SlideShare a Scribd company logo
1 of 86
Download to read offline
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
LƯƠNG THỊ HÁT
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ
TỈNH BẮC KẠN
LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH
HÀ NỘI - 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn “Nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch đặc
thù tỉnh Bắc Kạn” là công trình nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi. Mọi tài liệu tham
khảo, trích dẫn khoa học đều có nội dung chính xác. Các kết luận khoa học chưa được
công bố ở bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Tác giả luận văn
Lương Thị Hát
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
LƯƠNG THỊ HÁT
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ
TỈNH BẮC KẠN
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: DU LỊCH
MÃ SỐ: ĐÀO TẠO THÍ ĐIỂM
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.VŨ MẠNH HÀ
HÀ NỘI - 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đề tài luận văn “Nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch
đặc thù tỉnh Bắc Kạn” là công trình nghiên cứu độc lập của cá nhân tác giả. Mọi tài
liệu tham khảo, trích dẫn khoa học đều có nội dung chính xác. Các kết luận khoa học
chưa được công bố ở bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Tác giả luận văn
Lương Thị Hát
LỜI CẢM ƠN
Đề tài “Nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Bắc Kạn” được
thực hiện cùng với quá trình học viên học tập tại lớp Cao học 13, Khoa Du lịch học,
trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Tác giả xin gửi lời tri ân sâu sắc tới Ban giám hiệu Nhà trường, phòng Đào
tạo Sau đại học, Ban Chủ nhiệm Khoa cùng toàn thể các thầy, cô giáo Khoa Du
lịch học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Đặc biệt, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới giảng viên hướng dẫn TS.
Vũ Mạnh Hà. Thầy là người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tác giả trong suốt quá
trình thực hiện đề tài.
Tác giả xin gửi tới Uỷban nhân dân tỉnh Bắc Kạn, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch
tỉnh Bắc Kạn, Uỷ ban nhân dân huyện Ba Bể, Phòng Văn hóa Thông tin huyện Ba
Bể, Ban quản lý Vườn Quốc gia Ba Bể và cộng đồng dân cư sinh sống trên địa bàn tỉnh
Bắc Kạn đã cung cấp những dữ liệu quan trọng liên quan đến đề tài.
Cuối cùng, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, các
học viên… đã chia sẻ, động viên tácgiả trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài này.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 15 tháng 08 năm 2017
Tác giả
Lương Thị Hát
1
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT..........................................................................4
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU..............................................................................5
DANH MỤC CÁC HÌNH .........................................................................................6
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................7
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................7
2. Lịch sử nghiên cứu................................................................................................8
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.....................................................................11
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................11
5. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................12
6. Đóng góp của luận văn........................................................................................13
7. Kết cấu của luận văn...........................................................................................13
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC
THÙ..........................................................................................................................15
1.1. Sản phẩm du lịch đặc thù................................................................................14
1.1.1. Khái niệm sản phẩm du lịch và sản phẩm du lịch đặc thù .......................14
1.1.2. Đặc điểm của sản phẩm du lịch đặc thù ...................................................18
1.1.3. Các yếu tố tạo nên sản phẩm du lịch đặc thù ...........................................20
1.2. Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù ..............................................................26
1.2.1. Khái niệm phát triển sản phẩm du lịch đặc thù ........................................26
1.2.2. Vai trò của việc phát triển sản phẩm du lịch đặc thù ...............................27
1.2.3. Nguyên tắc và yêu cầu phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù ..............27
1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của sản phẩm du lịch đặc thù....28
1.3. Nội dung nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch đặc thù..........................31
1.3.1. Xác định những yếu tố hấp dẫn, độc đáo về TNDL của điểm đến ..........32
1.3.2. Xác định và hoàn thiện sản phẩm du lịch đặc thù đã có ..........................32
1.3.3. Xác định những yếu tố hấp dẫn, độc đáo về TNDL chưa được khai thác và
đề xuất giải pháp xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù mới ................................34
2
Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC
THÙ TỈNH BẮC KẠN............................................................................................44
2.1. Khái quát về du lịch tỉnh Bắc Kạn .................................................................44
2.1.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - văn hóa - xã hội .....................................44
2.1.2. Những yếu tố hấp dẫn, độc đáo về tài nguyên du lịch của tỉnh Bắc Kạn.47
2.1.2.1. Những yếu tố hấp dẫn, độc đáo về tài nguyên du lịch tự nhiên................47
2.1.2.2. Những yếu tố hấp dẫn, độc đáo về tài nguyên du lịch văn hóa...................50
2.1.3. Tình hình phát triển du lịch tỉnh Bắc Kạn................................................54
2.1.3.1. Doanh thu.....................................................................................................54
2.1.3.2. Số lượng và thị trường khách du lịch .........................................................55
2.1.3.3. Nguồn nhân lực du lịch....................................................................58
2.1.3.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch....................................................................59
2.1.3.5. Đầu tư phát triển du lịch..............................................................................60
2.1.3.6. Hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch.........................................................61
2.1.3.7. Công tác quản lý nhà nước về du lịch........................................................61
2.1.3.8. Liên kết phát triển du lịch Bắc Kạn............................................................62
2.2. Các sản phẩm du lịch chính của tỉnh Bắc Kạn..............................................62
2.3. Kết quả nghiên cứu thực trạng phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Bắc
Kạn............................................................................................................................66
2.3.1. Những yếu tố hấp dẫn, độc đáo về tài nguyên du lịch của tỉnh Bắc Kạn..67
2.3.1.1. Những yếu tố hấp dẫn, độc đáo về TNDL tự nhiên tỉnh Bắc Kạn....67
2.3.1.2. Những yếu tố hấp dẫn, độc đáo về TNDL văn hóa tỉnh Bắc Kạn.....71
2.3.2. Các sản phẩm du lịch đặc thù của tỉnh Bắc Kạn.......................................76
2.3.2.1. Các sản phẩm du lịch đặc thù chính......................................................76
2.3.2.2. Quá trình hoàn thiện.................................................................................82
2.3.3. Những yếu tố TNDL hấp dẫn, độc đáo chưa được khai thác của tỉnh Bắc
Kạn......................................................................................................................87
Tiểu kết chương 2....................................................................................................90
3
Chương 3. CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN SẢN
PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ TỈNH BẮC KẠN...................................................91
3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp.................................................................................91
3.1.1. Định hướng phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Bắc Kạn ...............91
3.1.1.1. Định hướng bảo tồn và khai thác tài nguyên du lịch ..............................91
3.1.1.2. Định hướng xây dựng, phát triển tiện nghi và dịch vụ tại điểm đến......93
3.1.1.3. Định hướng phát triển sản phẩm du lịch đặc thù.....................................94
3.1.3.4. Định hướng phát triển hệ thống tuyến, điểm du lịch ..............................99
3.1.2. Căn cứ vào thực trạng phát triển SPDL đặc thù của tỉnh Bắc Kạn .......103
3.2. Một số giải pháp nhằm phát triển SPDL đặc thù tỉnh Bắc Kạn................105
3.2.1. Nhóm giải pháp về nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về sản phẩm du
lịch đặc thù........................................................................................................105
3.2.2. Nhóm giải pháp nhằm khai thác và bảo tồn tài nguyên du lịch .............106
3.2.3. Nhóm giải pháp nhằm phát triển tiện nghi và dịch vụ tại điểm đến...............107
3.2.4. Nhóm giải pháp nhằm tăng khả năng tiếp cận tại điểm đến ...................110
3.2.5. Nhóm giải pháp hoàn thiện sản phẩm du lịch đặc thù đã có và xây dựng
sản phẩm du lịch đặc thù mới...........................................................................111
3.2.6. Nhóm giải pháp về thị trường khách......................................................116
3.2.7. Nhóm giải pháp về tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến sản phẩm du
lịch đặc thù........................................................................................................116
3.2.8. Nhóm giải pháp liên kết phát triển sản phẩm du lịch đặc thù ................118
3.3. Đề xuất một số kiến nghị nhằm phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Bắc
Kạn..........................................................................................................................119
3.3.1. Kiến nghị đối với các Cơ quan quản lý Nhà nước .................................119
3.3.2. Kiến nghị đối với chính quyền địa phương............................................120
Tiểu kết chương 3.............................................................................................122
KẾT LUẬN............................................................................................................123
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................125
PHỤ LỤC...............................................................................................................129
4
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt Diễn giải
1 ASEAN
Association of Southeast Asian Nations (Hiệp
hội các quốc gia Đông Nam Á)
2 ATK An toàn khu
3 BVHTTDL Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch
4 ĐVT Đơn vị tính
5 GDP
Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm quốc
nội)
6 ISO
International Organization for Standardization
(Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế)
7 KBT Khu Bảo tồn
8 KDL Khách du lịch
9 LAN Local Area Network (Mạng máy tính nội bộ)
10 QĐ Quyết định
11 QĐ - UBND Quyết định - Ủy ban Nhân dân
12 RAMSAR
Vùng đất ngập nước có tầm quan trọng
quốc tế
13 SPDL Sản phẩm du lịch
14 SVHTTDL Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
15 TNDL Tài nguyên du lịch
16 UBND Ủy ban Nhân dân
17 UNESCO
United Nations Educational Scientific and
Cultural Organization (Tổ chức Giáo dục,
Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc)
18 UNWTO
World Tourism Organization (Tổ chức Du lịch
Thế giới)
19 VQG Vườn quốc gia
5
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Các tiêu chí xác định SPDL đặc thù của điểm đến du lịch..........................33
Bảng 2.1. Doanh thu từ khách du lịch của tỉnh Bắc Kạn.............................................55
Bảng 2.2. Thống kê khách du lịch tại Bắc Kạn..........................................................55
Bảng 2.3. Nguồn nhân lực du lịch tỉnh Bắc Kạn.........................................................58
Bảng 2.4. Cơ cấu lao động theo giới tính trong các đơn vị kinh doanh lưu trú tỉnh Bắc
Kạn năm 2015............................................................................................................58
Bảng 2.5. Trình độ nguồn nhân lực trong ngành du lịch tỉnh Bắc Kạn năm 2016....59
Bảng 2.6. Thống kê các cơ sở lưu trú tỉnh Bắc Kạn (2010 - 2016)...........................59
Bảng 2.7. Các sản phẩm du lịch chính của tỉnh Bắc Kạn............................................63
Bảng 2.8. Bảng cơ cấu mẫu khảo sát khách du lịch....................................................66
Bảng 2.9. Kết quả đánh giá của khách du lịch về sự hấp dẫn, độc đáo của TNDL tự
nhiên..........................................................................................................................68
Bảng 2.10. Mức độ hấp dẫn, độc đáo của TNDL tự nhiên..........................................70
Bảng 2.11. Kết quả đánh giá của khách du lịch về sự hấp dẫn, độc đáo của TNDL văn
hóa.............................................................................................................................71
Bảng 2.12. Mức độ hấp dẫn, độc đáo của TNDL văn hóa...........................................75
Bảng 2.13. Kết quả xác định SPDL đặc thù của các chuyên gia................................77
Bảng 2.14. Đánh giá sự hài lòng của khách du lịch đối với dịch vụ và tiện nghi tại
tỉnh Bắc Kạn..............................................................................................................83
Bảng 2.15. Đánh giá sự hài lòng của khách du lịch về khả năng tiếp cận điểm đến tỉnh
Bắc Kạn.....................................................................................................................86
Bảng 3.1. Đề xuất xây dựng một số sản phẩm du lịch đặc thù mới...........................114
6
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Cấu thành SPDL của các học giả du lịch....................................................21
Hình 1.2. Các cấp độ cấu thành sản phẩm du lịch.......................................................21
Hình 1.3. Các yếu tố tạo nên sản phẩm du lịch đặc thù theo Medlik và Middleto.......22
Hình 1.4. Các yếu tố tạo nên sản phẩm du lịch đặc thù...............................................23
Hình 1.5. Quy trình nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch đặc thù...........................31
7
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bắc Kạn là tỉnh miền núi nằm sâu trong nội địa vùng Đông Bắc Việt Nam,
thuộc vùng du lịch Trung du miền núi Bắc Bộ, có vị trí quan trọng trong phát triển
kinh tế và bảo vệ an ninh quốc phòng, là điều kiện thuận lợi để Bắc Kạn giao lưu với
các tỉnh trong vùng, cũng như với cả nước và quốc tế trong phát triển du lịch. Bắc
Kạn có nguồn tài nguyên du lịch chứa đựng nhiều yếu tố đặc biệt. Tài nguyên du lịch
tự nhiên rất đa dạng và phong phú, có tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch. Trong
đó, nổi bật là VQG Ba Bể với trung tâm là hồ Ba Bể, danh lam thắng cảnh đẹp nổi
tiếng được công nhận di tích lịch sử văn hóa quốc gia (năm 1996), là di sản ASEAN
(năm 2004), là di tích danh thắng quốc gia đặc biệt (năm 2012) và hiện nay đang lập
hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận là di sản thế giới. Không những vậy, Bắc Kạn là
xứ sở của các dạng địa hình caxtơ điển hình, mà tiêu biểu là hệ thống các hang động
kỳ vĩ như động Puông, động Hua Mạ, động nàng Tiên, động Thạch Long... Bên cạnh
đó, Bắc Kạn còn có nguồn tài nguyên du lịch văn hóa đa dạng, phong phú, mà điển
hình là các phong tục tập quán, lễ hội của đồng bào các dân tộc Tày, Nùng, Mông,
Dao...; các bản nhà sàn bên sườn núi, ven sông hồ; các làn điệu hát Then - đàn Tính,
hát Sli, lượn,... mang đậm bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc vùng cao; các di
tích lịch sử cách mạng thuộc khu ATK (huyện Chợ Đồn), di tích chiến thắng đèo
Giàng, di tích đồn Phủ Thông, di tích Nà Tu (huyện Bạch Thông)… là những di tích
lịch sử mang dấu ấn một thời về cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí
Minh và các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước, của quân đội và nhân
dân Bắc Kạn trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân và đế quốc xâm lược.
Với những lợi thế có những yếu tố đặc biệt về tài nguyên du lịch nhưng Bắc
Kạn chưa có nhiều kinh nghiệm và gặp thách thức lớn trong việc xây dựng sản phẩm
du lịch đặc thù nổi bật cho từng phân đoạn thị trường khách du lịch. Chất lượng sản
phẩm du lịch chưa cao, khả năng cạnh tranh còn hạn chế. Nhiều khu du lịch, điểm du
lịch phát triển tự phát, chưa được đầu tư đúng tầm, thiếu các khu vui chơi giải trí có
8
quy mô lớn và sức hấp dẫn đáp ứng nhu cầu đa dạng và ngày càng cao của du khách.
Nhiều chương trình du lịch còn đơn điệu và trùng lặp, dịch vụ du lịch chưa đa dạng,
chất lượng thấp, ít hấp dẫn... Vì vậy, vấn đề đặt ra là cần lựa chọn những giá trị văn
hóa tiêu biểu nhất có tính đại diện, đặc trưng, có ý nghĩa, có tầm cỡ và sức ảnh hưởng
lan tỏa rộng rãi nhất để để tập trung đầu tư tạo dựng, trưng bày, giới thiệu và xúc tiến
trở thành sản phẩm du lịch đặc thù thu hút khách đến tham quan. Từ đó, tạo điều kiện
thuận lợi cho du lịch tỉnh Bắc Kạn phát triển sánh bước cùng các tỉnh trong khu vực
và cả nước, đồng thời phát huy thế mạnh với các tiềm năng sẵn có thì việc nghiên
cứu thực trạng, rút ra những việc làm được và những yếu kém, đề xuất những giải
pháp để xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền,
quảng bá và xúc tiến du lịch để xây dựng thương hiệu điểm đến hấp dẫn là vấn đề hết
sức cần thiết cho du lịch tỉnh Bắc Kạn hiện nay.
Xuất phát từ những yêu cầu của thực tiễn trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Nghiên
cứu phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Bắc Kạn”. Tác giả hy vọng việc nghiên
cứu đề tài sẽ góp phần nhỏ bé của mình vào quá trình phát triển ngành du lịch Bắc
Kạn trong thời gian tới.
2. Lịch sử nghiên cứu
Nghiên cứu về sản phẩm du lịch đặc thù
Trước hết, với công tác phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tác giả nhận thấy
đây là một vấn đề đã được các nhà khoa học quan tâm. Đã có nhiều công trình
nghiên cứu, những ấn bản và tài liệu về sản phẩm du lịch đặc thù. Trong hệ thống
những kết quả nghiên cứu đó phải kể đến một số tài liệu sau:
Trong “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030” của Tổng cục Du lịch (2012) đã rất quan tâm đưa ra những lý luận và
thực tiễn về sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương nhằm khai thác đa dạng hóa
sản phẩm du lịch đặc thù. Chiến lược về việc phát triển sản phẩm du lịch đặc thù đã
được đặt ra như một nội dung chiến lược quan trọng của Du lịch Việt Nam nhằm
nâng cao năng lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập của Du lịch Việt Nam với khu
vực và quốc tế. Căn cứ đặc điểm tài nguyên du lịch - yếu tố quan trọng quyết định
9
đối với phát triển sản phẩm du lịch - và các điều kiện có liên quan, Chiến lược phát
triển du lịch Việt Nam đã ra các định hướng phát triển sản phẩm du lịch đặc thù cho
từng vùng du lịch [17].
Trong đề tài nghiên cứu cấp bộ của Đỗ Cẩm Thơ “Nghiên cứu xây dựng sản
phẩm du lịch Việt Nam có tính cạnh tranh trong khu vực, quốc tế” (2008) đã đưa ra
cơ sở lý luận về sản phẩm du lịch đặc thù để xây dựng sản phẩm du lịch Việt Nam có
tính cạnh tranh trong khu vực, quốc tế. Từ đó, đề xuất định hướng xây dựng sản phẩm
du lịch và chiến lược khung xây dựng sản phẩm du lịch Việt Nam có tính cạnh tranh
giai đoạn 2010 - 2015 [23].
Tạp chí du lịch, số tháng 8 của Phạm Trung Lương (2007) đã có bài viết về
“Thực trạng phát triển sản phẩm du lịch đặc thù ở Việt Nam và một số giải pháp
phát triển sản phẩm du lịch đặc thù ở Việt Nam”. Tác giả đã đưa ra cơ sở lý luận về
sản phẩm du lịch đặc thù. Và căn cứ vào những vấn đề lý luận đã phân tích và thực
trạng phát triển sản phẩm du lịch nói chung, sản phẩm du lịch đặc thù nói riêng ở
Việt Nam thời gian qua, một số giải pháp cơ bản cần được xem xét thực hiện [8].
Luận văn “Nghiên cứu sản phẩm du lịch đặc thù của tỉnh Hậu Giang” của tác
giả Lê Minh Dũng (2014) tập trung vào việc nghiên cứu và tập hợp các thông tin về
sản phẩm du lịch, phân tích thực trạng hoạt động du lịch của Hậu Giang từ năm 2004
đến nay. Qua đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị cơ bản nhằm góp phần xây
dựng sản phẩm du lịch đặc thù và đẩy mạnh hoạt động xúc tiến du lịch cũng như nâng
cao hiệu quả của hoạt động này [7].
Nghiên cứu về phát triển sản phẩm du lịch đặc thù
Luận văn “Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của Hà Nội cho thị trường
khách du lịch Pháp” của Trần Thị Yến Anh (2013) tổng hợp những vấn đề lý luận về
sản phẩm du lịch, liên hệ thực tế với sản phẩm du lịch tại Hà Nội. Bên cạnh đó,
nghiên cứu đánh giá thực trạng hệ thống sản phẩm du lịch của Hà Nội, chỉ ra
những điểm mạnh và điểm yếu của nó. Đồng thời nghiên cứu nhu cầu thị trường
khách du lịch Pháp từ đó định hướng xây dựng phát triển sản phẩm du lịch đặc thù
10
của Hà Nội cho thị trường khách du lịch Pháp và đưa ra một số sản phẩm đề xuất
nhằm thu hút và kéo dài thời gian lưu trú của đối tượng khách này [1].
Với Luận văn “Nghiên cứu thực trạng phát triển sản phẩm du lịch đặc thù
tỉnh Thái Nguyên” của Phạm Thị Nhạn (2015) đã trình bày được thực trạng phát triển
sản phẩm du lịch ở Thái Nguyên, trong đó chú ý đến việc phát triển các sản phẩm có
tính đặc thù đối với tỉnh Thái Nguyên liên quan đến trà. Từ đó, đề xuất được một số
giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của Thái Nguyên như tuyên truyền,
quảng bá sản phẩm, đào tạo nguồn nhân lực, huy động các nguồn lực [14].
Nghiên cứu về sản phẩm du lịch và sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Bắc Kạn
Đề tài “Thực trạng thu hút khách du lịch và xây dựng sản phẩm du lịch đặc
trưng để phát triển sản phẩm du lịch ở tỉnh Bắc Kạn” được trình bày trong Hội thảo
“Thực trạng và giải pháp thu hút khách du lịch đến vùng Tây Bắc” đã nêu một cách
khái quát về thực trạng, các điều kiện để thu hút khách du lịch và đưa ra nhận định
“Với những lợi thế về du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch lịch sử, văn hóa
Bắc Kạn đang xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng để tạo sự đặc sắc riêng có của
Bắc Kạn hấp dẫn và thu hút du khách đến với Bắc Kạn”. Và cũng đã đưa ra mục tiêu
trước mắt là phải xây dựng đề án “Xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng của Bắc
Kạn” làm cơ sở để đầu tư và phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng trong tương
lai [2, tr. 18-21].
Trong đề tài nghiên cứu cấp tỉnh của tác giả Lương Thị Hát (2017) cùng các
cộng sự trong báo cáo “Khảo sát, đánh giá tiềm năng phát triển các loại hình dịch
vụ mới phục vụ cho phát triển du lịch tại khu vực hồ Ba Bể” đã khảo sát thực địa và
điều tra xã hội học để đánh giá các điểm du lịch đang phục vụ khách, các tài nguyên
du lịch chưa được khai thác để đưa ra các sản phẩm dịch vụ du lịch mới có thể đưa
vào hoạt động du lịch. Đây cũng là cơ sở quan trọng để tác giả sử dụng trong nghiên
cứu đề tài luận văn của mình. Vì sản phẩm du lịch đặc thù của tỉnh Bắc Kạn chủ yếu
tập trung ở khu vực Ba Bể [9].
Như vậy, có rất nhiều công trình nghiên cứu về sản phẩm du lịch đặc thù, phát
triển sản phẩm du lịch đặc thù. Các công trình này đã đưa ra một số cơ sở lý luận
11
chung về sản phẩm du lịch đặc thù, đưa ra một số giải pháp nhằm xây dựng và phát
triển sản phẩm du lịch ở một số vùng và địa phương. Đây sẽ là cơ sở lý luận quan
trọng để tác giả tham khảo và vận dụng vào công trình nghiên cứu của mình.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
+ Mục đích nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu thực trạng và đưa ra các giải pháp nhằm góp phần phát
triển các sản phẩm du lịch đặc thù và thu hút khách du lịch đến với Bắc Kạn.
+ Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn tổng quan những vấn đề lý luận về phát triển sản phẩm du lịch đặc
thù, đánh giá thực trạng phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Bắc Kạn. Để từ đó
đưa ra những giải pháp nhằm phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Bắc Kạn.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
+ Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu về sự phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của tỉnh Bắc
Kạn.
+ Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Luận văn chỉ đề cập một số nội dung chủ yếu về sản phẩm du
lịch đặc thù có tính khả thi để phát triển du lịch, tập trung vào việc nghiên cứu và tập
hợp các thông tin về sản phẩm du lịch; phân tích thực trạng hoạt động du lịch của Bắc
Kạn từ năm 2010 cho đến nay và qua đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị cơ bản
nhằm góp phần phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Bắc Kạn.
- Về mặt không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu việc phát triển sản phẩm
du lịch đặc thù trong phạm vi tỉnh Bắc Kạn.
- Về mặt thời gian: Luận văn nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch đặc thù
tỉnh Bắc Kạn từ 2010 đến năm 2017. Trong đó, các số liệu thứ cấp tác giả đưa vào
phân tích trong luận văn được thu thập trong gian đoạn từ 2010 đến 2017, các số liệu
sơ cấp được tác giả điều tra trong khoảng thời gian từ tháng 04/2017 đến tháng
08/2017.
12
5. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thiện đề tài “Nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh
Bắc Kạn”, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
+ Phương pháp tổng hợp tư liệu
Đây là phương pháp cơ bản được sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu, nhằm
diễn giải từ những lý luận về sản phẩm du lịch đặc thù, phát triển sản phẩm du lịch
đặc thù.
+ Phương pháp tiếp cận hệ thống
Đề tài nghiên cứu sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Bắc Kạn theo các yếu tố tạo
nên sản phẩm du lịch đặc thù.
+ Khảo sát thực địa
Là phương pháp nghiên cứu thẩm định, đánh giá những giá trị hấp dẫn, độc đáo,
nguyên bản và đại diện của tài nguyên, hiểu được những khía cạnh khác nhau của thực
tế, thực trạng vấn đề. Phương pháp này tạo điều kiện để đối chiếu, bổ sung nhiều thông
tin cần thiết mà các phương pháp khác cung cấp chưa chính xác, chưa toàn diện.
+ Phương pháp điều tra xã hội học
Do nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch đặc thù, những đánh giá của chính
người dân bản địa, khách du lịch là cơ sở để đề tài được hoàn thiện. Phương pháp
điều tra bảng hỏi này được sử dụng nhằm mục đích thu thập số liệu sơ cấp liên
quan đến luận văn.
+ Phương pháp chuyên gia
Tác giả sử dụng phương pháp chuyên gia để xác định các TNDL hấp dẫn, độc
đáo chưa được khai thác làm căn cứ quan trọng để xây dựng các SPDL đặc thù.
Phương pháp chuyên gia được thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp các
nhà quản lý, doanh nghiệp du lịch, những người trực tiếp tham gia vào hoạt động du
lịch. Trên cơ sở đó, thu thập thông tin, ý kiến đại diện.
+ Phương pháp phân tích, tổng hợp
Là việc lựa chọn, sắp xếp các dữ liệu thứ cấp và sơ cấp, từ đó tổng hợp lại rồi
đưa ra những nhận định, đánh giá, kết luận về đối tượng nghiên cứu; dưới sự hỗ trợ
13
của phần mềm như Excel. Phương pháp này được sử dụng từ khi có định hướng đề
tài luận văn đến khi luận văn được hoàn thành.
6. Đóng góp của luận văn
+ Về mặt lý luận
Đề tài góp phần phát triển lý thuyết trong lĩnh vực tổ chức hoạt động kinh
doanh du lịch. Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham
khảo cho các cơ quan quản lý du lịch, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du
lịch và phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập nghiên cứu về du lịch.
+ Về mặt thực tiễn
Giúp cho du lịch Bắc Kạn có những giải pháp về phát triển sản phẩm du lịch
đặc thù tạo nên dấu ấn riêng, độc đáo và đặc sắc nhằm phát triển du lịch tỉnh Bắc
Kạn.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục...., nội dung
chính của luận văn được triển khai làm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển sản phẩm du lịch đặc thù.
Chương 2: Thực trạng phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Bắc Kạn.
Chương 3: Các giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển sản phẩm du lịch đặc
thù tỉnh Bắc Kạn.
14
Chương 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ
PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ
1.1. Sản phẩm du lịch đặc thù
1.1.1. Khái niệm sản phẩm du lịch và sản phẩm du lịch đặc thù
* Khái niệm về sản phẩm du lịch
Du lịch đã trở thành một trong những hoạt động sinh hoạt phổ biến đối với đời
sống của con người trong thời đại ngày nay. Một điểm đến muốn thu hút khách du
lịch thì phải bắt tay vào việc xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch gắn liền với
việc khai thác có chiều sâu và khai thác đúng tài nguyên du lịch của địa phương đó.
Tuy nhiên, du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, mang tính chất liên ngành, liên
vùng và xã hội hóa cao, mỗi một khía cạnh, mỗi một lĩnh vực và từng thời kỳ lại có
cách nhìn khác nhau. Chính vì vậy, cho đến nay khái niệm về sản phẩm du lịch khá
trừu tượng và khó có quan điểm thống nhất giữa các nhà nghiên cứu và những người
hoạt động trong lĩnh vực này.
Theo Luật du lịch Việt Nam (2017) đã đưa ra khái niệm “Sản phẩm du lịch là
tập hợp các dịch vụ trên cơ sở khai thác giá trị tài nguyên du lịch để thỏa mãn nhu
cầu của khách du lịch”. Theo khái niệm này, sản phẩm du lịch đơn thuần chỉ là các
hoạt động dịch vụ du lịch như các dịch vụ lữ hành, dịch vụ vận chuyển khách, dịch
vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, dịch vụ vui chơi giải trí, dịch vụ thông tin hướng dẫn và
các dịch vụ khác... nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Và các dịch vụ đó phải
dựa trên cơ sở khai thác và gắn liền với các giá trị tài nguyên du lịch tại điểm đến [18,
tr. 2].
Theo quan niệm của các Công ty lữ hành, “Sản phẩm du lịch là các chương
trình du lịch trọn gói và bán trọn gói” [6, tr. 199]. Chương trình du lịch trọn gói mang
tính chất đặc trưng cho hoạt động lữ hành du lịch. Các công ty lữ hành liên kết các
sản phẩm của các nhà sản xuất riêng lẻ thành một sản phẩm hoàn chỉnh và bán cho
khách du lịch với mức giá gộp. Và khi khách hàng chỉ mua và sử dụng một hoặc
15
nhiều hơn trong các sản phẩm dịch vụ trọn gói thì được gọi là sản phẩm bán trọn gói
(đơn lẻ).
Quan niệm của các nhà cung ứng dịch vụ du lịch cho khách du lịch trong suốt
quá trình chuyến đi, Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) cho rằng thông thường khi
đi du lịch, khách sẽ sử dụng những sản phẩm dịch vụ cơ bản do các cơ sở kinh doanh
cung ứng. Do vậy, “Sản phẩm du lịch là một loại sản phẩm đặc biệt do nhiều loại
dịch vụ và hàng hóa hợp thành với mục đích cơ bản là thỏa mãn nhu cầu tiêu thụ của
khách du lịch trong quá trình đi du lịch” [36].
Theo quan điểm của Medlik và Middleton dưới góc độ Marketing du lịch đã
khẳng định từ hơn 2 thập kỷ trước đây, sản phẩm du lịch là trải nghiệm trọn vẹn từ
thời gian con người ra khỏi nhà đến khi họ trở về. Do đó, “sản phẩm du lịch được coi
là hỗn hợp ba thành phần chính gồm sự cuốn hút, trang thiết bị tiện nghi và khả năng
tiếp cận của một điểm đến” [6, tr. 198]. Với những sắc thái tinh tế nhằm phù hợp với
các quan niệm của nhiều tác giả khác nhau, khái niệm này về cơ bản vẫn còn giá trị,
được quốc tế chấp nhận và sử dụng.
Như vậy, có rất nhiều quan niệm khác nhau về sản phẩm du lịch theo từng khía
cạnh về sản phẩm du lịch chung, sản phẩm du lịch theo quan điểm của nhà cung ứng,
sản phẩm du lịch của doanh nghiệp lữ hành và sản phẩm du lịch theo quan điểm của
marketing du lịch. Tuy nhiên, đề tài tập trung nghiên cứu về sản phẩm du lịch của
một điểm đến dưới khía cạnh tài nguyên du lịch là yếu tố quyết định tạo nên sản phẩm
du lịch nên tác giả sử dụng khái niệm của Luật du lịch (2017): “Sản phẩm du lịch là
tập hợp các dịch vụ trên cơ sở khai thác giá trị tài nguyên du lịch để thỏa mãn nhu
cầu của khách du lịch”. Tài nguyên du lịch là yếu tố quan trọng để tạo nên sản phẩm
du lịch, không có tài nguyên du lịch thì về bản chất không có sản phẩm du lịch. Dịch
vụ là các hình thức phục vụ do con người tạo ra dựa vào từng loại tài nguyên du lịch
khác nhau.
* Khái niệm về sản phẩm du lịch đặc thù
Để xây dựng thương hiệu điểm đến là một yêu cầu đặc biệt quan trọng trong
quá trình phát triển du lịch. Mỗi một điểm đến cần căn cứ vào tiềm năng, điều kiện
16
cụ thể của mình để tạo ra những sản phẩm du lịch đặc trưng phục vụ du khách. Đến
nay, đã có rất nhiều tác giả đưa ra khái niệm về sản phẩm du lịch đặc thù.
Tổng cục Du lịch đã luôn quan tâm đến việc phát triển sản phẩm du lịch đặc
thù, được thể hiện trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030: “Tập trung xây dựng hệ thống sản phẩm, loại hình du lịch đặc
trưng và chất lượng cao trên cơ sở phát huy giá trị tài nguyên du lịch độc đáo, đặc
sắc, có thế mạnh nổi trội” [17, tr. 2]. Như vậy, có thể thấy việc phát triển sản phẩm
du lịch đặc thù từ lâu đã được đặt ra như một nội dung chiến lược quan trọng xuyên
suốt của du lịch Việt Nam nhằm nâng cao tính hấp dẫn, nâng cao năng lực cạnh tranh
của điểm đến du lịch Việt Nam nói chung và của các địa phương nói riêng.
Theo tác giả Phạm Trung Lương (2007) trong “Phát triển du lịch đặc thù nâng
cao sức cạnh tranh của du lịch Việt Nam”, sản phẩm du lịch đặc thù được quan niệm
như sau: “Sản phẩm du lịch đặc thù là những sản phẩm có được yếu tố hấp dẫn, độc
đáo/duy nhất, nguyên bản và đại diện về tài nguyên du lịch (tự nhiên và văn hóa) cho
một lãnh thổ/điểm đến du lịch; với những dịch vụ không chỉ làm thỏa mãn nhu
cầu/mong đợi của du khách mà còn tạo được ấn tượng bởi tính độc đáo và sáng tạo”.
Như vậy có thể thấy “phát triển sản phẩm du lịch đặc thù” mặc dù không phải là yếu
tố duy nhất quyết định tính hấp dẫn du lịch của điểm đến song có ý nghĩa quan trọng
hàng đầu, nếu không nói là quyết định bởi đó là “sự khác biệt”. Một vấn đề cần đặc
biệt lưu ý là thông thường sản phẩm du lịch đặc thù được xây dựng dựa trên sự khác
biệt về tài nguyên du lịch (tính độc đáo/đặc sắc/nổi trội, tính nguyên bản và đại diện
của tài nguyên hoặc quy mô, giá trị tài nguyên đó đối với những tài nguyên du lịch
cùng loại) [8].
Tác giả Đỗ Cẩm Thơ (2008) lại cho rằng: “Sản phẩm đặc thù là sản phẩm
đảm bảo phát huy được các giá trị tài nguyên có tính đặc trưng cao nhất, sử dụng
những tài nguyên du lịch đặc biệt, có tính độc đáo của địa phương mà nơi khác không
có được. Sản phẩm du lịch đặc thù là những sản phẩm có khả năng tạo ra sự phân
biệt giữa địa phương này với địa phương khác, điểm đến này với điểm đến khác”.
Các sản phẩm du lịch đặc thù là những sản phẩm mang tính cá biệt của địa phương
17
so với những nơi khác. Sản phẩm đặc thù nếu ở quy mô lớn hoặc có tầm quan trọng,
có sức hấp dẫn thị trường thì có thể cũng chính là những sản phẩm du lịch đặc trưng
cho địa phương, thậm chí là đặc trưng cho sản phẩm vùng, quốc gia. Ngược lại, cũng
có những sản phẩm du lịch đặc thù mà không đâu khác có nhưng lại không hấp dẫn
hoặc ít có khả năng tổ chức, thì không có khả năng tạo nguồn thu lớn cho du lịch và
không mang tính đặc trưng và đại diện cho địa phương [23].
Trong cuốn Văn hóa du lịch của tác giả Nguyễn Phạm Hùng (2016) cũng đưa
ra khái niệm: “Sản phẩm du lịch đặc thù là sản phẩm riêng biệt, được tạo ra dựa trên
tài nguyên du lịch riêng biệt và những dịch vụ du lịch riêng biệt thích hợp, làm nên
sự khác biệt về sản phẩm du lịch của một vùng, một địa phương hay một quốc gia”.
Con người chỉ có thể tiếp xúc với sản phẩm du lịch đó tại điểm đến du lịch nào đó.
“Bất cứ doanh nghiệp du lịch nào muốn khai thác, người làm du lịch nào muốn kinh
doanh, du khách nào muốn khám phá, thì chỉ có thể tiếp xúc với nó tại đúng vùng
miền, địa phương, quốc gia đó, trong sự khác biệt với sản phẩm du lịch khác” [11, tr.
294-295].
Trong các quan niệm trên đều có cùng điểm chung đã là sản phẩm đặc thù thì
phải thể hiện yếu tố cốt lõi, độc đáo, hấp dẫn và làm hài lòng khách du lịch. Các sản
phẩm này phải có tài nguyên du lịch và dịch vụ riêng biệt, phù hợp tạo nên sự ấn
tượng, khác biệt không giống với bất cứ nơi đâu. Từ đó, sản phẩm du lịch mới trở
nên hấp dẫn và thu hút du khách, tạo cho họ có cảm giác muốn quay trở lại ngay sau
khi rời chân khỏi nơi đó. Đồng thời, sản phẩm du lịch đặc thù còn tạo được điểm
nhấn, sự khác biệt và khả năng cạnh tranh cho một điểm đến du lịch.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu phát triển
sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Bắc Kạn” tác giả sử dụng khái niệm về sản phẩm du
lịch đặc thù của tác giả Phạm Trung Lương (2008): “Sản phẩm du lịch đặc thù là
những sản phẩm có được yếu tố hấp dẫn, độc đáo/ duy nhất, nguyên bản và đại
diện về tài nguyên du lịch (tự nhiên và nhân văn) cho một lãnh thổ/điểm đến du
lịch; với những dịch vụ không chỉ làm thỏa mãn nhu cầu/mong đợi của du khách
mà còn tạo được ấn tượng bởi tính độc đáo và sáng tạo”. Đồng thời, luận văn cũng
18
lựa chọn khái niệm của tác giả Nguyễn Phạm Hùng (2016) để làm sáng tỏ hơn nội
hàm, đặc điểm và xây dựng tiêu chí xác định sản phẩm du lịch đặc thù trong việc ứng
dụng thực hiện nghiên cứu đề tài của mình.
Dựa trên cơ sở các khái niệm đã được đề cập trên, tác giả nhận thấy có những
điểm chung về sản phẩm du lịch đặc thù như sau:
- Trước hết phải là sản phẩm có tài nguyên du lịch hấp dẫn, độc đáo và có
khả năng thu hút khách du lịch.
- Tài nguyên du lịch phải có yếu tố riêng biệt tạo nên sự khác biệt, chỉ có ở
điểm đến du lịch này mà những nơi khác không có được.
- Sản phẩm du lịch cần phải có các dịch vụ mang tính riêng biệt, độc đáo, sáng
tạo và phù hợp với tài nguyên du lịch tại điểm đến đó. Từ đó, góp phần tạo nên sự
khác biệt so với các sản phẩm du lịch tại các điểm đến khác.
1.1.2. Đặc điểm của sản phẩm du lịch đặc thù
Sản phẩm du lịch đặc thù có những đặc điểm của sản phẩm du lịch nói chung
và đặc điểm của sản phẩm du lịch đặc thù nói riêng.
* Đặc điểm của sản phẩm du lịch
Có rất nhiều quan điểm về đặc điểm về sản phẩm du lịch, nhưng đề tài nghiên
cứu dưới góc độ của một điểm đến du lịch, do vậy sản phẩm du lịch có những đặc
điểm sau:
+ Tính vô hình:
Sản phẩm du lịch là một loại sản phẩm đặc biệt, nó không phải là một sản
phẩm lao động cụ thể biểu hiện dưới hình thái vật chất mà là một sản phẩm vô hình
biểu hiện bằng nhiều loại dịch vụ. Sản phẩm này không thể sờ được, xem được, thử
được trước khi mua và sử dụng.
+ Tính tổng hợp
Du lịch có tính tổng hợp bao gồm các hoạt động xã hội, kinh tế, văn hóa, chính
trị, giao lưu dân gian và giao lưu quốc tế. Nhu cầu của khách trong hoạt động du lịch
cũng có nhiều mặt, vừa bao gồm nhu cầu đời sống vật chất cơ bản, vừa bao gồm nhu
cầu đời sống tinh thần ở cấp độ cao hơn.
19
+ Tính không thể dự trữ
Là một loại sản phẩm dịch vụ, sản phẩm du lịch có tính chất không thể dự trữ
như sản phẩm vật chất nói chung. Sản phẩm du lịch không tồn tại quá trình "sản xuất"
độc lập, kết quả không biểu hiện bằng hiện vật cụ thể. Sản phẩm du lịch không thể
dự trữ để lưu kho dùng trong tương lai được.
+ Tính không thể chuyển dịch
Sản phẩm du lịch chỉ có thể tiến hành tiêu thụ ở nơi sản xuất chứ không thể
như sản phẩm vật chất nói chung có thể chuyển khỏi nơi sản xuất đi nơi khác tiêu thụ.
Sản phẩm vật chất được chuyển tới người tiêu thụ bằng phương tiện giao thông, còn
SPDL lại thông qua phương tiện giao thông để đưa người tiêu thụ tới.
+ Tính đồng thời của việc sản xuất và tiêu thụ
Khác với sản phẩm nói chung, chỉ khi du khách tới nơi sản xuất thì việc xây
dựng sản phẩm du lịch mới xảy ra, chỉ khi du khách tiếp nhận dịch vụ du lịch thì chi
phí du lịch mới bắt đầu. Chính vì vậy, việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch xảy
ra đồng thời cùng lúc, cùng chỗ, không thể tách rời giữa bên sản xuất và tiêu dùng.
+ Tính dễ dao động
Quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch chịu ảnh hưởng và hạn chế
của nhiều nhân tố. Trong đó, dù chỉ thiếu một điều kiện cũng sẽ ảnh hưởng tới toàn
bộ quá trình thực hiện giá trị sản phẩm du lịch, làm thay đổi giá trị hoặc chất lượng
của nó.
+ Tính không đàn hồi của cung và tính đàn hồi của cầu
Sản phẩm du lịch không thể được thích ứng với những thay đổi nhanh chóng
từ phía cầu, không thể dễ dàng đầu tư thay đổi. Cầu của sản phẩm du lịch dễ bị ảnh
hưởng và phản ứng rất nhanh với những thay đổi về môi trường, các biến động.
* Đặc điểm riêng của sản phẩm du lịch đặc thù
Ngoài những đặc điểm chung của sản phẩm du lịch thì sản phẩm du lịch đặc
thù cũng có một số đặc điểm riêng:
+ Sản phẩm du lịch đặc thù có yếu tố tài nguyên du lịch hấp dẫn và độc đáo
Yếu tố tài nguyên du lịch bao gồm các yếu tố về tài nguyên du lịch tự nhiên
và tài nguyên du lịch văn hóa hấp dẫn, độc đáo tạo nên những điểm đặc sắc cho mỗi
20
địa phương, mỗi quốc gia đó. Những yếu tố này phải thỏa mãn nhu cầu, mong đợi
của du khách mà còn tạo được ấn tượng đối với khách hàng.
+ Sản phẩm du lịch đặc thù có tính khác biệt về tài nguyên du lịch
Bên cạnh đó, sản phẩm du lịch này phải có tính khác biệt, đại diện về tài
nguyên du lịch (tự nhiên và văn hóa) cho một lãnh thổ hoặc một điểm đến du lịch.
Hay nói cách khác, khi nhắc đến sản phẩm du lịch đó người ta biết ngay nó ở tại điểm
du lịch nào, vùng nào hay quốc gia nào. Từ đó, tạo ra sự khác biệt với các đối thủ
cạnh tranh khác trên thị trường, sản phẩm du lịch bắt buộc phải có nét đặc trưng nổi
bật để tạo ra thương hiệu.
+ Sản phẩm du lịch đặc thù có những dịch vụ du lịch mang tính riêng biệt, độc
đáo, sáng tạo và phù hợp.
Ngoài sự “hấp dẫn”, “độc đáo”, “khác biệt” của tài nguyên du lịch còn phải
có các dịch vụ du lịch kết hợp tạo thành dựa trên tài nguyên du lịch đó. Dịch vụ du
lịch bao gồm tất cả các dịch vụ phục vụ khách du lịch có trong sản phẩm đó. Những
dịch vụ này không chỉ làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng mà còn thể hiện được
tính “riêng biệt”, “độc đáo” và “sáng tạo”. Từ đó, góp phần tạo nên sự ấn tượng, hấp
dẫn và thu hút khách du lịch.
Như vậy, các đặc điểm nổi bật của sản phẩm du lịch đặc thù có này có thể
được khai thác từ các giá trị của tài nguyên du lịch (yếu tố đầu vào) mang yếu tố hấp
dẫn, độc đáo. Hoặc cũng có thể tạo ra từ chất lượng của các loại hình dịch vụ du lịch
mang yếu tố riêng biệt, độc đáo và sáng tạo dựa vào tại nguyên nguyên du lịch của
điểm đến đó. Hoặc cũng có thể được tạo ra từ cả hai yếu tố tài nguyên du lịch và dịch
vụ du lịch mang tính khác biệt, hấp dẫn và thu hút khách du lịch.
1.1.3. Các yếu tố tạo nên sản phẩm du lịch đặc thù
* Các yếu tố cấu thành sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch tổng thể của điểm đến bao gồm nhiều cấu thành quan trọng,
có thể được xem xét dưới nhiều cách phân loại khác nhau. Theo các học giả về du
lịch thì cấu thành sản phẩm du lịch được chia thành 3 phần: phần cốt lõi, phần cơ sở
hình thành sản phẩm và phần bổ sung của sản phẩm.
21
Hình 1.1. Cấu thành SPDL của các học giả về du lịch
[Nguồn: 21, tr. 7]
Như vậy, theo quan điểm của các học giả về du lịch có thể thấy phần tạo nên
sản phẩm du lịch đặc trưng thể hiện ở phần cốt lõi. Thể hiện ở những tài nguyên hấp
dẫn có khả năng nảy sinh nhu cầu du lịch. Còn lại, phần cơ sở hình thành sản phẩm
và phần bổ sung sản phẩm là các phần cần thiết để hình thành và hoàn thiện sản phẩm
du lịch.
Hình 1.2. Các cấp độ cấu thành của sản phẩm du lịch
[Nguồn: 21, tr. 8]
Với cấp độ cấu thành của sản phẩm du lịch thì khác với các yếu tố trên thể
hiện các phần cụ thể, cấu trúc này thể hiện tầm quan trọng của các giá trị gia tăng đặc
biệt. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh cạnh tranh hiện nay. Theo quan
PHẦN CỐT LÕI
• Tài nguyên hấp dẫn có khả năng nảy sinh nhu
cầu du lịch
PHẦN CƠ SỞ HÌNH THÀNH SẢN PHẨM
• Cơ sở hạ tầng
• Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
• Môi trường không gian cảnh quan, văn hóa –
xã hội
• Sự liên kết hữu cơ
PHẦN BỔ SUNG CỦA SẢN PHẨM
• Dịch vụ, hàng hóa
PHẦN LÕI
Phần đáp ứng các nhu cầu cần tối thiểu
của du khách
PHẦN HÌNH THÀNH
Các yếu tố cần thiết để hình thành toàn
diện sản phẩm du lịch, đủ để đáp ứng nhu
cầu của khách
PHẦN GIA TĂNG
Các giá trị đặc biệt làm khác biệt hoá sản
phẩm so với cạnh tranh: các dịch vụ gia
tăng, các yếu tố đặc biệt bổ sung, một
phong cách phục vụ riêng biệt…
22
điểm này thì các yếu tố tạo nên sản phẩm du lịch đặc thù còn nằm ở phần gia tăng
của các dịch vụ có trong sản phẩm đó.
Theo quan niệm sản phẩm du lịch của Medlik và Middleton thì có 3 yếu tố cơ
bản để tạo nên sản phẩm du lịch: “Sản phẩm du lịch được coi là hỗn hợp ba thành
phần chính là sự cuốn hút, trang thiết bị tiện nghi và khả năng tiếp cận của một điểm
đến”.
Hình 1.3. Các yếu tố tạo nên sản phẩm du lịch theo Medlik và Middleton
[Nguồn: 6, tr. 198]
* Các yếu tố tạo nên sản phẩm du lịch đặc thù
Đối với sản phẩm du lịch đặc thù phải thể hiện được yếu tố khác biệt, chính vì
vậy các yếu tố cơ bản tạo nên sản phẩm du lịch đặc thù cũng mang tính khác biệt.
Nếu chỉ có yếu tố hấp dẫn, độc đáo, nguyên bản và đại diện của tài nguyên du lịch thì
chưa tạo nên được sản phẩm du lịch đặc thù mà cần phải có các yếu tố khác kết hợp
đó là những tiện nghi, dịch vụ và khả năng tiếp cận tại điểm đến.
Sản phẩm du lịch đặc thù là một loại trong sản phẩm du lịch vậy nên nó cũng được
tạo nên bởi những yếu tố của sản phẩm du lịch nói chung, nhưng trong đó mang tính
đặc thù nói riêng nghiêng về tài nguyên và dịch vụ tại điểm đến du lịch. Ba yếu tố cơ
bản này tạo nên được sản phẩm du lịch hấp dẫn, độc đáo, nguyên bản và đại diện về
tài nguyên du lịch (tự nhiên và văn hóa) cho một lãnh thổ hoặc một điểm đến du lịch
với các dịch vụ du lịch đi kèm nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch và thể hiện
được sự độc đáo riêng được thể hiện theo sơ đồ dưới đây:
KHẢ NĂNG
TIẾP CẬN
ĐIỂM ĐẾN
TIỆN NGHI VÀ
DỊCH VỤ TẠI ĐIỂM
ĐẾN
NHỮNG ĐIỀU
KIỆN HẤP
DẪN VÀ MÔI
TRƯỜNG TẠI
ĐIỂM ĐẾN
23
Hình 1.4. Các yếu tố tạo nên sản phẩm du lịch đặc thù
+ Những điều hấp dẫn và môi trường tại điểm đến.
Đây là yếu tố hợp thành sản phẩm du lịch đặc thù tại điểm đến, quyết định
phần lớn sự lựa chọn của khách hàng và ảnh hưởng đến các động cơ của những khách
hàng triển vọng. Chúng bao gồm:
- TNDL tự nhiên hấp dẫn, độc đáo: Phong cảnh, bãi biển, khí hậu, thực vật,
động vật, những đặc điểm địa lý khác nhau ở điểm đến và những tài nguyên thiên
nhiên của nó.
- Tài nguyên du lịch văn hóa hấp dẫn, độc đáo:
Bao gồm cả kiến trúc lịch sử và hiện đại, các công trình tưởng niệm, công viên
và vườn hoa, trung tâm hội nghị, bến du thuyền, điểm trượt tuyết, khảo cổ, những
SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ
TNDL
hấp dẫn và độc đáo
Tiện nghi và dịch vụ
Khả năng tiếp cận
điểm đến
TNDL
hấp
dẫn,
độc
đáo
tự
nhiên
TNDL
hấp
dẫn,
độc
đáo
văn
hóa
Dịch
vụ
lưu
trú
Dịch
vụ
ăn
uống
Dịch
vụ
vận
chuyển
Dịch
vụ
thể
thao,
vui
chơi,
giải
trí
Các
dịch
vụ
bổ
sung
khác
Cơ
sở
hạ
tầng
Quy
định
của
nhà
nước
Trang
thiết
bị
giao
thông
24
điểm cuốn hút khách tham quan có quản lý, sân golf, các cửa hàng đặc sản và những
khu vực mua sắm có chủ đề.
Lịch sử và văn hóa dân gian, nghệ thuật và tôn giáo, nhà hát, âm nhạc, khiêu
vũ, những trò giải trí khác, bảo tàng; một số hoạt động này có thể phát triển thành
những sự kiện đặc biệt, festival và hoạt cảnh lịch sử.
Lối sống và phong tục tập quán của cư dân hay dân số sở tại, ngôn ngữ và
những cơ hội tiếp xúc về mặt xã hội.
Chính những yếu tố này đã tạo nên môi trường du lịch. Số lượng khách mà
môi trường có thể phục vụ trong một loạt hoạt động trong một ngày mà không làm
ảnh hưởng đến các yếu tố, không hủy hoại đến tính hấp dẫn của môi trường đối với
du khách gọi là công suất.
+ Tiện nghi và dịch vụ tại điểm đến.
Đây là yếu tố cấu thành được đặt tại điểm đến hay được gắn liền với nó, cho
phép du khách có thể ở lại tận hưởng và tham gia điểm hấp dẫn. Chúng bao gồm:
- Dịch vụ lưu trú: Khách sạn, làng nghỉ dưỡng, căn hộ, biệt thự, điểm cắm trại,
công viên dành cho nhà lưu động, nhà tập thể, trang trại, chung cư, nhà nghỉ.
- Dịch vụ ăn uống: Bao gồm từ những nhà hàng ăn nhanh đến các nhà hàng
cao cấp.
- Dịch vụ vận chuyển: Taxi, xe khách, xe cho thuê, xe trượt tuyết (tại những
nơi có tuyết), tàu thuyền, xe điện, xe ôm...
- Dịch vụ thể thao, vui chơi và giải trí: Các câu lạc bộ thể thao và các sân vận
động, các trung tâm nghệ thuật, nghề thủ công và các nghiên cứu tự nhiên.
- Các dịch vụ bổ sung khác: Dịch vụ tra cứu thông tin, cho thuê thiết bị, hệ
thống chỉ dẫn du lịch,...
+ Khả năng tiếp cận điểm đến.
Đây là những khía cạnh giao thông công cộng và những yếu tố của sản phẩm,
quyết định đến chi phí, tốc độ và sự thuận tiện của hành trình của một du khách từ
khi rời nơi cư trú thường xuyên đến điểm đến đã chọn. Bao gồm một số nội dung cơ
bản sau đây:
25
- Cơ sở hạ tầng: Đường xá, bãi đỗ xe, sân bay, đường xe lửa, cảng biển, đường
thủy nội bộ và bến du thuyền.
- Trang thiết bị giao thông: Kích cỡ, tốc độ và phạm vi của các phương tiện
giao thông công cộng.
- Quy định của nhà nước: Phạm vi kiểm soát của các quy định đối với các hệ
thống giao thông.
Ngoài ra, sản phẩm du lịch còn có thêm hai yếu tố là hình ảnh nhận thức về
điểm đến và giá đối với khách hàng. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài,
tác giả tập trung nghiên cứu các yếu tố tạo nên sản phẩm du lịch đặc thù như trên.
1.1.4. Phân loại sản phẩm du lịch đặc thù
Sản phẩm du lịch đặc thù cần được xác định về tính đặc thù có sự đại diện cho
địa phương là cấp vùng hay đại diện cho vùng là cấp quốc gia.
Sản phẩm du lịch đặc thù được hình thành trên cơ sở khai thác các dạng tài
nguyên riêng biệt, mang tính hấp dẫn và độc đáo. Tính độc đáo được đánh giá trong
phạm vi so sánh của từng lãnh thổ. Chính vì vậy, trong phạm vi vùng, có thể có địa
phương có dạng tài nguyên độc đáo so với các địa phương còn lại và tương ứng sẽ là
sản phẩm đặc thù trong vùng, tuy nhiên cũng loại tài nguyên đó trên bình diện toàn
quốc thì lại không có sự khác biệt và độc đáo so với loại sản phẩm này ở vùng khác.
Như vậy, cần phân biệt rõ về các loại sản phẩm du lịch đặc thù để có sự phân
loại hợp lý:
- Sản phẩm du lịch đặc thù có tính quốc gia: Sử dụng tài nguyên du lịch có
tính độc đáo, đặc trưng cao nhất so sánh toàn quốc. Các sản phẩm này có thể thu hút
đông đảo thị trường khách du lịch và có thể xây dựng thương hiệu du lịch có tính
cạnh tranh cao.
- Sản phẩm du lịch đặc thù có tính nội vùng: Sử dụng tài nguyên du lịch có
tính độc đáo, đặc sắc của một địa phương trong mối quan hệ so sánh với các địa
phương còn lại trong vùng. Các sản phẩm này có thể rất hấp dẫn khách du lịch trong
vùng và các vùng lân cận nhưng có thể không có tính hấp dẫn toàn quốc, không phải
là sản phẩm đại diện có khả năng xây dựng thương hiệu du lịch của vùng.
26
1.2. Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù
1.2.1. Khái niệm phát triển sản phẩm du lịch đặc thù
Khái niệm về phát triển sản phẩm du lịch đặc thù hiện nay đã được Đảng và
Nhà nước cùng các nhà nghiên cứu quan tâm. Có một số quan điểm như sau:
Theo Luật Du lịch Việt Nam (2017): “Chính phủ có chính sách hỗ trợ phát
triển sản phẩm du lịch chủ đạo đối với từng vùng và trong phạm vi toàn quốc theo
từng giai đoạn, đáp ứng nhu cầu của thị trường trên cơ sở đánh giá, phân loại tài
nguyên du lịch” [18].
Trong “Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam thời kỳ 2001 – 2010 và tầm
nhìn đến năm 2020 của Tổng cục Du lịch Việt Nam” (2012) cũng đã xác định:“Phát
triển du lịch bền vững, theo định hướng du lịch sinh thái và du lịch văn hóa – lịch sử,
đảm bảo sự tăng trưởng liên tục, góp phần tích cực trong việc giữ gìn, bảo vệ môi
trường tự nhiên và xã hội, bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng các sản phẩm du lịch
đặc thù, chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh trong khu vực và thế giới” [20].
Như vậy, việc phát triển sản phẩm du lịch đặc thù đã được đặt ra như một nội
dung chiến lược quan trọng của ngành Du lịch Việt Nam nhằm nâng cao năng lực
cạnh tranh trong quá trình hội nhập của Du lịch Việt Nam với khu vực và quốc tế.
Qua đó, có thể thấy Đảng và Nhà nước ta đã chú trọng và quan tâm đến việc phát
triển sản phẩm du lịch đặc thù, coi đó là định hướng và chiến lược để thúc đẩy sự
phát triển của ngành du lịch Việt Nam.
Tổ chức Du lịch Thế giới (2011) cũng đã đưa ra khái niệm: “Phát triển sản
phẩm du lịch là một quá trình mà trong đó các giá trị của một địa điểm cụ thể được
sử dụng để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch trong nước và khách du lịch quốc tế.
Các sản phẩm du lịch có thể bao gồm các điểm tham quan tự nhiên hoặc nhân tạo,
các khách sạn, khu nghỉ dưỡng, nhà hàng, rạp hát, các hoạt động, lễ hội và các sự
kiện”.
Tuy nhiên, việc phát triển sản phẩm du lịch đặc thù phải xuất phát từ việc phát
triển các sản phẩm du lịch. Trong đó, nhấn mạnh đến những giá trị tài nguyên du lịch
hấp dẫn, độc đáo và đặc trưng của điểm đến. Như vậy, có thể đưa ra được khái niệm:
27
“Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù là hoàn thiện sản phẩm du lịch đặc thù đã
có và xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù mới tại điểm đến du lịch đó”.
1.2.2. Vai trò của việc phát triển sản phẩm du lịch đặc thù
Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù có vai trò vô cùng quan trọng trong việc
thúc đẩy du lịch của địa phương phát triển, tạo nên sự khác biệt trong hệ thống sản
phẩm du lịch của điểm đến du lịch, tạo ra tính hấp dẫn cao nhằm thu hút một vài thị
trường đặc biệt nào đó hoặc cũng có thể là nhiều thị trường, nhiều đối tượng du khách
cùng quan tâm.
Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù còn giúp cho địa phương, điểm đến xây
dựng hình ảnh thương hiệu một cách dễ dàng mà không cần phải mất nhiều thời gian
và chi phí. Đồng thời, giúp cho địa phương có lợi thế cạnh tranh trong việc tìm kiếm
và thu hút các thị trường gửi khách.
Sản phẩm du lịch đặc thù là những điểm nhấn của hệ thống sản phẩm du lịch
của điểm đến, địa phương. Nó có khả năng tạo ra động lực cho các sản phẩm du lịch
khác cùng phát triển. Trong trường hợp đó, sản phẩm đặc thù không hề có vai trò thu
hút khách chính mà chỉ là điểm nhấn, chỉ thu hút thị trường khách cá biệt của nó, là
động lực sự phát triển của các sản phẩm khác. Nhưng đối với địa phương khác thì sản
phẩm du lịch đặc thù có thể lại là sản phẩm chính để thu hút khách.
1.2.3. Nguyên tắc và yêu cầu phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù
Việc xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch đặc thù cũng được thực hiện như
với mỗi sản phẩm du lịch khác. Tuy nhiên, với vai trò và những đặc điểm cơ bản
của sản phẩm du lịch đặc thù thì một số bước cần được thực hiện tuân thủ theo các
nguyên tắc và yêu cầu để đảm bảo phát huy tối ưu các giá trị đặc thù .
+ Các nguyên tắc chính phát triển sản phẩm du lịch đặc thù:
- Giá trị tài nguyên hấp dẫn và đặc sắc, nguyên bản và đại diện được xác
định rõ ràng
- Tập trung phát triển tại những khu vực phân bố tài nguyên đặc sắc
+ Các yêu cầu cụ thể trong quá trình phát triển sản phẩm du lịch đặc thù:
- Xác định được giá trị tài nguyên tạo nên SPDL đặc thù và sự phân bố của
28
chúng trong không gian.
- Xác định sản phẩm đặc thù và các thành phần tạo nên SPDL đặc thù.
- Đầu tư tập trung và khai thác có hiệu quả các giá trị tài nguyên đặc sắc để
hình thành và phát triển sản phẩm du lịch đặc thù.
+ Các điều kiện để phát triển sản phẩm du lịch đặc thù
- Có điều kiện tiếp cận thuận lợi đối với điểm tài nguyên đặc sắc.
- Có nguồn nhân lực phù hợp về số lượng và chất lượng đáp ứng yêu cầu phát
triển sản phẩm du lịch đặc thù, đặc biệt như “chất văn hóa địa phương” đại
diện cho lãnh thổ.
- Có sự liên kết giữa các điểm đến, nơi có sự phân bố các dạng tài nguyên
đặc sắc dựa vào đó để xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù nhằm đảm bảo
việc xây dựng này được tiến hành thuận lợi.
- Có nhu cầu của thị trường du lịch đối với sản phẩm du lịch đặc thù của lãnh
thổ sẽ được xây dựng và phát triển.
1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của sản phẩm du lịch đặc thù
Du lịch là một ngành kinh tế có tính liên kết và tính xã hội hóa cao, bởi vậy khi
phát triển một sản phẩm mới có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nó.
+ Các yếu tố về kinh tế: Khi nghiên cứu về cầu du lịch, các nhà kinh tế du lịch
thường quan tâm tới hai yếu tố đó là thời gian nhàn rỗi và khả năng thanh toán. Bởi
vậy, kinh tế ảnh hưởng rất lớn tới khả năng kích thích con người đi du lịch. Du lịch
trên thế giới phát triển rất mạnh vào giai đoạn khi các nền công nghiệp của các nước
châu Âu phục hồi sau chiến tranh thế giới thứ hai. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là một
trong số những yếu tố quan trọng vì hoạt động du lịch thường bị ảnh hưởng mạnh bởi
các yếu tố khác như thiên tai, bệnh dịch, khủng bố, dịch cúm gia cầm,... trong những
năm gần đây.
+ Các yếu tố tài nguyên du lịch: Tài nguyên là nhóm yếu tố góp phần nhất trong
việc tạo ra bản sắc đặc trưng cho sản phẩm du lịch và đóng vai trò quyết định trong
việc tạo sức hút đối với thị trường khách du lịch.
29
+ Các yếu tố thuộc về công nghệ: Các tiến bộ về công nghệ đóng vai trò quan
trọng trong sự tăng trưởng của hoạt động du lịch trên thế giới cũng như việc áp dụng
động cơ phản lực trong ngành hàng không, sự phát triển của công nghệ điện tử đã hỗ
trợ việc tìm kiếm thông tin trực tuyến. Các tiến bộ về công nghệ này đang làm thay
đổi hoạt động du lịch trên toàn thế giới và sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến hoạt động thiết
kế và phân phối sản phẩm trong nhiều năm tới. Do vậy, nếu các điểm đến du lịch
không áp dụng công nghệ thông tin trong mọi khía cạnh của phát triển du lịch, từ quy
hoạch, phân phối và tiếp thị sản phẩm du lịch... thì điểm đến đó sẽ thất bại trước các
đối thủ cạnh tranh.
+ Các yếu tố chính trị: Trong quá khứ, các rào cản chính trị qua việc cấp visa
đã hạn chế sự phát triển du lịch. Tuy nhiên, kể từ khi nhận thức được du lịch là một
trong những ngành kinh tế cần khuyến khích phát triển, nhiều quốc gia đã nới lỏng
các thủ tục nhập cảnh cho khách du lịch. Trong tương lai, xu hướng đi lại giữa các
quốc gia ngày càng trở lên đơn giản và thuận tiện hơn. Các hình thức hộ chiếu điện
tử hay visa điện tử sẽ thay thế cho hộ chiếu giấy như hiện nay.
+ Các yếu tố về nhân khẩu: Nhiều nước phát triển đang phải đối mặt với việc
già hóa dân số. Xu hướng này đồng nghĩa với xu hướng thiếu hụt lực lượng lao động
trẻ tại các nước này. Điều này sẽ dẫn đến sự dịch chuyển dân số từ các nước đang
phát triển sang các nước phát triển và xu hướng khách du lịch cao tuổi đi du lịch dài
ngày sang các nước đang phát triển. Đây sẽ là hai xu hướng chủ yếu.
Một xu hướng thuộc về nhân khẩu học khác là sự xói mòn của gia đình truyền
thống phương Tây như tỉ lệ ly hôn tăng, kết hôn muộn... Ngoài ra, sự gia tăng của các
hiện tượng như như đồng tính, sống độc thân, những người nuôi con đơn thân đang
trở thành những phân khúc thị trường mà các nhà quản lý và điều hành du lịch hướng
đến.
+ Tính toàn cầu hóa và địa phương hóa: Quá trình toàn cầu hóa được thể hiện
ở việc sức mạnh kinh tế quốc tế và các yếu tố kiểm soát ngày càng tăng lên cùng với
sự suy giảm khả năng trong kiểm soát kinh tế của các quốc gia dẫn đến nền kinh tế
của quốc gia đó bị ảnh hưởng và phụ thuộc ngày càng lớn vào các quốc gia khác cũng
30
như bị chi phối bởi các tập đoàn đa quốc gia. Yếu tố này đang tác động không nhỏ
đến hoạt động phát triển du lịch tại các nước đang phát triển. Một số mô hình phát
triển du lịch ở một số nước trên thế giới đã cho thấy kinh nghiệm là muốn hạn chế sự
ảnh hưởng của toàn cầu hóa trong du lịch thì phải tăng tính địa phương hóa. Điều này
có nghĩa là việc phát triển du lịch cần phải dựa vào và sử dụng các yếu tố tại chỗ
nhưng sản phẩm du và dịch vụ du lịch phải đảm bảo chất lượng mang tính toàn cầu.
Do đó, một khẩu hiệu có thể đúc kết được là: “Suy nghĩ toàn cầu, hành động địa
phương”.
+ Sự nhận thức về môi trường xã hội: Việc xây dựng nhận thức về bảo vệ môi
trường - xã hội của khách du lịch cũng như việc tăng sự giám sát của cộng đồng địa
phương trong việc ra các quyết định phát triển điểm đến là yêu cầu ngày càng tăng
trong quá trình phát triển du lịch một cách bền vững. Đây là vấn đề đang được đặt ra
và được quan tâm hơn trong việc phát triển và quản lý các điểm đến du lịch, nhận
thức, ý thức của khách du lịch và các khu vực tư nhân tại các điểm đến du lịch cũng
cần được nâng cao trong các hoạt động liên quan đến việc bảo vệ môi trường tự nhiên
và xã hội của điểm đến.
+ Môi trường sống và làm việc: Môi trường sống và làm việc hiện đại, bận rộn
ngày nay cũng là một yếu tố cần xem xét khi phát triển sản phẩm du lịch. Nhiều người
mong muốn được đi du lịch đến một nơi khác biệt hoàn toàn với môi trường sống và
làm việc hiện tại, mong ước có một ngày không cần phải sử dụng máy tính, không
điện thoại và các thiết bị điện tử khác. Tuy nhiên, thời gian đi du lịch ngày càng hạn
hẹp, thay vì đi du lịch dài ngày thì hiện nay các chương trình du lịch ngắn ngày đang
trở lên phổ biến và nhiều người lựa chọn việc đi nhiều lần trong năm.
+ Việc tìm kiếm các trải nghiệm thực tế: Một số học giả như John Naisbitt và
Patricia Aburdene (1990) từ hai thập kỷ trước đã có nhận định rằng việc chuyển đổi
từ nền kinh tế dịch vụ sang nên kinh tế kinh nghiệm (experience economy) đã và đang
có tác động đến việc hình thành và phát triển sản phẩm du lịch mới độc đáo và hấp
dẫn tại các điểm đến. Khách du lịch ở thời hậu công nghiệp này sẽ tập trung vào việc
tìm kiếm các trải nghiệm các sản phẩm du lịch mới.
31
+ Marketing: Việc sử dụng các phương pháp và công cụ nghiên cứu thị trường
hiện đại có ảnh hưởng trực tiếp đến việc cho ra đời một sản phẩm du lịch mới. Việc
ứng dụng công nghệ thông tin trong nghiên cứu marketing sẽ cho ra các kết quả chính
xác hơn về các nhu cầu và xu hướng trong du lịch của từng thị trường hoặc từng phân
khúc thị trường cụ thể để các nhà quản lý du lịch có thể xây dựng được các sản phẩm
du lịch phù hợp.
+ Sự an toàn của điểm đến: Sự an toàn của điểm đến là một trong các yếu tố
quan trọng hàng đầu khi khách du lịch quyết định lựa chọn điểm đến du lịch. Hoạt
động du lịch sẽ không thể phát triển tại các điểm đến thường xảy ra chiến tranh, bất
ổn chính trị làm cho sức khỏe và an toàn của khách du lịch bị đe dọa.
1.3. Nội dung nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch đặc thù
Để nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại một điểm đến cần tiến
hành theo quy trình nghiên cứu cụ thể như sau:
Hình 1.5. Quy trình nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch đặc thù
XÁC ĐỊNH NHỮNG
YẾU TỐ HẤP DẪN,
ĐỘC ĐÁO VỀ TNDL
CỦA ĐIỂM ĐẾN
• Xác định những yếu tố hấp dẫn,
độc đáo về TNDL tự nhiên.
• Xác định những yếu tố hấp dẫn,
độc đáo về TNDL văn hóa
XÁC ĐỊNH VÀ
HOÀN THIỆN SPDL
ĐẶC THÙ
ĐÃ CÓ
• Xác định SPDL đặc thù
đã có
• Hoàn thiện SPDL đặc thù
đã có
XÁC ĐỊNH CÁC
YẾU TỐ HẤP DẪN,
ĐỘC ĐÁO VỀ TNDL
CHƯA ĐƯỢC KHAI
THÁC ĐỂ XÂY
DỰNG SPDL ĐẶC
THÙ MỚI
• Xác định những
yếu tố hấp dẫn,
độc đáo về TNDL
chưa được khai
thác.
• Đề xuất giải pháp
xây dựng sản
phẩm du lịch đặc
thù mới
32
1.3.1. Xác định những yếu tố hấp dẫn, độc đáo về TNDL của điểm đến
Sản phẩm du lịch đặc thù cần được xác định về tính đặc thù có sự đại diện cho
địa phương là cấp vùng hay đại diện cho vùng là cấp quốc gia. Sản phẩm du lịch đặc
thù được hình thành trên cơ sở khai thác các dạng tài nguyên độc đáo, đặc trưng. Tính
độc đáo được đánh giá trong phạm vi so sánh của từng lãnh thổ. Chính vì vậy, trong
phạm vi vùng có thể có địa phương có dạng tài nguyên độc đáo so với các địa phương
còn lại và tương ứng sẽ là sản phẩm đặc thù trong vùng. Tuy nhiên, cũng loại tài
nguyên đó trên bình diện toàn quốc thì lại không có sự khác biệt và độc đáo so với
loại sản phẩm này ở vùng khác. Như vậy, cần phân biệt rõ các yếu tố hấp dẫn, độc
đáo cả về TNDL tự nhiên và TNDL văn hóa.
- Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm cảnh quan thiên nhiên, các yếu tố địa
chất, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái và các yếu tố tự nhiên khác tiêu biểu,
hấp dẫn, độc đáo đã hình thành hoặc có khả năng tạo nên SPDL đặc thù của điểm
đến.
- Tài nguyên du lịch văn hóa bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, di tích cách
mạng, khảo cổ, kiến trúc; giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội, văn nghệ dân gian và
các giá trị văn hóa khác; công trình lao động sáng tạo của con người tiêu biểu, hấp
dẫn, độc đáo đã hình thành hoặc có khả năng tạo nên SPDL đặc thù của điểm đến.
Để xác định những yếu tố hấp dẫn, độc đáo về TNDL cần dựa trên quá trình
khảo sát thực tế và điều tra xã hội học đối với khách du lịch tại điểm đến du lịch đó.
Việc xác định này sẽ là cơ sở quan trọng nhằm xác định các sản phẩm du lịch đã có
và xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù mới.
1.3.2. Xác định và hoàn thiện sản phẩm du lịch đặc thù đã có
* Xác định các sản phẩm du lịch đặc thù đã có
Sản phẩm du lịch đặc thù đã có tại một điểm đến được xác định thông qua việc
nghiên cứu thực tiễn và lấy ý kiến của các chuyên gia về lĩnh vực du lịch. Các chuyên
gia này phải là những người thuộc các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, các doanh
nghiệp du lịch, lao động làm trong lĩnh vực du lịch tại điểm đến đó. Để lấy được ý
kiến của họ cần phải đưa ra các tiêu chí xác định sản phẩm du lịch đặc thù, sau đó sử
33
dụng phương pháp điều tra xã hội học như phỏng vấn, phương pháp hội đồng (nhóm),
điều tra bảng hỏi,... lấy ý kiến của họ về các SPDL đặc thù của điểm đến du lịch đó.
Dựa theo khái niệm sản phẩm du lịch đặc thù của tác giả Phạm Trung Lương
(2008) và Nguyễn Phạm Hùng (2016) kết hợp quá trình nghiên cứu thực tế, tác giả
đưa ra 3 tiêu chí để đánh giá SPDL đặc thù tại một điểm đến du lịch như sau:
Bảng 1.1. Tiêu chí xác định sản phẩm du lịch đặc thù của điểm đến
STT Tiêu chí Ký hiệu
1 Tài nguyên du lịch hấp dẫn và độc đáo. TC1
2 Tài nguyên du lịch có tính riêng biệt TC2
2 Dịch vụ du lịch mang tính độc đáo, sáng tạo TC3
[Nguồn: Tác giả tổng hợp]
Các tiêu chí này cũng chính là đặc điểm cơ bản của sản phẩm du lịch đặc thù.
Từ đó, thông qua hình thức phỏng vấn lấy ý kiến chuyên gia để xác định sản phẩm
du lịch đặc thù đã có tại điểm đến đu lịch đó.
* Hoàn thiện sản phẩm du lịch đặc thù đã có
Thông qua quá trình nghiên cứu về các sản phẩm du lịch đặc thù đã có dựa
trên quá trình nghiên cứu về thực trạng và khảo sát đánh giá khách du lịch theo các
yếu tố tạo nên sản phẩm du lịch đặc thù của điểm đến.
Việc khảo sát đánh giá của khách du lịch về thực trạng phát triển sản phẩm du
lịch đặc thù được tiến hành bằng phương pháp điều tra xã hội học. Từ việc nghiên
cứu thực trạng, xây dựng bảng hỏi, lựa chọn mẫu khảo sát, tiến hành khảo sát, tổng
hợp kết quả khảo sát. Bảng hỏi dành cho khách du lịch nhằm đánh giá thực trạng phát
triển sản phẩm du lịch đặc thù thể hiện qua 5 thang đánh giá về sự hấp dẫn, độc đáo
về tài nguyên du lịch và sự hài lòng của khách du lịch. Từ đó, tính điểm trung bình
chung (TBC) và áp dụng vào thang đo khoảng để xác định được ý nghĩa của nó.
Ý nghĩa của từng giá trị trung bình đối với thang đo khoảng cảm nhận như sau
[10]:
Giá trị khoảng cách = (Maximum – Minimum)/n = (5 – 1)/5 = 0.8
34
Giá trị trung bình Ý nghĩa
1.00 – 1.80 Không hấp dẫn, độc đáo/ Không hài lòng
1.81 – 2.60 Ít hấp dẫn, độc đáo/ Ít hài lòng
2.61 – 3.40 Bình thường
3.41 – 4.20 Hấp dẫn, độc đáo/ Hài lòng
4.21 – 5.00 Rất hấp dẫn, độc đáo/ Rất hài lòng
Dựa vào kết quả đánh giá của khách du lịch có thể chỉ ra được quá trình phát
triển của sản phẩm du lịch đặc thù đã đạt được và chưa đạt được những gì. Từ đó, đề
xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện sản phẩm du lịch đặc thù đã có ở mỗi địa phương.
Quá trình hoàn thiện SPDL đặc thù được tiến hành theo các hướng sau:
- Khai thác dựa trên cơ sở bảo tồn và phát huy những giá trị độc đáo, hấp dẫn,
nguyên bản của nguồn tài nguyên du lịch để đảm bảo tính đặc thù của sản phẩm.
- Nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ như dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn
uống, dịch vụ vận chuyển, dịch vụ thể thao, vui chơi và giải trí,... Hoặc bổ sung thêm
các loại dịch vụ mới độc đáo và sáng tạo cho sản phẩm du lịch đặc thù đó.
- Nâng cao khả năng tiếp cận của điểm đến qua các phương tiện thông tin
truyền thông về sản phẩm du lịch đặc thù bằng hình thức quảng cáo, tổ chức hội nghị
khách hàng, hội chợ, triển lãm,...
Tuy nhiên, việc hoàn thiện sản phẩm du lịch đặc thù phải phù hợp với khách
hàng mục tiêu nhưng vẫn đảm bảo được tính đặc thù.
1.3.3. Xác định những yếu tố hấp dẫn, độc đáo về TNDL chưa được khai thác và
đề xuất giải pháp xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù mới
* Xác định các yếu tố hấp dẫn, độc đáo về TNDL chưa được khai thác
Mỗi điểm đến du lịch có thể có một hoặc nhiều TNDL. Với những địa phương
có nguồn TNDL phong phú, cần xác định những tài nguyên nào chưa được khai thác
nhằm phục vụ hoạt động du lịch. Và những tài nguyên đó có yếu tố gì đặc trưng, độc
đáo có thể hình thành nên các sản phẩm du lịch đặc thù. Các giá trị này cần được
nghiên cứu đánh giá, so sánh với các địa phương khác trong khu vực và cả nước. Việc
35
nghiên cứu cũng cần chỉ ra các giá trị này có mức độ hấp dẫn hay không đối với du
khách và khả năng khai thác.
Những yếu tố hấp dẫn, độc đáo về TNDL chưa được khai thác được xác định
bằng phương pháp khảo sát thực tế và phương pháp lấy ý kiến chuyên gia. Đồng thời
hỏi ý kiến của các chuyên gia từ những tài nguyên du lịch hấp dẫn, độc đáo chưa
được khai thác đã được xác định đó có khả năng để xây dựng SPDL đặc thù mới nào
trong tương lại.
* Đề xuất xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù mới
Căn cứ vào các yếu tố tạo nên các sản phẩm du lịch đặc thù, đặc biệt dựa vào
xác định các yếu tố đặc trưng, độc đáo về TNDL chưa hoặc ít được khai thác để từ
đó đưa ra các giải pháp nhằm xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù mới.
Việc hình thành ý tưởng xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù mới có vai trò
quan trọng quyết định sự phát triển SPDL đặc thù của một điểm đến. Ý tưởng xây
dựng sản phẩm mới dựa trên kết quả của việc đánh giá tài nguyên, kiểm định nhu cầu
của thị trường và có tính khả thi, trưng cầu ý kiến của các chuyên gia về lĩnh vực này.
Việc hình thành ý tưởng xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù mới phải chỉ ra rõ cách
thực hiện thế nào trong định hướng chung phát triển sản phẩm du lịch ở địa phương.
Qua đó cũng góp phần thu hút khách du lịch đến điểm đến, tạo công ăn việc làm, tăng
thu nhập và phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương đó.
1.4. Một số kinh nghiệm về xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù tại một số địa
phương trong nước
* Tỉnh Hà Giang [22]
Là một tỉnh nằm ở địa đầu Tổ quốc với địa hình hiểm trở nhưng hết sức hùng
vĩ và ẩn chứa rất nhiều tiềm năng phát triển du lịch cả về tự nhiên và nhân văn có sức
hút đối với khách du lịch trong nước cũng như quốc tế đến Việt Nam. Du lịch Hà
Giang đang nổi lên như một điểm đến hấp dẫn và mới lạ, địa phương có nhiều tiềm
năng phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù có sức hấp dẫn cao đối với thị trường.
Sức hấp dẫn này lại nằm chính ở sự nguyên sơ của tài nguyên. Phân tích tiềm năng
và thực trạng phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Hà Giang có thể thấy:
36
Tài nguyên
du lịch
Hà Giang là một tỉnh có thế mạnh đặc biệt về tiềm năng
phát triển du lịch.
+ Vị trí thuận lợi là điểm cực Bắc của Tổ quốc, nơi giao
thoa tiếp giáp giữa hai vùng văn hóa Đông Bắc-Tây Bắc. Phía
Đông giáp tỉnh Cao Bằng, phía Tây giáp tỉnh Yên Bái và Lào
Cai, phía Nam giáp tỉnh Tuyên Quang, phía Bắc giáp nước
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
+ Hà Giang có cảnh quan môi trường độc đáo của một
tỉnh miền núi với những dãy núi cao đá tai mèo ở phía Bắc và
những cánh rừng bạt ngàn ở phía Nam với vẻ đẹp hoang sơ
hùng vĩ. Năm 2010 Công viên địa chất Cao nguyên đá Đồng
Văn được UNESCO công nhận là thành viên của mạng lưới
Công viên địa chất toàn cầu.
+ Đây là vùng đất có lịch sử văn hoá lâu đời, nơi hội tụ
của 22 dân tộc với những nét văn hóa độc đáo và đặc trưng
riêng.
+ Cùng với đó là những di tích lịch sử, danh lam thắng
cảnh đã được xếp hạng Quốc gia tiêu biểu như Phố cổ Đồng
Văn, Khu di tích kiến trúc nhà họ Vương, cột cờ Lũng Cú
(Đồng Văn),...
Sản phẩm du lịch
đặc thù chính
+ Khám phá, chinh phục địa hình
- Khám phá các địa hình núi non hiểm trở, đỉnh Tây Côn
Lĩnh, đỉnh Chiêu Lầu Thi, đỉnh Mã Pì Lèng, núi Tù Sán.
- Chinh phục điểm địa đầu Tổ quốc, Cột cờ Lũng Cú,
Cao nguyên đá Đồng Văn...
+ Thưởng ngoạn cảnh quan đặc biệt
Chiêm ngưỡng, thưởng ngoạn thắng cảnh thiên nhiên
các khu vực: đỉnh Mã Pì Lèng - sông Nho Quế, Núi Đôi - Cổng
Trời, ruộng bậc thang Hoàng Su Phì, tam giác mạch.
37
+ Tìm hiểu địa chất
Tìm hiểu địa chất, nghiên cứu khoa học về kiến tạo địa
chất và lớp vỏ trái đất, nền văn hóa gắn với các tầng địa chất
của Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn.
+ Thể thao mạo hiểm
Các hoạt động leo núi, đua mô tô, đi xe đạp, dù lượn
trên đỉnh núi Tây Côn Lĩnh, đỉnh Chiêu Lầu Thi, núi Tù Sán.
+ Tham gia lễ hội
Tham gia và trải nghiệm chợ tình Khâu Vai, lễ hội nhảy
lửa và lễ hội cấp sắc.
Thực trạng
phát triển
+ Những thành tựu đạt được
Hoạt động du lịch ở Hà Giang đã có sự phát triển toàn
diện về cả số lượng du khách cũng như doanh thu từ du lịch.
- Năm 2010, Hà Giang mới chỉ đón trên 301 nghìn lượt
du khách thì đến năm 2014 đã tăng lên 650 nghìn lượt; năm
2015 là 762,6 nghìn lượt người với gần 146 nghìn lượt khách
quốc tế và hơn 616 nghìn lượt khách trong nước; năm 2016 đạt
trên 800.000 lượt khách, tăng 5% so với năm trước; trong đó
khách quốc tế đạt gần 192.000 lượt khách.
- Doanh thu từ các hoạt động du lịch dịch vụ đã tăng từ
gần 600 tỷ đồng năm 2014, lên trên 708 tỷ đồng năm 2015, đến
năm 2016 là gần 800 tỷ đồng.
Các hoạt động du lịch dịch vụ đã góp phần tạo việc làm
và tăng thu nhập cho hàng vạn người dân trong tỉnh.
+ Nguyên nhân
- Tài nguyên du lịch mang tính hấp dẫn, độc đáo, đặc
trưng
- Hà Giang đã nỗ lực thực hiện khá tốt các hình thức
quảng bá, xúc tiến du lịch ở nhiều quy mô khác nhau.
38
- Chú trọng phát triển SPDL đặc thù, xây dựng thương
hiệu điểm đến.
Bài học
kinh nghiệm
+ Phát triển sản phẩm cần có sự thận trọng trong việc
đầu tư phát triển các điểm dịch vụ tránh sự thương mại hóa và
đánh mất đi tính chân thực của các giá trị tài nguyên. Cần xác
định rõ những giá trị đặc thù cần bảo vệ, bảo tồn.
+ Thực hiện quy hoạch và đầu tư xây dựng các hạng
mục công trình và các tiện nghi phù hợp với cảnh quan và địa
hình phục vụ nhu cầu du lịch, trong đó phân biệt rõ cho hai loại
thị trường:
- Phát triển rõ nét các sản phẩm du lịch đặc thù phục vụ
thị trường mục tiêu chính của các sản phẩm này.
- Phát triển các dịch vụ để kết nối với các sản phẩm du
lịch chính và bổ trợ trong các sản phẩm du lịch tổng hợp phục
vụ đối tượng khách du lịch đại trà hơn.
+ Phát triển SPDL đặc thù có trọng tâm, trọng điểm, có
trách nhiệm với môi trường và xã hội, phát triển phải đi đôi với
gìn giữ, bảo tồn các giá trị truyền thống tiêu biểu, đặc sắc của
địa phương.
* Tỉnh Lai Châu [40]
Tỉnh Lai Châu là một trong những cửa ngõ phía Tây Bắc của du lịch vùng
Trung du miền núi Bắc Bộ và du lịch Việt Nam. Qua thực tiễn phát triển sản phẩm
du lịch đặc thù cho thấy:
Tài nguyên
du lịch
+ Lai Châu còn là nơi sở hữu nhiều cảnh quan thiên
nhiên hùng vĩ, mảnh đất có khí hậu điển hình của vùng nhiệt
đới núi cao quanh năm mát mẻ.
39
+ Các khu du lịch nghỉ dưỡng kết hợp với chữa bệnh -
tắm nước khoáng nóng tại cao nguyên Sìn Hồ.
+ Các khu rừng nguyên sinh.
+ Đa dạng văn hóa bản địa với những lễ hội, phong tục
tập quán, trang phục, ẩm thực, kiến trúc, những làn điệu dân ca.
SPDL
đặc thù chính
+ Dòng sản phẩm du lịch kết hợp nghỉ dưỡng và chữa
bệnh.
+ Dòng sản phẩm du lịch tham quan nghiên cứu và du
lịch tâm linh.
+ Dòng sản phẩm du lịch thể thao mạo hiểm, du lịch
khám phá.
Thực trạng
phát triển
+ Thành tựu đạt được
- Năm 2015, du lịch Lai Châu đón gần 183,5 nghìn lượt
khách (trong đó gần 23,5 nghìn lượt khách quốc tế) so với năm
2010 tăng hơn 2 lần (năm 2010 đạt 90 nghìn lượt khách). Thu
nhập từ du lịch đạt trên 274 tỷ đồng, tăng gấp 3,6 lần so với
năm 2010 (năm 2010 đạt 76,5 tỷ đồng).
- Các hoạt động du lịch đã thu hút được nhiều nguồn lực
đầu tư, giải quyết việc làm cho trên 4.500 lao động. Góp phần
quan trọng vào việc tăng trưởng kinh tế, xoá đói, giảm nghèo,
đảm bảo an sinh xã hội, bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá, bảo
vệ môi trường.
+ Hạn chế
- Kết quả chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của
địa phương. Giai đoạn 2010 - 2016, Lai Châu đứng thứ 8/14
trong vùng và thứ 45/63 tỉnh thành cả nước về khách du lịch
quốc tế; 14/14 và thứ 52/63 tỉnh thành cả nước về khách nội
địa; thứ 9/14 trong vùng và thứ 45/63 tỉnh thành cả nước về về
tổng thu từ du lịch.
40
- Phát triển SPDL du lịch mờ nhạt, nghèo nàn chưa tạo
được sức hấp dẫn cho du khách.
+ Nguyên nhân
- Cơ sở hạ tầng,vật chất kỹ thuật du lịch còn thiếu, chất
lượng dịch vụ thấp.
- Nhiều đồng bào dân tộc thiểu số nên nhận thức, ý thức
về du lịch của cộng đồng còn hạn chế...
- Chỉ chú ý đến phát triển SPDL đặc thù mà thiếu các
dịch vụ bổ sung khác cho khách.
- Thiếu đội ngũ lao động có tay nghề, tính chuyên
nghiệp cao trong hoạt động du lịch.
Bài học
kinh nghiệm
- Trong quá trình xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù cần
chú ý đến các yếu tố bổ sung các loại hình dịch vụ nhằm đáp
ứng nhu cầu đa dạng của du khách.
- Coi trọng việc gắn kết sản phẩm du lịch với người dân
để sản phẩm đó mang nét văn hóa đặc trưng của địa phương,
sản phẩm đó cũng cần đảm bảo được yếu tố liên kết với các địa
phương trong khu vực Tây Bắc
- Xây dựng sản phẩm du lịch một cách tuần tự, đảm bảm
tính nguyên sơ, thân thiện và đặc thù sẽ là yếu tố quan trọng để
thu hút du khách tạo đà cho du lịch Lai Châu phát triển một
cách bền vững.
* Tỉnh Bắc Ninh [7, tr. 27 -29]
Bắc Ninh, vùng đất văn hiến, có bề dày truyền thống văn hóa, “xứ sở của lễ
hội”, “quê hương của nhiều thủy tổ”, nơi có hai di sản văn hóa phi vật thể của nhân
loại là Dân ca Quan họ và Ca trù. Bắc Ninh còn được xem là đất trăm nghề với nhiều
làng nghề thủ công truyền thống nổi tiếng… Đó chính là tài nguyên du lịch hấp dẫn,
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ TỈNH BẮC KẠN.pdf
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ TỈNH BẮC KẠN.pdf
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ TỈNH BẮC KẠN.pdf
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ TỈNH BẮC KẠN.pdf
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ TỈNH BẮC KẠN.pdf
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ TỈNH BẮC KẠN.pdf
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ TỈNH BẮC KẠN.pdf
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ TỈNH BẮC KẠN.pdf
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ TỈNH BẮC KẠN.pdf
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ TỈNH BẮC KẠN.pdf
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ TỈNH BẮC KẠN.pdf
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ TỈNH BẮC KẠN.pdf
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ TỈNH BẮC KẠN.pdf
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ TỈNH BẮC KẠN.pdf
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ TỈNH BẮC KẠN.pdf
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ TỈNH BẮC KẠN.pdf
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ TỈNH BẮC KẠN.pdf
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ TỈNH BẮC KẠN.pdf
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ TỈNH BẮC KẠN.pdf
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ TỈNH BẮC KẠN.pdf
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ TỈNH BẮC KẠN.pdf
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ TỈNH BẮC KẠN.pdf
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ TỈNH BẮC KẠN.pdf
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ TỈNH BẮC KẠN.pdf
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ TỈNH BẮC KẠN.pdf
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ TỈNH BẮC KẠN.pdf
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ TỈNH BẮC KẠN.pdf
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ TỈNH BẮC KẠN.pdf
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ TỈNH BẮC KẠN.pdf
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ TỈNH BẮC KẠN.pdf
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ TỈNH BẮC KẠN.pdf
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ TỈNH BẮC KẠN.pdf
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ TỈNH BẮC KẠN.pdf
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ TỈNH BẮC KẠN.pdf
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ TỈNH BẮC KẠN.pdf
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ TỈNH BẮC KẠN.pdf
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ TỈNH BẮC KẠN.pdf
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ TỈNH BẮC KẠN.pdf
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ TỈNH BẮC KẠN.pdf
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ TỈNH BẮC KẠN.pdf
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ TỈNH BẮC KẠN.pdf
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ TỈNH BẮC KẠN.pdf

More Related Content

What's hot

Giải pháp đa dạng hóa sản phẩm du lịch tỉnh Lâm Đồng đến năm 2015
Giải pháp đa dạng hóa sản phẩm du lịch tỉnh Lâm Đồng đến năm 2015Giải pháp đa dạng hóa sản phẩm du lịch tỉnh Lâm Đồng đến năm 2015
Giải pháp đa dạng hóa sản phẩm du lịch tỉnh Lâm Đồng đến năm 2015luanvantrust
 
ĐỀ TÀI Phát triển sản phẩm của điểm đến du lịch Quảng Ninh - Việt Nam_1021371...
ĐỀ TÀI Phát triển sản phẩm của điểm đến du lịch Quảng Ninh - Việt Nam_1021371...ĐỀ TÀI Phát triển sản phẩm của điểm đến du lịch Quảng Ninh - Việt Nam_1021371...
ĐỀ TÀI Phát triển sản phẩm của điểm đến du lịch Quảng Ninh - Việt Nam_1021371...PinkHandmade
 
Đề tài nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...
Đề tài  nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...Đề tài  nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...
Đề tài nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ẨM THỰC ĐƯỜNG PHỐ TẠI NHA TRANG (KHÁNH HÒA) - TẢI...
PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ẨM THỰC ĐƯỜNG PHỐ TẠI NHA TRANG (KHÁNH HÒA) - TẢI...PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ẨM THỰC ĐƯỜNG PHỐ TẠI NHA TRANG (KHÁNH HÒA) - TẢI...
PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ẨM THỰC ĐƯỜNG PHỐ TẠI NHA TRANG (KHÁNH HÒA) - TẢI...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái “M...
 Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái “M... Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái “M...
Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái “M...luanvantrust
 
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh bến tre
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh bến treNghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh bến tre
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh bến treMan_Ebook
 

What's hot (20)

Giải pháp đa dạng hóa sản phẩm du lịch tỉnh Lâm Đồng đến năm 2015
Giải pháp đa dạng hóa sản phẩm du lịch tỉnh Lâm Đồng đến năm 2015Giải pháp đa dạng hóa sản phẩm du lịch tỉnh Lâm Đồng đến năm 2015
Giải pháp đa dạng hóa sản phẩm du lịch tỉnh Lâm Đồng đến năm 2015
 
Đề tài: Văn hóa biển với sự phát triển du lịch đảo Cát Hải, HOT, 9đ
Đề tài: Văn hóa biển với sự phát triển du lịch đảo Cát Hải, HOT, 9đĐề tài: Văn hóa biển với sự phát triển du lịch đảo Cát Hải, HOT, 9đ
Đề tài: Văn hóa biển với sự phát triển du lịch đảo Cát Hải, HOT, 9đ
 
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đLuận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
 
Đề tài: Phát triển du lịch sinh thái tại đảo Cô Tô, Quảng Ninh, HAY
Đề tài: Phát triển du lịch sinh thái tại đảo Cô Tô, Quảng Ninh, HAYĐề tài: Phát triển du lịch sinh thái tại đảo Cô Tô, Quảng Ninh, HAY
Đề tài: Phát triển du lịch sinh thái tại đảo Cô Tô, Quảng Ninh, HAY
 
ĐỀ TÀI Phát triển sản phẩm của điểm đến du lịch Quảng Ninh - Việt Nam_1021371...
ĐỀ TÀI Phát triển sản phẩm của điểm đến du lịch Quảng Ninh - Việt Nam_1021371...ĐỀ TÀI Phát triển sản phẩm của điểm đến du lịch Quảng Ninh - Việt Nam_1021371...
ĐỀ TÀI Phát triển sản phẩm của điểm đến du lịch Quảng Ninh - Việt Nam_1021371...
 
Đề tài: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Quảng Ninh, HAY
Đề tài: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Quảng Ninh, HAYĐề tài: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Quảng Ninh, HAY
Đề tài: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Quảng Ninh, HAY
 
Đề tài nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...
Đề tài  nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...Đề tài  nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...
Đề tài nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...
 
Phát triển Du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia U Minh Thượng, 9đ
Phát triển Du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia U Minh Thượng, 9đPhát triển Du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia U Minh Thượng, 9đ
Phát triển Du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia U Minh Thượng, 9đ
 
Khóa luận: Khai thác hiệu quả loại hình du lịch văn hóa tại di sản văn hóa
Khóa luận: Khai thác hiệu quả loại hình du lịch văn hóa tại di sản văn hóaKhóa luận: Khai thác hiệu quả loại hình du lịch văn hóa tại di sản văn hóa
Khóa luận: Khai thác hiệu quả loại hình du lịch văn hóa tại di sản văn hóa
 
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOTLuận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
 
Luận văn: Tổ chức du lịch An Giang theo hướng phát triền bên vững
Luận văn: Tổ chức du lịch An Giang theo hướng phát triền bên vữngLuận văn: Tổ chức du lịch An Giang theo hướng phát triền bên vững
Luận văn: Tổ chức du lịch An Giang theo hướng phát triền bên vững
 
PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ẨM THỰC ĐƯỜNG PHỐ TẠI NHA TRANG (KHÁNH HÒA) - TẢI...
PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ẨM THỰC ĐƯỜNG PHỐ TẠI NHA TRANG (KHÁNH HÒA) - TẢI...PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ẨM THỰC ĐƯỜNG PHỐ TẠI NHA TRANG (KHÁNH HÒA) - TẢI...
PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ẨM THỰC ĐƯỜNG PHỐ TẠI NHA TRANG (KHÁNH HÒA) - TẢI...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững, HOT
 
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn, 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn, 9 ĐIỂMLuận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn, 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn, 9 ĐIỂM
 
Lv: Nghiên cứu phát triển du lịch theo hướng bền vững tại thành phố Đồng Hới
Lv: Nghiên cứu phát triển du lịch theo hướng bền vững tại thành phố Đồng HớiLv: Nghiên cứu phát triển du lịch theo hướng bền vững tại thành phố Đồng Hới
Lv: Nghiên cứu phát triển du lịch theo hướng bền vững tại thành phố Đồng Hới
 
Luận văn: Phát triển Du lịch sinh thái ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Phát triển Du lịch sinh thái ở các huyện miền núi tỉnh Quảng NgãiLuận văn: Phát triển Du lịch sinh thái ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Phát triển Du lịch sinh thái ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi
 
Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái “M...
 Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái “M... Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái “M...
Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái “M...
 
Luận văn Phát Triển Bền Vững Ngành Du Lịch Thành HCM Đến Năm 2025.doc
Luận văn Phát Triển Bền Vững Ngành Du Lịch Thành HCM Đến Năm 2025.docLuận văn Phát Triển Bền Vững Ngành Du Lịch Thành HCM Đến Năm 2025.doc
Luận văn Phát Triển Bền Vững Ngành Du Lịch Thành HCM Đến Năm 2025.doc
 
Luận án: Năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch tại Huế, HAY
Luận án: Năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch tại Huế, HAYLuận án: Năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch tại Huế, HAY
Luận án: Năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch tại Huế, HAY
 
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh bến tre
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh bến treNghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh bến tre
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh bến tre
 

Similar to NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ TỈNH BẮC KẠN.pdf

Luận văn: Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến sinh kế của người dân thị xã Hư...
Luận văn: Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến sinh kế của người dân thị xã Hư...Luận văn: Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến sinh kế của người dân thị xã Hư...
Luận văn: Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến sinh kế của người dân thị xã Hư...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Nghiên cứu hiện trạng và định hướng khai thác lễ hội truyền thống ...
Luận văn:  Nghiên cứu hiện trạng và định hướng khai thác lễ hội truyền thống ...Luận văn:  Nghiên cứu hiện trạng và định hướng khai thác lễ hội truyền thống ...
Luận văn: Nghiên cứu hiện trạng và định hướng khai thác lễ hội truyền thống ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Bảo vệ môi trường du lịch bãi biển Thừa Thiên Huế, nghiên cứu trường hợp các ...
Bảo vệ môi trường du lịch bãi biển Thừa Thiên Huế, nghiên cứu trường hợp các ...Bảo vệ môi trường du lịch bãi biển Thừa Thiên Huế, nghiên cứu trường hợp các ...
Bảo vệ môi trường du lịch bãi biển Thừa Thiên Huế, nghiên cứu trường hợp các ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
 Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Bìnhluanvantrust
 
Di tích kiến trúc nghệ thuật với sự phát triển của du lịch thái bình, khảo sá...
Di tích kiến trúc nghệ thuật với sự phát triển của du lịch thái bình, khảo sá...Di tích kiến trúc nghệ thuật với sự phát triển của du lịch thái bình, khảo sá...
Di tích kiến trúc nghệ thuật với sự phát triển của du lịch thái bình, khảo sá...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch tại thành phố Buôn Ma Thuột tỉnh Đ...
Tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch tại thành phố Buôn Ma Thuột tỉnh Đ...Tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch tại thành phố Buôn Ma Thuột tỉnh Đ...
Tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch tại thành phố Buôn Ma Thuột tỉnh Đ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Đề tài Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại thành phố hải phòng ...
Đề tài Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại thành phố hải phòng ...Đề tài Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại thành phố hải phòng ...
Đề tài Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại thành phố hải phòng ...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Luận án tiến sĩ lâm nghiệp nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn làm căn cứ ...
Luận án tiến sĩ lâm nghiệp nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn làm căn cứ ...Luận án tiến sĩ lâm nghiệp nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn làm căn cứ ...
Luận án tiến sĩ lâm nghiệp nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn làm căn cứ ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận án tiến sĩ lâm nghiệp nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn làm căn cứ ...
Luận án tiến sĩ lâm nghiệp nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn làm căn cứ ...Luận án tiến sĩ lâm nghiệp nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn làm căn cứ ...
Luận án tiến sĩ lâm nghiệp nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn làm căn cứ ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...jackjohn45
 
Đề tài Làng nghề truyền thống và ý nghĩa đối với vấn đề phát triển du lịch ở ...
Đề tài Làng nghề truyền thống và ý nghĩa đối với vấn đề phát triển du lịch ở ...Đề tài Làng nghề truyền thống và ý nghĩa đối với vấn đề phát triển du lịch ở ...
Đề tài Làng nghề truyền thống và ý nghĩa đối với vấn đề phát triển du lịch ở ...Thư viện Tài liệu mẫu
 

Similar to NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ TỈNH BẮC KẠN.pdf (20)

Đề tài: Quản lí về các di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Thanh Hóa, HAY
Đề tài: Quản lí về các di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Thanh Hóa, HAYĐề tài: Quản lí về các di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Thanh Hóa, HAY
Đề tài: Quản lí về các di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Thanh Hóa, HAY
 
Luận văn: Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến sinh kế của người dân thị xã Hư...
Luận văn: Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến sinh kế của người dân thị xã Hư...Luận văn: Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến sinh kế của người dân thị xã Hư...
Luận văn: Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến sinh kế của người dân thị xã Hư...
 
Luận văn: Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến sinh kế của người dân
Luận văn: Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến sinh kế của người dânLuận văn: Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến sinh kế của người dân
Luận văn: Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến sinh kế của người dân
 
Luận văn: Nghiên cứu hiện trạng và định hướng khai thác lễ hội truyền thống ...
Luận văn:  Nghiên cứu hiện trạng và định hướng khai thác lễ hội truyền thống ...Luận văn:  Nghiên cứu hiện trạng và định hướng khai thác lễ hội truyền thống ...
Luận văn: Nghiên cứu hiện trạng và định hướng khai thác lễ hội truyền thống ...
 
Luận văn: Bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình Dương
Luận văn: Bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình DươngLuận văn: Bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình Dương
Luận văn: Bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình Dương
 
Bảo vệ môi trường du lịch bãi biển Thừa Thiên Huế, nghiên cứu trường hợp các ...
Bảo vệ môi trường du lịch bãi biển Thừa Thiên Huế, nghiên cứu trường hợp các ...Bảo vệ môi trường du lịch bãi biển Thừa Thiên Huế, nghiên cứu trường hợp các ...
Bảo vệ môi trường du lịch bãi biển Thừa Thiên Huế, nghiên cứu trường hợp các ...
 
Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
 Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
 
Đề tài: Khai thác giá trị của Chùa Ba Vàng phát triển du lịch, HAY
Đề tài: Khai thác giá trị của Chùa Ba Vàng phát triển du lịch, HAYĐề tài: Khai thác giá trị của Chùa Ba Vàng phát triển du lịch, HAY
Đề tài: Khai thác giá trị của Chùa Ba Vàng phát triển du lịch, HAY
 
Luận văn: Quản lý di tích chùa Bổ Đà, tỉnh Bắc Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý di tích chùa Bổ Đà, tỉnh Bắc Giang, HAY, 9đLuận văn: Quản lý di tích chùa Bổ Đà, tỉnh Bắc Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý di tích chùa Bổ Đà, tỉnh Bắc Giang, HAY, 9đ
 
Di tích kiến trúc nghệ thuật với sự phát triển của du lịch thái bình, khảo sá...
Di tích kiến trúc nghệ thuật với sự phát triển của du lịch thái bình, khảo sá...Di tích kiến trúc nghệ thuật với sự phát triển của du lịch thái bình, khảo sá...
Di tích kiến trúc nghệ thuật với sự phát triển của du lịch thái bình, khảo sá...
 
Luận văn: Chi ngân sách nhà nước cho phát triển kinh tế xã hội nông thôn
Luận văn: Chi ngân sách nhà nước cho phát triển kinh tế xã hội nông thônLuận văn: Chi ngân sách nhà nước cho phát triển kinh tế xã hội nông thôn
Luận văn: Chi ngân sách nhà nước cho phát triển kinh tế xã hội nông thôn
 
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tại TP Trà Vinh, HOT
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tại TP Trà Vinh, HOTLuận văn: Phát triển du lịch bền vững tại TP Trà Vinh, HOT
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tại TP Trà Vinh, HOT
 
Tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch tại thành phố Buôn Ma Thuột tỉnh Đ...
Tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch tại thành phố Buôn Ma Thuột tỉnh Đ...Tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch tại thành phố Buôn Ma Thuột tỉnh Đ...
Tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch tại thành phố Buôn Ma Thuột tỉnh Đ...
 
Đề tài: Giải pháp phát triển du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, HOT
Đề tài: Giải pháp phát triển du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, HOTĐề tài: Giải pháp phát triển du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, HOT
Đề tài: Giải pháp phát triển du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, HOT
 
Đề tài Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại thành phố hải phòng ...
Đề tài Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại thành phố hải phòng ...Đề tài Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại thành phố hải phòng ...
Đề tài Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại thành phố hải phòng ...
 
Đề tài: Quản lý hoạt động nghệ thuật ở huyện Cư kuin, Đắk Lắk, 9đ
Đề tài: Quản lý hoạt động nghệ thuật ở huyện Cư kuin, Đắk Lắk, 9đĐề tài: Quản lý hoạt động nghệ thuật ở huyện Cư kuin, Đắk Lắk, 9đ
Đề tài: Quản lý hoạt động nghệ thuật ở huyện Cư kuin, Đắk Lắk, 9đ
 
Luận án tiến sĩ lâm nghiệp nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn làm căn cứ ...
Luận án tiến sĩ lâm nghiệp nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn làm căn cứ ...Luận án tiến sĩ lâm nghiệp nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn làm căn cứ ...
Luận án tiến sĩ lâm nghiệp nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn làm căn cứ ...
 
Luận án tiến sĩ lâm nghiệp nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn làm căn cứ ...
Luận án tiến sĩ lâm nghiệp nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn làm căn cứ ...Luận án tiến sĩ lâm nghiệp nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn làm căn cứ ...
Luận án tiến sĩ lâm nghiệp nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn làm căn cứ ...
 
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
 
Đề tài Làng nghề truyền thống và ý nghĩa đối với vấn đề phát triển du lịch ở ...
Đề tài Làng nghề truyền thống và ý nghĩa đối với vấn đề phát triển du lịch ở ...Đề tài Làng nghề truyền thống và ý nghĩa đối với vấn đề phát triển du lịch ở ...
Đề tài Làng nghề truyền thống và ý nghĩa đối với vấn đề phát triển du lịch ở ...
 

More from TieuNgocLy

THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ TỪ THỰC TIỄN TỈNH PHÚ THỌ.pdf
THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ TỪ THỰC TIỄN TỈNH PHÚ THỌ.pdfTHI HÀNH ÁN HÌNH SỰ TỪ THỰC TIỄN TỈNH PHÚ THỌ.pdf
THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ TỪ THỰC TIỄN TỈNH PHÚ THỌ.pdfTieuNgocLy
 
Cách trưng bày và bố trí sản phẩm của circle k tại Việt Nam 9870993.pdf
Cách trưng bày và bố trí sản phẩm của circle k tại Việt Nam 9870993.pdfCách trưng bày và bố trí sản phẩm của circle k tại Việt Nam 9870993.pdf
Cách trưng bày và bố trí sản phẩm của circle k tại Việt Nam 9870993.pdfTieuNgocLy
 
HẠ THÂN NHIỆT ĐIỀU TRỊ TRONG NGỪNG TUẦN HOÀN- THỰC TẾ TẠI VIỆT NAM.pdf
HẠ THÂN NHIỆT ĐIỀU TRỊ TRONG NGỪNG TUẦN HOÀN- THỰC TẾ TẠI VIỆT NAM.pdfHẠ THÂN NHIỆT ĐIỀU TRỊ TRONG NGỪNG TUẦN HOÀN- THỰC TẾ TẠI VIỆT NAM.pdf
HẠ THÂN NHIỆT ĐIỀU TRỊ TRONG NGỪNG TUẦN HOÀN- THỰC TẾ TẠI VIỆT NAM.pdfTieuNgocLy
 
BÁO CHÍ VỚI VẤN ĐỀ “GIẢI CỨU NÔNG SẢN” CHO NÔNG DÂN - Luận văn Thạc sĩ chuyên...
BÁO CHÍ VỚI VẤN ĐỀ “GIẢI CỨU NÔNG SẢN” CHO NÔNG DÂN - Luận văn Thạc sĩ chuyên...BÁO CHÍ VỚI VẤN ĐỀ “GIẢI CỨU NÔNG SẢN” CHO NÔNG DÂN - Luận văn Thạc sĩ chuyên...
BÁO CHÍ VỚI VẤN ĐỀ “GIẢI CỨU NÔNG SẢN” CHO NÔNG DÂN - Luận văn Thạc sĩ chuyên...TieuNgocLy
 
现代汉语广告中的成语研究 = Nghiên cứu thành ngữ trong ngôn ngữ quảng cáo của tiếng Hán hi...
现代汉语广告中的成语研究 = Nghiên cứu thành ngữ trong ngôn ngữ quảng cáo của tiếng Hán hi...现代汉语广告中的成语研究 = Nghiên cứu thành ngữ trong ngôn ngữ quảng cáo của tiếng Hán hi...
现代汉语广告中的成语研究 = Nghiên cứu thành ngữ trong ngôn ngữ quảng cáo của tiếng Hán hi...TieuNgocLy
 
Nghiên cứu hệ thống chống bó cứng phanh trên xe mazda CX 5 2013.pdf
Nghiên cứu hệ thống chống bó cứng phanh trên xe mazda CX 5 2013.pdfNghiên cứu hệ thống chống bó cứng phanh trên xe mazda CX 5 2013.pdf
Nghiên cứu hệ thống chống bó cứng phanh trên xe mazda CX 5 2013.pdfTieuNgocLy
 
Chức Năng Hoạch Định Quản Trị Học.pdf
Chức Năng Hoạch Định Quản Trị Học.pdfChức Năng Hoạch Định Quản Trị Học.pdf
Chức Năng Hoạch Định Quản Trị Học.pdfTieuNgocLy
 
NHẬN THỨC VỀ YẾU TỐ NGUY CƠ VÀ BIỂU HIỆN CẢNH BÁO ĐỘT QỤY NÃO CỦA NGƯỜI BỆNH ...
NHẬN THỨC VỀ YẾU TỐ NGUY CƠ VÀ BIỂU HIỆN CẢNH BÁO ĐỘT QỤY NÃO CỦA NGƯỜI BỆNH ...NHẬN THỨC VỀ YẾU TỐ NGUY CƠ VÀ BIỂU HIỆN CẢNH BÁO ĐỘT QỤY NÃO CỦA NGƯỜI BỆNH ...
NHẬN THỨC VỀ YẾU TỐ NGUY CƠ VÀ BIỂU HIỆN CẢNH BÁO ĐỘT QỤY NÃO CỦA NGƯỜI BỆNH ...TieuNgocLy
 
HỘI THẢO CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH CUNG ỨNG DỊCH VỤ CÔNG ÍCH TẠI CÁC ĐÔ THỊ Ở VIỆT NA...
HỘI THẢO CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH CUNG ỨNG DỊCH VỤ CÔNG ÍCH TẠI CÁC ĐÔ THỊ Ở VIỆT NA...HỘI THẢO CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH CUNG ỨNG DỊCH VỤ CÔNG ÍCH TẠI CÁC ĐÔ THỊ Ở VIỆT NA...
HỘI THẢO CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH CUNG ỨNG DỊCH VỤ CÔNG ÍCH TẠI CÁC ĐÔ THỊ Ở VIỆT NA...TieuNgocLy
 
Nghiên cứu quá trình thụ đắc từ li hợp trong tiếng Hán hiện đại của sinh viên...
Nghiên cứu quá trình thụ đắc từ li hợp trong tiếng Hán hiện đại của sinh viên...Nghiên cứu quá trình thụ đắc từ li hợp trong tiếng Hán hiện đại của sinh viên...
Nghiên cứu quá trình thụ đắc từ li hợp trong tiếng Hán hiện đại của sinh viên...TieuNgocLy
 
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Thông Tin Vô Tuyến, Chuyển Mạch Và Thông Tin Quan...
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Thông Tin Vô Tuyến, Chuyển Mạch Và Thông Tin Quan...Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Thông Tin Vô Tuyến, Chuyển Mạch Và Thông Tin Quan...
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Thông Tin Vô Tuyến, Chuyển Mạch Và Thông Tin Quan...TieuNgocLy
 
HIỆP ĐỊNH THÀNH LẬP KHU VỰC THƯƠNG MẠI TỰ DO ASEAN – ÚC – NIU DILÂN (AANZFTA)...
HIỆP ĐỊNH THÀNH LẬP KHU VỰC THƯƠNG MẠI TỰ DO ASEAN – ÚC – NIU DILÂN (AANZFTA)...HIỆP ĐỊNH THÀNH LẬP KHU VỰC THƯƠNG MẠI TỰ DO ASEAN – ÚC – NIU DILÂN (AANZFTA)...
HIỆP ĐỊNH THÀNH LẬP KHU VỰC THƯƠNG MẠI TỰ DO ASEAN – ÚC – NIU DILÂN (AANZFTA)...TieuNgocLy
 
Những vấn đề pháp lý về chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam.pdf
Những vấn đề pháp lý về chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam.pdfNhững vấn đề pháp lý về chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam.pdf
Những vấn đề pháp lý về chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam.pdfTieuNgocLy
 
Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp ở Việt Nam.pdfPháp luật về quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp ở Việt Nam.pdfTieuNgocLy
 
Thiết Kế Hệ Thống Cung Cấp Điện Cho Tòa Nhà Cao Tầng Có Ứng Dụng Các Phương P...
Thiết Kế Hệ Thống Cung Cấp Điện Cho Tòa Nhà Cao Tầng Có Ứng Dụng Các Phương P...Thiết Kế Hệ Thống Cung Cấp Điện Cho Tòa Nhà Cao Tầng Có Ứng Dụng Các Phương P...
Thiết Kế Hệ Thống Cung Cấp Điện Cho Tòa Nhà Cao Tầng Có Ứng Dụng Các Phương P...TieuNgocLy
 
Bài Giảng Chứng Khoán Phái Sinh.pdf
Bài Giảng Chứng Khoán Phái Sinh.pdfBài Giảng Chứng Khoán Phái Sinh.pdf
Bài Giảng Chứng Khoán Phái Sinh.pdfTieuNgocLy
 
Hội Thảo, Tập Huấn, Rút Kinh Nghiệm Dạy Học Theo Mô Hình Trường Học Mới Việt ...
Hội Thảo, Tập Huấn, Rút Kinh Nghiệm Dạy Học Theo Mô Hình Trường Học Mới Việt ...Hội Thảo, Tập Huấn, Rút Kinh Nghiệm Dạy Học Theo Mô Hình Trường Học Mới Việt ...
Hội Thảo, Tập Huấn, Rút Kinh Nghiệm Dạy Học Theo Mô Hình Trường Học Mới Việt ...TieuNgocLy
 
Intangible Values in Financial Accounting and Reporting An Analysis from the ...
Intangible Values in Financial Accounting and Reporting An Analysis from the ...Intangible Values in Financial Accounting and Reporting An Analysis from the ...
Intangible Values in Financial Accounting and Reporting An Analysis from the ...TieuNgocLy
 
Bài Giảng Các Phương Pháp Dạy Học Hiện Đại.pdf
Bài Giảng Các Phương Pháp Dạy Học Hiện Đại.pdfBài Giảng Các Phương Pháp Dạy Học Hiện Đại.pdf
Bài Giảng Các Phương Pháp Dạy Học Hiện Đại.pdfTieuNgocLy
 
Những Kiến Thức Cơ Bản Của Tâm Lý Học Lứa Tuổi Và Tâm Lý Học Sư Phạm.pdf
Những Kiến Thức Cơ Bản Của Tâm Lý Học Lứa Tuổi Và Tâm Lý Học Sư Phạm.pdfNhững Kiến Thức Cơ Bản Của Tâm Lý Học Lứa Tuổi Và Tâm Lý Học Sư Phạm.pdf
Những Kiến Thức Cơ Bản Của Tâm Lý Học Lứa Tuổi Và Tâm Lý Học Sư Phạm.pdfTieuNgocLy
 

More from TieuNgocLy (20)

THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ TỪ THỰC TIỄN TỈNH PHÚ THỌ.pdf
THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ TỪ THỰC TIỄN TỈNH PHÚ THỌ.pdfTHI HÀNH ÁN HÌNH SỰ TỪ THỰC TIỄN TỈNH PHÚ THỌ.pdf
THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ TỪ THỰC TIỄN TỈNH PHÚ THỌ.pdf
 
Cách trưng bày và bố trí sản phẩm của circle k tại Việt Nam 9870993.pdf
Cách trưng bày và bố trí sản phẩm của circle k tại Việt Nam 9870993.pdfCách trưng bày và bố trí sản phẩm của circle k tại Việt Nam 9870993.pdf
Cách trưng bày và bố trí sản phẩm của circle k tại Việt Nam 9870993.pdf
 
HẠ THÂN NHIỆT ĐIỀU TRỊ TRONG NGỪNG TUẦN HOÀN- THỰC TẾ TẠI VIỆT NAM.pdf
HẠ THÂN NHIỆT ĐIỀU TRỊ TRONG NGỪNG TUẦN HOÀN- THỰC TẾ TẠI VIỆT NAM.pdfHẠ THÂN NHIỆT ĐIỀU TRỊ TRONG NGỪNG TUẦN HOÀN- THỰC TẾ TẠI VIỆT NAM.pdf
HẠ THÂN NHIỆT ĐIỀU TRỊ TRONG NGỪNG TUẦN HOÀN- THỰC TẾ TẠI VIỆT NAM.pdf
 
BÁO CHÍ VỚI VẤN ĐỀ “GIẢI CỨU NÔNG SẢN” CHO NÔNG DÂN - Luận văn Thạc sĩ chuyên...
BÁO CHÍ VỚI VẤN ĐỀ “GIẢI CỨU NÔNG SẢN” CHO NÔNG DÂN - Luận văn Thạc sĩ chuyên...BÁO CHÍ VỚI VẤN ĐỀ “GIẢI CỨU NÔNG SẢN” CHO NÔNG DÂN - Luận văn Thạc sĩ chuyên...
BÁO CHÍ VỚI VẤN ĐỀ “GIẢI CỨU NÔNG SẢN” CHO NÔNG DÂN - Luận văn Thạc sĩ chuyên...
 
现代汉语广告中的成语研究 = Nghiên cứu thành ngữ trong ngôn ngữ quảng cáo của tiếng Hán hi...
现代汉语广告中的成语研究 = Nghiên cứu thành ngữ trong ngôn ngữ quảng cáo của tiếng Hán hi...现代汉语广告中的成语研究 = Nghiên cứu thành ngữ trong ngôn ngữ quảng cáo của tiếng Hán hi...
现代汉语广告中的成语研究 = Nghiên cứu thành ngữ trong ngôn ngữ quảng cáo của tiếng Hán hi...
 
Nghiên cứu hệ thống chống bó cứng phanh trên xe mazda CX 5 2013.pdf
Nghiên cứu hệ thống chống bó cứng phanh trên xe mazda CX 5 2013.pdfNghiên cứu hệ thống chống bó cứng phanh trên xe mazda CX 5 2013.pdf
Nghiên cứu hệ thống chống bó cứng phanh trên xe mazda CX 5 2013.pdf
 
Chức Năng Hoạch Định Quản Trị Học.pdf
Chức Năng Hoạch Định Quản Trị Học.pdfChức Năng Hoạch Định Quản Trị Học.pdf
Chức Năng Hoạch Định Quản Trị Học.pdf
 
NHẬN THỨC VỀ YẾU TỐ NGUY CƠ VÀ BIỂU HIỆN CẢNH BÁO ĐỘT QỤY NÃO CỦA NGƯỜI BỆNH ...
NHẬN THỨC VỀ YẾU TỐ NGUY CƠ VÀ BIỂU HIỆN CẢNH BÁO ĐỘT QỤY NÃO CỦA NGƯỜI BỆNH ...NHẬN THỨC VỀ YẾU TỐ NGUY CƠ VÀ BIỂU HIỆN CẢNH BÁO ĐỘT QỤY NÃO CỦA NGƯỜI BỆNH ...
NHẬN THỨC VỀ YẾU TỐ NGUY CƠ VÀ BIỂU HIỆN CẢNH BÁO ĐỘT QỤY NÃO CỦA NGƯỜI BỆNH ...
 
HỘI THẢO CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH CUNG ỨNG DỊCH VỤ CÔNG ÍCH TẠI CÁC ĐÔ THỊ Ở VIỆT NA...
HỘI THẢO CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH CUNG ỨNG DỊCH VỤ CÔNG ÍCH TẠI CÁC ĐÔ THỊ Ở VIỆT NA...HỘI THẢO CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH CUNG ỨNG DỊCH VỤ CÔNG ÍCH TẠI CÁC ĐÔ THỊ Ở VIỆT NA...
HỘI THẢO CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH CUNG ỨNG DỊCH VỤ CÔNG ÍCH TẠI CÁC ĐÔ THỊ Ở VIỆT NA...
 
Nghiên cứu quá trình thụ đắc từ li hợp trong tiếng Hán hiện đại của sinh viên...
Nghiên cứu quá trình thụ đắc từ li hợp trong tiếng Hán hiện đại của sinh viên...Nghiên cứu quá trình thụ đắc từ li hợp trong tiếng Hán hiện đại của sinh viên...
Nghiên cứu quá trình thụ đắc từ li hợp trong tiếng Hán hiện đại của sinh viên...
 
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Thông Tin Vô Tuyến, Chuyển Mạch Và Thông Tin Quan...
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Thông Tin Vô Tuyến, Chuyển Mạch Và Thông Tin Quan...Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Thông Tin Vô Tuyến, Chuyển Mạch Và Thông Tin Quan...
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Thông Tin Vô Tuyến, Chuyển Mạch Và Thông Tin Quan...
 
HIỆP ĐỊNH THÀNH LẬP KHU VỰC THƯƠNG MẠI TỰ DO ASEAN – ÚC – NIU DILÂN (AANZFTA)...
HIỆP ĐỊNH THÀNH LẬP KHU VỰC THƯƠNG MẠI TỰ DO ASEAN – ÚC – NIU DILÂN (AANZFTA)...HIỆP ĐỊNH THÀNH LẬP KHU VỰC THƯƠNG MẠI TỰ DO ASEAN – ÚC – NIU DILÂN (AANZFTA)...
HIỆP ĐỊNH THÀNH LẬP KHU VỰC THƯƠNG MẠI TỰ DO ASEAN – ÚC – NIU DILÂN (AANZFTA)...
 
Những vấn đề pháp lý về chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam.pdf
Những vấn đề pháp lý về chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam.pdfNhững vấn đề pháp lý về chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam.pdf
Những vấn đề pháp lý về chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam.pdf
 
Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp ở Việt Nam.pdfPháp luật về quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp ở Việt Nam.pdf
 
Thiết Kế Hệ Thống Cung Cấp Điện Cho Tòa Nhà Cao Tầng Có Ứng Dụng Các Phương P...
Thiết Kế Hệ Thống Cung Cấp Điện Cho Tòa Nhà Cao Tầng Có Ứng Dụng Các Phương P...Thiết Kế Hệ Thống Cung Cấp Điện Cho Tòa Nhà Cao Tầng Có Ứng Dụng Các Phương P...
Thiết Kế Hệ Thống Cung Cấp Điện Cho Tòa Nhà Cao Tầng Có Ứng Dụng Các Phương P...
 
Bài Giảng Chứng Khoán Phái Sinh.pdf
Bài Giảng Chứng Khoán Phái Sinh.pdfBài Giảng Chứng Khoán Phái Sinh.pdf
Bài Giảng Chứng Khoán Phái Sinh.pdf
 
Hội Thảo, Tập Huấn, Rút Kinh Nghiệm Dạy Học Theo Mô Hình Trường Học Mới Việt ...
Hội Thảo, Tập Huấn, Rút Kinh Nghiệm Dạy Học Theo Mô Hình Trường Học Mới Việt ...Hội Thảo, Tập Huấn, Rút Kinh Nghiệm Dạy Học Theo Mô Hình Trường Học Mới Việt ...
Hội Thảo, Tập Huấn, Rút Kinh Nghiệm Dạy Học Theo Mô Hình Trường Học Mới Việt ...
 
Intangible Values in Financial Accounting and Reporting An Analysis from the ...
Intangible Values in Financial Accounting and Reporting An Analysis from the ...Intangible Values in Financial Accounting and Reporting An Analysis from the ...
Intangible Values in Financial Accounting and Reporting An Analysis from the ...
 
Bài Giảng Các Phương Pháp Dạy Học Hiện Đại.pdf
Bài Giảng Các Phương Pháp Dạy Học Hiện Đại.pdfBài Giảng Các Phương Pháp Dạy Học Hiện Đại.pdf
Bài Giảng Các Phương Pháp Dạy Học Hiện Đại.pdf
 
Những Kiến Thức Cơ Bản Của Tâm Lý Học Lứa Tuổi Và Tâm Lý Học Sư Phạm.pdf
Những Kiến Thức Cơ Bản Của Tâm Lý Học Lứa Tuổi Và Tâm Lý Học Sư Phạm.pdfNhững Kiến Thức Cơ Bản Của Tâm Lý Học Lứa Tuổi Và Tâm Lý Học Sư Phạm.pdf
Những Kiến Thức Cơ Bản Của Tâm Lý Học Lứa Tuổi Và Tâm Lý Học Sư Phạm.pdf
 

Recently uploaded

GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 

Recently uploaded (20)

1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ TỈNH BẮC KẠN.pdf

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN LƯƠNG THỊ HÁT NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ TỈNH BẮC KẠN LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH HÀ NỘI - 2017
  • 2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài luận văn “Nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Bắc Kạn” là công trình nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi. Mọi tài liệu tham khảo, trích dẫn khoa học đều có nội dung chính xác. Các kết luận khoa học chưa được công bố ở bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả luận văn Lương Thị Hát ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN LƯƠNG THỊ HÁT NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ TỈNH BẮC KẠN LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: DU LỊCH MÃ SỐ: ĐÀO TẠO THÍ ĐIỂM NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.VŨ MẠNH HÀ HÀ NỘI - 2017
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan đề tài luận văn “Nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Bắc Kạn” là công trình nghiên cứu độc lập của cá nhân tác giả. Mọi tài liệu tham khảo, trích dẫn khoa học đều có nội dung chính xác. Các kết luận khoa học chưa được công bố ở bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả luận văn Lương Thị Hát
  • 4. LỜI CẢM ƠN Đề tài “Nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Bắc Kạn” được thực hiện cùng với quá trình học viên học tập tại lớp Cao học 13, Khoa Du lịch học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Tác giả xin gửi lời tri ân sâu sắc tới Ban giám hiệu Nhà trường, phòng Đào tạo Sau đại học, Ban Chủ nhiệm Khoa cùng toàn thể các thầy, cô giáo Khoa Du lịch học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Đặc biệt, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới giảng viên hướng dẫn TS. Vũ Mạnh Hà. Thầy là người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tác giả xin gửi tới Uỷban nhân dân tỉnh Bắc Kạn, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Kạn, Uỷ ban nhân dân huyện Ba Bể, Phòng Văn hóa Thông tin huyện Ba Bể, Ban quản lý Vườn Quốc gia Ba Bể và cộng đồng dân cư sinh sống trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đã cung cấp những dữ liệu quan trọng liên quan đến đề tài. Cuối cùng, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, các học viên… đã chia sẻ, động viên tácgiả trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài này. Tác giả xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 15 tháng 08 năm 2017 Tác giả Lương Thị Hát
  • 5. 1 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT..........................................................................4 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU..............................................................................5 DANH MỤC CÁC HÌNH .........................................................................................6 MỞ ĐẦU ....................................................................................................................7 1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................7 2. Lịch sử nghiên cứu................................................................................................8 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.....................................................................11 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................11 5. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................12 6. Đóng góp của luận văn........................................................................................13 7. Kết cấu của luận văn...........................................................................................13 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ..........................................................................................................................15 1.1. Sản phẩm du lịch đặc thù................................................................................14 1.1.1. Khái niệm sản phẩm du lịch và sản phẩm du lịch đặc thù .......................14 1.1.2. Đặc điểm của sản phẩm du lịch đặc thù ...................................................18 1.1.3. Các yếu tố tạo nên sản phẩm du lịch đặc thù ...........................................20 1.2. Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù ..............................................................26 1.2.1. Khái niệm phát triển sản phẩm du lịch đặc thù ........................................26 1.2.2. Vai trò của việc phát triển sản phẩm du lịch đặc thù ...............................27 1.2.3. Nguyên tắc và yêu cầu phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù ..............27 1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của sản phẩm du lịch đặc thù....28 1.3. Nội dung nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch đặc thù..........................31 1.3.1. Xác định những yếu tố hấp dẫn, độc đáo về TNDL của điểm đến ..........32 1.3.2. Xác định và hoàn thiện sản phẩm du lịch đặc thù đã có ..........................32 1.3.3. Xác định những yếu tố hấp dẫn, độc đáo về TNDL chưa được khai thác và đề xuất giải pháp xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù mới ................................34
  • 6. 2 Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ TỈNH BẮC KẠN............................................................................................44 2.1. Khái quát về du lịch tỉnh Bắc Kạn .................................................................44 2.1.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - văn hóa - xã hội .....................................44 2.1.2. Những yếu tố hấp dẫn, độc đáo về tài nguyên du lịch của tỉnh Bắc Kạn.47 2.1.2.1. Những yếu tố hấp dẫn, độc đáo về tài nguyên du lịch tự nhiên................47 2.1.2.2. Những yếu tố hấp dẫn, độc đáo về tài nguyên du lịch văn hóa...................50 2.1.3. Tình hình phát triển du lịch tỉnh Bắc Kạn................................................54 2.1.3.1. Doanh thu.....................................................................................................54 2.1.3.2. Số lượng và thị trường khách du lịch .........................................................55 2.1.3.3. Nguồn nhân lực du lịch....................................................................58 2.1.3.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch....................................................................59 2.1.3.5. Đầu tư phát triển du lịch..............................................................................60 2.1.3.6. Hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch.........................................................61 2.1.3.7. Công tác quản lý nhà nước về du lịch........................................................61 2.1.3.8. Liên kết phát triển du lịch Bắc Kạn............................................................62 2.2. Các sản phẩm du lịch chính của tỉnh Bắc Kạn..............................................62 2.3. Kết quả nghiên cứu thực trạng phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Bắc Kạn............................................................................................................................66 2.3.1. Những yếu tố hấp dẫn, độc đáo về tài nguyên du lịch của tỉnh Bắc Kạn..67 2.3.1.1. Những yếu tố hấp dẫn, độc đáo về TNDL tự nhiên tỉnh Bắc Kạn....67 2.3.1.2. Những yếu tố hấp dẫn, độc đáo về TNDL văn hóa tỉnh Bắc Kạn.....71 2.3.2. Các sản phẩm du lịch đặc thù của tỉnh Bắc Kạn.......................................76 2.3.2.1. Các sản phẩm du lịch đặc thù chính......................................................76 2.3.2.2. Quá trình hoàn thiện.................................................................................82 2.3.3. Những yếu tố TNDL hấp dẫn, độc đáo chưa được khai thác của tỉnh Bắc Kạn......................................................................................................................87 Tiểu kết chương 2....................................................................................................90
  • 7. 3 Chương 3. CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ TỈNH BẮC KẠN...................................................91 3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp.................................................................................91 3.1.1. Định hướng phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Bắc Kạn ...............91 3.1.1.1. Định hướng bảo tồn và khai thác tài nguyên du lịch ..............................91 3.1.1.2. Định hướng xây dựng, phát triển tiện nghi và dịch vụ tại điểm đến......93 3.1.1.3. Định hướng phát triển sản phẩm du lịch đặc thù.....................................94 3.1.3.4. Định hướng phát triển hệ thống tuyến, điểm du lịch ..............................99 3.1.2. Căn cứ vào thực trạng phát triển SPDL đặc thù của tỉnh Bắc Kạn .......103 3.2. Một số giải pháp nhằm phát triển SPDL đặc thù tỉnh Bắc Kạn................105 3.2.1. Nhóm giải pháp về nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về sản phẩm du lịch đặc thù........................................................................................................105 3.2.2. Nhóm giải pháp nhằm khai thác và bảo tồn tài nguyên du lịch .............106 3.2.3. Nhóm giải pháp nhằm phát triển tiện nghi và dịch vụ tại điểm đến...............107 3.2.4. Nhóm giải pháp nhằm tăng khả năng tiếp cận tại điểm đến ...................110 3.2.5. Nhóm giải pháp hoàn thiện sản phẩm du lịch đặc thù đã có và xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù mới...........................................................................111 3.2.6. Nhóm giải pháp về thị trường khách......................................................116 3.2.7. Nhóm giải pháp về tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến sản phẩm du lịch đặc thù........................................................................................................116 3.2.8. Nhóm giải pháp liên kết phát triển sản phẩm du lịch đặc thù ................118 3.3. Đề xuất một số kiến nghị nhằm phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Bắc Kạn..........................................................................................................................119 3.3.1. Kiến nghị đối với các Cơ quan quản lý Nhà nước .................................119 3.3.2. Kiến nghị đối với chính quyền địa phương............................................120 Tiểu kết chương 3.............................................................................................122 KẾT LUẬN............................................................................................................123 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................125 PHỤ LỤC...............................................................................................................129
  • 8. 4 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Diễn giải 1 ASEAN Association of Southeast Asian Nations (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á) 2 ATK An toàn khu 3 BVHTTDL Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch 4 ĐVT Đơn vị tính 5 GDP Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm quốc nội) 6 ISO International Organization for Standardization (Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế) 7 KBT Khu Bảo tồn 8 KDL Khách du lịch 9 LAN Local Area Network (Mạng máy tính nội bộ) 10 QĐ Quyết định 11 QĐ - UBND Quyết định - Ủy ban Nhân dân 12 RAMSAR Vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế 13 SPDL Sản phẩm du lịch 14 SVHTTDL Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch 15 TNDL Tài nguyên du lịch 16 UBND Ủy ban Nhân dân 17 UNESCO United Nations Educational Scientific and Cultural Organization (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc) 18 UNWTO World Tourism Organization (Tổ chức Du lịch Thế giới) 19 VQG Vườn quốc gia
  • 9. 5 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Các tiêu chí xác định SPDL đặc thù của điểm đến du lịch..........................33 Bảng 2.1. Doanh thu từ khách du lịch của tỉnh Bắc Kạn.............................................55 Bảng 2.2. Thống kê khách du lịch tại Bắc Kạn..........................................................55 Bảng 2.3. Nguồn nhân lực du lịch tỉnh Bắc Kạn.........................................................58 Bảng 2.4. Cơ cấu lao động theo giới tính trong các đơn vị kinh doanh lưu trú tỉnh Bắc Kạn năm 2015............................................................................................................58 Bảng 2.5. Trình độ nguồn nhân lực trong ngành du lịch tỉnh Bắc Kạn năm 2016....59 Bảng 2.6. Thống kê các cơ sở lưu trú tỉnh Bắc Kạn (2010 - 2016)...........................59 Bảng 2.7. Các sản phẩm du lịch chính của tỉnh Bắc Kạn............................................63 Bảng 2.8. Bảng cơ cấu mẫu khảo sát khách du lịch....................................................66 Bảng 2.9. Kết quả đánh giá của khách du lịch về sự hấp dẫn, độc đáo của TNDL tự nhiên..........................................................................................................................68 Bảng 2.10. Mức độ hấp dẫn, độc đáo của TNDL tự nhiên..........................................70 Bảng 2.11. Kết quả đánh giá của khách du lịch về sự hấp dẫn, độc đáo của TNDL văn hóa.............................................................................................................................71 Bảng 2.12. Mức độ hấp dẫn, độc đáo của TNDL văn hóa...........................................75 Bảng 2.13. Kết quả xác định SPDL đặc thù của các chuyên gia................................77 Bảng 2.14. Đánh giá sự hài lòng của khách du lịch đối với dịch vụ và tiện nghi tại tỉnh Bắc Kạn..............................................................................................................83 Bảng 2.15. Đánh giá sự hài lòng của khách du lịch về khả năng tiếp cận điểm đến tỉnh Bắc Kạn.....................................................................................................................86 Bảng 3.1. Đề xuất xây dựng một số sản phẩm du lịch đặc thù mới...........................114
  • 10. 6 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Cấu thành SPDL của các học giả du lịch....................................................21 Hình 1.2. Các cấp độ cấu thành sản phẩm du lịch.......................................................21 Hình 1.3. Các yếu tố tạo nên sản phẩm du lịch đặc thù theo Medlik và Middleto.......22 Hình 1.4. Các yếu tố tạo nên sản phẩm du lịch đặc thù...............................................23 Hình 1.5. Quy trình nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch đặc thù...........................31
  • 11. 7 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Bắc Kạn là tỉnh miền núi nằm sâu trong nội địa vùng Đông Bắc Việt Nam, thuộc vùng du lịch Trung du miền núi Bắc Bộ, có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh quốc phòng, là điều kiện thuận lợi để Bắc Kạn giao lưu với các tỉnh trong vùng, cũng như với cả nước và quốc tế trong phát triển du lịch. Bắc Kạn có nguồn tài nguyên du lịch chứa đựng nhiều yếu tố đặc biệt. Tài nguyên du lịch tự nhiên rất đa dạng và phong phú, có tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch. Trong đó, nổi bật là VQG Ba Bể với trung tâm là hồ Ba Bể, danh lam thắng cảnh đẹp nổi tiếng được công nhận di tích lịch sử văn hóa quốc gia (năm 1996), là di sản ASEAN (năm 2004), là di tích danh thắng quốc gia đặc biệt (năm 2012) và hiện nay đang lập hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận là di sản thế giới. Không những vậy, Bắc Kạn là xứ sở của các dạng địa hình caxtơ điển hình, mà tiêu biểu là hệ thống các hang động kỳ vĩ như động Puông, động Hua Mạ, động nàng Tiên, động Thạch Long... Bên cạnh đó, Bắc Kạn còn có nguồn tài nguyên du lịch văn hóa đa dạng, phong phú, mà điển hình là các phong tục tập quán, lễ hội của đồng bào các dân tộc Tày, Nùng, Mông, Dao...; các bản nhà sàn bên sườn núi, ven sông hồ; các làn điệu hát Then - đàn Tính, hát Sli, lượn,... mang đậm bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc vùng cao; các di tích lịch sử cách mạng thuộc khu ATK (huyện Chợ Đồn), di tích chiến thắng đèo Giàng, di tích đồn Phủ Thông, di tích Nà Tu (huyện Bạch Thông)… là những di tích lịch sử mang dấu ấn một thời về cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước, của quân đội và nhân dân Bắc Kạn trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân và đế quốc xâm lược. Với những lợi thế có những yếu tố đặc biệt về tài nguyên du lịch nhưng Bắc Kạn chưa có nhiều kinh nghiệm và gặp thách thức lớn trong việc xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù nổi bật cho từng phân đoạn thị trường khách du lịch. Chất lượng sản phẩm du lịch chưa cao, khả năng cạnh tranh còn hạn chế. Nhiều khu du lịch, điểm du lịch phát triển tự phát, chưa được đầu tư đúng tầm, thiếu các khu vui chơi giải trí có
  • 12. 8 quy mô lớn và sức hấp dẫn đáp ứng nhu cầu đa dạng và ngày càng cao của du khách. Nhiều chương trình du lịch còn đơn điệu và trùng lặp, dịch vụ du lịch chưa đa dạng, chất lượng thấp, ít hấp dẫn... Vì vậy, vấn đề đặt ra là cần lựa chọn những giá trị văn hóa tiêu biểu nhất có tính đại diện, đặc trưng, có ý nghĩa, có tầm cỡ và sức ảnh hưởng lan tỏa rộng rãi nhất để để tập trung đầu tư tạo dựng, trưng bày, giới thiệu và xúc tiến trở thành sản phẩm du lịch đặc thù thu hút khách đến tham quan. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch tỉnh Bắc Kạn phát triển sánh bước cùng các tỉnh trong khu vực và cả nước, đồng thời phát huy thế mạnh với các tiềm năng sẵn có thì việc nghiên cứu thực trạng, rút ra những việc làm được và những yếu kém, đề xuất những giải pháp để xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, quảng bá và xúc tiến du lịch để xây dựng thương hiệu điểm đến hấp dẫn là vấn đề hết sức cần thiết cho du lịch tỉnh Bắc Kạn hiện nay. Xuất phát từ những yêu cầu của thực tiễn trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Bắc Kạn”. Tác giả hy vọng việc nghiên cứu đề tài sẽ góp phần nhỏ bé của mình vào quá trình phát triển ngành du lịch Bắc Kạn trong thời gian tới. 2. Lịch sử nghiên cứu Nghiên cứu về sản phẩm du lịch đặc thù Trước hết, với công tác phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tác giả nhận thấy đây là một vấn đề đã được các nhà khoa học quan tâm. Đã có nhiều công trình nghiên cứu, những ấn bản và tài liệu về sản phẩm du lịch đặc thù. Trong hệ thống những kết quả nghiên cứu đó phải kể đến một số tài liệu sau: Trong “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” của Tổng cục Du lịch (2012) đã rất quan tâm đưa ra những lý luận và thực tiễn về sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương nhằm khai thác đa dạng hóa sản phẩm du lịch đặc thù. Chiến lược về việc phát triển sản phẩm du lịch đặc thù đã được đặt ra như một nội dung chiến lược quan trọng của Du lịch Việt Nam nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập của Du lịch Việt Nam với khu vực và quốc tế. Căn cứ đặc điểm tài nguyên du lịch - yếu tố quan trọng quyết định
  • 13. 9 đối với phát triển sản phẩm du lịch - và các điều kiện có liên quan, Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đã ra các định hướng phát triển sản phẩm du lịch đặc thù cho từng vùng du lịch [17]. Trong đề tài nghiên cứu cấp bộ của Đỗ Cẩm Thơ “Nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch Việt Nam có tính cạnh tranh trong khu vực, quốc tế” (2008) đã đưa ra cơ sở lý luận về sản phẩm du lịch đặc thù để xây dựng sản phẩm du lịch Việt Nam có tính cạnh tranh trong khu vực, quốc tế. Từ đó, đề xuất định hướng xây dựng sản phẩm du lịch và chiến lược khung xây dựng sản phẩm du lịch Việt Nam có tính cạnh tranh giai đoạn 2010 - 2015 [23]. Tạp chí du lịch, số tháng 8 của Phạm Trung Lương (2007) đã có bài viết về “Thực trạng phát triển sản phẩm du lịch đặc thù ở Việt Nam và một số giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù ở Việt Nam”. Tác giả đã đưa ra cơ sở lý luận về sản phẩm du lịch đặc thù. Và căn cứ vào những vấn đề lý luận đã phân tích và thực trạng phát triển sản phẩm du lịch nói chung, sản phẩm du lịch đặc thù nói riêng ở Việt Nam thời gian qua, một số giải pháp cơ bản cần được xem xét thực hiện [8]. Luận văn “Nghiên cứu sản phẩm du lịch đặc thù của tỉnh Hậu Giang” của tác giả Lê Minh Dũng (2014) tập trung vào việc nghiên cứu và tập hợp các thông tin về sản phẩm du lịch, phân tích thực trạng hoạt động du lịch của Hậu Giang từ năm 2004 đến nay. Qua đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị cơ bản nhằm góp phần xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù và đẩy mạnh hoạt động xúc tiến du lịch cũng như nâng cao hiệu quả của hoạt động này [7]. Nghiên cứu về phát triển sản phẩm du lịch đặc thù Luận văn “Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của Hà Nội cho thị trường khách du lịch Pháp” của Trần Thị Yến Anh (2013) tổng hợp những vấn đề lý luận về sản phẩm du lịch, liên hệ thực tế với sản phẩm du lịch tại Hà Nội. Bên cạnh đó, nghiên cứu đánh giá thực trạng hệ thống sản phẩm du lịch của Hà Nội, chỉ ra những điểm mạnh và điểm yếu của nó. Đồng thời nghiên cứu nhu cầu thị trường khách du lịch Pháp từ đó định hướng xây dựng phát triển sản phẩm du lịch đặc thù
  • 14. 10 của Hà Nội cho thị trường khách du lịch Pháp và đưa ra một số sản phẩm đề xuất nhằm thu hút và kéo dài thời gian lưu trú của đối tượng khách này [1]. Với Luận văn “Nghiên cứu thực trạng phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Thái Nguyên” của Phạm Thị Nhạn (2015) đã trình bày được thực trạng phát triển sản phẩm du lịch ở Thái Nguyên, trong đó chú ý đến việc phát triển các sản phẩm có tính đặc thù đối với tỉnh Thái Nguyên liên quan đến trà. Từ đó, đề xuất được một số giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của Thái Nguyên như tuyên truyền, quảng bá sản phẩm, đào tạo nguồn nhân lực, huy động các nguồn lực [14]. Nghiên cứu về sản phẩm du lịch và sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Bắc Kạn Đề tài “Thực trạng thu hút khách du lịch và xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng để phát triển sản phẩm du lịch ở tỉnh Bắc Kạn” được trình bày trong Hội thảo “Thực trạng và giải pháp thu hút khách du lịch đến vùng Tây Bắc” đã nêu một cách khái quát về thực trạng, các điều kiện để thu hút khách du lịch và đưa ra nhận định “Với những lợi thế về du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch lịch sử, văn hóa Bắc Kạn đang xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng để tạo sự đặc sắc riêng có của Bắc Kạn hấp dẫn và thu hút du khách đến với Bắc Kạn”. Và cũng đã đưa ra mục tiêu trước mắt là phải xây dựng đề án “Xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng của Bắc Kạn” làm cơ sở để đầu tư và phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng trong tương lai [2, tr. 18-21]. Trong đề tài nghiên cứu cấp tỉnh của tác giả Lương Thị Hát (2017) cùng các cộng sự trong báo cáo “Khảo sát, đánh giá tiềm năng phát triển các loại hình dịch vụ mới phục vụ cho phát triển du lịch tại khu vực hồ Ba Bể” đã khảo sát thực địa và điều tra xã hội học để đánh giá các điểm du lịch đang phục vụ khách, các tài nguyên du lịch chưa được khai thác để đưa ra các sản phẩm dịch vụ du lịch mới có thể đưa vào hoạt động du lịch. Đây cũng là cơ sở quan trọng để tác giả sử dụng trong nghiên cứu đề tài luận văn của mình. Vì sản phẩm du lịch đặc thù của tỉnh Bắc Kạn chủ yếu tập trung ở khu vực Ba Bể [9]. Như vậy, có rất nhiều công trình nghiên cứu về sản phẩm du lịch đặc thù, phát triển sản phẩm du lịch đặc thù. Các công trình này đã đưa ra một số cơ sở lý luận
  • 15. 11 chung về sản phẩm du lịch đặc thù, đưa ra một số giải pháp nhằm xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch ở một số vùng và địa phương. Đây sẽ là cơ sở lý luận quan trọng để tác giả tham khảo và vận dụng vào công trình nghiên cứu của mình. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu + Mục đích nghiên cứu Luận văn nghiên cứu thực trạng và đưa ra các giải pháp nhằm góp phần phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù và thu hút khách du lịch đến với Bắc Kạn. + Nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn tổng quan những vấn đề lý luận về phát triển sản phẩm du lịch đặc thù, đánh giá thực trạng phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Bắc Kạn. Để từ đó đưa ra những giải pháp nhằm phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Bắc Kạn. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu + Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu về sự phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của tỉnh Bắc Kạn. + Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận văn chỉ đề cập một số nội dung chủ yếu về sản phẩm du lịch đặc thù có tính khả thi để phát triển du lịch, tập trung vào việc nghiên cứu và tập hợp các thông tin về sản phẩm du lịch; phân tích thực trạng hoạt động du lịch của Bắc Kạn từ năm 2010 cho đến nay và qua đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị cơ bản nhằm góp phần phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Bắc Kạn. - Về mặt không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu việc phát triển sản phẩm du lịch đặc thù trong phạm vi tỉnh Bắc Kạn. - Về mặt thời gian: Luận văn nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Bắc Kạn từ 2010 đến năm 2017. Trong đó, các số liệu thứ cấp tác giả đưa vào phân tích trong luận văn được thu thập trong gian đoạn từ 2010 đến 2017, các số liệu sơ cấp được tác giả điều tra trong khoảng thời gian từ tháng 04/2017 đến tháng 08/2017.
  • 16. 12 5. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thiện đề tài “Nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Bắc Kạn”, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: + Phương pháp tổng hợp tư liệu Đây là phương pháp cơ bản được sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu, nhằm diễn giải từ những lý luận về sản phẩm du lịch đặc thù, phát triển sản phẩm du lịch đặc thù. + Phương pháp tiếp cận hệ thống Đề tài nghiên cứu sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Bắc Kạn theo các yếu tố tạo nên sản phẩm du lịch đặc thù. + Khảo sát thực địa Là phương pháp nghiên cứu thẩm định, đánh giá những giá trị hấp dẫn, độc đáo, nguyên bản và đại diện của tài nguyên, hiểu được những khía cạnh khác nhau của thực tế, thực trạng vấn đề. Phương pháp này tạo điều kiện để đối chiếu, bổ sung nhiều thông tin cần thiết mà các phương pháp khác cung cấp chưa chính xác, chưa toàn diện. + Phương pháp điều tra xã hội học Do nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch đặc thù, những đánh giá của chính người dân bản địa, khách du lịch là cơ sở để đề tài được hoàn thiện. Phương pháp điều tra bảng hỏi này được sử dụng nhằm mục đích thu thập số liệu sơ cấp liên quan đến luận văn. + Phương pháp chuyên gia Tác giả sử dụng phương pháp chuyên gia để xác định các TNDL hấp dẫn, độc đáo chưa được khai thác làm căn cứ quan trọng để xây dựng các SPDL đặc thù. Phương pháp chuyên gia được thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp các nhà quản lý, doanh nghiệp du lịch, những người trực tiếp tham gia vào hoạt động du lịch. Trên cơ sở đó, thu thập thông tin, ý kiến đại diện. + Phương pháp phân tích, tổng hợp Là việc lựa chọn, sắp xếp các dữ liệu thứ cấp và sơ cấp, từ đó tổng hợp lại rồi đưa ra những nhận định, đánh giá, kết luận về đối tượng nghiên cứu; dưới sự hỗ trợ
  • 17. 13 của phần mềm như Excel. Phương pháp này được sử dụng từ khi có định hướng đề tài luận văn đến khi luận văn được hoàn thành. 6. Đóng góp của luận văn + Về mặt lý luận Đề tài góp phần phát triển lý thuyết trong lĩnh vực tổ chức hoạt động kinh doanh du lịch. Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý du lịch, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch và phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập nghiên cứu về du lịch. + Về mặt thực tiễn Giúp cho du lịch Bắc Kạn có những giải pháp về phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tạo nên dấu ấn riêng, độc đáo và đặc sắc nhằm phát triển du lịch tỉnh Bắc Kạn. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục...., nội dung chính của luận văn được triển khai làm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển sản phẩm du lịch đặc thù. Chương 2: Thực trạng phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Bắc Kạn. Chương 3: Các giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Bắc Kạn.
  • 18. 14 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ 1.1. Sản phẩm du lịch đặc thù 1.1.1. Khái niệm sản phẩm du lịch và sản phẩm du lịch đặc thù * Khái niệm về sản phẩm du lịch Du lịch đã trở thành một trong những hoạt động sinh hoạt phổ biến đối với đời sống của con người trong thời đại ngày nay. Một điểm đến muốn thu hút khách du lịch thì phải bắt tay vào việc xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch gắn liền với việc khai thác có chiều sâu và khai thác đúng tài nguyên du lịch của địa phương đó. Tuy nhiên, du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, mang tính chất liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, mỗi một khía cạnh, mỗi một lĩnh vực và từng thời kỳ lại có cách nhìn khác nhau. Chính vì vậy, cho đến nay khái niệm về sản phẩm du lịch khá trừu tượng và khó có quan điểm thống nhất giữa các nhà nghiên cứu và những người hoạt động trong lĩnh vực này. Theo Luật du lịch Việt Nam (2017) đã đưa ra khái niệm “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ trên cơ sở khai thác giá trị tài nguyên du lịch để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch”. Theo khái niệm này, sản phẩm du lịch đơn thuần chỉ là các hoạt động dịch vụ du lịch như các dịch vụ lữ hành, dịch vụ vận chuyển khách, dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, dịch vụ vui chơi giải trí, dịch vụ thông tin hướng dẫn và các dịch vụ khác... nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Và các dịch vụ đó phải dựa trên cơ sở khai thác và gắn liền với các giá trị tài nguyên du lịch tại điểm đến [18, tr. 2]. Theo quan niệm của các Công ty lữ hành, “Sản phẩm du lịch là các chương trình du lịch trọn gói và bán trọn gói” [6, tr. 199]. Chương trình du lịch trọn gói mang tính chất đặc trưng cho hoạt động lữ hành du lịch. Các công ty lữ hành liên kết các sản phẩm của các nhà sản xuất riêng lẻ thành một sản phẩm hoàn chỉnh và bán cho khách du lịch với mức giá gộp. Và khi khách hàng chỉ mua và sử dụng một hoặc
  • 19. 15 nhiều hơn trong các sản phẩm dịch vụ trọn gói thì được gọi là sản phẩm bán trọn gói (đơn lẻ). Quan niệm của các nhà cung ứng dịch vụ du lịch cho khách du lịch trong suốt quá trình chuyến đi, Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) cho rằng thông thường khi đi du lịch, khách sẽ sử dụng những sản phẩm dịch vụ cơ bản do các cơ sở kinh doanh cung ứng. Do vậy, “Sản phẩm du lịch là một loại sản phẩm đặc biệt do nhiều loại dịch vụ và hàng hóa hợp thành với mục đích cơ bản là thỏa mãn nhu cầu tiêu thụ của khách du lịch trong quá trình đi du lịch” [36]. Theo quan điểm của Medlik và Middleton dưới góc độ Marketing du lịch đã khẳng định từ hơn 2 thập kỷ trước đây, sản phẩm du lịch là trải nghiệm trọn vẹn từ thời gian con người ra khỏi nhà đến khi họ trở về. Do đó, “sản phẩm du lịch được coi là hỗn hợp ba thành phần chính gồm sự cuốn hút, trang thiết bị tiện nghi và khả năng tiếp cận của một điểm đến” [6, tr. 198]. Với những sắc thái tinh tế nhằm phù hợp với các quan niệm của nhiều tác giả khác nhau, khái niệm này về cơ bản vẫn còn giá trị, được quốc tế chấp nhận và sử dụng. Như vậy, có rất nhiều quan niệm khác nhau về sản phẩm du lịch theo từng khía cạnh về sản phẩm du lịch chung, sản phẩm du lịch theo quan điểm của nhà cung ứng, sản phẩm du lịch của doanh nghiệp lữ hành và sản phẩm du lịch theo quan điểm của marketing du lịch. Tuy nhiên, đề tài tập trung nghiên cứu về sản phẩm du lịch của một điểm đến dưới khía cạnh tài nguyên du lịch là yếu tố quyết định tạo nên sản phẩm du lịch nên tác giả sử dụng khái niệm của Luật du lịch (2017): “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ trên cơ sở khai thác giá trị tài nguyên du lịch để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch”. Tài nguyên du lịch là yếu tố quan trọng để tạo nên sản phẩm du lịch, không có tài nguyên du lịch thì về bản chất không có sản phẩm du lịch. Dịch vụ là các hình thức phục vụ do con người tạo ra dựa vào từng loại tài nguyên du lịch khác nhau. * Khái niệm về sản phẩm du lịch đặc thù Để xây dựng thương hiệu điểm đến là một yêu cầu đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển du lịch. Mỗi một điểm đến cần căn cứ vào tiềm năng, điều kiện
  • 20. 16 cụ thể của mình để tạo ra những sản phẩm du lịch đặc trưng phục vụ du khách. Đến nay, đã có rất nhiều tác giả đưa ra khái niệm về sản phẩm du lịch đặc thù. Tổng cục Du lịch đã luôn quan tâm đến việc phát triển sản phẩm du lịch đặc thù, được thể hiện trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030: “Tập trung xây dựng hệ thống sản phẩm, loại hình du lịch đặc trưng và chất lượng cao trên cơ sở phát huy giá trị tài nguyên du lịch độc đáo, đặc sắc, có thế mạnh nổi trội” [17, tr. 2]. Như vậy, có thể thấy việc phát triển sản phẩm du lịch đặc thù từ lâu đã được đặt ra như một nội dung chiến lược quan trọng xuyên suốt của du lịch Việt Nam nhằm nâng cao tính hấp dẫn, nâng cao năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch Việt Nam nói chung và của các địa phương nói riêng. Theo tác giả Phạm Trung Lương (2007) trong “Phát triển du lịch đặc thù nâng cao sức cạnh tranh của du lịch Việt Nam”, sản phẩm du lịch đặc thù được quan niệm như sau: “Sản phẩm du lịch đặc thù là những sản phẩm có được yếu tố hấp dẫn, độc đáo/duy nhất, nguyên bản và đại diện về tài nguyên du lịch (tự nhiên và văn hóa) cho một lãnh thổ/điểm đến du lịch; với những dịch vụ không chỉ làm thỏa mãn nhu cầu/mong đợi của du khách mà còn tạo được ấn tượng bởi tính độc đáo và sáng tạo”. Như vậy có thể thấy “phát triển sản phẩm du lịch đặc thù” mặc dù không phải là yếu tố duy nhất quyết định tính hấp dẫn du lịch của điểm đến song có ý nghĩa quan trọng hàng đầu, nếu không nói là quyết định bởi đó là “sự khác biệt”. Một vấn đề cần đặc biệt lưu ý là thông thường sản phẩm du lịch đặc thù được xây dựng dựa trên sự khác biệt về tài nguyên du lịch (tính độc đáo/đặc sắc/nổi trội, tính nguyên bản và đại diện của tài nguyên hoặc quy mô, giá trị tài nguyên đó đối với những tài nguyên du lịch cùng loại) [8]. Tác giả Đỗ Cẩm Thơ (2008) lại cho rằng: “Sản phẩm đặc thù là sản phẩm đảm bảo phát huy được các giá trị tài nguyên có tính đặc trưng cao nhất, sử dụng những tài nguyên du lịch đặc biệt, có tính độc đáo của địa phương mà nơi khác không có được. Sản phẩm du lịch đặc thù là những sản phẩm có khả năng tạo ra sự phân biệt giữa địa phương này với địa phương khác, điểm đến này với điểm đến khác”. Các sản phẩm du lịch đặc thù là những sản phẩm mang tính cá biệt của địa phương
  • 21. 17 so với những nơi khác. Sản phẩm đặc thù nếu ở quy mô lớn hoặc có tầm quan trọng, có sức hấp dẫn thị trường thì có thể cũng chính là những sản phẩm du lịch đặc trưng cho địa phương, thậm chí là đặc trưng cho sản phẩm vùng, quốc gia. Ngược lại, cũng có những sản phẩm du lịch đặc thù mà không đâu khác có nhưng lại không hấp dẫn hoặc ít có khả năng tổ chức, thì không có khả năng tạo nguồn thu lớn cho du lịch và không mang tính đặc trưng và đại diện cho địa phương [23]. Trong cuốn Văn hóa du lịch của tác giả Nguyễn Phạm Hùng (2016) cũng đưa ra khái niệm: “Sản phẩm du lịch đặc thù là sản phẩm riêng biệt, được tạo ra dựa trên tài nguyên du lịch riêng biệt và những dịch vụ du lịch riêng biệt thích hợp, làm nên sự khác biệt về sản phẩm du lịch của một vùng, một địa phương hay một quốc gia”. Con người chỉ có thể tiếp xúc với sản phẩm du lịch đó tại điểm đến du lịch nào đó. “Bất cứ doanh nghiệp du lịch nào muốn khai thác, người làm du lịch nào muốn kinh doanh, du khách nào muốn khám phá, thì chỉ có thể tiếp xúc với nó tại đúng vùng miền, địa phương, quốc gia đó, trong sự khác biệt với sản phẩm du lịch khác” [11, tr. 294-295]. Trong các quan niệm trên đều có cùng điểm chung đã là sản phẩm đặc thù thì phải thể hiện yếu tố cốt lõi, độc đáo, hấp dẫn và làm hài lòng khách du lịch. Các sản phẩm này phải có tài nguyên du lịch và dịch vụ riêng biệt, phù hợp tạo nên sự ấn tượng, khác biệt không giống với bất cứ nơi đâu. Từ đó, sản phẩm du lịch mới trở nên hấp dẫn và thu hút du khách, tạo cho họ có cảm giác muốn quay trở lại ngay sau khi rời chân khỏi nơi đó. Đồng thời, sản phẩm du lịch đặc thù còn tạo được điểm nhấn, sự khác biệt và khả năng cạnh tranh cho một điểm đến du lịch. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Bắc Kạn” tác giả sử dụng khái niệm về sản phẩm du lịch đặc thù của tác giả Phạm Trung Lương (2008): “Sản phẩm du lịch đặc thù là những sản phẩm có được yếu tố hấp dẫn, độc đáo/ duy nhất, nguyên bản và đại diện về tài nguyên du lịch (tự nhiên và nhân văn) cho một lãnh thổ/điểm đến du lịch; với những dịch vụ không chỉ làm thỏa mãn nhu cầu/mong đợi của du khách mà còn tạo được ấn tượng bởi tính độc đáo và sáng tạo”. Đồng thời, luận văn cũng
  • 22. 18 lựa chọn khái niệm của tác giả Nguyễn Phạm Hùng (2016) để làm sáng tỏ hơn nội hàm, đặc điểm và xây dựng tiêu chí xác định sản phẩm du lịch đặc thù trong việc ứng dụng thực hiện nghiên cứu đề tài của mình. Dựa trên cơ sở các khái niệm đã được đề cập trên, tác giả nhận thấy có những điểm chung về sản phẩm du lịch đặc thù như sau: - Trước hết phải là sản phẩm có tài nguyên du lịch hấp dẫn, độc đáo và có khả năng thu hút khách du lịch. - Tài nguyên du lịch phải có yếu tố riêng biệt tạo nên sự khác biệt, chỉ có ở điểm đến du lịch này mà những nơi khác không có được. - Sản phẩm du lịch cần phải có các dịch vụ mang tính riêng biệt, độc đáo, sáng tạo và phù hợp với tài nguyên du lịch tại điểm đến đó. Từ đó, góp phần tạo nên sự khác biệt so với các sản phẩm du lịch tại các điểm đến khác. 1.1.2. Đặc điểm của sản phẩm du lịch đặc thù Sản phẩm du lịch đặc thù có những đặc điểm của sản phẩm du lịch nói chung và đặc điểm của sản phẩm du lịch đặc thù nói riêng. * Đặc điểm của sản phẩm du lịch Có rất nhiều quan điểm về đặc điểm về sản phẩm du lịch, nhưng đề tài nghiên cứu dưới góc độ của một điểm đến du lịch, do vậy sản phẩm du lịch có những đặc điểm sau: + Tính vô hình: Sản phẩm du lịch là một loại sản phẩm đặc biệt, nó không phải là một sản phẩm lao động cụ thể biểu hiện dưới hình thái vật chất mà là một sản phẩm vô hình biểu hiện bằng nhiều loại dịch vụ. Sản phẩm này không thể sờ được, xem được, thử được trước khi mua và sử dụng. + Tính tổng hợp Du lịch có tính tổng hợp bao gồm các hoạt động xã hội, kinh tế, văn hóa, chính trị, giao lưu dân gian và giao lưu quốc tế. Nhu cầu của khách trong hoạt động du lịch cũng có nhiều mặt, vừa bao gồm nhu cầu đời sống vật chất cơ bản, vừa bao gồm nhu cầu đời sống tinh thần ở cấp độ cao hơn.
  • 23. 19 + Tính không thể dự trữ Là một loại sản phẩm dịch vụ, sản phẩm du lịch có tính chất không thể dự trữ như sản phẩm vật chất nói chung. Sản phẩm du lịch không tồn tại quá trình "sản xuất" độc lập, kết quả không biểu hiện bằng hiện vật cụ thể. Sản phẩm du lịch không thể dự trữ để lưu kho dùng trong tương lai được. + Tính không thể chuyển dịch Sản phẩm du lịch chỉ có thể tiến hành tiêu thụ ở nơi sản xuất chứ không thể như sản phẩm vật chất nói chung có thể chuyển khỏi nơi sản xuất đi nơi khác tiêu thụ. Sản phẩm vật chất được chuyển tới người tiêu thụ bằng phương tiện giao thông, còn SPDL lại thông qua phương tiện giao thông để đưa người tiêu thụ tới. + Tính đồng thời của việc sản xuất và tiêu thụ Khác với sản phẩm nói chung, chỉ khi du khách tới nơi sản xuất thì việc xây dựng sản phẩm du lịch mới xảy ra, chỉ khi du khách tiếp nhận dịch vụ du lịch thì chi phí du lịch mới bắt đầu. Chính vì vậy, việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch xảy ra đồng thời cùng lúc, cùng chỗ, không thể tách rời giữa bên sản xuất và tiêu dùng. + Tính dễ dao động Quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch chịu ảnh hưởng và hạn chế của nhiều nhân tố. Trong đó, dù chỉ thiếu một điều kiện cũng sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ quá trình thực hiện giá trị sản phẩm du lịch, làm thay đổi giá trị hoặc chất lượng của nó. + Tính không đàn hồi của cung và tính đàn hồi của cầu Sản phẩm du lịch không thể được thích ứng với những thay đổi nhanh chóng từ phía cầu, không thể dễ dàng đầu tư thay đổi. Cầu của sản phẩm du lịch dễ bị ảnh hưởng và phản ứng rất nhanh với những thay đổi về môi trường, các biến động. * Đặc điểm riêng của sản phẩm du lịch đặc thù Ngoài những đặc điểm chung của sản phẩm du lịch thì sản phẩm du lịch đặc thù cũng có một số đặc điểm riêng: + Sản phẩm du lịch đặc thù có yếu tố tài nguyên du lịch hấp dẫn và độc đáo Yếu tố tài nguyên du lịch bao gồm các yếu tố về tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa hấp dẫn, độc đáo tạo nên những điểm đặc sắc cho mỗi
  • 24. 20 địa phương, mỗi quốc gia đó. Những yếu tố này phải thỏa mãn nhu cầu, mong đợi của du khách mà còn tạo được ấn tượng đối với khách hàng. + Sản phẩm du lịch đặc thù có tính khác biệt về tài nguyên du lịch Bên cạnh đó, sản phẩm du lịch này phải có tính khác biệt, đại diện về tài nguyên du lịch (tự nhiên và văn hóa) cho một lãnh thổ hoặc một điểm đến du lịch. Hay nói cách khác, khi nhắc đến sản phẩm du lịch đó người ta biết ngay nó ở tại điểm du lịch nào, vùng nào hay quốc gia nào. Từ đó, tạo ra sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường, sản phẩm du lịch bắt buộc phải có nét đặc trưng nổi bật để tạo ra thương hiệu. + Sản phẩm du lịch đặc thù có những dịch vụ du lịch mang tính riêng biệt, độc đáo, sáng tạo và phù hợp. Ngoài sự “hấp dẫn”, “độc đáo”, “khác biệt” của tài nguyên du lịch còn phải có các dịch vụ du lịch kết hợp tạo thành dựa trên tài nguyên du lịch đó. Dịch vụ du lịch bao gồm tất cả các dịch vụ phục vụ khách du lịch có trong sản phẩm đó. Những dịch vụ này không chỉ làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng mà còn thể hiện được tính “riêng biệt”, “độc đáo” và “sáng tạo”. Từ đó, góp phần tạo nên sự ấn tượng, hấp dẫn và thu hút khách du lịch. Như vậy, các đặc điểm nổi bật của sản phẩm du lịch đặc thù có này có thể được khai thác từ các giá trị của tài nguyên du lịch (yếu tố đầu vào) mang yếu tố hấp dẫn, độc đáo. Hoặc cũng có thể tạo ra từ chất lượng của các loại hình dịch vụ du lịch mang yếu tố riêng biệt, độc đáo và sáng tạo dựa vào tại nguyên nguyên du lịch của điểm đến đó. Hoặc cũng có thể được tạo ra từ cả hai yếu tố tài nguyên du lịch và dịch vụ du lịch mang tính khác biệt, hấp dẫn và thu hút khách du lịch. 1.1.3. Các yếu tố tạo nên sản phẩm du lịch đặc thù * Các yếu tố cấu thành sản phẩm du lịch Sản phẩm du lịch tổng thể của điểm đến bao gồm nhiều cấu thành quan trọng, có thể được xem xét dưới nhiều cách phân loại khác nhau. Theo các học giả về du lịch thì cấu thành sản phẩm du lịch được chia thành 3 phần: phần cốt lõi, phần cơ sở hình thành sản phẩm và phần bổ sung của sản phẩm.
  • 25. 21 Hình 1.1. Cấu thành SPDL của các học giả về du lịch [Nguồn: 21, tr. 7] Như vậy, theo quan điểm của các học giả về du lịch có thể thấy phần tạo nên sản phẩm du lịch đặc trưng thể hiện ở phần cốt lõi. Thể hiện ở những tài nguyên hấp dẫn có khả năng nảy sinh nhu cầu du lịch. Còn lại, phần cơ sở hình thành sản phẩm và phần bổ sung sản phẩm là các phần cần thiết để hình thành và hoàn thiện sản phẩm du lịch. Hình 1.2. Các cấp độ cấu thành của sản phẩm du lịch [Nguồn: 21, tr. 8] Với cấp độ cấu thành của sản phẩm du lịch thì khác với các yếu tố trên thể hiện các phần cụ thể, cấu trúc này thể hiện tầm quan trọng của các giá trị gia tăng đặc biệt. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh cạnh tranh hiện nay. Theo quan PHẦN CỐT LÕI • Tài nguyên hấp dẫn có khả năng nảy sinh nhu cầu du lịch PHẦN CƠ SỞ HÌNH THÀNH SẢN PHẨM • Cơ sở hạ tầng • Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch • Môi trường không gian cảnh quan, văn hóa – xã hội • Sự liên kết hữu cơ PHẦN BỔ SUNG CỦA SẢN PHẨM • Dịch vụ, hàng hóa PHẦN LÕI Phần đáp ứng các nhu cầu cần tối thiểu của du khách PHẦN HÌNH THÀNH Các yếu tố cần thiết để hình thành toàn diện sản phẩm du lịch, đủ để đáp ứng nhu cầu của khách PHẦN GIA TĂNG Các giá trị đặc biệt làm khác biệt hoá sản phẩm so với cạnh tranh: các dịch vụ gia tăng, các yếu tố đặc biệt bổ sung, một phong cách phục vụ riêng biệt…
  • 26. 22 điểm này thì các yếu tố tạo nên sản phẩm du lịch đặc thù còn nằm ở phần gia tăng của các dịch vụ có trong sản phẩm đó. Theo quan niệm sản phẩm du lịch của Medlik và Middleton thì có 3 yếu tố cơ bản để tạo nên sản phẩm du lịch: “Sản phẩm du lịch được coi là hỗn hợp ba thành phần chính là sự cuốn hút, trang thiết bị tiện nghi và khả năng tiếp cận của một điểm đến”. Hình 1.3. Các yếu tố tạo nên sản phẩm du lịch theo Medlik và Middleton [Nguồn: 6, tr. 198] * Các yếu tố tạo nên sản phẩm du lịch đặc thù Đối với sản phẩm du lịch đặc thù phải thể hiện được yếu tố khác biệt, chính vì vậy các yếu tố cơ bản tạo nên sản phẩm du lịch đặc thù cũng mang tính khác biệt. Nếu chỉ có yếu tố hấp dẫn, độc đáo, nguyên bản và đại diện của tài nguyên du lịch thì chưa tạo nên được sản phẩm du lịch đặc thù mà cần phải có các yếu tố khác kết hợp đó là những tiện nghi, dịch vụ và khả năng tiếp cận tại điểm đến. Sản phẩm du lịch đặc thù là một loại trong sản phẩm du lịch vậy nên nó cũng được tạo nên bởi những yếu tố của sản phẩm du lịch nói chung, nhưng trong đó mang tính đặc thù nói riêng nghiêng về tài nguyên và dịch vụ tại điểm đến du lịch. Ba yếu tố cơ bản này tạo nên được sản phẩm du lịch hấp dẫn, độc đáo, nguyên bản và đại diện về tài nguyên du lịch (tự nhiên và văn hóa) cho một lãnh thổ hoặc một điểm đến du lịch với các dịch vụ du lịch đi kèm nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch và thể hiện được sự độc đáo riêng được thể hiện theo sơ đồ dưới đây: KHẢ NĂNG TIẾP CẬN ĐIỂM ĐẾN TIỆN NGHI VÀ DỊCH VỤ TẠI ĐIỂM ĐẾN NHỮNG ĐIỀU KIỆN HẤP DẪN VÀ MÔI TRƯỜNG TẠI ĐIỂM ĐẾN
  • 27. 23 Hình 1.4. Các yếu tố tạo nên sản phẩm du lịch đặc thù + Những điều hấp dẫn và môi trường tại điểm đến. Đây là yếu tố hợp thành sản phẩm du lịch đặc thù tại điểm đến, quyết định phần lớn sự lựa chọn của khách hàng và ảnh hưởng đến các động cơ của những khách hàng triển vọng. Chúng bao gồm: - TNDL tự nhiên hấp dẫn, độc đáo: Phong cảnh, bãi biển, khí hậu, thực vật, động vật, những đặc điểm địa lý khác nhau ở điểm đến và những tài nguyên thiên nhiên của nó. - Tài nguyên du lịch văn hóa hấp dẫn, độc đáo: Bao gồm cả kiến trúc lịch sử và hiện đại, các công trình tưởng niệm, công viên và vườn hoa, trung tâm hội nghị, bến du thuyền, điểm trượt tuyết, khảo cổ, những SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ TNDL hấp dẫn và độc đáo Tiện nghi và dịch vụ Khả năng tiếp cận điểm đến TNDL hấp dẫn, độc đáo tự nhiên TNDL hấp dẫn, độc đáo văn hóa Dịch vụ lưu trú Dịch vụ ăn uống Dịch vụ vận chuyển Dịch vụ thể thao, vui chơi, giải trí Các dịch vụ bổ sung khác Cơ sở hạ tầng Quy định của nhà nước Trang thiết bị giao thông
  • 28. 24 điểm cuốn hút khách tham quan có quản lý, sân golf, các cửa hàng đặc sản và những khu vực mua sắm có chủ đề. Lịch sử và văn hóa dân gian, nghệ thuật và tôn giáo, nhà hát, âm nhạc, khiêu vũ, những trò giải trí khác, bảo tàng; một số hoạt động này có thể phát triển thành những sự kiện đặc biệt, festival và hoạt cảnh lịch sử. Lối sống và phong tục tập quán của cư dân hay dân số sở tại, ngôn ngữ và những cơ hội tiếp xúc về mặt xã hội. Chính những yếu tố này đã tạo nên môi trường du lịch. Số lượng khách mà môi trường có thể phục vụ trong một loạt hoạt động trong một ngày mà không làm ảnh hưởng đến các yếu tố, không hủy hoại đến tính hấp dẫn của môi trường đối với du khách gọi là công suất. + Tiện nghi và dịch vụ tại điểm đến. Đây là yếu tố cấu thành được đặt tại điểm đến hay được gắn liền với nó, cho phép du khách có thể ở lại tận hưởng và tham gia điểm hấp dẫn. Chúng bao gồm: - Dịch vụ lưu trú: Khách sạn, làng nghỉ dưỡng, căn hộ, biệt thự, điểm cắm trại, công viên dành cho nhà lưu động, nhà tập thể, trang trại, chung cư, nhà nghỉ. - Dịch vụ ăn uống: Bao gồm từ những nhà hàng ăn nhanh đến các nhà hàng cao cấp. - Dịch vụ vận chuyển: Taxi, xe khách, xe cho thuê, xe trượt tuyết (tại những nơi có tuyết), tàu thuyền, xe điện, xe ôm... - Dịch vụ thể thao, vui chơi và giải trí: Các câu lạc bộ thể thao và các sân vận động, các trung tâm nghệ thuật, nghề thủ công và các nghiên cứu tự nhiên. - Các dịch vụ bổ sung khác: Dịch vụ tra cứu thông tin, cho thuê thiết bị, hệ thống chỉ dẫn du lịch,... + Khả năng tiếp cận điểm đến. Đây là những khía cạnh giao thông công cộng và những yếu tố của sản phẩm, quyết định đến chi phí, tốc độ và sự thuận tiện của hành trình của một du khách từ khi rời nơi cư trú thường xuyên đến điểm đến đã chọn. Bao gồm một số nội dung cơ bản sau đây:
  • 29. 25 - Cơ sở hạ tầng: Đường xá, bãi đỗ xe, sân bay, đường xe lửa, cảng biển, đường thủy nội bộ và bến du thuyền. - Trang thiết bị giao thông: Kích cỡ, tốc độ và phạm vi của các phương tiện giao thông công cộng. - Quy định của nhà nước: Phạm vi kiểm soát của các quy định đối với các hệ thống giao thông. Ngoài ra, sản phẩm du lịch còn có thêm hai yếu tố là hình ảnh nhận thức về điểm đến và giá đối với khách hàng. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả tập trung nghiên cứu các yếu tố tạo nên sản phẩm du lịch đặc thù như trên. 1.1.4. Phân loại sản phẩm du lịch đặc thù Sản phẩm du lịch đặc thù cần được xác định về tính đặc thù có sự đại diện cho địa phương là cấp vùng hay đại diện cho vùng là cấp quốc gia. Sản phẩm du lịch đặc thù được hình thành trên cơ sở khai thác các dạng tài nguyên riêng biệt, mang tính hấp dẫn và độc đáo. Tính độc đáo được đánh giá trong phạm vi so sánh của từng lãnh thổ. Chính vì vậy, trong phạm vi vùng, có thể có địa phương có dạng tài nguyên độc đáo so với các địa phương còn lại và tương ứng sẽ là sản phẩm đặc thù trong vùng, tuy nhiên cũng loại tài nguyên đó trên bình diện toàn quốc thì lại không có sự khác biệt và độc đáo so với loại sản phẩm này ở vùng khác. Như vậy, cần phân biệt rõ về các loại sản phẩm du lịch đặc thù để có sự phân loại hợp lý: - Sản phẩm du lịch đặc thù có tính quốc gia: Sử dụng tài nguyên du lịch có tính độc đáo, đặc trưng cao nhất so sánh toàn quốc. Các sản phẩm này có thể thu hút đông đảo thị trường khách du lịch và có thể xây dựng thương hiệu du lịch có tính cạnh tranh cao. - Sản phẩm du lịch đặc thù có tính nội vùng: Sử dụng tài nguyên du lịch có tính độc đáo, đặc sắc của một địa phương trong mối quan hệ so sánh với các địa phương còn lại trong vùng. Các sản phẩm này có thể rất hấp dẫn khách du lịch trong vùng và các vùng lân cận nhưng có thể không có tính hấp dẫn toàn quốc, không phải là sản phẩm đại diện có khả năng xây dựng thương hiệu du lịch của vùng.
  • 30. 26 1.2. Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù 1.2.1. Khái niệm phát triển sản phẩm du lịch đặc thù Khái niệm về phát triển sản phẩm du lịch đặc thù hiện nay đã được Đảng và Nhà nước cùng các nhà nghiên cứu quan tâm. Có một số quan điểm như sau: Theo Luật Du lịch Việt Nam (2017): “Chính phủ có chính sách hỗ trợ phát triển sản phẩm du lịch chủ đạo đối với từng vùng và trong phạm vi toàn quốc theo từng giai đoạn, đáp ứng nhu cầu của thị trường trên cơ sở đánh giá, phân loại tài nguyên du lịch” [18]. Trong “Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam thời kỳ 2001 – 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 của Tổng cục Du lịch Việt Nam” (2012) cũng đã xác định:“Phát triển du lịch bền vững, theo định hướng du lịch sinh thái và du lịch văn hóa – lịch sử, đảm bảo sự tăng trưởng liên tục, góp phần tích cực trong việc giữ gìn, bảo vệ môi trường tự nhiên và xã hội, bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù, chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh trong khu vực và thế giới” [20]. Như vậy, việc phát triển sản phẩm du lịch đặc thù đã được đặt ra như một nội dung chiến lược quan trọng của ngành Du lịch Việt Nam nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập của Du lịch Việt Nam với khu vực và quốc tế. Qua đó, có thể thấy Đảng và Nhà nước ta đã chú trọng và quan tâm đến việc phát triển sản phẩm du lịch đặc thù, coi đó là định hướng và chiến lược để thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam. Tổ chức Du lịch Thế giới (2011) cũng đã đưa ra khái niệm: “Phát triển sản phẩm du lịch là một quá trình mà trong đó các giá trị của một địa điểm cụ thể được sử dụng để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch trong nước và khách du lịch quốc tế. Các sản phẩm du lịch có thể bao gồm các điểm tham quan tự nhiên hoặc nhân tạo, các khách sạn, khu nghỉ dưỡng, nhà hàng, rạp hát, các hoạt động, lễ hội và các sự kiện”. Tuy nhiên, việc phát triển sản phẩm du lịch đặc thù phải xuất phát từ việc phát triển các sản phẩm du lịch. Trong đó, nhấn mạnh đến những giá trị tài nguyên du lịch hấp dẫn, độc đáo và đặc trưng của điểm đến. Như vậy, có thể đưa ra được khái niệm:
  • 31. 27 “Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù là hoàn thiện sản phẩm du lịch đặc thù đã có và xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù mới tại điểm đến du lịch đó”. 1.2.2. Vai trò của việc phát triển sản phẩm du lịch đặc thù Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù có vai trò vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy du lịch của địa phương phát triển, tạo nên sự khác biệt trong hệ thống sản phẩm du lịch của điểm đến du lịch, tạo ra tính hấp dẫn cao nhằm thu hút một vài thị trường đặc biệt nào đó hoặc cũng có thể là nhiều thị trường, nhiều đối tượng du khách cùng quan tâm. Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù còn giúp cho địa phương, điểm đến xây dựng hình ảnh thương hiệu một cách dễ dàng mà không cần phải mất nhiều thời gian và chi phí. Đồng thời, giúp cho địa phương có lợi thế cạnh tranh trong việc tìm kiếm và thu hút các thị trường gửi khách. Sản phẩm du lịch đặc thù là những điểm nhấn của hệ thống sản phẩm du lịch của điểm đến, địa phương. Nó có khả năng tạo ra động lực cho các sản phẩm du lịch khác cùng phát triển. Trong trường hợp đó, sản phẩm đặc thù không hề có vai trò thu hút khách chính mà chỉ là điểm nhấn, chỉ thu hút thị trường khách cá biệt của nó, là động lực sự phát triển của các sản phẩm khác. Nhưng đối với địa phương khác thì sản phẩm du lịch đặc thù có thể lại là sản phẩm chính để thu hút khách. 1.2.3. Nguyên tắc và yêu cầu phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù Việc xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch đặc thù cũng được thực hiện như với mỗi sản phẩm du lịch khác. Tuy nhiên, với vai trò và những đặc điểm cơ bản của sản phẩm du lịch đặc thù thì một số bước cần được thực hiện tuân thủ theo các nguyên tắc và yêu cầu để đảm bảo phát huy tối ưu các giá trị đặc thù . + Các nguyên tắc chính phát triển sản phẩm du lịch đặc thù: - Giá trị tài nguyên hấp dẫn và đặc sắc, nguyên bản và đại diện được xác định rõ ràng - Tập trung phát triển tại những khu vực phân bố tài nguyên đặc sắc + Các yêu cầu cụ thể trong quá trình phát triển sản phẩm du lịch đặc thù: - Xác định được giá trị tài nguyên tạo nên SPDL đặc thù và sự phân bố của
  • 32. 28 chúng trong không gian. - Xác định sản phẩm đặc thù và các thành phần tạo nên SPDL đặc thù. - Đầu tư tập trung và khai thác có hiệu quả các giá trị tài nguyên đặc sắc để hình thành và phát triển sản phẩm du lịch đặc thù. + Các điều kiện để phát triển sản phẩm du lịch đặc thù - Có điều kiện tiếp cận thuận lợi đối với điểm tài nguyên đặc sắc. - Có nguồn nhân lực phù hợp về số lượng và chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển sản phẩm du lịch đặc thù, đặc biệt như “chất văn hóa địa phương” đại diện cho lãnh thổ. - Có sự liên kết giữa các điểm đến, nơi có sự phân bố các dạng tài nguyên đặc sắc dựa vào đó để xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù nhằm đảm bảo việc xây dựng này được tiến hành thuận lợi. - Có nhu cầu của thị trường du lịch đối với sản phẩm du lịch đặc thù của lãnh thổ sẽ được xây dựng và phát triển. 1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của sản phẩm du lịch đặc thù Du lịch là một ngành kinh tế có tính liên kết và tính xã hội hóa cao, bởi vậy khi phát triển một sản phẩm mới có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nó. + Các yếu tố về kinh tế: Khi nghiên cứu về cầu du lịch, các nhà kinh tế du lịch thường quan tâm tới hai yếu tố đó là thời gian nhàn rỗi và khả năng thanh toán. Bởi vậy, kinh tế ảnh hưởng rất lớn tới khả năng kích thích con người đi du lịch. Du lịch trên thế giới phát triển rất mạnh vào giai đoạn khi các nền công nghiệp của các nước châu Âu phục hồi sau chiến tranh thế giới thứ hai. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là một trong số những yếu tố quan trọng vì hoạt động du lịch thường bị ảnh hưởng mạnh bởi các yếu tố khác như thiên tai, bệnh dịch, khủng bố, dịch cúm gia cầm,... trong những năm gần đây. + Các yếu tố tài nguyên du lịch: Tài nguyên là nhóm yếu tố góp phần nhất trong việc tạo ra bản sắc đặc trưng cho sản phẩm du lịch và đóng vai trò quyết định trong việc tạo sức hút đối với thị trường khách du lịch.
  • 33. 29 + Các yếu tố thuộc về công nghệ: Các tiến bộ về công nghệ đóng vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng của hoạt động du lịch trên thế giới cũng như việc áp dụng động cơ phản lực trong ngành hàng không, sự phát triển của công nghệ điện tử đã hỗ trợ việc tìm kiếm thông tin trực tuyến. Các tiến bộ về công nghệ này đang làm thay đổi hoạt động du lịch trên toàn thế giới và sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến hoạt động thiết kế và phân phối sản phẩm trong nhiều năm tới. Do vậy, nếu các điểm đến du lịch không áp dụng công nghệ thông tin trong mọi khía cạnh của phát triển du lịch, từ quy hoạch, phân phối và tiếp thị sản phẩm du lịch... thì điểm đến đó sẽ thất bại trước các đối thủ cạnh tranh. + Các yếu tố chính trị: Trong quá khứ, các rào cản chính trị qua việc cấp visa đã hạn chế sự phát triển du lịch. Tuy nhiên, kể từ khi nhận thức được du lịch là một trong những ngành kinh tế cần khuyến khích phát triển, nhiều quốc gia đã nới lỏng các thủ tục nhập cảnh cho khách du lịch. Trong tương lai, xu hướng đi lại giữa các quốc gia ngày càng trở lên đơn giản và thuận tiện hơn. Các hình thức hộ chiếu điện tử hay visa điện tử sẽ thay thế cho hộ chiếu giấy như hiện nay. + Các yếu tố về nhân khẩu: Nhiều nước phát triển đang phải đối mặt với việc già hóa dân số. Xu hướng này đồng nghĩa với xu hướng thiếu hụt lực lượng lao động trẻ tại các nước này. Điều này sẽ dẫn đến sự dịch chuyển dân số từ các nước đang phát triển sang các nước phát triển và xu hướng khách du lịch cao tuổi đi du lịch dài ngày sang các nước đang phát triển. Đây sẽ là hai xu hướng chủ yếu. Một xu hướng thuộc về nhân khẩu học khác là sự xói mòn của gia đình truyền thống phương Tây như tỉ lệ ly hôn tăng, kết hôn muộn... Ngoài ra, sự gia tăng của các hiện tượng như như đồng tính, sống độc thân, những người nuôi con đơn thân đang trở thành những phân khúc thị trường mà các nhà quản lý và điều hành du lịch hướng đến. + Tính toàn cầu hóa và địa phương hóa: Quá trình toàn cầu hóa được thể hiện ở việc sức mạnh kinh tế quốc tế và các yếu tố kiểm soát ngày càng tăng lên cùng với sự suy giảm khả năng trong kiểm soát kinh tế của các quốc gia dẫn đến nền kinh tế của quốc gia đó bị ảnh hưởng và phụ thuộc ngày càng lớn vào các quốc gia khác cũng
  • 34. 30 như bị chi phối bởi các tập đoàn đa quốc gia. Yếu tố này đang tác động không nhỏ đến hoạt động phát triển du lịch tại các nước đang phát triển. Một số mô hình phát triển du lịch ở một số nước trên thế giới đã cho thấy kinh nghiệm là muốn hạn chế sự ảnh hưởng của toàn cầu hóa trong du lịch thì phải tăng tính địa phương hóa. Điều này có nghĩa là việc phát triển du lịch cần phải dựa vào và sử dụng các yếu tố tại chỗ nhưng sản phẩm du và dịch vụ du lịch phải đảm bảo chất lượng mang tính toàn cầu. Do đó, một khẩu hiệu có thể đúc kết được là: “Suy nghĩ toàn cầu, hành động địa phương”. + Sự nhận thức về môi trường xã hội: Việc xây dựng nhận thức về bảo vệ môi trường - xã hội của khách du lịch cũng như việc tăng sự giám sát của cộng đồng địa phương trong việc ra các quyết định phát triển điểm đến là yêu cầu ngày càng tăng trong quá trình phát triển du lịch một cách bền vững. Đây là vấn đề đang được đặt ra và được quan tâm hơn trong việc phát triển và quản lý các điểm đến du lịch, nhận thức, ý thức của khách du lịch và các khu vực tư nhân tại các điểm đến du lịch cũng cần được nâng cao trong các hoạt động liên quan đến việc bảo vệ môi trường tự nhiên và xã hội của điểm đến. + Môi trường sống và làm việc: Môi trường sống và làm việc hiện đại, bận rộn ngày nay cũng là một yếu tố cần xem xét khi phát triển sản phẩm du lịch. Nhiều người mong muốn được đi du lịch đến một nơi khác biệt hoàn toàn với môi trường sống và làm việc hiện tại, mong ước có một ngày không cần phải sử dụng máy tính, không điện thoại và các thiết bị điện tử khác. Tuy nhiên, thời gian đi du lịch ngày càng hạn hẹp, thay vì đi du lịch dài ngày thì hiện nay các chương trình du lịch ngắn ngày đang trở lên phổ biến và nhiều người lựa chọn việc đi nhiều lần trong năm. + Việc tìm kiếm các trải nghiệm thực tế: Một số học giả như John Naisbitt và Patricia Aburdene (1990) từ hai thập kỷ trước đã có nhận định rằng việc chuyển đổi từ nền kinh tế dịch vụ sang nên kinh tế kinh nghiệm (experience economy) đã và đang có tác động đến việc hình thành và phát triển sản phẩm du lịch mới độc đáo và hấp dẫn tại các điểm đến. Khách du lịch ở thời hậu công nghiệp này sẽ tập trung vào việc tìm kiếm các trải nghiệm các sản phẩm du lịch mới.
  • 35. 31 + Marketing: Việc sử dụng các phương pháp và công cụ nghiên cứu thị trường hiện đại có ảnh hưởng trực tiếp đến việc cho ra đời một sản phẩm du lịch mới. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong nghiên cứu marketing sẽ cho ra các kết quả chính xác hơn về các nhu cầu và xu hướng trong du lịch của từng thị trường hoặc từng phân khúc thị trường cụ thể để các nhà quản lý du lịch có thể xây dựng được các sản phẩm du lịch phù hợp. + Sự an toàn của điểm đến: Sự an toàn của điểm đến là một trong các yếu tố quan trọng hàng đầu khi khách du lịch quyết định lựa chọn điểm đến du lịch. Hoạt động du lịch sẽ không thể phát triển tại các điểm đến thường xảy ra chiến tranh, bất ổn chính trị làm cho sức khỏe và an toàn của khách du lịch bị đe dọa. 1.3. Nội dung nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch đặc thù Để nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại một điểm đến cần tiến hành theo quy trình nghiên cứu cụ thể như sau: Hình 1.5. Quy trình nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch đặc thù XÁC ĐỊNH NHỮNG YẾU TỐ HẤP DẪN, ĐỘC ĐÁO VỀ TNDL CỦA ĐIỂM ĐẾN • Xác định những yếu tố hấp dẫn, độc đáo về TNDL tự nhiên. • Xác định những yếu tố hấp dẫn, độc đáo về TNDL văn hóa XÁC ĐỊNH VÀ HOÀN THIỆN SPDL ĐẶC THÙ ĐÃ CÓ • Xác định SPDL đặc thù đã có • Hoàn thiện SPDL đặc thù đã có XÁC ĐỊNH CÁC YẾU TỐ HẤP DẪN, ĐỘC ĐÁO VỀ TNDL CHƯA ĐƯỢC KHAI THÁC ĐỂ XÂY DỰNG SPDL ĐẶC THÙ MỚI • Xác định những yếu tố hấp dẫn, độc đáo về TNDL chưa được khai thác. • Đề xuất giải pháp xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù mới
  • 36. 32 1.3.1. Xác định những yếu tố hấp dẫn, độc đáo về TNDL của điểm đến Sản phẩm du lịch đặc thù cần được xác định về tính đặc thù có sự đại diện cho địa phương là cấp vùng hay đại diện cho vùng là cấp quốc gia. Sản phẩm du lịch đặc thù được hình thành trên cơ sở khai thác các dạng tài nguyên độc đáo, đặc trưng. Tính độc đáo được đánh giá trong phạm vi so sánh của từng lãnh thổ. Chính vì vậy, trong phạm vi vùng có thể có địa phương có dạng tài nguyên độc đáo so với các địa phương còn lại và tương ứng sẽ là sản phẩm đặc thù trong vùng. Tuy nhiên, cũng loại tài nguyên đó trên bình diện toàn quốc thì lại không có sự khác biệt và độc đáo so với loại sản phẩm này ở vùng khác. Như vậy, cần phân biệt rõ các yếu tố hấp dẫn, độc đáo cả về TNDL tự nhiên và TNDL văn hóa. - Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm cảnh quan thiên nhiên, các yếu tố địa chất, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái và các yếu tố tự nhiên khác tiêu biểu, hấp dẫn, độc đáo đã hình thành hoặc có khả năng tạo nên SPDL đặc thù của điểm đến. - Tài nguyên du lịch văn hóa bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, di tích cách mạng, khảo cổ, kiến trúc; giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội, văn nghệ dân gian và các giá trị văn hóa khác; công trình lao động sáng tạo của con người tiêu biểu, hấp dẫn, độc đáo đã hình thành hoặc có khả năng tạo nên SPDL đặc thù của điểm đến. Để xác định những yếu tố hấp dẫn, độc đáo về TNDL cần dựa trên quá trình khảo sát thực tế và điều tra xã hội học đối với khách du lịch tại điểm đến du lịch đó. Việc xác định này sẽ là cơ sở quan trọng nhằm xác định các sản phẩm du lịch đã có và xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù mới. 1.3.2. Xác định và hoàn thiện sản phẩm du lịch đặc thù đã có * Xác định các sản phẩm du lịch đặc thù đã có Sản phẩm du lịch đặc thù đã có tại một điểm đến được xác định thông qua việc nghiên cứu thực tiễn và lấy ý kiến của các chuyên gia về lĩnh vực du lịch. Các chuyên gia này phải là những người thuộc các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, các doanh nghiệp du lịch, lao động làm trong lĩnh vực du lịch tại điểm đến đó. Để lấy được ý kiến của họ cần phải đưa ra các tiêu chí xác định sản phẩm du lịch đặc thù, sau đó sử
  • 37. 33 dụng phương pháp điều tra xã hội học như phỏng vấn, phương pháp hội đồng (nhóm), điều tra bảng hỏi,... lấy ý kiến của họ về các SPDL đặc thù của điểm đến du lịch đó. Dựa theo khái niệm sản phẩm du lịch đặc thù của tác giả Phạm Trung Lương (2008) và Nguyễn Phạm Hùng (2016) kết hợp quá trình nghiên cứu thực tế, tác giả đưa ra 3 tiêu chí để đánh giá SPDL đặc thù tại một điểm đến du lịch như sau: Bảng 1.1. Tiêu chí xác định sản phẩm du lịch đặc thù của điểm đến STT Tiêu chí Ký hiệu 1 Tài nguyên du lịch hấp dẫn và độc đáo. TC1 2 Tài nguyên du lịch có tính riêng biệt TC2 2 Dịch vụ du lịch mang tính độc đáo, sáng tạo TC3 [Nguồn: Tác giả tổng hợp] Các tiêu chí này cũng chính là đặc điểm cơ bản của sản phẩm du lịch đặc thù. Từ đó, thông qua hình thức phỏng vấn lấy ý kiến chuyên gia để xác định sản phẩm du lịch đặc thù đã có tại điểm đến đu lịch đó. * Hoàn thiện sản phẩm du lịch đặc thù đã có Thông qua quá trình nghiên cứu về các sản phẩm du lịch đặc thù đã có dựa trên quá trình nghiên cứu về thực trạng và khảo sát đánh giá khách du lịch theo các yếu tố tạo nên sản phẩm du lịch đặc thù của điểm đến. Việc khảo sát đánh giá của khách du lịch về thực trạng phát triển sản phẩm du lịch đặc thù được tiến hành bằng phương pháp điều tra xã hội học. Từ việc nghiên cứu thực trạng, xây dựng bảng hỏi, lựa chọn mẫu khảo sát, tiến hành khảo sát, tổng hợp kết quả khảo sát. Bảng hỏi dành cho khách du lịch nhằm đánh giá thực trạng phát triển sản phẩm du lịch đặc thù thể hiện qua 5 thang đánh giá về sự hấp dẫn, độc đáo về tài nguyên du lịch và sự hài lòng của khách du lịch. Từ đó, tính điểm trung bình chung (TBC) và áp dụng vào thang đo khoảng để xác định được ý nghĩa của nó. Ý nghĩa của từng giá trị trung bình đối với thang đo khoảng cảm nhận như sau [10]: Giá trị khoảng cách = (Maximum – Minimum)/n = (5 – 1)/5 = 0.8
  • 38. 34 Giá trị trung bình Ý nghĩa 1.00 – 1.80 Không hấp dẫn, độc đáo/ Không hài lòng 1.81 – 2.60 Ít hấp dẫn, độc đáo/ Ít hài lòng 2.61 – 3.40 Bình thường 3.41 – 4.20 Hấp dẫn, độc đáo/ Hài lòng 4.21 – 5.00 Rất hấp dẫn, độc đáo/ Rất hài lòng Dựa vào kết quả đánh giá của khách du lịch có thể chỉ ra được quá trình phát triển của sản phẩm du lịch đặc thù đã đạt được và chưa đạt được những gì. Từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện sản phẩm du lịch đặc thù đã có ở mỗi địa phương. Quá trình hoàn thiện SPDL đặc thù được tiến hành theo các hướng sau: - Khai thác dựa trên cơ sở bảo tồn và phát huy những giá trị độc đáo, hấp dẫn, nguyên bản của nguồn tài nguyên du lịch để đảm bảo tính đặc thù của sản phẩm. - Nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ như dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, dịch vụ vận chuyển, dịch vụ thể thao, vui chơi và giải trí,... Hoặc bổ sung thêm các loại dịch vụ mới độc đáo và sáng tạo cho sản phẩm du lịch đặc thù đó. - Nâng cao khả năng tiếp cận của điểm đến qua các phương tiện thông tin truyền thông về sản phẩm du lịch đặc thù bằng hình thức quảng cáo, tổ chức hội nghị khách hàng, hội chợ, triển lãm,... Tuy nhiên, việc hoàn thiện sản phẩm du lịch đặc thù phải phù hợp với khách hàng mục tiêu nhưng vẫn đảm bảo được tính đặc thù. 1.3.3. Xác định những yếu tố hấp dẫn, độc đáo về TNDL chưa được khai thác và đề xuất giải pháp xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù mới * Xác định các yếu tố hấp dẫn, độc đáo về TNDL chưa được khai thác Mỗi điểm đến du lịch có thể có một hoặc nhiều TNDL. Với những địa phương có nguồn TNDL phong phú, cần xác định những tài nguyên nào chưa được khai thác nhằm phục vụ hoạt động du lịch. Và những tài nguyên đó có yếu tố gì đặc trưng, độc đáo có thể hình thành nên các sản phẩm du lịch đặc thù. Các giá trị này cần được nghiên cứu đánh giá, so sánh với các địa phương khác trong khu vực và cả nước. Việc
  • 39. 35 nghiên cứu cũng cần chỉ ra các giá trị này có mức độ hấp dẫn hay không đối với du khách và khả năng khai thác. Những yếu tố hấp dẫn, độc đáo về TNDL chưa được khai thác được xác định bằng phương pháp khảo sát thực tế và phương pháp lấy ý kiến chuyên gia. Đồng thời hỏi ý kiến của các chuyên gia từ những tài nguyên du lịch hấp dẫn, độc đáo chưa được khai thác đã được xác định đó có khả năng để xây dựng SPDL đặc thù mới nào trong tương lại. * Đề xuất xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù mới Căn cứ vào các yếu tố tạo nên các sản phẩm du lịch đặc thù, đặc biệt dựa vào xác định các yếu tố đặc trưng, độc đáo về TNDL chưa hoặc ít được khai thác để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù mới. Việc hình thành ý tưởng xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù mới có vai trò quan trọng quyết định sự phát triển SPDL đặc thù của một điểm đến. Ý tưởng xây dựng sản phẩm mới dựa trên kết quả của việc đánh giá tài nguyên, kiểm định nhu cầu của thị trường và có tính khả thi, trưng cầu ý kiến của các chuyên gia về lĩnh vực này. Việc hình thành ý tưởng xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù mới phải chỉ ra rõ cách thực hiện thế nào trong định hướng chung phát triển sản phẩm du lịch ở địa phương. Qua đó cũng góp phần thu hút khách du lịch đến điểm đến, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập và phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương đó. 1.4. Một số kinh nghiệm về xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù tại một số địa phương trong nước * Tỉnh Hà Giang [22] Là một tỉnh nằm ở địa đầu Tổ quốc với địa hình hiểm trở nhưng hết sức hùng vĩ và ẩn chứa rất nhiều tiềm năng phát triển du lịch cả về tự nhiên và nhân văn có sức hút đối với khách du lịch trong nước cũng như quốc tế đến Việt Nam. Du lịch Hà Giang đang nổi lên như một điểm đến hấp dẫn và mới lạ, địa phương có nhiều tiềm năng phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù có sức hấp dẫn cao đối với thị trường. Sức hấp dẫn này lại nằm chính ở sự nguyên sơ của tài nguyên. Phân tích tiềm năng và thực trạng phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Hà Giang có thể thấy:
  • 40. 36 Tài nguyên du lịch Hà Giang là một tỉnh có thế mạnh đặc biệt về tiềm năng phát triển du lịch. + Vị trí thuận lợi là điểm cực Bắc của Tổ quốc, nơi giao thoa tiếp giáp giữa hai vùng văn hóa Đông Bắc-Tây Bắc. Phía Đông giáp tỉnh Cao Bằng, phía Tây giáp tỉnh Yên Bái và Lào Cai, phía Nam giáp tỉnh Tuyên Quang, phía Bắc giáp nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. + Hà Giang có cảnh quan môi trường độc đáo của một tỉnh miền núi với những dãy núi cao đá tai mèo ở phía Bắc và những cánh rừng bạt ngàn ở phía Nam với vẻ đẹp hoang sơ hùng vĩ. Năm 2010 Công viên địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn được UNESCO công nhận là thành viên của mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu. + Đây là vùng đất có lịch sử văn hoá lâu đời, nơi hội tụ của 22 dân tộc với những nét văn hóa độc đáo và đặc trưng riêng. + Cùng với đó là những di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng Quốc gia tiêu biểu như Phố cổ Đồng Văn, Khu di tích kiến trúc nhà họ Vương, cột cờ Lũng Cú (Đồng Văn),... Sản phẩm du lịch đặc thù chính + Khám phá, chinh phục địa hình - Khám phá các địa hình núi non hiểm trở, đỉnh Tây Côn Lĩnh, đỉnh Chiêu Lầu Thi, đỉnh Mã Pì Lèng, núi Tù Sán. - Chinh phục điểm địa đầu Tổ quốc, Cột cờ Lũng Cú, Cao nguyên đá Đồng Văn... + Thưởng ngoạn cảnh quan đặc biệt Chiêm ngưỡng, thưởng ngoạn thắng cảnh thiên nhiên các khu vực: đỉnh Mã Pì Lèng - sông Nho Quế, Núi Đôi - Cổng Trời, ruộng bậc thang Hoàng Su Phì, tam giác mạch.
  • 41. 37 + Tìm hiểu địa chất Tìm hiểu địa chất, nghiên cứu khoa học về kiến tạo địa chất và lớp vỏ trái đất, nền văn hóa gắn với các tầng địa chất của Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn. + Thể thao mạo hiểm Các hoạt động leo núi, đua mô tô, đi xe đạp, dù lượn trên đỉnh núi Tây Côn Lĩnh, đỉnh Chiêu Lầu Thi, núi Tù Sán. + Tham gia lễ hội Tham gia và trải nghiệm chợ tình Khâu Vai, lễ hội nhảy lửa và lễ hội cấp sắc. Thực trạng phát triển + Những thành tựu đạt được Hoạt động du lịch ở Hà Giang đã có sự phát triển toàn diện về cả số lượng du khách cũng như doanh thu từ du lịch. - Năm 2010, Hà Giang mới chỉ đón trên 301 nghìn lượt du khách thì đến năm 2014 đã tăng lên 650 nghìn lượt; năm 2015 là 762,6 nghìn lượt người với gần 146 nghìn lượt khách quốc tế và hơn 616 nghìn lượt khách trong nước; năm 2016 đạt trên 800.000 lượt khách, tăng 5% so với năm trước; trong đó khách quốc tế đạt gần 192.000 lượt khách. - Doanh thu từ các hoạt động du lịch dịch vụ đã tăng từ gần 600 tỷ đồng năm 2014, lên trên 708 tỷ đồng năm 2015, đến năm 2016 là gần 800 tỷ đồng. Các hoạt động du lịch dịch vụ đã góp phần tạo việc làm và tăng thu nhập cho hàng vạn người dân trong tỉnh. + Nguyên nhân - Tài nguyên du lịch mang tính hấp dẫn, độc đáo, đặc trưng - Hà Giang đã nỗ lực thực hiện khá tốt các hình thức quảng bá, xúc tiến du lịch ở nhiều quy mô khác nhau.
  • 42. 38 - Chú trọng phát triển SPDL đặc thù, xây dựng thương hiệu điểm đến. Bài học kinh nghiệm + Phát triển sản phẩm cần có sự thận trọng trong việc đầu tư phát triển các điểm dịch vụ tránh sự thương mại hóa và đánh mất đi tính chân thực của các giá trị tài nguyên. Cần xác định rõ những giá trị đặc thù cần bảo vệ, bảo tồn. + Thực hiện quy hoạch và đầu tư xây dựng các hạng mục công trình và các tiện nghi phù hợp với cảnh quan và địa hình phục vụ nhu cầu du lịch, trong đó phân biệt rõ cho hai loại thị trường: - Phát triển rõ nét các sản phẩm du lịch đặc thù phục vụ thị trường mục tiêu chính của các sản phẩm này. - Phát triển các dịch vụ để kết nối với các sản phẩm du lịch chính và bổ trợ trong các sản phẩm du lịch tổng hợp phục vụ đối tượng khách du lịch đại trà hơn. + Phát triển SPDL đặc thù có trọng tâm, trọng điểm, có trách nhiệm với môi trường và xã hội, phát triển phải đi đôi với gìn giữ, bảo tồn các giá trị truyền thống tiêu biểu, đặc sắc của địa phương. * Tỉnh Lai Châu [40] Tỉnh Lai Châu là một trong những cửa ngõ phía Tây Bắc của du lịch vùng Trung du miền núi Bắc Bộ và du lịch Việt Nam. Qua thực tiễn phát triển sản phẩm du lịch đặc thù cho thấy: Tài nguyên du lịch + Lai Châu còn là nơi sở hữu nhiều cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, mảnh đất có khí hậu điển hình của vùng nhiệt đới núi cao quanh năm mát mẻ.
  • 43. 39 + Các khu du lịch nghỉ dưỡng kết hợp với chữa bệnh - tắm nước khoáng nóng tại cao nguyên Sìn Hồ. + Các khu rừng nguyên sinh. + Đa dạng văn hóa bản địa với những lễ hội, phong tục tập quán, trang phục, ẩm thực, kiến trúc, những làn điệu dân ca. SPDL đặc thù chính + Dòng sản phẩm du lịch kết hợp nghỉ dưỡng và chữa bệnh. + Dòng sản phẩm du lịch tham quan nghiên cứu và du lịch tâm linh. + Dòng sản phẩm du lịch thể thao mạo hiểm, du lịch khám phá. Thực trạng phát triển + Thành tựu đạt được - Năm 2015, du lịch Lai Châu đón gần 183,5 nghìn lượt khách (trong đó gần 23,5 nghìn lượt khách quốc tế) so với năm 2010 tăng hơn 2 lần (năm 2010 đạt 90 nghìn lượt khách). Thu nhập từ du lịch đạt trên 274 tỷ đồng, tăng gấp 3,6 lần so với năm 2010 (năm 2010 đạt 76,5 tỷ đồng). - Các hoạt động du lịch đã thu hút được nhiều nguồn lực đầu tư, giải quyết việc làm cho trên 4.500 lao động. Góp phần quan trọng vào việc tăng trưởng kinh tế, xoá đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá, bảo vệ môi trường. + Hạn chế - Kết quả chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của địa phương. Giai đoạn 2010 - 2016, Lai Châu đứng thứ 8/14 trong vùng và thứ 45/63 tỉnh thành cả nước về khách du lịch quốc tế; 14/14 và thứ 52/63 tỉnh thành cả nước về khách nội địa; thứ 9/14 trong vùng và thứ 45/63 tỉnh thành cả nước về về tổng thu từ du lịch.
  • 44. 40 - Phát triển SPDL du lịch mờ nhạt, nghèo nàn chưa tạo được sức hấp dẫn cho du khách. + Nguyên nhân - Cơ sở hạ tầng,vật chất kỹ thuật du lịch còn thiếu, chất lượng dịch vụ thấp. - Nhiều đồng bào dân tộc thiểu số nên nhận thức, ý thức về du lịch của cộng đồng còn hạn chế... - Chỉ chú ý đến phát triển SPDL đặc thù mà thiếu các dịch vụ bổ sung khác cho khách. - Thiếu đội ngũ lao động có tay nghề, tính chuyên nghiệp cao trong hoạt động du lịch. Bài học kinh nghiệm - Trong quá trình xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù cần chú ý đến các yếu tố bổ sung các loại hình dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách. - Coi trọng việc gắn kết sản phẩm du lịch với người dân để sản phẩm đó mang nét văn hóa đặc trưng của địa phương, sản phẩm đó cũng cần đảm bảo được yếu tố liên kết với các địa phương trong khu vực Tây Bắc - Xây dựng sản phẩm du lịch một cách tuần tự, đảm bảm tính nguyên sơ, thân thiện và đặc thù sẽ là yếu tố quan trọng để thu hút du khách tạo đà cho du lịch Lai Châu phát triển một cách bền vững. * Tỉnh Bắc Ninh [7, tr. 27 -29] Bắc Ninh, vùng đất văn hiến, có bề dày truyền thống văn hóa, “xứ sở của lễ hội”, “quê hương của nhiều thủy tổ”, nơi có hai di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại là Dân ca Quan họ và Ca trù. Bắc Ninh còn được xem là đất trăm nghề với nhiều làng nghề thủ công truyền thống nổi tiếng… Đó chính là tài nguyên du lịch hấp dẫn,