SlideShare a Scribd company logo
1 of 24
Download to read offline
Số 135 tháng9/2016
thbmekong@gmail.com
tbmekong@yahoo.com
www.vilacaed.org.vn
Phát hành thứ 5 hàng tuần
Hotline: 091 4851538
	 090 9933888
090 6529455
NSND THẾ ANH: Làm nghệ thuật, đừng đưa
“hàng giả” cho người xem(tr.12)
M							
Đồng bằng sông Cửu Long: Khẳng định vị thế
VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM
(tr.5)
Báo Thời báo MêKông
phối hợp tổ chức ngày hội
“TRĂNG YÊU THƯƠNG”
cho trẻ em nghèo (tr.4)
Đồng Nai: Trị "bệnh"
sách nhiễu doanh nghiệp(tr.6)
Kiên Giang:
Phát huy vai trò
kinh tế biển (tr.7)
02 Số 135 - Tháng 9/2016THEO DÒNG THỜI SỰ
Giá bán tại Việt Nam: 4.800đ
Tổng Biên tập: Lại Thanh Bình Phó Tổng Biên tập: Hồ Minh Sơn
Văn phòng đại diện phía Nam: Tầng 8, Số 18A đường Nam Quốc Cang, P.Phạm Ngũ Lão, Q.1, TP.HCM. ĐT: 08.6679.2468
Văn phòng đại diện tại Cần Thơ và ĐBSCL: Số 9/10 Đại lộ Võ Văn Kiệt, Khu vực 7, phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, TP.Cần Thơ.
Văn phòng đại diện tại Đà Nẵng: 148A Lê Đình Lý, Q.Thanh Khê, TP.Đà Nẵng.
Văn phòng đại diện tại Tây Nguyên: 250/31 đường Phan Chu Trinh, P.Tân Lợi, TP.Buôn Mê Thuột, tỉnh Đaklak.
Tài khoản: 0521101078008, ngân hàng TMCP Quân đội.
Giấy phép hoạt động báo chí: Số 1144/GP-Bộ TT&TT, ngày 25/7/2011
In tại: Xí nghiệp In 2 - CTy TNHH MTV In Ba Đình - Bộ Công An
Đơn vị phát hành: Cty TNHH Truyền thông Mỹ Phúc. ĐC: 205 Võ Thị Sáu, P.7, Q.3, TP.HCM. ĐT: 08.38249001
Trụ sở: Tầng 7, số 65, Văn Miếu, Q.Đống Đa-Hà Nội
(Bộ Kế hoạch & Đầu tư)
Văn phòng Ban Biên tập: Tầng 01, Cung Triển lãm Kiến trúc
Quy hoạch Xây dựng Quốc gia, Đỗ Đức Dục - Mỹ Đình - Nam Từ Liêm -
Hà Nội. ĐT: 08049573 - 08049574 - 08049575. Fax: 08049575
Chiều 6/9, tại Trụ sở Trung
ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn
Phú Trọng đã tiếp Tổng thống
Pháp Francois Hollande nhân
chuyến thăm cấp Nhà nước tới
Việt Nam.
T
ại cuộc tiếp, Tổng Bí thư
Nguyễn Phú Trọng đánh
giá cao ý nghĩa chuyến
thăm Việt Nam lần này của Tổng
thống Hollande; nhấn mạnh hai
nước Việt Nam và Pháp, vốn đã có
hiểu biết sâu sắc về nhau, đang nỗ
lực làm sâu sắc hơn mối quan hệ
Đối tác Chiến lược đã được thiết lập.
Tổng Bí thư khẳng định, Việt
Nam luôn coi trọng vai trò, vị trí và
luôn dành ưu tiên cao cho việc phát
triển quan hệ hữu nghị và hợp tác
với Cộng hòa Pháp. Tổng Bí thư đề
nghị hai bên tiếp tục tăng cường
hợp tác trên nhiều mặt, nhiều kênh
quan hệ; tăng cường tiếp xúc, trao
đổi kinh nghiệm, ủng hộ lẫn nhau
tại các diễn đàn quốc tế, cũng như
duy trì các cơ chế hợp tác sẵn có.
Tổng Bí thư đề nghị Pháp thúc
đẩy mạnh mẽ hơn nữa hợp tác trong
những lĩnh vực mà hai bên có tiềm
năng như kinh tế, thương mại, đầu
tư, chuyển giao công nghệ, đặc biệt
trong lĩnh vực nông nghiệp, ứng
phó với biến đổi khí hậu, văn hóa,
giáo dục, giúp Việt Nam phát triển
nhanh, bền vững.
Tổng Bí thư bày tỏ mong muốn
hai bên tiếp tục tăng cường hợp tác
trên các vấn đề quốc tế, phối hợp
tích cực trong nỗ lực chung bảo đảm
hòa bình, ổn định và an ninh, an
toàn và tự do hàng hải, hàng không
tại khu vực.
Nhân dịp này, Tổng Bí thư cũng
đề nghị Chính phủ Pháp quan tâm
tạo điều kiện cho cộng đồng người
Việt Nam tại Pháp đóng góp tích
cực hơn nữa vào xã hội, góp phần
thúc đẩy quan hệ nhiều mặt giữa
hai nước.
TTXVN
ViệtNamluôndànhưutiênchopháttriểnquanhệhữunghịvớiPháp P/V
Từ 6 - 8/9, Thủ tướng Chính
phủ Nguyễn Xuân Phúc đã
tham dự Hội nghị Cấp cao
ASEAN lần thứ 28 - 29 và các hội
nghị cấp cao liên quan, theo lời
mời của Thủ tướng CHDCND
Lào Thongloun Sisoulith.
T
rong 3 ngày, Thủ tướng
Nguyễn Xuân Phúc đã
có chương trình làm việc
khẩn trương với 35 hội nghị, cuộc
họp, đối thoại đa phương và song
phương; trong đó có 11 Hội nghị
Cấp cao ASEAN và giữa ASEAN
với các đối tác (gồm Hội nghị cấp cao
ASEANlầnthứ28-29;cácHộinghị
Cấp cao ASEAN+1 với Trung Quốc,
Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Ấn
Độ, Hoa Kỳ và Liên Hợp Quốc, Cấp
cao ASEAN+3, Cấp cao Đông Á và
Cấp cao Mekong - Nhật Bản), dự
cuộc đối thoại lần đầu tiên giữa các
nhà lãnh đạo ASEAN với Đại diện
Hội đồng Liên Nghị viện ASEAN;
đối thoại với đại diện giới trẻ
ASEAN; đối thoại với Hội đồng Tư
vấn kinh doanh ASEAN (ABAC)...
Bên lề các hội nghị, Thủ tướng
có 10 cuộc hội kiến, tiếp xúc, gặp
gỡ lãnh đạo nước chủ nhà cũng
như các quốc gia ASEAN và đối
tác, nguyên thủ các nước, các tổ
chức quốc tế lớn như Hoa Kỳ, Thái
Lan, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc,
IMF, Nhật Bản, Australia, New
Zealand, Myammar, Philippines...
Sau khi kết thúc các hoạt động dự
Hội nghị Cấp cao ASEAN 28 - 29 và
các hội nghị cấp cao liên quan, Thủ
tướng đã đến thăm một số đồng chí
nguyên Lãnh đạo cấp cao của Đảng,
Nhà nước Lào.
Phát biểu tại các Hội nghị, Thủ
tướng Chính phủ Nguyễn Xuân
Phúc nhấn mạnh những trọng tâm,
ưu tiên trong thực hiện Tầm nhìn
ASEAN 2025 và các Kế hoạch triển
khai trên từng trụ cột, lĩnh vực hợp
tác.
Về chính trị - an ninh, ASEAN
cần đẩy mạnh các hoạt động xây
dựng lòng tin, các biện pháp ngoại
giao phòng ngừa, phát huy các
quy tắc và chuẩn mực ứng xử của
ASEAN; đề cao việc tuân thủ luật
pháp quốc tế, gìn giữ hòa bình, an
ninh, ngăn ngừa nguy cơ xung đột ở
khu vực; hợp tác ứng phó với những
thách thức an ninh phi truyền
thống, nhất là khủng bố, bắt cóc con
tin và an ninh mạng.
Về kinh tế, tập trung thực hiện
các biện pháp tạo thuận lợi thúc đẩy
thương mại, cải thiện môi trường
đầutưkinhdoanh;pháttriểndoanh
nghiệp; từng bước thu hẹp khoảng
cách phát triển. Tăng cường hợp tác
khu vực về giám sát tài chính - tiền
tệ, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô.
Về văn hóa - xã hội, đẩy mạnh
trao đổi văn hóa và giao lưu nhân
dân, tăng cường hợp tác về bảo đảm
an sinh xã hội, phát triển nguồn
nhân lực, nhất là lao động lành
nghề, bảo vệ môi trường, phòng
chống thiên tai, ứng phó với biến
đổi khí hậu.
Việc thực hiện Tầm nhìn
ASEAN 2025, cần gắn với Chương
trình nghị sự 2030 phát triển bền
vững của Liên Hợp Quốc, cam kết
COP-21 về ứng phó với biến đổi khí
hậu và phải được lồng ghép vào các
kế hoạch phát triển quốc gia của
mỗi nước thành viên.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
khẳng định, nâng cao năng lực và
tính tự cường của ASEAN là nhân
tố quan trọng cho thành công của
ASEAN. Cần tăng cường các cơ chế
điều phối, giám sát và bảo đảm thực
thi hiệu quả các thỏa thuận; đổi mới
hoạt động của các diễn đàn, nhất là
các diễn đàn, cơ chế an ninh khu vực
do ASEAN giữ vai trò trọng tâm;
tăng cường năng lực Ủy ban các
Đại diện Thường trực tại ASEAN
(CPR), Ban Thư ký ASEAN. Phát
huy các giá trị và nguyên tắc cơ bản
của ASEAN. Mỗi nước thành viên
đều có lợi ích và trách nhiệm trong
việc tăng cường đoàn kết và thống
nhất; kết hợp hài hòa lợi ích quốc gia
với lợi ích của ASEAN. Tăng cường
tham vấn, xây dựng lập trường và
tiếng nói chung về những vấn đề
khu vực có ảnh hưởng trực tiếp đến
an ninh và phát triển của ASEAN.
Ngày 12/9, tại Phủ Chủ tịch,
Chủ tịch nước Trần Đại Quang
đã tiếp thân mật Phó Thủ tướng
Singapore Tiêu Chí Hiền (Teo
Chee Hean) nhân dịp sang thăm
chínhthứcViệtNamvàthamdự
các hoạt động kỷ niệm 20 năm
thành lập Khu công nghiệp Việt
Nam - Singapore (VSIP) tại tỉnh
Bình Dương.
T
rao đổi với Phó Thủ tướng
Tiêu Chí Hiền về quan
hệ song phương, Chủ tịch
nước Trần Đại Quang nhấn mạnh:
Thủ tướng Lý Hiển Long đã nhất
trí với đề nghị của Việt Nam về việc
tăng cường hợp tác an ninh, quốc
phòng, chống tội phạm có tổ chức,
xuyên quốc gia và an ninh mạng,
nhất là trong bối cảnh một số nước
ASEAN vừa phát hiện thấy các
âm mưu khủng bố. Trên tinh thần
này, Chủ tịch nước đề nghị Phó Thủ
tướng Tiêu Chí Hiền quan tâm thúc
đẩy hợp tác đào tạo cũng như các
hoạt động hợp tác thực tế giữa các
cơ quan chức năng hai bên, hỗ trợ
việc ngăn chặn và cảnh báo sớm các
nguy cơ khủng bố, chủ nghĩa cực
đoan, tội phạm mạng và tội phạm
có tổ chức, xuyên quốc gia nhằm bảo
đảm an ninh mỗi nước.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang
cũng đề nghị hai bên tích cực phối
hợp triển khai 2 thỏa thuận kinh tế
mới được ký kết trong chuyến thăm
cấp Nhà nước của Chủ tịch nước
tới Singapore vừa qua, đó là Thỏa
thuậngiữaNgânhàngVietcombank
của Việt Nam và Quỹ Đầu tư quốc
gia Singapore (GIC), Thỏa thuận
hợp tác giữa Phòng Thương mại
và Công nghiệp Việt Nam và Liên
đoàn doanh nghiệp Singapore.
Trao đổi về các vấn đề khu vực
và quốc tế, Chủ tịch nước Trần Đại
Quang đánh giá cao quan điểm tích
cực của Singapore trong vấn đề Biển
Đông và bày bày tỏ mong muốn,
Singapore phát huy vai trò điều
phối viên quan hệ ASEAN - Trung
Quốc, đặc biệt trong các vấn đề liên
quan đến thực thi Tuyên bố của các
bên về ứng xử ở Biển Đông (DOC)
và sớm tiến tới ký Quy tắc ứng xử
ở Biển Đông (COC). Phó Thủ tướng
Tiêu Chí Hiền cam kết, Singapore
nỗ lực thúc đẩy các bên thực hiện
DOC, tiến tới ký COC; với vai trò
điều phối quan hệ ASEAN - Trung
Quốc, Singapore chủ trương hỗ trợ
giải quyết các tranh chấp tại Biển
Đông bằng biện pháp hòa bình, trên
cơ sở luật pháp quốc tế.
TTXVN
Lãnh đạo các nước dự Hội nghị Cấp cao
ASEAN lần thứ 29. Ảnh VGP/Quang Hiếu
ChủtịchnướcTrầnĐạiQuangtiếpPhóThủtướngSingaporeTiêuChíHiền Đức Dũng
ThủtướngkếtthúctốtđẹpchuyếnthamdựHộinghịCấpcaoASEAN28-29 Đức Tuân
 Xem tiếp trang 9
3Số 135 - Tháng 9/2016
Sáng 9/9, tại hội trường Tỉnh
uỷ Tây Ninh, Tỉnh uỷ, HĐND,
UBND, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc
Tây Ninh tổ chức Lễ kỷ niệm 180
năm - Tây Ninh hình thành và
phát triển (1836 - 2016).
Tham dự có Ủy viên Bộ Chính
trị, Phó Thủ tướng Thường trực
Chính phủ Trương Hòa Bình; Bí thư
TW Đảng, Chánh Văn phòng TW
Nguyễn Văn Nên; nguyên Chủ tịch
nước Nguyễn Minh Triết, Trương
Tấn Sang; nguyên Phó Thủ tướng
Chính phủ Trương Vĩnh Trọng;
nguyên Chủ tịch Ủy ban TW MTTQ
Việt Nam Huỳnh Đảm; lãnh đạo
các ban, bộ, ngành TW và tỉnh Tây
Ninh qua các thời kỳ, cùng đông đảo
nhân dân trong tỉnh.
Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch
UBND tỉnh Tây Ninh Phạm Văn
Tân đánh giá: Trước thế kỷ 16, vùng
đất Tây Ninh vẫn còn là một vùng
đất hoang sơ chưa được khai phá.
Ngay từ những ngày đầu khai cơ lập
nghiệp, nhân dân Tây Ninh dưới sự
lãnh đạo của các bậc đại thần đã
kiên cường, bất khuất chống giặc
ngoại xâm, bảo vệ chủ quyền lãnh
thổ phía Tây Nam của Tổ quốc. Hoà
chung dòng thác cách mạng của dân
tộc, Đảng bộ, chính quyền, quân và
dân Tây Ninh luôn nêu cao tinh
thần yêu nước, chủ nghĩa anh hùng
cách mạng, ý chí đấu tranh kiên
cường, chịu đựng mọi gian khổ, hy
sinh, một lòng theo Đảng, tận trung
với nước, góp phần xứng đáng vào
sự nghiệp giải phóng miền Nam,
thống nhất đất nước. Với truyền
thống “Trung dũng kiên cường”, với
tinh thần đoàn kết, năng động, sáng
tạo, nỗ lực vượt qua khó khăn, Đảng
bộ, chính quyền, quân và dân Tây
Ninh vừa hàn gắn vết thương chiến
tranh, vừa phấn đấu vươn lên xây
dựng tỉnh nhà phát triển.
Từ một tỉnh với hơn 80% dân số
chủ yếu sống bằng nghề nông, nền
kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, đến nay
Tây Ninh đã có bước phát triển, với
mức tăng trưởng bình quân (giai
đọan 2010- 2015) là 11,1%. Cơ cấu
kinh tế chuyển dịch theo hướng
công nghiệp hoá. Đến nay đã phát
triển trên 4.200 doanh nghiệp, hình
thành 5 khu công nghiệp, thu hút
vốn đầu tư nước ngoài đăng ký gần
4 tỷ USD và vốn đầu tư trong nước
đăng ký gần 40.000 tỷ đồng. Đời
sống vật chất, tinh thần của nhân
dân ngày càng nâng lên; Quốc
phòng - an ninh được củng cố ngày
càng vững chắc, trật tự an toàn xã
hội được ổn định. Tự hào về chặng
đường lịch sử vẻ vang của tỉnh nhà
trong suốt 180 năm hình thành và
phát triển, Đảng bộ, chính quyền,
quân và dân Tây Ninh nguyện tiếp
tục phát huy truyền thống đoàn
kết, chung sức, chung lòng phấn
đấu xây dựng tỉnh nhà ngày càng
giàu mạnh, xứng đáng với tầm vóc
lịch sử 180 năm, truyền thống của
quê hương căn cứ địa cách mạng
anh hùng.
Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, Phó
Thủ tướng Thường trực Chính phủ
TrươngHoàBìnhnhấnmạnh:Trong
thời gian tới, Tây Ninh cần nhận
thứcđầyđủ,sâusắchơnnữavềtiềm
năng, lợi thế so sánh của tỉnh để đề
ra định hướng, chiến lược, giải pháp
phát triển toàn diện nhằm khai
thác đối đa những lợi thế sẵn có của
địa phương; Cần bảo đảm giải quyết
tốt các vấn đề về an sinh xã hội như:
xoá đói giảm nghèo, công tác đền ơn
đáp nghĩa; Tây Ninh cũng phải làm
tốt công tác đối ngoại, giữ vững ổn
định an ninh khu vực biên giới, xây
dựng đường biên giới hoà bình, hữu
nghị và hợp tác. Địa phương cần xây
dựng hệ thống chính trị từ tỉnh đến
cơ sở trong sạch vững mạnh, nâng
cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu
của các tổ chức Đảng.
Cùng ngày, Tây Ninh cũng tổ
chức lễ cắt băng khánh thành công
trình bia lịch sử Suối Sâu (xã An
Tịnh, huyện Trảng Bàng), khánh
thành Cổng chào tỉnh Tây Ninh và
tổ chức chương trình ca nhạc chào
mừng kỷ niệm 180 năm - Tây Ninh
hình thành và phát triển.
0SỰ KIỆN - TIÊU ĐIỂM
Sáng 8/9, Tổng Lãnh sự
quán Canada tại TP.HCM đã
chính thức đưa vào hoạt động
Văn phòng Thị thực nhập cảnh
vào Canada. Đây là một trong
những hoạt động được tổ chức
nhân dịp ngài Stéphane Dion,
BộtrưởngBộNgoạigiaoCanada
thăm, làm việc tại Việt Nam.
Văn phòng Thị thực nhập cảnh
được xây dựng mới, mở rộng so với
quy mô trước đây, có sức chứa 60-70
lượt người cùng lúc, hoạt động theo
phương thức “một cửa”, tiếp nhận,
xử lý hồ sơ cấp visa cho các nhu cầu:
du lịch, thăm nhân thân, du học,
làm việc, thường trú và giấy thông
hành… giữa Việt Nam và Canada.
Vănphònghoạtđộngtronggiờhành
chính từ thứ 2 đến thứ 6. Theo Tổng
Lãnh sự quán Canada tại TP.HCM,
những năm gần đây, nhu cầu người
Việt Nam qua Canada làm việc, học
tập tăng đột biến đã khiến cho hoạt
động cấp thị thực nhập cảnh nhiều
lúc quá tải. Việc đưa vào hoạt động
văn phòng mới giúp tạo điều kiện
thuận lợi, đáp ứng nhanh các thủ
tục nhập cảnh cho người Việt Nam.
Hội sách mùa Thu 2016 diễn ra từ 9/9 -
13/9 tại Công viên Thống Nhất (đường Trần
Nhân Tông, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội).
Hội sách lần này có sự tham gia của 60 nhà
xuất bản, đơn vị phát hành sách trong cả
nước với hơn 70 gian hàng, tạo thành không
gian sách đa dạng phục vụ bạn đọc.
T
ại đây, độc giả có thể tìm thấy các xuất
bản phẩm mới nhất, những đầu sách
best-seller thuộc nhiều lĩnh vực, thể
loại khác nhau như: văn học, lịch sử, chính trị,
khoa học, tôn giáo, giáo dục giới tính… Bên cạnh
đó, nhiều chương trình giảm giá, giao lưu với các
tác giả, người nổi tiếng… cũng sẽ được tổ chức
trong khuôn khổ hội sách.
Phát biểu tại lễ khai mạc, Bộ trưởng Bộ
Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn
nhấn mạnh: “Việc tổ chức Hội sách mùa Thu
2016 và các hội sách khác sẽ tạo thành chuỗi hoạt
động văn hóa gắn liền với sách. Đây sẽ là nơi hội
tụ và lan tỏa tình yêu sách đến với mọi tầng lớp
nhân dân, hướng tới xây dựng và phát triển văn
hóa đọc trong đời sống cộng đồng.”
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn
cho biết, đây là hội sách đầu tiên được tổ chức
theo phương thức xã hội hóa, dưới sự chỉ đạo,
điều hành chung của cơ quan quản lý nhà nước
về hoạt động xuất bản; để từ đó phát triển và
nhân rộng tại nhiều địa phương trên cả nước.
VIETNAM+
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình phát biểu
tại lễ kỷ niệm 180 năm tỉnh Tây Ninh hình
thành và phát triển. Ảnh: VGP/Lê Sơn
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Canada
Stéphane Dion (đứng giữa) thực hiện
nghi thức khánh thành Văn phòng Thị thực
nhập cảnh
Tây Ninh: Kỷniệm180nămhìnhthànhvàpháttriển Quang Quý - Quốc Nhân
TP.HCM: TổngLãnhsựquánCanadamởVănphòngThịthựcnhậpcảnh Lam Hồng
60nhàxuấtbản,côngtysáchgópmặttạiHộisáchmùaThu2016 An Ngọc
Để kịp thời biểu dương
hành động dũng cảm, mưu trí
của tài xế Phan Văn Bắc, Phó
Thủ tướng Trương Hòa Bình,
Chủ tịch Ủy ban An toàn giao
thông Quốc gia (UBATGTQG)
đã đặc cách trao Cúp Vô Lăng
Vàng 2016 và phần thưởng của
UBATGTQG cho anh Phan Văn
Bắc.
Ngày 8/9, Chủ tịch nước Trần
Đại Quang đã gửi thư khen ngợi
hành động dũng cảm của anh Phan
Văn Bắc. Cùng ngày, Bộ trưởng Bộ
GTVT, Phó Chủ tịch UBATGTQG
Trương Quang Nghĩa cũng có thư
khen ngợi hành động cao đẹp của tài
xế Bắc. Đồng thời, UBATGTQG và
Bộ GTVT cũng có văn bản đề nghị
Thủ tướng tặng Bằng khen cho tài
xế Bắc vì hành động dũng cảm này.
Ban Bí thư TW Đoàn đã quyết định
trao Huy hiệu Tuổi trẻ dũng cảm và
phần thưởng 5 triệu đồng cho anh
Phan Văn Bắc.
Trong khi đó, ông Nguyễn Hữu
Thắng - Chánh văn phòng Ban
ATGT tỉnh Lâm Đồng cho biết,
UBND tỉnh đã ký quyết định tặng
Bằng khen và 10 triệu đồng cho tài
xế Bắc.
Trước đó, khoảng 15h ngày 6/9,
anh Phan Văn Bắc (SN 1986, ngụ
thôn 6 xã Đạ Oai, huyện Đa Huoai,
Lâm Đồng) điều khiển xe tải mang
BKS: 49C-098.51 của DN Tư nhân
Phạm Nguyễn (Lâm Đồng) chở
hàng nông sản từ huyện Đức Trọng
đi TP.HCM.
Khi phương tiện đổ gần hết đèo
Bảo Lộc thì anh Bắc phát hiện xe
khách 42 chỗ ngồi mang BKS: 53N-
2824 của Công ty Tấn Hà do tài xế
Phan Duy Toàn (40 tuổi, ngụ Long
An) điều khiển cùng chiều phía sau
đang lao xuống đèo với dấu hiệu
bất thường (do mất phanh). Sau
đó, chiếc xe khách đâm khá mạnh
vào đuôi xe tải của anh Bắc đang
điều khiển. Tuy bị xe khách đâm
mạnh nhưng anh Bắc đã khéo léo
rà phanh và dìu xe khách dừng lại.
Hiệntrườngchothấy,chiếcxekhách
đã dựa vào đuôi xe tải khoảng 400
m thì dừng lại, trên đoạn dốc một
bên là vực sâu, một bên là suối và
vách đá. Sau khi xe dừng, cả hai
phương tiện đều bị hư hỏng. Hành
động của anh Bắc đã giúp lái xe và
30 hành khách trên xe thoát khỏi
tai nạn thảm khốc.
(Tổng hợp)
TàixếcứuxekháchmấtphanhđượcđặccáchtraoCúpVôLăngVàng2016 P/V
Số 135 - Tháng 9/2016
Nhân dịp Tết Trung thu
năm 2016, Ban Biên tập Báo
Thời báo MêKông cùng các nhà
tài trợ đã mang những món quà
đầy yêu thương đến với các em
nhỏ tại những địa phương còn
khó khăn thuộc vùng Đồng
bằng sông Cửu Long.
C
ó thể nói, ngày Tết
Trung thu được coi là
ngày Tết thiếu nhi thứ
hai của Việt Nam. Tuy nhiên, còn
rất nhiều trẻ em trên đất nước Việt
Nam chưa bao giờ có khái niệm Tết
Trung thu, chưa một lần được rước
đèn vào đêm rằm, chưa từng được
phá một mâm cỗ đầy cùng gia đình.
Hiểu được điều này, Báo Thời báo
MêKông đã phối hợp cùng các mạnh
thường quân tổ chức trao quà Trung
thu cho trẻ em ở một số địa phương
còn nhiều khó khăn.
Điểm dừng chân đầu tiên là
huyện Phong Điền, TP. Cần Thơ.
Đây là một trong những huyện khó
khăn nhất ở ĐBSCL. Vào chiều
ngày 10/9 (tức ngày 10/8 âm lịch),
tại trụ sở UBND thị trấn Phong
Điền, BBT Báo Thời báo MêKông
đã phối hợp với Trung tâm Ngoại
ngữ miễn phí Thiện Nhơn (chùa
Lá, Q. Gò Vấp, TP.HCM), Công ty
CP Truyền thông MêKông Asean,
Công ty CPQT Ước Mơ Việt trao
quà Trung thu cho các em học sinh
trong các gia đình có hoàn cảnh khó
khăn với 300 suất quà bao gồm:
bánh Trung thu, đèn lồng, tập, viết
và tiền mặt.
Tại buổi trao quà "Trăng yêu
thương", bà Trương Kim Khuyên,
Thường vụ Huyện uỷ, Bí thư Đảng
ủy thị trấn Phong Điền vui mừng
cho biết năm nay các em thiếu nhi
và cả các bậc phụ huynh trong các
gia đình khó khăn tại địa bàn đã có
được một Trung thu trọn vẹn nghĩa
tình, đồng thời gửi lời cảm ơn sâu
sắc đến BBT Báo Thời báo MêKông
và chùa Lá đã mang những món
quà đầy yêu thương về với mảnh
đất nghèo. Phát biểu tại buổi lễ, Đại
đức Thích Nhuận Tâm, trụ trì chùa
Lá động viên các em học sinh chăm
ngoan, học hành tiến bộ.
Thay mặt BBT Báo Thời báo
MêKông, sau khi trao quà cho các
em thiếu nhi, nhà báo Hồ Minh Sơn,
Phó Tổng biên tập hết sức xúc động
và hạnh phúc khi đã góp phần giúp
các em nhỏ có thể cảm nhận trọn
vẹn không khí ấm áp, tươi vui của
ngày Tết Trung thu, ngày Tết làm
nên tuổi thơ của các em.
Không chỉ được nhận những
phần quà giàu ý nghĩa, các em thiếu
nhi còn được tham gia vào một buổi
lễ Trung thu thực sự với những tiết
mục văn nghệ, những màn múa
rồng, múa lân tươi vui, náo nhiệt.
Kết thúc buổi trao quà, các em cùng
nhau đi rước đèn dưới ánh sáng
lung linh của nến và ánh trăng tròn
rực rỡ.
SỰ KIỆN - TIÊU ĐIỂM04
Sáng 11/9 vừa qua, Báo
Thời báo MêKông đã phối hợp
cùng các mạnh thường quân:
người Hoa - Quận 11 TP.HCM,
anh Sơn Nhà Bè, Công ty CP
truyền thông MeKong Asean,
Công ty CPQT Ước Mơ Việt,
Cty CPDV Bảo Sơn Đồng Nai
cùng UBND huyện Lai Vung
tổ chức Tết Trung Thu cho
các cháu thiếu nhi.
Xúc động và chia sẻ tại buổi
trao quà Trung thu, ông Hồ
Thanh Phương, Phó Bí thư Huyện
uỷ, Chủ tịch UBND huyện Lai
Vung cám ơn các doanh nghiệp,
mạnh thường quên và Báo Thời
báo MêKông đã quan tâm đến
thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn
của huyện. Những món quà tuy
không lớn nhưng đã tiếp thêm
ngọn lửa nhiệt huyết và niềm vui
cho các em thiếu nhi.
Đồng cảm xúc với ông Phương,
nhà báo Hồ Minh Sơn, Phó Tổng
biên tập Báo Thời báo MêKông
cũng chia sẻ những ước mơ cháy
bỏng thời niên thiếu của mình với
các em thiếu nhi và đặt trọn niềm
tin vào các em - những chủ nhân
tương lai của đất nước.
Em Lê Thị Mỹ Chi, đại diện
cho 250 em thiếu nhi cùng các
vị phụ huynh tham gia lễ hội đã
đáp lời cảm tạ các mạnh thường
quân, chính quyền địa phương
huyện Lai Vung cùng đoàn đã
đem lại nguồn động viên, khích
lệ cho trẻ em có hoàn cảnh khó
khăn trong cuộc sống cũng như
học tập. Em Chi cùng các bạn hứa
sẽ cố gắng học tập tốt, để mai sau
trở thành những con người có ích
cho xã hội.
ThôngtintrênđượcBS.Trần
Như Tố - Giám đốc Trung tâm
Hiến máu nhân đạo TP.HCM
cho biết tại “Hội nghị đánh giá
công tác Hiến máu nhân đạo
(HMNĐ) 6 tháng đầu năm 2016”.
V
iệc Trung tâm Hiến
máu nhân đạo TP.HCM
(Trung tâm) chính thức
ra mắt website hiến máu nhân đạo
tại địa chỉ www.hienmaunhandao.
org.vn sẽ góp phần nâng cao nhận
thức tìm hiểu về công tác hiến máu,
tạo niềm tin vận động mọi người
trong cộng đồng có nhận thức đúng
về hiến máu tình nguyện (HMTN),
hạn chế việc mua bán máu. Đồng
thời minh bạch các vấn đề về quyền
lợi người hiến máu, tạo sự thuận
tiện hơn cho công tác tiếp nhận và
tuyên truyền vận động của Trung
tâm cũng như những người tham
gia HMTN trên địa bàn TP.HCM.
Theo ông Phạm Văn Quân -
Phó Giám đốc Trung tâm, trong 6
tháng đầu năm 2016, tổng số máu
tiếp nhận được tại Trung tâm là
94.662/120.021 đơn vị máu, đạt
56,53% chỉ tiêu năm 2016 (tương
đương 45.510,8 lít); chất lượng máu
sạch đạt tỷ lệ 98,55%. So với năm
2015 tăng hơn 50%, tỷ lệ HMTN
đạt 100% và hiến máu nhắc lại đạt
67%. Trong thời gian tới, Trung tâm
sẽ nỗ lực để hoàn thành tốt nhiệm
vụ, bao gồm: đảm bảo chỉ tiêu và đủ
máu cho nhu cầu cấp cứu, điều trị
tại các bệnh viện trong thành phố
với chất lượng máu an toàn cao...
Tại Hội nghị, bà Trần Thị Thắm
- Phó Giám đốc Trung tâm cũng đã
đưa ra những thông tin nhằm gỡ bỏ
những nghi ngờ về thiếu sự minh
bạch trong công tác đảm bảo quyền
lợi người hiến máu của Trung tâm
trong dư luận thời gian gần đây.
Thời gian tới, Trung tâm Hiến
máu nhân đạo TP.HCM phấn đấu
sẽ đảm bảo chỉ tiêu và đủ máu cho
nhu cầu cấp cứu, điều trị tại các
bệnh viện trong TP với chất lượng
máu an toàn.
Theo dự thảo đề án tổ chức
Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột
lần VI, Lễ hội sẽ diễn ra từ 9 đến
13/3/2017, với tổng kinh phí thực
hiện khoảng 30 tỷ đồng.
C
hương trình Lễ hội Cà
phê Buôn Ma Thuột
lần VI sẽ có 10 nội dung
chính, gồm: Lễ khai mạc và bế mạc,
Hội chợ triển lãm ngành cà phê, Hội
nghị xúc tiến đầu tư vào tỉnh 2017,
Liên hoan văn hóa cồng chiêng Tây
Nguyên 2017, Hội nghị - Hội thảo
cà phê, Lễ hội đường phố, Lễ hội
đua voi và thuyền độc mộc, chung
kết Hội thi nhà nông đua tài, chung
kết Hội thi pha chế cà phê, thưởng
thức cà phê miễn phí... Nguồn kinh
phí tổ chức Lễ hội, lãnh đạo UBND
tỉnh yêu cầu các sở, ngành triển
khai theo hình thức xã hội hóa các
nội dung trong Lễ hội.
Cũng liên quan đến hoạt động
tôn vinh cà phê Việt, Hiệp hội Cà
phê - Ca cao Việt Nam (HHCP-
CCVN) đã xây dựng chương trình
Ngày Cà phê Việt Nam, trình
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt,
nhân kỷ niệm 55 năm ngày Bác
Hồ về thăm nông trường cà phê
Đông Hiếu, Nghệ An (10/12/1961).
Chương trình sẽ do HHCP-CCVN,
Trung tâm Phát triển doanh nhân
Việt Nam phối hợp với Bộ Công
Thương, Bộ NN&PTNT, Ban Chỉ
đạo Tây Nguyên, UBND tỉnh Đắk
Lắk phối hợp tổ chức tại TP.HCM từ
ngày 9 đến 11/12/2016 với tổng kinh
phí dự kiến là 1,5 tỷ đồng. Hiện
có 10 tỉnh đăng ký tham gia: Đắk
Lắk, Đắk Nông, Kom Tum, Lâm
Đồng, Gia Lai, Điện Biên, Quảng
Trị, Sơn La, Đồng Nai, Bình Phước,
đều là những tỉnh có diện tích trồng
cà phê lớn. Mục tiêu của chương
trình nhằm thúc đẩy phát triển các
thương hiệu cà phê đến với người
tiêu dùng trong nước và quốc tế, tạo
sân chơi hấp dẫn cho các đơn vị sản
xuất, kinh doanh cà phê, tăng cơ hội
quảng bá kích cầu thị trường.
Trẻ em nghèo được nhận những phần
quà Trung thu đầy ý nghĩa
Chủ tịch UBND huyện Lai Vung
Hồ Thanh Phương và nhà báo
Hồ Minh Sơn trao quà cho các em
Lai Vung - Đồng Tháp: Traogửiyêuthương Quốc Huy
Phong Điền - Cần Thơ: Trungthutrọnvẹnnghĩatình Thảo Nguyên
BáoThờibáoMêKôngphốihợptổchứcngàyhội“Trăngyêuthương”chotrẻemnghèo
TP.HCM: Ramắtwebsitehiếnmáunhânđạo
Quốc Định
Đắk Lắk: ChuẩnbịchoLễhộiCàphê
BuônMaThuộtlầnVI		 Hoàng Hà
Số 135 - Tháng 9/2016 KINH TẾ - PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP 05
Là một trong sáu vùng kinh
tế trọng điểm của Việt Nam,
ĐBSCL có thế mạnh phát triển
nông nghiệp và thủy sản, giữ
vai trò trọng điểm trong chiến
lược đảm bảo an ninh lương
thực quốc gia. Cùng với cả nước,
ĐBSCL đã đạt được những
thành tựu quan trọng trong
việc phát triển kinh tế - xã hội.
Phát triển toàn diện
Theo Ban Chỉ đạo Tây Nam
Bộ, để tương xứng với tiềm năng,
ĐBSCL cần chú trọng chuyển dịch
cơ cấu kinh tế toàn diện và tích
cực, với mục tiêu đến năm 2020
đưa ĐBSCL trở thành vùng trọng
điểm nông nghiệp, thủy sản, là một
trong những trung tâm năng lượng
lớn của cả nước và đóng góp ngày
càng lớn cho nền kinh tế đất nước.
Hiện nay, kinh tế nông nghiệp vùng
ĐBSCL đã hình thành vùng sản
xuất tập trung, chuyên canh với
lợi thế có các sản phẩm chủ lực của
vùng là lúa gạo, thủy sản, trái cây.
Nhờ đó, khu vực nông nghiệp tăng
trưởng bình quân 6,9%/năm. Thu
nhập mỗi hécta đất sản xuất nông
nghiệp từ hơn 20 triệu đồng trước
đây nay tăng lên 39 triệu đồng.
Năng suất lúa từ 4,3 tấn/ha tăng
lên 6,3 tấn/ha, sản lượng lúa từ 12,8
triệu tấn (năm 1995) tăng lên 24,5
triệu tấn (năm 2012). Hàng năm,
ĐBSCL xuất khẩu trên 6 triệu tấn
gạo, trị giá trên 3 tỷ USD.
Thủy sản cũng là ngành phát
triển mạnh trong những năm
qua và trở thành vùng nuôi trồng
thủy sản lớn nhất cả nước với gần
800.000 ha, tăng 500.000 ha so với
10 năm trước. Các mặt hàng tôm, cá
tra đã trở thành một trong những
ngành kinh tế chiến lược của quốc
gia. Sản lượng cá tra của ĐBSCL
đã vượt hơn 1 triệu tấn/năm, với
kim ngạch xuất khẩu khoảng 1,4
tỷ USD. Sản lượng tôm cũng chiếm
80% và đóng góp 60% kim ngạch
xuất khẩu tôm của cả nước. Song
song với phát triển nông nghiệp,
ĐBSCL cũng quan tâm đầu tư tới
lĩnh vực công nghiệp. Toàn vùng
tập trung khai thác các lĩnh vực thế
mạnh như chế biến nông, thủy sản
và từng bước đầu phát triển công
nghiệp dầu khí, năng lượng, nhiệt
điện và cơ khí. Đến năm 2012, sản
xuất công nghiệp toàn vùng đạt giá
trị 157.000 tỷ đồng, tăng 16,4% so
năm 2011. Hiện nhiều dự án lớn
như xây dựng Trung tâm Khí Điện
Đạm Cà Mau, Nhà máy Nhiệt điện
Long Phú (Sóc Trăng), Trung tâm
Nhiệt điện sông Hậu (Hậu Giang),
đường ống dẫn khí Lô B - Ô Môn,
Trung tâm Nhiệt điện Ô Môn (Cần
Thơ), Nhà máy Điện Duyên Hải
(Trà Vinh)... đã và đang được triển
khai xây dựng.
Những mục tiêu cần đạt
Trong hoạt động thương mại,
ĐBSCL đã phát triển khá tốt các
kênh lưu thông phân phối với hệ
thống chợ, trung tâm thương mại,
dịch vụ. Mấy năm gần đây, các hoạt
động xúc tiến thương mại trong
và ngoài nước được đẩy mạnh, góp
phần khai thác tốt thị trường nội
địa và mở rộng thị trường xuất khẩu
hữu hiệu hơn. Trong năm 2012, giá
trị bán lẻ hàng hóa đạt trên 456.000
tỷ đồng, tăng 25% so năm 2011, giá
trị hàng xuất khẩu đạt 9,8 tỷ USD,
tăng ba lần so với 10 năm trước.
Với mục tiêu tăng trưởng GDP
bình quân từ nay đến năm 2020
của vùng đạt 12-13%/năm; tỷ
trọng nông, lâm, ngư nghiệp trong
GDP giảm xuống còn 30-32%, công
nghiệp-xây dựng tăng lên 35-36%,
khu vực thương mại-dịch vụ 35-
36%, ĐBSCL tập trung phát triển
một số lĩnh vực trọng tâm. Đối với
kinh tế biển, các tỉnh ĐBSCL tập
trung đầu tư cho vùng kinh tế trọng
điểm vùng ĐBSCL (gồm bốn tỉnh
Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang,
Cà Mau); xây dựng Cần Thơ thành
trung tâm động lực của cả vùng; đưa
đảo Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang)
thành đặc khu hành chính - kinh
tế, trung tâm dịch vụ, du lịch của
khu vực Đông Nam Á; xây dựng các
khu, cụm công nghiệp tập trung, có
chính sách hữu hiệu thu hút đầu tư
trong và ngoài nước.
Bên cạnh đó, tiếp tục huy động
nhiều nguồn lực để phát triển
nhanh, đồng bộ hệ thống hạ tầng
cơ sở nhằm tạo đột phá thúc đẩy
quá trình tái cơ cấu nền kinh tế,
chuyển đổi mô hình tăng trưởng.
Trước mắt, ĐBSCL xây dựng các
công trình trọng điểm của vùng như
nhà máy điện sử dụng than, khí
thiên nhiên tại Trung tâm Điện lực
Ô Môn (Cần Thơ), nhiệt điện than
tại Trung tâm Điện lực Kiên Lương
(Kiên Giang), Trung tâm Điện lực
Duyên Hải (Trà Vinh), Trung tâm
Điện lực Long Phú (Sóc Trăng),
Trung tâm Điện lực sông Hậu (Hậu
Giang); xây dựng đường cao tốc
Trung Lương-Cần Thơ, tuyến N2
và N1; tuyến đường ven biển, luồng
tàu có trọng tải lớn vào các cảng
Hỗtrợdoanhnghiệpvừavànhỏtiếpcậnvốn
P/V
ChinhánhNamSàiGòntàitrợ
hơn350tỷđồngcho3doanhnghiệp
Hoàng Thiên-Nguyễn Thịnh
Hiện nay, Việt Nam đang có
khoảng 500.000 doanh nghiệp,
trong đó số lượng các doanh
nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN)
chiếm khoảng 95 - 96%, đóng
góp 40% GDP, giải quyết 51% lao
động xã hội. Đây chính là đối
tượng khách hàng mà các ngân
hàng đang hướng tới, đặc biệt
trong những năm gần đây. Nhưng
một trong những khó khăn của
DNVVN được ghi nhận là thiếu
vốn, khó tiếp cận các nguồn vốn.
Để giải quyết vấn đề này, Chính
phủ đã có nhiều chính sách hỗ trợ
doanh nghiệp cải thiện khả năng tiếp
cận các nguồn vốn. Tuy nhiên trên
thực tế, DNVVN vẫn không dễ tiếp
cận được các nguồn vốn có lãi suất ưu
đãi. Hội thảo “Hỗ trợ doanh nghiệp
tiếp cận các nguồn vốn trong và ngoài
nước” được tổ chức vừa qua là dịp để
cộng đồng DN trao đổi với các nhà
hoạch định chính sách, các ngân hàng
tìm ra nguyên nhân DN hạn chế khả
năng tiếp cận nguồn vốn của DN.
VietinBank đã tham gia Hội thảo
và cho biết: Tại VietinBank, phát triển
khách hàng DNVVN luôn được chú
trọng trong kế hoạch kinh doanh hằng
năm. Cụ thể, trong chiến lược phát triển
3 - 5 năm, 10 năm VietinBank đều nhấn
mạnh và cụ thể hoá vấn đề tài trợ cho
DNVVN. Trong đó, VietinBank tập
trung chú trọng phát triển các cơ chế,
chính sách cho đối tượng khách hàng
DNVVN như: VietinBank chủ động tìm
kiếm và thu hút khách hàng DNVVN
thông qua tài trợ cho chuỗi nhà cung
ứng, nhà phân phối; tập trung phát
triển khách hàng theo định hướng
ngành nghề; phát triển nhiều sản phẩm
đặc thù cũng như tích cực tham gia
vào các hội nghị diễn đàn DN… Theo
đại diện của VietinBank tại Hội thảo:
“VietinBank khẳng định chính sách lãi
suất của ngân hàng là ưu việt, linh hoạt
cạnh tranh với các ngân hàng trên thị
trường. Khách hàng tốt, phương án hiệu
quả, VietinBank nghiên cứu, triển khai
các chương trình tín dụng với những gói
sản phẩm, lãi suất ưu đãi tài trợ cho
từng nhóm khách hàng đặc thù” ...
Thế mạnh thủy hải sản đã khẳng định vị
trí số 1 của ĐBSCL so với cả nước.
Đồng bằng sông Cửu Long: Khẳngđịnhvịthếvùngkinhtếtrọngđiểm
Huy Diệu
Năm 2009, Thủ tướng
Chính phủ đã phê duyệt
Đề án thành lập vùng
kinh tế trọng điểm vùng
ĐBSCL gồm 4 tỉnh, thành
phố trực thuộc TW là:
thành phố Cần Thơ, tỉnh
An Giang, tỉnh Kiên Giang
và tỉnh Cà Mau. Theo đó,
xây dựng Vùng kinh tế
trọng điểm vùng ĐBSCL
trở thành vùng phát triển
năng động, có cơ cấu kinh
tế hiện đại, có đóng góp
ngày càng lớn vào nền
kinh tế của đất nước, góp
phần quan trọng vào việc
xây dựng cả vùng ĐBSCL
giàu mạnh, các mặt văn
hoá, xã hội tiến kịp mặt
bằng chung của cả nước;
bảo đảm ổn định chính
trị và an ninh quốc phòng
vững chắc.
Vừa qua, tại UBND Quận 7, TP. HCM - VietinBank Nam
Sài Gòn đã tham gia Hội nghị ký kết hỗ trợ vốn vay ưu đãi
cho các doanh nghiệp (DN), hỗ trợ sản xuất kinh doanh
(SXKD) trên địa bàn.
	 Tại Hội nghị, đại diện VietinBank Nam Sài Gòn đã giới
thiệu chi tiết đến khách hàng các sản phẩm tín dụng đa dạng, tiện
ích cũng như các chương trình ưu đãi lãi suất hấp dẫn, đồng thời
chia sẻ về những khó khăn khách hàng thường gặp phải khi tiếp
cận nguồn vốn vay ngân hàng. Từ đó đưa ra các giải pháp thiết
thực nhằm tăng cường sự gắn kết giữa ngân hàng và DN. Ngoài
mục đích tháo gỡ những khó khăn, hỗ trợ DN, hộ kinh doanh, hợp
tác xã (HTX) tiếp cận nguồn vốn vay với lãi suất phù hợp để mở
rộng phát triển SXKD, Hội nghị còn là nền tảng cho định hướng
phát triển khách hàng tại Chi nhánh. Thông qua Hội nghị giúp
Chi nhánh có thể tiếp cận một số lượng khách hàng lớn tiềm năng.
TrongkhuônkhổHộinghị,HợpđồngtíndụnggiữaVietinBank
Nam Sài Gòn và đại diện 3 DN (C.ty CP Điện tử Asanzo Việt Nam,
C.ty TNHH Thương mại Dịch vụ Vận tải Gia Vũ và C.ty TNHH
Xuất nhập khẩu MPC) với tổng trị giá hơn 350 tỷ đồng đã được
ký kết. Điều này đã tạo điều kiện cho các DN tiếp cận nguồn vốn
lãi suất hợp lý để phát triển hoạt động SXKD trong thời gian tới.
Tại Hội nghị, VietinBank Nam Sài Gòn cũng cam kết đồng
hành cùng C.ty CP Điện tử Asanzo Việt Nam trong việc triển khai
đầu tư giai đoạn 2 dự án Nhà máy sản xuất hàng điện tử với tổng
vốn đầu tư hơn 500 tỷ đồng.
VietinBank
 Xem tiếp trang 18
Số 135 - Tháng 9/2016
Ngày 7/9 vừa qua, ông Phạm
Ngọc Tuấn, Phó Chủ tịch HĐND
tỉnh Đồng Nai cùng Ban Văn
hóa - Xã hội HĐND tỉnh, đã có
buổi giám sát việc thực hiện
chương trình giảm nghèo bền
vững trên địa bàn tỉnh năm
2015 và 6 tháng đầu 2016.
T
heo Ban Chỉ đạo (BCĐ)
giảm nghèo tỉnh, tính
đến đầu 2016, toàn tỉnh
còn trên 13.400 hộ nghèo, gần 7.000
hộ cận nghèo. Sau khi điều tra, khảo
sát hộ nghèo theo hướng tiếp cận đa
chiều, toàn tỉnh có trên 20 ngàn hộ
nghèo và cận nghèo, chiếm 2,6%
tổng số hộ. Từ năm 2015 đến nay,
tổng kinh phí thực hiện cho chương
trình giảm nghèo trên 290 tỷ đồng.
Tỉnh Đồng Nai đã triển khai nhiều
chính sách, dự án như: Chương
trình tín dụng ưu đãi, dự án khuyến
nông- lâm- ngư nghiệp, dự án dạy
nghề, hỗ trợ y tế, giáo dục... cùng các
dự án thuộc chương trình mục tiêu
quốc gia giảm nghèo.
Hiện nay, BCĐ giảm nghèo tỉnh
đang hoàn chỉnh dự thảo đề án giảm
nghèo bền vững giai đoạn 2017-
2020 trình UBND, HĐND tỉnh xem
xét tại phiên họp cuối năm. Tại buổi
làm việc, đại diện đoàn giám sát
của Ban Văn hóa-Xã hội HĐND
tỉnh lưu ý, cần xem lại hiệu quả của
các chương trình hỗ trợ, rà soát lại
các mô hình thoát nghèo và năng
lực của đội ngũ cán bộ làm công tác
giảm nghèo. Đoàn cũng kiến nghị
Sở Lao động - Thương binh và Xã
hội kiểm tra, giám sát việc thực
hiện các chương trình giảm nghèo,
trong đó cần rà soát từng chương
trình. Đặc biệt, cần nghiên cứu việc
nâng chuẩn nghèo mới.
Ông Phạm Ngọc Tuấn đề nghị
BCĐ giảm nghèo tỉnh xây dựng dự
thảo đề án giảm nghèo cần xác định,
tính toán rõ lộ trình nâng chuẩn
nghèo. Trong tổng số hộ nghèo hiện
có, cần xác định cụ thể số hộ có khả
năng thoát nghèo bền vững, để triển
khai các chương trình cho phù hợp.
Chiều 7/9, Hội đồng xét
chọn “Doanh nghiệp xuất sắc
- Doanh nhân xuất sắc” lần
V-2016 của tỉnh Đồng Nai đã
tổ chức xét chọn các doanh
nghiệp, doanh nhân xuất sắc
của tỉnh trong 3 năm (2013 -
2015).
Qua kết quả kiểm phiếu
từ tổ thư ký, hội đồng xem xét
bình chọn được 23 doanh nghiệp
(DN), trong đó có 17 DN xuất
sắc, 6 DN hoàn thành tốt nhiệm
vụ, 10 doanh nhân xuất sắc,
3 doanh nhân hoàn thành tốt
nhiệm vụ. Hội đồng tuyển chọn
được 10 doanh nhân đạt danh
hiệu “Doanh nhân Việt Nam” tiêu
biểu. Các DN, doanh nhân đạt
danh hiệu sẽ được tỉnh tôn vinh
vào ngày Doanh nhân Việt Nam
13/10/2016. Các doanh nhân và
DN được chọn dựa trên các tiêu
chí: chấp hành các chính sách,
pháp luật, xây dựng tốt Đảng cơ
sở, đoàn thể vững mạnh đạt hiệu
quả kinh tế-xã hội, tổ chức triển
khai và thực hiện tốt công tác thi
đua khen thưởng... Hội đồng xét
chọn đã loại một số trường hợp
DN vi phạm pháp luật, nhất là vi
phạm về lĩnh vực môi trường.
KINH TẾ - PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP
Với mục tiêu giảm tối đa
phiền hà cho doanh nghiệp
(DN), công tác cải cách thủ tục
hành chính thuộc các lĩnh vực
đăng ký kinh doanh, đăng ký
đầu tư, xây dựng cơ bản... được
UBND tỉnh Đồng Nai quan tâm.
Bên cạnh đó, tại buổi đối thoại
trực tiếp với các DN có vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài (FDI) do
UBND tỉnh tổ chức ngày 6/9 vừa
qua, những vấn đề các DN FDI
vừa và nhỏ rất quan tâm là: thủ
tục đầu tư, thuế, hải quan, đất
đai và môi trường...
D
N FDI phản ánh trước
đây khi đăng ký mở
rộng, thành lập mới DN
chỉ cần đến nộp hồ sơ tại Ban Quản
lý (BQL) các khu công nghiệp Đồng
Nai,nhưnghiệnphảiđi2nơilàBQL
các khu công nghiệp Đồng Nai, Sở
Kế hoạch - Đầu tư, mất rất nhiều
thời gian. Liên quan đến những vấn
đềtrên,GiámđốcSởKếhoạch-Đầu
tư Cao Tiến Dũng cho biết: “Một số
thủ tục về cấp phép đầu tư, thành
lập mới, mở rộng DN đã được công
khai trên mạng của Sở. DN FDI có
thể đến trực tiếp hoặc đăng ký hồ sơ
qua mạng. Những DN không muốn
đi lại 2 nơi trên vẫn có thể nộp hồ sơ
tại BQL các khu công nghiệp Đồng
Nai, vì tỉnh mới có quy định 2 đơn vị
sẽ liên kết giải quyết từng phần việc
của mình, tránh cho DN phải đi lại
nhiều nơi”. Ngoài ra, Sở Kế hoạch -
Đầu tư có tổ chuyên hướng dẫn DN
thực hiện các thủ tục, nên khi DN có
khó khăn có thể liên hệ trực tiếp với
Sở để được hỗ trợ.
Một số DN FDI cũng đề nghị
tỉnh cho làm và giải quyết các thủ
tục cấp phép thành lập, xây dựng,
môi trường, đất đai song song với
nhau để bớt thời gian chờ đợi. Phó
Chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn
Vĩnh khẳng định: “Trong thời gian
tới sẽ yêu cầu các sở, ngành hoàn tất
bộ thủ tục cấp phép đầu tư, thành
lập, đất đai, môi trường, lao động,
bảo hiểm... công khai trên mạng
internet và chỉ rõ đường link cho các
DN biết vào tìm hiểu. DN phát hiện
có tình trạng nhân viên xử lý hồ sơ
cố tình kéo dài thời gian, có những
khuất tất có thể điện thoại trực tiếp
cho lãnh đạo tỉnh hoặc gửi email,
tỉnh sẽ xử lý ngay những nhân viên
này”.
Đại diện một số hiệp hội, DN
phàn nàn về việc hải quan yêu cầu
các DN chế xuất lắp đặt camera
quay lại cảnh xe ra vào cổng để
giám sát tình trạng luân chuyển
hàng hóa, tránh tình trạng gian lận
thuế và truyền qua mạng về hải
quan. Việc này khiến DN lo lắng có
thể thông tin bị đánh cắp trong quá
trình truyền tải, gây thiệt thòi cho
DN. Thời gian hải quan yêu cầu DN
chế xuất lưu hình ảnh là 6 tháng
quá dài, làm tốn kém không ít.
Ông Akira Motomiya, Tổng
giám đốc Công ty TNHH Sản phẩm
máy tính Fujitsu, Chủ tịch Hiệp hội
Doanh nghiệp Nhật Bản tại Đồng
Nai, chia sẻ: “Thông tin của các DN
chế xuất truyền qua internet ra
ngoài rất khó bảo mật, vì thời gian
gần đây an ninh mạng hay bị tấn
công. Những thông tin bị lộ sẽ ảnh
hưởng đến các khách hàng của DN.
Do đó, tôi kiến nghị hải quan khi
cần thông tin có thể đến trực tiếp
các công ty để DN cung cấp. Và thời
gian lưu giữ hình ảnh của các công
ty chỉ khoảng 1 tháng, nếu Cục Hải
quan yêu cầu lưu 6 tháng sẽ tốn
thêm khoản chi phí không nhỏ cho
DN”.
Ông Taketani Yukihiko, Tổng
Giám đốc Công ty TNHH Tayca Việt
Nam (Khu công nghiệp Long Đức,
huyện Long Thành), nói: “Công ty
có hơn 100 năm kinh nghiệm trong
sản xuất hóa chất tại Nhật Bản
cũng như nhiều nước và chưa khi
nào để xảy ra sự cố về môi trường,
nên quá trình làm các thủ tục về
môi trường đề nghị tỉnh xem xét
vấn đề này. Công ty chấp thuận việc
lắp đặt camera quan trắc khí thải,
nhưng có nhiều chỉ tiêu yêu cầu
giám sát không cần thiết gây phiền
hà, tăng gánh nặng chi phí cho DN,
tỉnh nên bỏ đi”.
Về kiểm tra các DN FDI, nhiều
tỉnh đã có quy định trừ trường hợp
phát hiện DN có dấu hiệu vi phạm
trên một số lĩnh vực các sở, ngành
mới được kiểm tra đột xuất nhưng
sau đó phải báo cáo tỉnh ngay. Kiểm
tra định kỳ các sở, ngành phối hợp
trình tỉnh đồng ý mới tiến hành.
DN hoạt động tốt vẫn bị kiểm tra
liên tục thì báo BQL các khu công
nghiệp Đồng Nai sẽ được lãnh đạo
tỉnh xử lý.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng
Nai Trần Văn Vĩnh cam kết từ nay
đến cuối năm 2016 sẽ công bố toàn
bộ các thủ tục, hồ sơ đăng ký cấp
giấy chứng nhận đầu tư, thành lập
mở rộng DN, cấp phép xây dựng,
thuế, hải quan, đất đai, môi trường,
lao động... Theo đó, DN có nhu cầu
có thể lên mạng tải về làm trước tạo
sự minh bạch, rút ngắn thời gian,
chi phí tạo thuận lợi cho DN sản
xuất và thu hút đầu tư FDI.
Trị"bệnh"sáchnhiễudoanhnghiệp Trắc Long - Thanh Long
Ông Akira Motomiya, Tổng Giám đốc Công
ty TNHH Sản phẩm máy tính Fujitsu, Chủ
tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại
Đồng Nai, kiến nghị những vướng mắc tại
hội nghị.
06
290 tỷ đồng cho chương trình thoát nghèo bền vững
Bùi Hương
Tônvinhdoanhnghiệp,doanhnhânxuấtsắc Bùi Châu
đồng nai
Thủ tướng Nguyễn Xuân
Phúc phê duyệt, ban hành
trong Nghị quyết 19-2016
về nhiệm vụ, giải pháp
chủ yếu cải thiện môi
trường kinh doanh, nâng
cao năng lực cạnh tranh
quốc gia hai năm 2016 -
2017, định hướng đến năm
2020. Theo đó, Chính phủ
yêu cầu lãnh đạo các bộ
ngành, UBND tỉnh, TP
chịu trách nhiệm chỉ đạo
xây dựng Chương trình,
Kế hoạch hành động thực
hiện Nghị quyết 19 trước
30/5/2016, tạo chuyển biến
rõ nét về nhận thức của
đội ngũ cán bộ, công chức
về tinh thần phục vụ người
dân và doanh nghiệp.
Ông Phạm Ngọc Tuấn, Phó Chủ tịch HĐND
tỉnh Đồng Nai phát biểu tại buổi làm việc
HĐND TP.HCM đã thông
qua Nghị quyết số 105/NQ-
HĐND về danh mục các dự
án cần thu hồi đất và dự án có
chuyển mục đích sử dụng đất
trên địa bàn thành phố trong
năm 2016. Trong danh mục 8 dự
án cần thu hồi đất trong năm
2016 (đợt 3) có khu tứ giác vàng
Nguyễn Huệ - Hồ Tùng Mậu -
Huỳnh Thúc Kháng - Ngô Đức
Kế (quận 1) với diện tích 1,31 ha,
dự kiến sẽ được đấu thầu theo
hình thức chỉ định thầu cho
liên doanh nhà đầu tư là Công
ty Larkhall Holding và Công ty
CP Tập đoàn đầu tư Vạn Thịnh
Phát.
Trước đó, chiều 3/8 tại TP.HCM
đã diễn ra ký kết hợp tác đầu tư giữa
Công ty CP Tập đoàn Vạn Thịnh
Phát với các nhà đầu tư nước ngoài
gồm Pavilion Group và Genting
Group để phát triển dự án "Khu
công viên Mũi Đèn Đỏ và nhà ở đô
thị" - Saigon Peninsula tại phường
Phú Thuận, quận 7, TP.HCM. Với
tổng vốn đầu tư khoảng 6 tỷ USD,
các nhà đầu tư sẽ biến dự án thành
nơi hội tụ những nét kiến trúc độc
đáo mang tầm cỡ quốc tế và là “lá
phổi xanh” hòa quyện vào không
gian sông nước sinh thái lý tưởng
với vị trí nằm ngay ngã ba sông Sài
Gòn và sông Nhà Bè.
Thực tế, thông tin về việc đầu
tư vào tứ giác vàng này xuất hiện
từ tháng 5, khi Tập đoàn Vạn Thịnh
Phát có văn bản xin chủ trương
UBND TP.HCM xây công trình cao
tối đa 40 tầng tại đây. Đây là khu
đất vàng thứ hai được tập đoàn của
đại gia Trương Mỹ Lan nhắm đến
trong năm nay. Trước đó tập đoàn
này cũng xin chủ trương đầu tư vào
khu đất Bến Bạch Đằng (quận 1).
Với việc được chỉ định đầu tư
vào khu tứ giác vàng đường Nguyễn
Huệ, quận 1, TP.HCM, đại gia bí ẩn
Trương Mỹ Lan đã làm đầy thêm
“bộ sưu tập đất vàng” trung tâm của
mình.
Bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch
Tập đoàn Vạn Thịnh Phát được biết
đến là một đại gia bí ẩn nhất Việt
Nam, nhưng sở hữu hầu hết các vị
trí đất vàng trong vùng lõi trung
tâm TP.HCM. Ngoài Times Square,
doanh nhân Trương Mỹ Lan hiện
đang nắm trực tiếp hoặc gián tiếp
nhiều cao ốc ở những vị trí đắc địa
nhất của khu trung tâm thành phố
dọc theo phố đi bộ Nguyễn Huệ.
Tại các quận lân cận, tập đoàn
này cũng sở hữu nhiều bất động sản
cóvịtríđẹp,giátrịcao.Cụthểlàcụm
Trung tâm thương mại Thuận Kiều
Plaza (quận 5), cao ốc căn hộ dịch vụ
cao cấp Sherwood Residence (quận
3), Khách sạn Thương mại An Đông
(quận 5), Khu dân cư Bonville Land
(huyện Bình Chánh), Khu dân cư
cao cấp Sterling Residence (huyện
Bình Chánh), Khu căn hộ cao cấp
Lambert Residence (quận 3)…
07KINH TẾ - PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬPSố 135 - Tháng 9/2016
Là một tỉnh có nhiều ưu
thế bậc nhất trong khu vực
ĐBSCL, Kiên Giang được coi
là một Việt Nam thu nhỏ vì
tỉnh có đủ tài nguyên rừng,
nông nghiệp, công nghiệp,
dịch vụ, du lịch, hải đảo, biên
giới… Trong đó, nguồn thu
từ biển là đóng góp lớn nhất.
Chính vì thế, Kiên Giang đã
đưa ra nhiều giải pháp phát
triển kinh tế biển trong giai
đoạn 2016 - 2020.
Vai trò của kinh tế biển
Thực hiện Nghị quyết Đại
hội X, Đảng bộ tỉnh Kiên Giang,
nhiệm kỳ 2016 - 2020, khẳng
định việc thực hiện hiệu quả
phát triển kinh tế biển bền vững,
kế hoạch xác định các mục tiêu
chung là tập trung xây dựng và
phát triển toàn diện các ngành
kinh tế biển như khai thác hải
sản xa bờ, dịch vụ hậu cần nghề
cá, nuôi trồng thủy sản ven biển,
quanh đảo, gắn với bảo vệ nguồn
lợi thủy sản và vùng biển, đảo.
Song song đó là phát triển du lịch
biển đảo, phát triển kinh tế hàng
hải, chế biến thủy sản... Tỉnh tiếp
tục đẩy mạnh triển khai thực
hiện các quy hoạch đã được phê
duyệt, đặc biệt là đầu tư xây dựng
kết cấu hạ tầng các đô thị ven
biển, các trung tâm kinh tế biển,
xây dựng và phát triển Khu kinh
tế Phú Quốc, các đô thị ven biển
như: thành phố Rạch Giá, thị xã
Hà Tiên và huyện Kiên Lương,
tạo bước đà cho kinh tế biển Kiên
Giang phát triển.
Những bài toán mà Kiên
Giang đang từng bước đẩy mạnh
cho phù hợp với xu thế mới là huy
động và phát huy tối đa các nguồn
lực để tập trung đầu tư xây dựng
kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
ven biển, hải đảo; kết hợp chặt
chẽ giữa phát triển kinh tế - xã
hội với đảm bảo quốc phòng an
ninh, tăng cường hợp tác quốc tế,
gắn phát triển kinh tế biển với
bảo vệ chủ quyền biển đảo và ứng
phó biến đổi khí hậu, giải quyết
việc làm để nâng cao mức sống
nhân dân. Trong đó, sẽ phấn đấu
đến năm 2020, kinh tế biển chiếm
74% GDP toàn tỉnh. Trong năm
qua, sản lượng khai thác thủy sản
đạt gần 500 ngàn tấn. Phấn đấu
kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt
230 triệu USD. Đến năm 2020, ổn
định và nâng cấp các phương tiện
khai thác tàu đánh bắt xa bờ có
công suất trên 90CV chiếm 70%.
Tập trung đầu tư nâng cấp, mở
rộng cảng cá, khu neo đậu tránh
trú bão và phát triển dịch vụ hậu
cần nghề cá...
Tuy nhiên, vấn đề lãnh đạo
tỉnh Kiên Giang quan tâm là tốc
độ tăng trưởng còn chậm, chất
lượng thấp và thiếu bền vững;
chưa khai thác tốt tiềm năng, lợi
thế của tỉnh, việc khai thác và
nuôi trồng thủy sản có bước phát
triển nhưng chưa ổn định và bền
vững; tiềm năng mặt nước ven
biển còn lớn nhưng chưa khai
thác hiệu quả; ứng dụng khoa học
công nghệ vào nuôi trồng thủy
sản chưa nhiều; môi trường sinh
thái vùng biển, ven biển diễn biến
ngày một xấu, một số nơi ô nhiễm
nặng, nguồn lợi thủy sản ngày
càng cạn kiệt, khả năng tái tạo
thấp; cơ sở hạ tầng nói chung, du
lịch nói riêng phát triển chậm và
chưa đồng bộ, sản phẩm và dịch
vụ du lịch chất lượng còn thấp,
đơn điệu chưa thật hấp dẫn du
khách trong và ngoài nước; tình
hình an ninh trật tự vùng biển
từng lúc còn diễn biến phức tạp,
tình trạng khai thác thủy sản vi
phạm pháp luật trong và ngoài
nước còn phổ biến, chưa được
ngăn chặn có hiệu quả.
Nhiều giải pháp chiến lược
Trước mắt, tỉnh Kiên Giang
sẽ rà soát, điều chỉnh quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã
hội của tỉnh đến năm 2020 và định
hướng đến năm 2030; quy hoạch
gắn công tác dự báo với ứng phó
biến đổi khí hậu, nhằm đảm bảo
ổn định sản xuất và đời sống của
nhân dân. Đồng thời, tập trung
đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng
ven biển, hải đảo, nhất là các công
trình giao thông, điện, nước sinh
hoạt; phát triển ngành nghề và
nâng cao đời sống của nhân dân
ven biển, hải đảo. Thực hiện các
cơ chế chính sách hỗ trợ ngư dân,
đầu tư khai thác thủy sản trên
các vùng biển khơi xa. Chuyển
đổi ngành nghề và phương thức
đánh bắt để nâng cao chất lượng
đánh bắt và bảo vệ, tái tạo nguồn
lợi thủy sản.
Một quyết sách quan trọng
không kém là phát triển nguồn
nhân lực phục vụ phát triển kinh
tế biển đi đôi với chú trọng giáo
dục hướng nghiệp, nâng cao tỷ lệ
lao động qua đào tạo, nhất là dạy
nghề đảm bảo đủ số lượng và đạt
về chất lượng, đáp ứng yêu cầu
phát triển kinh tế biển đảo. Quan
tâm đào tạo, đào tạo lại đội ngũ
cán bộ đủ sức quản lý, điều hành
phát triển kinh tế biển. Trong xu
thế ấy, đào tạo sẽ đi đôi với việc
tăng cường công tác đối ngoại, mở
rộng và đẩy mạnh quan hệ hợp
tác quốc tế về biển để tranh thủ
vốn, tiềm lực khoa học, công nghệ.
Ngoài ra, khuyến khích thành lập
các doanh nghiệp thuộc các thành
phần kinh tế khai thác, phát triển
kinh tế biển, nhất là các lĩnh vực
thế mạnh của kinh tế biển Kiên
Giang như nuôi trồng thủy sản,
công nghiệp chế biến thủy sản,
công nghiệp năng lượng, vận tải,
du lịch, dịch vụ,..
Thực hiện Nghị quyết 09-NQ/
TW của Bộ Chính trị về Chiến
lược biển Việt Nam đến năm
2020, tỉnh Kiên Giang 5 năm qua
(2011-2015) đã đạt được một số
kết quả đáng khích lệ, đó là: Tốc
độ tăng trưởng kinh tế biển giai
đoạn 2011-2015 đạt 11,4%/năm;
tỷ trọng GDP kinh tế biển chiếm
73,3% GDP toàn tỉnh; cơ cấu kinh
tế chuyển dịch theo hướng dịch
vụ - công nghiệp, xây dựng - nông
nghiệp.
KIÊN GIANG: PHÁTHUYVAITRÒKINHTẾBIỂN Huy Diệu - Quỳnh Giao
Cải thiện đội ngũ tàu cá công suất lớn
bám biển lâu ngày là một trong những
quyết sách phát triển kinh tế biển của
tỉnh Kiên Giang
Gia tộc
ĐƯỢCCHỈĐỊNHĐẦUTƯVÀOKHUTỨGIÁCVÀNG
Hoàng Thiên
Thực hiện Nghị quyết 09-
NQ/TW của Bộ Chính trị về
Chiến lược biển Việt Nam
đến năm 2020, tỉnh Kiên
Giang 5 năm qua (2011-
2015) đã đạt được một số
kết quả đáng khích lệ, đó là:
Tốc độ tăng trưởng kinh tế
biển giai đoạn 2011-2015 đạt
11,4%/năm; tỷ trọng GDP
kinh tế biển chiếm 73,3%
GDP toàn tỉnh; cơ cấu kinh
tế chuyển dịch theo hướng
dịch vụ - công nghiệp, xây
dựng - nông nghiệp.
Đường Nguyễn Huệ
- một mặt của khu tứ giác vàng
Không ồn ào, rầm rộ như
cam sành, cam mật, cây cam
xoàn vẫn âm thầm gieo lộc
cho bà con nông dân tỉnh
Đồng Tháp bằng những vụ
mùa bội thu. Nhiều người cho
rằng, cam xoàn không chỉ là
cây trồng “xóa nghèo” mà đã
trở thành cây “làm giàu” của
nông dân.
T
heo tìm hiểu của PV,
hiện nay nhiều diện
tích cam xoàn ở huyện
Lai Vung đang bắt đầu vào vụ thu
hoạch. So với những năm trước,
mùa thu hoạch này nhà vườn kém
vui bởi giá cam thấp hơn khoảng
5% và năng suất cam cũng giảm
khá nhiều.
Ông Nguyễn Hữu Hạnh, nông
dân ở xã Tân Hòa, huyện Lai
Vung cho biết: Mặc dù giá cam
xoàn vẫn còn giữ mức khá cao
(khoảng 35 ngàn - 36 ngàn đồng/
kg), nhưng so với cùng kỳ năm
trước giảm 6 ngàn đồng/kg. Năm
nay, thời tiết không thuận lợi,
cam xoàn bị rụng trái khá nhiều
nên năng suất cũng giảm.
Mặc dù giá cam xoàn năm nay
giảm, song với mức giá như hiện
tại thì nhà vườn vẫn còn lãi khá
cao. Năng suất trung bình 1 công
(1.300m2) cam xoàn ở Lai Vung
dao động từ 3 - 4 tấn, chi phí sản
xuất khoảng 11.500 đồng/kg.
Còn theo ông Nguyễn Bé
Năm - Trưởng trạm Bảo vệ thực
vật huyện Lai Vung, yếu tố thời
tiết là một trong những nguyên
nhân chính dẫn đến cam bị rụng
trái, giảm năng suất. Đợt nắng
nóng hồi tháng 3, tháng 4 vừa
qua làm cho nhiều diện tích cam,
quýt ở Lai Vung bị thiệt hại, ước
tính năng suất bình quân giảm
khoảng 5%. Ngoài ra, vào giai
đoạn chuẩn bị thu hoạch, một số
vườn có hiện tượng rụng trái do
ảnh hưởng của nhóm nấm thán
thư và nhiều nguyên nhân khác.
Nhóm nấm thán thư phát triển
mạnh vào mùa mưa, làm cho cam
bị khô đầu cuống và rụng.
Như vậy, để hạn chế thiệt
hại đến mức thấp nhất, nhà vườn
cần phải bón phân cân đối, tăng
cường bón thêm nhóm phân trung
vi lượng, phân hữu cơ; cần tỉa và
tạo tán thông thoáng, không để
cây mang quá nhiều trái, quản lý
nước tưới hợp lý...
Theo thống kê của Trạm Bảo
vệ thực vật huyện Lai Vung, hiện
nay diện tích cam xoàn trên địa
bàn huyện khoảng 470ha, tăng
trên 200ha so với cùng kỳ năm
2015. Tuy nhiên, để sản xuất
cam xoàn hiệu quả, ngành nông
nghiệp huyện khuyến cáo nông
dân cần chọn loại thổ nhưỡng
phù hợp để trồng cam xoàn, trang
bị kiến thức cần thiết trước khi
chuyển đổi sang canh tác một loại
cây trồng mới, không nên chạy
theo số đông, sản xuất ồ ạt.
Hiện nay, nhằm giúp nông
dân trang bị kiến thức về sản xuất
theo hướng an toàn, ngành nông
nghiệp huyện đang triển khai các
mô hình sản xuất theo quy trình
an toàn, VietGAP, giúp nông dân
làm quen với việc sản theo tiêu
chuẩn và truy xuất nguồn gốc,
hướng đến các thị trường xa hơn
ở ngoài nước.
Thương lái Trung Quốc ồ ạt thu mua
nông sản rồi lặn biệt tăm đã để lại những
bài học cay đắng cho nông dân nhiều
vùng. Để chấm dứt hiện tượng bất thường
này, rất cần sự chủ động phòng ngừa của
nông dân và các cấp quản lý.
L
âu nay, ở thị trường nông sản Việt
Nam, vai trò của thương lái rất lớn
khi mà các doanh nghiệp (DN) chưa
đủ nguồn lực để mua nông sản tận gốc tại
vườn, ruộng, ao, chuồng nuôi… của nông dân.
Tuy nhiên, dấu vết gây thiệt hại của thương lái
Trung Quốc luôn ẩn hiện qua những cách thức
mua hàng “độc lạ” trên nông sản Việt Nam, từ
săn lùng mua cau non, đỉa, lá điều, rễ tiêu đến
heo mỡ, thanh long… Chiêu trò có, nhu cầu đột
xuất từ thị trường Trung Quốc có. Nhưng theo
các chuyên gia am hiểu thì thương lái Trung
Quốc thu gom hàng nông sản luôn tiềm ẩn
những rủi ro.
GS. TS Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng Trường
Đại học Nam Cần Thơ, nhận định: Nếu không
có thương lái, nông sản do nông dân làm ra
không thể hoặc rất khó đến với doanh nghiệp.
Có nhiều cách gọi tên về đối tượng đảm nhận
khâu thu mua trung gian này. Có lúc người
ta gọi là “tư thương” gắn với thời bao cấp,
đến nay lại được hiểu theo giá trị biểu cảm
âm tính - chê, phê phán! Có người gọi những
người mua đi bán lại nông sản là “hàng xáo”
nhưng đa số dân Nam bộ gọi họ là “bạn hàng
xáo”! Chữ “bạn” đã bao hàm giá trị biểu cảm
dương tính và cách nhìn thân thiện về nghề.
Họ là những người chịu khó lặn lội đồng hành
nắng - mưa cực khổ cùng nông dân, chủ yếu
lấy công làm lời! Bạn hàng xáo Nam bộ đến
nay chủ yếu vẫn dùng ghe luồn lách vào kinh,
rạch mua nông sản của nông dân.
Còn ông Nguyễn Văn Đồng, Giám đốc
Sở NN&PTNT tỉnh Hậu Giang, khuyến nghị:
“Hiện nay trong khâu sản xuất và buôn bán
còn hai vấn đề cần cấp bách giải quyết. Người
dân thì thụ động. Cán bộ xã, phường thì né
tránh chờ cấp tỉnh có ý kiến - nhất là tình
trạng cò, thương lái đểu quấy nhiễu thị trường
nông sản - dù các quy định chức năng xử lý
hành chính thể hiện rõ. Mong UBND tỉnh có
chỉ thị chức năng quản lý của địa phương để
sớm can thiệp các trường hợp có dấu hiệu gây
rối thị trường nông sản”.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế ngày
càng sâu rộng, thiết nghĩ chính quyền các địa
phương và doanh nghiệp đầu tàu trong xuất
khẩu nông sản chủ lực nên tập hợp, tổ chức
bài bản cho đội ngũ thương lái, bạn hàng xáo
có kinh nghiệm lâu nay. Câu “buôn có bạn,
bán có phường” hơn bao giờ hết cần được nông
dân và doanh nghiệp thắt chặt trên những giá
trị truyền thống. Từ đó, có thể loại bỏ chiêu trò
của “thương lái đểu”.
Rõ ràng, các doanh nghiệp và chính quyền
địa phương đều thừa nhận vai trò quan trọng
của thương lái, bạn hàng xáo nhưng lúng túng
chưa tìm ra phương cách phối hợp hiệu quả
trong tiêu thụ để ổn định thị trường.
Bắc Giang:
Công nhận 10 sản phẩm
công nghiệp nông thôn năm 2016 Bùi Cường
C
hủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang vừa ký quyết định công nhận 10 sản
phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2016 cho 3 nhóm ngành
nghề.
Nhóm thủ công mỹ nghệ có 3 sản phẩm là: Tranh gốm Chùa Vĩnh Nghiêm;
Chum gốm Cơ sở Gốm làng Ngòi - Yên Dũng; Đôi hạc bằng gỗ mít hộ sản xuất
Qlâm, thủy sản và thực phẩm có 6 sản phẩm là: Ván ghép thanh Công ty
TNHH Vũ Thịnh - Lạng Giang; Cao Kim Thiền Thảo của Công ty CP Dược
OPC Bắc Giang; Dấm Kim Ngân của Cty TNHH TM Ngân Giang; Chè xanh
Bản Ven của HTX Thân Trường; Giò gà Yên Thế của Cty CP Giang Sơn; Bánh
đa nem Thổ Hà của HTX sản xuất bánh đa, nem, mỳ Thổ Hà. Nhóm sản phẩm
khác có một sản phẩm là gạch lát cotto của Cty CP Ngôi sao Bắc Giang.
Quảng Ninh:
Thungânsáchhiệuquả Bùi Cường
T
heo số liệu từ Sở Tài chính tỉnh Quảng Ninh, đến
cuối tháng 7 năm 2016, tổng thu ngân sách nhà nước
trên địa bàn đạt 21.386 tỷ đồng, bằng 62% dự toán
và tăng 4% so với cùng kỳ; ước thực hiện cả năm đạt 36.300 tỷ
đồng, tăng 6% dự toán giao đầu năm. Có được kết quả này là do
tỉnh đã linh hoạt, quyết liệt trong công tác điều hành chỉ đạo.
Cụ thể tỉnh đã tăng cường và nâng cao hiệu quả của hoạt động
thu hút, xúc tiến đầu tư, tổ chức các hội nghị gặp mặt doanh
nghiệp, doanh nhân nhằm tháo gỡ, giải quyết kịp thời những
khó khăn vướng mắc trong sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp; đồng thời đẩy mạnh cải cách hành chính đảm bảo đơn
giản, công khai minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh
nghiệp sản xuất, kinh doanh…
Số 135 - Tháng 9/201608 KINH TẾ - PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP
Lai Vung - Đồng Tháp: Camxoànvàomùathuhoạch
Phước Lập - Hồ Thanh Phong
ĐỀ PHÒNG THƯƠNG LÁI "LẠ"
Ngọc Lễ - Tấn Lập
Khoai lang được thương lái Trung Quốc đề nghị mua đọt.
Số 135 - Tháng 9/2016 ĐỜI SỐNG ĐÔ THỊ - XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 09
Những năm gần đây, đời
sống kinh tế - xã hội ở xã Hương
Sơn phát triển khá toàn diện.
Sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp, dịch vụ - thương
mại phát triển, thu nhập của
nhân dân trong xã ngày càng
được nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo
giảm. Có được những kết quả
trên là nhờ sự đoàn kết, thống
nhất trong tổ chức Đảng và toàn
hệ thống chính trị, tạo sự đồng
thuận cao trong các tầng lớp
nhân dân, góp phần thực hiện
thắng lợi các mục tiêu đề ra.
X
ác định phát triển kinh
tế là nhiệm vụ trọng
tâm, những năm qua,
Đảng bộ, chính quyền xã Hương
Sơn tập trung lãnh đạo, chỉ đạo,
vận động nhân dân chuyển đổi
cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật nuôi
phù hợp điều kiện địa phương. Ông
Đào Xuân Bình, Chủ tịch UBND xã
Hương Sơn cho biết: Trên cơ sở phân
tích, đánh giá những thuận lợi, khó
khăn trong phát triển kinh tế ở địa
phương, Đảng ủy, UBND xã Hương
Sơn xác định sản xuất nông nghiệp
là hướng phát triển chủ đạo, mang
lại hiệu quả, nâng cao thu nhập cho
người dân. Từ việc định hướng phát
triển kinh tế phù hợp với điều kiện
đất, thổ nhưỡng của địa phương,
xã xây dựng Nghị quyết chuyên
đề phát triển kinh tế theo hướng
chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật
nuôi, đồng thời áp dụng các tiến bộ
khoa học kỹ thuật; tận dụng triệt để
các loại đất để phát triển sản xuất
hàng hóa. Đến nay, xã có 170,4 ha
diện tích đất gieo trồng, trong đó
diện tích lúa 133,15 ha, năng suất
đạt 55,5 tạ/ha.
Thời gian qua, xã tích cực vận
động nhân dân đầu tư mở rộng chăn
nuôi phát triển đàn gia súc, gia cầm,
tạosảnphẩmhànghóacungcấpcho
thị trường. Hiện nay, toàn xã có 929
con trâu bò; 4.652 con lợn và 20.450
con gia cầm. Để duy trì phát triển
chăn nuôi, xã tạo điều kiện giúp
người dân được tiếp cận các nguồn
vốn vay; phân công cán bộ thú y phụ
trách hướng dẫn, tập huấn cho bà
con nhân dân về kỹ thuật chăm sóc,
lựa chọn giống, nguồn thức ăn, cách
phòng, điều trị bệnh, giữ vệ sinh
môi trường chăn nuôi. Bên cạnh đó,
việc chăm sóc, bảo vệ và bổ sung kịp
thời diện tích rừng thu hoạch luôn
được quan tâm và thực hiện thường
xuyên.
Hoạt động sản xuất tiểu thủ
công nghiệp, thương mại - dịch vụ
được duy trì ổn định và có chiều
hướng tăng. Tổng giá trị sản xuất
công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
6 tháng đầu năm đạt 31,7 tỷ đồng.
Xã khuyến khích các hộ phát triển
kinh doanh, vay vốn với lãi suất
thấp thông qua các tổ chức chính
trị - xã hội như: Hội Nông dân, Phụ
nữ, Đoàn Thanh niên… để mở rộng
kinh doanh.
Lĩnh vực văn hóa - xã hội được
quan tâm đúng mức. Các chính
sách an sinh xã hội, hoạt động chăm
sóc sức khỏe người dân được thực
hiện tốt. Công tác đào tạo nghề,
giải quyết việc làm có nhiều chuyển
biến. Công tác quốc phòng - an ninh
được tăng cường, đảm bảo an ninh
chính trị, trật tự an toàn xã hội trên
địa bàn.
Kinh tế phát triển, hạ tầng
nông thôn trên địa bàn được đầu tư
xây dựng khang trang, các trường
học, trạm y tế xã đều được xây dựng
kiên cố, cao tầng, đường giao thông
được rải nhựa, đổ bê tông xi măng.
Riêng 6 tháng đầu năm, xã đã triển
khai thi công xong các hạng mục
đường giao thông nông thôn như:
Thôn Cầu Đá, Thiếu Khanh dài
1.540m; nhà văn hoá thôn Hương
Vị. Khởi công và đang tiến hành xây
dựng nhà rèn luyện thể chất trường
THCS; nhà lớp học 2 tầng trường
mầmn non; nhà điều hành 2 tầng
trường tiểu học…
Ông Đào Xuân Bình cho biết
thêm: Những năm qua, mặc dầu
còn gặp nhiều khó khăn, thách
thức, song được sự quan tâm giúp
đỡ của Huyện uỷ, HĐND, UBND
huyện, các ban ngành đoàn thể, sự
nỗ lực vượt qua khó khăn của Đảng
bộ, chính quyền và nhân dân, các
lĩnh vực về kinh tế - xã hội đã đạt
được nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Phát huy những thành quả đã đạt
được, trong thời gian tới, Đảng bộ,
chính quyền và nhân dân xã Hương
Sơn tiếp tục tìm giải pháp phù hợp
với điều kiện thực tế của địa phương
để đưa kinh tế - xã hội của xã phát
triển nhanh, bền vững.
Xã Hương Sơn: Đoàn kết để phát triển kinh tế Ly Sơn
Ông Đào Xuân Bình
- Chủ tịch UBND xã Hương Sơn
Huyện Bình Xuyên - Tỉnh vĩnh phúc
Về xã Trung Mỹ hôm nay, có
thể thấy sự đổi thay rõ nét. Kết
quả đó có được là nhờ Đảng bộ,
chínhquyềnvànhândânTrung
Mỹ đoàn kết, mạnh dạn chuyển
đổi cơ cấu kinh tế địa phương.
Nhờ đó, đời sống của nhân dân
không ngừng được nâng lên,
diện mạo của một xã nông thôn
mới trù phú, yên bình đã hiện
hữu nơi đây.
N
ăm 2016 được đánh giá
là một năm có nhiều
khókhănvàtháchthức,
nhưng dưới sự lãnh đạo của cấp ủy
Đảng, sự năng động, nhiệt tình của
lãnh đạo UBND đã khơi dậy tinh
thần đoàn kết, phấn đấu trong toàn
thể nhân dân, góp phần thực hiện
thắng lợi nhiệm vụ đã đặt ra trong 8
tháng đầu năm. Đứng trước những
thách thức, nhiệm vụ mà cấp trên
đã giao, Đảng ủy, UBND xã Trung
Mỹ đã thực hiện nhiều giải pháp
đồng bộ, hiệu quả, thiết thực và
nhận được sự đồng tình cao trong
quần chúng nhân dân. Trong 6
tháng đầu năm 2016, về trồng trọt,
xã có tổng diện tích gieo cấy vụ Đông
xuân 379,5 ha; năng suất lúa bình
quân đạt 53,1 tạ/ha; tổng sản lượng
lương thực đạt 1.790,3 tấn. Về chăn
nuôi, xã tiếp tục có bước phát triển
ổn định. Tổng đàn trâu bò hiện có
là 1.592 con, 8.470 con lợn; đàn gia
cầm có 57.050 con. Công tác phòng,
chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia
cầm được xã thực hiện tốt, không để
xảy ra dịch bệnh lớn làm ảnh hưởng
đến chăn nuôi và đời sống kinh tế
của nhân dân.
Những năm gần đây, Trung Mỹ
đã tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh
tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng
sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp, thương mại và dịch vụ,
giảm tỷ trọng nông nghiệp. Bởi vậy,
trong tổng sản xuất năm 2016 của
xã uớc đạt 419,5 tỷ đồng thì giá trị
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,
thương mại và dịch vụ đóng góp 359
tỷ đồng.
Ông Trương Văn Đào - Chủ tịch
UBND xã Trung Mỹ cho biết: “Đảng
bộ, chính quyền xã luôn quan tâm,
tạo mọi điều kiện về thủ tục hành
chính, khuyến khích nhân dân mở
rộng các loại hình dịch vụ, tạo việc
làm và tăng thu nhập cho người lao
động. Những năm tới, Trung Mỹ sẽ
tiếp tục phát huy thế mạnh của địa
phương, khắc phục tồn tại nhằm
đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã
hội, nâng cao hơn nữa đời sống cho
người dân”.
Không chỉ chú trọng phát triển
kinh tế, mà công tác văn hóa, xã hội
cũng được lãnh đạo xã đặc biệt quan
tâm. Xã đã tập trung tuyên truyền
các nhiệm vụ chính trị của tỉnh, của
huyện và địa phương, phục vụ cho
cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa
XIV và bầu cử đại biểu HĐND các
cấpnhiệmkỳ2016-2021;đồngthời,
thường xuyên tổ chức tốt các hoạt
động văn hóa văn nghệ, thể dục thể
thao vào các ngày lễ, ngày kỷ niệm
trong năm. Chất lượng giáo dục
toàn diện ở Trung Mỹ tiếp tục được
nâng lên; số lượng học sinh tham
gia kỳ thi học sinh giỏi ở các cấp học
đều tăng về số lượng và thành tích.
Về hoạt động y tế, chất lượng khám
chữa bệnh cho nhân dân tiếp tục
được nâng cao; tổ chức tốt các đợt
tiêm chủng mở rộng cho trẻ em đạt
100% kế hoạch. Thực hiện tốt chế
độ chính sách, các chính sách ưu đãi
của nhà nước đối với người có công
được đầy đủ, kịp thời.
Trong lĩnh vực quốc phòng - an
ninh, trật tự an toàn xã hội tiếp tục
được củng cố vững chắc. Tình hình
an ninh chính trị và trật tự an toàn
xã hội trên địa bàn tiếp tục được ổn
định. Duy trì công tác tiếp dân theo
quy định; giải quyết kịp thời các đơn
thư, ý kiến và những thắc mắc của
nhân dân đầy đủ, kịp thời, đúng
thẩm quyền quy định, không gây
phiền hà cho nhân dân.
Ông Trương Văn Đào
- Chủ tịch UBND xã Trung Mỹ.
Xã Trung Mỹ: Tíchcựcchuyểndịchcơcấukinhtế
Ly Sơn
Nhắc lại mục tiêu hàng đầu
của Hiến chương ASEAN, Tầm
nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 là
phải duy trì hòa bình, an ninh và
ổn định của khu vực, Thủ tướng
Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, việc
giải quyết các tranh chấp ở Biển
Đông trước hết là trách nhiệm của
các quốc gia liên quan.
Thủ tướng Nguyễn Xuân
Phúc hoan nghênh ASEAN và
Trung Quốc đạt thỏa thuận về
áp dụng Bộ quy tắc về tránh va
chạm bất ngờ trên biển (CUES)
ở Biển Đông, lập đường dây nóng
giữa các Bộ Ngoại giao về các tình
huống khẩn cấp trên biển; đề nghị
các bên có cam kết cụ thể và tích
cực hơn, nhất là hoàn tất COC
ngay trong năm 2017, nhân dịp
kỷ niệm 15 năm ký DOC (2002)
và 50 năm thành lập ASEAN.
Với chủ đề “Đưa tầm nhìn
thành hiện thực vì một Cộng đồng
ASEAN năng động”, Hội nghị
Cấp cao ASEAN lần thứ 28 - 29
và các hội nghị cấp cao liên quan
tại Lào đã thành công tốt đẹp,
đạt nhiều kết quả tích cực; thông
qua nhiều văn kiện, thống nhất
nhiều thỏa thuận hợp tác, qua
đó thúc đẩy ASEAN liên kết chặt
chẽ hơn, hoạt động hiệu quả hơn,
củng cố đoàn kết, thống nhất và
đề cao được vai trò trung tâm của
ASEAN; đẩy mạnh quan hệ toàn
diện và thực chất giữa ASEAN với
các đối tác.
Chinhphu.vn
 Tiếp theo trang 2
10 Số 135 - Tháng 9/2016
Thực hiện Chương trình
Mục tiêu Quốc gia xây dựng
nông thôn mới (XD NTM), đến
thời điểm hiện tại, xã Liên
Hiệp đã hoàn thành 16/19 tiêu
chí. Năm 2016, Đảng bộ, chính
quyền và nhân dân xã phấn
đấu hoàn thành 3 tiêu chí còn
lại là: trường học, cơ sở vật
chất văn hoá và môi trường để
về đích NTM.
Đ
ối với từng tiêu chí
chưa hoàn thành, toàn
xã đang xúc tiến thực
hiện. Hiện nay, xã đang thi công
xây mới 12 phòng học, 8 phòng
làm việc, 1 phòng hội trường, nhà
thi đấu đa năng 500 m2
và sân
chơi 1.400 m2
trường Tiểu học;
xây dựng 2 phòng họp và nhà để
xe trường Trung học cơ sở; hoàn
thiện nhà văn hoá thôn Hiếu Hiệp
có tổng diện tích xây dựng 2.500
m2
; nghĩa trang nhân dân đã hoàn
thành được 80%... Nhìn chung,
nhận thức của cán bộ và nhân dân
về XD NTM ngày càng được nâng
lên, Ban chỉ đạo XD NTM ở xã
được hoàn thiện, hoạt động ngày
càng hiệu quả; diện mạo nông
thôn ngày càng khởi sắc; kết cấu
hạ tầng giao thông được quan tâm
đầu tư từng bước đáp ứng nhu cầu
sản xuất, phục vụ dân sinh; an
ninh chính trị, trật tự an toàn xã
hội được giữ vững, ổn định.
Với niềm tin, sự đoàn kết,
chung sức, chung lòng của Đảng
bộ, chính quyền và toàn thể nhân
dân trong thời gian tới, xã Liên
Hiệp tiếp tục triển khai các giải
pháp đồng bộ để đẩy nhanh tiến
độ hoàn thành các hạng mục, công
trình của các tiêu chí còn lại. Đặc
biệt, xây dựng hệ thống chính trị
vững mạnh để tạo thêm động lực
về tinh thần trong xây dựng nông
thôn mới; “cán đích” theo đúng lộ
trình, mục tiêu đề ra.
ĐỜI SỐNG ĐÔ THỊ - XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Khẩn trương hoàn thiện
Trạm Y tế xã Liên Hiệp.
Vỏ ốc bươu vàng từng
khiến người dân miền Tây
đau đầu tìm giải pháp tiêu
hủy vì gây ảnh hưởng nghiêm
trọng tới môi trường, thế
nhưng chúng lại hóa vàng nhờ
bàn tay, khối óc của lão nông
tên Nguyễn Văn Xe. Ông đã
biến những vỏ ốc bỏ đi thành
một loại phân hữu cơ rất phù
hợp để chăm sóc cây ăn trái.
Không những thế, ông còn
thu được hàng triệu đồng mỗi
ngày nhờ bán phân từ vỏ ốc.
Phát hiện tình cờ
Một lần dọn vườn, thấy khắp
nơi lởm chởm vỏ ốc bươu vàng nên
ông Nguyễn Văn Xe (77 tuổi, ngụ
xã Tân Phú, TX. Long Mỹ, tỉnh
Hậu Giang) đã thu gom lại rồi
đốt bỏ cùng với lá cây trong vườn.
Sau đó, ông đem số tro từ lá cây
và vỏ ốc đổ ra khu vực vườn cam
vốn bỏ đi vì kém phát triển của
gia đình. Một tuần sau khi mang
dao ra vườn định đốn cam trồng
lại thì ông bất ngờ thấy vườn cam
trở nên xanh tốt. Những cây cam
của ông Xe đã cải tử hoàn sinh.
Quá vui mừng trước sự phát
triển không ngờ của vườn cam,
ông Xe đã khấp khởi chạy về nhà
khoe với vợ. Chỉ khi tận mắt nhìn
thấy thì bà Nguyễn Thị Phận,
vợ ông Xe mới tin vào những lời
chồng mình nói. Lúc này cả hai
vợ chồng đều lấy làm khó hiểu vì
không biết vì nguyên nhân gì mà
vườn cam của họ lại cải tử hoàn
sinh một cách bất ngờ vậy, dù
không được chăm bón gì.
Sau một hồi xem xét, ông Xe
mới hiểu ra những cây cam tưởng
như đã chết bất ngờ hồi sinh là do
ông đã đổ tro đốt lá cây và vỏ ốc
bươu vàng lên. Ông vội chạy đến
bốc lên những nắm tro vương vãi
trên vườn cam và trong lòng ông
dấy lên một ý tưởng cùng với niềm
hy vọng.
Sau lần phát hiện tình cờ ấy,
ông Xe đã đi thu gom vỏ ốc quanh
khu vực nhà mình đem đốt lấy
tro. Nhìn ông Xe thu gom vỏ ốc
chất thành núi trong vườn nhà rồi
đốt, nhiều người còn cho rằng ông
gàn nhưng ông vẫn lặng lẽ làm
công việc của mình và chỉ cười trừ
với mọi người xung quanh. Mùa
khô năm ấy, hầu hết các hộ dân
khác đều thất thu do cây không
thể ra trái được, còn vườn của ông
Xe thì vẫn xanh tốt, thậm chí còn
cho năng suất cao gấp đôi bình
thường. Ông Xe cho biết: “Thật sự
đến giờ tôi vẫn không dám tin là
vỏ ốc bươu lại có tác dụng đối với
cây trồng tới vậy. Một thứ vốn bỏ
đi, làm ảnh hưởng tới môi trường
lại giúp tôi cứu được cả mảnh
vườn”.
Theo ông Xe, cam là loại cây
khá “đỏng đảnh”, để một cây cam
phát triển tốt thì ngoài phải chăm
bón cẩn thận, người trồng phải
dùng nhiều loại phân bón, thuốc
hóa học. Vậy mà một loại phân
làm từ vỏ ốc lại có thể “đánh bại”
các loại phân, thuốc hóa học khác
giúp cây phát triển tốt, không
sâu bệnh. “Chỉ một năm sau khi
bón phân làm từ vỏ ốc, đến nay
vườn cam của tôi đã phát triển rất
tốt, cây to, lá xanh tốt. Theo tôi
phân tích thì bón phân từ tro vỏ
ốc giúp cây phát triển nhanh hơn
gấp 2 lần so với chăm sóc thông
thường”, ông Xe cho biết.
Lợi kép
Từ những thành công ban
đầu, ông Xe bắt đầu tìm hiểu các
tài liệu về nông nghiệp, hỏi thông
tin từ nhiều nguồn khác để tạo
cho mình nhiều loại phân phù
hợp với các loại cây khác nhau.
Ông Xe cho biết, hiện tại ông
đang nghiên cứu 3 loại phân từ vỏ
ốc bươu và bước đầu cho thấy các
loại phân này đều mang lại hiệu
quả cao. “Vì thổ nhưỡng, nhu cầu
dinh dưỡng của từng loại cây khác
nhau nên không thể bón một loại
cho tất cả được. Do đó, tôi phải
nghiên cứu, thêm bớt các loại phụ
gia khác để phù hợp với từng cây
trồng”, ông Xe chia sẻ.
Theo ông Xe, với cam hay cây
ăn trái thì chỉ cần tro của vỏ ốc
trộn thêm với tro của lá cây rồi
bón gần gốc là được. Số lượng thì
cũng tùy thuộc vào từng giai đoạn
phát triển của cây. Lúc nhỏ thì
một ca múc nước, khoảng 1 năm
tuổi thì có thể bón một lượng bằng
nửa thùng sơn. Đối với cây màu
thì phải kỳ công hơn, sau khi đốt
lấy tro thì phải ủ thêm với các
loại cây xanh băm nhỏ trong một
tháng để tạo ra phân xanh thì mới
có hiệu quả tốt nhất. Cũng theo
ông Xe, tuy có nhiều thành công
nhưng thực tế loại phân này vẫn
chưa thật hoàn hảo vì khi đốt vỏ
ốc vẫn còn nhiều phần chưa cháy
hết khiến cây không hấp thụ được
hết làm ảnh hưởng tới đất trồng.
Ông Xe cho biết, khi biết được
loại phân từ vỏ ốc mang lại nhiều
hiệu quả của ông, nhiều người
dân trong vùng đã tìm tới mua
phân của ông với giá 50.000đ/bao.
Hiện tại, ông Xe kiếm thêm được
khoản thu nhập lên tới 1 triệu
đồng/ngày. “Hiện tôi đang tích
cóp tiền để xây một lò than đốt vỏ
ốc và một dàn máy nghiền vỏ ốc,
như vậy sẽ khắc phục được những
nhược điểm hiện tại”, ông Xe chia
sẻ.
Cũng nhờ có thu nhập ổn
định từ việc bán phân vỏ ốc nên
hiện tại gia đình ông Xe cũng có
của ăn của để. Cuộc sống gia đình
không phải phụ thuộc quá nhiều
vào ba công vườn như trước đây.
Ba người con của ông lão cũng
không phải tha phương cầu thực
mà về nhà phụ cha phát triển sản
xuất phân từ vỏ ốc bán cho người
dân có nhu cầu.
Không chỉ bán phân, ông Xe
còn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm
làm phân cho bất cứ người dân
nào có nhu cầu. Cũng vì thấy được
hiệu quả từ loại phân làm từ tro
vỏ ốc nên nhiều người dân sau
khi mua tro đã cắp sách vở tới học
hỏi kinh nghiệm của ông Xe. Khi
được ông tiết lộ bí quyết, nhiều
người đã đi thu gom ốc về tự làm
phân. Theo ghi nhận của PV, xã
Tân Phú hiện tại có hơn nửa hộ
dân dùng phân từ vỏ ốc bươu. Việc
nhiều người dùng phân từ tro vỏ
ốc bươu như hiện tại khiến lượng
vỏ ốc bươu được thải ra từ nhiều
cơ sở chế biến ốc bươu trên địa bàn
giảm hẳn, không còn gây nên ô
nhiễm môi trường như trước đây.
Trao đổi với PV Báo Thời báo
MêKông, ông Lê Hoàng Khải,
Trưởng ấp Tân Hòa, xã Tân Phú,
Long Mỹ, Hậu Giang cho biết,
ông Xe là một nông dân tiêu biểu
tại địa phương. Mặc dù cao tuổi
nhưng ông là người dám nghĩ dám
làm, hiến kế hay giúp địa phương
phần nào thoát khỏi ô nhiễm từ vỏ
ốc thừa. Hơn nữa, còn giúp người
dân giải quyết được bài toán phân
bón và năng suất cho cây trồng. Ở
địa phương, ông là một tấm gương
được nhiều người học hỏi, ông rất
hiền lành, hòa đồng, nỗ lực làm
việc. Sáng tạo của ông Xe được tất
cả mọi người ghi nhận.
Hậu Giang: Lãonônglàmgiàutừ…vỏốc Thảo Nguyên - Phương Minh
Ông Xe - người nông dân phát minh ra
phân bón làm từ vỏ ốc
Xã Liên Hiệp - Huyện Phúc Thọ - TP Hà Nội:
Quyếttâmđạtxãnôngthônmớitrongnăm2016 Ly Sơn
Bà Bùi Hà Tiên, Phó Chủ
tịch Hội Phụ nữ xã Tân
Phú cho biết, hiện tại địa
phương đã thành lập mô
hình ủ vỏ ốc dùng làm
phân bón và đang thực
hiện thí điểm trên ấp Tân
Hòa với 40 hộ tham gia.
Sau một thời gian thì thấy
có hiệu quả, đồng thời
giúp giảm chi phí phân
bón cho nông dân. Hơn
nữa, việc tận dụng những
vỏ ốc bỏ đi làm phân bón
góp phần vào việc giảm sự
ô nhiễm môi trường.
135p
135p
135p
135p
135p
135p
135p
135p
135p
135p
135p
135p
135p
135p

More Related Content

What's hot (20)

Mekong 2 2016
Mekong 2 2016Mekong 2 2016
Mekong 2 2016
 
So 108 tháng 3.2016
So 108 tháng 3.2016So 108 tháng 3.2016
So 108 tháng 3.2016
 
Thời báo MêKông tháng 06/2013
Thời báo MêKông tháng 06/2013Thời báo MêKông tháng 06/2013
Thời báo MêKông tháng 06/2013
 
Mekong 7 2015
Mekong 7 2015Mekong 7 2015
Mekong 7 2015
 
144 chuyen in
144 chuyen in144 chuyen in
144 chuyen in
 
Mekong 109 ban cuoi
Mekong 109 ban cuoiMekong 109 ban cuoi
Mekong 109 ban cuoi
 
129
129129
129
 
143
143143
143
 
161
161161
161
 
162
162162
162
 
M ekong 137 in
M ekong 137 inM ekong 137 in
M ekong 137 in
 
136 p
136 p136 p
136 p
 
C huyen in so 123
C huyen in so 123C huyen in so 123
C huyen in so 123
 
So 122 chuan in
So 122 chuan inSo 122 chuan in
So 122 chuan in
 
134
134134
134
 
151 chuyen in
151 chuyen in151 chuyen in
151 chuyen in
 
130
130130
130
 
131
131131
131
 
167
167167
167
 
So 127 chuyen in
So 127 chuyen inSo 127 chuyen in
So 127 chuyen in
 

Viewers also liked

Retha's Song- A Rhapsody of the Soul
Retha's Song- A Rhapsody of the SoulRetha's Song- A Rhapsody of the Soul
Retha's Song- A Rhapsody of the Soulajohn4717
 
Infographic: Five emerging capabilities for Change Mastery
Infographic: Five emerging capabilities for Change MasteryInfographic: Five emerging capabilities for Change Mastery
Infographic: Five emerging capabilities for Change MasteryLena Ross
 
So 126 chuyen in
So 126 chuyen inSo 126 chuyen in
So 126 chuyen inHán Nhung
 
Europass-CV-20150405-Nitu-EN
Europass-CV-20150405-Nitu-ENEuropass-CV-20150405-Nitu-EN
Europass-CV-20150405-Nitu-ENRamona Nitu
 
SCARF Model for Managing Organization Stress
SCARF Model for Managing Organization StressSCARF Model for Managing Organization Stress
SCARF Model for Managing Organization StressMaya Townsend
 

Viewers also liked (10)

Tan xuan
Tan xuanTan xuan
Tan xuan
 
Retha's Song- A Rhapsody of the Soul
Retha's Song- A Rhapsody of the SoulRetha's Song- A Rhapsody of the Soul
Retha's Song- A Rhapsody of the Soul
 
Infographic: Five emerging capabilities for Change Mastery
Infographic: Five emerging capabilities for Change MasteryInfographic: Five emerging capabilities for Change Mastery
Infographic: Five emerging capabilities for Change Mastery
 
Mekong 113
Mekong 113Mekong 113
Mekong 113
 
So 126 chuyen in
So 126 chuyen inSo 126 chuyen in
So 126 chuyen in
 
A&t ppt
A&t pptA&t ppt
A&t ppt
 
Latex balloon silk screen printing machines
Latex balloon silk screen printing machinesLatex balloon silk screen printing machines
Latex balloon silk screen printing machines
 
Mindset
MindsetMindset
Mindset
 
Europass-CV-20150405-Nitu-EN
Europass-CV-20150405-Nitu-ENEuropass-CV-20150405-Nitu-EN
Europass-CV-20150405-Nitu-EN
 
SCARF Model for Managing Organization Stress
SCARF Model for Managing Organization StressSCARF Model for Managing Organization Stress
SCARF Model for Managing Organization Stress
 

Similar to 135p

So 124 chuyen in
So 124 chuyen inSo 124 chuyen in
So 124 chuyen inHán Nhung
 
Mekong 10 2015
Mekong 10 2015Mekong 10 2015
Mekong 10 2015Hán Nhung
 
Mekong so 125 chuyen in
Mekong so 125 chuyen inMekong so 125 chuyen in
Mekong so 125 chuyen inHán Nhung
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1131 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1131 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1131 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1131 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1080 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1080 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1080 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1080 - vanhien.vnPham Long
 

Similar to 135p (17)

So 124 chuyen in
So 124 chuyen inSo 124 chuyen in
So 124 chuyen in
 
174
174174
174
 
181a
181a181a
181a
 
Mekong 110
Mekong 110Mekong 110
Mekong 110
 
Mekong 114
Mekong 114Mekong 114
Mekong 114
 
Mekong 10 2015
Mekong 10 2015Mekong 10 2015
Mekong 10 2015
 
Mekong so 125 chuyen in
Mekong so 125 chuyen inMekong so 125 chuyen in
Mekong so 125 chuyen in
 
180
180180
180
 
169 in
169 in169 in
169 in
 
176
176176
176
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1131 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1131 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1131 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1131 - vanhien.vn
 
177
177177
177
 
Mekong 9 2015
Mekong 9 2015Mekong 9 2015
Mekong 9 2015
 
Mekong 5 2015
Mekong 5 2015Mekong 5 2015
Mekong 5 2015
 
Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1080 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1080 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1080 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1080 - vanhien.vn
 
184
184184
184
 
Mekong 112
Mekong 112Mekong 112
Mekong 112
 

More from Hán Nhung

More from Hán Nhung (8)

183 in
183 in183 in
183 in
 
Chương trình tặng quà cao sâm
Chương trình tặng quà cao sâmChương trình tặng quà cao sâm
Chương trình tặng quà cao sâm
 
178
178178
178
 
171
171171
171
 
170 (1)
170 (1)170 (1)
170 (1)
 
163 chuyen in
163 chuyen in163 chuyen in
163 chuyen in
 
160 chuyen in
160 chuyen in160 chuyen in
160 chuyen in
 
150 chuyen in
150 chuyen in150 chuyen in
150 chuyen in
 

135p

  • 1. Số 135 tháng9/2016 thbmekong@gmail.com tbmekong@yahoo.com www.vilacaed.org.vn Phát hành thứ 5 hàng tuần Hotline: 091 4851538 090 9933888 090 6529455 NSND THẾ ANH: Làm nghệ thuật, đừng đưa “hàng giả” cho người xem(tr.12) M Đồng bằng sông Cửu Long: Khẳng định vị thế VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM (tr.5) Báo Thời báo MêKông phối hợp tổ chức ngày hội “TRĂNG YÊU THƯƠNG” cho trẻ em nghèo (tr.4) Đồng Nai: Trị "bệnh" sách nhiễu doanh nghiệp(tr.6) Kiên Giang: Phát huy vai trò kinh tế biển (tr.7)
  • 2. 02 Số 135 - Tháng 9/2016THEO DÒNG THỜI SỰ Giá bán tại Việt Nam: 4.800đ Tổng Biên tập: Lại Thanh Bình Phó Tổng Biên tập: Hồ Minh Sơn Văn phòng đại diện phía Nam: Tầng 8, Số 18A đường Nam Quốc Cang, P.Phạm Ngũ Lão, Q.1, TP.HCM. ĐT: 08.6679.2468 Văn phòng đại diện tại Cần Thơ và ĐBSCL: Số 9/10 Đại lộ Võ Văn Kiệt, Khu vực 7, phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, TP.Cần Thơ. Văn phòng đại diện tại Đà Nẵng: 148A Lê Đình Lý, Q.Thanh Khê, TP.Đà Nẵng. Văn phòng đại diện tại Tây Nguyên: 250/31 đường Phan Chu Trinh, P.Tân Lợi, TP.Buôn Mê Thuột, tỉnh Đaklak. Tài khoản: 0521101078008, ngân hàng TMCP Quân đội. Giấy phép hoạt động báo chí: Số 1144/GP-Bộ TT&TT, ngày 25/7/2011 In tại: Xí nghiệp In 2 - CTy TNHH MTV In Ba Đình - Bộ Công An Đơn vị phát hành: Cty TNHH Truyền thông Mỹ Phúc. ĐC: 205 Võ Thị Sáu, P.7, Q.3, TP.HCM. ĐT: 08.38249001 Trụ sở: Tầng 7, số 65, Văn Miếu, Q.Đống Đa-Hà Nội (Bộ Kế hoạch & Đầu tư) Văn phòng Ban Biên tập: Tầng 01, Cung Triển lãm Kiến trúc Quy hoạch Xây dựng Quốc gia, Đỗ Đức Dục - Mỹ Đình - Nam Từ Liêm - Hà Nội. ĐT: 08049573 - 08049574 - 08049575. Fax: 08049575 Chiều 6/9, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tiếp Tổng thống Pháp Francois Hollande nhân chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam. T ại cuộc tiếp, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đánh giá cao ý nghĩa chuyến thăm Việt Nam lần này của Tổng thống Hollande; nhấn mạnh hai nước Việt Nam và Pháp, vốn đã có hiểu biết sâu sắc về nhau, đang nỗ lực làm sâu sắc hơn mối quan hệ Đối tác Chiến lược đã được thiết lập. Tổng Bí thư khẳng định, Việt Nam luôn coi trọng vai trò, vị trí và luôn dành ưu tiên cao cho việc phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác với Cộng hòa Pháp. Tổng Bí thư đề nghị hai bên tiếp tục tăng cường hợp tác trên nhiều mặt, nhiều kênh quan hệ; tăng cường tiếp xúc, trao đổi kinh nghiệm, ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn quốc tế, cũng như duy trì các cơ chế hợp tác sẵn có. Tổng Bí thư đề nghị Pháp thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa hợp tác trong những lĩnh vực mà hai bên có tiềm năng như kinh tế, thương mại, đầu tư, chuyển giao công nghệ, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, ứng phó với biến đổi khí hậu, văn hóa, giáo dục, giúp Việt Nam phát triển nhanh, bền vững. Tổng Bí thư bày tỏ mong muốn hai bên tiếp tục tăng cường hợp tác trên các vấn đề quốc tế, phối hợp tích cực trong nỗ lực chung bảo đảm hòa bình, ổn định và an ninh, an toàn và tự do hàng hải, hàng không tại khu vực. Nhân dịp này, Tổng Bí thư cũng đề nghị Chính phủ Pháp quan tâm tạo điều kiện cho cộng đồng người Việt Nam tại Pháp đóng góp tích cực hơn nữa vào xã hội, góp phần thúc đẩy quan hệ nhiều mặt giữa hai nước. TTXVN ViệtNamluôndànhưutiênchopháttriểnquanhệhữunghịvớiPháp P/V Từ 6 - 8/9, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 28 - 29 và các hội nghị cấp cao liên quan, theo lời mời của Thủ tướng CHDCND Lào Thongloun Sisoulith. T rong 3 ngày, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có chương trình làm việc khẩn trương với 35 hội nghị, cuộc họp, đối thoại đa phương và song phương; trong đó có 11 Hội nghị Cấp cao ASEAN và giữa ASEAN với các đối tác (gồm Hội nghị cấp cao ASEANlầnthứ28-29;cácHộinghị Cấp cao ASEAN+1 với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Ấn Độ, Hoa Kỳ và Liên Hợp Quốc, Cấp cao ASEAN+3, Cấp cao Đông Á và Cấp cao Mekong - Nhật Bản), dự cuộc đối thoại lần đầu tiên giữa các nhà lãnh đạo ASEAN với Đại diện Hội đồng Liên Nghị viện ASEAN; đối thoại với đại diện giới trẻ ASEAN; đối thoại với Hội đồng Tư vấn kinh doanh ASEAN (ABAC)... Bên lề các hội nghị, Thủ tướng có 10 cuộc hội kiến, tiếp xúc, gặp gỡ lãnh đạo nước chủ nhà cũng như các quốc gia ASEAN và đối tác, nguyên thủ các nước, các tổ chức quốc tế lớn như Hoa Kỳ, Thái Lan, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc, IMF, Nhật Bản, Australia, New Zealand, Myammar, Philippines... Sau khi kết thúc các hoạt động dự Hội nghị Cấp cao ASEAN 28 - 29 và các hội nghị cấp cao liên quan, Thủ tướng đã đến thăm một số đồng chí nguyên Lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước Lào. Phát biểu tại các Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh những trọng tâm, ưu tiên trong thực hiện Tầm nhìn ASEAN 2025 và các Kế hoạch triển khai trên từng trụ cột, lĩnh vực hợp tác. Về chính trị - an ninh, ASEAN cần đẩy mạnh các hoạt động xây dựng lòng tin, các biện pháp ngoại giao phòng ngừa, phát huy các quy tắc và chuẩn mực ứng xử của ASEAN; đề cao việc tuân thủ luật pháp quốc tế, gìn giữ hòa bình, an ninh, ngăn ngừa nguy cơ xung đột ở khu vực; hợp tác ứng phó với những thách thức an ninh phi truyền thống, nhất là khủng bố, bắt cóc con tin và an ninh mạng. Về kinh tế, tập trung thực hiện các biện pháp tạo thuận lợi thúc đẩy thương mại, cải thiện môi trường đầutưkinhdoanh;pháttriểndoanh nghiệp; từng bước thu hẹp khoảng cách phát triển. Tăng cường hợp tác khu vực về giám sát tài chính - tiền tệ, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô. Về văn hóa - xã hội, đẩy mạnh trao đổi văn hóa và giao lưu nhân dân, tăng cường hợp tác về bảo đảm an sinh xã hội, phát triển nguồn nhân lực, nhất là lao động lành nghề, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu. Việc thực hiện Tầm nhìn ASEAN 2025, cần gắn với Chương trình nghị sự 2030 phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc, cam kết COP-21 về ứng phó với biến đổi khí hậu và phải được lồng ghép vào các kế hoạch phát triển quốc gia của mỗi nước thành viên. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, nâng cao năng lực và tính tự cường của ASEAN là nhân tố quan trọng cho thành công của ASEAN. Cần tăng cường các cơ chế điều phối, giám sát và bảo đảm thực thi hiệu quả các thỏa thuận; đổi mới hoạt động của các diễn đàn, nhất là các diễn đàn, cơ chế an ninh khu vực do ASEAN giữ vai trò trọng tâm; tăng cường năng lực Ủy ban các Đại diện Thường trực tại ASEAN (CPR), Ban Thư ký ASEAN. Phát huy các giá trị và nguyên tắc cơ bản của ASEAN. Mỗi nước thành viên đều có lợi ích và trách nhiệm trong việc tăng cường đoàn kết và thống nhất; kết hợp hài hòa lợi ích quốc gia với lợi ích của ASEAN. Tăng cường tham vấn, xây dựng lập trường và tiếng nói chung về những vấn đề khu vực có ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh và phát triển của ASEAN. Ngày 12/9, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã tiếp thân mật Phó Thủ tướng Singapore Tiêu Chí Hiền (Teo Chee Hean) nhân dịp sang thăm chínhthứcViệtNamvàthamdự các hoạt động kỷ niệm 20 năm thành lập Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP) tại tỉnh Bình Dương. T rao đổi với Phó Thủ tướng Tiêu Chí Hiền về quan hệ song phương, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh: Thủ tướng Lý Hiển Long đã nhất trí với đề nghị của Việt Nam về việc tăng cường hợp tác an ninh, quốc phòng, chống tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia và an ninh mạng, nhất là trong bối cảnh một số nước ASEAN vừa phát hiện thấy các âm mưu khủng bố. Trên tinh thần này, Chủ tịch nước đề nghị Phó Thủ tướng Tiêu Chí Hiền quan tâm thúc đẩy hợp tác đào tạo cũng như các hoạt động hợp tác thực tế giữa các cơ quan chức năng hai bên, hỗ trợ việc ngăn chặn và cảnh báo sớm các nguy cơ khủng bố, chủ nghĩa cực đoan, tội phạm mạng và tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia nhằm bảo đảm an ninh mỗi nước. Chủ tịch nước Trần Đại Quang cũng đề nghị hai bên tích cực phối hợp triển khai 2 thỏa thuận kinh tế mới được ký kết trong chuyến thăm cấp Nhà nước của Chủ tịch nước tới Singapore vừa qua, đó là Thỏa thuậngiữaNgânhàngVietcombank của Việt Nam và Quỹ Đầu tư quốc gia Singapore (GIC), Thỏa thuận hợp tác giữa Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Liên đoàn doanh nghiệp Singapore. Trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đánh giá cao quan điểm tích cực của Singapore trong vấn đề Biển Đông và bày bày tỏ mong muốn, Singapore phát huy vai trò điều phối viên quan hệ ASEAN - Trung Quốc, đặc biệt trong các vấn đề liên quan đến thực thi Tuyên bố của các bên về ứng xử ở Biển Đông (DOC) và sớm tiến tới ký Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). Phó Thủ tướng Tiêu Chí Hiền cam kết, Singapore nỗ lực thúc đẩy các bên thực hiện DOC, tiến tới ký COC; với vai trò điều phối quan hệ ASEAN - Trung Quốc, Singapore chủ trương hỗ trợ giải quyết các tranh chấp tại Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế. TTXVN Lãnh đạo các nước dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 29. Ảnh VGP/Quang Hiếu ChủtịchnướcTrầnĐạiQuangtiếpPhóThủtướngSingaporeTiêuChíHiền Đức Dũng ThủtướngkếtthúctốtđẹpchuyếnthamdựHộinghịCấpcaoASEAN28-29 Đức Tuân  Xem tiếp trang 9
  • 3. 3Số 135 - Tháng 9/2016 Sáng 9/9, tại hội trường Tỉnh uỷ Tây Ninh, Tỉnh uỷ, HĐND, UBND, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Tây Ninh tổ chức Lễ kỷ niệm 180 năm - Tây Ninh hình thành và phát triển (1836 - 2016). Tham dự có Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình; Bí thư TW Đảng, Chánh Văn phòng TW Nguyễn Văn Nên; nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, Trương Tấn Sang; nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Vĩnh Trọng; nguyên Chủ tịch Ủy ban TW MTTQ Việt Nam Huỳnh Đảm; lãnh đạo các ban, bộ, ngành TW và tỉnh Tây Ninh qua các thời kỳ, cùng đông đảo nhân dân trong tỉnh. Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh Phạm Văn Tân đánh giá: Trước thế kỷ 16, vùng đất Tây Ninh vẫn còn là một vùng đất hoang sơ chưa được khai phá. Ngay từ những ngày đầu khai cơ lập nghiệp, nhân dân Tây Ninh dưới sự lãnh đạo của các bậc đại thần đã kiên cường, bất khuất chống giặc ngoại xâm, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ phía Tây Nam của Tổ quốc. Hoà chung dòng thác cách mạng của dân tộc, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Tây Ninh luôn nêu cao tinh thần yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ý chí đấu tranh kiên cường, chịu đựng mọi gian khổ, hy sinh, một lòng theo Đảng, tận trung với nước, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Với truyền thống “Trung dũng kiên cường”, với tinh thần đoàn kết, năng động, sáng tạo, nỗ lực vượt qua khó khăn, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Tây Ninh vừa hàn gắn vết thương chiến tranh, vừa phấn đấu vươn lên xây dựng tỉnh nhà phát triển. Từ một tỉnh với hơn 80% dân số chủ yếu sống bằng nghề nông, nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, đến nay Tây Ninh đã có bước phát triển, với mức tăng trưởng bình quân (giai đọan 2010- 2015) là 11,1%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá. Đến nay đã phát triển trên 4.200 doanh nghiệp, hình thành 5 khu công nghiệp, thu hút vốn đầu tư nước ngoài đăng ký gần 4 tỷ USD và vốn đầu tư trong nước đăng ký gần 40.000 tỷ đồng. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng nâng lên; Quốc phòng - an ninh được củng cố ngày càng vững chắc, trật tự an toàn xã hội được ổn định. Tự hào về chặng đường lịch sử vẻ vang của tỉnh nhà trong suốt 180 năm hình thành và phát triển, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Tây Ninh nguyện tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, chung sức, chung lòng phấn đấu xây dựng tỉnh nhà ngày càng giàu mạnh, xứng đáng với tầm vóc lịch sử 180 năm, truyền thống của quê hương căn cứ địa cách mạng anh hùng. Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ TrươngHoàBìnhnhấnmạnh:Trong thời gian tới, Tây Ninh cần nhận thứcđầyđủ,sâusắchơnnữavềtiềm năng, lợi thế so sánh của tỉnh để đề ra định hướng, chiến lược, giải pháp phát triển toàn diện nhằm khai thác đối đa những lợi thế sẵn có của địa phương; Cần bảo đảm giải quyết tốt các vấn đề về an sinh xã hội như: xoá đói giảm nghèo, công tác đền ơn đáp nghĩa; Tây Ninh cũng phải làm tốt công tác đối ngoại, giữ vững ổn định an ninh khu vực biên giới, xây dựng đường biên giới hoà bình, hữu nghị và hợp tác. Địa phương cần xây dựng hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở trong sạch vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức Đảng. Cùng ngày, Tây Ninh cũng tổ chức lễ cắt băng khánh thành công trình bia lịch sử Suối Sâu (xã An Tịnh, huyện Trảng Bàng), khánh thành Cổng chào tỉnh Tây Ninh và tổ chức chương trình ca nhạc chào mừng kỷ niệm 180 năm - Tây Ninh hình thành và phát triển. 0SỰ KIỆN - TIÊU ĐIỂM Sáng 8/9, Tổng Lãnh sự quán Canada tại TP.HCM đã chính thức đưa vào hoạt động Văn phòng Thị thực nhập cảnh vào Canada. Đây là một trong những hoạt động được tổ chức nhân dịp ngài Stéphane Dion, BộtrưởngBộNgoạigiaoCanada thăm, làm việc tại Việt Nam. Văn phòng Thị thực nhập cảnh được xây dựng mới, mở rộng so với quy mô trước đây, có sức chứa 60-70 lượt người cùng lúc, hoạt động theo phương thức “một cửa”, tiếp nhận, xử lý hồ sơ cấp visa cho các nhu cầu: du lịch, thăm nhân thân, du học, làm việc, thường trú và giấy thông hành… giữa Việt Nam và Canada. Vănphònghoạtđộngtronggiờhành chính từ thứ 2 đến thứ 6. Theo Tổng Lãnh sự quán Canada tại TP.HCM, những năm gần đây, nhu cầu người Việt Nam qua Canada làm việc, học tập tăng đột biến đã khiến cho hoạt động cấp thị thực nhập cảnh nhiều lúc quá tải. Việc đưa vào hoạt động văn phòng mới giúp tạo điều kiện thuận lợi, đáp ứng nhanh các thủ tục nhập cảnh cho người Việt Nam. Hội sách mùa Thu 2016 diễn ra từ 9/9 - 13/9 tại Công viên Thống Nhất (đường Trần Nhân Tông, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội). Hội sách lần này có sự tham gia của 60 nhà xuất bản, đơn vị phát hành sách trong cả nước với hơn 70 gian hàng, tạo thành không gian sách đa dạng phục vụ bạn đọc. T ại đây, độc giả có thể tìm thấy các xuất bản phẩm mới nhất, những đầu sách best-seller thuộc nhiều lĩnh vực, thể loại khác nhau như: văn học, lịch sử, chính trị, khoa học, tôn giáo, giáo dục giới tính… Bên cạnh đó, nhiều chương trình giảm giá, giao lưu với các tác giả, người nổi tiếng… cũng sẽ được tổ chức trong khuôn khổ hội sách. Phát biểu tại lễ khai mạc, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn nhấn mạnh: “Việc tổ chức Hội sách mùa Thu 2016 và các hội sách khác sẽ tạo thành chuỗi hoạt động văn hóa gắn liền với sách. Đây sẽ là nơi hội tụ và lan tỏa tình yêu sách đến với mọi tầng lớp nhân dân, hướng tới xây dựng và phát triển văn hóa đọc trong đời sống cộng đồng.” Bên cạnh đó, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cho biết, đây là hội sách đầu tiên được tổ chức theo phương thức xã hội hóa, dưới sự chỉ đạo, điều hành chung của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản; để từ đó phát triển và nhân rộng tại nhiều địa phương trên cả nước. VIETNAM+ Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình phát biểu tại lễ kỷ niệm 180 năm tỉnh Tây Ninh hình thành và phát triển. Ảnh: VGP/Lê Sơn Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Canada Stéphane Dion (đứng giữa) thực hiện nghi thức khánh thành Văn phòng Thị thực nhập cảnh Tây Ninh: Kỷniệm180nămhìnhthànhvàpháttriển Quang Quý - Quốc Nhân TP.HCM: TổngLãnhsựquánCanadamởVănphòngThịthựcnhậpcảnh Lam Hồng 60nhàxuấtbản,côngtysáchgópmặttạiHộisáchmùaThu2016 An Ngọc Để kịp thời biểu dương hành động dũng cảm, mưu trí của tài xế Phan Văn Bắc, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình, Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia (UBATGTQG) đã đặc cách trao Cúp Vô Lăng Vàng 2016 và phần thưởng của UBATGTQG cho anh Phan Văn Bắc. Ngày 8/9, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã gửi thư khen ngợi hành động dũng cảm của anh Phan Văn Bắc. Cùng ngày, Bộ trưởng Bộ GTVT, Phó Chủ tịch UBATGTQG Trương Quang Nghĩa cũng có thư khen ngợi hành động cao đẹp của tài xế Bắc. Đồng thời, UBATGTQG và Bộ GTVT cũng có văn bản đề nghị Thủ tướng tặng Bằng khen cho tài xế Bắc vì hành động dũng cảm này. Ban Bí thư TW Đoàn đã quyết định trao Huy hiệu Tuổi trẻ dũng cảm và phần thưởng 5 triệu đồng cho anh Phan Văn Bắc. Trong khi đó, ông Nguyễn Hữu Thắng - Chánh văn phòng Ban ATGT tỉnh Lâm Đồng cho biết, UBND tỉnh đã ký quyết định tặng Bằng khen và 10 triệu đồng cho tài xế Bắc. Trước đó, khoảng 15h ngày 6/9, anh Phan Văn Bắc (SN 1986, ngụ thôn 6 xã Đạ Oai, huyện Đa Huoai, Lâm Đồng) điều khiển xe tải mang BKS: 49C-098.51 của DN Tư nhân Phạm Nguyễn (Lâm Đồng) chở hàng nông sản từ huyện Đức Trọng đi TP.HCM. Khi phương tiện đổ gần hết đèo Bảo Lộc thì anh Bắc phát hiện xe khách 42 chỗ ngồi mang BKS: 53N- 2824 của Công ty Tấn Hà do tài xế Phan Duy Toàn (40 tuổi, ngụ Long An) điều khiển cùng chiều phía sau đang lao xuống đèo với dấu hiệu bất thường (do mất phanh). Sau đó, chiếc xe khách đâm khá mạnh vào đuôi xe tải của anh Bắc đang điều khiển. Tuy bị xe khách đâm mạnh nhưng anh Bắc đã khéo léo rà phanh và dìu xe khách dừng lại. Hiệntrườngchothấy,chiếcxekhách đã dựa vào đuôi xe tải khoảng 400 m thì dừng lại, trên đoạn dốc một bên là vực sâu, một bên là suối và vách đá. Sau khi xe dừng, cả hai phương tiện đều bị hư hỏng. Hành động của anh Bắc đã giúp lái xe và 30 hành khách trên xe thoát khỏi tai nạn thảm khốc. (Tổng hợp) TàixếcứuxekháchmấtphanhđượcđặccáchtraoCúpVôLăngVàng2016 P/V
  • 4. Số 135 - Tháng 9/2016 Nhân dịp Tết Trung thu năm 2016, Ban Biên tập Báo Thời báo MêKông cùng các nhà tài trợ đã mang những món quà đầy yêu thương đến với các em nhỏ tại những địa phương còn khó khăn thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long. C ó thể nói, ngày Tết Trung thu được coi là ngày Tết thiếu nhi thứ hai của Việt Nam. Tuy nhiên, còn rất nhiều trẻ em trên đất nước Việt Nam chưa bao giờ có khái niệm Tết Trung thu, chưa một lần được rước đèn vào đêm rằm, chưa từng được phá một mâm cỗ đầy cùng gia đình. Hiểu được điều này, Báo Thời báo MêKông đã phối hợp cùng các mạnh thường quân tổ chức trao quà Trung thu cho trẻ em ở một số địa phương còn nhiều khó khăn. Điểm dừng chân đầu tiên là huyện Phong Điền, TP. Cần Thơ. Đây là một trong những huyện khó khăn nhất ở ĐBSCL. Vào chiều ngày 10/9 (tức ngày 10/8 âm lịch), tại trụ sở UBND thị trấn Phong Điền, BBT Báo Thời báo MêKông đã phối hợp với Trung tâm Ngoại ngữ miễn phí Thiện Nhơn (chùa Lá, Q. Gò Vấp, TP.HCM), Công ty CP Truyền thông MêKông Asean, Công ty CPQT Ước Mơ Việt trao quà Trung thu cho các em học sinh trong các gia đình có hoàn cảnh khó khăn với 300 suất quà bao gồm: bánh Trung thu, đèn lồng, tập, viết và tiền mặt. Tại buổi trao quà "Trăng yêu thương", bà Trương Kim Khuyên, Thường vụ Huyện uỷ, Bí thư Đảng ủy thị trấn Phong Điền vui mừng cho biết năm nay các em thiếu nhi và cả các bậc phụ huynh trong các gia đình khó khăn tại địa bàn đã có được một Trung thu trọn vẹn nghĩa tình, đồng thời gửi lời cảm ơn sâu sắc đến BBT Báo Thời báo MêKông và chùa Lá đã mang những món quà đầy yêu thương về với mảnh đất nghèo. Phát biểu tại buổi lễ, Đại đức Thích Nhuận Tâm, trụ trì chùa Lá động viên các em học sinh chăm ngoan, học hành tiến bộ. Thay mặt BBT Báo Thời báo MêKông, sau khi trao quà cho các em thiếu nhi, nhà báo Hồ Minh Sơn, Phó Tổng biên tập hết sức xúc động và hạnh phúc khi đã góp phần giúp các em nhỏ có thể cảm nhận trọn vẹn không khí ấm áp, tươi vui của ngày Tết Trung thu, ngày Tết làm nên tuổi thơ của các em. Không chỉ được nhận những phần quà giàu ý nghĩa, các em thiếu nhi còn được tham gia vào một buổi lễ Trung thu thực sự với những tiết mục văn nghệ, những màn múa rồng, múa lân tươi vui, náo nhiệt. Kết thúc buổi trao quà, các em cùng nhau đi rước đèn dưới ánh sáng lung linh của nến và ánh trăng tròn rực rỡ. SỰ KIỆN - TIÊU ĐIỂM04 Sáng 11/9 vừa qua, Báo Thời báo MêKông đã phối hợp cùng các mạnh thường quân: người Hoa - Quận 11 TP.HCM, anh Sơn Nhà Bè, Công ty CP truyền thông MeKong Asean, Công ty CPQT Ước Mơ Việt, Cty CPDV Bảo Sơn Đồng Nai cùng UBND huyện Lai Vung tổ chức Tết Trung Thu cho các cháu thiếu nhi. Xúc động và chia sẻ tại buổi trao quà Trung thu, ông Hồ Thanh Phương, Phó Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch UBND huyện Lai Vung cám ơn các doanh nghiệp, mạnh thường quên và Báo Thời báo MêKông đã quan tâm đến thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn của huyện. Những món quà tuy không lớn nhưng đã tiếp thêm ngọn lửa nhiệt huyết và niềm vui cho các em thiếu nhi. Đồng cảm xúc với ông Phương, nhà báo Hồ Minh Sơn, Phó Tổng biên tập Báo Thời báo MêKông cũng chia sẻ những ước mơ cháy bỏng thời niên thiếu của mình với các em thiếu nhi và đặt trọn niềm tin vào các em - những chủ nhân tương lai của đất nước. Em Lê Thị Mỹ Chi, đại diện cho 250 em thiếu nhi cùng các vị phụ huynh tham gia lễ hội đã đáp lời cảm tạ các mạnh thường quân, chính quyền địa phương huyện Lai Vung cùng đoàn đã đem lại nguồn động viên, khích lệ cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống cũng như học tập. Em Chi cùng các bạn hứa sẽ cố gắng học tập tốt, để mai sau trở thành những con người có ích cho xã hội. ThôngtintrênđượcBS.Trần Như Tố - Giám đốc Trung tâm Hiến máu nhân đạo TP.HCM cho biết tại “Hội nghị đánh giá công tác Hiến máu nhân đạo (HMNĐ) 6 tháng đầu năm 2016”. V iệc Trung tâm Hiến máu nhân đạo TP.HCM (Trung tâm) chính thức ra mắt website hiến máu nhân đạo tại địa chỉ www.hienmaunhandao. org.vn sẽ góp phần nâng cao nhận thức tìm hiểu về công tác hiến máu, tạo niềm tin vận động mọi người trong cộng đồng có nhận thức đúng về hiến máu tình nguyện (HMTN), hạn chế việc mua bán máu. Đồng thời minh bạch các vấn đề về quyền lợi người hiến máu, tạo sự thuận tiện hơn cho công tác tiếp nhận và tuyên truyền vận động của Trung tâm cũng như những người tham gia HMTN trên địa bàn TP.HCM. Theo ông Phạm Văn Quân - Phó Giám đốc Trung tâm, trong 6 tháng đầu năm 2016, tổng số máu tiếp nhận được tại Trung tâm là 94.662/120.021 đơn vị máu, đạt 56,53% chỉ tiêu năm 2016 (tương đương 45.510,8 lít); chất lượng máu sạch đạt tỷ lệ 98,55%. So với năm 2015 tăng hơn 50%, tỷ lệ HMTN đạt 100% và hiến máu nhắc lại đạt 67%. Trong thời gian tới, Trung tâm sẽ nỗ lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ, bao gồm: đảm bảo chỉ tiêu và đủ máu cho nhu cầu cấp cứu, điều trị tại các bệnh viện trong thành phố với chất lượng máu an toàn cao... Tại Hội nghị, bà Trần Thị Thắm - Phó Giám đốc Trung tâm cũng đã đưa ra những thông tin nhằm gỡ bỏ những nghi ngờ về thiếu sự minh bạch trong công tác đảm bảo quyền lợi người hiến máu của Trung tâm trong dư luận thời gian gần đây. Thời gian tới, Trung tâm Hiến máu nhân đạo TP.HCM phấn đấu sẽ đảm bảo chỉ tiêu và đủ máu cho nhu cầu cấp cứu, điều trị tại các bệnh viện trong TP với chất lượng máu an toàn. Theo dự thảo đề án tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần VI, Lễ hội sẽ diễn ra từ 9 đến 13/3/2017, với tổng kinh phí thực hiện khoảng 30 tỷ đồng. C hương trình Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần VI sẽ có 10 nội dung chính, gồm: Lễ khai mạc và bế mạc, Hội chợ triển lãm ngành cà phê, Hội nghị xúc tiến đầu tư vào tỉnh 2017, Liên hoan văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên 2017, Hội nghị - Hội thảo cà phê, Lễ hội đường phố, Lễ hội đua voi và thuyền độc mộc, chung kết Hội thi nhà nông đua tài, chung kết Hội thi pha chế cà phê, thưởng thức cà phê miễn phí... Nguồn kinh phí tổ chức Lễ hội, lãnh đạo UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành triển khai theo hình thức xã hội hóa các nội dung trong Lễ hội. Cũng liên quan đến hoạt động tôn vinh cà phê Việt, Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (HHCP- CCVN) đã xây dựng chương trình Ngày Cà phê Việt Nam, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, nhân kỷ niệm 55 năm ngày Bác Hồ về thăm nông trường cà phê Đông Hiếu, Nghệ An (10/12/1961). Chương trình sẽ do HHCP-CCVN, Trung tâm Phát triển doanh nhân Việt Nam phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ NN&PTNT, Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, UBND tỉnh Đắk Lắk phối hợp tổ chức tại TP.HCM từ ngày 9 đến 11/12/2016 với tổng kinh phí dự kiến là 1,5 tỷ đồng. Hiện có 10 tỉnh đăng ký tham gia: Đắk Lắk, Đắk Nông, Kom Tum, Lâm Đồng, Gia Lai, Điện Biên, Quảng Trị, Sơn La, Đồng Nai, Bình Phước, đều là những tỉnh có diện tích trồng cà phê lớn. Mục tiêu của chương trình nhằm thúc đẩy phát triển các thương hiệu cà phê đến với người tiêu dùng trong nước và quốc tế, tạo sân chơi hấp dẫn cho các đơn vị sản xuất, kinh doanh cà phê, tăng cơ hội quảng bá kích cầu thị trường. Trẻ em nghèo được nhận những phần quà Trung thu đầy ý nghĩa Chủ tịch UBND huyện Lai Vung Hồ Thanh Phương và nhà báo Hồ Minh Sơn trao quà cho các em Lai Vung - Đồng Tháp: Traogửiyêuthương Quốc Huy Phong Điền - Cần Thơ: Trungthutrọnvẹnnghĩatình Thảo Nguyên BáoThờibáoMêKôngphốihợptổchứcngàyhội“Trăngyêuthương”chotrẻemnghèo TP.HCM: Ramắtwebsitehiếnmáunhânđạo Quốc Định Đắk Lắk: ChuẩnbịchoLễhộiCàphê BuônMaThuộtlầnVI Hoàng Hà
  • 5. Số 135 - Tháng 9/2016 KINH TẾ - PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP 05 Là một trong sáu vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam, ĐBSCL có thế mạnh phát triển nông nghiệp và thủy sản, giữ vai trò trọng điểm trong chiến lược đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Cùng với cả nước, ĐBSCL đã đạt được những thành tựu quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội. Phát triển toàn diện Theo Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, để tương xứng với tiềm năng, ĐBSCL cần chú trọng chuyển dịch cơ cấu kinh tế toàn diện và tích cực, với mục tiêu đến năm 2020 đưa ĐBSCL trở thành vùng trọng điểm nông nghiệp, thủy sản, là một trong những trung tâm năng lượng lớn của cả nước và đóng góp ngày càng lớn cho nền kinh tế đất nước. Hiện nay, kinh tế nông nghiệp vùng ĐBSCL đã hình thành vùng sản xuất tập trung, chuyên canh với lợi thế có các sản phẩm chủ lực của vùng là lúa gạo, thủy sản, trái cây. Nhờ đó, khu vực nông nghiệp tăng trưởng bình quân 6,9%/năm. Thu nhập mỗi hécta đất sản xuất nông nghiệp từ hơn 20 triệu đồng trước đây nay tăng lên 39 triệu đồng. Năng suất lúa từ 4,3 tấn/ha tăng lên 6,3 tấn/ha, sản lượng lúa từ 12,8 triệu tấn (năm 1995) tăng lên 24,5 triệu tấn (năm 2012). Hàng năm, ĐBSCL xuất khẩu trên 6 triệu tấn gạo, trị giá trên 3 tỷ USD. Thủy sản cũng là ngành phát triển mạnh trong những năm qua và trở thành vùng nuôi trồng thủy sản lớn nhất cả nước với gần 800.000 ha, tăng 500.000 ha so với 10 năm trước. Các mặt hàng tôm, cá tra đã trở thành một trong những ngành kinh tế chiến lược của quốc gia. Sản lượng cá tra của ĐBSCL đã vượt hơn 1 triệu tấn/năm, với kim ngạch xuất khẩu khoảng 1,4 tỷ USD. Sản lượng tôm cũng chiếm 80% và đóng góp 60% kim ngạch xuất khẩu tôm của cả nước. Song song với phát triển nông nghiệp, ĐBSCL cũng quan tâm đầu tư tới lĩnh vực công nghiệp. Toàn vùng tập trung khai thác các lĩnh vực thế mạnh như chế biến nông, thủy sản và từng bước đầu phát triển công nghiệp dầu khí, năng lượng, nhiệt điện và cơ khí. Đến năm 2012, sản xuất công nghiệp toàn vùng đạt giá trị 157.000 tỷ đồng, tăng 16,4% so năm 2011. Hiện nhiều dự án lớn như xây dựng Trung tâm Khí Điện Đạm Cà Mau, Nhà máy Nhiệt điện Long Phú (Sóc Trăng), Trung tâm Nhiệt điện sông Hậu (Hậu Giang), đường ống dẫn khí Lô B - Ô Môn, Trung tâm Nhiệt điện Ô Môn (Cần Thơ), Nhà máy Điện Duyên Hải (Trà Vinh)... đã và đang được triển khai xây dựng. Những mục tiêu cần đạt Trong hoạt động thương mại, ĐBSCL đã phát triển khá tốt các kênh lưu thông phân phối với hệ thống chợ, trung tâm thương mại, dịch vụ. Mấy năm gần đây, các hoạt động xúc tiến thương mại trong và ngoài nước được đẩy mạnh, góp phần khai thác tốt thị trường nội địa và mở rộng thị trường xuất khẩu hữu hiệu hơn. Trong năm 2012, giá trị bán lẻ hàng hóa đạt trên 456.000 tỷ đồng, tăng 25% so năm 2011, giá trị hàng xuất khẩu đạt 9,8 tỷ USD, tăng ba lần so với 10 năm trước. Với mục tiêu tăng trưởng GDP bình quân từ nay đến năm 2020 của vùng đạt 12-13%/năm; tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp trong GDP giảm xuống còn 30-32%, công nghiệp-xây dựng tăng lên 35-36%, khu vực thương mại-dịch vụ 35- 36%, ĐBSCL tập trung phát triển một số lĩnh vực trọng tâm. Đối với kinh tế biển, các tỉnh ĐBSCL tập trung đầu tư cho vùng kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL (gồm bốn tỉnh Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau); xây dựng Cần Thơ thành trung tâm động lực của cả vùng; đưa đảo Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) thành đặc khu hành chính - kinh tế, trung tâm dịch vụ, du lịch của khu vực Đông Nam Á; xây dựng các khu, cụm công nghiệp tập trung, có chính sách hữu hiệu thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, tiếp tục huy động nhiều nguồn lực để phát triển nhanh, đồng bộ hệ thống hạ tầng cơ sở nhằm tạo đột phá thúc đẩy quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Trước mắt, ĐBSCL xây dựng các công trình trọng điểm của vùng như nhà máy điện sử dụng than, khí thiên nhiên tại Trung tâm Điện lực Ô Môn (Cần Thơ), nhiệt điện than tại Trung tâm Điện lực Kiên Lương (Kiên Giang), Trung tâm Điện lực Duyên Hải (Trà Vinh), Trung tâm Điện lực Long Phú (Sóc Trăng), Trung tâm Điện lực sông Hậu (Hậu Giang); xây dựng đường cao tốc Trung Lương-Cần Thơ, tuyến N2 và N1; tuyến đường ven biển, luồng tàu có trọng tải lớn vào các cảng Hỗtrợdoanhnghiệpvừavànhỏtiếpcậnvốn P/V ChinhánhNamSàiGòntàitrợ hơn350tỷđồngcho3doanhnghiệp Hoàng Thiên-Nguyễn Thịnh Hiện nay, Việt Nam đang có khoảng 500.000 doanh nghiệp, trong đó số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) chiếm khoảng 95 - 96%, đóng góp 40% GDP, giải quyết 51% lao động xã hội. Đây chính là đối tượng khách hàng mà các ngân hàng đang hướng tới, đặc biệt trong những năm gần đây. Nhưng một trong những khó khăn của DNVVN được ghi nhận là thiếu vốn, khó tiếp cận các nguồn vốn. Để giải quyết vấn đề này, Chính phủ đã có nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp cải thiện khả năng tiếp cận các nguồn vốn. Tuy nhiên trên thực tế, DNVVN vẫn không dễ tiếp cận được các nguồn vốn có lãi suất ưu đãi. Hội thảo “Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn trong và ngoài nước” được tổ chức vừa qua là dịp để cộng đồng DN trao đổi với các nhà hoạch định chính sách, các ngân hàng tìm ra nguyên nhân DN hạn chế khả năng tiếp cận nguồn vốn của DN. VietinBank đã tham gia Hội thảo và cho biết: Tại VietinBank, phát triển khách hàng DNVVN luôn được chú trọng trong kế hoạch kinh doanh hằng năm. Cụ thể, trong chiến lược phát triển 3 - 5 năm, 10 năm VietinBank đều nhấn mạnh và cụ thể hoá vấn đề tài trợ cho DNVVN. Trong đó, VietinBank tập trung chú trọng phát triển các cơ chế, chính sách cho đối tượng khách hàng DNVVN như: VietinBank chủ động tìm kiếm và thu hút khách hàng DNVVN thông qua tài trợ cho chuỗi nhà cung ứng, nhà phân phối; tập trung phát triển khách hàng theo định hướng ngành nghề; phát triển nhiều sản phẩm đặc thù cũng như tích cực tham gia vào các hội nghị diễn đàn DN… Theo đại diện của VietinBank tại Hội thảo: “VietinBank khẳng định chính sách lãi suất của ngân hàng là ưu việt, linh hoạt cạnh tranh với các ngân hàng trên thị trường. Khách hàng tốt, phương án hiệu quả, VietinBank nghiên cứu, triển khai các chương trình tín dụng với những gói sản phẩm, lãi suất ưu đãi tài trợ cho từng nhóm khách hàng đặc thù” ... Thế mạnh thủy hải sản đã khẳng định vị trí số 1 của ĐBSCL so với cả nước. Đồng bằng sông Cửu Long: Khẳngđịnhvịthếvùngkinhtếtrọngđiểm Huy Diệu Năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án thành lập vùng kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL gồm 4 tỉnh, thành phố trực thuộc TW là: thành phố Cần Thơ, tỉnh An Giang, tỉnh Kiên Giang và tỉnh Cà Mau. Theo đó, xây dựng Vùng kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL trở thành vùng phát triển năng động, có cơ cấu kinh tế hiện đại, có đóng góp ngày càng lớn vào nền kinh tế của đất nước, góp phần quan trọng vào việc xây dựng cả vùng ĐBSCL giàu mạnh, các mặt văn hoá, xã hội tiến kịp mặt bằng chung của cả nước; bảo đảm ổn định chính trị và an ninh quốc phòng vững chắc. Vừa qua, tại UBND Quận 7, TP. HCM - VietinBank Nam Sài Gòn đã tham gia Hội nghị ký kết hỗ trợ vốn vay ưu đãi cho các doanh nghiệp (DN), hỗ trợ sản xuất kinh doanh (SXKD) trên địa bàn. Tại Hội nghị, đại diện VietinBank Nam Sài Gòn đã giới thiệu chi tiết đến khách hàng các sản phẩm tín dụng đa dạng, tiện ích cũng như các chương trình ưu đãi lãi suất hấp dẫn, đồng thời chia sẻ về những khó khăn khách hàng thường gặp phải khi tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng. Từ đó đưa ra các giải pháp thiết thực nhằm tăng cường sự gắn kết giữa ngân hàng và DN. Ngoài mục đích tháo gỡ những khó khăn, hỗ trợ DN, hộ kinh doanh, hợp tác xã (HTX) tiếp cận nguồn vốn vay với lãi suất phù hợp để mở rộng phát triển SXKD, Hội nghị còn là nền tảng cho định hướng phát triển khách hàng tại Chi nhánh. Thông qua Hội nghị giúp Chi nhánh có thể tiếp cận một số lượng khách hàng lớn tiềm năng. TrongkhuônkhổHộinghị,HợpđồngtíndụnggiữaVietinBank Nam Sài Gòn và đại diện 3 DN (C.ty CP Điện tử Asanzo Việt Nam, C.ty TNHH Thương mại Dịch vụ Vận tải Gia Vũ và C.ty TNHH Xuất nhập khẩu MPC) với tổng trị giá hơn 350 tỷ đồng đã được ký kết. Điều này đã tạo điều kiện cho các DN tiếp cận nguồn vốn lãi suất hợp lý để phát triển hoạt động SXKD trong thời gian tới. Tại Hội nghị, VietinBank Nam Sài Gòn cũng cam kết đồng hành cùng C.ty CP Điện tử Asanzo Việt Nam trong việc triển khai đầu tư giai đoạn 2 dự án Nhà máy sản xuất hàng điện tử với tổng vốn đầu tư hơn 500 tỷ đồng. VietinBank  Xem tiếp trang 18
  • 6. Số 135 - Tháng 9/2016 Ngày 7/9 vừa qua, ông Phạm Ngọc Tuấn, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Đồng Nai cùng Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh, đã có buổi giám sát việc thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh năm 2015 và 6 tháng đầu 2016. T heo Ban Chỉ đạo (BCĐ) giảm nghèo tỉnh, tính đến đầu 2016, toàn tỉnh còn trên 13.400 hộ nghèo, gần 7.000 hộ cận nghèo. Sau khi điều tra, khảo sát hộ nghèo theo hướng tiếp cận đa chiều, toàn tỉnh có trên 20 ngàn hộ nghèo và cận nghèo, chiếm 2,6% tổng số hộ. Từ năm 2015 đến nay, tổng kinh phí thực hiện cho chương trình giảm nghèo trên 290 tỷ đồng. Tỉnh Đồng Nai đã triển khai nhiều chính sách, dự án như: Chương trình tín dụng ưu đãi, dự án khuyến nông- lâm- ngư nghiệp, dự án dạy nghề, hỗ trợ y tế, giáo dục... cùng các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo. Hiện nay, BCĐ giảm nghèo tỉnh đang hoàn chỉnh dự thảo đề án giảm nghèo bền vững giai đoạn 2017- 2020 trình UBND, HĐND tỉnh xem xét tại phiên họp cuối năm. Tại buổi làm việc, đại diện đoàn giám sát của Ban Văn hóa-Xã hội HĐND tỉnh lưu ý, cần xem lại hiệu quả của các chương trình hỗ trợ, rà soát lại các mô hình thoát nghèo và năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo. Đoàn cũng kiến nghị Sở Lao động - Thương binh và Xã hội kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chương trình giảm nghèo, trong đó cần rà soát từng chương trình. Đặc biệt, cần nghiên cứu việc nâng chuẩn nghèo mới. Ông Phạm Ngọc Tuấn đề nghị BCĐ giảm nghèo tỉnh xây dựng dự thảo đề án giảm nghèo cần xác định, tính toán rõ lộ trình nâng chuẩn nghèo. Trong tổng số hộ nghèo hiện có, cần xác định cụ thể số hộ có khả năng thoát nghèo bền vững, để triển khai các chương trình cho phù hợp. Chiều 7/9, Hội đồng xét chọn “Doanh nghiệp xuất sắc - Doanh nhân xuất sắc” lần V-2016 của tỉnh Đồng Nai đã tổ chức xét chọn các doanh nghiệp, doanh nhân xuất sắc của tỉnh trong 3 năm (2013 - 2015). Qua kết quả kiểm phiếu từ tổ thư ký, hội đồng xem xét bình chọn được 23 doanh nghiệp (DN), trong đó có 17 DN xuất sắc, 6 DN hoàn thành tốt nhiệm vụ, 10 doanh nhân xuất sắc, 3 doanh nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ. Hội đồng tuyển chọn được 10 doanh nhân đạt danh hiệu “Doanh nhân Việt Nam” tiêu biểu. Các DN, doanh nhân đạt danh hiệu sẽ được tỉnh tôn vinh vào ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10/2016. Các doanh nhân và DN được chọn dựa trên các tiêu chí: chấp hành các chính sách, pháp luật, xây dựng tốt Đảng cơ sở, đoàn thể vững mạnh đạt hiệu quả kinh tế-xã hội, tổ chức triển khai và thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng... Hội đồng xét chọn đã loại một số trường hợp DN vi phạm pháp luật, nhất là vi phạm về lĩnh vực môi trường. KINH TẾ - PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Với mục tiêu giảm tối đa phiền hà cho doanh nghiệp (DN), công tác cải cách thủ tục hành chính thuộc các lĩnh vực đăng ký kinh doanh, đăng ký đầu tư, xây dựng cơ bản... được UBND tỉnh Đồng Nai quan tâm. Bên cạnh đó, tại buổi đối thoại trực tiếp với các DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) do UBND tỉnh tổ chức ngày 6/9 vừa qua, những vấn đề các DN FDI vừa và nhỏ rất quan tâm là: thủ tục đầu tư, thuế, hải quan, đất đai và môi trường... D N FDI phản ánh trước đây khi đăng ký mở rộng, thành lập mới DN chỉ cần đến nộp hồ sơ tại Ban Quản lý (BQL) các khu công nghiệp Đồng Nai,nhưnghiệnphảiđi2nơilàBQL các khu công nghiệp Đồng Nai, Sở Kế hoạch - Đầu tư, mất rất nhiều thời gian. Liên quan đến những vấn đềtrên,GiámđốcSởKếhoạch-Đầu tư Cao Tiến Dũng cho biết: “Một số thủ tục về cấp phép đầu tư, thành lập mới, mở rộng DN đã được công khai trên mạng của Sở. DN FDI có thể đến trực tiếp hoặc đăng ký hồ sơ qua mạng. Những DN không muốn đi lại 2 nơi trên vẫn có thể nộp hồ sơ tại BQL các khu công nghiệp Đồng Nai, vì tỉnh mới có quy định 2 đơn vị sẽ liên kết giải quyết từng phần việc của mình, tránh cho DN phải đi lại nhiều nơi”. Ngoài ra, Sở Kế hoạch - Đầu tư có tổ chuyên hướng dẫn DN thực hiện các thủ tục, nên khi DN có khó khăn có thể liên hệ trực tiếp với Sở để được hỗ trợ. Một số DN FDI cũng đề nghị tỉnh cho làm và giải quyết các thủ tục cấp phép thành lập, xây dựng, môi trường, đất đai song song với nhau để bớt thời gian chờ đợi. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Vĩnh khẳng định: “Trong thời gian tới sẽ yêu cầu các sở, ngành hoàn tất bộ thủ tục cấp phép đầu tư, thành lập, đất đai, môi trường, lao động, bảo hiểm... công khai trên mạng internet và chỉ rõ đường link cho các DN biết vào tìm hiểu. DN phát hiện có tình trạng nhân viên xử lý hồ sơ cố tình kéo dài thời gian, có những khuất tất có thể điện thoại trực tiếp cho lãnh đạo tỉnh hoặc gửi email, tỉnh sẽ xử lý ngay những nhân viên này”. Đại diện một số hiệp hội, DN phàn nàn về việc hải quan yêu cầu các DN chế xuất lắp đặt camera quay lại cảnh xe ra vào cổng để giám sát tình trạng luân chuyển hàng hóa, tránh tình trạng gian lận thuế và truyền qua mạng về hải quan. Việc này khiến DN lo lắng có thể thông tin bị đánh cắp trong quá trình truyền tải, gây thiệt thòi cho DN. Thời gian hải quan yêu cầu DN chế xuất lưu hình ảnh là 6 tháng quá dài, làm tốn kém không ít. Ông Akira Motomiya, Tổng giám đốc Công ty TNHH Sản phẩm máy tính Fujitsu, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Đồng Nai, chia sẻ: “Thông tin của các DN chế xuất truyền qua internet ra ngoài rất khó bảo mật, vì thời gian gần đây an ninh mạng hay bị tấn công. Những thông tin bị lộ sẽ ảnh hưởng đến các khách hàng của DN. Do đó, tôi kiến nghị hải quan khi cần thông tin có thể đến trực tiếp các công ty để DN cung cấp. Và thời gian lưu giữ hình ảnh của các công ty chỉ khoảng 1 tháng, nếu Cục Hải quan yêu cầu lưu 6 tháng sẽ tốn thêm khoản chi phí không nhỏ cho DN”. Ông Taketani Yukihiko, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Tayca Việt Nam (Khu công nghiệp Long Đức, huyện Long Thành), nói: “Công ty có hơn 100 năm kinh nghiệm trong sản xuất hóa chất tại Nhật Bản cũng như nhiều nước và chưa khi nào để xảy ra sự cố về môi trường, nên quá trình làm các thủ tục về môi trường đề nghị tỉnh xem xét vấn đề này. Công ty chấp thuận việc lắp đặt camera quan trắc khí thải, nhưng có nhiều chỉ tiêu yêu cầu giám sát không cần thiết gây phiền hà, tăng gánh nặng chi phí cho DN, tỉnh nên bỏ đi”. Về kiểm tra các DN FDI, nhiều tỉnh đã có quy định trừ trường hợp phát hiện DN có dấu hiệu vi phạm trên một số lĩnh vực các sở, ngành mới được kiểm tra đột xuất nhưng sau đó phải báo cáo tỉnh ngay. Kiểm tra định kỳ các sở, ngành phối hợp trình tỉnh đồng ý mới tiến hành. DN hoạt động tốt vẫn bị kiểm tra liên tục thì báo BQL các khu công nghiệp Đồng Nai sẽ được lãnh đạo tỉnh xử lý. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Trần Văn Vĩnh cam kết từ nay đến cuối năm 2016 sẽ công bố toàn bộ các thủ tục, hồ sơ đăng ký cấp giấy chứng nhận đầu tư, thành lập mở rộng DN, cấp phép xây dựng, thuế, hải quan, đất đai, môi trường, lao động... Theo đó, DN có nhu cầu có thể lên mạng tải về làm trước tạo sự minh bạch, rút ngắn thời gian, chi phí tạo thuận lợi cho DN sản xuất và thu hút đầu tư FDI. Trị"bệnh"sáchnhiễudoanhnghiệp Trắc Long - Thanh Long Ông Akira Motomiya, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Sản phẩm máy tính Fujitsu, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Đồng Nai, kiến nghị những vướng mắc tại hội nghị. 06 290 tỷ đồng cho chương trình thoát nghèo bền vững Bùi Hương Tônvinhdoanhnghiệp,doanhnhânxuấtsắc Bùi Châu đồng nai Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phê duyệt, ban hành trong Nghị quyết 19-2016 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016 - 2017, định hướng đến năm 2020. Theo đó, Chính phủ yêu cầu lãnh đạo các bộ ngành, UBND tỉnh, TP chịu trách nhiệm chỉ đạo xây dựng Chương trình, Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 19 trước 30/5/2016, tạo chuyển biến rõ nét về nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức về tinh thần phục vụ người dân và doanh nghiệp. Ông Phạm Ngọc Tuấn, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Đồng Nai phát biểu tại buổi làm việc
  • 7. HĐND TP.HCM đã thông qua Nghị quyết số 105/NQ- HĐND về danh mục các dự án cần thu hồi đất và dự án có chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn thành phố trong năm 2016. Trong danh mục 8 dự án cần thu hồi đất trong năm 2016 (đợt 3) có khu tứ giác vàng Nguyễn Huệ - Hồ Tùng Mậu - Huỳnh Thúc Kháng - Ngô Đức Kế (quận 1) với diện tích 1,31 ha, dự kiến sẽ được đấu thầu theo hình thức chỉ định thầu cho liên doanh nhà đầu tư là Công ty Larkhall Holding và Công ty CP Tập đoàn đầu tư Vạn Thịnh Phát. Trước đó, chiều 3/8 tại TP.HCM đã diễn ra ký kết hợp tác đầu tư giữa Công ty CP Tập đoàn Vạn Thịnh Phát với các nhà đầu tư nước ngoài gồm Pavilion Group và Genting Group để phát triển dự án "Khu công viên Mũi Đèn Đỏ và nhà ở đô thị" - Saigon Peninsula tại phường Phú Thuận, quận 7, TP.HCM. Với tổng vốn đầu tư khoảng 6 tỷ USD, các nhà đầu tư sẽ biến dự án thành nơi hội tụ những nét kiến trúc độc đáo mang tầm cỡ quốc tế và là “lá phổi xanh” hòa quyện vào không gian sông nước sinh thái lý tưởng với vị trí nằm ngay ngã ba sông Sài Gòn và sông Nhà Bè. Thực tế, thông tin về việc đầu tư vào tứ giác vàng này xuất hiện từ tháng 5, khi Tập đoàn Vạn Thịnh Phát có văn bản xin chủ trương UBND TP.HCM xây công trình cao tối đa 40 tầng tại đây. Đây là khu đất vàng thứ hai được tập đoàn của đại gia Trương Mỹ Lan nhắm đến trong năm nay. Trước đó tập đoàn này cũng xin chủ trương đầu tư vào khu đất Bến Bạch Đằng (quận 1). Với việc được chỉ định đầu tư vào khu tứ giác vàng đường Nguyễn Huệ, quận 1, TP.HCM, đại gia bí ẩn Trương Mỹ Lan đã làm đầy thêm “bộ sưu tập đất vàng” trung tâm của mình. Bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát được biết đến là một đại gia bí ẩn nhất Việt Nam, nhưng sở hữu hầu hết các vị trí đất vàng trong vùng lõi trung tâm TP.HCM. Ngoài Times Square, doanh nhân Trương Mỹ Lan hiện đang nắm trực tiếp hoặc gián tiếp nhiều cao ốc ở những vị trí đắc địa nhất của khu trung tâm thành phố dọc theo phố đi bộ Nguyễn Huệ. Tại các quận lân cận, tập đoàn này cũng sở hữu nhiều bất động sản cóvịtríđẹp,giátrịcao.Cụthểlàcụm Trung tâm thương mại Thuận Kiều Plaza (quận 5), cao ốc căn hộ dịch vụ cao cấp Sherwood Residence (quận 3), Khách sạn Thương mại An Đông (quận 5), Khu dân cư Bonville Land (huyện Bình Chánh), Khu dân cư cao cấp Sterling Residence (huyện Bình Chánh), Khu căn hộ cao cấp Lambert Residence (quận 3)… 07KINH TẾ - PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬPSố 135 - Tháng 9/2016 Là một tỉnh có nhiều ưu thế bậc nhất trong khu vực ĐBSCL, Kiên Giang được coi là một Việt Nam thu nhỏ vì tỉnh có đủ tài nguyên rừng, nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, du lịch, hải đảo, biên giới… Trong đó, nguồn thu từ biển là đóng góp lớn nhất. Chính vì thế, Kiên Giang đã đưa ra nhiều giải pháp phát triển kinh tế biển trong giai đoạn 2016 - 2020. Vai trò của kinh tế biển Thực hiện Nghị quyết Đại hội X, Đảng bộ tỉnh Kiên Giang, nhiệm kỳ 2016 - 2020, khẳng định việc thực hiện hiệu quả phát triển kinh tế biển bền vững, kế hoạch xác định các mục tiêu chung là tập trung xây dựng và phát triển toàn diện các ngành kinh tế biển như khai thác hải sản xa bờ, dịch vụ hậu cần nghề cá, nuôi trồng thủy sản ven biển, quanh đảo, gắn với bảo vệ nguồn lợi thủy sản và vùng biển, đảo. Song song đó là phát triển du lịch biển đảo, phát triển kinh tế hàng hải, chế biến thủy sản... Tỉnh tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện các quy hoạch đã được phê duyệt, đặc biệt là đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng các đô thị ven biển, các trung tâm kinh tế biển, xây dựng và phát triển Khu kinh tế Phú Quốc, các đô thị ven biển như: thành phố Rạch Giá, thị xã Hà Tiên và huyện Kiên Lương, tạo bước đà cho kinh tế biển Kiên Giang phát triển. Những bài toán mà Kiên Giang đang từng bước đẩy mạnh cho phù hợp với xu thế mới là huy động và phát huy tối đa các nguồn lực để tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ven biển, hải đảo; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với đảm bảo quốc phòng an ninh, tăng cường hợp tác quốc tế, gắn phát triển kinh tế biển với bảo vệ chủ quyền biển đảo và ứng phó biến đổi khí hậu, giải quyết việc làm để nâng cao mức sống nhân dân. Trong đó, sẽ phấn đấu đến năm 2020, kinh tế biển chiếm 74% GDP toàn tỉnh. Trong năm qua, sản lượng khai thác thủy sản đạt gần 500 ngàn tấn. Phấn đấu kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 230 triệu USD. Đến năm 2020, ổn định và nâng cấp các phương tiện khai thác tàu đánh bắt xa bờ có công suất trên 90CV chiếm 70%. Tập trung đầu tư nâng cấp, mở rộng cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão và phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá... Tuy nhiên, vấn đề lãnh đạo tỉnh Kiên Giang quan tâm là tốc độ tăng trưởng còn chậm, chất lượng thấp và thiếu bền vững; chưa khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của tỉnh, việc khai thác và nuôi trồng thủy sản có bước phát triển nhưng chưa ổn định và bền vững; tiềm năng mặt nước ven biển còn lớn nhưng chưa khai thác hiệu quả; ứng dụng khoa học công nghệ vào nuôi trồng thủy sản chưa nhiều; môi trường sinh thái vùng biển, ven biển diễn biến ngày một xấu, một số nơi ô nhiễm nặng, nguồn lợi thủy sản ngày càng cạn kiệt, khả năng tái tạo thấp; cơ sở hạ tầng nói chung, du lịch nói riêng phát triển chậm và chưa đồng bộ, sản phẩm và dịch vụ du lịch chất lượng còn thấp, đơn điệu chưa thật hấp dẫn du khách trong và ngoài nước; tình hình an ninh trật tự vùng biển từng lúc còn diễn biến phức tạp, tình trạng khai thác thủy sản vi phạm pháp luật trong và ngoài nước còn phổ biến, chưa được ngăn chặn có hiệu quả. Nhiều giải pháp chiến lược Trước mắt, tỉnh Kiên Giang sẽ rà soát, điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; quy hoạch gắn công tác dự báo với ứng phó biến đổi khí hậu, nhằm đảm bảo ổn định sản xuất và đời sống của nhân dân. Đồng thời, tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng ven biển, hải đảo, nhất là các công trình giao thông, điện, nước sinh hoạt; phát triển ngành nghề và nâng cao đời sống của nhân dân ven biển, hải đảo. Thực hiện các cơ chế chính sách hỗ trợ ngư dân, đầu tư khai thác thủy sản trên các vùng biển khơi xa. Chuyển đổi ngành nghề và phương thức đánh bắt để nâng cao chất lượng đánh bắt và bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản. Một quyết sách quan trọng không kém là phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế biển đi đôi với chú trọng giáo dục hướng nghiệp, nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo, nhất là dạy nghề đảm bảo đủ số lượng và đạt về chất lượng, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế biển đảo. Quan tâm đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ đủ sức quản lý, điều hành phát triển kinh tế biển. Trong xu thế ấy, đào tạo sẽ đi đôi với việc tăng cường công tác đối ngoại, mở rộng và đẩy mạnh quan hệ hợp tác quốc tế về biển để tranh thủ vốn, tiềm lực khoa học, công nghệ. Ngoài ra, khuyến khích thành lập các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khai thác, phát triển kinh tế biển, nhất là các lĩnh vực thế mạnh của kinh tế biển Kiên Giang như nuôi trồng thủy sản, công nghiệp chế biến thủy sản, công nghiệp năng lượng, vận tải, du lịch, dịch vụ,.. Thực hiện Nghị quyết 09-NQ/ TW của Bộ Chính trị về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, tỉnh Kiên Giang 5 năm qua (2011-2015) đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ, đó là: Tốc độ tăng trưởng kinh tế biển giai đoạn 2011-2015 đạt 11,4%/năm; tỷ trọng GDP kinh tế biển chiếm 73,3% GDP toàn tỉnh; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng dịch vụ - công nghiệp, xây dựng - nông nghiệp. KIÊN GIANG: PHÁTHUYVAITRÒKINHTẾBIỂN Huy Diệu - Quỳnh Giao Cải thiện đội ngũ tàu cá công suất lớn bám biển lâu ngày là một trong những quyết sách phát triển kinh tế biển của tỉnh Kiên Giang Gia tộc ĐƯỢCCHỈĐỊNHĐẦUTƯVÀOKHUTỨGIÁCVÀNG Hoàng Thiên Thực hiện Nghị quyết 09- NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, tỉnh Kiên Giang 5 năm qua (2011- 2015) đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ, đó là: Tốc độ tăng trưởng kinh tế biển giai đoạn 2011-2015 đạt 11,4%/năm; tỷ trọng GDP kinh tế biển chiếm 73,3% GDP toàn tỉnh; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng dịch vụ - công nghiệp, xây dựng - nông nghiệp. Đường Nguyễn Huệ - một mặt của khu tứ giác vàng
  • 8. Không ồn ào, rầm rộ như cam sành, cam mật, cây cam xoàn vẫn âm thầm gieo lộc cho bà con nông dân tỉnh Đồng Tháp bằng những vụ mùa bội thu. Nhiều người cho rằng, cam xoàn không chỉ là cây trồng “xóa nghèo” mà đã trở thành cây “làm giàu” của nông dân. T heo tìm hiểu của PV, hiện nay nhiều diện tích cam xoàn ở huyện Lai Vung đang bắt đầu vào vụ thu hoạch. So với những năm trước, mùa thu hoạch này nhà vườn kém vui bởi giá cam thấp hơn khoảng 5% và năng suất cam cũng giảm khá nhiều. Ông Nguyễn Hữu Hạnh, nông dân ở xã Tân Hòa, huyện Lai Vung cho biết: Mặc dù giá cam xoàn vẫn còn giữ mức khá cao (khoảng 35 ngàn - 36 ngàn đồng/ kg), nhưng so với cùng kỳ năm trước giảm 6 ngàn đồng/kg. Năm nay, thời tiết không thuận lợi, cam xoàn bị rụng trái khá nhiều nên năng suất cũng giảm. Mặc dù giá cam xoàn năm nay giảm, song với mức giá như hiện tại thì nhà vườn vẫn còn lãi khá cao. Năng suất trung bình 1 công (1.300m2) cam xoàn ở Lai Vung dao động từ 3 - 4 tấn, chi phí sản xuất khoảng 11.500 đồng/kg. Còn theo ông Nguyễn Bé Năm - Trưởng trạm Bảo vệ thực vật huyện Lai Vung, yếu tố thời tiết là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến cam bị rụng trái, giảm năng suất. Đợt nắng nóng hồi tháng 3, tháng 4 vừa qua làm cho nhiều diện tích cam, quýt ở Lai Vung bị thiệt hại, ước tính năng suất bình quân giảm khoảng 5%. Ngoài ra, vào giai đoạn chuẩn bị thu hoạch, một số vườn có hiện tượng rụng trái do ảnh hưởng của nhóm nấm thán thư và nhiều nguyên nhân khác. Nhóm nấm thán thư phát triển mạnh vào mùa mưa, làm cho cam bị khô đầu cuống và rụng. Như vậy, để hạn chế thiệt hại đến mức thấp nhất, nhà vườn cần phải bón phân cân đối, tăng cường bón thêm nhóm phân trung vi lượng, phân hữu cơ; cần tỉa và tạo tán thông thoáng, không để cây mang quá nhiều trái, quản lý nước tưới hợp lý... Theo thống kê của Trạm Bảo vệ thực vật huyện Lai Vung, hiện nay diện tích cam xoàn trên địa bàn huyện khoảng 470ha, tăng trên 200ha so với cùng kỳ năm 2015. Tuy nhiên, để sản xuất cam xoàn hiệu quả, ngành nông nghiệp huyện khuyến cáo nông dân cần chọn loại thổ nhưỡng phù hợp để trồng cam xoàn, trang bị kiến thức cần thiết trước khi chuyển đổi sang canh tác một loại cây trồng mới, không nên chạy theo số đông, sản xuất ồ ạt. Hiện nay, nhằm giúp nông dân trang bị kiến thức về sản xuất theo hướng an toàn, ngành nông nghiệp huyện đang triển khai các mô hình sản xuất theo quy trình an toàn, VietGAP, giúp nông dân làm quen với việc sản theo tiêu chuẩn và truy xuất nguồn gốc, hướng đến các thị trường xa hơn ở ngoài nước. Thương lái Trung Quốc ồ ạt thu mua nông sản rồi lặn biệt tăm đã để lại những bài học cay đắng cho nông dân nhiều vùng. Để chấm dứt hiện tượng bất thường này, rất cần sự chủ động phòng ngừa của nông dân và các cấp quản lý. L âu nay, ở thị trường nông sản Việt Nam, vai trò của thương lái rất lớn khi mà các doanh nghiệp (DN) chưa đủ nguồn lực để mua nông sản tận gốc tại vườn, ruộng, ao, chuồng nuôi… của nông dân. Tuy nhiên, dấu vết gây thiệt hại của thương lái Trung Quốc luôn ẩn hiện qua những cách thức mua hàng “độc lạ” trên nông sản Việt Nam, từ săn lùng mua cau non, đỉa, lá điều, rễ tiêu đến heo mỡ, thanh long… Chiêu trò có, nhu cầu đột xuất từ thị trường Trung Quốc có. Nhưng theo các chuyên gia am hiểu thì thương lái Trung Quốc thu gom hàng nông sản luôn tiềm ẩn những rủi ro. GS. TS Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng Trường Đại học Nam Cần Thơ, nhận định: Nếu không có thương lái, nông sản do nông dân làm ra không thể hoặc rất khó đến với doanh nghiệp. Có nhiều cách gọi tên về đối tượng đảm nhận khâu thu mua trung gian này. Có lúc người ta gọi là “tư thương” gắn với thời bao cấp, đến nay lại được hiểu theo giá trị biểu cảm âm tính - chê, phê phán! Có người gọi những người mua đi bán lại nông sản là “hàng xáo” nhưng đa số dân Nam bộ gọi họ là “bạn hàng xáo”! Chữ “bạn” đã bao hàm giá trị biểu cảm dương tính và cách nhìn thân thiện về nghề. Họ là những người chịu khó lặn lội đồng hành nắng - mưa cực khổ cùng nông dân, chủ yếu lấy công làm lời! Bạn hàng xáo Nam bộ đến nay chủ yếu vẫn dùng ghe luồn lách vào kinh, rạch mua nông sản của nông dân. Còn ông Nguyễn Văn Đồng, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Hậu Giang, khuyến nghị: “Hiện nay trong khâu sản xuất và buôn bán còn hai vấn đề cần cấp bách giải quyết. Người dân thì thụ động. Cán bộ xã, phường thì né tránh chờ cấp tỉnh có ý kiến - nhất là tình trạng cò, thương lái đểu quấy nhiễu thị trường nông sản - dù các quy định chức năng xử lý hành chính thể hiện rõ. Mong UBND tỉnh có chỉ thị chức năng quản lý của địa phương để sớm can thiệp các trường hợp có dấu hiệu gây rối thị trường nông sản”. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, thiết nghĩ chính quyền các địa phương và doanh nghiệp đầu tàu trong xuất khẩu nông sản chủ lực nên tập hợp, tổ chức bài bản cho đội ngũ thương lái, bạn hàng xáo có kinh nghiệm lâu nay. Câu “buôn có bạn, bán có phường” hơn bao giờ hết cần được nông dân và doanh nghiệp thắt chặt trên những giá trị truyền thống. Từ đó, có thể loại bỏ chiêu trò của “thương lái đểu”. Rõ ràng, các doanh nghiệp và chính quyền địa phương đều thừa nhận vai trò quan trọng của thương lái, bạn hàng xáo nhưng lúng túng chưa tìm ra phương cách phối hợp hiệu quả trong tiêu thụ để ổn định thị trường. Bắc Giang: Công nhận 10 sản phẩm công nghiệp nông thôn năm 2016 Bùi Cường C hủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang vừa ký quyết định công nhận 10 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2016 cho 3 nhóm ngành nghề. Nhóm thủ công mỹ nghệ có 3 sản phẩm là: Tranh gốm Chùa Vĩnh Nghiêm; Chum gốm Cơ sở Gốm làng Ngòi - Yên Dũng; Đôi hạc bằng gỗ mít hộ sản xuất Qlâm, thủy sản và thực phẩm có 6 sản phẩm là: Ván ghép thanh Công ty TNHH Vũ Thịnh - Lạng Giang; Cao Kim Thiền Thảo của Công ty CP Dược OPC Bắc Giang; Dấm Kim Ngân của Cty TNHH TM Ngân Giang; Chè xanh Bản Ven của HTX Thân Trường; Giò gà Yên Thế của Cty CP Giang Sơn; Bánh đa nem Thổ Hà của HTX sản xuất bánh đa, nem, mỳ Thổ Hà. Nhóm sản phẩm khác có một sản phẩm là gạch lát cotto của Cty CP Ngôi sao Bắc Giang. Quảng Ninh: Thungânsáchhiệuquả Bùi Cường T heo số liệu từ Sở Tài chính tỉnh Quảng Ninh, đến cuối tháng 7 năm 2016, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 21.386 tỷ đồng, bằng 62% dự toán và tăng 4% so với cùng kỳ; ước thực hiện cả năm đạt 36.300 tỷ đồng, tăng 6% dự toán giao đầu năm. Có được kết quả này là do tỉnh đã linh hoạt, quyết liệt trong công tác điều hành chỉ đạo. Cụ thể tỉnh đã tăng cường và nâng cao hiệu quả của hoạt động thu hút, xúc tiến đầu tư, tổ chức các hội nghị gặp mặt doanh nghiệp, doanh nhân nhằm tháo gỡ, giải quyết kịp thời những khó khăn vướng mắc trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; đồng thời đẩy mạnh cải cách hành chính đảm bảo đơn giản, công khai minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh… Số 135 - Tháng 9/201608 KINH TẾ - PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Lai Vung - Đồng Tháp: Camxoànvàomùathuhoạch Phước Lập - Hồ Thanh Phong ĐỀ PHÒNG THƯƠNG LÁI "LẠ" Ngọc Lễ - Tấn Lập Khoai lang được thương lái Trung Quốc đề nghị mua đọt.
  • 9. Số 135 - Tháng 9/2016 ĐỜI SỐNG ĐÔ THỊ - XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 09 Những năm gần đây, đời sống kinh tế - xã hội ở xã Hương Sơn phát triển khá toàn diện. Sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ - thương mại phát triển, thu nhập của nhân dân trong xã ngày càng được nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo giảm. Có được những kết quả trên là nhờ sự đoàn kết, thống nhất trong tổ chức Đảng và toàn hệ thống chính trị, tạo sự đồng thuận cao trong các tầng lớp nhân dân, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu đề ra. X ác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền xã Hương Sơn tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật nuôi phù hợp điều kiện địa phương. Ông Đào Xuân Bình, Chủ tịch UBND xã Hương Sơn cho biết: Trên cơ sở phân tích, đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong phát triển kinh tế ở địa phương, Đảng ủy, UBND xã Hương Sơn xác định sản xuất nông nghiệp là hướng phát triển chủ đạo, mang lại hiệu quả, nâng cao thu nhập cho người dân. Từ việc định hướng phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện đất, thổ nhưỡng của địa phương, xã xây dựng Nghị quyết chuyên đề phát triển kinh tế theo hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đồng thời áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật; tận dụng triệt để các loại đất để phát triển sản xuất hàng hóa. Đến nay, xã có 170,4 ha diện tích đất gieo trồng, trong đó diện tích lúa 133,15 ha, năng suất đạt 55,5 tạ/ha. Thời gian qua, xã tích cực vận động nhân dân đầu tư mở rộng chăn nuôi phát triển đàn gia súc, gia cầm, tạosảnphẩmhànghóacungcấpcho thị trường. Hiện nay, toàn xã có 929 con trâu bò; 4.652 con lợn và 20.450 con gia cầm. Để duy trì phát triển chăn nuôi, xã tạo điều kiện giúp người dân được tiếp cận các nguồn vốn vay; phân công cán bộ thú y phụ trách hướng dẫn, tập huấn cho bà con nhân dân về kỹ thuật chăm sóc, lựa chọn giống, nguồn thức ăn, cách phòng, điều trị bệnh, giữ vệ sinh môi trường chăn nuôi. Bên cạnh đó, việc chăm sóc, bảo vệ và bổ sung kịp thời diện tích rừng thu hoạch luôn được quan tâm và thực hiện thường xuyên. Hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ được duy trì ổn định và có chiều hướng tăng. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp 6 tháng đầu năm đạt 31,7 tỷ đồng. Xã khuyến khích các hộ phát triển kinh doanh, vay vốn với lãi suất thấp thông qua các tổ chức chính trị - xã hội như: Hội Nông dân, Phụ nữ, Đoàn Thanh niên… để mở rộng kinh doanh. Lĩnh vực văn hóa - xã hội được quan tâm đúng mức. Các chính sách an sinh xã hội, hoạt động chăm sóc sức khỏe người dân được thực hiện tốt. Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm có nhiều chuyển biến. Công tác quốc phòng - an ninh được tăng cường, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Kinh tế phát triển, hạ tầng nông thôn trên địa bàn được đầu tư xây dựng khang trang, các trường học, trạm y tế xã đều được xây dựng kiên cố, cao tầng, đường giao thông được rải nhựa, đổ bê tông xi măng. Riêng 6 tháng đầu năm, xã đã triển khai thi công xong các hạng mục đường giao thông nông thôn như: Thôn Cầu Đá, Thiếu Khanh dài 1.540m; nhà văn hoá thôn Hương Vị. Khởi công và đang tiến hành xây dựng nhà rèn luyện thể chất trường THCS; nhà lớp học 2 tầng trường mầmn non; nhà điều hành 2 tầng trường tiểu học… Ông Đào Xuân Bình cho biết thêm: Những năm qua, mặc dầu còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, song được sự quan tâm giúp đỡ của Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện, các ban ngành đoàn thể, sự nỗ lực vượt qua khó khăn của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, các lĩnh vực về kinh tế - xã hội đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Phát huy những thành quả đã đạt được, trong thời gian tới, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Hương Sơn tiếp tục tìm giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương để đưa kinh tế - xã hội của xã phát triển nhanh, bền vững. Xã Hương Sơn: Đoàn kết để phát triển kinh tế Ly Sơn Ông Đào Xuân Bình - Chủ tịch UBND xã Hương Sơn Huyện Bình Xuyên - Tỉnh vĩnh phúc Về xã Trung Mỹ hôm nay, có thể thấy sự đổi thay rõ nét. Kết quả đó có được là nhờ Đảng bộ, chínhquyềnvànhândânTrung Mỹ đoàn kết, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu kinh tế địa phương. Nhờ đó, đời sống của nhân dân không ngừng được nâng lên, diện mạo của một xã nông thôn mới trù phú, yên bình đã hiện hữu nơi đây. N ăm 2016 được đánh giá là một năm có nhiều khókhănvàtháchthức, nhưng dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, sự năng động, nhiệt tình của lãnh đạo UBND đã khơi dậy tinh thần đoàn kết, phấn đấu trong toàn thể nhân dân, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đã đặt ra trong 8 tháng đầu năm. Đứng trước những thách thức, nhiệm vụ mà cấp trên đã giao, Đảng ủy, UBND xã Trung Mỹ đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả, thiết thực và nhận được sự đồng tình cao trong quần chúng nhân dân. Trong 6 tháng đầu năm 2016, về trồng trọt, xã có tổng diện tích gieo cấy vụ Đông xuân 379,5 ha; năng suất lúa bình quân đạt 53,1 tạ/ha; tổng sản lượng lương thực đạt 1.790,3 tấn. Về chăn nuôi, xã tiếp tục có bước phát triển ổn định. Tổng đàn trâu bò hiện có là 1.592 con, 8.470 con lợn; đàn gia cầm có 57.050 con. Công tác phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm được xã thực hiện tốt, không để xảy ra dịch bệnh lớn làm ảnh hưởng đến chăn nuôi và đời sống kinh tế của nhân dân. Những năm gần đây, Trung Mỹ đã tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Bởi vậy, trong tổng sản xuất năm 2016 của xã uớc đạt 419,5 tỷ đồng thì giá trị công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ đóng góp 359 tỷ đồng. Ông Trương Văn Đào - Chủ tịch UBND xã Trung Mỹ cho biết: “Đảng bộ, chính quyền xã luôn quan tâm, tạo mọi điều kiện về thủ tục hành chính, khuyến khích nhân dân mở rộng các loại hình dịch vụ, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. Những năm tới, Trung Mỹ sẽ tiếp tục phát huy thế mạnh của địa phương, khắc phục tồn tại nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao hơn nữa đời sống cho người dân”. Không chỉ chú trọng phát triển kinh tế, mà công tác văn hóa, xã hội cũng được lãnh đạo xã đặc biệt quan tâm. Xã đã tập trung tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị của tỉnh, của huyện và địa phương, phục vụ cho cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và bầu cử đại biểu HĐND các cấpnhiệmkỳ2016-2021;đồngthời, thường xuyên tổ chức tốt các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao vào các ngày lễ, ngày kỷ niệm trong năm. Chất lượng giáo dục toàn diện ở Trung Mỹ tiếp tục được nâng lên; số lượng học sinh tham gia kỳ thi học sinh giỏi ở các cấp học đều tăng về số lượng và thành tích. Về hoạt động y tế, chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân tiếp tục được nâng cao; tổ chức tốt các đợt tiêm chủng mở rộng cho trẻ em đạt 100% kế hoạch. Thực hiện tốt chế độ chính sách, các chính sách ưu đãi của nhà nước đối với người có công được đầy đủ, kịp thời. Trong lĩnh vực quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội tiếp tục được củng cố vững chắc. Tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tiếp tục được ổn định. Duy trì công tác tiếp dân theo quy định; giải quyết kịp thời các đơn thư, ý kiến và những thắc mắc của nhân dân đầy đủ, kịp thời, đúng thẩm quyền quy định, không gây phiền hà cho nhân dân. Ông Trương Văn Đào - Chủ tịch UBND xã Trung Mỹ. Xã Trung Mỹ: Tíchcựcchuyểndịchcơcấukinhtế Ly Sơn Nhắc lại mục tiêu hàng đầu của Hiến chương ASEAN, Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 là phải duy trì hòa bình, an ninh và ổn định của khu vực, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, việc giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông trước hết là trách nhiệm của các quốc gia liên quan. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh ASEAN và Trung Quốc đạt thỏa thuận về áp dụng Bộ quy tắc về tránh va chạm bất ngờ trên biển (CUES) ở Biển Đông, lập đường dây nóng giữa các Bộ Ngoại giao về các tình huống khẩn cấp trên biển; đề nghị các bên có cam kết cụ thể và tích cực hơn, nhất là hoàn tất COC ngay trong năm 2017, nhân dịp kỷ niệm 15 năm ký DOC (2002) và 50 năm thành lập ASEAN. Với chủ đề “Đưa tầm nhìn thành hiện thực vì một Cộng đồng ASEAN năng động”, Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 28 - 29 và các hội nghị cấp cao liên quan tại Lào đã thành công tốt đẹp, đạt nhiều kết quả tích cực; thông qua nhiều văn kiện, thống nhất nhiều thỏa thuận hợp tác, qua đó thúc đẩy ASEAN liên kết chặt chẽ hơn, hoạt động hiệu quả hơn, củng cố đoàn kết, thống nhất và đề cao được vai trò trung tâm của ASEAN; đẩy mạnh quan hệ toàn diện và thực chất giữa ASEAN với các đối tác. Chinhphu.vn  Tiếp theo trang 2
  • 10. 10 Số 135 - Tháng 9/2016 Thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (XD NTM), đến thời điểm hiện tại, xã Liên Hiệp đã hoàn thành 16/19 tiêu chí. Năm 2016, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã phấn đấu hoàn thành 3 tiêu chí còn lại là: trường học, cơ sở vật chất văn hoá và môi trường để về đích NTM. Đ ối với từng tiêu chí chưa hoàn thành, toàn xã đang xúc tiến thực hiện. Hiện nay, xã đang thi công xây mới 12 phòng học, 8 phòng làm việc, 1 phòng hội trường, nhà thi đấu đa năng 500 m2 và sân chơi 1.400 m2 trường Tiểu học; xây dựng 2 phòng họp và nhà để xe trường Trung học cơ sở; hoàn thiện nhà văn hoá thôn Hiếu Hiệp có tổng diện tích xây dựng 2.500 m2 ; nghĩa trang nhân dân đã hoàn thành được 80%... Nhìn chung, nhận thức của cán bộ và nhân dân về XD NTM ngày càng được nâng lên, Ban chỉ đạo XD NTM ở xã được hoàn thiện, hoạt động ngày càng hiệu quả; diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc; kết cấu hạ tầng giao thông được quan tâm đầu tư từng bước đáp ứng nhu cầu sản xuất, phục vụ dân sinh; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, ổn định. Với niềm tin, sự đoàn kết, chung sức, chung lòng của Đảng bộ, chính quyền và toàn thể nhân dân trong thời gian tới, xã Liên Hiệp tiếp tục triển khai các giải pháp đồng bộ để đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các hạng mục, công trình của các tiêu chí còn lại. Đặc biệt, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh để tạo thêm động lực về tinh thần trong xây dựng nông thôn mới; “cán đích” theo đúng lộ trình, mục tiêu đề ra. ĐỜI SỐNG ĐÔ THỊ - XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Khẩn trương hoàn thiện Trạm Y tế xã Liên Hiệp. Vỏ ốc bươu vàng từng khiến người dân miền Tây đau đầu tìm giải pháp tiêu hủy vì gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường, thế nhưng chúng lại hóa vàng nhờ bàn tay, khối óc của lão nông tên Nguyễn Văn Xe. Ông đã biến những vỏ ốc bỏ đi thành một loại phân hữu cơ rất phù hợp để chăm sóc cây ăn trái. Không những thế, ông còn thu được hàng triệu đồng mỗi ngày nhờ bán phân từ vỏ ốc. Phát hiện tình cờ Một lần dọn vườn, thấy khắp nơi lởm chởm vỏ ốc bươu vàng nên ông Nguyễn Văn Xe (77 tuổi, ngụ xã Tân Phú, TX. Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang) đã thu gom lại rồi đốt bỏ cùng với lá cây trong vườn. Sau đó, ông đem số tro từ lá cây và vỏ ốc đổ ra khu vực vườn cam vốn bỏ đi vì kém phát triển của gia đình. Một tuần sau khi mang dao ra vườn định đốn cam trồng lại thì ông bất ngờ thấy vườn cam trở nên xanh tốt. Những cây cam của ông Xe đã cải tử hoàn sinh. Quá vui mừng trước sự phát triển không ngờ của vườn cam, ông Xe đã khấp khởi chạy về nhà khoe với vợ. Chỉ khi tận mắt nhìn thấy thì bà Nguyễn Thị Phận, vợ ông Xe mới tin vào những lời chồng mình nói. Lúc này cả hai vợ chồng đều lấy làm khó hiểu vì không biết vì nguyên nhân gì mà vườn cam của họ lại cải tử hoàn sinh một cách bất ngờ vậy, dù không được chăm bón gì. Sau một hồi xem xét, ông Xe mới hiểu ra những cây cam tưởng như đã chết bất ngờ hồi sinh là do ông đã đổ tro đốt lá cây và vỏ ốc bươu vàng lên. Ông vội chạy đến bốc lên những nắm tro vương vãi trên vườn cam và trong lòng ông dấy lên một ý tưởng cùng với niềm hy vọng. Sau lần phát hiện tình cờ ấy, ông Xe đã đi thu gom vỏ ốc quanh khu vực nhà mình đem đốt lấy tro. Nhìn ông Xe thu gom vỏ ốc chất thành núi trong vườn nhà rồi đốt, nhiều người còn cho rằng ông gàn nhưng ông vẫn lặng lẽ làm công việc của mình và chỉ cười trừ với mọi người xung quanh. Mùa khô năm ấy, hầu hết các hộ dân khác đều thất thu do cây không thể ra trái được, còn vườn của ông Xe thì vẫn xanh tốt, thậm chí còn cho năng suất cao gấp đôi bình thường. Ông Xe cho biết: “Thật sự đến giờ tôi vẫn không dám tin là vỏ ốc bươu lại có tác dụng đối với cây trồng tới vậy. Một thứ vốn bỏ đi, làm ảnh hưởng tới môi trường lại giúp tôi cứu được cả mảnh vườn”. Theo ông Xe, cam là loại cây khá “đỏng đảnh”, để một cây cam phát triển tốt thì ngoài phải chăm bón cẩn thận, người trồng phải dùng nhiều loại phân bón, thuốc hóa học. Vậy mà một loại phân làm từ vỏ ốc lại có thể “đánh bại” các loại phân, thuốc hóa học khác giúp cây phát triển tốt, không sâu bệnh. “Chỉ một năm sau khi bón phân làm từ vỏ ốc, đến nay vườn cam của tôi đã phát triển rất tốt, cây to, lá xanh tốt. Theo tôi phân tích thì bón phân từ tro vỏ ốc giúp cây phát triển nhanh hơn gấp 2 lần so với chăm sóc thông thường”, ông Xe cho biết. Lợi kép Từ những thành công ban đầu, ông Xe bắt đầu tìm hiểu các tài liệu về nông nghiệp, hỏi thông tin từ nhiều nguồn khác để tạo cho mình nhiều loại phân phù hợp với các loại cây khác nhau. Ông Xe cho biết, hiện tại ông đang nghiên cứu 3 loại phân từ vỏ ốc bươu và bước đầu cho thấy các loại phân này đều mang lại hiệu quả cao. “Vì thổ nhưỡng, nhu cầu dinh dưỡng của từng loại cây khác nhau nên không thể bón một loại cho tất cả được. Do đó, tôi phải nghiên cứu, thêm bớt các loại phụ gia khác để phù hợp với từng cây trồng”, ông Xe chia sẻ. Theo ông Xe, với cam hay cây ăn trái thì chỉ cần tro của vỏ ốc trộn thêm với tro của lá cây rồi bón gần gốc là được. Số lượng thì cũng tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển của cây. Lúc nhỏ thì một ca múc nước, khoảng 1 năm tuổi thì có thể bón một lượng bằng nửa thùng sơn. Đối với cây màu thì phải kỳ công hơn, sau khi đốt lấy tro thì phải ủ thêm với các loại cây xanh băm nhỏ trong một tháng để tạo ra phân xanh thì mới có hiệu quả tốt nhất. Cũng theo ông Xe, tuy có nhiều thành công nhưng thực tế loại phân này vẫn chưa thật hoàn hảo vì khi đốt vỏ ốc vẫn còn nhiều phần chưa cháy hết khiến cây không hấp thụ được hết làm ảnh hưởng tới đất trồng. Ông Xe cho biết, khi biết được loại phân từ vỏ ốc mang lại nhiều hiệu quả của ông, nhiều người dân trong vùng đã tìm tới mua phân của ông với giá 50.000đ/bao. Hiện tại, ông Xe kiếm thêm được khoản thu nhập lên tới 1 triệu đồng/ngày. “Hiện tôi đang tích cóp tiền để xây một lò than đốt vỏ ốc và một dàn máy nghiền vỏ ốc, như vậy sẽ khắc phục được những nhược điểm hiện tại”, ông Xe chia sẻ. Cũng nhờ có thu nhập ổn định từ việc bán phân vỏ ốc nên hiện tại gia đình ông Xe cũng có của ăn của để. Cuộc sống gia đình không phải phụ thuộc quá nhiều vào ba công vườn như trước đây. Ba người con của ông lão cũng không phải tha phương cầu thực mà về nhà phụ cha phát triển sản xuất phân từ vỏ ốc bán cho người dân có nhu cầu. Không chỉ bán phân, ông Xe còn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm làm phân cho bất cứ người dân nào có nhu cầu. Cũng vì thấy được hiệu quả từ loại phân làm từ tro vỏ ốc nên nhiều người dân sau khi mua tro đã cắp sách vở tới học hỏi kinh nghiệm của ông Xe. Khi được ông tiết lộ bí quyết, nhiều người đã đi thu gom ốc về tự làm phân. Theo ghi nhận của PV, xã Tân Phú hiện tại có hơn nửa hộ dân dùng phân từ vỏ ốc bươu. Việc nhiều người dùng phân từ tro vỏ ốc bươu như hiện tại khiến lượng vỏ ốc bươu được thải ra từ nhiều cơ sở chế biến ốc bươu trên địa bàn giảm hẳn, không còn gây nên ô nhiễm môi trường như trước đây. Trao đổi với PV Báo Thời báo MêKông, ông Lê Hoàng Khải, Trưởng ấp Tân Hòa, xã Tân Phú, Long Mỹ, Hậu Giang cho biết, ông Xe là một nông dân tiêu biểu tại địa phương. Mặc dù cao tuổi nhưng ông là người dám nghĩ dám làm, hiến kế hay giúp địa phương phần nào thoát khỏi ô nhiễm từ vỏ ốc thừa. Hơn nữa, còn giúp người dân giải quyết được bài toán phân bón và năng suất cho cây trồng. Ở địa phương, ông là một tấm gương được nhiều người học hỏi, ông rất hiền lành, hòa đồng, nỗ lực làm việc. Sáng tạo của ông Xe được tất cả mọi người ghi nhận. Hậu Giang: Lãonônglàmgiàutừ…vỏốc Thảo Nguyên - Phương Minh Ông Xe - người nông dân phát minh ra phân bón làm từ vỏ ốc Xã Liên Hiệp - Huyện Phúc Thọ - TP Hà Nội: Quyếttâmđạtxãnôngthônmớitrongnăm2016 Ly Sơn Bà Bùi Hà Tiên, Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Tân Phú cho biết, hiện tại địa phương đã thành lập mô hình ủ vỏ ốc dùng làm phân bón và đang thực hiện thí điểm trên ấp Tân Hòa với 40 hộ tham gia. Sau một thời gian thì thấy có hiệu quả, đồng thời giúp giảm chi phí phân bón cho nông dân. Hơn nữa, việc tận dụng những vỏ ốc bỏ đi làm phân bón góp phần vào việc giảm sự ô nhiễm môi trường.