SlideShare a Scribd company logo
1 of 57
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
LÝ THU THẢO
TÁC ĐỘNG CỦA KIỀU HỐI ĐẾN SỰ
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
Tham khảo thêm tài liệu tại Trangluanvan.com
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo
Khoá Luận, Luận Văn
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0934.536.149
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng luận văn “ Tác động của kiều hối đến sự tăng trưởng
kinh tế ” là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các thông tin dữ liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực và kết quả
trình bày trong luận văn chưa được công bố tại bất kỳ công trình nghiên cứu nào
trước đây. Nếu phát hiện có bất kỳ gian lận nào, tôi xin chịu toàn bộ trách nhiệm
trước Hội đồng.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2022
Tác giả luận văn
Lý Thu Thảo
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
TÓM TẮT
ABSTRACT
1. GIỚI THIỆU............................................................................................................1
1.1 Vấn đề nghiên cứu:.................................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu: ..............................................................................................1
1.3 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................2
1.4 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................2
1.5 Kết quả nghiên cứu.................................................................................................2
1.6 Kết cấu của luận văn...............................................................................................2
2. TỔNG QUAN NHỮNG NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY......................................3
2.1 Cơ sở lý thuyết........................................................................................................3
2.1.1 Các lý thuyết liên quan đến kiều hối....................................................................3
2.1.2 Các kênh chuyển kiều hối....................................................................................5
2.2 Những nghiên cứu về mặt lý thuyết........................................................................7
2.2.1 Tác động tích cực của kiều hối đến tăng trưởng kinh tế......................................7
2.2.2 Tác động tiêu cực của kiều hối đến tăng trưởng kinh tế......................................9
2.3 Những nghiên cứu về mặt thực nghiệm................................................................11
2.4 Xu hướng dòng kiều hối của các quốc gia trong mẫu nghiên cứu .......................20
3. DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................................22
3.1 Mô hình.............................................................................................................23
3.2 Phương pháp nghiên cứu..................................................................................25
3.3 Dữ liệu nghiên cứu................................................................................................26
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................................................28
4.1 Kết quả thống kê mô tả.....................................................................................28
4.2 Ma trận tương quan...........................................................................................29
4.3 Kết quả thực nghiệm.........................................................................................30
5. KẾT LUẬN ............................................................................................................38
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Cụm viết tắt Tên đầy đủ tiếng Anh Tên đầy đủ tiếng Việt
DPD Dynamic Panel Data
Phương pháp Dynamic
Panel Data
FDI Foreign Direct Investments Đầu tư trực tiếp nước ngoài
FE Fixed Effects Mô hình tác động cố định
GDP Gross Domestic Products Tổng sản phẩm quốc nội
IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế
ICRG International Country Risk Guide Các chỉ số rủi ro tài chính
IV GMM
Instrumental Variables
Generalized Method of Moments
Phương pháp Moments
tổng quát
ODA Official Development Assistance Viện trợ phát triển chính thức
OLS Ordinary Least Squares
Phương pháp hồi quy bình
phương bé nhất
SGMM
System Generalized Method of
Moments
Phương pháp System Moments
tổng quát
UNCTAD
United Nations Conference on
Trade and Development
Hiệp hội liên hiệp thương mại
và phát triển thế giới
WDI
World Bank’s World
Development Indicators
Các chỉ số phát triển thế giới
của World Bank
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Tóm tắt các nghiên cứu thực nghiệm............................................................ 16
Bảng 3.1 Các biến trong mô hình và nguồn dữ liệu..................................................... 27
Bảng 4.1 Thống kê mô tả các biến trong mô hình........................................................ 28
Bảng 4.2 Ma trận tương quan ....................................................................................... 29
Bảng 4.3 Kết quả kiểm định đa cộng tuyến trong mô hình .......................................... 29
Bảng 4.4 Kết quả hồi quy theo mô hình tác động cố định (FE) ................................... 30
Bảng 4.5 Kết quả hồi quy theo mô hình tác động ngẫu nhiên (RE)............................. 31
Bảng 4.6 Kết quả kiểm định Hausman giữa mô hình FE và RE .................................. 32
Bảng 4.7 Kết quả kiểm định sự thay đổi phương sai trong mô hình............................ 33
Bảng 4.8 Kết quả kiểm định hiện tượng tự tương quan trong mô hình........................ 33
Bảng 4.9 Kết quả hồi quy trên Stata của phương trình (2)........................................... 34
Bảng 4.10 Kết quả hồi quy trên Stata của phương trình (3)......................................... 36
Bảng 4.11 Bảng tổng hợp kết quả hồi quy của phương trình (2) và (3)....................... 37
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 2.1: Các kênh chuyển kiều hối .............................................................................. 5
Hình 2.2: Sơ đồ tác động của kiều hối đến tăng trưởng kinh tế................................... 10
Hình 2.3 Tổng lượng kiều hối của các quốc gia trong mẫu giai đoạn 2000 – 2017..... 20
Hình 2.4 Top 10 quốc gia nhận kiều hối nhiều nhất .................................................... 21
Hình 2.5 Mối tương quan giữa dòng kiều hối vào và trung bình tốc độ tăng trưởng
GDP của các quốc gia trong mẫu giai đoạn 2000 – 2017 ............................................. 22
TÓM TẮT
Trong những năm gần đây, chính sách quản lý kiều hối ngày càng được điều chỉnh
thông thoáng hơn đã tạo điều kiện cho dòng kiều hối chảy về mỗi nước gia tăng đáng
kể. Nó trở thành một nguồn cung ngoại tệ quan trọng được ghi nhận vào cán cân tài
khoản vãng lai và góp phần bù đắp thâm hụt cán cân thương mại của quốc gia nhận
kiều hối. Vì vậy, nghiên cứu “tác động của kiều hối đến sự tăng trưởng kinh tế” của
Việt Nam nói riêng và các nước đang phát triển nói chung là rất cần thiết. Để thực hiện
mục tiêu này, tôi đã sử dụng dữ liệu bảng và phương pháp Fixed Effects đối với 29
quốc gia đang phát triển từ năm 2000 – 2017. Kết quả cho thấy kiều hối có mối quan
phi tuyến với tăng trưởng kinh tế, khi tỷ lệ kiều hối trên GDP tương đối thấp sẽ kích
thích tăng trưởng nhưng khi vượt quá ngưỡng kiều hối sẽ có tác động tiêu cực.
Từ khóa: Kiều hối; Tăng trưởng kinh tế; Dữ liệu bảng.
ABSTRACT
In recent years, the remittances management policy has been adjusted more open,
which has created conditions for the remittance flow to each country increase
significantly. It becomes an important source of foreign currency recorded in current
account and contributes to offset the balance of trade of the remittances receiving
country. Therefore, the study “impact of remittances to economic growth” in Vietnam
particular and developing countries general are very necessary. I used table data and
Fixed Effects method for 29 developing countries from 2000 – 2017. The results show
that remittances have nonlinear relationship with economic growth and when the
remittaces/GDP ratio is relatively low, it will stimulate economic growth, but when
exceeding the threshold, remittances will have a negative impact.
Keywords: Remittances; Economic growth; Panel data.
1
1. GIỚI THIỆU
1.1 Vấn đề nghiên cứu:
Theo thống kê số liệu từ World Bank và UNCTAD, kiều hối là một nguồn tài trợ đôi
khi vượt quá dòng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) và dòng vốn đầu tư gián
tiếp (FPI), nó được xem là nguồn vốn bên ngoài lớn thứ hai đối với các nước đang phát
triển. Kiều hối góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống của một bộ phận
người dân nhận kiều hối, gia tăng tiết kiệm quốc gia và kích thích thị trường tài chính
phát triển.
Những năm gần đây, cùng với chủ trương hội nhập, tăng cường hợp tác quốc tế, và các
chính sách quản lý kiều hối cởi mở hơn đã làm cho dòng kiều hối chuyển về các nước
đang phát triển tăng lên rõ rệt. Câu hỏi được đặt ra là liệu sự gia tăng đó có tác động
đến tăng trưởng kinh tế của quốc gia nhận hay không? Nếu có thì sự tác động này là
tích cực hay tiêu cực? Hiểu rõ được điều này giúp chúng ta đưa ra được các chính sách
phù hợp nhằm thu hút dòng kiều hối, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Các công trình nghiên cứu trước đây vẫn còn hạn chế về thời gian nghiên cứu và cho
nhiều kết quả khác nhau. Chính vì vậy, tôi đã quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu
“Tác động của kiều hối đến sự tăng trưởng kinh tế”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu:
Bài nghiên cứu cần giải đáp ba câu hỏi như sau:
 Thứ nhất, kiểm định tác động của kiều hối đến sự tăng trưởng kinh tế của quốc
gia tiếp nhận.
 Thứ hai, nếu kiều hối có tác động đến tăng trưởng kinh tế thì đây là tác động
thúc đẩy hay kiềm hãm tăng trưởng kinh tế của quốc gia tiếp nhận.
2
 Thứ ba, xem xét mối quan hệ phi tuyến giữa kiều hối và tăng trưởng kinh tế của
các quốc gia trong mẫu nghiên cứu.
1.3 Phƣơng pháp nghiên cứu
Để giải đáp ba câu hỏi như đã trình bày ở trên, tôi sử dụng phương pháp Fixed Effects
kết hợp với việc sử dụng sai số chuẩn mạnh (robust standard error) để khắc phục hiện
tượng phương sai thay đổi trong mô hình.
1.4 Phạm vi nghiên cứu
Tôi sử dụng dữ liệu bảng gồm 29 quốc gia trong giai đoạn từ năm 2000 – 2017 với các
biến số như sau: tỷ lệ kiều hối trên GDP, tỷ lệ nguồn vốn trên GDP, tỷ lệ tăng trưởng
dân số, tỷ lệ chi tiêu chính phủ trên GDP, tỷ lệ M2 trên GDP và tỷ lệ lạm phát.
1.5 Kết quả nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu cho thấy kiều hối có tác động tích cực lẫn tiêu cực đến sự tăng
trưởng kinh tế của các quốc gia trong mẫu với hệ số ước lượng của biến log tỷ lệ kiều
hối trên GDP là âm và có mức ý nghĩa thống kê cao. Đồng thời, kiều hối và tăng
trưởng kinh tế cũng có mối quan hệ phi tuyến với nhau thể hiện thông qua việc thêm
biến bình phương log của tỷ lệ kiều hối trên GDP vào mô hình, hệ số ước lượng của
biến này có dấu âm và có ý nghĩa thống kê cao.
1.6 Kết cấu của luận văn
Bài nghiên cứu này được cấu trúc như sau: Phần tiếp theo giới thiệu là các cơ sở lý
thuyết liên quan đến kiều hối, xu hướng và mối tương quan giữa dòng kiều hối và tăng
trưởng GDP của các quốc gia trong mẫu nghiên cứu, tổng quan những nghiên cứu
3
trước đây cả về mặt lý thuyết và thực nghiệm. Phần thứ ba mô tả dữ liệu sử dụng và
phương pháp nghiên cứu. Phần thứ tư trình bày kết quả thực nghiệm của đề tài. Phần
cuối cùng đưa ra kết luận và kết quả nghiên cứu, những vấn đề còn hạn chế trong bài
nghiên cứu cũng như đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.
2. TỔNG QUAN NHỮNG NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY
2.1 Cơ sở lý thuyết
2.1.1 Các lý thuyết liên quan đến kiều hối
 Kiều hối
Định nghĩa của Ngân hàng Thế giới (WB) ) cho rằng kiều hối là các khoản tiền được
chuyển về từ bên ngoài lãnh thổ của quốc gia tiếp nhận, đây là nguồn thu nhập của
những người xuất khẩu lao động hoặc dân di cư lâu năm tại nước ngoài và được ghi
nhận như một phần trong cán cân vãng lai của quốc gia tiếp nhận.
Theo luật của Việt Nam, kiều hối là ngoại tệ được chuyển vào Việt Nam theo các hình
thức sau: chuyển ngoại tệ thông qua các ngân hàng; các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp
được cấp phép; dịch vụ bưu chính quốc tế; cá nhân tự mang ngoại tệ về trong các dịp
về thăm gia đình.
 Cán cân thanh toán quốc tế
Quỹ tiền tệ quốc tế IMF (1993) định nghĩa cán cân thanh thanh toán quốc tế là toàn bộ
giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ, các khoản vay mượn của quốc gia với phần
còn lại của thế giới và biến động dự trữ ngoại hối của quốc gia trong kỳ. Kiều hối được
xem là một nguồn thu ngoại tệ ổn định và không hoàn lại.
4
 Cán cân vãng lai
Quỹ tiền tệ quốc tế IMF (1993) định nghĩa cán cân vãng lai là sự phản ánh toàn bộ
các giao dịch bằng tiền hoặc tài sản giữa người cư trú và người không cư trú mà
không phát sinh nghĩa vụ nợ trong tương lai. Bao gồm 4 thành phần chính:
+ Cán cân thương mại: xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa.
+ Cán cân dịch vụ: vận tải, du lịch, các dịch vụ khác…
+ Cán cân thu nhập ( thu nhập sơ cấp): thu nhập từ đầu tư, thu nhập của người lao
động.
+ Cán cân chuyển giao vãng một chiều: nhận viện trợ, tặng, cho, biếu và các khoản
chuyển giao khác bằng tiền mặt (dòng kiều hối) hoặc hiện vật… giữa người cư trú
và người không cư trú.
 Cán cân thƣơng mại
Thể hiện phần chênh lệch giữa giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của một nền kinh tế
trong một khoảng thời gian xác định. Dữ liệu thống kê được sử dụng để tính toán
cán cân thương mại là giá trị tính bằng tiền của tất cả các sản phẩm, dịch vụ xuất
khẩu và nhập khẩu của một quốc gia. Nếu cán cân thương mại của một quốc gia có
giá trị (+) thì quốc gia đó đang ở trong tình trạng thặng dư thương mại ( giá trị xuất
khẩu vượt quá giá trị nhập khẩu ); ngược lại nếu cán cân thương mại có giá trị (-)
thì quốc gia đó đang bị thâm hụt thương mại ( giá trị nhập khẩu vượt quá giá trị
xuất khẩu ).
 Tăng trƣởng kinh tế: là sự biến đổi kinh tế theo chiều hướng tiến bộ, mở rộng
quy mô về mặt số lượng các yếu tố của nền kinh tế trong một thời gian nhất định.
Hay nói cách khác, tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng tổng sản phẩm quốc nội
(GDP) hoặc tổng sản phẩm quốc dân (GNP) trong một thời gian nhất định.
Điểm chuyển kiều hối
(trung gian tại quốc gia
gửi)
- Ngân hàng thương
mại
- Công ty chuyển tiền
- Tổ chức tín dụng
- Bưu điện
- Công ty chuyển phát
nhanh
- Đại lý thu
- Bạn bè/người thân
Mạng lƣới liên
kết/hình thức chuyển
- Tin nhắn và hệ thống
thanh toán
- SWIFT
- Chuyển tiền
- Tin nhắn điện thoại
- Hướng dẫn sử dụng
web
- Vận chuyển dạng vật
chất tiền và hàng hóa
Điểm nhận kiều hối
(trung gian tại quốc gia
nhận)
- Ngân hàng thương
mại
- Công ty chuyển tiền
- Tổ chức tín dụng
- Bưu điện
- Công ty chuyển phát
nhanh
- Địa điểm của người
nhận
5
 Mối quan hệ giữa kiều hối và tăng trƣởng kinh tế
Kiều hối là một nguồn tài trợ quan trọng đôi khi vượt quá dòng vốn đầu tư trực tiếp từ
nước ngoài (FDI) và dòng vốn đầu tư gián tiếp (FPI), nó được xem là nguồn vốn bên
ngoài lớn thứ hai đối với các nước đang phát triển. Kiều hối góp phần xóa đói giảm
nghèo, nâng cao mức sống của một bộ phận người dân nhận kiều hối, gia tăng tiết kiệm
quốc gia và kích thích thị trường tài chính phát triển, từ đó góp phần thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế của quốc gia tiếp nhận. Mặt khác, khi nền kinh tế của một quốc gia phát
triển, cơ sở hạ tầng vật chất được nâng cấp, có nhiều cơ hội đầu tư hơn sẽ thu hút dòng
kiều hối đổ vào nhằm mục đích đầu tư sinh lợi.
2.1.2 Các kênh chuyển kiều hối
Hình 2.1 Các kênh chuyển kiều hối
Người nhận/Hộ gia đình ở
quê hương
Người di cư/Lao động ngắn
hạn
6
Trong một bài nghiên cứu về kiều hối, phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế ở
Châu Phi của Hassan, G.et al. (2012) cho rằng kiều hối là các thu nhập ngoài biên giới
quốc gia mà những người di cư chuyển về quê hương. Các dòng kiều hối được chuyển
thông qua các kênh chính thức hoặc phi chính thức. Các kênh chính thức bao gồm
chuyển qua hệ thống ngân hàng và các tổ chức chuyển tiền. Các kênh phi chính thức
bao gồm gửi kiều hối bằng tiền mặt hoặc thông qua người vận chuyển, như là người
thân, bạn bè hoặc là người vận chuyển khác; tiền hoặc hàng hóa được người di cư
chuyển thông qua các đợt về thăm quê hương; kiều hối còn được chuyển về thông qua
các tổ chức chuyển tiền không có giấy phép, sử dụng mạng lưới truyền thống, tự phát.
Hệ thống chuyển tiền phi chính thức thu hút nhiều người nhập cư bởi các nguyên nhân
sau:
 Không cần mở tài khoản ngân hàng;
 Không cần các thủ tục hành chính phức tạp;
 Không yêu cầu xác định danh tính;
 Chi phí giao dịch thấp hơn các kênh chính thức;
 Nhanh và đáng tin cậy vì được dựa trên mạng lưới người thân và bạn bè;
những người có cùng tín ngưỡng, tôn giáo.
Tuy nhiên, các kênh chuyển tiền phi chính thức sẽ mang lại nhiều hệ lụy trong việc
quản lý và kiểm soát dòng kiều hối:
 Che giấu các dữ liệu có giá trị khi Chính phủ thu thập thông tin về mục đích
chuyển tiền và quy mô kiều hối;
 Gia tăng nguy cơ lạm dụng kiều hối để rửa tiền và tài trợ cho các hoạt động
bất hợp pháp, ví dụ như khủng bố. Điều này có thể vi phạm pháp luật về
phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố ở nhiều quốc gia trên thế giới;
 Giảm tác động phát triển hệ thống tài chính của kiều hối.
7
2.2 Những nghiên cứu về mặt lý thuyết
Một vài nghiên cứu cho rằng về lý thuyết, kiều hối có tác động tiêu cực đến tăng
trưởng kinh tế trong dài hạn, điển hình là nghiên cứu của Chami, R. et. al. (2003). Bên
cạnh đó, các lập luận lý thuyết của Buch và Kuckulenz (2004), IMF (2005), World
Bank (2005) và Meyer và Shera (2017) thì cho rằng kiều hối có tác động tiêu cực lẫn
tích cực đến tăng trưởng kinh tế.
2.2.1 Tác động tích cực của kiều hối đến tăng trƣởng kinh tế
Nghiên cứu của IMF (2005) cho rằng kiều hối giúp tăng tiết kiệm quốc gia, tăng chi
tiêu. Kiều hối cũng làm tăng tích lũy vốn con người thông qua giáo dục và chăm sóc
sức khỏe, tăng đầu tư vật chất và tài chính. Một quốc gia có hệ thống tài chính và các
định chế phát triển cho phép kiều hối là kênh trung gian, kiều hối được sử dụng hiệu
quả hơn. Thông qua các kênh tác động này, kiều hối có tác động tích cực đến sự tăng
trưởng kinh tế.
World Bank (2005) cũng lập luận tương tự, kiều hối có tác động tích cực đến sự tăng
trưởng kinh tế vì nó tài trợ cho các hộ gia đình đầu tư vào y tế, giáo dục và gia tăng đầu
tư sinh lợi.
Buch và Kuckulenz (2004) nhận định kiều hối là một nguồn thu ngoại tệ ổn định,
không hoàn lại và đặc biệt tạo ra nguồn vốn cho sự phát triển kinh tế của đất nước.
Dòng kiều hối chuyển vào tăng lên, dẫn đến tài khoản vãng lai một chiều trong cán cân
vãng lai tăng lên, từ đó tạo thặng dư cho cán cân thanh toán quốc tế của quốc gia tiếp
nhận.
Kết luận của Giuliano và Ruiz-Arranz (2009) chỉ ra khi dòng kiều hối chuyển về tăng
lên sẽ kích thích sự phát triển của hệ thống ngân hàng tại quốc gia tiếp nhận. Hệ thống
ngân hàng sẽ giảm được chi phí lãi vay khi sử dụng các nguồn vốn bên ngoài, từ đó
8
nâng cao sự phát triển của thị trường tài chính, góp phần tăng trưởng kinh tế. Vì vậy,
quốc gia tiếp nhận nên tận dụng có hiệu quả nguồn tài trợ ít tốn kém chi phí này.
Dựa theo bài nghiên cứu của Amuedo và Dorantes (2014) cho rằng kiều hối có tác
động tích cực đến tăng trưởng kinh tế thông qua ba kênh: tăng phúc lợi của các hộ gia
đình, tích lũy đầu tư vào nguồn vốn con người và giảm bớt các hạn chế tín dụng ở nông
thôn.
 Tăng phúc lợi của các hộ gia đình
Hộ gia đình thường sử dụng tiền chuyển về để chi tiêu trong sinh hoạt, mua sắm vật
dụng cần thiết. Đây là một trong những lợi ích chính của dòng kiều hối, nó giúp ổn
định thu nhập cho hộ gia đình, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống. Kiều hối còn được
sử dụng cho mục đích đầu tư sinh lợi sau khi hộ gia đình đã thỏa mãn được điều kiện
sống hiện tại.
 Tích lũy đầu tư vào nguồn vốn con người
Ngoài ưu tiên của kiều hối là chi tiêu và đầu tư, kiều hối còn được sử dụng để đầu tư
vào giáo dục và y tế. Điều này góp phần nâng cao trình độ học vấn, giảm tỷ lệ tử vong
trong xã hội.
 Giảm bớt các hạn chế tín dụng ở nông thôn
Đối với các hộ gia đình vùng nông thôn có thu nhập thấp, kiều hối được xem như một
khoản trợ cấp đáp ứng các chi phí sinh hoạt, một phần khác được đem đi đầu tư để tăng
thu nhập. Điều này góp phần hạn chế việc họ phải đi vay trả lãi ở các ngân hàng chính
sách hoặc tổ chức tín dụng.
9
2.2.2 Tác động tiêu cực của kiều hối đến tăng trƣởng kinh tế
Bên cạnh những tác động tích cực nêu trên, kiều hối cũng có những tác động tiêu cực
đến tăng trưởng kinh tế nếu vượt quá ngưỡng như sau:
 Kích thích đô la hóa trong nền kinh tế
Thực tế những năm gần đây, lượng kiều hối chảy vào Việt Nam rất lớn song tỷ lệ tiết
kiệm bằng ngoại tệ trong nước lại không tăng lên. Điều này chứng tỏ một lượng kiều
hối lớn đang nằm bên ngoài các tổ chức tín dụng, gây khó khăn cho Ngân hàng Nhà
nước (NHNN) trong việc quản lý, điều hành và thực hiện chính sách tiền tệ. Nghiêm
trọng hơn là có thể tạo ra sự bất ổn trong hệ thống ngân hàng. Khi đó kiều hối dễ làm
trầm trọng tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế.
 Ảnh hưởng của “căn bệnh Hà Lan”
Theo IMF (2005) cho rằng kiều hối có thể giảm nỗ lực làm việc và khiến hộ gia đình
thực hiện đầu tư rủi ro hơn. Người nhận kiều hối sẽ có tâm lý phụ thuộc, họ làm việc ít
hơn, nghỉ ngơi nhiều hơn, dẫn đến giảm tổng cung lao động trong nền kinh tế. Đặc biệt,
kiều hối góp phần gia tăng ảnh hưởng của “căn bệnh Hà Lan”. Dòng kiều hối đổ vào sẽ
làm cho đồng nội tệ của quốc gia tiếp nhận bị đánh giá cao, dẫn đến các lĩnh vực
thương mại trong nền kinh tế trở nên kém cạnh tranh hơn trên thị trường quốc tế.
 Gián tiếp làm giảm cung lao động và thực hiện đầu tư rủi ro hơn
Theo World Bank (2005) nhận định kiều hối sẽ có tác động tiêu cực đến tăng trưởng
kinh tế nếu dòng kiều hối chuyển đến quốc gia tiếp nhận được tạo ra từ lực lượng lao
động có trình độ cao và có phẩm chất tốt. Điều này sẽ làm giảm cung lao động trong
nền kinh tế.
Tiêu cực
Tích cực
Tác động của kiều hối
đến tăng trƣởng kinh tế
Giảm bớt các hạn chế
tín dụng ở nông thôn
Gián tiếp làm giảm cung lao động
và thực hiện đầu tư rủi ro hơn
10
 Kênh rửa tiền cho các hoạt động phi pháp
Luca, A., Petrova, I. (2008) lập luận rằng kiều hối có thể trở thành một kênh rửa tiền
cho các hoạt động phi pháp, các đối tượng rửa tiền thường chuyển đang xen tiền bẩn
với các nguồn tiền hợp pháp và chuyển qua lại thông qua hoạt động kinh doanh bằng
nhiều tài khoản khác nhau, hoặc giữa tài khoản trong nước với tài khoản nước ngoài,
khi đồng tiền bẩn lọt vào tài khoản ngân hàng lập tức trở thành một đồng tiền sạch.
Tóm lại, thông qua các lập luận về mặt lý thuyết của các nghiên cứu trước đây, có thể
tóm tắt tác động của kiều hối đến tăng trưởng kinh tế thông qua sơ đồ của hình 2.2.
Hình 2.2 Sơ đồ tác động của kiều hối đến tăng trƣởng kinh tế
Kênh rửa tiền cho các
hoạt động phi pháp
Phát triển thị trường
tài chính
Ảnh hưởng của “căn
bệnh Hà Lan”
Tích lũy đầu tư vào
nguồn vốn con người
Kích thích đô la hóa
trong nền kinh tế
Tăng phúc lợi của các
hộ gia đình
11
2.3 Những nghiên cứu về mặt thực nghiệm
 Buch và Kuckulenz (2004): Worker Remittances and Capital Flows to
Developing Countries
Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu bảng của 87 quốc gia đang phát triển giai đoạn 1970 –
2000. Trọng tâm của bài nghiên cứu là trả lời bốn câu hỏi: Thứ nhất, việc chuyển tiền
của người lao động quan trọng như thế nào đối với các quốc gia đang phát triển về mặt
định lượng? Thứ hai, các yếu tố quyết định dòng kiều hối là gì? Thứ ba, kênh chuyển
kiều hối của người lao động đến các quốc gia đang phát triển như thế nào? Thứ tư, kiều
hối có tương quan với các dòng vốn khác không?
Sử dụng mô hình kinh tế vi mô (Microeconomic Models) với biến phụ thuộc là tỷ lệ
kiều hối trên tăng trưởng GDP bình quân đầu người, các biến độc lập bao gồm tỷ lệ
tăng trưởng GDP trên các dòng vốn khác, tỷ lệ lãi suất cho vay trong nước so với lãi
suất LIBOR, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ người cao tuổi, tỷ lệ mù chữ, tỷ lệ lao động nữ đều
được đưa vào mô hình để kiểm định các yếu tố quyết định dòng kiều hối.
Nghiên cứu chỉ ra rằng các biến số truyền thống như mức độ phát triển kinh tế và tỷ lệ
hoà vốn trên tài sản tài chính không có tác động rõ ràng đến dòng kiều hối chuyển về
quốc gia tiếp nhận. Các quốc gia có yếu tố nhân khẩu học như tỷ lệ lao động nữ cao, tỷ
lệ người cao tuổi và tỷ lệ mù chữ thấp sẽ nhận được dòng kiều hối lớn hơn các quốc gia
đang phát triển có quy mô tương đương.
Đồng thời, nghiên cứu còn cho thấy dòng kiều hối đóng vai trò quan trọng trong việc
chuyển giao nguồn lực từ quốc gia có nền kinh tế phát triển sang quốc gia có nền kinh
tế đang phát triển, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cho quốc gia tiếp nhận. Đặc
biệt, dòng kiều hối có tính ổn định hơn so với các dòng vốn khác, được minh chứng rõ
khi quốc gia tiếp nhận đang trong giai đoạn khủng hoảng tài chính.
12
 Catrinescu, N. et al. (2006): Remittances, Institutions and Economic Growth
Catrinescu, N. et al. (2006) sử dụng mẫu nghiên cứu 114 quốc gia từ 1991-2003 và kết
hợp các biến định chế. Dữ liệu được thu thập từ World Bank’s World Development
Indicators (WDI) trong đó kiều hối bao gồm hai bộ phận: kiều hối của người cư trú
chuyển về và thu nhập của lao động tại nước ngoài.
Nhóm tác giả sử dụng phương pháp ước lượng Dynamic Panel Data (DPD) và
Ordinary Least Square (OLS) với dữ liệu chéo để hồi quy biến log tỷ lệ kiều hối trên
GDP và log GDP bình quân đầu người. Các biến kiểm soát bao gồm GDP bình quân
đầu người kỳ trước, tỷ lệ nguồn vốn đầu tư và dòng vốn tư nhân ròng trên GDP và các
biến định chế sau: chỉ số phát triển con người (UNHDI), chỉ số mức độ tham nhũng
(CPI), sáu chỉ số điều hành như trong Kaufamann, Kraay, Mastruzzi (2003) và các chỉ
số rủi ro chính trị (ICRG).
Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa tăng trưởng và đầu tư, cũng
như giữa tăng trưởng và một số biến định chế. Đồng thời, nghiên cứu cũng cho thấy
mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa kiều hối và tăng trưởng kinh tế nhưng mối quan hệ này
khá yếu.
 Hassan, G. et al. (2012): Nonlinear growth effect of remittances in recipient
coutries: An economic analysis of remittance-growth nexus in Bangladesh
Tiếp nối các nghiên cứu trên, Hassan, G. et al. (2012) thực hiện nghiên cứu mối quan
hệ phi tuyến của kiều hối đến sự tăng trưởng kinh tế ở Bangladesh trong giai đoạn từ
1974 - 2006, dữ liệu kiều hối được thu thập từ WDI bao gồm hai thành phần là kiều hối
của người cư trú và thu nhập của người lao động ở nước ngoài.
13
Đầu tiên, bài nghiên cứu sử dụng mô hình cơ bản hồi quy tăng trưởng GDP bình quân
đầu người và log của tỷ lệ kiều hối trên GDP. Các biến kiểm soát toàn bộ được lấy log
bao gồm: tỷ lệ nguồn vốn trên GDP, tăng trưởng dân số, tỷ lệ chi tiêu Chính phủ trên
GDP, tỷ lệ M2 trên GDP và tỷ lệ lạm phát.
Tiếp theo, nhận thấy mối quan hệ “tăng trưởng kinh tế - kiều hối” ở Bangladesh có thể
là phi tuyến nên thêm biến bình phương log tỷ lệ kiều hối trên GDP vào mô hình
nghiên cứu.
Cuối cùng, để xem xét tác động kết hợp của kiều hối và các biến kiểm soát khác, nhóm
tác giả đã đưa thêm biến log của tỷ lệ kiều hối trên GDP nhân với log của tỷ lệ M2 trên
GDP làm biến tương tác để kiểm tra liệu rằng kiều hối có thể tác động đến tăng trưởng
kinh tế thông qua tác động tương tác với mức độ tài chính hay không?
Các phương pháp ước lượng là OLS, IV–2SLS và IV-GMM lần lượt được sử dụng để
kiểm định ba nội dung trên. Trong phương pháp IV–2SLS và IV-GMM, bài nghiên cứu
đã thêm một biến công cụ là GDP bình quân đầu người của Saudi Arabia để kiểm soát
vấn đề nội sinh. Trong thực tế, các quốc gia ở Trung Đông là nơi di cư chủ yếu của
người Bangladesh.
Kết quả thu được ở cả ba phương pháp gần giống nhau. Trường hợp thứ nhất, chỉ có
biến log của tỷ lệ kiều hối trên GDP trong mô hình, kết quả hệ số ước lượng của biến
này là âm nhưng không có ý nghĩa thống kê.
Trường hợp thứ hai, biến bình phương log của tỷ lệ kiều hối trên GDP được thêm vào
mô hình thì hệ số ước lượng của biến log của tỷ lệ kiều hối trên GDP vẫn có hệ số ước
lượng là âm nhưng có ý nghĩa thống kê. Biến bình phương log của tỷ lệ kiều hối trên
GDP có hệ số ước lượng là dương và cũng có ý nghĩa thống kê.
14
Trường hợp thứ ba, khi thêm biến tương tác giữa kiều hối và mức độ phát triển tài
chính vào mô hình, kết quả cho thấy kiều hối có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh
tế nhưng không có ý nghĩa thống kê.
Tác động phi tuyến giữa kiều hối và tăng trưởng kinh tế được giải thích là trong giai
đoạn đầu, kiều hối tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế ở Bangladesh vì kiều hối
được sử dụng nhiều vào lĩnh vực tiêu dùng là chủ yếu, ít có cơ hội sử dụng vào mục
đích đầu tư. Khi dòng kiều hối vào làm đồng nội tệ tăng giá, gây nên “căn bệnh Hà
Lan”. Trong giai đoạn sau, với sự xuất hiện của các tổ chức phi chính phủ và các định
chế tài chính vi mô, đã tạo điều kiện cho dòng kiều hối chảy vào đầu tư. Thêm vào đó,
dòng kiều hối còn được các hộ gia đình sử dụng để đầu tư giáo dục, y tế, tài trợ cho các
doanh nghiệp nhỏ, các yếu tố này giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
 Akobeng (2016): Out of inequality and poverty: Evidence for the
effectiveness of remittances in Sub-Saharan Africa
Bài nghiên cứu sử dụng bảng dữ liệu của 41 quốc gia ở châu Phi cận Sahara giai đoạn
1981- 2010 áp dụng phương pháp hồi quy hai giai đoạn (2SLS-IV) và phương pháp
System Moments tổng quát (SGMM) để giải quyết hai vấn đề: thứ nhất, kiều hối tác
động như thế nào đến nghèo đói và bất bình đẳng trong xã hội? Thứ hai, các bằng
chứng thực nghiệm xác định mối quan hệ giữa kiều hối, hệ thống tài chính và nghèo
đói , bất bình đẳng.
Đầu tiên, bài nghiên cứu tiến hành phương pháp 2SLS-IV, hai biến công cụ là tỷ lệ
GDP của quốc gia gửi trên khoảng cách địa lý từ quốc gia gửi đến quốc gia nhận kiều
hối và tỷ lệ thất nghiệp của quốc gia gửi trên khoảng cách địa lý từ quốc gia gửi đến
quốc gia nhận kiều hối. Biến độc lập trong mô hình là tỷ lệ GDP trên mức độ phân
phối thu nhập của hộ gia đình trong một nền kinh tế tồn tại sự bất bình đẳng (chỉ số
15
Gini). Một số biến kiểm soát cũng được đưa vào mô hình như thu nhập trung bình của
hộ gia đình, GDP bình quân đầu người, lạm phát, chỉ số tài chính, độ mở của nền kinh
tế, đầu tư.
Kết quả cho thấy mặc dù các quốc gia ở Châu Phi cận Sahara chỉ nhận được một phần
nhỏ lượng kiều hối chuyển về so với các quốc gia đang phát triển khác, nhưng lượng
kiều hối này được xem là một yếu tố góp phần làm tăng trưởng GDP bình quân đầu
người, giảm nghèo đói và bất bình đẳng. Đồng thời, việc tập trung phát triển hệ thống
tài chính giúp nâng cao hiệu quả của dòng kiều hối.
Sau đó, để kiểm định kết quả một lần nữa, bài nghiên cứu tiếp tục thực hiện hồi quy
bằng phương pháp SGMM với hai biến độc lập là tỷ lệ nghèo đói và chỉ số Gini, nhận
được kết quả tương tự với phương pháp 2SLS-IV. Tuy nhiên, mức độ tác động của
kiều hối phụ thuộc vào thước đo nghèo và công cụ ước tính được sử dụng.
 Meyer và Shera (2017): The impact of remittances on economic growth:
An econometric model
Bài nghiên cứu nhằm mục đích quan sát tác động của kiều hối đến tăng trưởng kinh tế,
sử dụng bộ dữ liệu của 6 quốc gia nhận kiều hối cao là Albania, Bulgaria, Macedonia,
Moldova, Romania và Bosnia Herzegovina trong giai đoạn 1999-2013, các quốc gia
này đã trải qua một sự gia tăng lớn trong dòng kiều hối chuyển về. Người ta nhận thấy
rằng, ở hầu hết các quốc gia, kiều hối đại diện cho nguồn thu nhập ngoại hối lớn nhất
và đại diện cho hơn 10% GDP.
Sử dụng dữ liệu bảng và mô hình tác động cố định (Fixed Effects) để phân tích dữ liệu
của 6 quốc gia nhận kiều hối cao là Albania, Bulgaria, Macedonia, Moldova, Romania
và Bosnia Herzegovina trong giai đoạn 1999 – 2013. Mô hình bao gồm bảy biến độc
lập: tổng nợ/GDP, tỷ giá hối đoái thực/GDP, tốc độ tăng trưởng dân số/GDP, thương
16
mại/GDP, chỉ số giá tiêu dùng/GDP, tỷ lệ người đi học/GDP, tỷ lệ nguồn vốn/GDP;
biến công cụ là tỷ lệ kiều hối/GDP; biến phụ thuộc là tốc độ tăng trưởng GDP. Kết quả
cho thấy kiều hối có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế và tác động này tăng lên
ở các quốc gia có mức kiều hối chuyển đến cao hơn so với GDP.
Bảng 2.1 Tóm tắt các nghiên cứu thực nghiệm
Nghiên cứu Mẫu Phƣơng pháp Kết quả
Buch và
Kuckulenz
(2004)
Bảng dữ liệu của 87
quốc gia đang phát triển
giai đoạn 1970 – 2000
Mô hình kinh tế vi
mô
Biến phụ thuộc là
tỷ lệ kiều hối trên
tăng trưởng GDP
bình quân đầu
người.
Các biến độc lập
bao gồm tỷ lệ tăng
trưởng GDP trên
các dòng vốn khác,
tỷ lệ lãi suất cho
vay trong nước so
với lãi suất
LIBOR, tỷ lệ lạm
phát, tỷ lệ người
cao tuổi, tỷ lệ mù
chữ, tỷ lệ lao động
Các biến số truyền
thống như mức độ
phát triển kinh tế và
tỷ lệ hoà vốn trên tài
sản tài chính không
có tác động rõ ràng
đến dòng kiều hối
chuyển về quốc gia
tiếp nhận.
Dòng kiều hối đóng
vai trò quan trọng
trong việc chuyển
giao nguồn lực từ
quốc gia có nền kinh
tế phát triển sang
quốc gia có nền kinh
tế đang phát triển,
góp phần thúc đẩy
17
nữ. tăng trưởng kinh tế
cho quốc gia tiếp
nhận.
Catrinescu,
N. et al.
(2006)
Dữ liệu 114 quốc gia
trong giai đoạn 1991-
2003
Phương pháp OLS
với dữ liệu chéo và
Dynamic Panel
Data
Tồn tại mối quan hệ
tỷ lệ thuận giữa kiều
hối và tăng trưởng
kinh tế nhưng mối
quan hệ này có mức
độ khá yếu.
Hassan, G.
et al. (2012)
Dữ liệu của Bangladesh
giai đoạn 1974 - 2006
Phương pháp ước
lượng OLS, IV-
2SLS và IV-GMM
trong ba trường
hợp khác nhau của
tỷ lệ kiều hối trên
GDP: chỉ có tỷ lệ
kiều hối trên GDP,
dạng bình phương
để kiểm định mối
quan hệ phi tuyến
và biến tương tác
phát triển tài chính
(tỷ lệ M2/GDP).
Biến công cụ:
GDP bình quân
đầu người của
Nếu chỉ có biến tỷ lệ
kiều hối trên GDP:
hệ số hồi quy của
biến log tỷ lệ kiều
hối trên GDP là âm
nhưng không có ý
nghĩa thống kê.
Khi biến bình
phương log của tỷ lệ
kiều hối trên GDP
được thêm vào, biến
log tỷ lệ kiều hối
trên GDP vẫn mang
dấu âm nhưng có ý
nghĩa thống kê và
biến bình phương có
dấu dương.
18
quốc gia Saudi
Arabia.
Khi thêm vào biến
tương tác giữa kiều
hối và mức độ phát
triển tài chính, kiều
hối có tác động tích
cực đến tăng trưởng
kinh tế nhưng không
có ý nghĩa thống kê.
Akobeng
(2016)
Dữ liệu bảng của 41
quốc gia ở châu Phi cận
Sahara giai đoạn 1981-
2010
Phương pháp ước
lượng 2SLS-IV và
SGMM
Hai biến công cụ:
Tỷ lệ GDP của
quốc gia gửi trên
khoảng cách địa lý
từ quốc gia gửi đến
quốc gia nhận kiều
hối.
Tỷ lệ thất nghiệp
của quốc gia gửi
trên khoảng cách
địa lý từ quốc gia
gửi đến quốc gia
nhận kiều hối.
Kiều hối được xem
là một yếu tố góp
phần làm tăng
trưởng GDP bình
quân đầu người,
giảm nghèo đói và
bất bình đẳng.
Tập trung phát triển
hệ thống tài chính
giúp nâng cao hiệu
quả của dòng kiều
hối.
19
Meyer và
Shera
(2017)
Dữ liệu của 6 quốc gia:
Albania, Bulgaria,
Macedonia, Moldova,
Romania và Bosnia
Herzegovina giai đoạn
1999-2013
Mô hình FE
Biến độc lập: tổng
nợ/GDP, tỷ giá hối
đoái thực/GDP, tốc
độ tăng trưởng dân
số/GDP, thương
mại/GDP, chỉ số
giá tiêu dùng/GDP,
tỷ lệ người đi
học/GDP, tỷ lệ
nguồn vốn/GDP;
biến công cụ là tỷ
lệ kiều hối/GDP;
biến phụ thuộc là
tốc độ tăng trưởng
GDP.
Kiều hối có tác động
tích cực đến tăng
trưởng kinh tế và tác
động này tăng lên ở
các quốc gia có mức
kiều hối chuyển đến
cao hơn so với GDP.
Tóm lại, trước đây đã có nhiều nghiên cứu về mặt lý thuyết và thực nghiệm để tìm hiểu
tác động của kiều hối đến tăng trưởng kinh tế. Đa số các lý thuyết đều có đưa ra nhận
định kiều hối có tác động tiêu cực lẫn tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Riêng các
nghiên cứu thực nghiệm, thông qua dữ liệu, phương pháp ước lượng khác nhau thì kết
quả của các nghiên cứu có khá nhiều khác biệt. Có nghiên cứu cho thấy không có mối
quan hệ giữa kiều hối và tăng trưởng kinh tế, số ít nghiên cứu cho rằng kiều hối làm
hạn chế tăng trưởng nhưng hầu hết lại cho thấy kiều hối có tầm quan trọng rất lớn trong
việc thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng. Một số nghiên cứu cũng đã cố gắng tìm kiếm
mối quan hệ phi tuyến giữa kiều hối và tăng trưởng kinh tế nhưng không có ý nghĩa
Kiều hối (tỷ USD)
2017
2016
2015
2014
2013
2012
2011
2010
2009
2008
2007
2006
2005
2004
2003
2002
2001
2000
247.4
231.6
234.0
233.0
220.9
213.8
196.8
176.6
161.1
164.2
142.2
120.9
102.4
90.3
83.7
-
65.8
57.6
49.0
50.0 100.0 150.0 200.0 250.0 300.0
20
thống kê. Nghiên cứu của Hassan, G. et al. (2012) ở Bangladesh đã tìm ra được tác
động phi tuyến của kiều hối đến tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn 1974-2006 và hệ
số ước lượng là âm.
Với những kết quả thực nghiệm có nhiều khác biệt như trên, tôi quyết định nghiên cứu
một lần nữa mối quan hệ “kiều hối - tăng trưởng kinh tế” nhằm kiểm định lại tác động
của kiều hối đến tăng trưởng kinh tế đối với 29 quốc gia đang phát triển, trong đó có
Việt Nam.
2.4 Xu hƣớng dòng kiều hối của các quốc gia trong mẫu nghiên cứu
Hình 2.3 Tổng lƣợng kiều hối vào của các quốc gia trong mẫu
giai đoạn 2000 – 2017
Nguồn: World Bank
90.0
80.0
70.0
60.0
50.0
40.0
30.0
20.0
10.0
0.0
Kiều hối (tỷ USD)
79.5
67.4
33.7 33.7
25.7 25.1 20.9 16.5 15.9 15.9
21
Hình 2.3 thể hiện tổng dòng kiều hối vào của 29 quốc gia trong mẫu nghiên cứu giai
đoạn từ năm 2000 – 2017. Nếu chia thành 2 giai đoạn gồm năm 2000 – 2010 và năm
2011 -2017 ta có thể kết luận như sau:
 Đối với giai đoạn 2000 – 2010: ngoại trừ sự sụt giảm nhẹ trong năm 2009 so với
năm 2008, về tổng thể dòng kiều hối chuyển đến các quốc gia đang phát triển liên tục
tăng trong giai đoạn này.
 Đối với giai đoạn 2011 – 2017: ngoại trừ sự sụt giảm nhẹ trong năm 2016 so với
2015, các năm còn lại dòng kiều hối chuyển đến các quốc gia đang phát triển liên tục
tăng trong giai đoạn này.
Tính từ năm đầu tiên trong giai đoạn khảo sát, tổng lượng kiều hối của 29 quốc gia là
49 tỷ USD. Sau 17 năm, con số này đã đạt 247.4 tỷ USD, tương ứng tăng hơn 5 lần.
Quy mô kiều hối của các quốc gia trong mẫu so với thế giới cũng khá lớn. Theo số liệu
ước tính của World Bank năm 2018, trong số 29 quốc gia trong mẫu nghiên cứu, có
đến 7 quốc gia nằm trong top 10 quốc gia nhận kiều hối nhiều nhất thế giới (hình 2.4).
Hình 2.4 Top 10 quốc gia nhận kiều hối nhiều nhất
(Số liệu ước tính năm 2018)
Nguồn: World Bank
22
Theo số liệu của World Bank giai đoạn 2000-2017, dòng kiều hối vào và tốc độ tăng
trưởng GDP trung bình có mối tương quan cùng chiều với nhau, đều có hình dạng dốc
lên, được thể hiện trong hình 2.5.
Nguồn: World Bank
Hình 2.5 Mối tƣơng quan giữa dòng kiều hối vào và tốc độ tăng trƣởng GDP
trung bình của các quốc gia trong mẫu giai đoạn 2000 – 2017
3. DỮ LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Bài nghiên cứu của tôi dựa trên lấy ý tưởng từ nghiên cứu của Hassan, G. et al (2012).
Nhóm tác giả đã cho thấy dòng kiều hối làm giảm tốc độ tăng trưởng GDP trong giai
đoạn đầu nhưng sẽ có tác động thúc đẩy tăng trưởng GDP trong giai đoạn sau. Nguyên
nhân là do trong giai đoạn đầu, người nhận ít có cơ hội sử dụng dòng kiều hối một cách
hợp lý vì sự thiếu hụt các công cụ tài chính và cơ hội đầu tư, sự phát triển của các công
cụ tài chính ở giai đoạn sau giúp tăng cường hiệu quả sử dụng dòng tiền này. Đây cũng
là một bằng chứng mạnh mẽ về mối quan hệ phi tuyến giữa kiều hối và tốc độ tăng
trưởng kinh tế ở Bangladesh trong giai đoạn 1974 – 2006. Tuy nhiên nhóm tác giả này
400
350
300
250
200
150
KIỀU HỐI (TỶ USD)
GDP TRUNG BÌNH (TỶ USD)
100
50
0
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015
2016
2017
23
cũng thừa nhận nghiên cứu của họ còn hạn chế trong đó chuỗi thời gian chỉ có 29 quan
sát và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo là sử dụng dữ liệu bảng.
Đây cũng là một bằng chứng mạnh mẽ về mối quan hệ phi tuyến giữa kiều hối và tốc
độ tăng trưởng kinh tế ở Bangladesh trong giai đoạn 1974 – 2006. Tuy nhiên nhóm tác
giả này cũng thừa nhận nghiên cứu của họ còn hạn chế trong đó chuỗi thời gian chỉ có
29 quan sát và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo là sử dụng dữ liệu bảng.
Đây cũng là một bằng chứng mạnh mẽ về mối quan hệ phi tuyến giữa kiều hối và tốc
độ tăng trưởng kinh tế ở Bangladesh trong giai đoạn 1974 – 2006. Tuy nhiên nhóm tác
giả này cũng thừa nhận nghiên cứu của họ còn hạn chế trong đó chuỗi thời gian chỉ có
29 quan sát và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo là sử dụng dữ liệu bảng.
Kế thừa một phần nghiên cứu của Hassan, G. et al (2012), tôi sử dụng mô hình tác
động cố định (Fixed Effects) và sẽ có một số điều chỉnh phù hợp hơn. Bài nghiên cứu
này sẽ sử dụng dữ liệu bảng với mẫu dữ liệu bao gồm 29 quốc gia đang phát triển trong
giai đoạn 2000 – 2017 với kỳ vọng kiều hối sẽ có mối quan hệ phi tuyến với sự tăng
trưởng kinh tế.
3.1 Mô hình
Mô hình cơ bản phân tích kiều hối có ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế có dạng:
∆yit = β1LREMit + βzZit + €it (1)
Trong đó:
∆yit: tăng trưởng GDP bình quân đầu người
LREMit: log của tỷ lệ kiều hối trên GDP
Zit: các biến kiểm soát được sử dụng trong mô hình bao gồm:
24
 Tỷ lệ nguồn vốn trên GDP (LGCF): Tỷ lệ nguồn vốn trên GDP (trước đây là
tổng đầu tư nội địa) là tổng nguồn vốn tính theo % GDP. Nguồn vốn bao gồm
chi tiêu tăng thêm cho tài sản cố định của nền kinh tế cộng với thay đổi ròng của
hàng tồn kho. Tài sản cố định bao gồm đầu tư cho đất đai; mua sắm nhà xưởng,
máy móc, trang thiết bị; xây dựng đường phố, đường sắt, trường học, văn
phòng, bệnh viện, nhà ở, tòa nhà thương mại, công nghiệp. Hàng tồn kho là
hàng hóa được dự trữ trong kho của các công ty để đáp ứng nhu cầu thời vụ
hoặc các thay đổi bất thường trong sản xuất kinh doanh; nó cũng bao gồm các
sản phẩm dở dang.
 Tỷ lệ tăng trưởng dân số (LPOP): Tăng trưởng dân số (tỷ lệ % hàng năm) là tỷ
lệ theo lũy thừa của mức tăng trưởng dân số giữa năm tính từ năm t-1 đến năm t,
tính theo %.
 Tỷ lệ chi tiêu Chính phủ trên GDP (LGOV): Tỷ lệ chi tiêu Chính phủ trên GDP
là chi tiêu, tiêu dùng của Chính phủ tính theo % GDP. Chi tiêu tiêu dùng của
Chính phủ bao gồm tất cả chi tiêu hiện tại của Chính phủ cho việc mua sắm
hàng hóa và dịch vụ (bao gồm chi trả cho viên chức). Nó cũng bao gồm hầu hết
các chi tiêu cho mục đích an ninh và quốc phòng, nhưng loại trừ chi tiêu cho
quân đội được xem như một phần nguồn vốn của Chính phủ.
 Tỷ lệ M2 trên GDP (LM2): Tiền và tương đương tiền là tổng của tiền lưu hành
ngoài ngân hàng, tiền gửi không kỳ hạn ngoại trừ của Chính phủ trung ương và
các khoản tiền gửi có kỳ hạn, tiết kiệm bằng nội tệ và ngoại tệ của người dân
ngoại trừ của Chính phủ trung ương được tính theo % GDP. Định nghĩa này
thường gọi tắt là M2, nó tương ứng với dòng 34 và 35 trong Thống kê tài chính
quốc tế (IFS) của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF).
25
 Tỷ lệ lạm phát (INF): Tỷ lệ lạm phát được tính bằng % thay đổi của chỉ số giá
tiêu dùng trung bình theo số liệu của IMF.
Các biến trong mô hình được lấy log để giải quyết mối quan hệ phi tuyến có thể có
giữa biến phụ thuộc và các biến kiểm soát trong mô hình tuyến tính, đồng thời làm
giảm độ lệch của biến. Tuy nhiên khác với các biến số còn lại, tỷ lệ lạm phát không có
biến đổi log bởi vì nó được đo lường bằng phần trăm thay đổi hàng năm của chỉ số giá
tiêu dùng.
Mô hình nghiên cứu tác động của kiều hối đến tăng trưởng kinh tế có thể được viết
dưới dạng cụ thể như sau:
∆yit = β1LREMit + β2LGCFit + β3LPOPit + β4LGOVit + β5LM2it + β6INFit + €it (2)
Tiếp theo, để kiểm định rằng có mối quan hệ phi tuyến giữa kiều hối và tăng trưởng
kinh tế hay không, bình phương của biến LREM sẽ được thêm vào mô hình:
∆yit = β0 + β1LREMit + β2(LREMit)2
+ β3LGCFit + β4LPOPit + β5LGOVit + β6LM2it
+ β7INFit + €it (3)
3.2 Phƣơng pháp nghiên cứu
Để kiểm định tác động của kiều hối đến tăng trưởng kinh tế theo mô hình đã trình bày
ở trên, tôi sử dụng phương pháp Fixed Effects với dữ liệu bảng gồm 29 quốc gia trong
giai đoạn từ năm 2000 – 2017, kết hợp với việc sử dụng sai số chuẩn mạnh (robust
standard error) để khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi trong mô hình.
Thứ nhất, dữ liệu bảng được sử dụng vì nó có nhiều ưu điểm hơn so với dữ liệu thời
gian và dự liệu chéo. Baltagi (2005) đã nêu:
26
 Dữ liệu bảng là sự kết hợp giữa dữ liệu thời gian và dữ liệu chéo, vì vậy sẽ cung
cấp được nhiều thông tin, ít hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến số, nhiều
bậc tự do hơn và hiệu quả hơn.
 Dữ liệu bảng có thể phát hiện và đo lường tốt hơn những tác động mà chúng ta
khó có thể quan sát được khi sử dụng dữ liệu thời gian hoặc dữ liệu chéo.
 Dữ liệu bảng có thể kiểm soát tốt hơn sự không đồng nhất của các đơn vị trong
mẫu nghiên cứu.
Thứ hai, mặc dù các nghiên cứu trước đây thường sử dụng phương pháp OLS nhưng
kết quả có thể bị lệch do biến tỷ lệ kiều hối trên GDP trong mô hình có thể là biến nội
sinh. Trong thực tế, khi dòng kiều hối vào tăng lên có thể kích thích tăng trưởng kinh tế
thông qua gia tăng đầu tư. Ngược lại khi nền kinh tế phát triển, các công cụ tài chính đa
dạng cũng sẽ thu hút được dòng kiều hối chuyển về nhiều hơn. Bằng chứng thực
nghiệm của Chami, R.et al. (2003), IMF (2005), Chami, R.et al. (2008), Hassan (2012)
đều cho rằng khả năng có mối quan hệ nhân quả giữa kiều hối và tăng trưởng kinh tế
ảnh hưởng đến độ tin cậy của các hệ số ước lượng.
3.3 Dữ liệu nghiên cứu
Dựa vào nghiên cứu về mặt lý thuyết của IMF (2005), World Bank (2005), Buch và
Kuckulenz (2004), tôi dự đoán tương quan kỳ vọng của các biến trong mô hình như
bảng 3.1.
Công thức tính các biến trong mô hình như sau:
 Log tỷ lệ kiều hối trên GDP = log (dòng kiều hối vào/ tăng trưởng GDP
bình quân đầu người)
 Log của tỷ lệ kiều hối trên GDP bình phương = log (dòng kiều hối vào/
tăng trưởng GDP bình quân đầu người)2
27
 Log của tỷ lệ nguồn vốn trên GDP = log (nguồn vốn/tăng trưởng GDP
bình quân đầu người)
 Log của tỷ lệ tăng trưởng dân số = log (lũy thừa của mức tăng trưởng dân
số giữa năm tính từ năm t-1 đến năm t)
 Log của tỷ lệ chi tiêu Chính phủ trên GDP = log (chi tiêu Chính phủ/
tăng trưởng GDP bình quân đầu người)
 Log của tỷ lệ M2 trên GDP = log ( tiền và các khoản tương đương tiền/
tăng trưởng GDP bình quân đầu người)
 Tỷ lệ lạm phát = % thay đổi của chỉ số giá tiêu dùng trung bình
Bảng 3.1 Các biến trong mô hình và nguồn dữ liệu
Ký hiệu Tên biến Tƣơng quan kỳ vọng Nguồn dữ liệu
∆y
Tăng trưởng GDP bình
quân đầu người
World Bank
LREM
Log của tỷ lệ kiều hối trên
GDP
+/- World Bank
LREM2
Log của tỷ lệ kiều hối trên
GDP bình phương
- World Bank
LGCF
Log của tỷ lệ nguồn vốn
trên GDP
+ World Bank
LPOP
Log của tỷ lệ tăng trưởng
dân số
- World Bank
28
LGOV
Log của tỷ lệ chi tiêu
Chính phủ trên GDP
+/- World Bank
LM2
Log của tỷ lệ M2 trên
GDP
+ World Bank
INF Tỷ lệ lạm phát -
International
Monetary Fund
GDP Tổng sản phẩm nội địa World Bank
REM Kiều hối World Bank
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Kết quả thống kê mô tả
Bảng 4.1 Thống kê mô tả các biến trong mô hình
Các
biến
Số lượng
biến Độ lệch chuẩn Phương sai Tối thiểu Tối đa
y 522 4.457836 3.30662 -10.89448 17.29078
LREM 522 0.02901911 0.7703542 -3.737175 1.730994
LREM2 522 0.5906075 1.52772 -7.474351 3.461987
LGCF 522 1.367552 0.1164373 0.6592026 1.764555
LPOP 522 0.177518 0.2390868 -0.7686231 0.8488674
LGOV 522 1.107658 0.1857609 -0.5391182 1.60681962
LM2 522 1.326172 0.2387992 0 1.681962
INF 522 6.765875 17.72796 -9.616154 342.9969
Nguồn: Stata
29
4.2 Ma trận tƣơng quan
Bảng 4.2 Ma trận tƣơng quan
Các
biến y LREM LREM2 LGCF LPOP LGOV LM2 INF
y 1.0000
LREM 0.1239 1.0000
LREM2 0.1111 0.9941 1.0000
LGCF 0.3280 0.0613 0.0535 1.0000
LPOP 0.0748 -0.0360 -0.0400 0.0169 1.0000
LGOV -0.2276 -0.1986 -0.1989 0.0267 0.0079 1.0000
LM2 0.2548 -0.1261 -0.1319 0.3592 -0.1517 -0.0563 1.0000
INF 0.0166 -0.0499 -0.0522 0.0817 0.1515 0.0724 0.0715 1.0000
Nguồn: Stata
Dựa vào kết quả trình bày ở Bảng 4.2, dễ dàng thấy rằng hệ số tương quan giữa các
biến đều thấp (<0,5), nghĩa là ít khả năng xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến. Để chắc
chắn mô hình không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến, tôi sẽ sử dụng hệ số khuếch đại
phương sai (vif) để kiểm chứng, kết quả bảng 4.3 cho thấy không có giá trị nào lớn hơn
5, nghĩa là sẽ không có hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình này.
Bảng 4.3 Kết quả kiểm định đa cộng tuyến trong mô hình
Các biến VIF 1/VIF
LM2 1.24 0.808468
LGCF 1.18 0.846230
LREM 1.09 0.921296
LPOP 1.06 0.941934
LGOV 1.06 0.943421
INF 1.04 0.95965
Mean VIF 1.11
Nguồn: Stata
30
Kết quả của kiểm định ma trận tương quan và hiện tượng đa cộng tuyến của các biến
được lựa chọn trong mô hình cho thấy bộ dữ liệu tôi sử dụng tương đối phù hợp để
nghiên cứu tác động của kiều hối đến tăng trưởng kinh tế trong mẫu nghiên cứu.
4.3 Kết quả thực nghiệm
Bảng 4.4 Kết quả hồi quy theo mô hình tác động cố định (FE)
Hồi quy Fixed - effects (within) Số lượng biến = 522
Nhóm biến: NAME1 Số lượng nhóm = 29
R-square Số lượng biến mỗi nhóm
khoảng = 0.1749 tối thiểu = 18
giữa = 0.1946 trung bình = 18.0
tổng thể = 0.0975 tối đa = 18
Hệ số tương quan F(6,487) = 17.20
(u_i, xb) = -0.8465 Prob>F = 0.0000
y Hệ số Phương sai t P>|t| Khoảng tin cậy 95%
LREM 2.759084 -0.4514995 6.11 0.000 1.871957 3.646212
LGCF 8.414904 1.85705 4.53 0.000 4.766084 12.06372
LPOP -2.737675 1.442942 -1.90 0.058 -5.572836 0.097485
LGOV -10.83104 3.008337 -3.60 0.000 -16.74196 -4.920119
LM2 2.25951 1.248193 1.81 0.071 -0.1929987 4.712018
INF -0.0263722 0.008611 -3.06 0.002 -0.0432914 -0.0094529
_cons 1.814368 4.772152 0.38 0.704 -7.562181 11.19092
sigma_u 3.0822121
aigma_e 2.7874901
rho 0.5500845 (fraction of variance due to u_i)
F test that all u_i = 0 F(28,478) = 3.62 Prob > F = 0.0000
Nguồn: Stata
Kết quả hồi quy theo mô hình tác động cố định cho thấy hệ số tương quan là -0.8465.
31
Bảng 4.5 Kết quả hồi quy theo mô hình tác động ngẫu nhiên (RE)
Hồi quy Random - effects GLS
Nhóm biến: NAME1
Số lượng biến = 522
Số lượng nhóm = 29
R-square
khoảng = 0.1265
giữa = 0.5413
tổng thể = 0.1921
Số lượng biến mỗi nhóm
tối thiểu = 18
trung bình = 18.0
tối đa = 18
Hệ số tương quan
(u_i, xb) = 0 (ước tính)
Wald chi 2(6) = 94.67
Prob>chi2 = 0.0000
y Hệ số Phương sai z P>|z| Khoảng tin cậy 95%
LREM 0.6822795 0.2294744 2.97 0.003 0.232518 1.132041
LGCF 7.242429 1.435773 5.04 0.000 4.428365 10.05649
LPOP 1.061153 0.7374227 1.44 0.150 -0.3841684 2.506475
LGOV -3.760288 0.9925547 -3.79 0.000 -5.705659 -1.814916
LM2 3.046718 0.7571761 4.02 0.000 1.56268 4.530755
INF -0.006944 0.0077798 -0.89 0.372 -0.221922 0.0083042
_cons -5.661303 2.19908 -2.57 0.010 -9.97142 -1.351186
sigma_u 0.69929444
aigma_e 2.7872901
rho 0.05920886 (fraction of variance due to u_i)
Nguồn: Stata
Để quyết định sử dụng mô hình tác động cố định (FE) hay mô hình tác động ngẫu
nhiên (RE) để hồi quy các biến trong mô hình, tôi sử dụng kiểm định Hausman đối với
hai mô hình này và dựa vào kết quả prob>chi2 để suy ra giá trị của P_value nhằm lựa
chọn được mô hình phù hợp nhất.
32
Bảng 4.6 Kết quả kiểm định Hausman giữa mô hình FE và RE
Các hệ số
Các biến (b) (B) (b-B) sqrt (diag (V_b-V_B))
FE RE Khác biệt S.E.
LREM 2.759084 0.6822795 2.076805 0.3888359
LGCF 8.414904 7.242429 1.172475 1.177791
LPOP -2.737675 1.061153 -3.798829 1.240278
LGOV -10.83104 -3.760288 -7.070754 2.839882
LM2 2.25951 3.04718 -0.7872079 0.9923055
INF -0.0263722 -0.006944 -0.0194282 0.0036909
b- đồng nhất với Ho và Ha; đạt được từ xtreg
B- không đồng nhất với Ha, tác động đến Ho; đạt được từ xtreg
Kiểm tra: Ho: khác so với hệ số phi hệ thống
chi2(6)=(b-B)*[(V_b-V_B)^(-1)]*(b-B)
= 50.05
Prob>chi2 = 0.0000
Nguồn: Stata
Kết quả từ bảng 4.6 cho thấy prob>chi2 = 0 tức là P_value < 0.1 dẫn đến bác bỏ giả
thuyết H0. Vì vậy, mô hình FE sẽ là mô hình phù hợp hơn trong bài nghiên cứu này.
Tiếp theo, để kiểm định mô hình này có phương sai thay đổi hay không, tôi sử dụng
hàm xttest3 với điều kiện P_value > 0.05.
33
Bảng 4.7 Kết quả kiểm định sự thay đổi phƣơng sai trong mô hình
Kiểm tra sự thay đổi phương sai
trong mô hình hồi quy tác động cố định
Ho: sigma(i)^2= sigma^2 cho tất cả i
chi2 (29) = 3289.12
Prob>chi2 = 0.0000
Nguồn: Stata
Kết quả từ bảng 4.7 cho thấy prob>chi2 = 0 tức là P_value = 0.01, không thỏa mãn
điều kiện P_value > 0.05. Vì vậy mô hình này có phương sai thay đổi. Để khắc phục
được hiện tượng phương sai thay đổi, như đã nêu ở trên tôi sẽ sử dụng hàm robust.
Một yếu tố cần phải kiểm định nữa đó là hiện tượng tự tương quan giữa các biến trong
mô hình, tôi sẽ sử dụng hàm xtserial.
Bảng 4.8 Kết quả kiểm định hiện tƣợng tự tƣơng quan trong mô hình
Kiểm tra hiện tượng tự tương quan trong dữ liệu bảng
Ho: giả định không có hiện tượng tự tương quan trong mô hình
F(1,28)= 3.047
Prob>F= 0.0918
Nguồn: Stata
Kết quả từ bảng 4.8 cho thấy prob>chi2 = 0.0918 dẫn đến P_value < 0.1, ta sẽ bác bỏ
điều kiện H0 tức là có xảy ra hiện tượng tự tương quan giữa các biến trong mô hình.
34
Bảng 4.9 Kết quả hồi quy trên Stata của phƣơng trình (2)
∆yit = β1LREMit + β2LGCFit + β3LPOPit + β4LGOVit + β5LM2it + β6INFit + €it (2)
Hồi quy Fixed - effects (within) Số lượng biến = 522
Nhóm biến: NAME1 Số lượng nhóm = 29
R-square Số lượng biến mỗi nhóm
khoảng = 0.1749 tối thiểu = 18
giữa = 0.1946 trung bình = 18.0
tổng thể = 0.0975 tối đa = 18
Hệ số tương quan F(6,487) = 20.88
(u_i, xb) = -0.8465 Prob>F = 0.0000
(Phương sai được điều chỉnh cho 29 nhóm trong NAME1)
Robust
y Hệ số Phương sai t P>|t| Khoảng tin cậy 95%
LREM 2.759084 0.6675656 4.13 0.000 1.391638 4.126530
LGCF 8.414904 4.6518 1.81 0.081 -1.113877 17.943690
LPOP -2.737675 1.382704 -1.98 0.058 -5.570017 0.094666
LGOV -10.83104 3.649029 -2.79 0.006 -18.30574 -3.356345
LM2 2.25951 1.678854 1.35 0.189 -1.179467 5.698486
INF -0.0263722 0.0036769 -7.17 0.000 -0.033904 -0.018840
_cons 1.814368 7.2833 0.25 0.805 -13.1048 16.733530
sigma_u 3.0822121
aigma_e 2.7874901
rho 0.55008445 (fraction of variance due to u_i)
Nguồn: Stata
Tôi sử dụng mô hình tác động cố định FE kết hợp với hàm sai số chuẩn mạnh robust
cho thấy kết quả hồi quy của phương trình (2) kiểm định tác động của kiều hối đến sự
tăng trưởng kinh tế như sau:
- Hệ số ước lượng biến log của tỷ lệ kiều hối trên GDP trong phương trình (2) là dương
2.759 với mức ý nghĩa thống kê là 1%.
35
- Đối với các biến kiểm soát, biến đầu tiên là log của tỷ lệ nguồn vốn trên GDP, trong
phương trình cho hệ số ước lượng là dương 8.415 với ý nghĩa thống kê ở mức 10%.
Nghiên cứu của Catrinescu, N. Et. al. (2006) cũng cho kết quả tương tự.
- Biến kiểm soát thứ hai, log của tốc độ tăng trưởng dân số có hệ số ước lượng là -
2.738 và ý nghĩa thống kê ở mức 10%. Kết quả này giống với nghiên cứu của Giuliano,
P. and Ruiz-Arranz, M.(2005) khi sử dụng phương pháp ước lượng Fixed Effects.
- Thứ ba, biến log của tỷ lệ chi tiêu Chính phủ trên GDP, đại diện cho quy mô của
Chính phủ cho thấy có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế và có ý nghĩa thống kê
ở mức cao 1%. Nyamongo, E. Et al. (2012) cũng tìm thấy kết quả tương tự và nhóm tác
giả này cho rằng sự can thiệp sâu của Chính phủ đối với nền kinh tế sẽ dẫn đến kết quả
tiêu cực đối với tăng trưởng kinh tế.
- Thứ tư, biến log của tỷ lệ M2 trên GDP, có hệ số ước lượng là dương nhưng không có
ý nghĩa thống kê. Điều này cho thấy vai trò của phát triển tài chính trong trường hợp
này còn yếu. Nghiên cứu của Nyamongo , E et. al (2012) ở các nước Châu Phi cũng
cho thấy kết quả tương tự.
- Cuối cùng, biến kiểm soát tỷ lệ lạm phát cho kết quả giống với kỳ vọng và các nghiên
cứu trước đây. Theo Nyamongo, E et. al (2012) tác động tiêu cực và có ý nghĩa thống
kê ở mức 1% của biến này đối với tăng trưởng kinh tế tương đồng với các lập luận lý
thuyết cho rằng một quốc gia muốn tăng trưởng kinh tế thì quốc gia đó phải có chỉ số
lạm phát thấp và được kiểm soát ổn định. Quốc gia có chỉ số lạm phát càng cao, dễ dẫn
đến những quyết định sai lệch của các nhà đầu tư trong dài hạn.
36
Bảng 4.10 Kết quả hồi quy trên Stata của phƣơng trình (3)
∆yit = β0 + β1LREMit + β2(LREMit)2
+ β3LGCFit + β4LPOPit + β5LGOVit + β6LM2it
+ β7INFit + €it (3)
Hồi quy Fixed - effects (within) Số lượng biến = 522
Nhóm biến: NAME1 Số lượng nhóm = 29
R-square Số lượng biến mỗi nhóm
khoảng = 0.1807 tối thiểu = 18
giữa = 0.2011 trung bình = 18.0
tổng thể = 0.1018 tối đa = 18
Hệ số tương quan F(6,487) = .
(u_i, xb) = -0.8446 Prob>F = .
(Phương sai được điều chỉnh cho 29 nhóm trong NAME1)
Robust
y Hệ số
Phương
sai t P>|t| Khoảng tin cậy 95%
LREM 5.567605 0.4249903 13.10 0.000 4.697052 6.438158
LRME2 -1.44933 0.1572182 -9.22 0.000 -1.771377 -1.127284
LGCF 8.374265 4.631 1.81 0.081 -1.11909 17.860440
LPOP -2.732618 1.3829 -1.98 0.058 -5.56536 0.100124
LGOV -11.05055 3.744565 -2.95 0.006 -18.72094 -3.380151
LM2 2.191066 1.684115 1.30 0.204 -1.258687 5.640819
INF -0.0257629 0.0036078 -7.14 0.000 -0.0331531 -0.018373
_cons 2.239805 7.314661 0.31 0.762 -12.7436 17.223210
sigma_u 3.0672592
Nguồn: Stata
Phương trình (3) bổ sung thêm biến log của tỷ lệ kiều hối trên GDP bình phương, vẫn
sử dụng mô hình tác động cố định FE kết hợp với hàm sai số chuẩn mạnh robust. Kết
quả cho thấy kiều hối và tốc độ tăng trưởng kinh tế có có mối quan hệ phi tuyến với
nhau, biến bình phương log của tỷ lệ kiều hối trên GDP có hệ số ước lượng là - 1.499
và mức ý nghĩa thống kê là 1%. Đồng thời, với hệ ước lượng là âm, nên đồ thị giữa
37
kiều hối và tăng trưởng kinh tế sẽ có dạng đường cong parabol. Kết quả này cũng phù
hợp với các nghiên cứu về mặt lý thuyết trước đây cho rằng kiều hối có tác động tích
cực lẫn tiêu cực đến nền kinh tế.
Bảng 4.11 Bảng tổng hợp kết quả hồi quy của phƣơng trình (2) và (3)
Biến phụ thuộc: Tăng trƣởng GDP bình quân đầu ngƣời
Biến giải thích Ký hiệu Phƣơng trình (2)
Phƣơng trình
(3)
Log của tỷ lệ kiều hối
trên GDP
LREM
2.759
(4.13) ***
5.568
(13.1) ***
Log của tỷ lệ nguồn vốn
trên GDP
LGCF
8.415
(1.81) *
8.374
(1.81) *
Log của tỷ lệ tăng
trưởng dân số
LPOP
-2.738
(-1.98) *
-2.733
(-1.98) *
Log của tỷ lệ chi tiêu
Chính phủ trên GDP
LGOV
-10.831
(-2.97) ***
-11.051
(-2.95) ***
Log của tỷ lệ M2 trên
GDP
LM2
2.260
(1.35)
2.191
(1.3)
Tỷ lệ lạm phát INF
-0.026
(-7.17) ***
-0.026
(-7.14) ***
Bình phương log của tỷ
lệ kiều hối trên GDP
LREM2
-1.449
(-9.22) ***
Các giá trị trong ngoặc là giá trị của thống kê t. * có ý nghĩa ở mức 10%, ** có ý
nghĩa ở mức 5%, *** có ý nghĩa ở mức 1%.
38
5. KẾT LUẬN
Bài nghiên cứu này kiểm định tác động của kiều hối đến tăng tưởng kinh tế của quốc
gia tiếp nhận với dữ liệu bảng bao gồm 29 quốc gia đang phát triển trong giai đoạn
2000 – 2017. Kết quả thực nghiệm cho thấy vai trò quan trọng của kiều hối đối với các
quốc gia đang phát triển và Việt Nam nằm trong số các quốc gia đó. Nghiên cứu chỉ ra
hai quan điểm mới quan trọng như sau:
 Thứ nhất, nghiên cứu này cho thấy mối quan hệ phi tuyến giữa kiều hối và tăng
trưởng kinh tế có ý nghĩa thống kê của các quốc gia trong mẫu và hệ số ước
lượng của biến này là âm. Kết quả này phù hợp với các lập luận lý thuyết cho
rằng kiều hối có tác động tích cực lẫn tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Tác động
tích cực là khi dòng kiều hối chuyển về các quốc gia đang phát triển ở mức độ
vừa đủ kích thích nền kinh tế tăng trưởng thông qua việc gia tăng chi tiêu, đầu
tư giáo dục, y tế và giảm gánh nặng ngân sách của quốc gia tiếp nhận. Bên cạnh
đó, tác động tiêu cực sẽ xảy ra nếu dòng kiều hối đổ vào quá nhiều gây nên tâm
lý ỷ lại, gián tiếp làm giảm cung lao động, nâng giá đồng nội tệ làm gia tăng
“căn bệnh Hà Lan”.
 Thứ hai, bài nghiên cứu này cho thấy khi phương trình hồi quy chỉ có biến log
của tỷ lệ kiều hối trên GDP hoặc khi thêm dạng bình phương của biến này vào
mô hình thì hệ số ước lượng của biến log tỷ lệ kiều hối trên GDP đều là dương
và có ý nghĩa thống kê cao.
Bài nghiên cứu cũng có một số hạn chế như sau:
 Thứ nhất, do dữ liệu không có sẵn nên mô hình không có đầy đủ các biến kiểm
soát quan trọng trong hồi quy tăng trưởng kinh tế, ví dụ như biến đo lường chất
lượng của các định chế tài chính như trong nghiên cứu của Catrinescu, N et. al.
39
(2006), Giuliano, P. and Ruiz-Arranz, M. (2005), Chami, R. et al. (2008) và
World Bank (2006).
 Thứ hai, biến đo lường cho nguồn vốn con người đại diện là tỷ lệ người dân
được đi học (enrolment) như trong các nghiên cứu của World Bank (2006),
Nyamongo, E et. al. (2012) và IMF (2005) cũng không có đủ dữ liệu cho các
quốc gia trong mẫu.
 Thứ ba, đó là vấn đề về biến nội sinh. Mô hình nghiên cứu tác động của kiều hối
đến tăng trưởng kinh tế với biến log của tỷ lệ kiều hối trên GDP có thể là biến
nội sinh, sẽ ảnh hưởng đến độ tin cậy của các hệ số ước lượng. Điều này cũng
gợi mở một hướng nghiên cứu tiếp theo cho chủ đề này với việc sử dụng một
hay nhiều biến công cụ hoặc sử dụng phương pháp thực nghiệm khác hiệu quả
cao hơn.
 Cuối cùng, bài nghiên cứu này tìm thấy tác động phi tuyến của kiều hối đến tăng
trưởng kinh tế với hệ số bình phương biến log của tỷ lệ kiều hối trên GDP ở
dạng bậc hai là âm nhưng chưa đưa ra được ngưỡng tác động. Phạm vi nghiên
cứu của bài này chưa thể kết luận ở mức độ nào thì dòng kiều hối tác động tích
cực đến tăng trưởng kinh tế và mức độ nào thì dòng kiều hối sẽ gây hại đến nền
kinh tế. Hy vọng rằng các nghiên cứu tiếp theo có thể tìm thấy bằng chứng
mạnh mẽ để khẳng định quan hệ phi tuyến giữa kiều hối và tăng trưởng kinh tế.
Đồng thời đưa ra ngưỡng tác động giúp các nhà hoạch định chính sách có những
thông tin cần thiết trong việc điều hành và quản lý dòng tiền này.
Thông qua kết quả kiểm định cho thấy kiều hối vừa có tác động tích cực lẫn tiêu cực
đến sự tăng trưởng kinh tế của quốc gia tiếp nhận, hay nói cách khác kiều hối và tăng
40
trưởng kinh tế có mối quan hệ phi tuyến với nhau, bài học thực tế của Việt Nam rút ra
từ kết quả này như sau:
 Nhà nước cần chú trọng phát triển các kênh chuyển tiền kiều hối chính thức
bằng cách đưa ra nhiều sự ưu đãi, hoàn thiện hệ thống nhận và trả kiều hối ở
các vùng miền có số lượng kiều hối chuyển về lớn để thu hút người nhận
kiều hối sử dụng các kênh chuyển tiền này.
 Hoàn thiện khung pháp lý để kiểm soát và xử lý các trường hợp kiều hối
chuyển về sử dụng cho mục đích đầu tư trái pháp luật, gây tác động tiêu cực
đến nền kinh tế.
 Nhà nước cần thực thi các chính sách nhằm định hướng hoặc tạo động lực để
kiều hối đầu tư vào khu vực sản xuất và các lĩnh vực con người như giáo dục
và sức khỏe cộng đồng... nhằm tạo ra các hiệu ứng phát triển tích cực về dài
hạn cho đất nước.
 Xây dựng chính sách tỷ giá linh hoạt hơn nhằm tăng tính độc lập và hiệu
quả của chính sách tiền tệ trong việc ổn định giá cả đồng thời tạo điều kiện
phát triển thị trường ngoại hối, hạn chế các dòng vốn vào ngắn hạn có tính
đầu cơ.
 Tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, thay đổi môi trường đầu
tư theo hướng tích cực, đặc biệt là hạn chế thay đổi đột ngột các quy định
trong hoạt động đầu tư, nới lỏng các quy định, điều khoản, thủ tục hành
chính.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Akobeng., 2016: Out of inequality and poverty: Evidence for the effectiveness of
remittances in Sub-Saharan Africa. The Quarterly Review of Economic and
Finance 60 Paper No. 207 – 223.
2. Amuedo and Dorantes., 2014: The good and the bad in remittances flows:
Remittances have the potentail to lift up developing economics. IZA World of
Labor 2014:97.
3. Baltagi, B., 2005. Econometric Analysis of Panel Data. 3rd
edition Hoboken, NJ:
Wiley.
4. Baum, C., 2009. Instrumental variables and panel data methods in economic
and finance. Boston College and DIW Berlin.
5. Buch and Kuckulenz., 2004: Worker Remittances and Capital Flows to
Developing Countries. ZEW Discussion Paper No. 04 – 31.
6. Catrinescu, N et. al., 2006. Remittances, Institution and Growth. Bonn: IZA
Discussion Paper No. 2139
7. Chami, R. et al., 2003. Are Immigrant Remittance Flows a Source of Capital for
Development?. Washington DC: IMF Working Paper 03/189.
8. Chami, R. et al., 2008. Macroeconomic Consequences of Remittances.
Occasional Paper No.259, International Monetary Fund.
9. Giuliano, P. and Ruiz-Arranz, M., 2005. Remittances, Financial Development,
and Growth. IMF Working Paper No. 05/234.
10. Hassan, G.et al., 2012. Nonlinear growth effect of remittances in recipient
countries: an econometric analysis of remittances-growth nexus in Bangladesh.
Australia: The University of Waikato, Massey University, Macquarie
University.
11. International Monetary Fund, 2005. Two Current Issues Facing Developing
Countries. World Economic Outlook.
12. International Monetary Fund, 2009. Balance of Payment and International
Investment Position Manua. Six Edition. Washington DC: IMF.
13. International Monetary Fund, 2017. World Economic Outlook database.
14. Luca, A. and Petrova, I., 2008. What drives credit dollarization in transition
economies?. Journal of Banking & Finance Vol. 32, Issue 5, Paper No. 858 –
869.
15. Meyer, D. and Shera, A., 2017: The impact of remittances on economic growth:
An econometric model. EconomiA 18 Paper No. 147 – 155.
16. Nyamongo, E et. al., (2012). Remittances, financial development and economic
growth in Africa. Journal of Economic and Business.
17. Thanh Le., 2011: Remittances for economic development: The investment
prespective. Economic Modelling 28 Paper No. 2409 – 2415.
18. The World Bank Group, 2017. World Development Indicators.
19. UNCTAD, 2017. World Investment Report.
20. World Bank, 2005. Global Economic Prospects: Economic Implications of
Remittances and Migration. Washington DC.
21. World Bank, 2006. The Development Impact of Workers’ Remittances in Latin
America, Vol. 2: Detailded Findings. Washington: Report No. 37026. Chapter
3, Section V.
22. World Bank, 2018. Migration and Development Brief 30.
Phụ lục 1. Dữ liệu kiều hối của các quốc gia trong mẫu nghiên cứu
giai đoạn 2000 – 2017 (đơn vị tính: triệu USD)
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
AGO 4 5 7 7 7 7 8 9 8 6 18
ARG 86 190 207 274 312 432 541 606 705 629 644
BGD 1,969 2,100 2,860 3,192 3,582 4,642 5,428 6,562 8,941 10,521 10,850
BRA 1,647 1,776 2,448 2,824 3,577 2,805 3,287 3,306 3,643 2,889 3,083
KHM 121 133 140 138 177 164 184 186 188 142 153
CMR 30 20 35 76 103 77 130 167 162 184 115
COL 1,612 2,055 2,476 3,076 3,190 3,346 3,899 4,460 4,827 4,125 4,031
ECU 1,326 1,426 1,436 1,636 1,836 2,460 2,934 3,341 3,089 2,742 2,599
EGY 2,850 2,910 2,890 2,960 3,340 5,017 5,330 7,656 8,694 7,150 12,453
GMB 14 7 7 54 61 59 64 56 65 80 116
GRD 46 47 48 49 72 27 28 29 29 28 28
IND 12,845 14,229 15,707 21,015 18,753 22,125 28,334 37,217 49,977 49,204 53,480
JOR 1,845 2,011 2,142 2,200 2,332 2,421 2,794 3,326 3,510 3,465 3,623
LBN 1,582 2,307 2,540 4,739 5,589 4,924 5,202 5,769 7,181 7,558 6,914
LSO 478 402 390 557 627 599 614 638 576 548 610
MYS 342 367 435 571 802 1,117 1,365 1,556 1,329 1,131 1,103
MEX 7,522 10,150 11,030 16,620 19,830 22,742 26,543 26,880 26,041 22,076 22,080
MNG 12 25 56 129 202 177 155 178 225 200 266
MAR 2,160 3,260 2,880 3,610 4,220 4,589 5,451 6,730 6,894 6,269 6,423
NAM 9 9 8 12 15 18 16 16 14 77 69
PAK 1,080 1,460 3,550 3,961 3,942 4,280 5,121 5,998 7,039 8,717 9,690
PAN 16 73 85 107 109 130 301 355 378 337 410
PNG 7 6 6 7 10 7 4 8 7 5 3
PRY 278 264 202 223 238 161 336 341 363 377 410
PHL 6,957 8,769 9,740 10,244 11,473 13,733 15,496 16,437 18,851 19,960 21,557
ZAF 344 298 288 435 523 614 692 792 784 862 1,070
THA 1,700 1,250 1,380 1,610 1,620 1,187 1,333 1,635 1,898 3,808 4,433
TUN 796 927 1,070 1,253 1,433 1,393 1,510 1,716 1,977 1,964 2,063
VNM 1,340 1,100 1,770 2,100 2,310 3,150 3,800 6,180 6,805 6,020 8,260
Năm 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
AGO 10 40 37 31 11 4 1
ARG 697 578 535 505 494 539 570
BGD 12,071 14,120 13,867 14,988 15,296 13,574 13,498
BRA 3,215 2,784 2,718 2,648 2,897 2,740 2,699
KHM 160 172 176 377 400 371 386
CMR 219 210 244 283 242 269 269
COL 4,101 4,019 4,450 4,166 4,680 4,894 5,525
ECU 2,681 2,476 2,459 2,472 2,388 2,612 2,849
EGY 14,324 19,236 17,833 19,570 18,325 18,699 22,524
GMB 91 106 110 138 136 207 207
GRD 29 29 30 41 43 1 1
IND 62,499 68,821 69,970 70,389 68,910 62,744 68,967
JOR 3,684 3,848 5,343 6,370 5,348 4,375 4,432
LBN 6,878 6,671 7,567 7,191 7,481 7,606 7,440
LSO 649 555 463 393 371 344 401
MYS 1,211 1,294 1,423 1,580 1,644 1,604 1,648
MEX 23,446 23,209 23,189 24,802 26,233 28,691 30,618
MNG 250 324 257 255 261 260 273
MAR 7,256 6,508 6,882 7,736 6,904 7,088 6,847
NAM 79 80 65 81 47 66 41
PAK 12,263 14,007 14,629 17,244 19,306 19,808 19,689
PAN 368 411 461 756 554 502 533
PNG 17 14 14 10 10 3 2
PRY 541 634 623 507 554 657 704
PHL 23,054 24,610 26,717 28,691 29,799 31,142 32,810
ZAF 1,158 1,085 971 913 825 755 873
THA 5,256 5,657 6,585 6,524 5,895 6,270 6,729
TUN 2,004 2,266 2,291 2,347 1,971 1,821 1,890
VNM 8,600 10,000 11,000 12,000 13,000 14,000 15,000
Nguồn: World Bank
Phụ lục 2. Dữ liệu GDP của các quốc gia trong mẫu nghiên cứu
giai đoạn 2000 – 2017 (đơn vị tính: tỷ USD)
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
AGO 9 9 15 18 24 37 52 65 89 70 84
ARG 284 269 98 128 165 199 233 288 362 333 424
BGD 53 54 55 60 65 69 72 80 92 102 115
BRA 655 559 508 558 669 892 1,108 1,397 1,696 1,667 2,209
KHM 100 98 98 95 117 145 161 206 242 232 286
CMR 10 10 12 15 17 18 19 22 26 26 26
COL 18 24 29 32 37 42 47 51 62 63 70
ECU 100 98 88 83 79 90 107 130 163 189 219
EGY 1 1 1 0 1 1 1 1 1 1 1
GMB 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1
GRD 462 479 508 600 700 809 920 1,201 1,187 1,324 1,657
IND 8 9 10 10 11 13 15 17 22 24 26
JOR 4 4 4 5 5 6 7 9 10 10 11
LBN 17 18 19 20 21 21 22 25 29 35 38
LSO 1 1 1 1 2 2 2 2 2 2 2
MYS 39 39 42 52 60 62 69 79 93 93 93
MEX 708 757 772 729 782 877 975 1,053 1,110 900 1,058
MNG 1 1 1 2 2 3 3 4 6 5 7
MAR 94 93 101 110 125 144 163 194 231 202 255
NAM 4 3 3 5 6 7 8 9 8 9 11
PAK 74 72 72 83 98 110 137 152 170 168 177
PAN 12 13 13 14 15 16 18 21 25 27 29
PNG 81 76 81 84 91 103 122 149 174 168 200
PRY 4 3 3 4 4 5 8 10 12 12 14
PHL 9 8 7 8 10 11 13 18 25 22 27
ZAF 126 120 134 152 173 189 222 263 291 282 341
THA 21 22 23 27 31 32 34 39 45 43 44
TUN 31 33 35 40 45 58 66 77 99 106 116
VNM 136 122 116 175 229 258 272 299 287 296 375
Năm 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
AGO 112 128 137 146 116 101 122
ARG 530 546 552 526 595 555 637
BGD 129 133 150 173 195 221 250
BRA
2,616 2,465 2,473 2,456 1,802 1,794 2,056
KHM 334 371 382 381 293 283 314
CMR 29 29 32 35 31 33 35
COL 79 88 95 102 99 100 104
ECU
236 279 289 306 333 333 235
EGY 1 1 1 1 1 1 1
GMB
1 1 1 1 1 1 1
GRD 1,823 1,828 1,857 2,039 2,102 2,274 2,601
IND 29 31 34 36 38 39 40
JOR 13 14 15 17 18 20 22
LBN
40 44 46 49 50 51 54
LSO
3 3 3 3 3 2 3
MYS 101 98 107 110 101 103 110
MEX 1,180 1,201 1,274 1,315 1,171 1,078 1,151
MNG 10 12 13 12 12 11 11
MAR 298 314 323 338 297 297 315
NAM 12 13 13 13 12 11 13
PAK 214 224 231 244 271 279 305
PAN 35 40 46 50 54 58 62
PNG 224 250 272 285 293 305 314
PRY 18 21 21 23 21 19 21
PHL 34 33 39 40 36 36 40
ZAF 371 398 420 407 401 412 455
THA 46 45 46 48 43 42 40
TUN 136 156 171 186 193 205 224
VNM 416 396 367 351 318 296 349
Nguồn: World Bank
Phụ lục 3. Mẫu dữ liệu gồm 29 quốc gia đang phát triển
trong giai đoạn 2000-2017
STT Tên quốc gia Ký hiệu
1 Angola AGO
2 Argentina ARG
3 Bangladesh BGD
4 Brazil BRA
5 Cambodia KHM
6 Cameroon CMR
7 Colombia COL
8 Ecuador ECU
9 Egypt EGY
10 Gambia GMB
11 Grenada GRD
12 India IND
13 Jordan JOR
14 Lebanon LBN
15 Lesotho LSO
16 Malaysia MYS
17 Mexico MEX
18 Mongolia MNG
19 Morocco MAR
20 Namibia NAM
21 Pakistan PAK
22 Panama PAN
23 Papua New Guinea PNG
24 Paraguay PRY
25 Philippines PHL
26 South Africa ZAF
27 Thailand THA
28 Tunisia TUN
29 Vietnam VNM

More Related Content

What's hot

Chính sách can thiệp của Chính phủ
Chính sách can thiệp của Chính phủChính sách can thiệp của Chính phủ
Chính sách can thiệp của Chính phủ
Linh Lư
 
Lý thuyết danh mục đầu tư
Lý thuyết danh mục đầu tưLý thuyết danh mục đầu tư
Lý thuyết danh mục đầu tư
maianhbang
 
Giáo Trình Lý Thuyết Tài Chính Tiền Tệ (NXB Kinh Tế Quốc Dân 2016) - Cao Thị ...
Giáo Trình Lý Thuyết Tài Chính Tiền Tệ (NXB Kinh Tế Quốc Dân 2016) - Cao Thị ...Giáo Trình Lý Thuyết Tài Chính Tiền Tệ (NXB Kinh Tế Quốc Dân 2016) - Cao Thị ...
Giáo Trình Lý Thuyết Tài Chính Tiền Tệ (NXB Kinh Tế Quốc Dân 2016) - Cao Thị ...
Man_Ebook
 
Sự vận động của tỷ giá hối đoái
Sự vận động của tỷ giá hối đoáiSự vận động của tỷ giá hối đoái
Sự vận động của tỷ giá hối đoái
pikachukt04
 
2. bai giang 2 xay dung bao cao ngan luu
2. bai giang 2   xay dung bao cao ngan luu2. bai giang 2   xay dung bao cao ngan luu
2. bai giang 2 xay dung bao cao ngan luu
Ngoc Minh
 
On tap kinh te luong co ban
On tap kinh te luong co banOn tap kinh te luong co ban
On tap kinh te luong co ban
Cam Lan Nguyen
 

What's hot (20)

200 đề tài khóa luận tốt nghiệp ngành tài chính doanh nghiệp, HAY
200 đề tài khóa luận tốt nghiệp ngành tài chính doanh nghiệp, HAY200 đề tài khóa luận tốt nghiệp ngành tài chính doanh nghiệp, HAY
200 đề tài khóa luận tốt nghiệp ngành tài chính doanh nghiệp, HAY
 
Silde tài chính quốc tế
Silde tài chính quốc tếSilde tài chính quốc tế
Silde tài chính quốc tế
 
Chính sách can thiệp của Chính phủ
Chính sách can thiệp của Chính phủChính sách can thiệp của Chính phủ
Chính sách can thiệp của Chính phủ
 
Lý thuyết danh mục đầu tư
Lý thuyết danh mục đầu tưLý thuyết danh mục đầu tư
Lý thuyết danh mục đầu tư
 
Giáo Trình Lý Thuyết Tài Chính Tiền Tệ (NXB Kinh Tế Quốc Dân 2016) - Cao Thị ...
Giáo Trình Lý Thuyết Tài Chính Tiền Tệ (NXB Kinh Tế Quốc Dân 2016) - Cao Thị ...Giáo Trình Lý Thuyết Tài Chính Tiền Tệ (NXB Kinh Tế Quốc Dân 2016) - Cao Thị ...
Giáo Trình Lý Thuyết Tài Chính Tiền Tệ (NXB Kinh Tế Quốc Dân 2016) - Cao Thị ...
 
Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...
 
Sự vận động của tỷ giá hối đoái
Sự vận động của tỷ giá hối đoáiSự vận động của tỷ giá hối đoái
Sự vận động của tỷ giá hối đoái
 
Đề tài: Tiểu luận Chính sách tài khóa- giải pháp và thực trạng, HAY
Đề tài: Tiểu luận Chính sách tài khóa- giải pháp và thực trạng, HAYĐề tài: Tiểu luận Chính sách tài khóa- giải pháp và thực trạng, HAY
Đề tài: Tiểu luận Chính sách tài khóa- giải pháp và thực trạng, HAY
 
Mối liên hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế việt nam trong thời gian qua
Mối liên hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế việt nam trong thời gian quaMối liên hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế việt nam trong thời gian qua
Mối liên hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế việt nam trong thời gian qua
 
Luận văn thạc sĩ Phát triển thị trường trái phiếu việt nam_Nhận làm luận văn ...
Luận văn thạc sĩ Phát triển thị trường trái phiếu việt nam_Nhận làm luận văn ...Luận văn thạc sĩ Phát triển thị trường trái phiếu việt nam_Nhận làm luận văn ...
Luận văn thạc sĩ Phát triển thị trường trái phiếu việt nam_Nhận làm luận văn ...
 
Yếu tố ảnh hưởng tới kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng của Việt Nam
Yếu tố ảnh hưởng tới kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng của Việt NamYếu tố ảnh hưởng tới kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng của Việt Nam
Yếu tố ảnh hưởng tới kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng của Việt Nam
 
Tiểu luận chứng khoán
Tiểu luận chứng khoánTiểu luận chứng khoán
Tiểu luận chứng khoán
 
Bài giảng thẩm định dự án đầu tư
Bài giảng thẩm định dự án đầu tưBài giảng thẩm định dự án đầu tư
Bài giảng thẩm định dự án đầu tư
 
2. bai giang 2 xay dung bao cao ngan luu
2. bai giang 2   xay dung bao cao ngan luu2. bai giang 2   xay dung bao cao ngan luu
2. bai giang 2 xay dung bao cao ngan luu
 
Tham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm Cao
Tham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm CaoTham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm Cao
Tham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm Cao
 
On tap kinh te luong co ban
On tap kinh te luong co banOn tap kinh te luong co ban
On tap kinh te luong co ban
 
200 đề tài luận văn chuyên ngành tài chính doanh nghiệp
200 đề tài luận văn chuyên ngành tài chính doanh nghiệp200 đề tài luận văn chuyên ngành tài chính doanh nghiệp
200 đề tài luận văn chuyên ngành tài chính doanh nghiệp
 
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
 
Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng Eximbank, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng Eximbank, 9 ĐIỂM!Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng Eximbank, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng Eximbank, 9 ĐIỂM!
 
Quản trị ngân hàng tm
Quản trị ngân hàng tmQuản trị ngân hàng tm
Quản trị ngân hàng tm
 

Similar to Luận văn tác động của kiều hối đến sự tăng trưởng kinh tế

Similar to Luận văn tác động của kiều hối đến sự tăng trưởng kinh tế (20)

Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Tăng Trưởng, Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Tăng Trưởng, Đầu Tư Trực Tiếp Nước NgoàiLuận Văn Mối Quan Hệ Giữa Tăng Trưởng, Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Tăng Trưởng, Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài
 
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tăng Trưởng Kinh Tế
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tăng Trưởng Kinh TếLuận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tăng Trưởng Kinh Tế
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tăng Trưởng Kinh Tế
 
Luận Văn Tác Động Của Chất Lượng Thể Chế Và Dòng Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ng...
Luận Văn Tác Động Của Chất Lượng Thể Chế Và Dòng Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ng...Luận Văn Tác Động Của Chất Lượng Thể Chế Và Dòng Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ng...
Luận Văn Tác Động Của Chất Lượng Thể Chế Và Dòng Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ng...
 
Luận Văn Các Yếu Tố Quyết Định Sự Phát Triển Tài Chính Của Các Quốc Gia Ở Châu Á
Luận Văn Các Yếu Tố Quyết Định Sự Phát Triển Tài Chính Của Các Quốc Gia Ở Châu ÁLuận Văn Các Yếu Tố Quyết Định Sự Phát Triển Tài Chính Của Các Quốc Gia Ở Châu Á
Luận Văn Các Yếu Tố Quyết Định Sự Phát Triển Tài Chính Của Các Quốc Gia Ở Châu Á
 
Phân Tích Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Thực Và Cán Cân Thương Mại Ở Việt Nam
Phân Tích Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Thực Và Cán Cân Thương Mại Ở Việt NamPhân Tích Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Thực Và Cán Cân Thương Mại Ở Việt Nam
Phân Tích Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Thực Và Cán Cân Thương Mại Ở Việt Nam
 
Luận Văn Quản Trị Công, Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Và Đầu Tư Tư Nhân
Luận Văn Quản Trị Công, Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Và Đầu Tư Tư NhânLuận Văn Quản Trị Công, Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Và Đầu Tư Tư Nhân
Luận Văn Quản Trị Công, Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Và Đầu Tư Tư Nhân
 
Luận Văn Phân Tích Thực Trạng Bất Bình Đẳng Trong Thu Nhập Và Tăng Trưởng Kin...
Luận Văn Phân Tích Thực Trạng Bất Bình Đẳng Trong Thu Nhập Và Tăng Trưởng Kin...Luận Văn Phân Tích Thực Trạng Bất Bình Đẳng Trong Thu Nhập Và Tăng Trưởng Kin...
Luận Văn Phân Tích Thực Trạng Bất Bình Đẳng Trong Thu Nhập Và Tăng Trưởng Kin...
 
Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suấ...
Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suấ...Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suấ...
Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suấ...
 
Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suấ...
Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suấ...Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suấ...
Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suấ...
 
Luận án: Yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài - Gửi miễn p...
Luận án: Yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài - Gửi miễn p...Luận án: Yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài - Gửi miễn p...
Luận án: Yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài - Gửi miễn p...
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân HàngLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
 
Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Cổ Phần Dược Hậu Giang.docx
Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Cổ Phần Dược Hậu Giang.docxPhân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Cổ Phần Dược Hậu Giang.docx
Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Cổ Phần Dược Hậu Giang.docx
 
Luận Văn Quản Trị Công, Nợ Nước Ngoài Và Tăng Trưởng Kinh Tế Tại Các Quốc Gia...
Luận Văn Quản Trị Công, Nợ Nước Ngoài Và Tăng Trưởng Kinh Tế Tại Các Quốc Gia...Luận Văn Quản Trị Công, Nợ Nước Ngoài Và Tăng Trưởng Kinh Tế Tại Các Quốc Gia...
Luận Văn Quản Trị Công, Nợ Nước Ngoài Và Tăng Trưởng Kinh Tế Tại Các Quốc Gia...
 
Luận Văn Những Yếu Tố Tác Động Đến Nợ Xấu Của Ngân Hàng
Luận Văn Những Yếu Tố Tác Động Đến Nợ Xấu Của Ngân HàngLuận Văn Những Yếu Tố Tác Động Đến Nợ Xấu Của Ngân Hàng
Luận Văn Những Yếu Tố Tác Động Đến Nợ Xấu Của Ngân Hàng
 
Luận Văn Phát Triển Tài Chính Và Tăng Trưởng Kinh Tế
Luận Văn Phát Triển Tài Chính Và Tăng Trưởng Kinh TếLuận Văn Phát Triển Tài Chính Và Tăng Trưởng Kinh Tế
Luận Văn Phát Triển Tài Chính Và Tăng Trưởng Kinh Tế
 
Tác động tích cực của đầu tư quốc tế đối với nước nhận đầu tư
Tác động tích cực của đầu tư quốc tế đối với nước nhận đầu tưTác động tích cực của đầu tư quốc tế đối với nước nhận đầu tư
Tác động tích cực của đầu tư quốc tế đối với nước nhận đầu tư
 
Tác động của FDI đến phát triển kinh tế tỉnh Quảng Nam tiếng việt.doc
Tác động của FDI đến phát triển kinh tế tỉnh Quảng Nam tiếng việt.docTác động của FDI đến phát triển kinh tế tỉnh Quảng Nam tiếng việt.doc
Tác động của FDI đến phát triển kinh tế tỉnh Quảng Nam tiếng việt.doc
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
 
Luận Văn Tác Động Của Thu Nhập Ngoài Lãi Đến Lợi Nhuận Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Thu Nhập Ngoài Lãi Đến Lợi Nhuận Ngân HàngLuận Văn Tác Động Của Thu Nhập Ngoài Lãi Đến Lợi Nhuận Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Thu Nhập Ngoài Lãi Đến Lợi Nhuận Ngân Hàng
 

More from Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com

More from Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com (20)

Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu HạnVấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
 
Tiểu Luận Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ngành Dệt May
Tiểu Luận Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ngành Dệt MayTiểu Luận Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ngành Dệt May
Tiểu Luận Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ngành Dệt May
 
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...
 
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
 
Luận Văn Phân Tích Doanh Thu Và Lợi Nhuận Của Công Ty Thuốc Lá Vinasa
Luận Văn Phân Tích Doanh Thu Và Lợi Nhuận Của Công Ty Thuốc Lá VinasaLuận Văn Phân Tích Doanh Thu Và Lợi Nhuận Của Công Ty Thuốc Lá Vinasa
Luận Văn Phân Tích Doanh Thu Và Lợi Nhuận Của Công Ty Thuốc Lá Vinasa
 
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...
 
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Khách Sạn
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Khách SạnLuận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Khách Sạn
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Khách Sạn
 
Luận Văn Chiến Lược Phát Triển Của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư
Luận Văn Chiến Lược Phát Triển Của Công Ty Cổ Phần Đầu TưLuận Văn Chiến Lược Phát Triển Của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư
Luận Văn Chiến Lược Phát Triển Của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư
 
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển VọngKhoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
 
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
 
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương MạiKhoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
 
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước NgoàiKhoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
 
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây Dựng
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây DựngHoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây Dựng
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây Dựng
 
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt NamChuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
 
Chuyên Đề Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Du Lịch
Chuyên Đề Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Du LịchChuyên Đề Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Du Lịch
Chuyên Đề Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Du Lịch
 
Chuyên Đề Hoạt Động Quảng Cáo Tại Công Ty Du Lịch
Chuyên Đề Hoạt Động Quảng Cáo Tại Công Ty Du LịchChuyên Đề Hoạt Động Quảng Cáo Tại Công Ty Du Lịch
Chuyên Đề Hoạt Động Quảng Cáo Tại Công Ty Du Lịch
 
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
 
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công TyChuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
 
Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Hành Khách Của Công Ty
Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Hành Khách Của Công TyChuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Hành Khách Của Công Ty
Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Hành Khách Của Công Ty
 

Recently uploaded

26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 

Recently uploaded (20)

26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 

Luận văn tác động của kiều hối đến sự tăng trưởng kinh tế

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH LÝ THU THẢO TÁC ĐỘNG CỦA KIỀU HỐI ĐẾN SỰ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Tham khảo thêm tài liệu tại Trangluanvan.com Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo Khoá Luận, Luận Văn ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0934.536.149 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2022
  • 2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng luận văn “ Tác động của kiều hối đến sự tăng trưởng kinh tế ” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các thông tin dữ liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực và kết quả trình bày trong luận văn chưa được công bố tại bất kỳ công trình nghiên cứu nào trước đây. Nếu phát hiện có bất kỳ gian lận nào, tôi xin chịu toàn bộ trách nhiệm trước Hội đồng. Tp. Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2022 Tác giả luận văn Lý Thu Thảo
  • 3. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ TÓM TẮT ABSTRACT 1. GIỚI THIỆU............................................................................................................1 1.1 Vấn đề nghiên cứu:.................................................................................................1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu: ..............................................................................................1 1.3 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................2 1.4 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................2 1.5 Kết quả nghiên cứu.................................................................................................2 1.6 Kết cấu của luận văn...............................................................................................2 2. TỔNG QUAN NHỮNG NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY......................................3 2.1 Cơ sở lý thuyết........................................................................................................3 2.1.1 Các lý thuyết liên quan đến kiều hối....................................................................3 2.1.2 Các kênh chuyển kiều hối....................................................................................5 2.2 Những nghiên cứu về mặt lý thuyết........................................................................7 2.2.1 Tác động tích cực của kiều hối đến tăng trưởng kinh tế......................................7
  • 4. 2.2.2 Tác động tiêu cực của kiều hối đến tăng trưởng kinh tế......................................9 2.3 Những nghiên cứu về mặt thực nghiệm................................................................11 2.4 Xu hướng dòng kiều hối của các quốc gia trong mẫu nghiên cứu .......................20 3. DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................................22 3.1 Mô hình.............................................................................................................23 3.2 Phương pháp nghiên cứu..................................................................................25 3.3 Dữ liệu nghiên cứu................................................................................................26 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................................................28 4.1 Kết quả thống kê mô tả.....................................................................................28 4.2 Ma trận tương quan...........................................................................................29 4.3 Kết quả thực nghiệm.........................................................................................30 5. KẾT LUẬN ............................................................................................................38 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 5. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Cụm viết tắt Tên đầy đủ tiếng Anh Tên đầy đủ tiếng Việt DPD Dynamic Panel Data Phương pháp Dynamic Panel Data FDI Foreign Direct Investments Đầu tư trực tiếp nước ngoài FE Fixed Effects Mô hình tác động cố định GDP Gross Domestic Products Tổng sản phẩm quốc nội IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế ICRG International Country Risk Guide Các chỉ số rủi ro tài chính IV GMM Instrumental Variables Generalized Method of Moments Phương pháp Moments tổng quát ODA Official Development Assistance Viện trợ phát triển chính thức OLS Ordinary Least Squares Phương pháp hồi quy bình phương bé nhất SGMM System Generalized Method of Moments Phương pháp System Moments tổng quát UNCTAD United Nations Conference on Trade and Development Hiệp hội liên hiệp thương mại và phát triển thế giới WDI World Bank’s World Development Indicators Các chỉ số phát triển thế giới của World Bank
  • 6. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 Tóm tắt các nghiên cứu thực nghiệm............................................................ 16 Bảng 3.1 Các biến trong mô hình và nguồn dữ liệu..................................................... 27 Bảng 4.1 Thống kê mô tả các biến trong mô hình........................................................ 28 Bảng 4.2 Ma trận tương quan ....................................................................................... 29 Bảng 4.3 Kết quả kiểm định đa cộng tuyến trong mô hình .......................................... 29 Bảng 4.4 Kết quả hồi quy theo mô hình tác động cố định (FE) ................................... 30 Bảng 4.5 Kết quả hồi quy theo mô hình tác động ngẫu nhiên (RE)............................. 31 Bảng 4.6 Kết quả kiểm định Hausman giữa mô hình FE và RE .................................. 32 Bảng 4.7 Kết quả kiểm định sự thay đổi phương sai trong mô hình............................ 33 Bảng 4.8 Kết quả kiểm định hiện tượng tự tương quan trong mô hình........................ 33 Bảng 4.9 Kết quả hồi quy trên Stata của phương trình (2)........................................... 34 Bảng 4.10 Kết quả hồi quy trên Stata của phương trình (3)......................................... 36 Bảng 4.11 Bảng tổng hợp kết quả hồi quy của phương trình (2) và (3)....................... 37
  • 7. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 2.1: Các kênh chuyển kiều hối .............................................................................. 5 Hình 2.2: Sơ đồ tác động của kiều hối đến tăng trưởng kinh tế................................... 10 Hình 2.3 Tổng lượng kiều hối của các quốc gia trong mẫu giai đoạn 2000 – 2017..... 20 Hình 2.4 Top 10 quốc gia nhận kiều hối nhiều nhất .................................................... 21 Hình 2.5 Mối tương quan giữa dòng kiều hối vào và trung bình tốc độ tăng trưởng GDP của các quốc gia trong mẫu giai đoạn 2000 – 2017 ............................................. 22
  • 8. TÓM TẮT Trong những năm gần đây, chính sách quản lý kiều hối ngày càng được điều chỉnh thông thoáng hơn đã tạo điều kiện cho dòng kiều hối chảy về mỗi nước gia tăng đáng kể. Nó trở thành một nguồn cung ngoại tệ quan trọng được ghi nhận vào cán cân tài khoản vãng lai và góp phần bù đắp thâm hụt cán cân thương mại của quốc gia nhận kiều hối. Vì vậy, nghiên cứu “tác động của kiều hối đến sự tăng trưởng kinh tế” của Việt Nam nói riêng và các nước đang phát triển nói chung là rất cần thiết. Để thực hiện mục tiêu này, tôi đã sử dụng dữ liệu bảng và phương pháp Fixed Effects đối với 29 quốc gia đang phát triển từ năm 2000 – 2017. Kết quả cho thấy kiều hối có mối quan phi tuyến với tăng trưởng kinh tế, khi tỷ lệ kiều hối trên GDP tương đối thấp sẽ kích thích tăng trưởng nhưng khi vượt quá ngưỡng kiều hối sẽ có tác động tiêu cực. Từ khóa: Kiều hối; Tăng trưởng kinh tế; Dữ liệu bảng. ABSTRACT In recent years, the remittances management policy has been adjusted more open, which has created conditions for the remittance flow to each country increase significantly. It becomes an important source of foreign currency recorded in current account and contributes to offset the balance of trade of the remittances receiving country. Therefore, the study “impact of remittances to economic growth” in Vietnam particular and developing countries general are very necessary. I used table data and Fixed Effects method for 29 developing countries from 2000 – 2017. The results show that remittances have nonlinear relationship with economic growth and when the remittaces/GDP ratio is relatively low, it will stimulate economic growth, but when exceeding the threshold, remittances will have a negative impact. Keywords: Remittances; Economic growth; Panel data.
  • 9. 1 1. GIỚI THIỆU 1.1 Vấn đề nghiên cứu: Theo thống kê số liệu từ World Bank và UNCTAD, kiều hối là một nguồn tài trợ đôi khi vượt quá dòng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) và dòng vốn đầu tư gián tiếp (FPI), nó được xem là nguồn vốn bên ngoài lớn thứ hai đối với các nước đang phát triển. Kiều hối góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống của một bộ phận người dân nhận kiều hối, gia tăng tiết kiệm quốc gia và kích thích thị trường tài chính phát triển. Những năm gần đây, cùng với chủ trương hội nhập, tăng cường hợp tác quốc tế, và các chính sách quản lý kiều hối cởi mở hơn đã làm cho dòng kiều hối chuyển về các nước đang phát triển tăng lên rõ rệt. Câu hỏi được đặt ra là liệu sự gia tăng đó có tác động đến tăng trưởng kinh tế của quốc gia nhận hay không? Nếu có thì sự tác động này là tích cực hay tiêu cực? Hiểu rõ được điều này giúp chúng ta đưa ra được các chính sách phù hợp nhằm thu hút dòng kiều hối, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Các công trình nghiên cứu trước đây vẫn còn hạn chế về thời gian nghiên cứu và cho nhiều kết quả khác nhau. Chính vì vậy, tôi đã quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu “Tác động của kiều hối đến sự tăng trưởng kinh tế”. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu: Bài nghiên cứu cần giải đáp ba câu hỏi như sau:  Thứ nhất, kiểm định tác động của kiều hối đến sự tăng trưởng kinh tế của quốc gia tiếp nhận.  Thứ hai, nếu kiều hối có tác động đến tăng trưởng kinh tế thì đây là tác động thúc đẩy hay kiềm hãm tăng trưởng kinh tế của quốc gia tiếp nhận.
  • 10. 2  Thứ ba, xem xét mối quan hệ phi tuyến giữa kiều hối và tăng trưởng kinh tế của các quốc gia trong mẫu nghiên cứu. 1.3 Phƣơng pháp nghiên cứu Để giải đáp ba câu hỏi như đã trình bày ở trên, tôi sử dụng phương pháp Fixed Effects kết hợp với việc sử dụng sai số chuẩn mạnh (robust standard error) để khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi trong mô hình. 1.4 Phạm vi nghiên cứu Tôi sử dụng dữ liệu bảng gồm 29 quốc gia trong giai đoạn từ năm 2000 – 2017 với các biến số như sau: tỷ lệ kiều hối trên GDP, tỷ lệ nguồn vốn trên GDP, tỷ lệ tăng trưởng dân số, tỷ lệ chi tiêu chính phủ trên GDP, tỷ lệ M2 trên GDP và tỷ lệ lạm phát. 1.5 Kết quả nghiên cứu Kết quả nghiên cứu cho thấy kiều hối có tác động tích cực lẫn tiêu cực đến sự tăng trưởng kinh tế của các quốc gia trong mẫu với hệ số ước lượng của biến log tỷ lệ kiều hối trên GDP là âm và có mức ý nghĩa thống kê cao. Đồng thời, kiều hối và tăng trưởng kinh tế cũng có mối quan hệ phi tuyến với nhau thể hiện thông qua việc thêm biến bình phương log của tỷ lệ kiều hối trên GDP vào mô hình, hệ số ước lượng của biến này có dấu âm và có ý nghĩa thống kê cao. 1.6 Kết cấu của luận văn Bài nghiên cứu này được cấu trúc như sau: Phần tiếp theo giới thiệu là các cơ sở lý thuyết liên quan đến kiều hối, xu hướng và mối tương quan giữa dòng kiều hối và tăng trưởng GDP của các quốc gia trong mẫu nghiên cứu, tổng quan những nghiên cứu
  • 11. 3 trước đây cả về mặt lý thuyết và thực nghiệm. Phần thứ ba mô tả dữ liệu sử dụng và phương pháp nghiên cứu. Phần thứ tư trình bày kết quả thực nghiệm của đề tài. Phần cuối cùng đưa ra kết luận và kết quả nghiên cứu, những vấn đề còn hạn chế trong bài nghiên cứu cũng như đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo. 2. TỔNG QUAN NHỮNG NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY 2.1 Cơ sở lý thuyết 2.1.1 Các lý thuyết liên quan đến kiều hối  Kiều hối Định nghĩa của Ngân hàng Thế giới (WB) ) cho rằng kiều hối là các khoản tiền được chuyển về từ bên ngoài lãnh thổ của quốc gia tiếp nhận, đây là nguồn thu nhập của những người xuất khẩu lao động hoặc dân di cư lâu năm tại nước ngoài và được ghi nhận như một phần trong cán cân vãng lai của quốc gia tiếp nhận. Theo luật của Việt Nam, kiều hối là ngoại tệ được chuyển vào Việt Nam theo các hình thức sau: chuyển ngoại tệ thông qua các ngân hàng; các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp được cấp phép; dịch vụ bưu chính quốc tế; cá nhân tự mang ngoại tệ về trong các dịp về thăm gia đình.  Cán cân thanh toán quốc tế Quỹ tiền tệ quốc tế IMF (1993) định nghĩa cán cân thanh thanh toán quốc tế là toàn bộ giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ, các khoản vay mượn của quốc gia với phần còn lại của thế giới và biến động dự trữ ngoại hối của quốc gia trong kỳ. Kiều hối được xem là một nguồn thu ngoại tệ ổn định và không hoàn lại.
  • 12. 4  Cán cân vãng lai Quỹ tiền tệ quốc tế IMF (1993) định nghĩa cán cân vãng lai là sự phản ánh toàn bộ các giao dịch bằng tiền hoặc tài sản giữa người cư trú và người không cư trú mà không phát sinh nghĩa vụ nợ trong tương lai. Bao gồm 4 thành phần chính: + Cán cân thương mại: xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa. + Cán cân dịch vụ: vận tải, du lịch, các dịch vụ khác… + Cán cân thu nhập ( thu nhập sơ cấp): thu nhập từ đầu tư, thu nhập của người lao động. + Cán cân chuyển giao vãng một chiều: nhận viện trợ, tặng, cho, biếu và các khoản chuyển giao khác bằng tiền mặt (dòng kiều hối) hoặc hiện vật… giữa người cư trú và người không cư trú.  Cán cân thƣơng mại Thể hiện phần chênh lệch giữa giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của một nền kinh tế trong một khoảng thời gian xác định. Dữ liệu thống kê được sử dụng để tính toán cán cân thương mại là giá trị tính bằng tiền của tất cả các sản phẩm, dịch vụ xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia. Nếu cán cân thương mại của một quốc gia có giá trị (+) thì quốc gia đó đang ở trong tình trạng thặng dư thương mại ( giá trị xuất khẩu vượt quá giá trị nhập khẩu ); ngược lại nếu cán cân thương mại có giá trị (-) thì quốc gia đó đang bị thâm hụt thương mại ( giá trị nhập khẩu vượt quá giá trị xuất khẩu ).  Tăng trƣởng kinh tế: là sự biến đổi kinh tế theo chiều hướng tiến bộ, mở rộng quy mô về mặt số lượng các yếu tố của nền kinh tế trong một thời gian nhất định. Hay nói cách khác, tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản phẩm quốc dân (GNP) trong một thời gian nhất định.
  • 13. Điểm chuyển kiều hối (trung gian tại quốc gia gửi) - Ngân hàng thương mại - Công ty chuyển tiền - Tổ chức tín dụng - Bưu điện - Công ty chuyển phát nhanh - Đại lý thu - Bạn bè/người thân Mạng lƣới liên kết/hình thức chuyển - Tin nhắn và hệ thống thanh toán - SWIFT - Chuyển tiền - Tin nhắn điện thoại - Hướng dẫn sử dụng web - Vận chuyển dạng vật chất tiền và hàng hóa Điểm nhận kiều hối (trung gian tại quốc gia nhận) - Ngân hàng thương mại - Công ty chuyển tiền - Tổ chức tín dụng - Bưu điện - Công ty chuyển phát nhanh - Địa điểm của người nhận 5  Mối quan hệ giữa kiều hối và tăng trƣởng kinh tế Kiều hối là một nguồn tài trợ quan trọng đôi khi vượt quá dòng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) và dòng vốn đầu tư gián tiếp (FPI), nó được xem là nguồn vốn bên ngoài lớn thứ hai đối với các nước đang phát triển. Kiều hối góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống của một bộ phận người dân nhận kiều hối, gia tăng tiết kiệm quốc gia và kích thích thị trường tài chính phát triển, từ đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của quốc gia tiếp nhận. Mặt khác, khi nền kinh tế của một quốc gia phát triển, cơ sở hạ tầng vật chất được nâng cấp, có nhiều cơ hội đầu tư hơn sẽ thu hút dòng kiều hối đổ vào nhằm mục đích đầu tư sinh lợi. 2.1.2 Các kênh chuyển kiều hối Hình 2.1 Các kênh chuyển kiều hối Người nhận/Hộ gia đình ở quê hương Người di cư/Lao động ngắn hạn
  • 14. 6 Trong một bài nghiên cứu về kiều hối, phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế ở Châu Phi của Hassan, G.et al. (2012) cho rằng kiều hối là các thu nhập ngoài biên giới quốc gia mà những người di cư chuyển về quê hương. Các dòng kiều hối được chuyển thông qua các kênh chính thức hoặc phi chính thức. Các kênh chính thức bao gồm chuyển qua hệ thống ngân hàng và các tổ chức chuyển tiền. Các kênh phi chính thức bao gồm gửi kiều hối bằng tiền mặt hoặc thông qua người vận chuyển, như là người thân, bạn bè hoặc là người vận chuyển khác; tiền hoặc hàng hóa được người di cư chuyển thông qua các đợt về thăm quê hương; kiều hối còn được chuyển về thông qua các tổ chức chuyển tiền không có giấy phép, sử dụng mạng lưới truyền thống, tự phát. Hệ thống chuyển tiền phi chính thức thu hút nhiều người nhập cư bởi các nguyên nhân sau:  Không cần mở tài khoản ngân hàng;  Không cần các thủ tục hành chính phức tạp;  Không yêu cầu xác định danh tính;  Chi phí giao dịch thấp hơn các kênh chính thức;  Nhanh và đáng tin cậy vì được dựa trên mạng lưới người thân và bạn bè; những người có cùng tín ngưỡng, tôn giáo. Tuy nhiên, các kênh chuyển tiền phi chính thức sẽ mang lại nhiều hệ lụy trong việc quản lý và kiểm soát dòng kiều hối:  Che giấu các dữ liệu có giá trị khi Chính phủ thu thập thông tin về mục đích chuyển tiền và quy mô kiều hối;  Gia tăng nguy cơ lạm dụng kiều hối để rửa tiền và tài trợ cho các hoạt động bất hợp pháp, ví dụ như khủng bố. Điều này có thể vi phạm pháp luật về phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố ở nhiều quốc gia trên thế giới;  Giảm tác động phát triển hệ thống tài chính của kiều hối.
  • 15. 7 2.2 Những nghiên cứu về mặt lý thuyết Một vài nghiên cứu cho rằng về lý thuyết, kiều hối có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế trong dài hạn, điển hình là nghiên cứu của Chami, R. et. al. (2003). Bên cạnh đó, các lập luận lý thuyết của Buch và Kuckulenz (2004), IMF (2005), World Bank (2005) và Meyer và Shera (2017) thì cho rằng kiều hối có tác động tiêu cực lẫn tích cực đến tăng trưởng kinh tế. 2.2.1 Tác động tích cực của kiều hối đến tăng trƣởng kinh tế Nghiên cứu của IMF (2005) cho rằng kiều hối giúp tăng tiết kiệm quốc gia, tăng chi tiêu. Kiều hối cũng làm tăng tích lũy vốn con người thông qua giáo dục và chăm sóc sức khỏe, tăng đầu tư vật chất và tài chính. Một quốc gia có hệ thống tài chính và các định chế phát triển cho phép kiều hối là kênh trung gian, kiều hối được sử dụng hiệu quả hơn. Thông qua các kênh tác động này, kiều hối có tác động tích cực đến sự tăng trưởng kinh tế. World Bank (2005) cũng lập luận tương tự, kiều hối có tác động tích cực đến sự tăng trưởng kinh tế vì nó tài trợ cho các hộ gia đình đầu tư vào y tế, giáo dục và gia tăng đầu tư sinh lợi. Buch và Kuckulenz (2004) nhận định kiều hối là một nguồn thu ngoại tệ ổn định, không hoàn lại và đặc biệt tạo ra nguồn vốn cho sự phát triển kinh tế của đất nước. Dòng kiều hối chuyển vào tăng lên, dẫn đến tài khoản vãng lai một chiều trong cán cân vãng lai tăng lên, từ đó tạo thặng dư cho cán cân thanh toán quốc tế của quốc gia tiếp nhận. Kết luận của Giuliano và Ruiz-Arranz (2009) chỉ ra khi dòng kiều hối chuyển về tăng lên sẽ kích thích sự phát triển của hệ thống ngân hàng tại quốc gia tiếp nhận. Hệ thống ngân hàng sẽ giảm được chi phí lãi vay khi sử dụng các nguồn vốn bên ngoài, từ đó
  • 16. 8 nâng cao sự phát triển của thị trường tài chính, góp phần tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, quốc gia tiếp nhận nên tận dụng có hiệu quả nguồn tài trợ ít tốn kém chi phí này. Dựa theo bài nghiên cứu của Amuedo và Dorantes (2014) cho rằng kiều hối có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế thông qua ba kênh: tăng phúc lợi của các hộ gia đình, tích lũy đầu tư vào nguồn vốn con người và giảm bớt các hạn chế tín dụng ở nông thôn.  Tăng phúc lợi của các hộ gia đình Hộ gia đình thường sử dụng tiền chuyển về để chi tiêu trong sinh hoạt, mua sắm vật dụng cần thiết. Đây là một trong những lợi ích chính của dòng kiều hối, nó giúp ổn định thu nhập cho hộ gia đình, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống. Kiều hối còn được sử dụng cho mục đích đầu tư sinh lợi sau khi hộ gia đình đã thỏa mãn được điều kiện sống hiện tại.  Tích lũy đầu tư vào nguồn vốn con người Ngoài ưu tiên của kiều hối là chi tiêu và đầu tư, kiều hối còn được sử dụng để đầu tư vào giáo dục và y tế. Điều này góp phần nâng cao trình độ học vấn, giảm tỷ lệ tử vong trong xã hội.  Giảm bớt các hạn chế tín dụng ở nông thôn Đối với các hộ gia đình vùng nông thôn có thu nhập thấp, kiều hối được xem như một khoản trợ cấp đáp ứng các chi phí sinh hoạt, một phần khác được đem đi đầu tư để tăng thu nhập. Điều này góp phần hạn chế việc họ phải đi vay trả lãi ở các ngân hàng chính sách hoặc tổ chức tín dụng.
  • 17. 9 2.2.2 Tác động tiêu cực của kiều hối đến tăng trƣởng kinh tế Bên cạnh những tác động tích cực nêu trên, kiều hối cũng có những tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế nếu vượt quá ngưỡng như sau:  Kích thích đô la hóa trong nền kinh tế Thực tế những năm gần đây, lượng kiều hối chảy vào Việt Nam rất lớn song tỷ lệ tiết kiệm bằng ngoại tệ trong nước lại không tăng lên. Điều này chứng tỏ một lượng kiều hối lớn đang nằm bên ngoài các tổ chức tín dụng, gây khó khăn cho Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trong việc quản lý, điều hành và thực hiện chính sách tiền tệ. Nghiêm trọng hơn là có thể tạo ra sự bất ổn trong hệ thống ngân hàng. Khi đó kiều hối dễ làm trầm trọng tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế.  Ảnh hưởng của “căn bệnh Hà Lan” Theo IMF (2005) cho rằng kiều hối có thể giảm nỗ lực làm việc và khiến hộ gia đình thực hiện đầu tư rủi ro hơn. Người nhận kiều hối sẽ có tâm lý phụ thuộc, họ làm việc ít hơn, nghỉ ngơi nhiều hơn, dẫn đến giảm tổng cung lao động trong nền kinh tế. Đặc biệt, kiều hối góp phần gia tăng ảnh hưởng của “căn bệnh Hà Lan”. Dòng kiều hối đổ vào sẽ làm cho đồng nội tệ của quốc gia tiếp nhận bị đánh giá cao, dẫn đến các lĩnh vực thương mại trong nền kinh tế trở nên kém cạnh tranh hơn trên thị trường quốc tế.  Gián tiếp làm giảm cung lao động và thực hiện đầu tư rủi ro hơn Theo World Bank (2005) nhận định kiều hối sẽ có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế nếu dòng kiều hối chuyển đến quốc gia tiếp nhận được tạo ra từ lực lượng lao động có trình độ cao và có phẩm chất tốt. Điều này sẽ làm giảm cung lao động trong nền kinh tế.
  • 18. Tiêu cực Tích cực Tác động của kiều hối đến tăng trƣởng kinh tế Giảm bớt các hạn chế tín dụng ở nông thôn Gián tiếp làm giảm cung lao động và thực hiện đầu tư rủi ro hơn 10  Kênh rửa tiền cho các hoạt động phi pháp Luca, A., Petrova, I. (2008) lập luận rằng kiều hối có thể trở thành một kênh rửa tiền cho các hoạt động phi pháp, các đối tượng rửa tiền thường chuyển đang xen tiền bẩn với các nguồn tiền hợp pháp và chuyển qua lại thông qua hoạt động kinh doanh bằng nhiều tài khoản khác nhau, hoặc giữa tài khoản trong nước với tài khoản nước ngoài, khi đồng tiền bẩn lọt vào tài khoản ngân hàng lập tức trở thành một đồng tiền sạch. Tóm lại, thông qua các lập luận về mặt lý thuyết của các nghiên cứu trước đây, có thể tóm tắt tác động của kiều hối đến tăng trưởng kinh tế thông qua sơ đồ của hình 2.2. Hình 2.2 Sơ đồ tác động của kiều hối đến tăng trƣởng kinh tế Kênh rửa tiền cho các hoạt động phi pháp Phát triển thị trường tài chính Ảnh hưởng của “căn bệnh Hà Lan” Tích lũy đầu tư vào nguồn vốn con người Kích thích đô la hóa trong nền kinh tế Tăng phúc lợi của các hộ gia đình
  • 19. 11 2.3 Những nghiên cứu về mặt thực nghiệm  Buch và Kuckulenz (2004): Worker Remittances and Capital Flows to Developing Countries Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu bảng của 87 quốc gia đang phát triển giai đoạn 1970 – 2000. Trọng tâm của bài nghiên cứu là trả lời bốn câu hỏi: Thứ nhất, việc chuyển tiền của người lao động quan trọng như thế nào đối với các quốc gia đang phát triển về mặt định lượng? Thứ hai, các yếu tố quyết định dòng kiều hối là gì? Thứ ba, kênh chuyển kiều hối của người lao động đến các quốc gia đang phát triển như thế nào? Thứ tư, kiều hối có tương quan với các dòng vốn khác không? Sử dụng mô hình kinh tế vi mô (Microeconomic Models) với biến phụ thuộc là tỷ lệ kiều hối trên tăng trưởng GDP bình quân đầu người, các biến độc lập bao gồm tỷ lệ tăng trưởng GDP trên các dòng vốn khác, tỷ lệ lãi suất cho vay trong nước so với lãi suất LIBOR, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ người cao tuổi, tỷ lệ mù chữ, tỷ lệ lao động nữ đều được đưa vào mô hình để kiểm định các yếu tố quyết định dòng kiều hối. Nghiên cứu chỉ ra rằng các biến số truyền thống như mức độ phát triển kinh tế và tỷ lệ hoà vốn trên tài sản tài chính không có tác động rõ ràng đến dòng kiều hối chuyển về quốc gia tiếp nhận. Các quốc gia có yếu tố nhân khẩu học như tỷ lệ lao động nữ cao, tỷ lệ người cao tuổi và tỷ lệ mù chữ thấp sẽ nhận được dòng kiều hối lớn hơn các quốc gia đang phát triển có quy mô tương đương. Đồng thời, nghiên cứu còn cho thấy dòng kiều hối đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển giao nguồn lực từ quốc gia có nền kinh tế phát triển sang quốc gia có nền kinh tế đang phát triển, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cho quốc gia tiếp nhận. Đặc biệt, dòng kiều hối có tính ổn định hơn so với các dòng vốn khác, được minh chứng rõ khi quốc gia tiếp nhận đang trong giai đoạn khủng hoảng tài chính.
  • 20. 12  Catrinescu, N. et al. (2006): Remittances, Institutions and Economic Growth Catrinescu, N. et al. (2006) sử dụng mẫu nghiên cứu 114 quốc gia từ 1991-2003 và kết hợp các biến định chế. Dữ liệu được thu thập từ World Bank’s World Development Indicators (WDI) trong đó kiều hối bao gồm hai bộ phận: kiều hối của người cư trú chuyển về và thu nhập của lao động tại nước ngoài. Nhóm tác giả sử dụng phương pháp ước lượng Dynamic Panel Data (DPD) và Ordinary Least Square (OLS) với dữ liệu chéo để hồi quy biến log tỷ lệ kiều hối trên GDP và log GDP bình quân đầu người. Các biến kiểm soát bao gồm GDP bình quân đầu người kỳ trước, tỷ lệ nguồn vốn đầu tư và dòng vốn tư nhân ròng trên GDP và các biến định chế sau: chỉ số phát triển con người (UNHDI), chỉ số mức độ tham nhũng (CPI), sáu chỉ số điều hành như trong Kaufamann, Kraay, Mastruzzi (2003) và các chỉ số rủi ro chính trị (ICRG). Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa tăng trưởng và đầu tư, cũng như giữa tăng trưởng và một số biến định chế. Đồng thời, nghiên cứu cũng cho thấy mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa kiều hối và tăng trưởng kinh tế nhưng mối quan hệ này khá yếu.  Hassan, G. et al. (2012): Nonlinear growth effect of remittances in recipient coutries: An economic analysis of remittance-growth nexus in Bangladesh Tiếp nối các nghiên cứu trên, Hassan, G. et al. (2012) thực hiện nghiên cứu mối quan hệ phi tuyến của kiều hối đến sự tăng trưởng kinh tế ở Bangladesh trong giai đoạn từ 1974 - 2006, dữ liệu kiều hối được thu thập từ WDI bao gồm hai thành phần là kiều hối của người cư trú và thu nhập của người lao động ở nước ngoài.
  • 21. 13 Đầu tiên, bài nghiên cứu sử dụng mô hình cơ bản hồi quy tăng trưởng GDP bình quân đầu người và log của tỷ lệ kiều hối trên GDP. Các biến kiểm soát toàn bộ được lấy log bao gồm: tỷ lệ nguồn vốn trên GDP, tăng trưởng dân số, tỷ lệ chi tiêu Chính phủ trên GDP, tỷ lệ M2 trên GDP và tỷ lệ lạm phát. Tiếp theo, nhận thấy mối quan hệ “tăng trưởng kinh tế - kiều hối” ở Bangladesh có thể là phi tuyến nên thêm biến bình phương log tỷ lệ kiều hối trên GDP vào mô hình nghiên cứu. Cuối cùng, để xem xét tác động kết hợp của kiều hối và các biến kiểm soát khác, nhóm tác giả đã đưa thêm biến log của tỷ lệ kiều hối trên GDP nhân với log của tỷ lệ M2 trên GDP làm biến tương tác để kiểm tra liệu rằng kiều hối có thể tác động đến tăng trưởng kinh tế thông qua tác động tương tác với mức độ tài chính hay không? Các phương pháp ước lượng là OLS, IV–2SLS và IV-GMM lần lượt được sử dụng để kiểm định ba nội dung trên. Trong phương pháp IV–2SLS và IV-GMM, bài nghiên cứu đã thêm một biến công cụ là GDP bình quân đầu người của Saudi Arabia để kiểm soát vấn đề nội sinh. Trong thực tế, các quốc gia ở Trung Đông là nơi di cư chủ yếu của người Bangladesh. Kết quả thu được ở cả ba phương pháp gần giống nhau. Trường hợp thứ nhất, chỉ có biến log của tỷ lệ kiều hối trên GDP trong mô hình, kết quả hệ số ước lượng của biến này là âm nhưng không có ý nghĩa thống kê. Trường hợp thứ hai, biến bình phương log của tỷ lệ kiều hối trên GDP được thêm vào mô hình thì hệ số ước lượng của biến log của tỷ lệ kiều hối trên GDP vẫn có hệ số ước lượng là âm nhưng có ý nghĩa thống kê. Biến bình phương log của tỷ lệ kiều hối trên GDP có hệ số ước lượng là dương và cũng có ý nghĩa thống kê.
  • 22. 14 Trường hợp thứ ba, khi thêm biến tương tác giữa kiều hối và mức độ phát triển tài chính vào mô hình, kết quả cho thấy kiều hối có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế nhưng không có ý nghĩa thống kê. Tác động phi tuyến giữa kiều hối và tăng trưởng kinh tế được giải thích là trong giai đoạn đầu, kiều hối tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế ở Bangladesh vì kiều hối được sử dụng nhiều vào lĩnh vực tiêu dùng là chủ yếu, ít có cơ hội sử dụng vào mục đích đầu tư. Khi dòng kiều hối vào làm đồng nội tệ tăng giá, gây nên “căn bệnh Hà Lan”. Trong giai đoạn sau, với sự xuất hiện của các tổ chức phi chính phủ và các định chế tài chính vi mô, đã tạo điều kiện cho dòng kiều hối chảy vào đầu tư. Thêm vào đó, dòng kiều hối còn được các hộ gia đình sử dụng để đầu tư giáo dục, y tế, tài trợ cho các doanh nghiệp nhỏ, các yếu tố này giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.  Akobeng (2016): Out of inequality and poverty: Evidence for the effectiveness of remittances in Sub-Saharan Africa Bài nghiên cứu sử dụng bảng dữ liệu của 41 quốc gia ở châu Phi cận Sahara giai đoạn 1981- 2010 áp dụng phương pháp hồi quy hai giai đoạn (2SLS-IV) và phương pháp System Moments tổng quát (SGMM) để giải quyết hai vấn đề: thứ nhất, kiều hối tác động như thế nào đến nghèo đói và bất bình đẳng trong xã hội? Thứ hai, các bằng chứng thực nghiệm xác định mối quan hệ giữa kiều hối, hệ thống tài chính và nghèo đói , bất bình đẳng. Đầu tiên, bài nghiên cứu tiến hành phương pháp 2SLS-IV, hai biến công cụ là tỷ lệ GDP của quốc gia gửi trên khoảng cách địa lý từ quốc gia gửi đến quốc gia nhận kiều hối và tỷ lệ thất nghiệp của quốc gia gửi trên khoảng cách địa lý từ quốc gia gửi đến quốc gia nhận kiều hối. Biến độc lập trong mô hình là tỷ lệ GDP trên mức độ phân phối thu nhập của hộ gia đình trong một nền kinh tế tồn tại sự bất bình đẳng (chỉ số
  • 23. 15 Gini). Một số biến kiểm soát cũng được đưa vào mô hình như thu nhập trung bình của hộ gia đình, GDP bình quân đầu người, lạm phát, chỉ số tài chính, độ mở của nền kinh tế, đầu tư. Kết quả cho thấy mặc dù các quốc gia ở Châu Phi cận Sahara chỉ nhận được một phần nhỏ lượng kiều hối chuyển về so với các quốc gia đang phát triển khác, nhưng lượng kiều hối này được xem là một yếu tố góp phần làm tăng trưởng GDP bình quân đầu người, giảm nghèo đói và bất bình đẳng. Đồng thời, việc tập trung phát triển hệ thống tài chính giúp nâng cao hiệu quả của dòng kiều hối. Sau đó, để kiểm định kết quả một lần nữa, bài nghiên cứu tiếp tục thực hiện hồi quy bằng phương pháp SGMM với hai biến độc lập là tỷ lệ nghèo đói và chỉ số Gini, nhận được kết quả tương tự với phương pháp 2SLS-IV. Tuy nhiên, mức độ tác động của kiều hối phụ thuộc vào thước đo nghèo và công cụ ước tính được sử dụng.  Meyer và Shera (2017): The impact of remittances on economic growth: An econometric model Bài nghiên cứu nhằm mục đích quan sát tác động của kiều hối đến tăng trưởng kinh tế, sử dụng bộ dữ liệu của 6 quốc gia nhận kiều hối cao là Albania, Bulgaria, Macedonia, Moldova, Romania và Bosnia Herzegovina trong giai đoạn 1999-2013, các quốc gia này đã trải qua một sự gia tăng lớn trong dòng kiều hối chuyển về. Người ta nhận thấy rằng, ở hầu hết các quốc gia, kiều hối đại diện cho nguồn thu nhập ngoại hối lớn nhất và đại diện cho hơn 10% GDP. Sử dụng dữ liệu bảng và mô hình tác động cố định (Fixed Effects) để phân tích dữ liệu của 6 quốc gia nhận kiều hối cao là Albania, Bulgaria, Macedonia, Moldova, Romania và Bosnia Herzegovina trong giai đoạn 1999 – 2013. Mô hình bao gồm bảy biến độc lập: tổng nợ/GDP, tỷ giá hối đoái thực/GDP, tốc độ tăng trưởng dân số/GDP, thương
  • 24. 16 mại/GDP, chỉ số giá tiêu dùng/GDP, tỷ lệ người đi học/GDP, tỷ lệ nguồn vốn/GDP; biến công cụ là tỷ lệ kiều hối/GDP; biến phụ thuộc là tốc độ tăng trưởng GDP. Kết quả cho thấy kiều hối có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế và tác động này tăng lên ở các quốc gia có mức kiều hối chuyển đến cao hơn so với GDP. Bảng 2.1 Tóm tắt các nghiên cứu thực nghiệm Nghiên cứu Mẫu Phƣơng pháp Kết quả Buch và Kuckulenz (2004) Bảng dữ liệu của 87 quốc gia đang phát triển giai đoạn 1970 – 2000 Mô hình kinh tế vi mô Biến phụ thuộc là tỷ lệ kiều hối trên tăng trưởng GDP bình quân đầu người. Các biến độc lập bao gồm tỷ lệ tăng trưởng GDP trên các dòng vốn khác, tỷ lệ lãi suất cho vay trong nước so với lãi suất LIBOR, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ người cao tuổi, tỷ lệ mù chữ, tỷ lệ lao động Các biến số truyền thống như mức độ phát triển kinh tế và tỷ lệ hoà vốn trên tài sản tài chính không có tác động rõ ràng đến dòng kiều hối chuyển về quốc gia tiếp nhận. Dòng kiều hối đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển giao nguồn lực từ quốc gia có nền kinh tế phát triển sang quốc gia có nền kinh tế đang phát triển, góp phần thúc đẩy
  • 25. 17 nữ. tăng trưởng kinh tế cho quốc gia tiếp nhận. Catrinescu, N. et al. (2006) Dữ liệu 114 quốc gia trong giai đoạn 1991- 2003 Phương pháp OLS với dữ liệu chéo và Dynamic Panel Data Tồn tại mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa kiều hối và tăng trưởng kinh tế nhưng mối quan hệ này có mức độ khá yếu. Hassan, G. et al. (2012) Dữ liệu của Bangladesh giai đoạn 1974 - 2006 Phương pháp ước lượng OLS, IV- 2SLS và IV-GMM trong ba trường hợp khác nhau của tỷ lệ kiều hối trên GDP: chỉ có tỷ lệ kiều hối trên GDP, dạng bình phương để kiểm định mối quan hệ phi tuyến và biến tương tác phát triển tài chính (tỷ lệ M2/GDP). Biến công cụ: GDP bình quân đầu người của Nếu chỉ có biến tỷ lệ kiều hối trên GDP: hệ số hồi quy của biến log tỷ lệ kiều hối trên GDP là âm nhưng không có ý nghĩa thống kê. Khi biến bình phương log của tỷ lệ kiều hối trên GDP được thêm vào, biến log tỷ lệ kiều hối trên GDP vẫn mang dấu âm nhưng có ý nghĩa thống kê và biến bình phương có dấu dương.
  • 26. 18 quốc gia Saudi Arabia. Khi thêm vào biến tương tác giữa kiều hối và mức độ phát triển tài chính, kiều hối có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế nhưng không có ý nghĩa thống kê. Akobeng (2016) Dữ liệu bảng của 41 quốc gia ở châu Phi cận Sahara giai đoạn 1981- 2010 Phương pháp ước lượng 2SLS-IV và SGMM Hai biến công cụ: Tỷ lệ GDP của quốc gia gửi trên khoảng cách địa lý từ quốc gia gửi đến quốc gia nhận kiều hối. Tỷ lệ thất nghiệp của quốc gia gửi trên khoảng cách địa lý từ quốc gia gửi đến quốc gia nhận kiều hối. Kiều hối được xem là một yếu tố góp phần làm tăng trưởng GDP bình quân đầu người, giảm nghèo đói và bất bình đẳng. Tập trung phát triển hệ thống tài chính giúp nâng cao hiệu quả của dòng kiều hối.
  • 27. 19 Meyer và Shera (2017) Dữ liệu của 6 quốc gia: Albania, Bulgaria, Macedonia, Moldova, Romania và Bosnia Herzegovina giai đoạn 1999-2013 Mô hình FE Biến độc lập: tổng nợ/GDP, tỷ giá hối đoái thực/GDP, tốc độ tăng trưởng dân số/GDP, thương mại/GDP, chỉ số giá tiêu dùng/GDP, tỷ lệ người đi học/GDP, tỷ lệ nguồn vốn/GDP; biến công cụ là tỷ lệ kiều hối/GDP; biến phụ thuộc là tốc độ tăng trưởng GDP. Kiều hối có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế và tác động này tăng lên ở các quốc gia có mức kiều hối chuyển đến cao hơn so với GDP. Tóm lại, trước đây đã có nhiều nghiên cứu về mặt lý thuyết và thực nghiệm để tìm hiểu tác động của kiều hối đến tăng trưởng kinh tế. Đa số các lý thuyết đều có đưa ra nhận định kiều hối có tác động tiêu cực lẫn tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Riêng các nghiên cứu thực nghiệm, thông qua dữ liệu, phương pháp ước lượng khác nhau thì kết quả của các nghiên cứu có khá nhiều khác biệt. Có nghiên cứu cho thấy không có mối quan hệ giữa kiều hối và tăng trưởng kinh tế, số ít nghiên cứu cho rằng kiều hối làm hạn chế tăng trưởng nhưng hầu hết lại cho thấy kiều hối có tầm quan trọng rất lớn trong việc thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng. Một số nghiên cứu cũng đã cố gắng tìm kiếm mối quan hệ phi tuyến giữa kiều hối và tăng trưởng kinh tế nhưng không có ý nghĩa
  • 28. Kiều hối (tỷ USD) 2017 2016 2015 2014 2013 2012 2011 2010 2009 2008 2007 2006 2005 2004 2003 2002 2001 2000 247.4 231.6 234.0 233.0 220.9 213.8 196.8 176.6 161.1 164.2 142.2 120.9 102.4 90.3 83.7 - 65.8 57.6 49.0 50.0 100.0 150.0 200.0 250.0 300.0 20 thống kê. Nghiên cứu của Hassan, G. et al. (2012) ở Bangladesh đã tìm ra được tác động phi tuyến của kiều hối đến tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn 1974-2006 và hệ số ước lượng là âm. Với những kết quả thực nghiệm có nhiều khác biệt như trên, tôi quyết định nghiên cứu một lần nữa mối quan hệ “kiều hối - tăng trưởng kinh tế” nhằm kiểm định lại tác động của kiều hối đến tăng trưởng kinh tế đối với 29 quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam. 2.4 Xu hƣớng dòng kiều hối của các quốc gia trong mẫu nghiên cứu Hình 2.3 Tổng lƣợng kiều hối vào của các quốc gia trong mẫu giai đoạn 2000 – 2017 Nguồn: World Bank
  • 29. 90.0 80.0 70.0 60.0 50.0 40.0 30.0 20.0 10.0 0.0 Kiều hối (tỷ USD) 79.5 67.4 33.7 33.7 25.7 25.1 20.9 16.5 15.9 15.9 21 Hình 2.3 thể hiện tổng dòng kiều hối vào của 29 quốc gia trong mẫu nghiên cứu giai đoạn từ năm 2000 – 2017. Nếu chia thành 2 giai đoạn gồm năm 2000 – 2010 và năm 2011 -2017 ta có thể kết luận như sau:  Đối với giai đoạn 2000 – 2010: ngoại trừ sự sụt giảm nhẹ trong năm 2009 so với năm 2008, về tổng thể dòng kiều hối chuyển đến các quốc gia đang phát triển liên tục tăng trong giai đoạn này.  Đối với giai đoạn 2011 – 2017: ngoại trừ sự sụt giảm nhẹ trong năm 2016 so với 2015, các năm còn lại dòng kiều hối chuyển đến các quốc gia đang phát triển liên tục tăng trong giai đoạn này. Tính từ năm đầu tiên trong giai đoạn khảo sát, tổng lượng kiều hối của 29 quốc gia là 49 tỷ USD. Sau 17 năm, con số này đã đạt 247.4 tỷ USD, tương ứng tăng hơn 5 lần. Quy mô kiều hối của các quốc gia trong mẫu so với thế giới cũng khá lớn. Theo số liệu ước tính của World Bank năm 2018, trong số 29 quốc gia trong mẫu nghiên cứu, có đến 7 quốc gia nằm trong top 10 quốc gia nhận kiều hối nhiều nhất thế giới (hình 2.4). Hình 2.4 Top 10 quốc gia nhận kiều hối nhiều nhất (Số liệu ước tính năm 2018) Nguồn: World Bank
  • 30. 22 Theo số liệu của World Bank giai đoạn 2000-2017, dòng kiều hối vào và tốc độ tăng trưởng GDP trung bình có mối tương quan cùng chiều với nhau, đều có hình dạng dốc lên, được thể hiện trong hình 2.5. Nguồn: World Bank Hình 2.5 Mối tƣơng quan giữa dòng kiều hối vào và tốc độ tăng trƣởng GDP trung bình của các quốc gia trong mẫu giai đoạn 2000 – 2017 3. DỮ LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Bài nghiên cứu của tôi dựa trên lấy ý tưởng từ nghiên cứu của Hassan, G. et al (2012). Nhóm tác giả đã cho thấy dòng kiều hối làm giảm tốc độ tăng trưởng GDP trong giai đoạn đầu nhưng sẽ có tác động thúc đẩy tăng trưởng GDP trong giai đoạn sau. Nguyên nhân là do trong giai đoạn đầu, người nhận ít có cơ hội sử dụng dòng kiều hối một cách hợp lý vì sự thiếu hụt các công cụ tài chính và cơ hội đầu tư, sự phát triển của các công cụ tài chính ở giai đoạn sau giúp tăng cường hiệu quả sử dụng dòng tiền này. Đây cũng là một bằng chứng mạnh mẽ về mối quan hệ phi tuyến giữa kiều hối và tốc độ tăng trưởng kinh tế ở Bangladesh trong giai đoạn 1974 – 2006. Tuy nhiên nhóm tác giả này 400 350 300 250 200 150 KIỀU HỐI (TỶ USD) GDP TRUNG BÌNH (TỶ USD) 100 50 0 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
  • 31. 23 cũng thừa nhận nghiên cứu của họ còn hạn chế trong đó chuỗi thời gian chỉ có 29 quan sát và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo là sử dụng dữ liệu bảng. Đây cũng là một bằng chứng mạnh mẽ về mối quan hệ phi tuyến giữa kiều hối và tốc độ tăng trưởng kinh tế ở Bangladesh trong giai đoạn 1974 – 2006. Tuy nhiên nhóm tác giả này cũng thừa nhận nghiên cứu của họ còn hạn chế trong đó chuỗi thời gian chỉ có 29 quan sát và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo là sử dụng dữ liệu bảng. Đây cũng là một bằng chứng mạnh mẽ về mối quan hệ phi tuyến giữa kiều hối và tốc độ tăng trưởng kinh tế ở Bangladesh trong giai đoạn 1974 – 2006. Tuy nhiên nhóm tác giả này cũng thừa nhận nghiên cứu của họ còn hạn chế trong đó chuỗi thời gian chỉ có 29 quan sát và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo là sử dụng dữ liệu bảng. Kế thừa một phần nghiên cứu của Hassan, G. et al (2012), tôi sử dụng mô hình tác động cố định (Fixed Effects) và sẽ có một số điều chỉnh phù hợp hơn. Bài nghiên cứu này sẽ sử dụng dữ liệu bảng với mẫu dữ liệu bao gồm 29 quốc gia đang phát triển trong giai đoạn 2000 – 2017 với kỳ vọng kiều hối sẽ có mối quan hệ phi tuyến với sự tăng trưởng kinh tế. 3.1 Mô hình Mô hình cơ bản phân tích kiều hối có ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế có dạng: ∆yit = β1LREMit + βzZit + €it (1) Trong đó: ∆yit: tăng trưởng GDP bình quân đầu người LREMit: log của tỷ lệ kiều hối trên GDP Zit: các biến kiểm soát được sử dụng trong mô hình bao gồm:
  • 32. 24  Tỷ lệ nguồn vốn trên GDP (LGCF): Tỷ lệ nguồn vốn trên GDP (trước đây là tổng đầu tư nội địa) là tổng nguồn vốn tính theo % GDP. Nguồn vốn bao gồm chi tiêu tăng thêm cho tài sản cố định của nền kinh tế cộng với thay đổi ròng của hàng tồn kho. Tài sản cố định bao gồm đầu tư cho đất đai; mua sắm nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị; xây dựng đường phố, đường sắt, trường học, văn phòng, bệnh viện, nhà ở, tòa nhà thương mại, công nghiệp. Hàng tồn kho là hàng hóa được dự trữ trong kho của các công ty để đáp ứng nhu cầu thời vụ hoặc các thay đổi bất thường trong sản xuất kinh doanh; nó cũng bao gồm các sản phẩm dở dang.  Tỷ lệ tăng trưởng dân số (LPOP): Tăng trưởng dân số (tỷ lệ % hàng năm) là tỷ lệ theo lũy thừa của mức tăng trưởng dân số giữa năm tính từ năm t-1 đến năm t, tính theo %.  Tỷ lệ chi tiêu Chính phủ trên GDP (LGOV): Tỷ lệ chi tiêu Chính phủ trên GDP là chi tiêu, tiêu dùng của Chính phủ tính theo % GDP. Chi tiêu tiêu dùng của Chính phủ bao gồm tất cả chi tiêu hiện tại của Chính phủ cho việc mua sắm hàng hóa và dịch vụ (bao gồm chi trả cho viên chức). Nó cũng bao gồm hầu hết các chi tiêu cho mục đích an ninh và quốc phòng, nhưng loại trừ chi tiêu cho quân đội được xem như một phần nguồn vốn của Chính phủ.  Tỷ lệ M2 trên GDP (LM2): Tiền và tương đương tiền là tổng của tiền lưu hành ngoài ngân hàng, tiền gửi không kỳ hạn ngoại trừ của Chính phủ trung ương và các khoản tiền gửi có kỳ hạn, tiết kiệm bằng nội tệ và ngoại tệ của người dân ngoại trừ của Chính phủ trung ương được tính theo % GDP. Định nghĩa này thường gọi tắt là M2, nó tương ứng với dòng 34 và 35 trong Thống kê tài chính quốc tế (IFS) của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF).
  • 33. 25  Tỷ lệ lạm phát (INF): Tỷ lệ lạm phát được tính bằng % thay đổi của chỉ số giá tiêu dùng trung bình theo số liệu của IMF. Các biến trong mô hình được lấy log để giải quyết mối quan hệ phi tuyến có thể có giữa biến phụ thuộc và các biến kiểm soát trong mô hình tuyến tính, đồng thời làm giảm độ lệch của biến. Tuy nhiên khác với các biến số còn lại, tỷ lệ lạm phát không có biến đổi log bởi vì nó được đo lường bằng phần trăm thay đổi hàng năm của chỉ số giá tiêu dùng. Mô hình nghiên cứu tác động của kiều hối đến tăng trưởng kinh tế có thể được viết dưới dạng cụ thể như sau: ∆yit = β1LREMit + β2LGCFit + β3LPOPit + β4LGOVit + β5LM2it + β6INFit + €it (2) Tiếp theo, để kiểm định rằng có mối quan hệ phi tuyến giữa kiều hối và tăng trưởng kinh tế hay không, bình phương của biến LREM sẽ được thêm vào mô hình: ∆yit = β0 + β1LREMit + β2(LREMit)2 + β3LGCFit + β4LPOPit + β5LGOVit + β6LM2it + β7INFit + €it (3) 3.2 Phƣơng pháp nghiên cứu Để kiểm định tác động của kiều hối đến tăng trưởng kinh tế theo mô hình đã trình bày ở trên, tôi sử dụng phương pháp Fixed Effects với dữ liệu bảng gồm 29 quốc gia trong giai đoạn từ năm 2000 – 2017, kết hợp với việc sử dụng sai số chuẩn mạnh (robust standard error) để khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi trong mô hình. Thứ nhất, dữ liệu bảng được sử dụng vì nó có nhiều ưu điểm hơn so với dữ liệu thời gian và dự liệu chéo. Baltagi (2005) đã nêu:
  • 34. 26  Dữ liệu bảng là sự kết hợp giữa dữ liệu thời gian và dữ liệu chéo, vì vậy sẽ cung cấp được nhiều thông tin, ít hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến số, nhiều bậc tự do hơn và hiệu quả hơn.  Dữ liệu bảng có thể phát hiện và đo lường tốt hơn những tác động mà chúng ta khó có thể quan sát được khi sử dụng dữ liệu thời gian hoặc dữ liệu chéo.  Dữ liệu bảng có thể kiểm soát tốt hơn sự không đồng nhất của các đơn vị trong mẫu nghiên cứu. Thứ hai, mặc dù các nghiên cứu trước đây thường sử dụng phương pháp OLS nhưng kết quả có thể bị lệch do biến tỷ lệ kiều hối trên GDP trong mô hình có thể là biến nội sinh. Trong thực tế, khi dòng kiều hối vào tăng lên có thể kích thích tăng trưởng kinh tế thông qua gia tăng đầu tư. Ngược lại khi nền kinh tế phát triển, các công cụ tài chính đa dạng cũng sẽ thu hút được dòng kiều hối chuyển về nhiều hơn. Bằng chứng thực nghiệm của Chami, R.et al. (2003), IMF (2005), Chami, R.et al. (2008), Hassan (2012) đều cho rằng khả năng có mối quan hệ nhân quả giữa kiều hối và tăng trưởng kinh tế ảnh hưởng đến độ tin cậy của các hệ số ước lượng. 3.3 Dữ liệu nghiên cứu Dựa vào nghiên cứu về mặt lý thuyết của IMF (2005), World Bank (2005), Buch và Kuckulenz (2004), tôi dự đoán tương quan kỳ vọng của các biến trong mô hình như bảng 3.1. Công thức tính các biến trong mô hình như sau:  Log tỷ lệ kiều hối trên GDP = log (dòng kiều hối vào/ tăng trưởng GDP bình quân đầu người)  Log của tỷ lệ kiều hối trên GDP bình phương = log (dòng kiều hối vào/ tăng trưởng GDP bình quân đầu người)2
  • 35. 27  Log của tỷ lệ nguồn vốn trên GDP = log (nguồn vốn/tăng trưởng GDP bình quân đầu người)  Log của tỷ lệ tăng trưởng dân số = log (lũy thừa của mức tăng trưởng dân số giữa năm tính từ năm t-1 đến năm t)  Log của tỷ lệ chi tiêu Chính phủ trên GDP = log (chi tiêu Chính phủ/ tăng trưởng GDP bình quân đầu người)  Log của tỷ lệ M2 trên GDP = log ( tiền và các khoản tương đương tiền/ tăng trưởng GDP bình quân đầu người)  Tỷ lệ lạm phát = % thay đổi của chỉ số giá tiêu dùng trung bình Bảng 3.1 Các biến trong mô hình và nguồn dữ liệu Ký hiệu Tên biến Tƣơng quan kỳ vọng Nguồn dữ liệu ∆y Tăng trưởng GDP bình quân đầu người World Bank LREM Log của tỷ lệ kiều hối trên GDP +/- World Bank LREM2 Log của tỷ lệ kiều hối trên GDP bình phương - World Bank LGCF Log của tỷ lệ nguồn vốn trên GDP + World Bank LPOP Log của tỷ lệ tăng trưởng dân số - World Bank
  • 36. 28 LGOV Log của tỷ lệ chi tiêu Chính phủ trên GDP +/- World Bank LM2 Log của tỷ lệ M2 trên GDP + World Bank INF Tỷ lệ lạm phát - International Monetary Fund GDP Tổng sản phẩm nội địa World Bank REM Kiều hối World Bank 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Kết quả thống kê mô tả Bảng 4.1 Thống kê mô tả các biến trong mô hình Các biến Số lượng biến Độ lệch chuẩn Phương sai Tối thiểu Tối đa y 522 4.457836 3.30662 -10.89448 17.29078 LREM 522 0.02901911 0.7703542 -3.737175 1.730994 LREM2 522 0.5906075 1.52772 -7.474351 3.461987 LGCF 522 1.367552 0.1164373 0.6592026 1.764555 LPOP 522 0.177518 0.2390868 -0.7686231 0.8488674 LGOV 522 1.107658 0.1857609 -0.5391182 1.60681962 LM2 522 1.326172 0.2387992 0 1.681962 INF 522 6.765875 17.72796 -9.616154 342.9969 Nguồn: Stata
  • 37. 29 4.2 Ma trận tƣơng quan Bảng 4.2 Ma trận tƣơng quan Các biến y LREM LREM2 LGCF LPOP LGOV LM2 INF y 1.0000 LREM 0.1239 1.0000 LREM2 0.1111 0.9941 1.0000 LGCF 0.3280 0.0613 0.0535 1.0000 LPOP 0.0748 -0.0360 -0.0400 0.0169 1.0000 LGOV -0.2276 -0.1986 -0.1989 0.0267 0.0079 1.0000 LM2 0.2548 -0.1261 -0.1319 0.3592 -0.1517 -0.0563 1.0000 INF 0.0166 -0.0499 -0.0522 0.0817 0.1515 0.0724 0.0715 1.0000 Nguồn: Stata Dựa vào kết quả trình bày ở Bảng 4.2, dễ dàng thấy rằng hệ số tương quan giữa các biến đều thấp (<0,5), nghĩa là ít khả năng xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến. Để chắc chắn mô hình không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến, tôi sẽ sử dụng hệ số khuếch đại phương sai (vif) để kiểm chứng, kết quả bảng 4.3 cho thấy không có giá trị nào lớn hơn 5, nghĩa là sẽ không có hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình này. Bảng 4.3 Kết quả kiểm định đa cộng tuyến trong mô hình Các biến VIF 1/VIF LM2 1.24 0.808468 LGCF 1.18 0.846230 LREM 1.09 0.921296 LPOP 1.06 0.941934 LGOV 1.06 0.943421 INF 1.04 0.95965 Mean VIF 1.11 Nguồn: Stata
  • 38. 30 Kết quả của kiểm định ma trận tương quan và hiện tượng đa cộng tuyến của các biến được lựa chọn trong mô hình cho thấy bộ dữ liệu tôi sử dụng tương đối phù hợp để nghiên cứu tác động của kiều hối đến tăng trưởng kinh tế trong mẫu nghiên cứu. 4.3 Kết quả thực nghiệm Bảng 4.4 Kết quả hồi quy theo mô hình tác động cố định (FE) Hồi quy Fixed - effects (within) Số lượng biến = 522 Nhóm biến: NAME1 Số lượng nhóm = 29 R-square Số lượng biến mỗi nhóm khoảng = 0.1749 tối thiểu = 18 giữa = 0.1946 trung bình = 18.0 tổng thể = 0.0975 tối đa = 18 Hệ số tương quan F(6,487) = 17.20 (u_i, xb) = -0.8465 Prob>F = 0.0000 y Hệ số Phương sai t P>|t| Khoảng tin cậy 95% LREM 2.759084 -0.4514995 6.11 0.000 1.871957 3.646212 LGCF 8.414904 1.85705 4.53 0.000 4.766084 12.06372 LPOP -2.737675 1.442942 -1.90 0.058 -5.572836 0.097485 LGOV -10.83104 3.008337 -3.60 0.000 -16.74196 -4.920119 LM2 2.25951 1.248193 1.81 0.071 -0.1929987 4.712018 INF -0.0263722 0.008611 -3.06 0.002 -0.0432914 -0.0094529 _cons 1.814368 4.772152 0.38 0.704 -7.562181 11.19092 sigma_u 3.0822121 aigma_e 2.7874901 rho 0.5500845 (fraction of variance due to u_i) F test that all u_i = 0 F(28,478) = 3.62 Prob > F = 0.0000 Nguồn: Stata Kết quả hồi quy theo mô hình tác động cố định cho thấy hệ số tương quan là -0.8465.
  • 39. 31 Bảng 4.5 Kết quả hồi quy theo mô hình tác động ngẫu nhiên (RE) Hồi quy Random - effects GLS Nhóm biến: NAME1 Số lượng biến = 522 Số lượng nhóm = 29 R-square khoảng = 0.1265 giữa = 0.5413 tổng thể = 0.1921 Số lượng biến mỗi nhóm tối thiểu = 18 trung bình = 18.0 tối đa = 18 Hệ số tương quan (u_i, xb) = 0 (ước tính) Wald chi 2(6) = 94.67 Prob>chi2 = 0.0000 y Hệ số Phương sai z P>|z| Khoảng tin cậy 95% LREM 0.6822795 0.2294744 2.97 0.003 0.232518 1.132041 LGCF 7.242429 1.435773 5.04 0.000 4.428365 10.05649 LPOP 1.061153 0.7374227 1.44 0.150 -0.3841684 2.506475 LGOV -3.760288 0.9925547 -3.79 0.000 -5.705659 -1.814916 LM2 3.046718 0.7571761 4.02 0.000 1.56268 4.530755 INF -0.006944 0.0077798 -0.89 0.372 -0.221922 0.0083042 _cons -5.661303 2.19908 -2.57 0.010 -9.97142 -1.351186 sigma_u 0.69929444 aigma_e 2.7872901 rho 0.05920886 (fraction of variance due to u_i) Nguồn: Stata Để quyết định sử dụng mô hình tác động cố định (FE) hay mô hình tác động ngẫu nhiên (RE) để hồi quy các biến trong mô hình, tôi sử dụng kiểm định Hausman đối với hai mô hình này và dựa vào kết quả prob>chi2 để suy ra giá trị của P_value nhằm lựa chọn được mô hình phù hợp nhất.
  • 40. 32 Bảng 4.6 Kết quả kiểm định Hausman giữa mô hình FE và RE Các hệ số Các biến (b) (B) (b-B) sqrt (diag (V_b-V_B)) FE RE Khác biệt S.E. LREM 2.759084 0.6822795 2.076805 0.3888359 LGCF 8.414904 7.242429 1.172475 1.177791 LPOP -2.737675 1.061153 -3.798829 1.240278 LGOV -10.83104 -3.760288 -7.070754 2.839882 LM2 2.25951 3.04718 -0.7872079 0.9923055 INF -0.0263722 -0.006944 -0.0194282 0.0036909 b- đồng nhất với Ho và Ha; đạt được từ xtreg B- không đồng nhất với Ha, tác động đến Ho; đạt được từ xtreg Kiểm tra: Ho: khác so với hệ số phi hệ thống chi2(6)=(b-B)*[(V_b-V_B)^(-1)]*(b-B) = 50.05 Prob>chi2 = 0.0000 Nguồn: Stata Kết quả từ bảng 4.6 cho thấy prob>chi2 = 0 tức là P_value < 0.1 dẫn đến bác bỏ giả thuyết H0. Vì vậy, mô hình FE sẽ là mô hình phù hợp hơn trong bài nghiên cứu này. Tiếp theo, để kiểm định mô hình này có phương sai thay đổi hay không, tôi sử dụng hàm xttest3 với điều kiện P_value > 0.05.
  • 41. 33 Bảng 4.7 Kết quả kiểm định sự thay đổi phƣơng sai trong mô hình Kiểm tra sự thay đổi phương sai trong mô hình hồi quy tác động cố định Ho: sigma(i)^2= sigma^2 cho tất cả i chi2 (29) = 3289.12 Prob>chi2 = 0.0000 Nguồn: Stata Kết quả từ bảng 4.7 cho thấy prob>chi2 = 0 tức là P_value = 0.01, không thỏa mãn điều kiện P_value > 0.05. Vì vậy mô hình này có phương sai thay đổi. Để khắc phục được hiện tượng phương sai thay đổi, như đã nêu ở trên tôi sẽ sử dụng hàm robust. Một yếu tố cần phải kiểm định nữa đó là hiện tượng tự tương quan giữa các biến trong mô hình, tôi sẽ sử dụng hàm xtserial. Bảng 4.8 Kết quả kiểm định hiện tƣợng tự tƣơng quan trong mô hình Kiểm tra hiện tượng tự tương quan trong dữ liệu bảng Ho: giả định không có hiện tượng tự tương quan trong mô hình F(1,28)= 3.047 Prob>F= 0.0918 Nguồn: Stata Kết quả từ bảng 4.8 cho thấy prob>chi2 = 0.0918 dẫn đến P_value < 0.1, ta sẽ bác bỏ điều kiện H0 tức là có xảy ra hiện tượng tự tương quan giữa các biến trong mô hình.
  • 42. 34 Bảng 4.9 Kết quả hồi quy trên Stata của phƣơng trình (2) ∆yit = β1LREMit + β2LGCFit + β3LPOPit + β4LGOVit + β5LM2it + β6INFit + €it (2) Hồi quy Fixed - effects (within) Số lượng biến = 522 Nhóm biến: NAME1 Số lượng nhóm = 29 R-square Số lượng biến mỗi nhóm khoảng = 0.1749 tối thiểu = 18 giữa = 0.1946 trung bình = 18.0 tổng thể = 0.0975 tối đa = 18 Hệ số tương quan F(6,487) = 20.88 (u_i, xb) = -0.8465 Prob>F = 0.0000 (Phương sai được điều chỉnh cho 29 nhóm trong NAME1) Robust y Hệ số Phương sai t P>|t| Khoảng tin cậy 95% LREM 2.759084 0.6675656 4.13 0.000 1.391638 4.126530 LGCF 8.414904 4.6518 1.81 0.081 -1.113877 17.943690 LPOP -2.737675 1.382704 -1.98 0.058 -5.570017 0.094666 LGOV -10.83104 3.649029 -2.79 0.006 -18.30574 -3.356345 LM2 2.25951 1.678854 1.35 0.189 -1.179467 5.698486 INF -0.0263722 0.0036769 -7.17 0.000 -0.033904 -0.018840 _cons 1.814368 7.2833 0.25 0.805 -13.1048 16.733530 sigma_u 3.0822121 aigma_e 2.7874901 rho 0.55008445 (fraction of variance due to u_i) Nguồn: Stata Tôi sử dụng mô hình tác động cố định FE kết hợp với hàm sai số chuẩn mạnh robust cho thấy kết quả hồi quy của phương trình (2) kiểm định tác động của kiều hối đến sự tăng trưởng kinh tế như sau: - Hệ số ước lượng biến log của tỷ lệ kiều hối trên GDP trong phương trình (2) là dương 2.759 với mức ý nghĩa thống kê là 1%.
  • 43. 35 - Đối với các biến kiểm soát, biến đầu tiên là log của tỷ lệ nguồn vốn trên GDP, trong phương trình cho hệ số ước lượng là dương 8.415 với ý nghĩa thống kê ở mức 10%. Nghiên cứu của Catrinescu, N. Et. al. (2006) cũng cho kết quả tương tự. - Biến kiểm soát thứ hai, log của tốc độ tăng trưởng dân số có hệ số ước lượng là - 2.738 và ý nghĩa thống kê ở mức 10%. Kết quả này giống với nghiên cứu của Giuliano, P. and Ruiz-Arranz, M.(2005) khi sử dụng phương pháp ước lượng Fixed Effects. - Thứ ba, biến log của tỷ lệ chi tiêu Chính phủ trên GDP, đại diện cho quy mô của Chính phủ cho thấy có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế và có ý nghĩa thống kê ở mức cao 1%. Nyamongo, E. Et al. (2012) cũng tìm thấy kết quả tương tự và nhóm tác giả này cho rằng sự can thiệp sâu của Chính phủ đối với nền kinh tế sẽ dẫn đến kết quả tiêu cực đối với tăng trưởng kinh tế. - Thứ tư, biến log của tỷ lệ M2 trên GDP, có hệ số ước lượng là dương nhưng không có ý nghĩa thống kê. Điều này cho thấy vai trò của phát triển tài chính trong trường hợp này còn yếu. Nghiên cứu của Nyamongo , E et. al (2012) ở các nước Châu Phi cũng cho thấy kết quả tương tự. - Cuối cùng, biến kiểm soát tỷ lệ lạm phát cho kết quả giống với kỳ vọng và các nghiên cứu trước đây. Theo Nyamongo, E et. al (2012) tác động tiêu cực và có ý nghĩa thống kê ở mức 1% của biến này đối với tăng trưởng kinh tế tương đồng với các lập luận lý thuyết cho rằng một quốc gia muốn tăng trưởng kinh tế thì quốc gia đó phải có chỉ số lạm phát thấp và được kiểm soát ổn định. Quốc gia có chỉ số lạm phát càng cao, dễ dẫn đến những quyết định sai lệch của các nhà đầu tư trong dài hạn.
  • 44. 36 Bảng 4.10 Kết quả hồi quy trên Stata của phƣơng trình (3) ∆yit = β0 + β1LREMit + β2(LREMit)2 + β3LGCFit + β4LPOPit + β5LGOVit + β6LM2it + β7INFit + €it (3) Hồi quy Fixed - effects (within) Số lượng biến = 522 Nhóm biến: NAME1 Số lượng nhóm = 29 R-square Số lượng biến mỗi nhóm khoảng = 0.1807 tối thiểu = 18 giữa = 0.2011 trung bình = 18.0 tổng thể = 0.1018 tối đa = 18 Hệ số tương quan F(6,487) = . (u_i, xb) = -0.8446 Prob>F = . (Phương sai được điều chỉnh cho 29 nhóm trong NAME1) Robust y Hệ số Phương sai t P>|t| Khoảng tin cậy 95% LREM 5.567605 0.4249903 13.10 0.000 4.697052 6.438158 LRME2 -1.44933 0.1572182 -9.22 0.000 -1.771377 -1.127284 LGCF 8.374265 4.631 1.81 0.081 -1.11909 17.860440 LPOP -2.732618 1.3829 -1.98 0.058 -5.56536 0.100124 LGOV -11.05055 3.744565 -2.95 0.006 -18.72094 -3.380151 LM2 2.191066 1.684115 1.30 0.204 -1.258687 5.640819 INF -0.0257629 0.0036078 -7.14 0.000 -0.0331531 -0.018373 _cons 2.239805 7.314661 0.31 0.762 -12.7436 17.223210 sigma_u 3.0672592 Nguồn: Stata Phương trình (3) bổ sung thêm biến log của tỷ lệ kiều hối trên GDP bình phương, vẫn sử dụng mô hình tác động cố định FE kết hợp với hàm sai số chuẩn mạnh robust. Kết quả cho thấy kiều hối và tốc độ tăng trưởng kinh tế có có mối quan hệ phi tuyến với nhau, biến bình phương log của tỷ lệ kiều hối trên GDP có hệ số ước lượng là - 1.499 và mức ý nghĩa thống kê là 1%. Đồng thời, với hệ ước lượng là âm, nên đồ thị giữa
  • 45. 37 kiều hối và tăng trưởng kinh tế sẽ có dạng đường cong parabol. Kết quả này cũng phù hợp với các nghiên cứu về mặt lý thuyết trước đây cho rằng kiều hối có tác động tích cực lẫn tiêu cực đến nền kinh tế. Bảng 4.11 Bảng tổng hợp kết quả hồi quy của phƣơng trình (2) và (3) Biến phụ thuộc: Tăng trƣởng GDP bình quân đầu ngƣời Biến giải thích Ký hiệu Phƣơng trình (2) Phƣơng trình (3) Log của tỷ lệ kiều hối trên GDP LREM 2.759 (4.13) *** 5.568 (13.1) *** Log của tỷ lệ nguồn vốn trên GDP LGCF 8.415 (1.81) * 8.374 (1.81) * Log của tỷ lệ tăng trưởng dân số LPOP -2.738 (-1.98) * -2.733 (-1.98) * Log của tỷ lệ chi tiêu Chính phủ trên GDP LGOV -10.831 (-2.97) *** -11.051 (-2.95) *** Log của tỷ lệ M2 trên GDP LM2 2.260 (1.35) 2.191 (1.3) Tỷ lệ lạm phát INF -0.026 (-7.17) *** -0.026 (-7.14) *** Bình phương log của tỷ lệ kiều hối trên GDP LREM2 -1.449 (-9.22) *** Các giá trị trong ngoặc là giá trị của thống kê t. * có ý nghĩa ở mức 10%, ** có ý nghĩa ở mức 5%, *** có ý nghĩa ở mức 1%.
  • 46. 38 5. KẾT LUẬN Bài nghiên cứu này kiểm định tác động của kiều hối đến tăng tưởng kinh tế của quốc gia tiếp nhận với dữ liệu bảng bao gồm 29 quốc gia đang phát triển trong giai đoạn 2000 – 2017. Kết quả thực nghiệm cho thấy vai trò quan trọng của kiều hối đối với các quốc gia đang phát triển và Việt Nam nằm trong số các quốc gia đó. Nghiên cứu chỉ ra hai quan điểm mới quan trọng như sau:  Thứ nhất, nghiên cứu này cho thấy mối quan hệ phi tuyến giữa kiều hối và tăng trưởng kinh tế có ý nghĩa thống kê của các quốc gia trong mẫu và hệ số ước lượng của biến này là âm. Kết quả này phù hợp với các lập luận lý thuyết cho rằng kiều hối có tác động tích cực lẫn tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Tác động tích cực là khi dòng kiều hối chuyển về các quốc gia đang phát triển ở mức độ vừa đủ kích thích nền kinh tế tăng trưởng thông qua việc gia tăng chi tiêu, đầu tư giáo dục, y tế và giảm gánh nặng ngân sách của quốc gia tiếp nhận. Bên cạnh đó, tác động tiêu cực sẽ xảy ra nếu dòng kiều hối đổ vào quá nhiều gây nên tâm lý ỷ lại, gián tiếp làm giảm cung lao động, nâng giá đồng nội tệ làm gia tăng “căn bệnh Hà Lan”.  Thứ hai, bài nghiên cứu này cho thấy khi phương trình hồi quy chỉ có biến log của tỷ lệ kiều hối trên GDP hoặc khi thêm dạng bình phương của biến này vào mô hình thì hệ số ước lượng của biến log tỷ lệ kiều hối trên GDP đều là dương và có ý nghĩa thống kê cao. Bài nghiên cứu cũng có một số hạn chế như sau:  Thứ nhất, do dữ liệu không có sẵn nên mô hình không có đầy đủ các biến kiểm soát quan trọng trong hồi quy tăng trưởng kinh tế, ví dụ như biến đo lường chất lượng của các định chế tài chính như trong nghiên cứu của Catrinescu, N et. al.
  • 47. 39 (2006), Giuliano, P. and Ruiz-Arranz, M. (2005), Chami, R. et al. (2008) và World Bank (2006).  Thứ hai, biến đo lường cho nguồn vốn con người đại diện là tỷ lệ người dân được đi học (enrolment) như trong các nghiên cứu của World Bank (2006), Nyamongo, E et. al. (2012) và IMF (2005) cũng không có đủ dữ liệu cho các quốc gia trong mẫu.  Thứ ba, đó là vấn đề về biến nội sinh. Mô hình nghiên cứu tác động của kiều hối đến tăng trưởng kinh tế với biến log của tỷ lệ kiều hối trên GDP có thể là biến nội sinh, sẽ ảnh hưởng đến độ tin cậy của các hệ số ước lượng. Điều này cũng gợi mở một hướng nghiên cứu tiếp theo cho chủ đề này với việc sử dụng một hay nhiều biến công cụ hoặc sử dụng phương pháp thực nghiệm khác hiệu quả cao hơn.  Cuối cùng, bài nghiên cứu này tìm thấy tác động phi tuyến của kiều hối đến tăng trưởng kinh tế với hệ số bình phương biến log của tỷ lệ kiều hối trên GDP ở dạng bậc hai là âm nhưng chưa đưa ra được ngưỡng tác động. Phạm vi nghiên cứu của bài này chưa thể kết luận ở mức độ nào thì dòng kiều hối tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế và mức độ nào thì dòng kiều hối sẽ gây hại đến nền kinh tế. Hy vọng rằng các nghiên cứu tiếp theo có thể tìm thấy bằng chứng mạnh mẽ để khẳng định quan hệ phi tuyến giữa kiều hối và tăng trưởng kinh tế. Đồng thời đưa ra ngưỡng tác động giúp các nhà hoạch định chính sách có những thông tin cần thiết trong việc điều hành và quản lý dòng tiền này. Thông qua kết quả kiểm định cho thấy kiều hối vừa có tác động tích cực lẫn tiêu cực đến sự tăng trưởng kinh tế của quốc gia tiếp nhận, hay nói cách khác kiều hối và tăng
  • 48. 40 trưởng kinh tế có mối quan hệ phi tuyến với nhau, bài học thực tế của Việt Nam rút ra từ kết quả này như sau:  Nhà nước cần chú trọng phát triển các kênh chuyển tiền kiều hối chính thức bằng cách đưa ra nhiều sự ưu đãi, hoàn thiện hệ thống nhận và trả kiều hối ở các vùng miền có số lượng kiều hối chuyển về lớn để thu hút người nhận kiều hối sử dụng các kênh chuyển tiền này.  Hoàn thiện khung pháp lý để kiểm soát và xử lý các trường hợp kiều hối chuyển về sử dụng cho mục đích đầu tư trái pháp luật, gây tác động tiêu cực đến nền kinh tế.  Nhà nước cần thực thi các chính sách nhằm định hướng hoặc tạo động lực để kiều hối đầu tư vào khu vực sản xuất và các lĩnh vực con người như giáo dục và sức khỏe cộng đồng... nhằm tạo ra các hiệu ứng phát triển tích cực về dài hạn cho đất nước.  Xây dựng chính sách tỷ giá linh hoạt hơn nhằm tăng tính độc lập và hiệu quả của chính sách tiền tệ trong việc ổn định giá cả đồng thời tạo điều kiện phát triển thị trường ngoại hối, hạn chế các dòng vốn vào ngắn hạn có tính đầu cơ.  Tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, thay đổi môi trường đầu tư theo hướng tích cực, đặc biệt là hạn chế thay đổi đột ngột các quy định trong hoạt động đầu tư, nới lỏng các quy định, điều khoản, thủ tục hành chính.
  • 49. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Akobeng., 2016: Out of inequality and poverty: Evidence for the effectiveness of remittances in Sub-Saharan Africa. The Quarterly Review of Economic and Finance 60 Paper No. 207 – 223. 2. Amuedo and Dorantes., 2014: The good and the bad in remittances flows: Remittances have the potentail to lift up developing economics. IZA World of Labor 2014:97. 3. Baltagi, B., 2005. Econometric Analysis of Panel Data. 3rd edition Hoboken, NJ: Wiley. 4. Baum, C., 2009. Instrumental variables and panel data methods in economic and finance. Boston College and DIW Berlin. 5. Buch and Kuckulenz., 2004: Worker Remittances and Capital Flows to Developing Countries. ZEW Discussion Paper No. 04 – 31. 6. Catrinescu, N et. al., 2006. Remittances, Institution and Growth. Bonn: IZA Discussion Paper No. 2139 7. Chami, R. et al., 2003. Are Immigrant Remittance Flows a Source of Capital for Development?. Washington DC: IMF Working Paper 03/189. 8. Chami, R. et al., 2008. Macroeconomic Consequences of Remittances. Occasional Paper No.259, International Monetary Fund. 9. Giuliano, P. and Ruiz-Arranz, M., 2005. Remittances, Financial Development, and Growth. IMF Working Paper No. 05/234.
  • 50. 10. Hassan, G.et al., 2012. Nonlinear growth effect of remittances in recipient countries: an econometric analysis of remittances-growth nexus in Bangladesh. Australia: The University of Waikato, Massey University, Macquarie University. 11. International Monetary Fund, 2005. Two Current Issues Facing Developing Countries. World Economic Outlook. 12. International Monetary Fund, 2009. Balance of Payment and International Investment Position Manua. Six Edition. Washington DC: IMF. 13. International Monetary Fund, 2017. World Economic Outlook database. 14. Luca, A. and Petrova, I., 2008. What drives credit dollarization in transition economies?. Journal of Banking & Finance Vol. 32, Issue 5, Paper No. 858 – 869. 15. Meyer, D. and Shera, A., 2017: The impact of remittances on economic growth: An econometric model. EconomiA 18 Paper No. 147 – 155. 16. Nyamongo, E et. al., (2012). Remittances, financial development and economic growth in Africa. Journal of Economic and Business. 17. Thanh Le., 2011: Remittances for economic development: The investment prespective. Economic Modelling 28 Paper No. 2409 – 2415. 18. The World Bank Group, 2017. World Development Indicators. 19. UNCTAD, 2017. World Investment Report.
  • 51. 20. World Bank, 2005. Global Economic Prospects: Economic Implications of Remittances and Migration. Washington DC. 21. World Bank, 2006. The Development Impact of Workers’ Remittances in Latin America, Vol. 2: Detailded Findings. Washington: Report No. 37026. Chapter 3, Section V. 22. World Bank, 2018. Migration and Development Brief 30.
  • 52. Phụ lục 1. Dữ liệu kiều hối của các quốc gia trong mẫu nghiên cứu giai đoạn 2000 – 2017 (đơn vị tính: triệu USD) Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 AGO 4 5 7 7 7 7 8 9 8 6 18 ARG 86 190 207 274 312 432 541 606 705 629 644 BGD 1,969 2,100 2,860 3,192 3,582 4,642 5,428 6,562 8,941 10,521 10,850 BRA 1,647 1,776 2,448 2,824 3,577 2,805 3,287 3,306 3,643 2,889 3,083 KHM 121 133 140 138 177 164 184 186 188 142 153 CMR 30 20 35 76 103 77 130 167 162 184 115 COL 1,612 2,055 2,476 3,076 3,190 3,346 3,899 4,460 4,827 4,125 4,031 ECU 1,326 1,426 1,436 1,636 1,836 2,460 2,934 3,341 3,089 2,742 2,599 EGY 2,850 2,910 2,890 2,960 3,340 5,017 5,330 7,656 8,694 7,150 12,453 GMB 14 7 7 54 61 59 64 56 65 80 116 GRD 46 47 48 49 72 27 28 29 29 28 28 IND 12,845 14,229 15,707 21,015 18,753 22,125 28,334 37,217 49,977 49,204 53,480 JOR 1,845 2,011 2,142 2,200 2,332 2,421 2,794 3,326 3,510 3,465 3,623 LBN 1,582 2,307 2,540 4,739 5,589 4,924 5,202 5,769 7,181 7,558 6,914 LSO 478 402 390 557 627 599 614 638 576 548 610 MYS 342 367 435 571 802 1,117 1,365 1,556 1,329 1,131 1,103 MEX 7,522 10,150 11,030 16,620 19,830 22,742 26,543 26,880 26,041 22,076 22,080 MNG 12 25 56 129 202 177 155 178 225 200 266 MAR 2,160 3,260 2,880 3,610 4,220 4,589 5,451 6,730 6,894 6,269 6,423 NAM 9 9 8 12 15 18 16 16 14 77 69 PAK 1,080 1,460 3,550 3,961 3,942 4,280 5,121 5,998 7,039 8,717 9,690 PAN 16 73 85 107 109 130 301 355 378 337 410 PNG 7 6 6 7 10 7 4 8 7 5 3 PRY 278 264 202 223 238 161 336 341 363 377 410 PHL 6,957 8,769 9,740 10,244 11,473 13,733 15,496 16,437 18,851 19,960 21,557 ZAF 344 298 288 435 523 614 692 792 784 862 1,070 THA 1,700 1,250 1,380 1,610 1,620 1,187 1,333 1,635 1,898 3,808 4,433 TUN 796 927 1,070 1,253 1,433 1,393 1,510 1,716 1,977 1,964 2,063 VNM 1,340 1,100 1,770 2,100 2,310 3,150 3,800 6,180 6,805 6,020 8,260
  • 53. Năm 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 AGO 10 40 37 31 11 4 1 ARG 697 578 535 505 494 539 570 BGD 12,071 14,120 13,867 14,988 15,296 13,574 13,498 BRA 3,215 2,784 2,718 2,648 2,897 2,740 2,699 KHM 160 172 176 377 400 371 386 CMR 219 210 244 283 242 269 269 COL 4,101 4,019 4,450 4,166 4,680 4,894 5,525 ECU 2,681 2,476 2,459 2,472 2,388 2,612 2,849 EGY 14,324 19,236 17,833 19,570 18,325 18,699 22,524 GMB 91 106 110 138 136 207 207 GRD 29 29 30 41 43 1 1 IND 62,499 68,821 69,970 70,389 68,910 62,744 68,967 JOR 3,684 3,848 5,343 6,370 5,348 4,375 4,432 LBN 6,878 6,671 7,567 7,191 7,481 7,606 7,440 LSO 649 555 463 393 371 344 401 MYS 1,211 1,294 1,423 1,580 1,644 1,604 1,648 MEX 23,446 23,209 23,189 24,802 26,233 28,691 30,618 MNG 250 324 257 255 261 260 273 MAR 7,256 6,508 6,882 7,736 6,904 7,088 6,847 NAM 79 80 65 81 47 66 41 PAK 12,263 14,007 14,629 17,244 19,306 19,808 19,689 PAN 368 411 461 756 554 502 533 PNG 17 14 14 10 10 3 2 PRY 541 634 623 507 554 657 704 PHL 23,054 24,610 26,717 28,691 29,799 31,142 32,810 ZAF 1,158 1,085 971 913 825 755 873 THA 5,256 5,657 6,585 6,524 5,895 6,270 6,729 TUN 2,004 2,266 2,291 2,347 1,971 1,821 1,890 VNM 8,600 10,000 11,000 12,000 13,000 14,000 15,000 Nguồn: World Bank
  • 54. Phụ lục 2. Dữ liệu GDP của các quốc gia trong mẫu nghiên cứu giai đoạn 2000 – 2017 (đơn vị tính: tỷ USD) Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 AGO 9 9 15 18 24 37 52 65 89 70 84 ARG 284 269 98 128 165 199 233 288 362 333 424 BGD 53 54 55 60 65 69 72 80 92 102 115 BRA 655 559 508 558 669 892 1,108 1,397 1,696 1,667 2,209 KHM 100 98 98 95 117 145 161 206 242 232 286 CMR 10 10 12 15 17 18 19 22 26 26 26 COL 18 24 29 32 37 42 47 51 62 63 70 ECU 100 98 88 83 79 90 107 130 163 189 219 EGY 1 1 1 0 1 1 1 1 1 1 1 GMB 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 GRD 462 479 508 600 700 809 920 1,201 1,187 1,324 1,657 IND 8 9 10 10 11 13 15 17 22 24 26 JOR 4 4 4 5 5 6 7 9 10 10 11 LBN 17 18 19 20 21 21 22 25 29 35 38 LSO 1 1 1 1 2 2 2 2 2 2 2 MYS 39 39 42 52 60 62 69 79 93 93 93 MEX 708 757 772 729 782 877 975 1,053 1,110 900 1,058 MNG 1 1 1 2 2 3 3 4 6 5 7 MAR 94 93 101 110 125 144 163 194 231 202 255 NAM 4 3 3 5 6 7 8 9 8 9 11 PAK 74 72 72 83 98 110 137 152 170 168 177 PAN 12 13 13 14 15 16 18 21 25 27 29 PNG 81 76 81 84 91 103 122 149 174 168 200 PRY 4 3 3 4 4 5 8 10 12 12 14 PHL 9 8 7 8 10 11 13 18 25 22 27 ZAF 126 120 134 152 173 189 222 263 291 282 341 THA 21 22 23 27 31 32 34 39 45 43 44 TUN 31 33 35 40 45 58 66 77 99 106 116 VNM 136 122 116 175 229 258 272 299 287 296 375
  • 55. Năm 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 AGO 112 128 137 146 116 101 122 ARG 530 546 552 526 595 555 637 BGD 129 133 150 173 195 221 250 BRA 2,616 2,465 2,473 2,456 1,802 1,794 2,056 KHM 334 371 382 381 293 283 314 CMR 29 29 32 35 31 33 35 COL 79 88 95 102 99 100 104 ECU 236 279 289 306 333 333 235 EGY 1 1 1 1 1 1 1 GMB 1 1 1 1 1 1 1 GRD 1,823 1,828 1,857 2,039 2,102 2,274 2,601 IND 29 31 34 36 38 39 40 JOR 13 14 15 17 18 20 22 LBN 40 44 46 49 50 51 54 LSO 3 3 3 3 3 2 3 MYS 101 98 107 110 101 103 110 MEX 1,180 1,201 1,274 1,315 1,171 1,078 1,151 MNG 10 12 13 12 12 11 11 MAR 298 314 323 338 297 297 315 NAM 12 13 13 13 12 11 13 PAK 214 224 231 244 271 279 305 PAN 35 40 46 50 54 58 62 PNG 224 250 272 285 293 305 314 PRY 18 21 21 23 21 19 21 PHL 34 33 39 40 36 36 40 ZAF 371 398 420 407 401 412 455 THA 46 45 46 48 43 42 40 TUN 136 156 171 186 193 205 224 VNM 416 396 367 351 318 296 349 Nguồn: World Bank
  • 56. Phụ lục 3. Mẫu dữ liệu gồm 29 quốc gia đang phát triển trong giai đoạn 2000-2017 STT Tên quốc gia Ký hiệu 1 Angola AGO 2 Argentina ARG 3 Bangladesh BGD 4 Brazil BRA 5 Cambodia KHM 6 Cameroon CMR 7 Colombia COL 8 Ecuador ECU 9 Egypt EGY 10 Gambia GMB 11 Grenada GRD 12 India IND 13 Jordan JOR 14 Lebanon LBN 15 Lesotho LSO 16 Malaysia MYS 17 Mexico MEX 18 Mongolia MNG 19 Morocco MAR 20 Namibia NAM 21 Pakistan PAK 22 Panama PAN 23 Papua New Guinea PNG
  • 57. 24 Paraguay PRY 25 Philippines PHL 26 South Africa ZAF 27 Thailand THA 28 Tunisia TUN 29 Vietnam VNM