SlideShare a Scribd company logo
1 of 137
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN
NGUYỄN VÂN YÊN
TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN- VỆ SINH
LAO ĐỘNG KHU VỰC KHÔNG CÓ
QUAN HỆ LAO ĐỘNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ AN TOÀN
VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP
MÃ SỐ: 834 04 17
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. LÊ VÂN TRÌNH
HÀ NỘI, NĂM 2021
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ “Tăng cường công tác quản lý nhà
nước về An toàn - Vệ sinh lao động khu vực không có quan hệ lao động” là
công trình nghiên cứu độc lập do tác giả thực hiện dưới sự hướng dẫn của
GS.TS. Lê Vân Trình. Luận văn chưa được công bố trong bất cứ công trình
nghiên cứu nào. Các số liệu, nội dung được trình bày trong luận văn là trung
thực, có nguồn gốc rõ ràng, hợp lệ và đảm bảo tuân thủ các quy định về bảo
vệ quyền sở hữu trí tuệ.
Tôi xin chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung của luận văn thạc sĩ.
Tác giả luận văn
Nguyễn Vân Yên
LỜI CẢM ƠN
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc em xin trân trọng cảm ơn:
Ban giám hiệu cùng toàn thể các thầy, cô giáo trường Đại học Công
Đoàn đã tận tình giảng dạy, tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ em trong
suốt thời gian học tập và rèn luyện tại trường.
Em xin cảm ơn lãnh đạo cùng các thầy cô giáo Khoa Sau đại học và
Khoa Bảo hộ lao động đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt
quá trình học tập, thực tập và làm luận văn tốt nghiệp.
Em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
Thầy giáo GS.TS. Lê Vân Trình đã cho em ý tưởng làm luận văn và thầy
đã luôn tận tình hướng dẫn, động viên em trong suốt quá trình hoàn thành
luận văn.
Em xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới:
Đồng chí: Hà Tất Thắng - Cục trưởng, Cục An toàn lao động, các đồng chí
Bùi Đức Nhưỡng, Nguyễn Anh Thơ - Phó Cục trưởng, Cục An toàn lao động.
Và toàn thể cán bộ Phòng Pháp chế - Thanh tra và cán bộ, công chức
Cục An toàn lao động đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ em trong suốt thời gian
tìm hiểu và hoàn thành luận văn.
Trân trọng!
MỤC LỤC
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chức viết tắt
Danh mục bảng, sơ đồ
MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài..........................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................................2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................2
5. Đóng góp mới của đề tài .............................................................................................3
6. Kết cấu luận văn...........................................................................................................4
Chương 1. TỔNG QUAN CHUNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ AN TOÀN, VỆ
SINH LAO ĐỘNG KHU VỰC LÀM VIỆC KHÔNG CÓ QUAN HỆ LAO
ĐỘNG..................................................................................................................5
1.1. Khái niệm chung về quản lý nhà nước an toàn, vệ sinh lao động.................5
1.1.1. Những vấn đề lý luận chung về quản lý....................................................5
1.1.2. Khái niệm quản lý nhà nước về An toàn và vệ sinh lao động ..................6
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu về quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh
lao động trên thế giới và ở Việt Nam..........................................................................9
1.2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh
lao động trên thế giới ..........................................................................................9
1.2.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh
lao động tại Việt Nam .......................................................................................32
1.2.3. Nhận xét ..................................................................................................40
1.3. Nghiên cứu tổng quan tình hình về quản lý an toàn vệ sinh lao động
trong khu vực không có hợp đồng lao động ...........................................................42
1.3.1. Các công trình nghiên cứu trên thế giới..................................................42
1.3.2. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam ..................................................44
1.3.3. Vai trò quản lý nhà nước lĩnh vực an toàn vệ sinh lao động, đề tài
“Quản lý Nhà nước về an toàn vệ sinh lao động đối với người làm việc không
theo hợp đồng lao động ở Việt Nam” ...............................................................45
1.3.4. Nhận xét ..................................................................................................46
Tiểu kết chương 1............................................................................................47
Chương 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG
TRONG KHU VỰC KHÔNG CÓ QUAN HỆ LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM......48
2.1. Khu vực làng nghề................................................................................................48
2.1.1. Đặc điểm về người lao động tại các làng nghề.......................................48
2.1.2. Thông kế tai nạn lao động tại các làng nghề...........................................49
2.1.3. Nguyên nhân chính gây ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại các
làng nghề ...........................................................................................................51
2.1.4. Tình hình an toàn vệ sinh lao động tại một số lĩnh vực, ngành sản xuất
đặc thù tại một số làng nghề theo dự án Bộ giao thực hiện..............................54
2.2. Các vấn đề an toàn vệ sinh lao động trong sản xuất nông nghiệp..............58
2.2.1. Nguy cơ trong quá trình làm đất .............................................................58
2.2.2. Nguy cơ trong khâu gieo trồng (khi sử dụng các loại máy móc gieo,
trồng) .................................................................................................................58
2.2.3. Nguy cơ mất an toàn khi sử dụng thiết bị phun thuốc bảo vệ thực vật ..59
2.2.4. Các nguy cơ mất an toàn khi sử dụng máy xay, xát gạo ........................60
2.2.5. Các vấn đề an toàn vệ sinh lao động trong nuôi trồng thuỷ sản .............61
2.3. Điểm qua tình hình tai nạn lao động tại khu vực người lao động làm việc
không có hợp đồng lao động......................................................................................62
2.4. Kết quả thanh tra về an toàn lao động thí điểm tại một số hộ gia đình
theo Quyết định Bộ giao thực hiện ...........................................................................65
2.4.1. Làng nghề gỗ-mỹ nghệ và Cô, đúc nhôm Bắc Ninh...............................65
2.4.2. Làng nghề tiểu thủ công, giày da, may mặc Hà Nội...............................68
2.4.3. Làng nghề gỗ Biên Hòa, Đồng Nai.........................................................70
2.4.4. Làng nghề mộc Yên Lạc Vĩnh Phúc.......................................................72
2.4.5. Làng nghề Nam Trực, Nam Định ...........................................................74
2.4.6. Làng nghề làm miến Thái Bình...............................................................75
2.4.7. Đánh giá chung .......................................................................................77
2.5. Những bất cập trong công tác quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao
động và nguyên nhân...................................................................................................78
2.5.1. Việc ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về an
toàn vệ sinh lao động.........................................................................................78
2.5.2. Tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về an toàn vệ sinh lao
động...................................................................................................................79
2.5.3. Báo cáo, thống kê, cung cấp thông tin về tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp................................................................................................................79
2.5.4. Công tác thanh tra, kiểm tra an toàn vệ sinh lao động............................80
Tiểu kết chương 2............................................................................................81
Chương 3. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM QUẢN LÝ CÔNG TÁC AN
TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI KHU VỰC KHÔNG CÓ QUAN HỆ LAO
ĐỘNG...............................................................................................................83
3.1. Tăng cường công tác quản lý an toàn vệ sinh lao động cho làng nghề và
hộ gia đình .....................................................................................................................83
3.2. Cải thiện điều kiện lao động theo phương pháp WISE ................................86
3.2.1. Giới thiệu phương pháp WISE................................................................86
3.2.2. Các nguyên lý cơ bản của phương pháp WISE ......................................86
3.2.3. Các nội dung của phương pháp WISE....................................................87
3.3. Triển khai áp dụng giải pháp cải thiện điều kiện làm việc...........................96
3.3.1. Nội dung, địa điêm triển khai thực hiện..................................................96
3.3.2. Kết quả thực hiện tại Bắc Ninh...............................................................96
3.3.3. Nội dung hoạt động trước và sau khi kháo sát đánh giá của tư vấn viên
được thực hiện qua phiếu khảo sát đánh giá theo các nội dung sau .................99
3.3.4. Kết quả sau tư vấn cải thiện điều kiện làm việc theo phương pháp
WISE tại Bắc Ninh..........................................................................................106
3.3.5. Kết quả sau tư vấn cải thiện điều kiện làm việc theo phương pháp
WISE tại Phú Yên ...........................................................................................110
3.4. Nhận xét, đánh giá chung..................................................................................113
3.4.1. Kết quả đạt được ...................................................................................113
3.4.2. Những tồn tại, hạn chế ..........................................................................114
3.4.3. Nguyên nhân .........................................................................................116
Tiểu kết chương 3..........................................................................................118
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ...................................................................119
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................122
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
AT : An toàn
ATLĐ : An toàn lao động
ATSKMT
ATVSLĐ
: An toàn, sức khỏe và môi trường (gọi tắt là an toàn)
: An toàn, vệ sinh lao đông
BHLĐ : Bảo hộ lao động
BNN : Bệnh nghề nghiệp
LĐTBXH : Lao động - Thương binh và Xã hội
NLĐ Người lao động
NSDLĐ Người sử dụng lao động
NNĐHNH : Nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
PCCC : Phòng cháy chữa cháy
PCCN : Phòng chống cháy nổ
PTBVCN : Phương tiện bảo vệ cá nhân
SXKD : Sản xuất kinh doanh
SAM : Sức khỏe - An toàn - Môi trường
TNLĐ Tai nạn lao động
TCVS : Tiêu chuẩn vệ sinh
TLĐLĐVN : Tổng liên đoàn lao động Việt Nam
VSLĐ : Vệ sinh lao động
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. So sánh tình hình tai nạn lao động năm 2018 và năm 2017 khu vực
không có hợp đồng lao động ............................................................64
Bảng 2.2. So sánh tình hình tai nạn lao động năm 2019 và năm 2018 khu vực
không có quan hệ lao động..............................................................65
Bảng 2.3. Tình hình sử dụng lao động..............................................................66
Bảng 2.4. Vi phạm về sử dụng máy, thiết bị không đảm bảo an toàn ..............66
Bảng 2.5. Sử dụng lao động..............................................................................68
Bảng 2.6. Vi phạm về sử dụng máy, thiết bị không đảm bảo an toàn..............68
Bảng 2.7. Tình hình sử dụng lao động tại làng nghề gỗ Tân Hòa ....................70
Bảng 2.8. Vi phạm về sử dụng máy, thiết bị không đảm bảo an toàn tại làng
nghề gỗ Tân Hòa ..............................................................................70
Bảng 2.9. Sử dụng lao động tại làng nghề mộc Vĩnh Đông .............................72
Bảng 2.10. Vi phạm về sử dụng máy, thiết bị không đảm bảo an toàn tại làng
nghề mộc Vĩnh Đông........................................................................72
Bảng 2.11. Sử dụng lao động tại làng nghề Đồng Côi .....................................74
Bảng 2.12. Vi phạm về sử dụng máy, thiết bị không đảm bảo an toàn tại làng
nghề Đồng Côi..................................................................................74
Bảng 2.13. Sử dụng lao động tại làng nghề Miên dong....................................76
Bảng 2.14. Vi phạm về sử dụng máy, thiết bị không đảm bảo an toàn tại làng
nghề Miên dong................................................................................76
DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ
Hình 2.1. Phun thuốc không có các phương tiện BVCN..................................59
Hình 2.2. Đường đi lại trên lồng bè dễ gây nguy hiểm.....................................62
Hình 3.1. Loại đi những vật liệu, đồ dùng không cần thiết, để chỗ làm việc
gọn gàng, ĐKLV tốt hơn..................................................................88
Hình 3.2. Kẻ vạch rõ, tạo ra đường vận chuyển thông thoáng .........................88
Hình 3.3. Tránh để vật liệu trên sàn nhà...........................................................89
Hình 3.4. Sử dụng giá nhiều tầng để tiết kiệm diện tích...................................89
Hình 3.5. Sắp xết đồ dụng, từng loại dụng cụ rõ rang, thuận tiện ....................90
Hình 3.6. Cải thiện bố trí điều kiện làm việc giúp người lao động thuận tiện
trong làm việc...................................................................................90
Hình 3.7. Sử dụng giá, kho chứa di động..........................................................91
Hình 3.8. Sử dụng xe đẩy để di chuyển vật liệu, sản phẩm dễ dàng ................91
Hình 3.9. Không nâng vật nặng quá sức của mình ...........................................92
Hình 3.10. Sử dụng bục cao để thực hiện thao tác nâng có hiệu quả ...............92
Hình 3.11. Các bộ phận truyền động được bao che đầy đủ..............................93
Hình 3.12. Hoá chất độc hại phải để riêng có tên nhãn ....................................94
Hình 3.13. Chiếu sáng hợp lý tại nơi làm việc..................................................94
Hình 3.14. Bố trí nơi nghỉ ngơi uống nước và nhà vệ sinh...............................95
Hình 3.15. Tổ chức bố trí công việc, chỗ làm việc hợp lý, khoa học...............95
Hình 3.16. Tập huấn, hướng dẫn cho tư vấn viên.............................................97
Hình 3.17. Tập huấn tại nơi làm việc................................................................97
Hình 3.18. Kết quả tư vấn sau khi sửa chữa cầu dao điện để đảm bảo an toàn
cho hộ ông Nguyễn Văn Hạc, Thọ Khê, Đông Thọ.......................107
Hình 3.19. Kết quả tư vấn xếp gọn gàng nơi làm việc cho hộ ông Nguyễn Hữu
Thu, Thọ Khê, Đông Thọ ...............................................................107
Hình 3.20. Kết quả sau khi tư vấn sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân cho hộ
ông Nguyễn Văn Phong, Thọ Khê, Đông Thọ...............................108
Hình 3.21. Kết quả sau khi tư vấn sắp xếp nguyên vật liệu tại cơ sở đồ gỗ mỹ
nghệ ................................................................................................108
Hình 3.22. Kết quả sau khi tư vấn lắp đặt cơ cấu an toàn cho máy cưa .........109
Hình 3.23. Kết quả sau khi tư vấn sắp xếp mặt bằng làm việc và kẻ đường di
chuyển nguyên, vật liệu..................................................................109
Hình 3.24. Kết quả sau khi tư vấn sắp xếp lại dụng cụ sản xuất ....................110
Hình 3.25. Tập huấn tại Phú Yên....................................................................111
Hình 3.26. Tư vấn xác định nguy hiểm có hại tại Phú Yên............................111
Hình 3.27. Sau khi tư vấn dãn nhãn hóa chất .................................................112
Hình 3.28. Sau khi tư vấn cải tạo lại vị trí làm việc .......................................112
Hình 3.29. Sau khi tư vấn cải tạo lại đường dây và ổ điện.............................113
Sơ đồ 3.1. Hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động cho khu vực không có
hợp đồng lao động ............................................................................85
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Về nguyên tắc, ở đâu có việc làm thì ở đó cần được đảm bảo về An
toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ). Tuy nhiên, chính sách của nhà nước về
ATVSLĐ mới chỉ tập trung chủ yếu đến người làm công ăn lương, ít quan
tâm đến người lao động làm không theo hợp đồng lao động.
Sau nhiều năm phát triển, nền kinh tế Việt Nam vẫn chủ yếu là nông
nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, với hơn 33 triệu người lao động (chiếm hơn
2/3 lực lượng lao động) là làm việc không theo hợp đồng lao động (như
những lao động tự do ở thành thị, những người nông dân,...). Theo số thống
kê chưa đầy đủ, người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động, mỗi
năm có trên 1.400 người bị chết và hàng vạn người bị thương do tai nạn lao
động (gấp hơn 2 lần khu vực làm công ăn lương) và đang tiếp tục gia tăng.
Điều này tạo ra những gánh nặng lớn cho gia đình, xã hội, ảnh hưởng tiêu cực
tới các mục tiêu phát triển bền vững của quốc gia.
Luật ATVSLĐ được thông qua lần đầu tiên ngày 25/6/2015 đã mở rộng
đối tượng áp dụng đến cả những người lao động không theo hợp đồng lao
động. Luật khuyến khích người lao động nâng cao ý thức phòng ngừa tại nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp (TNLĐ, BNN), đồng thời cũng nêu trách nhiệm
của cơ quan nhà nước trong việc hướng dẫn, hỗ trợ người lao động thực hiện
biện pháp bảo đảm ATVSLĐ.
Tuy nhiên, để triển khai Luật ATVSLĐ nói riêng, công tác ATVSLĐ
nói chung trong khu vực này một cách hiệu quả đang là một thách thức lớn,
bởi kinh nghiệm triển khai của Việt Nam chưa có, đồng thời đang có nhiều
hạn chế về nguồn lực (cả nhân lực, vật lực).
Từ tình hình thực tiễn trên, tôi chọn đề tài “Tăng cường công tác quản
lý nhà nước về An toàn - Vệ sinh lao động khu vực không có quan hệ lao
động” làm đề tài luận thạc sĩ Quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, bởi
2
đây là một nội dung có một ý nghĩa to lớn cả về lý luận và thực tiễn hiện nay
ở nước ta.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Tổng hợp, phân tích công tác quản lý ATVSLĐ trong khu vực không có
quan hệ lao động trong và ngoài nước hiện nay.
- Đánh giá thực trạng công tác ATVSLĐ tại một số địa phương hiện nay
trong khu vực không có quan hệ lao động.
- Đề xuất giải pháp cho công tác quản lý ATVSLĐ ở khu vực không có
quan hệ lao động.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Công tác quản lý nhà nước về ATVSLĐ khu vực không có quan hệ
lao động;
3.2 .Phạm vi nghiên cứu
Tại một số địa phương, làng nghề ở Bắc Ninh, Nam Định, Phú Yên ....
4. Phương pháp nghiên cứu
Học viên sử dụng các phương pháp nghiên cứu, trong đó chủ yếu là
phương pháp hệ thống hóa, phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh.
4.1. Phương pháp hệ thống hóa
Phương pháp này được sử dụng trong phần tổng quan nghiên cứu có liên
quan đến ATVSLĐ các nội dung của quản lý công (thể chế, tổ chức, nhân sự,
tài chính công và công tác thanh tra, kiểm tra của Nhà nước), tập trung phân
tích những điểm tồn tại và đề xuất giải pháp có tính đến các điều kiện để bảo
đảm khả thi, nhằm nhìn nhận vấn đề nghiên cứu một cách toàn diện hơn, từ
đó xác định được nội dung cần tập trung nghiên cứu của luận án.
4.2. Phương pháp phân tích và tổng hợp
Phương pháp này chủ yếu trong phần đánh giá thực trạng hệ thống
tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam trên cơ sở khung lý thuyết đã được xây
dựng. Đồng thời chọn một số ngành nghề, khu vực điển hình để khảo sát,
3
đánh giá thực trạng; đánh giá tác động của chính sách thông qua khảo
nghiệm thực tiễn.
4.3. Phương pháp thống kê và so sánh
Phương pháp này được sử dụng trong phần đánh giá thực trạng. Với các
kỹ thuật: lượng hoá các dữ liệu điều tra; xử lý các số liệu đo đạc; sử dụng các
phần mềm tính toán…
4.4. Phương pháp quy nạp và diễn dịch
Phương pháp này được sử dụng nhằm làm rõ các khái niệm của vấn đề
nghiên cứu.
4.5. Nguồn tài liệu nghiên cứu
Nguồn tài liệu thứ cấp được sử dụng, tổng hợp, phân tích trong luận án
chủ yếu là các tài liệu đã được công bố trên sách, báo, tạp chí, các công trình
nghiên cứu có liên quan trong và ngoài nước; các báo cáo của Bộ, ngành, văn
bản luật pháp liên quan đến công tác ATVSLĐ.
5. Đóng góp mới của đề tài
- Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của quản lý nhà nước
về ATVSLĐ đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động.
- Đánh giá thực trạng, chỉ ra những kết quả, hạn chế và nguyên nhân và
yêu cầu cấp thiết quản lý nhà nước về ATVSLĐ đối với người lao động làm
việc không theo hợp đồng lao động ở nước ta hiện nay.
- Đưa ra giải pháp quản lý nhà nước về ATVSLĐ đối với người lao động
làm việc không theo hợp đồng lao động ở nước ta hiện nay.
Như vậy, việc nghiên cứu đề tài luận văn là rất cần thiết, có ý nghĩa
thực tiễn và ý nghĩa khoa học bởi vì đề tài sẽ đóng góp một nghiên cứu mới
mà chưa có một nghiên cứu nào đề cập sâu tới về vấn đề quản lý nhà nước về
ATVSLĐ khu vực không có hợp đồng lao động và giúp cho cơ quan quản lý
có công cụ để quản lý công tác ATVSLĐ trong khu vực lao động chiếm đa số
hiện nay trong nền kinh tế ở Việt Nam.
4
Đề tài thành công sẽ giúp cho việc phòng ngừa, giảm thiểu thương
vong, bệnh tật xảy ra trong quá trình lao động, đồng thời chia sẻ rủi ro, giảm
bớt gánh nặng do TNLĐ gây ra ở nước ta hiện nay.
6. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị và danh mục tài liệu tham
khảo luận văn bao gồm:
Chương 1: Tổng quan chung công tác quản lý an toàn vệ sinh lao động
trong khu vực không có quan hệ lao động.
Chương 2: Thực trạng hiện công tác an toàn vệ sinh lao động trong
khu vực không có quan hệ lao động ở Việt Nam.
Chương 3: Đề xuất các giải pháp nhằm quản lý an toàn vệ sinh lao
động tại khu vực không có quan hệ lao động.
5
Chương 1
TỔNG QUAN CHUNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ AN TOÀN, VỆ SINH
LAO ĐỘNG KHU VỰC LÀM VIỆC KHÔNG CÓ QUAN HỆ
LAO ĐỘNG
1.1. Khái niệm chung về quản lý nhà nước an toàn, vệ sinh lao động
1.1.1. Những vấn đề lý luận chung về quản lý
Khái niệm về quản lý khá phức tạp và đa dạng, có thể thấy có nhiều cách
lý giải khác nhau về quản lý. Quản lý ra đời từ xa xưa, cùng với sự hợp tác và
phân công lao động. C.Mác đã coi sự xuất hiện của quản lý như là kết quả tất
nhiên của sự chuyển nhiều quá trình lao động cá biệt, tản mạn, độc lập với
nhau thành một quá trình lao động được phối hợp lại. Chức năng quản lý là
chức năng của một nhạc trưởng thể hiện ở sự điều hoà những hoạt động cá
nhân. Theo một nghĩa nào đó, quản lý là một nghệ thuật điều khiển người khác.
Theo giáo trình "Quản lý hành chính Nhà nước" của Học viện Hành
chính Quốc gia thì khoa học và thực tế cuộc sống đã chứng minh rằng quản lý
được hiểu theo hai góc độ: góc độ tổng hợp mang tính chính trị - xã hội và
góc độ mang tính hành động thiết thực. Theo góc độ chính trị - xã hội thì quản
lý là sự kết hợp giữa tri thức với lao động, còn theo góc độ hành động (qui
trình công nghệ của tác động) thì qui trình quản lý là điều khiển. Theo khái
niệm này, có ba loại hình quản lý, đều có một xuất phát điểm chung là "do
con người điều khiển", nhưng khác nhau về đối tượng, đó là:
- Con người là trung tâm, điều khiển các vật hữu sinh, song không bắt
chúng phải thực hiện ý đồ và ý chí của người điều khiển. Đó là quản lý trong
môi trường, sinh học, thiên nhiên.
- Con người điều khiển các vật vô tri, vô giác để bắt chúng thực hiện ý
đồ của người. Đó được xem là quản lý kỹ thuật.
- Con người điều khiển con người. Đó là quản lý xã hội.
Sau đây, chúng ta quan tâm nghiên cứu loại hình quản lý thứ ba, quản
lý xã hội.
6
Chúng ta biết rằng, đối tượng của quản lý là những tổ chức, con người
cụ thể cùng các nguồn lực và công việc của họ, cho nên dựa vào sự khác nhau
của các lĩnh vực hoạt động cơ bản của xã hội và các dạng tổ chức khác nhau
mà chúng ta có thể phân loại quản lý thành quản lý vĩ mô và quản lý vi mô,
quản lý các tổ chức xã hội, khoa học, kinh tế, giáo dục, quản lý tài chính,
quản lý chất lượng, quản lý nhân sự v.v..
Nói về quản lý vĩ mô là quản lý quốc gia nói chung, là quản lý của Nhà
nước về những lĩnh vực, ngành kinh tế, quốc phòng an ninh, khoa học công
nghệ, y tế, giáo dục, dân số và lao động, ATVSLĐ,... còn quản lý vi mô là
quản lý một tổ chức cụ thể như một doanh nghiệp, cơ quan, trường học... mà
chúng ta có thể gọi chung là quản lý ở cơ sở. Giữa quản lý vĩ mô và quản lý vi
mô có mối quan hệ qua lại với nhau. Quản lý vĩ mô là quản lý một cách gián
tiếp bằng đường lối chung, pháp luật, chính sách, công cụ điều tiết tạo ra môi
trường chung cho các tổ chức vi mô (cơ sở) hoạt động. Đồng thời kết quả
hoạt động của các tổ chức vi mô là hiệu quả và sự thành bại của các chính
sách quản lý vĩ mô.
Từ phân tích trên, cho thấy quản lý là một yếu tố hết sức quan trọng
không thể thiếu trong đời sống xã hội.
1.1.2. Khái niệm quản lý nhà nước về An toàn và vệ sinh lao động
Quản lý xã hội là quá trình phức tạp, đa dạng vì đối tượng tác động -
khách thể của nó là hành vi con người có ý chí và tư duy độc lập, là hoạt
động của cơ quan, tổ chức của con người. Chủ thể của quản lý xã hội là
Nhà nước, một tổ chức chính trị đặc biệt, các bộ phận cấu thành khác của
hệ thống chính trị (giai cấp, chính đảng, tổ chức xã hội...). Như vậy quản
lý xã hội bao hàm khái niệm quản lý các công việc của Nhà nước (tức là
phần quản lý xã hội do Nhà nước đảm nhận, hay còn gọi là quản lý Nhà
nước) và quản lý các công việc xã hội (phần quản lý xã hội còn lại do các
chủ thể khác đảm nhận).
7
Ta có thể hiểu quản lý nhà nước là hoạt động có tổ chức và bằng pháp
quyền của bộ máy của nhà nước để điều chỉnh các quá trình xã hội và các
hành vi của công dân và mọi tổ chức xã hội, nhằm giữ gìn trật tự xã hội và
phát triển xã hội theo những mục tiêu đã định.
Như vậy, quản lý nhà nước là khoa học sử dụng quyền lực để tổ chức,
điều hành công việc quản lý của Nhà nước trên tất cả mọi lĩnh vực hoạt động
kinh tế - xã hội. Nó cũng là nghệ thuật chỉ huy với sự vận dụng sáng tạo, thích
ứng với tình thế nhưng không vượt ra ngoài khuôn khổ pháp luật để đem lại
hiệu quả cao nhất cho công việc.
Để thực hiện nhà nước quản lý có hiệu quả, cần phải thực hiện tốt qui
trình quản lý bao gồm 7 vấn đề sau đây:
- Quy hoạch và kế hoạch: trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội, quan điểm, đường lối của Đảng và sính sách pháp luật của Nhà nước, xây
dựng kế hoạch quy hoạch cụ thể cho lĩnh vực mà chúng ta đang quản lý.
- Tổ chức bộ máy: cần xây dựng một bộ máy gọn nhẹ, có qui định chức
năng, nhiệm vụ, quan hệ phối hợp đầy đủ và quản lý chặt chẽ hoạt động của
bộ máy quản lý.
- Sắp xếp, bố trí, quản lý nhân sự: cần xây dựng tiêu chuẩn, yêu cầu và
sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức vào các nhiệm vụ cụ thể trong bộ máy;
quản lý, đánh giá chính xác đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện tốt các chế
độ chính sách đối với họ.
- Ra các quyết định quản lý: trên cơ sở tập hợp đầy đủ các thông tin, xử
lý và đề ra phương án khác nhau, lựa chọn và thẩm định sau đó ban hành các
quyết định quản lý nhà nước.
- Phối hợp: cần phải có một cơ chế phối hợp có hiệu quả trong quá trình
thực hiện các hoạt động.
- Sử dụng các nguồn lực: đây là một nội dung quan trọng, liên quan đến
ngân sách, tài chính, cơ sở vật chất cần được khai thác, quản lý một cách có
hiệu quả, chặt chẽ.
8
- Chỉ đạo, kiểm tra, tổng kết, đánh giá: có sự chỉ đạo sát sao để thực
hiện các quyết định, đồng thời phải tiến hành kiểm tra, đánh giá để có những
biện pháp điều chỉnh kịp thời, cần sơ, tổng kết, đánh giá kết quả việc thực
hiện các quyết định quản lý.
Như đã trình bày ở phần trên, quản lý nhà nước là vĩ mô về các lĩnh
vực của đời sống xã hội khác nhau. Trong thực tế hiện nay, Nhà nước thực
hiện chức năng quản lý trên tất cả các mặt chủ yếu của xã hội: kinh tế, quốc
phòng và an ninh, về tài chính, tiền tệ, về văn hoá tư tưởng, về khoa học công
nghệ, về y tế, về giáo dục, về dân số và lao động... Các lĩnh vực quản lý nhà
nước nói trên đã được thực hiện trong nhiều năm với mục tiêu, nhiệm vụ,
chức năng, phương pháp quản lý đã được xác định rõ, ngày càng đổi mới,
hoàn thiện. Trong khi đó, quản lý nhà nước về ATVSLĐ tuy cũng đã được
thực hiện trong nhiều năm qua, nhất là từ khi có Bộ luật Lao động (1995),
nhưng vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra, chưa được giải quyết tốt và hoàn chỉnh.
Bởi vậy, việc không ngừng nghiên cứu để góp phần xây dựng, hoàn
thiện sự quản lý nhà nước về ATVSLĐ là nội dung quan trọng trong chiến
lược về ATVSLĐ của nước ta.
Nói đến quản lý nhà nước về ATVSLĐ là nói đến các cơ quan quản lý
của Nhà nước, trên cơ sở những văn bản pháp luật chủ yếu đã được Quốc hội
thông qua, ban hành, các văn bản pháp qui dưới luật, sử dụng các phương
pháp quản lý nhà nước thích hợp, thực hiện các hoạt động theo qui trình quản
lý để chỉ đạo, hướng dẫn, điều chỉnh các hoạt động ATVSLĐ nhằm phát triển
công tác này đạt mục tiêu đã đề ra.
Ở đây có một vấn đề đặt ra từ trong thực tiễn hoạt động ATVSLĐ
những năm qua là làm sao phân biệt rõ chức năng của quản lý nhà nước với
hoạt động của các cơ quan chuyên môn, tổ chức xã hội để tránh sự dẫm đạp,
chồng chéo, bao biện lẫn nhau và cũng không để sót việc, không có người
chăm lo đến hoạt động này. Theo quan điểm đó, quản lý nhà nước là tạo ra
hành lang pháp lý, hướng dẫn, điều chỉnh mọi hành vi, hoạt động phải đi đúng
9
quỹ đạo, nằm đúng trong hành lang pháp lý đó, còn các cơ quan chuyên môn,
khoa học, các tổ chức, cá nhân khi đã tôn trọng hành lang pháp lý đó thì được
phép thực hiện những nhiệm vụ chuyên môn, khoa học của mình. Tránh việc cơ
quan quản lý vừa tạo hành lang pháp lý, vừa đứng ra hoạt động tác nghiệp
chuyên môn, khoa học, không cho phép và không tạo điều kiện cho các cơ quan
chuyên môn, khoa học hoạt động tác nghiệp của mình.
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu về quản lý nhà nước về an
toàn vệ sinh lao động trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về quản lý nhà nước về an
toàn vệ sinh lao động trên thế giới
Có thể thấy, tùy thuộc vào mỗi mước hệ thống luật pháp của quốc gia
mà mỗi nước có một cách quản lý ATVSLĐ riêng. Tuy nhiên về cơ bản nó
cũng giống như nội dung của công ước 187 của ILO, tức là quản lý trên nền
tảng của các luật ATVSLĐ với các tiêu chuẩn qui phạm kỹ thuật. Dưới đây,
là hệ thống quản lý ATVSLĐ chung ở một số nước trên thế giới.
Trên thế giới có rất nhiều nghiên cứu về quản lý ATVSLĐ trong các
doanh nghiệp. Ví dụ như: Alexander Cohen, Michael J. Colligan, ở viện An
toàn sức khỏe nghề nghiệp (NIOSH) Ohio, Cicinaty trong bộ giáo trình
“huấn luyện ATVSLĐ”[24]; Bottomley B trong công trình"Hệ thống quản lý
an toàn và sức khỏe nghề nghiệp" [25]; Gallagher C, Underhill E và Rimmer
M với công trình “Đánh giá hiệu quả của các hệ thống quản lý OHS trong
việc đảm bảo nơi làm việc lành mạnh và an toàn” [32]; Winder C, Gardner D
F và Trethewy R với nghiên cứu “Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề
nghiệp: những phát triển gần đây” [47]; Gallagher C, ở trường đại học
Monash với “Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe: Phân tích các loại hệ
thống và hiệu quả” [30]; Walters, D “Chiến lược về sức khỏe và an toàn trong
một Châu Âu đang thay đổi” [48]; Haruhiko Sakurai với “An toàn và sức
khỏe nghề nghiệp ở Nhật Bản: Hiện trạng và tương lai” [31]; Jungsun Park và
Yangho Kim với “Lịch sử của dịch vụ y tế nghề nghiệp ở Hàn Quốc, sức khỏe
10
công nghiệp”[29]; Surasak Buranatrevedh với công trình “Quản lý an toàn và
sức khỏe nghề nghiệp trong 5 nước ASEAN”[43],…
Helen lingard và Stephen M. Rowlinson, các tác giả của cuốn sách
"Kiểm soát an toàn và sức khỏe trong lĩnh vực xây dựng" đi sâu phân tích nội
dung làm thế nào để tăng cường các biện pháp pháp lý để thực hiện ATLĐ;
tăng cường hiệu lực quản lý của chủ doanh nghiệp và của Chính phủ. Đồng
thời, cuốn sách cũng dành thời lượng đáng kể cho nghiên cứu các biện pháp
phòng chống TNLĐ, BNN trong lĩnh vực xây dựng, bao gồm cách thức đảm
bảo an toàn đối với những rủi ro từ thiên tai.
Barbaga A. Plog đã viết trong tác phẩm "Những yếu tố cơ bản về vệ
sinh trong công nghiệp" về các yếu tố gây nguy hại cho NLĐ trong môi
trường công nghiệp sản xuất và cách thức phát hiện các yêu tố nguy hại đến
sức khỏe, tính mạng của NLĐ khi tham gia lao động sản xuất nhằm đưa ra các
biện pháp kiểm soát giảm thiểu thấp nhất thiệt hại về tính mạng của NLĐ. Tác
phẩm này đề xuất các biện pháp của Chính phủ nhằm bảo đảm ATVSLĐ
trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp và có tính thực tiễn.
Ngoài các công trình nghiên cứu về ATVSLĐ, chúng ta còn cần kể đến
các văn bản pháp luật của các nước trong khu vực Đông Nam Á và một số
nước Châu Á liên quan đến quản lý nhà nước về ATVSLĐ như: "Luật An
toàn & sức khỏe công nghiệp" của Quốc hội Hàn Quốc; "Luật an toàn và sức
khỏe nơi làm việc" của Quốc hội Singapore; Luật An toàn, sức khỏe nghề
nghiệp của Quốc hội Malaysia [48]; "Luật An toàn Lao động của Nước Cộng
hoà Nhân dân Trung Hoa" của Quốc hội Trung Quốc.
Như vậy, nghiên cứu các công trình ở nước ngoài có liên quan đến đề
tài luận văn là khá đa dạng, phong phú. Song, tâp trung chủ yếu nghiên cứu
về hệ thống quản lý hay mô hình QLNN đối với ATVSLĐ; các Luật, văn bản
dưới Luật về đảm bảo ATVSLĐ và sức khỏe cho người lao động. Tuy nhiên,
nghiên cứu về QLNN về ATVSLĐ đối với NLĐ làm việc không theo hợp
đồng lao động ở Việt Nam thì chưa thấy có công trình nghiên cứu nào.
11
Trên cơ sở các tài liệu nghiên cứu, có thể thấy trong giới hạn của luận
văn xin tổng hợp lại hệ thống quản lý của các nước và các tổ chức quốc tế
công bố như sau:
* Hệ thống quản lý ATVSLĐ theo hướng dẫn của Tổ chức lao động
Quốc tế (ILO-OSH 2001)
ILO đặt ra Hiến chương với các nguyên tắc để bảo vệ người lao động
khỏi bệnh tật và phát sinh chấn thương từ việc làm của họ. Trên cơ sở đó, ILO
xây dựng các tiêu chuẩn về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp nhằm cung cấp
các công cụ cần thiết cho chính phủ các nước thành viên, NSDLĐ và NLĐ để
bảo đảm tối đa sự an toàn trong công việc.
ILO đưa ra nguyên tắc là người lao động cần được bảo vệ khỏi bệnh
tật, bệnh tật và thương tích do phát sinh từ việc làm của NLĐ. Tuy nhiên,
thực tế là rất khác nhau. ILO ước tính rằng mỗi năm có 2,02 triệu người chết
vì các tai nạn hoặc bệnh tật liên quan đến công việc. Hơn 317 triệu người bị
bệnh nghề nghiệp, và có khoảng 337 triệu vụ tai nạn liên quan đến công việc
gây tử vong và không gây tử vong mỗi năm. Sự đau khổ gây nên bởi những
tai nạn và bệnh tật như vậy đối với công nhân và gia đình họ là không thể
đếm được. Về mặt kinh tế, ILO đã ước tính rằng 4% GDP hàng năm của thế
giới bị mất do hậu quả của BNN và TNLĐ. Người sử dụng lao động phải đối
mặt với những khoản tiền hưu sớm sớm, mất nhân viên có tay nghề, phí bảo
hiểm cao do các tai nạn và bệnh tật liên quan đến công việc. Tuy nhiên, nhiều
bi kịch này có thể ngăn ngừa thông qua việc thực hiện các biện pháp phòng
ngừa, báo cáo và kiểm tra. Các tiêu chuẩn của ILO về an toàn và vệ sinh lao
động cung cấp các công cụ thiết yếu cho các chính phủ, người sử dụng lao
động và người lao động để thiết lập các thông lệ như vậy và để đảm bảo an
toàn tối đa trong công việc.
Với chiến lược toàn cầu, bên cạnh công ước khung 155 về an toàn và
sức khỏe nơi làm việc, ILO còn khuyến nghị theo 12 công ước, như: An toàn
trong xây dựng, An toàn trong khai thác mỏ, sử dụng Amiang… ILO còn đưa
12
ra một bộ “Qui tắc thực hành” (Code of Practice) đặt ra những hướng dẫn
thiết thực cho các cơ quan QLNN, NSDLĐ, đại diện NLĐ nhằm xây dựng
những qui định riêng để quản lý ATVSLĐ tại cơ sở của mình. Ví dụ: Quy tắc
thực hành hướng dẫn về an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc ở một số ngành
kinh tế (xây dựng, các mỏ lộ thiên, mỏ than, các ngành công nghiệp sắt thép,
kim loại màu các ngành công nghiệp, nông nghiệp, đóng tàu và sửa chữa tàu,
lâm nghiệp…). Nội dung bảo vệ người lao động đối với nguy hiểm nhất định
(bức xạ, laser, đơn vị hiển thị hình ảnh, hóa chất, amiăng, chất khí…) với các
biện pháp nhất định (hệ thống quản lý an toàn - sức khỏe nghề nghiệp; hướng
dẫn giám sát sức khỏe của NLĐ,…).
Theo đó, ILO đã thông qua hơn 40 tiêu chuẩn cụ thể nhằm đối phó với
ATLĐ và sức khỏe, cũng như hơn 40 Quy tắc thực hành. Gần một nửa số
công cụ của ILO để giải quyêt trực tiếp hoặc gián tiếp với các vấn đề an toàn
và SKNN.
Trong tất cả các công ước và các tiêu chuẩn của ILO, thì không có công
ước, tiêu chuẩn nào giành riêng cho các khu vực có quan hệ lao động và
không có HĐLĐ (không phân biệt). Mà đích nhắm tới của họ là tính mạng và
sức khỏe NLĐ, cho dù họ làm việc ở đâu, trong môi trường nào [14].
Trong tất cả các hệ thống do ILO công bố, có riêng hệ Hệ thống quản
lý ATVSLĐ (viết tắt là ILO-OSH 2001): Hệ thống quản lý này được đánh giá
dựa trên cơ sở nghiên cứu của các nhà khoa học, nghiên cứu các chuyên gia
đầu ngành trên thế giới. Là một công cụ quốc tế quan trọng để Hệ thống quản
lý ATVSLĐ có thể phát triển tại các quốc gia do ILO đưa ra nhằm mục đích
nâng cao năng suất lao động và giảm thiểu nguy cơ đã được các chính phủ,
đại diện của NLĐ, NSDLĐ công nhận trên toàn cầu.
Trong thực tiễn, quá trình sản xuất - kinh doanh của bất kỳ một doanh
nghiệp hay cơ sở nào đều phải tuân thủ 05 khâu sau để đảm bảo ATVSLĐ:
Một là, chính sách quản lý ATVSLĐ: tức là công tác quản lý ở cơ sở
muốn tốt thì việc thực hiện đưa hệ thống quản lý ATVSLĐ vào là rất cần
13
thiết, tạo điều kiện liên tục để đánh giá có hệ thống thực trạng công tác
ATVSLĐ từ đó xác định mục tiêu, lập kế hoạch và thực hiện được các hoạt
động ATVSLĐ; thúc đẩy sự tham gia của NLĐ và đại diện của NLĐ ở cơ
sở; định kỳ đánh giá tính khả thi của chính sách nhà nước về ATVSLĐ.
Hai là, hoạt động quản lý ATVSLĐ được tổ chức vận hành: nhằm thực
hiện yếu tố tổ chức trong hệ thống quản lý ATVSLĐ, các chủ thể sản xuất -
kinh doanh phải vận hành các hoạt động quản lý ATVSLĐ trong đó phải có
sự tham gia của NLĐ và NSDLĐ chịu trách nhiệm hoàn toàn trong việc đảm
bảo ATVSLĐ cho NLĐ đồng thời chịu trách nhiệm trong việc chỉ đạo thực
hiện các hoạt động ATVSLĐ và tuân thủ các yêu cầu của hệ thống ATVSLĐ.
Ba là, quản lý ATVSLĐ thông qua lập kế hoạch và tổ chức thực hiện:
công tác ATVSLĐ muốn tổ chức và thực hiện có hiệu quả ở cơ sở cần phải
lập kế hoạch ATVSLĐ ở cơ sở. Kế hoạch ATVSLĐ ở cơ sở cần phải đầy đủ,
phù hợp với cơ sở và phải xây dựng trên cơ sơ đánh giá các yếu tố rủi ro
(thông qua các bảng kiểm định về ATVSLĐ). Kế hoạch ATVSLĐ khi đã
được thông qua thực hiện nhằm hỗ trợ việc tuân thủ và thực hiện tốt hơn các
quy định của luật pháp quốc gia; thực hiện tốt hơn hệ thống quản lý ATVSLĐ
ở cơ sở; trợ giúp doanh nghiệp không ngừng cải thiện ĐKLĐ, giảm TNLĐ,
BNN.
Bốn là, đánh giá và giám sát quản lý ATVSLĐ: đánh giá và giám sát
công tác ATVSLĐ phải được lập hồ sơ theo dõi và định kỳ thường xuyên
xem xét lại. Khi đánh giá phải dựa trên cơ sở trách nhiệm và nghĩa vụ của
từng thành viên được phân công ở 2 yếu tố của Hệ thống quản lý ATVSLĐ.
Người đại diện thực hiện công tác đánh giá và giám sát được lựa chọn phải
phù hợp với quy mô, tính chất của từng mục tiêu ATVSLĐ ở cơ sở; các biện
pháp định tính, định lượng trong quá trình đánh giá phải khách quan, phù hợp
với yêu cầu của cơ sở.
Năm là, hoạt động cải tiến, hoàn thiện chu trình, nội dung quản lý
ATVSLĐ: là việc tổ chức các hoạt động phòng ngừa, khắc phục các tồn tại dựa
14
trên kết quả kiểm tra, đánh giá đồng thời đưa ra các giải pháp thích hợp, xếp
đặt thứ tự ưu tiên để cải thiện, đánh giá hệ thống quản lý để tiếp tục hoàn thiện.
Để xây dựng được một hệ thống quản lý ATVSLĐ trong doanh nghiệp
hay cơ sở sản xuất - kinh doanh phải tuân thủ cả 5 yếu tố trên của hệ thống
quản lý một cách thường xuyên.
* Hệ thống quản lý ATVSLĐ do Cơ quan tiêu chuẩn Anh công bố (BS
8800: 2004)
Đây thực chất là tiêu chuẩn về hệ thống quản lý ATVSLĐ ở doanh
nghiệp đã được Cơ quan tiêu chuẩn Anh (BSI) biên soạn và ban hành lần đầu
vào năm 1996 có tên tiêu chuẩn BS 8800: 1996. Năm 2004 phiên bản được
thay đổi (BS 8800:2004).
Hệ thống quản lý ATVSLĐ BS 8800: 2004 bao gồm 07 thành phần chính:
(1) Xem xét ban đầu (Initial Review);
(2) Chính sách (Policy);
(3) Tổ chức bộ máy (Organizing);
(4) Hoạch định và thực hiện (Planning & Implementing);
(5) Đo lường kết quả hoạt động (Measuring performance);
(6) Kiểm toán (Audit);
(7) Xem xét kết quả hoạt động (Performance review).
* Hệ thống quản lý ATVSLĐ của nước Mỹ (ANSI Z10)
Hoa Kỳ ANSI Z10 xây dự Tiêu chuẩn quốc gia về hệ thống quản lý
ATVSLĐ được xây dựng trên cơ sở phối hợp chặt chẽ giữa Hội vệ sinh Công
nghiệp Hoa Kỳ (AIHA, American Industrial Hygiene Association) với Viện
tiêu chuẩn quốc gia Hoa Kỳ (ANSI, American National Standards Institute).
Tiêu chuẩn quốc gia Hoa Kỳ ANSI Z10 được ban hành năm 2005 và sử
dụng chu trình quản lý Deming (Plan - Do - Check - Act), bao gồm 4 thành
phần chính:
(1) Hoạch định (Planning);
(2) Thực hiện và vận hành (Implementation and Operation);
15
(3) Đánh giá và hành động khắc phục (Evaluation and Corrective Action);
(4) Xem xét của lãnh đạo (Management Review). Sự quản lý của lãnh
đạo và sự tham gia của NLĐ luôn được thể hiện trong các khâu này.
* Hệ thống quản lý ATVSLĐ do Viện Tiêu chuẩn Anh công bố
OHSAS 18001:2007.
Viện Tiêu chuẩn Anh nghiên cứu về Hệ thông quản lý ATVSLĐ - Hướng
dẫn thực hiện OHSAS 18001:2007 (Occupational Health and Safety Management
Systems - Guide lines for the Im plemen ta tio nof OHSAS18001:2007). Tiêu
chuẩn OHSAS 18001:2007 là phiên bản hiện đang được sử dụng phổ biến
rộng rãi trong ATVSLĐ ở nhiều quốc gia trên thế giới. Về thực chất, OHSAS
18001: 2007 là một tiêu chuẩn mang tính hệ thống về quản lý an toàn, sức
khỏe nghề nghiệp. Hiện nay, Tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 được quốc tế
công nhận và được áp dụng phổ biến, rộng rãi tại các doanh nghiệp, cơ sở sản
xuất. Đồng thời, tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 đã giúp cho các chủ thể kinh
tế, tổ chức kiểm soát được việc tuân thủ các yêu cầu của luật định về vấn đề
an toàn, sức khỏe nghề nghiệp của người lao động.
* Tiêu chuẩn Hệ thống quản lý ATVSLĐ do tổ chức Tiêu chuẩn
quốc tế công bố (ISO 45001-2018).
Hệ thống quản lý ATVSLĐ ISO 45001-2018 do Ủy ban tiêu chuẩn hóa
quốc tế ISO ban hành. Tên đầy đủ của tiêu chuẩn là: ISO 45001 - 2018 - Hệ
thống quản lý ATVSLĐ - các yêu cầu, được chính thức ban hành ngày
12/3/2018.
ISO 45001 là một tiêu chuẩn dần thay thế OHSAS 18001 trong tương lai
và sẽ trở thành tiêu chuẩn ISO cho các hệ thống quản lý an toàn sức khỏe
nghề nghiệp. Không chỉ thay thế cho OHSAS 18001 mà nó còn tương thích
với hệ thống quản lý khác như tiêu chuẩn ISO 9001 và ISO 14001,..
ISO 45001 là tiêu chuẩn quốc tế quy định các yêu cầu về hệ thống quản
lý sức khỏe và an toàn lao động. Thêm vào đó là hướng dẫn sử dụng, cho
phép doanh nghiệp, cơ sở chủ động cải thiện hiệu suất Sức khỏe và An toàn
16
Nghề nghiệp.
ISO 45001 cho phép một doanh nghiệp, cơ sở thông qua hệ thống quản
lý Sức khỏe và An toàn Nghề nghiệp, để tích hợp các khía cạnh khác về sức
khỏe và an toàn như chăm sóc sức khỏe/phúc lợi nhân viên; nhưng cần lưu ý
rằng một doanh nghiệp có thể được yêu cầu bởi các yêu cầu pháp lý hiện hành
để giải quyết các vấn đề đó.
Giống như Tiêu chuẩn BS OHSAS 18001, tiêu chuẩn mới ISO 45001
được thiết lập dựa trên mô hình "Hoạch định, Thực hiện, Kiểm tra, Hành
động" (PDCA). Giống như các tiêu chuẩn khác, tiêu chuẩn ISO 45001 phù
hợp với “Cơ cấu cao cấp” (cơ cấu, các mô-đun và định nghĩa được tiêu chuẩn
hóa), tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tích hợp với các hệ thống quản lý
đã từng được thực hiện theo các tiêu chuẩn khác nhau.
Các điều khoản được cấu trúc Tiêu chuẩn hóa:
Cấu trúc các điều khoản của Tiêu chuẩn ISO 45001 là một lợi thế quan
trọng. Tiêu chuẩn quốc tế này hướng đến tiêu chuẩn hóa "Cấu trúc các điều
khoản", nhằm đảm bảo một cách hệ thống, đồng nhất cho mọi hệ thống quản
lý cũng như cách áp dụng thống nhất các văn bản và thuật ngữ chung.
Cấu trúc thống nhất được xem là cơ sở cho việc chứng nhận các hệ thống
quản lý, giúp chúng ta hiểu được tiêu chuẩn cũng như tạo điều kiện cho việc
xây dựng và chứng nhận tích hợp các hệ thống quản lý. Ví dụ: Việc tiêu
chuẩn hóa "Cấu trúc các điều khoản" đảm bảo tương đồng về mặt cấu trúc với
các tiêu chuẩn quản lý khác như ISO 9001 dành cho chất lượng và ISO 14001
dành cho môi trường.
Hiện nay trên thế giới, các quốc gia đều có hệ thống quản lý nhà nước về An
toàn vệ sinh lao động. Dưới đây trình bày về hệ thống quản lý Nhà nước về an
toàn vệ sinh lao động ở một số quốc gia tiêu biểu. Cụ thể như sau:
* Australia
Theo Luật ATVSLĐ Australia, người sử dụng lao động, nhà kinh
doanh, người lao động được yêu cầu phải đảm bảo "sức khoẻ và an toàn của
17
người lao động, và những người khác tại nơi làm việc" cho đến mức "thực tế
hợp lý".
Để xác định "thực tế hợp lý" tất cả các vấn đề liên quan được tính
đến, bao gồm:
- Khả năng xảy ra nguy cơ hoặc rủi ro liên quan xảy ra;
- Mức độ nguy hại có thể là kết quả của nguy cơ hoặc rủi ro; những gì
mà người có liên quan được biết, hoặc phải biết một cách hợp lý về nguy cơ
hoặc nguy cơ, và về cách loại bỏ hoặc giảm thiểu rủi ro;
- Phải có các giải pháp thích hợp để giảm thiểu rủi ro hoặc loại bỏ;
- Sau đánh giá mức độ rủi ro và các giải pháp có thể loại bỏ hoặc giảm
thiểu rủi ro, NSDLĐ cần tính toán đến các chi phí liên quan để loại bỏ hoặc
giảm thiểu rủi ro, so với thiệt hại do nguy cơ gây ra (tính toán chi phí-lợi ích).
Luật ATVSLĐ yêu cầu NSDLĐ, NLĐ bất kể làm việc trong nhà máy
hay ở làm việc tại nhà phải tuân thủ với một số tiêu chuẩn. Trường hợp luật
ATVSLĐ yêu cầu phải tuân thủ đến những tiêu chuẩn cụ thể nào, nếu
không làm theo sẽ bị coi là vi phạm luật.
Điều quan trọng cần lưu ý là các tiêu chuẩn cung cấp hướng dẫn về các
vấn đề cụ thể, Tiêu chuẩn có thể được áp dụng cho tòa án khi xác định một
TNLĐ hay BNN xem NSDLĐ hay NLĐ đã tuân thủ luật ATVSLĐ không. Ví
dụ, có thể có các biện pháp kiểm soát rủi ro khác mà mà một tiêu chuẩn đã
nêu để giảm thiểu rủi ro hoặc loại bỏ trong hoàn cảnh của mỗi cơ sở.
Theo cơ quan ATLĐ Australia (WorkSafe), Tiêu chuẩn là tài liệu được ban
hành để cung cấp các hướng dẫn giúp đảm bảo an toàn, đảm bảo hiệu suất và có độ
tin cậy thông qua các đặc điểm của sản xuất, hàng hoá, dịch vụ và hệ thống.
Ở Australia, có thể sử dụng song hành các tiêu chuẩn Australia và quốc
tế, cũng như các tiêu chuẩn do các nhà quản lý quy định và các tiêu chuẩn
ngành do các hiệp hội ngành nghề tạo ra nhằm mục đích duy trì một tiêu
chuẩn về hiệu quả hoạt động trong các ngành.
18
Tiêu chuẩn có thể được coi là thông tin mà NSDLĐ, NLĐ biết hoặc
phải biết một cách hợp lý về một nguy cơ và về các giải pháp để giảm thiểu
rủi ro hoặc loại bỏ.
Khi xem xét một sự việc có liên quan tới ATVSLĐ, cơ quan quản lý sẽ
phải đánh giá sự liên quan của một tiêu chuẩn tới quá trình làm việc. Có thể
cần phải thực hiện các biên pháp quản lý rủi ro vượt ra ngoài các mục tiêu đã
nêu trong một tiêu chuẩn nhằm loại bỏ hoặc làm giảm nguy cơ cho đến mức
có thể thực hiện một cách hợp lý.
Doanh nghiệp cần đánh giá rủi ro và kiểm soát nó thường xuyên theo
kế hoạch. Thông qua những đánh giá này, có thể đề xuất sửa đổi hoặc ban
hành một tiêu chuẩn mới để xác định và giải quyết các rủi ro mà trước đây
chưa được xem xét.
Nếu một tiêu chuẩn mới hoặc tiêu chuẩn được sửa đổi xác định những
mối nguy mới hoặc đưa ra các kiểm soát rủi ro mới hoặc tốt hơn mà trước đây
chưa được xem xét thì doanh nghiệp nên áp dụng để giải quyết các mối nguy
đó và thực hiện các biện pháp kiểm soát rủi ro thích hợp.
Theo luật Australia, việc tuân thủ tiêu chuẩn của Australia là bắt buộc,
để đảm bảo tuân thủ các nghĩa vụ pháp lý của Australia. Vì tiêu chuẩn
Australia được xây dựng cho các nơi làm việc của Australia, kể cả trong nhà
máy và lao động cá thể và có thể chứa nhiều thông tin liên quan hơn cho các
điều kiện hoạt động trên lãnh thổ Australia, như các yếu tố địa lý, điều kiện
khí hậu, yêu cầu về giấy phép vv. Tiêu chuẩn quốc tế có thể là được xem xét
kết hợp với Tiêu chuẩn Australia tương đương. Tiêu chuẩn quốc tế có thể là
một nguồn bổ sung hữu ích cho người làm nhiệm vụ, đặc biệt khi sử dụng đạt
được mức độ an toàn chung tương đương hoặc tốt hơn so với Tiêu chuẩn
Australia, tương đương.
Đối với một danh sách các tiêu chuẩn đã được tham chiếu vowis
của Luật An toàn và sức khỏe nghề nghiệp 1996. Chuẩn tham chiếu này có
thể được xem như qui định bắt buộc.
19
Australia, trước những năm 1970 đã có những đạo luật, các tiêu chuẩn
kèm theo nhằm điều chỉnh các mối nguy hiểm, yếu tố rủi ro tại nơi làm việc.
Cho đến những năm 1970 và những năm 1980, các tiêu chuẩn này tập trung
chủ yếu vào các biện pháp quy tắc như xác định các biện pháp ngăn ngừa
thương tích cho công nhân vận hành máy, thiết bị có yếu tố nguy hiểm. Tuy
nhiên, kể từ khi Quốc Hội Australia thông qua đạo luật Sức khỏe và An toàn
năm 1985 (sửa đổi qua các năm 2004, 2008, 2012) Australia đã ban hành các
quy chế về sức khỏe và ATLĐ để thiết lập các tiêu chuẩn cần đạt được cho
việc quản lý các mối nguy hiểm, yếu tố rủi ro đặc biệt như sử dụng máy, thiết
bị, hóa chất, tiếng ồn và lao động thủ công.
Từ tháng 7 năm 2008, trên cơ sở hài hòa các Luật An toàn và sức khỏe
nghề nghiệp của các tiểu bang, Australia xây dựng đạo Luật An toàn và sức
khỏe nơi làm việc (WHS) toàn lãnh thổ Australia với mục tiêu chính là xác
định nguy cơ, đánh giá, đánh giá và kiểm soát yếu tố rủi ro [21].
* Cộng hòa Liên bang Đức:
Năm 1974, Quốc hội Đức thông qua luật Lao động mới và văn bản
dưới luật là Pháp lệnh (Auftrag) về An toàn, sức khỏe nghề nghiệp. Đến năm
1996 Pháp lệnh này được sửa thành luật Môi trường làm việc
(Arbeitsschutzgesetz). Trong đó các qui định về phòng chống tai nạn thương
tích, nhận định các vấn đề về an toàn của thiết bị điện, bình áp lực, thiết bị khí,
trang thiết bị bảo hộ cá nhân, chống cháy nổ, máy móc thiết bị, thang máy, bao
bì,… với yêu cầu bắt buộc tuân thủ như là Quy chuẩn kỹ thuật bắt buộc.
Khung pháp lý về ATVSLĐ của Đức được đặc trưng bởi việc ảnh
hưởng tới các chỉ thị của Châu Âu. Chỉ thị này thực hiện ở cấp quốc gia. Các
quy định và hành động quốc gia của Đức. Các quy tắc và tiêu chuẩn kỹ thuật bổ
sung cho các quy định quốc gia trên cơ sở tự nguyện.
Hệ thống ATVSLĐ của Đức (OSH) bao gồm nhiều bên liên quan:
Trong khi Nhà nước Liên bang (Bund) và đặc biệt là Bộ Lao động & Xã hội
20
Liên bang ban hành các đạo luật về ATVSLĐ và hành động ở cấp quốc gia,
các bang (Länder hoặc Bundesländer) dưới sự giám sát của Liên bang.
Hướng dẫn 89/391/EEC của Cộng đồng kinh tế Châu Âu về việc
khuyến khích áp dụng các biện pháp cải tiến về an toàn, sức khoẻ tại nơi làm
việc của NLĐ mà chủ yếu được chuyển đổi theo Đạo luật An toàn và sức
khỏe nghề nghiệp của Đức (Arbeitsschutzgesetz, ArbSchG). Đó chính là các
nguyên tắc cơ bản về ATVSLĐ cho NSDLĐ và NLĐ.
Các luật và quy định quan trọng khác về an toàn và sức khoẻ tại nơi
làm việc là:
- Luật Hóa chất;
- Đạo luật an toàn sản phẩm;
- Đạo luật thời gian làm việc;
- Luật về ATVSLĐ cho lao động trẻ tuổi;
- Luật bảo vệ bà mẹ nuôi con;
- Đạo luật khai thác khoáng sản liên bang;
- Pháp lệnh về ATVSLĐ nơi làm việc;
- Pháp lệnh về An toàn sản xuất;
- Pháp lệnh về các chất nguy hại;
- Pháp lệnh về Bệnh nghề nghiệp;
- Pháp lệnh về an toàn và sức khoẻ trong công việc liên quan; đến các
cơ sở sinh học;
- Pháp lệnh an toàn trong xây dựng công trình.
Bên cạnh đó, các tổ chức bảo hiểm tai nạn xã hội (là tổ chức công
cộng) - trên cơ sở pháp định của quyển VII của Bộ luật Xã hội Đức - ban
hành các quy định về ngăn ngừa tai nạn. Quy định này liên quan đến lĩnh vực
nào và nó cụ thể hoá các luật, các quy định về ATVSLĐ nói chung.
Các quy tắc kỹ thuật (Technische Regeln) và các quy tắc khác là các
khuyến nghị nhằm giải thích thêm cho luật và cho các quy định. Chúng phản
ánh tình trạng công nghệ, ATVSLĐ cũng như nhận thức khác liên quan đến
21
các hoạt động trong một lĩnh vực cụ thể (ví dụ các chất độc hại). Các quy tắc
này không có tính pháp lý, nhưng nếu người dùng (NSDLĐ, cá nhân NLĐ)
thực hiện theo các quy tắc này, họ sẽ hoàn thành các nghĩa vụ pháp lý của
họ, bao gồm:
- Các quy tắc kỹ thuật đối với các chất nguy hại;
- Các quy tắc kỹ thuật cho các tác nhân sinh học;
- Các quy tắc kỹ thuật về an toàn vận hành;
- Các quy tắc kỹ thuật cho ATVSLĐ tại nơi làm việc;
- Các quy tắc kỹ thuật cho việc điều chỉnh tiếng ồn và rung động;
- Các quy tắc về chăm sóc sức khoẻ nghề nghiệp;
- Các tiêu chuẩn và các quy định dưới luật khác là những cơ hội để cụ
thể hóa luật về ATVSLÐ.
Bộ Lao động & Xúc tiến Liên bang chịu trách nhiệm quản lý các doanh
nghiệp cũng như các cá nhân trong công tác ATVSLĐ. Các cá nhân khi tham
gia lao động đều phải tham gia bảo hiểm TNLĐ, BNN cho các cơ quan bảo
hiểm TNLĐ của Đức tham gia kiểm tra, giám sát việc thực thi pháp luật lao
động của các tổ chức và cá nhân.
Các mục tiêu chung của: Đạo luật An toàn & sức khỏe nghề nghiệp là
duy trì, cải thiện và thúc đẩy sự an toàn & sức khoẻ của NLĐ thông qua việc
thực hiện có hiệu quả và có hệ thống ATVSLĐ, bao gồm các biện pháp
khuyến khích sức khoẻ tại nơi làm việc (WHP). Ngoài ra, tăng cường nhận
thức về an toàn và sức khoẻ trong NSDLĐ và NLĐ bằng Đạo luật An toàn và
SKNN. Giảm tai nạn lao động và bệnh tật liên quan đến công việc của NLĐ.
Hiện nay, Đức có 42 nhóm các chế định kỹ thuật (Các tiêu chuẩn kỹ
thuật bắt buộc) được hiểu là Quy chuẩn (Verordnung) và có 78 BNN được
nhà nước bảo hiểm với 6 nhóm bệnh được công nhân và thực hiện [15].
* Hoa Kỳ
An toàn, sức khoẻ nghề nghiệp là trọng tâm của công tác quản lý sản
xuất của Hoa Kỳ vì mỗi năm gần 5.000 NLĐ chết vì tai nạn ở nơi làm việc,
22
trong khi khoảng 6 triệu NLĐ ở cả trong và ngoài nước bị tai nạn thương tích
từ nhẹ tới nặng không gây tử vong, với chi phí hàng năm cho bảo hiểm tai nạn
thương tích của các doanh nghiệp Hoa Kỳ là trên 125 tỷ đô la.
Năm 1970, Quốc hội Hoa Kỳ thông qua đạo luật về ATLĐ và sức khỏe
để đảm bảo an toàn cho NLĐ. Mục tiêu là các doanh nghiệp phải đảm bảo an
toàn, sức khoẻ cho NLĐ tại nơi làm việc, như việc hạn chế tiếp xúc với các
hóa chất độc hại, mức độ ồn quá mức, nguy hiểm cơ khí, nhiệt hoặc lạnh,
hoặc điều kiện làm việc không vệ sinh.
Năm 1970, Quốc hội Hoa Kỳ đã thành lập cơ quan ATVSLĐ (OSHA)
va yêu cầu cơ quan này ban hành và thực thi các tiêu chuẩn cho việc đảm
bảosức khoẻ và an toàn tại nơi làm việc. OSHA là một bộ phận của Bộ Lao
động Hoa Kỳ giám sát việc quản lý Đạo luật và thực thi các tiêu chuẩn ở tất
cả 50 tiểu bang.
Đồng thời, Quốc hội thành lập Viện Quốc gia về An toàn & Sức khỏe
nghề nghiệp (NIOSH), có nhiệm vụ là để cung cấp cho OSHA, doanh nghiệp
và NLĐ về các kiến thức và nghiên cứu các vấn đề về an toàn và sức khoẻ tại
nơi làm việc; Ủy ban đánh giá an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp (OSHRC) có
chức năng thanh tra, kiểm tra, đồng thời xem xét phúc thẩm các hành động
cưỡng chế thực hiện của OSHA.
NSDLĐ nước ngoài, những người làm việc tại Hoa Kỳ bị ràng buộc
bởi các tiêu chuẩn và quy định của OSHA. Tuy nhiên, Mục 4 của Đạo luật An
toàn Lao động quy định thẩm quyền của OSHA được giới hạn tại nơi làm việc
trong phạm vi nước Mỹ.
OSHA có quyền hạn rất lớn để tiến hành kiểm tra tại nơi làm việc, phát
hành thông báo vi phạm và lệnh giảm nhẹ, phạt tiền, ban hành các tiêu chuẩn
mới, đình chỉ hoạt động hoặc buộc NSDLĐ phải thực hiện các giải pháp đảm
bảo ATVSLĐ tại nơi làm việc có nguy cơ cao cho NLĐ.
23
Theo Đạo luật về ATVSLĐ, NSDLĐ, người lao động tự do phải tuân
thủ các tiêu chuẩn cụ thể do OSHA ban hành, như được nêu trong mục 29 của
Quy chế Liên bang (29 CFR) để đảm bảo an toàn cho NLĐ.
Nhìn chung, các yêu cầu kỹ thuật của các tiêu chuẩn ATVSLĐ ở Hoa
Kỳ đều rất có quy tắc và có xu hướng tập trung vào các mối nguy và kỹ thuật
cơ bản, không chú trọng đến các hệ thống quản lý, quá trình và sự lãnh đạo
(tương đối giống với phong cách của Đạo luật Nhà máy Anh năm 1961).
Ở Mỹ, các tiêu chuẩn an toàn luôn phải thay đổi để theo kịp sự phát
triển công nghiệp và công nghệ. Tuy nhiên, có nhiều điểm mà yêu cầu về
an toàn tại nơi làm việc ở Mỹ tụt hậu so với các nước EU.
Các tiêu chuẩn An toàn & sức khỏe nghề nghiệp (OSHA) ban hành
phải xây dựng một quá trình mở rộng và kéo dài tới bao gồm thời gian gia
công, thông báo để các doanh nghiệp và đại diện người lao động tham gia
đóng góp [23].
* Anh
Vương quốc Anh quy định có truyền thống lâu đời nhất thế giới (từ
năm 1853) về các liên quan đến y tế và ATLĐ.
Luật về sức khoẻ và an toàn tại nơi làm việc năm 1974 (còn gọi là
HSW) là bộ luật chính về an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp ở Anh. Cơ quan
quản lý Sức khoẻ và An toàn, chính quyền địa phương (và các cơ quan thực
thi khác) có trách nhiệm thực thi Đạo luật và các tiêu chuẩn ATVSLĐ có liên
quan đến môi trường làm việc.
Đạo luật HSW đưa ra vấn đề mà các quy định, tiêu chuẩn phải đi vào
cụ thể. Các quy định, tiêu chuẩn được sử dụng để bổ sung chi tiết cho các
nhiệm vụ chính trong Đạo luật HSW.
Bộ Y tế và An toàn (HSE) là nơi phê duyệt và ban hành các qui tắc và
tiêu chuẩn an toàn & sức khỏe nghề nghiệp. Các qui tắc và tiêu chuẩn này
cung cấp các hướng dẫn thực tế về các điều trong Đạo luật HSW hoặc các yêu
cầu của thực tế sản xuất. Các quy định đặt mục tiêu; các qui tắc và tiêu chuẩn
24
này không phải là luật nhưng có một vị thế pháp lý đặc biệt, có nghĩa là nếu
xảy ra những rủi ro mà xác định doanh nghiệp không tuân thủ các qui tắc và
tiêu chuẩn này, thì doanh nghiệp sẽ bị truy tố.
Đạo luật HSW dựa trên nguyên tắc là những người tạo ra rủi ro cho
nhân viên, cho chính mình hoặc những người khác khi thực hiện các hoạt
động làm việc có trách nhiệm kiểm soát những rủi ro đó. Đạo luật đặt trách
nhiệm cụ thể lên NSDLĐ, người đang làm việc (kể cả làm việc tự do), nhà
thiết kế, nhà sản xuất, nhà nhập khẩu và nhà cung cấp.
Theo các điều khoản chính của Đạo luật, NSDLĐ có trách nhiệm pháp
lý về sức khoẻ và sự an toàn của nhân viên và những người có thể bị ảnh
hưởng và chịu rủi ro tại nơi sản xuất của họ và được quyền đảm bảo an toàn
& sức khỏe nghề nghiệp theo những tiêu chuẩn hiện hành.
Có rất nhiều quy định về sức khỏe và An toàn (HSE) để qui định và
triển khai ở nơi làm việc khác nhau, từ sức khỏe và an toàn tại cơ sở như
trường học, bệnh viện, nhà máy, công trường thi công: khí đốt, dầu lắp đặt
ngoài khơi, an toàn của lưới điện và hệ thống phân phối điện, cơ sở hạt nhân,
hàng hóa và nhiều khía cạnh khác để bảo vệ NLĐ và cả người tiêu dùng.
An toàn & sức khỏe nghề nghiệp qui định là các tiêu chuẩn bắt buộc,
thống nhất mà tất cả các tổ chức và cá nhân đều phải thực hiện trên cơ sở cơ
quan An toàn, sức khỏe và môi trường thuộc quốc hội Anh đảm trách (HSE)
qui định từ năm 1999 [20].
* Nhật:
Năm 1911, khi ban hành Luật Nhà máy thì một trong những điều khoản
buộc chủ các nhà máy thực hiện để hạn chế NLĐ tiếp xúc với các bệnh truyền
nhiễm đến sức khỏe NLĐ. Năm 1938, một quy định bắt buộc khám sức khỏe
hàng năm của NLĐ để kiểm soát bệnh lao được sửa đổi. Các chính sách liên
quan đến SKNN đã tiếp tục phát triển kể từ đó, và nhiều loại hình đánh giá
các mối nguy hiểm tiềm năng trong lao động đã được giới thiệu [18].
25
Hệ thống pháp luật ATVSLĐ của Nhật bao gồm: Luật (Luật an toàn &
sức khỏe công nghiệp; Luật tổ chức phòng chống tai nạn công nghiệp và Luật
quan trắc môi trường làm việc), văn vản dưới Luật (hướng dẫn về ATLĐ và
hệ thống quản lý y tế; đánh giá rủi ro) là các pháp lệnh khác có liên quan
(Order - tương đương với các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia theo cách giải
thích của GS.TS.H.Jonai, trường Đại học kỹ thuật Tokyo).
Luật An toàn & sức khỏe công nghiệp sửa đổi năm 2005 có hiệu lực
tháng 4.2006, Nhật Bản đã yêu cầu các cơ quan liên quan xây dựng các tiêu
chuẩn đánh giá rủi ro tại nơi làm việc cho các ngành sản xuất khác nhau.
Các văn bản pháp luật về ATVSLĐ của Nhật đều không qui định đối
tượng áp dụng cho khu vực có hay không có HĐLĐ, mà phạm vi áp dụng của
nó bao phủ tất cả những nới có lao động [18].
* Trung Quốc:
Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản làm nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Trong thập kỷ qua, tăng trưởng GDP của Trung Quốc trung bình khoảng 10%
mỗi năm. Trung Quốc đã đạt được một sự phát triển kinh tế nhanh chóng, đặc
biệt trong lĩnh vực công nghiệp. Trong năm 2010, Trung Quốc đã trở thành
nhà sản xuất lớn nhất thế giới, với sản lượng sản xuất vượt Mỹ và Nhật Bản.
Đằng sau sự phát triển kinh tế nhanh chóng này, một dân số lao động khổng
lồ đang hướng đất nước này tiếp tục có những tiến bộ to lớn trong nhiều lĩnh
vực khác nhau. Theo số liệu điều tra dân số được công bố vào tháng 4 năm
2011 (Trung Quốc đại lục), dân số Trung Quốc đã vượt qua con số 1,33 tỷ
người, với hơn 700 triệu người trong độ tuổi lao động.
Theo báo cáo năm 2015 đã có hơn 200 triệu người bị các nguy cơ nghề
nghiệp tồn tại trong 16 triệu doanh nghiệp (Giống ở Việt Nam, Trung Quốc
không có các số liệu ở khu vực lao động tự do). Tuy nhiên, số liệu thống kê
còn cách xa với thực tế, theo Bộ Y tế thống kê số liệu trong năm 2012 đã phát
hiện 27.240 trường hợp mắc bệnh nghề nghiệp, tăng gấp đôi so với 13.218
trường hợp năm 2001. Trong số này, bệnh bụi phổi chiếm 94%.
26
Hiện nay Trung Quốc đã trở thành "Công xưởng của thế giới" và các
luật, hệ thống luật pháp về sức khoẻ & an toàn nghề nghiệp đang nỗ lực để
theo kịp được được tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội.
Trong 20 năm qua, những thay đổi kinh tế và xã hội đang diễn ra ở
Trung Quốc là chưa từng có trong lịch sử nhân loại. Người dân Trung Quốc
đã trải qua một quá trình chuyển đổi nhanh chóng từ xã hội nông nghiệp nông
thôn sang xã hội công nghiệp đô thị và người lao động đã phải đối mặt với
nhiều loại hình công nghiệp mới và nguy cơ sức khoẻ trong một thời gian
ngắn. Pháp luật về an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp của Trung Quốc đang cố
gắng điều chỉnh và thậm chí cải cách để theo kịp với những thay đổi này.
Chính phủ đã ban hành một loạt các luật, quy định và các nghị định quy
định về quyền của NLĐ và bảo vệ sức khoẻ và an toàn.
Luật Lao động được ban hành từ ngày 5 tháng 7 năm 1994 và có hiệu
lực từ ngày 1 tháng 1 năm 1995. Luật này là cơ sở cơ bản để xét xử quan hệ
lao động và đã thiết lập hệ thống hợp đồng lao động và hợp đồng nhóm, cơ
chế phối hợp ba bên để giải quyết tranh chấp và thiết lập hệ thống tiêu chuẩn
lao động.
Khung quy định của chính phủ có tác động quan trọng đến hệ thống
pháp luật về sức khoẻ và an toàn nghề nghiệp. Năm 2001 và 2002, Quốc hội
Trung Quốc đã thông qua luật phòng chống bệnh nghề nghiệp và Luật an
toànsản xuất. Hai luật quan trọng này cho phép Bộ Y tế và Cục ATLĐ đảm
nhận nhiệm vụ và trách nhiệm theo 2 hệ thống.
Hệ thống quy định về sức khoẻ nghề nghiệp
Hệ thống quản lý y tế toàn quốc từ chính quyền trung ương đến chính
quyền quận hạt bao gồm các bộ phận hành chính y tế của Bộ Y tế, tỉnh, thành
phố và cấp quận. Ngoài ra, trung tâm phòng chống dịch bệnh (CDC) và viện
phòng chống bệnh nghề nghiệp các cấp là các cơ quan dịch vụ y tế rất quan
trọng, liên kết với hệ thống quản lý này. Các cơ quan này nằm dưới sự giám
sát của phòng hành chính Y tế, phạm vi công việc của họ bao gồm:
27
- Xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn về an toàn & sức khoẻ nghề nghiệp;
- Chuẩn đoán, khám sức khoẻ BNN và điều trị;
- Giám sát và báo cáo, đánh giá rủi ro nghề nghiệp;
- Nghiên cứu kiểm soát BNN và biện pháp phòng ngừa.
Ví dụ, các viện nghiên cứu phòng chống BNN các cấp cung cấp hỗ trợ
kỹ thuật và phối hợp với các bệnh viện để điều trị bệnh nghề nghiệp và ngộ
độc lao động. CDC quốc gia đã thiết lập một hệ thống báo cáo mạng lưới toàn
quốc về đăng ký trường hợp BNN. Mỗi trường hợp được phát hiện có BNN
và ngộ độc lao động sẽ được đăng ký thông qua hệ thống này, và những dữ
liệu liên quan đến sức khoẻ đó sẽ được thông báo cho cơ quan hành chính y
tế. "Bệnh nghề nghiệp" trong luật đề cập đến các bệnh do bụi công nghiệp,
chất độc hại, chất phóng xạ và các chất có hại khác trong công việc.
Cơ quan Y tế thường xuyên tiến hành đánh giá các mối nguy hiểm
nghề nghiệp để đảm bảo thực hiện các tiêu chuẩn này.
Hệ thống quản lý ATLĐ của Trung Quốc:
Hệ thống quản lý ATLĐ của Trung Quốc bao gồm: Ủy ban Nhà nước
về ATLĐ, các ban hành chính về ATLĐ ở cấp tỉnh, thành phố và cấp quận để quản
lý công tác ATVSLĐ của các doanh nghiệp và cá nhân trên địa bàn mình.
Không giống như cơ quan quản lý y tế tập trung vào phòng chống
BNN, cơ quan quản lý ATLĐ chủ yếu chịu trách nhiệm về:
- Tính an toàn của tính mạng NLĐ và tài sản tại nơi làm việc;
- Xây dựng các tiêu chuẩn ATLĐ;
- Đánh giá công tác ATLĐ;
- Cứu nạn trong tai nạn;
- Điều tra tai nạn;
- Quản lý hóa chất nguy hiểm như chất dễ cháy, chất nổ, chất phóng xạ
và các chất độc hại cao.
Tính đến tháng 6 năm 2008, Trung Quốc có khoảng 60.000 nhân viên
thực thi pháp luật trong các đơn vị hành chính về ATLĐ trong cả nước, nghĩa
là có khoảng một thanh tra ATLĐ cho mỗi 12.000 NLĐ.
28
Thanh tra an toàn thường xuyên kiểm tra doanh nghiệp công nghiệp,
tiến hành đánh giá ATLĐ và kiểm tra các giấy phép về sức khoẻ và ATLĐ để
thúc đẩy các doanh nghiệp thực hiện đúng các tiêu chuẩn và quy định về an
toàn lao động [17].
* Hàn Quốc
Luật Tiêu chuẩn Lao động của Hàn Quốc được ban hành năm 1953 để
điều chỉnh các TNLĐ và BNN, các hành vi pháp lý đầu tiên được nêu trong
Chương VI (từ Điều 64 đến Điều 73) của Luật Tiêu chuẩn Lao động.
Các điều khoản của Luật yêu cầu các doanh nghiệp phải đảm bảo các
biện pháp an toàn và sức khoẻ của người lao động.
Nền kinh tế Hàn Quốc đang phát triển nhanh nên Luật Tiêu chuẩn Lao
động không đủ điều chỉnh sự gia tăng nhanh chóng các vụ tai nạn trong công
nghiệp. Do đó Luật An toàn & Sức khoẻ Công nghiệp được ban hành năm
1981 và Luật các bệnh bụi phổi năm 1984 đã đảm bảo cho sự an toàn & sức
khoẻ của NLĐ nhằm cải thiện môi trường và ĐKLV. Hai luật này đã nêu rõ
ràng và cụ thể: nghĩa vụ của việc tổ chức đảm bảo an toàn & sức khoẻ trong
các doanh nghiệp, các biện pháp phòng ngừa tác hại nguy hiểm, áp dụng các
tiêu chuẩn an toàn & sức khoẻ nghề nghiệp dưới sự giám sát, chỉ dẫn của
chính phủ hoặc các tổ chức nghề nghiệp.
Qui định Quản lý An toàn và sức khỏe tại nới làm việc:
Để duy trì sự an toàn và sức khoẻ tại nơi làm việc, chủ sử dụng lao
động phải chuẩn bị cho việc quản lý an toàn và sức khoẻ. Các quy định bao
gồm các vấn đề sau:
- Các vấn đề liên quan đến quản lý an toàn & sức khoẻ, huấn luyện an
toàn và chức năng của nó;
- Các vấn đề liên quan đến việc quản lý an toàn, sức khỏe tại nơi làm việc;
- Các vấn đề liên quan đến điều tra tai nạn và xây dựng kế hoạch phòng
ngừa tai nạn;
- Qui định về an toàn, sức khoẻ không được trái với thỏa thuận tập thể
và các tiêu chuẩn ATVSLĐ được áp dụng cho nơi làm việc có liên quan [19].
29
* Thái Lan
Để bảo vệ sức khoẻ và phúc lợi, các chiến lược phát triển, hướng dẫn và
các qui chuẩn do Bộ Lao động Thái Lan xây dựng, Thái Lan đã chú trọng vào
việc thúc đẩy các quyền lao động cơ bản, đặc biệt là về an toàn và vệ sinh lao
động, số giờ làm việc, không phân biệt đối xử, có nhiều cơ hội cho người lao
động nữ và người cao tuổi cũng như NLĐ khuyết tật. Qua đó xây dựng các
tiêu chuẩn cần thiết về quản lý ATVSLĐ phù hợp với các tiêu chuẩn
ATVSLĐ quốc tế.
Chương trình quốc gia về ATVSLĐ lần thứ nhất của Thái Lan cho giai
đoạn 2007-2011 bao gồm 7 chủ đề chính:
- Xây dựng tiêu chuẩn an toàn vệ sinh lao động;
- Phát triển nhân lực ATVSLĐ;
- Xây dựng mạng lưới thông tin ATVSLÐ;
- Đẩy mạnh nghiên cứu Khoa học ATVSLÐ;
- Phòng chống TNLĐ và thương tích;
- Thúc đẩy các hoạt động phong trào ATVSLÐ.
Chương trình lần thứ hai 2012-2016 tiếp tục bao gồm 4 nội dung chính:
- Xây dựng các tiêu chuẩn về vệ sinh lao động, phù hợp với các tiêu
chuẩn quốc tế;
- Theo dõi và xây dựng hệ thống kiểm tra ATVSLÐ có hiệu quả;
- Tiến hành nghiên cứu để phát triển, đổi mới về ATVSLĐ;
- Đẩy mạnh và khuyến khích các cơ sở sản xuất thực hiện hệ thống quản
lý ATVSLÐ bền vững.
- Mở rộng phạm vi bảo vệ ATVSLĐ ra khu vực lao động cá thể và lao
động gia đình.
Ủy ban Quốc gia về An toàn, Sức khoẻ và Môi trường làm việc Thái
Lan là cơ quan điều hành, theo dõi, đánh giá chương trình quốc gia. Ủy ban
gồm có Thường trực Bộ Lao động làm Chủ tịch (thứ trưởng), Vụ trưởng Vụ
Quản lý Ô nhiễm, Cục trưởng Cục Kiểm soát bệnh, Vụ trưởng vụ Phát triển
Kỹ năng, Tổng cục trưởng Công trình và Quy hoạch Thị xã và Thành phố,
30
cục trưởng cục công trình, Tổng cục trưởng Tổng cục Địa phương và cục
trưởng Cục Bảo vệ Lao động và Phúc lợi là thành viên, bao gồm 21 người: 8
lãnh đạo, chuyên viên của 8 cơ quan nói trên và 5 chuyên gia đủ tiêu chuẩn
được bổ nhiệm [37].
Uỷ ban có các quyền hạn và nhiệm vụ:
- Đưa ra kiến nghị với Bộ trưởng về chính sách, công việc kế hoạch,
biện pháp về an toàn lao động, sức khoẻ và môi trường;
- Đề xuất với Bộ trưởng về việc ban hành Tiêu chuẩn, Quy chuẩn,
thông tư để thi hành Luật an toàn, sức khỏe nghề nghiệp Thái Lan;
- Đưa ra ý kiến cho các cơ quan chính phủ về việc thúc đẩy ATLĐ, sức
khoẻ và môi trường;
- Giải quyết các khiếu nại.
* Singapore
Mặc dù diện tích nhỏ hơn thành phố Đà Nẵng (60%). Với dân số
3.360.000 người, có khoảng 70% lao động làm việc trong các ngành dịch vụ,
16% trong ngành sản xuất và 13% trong ngành xây dựng và công trình công
cộng. Trung bình thời gian làm việc của NLĐ là 46,2 giờ/ mỗi tuần, đặc biệt
trong ngành xây dựng lên tới 53 giờ/tuần. Trong năm 2013, tỷ lệ thất nghiệp
của Singapore chỉ dưới 2,0%.
Năm 2005, Chính phủ Singapore khởi xướng một cuộc cải cách lớn liên
quan tới các quy định về an toàn & sức khỏe nhằm nâng cao trình độ của người
dân trong việc bảo vệ sức khỏe và các vấn đề liên quan đến công tác ATVSLĐ.
Một trong những mục tiêu chính của họ là giảm tỷ lệ tử vong do TNLĐ xuống
còn gần 1,8/100.000 người vào năm 2018, vượt xa con số 4,9/100.000 người
năm 2004. Hầu hết trong số họ bị trượt chân, vấp ngã hoặc rơi từ trên cao xuống.
Bệnh kém thính do tiếp xúc với tiếng ồn chiếm 88% trong các BNN. Tuy nhiên,
trong một số ngành như xây dựng, sản xuất và hàng hải, tỷ lệ TNLĐ vẫn rất cao.
Năm 2006, Luật An toàn & Sức khỏe tại nơi làm việc được thông qua là
công cụ pháp lý về công tác ATVSLĐ của quốc đảo này. Thông qua đó tất cả
các vị trí làm việc, rách nhiệm cụ thể của tất cả các bên liên quan nhằm giảm
31
thiểu rủi ro tận nguồn (đánh giá rủi ro, xác định trách nhiệm về phía công ty,
vv…). Luật này ra đời không chỉ đơn giản là yêu cầu các bên tuân thủ các yêu
cầu pháp lý mà còn khuyến khích các ngành công nghiệp đầu tư một cách tích
cực trong việc xây dựng các tiêu chuẩn về an toàn trong lao động. Mặt khác,
luật cũng yêu cầu tất cả các bên liên quan có biện pháp “thực tiễn hợp lý” để
đảm bảo sự an toàn và sức khỏe cho những người làm việc trong những ngành
có nguy cơ cao.
Luật ATVSLĐ [26] là cơ sở pháp lý trong thực hiện công tác ATVSLĐ.
Luật nhấn mạnh tầm quan trọng của quản lý chủ động ATVSLĐ thông qua
việc yêu cầu các bên liên quan thực hiện các biện pháp khả thi hợp lý để đảm
bảo an toàn và sức khỏe của NLĐ và những người khác do ảnh hưởng bởi
công việc đang được thực hiện.
Hiện nay ở Singapore có 39 bộ quy tắc (Regulation) ATSKLV được
thông qua và rất nhiều hướng dẫn nhằm cung cấp những hướng dẫn về an
toàn và sức khỏe cho từng lĩnh vực cụ thể.
Các cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm chính về ATVSLĐ cụ thể như sau:
Luật ATVSLĐ được quản lý bởi cố vấn ATVSLĐ thuộc Bộ Nhân lực
(MOM) Singapore. Phòng ATVSLĐ (OSHD) là đơn vị thuộc Bộ Nhân lực
chủ yếu chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn, sức khỏe cho NLĐ nhằm tạo ra
một môi trường làm việc tốt.
Ngày 01/4/2008, Ủy ban ATVSLĐ được thành lập, đại diện bởi ba bên
và các bên liên quan quan trọng khác nhằm thực hiện những sáng kiến về
ATVSLĐ. Ủy ban có chức năng chính là xây dựng các qui chuẩn, tiêu chuẩn
nhằm quản lý ATVSLĐ tốt hơn, thúc đẩy ATVSLĐ.
Viện ATVSLĐ được thành lập tháng 4/2011, với mục đích tăng cường
năng lực ngang tầm với các nước về ATVSLĐ của Singapore. Đồng thời Viện
sẽ giúp xây dựng các chiến lược và giải pháp để hỗ trợ các doanh nghiệp giải
quyết các vấn đề KHCN ATVSLĐ.
Chiến lược ATVSLĐ đến năm 2018 của Singapore:
32
Các hệ thống, cơ chế quản lý ATVSLĐ quốc gia được hướng dẫn trong
Chiến lược ATVSLĐ đến năm 2018 (WSH2018). WSH2018 được xây dựng
bởi Ủy ban ATVSLĐ và được hoàn thành sau khi tham khảo ý kiến rộng rãi
của các bên liên quan. Một trong những mục tiêu trọng điểm quốc gia là giảm
tỷ lệ TNLĐ chết người xuống dưới 1,8% trên 100.000 công nhân vào năm
2018. Từ khi ra mắt vào năm 2005, Khuôn khổ ATVSLĐ Singapore vẫn tiếp
tục có nhiều tiến bộ theo hướng giảm tỷ lệ TNLĐ chết người (từ tỷ lệ 4,9%
năm 2004 xuống còn 2,2% năm 2010). Năm 2010, tỷ lệ BNN là 17,2% trên
100.000 công nhân [26].
1.2.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu quản lý nhà nước về an toàn
vệ sinh lao động tại Việt Nam
1.2.2.1. Các công trình nghiên cứu về An toàn vệ sinh lao động tại Việt Nam
Đây là một vấn đề tương đối mới ở Việt Nam, hiện nay, ít nhiều cũng
có một số tác giả đề cập tới công tác quản lý ATVSLĐ trong các công trình
của mình, như:
- Nguyễn An Lương trong sách chuyên khảo "Bảo Hộ Lao động”
(2012) đã nêu “Thực trạng công tác quản lý ATVSLĐ ở Việt Nam hiện nay
và đề xuất giải nâng cao hiệu quả công tác quản lý ATVSLĐ”. Đây là cuốn
sách được xuất bản bởi một Chuyên gia đầu ngành về bảo hộ lao động nói
riêng, ATVSLĐ nói chung đã có nhiều năm làm công tác nghiên cứu, quản lý
về BHLĐ chỉ đạo và là tác giả trực tiếp giữ vai trò chủ biên. Cuốn sách đã tập
hợp được những kiến thức quý giá, là một tài liệu rất bổ ích đề cập một cách
đầy đủ nhất đến những vấn đề cơ bản của công tác BHLĐ [14].
- Lê Vân Trình trong “Quản lý môi trường lao động” (2010) và “Giáo
trình quản lý ATVSLĐ”, Đại học Công đoàn (2017) đã tổng hợp các hệ
thống quản lý ATVSLĐ trên thế giới và các phương thức quản lý tốt. Trong
đó tác giả có đề cập tới phương thức quản lý “Chi phí-Lợi ích”, đề xuất
phương pháp tính toán thiệt hại do ảnh hưởng bởi ô nhiễm môi trường lao
động [19; 20].
33
Đặc biệt Đề tài khoa học cấp Nhà nước “Nghiên cứu hiệu quả kinh tế
xã hội của các giải pháp cải thiện môi trường và điều kiện làm việc cho NLĐ
và xây dựng mối quan hệ với năng suất lao động nhằm nâng cao tính cạnh
tranh và bảo vệ nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập” Chủ nhiệm đề tài
GS.TS. Lê Vân Trình năm 2011. Nghiên cứu này cho thấy môi trường làm
việc và điều kiện làm việc là hai yếu tố quan trọng đối với doanh nghiệp và
NLĐ. Trong đó, tác động của môi trường và điều kiện làm việc có ảnh hưởng
đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và đời sống của NLĐ.
- “Nghiên cứu và áp dụng thử mô hình quản lý rủi ro trong sản xuất
nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác ATVSLĐ ở các cơ sở sản xuất
vừa và nhỏ” tác giả Nguyễn Thắng Lợi [15], đề cập: Nâng cao hiệu quả quản
lý ATVSLĐ cần phải áp dụng đồng thời nhiều biện pháp khác nhau, như:
+ Cần phải có các biện pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hệ thống
quản lý nhà nước đối với ATVSLĐ (Tầm vĩ mô);
+ Cần phải có các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý của doanh
nghiệp đối với ATVSLĐ (Tầm vi mô).
- Nguyên Diệp Thành với cuốn sách "Luật Lao động cơ bản". Nội dung
chính của sách tập trung vào việc phân tích các vấn đề về: Cơ sở lý luận về
ATVSLĐ; trách nhiệm về ATLĐ và VSLĐ; quyền và nghĩa vụ của người sử
dụng lao động; quyền và nghĩa vụ của người lao động; trách nhiệm của cơ
quan nhà nước trong lĩnh vực ATVSLĐ, thanh tra về ATVSLĐ); vai trò của
Công đoàn trong lĩnh vực ATVSLĐ; các biện pháp và tiêu chuẩn về
ATVSLĐ. Cuốn sách cung cấp những kiến thức hữu ích trong nghiên cứu và
hoạch định chính sách nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN đối với
ATVSLĐ trong các doanh nghiệp, tổ chức xã hội nói chung, doanh nghiệp
sản xuất - kinh doanh khai thác tài nguyên khoáng sản nói riêng.
- ATVSLĐ trong ngành mỏ của Bùi Xuân Nam, cuốn sách đưa ra nội
dung hệ thống pháp luật và QLNN về ATVSLĐ. Qua đó, giúp ích cho người
đọc hiểu rõ những vấn đề quan trọng, như: ATVSLĐ trong khai thác mỏ, như:
34
VSLĐ trong ngành mỏ; hệ thống hóa những kiến thức chung nhất về
ATVSLĐ trong đó đưa ra một số vấn đề: khái niệm về BHLĐ, ATVSLĐ;
ĐKLĐ và các yếu tố nguy hiểm, có hại trong lao động; đồng thời giúp những
người làm công tác quản lý, NSDLĐ, NLĐ có những kiến thức về nhận dạng
mối nguy, đánh giá và phân tích nguy cơ có thể xảy ra tại nơi làm việc từ đó
giúp cho người làm công tác quản lý, công tác an toàn, NSDLĐ, NLĐ có ý
thức được với công việc của mình, giúp cho công tác phòng tránh tác hại của
các yếu tố nêu trên đạt hiệu quả, giảm thiểu được tối đa những nguy cơ xảy ra
đối với con người trong quá trình làm việc. Giáo trình này là tài liệu rất hữu
ích để nghiên cứu sinh có thể tham khảo những kiến thức về tổ chức thực hiện
và triển khai công tác ATVSLĐ để đưa ra các giải pháp về ATVSLĐ đối với
các DNKTĐXD tại Việt Nam.
- "Sức khỏe nghề nghiệp" của Đỗ Văn Hàm, cuốn sách là một trong
những tài liệu chuyên môn phục vụ trong chương trình đào tạo bác sĩ đa khoa.
Cuốn sách cung cấp những kiến thức cơ bản về y học lao động và BNN bao
gồm cả lý thuyết và thực hành. Tác giả hy vọng cuốn sách sẽ cung cấp kiến
thức cơ bản ban đầu về lý thuyết và thực hành các các biện pháp vệ sinh công
nghiệp, các biện pháp nhằm phòng người BNN có thể xảy ra.
- Nguyễn Văn Ất và Đỗ Minh Nghĩa với cuốn sách "An toàn trong xây
dựng" cuốn sách giới thiệu về ATLĐ trong một ngành, lĩnh vực, cụ thể trong
ngành xây dựng, ngành sản xuất công nghiệp có tần suất và khả năng rủi ro
xảy ra cao đối với an toàn cho NLĐ và cách phòng chống, đảm bảo an toàn
cho NLĐ.
- Về các luận án:
+ Luận án tiến sĩ của Hà Tất Thắng năm 2015 với đề tài “Quản lý nhà
nước về ATVSLĐ trong các doanh nghiệp khai thác đá xây dựng ở Việt
Nam”. Trong đó, chủ yếu nêu cơ sở lý luận, thực tiễn quản lý nhà nước về
ATVSLĐ trong các doanh nghiệp khai thác đá ở Việt Nam để tìm hiểu đặc
điểm, nội dung, những nhân tố ảnh hưởng quản lý nhà nước trong các doanh
Pháp luật Tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn- vệ sinh lao động - sdt/ ZALO 09345 49 728
Pháp luật Tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn- vệ sinh lao động - sdt/ ZALO 09345 49 728
Pháp luật Tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn- vệ sinh lao động - sdt/ ZALO 09345 49 728
Pháp luật Tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn- vệ sinh lao động - sdt/ ZALO 09345 49 728
Pháp luật Tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn- vệ sinh lao động - sdt/ ZALO 09345 49 728
Pháp luật Tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn- vệ sinh lao động - sdt/ ZALO 09345 49 728
Pháp luật Tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn- vệ sinh lao động - sdt/ ZALO 09345 49 728
Pháp luật Tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn- vệ sinh lao động - sdt/ ZALO 09345 49 728
Pháp luật Tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn- vệ sinh lao động - sdt/ ZALO 09345 49 728
Pháp luật Tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn- vệ sinh lao động - sdt/ ZALO 09345 49 728
Pháp luật Tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn- vệ sinh lao động - sdt/ ZALO 09345 49 728
Pháp luật Tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn- vệ sinh lao động - sdt/ ZALO 09345 49 728
Pháp luật Tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn- vệ sinh lao động - sdt/ ZALO 09345 49 728
Pháp luật Tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn- vệ sinh lao động - sdt/ ZALO 09345 49 728
Pháp luật Tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn- vệ sinh lao động - sdt/ ZALO 09345 49 728
Pháp luật Tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn- vệ sinh lao động - sdt/ ZALO 09345 49 728
Pháp luật Tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn- vệ sinh lao động - sdt/ ZALO 09345 49 728
Pháp luật Tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn- vệ sinh lao động - sdt/ ZALO 09345 49 728
Pháp luật Tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn- vệ sinh lao động - sdt/ ZALO 09345 49 728
Pháp luật Tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn- vệ sinh lao động - sdt/ ZALO 09345 49 728
Pháp luật Tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn- vệ sinh lao động - sdt/ ZALO 09345 49 728
Pháp luật Tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn- vệ sinh lao động - sdt/ ZALO 09345 49 728
Pháp luật Tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn- vệ sinh lao động - sdt/ ZALO 09345 49 728
Pháp luật Tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn- vệ sinh lao động - sdt/ ZALO 09345 49 728
Pháp luật Tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn- vệ sinh lao động - sdt/ ZALO 09345 49 728
Pháp luật Tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn- vệ sinh lao động - sdt/ ZALO 09345 49 728
Pháp luật Tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn- vệ sinh lao động - sdt/ ZALO 09345 49 728
Pháp luật Tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn- vệ sinh lao động - sdt/ ZALO 09345 49 728
Pháp luật Tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn- vệ sinh lao động - sdt/ ZALO 09345 49 728
Pháp luật Tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn- vệ sinh lao động - sdt/ ZALO 09345 49 728
Pháp luật Tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn- vệ sinh lao động - sdt/ ZALO 09345 49 728
Pháp luật Tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn- vệ sinh lao động - sdt/ ZALO 09345 49 728
Pháp luật Tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn- vệ sinh lao động - sdt/ ZALO 09345 49 728
Pháp luật Tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn- vệ sinh lao động - sdt/ ZALO 09345 49 728
Pháp luật Tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn- vệ sinh lao động - sdt/ ZALO 09345 49 728
Pháp luật Tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn- vệ sinh lao động - sdt/ ZALO 09345 49 728
Pháp luật Tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn- vệ sinh lao động - sdt/ ZALO 09345 49 728
Pháp luật Tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn- vệ sinh lao động - sdt/ ZALO 09345 49 728
Pháp luật Tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn- vệ sinh lao động - sdt/ ZALO 09345 49 728
Pháp luật Tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn- vệ sinh lao động - sdt/ ZALO 09345 49 728
Pháp luật Tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn- vệ sinh lao động - sdt/ ZALO 09345 49 728
Pháp luật Tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn- vệ sinh lao động - sdt/ ZALO 09345 49 728
Pháp luật Tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn- vệ sinh lao động - sdt/ ZALO 09345 49 728
Pháp luật Tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn- vệ sinh lao động - sdt/ ZALO 09345 49 728
Pháp luật Tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn- vệ sinh lao động - sdt/ ZALO 09345 49 728
Pháp luật Tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn- vệ sinh lao động - sdt/ ZALO 09345 49 728
Pháp luật Tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn- vệ sinh lao động - sdt/ ZALO 09345 49 728
Pháp luật Tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn- vệ sinh lao động - sdt/ ZALO 09345 49 728
Pháp luật Tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn- vệ sinh lao động - sdt/ ZALO 09345 49 728
Pháp luật Tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn- vệ sinh lao động - sdt/ ZALO 09345 49 728
Pháp luật Tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn- vệ sinh lao động - sdt/ ZALO 09345 49 728
Pháp luật Tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn- vệ sinh lao động - sdt/ ZALO 09345 49 728
Pháp luật Tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn- vệ sinh lao động - sdt/ ZALO 09345 49 728
Pháp luật Tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn- vệ sinh lao động - sdt/ ZALO 09345 49 728
Pháp luật Tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn- vệ sinh lao động - sdt/ ZALO 09345 49 728
Pháp luật Tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn- vệ sinh lao động - sdt/ ZALO 09345 49 728
Pháp luật Tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn- vệ sinh lao động - sdt/ ZALO 09345 49 728
Pháp luật Tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn- vệ sinh lao động - sdt/ ZALO 09345 49 728
Pháp luật Tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn- vệ sinh lao động - sdt/ ZALO 09345 49 728
Pháp luật Tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn- vệ sinh lao động - sdt/ ZALO 09345 49 728
Pháp luật Tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn- vệ sinh lao động - sdt/ ZALO 09345 49 728
Pháp luật Tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn- vệ sinh lao động - sdt/ ZALO 09345 49 728
Pháp luật Tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn- vệ sinh lao động - sdt/ ZALO 09345 49 728
Pháp luật Tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn- vệ sinh lao động - sdt/ ZALO 09345 49 728
Pháp luật Tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn- vệ sinh lao động - sdt/ ZALO 09345 49 728
Pháp luật Tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn- vệ sinh lao động - sdt/ ZALO 09345 49 728
Pháp luật Tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn- vệ sinh lao động - sdt/ ZALO 09345 49 728
Pháp luật Tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn- vệ sinh lao động - sdt/ ZALO 09345 49 728
Pháp luật Tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn- vệ sinh lao động - sdt/ ZALO 09345 49 728
Pháp luật Tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn- vệ sinh lao động - sdt/ ZALO 09345 49 728
Pháp luật Tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn- vệ sinh lao động - sdt/ ZALO 09345 49 728
Pháp luật Tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn- vệ sinh lao động - sdt/ ZALO 09345 49 728
Pháp luật Tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn- vệ sinh lao động - sdt/ ZALO 09345 49 728
Pháp luật Tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn- vệ sinh lao động - sdt/ ZALO 09345 49 728
Pháp luật Tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn- vệ sinh lao động - sdt/ ZALO 09345 49 728
Pháp luật Tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn- vệ sinh lao động - sdt/ ZALO 09345 49 728
Pháp luật Tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn- vệ sinh lao động - sdt/ ZALO 09345 49 728
Pháp luật Tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn- vệ sinh lao động - sdt/ ZALO 09345 49 728
Pháp luật Tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn- vệ sinh lao động - sdt/ ZALO 09345 49 728
Pháp luật Tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn- vệ sinh lao động - sdt/ ZALO 09345 49 728
Pháp luật Tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn- vệ sinh lao động - sdt/ ZALO 09345 49 728
Pháp luật Tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn- vệ sinh lao động - sdt/ ZALO 09345 49 728
Pháp luật Tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn- vệ sinh lao động - sdt/ ZALO 09345 49 728
Pháp luật Tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn- vệ sinh lao động - sdt/ ZALO 09345 49 728
Pháp luật Tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn- vệ sinh lao động - sdt/ ZALO 09345 49 728
Pháp luật Tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn- vệ sinh lao động - sdt/ ZALO 09345 49 728
Pháp luật Tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn- vệ sinh lao động - sdt/ ZALO 09345 49 728
Pháp luật Tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn- vệ sinh lao động - sdt/ ZALO 09345 49 728
Pháp luật Tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn- vệ sinh lao động - sdt/ ZALO 09345 49 728
Pháp luật Tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn- vệ sinh lao động - sdt/ ZALO 09345 49 728
Pháp luật Tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn- vệ sinh lao động - sdt/ ZALO 09345 49 728
Pháp luật Tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn- vệ sinh lao động - sdt/ ZALO 09345 49 728

More Related Content

What's hot

Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Quy Trình Tuyển Dụng Nhân Sự Tại Công Ty Tnhh Chồ...
Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Quy Trình Tuyển Dụng Nhân Sự Tại Công Ty Tnhh Chồ...Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Quy Trình Tuyển Dụng Nhân Sự Tại Công Ty Tnhh Chồ...
Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Quy Trình Tuyển Dụng Nhân Sự Tại Công Ty Tnhh Chồ...Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
đề Cương ôn tập quản trị nhân lực
đề Cương ôn tập quản trị nhân lựcđề Cương ôn tập quản trị nhân lực
đề Cương ôn tập quản trị nhân lựcTrinh Van
 
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC TẠI TỔNG CÔNG TY MAY HƯNG YÊN
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC TẠI TỔNG CÔNG TY MAY HƯNG YÊNTHỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC TẠI TỔNG CÔNG TY MAY HƯNG YÊN
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC TẠI TỔNG CÔNG TY MAY HƯNG YÊNphihungwww
 
Đề tài: Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực công ty vận tải Phượng ...
Đề tài: Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực công ty vận tải Phượng ...Đề tài: Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực công ty vận tải Phượng ...
Đề tài: Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực công ty vận tải Phượng ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
BÁO CÁO THỰC TẬP - ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TRÊN THÀNH PH...
BÁO CÁO THỰC TẬP - ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TRÊN THÀNH PH...BÁO CÁO THỰC TẬP - ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TRÊN THÀNH PH...
BÁO CÁO THỰC TẬP - ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TRÊN THÀNH PH...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Các yếu tố tác động đến ý định nghỉ việc của nhân viên trong các cô...
Luận văn: Các yếu tố tác động đến ý định nghỉ việc của nhân viên trong các cô...Luận văn: Các yếu tố tác động đến ý định nghỉ việc của nhân viên trong các cô...
Luận văn: Các yếu tố tác động đến ý định nghỉ việc của nhân viên trong các cô...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Bài Tập Định Mức Lao Động 1+2
Bài Tập Định Mức Lao Động 1+2 Bài Tập Định Mức Lao Động 1+2
Bài Tập Định Mức Lao Động 1+2 nataliej4
 

What's hot (20)

Luận văn: Quản lý nhà nước về môi trường ở TPHCM, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về môi trường ở TPHCM, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về môi trường ở TPHCM, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về môi trường ở TPHCM, HOT
 
Luận văn: Giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường hiện nay, HOT
Luận văn: Giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường hiện nay, HOTLuận văn: Giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường hiện nay, HOT
Luận văn: Giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường hiện nay, HOT
 
Đề tài: Đánh giá kết quả làm việc, đào tạo cán bộ ở Trà Vinh, HAY
Đề tài: Đánh giá kết quả làm việc, đào tạo cán bộ ở Trà Vinh, HAYĐề tài: Đánh giá kết quả làm việc, đào tạo cán bộ ở Trà Vinh, HAY
Đề tài: Đánh giá kết quả làm việc, đào tạo cán bộ ở Trà Vinh, HAY
 
Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Quy Trình Tuyển Dụng Nhân Sự Tại Công Ty Tnhh Chồ...
Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Quy Trình Tuyển Dụng Nhân Sự Tại Công Ty Tnhh Chồ...Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Quy Trình Tuyển Dụng Nhân Sự Tại Công Ty Tnhh Chồ...
Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Quy Trình Tuyển Dụng Nhân Sự Tại Công Ty Tnhh Chồ...
 
Luận án: Giải pháp hợp lý trong công tác giao đất lâm nghiệp, 9đ
Luận án: Giải pháp hợp lý trong công tác giao đất lâm nghiệp, 9đLuận án: Giải pháp hợp lý trong công tác giao đất lâm nghiệp, 9đ
Luận án: Giải pháp hợp lý trong công tác giao đất lâm nghiệp, 9đ
 
Mẫu đề tài hoàn thiện chiến lược sản phẩm cho công ty hay nhất
Mẫu đề tài hoàn thiện chiến lược sản phẩm cho công ty hay nhất Mẫu đề tài hoàn thiện chiến lược sản phẩm cho công ty hay nhất
Mẫu đề tài hoàn thiện chiến lược sản phẩm cho công ty hay nhất
 
Đề tài: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản
Đề tài: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sảnĐề tài: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản
Đề tài: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản
 
đề Cương ôn tập quản trị nhân lực
đề Cương ôn tập quản trị nhân lựcđề Cương ôn tập quản trị nhân lực
đề Cương ôn tập quản trị nhân lực
 
Luận văn: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn...
Luận văn: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn...Luận văn: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn...
Luận văn: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn...
 
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ môi trường qua tại cơ sở sản xuất
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ môi trường qua tại cơ sở sản xuấtLuận văn: Pháp luật về bảo vệ môi trường qua tại cơ sở sản xuất
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ môi trường qua tại cơ sở sản xuất
 
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC TẠI TỔNG CÔNG TY MAY HƯNG YÊN
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC TẠI TỔNG CÔNG TY MAY HƯNG YÊNTHỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC TẠI TỔNG CÔNG TY MAY HƯNG YÊN
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC TẠI TỔNG CÔNG TY MAY HƯNG YÊN
 
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệpLuận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
 
Download free Chuyên đề tốt nghiệp kênh phân phối của công ty
Download free Chuyên đề tốt nghiệp kênh phân phối của công tyDownload free Chuyên đề tốt nghiệp kênh phân phối của công ty
Download free Chuyên đề tốt nghiệp kênh phân phối của công ty
 
Luận văn: Pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt tại Quảng Trị, HOT
Luận văn: Pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt tại Quảng Trị, HOTLuận văn: Pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt tại Quảng Trị, HOT
Luận văn: Pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt tại Quảng Trị, HOT
 
Đề tài: Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực công ty vận tải Phượng ...
Đề tài: Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực công ty vận tải Phượng ...Đề tài: Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực công ty vận tải Phượng ...
Đề tài: Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực công ty vận tải Phượng ...
 
BÁO CÁO THỰC TẬP - ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TRÊN THÀNH PH...
BÁO CÁO THỰC TẬP - ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TRÊN THÀNH PH...BÁO CÁO THỰC TẬP - ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TRÊN THÀNH PH...
BÁO CÁO THỰC TẬP - ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TRÊN THÀNH PH...
 
Luận văn: Các yếu tố tác động đến ý định nghỉ việc của nhân viên trong các cô...
Luận văn: Các yếu tố tác động đến ý định nghỉ việc của nhân viên trong các cô...Luận văn: Các yếu tố tác động đến ý định nghỉ việc của nhân viên trong các cô...
Luận văn: Các yếu tố tác động đến ý định nghỉ việc của nhân viên trong các cô...
 
Bài mẫu Khóa luận quản lý nhà nước về kinh tế, HAY, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Khóa luận quản lý nhà nước về kinh tế, HAY, 9 ĐIỂMBài mẫu Khóa luận quản lý nhà nước về kinh tế, HAY, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Khóa luận quản lý nhà nước về kinh tế, HAY, 9 ĐIỂM
 
BÁO CÁO THỰC TẬP VỀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI
BÁO CÁO THỰC TẬP VỀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAIBÁO CÁO THỰC TẬP VỀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI
BÁO CÁO THỰC TẬP VỀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI
 
Bài Tập Định Mức Lao Động 1+2
Bài Tập Định Mức Lao Động 1+2 Bài Tập Định Mức Lao Động 1+2
Bài Tập Định Mức Lao Động 1+2
 

Similar to Pháp luật Tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn- vệ sinh lao động - sdt/ ZALO 09345 49 728

Xây dựng và củng cố văn hóa an toàn lao động tại công ty cổ phần đầu tư xây d...
Xây dựng và củng cố văn hóa an toàn lao động tại công ty cổ phần đầu tư xây d...Xây dựng và củng cố văn hóa an toàn lao động tại công ty cổ phần đầu tư xây d...
Xây dựng và củng cố văn hóa an toàn lao động tại công ty cổ phần đầu tư xây d...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty Texon Việt Nam.pdf
Giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty Texon Việt Nam.pdfGiáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty Texon Việt Nam.pdf
Giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty Texon Việt Nam.pdfMan_Ebook
 
Luận án: Vai trò NN trong mở rộng quyền tự chủ của các trường đại học công lậ...
Luận án: Vai trò NN trong mở rộng quyền tự chủ của các trường đại học công lậ...Luận án: Vai trò NN trong mở rộng quyền tự chủ của các trường đại học công lậ...
Luận án: Vai trò NN trong mở rộng quyền tự chủ của các trường đại học công lậ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM.pdf
QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM.pdfQUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM.pdf
QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM.pdfNuioKila
 
Đề tài luận văn 2024 Hoàn thiện đánh giá thực hiện công việc đối với viên chứ...
Đề tài luận văn 2024 Hoàn thiện đánh giá thực hiện công việc đối với viên chứ...Đề tài luận văn 2024 Hoàn thiện đánh giá thực hiện công việc đối với viên chứ...
Đề tài luận văn 2024 Hoàn thiện đánh giá thực hiện công việc đối với viên chứ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan nano bạc - tinh dầu nghệ trong bảo quản nhằ...
Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan nano bạc - tinh dầu nghệ trong bảo quản nhằ...Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan nano bạc - tinh dầu nghệ trong bảo quản nhằ...
Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan nano bạc - tinh dầu nghệ trong bảo quản nhằ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ở Việt Nam
Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ở Việt NamLuận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ở Việt Nam
Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ở Việt NamViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
PHÁP LUẬT AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM_10274812052019
PHÁP LUẬT AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM_10274812052019PHÁP LUẬT AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM_10274812052019
PHÁP LUẬT AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM_10274812052019KhoTi1
 
Đề tài luận văn 2024 Phát triển đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học ở Viện kho...
Đề tài luận văn 2024 Phát triển đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học ở Viện kho...Đề tài luận văn 2024 Phát triển đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học ở Viện kho...
Đề tài luận văn 2024 Phát triển đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học ở Viện kho...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Vận dụng kiến thức liên môn giải quyết các vấn đề thực tiễn trong dạy Sinh học
Vận dụng kiến thức liên môn giải quyết các vấn đề thực tiễn trong dạy Sinh họcVận dụng kiến thức liên môn giải quyết các vấn đề thực tiễn trong dạy Sinh học
Vận dụng kiến thức liên môn giải quyết các vấn đề thực tiễn trong dạy Sinh họcDịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn tron...
Luận văn: Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn tron...Luận văn: Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn tron...
Luận văn: Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn tron...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
tailieuxanh_000000273511_7584.pdf
tailieuxanh_000000273511_7584.pdftailieuxanh_000000273511_7584.pdf
tailieuxanh_000000273511_7584.pdfhung_vip242
 

Similar to Pháp luật Tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn- vệ sinh lao động - sdt/ ZALO 09345 49 728 (20)

Luận văn: Văn hóa an toàn lao động tại công ty bất động sản, HAY
Luận văn: Văn hóa an toàn lao động tại công ty bất động sản, HAYLuận văn: Văn hóa an toàn lao động tại công ty bất động sản, HAY
Luận văn: Văn hóa an toàn lao động tại công ty bất động sản, HAY
 
Xây dựng và củng cố văn hóa an toàn lao động tại công ty cổ phần đầu tư xây d...
Xây dựng và củng cố văn hóa an toàn lao động tại công ty cổ phần đầu tư xây d...Xây dựng và củng cố văn hóa an toàn lao động tại công ty cổ phần đầu tư xây d...
Xây dựng và củng cố văn hóa an toàn lao động tại công ty cổ phần đầu tư xây d...
 
Tuyên truyền an toàn vệ sinh lao động tại công ty Khí cụ Điện, 9đ
Tuyên truyền an toàn vệ sinh lao động tại công ty Khí cụ Điện, 9đTuyên truyền an toàn vệ sinh lao động tại công ty Khí cụ Điện, 9đ
Tuyên truyền an toàn vệ sinh lao động tại công ty Khí cụ Điện, 9đ
 
Giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty Texon Việt Nam.pdf
Giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty Texon Việt Nam.pdfGiáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty Texon Việt Nam.pdf
Giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty Texon Việt Nam.pdf
 
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của MexicoLuận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
 
Luận án: Vai trò NN trong mở rộng quyền tự chủ của các trường đại học công lậ...
Luận án: Vai trò NN trong mở rộng quyền tự chủ của các trường đại học công lậ...Luận án: Vai trò NN trong mở rộng quyền tự chủ của các trường đại học công lậ...
Luận án: Vai trò NN trong mở rộng quyền tự chủ của các trường đại học công lậ...
 
QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM.pdf
QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM.pdfQUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM.pdf
QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM.pdf
 
Quyền hưởng lợi ích của tiến bộ khoa học và ứng dụng, HOT
Quyền hưởng lợi ích của tiến bộ khoa học và ứng dụng, HOTQuyền hưởng lợi ích của tiến bộ khoa học và ứng dụng, HOT
Quyền hưởng lợi ích của tiến bộ khoa học và ứng dụng, HOT
 
Đề tài luận văn 2024 Hoàn thiện đánh giá thực hiện công việc đối với viên chứ...
Đề tài luận văn 2024 Hoàn thiện đánh giá thực hiện công việc đối với viên chứ...Đề tài luận văn 2024 Hoàn thiện đánh giá thực hiện công việc đối với viên chứ...
Đề tài luận văn 2024 Hoàn thiện đánh giá thực hiện công việc đối với viên chứ...
 
Luận án: Quá trình phát triển loại hình lớp ghép tiểu học, HAY
Luận án: Quá trình phát triển loại hình lớp ghép tiểu học, HAYLuận án: Quá trình phát triển loại hình lớp ghép tiểu học, HAY
Luận án: Quá trình phát triển loại hình lớp ghép tiểu học, HAY
 
Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan nano bạc - tinh dầu nghệ trong bảo quản nhằ...
Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan nano bạc - tinh dầu nghệ trong bảo quản nhằ...Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan nano bạc - tinh dầu nghệ trong bảo quản nhằ...
Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan nano bạc - tinh dầu nghệ trong bảo quản nhằ...
 
Kiểm Soát Nội Bộ Hoạt Động Thu Chi Tại Học Viện Y Dược Học Cổ Truyền Việt Nam
Kiểm Soát Nội Bộ Hoạt Động Thu Chi Tại Học Viện Y Dược Học Cổ Truyền Việt NamKiểm Soát Nội Bộ Hoạt Động Thu Chi Tại Học Viện Y Dược Học Cổ Truyền Việt Nam
Kiểm Soát Nội Bộ Hoạt Động Thu Chi Tại Học Viện Y Dược Học Cổ Truyền Việt Nam
 
Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ở Việt Nam
Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ở Việt NamLuận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ở Việt Nam
Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ở Việt Nam
 
PHÁP LUẬT AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM_10274812052019
PHÁP LUẬT AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM_10274812052019PHÁP LUẬT AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM_10274812052019
PHÁP LUẬT AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM_10274812052019
 
Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại
Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mạiLuận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại
Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại
 
Xây dựng khung kiến trúc bảo đảm an toàn thông tin cho doanh nghiệp
Xây dựng khung kiến trúc bảo đảm an toàn thông tin cho doanh nghiệpXây dựng khung kiến trúc bảo đảm an toàn thông tin cho doanh nghiệp
Xây dựng khung kiến trúc bảo đảm an toàn thông tin cho doanh nghiệp
 
Đề tài luận văn 2024 Phát triển đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học ở Viện kho...
Đề tài luận văn 2024 Phát triển đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học ở Viện kho...Đề tài luận văn 2024 Phát triển đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học ở Viện kho...
Đề tài luận văn 2024 Phát triển đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học ở Viện kho...
 
Vận dụng kiến thức liên môn giải quyết các vấn đề thực tiễn trong dạy Sinh học
Vận dụng kiến thức liên môn giải quyết các vấn đề thực tiễn trong dạy Sinh họcVận dụng kiến thức liên môn giải quyết các vấn đề thực tiễn trong dạy Sinh học
Vận dụng kiến thức liên môn giải quyết các vấn đề thực tiễn trong dạy Sinh học
 
Luận văn: Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn tron...
Luận văn: Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn tron...Luận văn: Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn tron...
Luận văn: Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn tron...
 
tailieuxanh_000000273511_7584.pdf
tailieuxanh_000000273511_7584.pdftailieuxanh_000000273511_7584.pdf
tailieuxanh_000000273511_7584.pdf
 

More from Thư viện Tài liệu mẫu

Khóa luận Phân phối và tiêu thụ sản phẩm tại Công ty CP thương mại và dịch vụ...
Khóa luận Phân phối và tiêu thụ sản phẩm tại Công ty CP thương mại và dịch vụ...Khóa luận Phân phối và tiêu thụ sản phẩm tại Công ty CP thương mại và dịch vụ...
Khóa luận Phân phối và tiêu thụ sản phẩm tại Công ty CP thương mại và dịch vụ...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Khóa luận Lao động chưa thành niên theo pháp luật lao động việt nam hiện nay...
Khóa  luận Lao động chưa thành niên theo pháp luật lao động việt nam hiện nay...Khóa  luận Lao động chưa thành niên theo pháp luật lao động việt nam hiện nay...
Khóa luận Lao động chưa thành niên theo pháp luật lao động việt nam hiện nay...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Khóa luận Pháp luật tố tụng phong kiến việt nam từ thế kỷ xv đến thế kỷ xix s...
Khóa luận Pháp luật tố tụng phong kiến việt nam từ thế kỷ xv đến thế kỷ xix s...Khóa luận Pháp luật tố tụng phong kiến việt nam từ thế kỷ xv đến thế kỷ xix s...
Khóa luận Pháp luật tố tụng phong kiến việt nam từ thế kỷ xv đến thế kỷ xix s...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Khóa luận Cơ sở lý luận và thực tiễn về hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luậ...
Khóa luận Cơ sở lý luận và thực tiễn về hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luậ...Khóa luận Cơ sở lý luận và thực tiễn về hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luậ...
Khóa luận Cơ sở lý luận và thực tiễn về hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luậ...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Khóa luận Án lệ trong hệ thống các loại nguồn pháp luật sdt/ ZALO 09345 497 28
Khóa luận Án lệ trong hệ thống các loại nguồn pháp luật  sdt/ ZALO 09345 497 28	Khóa luận Án lệ trong hệ thống các loại nguồn pháp luật  sdt/ ZALO 09345 497 28
Khóa luận Án lệ trong hệ thống các loại nguồn pháp luật sdt/ ZALO 09345 497 28 Thư viện Tài liệu mẫu
 
Khóa luận Giải thích pháp luật ở Việt Nam hiện nay sdt/ ZALO 09345 497 28
Khóa luận Giải thích pháp luật ở Việt Nam hiện nay  sdt/ ZALO 09345 497 28	Khóa luận Giải thích pháp luật ở Việt Nam hiện nay  sdt/ ZALO 09345 497 28
Khóa luận Giải thích pháp luật ở Việt Nam hiện nay sdt/ ZALO 09345 497 28 Thư viện Tài liệu mẫu
 
Khóa luận Quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học công lập ở nước ta hiện...
Khóa luận Quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học công lập ở nước ta hiện...Khóa luận Quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học công lập ở nước ta hiện...
Khóa luận Quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học công lập ở nước ta hiện...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Khóa luận Phân phối và tiêu thụ sản phẩm tại Công ty CP thương mại và dịch vụ...
Khóa luận Phân phối và tiêu thụ sản phẩm tại Công ty CP thương mại và dịch vụ...Khóa luận Phân phối và tiêu thụ sản phẩm tại Công ty CP thương mại và dịch vụ...
Khóa luận Phân phối và tiêu thụ sản phẩm tại Công ty CP thương mại và dịch vụ...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần công n...
Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần công n...Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần công n...
Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần công n...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Đề tài Hoàn thiện tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành ...
Đề tài Hoàn thiện tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành ...Đề tài Hoàn thiện tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành ...
Đề tài Hoàn thiện tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành ...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Đề tài Tăng cường công tác huy động vốn tại quỹ tiết kiệm techcombank ngã sáu...
Đề tài Tăng cường công tác huy động vốn tại quỹ tiết kiệm techcombank ngã sáu...Đề tài Tăng cường công tác huy động vốn tại quỹ tiết kiệm techcombank ngã sáu...
Đề tài Tăng cường công tác huy động vốn tại quỹ tiết kiệm techcombank ngã sáu...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Đề tài Nghiên cứu các tác động đến môi trường từ hoạt động sản xuất giấy và đ...
Đề tài Nghiên cứu các tác động đến môi trường từ hoạt động sản xuất giấy và đ...Đề tài Nghiên cứu các tác động đến môi trường từ hoạt động sản xuất giấy và đ...
Đề tài Nghiên cứu các tác động đến môi trường từ hoạt động sản xuất giấy và đ...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kin...
Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kin...Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kin...
Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kin...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Đề tài Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải của bãi lọc ngầm trồng cây dòng chảy...
Đề tài Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải của bãi lọc ngầm trồng cây dòng chảy...Đề tài Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải của bãi lọc ngầm trồng cây dòng chảy...
Đề tài Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải của bãi lọc ngầm trồng cây dòng chảy...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Đề tài Hoàn thiện công tác kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC do công ty TNH...
Đề tài Hoàn thiện công tác kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC do công ty TNH...Đề tài Hoàn thiện công tác kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC do công ty TNH...
Đề tài Hoàn thiện công tác kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC do công ty TNH...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Đề tài Hoàn thiện công tác kiểm toán chu kỳ tài sản cố định trong kiểm toán b...
Đề tài Hoàn thiện công tác kiểm toán chu kỳ tài sản cố định trong kiểm toán b...Đề tài Hoàn thiện công tác kiểm toán chu kỳ tài sản cố định trong kiểm toán b...
Đề tài Hoàn thiện công tác kiểm toán chu kỳ tài sản cố định trong kiểm toán b...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Quang Hải...
Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Quang Hải...Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Quang Hải...
Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Quang Hải...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ...
Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ...Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ...
Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Đề tài Tài nguyên nước mặt thành phố hải phòng và công tác kiểm soát ô nhiễm ...
Đề tài Tài nguyên nước mặt thành phố hải phòng và công tác kiểm soát ô nhiễm ...Đề tài Tài nguyên nước mặt thành phố hải phòng và công tác kiểm soát ô nhiễm ...
Đề tài Tài nguyên nước mặt thành phố hải phòng và công tác kiểm soát ô nhiễm ...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Đề tài Lập dự án tiền khả thi mở cửa hàng bán đồ chơi thông minh cho trẻ em ...
Đề tài Lập dự án tiền khả thi mở cửa hàng bán đồ chơi thông minh cho trẻ em  ...Đề tài Lập dự án tiền khả thi mở cửa hàng bán đồ chơi thông minh cho trẻ em  ...
Đề tài Lập dự án tiền khả thi mở cửa hàng bán đồ chơi thông minh cho trẻ em ...Thư viện Tài liệu mẫu
 

More from Thư viện Tài liệu mẫu (20)

Khóa luận Phân phối và tiêu thụ sản phẩm tại Công ty CP thương mại và dịch vụ...
Khóa luận Phân phối và tiêu thụ sản phẩm tại Công ty CP thương mại và dịch vụ...Khóa luận Phân phối và tiêu thụ sản phẩm tại Công ty CP thương mại và dịch vụ...
Khóa luận Phân phối và tiêu thụ sản phẩm tại Công ty CP thương mại và dịch vụ...
 
Khóa luận Lao động chưa thành niên theo pháp luật lao động việt nam hiện nay...
Khóa  luận Lao động chưa thành niên theo pháp luật lao động việt nam hiện nay...Khóa  luận Lao động chưa thành niên theo pháp luật lao động việt nam hiện nay...
Khóa luận Lao động chưa thành niên theo pháp luật lao động việt nam hiện nay...
 
Khóa luận Pháp luật tố tụng phong kiến việt nam từ thế kỷ xv đến thế kỷ xix s...
Khóa luận Pháp luật tố tụng phong kiến việt nam từ thế kỷ xv đến thế kỷ xix s...Khóa luận Pháp luật tố tụng phong kiến việt nam từ thế kỷ xv đến thế kỷ xix s...
Khóa luận Pháp luật tố tụng phong kiến việt nam từ thế kỷ xv đến thế kỷ xix s...
 
Khóa luận Cơ sở lý luận và thực tiễn về hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luậ...
Khóa luận Cơ sở lý luận và thực tiễn về hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luậ...Khóa luận Cơ sở lý luận và thực tiễn về hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luậ...
Khóa luận Cơ sở lý luận và thực tiễn về hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luậ...
 
Khóa luận Án lệ trong hệ thống các loại nguồn pháp luật sdt/ ZALO 09345 497 28
Khóa luận Án lệ trong hệ thống các loại nguồn pháp luật  sdt/ ZALO 09345 497 28	Khóa luận Án lệ trong hệ thống các loại nguồn pháp luật  sdt/ ZALO 09345 497 28
Khóa luận Án lệ trong hệ thống các loại nguồn pháp luật sdt/ ZALO 09345 497 28
 
Khóa luận Giải thích pháp luật ở Việt Nam hiện nay sdt/ ZALO 09345 497 28
Khóa luận Giải thích pháp luật ở Việt Nam hiện nay  sdt/ ZALO 09345 497 28	Khóa luận Giải thích pháp luật ở Việt Nam hiện nay  sdt/ ZALO 09345 497 28
Khóa luận Giải thích pháp luật ở Việt Nam hiện nay sdt/ ZALO 09345 497 28
 
Khóa luận Quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học công lập ở nước ta hiện...
Khóa luận Quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học công lập ở nước ta hiện...Khóa luận Quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học công lập ở nước ta hiện...
Khóa luận Quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học công lập ở nước ta hiện...
 
Khóa luận Phân phối và tiêu thụ sản phẩm tại Công ty CP thương mại và dịch vụ...
Khóa luận Phân phối và tiêu thụ sản phẩm tại Công ty CP thương mại và dịch vụ...Khóa luận Phân phối và tiêu thụ sản phẩm tại Công ty CP thương mại và dịch vụ...
Khóa luận Phân phối và tiêu thụ sản phẩm tại Công ty CP thương mại và dịch vụ...
 
Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần công n...
Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần công n...Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần công n...
Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần công n...
 
Đề tài Hoàn thiện tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành ...
Đề tài Hoàn thiện tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành ...Đề tài Hoàn thiện tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành ...
Đề tài Hoàn thiện tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành ...
 
Đề tài Tăng cường công tác huy động vốn tại quỹ tiết kiệm techcombank ngã sáu...
Đề tài Tăng cường công tác huy động vốn tại quỹ tiết kiệm techcombank ngã sáu...Đề tài Tăng cường công tác huy động vốn tại quỹ tiết kiệm techcombank ngã sáu...
Đề tài Tăng cường công tác huy động vốn tại quỹ tiết kiệm techcombank ngã sáu...
 
Đề tài Nghiên cứu các tác động đến môi trường từ hoạt động sản xuất giấy và đ...
Đề tài Nghiên cứu các tác động đến môi trường từ hoạt động sản xuất giấy và đ...Đề tài Nghiên cứu các tác động đến môi trường từ hoạt động sản xuất giấy và đ...
Đề tài Nghiên cứu các tác động đến môi trường từ hoạt động sản xuất giấy và đ...
 
Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kin...
Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kin...Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kin...
Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kin...
 
Đề tài Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải của bãi lọc ngầm trồng cây dòng chảy...
Đề tài Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải của bãi lọc ngầm trồng cây dòng chảy...Đề tài Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải của bãi lọc ngầm trồng cây dòng chảy...
Đề tài Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải của bãi lọc ngầm trồng cây dòng chảy...
 
Đề tài Hoàn thiện công tác kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC do công ty TNH...
Đề tài Hoàn thiện công tác kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC do công ty TNH...Đề tài Hoàn thiện công tác kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC do công ty TNH...
Đề tài Hoàn thiện công tác kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC do công ty TNH...
 
Đề tài Hoàn thiện công tác kiểm toán chu kỳ tài sản cố định trong kiểm toán b...
Đề tài Hoàn thiện công tác kiểm toán chu kỳ tài sản cố định trong kiểm toán b...Đề tài Hoàn thiện công tác kiểm toán chu kỳ tài sản cố định trong kiểm toán b...
Đề tài Hoàn thiện công tác kiểm toán chu kỳ tài sản cố định trong kiểm toán b...
 
Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Quang Hải...
Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Quang Hải...Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Quang Hải...
Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Quang Hải...
 
Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ...
Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ...Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ...
Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ...
 
Đề tài Tài nguyên nước mặt thành phố hải phòng và công tác kiểm soát ô nhiễm ...
Đề tài Tài nguyên nước mặt thành phố hải phòng và công tác kiểm soát ô nhiễm ...Đề tài Tài nguyên nước mặt thành phố hải phòng và công tác kiểm soát ô nhiễm ...
Đề tài Tài nguyên nước mặt thành phố hải phòng và công tác kiểm soát ô nhiễm ...
 
Đề tài Lập dự án tiền khả thi mở cửa hàng bán đồ chơi thông minh cho trẻ em ...
Đề tài Lập dự án tiền khả thi mở cửa hàng bán đồ chơi thông minh cho trẻ em  ...Đề tài Lập dự án tiền khả thi mở cửa hàng bán đồ chơi thông minh cho trẻ em  ...
Đề tài Lập dự án tiền khả thi mở cửa hàng bán đồ chơi thông minh cho trẻ em ...
 

Recently uploaded

GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 

Recently uploaded (20)

GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 

Pháp luật Tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn- vệ sinh lao động - sdt/ ZALO 09345 49 728

  • 1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN NGUYỄN VÂN YÊN TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN- VỆ SINH LAO ĐỘNG KHU VỰC KHÔNG CÓ QUAN HỆ LAO ĐỘNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP MÃ SỐ: 834 04 17 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. LÊ VÂN TRÌNH HÀ NỘI, NĂM 2021
  • 2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ “Tăng cường công tác quản lý nhà nước về An toàn - Vệ sinh lao động khu vực không có quan hệ lao động” là công trình nghiên cứu độc lập do tác giả thực hiện dưới sự hướng dẫn của GS.TS. Lê Vân Trình. Luận văn chưa được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào. Các số liệu, nội dung được trình bày trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, hợp lệ và đảm bảo tuân thủ các quy định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Tôi xin chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung của luận văn thạc sĩ. Tác giả luận văn Nguyễn Vân Yên
  • 3. LỜI CẢM ƠN Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc em xin trân trọng cảm ơn: Ban giám hiệu cùng toàn thể các thầy, cô giáo trường Đại học Công Đoàn đã tận tình giảng dạy, tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại trường. Em xin cảm ơn lãnh đạo cùng các thầy cô giáo Khoa Sau đại học và Khoa Bảo hộ lao động đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình học tập, thực tập và làm luận văn tốt nghiệp. Em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: Thầy giáo GS.TS. Lê Vân Trình đã cho em ý tưởng làm luận văn và thầy đã luôn tận tình hướng dẫn, động viên em trong suốt quá trình hoàn thành luận văn. Em xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới: Đồng chí: Hà Tất Thắng - Cục trưởng, Cục An toàn lao động, các đồng chí Bùi Đức Nhưỡng, Nguyễn Anh Thơ - Phó Cục trưởng, Cục An toàn lao động. Và toàn thể cán bộ Phòng Pháp chế - Thanh tra và cán bộ, công chức Cục An toàn lao động đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ em trong suốt thời gian tìm hiểu và hoàn thành luận văn. Trân trọng!
  • 4. MỤC LỤC Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chức viết tắt Danh mục bảng, sơ đồ MỞ ĐẦU..............................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài..........................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................................2 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.................................................................................2 4. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................2 5. Đóng góp mới của đề tài .............................................................................................3 6. Kết cấu luận văn...........................................................................................................4 Chương 1. TỔNG QUAN CHUNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG KHU VỰC LÀM VIỆC KHÔNG CÓ QUAN HỆ LAO ĐỘNG..................................................................................................................5 1.1. Khái niệm chung về quản lý nhà nước an toàn, vệ sinh lao động.................5 1.1.1. Những vấn đề lý luận chung về quản lý....................................................5 1.1.2. Khái niệm quản lý nhà nước về An toàn và vệ sinh lao động ..................6 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu về quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động trên thế giới và ở Việt Nam..........................................................................9 1.2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động trên thế giới ..........................................................................................9 1.2.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động tại Việt Nam .......................................................................................32 1.2.3. Nhận xét ..................................................................................................40 1.3. Nghiên cứu tổng quan tình hình về quản lý an toàn vệ sinh lao động trong khu vực không có hợp đồng lao động ...........................................................42 1.3.1. Các công trình nghiên cứu trên thế giới..................................................42
  • 5. 1.3.2. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam ..................................................44 1.3.3. Vai trò quản lý nhà nước lĩnh vực an toàn vệ sinh lao động, đề tài “Quản lý Nhà nước về an toàn vệ sinh lao động đối với người làm việc không theo hợp đồng lao động ở Việt Nam” ...............................................................45 1.3.4. Nhận xét ..................................................................................................46 Tiểu kết chương 1............................................................................................47 Chương 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG KHU VỰC KHÔNG CÓ QUAN HỆ LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM......48 2.1. Khu vực làng nghề................................................................................................48 2.1.1. Đặc điểm về người lao động tại các làng nghề.......................................48 2.1.2. Thông kế tai nạn lao động tại các làng nghề...........................................49 2.1.3. Nguyên nhân chính gây ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại các làng nghề ...........................................................................................................51 2.1.4. Tình hình an toàn vệ sinh lao động tại một số lĩnh vực, ngành sản xuất đặc thù tại một số làng nghề theo dự án Bộ giao thực hiện..............................54 2.2. Các vấn đề an toàn vệ sinh lao động trong sản xuất nông nghiệp..............58 2.2.1. Nguy cơ trong quá trình làm đất .............................................................58 2.2.2. Nguy cơ trong khâu gieo trồng (khi sử dụng các loại máy móc gieo, trồng) .................................................................................................................58 2.2.3. Nguy cơ mất an toàn khi sử dụng thiết bị phun thuốc bảo vệ thực vật ..59 2.2.4. Các nguy cơ mất an toàn khi sử dụng máy xay, xát gạo ........................60 2.2.5. Các vấn đề an toàn vệ sinh lao động trong nuôi trồng thuỷ sản .............61 2.3. Điểm qua tình hình tai nạn lao động tại khu vực người lao động làm việc không có hợp đồng lao động......................................................................................62 2.4. Kết quả thanh tra về an toàn lao động thí điểm tại một số hộ gia đình theo Quyết định Bộ giao thực hiện ...........................................................................65 2.4.1. Làng nghề gỗ-mỹ nghệ và Cô, đúc nhôm Bắc Ninh...............................65 2.4.2. Làng nghề tiểu thủ công, giày da, may mặc Hà Nội...............................68 2.4.3. Làng nghề gỗ Biên Hòa, Đồng Nai.........................................................70
  • 6. 2.4.4. Làng nghề mộc Yên Lạc Vĩnh Phúc.......................................................72 2.4.5. Làng nghề Nam Trực, Nam Định ...........................................................74 2.4.6. Làng nghề làm miến Thái Bình...............................................................75 2.4.7. Đánh giá chung .......................................................................................77 2.5. Những bất cập trong công tác quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động và nguyên nhân...................................................................................................78 2.5.1. Việc ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về an toàn vệ sinh lao động.........................................................................................78 2.5.2. Tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về an toàn vệ sinh lao động...................................................................................................................79 2.5.3. Báo cáo, thống kê, cung cấp thông tin về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp................................................................................................................79 2.5.4. Công tác thanh tra, kiểm tra an toàn vệ sinh lao động............................80 Tiểu kết chương 2............................................................................................81 Chương 3. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM QUẢN LÝ CÔNG TÁC AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI KHU VỰC KHÔNG CÓ QUAN HỆ LAO ĐỘNG...............................................................................................................83 3.1. Tăng cường công tác quản lý an toàn vệ sinh lao động cho làng nghề và hộ gia đình .....................................................................................................................83 3.2. Cải thiện điều kiện lao động theo phương pháp WISE ................................86 3.2.1. Giới thiệu phương pháp WISE................................................................86 3.2.2. Các nguyên lý cơ bản của phương pháp WISE ......................................86 3.2.3. Các nội dung của phương pháp WISE....................................................87 3.3. Triển khai áp dụng giải pháp cải thiện điều kiện làm việc...........................96 3.3.1. Nội dung, địa điêm triển khai thực hiện..................................................96 3.3.2. Kết quả thực hiện tại Bắc Ninh...............................................................96 3.3.3. Nội dung hoạt động trước và sau khi kháo sát đánh giá của tư vấn viên được thực hiện qua phiếu khảo sát đánh giá theo các nội dung sau .................99
  • 7. 3.3.4. Kết quả sau tư vấn cải thiện điều kiện làm việc theo phương pháp WISE tại Bắc Ninh..........................................................................................106 3.3.5. Kết quả sau tư vấn cải thiện điều kiện làm việc theo phương pháp WISE tại Phú Yên ...........................................................................................110 3.4. Nhận xét, đánh giá chung..................................................................................113 3.4.1. Kết quả đạt được ...................................................................................113 3.4.2. Những tồn tại, hạn chế ..........................................................................114 3.4.3. Nguyên nhân .........................................................................................116 Tiểu kết chương 3..........................................................................................118 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ...................................................................119 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................122
  • 8. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT AT : An toàn ATLĐ : An toàn lao động ATSKMT ATVSLĐ : An toàn, sức khỏe và môi trường (gọi tắt là an toàn) : An toàn, vệ sinh lao đông BHLĐ : Bảo hộ lao động BNN : Bệnh nghề nghiệp LĐTBXH : Lao động - Thương binh và Xã hội NLĐ Người lao động NSDLĐ Người sử dụng lao động NNĐHNH : Nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm PCCC : Phòng cháy chữa cháy PCCN : Phòng chống cháy nổ PTBVCN : Phương tiện bảo vệ cá nhân SXKD : Sản xuất kinh doanh SAM : Sức khỏe - An toàn - Môi trường TNLĐ Tai nạn lao động TCVS : Tiêu chuẩn vệ sinh TLĐLĐVN : Tổng liên đoàn lao động Việt Nam VSLĐ : Vệ sinh lao động
  • 9. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. So sánh tình hình tai nạn lao động năm 2018 và năm 2017 khu vực không có hợp đồng lao động ............................................................64 Bảng 2.2. So sánh tình hình tai nạn lao động năm 2019 và năm 2018 khu vực không có quan hệ lao động..............................................................65 Bảng 2.3. Tình hình sử dụng lao động..............................................................66 Bảng 2.4. Vi phạm về sử dụng máy, thiết bị không đảm bảo an toàn ..............66 Bảng 2.5. Sử dụng lao động..............................................................................68 Bảng 2.6. Vi phạm về sử dụng máy, thiết bị không đảm bảo an toàn..............68 Bảng 2.7. Tình hình sử dụng lao động tại làng nghề gỗ Tân Hòa ....................70 Bảng 2.8. Vi phạm về sử dụng máy, thiết bị không đảm bảo an toàn tại làng nghề gỗ Tân Hòa ..............................................................................70 Bảng 2.9. Sử dụng lao động tại làng nghề mộc Vĩnh Đông .............................72 Bảng 2.10. Vi phạm về sử dụng máy, thiết bị không đảm bảo an toàn tại làng nghề mộc Vĩnh Đông........................................................................72 Bảng 2.11. Sử dụng lao động tại làng nghề Đồng Côi .....................................74 Bảng 2.12. Vi phạm về sử dụng máy, thiết bị không đảm bảo an toàn tại làng nghề Đồng Côi..................................................................................74 Bảng 2.13. Sử dụng lao động tại làng nghề Miên dong....................................76 Bảng 2.14. Vi phạm về sử dụng máy, thiết bị không đảm bảo an toàn tại làng nghề Miên dong................................................................................76
  • 10. DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ Hình 2.1. Phun thuốc không có các phương tiện BVCN..................................59 Hình 2.2. Đường đi lại trên lồng bè dễ gây nguy hiểm.....................................62 Hình 3.1. Loại đi những vật liệu, đồ dùng không cần thiết, để chỗ làm việc gọn gàng, ĐKLV tốt hơn..................................................................88 Hình 3.2. Kẻ vạch rõ, tạo ra đường vận chuyển thông thoáng .........................88 Hình 3.3. Tránh để vật liệu trên sàn nhà...........................................................89 Hình 3.4. Sử dụng giá nhiều tầng để tiết kiệm diện tích...................................89 Hình 3.5. Sắp xết đồ dụng, từng loại dụng cụ rõ rang, thuận tiện ....................90 Hình 3.6. Cải thiện bố trí điều kiện làm việc giúp người lao động thuận tiện trong làm việc...................................................................................90 Hình 3.7. Sử dụng giá, kho chứa di động..........................................................91 Hình 3.8. Sử dụng xe đẩy để di chuyển vật liệu, sản phẩm dễ dàng ................91 Hình 3.9. Không nâng vật nặng quá sức của mình ...........................................92 Hình 3.10. Sử dụng bục cao để thực hiện thao tác nâng có hiệu quả ...............92 Hình 3.11. Các bộ phận truyền động được bao che đầy đủ..............................93 Hình 3.12. Hoá chất độc hại phải để riêng có tên nhãn ....................................94 Hình 3.13. Chiếu sáng hợp lý tại nơi làm việc..................................................94 Hình 3.14. Bố trí nơi nghỉ ngơi uống nước và nhà vệ sinh...............................95 Hình 3.15. Tổ chức bố trí công việc, chỗ làm việc hợp lý, khoa học...............95 Hình 3.16. Tập huấn, hướng dẫn cho tư vấn viên.............................................97 Hình 3.17. Tập huấn tại nơi làm việc................................................................97 Hình 3.18. Kết quả tư vấn sau khi sửa chữa cầu dao điện để đảm bảo an toàn cho hộ ông Nguyễn Văn Hạc, Thọ Khê, Đông Thọ.......................107 Hình 3.19. Kết quả tư vấn xếp gọn gàng nơi làm việc cho hộ ông Nguyễn Hữu Thu, Thọ Khê, Đông Thọ ...............................................................107 Hình 3.20. Kết quả sau khi tư vấn sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân cho hộ ông Nguyễn Văn Phong, Thọ Khê, Đông Thọ...............................108
  • 11. Hình 3.21. Kết quả sau khi tư vấn sắp xếp nguyên vật liệu tại cơ sở đồ gỗ mỹ nghệ ................................................................................................108 Hình 3.22. Kết quả sau khi tư vấn lắp đặt cơ cấu an toàn cho máy cưa .........109 Hình 3.23. Kết quả sau khi tư vấn sắp xếp mặt bằng làm việc và kẻ đường di chuyển nguyên, vật liệu..................................................................109 Hình 3.24. Kết quả sau khi tư vấn sắp xếp lại dụng cụ sản xuất ....................110 Hình 3.25. Tập huấn tại Phú Yên....................................................................111 Hình 3.26. Tư vấn xác định nguy hiểm có hại tại Phú Yên............................111 Hình 3.27. Sau khi tư vấn dãn nhãn hóa chất .................................................112 Hình 3.28. Sau khi tư vấn cải tạo lại vị trí làm việc .......................................112 Hình 3.29. Sau khi tư vấn cải tạo lại đường dây và ổ điện.............................113 Sơ đồ 3.1. Hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động cho khu vực không có hợp đồng lao động ............................................................................85
  • 12. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Về nguyên tắc, ở đâu có việc làm thì ở đó cần được đảm bảo về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ). Tuy nhiên, chính sách của nhà nước về ATVSLĐ mới chỉ tập trung chủ yếu đến người làm công ăn lương, ít quan tâm đến người lao động làm không theo hợp đồng lao động. Sau nhiều năm phát triển, nền kinh tế Việt Nam vẫn chủ yếu là nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, với hơn 33 triệu người lao động (chiếm hơn 2/3 lực lượng lao động) là làm việc không theo hợp đồng lao động (như những lao động tự do ở thành thị, những người nông dân,...). Theo số thống kê chưa đầy đủ, người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động, mỗi năm có trên 1.400 người bị chết và hàng vạn người bị thương do tai nạn lao động (gấp hơn 2 lần khu vực làm công ăn lương) và đang tiếp tục gia tăng. Điều này tạo ra những gánh nặng lớn cho gia đình, xã hội, ảnh hưởng tiêu cực tới các mục tiêu phát triển bền vững của quốc gia. Luật ATVSLĐ được thông qua lần đầu tiên ngày 25/6/2015 đã mở rộng đối tượng áp dụng đến cả những người lao động không theo hợp đồng lao động. Luật khuyến khích người lao động nâng cao ý thức phòng ngừa tại nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (TNLĐ, BNN), đồng thời cũng nêu trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong việc hướng dẫn, hỗ trợ người lao động thực hiện biện pháp bảo đảm ATVSLĐ. Tuy nhiên, để triển khai Luật ATVSLĐ nói riêng, công tác ATVSLĐ nói chung trong khu vực này một cách hiệu quả đang là một thách thức lớn, bởi kinh nghiệm triển khai của Việt Nam chưa có, đồng thời đang có nhiều hạn chế về nguồn lực (cả nhân lực, vật lực). Từ tình hình thực tiễn trên, tôi chọn đề tài “Tăng cường công tác quản lý nhà nước về An toàn - Vệ sinh lao động khu vực không có quan hệ lao động” làm đề tài luận thạc sĩ Quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, bởi
  • 13. 2 đây là một nội dung có một ý nghĩa to lớn cả về lý luận và thực tiễn hiện nay ở nước ta. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Tổng hợp, phân tích công tác quản lý ATVSLĐ trong khu vực không có quan hệ lao động trong và ngoài nước hiện nay. - Đánh giá thực trạng công tác ATVSLĐ tại một số địa phương hiện nay trong khu vực không có quan hệ lao động. - Đề xuất giải pháp cho công tác quản lý ATVSLĐ ở khu vực không có quan hệ lao động. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Công tác quản lý nhà nước về ATVSLĐ khu vực không có quan hệ lao động; 3.2 .Phạm vi nghiên cứu Tại một số địa phương, làng nghề ở Bắc Ninh, Nam Định, Phú Yên .... 4. Phương pháp nghiên cứu Học viên sử dụng các phương pháp nghiên cứu, trong đó chủ yếu là phương pháp hệ thống hóa, phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh. 4.1. Phương pháp hệ thống hóa Phương pháp này được sử dụng trong phần tổng quan nghiên cứu có liên quan đến ATVSLĐ các nội dung của quản lý công (thể chế, tổ chức, nhân sự, tài chính công và công tác thanh tra, kiểm tra của Nhà nước), tập trung phân tích những điểm tồn tại và đề xuất giải pháp có tính đến các điều kiện để bảo đảm khả thi, nhằm nhìn nhận vấn đề nghiên cứu một cách toàn diện hơn, từ đó xác định được nội dung cần tập trung nghiên cứu của luận án. 4.2. Phương pháp phân tích và tổng hợp Phương pháp này chủ yếu trong phần đánh giá thực trạng hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam trên cơ sở khung lý thuyết đã được xây dựng. Đồng thời chọn một số ngành nghề, khu vực điển hình để khảo sát,
  • 14. 3 đánh giá thực trạng; đánh giá tác động của chính sách thông qua khảo nghiệm thực tiễn. 4.3. Phương pháp thống kê và so sánh Phương pháp này được sử dụng trong phần đánh giá thực trạng. Với các kỹ thuật: lượng hoá các dữ liệu điều tra; xử lý các số liệu đo đạc; sử dụng các phần mềm tính toán… 4.4. Phương pháp quy nạp và diễn dịch Phương pháp này được sử dụng nhằm làm rõ các khái niệm của vấn đề nghiên cứu. 4.5. Nguồn tài liệu nghiên cứu Nguồn tài liệu thứ cấp được sử dụng, tổng hợp, phân tích trong luận án chủ yếu là các tài liệu đã được công bố trên sách, báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu có liên quan trong và ngoài nước; các báo cáo của Bộ, ngành, văn bản luật pháp liên quan đến công tác ATVSLĐ. 5. Đóng góp mới của đề tài - Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của quản lý nhà nước về ATVSLĐ đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động. - Đánh giá thực trạng, chỉ ra những kết quả, hạn chế và nguyên nhân và yêu cầu cấp thiết quản lý nhà nước về ATVSLĐ đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động ở nước ta hiện nay. - Đưa ra giải pháp quản lý nhà nước về ATVSLĐ đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động ở nước ta hiện nay. Như vậy, việc nghiên cứu đề tài luận văn là rất cần thiết, có ý nghĩa thực tiễn và ý nghĩa khoa học bởi vì đề tài sẽ đóng góp một nghiên cứu mới mà chưa có một nghiên cứu nào đề cập sâu tới về vấn đề quản lý nhà nước về ATVSLĐ khu vực không có hợp đồng lao động và giúp cho cơ quan quản lý có công cụ để quản lý công tác ATVSLĐ trong khu vực lao động chiếm đa số hiện nay trong nền kinh tế ở Việt Nam.
  • 15. 4 Đề tài thành công sẽ giúp cho việc phòng ngừa, giảm thiểu thương vong, bệnh tật xảy ra trong quá trình lao động, đồng thời chia sẻ rủi ro, giảm bớt gánh nặng do TNLĐ gây ra ở nước ta hiện nay. 6. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị và danh mục tài liệu tham khảo luận văn bao gồm: Chương 1: Tổng quan chung công tác quản lý an toàn vệ sinh lao động trong khu vực không có quan hệ lao động. Chương 2: Thực trạng hiện công tác an toàn vệ sinh lao động trong khu vực không có quan hệ lao động ở Việt Nam. Chương 3: Đề xuất các giải pháp nhằm quản lý an toàn vệ sinh lao động tại khu vực không có quan hệ lao động.
  • 16. 5 Chương 1 TỔNG QUAN CHUNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG KHU VỰC LÀM VIỆC KHÔNG CÓ QUAN HỆ LAO ĐỘNG 1.1. Khái niệm chung về quản lý nhà nước an toàn, vệ sinh lao động 1.1.1. Những vấn đề lý luận chung về quản lý Khái niệm về quản lý khá phức tạp và đa dạng, có thể thấy có nhiều cách lý giải khác nhau về quản lý. Quản lý ra đời từ xa xưa, cùng với sự hợp tác và phân công lao động. C.Mác đã coi sự xuất hiện của quản lý như là kết quả tất nhiên của sự chuyển nhiều quá trình lao động cá biệt, tản mạn, độc lập với nhau thành một quá trình lao động được phối hợp lại. Chức năng quản lý là chức năng của một nhạc trưởng thể hiện ở sự điều hoà những hoạt động cá nhân. Theo một nghĩa nào đó, quản lý là một nghệ thuật điều khiển người khác. Theo giáo trình "Quản lý hành chính Nhà nước" của Học viện Hành chính Quốc gia thì khoa học và thực tế cuộc sống đã chứng minh rằng quản lý được hiểu theo hai góc độ: góc độ tổng hợp mang tính chính trị - xã hội và góc độ mang tính hành động thiết thực. Theo góc độ chính trị - xã hội thì quản lý là sự kết hợp giữa tri thức với lao động, còn theo góc độ hành động (qui trình công nghệ của tác động) thì qui trình quản lý là điều khiển. Theo khái niệm này, có ba loại hình quản lý, đều có một xuất phát điểm chung là "do con người điều khiển", nhưng khác nhau về đối tượng, đó là: - Con người là trung tâm, điều khiển các vật hữu sinh, song không bắt chúng phải thực hiện ý đồ và ý chí của người điều khiển. Đó là quản lý trong môi trường, sinh học, thiên nhiên. - Con người điều khiển các vật vô tri, vô giác để bắt chúng thực hiện ý đồ của người. Đó được xem là quản lý kỹ thuật. - Con người điều khiển con người. Đó là quản lý xã hội. Sau đây, chúng ta quan tâm nghiên cứu loại hình quản lý thứ ba, quản lý xã hội.
  • 17. 6 Chúng ta biết rằng, đối tượng của quản lý là những tổ chức, con người cụ thể cùng các nguồn lực và công việc của họ, cho nên dựa vào sự khác nhau của các lĩnh vực hoạt động cơ bản của xã hội và các dạng tổ chức khác nhau mà chúng ta có thể phân loại quản lý thành quản lý vĩ mô và quản lý vi mô, quản lý các tổ chức xã hội, khoa học, kinh tế, giáo dục, quản lý tài chính, quản lý chất lượng, quản lý nhân sự v.v.. Nói về quản lý vĩ mô là quản lý quốc gia nói chung, là quản lý của Nhà nước về những lĩnh vực, ngành kinh tế, quốc phòng an ninh, khoa học công nghệ, y tế, giáo dục, dân số và lao động, ATVSLĐ,... còn quản lý vi mô là quản lý một tổ chức cụ thể như một doanh nghiệp, cơ quan, trường học... mà chúng ta có thể gọi chung là quản lý ở cơ sở. Giữa quản lý vĩ mô và quản lý vi mô có mối quan hệ qua lại với nhau. Quản lý vĩ mô là quản lý một cách gián tiếp bằng đường lối chung, pháp luật, chính sách, công cụ điều tiết tạo ra môi trường chung cho các tổ chức vi mô (cơ sở) hoạt động. Đồng thời kết quả hoạt động của các tổ chức vi mô là hiệu quả và sự thành bại của các chính sách quản lý vĩ mô. Từ phân tích trên, cho thấy quản lý là một yếu tố hết sức quan trọng không thể thiếu trong đời sống xã hội. 1.1.2. Khái niệm quản lý nhà nước về An toàn và vệ sinh lao động Quản lý xã hội là quá trình phức tạp, đa dạng vì đối tượng tác động - khách thể của nó là hành vi con người có ý chí và tư duy độc lập, là hoạt động của cơ quan, tổ chức của con người. Chủ thể của quản lý xã hội là Nhà nước, một tổ chức chính trị đặc biệt, các bộ phận cấu thành khác của hệ thống chính trị (giai cấp, chính đảng, tổ chức xã hội...). Như vậy quản lý xã hội bao hàm khái niệm quản lý các công việc của Nhà nước (tức là phần quản lý xã hội do Nhà nước đảm nhận, hay còn gọi là quản lý Nhà nước) và quản lý các công việc xã hội (phần quản lý xã hội còn lại do các chủ thể khác đảm nhận).
  • 18. 7 Ta có thể hiểu quản lý nhà nước là hoạt động có tổ chức và bằng pháp quyền của bộ máy của nhà nước để điều chỉnh các quá trình xã hội và các hành vi của công dân và mọi tổ chức xã hội, nhằm giữ gìn trật tự xã hội và phát triển xã hội theo những mục tiêu đã định. Như vậy, quản lý nhà nước là khoa học sử dụng quyền lực để tổ chức, điều hành công việc quản lý của Nhà nước trên tất cả mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội. Nó cũng là nghệ thuật chỉ huy với sự vận dụng sáng tạo, thích ứng với tình thế nhưng không vượt ra ngoài khuôn khổ pháp luật để đem lại hiệu quả cao nhất cho công việc. Để thực hiện nhà nước quản lý có hiệu quả, cần phải thực hiện tốt qui trình quản lý bao gồm 7 vấn đề sau đây: - Quy hoạch và kế hoạch: trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quan điểm, đường lối của Đảng và sính sách pháp luật của Nhà nước, xây dựng kế hoạch quy hoạch cụ thể cho lĩnh vực mà chúng ta đang quản lý. - Tổ chức bộ máy: cần xây dựng một bộ máy gọn nhẹ, có qui định chức năng, nhiệm vụ, quan hệ phối hợp đầy đủ và quản lý chặt chẽ hoạt động của bộ máy quản lý. - Sắp xếp, bố trí, quản lý nhân sự: cần xây dựng tiêu chuẩn, yêu cầu và sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức vào các nhiệm vụ cụ thể trong bộ máy; quản lý, đánh giá chính xác đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện tốt các chế độ chính sách đối với họ. - Ra các quyết định quản lý: trên cơ sở tập hợp đầy đủ các thông tin, xử lý và đề ra phương án khác nhau, lựa chọn và thẩm định sau đó ban hành các quyết định quản lý nhà nước. - Phối hợp: cần phải có một cơ chế phối hợp có hiệu quả trong quá trình thực hiện các hoạt động. - Sử dụng các nguồn lực: đây là một nội dung quan trọng, liên quan đến ngân sách, tài chính, cơ sở vật chất cần được khai thác, quản lý một cách có hiệu quả, chặt chẽ.
  • 19. 8 - Chỉ đạo, kiểm tra, tổng kết, đánh giá: có sự chỉ đạo sát sao để thực hiện các quyết định, đồng thời phải tiến hành kiểm tra, đánh giá để có những biện pháp điều chỉnh kịp thời, cần sơ, tổng kết, đánh giá kết quả việc thực hiện các quyết định quản lý. Như đã trình bày ở phần trên, quản lý nhà nước là vĩ mô về các lĩnh vực của đời sống xã hội khác nhau. Trong thực tế hiện nay, Nhà nước thực hiện chức năng quản lý trên tất cả các mặt chủ yếu của xã hội: kinh tế, quốc phòng và an ninh, về tài chính, tiền tệ, về văn hoá tư tưởng, về khoa học công nghệ, về y tế, về giáo dục, về dân số và lao động... Các lĩnh vực quản lý nhà nước nói trên đã được thực hiện trong nhiều năm với mục tiêu, nhiệm vụ, chức năng, phương pháp quản lý đã được xác định rõ, ngày càng đổi mới, hoàn thiện. Trong khi đó, quản lý nhà nước về ATVSLĐ tuy cũng đã được thực hiện trong nhiều năm qua, nhất là từ khi có Bộ luật Lao động (1995), nhưng vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra, chưa được giải quyết tốt và hoàn chỉnh. Bởi vậy, việc không ngừng nghiên cứu để góp phần xây dựng, hoàn thiện sự quản lý nhà nước về ATVSLĐ là nội dung quan trọng trong chiến lược về ATVSLĐ của nước ta. Nói đến quản lý nhà nước về ATVSLĐ là nói đến các cơ quan quản lý của Nhà nước, trên cơ sở những văn bản pháp luật chủ yếu đã được Quốc hội thông qua, ban hành, các văn bản pháp qui dưới luật, sử dụng các phương pháp quản lý nhà nước thích hợp, thực hiện các hoạt động theo qui trình quản lý để chỉ đạo, hướng dẫn, điều chỉnh các hoạt động ATVSLĐ nhằm phát triển công tác này đạt mục tiêu đã đề ra. Ở đây có một vấn đề đặt ra từ trong thực tiễn hoạt động ATVSLĐ những năm qua là làm sao phân biệt rõ chức năng của quản lý nhà nước với hoạt động của các cơ quan chuyên môn, tổ chức xã hội để tránh sự dẫm đạp, chồng chéo, bao biện lẫn nhau và cũng không để sót việc, không có người chăm lo đến hoạt động này. Theo quan điểm đó, quản lý nhà nước là tạo ra hành lang pháp lý, hướng dẫn, điều chỉnh mọi hành vi, hoạt động phải đi đúng
  • 20. 9 quỹ đạo, nằm đúng trong hành lang pháp lý đó, còn các cơ quan chuyên môn, khoa học, các tổ chức, cá nhân khi đã tôn trọng hành lang pháp lý đó thì được phép thực hiện những nhiệm vụ chuyên môn, khoa học của mình. Tránh việc cơ quan quản lý vừa tạo hành lang pháp lý, vừa đứng ra hoạt động tác nghiệp chuyên môn, khoa học, không cho phép và không tạo điều kiện cho các cơ quan chuyên môn, khoa học hoạt động tác nghiệp của mình. 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu về quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động trên thế giới và ở Việt Nam 1.2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động trên thế giới Có thể thấy, tùy thuộc vào mỗi mước hệ thống luật pháp của quốc gia mà mỗi nước có một cách quản lý ATVSLĐ riêng. Tuy nhiên về cơ bản nó cũng giống như nội dung của công ước 187 của ILO, tức là quản lý trên nền tảng của các luật ATVSLĐ với các tiêu chuẩn qui phạm kỹ thuật. Dưới đây, là hệ thống quản lý ATVSLĐ chung ở một số nước trên thế giới. Trên thế giới có rất nhiều nghiên cứu về quản lý ATVSLĐ trong các doanh nghiệp. Ví dụ như: Alexander Cohen, Michael J. Colligan, ở viện An toàn sức khỏe nghề nghiệp (NIOSH) Ohio, Cicinaty trong bộ giáo trình “huấn luyện ATVSLĐ”[24]; Bottomley B trong công trình"Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp" [25]; Gallagher C, Underhill E và Rimmer M với công trình “Đánh giá hiệu quả của các hệ thống quản lý OHS trong việc đảm bảo nơi làm việc lành mạnh và an toàn” [32]; Winder C, Gardner D F và Trethewy R với nghiên cứu “Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp: những phát triển gần đây” [47]; Gallagher C, ở trường đại học Monash với “Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe: Phân tích các loại hệ thống và hiệu quả” [30]; Walters, D “Chiến lược về sức khỏe và an toàn trong một Châu Âu đang thay đổi” [48]; Haruhiko Sakurai với “An toàn và sức khỏe nghề nghiệp ở Nhật Bản: Hiện trạng và tương lai” [31]; Jungsun Park và Yangho Kim với “Lịch sử của dịch vụ y tế nghề nghiệp ở Hàn Quốc, sức khỏe
  • 21. 10 công nghiệp”[29]; Surasak Buranatrevedh với công trình “Quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp trong 5 nước ASEAN”[43],… Helen lingard và Stephen M. Rowlinson, các tác giả của cuốn sách "Kiểm soát an toàn và sức khỏe trong lĩnh vực xây dựng" đi sâu phân tích nội dung làm thế nào để tăng cường các biện pháp pháp lý để thực hiện ATLĐ; tăng cường hiệu lực quản lý của chủ doanh nghiệp và của Chính phủ. Đồng thời, cuốn sách cũng dành thời lượng đáng kể cho nghiên cứu các biện pháp phòng chống TNLĐ, BNN trong lĩnh vực xây dựng, bao gồm cách thức đảm bảo an toàn đối với những rủi ro từ thiên tai. Barbaga A. Plog đã viết trong tác phẩm "Những yếu tố cơ bản về vệ sinh trong công nghiệp" về các yếu tố gây nguy hại cho NLĐ trong môi trường công nghiệp sản xuất và cách thức phát hiện các yêu tố nguy hại đến sức khỏe, tính mạng của NLĐ khi tham gia lao động sản xuất nhằm đưa ra các biện pháp kiểm soát giảm thiểu thấp nhất thiệt hại về tính mạng của NLĐ. Tác phẩm này đề xuất các biện pháp của Chính phủ nhằm bảo đảm ATVSLĐ trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp và có tính thực tiễn. Ngoài các công trình nghiên cứu về ATVSLĐ, chúng ta còn cần kể đến các văn bản pháp luật của các nước trong khu vực Đông Nam Á và một số nước Châu Á liên quan đến quản lý nhà nước về ATVSLĐ như: "Luật An toàn & sức khỏe công nghiệp" của Quốc hội Hàn Quốc; "Luật an toàn và sức khỏe nơi làm việc" của Quốc hội Singapore; Luật An toàn, sức khỏe nghề nghiệp của Quốc hội Malaysia [48]; "Luật An toàn Lao động của Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa" của Quốc hội Trung Quốc. Như vậy, nghiên cứu các công trình ở nước ngoài có liên quan đến đề tài luận văn là khá đa dạng, phong phú. Song, tâp trung chủ yếu nghiên cứu về hệ thống quản lý hay mô hình QLNN đối với ATVSLĐ; các Luật, văn bản dưới Luật về đảm bảo ATVSLĐ và sức khỏe cho người lao động. Tuy nhiên, nghiên cứu về QLNN về ATVSLĐ đối với NLĐ làm việc không theo hợp đồng lao động ở Việt Nam thì chưa thấy có công trình nghiên cứu nào.
  • 22. 11 Trên cơ sở các tài liệu nghiên cứu, có thể thấy trong giới hạn của luận văn xin tổng hợp lại hệ thống quản lý của các nước và các tổ chức quốc tế công bố như sau: * Hệ thống quản lý ATVSLĐ theo hướng dẫn của Tổ chức lao động Quốc tế (ILO-OSH 2001) ILO đặt ra Hiến chương với các nguyên tắc để bảo vệ người lao động khỏi bệnh tật và phát sinh chấn thương từ việc làm của họ. Trên cơ sở đó, ILO xây dựng các tiêu chuẩn về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp nhằm cung cấp các công cụ cần thiết cho chính phủ các nước thành viên, NSDLĐ và NLĐ để bảo đảm tối đa sự an toàn trong công việc. ILO đưa ra nguyên tắc là người lao động cần được bảo vệ khỏi bệnh tật, bệnh tật và thương tích do phát sinh từ việc làm của NLĐ. Tuy nhiên, thực tế là rất khác nhau. ILO ước tính rằng mỗi năm có 2,02 triệu người chết vì các tai nạn hoặc bệnh tật liên quan đến công việc. Hơn 317 triệu người bị bệnh nghề nghiệp, và có khoảng 337 triệu vụ tai nạn liên quan đến công việc gây tử vong và không gây tử vong mỗi năm. Sự đau khổ gây nên bởi những tai nạn và bệnh tật như vậy đối với công nhân và gia đình họ là không thể đếm được. Về mặt kinh tế, ILO đã ước tính rằng 4% GDP hàng năm của thế giới bị mất do hậu quả của BNN và TNLĐ. Người sử dụng lao động phải đối mặt với những khoản tiền hưu sớm sớm, mất nhân viên có tay nghề, phí bảo hiểm cao do các tai nạn và bệnh tật liên quan đến công việc. Tuy nhiên, nhiều bi kịch này có thể ngăn ngừa thông qua việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa, báo cáo và kiểm tra. Các tiêu chuẩn của ILO về an toàn và vệ sinh lao động cung cấp các công cụ thiết yếu cho các chính phủ, người sử dụng lao động và người lao động để thiết lập các thông lệ như vậy và để đảm bảo an toàn tối đa trong công việc. Với chiến lược toàn cầu, bên cạnh công ước khung 155 về an toàn và sức khỏe nơi làm việc, ILO còn khuyến nghị theo 12 công ước, như: An toàn trong xây dựng, An toàn trong khai thác mỏ, sử dụng Amiang… ILO còn đưa
  • 23. 12 ra một bộ “Qui tắc thực hành” (Code of Practice) đặt ra những hướng dẫn thiết thực cho các cơ quan QLNN, NSDLĐ, đại diện NLĐ nhằm xây dựng những qui định riêng để quản lý ATVSLĐ tại cơ sở của mình. Ví dụ: Quy tắc thực hành hướng dẫn về an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc ở một số ngành kinh tế (xây dựng, các mỏ lộ thiên, mỏ than, các ngành công nghiệp sắt thép, kim loại màu các ngành công nghiệp, nông nghiệp, đóng tàu và sửa chữa tàu, lâm nghiệp…). Nội dung bảo vệ người lao động đối với nguy hiểm nhất định (bức xạ, laser, đơn vị hiển thị hình ảnh, hóa chất, amiăng, chất khí…) với các biện pháp nhất định (hệ thống quản lý an toàn - sức khỏe nghề nghiệp; hướng dẫn giám sát sức khỏe của NLĐ,…). Theo đó, ILO đã thông qua hơn 40 tiêu chuẩn cụ thể nhằm đối phó với ATLĐ và sức khỏe, cũng như hơn 40 Quy tắc thực hành. Gần một nửa số công cụ của ILO để giải quyêt trực tiếp hoặc gián tiếp với các vấn đề an toàn và SKNN. Trong tất cả các công ước và các tiêu chuẩn của ILO, thì không có công ước, tiêu chuẩn nào giành riêng cho các khu vực có quan hệ lao động và không có HĐLĐ (không phân biệt). Mà đích nhắm tới của họ là tính mạng và sức khỏe NLĐ, cho dù họ làm việc ở đâu, trong môi trường nào [14]. Trong tất cả các hệ thống do ILO công bố, có riêng hệ Hệ thống quản lý ATVSLĐ (viết tắt là ILO-OSH 2001): Hệ thống quản lý này được đánh giá dựa trên cơ sở nghiên cứu của các nhà khoa học, nghiên cứu các chuyên gia đầu ngành trên thế giới. Là một công cụ quốc tế quan trọng để Hệ thống quản lý ATVSLĐ có thể phát triển tại các quốc gia do ILO đưa ra nhằm mục đích nâng cao năng suất lao động và giảm thiểu nguy cơ đã được các chính phủ, đại diện của NLĐ, NSDLĐ công nhận trên toàn cầu. Trong thực tiễn, quá trình sản xuất - kinh doanh của bất kỳ một doanh nghiệp hay cơ sở nào đều phải tuân thủ 05 khâu sau để đảm bảo ATVSLĐ: Một là, chính sách quản lý ATVSLĐ: tức là công tác quản lý ở cơ sở muốn tốt thì việc thực hiện đưa hệ thống quản lý ATVSLĐ vào là rất cần
  • 24. 13 thiết, tạo điều kiện liên tục để đánh giá có hệ thống thực trạng công tác ATVSLĐ từ đó xác định mục tiêu, lập kế hoạch và thực hiện được các hoạt động ATVSLĐ; thúc đẩy sự tham gia của NLĐ và đại diện của NLĐ ở cơ sở; định kỳ đánh giá tính khả thi của chính sách nhà nước về ATVSLĐ. Hai là, hoạt động quản lý ATVSLĐ được tổ chức vận hành: nhằm thực hiện yếu tố tổ chức trong hệ thống quản lý ATVSLĐ, các chủ thể sản xuất - kinh doanh phải vận hành các hoạt động quản lý ATVSLĐ trong đó phải có sự tham gia của NLĐ và NSDLĐ chịu trách nhiệm hoàn toàn trong việc đảm bảo ATVSLĐ cho NLĐ đồng thời chịu trách nhiệm trong việc chỉ đạo thực hiện các hoạt động ATVSLĐ và tuân thủ các yêu cầu của hệ thống ATVSLĐ. Ba là, quản lý ATVSLĐ thông qua lập kế hoạch và tổ chức thực hiện: công tác ATVSLĐ muốn tổ chức và thực hiện có hiệu quả ở cơ sở cần phải lập kế hoạch ATVSLĐ ở cơ sở. Kế hoạch ATVSLĐ ở cơ sở cần phải đầy đủ, phù hợp với cơ sở và phải xây dựng trên cơ sơ đánh giá các yếu tố rủi ro (thông qua các bảng kiểm định về ATVSLĐ). Kế hoạch ATVSLĐ khi đã được thông qua thực hiện nhằm hỗ trợ việc tuân thủ và thực hiện tốt hơn các quy định của luật pháp quốc gia; thực hiện tốt hơn hệ thống quản lý ATVSLĐ ở cơ sở; trợ giúp doanh nghiệp không ngừng cải thiện ĐKLĐ, giảm TNLĐ, BNN. Bốn là, đánh giá và giám sát quản lý ATVSLĐ: đánh giá và giám sát công tác ATVSLĐ phải được lập hồ sơ theo dõi và định kỳ thường xuyên xem xét lại. Khi đánh giá phải dựa trên cơ sở trách nhiệm và nghĩa vụ của từng thành viên được phân công ở 2 yếu tố của Hệ thống quản lý ATVSLĐ. Người đại diện thực hiện công tác đánh giá và giám sát được lựa chọn phải phù hợp với quy mô, tính chất của từng mục tiêu ATVSLĐ ở cơ sở; các biện pháp định tính, định lượng trong quá trình đánh giá phải khách quan, phù hợp với yêu cầu của cơ sở. Năm là, hoạt động cải tiến, hoàn thiện chu trình, nội dung quản lý ATVSLĐ: là việc tổ chức các hoạt động phòng ngừa, khắc phục các tồn tại dựa
  • 25. 14 trên kết quả kiểm tra, đánh giá đồng thời đưa ra các giải pháp thích hợp, xếp đặt thứ tự ưu tiên để cải thiện, đánh giá hệ thống quản lý để tiếp tục hoàn thiện. Để xây dựng được một hệ thống quản lý ATVSLĐ trong doanh nghiệp hay cơ sở sản xuất - kinh doanh phải tuân thủ cả 5 yếu tố trên của hệ thống quản lý một cách thường xuyên. * Hệ thống quản lý ATVSLĐ do Cơ quan tiêu chuẩn Anh công bố (BS 8800: 2004) Đây thực chất là tiêu chuẩn về hệ thống quản lý ATVSLĐ ở doanh nghiệp đã được Cơ quan tiêu chuẩn Anh (BSI) biên soạn và ban hành lần đầu vào năm 1996 có tên tiêu chuẩn BS 8800: 1996. Năm 2004 phiên bản được thay đổi (BS 8800:2004). Hệ thống quản lý ATVSLĐ BS 8800: 2004 bao gồm 07 thành phần chính: (1) Xem xét ban đầu (Initial Review); (2) Chính sách (Policy); (3) Tổ chức bộ máy (Organizing); (4) Hoạch định và thực hiện (Planning & Implementing); (5) Đo lường kết quả hoạt động (Measuring performance); (6) Kiểm toán (Audit); (7) Xem xét kết quả hoạt động (Performance review). * Hệ thống quản lý ATVSLĐ của nước Mỹ (ANSI Z10) Hoa Kỳ ANSI Z10 xây dự Tiêu chuẩn quốc gia về hệ thống quản lý ATVSLĐ được xây dựng trên cơ sở phối hợp chặt chẽ giữa Hội vệ sinh Công nghiệp Hoa Kỳ (AIHA, American Industrial Hygiene Association) với Viện tiêu chuẩn quốc gia Hoa Kỳ (ANSI, American National Standards Institute). Tiêu chuẩn quốc gia Hoa Kỳ ANSI Z10 được ban hành năm 2005 và sử dụng chu trình quản lý Deming (Plan - Do - Check - Act), bao gồm 4 thành phần chính: (1) Hoạch định (Planning); (2) Thực hiện và vận hành (Implementation and Operation);
  • 26. 15 (3) Đánh giá và hành động khắc phục (Evaluation and Corrective Action); (4) Xem xét của lãnh đạo (Management Review). Sự quản lý của lãnh đạo và sự tham gia của NLĐ luôn được thể hiện trong các khâu này. * Hệ thống quản lý ATVSLĐ do Viện Tiêu chuẩn Anh công bố OHSAS 18001:2007. Viện Tiêu chuẩn Anh nghiên cứu về Hệ thông quản lý ATVSLĐ - Hướng dẫn thực hiện OHSAS 18001:2007 (Occupational Health and Safety Management Systems - Guide lines for the Im plemen ta tio nof OHSAS18001:2007). Tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 là phiên bản hiện đang được sử dụng phổ biến rộng rãi trong ATVSLĐ ở nhiều quốc gia trên thế giới. Về thực chất, OHSAS 18001: 2007 là một tiêu chuẩn mang tính hệ thống về quản lý an toàn, sức khỏe nghề nghiệp. Hiện nay, Tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 được quốc tế công nhận và được áp dụng phổ biến, rộng rãi tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất. Đồng thời, tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 đã giúp cho các chủ thể kinh tế, tổ chức kiểm soát được việc tuân thủ các yêu cầu của luật định về vấn đề an toàn, sức khỏe nghề nghiệp của người lao động. * Tiêu chuẩn Hệ thống quản lý ATVSLĐ do tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế công bố (ISO 45001-2018). Hệ thống quản lý ATVSLĐ ISO 45001-2018 do Ủy ban tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO ban hành. Tên đầy đủ của tiêu chuẩn là: ISO 45001 - 2018 - Hệ thống quản lý ATVSLĐ - các yêu cầu, được chính thức ban hành ngày 12/3/2018. ISO 45001 là một tiêu chuẩn dần thay thế OHSAS 18001 trong tương lai và sẽ trở thành tiêu chuẩn ISO cho các hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp. Không chỉ thay thế cho OHSAS 18001 mà nó còn tương thích với hệ thống quản lý khác như tiêu chuẩn ISO 9001 và ISO 14001,.. ISO 45001 là tiêu chuẩn quốc tế quy định các yêu cầu về hệ thống quản lý sức khỏe và an toàn lao động. Thêm vào đó là hướng dẫn sử dụng, cho phép doanh nghiệp, cơ sở chủ động cải thiện hiệu suất Sức khỏe và An toàn
  • 27. 16 Nghề nghiệp. ISO 45001 cho phép một doanh nghiệp, cơ sở thông qua hệ thống quản lý Sức khỏe và An toàn Nghề nghiệp, để tích hợp các khía cạnh khác về sức khỏe và an toàn như chăm sóc sức khỏe/phúc lợi nhân viên; nhưng cần lưu ý rằng một doanh nghiệp có thể được yêu cầu bởi các yêu cầu pháp lý hiện hành để giải quyết các vấn đề đó. Giống như Tiêu chuẩn BS OHSAS 18001, tiêu chuẩn mới ISO 45001 được thiết lập dựa trên mô hình "Hoạch định, Thực hiện, Kiểm tra, Hành động" (PDCA). Giống như các tiêu chuẩn khác, tiêu chuẩn ISO 45001 phù hợp với “Cơ cấu cao cấp” (cơ cấu, các mô-đun và định nghĩa được tiêu chuẩn hóa), tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tích hợp với các hệ thống quản lý đã từng được thực hiện theo các tiêu chuẩn khác nhau. Các điều khoản được cấu trúc Tiêu chuẩn hóa: Cấu trúc các điều khoản của Tiêu chuẩn ISO 45001 là một lợi thế quan trọng. Tiêu chuẩn quốc tế này hướng đến tiêu chuẩn hóa "Cấu trúc các điều khoản", nhằm đảm bảo một cách hệ thống, đồng nhất cho mọi hệ thống quản lý cũng như cách áp dụng thống nhất các văn bản và thuật ngữ chung. Cấu trúc thống nhất được xem là cơ sở cho việc chứng nhận các hệ thống quản lý, giúp chúng ta hiểu được tiêu chuẩn cũng như tạo điều kiện cho việc xây dựng và chứng nhận tích hợp các hệ thống quản lý. Ví dụ: Việc tiêu chuẩn hóa "Cấu trúc các điều khoản" đảm bảo tương đồng về mặt cấu trúc với các tiêu chuẩn quản lý khác như ISO 9001 dành cho chất lượng và ISO 14001 dành cho môi trường. Hiện nay trên thế giới, các quốc gia đều có hệ thống quản lý nhà nước về An toàn vệ sinh lao động. Dưới đây trình bày về hệ thống quản lý Nhà nước về an toàn vệ sinh lao động ở một số quốc gia tiêu biểu. Cụ thể như sau: * Australia Theo Luật ATVSLĐ Australia, người sử dụng lao động, nhà kinh doanh, người lao động được yêu cầu phải đảm bảo "sức khoẻ và an toàn của
  • 28. 17 người lao động, và những người khác tại nơi làm việc" cho đến mức "thực tế hợp lý". Để xác định "thực tế hợp lý" tất cả các vấn đề liên quan được tính đến, bao gồm: - Khả năng xảy ra nguy cơ hoặc rủi ro liên quan xảy ra; - Mức độ nguy hại có thể là kết quả của nguy cơ hoặc rủi ro; những gì mà người có liên quan được biết, hoặc phải biết một cách hợp lý về nguy cơ hoặc nguy cơ, và về cách loại bỏ hoặc giảm thiểu rủi ro; - Phải có các giải pháp thích hợp để giảm thiểu rủi ro hoặc loại bỏ; - Sau đánh giá mức độ rủi ro và các giải pháp có thể loại bỏ hoặc giảm thiểu rủi ro, NSDLĐ cần tính toán đến các chi phí liên quan để loại bỏ hoặc giảm thiểu rủi ro, so với thiệt hại do nguy cơ gây ra (tính toán chi phí-lợi ích). Luật ATVSLĐ yêu cầu NSDLĐ, NLĐ bất kể làm việc trong nhà máy hay ở làm việc tại nhà phải tuân thủ với một số tiêu chuẩn. Trường hợp luật ATVSLĐ yêu cầu phải tuân thủ đến những tiêu chuẩn cụ thể nào, nếu không làm theo sẽ bị coi là vi phạm luật. Điều quan trọng cần lưu ý là các tiêu chuẩn cung cấp hướng dẫn về các vấn đề cụ thể, Tiêu chuẩn có thể được áp dụng cho tòa án khi xác định một TNLĐ hay BNN xem NSDLĐ hay NLĐ đã tuân thủ luật ATVSLĐ không. Ví dụ, có thể có các biện pháp kiểm soát rủi ro khác mà mà một tiêu chuẩn đã nêu để giảm thiểu rủi ro hoặc loại bỏ trong hoàn cảnh của mỗi cơ sở. Theo cơ quan ATLĐ Australia (WorkSafe), Tiêu chuẩn là tài liệu được ban hành để cung cấp các hướng dẫn giúp đảm bảo an toàn, đảm bảo hiệu suất và có độ tin cậy thông qua các đặc điểm của sản xuất, hàng hoá, dịch vụ và hệ thống. Ở Australia, có thể sử dụng song hành các tiêu chuẩn Australia và quốc tế, cũng như các tiêu chuẩn do các nhà quản lý quy định và các tiêu chuẩn ngành do các hiệp hội ngành nghề tạo ra nhằm mục đích duy trì một tiêu chuẩn về hiệu quả hoạt động trong các ngành.
  • 29. 18 Tiêu chuẩn có thể được coi là thông tin mà NSDLĐ, NLĐ biết hoặc phải biết một cách hợp lý về một nguy cơ và về các giải pháp để giảm thiểu rủi ro hoặc loại bỏ. Khi xem xét một sự việc có liên quan tới ATVSLĐ, cơ quan quản lý sẽ phải đánh giá sự liên quan của một tiêu chuẩn tới quá trình làm việc. Có thể cần phải thực hiện các biên pháp quản lý rủi ro vượt ra ngoài các mục tiêu đã nêu trong một tiêu chuẩn nhằm loại bỏ hoặc làm giảm nguy cơ cho đến mức có thể thực hiện một cách hợp lý. Doanh nghiệp cần đánh giá rủi ro và kiểm soát nó thường xuyên theo kế hoạch. Thông qua những đánh giá này, có thể đề xuất sửa đổi hoặc ban hành một tiêu chuẩn mới để xác định và giải quyết các rủi ro mà trước đây chưa được xem xét. Nếu một tiêu chuẩn mới hoặc tiêu chuẩn được sửa đổi xác định những mối nguy mới hoặc đưa ra các kiểm soát rủi ro mới hoặc tốt hơn mà trước đây chưa được xem xét thì doanh nghiệp nên áp dụng để giải quyết các mối nguy đó và thực hiện các biện pháp kiểm soát rủi ro thích hợp. Theo luật Australia, việc tuân thủ tiêu chuẩn của Australia là bắt buộc, để đảm bảo tuân thủ các nghĩa vụ pháp lý của Australia. Vì tiêu chuẩn Australia được xây dựng cho các nơi làm việc của Australia, kể cả trong nhà máy và lao động cá thể và có thể chứa nhiều thông tin liên quan hơn cho các điều kiện hoạt động trên lãnh thổ Australia, như các yếu tố địa lý, điều kiện khí hậu, yêu cầu về giấy phép vv. Tiêu chuẩn quốc tế có thể là được xem xét kết hợp với Tiêu chuẩn Australia tương đương. Tiêu chuẩn quốc tế có thể là một nguồn bổ sung hữu ích cho người làm nhiệm vụ, đặc biệt khi sử dụng đạt được mức độ an toàn chung tương đương hoặc tốt hơn so với Tiêu chuẩn Australia, tương đương. Đối với một danh sách các tiêu chuẩn đã được tham chiếu vowis của Luật An toàn và sức khỏe nghề nghiệp 1996. Chuẩn tham chiếu này có thể được xem như qui định bắt buộc.
  • 30. 19 Australia, trước những năm 1970 đã có những đạo luật, các tiêu chuẩn kèm theo nhằm điều chỉnh các mối nguy hiểm, yếu tố rủi ro tại nơi làm việc. Cho đến những năm 1970 và những năm 1980, các tiêu chuẩn này tập trung chủ yếu vào các biện pháp quy tắc như xác định các biện pháp ngăn ngừa thương tích cho công nhân vận hành máy, thiết bị có yếu tố nguy hiểm. Tuy nhiên, kể từ khi Quốc Hội Australia thông qua đạo luật Sức khỏe và An toàn năm 1985 (sửa đổi qua các năm 2004, 2008, 2012) Australia đã ban hành các quy chế về sức khỏe và ATLĐ để thiết lập các tiêu chuẩn cần đạt được cho việc quản lý các mối nguy hiểm, yếu tố rủi ro đặc biệt như sử dụng máy, thiết bị, hóa chất, tiếng ồn và lao động thủ công. Từ tháng 7 năm 2008, trên cơ sở hài hòa các Luật An toàn và sức khỏe nghề nghiệp của các tiểu bang, Australia xây dựng đạo Luật An toàn và sức khỏe nơi làm việc (WHS) toàn lãnh thổ Australia với mục tiêu chính là xác định nguy cơ, đánh giá, đánh giá và kiểm soát yếu tố rủi ro [21]. * Cộng hòa Liên bang Đức: Năm 1974, Quốc hội Đức thông qua luật Lao động mới và văn bản dưới luật là Pháp lệnh (Auftrag) về An toàn, sức khỏe nghề nghiệp. Đến năm 1996 Pháp lệnh này được sửa thành luật Môi trường làm việc (Arbeitsschutzgesetz). Trong đó các qui định về phòng chống tai nạn thương tích, nhận định các vấn đề về an toàn của thiết bị điện, bình áp lực, thiết bị khí, trang thiết bị bảo hộ cá nhân, chống cháy nổ, máy móc thiết bị, thang máy, bao bì,… với yêu cầu bắt buộc tuân thủ như là Quy chuẩn kỹ thuật bắt buộc. Khung pháp lý về ATVSLĐ của Đức được đặc trưng bởi việc ảnh hưởng tới các chỉ thị của Châu Âu. Chỉ thị này thực hiện ở cấp quốc gia. Các quy định và hành động quốc gia của Đức. Các quy tắc và tiêu chuẩn kỹ thuật bổ sung cho các quy định quốc gia trên cơ sở tự nguyện. Hệ thống ATVSLĐ của Đức (OSH) bao gồm nhiều bên liên quan: Trong khi Nhà nước Liên bang (Bund) và đặc biệt là Bộ Lao động & Xã hội
  • 31. 20 Liên bang ban hành các đạo luật về ATVSLĐ và hành động ở cấp quốc gia, các bang (Länder hoặc Bundesländer) dưới sự giám sát của Liên bang. Hướng dẫn 89/391/EEC của Cộng đồng kinh tế Châu Âu về việc khuyến khích áp dụng các biện pháp cải tiến về an toàn, sức khoẻ tại nơi làm việc của NLĐ mà chủ yếu được chuyển đổi theo Đạo luật An toàn và sức khỏe nghề nghiệp của Đức (Arbeitsschutzgesetz, ArbSchG). Đó chính là các nguyên tắc cơ bản về ATVSLĐ cho NSDLĐ và NLĐ. Các luật và quy định quan trọng khác về an toàn và sức khoẻ tại nơi làm việc là: - Luật Hóa chất; - Đạo luật an toàn sản phẩm; - Đạo luật thời gian làm việc; - Luật về ATVSLĐ cho lao động trẻ tuổi; - Luật bảo vệ bà mẹ nuôi con; - Đạo luật khai thác khoáng sản liên bang; - Pháp lệnh về ATVSLĐ nơi làm việc; - Pháp lệnh về An toàn sản xuất; - Pháp lệnh về các chất nguy hại; - Pháp lệnh về Bệnh nghề nghiệp; - Pháp lệnh về an toàn và sức khoẻ trong công việc liên quan; đến các cơ sở sinh học; - Pháp lệnh an toàn trong xây dựng công trình. Bên cạnh đó, các tổ chức bảo hiểm tai nạn xã hội (là tổ chức công cộng) - trên cơ sở pháp định của quyển VII của Bộ luật Xã hội Đức - ban hành các quy định về ngăn ngừa tai nạn. Quy định này liên quan đến lĩnh vực nào và nó cụ thể hoá các luật, các quy định về ATVSLĐ nói chung. Các quy tắc kỹ thuật (Technische Regeln) và các quy tắc khác là các khuyến nghị nhằm giải thích thêm cho luật và cho các quy định. Chúng phản ánh tình trạng công nghệ, ATVSLĐ cũng như nhận thức khác liên quan đến
  • 32. 21 các hoạt động trong một lĩnh vực cụ thể (ví dụ các chất độc hại). Các quy tắc này không có tính pháp lý, nhưng nếu người dùng (NSDLĐ, cá nhân NLĐ) thực hiện theo các quy tắc này, họ sẽ hoàn thành các nghĩa vụ pháp lý của họ, bao gồm: - Các quy tắc kỹ thuật đối với các chất nguy hại; - Các quy tắc kỹ thuật cho các tác nhân sinh học; - Các quy tắc kỹ thuật về an toàn vận hành; - Các quy tắc kỹ thuật cho ATVSLĐ tại nơi làm việc; - Các quy tắc kỹ thuật cho việc điều chỉnh tiếng ồn và rung động; - Các quy tắc về chăm sóc sức khoẻ nghề nghiệp; - Các tiêu chuẩn và các quy định dưới luật khác là những cơ hội để cụ thể hóa luật về ATVSLÐ. Bộ Lao động & Xúc tiến Liên bang chịu trách nhiệm quản lý các doanh nghiệp cũng như các cá nhân trong công tác ATVSLĐ. Các cá nhân khi tham gia lao động đều phải tham gia bảo hiểm TNLĐ, BNN cho các cơ quan bảo hiểm TNLĐ của Đức tham gia kiểm tra, giám sát việc thực thi pháp luật lao động của các tổ chức và cá nhân. Các mục tiêu chung của: Đạo luật An toàn & sức khỏe nghề nghiệp là duy trì, cải thiện và thúc đẩy sự an toàn & sức khoẻ của NLĐ thông qua việc thực hiện có hiệu quả và có hệ thống ATVSLĐ, bao gồm các biện pháp khuyến khích sức khoẻ tại nơi làm việc (WHP). Ngoài ra, tăng cường nhận thức về an toàn và sức khoẻ trong NSDLĐ và NLĐ bằng Đạo luật An toàn và SKNN. Giảm tai nạn lao động và bệnh tật liên quan đến công việc của NLĐ. Hiện nay, Đức có 42 nhóm các chế định kỹ thuật (Các tiêu chuẩn kỹ thuật bắt buộc) được hiểu là Quy chuẩn (Verordnung) và có 78 BNN được nhà nước bảo hiểm với 6 nhóm bệnh được công nhân và thực hiện [15]. * Hoa Kỳ An toàn, sức khoẻ nghề nghiệp là trọng tâm của công tác quản lý sản xuất của Hoa Kỳ vì mỗi năm gần 5.000 NLĐ chết vì tai nạn ở nơi làm việc,
  • 33. 22 trong khi khoảng 6 triệu NLĐ ở cả trong và ngoài nước bị tai nạn thương tích từ nhẹ tới nặng không gây tử vong, với chi phí hàng năm cho bảo hiểm tai nạn thương tích của các doanh nghiệp Hoa Kỳ là trên 125 tỷ đô la. Năm 1970, Quốc hội Hoa Kỳ thông qua đạo luật về ATLĐ và sức khỏe để đảm bảo an toàn cho NLĐ. Mục tiêu là các doanh nghiệp phải đảm bảo an toàn, sức khoẻ cho NLĐ tại nơi làm việc, như việc hạn chế tiếp xúc với các hóa chất độc hại, mức độ ồn quá mức, nguy hiểm cơ khí, nhiệt hoặc lạnh, hoặc điều kiện làm việc không vệ sinh. Năm 1970, Quốc hội Hoa Kỳ đã thành lập cơ quan ATVSLĐ (OSHA) va yêu cầu cơ quan này ban hành và thực thi các tiêu chuẩn cho việc đảm bảosức khoẻ và an toàn tại nơi làm việc. OSHA là một bộ phận của Bộ Lao động Hoa Kỳ giám sát việc quản lý Đạo luật và thực thi các tiêu chuẩn ở tất cả 50 tiểu bang. Đồng thời, Quốc hội thành lập Viện Quốc gia về An toàn & Sức khỏe nghề nghiệp (NIOSH), có nhiệm vụ là để cung cấp cho OSHA, doanh nghiệp và NLĐ về các kiến thức và nghiên cứu các vấn đề về an toàn và sức khoẻ tại nơi làm việc; Ủy ban đánh giá an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp (OSHRC) có chức năng thanh tra, kiểm tra, đồng thời xem xét phúc thẩm các hành động cưỡng chế thực hiện của OSHA. NSDLĐ nước ngoài, những người làm việc tại Hoa Kỳ bị ràng buộc bởi các tiêu chuẩn và quy định của OSHA. Tuy nhiên, Mục 4 của Đạo luật An toàn Lao động quy định thẩm quyền của OSHA được giới hạn tại nơi làm việc trong phạm vi nước Mỹ. OSHA có quyền hạn rất lớn để tiến hành kiểm tra tại nơi làm việc, phát hành thông báo vi phạm và lệnh giảm nhẹ, phạt tiền, ban hành các tiêu chuẩn mới, đình chỉ hoạt động hoặc buộc NSDLĐ phải thực hiện các giải pháp đảm bảo ATVSLĐ tại nơi làm việc có nguy cơ cao cho NLĐ.
  • 34. 23 Theo Đạo luật về ATVSLĐ, NSDLĐ, người lao động tự do phải tuân thủ các tiêu chuẩn cụ thể do OSHA ban hành, như được nêu trong mục 29 của Quy chế Liên bang (29 CFR) để đảm bảo an toàn cho NLĐ. Nhìn chung, các yêu cầu kỹ thuật của các tiêu chuẩn ATVSLĐ ở Hoa Kỳ đều rất có quy tắc và có xu hướng tập trung vào các mối nguy và kỹ thuật cơ bản, không chú trọng đến các hệ thống quản lý, quá trình và sự lãnh đạo (tương đối giống với phong cách của Đạo luật Nhà máy Anh năm 1961). Ở Mỹ, các tiêu chuẩn an toàn luôn phải thay đổi để theo kịp sự phát triển công nghiệp và công nghệ. Tuy nhiên, có nhiều điểm mà yêu cầu về an toàn tại nơi làm việc ở Mỹ tụt hậu so với các nước EU. Các tiêu chuẩn An toàn & sức khỏe nghề nghiệp (OSHA) ban hành phải xây dựng một quá trình mở rộng và kéo dài tới bao gồm thời gian gia công, thông báo để các doanh nghiệp và đại diện người lao động tham gia đóng góp [23]. * Anh Vương quốc Anh quy định có truyền thống lâu đời nhất thế giới (từ năm 1853) về các liên quan đến y tế và ATLĐ. Luật về sức khoẻ và an toàn tại nơi làm việc năm 1974 (còn gọi là HSW) là bộ luật chính về an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp ở Anh. Cơ quan quản lý Sức khoẻ và An toàn, chính quyền địa phương (và các cơ quan thực thi khác) có trách nhiệm thực thi Đạo luật và các tiêu chuẩn ATVSLĐ có liên quan đến môi trường làm việc. Đạo luật HSW đưa ra vấn đề mà các quy định, tiêu chuẩn phải đi vào cụ thể. Các quy định, tiêu chuẩn được sử dụng để bổ sung chi tiết cho các nhiệm vụ chính trong Đạo luật HSW. Bộ Y tế và An toàn (HSE) là nơi phê duyệt và ban hành các qui tắc và tiêu chuẩn an toàn & sức khỏe nghề nghiệp. Các qui tắc và tiêu chuẩn này cung cấp các hướng dẫn thực tế về các điều trong Đạo luật HSW hoặc các yêu cầu của thực tế sản xuất. Các quy định đặt mục tiêu; các qui tắc và tiêu chuẩn
  • 35. 24 này không phải là luật nhưng có một vị thế pháp lý đặc biệt, có nghĩa là nếu xảy ra những rủi ro mà xác định doanh nghiệp không tuân thủ các qui tắc và tiêu chuẩn này, thì doanh nghiệp sẽ bị truy tố. Đạo luật HSW dựa trên nguyên tắc là những người tạo ra rủi ro cho nhân viên, cho chính mình hoặc những người khác khi thực hiện các hoạt động làm việc có trách nhiệm kiểm soát những rủi ro đó. Đạo luật đặt trách nhiệm cụ thể lên NSDLĐ, người đang làm việc (kể cả làm việc tự do), nhà thiết kế, nhà sản xuất, nhà nhập khẩu và nhà cung cấp. Theo các điều khoản chính của Đạo luật, NSDLĐ có trách nhiệm pháp lý về sức khoẻ và sự an toàn của nhân viên và những người có thể bị ảnh hưởng và chịu rủi ro tại nơi sản xuất của họ và được quyền đảm bảo an toàn & sức khỏe nghề nghiệp theo những tiêu chuẩn hiện hành. Có rất nhiều quy định về sức khỏe và An toàn (HSE) để qui định và triển khai ở nơi làm việc khác nhau, từ sức khỏe và an toàn tại cơ sở như trường học, bệnh viện, nhà máy, công trường thi công: khí đốt, dầu lắp đặt ngoài khơi, an toàn của lưới điện và hệ thống phân phối điện, cơ sở hạt nhân, hàng hóa và nhiều khía cạnh khác để bảo vệ NLĐ và cả người tiêu dùng. An toàn & sức khỏe nghề nghiệp qui định là các tiêu chuẩn bắt buộc, thống nhất mà tất cả các tổ chức và cá nhân đều phải thực hiện trên cơ sở cơ quan An toàn, sức khỏe và môi trường thuộc quốc hội Anh đảm trách (HSE) qui định từ năm 1999 [20]. * Nhật: Năm 1911, khi ban hành Luật Nhà máy thì một trong những điều khoản buộc chủ các nhà máy thực hiện để hạn chế NLĐ tiếp xúc với các bệnh truyền nhiễm đến sức khỏe NLĐ. Năm 1938, một quy định bắt buộc khám sức khỏe hàng năm của NLĐ để kiểm soát bệnh lao được sửa đổi. Các chính sách liên quan đến SKNN đã tiếp tục phát triển kể từ đó, và nhiều loại hình đánh giá các mối nguy hiểm tiềm năng trong lao động đã được giới thiệu [18].
  • 36. 25 Hệ thống pháp luật ATVSLĐ của Nhật bao gồm: Luật (Luật an toàn & sức khỏe công nghiệp; Luật tổ chức phòng chống tai nạn công nghiệp và Luật quan trắc môi trường làm việc), văn vản dưới Luật (hướng dẫn về ATLĐ và hệ thống quản lý y tế; đánh giá rủi ro) là các pháp lệnh khác có liên quan (Order - tương đương với các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia theo cách giải thích của GS.TS.H.Jonai, trường Đại học kỹ thuật Tokyo). Luật An toàn & sức khỏe công nghiệp sửa đổi năm 2005 có hiệu lực tháng 4.2006, Nhật Bản đã yêu cầu các cơ quan liên quan xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá rủi ro tại nơi làm việc cho các ngành sản xuất khác nhau. Các văn bản pháp luật về ATVSLĐ của Nhật đều không qui định đối tượng áp dụng cho khu vực có hay không có HĐLĐ, mà phạm vi áp dụng của nó bao phủ tất cả những nới có lao động [18]. * Trung Quốc: Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản làm nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Trong thập kỷ qua, tăng trưởng GDP của Trung Quốc trung bình khoảng 10% mỗi năm. Trung Quốc đã đạt được một sự phát triển kinh tế nhanh chóng, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp. Trong năm 2010, Trung Quốc đã trở thành nhà sản xuất lớn nhất thế giới, với sản lượng sản xuất vượt Mỹ và Nhật Bản. Đằng sau sự phát triển kinh tế nhanh chóng này, một dân số lao động khổng lồ đang hướng đất nước này tiếp tục có những tiến bộ to lớn trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Theo số liệu điều tra dân số được công bố vào tháng 4 năm 2011 (Trung Quốc đại lục), dân số Trung Quốc đã vượt qua con số 1,33 tỷ người, với hơn 700 triệu người trong độ tuổi lao động. Theo báo cáo năm 2015 đã có hơn 200 triệu người bị các nguy cơ nghề nghiệp tồn tại trong 16 triệu doanh nghiệp (Giống ở Việt Nam, Trung Quốc không có các số liệu ở khu vực lao động tự do). Tuy nhiên, số liệu thống kê còn cách xa với thực tế, theo Bộ Y tế thống kê số liệu trong năm 2012 đã phát hiện 27.240 trường hợp mắc bệnh nghề nghiệp, tăng gấp đôi so với 13.218 trường hợp năm 2001. Trong số này, bệnh bụi phổi chiếm 94%.
  • 37. 26 Hiện nay Trung Quốc đã trở thành "Công xưởng của thế giới" và các luật, hệ thống luật pháp về sức khoẻ & an toàn nghề nghiệp đang nỗ lực để theo kịp được được tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Trong 20 năm qua, những thay đổi kinh tế và xã hội đang diễn ra ở Trung Quốc là chưa từng có trong lịch sử nhân loại. Người dân Trung Quốc đã trải qua một quá trình chuyển đổi nhanh chóng từ xã hội nông nghiệp nông thôn sang xã hội công nghiệp đô thị và người lao động đã phải đối mặt với nhiều loại hình công nghiệp mới và nguy cơ sức khoẻ trong một thời gian ngắn. Pháp luật về an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp của Trung Quốc đang cố gắng điều chỉnh và thậm chí cải cách để theo kịp với những thay đổi này. Chính phủ đã ban hành một loạt các luật, quy định và các nghị định quy định về quyền của NLĐ và bảo vệ sức khoẻ và an toàn. Luật Lao động được ban hành từ ngày 5 tháng 7 năm 1994 và có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 1995. Luật này là cơ sở cơ bản để xét xử quan hệ lao động và đã thiết lập hệ thống hợp đồng lao động và hợp đồng nhóm, cơ chế phối hợp ba bên để giải quyết tranh chấp và thiết lập hệ thống tiêu chuẩn lao động. Khung quy định của chính phủ có tác động quan trọng đến hệ thống pháp luật về sức khoẻ và an toàn nghề nghiệp. Năm 2001 và 2002, Quốc hội Trung Quốc đã thông qua luật phòng chống bệnh nghề nghiệp và Luật an toànsản xuất. Hai luật quan trọng này cho phép Bộ Y tế và Cục ATLĐ đảm nhận nhiệm vụ và trách nhiệm theo 2 hệ thống. Hệ thống quy định về sức khoẻ nghề nghiệp Hệ thống quản lý y tế toàn quốc từ chính quyền trung ương đến chính quyền quận hạt bao gồm các bộ phận hành chính y tế của Bộ Y tế, tỉnh, thành phố và cấp quận. Ngoài ra, trung tâm phòng chống dịch bệnh (CDC) và viện phòng chống bệnh nghề nghiệp các cấp là các cơ quan dịch vụ y tế rất quan trọng, liên kết với hệ thống quản lý này. Các cơ quan này nằm dưới sự giám sát của phòng hành chính Y tế, phạm vi công việc của họ bao gồm:
  • 38. 27 - Xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn về an toàn & sức khoẻ nghề nghiệp; - Chuẩn đoán, khám sức khoẻ BNN và điều trị; - Giám sát và báo cáo, đánh giá rủi ro nghề nghiệp; - Nghiên cứu kiểm soát BNN và biện pháp phòng ngừa. Ví dụ, các viện nghiên cứu phòng chống BNN các cấp cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và phối hợp với các bệnh viện để điều trị bệnh nghề nghiệp và ngộ độc lao động. CDC quốc gia đã thiết lập một hệ thống báo cáo mạng lưới toàn quốc về đăng ký trường hợp BNN. Mỗi trường hợp được phát hiện có BNN và ngộ độc lao động sẽ được đăng ký thông qua hệ thống này, và những dữ liệu liên quan đến sức khoẻ đó sẽ được thông báo cho cơ quan hành chính y tế. "Bệnh nghề nghiệp" trong luật đề cập đến các bệnh do bụi công nghiệp, chất độc hại, chất phóng xạ và các chất có hại khác trong công việc. Cơ quan Y tế thường xuyên tiến hành đánh giá các mối nguy hiểm nghề nghiệp để đảm bảo thực hiện các tiêu chuẩn này. Hệ thống quản lý ATLĐ của Trung Quốc: Hệ thống quản lý ATLĐ của Trung Quốc bao gồm: Ủy ban Nhà nước về ATLĐ, các ban hành chính về ATLĐ ở cấp tỉnh, thành phố và cấp quận để quản lý công tác ATVSLĐ của các doanh nghiệp và cá nhân trên địa bàn mình. Không giống như cơ quan quản lý y tế tập trung vào phòng chống BNN, cơ quan quản lý ATLĐ chủ yếu chịu trách nhiệm về: - Tính an toàn của tính mạng NLĐ và tài sản tại nơi làm việc; - Xây dựng các tiêu chuẩn ATLĐ; - Đánh giá công tác ATLĐ; - Cứu nạn trong tai nạn; - Điều tra tai nạn; - Quản lý hóa chất nguy hiểm như chất dễ cháy, chất nổ, chất phóng xạ và các chất độc hại cao. Tính đến tháng 6 năm 2008, Trung Quốc có khoảng 60.000 nhân viên thực thi pháp luật trong các đơn vị hành chính về ATLĐ trong cả nước, nghĩa là có khoảng một thanh tra ATLĐ cho mỗi 12.000 NLĐ.
  • 39. 28 Thanh tra an toàn thường xuyên kiểm tra doanh nghiệp công nghiệp, tiến hành đánh giá ATLĐ và kiểm tra các giấy phép về sức khoẻ và ATLĐ để thúc đẩy các doanh nghiệp thực hiện đúng các tiêu chuẩn và quy định về an toàn lao động [17]. * Hàn Quốc Luật Tiêu chuẩn Lao động của Hàn Quốc được ban hành năm 1953 để điều chỉnh các TNLĐ và BNN, các hành vi pháp lý đầu tiên được nêu trong Chương VI (từ Điều 64 đến Điều 73) của Luật Tiêu chuẩn Lao động. Các điều khoản của Luật yêu cầu các doanh nghiệp phải đảm bảo các biện pháp an toàn và sức khoẻ của người lao động. Nền kinh tế Hàn Quốc đang phát triển nhanh nên Luật Tiêu chuẩn Lao động không đủ điều chỉnh sự gia tăng nhanh chóng các vụ tai nạn trong công nghiệp. Do đó Luật An toàn & Sức khoẻ Công nghiệp được ban hành năm 1981 và Luật các bệnh bụi phổi năm 1984 đã đảm bảo cho sự an toàn & sức khoẻ của NLĐ nhằm cải thiện môi trường và ĐKLV. Hai luật này đã nêu rõ ràng và cụ thể: nghĩa vụ của việc tổ chức đảm bảo an toàn & sức khoẻ trong các doanh nghiệp, các biện pháp phòng ngừa tác hại nguy hiểm, áp dụng các tiêu chuẩn an toàn & sức khoẻ nghề nghiệp dưới sự giám sát, chỉ dẫn của chính phủ hoặc các tổ chức nghề nghiệp. Qui định Quản lý An toàn và sức khỏe tại nới làm việc: Để duy trì sự an toàn và sức khoẻ tại nơi làm việc, chủ sử dụng lao động phải chuẩn bị cho việc quản lý an toàn và sức khoẻ. Các quy định bao gồm các vấn đề sau: - Các vấn đề liên quan đến quản lý an toàn & sức khoẻ, huấn luyện an toàn và chức năng của nó; - Các vấn đề liên quan đến việc quản lý an toàn, sức khỏe tại nơi làm việc; - Các vấn đề liên quan đến điều tra tai nạn và xây dựng kế hoạch phòng ngừa tai nạn; - Qui định về an toàn, sức khoẻ không được trái với thỏa thuận tập thể và các tiêu chuẩn ATVSLĐ được áp dụng cho nơi làm việc có liên quan [19].
  • 40. 29 * Thái Lan Để bảo vệ sức khoẻ và phúc lợi, các chiến lược phát triển, hướng dẫn và các qui chuẩn do Bộ Lao động Thái Lan xây dựng, Thái Lan đã chú trọng vào việc thúc đẩy các quyền lao động cơ bản, đặc biệt là về an toàn và vệ sinh lao động, số giờ làm việc, không phân biệt đối xử, có nhiều cơ hội cho người lao động nữ và người cao tuổi cũng như NLĐ khuyết tật. Qua đó xây dựng các tiêu chuẩn cần thiết về quản lý ATVSLĐ phù hợp với các tiêu chuẩn ATVSLĐ quốc tế. Chương trình quốc gia về ATVSLĐ lần thứ nhất của Thái Lan cho giai đoạn 2007-2011 bao gồm 7 chủ đề chính: - Xây dựng tiêu chuẩn an toàn vệ sinh lao động; - Phát triển nhân lực ATVSLĐ; - Xây dựng mạng lưới thông tin ATVSLÐ; - Đẩy mạnh nghiên cứu Khoa học ATVSLÐ; - Phòng chống TNLĐ và thương tích; - Thúc đẩy các hoạt động phong trào ATVSLÐ. Chương trình lần thứ hai 2012-2016 tiếp tục bao gồm 4 nội dung chính: - Xây dựng các tiêu chuẩn về vệ sinh lao động, phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế; - Theo dõi và xây dựng hệ thống kiểm tra ATVSLÐ có hiệu quả; - Tiến hành nghiên cứu để phát triển, đổi mới về ATVSLĐ; - Đẩy mạnh và khuyến khích các cơ sở sản xuất thực hiện hệ thống quản lý ATVSLÐ bền vững. - Mở rộng phạm vi bảo vệ ATVSLĐ ra khu vực lao động cá thể và lao động gia đình. Ủy ban Quốc gia về An toàn, Sức khoẻ và Môi trường làm việc Thái Lan là cơ quan điều hành, theo dõi, đánh giá chương trình quốc gia. Ủy ban gồm có Thường trực Bộ Lao động làm Chủ tịch (thứ trưởng), Vụ trưởng Vụ Quản lý Ô nhiễm, Cục trưởng Cục Kiểm soát bệnh, Vụ trưởng vụ Phát triển Kỹ năng, Tổng cục trưởng Công trình và Quy hoạch Thị xã và Thành phố,
  • 41. 30 cục trưởng cục công trình, Tổng cục trưởng Tổng cục Địa phương và cục trưởng Cục Bảo vệ Lao động và Phúc lợi là thành viên, bao gồm 21 người: 8 lãnh đạo, chuyên viên của 8 cơ quan nói trên và 5 chuyên gia đủ tiêu chuẩn được bổ nhiệm [37]. Uỷ ban có các quyền hạn và nhiệm vụ: - Đưa ra kiến nghị với Bộ trưởng về chính sách, công việc kế hoạch, biện pháp về an toàn lao động, sức khoẻ và môi trường; - Đề xuất với Bộ trưởng về việc ban hành Tiêu chuẩn, Quy chuẩn, thông tư để thi hành Luật an toàn, sức khỏe nghề nghiệp Thái Lan; - Đưa ra ý kiến cho các cơ quan chính phủ về việc thúc đẩy ATLĐ, sức khoẻ và môi trường; - Giải quyết các khiếu nại. * Singapore Mặc dù diện tích nhỏ hơn thành phố Đà Nẵng (60%). Với dân số 3.360.000 người, có khoảng 70% lao động làm việc trong các ngành dịch vụ, 16% trong ngành sản xuất và 13% trong ngành xây dựng và công trình công cộng. Trung bình thời gian làm việc của NLĐ là 46,2 giờ/ mỗi tuần, đặc biệt trong ngành xây dựng lên tới 53 giờ/tuần. Trong năm 2013, tỷ lệ thất nghiệp của Singapore chỉ dưới 2,0%. Năm 2005, Chính phủ Singapore khởi xướng một cuộc cải cách lớn liên quan tới các quy định về an toàn & sức khỏe nhằm nâng cao trình độ của người dân trong việc bảo vệ sức khỏe và các vấn đề liên quan đến công tác ATVSLĐ. Một trong những mục tiêu chính của họ là giảm tỷ lệ tử vong do TNLĐ xuống còn gần 1,8/100.000 người vào năm 2018, vượt xa con số 4,9/100.000 người năm 2004. Hầu hết trong số họ bị trượt chân, vấp ngã hoặc rơi từ trên cao xuống. Bệnh kém thính do tiếp xúc với tiếng ồn chiếm 88% trong các BNN. Tuy nhiên, trong một số ngành như xây dựng, sản xuất và hàng hải, tỷ lệ TNLĐ vẫn rất cao. Năm 2006, Luật An toàn & Sức khỏe tại nơi làm việc được thông qua là công cụ pháp lý về công tác ATVSLĐ của quốc đảo này. Thông qua đó tất cả các vị trí làm việc, rách nhiệm cụ thể của tất cả các bên liên quan nhằm giảm
  • 42. 31 thiểu rủi ro tận nguồn (đánh giá rủi ro, xác định trách nhiệm về phía công ty, vv…). Luật này ra đời không chỉ đơn giản là yêu cầu các bên tuân thủ các yêu cầu pháp lý mà còn khuyến khích các ngành công nghiệp đầu tư một cách tích cực trong việc xây dựng các tiêu chuẩn về an toàn trong lao động. Mặt khác, luật cũng yêu cầu tất cả các bên liên quan có biện pháp “thực tiễn hợp lý” để đảm bảo sự an toàn và sức khỏe cho những người làm việc trong những ngành có nguy cơ cao. Luật ATVSLĐ [26] là cơ sở pháp lý trong thực hiện công tác ATVSLĐ. Luật nhấn mạnh tầm quan trọng của quản lý chủ động ATVSLĐ thông qua việc yêu cầu các bên liên quan thực hiện các biện pháp khả thi hợp lý để đảm bảo an toàn và sức khỏe của NLĐ và những người khác do ảnh hưởng bởi công việc đang được thực hiện. Hiện nay ở Singapore có 39 bộ quy tắc (Regulation) ATSKLV được thông qua và rất nhiều hướng dẫn nhằm cung cấp những hướng dẫn về an toàn và sức khỏe cho từng lĩnh vực cụ thể. Các cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm chính về ATVSLĐ cụ thể như sau: Luật ATVSLĐ được quản lý bởi cố vấn ATVSLĐ thuộc Bộ Nhân lực (MOM) Singapore. Phòng ATVSLĐ (OSHD) là đơn vị thuộc Bộ Nhân lực chủ yếu chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn, sức khỏe cho NLĐ nhằm tạo ra một môi trường làm việc tốt. Ngày 01/4/2008, Ủy ban ATVSLĐ được thành lập, đại diện bởi ba bên và các bên liên quan quan trọng khác nhằm thực hiện những sáng kiến về ATVSLĐ. Ủy ban có chức năng chính là xây dựng các qui chuẩn, tiêu chuẩn nhằm quản lý ATVSLĐ tốt hơn, thúc đẩy ATVSLĐ. Viện ATVSLĐ được thành lập tháng 4/2011, với mục đích tăng cường năng lực ngang tầm với các nước về ATVSLĐ của Singapore. Đồng thời Viện sẽ giúp xây dựng các chiến lược và giải pháp để hỗ trợ các doanh nghiệp giải quyết các vấn đề KHCN ATVSLĐ. Chiến lược ATVSLĐ đến năm 2018 của Singapore:
  • 43. 32 Các hệ thống, cơ chế quản lý ATVSLĐ quốc gia được hướng dẫn trong Chiến lược ATVSLĐ đến năm 2018 (WSH2018). WSH2018 được xây dựng bởi Ủy ban ATVSLĐ và được hoàn thành sau khi tham khảo ý kiến rộng rãi của các bên liên quan. Một trong những mục tiêu trọng điểm quốc gia là giảm tỷ lệ TNLĐ chết người xuống dưới 1,8% trên 100.000 công nhân vào năm 2018. Từ khi ra mắt vào năm 2005, Khuôn khổ ATVSLĐ Singapore vẫn tiếp tục có nhiều tiến bộ theo hướng giảm tỷ lệ TNLĐ chết người (từ tỷ lệ 4,9% năm 2004 xuống còn 2,2% năm 2010). Năm 2010, tỷ lệ BNN là 17,2% trên 100.000 công nhân [26]. 1.2.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động tại Việt Nam 1.2.2.1. Các công trình nghiên cứu về An toàn vệ sinh lao động tại Việt Nam Đây là một vấn đề tương đối mới ở Việt Nam, hiện nay, ít nhiều cũng có một số tác giả đề cập tới công tác quản lý ATVSLĐ trong các công trình của mình, như: - Nguyễn An Lương trong sách chuyên khảo "Bảo Hộ Lao động” (2012) đã nêu “Thực trạng công tác quản lý ATVSLĐ ở Việt Nam hiện nay và đề xuất giải nâng cao hiệu quả công tác quản lý ATVSLĐ”. Đây là cuốn sách được xuất bản bởi một Chuyên gia đầu ngành về bảo hộ lao động nói riêng, ATVSLĐ nói chung đã có nhiều năm làm công tác nghiên cứu, quản lý về BHLĐ chỉ đạo và là tác giả trực tiếp giữ vai trò chủ biên. Cuốn sách đã tập hợp được những kiến thức quý giá, là một tài liệu rất bổ ích đề cập một cách đầy đủ nhất đến những vấn đề cơ bản của công tác BHLĐ [14]. - Lê Vân Trình trong “Quản lý môi trường lao động” (2010) và “Giáo trình quản lý ATVSLĐ”, Đại học Công đoàn (2017) đã tổng hợp các hệ thống quản lý ATVSLĐ trên thế giới và các phương thức quản lý tốt. Trong đó tác giả có đề cập tới phương thức quản lý “Chi phí-Lợi ích”, đề xuất phương pháp tính toán thiệt hại do ảnh hưởng bởi ô nhiễm môi trường lao động [19; 20].
  • 44. 33 Đặc biệt Đề tài khoa học cấp Nhà nước “Nghiên cứu hiệu quả kinh tế xã hội của các giải pháp cải thiện môi trường và điều kiện làm việc cho NLĐ và xây dựng mối quan hệ với năng suất lao động nhằm nâng cao tính cạnh tranh và bảo vệ nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập” Chủ nhiệm đề tài GS.TS. Lê Vân Trình năm 2011. Nghiên cứu này cho thấy môi trường làm việc và điều kiện làm việc là hai yếu tố quan trọng đối với doanh nghiệp và NLĐ. Trong đó, tác động của môi trường và điều kiện làm việc có ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và đời sống của NLĐ. - “Nghiên cứu và áp dụng thử mô hình quản lý rủi ro trong sản xuất nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác ATVSLĐ ở các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ” tác giả Nguyễn Thắng Lợi [15], đề cập: Nâng cao hiệu quả quản lý ATVSLĐ cần phải áp dụng đồng thời nhiều biện pháp khác nhau, như: + Cần phải có các biện pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hệ thống quản lý nhà nước đối với ATVSLĐ (Tầm vĩ mô); + Cần phải có các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý của doanh nghiệp đối với ATVSLĐ (Tầm vi mô). - Nguyên Diệp Thành với cuốn sách "Luật Lao động cơ bản". Nội dung chính của sách tập trung vào việc phân tích các vấn đề về: Cơ sở lý luận về ATVSLĐ; trách nhiệm về ATLĐ và VSLĐ; quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động; quyền và nghĩa vụ của người lao động; trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong lĩnh vực ATVSLĐ, thanh tra về ATVSLĐ); vai trò của Công đoàn trong lĩnh vực ATVSLĐ; các biện pháp và tiêu chuẩn về ATVSLĐ. Cuốn sách cung cấp những kiến thức hữu ích trong nghiên cứu và hoạch định chính sách nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN đối với ATVSLĐ trong các doanh nghiệp, tổ chức xã hội nói chung, doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh khai thác tài nguyên khoáng sản nói riêng. - ATVSLĐ trong ngành mỏ của Bùi Xuân Nam, cuốn sách đưa ra nội dung hệ thống pháp luật và QLNN về ATVSLĐ. Qua đó, giúp ích cho người đọc hiểu rõ những vấn đề quan trọng, như: ATVSLĐ trong khai thác mỏ, như:
  • 45. 34 VSLĐ trong ngành mỏ; hệ thống hóa những kiến thức chung nhất về ATVSLĐ trong đó đưa ra một số vấn đề: khái niệm về BHLĐ, ATVSLĐ; ĐKLĐ và các yếu tố nguy hiểm, có hại trong lao động; đồng thời giúp những người làm công tác quản lý, NSDLĐ, NLĐ có những kiến thức về nhận dạng mối nguy, đánh giá và phân tích nguy cơ có thể xảy ra tại nơi làm việc từ đó giúp cho người làm công tác quản lý, công tác an toàn, NSDLĐ, NLĐ có ý thức được với công việc của mình, giúp cho công tác phòng tránh tác hại của các yếu tố nêu trên đạt hiệu quả, giảm thiểu được tối đa những nguy cơ xảy ra đối với con người trong quá trình làm việc. Giáo trình này là tài liệu rất hữu ích để nghiên cứu sinh có thể tham khảo những kiến thức về tổ chức thực hiện và triển khai công tác ATVSLĐ để đưa ra các giải pháp về ATVSLĐ đối với các DNKTĐXD tại Việt Nam. - "Sức khỏe nghề nghiệp" của Đỗ Văn Hàm, cuốn sách là một trong những tài liệu chuyên môn phục vụ trong chương trình đào tạo bác sĩ đa khoa. Cuốn sách cung cấp những kiến thức cơ bản về y học lao động và BNN bao gồm cả lý thuyết và thực hành. Tác giả hy vọng cuốn sách sẽ cung cấp kiến thức cơ bản ban đầu về lý thuyết và thực hành các các biện pháp vệ sinh công nghiệp, các biện pháp nhằm phòng người BNN có thể xảy ra. - Nguyễn Văn Ất và Đỗ Minh Nghĩa với cuốn sách "An toàn trong xây dựng" cuốn sách giới thiệu về ATLĐ trong một ngành, lĩnh vực, cụ thể trong ngành xây dựng, ngành sản xuất công nghiệp có tần suất và khả năng rủi ro xảy ra cao đối với an toàn cho NLĐ và cách phòng chống, đảm bảo an toàn cho NLĐ. - Về các luận án: + Luận án tiến sĩ của Hà Tất Thắng năm 2015 với đề tài “Quản lý nhà nước về ATVSLĐ trong các doanh nghiệp khai thác đá xây dựng ở Việt Nam”. Trong đó, chủ yếu nêu cơ sở lý luận, thực tiễn quản lý nhà nước về ATVSLĐ trong các doanh nghiệp khai thác đá ở Việt Nam để tìm hiểu đặc điểm, nội dung, những nhân tố ảnh hưởng quản lý nhà nước trong các doanh