SlideShare a Scribd company logo
1 of 143
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
DƯƠNG THỊ THANH THÁI
NGHIÊN CỨU TRIỂN VỌNG XUẤT KHẨU
TRÁI CÂY TƯƠI VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG
CANADA – ÁP DỤNG MÔ HÌNH TRỌNG LỰC
Tham khảo thêm tài liệu tại Trangluanvan.com
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo
Khoá Luận, Luận Văn
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0934.536.149
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
DƯƠNG THỊ THANH THÁI
NGHIÊN CỨU TRIỂN VỌNG XUẤT KHẨU
TRÁI CÂY TƯƠI VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG
CANADA – ÁP DỤNG MÔ HÌNH TRỌNG LỰC
Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại
Mã số: 8340121
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS. TS. NGUYỄN ĐÔNG PHONG
Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Nghiên cứu triển vọng xuất khẩu trái cây tươi
Việt Nam sang thị trường Canada – áp dụng mô hình trọng lực” là kết quả của quá trình
nghiên cứu khoa học độc lập và nghiêm túc của bản thân. Các số liệu trong luận văn
được thu thập từ các nguồn gốc rõ ràng, đáng tin cậy, được xử lý trung thực khách quan
và chưa được công bố ở bất cứ công trình nghiên cứu nào khác trước đây.
.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 10 năm 2019
Người thực hiện
DƯƠNG THỊ THANH THÁI
Tiếng Việt
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Tên đầy đủ
Bộ KH-CN&MT Bộ Khoa học- Công nghệ và Môi trường
Bộ NN&PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn
Tiếng Anh
Từ viết tắt Tên Tiếng Anh Tên Tiếng Việt
APEC Asia-Pacific Economic
Cooperation
Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á-
Thái Bình Dương
FTA Free trade agreement Hiệp định thương mại tự do
OECD Organization for Economic
Co-operation and Development
Tổ chức Hợp tác và Phát triển
Kinh tế
USD Đô la Mỹ
WEF World Economic Forum Diễn đàn kinh tế thế giới
WHO World Trade Organization Tổ chức Y tế thế giới
WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Các loại trái cây chính theo định nghĩa của FAO
Bảng 2.2: Trái cây theo Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa
Bảng 2.3: Mùa vụ các loại quả tại Việt Nam và Canada
Bảng 2.4: Tổng hợp các nhân tố tác động đến xuất khẩu và xuất khẩu nông sản
ứng dụng mô hình trọng lực từ các nghiên cứu trước
Bảng 4.1: Thị phần thị trường xuất khẩu Trung Quốc của trái cây tươi Việt
Nam giai đoạn 2001-2017
Bảng 4.2: 14 loại quả xuất khẩu đạt giá trị từ 1 triệu USD năm 2017
Bảng 4.3: Số lượng trái cây nhiệt đới trên một người Canada năm 2017
Bảng 4.4: Thống kê mô tả các biến trong mô hình
Bảng 4.5: Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị của dữ liệu bảng
(panel uni-root test)
Bảng 4.6: Ma trận hệ số tương quan từng cặp giữa các biến độc lập với giá trị
xuất khẩu trái cây tươi Việt Nam 2001-2017
Bảng 4.7: Kết quả hồi quy 2 mô hình Pooled OLS và REM
Bảng 4.8: Thử nghiệm số nhân Breusch-Pagan Lagrangian lựa chọn giữa
mô hình Pooled OLS và REM
Bảng 4.9: Kết quả kiểm định đa cộng tuyến của các biến độc lập
Bảng 4.10: Kết quả ước tính các nhân tố tác động đến xuất khẩu trái cây tươi
Việt Nam theo phương pháp FGLS
8
9
12
26
45
47
54
59
62
63
65
67
67
69
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 2.1: Khung phân tích các nhân tố tác động đến xuất khẩu nông sản
Việt Nam
Hình 2.2: Năng lực tuân thủ quy định nhập khẩu của rau quả tươi Việt Nam tại
các thị trường 2002-2012
Hình 2.3: Nguyên nhân trái cây bị từ chối từ một số thị trường giai đoạn 2002-
2010
Hình 2.4: Mô hình nghiên cứu đề xuất của tác giả
Hình 4.6: 5 quốc gia nhập khẩu trái cây nhiệt đới lớn nhất thế giới năm 2017
Hình 4.7: Hướng dẫn thực hành ăn uống tốt của Chính phủ Canada
Hình 4.8: Giá trị nhập khẩu trái cây tươi Việt Nam của Canada
2001-2017
Hình 4.9: 5 đối tác lớn nhất của ngành nhập khẩu trái cây Canada, 2017
Hình 4.10: So sánh tương quan giữa thu nhập bình quân đầu người giữa
Canada, Việt Nam và thế giới giai đoạn 2001-2017
19
29
30
36
52
53
55
56
76
DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Danh sách 17 quốc gia đối tác lớn của trái cây tươi Việt Nam
2001-2017
Phụ lục 2: Mức thuế áp dụng cho 5 loại trái cây hàng đầu Việt Nam sang
9 thị trường đối tác lớn năm 2017
Phụ lục 3:10 nước đối tác lớn của ngành nhập khẩu trái cây Canada 2013-2017
Phụ lục 4: Mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (MRL) cho một số loại
trái cây xuất khẩu sang Canada
Phụ lục 5: Tổng giá trị xuất khẩu trái cây tươi Việt Nam sang các quốc gia
2001-2017
Phụ lục 6: Trung bình GDP các nước nhập khẩu qua các năm 2001-2017
Phụ lục 7: Quy mô GDP Việt Nam 2001-2017
Phụ lục 8: Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam 2001-2017
Phụ lục 9: Các giai đoạn phát triển kinh tế của Diễn đàn kinh tế thế giới
Phụ lục 10: Khoảng cách địa lý từ Việt Nam tới các quốc gia nhập khẩu
Phụ lục 11: Mức độ tự do hóa thương mại của các quốc gia nhập khẩu
2001-2017
Phụ lục 12: Kiểm định nghiệm đơn vị biến giá trị xuất khẩu trái cây tươi Việt
Nam 2001-2017
Phụ lục 13: Kiểm định nghiệm đơn vị biến GDP nước nhập khẩu (GDPj)
Phụ lục 14: Kiểm định nghiệm đơn vị biến GDP Việt Nam (GDPvn)
Phụ lục 15: Kiểm định nghiệm đơn vị biến khoảng cách trình độ phát triển
kinh tế (Edist)
Phụ lục 16: Kiểm định nghiệm đơn vị biến tỷ giá(Exc)
Phụ lục 17: Kiểm định nghiệm đơn vị biến chỉ số năng lực cạnh tranh toàn
cầu Việt Nam (overallvn)
Phụ lục 18: Kiểm định nghiệm đơn vị biến tự do hóa thương mại các nước
nhập khẩu(tradefreedom)
Phụ lục 19: Kiểm tra hệ số tương quan Pearson giữa các biến độc lập với
biến phụ thuộc
Phụ lục 20: Hồi quy bước 1 với mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên (REM)
Phụ lục 21: Hồi quy bước 1 với mô hình Bình phương nhỏ nhất gộp-
(Pooled OLS)
Phụ lục 22: Kiểm định nhân tử Lagrangian lựa chọn giữa hai mô hình-
Pooled OLS và REM
Phụ lục 23: Kết quả kiểm tra đa cộng tuyến
Phụ lục 24: Kết quả kiểm tra tương quan chuỗi
Phụ lục 25: Kiểm tra hiện tượng phương sai sai số thay đổi
Phụ lục 26: Kết quả hồi quy với mô hình Bình phương tối thiểu tổng quát
khả thi (FGLS)
Phụ lục 27: Chỉ số sẵn sàng công nghệ của Canada năm 2018
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Trong những năm gần đây, ngành xuất khẩu trái cây tươi đã cho thấy được hiệu quả
kinh tế thiết thực. Xét trên bình diện nhu cầu thế giới, dư địa trái cây tươi Việt Nam còn
nhiều tiềm năng tăng trưởng. Hiệp định CPTPP chính thức có hiệu lực, trong đó thị
trường Canada được Bộ Công Thương nhìn nhận mở ra nhiều cơ hội, đặc biệt là cơ hội
cho nông sản.
Đúc kết những thông tin trên, tác giả quyết định nghiên cứu các nhân tố tác động đến
xuất khẩu trái tươi Việt Nam sang thị trường Canada. Trong nghiên cứu của mình tác giả
đã chỉ ra thực trạng tiêu biểu của xuất khẩu trái cây tươi Việt Nam giai đoạn 2001-2017,
đo lường được xu hướng và mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng.
Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trước đó, tác giả chọn hướng tiếp cận bằng nghiên
cứu định lượng ứng dụng mô hình trọng lực. Trong đó phương pháp hồi quy với bộ dữ
liệu bảng gồm 17 quốc gia đối tác nhập khẩu trái cây tươi lớn nhất của Việt Nam qua 17
năm giai đoạn 2001-2017. Công cụ hỗ trợ là phần mềm STATA14.
Kết quả ước lượng bằng phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát khả thi (FGLS)
cho thấy: GDP Việt Nam, GDP Canada, chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu của Việt
Nam, tỷ giá có tác động cùng chiều; khoảng cách địa lý, khoảng cách trình độ phát triển
kinh tế có tác động nghịch chiều lên giá trị xuất khẩu trái cây tươi Việt Nam sang Canada.
Căn cứ xu hướng và mức độ tác động của các nhân tố trong mô hình tác giả kiến nghị
giải pháp lên cấp Nhà nước, Cộng đồng doanh nghiệp và Người nông dân nhằm giúp
đẩy mạnh xuất khẩu trái cây tươi Việt Nam sang thị trường Canada đến năm 2023.
Từ khóa: trái cây tươi, xuất khẩu, thị trường Canada, mô hình trọng lực, trái cây
nhiệt đới
ABSTRACT
In recent years, fresh fruits exportation is so effective in term of economy. In terms
of world’s demand, the growth of fresh fruit exportation in Vietnam still has been
showing great potential. The CPTPP Agreement came into effect officially. The Ministry
of Industry and Trade appreciated Canadian market that will open many great
opportunities, especially for the agricultural products.
From the above information, the author has decided to research the factors affecting
the Vietnamese fresh fruits exportation value to the Canada. In this study, the author has
pointed out the typical situation of exporting Vietnam fresh fruits from 2001 to 2017 and
measured these factors’s direction as well as their impact intensity.
By inheriting previous studies, the author has chosen using the quantitative approach
through the Gravity model. The dataset contains 289 observations. The space data colum
includes 17 countries that have the largest importation value of Vietnam fresh fruits. The
time data colum is the period of 17 years- from 2001 to 2017. The main supporting tool
is the STATA14 Software.
The results of estimation by the Feasible general least square method (FGLS)
concluded that GDP of Vietnam, GDP of Canada, Vietnam's global competitive index,
Exchange rates that effected acordding to positive direction. In contrast, the geographical
distance and distance of economic development level have negative impact on Vietnam
fresh fruit exportation value to Canada.
Based on results obtained from the regression, the author has proposed some specific
solutions to the Vietnam State, Business Community and Farmers in Vietnam to help
boosting Vietnamese fresh fruits exportation to Canadian to 2023.
Key words: Fresh fruits, Export, Canadian market, Gravity model, Tropical fruits
1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Chương 1 sẽ giới thiệu tổng quát về đề tài nghiên cứu, bao gồm: Vấn đề nghiên cứu
và tính cấp thiết của đề tài; mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu; phương pháp
nghiên cứu, ý nghĩa thực tiễn của đề tài và bố cục.
1.1. Vấn đề nghiên cứu và tính cấp thiết của đề tài
Nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam – đất nước
có nhiều điều kiện về thổ nhưỡng và khí hậu thuận lợi để phát triển nông sản nhiệt đới.
Suốt chặng đường 10 năm vừa qua, nông sản Việt Nam nói chung và trái cây Việt Nam
nói riêng đã khẳng định được vị thế, bứt phá vươn lên trong danh sách đầu các mặt hàng
nông sản xuất khẩu chủ lực mang về giá trị xuất khẩu tỷ USD và đang trên đà thuận lợi
chinh phục các thị trường khó tính như Canada, Australia, New Zealand, Mỹ, EU, Nhật
Bản. Năm 2016, tổng kim ngạch xuất khẩu trái cây đạt 2,4 tỷ USD; dẫn trước so với gạo
là 2,2 tỷ USD (theo thống kê của Hiệp hội rau quả Việt Nam). Sang đến năm 2017, dựa
trên thống kê của Tổng Cục Hải Quan, con số này tăng 42,5% so với năm 2016, đưa kim
ngạch xuất khẩu lên đến 3,514 tỷ USD, dẫn trước lúa gạo, hạt điều và cà phê; trở thành
mặt hàng nông sản dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu. Năm 2018, số liệu từ Tổng cục Hải
quan cho thấy toàn ngành trái cây về đích với kim ngạch 3,89 tỷ USD, tăng 10,8% so
với năm 2017. Như vậy, một lần nữa trái cây đã soán ngôi của nhiều cái tên vốn là đã
từng là nông sản thế mạnh như lúa gạo, chè, hồ tiêu.
Sản xuất và xuất khẩu trái cây được đánh giá cao về tính hiệu quả kinh tế và nhận
được sự hỗ trợ phát triển của Chính phủ và các Bộ, Ngành. Nếu thực hiện phép so sánh
trên quỹ đất sản xuất, trái cây hiện chiếm 850.000 ha diện tích cả nước, tỷ lệ tương quan
so với diện tích trồng lúa là 20% nhưng lại mang về kim ngạch hơn 3,8 tỷ USD/ năm.
Cũng chính vì vậy, tại vùng nông nghiệp trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long, Chính
phủ ta đã nhanh chóng thực hiện việc chuyển đổi mang tính chiến lược ưu tiên theo
hướng thủy sản – cây ăn trái – cây lúa, thay vì lúa – thủy sản – cây ăn trái như trước đây
2
(Theo thông báo từ Văn phòng Chính phủ về kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
tại “Hội nghị về phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến
đổi khí hậu”)
Ngành xuất khẩu trái cây của Việt Nam hiện đang được hậu thuẫn bởi khá nhiều yếu
tố thuận lợi. Thứ nhất, xét về bình diện lợi thế so sánh, với quan điểm rau quả thuận mùa
cho ra hàm lượng giá trị dinh dưỡng cao hơn trái mùa, vì vậy mà thúc đẩy hoạt động
xuất nhập khẩu giữa các nước không cùng điều kiện tự nhiên, gia tăng xuất khẩu nhằm
đáp ứng nhu cầu tiêu thụ. Nhân tố thứ hai xuất phát từ sự thay đổi thói quen của người
tiêu dùng, xu hướng sử dụng các loại thực vật tươi, giàu dinh dưỡng từ tự nhiên trong
bữa ăn hằng ngày. Đồng thời, tầng lớp trung lưu với mức thu nhập khả dụng cao ngày
càng nhiều trên thế giới, điều đó thúc đẩy cho việc tiêu dùng phân khúc rau quả sạch, an
toàn theo phương pháp hữu cơ. Thứ ba và có thể xem xét ở vai trò là điều kiện đủ cho
thương mại rau quả tươi là những cải tiến liên tục trong công nghệ sinh học, bảo quản
giúp cải thiện việc duy trì chất lượng tươi của rau quả nói chung so với khi mới thu
hoạch. Kết quả là từ năm 1990 đến 2017, nhu cầu nhập khẩu bơ thế giới đã tăng trung
bình 14%; dứa, xoài và đu đủ cũng có tốc độ tăng trung bình lần lượt là 11%, 10% và
9%. (Triển vọng trái cây nhiệt đới, FAO, 2017).
Một điểm sáng nữa phải kể đến đó là các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đã nhận
thấy tiềm năng của ngành và đã có các chiến lược đầu tư để đưa trái cây Việt ra thế giới
một cách nghiêm túc. Cộng hưởng với đó là tín hiệu đáng vui đến từ người nông dân của
chúng ta trong bối cảnh hội nhập sâu rộng như hiện nay đều đã thay đổi dần tư duy sản
xuất, canh tác theo hướng sinh học an toàn nhằm vượt qua các hàng rào kỹ thuật khắt
khe của thị trường nhập khẩu.
Nhiều năm qua, Việt Nam đã rất tích cực tham gia các hiệp định thương mại điển
hình là việc chung tay để Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình
Dương (CPTPP) ra đời. Trong số các quốc gia thành viên, Canada được đánh giá là một
3
thị trường triển vọng tốt cho trái cây tươi Việt Nam bởi nhiều nguyên do. Thứ nhất,
CPTPP là hiệp định thương mại đầu tiên giữa Việt Nam và Canada - quốc gia Bắc Mỹ
đầu tiên có một FTA chính thức với Việt Nam. Đây là một thị trường được Bộ Công
Thương đánh giá rất cao cơ hội mở rộng, đẩy mạnh xuất khẩu. Theo thống kê, năm 2013,
Canada nhập khẩu 4,6 tỷ USD mặt hàng trái cây tươi trên thế giới; đến năm 2017, kim
ngạch tăng lên vượt mốc 6 tỷ USD cho thấy nhu cầu nhập khẩu trái cây của Canada đã
không ngừng tăng cao qua các thời kỳ. Thứ hai, xét về điều kiện tự nhiên, khí hậu và thổ
nhưỡng của Canada thích hợp trồng các loại quả như việt quất, táo, nho, nam việt quốc,
dâu tây và một số loại trái cây khác chiếm tỷ trọng nhỏ. Trong khi đó, Việt Nam lại có
thế mạnh về các loại cây ăn quả nhiệt đới như xoài, chôm chôm, chuối, bưởi, thanh long,
vú sữa, sầu riêng, nhãn, vải và dưa hấu... Sự khác biệt về lợi thế so sánh sẽ thúc đẩy trao
đổi, giao thương trái cây nguồn gốc Việt Nam sang Canada và ngược lại. Tuy tiềm năng
là rất lớn nhưng cơ hội cũng không dễ dàng nắm bắt vì là một quốc gia phát triển, Canada
không ngừng nâng cao quy định cho trái cây tươi nhập khẩu.
Trong những năm gần đây, mô hình lực hấp dẫn được đánh giá là một trong những
công cụ hiệu quả đo lường ảnh hưởng của các nhân tố tới dòng xuất khẩu song phương.
Tổng kết các nghiên cứu trước đó, quy mô nền kinh tế (đo bằng GDP, GNI hoặc GDP
bình quân đầu người) cho thấy có tác động đến giá trị xuất khẩu. Ngoài ra, khoảng cách
địa lý có ảnh hưởng ở ngược chiều đến giao thương, điều này cũng đã được khẳng định
trong mô hình trọng lực nguyên mẫu. Các yếu tố khác như tỷ giá hối đoái, độ mở nền
kinh tế và chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu cũng xuất hiện trong nhiều công trình
nghiên cứu. Tính đến thời điểm hiện tại, ở Việt Nam, dù cũng có những nghiên cứu sử
dụng mô hình lưc hấp dẫn nhưng chưa có đề tài nghiên cứu ứng dụng mô hình này để
đánh giá tác động đến xuất khẩu trái cây tươi. Hơn nữa, ngành xuất khẩu trái cây tươi
Việt Nam tuy tăng trưởng đều đặn nhưng ước tính mới chỉ cung ứng khoảng 1% nhu cầu
thị trường thế giới, điều đó cho thấy dư địa để phát triển là khá nhiều. Chính vì những lý
4
do trên cũng như ý nghĩa của việc đón đầu nghiên cứu mới khi đặt ngành xuất khẩu trái
cây Việt Nam trong bối cảnh tận dụng Hiệp định CPTPP từng bước chinh phục các thị
trường khác trong khối, tác giả chọn đề tài: “Triển vọng xuất khẩu trái cây tươi Việt
Nam sang thị trường Canada – Áp dụng mô hình trọng lực” nhằm tìm ra giải pháp
giúp Việt Nam tăng tốc đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu cho ngành hàng này.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài hướng đến đạt được các mục tiêu như sau:
1.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu các nhân tố tác động đến xuất khẩu trái cây tươi của Việt Nam sang
Canada. Đồng thời đánh giá xu hướng và mức độ tác động của các nhân tố này. Dựa vào
kết quả đạt được, đề tài kiến nghị một số giải pháp, hàm ý chính sách nhằm đẩy mạnh
hoạt động xuất khẩu của ngành hàng này đến năm 2023.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Phân tích thực trạng xuất khẩu trái cây tươi Việt Nam giai đoạn 2001-2017, những
thành tựu đạt được, hạn chế, nguyên nhân tồn tại của những hạn chế này.
Xác định, kiểm định và đánh giá xu hướng tác động của các nhân tố đến xuất khẩu
trái cây tươi Việt Nam vào thị trường Canada dưới cách tiếp cận của mô hình trọng lực.
Kiến nghị hàm ý chính sách nhằm đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu trái cây tươi Việt
Nam vào thị trường mục tiêu đến năm 2023.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu trái cây
tươi Việt Nam sang thị trường Canada và xu hướng, mức độ tác động của các yếu tố này.
Phạm vi nghiên cứu
 Phạm vi về không gian:
5
Đề tài thực hiện nghiên cứu trong phạm vi nước xuất khẩu là Việt Nam và thị
trường nhập khẩu là Canada cùng 16 quốc gia và vùng lãnh thổ có giá trị nhập khẩu
trái cây tươi của Việt Nam lớn nhất trong giai đoạn 2001-2017
 Phạm vi về thời gian:
Đề tài phân tích thực trạng xuất khẩu trái cây tươi Việt Nam trong giai đoạn 2001-
2017, đề xuất giải pháp, kiến nghị đến năm 2023.
 Phạm vi về nội dung:
Thứ nhất đề tài nghiên cứu, đánh giá, lượng hóa mức độ ảnh hưởng các nhân tố tác
động đến xuất khẩu trái cây tươi Việt Nam sang thị trường mục tiêu sử dụng mô hình
lực hấp dẫn.
Thứ hai đề tài thực hiện nghiên cứu đối với các loại trái cây tươi mà Việt Nam có thế
mạnh sản xuất, phù hợp xu hướng, nhu cầu nhập khẩu khi xuất sang thị trường Canada
cụ thể là dòng trái cây nhiệt đới.
Thứ ba các nội dung phân tích, đánh giá, kết quả đạt được hướng đến mục đích đề
xuất giải pháp đẩy mạnh sản lượng và kim ngạch xuất khẩu trái cây tươi Việt Nam sang
thị trường Canada đến năm 2023.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài tiếp cận mục tiêu với hướng nghiên cứu định lượng bằng Mô hình trọng lực
(Gravity Model). Sau khi tiến hành lược khảo lý thuyết nhằm xác định, điều chỉnh các
biến quan sát cho phù hợp bối cảnh nghiên cứu, tác giả phát họa mô hình nghiên cứu
chính thức.
Tiếp theo, dữ liệu được thu thập là kim ngạch xuất khẩu trái cây tươi của Việt Nam
qua Canada trong phạm vị nghiên cứu từ năm 2001 đến năm 2017. Tác giả sử dụng phần
mềm STATA để phân tích dữ liệu bảng và ước lượng theo phương pháp bình phương
tối thiểu tổng quát khả thi FGLS (Feasible Generalized Least Square). Ưu điểm của
6
phương pháp này là có thể xử lý tốt hai hiện tượng tự tương quan và phương sai sai số
thay đổi.
1.5. Ý nghĩa thực tiễn
Một thực trạng nổi bật trong xuất khẩu trái cây tươi Việt Nam là phụ thuộc quá nhiều
vào thị trường Trung Quốc điển hình với tỷ trọng thị phần hơn 70%. Trên thực tế dù là
thị trường nhập khẩu trái cây lớn nhất của Việt Nam nhưng cho đến nay Trung Quốc chỉ
mở cửa chính ngạch cho 8 loại quả là: Dưa hấu, thanh long, vải, chuối, nhãn, mít, xoài,
chôm chôm. Chính sự phụ thuộc vào một thị trường dễ tính trong thời gian dài đã đẩy
ngành trái cây Việt luôn trong thế bị động, xuất khẩu thiếu tính bền vững, luôn phải đối
mặt với tình trạng dội chợ, được mùa mất giá. Trong khi đó, nhu cầu nhập khẩu các loại
trái cây tươi vùng nhiệt đới của những nước phát triển như Canada ngày càng gia tăng,
lại trong bối cảnh Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương
(CPTPP) được ký kết và có hiệu lực, mở toang cánh cửa hội nhập giữa Việt Nam và một
số thị trường các nước Châu Mỹ. Và Canada là một trong số các quốc gia ấy.
Vì vậy nghiên cứu này đóng góp ý nghĩa trong việc đón sóng cơ hội, đưa trái cây tiếp
cận thị trường quốc gia Bắc Mỹ là Canada, từ đó làm bàn đạp để từng bước vươn đến
các quốc gia khác trong Châu Mỹ. Xuất phát từ vấn đề được cho là nóng của ngành trái
cây thời gian qua, đề tài thực hiện nghiên cứu mang tính giải thích, tìm ra các nhân tố,
khám phá quy luật tác động đối với thị trường mới sẽ đóng vai trò là tài liệu tham khảo
cho công tác nghiên cứu ứng dụng các Bộ, Ngành, Thương vụ, Tham tán thương mại,
Hiệp hội ngành hàng, Viện nghiên cứu chiến lược, Diễn đàn xúc tiến xuất khẩu trong
việc hoạch định chính sách, xây dựng chương trình xúc tiến thương mại, định hướng thị
trường, kế hoạch hành động hỗ trợ tích cực, kịp thời cho cộng đồng doanh nghiệp đặc
biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nông hộ sản xuất, các ngành công nghiệp phụ trợ
nhằm mục tiêu cuối cùng là đưa ngành trái cây Việt Nam xuất khẩu và cạnh tranh bền
vững tại thị trường rất có tiềm năng là Canada. Trên bình diện khoa học, đề tài ra đời
7
cũng sẽ đóng góp một phần trong kho tàng các cơ sở lý luận, thực tiễn cho các nghiên
cứu sau này. Trước đây, chưa từng có tác giả nào nghiên cứu và đánh giá tác động các
nhân tố đến hoạt động xuất khẩu của mặt hàng cụ thể là trái cây tươi, cũng như chưa có
một lý thuyết nào về các nhân tố tác động đến xuất khẩu mặt hàng này được kết luận.
Thêm vào đó, thị trường tác giả chọn lựa, do đang được thổi sức nóng từ Hiệp định Đối
tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương(CPTPP) nên được đánh giá là rất hấp
dẫn.
1.6. Bố cục của đề tài
Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu, giới thiệu tổng quát lý do chọn đề tài và
vấn đề nghiên cứu; mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi, phương pháp nghiên
cứu, ý nghĩa đề tài và kết cấu.
Chương 2: Tổng quan nghiên cứu và mô hình nghiên cứu trình bày, khảo lược nền
tảng các lý thuyết về thương mại quốc tế. Trên cơ sở đó đề xuất xây dựng mô hình nghiên
cứu.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và mô hình nghiên cứu chính thức trình bày cách
thiết kế mô hình, phân tích dữ liệu định lượng để đo lường các nhân tố.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và kiểm định mô hình nghiên cứu, tác giả đánh giá
thực trạng xuất khẩu trái cây tươi của Việt Nam sang thị trường mục tiêu, trình bày kết
quả phân tích dữ liệu bao gồm thống kê mô tả, đo lường mức độ tác động của các nhân
tố.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị nhằm gia tăng kim ngạch xuất khẩu trái cây tươi
Việt Nam sang thị trường Canada đến năm 2023
8
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT, TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ MÔ
HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Các khái niệm liên quan
2.1.1. Khái niệm về trái cây
Mặt hàng trái cây được Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO)
định nghĩa như sau: Trái cây bao gồm các loại trái và quả mọng được đặc trưng bởi
hương vị ngọt ngào (trừ một số ngoại lệ). Hầu hết đều là cây trồng lâu năm, chủ yếu mọc
từ cây, bụi rậm và cây bụi, cũng như dây leo hoặc từ cọ (như trái dừa). Quả và quả mọng
mọc trên cành, thân hoặc thân cây, thường mọc đơn lẻ nhưng đôi khi nhóm thành chùm
hoặc bụi. Cây trồng thương mại thường được trồng trong các nông trại, đồn điều, nhưng
một lượng lớn trái cây cũng được thu thập từ các cây mọc dại. Dưa và dưa hấu dù thường
được coi là trái cây nhưng FAO nhóm chúng với rau vì chúng là cây trồng và thu hoạch
như rau. Trái cây chứa hàm lượng nước rất cao, khoảng 70-90% trọng lượng; chứa nhiều
vitamin, khoáng chất và axit hữu cơ; một số loại có hàm lượng chất xơ cao. Trái cây rất
dễ hỏng. Thời hạn sử dụng của chúng có thể được kéo dài thông qua sử dụng hóa chất
ức chế phát triển và kiểm soát nhiệt độ, áp suất và độ ẩm môi trường sau khi được thu
hoạch.
FAO liệt kê 36 loại cây ăn quả chính. Mã và tên của mỗi loại được liệt kê dưới bảng
sau đây:
9
Bảng 2.1: Các loại trái cây chính theo định nghĩa của FAO
STT FAO TÊN STT FAO TÊN STT FAO TÊN
1 0486 Chuối 13 0530
Anh đào
chua
25 0560 Nho
2 0489 Chuối lá 14 0531 Anh đào 26 0569 Sung
3 0490 Cam 15 0534
Đào và Xuân
đào
27 0587 Hồng
4 0495 Quýt 16 0536 Mận 28 0592 Kiwi
5 0497
Chanh và
Chanh tây
17 0541 Quả hạch 29 0571 Xoài
6 0507
Bưởi và
Bưởi chùm
18 0544 Dâu 30 0572 Bơ
7 0512 Quất 19 0547 Mâm xôi 31 0574 Dứa
8 0515 Táo 20 0549 Lý chua lông 32 0577 Chà là
9 0521 Lê 21 0550 Lý chua 33 0591 Đào lộn hột
10 0523 Mộc qua 22 0552 Việt quốc 34 0600 Đu đủ
11 0542 Chi Táo Lê 23 0554
Nam việt
quốc
35 0603
Trái cây
nhiệt đới *
12 0526 Mơ 24 0558 Quả mọng 36 0619 Khác
Nguồn: Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc
Trong Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa (HS CODE) – hệ thống tiêu chuẩn
hóa quốc tế của Tổ chức hải quan thế giới về tên gọi và mã số, với mục đích phân loại
hàng hóa được buôn bán trên phạm vi toàn thế giới– trái cây được phân vào Chương 8:
Quả và quả hạch (Nuts) ăn được.
10
Bảng 2.2: Trái cây theo Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa
HS CODE MÔ TẢ HÀNG HÓA
08.01
Dừa, quả hạch Brazil và hạt điều, tươi hoặc khô, đã hoặc chưa bóc vỏ
hoặc lột vỏ
08.02 Quả hạch (nuts) khác, tươi hoặc khô, đã hoặc chưa bóc vỏ hoặc lột vỏ
08.03 Chuối, kể cả chuối lá, tươi hoặc khô
08.04 Quả chà là, sung, vả, dứa, bơ, ổi, xoài và măng cụt, tuoi hoặc khô
08.05 Quả thuộc chi cam quýt, tươi hoặc khô
08.06 Quả nho, tươi hoặc khô
08.07 Các loại quả họ dưa (kể cả dưa hấu) và đu đủ, tươi
08.08 Quả táo (apples), lê và quả mộc qua, tươi
08.09 Quả mơ, anh đào, đào (kể cả xuân đào), mận và mận gai
08.10 Quả khác, tươi
08.11
Quả và quả hạch, đã luộc hoặc chưa hấp chín hoặc luộc chín trong
nước, đông lạnh, đã hoặc chưa thêm đường hoặc chất tạo ngọt khác
08.12
Quả và quả hạch (nuts), được bảo quản tạm thời nhưng không ăn ngay
được
08.13
Quả, khô, trừ các loại quả thuộc nhóm 08.01 đến 08.06; hỗn hợp các
loại quả hạch (nuts) hoặc quả khô thuộc Chương này
08.14
Vỏ các loại quả thuộc chi cam quýt hoặc các loại dưa (kể cả dưa hấu),
tươi, đông lạnh, khô hoặc bảo quản tạm thời trong nước muối, nước
lưu huỳnh hoặc trong các dung dịch bảo quản khác
Nguồn: Tổ chức hải quan thế giới
Trái cây nhiệt đới: Theo Tổ chức Trái cây nhiệt đới quốc tế (International Tropical
Fruit Network), trái cây nhiệt đới được định nghĩa là những loại được trồng ở vùng nóng
11
ẩm, trong khu vực nằm giữa Chí tuyến Bắc và Chí tuyến Nam. Trái cây nhiệt đới được
trồng bao phủ hầu hết các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới của châu Á, châu Phi, Trung
Mỹ, Nam Mỹ, Caribbean và châu Đại Dương, đa dạng các chủng loại như: Nhãn, vải,
chôm chôm, thanh long, mít, me, mãng cầu, ổi, xoài, măng cụt, sầu riêng, chuối, dưa,
dừa, dứa, mận, bưởi, chanh leo, đu đủ, khế ….Với mục đích cung cấp thực phẩm và chất
dinh dưỡng, FAO và Tổ chức Y tế Thế giới kiến nghị tiêu thụ trái cây nhiệt đới cho chế
độ ăn uống giúp cân bằng và phòng tránh các vấn đề về tim mạch, tiểu đường và một số
loại ung thư.
Trái cây nhiệt đới chính được giao dịch toàn cầu như chuối, xoài, dứa, bơ và đu đủ,
ổi, chôm chôm, sầu riêng, mít, thanh long và chanh dây được trồng đại trà và phổ biến.
Dữ liệu xuất khẩu trái cây tươi của Việt Nam sang các nước thu thập từ nghiên cứu
này sẽ được lấy từ nguồn UN Comtrade dựa trên Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng
hóa (phiên bản 1996) vì đây là hệ thống được thống nhất trên toàn thế giới sẽ cho ra kết
quả có ý nghĩa cao.
2.1.2. Đặc tính của trái cây tươi
Trái cây tươi Việt Nam khá phong phú và đa dạng. Nhìn chung, trái cây tươi xuất
khẩu của Việt Nam có các đặc điểm sau:
Thứ nhất, trái cây chịu ảnh hưởng rất lớn từ điều kiện tự nhiên như thổ nhưỡng, khí
hậu, địa hình, nguồn nước, …Do đây là những nhân tố tác động trực tiếp đến sinh trưởng
và phát triển, qua đó gián tiếp đến năng suất, hương vị, độ ngon và về sau là giá cả và
khả năng cung ứng nguồn hàng.
Thứ hai, sản xuất trái cây mang tính thời vụ. Đối với từng loại trái cây, người nông
dân sẽ phải tiến hành gieo trồng, sản xuất và thu hoạch theo từng thời điểm để đảm bảo
sinh trưởng và phát triển tốt nhất cho cây trồng đó. Chất lượng trái cây cũng có sự biến
động nhất định theo mùa vụ. Vào chính vụ thì sản lượng lớn, hàm lượng dinh dưỡng cao,
chất lượng đồng đều và giá thành rẻ hơn và ngược lại. Đơn cử như trái thanh long là loại
12
cây nhiệt đới, phù hợp khí hậu nắng nóng, giỏi chịu hạn, kém chịu úng, thích hợp trồng
khoảng tháng 10-11 dương lịch. Nếu trồng cây nghịch vụ thì phải chong đèn, cây mới
có thể trổ hoa kết trái.
Thứ ba, sản xuất trái cây mang tính địa phương. Mỗi loại trái cây phù hợp phát triển
với những vùng khác nhau. Ví dụ như hiện nay, tại Việt Nam, mặc dù cây bơ đã có thể
trồng được tại nhiều vùng miền, nhưng để cho sản lượng nhiều, năng suất cao và chất
lượng thì chỉ có vùng Tây Nguyên mới phù hợp hơn cả, do nhiều đất đỏ Bazan dày tầng,
thoát nước tốt. Hoặc như cây thanh long thích hợp trồng ở vùng đất cao (như Bình Thuận,
Vũng Tàu, Đồng Nai), đất xám, đất phù sa, đất đỏ. Đối với những vùng đất thấp như
Tiền Giang, Long An cũng có thể trồng nhưng cần phải chú trọng thoát nước, liếp mô
trước khi trồng. Nhãn lồng thì hợp với khí hậu, thổ nhưỡng ở Hưng Yên nên trồng ở
vùng này thì sản phẩm mang hương vị thơm ngon nhất. Chính vì vậy ý tưởng về chỉ dẫn
địa lý để khẳng định tính đặc sản của mỗi loại trái cây sẽ là một trong những cách tiếp
thị hiệu quả để người tiêu dùng thế giới định hình nhận thức sản phẩm của Việt Nam
cũng như chiến lược hình thành vùng nguyên liệu tập trung. Hiện tại Việt Nam có những
thương hiệu trái cây nổi tiếng gắn liền với địa phương và được Cục Sở hữu trí tuệ thuộc
Bộ KH-CN&MT cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa như Vải thiều Lục
Ngạn, nhãn lồng Hưng Yên, Xoài Cát Hòa Lộc (Tiền Giang), Vú sữa Lò Rèn (Vĩnh Kim-
Tiền Giang), Bưởi Da Xanh (Mỹ Thạnh An- Bến Tre), Sầu Riêng Ri6 (Vĩnh Long),
Thanh long Bình Thuận, Quýt hồng (Đồng Tháp), Dưa hấu Long An...
Thứ tư, trái cây có đặc tính tươi sống, trong quá trình thu hoạch và vận chuyển rất dễ
bị hư hỏng, dập nát, kém phẩm chất. Khi thu hoạch và phân phối cần phân loại, phân
chia để bảo quản và chọn phương thức kinh doanh cho phù hợp đặc điểm từng loại, hạn
chế rủi ro đến mức tối thiểu.
Thứ năm là trái cây phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của con người, ảnh hưởng trực
tiếp đến sức khỏe và tính mạng nên yêu cầu chất lượng phải được quy định chặt chẽ và
13
coi trọng. Ngoài ra, ngày nay chất lượng đã trở thành công cụ cốt yếu để thâm nhập và
cạnh tranh vào các thị trường khó tính mới có thể đáp ứng được các hàng rào kỹ thuật
gắt gao mà các thị trường đó đặt ra.
Bảng 2.3: Mùa vụ các loại quả tại Việt Nam và Canada
VIỆT NAM MÙA VỤ CANADA
Cam canh, Nho, Bưởi, Vú sữa, Táo
ta, Hồng, Chuối, Xoài, Dưa hấu,
Quýt, Dừa
Tháng 1
Nho, Bưởi, Vú sữa, Táo ta, Hồng,
Chuối, Xoài, Dưa hấu, Quýt, Dừa
Tháng 2
Nho, Bưởi, Vú sữa, Táo ta, Chuối Tháng 3
Nho, Thanh long, Bưởi, Vú sữa,
Chuối, Xoài, Dưa hấu, Quýt, Dừa
Tháng 4
Nho, Thanh long, Vải thiều, Vú sữa,
Mận, Mơ, Sầu riêng, Chuối, Xoài,
Dưa hấu, Quýt, Dừa
Tháng 5 Anh đào
Mãng cầu ta, Thanh long, Bơ, Mận,
Mơ, Sầu riêng, Măng cụt, Chôm
chôm, Chuối, Xoài, Dưa hấu, Quýt,
Dừa
Tháng 6
Quả mọng (Mận gai), Dâu vùng
Saskatoon, Dâu tây, Anh đào
Mãng cầu ta, Thanh long, Vải thiều,
Bưởi, Nhãn, Bơ, Đào, Mận, Mơ, Sầu
riêng, Ổi, Măng cụt, Chôm chôm,
Chuối, Xoài, Dưa hấu, Quýt, Dừa
Tháng 7
Quả mọng (Mận gai), Dâu vùng
Saskatoon, Dâu tây, Phúc bồn tử,
Lý chua, Anh đào, Mâm xôi, Mơ,
Đào, Xuân Đào, Dưa hấu
14
Mãng cầu ta, Thanh long, Vải thiều,
Nhãn, Bơ, Đào, Sầu riêng, Ổi, Măng
cụt, Chôm chôm, Chuối, Xoài, Dưa
hấu, Quýt, Dừa
Tháng 8
Phúc bồn tử, Lý chua đen, Anh
đào, Mâm xôi, Mơ, Táo, Táo dại,
Việt quất, Quả mọng (Mận gai),
Dưa, Xuân đào, Lê, Mận, Dâu
Mãng cầu ta, Thanh long, Hồng
xiêm, Vải thiều, Bưởi, Nhãn, Bơ,
Sầu riêng, Măng cụt, Lê, Chôm
chôm, Chuối, Xoài, Dưa hấu, Quýt,
Dừa
Tháng 9
Nam việt quất, Táo, Táo dại, Việt
quất, Nho, Dưa hấu, Lê, Mận, Xuân
đào, Dưa hấu
Hồng xiêm, Bưởi, Lê, Chuối, Xoài,
Dưa hấu, Quýt, Dừa
Tháng 10
Nam việt quất, Táo, Táo dại, Lê,
Mộc qua
Bưởi, Lê, Chuối, Xoài, Dưa hấu,
Quýt, Dừa
Tháng 11 Nam việt quất, Lê, Mộc qua, Táo
Cam canh, Nho, Bưởi, Vú sữa, Táo
ta, Hồng, Dưa hấu, Quýt, Dừa
Tháng 12 Lê
Nguồn: Tác giả tổng hợp
2.2. Lý luận về xuất khẩu trái cây tươi
2.2.1. Một số lý thuyết liên quan đến thương mại quốc tế
Hoạt động trao đổi hàng hóa quốc tế đã diễn ra trước đó khá lâu, tuy nhiên vào thế
kỷ thứ 16 mới có các nhà kinh tế học cho ra đời các lý thuyết giải thích cơ sở và lợi ích
của thương mại quốc tế.
Năm 1776, Adam Smith cho ra đời lý thuyết “Lợi thế tuyệt đối” đánh giá cao vai trò
của hoạt động ngoại thương trong sự phát triển kinh tế của một đất nước. Dựa trên cơ sở
khai thác các lợi thế tuyệt đối như tài nguyên thiên nhiên, đất đai, khí hậu, các quốc gia
nên đẩy mạnh hoạt động giao thương. Theo quan điểm này, Adam Smith đã nhấn mạnh
15
hướng của chuyên môn hóa trong sản xuất cụ thể là các quốc gia nên tập trung sản xuất
và xuất khẩu các sản phẩm có lợi thế tuyệt đối, là nhân tố giúp tối thiểu hóa chi phí sản
xuất và nhập khẩu các sản phẩm mà mình không có lợi thế tuyệt đối. Như vậy lý thuyết
này đã giải thích được một phần hoạt động giao thương một số mặt hàng giữa các nước
đang phát triển và các nước phát triển. Tuy vậy, lý do tại sao vẫn có hoạt động thương
mại quốc tế của các nước có những lợi thế hơn hẳn các nước khác hoặc thậm chí với các
nước không có lợi thế tuyệt đối thì lý thuyết này còn bỏ ngỏ.
Trên nền lý thuyết của Adam Smith, năm 1817, David Ricardo đã cho ra đời “Thuyết
lợi thế so sánh” cho rằng động lực cho hoạt động thương mại quốc tế xuất phát từ lợi thế
so sánh hay còn gọi là lợi thế tương đối giữa các quốc gia mà bản chất chính là năng suất
lao động. Như vậy tại đây lý thuyết về lợi thế so sánh đã đưa lý thuyết tuyệt đối của
Adam Smith tiến thêm một bước nữa khi giải thích được nguyên nhân của việc các nước
trao đổi hàng hóa với nhau chính ở mục đích đạt được lợi thế nhờ quy mô sản xuất. Tuy
vậy, thuyết lợi thế so sánh vẫn chưa giả quyết triệt để nguồn gốc của nguyên nhân rằng
tại sao các nước lại có chi phí cơ hội khác nhau.
Chi tiết hơn vào lợi thế so sánh, lý thuyết của Heckscher-Ohlin giải thích được bản
chất của hoạt động ngoại thương quốc tế bắt nguồn từ bản chất của việc trao đổi các yếu
tố dư thừa để đổi lấy những yếu tố mà mình khan hiếm. Vì vậy theo ý nghĩa này, lý
thuyết H-O còn được gọi là lý thuyết so sánh các nguồn lực vốn có.
Theo thời gian, khi thương mại quốc tế ngày càng phát triển và phức tạp hơn, lý
thuyết “Lợi thế cạnh tranh quốc gia” của Michael Porter được đánh giá cao và sử dụng
rộng rãi. Trong đó “Mô hình kim cương” đã trở thành một điển hình khẳng định khai
thác lợi thế cạnh tranh quốc gia dựa trên sự tương tác giữa các yếu tố trong môi trường
kinh doanh. Bốn yếu tố được xác định rõ bao gồm (i) các điều kiện về sản xuất, (ii) các
điều kiện về cầu, (iii) các ngành bổ trợ, (iv) chiến lược, cơ cấu và cạnh trạnh ngành. Như
vậy, chiến lược hội nhập thương mại quốc tế của một quốc gia là chỉ nên xuất khẩu
16
những sản phẩm của những ngành mà tại đó cả bốn yếu tố trong mô hình kim cương đều
được thỏa mãn những điều kiện thuận lợi.
Từ việc đúc kết các lý thuyết nền tảng liên quan có thể giúp đưa ra kết luận rằng vai
trò của thương mại quốc tế được tất cả các lý thuyết thừa nhận. Các động lực nền tảng
thúc đẩy hoạt động giao thương là lợi thế giữa các quốc gia; trao đổi hàng hóa để đạt lợi
ích nhờ quy mô sản xuất; trao đổi hàng hóa trên cơ sở đổi yếu tố dư thừa lấy yếu tố khan
hiếm và trao đổi hàng hóa dựa trên lợi thế cạnh tranh quốc gia trong bối cảnh toàn cầu
hóa.
2.2.2. Các mô hình đánh giá tác động của các nhân tố đến xuất khẩu nông sản
Xét về phương pháp nghiên cứu để đánh giá các nhân tố tác động đến kim ngạch
xuất khẩu của một quốc gia thì phương pháp phân tích định tính và định lượng đều được
sử dụng. Song phương pháp phân tích định lượng thông qua mô hình được đánh giá là
hiệu quả hơn vì các tác động cụ thể của từng nhân tố được kiểm định rõ ràng và vì thế
mà trở nên có cơ sở. Những mô hình chính được sử dụng có thể kể đến bao gồm SMART
(Software for Market Analysis and Restrictions on Trade), GTAP (Global Trade
Analysis Project), Gravity model (mô hình trọng lực).
Mô hình SMART được sử dụng để ước lượng tác động của các FTA, rằng việc ký kết
các FTA sẽ giúp thay đổi kim ngạch xuất nhập khẩu giữa các quốc gia như thế nào. Tuy
vậy, mô hình này tồn tại một yếu điểm là sử dụng phương pháp cân bằng bộ phận vì thế
nên không ước lượng được sự tương tác của một thị trường riêng lẻ với các thị trường
khác.
Mô hình GTAP xem mọi thị trường đều ở trạng thái cân bằng khi xem xét tác động
qua lại với nhau. Như vậy nhiệm vụ của mô hình là giải quyết câu hỏi các FTA sẽ tác
động ra sao tới cán cân, điều kiện thương mại, GDP, giá hàng hóa xuất nhập khẩu trong
một ngành hàng liệu có thay đổi và thay đổi như thế nào. Tuy nhiên vì mô hình là một
17
dạng mô phỏng của các tình huống trong thế giới thực nên khả năng xảy ra các giả định
có thể sẽ không phản ánh đúng hoặc đầy đủ thế giới thực.
Mô hình trọng lực với ưu điểm nổi trội và được đánh giá cao là có thể xem xét tác
động đồng thời của ba nhóm nhân tố bao gồm nhóm thuộc về quốc gia xuất khẩu (nhóm
nhân tố tác động đến cung), nhóm nhân tố thuộc về quốc gia nhập khẩu (nhóm nhân tố
tác động đến cầu) và nhóm nhân tố cản trở, hấp dẫn. Đồng thời các biến đưa vào có thể
ở cả hai dạng định tính và định lượng.
Như vậy từ việc phân tích, đánh giá từng mô hình có thể đi đến kết luận rằng mô
hình trọng lực mô hình là tối ưu hơn. Thực tế chứng minh mô hình này đã và đang được
ứng dụng rộng rãi trong nghiên cứu về hoạt động thương mại quốc tế nông sản giữa các
quốc gia như Ekrem Erdem và Saban Nazlioglu (2008), Medardo Aguirre González và
các cộng sự (2015), Kushtrim Braha (2017), Ebaidalla, M. Ebaidalla và Atif A. Abdalla
(2015), Trần Thị Bạch Yến và cộng sự (2015), Ngô Thị Mỹ (2016).
2.3. Mô hình trọng lực (Gravity Model)
Mô hình trọng lực được giới thiệu lần đầu vào năm 1962 bởi Tinbergen, lấy cảm
hứng từ định luật vạn vật hấp dẫn của nhà khoa học Isaac Newton. Định luật ra đời vào
thế kỷ XVII được phát biểu rằng lực hấp dẫn giữa hai vật thể tỷ lệ thuận với tích hai khối
lượng và tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách. Ứng dụng vào quan hệ thương mại
song phương giữa hai quốc gia, Tinbergen (1962) và Poyhonen (1963) lần đầu phác thảo
dạng cơ bản của mô hình trọng lực như sau:
Tij =
GDPi
α
* GDPj
β
Dij
θ
Trong đó:
Tij: thương mại song phương giữa hai quốc gia i và j
GDPi
α
: quy mô nền kinh tế quốc gia i, đo lường bởi GDP
18
GDPj
β
: quy mô nền kinh tế quốc gia j, đo lường bởi GDP
Dij
θ
: khoảng cách thương mại giữa hai quốc gia
α, β, θ được ước lượng trong mô hình logarit tuyến tính. Kết quả sơ khởi của mô hình
giải thích được thương mại song phương của hai quốc gia phụ thuộc vào quy mô nền
kinh tế và khoảng cách giữa hai quốc gia. Hai đối tác càng lớn thì dòng chảy thương mại
sẽ càng mạnh mẽ, ngược lại khoảng cách càng lớn thì thương mại song phương sẽ càng
hạn chế. Mô hình trên giải thích được 70-80% sự khác biệt trong giao thương.
Theo thời gian, mô hình trọng lực ngày càng được phổ biến và hoàn thiện trong các
nghiên cứu thực nghiệm. Năm 1966, Linnermann là người đầu tiên bổ sung nhân tố dân
số vào mô hình, cùng với Oguledo & Macphee (1994), họ chỉ ra dân số có tác động âm
đến trao đổi hàng hóa giữa hai quốc gia. Trong khi đó, nghiên cứu Brada & Mendez
(1985) và đa số tác giả lại cho ra kết quả trái ngược, dân số nước nhập khẩu lớn hơn dẫn
đến tiềm năng nhập khẩu nhiều hơn. Thừa hưởng thành quả từ những nghiên cứu đạt
được, mô hình trọng lực trong thương mại về sau được mở rộng và bổ sung thêm nhiều
nhân tố khác, tùy thuộc vào thị trường và lĩnh vực áp dụng, có thể kể đến như nhân tố
độ mở nền kinh tế các quốc gia (Ngô Thị Mỹ, 2016; Hatab và cộng sự, 2010); khoảng
cách kinh tế và diện tích đất nông nghiệp như trong các nghiên cứu về nông sản của tác
giả Trần Thị Bạch Yến và cộng sự (2015); sự tác động từ các hiệp định thương mại tự
do (Lê Quỳnh Hoa, 2017). Đánh giá tổng quát thì ngoài quy mô nền kinh tế và khoảng
cách là hai nhân tố bắt buộc thì các nhân tố được bổ sung vào vô cùng đa dạng. Tựu
chung, các nhà khoa học nhận thấy mô hình trọng lực đã phản ánh đầy đủ bản chất của
hoạt động giao thương, thuận lợi trong việc thu thập dữ liệu vì hầu hết các dữ liệu mang
tính chất vĩ mô, dễ dàng tra cứu từ các tổ chức uy tín thế giới như Ngân hàng thế giới
(World Bank), UN Comtrade.
Hàm logarit tuyến tính trong mô hình được tính toán rõ ràng, có ý nghĩa kinh tế nên
cho ra kết quả có tính thuyết phục cao.
19
Đặt tên hình
2.4. Lý luận về các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu trái cây tươi
2.4.1. Lược khảo các công trình nghiên cứu đi trước
Khung lý thuyết chung được sử dụng để đánh giá các nhân tố tác động đến xuất khẩu
nông sản nói chung là mô hình nghiên cứu của Ngô Thị Mỹ (2016). Trong mô hình, các
nhân tố có ảnh hưởng đến xuất khẩu nông sản của Việt Nam bao gồm các nhân tố chính
như: GDP, dân số, diện tích đất nông nghiệp, khoảng cách về kinh tế, khoảng cách về
địa lý, tỷ giá hối đoái, việc tham gia các khu mậu dịch tự do (APEC) và tổ chức quốc tế
(WTO). Theo kết quả nghiên cứu, đối với xuất khẩu nông sản nói chung, các biến có ý
nghĩa thống kê đồng thời có hướng ảnh hưởng cùng chiều là GDP Việt Nam, GDP nước
nhập khẩu, dân số Việt Nam, dân số nước nhập khẩu, khoảng cách kinh tế, tỷ giá, độ mở
kinh tế Việt Nam, biến giả WTO. Biến có tác động ngược chiều là diện tích đất nông
nghiệp. Các biến không cho thấy tác động là lạm phát và thành viên APEC.
Hình 2.1: Khung phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu nông sản Việt Nam
Nguồn: Ngô Thị Mỹ (2016)
20
Thực tế đã có khá nhiều nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước khác đã ứng
dụng mô hình trọng lực khi nghiên cứu dòng thương mại giữa hai nền kinh tế.
Nghiên cứu về xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp của Cộng hòa Séc từ cách nhìn của
mô hình trọng lực, M. Sevela (2002) đã đưa ra một tập hợp 8 biến giải thích bao gồm
tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người, tổng thu nhập quốc dân (GNI), thuế nhập
khẩu trung bình cho các sản phẩm nông nghiệp, tỷ giá hối đoái thực, hai biến giả mô tả
tư cách thành viên của EU hoặc EFTA và cuối cùng là khoảng cách địa lý giữa thủ đô
của các quốc gia. Kết quả, nghiên cứu chỉ ra được 3 nhân tố là GNI, GNI bình quân đầu
người và khoảng cách địa lý có tác động đến sự thay đổi của quy mô thương mại quốc
tế sản phẩm nông nghiệp. Cụ thể GNI có mối tương quan tích cực. Ngược lại khoảng
cách địa lý, GNI bình quân đầu người tác động ở chiều làm giảm thương mại song
phương. Điều lưu ý về tác động của nhân tố tỷ giá hối đoái thực cũng được chỉ ra trong
nghiên cứu của Ebaidalla, M. Ebaidalla và Atif A. Abdalla (2015) về hiệu suất của xuất
khẩu nông nghiệp Sudan với 31 đối tác thương mại trong giai đoạn 1995-2011. Kết quả
nghiên cứu của hai tác giả này chỉ ra rằng tỷ giá hối đoái thực ảnh hưởng tích cực nhưng
không đáng kể. Theo nhóm tác giả dấu hiệu không đáng kể có thể ám chỉ sự thất bại của
chính sách phá giá liên tục đã được áp dụng trong những thập kỷ qua của Sudan.
Tương tự mô hình trọng lực trong nghiên cứu của Ekrem Erdem và Saban Nazlioglu
(2008) đã giải thích hơn 90% phương sai dòng thương mại nông sản giữa Thổ Nhĩ Kỳ
và 23 đối tác trong Liên minh châu Âu giai đoạn 1996-2004. Về phương pháp ước lượng
tác giả đã sử dụng thử nghiệm Hausman và chỉ ra rằng mô hình REM là nhất quán và
hiệu quả. Kết quả cho thấy các biến cơ bản như quy mô nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ và EU,
dân số EU, khoảng cách và các biến giả mở rộng bao gồm dân số Thổ Nhĩ Kỳ sống ở
các nước EU, sự khác biệt môi trường khí hậu ngoài Địa Trung Hải, thành viên của Hiệp
định Liên minh Hải quan EU-Thổ Nhĩ Kỳ, đất nông nghiệp của các nước EU có tác động
đáng kể đến dòng thương mại nông sản. Trong đó các nhân tố GDP nước xuất khấu,
21
GDP đối tác nhập khẩu, dân số nước nhập khẩu cho thấy tác động tích cực. Ở chiều
ngược lại nhân tố khoảng cách và đất canh tác nông nghiệp các nước EU cho tác động
tiêu cực. Các biến giả bao gồm dân số Thổ Nhĩ Kỳ sống ở EU, liên minh hải quan, đất
nước ngoài Địa Trung Hải nhằm giải thích yếu tố sự khác biệt về mặt khí hậu cũng cho
kết quả có ý nghĩa thống kê ở hướng tác động cùng chiều.
Với mô hình trọng lực, nghiên cứu về mối quan hệ xuất khẩu nông nghiệp Ai Cập
với 50 đối tác thương mại lớn trong giai đoạn 1994 đến 2008, Assem Abu Hatab và cộng
sự (2010) đã đi đến kết luận rằng thương mại của Ai Cập nên tuân theo mô hình GDP,
tập trung vào sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm dựa trên số lượng, quy mô thị trường,
thay vì xuất khẩu các sản phẩm giá trị gia tăng cao. Lý giải cho điều này đến từ kết quả
nghiên cứu thực tiễn rằng nhân tố GDP bình quân đầu người của các đối tác nhập khẩu
là một yếu tố không đáng kể đồng thời GDP bình quân đầu người nước xuất khẩu khi
tăng lên sẽ làm giảm xuất khẩu. Ngược lại với những lý thuyết trước đó, độ mở của Ai
Cập và độ mở của nhà nhập khẩu không cho thấy hệ số đáng kể, tương tự cho nhân tố
tham gia các FTA. Như vậy điều này ngụ ý rằng lợi nhuận thương mại từ các hiệp định
khu vực là tối thiểu. Về mô hình ước lượng thì kỹ thuật phân tích hồi quy hiệu ứng ngẫu
nhiên (REM) được tác giả cho thấy tính hiệu quả trên cơ sở kiểm định Hausman. Tuy
vậy sau đó nghiên cứu của Shanping Yang và cộng sự (2013) trong nghiên cứu của mình
đã tìm thấy mối quan hệ tích cực giữa việc tham gia các FTA cụ thể là Hiệp định thương
mại tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA) đến ngành xuất khẩu nông nghiệp của các
quốc gia nằm trong khu vực thương mại tự do này. Từ đó nhóm tác giả đưa ra khuyến
nghị cho các nghiên cứu trong tương lai như phân tách nhiều hơn cho các mặt hàng cụ
thể, so sánh giữa ACFTA và các FTA khác sử dụng dữ liệu thương mại phân tách từ góc
độ tương đồng và khác biệt trong cấu trúc thương mại và tác động hội nhập. Tại nghiên
cứu này biến mới chia sẻ đường biên giới chung được đưa vào nghiên cứu bên cạnh các
nhân tố truyền thống là GDP danh nghĩa, dân số, khoảng cách.
22
Tiếp theo trong nghiên cứu các yếu tố quyết định xuất khẩu nông sản của Nicaragua
Medardo Aguirre González và các cộng sự (2015) tiếp tục đưa vào mô hình các nhân tố
bao gồm GDP bình quân đầu người Nicaragua, GDP bình quân đầu người đối tác nhập
khẩu, dân số đối tác nhập khẩu, khoảng cách địa lý, tỷ giá thực, các biến giả là tiếp giáp
địa lý, ngôn ngữ chung, tiếp cận cảng biển của đối tác nhập khẩu, ký kết các hiệp định
thương mại tự do. Kết quả ước lượng cho thấy GDP bình quân đầu người Nicaragua,
GDP bình quân đầu người của các quốc gia đối tác, dân số của các quốc gia này, tỷ giá
hối đoái thực cho thấy một mối tương quan tích cực với xuất khẩu nông sản của
Nicaragua. Trong khi đó biến khoảng cách gây ức chế thương mại đáng kể. Điểm nổi
bật trong nghiên cứu này là nhóm tác giả dùng ước lượng bình phương bé nhất kết hợp
với một ma trận hiệp phương sai nhất quán hay còn gọi là bình phương tối thiểu tổng
quát khả thi (FGLS) để điều chỉnh hiện tượng tự tương quan và không đồng nhất.
Từ lý thuyết “Lợi thế cạnh tranh quốc gia” của Michael Porter, các nhân tố mới bao
gồm giai đoạn phát triển kinh tế và chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu, tự do thương
mại, khoảng cách trình độ phát triển kinh tế trong nghiên cứu của William Greene (2013)
về xuất khẩu hàng hóa công nghệ tiên tiến của Hoa Kỳ sang thị trường Ấn Độ có thể
xem là nhân tố mới và sự phù hợp trong bối cảnh kinh doanh năng động và hướng nhiều
đến hội nhập. Trong nghiên cứu này các nhân tố giai đoạn phát triển kinh tế, tự do thương
mại của nước xuất khẩu là Ấn Độ tác động theo hướng thuận chiều, trong khi đó chỉ số
năng lực cạnh tranh toàn cầu của Ấn Độ, khoảng cách trình độ phát triển kinh tế cho thấy
tác động tiêu cực. Bàn về khoảng cách trình độ phát triển kinh tế mà cụ thể là đo bằng
chênh lệch thu nhập có xu hướng làm giảm dòng xuất khẩu nông nghiệp, nhấn mạnh sự
hội tụ thu nhập là yếu tố có liên quan trong việc thúc đẩy xuất khẩu. Đây là kết luận được
minh chứng trong nghiên cứu của Kushtrim Braha (2017) khi phân tích về các yếu tố
chính quyết định xuất khẩu nông nghiệp Albania trong giai đoạn 1996-2013 với mô hình
trọng lực.
23
Kết quả nghiên cứu tại Việt Nam tác giả Trần Thị Bạch Yến và cộng sự (2015) trong
nghiên cứu các nhân tố tác động đến giá trị xuất khẩu gạo sang các quốc gia ASEAN
giai đoạn 2000-2015. Các biến được tác giả đề xuất trong mô hình trọng lực bao gồm
GDP, khoảng cách về địa lý và về trình độ phát triển kinh tế, lạm phát của Việt Nam,
diện tích đất nông nghiệp Việt Nam, dân số nước đối tác. Theo kết quả hồi quy thì GDP
Việt Nam, diện tích trồng lúa tác động cùng chiều. Khá ngạc nhiên về khoảng cách địa
lý cho kết quả trái ngược với những công trình trước khi có tác động cùng chiều. Khoảng
cách về trình độ phát triển kinh tế và lạm phát cho kết quả giống lý thuyết và nghiên cứu
đi trước với tác động ngược chiều. Về mô hình ước lượng, tác giả dùng kiểm tra Hausman
để chọn ra mô hình kiểm định REM. Tác giả đồng thời cũng gợi ý những hướng nghiên
cứu tiếp theo trong tương lai bằng cách bổ sung thêm các biến khoảng cách văn hóa, độ
mở kinh tế. Gần đây tác giả Lê Quỳnh Hoa (2017) cũng đã nghiên cứu các hiệp định
thương mại tự do có mức tác động như thế nào đến xuất khẩu nông sản của Việt Nam.
Tác giả nghiên cứu với 212 nước trên thế giới giai đoạn 1997-2015. Vì dữ liệu có chứa
giá trị 0 nên tác giả dùng phép ước lượng tối đa hóa khả năng (PPML). Theo kết quả ước
lượng thu được thì AFTA và WTO dù có tác động tích cực nhưng với mức độ thấp. Các
Hiệp định thương mại giữa ASEAN với Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Úc
và New Zealand, và Hiệp định VJEPA chứa đựng hàm lượng cạnh tranh cao vì vậy làm
giảm hoạt động xuất khẩu nông sản sang các thị trường trong các khối này.
24
Bảng 2.4: Tổng hợp các nhân tố tác động đến xuất khẩu nông sản ứng dụng mô
hình trọng lực từ các nghiên cứu trước
Tên biến Xu
hướng
tác động
Tác giả/ Năm nghiên cứu
Dân số nước nhập khẩu + Ekrem Erdem và Saban Nazlioglu (2008);
Medardo Aguirre González và các cộng sự
(2015); Kushtrim Braha (2017); Ebaidalla, M.
Ebaidalla và Atif A. Abdalla (2015); Trần Thị
Bạch Yến và cộng sự (2015); Ngô Thị Mỹ
(2016)
GNI bình quân/ người
nước xuất khẩu
- M.Sevela (2002)
GDP bình quân/ người
nước xuất khẩu
- Hatab và cộng sự (2010)
+ Medardo Aguirre González và các cộng sự
(2015)
GDP bình quân/ người
nước nhập khẩu
+ Medardo Aguirre González và các cộng sự
(2015
GNI + M.Sevela (2002)
GDP nước xuất khẩu + Ekrem Erdem và Saban Nazlioglu (2008),
Hatab và cộng sự (2010); Medardo Aguirre
González và các cộng sự (2015); Trần Thị Bạch
Yến và cộng sự (2015); Ngô Thị Mỹ (2016)
25
- Ebaidalla, M. Ebaidalla và Atif A. Abdalla
(2015)
GDP nước nhập khẩu + Medardo Aguirre González và các cộng sự
(2015); Kushtrim Braha (2017); Ebaidalla, M.
Ebaidalla và Atif A. Abdalla (2015); Ngô Thị
Mỹ (2016)
Khoảng cách địa lý - M.Sevela (2002); Ekrem Erdem và Saban
Nazlioglu (2008); Hatab và cộng sự (2010);
Medardo Aguirre González và các cộng sự
(2015); Kushtrim Braha (2017); Ebaidalla, M.
Ebaidalla và Atif A. Abdalla (2015); Ngô Thị
Mỹ (2016)
+ Trần Thị Bạch Yến và cộng sự (2015)
Tỷ giá hối đoái + Medardo Aguirre González và các cộng sự
(2015); Kushtrim Braha (2017); Ebaidalla, M.
Ebaidalla và Atif A. Abdalla (2015); Ngô Thị
Mỹ (2016)
Độ mở của nền kinh tế + Ngô Thị Mỹ (2016); Hatab và cộng sự (2010)
Tham gia các khu vực
mậu dịch tự do
+ Ekrem Erdem và Saban Nazlioglu (2008)
Medardo Aguirre González và các cộng sự
(2015); Ebaidalla, M. Ebaidalla và Atif A.
Abdalla (2015); Ngô Thị Mỹ(2016); Shanping
Yang, Inmaculada Martínez-Zarzoso (2013)
26
Diện tích đất nông
nghiệp nước nhập khẩu
+ Ekrem Erdem và Saban Nazlioglu (2008);
Diện tích đất nông
nghiệp nước xuất khẩu
+ Trần Thị Bạch Yến và cộng sự (2015)
- Ngô Thị Mỹ(2016)
Ngôn ngữ tương đồng + Hatab và cộng sự (2010); Kushtrim Braha
(2017); Ebaidalla, M. Ebaidalla và Atif A.
Abdalla (2015)
Đường biên giới chung + Kushtrim Braha (2017);
Adiqa Kiani và cộng sự (2018)
Dân số nước xuất khẩu
sống ở nước đối tác
+ Ekrem Erdem và Saban Nazlioglu (2008);
Kushtrim Braha (2017)
Môi trường thể chế
nước xuất khẩu
- Kushtrim Braha (2017)
Khoảng cách trình độ
phát triển kinh tế
- Trần Thị Bạch Yến và cộng sự (2015)
Hạ tầng nước nhập khẩu + Ebaidalla, M. Ebaidalla và Atif A. Abdalla
(2015)
Lạm phát - Trần Thị Bạch Yến và cộng sự (2015)
Chỉ số năng lực cạnh
tranh toàn cầu nước
nhập khẩu
- William Greene (2013)
Tự do thương mại + William Greene (2013)
Ghi chú: (+): Tác động cùng chiều; (-): Tác động ngược chiều
Nguồn: Tác giả tổng hợp
27
2.4.2. Các nhân tố tác động đến xuất khẩu trái cây tươi
Như vậy thông qua lược khảo các công trình nghiên cứu đi trước có thể rút ra một
vài kết luận như sau. Thứ nhất mô hình trọng lực không thể thiếu ba nhân tố cơ bản là
GDP nước xuất khẩu, GDP nước nhập khẩu và khoảng cách địa lý. Thứ hai, tương tự
khoảng cách địa lý, hoạt động xuất khẩu của quốc gia chịu sự tác động ngược chiều của
khoảng cách trình độ phát triển kinh tế giữa hai nước. Kinh nghiệm lấy từ nghiên cứu
của Trần Thị Bạch Yến và cộng sự (2015); Ngô Thị Mỹ (2016).
Trên thế giới đã có khá nhiều công trình ứng dụng mô hình trọng lực để lượng hóa
tác động của các nhân tố tới hoạt động ngoại thương nông sản. Các nhân tố đưa vào khá
đa dạng, đồng thời những nghiên cứu gần đây cũng đã khám phá thêm những nhân tố
mới và cho ra kết quả thống kê có ý nghĩa đặc biệt là các nhân tố như chỉ số năng lực
cạnh tranh toàn cầu, khoảng cách trình độ phát triển kinh tế, mức độ tự do thương mại
của quốc gia nhập khẩu. Đối với những công trình nghiên cứu trong nước gần đây đã có
những nghiên cứu chuyên sâu có sử dụng mô hình trọng lực để đánh giá tác động của
khá đa dạng các nhân tố tới xuất khẩu nông sản. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào khám
phá tác động của các nhân tố tới hoạt động xuất khẩu mặt hàng trái cây tươi. Trong bối
cảnh mới Hiệp định CPTPP đi vào thực thi và Canada là một nước thành viên thì những
nhân tố nào tác động đến hoạt động xuất khẩu trái cây tươi Việt Nam sang thị trường
này là một câu hỏi còn bỏ ngỏ. Vì vậy đề tài ứng dụng mô hình trọng lực để nghiên cứu
các nhân tố tác động đến xuất khẩu trái cây tươi Việt Nam sẽ giải quyết những quan tâm
mang tính thời sự cao cũng như khắc phục những điểm còn thiếu của các công trình
nghiên cứu trước đây.
Tại Việt Nam, mặc dù các công trình nghiên cứu của các tác giả Ngô Thị Mỹ (2016)
và Trần Thị Bạch Yến và cộng sự (2015) đã đưa vào mô hình khá đa dạng các nhân tố
khi đề cập đến xuất khẩu nông sản, tuy vậy khi xét riêng mặt hàng trái cây tươi thì câu
28
hỏi đặt ra là những nhân tố nào sẽ đóng vai trò giải thích cho kim ngạch xuất khẩu sang
thị trường Canda xét trong bối cảnh của Việt Nam ở giai đoạn 2001-2017.
Thực tế trái cây tươi Việt Nam dù có lợi thế xuất khẩu nhưng vẫn phải phụ thuộc
nhiều vào một thị trường là Trung Quốc với giá trị thấp khi phần lớn phải giao dịch qua
con đường tiểu ngạch. Theo đó những nguyên nhân đến từ nhiều khía cạnh như thương
mại trái cây không gắn với xây dựng thương hiệu, tỷ trọng chi phí logistic cao, sản xuất
nhỏ lẻ, phân tán dẫn đến không thể đồng bộ chất lượng cũng như đủ lượng lớn cho xuất
khẩu, công nghệ bảo quản còn yếu không giữ được chất lượng ban đầu…Đồng thời theo
nhìn nhận, đánh giá từ Bộ NN& PTNN, Hiệp hội rau quả Việt Nam và nhiều doanh
nghiệp tham gia trong ngành thì nguyên nhân chính yếu nằm ở tiêu chuẩn chất lượng
khắt khe và các biện pháp kỹ thuật nghiêm ngặt về vệ sinh an toàn thực phẩm ở thị trường
nhập khẩu. (Trần Thanh Long, 2010).
Thực tế cho thấy, vấn đề căn cơ không nằm ở thuế quan. Hầu hết mức thuế đối với
các nhóm trái cây xuất nhiều nhất của Việt Nam đều đã lùi về 0% hoặc ở mức thấp tương
đối, ngay cả ở những thị trường có sự bảo hộ nông nghiệp cao như EU, Mỹ (phụ lục 2)
Thực tế thực hành nông nghiệp Việt Nam còn thuần nông nghiệp, hàm lượng công
nghệ rất thấp. Đồng thời ngành sản xuất cây ăn quả Việt Nam còn phân tán, nhỏ lẻ, thiếu
liên kết, văn hóa đoàn kết tương trợ thậm chí là cạnh tranh lẫn nhau nên khó để có vùng
nguyên liệu đúng như quy định các thị trường yêu cầu. Minh chứng là hình thức kinh tế
nông hộ có diện tích dưới 2ha chiếm số lượng lớn với 8,5 triệu hộ; kinh tế trang trại chỉ
chiếm số lượng 9.216 trang trại, hình thức canh tác theo cánh đồng mẫu lớn là 2.262
cánh đồng (Báo cáo kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2016,
Bộ NN&PTNT). Với thực trạng phân tán, nhỏ lẻ như hiện nay, mỗi nông hộ sẽ thực hành
canh tác dựa trên kinh nghiệm thuần nông, thiếu tính định hướng thị trường, sản xuất ồ
ạt, thiếu sự cập nhật quy định, thiếu trách nhiệm xã hội, sử dụng lạm dụng thuốc bảo vệ
thực vật, phụ thuộc vào thương lái vì thế mà khó đạt được năng suất, chất lượng theo lợi
29
thế quy mô, khó để diễn ra các cuộc cách mạng hóa trên toàn ngành và cuối cùng là con
đường xuất khẩu vẫn cứ mãi hẹp. Chính điều này đã hạn chế năng lực tuân thủ của trái
cây Việt khi bước ra thế giới.
Theo thống kê của UNIDO giai đoạn 2002-2012, năng lực tuân thủ các quy định nhâp
khẩu được đánh giá thấp tại thị trường Nhật, EU và có mức trung bình tại thị trường Mỹ,
Úc.
Hình 2.2: Năng lực tuân thủ quy định nhập khẩu của rau quả tươi Việt Nam
tại các thị trường 2002-2012
Nguồn UNIDO, 2012
30
Như vậy con đường xuất khẩu trái cây sẽ vẫn hẹp thậm chí là cơ hội bằng không nếu
không tuân thủ dù thị trường ấy có mở cửa đi chăng nữa. Thực tế cho thấy đã có không
ít lượng trái cây Việt Nam phải trả về do vi phạm các quy định. Các nguyên nhân từ chối
đơn cử ở thị trường Úc là do các độc tố nấm mốc, ở châu Âu phần lớn là do nhân tố
nhiễm khuẩn, tại thị trường Nhật là yếu tố nhiễm khuẩn và dư lượng thuốc trừ sâu, hay
tại thị trường Mỹ là do yếu tố ghi nhãn, thiếu tài liệu, chứng chỉ, điều kiện vệ sinh. Từ
năm 2006 đến năm 2011, số lần bị trả về ở thị trường Hoa kỳ là 160 lần, Nhật Bản là 34
lần và ở Úc là 23 lần (UNIDO, 2012). Và điều hệ lụy quan trọng hơn hết là uy tín, vị thế
hình ảnh trái cây Việt Nam trên bàn đàm phán quốc tế.
Hình 2.3: Nguyên nhân trái cây bị từ chối từ một số thị trường
giai đoạn 2002-2010
Nguồn: UNIDO, 2012
Đúc kết từ các công trình nghiên cứu thực nghiệm đi trước cũng như xét đến các
thực trạng nổi bật đã và đang tồn tại trong ngành hàng xuất khẩu trái cây tươi Việt Nam
31
hiện nay, tác giả đề xuất các nhân tố giải thích đưa vào mô hình kim ngạch xuất khẩu
trái cây tươi Việt Nam sang thị trường Canada như sau:
 Tổng sản phẩm quốc nội GDP (Gross Domestic Product)
Đây là biến cơ bản không thể thiếu trong mô hình trọng lực kể từ khi xuất hiện, đại
diện cho quy mô, sức mạnh của nền kinh tế, bao gồm GDP nước xuất khẩu và GDP nước
nhập khẩu.
 GDP nước xuất khẩu (mô tả quy mô nền kinh tế xuất khẩu)
GDP đo lường giá trị của hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất trong một
phạm vi lãnh thổ nhất định trong một thời gian nhất định. Dựa vào lý thuyết lĩnh vực
kinh tế, tổng giá trị sản xuất hàng hóa và dịch vụ trong quốc gia tăng lên có nghĩa lượng
cung sẽ tăng lên, tạo điều kiện thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài. Phân tích sâu
hơn, thì ảnh hưởng của GDP lên kim ngạch xuất khẩu sẽ khác nhau qua từng quốc gia.
Đối với nền kinh tế lấy xuất khẩu làm mục tiêu để phát triển thì xuất khẩu và GDP có
quan hệ chặt chẽ. Thế nhưng đối với những nước không đặt nặng xuát khẩu, hàng hóa
dịch vụ sản xuất trong nước phục vụ cho nội địa thì kim ngạch và GDP lại ít có liên
quan. Tại Việt Nam, một đất nước đang trên đà hội nhập kinh tế quốc tế với các chính
sách đẩy mạnh xuất khẩu để thu về ngoại tệ thì nhân tố này được kỳ vọng là tương quan
cùng chiều.
 GDP nước nhập khẩu (thể hiện quy mô nền kinh tế nhập khẩu)
Về phía nước nhập khẩu, GDP lớn đồng nghĩa nhu cầu mua sắm, tiêu thụ hàng hóa
của nước đó cao, từ đó có thể nhập khẩu hàng hóa sẽ tăng theo để phục vụ cho cả sản
xuất lẫn tiêu dùng. Đặc biệt đối với mặt hàng trái cây tươi – mặt hàng có tính chất theo
mùa, như vậy để đáp ứng nhu cầu quanh năm và cơ hội sử dụng loại quả đúng mùa có
hàm lượng dinh dưỡng cao thì phần lớn các nước đều gia tăng nhập khẩu từ bán cầu còn
lại. Nhưng khi phân tích ở khía cạnh khác, GDP tăng đồng thời lại cho thấy khả năng tự
sản xuất tự cung cũng tăng theo, cánh cửa thâm nhập thị trường của sản phẩm nhập khẩu
32
sẽ càng hẹp. Dù vậy, chiều tác động của nhân tố GDP nước nhập khẩu còn phụ thuộc
vào bản chất của từng loại hàng hóa, cụ thể là mức độ thiết yếu của mặt hàng. Với xa xỉ
phẩm thì thu nhập và nhu cầu tỷ lệ thuận; với những hàng hóa thứ cấp thì khi thu nhập
tăng, tiêu dùng sẽ giảm; còn với hàng hóa thông dụng, mức sống tăng dẫn tới nhu cầu
tăng nhưng kèm theo đó là đòi hỏi sự nâng cấp về chất lượng của sản phẩm, khắt khe
hơn. Đánh giá một loại hàng hóa thuộc nhóm thứ cấp, thiết yếu hay xa xỉ còn phụ thuộc
vào nhiều yếu tố như quốc gia đó trọng xuất khẩu hay nhập khẩu. Thực tế cho thấy không
dễ để khẳng định rõ ràng tác động quy mô nền kinh tế nước nhập khẩu với kim ngạch
xuất khẩu là thuận hay nghịch chiều. Tuy nhiên, dựa vào một số công trình nghiên cứu
đi trước, do nông sản nói chung và trái cây tươi nói riêng là mặt hàng thiết yếu, được sử
dụng trong bữa ăn hàng ngày, nhất là trong cuộc sống hiện đại, nên hầu hết các quốc gia
đều coi trọng sản xuất trái cây để phục vụ nhu cầu cơ bản của người dân. Nói cách khác,
khi GDP nước nhập khẩu tăng lên thì quốc gia đó sẽ tăng cường sản xuất và nâng cao
chất lượng và khối lượng nông sản trong nước, gia tăng cạnh tranh làm nhập khẩu hàng
hóa bị giảm đi và tác động ngược chiều tới kim ngạch xuất khẩu.
 Khoảng cách địa lý
Được đưa vào mô hình trọng lực cùng với nhân tố quy mô nền kinh tế từ thuở ban
đầu, khoảng cách địa lý là biến không thể không đề cập. Đây được xem là một nhân tố
cản trở dòng thương mại song phương. Trong quá trình vận chuyển hàng hóa từ quốc gia
này sang nơi khác thì khoảng cách càng xa, cước phí vận chuyển sẽ càng cao, càng hao
tốn nhiên liệu; ngoài ra, thời gian vận chuyển càng dài, rủi ro càng dễ xảy ra. Với đặc
thù tươi sống, mặt hàng trái cây tươi đòi hỏi cao trong khâu bảo quản, khoảng cách địa
lý lớn sẽ ảnh hưởng nhiều đến chất lượng. Ðây là một nguyên nhân khiến các quốc gia
chú trọng nhiều hơn đến giao lưu thương mại với các nước các nước trong cùng khu vực
hoặc nhiều hơn là có chung đường biên giới. Đây cũng được xem là một trong những lời
giải cho việc thị trường Trung Quốc là lựa chọn hàng đầu khi xuất ngoại trái cây tươi.
33
Từ khái niệm ban đầu mở rộng ra, khoảng cách giữa hai quốc gia trong những nghiên
cứu về sau được hiểu không chỉ theo nghĩa đen về mặt địa lý mà còn ám chỉ sự khác biệt
trong trình độ phát triển kinh tế, trình độ phát triển khoa học kỹ thuật, khoảng cách về
văn hóa, ngôn ngữ.
 Khoảng cách trình độ phát triển kinh tế
Bàn về nhân tố khoảng cách trình độ phát triển kinh tế có nhiều lập luận trái chiều
nhau. Mô hình Heckscher-Ohlin, gọi tắt là mô hình H-O dùng dự báo quốc gia nào sẽ
sản xuất mặt hàng nào dựa trên yếu tố sản xuất cơ sở sẵn có của quốc gia đó. Sự khác
biệt về kinh tế sẽ làm tăng giao thương diễn ra trên mặt hàng thâm dụng yếu tố đầu vào
khác nhau. Tuy nhiên, nếu hai nước có trình độ phát triển tương đương, thì nhu cầu tiêu
thụ, thị hiếu, sự đòi hỏi về mặt chất lượng sẽ gần nhau hơn, dẫn đến hàng hóa đáp ứng
được điều kiện, quy định của nhau và vì vậy mà tạo thuận lợi cho xuất khẩu, nghĩa là tác
động nghịch chiều. Nghiên cứu của Trần Thị Bạch Yến và cộng sự (2015) về mặt hàng
gạo (cũng là mặt hàng nông sản như trái cây) xuất khẩu sang thị trường ASEAN đã cho
thấy khi khoảng cách kinh tế càng lớn sẽ càng làm giảm kim ngạch xuất khẩu.
 Tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái (tỷ giá trao đổi ngoại tệ) là tỷ lệ giữa hai đồng tiền của hai quốc gia,
khi giá một đơn vị tiền tệ của quốc gia này được tính bằng tiền của quốc gia khác. Tỷ
giá hối đoái tác động đến cán cân thương mại quốc tế. Có nhiều phương pháp tiếp cận
tỷ giá hối đoái và trong đề tài của mình, tác giả nghiên cứu dưới khía cạnh tỷ giá hối đoái
thực của đồng tiền ngoại tệ so với nội tệ (Exchange Rate – ER). Trong thương mại, chính
sách tỷ giá hối đoái có tác động đến kim ngạch xuất khẩu. Đây là nhân tố ảnh hưởng trực
tiếp đến giá cả hàng hóa, thông qua giá cả tác động đến mức cầu của thị trường. Thực tế
cho thấy, khi đồng nội tệ của một quốc gia giảm giá so với ngoại tệ, tức là khi xuất khẩu
cùng một lượng hàng hóa, thu về số ngoại tệ tương đương nhưng sẽ đổi ra được nhiều
nội tệ hơn, thì khi đó doanh nghiệp sẽ có cơ sở để giảm giá thành sản phẩm, thúc đẩy
34
xuất khẩu. Tuy nhiên, điều đó chỉ mới thể hiện tác động tới khối lượng xuất khẩu của tỷ
giá, còn đối với kim ngạch thì còn phải xem xét đến độ co giãn của cầu theo giá. Nếu
hàng hóa có độ co giãn cao thì khi tỷ giá tăng lên, nhu cầu nhập khẩu sẽ tăng, kéo theo
kim ngạch xuất khẩu tính theo ngoại tệ cũng sẽ tăng lên. Sự mất giá của đồng tiền so với
các loại tiền tệ của đối tác kích thích xuất khẩu nông sản (Assem Abu Hatab và cộng sự,
2010; Kushtrim Braha, 2017). Tỷ giá hối đoái có mối tương quan tích cực với xuất khẩu
nông sản (Medardo Aguirre González và các cộng sự, 2015). Ở phương diện khác, độ
biến động của tỷ giá cũng buộc nhà xuất khẩu phải tiến hành các biện pháp đề phòng,
tức là phải có khoản dự phòng rủi ro tỷ giá, chi phí bỏ ra sẽ phải cao hơn, khiến cho động
lực xuất khẩu giảm.
 Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam
Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu là một tính toán của Diễn đàn kinh tế thế giới. Có
12 tiêu chí được đưa ra để tính toán và xếp hạng năng lực cạnh tranh của một nền kinh
tế: môi trường thể chế, hạ tầng, ổn định kinh tế vĩ mô, y tế và giáo dục tiểu học, giáo dục
đại học và đào tạo, tính hiệu quả của thị trường hàng hóa, thị trường lao động, phát triển
thị trường tài chính, sẵn sàng áp dụng công nghệ, kích thước thị trường, kinh doanh nhạy
bén, năng động và cuối cùng là đổi mới.
Chỉ số này thể hiện khả năng cạnh tranh của một quốc gia. William Greene (2013) đã
chỉ ra trong nghiên cứu của mình rằng chỉ số này của quốc gia nhập khẩu có tác động
trái chiều lên giao thương với nước xuất khẩu, cụ thể là điểm số kém cạnh tranh ở các
tiêu chí nhánh như thể chế, hạ tầng gây cản trở, kìm hãm nhập khẩu và vì thế tác động
nghịch lên xuất khẩu của quốc gia đối tác. Xét trong điều kiện Việt Nam lấy mục tiêu
tăng trưởng xuất khẩu làm động lực phát triển thì chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu
được kỳ vọng là có tác động cùng chiều đến xuất khẩu trái cây tươi Việt Nam.
 Mức độ tự do thương mại nước nhập khẩu
35
Mức độ tự do thương mại được đánh giá thông qua Chỉ số tự do thương mại. Chỉ số
này là một tính toán của Quỹ Di sản và Chỉ số Tự do Kinh tế của Tạp chí Phố Wall. Con
số đại diện cho sự tổng hợp của hàng rào thuế quan và phi thuế quan quốc gia (Johnson,
Holms, và Kirkpatrick 1998). Chỉ số đo lường mức độ của tự do thương mại hóa của một
quốc gia và chiều tác động của nhân tố này lên giá trị xuất khẩu trái cây tươi được kỳ
vọng là tích cực. Có nghĩa là các quốc gia có chính sách thương mại tự do hơn sẽ có xu
hướng giao dịch nhiều hơn các quốc gia khác. Năm 2018, Canada được xếp hạng là quốc
gia tự do thứ 10 trong tổng số 180 quốc gia, đạt 77,7 điểm trên thang điểm 100, xếp vào
nhóm nước Gần như tự do. Dự kiến sẽ có dấu hiệu của một nhân tố tích cực, có nghĩa là
các quốc gia có chính sách thương mại tự do hơn các quốc gia khác có xu hướng giao
dịch nhiều hơn.
2.5. Mô hình nghiên cứu đề xuất
Qua đúc kết kiến thức từ thực tiễn những công trình đi trước và phân tích từng nhân
tố, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu và giả thuyết như sau:
36
VIỆT
NAM
CANADA
Thúc
đẩy nhập
khẩu
Khoảng
cách địa lý
GDP GDP
Hình 2.4: Mô hình nghiên cứu đề xuất của tác giả
Giả thuyết:
H1: GDP của Việt Nam có tác động đến giá trị xuất khẩu trái cây tươi Việt Nam sang
thị trường mục tiêu. Kỳ vọng hướng tác động cùng chiều
H2: GDP của quốc gia nhập khẩu có tác động đến giá trị xuất khẩu trái cây tươi Việt
Nam sang thị trường mục tiêu. Kỳ vọng hướng tác động cùng chiều
H3: Khoảng cách địa lý giữa Việt Nam và quốc gia nhập khẩu có tác động đến giá trị
xuất khẩu trái cây tươi Việt Nam sang thị trường mục tiêu. Kỳ vọng hướng tác động
ngược chiều
H4: Khoảng cách trình độ kinh tế giữa Việt Nam và quốc gia nhập khẩu có tác động
đến giá trị xuất khẩu trái cây tươi Việt Nam sang thị trường mục tiêu. Kỳ vọng hướng
tác động ngược chiều
Năng lực
cạnh
tranh
toàn cầu
Thúc
đẩy xuất
khẩu
Tỷ giá
Quy
mô thị
trường
nhập
khẩu
Quy
mô thị
trường
xuất
khẩu
Khoảng
cách trình
độ phát
triển kinh tế
Tự do
thương
mại
37
H5: Tỷ giá hối đoái có tác động theo hướng thúc đẩy giá trị xuất khẩu trái cây tươi
Việt Nam sang thị trường mục tiêu. Kỳ vọng hướng tác động cùng chiều
H6: Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam có tác động theo hướng thúc
đẩy giá trị xuất khẩu trái cây tươi Việt Nam sang thị trường mục tiêu. Kỳ vọng hướng
tác động cùng chiều
H7: Mức độ tự do thương mại nước nhập khẩu có tác động theo hướng thúc đẩy giá
trị xuất khẩu trái cây tươi Việt Nam sang thị trường mục tiêu. Kỳ vọng hướng tác động
cùng chiều
Tóm tắt chương 2
Chương 2 đã nghiên cứu các công trình nghiên cứu trước đây có liên quan đến
hoạt động xuất khẩu và xuất khẩu nông sản ứng dụng mô hình trọng lực. Về mặt lý luận
các nhân tố có thể tác động đến luồng thương mại nông sản nói chung bao gồm GDP
nước xuất khẩu, GDP nước nhập khẩu, khoảng cách địa lý, khoảng cách trình độ phát
triển kinh tế, tự do thương mại nước nhập khẩu, chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu nước
xuất khẩu và tỷ giá. Tuy nhiên các nhân tố này đối với mặt hàng cụ thể là trái cây tươi
sẽ có hướng và mức độ tác động như thế nào. Tác giả xác định đây là khoảng trống chưa
được nghiên cứu ở những đề tài trước đây. Từ đó tác giả đã đề xuất nghiên cứu về xuất
khẩu trái cây tươi Việt Nam và ứng dụng mô hình trọng lực để thực hiện nghiên cứu.
38
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
CHÍNH THỨC
3.1. Phương pháp tiếp cận
Tiếp cận hệ thống: được sử dụng đánh giá các nhân tố bên trong và bên ngoài có tác
động đến xuất khẩu trái cây Việt Nam. Các nhân tố bên ngoài ngoài bao gồm các rào cản
thương mại, khoảng cách địa lý, trình độ phát triển kinh tế, mức độ tự do thương mại của
nước đối tác. Các nhân tố bên trong bao gồm quy mô nền kinh tế, năng lực cạnh tranh
tổng thể. Thông qua hệ thống nhân tố ở khía cạnh bên trong cũng như bên ngoài bước
đầu hình thành bức tranh tổng thể về các nhân tố tác động đến hoạt động xuất khẩu trái
cây tươi của Việt Nam.
Tiếp cận kế thừa tri thức: đã có khá nhiều công trình nghiên cứu trong nước và trên
thế giới về lĩnh vực thương mại nông sản nói chung. Tuy nhiên, mỗi nghiên cứu thường
chỉ phù hợp với điều kiện của một quốc gia nhưng không hẳn phù hợp ở quốc gia khác
cũng như một mặt hàng cụ thể là trái cây tươi. Như vậy, việc kế thừa tri thức, kinh
nghiệm của nghiên cứu ở các nghiên cứu trước đây sẽ tạo nền tảng cho việc nghiên cứu
của đề tài đi đúng hướng.
Tiếp cận liên ngành: Xuất khẩu trái cây tươi là chuỗi hoạt động bao gồm nhiều khâu
thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Vì vậy hướng tiếp cận xem xét các mối quan hệ liên
quan này để từ đó chỉ ra những hạn chế trong sự liên kết với các ngành liên quan nhằm
mở rộng quan điểm khi đề xuất giải pháp.
Tiếp cận điển hình: so với các nước châu Mỹ, Việt Nam có lợi thế so sánh tương đối
về nhóm ngành trái cây nhiệt đới và đã được Bộ NN&PTNT quy hoạch, định hướng
thành 12 loại quả chủ lực. Vì vậy đề tài với hướng đi tiếp cận điển hình tập trung vào
nhóm trái cây nhiệt đới chủ lực này.
39
3.2. Phương pháp thu thập dữ liệu
3.2.1. Phân loại dữ liệu
Đề tài sử dụng hai loại dữ liệu là dữ liệu dịnh tính và dữ liệu dịnh lượng.
Dữ liệu định tính: phản ánh đặc điểm, tính chất và thường không được biểu hiện
dưới dạng con số. Trong mô hình nghiên cứu, loại dữ liệu này sẽ được sử dụng để phân
tích các vấn đề về các biện pháp kỹ thuật, quy định, đạo luật áp dụng lên trái cây tươi
Việt Nam của thị trường nhập khẩu Canada.
Dữ liệu định luợng: phản ánh mức độ, hơn kém và được thể hiện trực tiếp bằng con
số GDP, kim ngạch xuất, nhập khẩu trái cây,..Vì vậy có thể tính được các chỉ tiêu như
giá trị trung bình, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, độ lệch chuẩn.
3.2.2. Nguồn dữ liệu sử dụng
Do đặc điểm đề tài nghiên cứu dữ liệu thương mại cấp quốc gia nên việc thu thập dữ
liệu sơ cấp khó có thể thực hiện được. Do vậy đề tài sử dụng dữ liệu thứ cấp đã được
công bố.
3.2.3. Thu thập dữ liệu
Nghiên cứu phân tích mô hình xuất khẩu trái cây tươi của Việt Nam với 17 quốc gia
đối tác có giá trị kim ngạch giao dịch lớn nhất giai đoạn 2001-2017, trong đó đã bao gồm
thị trường mục tiêu Canada. Các quốc gia này được chọn lựa dựa trên mối quan hệ giao
dịch với Việt Nam và tính khả dụng của dữ liệu. Trong năm 2017, kim ngạch xuất khẩu
trái cây tươi của Việt Nam với 17 quốc gia này chiếm 96% tổng xuất khẩu trái cây tươi.
Phụ lục 1 cung cấp danh sách 17 quốc gia đối tác.
Dữ liệu bảng được sử dụng để phân tích các nhân tố tác động đến xuất khẩu trái cây
tươi của Việt Nam trong giai đoạn 17 năm 2001-2017
Dữ liệu thương mại trái cây tươi hàng năm được lấy từ UN Comtrade ở cấp độ HTS
6 chữ số nằm ở chương 08.
40
Nhằm đảm bảo tính chính xác của nguồn dữ đề tài tiến hành việc thu thập từ các tổ
chức uy tín trên Thế giới và ở Việt Nam. Cụ thể:
Dữ liệu về GDP, thu nhập bình quân đầu người, tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ giá từ
Ngân hàng Thế giới (The World Bank); Dữ liệu về kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu hàng
hóa được thu thập từ Cơ sở dữ liệu thống kê hàng hóa của Liên Hợp Quốc (UN
Comtrade); Dữ liệu về dự đoán nhu cầu trái cây tươi được thu thập từ Tổ chức Lương
thực và Nông nghiệp Liên hiệp quốc (The Food and Agriculture Organization of the
United Nations - FAO); Dữ liệu về dự đoán GDP và tỷ lệ tăng trưởng tương lai từ Quỹ
Tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund - IMF); Dữ liệu về các quy định nhập khẩu
trái cây tươi sang Canada, thông tin thị trường được thu thập từ Bộ Nông nghiệp và Thực
phẩm Nông nghiệp Canada; Dữ liệu về tình hình sản xuất nông nghiệp Việt Nam được
thu thập từ Báo cáo của Bộ NN&PTNT Việt Nam và Báo cáo của OECD; Dữ liệu về chỉ
số năng lực cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam được thu thập từ các Báo cáo của Diễn
đàn kinh tế thế giới; Dữ liệu về tự do thương mại được thu thập từ Quỹ Di sản và Chỉ số
Tự do Kinh tế của Tạp chí Phố Wall; Dữ liệu về khoảng cách giữa các quốc gia được thu
thập từ trang web www.freemaptools.com,
3.3. Tổng hợp và phân tích dữ liệu
3.3.1. Tổng hợp dữ liệu
Dữ liệu được chia thành các nhóm như sau:
Nhóm 1: Dữ liệu thuộc về nước xuất khẩu- Việt Nam ( giá trị xuất khẩu trái cây tươi
qua các năm 2001-2017, GDP, tốc độ tăng trưởng GDP, thu nhập bình quân đầu người,
chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu,...)
Nhóm 2: Dữ liệu thuộc về nước nhập khẩu (GDP, tốc độ tăng trưởng, thu nhập bình
quân đầu người, mức độ tự do thương mại, sản lượng và giá trị nhập khẩu trái cây tươi
từ Việt Nam và thế giới,...)
41
Nhóm 4: Dữ liệu mang tính thúc đẩy hoặc kìm hãm giao dịch song phương trái cây
tươi (tỷ giá, khoảng cách địa lý)
Dữ liệu sau đó sẽ được xử lý với hai công cụ chính là phần mềm máy tính EXCEL
và phần mềm chuyên dụng STATA (phiên bản 14) dùng chạy mô hình phân tích hồi quy.
Các kết quả sau cùng sẽ được trình bày chủ yếu là sơ đồ, đồ thị và bảng thống kê.
3.3.2. Phương pháp phân tích dữ liệu
3.3.2.1. Phương pháp phân tích định tính
Ðây là phương pháp được sử dụng trong phân tích các dữ liệu định tính không lượng
hóa được bằng con số cụ thể. Hai công cụ chính để thực hiện là phương pháp chuyên gia
và phương pháp thảo luận. Trong nghiên cứu của mình tác giả sử dụng phương pháp
quan sát thực tế và thu thập thông tin bằng chính tri giác của người nghiên cứu.
3.3.2.2. Phương pháp phân tích định lượng
 Phương pháp thống kê mô tả
Bằng các chỉ tiêu như trung bình, giá trị lớn nhất, nhỏ nhất, độ lệch chuẩn,...giúp đưa ra
cái nhìn khái quát về hoạt động xuất khẩu và các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu trái
cây tươi Việt Nam.
 Phương pháp phân tích hồi quy
Phân tích hồi quy là phương pháp tìm ra mối quan hệ phụ thuộc của một biến vào một
hoặc nhiều biến độc lập khác. Trong bài nghiên cứu, biến phụ thuộc là giá trị xuất khẩu
trái cây tươi của Việt Nam giai đoạn 2001-2017; biến độc lập là GDP Việt Nam, GDP
nước nhập khẩu, chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu Việt Nam, tự do thương mại nước
nhập khẩu, khoảng cách trình độ phát triển kinh tế, khoảng cách địa lý, tỷ giá.
3.4. Cơ sở lựa chọn mô hình và mô hình nghiên cứu chính thức
Thực tế các đề tài trước đó đã chứng minh việc đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến
thương mại quốc tế cần phải được lượng hóa bằng mô hình cụ thể. Trong đó mô hình
Luận Văn Xuất Khẩu Trái Cây Tươi Việt Nam Sang Thị Trường Canada
Luận Văn Xuất Khẩu Trái Cây Tươi Việt Nam Sang Thị Trường Canada
Luận Văn Xuất Khẩu Trái Cây Tươi Việt Nam Sang Thị Trường Canada
Luận Văn Xuất Khẩu Trái Cây Tươi Việt Nam Sang Thị Trường Canada
Luận Văn Xuất Khẩu Trái Cây Tươi Việt Nam Sang Thị Trường Canada
Luận Văn Xuất Khẩu Trái Cây Tươi Việt Nam Sang Thị Trường Canada
Luận Văn Xuất Khẩu Trái Cây Tươi Việt Nam Sang Thị Trường Canada
Luận Văn Xuất Khẩu Trái Cây Tươi Việt Nam Sang Thị Trường Canada
Luận Văn Xuất Khẩu Trái Cây Tươi Việt Nam Sang Thị Trường Canada
Luận Văn Xuất Khẩu Trái Cây Tươi Việt Nam Sang Thị Trường Canada
Luận Văn Xuất Khẩu Trái Cây Tươi Việt Nam Sang Thị Trường Canada
Luận Văn Xuất Khẩu Trái Cây Tươi Việt Nam Sang Thị Trường Canada
Luận Văn Xuất Khẩu Trái Cây Tươi Việt Nam Sang Thị Trường Canada
Luận Văn Xuất Khẩu Trái Cây Tươi Việt Nam Sang Thị Trường Canada
Luận Văn Xuất Khẩu Trái Cây Tươi Việt Nam Sang Thị Trường Canada
Luận Văn Xuất Khẩu Trái Cây Tươi Việt Nam Sang Thị Trường Canada
Luận Văn Xuất Khẩu Trái Cây Tươi Việt Nam Sang Thị Trường Canada
Luận Văn Xuất Khẩu Trái Cây Tươi Việt Nam Sang Thị Trường Canada
Luận Văn Xuất Khẩu Trái Cây Tươi Việt Nam Sang Thị Trường Canada
Luận Văn Xuất Khẩu Trái Cây Tươi Việt Nam Sang Thị Trường Canada
Luận Văn Xuất Khẩu Trái Cây Tươi Việt Nam Sang Thị Trường Canada
Luận Văn Xuất Khẩu Trái Cây Tươi Việt Nam Sang Thị Trường Canada
Luận Văn Xuất Khẩu Trái Cây Tươi Việt Nam Sang Thị Trường Canada
Luận Văn Xuất Khẩu Trái Cây Tươi Việt Nam Sang Thị Trường Canada
Luận Văn Xuất Khẩu Trái Cây Tươi Việt Nam Sang Thị Trường Canada
Luận Văn Xuất Khẩu Trái Cây Tươi Việt Nam Sang Thị Trường Canada
Luận Văn Xuất Khẩu Trái Cây Tươi Việt Nam Sang Thị Trường Canada
Luận Văn Xuất Khẩu Trái Cây Tươi Việt Nam Sang Thị Trường Canada
Luận Văn Xuất Khẩu Trái Cây Tươi Việt Nam Sang Thị Trường Canada
Luận Văn Xuất Khẩu Trái Cây Tươi Việt Nam Sang Thị Trường Canada
Luận Văn Xuất Khẩu Trái Cây Tươi Việt Nam Sang Thị Trường Canada
Luận Văn Xuất Khẩu Trái Cây Tươi Việt Nam Sang Thị Trường Canada
Luận Văn Xuất Khẩu Trái Cây Tươi Việt Nam Sang Thị Trường Canada
Luận Văn Xuất Khẩu Trái Cây Tươi Việt Nam Sang Thị Trường Canada
Luận Văn Xuất Khẩu Trái Cây Tươi Việt Nam Sang Thị Trường Canada
Luận Văn Xuất Khẩu Trái Cây Tươi Việt Nam Sang Thị Trường Canada
Luận Văn Xuất Khẩu Trái Cây Tươi Việt Nam Sang Thị Trường Canada
Luận Văn Xuất Khẩu Trái Cây Tươi Việt Nam Sang Thị Trường Canada
Luận Văn Xuất Khẩu Trái Cây Tươi Việt Nam Sang Thị Trường Canada
Luận Văn Xuất Khẩu Trái Cây Tươi Việt Nam Sang Thị Trường Canada
Luận Văn Xuất Khẩu Trái Cây Tươi Việt Nam Sang Thị Trường Canada
Luận Văn Xuất Khẩu Trái Cây Tươi Việt Nam Sang Thị Trường Canada
Luận Văn Xuất Khẩu Trái Cây Tươi Việt Nam Sang Thị Trường Canada
Luận Văn Xuất Khẩu Trái Cây Tươi Việt Nam Sang Thị Trường Canada
Luận Văn Xuất Khẩu Trái Cây Tươi Việt Nam Sang Thị Trường Canada
Luận Văn Xuất Khẩu Trái Cây Tươi Việt Nam Sang Thị Trường Canada
Luận Văn Xuất Khẩu Trái Cây Tươi Việt Nam Sang Thị Trường Canada
Luận Văn Xuất Khẩu Trái Cây Tươi Việt Nam Sang Thị Trường Canada
Luận Văn Xuất Khẩu Trái Cây Tươi Việt Nam Sang Thị Trường Canada
Luận Văn Xuất Khẩu Trái Cây Tươi Việt Nam Sang Thị Trường Canada
Luận Văn Xuất Khẩu Trái Cây Tươi Việt Nam Sang Thị Trường Canada
Luận Văn Xuất Khẩu Trái Cây Tươi Việt Nam Sang Thị Trường Canada
Luận Văn Xuất Khẩu Trái Cây Tươi Việt Nam Sang Thị Trường Canada
Luận Văn Xuất Khẩu Trái Cây Tươi Việt Nam Sang Thị Trường Canada
Luận Văn Xuất Khẩu Trái Cây Tươi Việt Nam Sang Thị Trường Canada
Luận Văn Xuất Khẩu Trái Cây Tươi Việt Nam Sang Thị Trường Canada
Luận Văn Xuất Khẩu Trái Cây Tươi Việt Nam Sang Thị Trường Canada
Luận Văn Xuất Khẩu Trái Cây Tươi Việt Nam Sang Thị Trường Canada
Luận Văn Xuất Khẩu Trái Cây Tươi Việt Nam Sang Thị Trường Canada
Luận Văn Xuất Khẩu Trái Cây Tươi Việt Nam Sang Thị Trường Canada
Luận Văn Xuất Khẩu Trái Cây Tươi Việt Nam Sang Thị Trường Canada
Luận Văn Xuất Khẩu Trái Cây Tươi Việt Nam Sang Thị Trường Canada
Luận Văn Xuất Khẩu Trái Cây Tươi Việt Nam Sang Thị Trường Canada
Luận Văn Xuất Khẩu Trái Cây Tươi Việt Nam Sang Thị Trường Canada
Luận Văn Xuất Khẩu Trái Cây Tươi Việt Nam Sang Thị Trường Canada
Luận Văn Xuất Khẩu Trái Cây Tươi Việt Nam Sang Thị Trường Canada
Luận Văn Xuất Khẩu Trái Cây Tươi Việt Nam Sang Thị Trường Canada
Luận Văn Xuất Khẩu Trái Cây Tươi Việt Nam Sang Thị Trường Canada
Luận Văn Xuất Khẩu Trái Cây Tươi Việt Nam Sang Thị Trường Canada
Luận Văn Xuất Khẩu Trái Cây Tươi Việt Nam Sang Thị Trường Canada
Luận Văn Xuất Khẩu Trái Cây Tươi Việt Nam Sang Thị Trường Canada
Luận Văn Xuất Khẩu Trái Cây Tươi Việt Nam Sang Thị Trường Canada
Luận Văn Xuất Khẩu Trái Cây Tươi Việt Nam Sang Thị Trường Canada
Luận Văn Xuất Khẩu Trái Cây Tươi Việt Nam Sang Thị Trường Canada
Luận Văn Xuất Khẩu Trái Cây Tươi Việt Nam Sang Thị Trường Canada
Luận Văn Xuất Khẩu Trái Cây Tươi Việt Nam Sang Thị Trường Canada
Luận Văn Xuất Khẩu Trái Cây Tươi Việt Nam Sang Thị Trường Canada
Luận Văn Xuất Khẩu Trái Cây Tươi Việt Nam Sang Thị Trường Canada
Luận Văn Xuất Khẩu Trái Cây Tươi Việt Nam Sang Thị Trường Canada
Luận Văn Xuất Khẩu Trái Cây Tươi Việt Nam Sang Thị Trường Canada
Luận Văn Xuất Khẩu Trái Cây Tươi Việt Nam Sang Thị Trường Canada
Luận Văn Xuất Khẩu Trái Cây Tươi Việt Nam Sang Thị Trường Canada
Luận Văn Xuất Khẩu Trái Cây Tươi Việt Nam Sang Thị Trường Canada
Luận Văn Xuất Khẩu Trái Cây Tươi Việt Nam Sang Thị Trường Canada
Luận Văn Xuất Khẩu Trái Cây Tươi Việt Nam Sang Thị Trường Canada
Luận Văn Xuất Khẩu Trái Cây Tươi Việt Nam Sang Thị Trường Canada
Luận Văn Xuất Khẩu Trái Cây Tươi Việt Nam Sang Thị Trường Canada
Luận Văn Xuất Khẩu Trái Cây Tươi Việt Nam Sang Thị Trường Canada
Luận Văn Xuất Khẩu Trái Cây Tươi Việt Nam Sang Thị Trường Canada

More Related Content

What's hot

“Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu xoài cát Hòa Lộc Việt Nam sang thị trường Đức ...
“Giải pháp đẩy mạnh  xuất khẩu xoài cát Hòa Lộc Việt Nam sang thị trường Đức ...“Giải pháp đẩy mạnh  xuất khẩu xoài cát Hòa Lộc Việt Nam sang thị trường Đức ...
“Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu xoài cát Hòa Lộc Việt Nam sang thị trường Đức ...Cerberus Kero
 
QUY TRÌNH VÀ BỘ CHỨNG TỪ XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA!
QUY TRÌNH VÀ BỘ CHỨNG TỪ XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA!QUY TRÌNH VÀ BỘ CHỨNG TỪ XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA!
QUY TRÌNH VÀ BỘ CHỨNG TỪ XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA!Vũ Phong Nguyễn
 
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...Nguyễn Công Huy
 
LUẬN VĂN GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM SANG ẤN ĐỘ_1025091205...
LUẬN VĂN GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM SANG ẤN ĐỘ_1025091205...LUẬN VĂN GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM SANG ẤN ĐỘ_1025091205...
LUẬN VĂN GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM SANG ẤN ĐỘ_1025091205...PinkHandmade
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh hoạt động nhập khẩu, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh hoạt động nhập khẩu, 9 ĐIỂM!Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh hoạt động nhập khẩu, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh hoạt động nhập khẩu, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Quy trình xuất khẩu trái thanh long tại công ty TNHH một thành viên Việt Hỉ:...
Quy trình xuất khẩu trái thanh long  tại công ty TNHH một thành viên Việt Hỉ:...Quy trình xuất khẩu trái thanh long  tại công ty TNHH một thành viên Việt Hỉ:...
Quy trình xuất khẩu trái thanh long tại công ty TNHH một thành viên Việt Hỉ:...luanvantrust
 
Quản trị xuất nhập khẩu
Quản trị xuất nhập khẩu Quản trị xuất nhập khẩu
Quản trị xuất nhập khẩu HCMUT
 
Vai trò của thương mại quốc tế đối với sự phát triển kinh tế thế giới
Vai trò của thương mại quốc tế đối với sự phát triển kinh tế thế giớiVai trò của thương mại quốc tế đối với sự phát triển kinh tế thế giới
Vai trò của thương mại quốc tế đối với sự phát triển kinh tế thế giớihuuthinh85
 
Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Tiểu luận Quản trị xuất nhập khẩu đề tài Chứng từ xuất nhập khẩu tại Việt Nam
Tiểu luận Quản trị xuất nhập khẩu đề tài Chứng từ xuất nhập khẩu tại Việt NamTiểu luận Quản trị xuất nhập khẩu đề tài Chứng từ xuất nhập khẩu tại Việt Nam
Tiểu luận Quản trị xuất nhập khẩu đề tài Chứng từ xuất nhập khẩu tại Việt NamNgọc Hưng
 

What's hot (20)

BÀI MẪU Khóa luận quản trị xuất khẩu nông sản, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận quản trị xuất khẩu nông sản, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận quản trị xuất khẩu nông sản, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận quản trị xuất khẩu nông sản, HAY, 9 ĐIỂM
 
“Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu xoài cát Hòa Lộc Việt Nam sang thị trường Đức ...
“Giải pháp đẩy mạnh  xuất khẩu xoài cát Hòa Lộc Việt Nam sang thị trường Đức ...“Giải pháp đẩy mạnh  xuất khẩu xoài cát Hòa Lộc Việt Nam sang thị trường Đức ...
“Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu xoài cát Hòa Lộc Việt Nam sang thị trường Đức ...
 
Phân tích hoạt động xuất khẩu các sản phẩm từ gỗ tại công ty, HAY!
Phân tích hoạt động xuất khẩu các sản phẩm từ gỗ tại công ty, HAY!Phân tích hoạt động xuất khẩu các sản phẩm từ gỗ tại công ty, HAY!
Phân tích hoạt động xuất khẩu các sản phẩm từ gỗ tại công ty, HAY!
 
QUY TRÌNH VÀ BỘ CHỨNG TỪ XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA!
QUY TRÌNH VÀ BỘ CHỨNG TỪ XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA!QUY TRÌNH VÀ BỘ CHỨNG TỪ XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA!
QUY TRÌNH VÀ BỘ CHỨNG TỪ XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA!
 
Đề tài: Tình hình xuất khẩu cà phê Việt Nam từ năm 2010 đến quý 1 năm 2020
Đề tài: Tình hình xuất khẩu cà phê Việt Nam từ năm 2010 đến quý 1 năm 2020Đề tài: Tình hình xuất khẩu cà phê Việt Nam từ năm 2010 đến quý 1 năm 2020
Đề tài: Tình hình xuất khẩu cà phê Việt Nam từ năm 2010 đến quý 1 năm 2020
 
Luận văn: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU, HOT
Luận văn: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU, HOTLuận văn: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU, HOT
Luận văn: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU, HOT
 
Đề tài thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu công ty điện tử điểm cao
Đề tài  thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu công ty điện tử  điểm caoĐề tài  thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu công ty điện tử  điểm cao
Đề tài thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu công ty điện tử điểm cao
 
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...
 
LUẬN VĂN GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM SANG ẤN ĐỘ_1025091205...
LUẬN VĂN GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM SANG ẤN ĐỘ_1025091205...LUẬN VĂN GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM SANG ẤN ĐỘ_1025091205...
LUẬN VĂN GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM SANG ẤN ĐỘ_1025091205...
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh hoạt động nhập khẩu, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh hoạt động nhập khẩu, 9 ĐIỂM!Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh hoạt động nhập khẩu, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh hoạt động nhập khẩu, 9 ĐIỂM!
 
Luận văn: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Ấn Độ
Luận văn: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Ấn ĐộLuận văn: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Ấn Độ
Luận văn: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Ấn Độ
 
Chính sách thúc đẩy xuất khẩu cà phê Việt Nam sang Hoa Kỳ, HOT
Chính sách thúc đẩy xuất khẩu cà phê Việt Nam sang Hoa Kỳ, HOTChính sách thúc đẩy xuất khẩu cà phê Việt Nam sang Hoa Kỳ, HOT
Chính sách thúc đẩy xuất khẩu cà phê Việt Nam sang Hoa Kỳ, HOT
 
Luận văn: Quản trị kho hàng trung tâm tại Công ty Logistics, HAY
Luận văn: Quản trị kho hàng trung tâm tại Công ty Logistics, HAYLuận văn: Quản trị kho hàng trung tâm tại Công ty Logistics, HAY
Luận văn: Quản trị kho hàng trung tâm tại Công ty Logistics, HAY
 
Quy trình xuất khẩu trái thanh long tại công ty TNHH một thành viên Việt Hỉ:...
Quy trình xuất khẩu trái thanh long  tại công ty TNHH một thành viên Việt Hỉ:...Quy trình xuất khẩu trái thanh long  tại công ty TNHH một thành viên Việt Hỉ:...
Quy trình xuất khẩu trái thanh long tại công ty TNHH một thành viên Việt Hỉ:...
 
Quản trị xuất nhập khẩu
Quản trị xuất nhập khẩu Quản trị xuất nhập khẩu
Quản trị xuất nhập khẩu
 
Vai trò của thương mại quốc tế đối với sự phát triển kinh tế thế giới
Vai trò của thương mại quốc tế đối với sự phát triển kinh tế thế giớiVai trò của thương mại quốc tế đối với sự phát triển kinh tế thế giới
Vai trò của thương mại quốc tế đối với sự phát triển kinh tế thế giới
 
Luận văn: Tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty Hải sản, HOT
Luận văn: Tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty Hải sản, HOTLuận văn: Tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty Hải sản, HOT
Luận văn: Tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty Hải sản, HOT
 
Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Xuất Khẩu Nông Sản Của Việt Nam Sang Thị Trường Trung Qu...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Xuất Khẩu Nông Sản Của Việt Nam Sang Thị Trường Trung Qu...Khoá Luận Tốt Nghiệp Xuất Khẩu Nông Sản Của Việt Nam Sang Thị Trường Trung Qu...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Xuất Khẩu Nông Sản Của Việt Nam Sang Thị Trường Trung Qu...
 
Tiểu luận Quản trị xuất nhập khẩu đề tài Chứng từ xuất nhập khẩu tại Việt Nam
Tiểu luận Quản trị xuất nhập khẩu đề tài Chứng từ xuất nhập khẩu tại Việt NamTiểu luận Quản trị xuất nhập khẩu đề tài Chứng từ xuất nhập khẩu tại Việt Nam
Tiểu luận Quản trị xuất nhập khẩu đề tài Chứng từ xuất nhập khẩu tại Việt Nam
 

Similar to Luận Văn Xuất Khẩu Trái Cây Tươi Việt Nam Sang Thị Trường Canada

Phân tích dữ liệu DỰ ĐOÁN GDP BẰNG ARIMA (THAM KHẢO THÔI)
Phân tích dữ liệu DỰ ĐOÁN GDP  BẰNG ARIMA (THAM KHẢO THÔI)Phân tích dữ liệu DỰ ĐOÁN GDP  BẰNG ARIMA (THAM KHẢO THÔI)
Phân tích dữ liệu DỰ ĐOÁN GDP BẰNG ARIMA (THAM KHẢO THÔI)trannhi2806tg
 
Luận Văn Quản Trị Công, Nợ Nước Ngoài Và Tăng Trưởng Kinh Tế Tại Các Quốc Gia...
Luận Văn Quản Trị Công, Nợ Nước Ngoài Và Tăng Trưởng Kinh Tế Tại Các Quốc Gia...Luận Văn Quản Trị Công, Nợ Nước Ngoài Và Tăng Trưởng Kinh Tế Tại Các Quốc Gia...
Luận Văn Quản Trị Công, Nợ Nước Ngoài Và Tăng Trưởng Kinh Tế Tại Các Quốc Gia...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Phan tich swot kinh te viet nam
Phan tich swot kinh te viet namPhan tich swot kinh te viet nam
Phan tich swot kinh te viet namLinh Le
 
Sổ tay Đặc điểm sản xuất và tiêu thụ chín loại trái cây tươi tại Trung Quốc v...
Sổ tay Đặc điểm sản xuất và tiêu thụ chín loại trái cây tươi tại Trung Quốc v...Sổ tay Đặc điểm sản xuất và tiêu thụ chín loại trái cây tươi tại Trung Quốc v...
Sổ tay Đặc điểm sản xuất và tiêu thụ chín loại trái cây tươi tại Trung Quốc v...La Tuấn Cường
 
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2014 – 2018 - Nghiên...
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2014 – 2018 - Nghiên...PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2014 – 2018 - Nghiên...
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2014 – 2018 - Nghiên...Huynh Quang Minh
 
Luận Văn Các Yếu Tố Quyết Định Sự Phát Triển Tài Chính Của Các Quốc Gia Ở Châu Á
Luận Văn Các Yếu Tố Quyết Định Sự Phát Triển Tài Chính Của Các Quốc Gia Ở Châu ÁLuận Văn Các Yếu Tố Quyết Định Sự Phát Triển Tài Chính Của Các Quốc Gia Ở Châu Á
Luận Văn Các Yếu Tố Quyết Định Sự Phát Triển Tài Chính Của Các Quốc Gia Ở Châu ÁHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Bài nghiên cứu đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...
Bài nghiên cứu   đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...Bài nghiên cứu   đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...
Bài nghiên cứu đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bài nghiên cứu chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới tình hìn...
Bài nghiên cứu chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới tình hìn...Bài nghiên cứu chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới tình hìn...
Bài nghiên cứu chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới tình hìn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
80541086 thực-trạng-nghanh-lua-gạo-hiện-nay-của-việt-nam
80541086 thực-trạng-nghanh-lua-gạo-hiện-nay-của-việt-nam80541086 thực-trạng-nghanh-lua-gạo-hiện-nay-của-việt-nam
80541086 thực-trạng-nghanh-lua-gạo-hiện-nay-của-việt-namLuu Quan
 
Bài nghiên cứu đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...
Bài nghiên cứu   đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...Bài nghiên cứu   đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...
Bài nghiên cứu đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Kinh Tế Phát Triển Tác động của xuất khẩu tới tăng trưởng kinh tế tỉnh Khánh ...
Kinh Tế Phát Triển Tác động của xuất khẩu tới tăng trưởng kinh tế tỉnh Khánh ...Kinh Tế Phát Triển Tác động của xuất khẩu tới tăng trưởng kinh tế tỉnh Khánh ...
Kinh Tế Phát Triển Tác động của xuất khẩu tới tăng trưởng kinh tế tỉnh Khánh ...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Báo cáo thực hiện phát triển bền vững ở VN 2012.pdf
Báo cáo thực hiện phát triển bền vững ở VN 2012.pdfBáo cáo thực hiện phát triển bền vững ở VN 2012.pdf
Báo cáo thực hiện phát triển bền vững ở VN 2012.pdfTrungtmLutbinvHnghiQ
 
THỰC HIỆN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM
THỰC HIỆN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM THỰC HIỆN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM
THỰC HIỆN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM nataliej4
 

Similar to Luận Văn Xuất Khẩu Trái Cây Tươi Việt Nam Sang Thị Trường Canada (20)

Phân tích dữ liệu DỰ ĐOÁN GDP BẰNG ARIMA (THAM KHẢO THÔI)
Phân tích dữ liệu DỰ ĐOÁN GDP  BẰNG ARIMA (THAM KHẢO THÔI)Phân tích dữ liệu DỰ ĐOÁN GDP  BẰNG ARIMA (THAM KHẢO THÔI)
Phân tích dữ liệu DỰ ĐOÁN GDP BẰNG ARIMA (THAM KHẢO THÔI)
 
Luận án: Quản lý đối với xuất khẩu nông sản của Việt Nam, HAY
Luận án: Quản lý đối với xuất khẩu nông sản của Việt Nam, HAYLuận án: Quản lý đối với xuất khẩu nông sản của Việt Nam, HAY
Luận án: Quản lý đối với xuất khẩu nông sản của Việt Nam, HAY
 
Luận Văn Quản Trị Công, Nợ Nước Ngoài Và Tăng Trưởng Kinh Tế Tại Các Quốc Gia...
Luận Văn Quản Trị Công, Nợ Nước Ngoài Và Tăng Trưởng Kinh Tế Tại Các Quốc Gia...Luận Văn Quản Trị Công, Nợ Nước Ngoài Và Tăng Trưởng Kinh Tế Tại Các Quốc Gia...
Luận Văn Quản Trị Công, Nợ Nước Ngoài Và Tăng Trưởng Kinh Tế Tại Các Quốc Gia...
 
Yếu tố ảnh hưởng tới kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng của Việt Nam
Yếu tố ảnh hưởng tới kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng của Việt NamYếu tố ảnh hưởng tới kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng của Việt Nam
Yếu tố ảnh hưởng tới kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng của Việt Nam
 
Phan tich swot kinh te viet nam
Phan tich swot kinh te viet namPhan tich swot kinh te viet nam
Phan tich swot kinh te viet nam
 
Tác động của FDI đến phát triển kinh tế tỉnh Quảng Nam tiếng việt.doc
Tác động của FDI đến phát triển kinh tế tỉnh Quảng Nam tiếng việt.docTác động của FDI đến phát triển kinh tế tỉnh Quảng Nam tiếng việt.doc
Tác động của FDI đến phát triển kinh tế tỉnh Quảng Nam tiếng việt.doc
 
Sổ tay Đặc điểm sản xuất và tiêu thụ chín loại trái cây tươi tại Trung Quốc v...
Sổ tay Đặc điểm sản xuất và tiêu thụ chín loại trái cây tươi tại Trung Quốc v...Sổ tay Đặc điểm sản xuất và tiêu thụ chín loại trái cây tươi tại Trung Quốc v...
Sổ tay Đặc điểm sản xuất và tiêu thụ chín loại trái cây tươi tại Trung Quốc v...
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Tăng Trưởng, Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Tăng Trưởng, Đầu Tư Trực Tiếp Nước NgoàiLuận Văn Mối Quan Hệ Giữa Tăng Trưởng, Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Tăng Trưởng, Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài
 
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2014 – 2018 - Nghiên...
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2014 – 2018 - Nghiên...PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2014 – 2018 - Nghiên...
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2014 – 2018 - Nghiên...
 
Luận Văn Các Yếu Tố Quyết Định Sự Phát Triển Tài Chính Của Các Quốc Gia Ở Châu Á
Luận Văn Các Yếu Tố Quyết Định Sự Phát Triển Tài Chính Của Các Quốc Gia Ở Châu ÁLuận Văn Các Yếu Tố Quyết Định Sự Phát Triển Tài Chính Của Các Quốc Gia Ở Châu Á
Luận Văn Các Yếu Tố Quyết Định Sự Phát Triển Tài Chính Của Các Quốc Gia Ở Châu Á
 
Các Giải Pháp Hoàn Thiện Chiến Lược Marketing-Mix Xuất Khẩu Sản Phẩm Hàng May...
Các Giải Pháp Hoàn Thiện Chiến Lược Marketing-Mix Xuất Khẩu Sản Phẩm Hàng May...Các Giải Pháp Hoàn Thiện Chiến Lược Marketing-Mix Xuất Khẩu Sản Phẩm Hàng May...
Các Giải Pháp Hoàn Thiện Chiến Lược Marketing-Mix Xuất Khẩu Sản Phẩm Hàng May...
 
Báo cáo thường niên Traphaco.pdf
Báo cáo thường niên Traphaco.pdfBáo cáo thường niên Traphaco.pdf
Báo cáo thường niên Traphaco.pdf
 
Bài nghiên cứu đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...
Bài nghiên cứu   đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...Bài nghiên cứu   đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...
Bài nghiên cứu đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...
 
Bài nghiên cứu chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới tình hìn...
Bài nghiên cứu chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới tình hìn...Bài nghiên cứu chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới tình hìn...
Bài nghiên cứu chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới tình hìn...
 
80541086 thực-trạng-nghanh-lua-gạo-hiện-nay-của-việt-nam
80541086 thực-trạng-nghanh-lua-gạo-hiện-nay-của-việt-nam80541086 thực-trạng-nghanh-lua-gạo-hiện-nay-của-việt-nam
80541086 thực-trạng-nghanh-lua-gạo-hiện-nay-của-việt-nam
 
Bài nghiên cứu đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...
Bài nghiên cứu   đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...Bài nghiên cứu   đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...
Bài nghiên cứu đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...
 
Kinh Tế Phát Triển Tác động của xuất khẩu tới tăng trưởng kinh tế tỉnh Khánh ...
Kinh Tế Phát Triển Tác động của xuất khẩu tới tăng trưởng kinh tế tỉnh Khánh ...Kinh Tế Phát Triển Tác động của xuất khẩu tới tăng trưởng kinh tế tỉnh Khánh ...
Kinh Tế Phát Triển Tác động của xuất khẩu tới tăng trưởng kinh tế tỉnh Khánh ...
 
Báo cáo thực hiện phát triển bền vững ở VN 2012.pdf
Báo cáo thực hiện phát triển bền vững ở VN 2012.pdfBáo cáo thực hiện phát triển bền vững ở VN 2012.pdf
Báo cáo thực hiện phát triển bền vững ở VN 2012.pdf
 
THỰC HIỆN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM
THỰC HIỆN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM THỰC HIỆN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM
THỰC HIỆN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM
 
Luận văn tác động của kiều hối đến sự tăng trưởng kinh tế
Luận văn tác động của kiều hối đến sự tăng trưởng kinh tếLuận văn tác động của kiều hối đến sự tăng trưởng kinh tế
Luận văn tác động của kiều hối đến sự tăng trưởng kinh tế
 

More from Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com

Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu HạnVấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu HạnNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương MạiKhoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương MạiNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước NgoàiKhoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước NgoàiNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây Dựng
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây DựngHoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây Dựng
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây DựngNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt NamChuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt NamNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 

More from Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com (20)

Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu HạnVấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
 
Tiểu Luận Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ngành Dệt May
Tiểu Luận Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ngành Dệt MayTiểu Luận Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ngành Dệt May
Tiểu Luận Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ngành Dệt May
 
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...
 
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
 
Luận Văn Phân Tích Doanh Thu Và Lợi Nhuận Của Công Ty Thuốc Lá Vinasa
Luận Văn Phân Tích Doanh Thu Và Lợi Nhuận Của Công Ty Thuốc Lá VinasaLuận Văn Phân Tích Doanh Thu Và Lợi Nhuận Của Công Ty Thuốc Lá Vinasa
Luận Văn Phân Tích Doanh Thu Và Lợi Nhuận Của Công Ty Thuốc Lá Vinasa
 
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...
 
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Khách Sạn
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Khách SạnLuận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Khách Sạn
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Khách Sạn
 
Luận Văn Chiến Lược Phát Triển Của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư
Luận Văn Chiến Lược Phát Triển Của Công Ty Cổ Phần Đầu TưLuận Văn Chiến Lược Phát Triển Của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư
Luận Văn Chiến Lược Phát Triển Của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư
 
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển VọngKhoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
 
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
 
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương MạiKhoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
 
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước NgoàiKhoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
 
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây Dựng
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây DựngHoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây Dựng
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây Dựng
 
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt NamChuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
 
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
 
Chuyên Đề Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Du Lịch
Chuyên Đề Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Du LịchChuyên Đề Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Du Lịch
Chuyên Đề Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Du Lịch
 
Chuyên Đề Hoạt Động Quảng Cáo Tại Công Ty Du Lịch
Chuyên Đề Hoạt Động Quảng Cáo Tại Công Ty Du LịchChuyên Đề Hoạt Động Quảng Cáo Tại Công Ty Du Lịch
Chuyên Đề Hoạt Động Quảng Cáo Tại Công Ty Du Lịch
 
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
 
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công TyChuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
 

Recently uploaded

10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 

Recently uploaded (19)

10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 

Luận Văn Xuất Khẩu Trái Cây Tươi Việt Nam Sang Thị Trường Canada

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH DƯƠNG THỊ THANH THÁI NGHIÊN CỨU TRIỂN VỌNG XUẤT KHẨU TRÁI CÂY TƯƠI VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG CANADA – ÁP DỤNG MÔ HÌNH TRỌNG LỰC Tham khảo thêm tài liệu tại Trangluanvan.com Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo Khoá Luận, Luận Văn ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0934.536.149 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2022
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH DƯƠNG THỊ THANH THÁI NGHIÊN CỨU TRIỂN VỌNG XUẤT KHẨU TRÁI CÂY TƯƠI VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG CANADA – ÁP DỤNG MÔ HÌNH TRỌNG LỰC Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại Mã số: 8340121 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS. TS. NGUYỄN ĐÔNG PHONG Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2022
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Nghiên cứu triển vọng xuất khẩu trái cây tươi Việt Nam sang thị trường Canada – áp dụng mô hình trọng lực” là kết quả của quá trình nghiên cứu khoa học độc lập và nghiêm túc của bản thân. Các số liệu trong luận văn được thu thập từ các nguồn gốc rõ ràng, đáng tin cậy, được xử lý trung thực khách quan và chưa được công bố ở bất cứ công trình nghiên cứu nào khác trước đây. . Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 10 năm 2019 Người thực hiện DƯƠNG THỊ THANH THÁI
  • 4.
  • 5.
  • 6.
  • 7. Tiếng Việt DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tên đầy đủ Bộ KH-CN&MT Bộ Khoa học- Công nghệ và Môi trường Bộ NN&PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn Tiếng Anh Từ viết tắt Tên Tiếng Anh Tên Tiếng Việt APEC Asia-Pacific Economic Cooperation Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương FTA Free trade agreement Hiệp định thương mại tự do OECD Organization for Economic Co-operation and Development Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế USD Đô la Mỹ WEF World Economic Forum Diễn đàn kinh tế thế giới WHO World Trade Organization Tổ chức Y tế thế giới WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới
  • 8. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Các loại trái cây chính theo định nghĩa của FAO Bảng 2.2: Trái cây theo Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa Bảng 2.3: Mùa vụ các loại quả tại Việt Nam và Canada Bảng 2.4: Tổng hợp các nhân tố tác động đến xuất khẩu và xuất khẩu nông sản ứng dụng mô hình trọng lực từ các nghiên cứu trước Bảng 4.1: Thị phần thị trường xuất khẩu Trung Quốc của trái cây tươi Việt Nam giai đoạn 2001-2017 Bảng 4.2: 14 loại quả xuất khẩu đạt giá trị từ 1 triệu USD năm 2017 Bảng 4.3: Số lượng trái cây nhiệt đới trên một người Canada năm 2017 Bảng 4.4: Thống kê mô tả các biến trong mô hình Bảng 4.5: Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị của dữ liệu bảng (panel uni-root test) Bảng 4.6: Ma trận hệ số tương quan từng cặp giữa các biến độc lập với giá trị xuất khẩu trái cây tươi Việt Nam 2001-2017 Bảng 4.7: Kết quả hồi quy 2 mô hình Pooled OLS và REM Bảng 4.8: Thử nghiệm số nhân Breusch-Pagan Lagrangian lựa chọn giữa mô hình Pooled OLS và REM Bảng 4.9: Kết quả kiểm định đa cộng tuyến của các biến độc lập Bảng 4.10: Kết quả ước tính các nhân tố tác động đến xuất khẩu trái cây tươi Việt Nam theo phương pháp FGLS 8 9 12 26 45 47 54 59 62 63 65 67 67 69
  • 9. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 2.1: Khung phân tích các nhân tố tác động đến xuất khẩu nông sản Việt Nam Hình 2.2: Năng lực tuân thủ quy định nhập khẩu của rau quả tươi Việt Nam tại các thị trường 2002-2012 Hình 2.3: Nguyên nhân trái cây bị từ chối từ một số thị trường giai đoạn 2002- 2010 Hình 2.4: Mô hình nghiên cứu đề xuất của tác giả Hình 4.6: 5 quốc gia nhập khẩu trái cây nhiệt đới lớn nhất thế giới năm 2017 Hình 4.7: Hướng dẫn thực hành ăn uống tốt của Chính phủ Canada Hình 4.8: Giá trị nhập khẩu trái cây tươi Việt Nam của Canada 2001-2017 Hình 4.9: 5 đối tác lớn nhất của ngành nhập khẩu trái cây Canada, 2017 Hình 4.10: So sánh tương quan giữa thu nhập bình quân đầu người giữa Canada, Việt Nam và thế giới giai đoạn 2001-2017 19 29 30 36 52 53 55 56 76
  • 10. DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1: Danh sách 17 quốc gia đối tác lớn của trái cây tươi Việt Nam 2001-2017 Phụ lục 2: Mức thuế áp dụng cho 5 loại trái cây hàng đầu Việt Nam sang 9 thị trường đối tác lớn năm 2017 Phụ lục 3:10 nước đối tác lớn của ngành nhập khẩu trái cây Canada 2013-2017 Phụ lục 4: Mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (MRL) cho một số loại trái cây xuất khẩu sang Canada Phụ lục 5: Tổng giá trị xuất khẩu trái cây tươi Việt Nam sang các quốc gia 2001-2017 Phụ lục 6: Trung bình GDP các nước nhập khẩu qua các năm 2001-2017 Phụ lục 7: Quy mô GDP Việt Nam 2001-2017 Phụ lục 8: Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam 2001-2017 Phụ lục 9: Các giai đoạn phát triển kinh tế của Diễn đàn kinh tế thế giới Phụ lục 10: Khoảng cách địa lý từ Việt Nam tới các quốc gia nhập khẩu Phụ lục 11: Mức độ tự do hóa thương mại của các quốc gia nhập khẩu 2001-2017 Phụ lục 12: Kiểm định nghiệm đơn vị biến giá trị xuất khẩu trái cây tươi Việt Nam 2001-2017 Phụ lục 13: Kiểm định nghiệm đơn vị biến GDP nước nhập khẩu (GDPj) Phụ lục 14: Kiểm định nghiệm đơn vị biến GDP Việt Nam (GDPvn) Phụ lục 15: Kiểm định nghiệm đơn vị biến khoảng cách trình độ phát triển kinh tế (Edist) Phụ lục 16: Kiểm định nghiệm đơn vị biến tỷ giá(Exc) Phụ lục 17: Kiểm định nghiệm đơn vị biến chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu Việt Nam (overallvn)
  • 11. Phụ lục 18: Kiểm định nghiệm đơn vị biến tự do hóa thương mại các nước nhập khẩu(tradefreedom) Phụ lục 19: Kiểm tra hệ số tương quan Pearson giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc Phụ lục 20: Hồi quy bước 1 với mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên (REM) Phụ lục 21: Hồi quy bước 1 với mô hình Bình phương nhỏ nhất gộp- (Pooled OLS) Phụ lục 22: Kiểm định nhân tử Lagrangian lựa chọn giữa hai mô hình- Pooled OLS và REM Phụ lục 23: Kết quả kiểm tra đa cộng tuyến Phụ lục 24: Kết quả kiểm tra tương quan chuỗi Phụ lục 25: Kiểm tra hiện tượng phương sai sai số thay đổi Phụ lục 26: Kết quả hồi quy với mô hình Bình phương tối thiểu tổng quát khả thi (FGLS) Phụ lục 27: Chỉ số sẵn sàng công nghệ của Canada năm 2018
  • 12. TÓM TẮT LUẬN VĂN Trong những năm gần đây, ngành xuất khẩu trái cây tươi đã cho thấy được hiệu quả kinh tế thiết thực. Xét trên bình diện nhu cầu thế giới, dư địa trái cây tươi Việt Nam còn nhiều tiềm năng tăng trưởng. Hiệp định CPTPP chính thức có hiệu lực, trong đó thị trường Canada được Bộ Công Thương nhìn nhận mở ra nhiều cơ hội, đặc biệt là cơ hội cho nông sản. Đúc kết những thông tin trên, tác giả quyết định nghiên cứu các nhân tố tác động đến xuất khẩu trái tươi Việt Nam sang thị trường Canada. Trong nghiên cứu của mình tác giả đã chỉ ra thực trạng tiêu biểu của xuất khẩu trái cây tươi Việt Nam giai đoạn 2001-2017, đo lường được xu hướng và mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng. Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trước đó, tác giả chọn hướng tiếp cận bằng nghiên cứu định lượng ứng dụng mô hình trọng lực. Trong đó phương pháp hồi quy với bộ dữ liệu bảng gồm 17 quốc gia đối tác nhập khẩu trái cây tươi lớn nhất của Việt Nam qua 17 năm giai đoạn 2001-2017. Công cụ hỗ trợ là phần mềm STATA14. Kết quả ước lượng bằng phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát khả thi (FGLS) cho thấy: GDP Việt Nam, GDP Canada, chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam, tỷ giá có tác động cùng chiều; khoảng cách địa lý, khoảng cách trình độ phát triển kinh tế có tác động nghịch chiều lên giá trị xuất khẩu trái cây tươi Việt Nam sang Canada. Căn cứ xu hướng và mức độ tác động của các nhân tố trong mô hình tác giả kiến nghị giải pháp lên cấp Nhà nước, Cộng đồng doanh nghiệp và Người nông dân nhằm giúp đẩy mạnh xuất khẩu trái cây tươi Việt Nam sang thị trường Canada đến năm 2023. Từ khóa: trái cây tươi, xuất khẩu, thị trường Canada, mô hình trọng lực, trái cây nhiệt đới
  • 13. ABSTRACT In recent years, fresh fruits exportation is so effective in term of economy. In terms of world’s demand, the growth of fresh fruit exportation in Vietnam still has been showing great potential. The CPTPP Agreement came into effect officially. The Ministry of Industry and Trade appreciated Canadian market that will open many great opportunities, especially for the agricultural products. From the above information, the author has decided to research the factors affecting the Vietnamese fresh fruits exportation value to the Canada. In this study, the author has pointed out the typical situation of exporting Vietnam fresh fruits from 2001 to 2017 and measured these factors’s direction as well as their impact intensity. By inheriting previous studies, the author has chosen using the quantitative approach through the Gravity model. The dataset contains 289 observations. The space data colum includes 17 countries that have the largest importation value of Vietnam fresh fruits. The time data colum is the period of 17 years- from 2001 to 2017. The main supporting tool is the STATA14 Software. The results of estimation by the Feasible general least square method (FGLS) concluded that GDP of Vietnam, GDP of Canada, Vietnam's global competitive index, Exchange rates that effected acordding to positive direction. In contrast, the geographical distance and distance of economic development level have negative impact on Vietnam fresh fruit exportation value to Canada. Based on results obtained from the regression, the author has proposed some specific solutions to the Vietnam State, Business Community and Farmers in Vietnam to help boosting Vietnamese fresh fruits exportation to Canadian to 2023. Key words: Fresh fruits, Export, Canadian market, Gravity model, Tropical fruits
  • 14. 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Chương 1 sẽ giới thiệu tổng quát về đề tài nghiên cứu, bao gồm: Vấn đề nghiên cứu và tính cấp thiết của đề tài; mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu; phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa thực tiễn của đề tài và bố cục. 1.1. Vấn đề nghiên cứu và tính cấp thiết của đề tài Nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam – đất nước có nhiều điều kiện về thổ nhưỡng và khí hậu thuận lợi để phát triển nông sản nhiệt đới. Suốt chặng đường 10 năm vừa qua, nông sản Việt Nam nói chung và trái cây Việt Nam nói riêng đã khẳng định được vị thế, bứt phá vươn lên trong danh sách đầu các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực mang về giá trị xuất khẩu tỷ USD và đang trên đà thuận lợi chinh phục các thị trường khó tính như Canada, Australia, New Zealand, Mỹ, EU, Nhật Bản. Năm 2016, tổng kim ngạch xuất khẩu trái cây đạt 2,4 tỷ USD; dẫn trước so với gạo là 2,2 tỷ USD (theo thống kê của Hiệp hội rau quả Việt Nam). Sang đến năm 2017, dựa trên thống kê của Tổng Cục Hải Quan, con số này tăng 42,5% so với năm 2016, đưa kim ngạch xuất khẩu lên đến 3,514 tỷ USD, dẫn trước lúa gạo, hạt điều và cà phê; trở thành mặt hàng nông sản dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu. Năm 2018, số liệu từ Tổng cục Hải quan cho thấy toàn ngành trái cây về đích với kim ngạch 3,89 tỷ USD, tăng 10,8% so với năm 2017. Như vậy, một lần nữa trái cây đã soán ngôi của nhiều cái tên vốn là đã từng là nông sản thế mạnh như lúa gạo, chè, hồ tiêu. Sản xuất và xuất khẩu trái cây được đánh giá cao về tính hiệu quả kinh tế và nhận được sự hỗ trợ phát triển của Chính phủ và các Bộ, Ngành. Nếu thực hiện phép so sánh trên quỹ đất sản xuất, trái cây hiện chiếm 850.000 ha diện tích cả nước, tỷ lệ tương quan so với diện tích trồng lúa là 20% nhưng lại mang về kim ngạch hơn 3,8 tỷ USD/ năm. Cũng chính vì vậy, tại vùng nông nghiệp trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long, Chính phủ ta đã nhanh chóng thực hiện việc chuyển đổi mang tính chiến lược ưu tiên theo hướng thủy sản – cây ăn trái – cây lúa, thay vì lúa – thủy sản – cây ăn trái như trước đây
  • 15. 2 (Theo thông báo từ Văn phòng Chính phủ về kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại “Hội nghị về phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu”) Ngành xuất khẩu trái cây của Việt Nam hiện đang được hậu thuẫn bởi khá nhiều yếu tố thuận lợi. Thứ nhất, xét về bình diện lợi thế so sánh, với quan điểm rau quả thuận mùa cho ra hàm lượng giá trị dinh dưỡng cao hơn trái mùa, vì vậy mà thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu giữa các nước không cùng điều kiện tự nhiên, gia tăng xuất khẩu nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ. Nhân tố thứ hai xuất phát từ sự thay đổi thói quen của người tiêu dùng, xu hướng sử dụng các loại thực vật tươi, giàu dinh dưỡng từ tự nhiên trong bữa ăn hằng ngày. Đồng thời, tầng lớp trung lưu với mức thu nhập khả dụng cao ngày càng nhiều trên thế giới, điều đó thúc đẩy cho việc tiêu dùng phân khúc rau quả sạch, an toàn theo phương pháp hữu cơ. Thứ ba và có thể xem xét ở vai trò là điều kiện đủ cho thương mại rau quả tươi là những cải tiến liên tục trong công nghệ sinh học, bảo quản giúp cải thiện việc duy trì chất lượng tươi của rau quả nói chung so với khi mới thu hoạch. Kết quả là từ năm 1990 đến 2017, nhu cầu nhập khẩu bơ thế giới đã tăng trung bình 14%; dứa, xoài và đu đủ cũng có tốc độ tăng trung bình lần lượt là 11%, 10% và 9%. (Triển vọng trái cây nhiệt đới, FAO, 2017). Một điểm sáng nữa phải kể đến đó là các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đã nhận thấy tiềm năng của ngành và đã có các chiến lược đầu tư để đưa trái cây Việt ra thế giới một cách nghiêm túc. Cộng hưởng với đó là tín hiệu đáng vui đến từ người nông dân của chúng ta trong bối cảnh hội nhập sâu rộng như hiện nay đều đã thay đổi dần tư duy sản xuất, canh tác theo hướng sinh học an toàn nhằm vượt qua các hàng rào kỹ thuật khắt khe của thị trường nhập khẩu. Nhiều năm qua, Việt Nam đã rất tích cực tham gia các hiệp định thương mại điển hình là việc chung tay để Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) ra đời. Trong số các quốc gia thành viên, Canada được đánh giá là một
  • 16. 3 thị trường triển vọng tốt cho trái cây tươi Việt Nam bởi nhiều nguyên do. Thứ nhất, CPTPP là hiệp định thương mại đầu tiên giữa Việt Nam và Canada - quốc gia Bắc Mỹ đầu tiên có một FTA chính thức với Việt Nam. Đây là một thị trường được Bộ Công Thương đánh giá rất cao cơ hội mở rộng, đẩy mạnh xuất khẩu. Theo thống kê, năm 2013, Canada nhập khẩu 4,6 tỷ USD mặt hàng trái cây tươi trên thế giới; đến năm 2017, kim ngạch tăng lên vượt mốc 6 tỷ USD cho thấy nhu cầu nhập khẩu trái cây của Canada đã không ngừng tăng cao qua các thời kỳ. Thứ hai, xét về điều kiện tự nhiên, khí hậu và thổ nhưỡng của Canada thích hợp trồng các loại quả như việt quất, táo, nho, nam việt quốc, dâu tây và một số loại trái cây khác chiếm tỷ trọng nhỏ. Trong khi đó, Việt Nam lại có thế mạnh về các loại cây ăn quả nhiệt đới như xoài, chôm chôm, chuối, bưởi, thanh long, vú sữa, sầu riêng, nhãn, vải và dưa hấu... Sự khác biệt về lợi thế so sánh sẽ thúc đẩy trao đổi, giao thương trái cây nguồn gốc Việt Nam sang Canada và ngược lại. Tuy tiềm năng là rất lớn nhưng cơ hội cũng không dễ dàng nắm bắt vì là một quốc gia phát triển, Canada không ngừng nâng cao quy định cho trái cây tươi nhập khẩu. Trong những năm gần đây, mô hình lực hấp dẫn được đánh giá là một trong những công cụ hiệu quả đo lường ảnh hưởng của các nhân tố tới dòng xuất khẩu song phương. Tổng kết các nghiên cứu trước đó, quy mô nền kinh tế (đo bằng GDP, GNI hoặc GDP bình quân đầu người) cho thấy có tác động đến giá trị xuất khẩu. Ngoài ra, khoảng cách địa lý có ảnh hưởng ở ngược chiều đến giao thương, điều này cũng đã được khẳng định trong mô hình trọng lực nguyên mẫu. Các yếu tố khác như tỷ giá hối đoái, độ mở nền kinh tế và chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu cũng xuất hiện trong nhiều công trình nghiên cứu. Tính đến thời điểm hiện tại, ở Việt Nam, dù cũng có những nghiên cứu sử dụng mô hình lưc hấp dẫn nhưng chưa có đề tài nghiên cứu ứng dụng mô hình này để đánh giá tác động đến xuất khẩu trái cây tươi. Hơn nữa, ngành xuất khẩu trái cây tươi Việt Nam tuy tăng trưởng đều đặn nhưng ước tính mới chỉ cung ứng khoảng 1% nhu cầu thị trường thế giới, điều đó cho thấy dư địa để phát triển là khá nhiều. Chính vì những lý
  • 17. 4 do trên cũng như ý nghĩa của việc đón đầu nghiên cứu mới khi đặt ngành xuất khẩu trái cây Việt Nam trong bối cảnh tận dụng Hiệp định CPTPP từng bước chinh phục các thị trường khác trong khối, tác giả chọn đề tài: “Triển vọng xuất khẩu trái cây tươi Việt Nam sang thị trường Canada – Áp dụng mô hình trọng lực” nhằm tìm ra giải pháp giúp Việt Nam tăng tốc đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu cho ngành hàng này. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài hướng đến đạt được các mục tiêu như sau: 1.2.1. Mục tiêu chung Nghiên cứu các nhân tố tác động đến xuất khẩu trái cây tươi của Việt Nam sang Canada. Đồng thời đánh giá xu hướng và mức độ tác động của các nhân tố này. Dựa vào kết quả đạt được, đề tài kiến nghị một số giải pháp, hàm ý chính sách nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của ngành hàng này đến năm 2023. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Phân tích thực trạng xuất khẩu trái cây tươi Việt Nam giai đoạn 2001-2017, những thành tựu đạt được, hạn chế, nguyên nhân tồn tại của những hạn chế này. Xác định, kiểm định và đánh giá xu hướng tác động của các nhân tố đến xuất khẩu trái cây tươi Việt Nam vào thị trường Canada dưới cách tiếp cận của mô hình trọng lực. Kiến nghị hàm ý chính sách nhằm đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu trái cây tươi Việt Nam vào thị trường mục tiêu đến năm 2023. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu trái cây tươi Việt Nam sang thị trường Canada và xu hướng, mức độ tác động của các yếu tố này. Phạm vi nghiên cứu  Phạm vi về không gian:
  • 18. 5 Đề tài thực hiện nghiên cứu trong phạm vi nước xuất khẩu là Việt Nam và thị trường nhập khẩu là Canada cùng 16 quốc gia và vùng lãnh thổ có giá trị nhập khẩu trái cây tươi của Việt Nam lớn nhất trong giai đoạn 2001-2017  Phạm vi về thời gian: Đề tài phân tích thực trạng xuất khẩu trái cây tươi Việt Nam trong giai đoạn 2001- 2017, đề xuất giải pháp, kiến nghị đến năm 2023.  Phạm vi về nội dung: Thứ nhất đề tài nghiên cứu, đánh giá, lượng hóa mức độ ảnh hưởng các nhân tố tác động đến xuất khẩu trái cây tươi Việt Nam sang thị trường mục tiêu sử dụng mô hình lực hấp dẫn. Thứ hai đề tài thực hiện nghiên cứu đối với các loại trái cây tươi mà Việt Nam có thế mạnh sản xuất, phù hợp xu hướng, nhu cầu nhập khẩu khi xuất sang thị trường Canada cụ thể là dòng trái cây nhiệt đới. Thứ ba các nội dung phân tích, đánh giá, kết quả đạt được hướng đến mục đích đề xuất giải pháp đẩy mạnh sản lượng và kim ngạch xuất khẩu trái cây tươi Việt Nam sang thị trường Canada đến năm 2023. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài tiếp cận mục tiêu với hướng nghiên cứu định lượng bằng Mô hình trọng lực (Gravity Model). Sau khi tiến hành lược khảo lý thuyết nhằm xác định, điều chỉnh các biến quan sát cho phù hợp bối cảnh nghiên cứu, tác giả phát họa mô hình nghiên cứu chính thức. Tiếp theo, dữ liệu được thu thập là kim ngạch xuất khẩu trái cây tươi của Việt Nam qua Canada trong phạm vị nghiên cứu từ năm 2001 đến năm 2017. Tác giả sử dụng phần mềm STATA để phân tích dữ liệu bảng và ước lượng theo phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát khả thi FGLS (Feasible Generalized Least Square). Ưu điểm của
  • 19. 6 phương pháp này là có thể xử lý tốt hai hiện tượng tự tương quan và phương sai sai số thay đổi. 1.5. Ý nghĩa thực tiễn Một thực trạng nổi bật trong xuất khẩu trái cây tươi Việt Nam là phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc điển hình với tỷ trọng thị phần hơn 70%. Trên thực tế dù là thị trường nhập khẩu trái cây lớn nhất của Việt Nam nhưng cho đến nay Trung Quốc chỉ mở cửa chính ngạch cho 8 loại quả là: Dưa hấu, thanh long, vải, chuối, nhãn, mít, xoài, chôm chôm. Chính sự phụ thuộc vào một thị trường dễ tính trong thời gian dài đã đẩy ngành trái cây Việt luôn trong thế bị động, xuất khẩu thiếu tính bền vững, luôn phải đối mặt với tình trạng dội chợ, được mùa mất giá. Trong khi đó, nhu cầu nhập khẩu các loại trái cây tươi vùng nhiệt đới của những nước phát triển như Canada ngày càng gia tăng, lại trong bối cảnh Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được ký kết và có hiệu lực, mở toang cánh cửa hội nhập giữa Việt Nam và một số thị trường các nước Châu Mỹ. Và Canada là một trong số các quốc gia ấy. Vì vậy nghiên cứu này đóng góp ý nghĩa trong việc đón sóng cơ hội, đưa trái cây tiếp cận thị trường quốc gia Bắc Mỹ là Canada, từ đó làm bàn đạp để từng bước vươn đến các quốc gia khác trong Châu Mỹ. Xuất phát từ vấn đề được cho là nóng của ngành trái cây thời gian qua, đề tài thực hiện nghiên cứu mang tính giải thích, tìm ra các nhân tố, khám phá quy luật tác động đối với thị trường mới sẽ đóng vai trò là tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu ứng dụng các Bộ, Ngành, Thương vụ, Tham tán thương mại, Hiệp hội ngành hàng, Viện nghiên cứu chiến lược, Diễn đàn xúc tiến xuất khẩu trong việc hoạch định chính sách, xây dựng chương trình xúc tiến thương mại, định hướng thị trường, kế hoạch hành động hỗ trợ tích cực, kịp thời cho cộng đồng doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nông hộ sản xuất, các ngành công nghiệp phụ trợ nhằm mục tiêu cuối cùng là đưa ngành trái cây Việt Nam xuất khẩu và cạnh tranh bền vững tại thị trường rất có tiềm năng là Canada. Trên bình diện khoa học, đề tài ra đời
  • 20. 7 cũng sẽ đóng góp một phần trong kho tàng các cơ sở lý luận, thực tiễn cho các nghiên cứu sau này. Trước đây, chưa từng có tác giả nào nghiên cứu và đánh giá tác động các nhân tố đến hoạt động xuất khẩu của mặt hàng cụ thể là trái cây tươi, cũng như chưa có một lý thuyết nào về các nhân tố tác động đến xuất khẩu mặt hàng này được kết luận. Thêm vào đó, thị trường tác giả chọn lựa, do đang được thổi sức nóng từ Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương(CPTPP) nên được đánh giá là rất hấp dẫn. 1.6. Bố cục của đề tài Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu, giới thiệu tổng quát lý do chọn đề tài và vấn đề nghiên cứu; mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa đề tài và kết cấu. Chương 2: Tổng quan nghiên cứu và mô hình nghiên cứu trình bày, khảo lược nền tảng các lý thuyết về thương mại quốc tế. Trên cơ sở đó đề xuất xây dựng mô hình nghiên cứu. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và mô hình nghiên cứu chính thức trình bày cách thiết kế mô hình, phân tích dữ liệu định lượng để đo lường các nhân tố. Chương 4: Kết quả nghiên cứu và kiểm định mô hình nghiên cứu, tác giả đánh giá thực trạng xuất khẩu trái cây tươi của Việt Nam sang thị trường mục tiêu, trình bày kết quả phân tích dữ liệu bao gồm thống kê mô tả, đo lường mức độ tác động của các nhân tố. Chương 5: Kết luận và kiến nghị nhằm gia tăng kim ngạch xuất khẩu trái cây tươi Việt Nam sang thị trường Canada đến năm 2023
  • 21. 8 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT, TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1. Các khái niệm liên quan 2.1.1. Khái niệm về trái cây Mặt hàng trái cây được Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) định nghĩa như sau: Trái cây bao gồm các loại trái và quả mọng được đặc trưng bởi hương vị ngọt ngào (trừ một số ngoại lệ). Hầu hết đều là cây trồng lâu năm, chủ yếu mọc từ cây, bụi rậm và cây bụi, cũng như dây leo hoặc từ cọ (như trái dừa). Quả và quả mọng mọc trên cành, thân hoặc thân cây, thường mọc đơn lẻ nhưng đôi khi nhóm thành chùm hoặc bụi. Cây trồng thương mại thường được trồng trong các nông trại, đồn điều, nhưng một lượng lớn trái cây cũng được thu thập từ các cây mọc dại. Dưa và dưa hấu dù thường được coi là trái cây nhưng FAO nhóm chúng với rau vì chúng là cây trồng và thu hoạch như rau. Trái cây chứa hàm lượng nước rất cao, khoảng 70-90% trọng lượng; chứa nhiều vitamin, khoáng chất và axit hữu cơ; một số loại có hàm lượng chất xơ cao. Trái cây rất dễ hỏng. Thời hạn sử dụng của chúng có thể được kéo dài thông qua sử dụng hóa chất ức chế phát triển và kiểm soát nhiệt độ, áp suất và độ ẩm môi trường sau khi được thu hoạch. FAO liệt kê 36 loại cây ăn quả chính. Mã và tên của mỗi loại được liệt kê dưới bảng sau đây:
  • 22. 9 Bảng 2.1: Các loại trái cây chính theo định nghĩa của FAO STT FAO TÊN STT FAO TÊN STT FAO TÊN 1 0486 Chuối 13 0530 Anh đào chua 25 0560 Nho 2 0489 Chuối lá 14 0531 Anh đào 26 0569 Sung 3 0490 Cam 15 0534 Đào và Xuân đào 27 0587 Hồng 4 0495 Quýt 16 0536 Mận 28 0592 Kiwi 5 0497 Chanh và Chanh tây 17 0541 Quả hạch 29 0571 Xoài 6 0507 Bưởi và Bưởi chùm 18 0544 Dâu 30 0572 Bơ 7 0512 Quất 19 0547 Mâm xôi 31 0574 Dứa 8 0515 Táo 20 0549 Lý chua lông 32 0577 Chà là 9 0521 Lê 21 0550 Lý chua 33 0591 Đào lộn hột 10 0523 Mộc qua 22 0552 Việt quốc 34 0600 Đu đủ 11 0542 Chi Táo Lê 23 0554 Nam việt quốc 35 0603 Trái cây nhiệt đới * 12 0526 Mơ 24 0558 Quả mọng 36 0619 Khác Nguồn: Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc Trong Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa (HS CODE) – hệ thống tiêu chuẩn hóa quốc tế của Tổ chức hải quan thế giới về tên gọi và mã số, với mục đích phân loại hàng hóa được buôn bán trên phạm vi toàn thế giới– trái cây được phân vào Chương 8: Quả và quả hạch (Nuts) ăn được.
  • 23. 10 Bảng 2.2: Trái cây theo Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa HS CODE MÔ TẢ HÀNG HÓA 08.01 Dừa, quả hạch Brazil và hạt điều, tươi hoặc khô, đã hoặc chưa bóc vỏ hoặc lột vỏ 08.02 Quả hạch (nuts) khác, tươi hoặc khô, đã hoặc chưa bóc vỏ hoặc lột vỏ 08.03 Chuối, kể cả chuối lá, tươi hoặc khô 08.04 Quả chà là, sung, vả, dứa, bơ, ổi, xoài và măng cụt, tuoi hoặc khô 08.05 Quả thuộc chi cam quýt, tươi hoặc khô 08.06 Quả nho, tươi hoặc khô 08.07 Các loại quả họ dưa (kể cả dưa hấu) và đu đủ, tươi 08.08 Quả táo (apples), lê và quả mộc qua, tươi 08.09 Quả mơ, anh đào, đào (kể cả xuân đào), mận và mận gai 08.10 Quả khác, tươi 08.11 Quả và quả hạch, đã luộc hoặc chưa hấp chín hoặc luộc chín trong nước, đông lạnh, đã hoặc chưa thêm đường hoặc chất tạo ngọt khác 08.12 Quả và quả hạch (nuts), được bảo quản tạm thời nhưng không ăn ngay được 08.13 Quả, khô, trừ các loại quả thuộc nhóm 08.01 đến 08.06; hỗn hợp các loại quả hạch (nuts) hoặc quả khô thuộc Chương này 08.14 Vỏ các loại quả thuộc chi cam quýt hoặc các loại dưa (kể cả dưa hấu), tươi, đông lạnh, khô hoặc bảo quản tạm thời trong nước muối, nước lưu huỳnh hoặc trong các dung dịch bảo quản khác Nguồn: Tổ chức hải quan thế giới Trái cây nhiệt đới: Theo Tổ chức Trái cây nhiệt đới quốc tế (International Tropical Fruit Network), trái cây nhiệt đới được định nghĩa là những loại được trồng ở vùng nóng
  • 24. 11 ẩm, trong khu vực nằm giữa Chí tuyến Bắc và Chí tuyến Nam. Trái cây nhiệt đới được trồng bao phủ hầu hết các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới của châu Á, châu Phi, Trung Mỹ, Nam Mỹ, Caribbean và châu Đại Dương, đa dạng các chủng loại như: Nhãn, vải, chôm chôm, thanh long, mít, me, mãng cầu, ổi, xoài, măng cụt, sầu riêng, chuối, dưa, dừa, dứa, mận, bưởi, chanh leo, đu đủ, khế ….Với mục đích cung cấp thực phẩm và chất dinh dưỡng, FAO và Tổ chức Y tế Thế giới kiến nghị tiêu thụ trái cây nhiệt đới cho chế độ ăn uống giúp cân bằng và phòng tránh các vấn đề về tim mạch, tiểu đường và một số loại ung thư. Trái cây nhiệt đới chính được giao dịch toàn cầu như chuối, xoài, dứa, bơ và đu đủ, ổi, chôm chôm, sầu riêng, mít, thanh long và chanh dây được trồng đại trà và phổ biến. Dữ liệu xuất khẩu trái cây tươi của Việt Nam sang các nước thu thập từ nghiên cứu này sẽ được lấy từ nguồn UN Comtrade dựa trên Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa (phiên bản 1996) vì đây là hệ thống được thống nhất trên toàn thế giới sẽ cho ra kết quả có ý nghĩa cao. 2.1.2. Đặc tính của trái cây tươi Trái cây tươi Việt Nam khá phong phú và đa dạng. Nhìn chung, trái cây tươi xuất khẩu của Việt Nam có các đặc điểm sau: Thứ nhất, trái cây chịu ảnh hưởng rất lớn từ điều kiện tự nhiên như thổ nhưỡng, khí hậu, địa hình, nguồn nước, …Do đây là những nhân tố tác động trực tiếp đến sinh trưởng và phát triển, qua đó gián tiếp đến năng suất, hương vị, độ ngon và về sau là giá cả và khả năng cung ứng nguồn hàng. Thứ hai, sản xuất trái cây mang tính thời vụ. Đối với từng loại trái cây, người nông dân sẽ phải tiến hành gieo trồng, sản xuất và thu hoạch theo từng thời điểm để đảm bảo sinh trưởng và phát triển tốt nhất cho cây trồng đó. Chất lượng trái cây cũng có sự biến động nhất định theo mùa vụ. Vào chính vụ thì sản lượng lớn, hàm lượng dinh dưỡng cao, chất lượng đồng đều và giá thành rẻ hơn và ngược lại. Đơn cử như trái thanh long là loại
  • 25. 12 cây nhiệt đới, phù hợp khí hậu nắng nóng, giỏi chịu hạn, kém chịu úng, thích hợp trồng khoảng tháng 10-11 dương lịch. Nếu trồng cây nghịch vụ thì phải chong đèn, cây mới có thể trổ hoa kết trái. Thứ ba, sản xuất trái cây mang tính địa phương. Mỗi loại trái cây phù hợp phát triển với những vùng khác nhau. Ví dụ như hiện nay, tại Việt Nam, mặc dù cây bơ đã có thể trồng được tại nhiều vùng miền, nhưng để cho sản lượng nhiều, năng suất cao và chất lượng thì chỉ có vùng Tây Nguyên mới phù hợp hơn cả, do nhiều đất đỏ Bazan dày tầng, thoát nước tốt. Hoặc như cây thanh long thích hợp trồng ở vùng đất cao (như Bình Thuận, Vũng Tàu, Đồng Nai), đất xám, đất phù sa, đất đỏ. Đối với những vùng đất thấp như Tiền Giang, Long An cũng có thể trồng nhưng cần phải chú trọng thoát nước, liếp mô trước khi trồng. Nhãn lồng thì hợp với khí hậu, thổ nhưỡng ở Hưng Yên nên trồng ở vùng này thì sản phẩm mang hương vị thơm ngon nhất. Chính vì vậy ý tưởng về chỉ dẫn địa lý để khẳng định tính đặc sản của mỗi loại trái cây sẽ là một trong những cách tiếp thị hiệu quả để người tiêu dùng thế giới định hình nhận thức sản phẩm của Việt Nam cũng như chiến lược hình thành vùng nguyên liệu tập trung. Hiện tại Việt Nam có những thương hiệu trái cây nổi tiếng gắn liền với địa phương và được Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ KH-CN&MT cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa như Vải thiều Lục Ngạn, nhãn lồng Hưng Yên, Xoài Cát Hòa Lộc (Tiền Giang), Vú sữa Lò Rèn (Vĩnh Kim- Tiền Giang), Bưởi Da Xanh (Mỹ Thạnh An- Bến Tre), Sầu Riêng Ri6 (Vĩnh Long), Thanh long Bình Thuận, Quýt hồng (Đồng Tháp), Dưa hấu Long An... Thứ tư, trái cây có đặc tính tươi sống, trong quá trình thu hoạch và vận chuyển rất dễ bị hư hỏng, dập nát, kém phẩm chất. Khi thu hoạch và phân phối cần phân loại, phân chia để bảo quản và chọn phương thức kinh doanh cho phù hợp đặc điểm từng loại, hạn chế rủi ro đến mức tối thiểu. Thứ năm là trái cây phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của con người, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng nên yêu cầu chất lượng phải được quy định chặt chẽ và
  • 26. 13 coi trọng. Ngoài ra, ngày nay chất lượng đã trở thành công cụ cốt yếu để thâm nhập và cạnh tranh vào các thị trường khó tính mới có thể đáp ứng được các hàng rào kỹ thuật gắt gao mà các thị trường đó đặt ra. Bảng 2.3: Mùa vụ các loại quả tại Việt Nam và Canada VIỆT NAM MÙA VỤ CANADA Cam canh, Nho, Bưởi, Vú sữa, Táo ta, Hồng, Chuối, Xoài, Dưa hấu, Quýt, Dừa Tháng 1 Nho, Bưởi, Vú sữa, Táo ta, Hồng, Chuối, Xoài, Dưa hấu, Quýt, Dừa Tháng 2 Nho, Bưởi, Vú sữa, Táo ta, Chuối Tháng 3 Nho, Thanh long, Bưởi, Vú sữa, Chuối, Xoài, Dưa hấu, Quýt, Dừa Tháng 4 Nho, Thanh long, Vải thiều, Vú sữa, Mận, Mơ, Sầu riêng, Chuối, Xoài, Dưa hấu, Quýt, Dừa Tháng 5 Anh đào Mãng cầu ta, Thanh long, Bơ, Mận, Mơ, Sầu riêng, Măng cụt, Chôm chôm, Chuối, Xoài, Dưa hấu, Quýt, Dừa Tháng 6 Quả mọng (Mận gai), Dâu vùng Saskatoon, Dâu tây, Anh đào Mãng cầu ta, Thanh long, Vải thiều, Bưởi, Nhãn, Bơ, Đào, Mận, Mơ, Sầu riêng, Ổi, Măng cụt, Chôm chôm, Chuối, Xoài, Dưa hấu, Quýt, Dừa Tháng 7 Quả mọng (Mận gai), Dâu vùng Saskatoon, Dâu tây, Phúc bồn tử, Lý chua, Anh đào, Mâm xôi, Mơ, Đào, Xuân Đào, Dưa hấu
  • 27. 14 Mãng cầu ta, Thanh long, Vải thiều, Nhãn, Bơ, Đào, Sầu riêng, Ổi, Măng cụt, Chôm chôm, Chuối, Xoài, Dưa hấu, Quýt, Dừa Tháng 8 Phúc bồn tử, Lý chua đen, Anh đào, Mâm xôi, Mơ, Táo, Táo dại, Việt quất, Quả mọng (Mận gai), Dưa, Xuân đào, Lê, Mận, Dâu Mãng cầu ta, Thanh long, Hồng xiêm, Vải thiều, Bưởi, Nhãn, Bơ, Sầu riêng, Măng cụt, Lê, Chôm chôm, Chuối, Xoài, Dưa hấu, Quýt, Dừa Tháng 9 Nam việt quất, Táo, Táo dại, Việt quất, Nho, Dưa hấu, Lê, Mận, Xuân đào, Dưa hấu Hồng xiêm, Bưởi, Lê, Chuối, Xoài, Dưa hấu, Quýt, Dừa Tháng 10 Nam việt quất, Táo, Táo dại, Lê, Mộc qua Bưởi, Lê, Chuối, Xoài, Dưa hấu, Quýt, Dừa Tháng 11 Nam việt quất, Lê, Mộc qua, Táo Cam canh, Nho, Bưởi, Vú sữa, Táo ta, Hồng, Dưa hấu, Quýt, Dừa Tháng 12 Lê Nguồn: Tác giả tổng hợp 2.2. Lý luận về xuất khẩu trái cây tươi 2.2.1. Một số lý thuyết liên quan đến thương mại quốc tế Hoạt động trao đổi hàng hóa quốc tế đã diễn ra trước đó khá lâu, tuy nhiên vào thế kỷ thứ 16 mới có các nhà kinh tế học cho ra đời các lý thuyết giải thích cơ sở và lợi ích của thương mại quốc tế. Năm 1776, Adam Smith cho ra đời lý thuyết “Lợi thế tuyệt đối” đánh giá cao vai trò của hoạt động ngoại thương trong sự phát triển kinh tế của một đất nước. Dựa trên cơ sở khai thác các lợi thế tuyệt đối như tài nguyên thiên nhiên, đất đai, khí hậu, các quốc gia nên đẩy mạnh hoạt động giao thương. Theo quan điểm này, Adam Smith đã nhấn mạnh
  • 28. 15 hướng của chuyên môn hóa trong sản xuất cụ thể là các quốc gia nên tập trung sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm có lợi thế tuyệt đối, là nhân tố giúp tối thiểu hóa chi phí sản xuất và nhập khẩu các sản phẩm mà mình không có lợi thế tuyệt đối. Như vậy lý thuyết này đã giải thích được một phần hoạt động giao thương một số mặt hàng giữa các nước đang phát triển và các nước phát triển. Tuy vậy, lý do tại sao vẫn có hoạt động thương mại quốc tế của các nước có những lợi thế hơn hẳn các nước khác hoặc thậm chí với các nước không có lợi thế tuyệt đối thì lý thuyết này còn bỏ ngỏ. Trên nền lý thuyết của Adam Smith, năm 1817, David Ricardo đã cho ra đời “Thuyết lợi thế so sánh” cho rằng động lực cho hoạt động thương mại quốc tế xuất phát từ lợi thế so sánh hay còn gọi là lợi thế tương đối giữa các quốc gia mà bản chất chính là năng suất lao động. Như vậy tại đây lý thuyết về lợi thế so sánh đã đưa lý thuyết tuyệt đối của Adam Smith tiến thêm một bước nữa khi giải thích được nguyên nhân của việc các nước trao đổi hàng hóa với nhau chính ở mục đích đạt được lợi thế nhờ quy mô sản xuất. Tuy vậy, thuyết lợi thế so sánh vẫn chưa giả quyết triệt để nguồn gốc của nguyên nhân rằng tại sao các nước lại có chi phí cơ hội khác nhau. Chi tiết hơn vào lợi thế so sánh, lý thuyết của Heckscher-Ohlin giải thích được bản chất của hoạt động ngoại thương quốc tế bắt nguồn từ bản chất của việc trao đổi các yếu tố dư thừa để đổi lấy những yếu tố mà mình khan hiếm. Vì vậy theo ý nghĩa này, lý thuyết H-O còn được gọi là lý thuyết so sánh các nguồn lực vốn có. Theo thời gian, khi thương mại quốc tế ngày càng phát triển và phức tạp hơn, lý thuyết “Lợi thế cạnh tranh quốc gia” của Michael Porter được đánh giá cao và sử dụng rộng rãi. Trong đó “Mô hình kim cương” đã trở thành một điển hình khẳng định khai thác lợi thế cạnh tranh quốc gia dựa trên sự tương tác giữa các yếu tố trong môi trường kinh doanh. Bốn yếu tố được xác định rõ bao gồm (i) các điều kiện về sản xuất, (ii) các điều kiện về cầu, (iii) các ngành bổ trợ, (iv) chiến lược, cơ cấu và cạnh trạnh ngành. Như vậy, chiến lược hội nhập thương mại quốc tế của một quốc gia là chỉ nên xuất khẩu
  • 29. 16 những sản phẩm của những ngành mà tại đó cả bốn yếu tố trong mô hình kim cương đều được thỏa mãn những điều kiện thuận lợi. Từ việc đúc kết các lý thuyết nền tảng liên quan có thể giúp đưa ra kết luận rằng vai trò của thương mại quốc tế được tất cả các lý thuyết thừa nhận. Các động lực nền tảng thúc đẩy hoạt động giao thương là lợi thế giữa các quốc gia; trao đổi hàng hóa để đạt lợi ích nhờ quy mô sản xuất; trao đổi hàng hóa trên cơ sở đổi yếu tố dư thừa lấy yếu tố khan hiếm và trao đổi hàng hóa dựa trên lợi thế cạnh tranh quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hóa. 2.2.2. Các mô hình đánh giá tác động của các nhân tố đến xuất khẩu nông sản Xét về phương pháp nghiên cứu để đánh giá các nhân tố tác động đến kim ngạch xuất khẩu của một quốc gia thì phương pháp phân tích định tính và định lượng đều được sử dụng. Song phương pháp phân tích định lượng thông qua mô hình được đánh giá là hiệu quả hơn vì các tác động cụ thể của từng nhân tố được kiểm định rõ ràng và vì thế mà trở nên có cơ sở. Những mô hình chính được sử dụng có thể kể đến bao gồm SMART (Software for Market Analysis and Restrictions on Trade), GTAP (Global Trade Analysis Project), Gravity model (mô hình trọng lực). Mô hình SMART được sử dụng để ước lượng tác động của các FTA, rằng việc ký kết các FTA sẽ giúp thay đổi kim ngạch xuất nhập khẩu giữa các quốc gia như thế nào. Tuy vậy, mô hình này tồn tại một yếu điểm là sử dụng phương pháp cân bằng bộ phận vì thế nên không ước lượng được sự tương tác của một thị trường riêng lẻ với các thị trường khác. Mô hình GTAP xem mọi thị trường đều ở trạng thái cân bằng khi xem xét tác động qua lại với nhau. Như vậy nhiệm vụ của mô hình là giải quyết câu hỏi các FTA sẽ tác động ra sao tới cán cân, điều kiện thương mại, GDP, giá hàng hóa xuất nhập khẩu trong một ngành hàng liệu có thay đổi và thay đổi như thế nào. Tuy nhiên vì mô hình là một
  • 30. 17 dạng mô phỏng của các tình huống trong thế giới thực nên khả năng xảy ra các giả định có thể sẽ không phản ánh đúng hoặc đầy đủ thế giới thực. Mô hình trọng lực với ưu điểm nổi trội và được đánh giá cao là có thể xem xét tác động đồng thời của ba nhóm nhân tố bao gồm nhóm thuộc về quốc gia xuất khẩu (nhóm nhân tố tác động đến cung), nhóm nhân tố thuộc về quốc gia nhập khẩu (nhóm nhân tố tác động đến cầu) và nhóm nhân tố cản trở, hấp dẫn. Đồng thời các biến đưa vào có thể ở cả hai dạng định tính và định lượng. Như vậy từ việc phân tích, đánh giá từng mô hình có thể đi đến kết luận rằng mô hình trọng lực mô hình là tối ưu hơn. Thực tế chứng minh mô hình này đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nghiên cứu về hoạt động thương mại quốc tế nông sản giữa các quốc gia như Ekrem Erdem và Saban Nazlioglu (2008), Medardo Aguirre González và các cộng sự (2015), Kushtrim Braha (2017), Ebaidalla, M. Ebaidalla và Atif A. Abdalla (2015), Trần Thị Bạch Yến và cộng sự (2015), Ngô Thị Mỹ (2016). 2.3. Mô hình trọng lực (Gravity Model) Mô hình trọng lực được giới thiệu lần đầu vào năm 1962 bởi Tinbergen, lấy cảm hứng từ định luật vạn vật hấp dẫn của nhà khoa học Isaac Newton. Định luật ra đời vào thế kỷ XVII được phát biểu rằng lực hấp dẫn giữa hai vật thể tỷ lệ thuận với tích hai khối lượng và tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách. Ứng dụng vào quan hệ thương mại song phương giữa hai quốc gia, Tinbergen (1962) và Poyhonen (1963) lần đầu phác thảo dạng cơ bản của mô hình trọng lực như sau: Tij = GDPi α * GDPj β Dij θ Trong đó: Tij: thương mại song phương giữa hai quốc gia i và j GDPi α : quy mô nền kinh tế quốc gia i, đo lường bởi GDP
  • 31. 18 GDPj β : quy mô nền kinh tế quốc gia j, đo lường bởi GDP Dij θ : khoảng cách thương mại giữa hai quốc gia α, β, θ được ước lượng trong mô hình logarit tuyến tính. Kết quả sơ khởi của mô hình giải thích được thương mại song phương của hai quốc gia phụ thuộc vào quy mô nền kinh tế và khoảng cách giữa hai quốc gia. Hai đối tác càng lớn thì dòng chảy thương mại sẽ càng mạnh mẽ, ngược lại khoảng cách càng lớn thì thương mại song phương sẽ càng hạn chế. Mô hình trên giải thích được 70-80% sự khác biệt trong giao thương. Theo thời gian, mô hình trọng lực ngày càng được phổ biến và hoàn thiện trong các nghiên cứu thực nghiệm. Năm 1966, Linnermann là người đầu tiên bổ sung nhân tố dân số vào mô hình, cùng với Oguledo & Macphee (1994), họ chỉ ra dân số có tác động âm đến trao đổi hàng hóa giữa hai quốc gia. Trong khi đó, nghiên cứu Brada & Mendez (1985) và đa số tác giả lại cho ra kết quả trái ngược, dân số nước nhập khẩu lớn hơn dẫn đến tiềm năng nhập khẩu nhiều hơn. Thừa hưởng thành quả từ những nghiên cứu đạt được, mô hình trọng lực trong thương mại về sau được mở rộng và bổ sung thêm nhiều nhân tố khác, tùy thuộc vào thị trường và lĩnh vực áp dụng, có thể kể đến như nhân tố độ mở nền kinh tế các quốc gia (Ngô Thị Mỹ, 2016; Hatab và cộng sự, 2010); khoảng cách kinh tế và diện tích đất nông nghiệp như trong các nghiên cứu về nông sản của tác giả Trần Thị Bạch Yến và cộng sự (2015); sự tác động từ các hiệp định thương mại tự do (Lê Quỳnh Hoa, 2017). Đánh giá tổng quát thì ngoài quy mô nền kinh tế và khoảng cách là hai nhân tố bắt buộc thì các nhân tố được bổ sung vào vô cùng đa dạng. Tựu chung, các nhà khoa học nhận thấy mô hình trọng lực đã phản ánh đầy đủ bản chất của hoạt động giao thương, thuận lợi trong việc thu thập dữ liệu vì hầu hết các dữ liệu mang tính chất vĩ mô, dễ dàng tra cứu từ các tổ chức uy tín thế giới như Ngân hàng thế giới (World Bank), UN Comtrade. Hàm logarit tuyến tính trong mô hình được tính toán rõ ràng, có ý nghĩa kinh tế nên cho ra kết quả có tính thuyết phục cao.
  • 32. 19 Đặt tên hình 2.4. Lý luận về các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu trái cây tươi 2.4.1. Lược khảo các công trình nghiên cứu đi trước Khung lý thuyết chung được sử dụng để đánh giá các nhân tố tác động đến xuất khẩu nông sản nói chung là mô hình nghiên cứu của Ngô Thị Mỹ (2016). Trong mô hình, các nhân tố có ảnh hưởng đến xuất khẩu nông sản của Việt Nam bao gồm các nhân tố chính như: GDP, dân số, diện tích đất nông nghiệp, khoảng cách về kinh tế, khoảng cách về địa lý, tỷ giá hối đoái, việc tham gia các khu mậu dịch tự do (APEC) và tổ chức quốc tế (WTO). Theo kết quả nghiên cứu, đối với xuất khẩu nông sản nói chung, các biến có ý nghĩa thống kê đồng thời có hướng ảnh hưởng cùng chiều là GDP Việt Nam, GDP nước nhập khẩu, dân số Việt Nam, dân số nước nhập khẩu, khoảng cách kinh tế, tỷ giá, độ mở kinh tế Việt Nam, biến giả WTO. Biến có tác động ngược chiều là diện tích đất nông nghiệp. Các biến không cho thấy tác động là lạm phát và thành viên APEC. Hình 2.1: Khung phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu nông sản Việt Nam Nguồn: Ngô Thị Mỹ (2016)
  • 33. 20 Thực tế đã có khá nhiều nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước khác đã ứng dụng mô hình trọng lực khi nghiên cứu dòng thương mại giữa hai nền kinh tế. Nghiên cứu về xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp của Cộng hòa Séc từ cách nhìn của mô hình trọng lực, M. Sevela (2002) đã đưa ra một tập hợp 8 biến giải thích bao gồm tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người, tổng thu nhập quốc dân (GNI), thuế nhập khẩu trung bình cho các sản phẩm nông nghiệp, tỷ giá hối đoái thực, hai biến giả mô tả tư cách thành viên của EU hoặc EFTA và cuối cùng là khoảng cách địa lý giữa thủ đô của các quốc gia. Kết quả, nghiên cứu chỉ ra được 3 nhân tố là GNI, GNI bình quân đầu người và khoảng cách địa lý có tác động đến sự thay đổi của quy mô thương mại quốc tế sản phẩm nông nghiệp. Cụ thể GNI có mối tương quan tích cực. Ngược lại khoảng cách địa lý, GNI bình quân đầu người tác động ở chiều làm giảm thương mại song phương. Điều lưu ý về tác động của nhân tố tỷ giá hối đoái thực cũng được chỉ ra trong nghiên cứu của Ebaidalla, M. Ebaidalla và Atif A. Abdalla (2015) về hiệu suất của xuất khẩu nông nghiệp Sudan với 31 đối tác thương mại trong giai đoạn 1995-2011. Kết quả nghiên cứu của hai tác giả này chỉ ra rằng tỷ giá hối đoái thực ảnh hưởng tích cực nhưng không đáng kể. Theo nhóm tác giả dấu hiệu không đáng kể có thể ám chỉ sự thất bại của chính sách phá giá liên tục đã được áp dụng trong những thập kỷ qua của Sudan. Tương tự mô hình trọng lực trong nghiên cứu của Ekrem Erdem và Saban Nazlioglu (2008) đã giải thích hơn 90% phương sai dòng thương mại nông sản giữa Thổ Nhĩ Kỳ và 23 đối tác trong Liên minh châu Âu giai đoạn 1996-2004. Về phương pháp ước lượng tác giả đã sử dụng thử nghiệm Hausman và chỉ ra rằng mô hình REM là nhất quán và hiệu quả. Kết quả cho thấy các biến cơ bản như quy mô nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ và EU, dân số EU, khoảng cách và các biến giả mở rộng bao gồm dân số Thổ Nhĩ Kỳ sống ở các nước EU, sự khác biệt môi trường khí hậu ngoài Địa Trung Hải, thành viên của Hiệp định Liên minh Hải quan EU-Thổ Nhĩ Kỳ, đất nông nghiệp của các nước EU có tác động đáng kể đến dòng thương mại nông sản. Trong đó các nhân tố GDP nước xuất khấu,
  • 34. 21 GDP đối tác nhập khẩu, dân số nước nhập khẩu cho thấy tác động tích cực. Ở chiều ngược lại nhân tố khoảng cách và đất canh tác nông nghiệp các nước EU cho tác động tiêu cực. Các biến giả bao gồm dân số Thổ Nhĩ Kỳ sống ở EU, liên minh hải quan, đất nước ngoài Địa Trung Hải nhằm giải thích yếu tố sự khác biệt về mặt khí hậu cũng cho kết quả có ý nghĩa thống kê ở hướng tác động cùng chiều. Với mô hình trọng lực, nghiên cứu về mối quan hệ xuất khẩu nông nghiệp Ai Cập với 50 đối tác thương mại lớn trong giai đoạn 1994 đến 2008, Assem Abu Hatab và cộng sự (2010) đã đi đến kết luận rằng thương mại của Ai Cập nên tuân theo mô hình GDP, tập trung vào sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm dựa trên số lượng, quy mô thị trường, thay vì xuất khẩu các sản phẩm giá trị gia tăng cao. Lý giải cho điều này đến từ kết quả nghiên cứu thực tiễn rằng nhân tố GDP bình quân đầu người của các đối tác nhập khẩu là một yếu tố không đáng kể đồng thời GDP bình quân đầu người nước xuất khẩu khi tăng lên sẽ làm giảm xuất khẩu. Ngược lại với những lý thuyết trước đó, độ mở của Ai Cập và độ mở của nhà nhập khẩu không cho thấy hệ số đáng kể, tương tự cho nhân tố tham gia các FTA. Như vậy điều này ngụ ý rằng lợi nhuận thương mại từ các hiệp định khu vực là tối thiểu. Về mô hình ước lượng thì kỹ thuật phân tích hồi quy hiệu ứng ngẫu nhiên (REM) được tác giả cho thấy tính hiệu quả trên cơ sở kiểm định Hausman. Tuy vậy sau đó nghiên cứu của Shanping Yang và cộng sự (2013) trong nghiên cứu của mình đã tìm thấy mối quan hệ tích cực giữa việc tham gia các FTA cụ thể là Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA) đến ngành xuất khẩu nông nghiệp của các quốc gia nằm trong khu vực thương mại tự do này. Từ đó nhóm tác giả đưa ra khuyến nghị cho các nghiên cứu trong tương lai như phân tách nhiều hơn cho các mặt hàng cụ thể, so sánh giữa ACFTA và các FTA khác sử dụng dữ liệu thương mại phân tách từ góc độ tương đồng và khác biệt trong cấu trúc thương mại và tác động hội nhập. Tại nghiên cứu này biến mới chia sẻ đường biên giới chung được đưa vào nghiên cứu bên cạnh các nhân tố truyền thống là GDP danh nghĩa, dân số, khoảng cách.
  • 35. 22 Tiếp theo trong nghiên cứu các yếu tố quyết định xuất khẩu nông sản của Nicaragua Medardo Aguirre González và các cộng sự (2015) tiếp tục đưa vào mô hình các nhân tố bao gồm GDP bình quân đầu người Nicaragua, GDP bình quân đầu người đối tác nhập khẩu, dân số đối tác nhập khẩu, khoảng cách địa lý, tỷ giá thực, các biến giả là tiếp giáp địa lý, ngôn ngữ chung, tiếp cận cảng biển của đối tác nhập khẩu, ký kết các hiệp định thương mại tự do. Kết quả ước lượng cho thấy GDP bình quân đầu người Nicaragua, GDP bình quân đầu người của các quốc gia đối tác, dân số của các quốc gia này, tỷ giá hối đoái thực cho thấy một mối tương quan tích cực với xuất khẩu nông sản của Nicaragua. Trong khi đó biến khoảng cách gây ức chế thương mại đáng kể. Điểm nổi bật trong nghiên cứu này là nhóm tác giả dùng ước lượng bình phương bé nhất kết hợp với một ma trận hiệp phương sai nhất quán hay còn gọi là bình phương tối thiểu tổng quát khả thi (FGLS) để điều chỉnh hiện tượng tự tương quan và không đồng nhất. Từ lý thuyết “Lợi thế cạnh tranh quốc gia” của Michael Porter, các nhân tố mới bao gồm giai đoạn phát triển kinh tế và chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu, tự do thương mại, khoảng cách trình độ phát triển kinh tế trong nghiên cứu của William Greene (2013) về xuất khẩu hàng hóa công nghệ tiên tiến của Hoa Kỳ sang thị trường Ấn Độ có thể xem là nhân tố mới và sự phù hợp trong bối cảnh kinh doanh năng động và hướng nhiều đến hội nhập. Trong nghiên cứu này các nhân tố giai đoạn phát triển kinh tế, tự do thương mại của nước xuất khẩu là Ấn Độ tác động theo hướng thuận chiều, trong khi đó chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu của Ấn Độ, khoảng cách trình độ phát triển kinh tế cho thấy tác động tiêu cực. Bàn về khoảng cách trình độ phát triển kinh tế mà cụ thể là đo bằng chênh lệch thu nhập có xu hướng làm giảm dòng xuất khẩu nông nghiệp, nhấn mạnh sự hội tụ thu nhập là yếu tố có liên quan trong việc thúc đẩy xuất khẩu. Đây là kết luận được minh chứng trong nghiên cứu của Kushtrim Braha (2017) khi phân tích về các yếu tố chính quyết định xuất khẩu nông nghiệp Albania trong giai đoạn 1996-2013 với mô hình trọng lực.
  • 36. 23 Kết quả nghiên cứu tại Việt Nam tác giả Trần Thị Bạch Yến và cộng sự (2015) trong nghiên cứu các nhân tố tác động đến giá trị xuất khẩu gạo sang các quốc gia ASEAN giai đoạn 2000-2015. Các biến được tác giả đề xuất trong mô hình trọng lực bao gồm GDP, khoảng cách về địa lý và về trình độ phát triển kinh tế, lạm phát của Việt Nam, diện tích đất nông nghiệp Việt Nam, dân số nước đối tác. Theo kết quả hồi quy thì GDP Việt Nam, diện tích trồng lúa tác động cùng chiều. Khá ngạc nhiên về khoảng cách địa lý cho kết quả trái ngược với những công trình trước khi có tác động cùng chiều. Khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế và lạm phát cho kết quả giống lý thuyết và nghiên cứu đi trước với tác động ngược chiều. Về mô hình ước lượng, tác giả dùng kiểm tra Hausman để chọn ra mô hình kiểm định REM. Tác giả đồng thời cũng gợi ý những hướng nghiên cứu tiếp theo trong tương lai bằng cách bổ sung thêm các biến khoảng cách văn hóa, độ mở kinh tế. Gần đây tác giả Lê Quỳnh Hoa (2017) cũng đã nghiên cứu các hiệp định thương mại tự do có mức tác động như thế nào đến xuất khẩu nông sản của Việt Nam. Tác giả nghiên cứu với 212 nước trên thế giới giai đoạn 1997-2015. Vì dữ liệu có chứa giá trị 0 nên tác giả dùng phép ước lượng tối đa hóa khả năng (PPML). Theo kết quả ước lượng thu được thì AFTA và WTO dù có tác động tích cực nhưng với mức độ thấp. Các Hiệp định thương mại giữa ASEAN với Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Úc và New Zealand, và Hiệp định VJEPA chứa đựng hàm lượng cạnh tranh cao vì vậy làm giảm hoạt động xuất khẩu nông sản sang các thị trường trong các khối này.
  • 37. 24 Bảng 2.4: Tổng hợp các nhân tố tác động đến xuất khẩu nông sản ứng dụng mô hình trọng lực từ các nghiên cứu trước Tên biến Xu hướng tác động Tác giả/ Năm nghiên cứu Dân số nước nhập khẩu + Ekrem Erdem và Saban Nazlioglu (2008); Medardo Aguirre González và các cộng sự (2015); Kushtrim Braha (2017); Ebaidalla, M. Ebaidalla và Atif A. Abdalla (2015); Trần Thị Bạch Yến và cộng sự (2015); Ngô Thị Mỹ (2016) GNI bình quân/ người nước xuất khẩu - M.Sevela (2002) GDP bình quân/ người nước xuất khẩu - Hatab và cộng sự (2010) + Medardo Aguirre González và các cộng sự (2015) GDP bình quân/ người nước nhập khẩu + Medardo Aguirre González và các cộng sự (2015 GNI + M.Sevela (2002) GDP nước xuất khẩu + Ekrem Erdem và Saban Nazlioglu (2008), Hatab và cộng sự (2010); Medardo Aguirre González và các cộng sự (2015); Trần Thị Bạch Yến và cộng sự (2015); Ngô Thị Mỹ (2016)
  • 38. 25 - Ebaidalla, M. Ebaidalla và Atif A. Abdalla (2015) GDP nước nhập khẩu + Medardo Aguirre González và các cộng sự (2015); Kushtrim Braha (2017); Ebaidalla, M. Ebaidalla và Atif A. Abdalla (2015); Ngô Thị Mỹ (2016) Khoảng cách địa lý - M.Sevela (2002); Ekrem Erdem và Saban Nazlioglu (2008); Hatab và cộng sự (2010); Medardo Aguirre González và các cộng sự (2015); Kushtrim Braha (2017); Ebaidalla, M. Ebaidalla và Atif A. Abdalla (2015); Ngô Thị Mỹ (2016) + Trần Thị Bạch Yến và cộng sự (2015) Tỷ giá hối đoái + Medardo Aguirre González và các cộng sự (2015); Kushtrim Braha (2017); Ebaidalla, M. Ebaidalla và Atif A. Abdalla (2015); Ngô Thị Mỹ (2016) Độ mở của nền kinh tế + Ngô Thị Mỹ (2016); Hatab và cộng sự (2010) Tham gia các khu vực mậu dịch tự do + Ekrem Erdem và Saban Nazlioglu (2008) Medardo Aguirre González và các cộng sự (2015); Ebaidalla, M. Ebaidalla và Atif A. Abdalla (2015); Ngô Thị Mỹ(2016); Shanping Yang, Inmaculada Martínez-Zarzoso (2013)
  • 39. 26 Diện tích đất nông nghiệp nước nhập khẩu + Ekrem Erdem và Saban Nazlioglu (2008); Diện tích đất nông nghiệp nước xuất khẩu + Trần Thị Bạch Yến và cộng sự (2015) - Ngô Thị Mỹ(2016) Ngôn ngữ tương đồng + Hatab và cộng sự (2010); Kushtrim Braha (2017); Ebaidalla, M. Ebaidalla và Atif A. Abdalla (2015) Đường biên giới chung + Kushtrim Braha (2017); Adiqa Kiani và cộng sự (2018) Dân số nước xuất khẩu sống ở nước đối tác + Ekrem Erdem và Saban Nazlioglu (2008); Kushtrim Braha (2017) Môi trường thể chế nước xuất khẩu - Kushtrim Braha (2017) Khoảng cách trình độ phát triển kinh tế - Trần Thị Bạch Yến và cộng sự (2015) Hạ tầng nước nhập khẩu + Ebaidalla, M. Ebaidalla và Atif A. Abdalla (2015) Lạm phát - Trần Thị Bạch Yến và cộng sự (2015) Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu nước nhập khẩu - William Greene (2013) Tự do thương mại + William Greene (2013) Ghi chú: (+): Tác động cùng chiều; (-): Tác động ngược chiều Nguồn: Tác giả tổng hợp
  • 40. 27 2.4.2. Các nhân tố tác động đến xuất khẩu trái cây tươi Như vậy thông qua lược khảo các công trình nghiên cứu đi trước có thể rút ra một vài kết luận như sau. Thứ nhất mô hình trọng lực không thể thiếu ba nhân tố cơ bản là GDP nước xuất khẩu, GDP nước nhập khẩu và khoảng cách địa lý. Thứ hai, tương tự khoảng cách địa lý, hoạt động xuất khẩu của quốc gia chịu sự tác động ngược chiều của khoảng cách trình độ phát triển kinh tế giữa hai nước. Kinh nghiệm lấy từ nghiên cứu của Trần Thị Bạch Yến và cộng sự (2015); Ngô Thị Mỹ (2016). Trên thế giới đã có khá nhiều công trình ứng dụng mô hình trọng lực để lượng hóa tác động của các nhân tố tới hoạt động ngoại thương nông sản. Các nhân tố đưa vào khá đa dạng, đồng thời những nghiên cứu gần đây cũng đã khám phá thêm những nhân tố mới và cho ra kết quả thống kê có ý nghĩa đặc biệt là các nhân tố như chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu, khoảng cách trình độ phát triển kinh tế, mức độ tự do thương mại của quốc gia nhập khẩu. Đối với những công trình nghiên cứu trong nước gần đây đã có những nghiên cứu chuyên sâu có sử dụng mô hình trọng lực để đánh giá tác động của khá đa dạng các nhân tố tới xuất khẩu nông sản. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào khám phá tác động của các nhân tố tới hoạt động xuất khẩu mặt hàng trái cây tươi. Trong bối cảnh mới Hiệp định CPTPP đi vào thực thi và Canada là một nước thành viên thì những nhân tố nào tác động đến hoạt động xuất khẩu trái cây tươi Việt Nam sang thị trường này là một câu hỏi còn bỏ ngỏ. Vì vậy đề tài ứng dụng mô hình trọng lực để nghiên cứu các nhân tố tác động đến xuất khẩu trái cây tươi Việt Nam sẽ giải quyết những quan tâm mang tính thời sự cao cũng như khắc phục những điểm còn thiếu của các công trình nghiên cứu trước đây. Tại Việt Nam, mặc dù các công trình nghiên cứu của các tác giả Ngô Thị Mỹ (2016) và Trần Thị Bạch Yến và cộng sự (2015) đã đưa vào mô hình khá đa dạng các nhân tố khi đề cập đến xuất khẩu nông sản, tuy vậy khi xét riêng mặt hàng trái cây tươi thì câu
  • 41. 28 hỏi đặt ra là những nhân tố nào sẽ đóng vai trò giải thích cho kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Canda xét trong bối cảnh của Việt Nam ở giai đoạn 2001-2017. Thực tế trái cây tươi Việt Nam dù có lợi thế xuất khẩu nhưng vẫn phải phụ thuộc nhiều vào một thị trường là Trung Quốc với giá trị thấp khi phần lớn phải giao dịch qua con đường tiểu ngạch. Theo đó những nguyên nhân đến từ nhiều khía cạnh như thương mại trái cây không gắn với xây dựng thương hiệu, tỷ trọng chi phí logistic cao, sản xuất nhỏ lẻ, phân tán dẫn đến không thể đồng bộ chất lượng cũng như đủ lượng lớn cho xuất khẩu, công nghệ bảo quản còn yếu không giữ được chất lượng ban đầu…Đồng thời theo nhìn nhận, đánh giá từ Bộ NN& PTNN, Hiệp hội rau quả Việt Nam và nhiều doanh nghiệp tham gia trong ngành thì nguyên nhân chính yếu nằm ở tiêu chuẩn chất lượng khắt khe và các biện pháp kỹ thuật nghiêm ngặt về vệ sinh an toàn thực phẩm ở thị trường nhập khẩu. (Trần Thanh Long, 2010). Thực tế cho thấy, vấn đề căn cơ không nằm ở thuế quan. Hầu hết mức thuế đối với các nhóm trái cây xuất nhiều nhất của Việt Nam đều đã lùi về 0% hoặc ở mức thấp tương đối, ngay cả ở những thị trường có sự bảo hộ nông nghiệp cao như EU, Mỹ (phụ lục 2) Thực tế thực hành nông nghiệp Việt Nam còn thuần nông nghiệp, hàm lượng công nghệ rất thấp. Đồng thời ngành sản xuất cây ăn quả Việt Nam còn phân tán, nhỏ lẻ, thiếu liên kết, văn hóa đoàn kết tương trợ thậm chí là cạnh tranh lẫn nhau nên khó để có vùng nguyên liệu đúng như quy định các thị trường yêu cầu. Minh chứng là hình thức kinh tế nông hộ có diện tích dưới 2ha chiếm số lượng lớn với 8,5 triệu hộ; kinh tế trang trại chỉ chiếm số lượng 9.216 trang trại, hình thức canh tác theo cánh đồng mẫu lớn là 2.262 cánh đồng (Báo cáo kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2016, Bộ NN&PTNT). Với thực trạng phân tán, nhỏ lẻ như hiện nay, mỗi nông hộ sẽ thực hành canh tác dựa trên kinh nghiệm thuần nông, thiếu tính định hướng thị trường, sản xuất ồ ạt, thiếu sự cập nhật quy định, thiếu trách nhiệm xã hội, sử dụng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, phụ thuộc vào thương lái vì thế mà khó đạt được năng suất, chất lượng theo lợi
  • 42. 29 thế quy mô, khó để diễn ra các cuộc cách mạng hóa trên toàn ngành và cuối cùng là con đường xuất khẩu vẫn cứ mãi hẹp. Chính điều này đã hạn chế năng lực tuân thủ của trái cây Việt khi bước ra thế giới. Theo thống kê của UNIDO giai đoạn 2002-2012, năng lực tuân thủ các quy định nhâp khẩu được đánh giá thấp tại thị trường Nhật, EU và có mức trung bình tại thị trường Mỹ, Úc. Hình 2.2: Năng lực tuân thủ quy định nhập khẩu của rau quả tươi Việt Nam tại các thị trường 2002-2012 Nguồn UNIDO, 2012
  • 43. 30 Như vậy con đường xuất khẩu trái cây sẽ vẫn hẹp thậm chí là cơ hội bằng không nếu không tuân thủ dù thị trường ấy có mở cửa đi chăng nữa. Thực tế cho thấy đã có không ít lượng trái cây Việt Nam phải trả về do vi phạm các quy định. Các nguyên nhân từ chối đơn cử ở thị trường Úc là do các độc tố nấm mốc, ở châu Âu phần lớn là do nhân tố nhiễm khuẩn, tại thị trường Nhật là yếu tố nhiễm khuẩn và dư lượng thuốc trừ sâu, hay tại thị trường Mỹ là do yếu tố ghi nhãn, thiếu tài liệu, chứng chỉ, điều kiện vệ sinh. Từ năm 2006 đến năm 2011, số lần bị trả về ở thị trường Hoa kỳ là 160 lần, Nhật Bản là 34 lần và ở Úc là 23 lần (UNIDO, 2012). Và điều hệ lụy quan trọng hơn hết là uy tín, vị thế hình ảnh trái cây Việt Nam trên bàn đàm phán quốc tế. Hình 2.3: Nguyên nhân trái cây bị từ chối từ một số thị trường giai đoạn 2002-2010 Nguồn: UNIDO, 2012 Đúc kết từ các công trình nghiên cứu thực nghiệm đi trước cũng như xét đến các thực trạng nổi bật đã và đang tồn tại trong ngành hàng xuất khẩu trái cây tươi Việt Nam
  • 44. 31 hiện nay, tác giả đề xuất các nhân tố giải thích đưa vào mô hình kim ngạch xuất khẩu trái cây tươi Việt Nam sang thị trường Canada như sau:  Tổng sản phẩm quốc nội GDP (Gross Domestic Product) Đây là biến cơ bản không thể thiếu trong mô hình trọng lực kể từ khi xuất hiện, đại diện cho quy mô, sức mạnh của nền kinh tế, bao gồm GDP nước xuất khẩu và GDP nước nhập khẩu.  GDP nước xuất khẩu (mô tả quy mô nền kinh tế xuất khẩu) GDP đo lường giá trị của hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất trong một phạm vi lãnh thổ nhất định trong một thời gian nhất định. Dựa vào lý thuyết lĩnh vực kinh tế, tổng giá trị sản xuất hàng hóa và dịch vụ trong quốc gia tăng lên có nghĩa lượng cung sẽ tăng lên, tạo điều kiện thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài. Phân tích sâu hơn, thì ảnh hưởng của GDP lên kim ngạch xuất khẩu sẽ khác nhau qua từng quốc gia. Đối với nền kinh tế lấy xuất khẩu làm mục tiêu để phát triển thì xuất khẩu và GDP có quan hệ chặt chẽ. Thế nhưng đối với những nước không đặt nặng xuát khẩu, hàng hóa dịch vụ sản xuất trong nước phục vụ cho nội địa thì kim ngạch và GDP lại ít có liên quan. Tại Việt Nam, một đất nước đang trên đà hội nhập kinh tế quốc tế với các chính sách đẩy mạnh xuất khẩu để thu về ngoại tệ thì nhân tố này được kỳ vọng là tương quan cùng chiều.  GDP nước nhập khẩu (thể hiện quy mô nền kinh tế nhập khẩu) Về phía nước nhập khẩu, GDP lớn đồng nghĩa nhu cầu mua sắm, tiêu thụ hàng hóa của nước đó cao, từ đó có thể nhập khẩu hàng hóa sẽ tăng theo để phục vụ cho cả sản xuất lẫn tiêu dùng. Đặc biệt đối với mặt hàng trái cây tươi – mặt hàng có tính chất theo mùa, như vậy để đáp ứng nhu cầu quanh năm và cơ hội sử dụng loại quả đúng mùa có hàm lượng dinh dưỡng cao thì phần lớn các nước đều gia tăng nhập khẩu từ bán cầu còn lại. Nhưng khi phân tích ở khía cạnh khác, GDP tăng đồng thời lại cho thấy khả năng tự sản xuất tự cung cũng tăng theo, cánh cửa thâm nhập thị trường của sản phẩm nhập khẩu
  • 45. 32 sẽ càng hẹp. Dù vậy, chiều tác động của nhân tố GDP nước nhập khẩu còn phụ thuộc vào bản chất của từng loại hàng hóa, cụ thể là mức độ thiết yếu của mặt hàng. Với xa xỉ phẩm thì thu nhập và nhu cầu tỷ lệ thuận; với những hàng hóa thứ cấp thì khi thu nhập tăng, tiêu dùng sẽ giảm; còn với hàng hóa thông dụng, mức sống tăng dẫn tới nhu cầu tăng nhưng kèm theo đó là đòi hỏi sự nâng cấp về chất lượng của sản phẩm, khắt khe hơn. Đánh giá một loại hàng hóa thuộc nhóm thứ cấp, thiết yếu hay xa xỉ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như quốc gia đó trọng xuất khẩu hay nhập khẩu. Thực tế cho thấy không dễ để khẳng định rõ ràng tác động quy mô nền kinh tế nước nhập khẩu với kim ngạch xuất khẩu là thuận hay nghịch chiều. Tuy nhiên, dựa vào một số công trình nghiên cứu đi trước, do nông sản nói chung và trái cây tươi nói riêng là mặt hàng thiết yếu, được sử dụng trong bữa ăn hàng ngày, nhất là trong cuộc sống hiện đại, nên hầu hết các quốc gia đều coi trọng sản xuất trái cây để phục vụ nhu cầu cơ bản của người dân. Nói cách khác, khi GDP nước nhập khẩu tăng lên thì quốc gia đó sẽ tăng cường sản xuất và nâng cao chất lượng và khối lượng nông sản trong nước, gia tăng cạnh tranh làm nhập khẩu hàng hóa bị giảm đi và tác động ngược chiều tới kim ngạch xuất khẩu.  Khoảng cách địa lý Được đưa vào mô hình trọng lực cùng với nhân tố quy mô nền kinh tế từ thuở ban đầu, khoảng cách địa lý là biến không thể không đề cập. Đây được xem là một nhân tố cản trở dòng thương mại song phương. Trong quá trình vận chuyển hàng hóa từ quốc gia này sang nơi khác thì khoảng cách càng xa, cước phí vận chuyển sẽ càng cao, càng hao tốn nhiên liệu; ngoài ra, thời gian vận chuyển càng dài, rủi ro càng dễ xảy ra. Với đặc thù tươi sống, mặt hàng trái cây tươi đòi hỏi cao trong khâu bảo quản, khoảng cách địa lý lớn sẽ ảnh hưởng nhiều đến chất lượng. Ðây là một nguyên nhân khiến các quốc gia chú trọng nhiều hơn đến giao lưu thương mại với các nước các nước trong cùng khu vực hoặc nhiều hơn là có chung đường biên giới. Đây cũng được xem là một trong những lời giải cho việc thị trường Trung Quốc là lựa chọn hàng đầu khi xuất ngoại trái cây tươi.
  • 46. 33 Từ khái niệm ban đầu mở rộng ra, khoảng cách giữa hai quốc gia trong những nghiên cứu về sau được hiểu không chỉ theo nghĩa đen về mặt địa lý mà còn ám chỉ sự khác biệt trong trình độ phát triển kinh tế, trình độ phát triển khoa học kỹ thuật, khoảng cách về văn hóa, ngôn ngữ.  Khoảng cách trình độ phát triển kinh tế Bàn về nhân tố khoảng cách trình độ phát triển kinh tế có nhiều lập luận trái chiều nhau. Mô hình Heckscher-Ohlin, gọi tắt là mô hình H-O dùng dự báo quốc gia nào sẽ sản xuất mặt hàng nào dựa trên yếu tố sản xuất cơ sở sẵn có của quốc gia đó. Sự khác biệt về kinh tế sẽ làm tăng giao thương diễn ra trên mặt hàng thâm dụng yếu tố đầu vào khác nhau. Tuy nhiên, nếu hai nước có trình độ phát triển tương đương, thì nhu cầu tiêu thụ, thị hiếu, sự đòi hỏi về mặt chất lượng sẽ gần nhau hơn, dẫn đến hàng hóa đáp ứng được điều kiện, quy định của nhau và vì vậy mà tạo thuận lợi cho xuất khẩu, nghĩa là tác động nghịch chiều. Nghiên cứu của Trần Thị Bạch Yến và cộng sự (2015) về mặt hàng gạo (cũng là mặt hàng nông sản như trái cây) xuất khẩu sang thị trường ASEAN đã cho thấy khi khoảng cách kinh tế càng lớn sẽ càng làm giảm kim ngạch xuất khẩu.  Tỷ giá hối đoái Tỷ giá hối đoái (tỷ giá trao đổi ngoại tệ) là tỷ lệ giữa hai đồng tiền của hai quốc gia, khi giá một đơn vị tiền tệ của quốc gia này được tính bằng tiền của quốc gia khác. Tỷ giá hối đoái tác động đến cán cân thương mại quốc tế. Có nhiều phương pháp tiếp cận tỷ giá hối đoái và trong đề tài của mình, tác giả nghiên cứu dưới khía cạnh tỷ giá hối đoái thực của đồng tiền ngoại tệ so với nội tệ (Exchange Rate – ER). Trong thương mại, chính sách tỷ giá hối đoái có tác động đến kim ngạch xuất khẩu. Đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả hàng hóa, thông qua giá cả tác động đến mức cầu của thị trường. Thực tế cho thấy, khi đồng nội tệ của một quốc gia giảm giá so với ngoại tệ, tức là khi xuất khẩu cùng một lượng hàng hóa, thu về số ngoại tệ tương đương nhưng sẽ đổi ra được nhiều nội tệ hơn, thì khi đó doanh nghiệp sẽ có cơ sở để giảm giá thành sản phẩm, thúc đẩy
  • 47. 34 xuất khẩu. Tuy nhiên, điều đó chỉ mới thể hiện tác động tới khối lượng xuất khẩu của tỷ giá, còn đối với kim ngạch thì còn phải xem xét đến độ co giãn của cầu theo giá. Nếu hàng hóa có độ co giãn cao thì khi tỷ giá tăng lên, nhu cầu nhập khẩu sẽ tăng, kéo theo kim ngạch xuất khẩu tính theo ngoại tệ cũng sẽ tăng lên. Sự mất giá của đồng tiền so với các loại tiền tệ của đối tác kích thích xuất khẩu nông sản (Assem Abu Hatab và cộng sự, 2010; Kushtrim Braha, 2017). Tỷ giá hối đoái có mối tương quan tích cực với xuất khẩu nông sản (Medardo Aguirre González và các cộng sự, 2015). Ở phương diện khác, độ biến động của tỷ giá cũng buộc nhà xuất khẩu phải tiến hành các biện pháp đề phòng, tức là phải có khoản dự phòng rủi ro tỷ giá, chi phí bỏ ra sẽ phải cao hơn, khiến cho động lực xuất khẩu giảm.  Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu là một tính toán của Diễn đàn kinh tế thế giới. Có 12 tiêu chí được đưa ra để tính toán và xếp hạng năng lực cạnh tranh của một nền kinh tế: môi trường thể chế, hạ tầng, ổn định kinh tế vĩ mô, y tế và giáo dục tiểu học, giáo dục đại học và đào tạo, tính hiệu quả của thị trường hàng hóa, thị trường lao động, phát triển thị trường tài chính, sẵn sàng áp dụng công nghệ, kích thước thị trường, kinh doanh nhạy bén, năng động và cuối cùng là đổi mới. Chỉ số này thể hiện khả năng cạnh tranh của một quốc gia. William Greene (2013) đã chỉ ra trong nghiên cứu của mình rằng chỉ số này của quốc gia nhập khẩu có tác động trái chiều lên giao thương với nước xuất khẩu, cụ thể là điểm số kém cạnh tranh ở các tiêu chí nhánh như thể chế, hạ tầng gây cản trở, kìm hãm nhập khẩu và vì thế tác động nghịch lên xuất khẩu của quốc gia đối tác. Xét trong điều kiện Việt Nam lấy mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu làm động lực phát triển thì chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu được kỳ vọng là có tác động cùng chiều đến xuất khẩu trái cây tươi Việt Nam.  Mức độ tự do thương mại nước nhập khẩu
  • 48. 35 Mức độ tự do thương mại được đánh giá thông qua Chỉ số tự do thương mại. Chỉ số này là một tính toán của Quỹ Di sản và Chỉ số Tự do Kinh tế của Tạp chí Phố Wall. Con số đại diện cho sự tổng hợp của hàng rào thuế quan và phi thuế quan quốc gia (Johnson, Holms, và Kirkpatrick 1998). Chỉ số đo lường mức độ của tự do thương mại hóa của một quốc gia và chiều tác động của nhân tố này lên giá trị xuất khẩu trái cây tươi được kỳ vọng là tích cực. Có nghĩa là các quốc gia có chính sách thương mại tự do hơn sẽ có xu hướng giao dịch nhiều hơn các quốc gia khác. Năm 2018, Canada được xếp hạng là quốc gia tự do thứ 10 trong tổng số 180 quốc gia, đạt 77,7 điểm trên thang điểm 100, xếp vào nhóm nước Gần như tự do. Dự kiến sẽ có dấu hiệu của một nhân tố tích cực, có nghĩa là các quốc gia có chính sách thương mại tự do hơn các quốc gia khác có xu hướng giao dịch nhiều hơn. 2.5. Mô hình nghiên cứu đề xuất Qua đúc kết kiến thức từ thực tiễn những công trình đi trước và phân tích từng nhân tố, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu và giả thuyết như sau:
  • 49. 36 VIỆT NAM CANADA Thúc đẩy nhập khẩu Khoảng cách địa lý GDP GDP Hình 2.4: Mô hình nghiên cứu đề xuất của tác giả Giả thuyết: H1: GDP của Việt Nam có tác động đến giá trị xuất khẩu trái cây tươi Việt Nam sang thị trường mục tiêu. Kỳ vọng hướng tác động cùng chiều H2: GDP của quốc gia nhập khẩu có tác động đến giá trị xuất khẩu trái cây tươi Việt Nam sang thị trường mục tiêu. Kỳ vọng hướng tác động cùng chiều H3: Khoảng cách địa lý giữa Việt Nam và quốc gia nhập khẩu có tác động đến giá trị xuất khẩu trái cây tươi Việt Nam sang thị trường mục tiêu. Kỳ vọng hướng tác động ngược chiều H4: Khoảng cách trình độ kinh tế giữa Việt Nam và quốc gia nhập khẩu có tác động đến giá trị xuất khẩu trái cây tươi Việt Nam sang thị trường mục tiêu. Kỳ vọng hướng tác động ngược chiều Năng lực cạnh tranh toàn cầu Thúc đẩy xuất khẩu Tỷ giá Quy mô thị trường nhập khẩu Quy mô thị trường xuất khẩu Khoảng cách trình độ phát triển kinh tế Tự do thương mại
  • 50. 37 H5: Tỷ giá hối đoái có tác động theo hướng thúc đẩy giá trị xuất khẩu trái cây tươi Việt Nam sang thị trường mục tiêu. Kỳ vọng hướng tác động cùng chiều H6: Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam có tác động theo hướng thúc đẩy giá trị xuất khẩu trái cây tươi Việt Nam sang thị trường mục tiêu. Kỳ vọng hướng tác động cùng chiều H7: Mức độ tự do thương mại nước nhập khẩu có tác động theo hướng thúc đẩy giá trị xuất khẩu trái cây tươi Việt Nam sang thị trường mục tiêu. Kỳ vọng hướng tác động cùng chiều Tóm tắt chương 2 Chương 2 đã nghiên cứu các công trình nghiên cứu trước đây có liên quan đến hoạt động xuất khẩu và xuất khẩu nông sản ứng dụng mô hình trọng lực. Về mặt lý luận các nhân tố có thể tác động đến luồng thương mại nông sản nói chung bao gồm GDP nước xuất khẩu, GDP nước nhập khẩu, khoảng cách địa lý, khoảng cách trình độ phát triển kinh tế, tự do thương mại nước nhập khẩu, chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu nước xuất khẩu và tỷ giá. Tuy nhiên các nhân tố này đối với mặt hàng cụ thể là trái cây tươi sẽ có hướng và mức độ tác động như thế nào. Tác giả xác định đây là khoảng trống chưa được nghiên cứu ở những đề tài trước đây. Từ đó tác giả đã đề xuất nghiên cứu về xuất khẩu trái cây tươi Việt Nam và ứng dụng mô hình trọng lực để thực hiện nghiên cứu.
  • 51. 38 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC 3.1. Phương pháp tiếp cận Tiếp cận hệ thống: được sử dụng đánh giá các nhân tố bên trong và bên ngoài có tác động đến xuất khẩu trái cây Việt Nam. Các nhân tố bên ngoài ngoài bao gồm các rào cản thương mại, khoảng cách địa lý, trình độ phát triển kinh tế, mức độ tự do thương mại của nước đối tác. Các nhân tố bên trong bao gồm quy mô nền kinh tế, năng lực cạnh tranh tổng thể. Thông qua hệ thống nhân tố ở khía cạnh bên trong cũng như bên ngoài bước đầu hình thành bức tranh tổng thể về các nhân tố tác động đến hoạt động xuất khẩu trái cây tươi của Việt Nam. Tiếp cận kế thừa tri thức: đã có khá nhiều công trình nghiên cứu trong nước và trên thế giới về lĩnh vực thương mại nông sản nói chung. Tuy nhiên, mỗi nghiên cứu thường chỉ phù hợp với điều kiện của một quốc gia nhưng không hẳn phù hợp ở quốc gia khác cũng như một mặt hàng cụ thể là trái cây tươi. Như vậy, việc kế thừa tri thức, kinh nghiệm của nghiên cứu ở các nghiên cứu trước đây sẽ tạo nền tảng cho việc nghiên cứu của đề tài đi đúng hướng. Tiếp cận liên ngành: Xuất khẩu trái cây tươi là chuỗi hoạt động bao gồm nhiều khâu thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Vì vậy hướng tiếp cận xem xét các mối quan hệ liên quan này để từ đó chỉ ra những hạn chế trong sự liên kết với các ngành liên quan nhằm mở rộng quan điểm khi đề xuất giải pháp. Tiếp cận điển hình: so với các nước châu Mỹ, Việt Nam có lợi thế so sánh tương đối về nhóm ngành trái cây nhiệt đới và đã được Bộ NN&PTNT quy hoạch, định hướng thành 12 loại quả chủ lực. Vì vậy đề tài với hướng đi tiếp cận điển hình tập trung vào nhóm trái cây nhiệt đới chủ lực này.
  • 52. 39 3.2. Phương pháp thu thập dữ liệu 3.2.1. Phân loại dữ liệu Đề tài sử dụng hai loại dữ liệu là dữ liệu dịnh tính và dữ liệu dịnh lượng. Dữ liệu định tính: phản ánh đặc điểm, tính chất và thường không được biểu hiện dưới dạng con số. Trong mô hình nghiên cứu, loại dữ liệu này sẽ được sử dụng để phân tích các vấn đề về các biện pháp kỹ thuật, quy định, đạo luật áp dụng lên trái cây tươi Việt Nam của thị trường nhập khẩu Canada. Dữ liệu định luợng: phản ánh mức độ, hơn kém và được thể hiện trực tiếp bằng con số GDP, kim ngạch xuất, nhập khẩu trái cây,..Vì vậy có thể tính được các chỉ tiêu như giá trị trung bình, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, độ lệch chuẩn. 3.2.2. Nguồn dữ liệu sử dụng Do đặc điểm đề tài nghiên cứu dữ liệu thương mại cấp quốc gia nên việc thu thập dữ liệu sơ cấp khó có thể thực hiện được. Do vậy đề tài sử dụng dữ liệu thứ cấp đã được công bố. 3.2.3. Thu thập dữ liệu Nghiên cứu phân tích mô hình xuất khẩu trái cây tươi của Việt Nam với 17 quốc gia đối tác có giá trị kim ngạch giao dịch lớn nhất giai đoạn 2001-2017, trong đó đã bao gồm thị trường mục tiêu Canada. Các quốc gia này được chọn lựa dựa trên mối quan hệ giao dịch với Việt Nam và tính khả dụng của dữ liệu. Trong năm 2017, kim ngạch xuất khẩu trái cây tươi của Việt Nam với 17 quốc gia này chiếm 96% tổng xuất khẩu trái cây tươi. Phụ lục 1 cung cấp danh sách 17 quốc gia đối tác. Dữ liệu bảng được sử dụng để phân tích các nhân tố tác động đến xuất khẩu trái cây tươi của Việt Nam trong giai đoạn 17 năm 2001-2017 Dữ liệu thương mại trái cây tươi hàng năm được lấy từ UN Comtrade ở cấp độ HTS 6 chữ số nằm ở chương 08.
  • 53. 40 Nhằm đảm bảo tính chính xác của nguồn dữ đề tài tiến hành việc thu thập từ các tổ chức uy tín trên Thế giới và ở Việt Nam. Cụ thể: Dữ liệu về GDP, thu nhập bình quân đầu người, tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ giá từ Ngân hàng Thế giới (The World Bank); Dữ liệu về kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thu thập từ Cơ sở dữ liệu thống kê hàng hóa của Liên Hợp Quốc (UN Comtrade); Dữ liệu về dự đoán nhu cầu trái cây tươi được thu thập từ Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hiệp quốc (The Food and Agriculture Organization of the United Nations - FAO); Dữ liệu về dự đoán GDP và tỷ lệ tăng trưởng tương lai từ Quỹ Tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund - IMF); Dữ liệu về các quy định nhập khẩu trái cây tươi sang Canada, thông tin thị trường được thu thập từ Bộ Nông nghiệp và Thực phẩm Nông nghiệp Canada; Dữ liệu về tình hình sản xuất nông nghiệp Việt Nam được thu thập từ Báo cáo của Bộ NN&PTNT Việt Nam và Báo cáo của OECD; Dữ liệu về chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam được thu thập từ các Báo cáo của Diễn đàn kinh tế thế giới; Dữ liệu về tự do thương mại được thu thập từ Quỹ Di sản và Chỉ số Tự do Kinh tế của Tạp chí Phố Wall; Dữ liệu về khoảng cách giữa các quốc gia được thu thập từ trang web www.freemaptools.com, 3.3. Tổng hợp và phân tích dữ liệu 3.3.1. Tổng hợp dữ liệu Dữ liệu được chia thành các nhóm như sau: Nhóm 1: Dữ liệu thuộc về nước xuất khẩu- Việt Nam ( giá trị xuất khẩu trái cây tươi qua các năm 2001-2017, GDP, tốc độ tăng trưởng GDP, thu nhập bình quân đầu người, chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu,...) Nhóm 2: Dữ liệu thuộc về nước nhập khẩu (GDP, tốc độ tăng trưởng, thu nhập bình quân đầu người, mức độ tự do thương mại, sản lượng và giá trị nhập khẩu trái cây tươi từ Việt Nam và thế giới,...)
  • 54. 41 Nhóm 4: Dữ liệu mang tính thúc đẩy hoặc kìm hãm giao dịch song phương trái cây tươi (tỷ giá, khoảng cách địa lý) Dữ liệu sau đó sẽ được xử lý với hai công cụ chính là phần mềm máy tính EXCEL và phần mềm chuyên dụng STATA (phiên bản 14) dùng chạy mô hình phân tích hồi quy. Các kết quả sau cùng sẽ được trình bày chủ yếu là sơ đồ, đồ thị và bảng thống kê. 3.3.2. Phương pháp phân tích dữ liệu 3.3.2.1. Phương pháp phân tích định tính Ðây là phương pháp được sử dụng trong phân tích các dữ liệu định tính không lượng hóa được bằng con số cụ thể. Hai công cụ chính để thực hiện là phương pháp chuyên gia và phương pháp thảo luận. Trong nghiên cứu của mình tác giả sử dụng phương pháp quan sát thực tế và thu thập thông tin bằng chính tri giác của người nghiên cứu. 3.3.2.2. Phương pháp phân tích định lượng  Phương pháp thống kê mô tả Bằng các chỉ tiêu như trung bình, giá trị lớn nhất, nhỏ nhất, độ lệch chuẩn,...giúp đưa ra cái nhìn khái quát về hoạt động xuất khẩu và các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu trái cây tươi Việt Nam.  Phương pháp phân tích hồi quy Phân tích hồi quy là phương pháp tìm ra mối quan hệ phụ thuộc của một biến vào một hoặc nhiều biến độc lập khác. Trong bài nghiên cứu, biến phụ thuộc là giá trị xuất khẩu trái cây tươi của Việt Nam giai đoạn 2001-2017; biến độc lập là GDP Việt Nam, GDP nước nhập khẩu, chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu Việt Nam, tự do thương mại nước nhập khẩu, khoảng cách trình độ phát triển kinh tế, khoảng cách địa lý, tỷ giá. 3.4. Cơ sở lựa chọn mô hình và mô hình nghiên cứu chính thức Thực tế các đề tài trước đó đã chứng minh việc đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến thương mại quốc tế cần phải được lượng hóa bằng mô hình cụ thể. Trong đó mô hình