Dương cho biết,
xoài tứ quý là một cây
trồng có triển vọng của địa
phương, đem lại nguồn thu
nhập đáng kể cho bà con,
giúp những hộ có ít đất sản
xuất có thể vươn lên thoát
nghèo. Trong các năm qua,
người dân nơi đây đã biết
cách chuyển đổi cây trồng
từ vườn cây kém hiệu quả
sang những cây cho năng
suất và lợi nhuận kinh tế
cao, trong đó có xoài tứ
quý. Ưu điểm của giống
xoài này là cho trái quanh
năm, thị trường đầu ra
thuận lợi, giúp cho người
dân có nguồn thu nhập
thường xuyên và ổn định.
Số 131 - Tháng 8/2016 KINH TẾ - PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP 09
Những tháng đầu năm 2016,
nhiều hộ nuôi cá tra tại vùng
Đồng bằng sông Cửu Long
(ĐBSCL) vui mừng khi giá cá
tra ổn định ở mức 22.000 đồng/
kg cho cá đạt chuẩn. Tuy nhiên,
sau nhiều lần thương lái Trung
Quốc mua ồ ạt, đến thời điểm
hiện tại, giá cá tra nguyên liệu
vùng ĐBSCL đã sụt giảm xuống
mức kỷ lục chỉ khoảng 17.500
đồng/kg. Nhiều nông dân thua
lỗ nặng và thêm một bài học đau
lòng từ con cá tra.
* Chơi với “dao hai lưỡi”
Như những gì Báo Thời báo
MêKông đã phản ánh, trong những
tháng đầu năm, thị trường ĐBSCL
xuất hiện rất nhiều thương lái
Trung Quốc thu mua ồ ạt cá tra
với giá cao, không khắt khe về chất
lượng cá. Trước tình hình đó, một số
hộ nuôi nhỏ lẻ đầu nguồn sông Hậu
thuộc tỉnh An Giang và Đồng Tháp
cũng đã giao thương loại cá tra cỡ
lớn với các thương lái Trung Quốc.
Do không phải chịu ràng buộc với
bất kì công ty nào nên phần lớn các
hộ nuôi đã bán với giá cao và phấn
khởi vì cá quá lứa này thường bán
không cao hơn so với cá đạt chuẩn.
Những hộ dân ở đây nuôi theo
hình thức bán công nghiệp với thức
ăn thiên nhiên nên chất lượng cá
khó đáp ứng được thị trường xuất
khẩu mà phần lớn cung cấp cho thị
trường nội địa. Mặc dù một số hộ
nuôi vẫn biết khi giao thương với
bạn hàng Trung Quốc là “con dao
hai lưỡi” nhưng vì lợi nhuận đành
bán. Tuy nhiên, sau vài tháng thu
mua ồ ạt, đến nay các “bạn hàng”
này “lặn mất tăm” làm giá cá tra
rớt thê thảm.
Anh Võ Thành Chí, xã Mỹ Hoà
Hưng, TP Long Xuyên, có bốn lồng
bè cho biết, đến thời điểm hiện tại,
cá tra đã đến thời điểm tốt nhất
để xuất bán, nhưng bạn hàng đã
không thu mua nữa, các bạn hàng
khác thì trả với giá cực thấp chỉ
với 17.000 đồng/kg, giảm 5.000 so
với vài tháng trước đây. “Tui cũng
đã nghe ngóng tình hình nhưng
không ngờ giá cá năm nay lại rớt
thê thảm, như thế này chắc phải
treo lồng. Không biết sao mà giá
cả không năm nào giống năm nào”.
Được biết, anh Chí sẽ phải chịu lỗ
hơn 40 triệu đồng cho lứa cá này
và hiện tại tiền thức ăn chưa thanh
toán hết cho đại lý.
Cũng chung hoàn cảnh của
anh Chí, nhiều hộ nuôi tại Cù lao
Tân Lộc, quận Thốt Nốt, TP Cần
Thơ đang “sống dở chết dở” với giá
cá tra thời điểm hiện tại. Nhiều hộ
nuôi vô cùng lo lắng do cá đã đến kỳ
thu hoạch, lớn quá cỡ nhưng khâu
tiêu thụ bị tắc. Theo phản ánh từ
vùng nuôi, cùng một số nguyên
nhân khách quan thì yếu tố làm
loạn thị trường của các thương lái
Trung Quốc đã làm cho thị trường
cá tra hỗn loạn. Nhiều hộ dù đã
chạy đi khắp nơi, nài nỉ các doanh
nghiệp, thương lái thu mua với giá
thấp nhưng vẫn chưa nhận được
bạn hàng. Với kinh nghiệm nuôi
và bán loại cá có thế mạnh xuất
khẩu này hàng chục năm, ai cũng
cho rằng đây là điều rất bất thường.
Bởi lẽ những năm trước, thời điểm
này khi vừa xong mùa hè là cá tra
bắt đầu tăng giá. Còn nay, cá đã
quá thời điểm thu hoạch mà bóng
dáng thương lái, nhà máy sản xuất
chẳng thấy đâu.
* Bẫy rớt giá đã chờ sẵn
Tại ĐBSCL hiện nay, giá cá tra
nguyên liệu đang có những diễn
biến bất lợi với mức giá thấp nhất
trong vòng 5 năm trở lại đây. Thời
điểm đầu năm, nhiều hộ nuôi cá tra
cỡ lớn vẫn được thương lái Trung
Quốc thu mua với giá cao, đồng
thời chất lượng cá thì không quan
trọng như bán cho các nhà máy
xuất đi châu Âu. Chính vì thế, ở
một số khu vực tại ĐBSCL đã xuất
hiện người nuôi chủ động để cá quá
lứa, nuôi theo hình thức ngược lại
với xu hướng chung của thế giới để
dễ dàng bán cho thương lái Trung
Quốc. Anh Chí cho rằng, thương lái
Trung Quốc và cả những thương
lái Việt làm hệ thống chân rết để
mua cá, chế biến thô rồi xuất sang
Trung Quốc cũng dùng nhiều chiêu
trò, rất khó lường để mời chào, tạo
sự hấp dẫn bước đầu đối với một
số hộ nuôi. Những lần thu hoạch
sau, sản phẩm nuôi trồng nhiều lên
thì thương lái trên biến mất dạng.
Dù nhiều người biết chiêu trò này
nhưng vẫn không sao thoát khỏi rồi
sau đó đành ôm "cục nợ".
Theo TS. Lê Đăng Doanh, “Nhà
nước cần kiểm soát chặt chẽ hơn
các doanh nghiệp Trung Quốc vì
đã rất nhiều bài học. Tuy nhiên, vai
trò định hướng của doanh nghiệp
là không hề nhỏ. Trong khi khó
khăn lắm chúng ta mới được thị
trường Mỹ, Nhật và EU chấp nhận
thương hiệu cá tra, thì nay chỉ với
một “chiêu trò”, người nông dân đã
điêu đứng”. Việc một số thương lái
Trung Quốc sử dụng các chiêu trò
để đẩy giá cá tra lên cao cho thấy,
bản chất của vấn đề vẫn không mới
hơn so với những lần thu mua nông
sản kỳ lạ như dưa hấu, bông thanh
long,... trước đây.
Theo số liệu của Hiệp hội Cá
tra Việt Nam, gần 6 tháng đầu năm
nay, kim ngạch xuất khẩu cá tra
Việt Nam sang thị trường Trung
Quốc đạt khoảng 100 triệu USD,
tăng gần 50% so với cùng kỳ 2015.
Đây là tín hiệu vui. Nhưng việc có
nhiều đơn hàng số lượng lớn, giá
tốt của các thương lái Trung Quốc
không đòi hỏi kiểm soát chất lượng
như các thị trường Hoa Kỳ, EU...
là một vấn đề cần nghiêm túc nhìn
nhận. Các ngành hữu quan nên có
định hướng và người nông dân cũng
tỉnh táo hơn để giữ vững và khẳng
định thương hiệu cá tra Việt Nam
trên thị trường thế giới.
Tại Hội thảo Quản lý chất thải rắn sinh
hoạt thành phố - Hướng sử dụng nguồn tài
nguyên một cách bền vững vừa được tổ chức
tại TP.HCM, bà Nguyễn Thị Thanh Mỹ, Phó
Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường TP cho
biết, bình quân mỗi ngày TP có khoảng 7.500
tấn rác thải, trong đó 70% vẫn được xử lý theo
hình thức chôn lấp.
Theo Sở Tài nguyên Môi trường, hiện việc thu
gom rác trên địa bàn gồm có lực lượng dân lập và
công lập. Trong đó, việc thu gom rác tại nguồn lực
lượng chủ yếu là dân lập với các phương tiện nhỏ
lẻ, chủ yếu là xe đẩy tay, xe ba gác, xe lam tự chế
và xe tải nhỏ. Việc quản lý chất lượng vệ sinh của
lực lượng thu gom rác dân lập và việc phân loại rác
là rất khó. Trạm trung chuyển và vận chuyển hiện
nay không được kết nối đồng bộ với nhau cũng là
một vấn đề nan giải của TP.
Chủ trương của TP từ nay đến 2018 phải tìm
ra giải pháp quản lý được rác thải rắn trên địa
bàn. Chính vì vậy, trong thời gian tới việc quản lý
lực lượng thu gom rác dân lập chặt chẽ hơn. Trong
đó, sẽ tập trung việc phân loại chất thải rắn tại
nguồn, chuyển đổi phương tiện thu gom, mở rộng
địa bàn thu gom rác vùng ven và mở rộng dự án
phân loại rác tại các hộ gia đình. Đối với công nghệ
xử lý rác sẽ giảm việc chôn lấp và đưa vào áp dụng
các công nghệ lò đốt tiên tiến; từng bước cải tạo
môi trường các bãi rác chôn lấp cũ.
Vượtquagiaiđoạnảmđạmdosuythoái
kinh tế, dự báo Việt Nam sẽ nằm trong khu
vực có thị trường bán lẻ năng động nhất
thế giới.
Thị trường bán lẻ khôi phục mạnh một
phần là do giá xăng dầu giảm sâu, tiết giảm chi
phí vận chuyển, sản xuất. Nhờ đó giá cả thực
phẩm và các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu cũng
giảm nhiệt, giúp người tiêu dùng có điều kiện
mua sắm. Để kích thích sức mua, trong tháng 7,
các doanh nghiệp, siêu thị, cửa hàng bán lẻ của
các tỉnh thành phía Nam đã thực hiện nhiều
chương trình khuyến mãi, hậu mãi, tri ân khách
hàng với khối lượng hàng hóa lớn.
Theo TS Lê Huy Khôi, Viện Nghiên cứu
Thương mại (Bộ Công thương), dự báo trong 6
tháng cuối năm và 3 năm tới, Việt Nam sẽ có
thêm khoảng 250-300 siêu thị mới, tăng 40% so
với hiện tại, tập trung chủ yếu tại Hà Nội và
TP.HCM. Bên cạnh đó, số cửa hàng tiện lợi sẽ
tăng lên khoảng 1.500 cửa hàng, tăng gấp 3 lần
so với hiện tại. Trong giai đoạn 2016-2020, tăng
trưởng GDP của Việt Nam sẽ vào hàng cao nhất
thế giới với 6,4%, điều kiện kinh tế vĩ mô ổn định
dự kiến sẽ "kéo" thị trường bán lẻ Việt Nam nằm
trong khu vực có thị trường bán lẻ phát triển
năng động nhất thế giới. Trong đó, không chỉ
với bán lẻ truyền thống qua cửa hàng mà còn cả
thương mại điện tử bán lẻ.
Một số giải pháp cũng được đẩy mạnh, như:
khuyến khích và tạo điều kiện phát triển mạng
lưới lưu thông phân phối và bán lẻ hàng hóa,
đẩy mạnh cuộc vận động "Người Việt Nam ưu
tiên dùng hàng Việt Nam" gắn với tổ chức các
phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn; khuyến
khích người tiêu dùng, chú trọng phát triển các
ngành dịch vụ theo hướng nâng cao chất lượng,
đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu về hàng hóa và
dịch vụ người tiêu dùng.
Đặc biệt, càng gần về những tháng cuối
năm thì ngành chức năng cần tập trung chỉ đạo
ngành Quản lý thị trường đánh mạnh vào các
hành vi gian lận thương mại, buôn lậu, sản xuất
hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng, vi
phạm VSATTP. Kiên quyết xử lý nghiêm các
hành vi vi phạm để đảm bảo thị trường phát
triển lành mạnh, cung cầu hàng hóa ổn định,
đảm bảo quyền lợi, sức khỏe cho người tiêu
dùng. Ngoài ra, cũng cần phải tận dụng tối đa
khả năng khai thác thị trường mà các DN Việt
Nam có lợi thế.
Đồng bằng sông cửu long: Bàihọcđaulòngtừcátra Huy Diệu
Nhiều hộ nuôi cá tra điêu đứng vì cá quá
lứa mà bạn hàng chẳng thấy đâu.
70%rácthảicủaTP.HCM
VẪNCHÔNLẤP
Lam Hồng
Thị trường bán lẻ khởi sắc
những tháng cuối năm Thanh Vũ - Chí Nhân
10 Số 131 - Tháng 8/2016ĐỜI SỐNG ĐÔ THỊ - XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Thời gian qua, dưới sự lãnh
đạo của Huyện ủy cùng với sự
nỗ lực khắc phục khó khăn của
nhân dân, xã Yên Bình đã thực
hiện tốt các mục tiêu đề ra. Tốc
độ tăng trưởng kinh tế toàn
xã đạt mức cao; cơ cấu kinh tế
chuyển dịch theo hướng thương
mại, dịch vụ; văn hóa - xã hội
được chú trọng, nâng cao; an
ninh - quốc phòng được giữ
vững; diện mạo nông thôn đang
đổi thay từng ngày.
Xác định phát triển kinh tế là
động lực giúp địa phương phát triển
về mọi mặt, vì vậy, Yên Bình đã chủ
động vận động nhân dân chuyển
đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mạnh
dạn đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật,
cũng như các loại giống mới, cho
năng suất, phù hợp với điều kiện
của địa phương vào sản xuất. Điển
hình là 180 ha diện tích gieo trồng
các giống lúa như: Thiên Ưu 8, TBR
225, TBR 45, BC 15… với năng suất
bình quân 66 tạ/ha, sản lượng 1.188
tấn. Song song với việc đầu tư phát
triển các loại cây trồng, xã còn vận
động nhân dân phát triển chăn nuôi
theo hướng hàng hóa, nhiều mô
hình chăn nuôi phát triển ổn định,
đã mang lại thu nhập cao cho nhiều
hộ gia đình, giúp người dân thoát
nghèo và phát triển kinh tế bền
vững.
Để chuyển đổi cơ cấu kinh tế,
xã Yên Bình đã tạo điều kiện và
khuyến khích các thành phần kinh
tế, các hộ kinh doanh được mở rộng
và đa dạng các loại hình kinh doanh
dịch vụ, phục vụ nhu cầu của nhân
dân như: Dịch vụ vận tải, kinh
doanh tạp hoá, hàng thực phẩm,
may mặc, hàng điện tử, điện lạnh…
Qua đó góp phần giải quyết việc làm
cho người lao động, nâng cao thu
nhập, ổn định đời sống của nhân
dân. Doanh thu từ các hoạt động
dịch vụ thương mại trên địa bàn đạt
trên 18,4 tỷ đồng trong 6 tháng đầu
năm, bước đầu khuyến khích, tạo sự
chuyển dịch về cơ cấu kinh tế trên
địa bàn. Kinh tế của xã phát triển
theo đúng định hướng, đời sống
nhân dân ngày càng được nâng cao.
Một trong những kết quả nổi
bật trong 6 tháng đầu năm của xã
là công tác đầu tư xây dựng cơ bản,
xây dựng nông thôn mới. Tuyến
đường từ ngã ba Thuống đi Tân
Bình được Nhà nước đầu tư trên 40
tỷ đồng; trụ sở làm việc của Đảng
bộ, chính quyền xã được đầu tư trên
10 tỷ đồng; khu B Trường mầm non
Yên Bình đã cơ bản hoàn thành; hệ
thống mương của các thôn đã hoàn
thành và được bàn giao… Để có được
kết quả này, Yên Bình xác định
trước hết phải làm cho nhân dân
hiểu được quyền và lợi ích của mình
trong các hoạt động tại địa phương,
nâng cao chất lượng công tác tuyên
truyền tới nhân dân ý nghĩa và lợi
ích thiết thực từ chương trình xây
dựng nông thôn mới. Đồng thời, với
phương châm “Dân biết, dân bàn,
dân làm, dân kiểm tra”, xã thực
hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở nên
nhận được sự đồng tình, tham gia
nhiệt tình cùa nhân dân.
Ở lĩnh vực văn hóa, xã cũng
đã đạt được nhiều kết quả quan
trọng. Thực hiện tốt cuộc vận động
“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hóa mới ở khu dân cư”,
số hộ gia đình đạt gia đình văn
hóa hàng năm tăng, năm sau cao
hơn năm trước. Chất lượng giáo
dục toàn diện ở các bậc học trong
những năm qua được giữ vững và
có những chuyển biến rõ rệt. Duy
trì và nâng cao tính bền vững phổ
cập tiểu học đúng độ tuổi, THCS
đạt chất lượng cao. Tỷ lệ trẻ em
trong độ tuổi đến trường đạt 100%.
Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe
cho nhân dân được duy trì thường
xuyên, thực hiện tốt 19 chương
trình về y tế. Hàng năm có 100%
trẻ em trong độ tuổi được uống
và tiêm đủ các loại vắc xin phòng
bệnh; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng
giảm xuống còn 10,1%. Công tác
an sinh xã hội, lao động việc làm
và giảm nghèo luôn được cấp ủy,
chính quyền quan tâm. Đến nay,
toàn xã còn 4,45% tỷ lệ hộ nghèo
theo tiêu chí mới.
Diện mạo Yên Bình hôm nay
đang đổi thay từng ngày với mức
tăng trưởng kinh tế năm sau cao
hơn năm trước. Đời sống vật chất,
tinh thần của đông đảo nhân dân
được cải thiện. Đây là những tiền
đề quan trọng để Đảng bộ, chính
quyền và nhân dân xã Yên Bình
tiếp tục thực hiện thắng lợi các
nhiệm vụ, mục tiêu đã đặt ra.
Từ một vùng quê nghèo khó,
đời sống người dân gặp nhiều
khó khăn, thiếu thốn, diện mạo
nông thôn Tiến Xuân hôm nay
đã thực sự “thay da đổi thịt”. Có
được thành quả đó là nhờ Đảng
bộ xã luôn tích cực phát huy vai
trò lãnh đạo trong phát triển
kinh tế - xã hội; động viên nhân
dân đoàn kết, phát huy mọi lợi
thế sẵn có của địa phương, kết
hợp tận dụng triệt để những
nguồn lực đầu tư để đẩy nhanh
tốc độ phát triển kinh tế, góp
phần cải thiện, nâng cao đời
sống người dân trên địa bàn.
Xác định nhiệm vụ xây dựng
Đảng là then chốt, phát triển kinh
tế - xã hội là trọng tâm, Đảng ủy xã
thường xuyên quan tâm, chú trọng
tới công tác xây dựng đội ngũ cán
bộ, đảng viên, công tác xây dựng hệ
thống chính trị ở cơ sở, tạo sức mạnh
để lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện, thực
hiện thắng lợi các chỉ tiêu phát triển
kinh tế - xã hội đã đề ra; nắm bắt kịp
thời tình hình sản xuất, đời sống của
nhân dân để có những phương pháp
điều chỉnh cho phù hợp với thực tế
của địa phương. Công tác giáo dục
chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống,
nghiêm chỉnh chấp hành mọi chủ
trương của Đảng, chính sách pháp
luật của Nhà nước, tạo sự thống
nhất cao trong nhận thức và hành
động của mỗi cán bộ đảng viên củng
cố niềm tin của nhân dân đối với
Đảng được chú trọng. Việc tổ chức
sinh hoạt Đảng được duy trì và thực
hiện nghiêm túc với nguyên tắc tập
trung dân chủ, nâng cao tinh thần
trách nhiệm của người đứng đầu,
phát huy vai trò gương mẫu của
đảng viên, đảm bảo sự lãnh đạo toàn
diện của Đảng trên mọi lĩnh vực, để
từ đó đưa ra được những chủ trương,
biện pháp phù hợp, thống nhất cao.
Trong phát triển kinh tế, Đảng
ủychủđộngphâncôngnhiệmvụcho
từng cấp ủy và đảng viên; tích cực
tuyên truyền, vận động nhân dân
chuyển dịch cơ cấu giống cây trồng,
vật nuôi theo hướng sản xuất hàng
hóa, tập trung đưa các loại giống
cây trồng, vật nuôi có năng suất cao,
chất lượng tốt vào sản xuất, tích cực
áp dụng khoa học kỹ thuật, nhằm
tăng giá trị thu nhập trên cùng đơn
vị canh tác, phấn đấu đảm bảo an
toàn lương thực. Diện tích gieo trồng
trong 6 tháng đầu năm của xã đạt
trên 245ha, trong đó, năng suất lúa
bình quân chung của xã là 65,4 tạ/
ha, sản lượng lúa thu được là 1.616
tấn; diện tích trồng màu toàn xã là
98,7 ha, cho sản lượng là 668,4 tấn…
Bên cạnh phát triển nông
nghiệp, Đảng ủy xã Tiến Xuân tập
trung chỉ đạo, tổ chức xây dựng các
mô hình phát triển kinh tế theo
hướng trang trại, gia trại, đem lại
hiệu quả kinh tế thiết thực. Xã luôn
duy trì đàn gia súc, gia cầm phát
triển tốt với hơn 9.611 con gia súc
và 96.776 gia cầm; diện tích nuôi
thủy sản ở các ao hồ là 36,8 ha, sản
lượng khai thác trung bình 28,7
tấn/6 tháng. Toàn xã hiện có 3.457,7
ha rừng tự nhiên, trong đó diện tích
lâm nghiệp là 944 ha, rừng khoanh
nuôi là 669 ha và rừng trồng 275
ha. Công tác quản lý, bảo vệ và phát
triển rừng được Đảng ủy quan tâm,
6 tháng đầu năm, Tiến Xuân không
có cháy rừng, phá rừng xảy ra, xã
đã trồng mới được 15,6 ha rừng.
Cùng với trồng trọt, chăn nuôi,
hoạt động dịch vụ, thương mại của
xã cũng được Đảng ủy quan tâm
lãnh đạo và ngày càng phát triển.
Hệ thống giao thông nông thôn
thuận lợi, tạo điều kiện cho vận
chuyển, trao đổi hàng hóa của nhân
dân địa phương với các vùng lân
cận..., góp phần thúc đẩy kinh tế
ngày càng phát triển. Đến nay, xã
đã đạt 19/19 tiêu chí trong bộ tiêu
chí nông thôn mới của Quốc gia,
đời sống của người dân ngày càng
được nâng cao. Với tinh thần đoàn
kết, sự đồng thuận cao của cán bộ,
đảng viên và nhân dân, đặc biệt là
vai trò của các cấp ủy Đảng đã góp
phần quan trọng thực hiện thắng
lợi các mục tiêu phát triển kinh tế
mà Đảng bộ xã đề ra, xây dựng quê
hương Tiến Xuân ngày càng giàu
đẹp, văn minh.
Trụ sở xã Yên Bình được đầu tư xây mới và
dự kiến khánh thành trong tháng tới
Xã Tiến Xuân - Huyện Thạch Thất - TP Hà Nội:
Đạt100%tiêuchíxâydựngnôngthônmới Ly Sơn
						
Xã Yên Bình - Huyện Thạch Thất - TP Hà Nội:
Khởisắcnhờchuyểndịchcơcấukinhtếthànhcông Ly Sơn
131
131
131
131
131
131
131
131
131
131
131
131
131
131

More Related Content

What's hot (20)

Thời báo Mekong số 118
Thời báo Mekong số 118Thời báo Mekong số 118
Thời báo Mekong số 118
 
Mk117
Mk117Mk117
Mk117
 
Mekong 112
Mekong 112Mekong 112
Mekong 112
 
Mk so 119 chuyen in
Mk so 119 chuyen inMk so 119 chuyen in
Mk so 119 chuyen in
 
C huyen in so 123
C huyen in so 123C huyen in so 123
C huyen in so 123
 
So 108 tháng 3.2016
So 108 tháng 3.2016So 108 tháng 3.2016
So 108 tháng 3.2016
 
So 122 chuan in
So 122 chuan inSo 122 chuan in
So 122 chuan in
 
So 146 chuyen in
So 146 chuyen inSo 146 chuyen in
So 146 chuyen in
 
173
173173
173
 
172
172172
172
 
129
129129
129
 
174
174174
174
 
130
130130
130
 
144 chuyen in
144 chuyen in144 chuyen in
144 chuyen in
 
136 p
136 p136 p
136 p
 
M ekong 137 in
M ekong 137 inM ekong 137 in
M ekong 137 in
 
So 127 chuyen in
So 127 chuyen inSo 127 chuyen in
So 127 chuyen in
 
143
143143
143
 
151 chuyen in
151 chuyen in151 chuyen in
151 chuyen in
 
Thời báo MêKông tháng 06/2013
Thời báo MêKông tháng 06/2013Thời báo MêKông tháng 06/2013
Thời báo MêKông tháng 06/2013
 

Similar to 131 (14)

160 chuyen in
160 chuyen in160 chuyen in
160 chuyen in
 
150 chuyen in
150 chuyen in150 chuyen in
150 chuyen in
 
So 124 chuyen in
So 124 chuyen inSo 124 chuyen in
So 124 chuyen in
 
135p
135p135p
135p
 
Mekong 7 2015
Mekong 7 2015Mekong 7 2015
Mekong 7 2015
 
Mekong 113
Mekong 113Mekong 113
Mekong 113
 
134
134134
134
 
169 in
169 in169 in
169 in
 
183 in
183 in183 in
183 in
 
176
176176
176
 
181a
181a181a
181a
 
Mekong 11 2015
Mekong 11 2015Mekong 11 2015
Mekong 11 2015
 
177
177177
177
 
Mekong 114
Mekong 114Mekong 114
Mekong 114
 

More from Hán Nhung

More from Hán Nhung (9)

184
184184
184
 
Chương trình tặng quà cao sâm
Chương trình tặng quà cao sâmChương trình tặng quà cao sâm
Chương trình tặng quà cao sâm
 
180
180180
180
 
178
178178
178
 
171
171171
171
 
170 (1)
170 (1)170 (1)
170 (1)
 
167
167167
167
 
163 chuyen in
163 chuyen in163 chuyen in
163 chuyen in
 
Tan xuan
Tan xuanTan xuan
Tan xuan
 

131

  • 1. Số 131 tháng8/2016 thbmekong@gmail.com tbmekong@yahoo.com www.vilacaed.org.vn Phát hành thứ 5 hàng tuần Hotline: 091 4851538 090 9933888 090 6529455 (tr.21) ->giành chính quyền không đổ máu tại bạc liêu: Nhiềubàihọc chohậuthế (tr.3) ->Đồng Nai: “Nóng”vấnđề ônhiễmtại phânkhucôngnghiệp Formosa (tr.4) ->Quảng Trị: ĐềnghịNhànước suytônliệtsĩcho6 ngườitrongmột giađình (tr.17) ->VụnhàsưởNhàBè -TP.HCMbịtốngtiền do“gạtình”: là nhầm lẫn (tr.20) VỤ ÁN BÀ RỊA - VŨNG TÀU: Chân dung người đàn bà thuê giang hồ Hải Phòng vào Nam xử (tr.22) ->Tây Ninh: KHÔNGVAY,VẪNBỊTÒA “ÉP”TRẢNỢKHỦNG? KỲ 1 - NGƯỜI PHỤ NỮ GÁNH MÓN NỢ HÀNG CHỤC TỶ ĐỒNG KÊU OAN (tr.21)
  • 2. Sáng 13/8 tại Hà Nội, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị gặp mặt cán bộ cấp cao nghỉ công tác, nghỉ hưu khu vực phía Bắc. Và sáng 14/8 tại TP.HCM, hội nghị gặp mặt cán bộ cấp cao nghỉ công tác, nghỉ hưu khu vực phía Nam cũng đã được long trọng tổ chức. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh đồng chủ trì hội nghị ở cả hai khu vực. Tham dự hội nghị khu vực phía Bắc có các nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh; nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An và gần 200 đại biểu là các đồng chí nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch nước, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ, nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội; nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng và tương đương. Tham dự hội nghị khu vực phía Nam có các đồng chí: nguyên Chủ tịchnướcTrươngTấnSang;nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng; các đồng chí nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng và tương đương. Tại hội nghị, các đại biểu đã nghe đồng chí Đinh Thế Huynh báo cáo một số tình hình nổi bật từ sau Đại hội lần thứ XII của Đảng đến nay và những nhiệm vụ từ nay đến cuối năm. Đồng chí Phạm Bình Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao báo cáo về tình hình Biển Đông gần đây. Các đại biểu cũng nghe Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà báo cáo về vụ việc Công ty Formosa Hà Tĩnh gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thời gian qua… Phát biểu tại hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ: Hội nghị nhằm cung cấp thông tin chính thức cho các đồng chí lãnh đạo cấp cao đã nghỉ công tác, nghỉ hưu về tình hình trong nước và quốc tế, góp phần tạo sự thống nhất cao trong nhận thức và hành động trong Đảng và toàn xã hội. Tổng Bí thư trân trọng cảm ơn ý kiến đóng góp quý báu, tâm huyết và trách nhiệm của các đồng chí tham dự hội nghị, trên cơ sở đó, Bộ Chính trị, Ban Bí thư sẽ chỉ đạo nghiên cứu, tiếp thu, phục vụ quá trình lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước. Tổng Bí thư mong muốn các đồng chí cán bộ cấp cao đã nghỉ hưu bằng nhiều hình thức, nhiều kênh khác nhau và trên tinh thần đồng chí anh em, sẽ tiếp tục đóng góp cho sự nghiệp chung của Đảng, của dân tộc, thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, đưa Nghị quyết Đại hội XII của Đảng vào cuộc sống. Chinhphu.vn 02 Số 131 - Tháng 8/2016THEO DÒNG THỜI SỰ Giá bán tại Việt Nam: 4.800đ Tổng Biên tập: Lại Thanh Bình Phó Tổng Biên tập: Hồ Minh Sơn Văn phòng đại diện phía Nam: Tầng 8, Số 18A đường Nam Quốc Cang, P.Phạm Ngũ Lão, Q.1, TP.HCM. ĐT: 08.6679.2468 Văn phòng đại diện tại Cần Thơ và ĐBSCL: Số 9/10 Đại lộ Võ Văn Kiệt, Khu vực 7, phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, TP.Cần Thơ. Văn phòng đại diện tại Đà Nẵng: 148A Lê Đình Lý, Q.Thanh Khê, TP.Đà Nẵng. Văn phòng đại diện tại Tây Nguyên: 250/31 đường Phan Chu Trinh, P.Tân Lợi, TP.Buôn Mê Thuột, tỉnh Đaklak. Tài khoản: 0521101078008, ngân hàng TMCP Quân đội. Giấy phép hoạt động báo chí: Số 1144/GP-Bộ TT&TT, ngày 25/7/2011 In tại: Xí nghiệp In 2 - CTy TNHH MTV In Ba Đình - Bộ Công An Đơn vị phát hành: Cty TNHH Truyền thông Mỹ Phúc. ĐC: 205 Võ Thị Sáu, P.7, Q.3, TP.HCM. ĐT: 08.38249001 Trụ sở: Tầng 7, số 65, Văn Miếu, Q.Đống Đa-Hà Nội (Bộ Kế hoạch & Đầu tư) Văn phòng Ban Biên tập: Tầng 01, Cung Triển lãm Kiến trúc Quy hoạch Xây dựng Quốc gia, Đỗ Đức Dục - Mỹ Đình - Nam Từ Liêm - Hà Nội. ĐT: 08049573 - 08049574 - 08049575. Fax: 08049575 Trong khuôn khổ chuyến công tác tại Nghệ An, sáng 15/8, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và đoàn công tác của Chính phủ đã đến thăm xã nông thôn mới Nam Giang, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An và thăm một số công trình trên địa bàn tỉnh. Lắng nghe ý kiến và trao đổi với người dân xã Nam Giang, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, Nam Giang là xã có truyền thống cách mạng nên Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã cần tiếp nối truyền thống quý báu đó, xây dựng Nam Giang ngày càng phát triển. Thủ tướng biểu dương xã có tiến bộ trong công cuộc xây dựng nông thôn mới, người dân đã thấu hiểu, ủng hộ chủ trương này, tự nguyện hiến đất, góp ngày công, góp phần xây dựng cơ sở vật chất trên địa bàn. Thủ tướng ấn tượng về đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên. Trong đó, 100% người dân được sử dụng nước sạch. Bộ mặt nông thôn của xã có sự đổi thay lớn. Góp ý vào việc xây dựng nông thôn mới của xã, bên cạnh các yếu tố về cơ sở hạ tầng điện, đường, trường trạm, Thủ tướng nêu rõ: “Cái gốc của nông thôn mới là thu nhập, đời sống của người nông dân phải tốt hơn”. Do đó, cấp ủy, chính quyền và người dân trong xã cần bám sát mục tiêu này. Đi liền với đó là chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ mới, nhất là nông nghiệp, để tạo giá trị sản xuất cao hơn. Nam Đàn có một số khu, cụm công nghiệp, vì vậy, chính quyền địa phương cần tận dụng để chuyển đổi nghề nghiệp, tăng thu nhập cho người dân. Thủ tướng cũng lưu ý bộ máy chính quyền và tổ chức chính trị trên địa bàn về tinh thần phục vụ nhân dân, chứ không chỉ đơn thuần là quản lý. Thủ tướng cũng nhấn mạnh trong quá trình phát triển, từng hộ dân trong xã cần làm gương trong việc bảo vệ môi trường sống. Thủ tướng đã đến thăm mô hình trang trại của ông Nguyễn Tuấn Anh, sinh năm 1964, ở xóm 8, xã Nam Giang. Với diện tích khoảng 6 ha ở vùng đồi khô cằn, trang trại trồng chủ yếu là chanh, với sản lượng 60 tấn chanh/năm, cho doanh thu cao nhất khoảng 1,2 tỷ đồng/năm. Chinhphu.vn Ngày 15/8, Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã có cáccuộctiếpPhóChủtịchQuốc hội Lào Somphanh Phengk- hammy đang thăm Việt Nam. Tiếp Phó Chủ tịch Quốc hội Lào, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đánh giá cao những thành tựu to lớn mà Đảng, Quốc hội, Chính phủ và nhân dân các bộ tộc Lào anh em đã đạt được trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước; chúc mừng Lào đang đảm nhận tốt vai trò Chủ tịch ASEAN 2016, giúp vai trò và vị thế của Lào không ngừng được nâng cao trên trường quốc tế. Chủ tịch nước đánh giá cao những thành tựu trong lĩnh vực lập pháp mà Quốc hội Lào đã đạt được thời gian qua, tin tưởng Quốc hội Lào tiếp tục góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm lần thứ VIII (giai đoạn 2016 - 2020) của Lào... Chủ tịch nước đề nghị Quốc hội hai nước tiếp tục phối hợp giám sát, đôn đốc để góp phần triển khai hiệu quả các hiệp định hợp tác và thỏa thuận cấp cao hai nước, đặc biệt là các thỏa thuận đạt được tại kỳ họp lần thứ 38 Ủy ban hợp tác liên Chính phủ Việt Nam - Lào (tháng 12/2015); tăng cường hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, nhất là trong việc xây dựng thể chế, hệ thống pháp luật và giám sát triển khai thực hiện pháp luật, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp cách mạng tại mỗi nước; phối hợp tăng cường giám sát và tạo điều kiện cho các dự án hợp tác đầu tư giữa hai nước; quan tâm thúc đẩy giao lưu hữu nghị giữa nhân dân hai nước... Tiếp Phó Chủ tịch Quốc hội Lào Somphanh Phengkhammy, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định, Đảng và nhân dân Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao nhất cho việc củng cố và tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào, coi đây là tài sản vô giá, yếu tố quan trọng đối với sự nghiệp cách mạng của hai dân tộc Việt - Lào. Đánh giá cao kết quả hội đàm giữa Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu và Phó Chủ tịch Quốc hội Lào Somphanh Phengkhammy diễn ra sáng 15/8, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh, trên tinh thần đã thống nhất với Chủ tịch Quốc hội Lào Pany Yathotu, Quốc hội hai nước sẽ tổ chức hai hoạt động lớn trong thời gian tới, gồm: Tổ chức hội thảo trao đổi kinh nghiệm giữa Quốc hội hai nước dự kiến vào cuối tháng 10 tới; phối hợp tổ chức tốt lễ khánh thành Khu di tích lịch sử cách mạng Việt Nam-Lào tại Sơn La nhân dịp kỷ niệm 55 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Lào và 40 năm ngày ký Hiệp ước hữu nghị hợp tác. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị trong thời gian tới, Quốc hội hai nước sẽ phối hợp giám sát trong thực hiện những cam kết, thỏa thuận cấp cao giữa hai nước để đảm bảo việc triển khai được thực hiện đầy đủ và hiệu quả; cùng với đó là thúc đẩy trao đổi kinh nghiệm giữa các cơ quan của Quốc hội hai nước. Chinhphu.vn BanBíthưgặpmặtcánbộcấpcaonghỉhưu Nguyễn Hoàng - Mạnh Hùng LãnhđạoNhànước,QuốchộitiếpPhóChủtịchQuốchộiLào P/V Quang cảnh hội nghị gặp mặt cán bộ cấp cao nghỉ công tác, nghỉ hưu khu vực phía Bắc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc ThủtướngthămxãnôngthônmớiNamGiang-NghệAn Đức Tuân
  • 3. 3Số 131 - Tháng 8/2016 Kỷ niệm 71 năm Cách mạng Tháng Tám (19/8/1945 - 19/8/2016) GIÀNHCHÍNHQUYỀNKHÔNGĐỔMÁUTẠIBẠCLIÊU:NHIỀUBÀIHỌCCHOHẬUTHẾ Huy Diệu 0SỰ KIỆN - TIÊU ĐIỂM Bạc Liêu là vùng đất mới, được khai phá muộn trong quá trình xây dựng đất nước, nhưng là một trong số những Đảng bộ được thành lập khá sớm, có phong trào cách mạng phát triển mạnh trong khu vực. Đặc biệt, Cách mạng Tháng Tám ở nơi đây không đổ máu, tạo nên một chiến công kì diệu, một mốc son chói lọi trong lịch sử đất Bạc Liêu. Bài học ấy càng có ý nghĩa quan trọng và thiết thực hơn trong sự nghiệp xây dựng và phát triển Bạc Liêu ngày càng giàu mạnh, trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc Xã hội chủ nghĩa hiện nay. * Giành chính quyền không nổ súng Ngược dòng những ngày tháng Támlịchsử,saungàyNhậtđầuhàng đồng minh, tinh thần bộ máy tay sai bù nhìn ở Bạc Liêu hoang mang dao động. Tình hình diễn rất nhanh đến giữa tháng 8 năm 1945, Tỉnh ủy lâm thời Bạc Liêu chủ trương tập trung cán bộ đảng viên đang hoạt động khắp nơi về để tổ chức lực lượng kịp thời khởi nghĩa tại tỉnh lỵ. Trước tình hình khó khăn chưa từng có của bộ máy tay sai ở Bạc Liêu, Triều đình Bảo Đại cử khâm sai Đại thần Nguyễn Văn Sâm đến Bạc Liêu để ổn định tình hình. Tại Bạc Liêu, Tỉnh trưởng Trương Công Thiện chuẩn bị đón tiếp Nguyễn Văn Sâm. Nắm được tình hình trên, Tỉnh ủy lâm thời Bạc Liêu chủ trương huy động lực lượng từ nông thôn kéo về thành thị, hòa nhập với lực lượng nội thành Bạc Liêu để tham gia cuộc mít tinh nhằm lật đổ chính quyền. Sau cuộc biểu tình thị uy của lực lượng quần chúng, Tỉnh ủy và Mặt trận Việt Minh họp thành lập chính quyền cách mạng lấy tên là Ủy ban Giải phóng dân tộc chỉ huy cuộc khởi nghĩa giành chính quyền. Lúc này, Tỉnh ủy đã huy động toàn bộ lực lượng hiện có gồm tổ chức cứu quốc, nhân sĩ, trí thức, cơ sở trong công chức, thanh niên Tiền phong và đông đảo quần chúng, đặt biệt là lực lượng binh sĩ trong vệ binh cộng hòa đến bao vây dinh Tỉnh trưởng. Mặt khác, thực hiện chỉ thị của Tỉnh ủy, sáng ngày 22/8/1945, Ủy ban Mặt trận Việt Minh và Ủy ban Giải phóng dân tộc cử đại diện đến gặp Trương Công Thiện. Đến sáng ngày 23/8/1945, đoàn đại diện của ta có vũ trang do ông Tào Văn Tỵ dẫn đầu tiến lên phòng Tỉnh trưởng, buộc hắn đầu hàng. Trước khí thế sôi sục của quần chúng, sức mạnh như bão lửa của cách mạng, buộc tên tỉnh trưởng Trương Công Thiện phải đầu hàng, bàn giao chính quyền cho cách mạng, đánh dấu một mốc son chói lọi, một sự kiện mang tính lịch sử: Bạc Liêu giành chính quyền không nổ súng. Chia sẻ về sự kiện Bạc Liêu giành chính quyền không đổ máu vào ngày 23/8/1945, đồng chí Trương Minh Chiến - Nguyên Phó Bí thư tỉnh Bạc Liêu cho rằng, đó là niềm tự hào lớn lao của Đảng bộ và nhân dân Bạc Liêu và hiếm nơi nào có được. Với đường lối lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng và sự vận dụng linh hoạt, sáng tạo, độc đáo, Đảng bộ Bạc Liêu đã chủ động tạo thời cơ cách mạng. Đây cũng là bài học quý báu để tỉnh Bạc Liêu giành chính quyền không nổ súng lần thứ 2 vào ngày 30/4/1975. * Nhiều bài học quý báu cho hậu thế Ông Nguyễn Trung Kiên, nhà nghiên cứu lịch sử Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu cho rằng, sự kiện Bạc Liêu giành chính quyền không nổ súng vào ngày 23/8/1945 đánh dấu một chặng đường lịch sử có ý nghĩa hết sức to lớn, ghi đậm dấu son chói lọi, làm rạng danh đất Bạc Liêu, góp phần cùng cả nước làm nên một cuộc cách mạng thần kỳ - Cách mạng Tháng Tám thành công, mở ra một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội. Còn đối với ông Trần Nam Đoàn - Nguyên Trưởng ban Tuyên huấn thì, ngày 23/8/1945 không chỉ là đỉnh cao của sức mạnh quần chúng và trí tuệ sáng tạo của Đảng mà xét ở một khía cạnh khác, việc giành chính quyền không đổ máu chính là hành động thể hiện sự văn minh, thể hiện tính nhân văn, nhân đạo, sự hào hiệp trong tính cách con người Bạc Liêu. Đó cũng là đỉnh cao trí tuệ sáng tạo, mưu trí, dũng cảm nhưng đầy khoan dung, nhân hậu, thể hiện tính nhân văn sâu sắc, góp phần tô đậm thêm truyền thống của vùng đất Bạc Liêu. Chia sẻ về sự kiện Bạc Liêu giành chính quyền trong Cách mạng Tháng Tám, ông Nguyễn Trung Kiên khẳng định: “Thắng lợi của CMT8 không chỉ là niềm tự hào của Đảng bộ và quân dân tỉnh Bạc Liêu về quá khứ vẻ vang mà còn là bài học quý báu, thể hiện sự chung sức, chung lòng của Đảng bộ và quân dân ta, của khối đại đoàn kết toàn dân tộc”. Điều này chính là cơ sở, là bài học quý để thế hệ hôm nay tôn kính, trân trọng và phát huy truyền thống của cha ông để lại. Những ngày xế bóng của cuộc đời, ông sống trong thanh thản, ngập tràn hạnh phúc giữa đại ngàn cao nguyên. Tuy vậy, ký ức một thời cùng đồng đội nghiêm trang tuyên thệ dưới cờ đỏ sao vàng trong ngày thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân vẫn còn vẹn nguyên. Đó chính là ông Tô Đình Cắm - bí danh Tô Tiến Lực, một trong 34 chiến sĩ đầu tiên của đơn vị tiền thân Quân đội Nhân dân Việt Nam. Hăng hái giác ngộ theo cách mạng Sinh năm 1922 tại bản Um, xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, ông Tô Đình Cắm lớn lên trong cảnh nước mất, nhà tan do sự xâm lăng tàn bạo của thực dân và phong kiến. Chính hoàn cảnh ấy đã sớm hun đúc lòng yêu nước ở chàng trai trẻ người Tày. Năm 1941, sau hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (5/1941), phong trào Việt Minh ở Cao Bằng phát triển rộng khắp, đặc biệt ở 3 châu Hòa An, Hà Quảng, Nguyên Bình. Theo tiếng gọi non sông, Tô Đình Cắm hăng hái gia nhập lực lượng Việt Minh. Chính những ngày tháng sống và hoạt động ở rừng Trần Hưng Đạo là cơ duyên để ông được gặp anh Văn - Đại tướng Võ Nguyên Giáp, cùng chịu đựng gian khổ, kề vai sát cánh và nhiều lần ngủ chung một lán, được anh Văn chỉ bảo, khích lệ, giúp chàng thanh niên Tô Đình Cắm thêm bền gan, vững chí, quyết tâm một lòng với tổ quốc và nhân dân đánh đuổi giặc thù. Bước ngoặt đánh dấu sự trưởng thành kể từ khi được giác ngộ cách mạng đối với Tô Đình Cắm (Tô Tiến Lực),đólàôngđãthuyếtphụcđược2 người anh em ruột của mình bỏ làm việc cho Pháp để về với cách mạng. Đặc biệt vào mùa xuân năm 1942, lần đầu tiên được anh Văn - Đại tướng Võ Nguyên Giáp - giao nhiệm vụ, chàng thanh niên Tô Đình Cắm, cùng với một cán bộ phong trào của Đề Thám đã xuống nhiều xã thuộc tỉnh Bắc Kạn tuyên truyền, vận động được nhiều người tham gia vào Hội Nông dân cứu quốc, Thanh niên cứu quốc. Rồi ông thường xuyên băng rừng, vượt suối làm liên lạc đắc lực cho anh Văn. Nhân cơ duyên đó, Tô Đình Cắm lại thêm cơ hội được gặp Bác Hồ vài lần ngắn ngủi và được tiếp thu nhiều tinh hoa ở vị lãnh tụ. Tháng 2/1944, Tô Đình Cắm cùng với một số cán bộ địa phương theo học lớp quân chính (khóa III). Kết thúc khoá học này cũng là lúc làn sóng "khủng bố trắng" của quân thù được thực thi ráo riết. Hàng trăm thanh niên ưu tú ở Cao Bằng, trong đó có ông phải chui vào rừng lánh nạn, tổ chức các đội vũ trang thoát ly chống khủng bố. Cũng trong thời gian này, ông Tô Đình Cắm đã được lãnh đạo, chỉ huy lựa chọn tham gia thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. Sau Cách mạng Tháng Tám thành công, đáp lại lời hiệu triệu toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cả 3 anh em ông Tô Đình Cắm hòa vào dòng người “Nam tiến”. Trải qua nhiều trận đánh ác liệt, năm 1946 ông bị thương nặng ở chân, phải trở về Bắc, sau đó được giải ngũ về lại quê nhà. Thế nhưng, sau sự kiện quân Pháp nhảy dù xuốngBắcKạnvàongày10/07/1947, ông Tô Đình Cắm lại hăng hái xung phong tái ngũ. Trong chiến dịch Biên giới (Thu Đông năm 1950), trên cương vị trung đội trưởng pháo binh, ông tham gia trận đánh đồn Đông Khê lần thứ hai. Trong trận này, ông lại tiếp tục bị thương nặng, và một lần nữa viên đạn của địch đã găm vào vai. Thế trận này buộc Tô Đình Cắm phải nhường chiến tuyến cho những người đồng đội để về lại quê nhà ở Tam Kim, với khu rừng Trần Hưng Đạo, nơi ông gắn bó, yêu thương và ghi dấu biết bao kỷ niệm trên chặng đường đi theo cách mạng của mình… Sống thanh thản ở tuổi “xưa nay hiếm” Khi đã bước vào cái tuổi “xưa nay hiếm”, ông Tô Đình Cắm vẫn quyết chí bứt ra khỏi cái vòng luẩn quẩn của đói nghèo. Tháng 7/1992, ông cùng với vợ con tình nguyện vào xây dựng kinh tế mới ở huyện Đạ Tẻh - Lâm Đồng cho đến nay. Hiện, ông sống thanh thản bên 7 người con và các cháu. Tất cả đều đã có cuộc sống riêng tương đối khá giả, trên dưới thuận hòa. Những đóng góp to lớn của ông Tô Đình Cắm luôn được Đảng, Nhà nước, quân đội ghi nhận và có những chính sách đãi ngộ theo chế độ cán bộ lão thành cách mạng. Đặc biệt, ông Tô Đình Cắm đã được Bộ tư lệnh Quân khu 7 và Bộ CHQS tỉnh Lâm Đồng tổ chức trao giấy chứng nhận thươngbinhhạng4/4.Đồngthời,ông Sự kiện giành chính quyền ngày 23/8/1945 được đặt tên cho một con đường huyết mạch của TP Bạc Liêu (Đường 23/8 -QL 1A đoạn từ Bạc Liêu đi Cà Mau) Người trở về từ rừng Trần Hưng Đạo Công Trình Ông Tô Đình Cắm đang tâm sự cùng PV về cuộc đời hoạt động cách mạng của mình (Xem tiếp trang 23)
  • 4. Số 131 - Tháng 8/2016SỰ KIỆN - TIÊU ĐIỂM Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cùng đoàn công tác của Bộ vừa có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk về kết quả thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2016 và triển khai kế hoạch giai đoạn 2016 - 2020 của tỉnh. Ông Y Biêr Niê, Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh, ông Phạm Minh Tấn, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, ông Phạm Ngọc Nghị, Phó Bí thư - Chủ tịch UBND tỉnh cùng đại diện các sở, ngành có liên quan trong tỉnh đã làm việc với đoàn công tác và báo cáo về tình hình hoạt động KT-XH của tỉnh trong 6 tháng đầu năm. Cụ thể, tổng sản phẩm sản xuất của tỉnh ước tính đạt 19.278 tỷ đồng, thu ngân sách nhà nước trên 2.104 tỷ đồng, tăng 7,31%. Tổng vốn xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước, Chính phủ giao kế hoạch đạt trên 3.556 tỷ đồng, giải ngân được trên 1.344 tỷ đồng, đạt 46,5% so với cùng kỳ năm 2015. Về tình hình triển khai xây dựng kế hoạch đầu tư giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh Đắk Lắk có tổng vốn dự kiến 13.104 tỷ đồng, vốn cân đối ngân sách địa phương là 6.317 tỷ đồng, ngân sách TW trên 6.787 tỷ đồng để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia: Giảm nghèo bền vững, Xây dựng nông thôn mới, có 17/21 chương trình mục tiêu, đối ứng cho các dự án ODA... Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ghi nhận, biểu dương những kết quả Đắk Lắk đã đạt trong 6 tháng đầu năm 2016, đặc biệt trong thực hiện thu ngân sách, phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo và hỗ trợ kịp thời cho người dân bị ảnh hưởng bởi hạn hán. Bộ trưởng đề nghị Đắk Lắk cần nâng cao năng lực chỉ số cạnh tranh, tạo mọi điều kiện thuận lợi về thủ tục hành chính để kêu gọi đầu tư, thu hút các doanh nghiệp đến sản xuất, kinh doanh tại tỉnh. Đồng thời, tỉnh cần chú trọng tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, tăng cường sử dụng các giống mới, giống lai, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm, góp phần tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Phát triển thế mạnh du lịch, thương mại, dịch vụ dựa trên các ưu thế sẵn có của địa phương, xây dựng chính sách, cơ chế đặc thù hợp lý để huy động mọi nguồn lực trong xã hội cùng tham gia đầu tư phát triển KT- XH trên toàn tỉnh… Lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk đề nghị TW quan tâm đầu tư xây dựng một số dự án quan trọng, nhanh chóng hoàn thiện kết cấu hạ tầng TP Buôn Ma Thuột như: Dự án thủy lợi hồ Ea Tam (tổng đầu tư 996 tỷ đồng), dự án đường Đông - Tây (vốn còn thiếu là 648 tỷ đồng), đầu tư trang thiết bị y tế cho Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên (tổng đầu tư là một ngàn tỷ đồng), các dự án khắc phục tình trạng hạn hán (cần vốn đầu tư các công trình thủy lợi khoảng 2.400 tỷ đồng), đầu tư xây dựng hạ tầng cửa khẩu Đắk Ruê, đầu tư xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi của tỉnh nhằm góp phần khắc phục những hạn chế để bắt kịp trình độ phát triển của cả nước… Nhân dịp này, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cũng đã trao tặng 100 triệu đồng cho Quỹ Vì người nghèo của tỉnh. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng (bên trái) trao tặng 100 triệu đồng cho Quỹ Vì người nghèo Đắk Lắk Chiều ngày 12/8, UBND tỉnh Đồng Nai cùng các cơ quan ban ngành trong tỉnh đã tổ chức họp báo với hơn 20 đại diện cơ quan báo, đài địa phương và Trung ương về tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2016 của tỉnh. Tại buổi họp báo, các PV đã nêu ra những câu hỏi về vấn đề kinh tế, an sinh xã hội đang được dư luận quan tâm gần đây, đặc biệt là tình trạng ô nhiễm môi trường của phân khu công nghiệp Formosa (PKCN Formosa) thuộc khu công nghiệp Nhơn Trạch 3 (huyện Nhơn Trạch). Ông Võ Văn Chánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, khẳng định: Hiện công an tỉnh đã lập chuyên án (Phòng PC49) để điều tra làm rõ, bất cứ đơn vị nào vi phạm đều sẽ bị truy tố hình sự, kể cả cơ quan quản lý nhà nước địa phương cũng liên đới trách nhiệm. Lực lượng chức năng thường xuyên kiểm tra giám sát về khí, nước, rác thải... trong PKCN Formosa. Ông Chánh cũng cho biết, hiện tại nước thải của các nhà máy trong PKCN Formosa đều được tập trung về hệ thống để xử lý nước thải, trước khi thải ra môi trường. UBND tỉnh đang chờ cơ quan chức năng tiếp tục điều tra các doanh nghiệp, hộ chăn nuôi, cơ sở giết mổ gia súc gia cầm... gây ô nhiễm để xử lý triệt để theo luật định. Theo Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh, Sở này đã lắp đặt hệ thống quan trắc tự động truyền dữ liệu 30 phút/ lần để giám sát, kiểm tra thường xuyên tất cả khí, chất thải của PKCN Formosa. Hiện nay, chỉ có Công ty TNHH Chin Well Fasteners Việt Nam thuê đất trong PKCN vi phạm về môi trường. Công ty này có vốn đầu tư 85 triệu USD, chuyên sản xuất ốc vít. Qua điều tra phát hiện Công ty TNHH Chin Well Fasteners Việt Nam có 2 vi phạm lớn là có 1 hệ thống nước thải trực tiếp ra môi trường và chôn bùn thải ngay trong khuôn viên. Các cơ quan chức năng đang tiếp tục phân tích chất thải, nước thải, nếu nằm trong ngưỡng nguy hại có thể sẽ truy tố hình sự, còn chất thải không nguy hại sẽ xử phạt hành chính. Cũng theo UBND tỉnh, trong 6 tháng đầu năm, tổng sản phẩm quốc nội trên địa toàn tỉnh tăng 7,85% so với cùng kỳ 2015, chỉ số sản xuất côngnghiệptănggần8,2%,hànghóa nông lâm thủy sản tăng 3,6%. Hiện, Đồng Nai có 91/133 xã đạt chuẩn nông thôn mới, có 5 huyện nông thôn mới: Xuân Lộc, Thống Nhất, Long Thành, Nhơn Trạch và TX Long Khánh. Kim ngạch xuất khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài, trong nước, ngân sách của tỉnh thu vào tăng cao hơn cùng kỳ 2015. Tỉnh giải quyết việc làm cho gần 5.000 lao động, gần 7.000 lượt hộ nghèo được vay vốn ưu đãi để sản xuất,… nâng cao thu nhập của nhân dân. Đối với câu hỏi PV Báo Thời báo MêKông đặt ra, đề cập đến dự án sân bay Long Thành, liệu người dân bị thu hồi đất được bố trí tái định cư có được như nơi cũ không? Ông Chánh cho biết, đối với các hộ dân có liên quan đến bồi thường, bố trí tái định cư trong dự án sân bay Long Thành, tỉnh đã thống kê, chuẩn bị trước để chờ Chính phủ thống nhất chính sách sẽ tiến hành bồi thường, tái định cư theo đúng quy định của Nhà nước và đảm bảo nơi ở mới cho người dân sẽ bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ. Mô hình nuôi tôm và sản xuất lúa hiện đang mang lại hiệu quả cao cho nông dân các tỉnh ĐBSCL. Đây là mô hình canh tác được cho là hiệu quả, vốn đầu tư thấp, do nuôi tôm trong ruộng lúa tận dụng được thức ăn tự nhiên, bảo vệ được môi trường sinh thái, và tôm thương phẩm có chất lượng. Sau hơn 15 năm triển khai, mô hình nuôi tôm - lúa ở khu vực ĐBSCL đã cho thấy hiệu quả kinh tế của nó. Theo Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT), đến nay, toàn vùng có trên 175.000 ha tôm lúa. Sản lượng đạt 75.000 tấn. Trong đó vùng nuôi tôm tập trung ở các tỉnh là Kiên Giang: 77.800ha; Cà Mau:42.800ha;BạcLiêu: 29.400ha;SócTrăng:17.700ha.v.v… Theo Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), tại 8 tỉnh có điều kiệnpháttriểnmôhìnhtôm-lúaởkhuvựcĐBSCLcó970.000 ha sản xuất lúa, trong tổng số 1.560.000 ha lúa đông xuân của toàn vùng vùng, chiếm hơn 62% diện tích. Do đó, tiềm năng phát triển vùng nuôi tôm-lúa của ĐBSCL là khá lớn. ĐCSVN Ngày 9/8 vừa qua, tại Bệnh viện Quân y 175, Bộ Quốc phòng đã tổ chức lễ khai giảng khóa huấn luyện tiền triển khai Bệnh viện dã chiến cấp 2 tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc. Khóa huấn luyện diễn ra trong thời gian 3 tháng, với sự tham gia của 70 cán bộ, chiến sĩ, nhân viên Bệnh viện dã chiến Cấp 2 thuộc biên chế Bệnh viện Quân y 175, tập trung vào các nội dung: kiến thức, kinh nghiệm gìn giữ hòa bình, cách thức chuẩn bị và vận hành một bệnh viện dã chiến theo tiêu chuẩn Liên Hợp Quốc; triển khai trang bị những kiến thức cơ bản trong hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc; hiểu biết về địa bàn phái bộ, phương thức phối hợp, chỉ huy, quản lý, thực hành tại bãi tập, khả năng hoạt động ở môi trường đa quốc gia… Khóa huấn luyện sẽ do các giảng viên, chuyên gia về hoạt động gìn giữ hòa bình, cứu trợ nhân đạo thuộc các cơ quan thuộc Bộ Quốc phòng (Việt Nam) và các quốc gia, tổ chức quốc tế như: Australia, Pháp, Trung Quốc, Ủy ban Chữ Thập đỏ quốc tế… giảng dạy. Khóa huấn luyện được xem là hoạt động thực hành, phối hợp hiệp đồng nâng cao của các kíp bác sĩ, nhân viên trong vận hành, triển khai Bệnh viện dã chiến cấp 2, qua đó nhằm nâng cao khả năng thực hiện nhiệm vụ trên thực địa ở địa bàn phái bộ Liên Hợp Quốc. 04 BộtrưởngBộKếhoạchvàĐầutưlàmviệcvớitỉnhĐắkLắk Hoàng Hà Đồng Nai: "Nóng"vấnđềônhiễmtạiphânkhucôngnghiệpFormosa Bùi Châu ĐồngbằngsôngCửuLongpháthuy môhìnhsảnxuấttôm-lúa P/V TP.HCM: KhaigiảngkhóahuấnluyệnBệnh việndãchiếnthamgialựclượnggìngiữhòabìnhLam Hồng
  • 5. Số 131 - Tháng 8/2016 SỰ KIỆN - TIÊU ĐIỂM Ngày 11/8 vừa qua, đoàn công tác do Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chủ trì đã có buổi làm việc với Cảng Hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất. Buổi làm việc này nhằm thảo luận và bàn giải pháp giải quyết tình trạng quá tải của sân bay Tân Sơn Nhất và sự ách tắc giao thông trầm trọng khu vực cửa ngõ ra vào sân bay trong những ngày qua. Tại buổi làm việc, Cục trưởng Cục Hàng không Lại Xuân Thanh cho biết: Sân bay Tân Sơn Nhất đã thật sự quá tải từ năm 2015. Theo quy hoạch, sân bay Tân Sơn Nhất chỉ có công suất 25 triệu hành khách/năm. Tuy nhiên, hiện tại, con số này đã quá 31 triệu hành khách/năm. Với sự tăng trưởng nóng, nhà ga, bãi đỗ, đường tại sân bay đều không đáp ứng được nhu cầu. Xung quanh tình trạng kẹt xe trầm trọng ở khu vực cửa ngõ sân bay, lãnh đạo Sở GTVT TP.HCM cũng chỉ rõ nguyên nhân là do tuyến đường Trường Sơn vào sân bay vẫn là tuyến đường độc đạo. Bên cạnh đó, khi đường Phạm Văn Đồng đi vào sử dụng đã trở thành đường lưu thông chính của người dân chứ không chỉ là đường vào sân bay. Để giải quyết tình trạng trên, giải pháp trước mắt được đề xuất là tận dụng khu vực công viên Hoàng Văn Thụ, công viên Gia Định làm bãi đỗ xe taxi ra vào sân bay để hạn chế phương tiện ùn ứ trong sân bay. Việc xây dựng thêm một nhà ga nội địa ở khu vực đất Quốc phòng gần đường Hoàng Hoa Thám cũng được xem xét. Theo đánh giá chung, nếu xây dựng thêm nhà ga này, mở rộng đường Hoàng Hoa Thám thì có thể vừa nâng công suất của sân bay, vừa giảm được ùn tắc giao thông của khu vực cửa ngõ sân bay. Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu Bộ GTVT và Bộ Quốc phòng bàn và đưa ra giải pháp tối ưu nhất và tìm nhà đầu tư để nâng cấp mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất, sớm báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Bộ GTVT phải phối hợp với UBND TP.HCM nghiên cứu, tổ chức thực hiện hệ thống giao thông kết nối vào sân bay đảm bảo hiệu quả và nhanh nhất. Đặc biệt, trong lúc chờ đợi những giải pháp cụ thể, Bộ GTVT cần chỉ đạo Cục Hàng không dân dụng, các cơ quan chuyên môn tuyệt đối đảm bảo an toàn các chuyến bay. Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng làm việc với đại diện Bộ Quốc phòng và TP.HCM, Cảng Hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất TP.HCM: PhóThủtướngTrịnhĐìnhDũnglàmviệcvớiCảngHàngkhôngQuốctếTânSơnNhất Quốc Định Trường Đại học Hùng Vương (Phú Thọ) vừa tổ chức Hội thi tiếng Việt và giao lưu văn hóa 3 nước Việt Nam, Lào, Trung Quốc. Tới dự có đồng chí Trần Phù Tiêu - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ tỉnh, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh; lãnh đạo Hội hữu nghị Việt - Lào và Hội hữu nghị Việt - Trung. Hội thi với 50 thí sinh của 4 đội tham gia là SV Lào và Trung Quốc đang học tập tại Trường ĐH Hùng Vương. Với sự sôi động, vui tươi, trẻ trung hóm hỉnh, thông minh, sáng tạo, các đội đã trải qua 4 phần thi là: Chào hỏi bằng tiếng Việt; nghe viết; đoán ý đồng đội và thi tài năng. Mỗi phần thi yêu cầu các đội phải thể hiện được sự hiểu biết về tập quán, văn hóa của Việt Nam, diễn đạt lưu loát tiếng Việt, có trang phục đẹp và đảm bảo thời gian. Qua hội thi giúp cho SV nước ngoài và SV Việt Nam có cơ hội giao lưu, trao đổi kiến thức, kinh nghiệm để học tốt ngoại ngữ của mỗi quốc gia, là cầu nối thắt chặt tình hữu nghị truyền thống đặc biệt 3 nước láng giềng Việt Nam, Lào và Trung Quốc. Những năm qua, Trường ĐH Hùng Vương cùng các thế hệ giảng viên, SV Việt Nam luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ các bạn SV Lào và Trung Quốc hòa nhập tốt nhất trong quá trình học tập và sinh sống tại Việt Nam. Nhân dịp này, đồng chí Trần Phù Tiêu cùng lãnh đạo Trường ĐH Hùng Vương đã trao chứng chỉ hoàn thành khóa học tiếng Việt cho 55 SV Lào, Trung Quốc và trao thưởng cho các đội tham gia hội thi. Quá trình chuyển đổi mô hình HTX theo Luật HTX 2012 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đang diễn ra khẩn trương và sôi động; các loại hình HTX kiểu mới được chuyển đổi và thành lập đã hoạt động hiệu quả, thích ứng với cơ chế thị trường. Nhằm phổ biến sâu rộng Luật HTX 2012, ngày 12/8, Ban tổ chức cuộc thi “Tìm hiểu các loại hình HTX kiểu mới” tỉnh Phú Thọ đã tổ chức hội nghị đánh giá tiến độ tổ chức cuộc thi. Sau khi nghe báo cáo tiến độ tổ chức cuộc thi, công tác chuẩn bị tổng kết, các loại hình thi sân khấu và tác phẩm báo chí, các thành viên Ban tổ chức cuộc thi và cơ quan liên quan đã thảo luận, đánh giá cụ thể công tác triển khai, tổ chức và kết quả tham gia cuộc thi ở loại hình thi sân khấu từ cơ sở đến cấp tỉnh và loại hình tác phẩm báo chí với hai thể loại: Báo viết và phát thanh truyền hình. Ban tổ chức cuộc thi đã thống nhất đánh giá: Cuộc thi có sự chỉ đạo cụ thể, kịp thời vào cuộc của các ban ngành, tổ chức đoàn thể, cơ quan truyền thông và hoạt động tích cực của cơ quan thường trực Ban tổ chức cuộc thi là Liên minh HTX tỉnh, thu hút sự quan tâm, hưởng ứng của đông đảo quần chúng nhân dân, nhất là đội ngũ cán bộ, phóng viên các cơ quan báo chí, phát thanh truyền hình đối với một trong những vấn đề quan trọng: Đổi mới nếp nghĩ, cách làm, hiểu biết về Luật HTX 2012, về các mô hình HTX hoạt động hiệu quả; làm tốt công tác tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về kinh tế tập thể; thực hiện Luật HTX 2012. Cùng với phân tích rút kinh nghiệm, khắc phục một số hạn chế trong công tác tổ chức, thực hiện, các thành viên Ban tổ chức cuộc thi đã thống nhất thực hiện hình thức, các biện pháp chuẩn bị tổng kết cuộc thi theo tiến độ đề ra. Đ/c Trần Phù Tiêu và lãnh đạo Trường Đại học Hùng Vương trao thưởng cho các đội tham gia hội thi Phú Thọ: Đẩymạnhtiếnđộcuộcthi "TìmhiểucácloạihìnhHTXkiểumới" Cường - Sơn Đại học Hùng Vương - Phú Thọ: GiaolưuvănhóaViệt-Lào-TrungQuốcCường - Sơn Ngay khi phát hiện chiếc điện thoại Vertu trị giá hơn 10.000 USD của khách bỏ quên trên xe, tài xế xe Vinasun đã nhanh chóng tìm kiếm hành khách đánh rơi điện thoại, nhằm trả lại tài sản cho khách. Sáng ngày 11/8/2016 vừa qua, ông Tạ Long Hỷ - Phó TGĐ T/T kiêm Giám đốc taxi Vinasun đã tặng Giấy khen và tiền thưởng 500.000đ cho lái xe Trần Thiên Phúc, tài 8832, thuộc đội A10, chi nhánh 12, tuyên dương anh tự giác trả lại chiếc điện thoại Vertu trị giá 10.000 USD cho anh Nguyễn Xuân Vũ - khách hàng. Được biết, vào lúc 15 giờ 30 phút ngày 5/8/2016, anh Vũ và bạn đón chiếc taxi do anh Phúc cầm lái đi từ số 59 Ngô Tất Tố, Q. Bình Thạnh đến sân bóng đá Tao Đàn, Q.1. Anh Vũ xuống xe xong, anh Phúc tiếp tục đón một cuốc khách khác lên xe. Trong lúc mở cửa cho khách, anh Phúc phát hiện một chiếc điện thoại Vertu trị giá 10.000 USD rơi dưới sàn xe băng ghế phía sau lưng tài xế. Không biết khách hàng nào làm rơi, anh Phúc gọi điện báo cho tổng đài ghi nhận. Mãi đến hôm sau, nhận được cuộc gọi từ tổng đài thông báo chủ nhân chiếc Vertu đang tìm điện thoại của mình, anh Phúc đã nhanh chóng có mặt tại văn phòng công ty giao chiếc điện thoại cho nhân viên hỗ trợ và giải quyết khiếu nại khách hàng nhờ trao trả cho khách. Anh Phúc cho biết, đây không biết là lần thứ bao nhiêu anh trả tài sản cho khách. Trước đó, anh đã vô số lần âm thầm trả lại điện thoại, túi xách, quần áo… cho khách hàng. Theo tìm hiểu của PV Báo Thời báo Mê Kông, kể từ tháng 1 đến hết tháng 7/2016, có tổng cộng 13.082 trường hợp lái xe Vinasun trả lại tài sản cho khách với tổng số tiền ước tính trên 16,7 tỷ đồng. Lái xe Vinasun đi tìm chủ nhân chiếc Vertu 10.000 USD Phước Lập 05 Lái xe Trần Thiên Phúc (bên trái) được Vinasun tặng Giấy khen
  • 6. Số 131 - Tháng 8/2016KINH TẾ - PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP ĐBSCL luôn có thế mạnh về sản xuất và xuất khẩu cây ăn trái, thế nhưng tình trạng “tới mùa rớt giá” cứ lặp đi lặp lại, cộng với diễn biến hạn mặn ngày càng phức tạp khiến những hộ làm vườn lao đao. Tìm hướng đi mới để phát triển bền vững các vườn cây ăn trái đang là vấn đề cấp bách được đặt ra. Vòng luẩn quẩn bám riết nông dân Theo Viện Nghiên cứu cây ăn trái tại miền Nam, thì các tỉnh ĐBSCL trồng chủ yếu là xoài với 39.848ha; nhãn 33.433ha; cam 29.532ha; bưởi hơn 25.000ha; sầu riêng 13.000ha; thanh long 7.000ha…Trong suốt những năm qua, kim ngạch xuất khẩu rau quả tăng trưởng rất ấn tượng. Nếu như năm 1996, cả nước chỉ xuất khẩu rau quả được 90 triệu USD thì đến năm 2015 tăng vọt lên khoảng 1,8 tỷ USD. Hiện rau quả của nước ta đã có mặt tại khoảng 50 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó vào được những thị trường khó tính như Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hàn Quốc… Điều này cho thấy, tiềm năng về xuất khẩu rau quả khá triển vọng. Vấn đề cấp bách hiện nay là tổ chức lại sản xuất một cách căn cơ nhằm phù hợp với tình hình mới và thích ứng với biến đổi khí hậu. Điển hình như trái thanh long đang được bày bán tràn lan ở lề đường tại các tỉnh thành như Cần Thơ, An Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng… với giá rẻ mạt, nhưng vẫn ít người mua. Ông Nguyễn Văn Tính, lão nông tại tỉnh Trà Vinh, cho biết: “Những năm trước, bà con ở đây canh tác lúa và làm vườn như xoài, ổi, chuối… Khoảng vài năm nay thanh long được giá tốt, lợi nhuận cao nên nhiều hộ ở xã này mạnh dạn chuyển sang trồng thanh long. Gia đình tôi cũng mới trồng thanh long nhưng nay tới vụ thu hoạch thì… rớt giá?”. TS. Nguyễn Văn Hòa, Viện trưởng Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam, nhìn nhận: “Trong điều kiện biến đổi khí hậu và hạn, mặn ngày càng khốc liệt thì việc ứng dụng khoa học công nghệ để giảm thiểu thiệt hại cho cây ăn trái; lai tạo những giống cây chịu hạn, mặn là rất cấp bách. Thời gian qua, các nhà khoa học đã nghiên cứu, lai tạo một số giống rau quả thành công như thanh long ruột đỏ Long Định 1; bưởi đường lá cam ít hạt; cam sành không hạt; nhãn lai LĐ 11; xoài Châu hạng võ; xoài thơm… Tới đây cần tiếp tục đột phá về khâu giống để chuyển giao cho nhà vườn sản xuất”. Tìm hướng đi thật căn cơ Để phát triển bền vững ngành trồng cây ăn trái có tính thế mạnh của các tỉnh thành ĐBSCL, cần phải nâng cao cơ sở vật chất, đầu tư thực hiện quy hoạch vùng chuyên canh cây ăn trái, tác động mạnh khoa học công nghệ, nhất là công nghệ sinh học, giống, bảo quản sau thu hoạch, vệ sinh an toàn nông sản, nâng dần trình độ sản xuất, nâng cao chất lượng trái cây theo kịp, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Ngoài ra, cần xây dựng một đội ngũ cán bộ nắm vững luật thương mại các nước, liên kết các doanh nghiệp, nông dân, hỗ trợ kỹ thuật trái cây an toàn, biện pháp nâng cao chất lượng bảo quản, chế biến sau thu hoạch, hạ giá thành sản phẩm, xây dựng thương hiệu trái cây, tìm thị trường tiêu thụ ổn định cho nông dân. Ông Nguyễn Văn Sử, Chủ tịch UBND huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ, cho biết: “Sau quá trình đầu tư quyết liệt, hiện toàn huyện có hơn 6.000ha cây ăn trái đặc sản như: dâu, măng cụt, nhãn, vú sữa Lò Rèn, sầu riêng… Bên cạnh đó, hình thành được những vùng chuyên canh quy mô lớn như 350ha dâu ở xã Nhơn Ái, 300ha vú sữa Lò Rèn ở xã Giai Xuân, 160ha nhãn Ido ở xã Trường Long, 100ha sầu riêng ở xã Tân Thới… Trước đây, việc sản xuất và tiêu thụ tự phát thì nay huyện đã thành lập nhiều HTX và tổ hợp tác trái cây để tập hợp nông dân vào sản xuất quy mô lớn nhằm tăng năng suất và chất lượng, giảm được chi phí giá thành. Đặc biệt, ngành chức năng huyện Phong Điền còn chủ động liên kết với các doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh trái cây, giúp người dân tiêu thụ dễ dàng, tránh bị tư thương ép giá. Phát triển vườn cây bài bản đã nâng thu nhập của nông dân làm vườn đạt 200-350 triệu đồng/ha; riêng những hộ vừa canh tác vườn, vừa kết hợp với du lịch sinh thái sẽ nâng thu nhập cao hơn từ 2-2,5 lần. Đây là hướng đi căn cơ để phát triển bền vững”. VỰCDẬYVỰACÂYĂNTRÁIĐỒNGBẰNGSÔNGCỬULONG Hoàng Thiên - Trắc Long Người nông dân nên tham gia vào tổ hợp tác hoặc hợp tác xã để gắn kết với doanh nghiệp, tạo thuận lợi trong việc đầu tư sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Có thể thấy, du lịch Việt Nam phát triển chưa thực sự tương xứng với tiềm năng và thế mạnh. Tuy nhiên, đã đến lúc không thể để tình trạng du lịch Việt Nam "cô đơn" phát triển, mà cần sự phối hợp của các bộ, ngành, địa phương... Đó là “thông điệp” của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị toàn quốc về phát triển du lịch tổ chức ngày 9/8 vừa qua tại Hội An, Quảng Nam. Theo báo cáo của Bộ VH- TT&DL, trong giai đoạn 2010 - 2015, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng 1,57 lần so với giai đoạn 2006 - 2010. Năm 2015, Việt Nam đón 7,94 triệu lượt khách du lịch quốc tế, 57 triệu lượt khách du lịch nội địa. Năm 2015, tổng thu từ khách du lịch đạt 338.000 tỷ đồng, đóng góp trực tiếp 6,6% GDP; xuất khẩu du lịch đạt giá trị 8,50 tỷ USD… Tuy nhiên, ngành du lịch đang bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém. Có thể thấy, du lịch Việt Nam phát triển chưa thực sự tương xứng với tiềm năng và thế mạnh. Du lịch Việt Nam vẫn còn thua kém nhiều nướctrongkhuvựcvềthuhútkhách quốc tế. Chẳng hạn, năm 2015, Việt Nam chỉ đón 7,94 triệu lượt du khách quốc tế, trong khi Thái Lan đón 30 triệu lượt, Malaysia đón 26 triệu, Singapore đón 15 triệu lượt. Đặc biệt, thông tin đáng lo ngại được nêu tại hội nghị là có đến 70% khách quốc tế không quay lại Việt Nam. Theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, có “7 cái sợ” khiến du lịch VN chưa thể phát triển mạnh gồm: cướp giật, trộm cắp, “chặt chém”, kẹt xe và tai nạn giao thông, thái độ phục vụ, nhà vệ sinh và ô nhiễm môi trường. Những yếu kém này vốn đã được đề cập nhiều trong những năm qua, nhưng các cơ quan chức năng chưa có giải pháp hữu hiệu để khắc phục triệt để, nhất là các vấn nạn “chặt chém”, kẹt xe, thái độ phục vụ và vệ sinh môi trường. Du lịch được xác định là ngành kinh tế trọng điểm, nhưng lại không được quan tâm đúng mức trọng điểm. Ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, nhận định: “Ngành du lịch Việt Nam hiện tại như một “ngôi sao cô đơn”, tức là chưa có sự phối hợp để phát triển mạnh mẽ, bền vững, thiếu sự tham gia của các ngành khác vào phát triển du lịch. Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, liên ngành, đòi hỏi sự tham gia tích cực của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực và cộng đồng xã hội. Trên thực tế là các địa phương và các DN vẫn chủ yếu “mạnh ai nấy làm”, thấy một người, một địa phương làm được thì người khác, địa phương khác cũng làm theo, dẫn đến tình trạng sản phẩm du lịch na ná nhau, thiếu sự bổ trợ cho nhau trong cùng một địa phương và giữa các địa phương”. Tại hội nghị, nhiều địa phương đề xuất thành lập Sở cảnh sát du lịch giải quyết các vấn đề đảm bảo an toàn cho du khách; miễn thị thực cho khách quốc tế; đề xuất thi tuyển đối với nhân sự ngành du lịch; ban hành những chính sách ưu đãi về thuế để thu hút đầu tư du lịch; tăng cường quảng bá du lịch… Trước hết, những hạn chế nào thuộc về con người thì cần phải thay đổi ngay. Đó là giải quyết nhanh chóng khi khách làm thủ tục nhập cảnh vào Việt Nam; là những nụ cười thân thiện, thái độ mến khách và phục vụ theo đúng phương châm “khách hàng là thượng đế” từ khi khách đặt chân vào Việt Nam đến khi khách rời khỏi, kiên quyết không để xảy ra tình trạng “chặt chém” hoặc mất an toàn cho du khách. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng nhấn mạnh: “Phát triển du lịch cần được xem là nhiệm vụ, trách nhiệm của tất cả các cấp, ngành, toàn xã hội và là nội dung quan trọng trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội các cấp, ngành, địa phương. Chúng ta không để du lịch “cô đơn” phát triển mà cần phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội, DN… Phát động tinh thần các địa phương, các cấp, ngành dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm để phát triển du lịch táo bạo hơn, mạnh mẽ hơn”. Khôngđểdulịch"côđơn"pháttriển Trung Kỳ 06 Kiên quyết không để xảy ra tình trạng “chặt chém” hoặc mất an toàn cho du khách quốc tế khi đến Việt Nam Trao đổi với PV Báo Thời báo MêKông, ông Nguyễn Văn Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, nhìn nhận: “Ngành trái cây cần mạnh dạn thay đổi từ trồng,chămsóc,tiêuthụđể thích ứng với điều kiện mới hiện nay. Theo đó, Đồng Tháp không sản xuất đại trà mà chọn ra một số cây thế mạnh như xoài, quýt hồng, nhãn Idol… để tập trung đầu tư về năng suất, chất lượng. Chủ trương của tỉnh là khuyến cáo nông dân tham gia vào tổ hợp tác hoặc hợp tác xã để gắn kết với doanh nghiệp, tạo thuận lợi trong việc đầu tư sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Tín hiệu đáng mừng là nhà vườn có chuyển biến tích cực về cách làm mới và các doanh nghiệp cũng mạnh dạn đầu tư vào ngành trái cây
  • 7. 07KINH TẾ - PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬPSố 131 - Tháng 8/2016 Gia tăng hàm lượng chất xám đểthayđổigiátrịnôngsảnViệt Là một nước có thế mạnh về nông nghiệp, nhưng thương hiệu nông sản Việt vẫn chưa thực sự xứng tầm với tiềm năng của nó. Để thay đổi giá trị của hàng nông sản Việt Nam hiện nay, cần gia tăng giá trị chất xám. Đó là chia sẻ của ông Phạm Minh Đức, Chuyên gia kinh tế cao cấp của Ngân hàng Thế giới (WB) với PV Báo Thời báo MêKông. *Ông có nhận xét gì về thế mạnh phát triển nông sản Việt trong chuỗi toàn cầu hóa của ngành Nông nghiệp, thưa ông? Ông Phạm Minh Đức: Việt Nam là một trong những nước có nhiều thế mạnh xuất khẩu như gạo, cà phê, cao su, tiêu, cá tra… Hiện nay, ngành Nông nghiệp chiếm 20% GDP của Việt Nam, 28% giá trị kim ngạch xuất khẩu và một nửa việc làm trong cả nước. Sự chuyển dịch cơ cấu đóng một vai trò lớn trong việc giảm nghèo, tăng cường ổn định xã hội và an ninh lương thực, cùng với đó là thúc đẩy thương mại quốc tế. Những cơ hội Việt Nam đang có là nguồn lực tự nhiên và khí hậu, bên cạnh đó, thị trường nội địa rộng lớn với nhu cầu đối với sản phẩm chất lượng cao ngày càng tăng cũng là một lợi thế. Những mặt hàng xuất khẩu hiện nay ở nước ta, chủ yếu là thô, vì thế, có thể tạo nên giá trị gia tăng cao khi thông qua chế biến. Thị trường cũng ngày càng được mở rộng thông qua hội nhập, toàn cầu hóa, qua cộng đồng kinh tế ASEAN, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam -EU, và Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương. Về các mặt hàng nông lâm thủy hải sản, xưa nay chúng ta lấy số lượng nhiều xuất khẩu sang các nước với giá trị không cao. Hiện, người nông dân ĐBSCL sản xuất ra số lượng gạo nhiều, nhưng vẫn chưa thể làm giàu bởi họ sản xuất manh mún với các giống lúa chất lượng thấp. Khi thương lái mua, về bán lại cho DN, DN xay xát lại, có chọn lựa, đánh bóng rồi đem đi xuất khẩu. Đó là một thực tế cho thấy hàm lượng giá trị kinh tế của hạt gạo Việt Nam không cao. Một thống kê cho thấy người dân có mức thu nhập trung bình khá trong nước thường mua gạo Thái Lan về nấu. Giá trị gạo Thái Lan có thể đắt gấp 1,5 lần gạo trong nước, nhưng người dân trong nước vẫn mua. Tại sao lại như thế? Theo tôi, để thay đổi giá trị của hàng nông sản Việt Nam hiện nay, cần gia tăng giá trị chất xám vào trong đó, về vùng nguyên liệu phải rộng, trồng lúa chất lượng cao, có sự tư vấn của các nhà khoa học, ít phun xịt thuốc hóa học hơn để tạo nên sự yên tâm cho người tiêu dùng, tạo nên hạt gạo chất lượng cao trong chuỗi giá trị toàn cầu. Tính liên kết là một thúc đẩy cho sự hợp tác, nhà khoa học, người nông dân, doanh nghiệp và nhà nước phải cùng bắt tay nhau tạo nên một "câu chuyện cổ tích" cho hàng nông sản Việt Nam có giá trị kinh tế cao trong chuỗi giá trị toàn cầu hóa. *2 mặt hàng nông sản được đánh giá là chủ lực của Việt Nam là gạo và cà phê. Ông có những nhận định gì về cơ hội và thách thức của 2 mặt hàng này? Ông Phạm Minh Đức: Hạt gạo Việt Nam chủ yếu được sản xuất và xuất khẩu ở ĐBSCL, chiếm 96% giá trị xuất khẩu và chủ yếu là qua các nước ASEAN với giá trị 53%. Gạo của Việt Nam xuất khẩu dưới dạng rời, một số đóng container vận chuyển từ ĐBSCL qua đường thủy nội địa đến các cảng biển và chủ yếu là cảng biển TP.HCM. Những yếu tố không thuận lợi là cơ hội tăng giá trị số lượng xuất khẩu đang giảm dần, nên cần tăng giá trị gia tăng bằng cách tăng đơn giá sản phẩm. Bên cạnh đó, Việt Nam tự hào là nước sản xuất và xuất khẩu cà phê đứng thứ 2, thứ 3 thế giới. Nhưng giá trị cà phê Việt Nam đang ở đâu trong chuỗi giá trị kinh tế toàn cầu thì chúng ta cần nghiêm túc nhìn lại. Hiện nay, cà phê nhân xuất khẩu của Việt Nam thường là cà phê Robusta có giá trị gia tăng thấp, do các vườn cà phê có quy mô hộ gia đình từ 2 đến 3 ha thu hoạch và chế biến. 93% cà phê sản xuất tại Tây Nguyên xuất khẩu chiếm 88,8% qua các cảng biển tại TP.HCM và qua các nước như EU, Mỹ, Nhật Bản. Từ đây có thể thấy sự sản xuất cây cà phê trong người dân tăng nhanh, nhưng năng suất và chất lượng cà phê đều giảm. Một phần vườn cà phê đã quá tuổi, phân tán trong chuỗi cung ứng trong nước thiếu vốn lưu động gây ra những hạn chế về thu mua và sự phối hợp liên kết giữa nhà máy - hộ gia đình trồng cà phê. Đây là những thách thức không những cho người nông dân, DN và các cơ quan chức năng của Việt Nam. Trên cơ sở đó, cần có những giải pháp linh hoạt và đồng bộ, giúp người nông dântrồngloạicàphêmớicóchấtlượng cũng như thay đổi vườn cà phê đã già cỗi. Bên cạnh đó, có những chính sách ưu đãi về vay vốn để các hộ dân yên tâm trồng và sản xuất cà phê. Khi đã có hạt cà phê thơm ngon thì các do- anh nghiệp nông nghiệp, thực phẩm tìm các mẫu mã, khoa học kỹ thuật để sản xuất, tạo nên giá trị kinh tế cao trong chuỗi giá trị cung ứng trong nước để từ đó có những giá trị kinh tế cao trong chuỗi giá trị toàn cầu. * Trân trọng cảm ơn ông! Mạnh Hùng (thực hiện) Ông Phạm Minh Đức PCI (Provincial Competi- tiveness Index - Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh) là chỉ số đánh giá và xếp hạng chính quyền các tỉnh, thành của Việt Nam về chất lượng điều hành kinh tế và xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi … Qua đó, thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân trong nước. Chỉ số PCI gồm 10 chỉ số thành phần, phản ánh các lĩnh vực điều hành kinh tế có tác động đến sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân. Một địa phương được coi là có chất lượng điều hành tốt khi có: 1) Chi phí gia nhập thị trường thấp; 2) Tiếp cận đất đai dễ dàng và sử dụng đất ổn định; 3) Môi trường kinh doanh minh bạch và thông tin kinh doanh công khai; 4) Chi phí không chính thức thấp; 5) Thời gian thanh tra, kiểm tra và thực hiện các quy định, thủ tục hành chính nhanh chóng; 6) Môi trường cạnh tranh bình đẳng; 7) Chính quyền tỉnh năng động, sáng tạo trong giải quyết vấn đề cho doanh nghiệp; 8) Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, chất lượng cao; 9) Chính sách đào tạo lao động tốt; 10) Thủ tục giải quyết tranh chấp công bằng, hiệu quả. Theo bảng xếp hạng PCI 2015, Quảng Ninh lần đầu tiên lọt vào trong top 3/63 tỉnh, thành phố có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh cao nhất. Trước đó, Quảng Ninh đã bứt phá từ xếp hạng ngoài 20/63 tỉnh, thành phố lên số thứ 4 và thứ 5 trong hai năm vừa qua. Vừa qua, trong cuộc trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Đức Long, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khẳng định: Vị trí thứ 3 trong bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2015 là sự cố gắng của chính quyền các cấp Quảng Ninh và cũng chính là sự ghi nhận của cộng đồng doanh nghiệp. Với chiến lược phát triển của tỉnh do các tập đoàn tư vấn hàng đầu của thế giới như Mc Kensey, BCG, Nikken tư vấn, Quảng Ninh đã huy động nguồn lực từ doanh nghiệp tư nhân. Đồng thời, Quảng Ninh cũng thường xuyên gặp gỡ, lắng nghe các ý kiến doanh nghiệp, góp phần tăng cường đầu tư của doanh nghiệp vào Quảng Ninh; tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính, thành lập trung tâm hành chính công cấp tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố, giảm các thủ tục phiền hà, tăng cường thu hút đầu tư. Đặc biệt, Quảng Ninh đã tập trung đổi mới mô hình đầu tư, nhất là mô hình hợp tác công-tư, qua đó nguồn tiền đầu tư vào Quảng Ninh đã tăng lên. Qua mô hình đầu tư này, Quảng Ninh đã huy động nguồn lực đầu tư cho hạ tầng cơ sở như các tuyến đường cao tốc, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Năm 2016 là năm mà Chính phủ dành nhiều sự quan tâm đặc biệt trong chỉ đạo triển khai công tác cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia với quyết tâm xây dựng một Chính phủ kiến tạo, liêm chính, phục vụ người dân và doanh nghiệp, trong đó mỗi tỉnh, thành phố đóng vai trò là hạt nhân để xây dựng mục tiêu trên. Do đó, Quảng Ninh đang quyết tâm, nỗ lực nhiều hơn nữa để góp phần xây dựng một Chính phủ vì dân, vì doanh nghiệp theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Về thực hiện các chỉ số thành phần PCI của Quảng Ninh, theo mục tiêu đặt ra trong năm 2016, Quảng Ninh sẽ phấn đấu duy trì 7 Chỉ số ở thứ hạng rất tốt; 2 Chỉ số ở thứ hạng tốt; 1 Chỉ số ở thứ hạng khá. Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Long nhận Cup chứng nhận địa phương đứng thứ 3 về PCI 2015 Quảng Ninh: QuyếttâmthựchiệncácgiảiphápnângcaochỉsốPCIBùi Cường
  • 8. Số 131 - Tháng 8/201608 KINH TẾ - PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Tình cờ đọc được thông tin về giống xoài tứ quý, ông Nguyễn Thành Tâm (63 tuổi, ngụ thị trấn Cây Dương, huyện Phụng Hiệp, Hậu Giang) đã nảy ra ý định làm giàu từ loại trái cây “xấu xí” này. Để thực hiện được ý định của mình, lão nông đã lặn lội qua tận Bến Tre mua giống về trồng trên mảnh vườn của gia đình. Dành hết tâm huyết vào những cây xoài “lạ” này, cuối cùng ông Tâm cũng đã được đền đáp xứng đáng. Nhờ cây xoài tứ quý, gia đình ông không những vượt qua được khó khăn mà còn vươn lên trở thành người có của ăn của để tại địa phương. Mưu sinh khó nhọc Về ấp Thống Nhất, thị trấn Cây Dương, chỉ cần nhắc tên ông Nguyễn Thành Tâm thì hầu hết người dân nơi đây đều biết, bởi từ lâu ông được bà con nơi đây ca tụng là “vua xoài tứ quý” của địa phương. Ông Tâm cho biết, ông vốn là người ở Hà Nam Ninh (nay là tỉnh Ninh Bình), vào vùng đất Hậu Giang sinh sống và phát triển kinh tế. Không ngờ ông lại có duyên với mảnh đất này và đây đã trở thành quê hương thứ hai của ông. “Khi vào Bình Phước, tôi cùng mấy người anh em phát nương rẫy trồng sắn, nhưng do khu vực đó còn nhiều mìn sót lại, hơn nữa lại hoang vu nên chỉ một thời gian ngắn sinh sống tại đây mấy anh em tôi đã mỗi người đi một nơi. Một người em tôi ở lại Bình Phước, công tác trong ngành công an còn mấy người anh em khác thì sống tại Bình Dương, riêng tôi thì xuống tận Hậu Giang. Thời gian đầu xuống đây, tôi buôn bán ngoài chợ nhưng chỉ được một thời gian thấy bản thân không phù hợp với công việc buôn bán nên tôi lại quyết định vào vườn mua đất sinh sống”, ông Tâm chia sẻ. Ban đầu ông cũng trồng lúa, trồng mía như những người dân trong vùng nhưng thấy việc trồng lúa vất vả, lại không mang lại thu nhập là bao nên ông Tâm quyết định tìm cho mình một hướng đi mới. Nhiều đêm suy nghĩ, thấy trồng cây gì cũng không mang lại thu nhập cao được, nhất là bản thân cũng chưa hiểu rõ được thổ nhưỡng nơi đây, nên ông Tâm quyết tìm ra cho mình một giống cây mới và phải thật đặc biệt. Nhiều ngày trời đi khắp các trung tâm cây giống, khuyến nông trong và ngoài tỉnh, ông Tâm không hề thấy có tâm đắc với loại cây gì, hơn nữa giống ông định trồng thì lại không phù hợp với thổ nhưỡng của vùng đất ông sinh sống. Phất lên nhờ giống xoài lạ… Khi mọi thứ gần như đi vào bế tắc thì ông Tâm tình cờ đọc được tờ báo trong đó có bài giới thiệu về một giống xoài rất đặc biệt - xoài tứ quý. Trong đầu người nông dân này đã lóe lên một hướng đi riêng cho mình, ông quyết định tìm tới nhà vườn kia mua giống xoài đặc biệt kia về trồng. Tại đây, ông đã được chủ vườn giới thiệu và cho dùng thử giống xoài đặc biệt này. Ngay khi cắn miếng xoài đầu tiên, ông Tâm đã cảm thấy tâm đắc. Cũng bởi vậy nên dù giá cây giống cực kỳ đắt nhưng ông vẫn quyết định mua. Ông Tâm cho biết: “Vào thời điểm ấy, giá một lượng vàng chỉ 300 - 400 ngàn/ chỉ mà cây xoài giống này có giá tới 40 ngàn/ cây. Lúc đó tôi cũng không suy nghĩ nhiều mà mua luôn cho mình 300 cây về trồng. Để chắc ăn, tôi còn mua thêm gần chục giống cây khác như ổi không hạt, mít thái, vú sữa, cam soàn... về trồng vì nghĩ không được giống này biết đâu được giống khác”. Bỏ ra một số tiền lớn để mua giống cây, cải tạo vườn tạp trồng cây nên ông Tâm lúc nào cũng nghĩ mình đang đánh một ván bạc lớn của cuộc đời. Từ diện tích vườn tạp gần nhà, ông cho lên liếp trồng 300 cây xoài và xen vào đó là các giống cây khác. Ông dành hết tâm huyết cho vườn cây, hàng ngày ông ăn, ngủ, buồn vui cùng vườn cây của mình. Và những tâm huyết của ông cuối cùng cũng được đền đáp. Sau 18 tháng chăm sóc, những cây xoài trong vườn cũng bắt đầu cho trái. Nhớ lại giây phút chứng kiến những cây xoài cho trái đầu tiên, ông Tâm vui vẻ cho biết: “Bao nhiêu công sức của tôi cuối cùng cũng được đền đáp một cách khá hoàn hảo, 300 gốc xoài đều phát triển rất tốt, cho trái lớn. Nhìn những trái xoài trĩu nặng trên cành, tôi mừng tới rơi nước mắt”. Ông Tâm cũng cho biết, khi đó ông trồng rất nhiều giống cây nhưng chỉ xoài là cho năng suất tốt nhất, còn các giống cây kia phần vì không hợp thổ nhưỡng, phần vì sâu bệnh nên không phát triển như mong đợi, hơn nữa giá thành lại rất rẻ nên ông quyết định chặt bỏ hết mà chỉ tập trung vào phát triển cây xoài. “Do lần đầu tiên để trái nên năng suất không cao. Không vì thế mà nản lòng, tôi vừa sản xuất, vừa rút kinh nghiệm, tham khảo thêm nhiều sách báo để cho trái nhiều hơn”, ông Tâm chia sẻ về những khó khăn ban đầu. Qua 3 năm miệt mài, ông đã thành công với giống xoài tứ quý và trở thành người trồng xoài giỏi nhất nơi đây, luôn được mọi người đến tham quan và học hỏi kinh nghiệm. Hiện vườn xoài lúc nào cũng cho trái xum xuê, năng suất mỗi năm mỗi tăng. Điều mà ông Tâm không phải lo lắng là đầu ra rất ổn định, khi thu hoạch xong thì có thương lái đến tận vườn thu mua và vận chuyển đi Cà Mau, Cần Thơ, TP.HCM tiêu thụ. Giá xoài hiện nay đang ở mức trên 10.000đ/kg, nếu vào thời điểm nghịch vụ hay lễ tết, giá có thể lên đến 14.000-15.000 đ/kg. Với 300 gốc xoài, hàng năm, gia đình ông thu hoạch trên 10 tấn trái, cho khoản lợi nhuận trên 160 triệu đồng. Có thời điểm sốt giá từ 300 gốc xoài, ông Tâm còn thu được lợi nhuận tới 200 - 300 triệu đồng. “Mình có tâm với đất, chịu khó lao động, học hỏi thì sẽ thành công mà thôi”, ông Tâm chia sẻ. Qua nhiều năm trồng xoài, ông nhận thấy đây là loại cây rất thích hợp với thổ nhưỡng nơi đây. Nếu so với một số loại cây ăn trái thì lợi nhuận kinh tế từ xoài tứ quý rất cao, vì thu hoạch được quanh năm. Bên cạnh đó, giá bán cũng cao hơn, làm cho người nông dân tăng thêm nguồn thu nhập. Từ khi gắn bó với vườn xoài đến nay, cuộc sống gia đình ông ngày trở nên khá giả hơn, đã có của ăn của để, xây được nhà và sắm đầy đủ vật dụng. Hơn hết, các con ông nhờ đó mà cũng được ăn học đàng hoàng, có công việc ổn định. Ông Tâm cũng cho biết, sau một thời gian tằn tiện tích góp từ tiền bán xoài, ông đã mua thêm 1,5ha đất để trồng mía. Hiện tại, ông là thành viên CLB 200 tấn (mía có năng suất đạt 200 tấn/ ha). Hàng năm, vừa cộng tiền bán mía nguyên liệu và mía hom, sau khi trừ chi phí, gia đình thu về lợi nhuận trên 240 triệu đồng. Theo Thông tư 19 của Ngân hàng Nhà nước về hoạt động thẻ của ngân hàng, sẽ mở rộng phạm vi sử dụng thẻ cho trẻ em trên 6 tuổi. Đồng thời, người đủ 18 tuổi trở lên có thể sử dụng đầy đủ cả thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng và trả trước làm thẻ chính. Còn người từ 15 đến dưới 18 tuổi chỉ được sử dụng thẻ trả trước, thẻ ghi nợ (không thấu chi)... Quy định mới này sẽ có hiệu lực từ ngày 15/8/2016. Cụ thể, trẻ từ 6 đến dưới 15 tuổi, nếu không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự, được người đại diện theo pháp luật đồng ý (thường là bố, mẹ) bằng văn bản có thể dùng thẻ phụ. Đồng thời, hạn mức của chiếc thẻ phụ này cũng được thoả thuận giữa các bậc phụ huynh và ngân hàng để đưa ra một hạn mức phù hợp, giúp phòng trừ được những rủi ro không mong muốn khi cho trẻ em sử dụng thẻ ngân hàng. Tuy nhiên, những đối tượng này chỉ được quẹt thẻ thanh toán chứ không được sử dụng để rút tiền mặt, như những người đã trên 15 tuổi. Còn đối với những đối tượng trong độ tuổi từ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có thể sử dụng thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước và có thể sẽ được sử dụng để rút tiền như bình thường nếu được sự đồng ý của bố mẹ (bằng văn bản). Quy định mới này được ban hành sẽ đem đến nhiều thuận lợi cho các bậc phụ huynh, nhưng cũng đòi hỏi sự giám sát và các quyết định về hạn mức thẻ, các sản phẩm có thể dùng thẻ thanh toán phù hợp, giúp trẻ em sử dụng thẻ một cách hiệu quả, bố mẹ có thể an tâm làm việc hơn. Phụ huynh cũng nên tập cho trẻ tự lập và tự thanh toán một số hàng hóa, dịch vụ cho mình. Chẳng hạn, khi đi siêu thị, cha mẹ nên hướng dẫn con mình cách tự cầm thẻ và thanh toán hàng hóa tại quầy…. Quan trọng là cha mẹ phải quan tâm, giám sát được việc dùng tiền của con một cách hợp lý, tiết kiệm. “Vua xoài tứ quý” Hậu Giang Thảo Nguyên Từ15/8,trẻemtrên6tuổiđượclàmchủthẻATM Việt An Ông Nguyễn Thành Tâm bên những gốc xoài mang lại cuộc sống ấm no cho gia đình Ông Nguyễn Văn Huyền, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Cây Dương cho biết, xoài tứ quý là một cây trồng có triển vọng của địa phương, đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho bà con, giúp những hộ có ít đất sản xuất có thể vươn lên thoát nghèo. Trong các năm qua, người dân nơi đây đã biết cách chuyển đổi cây trồng từ vườn cây kém hiệu quả sang những cây cho năng suất và lợi nhuận kinh tế cao, trong đó có xoài tứ quý. Ưu điểm của giống xoài này là cho trái quanh năm, thị trường đầu ra thuận lợi, giúp cho người dân có nguồn thu nhập thường xuyên và ổn định.
  • 9. Số 131 - Tháng 8/2016 KINH TẾ - PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP 09 Những tháng đầu năm 2016, nhiều hộ nuôi cá tra tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) vui mừng khi giá cá tra ổn định ở mức 22.000 đồng/ kg cho cá đạt chuẩn. Tuy nhiên, sau nhiều lần thương lái Trung Quốc mua ồ ạt, đến thời điểm hiện tại, giá cá tra nguyên liệu vùng ĐBSCL đã sụt giảm xuống mức kỷ lục chỉ khoảng 17.500 đồng/kg. Nhiều nông dân thua lỗ nặng và thêm một bài học đau lòng từ con cá tra. * Chơi với “dao hai lưỡi” Như những gì Báo Thời báo MêKông đã phản ánh, trong những tháng đầu năm, thị trường ĐBSCL xuất hiện rất nhiều thương lái Trung Quốc thu mua ồ ạt cá tra với giá cao, không khắt khe về chất lượng cá. Trước tình hình đó, một số hộ nuôi nhỏ lẻ đầu nguồn sông Hậu thuộc tỉnh An Giang và Đồng Tháp cũng đã giao thương loại cá tra cỡ lớn với các thương lái Trung Quốc. Do không phải chịu ràng buộc với bất kì công ty nào nên phần lớn các hộ nuôi đã bán với giá cao và phấn khởi vì cá quá lứa này thường bán không cao hơn so với cá đạt chuẩn. Những hộ dân ở đây nuôi theo hình thức bán công nghiệp với thức ăn thiên nhiên nên chất lượng cá khó đáp ứng được thị trường xuất khẩu mà phần lớn cung cấp cho thị trường nội địa. Mặc dù một số hộ nuôi vẫn biết khi giao thương với bạn hàng Trung Quốc là “con dao hai lưỡi” nhưng vì lợi nhuận đành bán. Tuy nhiên, sau vài tháng thu mua ồ ạt, đến nay các “bạn hàng” này “lặn mất tăm” làm giá cá tra rớt thê thảm. Anh Võ Thành Chí, xã Mỹ Hoà Hưng, TP Long Xuyên, có bốn lồng bè cho biết, đến thời điểm hiện tại, cá tra đã đến thời điểm tốt nhất để xuất bán, nhưng bạn hàng đã không thu mua nữa, các bạn hàng khác thì trả với giá cực thấp chỉ với 17.000 đồng/kg, giảm 5.000 so với vài tháng trước đây. “Tui cũng đã nghe ngóng tình hình nhưng không ngờ giá cá năm nay lại rớt thê thảm, như thế này chắc phải treo lồng. Không biết sao mà giá cả không năm nào giống năm nào”. Được biết, anh Chí sẽ phải chịu lỗ hơn 40 triệu đồng cho lứa cá này và hiện tại tiền thức ăn chưa thanh toán hết cho đại lý. Cũng chung hoàn cảnh của anh Chí, nhiều hộ nuôi tại Cù lao Tân Lộc, quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ đang “sống dở chết dở” với giá cá tra thời điểm hiện tại. Nhiều hộ nuôi vô cùng lo lắng do cá đã đến kỳ thu hoạch, lớn quá cỡ nhưng khâu tiêu thụ bị tắc. Theo phản ánh từ vùng nuôi, cùng một số nguyên nhân khách quan thì yếu tố làm loạn thị trường của các thương lái Trung Quốc đã làm cho thị trường cá tra hỗn loạn. Nhiều hộ dù đã chạy đi khắp nơi, nài nỉ các doanh nghiệp, thương lái thu mua với giá thấp nhưng vẫn chưa nhận được bạn hàng. Với kinh nghiệm nuôi và bán loại cá có thế mạnh xuất khẩu này hàng chục năm, ai cũng cho rằng đây là điều rất bất thường. Bởi lẽ những năm trước, thời điểm này khi vừa xong mùa hè là cá tra bắt đầu tăng giá. Còn nay, cá đã quá thời điểm thu hoạch mà bóng dáng thương lái, nhà máy sản xuất chẳng thấy đâu. * Bẫy rớt giá đã chờ sẵn Tại ĐBSCL hiện nay, giá cá tra nguyên liệu đang có những diễn biến bất lợi với mức giá thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây. Thời điểm đầu năm, nhiều hộ nuôi cá tra cỡ lớn vẫn được thương lái Trung Quốc thu mua với giá cao, đồng thời chất lượng cá thì không quan trọng như bán cho các nhà máy xuất đi châu Âu. Chính vì thế, ở một số khu vực tại ĐBSCL đã xuất hiện người nuôi chủ động để cá quá lứa, nuôi theo hình thức ngược lại với xu hướng chung của thế giới để dễ dàng bán cho thương lái Trung Quốc. Anh Chí cho rằng, thương lái Trung Quốc và cả những thương lái Việt làm hệ thống chân rết để mua cá, chế biến thô rồi xuất sang Trung Quốc cũng dùng nhiều chiêu trò, rất khó lường để mời chào, tạo sự hấp dẫn bước đầu đối với một số hộ nuôi. Những lần thu hoạch sau, sản phẩm nuôi trồng nhiều lên thì thương lái trên biến mất dạng. Dù nhiều người biết chiêu trò này nhưng vẫn không sao thoát khỏi rồi sau đó đành ôm "cục nợ". Theo TS. Lê Đăng Doanh, “Nhà nước cần kiểm soát chặt chẽ hơn các doanh nghiệp Trung Quốc vì đã rất nhiều bài học. Tuy nhiên, vai trò định hướng của doanh nghiệp là không hề nhỏ. Trong khi khó khăn lắm chúng ta mới được thị trường Mỹ, Nhật và EU chấp nhận thương hiệu cá tra, thì nay chỉ với một “chiêu trò”, người nông dân đã điêu đứng”. Việc một số thương lái Trung Quốc sử dụng các chiêu trò để đẩy giá cá tra lên cao cho thấy, bản chất của vấn đề vẫn không mới hơn so với những lần thu mua nông sản kỳ lạ như dưa hấu, bông thanh long,... trước đây. Theo số liệu của Hiệp hội Cá tra Việt Nam, gần 6 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường Trung Quốc đạt khoảng 100 triệu USD, tăng gần 50% so với cùng kỳ 2015. Đây là tín hiệu vui. Nhưng việc có nhiều đơn hàng số lượng lớn, giá tốt của các thương lái Trung Quốc không đòi hỏi kiểm soát chất lượng như các thị trường Hoa Kỳ, EU... là một vấn đề cần nghiêm túc nhìn nhận. Các ngành hữu quan nên có định hướng và người nông dân cũng tỉnh táo hơn để giữ vững và khẳng định thương hiệu cá tra Việt Nam trên thị trường thế giới. Tại Hội thảo Quản lý chất thải rắn sinh hoạt thành phố - Hướng sử dụng nguồn tài nguyên một cách bền vững vừa được tổ chức tại TP.HCM, bà Nguyễn Thị Thanh Mỹ, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường TP cho biết, bình quân mỗi ngày TP có khoảng 7.500 tấn rác thải, trong đó 70% vẫn được xử lý theo hình thức chôn lấp. Theo Sở Tài nguyên Môi trường, hiện việc thu gom rác trên địa bàn gồm có lực lượng dân lập và công lập. Trong đó, việc thu gom rác tại nguồn lực lượng chủ yếu là dân lập với các phương tiện nhỏ lẻ, chủ yếu là xe đẩy tay, xe ba gác, xe lam tự chế và xe tải nhỏ. Việc quản lý chất lượng vệ sinh của lực lượng thu gom rác dân lập và việc phân loại rác là rất khó. Trạm trung chuyển và vận chuyển hiện nay không được kết nối đồng bộ với nhau cũng là một vấn đề nan giải của TP. Chủ trương của TP từ nay đến 2018 phải tìm ra giải pháp quản lý được rác thải rắn trên địa bàn. Chính vì vậy, trong thời gian tới việc quản lý lực lượng thu gom rác dân lập chặt chẽ hơn. Trong đó, sẽ tập trung việc phân loại chất thải rắn tại nguồn, chuyển đổi phương tiện thu gom, mở rộng địa bàn thu gom rác vùng ven và mở rộng dự án phân loại rác tại các hộ gia đình. Đối với công nghệ xử lý rác sẽ giảm việc chôn lấp và đưa vào áp dụng các công nghệ lò đốt tiên tiến; từng bước cải tạo môi trường các bãi rác chôn lấp cũ. Vượtquagiaiđoạnảmđạmdosuythoái kinh tế, dự báo Việt Nam sẽ nằm trong khu vực có thị trường bán lẻ năng động nhất thế giới. Thị trường bán lẻ khôi phục mạnh một phần là do giá xăng dầu giảm sâu, tiết giảm chi phí vận chuyển, sản xuất. Nhờ đó giá cả thực phẩm và các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu cũng giảm nhiệt, giúp người tiêu dùng có điều kiện mua sắm. Để kích thích sức mua, trong tháng 7, các doanh nghiệp, siêu thị, cửa hàng bán lẻ của các tỉnh thành phía Nam đã thực hiện nhiều chương trình khuyến mãi, hậu mãi, tri ân khách hàng với khối lượng hàng hóa lớn. Theo TS Lê Huy Khôi, Viện Nghiên cứu Thương mại (Bộ Công thương), dự báo trong 6 tháng cuối năm và 3 năm tới, Việt Nam sẽ có thêm khoảng 250-300 siêu thị mới, tăng 40% so với hiện tại, tập trung chủ yếu tại Hà Nội và TP.HCM. Bên cạnh đó, số cửa hàng tiện lợi sẽ tăng lên khoảng 1.500 cửa hàng, tăng gấp 3 lần so với hiện tại. Trong giai đoạn 2016-2020, tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ vào hàng cao nhất thế giới với 6,4%, điều kiện kinh tế vĩ mô ổn định dự kiến sẽ "kéo" thị trường bán lẻ Việt Nam nằm trong khu vực có thị trường bán lẻ phát triển năng động nhất thế giới. Trong đó, không chỉ với bán lẻ truyền thống qua cửa hàng mà còn cả thương mại điện tử bán lẻ. Một số giải pháp cũng được đẩy mạnh, như: khuyến khích và tạo điều kiện phát triển mạng lưới lưu thông phân phối và bán lẻ hàng hóa, đẩy mạnh cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" gắn với tổ chức các phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn; khuyến khích người tiêu dùng, chú trọng phát triển các ngành dịch vụ theo hướng nâng cao chất lượng, đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ người tiêu dùng. Đặc biệt, càng gần về những tháng cuối năm thì ngành chức năng cần tập trung chỉ đạo ngành Quản lý thị trường đánh mạnh vào các hành vi gian lận thương mại, buôn lậu, sản xuất hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng, vi phạm VSATTP. Kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm để đảm bảo thị trường phát triển lành mạnh, cung cầu hàng hóa ổn định, đảm bảo quyền lợi, sức khỏe cho người tiêu dùng. Ngoài ra, cũng cần phải tận dụng tối đa khả năng khai thác thị trường mà các DN Việt Nam có lợi thế. Đồng bằng sông cửu long: Bàihọcđaulòngtừcátra Huy Diệu Nhiều hộ nuôi cá tra điêu đứng vì cá quá lứa mà bạn hàng chẳng thấy đâu. 70%rácthảicủaTP.HCM VẪNCHÔNLẤP Lam Hồng Thị trường bán lẻ khởi sắc những tháng cuối năm Thanh Vũ - Chí Nhân
  • 10. 10 Số 131 - Tháng 8/2016ĐỜI SỐNG ĐÔ THỊ - XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Thời gian qua, dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy cùng với sự nỗ lực khắc phục khó khăn của nhân dân, xã Yên Bình đã thực hiện tốt các mục tiêu đề ra. Tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn xã đạt mức cao; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng thương mại, dịch vụ; văn hóa - xã hội được chú trọng, nâng cao; an ninh - quốc phòng được giữ vững; diện mạo nông thôn đang đổi thay từng ngày. Xác định phát triển kinh tế là động lực giúp địa phương phát triển về mọi mặt, vì vậy, Yên Bình đã chủ động vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mạnh dạn đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật, cũng như các loại giống mới, cho năng suất, phù hợp với điều kiện của địa phương vào sản xuất. Điển hình là 180 ha diện tích gieo trồng các giống lúa như: Thiên Ưu 8, TBR 225, TBR 45, BC 15… với năng suất bình quân 66 tạ/ha, sản lượng 1.188 tấn. Song song với việc đầu tư phát triển các loại cây trồng, xã còn vận động nhân dân phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa, nhiều mô hình chăn nuôi phát triển ổn định, đã mang lại thu nhập cao cho nhiều hộ gia đình, giúp người dân thoát nghèo và phát triển kinh tế bền vững. Để chuyển đổi cơ cấu kinh tế, xã Yên Bình đã tạo điều kiện và khuyến khích các thành phần kinh tế, các hộ kinh doanh được mở rộng và đa dạng các loại hình kinh doanh dịch vụ, phục vụ nhu cầu của nhân dân như: Dịch vụ vận tải, kinh doanh tạp hoá, hàng thực phẩm, may mặc, hàng điện tử, điện lạnh… Qua đó góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống của nhân dân. Doanh thu từ các hoạt động dịch vụ thương mại trên địa bàn đạt trên 18,4 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm, bước đầu khuyến khích, tạo sự chuyển dịch về cơ cấu kinh tế trên địa bàn. Kinh tế của xã phát triển theo đúng định hướng, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao. Một trong những kết quả nổi bật trong 6 tháng đầu năm của xã là công tác đầu tư xây dựng cơ bản, xây dựng nông thôn mới. Tuyến đường từ ngã ba Thuống đi Tân Bình được Nhà nước đầu tư trên 40 tỷ đồng; trụ sở làm việc của Đảng bộ, chính quyền xã được đầu tư trên 10 tỷ đồng; khu B Trường mầm non Yên Bình đã cơ bản hoàn thành; hệ thống mương của các thôn đã hoàn thành và được bàn giao… Để có được kết quả này, Yên Bình xác định trước hết phải làm cho nhân dân hiểu được quyền và lợi ích của mình trong các hoạt động tại địa phương, nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền tới nhân dân ý nghĩa và lợi ích thiết thực từ chương trình xây dựng nông thôn mới. Đồng thời, với phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, xã thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở nên nhận được sự đồng tình, tham gia nhiệt tình cùa nhân dân. Ở lĩnh vực văn hóa, xã cũng đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Thực hiện tốt cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa mới ở khu dân cư”, số hộ gia đình đạt gia đình văn hóa hàng năm tăng, năm sau cao hơn năm trước. Chất lượng giáo dục toàn diện ở các bậc học trong những năm qua được giữ vững và có những chuyển biến rõ rệt. Duy trì và nâng cao tính bền vững phổ cập tiểu học đúng độ tuổi, THCS đạt chất lượng cao. Tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đến trường đạt 100%. Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được duy trì thường xuyên, thực hiện tốt 19 chương trình về y tế. Hàng năm có 100% trẻ em trong độ tuổi được uống và tiêm đủ các loại vắc xin phòng bệnh; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm xuống còn 10,1%. Công tác an sinh xã hội, lao động việc làm và giảm nghèo luôn được cấp ủy, chính quyền quan tâm. Đến nay, toàn xã còn 4,45% tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới. Diện mạo Yên Bình hôm nay đang đổi thay từng ngày với mức tăng trưởng kinh tế năm sau cao hơn năm trước. Đời sống vật chất, tinh thần của đông đảo nhân dân được cải thiện. Đây là những tiền đề quan trọng để Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Yên Bình tiếp tục thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, mục tiêu đã đặt ra. Từ một vùng quê nghèo khó, đời sống người dân gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn, diện mạo nông thôn Tiến Xuân hôm nay đã thực sự “thay da đổi thịt”. Có được thành quả đó là nhờ Đảng bộ xã luôn tích cực phát huy vai trò lãnh đạo trong phát triển kinh tế - xã hội; động viên nhân dân đoàn kết, phát huy mọi lợi thế sẵn có của địa phương, kết hợp tận dụng triệt để những nguồn lực đầu tư để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống người dân trên địa bàn. Xác định nhiệm vụ xây dựng Đảng là then chốt, phát triển kinh tế - xã hội là trọng tâm, Đảng ủy xã thường xuyên quan tâm, chú trọng tới công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, công tác xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở, tạo sức mạnh để lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện, thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra; nắm bắt kịp thời tình hình sản xuất, đời sống của nhân dân để có những phương pháp điều chỉnh cho phù hợp với thực tế của địa phương. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống, nghiêm chỉnh chấp hành mọi chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, tạo sự thống nhất cao trong nhận thức và hành động của mỗi cán bộ đảng viên củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng được chú trọng. Việc tổ chức sinh hoạt Đảng được duy trì và thực hiện nghiêm túc với nguyên tắc tập trung dân chủ, nâng cao tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu, phát huy vai trò gương mẫu của đảng viên, đảm bảo sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trên mọi lĩnh vực, để từ đó đưa ra được những chủ trương, biện pháp phù hợp, thống nhất cao. Trong phát triển kinh tế, Đảng ủychủđộngphâncôngnhiệmvụcho từng cấp ủy và đảng viên; tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển dịch cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, tập trung đưa các loại giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất, tích cực áp dụng khoa học kỹ thuật, nhằm tăng giá trị thu nhập trên cùng đơn vị canh tác, phấn đấu đảm bảo an toàn lương thực. Diện tích gieo trồng trong 6 tháng đầu năm của xã đạt trên 245ha, trong đó, năng suất lúa bình quân chung của xã là 65,4 tạ/ ha, sản lượng lúa thu được là 1.616 tấn; diện tích trồng màu toàn xã là 98,7 ha, cho sản lượng là 668,4 tấn… Bên cạnh phát triển nông nghiệp, Đảng ủy xã Tiến Xuân tập trung chỉ đạo, tổ chức xây dựng các mô hình phát triển kinh tế theo hướng trang trại, gia trại, đem lại hiệu quả kinh tế thiết thực. Xã luôn duy trì đàn gia súc, gia cầm phát triển tốt với hơn 9.611 con gia súc và 96.776 gia cầm; diện tích nuôi thủy sản ở các ao hồ là 36,8 ha, sản lượng khai thác trung bình 28,7 tấn/6 tháng. Toàn xã hiện có 3.457,7 ha rừng tự nhiên, trong đó diện tích lâm nghiệp là 944 ha, rừng khoanh nuôi là 669 ha và rừng trồng 275 ha. Công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng được Đảng ủy quan tâm, 6 tháng đầu năm, Tiến Xuân không có cháy rừng, phá rừng xảy ra, xã đã trồng mới được 15,6 ha rừng. Cùng với trồng trọt, chăn nuôi, hoạt động dịch vụ, thương mại của xã cũng được Đảng ủy quan tâm lãnh đạo và ngày càng phát triển. Hệ thống giao thông nông thôn thuận lợi, tạo điều kiện cho vận chuyển, trao đổi hàng hóa của nhân dân địa phương với các vùng lân cận..., góp phần thúc đẩy kinh tế ngày càng phát triển. Đến nay, xã đã đạt 19/19 tiêu chí trong bộ tiêu chí nông thôn mới của Quốc gia, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao. Với tinh thần đoàn kết, sự đồng thuận cao của cán bộ, đảng viên và nhân dân, đặc biệt là vai trò của các cấp ủy Đảng đã góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế mà Đảng bộ xã đề ra, xây dựng quê hương Tiến Xuân ngày càng giàu đẹp, văn minh. Trụ sở xã Yên Bình được đầu tư xây mới và dự kiến khánh thành trong tháng tới Xã Tiến Xuân - Huyện Thạch Thất - TP Hà Nội: Đạt100%tiêuchíxâydựngnôngthônmới Ly Sơn Xã Yên Bình - Huyện Thạch Thất - TP Hà Nội: Khởisắcnhờchuyểndịchcơcấukinhtếthànhcông Ly Sơn