SlideShare a Scribd company logo
1 of 172
Download to read offline
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGUYỄN THỊ MỸ HIỀN
NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC
SKC008221
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 5/2023
GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG CHO CÔNG NHÂN VIÊN
TẠI CÔNG TY TEXON VIỆT NAM
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGUYỄN THỊ MỸ HIỀN
GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG CHO CÔNG NHÂN VIÊN TẠI
CÔNG TY TEXON VIỆT NAM
NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC - 8140101
Hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Văn Tuấn
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 05/2023
MỤC LỤC
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI
BIÊN BẢN CHẤM CỦA HỘI ĐỒNG
NHẬN XÉT CỦA 02 PHẢN BIỆN
LÝ LỊCH KHOA HỌC ............................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... ii
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... iii
TÓM TẮT ................................................................................................................. iv
ABSTRACT................................................................................................................v
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT............................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................... vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ.......................................................................................... viii
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1
1.LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI..................................................................................1
2.MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.....................................................................................2
3.NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU....................................................................................2
4.ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .................................................................................2
5.KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU.................................................................................2
6.GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU................................................................................2
7.PHẠM VI NGHIÊN CỨU.......................................................................................3
8.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................................3
8.1. Phương Pháp nghiên cứu lý luận......................................................................3
8.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn ...................................................................3
8.2.1 Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi..........................................................3
8.2.2 Phương pháp quan sát .................................................................................3
8.2.3 Phương pháp phỏng vấn..............................................................................3
8.2.4 Phương pháp chuyên gia .............................................................................3
8.2.5 Phương pháp thực nghiệm...........................................................................4
8.2.6 Phương pháp thống kê toán học..................................................................4
9.ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI......................................................................................4
10.CẤU TRÚC LUẬN VĂN......................................................................................4
CHƯƠNG 1 ................................................................................................................5
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG.................................................5
1.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRÊN
THỚI GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM ...............................................................................5
1.1.1. Vấn đề bảo vệ môi trường trên thế giới .....................................................5
1.1.2. Vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam .....................................................6
1.1.3 Giáo dục môi trường trên thế giới...............................................................8
1.1.4 Giáo dục môi trường ở Việt Nam................................................................9
1.2. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN..........................................................................12
1.2.1 Giáo dục ....................................................................................................12
1.2.2 Môi trường.................................................................................................13
1.2.3 Giáo dục môi trường .................................................................................14
1.3. LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TRONG DOANH NGHIỆP........16
1.3.1. Tầm quan trọng ........................................................................................16
1.3.2. Các quy định về vấn đề môi trường .........................................................16
1.3.3. Các nội dung liên quan về vấn đề môi trường .........................................18
1.4. LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG DOANH NGHIỆP ...21
1.4.1. Mục tiêu giáo dục môi trường..................................................................21
1.4.2. Nguyên tắc giáo dục môi trường tại xí nghiệp.........................................22
1.4.3. Nội dung giáo dục môi trường tại xí nghiệp ............................................22
1.4.4. Các loại hình thức giáo dục môi trường...................................................24
1.4.5. Phương pháp giáo dục môi trường tại xí nghiệp......................................25
1.4.6. Các hình thức phương tiện giáo dục môi trường tại xí nghiệp ................26
1.5 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG
DOANH NGHIỆP .................................................................................................28
KẾT LUẬN CHƯƠNG I ..........................................................................................29
CHƯƠNG 2 ..............................................................................................................31
THỰC TRẠNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG CHO CÔNG NHÂN VIÊN TẠI
CÔNG TY TEXON VIỆT NAM ..............................................................................31
2.1. MỘT VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TEXON ............................31
2.1.1 Khái quát chung về Texon.........................................................................31
2.1.2 Thành lập...................................................................................................32
2.1.3 Ngành nghề................................................................................................32
2.2. MÔ TẢ KHẢO SÁT THỰC TRẠNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG CHO
CNV TẠI XÍ NGHIỆP ..........................................................................................33
2.2.1 Mục đích khảo sát......................................................................................33
2.2.2 Nội dung khảo sát......................................................................................33
2.2.4 Công cụ khảo sát .......................................................................................33
2.2.5 Mẫu khảo sát .............................................................................................34
2.2.6 Phương pháp xử lý số liệu.........................................................................34
2.3. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TRONG CÔNG TY ..................34
2.3.1 Thực trạng nhận thức bảo vệ môi trường của người lao động tại công ty
Texon..................................................................................................................34
2.3.2 Thái độ đối với môi trường của công nhân viên công ty Texon...............39
2.3.3. Hành vi bảo vệ môi trường của công nhân viên tại xí nghiệp .................41
2.4.THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TẠI
CÔNG TY TEXON VIỆT NAM...........................................................................50
2.4.1 Thực trạng nhận thức của công nhân viên về mục đích GDBVMT-ATLĐ
............................................................................................................................50
2.4.2 Thực trạng thực hiện nội dung và phương pháp giáo dục bảo vệ môi
trường .................................................................................................................51
2.4.3 Thực trạng mức độ thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường cho công
nhân viên ở xí nghiệp .........................................................................................53
2.4.4 Việc tổ chức công tác giáo dục bảo vệ môi trường cho công nhân viên tại
xí nghiệp .............................................................................................................54
2.4.5 Kết quả thực hiện công tác giáo dục bảo vệ môi trường cho công nhân
viên tại xí nghiệp ................................................................................................55
2.4.6 Các nguyên nhân dẫn tới hành vi vi phạm việc bảo vệ môi trường tại xí
nghiệp .................................................................................................................58
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..........................................................................................59
CHƯƠNG 3 ..............................................................................................................60
TỔ CHỨC GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG CHO CÔNG NHÂN VIÊN THEO
PHƯƠNG PHÁP NHẬN DIỆN VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO, VÀ PHƯƠNG PHÁP
BÁO CÁO QUA KÝ HIỆU......................................................................................60
3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp ..................................................................60
3.1.1. Cơ sở lý luận.............................................................................................60
3.1.2. Cơ sở thực trạng .......................................................................................60
3.1.3. Cơ sở phù hợp với đặc điểm của công nhân viên ....................................61
3.2. Cách thức tổ chức hoạt động giáo dục môi trường.........................................61
3.2.1. Tiến trình tổ chức hoạt động giáo dục môi trường bằng phương pháp
nhận diện và đánh giá rủi ro...............................................................................62
3.2.2. Tiến trình tổ chức hoạt động giáo dục môi trường bằng phương pháp báo
cáo thông qua hệ thống ký hiệu..........................................................................69
3.3. Thực nghiệm sư phạm ....................................................................................72
3.3.1. Cách thức thực hiện..................................................................................72
3.3.2. Kết quả thực nghiệm ................................................................................90
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3..........................................................................................95
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................96
1. KẾT LUẬN.....................................................................................................96
2. KIẾN NGHỊ ....................................................................................................97
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................100
PHỤ LỤC 1.............................................................................................................102
PHỤ LỤC 2.............................................................................................................107
PHỤ LỤC 3.............................................................................................................109
PHỤ LỤC 4.............................................................................................................115
PHỤ LỤC 5.............................................................................................................118
A.các kiến thức về qui định An toàn – Sức khỏe – môi trường.......................118
B.các câu hỏi về kiến thức môi trường.............................................................123
PHỤ LỤC 6.............................................................................................................141
BÀI BÁO KHOA HỌC ..........................................................................................144
i
LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC:
Họ & tên: Nguyễn Thị Mỹ Hiền Giới tính: Nữ
Ngày, tháng, năm sinh: 17/06/1982 Nơi sinh: Bình Dương
Quê quán: Bình Dương Dân tộc: Kinh
Địa chỉ liên lạc: số nhà 10/5, KP. Thắng lợi 1, P. Dĩ An, Bình Dương
Điện thoại:0986747635
E-mail: myhienjun@gmail.com
II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO:
1. Đại học:
Hệ đào tạo: Tập trung Thời gian đào tạo từ 09/2001 đến 05/2006
Nơi học (trường, thành phố): Đại học Mở Bán Công Thành Phố Hồ Chí Minh
Ngành học: Tiếng Anh
III. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN KỂ TỪ KHI TỐT NGHIỆP ĐẠI
HỌC:
Thời gian Nơi công tác Công việc đảm nhiệm
2/2006-8/2011
SINWAH APPAREL VIETNAM CO.,
LTD
Nhân viên nhân sự
9/2011-7/2015 VALSPAR VIETNAM CO., LTD Trợ lý giám đốc nhân sự
8/2015-11/2018 EVOLUTION COMPANY Trưởng phòng nhân sự
2/2019-8/2020 EDSON INTERNATIONAL COMPANY Trưởng phòng nhân sự
8/2020-Nay TEXON MANUFACTURING VN Trưởng phòng nhân sự
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 05 năm 2023
Người cam đoan
Nguyễn Thị Mỹ Hiền
iii
LỜI CẢM ƠN
 Để hoàn thành luận văn này, người nghiên cứu đã nhận được nhiều sự giúp
đỡ các thầy cô và các bạn đồng nghiệp. Lời đầu tiên người nghiên cứu xin
chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Văn Tuấn giảng viên trường đại học sư
phạm kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh là người đã tận tình hướng dẫn, chỉ
dạy tôi trong suốt quá trình nghiên cứu luận văn.
 Cảm ơn các tác giả tài liệu tôi đã tham khảo và trích dẫn.
 Cám ơn quý thầy cô giảng dạy lớp cao học khóa 20 và quý thầy cô Trường
Đại học Sư Phạm Kỹ thuật Tp. HCM đã giúp đỡ tôi trong thời gian học.
 Cám ơn Ban giám đốc công ty TNHH Texon Việt Nam, KCN An Phước,
Long Thành, Đồng Nai đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện việc
nghiên cứu của mình.
 Cuối cùng, xin cám ơn các bạn học lớp GDH-K20 đã động viên và đồng
hành cùng tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Xin trân trọng cám ơn!
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2023
Tác giả
Nguyễn Thị Mỹ Hiền
iv
TÓM TẮT
Tính bền vững luôn là một phần trong con người chúng ta, những gì chúng ta
làm và cách chúng ta suy nghĩ. Khi chúng ta nhận thức được cùng với sự phát của xã
hội, môi trường ngày càng quan trọng đối với đời sống của con người và việc bảo vệ
môi trường là giải pháp rất quan trọng trong việc giảm thiểu ô nhiễm, sự nóng lên
toàn cầu.
Để giúp chúng ta hiểu được tầm quan trọng của môi trường và dạy chúng ta
sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên hiệu quả. Thì, Giáo dục môi trường là
phương pháp hiệu quả nhất trong việc nâng cao nhận thức của con người.
Với đề tài: “Giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty Texon
Việt Nam” luận văn mạnh dạn đề xuất cách thức tổ chức giáo dục môi trường qua
phương pháp nhận diện và đánh giá rủi ro, và phương pháp báo cáo qua ký hiệu.
Nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về giáo dục môi trường
- Chương 2: Thực trạng giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty
Texon Việt Nam
- Chương 3: Tổ chức giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty
Texon theo phương pháp nhận diện và đánh giá rủi ro, và phương pháp báo
cáo qua ký hiệu.
v
ABSTRACT
Sustainability is a part of us, what we do and how we think. As we realize with
the development of society, the environment is more and more important to human
life and environmental protection is key solution in reducing pollution and global
warming.
Helping human understand that Environment is essential and teaching people
how to use natural resource efficiently. Environmental education is the best method
for increasing public awareness and knowledge of human.
The topic: “Environment education for employees at Texon Viet Nam
company”. This article focuses how to organize environmental education through risk
assessment and symbol hazard report.
The main structure Thesis of 3 chapters:
- Chapter 1: Theoretical basis of Environmental education
- Chapter 2: The real of Environment education for employees at Texon Viet
Nam company
- Chapter 3: Forms of environmental education for employees at Texon Viet
Nam company through risk assessment and symbol hazard report.
vi
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
TT Kí hiệu, chữ viết tắt Viết đầy đủ
1 BVMT Bảo vệ môi trường
2 MT Môi trường
3 CNV Công nhân viên
4 NLĐ Người lao động
5 TNXH Trách nhiệm xã hội
6 HSE Ban môi trường
7 GDBVMT Giáo dục bảo vệ môi trường
8 CBCNV Cán bộ công nhân viên
9 ATLĐ An toàn lao động
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1 nhận thức của CNV về phân loại rác thải.....................................................35
Bảng 2. Nhận thức của CNV về tái chế rác thải .......................................................35
Bảng 3. Sự hiểu biết về cách phân loại rác của CNV ...............................................37
Bảng 4. Sự hiểu biết về luật bảo vệ môi trường của CNV........................................38
Bảng 5. Lý do CNV tham gia các hoạt động BVMT................................................40
Bảng 6. Nơi bỏ rác của CNV ....................................................................................41
Bảng 7. Các hoạt động CNV đã thực hiện để BVMT...............................................42
Bảng 8. Mức độ CNV dành thời gian để tham gia đào tạo, tuyên truyền để tiếp thu
kiến thức môi trường.................................................................................................44
Bảng 9. CNV nhắc nhở, phản ảnh đồng nghiệp có hành vi gây ô nhiêm MT..........45
Bảng 10. Mức độ CNV quan tâm, tìm hiểu môi trường nơi họ làm việc .................46
Bảng 11. Mức độ tổ chức hoạt động đào tạo bồi dưỡng giáo dục MT .....................49
Bảng 12. kết quả khảo sát nhận thức của CNV về mục đích GDBVMT-ATLĐ .....50
Bảng 13. kết quả khảo sát đối với cán bộ về nội dung và phương pháp GDBVMT-
ATLĐ ........................................................................................................................51
Bảng 14. Kết quả khảo sát mức độ thực hiện các biện pháp GDBVMT của cán bộ53
Bảng 15. Kết quả tổ chức thực hiện công tác GDBVMT cho CNV tại xí nghiệp theo
hình thức chính quy...................................................................................................54
Bảng 16. Kết quả tổ chức thực hiện công tác GDBVMT cho CNV tại xí nghiệp theo
hình thức không chính quy........................................................................................54
Bảng 17. Kết quả thực hiện công tác GDBVMT cho công nhân viên......................55
Bảng 18. Kêt quả thực hiện công tác GDBVMT cho công nhân viên......................56
Bảng 19. Nhận thức, thái độ, hành vi trước và sau khi thực nghiệm........................90
viii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1. Nhận thức của CNV về tầm quan trọng của việc đào tạo môi trường ....36
Biểu đồ 2. Sự tự giác của CNV khi tham gia các hoạt động BVMT........................40
Biểu đồ 3. CNV vận động cho đồng nghiệp và người xung quanh việc BVMT......45
Biểu đồ 4. mức độ tham gia chương trình đào tạo chính qui và không chính qui....48
Biểu đồ 5. mức độ sử dụng các phương pháp đào tạo bồi dưỡng cho CNV.............52
Biểu đồ 6. Các nguyên nhân dẫn tới hành vi vi phạm BVMT của CNV..................58
Biểu đồ 7. kết quả điều tra khả năng nhận thức, thái độ và hành vi của CNV qua
nhận diện và đánh giá rủi ro và hệ thống báo cáo qua ký hiệu của lớp đối chứng và
lớp thực nghiệm.........................................................................................................92
Biểu đồ 8. Kết quả bài báo cáo của lớp đối chứng và thực nghiệm..........................93
1
MỞ ĐẦU
1.LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI
Hiện tại, việc giáo dục môi trường đã và đang là vấn đề rất được chú
trọng ở Việt Nam. Sự quan tâm của Đảng và Nhà nước tới công tác giáo dục, đào tạo,
nâng cao nhận thức về bảo vện môi trường thể hiện qua việc ban hành các văn bản
luật Quyết định số 1363/QĐ-TTg ngày 17/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc
phê duyệt đề án “Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc
dân”.Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02/12/2003 của Thủ tướng chính phủ về
“Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”
Quyết định số 4322/QD-BGDDT về việc phê duyệt danh mục nhiệm vụ bảo
vệ môi trường của Bộ giáo dục và đào tạo thực hiện từ năm 2021.
Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14, ngày 17/01/2020 của Quốc hội
Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong đó điều 153. Giáo dục, đào tạo và
bồi dưỡng về bảo vệ môi trường có ghi “ nội dung, chương trình giáo dục của hệ
thống giáo dục quốc dân được tích hợp, lồng ghép kiến thức, pháp luật về bảo vệ môi
trường.”
Trong đó, giáo dục môi trường cho nhân dân và nhất là cho công nhân viên tại
các xí nghiệp là vấn đề rất cần thiết và cấp bách. Nền công nghiệp ở nước ta phát
triển với tốc độ rất nhanh, chuyển từ việc sử dụng sức lao động sang sử dụng công
nghệ, với các phương tiện hiện đại nhằm tăng năng suất lao động. Nhưng bên cạnh
những kết quả thu được, rác thải công nghiệp đã gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng
với các vụ gây ô nhiễm môi trường được xem là chấn động như Công ty Vedan Việt
Nam gây ra 80 – 90% ô nhiễm cho sông Thị Vải, Công ty Formosa Hà Tĩnh để lại
những ô nhiễm nặng nề cho khu vực biển từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế. Và một
bộ phận không người lao động có trình độ dân trí thấp nên cũng chưa có ý thức trong
việc bảo vệ môi trường và phần lớn thời gian của họ làm việc từ sáng đến tới tại các
xí nghiệp nên việc tìm hiểu thêm về bảo môi trường là rất ít và hạn chế.
2
Công ty Texon Việt Nam đã triển khai thực hiện giáo dục môi trường cho công
nhân viên. Tuy nhiên, việc giáo dục này chỉ dừng lại ở mức tuyên truyền, vận động,
chưa thật sự được đầu tư và nghiên cứu các phương pháp giáo dục mới, các nội dung
giáo dục bảo vệ môi trường chưa rõ ràng, còn khá chung chung, làm cho họ khó hiểu
và khó tiếp cận. Vì vậy, công tác bảo vệ môi trường của công nhân viên chưa đạt
được kết quả cao như mong muốn, các hành vi chủ yếu mang tính chất phong trào.
Xuất phát từ những lý do trên, người nghiên cứu lựa chọn đề tài :”Giáo dục
môi trường cho công nhân viên tại Công ty TEXON Việt Nam”.
2.MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đề xuất biện pháp tổ chức giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công
Ty TNHH Texon Việt Nam.
3.NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu cơ sở lý luận về giáo dục môi trường cho công nhân viên tại công
ty TNHH Texon Việt Nam.
Khảo sát thực trạng giáo dục môi trường cho công nhân viên tại công ty TNHH
Texon Việt Nam.
Đề xuất biện pháp tổ chức giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công
Ty TNHH Texon Việt Nam qua nhận diện, đánh giá rủi ro và hệ thống báo cáo qua
ký hiệu.
4.ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Giáo dục môi trường
5.KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
Quá trình giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty TNHH Texon
Việt Nam
6.GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Hiện nay, hoạt động giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công Ty
TNHH Texon Việt Nam còn nhiều hạn chế. Nếu triển khai tổ chức giáo dục môi
trường theo phương pháp nhận diện và đánh giá rủi ro, và phương pháp báo cáo qua
3
ký hiệu như người nghiên cứu đề xuất thì chất lượng giáo dục môi trường cho công
nhân viên tại Công Ty TNHH Texon Việt Nam sẽ được cải thiện.
7.PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Khảo sát 10 cán bộ và 30 công nhân viên tại Công ty Texon Việt Nam
8.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
8.1. Phương Pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích, tổng hợp, khái quát hóa các tài liệu về giáo dục môi trường, các văn
bản luật môi trường, bảo vệ môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường của
Công ty Texon, tài liệu trên các website về môi trường..để làm cơ sở lý luận cho đề
tài.
8.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
8.2.1 Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi
Khảo sát bằng bảng hỏi đối với công nhân, cán bộ phụ trách an toàn để tìm
hiểu thực trạng giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công Ty Texon Việt
Nam.
Khảo sát bằng bảng hỏi đối với các chuyên gia để tìm hiểu tính hiện thực của
các biện pháp giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty Texon Việt Nam.
8.2.2 Phương pháp quan sát
Quan sát các hoạt động của người lao động trong các hoạt động bảo vệ môi
trường.
8.2.3 Phương pháp phỏng vấn
Phỏng vấn công nhân, cán bộ để thu thập các số liệu về thực trạng giáo dục môi
trường cho công nhân viên tại Công ty Texon Việt Nam.
8.2.4 Phương pháp chuyên gia
Trao đổi với cán bộ, giám đốc về tính khả thi của biện pháp tổ chức bồi dưỡng
giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công Ty Texon Việt Nam mà người
nghiên cứu đã đề xuất.
4
8.2.5 Phương pháp thực nghiệm
Tiến hành thực nghiệm biện pháp được đề xuất tại Công ty Texon Việt Nam
để đánh giá tính khả thi và tính hiệu quả của biện pháp được đề xuất, từ đó chứng
minh tính đúng đắn của giả thuyết khoa học.
8.2.6 Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng chương trình Excel để nhập số liệu kết quả điều tra thực trạng, kết quả
thử nghiệm. Sau khi thu thập số liệu, sẽ sử dụng phần mềm Excel để xử lý số liệu.
Các kết quả trên sẽ được xử lý theo phương pháp thống kê toán học
Lập bảng tính, vẽ biểu đồ tương ứng với các bảng trên.
9.ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài đề xuất được biện pháp tổ chức bồi dưỡng giáo dục môi trường về mặt
lí luận và thực tiễn tại Công ty Texon Việt Nam.
10.CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Luận văn gồm các phần sau:
- Mở đầu
- Chương 1: Cơ sở lý luận về giáo dục môi trường
- Chương 2: Thực trạng giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty
Texon Việt Nam
- Chương 3: Tổ chức giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty
Texon theo phương pháp nhận diện và đánh giá rủi ro, và phương pháp báo
cáo qua ký hiệu.
- Kết luận và kiến nghị
- Tài liệu tham khảo
- Phụ lục
5
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG
1.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRÊN
THỚI GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM
1.1.1. Vấn đề bảo vệ môi trường trên thế giới
Từ những năm 60 của thế kỷ XX, khi nhân loại bắt đầu có nhận thức về một
hiểm họa MT đang rình rập. Tác phẩm A sand County Almanac của Leopold về việc
quản lý môi trường với lý thuyết làm thế nào để con người quan tâm đến đất đai là
câu trả lời cho việc giải quyết mối quan hệ giữa con người với đất đai và động thực
vật cùng lớn lên trên mảnh đất đó (Leopold, 1949). Trong cuốn The handbook of
global climate and environment policy (Falkner, 2013) đã trình bày một cái nhìn tổng
quan có thẩm quyền và toàn diện về chính sách toàn cầu về khí hậu và môi trường.
Nó kết hợp thế mạnh của một nhóm chuyên gia liên ngành từ khắp nơi trên thế giới
để khám phá các cuộc tranh luận hiện tại và tư duy mới nhất trong việc tìm kiếm các
giải pháp môi trường toàn cầu. Kể từ đây, nhiều chương trình quốc tế về môi trường
được đề ra như ngày 2/2 hàng năm được chọn là Ngày đất Ngập nước Thế giới, ngày
21/3 là Ngày rừng thế giới, ngày 31/3 Giờ trái đất, ngày 5/6 là Ngày Môi trường thế
giới..nhiều công ước, nghị định thư, hiệp định được các nước ký kết như Nghị định
thư Montreal (1989)- Bảo vệ tầng Ozone-loại bỏ các chất làm suy yếu tần ozone, hiệp
định thưởng đỉnh Rio (1992)- Tính đa dạng của sinh học của trái đất, nghị định thư
Kyoto(10/10/1997) (55% lượng khí thảo co2 của thập niên 90)- Đưa ra các mục tiêu
mang tính ràng buộc pháp lý về việc giảm khi thải gây hiệu ứng nhà kính, hay Hội
nghị Liên Hiệp quốc lần thứ 16 về biến đổi khí hậu (COP16) tại thành phố biển
Cancun ở Đông Nam Mexico. Hàng năm Liên hiệp quốc sẽ công bố giải thưởng dành
cho các nhà hoạt động môi trường, người mà có những cống hiến tích cực vì môi
trường như năm 2021 ngày 7/12, một Thủ tướng gốc Caribe, một nhà khoa học, 1
nhóm phụ nữ bản địa và một doanh nhân đã được công bố là những người chiến thắng
giải thưởng” Những nhà vô địch của trái đất” (TNMT, 2021).
6
Ở Singapore ngay từ những năm đầu của thập kỷ 70 (thế kỷ XX), đã tổ chức
Cục phòng chống ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước và quản lý chất thải rắn. Bên
cạnh đó, còn có trách nhiệm kiểm soát chất độc và xử lý chúng. Chiến lược bảo vệ
môi trường đô thị của Singapore gồm 4 phần: phòng ngừa, cưỡng bách, kiểm soát và
giáo dục. (Côn, 2006) Bên cạnh đó, rác đã được xử lý 90% biến thành điện, 10% trở
thành đảo du lịch.
Văn hóa phân loại rác ở Đức, việc phân loại và bỏ rác đúng nơi quy định đã
trở thành quy tắc ứng xử văn minh của người Đức. Việc tránh lãng phí bao bì được
ưu tiên hàng đầu tại Đức, nên việc phân loại rác đúng cách là trách nhiệm bảo vệ môi
trường, qua đó giúp dễ tái chế hơn. Hệ thống phân loại rác được thiết kế theo các
nguyên tắc khác nhau, cơ bản dựa trên tình trạng chất thải hoặc nguồn gốc chất thải.
Thứ nhất, màu sắc thùng rác, thùng màu xanh dương bỏ các loại giấy (không dính tức
ăn); thùng màu nâu bỏ rác hữu cơ có thể phân hủy (không bao gồm chất lỏng, phân
trộn vườn); thùng màu cam/vàng bỏ vật liệu tái chế, các loại chất dẽo. Thùng màu
xanh lá chứa thủy tinh, chai lọ..Thùng màu đen (hoặc màu xám) bỏ rác thải còn lại
không độc và khó phân hủy. Các rác thải độc hại, nguy hiểm chúng được xử lý tại
cửa hàng hoặc điểm thu gom đặc biệt..đó là cách người Đức giảm thiểu và tái chế các
loại rác thải. (maxcare.edu.com, 14.1)
Việc phân loại rác, xử lý rác còn được thực hiện rất hiệu ở quả Nhật Bản, Hàn
Quốc, Thụy Sĩ và nhiều nước khác.
1.1.2. Vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Hiến pháp Nước CHXHXN Việt Nam năm 1980 quy định:” Các cơ quan nhà
nước, xí nghiệp, hợp tác xã, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân đều có nghĩa vụ
thực hiện chính sách bảo vệ, cải tạo và tái sinh các tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và
cải tạo môi trường sống” (điều 36). Năm 1992 quy định” cơ quan nhà nước, đơn vị
vũ trang, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, mọi cá nhân phải thực hiện các quy định của
Nhà nước về sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Nghiêm
cấm mọi hành động làm suy kiệt tài nguyên và hủy hoại môi trường” (điều 29).
7
Ngày 27 tháng 12 năm 1993, tại kỳ họp thứ IV Quốc hội nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam khóa IX đã thông qua Luật Bảo vệ môi trường. Chủ tịch nước
ký lệnh số 29-L/CTN công bố luật Bảo vệ môi trường có hiệu lực từ ngày 10/01/1994.
Bên cạnh đó, còn có các nghị định, Quyết định như Quyết định số 256/2003/QD-TTg
ngày 02 tháng 12 năm 2003 của Thủ tướng chính phủ v/v phê duyệt chiến lược Bảo
vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Hay Quyết định
số 2139/QD-TTg ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng chính phủ về việc phê
duyệt Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu. Các thông tư quy định về việc cấp
phép thăm dò , khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước (số
02/2005/TT-BTNMT ngày 24/6/2005). Quy định về quản lý chất thải nguy hại theo
thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011. Bộ tài nguyên và môi trường quy
định chi tiết một số điều quy định về đánh giá môi trường và cam kết môi trường theo
thông tư số 26/2011/TT-BTNMT.
Ngoài ra, Việt Nam cũng tham gia ký các hiệp định về môi trường như Nghi
định thư Montreal (1989)- Bảo vệ tầng ozone- loại bỏ các chất làm suy yếu tầng
ozone. Hiệp định Basel (tháng 3 năm 1989)- quản lý việc vận chuyển các chất thải
vượt biên giới. Hay hội thượng đỉnh Rio (1992) – tính đa dạng của sinh học của trái
đất. Nghị định thư Kyoto (10/10/1997) (55% lượng khí thải Co2 của thập niên 90) -
đưa ra các mục tiêu mang tính ràng buộc pháp lý về việc giảm khí thải gây hiệu ứng
nhà kính. Bên cạnh đó, Việt Nam còn thành lập các cơ quan chuyên trách về bảo vệ
môi trường như Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (năm 1988), Tổng
cục Môi trường được thành lập (năm 2008)..Để các hoạt động Bảo vệ môi trường
được thực hiện tốt từ năm 2008, văn phòng GEF Việt Nam được đặt tại Quỹ Bảo vệ
môi trường Việt Nam. Từ khi thành lập Quỹ GEF đến 9/2021 đã tài trợ Việt Nam
tổng cộng 119 dự án, tổng kinh phí xấp xỉ 8.4 tỷ USD. Hệ thống các Quỹ Bảo vệ môi
trường phát huy được vai trò, tác dụng và hiệu quả hỗ trợ tài chính cho các dự án,
chương trình, hoạt động bảo vệ môi trường góp phần chia sẻ gánh nặng cho ngân sách
nhà nước.
8
Với sự phát triển nhanh của xã hội hiện nay, chất thải được sinh ra nhiều hơn.
Điều này có nghĩa là một lượng lớn rác thải được tạo ra mỗi năm do đó việc phân loại
và tái chế là điều cần thiết để giảm nguồn chất thải. Hầu hết các loại chất thải được
tạo ra có thể được phân loại ngay tại nhà, việc phân loại rác thải là việc làm hết sức
cần thiết, nó sẽ giảm tải trọng chất thải rắn đổ về các khu tập trung chôn rác và chúng
ta có thể thu được nguồn lợi kinh tế lớn từ các rác thải có thể tái chế và tái sử dụng.
Như rác hữu cơ thì tái sản xuất thành phân bón, còn rác vô cơ sản xuất thành hạt nhựa
hoặc có thể đốt để thu hồi nhiệt lượng...; thúc đẩy kinh tế tuần hoàn và tiến tới một
khái niệm sống xanh bền vững.
1.1.3 Giáo dục môi trường trên thế giới
Biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường được xem là biện pháp lâu dài,
được thực hiện triệt để ở nhiều nước trên thế giới. Chương trình giáo dục môi trường
đã và đang được tích hợp vào nội dung chương trình học của hệ thống giáo dục của
nhiều quốc gia trên thế giới. Như ở Singapore ban hành luật lệ về giáo dục nghiêm
ngặt đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát ô nhiễm để bảo vệ môi trường. Tại
đây, người ta đã thực hiện nhiều chương trình giáo dục nhằm nâng cao nhận thức và
hiểu biết của quần chúng về môi trường và động viên họ tham gia tích cực vào việc
bảo vệ và giữ gìn môi trường. Các chương trình giáo dục được đưa vào giáo dục trong
nhà trường từ tiểu học cho đến đại học. Trẻ em tham gia vào các chuyến tham quan,
làm quen với trang thiết bị xử lý và tái chế chất thải. Hơn thế, Bộ môi trường thường
xuyên làm việc với các tổ chức xã hội để thực hiện những chiến dịch giáo dục tới tận
cộng đồng dân cư, tới công chức và khu vực tư nhân. (Côn, 2006)
Quốc gia đầu tiên trên thế giới bắt buộc học sinh phải nắm rõ về tình hình khí
hậu, đó là Ý. Bộ trưởng Giáo dục Loeno Fioramonti cho biết tất cả các trường công
lập sẽ dành khoảng 33 giờ / năm trong chương trình giảng dạy để nghiên cứu các vấn
đề liên quan đến biến đổi khi hậu. Bộ trưởng cũng phát biểu “đang thay đổi để biến
sự bền vững và khí hậu thành trung tâm của mô hình giáo dục. Tôi muốn biến hệ
thống giáo dục Ý thành hệ thống giáo dục đầu tiên đặt môi trường và xã hội làm cốt
lõi của mọi thứ chúng ta học ở trường.” (Team, 31/12/2019).
9
Quốc gia nổi tiếng vô cùng sạch sẽ, Thụy sĩ nơi mà chính quyền rất chú trọng
công tác giáo dục bảo vệ môi trường cho công dân nước mình, coi đó là một khâu cơ
bản trong giáo dục. Các trường trung học, tiểu học đều có môn học “con người và
môi trường”, học sinh bắt buộc phải học. Thiếu niên khi đến tuổi trưởng thành đều
được tặng một món quà là cuốn sổ hướng dẫn cách giữ gìn môi trường xanh sạch.
Trong hệ thống lớp học ban đêm giáo dục người lớn cũng có giáo trình bảo vệ môi
trường, học suốt một năm. Các giám đốc công ty, xí nghiệp ở Thụy sĩ đều nhận thức
rõ ràng là bất cứ hoạt động nào của họ cũng gây ra tác động, ảnh hưởng tới môi
trường. Đó là lí do họ chấp hành nghiêm chỉnh trong việc bảo vệ môi trường. (Giang,
21-10-2007).
Ngoài việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong nhà trường, việc giáo dục
ý thức bảo vệ môi trường ở gia đình và cộng đồng cũng rất quan trọng. Chẳng hạn
như Singapore, ngay từ khi còn là một đứa trẻ, người Singapore đã được rèn luyện
cho ý thức bảo vệ môi trường không vứt rác bừa bãi..
1.1.4 Giáo dục môi trường ở Việt Nam
Nhận thức được tầm quan trọng của việc GDMT trong công tác bảo vệ môi
trường, Đảng và Nhà nước đã có những chính sách, những chương trình hành động
cụ thể, và đã đạt được những thành tựu đáng kế. Các chương trình GDMT bao gồm
cả chính khóa và ngoại khóa đã được triển khai tới tất cả các cấp học trong hệ thống
giáo dục của Việt Nam.
Hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường ở các bậc học từ giáo dục mầm non các
em được trang bị những kiến thức, kỹ năng cơ bản về môi trường và bảo vệ môi
trường. Đến bậc tiểu học giáo dục cho các em hình thành thói quen, hành vi ứng xử
văn minh, thân thiện với môi trường. Ở bậc trung học nội dung giáo dục môi trường
được coi là nội dung chính thống, có hệ thống, có chất lượng và phải hiệu quả. Giáo
dục BVMT ở bậc đại học và sau đại học có thể được thực hiện theo 3 phương thức:
tiến hành như một môn mới hoặc một chuyên đề mới được đưa vào chương trình;
lồng ghép với các môn học khác; giáo dục môi trường qua các hoạt động ngoại khóa.
10
GDMT cho các cán bộ quản lý thông qua đào tạo cập nhật môi trường là rất cần thiết
để họ phải có trách nhiệm với môi trường mỗi khi cầm bút phê duyệt một dự án phát
triển, một công trình xây dựng hay một quyết định có liên quan tới khai thác tài
nguyên và BVMT.
Một bộ phận khác không kém quan trọng đó là giáo dục môi trường cho cộng
đồng, vì họ vừa là nguyên nhân vừa là những người chịu ảnh hưởng trực tiếp những
hậu quả do môi trường gây ra. Khi cộng đồng được nâng cao nhận thức, kiến thức về
bảo vệ môi trường sẽ góp phần thúc đẩy cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường. Công
tác này thường được thực hiện thông qua các hoạt động xã hội, các tổ chức quần
chúng..Ngoài ra, còn giáo dục môi trường cho công nhân viên tại các xí nghiệp họ là
tầng lớp vừa lao động tri thức vừa lao động tay chân, thì việc giáo dục ý thức bảo vệ
môi trường chính là trang bị cho họ làm sao vừa cung cấp được kiến thức vừa có thể
thực hành với một nội dung cô động nhất tại nơi họ làm việc.
Đầu tiên là, phải có chiến lược về mặt công tác tư tưởng phù hợp cho từng đối
tượng, mà “công tác tư tưởng là hoạt động có mục đích của con người, cũng như mọi
hoạt động có mục đích khác, công tác tư tưởng cần phải được xem xét về tính hiệu
quả” tác giả (Hiếu, 2009). Theo đó, hình thức giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho
công nhân viên thì phong phú, đa dạng. Trong giới hạn nghiên cứu của luận văn, hình
thức giao dục ý thức bảo vệ môi trường cho công nhân viên được tiếp cận theo các
nhóm sau:
Thứ nhất, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho công nhân viên theo hình
thức không chính qui nhưng điều kiện giảng dạy được tổ chức theo mô hình lớp học.
Hình thức này gắn với việc tổ chức đào tạo khi công nhân viên mới nhận việc cũng
như các khóa đào tạo định kỳ tại công ty. Việc đào tạo trực tiếp trong đó các công
nhân viên mới cùng hiện diện trong một không gian, thời gian, gắn với một nội dung
nhất định.
Thứ 2, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho công nhân viên thông qua các
hoạt động tại khu vực mà họ làm việc như văn phòng, nhà xưởng..gắn với hình thức
11
này là việc sử dụng các phương tiện truyền thông có khả năng tác động rộng rãi tới
đông đảo công nhân viên như: pano, áp phích, khẩu hiệu, tờ rơi, bản tin phát thanh,..
Kế đến là, trong công tác tư tưởng chú trọng mục tiêu thống nhất. Theo Chủ
tịch Hồ Chí Minh, dù làm công việc gì, bất kể lớn hay bé, khó hay dễ, nếu không ra
sức thì chắc không thành công, nhưng nếu đồng tâm hiệp lực thì có thể làm được. Do
đó, khi đã đưa ra lộ trình cho việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho công nhân
viên thì phải có sự cam kết từ ban lãnh đạo Chịu trách nhiệm về tính hiệu lực của hệ
thống quản lý môi trường; Đảm bảo rằng chính sách môi trường và các mục tiêu môi
trường được thành lập và phù hợp với định hướng chiến lược và bối cảnh của tổ chức;
Đảm bảo sự tích hợp của các yêu cầu hệ thống quản lý môi trường vào trong các quá
trình kinh doanh của tổ chức ;Đảm bảo rằng sẵn có các nguồn lực cần thiết cho hệ
thống quản lý môi trường.
Đây là một quá trình đòi hỏi sự bền bỉ, thời gian và đặc biệt là sự kết hợp hài
hòa và tổng hợp các giải pháp. Quan điểm này được thể hiện rõ trong chỉ thị số 36.CT-
TW ngày 25/6/1998 và sau là nghị quyết số 41/NQ-TW ngày 15/11/2004 của Bộ
chính trị Ban chấp hành trương Đảng CSVN về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước:” Bảo vệ môi trường là quyền lợi và
nghĩa vụ của mọi tổ chức, mọi gia đình và của mọi người.” Quyết định số
256/2003/QĐ- TTg, ngày 2/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt
Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020
cũng nhấn mạnh: "Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của toàn xã hội, của các cấp, các
ngành, các tổ chức, cộng đồng và của mọi người dân".
Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi
trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Giải pháp đầu
tiên được nêu ra là: “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức
và trách nhiệm bảo vệ môi trường.” Quyết định số 1363/QĐ-TTg ngày 17/10/2001
của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án “Đưa các nội dung bảo vệ môi
trường vào hệ thống giáo dục quốc dân”.
12
Nhận xét: nhìn chung, trong nhiều năm qua thực hiện chỉ đạo của Đảng và nhà
nước, công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường
thông qua các chương trình ngoại khóa và chính khóa ở các cấp học, từ mầm non,
phổ thông trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, các trường cao đẳng và đại học.
Nhiều khóa đào tạo, tập huấn ngắn hạn trong nước và nước ngoài về môi trường được
tổ chức thường xuyên nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng cho các cấp cán bộ lãnh đạo,
các doanh nghiệp cũng như tổ chức xã hội. Các giải thưởng Môi trường Việt Nam
được tổ chức nhằm tôn vinh và khuyến khích các tập thể, cá nhân trong và ngoài nước
có nhiều thành tích trong sự nghiệp bảo vệ môi trường.Chẳng hạn, như ở Bình Dương
mỗi năm tỉnh sẽ công bố danh sách Xanh nhằm biểu dương, kích lệ, khơi dậy tinh
thần của doanh nghiệp trong công tác bảo vệ môi trường.
Tuy nhiên, chưa có đề tài nào đề cập đến các hình thức giáo về môi trường cho
công nhân viên tại xí nghiệp. Vì vậy, người nghiên cứu tiếp tục đi sâu tìm hiểu đề
xuất được các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục môi trường cho công nhân
viên tại xí nghiệp, trong đó đặc biệt nhấn mạnh biện pháp đào tạo bồi dưỡng môi
trường cho công nhân viên Texon tại huyện Long Thành, Đồng Nai.
1.2. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.2.1 Giáo dục
Giáo dục học là môn khoa học nghiên cứu việc giáo dục con người, cụ thể giáo
dục học nghiên cứu bản chất, qui luật của hoạt động giáo dục, những con đường, cách
thức giáo dục có hiệu quả để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo con người đáp
ứng yêu cầu xã hội trong giai đoạn lịch sử nhất định.
Giáo dục được hiểu là quá trình sư phạm. Quá trình sư phạm là quá trình tác
động có kế hoạch, có nội dung và bằng phương pháp khoa học của các nhà sư phạm
trong nhà trường tới học sinh nhằm giúp học sinh nhận thức, phát triển trí tuệ và hình
thành những phẩm chất nhân cách. (Mai, 12.2013)
Như vậy, từ khái niệm đã phân tích ở trên người nghiên cứu hiểu rằng: “Để
duy trì sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người, con người cần có nhu cầu trao
13
đổi, truyền thụ những kinh nghiệm tiếp thu những tiến bộ mới. Sự truyền thụ và tiếp
thu có hệ thống đó chính là hiện tượng giáo dục.”
1.2.2 Môi trường
Có rất nhiều khái niệm về môi trường được các tổ chức và các nhà nghiên cứu
đưa ra.
“Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con
người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và
sinh vật” (Luật bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11, 2005).
Theo luật bảo vệ môi trường 2014 thì định nghĩa môi trường: “là hệ thống các
yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của
con người và sinh vật”
Theo định nghĩa của UNESCO (1987), “MT sống” của con người theo nghĩa
rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của
con người. Với nghĩa hẹp, khái niệm “MT sống” của con người chỉ bao gồm các nhân
tố tự nhiên và nhân tố xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống của con
người như số diện tích nhà ở, chất lượng bữa ăn ngày,nước sạch, bầu không khí cho
sinh hoạt, điều kiện vui chơi, giải trí, MT cho hoạt động học tập, MT làm việc,...
(UNESCO, 1987)
Tuy có rất nhiều khái niệm về môi trường nhưng các khái niệm đều cho rằng
môi trường là hệ thống tự nhiên và nhân tạo có ảnh hưởng cho sự tồn tại và phát triển
của con người và sinh vật.
Như vậy, từ những khái niệm đã phân tích ở trên, người nghiên cứu hiểu:” Môi
trường là ngoài hệ thống tự nhiên (như khí quyển, đất, nước, không khí, tài nguyên
thiên nhiên, hệ thực vật, động vật) còn có hệ thống nhân tạo có vai trò quyết định trực
tiếp ảnh hưởng đến cuộc sống của con người và sinh vật...” Vì vậy bảo vệ môi trường
tốt sẽ mang lại sự an toàn và đạt được chất lượng cuộc sống tốt hơn.
14
1.2.3 Giáo dục môi trường
Khái niệm Giáo dục môi trường (GDMT) được hình thành ở nước Anh, do
giáo sư Sir Patrck Geddes – một nhà thực vật học người Scotland. Từ năm 1892, Ông
đã chỉ ra mối liên hệ quan trọng giữa chất lượng môi trường với chất lượng giáo dục.
Geddes cũng là người đầu trong việc giảng dạy những chiến lược tạo ra cơ hội cho
CNV tiếp xúc với môi trường xung quanh. Sau khi mối quan hệ giữa chất lượng giáo
dục và chất lượng môi trường được thừa nhận vào cuối thế kỷ XVIII, khái niệm
GDMT đã phát triển rất nhanh, với nhiều cách nhìn nhận khác nhau về khái niệm,
cách thực hiện và kết quả của GDMT. (Nhật, 2015)
Mấy thập kỷ qua, cùng với sự gia tăng dân số và phát triển mạnh mẽ của cộng
nghệ sản xuất, con người đã xâm phạm đến tự nhiên, phá hoại hệ sinh thái, làm ô
nhiễm môi trường sống. Bảo vệ môi trường đã trở thành vấn đề không thể giải quyết
trong phạm vi một quốc gia mà là của toàn thế giới. Nghiên cứu môi trường cũng đã
trở thành một ngành khoa học – Môi trường học.” Do đó việc giáo dục để mọi người
trở thành người có kiến thức và kỹ năng bảo vệ môi trường trở thành một nội dung
giáo dục mới trong nhà trường” – Giáo dục môi trường. (Mai, 12.2013).
“Giáo dục môi trường là một quá trình thông qua các hoạt động giáo dục chính
quy và không chính quy nhằm giúp con người có được sự hiểu biết, kỹ năng và giá
trị tạo điều kiện cho họ tham gia vào phát triển một xã hội bền vững về sinh thái.”
(https://tusach.thuvienkhoahoc.com/wiki, 08/06/2021)
Theo Hiệp hội quốc tế về bảo vệ tự nhiên (IUCN) đã đưa ra định nghĩa:”
GDMT là quá trình nhận biết các giá trị và làm sáng tỏ các khái niệm nhằm phát triển
các kĩ năng và quan điểm cần thiết để hiểu và đánh giá được sự quan hệ tương tác
giữa con người, nền văn hóa, và thế giới vật chất bao quanh; GDMT đồng thời cũng
thực hiện quá trình đưa ra nội bộ những quy tắc ứng xử với những vấn đề liên quan
đến đặc tính môi trường”.
Tại hội nghị liên Chính Phủ về GDMT (năm 1977 tại Grudia) UNESCO đã
đưa ra định nghĩa:” GDMT là một quá trình tạo dựng cho con người những nhận thức
15
và mối quan tâm đối với các vấn đề môi trường, sao cho mỗi người đều có đủ trình
độ kiến thức, thái độ, kĩ năng để có thể nảy sinh trong tương lai.”
Ở Việt Nam, theo dự án VIE 98/18, GDMT được hiểu là:” Một quá trình
thường xuyên làm cho con người nhận thức được môi trường của họ và thu được kiến
thức, giá trị, kỹ năng, kinh nghiệm cùng quan tâm hành động để giải quyết các vấn
đề môi trường hiện tại và tương lai, để đáp ứng các nhu cầu của các thế hệ tương lai.”
GDMT hiện đại, như định nghĩa của Hiệp hội GDMT Bắc Mỹ năm 1993 là “
một quá trình giúp CNV tiếp thu kiến thức, kỹ năng và những kinh nghiệm môi trường
tích cực để có thể phân tích vấn đề, đánh giá lợi ích và rủi ro, đưa ra những quyết
định được thông tin đầy đử và thực hiện những hành động có trách nhiệm nhằm đạt
được và duy trì chất lượng môi trường.” (Nhật, 2015)
Đa số các khái niệm về giáo dục môi trường đều có nhận định chung đó là một
quá trình của các hoạt động giúp con người tiếp thu kiến thức, kỹ năng để có nhận
thức và hành vi bảo vệ môi trường sống.
Như vậy, khái niệm về giáo dục môi trường trong đề tài này là“Giáo dục môi
trường là quá trình hoạt động truyền thụ và lĩnh hội kiến thức, thông qua hình thức
chính quy và không chính quy giúp con người hiểu về môi trường và bảo vệ môi
trường”
Trên cơ sở phân tích các khái niệm về các loại hình GDMT nêu trên, người
nghiên cứu hiểu rằng” GDMT thông qua chương trình đào tạo tại các xí nghiệp vừa
là hình thức giáo dục chính qui vừa không chính quy, có vai trò quan trọng trong việc
phát triển nhận thức của các vấn đề về môi trường mà ở đó bản thân mỗi người cũng
như của tổ chức tự xây dựng cho mình quan điểm đúng đắn về ý thức, trách nhiệm
và thái độ, cách đối xử thân thiện với môi trường.”
16
1.3. LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TRONG DOANH NGHIỆP
1.3.1. Tầm quan trọng
Doanh nghiệp cam kết luôn tạo ra sản phẩm chất lượng và giá trị bền vững, để
duy trì một môi trường và điều kiện làm việc an toàn, không có nguy cơ đối với sức
khỏe. Xây dựng, duy trì, phát triển, nâng cao tinh thần văn hóa an toàn nơi làm việc
luôn là yêu cầu đầu tiên trong mọi hoạt động sản xuất và cung cấp dịch vụ thông qua
chính sách an toàn – sức khỏe – môi trường.
Bên cạnh đó, qua việc cam kết thực hiện chính sách môi trường sẽ nâng cao
hình ảnh của Doanh nghiệp cùng với việc phòng ngừa từ nơi xuất phát sẽ giảm nguy
cơ ô nhiễm môi trường giúp. Doanh nghiệp kiểm soát tốt nguyên liệu và năng lượng
sẽ giảm lãng phí năng lượng tiêu thụ, giảm phế thải, giảm chi phí và giảm áp lực về
vấn đề môi trường từ người tiêu dùng và các bên có liên quan.
1.3.2. Các quy định về vấn đề môi trường
Ban triển khai hệ thống TNXH có trách nhiệm liệt kê các mối nguy trong công
ty mà có khả năng ảnh hưởng đến an toàn và sức khỏe đến CBCNV. Các khía cạnh
an toàn có thể bao gồm: nhiệt độ, ánh sáng, không khí, tiếng ồn, máy móc thiết bị,
điện, vệ sinh cá nhân, vệ sinh thực phẩm, hóa chất, khi lưu kho, xếp dỡ…
Ban triển khai hệ thống TNXH thảo luận và trình ban giám đốc kế hoạch thực
hiện cải thiện môi trường hiện tại cho người lao động.
Định kỳ hàng năm công ty thuê tổ chức bên ngoài kiểm tra đánh giá môi trường
làm việc. Nếu có trường hợp vượt quá độ cho phép, ngay lập tức ban TNXH sẽ tổ
chức sửa chữa khắc phục.
Tất cả CBCNV đều được trang bị BHLĐ thích hợp. Khi cấp phát công ty ghi
nhận vào Danh sách cấp phát BHLĐ.
Tối thiểu 03 tháng/lần công ty kiểm tra và bảo trì các máy móc thiết bị và ghi
nhận vào phiếu theo dõi bảo trì và sửa chữa thiết bị máy móc.
17
Hàng tháng Đội phòng cháy chữa cháy kiểm tra: các bình chữa cháy và ghi
nhận vào phiếu kiểm tra phòng cháy chữa cháy.
Hàng tuần Ban an toàn công ty kiểm tra tất cả các tủ thuốc y tế, các thiết bị
chữa cháy, vệ sinh nhà xưởng, nhiệt độ …. của công ty và nếu không đạt phải đưa ra
phương án để giải quyết
Định kỳ công ty tổ chức khám sức khỏe cho CBCNV ít nhất là 01 lần/năm;
khám bệnh nghề nghiệp 02 lần/ năm
Trường hợp phát hiện các CBCNV có mắc các bệnh nghề nghiệp, các chứng
bệnh khác ảnh hưởng đến sức khỏe CBCNV, Ban TNXH lập Danh sách CBCNV mắc
bệnh nghề nghiệp/kém sức khỏe trình lên Giám đốc để giải quyết và thông báo đến
các bên quan tâm.
Hàng ngày quản lý xưởng, bộ phận kiểm tra trang thiết bị nước uống và
nếu phát hiện thiếu hay hết nước báo cáo lên phòng HCNS để được cung cấp.
Tất cả các CBCNV đều được phổ biến các quy định về: phòng cháy chữa cháy,
quy định an toàn khi sử dụng máy móc, thiết bị và quy định sử dụng BHLĐ.
Các nhân sự mới công ty đều được tuyên truyền và huấn luyện về HIV/AIDS
Định kỳ 01năm / lần công ty tổ chức huấn luyện và tập dượt về phòng cháy
chữa cháy (do công an Phòng cháy chữa cháy quận huấn luyện).
Định kỳ ít nhất 06 tháng/ lần công ty tổ chức tập dượt ứng phó các tình trạng
khẩn cấp tại công ty và lập biên bản (các tình trạng khẩn cấp như: cháy, tai nạn lao
đông, động đất, khủng bố,…)
Định kỳ 01 năm/lần công ty tổ chức huấn luyện về ATVSLĐ đến CBCNV.
Hàng năm, Ban TNXH xem xét lại các khía cạnh an toàn, lập Biên bản về
kiểm tra an toàn & vệ sinh lao động và đồng thời lên kế hoạch cho năm sau
Hàng ngày quản lý theo dõi và kiểm tra công tác An toàn và vệ sinh lao động:
kiểm tra việc thực hiện quy định (như quy định an toàn khi sử dụng máy móc và thiết
18
bị, quy định sử dụng các bảo hộ lao động,…). Khi phát hiện lao động có hành vi vi
phạm an toàn và vệ sinh lao động, quản lý lập biên bản vi phạm an toàn và vệ sinh
lao động và báo cáo giám đốc để xử lý.
Tất cả các CBCNV thai sản đều được công ty ghi nhận và theo dõi. Hàng năm
ban TNXH báo cáo tình hình lên Giám đốc công ty trong các lần họp Xem xét của
lãnh đạo.
Khi có tai nạn lao động hay sự cố xảy ra, các phòng ban, xưởng, báo cáo và
lập biên bản điều tra về tai nạn lao động trình ban TNXH xem xét và trình giám đốc.
Phòng Hành chánh kế toán lập bảng Khai báo tai nạn lao động trình giám đốc phê
duyệt để gửi bên quan tâm.
Hàng tháng, ban TNXH lập Báo cáo an toàn & vệ sinh lao động báo cáo giám
đốc.
12 tháng/lần, lập báo cáo tình hình an toàn vệ sinh lao động trình Giám đốc
phê duyệt để báo cáo cơ quan nhà nước và thông tin đến các bên quan tâm (theo mẫu
nhà nước).
1.3.3. Các nội dung liên quan về vấn đề môi trường
1.3.3.1. Trách nhiệm của Người sử dụng lao động
Trang bị đầy đủ các phương tiện bảo hộ lao động, phương tiện phòng hộ cá
nhân, phương tiện phòng cháy chữa cháy theo quy định; đảm bảo an toàn lao động,
vệ sinh lao động và cải thiện điều kiện lao động cho NLĐ trong suốt thời gian làm
việc.
Công ty sẽ luôn cố gắng giữ cho nơi làm việc sạch sẽ và an toàn, cũng như
khuyến khích Người lao động thực hiện điều này. Người lao động cần báo cáo ngay
với Người quản lý của mình và người phụ trách về Sức khỏe, an toàn và Môi trường
của Công ty hoặc Giám đốc về các điều kiện không an toàn mà họ phát hiện được tại
nơi làm việc để ngăn chặn tai nạn
19
Tổ chức các lớp tập huấn, huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động, phòng
cháy chữa cháy;
Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho NLĐ theo đúng quy định;
Kiểm định các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt theo quy định;
Tuyệt đối không bố trí vào các đơn vị sản xuất những người lao động chưa
được học an toàn lao động và nội qui lao động của Công ty.
Tuyệt đối nghiêm cấm những người không có phận sự tự ý sửa chữa và vận
hành các thiết bị máy móc khi chưa được sự đồng ý của người có thẩm quyền.
Ban hành các nội quy về an toàn lao động, vệ sinh lao động, phòng chống cháy
nổ.
1.3.3.2. Trách nhiệm của Người lao động
Tham gia đầy đủ các buổi huấn luyện, hướng dẫn các tiêu chuẩn, biện pháp về
an toàn lao động, vệ sinh lao động, phòng cháy chữa cháy do Công ty tổ chức.
Chấp hành lịch khám sức khỏe hàng năm do Công ty, đơn vị tổ chức tổ chức.
Khi đến nơi sản xuất, quy định phải mang đầy đủ trang bị bảo hộ lao động
được cấp. Chấp hành nghiêm chỉnh các chỉ dẫn về trang phục BHLĐ và các biện pháp
an toàn vệ sinh lao động theo đúng qui định. Người lao động phải tuyệt đối tuân thủ
và chấp hành những quy trình, sử dụng máy móc thiết bị khi thực hiện nhiệm vụ sản
xuất tại doanh nghiệp.
Bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân, dụng cụ làm việc đã được trang bị,
các thiết bị an toàn, vệ sinh nơi làm việc, nếu làm mất hoặc hư hỏng thì phải bồi
thường cho Công ty.
Khi có tai nạn lao động xảy ra phải tham gia cấp cứu và khắc phục hậu quả.
Có quyền từ chối làm việc, rời bỏ vị trí làm việc khi thấy có nguy cơ xảy ra tai
nạn lao động đe dọa đến tính mạng hoặc sức khỏe của bản thân nhưng phải báo cáo
ngay cho người có trách nhiệm để có biện pháp khắc phục.
20
Tuân thủ các quy định về phòng cháy, chữa cháy. Khi xảy ra hỏa hoạn phải có
trách nhiệm cứu chữa kịp thời và báo cho những người xung quanh và lãnh đạo Công
ty;
Lau chùi, bảo quản máy móc thiết bị được giao theo hướng dẫn.
Hết giờ làm việc phải sắp xếp các tài liệu, vật dụng, trang thiết bị làm việc gọn
gàng, ngăn nắp. Tất cả các hồ sơ, sổ sách và những tài liệu khác phải được lưu trữ
trong tủ khi kết thúc thời gian làm việc; khi rời khỏi văn phòng, tắt tất cả các công tắt
điện và các thiết bị chạy bằng điện; Kiểm tra để chắc chắn không có tàn thuốc tại nơi
làm việc; và nếu có bất kỳ ổ cắm hoặc hệ thống dây diện hoặc bất kỳ nguồn dễ cháy
nào bị hư hỏng thì cần báo cáo để sửa chữa. Tắt hết các thiết bị điện (trừ các thiết bị
được phép do yêu cầu công việc)
Ở những nơi làm việc, nơi để máy móc thiết bị sản xuất dễ xảy ra nguy hiểm,
tai nạn thì người được giao nhiệm vụ phải cấm người không có nhiệm vụ miễn vào.
Người lao động phải tuân thủ quy định về phòng cháy do Công ty ban hành.
Trong trường hợp hỏa hoạn, người lao động phải tuân theo sự chỉ dẫn của đội PCCC
công ty, đội cứu hỏa (nếu có) và các quy định chống cháy.
Người lao động phải tham gia tập huấn PCCC do công ty hoặc cơ quan PCCC
tổ chức.
Người lao động phải giữ nơi làm việc của mình sạch và gọn gàng.
Người lao động phải tuân thủ nghiêm ngặt tất cả các chính sách về môi trường
và an toàn của công ty.
Trong trường hợp Người lao động trải qua các chấn thương dưới bất kỳ dạng
nào tại khuôn viên của Công ty hoặc trong khi thực hiện hoạt động kinh doanh của
Công ty, Người lao động cần thông báo cho Người quản lý và người phụ trách về Sức
khỏe, An toàn và Môi trường của Công ty hoặc Giám đốc ngay lập tức.
21
1.4. LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG DOANH NGHIỆP
1.4.1. Mục tiêu giáo dục môi trường
Hội nghị quốc tế về giáo dục môi trường của Liên hiệp quốc tại Tbilisi (1977)
xác định mục tiêu của giáo dục môi trường:” cung cấp kiến thức, nhận thức, thái độ,
kỹ năng cho cá nhân và cộng đồng hiểu biết, quan tâm và khuyến khích họ tham gia
tích cực vào việc cải thiện và bảo vệ môi trường.”
Chỉ thị 36-CT/TW của Bộ Chính trị ngày 25/6/1998 về “Tăng cường công tác
bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” đã chỉ rõ:
“Bảo vệ môi trường là một vấn đề sống còn của đất nước, của nhân loại; là nhiệm vụ
có tính xã hội sâu sắc, gắn liền với cuộc đấu tranh xoá đói giảm nghèo ở mỗi nước,
với cuộc đấu tranh vì hoà bình và tiến bộ xã hội trên phạm vi toàn thế giới”. Chỉ thị
đã đưa ra 8 giải pháp lớn về bảo vệ môi trường, trong đó giải pháp đầu tiên là:
“Thường xuyên giáo dục, tuyên truyền, xây dựng thói quen, nếp sống và các phong
trào quần chúng bảo vệ môi trường”.
Từ mục tiêu giáo dục môi trường này, việc GDMT không chỉ là việc học một
lần trong đời, mà là học suốt đời và phải được tiến hành giáo dục sâu rộng ngay từ
tuổi ấu thơ tới trưởng thành. Ở nước ta, giáo dục môi trường trong nhà trường giúp
“con người giác ngộ về môi trường,” với người trưởng thành “là người công dân có
trách nhiệm với môi trường.” Với người đang hoạt động sản xuất, giảng dạy, dịch vụ,
quản lý thành “nhà chuyên môn thấu hiểu về môi trường.”
Xuất phát từ những mục tiêu giáo dục nói chung, hoạt động giáo dục môi
trường tại xí nghiệp có mục tiêu cụ thể.
 Mục tiêu giáo dục môi trường tại xí nghiệp:
Về kiến thức:
Trình bày được khái niệm chính sách môi trường, những quy định chung về
an toàn vệ sinh lao động, quy định cụ thể về ATLĐ-VSLĐ, an toàn PCCC, phân loại
rác thải, các khía cạnh môi trường có ý nghĩa. Đánh giá rủi ro môi trường tại khu vực
22
làm việc. Nêu được các chủ trương, chính sách của xí nghiệp về bảo vệ môi trường,
về các biện pháp bảo vệ môi trường tại xí nghiệp.
Về nhận thức, hành vi:
Giáo dục môi trường cần làm cho công nhân viên có nhận thức đúng đắn trong
việc bảo vệ môi trường (phân loại rác, bỏ rác đúng nơi qui định...), bảo vệ sức khỏe
(mang bảo hộ lao động suốt trong thời gian sản xuất theo quy luật hiện hành), thực
hiện sản xuất an toàn lao động. Chủ động tham gia tích cực các hoạt động an toàn
trong sản xuất, hoạt động bảo vệ môi trường,phản ảnh hành vi gây hại cho môi trường
cũng như hành vi không chấp hành qui định an toàn lao động.
Về kỹ năng:
Hình thành kỹ năng đánh giá các khía cạnh môi trường, phòng ngừa và ứng
phó các rủi ro xảy ra. Biết cách tuyên truyền, vận động bảo vệ môi trường trong xí
nghiệp. Điều quan trọng nhất là công nhân viên có những hành động cụ thể bảo vệ
môi trường.
1.4.2. Nguyên tắc giáo dục môi trường tại xí nghiệp
Hiểu tất cả yêu cầu của tiêu chuẩn môi trường và các bước cơ bản để thiết lập
hệ thống quản lý môi trường.
Nắm vững nguyên tắc xác định khía cạnh và các đánh giá tác động để xác định
khía cạnh môi trường có ý nghĩa.
1.4.3. Nội dung giáo dục môi trường tại xí nghiệp
Nội dung Giáo dục môi trường theo hình thức chính qui
 Môi trường
- Khái niệm về môi trường, quản lý môi trường
- Yếu tố tác động qua lại với môi trường
- Các vấn đề môi trường chính yếu
- Luật bảo vệ môi trường, những chủ trương chính sách của Đảng
và nhà nước về BVMT, các biện pháp BVMT
23
- Hiểu định nghĩa 4R trong quản lý môi trường
- Bộ tiêu chuẩn hệ thống quản lý môi trường
- Khía cạnh môi trường, tác động môi trường
- Vai trò, trách nhiệm và quyền hạn trong việc BVMT
- Thái độ, kỹ năng, kiến thức và trách nhiệm về BVMT.
 An toàn lao động
- An toàn lao động, yếu tố nguy hiểm, vùng nguy hiểm, tai nạn lao
động
- Vệ sinh lao động, yếu tố có hại ,khoa học vệ sinh lao động
- Bảo hộ lao động
- Bệnh nghề nghiệp
- Phương tiện bảo vệ cá nhân
- An toàn lao động Chung
 Phân loại rác thải
- Rác thải sinh hoạt
- Rác thải công nghiệp thông thường
- Rác thải nguy hại
- Dán nhãn
- Quy trình thu gom rác
 An toàn PCCC
- Diễn tập PCCC
- Biết cách sử dụng các thiết bị PCCC
- Ứng phó khi xảy ra cháy
 Các khía cạnh môi trường có ý nghĩa
- Các khía cạnh môi trường và các tác động đến môi trường của
nó;
- Các chuẩn mực được sử dụng để xác định các khía cạnh môi
trường có ý nghĩa;
- Phương pháp đánh giá khía cạnh môi trường ý nghĩa
24
Nội dung giáo dục môi trường theo hình thức không chính qui
Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền phục vụ công tác giáo dục MT bằng
các khẩu hiệu, băng rôn, ký hiệu, tổ chức các chương trình an toàn lao động thông
qua trò chơi...Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về môi trường, an toàn lao động. Tham
gia vệ sinh, thu gom và phân loại rác tại nơi làm việc.
Xây dựng thói quen, nếp sinh hoạt thông qua tiết kiệm năng lượng, tái sử dụng,
dùng sản phẩm tái chế. Hướng dẫn cách xây dựng và quản lý các rủi ro tiềm ẩn có
liên quan đến hệ thống môi trường. Từng bước sử dụng các nhiên liệu theo hướng
thân thiện hơn với môi trường. Đẩy mạnh phát triển ứng dụng công nghê cao trong
bảo vệ môi trường.
1.4.4. Các loại hình thức giáo dục môi trường
 Giáo dục môi trường chính qui
Khoản 1 điều 5 luật giáo dục 2019, giáo dục chính quy là giáo dục theo khóa
học trong cơ sở giáo dục để thực hiện một chương trình giáo dục nhất định, được thiết
lập theo mục tiêu của các cấp học, trình độ đào tạo và được cấp văn bằng của hệ thống
giáo dục quốc dân. Do đó, đã có một số luật và quy định quan trọng, hỗ trợ cho việc
lồng ghép GDMT vào hệ thống giáo dục chính quy. Năm 1973, Luật bảo vệ môi
trường đã được Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua.
Luật này đã giúp thiết lập khung pháp lý quan trọng cho GDMT trong các trường học
phổ thông Việt Nam. Theo nghị định 44/2016/NĐ-CP thời gian huấn luyện cập nhật
kiến thức, kỹ năng về an toàn, vệ sinh lao động ít nhất 2 năm/lần, kể từ ngày cấp giấy
chứng nhận huấn luyện, thẻ an toàn có hiệu lực. Riêng nhóm 4 (người lao động) tập
huấn mỗi năm 1 lần.
Nhóm 1: Người quản lý phụ trách công tác ATVSLD: 16 giờ
Nhóm 2: Người làm công tác ATVSLD: 48 giờ
Nhóm 3: Người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về
ATVSLD: 24 giờ
Nhóm 4: Người lao động: 16 giờ
25
Nhóm 5: Người làm công tác y tế: 56 giờ
Trong đó, thời gian huấn luyện cấp Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn y tế
lao động ít nhất là 40 giờ, nội dung huấn luyện cấp giấy chứng nhận an toàn, vệ sinh
lao động ít nhất là 16 giờ
- Nhóm 6: An toàn, vệ sinh viên tổng thời gian huấn luyện ít nhất 4 giờ
 Giáo dục môi trường không chính qui
Giáo dục môi trường không chính quy được lập kế hoạch và nhằm vào những
đối tượng, mục tiêu nhất định nhưng diễn ra ngoài hệ thống giáo dục chính quy. Các
hoạt động GDMT được thông qua các tổ chức phi chính phủ (NGOs), các lớp tập
huấn cho cán bộ khuyến nông, khuyến lâm, trong các khu công nghiệp...và các hoạt
động mang tính ngành nghề khác nhau.
GDMT thông thường là loại hình không có kế hoạch xác định. Hình thức giáo
dục có thể được thực hiện khác nhau, thường thông qua hệ thống phương tiện thông
tin đại chúng, các cuộc đối thoại, ca hát, loa truyền thanh, vô tuyến truyền hình, báo
chí, phim ảnh, biển hiệu, áp phích..
Một trong những phương thức được coi là hiệu quả đang được áp dụng rộng
rãi là kết hợp GDMT và truyền thông. Như trình diễn (loại hình này được tiến hành
nhiều ở các điểm tham quan văn hóa và du lịch thiên nhiên);tiếp thị xã hội (được sử
dụng trong các hoạt động tiếp thị kinh doanh nhằm truyền bá tư tưởng); vận động xã
hội (hoạt động truyền thông nhằm, thúc đẩy các tầng lớp trong xã hội cũng nhau giải
quyết một vấn đề được ưu tiên); truyền thông đại chúng( đây là loại hình phổ biến
nhằm nâng cao nhận thức của quần chúng).
1.4.5. Phương pháp giáo dục môi trường tại xí nghiệp
Phương pháp giáo dục môi trường tại xí nghiệp ngoài các phương pháp chung
như giảng giải, giải thích, băng rôn, khẩu hiệu thì giáo dục môi trường tại xí nghiệp
còn sử dụng ảnh các phương thức các phương pháp khác nhau như:
1.4.5.1.Phương pháp hoạt động thực tiễn
26
Là những hoạt động thiết thực cụ thể như vệ sinh nơi làm việc, phân loại rác,
nhận diện các mối nguy hiểm tại khu vực làm việc, ..Thông qua các hoạt động thực
tiễn này người lao động sẽ nâng cao nhận thức về môi trường, an toàn lao động, cải
thiện được thái độ và hành vi ứng xử với môi trường.
1.4.5.2 Phương pháp giải quyết vấn đề cộng đồng
Xí nghiệp nào cũng có những đặc thù riêng về vị trí địa lý, đặc điểm phát triển
kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa và cả vấn đề ô nhiễm môi trường. Vì vậy, cần phải
tìm hiểu tổ chức và bối cảnh của tổ chức để giáo dục cho công nhân viên có những
hành động thiết thực cụ thể và hiệu quả vào việc tuân thủ bảo vệ môi trường.
1.4.5.3. Phương pháp nêu gương
Ban giám đốc, các trưởng bộ phận quản lý, tổ trưởng là hình ảnh sống động
ảnh mà công nhân viên nhìn thấy hàng ngày và bắt chước làm theo. Vì vậy, để CNV
có ý thức bảo vệ môi trường thì trước hết ban giám đốc, các cán bộ phải có ý thức
bảo vệ môi trường.
1.4.6. Các hình thức phương tiện giáo dục môi trường tại xí nghiệp
Có rất nhiều hình thức giáo dục môi trường, ngoài các kênh phương tiện thông
tin đại chúng (báo, đài), thì các hoạt động BVMT còn được tổ chức trong cộng đồng
(khu dân cư, xóm,..), trong hệ thống pháp luật và giáo dục quốc dân..
Tuy nhiên dù bất kì hình thức giáo dục nào, giáo dục môi trường nhằm giúp
cho cộng đồng hiểu được bản chất phức tạp của hệ thống môi trường thiên nhiên cũng
như nhân tạo để từ đó giúp con người có những hành vi đối xử “thân thiện” và sống
hòa thuận với thiên nhiên hơn.
Tại xí nghiệp giáo dục môi trường được tiến hành thông qua hình thức chính
qui và không chính qui. Nên phương tiện dạy học cũng theo hai hình thức này
Hình thức chính qui: Tổ chức các lớp đào tạo theo chuyên đề hoặc đào tạo
chuyên sâu loại hình từ cơ bản, thực hành tới nâng cao thông qua các khóa đào. Căn
cứ nhu cầu đào tạo và tính chất cần đào tạo, xí nghiệp sẽ có hình thức, phương pháp,
27
phương tiện đào tạo, cụ thể phải xem xét điều kiện sẵn có tại Công ty để xác định các
nội dung đào tạo như:
Đối tượng bồi dưỡng: Cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ,
công nhân kỹ thuật.
Địa điểm tổ chức bồi dưỡng: tại công ty
Nội dung bồi dưỡng: Phải gắn liền với công việc.
Phương pháp đào tạo, bồi dưỡng: Tự đào tạo tại chỗ, đào tạo mới hay đào tạo
bổ sung.
Thời gian đào tạo, bồi dưỡng: Ngắn hạn hay dài hạn, tập trung hay bán tập
trung.
Phương tiện đào tạo, bồi dưỡng: lớp học, máy chiếu, giáo trình, micro, ..
Ưu điểm: trong một thời gian ngắn công nhân viên được truyền thụ một khối
lượng lớn kiến thức; các công nhân viên lĩnh hội tri thức dưới sự trình bày một cách
khoa học, hệ thống từ đó nâng cao được kiến thức, thái độ và kỹ năng của công nhân
viên đối với môi trường.
Hạn chế: tính tập trung của công nhân viên vào nội dung đào tạo, bồi dưỡng
không cao, gây nhàm chán;
Hình thức không chính qui:
Luật BVMT số 72/2020/QH12 ngày 17/11/2020 của Quốc hội Nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trong đó, Điều 5, 6 đề cập đến chính sách của Nhà nước về BVMT và những
hoạt động được khuyến khích, trong đó có công tác tuyên truyền, giáo dục về môi
trường và đào tạo nguồn nhân lực BVMT.
Giáo dục môi trường tại xí nghiệp được lồng ghép vào buổi họp định kỳ tại xí
nghiệp, thông qua các kênh thông tin của công ty như bảng thông báo, loa phát thanh,
28
khẩu hiệu, biển báo, ..những phương tiện có khả năng tác động rộng rãi tới đông đảo
công nhân viên.
Hoạt động thực tiễn bảo vệ môi trường bao gồm nhiều hoạt động như khuyến
khích người lao động trong việc tiết kiệm nước, đóng chặt tất cả các van khóa nước
sau khi sử dụng;Khuyến khích tất cả nhân viên thực hành tái chế và tái sử dụng các
nguồn lực sẳn có để giảm sự lãng phí và BVMT;Tắt những nguồn sáng không cần
thiết, thường xuyên kiểm tra các thiết bị điện;Tránh dùng bao nylon và những vật
dụng khác tương tự khi không cần thiết;Bỏ rác ở những nơi được chỉ định và không
được bỏ rác bừa bãi nhăm giữ vệ sinh chung và BVMT;Những thùng chứa hóa chất
rỗng phải để riêng;Giảm bớt những tác động tiêu cực đến môi trường bằng cách giảm
bớt rác thải thông qua việc sử dụng các nguyên vật liệu, nguồn năng lượng và nguồn
nước nhằm quản lý sự hoạt động của chúng đem lại ảnh hưởng tốt với môi trường.
Các hoạt động thực tiễn bảo vệ môi trường có vai trò quan trọng trong việc hình thành
hành vi và thói quen bảo vệ môi trường của công nhân viên. Tại công ty đưa ra mục
tiêu cam kết bền vững• Giảm 50% tác động carbon • Giảm 50% việc sử dụng nguyên
liệu thô • Đảm bảo 90% chất thải có thể tái chế hoặc tái sử dụng • Giảm 20% lượng
nước sử dụng và chất thải.
Thuận lợi: với hình thức này sẽ bộc lộ ra nhận thức và hành vi tích cực của
người lao động trong việc áp dụng những lý thuyết trong thực hành trong việc bảo vệ
môi trường làm việc cũng như môi trường xung quanh.
1.5 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG
DOANH NGHIỆP
Việt nam là nước có quy mô dân số lớn, tương đối trẻ. Mỗi năm có khoảng
gần 1 triệu người bước vào tuổi lao động đây là một lợi thế cạnh tranh quan trọng của
nước ta trong việc thu hút đầu tư nước ngoài góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
Với tốc độ phát triển các khu công nghiệp, cùng với tốc độ tăng trưởng kinh
tế toàn cầu, nền kinh tế nước ta phát triển nhanh chóng, khoa học kỹ thuật, công nghệ
phát triển giúp người lao động thủ công thay thế bằng những máy móc. Năng suất lao
29
động tăng nâng mức sống con người ngày càng cao, mức sống của nhân dân ngày
càng được cải thiện rõ rệt. Bên cạnh tạo nhiều cơ hội việc làm cho người lao động,
các doanh nghiệp còn đòi hỏi năng lực, phẩm chất cao hơn từ bản thân người lao
động.
Nhưng lực lượng lao động lại có xuất phát điểm, nền tảng, trình độ (công nghệ,
nguồn nhân lực..) còn hạn chế. Tâm lý độ tuổi này cũng có nhiều biến động và phức
tạp so với các độ tuổi khác. phụ thuộc rất cụ thể vào hoàn cảnh, điều kiện kinh tế,
giới tính, xã hội, giáo dục của từng cộng đồng, từng dân tộc, từng thời đại khác nhau.
Quá trình sinh lý trong giai đoạn này rất phức tạp. Do đó, phải xác định được năng
lực cần thiết của người lao động, đảm bảo rằng nhân sự có năng lực dựa trên giáo
dục, đào tạo, hoặc kinh nghiệm. Đây chính là nền tảng để phát triển tổ chức giáo dục
môi trường quan trọng trong xí nghiệp.
Ngoài, biện pháp phát huy được tinh thần làm việc và để người công nhân có
trách nhiệm trong công việc cũng như việc bảo vệ môi trường làm việc, bên cạnh việc
cải thiện cơ sở vật chất, phương tiện làm việc thì giáo dục trong thời kỳ này mang ý
nghĩa quan trọng và to lớn. Nó giúp con người có sự hiểu biết về môi trường, có quan
niệm và cái nhìn đúng đắn về môi trường để hạn chế những hành vi gây ảnh hưởng
đến môi trường.
Hơn thế nữa, quá trình giáo dục bảo vệ môi trường là một quá trình lâu dài,
liên tục và phải được bắt đầu ngay chính nơi mà họ làm việc. Nơi mà họ tạo ra sản
phẩm và tạo ra rác thải. Để cuối cùng, các hoạt động của người lao động và công ty
đạt được kết quả cam kết sự phát triển bền vững.
KẾT LUẬN CHƯƠNG I
Qua việc hệ thống hóa các công trình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam,
người nghiên cứu đã làm rõ các nội dung sau
- Lịch sử giáo dục trong và ngoài nước liên quan đến vấn đề giáo dục môi
trường
30
- Phân tích các từ ngữ chuyên môn về giáo dục, môi trường, giáo dục môi
trường.
- Làm rõ lý luận về vấn đề môi trường trong doanh nghiệp.
- Làm rõ lý luận về giáo dục môi trường trong doanh nghiệp
- Tìm các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục môi trường trong doanh nghiệp
Từ những cơ sở trên, đề tài tiếp tục nghiên cứu khảo sát thực trạng giáo dục
môi trường cho công nhân viên tại Công ty Texon Việt Nam.
31
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG CHO CÔNG NHÂN VIÊN TẠI
CÔNG TY TEXON VIỆT NAM
2.1. MỘT VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TEXON
2.1.1 Khái quát chung về Texon
Texon được thành lập tại Mỹ năm 1947, vào thập niên 1950 doanh số bán hàng
tăng tại hơn 30 quốc gia. Sau 10 năm Các nhà máy mới được thành lập tại Pháp, Đức,
Đài Loan; trong những năm này sản phẩm tấm lót giày xenluloza chống tĩnh điện đầu
tiên trên thế giới được ra đời. Giai đoạn 1970-1980, thành lập nhà máy mới ở Vương
Quốc Anh và Ý, phát minh ra những sản phẩm mới đầu tiên trên thế giới tấm lót giày
không dệt đục lỗ bằng kim và tấm lót giày chống tĩnh điện không dệt. Trong thập
niên 1990, là giai đoạn phát minh ra vật liệu tấm lót giay thân thiện với môi trường –
Texon Ecosole. Những năm 2000, đây là giai đoạn công ty đã thành công với dự án
giảm chất thải và sử dụng 70% thành phần tái chế cho sản phẩm Nviro 70. Năm 2010
– 2014, mở rộng nhà kho ở khu Chennai và Agra thuộc Ấn Độ. Năm 2016, mở rộng
thêm nhà xưởng ở Quảng Đông Trung Quốc. Sau 4 năm (2020), nhà máy đầu tiên tại
Việt Nam đã thành lập với tổng diện tích 6.204m2 với mục tiêu sản xuất, gia công
các bộ phận của giày dép phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu với quy mô
160 triệu sản phẩm/năm.
Cơ cấu tổ chức: với hơn 70 năm kinh nghiệm và chuyên môn trong việc phát
triển các vật liệu đổi mới, đẳng cấp hàng đầu và bền vững. Cho đến 2020, Texon có
hơn 550 nhân viên, nhân viên bán hàng và hỗ trợ tại 90 quốc gia trên toàn thế giới,
30 triệu mét vuông vật liệu được sản xuất hàng năm, 6 địa điểm sản xuất và hơn 100
dòng sản phẩm đẳng cấp thế giới – những con số dưới đây cho thấy lý do tại sao
Texon là tổ chức ấn tượng như vậy và lý do mà rất nhiều thương hiệu hàng đầu thế
giới đã chọn.
Tầm nhìn và sứ mệnh: Công ty đặt mục tiêu sẳn sàng và bắt đầu hỗ trợ khách
hàng để tạo ra giá trị Bền vững cho thương hiệu, khách hàng, hành tinh và con người.
32
Công ty cam kết thúc đẩy hoạt động bảo vệ môi trường thông qua việc bảo tồn, áp
dụng các quy trình sản xuất tinh gọn và khả năng tái chế các sản phẩm. Công ty duy
trì các tiêu chuẩn chấp nhận quản lý đối với hệ thống chất lượng và Môi trường.
Mục tiêu: ngoài việc tập trung vào phát triển sản phẩm, công ty có mục tiêu
dến năm 2025 giảm 50% tác động carbon;giảm 50% việc sử dụng nguyên liệu thô;
đảm bảo 90% chất thải có thể tái chế hoặc tái sử dụng; giảm 20% lượng nước sử dụng
và chất thải với mục đích tạo ra sản phẩm giày dép thân thiện với môi trường và đảm
bảo tính bền vững trong sản xuất.
2.1.2 Thành lập
Công ty thuê Nhà máy có sẵn đặt tại Đường 06, KCN An Phước, Xã An Phước,
Huyện Long Thành, Tỉnh Đồng Nai của Công ty Cổ phần Khải Toàn, với diện tích
Nhà máy số 02 là 2.934m2 (diện tích xây dựng là 2.820m2, trong đó: diện tích Nhà
máy là 2.706m2 và diện tích văn phòng là 228m2); Nhà máy số 03 là 3.516 m2 (diện
tích xây dựng là 3.384m2), trong đó: diện tích Nhà máy là 3.252m2 và diện tích văn
phòng là 264m2) tại Giấy xác nhận số 04/XN-KCNĐN ngày 14 tháng 01 năm 2019.
2.1.3 Ngành nghề
Dự án “Nhà máy sản xuất, gia công các bộ phận của giày dép với quy mô 160
triệu sản phẩm/năm (tương đương 3.000 tấn sản phẩm/năm)” với mục tiêu: Sản xuất,
gia công các bộ phận của giày dép phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Dự án khi đi vào hoạt động không chỉ đem lại những lợi ích kinh tế cho địa
phương, cho nhà đầu tư; mà còn góp phần nâng cao thu nhập cho người dân tại địa
phương. Khi dự án đi vào hoạt động sẽ đóng góp vào sự phát triển và tăng trưởng của
nền kinh tế của huyện Long Thành nói riêng và tỉnh Đồng Nai nói chung. Tham gia
cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế góp phần phát triển kinh tế cho địa
phương.
Khai thác được lợi thế vị trí và hiệu quả sử dụng của khu đất.
33
Giải quyết công ăn việc làm cho 100 người lao động tại chỗ và nộp khoản ổn
định cho ngân sách địa phương.
Tăng thu cho ngân sách: Dự án đi vào hoạt động sẽ đóng góp hàng năm cho
ngân sách của địa phương các khoản thuế thu nhập và các khoản phí lệ phí khác, góp
phần tăng thu ngân sách của huyện nhà, cụ thể: hàng năm nộp thuế môn bài, nộp thuế
thu nhập doanh nghiệp, thuế VAT, tiền thuê đất,…
Mang lại lợi ích cho nhà đầu tư: Bên cạnh lợi ích kinh tế cho địa phương, dự
án còn tạo ra nguồn thu nhập lớn hàng năm cho doanh nghiệp.
2.2. MÔ TẢ KHẢO SÁT THỰC TRẠNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG CHO
CNV TẠI XÍ NGHIỆP
2.2.1 Mục đích khảo sát
Khảo sát được nhận thức, thái độ và hành vi bảo vệ môi trường của CNV tại
xí nghiệp. Tìm hiểu thực trạng các hoạt động giáo dục ý thức về bảo vệ môi trường
cho công nhân viên, đánh giá của cán bộ về sự tích cực khi được tham gia các chương
trình đào tạo, bồi dưỡng, các phương pháp và hoạt động.
2.2.2 Nội dung khảo sát
Tìm hiểu các nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục môi trường của
công nhân viên ở Công ty Texon Việt Nam và thực trạng việc tổ chức giáo dục môi
trường của Công ty.
1. Thực trạng nhận thức, thái độ và hành vi của công nhân viên trong việc
BVMT.
2. Thực trạng hoạt động tổ chức giáo dục môi trường tại Công ty Texon Việt
Nam.
2.2.4 Công cụ khảo sát
Phiếu khảo sát (phụ lục 1, phụ 4, phụ lục 5 và phụ lục 6) và phiếu phỏng vấn
(phụ lục 2,phụ lục 3)
34
2.2.5 Mẫu khảo sát
Người nghiên cứu đã khảo sát 30 công nhân viên và 10 cán bộ của công ty
Texon Việt Nam.
Tổng số phiếu phát ra: 40 phiếu. Tổng số phiếu thu về: 40 phiếu
2.2.6 Phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng phương pháp thống kê toán học, sử dụng chương trình Excel để nhập
số liệu kết quả điều tra thực trạng. Sau khi thu thập số liệu, chúng tôi sẽ sử dụng phần
mềm Excel để xử lý. Kết quả kiểm tra hai nội dung trên sẽ được xử lý theo phương
pháp thống kê toán học:
- Lập bảng tần số, tần suất, tính giá trị trung bình.
- Vẽ các biểu đồ tương ứng với các bảng trên.
Qua đó, người nghiên cứu tiến hành phân tích, so sánh, tổng hợp, rút ra những
quan điểm, những giả thuyết được xây dựng trong luận văn.
2.3. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TRONG CÔNG TY
2.3.1 Thực trạng nhận thức bảo vệ môi trường của người lao động tại công ty
Texon
Để có thái độ và hành vi tốt đối với môi trường sống, công nhân viên cần có
nhận thức đúng và đầy đủ về môi trường. Những nhận thức đó bao gồm: các kiến
thức về việc phân loại rác như thế nào, các nhóm rác nào có thể tái chế được, sự
phong phú của các hoạt động BVMT, nhận thức về tầm quan trọng của đào tạo môi
trường..
2.3.1.1 Sự hiểu biết của công nhân viên về phân loại rác và những hành vi BVMT
thông qua tái chế
Đánh giá sự hiểu biết của công nhân viên về môi trường là các câu hỏi: “bạn
có biết cách phân loại rác hay không?” và “ quy cách thu gom và đóng gói không?”
Kết quả khảo sát hiểu biết về việc phân loại rác thể hiện ở bảng 1:
Giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty Texon Việt Nam.pdf
Giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty Texon Việt Nam.pdf
Giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty Texon Việt Nam.pdf
Giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty Texon Việt Nam.pdf
Giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty Texon Việt Nam.pdf
Giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty Texon Việt Nam.pdf
Giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty Texon Việt Nam.pdf
Giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty Texon Việt Nam.pdf
Giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty Texon Việt Nam.pdf
Giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty Texon Việt Nam.pdf
Giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty Texon Việt Nam.pdf
Giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty Texon Việt Nam.pdf
Giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty Texon Việt Nam.pdf
Giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty Texon Việt Nam.pdf
Giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty Texon Việt Nam.pdf
Giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty Texon Việt Nam.pdf
Giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty Texon Việt Nam.pdf
Giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty Texon Việt Nam.pdf
Giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty Texon Việt Nam.pdf
Giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty Texon Việt Nam.pdf
Giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty Texon Việt Nam.pdf
Giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty Texon Việt Nam.pdf
Giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty Texon Việt Nam.pdf
Giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty Texon Việt Nam.pdf
Giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty Texon Việt Nam.pdf
Giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty Texon Việt Nam.pdf
Giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty Texon Việt Nam.pdf
Giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty Texon Việt Nam.pdf
Giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty Texon Việt Nam.pdf
Giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty Texon Việt Nam.pdf
Giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty Texon Việt Nam.pdf
Giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty Texon Việt Nam.pdf
Giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty Texon Việt Nam.pdf
Giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty Texon Việt Nam.pdf
Giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty Texon Việt Nam.pdf
Giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty Texon Việt Nam.pdf
Giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty Texon Việt Nam.pdf
Giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty Texon Việt Nam.pdf
Giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty Texon Việt Nam.pdf
Giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty Texon Việt Nam.pdf
Giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty Texon Việt Nam.pdf
Giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty Texon Việt Nam.pdf
Giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty Texon Việt Nam.pdf
Giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty Texon Việt Nam.pdf
Giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty Texon Việt Nam.pdf
Giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty Texon Việt Nam.pdf
Giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty Texon Việt Nam.pdf
Giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty Texon Việt Nam.pdf
Giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty Texon Việt Nam.pdf
Giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty Texon Việt Nam.pdf
Giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty Texon Việt Nam.pdf
Giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty Texon Việt Nam.pdf
Giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty Texon Việt Nam.pdf
Giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty Texon Việt Nam.pdf
Giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty Texon Việt Nam.pdf
Giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty Texon Việt Nam.pdf
Giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty Texon Việt Nam.pdf
Giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty Texon Việt Nam.pdf
Giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty Texon Việt Nam.pdf
Giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty Texon Việt Nam.pdf
Giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty Texon Việt Nam.pdf
Giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty Texon Việt Nam.pdf
Giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty Texon Việt Nam.pdf
Giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty Texon Việt Nam.pdf
Giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty Texon Việt Nam.pdf
Giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty Texon Việt Nam.pdf
Giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty Texon Việt Nam.pdf
Giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty Texon Việt Nam.pdf
Giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty Texon Việt Nam.pdf
Giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty Texon Việt Nam.pdf
Giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty Texon Việt Nam.pdf
Giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty Texon Việt Nam.pdf
Giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty Texon Việt Nam.pdf
Giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty Texon Việt Nam.pdf
Giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty Texon Việt Nam.pdf
Giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty Texon Việt Nam.pdf
Giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty Texon Việt Nam.pdf
Giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty Texon Việt Nam.pdf
Giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty Texon Việt Nam.pdf
Giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty Texon Việt Nam.pdf
Giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty Texon Việt Nam.pdf
Giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty Texon Việt Nam.pdf
Giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty Texon Việt Nam.pdf
Giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty Texon Việt Nam.pdf
Giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty Texon Việt Nam.pdf
Giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty Texon Việt Nam.pdf
Giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty Texon Việt Nam.pdf
Giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty Texon Việt Nam.pdf
Giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty Texon Việt Nam.pdf
Giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty Texon Việt Nam.pdf
Giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty Texon Việt Nam.pdf
Giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty Texon Việt Nam.pdf
Giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty Texon Việt Nam.pdf
Giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty Texon Việt Nam.pdf
Giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty Texon Việt Nam.pdf
Giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty Texon Việt Nam.pdf
Giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty Texon Việt Nam.pdf
Giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty Texon Việt Nam.pdf
Giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty Texon Việt Nam.pdf
Giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty Texon Việt Nam.pdf
Giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty Texon Việt Nam.pdf
Giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty Texon Việt Nam.pdf
Giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty Texon Việt Nam.pdf
Giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty Texon Việt Nam.pdf
Giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty Texon Việt Nam.pdf
Giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty Texon Việt Nam.pdf
Giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty Texon Việt Nam.pdf
Giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty Texon Việt Nam.pdf
Giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty Texon Việt Nam.pdf
Giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty Texon Việt Nam.pdf
Giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty Texon Việt Nam.pdf
Giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty Texon Việt Nam.pdf
Giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty Texon Việt Nam.pdf
Giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty Texon Việt Nam.pdf
Giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty Texon Việt Nam.pdf
Giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty Texon Việt Nam.pdf
Giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty Texon Việt Nam.pdf
Giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty Texon Việt Nam.pdf

More Related Content

Similar to Giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty Texon Việt Nam.pdf

Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ...
Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ...Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ...
Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
La42.007 nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển...
La42.007 nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển...La42.007 nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển...
La42.007 nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ...
Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ...Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ...
Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
luan van thac si kinh te (33).pdf
luan van thac si kinh te (33).pdfluan van thac si kinh te (33).pdf
luan van thac si kinh te (33).pdf
Nguyễn Công Huy
 

Similar to Giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty Texon Việt Nam.pdf (20)

đáNh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn quận 3, thành phố ...
đáNh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn quận 3, thành phố ...đáNh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn quận 3, thành phố ...
đáNh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn quận 3, thành phố ...
 
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT, 9đ
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT, 9đLuận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT, 9đ
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT, 9đ
 
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng c...
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng c...Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng c...
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng c...
 
Phân lập nấm paecilomyces spp. và xác định một số đặc điểm sinh học, khả năng...
Phân lập nấm paecilomyces spp. và xác định một số đặc điểm sinh học, khả năng...Phân lập nấm paecilomyces spp. và xác định một số đặc điểm sinh học, khả năng...
Phân lập nấm paecilomyces spp. và xác định một số đặc điểm sinh học, khả năng...
 
Luận văn: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phần phi kim lớp 11 nhằm phát ...
Luận văn: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phần phi kim lớp 11 nhằm phát ...Luận văn: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phần phi kim lớp 11 nhằm phát ...
Luận văn: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phần phi kim lớp 11 nhằm phát ...
 
Sử dụng bài tập phần phi kim lớp 11 nhằm phát triển năng lực thực hành hóa học
Sử dụng bài tập phần phi kim lớp 11 nhằm phát triển năng lực thực hành hóa họcSử dụng bài tập phần phi kim lớp 11 nhằm phát triển năng lực thực hành hóa học
Sử dụng bài tập phần phi kim lớp 11 nhằm phát triển năng lực thực hành hóa học
 
Khảo sát sơ bộ thành phần hóa học và đánh giá một số hoạt tính sinh học trong...
Khảo sát sơ bộ thành phần hóa học và đánh giá một số hoạt tính sinh học trong...Khảo sát sơ bộ thành phần hóa học và đánh giá một số hoạt tính sinh học trong...
Khảo sát sơ bộ thành phần hóa học và đánh giá một số hoạt tính sinh học trong...
 
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí...
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí...Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí...
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí...
 
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí nghiệm
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí nghiệmPhát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí nghiệm
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí nghiệm
 
đáNh giá sự tác động đến môi trường trong quá trình xây dựng nhà máy gia công...
đáNh giá sự tác động đến môi trường trong quá trình xây dựng nhà máy gia công...đáNh giá sự tác động đến môi trường trong quá trình xây dựng nhà máy gia công...
đáNh giá sự tác động đến môi trường trong quá trình xây dựng nhà máy gia công...
 
Luận Văn Tạo động lực lao động tại Hệ thống Vinschool
Luận Văn Tạo động lực lao động tại Hệ thống VinschoolLuận Văn Tạo động lực lao động tại Hệ thống Vinschool
Luận Văn Tạo động lực lao động tại Hệ thống Vinschool
 
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
 
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
 
Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ...
Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ...Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ...
Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ...
 
La42.007 nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển...
La42.007 nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển...La42.007 nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển...
La42.007 nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển...
 
Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ...
Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ...Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ...
Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ...
 
Luận án: Cấu trúc và chức năng cảnh quan lưu vực sông Mã, HAY
Luận án: Cấu trúc và chức năng cảnh quan lưu vực sông Mã, HAYLuận án: Cấu trúc và chức năng cảnh quan lưu vực sông Mã, HAY
Luận án: Cấu trúc và chức năng cảnh quan lưu vực sông Mã, HAY
 
luan van thac si kinh te (33).pdf
luan van thac si kinh te (33).pdfluan van thac si kinh te (33).pdf
luan van thac si kinh te (33).pdf
 
Sản xuất chế phẩm nấm paecilomyces lilacinus phòng trừ một số loài sâu hại câ...
Sản xuất chế phẩm nấm paecilomyces lilacinus phòng trừ một số loài sâu hại câ...Sản xuất chế phẩm nấm paecilomyces lilacinus phòng trừ một số loài sâu hại câ...
Sản xuất chế phẩm nấm paecilomyces lilacinus phòng trừ một số loài sâu hại câ...
 
Đề tài: Xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EU, HAY
Đề tài: Xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EU, HAYĐề tài: Xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EU, HAY
Đề tài: Xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EU, HAY
 

More from Man_Ebook

More from Man_Ebook (20)

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 

Recently uploaded

xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 

Recently uploaded (20)

xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 

Giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty Texon Việt Nam.pdf

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ NGUYỄN THỊ MỸ HIỀN NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC SKC008221 Tp. Hồ Chí Minh, tháng 5/2023 GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG CHO CÔNG NHÂN VIÊN TẠI CÔNG TY TEXON VIỆT NAM
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ NGUYỄN THỊ MỸ HIỀN GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG CHO CÔNG NHÂN VIÊN TẠI CÔNG TY TEXON VIỆT NAM NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC - 8140101 Hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Văn Tuấn Tp. Hồ Chí Minh, tháng 05/2023
  • 3.
  • 4.
  • 5.
  • 6.
  • 7.
  • 8.
  • 9. MỤC LỤC QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI BIÊN BẢN CHẤM CỦA HỘI ĐỒNG NHẬN XÉT CỦA 02 PHẢN BIỆN LÝ LỊCH KHOA HỌC ............................................................................................... i LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... ii LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... iii TÓM TẮT ................................................................................................................. iv ABSTRACT................................................................................................................v DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT............................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................... vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ.......................................................................................... viii MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1 1.LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI..................................................................................1 2.MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.....................................................................................2 3.NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU....................................................................................2 4.ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .................................................................................2 5.KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU.................................................................................2 6.GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU................................................................................2 7.PHẠM VI NGHIÊN CỨU.......................................................................................3 8.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................................3 8.1. Phương Pháp nghiên cứu lý luận......................................................................3 8.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn ...................................................................3 8.2.1 Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi..........................................................3 8.2.2 Phương pháp quan sát .................................................................................3 8.2.3 Phương pháp phỏng vấn..............................................................................3 8.2.4 Phương pháp chuyên gia .............................................................................3 8.2.5 Phương pháp thực nghiệm...........................................................................4 8.2.6 Phương pháp thống kê toán học..................................................................4 9.ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI......................................................................................4 10.CẤU TRÚC LUẬN VĂN......................................................................................4
  • 10. CHƯƠNG 1 ................................................................................................................5 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG.................................................5 1.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRÊN THỚI GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM ...............................................................................5 1.1.1. Vấn đề bảo vệ môi trường trên thế giới .....................................................5 1.1.2. Vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam .....................................................6 1.1.3 Giáo dục môi trường trên thế giới...............................................................8 1.1.4 Giáo dục môi trường ở Việt Nam................................................................9 1.2. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN..........................................................................12 1.2.1 Giáo dục ....................................................................................................12 1.2.2 Môi trường.................................................................................................13 1.2.3 Giáo dục môi trường .................................................................................14 1.3. LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TRONG DOANH NGHIỆP........16 1.3.1. Tầm quan trọng ........................................................................................16 1.3.2. Các quy định về vấn đề môi trường .........................................................16 1.3.3. Các nội dung liên quan về vấn đề môi trường .........................................18 1.4. LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG DOANH NGHIỆP ...21 1.4.1. Mục tiêu giáo dục môi trường..................................................................21 1.4.2. Nguyên tắc giáo dục môi trường tại xí nghiệp.........................................22 1.4.3. Nội dung giáo dục môi trường tại xí nghiệp ............................................22 1.4.4. Các loại hình thức giáo dục môi trường...................................................24 1.4.5. Phương pháp giáo dục môi trường tại xí nghiệp......................................25 1.4.6. Các hình thức phương tiện giáo dục môi trường tại xí nghiệp ................26 1.5 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG DOANH NGHIỆP .................................................................................................28 KẾT LUẬN CHƯƠNG I ..........................................................................................29 CHƯƠNG 2 ..............................................................................................................31 THỰC TRẠNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG CHO CÔNG NHÂN VIÊN TẠI CÔNG TY TEXON VIỆT NAM ..............................................................................31 2.1. MỘT VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TEXON ............................31 2.1.1 Khái quát chung về Texon.........................................................................31 2.1.2 Thành lập...................................................................................................32
  • 11. 2.1.3 Ngành nghề................................................................................................32 2.2. MÔ TẢ KHẢO SÁT THỰC TRẠNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG CHO CNV TẠI XÍ NGHIỆP ..........................................................................................33 2.2.1 Mục đích khảo sát......................................................................................33 2.2.2 Nội dung khảo sát......................................................................................33 2.2.4 Công cụ khảo sát .......................................................................................33 2.2.5 Mẫu khảo sát .............................................................................................34 2.2.6 Phương pháp xử lý số liệu.........................................................................34 2.3. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TRONG CÔNG TY ..................34 2.3.1 Thực trạng nhận thức bảo vệ môi trường của người lao động tại công ty Texon..................................................................................................................34 2.3.2 Thái độ đối với môi trường của công nhân viên công ty Texon...............39 2.3.3. Hành vi bảo vệ môi trường của công nhân viên tại xí nghiệp .................41 2.4.THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TẠI CÔNG TY TEXON VIỆT NAM...........................................................................50 2.4.1 Thực trạng nhận thức của công nhân viên về mục đích GDBVMT-ATLĐ ............................................................................................................................50 2.4.2 Thực trạng thực hiện nội dung và phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường .................................................................................................................51 2.4.3 Thực trạng mức độ thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường cho công nhân viên ở xí nghiệp .........................................................................................53 2.4.4 Việc tổ chức công tác giáo dục bảo vệ môi trường cho công nhân viên tại xí nghiệp .............................................................................................................54 2.4.5 Kết quả thực hiện công tác giáo dục bảo vệ môi trường cho công nhân viên tại xí nghiệp ................................................................................................55 2.4.6 Các nguyên nhân dẫn tới hành vi vi phạm việc bảo vệ môi trường tại xí nghiệp .................................................................................................................58 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..........................................................................................59 CHƯƠNG 3 ..............................................................................................................60 TỔ CHỨC GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG CHO CÔNG NHÂN VIÊN THEO PHƯƠNG PHÁP NHẬN DIỆN VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO, VÀ PHƯƠNG PHÁP BÁO CÁO QUA KÝ HIỆU......................................................................................60 3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp ..................................................................60 3.1.1. Cơ sở lý luận.............................................................................................60
  • 12. 3.1.2. Cơ sở thực trạng .......................................................................................60 3.1.3. Cơ sở phù hợp với đặc điểm của công nhân viên ....................................61 3.2. Cách thức tổ chức hoạt động giáo dục môi trường.........................................61 3.2.1. Tiến trình tổ chức hoạt động giáo dục môi trường bằng phương pháp nhận diện và đánh giá rủi ro...............................................................................62 3.2.2. Tiến trình tổ chức hoạt động giáo dục môi trường bằng phương pháp báo cáo thông qua hệ thống ký hiệu..........................................................................69 3.3. Thực nghiệm sư phạm ....................................................................................72 3.3.1. Cách thức thực hiện..................................................................................72 3.3.2. Kết quả thực nghiệm ................................................................................90 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3..........................................................................................95 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................96 1. KẾT LUẬN.....................................................................................................96 2. KIẾN NGHỊ ....................................................................................................97 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................100 PHỤ LỤC 1.............................................................................................................102 PHỤ LỤC 2.............................................................................................................107 PHỤ LỤC 3.............................................................................................................109 PHỤ LỤC 4.............................................................................................................115 PHỤ LỤC 5.............................................................................................................118 A.các kiến thức về qui định An toàn – Sức khỏe – môi trường.......................118 B.các câu hỏi về kiến thức môi trường.............................................................123 PHỤ LỤC 6.............................................................................................................141 BÀI BÁO KHOA HỌC ..........................................................................................144
  • 13. i LÝ LỊCH KHOA HỌC I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC: Họ & tên: Nguyễn Thị Mỹ Hiền Giới tính: Nữ Ngày, tháng, năm sinh: 17/06/1982 Nơi sinh: Bình Dương Quê quán: Bình Dương Dân tộc: Kinh Địa chỉ liên lạc: số nhà 10/5, KP. Thắng lợi 1, P. Dĩ An, Bình Dương Điện thoại:0986747635 E-mail: myhienjun@gmail.com II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO: 1. Đại học: Hệ đào tạo: Tập trung Thời gian đào tạo từ 09/2001 đến 05/2006 Nơi học (trường, thành phố): Đại học Mở Bán Công Thành Phố Hồ Chí Minh Ngành học: Tiếng Anh III. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN KỂ TỪ KHI TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC: Thời gian Nơi công tác Công việc đảm nhiệm 2/2006-8/2011 SINWAH APPAREL VIETNAM CO., LTD Nhân viên nhân sự 9/2011-7/2015 VALSPAR VIETNAM CO., LTD Trợ lý giám đốc nhân sự 8/2015-11/2018 EVOLUTION COMPANY Trưởng phòng nhân sự 2/2019-8/2020 EDSON INTERNATIONAL COMPANY Trưởng phòng nhân sự 8/2020-Nay TEXON MANUFACTURING VN Trưởng phòng nhân sự
  • 14. ii LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 05 năm 2023 Người cam đoan Nguyễn Thị Mỹ Hiền
  • 15. iii LỜI CẢM ƠN  Để hoàn thành luận văn này, người nghiên cứu đã nhận được nhiều sự giúp đỡ các thầy cô và các bạn đồng nghiệp. Lời đầu tiên người nghiên cứu xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Văn Tuấn giảng viên trường đại học sư phạm kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh là người đã tận tình hướng dẫn, chỉ dạy tôi trong suốt quá trình nghiên cứu luận văn.  Cảm ơn các tác giả tài liệu tôi đã tham khảo và trích dẫn.  Cám ơn quý thầy cô giảng dạy lớp cao học khóa 20 và quý thầy cô Trường Đại học Sư Phạm Kỹ thuật Tp. HCM đã giúp đỡ tôi trong thời gian học.  Cám ơn Ban giám đốc công ty TNHH Texon Việt Nam, KCN An Phước, Long Thành, Đồng Nai đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện việc nghiên cứu của mình.  Cuối cùng, xin cám ơn các bạn học lớp GDH-K20 đã động viên và đồng hành cùng tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Xin trân trọng cám ơn! Tp. Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2023 Tác giả Nguyễn Thị Mỹ Hiền
  • 16. iv TÓM TẮT Tính bền vững luôn là một phần trong con người chúng ta, những gì chúng ta làm và cách chúng ta suy nghĩ. Khi chúng ta nhận thức được cùng với sự phát của xã hội, môi trường ngày càng quan trọng đối với đời sống của con người và việc bảo vệ môi trường là giải pháp rất quan trọng trong việc giảm thiểu ô nhiễm, sự nóng lên toàn cầu. Để giúp chúng ta hiểu được tầm quan trọng của môi trường và dạy chúng ta sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên hiệu quả. Thì, Giáo dục môi trường là phương pháp hiệu quả nhất trong việc nâng cao nhận thức của con người. Với đề tài: “Giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty Texon Việt Nam” luận văn mạnh dạn đề xuất cách thức tổ chức giáo dục môi trường qua phương pháp nhận diện và đánh giá rủi ro, và phương pháp báo cáo qua ký hiệu. Nội dung chính của luận văn gồm 3 chương: - Chương 1: Cơ sở lý luận về giáo dục môi trường - Chương 2: Thực trạng giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty Texon Việt Nam - Chương 3: Tổ chức giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty Texon theo phương pháp nhận diện và đánh giá rủi ro, và phương pháp báo cáo qua ký hiệu.
  • 17. v ABSTRACT Sustainability is a part of us, what we do and how we think. As we realize with the development of society, the environment is more and more important to human life and environmental protection is key solution in reducing pollution and global warming. Helping human understand that Environment is essential and teaching people how to use natural resource efficiently. Environmental education is the best method for increasing public awareness and knowledge of human. The topic: “Environment education for employees at Texon Viet Nam company”. This article focuses how to organize environmental education through risk assessment and symbol hazard report. The main structure Thesis of 3 chapters: - Chapter 1: Theoretical basis of Environmental education - Chapter 2: The real of Environment education for employees at Texon Viet Nam company - Chapter 3: Forms of environmental education for employees at Texon Viet Nam company through risk assessment and symbol hazard report.
  • 18. vi DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT TT Kí hiệu, chữ viết tắt Viết đầy đủ 1 BVMT Bảo vệ môi trường 2 MT Môi trường 3 CNV Công nhân viên 4 NLĐ Người lao động 5 TNXH Trách nhiệm xã hội 6 HSE Ban môi trường 7 GDBVMT Giáo dục bảo vệ môi trường 8 CBCNV Cán bộ công nhân viên 9 ATLĐ An toàn lao động
  • 19. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1 nhận thức của CNV về phân loại rác thải.....................................................35 Bảng 2. Nhận thức của CNV về tái chế rác thải .......................................................35 Bảng 3. Sự hiểu biết về cách phân loại rác của CNV ...............................................37 Bảng 4. Sự hiểu biết về luật bảo vệ môi trường của CNV........................................38 Bảng 5. Lý do CNV tham gia các hoạt động BVMT................................................40 Bảng 6. Nơi bỏ rác của CNV ....................................................................................41 Bảng 7. Các hoạt động CNV đã thực hiện để BVMT...............................................42 Bảng 8. Mức độ CNV dành thời gian để tham gia đào tạo, tuyên truyền để tiếp thu kiến thức môi trường.................................................................................................44 Bảng 9. CNV nhắc nhở, phản ảnh đồng nghiệp có hành vi gây ô nhiêm MT..........45 Bảng 10. Mức độ CNV quan tâm, tìm hiểu môi trường nơi họ làm việc .................46 Bảng 11. Mức độ tổ chức hoạt động đào tạo bồi dưỡng giáo dục MT .....................49 Bảng 12. kết quả khảo sát nhận thức của CNV về mục đích GDBVMT-ATLĐ .....50 Bảng 13. kết quả khảo sát đối với cán bộ về nội dung và phương pháp GDBVMT- ATLĐ ........................................................................................................................51 Bảng 14. Kết quả khảo sát mức độ thực hiện các biện pháp GDBVMT của cán bộ53 Bảng 15. Kết quả tổ chức thực hiện công tác GDBVMT cho CNV tại xí nghiệp theo hình thức chính quy...................................................................................................54 Bảng 16. Kết quả tổ chức thực hiện công tác GDBVMT cho CNV tại xí nghiệp theo hình thức không chính quy........................................................................................54 Bảng 17. Kết quả thực hiện công tác GDBVMT cho công nhân viên......................55 Bảng 18. Kêt quả thực hiện công tác GDBVMT cho công nhân viên......................56 Bảng 19. Nhận thức, thái độ, hành vi trước và sau khi thực nghiệm........................90
  • 20. viii DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1. Nhận thức của CNV về tầm quan trọng của việc đào tạo môi trường ....36 Biểu đồ 2. Sự tự giác của CNV khi tham gia các hoạt động BVMT........................40 Biểu đồ 3. CNV vận động cho đồng nghiệp và người xung quanh việc BVMT......45 Biểu đồ 4. mức độ tham gia chương trình đào tạo chính qui và không chính qui....48 Biểu đồ 5. mức độ sử dụng các phương pháp đào tạo bồi dưỡng cho CNV.............52 Biểu đồ 6. Các nguyên nhân dẫn tới hành vi vi phạm BVMT của CNV..................58 Biểu đồ 7. kết quả điều tra khả năng nhận thức, thái độ và hành vi của CNV qua nhận diện và đánh giá rủi ro và hệ thống báo cáo qua ký hiệu của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm.........................................................................................................92 Biểu đồ 8. Kết quả bài báo cáo của lớp đối chứng và thực nghiệm..........................93
  • 21. 1 MỞ ĐẦU 1.LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI Hiện tại, việc giáo dục môi trường đã và đang là vấn đề rất được chú trọng ở Việt Nam. Sự quan tâm của Đảng và Nhà nước tới công tác giáo dục, đào tạo, nâng cao nhận thức về bảo vện môi trường thể hiện qua việc ban hành các văn bản luật Quyết định số 1363/QĐ-TTg ngày 17/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án “Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân”.Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02/12/2003 của Thủ tướng chính phủ về “Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020” Quyết định số 4322/QD-BGDDT về việc phê duyệt danh mục nhiệm vụ bảo vệ môi trường của Bộ giáo dục và đào tạo thực hiện từ năm 2021. Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14, ngày 17/01/2020 của Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong đó điều 153. Giáo dục, đào tạo và bồi dưỡng về bảo vệ môi trường có ghi “ nội dung, chương trình giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân được tích hợp, lồng ghép kiến thức, pháp luật về bảo vệ môi trường.” Trong đó, giáo dục môi trường cho nhân dân và nhất là cho công nhân viên tại các xí nghiệp là vấn đề rất cần thiết và cấp bách. Nền công nghiệp ở nước ta phát triển với tốc độ rất nhanh, chuyển từ việc sử dụng sức lao động sang sử dụng công nghệ, với các phương tiện hiện đại nhằm tăng năng suất lao động. Nhưng bên cạnh những kết quả thu được, rác thải công nghiệp đã gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng với các vụ gây ô nhiễm môi trường được xem là chấn động như Công ty Vedan Việt Nam gây ra 80 – 90% ô nhiễm cho sông Thị Vải, Công ty Formosa Hà Tĩnh để lại những ô nhiễm nặng nề cho khu vực biển từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế. Và một bộ phận không người lao động có trình độ dân trí thấp nên cũng chưa có ý thức trong việc bảo vệ môi trường và phần lớn thời gian của họ làm việc từ sáng đến tới tại các xí nghiệp nên việc tìm hiểu thêm về bảo môi trường là rất ít và hạn chế.
  • 22. 2 Công ty Texon Việt Nam đã triển khai thực hiện giáo dục môi trường cho công nhân viên. Tuy nhiên, việc giáo dục này chỉ dừng lại ở mức tuyên truyền, vận động, chưa thật sự được đầu tư và nghiên cứu các phương pháp giáo dục mới, các nội dung giáo dục bảo vệ môi trường chưa rõ ràng, còn khá chung chung, làm cho họ khó hiểu và khó tiếp cận. Vì vậy, công tác bảo vệ môi trường của công nhân viên chưa đạt được kết quả cao như mong muốn, các hành vi chủ yếu mang tính chất phong trào. Xuất phát từ những lý do trên, người nghiên cứu lựa chọn đề tài :”Giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty TEXON Việt Nam”. 2.MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Đề xuất biện pháp tổ chức giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công Ty TNHH Texon Việt Nam. 3.NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Nghiên cứu cơ sở lý luận về giáo dục môi trường cho công nhân viên tại công ty TNHH Texon Việt Nam. Khảo sát thực trạng giáo dục môi trường cho công nhân viên tại công ty TNHH Texon Việt Nam. Đề xuất biện pháp tổ chức giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công Ty TNHH Texon Việt Nam qua nhận diện, đánh giá rủi ro và hệ thống báo cáo qua ký hiệu. 4.ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Giáo dục môi trường 5.KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU Quá trình giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty TNHH Texon Việt Nam 6.GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU Hiện nay, hoạt động giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công Ty TNHH Texon Việt Nam còn nhiều hạn chế. Nếu triển khai tổ chức giáo dục môi trường theo phương pháp nhận diện và đánh giá rủi ro, và phương pháp báo cáo qua
  • 23. 3 ký hiệu như người nghiên cứu đề xuất thì chất lượng giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công Ty TNHH Texon Việt Nam sẽ được cải thiện. 7.PHẠM VI NGHIÊN CỨU Khảo sát 10 cán bộ và 30 công nhân viên tại Công ty Texon Việt Nam 8.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 8.1. Phương Pháp nghiên cứu lý luận Phân tích, tổng hợp, khái quát hóa các tài liệu về giáo dục môi trường, các văn bản luật môi trường, bảo vệ môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường của Công ty Texon, tài liệu trên các website về môi trường..để làm cơ sở lý luận cho đề tài. 8.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 8.2.1 Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi Khảo sát bằng bảng hỏi đối với công nhân, cán bộ phụ trách an toàn để tìm hiểu thực trạng giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công Ty Texon Việt Nam. Khảo sát bằng bảng hỏi đối với các chuyên gia để tìm hiểu tính hiện thực của các biện pháp giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty Texon Việt Nam. 8.2.2 Phương pháp quan sát Quan sát các hoạt động của người lao động trong các hoạt động bảo vệ môi trường. 8.2.3 Phương pháp phỏng vấn Phỏng vấn công nhân, cán bộ để thu thập các số liệu về thực trạng giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty Texon Việt Nam. 8.2.4 Phương pháp chuyên gia Trao đổi với cán bộ, giám đốc về tính khả thi của biện pháp tổ chức bồi dưỡng giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công Ty Texon Việt Nam mà người nghiên cứu đã đề xuất.
  • 24. 4 8.2.5 Phương pháp thực nghiệm Tiến hành thực nghiệm biện pháp được đề xuất tại Công ty Texon Việt Nam để đánh giá tính khả thi và tính hiệu quả của biện pháp được đề xuất, từ đó chứng minh tính đúng đắn của giả thuyết khoa học. 8.2.6 Phương pháp thống kê toán học Sử dụng chương trình Excel để nhập số liệu kết quả điều tra thực trạng, kết quả thử nghiệm. Sau khi thu thập số liệu, sẽ sử dụng phần mềm Excel để xử lý số liệu. Các kết quả trên sẽ được xử lý theo phương pháp thống kê toán học Lập bảng tính, vẽ biểu đồ tương ứng với các bảng trên. 9.ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI Đề tài đề xuất được biện pháp tổ chức bồi dưỡng giáo dục môi trường về mặt lí luận và thực tiễn tại Công ty Texon Việt Nam. 10.CẤU TRÚC LUẬN VĂN Luận văn gồm các phần sau: - Mở đầu - Chương 1: Cơ sở lý luận về giáo dục môi trường - Chương 2: Thực trạng giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty Texon Việt Nam - Chương 3: Tổ chức giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty Texon theo phương pháp nhận diện và đánh giá rủi ro, và phương pháp báo cáo qua ký hiệu. - Kết luận và kiến nghị - Tài liệu tham khảo - Phụ lục
  • 25. 5 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG 1.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRÊN THỚI GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM 1.1.1. Vấn đề bảo vệ môi trường trên thế giới Từ những năm 60 của thế kỷ XX, khi nhân loại bắt đầu có nhận thức về một hiểm họa MT đang rình rập. Tác phẩm A sand County Almanac của Leopold về việc quản lý môi trường với lý thuyết làm thế nào để con người quan tâm đến đất đai là câu trả lời cho việc giải quyết mối quan hệ giữa con người với đất đai và động thực vật cùng lớn lên trên mảnh đất đó (Leopold, 1949). Trong cuốn The handbook of global climate and environment policy (Falkner, 2013) đã trình bày một cái nhìn tổng quan có thẩm quyền và toàn diện về chính sách toàn cầu về khí hậu và môi trường. Nó kết hợp thế mạnh của một nhóm chuyên gia liên ngành từ khắp nơi trên thế giới để khám phá các cuộc tranh luận hiện tại và tư duy mới nhất trong việc tìm kiếm các giải pháp môi trường toàn cầu. Kể từ đây, nhiều chương trình quốc tế về môi trường được đề ra như ngày 2/2 hàng năm được chọn là Ngày đất Ngập nước Thế giới, ngày 21/3 là Ngày rừng thế giới, ngày 31/3 Giờ trái đất, ngày 5/6 là Ngày Môi trường thế giới..nhiều công ước, nghị định thư, hiệp định được các nước ký kết như Nghị định thư Montreal (1989)- Bảo vệ tầng Ozone-loại bỏ các chất làm suy yếu tần ozone, hiệp định thưởng đỉnh Rio (1992)- Tính đa dạng của sinh học của trái đất, nghị định thư Kyoto(10/10/1997) (55% lượng khí thảo co2 của thập niên 90)- Đưa ra các mục tiêu mang tính ràng buộc pháp lý về việc giảm khi thải gây hiệu ứng nhà kính, hay Hội nghị Liên Hiệp quốc lần thứ 16 về biến đổi khí hậu (COP16) tại thành phố biển Cancun ở Đông Nam Mexico. Hàng năm Liên hiệp quốc sẽ công bố giải thưởng dành cho các nhà hoạt động môi trường, người mà có những cống hiến tích cực vì môi trường như năm 2021 ngày 7/12, một Thủ tướng gốc Caribe, một nhà khoa học, 1 nhóm phụ nữ bản địa và một doanh nhân đã được công bố là những người chiến thắng giải thưởng” Những nhà vô địch của trái đất” (TNMT, 2021).
  • 26. 6 Ở Singapore ngay từ những năm đầu của thập kỷ 70 (thế kỷ XX), đã tổ chức Cục phòng chống ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước và quản lý chất thải rắn. Bên cạnh đó, còn có trách nhiệm kiểm soát chất độc và xử lý chúng. Chiến lược bảo vệ môi trường đô thị của Singapore gồm 4 phần: phòng ngừa, cưỡng bách, kiểm soát và giáo dục. (Côn, 2006) Bên cạnh đó, rác đã được xử lý 90% biến thành điện, 10% trở thành đảo du lịch. Văn hóa phân loại rác ở Đức, việc phân loại và bỏ rác đúng nơi quy định đã trở thành quy tắc ứng xử văn minh của người Đức. Việc tránh lãng phí bao bì được ưu tiên hàng đầu tại Đức, nên việc phân loại rác đúng cách là trách nhiệm bảo vệ môi trường, qua đó giúp dễ tái chế hơn. Hệ thống phân loại rác được thiết kế theo các nguyên tắc khác nhau, cơ bản dựa trên tình trạng chất thải hoặc nguồn gốc chất thải. Thứ nhất, màu sắc thùng rác, thùng màu xanh dương bỏ các loại giấy (không dính tức ăn); thùng màu nâu bỏ rác hữu cơ có thể phân hủy (không bao gồm chất lỏng, phân trộn vườn); thùng màu cam/vàng bỏ vật liệu tái chế, các loại chất dẽo. Thùng màu xanh lá chứa thủy tinh, chai lọ..Thùng màu đen (hoặc màu xám) bỏ rác thải còn lại không độc và khó phân hủy. Các rác thải độc hại, nguy hiểm chúng được xử lý tại cửa hàng hoặc điểm thu gom đặc biệt..đó là cách người Đức giảm thiểu và tái chế các loại rác thải. (maxcare.edu.com, 14.1) Việc phân loại rác, xử lý rác còn được thực hiện rất hiệu ở quả Nhật Bản, Hàn Quốc, Thụy Sĩ và nhiều nước khác. 1.1.2. Vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam Hiến pháp Nước CHXHXN Việt Nam năm 1980 quy định:” Các cơ quan nhà nước, xí nghiệp, hợp tác xã, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân đều có nghĩa vụ thực hiện chính sách bảo vệ, cải tạo và tái sinh các tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và cải tạo môi trường sống” (điều 36). Năm 1992 quy định” cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, mọi cá nhân phải thực hiện các quy định của Nhà nước về sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Nghiêm cấm mọi hành động làm suy kiệt tài nguyên và hủy hoại môi trường” (điều 29).
  • 27. 7 Ngày 27 tháng 12 năm 1993, tại kỳ họp thứ IV Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa IX đã thông qua Luật Bảo vệ môi trường. Chủ tịch nước ký lệnh số 29-L/CTN công bố luật Bảo vệ môi trường có hiệu lực từ ngày 10/01/1994. Bên cạnh đó, còn có các nghị định, Quyết định như Quyết định số 256/2003/QD-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2003 của Thủ tướng chính phủ v/v phê duyệt chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Hay Quyết định số 2139/QD-TTg ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu. Các thông tư quy định về việc cấp phép thăm dò , khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước (số 02/2005/TT-BTNMT ngày 24/6/2005). Quy định về quản lý chất thải nguy hại theo thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011. Bộ tài nguyên và môi trường quy định chi tiết một số điều quy định về đánh giá môi trường và cam kết môi trường theo thông tư số 26/2011/TT-BTNMT. Ngoài ra, Việt Nam cũng tham gia ký các hiệp định về môi trường như Nghi định thư Montreal (1989)- Bảo vệ tầng ozone- loại bỏ các chất làm suy yếu tầng ozone. Hiệp định Basel (tháng 3 năm 1989)- quản lý việc vận chuyển các chất thải vượt biên giới. Hay hội thượng đỉnh Rio (1992) – tính đa dạng của sinh học của trái đất. Nghị định thư Kyoto (10/10/1997) (55% lượng khí thải Co2 của thập niên 90) - đưa ra các mục tiêu mang tính ràng buộc pháp lý về việc giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Bên cạnh đó, Việt Nam còn thành lập các cơ quan chuyên trách về bảo vệ môi trường như Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (năm 1988), Tổng cục Môi trường được thành lập (năm 2008)..Để các hoạt động Bảo vệ môi trường được thực hiện tốt từ năm 2008, văn phòng GEF Việt Nam được đặt tại Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam. Từ khi thành lập Quỹ GEF đến 9/2021 đã tài trợ Việt Nam tổng cộng 119 dự án, tổng kinh phí xấp xỉ 8.4 tỷ USD. Hệ thống các Quỹ Bảo vệ môi trường phát huy được vai trò, tác dụng và hiệu quả hỗ trợ tài chính cho các dự án, chương trình, hoạt động bảo vệ môi trường góp phần chia sẻ gánh nặng cho ngân sách nhà nước.
  • 28. 8 Với sự phát triển nhanh của xã hội hiện nay, chất thải được sinh ra nhiều hơn. Điều này có nghĩa là một lượng lớn rác thải được tạo ra mỗi năm do đó việc phân loại và tái chế là điều cần thiết để giảm nguồn chất thải. Hầu hết các loại chất thải được tạo ra có thể được phân loại ngay tại nhà, việc phân loại rác thải là việc làm hết sức cần thiết, nó sẽ giảm tải trọng chất thải rắn đổ về các khu tập trung chôn rác và chúng ta có thể thu được nguồn lợi kinh tế lớn từ các rác thải có thể tái chế và tái sử dụng. Như rác hữu cơ thì tái sản xuất thành phân bón, còn rác vô cơ sản xuất thành hạt nhựa hoặc có thể đốt để thu hồi nhiệt lượng...; thúc đẩy kinh tế tuần hoàn và tiến tới một khái niệm sống xanh bền vững. 1.1.3 Giáo dục môi trường trên thế giới Biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường được xem là biện pháp lâu dài, được thực hiện triệt để ở nhiều nước trên thế giới. Chương trình giáo dục môi trường đã và đang được tích hợp vào nội dung chương trình học của hệ thống giáo dục của nhiều quốc gia trên thế giới. Như ở Singapore ban hành luật lệ về giáo dục nghiêm ngặt đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát ô nhiễm để bảo vệ môi trường. Tại đây, người ta đã thực hiện nhiều chương trình giáo dục nhằm nâng cao nhận thức và hiểu biết của quần chúng về môi trường và động viên họ tham gia tích cực vào việc bảo vệ và giữ gìn môi trường. Các chương trình giáo dục được đưa vào giáo dục trong nhà trường từ tiểu học cho đến đại học. Trẻ em tham gia vào các chuyến tham quan, làm quen với trang thiết bị xử lý và tái chế chất thải. Hơn thế, Bộ môi trường thường xuyên làm việc với các tổ chức xã hội để thực hiện những chiến dịch giáo dục tới tận cộng đồng dân cư, tới công chức và khu vực tư nhân. (Côn, 2006) Quốc gia đầu tiên trên thế giới bắt buộc học sinh phải nắm rõ về tình hình khí hậu, đó là Ý. Bộ trưởng Giáo dục Loeno Fioramonti cho biết tất cả các trường công lập sẽ dành khoảng 33 giờ / năm trong chương trình giảng dạy để nghiên cứu các vấn đề liên quan đến biến đổi khi hậu. Bộ trưởng cũng phát biểu “đang thay đổi để biến sự bền vững và khí hậu thành trung tâm của mô hình giáo dục. Tôi muốn biến hệ thống giáo dục Ý thành hệ thống giáo dục đầu tiên đặt môi trường và xã hội làm cốt lõi của mọi thứ chúng ta học ở trường.” (Team, 31/12/2019).
  • 29. 9 Quốc gia nổi tiếng vô cùng sạch sẽ, Thụy sĩ nơi mà chính quyền rất chú trọng công tác giáo dục bảo vệ môi trường cho công dân nước mình, coi đó là một khâu cơ bản trong giáo dục. Các trường trung học, tiểu học đều có môn học “con người và môi trường”, học sinh bắt buộc phải học. Thiếu niên khi đến tuổi trưởng thành đều được tặng một món quà là cuốn sổ hướng dẫn cách giữ gìn môi trường xanh sạch. Trong hệ thống lớp học ban đêm giáo dục người lớn cũng có giáo trình bảo vệ môi trường, học suốt một năm. Các giám đốc công ty, xí nghiệp ở Thụy sĩ đều nhận thức rõ ràng là bất cứ hoạt động nào của họ cũng gây ra tác động, ảnh hưởng tới môi trường. Đó là lí do họ chấp hành nghiêm chỉnh trong việc bảo vệ môi trường. (Giang, 21-10-2007). Ngoài việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong nhà trường, việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường ở gia đình và cộng đồng cũng rất quan trọng. Chẳng hạn như Singapore, ngay từ khi còn là một đứa trẻ, người Singapore đã được rèn luyện cho ý thức bảo vệ môi trường không vứt rác bừa bãi.. 1.1.4 Giáo dục môi trường ở Việt Nam Nhận thức được tầm quan trọng của việc GDMT trong công tác bảo vệ môi trường, Đảng và Nhà nước đã có những chính sách, những chương trình hành động cụ thể, và đã đạt được những thành tựu đáng kế. Các chương trình GDMT bao gồm cả chính khóa và ngoại khóa đã được triển khai tới tất cả các cấp học trong hệ thống giáo dục của Việt Nam. Hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường ở các bậc học từ giáo dục mầm non các em được trang bị những kiến thức, kỹ năng cơ bản về môi trường và bảo vệ môi trường. Đến bậc tiểu học giáo dục cho các em hình thành thói quen, hành vi ứng xử văn minh, thân thiện với môi trường. Ở bậc trung học nội dung giáo dục môi trường được coi là nội dung chính thống, có hệ thống, có chất lượng và phải hiệu quả. Giáo dục BVMT ở bậc đại học và sau đại học có thể được thực hiện theo 3 phương thức: tiến hành như một môn mới hoặc một chuyên đề mới được đưa vào chương trình; lồng ghép với các môn học khác; giáo dục môi trường qua các hoạt động ngoại khóa.
  • 30. 10 GDMT cho các cán bộ quản lý thông qua đào tạo cập nhật môi trường là rất cần thiết để họ phải có trách nhiệm với môi trường mỗi khi cầm bút phê duyệt một dự án phát triển, một công trình xây dựng hay một quyết định có liên quan tới khai thác tài nguyên và BVMT. Một bộ phận khác không kém quan trọng đó là giáo dục môi trường cho cộng đồng, vì họ vừa là nguyên nhân vừa là những người chịu ảnh hưởng trực tiếp những hậu quả do môi trường gây ra. Khi cộng đồng được nâng cao nhận thức, kiến thức về bảo vệ môi trường sẽ góp phần thúc đẩy cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường. Công tác này thường được thực hiện thông qua các hoạt động xã hội, các tổ chức quần chúng..Ngoài ra, còn giáo dục môi trường cho công nhân viên tại các xí nghiệp họ là tầng lớp vừa lao động tri thức vừa lao động tay chân, thì việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường chính là trang bị cho họ làm sao vừa cung cấp được kiến thức vừa có thể thực hành với một nội dung cô động nhất tại nơi họ làm việc. Đầu tiên là, phải có chiến lược về mặt công tác tư tưởng phù hợp cho từng đối tượng, mà “công tác tư tưởng là hoạt động có mục đích của con người, cũng như mọi hoạt động có mục đích khác, công tác tư tưởng cần phải được xem xét về tính hiệu quả” tác giả (Hiếu, 2009). Theo đó, hình thức giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho công nhân viên thì phong phú, đa dạng. Trong giới hạn nghiên cứu của luận văn, hình thức giao dục ý thức bảo vệ môi trường cho công nhân viên được tiếp cận theo các nhóm sau: Thứ nhất, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho công nhân viên theo hình thức không chính qui nhưng điều kiện giảng dạy được tổ chức theo mô hình lớp học. Hình thức này gắn với việc tổ chức đào tạo khi công nhân viên mới nhận việc cũng như các khóa đào tạo định kỳ tại công ty. Việc đào tạo trực tiếp trong đó các công nhân viên mới cùng hiện diện trong một không gian, thời gian, gắn với một nội dung nhất định. Thứ 2, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho công nhân viên thông qua các hoạt động tại khu vực mà họ làm việc như văn phòng, nhà xưởng..gắn với hình thức
  • 31. 11 này là việc sử dụng các phương tiện truyền thông có khả năng tác động rộng rãi tới đông đảo công nhân viên như: pano, áp phích, khẩu hiệu, tờ rơi, bản tin phát thanh,.. Kế đến là, trong công tác tư tưởng chú trọng mục tiêu thống nhất. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, dù làm công việc gì, bất kể lớn hay bé, khó hay dễ, nếu không ra sức thì chắc không thành công, nhưng nếu đồng tâm hiệp lực thì có thể làm được. Do đó, khi đã đưa ra lộ trình cho việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho công nhân viên thì phải có sự cam kết từ ban lãnh đạo Chịu trách nhiệm về tính hiệu lực của hệ thống quản lý môi trường; Đảm bảo rằng chính sách môi trường và các mục tiêu môi trường được thành lập và phù hợp với định hướng chiến lược và bối cảnh của tổ chức; Đảm bảo sự tích hợp của các yêu cầu hệ thống quản lý môi trường vào trong các quá trình kinh doanh của tổ chức ;Đảm bảo rằng sẵn có các nguồn lực cần thiết cho hệ thống quản lý môi trường. Đây là một quá trình đòi hỏi sự bền bỉ, thời gian và đặc biệt là sự kết hợp hài hòa và tổng hợp các giải pháp. Quan điểm này được thể hiện rõ trong chỉ thị số 36.CT- TW ngày 25/6/1998 và sau là nghị quyết số 41/NQ-TW ngày 15/11/2004 của Bộ chính trị Ban chấp hành trương Đảng CSVN về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước:” Bảo vệ môi trường là quyền lợi và nghĩa vụ của mọi tổ chức, mọi gia đình và của mọi người.” Quyết định số 256/2003/QĐ- TTg, ngày 2/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 cũng nhấn mạnh: "Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của toàn xã hội, của các cấp, các ngành, các tổ chức, cộng đồng và của mọi người dân". Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Giải pháp đầu tiên được nêu ra là: “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường.” Quyết định số 1363/QĐ-TTg ngày 17/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án “Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân”.
  • 32. 12 Nhận xét: nhìn chung, trong nhiều năm qua thực hiện chỉ đạo của Đảng và nhà nước, công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường thông qua các chương trình ngoại khóa và chính khóa ở các cấp học, từ mầm non, phổ thông trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, các trường cao đẳng và đại học. Nhiều khóa đào tạo, tập huấn ngắn hạn trong nước và nước ngoài về môi trường được tổ chức thường xuyên nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng cho các cấp cán bộ lãnh đạo, các doanh nghiệp cũng như tổ chức xã hội. Các giải thưởng Môi trường Việt Nam được tổ chức nhằm tôn vinh và khuyến khích các tập thể, cá nhân trong và ngoài nước có nhiều thành tích trong sự nghiệp bảo vệ môi trường.Chẳng hạn, như ở Bình Dương mỗi năm tỉnh sẽ công bố danh sách Xanh nhằm biểu dương, kích lệ, khơi dậy tinh thần của doanh nghiệp trong công tác bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, chưa có đề tài nào đề cập đến các hình thức giáo về môi trường cho công nhân viên tại xí nghiệp. Vì vậy, người nghiên cứu tiếp tục đi sâu tìm hiểu đề xuất được các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục môi trường cho công nhân viên tại xí nghiệp, trong đó đặc biệt nhấn mạnh biện pháp đào tạo bồi dưỡng môi trường cho công nhân viên Texon tại huyện Long Thành, Đồng Nai. 1.2. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1.2.1 Giáo dục Giáo dục học là môn khoa học nghiên cứu việc giáo dục con người, cụ thể giáo dục học nghiên cứu bản chất, qui luật của hoạt động giáo dục, những con đường, cách thức giáo dục có hiệu quả để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo con người đáp ứng yêu cầu xã hội trong giai đoạn lịch sử nhất định. Giáo dục được hiểu là quá trình sư phạm. Quá trình sư phạm là quá trình tác động có kế hoạch, có nội dung và bằng phương pháp khoa học của các nhà sư phạm trong nhà trường tới học sinh nhằm giúp học sinh nhận thức, phát triển trí tuệ và hình thành những phẩm chất nhân cách. (Mai, 12.2013) Như vậy, từ khái niệm đã phân tích ở trên người nghiên cứu hiểu rằng: “Để duy trì sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người, con người cần có nhu cầu trao
  • 33. 13 đổi, truyền thụ những kinh nghiệm tiếp thu những tiến bộ mới. Sự truyền thụ và tiếp thu có hệ thống đó chính là hiện tượng giáo dục.” 1.2.2 Môi trường Có rất nhiều khái niệm về môi trường được các tổ chức và các nhà nghiên cứu đưa ra. “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật” (Luật bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11, 2005). Theo luật bảo vệ môi trường 2014 thì định nghĩa môi trường: “là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật” Theo định nghĩa của UNESCO (1987), “MT sống” của con người theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người. Với nghĩa hẹp, khái niệm “MT sống” của con người chỉ bao gồm các nhân tố tự nhiên và nhân tố xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống của con người như số diện tích nhà ở, chất lượng bữa ăn ngày,nước sạch, bầu không khí cho sinh hoạt, điều kiện vui chơi, giải trí, MT cho hoạt động học tập, MT làm việc,... (UNESCO, 1987) Tuy có rất nhiều khái niệm về môi trường nhưng các khái niệm đều cho rằng môi trường là hệ thống tự nhiên và nhân tạo có ảnh hưởng cho sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật. Như vậy, từ những khái niệm đã phân tích ở trên, người nghiên cứu hiểu:” Môi trường là ngoài hệ thống tự nhiên (như khí quyển, đất, nước, không khí, tài nguyên thiên nhiên, hệ thực vật, động vật) còn có hệ thống nhân tạo có vai trò quyết định trực tiếp ảnh hưởng đến cuộc sống của con người và sinh vật...” Vì vậy bảo vệ môi trường tốt sẽ mang lại sự an toàn và đạt được chất lượng cuộc sống tốt hơn.
  • 34. 14 1.2.3 Giáo dục môi trường Khái niệm Giáo dục môi trường (GDMT) được hình thành ở nước Anh, do giáo sư Sir Patrck Geddes – một nhà thực vật học người Scotland. Từ năm 1892, Ông đã chỉ ra mối liên hệ quan trọng giữa chất lượng môi trường với chất lượng giáo dục. Geddes cũng là người đầu trong việc giảng dạy những chiến lược tạo ra cơ hội cho CNV tiếp xúc với môi trường xung quanh. Sau khi mối quan hệ giữa chất lượng giáo dục và chất lượng môi trường được thừa nhận vào cuối thế kỷ XVIII, khái niệm GDMT đã phát triển rất nhanh, với nhiều cách nhìn nhận khác nhau về khái niệm, cách thực hiện và kết quả của GDMT. (Nhật, 2015) Mấy thập kỷ qua, cùng với sự gia tăng dân số và phát triển mạnh mẽ của cộng nghệ sản xuất, con người đã xâm phạm đến tự nhiên, phá hoại hệ sinh thái, làm ô nhiễm môi trường sống. Bảo vệ môi trường đã trở thành vấn đề không thể giải quyết trong phạm vi một quốc gia mà là của toàn thế giới. Nghiên cứu môi trường cũng đã trở thành một ngành khoa học – Môi trường học.” Do đó việc giáo dục để mọi người trở thành người có kiến thức và kỹ năng bảo vệ môi trường trở thành một nội dung giáo dục mới trong nhà trường” – Giáo dục môi trường. (Mai, 12.2013). “Giáo dục môi trường là một quá trình thông qua các hoạt động giáo dục chính quy và không chính quy nhằm giúp con người có được sự hiểu biết, kỹ năng và giá trị tạo điều kiện cho họ tham gia vào phát triển một xã hội bền vững về sinh thái.” (https://tusach.thuvienkhoahoc.com/wiki, 08/06/2021) Theo Hiệp hội quốc tế về bảo vệ tự nhiên (IUCN) đã đưa ra định nghĩa:” GDMT là quá trình nhận biết các giá trị và làm sáng tỏ các khái niệm nhằm phát triển các kĩ năng và quan điểm cần thiết để hiểu và đánh giá được sự quan hệ tương tác giữa con người, nền văn hóa, và thế giới vật chất bao quanh; GDMT đồng thời cũng thực hiện quá trình đưa ra nội bộ những quy tắc ứng xử với những vấn đề liên quan đến đặc tính môi trường”. Tại hội nghị liên Chính Phủ về GDMT (năm 1977 tại Grudia) UNESCO đã đưa ra định nghĩa:” GDMT là một quá trình tạo dựng cho con người những nhận thức
  • 35. 15 và mối quan tâm đối với các vấn đề môi trường, sao cho mỗi người đều có đủ trình độ kiến thức, thái độ, kĩ năng để có thể nảy sinh trong tương lai.” Ở Việt Nam, theo dự án VIE 98/18, GDMT được hiểu là:” Một quá trình thường xuyên làm cho con người nhận thức được môi trường của họ và thu được kiến thức, giá trị, kỹ năng, kinh nghiệm cùng quan tâm hành động để giải quyết các vấn đề môi trường hiện tại và tương lai, để đáp ứng các nhu cầu của các thế hệ tương lai.” GDMT hiện đại, như định nghĩa của Hiệp hội GDMT Bắc Mỹ năm 1993 là “ một quá trình giúp CNV tiếp thu kiến thức, kỹ năng và những kinh nghiệm môi trường tích cực để có thể phân tích vấn đề, đánh giá lợi ích và rủi ro, đưa ra những quyết định được thông tin đầy đử và thực hiện những hành động có trách nhiệm nhằm đạt được và duy trì chất lượng môi trường.” (Nhật, 2015) Đa số các khái niệm về giáo dục môi trường đều có nhận định chung đó là một quá trình của các hoạt động giúp con người tiếp thu kiến thức, kỹ năng để có nhận thức và hành vi bảo vệ môi trường sống. Như vậy, khái niệm về giáo dục môi trường trong đề tài này là“Giáo dục môi trường là quá trình hoạt động truyền thụ và lĩnh hội kiến thức, thông qua hình thức chính quy và không chính quy giúp con người hiểu về môi trường và bảo vệ môi trường” Trên cơ sở phân tích các khái niệm về các loại hình GDMT nêu trên, người nghiên cứu hiểu rằng” GDMT thông qua chương trình đào tạo tại các xí nghiệp vừa là hình thức giáo dục chính qui vừa không chính quy, có vai trò quan trọng trong việc phát triển nhận thức của các vấn đề về môi trường mà ở đó bản thân mỗi người cũng như của tổ chức tự xây dựng cho mình quan điểm đúng đắn về ý thức, trách nhiệm và thái độ, cách đối xử thân thiện với môi trường.”
  • 36. 16 1.3. LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TRONG DOANH NGHIỆP 1.3.1. Tầm quan trọng Doanh nghiệp cam kết luôn tạo ra sản phẩm chất lượng và giá trị bền vững, để duy trì một môi trường và điều kiện làm việc an toàn, không có nguy cơ đối với sức khỏe. Xây dựng, duy trì, phát triển, nâng cao tinh thần văn hóa an toàn nơi làm việc luôn là yêu cầu đầu tiên trong mọi hoạt động sản xuất và cung cấp dịch vụ thông qua chính sách an toàn – sức khỏe – môi trường. Bên cạnh đó, qua việc cam kết thực hiện chính sách môi trường sẽ nâng cao hình ảnh của Doanh nghiệp cùng với việc phòng ngừa từ nơi xuất phát sẽ giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường giúp. Doanh nghiệp kiểm soát tốt nguyên liệu và năng lượng sẽ giảm lãng phí năng lượng tiêu thụ, giảm phế thải, giảm chi phí và giảm áp lực về vấn đề môi trường từ người tiêu dùng và các bên có liên quan. 1.3.2. Các quy định về vấn đề môi trường Ban triển khai hệ thống TNXH có trách nhiệm liệt kê các mối nguy trong công ty mà có khả năng ảnh hưởng đến an toàn và sức khỏe đến CBCNV. Các khía cạnh an toàn có thể bao gồm: nhiệt độ, ánh sáng, không khí, tiếng ồn, máy móc thiết bị, điện, vệ sinh cá nhân, vệ sinh thực phẩm, hóa chất, khi lưu kho, xếp dỡ… Ban triển khai hệ thống TNXH thảo luận và trình ban giám đốc kế hoạch thực hiện cải thiện môi trường hiện tại cho người lao động. Định kỳ hàng năm công ty thuê tổ chức bên ngoài kiểm tra đánh giá môi trường làm việc. Nếu có trường hợp vượt quá độ cho phép, ngay lập tức ban TNXH sẽ tổ chức sửa chữa khắc phục. Tất cả CBCNV đều được trang bị BHLĐ thích hợp. Khi cấp phát công ty ghi nhận vào Danh sách cấp phát BHLĐ. Tối thiểu 03 tháng/lần công ty kiểm tra và bảo trì các máy móc thiết bị và ghi nhận vào phiếu theo dõi bảo trì và sửa chữa thiết bị máy móc.
  • 37. 17 Hàng tháng Đội phòng cháy chữa cháy kiểm tra: các bình chữa cháy và ghi nhận vào phiếu kiểm tra phòng cháy chữa cháy. Hàng tuần Ban an toàn công ty kiểm tra tất cả các tủ thuốc y tế, các thiết bị chữa cháy, vệ sinh nhà xưởng, nhiệt độ …. của công ty và nếu không đạt phải đưa ra phương án để giải quyết Định kỳ công ty tổ chức khám sức khỏe cho CBCNV ít nhất là 01 lần/năm; khám bệnh nghề nghiệp 02 lần/ năm Trường hợp phát hiện các CBCNV có mắc các bệnh nghề nghiệp, các chứng bệnh khác ảnh hưởng đến sức khỏe CBCNV, Ban TNXH lập Danh sách CBCNV mắc bệnh nghề nghiệp/kém sức khỏe trình lên Giám đốc để giải quyết và thông báo đến các bên quan tâm. Hàng ngày quản lý xưởng, bộ phận kiểm tra trang thiết bị nước uống và nếu phát hiện thiếu hay hết nước báo cáo lên phòng HCNS để được cung cấp. Tất cả các CBCNV đều được phổ biến các quy định về: phòng cháy chữa cháy, quy định an toàn khi sử dụng máy móc, thiết bị và quy định sử dụng BHLĐ. Các nhân sự mới công ty đều được tuyên truyền và huấn luyện về HIV/AIDS Định kỳ 01năm / lần công ty tổ chức huấn luyện và tập dượt về phòng cháy chữa cháy (do công an Phòng cháy chữa cháy quận huấn luyện). Định kỳ ít nhất 06 tháng/ lần công ty tổ chức tập dượt ứng phó các tình trạng khẩn cấp tại công ty và lập biên bản (các tình trạng khẩn cấp như: cháy, tai nạn lao đông, động đất, khủng bố,…) Định kỳ 01 năm/lần công ty tổ chức huấn luyện về ATVSLĐ đến CBCNV. Hàng năm, Ban TNXH xem xét lại các khía cạnh an toàn, lập Biên bản về kiểm tra an toàn & vệ sinh lao động và đồng thời lên kế hoạch cho năm sau Hàng ngày quản lý theo dõi và kiểm tra công tác An toàn và vệ sinh lao động: kiểm tra việc thực hiện quy định (như quy định an toàn khi sử dụng máy móc và thiết
  • 38. 18 bị, quy định sử dụng các bảo hộ lao động,…). Khi phát hiện lao động có hành vi vi phạm an toàn và vệ sinh lao động, quản lý lập biên bản vi phạm an toàn và vệ sinh lao động và báo cáo giám đốc để xử lý. Tất cả các CBCNV thai sản đều được công ty ghi nhận và theo dõi. Hàng năm ban TNXH báo cáo tình hình lên Giám đốc công ty trong các lần họp Xem xét của lãnh đạo. Khi có tai nạn lao động hay sự cố xảy ra, các phòng ban, xưởng, báo cáo và lập biên bản điều tra về tai nạn lao động trình ban TNXH xem xét và trình giám đốc. Phòng Hành chánh kế toán lập bảng Khai báo tai nạn lao động trình giám đốc phê duyệt để gửi bên quan tâm. Hàng tháng, ban TNXH lập Báo cáo an toàn & vệ sinh lao động báo cáo giám đốc. 12 tháng/lần, lập báo cáo tình hình an toàn vệ sinh lao động trình Giám đốc phê duyệt để báo cáo cơ quan nhà nước và thông tin đến các bên quan tâm (theo mẫu nhà nước). 1.3.3. Các nội dung liên quan về vấn đề môi trường 1.3.3.1. Trách nhiệm của Người sử dụng lao động Trang bị đầy đủ các phương tiện bảo hộ lao động, phương tiện phòng hộ cá nhân, phương tiện phòng cháy chữa cháy theo quy định; đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động và cải thiện điều kiện lao động cho NLĐ trong suốt thời gian làm việc. Công ty sẽ luôn cố gắng giữ cho nơi làm việc sạch sẽ và an toàn, cũng như khuyến khích Người lao động thực hiện điều này. Người lao động cần báo cáo ngay với Người quản lý của mình và người phụ trách về Sức khỏe, an toàn và Môi trường của Công ty hoặc Giám đốc về các điều kiện không an toàn mà họ phát hiện được tại nơi làm việc để ngăn chặn tai nạn
  • 39. 19 Tổ chức các lớp tập huấn, huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động, phòng cháy chữa cháy; Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho NLĐ theo đúng quy định; Kiểm định các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt theo quy định; Tuyệt đối không bố trí vào các đơn vị sản xuất những người lao động chưa được học an toàn lao động và nội qui lao động của Công ty. Tuyệt đối nghiêm cấm những người không có phận sự tự ý sửa chữa và vận hành các thiết bị máy móc khi chưa được sự đồng ý của người có thẩm quyền. Ban hành các nội quy về an toàn lao động, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ. 1.3.3.2. Trách nhiệm của Người lao động Tham gia đầy đủ các buổi huấn luyện, hướng dẫn các tiêu chuẩn, biện pháp về an toàn lao động, vệ sinh lao động, phòng cháy chữa cháy do Công ty tổ chức. Chấp hành lịch khám sức khỏe hàng năm do Công ty, đơn vị tổ chức tổ chức. Khi đến nơi sản xuất, quy định phải mang đầy đủ trang bị bảo hộ lao động được cấp. Chấp hành nghiêm chỉnh các chỉ dẫn về trang phục BHLĐ và các biện pháp an toàn vệ sinh lao động theo đúng qui định. Người lao động phải tuyệt đối tuân thủ và chấp hành những quy trình, sử dụng máy móc thiết bị khi thực hiện nhiệm vụ sản xuất tại doanh nghiệp. Bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân, dụng cụ làm việc đã được trang bị, các thiết bị an toàn, vệ sinh nơi làm việc, nếu làm mất hoặc hư hỏng thì phải bồi thường cho Công ty. Khi có tai nạn lao động xảy ra phải tham gia cấp cứu và khắc phục hậu quả. Có quyền từ chối làm việc, rời bỏ vị trí làm việc khi thấy có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa đến tính mạng hoặc sức khỏe của bản thân nhưng phải báo cáo ngay cho người có trách nhiệm để có biện pháp khắc phục.
  • 40. 20 Tuân thủ các quy định về phòng cháy, chữa cháy. Khi xảy ra hỏa hoạn phải có trách nhiệm cứu chữa kịp thời và báo cho những người xung quanh và lãnh đạo Công ty; Lau chùi, bảo quản máy móc thiết bị được giao theo hướng dẫn. Hết giờ làm việc phải sắp xếp các tài liệu, vật dụng, trang thiết bị làm việc gọn gàng, ngăn nắp. Tất cả các hồ sơ, sổ sách và những tài liệu khác phải được lưu trữ trong tủ khi kết thúc thời gian làm việc; khi rời khỏi văn phòng, tắt tất cả các công tắt điện và các thiết bị chạy bằng điện; Kiểm tra để chắc chắn không có tàn thuốc tại nơi làm việc; và nếu có bất kỳ ổ cắm hoặc hệ thống dây diện hoặc bất kỳ nguồn dễ cháy nào bị hư hỏng thì cần báo cáo để sửa chữa. Tắt hết các thiết bị điện (trừ các thiết bị được phép do yêu cầu công việc) Ở những nơi làm việc, nơi để máy móc thiết bị sản xuất dễ xảy ra nguy hiểm, tai nạn thì người được giao nhiệm vụ phải cấm người không có nhiệm vụ miễn vào. Người lao động phải tuân thủ quy định về phòng cháy do Công ty ban hành. Trong trường hợp hỏa hoạn, người lao động phải tuân theo sự chỉ dẫn của đội PCCC công ty, đội cứu hỏa (nếu có) và các quy định chống cháy. Người lao động phải tham gia tập huấn PCCC do công ty hoặc cơ quan PCCC tổ chức. Người lao động phải giữ nơi làm việc của mình sạch và gọn gàng. Người lao động phải tuân thủ nghiêm ngặt tất cả các chính sách về môi trường và an toàn của công ty. Trong trường hợp Người lao động trải qua các chấn thương dưới bất kỳ dạng nào tại khuôn viên của Công ty hoặc trong khi thực hiện hoạt động kinh doanh của Công ty, Người lao động cần thông báo cho Người quản lý và người phụ trách về Sức khỏe, An toàn và Môi trường của Công ty hoặc Giám đốc ngay lập tức.
  • 41. 21 1.4. LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG DOANH NGHIỆP 1.4.1. Mục tiêu giáo dục môi trường Hội nghị quốc tế về giáo dục môi trường của Liên hiệp quốc tại Tbilisi (1977) xác định mục tiêu của giáo dục môi trường:” cung cấp kiến thức, nhận thức, thái độ, kỹ năng cho cá nhân và cộng đồng hiểu biết, quan tâm và khuyến khích họ tham gia tích cực vào việc cải thiện và bảo vệ môi trường.” Chỉ thị 36-CT/TW của Bộ Chính trị ngày 25/6/1998 về “Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” đã chỉ rõ: “Bảo vệ môi trường là một vấn đề sống còn của đất nước, của nhân loại; là nhiệm vụ có tính xã hội sâu sắc, gắn liền với cuộc đấu tranh xoá đói giảm nghèo ở mỗi nước, với cuộc đấu tranh vì hoà bình và tiến bộ xã hội trên phạm vi toàn thế giới”. Chỉ thị đã đưa ra 8 giải pháp lớn về bảo vệ môi trường, trong đó giải pháp đầu tiên là: “Thường xuyên giáo dục, tuyên truyền, xây dựng thói quen, nếp sống và các phong trào quần chúng bảo vệ môi trường”. Từ mục tiêu giáo dục môi trường này, việc GDMT không chỉ là việc học một lần trong đời, mà là học suốt đời và phải được tiến hành giáo dục sâu rộng ngay từ tuổi ấu thơ tới trưởng thành. Ở nước ta, giáo dục môi trường trong nhà trường giúp “con người giác ngộ về môi trường,” với người trưởng thành “là người công dân có trách nhiệm với môi trường.” Với người đang hoạt động sản xuất, giảng dạy, dịch vụ, quản lý thành “nhà chuyên môn thấu hiểu về môi trường.” Xuất phát từ những mục tiêu giáo dục nói chung, hoạt động giáo dục môi trường tại xí nghiệp có mục tiêu cụ thể.  Mục tiêu giáo dục môi trường tại xí nghiệp: Về kiến thức: Trình bày được khái niệm chính sách môi trường, những quy định chung về an toàn vệ sinh lao động, quy định cụ thể về ATLĐ-VSLĐ, an toàn PCCC, phân loại rác thải, các khía cạnh môi trường có ý nghĩa. Đánh giá rủi ro môi trường tại khu vực
  • 42. 22 làm việc. Nêu được các chủ trương, chính sách của xí nghiệp về bảo vệ môi trường, về các biện pháp bảo vệ môi trường tại xí nghiệp. Về nhận thức, hành vi: Giáo dục môi trường cần làm cho công nhân viên có nhận thức đúng đắn trong việc bảo vệ môi trường (phân loại rác, bỏ rác đúng nơi qui định...), bảo vệ sức khỏe (mang bảo hộ lao động suốt trong thời gian sản xuất theo quy luật hiện hành), thực hiện sản xuất an toàn lao động. Chủ động tham gia tích cực các hoạt động an toàn trong sản xuất, hoạt động bảo vệ môi trường,phản ảnh hành vi gây hại cho môi trường cũng như hành vi không chấp hành qui định an toàn lao động. Về kỹ năng: Hình thành kỹ năng đánh giá các khía cạnh môi trường, phòng ngừa và ứng phó các rủi ro xảy ra. Biết cách tuyên truyền, vận động bảo vệ môi trường trong xí nghiệp. Điều quan trọng nhất là công nhân viên có những hành động cụ thể bảo vệ môi trường. 1.4.2. Nguyên tắc giáo dục môi trường tại xí nghiệp Hiểu tất cả yêu cầu của tiêu chuẩn môi trường và các bước cơ bản để thiết lập hệ thống quản lý môi trường. Nắm vững nguyên tắc xác định khía cạnh và các đánh giá tác động để xác định khía cạnh môi trường có ý nghĩa. 1.4.3. Nội dung giáo dục môi trường tại xí nghiệp Nội dung Giáo dục môi trường theo hình thức chính qui  Môi trường - Khái niệm về môi trường, quản lý môi trường - Yếu tố tác động qua lại với môi trường - Các vấn đề môi trường chính yếu - Luật bảo vệ môi trường, những chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước về BVMT, các biện pháp BVMT
  • 43. 23 - Hiểu định nghĩa 4R trong quản lý môi trường - Bộ tiêu chuẩn hệ thống quản lý môi trường - Khía cạnh môi trường, tác động môi trường - Vai trò, trách nhiệm và quyền hạn trong việc BVMT - Thái độ, kỹ năng, kiến thức và trách nhiệm về BVMT.  An toàn lao động - An toàn lao động, yếu tố nguy hiểm, vùng nguy hiểm, tai nạn lao động - Vệ sinh lao động, yếu tố có hại ,khoa học vệ sinh lao động - Bảo hộ lao động - Bệnh nghề nghiệp - Phương tiện bảo vệ cá nhân - An toàn lao động Chung  Phân loại rác thải - Rác thải sinh hoạt - Rác thải công nghiệp thông thường - Rác thải nguy hại - Dán nhãn - Quy trình thu gom rác  An toàn PCCC - Diễn tập PCCC - Biết cách sử dụng các thiết bị PCCC - Ứng phó khi xảy ra cháy  Các khía cạnh môi trường có ý nghĩa - Các khía cạnh môi trường và các tác động đến môi trường của nó; - Các chuẩn mực được sử dụng để xác định các khía cạnh môi trường có ý nghĩa; - Phương pháp đánh giá khía cạnh môi trường ý nghĩa
  • 44. 24 Nội dung giáo dục môi trường theo hình thức không chính qui Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền phục vụ công tác giáo dục MT bằng các khẩu hiệu, băng rôn, ký hiệu, tổ chức các chương trình an toàn lao động thông qua trò chơi...Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về môi trường, an toàn lao động. Tham gia vệ sinh, thu gom và phân loại rác tại nơi làm việc. Xây dựng thói quen, nếp sinh hoạt thông qua tiết kiệm năng lượng, tái sử dụng, dùng sản phẩm tái chế. Hướng dẫn cách xây dựng và quản lý các rủi ro tiềm ẩn có liên quan đến hệ thống môi trường. Từng bước sử dụng các nhiên liệu theo hướng thân thiện hơn với môi trường. Đẩy mạnh phát triển ứng dụng công nghê cao trong bảo vệ môi trường. 1.4.4. Các loại hình thức giáo dục môi trường  Giáo dục môi trường chính qui Khoản 1 điều 5 luật giáo dục 2019, giáo dục chính quy là giáo dục theo khóa học trong cơ sở giáo dục để thực hiện một chương trình giáo dục nhất định, được thiết lập theo mục tiêu của các cấp học, trình độ đào tạo và được cấp văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân. Do đó, đã có một số luật và quy định quan trọng, hỗ trợ cho việc lồng ghép GDMT vào hệ thống giáo dục chính quy. Năm 1973, Luật bảo vệ môi trường đã được Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua. Luật này đã giúp thiết lập khung pháp lý quan trọng cho GDMT trong các trường học phổ thông Việt Nam. Theo nghị định 44/2016/NĐ-CP thời gian huấn luyện cập nhật kiến thức, kỹ năng về an toàn, vệ sinh lao động ít nhất 2 năm/lần, kể từ ngày cấp giấy chứng nhận huấn luyện, thẻ an toàn có hiệu lực. Riêng nhóm 4 (người lao động) tập huấn mỗi năm 1 lần. Nhóm 1: Người quản lý phụ trách công tác ATVSLD: 16 giờ Nhóm 2: Người làm công tác ATVSLD: 48 giờ Nhóm 3: Người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLD: 24 giờ Nhóm 4: Người lao động: 16 giờ
  • 45. 25 Nhóm 5: Người làm công tác y tế: 56 giờ Trong đó, thời gian huấn luyện cấp Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn y tế lao động ít nhất là 40 giờ, nội dung huấn luyện cấp giấy chứng nhận an toàn, vệ sinh lao động ít nhất là 16 giờ - Nhóm 6: An toàn, vệ sinh viên tổng thời gian huấn luyện ít nhất 4 giờ  Giáo dục môi trường không chính qui Giáo dục môi trường không chính quy được lập kế hoạch và nhằm vào những đối tượng, mục tiêu nhất định nhưng diễn ra ngoài hệ thống giáo dục chính quy. Các hoạt động GDMT được thông qua các tổ chức phi chính phủ (NGOs), các lớp tập huấn cho cán bộ khuyến nông, khuyến lâm, trong các khu công nghiệp...và các hoạt động mang tính ngành nghề khác nhau. GDMT thông thường là loại hình không có kế hoạch xác định. Hình thức giáo dục có thể được thực hiện khác nhau, thường thông qua hệ thống phương tiện thông tin đại chúng, các cuộc đối thoại, ca hát, loa truyền thanh, vô tuyến truyền hình, báo chí, phim ảnh, biển hiệu, áp phích.. Một trong những phương thức được coi là hiệu quả đang được áp dụng rộng rãi là kết hợp GDMT và truyền thông. Như trình diễn (loại hình này được tiến hành nhiều ở các điểm tham quan văn hóa và du lịch thiên nhiên);tiếp thị xã hội (được sử dụng trong các hoạt động tiếp thị kinh doanh nhằm truyền bá tư tưởng); vận động xã hội (hoạt động truyền thông nhằm, thúc đẩy các tầng lớp trong xã hội cũng nhau giải quyết một vấn đề được ưu tiên); truyền thông đại chúng( đây là loại hình phổ biến nhằm nâng cao nhận thức của quần chúng). 1.4.5. Phương pháp giáo dục môi trường tại xí nghiệp Phương pháp giáo dục môi trường tại xí nghiệp ngoài các phương pháp chung như giảng giải, giải thích, băng rôn, khẩu hiệu thì giáo dục môi trường tại xí nghiệp còn sử dụng ảnh các phương thức các phương pháp khác nhau như: 1.4.5.1.Phương pháp hoạt động thực tiễn
  • 46. 26 Là những hoạt động thiết thực cụ thể như vệ sinh nơi làm việc, phân loại rác, nhận diện các mối nguy hiểm tại khu vực làm việc, ..Thông qua các hoạt động thực tiễn này người lao động sẽ nâng cao nhận thức về môi trường, an toàn lao động, cải thiện được thái độ và hành vi ứng xử với môi trường. 1.4.5.2 Phương pháp giải quyết vấn đề cộng đồng Xí nghiệp nào cũng có những đặc thù riêng về vị trí địa lý, đặc điểm phát triển kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa và cả vấn đề ô nhiễm môi trường. Vì vậy, cần phải tìm hiểu tổ chức và bối cảnh của tổ chức để giáo dục cho công nhân viên có những hành động thiết thực cụ thể và hiệu quả vào việc tuân thủ bảo vệ môi trường. 1.4.5.3. Phương pháp nêu gương Ban giám đốc, các trưởng bộ phận quản lý, tổ trưởng là hình ảnh sống động ảnh mà công nhân viên nhìn thấy hàng ngày và bắt chước làm theo. Vì vậy, để CNV có ý thức bảo vệ môi trường thì trước hết ban giám đốc, các cán bộ phải có ý thức bảo vệ môi trường. 1.4.6. Các hình thức phương tiện giáo dục môi trường tại xí nghiệp Có rất nhiều hình thức giáo dục môi trường, ngoài các kênh phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài), thì các hoạt động BVMT còn được tổ chức trong cộng đồng (khu dân cư, xóm,..), trong hệ thống pháp luật và giáo dục quốc dân.. Tuy nhiên dù bất kì hình thức giáo dục nào, giáo dục môi trường nhằm giúp cho cộng đồng hiểu được bản chất phức tạp của hệ thống môi trường thiên nhiên cũng như nhân tạo để từ đó giúp con người có những hành vi đối xử “thân thiện” và sống hòa thuận với thiên nhiên hơn. Tại xí nghiệp giáo dục môi trường được tiến hành thông qua hình thức chính qui và không chính qui. Nên phương tiện dạy học cũng theo hai hình thức này Hình thức chính qui: Tổ chức các lớp đào tạo theo chuyên đề hoặc đào tạo chuyên sâu loại hình từ cơ bản, thực hành tới nâng cao thông qua các khóa đào. Căn cứ nhu cầu đào tạo và tính chất cần đào tạo, xí nghiệp sẽ có hình thức, phương pháp,
  • 47. 27 phương tiện đào tạo, cụ thể phải xem xét điều kiện sẵn có tại Công ty để xác định các nội dung đào tạo như: Đối tượng bồi dưỡng: Cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ, công nhân kỹ thuật. Địa điểm tổ chức bồi dưỡng: tại công ty Nội dung bồi dưỡng: Phải gắn liền với công việc. Phương pháp đào tạo, bồi dưỡng: Tự đào tạo tại chỗ, đào tạo mới hay đào tạo bổ sung. Thời gian đào tạo, bồi dưỡng: Ngắn hạn hay dài hạn, tập trung hay bán tập trung. Phương tiện đào tạo, bồi dưỡng: lớp học, máy chiếu, giáo trình, micro, .. Ưu điểm: trong một thời gian ngắn công nhân viên được truyền thụ một khối lượng lớn kiến thức; các công nhân viên lĩnh hội tri thức dưới sự trình bày một cách khoa học, hệ thống từ đó nâng cao được kiến thức, thái độ và kỹ năng của công nhân viên đối với môi trường. Hạn chế: tính tập trung của công nhân viên vào nội dung đào tạo, bồi dưỡng không cao, gây nhàm chán; Hình thức không chính qui: Luật BVMT số 72/2020/QH12 ngày 17/11/2020 của Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong đó, Điều 5, 6 đề cập đến chính sách của Nhà nước về BVMT và những hoạt động được khuyến khích, trong đó có công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trường và đào tạo nguồn nhân lực BVMT. Giáo dục môi trường tại xí nghiệp được lồng ghép vào buổi họp định kỳ tại xí nghiệp, thông qua các kênh thông tin của công ty như bảng thông báo, loa phát thanh,
  • 48. 28 khẩu hiệu, biển báo, ..những phương tiện có khả năng tác động rộng rãi tới đông đảo công nhân viên. Hoạt động thực tiễn bảo vệ môi trường bao gồm nhiều hoạt động như khuyến khích người lao động trong việc tiết kiệm nước, đóng chặt tất cả các van khóa nước sau khi sử dụng;Khuyến khích tất cả nhân viên thực hành tái chế và tái sử dụng các nguồn lực sẳn có để giảm sự lãng phí và BVMT;Tắt những nguồn sáng không cần thiết, thường xuyên kiểm tra các thiết bị điện;Tránh dùng bao nylon và những vật dụng khác tương tự khi không cần thiết;Bỏ rác ở những nơi được chỉ định và không được bỏ rác bừa bãi nhăm giữ vệ sinh chung và BVMT;Những thùng chứa hóa chất rỗng phải để riêng;Giảm bớt những tác động tiêu cực đến môi trường bằng cách giảm bớt rác thải thông qua việc sử dụng các nguyên vật liệu, nguồn năng lượng và nguồn nước nhằm quản lý sự hoạt động của chúng đem lại ảnh hưởng tốt với môi trường. Các hoạt động thực tiễn bảo vệ môi trường có vai trò quan trọng trong việc hình thành hành vi và thói quen bảo vệ môi trường của công nhân viên. Tại công ty đưa ra mục tiêu cam kết bền vững• Giảm 50% tác động carbon • Giảm 50% việc sử dụng nguyên liệu thô • Đảm bảo 90% chất thải có thể tái chế hoặc tái sử dụng • Giảm 20% lượng nước sử dụng và chất thải. Thuận lợi: với hình thức này sẽ bộc lộ ra nhận thức và hành vi tích cực của người lao động trong việc áp dụng những lý thuyết trong thực hành trong việc bảo vệ môi trường làm việc cũng như môi trường xung quanh. 1.5 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG DOANH NGHIỆP Việt nam là nước có quy mô dân số lớn, tương đối trẻ. Mỗi năm có khoảng gần 1 triệu người bước vào tuổi lao động đây là một lợi thế cạnh tranh quan trọng của nước ta trong việc thu hút đầu tư nước ngoài góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Với tốc độ phát triển các khu công nghiệp, cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu, nền kinh tế nước ta phát triển nhanh chóng, khoa học kỹ thuật, công nghệ phát triển giúp người lao động thủ công thay thế bằng những máy móc. Năng suất lao
  • 49. 29 động tăng nâng mức sống con người ngày càng cao, mức sống của nhân dân ngày càng được cải thiện rõ rệt. Bên cạnh tạo nhiều cơ hội việc làm cho người lao động, các doanh nghiệp còn đòi hỏi năng lực, phẩm chất cao hơn từ bản thân người lao động. Nhưng lực lượng lao động lại có xuất phát điểm, nền tảng, trình độ (công nghệ, nguồn nhân lực..) còn hạn chế. Tâm lý độ tuổi này cũng có nhiều biến động và phức tạp so với các độ tuổi khác. phụ thuộc rất cụ thể vào hoàn cảnh, điều kiện kinh tế, giới tính, xã hội, giáo dục của từng cộng đồng, từng dân tộc, từng thời đại khác nhau. Quá trình sinh lý trong giai đoạn này rất phức tạp. Do đó, phải xác định được năng lực cần thiết của người lao động, đảm bảo rằng nhân sự có năng lực dựa trên giáo dục, đào tạo, hoặc kinh nghiệm. Đây chính là nền tảng để phát triển tổ chức giáo dục môi trường quan trọng trong xí nghiệp. Ngoài, biện pháp phát huy được tinh thần làm việc và để người công nhân có trách nhiệm trong công việc cũng như việc bảo vệ môi trường làm việc, bên cạnh việc cải thiện cơ sở vật chất, phương tiện làm việc thì giáo dục trong thời kỳ này mang ý nghĩa quan trọng và to lớn. Nó giúp con người có sự hiểu biết về môi trường, có quan niệm và cái nhìn đúng đắn về môi trường để hạn chế những hành vi gây ảnh hưởng đến môi trường. Hơn thế nữa, quá trình giáo dục bảo vệ môi trường là một quá trình lâu dài, liên tục và phải được bắt đầu ngay chính nơi mà họ làm việc. Nơi mà họ tạo ra sản phẩm và tạo ra rác thải. Để cuối cùng, các hoạt động của người lao động và công ty đạt được kết quả cam kết sự phát triển bền vững. KẾT LUẬN CHƯƠNG I Qua việc hệ thống hóa các công trình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam, người nghiên cứu đã làm rõ các nội dung sau - Lịch sử giáo dục trong và ngoài nước liên quan đến vấn đề giáo dục môi trường
  • 50. 30 - Phân tích các từ ngữ chuyên môn về giáo dục, môi trường, giáo dục môi trường. - Làm rõ lý luận về vấn đề môi trường trong doanh nghiệp. - Làm rõ lý luận về giáo dục môi trường trong doanh nghiệp - Tìm các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục môi trường trong doanh nghiệp Từ những cơ sở trên, đề tài tiếp tục nghiên cứu khảo sát thực trạng giáo dục môi trường cho công nhân viên tại Công ty Texon Việt Nam.
  • 51. 31 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG CHO CÔNG NHÂN VIÊN TẠI CÔNG TY TEXON VIỆT NAM 2.1. MỘT VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TEXON 2.1.1 Khái quát chung về Texon Texon được thành lập tại Mỹ năm 1947, vào thập niên 1950 doanh số bán hàng tăng tại hơn 30 quốc gia. Sau 10 năm Các nhà máy mới được thành lập tại Pháp, Đức, Đài Loan; trong những năm này sản phẩm tấm lót giày xenluloza chống tĩnh điện đầu tiên trên thế giới được ra đời. Giai đoạn 1970-1980, thành lập nhà máy mới ở Vương Quốc Anh và Ý, phát minh ra những sản phẩm mới đầu tiên trên thế giới tấm lót giày không dệt đục lỗ bằng kim và tấm lót giày chống tĩnh điện không dệt. Trong thập niên 1990, là giai đoạn phát minh ra vật liệu tấm lót giay thân thiện với môi trường – Texon Ecosole. Những năm 2000, đây là giai đoạn công ty đã thành công với dự án giảm chất thải và sử dụng 70% thành phần tái chế cho sản phẩm Nviro 70. Năm 2010 – 2014, mở rộng nhà kho ở khu Chennai và Agra thuộc Ấn Độ. Năm 2016, mở rộng thêm nhà xưởng ở Quảng Đông Trung Quốc. Sau 4 năm (2020), nhà máy đầu tiên tại Việt Nam đã thành lập với tổng diện tích 6.204m2 với mục tiêu sản xuất, gia công các bộ phận của giày dép phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu với quy mô 160 triệu sản phẩm/năm. Cơ cấu tổ chức: với hơn 70 năm kinh nghiệm và chuyên môn trong việc phát triển các vật liệu đổi mới, đẳng cấp hàng đầu và bền vững. Cho đến 2020, Texon có hơn 550 nhân viên, nhân viên bán hàng và hỗ trợ tại 90 quốc gia trên toàn thế giới, 30 triệu mét vuông vật liệu được sản xuất hàng năm, 6 địa điểm sản xuất và hơn 100 dòng sản phẩm đẳng cấp thế giới – những con số dưới đây cho thấy lý do tại sao Texon là tổ chức ấn tượng như vậy và lý do mà rất nhiều thương hiệu hàng đầu thế giới đã chọn. Tầm nhìn và sứ mệnh: Công ty đặt mục tiêu sẳn sàng và bắt đầu hỗ trợ khách hàng để tạo ra giá trị Bền vững cho thương hiệu, khách hàng, hành tinh và con người.
  • 52. 32 Công ty cam kết thúc đẩy hoạt động bảo vệ môi trường thông qua việc bảo tồn, áp dụng các quy trình sản xuất tinh gọn và khả năng tái chế các sản phẩm. Công ty duy trì các tiêu chuẩn chấp nhận quản lý đối với hệ thống chất lượng và Môi trường. Mục tiêu: ngoài việc tập trung vào phát triển sản phẩm, công ty có mục tiêu dến năm 2025 giảm 50% tác động carbon;giảm 50% việc sử dụng nguyên liệu thô; đảm bảo 90% chất thải có thể tái chế hoặc tái sử dụng; giảm 20% lượng nước sử dụng và chất thải với mục đích tạo ra sản phẩm giày dép thân thiện với môi trường và đảm bảo tính bền vững trong sản xuất. 2.1.2 Thành lập Công ty thuê Nhà máy có sẵn đặt tại Đường 06, KCN An Phước, Xã An Phước, Huyện Long Thành, Tỉnh Đồng Nai của Công ty Cổ phần Khải Toàn, với diện tích Nhà máy số 02 là 2.934m2 (diện tích xây dựng là 2.820m2, trong đó: diện tích Nhà máy là 2.706m2 và diện tích văn phòng là 228m2); Nhà máy số 03 là 3.516 m2 (diện tích xây dựng là 3.384m2), trong đó: diện tích Nhà máy là 3.252m2 và diện tích văn phòng là 264m2) tại Giấy xác nhận số 04/XN-KCNĐN ngày 14 tháng 01 năm 2019. 2.1.3 Ngành nghề Dự án “Nhà máy sản xuất, gia công các bộ phận của giày dép với quy mô 160 triệu sản phẩm/năm (tương đương 3.000 tấn sản phẩm/năm)” với mục tiêu: Sản xuất, gia công các bộ phận của giày dép phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Dự án khi đi vào hoạt động không chỉ đem lại những lợi ích kinh tế cho địa phương, cho nhà đầu tư; mà còn góp phần nâng cao thu nhập cho người dân tại địa phương. Khi dự án đi vào hoạt động sẽ đóng góp vào sự phát triển và tăng trưởng của nền kinh tế của huyện Long Thành nói riêng và tỉnh Đồng Nai nói chung. Tham gia cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế góp phần phát triển kinh tế cho địa phương. Khai thác được lợi thế vị trí và hiệu quả sử dụng của khu đất.
  • 53. 33 Giải quyết công ăn việc làm cho 100 người lao động tại chỗ và nộp khoản ổn định cho ngân sách địa phương. Tăng thu cho ngân sách: Dự án đi vào hoạt động sẽ đóng góp hàng năm cho ngân sách của địa phương các khoản thuế thu nhập và các khoản phí lệ phí khác, góp phần tăng thu ngân sách của huyện nhà, cụ thể: hàng năm nộp thuế môn bài, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế VAT, tiền thuê đất,… Mang lại lợi ích cho nhà đầu tư: Bên cạnh lợi ích kinh tế cho địa phương, dự án còn tạo ra nguồn thu nhập lớn hàng năm cho doanh nghiệp. 2.2. MÔ TẢ KHẢO SÁT THỰC TRẠNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG CHO CNV TẠI XÍ NGHIỆP 2.2.1 Mục đích khảo sát Khảo sát được nhận thức, thái độ và hành vi bảo vệ môi trường của CNV tại xí nghiệp. Tìm hiểu thực trạng các hoạt động giáo dục ý thức về bảo vệ môi trường cho công nhân viên, đánh giá của cán bộ về sự tích cực khi được tham gia các chương trình đào tạo, bồi dưỡng, các phương pháp và hoạt động. 2.2.2 Nội dung khảo sát Tìm hiểu các nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục môi trường của công nhân viên ở Công ty Texon Việt Nam và thực trạng việc tổ chức giáo dục môi trường của Công ty. 1. Thực trạng nhận thức, thái độ và hành vi của công nhân viên trong việc BVMT. 2. Thực trạng hoạt động tổ chức giáo dục môi trường tại Công ty Texon Việt Nam. 2.2.4 Công cụ khảo sát Phiếu khảo sát (phụ lục 1, phụ 4, phụ lục 5 và phụ lục 6) và phiếu phỏng vấn (phụ lục 2,phụ lục 3)
  • 54. 34 2.2.5 Mẫu khảo sát Người nghiên cứu đã khảo sát 30 công nhân viên và 10 cán bộ của công ty Texon Việt Nam. Tổng số phiếu phát ra: 40 phiếu. Tổng số phiếu thu về: 40 phiếu 2.2.6 Phương pháp xử lý số liệu Sử dụng phương pháp thống kê toán học, sử dụng chương trình Excel để nhập số liệu kết quả điều tra thực trạng. Sau khi thu thập số liệu, chúng tôi sẽ sử dụng phần mềm Excel để xử lý. Kết quả kiểm tra hai nội dung trên sẽ được xử lý theo phương pháp thống kê toán học: - Lập bảng tần số, tần suất, tính giá trị trung bình. - Vẽ các biểu đồ tương ứng với các bảng trên. Qua đó, người nghiên cứu tiến hành phân tích, so sánh, tổng hợp, rút ra những quan điểm, những giả thuyết được xây dựng trong luận văn. 2.3. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TRONG CÔNG TY 2.3.1 Thực trạng nhận thức bảo vệ môi trường của người lao động tại công ty Texon Để có thái độ và hành vi tốt đối với môi trường sống, công nhân viên cần có nhận thức đúng và đầy đủ về môi trường. Những nhận thức đó bao gồm: các kiến thức về việc phân loại rác như thế nào, các nhóm rác nào có thể tái chế được, sự phong phú của các hoạt động BVMT, nhận thức về tầm quan trọng của đào tạo môi trường.. 2.3.1.1 Sự hiểu biết của công nhân viên về phân loại rác và những hành vi BVMT thông qua tái chế Đánh giá sự hiểu biết của công nhân viên về môi trường là các câu hỏi: “bạn có biết cách phân loại rác hay không?” và “ quy cách thu gom và đóng gói không?” Kết quả khảo sát hiểu biết về việc phân loại rác thể hiện ở bảng 1: