SlideShare a Scribd company logo
1 of 163
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
ĐẶNG CÔNG HIẾN
PHÁP LUẬT AN TOÀN THỰC PHẨM
TRONG HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI – 2019
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
ĐẶNG CÔNG HIẾN
PHÁP LUẬT AN TOÀN THỰC PHẨM
TRONG HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM
Ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 9.38.01.07
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Bùi Nguyên Khánh
HÀ NỘI - 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riên tôi. Các số liệu,
kết quả nghiên cứu nêu trong luận án là trung thực, có xuất xứ rõ ràng. Kết
quả của luận án chưa từng công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào.
NGHIÊN CỨU SINH
Đặng Công Hiến
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ
THUYẾT VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................... 8
1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài........................... 8
1.1.1. Các nghiên cứu lý luận về pháp luật an toàn thực phẩm trong hoạt
động thương mại ............................................................................................... 8
1.1.2. Các nghiên cứu thực tiễn về pháp luật an toàn thực phẩm trong hoạt
động thương mại ............................................................................................. 14
1.1.3. Các kiến nghị và giải pháp.................................................................... 23
1.1.4. Đánh giá tình hình nghiên cứu.............................................................. 29
1.1.5. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án ................. 32
1.2. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu ...................................................................... 33
1.2.1. Các lý thuyết nghiên cứu....................................................................... 33
1.2.2. Giả thuyết nghiên cứu........................................................................... 35
1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................... 35
1.2.4. Hướng tiếp cận nghiên cứu ................................................................... 36
Chƣơng 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ AN TOÀN THỰC
PHẨM VÀ PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG
HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠI.................................................................... 38
2.1. Khái quát về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại................. 38
2.1.1. Khái niệm về an toàn thực phẩm .......................................................... 38
2.1.2. An toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại .................................. 41
2.2. Pháp luật an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ...................... 45
2.2.1. Khái niệm pháp luật an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại.......... 45
2.2.2. Nội dung pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động
thương mại...................................................................................................... 46
2.2.3. Vai trò pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ........ 55
Chƣơng 3: PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG
HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN
THỰC HIỆN.................................................................................................. 62
3.1. Thực trạng pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương
mại ở Việt Nam............................................................................................... 62
3.1.1. Về điều kiện kinh doanh thực phẩm ..................................................... 62
3.1.2. Về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm............................................. 64
3.1.3. Về quảng cáo, ghi nhãn hàng hóa thực phẩm ....................................... 75
3.1.4. Về trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm...................... 78
3.1.5. Về trách nhiệm pháp lý đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp
luật về an toàn thực phẩm ............................................................................... 79
3.1.6. Đánh giá thực trạng pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động
thương mại ở Việt Nam................................................................................... 83
3.2. Thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương
mại ở Việt Nam............................................................................................... 93
3.2.1. Tình hình an toàn thực phẩm ở Việt Nam ............................................ 93
3.2.2. Thực trạng thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt
động thương mại ở Việt Nam.......................................................................... 97
3.2.3. Đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm trong
hoạt động thương mại ở Việt Nam................................................................ 109
Chƣơng 4: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU
QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM
TRONG HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM ........................ 122
4.1. Những yêu cầu đặt ra cho việc hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả
pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ở Việt Nam......... 122
4.2. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về an toàn thực phẩm trong
hoạt động thương mại ở Việt Nam................................................................ 127
4.2.1. Rà soát pháp luật hiện hành có liên quan đến an toàn thực phẩm
trong hoạt động thương mại.......................................................................... 127
4.2.2. Hoàn thiện các quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm ......... 129
4.2.3. Hoàn thiện các quy định về quảng cáo, ghi nhãn hàng hóa thực
phẩm.............................................................................................................. 132
4.2.4. Hoàn thiện các quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước về an
toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại................................................ 133
4.2.5. Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ quốc gia về an toàn
thực phẩm đầy đủ và đáp ứng yêu cầu của quốc tế....................................... 134
4.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về an toàn
thực phẩm trong hoạt động thương mại ở Việt Nam.................................... 136
4.3.1. Kiện toàn và nâng cao năng lực bộ máy quản lý an toàn thực phẩm ....... 136
4.3.2. Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý an toàn
thực phẩm...................................................................................................... 137
4.3.3. Tăng cường năng lực hệ thống kiểm nghiệm an toàn thực phẩm....... 139
4.3.4. Đẩy mạnh công tác giáo dục, tuyên truyên, phổ biến kiến thức, pháp
luật về an toàn thực phẩm trong xã hội......................................................... 140
4.3.5. Giải pháp về kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm về an toàn thực
phẩm trong hoạt động thương mại ................................................................ 142
KẾT LUẬN.................................................................................................. 144
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ................................. 146
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 147
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
1. Danh mục cụm từ viết tắt Tiếng Việt
ATTP An toàn thực phẩm
BCT Bộ Công Thương
BNNPTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
BYT Bộ Y tế
CP Chính phủ
KH&CN Khoa học và Công nghệ
NĐ Nghị định
NĐTP Ngộ độc thực phẩm
NQ Nghị quyết
QCKT Quy chuẩn kỹ thuật
QCVN Quy chuẩn Việt Nam
QĐ Quyết định
QH Quốc hội
QLNN Quản lý nhà nước
QPPL Quy phạm pháp luật
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm
2. Danh mục cụm từ viết tắt Tiếng Anh
Viết tắt III. Tiếng Anh Tiếng Việt
ASEAN Association of South East
Asian Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á
EFSA IV. European Food Safety
Authority
Cơ quan an toàn thực phẩm
Châu Âu
EU European Union Liên minh châu Âu
FAO V. Food and Agriculture
Organization of the United
Nations
Tổ chức lương thực và nông
nghiệp của Liên hợp quốc
GMP Good Manufacturing Pratice Quy phạm sản xuất tốt
HACCP Hazard Analysis and Critical
Control Point
Hệ thống phân tích mối nguy và
điểm kiểm soát tới hạn
IPPC International Plant Protection
Convention
Công ước bảo vệ thực vật quốc
tế
ISO International Standard
Organization
Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế
ISPM International Standard for
Phytosanitary Measures
Tiêu chuẩn quốc tế về biện
pháp kiểm dịch thực vật
OIE World Organisation for
Animal Health
Tổ chức sức khoẻ động vật thế
giới
SPS Sanitary and Phytosanitary
Measures
Biện pháp kiểm dịch động thực
vật
TBT Technical Barriers to Trade Hàng rào kỹ thuật đối với
thương mại
WHO VI. World Health
Organization
Tổ chức y tế thế giới
WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) là vấn đề liên quan trực tiếp đến
sức khoẻ và tính mạng con người, duy trì và phát triển nòi giống cũng như
quá trình phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế. Chính vì vậy, vấn đề an toàn
thực phẩm đang được quan tâm cả trên phạm vi quốc gia và quốc tế.
Trên phạm vi toàn cầu, vấn đề an toàn thực phẩm được cộng đồng thế
giới quan tâm và kiểm soát. Nhiều Hiệp định, Công ước quốc tế quy định về
việc bảo đảm các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) đã được
ký kết như: Công ước Bảo vệ thực vật quốc tế (IPPC), Hiệp định về áp dụng
các biện pháp kiểm dịch động thực vật (SPS),… và hàng loạt các quy định,
tiêu chuẩn quốc tế liên quan đến chất lượng, vệ sinh, an toàn thực phẩm được
ban hành như: các tiêu chuẩn về dinh dưỡng CODEX, hệ thống phân tích mối
nguy và kiểm soát điểm tới hạn HACCP, các chương trình vệ sinh tiên quyết
PRP,... Các tổ chức quốc tế giám sát vấn đề an toàn thực phẩm được thành lập
như: Uỷ ban tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế CODEX, …
Việt Nam đang trong quá trình đẩy mạnh phát triển kinh tế và hội nhập
vào nền kinh tế thế giới. Quá trình này sẽ làm nảy sinh nhiều vấn đề kinh tế -
xã hội phức tạp cần được xử lý, trong đó an toàn thực phẩm là một trong
những vấn đề hết sức cấp bách, được toàn xã hội rất quan tâm. Hàng loạt các
yêu cầu đang được đặt ra và cần phải thực hiện một cách nghiêm túc, khẩn
trương nhằm kiểm soát và bảo đảm an toàn thực phẩm trong cộng đồng. Việc
kiểm soát nhập khẩu thực phẩm không bảo đảm yêu cầu vệ sinh và an toàn,
các chất phụ gia thực phẩm độc hại, các loại hoá chất bảo vệ thực vật, các
giống cây trồng vật nuôi, di nhập các loài sinh vật lạ, nhập khẩu các sản phẩm
biến đổi gen… đang là thách thức đối với Việt Nam trong quá trình hội nhập.
Bên cạnh đó, hoạt động quản lý lưu thông thực phẩm, các cơ sở giết mổ, hệ
2
thống kinh doanh dịch vụ ăn uống, quy trình trồng trọt, chăn nuôi, phòng
chống và triệt tiêu dịch bệnh… đang gặp nhiều khó khăn. Những bất cập
trong quản lý an toàn thực phẩm cũng là một trong những nguyên nhân dẫn
đến các vụ ngộ độc thực phẩm và lây lan dịch bệnh từ thực phẩm. Chất lượng
thực phẩm không bảo đảm các yêu cầu về an toàn còn làm giảm khả năng
thâm nhập thị trường và cạnh tranh hàng thực phẩm của nước ta trên thị
trường thế giới.
An toàn thực phẩm không chỉ có tầm quan trọng đối với sức khỏe con
người, mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế - xã hội của một đất nước.
Đáp ứng các yêu cầu về an toàn thực phẩm sẽ hạn chế được tình trạng ngộ
độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm, bảo đảm tính mạng và sức khoẻ
con người, duy trì và phát triển nòi giống, giảm thiểu ô nhiễm môi trường,
tăng sức cạnh tranh cho hàng thực phẩm của Việt Nam và ngăn chặn thực
phẩm độc hại có thể tràn vào nước ta. Tuân thủ các điều kiện an toàn thực
phẩm cũng giúp Việt Nam thực hiện tốt những cam kết quốc tế về thương mại
để nhanh chóng hội nhập với thế giới.
Thực tiễn cho thấy, vai trò của các quy định pháp luật về an toàn thực
phẩm trong hoạt động thương mại là hết sức quan trọng bởi thương mại là
hoạt động trung gian với chức năng đưa hàng thực phẩm đến với người tiêu
dùng. Trong thời gian qua, nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật
điều chỉnh vấn đề này. Tuy nhiên, cần có những phân tích, đánh giá lại các
quy định pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề an toàn thực phẩm trong
hoạt động thương mại để thấy được những ưu điểm, hạn chế cũng như đưa ra
các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống các quy định pháp luật về an toàn
thực phẩm trong hoạt động thương mại ở Việt Nam.
Bên cạnh đó, tình trạng vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm trong
hoạt động thương mại thời gian qua diễn ra khá phức tạp, năng lực xử lý vi
3
phạm của các cơ quan chức năng còn hạn chế do nhiều lý do khác nhau. Vì
vậy, hơn lúc nào hết cần có những đánh giá khách quan và sâu sắc về tình
hình thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại
hiện nay, qua đó chỉ ra nguyên nhân của những tồn tại và đề xuất giải pháp
nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm
trong hoạt động thương mại ở nước ta.
Từ những lý do nêu trên, việc nghiên cứu đề tài “Pháp luật về an toàn
thực phẩm trong hoạt động thương mại ở Việt Nam” là hết sức cần thiết.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ vấn đề lý luận về pháp luật an toàn thực phẩm trong hoạt động
thương mại, phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện
pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ở Việt Nam, đề
xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật và thực hiện hiệu quả pháp luật về an
toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ở Việt Nam.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích nghiên cứu trên, nhiệm vụ nghiên cứu được xác
định như sau:
- Nghiên cứu hệ thống nhằm làm rõ cơ sở lý luận về pháp luật an toàn
thực phẩm trong hoạt động thương mại;
- Nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng các quy định pháp luật và
thực tiễn thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương
mại ở Việt Nam;
- Xây dựng những yêu cầu đặt ra và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật
và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động
thương mại ở Việt Nam.
4
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án bao gồm:
- Các quan điểm, lý luận khoa học về pháp luật nói chung và pháp luật
về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại nói riêng;
- Các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương
mại của Việt Nam;
- Thực tiễn thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động
thương mại tại Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Luận án chủ yếu nghiên cứu những vấn đề liên quan đến
pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ở Việt Nam.
- Về thời gian nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu trong giai đoạn
2011-2016.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu luận án, nghiên cứu sinh sử dụng phương
pháp luận và các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp luận: Luận án sử dụng phương pháp luận của Chủ nghĩa
Mác-Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phương pháp duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử được vận dụng nghiên cứu trong toàn bộ các chương của
luận án. Đây là phương pháp khoa học được vận dụng nghiên cứu trong toàn bộ
luận án để đánh giá khách quan sự hoàn thiện của pháp luật và thực tiễn thực
hiện pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ở Việt Nam.
- Phương pháp nghiên cứu cụ thể: phương pháp hệ thống, phương pháp
phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp quy nạp, phương pháp so
sánh, đối chiếu, phương pháp thống kê được luận án sử dụng nghiên cứu làm
rõ nội dung đề tài luận án...Để hoàn thành mục đích nghiên cứu, luận án có sự
5
kết hợp giữa các phương pháp trong từng phần của luận án; trong đó, phương
pháp phân tích và tổng hợp, là những phương pháp được sử dụng nhiều nhất
trong luận án. Cụ thể:
Phương pháp hệ thống, phương pháp lịch sử, phương pháp phân tích,
tổng hợp được sử dụng khi nghiên cứu Chương 1 để nghiên cứu tổng quan
các công trình nghiên cứu về pháp luật an toàn thực phẩm trong hoạt động
thương mại, xác định những kết quả đã nghiên cứu liên quan được luận án kế
thừa, xác định những vấn đề liên quan đến đề tài mà các công trình nghiên
cứu trước đó còn bỏ ngỏ cần nghiên cứu bổ sung, phát triển.
Phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp luật học
so sánh, đối chiếu được sử dụng trong Chương 2 khi nghiên cứu một số vấn
đề lý luận về pháp luật an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại.
Phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp lịch sử,
phương pháp so sánh… được sử dụng trong Chương 3 để làm rõ thực trạng
pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động
thương mại ở Việt Nam.
Phương pháp quy nạp, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp
được sử dụng trong Chương 4 khi trình bày các yêu cầu đặt ra và đề xuất giải
pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về an toàn
thực phẩm ở Việt Nam.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Đây được coi là công trình chuyên khảo đầu tiên, nghiên cứu một cách
toàn diện và có hệ thống pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động
thương mại. Nôi dung của luận án là những đánh giá, phân tích và đề xuất có
tính thực tiễn và ứng dụng nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật và nâng cao
hiệu quả thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương
mại. Một số đóng góp về mặt khoa học của luận án là:
6
Một là, giải quyết thỏa đáng những vấn đề mang tính lý luận của pháp
luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại bằng việc phân tích
một cách có hệ thống các khái niệm: “an toàn thực phẩm”; “hoạt động thương
mại”; “an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại”; “pháp luật về an toàn
thực phẩm trong hoạt động thương mại”,... Bên cạnh đó, luận án còn phân
tích và làm rõ vai trò của pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động
thương mại đối với đời sống xã hội, phân tích, chỉ rõ nội dung cơ bản của
pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại.
Hai là, trên cơ sở phân tích thực trạng và thực tiễn thực hiện pháp luật về
an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại Việt Nam, luận án đã rút ra
những ưu điểm, hạn chế, thành công và bất cập của pháp luật cũng như thực
trạng thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ở
Việt Nam. Đồng thời, chỉ ra được nguyên nhân của những bất cập, hạn chế đó.
Ba là, luận giải và đề xuất cụ thể các giải pháp nhằm đáp ứng được yêu
cầu về bảo đảm an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại. Luận án đưa
ra được các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và thực hiện hiệu quả pháp
luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ở Việt Nam. Những
giải pháp này được xây dựng trên cơ sở những luận cứ khoa học được luận
giải một cách sâu sắc về lý luận và thực tiễn của pháp luật về an toàn thực
phẩm trong hoạt động thương mại ở Việt Nam.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của luận án đã làm rõ những vấn đề lý luận quan
trọng có liên quan đến vấn đề an toàn thực phẩm và pháp luật về an toàn thực
phẩm trong hoạt động thương mại, vấn đề cần có sự nghiên cứu một cách toàn
diện và hệ thống.
7
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Thực trạng và thực tiễn pháp luật an toàn thực phẩm trong hoạt động
thương mại ở Việt Nam trong thời gian qua, ngoài những kết quả đạt được
cũng đã bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế. Điều này xuất phát từ lý do là hệ thống
các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại hiện
tại chưa thực sự động bộ, thống nhất và khả thi, thực tế thực hiện pháp luật
của Việt Nam chưa thực sự hiệu quả. Vì vậy những kết quả nghiên cứu, đặc
biệt là những giải pháp mà luận án đưa ra có ý nghĩa quan trọng trong việc
sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt
động thương mại của Việt Nam. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn đóng góp
vào việc thực hiện có hiệu quả pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt
động thương mại trên thực tiễn ở nước ta hiện nay, góp phần vào công cuộc
bảo đảm an toàn thực phẩm.
7. Nội dung nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu của
luận án gồm những nội dung chính như sau:
Chương1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và phương
pháp nghiên cứu;
Chương 2: Một số vấn đề lý luận về an toàn thực phẩm và pháp luật về
an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại;
Chương 3: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại
Việt Nam và thực tiễn thực hiện;
Chương 4: Hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp
luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ở Việt Nam.
8
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU,
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Vấn đề bảo đảm ATTP là vấn đề hết sức nhức nhối trong xã hội. Do vậy,
thời gian gần đây vấn đề này cũng được một số học giả trong và ngoài nước
quan tâm nghiên cứu trên những bình diện khác nhau. Trên cơ sở nghiên cứu,
tiếp cận các kết quả nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước liên quan
đến đề tài luận án, nghiên cứu sinh tổng quan tài liệu theo các vấn đề về lý
luận, thực tiễn và giải pháp, kiến nghị.
1.1.1. Các nghiên cứu lý luận về pháp luật an toàn thực phẩm trong
hoạt động thương mại
- Các nghiên cứu về an toàn thực phẩm:
Liên quan đến vấn đề an toàn thực phẩm, một số công trình đã đề cập
đến các khái niệm như: thực phẩm, vệ sinh thực phẩm, ngộ độc thực phẩm, ô
nhiễm thực phẩm, chất lượng thực phẩm,... Ngoài ra, các nghiên cứu này còn
đề cập đến các yếu tố và nguyên nhân gây mất an toàn thực phẩm, đặc biệt
nhấn mạnh vai trò của bảo đảm an toàn thực phẩm đối với sự phát triển của
kinh tế - xã hội, các công trình có thể kể đến là: Giáo Trình “Vệ sinh và an
toàn thực phẩm” của TS. Phạm Đức Lượng - TS. Phạm Minh Tâm (2004),
Nhà xuất bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh; “An toàn thực
phẩm” của PGS.TS Trần Đáng (2008), nhà xuất bản Hà Nội; Giáo trình
“Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm”, Nhà xuất bản Giáo dục (2009); Giáo
trình “Vệ sinh an toàn thực phẩm” của tác giả Lê Thị Hồng Ánh (2017), Nhà
xuất bản Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. Cuốn sách “An toàn thực
phẩm nông sản, một số hiểu biết về sản phẩm, hệ thống sản suất, phân phối
và chính sách của nhà nước”, của PGS.TS Phạm Vũ Hải - TS Đào Thế Anh
(2016). Các công trình này đã đề cập đến những vấn đề lý luận về an toàn
9
thực phẩm dưới góc độ thực phẩm học. Các khái niệm về thực phẩm, về an
toàn thực phẩm và vệ sinh thực phẩm được các tác giả phân tích và đề cập.
Đặc biệt cuốn giáo trình “Vệ sinh an toàn thực phẩm” của tác giả Lê Thị
Hồng Ánh đã đề phân tích một cách căn bản về tầm quan trọng của vệ sinh an
toàn thực phẩm đối với con người. Công trình “An toàn thực phẩm nông sản,
một số hiểu biết về sản phẩm, hệ thống sản suất, phân phối và chính sách của
nhà nước” của PGS.TS Phạm Vũ Hải - TS Đào Thế Anh đã phân tích khái
niệm “an toàn thực phẩm” một cách sâu sắc khi đi từ các khái niệm về thực
phẩm bẩn và thực phẩm không an toàn.
Ngoài các nghiên cứu của các tác giả trong nước, ở nước ngoài có các
nghiên cứu liên quan như: Food Safety: Theory and Practice (an toàn thực
phẩm: lý thuyết và thực tiễn) của Jones & Bartlett (2011). Công trình này tập
trung phân tích nguy cơ của các tác nhân gây mất an toàn thực phẩm đối với
hàng hóa thực phẩm khác nhau cũng như những tiến bộ của khoa học và công
nghệ trong việc kiểm soát nguy cơ đó; Food safety: The Science of Keeping
Food Safe (An toàn thực phẩm: Khoa học về giữ an toàn thực phẩm), của
giáo sư Ian C.Shaw (2013). Nghiên cứu này tiếp cận vấn đề an toàn thực
phẩm từ nguồn gốc của các yếu tố gây mất an toàn thực phẩm, một số khái
niệm liên quan đến vấn đề an toàn thực phẩm,..
Vấn đề an toàn thực phẩm được các nghiên cứu trên đề cập dưới góc độ
thực phẩm học, đó là cơ sở để nghiên cứu sinh tiếp thu và vận dụng để xây
dựng khái niệm an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại dưới góc độ
khoa học pháp lý.
- Các nghiên cứu về pháp luật ATTP nói chung, trong đó có nội dung
về pháp luật ATTP trong hoạt động thương mại:
Pháp luật là công cụ quan trọng để nhà nước quản lý các vấn đề phát
sinh trong đời sống xã hội. ATTP là một thực tế xã hội, khi đặt nó lên lăng
kính nghiên cứu có nhiều cách tiếp cận có thể được sử dụng để đi sâu vào vấn
10
đề. Dưới góc lăng kính khoa học pháp lý và góc độ lý luận pháp luật, vấn đề
ATTP được một số nhà nghiên cứu đề cập và phân tích, có thể kể đến các
công trình nghiên cứu trong nước sau:
+ Tham luận“Các điều kiện cần và đủ nhằm bảo đảm an toàn thực
phẩm trong xu thế hội nhập vào nền kinh tế thế giới, của tác giả Lê Doãn
Diện, tại Hội thảo về Dự án Luật ATTP do Ủy Ban Khoa học, Công nghệ và
Môi trường và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc tổ chức ngày 07/09/2009 tại Hà
Nội. Trong tham luận của mình, tác giả nghiên cứu việc xây dựng thế chế
quản lý ATTP ở một số nước trên thế giới như Mỹ, Canada, Nhật Bản, Úc,...
và tổng kết một số kinh nghiệm trong hoạt động này. Bên cạnh đó, tác giả còn
nêu lên những điều kiện cần và đủ trong việc quản lý ATTP ở Việt Nam như:
quản lý ATTP phải theo phương châm phòng ngừa và có hệ thống, quản lý
ATTP phải được thực hiện từ nguồn và trong suốt quá trình, việc quản lý ATTP
phải được phân chia bốn công đoạn với bốn đối tượng là: công đoạn sản xuất
nguyên liệu, công đoạn chế biến thực phẩm, công đoạn dịch vụ thương mại,
công đoạn tiêu dùng thực phẩm. Vấn đề an toàn thực phẩm trong hoạt động
thương mại đã được tác giả đề cập đến tuy nhiên chỉ dừng lại ở khía cạnh quản
lý nhà nước. Những vấn đề liên quan đến pháp luật về ATTP trong hoạt động
thương mại chưa được tác giả đề cập và phân tích một cách rõ nét.
+ Luận văn thạc sỹ luật học “Trách nhiệm pháp lý đối với hành vi vi
phạm pháp luật về ATTP”, của học viên Nguyễn Ngân Giang (2012), Khoa
Luật, Đại Học Quốc gia Hà Nội. Luận văn này đã nêu lên những vấn đề pháp
lý chung về ATTP như: Khái niệm pháp luật về ATTP, các khái niệm về thực
phẩm, về ATTP, ngộ độc thực phẩm, điều kiện bảo đảm ATTP, các hành vi vi
phạm pháp luật về ATTP,...; Vai trò và ý nghĩa của các quy định pháp luật
nhằm bảo đảm ATTP; Vai trò và trách nhiệm của nhà nước, người tiêu dùng,
chủ thể kinh doanh, sản xuất, chế biến thực phẩm trong việc bảo đảm ATTP;
11
Mô tả một số hành vi bị cấm và sẽ bị cấm được quy định trong pháp luật về
ATTP. Trong luận văn, tác giả đã đề cập đến một số vấn đề lý luận về pháp
luật ATTP nói chung, đặc biệt là các khái niệm liên quan đến pháp luật về
ATTP. Tuy nhiên, công trình mới chỉ dừng lại ở những vấn đề lý luận về pháp
luật ATTP, những vấn đề liên quan đến ATTP trong hoạt động thương mại
chưa được nêu lên và giải quyết.
+ Luận văn thạc sĩ luật học “Thực hiện pháp luật về vệ sinh an toàn thực
phẩm ở Việt Nam hiện nay”, của học viên Nhâm Thúy Lan (2012), Đại học
Luật Hà Nội. Luận văn đã đề cập đến một số vấn đề lý luận liên quan đến
thực hiện pháp luật về ATTP như: khái niệm về thực hiện pháp luật ATTP,
các hình thức thực hiện pháp luật về ATTP,... Vấn đề lý luận về thực hiện
pháp luật ATTP nói chung đã được tác giả đề cập, phân tích, tuy nhiên, trong
luận văn chưa đề cập đến vấn đề thực hiện pháp luật về ATTP trong hoạt
động thương mại.
+ Luận văn thạc sỹ luật học “Pháp luật về kiểm soát vệ sinh an toàn thực
phẩm trong hoạt động thương mại ở Việt Nam”, của học viên Đặng Công
Hiến (2012), Khoa luật, Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn đã đề cập và
phân tích một số khái niệm liên quan như: thực phẩm và vệ sinh an toàn thực
phẩm, kiểm soát VSATTP nói chung và kiểm soát VSATTP trong hoạt động
thương mại nói riêng, khái niệm pháp luật về kiểm soát VSATTP trong hoạt
động thương mại,... Những vấn đề lý luận mà luận văn này đặt ra mới chỉ
dừng lại ở góc độ kiểm soát ATTP trong hoạt động thương mại, đi sâu vào
vấn đề quản lý nhà nước về ATTP trong hoạt động thương mại. Những vấn đề
lý luận khác của pháp luật về ATTP trong hoạt động thương mại chưa được
giải quyết.
Một số công trình nghiên cứu dưới góc độ lý luận về pháp luật ATTP nói
chung và pháp luật về ATTP trong hoạt động thương mại nói riêng ở nước
12
ngoài cũng được ấn hành. Trong các công trình này, các tác giả chủ yếu đánh
giá về tầm quan trọng của các quy định pháp luật về ATTP đối với sức khỏe
và tính mạng con người, đi sâu phân tích, lý giải mối quan hệ giữa thuận lợi
hóa thương mại và các yêu cầu về bảo đảm ATTP trong thương mại hàng
thực phẩm, trách nhiệm của nhà sản suất kinh doanh thực phẩm đối với người
tiêu dùng,... Đó là những luận điểm có giá trị tham khảo đối với đề tài luận án
này. Một số công trình ở nước ngoài liên quan đến vấn đề này có thể kể đến:
+ “Food Regulation and Trade: Toward a Safe and Open Global Food
SystemPaperback” (Quy định đối với thực phẩm và thương mại: Hướng tới
hệ thống thực phẩm toàn cầu mở và an toàn), của Donna Roberts, David
Orden, Tim Josling (2004). Các tác giả đã chỉ rõ việc bảo vệ sự an toàn cho
nguồn cung cấp thực phẩm của một quốc gia, bảo đảm chất lượng và cung cấp
thông tin cho người tiêu dùng để họ có thể đưa ra các lựa chọn khi mua thực
phẩm được chấp nhận rộng rãi như là nghĩa vụ chung của các chính phủ. Tuy
nhiên, sự khác biệt trong cách thức các chính phủ thực hiện các nghĩa vụ này
có thể dẫn đến xung đột thương mại. Các chính phủ cần xử lý những xung đột
thương mại hàng thực phẩm theo cách duy trì các tiêu chuẩn ATTP và niềm
tin của công chúng vào đó, trong khi vẫn phải bảo đảm cho sự phát triển của
thương mại tự do. Công trình xem xét các quy định về ATTP trong bối cảnh
toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại hiện nay. Từ việc phân tích các nguyên
nhân cơ bản của những cuộc xung đột thương mại và chỉ ra các bước có thể
thực hiện để bảo đảm rằng ATTP và thương mại trở nên tương thích nhất và
cùng hỗ trợ nhau hiệu quả nhất.
+ “Nutraceutical and Functional Food Regulations in the United States
and Around the World (Quy Định về Thực phẩm dinh dưỡng và thực phẩm
chức năng của Hoa Kỳ và Trên thế giới), Debasis Bagchi (2008). Công trình
nghiên cứu sự khác biệt giữa các quy định của các quốc gia khác nhau về thực
13
phẩm dinh dưỡng và thực phẩm chức năng trên thế giới và Hoa Kỳ. Từ các
thông tin chi tiết về quy mô, tầm quan trọng và cơ hội phát triển của ngành
thực phẩm, công trình thể hiện bối cảnh toàn cầu về việc tiếp nhận và nhu cầu
đối với thực phẩm dinh dưỡng và chức năng, đề cập đến các rào cản pháp lý
về thực phẩm và thực phẩm chức năng cũng như những khía cạnh phức tạp
của quy trình sản xuất. Tác giả đã chỉ rõ các điểm cần lưu ý về khắc phục rào
cản pháp lý về thương mại thực phẩm giữa các quốc gia, khu vực; Tác giả nêu
lên tầm quan trọng của sở hữu trí tuệ, thương hiệu và xây dựng thương hiệu
thực phẩm trên thị trường, …
+ “Food Law and Regulation for Non-Lawyers: A US Perspective (Quy
Định về Luật Thực phẩm dành cho những người không hành nghề luật sư:
Một góc nhìn của Hoa Kỳ), Marc Sanchez (2014). Tác giả đã cung cấp tổng
quan về các chủ đề chính và khái niệm cốt lõi về quy định thực phẩm và thực
phẩm bổ sung ở Hoa Kỳ. Tác giả đã nêu tóm tắt về lịch sử lập pháp và bối
cảnh ra đời của luật thực phẩm Mỹ, tập trung vào các vấn đề lớn và mới mà
các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thường gặp phải. Ngoài ra, công
trình còn dẫn chiếu những quy định pháp luật để đương đương đề thực thi
Cuốn sách đã nêu lên các khái niệm cốt lõi và các ứng dụng pháp luật thực
phẩm vào thực tiễn.
+ “Food Regulation-Food Safety, Recalls, Claims, Additives, Allergens
and Biotechnology” (Quy chế về Thực phẩm- ATTP , Thu hồi, Công bố, Phụ
gia, Chất gây dị ứng và Công nghệ sinh học), Roseann B. Termini Esq. Tác
giả đã chỉ ra tầm quan trọng của việc giải thích các quy định của hệ thống
phân tích mối nguy và điểm kiểm soát đến hạn (HACCP. Công trình đã chỉ ra
mối quan hệ giữa thực phẩm và sức khỏe trên nhãn thực phẩm được nêu chi
tiết. Mức dung sai được giải thích và các chủ đề đặc biệt như béo phì, bệnh
viêm não thể bọt biển ở bò (bệnh bò điên) (BSE), axit béo chuyển hóa và
14
công nghệ sinh học được xem xét. Công trình bàn luận sâu về các nghĩa vụ cụ
thể của một nhà sản xuất thực phẩm.
+ “Food and Drug Regulation in an Era of Globalized
Markets Paperback” (Quy Định về Thực Phẩm và Dược Phẩm trong kỷ
nguyên toàn cầu hóa), Sam F Halabi (2015). Công trình đã cung cấp một cái
nhìn tổng hợp về những sức ép đối với thị trường hiện nay, bao gồm tự do hóa
thương mại, các sáng kiến hài hòa giữa các chính phủ,… Tác giả đã cung cấp
cái nhìn đa ngành, mang tính quốc tế trong các quy định luôn thay đổi và
thông tin chi tiết về các yêu cầu để thực hiện thành công. Phương pháp tiếp
cận liên ngành cho phép người đọc hiểu rõ các quan điểm khác nhau liên quan
đến việc xây dựng các quy định về ATTP. Cung cấp và đánh giá chi tiết về
chuỗi cung ứng, những khoảng cách tiềm ẩn cũng như phương tiện dự đoán
và giải quyết vấn đề ATTP. Trình bày bức tranh toàn diện về những thay đổi
trong luật ATTP ở Hoa Kỳ và theo tiêu chuẩn quốc tế, bao gồm cả quan điểm
về học thuật và pháp lý. Giải quyết xung đột và hợp tác giữa các cơ quan có
liên quan của về quản lý ATTP của Hoa Kỳ.
Nhìn chung, những công trình nước ngoài kể trên có những đề cập đến
một số vấn đề lý luận về pháp luật ATTP nói chung, ATTP trong hoạt động
thương mại nói riêng. Tuy nhiên, trong các công trình đó, những vấn đề lý
luận về pháp luật ATTP trong hoạt động thương mại chưa được đề cập và
luận giải một cách toàn diện, đồng bộ và hệ thống.
1.1.2. Các nghiên cứu thực tiễn về pháp luật an toàn thực phẩm
trong hoạt động thương mại
- Các nghiên cứu về thực trạng pháp luật về ATTP trong đó có đề cập
đến thực trạng ATTP trong hoạt động thương mại trong nước.
Thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về ATTP nói chung
và ATTP trong hoạt động thương mại nói riêng là vấn đề được xã hội hết sức
15
quan tâm trong trong thời gian qua bởi vai trò và tầm quan trọng của nó trong
việc bảo đảm ATTP. Các công trình nghiên cứu đã phân tích, đánh giá thực
trạng các quy định pháp luật về ATTP, chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế
bất cập trong hệ thống các quy định pháp luật hiện hành của pháp luật ATTP.
Ngoài ra một số công trình tập trung phân tích thực tiễn thi hành pháp luật về
ATTP nói chung. Một số công trình có thể kể đến đó là: “Những vấn đề cơ
bản về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sức khỏe của con người - hệ thống
quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phụ gia thực phẩm và vệ sinh an toàn thực
phẩm”, của Quý Long - Kim Thư (2010), Nhà xuất bản Lao động - xã hội;
“Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý vệ sinh an toàn thực
phẩm”, của tác giả Hằng Nga (2008) đăng trên Tạp Chí Dân chủ và Pháp luật
- Bộ Tư pháp, Số chuyên đề 01/2008; “Thực trạng tổ chức và hoạt động của
bộ máy quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn vệ sinh thực phẩm”, của tác giả
Trương Thị Thúy Thu (2008), đăng trên Tạp Chí Dân chủ và Pháp luật, Số
chuyên đề 01/2008; “Quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm - thực trạng và
giải pháp”, của tác giả Trương Thị Thúy Thu (2010), đăng trên Tạp chí Quản
lý nhà nước Số 172 (tháng 5 năm 2010); “Chất lượng công tác quản lý an
toàn thực phẩm - nhiệm vụ trọng tâm và cấp thiết”, của tác giả Nguyễn Thị
Thu Hằng (2014), đăng trên Tạp chí Quản lý Nhà nước Số 9/2014; “Vai trò
của các tiêu chuẩn quốc tế khi ban hành các quy định bảo đảm an toàn thực
phẩm nhập khẩu”, của tác giả Nguyễn Thị Thu Thảo (2014), đăng trên Tạp
chí Khoa học pháp lý - Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Số 05/2014;
“Chính sách quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu; các
rào cản kỹ thuật đối với hoạt động xuất khẩu; phân công quản lý nhà nước về
an toàn thực phẩm”, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Bộ Y tế (2009), Tham
luận Hội thảo về Dự án Luật ATTP, Ủy Ban Khoa học, Công nghệ và Môi
trường - Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc tại Việt Nam, ngày 07/09/2009; “Thực
16
trạng kiểm soát nguy cơ ô nhiễm thực phẩm và khắc phục sự cố về an toàn
thực phẩm”, của Hà Thị Anh Đào (2009), Tham luận Hội thảo về Dự án Luật
ATTP, Ủy Ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường - Quỹ Nhi đồng Liên
hợp quốc tại Việt Nam, ngày 7/9/2009; “Thực hiện pháp luật về vệ sinh an
toàn thực phẩm ở Việt Nam hiện nay”, của Nhâm Thúy Lan (2012), Luận văn
thạc sĩ luật học, Đại học Luật Hà Nội; “Pháp luật về kiểm soát vệ sinh an
toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ở Việt Nam”, của Đặng Công
Hiến (2012), Luận văn thạc sỹ luật học, Khoa luật - Đại học Quốc gia Hà Nội;
“Thi hành pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm ở cấp phường trên địa bàn
thành phố Hà Nội”, của Trần Mai Vân (2013),, Luận văn thạc sỹ Luật học,
Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội; “Trách nhiệm pháp lý đối với hành vi
vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm”, của Nguyễn Ngân Giang (2012),
Luận văn thạc sỹ luật học, Khoa Luật - Đại Học Quốc gia Hà Nội; “Cẩm nang
an toàn thực phẩm trong kinh doanh”, do Vụ Thị trường trong nước - Bộ Công
Thương biên soạn (2014), Nhà xuất bản Hồng Đức; “An toàn thực phẩm nông
sản, một số hiểu biết về sản phẩm, hệ thống sản suất, phân phối và chính sách
của nhà nước” của PGS.TS. Phạm Vũ Hải - TS. Đào Thế Anh (2016), Nhà xuất
bản Nông nghiệp; “Quản lý nguy cơ an toàn thực phẩm ở Việt Nam, những
thách thức và cơ hội, nghiên cứu của Ngân hàng thế giới (2017). Báo cáo tổng
hợp kết quản Dự án điều tra cơ bản về “Thực trạng thi hành pháp luật an toàn
thực phẩm và vai trò của các cơ quan bảo vệ pháp luật trong việc bảo đảm thi
hành” của Viện Nghiên cứu lập pháp - Bộ Tư pháp (2016); “Báo cáo tình hình
thực thi chính sách, pháp luật về quản lý an toàn thực phẩm giai đoạn 2011-
2016”, Báo cáo số 211/BC-CP ngày 18/05/2017, của Chính phủ Nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2017); “Báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện
chính sách, pháp luật an toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2016”, của Quốc hội
Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
17
Trong số các công trình trên, một số công trình đã tập trung nghiên cứu
thực trạng pháp luật và thi hành pháp luật về ATTP nói chung và ATTP trong
trong hoạt động thương mại ở Việt Nam nói riêng đó là:
+ Tham luận “Chính sách quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu,
nhập khẩu; các rào cản kỹ thuật đối với hoạt động xuất khẩu; phân công
quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm”, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Bộ
Y tế (2009), Hội thảo về Dự án Luật ATTP, Ủy Ban Khoa học, Công nghệ và
Môi trường - Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc tại Việt Nam, ngày 07/09/2009.
Tham luận đã tổng quan về chính sách, pháp luật của nhà nước về quản lý
thực phẩm xuất khẩu, nhập khẩu và rào cản kỹ thuật đối với thực phẩm xuất
khẩu của thế giới. Tham luận cũng đánh giá thực trạng của công tác thanh tra
chuyên ngành về ATTP ở Việt Nam. Một trong những vấn đề về thực trạng
pháp luật về ATTP trong hoạt động thương mại đã được tham luận đề cập và
phân tích, đó là những quy định pháp luật về xuất, nhập khẩu thực phẩm của
Việt Nam. Tuy nhiên trong tham luận chưa phân tích, đánh giá cụ thể về
những điều kiện đảm bảo ATTP trong hoạt động xuất nhập khẩu thực phẩm.
+ “Chất lượng công tác quản lý an toàn thực phẩm - nhiệm vụ trọng tâm và
cấp thiết”, của tác giả Nguyễn Thị Thu Hằng (2014), đăng trên Tạp chí Quản lý
Nhà nước số 9/2014. Tác giả đã đánh giá về công tác thực thị pháp luật về ATTP
ở Việt Nam thông qua phân tích về chất lượng công tác quản lý an toàn thực
phẩm của các cơ quan quản lý nhà nước, nêu lên thực trạng công tác quản lý an
toàn thực phẩm hiện nay, đồng thời phân tích đánh giá thực trạng công tác quản
lý an toàn thực phẩm, chỉ ra những điểm tồn tại và hạn chế trong công tác quản
lý nhà nước về ATTP nói chung. Tuy nhiên, công trình mới chỉ dừng lại việc
đánh giá thực trạng công tác thực hiện pháp luật ATTP của các cơ quan quản lý
nhà nước, những vấn đề khác liên quan đến thực tiễn thực hiện pháp luật về
ATTP trong hoạt động thương mại như: thực trạng thực tuân thủ pháp luật của
18
các chủ thể kinh doanh thực phẩm, thực trạng thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm
pháp luật về ATTP trong hoạt động thương mại của các cơ quan quản lý nhà
nước,... chưa được tác giả đề cập và phân tích.
+ Luận văn thạc sĩ luật học “Thực hiện pháp luật về vệ sinh an toàn thực
phẩm ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Nhâm Thúy Lan (2012), Đại học Luật
Hà Nội. Luận văn đã tổng quan tình hình thực hiện pháp luật ATTP ở Việt
Nam đến năm 2011 bằng các thống kê về tình hình vi phạm pháp luật ATTP,
xử lý vi phạm pháp luật về ATTP của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền,
đưa ra những đánh giá về thực trạng công tác thi hành pháp luật ATTP ở Việt
Nam. Tuy nhiên luận văn chỉ dừng lại ở việc đề cập đến vấn đề thực hiện
pháp luật về ATTP nói chung của Việt Nam, chưa đi sâu phân tích tình hình
thực hiện pháp luật về ATTP trong hoạt động thương mại.
+ Luận văn thạc sỹ luật học “Pháp luật về kiểm soát vệ sinh an toàn thực
phẩm trong hoạt động thương mại ở Việt Nam” của Đặng Công Hiến (2012),
Khoa luật - Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn đã phác họa bức tranh toàn
cảnh về sự hình thành và phát triển của các quy định pháp luật về kiểm soát
vệ sinh an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại Việt Nam, qua đó
đánh giá những thành tựu đạt được và những tồn tại yếu kém của pháp luật về
kiểm soát vệ sinh ATTP trong hoạt động thương mại của Việt Nam đồng thời
chỉ ra nguyên nhân của những tồn tại đó. Tuy nhiên, những đánh giá của luận
văn về pháp luật ATTP trong hoạt động thương mại chỉ dừng lại ở bình diện
chung, những khía cạnh cụ thể của thực trạng pháp luật về ATTP trong hoạt
động thương mại như: các quy định về điều kiện kinh doanh thực phẩm, quy
định về điều kiện bảo đảm ATTP, quy định về ghi nhãn, quảng cáo thực
phẩm,... chưa được phân tích, đánh giá một cách chi tiết và thấu đáo.
+ Luận văn thạc sỹ Luật học “Thi hành pháp luật về vệ sinh an toàn
thực phẩm ở cấp phường trên địa bàn thành phố Hà Nội” của Trần Mai Vân
19
(2013), Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn phân tích, đánh giá
thực trạng pháp luật Việt Nam trong việc bảo vệ sức khỏe nhân dân; nêu lên
thực tiễn thi hành pháp luật về vệ sinh ATTP ở cấp phường trên địa bàn thành
phố Hà Nội. Góc độ thực tiễn thực hiện pháp luật về ATTP nói chung đã được
luận văn đề cập, tuy nhiên chỉ dừng lại ở cấp trên địa bàn thành phố Hà Nội. Bên
cạnh đó, luận văn chưa đề cập cụ thể đến thực tiễn thi hành pháp luật về ATTP
trong lĩnh vực thương mại ở cấp phường trên địa bàn thành phố Hà Nội.
+ Luận văn thạc sỹ luật học “Trách nhiệm pháp lý đối với hành vi vi
phạm pháp luật về an toàn thực phẩm”, của Nguyễn Ngân Giang (2012).
Luận văn đã nêu và đánh giá thực trạng pháp luật về ATTP ở Việt Nam, trong
đó đặc biệt chú trọng đánh giá tình trạng vi phạm pháp luật cũng như xử lý vi
phạm pháp luật về ATTP ở Việt Nam, đánh giá công tác tổ chức thực hiện
pháp luật về ATTP ở Việt Nam. Tuy nhiên, những đánh giá về thực trạng
pháp luật và tình hình vi phạm pháp luật trong luận văn là những đánh giá
trên bình diện chung. Những quy định pháp luật về ATTP trong hoạt động
thương mại chưa được luận văn phân tích đánh giá một cách cụ thể.
+ “An toàn thực phẩm nông sản, một số hiểu biết về sản phẩm, hệ thống
sản suất, phân phối và chính sách của nhà nước” của PGS.TS. Phạm Vũ Hải -
TS. Đào Thế Anh (2016), Nhà xuất bản Nông nghiệp. Công trình chỉ ra những
hạn chế chính của hệ thống thể chế chính sách ATTP của Việt Nam hiện tại,
đồng thời cũng nêu lên những bất cập trong việc thực thi pháp luật về ATTP của
các cơ quan quản lý nhà nước về ATTP ở Việt Nam, chủ yếu tập trung phân tích
những yếu kém trong năng lực thực thi của các cơ quan này. Những đánh giá,
phân tích của các tác giả về những hạn chế, bất cập của pháp luật về ATTP cũng
như hoạt động thực thi pháp luật của các cơ quan quản lý nhà nước về ATTP là
sắc đáng. Tuy nhiên, những vấn đề liên quan đến các quy định pháp luật về
ATTP trong hoạt động thương mại ít được các tác giả đề cập.
20
+ Báo cáo tổng hợp kết quản Dự án điều tra cơ bản về “Thực trạng thi
hành pháp luật an toàn thực phẩm và vai trò của các cơ quan bảo vệ pháp
luật trong việc bảo đảm thi hành” của Viện khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp
(2016). Dựa trên kết quả của hoạt động điều tra, khảo sát về thực trạng tuân
thủ và thi hành pháp luật về ATTP, báo cáo đã đưa ra những đánh giá tin cậy
về thực trạng tuân thủ pháp luật về ATTP của các cơ sở sản xuất, kinh doanh
cũng như thực trạng thi hành pháp luật về ATTP của các cơ quan bảo vệ pháp
luật. Tuy nhiên, báo cáo mới chỉ dừng lại ở thực trạng thi hành pháp luật về
ATTP nói chung.
+ “Báo cáo tình hình thực thi chính sách, pháp luật về quản lý an toàn
thực phẩm giai đoạn 2011-2016”, Báo cáo số 211/BC-CP ngày 18/05/2017,
của Chính phủ Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2017) và “Báo
cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật an toàn thực phẩm
giai đoạn 2011-2016”, của Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam. Đây là hai tài liệu thể hiện rõ nét nhất về thực trạng pháp luật và thực
hiện pháp luật về ATTP nói chung, trong đó có ATTP trong hoạt động thương
mại. Trong đó, những thành tựu, hạn chế của hệ thống pháp luật về ATTP
Việt Nam được nêu rất cụ thể. Ngoài ra, các báo cáo này còn đề cập đến thực
trạng thực hiện pháp luật về ATTP ở Việt Nam giai đoạn 2011-2016, đồng
thời đưa ra những đánh giá về thành công, tồn tại cũng như nguyên nhân của
những tồn tại của công tác thực hiện pháp luật về ATTP ở Việt Nam.
- Các nghiên cứu về thực trạng pháp luật về ATTP trong đó có đề cập
đến thực trạng pháp luật về ATTP trong hoạt động thương mại ở nước ngoài.
Trên thế giới, vấn đề ATTP được các nước hết sức quan tâm, đặc biệt tại
các nước phát triển. Vấn đề pháp luật về ATTP nói chung và pháp luật về
ATTP trong hoạt động thương mại nói riêng đã được các nhà nghiên cứu
nước ngoài thực hiện nghiên cứu nhằm đáp ứng nhu cầu hoàn thiện pháp luật,
21
nâng cao hiệu quản quản lý ATTP cũng như cung cấp kiến thức về pháp luật
ATTP cho các đối tượng có nhu cầu. Các công trình này chủ yếu nêu và phân
tích các quy định pháp luật hiện hành về ATTP tại một số nước phát triển như
Hoa Kỳ, EU,.. Có thể kể đến các công trình sau:
+ “Food and Drug Law” (Luật Thực phẩm và Dược phẩm), Peter
Hutt, Richard Merrill (2013). Các tác giả đã tập hợp hóa các quy định trong
Luật thực phẩm và dược phẩm của Mỹ, trong đó có những quy định về chức
năng, nhiệm vụ, quyền và nghĩa vụ của Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm
Mỹ (FDA) và các cơ quan liên quan trong việc bảo đảm an toàn cho người
tiêu dùng thực phẩm và dược phẩm. Góc độ thực tiễn pháp luật được các tác
giả đề cập qua phân tích những tình huống trong thực tiễn áp dụng Luật Thực
phẩm và Dược phẩm. Các tác giả đã hệ thống hóa tất cả các sửa đổi, bổ sung
trong các đạo luật liên quan kể từ năm 2007 (Ví dụ: Đạo Luật Quản lý dược
phẩm và thực phẩm, Đạo Luật hiện đại hóa ATTP, Đạo Luật đổi mới và an
toàn quản lý dược phẩm và thực phẩm). Sự phát triển của pháp luật về thực
phẩm trong sáu năm (từ năm 2007 - 2013) đã được các tác giả đề cập, từ lần
sửa đổi đầu tiên đáng đến lần sửa đổi, bổ sung gần nhất.
- “Food Law and Regulation for Non-Lawyers: A US Perspective”
(Quy Định về Luật Thực phẩm dành cho những người không hành nghề luật
sư: Một góc nhìn của Hoa Kỳ), của tác giả Marc Sanchez (2014). Tác giả đã
tóm tắt lịch sử lập pháp và bối cảnh ra đời của luật thực phẩm Hoa Kỳ, tập
hợp hóa các quy định pháp luật về thực phẩm mới của Hoa Kỳ. Tác giả tập
trung vào các vấn đề lớn và mới trong việc thực hiện pháp luật ATTP mà các
cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thường gặp phải. Ngoài ra, tác giả còn
thực hiện so sánh pháp luật nhằm giúp người đọc có thể xem xét các phương
pháp quy định và thực thi thay thế.
+ “Food Regulation: Law, Science, Policy, and Practice” (Quy chế
thực phẩm: Luật, khoa học, chính sách và thực hành), Neal D. Fortin (2007).
22
Bên cạnh việc cung cấp các quy định hiện hành về ATTP và dược phẩm của
Hoa Kỳ, tác giả đã phân tích và bình luận các quy định về ATTP và dược
phẩm của liên bang và các cơ quan quản lý liên quan. Tác giả cuốn sách đã
tập hợp các thảo luận chi tiết về chính sách và nghiên cứu các tình huống
trong thực tiễn của việc áp dụng pháp luật ATTP ở Hoa Kỳ.
+ “Food Regulation-Food Safety, Recalls, Claims, Additives, Allergens
and Biotechnology” (Quy chế về Thực phẩm- ATTP , Thu hồi, Công bố, Phụ
gia, Chất gây dị ứng và Công nghệ sinh học), Roseann B. Termini Esq. Công
trình tập trung vào nêu lên các quy định trong Luật Thực phẩm, bao gồm: thu
hồi thực phẩm không an toàn, công bố về mối quan hệ giữa thực phẩm và sức
khỏe và các chủ đề quan trọng khác liên quan đến các quy định về cung cấp
thực phẩm ở Hoa Kỳ. Bên cạnh đó, tác giả còn tập hợp các văn bản quy phạm
pháp luật do FDA ban hành để thực hiện Luật Thực phẩm. Ngoài ra, tác giả
còn cung cấp thông tin chi tiết về cách tiếp cận hợp tác với các sáng kiến về
ATTP của các cơ quan chính phủ. Những kết quả của dịch vụ kiểm tra ATTP
của Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ cũng như Trung tâm ATTP và dinh dưỡng ứng
dụng của FDA cũng được tác giả nêu rõ.
- “EU Food Law Handbook” (Sổ tay hướng dẫn Luật Thực phẩm của
Liên Minh Châu Âu), Bernd Van Der Meulen (2014). Các tác giả đã phân tích
về cấu trúc và nội dung trong Luật thực phẩm của Liên minh Châu Âu. Công
trình đề cập đến luật thực phẩm được lồng ghép trong luật chung của Liên
minh Châu Âu (EU), đồng thời làm nổi bật lên hiệu quả của sự kết hợp này và
cung cấp thông tin chuyên sâu về cả luật thực phẩm theo thủ tục và theo
quyền và nghĩa vụ. Coi Luật thực phẩm chung là trọng điểm, công trình phân
tích và giải thích các yếu tố theo thủ tục, quyền hạn, nghĩa vụ và thể chế của
luật thực phẩm EU. Ngoài ra, các nguyên tắc cũng như quy định cụ thể việc
xử lý thực phẩm như một sản phẩm, các quy trình liên quan đến thực phẩm và
23
cung cấp thông tin về thực phẩm cho người tiêu dùng thông qua việc ghi nhãn
cũng được công trình thể hiện. Những quy tắc này xác định yêu cầu về các
chủ đề như quyền thị trường đối với phụ gia thực phẩm, thực phẩm mới và
thực phẩm biến đổi gen, vệ sinh thực phẩm, theo dõi và truy nguyên nguồn
gốc, thu hồi và hủy bỏ. Các quyền hạn của cơ quan công quyền để thực thi
luật thực phẩm và để đối phó với các sự cố được chỉ ra. Ngoài phân tích theo
hệ thống, tác giả còn đề cập đến các chủ đề được lựa chọn như dinh dưỡng và
chính sách y tế, thực phẩm đặc biệt, yêu cầu nhập khẩu thực phẩm, vật liệu
tiếp xúc thực phẩm, sở hữu trí tuệ và thức ăn cho động vật.
Các công trình nghiên cứu có liên quan đến thực trạng, thực tiễn pháp
luật về ATTP ở nước ngoài chủ yếu đề cập đến các quy định về ATTP của
một số nước và vùng lãnh thổ như Hoa Kỳ, EU. Trong đó có đề cập đến pháp
luật thực định về ATTP trong hoạt động thương mại, đó là các quy định về
nhập khẩu thực phẩm, ghi nhãn thực phẩm,… Những vấn đề về thực trạng và
thực tiễn thực hiện pháp luật về ATTP trong hoạt động thương mại ở Việt
Nam chưa được các công trình này đề cập.
1.1.3. Các kiến nghị và giải pháp
Trong các công trình nghiên cứu liên quan đến pháp luật ATTP nói
chung và pháp luật về ATTP trong hoạt động thương mại nói riêng, các tác
giả đưa ra những kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống các quy định
pháp luật. Bên cạnh đó, một số công trình cũng đã đề xuất những giải pháp để
nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về ATTP, trong đó có một số công
trình đáng chú ý sau:
- Các nghiên cứu trong nước
+ Bài viết “Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý vệ sinh an
toàn thực phẩm”, của tác giả Hằng Nga (2008), đăng trên Tạp Chí Dân chủ
24
và Pháp luật - Bộ Tư pháp, Số chuyên đề 01/2008. Tác giả đã đưa ra những
định hướng cho hoạt động ban hành các văn bản pháp về ATTP của các cơ
quan nhà nước có liên quan. Những định hướng này được xây dựng dựa trên
sự phân tích thực trạng các quy định pháp luật về quản lý vệ sinh ATTP của
Việt Nam.
+ Bài viết “Thực trạng tổ chức và hoạt động của bộ máy quản lý nhà
nước về vệ sinh an toàn vệ sinh thực phẩm” của Trương Thị Thúy Thu
(2008), đăng trên Tạp Chí Dân chủ và Pháp luật - Bộ Tư pháp, Số chuyên đề
01/2008. Trên cơ tìm hiểu thực trạng tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về
ATTP từ trung ương đến địa phương ở Việt Nam, tác giả đã đưa ra nhận định
về sự tất yếu phải cải cách bộ máy này và đề xuất một số kiến nghị nhằm thực
hiện việc cải cách đó.
+ Bài viết “Quản lý Nhà nước về An toàn thực phẩm - thực trạng và giải
pháp”, của Nguyễn Huy Quang (2010), đăng trên Tạp chí Quản lý nhà nước số
172 (tháng 5 năm 2010). Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng tổ chức bộ
máy quản lý nhà nước về ATTP, thực trạng công tác bảo đảm ATTP, thực trạng
hoạt động thanh tra, kiểm tra về ATTP, thực trạng công tác tuyên truyền giáo
dục về ATTP,...của Việt Nam giai đoạn 2006 – 2009, tác giả đã đề xuất một số
giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về ATTP ở Việt Nam.
+ Bài viết “Một số giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với vệ
sinh an toàn thực phẩm, Trần Thu Hương (2010), đăng trên Tạp chí Quản lý
Nhà nước số 177 (tháng 10/2010). Từ việc đánh giá thực tiễn công tác thanh
tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về vệ sinh ATTP, tác giả đã rút ra một số bài
học kinh nghiêm đối với công tác này và đưa ra một số giải pháp nhằm tăng
cường quản lý nhà nước đối với vệ sinh an toàn thực phẩm như: đẩy mạnh
tuyên truyền giáo dục, hoàn thiện chính sách pháp luật về bảo đảm vệ sinh an
toàn thực phẩm, đầu tư nâng cấp các cơ sở xét nghiệm, thí nghiệm,...
25
+ Bài viết, “Chất lượng công tác quản lý an toàn thực phẩm - nhiệm vụ
trọng tâm và cấp thiết”, của tác giả Nguyễn Thị Thu Hằng(2014), đăng trên
Tạp chí Quản lý Nhà nước số 9/2014. Tác giả đã đánh giá những tồn tại và
hạn chế trong công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, từ đó gợi mở
một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý nhà nước về an toàn thực
phẩm ở nước ta.
+ Tham luận, “Các điều kiện cần và đủ nhằm bảo đảm an toàn thực
phẩm trong xu thế hội nhập vào nền kinh tế thế giới”, Lê Doãn Diện (2009),
đăng trên kỷ yếu Hội thảo về Dự án Luật An toàn thực phẩm, Ủy Ban Khoa
học, Công nghệ và Môi trường - Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc tại Việt Nam,
ngày 07/09/2009 tại Hà Nội. Tác giả đã nghiên cứu việc xây dựng thế chế
quản lý an toàn thực phẩm ở một số nước trên thế giới như Mỹ, Canada, Nhật
Bản, Úc,... và tổng kết một số kinh nghiệm trong hoạt động này. Tác giả cũng
chỉ ra những điều kiện cần và đủ trong việc quản lý an toàn thực phẩm ở Việt
Nam hiện nay như: quản lý an toàn thực phẩm phải theo phương châm phòng
ngừa và có hệ thống, quản lý an toàn thực phẩm phải được thực hiện từ nguồn
và trong suốt quá trình, việc quản lý an toàn thực phẩm phải được phân chia
bốn công đoạn với bốn đối tượng là: công đoạn sản xuất nguyên liệu, công
đoạn chế biến, công đoạn dịch vụ thương mại, công đoạn tiêu dùng. Điểm
quan trong trong tham luận là tác giả chỉ rõ nhiệm vụ quản lý của Nhà nước
về an toàn thực phẩm.
+ Tham luận, “Thực trạng kiểm soát nguy cơ ô nhiễm thực phẩm và khắc
phục sự cố về an toàn thực phẩm, của tác giả Hà Thị Anh Đào đăng trên kỷ
yếu Hội thảo về Dự án Luật An toàn thực phẩm, Ủy Ban Khoa học, Công
nghệ và Môi trường - Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc tại Việt Nam, ngày
7/9/2009 tại Hà Nội. Tác giả phân tích nghĩa, vai trò của công tác kiểm soát
phòng ngừa nguy cơ gây mất an toàn thực phẩm, đồng thời đề xuất một số
26
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác kiểm soát nguy cơ gây ô
nhiễm thực phẩm cũng như khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm. Các giải
pháp này được đề xuất dựa trên những đánh giá về thực trạng công tác kiểm
soát, phòng ngừa nguy cơ gây mất ATTP ở nước ta.
+ Luận văn thạc sỹ “Thực hiện pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm ở
Việt Nam hiện nay, của tác giả Nhâm Thúy Lan (2012), Luận văn thạc sĩ luật
học, Đại học Luật Hà Nội. Luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy
mạnh thực hiện pháp luật về ATTP ở Việt Nam trên cơ sở nghiên cứu những
vấn đề lý luận về pháp luật ATTP, tổng quan tình hình thực hiện pháp luật
ATTP ở Việt Nam hiện nay qua việc thống kê về tình hình vi phạm pháp luật
ATTP, xử lý vi phạm pháp luật về ATTP của các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền và những đánh giá về thực trạng công tác thực hiện pháp luật ATTP ở
Việt Nam.
+ Luận văn thạc sỹ “Pháp luật về kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm
trong hoạt động thương mại ở Việt Nam”, của tác giả Đặng Công Hiến
(2012), Khoa luật - Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn đề xuất một số giải
pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về kiểm soát vệ sinh ATTP trong hoạt động
thương mại ở Việt Nam. Đó là các giải pháp để hoàn thiện các văn bản pháp
luật trong nước liên quan tới ATTP, giải pháp về xây dựng hệ thống tiêu
chuẩn quốc gia về vệ sinh ATTP phù hợp với khu vực và thế giới, giải pháp
hoàn thiện các quy đinh nhằm nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về vệ sinh
ATTP trong hoạt động thương mại và một số giải pháp khác có liên quan để
thực hiện tốt pháp luật về kiểm soát vệ sinh ATTP trong hoạt độngt thương
mại ở Việt Nam.
+ Luận văn thạc sỹ, “Thi hành pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm ở
cấp phường trên địa bàn thành phố Hà Nội”, của tác giả Trần Mai Vân
(2013), Luận văn thạc sỹ Luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội,
27
năm 2013. Luận văn đã đưa ra một số định hướng và giải pháp cơ bản nhằm
thi hành tốt pháp luật về an toàn thực phẩm trong khuôn khổ các phường trên
địa bàn Hà Nội.
+ Luận văn thạc sỹ “Trách nhiệm pháp lý đối với hành vi vi phạm pháp
luật về an toàn thực phẩm”, của tác giả Nguyễn Ngân Giang (2012), Luận
văn thạc sỹ luật học, năm 2012. Luận văn đã đề xuất một số giải pháp và kiến
nghị nhằm nâng cao chất lượng thực thi pháp luật về ATTP ở Việt Nam, đó
là: các giải pháp về thể chế chính sách, các giải pháp về tổ chức thực hiện, các
giải pháp về nhân lực thực hiện, kiến nghị đối với một số cơ quan chức năng
như Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan tư pháp, các Bộ ngành liên quan, các
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, mặt trận tổ quốc.
+ “Quản lý nguy cơ an toàn thực phẩm ở Việt Nam, Cơ hội và thách
thức”, của Ngân hàng thế giới (WB), (2017). Nghiên cứu này của WB đề xuất
khuyến nghị trong việc xây dựng năng lực ATTP ở Việt Nam. Khuyến nghị
chung của các tác giả là xây dựng một hệ thống kiểm soát dựa trên nguy cơ áp
dụng các nguyên tắc đánh giá nguy cơ, quản lý nguy cơ và truyền thông nguy
cơ đã được WHO/ FAO xây dựng. Bên cạnh đó, nghiên cứu này còn đề xuất
những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác đánh giá nguy cơ.
+ “An toàn thực phẩm nông sản, một số hiểu biết về sản phẩm, hệ thống
sản suất, phân phối và chính sách của nhà nước” của PGS.TS. Phạm Vũ Hải
- TS. Đào Thế Anh (2016), Nhà xuất bản Nông nghiệp. Sau khi đưa ra những
đánh giá về hệ thống chính sách ATTP của Việt Nam, đặc biệt là những đánh
giá về pháp luật ATTP, các tác giả đã đề xuất một số giải trong đổi mới nhằm
hoàn thiện thể chế và chính sách ATTP ở Việt Nam. Đó là các giải pháp như:
hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về ATTP, tăng cường
năng lực thực thi pháp luật của các cơ quan quản lý ATTP, đẩy mạnh xã hội
hóa hoạt động quản lý ATTP ở Việt Nam.
28
Báo cáo tổng hợp kết quản Dự án điều tra cơ bản về “Thực trạng thi
hành pháp luật an toàn thực phẩm và vai trò của các cơ quan bảo vệ pháp
luật trong việc bảo đảm thi hành” của Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp
(2016). Bên cạnh những đánh giá về hệ thống pháp luật ATTP của Việt Nam,
Báo cáo cũng đã đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về
ATTP như: sửa đổi bổ sung một số quy định pháp luật về ATTP nhằm bảo
đảm tính thống nhất, khá thi của hệ thống pháp luật này.
- Các nghiên cứu ở nước ngoài
+ “Food and Drug Regulation in an Era of Globalized
Markets Paperback” (Quy Định về Thực Phẩm và Dược Phẩm trong kỷ
nguyên toàn cầu hóa), của tác giả Sam F Halabi (2015). Công trình đã gởi mở
cách giải quyết xung đột giữa các cơ quan có liên quan của Hoa Kỳ trong
quản lý ATTP.
+ “Food Regulation and Trade: Toward a Safe and Open Global Food
SystemPaperback” (Quy định đối với thực phẩm và thương mại: Hướng tới
hệ thống thực phẩm toàn cầu mở và an toàn), của các tác giả Donna
Roberts, David Orden, Tim Josling, (2004). Các tác giả đã nêu lên những
khuyến nghị đối với các chính phủ trong xử lý những xung đột theo trong các
quy định về bảo đảm ATTP, trong đó nêu rõ việc duy trì các tiêu chuẩn
ATTP, xây dựng niềm tin của công chúng vào đó và bảo đảm cho sự phát
triển của thương mại tự do. Từ việc phân tích các nguyên nhân cơ bản của
những cuộc xung đột thương mại (cả những nguyên nhân rõ ràng và những
nguyên nhân đang chờ làm rõ) và chỉ ra các bước có thể thực hiện để bảo đảm
rằng ATTP và thương mại trở nên tương thích nhất và cùng hỗ trợ nhau hiệu
quả nhất.
+ “Foundations of EU Food Law and Policy: Ten Years of the European
Food Safety Authority” (Cơ sở của chính sách và luật thực phẩm EU: Mười
29
năm hoạt động của Cơ quan An toàn thực phẩm Châu Âu), Alberto
Alemanno, Simone Gabbi, (2014). Các tác giả đã nêu lên những định hướng,
phương hướng và vai trò trong tương lai của Cơ quan ATTP Châu Âu (EFSA)
trong việc xây dựng chính sách và pháp luật về thực phẩm trong bối cảnh
mới. Ngoài ra, các tác giả còn đề xuất về tổ chức và hoạt động của EFSA để
quản lý tốt ATTP trong tương lai.
1.1.4. Đánh giá tình hình nghiên cứu
- Những vấn đề đề mà luận án có thể kế thừa và phát triển
Qua khảo cứu các tài liệu trong và ngoài nước liên quan đến chủ đề
nghiên cứu, có thể nhận thấy một số nội dung liên quan đến đề tài luận án đã
được giải quyết và nghiên cứu sinh có thể kế thừa như sau:
Về mặt lý luận, trong một số công trình đã đề cập và nhận thức rõ về sự
cần thiết và vai trò của pháp luật ATTP nói chung trong đó có pháp luật về
ATTP trong hoạt động thương mại. Đặc biệt, các công trình nghiên cứu trong và
ngoài nước mà nghiên cứu sinh đã đề cập ở trên đã thể hiện sự đồng thuận cao
trong nhận thức về sự cần thiết phải ban hành các quy định pháp luật nhằm bảo
đảm ATTP trong xã hội. Riêng trong hoạt động thương mại, vai trò của pháp
luật ATTP cũng được chỉ ra và phân tích trên góc độ là công cụ nhằm bảo đảm
cho hoạt động thương mại được thuận lợi. Các công trình nghiên cứu trong và
ngoài nước liên quan đến đề tài của luận án cũng đã đề cập, phân tích một số
khái niệm mà luận án có thể sử dụng trong quá trình nghiên cứu.
Về mặt thực tiễn, về cơ bản thực trạng pháp luật ATTP nói chung ở Việt
Nam đã được một số công trình đề cập đầy đủ, thể hiện quá trình hình thành
và phát triển của pháp luật về ATTP ở Việt Nam từ trước đến nay. Riêng pháp
luật về ATTP trong hoạt động thương mại, một số công trình đã đề cập, phân
tích và đã rút ra một số đánh giá về nó. Những đánh giá này là dữ liệu quan
trọng mà nghiên cứu sinh có thể kế thừa và phát triển trong luận án của mình.
30
Thực tiễn của hoạt động quản lý ATTP nói chung và quản lý, kiểm soát
ATTP trong hoạt động thương mại nói riêng cũng được một số công trình
nghiên cứu trong và ngoài nước đề cập đến. Những công trình này đã phân
tích thực trạng quản lý ATTP ở các khía cạnh như: tổ chức bộ máy quản lý,
thẩm quyền quản lý, cơ chế phối hợp trong quản lý, thực tiễn quản lý, hiệu
quả của hoạt động quản lý. Đây là cơ sở hết sức quan trọng trong quá trình
thực hiện đề tài luận án của nghiên cứu sinh, bởi những dữ liệu này sẽ giúp
nghiên cứu sinh đánh giá được tính thực tiễn của pháp luật ATTP trong hoạt
động thương mại.
Về mặt giải pháp và kiến nghị, các công trình nghiên cứu trong và ngoài
nước liên quan đến đề tài luận án đã đưa ra được một số kiến nghị nhằm hoàn
thiện pháp luật về ATTP nói chung trong đó có đề cập đến pháp luật về ATTP
trong hoạt động thương mại nói riêng. Các giải pháp này chủ yếu là những
giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý nhà nước về ATTP như: tăng
cường phối hợp giữa các cơ quan nhà nước liên quan, nâng cao năng lực đội
ngũ thực thi pháp luật về ATTP, giáo dục tuyên truyền pháp luật về ATTP,…
Những giải pháp kiến nghị này sẽ được nghiên cứu sinh cân nhắc sử dụng
trong quá trình thực hiện luận án của mình.
- Những vấn đề liên quan đến chủ đề luận án chưa được giải quyết
thấu đáo hoặc chưa được đặt ra trong các nghiên cứu đã công bố
Về mặt lý luận, một số vấn đề lý luận về pháp luật ATTP trong hoạt động
thương mại chưa được đề cập, phân tích trong các nghiên cứu liên quan. Các
công trình nghiên cứu chưa đưa ra được một khái niệm đầy đủ về “pháp luật
về ATTP trong hoạt động thương mại”.
Các công trình tuy đã đề cập đến vai trò của các quy định pháp luật về
ATTP nhưng chưa có công trình nào đề cập cụ thể và làm nổi bật được vai trò
của pháp luật ATTP trong hoạt động thương mại đối với đời sống xã hội.
31
Những nội dung của các quy định pháp luật về ATTP, trong đó có các
quy định về ATTP trong hoạt động thương mại đã được một số công trình liệt
kê. Tuy nhiên, chưa có công trình nào tiến hành phân tích, bình luận và chỉ rõ
những nội dung cơ bản của pháp luật về ATTP trong hoạt động thương mại.
Về mặt thực tiễn, các nghiên cứu có liên quan hiện nay đã có những
đánh phân tích, đánh giá về pháp luật về ATTP ở Việt Nam, tuy nhiên chưa
có một công trình cụ thể nào thực hiện phân tích, đánh giá và bình luận về
pháp luật ATTP trong hoạt động thương mại một cách có hệ thống. Tình trạng
này đồng nghĩa với việc chưa có những tổng kết, đánh giá riêng về thực trạng
pháp luật về ATTP trong hoạt động thương mại của Việt Nam. Sự thiếu hụt
những tổng kết, đánh giá này thể hiện các công trình nghiên cứu trong và
ngoài nước chưa cung cấp được bức tranh toàn cảnh của pháp luật về ATTP
trong hoạt động thương mại ở Việt Nam hiện nay.
Bên cạnh đó, thực trạng thực hiện pháp luật về ATTP ở Việt Nam tuy đã
được một số công trình đề cập đến nhưng ở góc độ chung. Các công trình đã
được công bố có liên quan chủ yếu nêu lên tình trạng vi phạm pháp luật
ATTP một cách chung chung, chưa thể hiện rõ được tình hình thực hiện các
quy định pháp luật về ATTP trong hoạt động thương mại diễn ra trên thực tế
ở mức độ nào, có những tích cực và hạn chế gì?
Về những giải pháp, kiến nghị, kết quả nghiên cứu liên quan đến chủ đề
pháp luật ATTP trong hoạt động thương mại đã đi đến một số giải pháp và kiến
nghị nhằm hoàn thiện pháp luật ATTP nói chung và pháp luật ATTP trong hoạt
động thương mại nói riêng. Tuy nhiên, bất cập lớn nhất của các nghiên cứu đó
thể hiện ở tính đơn lẻ, thiếu đồng bộ giữa các giải pháp. Ngoài ra, các công
trình nghiên cứu cũng chưa xây dựng được giải pháp mang tính tổng thể, lâu
dài cho việc hoàn thiện pháp luật và thực hiện pháp luật về ATTP trong hoạt
động thương mại ở Việt Nam trong tương lai.
32
Có thể thấy, hiện nay chưa có công trình khoa học ở cấp độ Tiến sĩ nào
nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống những vấn đề lý luận, thực
trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật; chỉ ra những hạn chế của
pháp luật và quá trình thực thi, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp nhằm
hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về ATTP trong
hoạt động thương mại. Do vậy, việc nghiên cứu lý luận, đánh giá thực tiễn và
đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp
luật về ATTP trong hoạt động thương mại là không trùng lặp với các công
trình đã thực hiện trước đây.
1.1.5. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án
Từ những phân tích về các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên
quan đến chủ đề của luận án như trên, nghiên cứu sinh nhận thấy những vấn đề
sau cần phải được nghiên cứu và giải quyết trong luận án:
Thứ nhất, nghiên cứu, bổ sung một số vấn đề lý luận về pháp luật ATTP
trong hoạt động thương mại. Đó là những vấn đề sau: Xây dựng khái niệm “An
toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại” và khái niệm “pháp luật về ATTP
trong hoạt động thương mại”, các khái niệm này phải được đưa ra dưới dạng
định nghĩa với những lập luận khoa học; Phân tích và làm nổi bật vai trò của
pháp luật về ATTP trong hoạt động thương mại đối với đời sống xã hội; Chỉ ra
những nội dung chính của pháp luật về ATTP trong hoạt động thương mại.
Thứ hai, tổng hợp, phân tích và bình luận những quy định pháp luật về
ATTP trong hoạt động thương mại ở Việt Nam theo từng mảng vấn đề. Kết
quả của quá trình này là những đánh giá về thực trạng pháp luật ATTP trong
hoạt động thương mại hiện hành của Việt Nam.
Thứ ba, nghiên cứu, đánh giá tình hình thực hiện pháp luật về ATTP trong
hoạt động thương mại ở Việt Nam thời gian qua. Kết quả nghiên cứu là những
tổng kết và đánh giá về tình hình thực hiện pháp luật về ATTP trong hoạt động
thương mại ở Việt Nam.
33
Thứ tư, nghiên cứu đưa ra những yêu cầu cho việc hoàn thiện pháp luật và
nâng cao hiệu quả pháp luật về ATTP trong hoạt động thương mại ở Việt Nam.
Kết quả là việc hình thành những tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt trong hoàn thiện
pháp luật về ATTP trong hoạt động thương mại ở Việt Nam.
Thứ năm, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và
nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về ATTP trong hoạt động thương mại ở
Việt Nam trong thời gian tới. Kết quả nghiên cứu là những giải pháp có tính
khả thi và đồng bộ cao.
1.2. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu
1.2.1. Các lý thuyết nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, nghiên cứu sinh vận dụng những lý thuyết sau:
- Lý thuyết “Kinh tế có điều tiết” là lý thuyết điển hình về nền kinh tế có
sự can thiệp mạnh của Nhà nước vào nền kinh tế thị trường do J.M.Keynes
(1884 - 1946) đề ra, thể hiện vai trò, chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước
qua việc đề ra pháp luật và điều hành nền kinh tế bằng pháp luật để nâng cao
tính cạnh tranh, ngăn chặn những tác động tiêu cực từ bên ngoài, bảo đảm cho
thị trường hoạt động có hiệu quả, cân bằng và phát triển kinh tế bền vững;
- Lý thuyết về mối quan hệ biện chứng và phổ biến giữa Nhà nước,
người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng. Mối quan hệ biện chứng giữa
các chủ thể này được đặt trong các quy luật của kinh tế thị trường đó là: cạnh
tranh, giá trị và cung cầu. Lý thuyết này giúp nhìn nhận vai trò của từng chủ
thể trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại từ góc
nhìn kinh tế thị trường và pháp lý.
- Lý thuyết về “Luật tự nhiên” mà đại diện là Aristote (384 - 322 trước
công nghuyên) Lý thuyết này được sử dụng như là một phương pháp luận để
tiếp cận các quy định pháp luật thực định về an toàn thực phẩm trong hoạt
động thương mại. Dựa trên quan điểm của pháp luật tự nhiên, việc pháp luật
34
điều chỉnh các mối quan hệ xã hội phát sinh trong vấn đề ATTP được xem là
khách quan bởi việc bảo vệ sức khỏe, tính mạng và giống nòi của con người
là quyền được quyết định bởi thuộc tính của con người. Lý thuyết pháp luật tự
nhiên khẳng định tất cả các quyền thuộc về còn người là “tài sản” vô điều
kiện của con người và đem đến cho con người bằng chính việc họ sinh ra và
tồn tại với tư cách là con người [55]
- Lý thuyết về “Quyền tự nhiên” của con người. Tiêu biểu cho lý thuyết
này là Thomas Hobbes (1588-1679), Jonh Locke (1632-1704) và Thomas
Paine (1731-1809). Theo đó, các quyền của con người là quyền không thể
tước bỏ được, đây là các quyền tự nhiên do tạo hóa ban cho họ. sinh ra là đã
được hưởng các quyền này. Trong các quyền của con người có quyền được
bảo đảm an toàn khi sử dụng, tiêu thụ các sản phẩm hàng hóa (trong đó có
thực phẩm). Nhiệm vụ của nhà nước là bảo đảm cho con người được hưởng
các quyền đó. Nhiệm vụ này được nhà nước thực hiện thông qua công cụ
pháp luật.
- Lý thuyết “Công lý như là công bằng” là hệ thống các luận điểm của
Jonhs Rawls (1922-2002), theo đó công bằng xã hội được xem là cơ sở vững
chắc cho một xã hội ổn định và trong đó mọi người đều có lợi, được bảo vệ về
tính mạng, sức khỏe và tài sản. Nguyên tắc “công lý” được hiểu là nguyên tắc
mà các cá nhân tự do có lý trí muốn bảo đảm và phát triển lợi ích của mình họ
sẽ tự nguyện chấp nhận trong điều kiện mọi người bình đẳng để cùng nhau
xác định những điều kiện căn bản nhất, chung nhất trong cộng đồng. Lý
thuyết này xác định nguyên tắc bình đẳng trong các mối quan hệ, trong đó
quan hệ kinh tế. Đây là lý thuyết có ảnh hưởng trong việc tạo dựng khung
pháp lý điều chỉnh vấn đề ATTP nói chung, nhất là trong điều kiện kinh tế thị
trường ở Việt Nam hiện nay.
35
1.2.2. Giả thuyết nghiên cứu
Các lý thuyết nghiên cứu được sử dụng như là những hành trang trên con
đường tìm lời giải cho giả thuyết nghiên cứu bao trùm của đề tài này đó là:
Hoạt động thương mại hàng thực phẩm diễn ra trên thị trường, thị trường đó
vận hành theo cơ chế thị trường được chi phối bởi quy luật cung-cầu, quy luật
giá trị và quy luật cạnh tranh. Quyền lợi của người tiêu dùng thực phẩm, lợi
ích xã hội đang bị xâm phạm do những hành vi của người sản xuất và kinh
doanh thực phẩm không an toàn vẫn hiện hữu trên thực tế và nhu cầu hoàn
thiện pháp luật để hạn chế và triệt tiêu các hành vi này.
Bên cạnh giả thuyết đó, luận án còn đặt ra một giả thuyết đặc thù là
mảng pháp luật về ATTP trong hoạt động thương mại của Việt Nam hiện nay
chưa đủ, chưa toàn diện còn có những mâu thuẫn, chồng chéo, thiếu tính thực
tiễn và cần phải hoàn thiện nó trên những nguyên lý khoa học trong điều kiện
phát triển nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế cũng như thực tiễn pháp
luật và hành pháp của Việt Nam.
1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu
Luận án này được triển khai nghiên cứu nhằm tìm lời giải và đáp án cho
những câu hỏi nghiên cứu sau:
Câu hỏi nghiên cứu 1: Quan niệm như thế nào về an toàn thực phẩm trong
hoạt động thương mại? Bảo đảm an toàn thực phẩm trong hoạt động thương
mại có ý nghĩa ra sao đối với đời sống kinh tế - xã hội Việt Nam hiện nay?
Câu hỏi nghiên cứu 2: Quan niệm thế nào về pháp luật về an toàn thực
phẩm trong hoạt động thương mại? Nội dung và vai trò của nó ra sao?
Câu hỏi nghiên cứu 3: Thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp
luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ở Việt Nam thế nào?
Câu hỏi nghiên cứu 4: Những yêu cầu đặt ra và giải pháp nào để hoàn
36
thiện pháp luật về ATTP trong hoạt động thương mại của Việt Nam? Cần có
những giải pháp nào để nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về ATTP trong
hoạt động thương mại ở Việt Nam hiện nay?
1.2.4. Hướng tiếp cận nghiên cứu
- Trên cơ sở tập hợp, hệ thống hóa các công trình nghiên cứu có liên
quan đến chủ đề luận án, luận án kế thừa có chọn lọc, phát triển các luận điểm
nghiên cứu, đồng thời phát hiện vấn đề nghiên cứu mới, xây dựng các luận
điểm khoa học thuộc nội dung nghiên cứu luận án.
- Luận án tiếp cận giải quyết vấn đề nghiên cứu từ góc độ của khoa học
pháp lý. Tuy nhiên, do đặc thù của đối tượng nghiên cứu nên góc độ tiếp cận
liên ngành, đa ngành khoa học xã hội được luận án khai thác ở mức độ tối đa.
- Luận án nghiên cứu pháp luật thực định và thực tiễn vận hành của các
quy định pháp luật về ATTP trong hoạt động thương mại trong đời sống. Góc
độ nghiên cứu ứng dụng được luận án đặc biệt chú ý.
37
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Vấn đề bảo đảm ATTP nói chung và ATTP trong hoạt động thương mại
nói riêng đã được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm và tiến
hành nghiên cứu. Với mục tiêu bảo vệ lợi ích cộng đồng nói chung, quyền lợi
của người sử dụng thực phẩm nói riêng, góc độ pháp lý về ATTP trong hoạt
động thương mại cũng được các nhà nghiên cứu khai thác để tìm ra phương
cách. Trong chương này, luận án đã đạt được một số kết quả chính sau: Thứ
nhất, khái quát tình hình nghiên cứu trong nước và nước ngoài liên quan
đến chủ đề nghiên cứu. Các công trình nghiên cứu đi trước được tổng quan
theo từng mảng vấn đề là: nghiên cứu lý luận về pháp luật ATTP trong hoạt
động thương mại, thực trạng pháp luật và các giải pháp hoàn thiện pháp
luật về ATTP trong hoạt động thương mại. Thứ hai, đưa ra những đánh giá
đối với các công trình nghiên cứu có liên quan mà luận án sẽ kế thừa cũng
như tiếp tục phát triển, bên cạnh đó chỉ rõ những hạn chế mà luận án cần tiếp
tục triển khai nghiên cứu. Thứ ba, xác định các lý thuyết làm cơ sở cho hoạt
động nghiên cứu. Các giả thuyết và câu hỏi nghiên cứu được xác lập khi thực
hiện đề tài: “Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ở
Việt Nam”.
38
Chƣơng 2
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM
VÀ PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM
TRONG HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠI
2.1. Khái quát về an toàn thực phẩm trong hoạt động thƣơng mại
2.1.1. Khái niệm về an toàn thực phẩm
Từ khi con người bắt đầu xuất hiện trên trái đất đã cần đến thực phẩm để
duy trì sự sống. Ở mỗi thời kỳ khác nhau, mỗi quốc gia hay vùng lãnh thổ
khác nhau lại có những loại thực phẩm đặc trưng của mình. Tuy nhiên, thực
phẩm hay còn gọi theo cách thông thường là thức ăn là bất kỳ thứ gì mà con
người có thể ăn uống được. Thực phẩm bao gồm 3 nhóm chính là chất đạm,
chất béo, và tinh bột. Trước đây, nguồn thực phẩm chủ yếu là do con người
săn bắt, hái lượm được. Khi con người biết trồng trọt, chăn nuôi thì nhiều loại
thực phẩm khác nhau đã ra đời để thỏa mãn nhu cầu tiêu thụ thực phẩm ngày
càng lớn. Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển thì những thực phẩm tiện lợi
hơn như: thực phẩm ăn liền, thực phẩm đóng hộp, thực phẩm chức năng,… được
sử dụng rộng rãi bởi chúng rất tiện ích, nhanh gọn và dễ sử dụng.
An toàn thực phẩm (food safety) là một khái niệm khoa học có nội dung
rộng hơn khái niệm vệ sinh thực phẩm hay chất lượng thực phẩm nó được
hiểu như khả năng không gây nguy hại của thực phẩm đối với con người.
Nguyên nhân gây nguy hại đối với con người có thể là do các tác nhân vi sinh
vật, các chất hóa học hay các yếu tố vật lý. Khả năng gây nguy hại đến con
người không chỉ ở chính thực phẩm mà còn do quá trình trước thu hoạch.
Theo nghĩa rộng hơn, ATTP còn được hiểu là khả năng cung cấp đầy đủ và
kịp thời về số lượng và chất lượng thực phẩm khi quốc gia gặp thiên tai hoặc
một lý do nào đó.
Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại
Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại
Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại
Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại
Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại
Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại
Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại
Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại
Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại
Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại
Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại
Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại
Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại
Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại
Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại
Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại
Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại
Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại
Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại
Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại
Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại
Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại
Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại
Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại
Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại
Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại
Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại
Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại
Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại
Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại
Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại
Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại
Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại
Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại
Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại
Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại
Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại
Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại
Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại
Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại
Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại
Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại
Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại
Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại
Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại
Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại
Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại
Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại
Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại
Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại
Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại
Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại
Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại
Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại
Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại
Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại
Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại
Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại
Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại
Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại
Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại
Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại
Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại
Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại
Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại
Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại
Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại
Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại
Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại
Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại
Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại
Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại
Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại
Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại
Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại
Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại
Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại
Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại
Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại
Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại
Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại
Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại
Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại
Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại
Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại
Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại
Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại
Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại
Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại
Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại
Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại
Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại
Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại
Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại
Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại
Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại
Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại
Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại
Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại
Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại
Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại
Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại
Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại
Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại
Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại
Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại
Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại
Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại
Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại
Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại
Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại
Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại
Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại
Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại
Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại
Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại
Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại

More Related Content

What's hot

Tư pháp quốc tế pgs.ts. lê thị nam giang
Tư pháp quốc tế pgs.ts. lê thị nam giangTư pháp quốc tế pgs.ts. lê thị nam giang
Tư pháp quốc tế pgs.ts. lê thị nam giangjackjohn45
 
Luận văn: Pháp luật về sở hữu nhà ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài v...
Luận văn: Pháp luật về sở hữu nhà ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài v...Luận văn: Pháp luật về sở hữu nhà ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài v...
Luận văn: Pháp luật về sở hữu nhà ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài v...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

What's hot (20)

Luận văn: Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước
Luận văn: Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nướcLuận văn: Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước
Luận văn: Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước
 
Tư pháp quốc tế pgs.ts. lê thị nam giang
Tư pháp quốc tế pgs.ts. lê thị nam giangTư pháp quốc tế pgs.ts. lê thị nam giang
Tư pháp quốc tế pgs.ts. lê thị nam giang
 
Luận văn: Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam
Luận văn: Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp ở Việt NamLuận văn: Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam
Luận văn: Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam
 
Luận văn: Các dấu hiệu của lỗi cố ý và vô ý theo Luật hình sự, HOT
Luận văn: Các dấu hiệu của lỗi cố ý và vô ý theo Luật hình sự, HOTLuận văn: Các dấu hiệu của lỗi cố ý và vô ý theo Luật hình sự, HOT
Luận văn: Các dấu hiệu của lỗi cố ý và vô ý theo Luật hình sự, HOT
 
Luận văn: Thu thập, đánh giá chứng cứ trong Luật tố tụng hình sự
Luận văn: Thu thập, đánh giá chứng cứ trong Luật tố tụng hình sựLuận văn: Thu thập, đánh giá chứng cứ trong Luật tố tụng hình sự
Luận văn: Thu thập, đánh giá chứng cứ trong Luật tố tụng hình sự
 
Luận văn: Pháp luật về sở hữu nhà ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài v...
Luận văn: Pháp luật về sở hữu nhà ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài v...Luận văn: Pháp luật về sở hữu nhà ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài v...
Luận văn: Pháp luật về sở hữu nhà ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài v...
 
Đề tài: Pháp luật về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài, HOT
Đề tài: Pháp luật về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài, HOTĐề tài: Pháp luật về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài, HOT
Đề tài: Pháp luật về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài, HOT
 
Luận văn: Bảo hộ chỉ dẫn địa lý đối với nông sản tại Quảng trị
Luận văn: Bảo hộ chỉ dẫn địa lý đối với nông sản tại Quảng trịLuận văn: Bảo hộ chỉ dẫn địa lý đối với nông sản tại Quảng trị
Luận văn: Bảo hộ chỉ dẫn địa lý đối với nông sản tại Quảng trị
 
Luận văn: Những người tiến hành tố tụng trong Cơ quan điều tra
Luận văn: Những người tiến hành tố tụng trong Cơ quan điều traLuận văn: Những người tiến hành tố tụng trong Cơ quan điều tra
Luận văn: Những người tiến hành tố tụng trong Cơ quan điều tra
 
Luận văn: Trách nhiệm của pháp nhân thương mại theo pháp luật
Luận văn: Trách nhiệm của pháp nhân thương mại theo pháp luậtLuận văn: Trách nhiệm của pháp nhân thương mại theo pháp luật
Luận văn: Trách nhiệm của pháp nhân thương mại theo pháp luật
 
Luận văn: Pháp luật về thuế tiêu thụ đặc biệt ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về thuế tiêu thụ đặc biệt ở Việt Nam, HOTLuận văn: Pháp luật về thuế tiêu thụ đặc biệt ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về thuế tiêu thụ đặc biệt ở Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với chỉ dẫn địa lý, HOT
Luận văn: Bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với chỉ dẫn địa lý, HOTLuận văn: Bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với chỉ dẫn địa lý, HOT
Luận văn: Bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với chỉ dẫn địa lý, HOT
 
Luận văn: Pháp luật kiểm soát tập trung kinh tế ở Việt Nam
Luận văn: Pháp luật kiểm soát tập trung kinh tế ở Việt NamLuận văn: Pháp luật kiểm soát tập trung kinh tế ở Việt Nam
Luận văn: Pháp luật kiểm soát tập trung kinh tế ở Việt Nam
 
Đề tài: Giải quyết tranh chấp đất đai thuộc UBND tỉnh Đăk Lăk, HAY
Đề tài: Giải quyết tranh chấp đất đai thuộc UBND tỉnh Đăk Lăk, HAYĐề tài: Giải quyết tranh chấp đất đai thuộc UBND tỉnh Đăk Lăk, HAY
Đề tài: Giải quyết tranh chấp đất đai thuộc UBND tỉnh Đăk Lăk, HAY
 
Luận văn: Bảo hộ nhãn hiệu theo pháp luật sở hữu trí tuệ, 9 ĐIỂM
Luận văn: Bảo hộ nhãn hiệu theo pháp luật sở hữu trí tuệ, 9 ĐIỂMLuận văn: Bảo hộ nhãn hiệu theo pháp luật sở hữu trí tuệ, 9 ĐIỂM
Luận văn: Bảo hộ nhãn hiệu theo pháp luật sở hữu trí tuệ, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoá
Luận văn: Nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoáLuận văn: Nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoá
Luận văn: Nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoá
 
Luận văn: Ưu đãi đầu tư đối với đầu tư nước ngoài theo pháp luật
Luận văn: Ưu đãi đầu tư đối với đầu tư nước ngoài theo pháp luậtLuận văn: Ưu đãi đầu tư đối với đầu tư nước ngoài theo pháp luật
Luận văn: Ưu đãi đầu tư đối với đầu tư nước ngoài theo pháp luật
 
Luận văn: Vấn đề ô nhiễm không khí xuyên biên giới theo luật quốc tế
Luận văn: Vấn đề ô nhiễm không khí xuyên biên giới theo luật quốc tếLuận văn: Vấn đề ô nhiễm không khí xuyên biên giới theo luật quốc tế
Luận văn: Vấn đề ô nhiễm không khí xuyên biên giới theo luật quốc tế
 
Luận văn: Pháp luật về chi ngân sách Nhà nước tại Tp Đà Nẵng, 9đ
Luận văn: Pháp luật về chi ngân sách Nhà nước tại Tp Đà Nẵng, 9đLuận văn: Pháp luật về chi ngân sách Nhà nước tại Tp Đà Nẵng, 9đ
Luận văn: Pháp luật về chi ngân sách Nhà nước tại Tp Đà Nẵng, 9đ
 
Luận văn: Biện pháp tạm giam trong luật tố tụng hình sự, HAY
Luận văn: Biện pháp tạm giam trong luật tố tụng hình sự, HAYLuận văn: Biện pháp tạm giam trong luật tố tụng hình sự, HAY
Luận văn: Biện pháp tạm giam trong luật tố tụng hình sự, HAY
 

Similar to Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại

Luận văn: Kiến thức, thực hành an toàn thực phẩm và một số yếu tố liên quan c...
Luận văn: Kiến thức, thực hành an toàn thực phẩm và một số yếu tố liên quan c...Luận văn: Kiến thức, thực hành an toàn thực phẩm và một số yếu tố liên quan c...
Luận văn: Kiến thức, thực hành an toàn thực phẩm và một số yếu tố liên quan c...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm
Luận văn: Pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩmLuận văn: Pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm
Luận văn: Pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩmViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận án: Quản lý về An toàn thực phẩm ở Việt Nam hiện nay - Gửi miễn phí qua ...
Luận án: Quản lý về An toàn thực phẩm ở Việt Nam hiện nay - Gửi miễn phí qua ...Luận án: Quản lý về An toàn thực phẩm ở Việt Nam hiện nay - Gửi miễn phí qua ...
Luận án: Quản lý về An toàn thực phẩm ở Việt Nam hiện nay - Gửi miễn phí qua ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận án tiến sĩ luật học quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm ở việt nam hiệ...
Luận án tiến sĩ luật học quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm ở việt nam hiệ...Luận án tiến sĩ luật học quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm ở việt nam hiệ...
Luận án tiến sĩ luật học quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm ở việt nam hiệ...nataliej4
 
Thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm thức ăn đường phố tại một số huyện của t...
Thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm thức ăn đường phố tại một số huyện của t...Thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm thức ăn đường phố tại một số huyện của t...
Thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm thức ăn đường phố tại một số huyện của t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng bệnh võng mạc đái tháo đường và hiệu quả b...
Đề tài: Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng bệnh võng mạc đái tháo đường và hiệu quả b...Đề tài: Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng bệnh võng mạc đái tháo đường và hiệu quả b...
Đề tài: Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng bệnh võng mạc đái tháo đường và hiệu quả b...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Tình trạng tăng acid uric huyết thanh, yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp...
Tình trạng tăng acid uric huyết thanh, yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp...Tình trạng tăng acid uric huyết thanh, yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp...
Tình trạng tăng acid uric huyết thanh, yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực trạng nguy cơ mắc bệnh dại ở người làm nghề giết mổ chó và hiệu quả can ...
Thực trạng nguy cơ mắc bệnh dại ở người làm nghề giết mổ chó và hiệu quả can ...Thực trạng nguy cơ mắc bệnh dại ở người làm nghề giết mổ chó và hiệu quả can ...
Thực trạng nguy cơ mắc bệnh dại ở người làm nghề giết mổ chó và hiệu quả can ...Man_Ebook
 
Tham dinh phuong_phap_9426
Tham dinh phuong_phap_9426Tham dinh phuong_phap_9426
Tham dinh phuong_phap_9426lethanhlong559
 

Similar to Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại (20)

Luận văn: Kiến thức, thực hành an toàn thực phẩm và một số yếu tố liên quan c...
Luận văn: Kiến thức, thực hành an toàn thực phẩm và một số yếu tố liên quan c...Luận văn: Kiến thức, thực hành an toàn thực phẩm và một số yếu tố liên quan c...
Luận văn: Kiến thức, thực hành an toàn thực phẩm và một số yếu tố liên quan c...
 
Luận văn: Pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm
Luận văn: Pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩmLuận văn: Pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm
Luận văn: Pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm
 
Luận văn: Xử lý vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, HOT
Luận văn: Xử lý vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, HOTLuận văn: Xử lý vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, HOT
Luận văn: Xử lý vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, HOT
 
Luận án: Quản lý về An toàn thực phẩm ở Việt Nam hiện nay - Gửi miễn phí qua ...
Luận án: Quản lý về An toàn thực phẩm ở Việt Nam hiện nay - Gửi miễn phí qua ...Luận án: Quản lý về An toàn thực phẩm ở Việt Nam hiện nay - Gửi miễn phí qua ...
Luận án: Quản lý về An toàn thực phẩm ở Việt Nam hiện nay - Gửi miễn phí qua ...
 
Luận án tiến sĩ luật học quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm ở việt nam hiệ...
Luận án tiến sĩ luật học quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm ở việt nam hiệ...Luận án tiến sĩ luật học quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm ở việt nam hiệ...
Luận án tiến sĩ luật học quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm ở việt nam hiệ...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về An toàn thực phẩm ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về An toàn thực phẩm ở Việt Nam, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về An toàn thực phẩm ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về An toàn thực phẩm ở Việt Nam, HOT
 
An toàn vệ sinh thực phẩm trong lĩnh vực cung ứng suất ăn công nghiệp
An toàn vệ sinh thực phẩm trong lĩnh vực cung ứng suất ăn công nghiệpAn toàn vệ sinh thực phẩm trong lĩnh vực cung ứng suất ăn công nghiệp
An toàn vệ sinh thực phẩm trong lĩnh vực cung ứng suất ăn công nghiệp
 
Quản trị chất lượng trong chuỗi cung ứng thịt gia cầm ở Việt Nam
Quản trị chất lượng trong chuỗi cung ứng thịt gia cầm ở Việt NamQuản trị chất lượng trong chuỗi cung ứng thịt gia cầm ở Việt Nam
Quản trị chất lượng trong chuỗi cung ứng thịt gia cầm ở Việt Nam
 
Pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.doc
Pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.docPháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.doc
Pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.doc
 
Thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm thức ăn đường phố tại một số huyện của t...
Thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm thức ăn đường phố tại một số huyện của t...Thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm thức ăn đường phố tại một số huyện của t...
Thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm thức ăn đường phố tại một số huyện của t...
 
Luận án: Đặc điểm dịch tễ, bệnh võng mạc đái tháo đường, HAY
Luận án: Đặc điểm dịch tễ, bệnh võng mạc đái tháo đường, HAYLuận án: Đặc điểm dịch tễ, bệnh võng mạc đái tháo đường, HAY
Luận án: Đặc điểm dịch tễ, bệnh võng mạc đái tháo đường, HAY
 
Đề tài: Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng bệnh võng mạc đái tháo đường và hiệu quả b...
Đề tài: Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng bệnh võng mạc đái tháo đường và hiệu quả b...Đề tài: Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng bệnh võng mạc đái tháo đường và hiệu quả b...
Đề tài: Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng bệnh võng mạc đái tháo đường và hiệu quả b...
 
Tình trạng tăng acid uric huyết thanh, yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp...
Tình trạng tăng acid uric huyết thanh, yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp...Tình trạng tăng acid uric huyết thanh, yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp...
Tình trạng tăng acid uric huyết thanh, yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp...
 
Luận văn: Phân tích thực trạng việc thực hiện tiêu chuẩn thực hành tốt nhà th...
Luận văn: Phân tích thực trạng việc thực hiện tiêu chuẩn thực hành tốt nhà th...Luận văn: Phân tích thực trạng việc thực hiện tiêu chuẩn thực hành tốt nhà th...
Luận văn: Phân tích thực trạng việc thực hiện tiêu chuẩn thực hành tốt nhà th...
 
Luận án: Nâng cao quản lý chất lượng khám bệnh tại Bệnh viện
Luận án: Nâng cao quản lý chất lượng khám bệnh tại Bệnh việnLuận án: Nâng cao quản lý chất lượng khám bệnh tại Bệnh viện
Luận án: Nâng cao quản lý chất lượng khám bệnh tại Bệnh viện
 
Thực trạng nguy cơ mắc bệnh dại ở người làm nghề giết mổ chó và hiệu quả can ...
Thực trạng nguy cơ mắc bệnh dại ở người làm nghề giết mổ chó và hiệu quả can ...Thực trạng nguy cơ mắc bệnh dại ở người làm nghề giết mổ chó và hiệu quả can ...
Thực trạng nguy cơ mắc bệnh dại ở người làm nghề giết mổ chó và hiệu quả can ...
 
Tham dinh phuong_phap_9426
Tham dinh phuong_phap_9426Tham dinh phuong_phap_9426
Tham dinh phuong_phap_9426
 
Luận văn: Phân tích tình hình sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị viêm ph...
Luận văn: Phân tích tình hình sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị viêm ph...Luận văn: Phân tích tình hình sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị viêm ph...
Luận văn: Phân tích tình hình sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị viêm ph...
 
Tình hình sử dụng thuốc kháng sinh trong diều trị viêm phổi, HAY
Tình hình sử dụng thuốc kháng sinh trong diều trị viêm phổi, HAYTình hình sử dụng thuốc kháng sinh trong diều trị viêm phổi, HAY
Tình hình sử dụng thuốc kháng sinh trong diều trị viêm phổi, HAY
 
Luận văn: Tình hình sử dụng thuốc kháng sinh điều trị viêm phổi, 9đ
Luận văn: Tình hình sử dụng thuốc kháng sinh điều trị viêm phổi, 9đLuận văn: Tình hình sử dụng thuốc kháng sinh điều trị viêm phổi, 9đ
Luận văn: Tình hình sử dụng thuốc kháng sinh điều trị viêm phổi, 9đ
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562

Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 (20)

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
 

Recently uploaded

PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGhoinnhgtctat
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 

Recently uploaded (20)

PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 

Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐẶNG CÔNG HIẾN PHÁP LUẬT AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI – 2019
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐẶNG CÔNG HIẾN PHÁP LUẬT AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM Ngành: Luật Kinh tế Mã số: 9.38.01.07 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Bùi Nguyên Khánh HÀ NỘI - 2019
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riên tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận án là trung thực, có xuất xứ rõ ràng. Kết quả của luận án chưa từng công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. NGHIÊN CỨU SINH Đặng Công Hiến
  • 4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................... 8 1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài........................... 8 1.1.1. Các nghiên cứu lý luận về pháp luật an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ............................................................................................... 8 1.1.2. Các nghiên cứu thực tiễn về pháp luật an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ............................................................................................. 14 1.1.3. Các kiến nghị và giải pháp.................................................................... 23 1.1.4. Đánh giá tình hình nghiên cứu.............................................................. 29 1.1.5. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án ................. 32 1.2. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu ...................................................................... 33 1.2.1. Các lý thuyết nghiên cứu....................................................................... 33 1.2.2. Giả thuyết nghiên cứu........................................................................... 35 1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................... 35 1.2.4. Hướng tiếp cận nghiên cứu ................................................................... 36 Chƣơng 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM VÀ PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠI.................................................................... 38 2.1. Khái quát về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại................. 38 2.1.1. Khái niệm về an toàn thực phẩm .......................................................... 38 2.1.2. An toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại .................................. 41 2.2. Pháp luật an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ...................... 45 2.2.1. Khái niệm pháp luật an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại.......... 45 2.2.2. Nội dung pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại...................................................................................................... 46
  • 5. 2.2.3. Vai trò pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ........ 55 Chƣơng 3: PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN.................................................................................................. 62 3.1. Thực trạng pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ở Việt Nam............................................................................................... 62 3.1.1. Về điều kiện kinh doanh thực phẩm ..................................................... 62 3.1.2. Về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm............................................. 64 3.1.3. Về quảng cáo, ghi nhãn hàng hóa thực phẩm ....................................... 75 3.1.4. Về trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm...................... 78 3.1.5. Về trách nhiệm pháp lý đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm ............................................................................... 79 3.1.6. Đánh giá thực trạng pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ở Việt Nam................................................................................... 83 3.2. Thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ở Việt Nam............................................................................................... 93 3.2.1. Tình hình an toàn thực phẩm ở Việt Nam ............................................ 93 3.2.2. Thực trạng thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ở Việt Nam.......................................................................... 97 3.2.3. Đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ở Việt Nam................................................................ 109 Chƣơng 4: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM ........................ 122 4.1. Những yêu cầu đặt ra cho việc hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ở Việt Nam......... 122 4.2. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ở Việt Nam................................................................ 127
  • 6. 4.2.1. Rà soát pháp luật hiện hành có liên quan đến an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại.......................................................................... 127 4.2.2. Hoàn thiện các quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm ......... 129 4.2.3. Hoàn thiện các quy định về quảng cáo, ghi nhãn hàng hóa thực phẩm.............................................................................................................. 132 4.2.4. Hoàn thiện các quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại................................................ 133 4.2.5. Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ quốc gia về an toàn thực phẩm đầy đủ và đáp ứng yêu cầu của quốc tế....................................... 134 4.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ở Việt Nam.................................... 136 4.3.1. Kiện toàn và nâng cao năng lực bộ máy quản lý an toàn thực phẩm ....... 136 4.3.2. Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý an toàn thực phẩm...................................................................................................... 137 4.3.3. Tăng cường năng lực hệ thống kiểm nghiệm an toàn thực phẩm....... 139 4.3.4. Đẩy mạnh công tác giáo dục, tuyên truyên, phổ biến kiến thức, pháp luật về an toàn thực phẩm trong xã hội......................................................... 140 4.3.5. Giải pháp về kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ................................................................ 142 KẾT LUẬN.................................................................................................. 144 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ................................. 146 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 147
  • 7. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 1. Danh mục cụm từ viết tắt Tiếng Việt ATTP An toàn thực phẩm BCT Bộ Công Thương BNNPTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn BYT Bộ Y tế CP Chính phủ KH&CN Khoa học và Công nghệ NĐ Nghị định NĐTP Ngộ độc thực phẩm NQ Nghị quyết QCKT Quy chuẩn kỹ thuật QCVN Quy chuẩn Việt Nam QĐ Quyết định QH Quốc hội QLNN Quản lý nhà nước QPPL Quy phạm pháp luật TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm 2. Danh mục cụm từ viết tắt Tiếng Anh Viết tắt III. Tiếng Anh Tiếng Việt ASEAN Association of South East Asian Nations Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á EFSA IV. European Food Safety Authority Cơ quan an toàn thực phẩm Châu Âu
  • 8. EU European Union Liên minh châu Âu FAO V. Food and Agriculture Organization of the United Nations Tổ chức lương thực và nông nghiệp của Liên hợp quốc GMP Good Manufacturing Pratice Quy phạm sản xuất tốt HACCP Hazard Analysis and Critical Control Point Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn IPPC International Plant Protection Convention Công ước bảo vệ thực vật quốc tế ISO International Standard Organization Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ISPM International Standard for Phytosanitary Measures Tiêu chuẩn quốc tế về biện pháp kiểm dịch thực vật OIE World Organisation for Animal Health Tổ chức sức khoẻ động vật thế giới SPS Sanitary and Phytosanitary Measures Biện pháp kiểm dịch động thực vật TBT Technical Barriers to Trade Hàng rào kỹ thuật đối với thương mại WHO VI. World Health Organization Tổ chức y tế thế giới WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới
  • 9. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) là vấn đề liên quan trực tiếp đến sức khoẻ và tính mạng con người, duy trì và phát triển nòi giống cũng như quá trình phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế. Chính vì vậy, vấn đề an toàn thực phẩm đang được quan tâm cả trên phạm vi quốc gia và quốc tế. Trên phạm vi toàn cầu, vấn đề an toàn thực phẩm được cộng đồng thế giới quan tâm và kiểm soát. Nhiều Hiệp định, Công ước quốc tế quy định về việc bảo đảm các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) đã được ký kết như: Công ước Bảo vệ thực vật quốc tế (IPPC), Hiệp định về áp dụng các biện pháp kiểm dịch động thực vật (SPS),… và hàng loạt các quy định, tiêu chuẩn quốc tế liên quan đến chất lượng, vệ sinh, an toàn thực phẩm được ban hành như: các tiêu chuẩn về dinh dưỡng CODEX, hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn HACCP, các chương trình vệ sinh tiên quyết PRP,... Các tổ chức quốc tế giám sát vấn đề an toàn thực phẩm được thành lập như: Uỷ ban tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế CODEX, … Việt Nam đang trong quá trình đẩy mạnh phát triển kinh tế và hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Quá trình này sẽ làm nảy sinh nhiều vấn đề kinh tế - xã hội phức tạp cần được xử lý, trong đó an toàn thực phẩm là một trong những vấn đề hết sức cấp bách, được toàn xã hội rất quan tâm. Hàng loạt các yêu cầu đang được đặt ra và cần phải thực hiện một cách nghiêm túc, khẩn trương nhằm kiểm soát và bảo đảm an toàn thực phẩm trong cộng đồng. Việc kiểm soát nhập khẩu thực phẩm không bảo đảm yêu cầu vệ sinh và an toàn, các chất phụ gia thực phẩm độc hại, các loại hoá chất bảo vệ thực vật, các giống cây trồng vật nuôi, di nhập các loài sinh vật lạ, nhập khẩu các sản phẩm biến đổi gen… đang là thách thức đối với Việt Nam trong quá trình hội nhập. Bên cạnh đó, hoạt động quản lý lưu thông thực phẩm, các cơ sở giết mổ, hệ
  • 10. 2 thống kinh doanh dịch vụ ăn uống, quy trình trồng trọt, chăn nuôi, phòng chống và triệt tiêu dịch bệnh… đang gặp nhiều khó khăn. Những bất cập trong quản lý an toàn thực phẩm cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến các vụ ngộ độc thực phẩm và lây lan dịch bệnh từ thực phẩm. Chất lượng thực phẩm không bảo đảm các yêu cầu về an toàn còn làm giảm khả năng thâm nhập thị trường và cạnh tranh hàng thực phẩm của nước ta trên thị trường thế giới. An toàn thực phẩm không chỉ có tầm quan trọng đối với sức khỏe con người, mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế - xã hội của một đất nước. Đáp ứng các yêu cầu về an toàn thực phẩm sẽ hạn chế được tình trạng ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm, bảo đảm tính mạng và sức khoẻ con người, duy trì và phát triển nòi giống, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tăng sức cạnh tranh cho hàng thực phẩm của Việt Nam và ngăn chặn thực phẩm độc hại có thể tràn vào nước ta. Tuân thủ các điều kiện an toàn thực phẩm cũng giúp Việt Nam thực hiện tốt những cam kết quốc tế về thương mại để nhanh chóng hội nhập với thế giới. Thực tiễn cho thấy, vai trò của các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại là hết sức quan trọng bởi thương mại là hoạt động trung gian với chức năng đưa hàng thực phẩm đến với người tiêu dùng. Trong thời gian qua, nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh vấn đề này. Tuy nhiên, cần có những phân tích, đánh giá lại các quy định pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại để thấy được những ưu điểm, hạn chế cũng như đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ở Việt Nam. Bên cạnh đó, tình trạng vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại thời gian qua diễn ra khá phức tạp, năng lực xử lý vi
  • 11. 3 phạm của các cơ quan chức năng còn hạn chế do nhiều lý do khác nhau. Vì vậy, hơn lúc nào hết cần có những đánh giá khách quan và sâu sắc về tình hình thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại hiện nay, qua đó chỉ ra nguyên nhân của những tồn tại và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ở nước ta. Từ những lý do nêu trên, việc nghiên cứu đề tài “Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ở Việt Nam” là hết sức cần thiết. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Làm rõ vấn đề lý luận về pháp luật an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại, phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ở Việt Nam, đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật và thực hiện hiệu quả pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ở Việt Nam. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích nghiên cứu trên, nhiệm vụ nghiên cứu được xác định như sau: - Nghiên cứu hệ thống nhằm làm rõ cơ sở lý luận về pháp luật an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại; - Nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng các quy định pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ở Việt Nam; - Xây dựng những yêu cầu đặt ra và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ở Việt Nam.
  • 12. 4 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án bao gồm: - Các quan điểm, lý luận khoa học về pháp luật nói chung và pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại nói riêng; - Các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại của Việt Nam; - Thực tiễn thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại tại Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận án chủ yếu nghiên cứu những vấn đề liên quan đến pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ở Việt Nam. - Về thời gian nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu trong giai đoạn 2011-2016. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu luận án, nghiên cứu sinh sử dụng phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp luận: Luận án sử dụng phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác-Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phương pháp duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử được vận dụng nghiên cứu trong toàn bộ các chương của luận án. Đây là phương pháp khoa học được vận dụng nghiên cứu trong toàn bộ luận án để đánh giá khách quan sự hoàn thiện của pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ở Việt Nam. - Phương pháp nghiên cứu cụ thể: phương pháp hệ thống, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp quy nạp, phương pháp so sánh, đối chiếu, phương pháp thống kê được luận án sử dụng nghiên cứu làm rõ nội dung đề tài luận án...Để hoàn thành mục đích nghiên cứu, luận án có sự
  • 13. 5 kết hợp giữa các phương pháp trong từng phần của luận án; trong đó, phương pháp phân tích và tổng hợp, là những phương pháp được sử dụng nhiều nhất trong luận án. Cụ thể: Phương pháp hệ thống, phương pháp lịch sử, phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng khi nghiên cứu Chương 1 để nghiên cứu tổng quan các công trình nghiên cứu về pháp luật an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại, xác định những kết quả đã nghiên cứu liên quan được luận án kế thừa, xác định những vấn đề liên quan đến đề tài mà các công trình nghiên cứu trước đó còn bỏ ngỏ cần nghiên cứu bổ sung, phát triển. Phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp luật học so sánh, đối chiếu được sử dụng trong Chương 2 khi nghiên cứu một số vấn đề lý luận về pháp luật an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại. Phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp lịch sử, phương pháp so sánh… được sử dụng trong Chương 3 để làm rõ thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ở Việt Nam. Phương pháp quy nạp, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp được sử dụng trong Chương 4 khi trình bày các yêu cầu đặt ra và đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm ở Việt Nam. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Đây được coi là công trình chuyên khảo đầu tiên, nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại. Nôi dung của luận án là những đánh giá, phân tích và đề xuất có tính thực tiễn và ứng dụng nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại. Một số đóng góp về mặt khoa học của luận án là:
  • 14. 6 Một là, giải quyết thỏa đáng những vấn đề mang tính lý luận của pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại bằng việc phân tích một cách có hệ thống các khái niệm: “an toàn thực phẩm”; “hoạt động thương mại”; “an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại”; “pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại”,... Bên cạnh đó, luận án còn phân tích và làm rõ vai trò của pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại đối với đời sống xã hội, phân tích, chỉ rõ nội dung cơ bản của pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại. Hai là, trên cơ sở phân tích thực trạng và thực tiễn thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại Việt Nam, luận án đã rút ra những ưu điểm, hạn chế, thành công và bất cập của pháp luật cũng như thực trạng thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ở Việt Nam. Đồng thời, chỉ ra được nguyên nhân của những bất cập, hạn chế đó. Ba là, luận giải và đề xuất cụ thể các giải pháp nhằm đáp ứng được yêu cầu về bảo đảm an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại. Luận án đưa ra được các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và thực hiện hiệu quả pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ở Việt Nam. Những giải pháp này được xây dựng trên cơ sở những luận cứ khoa học được luận giải một cách sâu sắc về lý luận và thực tiễn của pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ở Việt Nam. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của luận án đã làm rõ những vấn đề lý luận quan trọng có liên quan đến vấn đề an toàn thực phẩm và pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại, vấn đề cần có sự nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống.
  • 15. 7 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Thực trạng và thực tiễn pháp luật an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ở Việt Nam trong thời gian qua, ngoài những kết quả đạt được cũng đã bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế. Điều này xuất phát từ lý do là hệ thống các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại hiện tại chưa thực sự động bộ, thống nhất và khả thi, thực tế thực hiện pháp luật của Việt Nam chưa thực sự hiệu quả. Vì vậy những kết quả nghiên cứu, đặc biệt là những giải pháp mà luận án đưa ra có ý nghĩa quan trọng trong việc sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại của Việt Nam. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn đóng góp vào việc thực hiện có hiệu quả pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại trên thực tiễn ở nước ta hiện nay, góp phần vào công cuộc bảo đảm an toàn thực phẩm. 7. Nội dung nghiên cứu Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu của luận án gồm những nội dung chính như sau: Chương1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu; Chương 2: Một số vấn đề lý luận về an toàn thực phẩm và pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại; Chương 3: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại Việt Nam và thực tiễn thực hiện; Chương 4: Hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ở Việt Nam.
  • 16. 8 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Vấn đề bảo đảm ATTP là vấn đề hết sức nhức nhối trong xã hội. Do vậy, thời gian gần đây vấn đề này cũng được một số học giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu trên những bình diện khác nhau. Trên cơ sở nghiên cứu, tiếp cận các kết quả nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước liên quan đến đề tài luận án, nghiên cứu sinh tổng quan tài liệu theo các vấn đề về lý luận, thực tiễn và giải pháp, kiến nghị. 1.1.1. Các nghiên cứu lý luận về pháp luật an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại - Các nghiên cứu về an toàn thực phẩm: Liên quan đến vấn đề an toàn thực phẩm, một số công trình đã đề cập đến các khái niệm như: thực phẩm, vệ sinh thực phẩm, ngộ độc thực phẩm, ô nhiễm thực phẩm, chất lượng thực phẩm,... Ngoài ra, các nghiên cứu này còn đề cập đến các yếu tố và nguyên nhân gây mất an toàn thực phẩm, đặc biệt nhấn mạnh vai trò của bảo đảm an toàn thực phẩm đối với sự phát triển của kinh tế - xã hội, các công trình có thể kể đến là: Giáo Trình “Vệ sinh và an toàn thực phẩm” của TS. Phạm Đức Lượng - TS. Phạm Minh Tâm (2004), Nhà xuất bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh; “An toàn thực phẩm” của PGS.TS Trần Đáng (2008), nhà xuất bản Hà Nội; Giáo trình “Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm”, Nhà xuất bản Giáo dục (2009); Giáo trình “Vệ sinh an toàn thực phẩm” của tác giả Lê Thị Hồng Ánh (2017), Nhà xuất bản Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. Cuốn sách “An toàn thực phẩm nông sản, một số hiểu biết về sản phẩm, hệ thống sản suất, phân phối và chính sách của nhà nước”, của PGS.TS Phạm Vũ Hải - TS Đào Thế Anh (2016). Các công trình này đã đề cập đến những vấn đề lý luận về an toàn
  • 17. 9 thực phẩm dưới góc độ thực phẩm học. Các khái niệm về thực phẩm, về an toàn thực phẩm và vệ sinh thực phẩm được các tác giả phân tích và đề cập. Đặc biệt cuốn giáo trình “Vệ sinh an toàn thực phẩm” của tác giả Lê Thị Hồng Ánh đã đề phân tích một cách căn bản về tầm quan trọng của vệ sinh an toàn thực phẩm đối với con người. Công trình “An toàn thực phẩm nông sản, một số hiểu biết về sản phẩm, hệ thống sản suất, phân phối và chính sách của nhà nước” của PGS.TS Phạm Vũ Hải - TS Đào Thế Anh đã phân tích khái niệm “an toàn thực phẩm” một cách sâu sắc khi đi từ các khái niệm về thực phẩm bẩn và thực phẩm không an toàn. Ngoài các nghiên cứu của các tác giả trong nước, ở nước ngoài có các nghiên cứu liên quan như: Food Safety: Theory and Practice (an toàn thực phẩm: lý thuyết và thực tiễn) của Jones & Bartlett (2011). Công trình này tập trung phân tích nguy cơ của các tác nhân gây mất an toàn thực phẩm đối với hàng hóa thực phẩm khác nhau cũng như những tiến bộ của khoa học và công nghệ trong việc kiểm soát nguy cơ đó; Food safety: The Science of Keeping Food Safe (An toàn thực phẩm: Khoa học về giữ an toàn thực phẩm), của giáo sư Ian C.Shaw (2013). Nghiên cứu này tiếp cận vấn đề an toàn thực phẩm từ nguồn gốc của các yếu tố gây mất an toàn thực phẩm, một số khái niệm liên quan đến vấn đề an toàn thực phẩm,.. Vấn đề an toàn thực phẩm được các nghiên cứu trên đề cập dưới góc độ thực phẩm học, đó là cơ sở để nghiên cứu sinh tiếp thu và vận dụng để xây dựng khái niệm an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại dưới góc độ khoa học pháp lý. - Các nghiên cứu về pháp luật ATTP nói chung, trong đó có nội dung về pháp luật ATTP trong hoạt động thương mại: Pháp luật là công cụ quan trọng để nhà nước quản lý các vấn đề phát sinh trong đời sống xã hội. ATTP là một thực tế xã hội, khi đặt nó lên lăng kính nghiên cứu có nhiều cách tiếp cận có thể được sử dụng để đi sâu vào vấn
  • 18. 10 đề. Dưới góc lăng kính khoa học pháp lý và góc độ lý luận pháp luật, vấn đề ATTP được một số nhà nghiên cứu đề cập và phân tích, có thể kể đến các công trình nghiên cứu trong nước sau: + Tham luận“Các điều kiện cần và đủ nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm trong xu thế hội nhập vào nền kinh tế thế giới, của tác giả Lê Doãn Diện, tại Hội thảo về Dự án Luật ATTP do Ủy Ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc tổ chức ngày 07/09/2009 tại Hà Nội. Trong tham luận của mình, tác giả nghiên cứu việc xây dựng thế chế quản lý ATTP ở một số nước trên thế giới như Mỹ, Canada, Nhật Bản, Úc,... và tổng kết một số kinh nghiệm trong hoạt động này. Bên cạnh đó, tác giả còn nêu lên những điều kiện cần và đủ trong việc quản lý ATTP ở Việt Nam như: quản lý ATTP phải theo phương châm phòng ngừa và có hệ thống, quản lý ATTP phải được thực hiện từ nguồn và trong suốt quá trình, việc quản lý ATTP phải được phân chia bốn công đoạn với bốn đối tượng là: công đoạn sản xuất nguyên liệu, công đoạn chế biến thực phẩm, công đoạn dịch vụ thương mại, công đoạn tiêu dùng thực phẩm. Vấn đề an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại đã được tác giả đề cập đến tuy nhiên chỉ dừng lại ở khía cạnh quản lý nhà nước. Những vấn đề liên quan đến pháp luật về ATTP trong hoạt động thương mại chưa được tác giả đề cập và phân tích một cách rõ nét. + Luận văn thạc sỹ luật học “Trách nhiệm pháp lý đối với hành vi vi phạm pháp luật về ATTP”, của học viên Nguyễn Ngân Giang (2012), Khoa Luật, Đại Học Quốc gia Hà Nội. Luận văn này đã nêu lên những vấn đề pháp lý chung về ATTP như: Khái niệm pháp luật về ATTP, các khái niệm về thực phẩm, về ATTP, ngộ độc thực phẩm, điều kiện bảo đảm ATTP, các hành vi vi phạm pháp luật về ATTP,...; Vai trò và ý nghĩa của các quy định pháp luật nhằm bảo đảm ATTP; Vai trò và trách nhiệm của nhà nước, người tiêu dùng, chủ thể kinh doanh, sản xuất, chế biến thực phẩm trong việc bảo đảm ATTP;
  • 19. 11 Mô tả một số hành vi bị cấm và sẽ bị cấm được quy định trong pháp luật về ATTP. Trong luận văn, tác giả đã đề cập đến một số vấn đề lý luận về pháp luật ATTP nói chung, đặc biệt là các khái niệm liên quan đến pháp luật về ATTP. Tuy nhiên, công trình mới chỉ dừng lại ở những vấn đề lý luận về pháp luật ATTP, những vấn đề liên quan đến ATTP trong hoạt động thương mại chưa được nêu lên và giải quyết. + Luận văn thạc sĩ luật học “Thực hiện pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm ở Việt Nam hiện nay”, của học viên Nhâm Thúy Lan (2012), Đại học Luật Hà Nội. Luận văn đã đề cập đến một số vấn đề lý luận liên quan đến thực hiện pháp luật về ATTP như: khái niệm về thực hiện pháp luật ATTP, các hình thức thực hiện pháp luật về ATTP,... Vấn đề lý luận về thực hiện pháp luật ATTP nói chung đã được tác giả đề cập, phân tích, tuy nhiên, trong luận văn chưa đề cập đến vấn đề thực hiện pháp luật về ATTP trong hoạt động thương mại. + Luận văn thạc sỹ luật học “Pháp luật về kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ở Việt Nam”, của học viên Đặng Công Hiến (2012), Khoa luật, Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn đã đề cập và phân tích một số khái niệm liên quan như: thực phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm soát VSATTP nói chung và kiểm soát VSATTP trong hoạt động thương mại nói riêng, khái niệm pháp luật về kiểm soát VSATTP trong hoạt động thương mại,... Những vấn đề lý luận mà luận văn này đặt ra mới chỉ dừng lại ở góc độ kiểm soát ATTP trong hoạt động thương mại, đi sâu vào vấn đề quản lý nhà nước về ATTP trong hoạt động thương mại. Những vấn đề lý luận khác của pháp luật về ATTP trong hoạt động thương mại chưa được giải quyết. Một số công trình nghiên cứu dưới góc độ lý luận về pháp luật ATTP nói chung và pháp luật về ATTP trong hoạt động thương mại nói riêng ở nước
  • 20. 12 ngoài cũng được ấn hành. Trong các công trình này, các tác giả chủ yếu đánh giá về tầm quan trọng của các quy định pháp luật về ATTP đối với sức khỏe và tính mạng con người, đi sâu phân tích, lý giải mối quan hệ giữa thuận lợi hóa thương mại và các yêu cầu về bảo đảm ATTP trong thương mại hàng thực phẩm, trách nhiệm của nhà sản suất kinh doanh thực phẩm đối với người tiêu dùng,... Đó là những luận điểm có giá trị tham khảo đối với đề tài luận án này. Một số công trình ở nước ngoài liên quan đến vấn đề này có thể kể đến: + “Food Regulation and Trade: Toward a Safe and Open Global Food SystemPaperback” (Quy định đối với thực phẩm và thương mại: Hướng tới hệ thống thực phẩm toàn cầu mở và an toàn), của Donna Roberts, David Orden, Tim Josling (2004). Các tác giả đã chỉ rõ việc bảo vệ sự an toàn cho nguồn cung cấp thực phẩm của một quốc gia, bảo đảm chất lượng và cung cấp thông tin cho người tiêu dùng để họ có thể đưa ra các lựa chọn khi mua thực phẩm được chấp nhận rộng rãi như là nghĩa vụ chung của các chính phủ. Tuy nhiên, sự khác biệt trong cách thức các chính phủ thực hiện các nghĩa vụ này có thể dẫn đến xung đột thương mại. Các chính phủ cần xử lý những xung đột thương mại hàng thực phẩm theo cách duy trì các tiêu chuẩn ATTP và niềm tin của công chúng vào đó, trong khi vẫn phải bảo đảm cho sự phát triển của thương mại tự do. Công trình xem xét các quy định về ATTP trong bối cảnh toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại hiện nay. Từ việc phân tích các nguyên nhân cơ bản của những cuộc xung đột thương mại và chỉ ra các bước có thể thực hiện để bảo đảm rằng ATTP và thương mại trở nên tương thích nhất và cùng hỗ trợ nhau hiệu quả nhất. + “Nutraceutical and Functional Food Regulations in the United States and Around the World (Quy Định về Thực phẩm dinh dưỡng và thực phẩm chức năng của Hoa Kỳ và Trên thế giới), Debasis Bagchi (2008). Công trình nghiên cứu sự khác biệt giữa các quy định của các quốc gia khác nhau về thực
  • 21. 13 phẩm dinh dưỡng và thực phẩm chức năng trên thế giới và Hoa Kỳ. Từ các thông tin chi tiết về quy mô, tầm quan trọng và cơ hội phát triển của ngành thực phẩm, công trình thể hiện bối cảnh toàn cầu về việc tiếp nhận và nhu cầu đối với thực phẩm dinh dưỡng và chức năng, đề cập đến các rào cản pháp lý về thực phẩm và thực phẩm chức năng cũng như những khía cạnh phức tạp của quy trình sản xuất. Tác giả đã chỉ rõ các điểm cần lưu ý về khắc phục rào cản pháp lý về thương mại thực phẩm giữa các quốc gia, khu vực; Tác giả nêu lên tầm quan trọng của sở hữu trí tuệ, thương hiệu và xây dựng thương hiệu thực phẩm trên thị trường, … + “Food Law and Regulation for Non-Lawyers: A US Perspective (Quy Định về Luật Thực phẩm dành cho những người không hành nghề luật sư: Một góc nhìn của Hoa Kỳ), Marc Sanchez (2014). Tác giả đã cung cấp tổng quan về các chủ đề chính và khái niệm cốt lõi về quy định thực phẩm và thực phẩm bổ sung ở Hoa Kỳ. Tác giả đã nêu tóm tắt về lịch sử lập pháp và bối cảnh ra đời của luật thực phẩm Mỹ, tập trung vào các vấn đề lớn và mới mà các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thường gặp phải. Ngoài ra, công trình còn dẫn chiếu những quy định pháp luật để đương đương đề thực thi Cuốn sách đã nêu lên các khái niệm cốt lõi và các ứng dụng pháp luật thực phẩm vào thực tiễn. + “Food Regulation-Food Safety, Recalls, Claims, Additives, Allergens and Biotechnology” (Quy chế về Thực phẩm- ATTP , Thu hồi, Công bố, Phụ gia, Chất gây dị ứng và Công nghệ sinh học), Roseann B. Termini Esq. Tác giả đã chỉ ra tầm quan trọng của việc giải thích các quy định của hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát đến hạn (HACCP. Công trình đã chỉ ra mối quan hệ giữa thực phẩm và sức khỏe trên nhãn thực phẩm được nêu chi tiết. Mức dung sai được giải thích và các chủ đề đặc biệt như béo phì, bệnh viêm não thể bọt biển ở bò (bệnh bò điên) (BSE), axit béo chuyển hóa và
  • 22. 14 công nghệ sinh học được xem xét. Công trình bàn luận sâu về các nghĩa vụ cụ thể của một nhà sản xuất thực phẩm. + “Food and Drug Regulation in an Era of Globalized Markets Paperback” (Quy Định về Thực Phẩm và Dược Phẩm trong kỷ nguyên toàn cầu hóa), Sam F Halabi (2015). Công trình đã cung cấp một cái nhìn tổng hợp về những sức ép đối với thị trường hiện nay, bao gồm tự do hóa thương mại, các sáng kiến hài hòa giữa các chính phủ,… Tác giả đã cung cấp cái nhìn đa ngành, mang tính quốc tế trong các quy định luôn thay đổi và thông tin chi tiết về các yêu cầu để thực hiện thành công. Phương pháp tiếp cận liên ngành cho phép người đọc hiểu rõ các quan điểm khác nhau liên quan đến việc xây dựng các quy định về ATTP. Cung cấp và đánh giá chi tiết về chuỗi cung ứng, những khoảng cách tiềm ẩn cũng như phương tiện dự đoán và giải quyết vấn đề ATTP. Trình bày bức tranh toàn diện về những thay đổi trong luật ATTP ở Hoa Kỳ và theo tiêu chuẩn quốc tế, bao gồm cả quan điểm về học thuật và pháp lý. Giải quyết xung đột và hợp tác giữa các cơ quan có liên quan của về quản lý ATTP của Hoa Kỳ. Nhìn chung, những công trình nước ngoài kể trên có những đề cập đến một số vấn đề lý luận về pháp luật ATTP nói chung, ATTP trong hoạt động thương mại nói riêng. Tuy nhiên, trong các công trình đó, những vấn đề lý luận về pháp luật ATTP trong hoạt động thương mại chưa được đề cập và luận giải một cách toàn diện, đồng bộ và hệ thống. 1.1.2. Các nghiên cứu thực tiễn về pháp luật an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại - Các nghiên cứu về thực trạng pháp luật về ATTP trong đó có đề cập đến thực trạng ATTP trong hoạt động thương mại trong nước. Thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về ATTP nói chung và ATTP trong hoạt động thương mại nói riêng là vấn đề được xã hội hết sức
  • 23. 15 quan tâm trong trong thời gian qua bởi vai trò và tầm quan trọng của nó trong việc bảo đảm ATTP. Các công trình nghiên cứu đã phân tích, đánh giá thực trạng các quy định pháp luật về ATTP, chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế bất cập trong hệ thống các quy định pháp luật hiện hành của pháp luật ATTP. Ngoài ra một số công trình tập trung phân tích thực tiễn thi hành pháp luật về ATTP nói chung. Một số công trình có thể kể đến đó là: “Những vấn đề cơ bản về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sức khỏe của con người - hệ thống quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phụ gia thực phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm”, của Quý Long - Kim Thư (2010), Nhà xuất bản Lao động - xã hội; “Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm”, của tác giả Hằng Nga (2008) đăng trên Tạp Chí Dân chủ và Pháp luật - Bộ Tư pháp, Số chuyên đề 01/2008; “Thực trạng tổ chức và hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn vệ sinh thực phẩm”, của tác giả Trương Thị Thúy Thu (2008), đăng trên Tạp Chí Dân chủ và Pháp luật, Số chuyên đề 01/2008; “Quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm - thực trạng và giải pháp”, của tác giả Trương Thị Thúy Thu (2010), đăng trên Tạp chí Quản lý nhà nước Số 172 (tháng 5 năm 2010); “Chất lượng công tác quản lý an toàn thực phẩm - nhiệm vụ trọng tâm và cấp thiết”, của tác giả Nguyễn Thị Thu Hằng (2014), đăng trên Tạp chí Quản lý Nhà nước Số 9/2014; “Vai trò của các tiêu chuẩn quốc tế khi ban hành các quy định bảo đảm an toàn thực phẩm nhập khẩu”, của tác giả Nguyễn Thị Thu Thảo (2014), đăng trên Tạp chí Khoa học pháp lý - Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Số 05/2014; “Chính sách quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu; các rào cản kỹ thuật đối với hoạt động xuất khẩu; phân công quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm”, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Bộ Y tế (2009), Tham luận Hội thảo về Dự án Luật ATTP, Ủy Ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường - Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc tại Việt Nam, ngày 07/09/2009; “Thực
  • 24. 16 trạng kiểm soát nguy cơ ô nhiễm thực phẩm và khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm”, của Hà Thị Anh Đào (2009), Tham luận Hội thảo về Dự án Luật ATTP, Ủy Ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường - Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc tại Việt Nam, ngày 7/9/2009; “Thực hiện pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm ở Việt Nam hiện nay”, của Nhâm Thúy Lan (2012), Luận văn thạc sĩ luật học, Đại học Luật Hà Nội; “Pháp luật về kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ở Việt Nam”, của Đặng Công Hiến (2012), Luận văn thạc sỹ luật học, Khoa luật - Đại học Quốc gia Hà Nội; “Thi hành pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm ở cấp phường trên địa bàn thành phố Hà Nội”, của Trần Mai Vân (2013),, Luận văn thạc sỹ Luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội; “Trách nhiệm pháp lý đối với hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm”, của Nguyễn Ngân Giang (2012), Luận văn thạc sỹ luật học, Khoa Luật - Đại Học Quốc gia Hà Nội; “Cẩm nang an toàn thực phẩm trong kinh doanh”, do Vụ Thị trường trong nước - Bộ Công Thương biên soạn (2014), Nhà xuất bản Hồng Đức; “An toàn thực phẩm nông sản, một số hiểu biết về sản phẩm, hệ thống sản suất, phân phối và chính sách của nhà nước” của PGS.TS. Phạm Vũ Hải - TS. Đào Thế Anh (2016), Nhà xuất bản Nông nghiệp; “Quản lý nguy cơ an toàn thực phẩm ở Việt Nam, những thách thức và cơ hội, nghiên cứu của Ngân hàng thế giới (2017). Báo cáo tổng hợp kết quản Dự án điều tra cơ bản về “Thực trạng thi hành pháp luật an toàn thực phẩm và vai trò của các cơ quan bảo vệ pháp luật trong việc bảo đảm thi hành” của Viện Nghiên cứu lập pháp - Bộ Tư pháp (2016); “Báo cáo tình hình thực thi chính sách, pháp luật về quản lý an toàn thực phẩm giai đoạn 2011- 2016”, Báo cáo số 211/BC-CP ngày 18/05/2017, của Chính phủ Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2017); “Báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật an toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2016”, của Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  • 25. 17 Trong số các công trình trên, một số công trình đã tập trung nghiên cứu thực trạng pháp luật và thi hành pháp luật về ATTP nói chung và ATTP trong trong hoạt động thương mại ở Việt Nam nói riêng đó là: + Tham luận “Chính sách quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu; các rào cản kỹ thuật đối với hoạt động xuất khẩu; phân công quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm”, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Bộ Y tế (2009), Hội thảo về Dự án Luật ATTP, Ủy Ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường - Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc tại Việt Nam, ngày 07/09/2009. Tham luận đã tổng quan về chính sách, pháp luật của nhà nước về quản lý thực phẩm xuất khẩu, nhập khẩu và rào cản kỹ thuật đối với thực phẩm xuất khẩu của thế giới. Tham luận cũng đánh giá thực trạng của công tác thanh tra chuyên ngành về ATTP ở Việt Nam. Một trong những vấn đề về thực trạng pháp luật về ATTP trong hoạt động thương mại đã được tham luận đề cập và phân tích, đó là những quy định pháp luật về xuất, nhập khẩu thực phẩm của Việt Nam. Tuy nhiên trong tham luận chưa phân tích, đánh giá cụ thể về những điều kiện đảm bảo ATTP trong hoạt động xuất nhập khẩu thực phẩm. + “Chất lượng công tác quản lý an toàn thực phẩm - nhiệm vụ trọng tâm và cấp thiết”, của tác giả Nguyễn Thị Thu Hằng (2014), đăng trên Tạp chí Quản lý Nhà nước số 9/2014. Tác giả đã đánh giá về công tác thực thị pháp luật về ATTP ở Việt Nam thông qua phân tích về chất lượng công tác quản lý an toàn thực phẩm của các cơ quan quản lý nhà nước, nêu lên thực trạng công tác quản lý an toàn thực phẩm hiện nay, đồng thời phân tích đánh giá thực trạng công tác quản lý an toàn thực phẩm, chỉ ra những điểm tồn tại và hạn chế trong công tác quản lý nhà nước về ATTP nói chung. Tuy nhiên, công trình mới chỉ dừng lại việc đánh giá thực trạng công tác thực hiện pháp luật ATTP của các cơ quan quản lý nhà nước, những vấn đề khác liên quan đến thực tiễn thực hiện pháp luật về ATTP trong hoạt động thương mại như: thực trạng thực tuân thủ pháp luật của
  • 26. 18 các chủ thể kinh doanh thực phẩm, thực trạng thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về ATTP trong hoạt động thương mại của các cơ quan quản lý nhà nước,... chưa được tác giả đề cập và phân tích. + Luận văn thạc sĩ luật học “Thực hiện pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Nhâm Thúy Lan (2012), Đại học Luật Hà Nội. Luận văn đã tổng quan tình hình thực hiện pháp luật ATTP ở Việt Nam đến năm 2011 bằng các thống kê về tình hình vi phạm pháp luật ATTP, xử lý vi phạm pháp luật về ATTP của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đưa ra những đánh giá về thực trạng công tác thi hành pháp luật ATTP ở Việt Nam. Tuy nhiên luận văn chỉ dừng lại ở việc đề cập đến vấn đề thực hiện pháp luật về ATTP nói chung của Việt Nam, chưa đi sâu phân tích tình hình thực hiện pháp luật về ATTP trong hoạt động thương mại. + Luận văn thạc sỹ luật học “Pháp luật về kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ở Việt Nam” của Đặng Công Hiến (2012), Khoa luật - Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn đã phác họa bức tranh toàn cảnh về sự hình thành và phát triển của các quy định pháp luật về kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại Việt Nam, qua đó đánh giá những thành tựu đạt được và những tồn tại yếu kém của pháp luật về kiểm soát vệ sinh ATTP trong hoạt động thương mại của Việt Nam đồng thời chỉ ra nguyên nhân của những tồn tại đó. Tuy nhiên, những đánh giá của luận văn về pháp luật ATTP trong hoạt động thương mại chỉ dừng lại ở bình diện chung, những khía cạnh cụ thể của thực trạng pháp luật về ATTP trong hoạt động thương mại như: các quy định về điều kiện kinh doanh thực phẩm, quy định về điều kiện bảo đảm ATTP, quy định về ghi nhãn, quảng cáo thực phẩm,... chưa được phân tích, đánh giá một cách chi tiết và thấu đáo. + Luận văn thạc sỹ Luật học “Thi hành pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm ở cấp phường trên địa bàn thành phố Hà Nội” của Trần Mai Vân
  • 27. 19 (2013), Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam trong việc bảo vệ sức khỏe nhân dân; nêu lên thực tiễn thi hành pháp luật về vệ sinh ATTP ở cấp phường trên địa bàn thành phố Hà Nội. Góc độ thực tiễn thực hiện pháp luật về ATTP nói chung đã được luận văn đề cập, tuy nhiên chỉ dừng lại ở cấp trên địa bàn thành phố Hà Nội. Bên cạnh đó, luận văn chưa đề cập cụ thể đến thực tiễn thi hành pháp luật về ATTP trong lĩnh vực thương mại ở cấp phường trên địa bàn thành phố Hà Nội. + Luận văn thạc sỹ luật học “Trách nhiệm pháp lý đối với hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm”, của Nguyễn Ngân Giang (2012). Luận văn đã nêu và đánh giá thực trạng pháp luật về ATTP ở Việt Nam, trong đó đặc biệt chú trọng đánh giá tình trạng vi phạm pháp luật cũng như xử lý vi phạm pháp luật về ATTP ở Việt Nam, đánh giá công tác tổ chức thực hiện pháp luật về ATTP ở Việt Nam. Tuy nhiên, những đánh giá về thực trạng pháp luật và tình hình vi phạm pháp luật trong luận văn là những đánh giá trên bình diện chung. Những quy định pháp luật về ATTP trong hoạt động thương mại chưa được luận văn phân tích đánh giá một cách cụ thể. + “An toàn thực phẩm nông sản, một số hiểu biết về sản phẩm, hệ thống sản suất, phân phối và chính sách của nhà nước” của PGS.TS. Phạm Vũ Hải - TS. Đào Thế Anh (2016), Nhà xuất bản Nông nghiệp. Công trình chỉ ra những hạn chế chính của hệ thống thể chế chính sách ATTP của Việt Nam hiện tại, đồng thời cũng nêu lên những bất cập trong việc thực thi pháp luật về ATTP của các cơ quan quản lý nhà nước về ATTP ở Việt Nam, chủ yếu tập trung phân tích những yếu kém trong năng lực thực thi của các cơ quan này. Những đánh giá, phân tích của các tác giả về những hạn chế, bất cập của pháp luật về ATTP cũng như hoạt động thực thi pháp luật của các cơ quan quản lý nhà nước về ATTP là sắc đáng. Tuy nhiên, những vấn đề liên quan đến các quy định pháp luật về ATTP trong hoạt động thương mại ít được các tác giả đề cập.
  • 28. 20 + Báo cáo tổng hợp kết quản Dự án điều tra cơ bản về “Thực trạng thi hành pháp luật an toàn thực phẩm và vai trò của các cơ quan bảo vệ pháp luật trong việc bảo đảm thi hành” của Viện khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (2016). Dựa trên kết quả của hoạt động điều tra, khảo sát về thực trạng tuân thủ và thi hành pháp luật về ATTP, báo cáo đã đưa ra những đánh giá tin cậy về thực trạng tuân thủ pháp luật về ATTP của các cơ sở sản xuất, kinh doanh cũng như thực trạng thi hành pháp luật về ATTP của các cơ quan bảo vệ pháp luật. Tuy nhiên, báo cáo mới chỉ dừng lại ở thực trạng thi hành pháp luật về ATTP nói chung. + “Báo cáo tình hình thực thi chính sách, pháp luật về quản lý an toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2016”, Báo cáo số 211/BC-CP ngày 18/05/2017, của Chính phủ Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2017) và “Báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật an toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2016”, của Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đây là hai tài liệu thể hiện rõ nét nhất về thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật về ATTP nói chung, trong đó có ATTP trong hoạt động thương mại. Trong đó, những thành tựu, hạn chế của hệ thống pháp luật về ATTP Việt Nam được nêu rất cụ thể. Ngoài ra, các báo cáo này còn đề cập đến thực trạng thực hiện pháp luật về ATTP ở Việt Nam giai đoạn 2011-2016, đồng thời đưa ra những đánh giá về thành công, tồn tại cũng như nguyên nhân của những tồn tại của công tác thực hiện pháp luật về ATTP ở Việt Nam. - Các nghiên cứu về thực trạng pháp luật về ATTP trong đó có đề cập đến thực trạng pháp luật về ATTP trong hoạt động thương mại ở nước ngoài. Trên thế giới, vấn đề ATTP được các nước hết sức quan tâm, đặc biệt tại các nước phát triển. Vấn đề pháp luật về ATTP nói chung và pháp luật về ATTP trong hoạt động thương mại nói riêng đã được các nhà nghiên cứu nước ngoài thực hiện nghiên cứu nhằm đáp ứng nhu cầu hoàn thiện pháp luật,
  • 29. 21 nâng cao hiệu quản quản lý ATTP cũng như cung cấp kiến thức về pháp luật ATTP cho các đối tượng có nhu cầu. Các công trình này chủ yếu nêu và phân tích các quy định pháp luật hiện hành về ATTP tại một số nước phát triển như Hoa Kỳ, EU,.. Có thể kể đến các công trình sau: + “Food and Drug Law” (Luật Thực phẩm và Dược phẩm), Peter Hutt, Richard Merrill (2013). Các tác giả đã tập hợp hóa các quy định trong Luật thực phẩm và dược phẩm của Mỹ, trong đó có những quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền và nghĩa vụ của Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) và các cơ quan liên quan trong việc bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng thực phẩm và dược phẩm. Góc độ thực tiễn pháp luật được các tác giả đề cập qua phân tích những tình huống trong thực tiễn áp dụng Luật Thực phẩm và Dược phẩm. Các tác giả đã hệ thống hóa tất cả các sửa đổi, bổ sung trong các đạo luật liên quan kể từ năm 2007 (Ví dụ: Đạo Luật Quản lý dược phẩm và thực phẩm, Đạo Luật hiện đại hóa ATTP, Đạo Luật đổi mới và an toàn quản lý dược phẩm và thực phẩm). Sự phát triển của pháp luật về thực phẩm trong sáu năm (từ năm 2007 - 2013) đã được các tác giả đề cập, từ lần sửa đổi đầu tiên đáng đến lần sửa đổi, bổ sung gần nhất. - “Food Law and Regulation for Non-Lawyers: A US Perspective” (Quy Định về Luật Thực phẩm dành cho những người không hành nghề luật sư: Một góc nhìn của Hoa Kỳ), của tác giả Marc Sanchez (2014). Tác giả đã tóm tắt lịch sử lập pháp và bối cảnh ra đời của luật thực phẩm Hoa Kỳ, tập hợp hóa các quy định pháp luật về thực phẩm mới của Hoa Kỳ. Tác giả tập trung vào các vấn đề lớn và mới trong việc thực hiện pháp luật ATTP mà các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thường gặp phải. Ngoài ra, tác giả còn thực hiện so sánh pháp luật nhằm giúp người đọc có thể xem xét các phương pháp quy định và thực thi thay thế. + “Food Regulation: Law, Science, Policy, and Practice” (Quy chế thực phẩm: Luật, khoa học, chính sách và thực hành), Neal D. Fortin (2007).
  • 30. 22 Bên cạnh việc cung cấp các quy định hiện hành về ATTP và dược phẩm của Hoa Kỳ, tác giả đã phân tích và bình luận các quy định về ATTP và dược phẩm của liên bang và các cơ quan quản lý liên quan. Tác giả cuốn sách đã tập hợp các thảo luận chi tiết về chính sách và nghiên cứu các tình huống trong thực tiễn của việc áp dụng pháp luật ATTP ở Hoa Kỳ. + “Food Regulation-Food Safety, Recalls, Claims, Additives, Allergens and Biotechnology” (Quy chế về Thực phẩm- ATTP , Thu hồi, Công bố, Phụ gia, Chất gây dị ứng và Công nghệ sinh học), Roseann B. Termini Esq. Công trình tập trung vào nêu lên các quy định trong Luật Thực phẩm, bao gồm: thu hồi thực phẩm không an toàn, công bố về mối quan hệ giữa thực phẩm và sức khỏe và các chủ đề quan trọng khác liên quan đến các quy định về cung cấp thực phẩm ở Hoa Kỳ. Bên cạnh đó, tác giả còn tập hợp các văn bản quy phạm pháp luật do FDA ban hành để thực hiện Luật Thực phẩm. Ngoài ra, tác giả còn cung cấp thông tin chi tiết về cách tiếp cận hợp tác với các sáng kiến về ATTP của các cơ quan chính phủ. Những kết quả của dịch vụ kiểm tra ATTP của Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ cũng như Trung tâm ATTP và dinh dưỡng ứng dụng của FDA cũng được tác giả nêu rõ. - “EU Food Law Handbook” (Sổ tay hướng dẫn Luật Thực phẩm của Liên Minh Châu Âu), Bernd Van Der Meulen (2014). Các tác giả đã phân tích về cấu trúc và nội dung trong Luật thực phẩm của Liên minh Châu Âu. Công trình đề cập đến luật thực phẩm được lồng ghép trong luật chung của Liên minh Châu Âu (EU), đồng thời làm nổi bật lên hiệu quả của sự kết hợp này và cung cấp thông tin chuyên sâu về cả luật thực phẩm theo thủ tục và theo quyền và nghĩa vụ. Coi Luật thực phẩm chung là trọng điểm, công trình phân tích và giải thích các yếu tố theo thủ tục, quyền hạn, nghĩa vụ và thể chế của luật thực phẩm EU. Ngoài ra, các nguyên tắc cũng như quy định cụ thể việc xử lý thực phẩm như một sản phẩm, các quy trình liên quan đến thực phẩm và
  • 31. 23 cung cấp thông tin về thực phẩm cho người tiêu dùng thông qua việc ghi nhãn cũng được công trình thể hiện. Những quy tắc này xác định yêu cầu về các chủ đề như quyền thị trường đối với phụ gia thực phẩm, thực phẩm mới và thực phẩm biến đổi gen, vệ sinh thực phẩm, theo dõi và truy nguyên nguồn gốc, thu hồi và hủy bỏ. Các quyền hạn của cơ quan công quyền để thực thi luật thực phẩm và để đối phó với các sự cố được chỉ ra. Ngoài phân tích theo hệ thống, tác giả còn đề cập đến các chủ đề được lựa chọn như dinh dưỡng và chính sách y tế, thực phẩm đặc biệt, yêu cầu nhập khẩu thực phẩm, vật liệu tiếp xúc thực phẩm, sở hữu trí tuệ và thức ăn cho động vật. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến thực trạng, thực tiễn pháp luật về ATTP ở nước ngoài chủ yếu đề cập đến các quy định về ATTP của một số nước và vùng lãnh thổ như Hoa Kỳ, EU. Trong đó có đề cập đến pháp luật thực định về ATTP trong hoạt động thương mại, đó là các quy định về nhập khẩu thực phẩm, ghi nhãn thực phẩm,… Những vấn đề về thực trạng và thực tiễn thực hiện pháp luật về ATTP trong hoạt động thương mại ở Việt Nam chưa được các công trình này đề cập. 1.1.3. Các kiến nghị và giải pháp Trong các công trình nghiên cứu liên quan đến pháp luật ATTP nói chung và pháp luật về ATTP trong hoạt động thương mại nói riêng, các tác giả đưa ra những kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống các quy định pháp luật. Bên cạnh đó, một số công trình cũng đã đề xuất những giải pháp để nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về ATTP, trong đó có một số công trình đáng chú ý sau: - Các nghiên cứu trong nước + Bài viết “Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm”, của tác giả Hằng Nga (2008), đăng trên Tạp Chí Dân chủ
  • 32. 24 và Pháp luật - Bộ Tư pháp, Số chuyên đề 01/2008. Tác giả đã đưa ra những định hướng cho hoạt động ban hành các văn bản pháp về ATTP của các cơ quan nhà nước có liên quan. Những định hướng này được xây dựng dựa trên sự phân tích thực trạng các quy định pháp luật về quản lý vệ sinh ATTP của Việt Nam. + Bài viết “Thực trạng tổ chức và hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn vệ sinh thực phẩm” của Trương Thị Thúy Thu (2008), đăng trên Tạp Chí Dân chủ và Pháp luật - Bộ Tư pháp, Số chuyên đề 01/2008. Trên cơ tìm hiểu thực trạng tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về ATTP từ trung ương đến địa phương ở Việt Nam, tác giả đã đưa ra nhận định về sự tất yếu phải cải cách bộ máy này và đề xuất một số kiến nghị nhằm thực hiện việc cải cách đó. + Bài viết “Quản lý Nhà nước về An toàn thực phẩm - thực trạng và giải pháp”, của Nguyễn Huy Quang (2010), đăng trên Tạp chí Quản lý nhà nước số 172 (tháng 5 năm 2010). Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về ATTP, thực trạng công tác bảo đảm ATTP, thực trạng hoạt động thanh tra, kiểm tra về ATTP, thực trạng công tác tuyên truyền giáo dục về ATTP,...của Việt Nam giai đoạn 2006 – 2009, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về ATTP ở Việt Nam. + Bài viết “Một số giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với vệ sinh an toàn thực phẩm, Trần Thu Hương (2010), đăng trên Tạp chí Quản lý Nhà nước số 177 (tháng 10/2010). Từ việc đánh giá thực tiễn công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về vệ sinh ATTP, tác giả đã rút ra một số bài học kinh nghiêm đối với công tác này và đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước đối với vệ sinh an toàn thực phẩm như: đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục, hoàn thiện chính sách pháp luật về bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, đầu tư nâng cấp các cơ sở xét nghiệm, thí nghiệm,...
  • 33. 25 + Bài viết, “Chất lượng công tác quản lý an toàn thực phẩm - nhiệm vụ trọng tâm và cấp thiết”, của tác giả Nguyễn Thị Thu Hằng(2014), đăng trên Tạp chí Quản lý Nhà nước số 9/2014. Tác giả đã đánh giá những tồn tại và hạn chế trong công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, từ đó gợi mở một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm ở nước ta. + Tham luận, “Các điều kiện cần và đủ nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm trong xu thế hội nhập vào nền kinh tế thế giới”, Lê Doãn Diện (2009), đăng trên kỷ yếu Hội thảo về Dự án Luật An toàn thực phẩm, Ủy Ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường - Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc tại Việt Nam, ngày 07/09/2009 tại Hà Nội. Tác giả đã nghiên cứu việc xây dựng thế chế quản lý an toàn thực phẩm ở một số nước trên thế giới như Mỹ, Canada, Nhật Bản, Úc,... và tổng kết một số kinh nghiệm trong hoạt động này. Tác giả cũng chỉ ra những điều kiện cần và đủ trong việc quản lý an toàn thực phẩm ở Việt Nam hiện nay như: quản lý an toàn thực phẩm phải theo phương châm phòng ngừa và có hệ thống, quản lý an toàn thực phẩm phải được thực hiện từ nguồn và trong suốt quá trình, việc quản lý an toàn thực phẩm phải được phân chia bốn công đoạn với bốn đối tượng là: công đoạn sản xuất nguyên liệu, công đoạn chế biến, công đoạn dịch vụ thương mại, công đoạn tiêu dùng. Điểm quan trong trong tham luận là tác giả chỉ rõ nhiệm vụ quản lý của Nhà nước về an toàn thực phẩm. + Tham luận, “Thực trạng kiểm soát nguy cơ ô nhiễm thực phẩm và khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm, của tác giả Hà Thị Anh Đào đăng trên kỷ yếu Hội thảo về Dự án Luật An toàn thực phẩm, Ủy Ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường - Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc tại Việt Nam, ngày 7/9/2009 tại Hà Nội. Tác giả phân tích nghĩa, vai trò của công tác kiểm soát phòng ngừa nguy cơ gây mất an toàn thực phẩm, đồng thời đề xuất một số
  • 34. 26 giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác kiểm soát nguy cơ gây ô nhiễm thực phẩm cũng như khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm. Các giải pháp này được đề xuất dựa trên những đánh giá về thực trạng công tác kiểm soát, phòng ngừa nguy cơ gây mất ATTP ở nước ta. + Luận văn thạc sỹ “Thực hiện pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm ở Việt Nam hiện nay, của tác giả Nhâm Thúy Lan (2012), Luận văn thạc sĩ luật học, Đại học Luật Hà Nội. Luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh thực hiện pháp luật về ATTP ở Việt Nam trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận về pháp luật ATTP, tổng quan tình hình thực hiện pháp luật ATTP ở Việt Nam hiện nay qua việc thống kê về tình hình vi phạm pháp luật ATTP, xử lý vi phạm pháp luật về ATTP của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và những đánh giá về thực trạng công tác thực hiện pháp luật ATTP ở Việt Nam. + Luận văn thạc sỹ “Pháp luật về kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ở Việt Nam”, của tác giả Đặng Công Hiến (2012), Khoa luật - Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về kiểm soát vệ sinh ATTP trong hoạt động thương mại ở Việt Nam. Đó là các giải pháp để hoàn thiện các văn bản pháp luật trong nước liên quan tới ATTP, giải pháp về xây dựng hệ thống tiêu chuẩn quốc gia về vệ sinh ATTP phù hợp với khu vực và thế giới, giải pháp hoàn thiện các quy đinh nhằm nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về vệ sinh ATTP trong hoạt động thương mại và một số giải pháp khác có liên quan để thực hiện tốt pháp luật về kiểm soát vệ sinh ATTP trong hoạt độngt thương mại ở Việt Nam. + Luận văn thạc sỹ, “Thi hành pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm ở cấp phường trên địa bàn thành phố Hà Nội”, của tác giả Trần Mai Vân (2013), Luận văn thạc sỹ Luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội,
  • 35. 27 năm 2013. Luận văn đã đưa ra một số định hướng và giải pháp cơ bản nhằm thi hành tốt pháp luật về an toàn thực phẩm trong khuôn khổ các phường trên địa bàn Hà Nội. + Luận văn thạc sỹ “Trách nhiệm pháp lý đối với hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm”, của tác giả Nguyễn Ngân Giang (2012), Luận văn thạc sỹ luật học, năm 2012. Luận văn đã đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng thực thi pháp luật về ATTP ở Việt Nam, đó là: các giải pháp về thể chế chính sách, các giải pháp về tổ chức thực hiện, các giải pháp về nhân lực thực hiện, kiến nghị đối với một số cơ quan chức năng như Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan tư pháp, các Bộ ngành liên quan, các Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, mặt trận tổ quốc. + “Quản lý nguy cơ an toàn thực phẩm ở Việt Nam, Cơ hội và thách thức”, của Ngân hàng thế giới (WB), (2017). Nghiên cứu này của WB đề xuất khuyến nghị trong việc xây dựng năng lực ATTP ở Việt Nam. Khuyến nghị chung của các tác giả là xây dựng một hệ thống kiểm soát dựa trên nguy cơ áp dụng các nguyên tắc đánh giá nguy cơ, quản lý nguy cơ và truyền thông nguy cơ đã được WHO/ FAO xây dựng. Bên cạnh đó, nghiên cứu này còn đề xuất những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác đánh giá nguy cơ. + “An toàn thực phẩm nông sản, một số hiểu biết về sản phẩm, hệ thống sản suất, phân phối và chính sách của nhà nước” của PGS.TS. Phạm Vũ Hải - TS. Đào Thế Anh (2016), Nhà xuất bản Nông nghiệp. Sau khi đưa ra những đánh giá về hệ thống chính sách ATTP của Việt Nam, đặc biệt là những đánh giá về pháp luật ATTP, các tác giả đã đề xuất một số giải trong đổi mới nhằm hoàn thiện thể chế và chính sách ATTP ở Việt Nam. Đó là các giải pháp như: hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về ATTP, tăng cường năng lực thực thi pháp luật của các cơ quan quản lý ATTP, đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động quản lý ATTP ở Việt Nam.
  • 36. 28 Báo cáo tổng hợp kết quản Dự án điều tra cơ bản về “Thực trạng thi hành pháp luật an toàn thực phẩm và vai trò của các cơ quan bảo vệ pháp luật trong việc bảo đảm thi hành” của Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (2016). Bên cạnh những đánh giá về hệ thống pháp luật ATTP của Việt Nam, Báo cáo cũng đã đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về ATTP như: sửa đổi bổ sung một số quy định pháp luật về ATTP nhằm bảo đảm tính thống nhất, khá thi của hệ thống pháp luật này. - Các nghiên cứu ở nước ngoài + “Food and Drug Regulation in an Era of Globalized Markets Paperback” (Quy Định về Thực Phẩm và Dược Phẩm trong kỷ nguyên toàn cầu hóa), của tác giả Sam F Halabi (2015). Công trình đã gởi mở cách giải quyết xung đột giữa các cơ quan có liên quan của Hoa Kỳ trong quản lý ATTP. + “Food Regulation and Trade: Toward a Safe and Open Global Food SystemPaperback” (Quy định đối với thực phẩm và thương mại: Hướng tới hệ thống thực phẩm toàn cầu mở và an toàn), của các tác giả Donna Roberts, David Orden, Tim Josling, (2004). Các tác giả đã nêu lên những khuyến nghị đối với các chính phủ trong xử lý những xung đột theo trong các quy định về bảo đảm ATTP, trong đó nêu rõ việc duy trì các tiêu chuẩn ATTP, xây dựng niềm tin của công chúng vào đó và bảo đảm cho sự phát triển của thương mại tự do. Từ việc phân tích các nguyên nhân cơ bản của những cuộc xung đột thương mại (cả những nguyên nhân rõ ràng và những nguyên nhân đang chờ làm rõ) và chỉ ra các bước có thể thực hiện để bảo đảm rằng ATTP và thương mại trở nên tương thích nhất và cùng hỗ trợ nhau hiệu quả nhất. + “Foundations of EU Food Law and Policy: Ten Years of the European Food Safety Authority” (Cơ sở của chính sách và luật thực phẩm EU: Mười
  • 37. 29 năm hoạt động của Cơ quan An toàn thực phẩm Châu Âu), Alberto Alemanno, Simone Gabbi, (2014). Các tác giả đã nêu lên những định hướng, phương hướng và vai trò trong tương lai của Cơ quan ATTP Châu Âu (EFSA) trong việc xây dựng chính sách và pháp luật về thực phẩm trong bối cảnh mới. Ngoài ra, các tác giả còn đề xuất về tổ chức và hoạt động của EFSA để quản lý tốt ATTP trong tương lai. 1.1.4. Đánh giá tình hình nghiên cứu - Những vấn đề đề mà luận án có thể kế thừa và phát triển Qua khảo cứu các tài liệu trong và ngoài nước liên quan đến chủ đề nghiên cứu, có thể nhận thấy một số nội dung liên quan đến đề tài luận án đã được giải quyết và nghiên cứu sinh có thể kế thừa như sau: Về mặt lý luận, trong một số công trình đã đề cập và nhận thức rõ về sự cần thiết và vai trò của pháp luật ATTP nói chung trong đó có pháp luật về ATTP trong hoạt động thương mại. Đặc biệt, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước mà nghiên cứu sinh đã đề cập ở trên đã thể hiện sự đồng thuận cao trong nhận thức về sự cần thiết phải ban hành các quy định pháp luật nhằm bảo đảm ATTP trong xã hội. Riêng trong hoạt động thương mại, vai trò của pháp luật ATTP cũng được chỉ ra và phân tích trên góc độ là công cụ nhằm bảo đảm cho hoạt động thương mại được thuận lợi. Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài của luận án cũng đã đề cập, phân tích một số khái niệm mà luận án có thể sử dụng trong quá trình nghiên cứu. Về mặt thực tiễn, về cơ bản thực trạng pháp luật ATTP nói chung ở Việt Nam đã được một số công trình đề cập đầy đủ, thể hiện quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về ATTP ở Việt Nam từ trước đến nay. Riêng pháp luật về ATTP trong hoạt động thương mại, một số công trình đã đề cập, phân tích và đã rút ra một số đánh giá về nó. Những đánh giá này là dữ liệu quan trọng mà nghiên cứu sinh có thể kế thừa và phát triển trong luận án của mình.
  • 38. 30 Thực tiễn của hoạt động quản lý ATTP nói chung và quản lý, kiểm soát ATTP trong hoạt động thương mại nói riêng cũng được một số công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đề cập đến. Những công trình này đã phân tích thực trạng quản lý ATTP ở các khía cạnh như: tổ chức bộ máy quản lý, thẩm quyền quản lý, cơ chế phối hợp trong quản lý, thực tiễn quản lý, hiệu quả của hoạt động quản lý. Đây là cơ sở hết sức quan trọng trong quá trình thực hiện đề tài luận án của nghiên cứu sinh, bởi những dữ liệu này sẽ giúp nghiên cứu sinh đánh giá được tính thực tiễn của pháp luật ATTP trong hoạt động thương mại. Về mặt giải pháp và kiến nghị, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài luận án đã đưa ra được một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về ATTP nói chung trong đó có đề cập đến pháp luật về ATTP trong hoạt động thương mại nói riêng. Các giải pháp này chủ yếu là những giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý nhà nước về ATTP như: tăng cường phối hợp giữa các cơ quan nhà nước liên quan, nâng cao năng lực đội ngũ thực thi pháp luật về ATTP, giáo dục tuyên truyền pháp luật về ATTP,… Những giải pháp kiến nghị này sẽ được nghiên cứu sinh cân nhắc sử dụng trong quá trình thực hiện luận án của mình. - Những vấn đề liên quan đến chủ đề luận án chưa được giải quyết thấu đáo hoặc chưa được đặt ra trong các nghiên cứu đã công bố Về mặt lý luận, một số vấn đề lý luận về pháp luật ATTP trong hoạt động thương mại chưa được đề cập, phân tích trong các nghiên cứu liên quan. Các công trình nghiên cứu chưa đưa ra được một khái niệm đầy đủ về “pháp luật về ATTP trong hoạt động thương mại”. Các công trình tuy đã đề cập đến vai trò của các quy định pháp luật về ATTP nhưng chưa có công trình nào đề cập cụ thể và làm nổi bật được vai trò của pháp luật ATTP trong hoạt động thương mại đối với đời sống xã hội.
  • 39. 31 Những nội dung của các quy định pháp luật về ATTP, trong đó có các quy định về ATTP trong hoạt động thương mại đã được một số công trình liệt kê. Tuy nhiên, chưa có công trình nào tiến hành phân tích, bình luận và chỉ rõ những nội dung cơ bản của pháp luật về ATTP trong hoạt động thương mại. Về mặt thực tiễn, các nghiên cứu có liên quan hiện nay đã có những đánh phân tích, đánh giá về pháp luật về ATTP ở Việt Nam, tuy nhiên chưa có một công trình cụ thể nào thực hiện phân tích, đánh giá và bình luận về pháp luật ATTP trong hoạt động thương mại một cách có hệ thống. Tình trạng này đồng nghĩa với việc chưa có những tổng kết, đánh giá riêng về thực trạng pháp luật về ATTP trong hoạt động thương mại của Việt Nam. Sự thiếu hụt những tổng kết, đánh giá này thể hiện các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước chưa cung cấp được bức tranh toàn cảnh của pháp luật về ATTP trong hoạt động thương mại ở Việt Nam hiện nay. Bên cạnh đó, thực trạng thực hiện pháp luật về ATTP ở Việt Nam tuy đã được một số công trình đề cập đến nhưng ở góc độ chung. Các công trình đã được công bố có liên quan chủ yếu nêu lên tình trạng vi phạm pháp luật ATTP một cách chung chung, chưa thể hiện rõ được tình hình thực hiện các quy định pháp luật về ATTP trong hoạt động thương mại diễn ra trên thực tế ở mức độ nào, có những tích cực và hạn chế gì? Về những giải pháp, kiến nghị, kết quả nghiên cứu liên quan đến chủ đề pháp luật ATTP trong hoạt động thương mại đã đi đến một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật ATTP nói chung và pháp luật ATTP trong hoạt động thương mại nói riêng. Tuy nhiên, bất cập lớn nhất của các nghiên cứu đó thể hiện ở tính đơn lẻ, thiếu đồng bộ giữa các giải pháp. Ngoài ra, các công trình nghiên cứu cũng chưa xây dựng được giải pháp mang tính tổng thể, lâu dài cho việc hoàn thiện pháp luật và thực hiện pháp luật về ATTP trong hoạt động thương mại ở Việt Nam trong tương lai.
  • 40. 32 Có thể thấy, hiện nay chưa có công trình khoa học ở cấp độ Tiến sĩ nào nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống những vấn đề lý luận, thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật; chỉ ra những hạn chế của pháp luật và quá trình thực thi, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về ATTP trong hoạt động thương mại. Do vậy, việc nghiên cứu lý luận, đánh giá thực tiễn và đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về ATTP trong hoạt động thương mại là không trùng lặp với các công trình đã thực hiện trước đây. 1.1.5. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án Từ những phân tích về các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến chủ đề của luận án như trên, nghiên cứu sinh nhận thấy những vấn đề sau cần phải được nghiên cứu và giải quyết trong luận án: Thứ nhất, nghiên cứu, bổ sung một số vấn đề lý luận về pháp luật ATTP trong hoạt động thương mại. Đó là những vấn đề sau: Xây dựng khái niệm “An toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại” và khái niệm “pháp luật về ATTP trong hoạt động thương mại”, các khái niệm này phải được đưa ra dưới dạng định nghĩa với những lập luận khoa học; Phân tích và làm nổi bật vai trò của pháp luật về ATTP trong hoạt động thương mại đối với đời sống xã hội; Chỉ ra những nội dung chính của pháp luật về ATTP trong hoạt động thương mại. Thứ hai, tổng hợp, phân tích và bình luận những quy định pháp luật về ATTP trong hoạt động thương mại ở Việt Nam theo từng mảng vấn đề. Kết quả của quá trình này là những đánh giá về thực trạng pháp luật ATTP trong hoạt động thương mại hiện hành của Việt Nam. Thứ ba, nghiên cứu, đánh giá tình hình thực hiện pháp luật về ATTP trong hoạt động thương mại ở Việt Nam thời gian qua. Kết quả nghiên cứu là những tổng kết và đánh giá về tình hình thực hiện pháp luật về ATTP trong hoạt động thương mại ở Việt Nam.
  • 41. 33 Thứ tư, nghiên cứu đưa ra những yêu cầu cho việc hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả pháp luật về ATTP trong hoạt động thương mại ở Việt Nam. Kết quả là việc hình thành những tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt trong hoàn thiện pháp luật về ATTP trong hoạt động thương mại ở Việt Nam. Thứ năm, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về ATTP trong hoạt động thương mại ở Việt Nam trong thời gian tới. Kết quả nghiên cứu là những giải pháp có tính khả thi và đồng bộ cao. 1.2. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu 1.2.1. Các lý thuyết nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, nghiên cứu sinh vận dụng những lý thuyết sau: - Lý thuyết “Kinh tế có điều tiết” là lý thuyết điển hình về nền kinh tế có sự can thiệp mạnh của Nhà nước vào nền kinh tế thị trường do J.M.Keynes (1884 - 1946) đề ra, thể hiện vai trò, chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước qua việc đề ra pháp luật và điều hành nền kinh tế bằng pháp luật để nâng cao tính cạnh tranh, ngăn chặn những tác động tiêu cực từ bên ngoài, bảo đảm cho thị trường hoạt động có hiệu quả, cân bằng và phát triển kinh tế bền vững; - Lý thuyết về mối quan hệ biện chứng và phổ biến giữa Nhà nước, người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng. Mối quan hệ biện chứng giữa các chủ thể này được đặt trong các quy luật của kinh tế thị trường đó là: cạnh tranh, giá trị và cung cầu. Lý thuyết này giúp nhìn nhận vai trò của từng chủ thể trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại từ góc nhìn kinh tế thị trường và pháp lý. - Lý thuyết về “Luật tự nhiên” mà đại diện là Aristote (384 - 322 trước công nghuyên) Lý thuyết này được sử dụng như là một phương pháp luận để tiếp cận các quy định pháp luật thực định về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại. Dựa trên quan điểm của pháp luật tự nhiên, việc pháp luật
  • 42. 34 điều chỉnh các mối quan hệ xã hội phát sinh trong vấn đề ATTP được xem là khách quan bởi việc bảo vệ sức khỏe, tính mạng và giống nòi của con người là quyền được quyết định bởi thuộc tính của con người. Lý thuyết pháp luật tự nhiên khẳng định tất cả các quyền thuộc về còn người là “tài sản” vô điều kiện của con người và đem đến cho con người bằng chính việc họ sinh ra và tồn tại với tư cách là con người [55] - Lý thuyết về “Quyền tự nhiên” của con người. Tiêu biểu cho lý thuyết này là Thomas Hobbes (1588-1679), Jonh Locke (1632-1704) và Thomas Paine (1731-1809). Theo đó, các quyền của con người là quyền không thể tước bỏ được, đây là các quyền tự nhiên do tạo hóa ban cho họ. sinh ra là đã được hưởng các quyền này. Trong các quyền của con người có quyền được bảo đảm an toàn khi sử dụng, tiêu thụ các sản phẩm hàng hóa (trong đó có thực phẩm). Nhiệm vụ của nhà nước là bảo đảm cho con người được hưởng các quyền đó. Nhiệm vụ này được nhà nước thực hiện thông qua công cụ pháp luật. - Lý thuyết “Công lý như là công bằng” là hệ thống các luận điểm của Jonhs Rawls (1922-2002), theo đó công bằng xã hội được xem là cơ sở vững chắc cho một xã hội ổn định và trong đó mọi người đều có lợi, được bảo vệ về tính mạng, sức khỏe và tài sản. Nguyên tắc “công lý” được hiểu là nguyên tắc mà các cá nhân tự do có lý trí muốn bảo đảm và phát triển lợi ích của mình họ sẽ tự nguyện chấp nhận trong điều kiện mọi người bình đẳng để cùng nhau xác định những điều kiện căn bản nhất, chung nhất trong cộng đồng. Lý thuyết này xác định nguyên tắc bình đẳng trong các mối quan hệ, trong đó quan hệ kinh tế. Đây là lý thuyết có ảnh hưởng trong việc tạo dựng khung pháp lý điều chỉnh vấn đề ATTP nói chung, nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay.
  • 43. 35 1.2.2. Giả thuyết nghiên cứu Các lý thuyết nghiên cứu được sử dụng như là những hành trang trên con đường tìm lời giải cho giả thuyết nghiên cứu bao trùm của đề tài này đó là: Hoạt động thương mại hàng thực phẩm diễn ra trên thị trường, thị trường đó vận hành theo cơ chế thị trường được chi phối bởi quy luật cung-cầu, quy luật giá trị và quy luật cạnh tranh. Quyền lợi của người tiêu dùng thực phẩm, lợi ích xã hội đang bị xâm phạm do những hành vi của người sản xuất và kinh doanh thực phẩm không an toàn vẫn hiện hữu trên thực tế và nhu cầu hoàn thiện pháp luật để hạn chế và triệt tiêu các hành vi này. Bên cạnh giả thuyết đó, luận án còn đặt ra một giả thuyết đặc thù là mảng pháp luật về ATTP trong hoạt động thương mại của Việt Nam hiện nay chưa đủ, chưa toàn diện còn có những mâu thuẫn, chồng chéo, thiếu tính thực tiễn và cần phải hoàn thiện nó trên những nguyên lý khoa học trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế cũng như thực tiễn pháp luật và hành pháp của Việt Nam. 1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu Luận án này được triển khai nghiên cứu nhằm tìm lời giải và đáp án cho những câu hỏi nghiên cứu sau: Câu hỏi nghiên cứu 1: Quan niệm như thế nào về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại? Bảo đảm an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại có ý nghĩa ra sao đối với đời sống kinh tế - xã hội Việt Nam hiện nay? Câu hỏi nghiên cứu 2: Quan niệm thế nào về pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại? Nội dung và vai trò của nó ra sao? Câu hỏi nghiên cứu 3: Thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ở Việt Nam thế nào? Câu hỏi nghiên cứu 4: Những yêu cầu đặt ra và giải pháp nào để hoàn
  • 44. 36 thiện pháp luật về ATTP trong hoạt động thương mại của Việt Nam? Cần có những giải pháp nào để nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về ATTP trong hoạt động thương mại ở Việt Nam hiện nay? 1.2.4. Hướng tiếp cận nghiên cứu - Trên cơ sở tập hợp, hệ thống hóa các công trình nghiên cứu có liên quan đến chủ đề luận án, luận án kế thừa có chọn lọc, phát triển các luận điểm nghiên cứu, đồng thời phát hiện vấn đề nghiên cứu mới, xây dựng các luận điểm khoa học thuộc nội dung nghiên cứu luận án. - Luận án tiếp cận giải quyết vấn đề nghiên cứu từ góc độ của khoa học pháp lý. Tuy nhiên, do đặc thù của đối tượng nghiên cứu nên góc độ tiếp cận liên ngành, đa ngành khoa học xã hội được luận án khai thác ở mức độ tối đa. - Luận án nghiên cứu pháp luật thực định và thực tiễn vận hành của các quy định pháp luật về ATTP trong hoạt động thương mại trong đời sống. Góc độ nghiên cứu ứng dụng được luận án đặc biệt chú ý.
  • 45. 37 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 Vấn đề bảo đảm ATTP nói chung và ATTP trong hoạt động thương mại nói riêng đã được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm và tiến hành nghiên cứu. Với mục tiêu bảo vệ lợi ích cộng đồng nói chung, quyền lợi của người sử dụng thực phẩm nói riêng, góc độ pháp lý về ATTP trong hoạt động thương mại cũng được các nhà nghiên cứu khai thác để tìm ra phương cách. Trong chương này, luận án đã đạt được một số kết quả chính sau: Thứ nhất, khái quát tình hình nghiên cứu trong nước và nước ngoài liên quan đến chủ đề nghiên cứu. Các công trình nghiên cứu đi trước được tổng quan theo từng mảng vấn đề là: nghiên cứu lý luận về pháp luật ATTP trong hoạt động thương mại, thực trạng pháp luật và các giải pháp hoàn thiện pháp luật về ATTP trong hoạt động thương mại. Thứ hai, đưa ra những đánh giá đối với các công trình nghiên cứu có liên quan mà luận án sẽ kế thừa cũng như tiếp tục phát triển, bên cạnh đó chỉ rõ những hạn chế mà luận án cần tiếp tục triển khai nghiên cứu. Thứ ba, xác định các lý thuyết làm cơ sở cho hoạt động nghiên cứu. Các giả thuyết và câu hỏi nghiên cứu được xác lập khi thực hiện đề tài: “Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ở Việt Nam”.
  • 46. 38 Chƣơng 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM VÀ PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠI 2.1. Khái quát về an toàn thực phẩm trong hoạt động thƣơng mại 2.1.1. Khái niệm về an toàn thực phẩm Từ khi con người bắt đầu xuất hiện trên trái đất đã cần đến thực phẩm để duy trì sự sống. Ở mỗi thời kỳ khác nhau, mỗi quốc gia hay vùng lãnh thổ khác nhau lại có những loại thực phẩm đặc trưng của mình. Tuy nhiên, thực phẩm hay còn gọi theo cách thông thường là thức ăn là bất kỳ thứ gì mà con người có thể ăn uống được. Thực phẩm bao gồm 3 nhóm chính là chất đạm, chất béo, và tinh bột. Trước đây, nguồn thực phẩm chủ yếu là do con người săn bắt, hái lượm được. Khi con người biết trồng trọt, chăn nuôi thì nhiều loại thực phẩm khác nhau đã ra đời để thỏa mãn nhu cầu tiêu thụ thực phẩm ngày càng lớn. Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển thì những thực phẩm tiện lợi hơn như: thực phẩm ăn liền, thực phẩm đóng hộp, thực phẩm chức năng,… được sử dụng rộng rãi bởi chúng rất tiện ích, nhanh gọn và dễ sử dụng. An toàn thực phẩm (food safety) là một khái niệm khoa học có nội dung rộng hơn khái niệm vệ sinh thực phẩm hay chất lượng thực phẩm nó được hiểu như khả năng không gây nguy hại của thực phẩm đối với con người. Nguyên nhân gây nguy hại đối với con người có thể là do các tác nhân vi sinh vật, các chất hóa học hay các yếu tố vật lý. Khả năng gây nguy hại đến con người không chỉ ở chính thực phẩm mà còn do quá trình trước thu hoạch. Theo nghĩa rộng hơn, ATTP còn được hiểu là khả năng cung cấp đầy đủ và kịp thời về số lượng và chất lượng thực phẩm khi quốc gia gặp thiên tai hoặc một lý do nào đó.