SlideShare a Scribd company logo
1 of 20
Download to read offline
Số 67 + 68
Tháng 7/2014
Trang 4
Thoái vốn ngoài ngành:
Chịu đau chữa bệnh
Trang 18
Hào quang bí ẩn quanh khối
ngọc bích lớn nhất thế giới...
Trang 17
Chuyện đoàn tụ khó tin
nhờ...ADN
Trang 11
Quyết định không kỳ thị
Trang 2
Trang 15 Trang 19
Hàng loạt quan tham Trung
Quốc xin hưu non, tự tử
Điều chỉnh dự án Sahong
cứu lấy đồng bằng sông
Cửu Long Nhật báo Tuổi trẻ Bắc Kinh
tháng 4 cho biết, từ đầu năm
2013 đến tháng 4.2014, đã có
54 cán bộ “chết vì những nguyên
nhân không tự nhiên”...
Nếu không xoá bỏ thì nhất
thiết phải điều chỉnh để các đập
Don Sahong và Don Xayaburi
không gây ra ...
Tiếp tục kiên trì
bảo vệ chủ quyền
KỶ NIỆM NGÀY THƯƠNG BINH LIỆT SĨ 27/7
Số 67 + 68 (Tháng 7/2014)
02 THEO DÒNG THỜI SỰ
N
gày 18/6, Thủ tướng Chính
phủ Nguyễn Tấn Dũng đã
tiếp Ủy viên Quốc vụ Trung
Quốc Dương Khiết Trì nhân dịp sang
Việt Nam tiến hành cuộc gặp giữa hai
Chủ tịch Ủy ban chỉ đạo hợp tác song
phương Việt Nam-Trung Quốc. Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh
lập trường nhất quán của Việt Nam đã
được nêu trong các cuộc tiếp xúc các cấp
của hai bên thời gian qua, đề nghị hai
bên cần kiểm soát tình hình, không để
xảy ra xung đột, tiếp tục duy trì các cuộc
tiếp xúc, đàm phán để giải quyết tranh
chấp, bất đồng hiện nay. “Việt Nam kiên
quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền của
mình bằng các biện pháp hòa bình phù
hợp với luật pháp quốc tế”, người đứng
đầu Chính phủ nhấn mạnh.
Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng,
hành động của Trung Quốc đã xâm
phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt
Nam, vi phạm những thỏa thuận giữa
lãnh đạo cấp cao hai nước, vi phạm luật
pháp quốc tế, Công ước Liên Hợp Quốc
về Luật Biển năm 1982, Tuyên bố về ứng
xử của các bên trên Biển Đông (DOC);
đe dọa hòa bình, ổn định, an ninh, an
toàn hàng hải, hàng không trong khu
vực; gây bất bình và làm tổn thương
tình cảm của nhân dân Việt Nam, tác
động tiêu cực đến quan hệ hợp tác giữa
hai Đảng, hai nước. Thủ tướng yêu cầu
Trung Quốc rút giàn khoan và tàu hộ
tống ra khỏi vùng biển của Việt Nam;
cùng đàm phán giải quyết các tranh
chấp, bất đồng giữa hai nước bằng các
biện pháp hòa bình, phù hợp luật pháp
quốc tế và nhận thức chung giữa Lãnh
đạo cấp cao hai nước…
Ngày 20/6, Chủ tịch nước Trương
Tấn Sang đã trả lời phỏng vấn TTXVN
về Biển Đông trong đó nhấn mạnh
Đảng và Nhà nước ta đang thực hiện các
chủ trương và giải pháp đáp ứng nguyện
vọng chính đáng, tha thiết của hơn 90
triệu đồng bào ta. “Tôi xin nhắc lại lời
của vua Lê Thánh Tông từng nói với
triều thần đã được ghi rõ trong Đại Việt
sử ký toàn thư: Một thước núi, một tấc
sông của ta, lẽ nào lại nên vứt bỏ? Ngươi
phải kiên quyết tranh biện, chớ cho họ
lấn dần. Nếu họ không nghe, còn có thể
sai sứ sang phương Bắc trình bày rõ điều
ngay lẽ gian. Nếu ngươi dám đem một
thước núi, một tấc đất của Thái tổ làm
mồi cho giặc, thì tội phải tru di!”
Về ngoại giao song phương, ngay từ
đầu tháng 6, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã
lần thứ 3 trao Công hàm gửi Bộ Ngoại
giao Trung Quốc, yêu cầu phía Trung
Quốc nghiêm túc tôn trọng luật pháp
quốc tế, chấm dứt ngay các hoạt động
vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài
phán của Việt Nam với vùng đặc quyền
kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam;
rút ngay giàn khoan, tàu và các phương
tiện liên quan ra khỏi vùng biển của
Việt Nam và không để tái diễn các hành
vi tương tự. Công hàm cũng yêu cầu
Trung Quốc giải quyết các tranh chấp
trên biển thông qua đàm phán hoặc
các biện pháp hòa bình, phù hợp với
luật pháp quốc tế trong đó có Công ước
Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982.
Đồng thời, trong tháng 6, Bộ Ngoại
giao đã tổ chức hai cuộc họp báo quốc
tế lần thứ 4 và 5 về tình hình Biển Đông
nhằm thông báo cho cộng đồng quốc tế
những thông tin liên quan đến vụ giàn
khoan Hải Dương 981, nêu rõ hành vi
của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền
Việt Nam và đi ngược lại luật pháp quốc
tế, kịp thời phản bác những luận điệu
sai trái từ phía Trung Quốc.
Tại diễn đàn đa phương, ngày 6/6,
tại trụ sở chính của Liên Hợp Quốc ở
New York, Mỹ, Đại sứ Lê Hoài Trung,
Trưởng Phái đoàn Đại diện thường trực
Việt Nam tại Liên Hợp Quốc, một lần
nữa gửi thư lên Tổng Thư ký Liên Hợp
Quốc Ban Ki-moon kèm theo Công
hàm của Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi Bộ
Ngoại giao Trung Quốc, phản đối việc
Trung Quốc tiếp tục duy trì giàn khoan
Hải Dương 981 và các tàu hộ tống trong
vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa
của Việt Nam. Đại sứ Lê Hoài Trung đề
nghị Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban
Ki-moon cho lưu hành Công hàm trên
như một tài liệu chính thức của Khóa 68
Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, gửi đến
tất cả các nước thành viên Liên Hợp
Quốc.
Đồng thời, tăng cường quan hệ đối
tác chiến lược và khẳng định cam kết
quốc tế về quyền con người ■
tổng hợp
TIẾP TỤC KIÊN TRÌ BẢO
VỆ CHỦ QUYỀN
Hoạt động đối ngoại tháng
6 đánh dấu nỗ lực không ngừng
của Việt Nam nhằm bảo vệ chủ
quyền thiêng liêng của đất nước,
kiên trì đấu tranh bằng biện pháp
hòa bình để yêu cầu Trung Quốc
rút giàn khoan; tăng cường quan
hệ đối tác chiến lược với hai nước
châu Âu và khẳng định cam kết
quốc tế về quyền con người.
VIỆT NAM - LÀO:
Khánh thành tuyến đường đến cặp
cửa khẩu Bờ Y-Phoukeua.
Kinh tế Việt Nam trong 6 tháng đầu
năm ra sao?
S
áng 5/7, tại cửa khẩu quốc tế
Phoukeua, tỉnh Attapeu (Lào), Phó
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và
Phó Thủ tướng Lào Somsavath Lengsa-
vad đã dự Lễ khánh thành tuyến đường
từ cột mốc 790 đến cửa khẩu quốc tế
Phoukeua (Lào) và cửa khẩu quốc tế Bờ
Y (Việt Nam), do Việt Nam viện trợ xây
dựng.
Đây là tuyến đường có tổng vốn
viện trợ của Việt Nam 50 tỷ đồng (gần
19 triệu kíp Lào), lần đầu tiên được
Chính phủ Việt Nam giao toàn bộ vốn
cho Chính phủ Lào tự tổ chức thực hiện
dự án, do C.ty của Lào trúng thầu xây
dựng. Mặc dù dự án được triển khai
tại khu vực có địa hình phức tạp, nhiều
khó khăn trong công tác vận chuyển vật
liệu, thiết bị máy móc, nhưng với sự chỉ
đạo, giám sát thường xuyên của lãnh
đạo tỉnh Attapeu, huyện Phouvong và
sự cố gắng của nhà thầu, công trình đã
hoàn thành trước 4 tháng, đúng thiết kế
kỹ thuật, bảo đảm chất lượng và có tính
thẩm mỹ cao. Việc hoàn thành tuyến
đường này nối cửa khẩu quốc tế của hai
nước sẽ giúp cho việc đi lại của nhân
dân, hợp tác thương mại giữa hai nước
thuận lợi hơn, góp phần vào việc nâng
cao đời sống của nhân dân khu vực tỉnh
Attapeu và Kon Tum.
Phát biểu tại Lễ khánh thành, Phó
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch
Phân ban Hợp tác Việt Nam-Lào nhấn
mạnh, đoạn đường từ cột mốc 790 đến
cửa khẩu quốc tế Phu Cưa tuy không
dài, nhưng là cửa ngõ sang Việt Nam
của đường 18B, tuyến đường bộ quan
trọng nối các tỉnh Nam Lào với khu vực
Bắc Tây Nguyên ra các cảng biển Việt
Nam như Quy Nhơn, Dung Quất, Đà
Nẵng…Đồng thời là một trong những
tuyến quan trọng trong hành lang
Đông-Tây của Tiểu vùng sông Mekong,
nối vùng cực Bắc Campuchia và vùng
Đông Bắc Thái Lan ra biển; tạo điều
kiện thuận lợi cho việc đẩy mạnh hợp
tác giữa các tỉnh trong Khu vực Tam
giác phát triển Campuchia-Lào-Việt
Nam và hợp tác song phương Việt Nam
và Lào. Đây là Dự án đầu tiên áp dụng
quy trình thí điểm về quản lý nguồn vốn
viện trợ của Chính phủ Việt Nam dành
cho Chính phủ Lào, thể hiện quyết tâm
của cả hai Phân ban hợp tác Việt Nam
và Lào nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng
nguồn vốn và sự chủ động của phía Lào.
Phó Thủ tướng đánh giá cao và nhiệt liệt
biểu dương sự nỗ lực của chủ đầu tư, các
bộ, ngành hai bên, tỉnh Attapeu, nhà
thầu và các bên liên quan đã hoàn thành
thi công vượt tiến độ 4 tháng, bảo đảm
chất lượng các hạng mục Dự án này…■
Chinhphu.vn
B
ộ Công thương khẳng định, xuất
khẩu sang Trung Quốc dù giảm
nhẹ nhưng xuất khẩu chung vẫn
tăng trên hầu hết các thị trường, hầu như
không bị ảnh hưởng bởi căng thẳng biển
Đông.
Báo cáo tình hình sản xuất công
nghiệp thương mại Việt Nam 6 tháng
đầu năm 2014 vừa được Bộ Công thương
hoàn thiện. Lần đầu tiên, Bộ này đã công
bố rõ sự kiện căng thẳng ở biển Đông đã
tác động đến xuất khẩu hàng hóa sang thị
trường Trung Quốc. Cụ thể, xuất khẩu
những mặt hàng nông sản như rau quả,
gạo, cao su... của Việt Nam sang Trung
Quốc đã giảm nhẹ trong tháng 5 và 6,
khoảng 2-7%.
Bộ Công thương cũng cho biết sản
xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm nay
có sự ảnh hưởng bởi một số người tuần
hành quá khích có hành vi vi phạm pháp
luật gây rối ở một số doanh nghiệp khu
vựcFDItạimộtsốtỉnhphíaNam,tỉnhHà
Tĩnh... Tình hình sản xuất và xuất khẩu
của nhiều doanh nghiệp đã bị chậm lại.
Tuy nhiên, nhờ tình hình nhanh
chóng ổn định trở lại, chỉ số phát triển
sản xuất công nghiệp của các tỉnh đều đạt
mức tăng trưởng, ngay tỉnh Bình Dương
chỉ số sử dụng lao động tháng 6 năm 2014
giảm nhẹ, nhưng chỉ số sản xuất công
nghiệp 6 tháng đầu năm 2014 của toàn
tỉnh vẫn tăng 7,3% so với cùng kỳ 2013.
Kết luận, Bộ Công thương cho rằng căng
thẳng biển Đông không tác động rõ rệt
đến kinh tế Việt Nam. Chỉ số tiêu thụ
toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo
tháng 5/2014 so với cùng kỳ năm trước
vẫn tăng 9% (cao hơn mức tăng 7,5% của
tháng 5/2013 so với cùng kỳ năm 2012).
Chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế
biến, chế tạo đến 1/6 tăng 12,8%.
Về thị trường xuất khẩu: 6 tháng đầu
năm 2014 xuất khẩu của Việt Nam dù
sang Trung Quốc giảm nhẹ nhưng Bộ
Công thương nêu xuất khẩu chung vẫn
tăng trên hầu hết các thị trường, trong đó
thị trường châu Đại Dương tăng cao nhất,
ước tăng 30,8%. Tiếp đó là thị trường
châu Mỹ ước tăng 23,6%, thị trường châu
Á ước tăng 11,7%, thị trường châu Âu
ước tăng 10,8% và thị trường châu Phi
tăng 10,4%. Điều đáng suy ngẫm là dù
xuất khẩu sang Trung Quốc giảm nhưng
nhập khẩu từ Trung Quốc vẫn lên tới
20,43 tỉ USD trong 6 tháng khiến nhập
khẩu hàng Trung Quốc vẫn chiếm tới gần
29,4% tổng nhập khẩu của Việt Nam, tăng
19,9% so với cùng kỳ năm trước. Nhập
siêu từ Trung Quốc ước 6 tháng qua đã
đạt 13,057 tỷ USD. Nguyên nhân nhập
siêu từ Trung Quốc, Bộ Công thương cho
rằng do tăng nhập máy móc thiết bị, vật
tư, nguyên liệu phục vụ xây dựng các cơ
sở hạ tầng… Những hàng hóa này sản
xuất trong nước chưa đáp ứng được đầy
đủ nên vẫn phải nhập khẩu ■
tuoi tre
Lê Sơn
Dương - Quỳnh
Số 67 + 68 (Tháng 7/2014)
03
Đ
oàn đại biểu Quân ủy TƯ do Tổng
Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm
Trưởng đoàn cùng nguyên Tổng
Bí thư Lê Khả Phiêu đến viếng.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ
tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Phó
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gửi vòng
hoa đến viếng.
Đoàn Ủy ban TƯ Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam do Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ
tịch Ủy ban TƯ MTTQ Việt Nam Nguyễn
Thiện Nhân làm Trưởng đoàn đến viếng.
Đoàn đại biểu Chính phủ do Phó Thủ
tướng Hoàng Trung Hải làm Trưởng đoàn
đến viếng.
Về phía Bộ Quốc phòng, Đại tướng
Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc
phòng, cùng các lãnh đạo Bộ Quốc phòng
đã đến viếng các chiến sĩ hy sinh. Đoàn
đại biểu Tổng Cục chính trị-QĐND Việt
Nam do Thượng tướng Ngô Xuân Lịch
dẫn đầu; Đoàn đại biểu Bộ Tư lệnh Quân
chủng Phòng không-Không quân, do
Trung tướng Phương Minh Hòa, Tư lệnh
Quân chủng Phòng không-Không quân
làm Trưởng đoàn đến viếng. Đoàn Bộ Tư
lệnh Thủ đô Hà Nội, do Trung tướng Phí
QuốcTuấn,Tưlệnh,làmTrưởngđoànđến
viếng. Đoàn đại biểu UBND TP. Hà Nội do
ông Nguyễn Thế Thảo, Chủ tịch UBND
Thành phố, làm Trưởng đoàn đến viếng.
Đến viếng 18 liệt sỹ còn có đoàn của Ủy
ban Quốc phòng-an ninh của Quốc hội;
các ban, bộ, ngành Trung ương; Bộ tư lệnh
Bộ đội Biên phòng, Bộ tư lệnh Cảnh sát
biển Việt Nam, Bộ tư lệnh các quân chủng,
quân khu, quân đoàn, binh đoàn; các ban,
ngành, đoàn thể của TP. Hà Nội và các địa
phương; bà con nhân dân Thủ đô…Trước
đó, gia đình, người thân của 18 liệt sỹ đã
vào viếng. Như tin đã đưa, lúc 7h45 ngày
7/7, trong khi đang bay huấn luyện thả
dù tại khu vực sân bay Hòa Lạc, máy bay
Mi-171 số hiệu 01 của Trung đoàn Không
quân 916 thuộc Sư đoàn Không quân 371,
QuânchủngPhòngkhông-Khôngquânđã
bị cháy động cơ, rơi tại thôn 11, xã Thạch
Hòa, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Trong số
21 chiến sỹ trên máy bay gặp nạn, 18 người
đã hy sinh. 3 chiến sỹ bị thương đang được
các bác sỹ giỏi nhất điều trị tại Viện Bỏng
quốc gia Lê Hữu Trác.
Những ngày qua, lãnh đạo Đảng, Nhà
nước,Quânđội,cácbộ,ngành,địaphương
đã dành sự quan tâm đặc biệt trong công
tác khắc phục hậu quả, nhất là việc chữa trị
cho các đồng chí bị thương và chăm lo cho
gia đình các chiến sỹ đã hy sinh cũng như
tổ chức tang lễ chu đáo theo nguyện vọng
của gia đình các chiến sỹ■
(tổng hợp)
THEO DÒNG THỜI SỰ
Tổ chức trọng thể tang lễ các sĩ quan, quân nhân hy sinh
trong thực hiện nhiệm vụ huấn luyện bay
Đề nghị Campuchia ngăn chặn biểu
tình tại sứ quán Việt Nam
World Bank hạ dự báo tăng trưởng
kinh tế Việt NamViệt Anh
Phương Linh
P/V
Linh cữu 18 chiến sĩ hy sinh. Ảnh: VOV
Sáng ngày 11/7, Quân chủng
Phòng không-Không quân và Bộ
Tư lệnh Thủ đô Hà Nội đã tổ chức
trọng thể tang lễ theo nghi thức
Lễ tang quân đội đối với 18 sĩ
quan, quân nhân chuyên nghiệp
hy sinh trong khi thực hiện nhiệm
vụ huấn luyện bay vào sáng 7/7,
tại Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng,
số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội.
Trong không khí trang nghiêm,
xúc động, nhiều đoàn đại biểu đã
tới viếng, tưởng nhớ các cán bộ,
quân nhân chuyên nghiệp đã anh
dũng hy sinh trong khi thực hiện
nhiệm vụ huấn luyện
N
gười phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê
Hải Bình đã lên án hành động
biểu tình của một số phần tử
cực đoan trước Đại sứ quán Việt Nam tại
Phnom Penh, yêu cầu Campuchia có biện
pháp ngăn chặn. "Việc kiếm cớ tổ chức
biểu tình trước Đại sứ quán Việt Nam tại
Phnom Penh là hành động sai trái, với ý
đồ làm mất trật tự tại Campuchia", ông
Hải Bình khẳng định.
Một số phần tử cực đoan tổ chức biểu
tìnhkhôngphùhợpvớiquanhệlánggiềng
hữu nghị, truyền thống tốt đẹp giữa Việt
Nam và Campuchia. Do đó, Việt Nam đề
nghị chính quyền Campuchia có các biện
pháp hữu hiệu để ngăn chặn hành động
sai trái nói trên, ông Hải Bình nhấn mạnh.
Hôm 8/7, đám đông hơn 100 người Cam-
puchia tụ tập trước Đại sứ quán Việt Nam
tại Phnom Penh để nêu vấn đề chủ quyền
lãnh thổ của một số tỉnh miền Nam Việt
Nam. Nhiều người trong số này có liên hệ
với đảng đối lập ở Campuchia Cứu nguy
dân tộc Campuchia (CNRP) theocambo-
diadaily.
ĐạisứquánViệtNamtạiPhnomPenh
sau đó ra tuyên bố lên án cuộc biểu tình,
cho rằng hành động này là xâm phạm chủ
quyền và các công việc nội bộ của Việt
Nam. Các cảnh sát Campuchia đã xuống
đườngtrấnápnhữngkẻcựcđoancóhành
động quá khích khi biểu tình.
Trao đổi với Phnompenh Post, phát
ngôn viên của Hội đồng Bộ trưởng Cam-
puchia Phay Siphan cho biết: "Chính phủ
cũng như chính quyền địa phương không
muốn chứng kiến bất kỳ hành động khiêu
khích nào xảy ra. Mọi người cần tôn trọng
luật pháp". Ông Siphan cũng nhấn mạnh
mối quan hệ gần gũi giữa Campuchia và
Việt Nam ■
N
gân hàng Thế giới (WB) dự báo
tăng trưởng kinh tế Việt Nam
năm 2014 ở 5,4%, giảm so với
mức 5,5% đưa ra hồi đầu tháng 6.
Thông tin trên được đưa ra trong báo
cáo cập nhật kinh tế Việt Nam được WB
công bố chiều nay (8/7). Báo cáo cho thấy
ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam tiếp
tục được cải thiện, song tăng trưởng kinh
tế vẫn khiêm tốn và tiếp tục ở dưới mức
trung bình. "Tăng trưởng GDP năm 2014
dự báo ở mức 5,4% - cao hơn nhiều quốc
gia trong khu vực và trên thế giới, nhưng
mức tăng trưởng đó vẫn chưa xứng với
tiềm năng của Việt Nam”, bà Victoria
Kwakwa – Giám đốc quốc gia của Ngân
hàng Thế giới tại Việt Nam cho biết. Tổ
chức này cũng nhận định GDP của Việt
Nam sẽ không quá 5,5% trước năm 2016.
Như vậy, chỉ sau gần một tháng đưa ra
mức dự báo tăng trưởng 5,5% dành cho
Việt Nam trong năm nay tại báo cáo cập
nhật kinh tế toàn cầu, tổ chức này đã hạ
triển vọng. Nguyên nhân chủ yếu là cầu
trong nước vẫn còn yếu, lòng tin của khu
vực tư nhân chưa đủ mạnh, tỷ lệ nợ trên
vốn của các doanh nghiệp Nhà nước và
tỷ lệ nợ xấu tại các ngân hàng thương mại
còn cao. Kinh tế Việt Nam cũng đối mặt
với nhiều thách thức về khả năng cạnh
tranh. Ngoài ra, sự căng thẳng kéo dài về
tranh chấp lãnh thổ trong khu vực cũng
làm trầm trọng thêm các rủi ro bất lợi.
Để khôi phục niềm tin tăng trưởng,
WB cho rằng Việt Nam phải quan tâm
hơn đến tái cơ cấu, tập trung vào khu vực
doanh nghiệp Nhà nước và khu vực ngân
hàng, đồng thời xóa bỏ những rào cản đối
với đầu tư tư nhân trong nước. "Chậm trễ
về tiến độ cải cách hệ thống ngân hàng và
doanh nghiệp Nhà nước có thể kéo dài
giai đoạn tăng trưởng dưới tiềm năng và
tạo những động thái ngày càng bất lợi,
có thể khiến nợ công tăng đến các mức
không còn bền vững", tổ chức này khuyến
nghị.
Trước WB, trong báo cáo cập nhật
kinh tế 6 tháng phát hành hồi đầu tháng
này, HSBC cũng hạ dự báo tăng trưởng
Việt Nam năm 2014 từ 5,6% xuống 5,5% ■
Số 67 + 68 (Tháng 7/2014)
04 KINH TẾ - PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP
Thoái vốn ngoài ngành: Chịu đau chữa bệnh Thùy Trang
Giá trị đầu tư ngoài ngành của
các doanh nghiệp nhà nước tính
đến cuối năm 2012. Đơn vị: tỉ
đồng. Nguồn: Bộ Tài chính
S
au 4 năm nắm giữ cổ phần chi phối
tại General Motors (GM), Chính
phủ Mỹ đã bán hết cổ phần tại
hãng xe này vào tuần qua. Năm 2009,
khi nền kinh tế Mỹ rơi vào khủng hoảng
và GM đối mặt với nguy cơ phá sản,
Chính phủ Mỹ đã ra tay giải cứu bằng
cách mua lại 61% cổ phần và tiến hành
tái cấu trúc hoạt động của hãng xe này.
Hiện tại, GM đã lấy lại chỗ đứng
trong ngành công nghiệp ôtô không chỉ
ở Mỹ mà còn trên thị trường thế giới.
Hãng xe này đã hoạt động có lãi trong
15 quý liên tiếp với lượng tiền mặt nắm
giữ hiện lên tới 26,8 tỉ USD. Nhưng để
có được thành công đó, Chính phủ Mỹ
đã chịu lỗ hơn 10 tỉ USD, do chỉ có thể
thu hồi lại được 39 tỉ USD so với con
số 49,5 tỉ USD ban đầu bỏ ra để mua
lại 61% cổ phần của GM. Điều đó cũng
có nghĩa người đóng thuế ở Mỹ đã phải
chịu thiệt hơn 10 tỉ USD trong vụ giải
cứu này. Tuy nhiên, việc giải cứu GM
vẫn được coi là một thành công của
Chính phủ Mỹ, bởi họ chấp nhận chịu
thiệt vì một mục tiêu lớn hơn: Ngăn cản
sự sụp đổ của ngành công nghiệp ôtô
và tạo việc làm cho người dân. Theo Bộ
trưởng Bộ Tài chính Mỹ Jacob J. Lew,
nếu như kế hoạch giải cứu GM không
được thực hiện, sự sụp đổ của hãng ôtô
này sẽ khiến hơn 1 triệu người mất việc
làm, hàng tỉ USD tiết kiệm cá nhân sẽ
bị mất đi và năng suất sản xuất của nền
kinh tế sẽ bị ảnh hưởng đáng kể. Nhờ
vào kế hoạch giải cứu đó, đã có hơn
370.000 việc làm mới trong ngành công
nghiệp ôtô của Mỹ được tạo ra và cả 3
hãng sản xuất ôtô lớn ở Mỹ đều hoạt
động có lãi và nâng cao được năng lực
cạnh tranh.
Đó là câu chuyện ở Mỹ. Ở Việt Nam,
tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp
Nhà nước (CPH DNNN), thoái vốn
khỏi những lĩnh vực kinh tế không liên
quan đã được tiến hành trong suốt 20
năm qua. Mục đích của việc thoái vốn
cũng là nhằm tạo ra một thị trường
cạnh tranh, thúc đẩy sự tham gia của
khu vực kinh tế tư nhân và tạo thêm
nhiều việc làm cho người dân. Mặc dù
đã được tiến hành trong một thời gian
dài, nhưng quá trình thoái vốn vẫn diễn
ra khá chậm. Một nguyên nhân là các
DNNN phải đảm bảo bảo toàn vốn Nhà
nước khi thoái vốn, có nghĩa là Chính
phủ sẽ không chịu lỗ khi bán cổ phần do
Chính phủ nắm giữ cho tư nhân.
Theo ông Nguyễn Duy Long, Trưởng
phòng Đổi mới, sắp xếp và phát triển
doanh nghiệp của Cục Tài chính Doanh
nghiệp (Bộ Tài chính), quy định không
được để lỗ khi thoái vốn đã dẫn tới tâm
lý sợ trách nhiệm của những người
đứng đầu DNNN. Đồng quan điểm,
ông Trần Xuân Hòa, Chủ tịch Tập đoàn
Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt
Nam - Vinacomin, cho rằng: “Khi quan
điểm không được bán vốn Nhà nước
dưới giá trị sổ sách kế toán vẫn không
thay đổi, ai cũng biết trước kết quả tiến
trình CPH sẽ đi đến đâu”.
Một tin mừng cho các lãnh đạo
DNNN và nhà đầu tư là Chính phủ đã
nghĩ đến việc cho phép DNNN thoái
vốn dưới mệnh giá khỏi các C.ty không
nằm trong lĩnh vực kinh doanh chính.
Chúng tôi đang nghiên cứu và dự tính
sẽ phải tính đến các biện pháp thoái vốn
ngoài ngành kinh doanh dưới mệnh
giá. Chính phủ sẽ có hướng dẫn cụ thể
để đẩy nhanh thoái vốn đầu tư ngoài
ngành”, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ
Thị Mai trả lời thắc mắc về tiến độ CPH
cộng đồng doanh nghiệp tại Diễn đàn
Doanh nghiệp Việt Nam được tổ chức
tại Hà Nội hồi đầu tháng 12/2013. Tuy
nhiên, thời điểm nào biện pháp này sẽ
được áp dụng vẫn còn là một dấu hỏi.
Theo báo cáo của Bộ Tài chính gửi
Quốc hội hồi tháng 11/2013, tính đến
cuối năm 2012, việc thoái vốn của các
DNNN tại các lĩnh vực chứng khoán,
quỹ đầu tư, ngân hàng, bảo hiểm và bất
động sản vẫn gặp nhiều khó khăn, do
sự ảm đạm của thị trường chứng khoán,
đặc biệt với điều kiện phải bảo toàn vốn.
Đáng chú ý, trong lĩnh vực ngân hàng,
giá trị đầu tư của các DNNN tính đến
cuối năm 2012 vẫn còn đến 13.152 tỉ
đồng, còn bất động sản là 6.089 tỉ đồng.
Nếu biện pháp này được Chính phủ
thông qua thì sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho
nhà đầu tư tư nhân trong thời gian tới.
Và đây là dấu hiệu cho thấy Chính phủ
sẵn sàng chịu lỗ trong quá trình thoái
vốn nhằm nâng cao tính hiệu quả của
DNNN, đảm bảo sự công bằng trên thị
trường và thúc đẩy sự phát triển của do-
anh nghiệp tư nhân.
Theo ông Hòa, Vinacomin, đây là
một hướng đi đúng, bởi nếu cứ giữ quan
điểm bảo toàn vốn thì có lúc chẳng còn
đồng vốn để bảo toàn vì DN hoạt động
thua lỗ. “Chấp nhận lỗ khi bán DN, lấy
tiền đầu tư vào những lĩnh vực khác
hiệu quả hơn hay cứ để DN tồn tại vất
vưởng? Có lẽ cũng chẳng cần phải bình
luận nhiều về việc này, vì lợi ích của việc
chấp nhận bán vốn Nhà nước dưới giá
trị sổ sách kế toán đã được chứng minh
trên thực tế”. Một câu hỏi được đặt ra là
liệu những người đứng đầu DNNN có vì
thành tích đẩy nhanh CPH mà bán quá
rẻ vốn của Nhà nước tại các C.ty ngoài
lĩnh vực kinh doanh chính hay không?
Và trong trường hợp nào thì được thoái
vốn Nhà nước dưới mệnh giá?. Theo
ông Trần Xuân Hòa, không phải lúc
nào cũng bán vốn dưới giá trị sổ sách kế
toán, mà tùy tình trạng của từng DN và
phải thực hiện theo nguyên tắc giá thị
trường. Ông Long, Cục Tài chính Do-
anh nghiệp, cũng cho biết dự thảo của
Bộ Tài chính quy định việc thoái vốn
đầu tư ngoài ngành kinh doanh chính
dưới mệnh giá sẽ được tiến hành sau
khi đã bù trừ dự phòng tổn thất khoản
đầu tư tài chính theo quy định trên cơ
sở phương án thoái vốn đã được chủ
sở hữu xem xét, chấp thuận. Đối với
việc chuyển nhượng các khoản đầu tư
tại các C.ty CP chưa niêm yết có tổng
giá trị tính theo mệnh giá từ 10 tỉ đồng
trở lên, không nhất thiết phải thực hiện
đấu giá qua Sở Giao dịch Chứng khoán,
mà DN được lựa chọn thuê tổ chức tài
chính trung gian để bán đấu giá, hoặc tự
tổ chức đấu giá tại DN.
Hiện tại, T.C.ty Đầu tư và Kinh
doanh vốn Nhà nước (SCIC) đã được
Chính phủ đồng ý cho bán cổ phần dưới
mệnh giá. Đây được xem là tín vui cho
DNNN khác ■
Số 67 + 68 (Tháng 7/2014)
05KINH TẾ - PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP
*Nhiềuđốithủmới
Năm 2013, có 54% DN FDI trước khi
chọn Việt Nam, đã từng cân nhắc đầu tư vào
các nước khác, chủ yếu là Trung Quốc, Lào,
Campuchia, Myanma... Trong khi đó, con số
này của năm 2011 và 2012, chỉ là 32%. Đây là
một chỉ báo quan trọng về thứ hạng của Việt
Namtrongmắtnhàđầutưquốctế.ViệtNam
khôngcònlàđiểmđếnưuáinhấtvớicácnhà
đầu tư quốc tế như giai đoạn 2007-2010, mà
hiện giờ đang phải cạnh tranh với các đối thủ
truyềnthốngtrongkhuvựcnhưTrungQuốc,
Thái Lan, Indonesia và 1 số nước mới nổi.
Ba "gương mặt" trước đây chưa từng
được coi là "đối thủ" cạnh tranh về thu hút
đầu tư với Việt Nam là Lào, Philippines và
Myanma đã xuất hiện trong danh mục quan
tâm của nhà đầu tư nước ngoài", bản báo cáo
cho biết. Việt Nam có những thế mạnh được
đánh giá khá tốt so với các nước trong khu
vực, cụ thể như về rủi ro thu hồi tài sản, về
độ ổn định chính sách và có mức thuế thấp.
Có64%sốDNFDIthamgiakhảosátchobiết
hộ yên tâm không lo bị rủi ro về thu hồi tài
sản. Đặc biệt là sự hài lòng về mức thuế của
cácnhàđầutưtạiViệtNamlàđiềuđángngạc
nhiên. Mức thuế GTGT 10% và thu nhập
DN23%củaViệtNamtươngđốingangbằng
nhiều đối thủ, trong khi Trung Quốc, Mal-
aisia, Indonesia có thuế thu nhập DN 25%,
Philippine30%,mặcdùvậyvẫncaohơnThái
Lan hiện 18% và Đài Loan 17%.
Tuynhiên,ViệtNamcũngcónhiềuđiểm
yếu so với các nền kinh tế là đối thủ như:
gánh nặng chi phí không chính thức, thủ tục
hành chính, quy định pháp luật, chất lượng
dịchvụcôngvàchấtlượngcơsởhạtầng.Các
nhà đầu tư xếp hạng cơ sở hạ tầng của Việt
Nam chỉ ngang bằng với Campuchia và Lào,
song tham nhũng và gánh nặng quy định
phápluậtcònbịđánhgiáthấphơn2quốcgia
lánggiềngnày.VCCInhậnđịnh,thamnhũng
đang làm hủy hoại sự tôn trọng của DN đối
với pháp luật. Bởi người dân và DN thường
liên tưởng việc phải tuân thủ pháp luật là bị
đòi hối lộ, hơn là vì lợi ích chung của xã hội.
*Nhữngcảnhbáo“đốithủ”mớinổi
Cho đến nay, sự cạnh tranh từ các đối
thủ mới nổi như Lào, Campuchia không còn
là cảnh báo. Đại diện Tổng cục Du lịch Việt
Nam mới đây đã thừa nhận ngành du lịch
Việt Nam so với Lào, Campuchia thì quảng
bá yếu hơn. Vì thế, dù đạt lượng khách quốc
tế cao hơn Lào, Campuchia nhưng tốc độ
tăng trưởng khách của VN thấp hơn. Đến
nay chưa có C.ty du lịch Việt Nam nào đặt
văn phòng ở nước ngoài.
Nhiều ý kiến còn chỉ ra rằng, du lịch Việt
Nam thời gian qua đã không biết tận dụng
nhiều sự kiện, cơ hội để quảng bá hình ảnh,
vẻ đẹp của đất nước, trong khi đó thì để nạn
chặt chém, chèo kéo tiếp diễn... điều này
Campuchia và Lào làm tốt hơn. Với giáo dục,
Việt Nam cũng bị xếp hạng dưới Campu-
chia về tính hiệu quả. Theo Báo cáo về Tính
Cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế
Thế giới (WEF) được công bố vào đầu tháng
9/2013,vềgiáodục,WEFghinhậnSingapore,
MalaysiavàBruneiDarussalamlầnlượtđứng
đầu trong khi Campuchia đứng thứ 6, Việt
Nam thứ 7. Ngay cả sản xuất lúa gạo vốn là
ngành thế mạnh của Việt Nam thì có nhiều
dấu hiệu cảnh báo thua kém Campuchia.
Hiện nay Campuchia đã đi vào quy hoạch
vùng nguyên liệu và có nhà máy để sản xuất
gạo có chất lượng tốt.
Giáo sư Võ Tòng Xuân cho biết, các C.ty
Campuchia mới xuất khẩu chỉ vài chục ngàn
tấn chứ không lên đến hàng trăm ngàn tấn
như Việt Nam nhưng họ làm có chất lượng
và những sản phẩm có thương hiệu. Ngược
lại, các DN Việt Nam chưa quan tâm đến
việc xây dựng thương hiệu. Chỉ mua lúa
thông qua thương lái thì không thể xây dựng
thương hiệu được. Không có thương hiệu sẽ
là thách thức lớn đối với gạo Việt Nam. Tiến
sỹAlanPhanchobiết,bảnthânôngvẫnngạc
nhiên trước sự hoàn thành chiếc xe Angkor
EV của Campuchia. Chiếc xe có giá bán là 5
ngàn USD tức là giá sản xuất khoảng chừng
4 ngàn USD hay thấp hơn. Giá rất sát với
những hãng xe sản xuất theo dây chuyền dù
các công ty lớn có lợi thế về giá mua linh kiện
rẻ và những yếu tố nội tại nhờ tổ chức toàn
cầu. Ông nhận định, giá thành sản xuất trên
cũng cho thấy phí bôi trơn tại Campuchia
không trên 5%; quá lý tưởng cho những món
hàngtiêudùngvàphổthông.Vàđiềunàyđến
naylạicàngđượckhẳngđịnhkhicácDNFDI
tại Việt Nam cho biết tham nhũng của Cam-
puchia thấp hơn Việt Nam.
Trong khi đó Việt Nam đến nay đã trải
qua hơn 20 năm phát triển công nghiệp ô tô
nhưng vẫn chưa có sản phẩm nào đạt trình
độđitắtđónđầunhưcủaCampuchia(Chiếc
xe chạy điện được điều khiển từ xa bằng điện
thoại di động. Mẫu xe này đến nay chỉ được
phát triển ở các nước phát triển và được cho
làxuhướngcủacôngnghiệpôtôtrongtương
lai) ■
Trong bối cảnh hội nhập ngày
càng sâu rộng thì việc cạnh tranh
tất nhiên sẽ ngày càng khốc liệt
hơn- Đòi hỏi sự nỗ lực vượt bậc
của các doanh Việt-Bởi thách
thức cạnh tranh ngày càng khốc
liệt. Thực tế Lào, Campuchia,
Myanmar... đang nổi lên là những
“đối thủ” cạnh tranh mới của
Việt Nam. Dưới con mắt của các
nhà đầu tư quốc tế, đang có nhiều
cảnh báo cho Việt Nam từ sự tiến
bộ của những đối thủ này.
Đây là kết quả cuộc khảo sát
1.609 DN có vốn đầu tư nước
ngoài (FDI) do Phòng Thương mại
và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)
và Cơ quan phát triển quốc tế
Hoa Kỳ (USS) công bố mới đây
NHỮNG KHUYẾN CÁO TỪ
“ĐỐI THỦ” MỚI NỔI Trần Thủy
* Nhiều trọng tâm bàn thảo
“Thứ nhất, ASEAN sẽ cùng nhau bàn
làm thế nào để xây dựng thành công Cộng
đồng ASEAN. Thứ hai, Hội nghị sẽ bàn
phương hướng để ASEAN phát triển trong
các thập kỷ tiếp sau 2015. Trọng tâm thảo
luận thứ ba là phương hướng mở rộng hơn
nữa, làm sâu sắc hơn nữa quan hệ giữa
ASEAN với các bên đối tác để cùng ASEAN
xây dựng cộng đồng và hợp tác ứng phó với
những thách thức đang đặt ra. Nội dung thứ
tư là làm sao đảm bảo được vai trò trung
tâm của ASEAN trong hợp tác của khu vực.
Tại Hội nghị, các nhà lãnh đạo ASEAN sẽ rà
soátcácbáocáocấpBộtrưởngtrêncảbatrụ
cột và cho ý kiến chỉ đạo về việc xây dựng
Cộng đồng ASEAN. Dự kiến, các nhà lãnh
đạo sẽ Thông qua Tuyên bố Nay Pyi Taw
nhằm định hướng cho các hoạt động hợp
tác của ASEAN trong năm 2014 và Chủ tịch
ASEAN sẽ ra Tuyên bố về các kết quả của
Hội nghị”.
* Việt Nam sẽ đóng góp tích cực
“Đoàn đại biểu Việt Nam do Thủ tướng
NguyễnTấnDũngdẫnđầuđãđónggóptích
cực ở Hội nghị Cấp cao và các hội nghị liên
quan. Chúng ta đóng góp ý kiến một cách
tích cực và có trách nhiệm vào mục tiêu ưu
tiên là làm thế nào xây dựng được Cộng
đồng ASEAN, xây dựng tầm nhìn để ASE-
AN có thể phát triển dài hạn và nâng liên
kết ASEAN lên một tầm cao hơn sau 2015.
Đồng thời, nhấn mạnh việc ASEAN chủ
động, tích cực trong các sự việc liên quan
đến khu vực và trong hợp tác với các đối tác
trên những lĩnh vực ưu tiên. Chúng ta cũng
sẽ thúc đẩy ở các cấp khác nhau để xây dựng
các văn kiện của ASEAN theo những định
hướng trọng tâm”.
* Quan tâm vấn đề Biển Đông
“Chắc chắn lần này ASEAN tiếp tục thể
hiệnsựquantâmưutiênđốivớivấnđềBiển
Đông nói chung cũng như vấn đề hòa bình,
an ninh, an toàn hàng hải nói riêng. Đây là
một nội dung mà các cấp Bộ trưởng và cấp
quan chức cấp cao sẽ bàn đến. Vừa qua, xảy
ra một loạt vụ việc phức tạp ở Biển Đông.
Chắc chắn các nhà lãnh đạo ASEAN cũng
như các cấp khác sẽ bàn về các diễn biến
phức tạp đó, thể hiện sự quan ngại và yêu
cầu các bên phải thực hiện việc tuân thủ
luật pháp quốc tế, Công ước Luật Biển 1982,
thựchiệnnghiêmtúcvàđầyđủcácquyđịnh
của Tuyên bố của các bên về ứng xử ở Biển
Đông (DOC) cũng như sớm hướng tới Bộ
quy tắc ứng xử (COC).
Đồng thời, trong quá trình giải quyết
những vấn đề phức tạp như vậy, cần phải
kiềm chế, không làm phức tạp thêm tình
hình. Tựu trung, Hội nghị sẽ nhấn mạnh
việc bảo đảm chấp hành luật pháp quốc tế,
trongđócóviệctuânthủcácđiềukhoảncủa
Công ước Luật Biển liên quan đến việc tôn
trọng quyền của các quốc gia đối với thềm
lục địa và lãnh hải”.
* Tin tưởng xây dựng thành công
Cộng đồng
ViệcxâydựngCộngđồngASEANđãcó
nền móng từ lâu. ASEAN đã trưởng thành
rất nhiều sau 47 năm. Bên cạnh đó, lãnh đạo
ASEAN đều khẳng định quyết tâm phấn
đấu hoàn thành mục tiêu đề ra. Điều kiện
thuậnlợinữalàkhuvựcASEANrấtđadạng
nhưng mô hình hoạt động của Hiệp hội
ASEAN cũng như lộ trình xây dựng Cộng
đồng ASEAN cho phép các nước ASEAN
vừa đảm bảo được thống nhất về định
hướng mục tiêu đi lên Cộng đồng ASEAN
nhưng đồng thời lại có những bước đi, lộ
trình phù hợp với trình độ phát triển và
đặc thù của mỗi nước. Trong gần năm năm
qua, hơn 80% đầu việc được đề ra trong Kế
hoạch tổng thể về xây dựng Cộng đồng đã
được thực hiện. Tuy nhiên, những khó khăn
sắp tới còn rất nhiều. 20% đầu việc còn lại là
những việc khó khăn hơn, thể hiện trình độ
liên kết cao hơn ở khu vực đối với mỗi quốc
gia và cả khu vực. Hơn nữa, quá trình xây
dựng ASEAN là một quá trình liên tục mà
mốc 31/12/2015 là dấu mốc ASEAN đã đạt
được một trình độ nhất định để bắt đầu đi
vào Cộng đồng. Những năm tiếp sau 2015
còn rất nhiều những khó khăn, thử thách
trên con đường xây dựng.
Để xây dựng Cộng đồng, cùng với quá
trình liên kết và phát triển nội khối, ASEAN
đồng thời còn phải phát huy được vai trò
trung tâm của mình đối với hợp tác, xây
dựng môi trường hòa bình, an ninh cũng
như phát huy được vai trò hạt nhân của
mình trong việc mở rộng liên kết của khu
vực này ra toàn khu vực Đông Á. Điều này
đòi hỏi khu vực ASEAN phải vững mạnh và
bản thân mỗi nước ASEAN cũng phải nâng
tầm liên kết của mình lên ở mức cao hơn,
phù hợp với lộ trình xây dựng Cộng đồng
ASEAN từ nay đến 31/12 và tầm nhìn sau
2015. Từ đây, chúng ta có thể thấy rằng lộ
trình xây dựng Cộng đồng ASEAN phù
hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội
cũng như chế độ chính trị xã hội của các
quốc gia trong khu vực, thống nhất với mục
tiêu chung. Đồng thời, đây là một quá trình
phát triển liên tục, nó không dừng ở một
giai đoạn cố định nào cho nên chúng ta tin
tưởngrằngASEANsẽthànhcôngtrongviệc
xây dựng Cộng đồng và tiếp tục phát triển
hơn nữa trong mục tiêu liên kết cao hơn và
xây dựng cộng đồng gắn kết hơn” ■
Đẩy nhanh thực hiện Lộ trình xây
dựng Cộng đồng ASEAN P/V
Số 67 + 68 (Tháng 7/2014)
06 TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG - CHỨNG KHOÁN
N
HNN sẽ xóa sổ tình trạng cổ
đông lớn và người có liên quan
vi phạm quy định về sở hữu cổ
phần dẫn đến thao túng, chi phối ngân
hàng, phục vụ lợi ích riêng.
Theo NHNN, trong số 33 ngân hàng
thương mại cổ phần, hiện 5 ngân hàng có
cá nhân sở hữu cổ phần vượt tỷ lệ 5% vốn
điều lệ. Năm ngân hàng khác có tổ chức
nắm quá tỷ lệ 15% vốn, trong khi có 8
ngân hàng cổ phần mà nhóm cổ đông và
người có liên quan sở hữu cổ phần vượt tỷ
lệ 20%. Kết quả thanh tra của NHNN cho
thấy, ở không ít ngân hàng, cổ đông lớn và
người có liên quan vi phạm quy định về
sở hữu dẫn đến thao túng, chi phối ngân
hàng, phục vụ cho lợi ích, đẩy ngân hàng
đến tình trạng hoạt động thiếu minh bạch
hoặc quản trị, điều hành không tuân thủ
nguyên tắc thận trọng và các quy định
của pháp luật. Nhằm chấm dứt tình trạng
trên, NHNN yêu cầu các nhà băng xử lý
dứt điểm tình trạng này, chậm nhất trước
ngày 31/3/2015 (trừ các ngân hàng thực
hiện theo phương án tái cơ cấu đã được
Thủ tướng và NHNN duyệt). Nếu để
quá thời hạn, cổ đông cá nhân, tổ chức
và người có liên quan buộc phải chuyển
nhượng cổ phần cho NHNN và sẽ mất
quyền biểu quyết, cũng như không được
ứng cử làm thành viên HĐQT, Ban kiểm
soát.
Dựthảoxửlýviệcsởhữucổphầnvượt
giới hạn quy định (đang được NHNN lấy
ý kiến) cũng đề xuất cấm tổ chức tín dụng
được cấp tín dụng mới cho cổ đông và
người có liên quan sở hữu cổ phần vượt
trần. Nếu đang có dư nợ với các đối tượng
này, ngân hàng phải thu hồi sớm toàn bộ
khoản tín dụng ■
tiềnphong
T
òa án nhân dân sẽ thụ lý đơn yêu
cầu mở thủ tục phá sản tổ chức
tín dụng khi đã có văn bản chấm
dứt kiểm soát đặc biệt khả năng thanh
toán của NHNN. Với 86,75% số phiếu tán
thành, sáng 19/6, Quốc hội đã thông qua
Luật Phá sản (sửa đổi). Dự kiến sau khi
được Chủ tịch nước ký lệnh công bố, Luật
sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2015.
Luật Phá sản (sửa đổi) gồm 9 Chương,
133 Điều, quy định về trình tự, thủ tục
nộp đơn, thụ lý và mở thủ tục phá sản; xác
định nghĩa vụ về tài sản và biện pháp bảo
toàn tài sản trong quá trình giải quyết phá
sản; thủ tục phục hồi hoạt động kinh do-
anh; tuyên bố phá sản và thi hành quyết
địnhtuyênbốphásản.Trongđó,luậtdành
riêng một chương quy định về thủ tục phá
sản tổ chức tín dụng. Theo đó, luật quy
định, sau khi Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam có văn bản chấm dứt kiểm soát đặc
biệt hoặc văn bản chấm dứt áp dụng hoặc
không áp dụng các biện pháp phục hồi
khả năng thanh toán mà tổ chức tín dụng
vẫn mất khả năng thanh toán thì những
người như: chủ nợ; người lao động, công
đoàn; cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu
từ 20% số cổ phần phổ thông; thành viên
hợp tác xã có quyền, nghĩa vụ nộp đơn
yêu cầu mở thủ tục phá sản.
Tổ chức tín dụng có nghĩa vụ nộp đơn
yêu cầu mở thủ tục phá sản; trong trường
hợp tổ chức tín dụng không nộp đơn yêu
cầumởthủtụcphásảnthìNgânhàngNhà
nước Việt Nam nộp đơn yêu cầu mở thủ
tục phá sản đối với tổ chức tín dụng đó.
Tòa án nhân dân sẽ thụ lý đơn yêu cầu mở
thủ tục phá sản tổ chức tín dụng khi đã có
văn bản chấm dứt kiểm soát đặc biệt hoặc
văn bản chấm dứt áp dụng hoặc không
áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng
thanh toán của Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam mà tổ chức tín dụng vẫn mất khả
năng thanh toán. Tổ chức tín dụng được
vay đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam, tổ chức tín dụng khác theo quy
định của Luật các tổ chức tín dụng mà bị
tuyên bố phá sản thì phải hoàn trả khoản
vay đặc biệt này cho Ngân hàng Nhà nước
ViệtNam,tổchứctíndụngkháctrướckhi
thực hiện việc phân chia tài sản theo quy
định tại điều 101 của Luật này.
Điều 101 quy định về thứ tự phân
chia tài sản nêu rõ: Việc phân chia giá
trị tài sản của tổ chức tín dụng thực hiện
theo thứ tự: Chi phí phá sản; Các khoản
nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã
hội đối với người lao động, các quyền lợi
khác theo hợp đồng lao động và thoả ước
lao động tập thể đã ký kết. Cùng với đó
là các khoản tiền gửi; khoản tiền tổ chức
bảo hiểm tiền gửi phải trả cho người gửi
tiền tại tổ chức tín dụng phá sản theo quy
định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi
và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam; Các nghĩa vụ tài chính đối
với Nhà nước; các khoản nợ có bảo đảm
chưa được thanh toán do giá trị tài sản có
bảo đảm không đủ thanh toán số nợ và
các khoản nợ không có bảo đảm phải trả
cho các chủ nợ trong danh sách chủ nợ
theo nguyên tắc nếu giá trị tài sản đủ để
thanh toán các khoản nợ thì mỗi chủ nợ
đều được thanh toán đủ số nợ của mình.
Trường hợp giá trị tài sản của tổ chức tín
dụng sau khi đã thanh toán theo quy định
N
hànướcnắmgiữtừ65%đếndưới
75% tổng số cổ phần tại các do-
anh nghiệp tài chính ngân hàng,
vận tải hàng không và bán buôn xăng dầu.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa ký
Quyết định 37/2014/QĐ-TTg ban hành
tiêuchí,danhmụcphânloạidoanhnghiệp
Nhà nước. Tiêu chí, danh mục phân loại
doanh nghiệp nhà nước là cơ sở để phân
loại và đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới các do-
anh nghiệp Nhà nước hiện có.
Đối tượng áp dụng gồm bao gồm C.ty
TNHH một thành viên do Thủ tướng
Chính phủ, Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng
cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan
thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân
dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương, Hội đồng thành viên tập đoàn kinh
tế, T.Cty Nhà nước quyết định thành lập.
Ngoài ra, còn bao gồm các C.ty CP, C.ty
TNHHhaithànhviêntrởlêndocácBộ,cơ
quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ,
UBNDcáctỉnh,thànhphốtrựcthuộcTƯ,
Hội đồng thành viên tập đoàn kinh tế,
T.Cty Nhà nước nắm giữ trên 50% tổng
số cổ phần, vốn góp. Quyết định nêu rõ,
Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ đối
với những doanh nghiệp hoạt động trong
16ngành,lĩnhvực.Đólà,1-Trựctiếpthực
hiện nhiệm vụ phục vụ quốc phòng, an
ninh theo quy định của Chính phủ; 2- Sản
xuất, cung ứng vật liệu nổ công nghiệp;
3- Sản xuất, cung ứng hóa chất độc; 4-
Truyềntải,điềuđộhệthốngđiệnquốcgia;
thủy điện đa mục tiêu và điện hạt nhân
có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh
tế - xã hội gắn với quốc phòng, an ninh;
5- Quản lý, khai thác hệ thống kết cấu hạ
tầng đường sắt quốc gia, đô thị; điều hành
giao thông vận tải đường sắt quốc gia, đô
thị; 6- Quản lý khai thác các cảng hàng
không, sân bay có vai trò, vị trí quan trọng
đối với quốc phòng, an ninh; dịch vụ bảo
đảm hoạt động bay; 7- Bảo đảm hàng hải;
8- Cung ứng dịch vụ bưu chính công ích;
9- Xổ số kiến thiết; 10- Xuất bản (không
bao gồm lĩnh vực in và phát hành xuất bản
phẩm); 11- In, đúc tiền; 12- Đo đạc bản đồ
phụcvụquốcphòng,anninh;13-Quảnlý,
khaitháchệthốngcôngtrìnhthủylợi,thủy
nông liên tỉnh, liên huyện, kè đá lấn biển;
14- Trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng
phòng hộ, rừng đặc dụng; 15- Tín dụng
chính sách phục vụ phát triển kinh tế - xã
hội; 16- Những doanh nghiệp thành viên
cóvaitròchủyếutronghoạtđộngsảnxuất
kinhdoanh,chiếnlượcpháttriển,nắmgiữ
cácbíquyếtkinhdoanh,côngnghệmàtập
đoàn, T.Cty Nhà nước cần thiết phải nắm
giữ 100% vốn để thực hiện các nhiệm vụ,
ngành nghề kinh doanh chính được giao.
Như vậy, cổ đông Nhà nước sẽ nắm
giữ từ 65% đến 75% cổ phần tại các Ngân
hàng TMCP Nhà nước là Ngoại thương
(Vietcombank), Đầu tư và Phát triển
(BIDV), Petrolimex (doanh nghiệp đầu
mối xăng dầu có thị phần lớn nhất hiện
nay) và Vietnam Arilines (doanh nghiệp
vận chuyển hàng không có thị phần lớn
nhất cả nước). Thực tế, cổ đông Nhà nước
hiện sở hữu 77% cổ phần tại Vietcombank
nhưng sở hữu tới 96% tại BIDV và 95%
tại Petrolimex. Còn theo phương án CPH
hóa Vietnam Airlines, cổ đông Nhà nước
sẽnắmgiữ75%cổphầntạiđây.TheoNghị
quyếtsố15/NQ-CPcủaChínhphủvềmột
số giải pháp đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái
vốn Nhà nước tại doanh nghiệp được ban
hành trước đó, Nhà nước duy trì tỷ lệ nắm
giữ không thấp hơn 65% tại các ngân hàng
TMCP và Tập đoàn Bảo Việt, trừ Vietin-
Bank…■
Xóa sổ cổ đông lớn thao túng
ngân hàng
Nhà nước sẽ nắm 65% tới 75% vốn
tại BIDV, Vietcombank
Petrolimex và Vietnam Arilines?
Chính thức buộc phá sản những
ngân hàng yếu kém
Thục Quyên
Thục Anh
mà vẫn còn thì phần còn lại này thuộc về:
Thành viên của tổ chức tín dụng là hợp
tác xã; Chủ sở hữu của tổ chức tín dụng
là C.ty TNHH một thành viên; Các thành
viên góp vốn của tổ chức tín dụng là C.ty
TNHH hai thành viên trở lên, các cổ đông
của tổ chức tín dụng là C.ty CP. Nếu giá trị
tài sản không đủ để thanh toán theo quy
định thì các đối tượng thuộc cùng một
thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỷ lệ
phần trăm tương ứng với số nợ.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ
ngày nhận được quyết định tuyên bố tổ
chức tín dụng phá sản, chủ sở hữu tài sản
ủy thác cho tổ chức tín dụng, gửi tổ chức
tín dụng giữ hộ, giao tổ chức tín dụng
quản lý thông qua hợp đồng ủy thác, giữ
hộ, quản lý tài sản phải xuất trình giấy tờ
chứng minh quyền sở hữu và các hồ sơ
giấy tờ liên quan với cơ quan thi hành án
dân sự để nhận lại tài sản của mình.
Đặc biệt, Luật quy định rõ về giao dịch
của tổ chức tín dụng thực hiện trong giai
đoạn Ngân hàng Nhà nước Việt Nam áp
dụng biện pháp kiểm soát đặc biệt hoặc
áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng
thanh toán dưới sự kiểm soát của Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam sẽ không áp
dụng các quy định về giao dịch vô hiệu
quy định tại Điều 59 của Luật này như:
Giao dịch liên quan đến chuyển nhượng
tài sản không theo giá thị trường; tặng cho
tài sản…
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày
Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý,
thanh lý tài sản lập xong danh sách chủ
nợ, danh sách người mắc nợ, bảng kê tài
sản của tổ chức tín dụng, Tòa án nhân dân
ra quyết định tuyên bố tổ chức tín dụng
phá sản ■
Số 67 + 68 (Tháng 7/2014)
07
Chủ tịch UBND Thành phố thăm các
chiến sỹ bị tai nạn máy bay
Ứng 700 tỷ đồng
trọng điểm
Dũng - Ánh - Sơn
Hà Nội vào tốp 10 điểm du lịch hấp dẫn nhất
thế giới năm 2014.
Từ 1/8, bỏ lệ phí cấp Chứng minh Nhân dân
N
gay sau sự cố máy bay Mi171
mang số hiệu 01 của Trung đoàn
Không quân trực thăng 916,
Sư đoàn Không quân 371, thuộc Quân
chủng Phòng không - Không quân trong
quá trình bay huấn luyện, đã gặp tai nạn,
rơi tại thôn Hòa Lạc, xã Bình Yên, huyện
Thạch Thất, Hà Nội - Chủ tịch UBND TP.
Nguyễn Thế Thảo đã chỉ đạo các ngành
liên quan nhanh chóng tiếp cận hiện
trường, chủ động phối hợp chặt chẽ trong
công tác cấp cứu, chữa cháy, bảo đảm an
ninhtrậttự,antoàngiaothôngtạikhuvực
và hỗ trợ các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng
làm nhiệm vụ, đồng thời thực hiện các
biện pháp hỗ trợ cao nhất để cứu chữa tốt
nhất cho những chiến sỹ bị thương.
Chủ tịch cũng đã đến từng giường
bệnh, hỏi thăm tình hình sức khỏe của các
chiến sỹ bị thương trong vụ tai nạn máy
bay ở Thạch Thất, đang được điều trị tại
Viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác (Hà
Đông, Hà Nội).Và ân cần động viên thân
nhân gia đình các chiến sỹ.
Theo báo cáo của Đại tá PGS.TS
Nguyễn Gia Tiến - Giám đốc Viện Bỏng
Quốc gia Lê Hữu Trác, ngay khi các chiến
sỹ bị thương được chuyển đến, Viện Bỏng
Quốc gia đã huy động các bác sỹ, chuyên
gia đầu ngành về thần kinh, sọ não, lồng
ngực, chấn thương; tổ chức hội chẩn để
tìmnhữnggiảipháptốtnhấtcứuchữacho
các chiến sỹ bị thương, đến thời điểm này
sức khỏe đã tạm thời ổn định. Tuy nhiên,
do tổn thương ban đầu còn phức tạp, các
bác sỹ đang tập trung theo dõi và xử lý kịp
thời những biến chứng nếu xảy ra. Bệnh
viện đã tổ chức đón tiếp, động viên, bố trí
nơi ăn ở và quan tâm chu đáo đối với thân
nhân các chiến sỹ.
Chủ tịch TP Nguyễn Thế Thảo khẳng
định các cấp chính quyền Thủ đô sẵn sàng
hỗ trợ cho Viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu
Tráccáctrangthiếtbị,nhânlựcđểtạođiều
kiện tốt nhất trong chữa trị, giúp các chiến
sỹ qua cơn nguy kịch. Và nhấn mạnh, tinh
thần chữa trị cần cao nhất, với phương
châm “còn nước còn tát”, yêu cầu Viện
Bỏng Quốc gia huy động những bác sỹ với
trang thiết bị tốt nhất, sử dụng thuốc tốt
nhất để cứu chiến sỹ bằng mọi giá. Và chia
sẻ mất mát với gia đình và đơn vị của các
chiến sĩ đã hy sinh. Đồng thời mong các
chiến sỹ bị thương tiếp tục kiên cường để
vượt qua bệnh hiểm nghèo; mong muốn
gia đình các đồng chí tiếp tục bình tĩnh,
kiên trì cùng các bác sĩ tập trung chăm sóc
cho các chiến sỹ sớm bình phục ■
Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thế Thảo thăm các chiến sỹ đang điều trị.
T
ạp chí du lịch nổi tiếng của Mỹ
TripAdvisor vừa công bố kết quả
bình chọn những điểm đến du
lịch hấp dẫn nhất thế giới của năm 2014.
Hàng triệu độc giả của TripAdvisor đã
bình chọn về các địa điểm yêu thích của
họ trên toàn thế giới - Châu Á đứng thứ
hai trong danh sách chiến thắng năm nay
với 6 trong số 25 vị trí hàng đầu danh sách
Tốp điểm đến du lịch trên thế giới của
TripAdvisor là ở châu Á, bao gồm cả các
điểm mới như Hà Nội, Việt Nam (đứng
thứ 8); Siem Reap, Campuchia (thứ 9); và
Thượng Hải, Trung Quốc (thứ 12). Tất
nhiên, các điểm đến yêu thích lâu năm
như Rome và London vẫn nằm trong
danh sách này.
Hà Nội đứng thứ 8 trong danh sách
bình chọn. Nằm hai bên bờ của con sông
Hồng phù sa màu mỡ - Hà Nội - Thủ đô
củaViệtNam,làvùngđấtvănhiến,cólịch
sử phát triển hàng ngàn năm, với nhiều
danh, thắng cảnh…độc đáo và hấp dẫn.
Tạo những nét duyên riêng cho Hà Nội là
những khu phố cổ trầm mặc, những làng
nghề truyền thống...■
H
ĐND TP Hà Nội đã thông
qua Nghị quyết về việc ban
hành một số quy định thu
phí, lệ phí trên địa bàn TP thuộc thẩm
quyền của HĐND TP.
Theo đó, TP đề xuất với HĐND
điều chỉnh tăng mức thu 8 loại phí, bãi
bỏ 2 loại phí, lệ phí. Các loại phí, lệ phí
được đề xuất điều chỉnh gồm: Tăng lệ
phí cấp phép xây dựng từ 50.000 đồng
lên 75.000 đồng/giấy phép; lệ phí cấp
biển số nhà từ 25.000 đồng lên 45.000
đồng/lần. Các loại phí, lệ phí: Phí
trông giữ phương tiện tham gia giao
thông bị tạm giữ do vi phạm pháp luật
về trật tự ATGT đường bộ; phí khai
thác sử dụng tài liệu đất đai; phí thẩm
định cấp Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất; lệ phí đăng ký cư trú; lệ phí
địa chính cũng được điều chỉnh tăng
từ 1,5 đến 2 lần mức cũ. Phí bảo vệ
môi trường với nước thải sinh hoạt
thu 10% trên giá bán nước sạch chưa
có thuế VAT. Đồng thời, TP cũng đề
xuất bãi bỏ 2 loại phí, lệ phí: Bãi bỏ lệ
phí cấp Chứng minh Nhân dân và phí
qua cầu. Ban hành mới lệ phí cấp giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh, cung
cấp thông tin về đăng ký kinh doanh
với hợp tác xã (bằng mức thu hộ kinh
doanh) và liên minh hợp tác xã (bằng
mức thu doanh nghiệp).
Nghị quyết cũng nêu rõ, giao
UBND TP ban hành các quyết định
thu phí, lệ phí thực hiện từ ngày
1/8/2014 ■
Q
ua 6 tháng, kinh tế - xã hội của địa
phương cơ bản ổn định và phát
triển, diện tích cấy Xuân vượt
kế hoạch ước giá trị sản xuất vụ Xuân là
23,4 tỷ đồng, theo đó kinh tế nông nghiệp
của địa phương có những bước khởi sắc.
Những tiến bộ Khoa học Kỹ thuật như
đưacơgiớihóavàosảnxuấtnôngnghiệp...
cũng được xã tích cực áp dụng vào thực
tế sản xuất. Tình hình an ninh chính trị
- trật tự an toàn xã hội được giữ vững,
khiến người dân thêm tin tưởng, đời sống
nhân dân cũng ngày càng được nâng cao.
Cùng với đó, các chỉ tiêu phát triển kinh
tế - xã hội cũng cơ bản đạt và vượt so với
kế hoạch đề ra. Nổi bật là những nhiệm vụ
trọng tâm: Công tác dồn điền đổi thửa tập
trung chỉ đạo đạt hiệu quả cao. Việc cấy
hết diện tích vụ xuân cũng được chỉ đạo
sátsao,đảmbảokịpthờivụ.Chănnuôigia
súc gia cầm ở địa phương cũng phát triển
mạnh, với trên 80 gia trại chăn nuôi. Đặc
biêt, công tác xây dựng nông thôn mới
(XDNTM) được quan tâm chỉ đạo quyết
liệt, nên đến nay Phú Túc hoàn thành
14/19tiêuchí.Songsong,nôngnghiệpcủa
địa phương cũng từng bước được chuyển
đổi theo hướng sản xuất hàng hóa có năng
xuất, chất lượng hiệu quả cao; Công tác
an sinh xã hội được đảm bảo. Trao đổi với
phóng viên, ông Bùi Hồng Luyến - chủ
tịch UBND Phú Túc cho biết: Xã có được
kết quả trên, là do quyết tâm, tập trung chỉ
đạo quyết liệt và triển khai thực hiện các
nhiệm vụ kinh tế - xã hội của các cấp ủy
Đảng, chính quyền nhân dân xã Phú Túc
và sự cố gắng của troàn dân trong xã.
Trả lởi câu hỏi: Để thực hiện tốt
nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội- Quốc
phòng – An ninh những tháng cuối năm
2014, theo ông Bùi Hồng Luyến - chủ tịch
UBND Phú Túc, địa phương cần tiếp tục
làm tốt công tác tư tưởng tuyên truyền cho
cán bộ và nhân dân, tập hợp phát huy sức
mạnh tổng hợp của toàn đảng, toàn dân,
của chính quyền, mặt trận tổ quốc và các
đoàn thể chính trị xã hội. Đồng thời, xác
định các mục tiêu trọng tâm, có biện pháp
cụ thể trong việc thực hiện nhiệm vụ phát
triểnkinhtế-xãhộivàbảođảmansinhxã
hội, đảm bảo An ninh Chính trị - Trật tự
an toàn xã hội 6 tháng cuối năm 2014. Với
tinh thần chủ động, nỗ lực vượt khó và
quyết tâm cao trong triển khai thực hiện
nhiệm vụ này - Chắc chắn Phú Túc sẽ về
đích năm 2014- như kế hoạch đã đặt ra,
dù phải đối mặt với không ít cam go, thử
thách ■
Minh Quang
6 tháng đầu năm 2014, trong bối cảnh kinh tế trong nước vẫn tiếp tục có
những khó khăn thách thức: Thời tiết hết sức phức tạp, tình hình biển đông diễn
biến khó lường…ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện nhiệm vụ phát triển
kinh tế - xã hội của địa phương. Song, được sự quan tâm của huyện Ủy - HĐND
- UBND huyện và sự cố gắng phấn đấu của các ngành, đoàn thể từ xã đến cơ
sở; sự đồng thuận, hưởng ứng của nhân dân nên tình hình kinh tế - xã hội của
Phú Túc có sự phát triển đáng ghi nhận, an ninh trật tự - an toàn xã hội được giữ
vững, đời sống nhân dân được nâng lên một bước.
Trần Hà
Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ sáu tháng
đầu năm 2014
XÃ PHÚ TÚC - PHÚ XUYÊN - HÀ NỘI:
Thanh Tuấn
Số 67 + 68 (Tháng 7/2014)
08 ĐỜI SỐNG ĐÔ THỊ - XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
T
hực hiện chỉ đạo của Thủ tướng
Chính phủ, những năm qua
UBND tỉnh Thanh Hóa đã ng-
hiêm túc triển khai thực hiện các chỉ thị,
văn bản chỉ đạo về quản lý sử dụng đất
đai, gần đây là Chỉ thị 10 về cơ bản việc
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và các tài sản gắn
liền với đất (gọi tắt là giấy chứng nhận),
trên cơ sở đó các huyện đồng loạt ng-
hiêm túc tiến hành thực hiện. Qua tìm
hiểu thực tế ở huyện Nông Cống đến
cuối tháng 3/ 2014 huyện đã triển khai
cấp giấy được trên 16.686 ha/ 17.640,84
ha phải cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, số giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất đã cấp 88.681/ 91.436 giấy phải
cấp. Trong đó giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất ở cấp lần đầu là 46.747/49.078,
diện tích đất ở cấp giấy chứng nhận lần
đầu là trên 2.983 ha/ 3087 ha; đất sản
xuất nông nghiệp đã cấp lần đầu 421018
/ 41.395 giấy; giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất lâm nghiệp cấp lần đầu 808/
816 giấy; giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất nông nghiệp khác đã cấp lần
đầu là 18/ 147 giấy.
Đối với đất ở huyện đã triển khai
kiểm tra, rà soát các trường hợp tồn
đọng tại các xã để có biện pháp xử lý
theo quy định của pháp luật, phấn đấu
đến 30/ 6 sẽ cấp 1500/ 2331 giấy phải
cấp, số còn lại sẽ tiếp tục đôn đốc các
xã kê khai, cung cấp hồ sơ, giấy tờ cần
thiết....phấn đấu 2014 cấp xong.
Tìm hiểu thực tế ở các xã Tân Phúc,
Tế Nông, Tế Lợi, Tế Tân, Thăng Bình,
Tượng Văn, Tượng Sơn, Vạn Thắng,
Vạn Thiện, Tân Khang....nhìn chung kết
quả cấp giấy chứng nhân quyền sử dụng
đất các loại đất lần đầu cho hộ gia đình,
cá nhân đạt từ 95-98%, giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất ở nông thôn lần
đầu cho các hộ gia đình, cá nhân đạt từ
93-96%, đất nông nghiệp và lâm nghiệp
bình quân đạt khoảng 99%. Riêng giấy
chứng nhận cho các trang trại tỉ lệ còn
thấp, giải quyết việc tồn đọng đất cấp
trái thẩm quyền ở các xã vẫn còn, số xã
còn nhiều như: Vạn Hòa, Trung Chính,
Trung Thành, Thị Trấn....Qua ý kiến ở
cơ sở của người dân cũng như lãnh đạo
các xã, thị trấn cho thấy rất đồng tình
với công tác cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài
sản khác gắn liền với đất sẽ góp phần
tăng cường công tác quản lý Nhà nước
về đất đai, thúc đẩy kinh tế, xã hội phát
triển. Tuy nhiên trong quá trình triển
khai gặp không ít khó khăn do một bộ
phận người dân còn chưa nhận thức
được hết quyền lợi nghĩa vụ của mình
nên việc chấp hành còn chưa nghiêm
túc, việc thu thập các giấy tờ để đủ cơ sở
cấp giấy còn khó.....
Nhìn chung huyện đã tich cực trong
việc triển khai thực hiện tuy nhiên việc
cấp giấy chứng nhận nhưng vẫn chưa
đảm bảo mục tiêu, kế hoạch đã đề ra;
một số loại đất tiến độ còn chậm, số
lượng tồn đọng vẫn còn; thời gian giải
quyết hồ sơ cấp giấy chứng nhận có lúc
có nơi chưa đảm bảo thời gian theo quy
định; việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất
đai còn chậm, chưa đồng bộ; việc xây
dựng, cập nhật, chỉnh lý biến động hồ
sơ địa chính chưa được thực hiện đầy
đủ, thường xuyên.
Nguyên nhân chủ yếu của tình
trạng trên là do chính quyền một số địa
phương chưa nhận thức đầy đủ và quan
tâm đúng mức đến công tác cấp giấy
chứng nhận, còn thiếu quyết tâm, chưa
tập trung chỉ đạo, kiểm tra, giám sát,
giải quyết kịp thời khó khăn, vướng mắc
trong quá trình thực hiện, sự phối hợp
của các ngành, các cấp ở địa phương
chưa chặt chẽ; đội ngũ cán bộ địa chính
cấp xã còn hạn chế về năng lực, không
ổn định do luân chuyển hoặc thay đổi;
việc giải quyết thủ tục hành chính có lúc
có nơi còn chậm, còn có biểu hiện cán
bộ gây nhũng nhiễu, phiền hà cho người
sử dụng đất; tiến độ thực hiện đo đạc
lập bản đồ và hồ sơ địa chính còn chậm;
nhận thức và ý thức chấp hành pháp
luật về đất đai của một bộ phận người
sử dụng đất chưa cao.
Trao đổi với chúng tôi Phó Chủ tịch
UBND huyện, đ/c Nguyễn Quốc Tiến
cho biết, đối với đất nông nghiệp khác
(đất trang trại) công tác cấp giấy chứng
nhận còn gặp nhiều khó khăn do nhiều
nguyên nhân như đất các chủ trang trị
sử dụng phần lớn là đất công ích do
UBND xã quản lý, trong khi muốn cấp
giấy chứng nhận thì huyện phải ký quyết
định cho thuê sẽ ảnh hưởng đến nguồn
thu của xã vì vậy phần lớn cấp xã không
đồng tình ủng hộ. Thời gian tới huyện
sẽ tập trung chỉ đạo rà soát lại quỹ đất
công ích để các xã quản lý có chính sách
cho thuê và cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất ■
Với phong trào thi đua “Cả
nước chung sức xây dựng nông
thôn mới (XD NTM )” và cuộc
vận động “Toàn dân đoàn kết xây
dựng đời sống văn hóa ở khu dân
cư gắn với XD NTM”, Gia viễn
đã và đang nhận được sự đồng
thuận, ủng hộ và nỗ lực lớn của
người dân nơi đây.
V
ới tinh thần chủ động trong XD
NTM, đến nay Gia Viễn đã có
50% số xã đã hoàn thành quy
hoạch mạng lưới điểm dân cư NT và
quy hoạch hạ tầng kỹ thuật khu trung
tâm, phê duyệt xong quy hoạch chi tiết
về phát triển sản xuất cho 4 xã điểm,
có 2 xã bổ xung đang tiến hành lập quy
hoạch. Theo bộ 19 tiêu chí XD NTM,
Gia Viễn đã tổ chức rà soát và đánh giá
thực trạng của các xã trên địa bàn thì
Gia Sinh đạt 17 tiêu chí. Có 7 xã đạt từ
10 đến 14 tiêu chí. Có 10 xã đạt từ 5 đến
9 tiêu chí và 2 xã còn lại đạt dưới 5 tiêu
chí.
Thời gian qua, bên cạnh công tác
chỉ đạo kịp thời tháo gỡ các khó khăn,
vướng mắc của cơ sở. Tăng cường kiểm
tra, giám sát việc tuân thủ các cơ chế,
chính sách trong XD NTM, đặc biệt
là việc thực thi dân chủ, giám sát cộng
đồng… Huyện còn tăng cường công tác
tuyên truyền theo từng chủ đề chuyên
sâu, thường xuyên đổi mới về nội dung
và hình thức tuyên truyền. Đài truyền
thanh huyện tăng cường thời lượng
phát sóng tin, bài về cơ chế, chính sách,
kết quả XD NTM… Kết quả thu được
rất đáng khích lệ. Nhận thức của cấp Ủy,
chính quyền, của cán bộ và nhân dân về
XD NTM cũng được nâng lên tầm mới.
Phong trào hiến đất, góp công, góp vật
liệu làm đường giao thông NT, phong
trào XD mô hình sản xuất nông nghiệp,
công tác dồn điền đổi thửa tích cực được
triển khai. Tổng nguồn vốn thực hiện
XD NTM năm 2013 của Gia Viễn là
485,851 tỷ đồng. Trong đó nguồn ngân
sách Nhà nước là 49,04 tỷ, vốn hỗ trợ
của các doanh nghiệp tổ chức, cá nhân
là 12,799 tỷ, kinh phí nhân dân ủng hộ
và đóng góp là 18,256 tỷ và kinh phí
XD, sửa chữa chỉnh trang nhà cửa, công
trình phụ trợ của nhân dân là: 405,756
tỷ đồng.
Hiện tại, Gia Viễn rất quan tâm đầu
tư nâng cấp cơ sở hạ tầng kinh tế - xã
hội, nhất là hạ tầng phục vụ sản xuất và
sinh hoạt thiết yếu của người dân. Công
tác đào tạo nghề cho lao động nông
thôn, nước sạch vệ sinh môi trường gắn
với NTM được quan tâm góp phần ổn
định và từng bước phát triển kinh tế xã
hội. Song song với những kết quả đạt
được, chương trình XD NTM ở huyện
Gia Viễn cũng gặp nhiều khó khăn như
chương trình tương đối dài, nguồn kinh
phí cho xây dựng nông thôn mới còn
hạn hẹp, chưa có cán bộ chuyên trách
cho chương trình XD NTM mà vẫn là
kiêm nhiệm…
Dù còn nhiều khó khăn, thách thức
nhưng với sự chủ động của hệ thống
chính trị và sự đồng thuận của nhân
dân - Tin rằng - Huyện Gia Viễn sẽ hoàn
thành mục tiêu, kế hoạch đề ra trong
XD NTM ■
Chung sức xây dựng nông thôn mới
Ly Sơn
HUYỆN GIA VIỄN - NINH BÌNH:
Kết quả cấp giấy chứng nhân
quyền sử dụng đất ở Nông Cống
Hoàng Minh - Ninh Quang
hướng dẫn cháu, chú nhé!
- Tới ngày đó, tôi không còn sống hoặc
không còn sức để hướng dẫn cô (e). Vậy
ngay từ giờ, cô cần kết thân với chị Anh
Thư, người sẽ đồng hành với cô sau này.
Trải qua nhiều thăng trầm trong cuộc
sống, tôi cũng học nơi cô ba đức tínhcần
có của một thiện nguyện viên: Thương
yêu, thật thà và khiêm tốn.
Nghe xong câu chuyện "Cuộc đời cô
Hương", 2 chị đều khen ngợi cô là người
phụ nữ đảm đang trong thung lũng Hoa
Vàng!
Trước khi từ giã để về trông tiệm, cô
thưa với chị Lạc:
- Thịt chà bông cô làm ngon lắm. cô
có thể cho cháu recipe.
- Để làm gì? Tôi hỏi.
- Để cháu làm thịt chà bông cho các
con cháu ở Berkeley ăn.
Tôi mượn thư phúc đáp của chị Anh
Thư thay cho lời kết của bài viết:
Kinh gửi bác Hợp và cô Hương,
Cháu Thư hoàn toàn đồng ý với Bác
là để tiếp tục phát triển hội đoàn nào
cũng cần có thêm thành viên mới
(cùng lúc mong giữ được thành viên hiện
tại). Cháu cám ơn Bác đã giới thiệu
VNHELP đến nhiều thân hữu, ngay bây
giờ là cô Hương.
Chào cô Hương,
VNHELP vui mừng được biết Cô và
được sự ủng hộ tài chính của Cô. Hội
luôn cần sự giúp đỡ của mọi người
về nhiều mặt: nhân sự, tài chính, ý kiến,
v.v. Anh-Thư mong có dịp trao đổi nhiều
với cô Hương để được sự tham gia của
Cô trong các công tác nhân đạo. Khi nào
rảnh, cô Hương liên lạc với VNHELP
nhé. (408) 586-8100.
Kinh chúc bác Hợp, cô Hương những
ngày hè thật vui tươi.
(a) Dân làng gọi cô là Hương Thủy để
phân biệt với chị Hương Chùa, nhà ở gần
chùa Vạn Phát.
(b) Nhờ vậy, các cháu dễ dàng hội nhập
sau này vào các trường học tại HK.
(c) Kimone là nhà hàng đầu tiên của
Làng
(d) Bây giờ, cửa hàng không còn sợ
trộm cướp nữa, vì nhà hàng đã được trang
bị security alarm, camera, màn hình 4 góc
■
tiếp bài trang 9...
Số 67 + 68 (Tháng 7/2014)
09ĐỜI SỐNG ĐÔ THỊ - XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Để mở đầu bài viết, tôi mạn
phép dùng thư giới thiệu cô
Hương với chị Đỗ Anh Thư, Chủ
Tịch kiêm Giám Đốc Điều Hành
VNHELP, đề ngày 2/7/2014:
Chị Anh Thư thân mến,
Chắc chị cũng đồng ý với bác, hội từ
thiện nào cũng cần có những hội viên
mới hàng năm. Vì vậy, bác cố gắng vận
động nhửng người quen biết tham gia vào
hội VNHELP. Phần đông cho rằng: "Nếu
đóng góp cho Nhóm TNSN, họ sẵn sàng".
Bác cố gắng giải thích tôn chỉ của Nhóm
là tự lực cánh sinh, không nhận sự hỗ trợ
từ bất cứ ai, và rằng VNHELP là đối tác
thân thương của Nhóm. Tuy nhiên, bác
cũng thuyết phục một số người như chú
Linh, chị Qúy Lan, chị Thuyền, cô Hương
v. v. tham gia VNHELP.
Trường hợp cô Hương khá đặc biệt.
Trong tương lai gần, cô sẽ là thành viên
tích cực của Hội không những về mặt tài
chính, còn về mặt công tác. Để chị biết
thêm về cô, bác sẽ gửi tới chi bài viết "Cô
Hương, người phụ nữ đảm đang".
Chúc chị và Hội thành công trong sứ
mệnh giúp đỡ những người nghèo khổ.
Hợp
***
Hôm 23/6/14, tôi nhận được điện
thoại của cô Hương:
- 4 giờ chiều nay, cháu sẽ đến nhà chú
nấu cháo cá.
- Sao đột xuất vậy!
- Sau khi đọc bài "Sau cơn đau tháng
8/13" trong HK 7, thấy chú thích ăn cháo
cá. Từ lâu, cháu ao ước được nấu món này
cho chú. Hôm nay, nhân dịp Quỳnh Như
nghỉ hè, cháu nhờ Như trông tiệm vài giờ.
Không đầy 2 giờ kể cả thời gian đi chợ
Ti Ti Market bên kia đường, chúng tôi có
nồi cháo nóng hổi và món gỏi gà chạy bộ.
Để cùng thưởng thức tài nấu nướng của
cô, tôi mời thêm 2 vị khách qúy: Chị Gia,
và chị Lạc cũng là chuyên gia ẩm thực có
hạng trong vùng. Sau tiệc, 2 chị đều khen
cháo cá ngon bổ hơn cháo cá L' amour
Tempura của Hoàng Yến. Tuy nghe nói
vài lần về cô, 2 chị đều muốn tôi kể thêm
về "lai lịch" cô.
*
Tôi mới quen biết cô, (chồng là Thủy
và 3 con: Quỳnh Như, Quỳnh Mai và
Hữu Phú), trong thời gian thiện nguyện
tại làng VN, Palawan, Phi từ năm 1998
- 2005 (a). Năm 1989, gia đình cô vượt
biển với 2 bàn tay trắng. Cô sinh viên dự
bị dược khoa năm nào đã mau chóng tạo
nên "sự nghiệp" bằng nghề buôn hàng
xách. Nhờ vậy, các cháu đều được học
hành tại trường tiểu học Tagburos, thành
phố Puerto Princesa. Ngoài tiếng Phi Ta-
galog, các cháu còn được học Anh Ngữ
(b).
Trong những dịp lễ, cô thường mời
tôi và các thiện nguyện viên tới nhà dùng
cơm. Nhà cô có đầy đủ tiên nghi: Tivi,,
DVD, tủ lạnh, sau này có cả xe hơi. Cô đãi
chúng tôi lẫu hải sản, gà xé phay do tự tay
cô nấu nướng. Sáng hủ tíu, tại nhà hàng
Kimone (c), chiều cơm tay cầm, thiện
nguyện viên chúng tôi nay được thưởng
thức những món sơn hào hải vị, cảm thấy
đời lên hương.
Năm 2005, gia đình cô được đi định
cư tại HK. Trước khi đi, cô tặng lại tất cả
tài sản và một số tiền mặt cho những gia
đình Phi nghèo khó để tỏ lòng biết ơn dân
tộc Phi đã cưu mang cho hơn 2000 người
Việt trong suốt 16 năm.
Vừa chân ướt chân ráo tới Freemont,
CA, cô nhận làm công ngay cho nhà hàng
Sài Gòn tại Fairfield, CA. Năm sau, cô dời
nhà về SJ để tiện việc học hành cho các
cháu. Cô kiếm một chân nấu bếp cho phở
Tầu Bay, SJ. Để có tương lai khá hơn, cô
vừa đi làm vừa đi học tóc tại Beauty Col-
lege, SJ. Sau khi tốt nghiệp, cô làm thợ cho
tiệm nails tại Napa, cách xa SJ khoảng 90
phút lái xe.
Thấy nghề nai không khá được, cô
quyết định sang tiệm tạp hóa Mini Mar-
ket, SJ, vừa làm chủ vừa làm công. Lúc đầu
gặp nhiều khó khăn như ban đêm trộm
đập cửa kính vô lấy đồ, khách hàng lén
ăn cắp đồ giữa ban ngày (d). Tiệm tuy nhỏ
bé, nhưng cũng đủ nuôi sống cả nhà trong
thời buổi kinh tế khó khăn. Cô làm việc 16
giờ/ 1 ngày, vừa mua hàng, bán hàng, vừa
lo cơm nước cho cả gia đình. Tất cả mong
sao cho các con học hành nên người. Nhờ
sự hy sinh "cá lóc nhảy lên bờ" của người
Mẹ mà các cháu ung dung tiến vào con
đường đại học. Hiện giờ, Quỳnh Như
đang theo học tại Berkeley, CA; Quỳnh
Mai tại Cal Poly, cả hai trường đều nằm
trong Top Ten của HK.
Tuy qúa bận rộn với công việc hàng
ngày, cô không quên đóng góp vào
chương trình "Bữa ăn cho người nghèo"
do ông Vũ Văn Lộc tổ chức và các công tác
từ thiện nhân đạo khác. Một nụ Hương
chớm nở trong vườn hoa thiện nguyện.
Có lần, cô tâm sự :
- Hình ảnh chú yêu tha nhân hơn
bản thân mình luôn luôn hiện diện trong
cháu mỗi ngày. Cháu ước mơ một ngày
gần nhất (sau khi các con cháu học xong)
sẽ cùng với chú đi đến những nơi nghèo
khó hầu giúp đỡ, chia sẻ phần nào những
khốn khổ của đồng bào, hy vọng chú sẽ
Cô Hương, người phụ nữ đảm đang
Bùi Đức Hợp, PE
K
hi đọc tin "Làng Việt Nam vẫn tồn
tại ở Philippines" trên báo Cali
To day số ra ngày 9/6/14 (X. phụ
chương .1), tôi vừa tự hào, vừa thương nhớ.
Nó gợi lại cho tôi biết bao kỷ niệm thân
thương trong suốt thời gian xây dựng Làng
VN tại Palawan, Phi, từ năm 1998 - 2005.
Mùa hè 1998, Khánh Ly hát bài "Có tin
vui giữa giờ tuyệt vọng" của nhạc sĩ Trầm
Tử Thiêng, đánh động tâm hồn tôi: “Làng
Việt Nam đang xây bên ngoài Việt Nam”.
Tôi quyết định về hưu non (62 tuổi), trong
khi đang nắm chức vụ quan trọng với lương
cao tại City of New Orleans, LA.
Giai đoạn I: Sang Làng đầu năm 1999
với tư cách thiện nguyện viên, tôi được cấp
1 căn nhà số 809 đường Hồng Bàng, rộng
6mx6m,máitre,váchliếp,sànximăng,nơi
đây vừa là chỗ ăn ở, vừa là văn phòng làm
việc. Sau 1 tuần khảo sát, tôi đệ trình ban
Đại Diện những dự án sẽ thực hiện dưới
dạng CPM, trong đó tôi góp 50% vốn. Tôi
vừa thiết kế, vừa chỉ đạo thi công; một ngày
tôi làm việc 12 giờ, làm bất cứ gì để đồng
bào tôi lấy lại nụ cười.
Về mặt xây dựng, tôi thực hiện: Cải
tạo hệ thống thoát nước dơ; Sửa sang đình
chùa, nhà thờ, hội thánh, thánh thất; Xây
mới nhà hàng và Trung Tâm Văn Hóa (cơ
quan CADP đài thọ kinh phí 100%). Đồng
thời, thành lập ca đoàn và toán hướng dẫn
viên du lịch; Tạo cho mỗi gia đình môt
khung cảnh quê nhà bằng việc xây dựng sân
trước, vườn sau.
Về mặt xã hội, tôi Mở 2 lớp "Xây dựng
cơ bản" dành cho nhân viên ban Kiến Thiết
và thầy thợ trong làng, động viên tinh thần
đồng bào, nhất là giới trẻ qua các bài viết,
đọc trên đài phát thanh của Làng. Đồng
thời,bầuHộiĐồngĐạibiểu;Đểkêugọivốn
đầu tư cho giai đoạn III, ngày 31/3/1999, tôi
in một sách có hình mầu, nhan đề: "Làng
Việt Nam, một trung tâm du lịch lý tưởng"
phổ biến khắp mọi nơi và cả trên mạng.
Giai đoạn II: Thời gian ở HK, tôi chuẩn
bị thiết kế "Cải tạo suối Nam". Sang Làng
đầu năm 2003, tôi có thể bắt tay ngay vào
việc. Bắt nguồn từ Trường Sơn, suối Nam
chảy ra biển Đông. Mùa mưa, nước chảy
như thác, mùa nắng suối khô cạn. Công
tác cải tạo suối gồm xây 3 đập bêtông giữ
nước, thành suối bằng đá miễng, 2 cầu đúc
băng qua suối, ghế đá bên khóm trúc vàng,
dọc theo bờ suối. Tu bổ đường làng (đường
tráng nhựa). Và Trụ sở mới cho Hội Đồng
Đại Biểu. Tôi thực hiện chủ trương Thiết
kế đi trước một bước, nên mướn KS Rolly,
Giám Đốc West Lang Engineering & Con-
struction, đo đạc, thiết kế các dự án dự trù
thực hiện trong giai đoạn III.
Tómlại,cáccôngtrìnhthuộcgiaiđoạnI
và II đã hoàn thành một cách tốt đẹp, ngoài
sự mong đợi.
Giai đoạn III: Làng nằm giữa các điểm
du lịch như suối nước nóng Santa Lourdes,
vịnh Honda, thành phố cảng Puerto Princ-
esa, thác nước Estralla, động Tabon, công
viên quốc gia St Paul và đảo Coco Loco.
Hiện nay, các công ty du lịch Phi đều đưa
du khách tới Làng để
thưởng thức những
món ăn thuần túy VN như bánh mì giò chả,
phở, hủ tíu v…v… và viếng cảnh chùa Vạn
Pháp, một tôn giáo xa lạ với dân bản xứ.
Dựa vào những lợi thế trên, tôi muốn
biến Làng thành một Trung Tâm Du Lịch lý
tưởng với những dự án sau: Cải tạo hồ Tĩnh
Tâm bằng việc nạo vét sâu rộng hồ, thiết lập
9 quán trọ (cottage Inn) trên và quanh hồ.
Ngoài việc tạo cảnh thiên nhiên thơ mộng,
hồ còn cung cấp nước tưới tiêu cho 5 Ha
vườn cây ăn trái, nhất là cây thanh long.
Mở rộng Trung Tâm Văn Hóa bao gồm nhà
hàng, 1sân khấu trình diễn văn nghệ, 1 quầy
hàng bán đồ lưu niệm. Thiết lập công viên
Văn Lang, kế bên linh đài Đức Mẹ La Vang,
đường mòn Âu Cơ lên núi và hành lang
Lạc Long Quân ra biển, xây dựng cổng làng
(cổng Tam Quan).
Tôi dự định sang Làng lần thứ ba để
thực hiện các dự án nói trên. Nhưng khi
nghe tin "tháng 5/2005, tất cả đồng bào tỵ
nạn tại Phi được đi định cư tại nước thứ
ba", tôi buộc lòng phải hủy bỏ mọi kế
hoạch, mọi chương trình.
Từ đó đến nay, mặc dầu rất bận bịu với
các công tác thiện nguyện trong nước, tôi
vẫn theo dõi tin tức làng VN và rất mừng
khibiết,Vietvillerestaurantvẫnđôngkhách
như xưa, nhà hàng do các bà VN có chồng
Phi quản lý. Du khách Phi nghiện các món
ăn VN nhất là phở, hủ tíu, bò kho, bánh
mì, giò, chả. Chùa Vạn Pháp vẫn mở cửa
vào dịp cuối tuần đón tiếp du khách thập
phương vãn cảnh chùa. Ông Thanh tự
nguyện ở lại Phi coi chùa. Nhà thờ "Nữ
Vương VN" vẫn đông giáo dân Phi quanh
vùng,đilễcuốituần.ChaPhúđượcthaythế
bằng cha người Phi. Sơ Pascale cho tôi hay
Giáo Hội Phi dự định xây một đài lưu niệm
"ThuyềnnhânVN",tôiđãgửivềchoSơmột
số hình ảnh tượng đài Thuyền Nhân để tùy
nghi tham khảo.
Bây giở, thời thế, hoàn cảnh, khả năng
đã đổi thay, tôi không thể tự đứng ra thực
hiện, tôi mong mỏi Giáo Hội Phi, qua cơ
quan CADP, biến đổi làng Việt Nam thành
một Trung Tâm Du Lịch lý tưởng. Du lịch
không những tạo công ăn việc làm cho dân
làng, mà còn nâng cao mức sống của người
dân Phi trong vùng ■
Mong lắm thay!
(Bài viết này đã được đăng trên nhật báo
Cali Today số ra ngày 24/6/14.)
Làng Việt Nam của tôiBùi Đức Hợp, PE
Bùi Đức Hợp, PE
LTS. Ông Bùi Đức Hợp, công trình sư gốc Việt, hiện sống tại Mỹ - Là
nguyên mẫu của nhân vật Nguyễn Kỳ Vọng, trong tiểu thuyết “Thời
của thánh thần” của nhà văn Hoàng Minh Tường. Ông là một nhà hảo
tâm, nhiều năm nay đã về Việt Nam nhiều lần để làm từ thiện: Xây
trường học, mổ mắt, mổ tim miễn phí cho hàng ngàn bệnh nhân. Dù
sống xa Việt Nam - Nhưng như đông đảo bà con việt kiều yêu nước
khác trên khắp thế giới - Tấm lòng, trái tim ông luôn đau đáu hướng
về đất mẹ Việt Nam. Ông là một độc giả và là một cộng tác viên tích
cực, gắn bó thân thiết với Mekong.
Báo Thời báo Mekong trân trọng giới thiệu hai bài viết ông vừa gửi
cho Báo
XÃ PHÚ TÚC:
xem tiếp bài trang 8...
Thời báo Mekong tháng 7/2014
Thời báo Mekong tháng 7/2014
Thời báo Mekong tháng 7/2014
Thời báo Mekong tháng 7/2014
Thời báo Mekong tháng 7/2014
Thời báo Mekong tháng 7/2014
Thời báo Mekong tháng 7/2014
Thời báo Mekong tháng 7/2014
Thời báo Mekong tháng 7/2014
Thời báo Mekong tháng 7/2014
Thời báo Mekong tháng 7/2014

More Related Content

Similar to Thời báo Mekong tháng 7/2014

Mekong tet 2014
Mekong tet 2014Mekong tet 2014
Mekong tet 2014
Hán Nhung
 

Similar to Thời báo Mekong tháng 7/2014 (20)

Chuyên đề biển đảo, học tập đạo đức HCM.ppt
Chuyên đề biển đảo, học tập đạo đức HCM.pptChuyên đề biển đảo, học tập đạo đức HCM.ppt
Chuyên đề biển đảo, học tập đạo đức HCM.ppt
 
So 127 chuyen in
So 127 chuyen inSo 127 chuyen in
So 127 chuyen in
 
Mekong tet 2014
Mekong tet 2014Mekong tet 2014
Mekong tet 2014
 
169 in
169 in169 in
169 in
 
131
131131
131
 
Mk so 119 chuyen in
Mk so 119 chuyen inMk so 119 chuyen in
Mk so 119 chuyen in
 
CẨM NANG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ: HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – HÀN ...
CẨM NANG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ: HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – HÀN ...CẨM NANG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ: HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – HÀN ...
CẨM NANG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ: HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – HÀN ...
 
Cẩm nang HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰDO VIỆT NAM - HÀN QU...
Cẩm nang HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰDO VIỆT NAM - HÀN QU...Cẩm nang HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰDO VIỆT NAM - HÀN QU...
Cẩm nang HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰDO VIỆT NAM - HÀN QU...
 
Cẩm nang HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰDO VIỆT NAM - HÀN QU...
Cẩm nang HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰDO VIỆT NAM - HÀN QU...Cẩm nang HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰDO VIỆT NAM - HÀN QU...
Cẩm nang HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰDO VIỆT NAM - HÀN QU...
 
Định hướng phát triển vận tải biển việt nam năm 2020 và định hướng...
Định hướng phát triển vận tải biển việt nam năm 2020 và định hướng...Định hướng phát triển vận tải biển việt nam năm 2020 và định hướng...
Định hướng phát triển vận tải biển việt nam năm 2020 và định hướng...
 
Mekong 109 ban cuoi
Mekong 109 ban cuoiMekong 109 ban cuoi
Mekong 109 ban cuoi
 
Mekong 7 2015
Mekong 7 2015Mekong 7 2015
Mekong 7 2015
 
130
130130
130
 
150 chuyen in
150 chuyen in150 chuyen in
150 chuyen in
 
172
172172
172
 
129
129129
129
 
Bao phap luat dong ky
Bao phap luat dong kyBao phap luat dong ky
Bao phap luat dong ky
 
Mekong 10 2015
Mekong 10 2015Mekong 10 2015
Mekong 10 2015
 
Mekong 110
Mekong 110Mekong 110
Mekong 110
 
Bt cang
Bt cangBt cang
Bt cang
 

More from Hán Nhung (20)

184
184184
184
 
183 in
183 in183 in
183 in
 
Chương trình tặng quà cao sâm
Chương trình tặng quà cao sâmChương trình tặng quà cao sâm
Chương trình tặng quà cao sâm
 
181a
181a181a
181a
 
180
180180
180
 
178
178178
178
 
177
177177
177
 
176
176176
176
 
171
171171
171
 
174
174174
174
 
173
173173
173
 
170 (1)
170 (1)170 (1)
170 (1)
 
167
167167
167
 
163 chuyen in
163 chuyen in163 chuyen in
163 chuyen in
 
162
162162
162
 
161
161161
161
 
160 chuyen in
160 chuyen in160 chuyen in
160 chuyen in
 
Tan xuan
Tan xuanTan xuan
Tan xuan
 
151 chuyen in
151 chuyen in151 chuyen in
151 chuyen in
 
So 146 chuyen in
So 146 chuyen inSo 146 chuyen in
So 146 chuyen in
 

Thời báo Mekong tháng 7/2014

  • 1. Số 67 + 68 Tháng 7/2014 Trang 4 Thoái vốn ngoài ngành: Chịu đau chữa bệnh Trang 18 Hào quang bí ẩn quanh khối ngọc bích lớn nhất thế giới... Trang 17 Chuyện đoàn tụ khó tin nhờ...ADN Trang 11 Quyết định không kỳ thị Trang 2 Trang 15 Trang 19 Hàng loạt quan tham Trung Quốc xin hưu non, tự tử Điều chỉnh dự án Sahong cứu lấy đồng bằng sông Cửu Long Nhật báo Tuổi trẻ Bắc Kinh tháng 4 cho biết, từ đầu năm 2013 đến tháng 4.2014, đã có 54 cán bộ “chết vì những nguyên nhân không tự nhiên”... Nếu không xoá bỏ thì nhất thiết phải điều chỉnh để các đập Don Sahong và Don Xayaburi không gây ra ... Tiếp tục kiên trì bảo vệ chủ quyền KỶ NIỆM NGÀY THƯƠNG BINH LIỆT SĨ 27/7
  • 2. Số 67 + 68 (Tháng 7/2014) 02 THEO DÒNG THỜI SỰ N gày 18/6, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì nhân dịp sang Việt Nam tiến hành cuộc gặp giữa hai Chủ tịch Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh lập trường nhất quán của Việt Nam đã được nêu trong các cuộc tiếp xúc các cấp của hai bên thời gian qua, đề nghị hai bên cần kiểm soát tình hình, không để xảy ra xung đột, tiếp tục duy trì các cuộc tiếp xúc, đàm phán để giải quyết tranh chấp, bất đồng hiện nay. “Việt Nam kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền của mình bằng các biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế”, người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh. Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, hành động của Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, vi phạm những thỏa thuận giữa lãnh đạo cấp cao hai nước, vi phạm luật pháp quốc tế, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC); đe dọa hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải, hàng không trong khu vực; gây bất bình và làm tổn thương tình cảm của nhân dân Việt Nam, tác động tiêu cực đến quan hệ hợp tác giữa hai Đảng, hai nước. Thủ tướng yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan và tàu hộ tống ra khỏi vùng biển của Việt Nam; cùng đàm phán giải quyết các tranh chấp, bất đồng giữa hai nước bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp luật pháp quốc tế và nhận thức chung giữa Lãnh đạo cấp cao hai nước… Ngày 20/6, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã trả lời phỏng vấn TTXVN về Biển Đông trong đó nhấn mạnh Đảng và Nhà nước ta đang thực hiện các chủ trương và giải pháp đáp ứng nguyện vọng chính đáng, tha thiết của hơn 90 triệu đồng bào ta. “Tôi xin nhắc lại lời của vua Lê Thánh Tông từng nói với triều thần đã được ghi rõ trong Đại Việt sử ký toàn thư: Một thước núi, một tấc sông của ta, lẽ nào lại nên vứt bỏ? Ngươi phải kiên quyết tranh biện, chớ cho họ lấn dần. Nếu họ không nghe, còn có thể sai sứ sang phương Bắc trình bày rõ điều ngay lẽ gian. Nếu ngươi dám đem một thước núi, một tấc đất của Thái tổ làm mồi cho giặc, thì tội phải tru di!” Về ngoại giao song phương, ngay từ đầu tháng 6, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã lần thứ 3 trao Công hàm gửi Bộ Ngoại giao Trung Quốc, yêu cầu phía Trung Quốc nghiêm túc tôn trọng luật pháp quốc tế, chấm dứt ngay các hoạt động vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam; rút ngay giàn khoan, tàu và các phương tiện liên quan ra khỏi vùng biển của Việt Nam và không để tái diễn các hành vi tương tự. Công hàm cũng yêu cầu Trung Quốc giải quyết các tranh chấp trên biển thông qua đàm phán hoặc các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982. Đồng thời, trong tháng 6, Bộ Ngoại giao đã tổ chức hai cuộc họp báo quốc tế lần thứ 4 và 5 về tình hình Biển Đông nhằm thông báo cho cộng đồng quốc tế những thông tin liên quan đến vụ giàn khoan Hải Dương 981, nêu rõ hành vi của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam và đi ngược lại luật pháp quốc tế, kịp thời phản bác những luận điệu sai trái từ phía Trung Quốc. Tại diễn đàn đa phương, ngày 6/6, tại trụ sở chính của Liên Hợp Quốc ở New York, Mỹ, Đại sứ Lê Hoài Trung, Trưởng Phái đoàn Đại diện thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc, một lần nữa gửi thư lên Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon kèm theo Công hàm của Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi Bộ Ngoại giao Trung Quốc, phản đối việc Trung Quốc tiếp tục duy trì giàn khoan Hải Dương 981 và các tàu hộ tống trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Đại sứ Lê Hoài Trung đề nghị Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon cho lưu hành Công hàm trên như một tài liệu chính thức của Khóa 68 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, gửi đến tất cả các nước thành viên Liên Hợp Quốc. Đồng thời, tăng cường quan hệ đối tác chiến lược và khẳng định cam kết quốc tế về quyền con người ■ tổng hợp TIẾP TỤC KIÊN TRÌ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN Hoạt động đối ngoại tháng 6 đánh dấu nỗ lực không ngừng của Việt Nam nhằm bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của đất nước, kiên trì đấu tranh bằng biện pháp hòa bình để yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan; tăng cường quan hệ đối tác chiến lược với hai nước châu Âu và khẳng định cam kết quốc tế về quyền con người. VIỆT NAM - LÀO: Khánh thành tuyến đường đến cặp cửa khẩu Bờ Y-Phoukeua. Kinh tế Việt Nam trong 6 tháng đầu năm ra sao? S áng 5/7, tại cửa khẩu quốc tế Phoukeua, tỉnh Attapeu (Lào), Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phó Thủ tướng Lào Somsavath Lengsa- vad đã dự Lễ khánh thành tuyến đường từ cột mốc 790 đến cửa khẩu quốc tế Phoukeua (Lào) và cửa khẩu quốc tế Bờ Y (Việt Nam), do Việt Nam viện trợ xây dựng. Đây là tuyến đường có tổng vốn viện trợ của Việt Nam 50 tỷ đồng (gần 19 triệu kíp Lào), lần đầu tiên được Chính phủ Việt Nam giao toàn bộ vốn cho Chính phủ Lào tự tổ chức thực hiện dự án, do C.ty của Lào trúng thầu xây dựng. Mặc dù dự án được triển khai tại khu vực có địa hình phức tạp, nhiều khó khăn trong công tác vận chuyển vật liệu, thiết bị máy móc, nhưng với sự chỉ đạo, giám sát thường xuyên của lãnh đạo tỉnh Attapeu, huyện Phouvong và sự cố gắng của nhà thầu, công trình đã hoàn thành trước 4 tháng, đúng thiết kế kỹ thuật, bảo đảm chất lượng và có tính thẩm mỹ cao. Việc hoàn thành tuyến đường này nối cửa khẩu quốc tế của hai nước sẽ giúp cho việc đi lại của nhân dân, hợp tác thương mại giữa hai nước thuận lợi hơn, góp phần vào việc nâng cao đời sống của nhân dân khu vực tỉnh Attapeu và Kon Tum. Phát biểu tại Lễ khánh thành, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Phân ban Hợp tác Việt Nam-Lào nhấn mạnh, đoạn đường từ cột mốc 790 đến cửa khẩu quốc tế Phu Cưa tuy không dài, nhưng là cửa ngõ sang Việt Nam của đường 18B, tuyến đường bộ quan trọng nối các tỉnh Nam Lào với khu vực Bắc Tây Nguyên ra các cảng biển Việt Nam như Quy Nhơn, Dung Quất, Đà Nẵng…Đồng thời là một trong những tuyến quan trọng trong hành lang Đông-Tây của Tiểu vùng sông Mekong, nối vùng cực Bắc Campuchia và vùng Đông Bắc Thái Lan ra biển; tạo điều kiện thuận lợi cho việc đẩy mạnh hợp tác giữa các tỉnh trong Khu vực Tam giác phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam và hợp tác song phương Việt Nam và Lào. Đây là Dự án đầu tiên áp dụng quy trình thí điểm về quản lý nguồn vốn viện trợ của Chính phủ Việt Nam dành cho Chính phủ Lào, thể hiện quyết tâm của cả hai Phân ban hợp tác Việt Nam và Lào nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn và sự chủ động của phía Lào. Phó Thủ tướng đánh giá cao và nhiệt liệt biểu dương sự nỗ lực của chủ đầu tư, các bộ, ngành hai bên, tỉnh Attapeu, nhà thầu và các bên liên quan đã hoàn thành thi công vượt tiến độ 4 tháng, bảo đảm chất lượng các hạng mục Dự án này…■ Chinhphu.vn B ộ Công thương khẳng định, xuất khẩu sang Trung Quốc dù giảm nhẹ nhưng xuất khẩu chung vẫn tăng trên hầu hết các thị trường, hầu như không bị ảnh hưởng bởi căng thẳng biển Đông. Báo cáo tình hình sản xuất công nghiệp thương mại Việt Nam 6 tháng đầu năm 2014 vừa được Bộ Công thương hoàn thiện. Lần đầu tiên, Bộ này đã công bố rõ sự kiện căng thẳng ở biển Đông đã tác động đến xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Trung Quốc. Cụ thể, xuất khẩu những mặt hàng nông sản như rau quả, gạo, cao su... của Việt Nam sang Trung Quốc đã giảm nhẹ trong tháng 5 và 6, khoảng 2-7%. Bộ Công thương cũng cho biết sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm nay có sự ảnh hưởng bởi một số người tuần hành quá khích có hành vi vi phạm pháp luật gây rối ở một số doanh nghiệp khu vựcFDItạimộtsốtỉnhphíaNam,tỉnhHà Tĩnh... Tình hình sản xuất và xuất khẩu của nhiều doanh nghiệp đã bị chậm lại. Tuy nhiên, nhờ tình hình nhanh chóng ổn định trở lại, chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp của các tỉnh đều đạt mức tăng trưởng, ngay tỉnh Bình Dương chỉ số sử dụng lao động tháng 6 năm 2014 giảm nhẹ, nhưng chỉ số sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm 2014 của toàn tỉnh vẫn tăng 7,3% so với cùng kỳ 2013. Kết luận, Bộ Công thương cho rằng căng thẳng biển Đông không tác động rõ rệt đến kinh tế Việt Nam. Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 5/2014 so với cùng kỳ năm trước vẫn tăng 9% (cao hơn mức tăng 7,5% của tháng 5/2013 so với cùng kỳ năm 2012). Chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đến 1/6 tăng 12,8%. Về thị trường xuất khẩu: 6 tháng đầu năm 2014 xuất khẩu của Việt Nam dù sang Trung Quốc giảm nhẹ nhưng Bộ Công thương nêu xuất khẩu chung vẫn tăng trên hầu hết các thị trường, trong đó thị trường châu Đại Dương tăng cao nhất, ước tăng 30,8%. Tiếp đó là thị trường châu Mỹ ước tăng 23,6%, thị trường châu Á ước tăng 11,7%, thị trường châu Âu ước tăng 10,8% và thị trường châu Phi tăng 10,4%. Điều đáng suy ngẫm là dù xuất khẩu sang Trung Quốc giảm nhưng nhập khẩu từ Trung Quốc vẫn lên tới 20,43 tỉ USD trong 6 tháng khiến nhập khẩu hàng Trung Quốc vẫn chiếm tới gần 29,4% tổng nhập khẩu của Việt Nam, tăng 19,9% so với cùng kỳ năm trước. Nhập siêu từ Trung Quốc ước 6 tháng qua đã đạt 13,057 tỷ USD. Nguyên nhân nhập siêu từ Trung Quốc, Bộ Công thương cho rằng do tăng nhập máy móc thiết bị, vật tư, nguyên liệu phục vụ xây dựng các cơ sở hạ tầng… Những hàng hóa này sản xuất trong nước chưa đáp ứng được đầy đủ nên vẫn phải nhập khẩu ■ tuoi tre Lê Sơn Dương - Quỳnh
  • 3. Số 67 + 68 (Tháng 7/2014) 03 Đ oàn đại biểu Quân ủy TƯ do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm Trưởng đoàn cùng nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đến viếng. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gửi vòng hoa đến viếng. Đoàn Ủy ban TƯ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam do Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban TƯ MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân làm Trưởng đoàn đến viếng. Đoàn đại biểu Chính phủ do Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải làm Trưởng đoàn đến viếng. Về phía Bộ Quốc phòng, Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, cùng các lãnh đạo Bộ Quốc phòng đã đến viếng các chiến sĩ hy sinh. Đoàn đại biểu Tổng Cục chính trị-QĐND Việt Nam do Thượng tướng Ngô Xuân Lịch dẫn đầu; Đoàn đại biểu Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không-Không quân, do Trung tướng Phương Minh Hòa, Tư lệnh Quân chủng Phòng không-Không quân làm Trưởng đoàn đến viếng. Đoàn Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, do Trung tướng Phí QuốcTuấn,Tưlệnh,làmTrưởngđoànđến viếng. Đoàn đại biểu UBND TP. Hà Nội do ông Nguyễn Thế Thảo, Chủ tịch UBND Thành phố, làm Trưởng đoàn đến viếng. Đến viếng 18 liệt sỹ còn có đoàn của Ủy ban Quốc phòng-an ninh của Quốc hội; các ban, bộ, ngành Trung ương; Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Bộ tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, Bộ tư lệnh các quân chủng, quân khu, quân đoàn, binh đoàn; các ban, ngành, đoàn thể của TP. Hà Nội và các địa phương; bà con nhân dân Thủ đô…Trước đó, gia đình, người thân của 18 liệt sỹ đã vào viếng. Như tin đã đưa, lúc 7h45 ngày 7/7, trong khi đang bay huấn luyện thả dù tại khu vực sân bay Hòa Lạc, máy bay Mi-171 số hiệu 01 của Trung đoàn Không quân 916 thuộc Sư đoàn Không quân 371, QuânchủngPhòngkhông-Khôngquânđã bị cháy động cơ, rơi tại thôn 11, xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Trong số 21 chiến sỹ trên máy bay gặp nạn, 18 người đã hy sinh. 3 chiến sỹ bị thương đang được các bác sỹ giỏi nhất điều trị tại Viện Bỏng quốc gia Lê Hữu Trác. Những ngày qua, lãnh đạo Đảng, Nhà nước,Quânđội,cácbộ,ngành,địaphương đã dành sự quan tâm đặc biệt trong công tác khắc phục hậu quả, nhất là việc chữa trị cho các đồng chí bị thương và chăm lo cho gia đình các chiến sỹ đã hy sinh cũng như tổ chức tang lễ chu đáo theo nguyện vọng của gia đình các chiến sỹ■ (tổng hợp) THEO DÒNG THỜI SỰ Tổ chức trọng thể tang lễ các sĩ quan, quân nhân hy sinh trong thực hiện nhiệm vụ huấn luyện bay Đề nghị Campuchia ngăn chặn biểu tình tại sứ quán Việt Nam World Bank hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Việt NamViệt Anh Phương Linh P/V Linh cữu 18 chiến sĩ hy sinh. Ảnh: VOV Sáng ngày 11/7, Quân chủng Phòng không-Không quân và Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội đã tổ chức trọng thể tang lễ theo nghi thức Lễ tang quân đội đối với 18 sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp hy sinh trong khi thực hiện nhiệm vụ huấn luyện bay vào sáng 7/7, tại Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội. Trong không khí trang nghiêm, xúc động, nhiều đoàn đại biểu đã tới viếng, tưởng nhớ các cán bộ, quân nhân chuyên nghiệp đã anh dũng hy sinh trong khi thực hiện nhiệm vụ huấn luyện N gười phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình đã lên án hành động biểu tình của một số phần tử cực đoan trước Đại sứ quán Việt Nam tại Phnom Penh, yêu cầu Campuchia có biện pháp ngăn chặn. "Việc kiếm cớ tổ chức biểu tình trước Đại sứ quán Việt Nam tại Phnom Penh là hành động sai trái, với ý đồ làm mất trật tự tại Campuchia", ông Hải Bình khẳng định. Một số phần tử cực đoan tổ chức biểu tìnhkhôngphùhợpvớiquanhệlánggiềng hữu nghị, truyền thống tốt đẹp giữa Việt Nam và Campuchia. Do đó, Việt Nam đề nghị chính quyền Campuchia có các biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn hành động sai trái nói trên, ông Hải Bình nhấn mạnh. Hôm 8/7, đám đông hơn 100 người Cam- puchia tụ tập trước Đại sứ quán Việt Nam tại Phnom Penh để nêu vấn đề chủ quyền lãnh thổ của một số tỉnh miền Nam Việt Nam. Nhiều người trong số này có liên hệ với đảng đối lập ở Campuchia Cứu nguy dân tộc Campuchia (CNRP) theocambo- diadaily. ĐạisứquánViệtNamtạiPhnomPenh sau đó ra tuyên bố lên án cuộc biểu tình, cho rằng hành động này là xâm phạm chủ quyền và các công việc nội bộ của Việt Nam. Các cảnh sát Campuchia đã xuống đườngtrấnápnhữngkẻcựcđoancóhành động quá khích khi biểu tình. Trao đổi với Phnompenh Post, phát ngôn viên của Hội đồng Bộ trưởng Cam- puchia Phay Siphan cho biết: "Chính phủ cũng như chính quyền địa phương không muốn chứng kiến bất kỳ hành động khiêu khích nào xảy ra. Mọi người cần tôn trọng luật pháp". Ông Siphan cũng nhấn mạnh mối quan hệ gần gũi giữa Campuchia và Việt Nam ■ N gân hàng Thế giới (WB) dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2014 ở 5,4%, giảm so với mức 5,5% đưa ra hồi đầu tháng 6. Thông tin trên được đưa ra trong báo cáo cập nhật kinh tế Việt Nam được WB công bố chiều nay (8/7). Báo cáo cho thấy ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam tiếp tục được cải thiện, song tăng trưởng kinh tế vẫn khiêm tốn và tiếp tục ở dưới mức trung bình. "Tăng trưởng GDP năm 2014 dự báo ở mức 5,4% - cao hơn nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới, nhưng mức tăng trưởng đó vẫn chưa xứng với tiềm năng của Việt Nam”, bà Victoria Kwakwa – Giám đốc quốc gia của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho biết. Tổ chức này cũng nhận định GDP của Việt Nam sẽ không quá 5,5% trước năm 2016. Như vậy, chỉ sau gần một tháng đưa ra mức dự báo tăng trưởng 5,5% dành cho Việt Nam trong năm nay tại báo cáo cập nhật kinh tế toàn cầu, tổ chức này đã hạ triển vọng. Nguyên nhân chủ yếu là cầu trong nước vẫn còn yếu, lòng tin của khu vực tư nhân chưa đủ mạnh, tỷ lệ nợ trên vốn của các doanh nghiệp Nhà nước và tỷ lệ nợ xấu tại các ngân hàng thương mại còn cao. Kinh tế Việt Nam cũng đối mặt với nhiều thách thức về khả năng cạnh tranh. Ngoài ra, sự căng thẳng kéo dài về tranh chấp lãnh thổ trong khu vực cũng làm trầm trọng thêm các rủi ro bất lợi. Để khôi phục niềm tin tăng trưởng, WB cho rằng Việt Nam phải quan tâm hơn đến tái cơ cấu, tập trung vào khu vực doanh nghiệp Nhà nước và khu vực ngân hàng, đồng thời xóa bỏ những rào cản đối với đầu tư tư nhân trong nước. "Chậm trễ về tiến độ cải cách hệ thống ngân hàng và doanh nghiệp Nhà nước có thể kéo dài giai đoạn tăng trưởng dưới tiềm năng và tạo những động thái ngày càng bất lợi, có thể khiến nợ công tăng đến các mức không còn bền vững", tổ chức này khuyến nghị. Trước WB, trong báo cáo cập nhật kinh tế 6 tháng phát hành hồi đầu tháng này, HSBC cũng hạ dự báo tăng trưởng Việt Nam năm 2014 từ 5,6% xuống 5,5% ■
  • 4. Số 67 + 68 (Tháng 7/2014) 04 KINH TẾ - PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Thoái vốn ngoài ngành: Chịu đau chữa bệnh Thùy Trang Giá trị đầu tư ngoài ngành của các doanh nghiệp nhà nước tính đến cuối năm 2012. Đơn vị: tỉ đồng. Nguồn: Bộ Tài chính S au 4 năm nắm giữ cổ phần chi phối tại General Motors (GM), Chính phủ Mỹ đã bán hết cổ phần tại hãng xe này vào tuần qua. Năm 2009, khi nền kinh tế Mỹ rơi vào khủng hoảng và GM đối mặt với nguy cơ phá sản, Chính phủ Mỹ đã ra tay giải cứu bằng cách mua lại 61% cổ phần và tiến hành tái cấu trúc hoạt động của hãng xe này. Hiện tại, GM đã lấy lại chỗ đứng trong ngành công nghiệp ôtô không chỉ ở Mỹ mà còn trên thị trường thế giới. Hãng xe này đã hoạt động có lãi trong 15 quý liên tiếp với lượng tiền mặt nắm giữ hiện lên tới 26,8 tỉ USD. Nhưng để có được thành công đó, Chính phủ Mỹ đã chịu lỗ hơn 10 tỉ USD, do chỉ có thể thu hồi lại được 39 tỉ USD so với con số 49,5 tỉ USD ban đầu bỏ ra để mua lại 61% cổ phần của GM. Điều đó cũng có nghĩa người đóng thuế ở Mỹ đã phải chịu thiệt hơn 10 tỉ USD trong vụ giải cứu này. Tuy nhiên, việc giải cứu GM vẫn được coi là một thành công của Chính phủ Mỹ, bởi họ chấp nhận chịu thiệt vì một mục tiêu lớn hơn: Ngăn cản sự sụp đổ của ngành công nghiệp ôtô và tạo việc làm cho người dân. Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Jacob J. Lew, nếu như kế hoạch giải cứu GM không được thực hiện, sự sụp đổ của hãng ôtô này sẽ khiến hơn 1 triệu người mất việc làm, hàng tỉ USD tiết kiệm cá nhân sẽ bị mất đi và năng suất sản xuất của nền kinh tế sẽ bị ảnh hưởng đáng kể. Nhờ vào kế hoạch giải cứu đó, đã có hơn 370.000 việc làm mới trong ngành công nghiệp ôtô của Mỹ được tạo ra và cả 3 hãng sản xuất ôtô lớn ở Mỹ đều hoạt động có lãi và nâng cao được năng lực cạnh tranh. Đó là câu chuyện ở Mỹ. Ở Việt Nam, tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước (CPH DNNN), thoái vốn khỏi những lĩnh vực kinh tế không liên quan đã được tiến hành trong suốt 20 năm qua. Mục đích của việc thoái vốn cũng là nhằm tạo ra một thị trường cạnh tranh, thúc đẩy sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân và tạo thêm nhiều việc làm cho người dân. Mặc dù đã được tiến hành trong một thời gian dài, nhưng quá trình thoái vốn vẫn diễn ra khá chậm. Một nguyên nhân là các DNNN phải đảm bảo bảo toàn vốn Nhà nước khi thoái vốn, có nghĩa là Chính phủ sẽ không chịu lỗ khi bán cổ phần do Chính phủ nắm giữ cho tư nhân. Theo ông Nguyễn Duy Long, Trưởng phòng Đổi mới, sắp xếp và phát triển doanh nghiệp của Cục Tài chính Doanh nghiệp (Bộ Tài chính), quy định không được để lỗ khi thoái vốn đã dẫn tới tâm lý sợ trách nhiệm của những người đứng đầu DNNN. Đồng quan điểm, ông Trần Xuân Hòa, Chủ tịch Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam - Vinacomin, cho rằng: “Khi quan điểm không được bán vốn Nhà nước dưới giá trị sổ sách kế toán vẫn không thay đổi, ai cũng biết trước kết quả tiến trình CPH sẽ đi đến đâu”. Một tin mừng cho các lãnh đạo DNNN và nhà đầu tư là Chính phủ đã nghĩ đến việc cho phép DNNN thoái vốn dưới mệnh giá khỏi các C.ty không nằm trong lĩnh vực kinh doanh chính. Chúng tôi đang nghiên cứu và dự tính sẽ phải tính đến các biện pháp thoái vốn ngoài ngành kinh doanh dưới mệnh giá. Chính phủ sẽ có hướng dẫn cụ thể để đẩy nhanh thoái vốn đầu tư ngoài ngành”, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai trả lời thắc mắc về tiến độ CPH cộng đồng doanh nghiệp tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam được tổ chức tại Hà Nội hồi đầu tháng 12/2013. Tuy nhiên, thời điểm nào biện pháp này sẽ được áp dụng vẫn còn là một dấu hỏi. Theo báo cáo của Bộ Tài chính gửi Quốc hội hồi tháng 11/2013, tính đến cuối năm 2012, việc thoái vốn của các DNNN tại các lĩnh vực chứng khoán, quỹ đầu tư, ngân hàng, bảo hiểm và bất động sản vẫn gặp nhiều khó khăn, do sự ảm đạm của thị trường chứng khoán, đặc biệt với điều kiện phải bảo toàn vốn. Đáng chú ý, trong lĩnh vực ngân hàng, giá trị đầu tư của các DNNN tính đến cuối năm 2012 vẫn còn đến 13.152 tỉ đồng, còn bất động sản là 6.089 tỉ đồng. Nếu biện pháp này được Chính phủ thông qua thì sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho nhà đầu tư tư nhân trong thời gian tới. Và đây là dấu hiệu cho thấy Chính phủ sẵn sàng chịu lỗ trong quá trình thoái vốn nhằm nâng cao tính hiệu quả của DNNN, đảm bảo sự công bằng trên thị trường và thúc đẩy sự phát triển của do- anh nghiệp tư nhân. Theo ông Hòa, Vinacomin, đây là một hướng đi đúng, bởi nếu cứ giữ quan điểm bảo toàn vốn thì có lúc chẳng còn đồng vốn để bảo toàn vì DN hoạt động thua lỗ. “Chấp nhận lỗ khi bán DN, lấy tiền đầu tư vào những lĩnh vực khác hiệu quả hơn hay cứ để DN tồn tại vất vưởng? Có lẽ cũng chẳng cần phải bình luận nhiều về việc này, vì lợi ích của việc chấp nhận bán vốn Nhà nước dưới giá trị sổ sách kế toán đã được chứng minh trên thực tế”. Một câu hỏi được đặt ra là liệu những người đứng đầu DNNN có vì thành tích đẩy nhanh CPH mà bán quá rẻ vốn của Nhà nước tại các C.ty ngoài lĩnh vực kinh doanh chính hay không? Và trong trường hợp nào thì được thoái vốn Nhà nước dưới mệnh giá?. Theo ông Trần Xuân Hòa, không phải lúc nào cũng bán vốn dưới giá trị sổ sách kế toán, mà tùy tình trạng của từng DN và phải thực hiện theo nguyên tắc giá thị trường. Ông Long, Cục Tài chính Do- anh nghiệp, cũng cho biết dự thảo của Bộ Tài chính quy định việc thoái vốn đầu tư ngoài ngành kinh doanh chính dưới mệnh giá sẽ được tiến hành sau khi đã bù trừ dự phòng tổn thất khoản đầu tư tài chính theo quy định trên cơ sở phương án thoái vốn đã được chủ sở hữu xem xét, chấp thuận. Đối với việc chuyển nhượng các khoản đầu tư tại các C.ty CP chưa niêm yết có tổng giá trị tính theo mệnh giá từ 10 tỉ đồng trở lên, không nhất thiết phải thực hiện đấu giá qua Sở Giao dịch Chứng khoán, mà DN được lựa chọn thuê tổ chức tài chính trung gian để bán đấu giá, hoặc tự tổ chức đấu giá tại DN. Hiện tại, T.C.ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) đã được Chính phủ đồng ý cho bán cổ phần dưới mệnh giá. Đây được xem là tín vui cho DNNN khác ■
  • 5. Số 67 + 68 (Tháng 7/2014) 05KINH TẾ - PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP *Nhiềuđốithủmới Năm 2013, có 54% DN FDI trước khi chọn Việt Nam, đã từng cân nhắc đầu tư vào các nước khác, chủ yếu là Trung Quốc, Lào, Campuchia, Myanma... Trong khi đó, con số này của năm 2011 và 2012, chỉ là 32%. Đây là một chỉ báo quan trọng về thứ hạng của Việt Namtrongmắtnhàđầutưquốctế.ViệtNam khôngcònlàđiểmđếnưuáinhấtvớicácnhà đầu tư quốc tế như giai đoạn 2007-2010, mà hiện giờ đang phải cạnh tranh với các đối thủ truyềnthốngtrongkhuvựcnhưTrungQuốc, Thái Lan, Indonesia và 1 số nước mới nổi. Ba "gương mặt" trước đây chưa từng được coi là "đối thủ" cạnh tranh về thu hút đầu tư với Việt Nam là Lào, Philippines và Myanma đã xuất hiện trong danh mục quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài", bản báo cáo cho biết. Việt Nam có những thế mạnh được đánh giá khá tốt so với các nước trong khu vực, cụ thể như về rủi ro thu hồi tài sản, về độ ổn định chính sách và có mức thuế thấp. Có64%sốDNFDIthamgiakhảosátchobiết hộ yên tâm không lo bị rủi ro về thu hồi tài sản. Đặc biệt là sự hài lòng về mức thuế của cácnhàđầutưtạiViệtNamlàđiềuđángngạc nhiên. Mức thuế GTGT 10% và thu nhập DN23%củaViệtNamtươngđốingangbằng nhiều đối thủ, trong khi Trung Quốc, Mal- aisia, Indonesia có thuế thu nhập DN 25%, Philippine30%,mặcdùvậyvẫncaohơnThái Lan hiện 18% và Đài Loan 17%. Tuynhiên,ViệtNamcũngcónhiềuđiểm yếu so với các nền kinh tế là đối thủ như: gánh nặng chi phí không chính thức, thủ tục hành chính, quy định pháp luật, chất lượng dịchvụcôngvàchấtlượngcơsởhạtầng.Các nhà đầu tư xếp hạng cơ sở hạ tầng của Việt Nam chỉ ngang bằng với Campuchia và Lào, song tham nhũng và gánh nặng quy định phápluậtcònbịđánhgiáthấphơn2quốcgia lánggiềngnày.VCCInhậnđịnh,thamnhũng đang làm hủy hoại sự tôn trọng của DN đối với pháp luật. Bởi người dân và DN thường liên tưởng việc phải tuân thủ pháp luật là bị đòi hối lộ, hơn là vì lợi ích chung của xã hội. *Nhữngcảnhbáo“đốithủ”mớinổi Cho đến nay, sự cạnh tranh từ các đối thủ mới nổi như Lào, Campuchia không còn là cảnh báo. Đại diện Tổng cục Du lịch Việt Nam mới đây đã thừa nhận ngành du lịch Việt Nam so với Lào, Campuchia thì quảng bá yếu hơn. Vì thế, dù đạt lượng khách quốc tế cao hơn Lào, Campuchia nhưng tốc độ tăng trưởng khách của VN thấp hơn. Đến nay chưa có C.ty du lịch Việt Nam nào đặt văn phòng ở nước ngoài. Nhiều ý kiến còn chỉ ra rằng, du lịch Việt Nam thời gian qua đã không biết tận dụng nhiều sự kiện, cơ hội để quảng bá hình ảnh, vẻ đẹp của đất nước, trong khi đó thì để nạn chặt chém, chèo kéo tiếp diễn... điều này Campuchia và Lào làm tốt hơn. Với giáo dục, Việt Nam cũng bị xếp hạng dưới Campu- chia về tính hiệu quả. Theo Báo cáo về Tính Cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) được công bố vào đầu tháng 9/2013,vềgiáodục,WEFghinhậnSingapore, MalaysiavàBruneiDarussalamlầnlượtđứng đầu trong khi Campuchia đứng thứ 6, Việt Nam thứ 7. Ngay cả sản xuất lúa gạo vốn là ngành thế mạnh của Việt Nam thì có nhiều dấu hiệu cảnh báo thua kém Campuchia. Hiện nay Campuchia đã đi vào quy hoạch vùng nguyên liệu và có nhà máy để sản xuất gạo có chất lượng tốt. Giáo sư Võ Tòng Xuân cho biết, các C.ty Campuchia mới xuất khẩu chỉ vài chục ngàn tấn chứ không lên đến hàng trăm ngàn tấn như Việt Nam nhưng họ làm có chất lượng và những sản phẩm có thương hiệu. Ngược lại, các DN Việt Nam chưa quan tâm đến việc xây dựng thương hiệu. Chỉ mua lúa thông qua thương lái thì không thể xây dựng thương hiệu được. Không có thương hiệu sẽ là thách thức lớn đối với gạo Việt Nam. Tiến sỹAlanPhanchobiết,bảnthânôngvẫnngạc nhiên trước sự hoàn thành chiếc xe Angkor EV của Campuchia. Chiếc xe có giá bán là 5 ngàn USD tức là giá sản xuất khoảng chừng 4 ngàn USD hay thấp hơn. Giá rất sát với những hãng xe sản xuất theo dây chuyền dù các công ty lớn có lợi thế về giá mua linh kiện rẻ và những yếu tố nội tại nhờ tổ chức toàn cầu. Ông nhận định, giá thành sản xuất trên cũng cho thấy phí bôi trơn tại Campuchia không trên 5%; quá lý tưởng cho những món hàngtiêudùngvàphổthông.Vàđiềunàyđến naylạicàngđượckhẳngđịnhkhicácDNFDI tại Việt Nam cho biết tham nhũng của Cam- puchia thấp hơn Việt Nam. Trong khi đó Việt Nam đến nay đã trải qua hơn 20 năm phát triển công nghiệp ô tô nhưng vẫn chưa có sản phẩm nào đạt trình độđitắtđónđầunhưcủaCampuchia(Chiếc xe chạy điện được điều khiển từ xa bằng điện thoại di động. Mẫu xe này đến nay chỉ được phát triển ở các nước phát triển và được cho làxuhướngcủacôngnghiệpôtôtrongtương lai) ■ Trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng thì việc cạnh tranh tất nhiên sẽ ngày càng khốc liệt hơn- Đòi hỏi sự nỗ lực vượt bậc của các doanh Việt-Bởi thách thức cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Thực tế Lào, Campuchia, Myanmar... đang nổi lên là những “đối thủ” cạnh tranh mới của Việt Nam. Dưới con mắt của các nhà đầu tư quốc tế, đang có nhiều cảnh báo cho Việt Nam từ sự tiến bộ của những đối thủ này. Đây là kết quả cuộc khảo sát 1.609 DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USS) công bố mới đây NHỮNG KHUYẾN CÁO TỪ “ĐỐI THỦ” MỚI NỔI Trần Thủy * Nhiều trọng tâm bàn thảo “Thứ nhất, ASEAN sẽ cùng nhau bàn làm thế nào để xây dựng thành công Cộng đồng ASEAN. Thứ hai, Hội nghị sẽ bàn phương hướng để ASEAN phát triển trong các thập kỷ tiếp sau 2015. Trọng tâm thảo luận thứ ba là phương hướng mở rộng hơn nữa, làm sâu sắc hơn nữa quan hệ giữa ASEAN với các bên đối tác để cùng ASEAN xây dựng cộng đồng và hợp tác ứng phó với những thách thức đang đặt ra. Nội dung thứ tư là làm sao đảm bảo được vai trò trung tâm của ASEAN trong hợp tác của khu vực. Tại Hội nghị, các nhà lãnh đạo ASEAN sẽ rà soátcácbáocáocấpBộtrưởngtrêncảbatrụ cột và cho ý kiến chỉ đạo về việc xây dựng Cộng đồng ASEAN. Dự kiến, các nhà lãnh đạo sẽ Thông qua Tuyên bố Nay Pyi Taw nhằm định hướng cho các hoạt động hợp tác của ASEAN trong năm 2014 và Chủ tịch ASEAN sẽ ra Tuyên bố về các kết quả của Hội nghị”. * Việt Nam sẽ đóng góp tích cực “Đoàn đại biểu Việt Nam do Thủ tướng NguyễnTấnDũngdẫnđầuđãđónggóptích cực ở Hội nghị Cấp cao và các hội nghị liên quan. Chúng ta đóng góp ý kiến một cách tích cực và có trách nhiệm vào mục tiêu ưu tiên là làm thế nào xây dựng được Cộng đồng ASEAN, xây dựng tầm nhìn để ASE- AN có thể phát triển dài hạn và nâng liên kết ASEAN lên một tầm cao hơn sau 2015. Đồng thời, nhấn mạnh việc ASEAN chủ động, tích cực trong các sự việc liên quan đến khu vực và trong hợp tác với các đối tác trên những lĩnh vực ưu tiên. Chúng ta cũng sẽ thúc đẩy ở các cấp khác nhau để xây dựng các văn kiện của ASEAN theo những định hướng trọng tâm”. * Quan tâm vấn đề Biển Đông “Chắc chắn lần này ASEAN tiếp tục thể hiệnsựquantâmưutiênđốivớivấnđềBiển Đông nói chung cũng như vấn đề hòa bình, an ninh, an toàn hàng hải nói riêng. Đây là một nội dung mà các cấp Bộ trưởng và cấp quan chức cấp cao sẽ bàn đến. Vừa qua, xảy ra một loạt vụ việc phức tạp ở Biển Đông. Chắc chắn các nhà lãnh đạo ASEAN cũng như các cấp khác sẽ bàn về các diễn biến phức tạp đó, thể hiện sự quan ngại và yêu cầu các bên phải thực hiện việc tuân thủ luật pháp quốc tế, Công ước Luật Biển 1982, thựchiệnnghiêmtúcvàđầyđủcácquyđịnh của Tuyên bố của các bên về ứng xử ở Biển Đông (DOC) cũng như sớm hướng tới Bộ quy tắc ứng xử (COC). Đồng thời, trong quá trình giải quyết những vấn đề phức tạp như vậy, cần phải kiềm chế, không làm phức tạp thêm tình hình. Tựu trung, Hội nghị sẽ nhấn mạnh việc bảo đảm chấp hành luật pháp quốc tế, trongđócóviệctuânthủcácđiềukhoảncủa Công ước Luật Biển liên quan đến việc tôn trọng quyền của các quốc gia đối với thềm lục địa và lãnh hải”. * Tin tưởng xây dựng thành công Cộng đồng ViệcxâydựngCộngđồngASEANđãcó nền móng từ lâu. ASEAN đã trưởng thành rất nhiều sau 47 năm. Bên cạnh đó, lãnh đạo ASEAN đều khẳng định quyết tâm phấn đấu hoàn thành mục tiêu đề ra. Điều kiện thuậnlợinữalàkhuvựcASEANrấtđadạng nhưng mô hình hoạt động của Hiệp hội ASEAN cũng như lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN cho phép các nước ASEAN vừa đảm bảo được thống nhất về định hướng mục tiêu đi lên Cộng đồng ASEAN nhưng đồng thời lại có những bước đi, lộ trình phù hợp với trình độ phát triển và đặc thù của mỗi nước. Trong gần năm năm qua, hơn 80% đầu việc được đề ra trong Kế hoạch tổng thể về xây dựng Cộng đồng đã được thực hiện. Tuy nhiên, những khó khăn sắp tới còn rất nhiều. 20% đầu việc còn lại là những việc khó khăn hơn, thể hiện trình độ liên kết cao hơn ở khu vực đối với mỗi quốc gia và cả khu vực. Hơn nữa, quá trình xây dựng ASEAN là một quá trình liên tục mà mốc 31/12/2015 là dấu mốc ASEAN đã đạt được một trình độ nhất định để bắt đầu đi vào Cộng đồng. Những năm tiếp sau 2015 còn rất nhiều những khó khăn, thử thách trên con đường xây dựng. Để xây dựng Cộng đồng, cùng với quá trình liên kết và phát triển nội khối, ASEAN đồng thời còn phải phát huy được vai trò trung tâm của mình đối với hợp tác, xây dựng môi trường hòa bình, an ninh cũng như phát huy được vai trò hạt nhân của mình trong việc mở rộng liên kết của khu vực này ra toàn khu vực Đông Á. Điều này đòi hỏi khu vực ASEAN phải vững mạnh và bản thân mỗi nước ASEAN cũng phải nâng tầm liên kết của mình lên ở mức cao hơn, phù hợp với lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN từ nay đến 31/12 và tầm nhìn sau 2015. Từ đây, chúng ta có thể thấy rằng lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội cũng như chế độ chính trị xã hội của các quốc gia trong khu vực, thống nhất với mục tiêu chung. Đồng thời, đây là một quá trình phát triển liên tục, nó không dừng ở một giai đoạn cố định nào cho nên chúng ta tin tưởngrằngASEANsẽthànhcôngtrongviệc xây dựng Cộng đồng và tiếp tục phát triển hơn nữa trong mục tiêu liên kết cao hơn và xây dựng cộng đồng gắn kết hơn” ■ Đẩy nhanh thực hiện Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN P/V
  • 6. Số 67 + 68 (Tháng 7/2014) 06 TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG - CHỨNG KHOÁN N HNN sẽ xóa sổ tình trạng cổ đông lớn và người có liên quan vi phạm quy định về sở hữu cổ phần dẫn đến thao túng, chi phối ngân hàng, phục vụ lợi ích riêng. Theo NHNN, trong số 33 ngân hàng thương mại cổ phần, hiện 5 ngân hàng có cá nhân sở hữu cổ phần vượt tỷ lệ 5% vốn điều lệ. Năm ngân hàng khác có tổ chức nắm quá tỷ lệ 15% vốn, trong khi có 8 ngân hàng cổ phần mà nhóm cổ đông và người có liên quan sở hữu cổ phần vượt tỷ lệ 20%. Kết quả thanh tra của NHNN cho thấy, ở không ít ngân hàng, cổ đông lớn và người có liên quan vi phạm quy định về sở hữu dẫn đến thao túng, chi phối ngân hàng, phục vụ cho lợi ích, đẩy ngân hàng đến tình trạng hoạt động thiếu minh bạch hoặc quản trị, điều hành không tuân thủ nguyên tắc thận trọng và các quy định của pháp luật. Nhằm chấm dứt tình trạng trên, NHNN yêu cầu các nhà băng xử lý dứt điểm tình trạng này, chậm nhất trước ngày 31/3/2015 (trừ các ngân hàng thực hiện theo phương án tái cơ cấu đã được Thủ tướng và NHNN duyệt). Nếu để quá thời hạn, cổ đông cá nhân, tổ chức và người có liên quan buộc phải chuyển nhượng cổ phần cho NHNN và sẽ mất quyền biểu quyết, cũng như không được ứng cử làm thành viên HĐQT, Ban kiểm soát. Dựthảoxửlýviệcsởhữucổphầnvượt giới hạn quy định (đang được NHNN lấy ý kiến) cũng đề xuất cấm tổ chức tín dụng được cấp tín dụng mới cho cổ đông và người có liên quan sở hữu cổ phần vượt trần. Nếu đang có dư nợ với các đối tượng này, ngân hàng phải thu hồi sớm toàn bộ khoản tín dụng ■ tiềnphong T òa án nhân dân sẽ thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản tổ chức tín dụng khi đã có văn bản chấm dứt kiểm soát đặc biệt khả năng thanh toán của NHNN. Với 86,75% số phiếu tán thành, sáng 19/6, Quốc hội đã thông qua Luật Phá sản (sửa đổi). Dự kiến sau khi được Chủ tịch nước ký lệnh công bố, Luật sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2015. Luật Phá sản (sửa đổi) gồm 9 Chương, 133 Điều, quy định về trình tự, thủ tục nộp đơn, thụ lý và mở thủ tục phá sản; xác định nghĩa vụ về tài sản và biện pháp bảo toàn tài sản trong quá trình giải quyết phá sản; thủ tục phục hồi hoạt động kinh do- anh; tuyên bố phá sản và thi hành quyết địnhtuyênbốphásản.Trongđó,luậtdành riêng một chương quy định về thủ tục phá sản tổ chức tín dụng. Theo đó, luật quy định, sau khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có văn bản chấm dứt kiểm soát đặc biệt hoặc văn bản chấm dứt áp dụng hoặc không áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán mà tổ chức tín dụng vẫn mất khả năng thanh toán thì những người như: chủ nợ; người lao động, công đoàn; cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông; thành viên hợp tác xã có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Tổ chức tín dụng có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản; trong trường hợp tổ chức tín dụng không nộp đơn yêu cầumởthủtụcphásảnthìNgânhàngNhà nước Việt Nam nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với tổ chức tín dụng đó. Tòa án nhân dân sẽ thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản tổ chức tín dụng khi đã có văn bản chấm dứt kiểm soát đặc biệt hoặc văn bản chấm dứt áp dụng hoặc không áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mà tổ chức tín dụng vẫn mất khả năng thanh toán. Tổ chức tín dụng được vay đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tổ chức tín dụng khác theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng mà bị tuyên bố phá sản thì phải hoàn trả khoản vay đặc biệt này cho Ngân hàng Nhà nước ViệtNam,tổchứctíndụngkháctrướckhi thực hiện việc phân chia tài sản theo quy định tại điều 101 của Luật này. Điều 101 quy định về thứ tự phân chia tài sản nêu rõ: Việc phân chia giá trị tài sản của tổ chức tín dụng thực hiện theo thứ tự: Chi phí phá sản; Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội đối với người lao động, các quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể đã ký kết. Cùng với đó là các khoản tiền gửi; khoản tiền tổ chức bảo hiểm tiền gửi phải trả cho người gửi tiền tại tổ chức tín dụng phá sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; các khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản có bảo đảm không đủ thanh toán số nợ và các khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho các chủ nợ trong danh sách chủ nợ theo nguyên tắc nếu giá trị tài sản đủ để thanh toán các khoản nợ thì mỗi chủ nợ đều được thanh toán đủ số nợ của mình. Trường hợp giá trị tài sản của tổ chức tín dụng sau khi đã thanh toán theo quy định N hànướcnắmgiữtừ65%đếndưới 75% tổng số cổ phần tại các do- anh nghiệp tài chính ngân hàng, vận tải hàng không và bán buôn xăng dầu. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa ký Quyết định 37/2014/QĐ-TTg ban hành tiêuchí,danhmụcphânloạidoanhnghiệp Nhà nước. Tiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp nhà nước là cơ sở để phân loại và đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới các do- anh nghiệp Nhà nước hiện có. Đối tượng áp dụng gồm bao gồm C.ty TNHH một thành viên do Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hội đồng thành viên tập đoàn kinh tế, T.Cty Nhà nước quyết định thành lập. Ngoài ra, còn bao gồm các C.ty CP, C.ty TNHHhaithànhviêntrởlêndocácBộ,cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBNDcáctỉnh,thànhphốtrựcthuộcTƯ, Hội đồng thành viên tập đoàn kinh tế, T.Cty Nhà nước nắm giữ trên 50% tổng số cổ phần, vốn góp. Quyết định nêu rõ, Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ đối với những doanh nghiệp hoạt động trong 16ngành,lĩnhvực.Đólà,1-Trựctiếpthực hiện nhiệm vụ phục vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ; 2- Sản xuất, cung ứng vật liệu nổ công nghiệp; 3- Sản xuất, cung ứng hóa chất độc; 4- Truyềntải,điềuđộhệthốngđiệnquốcgia; thủy điện đa mục tiêu và điện hạt nhân có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng, an ninh; 5- Quản lý, khai thác hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, đô thị; điều hành giao thông vận tải đường sắt quốc gia, đô thị; 6- Quản lý khai thác các cảng hàng không, sân bay có vai trò, vị trí quan trọng đối với quốc phòng, an ninh; dịch vụ bảo đảm hoạt động bay; 7- Bảo đảm hàng hải; 8- Cung ứng dịch vụ bưu chính công ích; 9- Xổ số kiến thiết; 10- Xuất bản (không bao gồm lĩnh vực in và phát hành xuất bản phẩm); 11- In, đúc tiền; 12- Đo đạc bản đồ phụcvụquốcphòng,anninh;13-Quảnlý, khaitháchệthốngcôngtrìnhthủylợi,thủy nông liên tỉnh, liên huyện, kè đá lấn biển; 14- Trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; 15- Tín dụng chính sách phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; 16- Những doanh nghiệp thành viên cóvaitròchủyếutronghoạtđộngsảnxuất kinhdoanh,chiếnlượcpháttriển,nắmgiữ cácbíquyếtkinhdoanh,côngnghệmàtập đoàn, T.Cty Nhà nước cần thiết phải nắm giữ 100% vốn để thực hiện các nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh chính được giao. Như vậy, cổ đông Nhà nước sẽ nắm giữ từ 65% đến 75% cổ phần tại các Ngân hàng TMCP Nhà nước là Ngoại thương (Vietcombank), Đầu tư và Phát triển (BIDV), Petrolimex (doanh nghiệp đầu mối xăng dầu có thị phần lớn nhất hiện nay) và Vietnam Arilines (doanh nghiệp vận chuyển hàng không có thị phần lớn nhất cả nước). Thực tế, cổ đông Nhà nước hiện sở hữu 77% cổ phần tại Vietcombank nhưng sở hữu tới 96% tại BIDV và 95% tại Petrolimex. Còn theo phương án CPH hóa Vietnam Airlines, cổ đông Nhà nước sẽnắmgiữ75%cổphầntạiđây.TheoNghị quyếtsố15/NQ-CPcủaChínhphủvềmột số giải pháp đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước tại doanh nghiệp được ban hành trước đó, Nhà nước duy trì tỷ lệ nắm giữ không thấp hơn 65% tại các ngân hàng TMCP và Tập đoàn Bảo Việt, trừ Vietin- Bank…■ Xóa sổ cổ đông lớn thao túng ngân hàng Nhà nước sẽ nắm 65% tới 75% vốn tại BIDV, Vietcombank Petrolimex và Vietnam Arilines? Chính thức buộc phá sản những ngân hàng yếu kém Thục Quyên Thục Anh mà vẫn còn thì phần còn lại này thuộc về: Thành viên của tổ chức tín dụng là hợp tác xã; Chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là C.ty TNHH một thành viên; Các thành viên góp vốn của tổ chức tín dụng là C.ty TNHH hai thành viên trở lên, các cổ đông của tổ chức tín dụng là C.ty CP. Nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán theo quy định thì các đối tượng thuộc cùng một thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định tuyên bố tổ chức tín dụng phá sản, chủ sở hữu tài sản ủy thác cho tổ chức tín dụng, gửi tổ chức tín dụng giữ hộ, giao tổ chức tín dụng quản lý thông qua hợp đồng ủy thác, giữ hộ, quản lý tài sản phải xuất trình giấy tờ chứng minh quyền sở hữu và các hồ sơ giấy tờ liên quan với cơ quan thi hành án dân sự để nhận lại tài sản của mình. Đặc biệt, Luật quy định rõ về giao dịch của tổ chức tín dụng thực hiện trong giai đoạn Ngân hàng Nhà nước Việt Nam áp dụng biện pháp kiểm soát đặc biệt hoặc áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán dưới sự kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ không áp dụng các quy định về giao dịch vô hiệu quy định tại Điều 59 của Luật này như: Giao dịch liên quan đến chuyển nhượng tài sản không theo giá thị trường; tặng cho tài sản… Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản lập xong danh sách chủ nợ, danh sách người mắc nợ, bảng kê tài sản của tổ chức tín dụng, Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố tổ chức tín dụng phá sản ■
  • 7. Số 67 + 68 (Tháng 7/2014) 07 Chủ tịch UBND Thành phố thăm các chiến sỹ bị tai nạn máy bay Ứng 700 tỷ đồng trọng điểm Dũng - Ánh - Sơn Hà Nội vào tốp 10 điểm du lịch hấp dẫn nhất thế giới năm 2014. Từ 1/8, bỏ lệ phí cấp Chứng minh Nhân dân N gay sau sự cố máy bay Mi171 mang số hiệu 01 của Trung đoàn Không quân trực thăng 916, Sư đoàn Không quân 371, thuộc Quân chủng Phòng không - Không quân trong quá trình bay huấn luyện, đã gặp tai nạn, rơi tại thôn Hòa Lạc, xã Bình Yên, huyện Thạch Thất, Hà Nội - Chủ tịch UBND TP. Nguyễn Thế Thảo đã chỉ đạo các ngành liên quan nhanh chóng tiếp cận hiện trường, chủ động phối hợp chặt chẽ trong công tác cấp cứu, chữa cháy, bảo đảm an ninhtrậttự,antoàngiaothôngtạikhuvực và hỗ trợ các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng làm nhiệm vụ, đồng thời thực hiện các biện pháp hỗ trợ cao nhất để cứu chữa tốt nhất cho những chiến sỹ bị thương. Chủ tịch cũng đã đến từng giường bệnh, hỏi thăm tình hình sức khỏe của các chiến sỹ bị thương trong vụ tai nạn máy bay ở Thạch Thất, đang được điều trị tại Viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác (Hà Đông, Hà Nội).Và ân cần động viên thân nhân gia đình các chiến sỹ. Theo báo cáo của Đại tá PGS.TS Nguyễn Gia Tiến - Giám đốc Viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác, ngay khi các chiến sỹ bị thương được chuyển đến, Viện Bỏng Quốc gia đã huy động các bác sỹ, chuyên gia đầu ngành về thần kinh, sọ não, lồng ngực, chấn thương; tổ chức hội chẩn để tìmnhữnggiảipháptốtnhấtcứuchữacho các chiến sỹ bị thương, đến thời điểm này sức khỏe đã tạm thời ổn định. Tuy nhiên, do tổn thương ban đầu còn phức tạp, các bác sỹ đang tập trung theo dõi và xử lý kịp thời những biến chứng nếu xảy ra. Bệnh viện đã tổ chức đón tiếp, động viên, bố trí nơi ăn ở và quan tâm chu đáo đối với thân nhân các chiến sỹ. Chủ tịch TP Nguyễn Thế Thảo khẳng định các cấp chính quyền Thủ đô sẵn sàng hỗ trợ cho Viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Tráccáctrangthiếtbị,nhânlựcđểtạođiều kiện tốt nhất trong chữa trị, giúp các chiến sỹ qua cơn nguy kịch. Và nhấn mạnh, tinh thần chữa trị cần cao nhất, với phương châm “còn nước còn tát”, yêu cầu Viện Bỏng Quốc gia huy động những bác sỹ với trang thiết bị tốt nhất, sử dụng thuốc tốt nhất để cứu chiến sỹ bằng mọi giá. Và chia sẻ mất mát với gia đình và đơn vị của các chiến sĩ đã hy sinh. Đồng thời mong các chiến sỹ bị thương tiếp tục kiên cường để vượt qua bệnh hiểm nghèo; mong muốn gia đình các đồng chí tiếp tục bình tĩnh, kiên trì cùng các bác sĩ tập trung chăm sóc cho các chiến sỹ sớm bình phục ■ Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thế Thảo thăm các chiến sỹ đang điều trị. T ạp chí du lịch nổi tiếng của Mỹ TripAdvisor vừa công bố kết quả bình chọn những điểm đến du lịch hấp dẫn nhất thế giới của năm 2014. Hàng triệu độc giả của TripAdvisor đã bình chọn về các địa điểm yêu thích của họ trên toàn thế giới - Châu Á đứng thứ hai trong danh sách chiến thắng năm nay với 6 trong số 25 vị trí hàng đầu danh sách Tốp điểm đến du lịch trên thế giới của TripAdvisor là ở châu Á, bao gồm cả các điểm mới như Hà Nội, Việt Nam (đứng thứ 8); Siem Reap, Campuchia (thứ 9); và Thượng Hải, Trung Quốc (thứ 12). Tất nhiên, các điểm đến yêu thích lâu năm như Rome và London vẫn nằm trong danh sách này. Hà Nội đứng thứ 8 trong danh sách bình chọn. Nằm hai bên bờ của con sông Hồng phù sa màu mỡ - Hà Nội - Thủ đô củaViệtNam,làvùngđấtvănhiến,cólịch sử phát triển hàng ngàn năm, với nhiều danh, thắng cảnh…độc đáo và hấp dẫn. Tạo những nét duyên riêng cho Hà Nội là những khu phố cổ trầm mặc, những làng nghề truyền thống...■ H ĐND TP Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về việc ban hành một số quy định thu phí, lệ phí trên địa bàn TP thuộc thẩm quyền của HĐND TP. Theo đó, TP đề xuất với HĐND điều chỉnh tăng mức thu 8 loại phí, bãi bỏ 2 loại phí, lệ phí. Các loại phí, lệ phí được đề xuất điều chỉnh gồm: Tăng lệ phí cấp phép xây dựng từ 50.000 đồng lên 75.000 đồng/giấy phép; lệ phí cấp biển số nhà từ 25.000 đồng lên 45.000 đồng/lần. Các loại phí, lệ phí: Phí trông giữ phương tiện tham gia giao thông bị tạm giữ do vi phạm pháp luật về trật tự ATGT đường bộ; phí khai thác sử dụng tài liệu đất đai; phí thẩm định cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; lệ phí đăng ký cư trú; lệ phí địa chính cũng được điều chỉnh tăng từ 1,5 đến 2 lần mức cũ. Phí bảo vệ môi trường với nước thải sinh hoạt thu 10% trên giá bán nước sạch chưa có thuế VAT. Đồng thời, TP cũng đề xuất bãi bỏ 2 loại phí, lệ phí: Bãi bỏ lệ phí cấp Chứng minh Nhân dân và phí qua cầu. Ban hành mới lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cung cấp thông tin về đăng ký kinh doanh với hợp tác xã (bằng mức thu hộ kinh doanh) và liên minh hợp tác xã (bằng mức thu doanh nghiệp). Nghị quyết cũng nêu rõ, giao UBND TP ban hành các quyết định thu phí, lệ phí thực hiện từ ngày 1/8/2014 ■ Q ua 6 tháng, kinh tế - xã hội của địa phương cơ bản ổn định và phát triển, diện tích cấy Xuân vượt kế hoạch ước giá trị sản xuất vụ Xuân là 23,4 tỷ đồng, theo đó kinh tế nông nghiệp của địa phương có những bước khởi sắc. Những tiến bộ Khoa học Kỹ thuật như đưacơgiớihóavàosảnxuấtnôngnghiệp... cũng được xã tích cực áp dụng vào thực tế sản xuất. Tình hình an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội được giữ vững, khiến người dân thêm tin tưởng, đời sống nhân dân cũng ngày càng được nâng cao. Cùng với đó, các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội cũng cơ bản đạt và vượt so với kế hoạch đề ra. Nổi bật là những nhiệm vụ trọng tâm: Công tác dồn điền đổi thửa tập trung chỉ đạo đạt hiệu quả cao. Việc cấy hết diện tích vụ xuân cũng được chỉ đạo sátsao,đảmbảokịpthờivụ.Chănnuôigia súc gia cầm ở địa phương cũng phát triển mạnh, với trên 80 gia trại chăn nuôi. Đặc biêt, công tác xây dựng nông thôn mới (XDNTM) được quan tâm chỉ đạo quyết liệt, nên đến nay Phú Túc hoàn thành 14/19tiêuchí.Songsong,nôngnghiệpcủa địa phương cũng từng bước được chuyển đổi theo hướng sản xuất hàng hóa có năng xuất, chất lượng hiệu quả cao; Công tác an sinh xã hội được đảm bảo. Trao đổi với phóng viên, ông Bùi Hồng Luyến - chủ tịch UBND Phú Túc cho biết: Xã có được kết quả trên, là do quyết tâm, tập trung chỉ đạo quyết liệt và triển khai thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của các cấp ủy Đảng, chính quyền nhân dân xã Phú Túc và sự cố gắng của troàn dân trong xã. Trả lởi câu hỏi: Để thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội- Quốc phòng – An ninh những tháng cuối năm 2014, theo ông Bùi Hồng Luyến - chủ tịch UBND Phú Túc, địa phương cần tiếp tục làm tốt công tác tư tưởng tuyên truyền cho cán bộ và nhân dân, tập hợp phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn đảng, toàn dân, của chính quyền, mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội. Đồng thời, xác định các mục tiêu trọng tâm, có biện pháp cụ thể trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triểnkinhtế-xãhộivàbảođảmansinhxã hội, đảm bảo An ninh Chính trị - Trật tự an toàn xã hội 6 tháng cuối năm 2014. Với tinh thần chủ động, nỗ lực vượt khó và quyết tâm cao trong triển khai thực hiện nhiệm vụ này - Chắc chắn Phú Túc sẽ về đích năm 2014- như kế hoạch đã đặt ra, dù phải đối mặt với không ít cam go, thử thách ■ Minh Quang 6 tháng đầu năm 2014, trong bối cảnh kinh tế trong nước vẫn tiếp tục có những khó khăn thách thức: Thời tiết hết sức phức tạp, tình hình biển đông diễn biến khó lường…ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Song, được sự quan tâm của huyện Ủy - HĐND - UBND huyện và sự cố gắng phấn đấu của các ngành, đoàn thể từ xã đến cơ sở; sự đồng thuận, hưởng ứng của nhân dân nên tình hình kinh tế - xã hội của Phú Túc có sự phát triển đáng ghi nhận, an ninh trật tự - an toàn xã hội được giữ vững, đời sống nhân dân được nâng lên một bước. Trần Hà Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ sáu tháng đầu năm 2014 XÃ PHÚ TÚC - PHÚ XUYÊN - HÀ NỘI: Thanh Tuấn
  • 8. Số 67 + 68 (Tháng 7/2014) 08 ĐỜI SỐNG ĐÔ THỊ - XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI T hực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, những năm qua UBND tỉnh Thanh Hóa đã ng- hiêm túc triển khai thực hiện các chỉ thị, văn bản chỉ đạo về quản lý sử dụng đất đai, gần đây là Chỉ thị 10 về cơ bản việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản gắn liền với đất (gọi tắt là giấy chứng nhận), trên cơ sở đó các huyện đồng loạt ng- hiêm túc tiến hành thực hiện. Qua tìm hiểu thực tế ở huyện Nông Cống đến cuối tháng 3/ 2014 huyện đã triển khai cấp giấy được trên 16.686 ha/ 17.640,84 ha phải cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, số giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp 88.681/ 91.436 giấy phải cấp. Trong đó giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cấp lần đầu là 46.747/49.078, diện tích đất ở cấp giấy chứng nhận lần đầu là trên 2.983 ha/ 3087 ha; đất sản xuất nông nghiệp đã cấp lần đầu 421018 / 41.395 giấy; giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cấp lần đầu 808/ 816 giấy; giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp khác đã cấp lần đầu là 18/ 147 giấy. Đối với đất ở huyện đã triển khai kiểm tra, rà soát các trường hợp tồn đọng tại các xã để có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật, phấn đấu đến 30/ 6 sẽ cấp 1500/ 2331 giấy phải cấp, số còn lại sẽ tiếp tục đôn đốc các xã kê khai, cung cấp hồ sơ, giấy tờ cần thiết....phấn đấu 2014 cấp xong. Tìm hiểu thực tế ở các xã Tân Phúc, Tế Nông, Tế Lợi, Tế Tân, Thăng Bình, Tượng Văn, Tượng Sơn, Vạn Thắng, Vạn Thiện, Tân Khang....nhìn chung kết quả cấp giấy chứng nhân quyền sử dụng đất các loại đất lần đầu cho hộ gia đình, cá nhân đạt từ 95-98%, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở nông thôn lần đầu cho các hộ gia đình, cá nhân đạt từ 93-96%, đất nông nghiệp và lâm nghiệp bình quân đạt khoảng 99%. Riêng giấy chứng nhận cho các trang trại tỉ lệ còn thấp, giải quyết việc tồn đọng đất cấp trái thẩm quyền ở các xã vẫn còn, số xã còn nhiều như: Vạn Hòa, Trung Chính, Trung Thành, Thị Trấn....Qua ý kiến ở cơ sở của người dân cũng như lãnh đạo các xã, thị trấn cho thấy rất đồng tình với công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất sẽ góp phần tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất đai, thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển. Tuy nhiên trong quá trình triển khai gặp không ít khó khăn do một bộ phận người dân còn chưa nhận thức được hết quyền lợi nghĩa vụ của mình nên việc chấp hành còn chưa nghiêm túc, việc thu thập các giấy tờ để đủ cơ sở cấp giấy còn khó..... Nhìn chung huyện đã tich cực trong việc triển khai thực hiện tuy nhiên việc cấp giấy chứng nhận nhưng vẫn chưa đảm bảo mục tiêu, kế hoạch đã đề ra; một số loại đất tiến độ còn chậm, số lượng tồn đọng vẫn còn; thời gian giải quyết hồ sơ cấp giấy chứng nhận có lúc có nơi chưa đảm bảo thời gian theo quy định; việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai còn chậm, chưa đồng bộ; việc xây dựng, cập nhật, chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính chưa được thực hiện đầy đủ, thường xuyên. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là do chính quyền một số địa phương chưa nhận thức đầy đủ và quan tâm đúng mức đến công tác cấp giấy chứng nhận, còn thiếu quyết tâm, chưa tập trung chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, giải quyết kịp thời khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, sự phối hợp của các ngành, các cấp ở địa phương chưa chặt chẽ; đội ngũ cán bộ địa chính cấp xã còn hạn chế về năng lực, không ổn định do luân chuyển hoặc thay đổi; việc giải quyết thủ tục hành chính có lúc có nơi còn chậm, còn có biểu hiện cán bộ gây nhũng nhiễu, phiền hà cho người sử dụng đất; tiến độ thực hiện đo đạc lập bản đồ và hồ sơ địa chính còn chậm; nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về đất đai của một bộ phận người sử dụng đất chưa cao. Trao đổi với chúng tôi Phó Chủ tịch UBND huyện, đ/c Nguyễn Quốc Tiến cho biết, đối với đất nông nghiệp khác (đất trang trại) công tác cấp giấy chứng nhận còn gặp nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân như đất các chủ trang trị sử dụng phần lớn là đất công ích do UBND xã quản lý, trong khi muốn cấp giấy chứng nhận thì huyện phải ký quyết định cho thuê sẽ ảnh hưởng đến nguồn thu của xã vì vậy phần lớn cấp xã không đồng tình ủng hộ. Thời gian tới huyện sẽ tập trung chỉ đạo rà soát lại quỹ đất công ích để các xã quản lý có chính sách cho thuê và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ■ Với phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới (XD NTM )” và cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư gắn với XD NTM”, Gia viễn đã và đang nhận được sự đồng thuận, ủng hộ và nỗ lực lớn của người dân nơi đây. V ới tinh thần chủ động trong XD NTM, đến nay Gia Viễn đã có 50% số xã đã hoàn thành quy hoạch mạng lưới điểm dân cư NT và quy hoạch hạ tầng kỹ thuật khu trung tâm, phê duyệt xong quy hoạch chi tiết về phát triển sản xuất cho 4 xã điểm, có 2 xã bổ xung đang tiến hành lập quy hoạch. Theo bộ 19 tiêu chí XD NTM, Gia Viễn đã tổ chức rà soát và đánh giá thực trạng của các xã trên địa bàn thì Gia Sinh đạt 17 tiêu chí. Có 7 xã đạt từ 10 đến 14 tiêu chí. Có 10 xã đạt từ 5 đến 9 tiêu chí và 2 xã còn lại đạt dưới 5 tiêu chí. Thời gian qua, bên cạnh công tác chỉ đạo kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của cơ sở. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các cơ chế, chính sách trong XD NTM, đặc biệt là việc thực thi dân chủ, giám sát cộng đồng… Huyện còn tăng cường công tác tuyên truyền theo từng chủ đề chuyên sâu, thường xuyên đổi mới về nội dung và hình thức tuyên truyền. Đài truyền thanh huyện tăng cường thời lượng phát sóng tin, bài về cơ chế, chính sách, kết quả XD NTM… Kết quả thu được rất đáng khích lệ. Nhận thức của cấp Ủy, chính quyền, của cán bộ và nhân dân về XD NTM cũng được nâng lên tầm mới. Phong trào hiến đất, góp công, góp vật liệu làm đường giao thông NT, phong trào XD mô hình sản xuất nông nghiệp, công tác dồn điền đổi thửa tích cực được triển khai. Tổng nguồn vốn thực hiện XD NTM năm 2013 của Gia Viễn là 485,851 tỷ đồng. Trong đó nguồn ngân sách Nhà nước là 49,04 tỷ, vốn hỗ trợ của các doanh nghiệp tổ chức, cá nhân là 12,799 tỷ, kinh phí nhân dân ủng hộ và đóng góp là 18,256 tỷ và kinh phí XD, sửa chữa chỉnh trang nhà cửa, công trình phụ trợ của nhân dân là: 405,756 tỷ đồng. Hiện tại, Gia Viễn rất quan tâm đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng phục vụ sản xuất và sinh hoạt thiết yếu của người dân. Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, nước sạch vệ sinh môi trường gắn với NTM được quan tâm góp phần ổn định và từng bước phát triển kinh tế xã hội. Song song với những kết quả đạt được, chương trình XD NTM ở huyện Gia Viễn cũng gặp nhiều khó khăn như chương trình tương đối dài, nguồn kinh phí cho xây dựng nông thôn mới còn hạn hẹp, chưa có cán bộ chuyên trách cho chương trình XD NTM mà vẫn là kiêm nhiệm… Dù còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng với sự chủ động của hệ thống chính trị và sự đồng thuận của nhân dân - Tin rằng - Huyện Gia Viễn sẽ hoàn thành mục tiêu, kế hoạch đề ra trong XD NTM ■ Chung sức xây dựng nông thôn mới Ly Sơn HUYỆN GIA VIỄN - NINH BÌNH: Kết quả cấp giấy chứng nhân quyền sử dụng đất ở Nông Cống Hoàng Minh - Ninh Quang hướng dẫn cháu, chú nhé! - Tới ngày đó, tôi không còn sống hoặc không còn sức để hướng dẫn cô (e). Vậy ngay từ giờ, cô cần kết thân với chị Anh Thư, người sẽ đồng hành với cô sau này. Trải qua nhiều thăng trầm trong cuộc sống, tôi cũng học nơi cô ba đức tínhcần có của một thiện nguyện viên: Thương yêu, thật thà và khiêm tốn. Nghe xong câu chuyện "Cuộc đời cô Hương", 2 chị đều khen ngợi cô là người phụ nữ đảm đang trong thung lũng Hoa Vàng! Trước khi từ giã để về trông tiệm, cô thưa với chị Lạc: - Thịt chà bông cô làm ngon lắm. cô có thể cho cháu recipe. - Để làm gì? Tôi hỏi. - Để cháu làm thịt chà bông cho các con cháu ở Berkeley ăn. Tôi mượn thư phúc đáp của chị Anh Thư thay cho lời kết của bài viết: Kinh gửi bác Hợp và cô Hương, Cháu Thư hoàn toàn đồng ý với Bác là để tiếp tục phát triển hội đoàn nào cũng cần có thêm thành viên mới (cùng lúc mong giữ được thành viên hiện tại). Cháu cám ơn Bác đã giới thiệu VNHELP đến nhiều thân hữu, ngay bây giờ là cô Hương. Chào cô Hương, VNHELP vui mừng được biết Cô và được sự ủng hộ tài chính của Cô. Hội luôn cần sự giúp đỡ của mọi người về nhiều mặt: nhân sự, tài chính, ý kiến, v.v. Anh-Thư mong có dịp trao đổi nhiều với cô Hương để được sự tham gia của Cô trong các công tác nhân đạo. Khi nào rảnh, cô Hương liên lạc với VNHELP nhé. (408) 586-8100. Kinh chúc bác Hợp, cô Hương những ngày hè thật vui tươi. (a) Dân làng gọi cô là Hương Thủy để phân biệt với chị Hương Chùa, nhà ở gần chùa Vạn Phát. (b) Nhờ vậy, các cháu dễ dàng hội nhập sau này vào các trường học tại HK. (c) Kimone là nhà hàng đầu tiên của Làng (d) Bây giờ, cửa hàng không còn sợ trộm cướp nữa, vì nhà hàng đã được trang bị security alarm, camera, màn hình 4 góc ■ tiếp bài trang 9...
  • 9. Số 67 + 68 (Tháng 7/2014) 09ĐỜI SỐNG ĐÔ THỊ - XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Để mở đầu bài viết, tôi mạn phép dùng thư giới thiệu cô Hương với chị Đỗ Anh Thư, Chủ Tịch kiêm Giám Đốc Điều Hành VNHELP, đề ngày 2/7/2014: Chị Anh Thư thân mến, Chắc chị cũng đồng ý với bác, hội từ thiện nào cũng cần có những hội viên mới hàng năm. Vì vậy, bác cố gắng vận động nhửng người quen biết tham gia vào hội VNHELP. Phần đông cho rằng: "Nếu đóng góp cho Nhóm TNSN, họ sẵn sàng". Bác cố gắng giải thích tôn chỉ của Nhóm là tự lực cánh sinh, không nhận sự hỗ trợ từ bất cứ ai, và rằng VNHELP là đối tác thân thương của Nhóm. Tuy nhiên, bác cũng thuyết phục một số người như chú Linh, chị Qúy Lan, chị Thuyền, cô Hương v. v. tham gia VNHELP. Trường hợp cô Hương khá đặc biệt. Trong tương lai gần, cô sẽ là thành viên tích cực của Hội không những về mặt tài chính, còn về mặt công tác. Để chị biết thêm về cô, bác sẽ gửi tới chi bài viết "Cô Hương, người phụ nữ đảm đang". Chúc chị và Hội thành công trong sứ mệnh giúp đỡ những người nghèo khổ. Hợp *** Hôm 23/6/14, tôi nhận được điện thoại của cô Hương: - 4 giờ chiều nay, cháu sẽ đến nhà chú nấu cháo cá. - Sao đột xuất vậy! - Sau khi đọc bài "Sau cơn đau tháng 8/13" trong HK 7, thấy chú thích ăn cháo cá. Từ lâu, cháu ao ước được nấu món này cho chú. Hôm nay, nhân dịp Quỳnh Như nghỉ hè, cháu nhờ Như trông tiệm vài giờ. Không đầy 2 giờ kể cả thời gian đi chợ Ti Ti Market bên kia đường, chúng tôi có nồi cháo nóng hổi và món gỏi gà chạy bộ. Để cùng thưởng thức tài nấu nướng của cô, tôi mời thêm 2 vị khách qúy: Chị Gia, và chị Lạc cũng là chuyên gia ẩm thực có hạng trong vùng. Sau tiệc, 2 chị đều khen cháo cá ngon bổ hơn cháo cá L' amour Tempura của Hoàng Yến. Tuy nghe nói vài lần về cô, 2 chị đều muốn tôi kể thêm về "lai lịch" cô. * Tôi mới quen biết cô, (chồng là Thủy và 3 con: Quỳnh Như, Quỳnh Mai và Hữu Phú), trong thời gian thiện nguyện tại làng VN, Palawan, Phi từ năm 1998 - 2005 (a). Năm 1989, gia đình cô vượt biển với 2 bàn tay trắng. Cô sinh viên dự bị dược khoa năm nào đã mau chóng tạo nên "sự nghiệp" bằng nghề buôn hàng xách. Nhờ vậy, các cháu đều được học hành tại trường tiểu học Tagburos, thành phố Puerto Princesa. Ngoài tiếng Phi Ta- galog, các cháu còn được học Anh Ngữ (b). Trong những dịp lễ, cô thường mời tôi và các thiện nguyện viên tới nhà dùng cơm. Nhà cô có đầy đủ tiên nghi: Tivi,, DVD, tủ lạnh, sau này có cả xe hơi. Cô đãi chúng tôi lẫu hải sản, gà xé phay do tự tay cô nấu nướng. Sáng hủ tíu, tại nhà hàng Kimone (c), chiều cơm tay cầm, thiện nguyện viên chúng tôi nay được thưởng thức những món sơn hào hải vị, cảm thấy đời lên hương. Năm 2005, gia đình cô được đi định cư tại HK. Trước khi đi, cô tặng lại tất cả tài sản và một số tiền mặt cho những gia đình Phi nghèo khó để tỏ lòng biết ơn dân tộc Phi đã cưu mang cho hơn 2000 người Việt trong suốt 16 năm. Vừa chân ướt chân ráo tới Freemont, CA, cô nhận làm công ngay cho nhà hàng Sài Gòn tại Fairfield, CA. Năm sau, cô dời nhà về SJ để tiện việc học hành cho các cháu. Cô kiếm một chân nấu bếp cho phở Tầu Bay, SJ. Để có tương lai khá hơn, cô vừa đi làm vừa đi học tóc tại Beauty Col- lege, SJ. Sau khi tốt nghiệp, cô làm thợ cho tiệm nails tại Napa, cách xa SJ khoảng 90 phút lái xe. Thấy nghề nai không khá được, cô quyết định sang tiệm tạp hóa Mini Mar- ket, SJ, vừa làm chủ vừa làm công. Lúc đầu gặp nhiều khó khăn như ban đêm trộm đập cửa kính vô lấy đồ, khách hàng lén ăn cắp đồ giữa ban ngày (d). Tiệm tuy nhỏ bé, nhưng cũng đủ nuôi sống cả nhà trong thời buổi kinh tế khó khăn. Cô làm việc 16 giờ/ 1 ngày, vừa mua hàng, bán hàng, vừa lo cơm nước cho cả gia đình. Tất cả mong sao cho các con học hành nên người. Nhờ sự hy sinh "cá lóc nhảy lên bờ" của người Mẹ mà các cháu ung dung tiến vào con đường đại học. Hiện giờ, Quỳnh Như đang theo học tại Berkeley, CA; Quỳnh Mai tại Cal Poly, cả hai trường đều nằm trong Top Ten của HK. Tuy qúa bận rộn với công việc hàng ngày, cô không quên đóng góp vào chương trình "Bữa ăn cho người nghèo" do ông Vũ Văn Lộc tổ chức và các công tác từ thiện nhân đạo khác. Một nụ Hương chớm nở trong vườn hoa thiện nguyện. Có lần, cô tâm sự : - Hình ảnh chú yêu tha nhân hơn bản thân mình luôn luôn hiện diện trong cháu mỗi ngày. Cháu ước mơ một ngày gần nhất (sau khi các con cháu học xong) sẽ cùng với chú đi đến những nơi nghèo khó hầu giúp đỡ, chia sẻ phần nào những khốn khổ của đồng bào, hy vọng chú sẽ Cô Hương, người phụ nữ đảm đang Bùi Đức Hợp, PE K hi đọc tin "Làng Việt Nam vẫn tồn tại ở Philippines" trên báo Cali To day số ra ngày 9/6/14 (X. phụ chương .1), tôi vừa tự hào, vừa thương nhớ. Nó gợi lại cho tôi biết bao kỷ niệm thân thương trong suốt thời gian xây dựng Làng VN tại Palawan, Phi, từ năm 1998 - 2005. Mùa hè 1998, Khánh Ly hát bài "Có tin vui giữa giờ tuyệt vọng" của nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng, đánh động tâm hồn tôi: “Làng Việt Nam đang xây bên ngoài Việt Nam”. Tôi quyết định về hưu non (62 tuổi), trong khi đang nắm chức vụ quan trọng với lương cao tại City of New Orleans, LA. Giai đoạn I: Sang Làng đầu năm 1999 với tư cách thiện nguyện viên, tôi được cấp 1 căn nhà số 809 đường Hồng Bàng, rộng 6mx6m,máitre,váchliếp,sànximăng,nơi đây vừa là chỗ ăn ở, vừa là văn phòng làm việc. Sau 1 tuần khảo sát, tôi đệ trình ban Đại Diện những dự án sẽ thực hiện dưới dạng CPM, trong đó tôi góp 50% vốn. Tôi vừa thiết kế, vừa chỉ đạo thi công; một ngày tôi làm việc 12 giờ, làm bất cứ gì để đồng bào tôi lấy lại nụ cười. Về mặt xây dựng, tôi thực hiện: Cải tạo hệ thống thoát nước dơ; Sửa sang đình chùa, nhà thờ, hội thánh, thánh thất; Xây mới nhà hàng và Trung Tâm Văn Hóa (cơ quan CADP đài thọ kinh phí 100%). Đồng thời, thành lập ca đoàn và toán hướng dẫn viên du lịch; Tạo cho mỗi gia đình môt khung cảnh quê nhà bằng việc xây dựng sân trước, vườn sau. Về mặt xã hội, tôi Mở 2 lớp "Xây dựng cơ bản" dành cho nhân viên ban Kiến Thiết và thầy thợ trong làng, động viên tinh thần đồng bào, nhất là giới trẻ qua các bài viết, đọc trên đài phát thanh của Làng. Đồng thời,bầuHộiĐồngĐạibiểu;Đểkêugọivốn đầu tư cho giai đoạn III, ngày 31/3/1999, tôi in một sách có hình mầu, nhan đề: "Làng Việt Nam, một trung tâm du lịch lý tưởng" phổ biến khắp mọi nơi và cả trên mạng. Giai đoạn II: Thời gian ở HK, tôi chuẩn bị thiết kế "Cải tạo suối Nam". Sang Làng đầu năm 2003, tôi có thể bắt tay ngay vào việc. Bắt nguồn từ Trường Sơn, suối Nam chảy ra biển Đông. Mùa mưa, nước chảy như thác, mùa nắng suối khô cạn. Công tác cải tạo suối gồm xây 3 đập bêtông giữ nước, thành suối bằng đá miễng, 2 cầu đúc băng qua suối, ghế đá bên khóm trúc vàng, dọc theo bờ suối. Tu bổ đường làng (đường tráng nhựa). Và Trụ sở mới cho Hội Đồng Đại Biểu. Tôi thực hiện chủ trương Thiết kế đi trước một bước, nên mướn KS Rolly, Giám Đốc West Lang Engineering & Con- struction, đo đạc, thiết kế các dự án dự trù thực hiện trong giai đoạn III. Tómlại,cáccôngtrìnhthuộcgiaiđoạnI và II đã hoàn thành một cách tốt đẹp, ngoài sự mong đợi. Giai đoạn III: Làng nằm giữa các điểm du lịch như suối nước nóng Santa Lourdes, vịnh Honda, thành phố cảng Puerto Princ- esa, thác nước Estralla, động Tabon, công viên quốc gia St Paul và đảo Coco Loco. Hiện nay, các công ty du lịch Phi đều đưa du khách tới Làng để thưởng thức những món ăn thuần túy VN như bánh mì giò chả, phở, hủ tíu v…v… và viếng cảnh chùa Vạn Pháp, một tôn giáo xa lạ với dân bản xứ. Dựa vào những lợi thế trên, tôi muốn biến Làng thành một Trung Tâm Du Lịch lý tưởng với những dự án sau: Cải tạo hồ Tĩnh Tâm bằng việc nạo vét sâu rộng hồ, thiết lập 9 quán trọ (cottage Inn) trên và quanh hồ. Ngoài việc tạo cảnh thiên nhiên thơ mộng, hồ còn cung cấp nước tưới tiêu cho 5 Ha vườn cây ăn trái, nhất là cây thanh long. Mở rộng Trung Tâm Văn Hóa bao gồm nhà hàng, 1sân khấu trình diễn văn nghệ, 1 quầy hàng bán đồ lưu niệm. Thiết lập công viên Văn Lang, kế bên linh đài Đức Mẹ La Vang, đường mòn Âu Cơ lên núi và hành lang Lạc Long Quân ra biển, xây dựng cổng làng (cổng Tam Quan). Tôi dự định sang Làng lần thứ ba để thực hiện các dự án nói trên. Nhưng khi nghe tin "tháng 5/2005, tất cả đồng bào tỵ nạn tại Phi được đi định cư tại nước thứ ba", tôi buộc lòng phải hủy bỏ mọi kế hoạch, mọi chương trình. Từ đó đến nay, mặc dầu rất bận bịu với các công tác thiện nguyện trong nước, tôi vẫn theo dõi tin tức làng VN và rất mừng khibiết,Vietvillerestaurantvẫnđôngkhách như xưa, nhà hàng do các bà VN có chồng Phi quản lý. Du khách Phi nghiện các món ăn VN nhất là phở, hủ tíu, bò kho, bánh mì, giò, chả. Chùa Vạn Pháp vẫn mở cửa vào dịp cuối tuần đón tiếp du khách thập phương vãn cảnh chùa. Ông Thanh tự nguyện ở lại Phi coi chùa. Nhà thờ "Nữ Vương VN" vẫn đông giáo dân Phi quanh vùng,đilễcuốituần.ChaPhúđượcthaythế bằng cha người Phi. Sơ Pascale cho tôi hay Giáo Hội Phi dự định xây một đài lưu niệm "ThuyềnnhânVN",tôiđãgửivềchoSơmột số hình ảnh tượng đài Thuyền Nhân để tùy nghi tham khảo. Bây giở, thời thế, hoàn cảnh, khả năng đã đổi thay, tôi không thể tự đứng ra thực hiện, tôi mong mỏi Giáo Hội Phi, qua cơ quan CADP, biến đổi làng Việt Nam thành một Trung Tâm Du Lịch lý tưởng. Du lịch không những tạo công ăn việc làm cho dân làng, mà còn nâng cao mức sống của người dân Phi trong vùng ■ Mong lắm thay! (Bài viết này đã được đăng trên nhật báo Cali Today số ra ngày 24/6/14.) Làng Việt Nam của tôiBùi Đức Hợp, PE Bùi Đức Hợp, PE LTS. Ông Bùi Đức Hợp, công trình sư gốc Việt, hiện sống tại Mỹ - Là nguyên mẫu của nhân vật Nguyễn Kỳ Vọng, trong tiểu thuyết “Thời của thánh thần” của nhà văn Hoàng Minh Tường. Ông là một nhà hảo tâm, nhiều năm nay đã về Việt Nam nhiều lần để làm từ thiện: Xây trường học, mổ mắt, mổ tim miễn phí cho hàng ngàn bệnh nhân. Dù sống xa Việt Nam - Nhưng như đông đảo bà con việt kiều yêu nước khác trên khắp thế giới - Tấm lòng, trái tim ông luôn đau đáu hướng về đất mẹ Việt Nam. Ông là một độc giả và là một cộng tác viên tích cực, gắn bó thân thiết với Mekong. Báo Thời báo Mekong trân trọng giới thiệu hai bài viết ông vừa gửi cho Báo XÃ PHÚ TÚC: xem tiếp bài trang 8...