SlideShare a Scribd company logo
1 of 36
Download to read offline
Số 107
Tháng 3/2016
Phó Tổng cục Trưởng Tổng cục Du lịch Hà Văn Siêu - Tại cuộc họp báo, cuối năm 2015
tại Hà Nội - Đã cho biết về tình hình triển khai Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về lao động
du lịch trong ASEAN (MRA-TP), hướng tới Cộng đồng ASEAN. Theo khẳng định của ông Hà
Văn Siêu, theo lộ trình, khi Việt Nam chính thức gia nhập Cộng đồng ASEAN, bên cạnh các
trụ cột an ninh-chính trị và văn hóa-xã hội tạo nên Cộng đồng ASEAN thì trụ cột kinh tế là
hết sức quan trọng. Sự phát triển của kinh tế là tiền đề thúc đẩy việc thực hiện hai trụ cột
còn lại. Bởi hội nhập kinh tế sẽ tạo bước ngoặt đánh dấu sự hội nhập khu vực một cách toàn
diện của các nền kinh tế Đông Nam Á...
Trang 9
BÁO THỜI BÁO MEKONG: MANG
QUÀ TẾT ĐẾN NGƯỜI NGHÈO...
Trang 5
VẪN NGHE BIỂN CHIỀU RÉO GỌI
LÝ SƠN ƠI!
Trang 9
SẴN SÀNG NGUỒN NHÂN LỰC
CHO ĐBSCL CẤT CÁNH
Trang 30
KHU VỰC TÂY BẮC ĐÀ NẴNG:
HƯỚNG MỞ MỚI CHO MỘT...
Trang 15
VEDAN VIỆT NAM ĐẠT
NHÃN HIỆU HÀNG VIỆT
NAM CHẤT LƯỢNG CAO
GIAO THÔNG VẬN TẢI VIỆT
NAM: NHỮNG BỨT PHÁ ẤN
TƯỢNG KHI HỘI NHẬP
Công ty cổ phần hữu hạn Vedan
Việt Nam vừa được trao tặng chứng
nhận nhãn hiệu Hàng Việt Nam
chất lượng cao năm 2016, với các
sản phẩm gia vị...
Đánh giá về hoạt động của
ngành GTVT tại Hội nghị Tổng
kết 4 năm thực hiện NQ số 13-
NQ/TƯ, công tác đầu tư xây dựng,
nâng cấp, mở rộng QL1A...Trang 36 Trang 10
Hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN:
Du lịch Việt Nam đã sẵn sàng
Tân Xuân Bính Thân 2016
02 Số 107
(Tháng 3/2016)
Báo cáo chính trị trình Đại hội
XII chẳng những đánh giá nhiệm vụ
của nhiệm kỳ XI, mà còn đánh giá
30 năm đổi mới, tổng kết thực tiễn,
rút ra bài học để xác định phương
hướng tiếp tục đổi mới.
3
0 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được
nhiều thành tựu to lớn. Từ một đất
nước lạc hậu, đói nghèo và trở thành
một quốc gia có vị thế trên trường quốc tế.
Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số hạn chế cần
sớm được khắc phục.
Theo ông Bùi Quang Vinh, Bộ trưởng
Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Việt Nam từng có
một vị thế rất đáng nể trong khu vực về
dân số và kinh tế; lớn hơn cả Philippines và
Myanmar cộng lại, gấp 1,5 lần Thái Lan...
Thu nhập bình quân ngang bằng thu nhập
bình quân của thế giới. Còn thành tựu lớn
nhất của 30 năm đổi mới (1986-2016) là
chuyển được nền kinh tế kế hoạch hoá tập
trung sang nền kinh tế thị trường, tạo ra sức
sống mới cho nền kinh tế, làm thay đổi căn
bản cuộc sống của người dân. Từ 1986 đến
nay, thu nhập bình quân đầu người tăng 4
lần, số hộ nghèo từ trên 50% giảm xuống
còn dưới 5%. Tuy vậy, bên cạnh những
thành tựu không thể phủ nhận, Việt Nam
hiện đang thua kém một số quốc gia trong
khu vực và thế giới có cùng điều kiện. “Nay
mức thu nhập của người dân chưa tới một
phần năm bình quân toàn cầu và tương
đương 1/3 Thái Lan”, ông Vinh bày tỏ lo
ngại.
Chúng ta đã có 70 năm độc lập, 40 năm
hòa bình thống nhất, việc đổi mới thể chế
kinh tế cũng đã đạt được những thành quả
đáng nể. Một hệ thống chính trị phù hợp
với nền kinh tế kế hoạch hoá trước đây, đặc
biệt là trong hoàn cảnh chiến tranh, nay
đã không còn phù hợp với nền kinh tế thị
trường, thậm chí còn là rào cản, trở ngại cho
sự phát triển. Chiến lược phát triển kinh tế
- xã hội 2011-2020 được thông qua tại Đại
hội Đảng lần thứ XI nói rằng đổi mới chính
trị phải đi đôi với đổi mới kinh tế, và khẳng
định Việt Nam đã tích cực đổi mới thể chế
kinh tế... Theo ông Đặng Ngọc Tùng, Chủ
tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, nhu cầu bức
thiết là phải đổi mới hệ thống chính trị, mà
trực tiếp là hệ thống tổ chức Công đoàn Việt
Nam. Những vấn đề bức xúc trong giai cấp
công nhân và hoạt động của công đoàn, như
công nhân, người lao động phải làm việc với
cường độ rất cao, điều kiện lao động ít được
cải thiện, tai nạn lao động gia tăng; thu nhập
thấp, đời sống gặp vô vàn khó khăn; Trình
độ học vấn, chuyên môn nghề nghiệp, giác
ngộ chính trị, ý thức tổ chức kỷ luật lao
động, tác phong công nghiệp và sự am hiểu
chính sách pháp luật của công nhân, người
lao động còn hạn chế. Trong hoàn cảnh đó,
điều ông Tùng lo ngại và cảnh báo là, khi
các Hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là
Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình
Dương (TPP) có hiệu lực, có thể sẽ xuất
hiện những “Công đoàn độc lập” thách thức
tổ chức Tổng LĐLĐ Việt Nam...
Toàn Đảng, toàn dân đang hy vọng sau
Đại hội XII của Đảng, sẽ tiếp tục mở ra công
cuộc đổi mới nữa, một cách toàn diện hơn,
để đưa đất nước vào một thời kỳ phát triển
mới ■
Sự Thôi Thúc Của Đổi Mới Minh Sơn
LTS: Chủ tịch nước Trương Tấn
Sang đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà
nước đến thăm và chúc tết đại biểu
đại diện 54 dân tộc trên toàn quốc
về góp mặt tại ngày hội “Sắc xuân
trên mọi miền tổ quốc”, được tổ
chức tại Làng văn hóa - du lịch các
dân tộc Việt Nam (Bộ VHTTDL),
ngày 18/02/2016. Cùng đi với Chủ
tịch nước còn có các đồng chí:
Trương Thị Ngọc Ánh, Phó Chủ
tịch Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam; Triệu Thị Nái, Giàng A
Chu, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân
tộc của Quốc hội; Hoàng Tuấn Anh,
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch, các Thứ trưởng và đại
diện lãnh đạo một số đơn vị thuộc
Bộ VHTT-DL; Văn phòng Chủ tịch
nước, lãnh đạo một số địa phương;
đồng bào đại diện cho cộng đồng
54 dân tộc Việt Nam; lưu học sinh
Lào, Campuchia đang học tập tại
Trường Hữu nghị T78, T80; sĩ quan,
học viên quân đội; kiều bào, các
chức sắc tôn giáo…
C
hủ tịch nước Trương Tấn Sang thay
mặt Đảng, Nhà nước đã gửi tới
toàn thể đồng bào các dân tộc anh
em, đồng chí và chiến sĩ cả nước cũng như
đồng bào ta ở nước ngoài những lời chúc
tốt đẹp nhất, chúc khối đại đoàn kết toàn
dân tộc Việt Nam không ngừng củng cố và
phát triển, mong muốn tất cả cộng đồng
các dân tộc anh em trên Tổ quốc Việt Nam
thân yêu đều có cuộc sống ấm no, hạnh
phúc. Chủ tịch nước cũng khẳng định:
Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt
Nam là “Ngôi nhà chung” của cộng đồng
54 dân tộc anh em giữa lòng thủ đô Hà
Nội, là nơi gặp gỡ và cùng hoà mình trong
lễ hội truyền thống của đồng bào, nơi bảo
tồn phát huy truyền thống văn hóa đậm
đà bản sắc dân tộc. Nhân dịp này, đại diện
một số dân tộc trên mọi miền tổ quốc đã
gửi đến Chủ tịch nước Trương Tấn Sang,
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đại biểu những
lời chúc tốt đẹp và bày tỏ niềm cám ơn sâu
sắc nhất. Đại diện các dân tộc cũng bày tỏ
những mong muốn, nguyện vọng của dân
tộc mình lên Đảng, Nhà nước. Thay mặt
lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước
tiếp thu tâm tư bà con và trực tiếp chỉ đạo
các Đơn vị/Ban/Ngành nhanh chóng ng-
hiên cứu - xử lý. Chủ tịch nước Trương
Tấn Sang đặc biệt quan tâm nguyện vọng
được công nhận là dân tộc riêng của
nhánh Paco thuộc dân tộc Tà Ôi (H.A lưới
– T. Thừa Thiên Huế) do đại biểu của dân
tộc Paco - Hồ Văn Hạnh giãi bày.
Ông Nguyễn Văn Nhân - Chủ tịch
Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Lào
thay mặt tập thể doanh nhân, kiều bào
tại nước ngoài gửi lời cám ơn sâu sắc và
lời chúc tốt đẹp nhất đến Chủ tịch nước,
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng các đại
biểu. Trong năm qua, hưởng ứng lời kêu
gọi của Đảng, Nhà nước, cộng đồng người
Việt Nam tại nước ngoài nói chung, khối
doanh nghiệp Việt đầu tư ra nước ngoài
nói riêng, cụ thể doanh nghiệp, kiều bào
tại Lào đã có những hoạt động có hiệu
quả, góp phần nâng cao vị thế Việt Nam
trên trường Quốc tế cũng như đóng góp
phát triển đất nước.
Ngoài ra, Chủ tịch nước và các đại biểu
tham dự đã nghe Thứ trưởng Bộ VHTT-
DL Nguyễn Ngọc Thiện báo cáo kết quả
thực hiện dự án Làng Văn hóa - Du lịch
các dân tộc Việt Nam trong những năm
qua và bày tỏ nguyện vọng mong muốn
tiếp tục nhận được sự quan tâm, chỉ đạo
của Chủ tịch nước để Làng Văn hóa - Du
lịch các dân tộc Việt Nam sớm được đầu
tư hoàn thiện, đi vào khai thác đồng bộ,
hiệu quả hơn, đáp ứng lòng mong mỏi
của đồng bào 54 dân tộc và xứng đáng với
sự quan tâm của Lãnh đạo Đảng và Nhà
nước. Trong khuôn khổ chương trình,
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tặng
quà các dân tộc, trồng cây lưu niệm tại khu
dân tộc Khmer và tham gia lễ hội Lồng
Tồng của dân tộc Tày. Đại biểu đại diện
các dân tộc có mặt tại chương trình đã gửi
đến Chủ tịch những món quà đặc trưng
văn hóa của mình và lời cám ơn sâu sắc
nhất ■
CHỦ TỊCH NƯỚC TRƯƠNG TẤN SANG THĂM - CHÚC TẾT
CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM Hoàng Nam - Ngàn Thương
Chủ Tịch nước Trương Tấn Sang cùng Bộ trưởng Bộ VHTT-DL Hoàng Anh Tuấn chụp ảnh lưu niệm cùng đại diện
Cộng đồng các dân tộc Việt Nam
Chủ Tịch nước Trương Tấn Sang chúc Tết đồng bào dân tộc Tày tại lễ hội Lồng Tồng
03Số 107
(Tháng 3/2016)
Chiều 16/2 (giờ địa phương),
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng
Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời
California về nước, kết thúc tốt đẹp
chuyến tham dự Hội nghị Cấp cao
đặc biệt ASEAN - Hoa Kỳ tổ chức
tại Sunnylands, bang California,
Hoa Kỳ từ ngày 15-16/2. Hội nghị
Cấp cao đặc biệt ASEAN-Hoa Kỳ
là Hội nghị Cấp cao đầu tiên giữa
ASEAN và một nước đối tác ngay
sau khi ASEAN hình thành Cộng
đồng và cũng là Hội nghị Cấp cao
ASEAN-Hoa Kỳ đầu tiên được tổ
chức tại Hoa Kỳ.
*Dấu mốc mới trong quan hệ đối
tác chiến lược ASEAN-Hoa Kỳ
Hội nghị là một dấu mốc mới trong
quan hệ đối tác chiến lược ASEAN-Hoa
Kỳ, đồng thời thể hiện vai trò và vị thế
quốc tế ngày càng cao của ASEAN cũng
như mong muốn của các quốc gia thành
viên ASEAN tranh thủ sự hợp tác của các
đối tác trong việc duy trì hòa bình, an ninh
khu vực, giữ được mức tăng trưởng cao,
bền vững, thúc đẩy liên kết kinh tế và ủng
hộ vai trò trung tâm của ASEAN. Thông
qua Hội nghị, Hoa Kỳ mong muốn nâng
tầm hợp tác thiết thực hơn, khẳng định
sự cam kết lâu dài đối với khu vực Đông
Nam Á cũng như tổ chức ASEAN, gửi
thông điệp mạnh tới công chúng Hoa Kỳ
về lợi ích chiến lược của Hoa Kỳ gắn với
hòa bình, an ninh và thịnh vượng ở Đông
Nam Á.
Tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng cùng các nhà lãnh đạo ASEAN và
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã
tham dự các phiên thảo luận về chủ đề
“Thúc đẩy thịnh vượng khu vực theo
hướng phát huy tinh thần kinh doanh và
sáng tạo”; thảo luận về chủ đề bảo vệ hòa
bình, thịnh vượng và an ninh ở châu Á –
Thái Bình Dương; tham dự phiên ăn tối
làm việc và thảo luận về chủ đề viễn cảnh
chiến lược khu vực.
Thời gian tại Hoa Kỳ, Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng đã hội kiến Tổng thống
Hoa Kỳ Barak Obama; tiếp xúc song
phương với Tổng thống Indonesia Joko
Widodo, Thủ tướng Thái Lan Prayuth
Chan-ocha; cùng các nhà lãnh đạo ASE-
AN và Hoa Kỳ gặp gỡ, trao đổi với đại diện
một số tập đoàn hàng đầu của Hoa Kỳ như
IBM, Microsoft, Cisco… nhằm đưa ra các
đề xuất và tìm kiếm các biện pháp thúc
đẩy nền kinh tế số và sự hợp tác, hỗ trợ
của các công ty Hoa Kỳ đối với các doanh
nghiệp công nghệ thông tin của các nước
ASEAN…
*Triển khai hiệu quả các chương
trình hợp tác giữa ASEAN và Hoa
Kỳ
Trong phát biểu tại thảo luận về chủ
đề “Thúc đẩy thịnh vượng khu vực theo
hướng phát huy tinh thần kinh doanh và
sáng tạo”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
nhấn mạnh là một thành viên tích cực,
trách nhiệm của ASEAN, Việt Nam đã nỗ
lực đóng góp vì Cộng đồng ASEAN và sự
phát triển thịnh vượng ở khu vực.
Sau 30 năm thực hiện công cuộc đổi
mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành
tựu quan trọng về phát triển kinh tế-xã
hội, bảo đảm tăng trưởng kinh tế đi đôi
với tiến bộ, công bằng xã hội.
Trong giai đoạn tới, Việt Nam sẽ đẩy
mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi
mới, đồng thời tích cực triển khai chính
sách hội nhập quốc tế sâu rộng…trong
đó có Cộng đồng Kinh tế ASEAN, Diễn
đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình
Dương (APEC), Hiệp định Đối tác xuyên
Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định Đối
tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) là
những khuôn khổ then chốt.
Nhấn mạnh tầm quan trọng chiến lược
của quan hệ ASEAN-Hoa Kỳ đối với hòa
bình, ổn định và phát triển của khu vực,
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị thời
gian tới hai bên cần triển khai hiệu quả
các chương trình hợp tác đã thỏa thuận,
nhất là Kế hoạch hành động ASEAN-Hoa
Kỳ giai đoạn 2016-2020; gia tăng các hoạt
động hợp tác, đầu tư; chia sẻ kinh nghiệm
khởi nghiệp, tri thức, công nghệ giữa các
doanh nghiệp ASEAN và Hoa Kỳ nhằm
hỗ trợ ASEAN xây dựng môi trường kinh
doanh thuận lợi cho đổi mới, sáng tạo,
năng động, nâng cao năng lực trong lĩnh
vực công nghệ thông tin và phát triển bền
vững…
*Quan tâm vấn đề Biển Đông trên
cơ sở luật pháp quốc tế
Tại thảo luận về chủ đề bảo vệ hòa bình,
thịnh vượng và an ninh ở châu Á – Thái
Bình Dương…các nhà lãnh đạo nhất trí
đánh giá tình hình khu vực hiện nay đang
có những diễn biến phức tạp...Tình hình
căng thẳng gần đây tại Biển Đông, bán đảo
Triều Tiên… là những vấn đề được nhiều
nước quan tâm, chia sẻ tại hội nghị.
Trong bối cảnh đó, các nước đều nhấn
mạnh tầm quan trọng của quan hệ đối tác
chiến lược ASEAN-Hoa Kỳ, nhất là trong
thúc đẩy thịnh vượng khu vực và giải
quyết các thách thức xuyên quốc gia. Các
nhà lãnh đạo ASEAN va Hoa Kỳ đã nhất
trí thông qua Tuyên bố chung, trong đó
khẳng định các nguyên tắc mang tính định
hướng cho quan hệ ASEAN-Hoa Kỳ giai
đoạn tới. Tuyên bố nhấn mạnh ASEAN và
Hoa Kỳ sẽ tiếp tục đề cao các nguyên tắc
cơ bản của luật pháp quốc tế, Hiến chương
LHQ và Hiến chương ASEAN, ủng hộ xây
dựng trật tự khu vực và quốc tế dựa trên
luật lệ, cam kết giải quyết các tranh chấp
bằng biện pháp hoà bình, không đe dọa
hoặc sử dụng vũ lực… đảm bảo an ninh,
an toàn hàng hải, hàng không phù hợp với
các nguyên tắc được thừa nhận rộng rãi
của luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước
của LHQ về Luật Biển năm 1982.
Tổng thống Obama khẳng định Hoa
Kỳ coi trọng quan hệ hợp tác với ASEAN
cũng như từng quốc gia thành viên, ủng
hộ vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu
trúc khu vực đang định hình...Các nước
ASEAN đánh giá cao quan hệ đối tác chiến
lược với Hoa Kỳ, mong muốn hợp tác sâu
rộng trên nhiều mặt, tranh thủ sự hỗ trợ
của Hoa Kỳ… nhằm xây dựng các nền
kinh tế năng động, cởi mở, cạnh tranh…
tạo công ăn việc làm, đổi mới và sáng tạo.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn
Dũng đã chia sẻ quan ngại sâu sắc về
những diễn biến phức tạp vừa qua tại Biển
Đông, đặc biệt là những hành động làm
thay đổi nguyên trạng, tăng cường quân
sự hóa, đe dọa hòa bình, an ninh, an toàn
hàng hải, hàng không ở khu vực. Đồng
thời nhấn mạnh các quốc gia cần ưu tiên
xây dựng lòng tin chiến lược, tăng cường
đối thoại và hợp tác, đề cao việc tuân thủ
luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Luật
Biển năm 1982…Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng hoan nghênh sự ủng hộ tích cực, xây
dựng của Hoa Kỳ và các đối tác nói chung
đối với lập trường của ASEAN trong xử lý
các vấn đề an ninh khu vực, trong đó có
vấn đề Biển Đông. Và đánh giá tích cực
những tiến triển và kết quả quan trọng đạt
được trong quan hệ đối tác ASEAN-Hoa
Kỳ thời gian qua, mong muốn hai bên phối
hợp triển khai hiệu quả Kế hoạch hành
động ASEAN-Hoa Kỳ giai đoạn 2016-
2020… Chuyến tham dự Hội nghị Cấp cao
đặc biệt ASEAN-Hoa Kỳ của Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng và Đoàn Việt Nam một
lần nữa khẳng định vai trò chủ động, tích
cực và có trách nhiệm của Việt Nam trong
ASEAN đồng thời khẳng định sự nỗ lực
của Việt Nam góp phần đưa quan hệ Đối
tác chiến lược ASEAN-Hoa Kỳ đi vào thực
chất, hiệu quả…
Bên cạnh đó, về quan hệ song phương,
tại cuộc hội kiến giữa Thủ tướng Nguyễn
Tấn Dũng và Tổng thống Hoa Kỳ Barak
Obama, hai nhà lãnh đạo đã trao đổi về
các lĩnh vực hợp tác quan trọng giữa hai
nước cũng như trao đổi các vấn đề quốc
tế và khu vực cùng quan tâm; khẳng định
thiện chí, sự nỗ lực chung của cả bên trong
tăng cường lòng tin…quan hệ đối tác hợp
tác toàn diện Hoa Kỳ-Việt Nam trên các
lĩnh vực ■
tómlượctheoNguyễn Hoàng/chinhphu.vn
Thủ Tướng Kết Thúc Tốt Đẹp Chuyến Tham Dự
Hội Nghị ASEAN-Hoa Kỳ
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hội kiến Tổng thống Hoa Kỳ Barck Obama
P/V
04 Số 107
(Tháng 3/2016)
Sáng 2/1, tại tỉnh Xiangkhouang,
Bắc Lào, Lễ động thổ dự án Bệnh
viện Hữu nghị Xiangkhouang đã
diễn ra. Đây là dự án phát triển hạ
tầng y tế lớn nhất từ trước đến nay
của Việt Nam tại Bắc Lào, được đầu
tư xây dựng từ nguồn vốn viện trợ
không hoàn lại của Chính phủ Việt
Nam dành tặng Chính phủ và nhân
dân Lào.
Đ
ược xây dựng trên khu đất 2,5ha,
với tổng mức đầu tư khoảng 400
tỷ đồng, dự án do tỉnh Nghệ An
làm chủ đầu tư với quy mô 200 giường
bệnh; cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện
đại phục vụ cho công tác khám, chữa bệnh
của nhân dân tỉnh Xiangkhouang, cùng
chương trình đào đạo bồi dưỡng và tập
huấn cho các y, bác sỹ của Lào tại Bệnh
viện.
Phát biểu tại lễ động thổ hai dự án trên,
ông Nguyễn Chí Dũng, Ủy viên Trung
ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch
& Đầu tư, Phó Chủ tịch Phân ban Hợp
tác Việt Nam-Lào, nhấn mạnh: Tiếp nối
truyền thống quý báu của hai dân tộc, mặc
dù còn rất nhiều khó khăn, việc Chính phủ
Việt Nam dành một khoản tiền lớn để xây
dựng Bệnh viện Hữu nghị Xiangkhouang
thể hiện sự quan tâm của Đảng, Chính
phủ và nhân dân Việt Nam trong việc tăng
cường chăm sóc sức khỏe cho nhân dân
các dân tộc Lào; đồng thời, thể hiện quyết
tâm của hai Chính phủ, hai Ủy ban Hợp
tác trong việc đẩy mạnh thực hiện Chiến
lược hợp tác Việt Nam-Lào tại hai tỉnh
Xiangkhouang và Houaphanh.
Thay mặt Chính phủ Việt Nam và Ủy
ban Hợp tác Việt Nam-Lào, ông Nguyễn
Chí Dũng yêu cầu các đơn vị thực hiện dự
Dự án Bệnh viện Hữu nghị tỉnh Xiangk-
houang cần phải đạt được mục tiêu mà
hai Chính phủ, hai Ủy ban hợp tác mong
muốn. Ngoài việc tạo cơ sở vật chất phục
vụ tốt công tác khám, chữa bệnh, từng
bước hoàn thiện và hiện đại hóa hệ thống
y tế của tỉnh, đáp ứng và nâng cao yêu cầu,
điều kiện chăm sóc sức khỏe cho nhân
dân, dự án phải là công trình có kiến trúc
hiện đại, hài hòa với nét văn hóa và kiến
trúc của Lào, là biểu tượng của mối quan
hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc
biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào.
Bí thư-Tỉnh trưởng tỉnh Xiangk-
houang, ông Somkot Mangnomek nhấn
mạnh: Bệnh viện Hữu nghị Xiangk-
houang là một món quà vô cùng quý giá,
chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc của
hai nước được tổ chức vào đầu năm 2016,
thể hiện sự quan tâm sâu sắc trước sau
như một của Đảng, Nhà nước và nhân dân
Việt Nam anh em đối với nhân dân Lào
nói chung và nhân dân các dân tộc Lào tại
tỉnh Xiangkhouang nói riêng.
Ông Somkot Mangnomek khẳng định
dự án sẽ góp phần to lớn vào công cuộc
phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Xiangk-
houang cũng như sự phát triển của ngành
y tế Lào; Góp phần tạo ra bước tiến mới để
giúp Lào hoàn thành mục tiêu Thiên niên
kỷ về phát triển trong năm 2020, cũng như
Chương trình hành động cải tổ ngành y
tế của đất nước Lào trong những năm tới;
Cam kết sẽ sử dụng hiệu quả những trang
thiết bị y tế hiện đại, đồng bộ, áp dụng
khoa học công nghệ vào việc khám chữa
bệnh cho nhân dân tỉnh Xiangkhouang và
các tỉnh lân cận.
Nhân dịp này, tỉnh Nghệ An đã trao
tặng 100 triệu đồng cho Hội hiến máu
nhân đạo tỉnh Xiangkhouang để giúp đỡ
các bệnh nhân trên địa bàn tỉnh.
Trước đó, Thứ trưởng Nguyễn Chí
Dũng cùng đoàn đại biểu Việt Nam đã
tới đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm Liên
minh chiến đấu Việt-Lào tại tỉnh Xiangk-
houa ■
VIỆT NAM GIÚP LÀO XÂY DỰNG BỆNH VIỆN
HỮU NGHỊ XIANGKHOUANG
Bộ Lễ nghi và Tôn giáo
Campuchia, chính quyền tỉnh
Kampong Chhnang cùng với Cơ
quan Tùy viên Quốc phòng Việt
Nam tại Campuchia đã khởi công
trùng tu Đài tưởng niệm Quân tình
nguyện Việt Nam và Đài độc lập
tại tỉnh Kampong Chhnang.
Đ
ây là một phần của Dự án trùng
tu các Đài tưởng niệm Quân tình
nguyện Việt Nam được thực hiện
theo thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao hai
nước. Tháng 8 năm ngoái, Đoàn đại biểu
cấp cao Tổng cục Chính trị Quân đội
Nhân dân Việt Nam đã tiến hành khảo sát
tại 9 tỉnh thành của Campuchia, những
địa phương có Đài tưởng niệm Quân tình
nguyện Việt Nam để thảo luận và triển
khai dự án án trên.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Chhu Chan
Deon, Tỉnh trưởng, Chủ tịch Mặt trận
Đoàn kết Phát triển Tổ quốc Campuchia
tỉnh Kampong Chhnang tái khẳng định ý
nghĩa to lớn của ngày mùng 7 tháng Giêng
(7/1/1979), ngày quân và dân Campuchia
với sự giúp đỡ tận tình, kịp thời của Quân
tình nguyện Việt Nam đã đứng lên lật đổ
chế độ diệt chủng Khmer Đỏ, mang lại sự
hồi sinh và phát triển như ngày hôm nay
cho đất nước Chùa Tháp. Việc tôn tạo,
trùng tu tượng đài cho đẹp hơn là việc làm
cần thiết tương xứng với ý nghĩa là biểu
tượng của tình đoàn kết hữu nghị giữa
Campuchia và Việt Nam.
Đài tưởng niệm tại Kampot được xây
dựng từ năm 1988 và đến nay đã xuống
cấp theo thời gian, giống như tại một
số địa phương khác. Dự án trùng tu các
tượng đài tại tỉnh Kampong Chhnang do
Chính phủ Việt Nam hỗ trợ với kinh phí
350.000 USD. Trước đó, ngày 20/1, tại
tỉnh Kampot, chính quyền tỉnh cùng Bộ
Lễ nghi Tôn giáo Campuchia đã tiến hành
khởi công trùng tu Đài tưởng niệm Quân
tình nguyện Việt Nam tại tỉnh này. Phát
biểu tại buổi lễ, Đại tá Nguyễn Anh Dũng,
Tùy viên Quốc phòng Việt Nam tại Cam-
puchia cho biết đây là một trong 4 Đài
tưởng niệm được tôn tạo, trùng tu trong
tháng Giêng này, sau đó sẽ tiếp tục trùng
tu 12 Đài tưởng niệm còn lại tại các địa
phương khác của Campuchia.
Tại buổi lễ, Tỉnh trưởng Kampot, ông
Neak Sovanari đã đánh giá cao sự giúp
đỡ hỗ trợ của chính phủ và quân đội Việt
Nam đối với nguời dân Campuchia trong
quá khứ và hiện tại. Việc tu sửa tượng
đài Quân tình nguyện tại Kampot là một
hành động thiết thực củng cố và vun đắp
mối quan hệ đoàn kết hữu nghị giữa nhân
dân hai nước ngày càng tốt đẹp ■
Campuchia: Trùng tu đài tưởng niệm quân tình nguyện Việt Nam
Hoàng Thiên
Minh Sơn
05Số 107
(Tháng 3/2016)
Những hoạt động xã hội, mang
tính nhân văn “Hạnh phúc là sẻ
chia”, đúng như slogan của TW
Hội Phát triển Hợp tác Kinh tế Việt
Nam - Lào - Campuchia - Luôn là
mục tiêu hướng tới trong nhiều hoạt
động của Báo Thời báo MeKong, kể
từ khi thành lập đến nay, đặc biệt
mỗi khi Tết đến, Xuân về.
Đầu Xuân mới 2016 - Tiếp tục
đồng hành và góp phần chung tay
thực hiện tốt công tác chăm lo đời
sống vật chất cũng như tinh thần
cho các đối tượng chính sách, các
trẻ em nghèo, nhất là tại các địa
phương vùng ĐBSCL- Thời báo
MeKong đã triển khai một số hoạt
động, như tặng áo ấm cho đồng
bào, trẻ em khó khăn một số nơi (ở
phía Bắc); phối hợp tặng quà, phát
thuốc miễn phí cho một số hộ nghèo
còn khó khăn, khu vực ĐBSCL…
T
ừ nguồn hỗ trợ của các nhà hảo tâm
như C.ty CP Dịch vụ Bảo Vệ Bảo
Sơn, Anh Sơn (Nhà Bè, Tp.HCM),
C.ty TNHH Xây dựng Nam Phú (Phú Mỹ
Hưng, Q.7, Tp.HCM), Anh Nguyễn Quốc
Anh (Chuyên viên tài chính), C.ty TNHH
Visa Việt Nam…Những đóng góp ấm áp
nghĩa tình của các đơn vị, doanh nghiệp
và sự chung tay của cộng đồng, đã mang
niềm vui Xuân Bính Thân - 2016 đến cho
nhiều gia đình, trẻ em có hoàn cảnh khó
khăn ở ĐBSCL được vui Xuân, đón Tết
thật ý nghĩa.
Phối hợp với nhiều Đơn vị-Doanh ng-
hiệp-Địa phương, nhất là dịp Tết – Báo
Thời báo MeKong, đặc biệt khu vực phía
Nam còn phối hợp, tổ chức các Đoàn đến
tận gia đình đối tượng chính sách để thăm
hỏi, tặng quà, khám và cấp thuốc miễn
phí. Hàng năm, ngoài nguồn kinh phí
hỗ trợ từ các cơ quan, doanh nghiệp mà
còn vận động mạnh thường quân hỗ trợ
những suất quà tết cho các đối tượng.
Xuân Bính Thân-2016 (ngày 02/2-
2016) - Báo Thời báo MeKong phối hợp
cùng Sở Lao động-Thương binh&Xã hội
TP. Cần Thơ tổ chức chuyến thăm hỏi,
tặng quà cho các trẻ em nghèo ở hai huyện
Cờ Đỏ và Phong Điền, trao quà đến tận
tay 60 em học sinh nghèo, hoàn cảnh khó
khăn. “Đây là một hoạt động rất ý nghĩa,
thiết thực, đã góp phần mang đến một
không khí ấm cúng hơn cho các em học
sinh nghèo, hoàn cảnh khó khăn trên địa
bàn huyện vui xuân đón tết. Chân thành
cám ơn quý báo cùng các nhà hảo tâm
và rất mong được tiếp tục đồng hành
trong thời gian tới” - Đại diện Phòng LĐ-
TB&XH Huyện Phong Điền chia sẻ.
Ông Lê Hoàng Dũng (người được
khám và cấp phát thuốc miễn phí tại An
Giang), cho biết: “Được các cấp, các ngành
quan tâm hỗ trợ khám và cấp thuốc cho
mẹ tôi cũng như các thành viên trong gia
đình nên chúng tôi mừng lắm. Nếu không
có sự hỗ trợ của Nhà nước, của các mạnh
thường quân cũng như Báo Thời báo Me-
Kong thì không biết đến bao giờ tôi và mẹ
tôi mới giảm được nỗi lo âu về bệnh tật
khi Tết Nguyên đán đã gần kề. Đây chính
là nguồn cổ vũ rất lớn cho những gia đình
như chúng tôi”.
Nhờ sự phối hợp chặt chẽ giữa các
cấp, các ngành, sự ủng hộ nhiệt tình của
các tổ chức xã hội, mạnh thường quân, sự
đồng thuận của nhân dân, đã tạo điều kiện
thuận lợi để Thời báo MeKong thực hiện
tốt công tác chăm lo đời sống cho các đối
tượng chính sách, những trẻ em nghèo có
hoàn cảnh khó khăn.
Xúc động trước tấm thịnh tình của
các mạnh thường quân và các cấp chính
quyền địa phương, Nhà Báo Hồ Minh
Sơn - Đã thay mặt Ban Biên Tập, chia sẻ:
Những món quà Xuân tuy trị giá không
nhiều, nhưng rất thiết thực và có tính
nhân văn sâu sắc. Qua đó, không chỉ giúp
các đối tượng chính sách có cái Tết tươm
tất mà còn động viên mọi người phấn đấu,
biết chia sẻ hơn nữa trong cuộc sống. Quà
Tết của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể,
các doanh nghiệp, nhà hảo tâm không chỉ
có giá trị về vật chất mà còn có ý nghĩa cả
về tinh thần, mang thêm hạnh phúc, niềm
vui, niềm tin: “Cuộc sống dẫu thế nào vẫn
còn nhiều người, nhiều hành động tốt đẹp
vì người khác…” đến với những mảnh đời
bất hạnh, những hộ nghèo, gia đình chính
sách để mọi người, mọi nhà đều được đón
Tết đúng với ý nghĩa: “Hạnh phúc là sẻ
chia” thật sự từ trái tim ■
Báo Thời báo MeKong:
Mang quà Tết đến người nghèo Đồng Bằng Sông Cửu LongTrung Kỳ
Cũng dịp Tết Nguyên Đán vừa
qua, thực hiện chương trình “Vì
sức khỏe người nghèo và khó khăn
vui xuân Bính Thân”, Báo Thời báo
MeKong đã phối hợp cùng các Y,
Bác sĩ Thành phố HCM khám bệnh
và cấp thuốc miễn phí cho bà con
nghèo, khó khăn tại xã Vĩnh Xương,
Thị xã Tân Châu, Tỉnh An Giang.
Tổng giá trị phát thuốc miễn phí
cho đợt khám lần này gần 100 triệu
đồng.
Đ
oàn y, bác sỹ TPHCM do bác sĩ
Đinh Quang Thiện làm trưởng
Đoàn đã tổ chức tới khám bệnh,
phát thuốc cho 400 bệnh nhân tại xã. Qua
thực tế, bệnh nhân đến khám đa phần là
người lớn tuổi, neo đơn với các chứng
bệnh cao huyết áp, tim mạch và xương
khớp. Trong đợt khám bệnh từ thiện lần
này, nhân dân xã Omxano Campuchia
nhận được thông tin cũng đã tổ chức đoàn
gần 100 bà con có mặt tại hội trường nhà
văn hóa xã Vĩnh Xương để được tư vấn,
khám chữa bệnh và nhận thuốc.
Theo Bác sỹ Nguyễn Văn Thiện, lần
khám từ thiện này các bác sỹ đã tổ chức
thêm 3 bác sỹ chuyên khoa ngoại thuộc
bệnh viện Châu Đốc, trong đó có Bác sỹ
Triết là trưởng khoa phối hợp cùng khám
bệnh, số thuốc được phát miễn phí cho
mỗi bệnh nhân theo liều lượng là 15 ngày
tương đương số tiền gần 200 ngàn đồng/
bệnh nhân.
Vĩnh Xương là một xã biên giới - cửa
khẩu Quốc tế Vĩnh Xương, liền kề xã
Omxano Campuchia, dân số hơn 14000
người với hơn 3000 hộ, là một trong những
xã vùng sâu, vùng xa với nhiều hộ nghèo
nhất An Giang.
Theo ông Châu Văn Nguyên, Phó chủ
tịch UBND xã, toàn xã hiện chỉ có một
trạm y tế, các phương tiện khám chữa
bệnh còn hạn chế. Để tăng cường công tác
y tế cho địa phương, trạm y tế dân quân
y thuộc bộ đội biên phòng cửa khẩu Vĩnh
Xương đã thường xuyên tổ chức các đợt
khám lưu động, phần nào hỗ trợ công tác
phòng và chữa bệnh cho nhân dân.
Xúc động trước tấm thịnh tình của
các mạnh thường quân, Y Bác sĩ và các
cấp chính quyền địa phương, Nhà Báo Hồ
Minh Sơn – Thay mặt Ban Biên Tập báo
Thời Báo Mekong, chia sẻ :Những món
quà xuân tuy trị giá không nhiều, nhưng
rất thiết thực và có tính nhân văn sâu sắc.
Qua đó, không chỉ giúp các đối tượng
chính sách có cái tết tươm tất mà còn động
viên mọi người phấn đấu hơn nữa trong
cuộc sống hôm nay. Quà Tết của các cơ
quan, ban, ngành, đoàn thể, các doanh ng-
hiệp, nhà hảo tâm không chỉ có giá trị về
vật chất mà còn có ý nghĩa cả về tinh thần,
mang thêm niềm vui và hạnh phúc đến với
những mảnh đời bất hạnh, những hộ ng-
hèo, gia đình chính sách để mọi người, mọi
nhà đều được đón Tết ■
Phối hợp khám bệnh cho các
xã nghèo biên giớiVăn Mười – Tuấn Minh
06 Số 107
(Tháng 3/2016)
Ngày 22/11/2015 đã đi vào lịch
sử của Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á (ASEAN), đánh dấu giai
đoạn mới của khu vực với việc 10
nước thành viên ký Tuyên bố Kuala
Lumpur về hình thành Cộng đồng
ASEAN năm 2015 - Một văn kiện
quan trọng nhằm thúc đẩy hội nhập
về kinh tế, chính trị và văn hóa xã
hội sâu rộng hơn của toàn khu vực.
V
iệc ký kết Tuyên bố Kuala Lum-
pur tại Hội nghị Cấp cao ASEAN
lần thứ 27 ở thủ đô Kuala Lumpur
(Malaysia) thể hiện việc hoàn tất kế hoạch
xây dựng cộng đồng trong hơn 10 năm kể
từ khi ý tưởng về một Cộng đồng ASEAN
lần đầu tiên được đưa ra tại Hội nghị Cấp
cao ASEAN tại Bali (Indonesia) năm 2003.
Thủ tướng Malaysia, nước Chủ tịch ASEAN
2015, chính thức tuyên bố Cộng đồng ASE-
AN được thành lập vào ngày 31/12/2015.
Được xây dựng trên ba trụ cột là Cộng
đồng Chính trị-An ninh, Cộng đồng Kinh tế
và Cộng đồng Văn hóa-Xã hội, Cộng đồng
ASEAN dự kiến sẽ trở thành một cộng đồng
“Gắn kết về chính trị, liên kết về kinh tế,
chia sẻ trách nhiệm xã hội và thực sự hướng
tới người dân, lấy người dân làm trung
tâm.”. Giờ đây, ASEAN là một gia đình lớn
với dân số 630 triệu người, lớn hơn dân số
của Liên minh châu Âu (500 triệu người) và
Bắc Mỹ (444 triệu người). Việc hình thành
cộng đồng là một nỗ lực phi thường của tất
cả các nước thành viên trong khu vực nhằm
đưa các quốc gia tiến đến gần nhau hơn
thông qua hội nhập kinh tế lớn hơn, nâng
cao vị thế xã hội, đồng thời đảm bảo duy trì
an toàn và ổn định trong khu vực. ASEAN
giờ đây phải đảm bảo tạo ra một thị trường
và cơ sở sản xuất chung thực sự với sự lưu
chuyển tự do về hàng hóa và dịch vụ. Để đạt
được mục đích này, một trong những yêu
cầu cơ bản là phải có tiêu chuẩn sản phẩm
chung, thúc đẩy kết nối kinh tế lớn hơn và
xóa bỏ rào cản thương mại.
Hiện ASEAN là nền kinh tế lớn thứ 7
trên thế giới với tổng GDP khoảng 2.400
tỷ USD. Theo Thủ tướng Malaysia Najib
Razak, dự kiến GDP của ASEAN sẽ đạt
4.700 tỷ USD vào năm 2020 và ASEAN có
tiềm năng trở thành nền kinh tế lớn thứ tư
trên thế giới vào năm 2030. Ông chỉ ra rằng
khái niệm về Cộng đồng ASEAN đã vượt xa
những nhận thức quan tâm về kinh tế, nó
bao gồm cả sự ghi nhận về mối quan hệ đặc
biệt, ràng buộc giữa những người dân, làm
cho mọi công dân trong khu vực cảm thấy
tinh thần ASEAN trong huyết mạch của họ.
Đối với người dân Đông Nam Á, để hiểu
được ý nghĩa của Cộng đồng ASEAN, các
nước thành viên phải mang lại lợi ích trực
tiếp và hữu hình tạo cảm giác rằng họ thực
sự thuộc về khu vực. Cộng đồng ASEAN
không chỉ là phát triển về kinh tế và GDP
cao, mà quan trọng hơn nó còn tạo ra cảm
nghĩ chung cho người dân khu vực rằng
họ là một phần của Cộng đồng các nước
ASEAN thống nhất. ASEAN vẫn còn nhiều
việc phải làm sau khi Cộng đồng chung
được thành lập. Bởi vậy, Tuyên bố Kuala
Lumpur về Tầm nhìn ASEAN 2025 cùng
với Kế hoạch tổng thể Cộng đồng Chính
trị-An ninh ASEAN 2025, Kế hoạch tổng
thể Cộng đồng Kinh tế ASEAN 2025, và Kế
hoạch tổng thể Cộng đồng Văn hóa-Xã hội
ASEAN 2025 - hợp thành văn kiện “ASE-
AN 2025: Cùng vững vàng tiến bước,” được
các nhà lãnh đạo ASEAN thông qua và ký
tại Kuala Lumpur là lộ trình phát triển tiếp
theo của Cộng đồng ASEAN trong 10 năm
tới, từ 2016-2025.
Theo các quan chức cấp cao ASEAN,
văn kiện nêu rõ mục tiêu của ASEAN trong
việc củng cố và phát triển một khu vực vững
mạnh hơn, hội nhập khu vực sâu rộng và
gắn kết hơn, đặt tầm quan trọng lớn hơn
vào người dân và phúc lợi xã hội của họ,
tăng cường nhận thức về ASEAN và tầm
nhìn về một cộng đồng gắn kết về chính trị,
hội nhập về kinh tế và chia sẻ trách nhiệm
xã hội, thu hút sự tham gia của mọi người
dân các nước ASEAN, đảm bảo quyền con
người và cuộc sống tốt hơn cho người dân,
thực hiện các chương trình nghị sự ASEAN
và tăng cường củng cố các cơ quan và Ban
Thư ký ASEAN.
Văn kiện tái khẳng định các mục tiêu
và nguyên tắc được ghi trong Hiến chương
ASEAN phản ánh mong muốn và ý chí
chung được sống trong một khu vực hòa
bình,anninhvàổnđịnhlâudài,tăngtrưởng
kinh tế bền vững, tiến bộ xã hội và thịnh
vượng chung, cũng như thúc đẩy các lợi ích,
lý tưởng và nguyện vọng của ASEAN. Tại lễ
bế mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 27
- Thủ tướng Malaysia Razak khẳng định với
việc ký hai tuyên bố lịch sử trên - ASEAN có
thể tự hào rằng các nước thành viên đã sẵn
sàng bắt đầu cuộc hành trình mới của tiến
trình xây dựng cộng đồng trong tất cả ba trụ
cột: Cộng đồng Chính trị-An ninh, Cộng
đồng Kinh tế và Cộng đồng Văn hóa-Xã hội.
Tiếp quản chức Chủ tịch ASEAN từ
Malaysia, Thủ tướng Lào Thongsing Tham-
mavong cho biết logo và chủ đề xuyên suốt
năm Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào làm
Chủ tịch ASEAN 2016 là “'Biến tầm nhìn
thành hiện thực vì một ASEAN năng động.”
- Lào sẽ tiếp tục thúc đẩy hợp tác hiệu quả,
hướng tới xây dựng một Cộng đồng ASE-
AN năng động và thịnh vượng. Lào sẽ góp
phần vào sự nghiệp chung trong việc duy trì
và thúc đẩy hòa bình, ổn định và phát triển
trong khu vực.
Ngày 22/11/2015 đã đi vào lịch sử của
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASE-
AN), đánh dấu giai đoạn mới của khu vực
với việc 10 nước thành viên ký Tuyên bố
Kuala Lumpur về hình thành Cộng đồng
ASEAN năm 2015 - Một văn kiện quan
trọng nhằm thúc đẩy hội nhập về kinh tế,
chính trị và văn hóa xã hội sâu rộng hơn của
toàn khu vực.
Việc ký kết Tuyên bố Kuala Lumpur
tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 27 ở
thủ đô Kuala Lumpur (Malaysia) thể hiện
việc hoàn tất kế hoạch xây dựng cộng đồng
trong hơn 10 năm kể từ khi ý tưởng về một
Cộng đồng ASEAN lần đầu tiên được đưa
ra tại Hội nghị Cấp cao ASEAN tại Bali (In-
donesia) năm 2003. Thủ tướng Malaysia,
nước Chủ tịch ASEAN 2015, chính thức
tuyên bố Cộng đồng ASEAN được thành
lập vào ngày 31/12/2015.
Được xây dựng trên ba trụ cột là Cộng
đồng Chính trị-An ninh, Cộng đồng Kinh tế
và Cộng đồng Văn hóa-Xã hội, Cộng đồng
ASEAN dự kiến sẽ trở thành một cộng đồng
“Gắn kết về chính trị, liên kết về kinh tế,
chia sẻ trách nhiệm xã hội và thực sự hướng
tới người dân, lấy người dân làm trung
tâm.”. Giờ đây, ASEAN là một gia đình lớn
với dân số 630 triệu người, lớn hơn dân số
của Liên minh châu Âu (500 triệu người) và
Bắc Mỹ (444 triệu người). Việc hình thành
cộng đồng là một nỗ lực phi thường của tất
cả các nước thành viên trong khu vực nhằm
đưa các quốc gia tiến đến gần nhau hơn
thông qua hội nhập kinh tế lớn hơn, nâng
cao vị thế xã hội, đồng thời đảm bảo duy trì
an toàn và ổn định trong khu vực. ASEAN
giờ đây phải đảm bảo tạo ra một thị trường
và cơ sở sản xuất chung thực sự với sự lưu
chuyển tự do về hàng hóa và dịch vụ. Để đạt
được mục đích này, một trong những yêu
cầu cơ bản là phải có tiêu chuẩn sản phẩm
chung, thúc đẩy kết nối kinh tế lớn hơn và
xóa bỏ rào cản thương mại.
Hiện ASEAN là nền kinh tế lớn thứ 7
trên thế giới với tổng GDP khoảng 2.400
tỷ USD. Theo Thủ tướng Malaysia Najib
Razak, dự kiến GDP của ASEAN sẽ đạt
4.700 tỷ USD vào năm 2020 và ASEAN có
tiềm năng trở thành nền kinh tế lớn thứ tư
trên thế giới vào năm 2030. Ông chỉ ra rằng
khái niệm về Cộng đồng ASEAN đã vượt xa
những nhận thức quan tâm về kinh tế, nó
bao gồm cả sự ghi nhận về mối quan hệ đặc
biệt, ràng buộc giữa những người dân, làm
cho mọi công dân trong khu vực cảm thấy
tinh thần ASEAN trong huyết mạch của họ.
Đối với người dân Đông Nam Á, để hiểu
được ý nghĩa của Cộng đồng ASEAN, các
nước thành viên phải mang lại lợi ích trực
tiếp và hữu hình tạo cảm giác rằng họ thực
sự thuộc về khu vực. Cộng đồng ASEAN
không chỉ là phát triển về kinh tế và GDP
cao, mà quan trọng hơn nó còn tạo ra cảm
nghĩ chung cho người dân khu vực rằng
họ là một phần của Cộng đồng các nước
ASEAN thống nhất. ASEAN vẫn còn nhiều
việc phải làm sau khi Cộng đồng chung
được thành lập. Bởi vậy, Tuyên bố Kuala
Lumpur về Tầm nhìn ASEAN 2025 cùng
với Kế hoạch tổng thể Cộng đồng Chính
trị-An ninh ASEAN 2025, Kế hoạch tổng
thể Cộng đồng Kinh tế ASEAN 2025, và Kế
hoạch tổng thể Cộng đồng Văn hóa-Xã hội
ASEAN 2025 - hợp thành văn kiện “ASE-
AN 2025: Cùng vững vàng tiến bước,” được
các nhà lãnh đạo ASEAN thông qua và ký
tại Kuala Lumpur là lộ trình phát triển tiếp
theo của Cộng đồng ASEAN trong 10 năm
tới, từ 2016-2025.
Theo các quan chức cấp cao ASEAN,
văn kiện nêu rõ mục tiêu của ASEAN trong
việc củng cố và phát triển một khu vực vững
mạnh hơn, hội nhập khu vực sâu rộng và
gắn kết hơn, đặt tầm quan trọng lớn hơn
vào người dân và phúc lợi xã hội của họ,
tăng cường nhận thức về ASEAN và tầm
nhìn về một cộng đồng gắn kết về chính trị,
hội nhập về kinh tế và chia sẻ trách nhiệm
xã hội, thu hút sự tham gia của mọi người
dân các nước ASEAN, đảm bảo quyền con
người và cuộc sống tốt hơn cho người dân,
thực hiện các chương trình nghị sự ASEAN
và tăng cường củng cố các cơ quan và Ban
Thư ký ASEAN.
Văn kiện tái khẳng định các mục
tiêu và nguyên tắc được ghi trong Hiến
chương ASEAN phản ánh mong muốn và
ý chí chung được sống trong một khu vực
hòa bình, an ninh và ổn định lâu dài, tăng
trưởng kinh tế bền vững, tiến bộ xã hội và
thịnh vượng chung, cũng như thúc đẩy các
lợi ích, lý tưởng và nguyện vọng của ASE-
AN. 	 Tại lễ bế mạc Hội nghị Cấp cao
ASEAN lần thứ 27 - Thủ tướng Malaysia
Razak khẳng định với việc ký hai tuyên bố
lịch sử trên - ASEAN có thể tự hào rằng các
nước thành viên đã sẵn sàng bắt đầu cuộc
hành trình mới của tiến trình xây dựng
cộng đồng trong tất cả ba trụ cột: Cộng
đồng Chính trị-An ninh, Cộng đồng Kinh
tế và Cộng đồng Văn hóa-Xã hội.
Tiếp quản chức Chủ tịch ASEAN từ
Malaysia, Thủ tướng Lào Thongsing Tham-
mavong cho biết logo và chủ đề xuyên suốt
năm Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào làm
Chủ tịch ASEAN 2016 là “'Biến tầm nhìn
thành hiện thực vì một ASEAN năng động.”
- Lào sẽ tiếp tục thúc đẩy hợp tác hiệu quả,
hướng tới xây dựng một Cộng đồng ASE-
AN năng động và thịnh vượng. Lào sẽ góp
phần vào sự nghiệp chung trong việc duy trì
và thúc đẩy hòa bình, ổn định và phát triển
trong khu vực ■
GDP CỦA CỘNG ĐỒNG ASEAN SẼ ĐẠT 4.700 TỶ USD
VÀO NĂM 2020 Kim Dung
Các Các nhà lãnh đạo ASEAN tại lễ ký kết Tuyên bố Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN tại Kuala Lumpur, Malaysia.
07Số 107
(Tháng 3/2016)
NHIỀU KỲ VỌNG VÀO NHỮNG GƯƠNG MẶT
LÃNH ĐẠO MỚI!
Từ sau đại hội Đảng bộ các cấp
lần thứ XII, ở nhiều địa phương xuất
hiện những gương mặt lãnh đạo mới
với phong cách cởi mở, năng động,
những phát ngôn ấn tượng, những
hành động quyết đoán, tạo được
nhiều niềm tin tưởng ở dân.
*Lãnh đạo quyết liệt
Ngay từ khi vừa về nhận nhiệm vụ Bí
thư thành uỷ, TP. HCM, ông Đinh La Thăng
đã xem đây là trọng trách lớn lao. Bởi vì TP.
HCM là một trung tâm lớn về kinh tế, văn
hóa, giáo dục – đào tạo, khoa học – công
nghệ, là đầu mối giao lưu và hội nhập quốc
tế, là đầu tàu có sức thu hút, sức lan tỏa lớn
của cả khu vực phía nam, có vị trí địa lý –
chính trị và chiến lược quan trọng của cả
nước
Mang theo hoài bão và tâm huyết của
những năm tháng làm “tư lệnh” ngành
Giao thông Vận tải, ông Đinh La Thăng tiếp
tục có những việc làm và quyết đoán một
cách mạnh mẽ khiến người dân TP. HCM
ngưỡng mộ và gửi gắm nhiều kỳ vọng như.
Ông Thăng đã có những phán quyết hết sức
thấu đáo, hợp lòng dân như yêu cầu công
an TP. HCM trong 3 tháng phải kéo giảm
rõ rệt tình hình tội phạm; gắn camera đồng
bộ quản lý người ăn xin; tìm giải pháp giúp
nông dân nuôi bò sữa ở Củ Chi gặp khó
khăn về đầu ra; sửa chữa nhà ở cho mẹ
Việt Nam anh hùng... Và mới đây nhất, ông
Thằng còn cho công bố số điện thoại đường
dây nóng để người dân có thể gọi tới, phản
ánh với ông tất cả mọi vấn đề bức xúc, từ
nạn tham nhũng, tiêu cực, quy hoạch treo,
an ninh đường phố, an toàn vệ sinh thực
phẩm đến nạn kẹt xe, ngập nước….
Song song Đồng chí Nguyễn Thành
Phong – Tân Chủ tịch mới của UBND
thành phố cũng có những hành động quyết
liệt không kém. Ông Phong khẳng định
trong cuộc họp tổng kết công tác chăm lo
Tết Bính Thân 2016 rằng: “Không thể chấp
nhận sự chậm trễ, quan liêu ở bất cứ đơn
vị nào làm ảnh hưởng đến môi trường kinh
doanh của TP. Hồ Chí Minh. Sự trì trệ ở bất
cứ bộ phận nào mà doanh nghiệp thấy bức
xúc cứ gọi cho tôi. Tôi hứa sẽ chỉ đạo quyết
liệt, khắc phục nhanh tình trạng này”. Tại
Thủ đô Hà Nội, những ngày đầu xuân Bính
Thân 2016, người dân thủ đô ngạc nhiên khi
bắt gặp tân Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng
Trung Hải và Chủ tịch UBND thành phố Hà
Nội Nguyễn Đức Chung xắn quần lội ruộng
điều khiển máy cấy cùng người dân tại cánh
đồng huyện Phú Xuyên.
Ông Hoàng Trung Hải - Tân Bí thư
thành ủy Hà Nội và Tân Chủ tịch thành phố
Hà Nội - Nguyễn Đức Chung cũng có động
thái mạnh mẽ, nhắc nhở chính quyền và
các ban, ngành ở địa phương cần đặc biệt
quan tâm hỗ trợ nông dân cải thiện chất
lượng hàng hóa để nâng cao sức cạnh tranh,
chuyển dịch cây trồng theo hướng hàng hóa
chất lượng cao...
* Dân kỳ vọng
Những hứa hẹn, cam kết và cách hành
xử quyết đoán của các nhà lãnh đạo mới ở
các địa phương, đặc biệt là ở hai thành phố
lớn nhất nước như một làn gió mới, thổi vào
tâm tư người dân.
Người dân có một niềm tin rằng những
gì mà các lãnh đạo mới đang làm không
phải là đánh bóng hình ảnh, cố tạo ra sự nổi
trội, mà xuất phát từ trái tim nhiệt thành,
luôn đề cao quan điểm “dân vi quý!”, thực sự
coi trọng dân, lấy dân làm gốc.
Người dân cũng hi vọng rằng từ đây đời
sống kinh tế - xã hội ở địa phương họ nhất
định sẽ phát triển đi lên. Giới doanh nghiệp
cũnghyvọngcôngviệcsảnxuất,kinhdoanh
sẽ hanh thông, không còn bị nhũng nhiễu,
làm khó bởi một bộ phận cán bộ công chức
biến chất trong bộ máy công quyền.
Khôngphảibâygiờmànhiềunămtrước,
lãnh đạo nhiều bộ, ngành, địa phương cũng
đã từng công khai số điện thoại, địa chỉ
email tới người dân để tiếp nhận ý kiến đa
chiều từ người dân. Nhưng trong thực tế
chưa tạo được hiệu ứng xã hội, chưa giải
quyết kịp thời những vấn đề dân sinh nóng
bỏng mà người dân tin tưởng gửi gắm.
Tuy nhiên, với những hành động quyết
liệt, sâu sát, gần gũi với dân như những gì
mà các lãnh đạo mới đã trao cho người dân
thêm một lần tin, một lần hy vọng. Và nói
như cách nói của một người dân “Món nợ
niềm tin của dân, đừng bao giờ nên là nợ
xấu” ■
“Tôi sẽ trở lại kiểm tra!”
Đó là khẳng định nghiêm túc của ông Đinh La Thăng, lúc còn là Bộ trưởng Bộ Giao
thông - Vận tải khi ông “vi hành” kiểm tra việc thực hiện Dự án cao tốc Hà Nội - Thái
Nguyên (QL3 mới). Khi chứng kiến dự án có tốc độ “rùa bò”, ông đã nghiêm giọng
khuyến cáo: “Không còn thời gian nữa, chốt hạn 5-12 phải xong, ngày 6-12 tôi sẽ đi
kiểm tra lại, nếu lúc đó vẫn chưa thi công xong thì tốt nhất là các anh hãy tự động
xin nghỉ việc, đừng đến gặp tôi!”.
Người dân chờ đợi những hành động tương tự như vậy ở lãnh đạo các bộ, ngành, địa
phương, nghĩa là sẽ thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, hối thúc cấp dưới làm việc vì
người dân, vì doanh nghiệp
Minh Sơn
L
ễ mít tinh chào mừng 86 năm thành
lập Đảng Cộng sản Việt Nam, tổng
kết công tác Đảng năm 2015 và triển
khai phương hướng - nhiệm vụ năm 2016
của Đảng bộ xã Mê Linh (H. Mê Linh - Hà
Nội) diễn ra trong không khí hân hoan phấn
khởi của tập thể Lãnh đạo, Đảng viên tại địa
phương. Những huy hiệu Đảng ghi nhận
chặng đường 55 năm, 50 năm, 40 năm, 30
năm… cống hiến cho Đảng, cho dân của
các lão thành cách mạng, những Đảng viên
ưu tú; Những giấy khen dành tặng các chi
bộ Đảng trong sạch vững mạnh, Đảng viên
có thành tích cao trong thực hiện nhiệm vụ
Đảng giao phó… được Đại diện thường vụ
huyện ủy Mê Linh cùng Bí thư Đảng ủy xã
Tạ Quang Hưng và các lãnh đạo Đảng bộ xã
trao tặng. Niềm vui như nhân lên nhiều khi
hầu hết các chi bộ, Đảng viên đều có thành
tích được khen thưởng. Đặc biệt năm 2015,
Đảng bộ Mê Linh đã quyết tâm chỉ đạo -
thực hiện thành công nhiều chương trình,
mục tiêu trong nhiệm vụ phát triển Kinh tế
- Chính trị - Xã hội của địa phương.
Năm 2015, Đảng bộ Mê Linh có 13/17
chi bộ đạt trong sạch vững mạnh, 4/17 chi
bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ, không có chi
bộ yếu kém; Về cá nhân, có 73/419 đảng viên
miễn sinh hoạt, còn lại 346 đồng chí dự kiểm
điểm, trong đó có 58/346 đảng viên hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ, 263/346 đảng viên
hoàn thành tốt nhiệm vụ, 25 đảng viên hoàn
thành nhiệm vụ, không có đảng viên yếu
kém; Đảng bộ luôn hoàn thành tốt nhiệm
vụ. Đặc biệt, trong năm, xã đã tổ chức thành
công đại hội Đảng bộ xã, nhiệm kỳ 2015
-2020 là Đảng bộ được huyện Mê Linh chọn
làm Đảng bộ tổ chức Đại hội điểm trong
toàn Đảng bộ khối xã, thị trấn trực thuộc
huyện. Ban Chấp hành Đảng bộ nhiệm kỳ
2015 - 2020 được trẻ hóa 40%. Bộ máy lãnh
đạo Đảng Ủy - UBND được đảm bảo kiện
toàn kịp thời sau Đại hội, các vị trí chủ chốt
được bổ sung với số phiếu cao nhất (xấp xỉ
hoặc bằng 100%). Đ/c Bí thư Đảng ủy xã Tạ
Quang Hưng vinh dự đại diện cho khối xã,
thị trấn trong huyện tham dự Đại hội Đảng
bộ Thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2015 - 2020.
Trong năm 2015 xã đã được UBND Thành
phố Hà Nội công nhận xã đạt chuẩn Nông
thôn mới, Đảng bộ được Huyện ủy công
nhận Đảng bộ Trong sạch vững mạnh tiêu
biểu năm 2015, cán bộ và nhân dân xã Mê
Linh được Ủy ban nhân dân huyện tặng cờ
thi đua và bằng khen năm 2015, đây là những
ghi nhận lớn lao dành cho Đảng bộ - nhân
dân trong xã sau một năm nỗ lực phấn đấu.
Bí thư Đảng Ủy xã Tạ Quang Hưng cho biết,
“…Có được kết quả trên là do tập thể Đảng
viên trong xã luôn đồng lòng - đồng sức
cùng nhân dân phát huy bản sắc quê hương
“Hai Bà Trưng” anh hùng, truyền thống cách
mạng quật cường…” và “… Về phía công tác
lãnh đạo, Đảng Ủy - UBND xã luôn quán
triệtchỉđạonhấtquántheomụctiêu-nhiệm
vụ được Đảng - Nhà nước giao phó, kịp thời
tiếp nhận và tổ chức triển khai các nghị quyết
Đảng, chỉ đạo từ Thành Ủy theo phân công
huyện Ủy, các chương trình phát triển Kinh
tế, đảm bảo an toàn - an ninh…”.
Được biết, Đảng Ủy - UBND Mê Linh
đặc biệt chú trọng hiệu quả hoạt động của
các tổ chức Hội - Đoàn thể, quan tâm bồi
dưỡng phát triển lực lượng Đảng viên trẻ -
nhiệt huyết. Quan điểm lấy Hội - Đoàn thể
làm đòn bẩy cho hoạt động, lực lượng trẻ làm
sức mạnh cho thành công nhằm thu hút sự
tham gia của quần chúng nhân dân, trong
năm qua, xã đã bố trí nhiều Đảng viên trẻ,
Đảng viên nữ tham gia Ban chấp hành, một
số vị trí lãnh đạo Hội - Đoàn thể chủ chốt
được giao tầng lớp này đảm nhận, bước đầu
cho thấy những hiệu quả rõ rệt.
Là người có nhiều thành tích cao trong
chỉ đạo cấp chi bộ, bí thư chi bộ thôn Liễu
Trì - Đ/c Nguyễn Thanh Tĩnh chia sẻ: “…
Đảng viên thôn Liễu Trì luôn nêu cao tinh
thần phục vụ và chủ động đi đầu - nêu gương
trong các hoạt động để kêu gọi sự hưởng ứng
của bà con. Vì vậy, nhiệm vụ phát triển Kinh
tế - chính trị - xã hội trong thôn luôn đảm
bảo hoàn thành và hiệu quả…”.
Xuân mới đã về, Đảng viên Đảng bộ Mê
Linh cùng người dân con cháu “Vua bà”, tự
hào về truyền thống một thời, càng thêm tin
vào những thành công, bước đột phá mới mà
Đảng bộ - nhân dân xã đã/đang/sẽ đạt được
trong thời gian tới ■
ĐẢNG BỘ XÃ MÊ LINH (H. MÊ LINH) - HÀ NỘI:
TỰ HÀO TRUYỀN THỐNG CON CHÁU “VUA BÀ”
Hoàng Nam - Ngàn Thương
Trao tặng giấy khen cho Chi Bộ Đảng trong sạch - vững mạnh & Đảng viên có thành tích trong thực hiện Công tác
Đảng tại Đảng bộ xã Mê Linh
08 Số 107
(Tháng 3/2016)
Đ
ầu tư vào Việt Nam là biểu hiện
của xu thế mở rộng đầu tư từ các
quốc gia ASEAN, sau thời gian
tích lũy năng lực về vốn và kinh nghiệm.
Malaysia vươn lên vị trí thứ
2 trên bảng xếp hạng nhà đầu tư
trực tiếp nước ngoài (FDI) rót vốn
vào Việt Nam trong tháng 10 năm
ngoái, sau khi Janakuasa (Malaysia)
chính thức được chỉ định làm nhà
phát triển dự án BOT Nhiệt điện
Duyên Hải 2 ở tỉnh Trà Vinh. Được
biết, dự án trọng điểm này sẽ giúp
đảm bảo cân đối nguồn điện cho
khu vực phía Nam và đã được
Janakuasa, C.ty con của Tập đoàn
Điện lực tư nhân Malakoff, tham
gia tư vấn từ năm 2009. Ngoài Việt
Nam, Malakoff còn có những dự
án ở Indonesia, Oman, Kuwait và
Algeria. Sự vươn lên của Malaysia
thể hiện rõ nét xu hướng chung của
các nhà đầu tư FDI khu vực Đông
Nam Á (ASEAN).
Với tổng vốn đầu tư tích lũy tại
Việt Nam là 56 tỉ USD, các quốc
gia ASEAN đang chiếm gần 21%
quy mô vốn đầu tư đăng ký tại Việt
Nam.
*3 thập kỷ đầu tư
Ở thập niên 90, tức thời điểm vừa mở
cửa đất nước, hầu hết tập đoàn quốc gia
lớn trên thế giới đều đầu tư vào Việt Nam.
Họ thành lập C.ty 100% vốn hoặc liên do-
anh để tìm hiểu, thâm nhập thị trường,
trong số này đã có những nhà đầu tư ASE-
AN. Tuy nhiên, vào năm 1997, cuộc khủng
hoảng tài chính đã làm chững lại dòng vốn
từ các quốc gia khu vực ASEAN chảy vào
Việt Nam.
Giai đoạn 2 bắt đầu từ đầu thập niên
2000. Việt Nam lại ghi nhận một giai
đoạn gọi vốn mới, sau khi ký kết nhiều
hiệp định thương mại quan trọng với Mỹ
(2001) và WTO (2007). Trong dòng vốn từ
khắp nơi bắt đầu chảy nhiều hơn vào Việt
Nam, nổi lên là những quốc gia có nền tài
chính và công nghiệp phát triển ở châu Á,
đó là Hàn Quốc và Nhật. Hai quốc gia này
gắn liền với hình ảnh công nghiệp nặng,
bao gồm đóng tàu, ôtô, thép...
Trong thập niên tiếp theo, từ năm 2011
trở lại đây, Việt Nam có sự thay đổi trong
chính sách khuyến khích đầu tư. Kết quả
là các xưởng sản xuất mang hàm lượng
công nghệ cao như nhà máy Intel của Mỹ,
Samsung của người Hàn bắt đầu xuất hiện,
kéo theo hàng loạt các doanh nghiệp hỗ
trợ.
Trong lịch sử 3 thập kỷ đầu tư tại Việt
Nam, thập kỷ thứ 3 ghi nhận nhiều dấu
ấn từ các quốc gia ASEAN. Singapore, Ma-
laysia và Thái Lan là 3 “người” chơi chính
nhưng quy mô, cách thức rót vốn không
hoàn toàn giống nhau.
Với hơn 33 tỉ USD vốn đăng ký FDI
tích lũy, Singapore là nước rót vốn vào Việt
Nam nhiều nhất ASEAN (xếp thứ 3 sau
Hàn Quốc và Nhật). Quốc đảo này rót vốn
vào rất nhiều lĩnh vực nhưng tập trung chủ
yếu vào các khu công nghiệp, điển hình là
VSIP và các loại hình bất động sản, du lịch.
Trong khi đó, Malaysia chủ trương đầu
tư thông qua liên doanh hoặc C.ty 100%
vốn thuộc các lĩnh vực hạ tầng, bất động
sản, trường học, trung tâm giáo dục và dầu
mỏ. Thái Lan, bên cạnh những dự án lớn,
còn thâu tóm hoặc tham gia cổ phần vào
những công ty sản xuất tại Việt Nam. Cụ
thể, SCG đã đầu tư vào Nhựa Bình Minh,
Nhựa Tiền Phong và Prime Group. Ngoài
khai thác các ngành công nghiệp, trong
lĩnh vực tiêu dùng, người Thái còn chú
trọng “đào” kênh phân phối với những
thương vụ thâu tóm các hãng bán lẻ tại
Việt Nam, bao gồm siêu thị Family Mart,
Metro hay Nguyễn Kim…
*Cứ điểm sản xuất mới
Tháng 6 năm ngoái, Tập đoàn HSBC
toàn cầu công bố chiến lược mới là sẽ tập
trung dòng vốn nhiều hơn vào khu vực
ASEAN. Song Việt Nam không có tên
trong bản đồ gọi vốn đầu tư lần này của
HSBC. Thay vào đó là Singapore, Malay-
sia và Indonesia. Bởi vì Singapore có thị
trường tài chính phát triển trong khi thị
trường Malaysia và Indonesia có quy mô
lớn hơn Việt Nam rất nhiều, xét về dân số
và GDP.
Tuy nhiên, ông Phạm Hồng Hải –
TGĐốc HSBC Việt Nam - Kỳ vọng Việt
Nam sẽ được hưởng lợi từ dòng chảy ấy.
Lợi thế của Việt Nam là sự ổn định về
chính trị và dân số vàng.
Không chỉ đơn thuần là đông dân (In-
donesia và Malaysia đông dân hơn), dân
số vàng còn mang ý nghĩa về mặt cơ cấu
dân số, niềm tin người tiêu dùng và chi phí
lao động giá rẻ. Khi chia sẻ với báo giới tại
Diễn đàn Kinh doanh 2015 -Bà Somhatai
Panichewa, T.G.đốc Amata Việt Nam, cho
rằng chi phí hoạt động kinh doanh tại Thái
Lan ngày càng cao so với Việt Nam.
Hiệp định thương mại cũng là lý do
quan trọng khiến dòng vốn ASEAN đổ vào
Việt Nam ngày càng nhiều. Trước đây là
Hiệp định Đầu tư toàn diện khu vực ASE-
AN (ACIA) có hiệu lực năm 2012 và tới
đây là Cộng đồng kinh tế chung ASEAN
(AEC). AEC đã thành lập vào cuối năm
2015, với ý tưởng không biên giới về hàng
hóa, lao động và cả dòng vốn đầu tư. Nhìn
về tổng thể - AEC là nền kinh tế lớn thứ
7 trên thế giới, với khoảng 2.400 tỉ USD,
cao hơn 25% GDP của Ấn Độ. Trong thời
gian sắp tới, Việt Nam cũng sẽ được hưởng
lợi từ Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình
Dương (TPP). Theo Báo cáo Tác động của
TPP do Viện Nghiên cứu Chính sách và
Kinh tế (VEPR) công bố mới đây, đầu tư
nước ngoài được dự đoán sẽ tăng thêm
khoảng 13 tỉ USD.
Đầu tư vào Việt Nam còn là biểu hiện
của xu thế mở rộng đầu tư từ các quốc gia
ASEAN, sau thời gian tích lũy năng lực về
vốn và kinh nghiệm. Không kể đến trung
tâm tài chính ở châu Á mới là Singapore,
ngay cả Thái Lan và Malaysia cũng đã sở
hữu những C.ty có quy mô tầm khu vực.
Xét riêng về lĩnh vực ngân hàng, quy mô
ngân hàng hàng đầu của Malaysia vào
khoảng 500 tỉ USD, gấp hơn 16 lần so với
ngân hàng Việt Nam.
Quan trọng hơn cả, Việt Nam vẫn đang
dồi dào “hàng hóa” giao dịch, sinh ra từ
2 xu hướng chuyển dịch quan trọng. Thứ
nhất, các C.ty có nhu cầu giảm nợ sau giai
đoạn tăng trưởng nóng. Thứ 2, Chính phủ
đang đẩy mạnh quá trình IPO C.ty Nhà
nước. Trong xu hướng này người Việt
được hưởng lợi gì? Đó là sự cạnh tranh và
đổi mới. Người thua sẽ phải mất dần thị
phần hoặc chịu sáp nhập. Ông Hải, HSBC
dự báo, các thương vụ M&A sẽ diễn ra
nhiều hơn và trong vòng 3-5 năm tới, Việt
Nam sẽ có không quá 10 doanh nghiệp lớn
nắm giữ các cột trụ của nền kinh tế ■
GỢN SÓNG ĐẦU TƯ ASEAN: VIỆT NAM SẼ HƯỞNG LỢI GÌ?Thanh Phong
miền sinh sống từng đoàn người đỗ về
tấp nập vui như hội. Những tiếng chày giã
bánh ít lá gai nghe thình thịch thắm đượm
tình quê. Những chuyến ghe phà cập bến
đầy ắp cá tôm cua, nghêu sò ốc hến. Chính
là thành quả và là món quà mà thiên nhiên
ban tặng cho người dân nơi đây, để biến
những món đặc sản dâng lên cho ông bà
ngày 30 tết.
Giờ phút giao thừa là giờ phút thiêng
liêng nhất giao nhau giữa đất trời biển
nước. Những người lính biển vẫn âm thầm
chắc cây súng làm nhiệm vụ cao cả giữa
vùng trời nước mênh mông để bảo vệ đất
nước. Còn những người ông, người cha
chuẩn bị khăn áo chỉnh tề, hương đăng,
thanh trà, quả bỉnh để cúng đêm giao thừa.
Đêm giao thừa đã điểm hương thơm nghi
ngút ngào ngạt phủ trùm và lan toả trên
toàn đảo hoà quyện vào không khí trang
nghiêm rộn rang cả nước. Nhà nhà mang
lên những mâm bánh trái ngon hương
thơm nhất để cúng - bày tỏ lòng cung kính
để mừng thọ gia tiên, ông bà, cha mẹ, con
cháu. Quan trọng nhất là chúc cho nhau
những lời chúc tốt đẹp nhất: Chúc ông
bà sống lâu sống thọ; Chúc gia đình an
khang thịnh vượng; Chúc con cháu mau
ăn chóng lớn, học giỏi siêng làm.
Bánh ít, bánh tét, chậu hoa vạn thọ,
hoa cúc vàng, thược dược, chuối, dừa là
những món thờ cúng dường như nhà nào
cũng có, trở thành một tục lệ không thể
thiếu bao đời nay khi tết đến xuân về.
Người Lý Sơn rất coi trọng phong tục
cổ tryền: Mùng một tết cha; Mùng hai tết
mẹ; Mùng ba tết thầy; Mùng bốn tết đưa
ông bà. Còn ngày mùng bốn là ngày đầu
tiên làm lễ đua thuyền để chầu Thần của
bốn xóm: Long, Lân, Quy, Phụng. Ý nghĩa
vừa lễ thần, vừa mở ra vận may của một
năm. Đâu là ngày cực kỳ quan trọng, Vì
nó tiên liệu sự hưng thịnh cho một năm
sắp diễn ra khi thuyền nào đạt giải nhất.
Cỗ tục này đồng diễn ra hai xã là An Hải
và An Vĩnh. Mỗi xã đều có một đội thuyền
tứ linh: Long, Lân, Quy, Phụng và bơi đủ
bốn buổi và mỗi buổi diễn ra trên một giờ
đồng hồ.
Hấp dẫn và nô nức, tưng bừng hơn cả
là buổi Hội đua thuyền tám chiếc tổ chức
chung trên toàn huyện. Già trẻ, nam nữ, ai
ai cũng chuẩn bị quần áo mới để đón xem
Vận hội đua thuyền. Từng đoàn người kéo
nhau ô dù chen chúc đi bộ lẫn đi xe tấp
nập đủ loại màu đang khoe sắc xuân.
Những nét đẹp truyền thống còn in
đậm trong cái Tết cổ truyền của những
người dân nơi đây, sự hồn hậu của những
người dân nơi đây, thực sự đã làm ấm lòng
những người con xa xứ. Để rồi khi con
thuyền từ từ rời xa bến, chúng tôi vẫn đưa
mắt nhìn lại phía sau đảo và rưng rưng
trong mình một nỗi niềm khó tả. “Hẹn gặp
lại nhé Lý Sơn, để lại nghe biển chiều dâng
khát khao, và nắng bên đồi vẫn xôn xao ■
tiếp bài trang 9
09Số 107
(Tháng 3/2016)
Phó Tổng cục Trưởng Tổng cục
Du lịch Hà Văn Siêu - Tại cuộc họp
báo, cuối năm 2015 tại Hà Nội -
Đã cho biết về tình hình triển khai
Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau
về lao động du lịch trong ASEAN
(MRA-TP), hướng tới Cộng đồng
ASEAN.
T
heo khẳng định của ông Hà Văn
Siêu, theo lộ trình, khi Việt Nam
chính thức gia nhập Cộng đồng
ASEAN, bên cạnh các trụ cột an ninh-
chính trị và văn hóa-xã hội tạo nên Cộng
đồng ASEAN thì trụ cột kinh tế là hết sức
quan trọng. Sự phát triển của kinh tế là tiền
đề thúc đẩy việc thực hiện hai trụ cột còn
lại. Bởi hội nhập kinh tế sẽ tạo bước ngoặt
đánh dấu sự hội nhập khu vực một cách
toàn diện của các nền kinh tế Đông Nam
Á, tạo ra một thị trường chung giàu tiềm
năng với hơn 600 triệu dân và tổng GDP
hơn 2000 tỷ USD. Để thúc đẩy sự hình
thành trụ cột kinh tế, các quốc gia thành
viên ASEAN chú trọng tự do hóa ba lĩnh
vực lớn là thương mại hàng hóa; thương
mại dịch vụ; đầu tư, tài chính và lao động.
Tạo điều kiện cho lao động lành nghề di
chuyển trong khu vực, từ đó thúc đẩy đầu
tư và thương mại, các nước ASEAN đã
ký kết 8 Thỏa thuận công nhận lẫn nhau
(MRAs-Mutual Recognition Agreement),
cho phép chứng chỉ của lao động lành nghề
tại một quốc gia sẽ được thừa nhận bởi các
nước thành viên khác trong khu vực.
Trong lĩnh vực du lịch là Thỏa thuận
công nhận lẫn nhau về lao động du lịch
(MRA-TP). Theo đây - Tổng cục Du lịch
đã phổ biến các thông tin, tài liệu liên quan
đến MRA-TP ở các buổi hội thảo tại 3
miền, trên trang thông tin điện tử của Tổng
cục Du lịch và thông qua các Sở quản lý
du lịch tại địa phương, các doanh nghiệp
du lịch, cơ sở đào tạo và người lao động,
các cơ quan quản lý Nhà nước ở TW và
địa phương có liên quan. Trong khu vực
hiện đã hoàn thành xây dựng bộ tiêu chuẩn
nghề và giáo trình đào tạo du lịch chung
ASEAN cho 6 nghề du lịch thu hút nhiều
lao động nhất gồm lễ tân, buồng, phục vụ
nhà hàng, chế biến món ăn, điều hành du
lịch, đại lý lữ hành.
Được biết - Hiện tại ASEAN gấp rút
hoàn thiện các yếu tố đảm bảo cho MRA-
TP có hiệu lực và chính thức áp dụng vào
năm 2016. Tham gia vào quá trình này,
Việt Nam đã thực hiện đầy đủ các trách
nhiệm của nước thành viên. Ngành du lịch
cũng đã lựa chọn và đề cử nhân sự phù
hợp tham gia các chương trình đào tạo do
ASEAN tổ chức để phát triển đội ngũ Đào
tạo viên ASEAN và Đánh giá viên ASEAN
đối với các nghề buồng, chế biến món ăn,
lễ tân và phục vụ nhà hàng. Việt Nam cũng
tham gia xây đựng và phổ biến các tài liệu
hướng dẫn đào tạo và đánh giá lao động
du lịch theo các tiêu chuẩn nghề; giáo trình
đào tạo du lịch chung trong ASEAN.
Du lịch Việt Nam cũng đang xây dựng
và phát triển hệ thống tiêu chuẩn nghề du
lịch quốc gia (đã ban hành 8 bộ tiêu chuẩn
nghề quốc gia và đang trong quá trình
chuyển đổi 10 bộ tiêu chuẩn nghề du lịch
theo hệ thống VTOS do Liên minh châu Âu
hỗ trợ thành các bộ tiêu chuẩn nghề du lịch
quốc gia) để có đủ các bộ tiêu chuẩn phục
vụ so sánh và công nhận tương đương với
các tiêu chuẩn nghề chung trong ASEAN...
Theo nhấn mạnh của Phó Tổng cục
Trưởng Hà Văn Siêu, MRA-TP mở ra
nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ngành du lịch
Việt Nam trước nhiều thách thức mới. Để
tranh thủ được lợi ích từ MRA-TP và quá
trình hội nhập du lịch trong ASEAN đòi
hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng, chủ động của cơ
quan quản lý nhà nước về du lịch các cấp,
các doanh nghiệp, cơ sở đào tạo về du lịch
và người lao động.
Việc này cần thông qua hoạt động tăng
cường quản lý phát triển nguồn nhân lực,
tổ chức đào tạo, tự đào tạo, củng cố nội lực,
tăng tính cạnh tranh của các doanh nghiệp
và cơ sở đào tạo du lịch, đồng thời Việt
Nam cũng cần có các chính sách thu hút
và giữ chân nhân tài trong một môi trường
cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ của khu
vực ASEAN ■
DU LỊCH VIỆT NAM ĐÃ SẴN SÀNG
HỘI NHẬP CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN:
Hồng Ánh
Resort Vinpearlland Phú Quốc 5 sao
Lý Sơn biển đảo thiêng liêng đã
trở thành niềm tự hào của người
dân Đất Việt, với những giá trị lịch
sử thật quý giá và những nét đẹp cổ
truyền còn lưu giữ từ bao đời nay.
* Lưu giữ nhiều giá trị lịch sử
Lý Sơn thời nguyên thuỷ có tên là cù
lao Ré – đảo chủ yếu là đảo cây Ré”, là
huyện đảo duy nhất của Quãng Ngãi, nằm
về phía Đông Bắc, cách đất liền 15 hải lý.
Vào cuối kỷ Neogen (là một kỷ địa chất
của đại Tân Sinh) đầu đệ tứ, cách ngày
nay khoảng 25-30 triệu năm, đảo Lý Sơn
được hình thành do sự kiến tạo địa chấn
với sự phun trào nham thạch của núi lửa.
Hiện nay trên đảo có 5 hòn núi đều là
chứng tích của núi lửa đã phun trào. Sự
phun trào và tắt đi của núi lửa đã tạo nên
những cảnh quan thiên nhiên kỳ thú trên
đảo. Chúng còn trải trên bề mặt đảo ở phía
nam một lớp đất bazan màu mỡ thích hợp
cho nhiều loại cây trồng, đồng thời còn tạo
nên những rạng đá ngầm là điều kiện tốt
cho các loài thủy tộc sinh sống.
Kết quả khai quật, nghiên cứu khảo cổ
gần đây cho thấy cách đây khoảng 3000
năm, cư dân thời tiền sử thuộc văn hóa
Sa Huỳnh đã cư trú trên đảo Lý Sơn. Họ
sống quần cư dọc theo hai dòng suối nước
ngọt cổ (suối Ốc và suối Chình). Kinh tế
chủ yếu của họ là khai thác biển, món ăn
truyền thống là sò ốc và cá. Kế tục văn hóa
Sa Huỳnh là văn hóa Chăm pa – phát triển
từ những thế kỷ đầu công nguyên. Vết tích
văn hóa vật chất của họ được để lại qua các
dấu tích chứa trong tầng văn hóa lớp trên
của di chỉ Xóm Ốc và Suối Chình.
Cư dân Việt đến khai khẩn làng mạc
trên đảo vào khoảng cuối thế kỷ XVI - đầu
thế kỷ XVII. Họ là những ngư dân vùng
An Hải, Sa Kỳ của huyện Bình Sơn, Sơn
Tịnh. Bao gồm 15 ông tiền hiền của 15
dòng họ lớn, họ di cư ra đảo phân chia khu
vực cư trú ở phía đông và phía tây đảo Lý
Sơn. Trong buổi đầu ấy, người Việt trong
công cuộc khai phá lập làng đã gặp không
ít khó khăn về thời tiết, khí hậu và nạn giặc
Tàu Ô. Đến nay, một số di tích còn lưu lại
đã phản ánh sự chống chọi kiên cường
với giặc Tàu Ô để bảo vệ đảo của người
dân Lý Sơn: miếu Nàng Roi, chùa Hang,
sự tích đánh giặc Tàu Ô của ông Nguyễn
Văn Tuất,
Lịch sử đảo Lý Sơn còn gắn liền với
các khối cộng đồng cư dân khác đã sinh
sống trên đảo từ hàng nghìn năm trước.
Ba lớp cư dân Sa Huỳnh – Chăm pa – Việt
đã gắn bó chặt chẽ với sự hình thành và
phát triển của đảo Lý Sơn. Họ đã bảo vệ
chủ quyền hòn đảo và để lại nhiều di sản
văn hóa vô cùng giá trị đến nay vẫn được
bảo tồn và phát huy. Vào những năm đầu
thập kỷ 90, các thế lực thù địch ngoài nước
và bọn phản động trong nước tập trung
đánh phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ
quốc của nhân dân ta quyết liệt. Trong bối
cảnh đó Đảng và Chính Phủ ta nghiêm túc
phân tích và đánh giá đầy đủ vị trí chiến
lược quan trọng của Đảo Lý Sơn trên vùng
biển Việt Nam và chủ trương tách Lý Sơn
ra khỏi huyện Bình Sơn để thành lập một
huyện mới thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Ngày
01/01/1993 huyện Đảo Lý Sơn chính thức
được thành lập theo Quyết Định số 337/
HĐBT của Hội Đồng Bộ Trưởng (nay là
Chính Phủ).
Vai trò quan trọng đặc biệt của Hải
Đảo Lý Sơn về Kinh Tế - Xã Hội và chiến
lược an ninh quốc phòng đã đuợc khẳng
định. Đó là sự kiện đánh dấu một mốc son
lịch sử đối với Lý Sơn. Từ đây, mở ra cho
cán bộ, chiến sĩ và nhân dân Lý Sơn một
giai đoạn cách mạng mới, giai đoạn xây
dựng và bảo vệ Huyện Đảo Tiền Tuyến
của Tổ Quốc
* Mang đậm nét đẹp cổ truyền
Ngày nay, Lý Sơn đã trở thành danh
lam thắng cảnh được ví như thiên đàng và
có vị trí chiến lược hàng đầu của đất nước.
Đặt chân lên bến cảng Sa Kỳ chuẩn bị
bước lên tàu cao tốc sang trọng lướt sóng
nhìn xa xa thấp thoáng hòn núi Thới Lới,
Giếng Tiền, Hòn Vung lúc ẩn lúc hiện
thật thơ mộng miên man trong lòng cảm
giác mát rượi từ đáy lòng quên hết những
bộn bề toan tính với trần gian. Tận hưởng
không khí trong lành của gió biển và bầu
trời cao vời vợi mới hiểu hết tấm lòng
người quê xứ đảo.
Lý Sơn nổi tiếng với Đặc sản hành, tỏi:
Hành, Tỏi Lý Sơn có hương vị thơm ngon
hơn Hành, Tỏi các vùng khác. Thương hiệu
Hành, Tỏi Lý Sơn được vang xa trên thị
trường trong và ngoài nước. Ngoài ra trên
đảo còn có hải sản quí giá như: Đồn Đột,
Áo Tơi, Vú biển, Vích, Vảy (Đồi Mồi) và
nhiều loại tôm, cua, ốc, mực ngon không
kể siết. Từ võ ốc và san hô người dân chế
biến ra hàng trăm đồ mỹ nghệ sinh động
và ngộ nghĩnh. Đến Lý Sơn ngoài ẩm thực
hàng ngày, Lý Sơn còn có nhiều món ăn
đặc sản mà ít có nơi nào có được.
Chúng tôi bước lên bờ tàu cập với
những âm thanh rào rạt của hàng dừa
xanh cao vút, với những tiếng reo vui chào
đón người thân và du khách hoà vào tiếng
sóng biển nhịp nhàng êm ả như lọt vào
không gian lãng du:
“Ta về một chiều Lý Sơn
Bờ vai muối còn vương nồng
Nghe biển chiều dâng khát khao
Để nắng bên đồi xôn xao...
Ta về chiều nghe biển hát
Hang Câu ai chờ đợi ai
Giếng Tiền chợt dâng nỗi niềm
Cho lòng thêm yêu Lý Sơn
Chiều Lý Sơn (Trần Xuân Tiên)
Chúng tôi đặt chân tới đảo vào ngày 26
tháng chạp, đúng là lúc cư dân khắp mọi
VẪN NGHE BIỂN CHIỀU RÉO
GỌI LÝ SƠN ƠI! Trắc Long
xem tiếp bài trang 8
10 Số 107
(Tháng 3/2016)
Đánh giá về hoạt động của
ngành GTVT tại Hội nghị Tổng kết
4 năm thực hiện NQ số 13-NQ/
TƯ, công tác đầu tư xây dựng, nâng
cấp, mở rộng QL1A và đường Hồ
Chí Minh qua Tây Nguyên; Triển
khai nhiệm vụ năm 2016 của Bộ
GTVT, được tổ chức ngay trước
thềm Xuân mới Bính Thân 2016 -
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn
mạnh: Ngành GTVT nhiệm kỳ qua
có nhiều công trình giao thông được
xây dựng nhất, đồng bộ và hiện đại
nhất, ghi dấu ấn mạnh mẽ nhất.
Rõ ràng là với thực tế nỗ lực và
sáng tạo vượt khó, để khánh thành
hàng loạt công trình GT trọng điểm,
quan trọng - Sau khi nghe các báo
cáo về các nội dung trên cùng với
rất nhiều ý kiến của lãnh đạo các
ngành, các địa phương; Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng hoan nghênh
và đánh giá cao những nỗ lực mà
ngành GTVT đã vượt khó thành
công trong năm 2015.
*Nhiều điều NHẤT
Khẳng định 5 năm qua cả nước phát
triển lên một bước vượt bậc, trong đó có
đóng góp không nhỏ của ngành GTVT,
đặc biệt ở khâu đột phá huy động nguồn
lực đầu tư kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng
giao thông (HTGT) - Thủ tướng Nguyễn
Tấn Dũng đã khảng định: “Tự bản thân
mỗi người chúng ta đã nhìn thấy, bạn
bè quốc tế ở nước ngoài về cũng thấy, 5
năm qua, chúng ta làm được hơn 600km
cao tốc trong bối cảnh nền kinh tế chung
còn nhiều khó khăn. GT nông thôn cũng
thay đổi toàn diện”. Không chỉ có HTGT -
5 năm qua Ngành GTVT còn làm rất tốt
công tác tái cơ cấu vận tải, CPH doanh
nghiệp Nhà nước của Ngành GTVT. Đã
có 137 DN GT /514 DN của cả nước đã
được tái cơ cấu thành công, dẫn đầu các
bộ Ngành, làm đúng chủ trương và hiệu
quả, tạo nên sức lực và năng lượng mới
cho Ngành GTVT phát triển phù hợp với
điều kiện mới và tạo tiền đề quan trọng để
Ngành hội nhập thành công. 	 Trong
công tác cải cách hành chính và thủ tục
hành chính - Bộ GTVT cũng là “lá cờ”
đầu về việc tạo thuận lợi cho người dân và
DN một cách hiệu quả, thiết thực. Kiểm
soát TNGT cũng như góp phần khắc phục
tốt ùn tắc GT cũng có những bước tiến
đáng ghi nhận.
Dù thế nhiệm vụ năm 2016 và 5 năm
tới - Với ngành GTVT khá nặng nề: Khi
yêu cầu nâng cao năng lực, hiệu lực hiệu
quả quản lý Nhà nước của Ngành, nhất là
việc tập trung vào thể chế, cơ chế, chính
sách, tiếp tục cải cách thể chế chính sách
để ngành GTVT hội nhập tốt hơn, huy
động nguồn lực tốt hơn, tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho người dân và DN; Huy động
nhiều nguồn lực trong và ngoài nước vào
công tác phát triển HTGT và cập nhật quy
hoạch, kế hoạch, chiến lược đi liền chính
sách…không dễ dàng, đơn giản. Đặc biệt
là việc tập trung huy động các nguồn lực,
sử dụng có hiệu quả nguồn lực ngoài xã
hội để đầu tư kết cấu hạ tầng; phê duyệt
từng dự án cụ thể mới có thể thu hút được,
tạo mọi điều kiện cho nhà đầu tư. Khẳng
định: “Về Hàng không chúng ta đã ngang
tầm quốc tế; các cảng biển quan trọng
của đất nước đang được xây dựng; đường
thuỷ đã nâng cấp ở đồng bằng sông Hồng
và Đồng bằng SCL; đường bộ chúng ta
đã đi được bước dài; Bộ cần rà soát các
QL và hệ thống đường cao tốc; 5 năm tới
phải làm 2000km cao tốc, đây là công việc
đầy gian nan, không có cách nào khác là
phải huy động nguồn vốn từ mọi nguồn
lực. Bên cạnh đó cũng phải tập trung vào
đường tỉnh, huyện và GT nông thôn; Tiếp
tục rà soát lại từng dự án một, cập nhật
từng dự án từ TW đến quận huyện, phê
duyệt cho đồng bộ và hiệu quả; Nhất là
nâng cao hiệu quả năng lực vận tải (VT),
đảm bảo phát triển VT giảm giá thành, sức
cạnh tranh tăng hơn. Và tập trung tiếp tục
chỉ đạo để đảm bảo ATGT; kiềm chế ùn
tắc GT ; nâng cao chất lượng VT; tối đa an
toàn. Và tiếp tục hoàn thiện công tác tái
cơ cấu DN để hoạt động tốt hơn hiệu quả
hơn, phù hợp với yêu cầu của thời kỳ mới
- Thủ tướng đã chỉ đạo những nhiệm vụ
rất cụ thể Ngành GTVT phải hoàn thành
trong năm 2016 và 5 năm tới.
*Hoàn thành vượt các mục tiêu
Nghị quyết 13-NQ/TW của Đảng.
Một thực tế rất rõ ràng và rất dễ nhận
thấy: Kết cấu HTGT của đất nước ta đã có
những chuyển biến hết sức rõ nét trong
mấy năm qua - Nhất là trong năm 2015:
Nhiều công trình lớn, hiện đại đã được
đưa vào khai thác như các dự án mở rộng
QL1 và đường Hồ Chí Minh đoạn qua khu
vực Tây Nguyên; các đường cao tốc Hà
Nội - Thái Nguyên, Nội Bài - Lào Cai, Hà
Nội - Hải Phòng, TP. HCM - Long Thành
- Dầu Giây, Nội Bài - Nhật Tân; các cầu
lớn như Nhật Tân, Vĩnh Thịnh, Cổ Chiên,
Mỹ Lợi, Hạc Trì; tuyến Quản Lộ - Phụng
Hiệp, QL51, Nam Sông Hậu, QL80 Mỹ
Thuận - Vàm Cống; cảng cửa ngõ quốc tế
Cái Mép - Thị Vải; tuyến đường thủy kênh
Chợ Gạo; Nhà ga T2 Nội Bài, Pleiku, Đà
Nẵng...
Như vậy - Việc tập trung đầu tư phát
triển kết cấu HTGT có trọng tâm, trọng
điểm của Ngành GTVT đã góp phần tái
cơ cấu hợp lý lĩnh vực VT, kết nối hài hoà
các phương thức VT, phát huy thế mạnh
của từng phương thức (Theo hướng tăng
thị phần VT đường sắt, đường biển,
đường thủy nội địa và giảm thị phần VT
đường bộ), làm giảm chi phí VT, nâng
cao hiệu quả, chất lượng dịch vụ VT, qua
đó nâng cao năng lực cạnh tranh của nền
kinh tế. Các Báo cáo của Diễn đàn Kinh tế
thế giới (WEF) cho thấy, mức hữu dụng và
chất lượng cơ sở HTGT của Việt Nam năm
2015 đứng ở vị trí 67 - Tăng 36 bậc trong 5
năm qua (năm 2010 ở vị trí thứ 103).
Việc đầu tư phát triển đồng bộ kết cấu
HTGT được gắn liền với công tác tái cơ
cấu, sắp xếp đổi mới DNNN đã tạo điều
kiện tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các
DN; nâng cao một bước về năng lực quản
lý, điều hành và tổ chức sản xuất, kinh do-
anh của DN tham gia thi công; giúp cho
các DN sản xuất, kinh doanh có hiệu quả;
trong thi công, công tác bảo vệ môi trường
cũng có những bước cải thiện đáng kể.
Đặc biệt việc tập trung đầu tư kết cấu
HTGT tại các đô thị lớn và các trung tâm
kinh tế quan trọng được ngành GTVT
sáng suốt và quyết liệt triển khai trong 5
năm qua, nhất là năm 2015 - Đã góp phần
quan trọng giảm thiểu tối đa tình trạng
ùn tắc GT tại Hà Nội, TP. HCM (lĩnh vực
5 năm trước, dư luận xã hội đánh giá là
vấn nạn); TNGT giảm cả 3 tiêu chí về số
vụ, số người chết, số người bị thương, đặc
biệt lần đầu tiên sau nhiều năm đã giảm
số người chết do TNGT xuống dưới 9.000
người; hệ thống giao thông nông thôn có
bước phát triển mạnh mẽ, tạo nên kết nối
hiệu quả hơn giữa hệ thống kết cấu HTGT
TW và địa phương.
*Tiếp tục phát huy tốt hơn nữa
truyền thống 70 năm đi trước mở
đường.
Để tiếp tục thực hiện đạt hiệu quả cao
hơn nữa mục tiêu Nghị quyết đã đề ra, Bộ
GTVT xác định những nhiệm vụ trọng
tâm, nhất là trong phát triển kết cấu HTGT
giai đoạn từ năm 2016 -2020 là: Tập trung
đầu tư phát triển trên tất cả các lĩnh vực
đường bộ, đường sắt, hàng không, hàng
hải, đường thủy nội địa, GT địa phương...
Trong lĩnh vực đường bộ (ĐB). Song song
với việc khai thác hiệu quả các tuyến cao
tốc đã có, tiếp tục triển khai cũng như
chuẩn bị các thủ tục cần thiết để đầu tư xây
dựng các dự án đường cao tốc nhằm mục
tiêu đến năm 2020 có trên 2.000 QL thuộc
hệ thống vành đai phía Bắc, phía Tây Nam,
tuyến nối các Cảng biển Việt Nam với các
nước láng giềng; tiếp tục đầu tư đường ven
biển, đường hành lang và đường tuần tra
biên giới.
Đặc biệt - Được biết Ngành dự kiến
ngay trong tháng 1 và 2/2016 hoàn thành
14 công trình GT quan trọng. Theo công
bố của Bộ GTVT về danh mục các công
trình, dự án dự kiến khởi công, hoàn thành
và 1 công trình, dự án sẽ được khởi công
xây dựng: 1. Tiểu dự án xây dựng hầm
chui QL6 nút giao Thanh Xuân (ngày hoàn
thành 8/1/2016); 2. Tiểu dự án xây dựng
nút giao Trung Hòa hoàn chỉnh; 3. Dự án
xây dựng cầu Tân Phong tỉnh Nam Định;
4. Dự án nâng cao an toàn cầu đường sắt
trên tuyến Hà Nội - TP HCM; 5. Dự án
QL61 đoạn Cái Tư - Gò Quao, tỉnh Kiên
Giang; 6. Dự án đường HCM đoạn Bến
Nhất - Gò Quao, đoạn trùng với QL1 qua
Kiên Giang; 7. QL1 đoạn qua TP Tân An,
tỉnh Long An; 8. Dự án đầu tư xây dựng
cải tạo nâng cấp QL19 đoạn Km17+027-
Km50+00 trên địa phận tỉnh Bình Định
và đoạn Km108+00-Km131+300 trên địa
phận tỉnh Gia Lai; 9. Dự án xây dựng đài
kiểm soát không lưu - Cảng hàng không
Cát Bi; 10. Dự án cầu Hòa Trung, tỉnh Cà
Mau; 11. Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn
Năm Căn - Đất Mũi tỉnh Cà Mau; 12. Dự
án nâng cấp mạng lưới giao thông tiểu
vùng Mê Kông mở rộng (GMS) phía Bắc
thứ 2 (Nâng cấp QL217, tỉnh Thanh Hóa)
- Giai đoạn 1; 13. Đầu tư xây dựng nhà ga
hành khách - Cảng hàng không Thọ Xuân
(30/1/2016); 14. Dự án đầu tư và khai thác
các trạm VHF Trường Sa Lớn và Song Tử
Tây (trong tháng 1/2016)…
Đồng thời - Tập trung nâng cấp các
tuyến đường sắt hiện có; cải tạo, nâng cấp
để nâng cao năng lực, chất lượng VT các
tuyến đường sắt phía Bắc; từng bước xóa
bỏ các giao cắt đồng mức giữa đường bộ
và đường sắt, ưu tiên xây dựng nút giao
khác mức tại nơi có lưu lượng giao GT
lớn. Nghiên cứu phương án xây dựng mới
đường sắt đôi tốc độ cao trên trục Bắc -
Nam, khổ 1.435 mm, điện khí hóa, giai
đoạn đầu khai thác với tốc độ 160 - 200
km/h. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để
xây dựng trước những đoạn tuyến có nhu
cầu VT lớn, như đoạn Hà Nội - Vinh, TP.
HCM - Nha Trang, Lào Cai - Hà Nội - Hải
Phòng.
Và việc tập trung đầu tư nâng cấp đồng
bộ, hiện đại các Cảng hàng không quốc tế;
xây dựng các công trình để khai thác an
toàn, có hiệu quả các Cảng Hàng không
khác, đưa tổng năng lực thông qua tại các
Cảng Hàng không đạt khoảng 100 triệu
hành khách/năm (tăng khoảng 1,5 lần so
với năm 2015). Triển khai đầu tư Cảng
Hàng không Quốc tế Long Thành, phấn
đấu hoàn thành vào năm 2023 sớm hơn
2 năm so với mục tiêu Nghị quyết Quốc
hội đề ra…Cũng là mục tiêu trọng tâm
mà ngành GTVT đã đặt ra và quyết tâm,
quyết liệt thực hiện, với tinh thần “Tiếp
tục phát huy tốt hơn nữa truyền thống
70 năm đi trước mở đường. Tiếp tục lao
động sản xuất, cống hiến để xây dựng một
ngành GTVT phát triển bền vững, đóng
góp vào sự phát triển của đất nước”, đúng
như tinh thần nguyên Bộ trưởng Đinh La
Thăng (hiện là Ủy viên Bộ Chính trị-Bí
thư Thành ủy Tp. Hồ Chí minh) đã nhấn
mạnh trước thềm Đại hội Đảng XII- Khi
cả nước tưng bừng đón chào Xuân mới
Bính Thân-2016 ■
GIAO THÔNG VẬN TẢI VIỆT NAM:
NHỮNG BỨT PHÁ ẤN TƯỢNG KHI HỘI NHẬP
Hồng Ánh
Nhiều công trình giao thông lớn, hiện đại đã được đưa vào khai thác
Mekong 2 2016
Mekong 2 2016
Mekong 2 2016
Mekong 2 2016
Mekong 2 2016
Mekong 2 2016
Mekong 2 2016
Mekong 2 2016
Mekong 2 2016
Mekong 2 2016
Mekong 2 2016
Mekong 2 2016
Mekong 2 2016
Mekong 2 2016
Mekong 2 2016
Mekong 2 2016
Mekong 2 2016
Mekong 2 2016
Mekong 2 2016
Mekong 2 2016
Mekong 2 2016
Mekong 2 2016
Mekong 2 2016
Mekong 2 2016
Mekong 2 2016
Mekong 2 2016

More Related Content

What's hot (20)

162
162162
162
 
So 146 chuyen in
So 146 chuyen inSo 146 chuyen in
So 146 chuyen in
 
Mekong 110 29 3
Mekong 110 29 3Mekong 110 29 3
Mekong 110 29 3
 
161
161161
161
 
Thời báo MêKông tháng 06/2013
Thời báo MêKông tháng 06/2013Thời báo MêKông tháng 06/2013
Thời báo MêKông tháng 06/2013
 
Mk so 119 chuyen in
Mk so 119 chuyen inMk so 119 chuyen in
Mk so 119 chuyen in
 
C huyen in so 123
C huyen in so 123C huyen in so 123
C huyen in so 123
 
170 (1)
170 (1)170 (1)
170 (1)
 
172
172172
172
 
151 chuyen in
151 chuyen in151 chuyen in
151 chuyen in
 
134
134134
134
 
So 122 chuan in
So 122 chuan inSo 122 chuan in
So 122 chuan in
 
173
173173
173
 
169 in
169 in169 in
169 in
 
144 chuyen in
144 chuyen in144 chuyen in
144 chuyen in
 
Mekong 112
Mekong 112Mekong 112
Mekong 112
 
176
176176
176
 
135p
135p135p
135p
 
129
129129
129
 
143
143143
143
 

Similar to Mekong 2 2016

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1131 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1131 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1131 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1131 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1142 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1142 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1142 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1142 -vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1133 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1133 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1133 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1133 - vanhien.vnPham Long
 
Mekong 10 2015
Mekong 10 2015Mekong 10 2015
Mekong 10 2015Hán Nhung
 
Mekong tet 2014
Mekong tet 2014Mekong tet 2014
Mekong tet 2014Hán Nhung
 
Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1080 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1080 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1080 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1080 - vanhien.vnPham Long
 
Mekong 12 2015
Mekong 12 2015Mekong 12 2015
Mekong 12 2015Hán Nhung
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1172 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1172 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1172 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1172 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1153 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1153 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1153 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1153 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1114
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1114Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1114
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1114Pham Long
 
So 127 chuyen in
So 127 chuyen inSo 127 chuyen in
So 127 chuyen inHán Nhung
 

Similar to Mekong 2 2016 (20)

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1131 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1131 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1131 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1131 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1142 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1142 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1142 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1142 -vanhien.vn
 
Mekong 7 2015
Mekong 7 2015Mekong 7 2015
Mekong 7 2015
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1133 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1133 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1133 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1133 - vanhien.vn
 
177
177177
177
 
Mekong 10 2015
Mekong 10 2015Mekong 10 2015
Mekong 10 2015
 
Mekong 9 2015
Mekong 9 2015Mekong 9 2015
Mekong 9 2015
 
Mekong tet 2014
Mekong tet 2014Mekong tet 2014
Mekong tet 2014
 
Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1080 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1080 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1080 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1080 - vanhien.vn
 
Mekong 12 2015
Mekong 12 2015Mekong 12 2015
Mekong 12 2015
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1172 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1172 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1172 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1172 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
 
181a
181a181a
181a
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
 
178
178178
178
 
150 chuyen in
150 chuyen in150 chuyen in
150 chuyen in
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1153 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1153 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1153 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1153 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1114
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1114Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1114
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1114
 
So 127 chuyen in
So 127 chuyen inSo 127 chuyen in
So 127 chuyen in
 

More from Hán Nhung

More from Hán Nhung (12)

184
184184
184
 
183 in
183 in183 in
183 in
 
Chương trình tặng quà cao sâm
Chương trình tặng quà cao sâmChương trình tặng quà cao sâm
Chương trình tặng quà cao sâm
 
180
180180
180
 
171
171171
171
 
174
174174
174
 
167
167167
167
 
163 chuyen in
163 chuyen in163 chuyen in
163 chuyen in
 
160 chuyen in
160 chuyen in160 chuyen in
160 chuyen in
 
Tan xuan
Tan xuanTan xuan
Tan xuan
 
M ekong 137 in
M ekong 137 inM ekong 137 in
M ekong 137 in
 
136 p
136 p136 p
136 p
 

Mekong 2 2016

  • 1. Số 107 Tháng 3/2016 Phó Tổng cục Trưởng Tổng cục Du lịch Hà Văn Siêu - Tại cuộc họp báo, cuối năm 2015 tại Hà Nội - Đã cho biết về tình hình triển khai Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về lao động du lịch trong ASEAN (MRA-TP), hướng tới Cộng đồng ASEAN. Theo khẳng định của ông Hà Văn Siêu, theo lộ trình, khi Việt Nam chính thức gia nhập Cộng đồng ASEAN, bên cạnh các trụ cột an ninh-chính trị và văn hóa-xã hội tạo nên Cộng đồng ASEAN thì trụ cột kinh tế là hết sức quan trọng. Sự phát triển của kinh tế là tiền đề thúc đẩy việc thực hiện hai trụ cột còn lại. Bởi hội nhập kinh tế sẽ tạo bước ngoặt đánh dấu sự hội nhập khu vực một cách toàn diện của các nền kinh tế Đông Nam Á... Trang 9 BÁO THỜI BÁO MEKONG: MANG QUÀ TẾT ĐẾN NGƯỜI NGHÈO... Trang 5 VẪN NGHE BIỂN CHIỀU RÉO GỌI LÝ SƠN ƠI! Trang 9 SẴN SÀNG NGUỒN NHÂN LỰC CHO ĐBSCL CẤT CÁNH Trang 30 KHU VỰC TÂY BẮC ĐÀ NẴNG: HƯỚNG MỞ MỚI CHO MỘT... Trang 15 VEDAN VIỆT NAM ĐẠT NHÃN HIỆU HÀNG VIỆT NAM CHẤT LƯỢNG CAO GIAO THÔNG VẬN TẢI VIỆT NAM: NHỮNG BỨT PHÁ ẤN TƯỢNG KHI HỘI NHẬP Công ty cổ phần hữu hạn Vedan Việt Nam vừa được trao tặng chứng nhận nhãn hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2016, với các sản phẩm gia vị... Đánh giá về hoạt động của ngành GTVT tại Hội nghị Tổng kết 4 năm thực hiện NQ số 13- NQ/TƯ, công tác đầu tư xây dựng, nâng cấp, mở rộng QL1A...Trang 36 Trang 10 Hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN: Du lịch Việt Nam đã sẵn sàng Tân Xuân Bính Thân 2016
  • 2. 02 Số 107 (Tháng 3/2016) Báo cáo chính trị trình Đại hội XII chẳng những đánh giá nhiệm vụ của nhiệm kỳ XI, mà còn đánh giá 30 năm đổi mới, tổng kết thực tiễn, rút ra bài học để xác định phương hướng tiếp tục đổi mới. 3 0 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Từ một đất nước lạc hậu, đói nghèo và trở thành một quốc gia có vị thế trên trường quốc tế. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số hạn chế cần sớm được khắc phục. Theo ông Bùi Quang Vinh, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Việt Nam từng có một vị thế rất đáng nể trong khu vực về dân số và kinh tế; lớn hơn cả Philippines và Myanmar cộng lại, gấp 1,5 lần Thái Lan... Thu nhập bình quân ngang bằng thu nhập bình quân của thế giới. Còn thành tựu lớn nhất của 30 năm đổi mới (1986-2016) là chuyển được nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường, tạo ra sức sống mới cho nền kinh tế, làm thay đổi căn bản cuộc sống của người dân. Từ 1986 đến nay, thu nhập bình quân đầu người tăng 4 lần, số hộ nghèo từ trên 50% giảm xuống còn dưới 5%. Tuy vậy, bên cạnh những thành tựu không thể phủ nhận, Việt Nam hiện đang thua kém một số quốc gia trong khu vực và thế giới có cùng điều kiện. “Nay mức thu nhập của người dân chưa tới một phần năm bình quân toàn cầu và tương đương 1/3 Thái Lan”, ông Vinh bày tỏ lo ngại. Chúng ta đã có 70 năm độc lập, 40 năm hòa bình thống nhất, việc đổi mới thể chế kinh tế cũng đã đạt được những thành quả đáng nể. Một hệ thống chính trị phù hợp với nền kinh tế kế hoạch hoá trước đây, đặc biệt là trong hoàn cảnh chiến tranh, nay đã không còn phù hợp với nền kinh tế thị trường, thậm chí còn là rào cản, trở ngại cho sự phát triển. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 được thông qua tại Đại hội Đảng lần thứ XI nói rằng đổi mới chính trị phải đi đôi với đổi mới kinh tế, và khẳng định Việt Nam đã tích cực đổi mới thể chế kinh tế... Theo ông Đặng Ngọc Tùng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, nhu cầu bức thiết là phải đổi mới hệ thống chính trị, mà trực tiếp là hệ thống tổ chức Công đoàn Việt Nam. Những vấn đề bức xúc trong giai cấp công nhân và hoạt động của công đoàn, như công nhân, người lao động phải làm việc với cường độ rất cao, điều kiện lao động ít được cải thiện, tai nạn lao động gia tăng; thu nhập thấp, đời sống gặp vô vàn khó khăn; Trình độ học vấn, chuyên môn nghề nghiệp, giác ngộ chính trị, ý thức tổ chức kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp và sự am hiểu chính sách pháp luật của công nhân, người lao động còn hạn chế. Trong hoàn cảnh đó, điều ông Tùng lo ngại và cảnh báo là, khi các Hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) có hiệu lực, có thể sẽ xuất hiện những “Công đoàn độc lập” thách thức tổ chức Tổng LĐLĐ Việt Nam... Toàn Đảng, toàn dân đang hy vọng sau Đại hội XII của Đảng, sẽ tiếp tục mở ra công cuộc đổi mới nữa, một cách toàn diện hơn, để đưa đất nước vào một thời kỳ phát triển mới ■ Sự Thôi Thúc Của Đổi Mới Minh Sơn LTS: Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước đến thăm và chúc tết đại biểu đại diện 54 dân tộc trên toàn quốc về góp mặt tại ngày hội “Sắc xuân trên mọi miền tổ quốc”, được tổ chức tại Làng văn hóa - du lịch các dân tộc Việt Nam (Bộ VHTTDL), ngày 18/02/2016. Cùng đi với Chủ tịch nước còn có các đồng chí: Trương Thị Ngọc Ánh, Phó Chủ tịch Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Triệu Thị Nái, Giàng A Chu, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội; Hoàng Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các Thứ trưởng và đại diện lãnh đạo một số đơn vị thuộc Bộ VHTT-DL; Văn phòng Chủ tịch nước, lãnh đạo một số địa phương; đồng bào đại diện cho cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam; lưu học sinh Lào, Campuchia đang học tập tại Trường Hữu nghị T78, T80; sĩ quan, học viên quân đội; kiều bào, các chức sắc tôn giáo… C hủ tịch nước Trương Tấn Sang thay mặt Đảng, Nhà nước đã gửi tới toàn thể đồng bào các dân tộc anh em, đồng chí và chiến sĩ cả nước cũng như đồng bào ta ở nước ngoài những lời chúc tốt đẹp nhất, chúc khối đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam không ngừng củng cố và phát triển, mong muốn tất cả cộng đồng các dân tộc anh em trên Tổ quốc Việt Nam thân yêu đều có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Chủ tịch nước cũng khẳng định: Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam là “Ngôi nhà chung” của cộng đồng 54 dân tộc anh em giữa lòng thủ đô Hà Nội, là nơi gặp gỡ và cùng hoà mình trong lễ hội truyền thống của đồng bào, nơi bảo tồn phát huy truyền thống văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Nhân dịp này, đại diện một số dân tộc trên mọi miền tổ quốc đã gửi đến Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đại biểu những lời chúc tốt đẹp và bày tỏ niềm cám ơn sâu sắc nhất. Đại diện các dân tộc cũng bày tỏ những mong muốn, nguyện vọng của dân tộc mình lên Đảng, Nhà nước. Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước tiếp thu tâm tư bà con và trực tiếp chỉ đạo các Đơn vị/Ban/Ngành nhanh chóng ng- hiên cứu - xử lý. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đặc biệt quan tâm nguyện vọng được công nhận là dân tộc riêng của nhánh Paco thuộc dân tộc Tà Ôi (H.A lưới – T. Thừa Thiên Huế) do đại biểu của dân tộc Paco - Hồ Văn Hạnh giãi bày. Ông Nguyễn Văn Nhân - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Lào thay mặt tập thể doanh nhân, kiều bào tại nước ngoài gửi lời cám ơn sâu sắc và lời chúc tốt đẹp nhất đến Chủ tịch nước, Lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng các đại biểu. Trong năm qua, hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng, Nhà nước, cộng đồng người Việt Nam tại nước ngoài nói chung, khối doanh nghiệp Việt đầu tư ra nước ngoài nói riêng, cụ thể doanh nghiệp, kiều bào tại Lào đã có những hoạt động có hiệu quả, góp phần nâng cao vị thế Việt Nam trên trường Quốc tế cũng như đóng góp phát triển đất nước. Ngoài ra, Chủ tịch nước và các đại biểu tham dự đã nghe Thứ trưởng Bộ VHTT- DL Nguyễn Ngọc Thiện báo cáo kết quả thực hiện dự án Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam trong những năm qua và bày tỏ nguyện vọng mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của Chủ tịch nước để Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sớm được đầu tư hoàn thiện, đi vào khai thác đồng bộ, hiệu quả hơn, đáp ứng lòng mong mỏi của đồng bào 54 dân tộc và xứng đáng với sự quan tâm của Lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Trong khuôn khổ chương trình, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tặng quà các dân tộc, trồng cây lưu niệm tại khu dân tộc Khmer và tham gia lễ hội Lồng Tồng của dân tộc Tày. Đại biểu đại diện các dân tộc có mặt tại chương trình đã gửi đến Chủ tịch những món quà đặc trưng văn hóa của mình và lời cám ơn sâu sắc nhất ■ CHỦ TỊCH NƯỚC TRƯƠNG TẤN SANG THĂM - CHÚC TẾT CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM Hoàng Nam - Ngàn Thương Chủ Tịch nước Trương Tấn Sang cùng Bộ trưởng Bộ VHTT-DL Hoàng Anh Tuấn chụp ảnh lưu niệm cùng đại diện Cộng đồng các dân tộc Việt Nam Chủ Tịch nước Trương Tấn Sang chúc Tết đồng bào dân tộc Tày tại lễ hội Lồng Tồng
  • 3. 03Số 107 (Tháng 3/2016) Chiều 16/2 (giờ địa phương), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời California về nước, kết thúc tốt đẹp chuyến tham dự Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN - Hoa Kỳ tổ chức tại Sunnylands, bang California, Hoa Kỳ từ ngày 15-16/2. Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN-Hoa Kỳ là Hội nghị Cấp cao đầu tiên giữa ASEAN và một nước đối tác ngay sau khi ASEAN hình thành Cộng đồng và cũng là Hội nghị Cấp cao ASEAN-Hoa Kỳ đầu tiên được tổ chức tại Hoa Kỳ. *Dấu mốc mới trong quan hệ đối tác chiến lược ASEAN-Hoa Kỳ Hội nghị là một dấu mốc mới trong quan hệ đối tác chiến lược ASEAN-Hoa Kỳ, đồng thời thể hiện vai trò và vị thế quốc tế ngày càng cao của ASEAN cũng như mong muốn của các quốc gia thành viên ASEAN tranh thủ sự hợp tác của các đối tác trong việc duy trì hòa bình, an ninh khu vực, giữ được mức tăng trưởng cao, bền vững, thúc đẩy liên kết kinh tế và ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN. Thông qua Hội nghị, Hoa Kỳ mong muốn nâng tầm hợp tác thiết thực hơn, khẳng định sự cam kết lâu dài đối với khu vực Đông Nam Á cũng như tổ chức ASEAN, gửi thông điệp mạnh tới công chúng Hoa Kỳ về lợi ích chiến lược của Hoa Kỳ gắn với hòa bình, an ninh và thịnh vượng ở Đông Nam Á. Tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng các nhà lãnh đạo ASEAN và Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã tham dự các phiên thảo luận về chủ đề “Thúc đẩy thịnh vượng khu vực theo hướng phát huy tinh thần kinh doanh và sáng tạo”; thảo luận về chủ đề bảo vệ hòa bình, thịnh vượng và an ninh ở châu Á – Thái Bình Dương; tham dự phiên ăn tối làm việc và thảo luận về chủ đề viễn cảnh chiến lược khu vực. Thời gian tại Hoa Kỳ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã hội kiến Tổng thống Hoa Kỳ Barak Obama; tiếp xúc song phương với Tổng thống Indonesia Joko Widodo, Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha; cùng các nhà lãnh đạo ASE- AN và Hoa Kỳ gặp gỡ, trao đổi với đại diện một số tập đoàn hàng đầu của Hoa Kỳ như IBM, Microsoft, Cisco… nhằm đưa ra các đề xuất và tìm kiếm các biện pháp thúc đẩy nền kinh tế số và sự hợp tác, hỗ trợ của các công ty Hoa Kỳ đối với các doanh nghiệp công nghệ thông tin của các nước ASEAN… *Triển khai hiệu quả các chương trình hợp tác giữa ASEAN và Hoa Kỳ Trong phát biểu tại thảo luận về chủ đề “Thúc đẩy thịnh vượng khu vực theo hướng phát huy tinh thần kinh doanh và sáng tạo”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh là một thành viên tích cực, trách nhiệm của ASEAN, Việt Nam đã nỗ lực đóng góp vì Cộng đồng ASEAN và sự phát triển thịnh vượng ở khu vực. Sau 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng về phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ, công bằng xã hội. Trong giai đoạn tới, Việt Nam sẽ đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, đồng thời tích cực triển khai chính sách hội nhập quốc tế sâu rộng…trong đó có Cộng đồng Kinh tế ASEAN, Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) là những khuôn khổ then chốt. Nhấn mạnh tầm quan trọng chiến lược của quan hệ ASEAN-Hoa Kỳ đối với hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị thời gian tới hai bên cần triển khai hiệu quả các chương trình hợp tác đã thỏa thuận, nhất là Kế hoạch hành động ASEAN-Hoa Kỳ giai đoạn 2016-2020; gia tăng các hoạt động hợp tác, đầu tư; chia sẻ kinh nghiệm khởi nghiệp, tri thức, công nghệ giữa các doanh nghiệp ASEAN và Hoa Kỳ nhằm hỗ trợ ASEAN xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho đổi mới, sáng tạo, năng động, nâng cao năng lực trong lĩnh vực công nghệ thông tin và phát triển bền vững… *Quan tâm vấn đề Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế Tại thảo luận về chủ đề bảo vệ hòa bình, thịnh vượng và an ninh ở châu Á – Thái Bình Dương…các nhà lãnh đạo nhất trí đánh giá tình hình khu vực hiện nay đang có những diễn biến phức tạp...Tình hình căng thẳng gần đây tại Biển Đông, bán đảo Triều Tiên… là những vấn đề được nhiều nước quan tâm, chia sẻ tại hội nghị. Trong bối cảnh đó, các nước đều nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ đối tác chiến lược ASEAN-Hoa Kỳ, nhất là trong thúc đẩy thịnh vượng khu vực và giải quyết các thách thức xuyên quốc gia. Các nhà lãnh đạo ASEAN va Hoa Kỳ đã nhất trí thông qua Tuyên bố chung, trong đó khẳng định các nguyên tắc mang tính định hướng cho quan hệ ASEAN-Hoa Kỳ giai đoạn tới. Tuyên bố nhấn mạnh ASEAN và Hoa Kỳ sẽ tiếp tục đề cao các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, Hiến chương LHQ và Hiến chương ASEAN, ủng hộ xây dựng trật tự khu vực và quốc tế dựa trên luật lệ, cam kết giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hoà bình, không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực… đảm bảo an ninh, an toàn hàng hải, hàng không phù hợp với các nguyên tắc được thừa nhận rộng rãi của luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước của LHQ về Luật Biển năm 1982. Tổng thống Obama khẳng định Hoa Kỳ coi trọng quan hệ hợp tác với ASEAN cũng như từng quốc gia thành viên, ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực đang định hình...Các nước ASEAN đánh giá cao quan hệ đối tác chiến lược với Hoa Kỳ, mong muốn hợp tác sâu rộng trên nhiều mặt, tranh thủ sự hỗ trợ của Hoa Kỳ… nhằm xây dựng các nền kinh tế năng động, cởi mở, cạnh tranh… tạo công ăn việc làm, đổi mới và sáng tạo. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã chia sẻ quan ngại sâu sắc về những diễn biến phức tạp vừa qua tại Biển Đông, đặc biệt là những hành động làm thay đổi nguyên trạng, tăng cường quân sự hóa, đe dọa hòa bình, an ninh, an toàn hàng hải, hàng không ở khu vực. Đồng thời nhấn mạnh các quốc gia cần ưu tiên xây dựng lòng tin chiến lược, tăng cường đối thoại và hợp tác, đề cao việc tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Luật Biển năm 1982…Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hoan nghênh sự ủng hộ tích cực, xây dựng của Hoa Kỳ và các đối tác nói chung đối với lập trường của ASEAN trong xử lý các vấn đề an ninh khu vực, trong đó có vấn đề Biển Đông. Và đánh giá tích cực những tiến triển và kết quả quan trọng đạt được trong quan hệ đối tác ASEAN-Hoa Kỳ thời gian qua, mong muốn hai bên phối hợp triển khai hiệu quả Kế hoạch hành động ASEAN-Hoa Kỳ giai đoạn 2016- 2020… Chuyến tham dự Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN-Hoa Kỳ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Đoàn Việt Nam một lần nữa khẳng định vai trò chủ động, tích cực và có trách nhiệm của Việt Nam trong ASEAN đồng thời khẳng định sự nỗ lực của Việt Nam góp phần đưa quan hệ Đối tác chiến lược ASEAN-Hoa Kỳ đi vào thực chất, hiệu quả… Bên cạnh đó, về quan hệ song phương, tại cuộc hội kiến giữa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tổng thống Hoa Kỳ Barak Obama, hai nhà lãnh đạo đã trao đổi về các lĩnh vực hợp tác quan trọng giữa hai nước cũng như trao đổi các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm; khẳng định thiện chí, sự nỗ lực chung của cả bên trong tăng cường lòng tin…quan hệ đối tác hợp tác toàn diện Hoa Kỳ-Việt Nam trên các lĩnh vực ■ tómlượctheoNguyễn Hoàng/chinhphu.vn Thủ Tướng Kết Thúc Tốt Đẹp Chuyến Tham Dự Hội Nghị ASEAN-Hoa Kỳ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hội kiến Tổng thống Hoa Kỳ Barck Obama P/V
  • 4. 04 Số 107 (Tháng 3/2016) Sáng 2/1, tại tỉnh Xiangkhouang, Bắc Lào, Lễ động thổ dự án Bệnh viện Hữu nghị Xiangkhouang đã diễn ra. Đây là dự án phát triển hạ tầng y tế lớn nhất từ trước đến nay của Việt Nam tại Bắc Lào, được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Việt Nam dành tặng Chính phủ và nhân dân Lào. Đ ược xây dựng trên khu đất 2,5ha, với tổng mức đầu tư khoảng 400 tỷ đồng, dự án do tỉnh Nghệ An làm chủ đầu tư với quy mô 200 giường bệnh; cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác khám, chữa bệnh của nhân dân tỉnh Xiangkhouang, cùng chương trình đào đạo bồi dưỡng và tập huấn cho các y, bác sỹ của Lào tại Bệnh viện. Phát biểu tại lễ động thổ hai dự án trên, ông Nguyễn Chí Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Phó Chủ tịch Phân ban Hợp tác Việt Nam-Lào, nhấn mạnh: Tiếp nối truyền thống quý báu của hai dân tộc, mặc dù còn rất nhiều khó khăn, việc Chính phủ Việt Nam dành một khoản tiền lớn để xây dựng Bệnh viện Hữu nghị Xiangkhouang thể hiện sự quan tâm của Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam trong việc tăng cường chăm sóc sức khỏe cho nhân dân các dân tộc Lào; đồng thời, thể hiện quyết tâm của hai Chính phủ, hai Ủy ban Hợp tác trong việc đẩy mạnh thực hiện Chiến lược hợp tác Việt Nam-Lào tại hai tỉnh Xiangkhouang và Houaphanh. Thay mặt Chính phủ Việt Nam và Ủy ban Hợp tác Việt Nam-Lào, ông Nguyễn Chí Dũng yêu cầu các đơn vị thực hiện dự Dự án Bệnh viện Hữu nghị tỉnh Xiangk- houang cần phải đạt được mục tiêu mà hai Chính phủ, hai Ủy ban hợp tác mong muốn. Ngoài việc tạo cơ sở vật chất phục vụ tốt công tác khám, chữa bệnh, từng bước hoàn thiện và hiện đại hóa hệ thống y tế của tỉnh, đáp ứng và nâng cao yêu cầu, điều kiện chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, dự án phải là công trình có kiến trúc hiện đại, hài hòa với nét văn hóa và kiến trúc của Lào, là biểu tượng của mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào. Bí thư-Tỉnh trưởng tỉnh Xiangk- houang, ông Somkot Mangnomek nhấn mạnh: Bệnh viện Hữu nghị Xiangk- houang là một món quà vô cùng quý giá, chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc của hai nước được tổ chức vào đầu năm 2016, thể hiện sự quan tâm sâu sắc trước sau như một của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam anh em đối với nhân dân Lào nói chung và nhân dân các dân tộc Lào tại tỉnh Xiangkhouang nói riêng. Ông Somkot Mangnomek khẳng định dự án sẽ góp phần to lớn vào công cuộc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Xiangk- houang cũng như sự phát triển của ngành y tế Lào; Góp phần tạo ra bước tiến mới để giúp Lào hoàn thành mục tiêu Thiên niên kỷ về phát triển trong năm 2020, cũng như Chương trình hành động cải tổ ngành y tế của đất nước Lào trong những năm tới; Cam kết sẽ sử dụng hiệu quả những trang thiết bị y tế hiện đại, đồng bộ, áp dụng khoa học công nghệ vào việc khám chữa bệnh cho nhân dân tỉnh Xiangkhouang và các tỉnh lân cận. Nhân dịp này, tỉnh Nghệ An đã trao tặng 100 triệu đồng cho Hội hiến máu nhân đạo tỉnh Xiangkhouang để giúp đỡ các bệnh nhân trên địa bàn tỉnh. Trước đó, Thứ trưởng Nguyễn Chí Dũng cùng đoàn đại biểu Việt Nam đã tới đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm Liên minh chiến đấu Việt-Lào tại tỉnh Xiangk- houa ■ VIỆT NAM GIÚP LÀO XÂY DỰNG BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ XIANGKHOUANG Bộ Lễ nghi và Tôn giáo Campuchia, chính quyền tỉnh Kampong Chhnang cùng với Cơ quan Tùy viên Quốc phòng Việt Nam tại Campuchia đã khởi công trùng tu Đài tưởng niệm Quân tình nguyện Việt Nam và Đài độc lập tại tỉnh Kampong Chhnang. Đ ây là một phần của Dự án trùng tu các Đài tưởng niệm Quân tình nguyện Việt Nam được thực hiện theo thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao hai nước. Tháng 8 năm ngoái, Đoàn đại biểu cấp cao Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam đã tiến hành khảo sát tại 9 tỉnh thành của Campuchia, những địa phương có Đài tưởng niệm Quân tình nguyện Việt Nam để thảo luận và triển khai dự án án trên. Phát biểu tại buổi lễ, ông Chhu Chan Deon, Tỉnh trưởng, Chủ tịch Mặt trận Đoàn kết Phát triển Tổ quốc Campuchia tỉnh Kampong Chhnang tái khẳng định ý nghĩa to lớn của ngày mùng 7 tháng Giêng (7/1/1979), ngày quân và dân Campuchia với sự giúp đỡ tận tình, kịp thời của Quân tình nguyện Việt Nam đã đứng lên lật đổ chế độ diệt chủng Khmer Đỏ, mang lại sự hồi sinh và phát triển như ngày hôm nay cho đất nước Chùa Tháp. Việc tôn tạo, trùng tu tượng đài cho đẹp hơn là việc làm cần thiết tương xứng với ý nghĩa là biểu tượng của tình đoàn kết hữu nghị giữa Campuchia và Việt Nam. Đài tưởng niệm tại Kampot được xây dựng từ năm 1988 và đến nay đã xuống cấp theo thời gian, giống như tại một số địa phương khác. Dự án trùng tu các tượng đài tại tỉnh Kampong Chhnang do Chính phủ Việt Nam hỗ trợ với kinh phí 350.000 USD. Trước đó, ngày 20/1, tại tỉnh Kampot, chính quyền tỉnh cùng Bộ Lễ nghi Tôn giáo Campuchia đã tiến hành khởi công trùng tu Đài tưởng niệm Quân tình nguyện Việt Nam tại tỉnh này. Phát biểu tại buổi lễ, Đại tá Nguyễn Anh Dũng, Tùy viên Quốc phòng Việt Nam tại Cam- puchia cho biết đây là một trong 4 Đài tưởng niệm được tôn tạo, trùng tu trong tháng Giêng này, sau đó sẽ tiếp tục trùng tu 12 Đài tưởng niệm còn lại tại các địa phương khác của Campuchia. Tại buổi lễ, Tỉnh trưởng Kampot, ông Neak Sovanari đã đánh giá cao sự giúp đỡ hỗ trợ của chính phủ và quân đội Việt Nam đối với nguời dân Campuchia trong quá khứ và hiện tại. Việc tu sửa tượng đài Quân tình nguyện tại Kampot là một hành động thiết thực củng cố và vun đắp mối quan hệ đoàn kết hữu nghị giữa nhân dân hai nước ngày càng tốt đẹp ■ Campuchia: Trùng tu đài tưởng niệm quân tình nguyện Việt Nam Hoàng Thiên Minh Sơn
  • 5. 05Số 107 (Tháng 3/2016) Những hoạt động xã hội, mang tính nhân văn “Hạnh phúc là sẻ chia”, đúng như slogan của TW Hội Phát triển Hợp tác Kinh tế Việt Nam - Lào - Campuchia - Luôn là mục tiêu hướng tới trong nhiều hoạt động của Báo Thời báo MeKong, kể từ khi thành lập đến nay, đặc biệt mỗi khi Tết đến, Xuân về. Đầu Xuân mới 2016 - Tiếp tục đồng hành và góp phần chung tay thực hiện tốt công tác chăm lo đời sống vật chất cũng như tinh thần cho các đối tượng chính sách, các trẻ em nghèo, nhất là tại các địa phương vùng ĐBSCL- Thời báo MeKong đã triển khai một số hoạt động, như tặng áo ấm cho đồng bào, trẻ em khó khăn một số nơi (ở phía Bắc); phối hợp tặng quà, phát thuốc miễn phí cho một số hộ nghèo còn khó khăn, khu vực ĐBSCL… T ừ nguồn hỗ trợ của các nhà hảo tâm như C.ty CP Dịch vụ Bảo Vệ Bảo Sơn, Anh Sơn (Nhà Bè, Tp.HCM), C.ty TNHH Xây dựng Nam Phú (Phú Mỹ Hưng, Q.7, Tp.HCM), Anh Nguyễn Quốc Anh (Chuyên viên tài chính), C.ty TNHH Visa Việt Nam…Những đóng góp ấm áp nghĩa tình của các đơn vị, doanh nghiệp và sự chung tay của cộng đồng, đã mang niềm vui Xuân Bính Thân - 2016 đến cho nhiều gia đình, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn ở ĐBSCL được vui Xuân, đón Tết thật ý nghĩa. Phối hợp với nhiều Đơn vị-Doanh ng- hiệp-Địa phương, nhất là dịp Tết – Báo Thời báo MeKong, đặc biệt khu vực phía Nam còn phối hợp, tổ chức các Đoàn đến tận gia đình đối tượng chính sách để thăm hỏi, tặng quà, khám và cấp thuốc miễn phí. Hàng năm, ngoài nguồn kinh phí hỗ trợ từ các cơ quan, doanh nghiệp mà còn vận động mạnh thường quân hỗ trợ những suất quà tết cho các đối tượng. Xuân Bính Thân-2016 (ngày 02/2- 2016) - Báo Thời báo MeKong phối hợp cùng Sở Lao động-Thương binh&Xã hội TP. Cần Thơ tổ chức chuyến thăm hỏi, tặng quà cho các trẻ em nghèo ở hai huyện Cờ Đỏ và Phong Điền, trao quà đến tận tay 60 em học sinh nghèo, hoàn cảnh khó khăn. “Đây là một hoạt động rất ý nghĩa, thiết thực, đã góp phần mang đến một không khí ấm cúng hơn cho các em học sinh nghèo, hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện vui xuân đón tết. Chân thành cám ơn quý báo cùng các nhà hảo tâm và rất mong được tiếp tục đồng hành trong thời gian tới” - Đại diện Phòng LĐ- TB&XH Huyện Phong Điền chia sẻ. Ông Lê Hoàng Dũng (người được khám và cấp phát thuốc miễn phí tại An Giang), cho biết: “Được các cấp, các ngành quan tâm hỗ trợ khám và cấp thuốc cho mẹ tôi cũng như các thành viên trong gia đình nên chúng tôi mừng lắm. Nếu không có sự hỗ trợ của Nhà nước, của các mạnh thường quân cũng như Báo Thời báo Me- Kong thì không biết đến bao giờ tôi và mẹ tôi mới giảm được nỗi lo âu về bệnh tật khi Tết Nguyên đán đã gần kề. Đây chính là nguồn cổ vũ rất lớn cho những gia đình như chúng tôi”. Nhờ sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, sự ủng hộ nhiệt tình của các tổ chức xã hội, mạnh thường quân, sự đồng thuận của nhân dân, đã tạo điều kiện thuận lợi để Thời báo MeKong thực hiện tốt công tác chăm lo đời sống cho các đối tượng chính sách, những trẻ em nghèo có hoàn cảnh khó khăn. Xúc động trước tấm thịnh tình của các mạnh thường quân và các cấp chính quyền địa phương, Nhà Báo Hồ Minh Sơn - Đã thay mặt Ban Biên Tập, chia sẻ: Những món quà Xuân tuy trị giá không nhiều, nhưng rất thiết thực và có tính nhân văn sâu sắc. Qua đó, không chỉ giúp các đối tượng chính sách có cái Tết tươm tất mà còn động viên mọi người phấn đấu, biết chia sẻ hơn nữa trong cuộc sống. Quà Tết của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, các doanh nghiệp, nhà hảo tâm không chỉ có giá trị về vật chất mà còn có ý nghĩa cả về tinh thần, mang thêm hạnh phúc, niềm vui, niềm tin: “Cuộc sống dẫu thế nào vẫn còn nhiều người, nhiều hành động tốt đẹp vì người khác…” đến với những mảnh đời bất hạnh, những hộ nghèo, gia đình chính sách để mọi người, mọi nhà đều được đón Tết đúng với ý nghĩa: “Hạnh phúc là sẻ chia” thật sự từ trái tim ■ Báo Thời báo MeKong: Mang quà Tết đến người nghèo Đồng Bằng Sông Cửu LongTrung Kỳ Cũng dịp Tết Nguyên Đán vừa qua, thực hiện chương trình “Vì sức khỏe người nghèo và khó khăn vui xuân Bính Thân”, Báo Thời báo MeKong đã phối hợp cùng các Y, Bác sĩ Thành phố HCM khám bệnh và cấp thuốc miễn phí cho bà con nghèo, khó khăn tại xã Vĩnh Xương, Thị xã Tân Châu, Tỉnh An Giang. Tổng giá trị phát thuốc miễn phí cho đợt khám lần này gần 100 triệu đồng. Đ oàn y, bác sỹ TPHCM do bác sĩ Đinh Quang Thiện làm trưởng Đoàn đã tổ chức tới khám bệnh, phát thuốc cho 400 bệnh nhân tại xã. Qua thực tế, bệnh nhân đến khám đa phần là người lớn tuổi, neo đơn với các chứng bệnh cao huyết áp, tim mạch và xương khớp. Trong đợt khám bệnh từ thiện lần này, nhân dân xã Omxano Campuchia nhận được thông tin cũng đã tổ chức đoàn gần 100 bà con có mặt tại hội trường nhà văn hóa xã Vĩnh Xương để được tư vấn, khám chữa bệnh và nhận thuốc. Theo Bác sỹ Nguyễn Văn Thiện, lần khám từ thiện này các bác sỹ đã tổ chức thêm 3 bác sỹ chuyên khoa ngoại thuộc bệnh viện Châu Đốc, trong đó có Bác sỹ Triết là trưởng khoa phối hợp cùng khám bệnh, số thuốc được phát miễn phí cho mỗi bệnh nhân theo liều lượng là 15 ngày tương đương số tiền gần 200 ngàn đồng/ bệnh nhân. Vĩnh Xương là một xã biên giới - cửa khẩu Quốc tế Vĩnh Xương, liền kề xã Omxano Campuchia, dân số hơn 14000 người với hơn 3000 hộ, là một trong những xã vùng sâu, vùng xa với nhiều hộ nghèo nhất An Giang. Theo ông Châu Văn Nguyên, Phó chủ tịch UBND xã, toàn xã hiện chỉ có một trạm y tế, các phương tiện khám chữa bệnh còn hạn chế. Để tăng cường công tác y tế cho địa phương, trạm y tế dân quân y thuộc bộ đội biên phòng cửa khẩu Vĩnh Xương đã thường xuyên tổ chức các đợt khám lưu động, phần nào hỗ trợ công tác phòng và chữa bệnh cho nhân dân. Xúc động trước tấm thịnh tình của các mạnh thường quân, Y Bác sĩ và các cấp chính quyền địa phương, Nhà Báo Hồ Minh Sơn – Thay mặt Ban Biên Tập báo Thời Báo Mekong, chia sẻ :Những món quà xuân tuy trị giá không nhiều, nhưng rất thiết thực và có tính nhân văn sâu sắc. Qua đó, không chỉ giúp các đối tượng chính sách có cái tết tươm tất mà còn động viên mọi người phấn đấu hơn nữa trong cuộc sống hôm nay. Quà Tết của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, các doanh ng- hiệp, nhà hảo tâm không chỉ có giá trị về vật chất mà còn có ý nghĩa cả về tinh thần, mang thêm niềm vui và hạnh phúc đến với những mảnh đời bất hạnh, những hộ ng- hèo, gia đình chính sách để mọi người, mọi nhà đều được đón Tết ■ Phối hợp khám bệnh cho các xã nghèo biên giớiVăn Mười – Tuấn Minh
  • 6. 06 Số 107 (Tháng 3/2016) Ngày 22/11/2015 đã đi vào lịch sử của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), đánh dấu giai đoạn mới của khu vực với việc 10 nước thành viên ký Tuyên bố Kuala Lumpur về hình thành Cộng đồng ASEAN năm 2015 - Một văn kiện quan trọng nhằm thúc đẩy hội nhập về kinh tế, chính trị và văn hóa xã hội sâu rộng hơn của toàn khu vực. V iệc ký kết Tuyên bố Kuala Lum- pur tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 27 ở thủ đô Kuala Lumpur (Malaysia) thể hiện việc hoàn tất kế hoạch xây dựng cộng đồng trong hơn 10 năm kể từ khi ý tưởng về một Cộng đồng ASEAN lần đầu tiên được đưa ra tại Hội nghị Cấp cao ASEAN tại Bali (Indonesia) năm 2003. Thủ tướng Malaysia, nước Chủ tịch ASEAN 2015, chính thức tuyên bố Cộng đồng ASE- AN được thành lập vào ngày 31/12/2015. Được xây dựng trên ba trụ cột là Cộng đồng Chính trị-An ninh, Cộng đồng Kinh tế và Cộng đồng Văn hóa-Xã hội, Cộng đồng ASEAN dự kiến sẽ trở thành một cộng đồng “Gắn kết về chính trị, liên kết về kinh tế, chia sẻ trách nhiệm xã hội và thực sự hướng tới người dân, lấy người dân làm trung tâm.”. Giờ đây, ASEAN là một gia đình lớn với dân số 630 triệu người, lớn hơn dân số của Liên minh châu Âu (500 triệu người) và Bắc Mỹ (444 triệu người). Việc hình thành cộng đồng là một nỗ lực phi thường của tất cả các nước thành viên trong khu vực nhằm đưa các quốc gia tiến đến gần nhau hơn thông qua hội nhập kinh tế lớn hơn, nâng cao vị thế xã hội, đồng thời đảm bảo duy trì an toàn và ổn định trong khu vực. ASEAN giờ đây phải đảm bảo tạo ra một thị trường và cơ sở sản xuất chung thực sự với sự lưu chuyển tự do về hàng hóa và dịch vụ. Để đạt được mục đích này, một trong những yêu cầu cơ bản là phải có tiêu chuẩn sản phẩm chung, thúc đẩy kết nối kinh tế lớn hơn và xóa bỏ rào cản thương mại. Hiện ASEAN là nền kinh tế lớn thứ 7 trên thế giới với tổng GDP khoảng 2.400 tỷ USD. Theo Thủ tướng Malaysia Najib Razak, dự kiến GDP của ASEAN sẽ đạt 4.700 tỷ USD vào năm 2020 và ASEAN có tiềm năng trở thành nền kinh tế lớn thứ tư trên thế giới vào năm 2030. Ông chỉ ra rằng khái niệm về Cộng đồng ASEAN đã vượt xa những nhận thức quan tâm về kinh tế, nó bao gồm cả sự ghi nhận về mối quan hệ đặc biệt, ràng buộc giữa những người dân, làm cho mọi công dân trong khu vực cảm thấy tinh thần ASEAN trong huyết mạch của họ. Đối với người dân Đông Nam Á, để hiểu được ý nghĩa của Cộng đồng ASEAN, các nước thành viên phải mang lại lợi ích trực tiếp và hữu hình tạo cảm giác rằng họ thực sự thuộc về khu vực. Cộng đồng ASEAN không chỉ là phát triển về kinh tế và GDP cao, mà quan trọng hơn nó còn tạo ra cảm nghĩ chung cho người dân khu vực rằng họ là một phần của Cộng đồng các nước ASEAN thống nhất. ASEAN vẫn còn nhiều việc phải làm sau khi Cộng đồng chung được thành lập. Bởi vậy, Tuyên bố Kuala Lumpur về Tầm nhìn ASEAN 2025 cùng với Kế hoạch tổng thể Cộng đồng Chính trị-An ninh ASEAN 2025, Kế hoạch tổng thể Cộng đồng Kinh tế ASEAN 2025, và Kế hoạch tổng thể Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN 2025 - hợp thành văn kiện “ASE- AN 2025: Cùng vững vàng tiến bước,” được các nhà lãnh đạo ASEAN thông qua và ký tại Kuala Lumpur là lộ trình phát triển tiếp theo của Cộng đồng ASEAN trong 10 năm tới, từ 2016-2025. Theo các quan chức cấp cao ASEAN, văn kiện nêu rõ mục tiêu của ASEAN trong việc củng cố và phát triển một khu vực vững mạnh hơn, hội nhập khu vực sâu rộng và gắn kết hơn, đặt tầm quan trọng lớn hơn vào người dân và phúc lợi xã hội của họ, tăng cường nhận thức về ASEAN và tầm nhìn về một cộng đồng gắn kết về chính trị, hội nhập về kinh tế và chia sẻ trách nhiệm xã hội, thu hút sự tham gia của mọi người dân các nước ASEAN, đảm bảo quyền con người và cuộc sống tốt hơn cho người dân, thực hiện các chương trình nghị sự ASEAN và tăng cường củng cố các cơ quan và Ban Thư ký ASEAN. Văn kiện tái khẳng định các mục tiêu và nguyên tắc được ghi trong Hiến chương ASEAN phản ánh mong muốn và ý chí chung được sống trong một khu vực hòa bình,anninhvàổnđịnhlâudài,tăngtrưởng kinh tế bền vững, tiến bộ xã hội và thịnh vượng chung, cũng như thúc đẩy các lợi ích, lý tưởng và nguyện vọng của ASEAN. Tại lễ bế mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 27 - Thủ tướng Malaysia Razak khẳng định với việc ký hai tuyên bố lịch sử trên - ASEAN có thể tự hào rằng các nước thành viên đã sẵn sàng bắt đầu cuộc hành trình mới của tiến trình xây dựng cộng đồng trong tất cả ba trụ cột: Cộng đồng Chính trị-An ninh, Cộng đồng Kinh tế và Cộng đồng Văn hóa-Xã hội. Tiếp quản chức Chủ tịch ASEAN từ Malaysia, Thủ tướng Lào Thongsing Tham- mavong cho biết logo và chủ đề xuyên suốt năm Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào làm Chủ tịch ASEAN 2016 là “'Biến tầm nhìn thành hiện thực vì một ASEAN năng động.” - Lào sẽ tiếp tục thúc đẩy hợp tác hiệu quả, hướng tới xây dựng một Cộng đồng ASE- AN năng động và thịnh vượng. Lào sẽ góp phần vào sự nghiệp chung trong việc duy trì và thúc đẩy hòa bình, ổn định và phát triển trong khu vực. Ngày 22/11/2015 đã đi vào lịch sử của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASE- AN), đánh dấu giai đoạn mới của khu vực với việc 10 nước thành viên ký Tuyên bố Kuala Lumpur về hình thành Cộng đồng ASEAN năm 2015 - Một văn kiện quan trọng nhằm thúc đẩy hội nhập về kinh tế, chính trị và văn hóa xã hội sâu rộng hơn của toàn khu vực. Việc ký kết Tuyên bố Kuala Lumpur tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 27 ở thủ đô Kuala Lumpur (Malaysia) thể hiện việc hoàn tất kế hoạch xây dựng cộng đồng trong hơn 10 năm kể từ khi ý tưởng về một Cộng đồng ASEAN lần đầu tiên được đưa ra tại Hội nghị Cấp cao ASEAN tại Bali (In- donesia) năm 2003. Thủ tướng Malaysia, nước Chủ tịch ASEAN 2015, chính thức tuyên bố Cộng đồng ASEAN được thành lập vào ngày 31/12/2015. Được xây dựng trên ba trụ cột là Cộng đồng Chính trị-An ninh, Cộng đồng Kinh tế và Cộng đồng Văn hóa-Xã hội, Cộng đồng ASEAN dự kiến sẽ trở thành một cộng đồng “Gắn kết về chính trị, liên kết về kinh tế, chia sẻ trách nhiệm xã hội và thực sự hướng tới người dân, lấy người dân làm trung tâm.”. Giờ đây, ASEAN là một gia đình lớn với dân số 630 triệu người, lớn hơn dân số của Liên minh châu Âu (500 triệu người) và Bắc Mỹ (444 triệu người). Việc hình thành cộng đồng là một nỗ lực phi thường của tất cả các nước thành viên trong khu vực nhằm đưa các quốc gia tiến đến gần nhau hơn thông qua hội nhập kinh tế lớn hơn, nâng cao vị thế xã hội, đồng thời đảm bảo duy trì an toàn và ổn định trong khu vực. ASEAN giờ đây phải đảm bảo tạo ra một thị trường và cơ sở sản xuất chung thực sự với sự lưu chuyển tự do về hàng hóa và dịch vụ. Để đạt được mục đích này, một trong những yêu cầu cơ bản là phải có tiêu chuẩn sản phẩm chung, thúc đẩy kết nối kinh tế lớn hơn và xóa bỏ rào cản thương mại. Hiện ASEAN là nền kinh tế lớn thứ 7 trên thế giới với tổng GDP khoảng 2.400 tỷ USD. Theo Thủ tướng Malaysia Najib Razak, dự kiến GDP của ASEAN sẽ đạt 4.700 tỷ USD vào năm 2020 và ASEAN có tiềm năng trở thành nền kinh tế lớn thứ tư trên thế giới vào năm 2030. Ông chỉ ra rằng khái niệm về Cộng đồng ASEAN đã vượt xa những nhận thức quan tâm về kinh tế, nó bao gồm cả sự ghi nhận về mối quan hệ đặc biệt, ràng buộc giữa những người dân, làm cho mọi công dân trong khu vực cảm thấy tinh thần ASEAN trong huyết mạch của họ. Đối với người dân Đông Nam Á, để hiểu được ý nghĩa của Cộng đồng ASEAN, các nước thành viên phải mang lại lợi ích trực tiếp và hữu hình tạo cảm giác rằng họ thực sự thuộc về khu vực. Cộng đồng ASEAN không chỉ là phát triển về kinh tế và GDP cao, mà quan trọng hơn nó còn tạo ra cảm nghĩ chung cho người dân khu vực rằng họ là một phần của Cộng đồng các nước ASEAN thống nhất. ASEAN vẫn còn nhiều việc phải làm sau khi Cộng đồng chung được thành lập. Bởi vậy, Tuyên bố Kuala Lumpur về Tầm nhìn ASEAN 2025 cùng với Kế hoạch tổng thể Cộng đồng Chính trị-An ninh ASEAN 2025, Kế hoạch tổng thể Cộng đồng Kinh tế ASEAN 2025, và Kế hoạch tổng thể Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN 2025 - hợp thành văn kiện “ASE- AN 2025: Cùng vững vàng tiến bước,” được các nhà lãnh đạo ASEAN thông qua và ký tại Kuala Lumpur là lộ trình phát triển tiếp theo của Cộng đồng ASEAN trong 10 năm tới, từ 2016-2025. Theo các quan chức cấp cao ASEAN, văn kiện nêu rõ mục tiêu của ASEAN trong việc củng cố và phát triển một khu vực vững mạnh hơn, hội nhập khu vực sâu rộng và gắn kết hơn, đặt tầm quan trọng lớn hơn vào người dân và phúc lợi xã hội của họ, tăng cường nhận thức về ASEAN và tầm nhìn về một cộng đồng gắn kết về chính trị, hội nhập về kinh tế và chia sẻ trách nhiệm xã hội, thu hút sự tham gia của mọi người dân các nước ASEAN, đảm bảo quyền con người và cuộc sống tốt hơn cho người dân, thực hiện các chương trình nghị sự ASEAN và tăng cường củng cố các cơ quan và Ban Thư ký ASEAN. Văn kiện tái khẳng định các mục tiêu và nguyên tắc được ghi trong Hiến chương ASEAN phản ánh mong muốn và ý chí chung được sống trong một khu vực hòa bình, an ninh và ổn định lâu dài, tăng trưởng kinh tế bền vững, tiến bộ xã hội và thịnh vượng chung, cũng như thúc đẩy các lợi ích, lý tưởng và nguyện vọng của ASE- AN. Tại lễ bế mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 27 - Thủ tướng Malaysia Razak khẳng định với việc ký hai tuyên bố lịch sử trên - ASEAN có thể tự hào rằng các nước thành viên đã sẵn sàng bắt đầu cuộc hành trình mới của tiến trình xây dựng cộng đồng trong tất cả ba trụ cột: Cộng đồng Chính trị-An ninh, Cộng đồng Kinh tế và Cộng đồng Văn hóa-Xã hội. Tiếp quản chức Chủ tịch ASEAN từ Malaysia, Thủ tướng Lào Thongsing Tham- mavong cho biết logo và chủ đề xuyên suốt năm Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào làm Chủ tịch ASEAN 2016 là “'Biến tầm nhìn thành hiện thực vì một ASEAN năng động.” - Lào sẽ tiếp tục thúc đẩy hợp tác hiệu quả, hướng tới xây dựng một Cộng đồng ASE- AN năng động và thịnh vượng. Lào sẽ góp phần vào sự nghiệp chung trong việc duy trì và thúc đẩy hòa bình, ổn định và phát triển trong khu vực ■ GDP CỦA CỘNG ĐỒNG ASEAN SẼ ĐẠT 4.700 TỶ USD VÀO NĂM 2020 Kim Dung Các Các nhà lãnh đạo ASEAN tại lễ ký kết Tuyên bố Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN tại Kuala Lumpur, Malaysia.
  • 7. 07Số 107 (Tháng 3/2016) NHIỀU KỲ VỌNG VÀO NHỮNG GƯƠNG MẶT LÃNH ĐẠO MỚI! Từ sau đại hội Đảng bộ các cấp lần thứ XII, ở nhiều địa phương xuất hiện những gương mặt lãnh đạo mới với phong cách cởi mở, năng động, những phát ngôn ấn tượng, những hành động quyết đoán, tạo được nhiều niềm tin tưởng ở dân. *Lãnh đạo quyết liệt Ngay từ khi vừa về nhận nhiệm vụ Bí thư thành uỷ, TP. HCM, ông Đinh La Thăng đã xem đây là trọng trách lớn lao. Bởi vì TP. HCM là một trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục – đào tạo, khoa học – công nghệ, là đầu mối giao lưu và hội nhập quốc tế, là đầu tàu có sức thu hút, sức lan tỏa lớn của cả khu vực phía nam, có vị trí địa lý – chính trị và chiến lược quan trọng của cả nước Mang theo hoài bão và tâm huyết của những năm tháng làm “tư lệnh” ngành Giao thông Vận tải, ông Đinh La Thăng tiếp tục có những việc làm và quyết đoán một cách mạnh mẽ khiến người dân TP. HCM ngưỡng mộ và gửi gắm nhiều kỳ vọng như. Ông Thăng đã có những phán quyết hết sức thấu đáo, hợp lòng dân như yêu cầu công an TP. HCM trong 3 tháng phải kéo giảm rõ rệt tình hình tội phạm; gắn camera đồng bộ quản lý người ăn xin; tìm giải pháp giúp nông dân nuôi bò sữa ở Củ Chi gặp khó khăn về đầu ra; sửa chữa nhà ở cho mẹ Việt Nam anh hùng... Và mới đây nhất, ông Thằng còn cho công bố số điện thoại đường dây nóng để người dân có thể gọi tới, phản ánh với ông tất cả mọi vấn đề bức xúc, từ nạn tham nhũng, tiêu cực, quy hoạch treo, an ninh đường phố, an toàn vệ sinh thực phẩm đến nạn kẹt xe, ngập nước…. Song song Đồng chí Nguyễn Thành Phong – Tân Chủ tịch mới của UBND thành phố cũng có những hành động quyết liệt không kém. Ông Phong khẳng định trong cuộc họp tổng kết công tác chăm lo Tết Bính Thân 2016 rằng: “Không thể chấp nhận sự chậm trễ, quan liêu ở bất cứ đơn vị nào làm ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh của TP. Hồ Chí Minh. Sự trì trệ ở bất cứ bộ phận nào mà doanh nghiệp thấy bức xúc cứ gọi cho tôi. Tôi hứa sẽ chỉ đạo quyết liệt, khắc phục nhanh tình trạng này”. Tại Thủ đô Hà Nội, những ngày đầu xuân Bính Thân 2016, người dân thủ đô ngạc nhiên khi bắt gặp tân Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải và Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung xắn quần lội ruộng điều khiển máy cấy cùng người dân tại cánh đồng huyện Phú Xuyên. Ông Hoàng Trung Hải - Tân Bí thư thành ủy Hà Nội và Tân Chủ tịch thành phố Hà Nội - Nguyễn Đức Chung cũng có động thái mạnh mẽ, nhắc nhở chính quyền và các ban, ngành ở địa phương cần đặc biệt quan tâm hỗ trợ nông dân cải thiện chất lượng hàng hóa để nâng cao sức cạnh tranh, chuyển dịch cây trồng theo hướng hàng hóa chất lượng cao... * Dân kỳ vọng Những hứa hẹn, cam kết và cách hành xử quyết đoán của các nhà lãnh đạo mới ở các địa phương, đặc biệt là ở hai thành phố lớn nhất nước như một làn gió mới, thổi vào tâm tư người dân. Người dân có một niềm tin rằng những gì mà các lãnh đạo mới đang làm không phải là đánh bóng hình ảnh, cố tạo ra sự nổi trội, mà xuất phát từ trái tim nhiệt thành, luôn đề cao quan điểm “dân vi quý!”, thực sự coi trọng dân, lấy dân làm gốc. Người dân cũng hi vọng rằng từ đây đời sống kinh tế - xã hội ở địa phương họ nhất định sẽ phát triển đi lên. Giới doanh nghiệp cũnghyvọngcôngviệcsảnxuất,kinhdoanh sẽ hanh thông, không còn bị nhũng nhiễu, làm khó bởi một bộ phận cán bộ công chức biến chất trong bộ máy công quyền. Khôngphảibâygiờmànhiềunămtrước, lãnh đạo nhiều bộ, ngành, địa phương cũng đã từng công khai số điện thoại, địa chỉ email tới người dân để tiếp nhận ý kiến đa chiều từ người dân. Nhưng trong thực tế chưa tạo được hiệu ứng xã hội, chưa giải quyết kịp thời những vấn đề dân sinh nóng bỏng mà người dân tin tưởng gửi gắm. Tuy nhiên, với những hành động quyết liệt, sâu sát, gần gũi với dân như những gì mà các lãnh đạo mới đã trao cho người dân thêm một lần tin, một lần hy vọng. Và nói như cách nói của một người dân “Món nợ niềm tin của dân, đừng bao giờ nên là nợ xấu” ■ “Tôi sẽ trở lại kiểm tra!” Đó là khẳng định nghiêm túc của ông Đinh La Thăng, lúc còn là Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải khi ông “vi hành” kiểm tra việc thực hiện Dự án cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên (QL3 mới). Khi chứng kiến dự án có tốc độ “rùa bò”, ông đã nghiêm giọng khuyến cáo: “Không còn thời gian nữa, chốt hạn 5-12 phải xong, ngày 6-12 tôi sẽ đi kiểm tra lại, nếu lúc đó vẫn chưa thi công xong thì tốt nhất là các anh hãy tự động xin nghỉ việc, đừng đến gặp tôi!”. Người dân chờ đợi những hành động tương tự như vậy ở lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương, nghĩa là sẽ thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, hối thúc cấp dưới làm việc vì người dân, vì doanh nghiệp Minh Sơn L ễ mít tinh chào mừng 86 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, tổng kết công tác Đảng năm 2015 và triển khai phương hướng - nhiệm vụ năm 2016 của Đảng bộ xã Mê Linh (H. Mê Linh - Hà Nội) diễn ra trong không khí hân hoan phấn khởi của tập thể Lãnh đạo, Đảng viên tại địa phương. Những huy hiệu Đảng ghi nhận chặng đường 55 năm, 50 năm, 40 năm, 30 năm… cống hiến cho Đảng, cho dân của các lão thành cách mạng, những Đảng viên ưu tú; Những giấy khen dành tặng các chi bộ Đảng trong sạch vững mạnh, Đảng viên có thành tích cao trong thực hiện nhiệm vụ Đảng giao phó… được Đại diện thường vụ huyện ủy Mê Linh cùng Bí thư Đảng ủy xã Tạ Quang Hưng và các lãnh đạo Đảng bộ xã trao tặng. Niềm vui như nhân lên nhiều khi hầu hết các chi bộ, Đảng viên đều có thành tích được khen thưởng. Đặc biệt năm 2015, Đảng bộ Mê Linh đã quyết tâm chỉ đạo - thực hiện thành công nhiều chương trình, mục tiêu trong nhiệm vụ phát triển Kinh tế - Chính trị - Xã hội của địa phương. Năm 2015, Đảng bộ Mê Linh có 13/17 chi bộ đạt trong sạch vững mạnh, 4/17 chi bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ, không có chi bộ yếu kém; Về cá nhân, có 73/419 đảng viên miễn sinh hoạt, còn lại 346 đồng chí dự kiểm điểm, trong đó có 58/346 đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, 263/346 đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ, 25 đảng viên hoàn thành nhiệm vụ, không có đảng viên yếu kém; Đảng bộ luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đặc biệt, trong năm, xã đã tổ chức thành công đại hội Đảng bộ xã, nhiệm kỳ 2015 -2020 là Đảng bộ được huyện Mê Linh chọn làm Đảng bộ tổ chức Đại hội điểm trong toàn Đảng bộ khối xã, thị trấn trực thuộc huyện. Ban Chấp hành Đảng bộ nhiệm kỳ 2015 - 2020 được trẻ hóa 40%. Bộ máy lãnh đạo Đảng Ủy - UBND được đảm bảo kiện toàn kịp thời sau Đại hội, các vị trí chủ chốt được bổ sung với số phiếu cao nhất (xấp xỉ hoặc bằng 100%). Đ/c Bí thư Đảng ủy xã Tạ Quang Hưng vinh dự đại diện cho khối xã, thị trấn trong huyện tham dự Đại hội Đảng bộ Thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2015 - 2020. Trong năm 2015 xã đã được UBND Thành phố Hà Nội công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới, Đảng bộ được Huyện ủy công nhận Đảng bộ Trong sạch vững mạnh tiêu biểu năm 2015, cán bộ và nhân dân xã Mê Linh được Ủy ban nhân dân huyện tặng cờ thi đua và bằng khen năm 2015, đây là những ghi nhận lớn lao dành cho Đảng bộ - nhân dân trong xã sau một năm nỗ lực phấn đấu. Bí thư Đảng Ủy xã Tạ Quang Hưng cho biết, “…Có được kết quả trên là do tập thể Đảng viên trong xã luôn đồng lòng - đồng sức cùng nhân dân phát huy bản sắc quê hương “Hai Bà Trưng” anh hùng, truyền thống cách mạng quật cường…” và “… Về phía công tác lãnh đạo, Đảng Ủy - UBND xã luôn quán triệtchỉđạonhấtquántheomụctiêu-nhiệm vụ được Đảng - Nhà nước giao phó, kịp thời tiếp nhận và tổ chức triển khai các nghị quyết Đảng, chỉ đạo từ Thành Ủy theo phân công huyện Ủy, các chương trình phát triển Kinh tế, đảm bảo an toàn - an ninh…”. Được biết, Đảng Ủy - UBND Mê Linh đặc biệt chú trọng hiệu quả hoạt động của các tổ chức Hội - Đoàn thể, quan tâm bồi dưỡng phát triển lực lượng Đảng viên trẻ - nhiệt huyết. Quan điểm lấy Hội - Đoàn thể làm đòn bẩy cho hoạt động, lực lượng trẻ làm sức mạnh cho thành công nhằm thu hút sự tham gia của quần chúng nhân dân, trong năm qua, xã đã bố trí nhiều Đảng viên trẻ, Đảng viên nữ tham gia Ban chấp hành, một số vị trí lãnh đạo Hội - Đoàn thể chủ chốt được giao tầng lớp này đảm nhận, bước đầu cho thấy những hiệu quả rõ rệt. Là người có nhiều thành tích cao trong chỉ đạo cấp chi bộ, bí thư chi bộ thôn Liễu Trì - Đ/c Nguyễn Thanh Tĩnh chia sẻ: “… Đảng viên thôn Liễu Trì luôn nêu cao tinh thần phục vụ và chủ động đi đầu - nêu gương trong các hoạt động để kêu gọi sự hưởng ứng của bà con. Vì vậy, nhiệm vụ phát triển Kinh tế - chính trị - xã hội trong thôn luôn đảm bảo hoàn thành và hiệu quả…”. Xuân mới đã về, Đảng viên Đảng bộ Mê Linh cùng người dân con cháu “Vua bà”, tự hào về truyền thống một thời, càng thêm tin vào những thành công, bước đột phá mới mà Đảng bộ - nhân dân xã đã/đang/sẽ đạt được trong thời gian tới ■ ĐẢNG BỘ XÃ MÊ LINH (H. MÊ LINH) - HÀ NỘI: TỰ HÀO TRUYỀN THỐNG CON CHÁU “VUA BÀ” Hoàng Nam - Ngàn Thương Trao tặng giấy khen cho Chi Bộ Đảng trong sạch - vững mạnh & Đảng viên có thành tích trong thực hiện Công tác Đảng tại Đảng bộ xã Mê Linh
  • 8. 08 Số 107 (Tháng 3/2016) Đ ầu tư vào Việt Nam là biểu hiện của xu thế mở rộng đầu tư từ các quốc gia ASEAN, sau thời gian tích lũy năng lực về vốn và kinh nghiệm. Malaysia vươn lên vị trí thứ 2 trên bảng xếp hạng nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) rót vốn vào Việt Nam trong tháng 10 năm ngoái, sau khi Janakuasa (Malaysia) chính thức được chỉ định làm nhà phát triển dự án BOT Nhiệt điện Duyên Hải 2 ở tỉnh Trà Vinh. Được biết, dự án trọng điểm này sẽ giúp đảm bảo cân đối nguồn điện cho khu vực phía Nam và đã được Janakuasa, C.ty con của Tập đoàn Điện lực tư nhân Malakoff, tham gia tư vấn từ năm 2009. Ngoài Việt Nam, Malakoff còn có những dự án ở Indonesia, Oman, Kuwait và Algeria. Sự vươn lên của Malaysia thể hiện rõ nét xu hướng chung của các nhà đầu tư FDI khu vực Đông Nam Á (ASEAN). Với tổng vốn đầu tư tích lũy tại Việt Nam là 56 tỉ USD, các quốc gia ASEAN đang chiếm gần 21% quy mô vốn đầu tư đăng ký tại Việt Nam. *3 thập kỷ đầu tư Ở thập niên 90, tức thời điểm vừa mở cửa đất nước, hầu hết tập đoàn quốc gia lớn trên thế giới đều đầu tư vào Việt Nam. Họ thành lập C.ty 100% vốn hoặc liên do- anh để tìm hiểu, thâm nhập thị trường, trong số này đã có những nhà đầu tư ASE- AN. Tuy nhiên, vào năm 1997, cuộc khủng hoảng tài chính đã làm chững lại dòng vốn từ các quốc gia khu vực ASEAN chảy vào Việt Nam. Giai đoạn 2 bắt đầu từ đầu thập niên 2000. Việt Nam lại ghi nhận một giai đoạn gọi vốn mới, sau khi ký kết nhiều hiệp định thương mại quan trọng với Mỹ (2001) và WTO (2007). Trong dòng vốn từ khắp nơi bắt đầu chảy nhiều hơn vào Việt Nam, nổi lên là những quốc gia có nền tài chính và công nghiệp phát triển ở châu Á, đó là Hàn Quốc và Nhật. Hai quốc gia này gắn liền với hình ảnh công nghiệp nặng, bao gồm đóng tàu, ôtô, thép... Trong thập niên tiếp theo, từ năm 2011 trở lại đây, Việt Nam có sự thay đổi trong chính sách khuyến khích đầu tư. Kết quả là các xưởng sản xuất mang hàm lượng công nghệ cao như nhà máy Intel của Mỹ, Samsung của người Hàn bắt đầu xuất hiện, kéo theo hàng loạt các doanh nghiệp hỗ trợ. Trong lịch sử 3 thập kỷ đầu tư tại Việt Nam, thập kỷ thứ 3 ghi nhận nhiều dấu ấn từ các quốc gia ASEAN. Singapore, Ma- laysia và Thái Lan là 3 “người” chơi chính nhưng quy mô, cách thức rót vốn không hoàn toàn giống nhau. Với hơn 33 tỉ USD vốn đăng ký FDI tích lũy, Singapore là nước rót vốn vào Việt Nam nhiều nhất ASEAN (xếp thứ 3 sau Hàn Quốc và Nhật). Quốc đảo này rót vốn vào rất nhiều lĩnh vực nhưng tập trung chủ yếu vào các khu công nghiệp, điển hình là VSIP và các loại hình bất động sản, du lịch. Trong khi đó, Malaysia chủ trương đầu tư thông qua liên doanh hoặc C.ty 100% vốn thuộc các lĩnh vực hạ tầng, bất động sản, trường học, trung tâm giáo dục và dầu mỏ. Thái Lan, bên cạnh những dự án lớn, còn thâu tóm hoặc tham gia cổ phần vào những công ty sản xuất tại Việt Nam. Cụ thể, SCG đã đầu tư vào Nhựa Bình Minh, Nhựa Tiền Phong và Prime Group. Ngoài khai thác các ngành công nghiệp, trong lĩnh vực tiêu dùng, người Thái còn chú trọng “đào” kênh phân phối với những thương vụ thâu tóm các hãng bán lẻ tại Việt Nam, bao gồm siêu thị Family Mart, Metro hay Nguyễn Kim… *Cứ điểm sản xuất mới Tháng 6 năm ngoái, Tập đoàn HSBC toàn cầu công bố chiến lược mới là sẽ tập trung dòng vốn nhiều hơn vào khu vực ASEAN. Song Việt Nam không có tên trong bản đồ gọi vốn đầu tư lần này của HSBC. Thay vào đó là Singapore, Malay- sia và Indonesia. Bởi vì Singapore có thị trường tài chính phát triển trong khi thị trường Malaysia và Indonesia có quy mô lớn hơn Việt Nam rất nhiều, xét về dân số và GDP. Tuy nhiên, ông Phạm Hồng Hải – TGĐốc HSBC Việt Nam - Kỳ vọng Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ dòng chảy ấy. Lợi thế của Việt Nam là sự ổn định về chính trị và dân số vàng. Không chỉ đơn thuần là đông dân (In- donesia và Malaysia đông dân hơn), dân số vàng còn mang ý nghĩa về mặt cơ cấu dân số, niềm tin người tiêu dùng và chi phí lao động giá rẻ. Khi chia sẻ với báo giới tại Diễn đàn Kinh doanh 2015 -Bà Somhatai Panichewa, T.G.đốc Amata Việt Nam, cho rằng chi phí hoạt động kinh doanh tại Thái Lan ngày càng cao so với Việt Nam. Hiệp định thương mại cũng là lý do quan trọng khiến dòng vốn ASEAN đổ vào Việt Nam ngày càng nhiều. Trước đây là Hiệp định Đầu tư toàn diện khu vực ASE- AN (ACIA) có hiệu lực năm 2012 và tới đây là Cộng đồng kinh tế chung ASEAN (AEC). AEC đã thành lập vào cuối năm 2015, với ý tưởng không biên giới về hàng hóa, lao động và cả dòng vốn đầu tư. Nhìn về tổng thể - AEC là nền kinh tế lớn thứ 7 trên thế giới, với khoảng 2.400 tỉ USD, cao hơn 25% GDP của Ấn Độ. Trong thời gian sắp tới, Việt Nam cũng sẽ được hưởng lợi từ Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Theo Báo cáo Tác động của TPP do Viện Nghiên cứu Chính sách và Kinh tế (VEPR) công bố mới đây, đầu tư nước ngoài được dự đoán sẽ tăng thêm khoảng 13 tỉ USD. Đầu tư vào Việt Nam còn là biểu hiện của xu thế mở rộng đầu tư từ các quốc gia ASEAN, sau thời gian tích lũy năng lực về vốn và kinh nghiệm. Không kể đến trung tâm tài chính ở châu Á mới là Singapore, ngay cả Thái Lan và Malaysia cũng đã sở hữu những C.ty có quy mô tầm khu vực. Xét riêng về lĩnh vực ngân hàng, quy mô ngân hàng hàng đầu của Malaysia vào khoảng 500 tỉ USD, gấp hơn 16 lần so với ngân hàng Việt Nam. Quan trọng hơn cả, Việt Nam vẫn đang dồi dào “hàng hóa” giao dịch, sinh ra từ 2 xu hướng chuyển dịch quan trọng. Thứ nhất, các C.ty có nhu cầu giảm nợ sau giai đoạn tăng trưởng nóng. Thứ 2, Chính phủ đang đẩy mạnh quá trình IPO C.ty Nhà nước. Trong xu hướng này người Việt được hưởng lợi gì? Đó là sự cạnh tranh và đổi mới. Người thua sẽ phải mất dần thị phần hoặc chịu sáp nhập. Ông Hải, HSBC dự báo, các thương vụ M&A sẽ diễn ra nhiều hơn và trong vòng 3-5 năm tới, Việt Nam sẽ có không quá 10 doanh nghiệp lớn nắm giữ các cột trụ của nền kinh tế ■ GỢN SÓNG ĐẦU TƯ ASEAN: VIỆT NAM SẼ HƯỞNG LỢI GÌ?Thanh Phong miền sinh sống từng đoàn người đỗ về tấp nập vui như hội. Những tiếng chày giã bánh ít lá gai nghe thình thịch thắm đượm tình quê. Những chuyến ghe phà cập bến đầy ắp cá tôm cua, nghêu sò ốc hến. Chính là thành quả và là món quà mà thiên nhiên ban tặng cho người dân nơi đây, để biến những món đặc sản dâng lên cho ông bà ngày 30 tết. Giờ phút giao thừa là giờ phút thiêng liêng nhất giao nhau giữa đất trời biển nước. Những người lính biển vẫn âm thầm chắc cây súng làm nhiệm vụ cao cả giữa vùng trời nước mênh mông để bảo vệ đất nước. Còn những người ông, người cha chuẩn bị khăn áo chỉnh tề, hương đăng, thanh trà, quả bỉnh để cúng đêm giao thừa. Đêm giao thừa đã điểm hương thơm nghi ngút ngào ngạt phủ trùm và lan toả trên toàn đảo hoà quyện vào không khí trang nghiêm rộn rang cả nước. Nhà nhà mang lên những mâm bánh trái ngon hương thơm nhất để cúng - bày tỏ lòng cung kính để mừng thọ gia tiên, ông bà, cha mẹ, con cháu. Quan trọng nhất là chúc cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất: Chúc ông bà sống lâu sống thọ; Chúc gia đình an khang thịnh vượng; Chúc con cháu mau ăn chóng lớn, học giỏi siêng làm. Bánh ít, bánh tét, chậu hoa vạn thọ, hoa cúc vàng, thược dược, chuối, dừa là những món thờ cúng dường như nhà nào cũng có, trở thành một tục lệ không thể thiếu bao đời nay khi tết đến xuân về. Người Lý Sơn rất coi trọng phong tục cổ tryền: Mùng một tết cha; Mùng hai tết mẹ; Mùng ba tết thầy; Mùng bốn tết đưa ông bà. Còn ngày mùng bốn là ngày đầu tiên làm lễ đua thuyền để chầu Thần của bốn xóm: Long, Lân, Quy, Phụng. Ý nghĩa vừa lễ thần, vừa mở ra vận may của một năm. Đâu là ngày cực kỳ quan trọng, Vì nó tiên liệu sự hưng thịnh cho một năm sắp diễn ra khi thuyền nào đạt giải nhất. Cỗ tục này đồng diễn ra hai xã là An Hải và An Vĩnh. Mỗi xã đều có một đội thuyền tứ linh: Long, Lân, Quy, Phụng và bơi đủ bốn buổi và mỗi buổi diễn ra trên một giờ đồng hồ. Hấp dẫn và nô nức, tưng bừng hơn cả là buổi Hội đua thuyền tám chiếc tổ chức chung trên toàn huyện. Già trẻ, nam nữ, ai ai cũng chuẩn bị quần áo mới để đón xem Vận hội đua thuyền. Từng đoàn người kéo nhau ô dù chen chúc đi bộ lẫn đi xe tấp nập đủ loại màu đang khoe sắc xuân. Những nét đẹp truyền thống còn in đậm trong cái Tết cổ truyền của những người dân nơi đây, sự hồn hậu của những người dân nơi đây, thực sự đã làm ấm lòng những người con xa xứ. Để rồi khi con thuyền từ từ rời xa bến, chúng tôi vẫn đưa mắt nhìn lại phía sau đảo và rưng rưng trong mình một nỗi niềm khó tả. “Hẹn gặp lại nhé Lý Sơn, để lại nghe biển chiều dâng khát khao, và nắng bên đồi vẫn xôn xao ■ tiếp bài trang 9
  • 9. 09Số 107 (Tháng 3/2016) Phó Tổng cục Trưởng Tổng cục Du lịch Hà Văn Siêu - Tại cuộc họp báo, cuối năm 2015 tại Hà Nội - Đã cho biết về tình hình triển khai Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về lao động du lịch trong ASEAN (MRA-TP), hướng tới Cộng đồng ASEAN. T heo khẳng định của ông Hà Văn Siêu, theo lộ trình, khi Việt Nam chính thức gia nhập Cộng đồng ASEAN, bên cạnh các trụ cột an ninh- chính trị và văn hóa-xã hội tạo nên Cộng đồng ASEAN thì trụ cột kinh tế là hết sức quan trọng. Sự phát triển của kinh tế là tiền đề thúc đẩy việc thực hiện hai trụ cột còn lại. Bởi hội nhập kinh tế sẽ tạo bước ngoặt đánh dấu sự hội nhập khu vực một cách toàn diện của các nền kinh tế Đông Nam Á, tạo ra một thị trường chung giàu tiềm năng với hơn 600 triệu dân và tổng GDP hơn 2000 tỷ USD. Để thúc đẩy sự hình thành trụ cột kinh tế, các quốc gia thành viên ASEAN chú trọng tự do hóa ba lĩnh vực lớn là thương mại hàng hóa; thương mại dịch vụ; đầu tư, tài chính và lao động. Tạo điều kiện cho lao động lành nghề di chuyển trong khu vực, từ đó thúc đẩy đầu tư và thương mại, các nước ASEAN đã ký kết 8 Thỏa thuận công nhận lẫn nhau (MRAs-Mutual Recognition Agreement), cho phép chứng chỉ của lao động lành nghề tại một quốc gia sẽ được thừa nhận bởi các nước thành viên khác trong khu vực. Trong lĩnh vực du lịch là Thỏa thuận công nhận lẫn nhau về lao động du lịch (MRA-TP). Theo đây - Tổng cục Du lịch đã phổ biến các thông tin, tài liệu liên quan đến MRA-TP ở các buổi hội thảo tại 3 miền, trên trang thông tin điện tử của Tổng cục Du lịch và thông qua các Sở quản lý du lịch tại địa phương, các doanh nghiệp du lịch, cơ sở đào tạo và người lao động, các cơ quan quản lý Nhà nước ở TW và địa phương có liên quan. Trong khu vực hiện đã hoàn thành xây dựng bộ tiêu chuẩn nghề và giáo trình đào tạo du lịch chung ASEAN cho 6 nghề du lịch thu hút nhiều lao động nhất gồm lễ tân, buồng, phục vụ nhà hàng, chế biến món ăn, điều hành du lịch, đại lý lữ hành. Được biết - Hiện tại ASEAN gấp rút hoàn thiện các yếu tố đảm bảo cho MRA- TP có hiệu lực và chính thức áp dụng vào năm 2016. Tham gia vào quá trình này, Việt Nam đã thực hiện đầy đủ các trách nhiệm của nước thành viên. Ngành du lịch cũng đã lựa chọn và đề cử nhân sự phù hợp tham gia các chương trình đào tạo do ASEAN tổ chức để phát triển đội ngũ Đào tạo viên ASEAN và Đánh giá viên ASEAN đối với các nghề buồng, chế biến món ăn, lễ tân và phục vụ nhà hàng. Việt Nam cũng tham gia xây đựng và phổ biến các tài liệu hướng dẫn đào tạo và đánh giá lao động du lịch theo các tiêu chuẩn nghề; giáo trình đào tạo du lịch chung trong ASEAN. Du lịch Việt Nam cũng đang xây dựng và phát triển hệ thống tiêu chuẩn nghề du lịch quốc gia (đã ban hành 8 bộ tiêu chuẩn nghề quốc gia và đang trong quá trình chuyển đổi 10 bộ tiêu chuẩn nghề du lịch theo hệ thống VTOS do Liên minh châu Âu hỗ trợ thành các bộ tiêu chuẩn nghề du lịch quốc gia) để có đủ các bộ tiêu chuẩn phục vụ so sánh và công nhận tương đương với các tiêu chuẩn nghề chung trong ASEAN... Theo nhấn mạnh của Phó Tổng cục Trưởng Hà Văn Siêu, MRA-TP mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ngành du lịch Việt Nam trước nhiều thách thức mới. Để tranh thủ được lợi ích từ MRA-TP và quá trình hội nhập du lịch trong ASEAN đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng, chủ động của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch các cấp, các doanh nghiệp, cơ sở đào tạo về du lịch và người lao động. Việc này cần thông qua hoạt động tăng cường quản lý phát triển nguồn nhân lực, tổ chức đào tạo, tự đào tạo, củng cố nội lực, tăng tính cạnh tranh của các doanh nghiệp và cơ sở đào tạo du lịch, đồng thời Việt Nam cũng cần có các chính sách thu hút và giữ chân nhân tài trong một môi trường cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ của khu vực ASEAN ■ DU LỊCH VIỆT NAM ĐÃ SẴN SÀNG HỘI NHẬP CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN: Hồng Ánh Resort Vinpearlland Phú Quốc 5 sao Lý Sơn biển đảo thiêng liêng đã trở thành niềm tự hào của người dân Đất Việt, với những giá trị lịch sử thật quý giá và những nét đẹp cổ truyền còn lưu giữ từ bao đời nay. * Lưu giữ nhiều giá trị lịch sử Lý Sơn thời nguyên thuỷ có tên là cù lao Ré – đảo chủ yếu là đảo cây Ré”, là huyện đảo duy nhất của Quãng Ngãi, nằm về phía Đông Bắc, cách đất liền 15 hải lý. Vào cuối kỷ Neogen (là một kỷ địa chất của đại Tân Sinh) đầu đệ tứ, cách ngày nay khoảng 25-30 triệu năm, đảo Lý Sơn được hình thành do sự kiến tạo địa chấn với sự phun trào nham thạch của núi lửa. Hiện nay trên đảo có 5 hòn núi đều là chứng tích của núi lửa đã phun trào. Sự phun trào và tắt đi của núi lửa đã tạo nên những cảnh quan thiên nhiên kỳ thú trên đảo. Chúng còn trải trên bề mặt đảo ở phía nam một lớp đất bazan màu mỡ thích hợp cho nhiều loại cây trồng, đồng thời còn tạo nên những rạng đá ngầm là điều kiện tốt cho các loài thủy tộc sinh sống. Kết quả khai quật, nghiên cứu khảo cổ gần đây cho thấy cách đây khoảng 3000 năm, cư dân thời tiền sử thuộc văn hóa Sa Huỳnh đã cư trú trên đảo Lý Sơn. Họ sống quần cư dọc theo hai dòng suối nước ngọt cổ (suối Ốc và suối Chình). Kinh tế chủ yếu của họ là khai thác biển, món ăn truyền thống là sò ốc và cá. Kế tục văn hóa Sa Huỳnh là văn hóa Chăm pa – phát triển từ những thế kỷ đầu công nguyên. Vết tích văn hóa vật chất của họ được để lại qua các dấu tích chứa trong tầng văn hóa lớp trên của di chỉ Xóm Ốc và Suối Chình. Cư dân Việt đến khai khẩn làng mạc trên đảo vào khoảng cuối thế kỷ XVI - đầu thế kỷ XVII. Họ là những ngư dân vùng An Hải, Sa Kỳ của huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh. Bao gồm 15 ông tiền hiền của 15 dòng họ lớn, họ di cư ra đảo phân chia khu vực cư trú ở phía đông và phía tây đảo Lý Sơn. Trong buổi đầu ấy, người Việt trong công cuộc khai phá lập làng đã gặp không ít khó khăn về thời tiết, khí hậu và nạn giặc Tàu Ô. Đến nay, một số di tích còn lưu lại đã phản ánh sự chống chọi kiên cường với giặc Tàu Ô để bảo vệ đảo của người dân Lý Sơn: miếu Nàng Roi, chùa Hang, sự tích đánh giặc Tàu Ô của ông Nguyễn Văn Tuất, Lịch sử đảo Lý Sơn còn gắn liền với các khối cộng đồng cư dân khác đã sinh sống trên đảo từ hàng nghìn năm trước. Ba lớp cư dân Sa Huỳnh – Chăm pa – Việt đã gắn bó chặt chẽ với sự hình thành và phát triển của đảo Lý Sơn. Họ đã bảo vệ chủ quyền hòn đảo và để lại nhiều di sản văn hóa vô cùng giá trị đến nay vẫn được bảo tồn và phát huy. Vào những năm đầu thập kỷ 90, các thế lực thù địch ngoài nước và bọn phản động trong nước tập trung đánh phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc của nhân dân ta quyết liệt. Trong bối cảnh đó Đảng và Chính Phủ ta nghiêm túc phân tích và đánh giá đầy đủ vị trí chiến lược quan trọng của Đảo Lý Sơn trên vùng biển Việt Nam và chủ trương tách Lý Sơn ra khỏi huyện Bình Sơn để thành lập một huyện mới thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Ngày 01/01/1993 huyện Đảo Lý Sơn chính thức được thành lập theo Quyết Định số 337/ HĐBT của Hội Đồng Bộ Trưởng (nay là Chính Phủ). Vai trò quan trọng đặc biệt của Hải Đảo Lý Sơn về Kinh Tế - Xã Hội và chiến lược an ninh quốc phòng đã đuợc khẳng định. Đó là sự kiện đánh dấu một mốc son lịch sử đối với Lý Sơn. Từ đây, mở ra cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân Lý Sơn một giai đoạn cách mạng mới, giai đoạn xây dựng và bảo vệ Huyện Đảo Tiền Tuyến của Tổ Quốc * Mang đậm nét đẹp cổ truyền Ngày nay, Lý Sơn đã trở thành danh lam thắng cảnh được ví như thiên đàng và có vị trí chiến lược hàng đầu của đất nước. Đặt chân lên bến cảng Sa Kỳ chuẩn bị bước lên tàu cao tốc sang trọng lướt sóng nhìn xa xa thấp thoáng hòn núi Thới Lới, Giếng Tiền, Hòn Vung lúc ẩn lúc hiện thật thơ mộng miên man trong lòng cảm giác mát rượi từ đáy lòng quên hết những bộn bề toan tính với trần gian. Tận hưởng không khí trong lành của gió biển và bầu trời cao vời vợi mới hiểu hết tấm lòng người quê xứ đảo. Lý Sơn nổi tiếng với Đặc sản hành, tỏi: Hành, Tỏi Lý Sơn có hương vị thơm ngon hơn Hành, Tỏi các vùng khác. Thương hiệu Hành, Tỏi Lý Sơn được vang xa trên thị trường trong và ngoài nước. Ngoài ra trên đảo còn có hải sản quí giá như: Đồn Đột, Áo Tơi, Vú biển, Vích, Vảy (Đồi Mồi) và nhiều loại tôm, cua, ốc, mực ngon không kể siết. Từ võ ốc và san hô người dân chế biến ra hàng trăm đồ mỹ nghệ sinh động và ngộ nghĩnh. Đến Lý Sơn ngoài ẩm thực hàng ngày, Lý Sơn còn có nhiều món ăn đặc sản mà ít có nơi nào có được. Chúng tôi bước lên bờ tàu cập với những âm thanh rào rạt của hàng dừa xanh cao vút, với những tiếng reo vui chào đón người thân và du khách hoà vào tiếng sóng biển nhịp nhàng êm ả như lọt vào không gian lãng du: “Ta về một chiều Lý Sơn Bờ vai muối còn vương nồng Nghe biển chiều dâng khát khao Để nắng bên đồi xôn xao... Ta về chiều nghe biển hát Hang Câu ai chờ đợi ai Giếng Tiền chợt dâng nỗi niềm Cho lòng thêm yêu Lý Sơn Chiều Lý Sơn (Trần Xuân Tiên) Chúng tôi đặt chân tới đảo vào ngày 26 tháng chạp, đúng là lúc cư dân khắp mọi VẪN NGHE BIỂN CHIỀU RÉO GỌI LÝ SƠN ƠI! Trắc Long xem tiếp bài trang 8
  • 10. 10 Số 107 (Tháng 3/2016) Đánh giá về hoạt động của ngành GTVT tại Hội nghị Tổng kết 4 năm thực hiện NQ số 13-NQ/ TƯ, công tác đầu tư xây dựng, nâng cấp, mở rộng QL1A và đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên; Triển khai nhiệm vụ năm 2016 của Bộ GTVT, được tổ chức ngay trước thềm Xuân mới Bính Thân 2016 - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: Ngành GTVT nhiệm kỳ qua có nhiều công trình giao thông được xây dựng nhất, đồng bộ và hiện đại nhất, ghi dấu ấn mạnh mẽ nhất. Rõ ràng là với thực tế nỗ lực và sáng tạo vượt khó, để khánh thành hàng loạt công trình GT trọng điểm, quan trọng - Sau khi nghe các báo cáo về các nội dung trên cùng với rất nhiều ý kiến của lãnh đạo các ngành, các địa phương; Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hoan nghênh và đánh giá cao những nỗ lực mà ngành GTVT đã vượt khó thành công trong năm 2015. *Nhiều điều NHẤT Khẳng định 5 năm qua cả nước phát triển lên một bước vượt bậc, trong đó có đóng góp không nhỏ của ngành GTVT, đặc biệt ở khâu đột phá huy động nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông (HTGT) - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã khảng định: “Tự bản thân mỗi người chúng ta đã nhìn thấy, bạn bè quốc tế ở nước ngoài về cũng thấy, 5 năm qua, chúng ta làm được hơn 600km cao tốc trong bối cảnh nền kinh tế chung còn nhiều khó khăn. GT nông thôn cũng thay đổi toàn diện”. Không chỉ có HTGT - 5 năm qua Ngành GTVT còn làm rất tốt công tác tái cơ cấu vận tải, CPH doanh nghiệp Nhà nước của Ngành GTVT. Đã có 137 DN GT /514 DN của cả nước đã được tái cơ cấu thành công, dẫn đầu các bộ Ngành, làm đúng chủ trương và hiệu quả, tạo nên sức lực và năng lượng mới cho Ngành GTVT phát triển phù hợp với điều kiện mới và tạo tiền đề quan trọng để Ngành hội nhập thành công. Trong công tác cải cách hành chính và thủ tục hành chính - Bộ GTVT cũng là “lá cờ” đầu về việc tạo thuận lợi cho người dân và DN một cách hiệu quả, thiết thực. Kiểm soát TNGT cũng như góp phần khắc phục tốt ùn tắc GT cũng có những bước tiến đáng ghi nhận. Dù thế nhiệm vụ năm 2016 và 5 năm tới - Với ngành GTVT khá nặng nề: Khi yêu cầu nâng cao năng lực, hiệu lực hiệu quả quản lý Nhà nước của Ngành, nhất là việc tập trung vào thể chế, cơ chế, chính sách, tiếp tục cải cách thể chế chính sách để ngành GTVT hội nhập tốt hơn, huy động nguồn lực tốt hơn, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người dân và DN; Huy động nhiều nguồn lực trong và ngoài nước vào công tác phát triển HTGT và cập nhật quy hoạch, kế hoạch, chiến lược đi liền chính sách…không dễ dàng, đơn giản. Đặc biệt là việc tập trung huy động các nguồn lực, sử dụng có hiệu quả nguồn lực ngoài xã hội để đầu tư kết cấu hạ tầng; phê duyệt từng dự án cụ thể mới có thể thu hút được, tạo mọi điều kiện cho nhà đầu tư. Khẳng định: “Về Hàng không chúng ta đã ngang tầm quốc tế; các cảng biển quan trọng của đất nước đang được xây dựng; đường thuỷ đã nâng cấp ở đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng SCL; đường bộ chúng ta đã đi được bước dài; Bộ cần rà soát các QL và hệ thống đường cao tốc; 5 năm tới phải làm 2000km cao tốc, đây là công việc đầy gian nan, không có cách nào khác là phải huy động nguồn vốn từ mọi nguồn lực. Bên cạnh đó cũng phải tập trung vào đường tỉnh, huyện và GT nông thôn; Tiếp tục rà soát lại từng dự án một, cập nhật từng dự án từ TW đến quận huyện, phê duyệt cho đồng bộ và hiệu quả; Nhất là nâng cao hiệu quả năng lực vận tải (VT), đảm bảo phát triển VT giảm giá thành, sức cạnh tranh tăng hơn. Và tập trung tiếp tục chỉ đạo để đảm bảo ATGT; kiềm chế ùn tắc GT ; nâng cao chất lượng VT; tối đa an toàn. Và tiếp tục hoàn thiện công tác tái cơ cấu DN để hoạt động tốt hơn hiệu quả hơn, phù hợp với yêu cầu của thời kỳ mới - Thủ tướng đã chỉ đạo những nhiệm vụ rất cụ thể Ngành GTVT phải hoàn thành trong năm 2016 và 5 năm tới. *Hoàn thành vượt các mục tiêu Nghị quyết 13-NQ/TW của Đảng. Một thực tế rất rõ ràng và rất dễ nhận thấy: Kết cấu HTGT của đất nước ta đã có những chuyển biến hết sức rõ nét trong mấy năm qua - Nhất là trong năm 2015: Nhiều công trình lớn, hiện đại đã được đưa vào khai thác như các dự án mở rộng QL1 và đường Hồ Chí Minh đoạn qua khu vực Tây Nguyên; các đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, Nội Bài - Lào Cai, Hà Nội - Hải Phòng, TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây, Nội Bài - Nhật Tân; các cầu lớn như Nhật Tân, Vĩnh Thịnh, Cổ Chiên, Mỹ Lợi, Hạc Trì; tuyến Quản Lộ - Phụng Hiệp, QL51, Nam Sông Hậu, QL80 Mỹ Thuận - Vàm Cống; cảng cửa ngõ quốc tế Cái Mép - Thị Vải; tuyến đường thủy kênh Chợ Gạo; Nhà ga T2 Nội Bài, Pleiku, Đà Nẵng... Như vậy - Việc tập trung đầu tư phát triển kết cấu HTGT có trọng tâm, trọng điểm của Ngành GTVT đã góp phần tái cơ cấu hợp lý lĩnh vực VT, kết nối hài hoà các phương thức VT, phát huy thế mạnh của từng phương thức (Theo hướng tăng thị phần VT đường sắt, đường biển, đường thủy nội địa và giảm thị phần VT đường bộ), làm giảm chi phí VT, nâng cao hiệu quả, chất lượng dịch vụ VT, qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Các Báo cáo của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) cho thấy, mức hữu dụng và chất lượng cơ sở HTGT của Việt Nam năm 2015 đứng ở vị trí 67 - Tăng 36 bậc trong 5 năm qua (năm 2010 ở vị trí thứ 103). Việc đầu tư phát triển đồng bộ kết cấu HTGT được gắn liền với công tác tái cơ cấu, sắp xếp đổi mới DNNN đã tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các DN; nâng cao một bước về năng lực quản lý, điều hành và tổ chức sản xuất, kinh do- anh của DN tham gia thi công; giúp cho các DN sản xuất, kinh doanh có hiệu quả; trong thi công, công tác bảo vệ môi trường cũng có những bước cải thiện đáng kể. Đặc biệt việc tập trung đầu tư kết cấu HTGT tại các đô thị lớn và các trung tâm kinh tế quan trọng được ngành GTVT sáng suốt và quyết liệt triển khai trong 5 năm qua, nhất là năm 2015 - Đã góp phần quan trọng giảm thiểu tối đa tình trạng ùn tắc GT tại Hà Nội, TP. HCM (lĩnh vực 5 năm trước, dư luận xã hội đánh giá là vấn nạn); TNGT giảm cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết, số người bị thương, đặc biệt lần đầu tiên sau nhiều năm đã giảm số người chết do TNGT xuống dưới 9.000 người; hệ thống giao thông nông thôn có bước phát triển mạnh mẽ, tạo nên kết nối hiệu quả hơn giữa hệ thống kết cấu HTGT TW và địa phương. *Tiếp tục phát huy tốt hơn nữa truyền thống 70 năm đi trước mở đường. Để tiếp tục thực hiện đạt hiệu quả cao hơn nữa mục tiêu Nghị quyết đã đề ra, Bộ GTVT xác định những nhiệm vụ trọng tâm, nhất là trong phát triển kết cấu HTGT giai đoạn từ năm 2016 -2020 là: Tập trung đầu tư phát triển trên tất cả các lĩnh vực đường bộ, đường sắt, hàng không, hàng hải, đường thủy nội địa, GT địa phương... Trong lĩnh vực đường bộ (ĐB). Song song với việc khai thác hiệu quả các tuyến cao tốc đã có, tiếp tục triển khai cũng như chuẩn bị các thủ tục cần thiết để đầu tư xây dựng các dự án đường cao tốc nhằm mục tiêu đến năm 2020 có trên 2.000 QL thuộc hệ thống vành đai phía Bắc, phía Tây Nam, tuyến nối các Cảng biển Việt Nam với các nước láng giềng; tiếp tục đầu tư đường ven biển, đường hành lang và đường tuần tra biên giới. Đặc biệt - Được biết Ngành dự kiến ngay trong tháng 1 và 2/2016 hoàn thành 14 công trình GT quan trọng. Theo công bố của Bộ GTVT về danh mục các công trình, dự án dự kiến khởi công, hoàn thành và 1 công trình, dự án sẽ được khởi công xây dựng: 1. Tiểu dự án xây dựng hầm chui QL6 nút giao Thanh Xuân (ngày hoàn thành 8/1/2016); 2. Tiểu dự án xây dựng nút giao Trung Hòa hoàn chỉnh; 3. Dự án xây dựng cầu Tân Phong tỉnh Nam Định; 4. Dự án nâng cao an toàn cầu đường sắt trên tuyến Hà Nội - TP HCM; 5. Dự án QL61 đoạn Cái Tư - Gò Quao, tỉnh Kiên Giang; 6. Dự án đường HCM đoạn Bến Nhất - Gò Quao, đoạn trùng với QL1 qua Kiên Giang; 7. QL1 đoạn qua TP Tân An, tỉnh Long An; 8. Dự án đầu tư xây dựng cải tạo nâng cấp QL19 đoạn Km17+027- Km50+00 trên địa phận tỉnh Bình Định và đoạn Km108+00-Km131+300 trên địa phận tỉnh Gia Lai; 9. Dự án xây dựng đài kiểm soát không lưu - Cảng hàng không Cát Bi; 10. Dự án cầu Hòa Trung, tỉnh Cà Mau; 11. Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn Năm Căn - Đất Mũi tỉnh Cà Mau; 12. Dự án nâng cấp mạng lưới giao thông tiểu vùng Mê Kông mở rộng (GMS) phía Bắc thứ 2 (Nâng cấp QL217, tỉnh Thanh Hóa) - Giai đoạn 1; 13. Đầu tư xây dựng nhà ga hành khách - Cảng hàng không Thọ Xuân (30/1/2016); 14. Dự án đầu tư và khai thác các trạm VHF Trường Sa Lớn và Song Tử Tây (trong tháng 1/2016)… Đồng thời - Tập trung nâng cấp các tuyến đường sắt hiện có; cải tạo, nâng cấp để nâng cao năng lực, chất lượng VT các tuyến đường sắt phía Bắc; từng bước xóa bỏ các giao cắt đồng mức giữa đường bộ và đường sắt, ưu tiên xây dựng nút giao khác mức tại nơi có lưu lượng giao GT lớn. Nghiên cứu phương án xây dựng mới đường sắt đôi tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, khổ 1.435 mm, điện khí hóa, giai đoạn đầu khai thác với tốc độ 160 - 200 km/h. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để xây dựng trước những đoạn tuyến có nhu cầu VT lớn, như đoạn Hà Nội - Vinh, TP. HCM - Nha Trang, Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Và việc tập trung đầu tư nâng cấp đồng bộ, hiện đại các Cảng hàng không quốc tế; xây dựng các công trình để khai thác an toàn, có hiệu quả các Cảng Hàng không khác, đưa tổng năng lực thông qua tại các Cảng Hàng không đạt khoảng 100 triệu hành khách/năm (tăng khoảng 1,5 lần so với năm 2015). Triển khai đầu tư Cảng Hàng không Quốc tế Long Thành, phấn đấu hoàn thành vào năm 2023 sớm hơn 2 năm so với mục tiêu Nghị quyết Quốc hội đề ra…Cũng là mục tiêu trọng tâm mà ngành GTVT đã đặt ra và quyết tâm, quyết liệt thực hiện, với tinh thần “Tiếp tục phát huy tốt hơn nữa truyền thống 70 năm đi trước mở đường. Tiếp tục lao động sản xuất, cống hiến để xây dựng một ngành GTVT phát triển bền vững, đóng góp vào sự phát triển của đất nước”, đúng như tinh thần nguyên Bộ trưởng Đinh La Thăng (hiện là Ủy viên Bộ Chính trị-Bí thư Thành ủy Tp. Hồ Chí minh) đã nhấn mạnh trước thềm Đại hội Đảng XII- Khi cả nước tưng bừng đón chào Xuân mới Bính Thân-2016 ■ GIAO THÔNG VẬN TẢI VIỆT NAM: NHỮNG BỨT PHÁ ẤN TƯỢNG KHI HỘI NHẬP Hồng Ánh Nhiều công trình giao thông lớn, hiện đại đã được đưa vào khai thác