SlideShare a Scribd company logo
1 of 204
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
---------------------
NGUYỄN THỊ THÚY
Tên đề tài: LIÊN KẾT DOANH NGHIỆP VÀ NÔNG DÂN ĐỂ
PHÁT TRIỂN NGÀNH TRỒNG TRỌT TỈNH THÁI BÌNH
TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Hà Nội, năm 2019
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
---------------------
NGUYỄN THỊ THÚY
Tên đề tài: LIÊN KẾT DOANH NGHIỆP VÀ NÔNG DÂN ĐỂ
PHÁT TRIỂN NGÀNH TRỒNG TRỌT TỈNH THÁI BÌNH
TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã số: 9. 31. 01. 05
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học
1: TS Trần Ngọc Ngoạn
2: GS.TS Nguyễn Văn Song
Hà Nội, năm 2019
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số
liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án
chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận án
Nguyễn Thị Thúy
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................i
MỤC LỤC........................................................................................................ii
DANH MỤC VIẾT TẮT ...............................................................................vi
DANH MỤC CÁC HỘP................................................................................ix
DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ................................................................. x
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ...................... 24
1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài:........................................................ 24
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước:............................................................ 30
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LIÊN KẾT, LIÊN
KẾT DOANH NGHIỆP VÀ NÔNG DÂN TRONG BỐI CẢNH HỘI
NHẬP QUỐC TẾ .......................................................................................... 37
2.1. Nông nghiệp và các vấn đề về liên kết trong phát triển nông nghiệp.......... 37
2.1.1. Một số khái niệm................................................................................... 37
2.1.1.1. Khái niệm về hộ nông dân ................................................................. 37
2.1.1.2. Khái niệm doanh nghiệp .................................................................... 38
2.1.1.3. Khái niệm ngành trồng trọt ................................................................ 39
2.1.1.4. Khái niệm về liên kết và liên kết kinh tế ........................................... 40
2.1.2. Nội dung liên kết doanh nghiệp và nông dân trong phát triển sản xuất42
2.1.2.1. Căn cứ vào các hình thức thỏa thuận ................................................. 42
2.1.2.2. Căn cứ vào cách thức biểu hiện liên kết ........................................ 45
2.1.3. Vai trò của liên kết trong phát triển nông nghiệp. ................................ 47
2.2. Vai trò của liên kết, điều kiện thúc dẩy liên kết doanh nghiệp và nông dân
để phát triển ngành trồng trọt.......................................................................... 48
2.2.1. Vai trò của liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển ngành trồng
trọt. .................................................................................................................. 49
2.2.1.1.Đối với hộ nông dân............................................................................ 49
2.2.1.2. Đối với doanh nghiệp......................................................................... 50
2.2.1.3 Đối với nhà quản lý............................................................................. 50
iii
2.2.2. Điều kiện hình thành liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển
ngành trồng trọt............................................................................................... 51
2.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành liên kết doanh nghiệp và nông
dân để phát triển ngành trồng trọt trong bối cảnh hội nhập. .............................. 52
2.2.3.1. Các yếu tố bên trong .......................................................................... 52
2.2.3.2. Các nhân tố tác động từ bên ngoài .................................................. 54
2.2.4. Các chỉ tiêu phân tích và đánh giá quá trình thực hiện liên kết doanh
nghiệp và nông dân ......................................................................................... 56
2.2.4.1. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động liên kết giữa doanh nghiệp
và nông dân. .................................................................................................... 56
2.2.4.2. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình liên kết và kết quả thực hiện liên kết
giữa doanh nghiệp và nông dân trong ngành trồng trọt.................................. 56
2.2.4.3. Các chỉ tiêu phản ánh tác động của tham gia liên kết........................ 56
2.3. Kinh nghiệm thực tiễn và bài học đối với tỉnh Thái Bình...................... 56
2.3.1. Một số chính sách liên quan đến liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân. 56
2.3.2 Kinh nghiệm quốc tế ............................................................................. 59
2.3.2.1. Kinh nghiệm từ Trung Quốc.............................................................. 59
2.3.2.2. Kinh nghiệm từ Thái Lan................................................................... 61
2.3.3. Kinh nghiệm trong nước ....................................................................... 63
2.3.3.1 Kinh nghiệm “cánh đồng mẫu lớn” tại An Giang............................... 63
2.3.3.2 Kinh nghiệm tại tỉnh Đồng Tháp ........................................................ 65
2.3.3.3. Kinh nghiệm tỉnh Ninh Bình.............................................................. 66
2.3.4. Bài học về liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân với tỉnh Thái Bình..... 68
Chương 3: THỰC TRẠNG LIÊN KẾT DOANH NGHIỆP VÀ NÔNG
DÂN, CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LIÊN KẾT GIỮA DOANH
NGHIỆP VÀ NÔNG DÂN ĐỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH TRỒNG TRỌT
TỈNH THÁI BÌNH TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ .......... 71
3.1. Tình hình phát triển ngành trồng trọt và quá trình hình thành liên kết
doanh nghiệp và nông dân ở tỉnh Thái Bình................................................... 71
3.1.1. Giới thiệu sơ lược về tỉnh Thái Bình .................................................... 71
iv
3.1.2. Đánh giá lợi thế, khó khăn của tỉnh Thái Bình, các nhân tố ảnh hưởng
trong thực hiện liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân................................ 73
3.1.2.1. Đánh giá lợi thế của tỉnh Thái Bình................................................... 73
3.1.2.2. Những khó khăn và rào cản ............................................................... 74
3.1.2.3 .Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện liên kết doanh nghiệp
và nông dân tại tỉnh Thái Bình........................................................................ 76
3.2. Thực trạng liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân để phát triển ngành
trồng trọt tỉnh Thái Bình trong thời gian vừa qua........................................... 79
3.2.1. Thực trạng liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân thời gian vừa qua ở
tỉnh Thái Bình.................................................................................................. 79
3.2.2. Đánh giá các nhân tố tác động đến mức độ liên kết giữa doanh nghiệp
và nông dân để phát triển ngành trồng trọt tỉnh Thái Bình trong bối cảnh hội
nhập quốc tế .................................................................................................... 97
3. 2.2.1. Phân tích thống kê mô tả về thực trạng liên kết doanh nghiệp và nông
dân để phát triển ngành trồng trọt tỉnh Thái Bình trong bối cảnh hội nhập
quốc tế. ............................................................................................................ 97
3.2.2.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo..................................................... 109
Phân tích Cronbach’s Alpha.......................................................................... 109
3.2.3. Đánh giá thực trạng trong việc thực hiện liên kết doanh nghiệp và nông
dân để phát triển ngành trồng trọt tại tỉnh Thái Bình.................................... 121
3.2.3.1. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện liên kết
sản xuất:......................................................................................................... 121
3.2.2.2 Bài học về liên kết doanh nghiệp và nông dân trong phát triển ngành
trồng trọt tỉnh Thái Bình. .............................................................................. 125
Chương 4: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG LIÊN KẾT
HIỆU QUẢ GIỮA DOANH NGHIỆP VÀ NÔNG DÂN TRONG PHÁT
TRIỂN NGÀNH TRỒNG TRỌT Ở TỈNH THÁI BÌNH TRONG BỐI
CẢNH HỘI NHẬP...................................................................................... 127
4.1.Bối cảnh quốc tế và trong nước giai đoạn hiện nay................................ 127
4.2. Quan điểm, mục tiêu về liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển
ngành trồng trọt tỉnh Thái Bình trong thời gian tới. ..................................... 131
v
4.3. Một số giải pháp tăng cường liên kết hiệu quả giữa doanh nghiệp và nông
dân trong phát triển ngành trồng trọt tỉnh Thái Bình trong bối cảnh hội nhập
....................................................................................................................... 135
4.3.1. Một số giải pháp nhằm cải thiện môi trường chính sách, các thể chế liên
quan đến liên kết chủ yếu tập trung vào quá trình tích tụ ruộng đất trong sản
xuất nông nghiệp........................................................................................... 135
4.3.4. Giải pháp thúc đẩy phát triển mô hình chuỗi giá trị gia tăng.............. 142
4.3.5. Một số giải pháp trọng tâm phát triển HTX nông nghiệp theo luật HTX
2012 trong thời gian tới................................................................................. 144
4.3.6. Một số giải pháp phát triển liên kết sản xuất ...................................... 146
4.4. Kiến nghị và đề xuất .............................................................................. 148
4.4.1. Về tập trung, tích tụ đất sản xuất nông nghiệp ................................... 148
4.4.2. Về Hợp tác xã...................................................................................... 150
4.4.3. Về phát triển liên kết sản xuất............................................................ 151
KẾT LUẬN.................................................................................................. 152
PHỤ LỤC..................................................................................................... 154
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 180
vi
DANH MỤC VIẾT TẮT
CNH-HDH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CF Contract Farming
CTCP Công ty cổ phần
DN Doanh nghiệp
ĐBSH Đồng bằng Sông Hồng
GDP Grosss Doumestic Product
HTX Hợp tác xã
KH&CN Khoa học và công nghệ
NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
NNCNC Nông nghiệp công nghệ cao
UBND Ủy ban nhân dân
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
WTO World Trade Organization
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT Bảng Trang
1
Bảng 1: Bảng tổng hợp số mẫu điều tra về liên kết giữa
Doanh nghiệp và nông dân trên địa bàn tỉnh Thái Bình
10
2 Bảng 2: Tiến độ thực hiện các nghiên cứu 12
3
Bảng 3: Bảng thang đo về các nhân tố ảnh hưởng đến liên
kết giữa doanh nghiệp và nông dân
13
4 Bảng 3.1: Tình hình tích tụ ruộng đất vụ xuân năm 2018 80
5
Bảng 3.2: Diện tích, sản lượng cây lương thực có hạt của tỉnh
Thái Bình
81
6
Bảng 3.3: Tình hình thực hiện liên kết tại tỉnh Thái Bình vụ
xuân 2016
82
7 Bảng 3.4: Cánh đồng mẫu lớn tại tỉnh Thái Bình năm 2017 83
8
Bảng 3.5: Tổng hợp số liệu liên kết sản xuất tiêu thụ giữa
các công ty và hợp tác xã nông nghiệp năm 2017
91
9 Bảng 3.6: Đặc điểm nhân khẩu đối tượng khảo sát 97
10
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của nhận thức của hộ về các lợi ích
trong việc liên kết với doanh nghiệp
98
11
Bảng 3.8: Các cam kết trong quá trình liên kết với doanh
nghiệp
99
12
Bảng 3.9: Thống kê chia sẻ lợi ích và rủi ro giữa nông dân
và doanh nghiệp liên kết
101
13
Bảng 3.10 : Thống kê các vấn đề liên quan đến kỹ năng
quản lý và năng lực kinh doanh của doanh nghiệp liên kết
102
14
Bảng 3.11 : Thống kê môi trường chính sách - Các thể chế
liên quan đến việc liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân
104
15
Bảng 3.12: Thống kê vấn đề giá cả mà nông hộ quan tâm
trong quá trình thực hiện liên kết với doanh nghiệp
105
16 Bảng 3.13 : Thống kê phụ thuộc mức độ tham gia của hộ 106
viii
trong quá trình liên kết
17
Bảng 3.14: Bảng tổng hợp kiểm định thang đo cho biến
độc lập & phụ thuộc
109
18
Bảng 3.15: Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA cho
các biến độc lập
112
19
Bảng 3.16: Phân tích nhân tố khám phá cho biến phụ
thuộc
113
20 Bảng 3.17: Bảng tổng kết mô hình hồi quy 115
ix
DANH MỤC CÁC HỘP
STT Hộp Trang
1 Hộp 3.1: Hạn chế về cơ chế quản lý trong thực hiện liên kết 74
2
Hộp 3.2: Tác động của hội nhập quốc tế đến phát triển nông
sản tỉnh Thái Bình
77
3
Hộp 3.3: Quá trình thực hiện liên kết với nông dân tại huyện
Đông Hưng, tỉnh Tỉnh Thái Bình
88
4
Hộp 3.4: Mô hình liên kết doanh nghiệp và nông dân tại xã
Đông Sơn, Đông Hưng, tỉnh Thái Bình
103
5
Hộp 3.5: Quá trình thực hiện liên kết doanh nghiệp và nông dân
tại xã Hòa Bình, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình
105
6
Hộp 3.6: Quá trình thực hiện liên kết với nông dân của tổng công
ty giống cây trồng Thái Bình
107
7
Hộp 3.7: Quá trình thực hiện liên kết của công ty TNHH
Hưng Cúc - KCN Phú Xuân, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái
Bình
107
8
Hộp 3.8: Quá trình thực hiện liên kết tại HTX dịch vụ xã
Đông Sơn, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình
108
9
Hộp 3.9: Những khó khăn trong thực hiện liên kết với nông
dân tại tỉnh Thái Bình
122
x
DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ
STT Bảng Trang
1 Hình 1: Khung phân tích luận án 7
2 Hình 2.1: Mối liện hệ giữa các thành phần trong chuỗi liên kết 46
3
Sơ đồ 1: Mô hình xây dựng bảng khảo sát và tiến hành điều
tra thu thập số liệu.
16
4 Sơ đồ 2.1. Chuỗi giá trị gạo ở Thái Lan 61
5
Đồ thị 3.1 : Ảnh hưởng của nhận thức của hộ về các lợi ích
trong việc liên kết với doanh nghiệp
98
6
Đồ thị 3.2: Các cam kết trong quá trình liên kết với doanh
nghiệp
100
7
Đồ thị 3.3: Thống kê về chia sẻ lợi ích và rủi ro giữa nông
dân và doanh nghiệp liên kết
101
8
Đồ thị 3.4 : Thống kê các vấn đề liên quan đến kỹ năng quản
lý và năng lực kinh doanh của doanh nghiệp liên kết
103
9
Đồ thị 3.5 : Thống kê môi trường chính sách - Các thể chế
liên quan đến việc liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân
104
10
Đồ thị 3.6: Thống kê vấn đề giá cả mà nông hộ quan tâm khi
thực hiện liên kết với doanh nghiệp
106
1
MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây nông nghiệp là ngành có những lợi thế nhất
định, có tính liên kết cao với nhiều ngành kinh tế, đặc biệt trong bối cảnh hội
nhập quốc tế sâu và rộng như hiện nay. Nông nghiệp chính là nguồn cung cấp
đầu vào cho ngành công nghiệp chế biến, nông nghiệp cũng sử dụng sản
phẩm của các ngành khác như: nhiên liệu, hoá chất, máy móc, năng lượng, tín
dụng...Nông nghiệp Việt Nam chính là nguồn cung cấp an ninh lương thực,
thu hút và tạo ra việc làm cho người lao động, là một nhân tố quan trọng đóng
góp một phần quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước, đồng
thời giúp duy trì và ổn định được nền kinh tế. Sau hơn 30 năm đổi mới,
ngành nông nghiệp Việt Nam đã có những bước tiến nhảy vọt giúp cho đất
nước chuyển mình từ một nước thiếu ăn thành nước xuất khẩu về hàng hóa
nông sản.
Tuy nhiên ngành nông nghiệp Việt Nam đang chịu nhiều “khó khăn, thách
thức ” về chất lượng nông sản cũng như sự phát triển bền vững trong điều kiện
hội nhập thế giới và sự biến đổi khí hậu. Mở rộng hội nhập quốc tế sâu và rộng
là một trong những vấn đề hết sức cần thiết và là nhu cầu thiết yếu đối với hầu
hết các nước trong thời đại ngày nay trong đó có Việt Nam nói chung và tỉnh
Thái Bình nói riêng. Trong xu thế hội nhập như hiện nay ngành nông nghiệp
phải cạnh tranh với rất nhiều thách thức, khó khăn, mức độ cạnh tranh cao trước
hết là trong khu vực ASEAN (AEC). AEC đòi hỏi cắt giảm thuế quan nhanh hơn
và một số các sản phẩm nông nghiệp được duy trì thuế suất 5%. Chính vì thế
mỗi quốc gia(trong đó có Việt Nam) không thể tự mình giải quyết một số vấn đề
nhất định. Vì vậy phải liên kết, hội nhập với các quốc gia khác thì mới có thể
giải quyết các vấn đề chung và cùng nhau phát triển. Nếu không đi theo xu thế
chung của thế giới, các quốc gia sẽ tự biến mình thành lạc hậu, tụt lùi so với sự
tiến bộ từng ngày của thế giới.
2
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một quốc gia có lợi thế về sản xuất nông nghiệp, các sản
phẩm nông sản có giá trị kinh tế cao. Với dân số nông thôn là “60,8 triệu
người chiếm 64,9% tổng dân số” (Tổng cục thống kê, 2017). Nước ta có
nhiều mặt hàng kim ngạch xuất khẩu sang các nước trong khu vực và trên thế
giới như: gạo, cofe, hạt tiêu, điều, chè... Theo thống kê của Cục Chế biến và
Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT, 2018), “giá trị xuất khẩu rau
quả tháng 10.2018 ước đạt 331 triệu USD. Trung Quốc là thị trường xuất
khẩu lớn nhất của Việt Nam. Trong 9 tháng năm 2018, xuất khẩu rau quả sang
thị trường này đạt 2,2 tỷ USD, tăng 10,4% về giá trị so với cùng kỳ năm
2017, chiếm 74% thị phần. Một số thị trường khác cũng có giá trị xuất khẩu
rau quả tăng mạnh là Thái Lan (tăng 35%), Úc (tăng 31,6%), Mỹ (tăng
30,8%) và Hàn Quốc (tăng 24,2%)”. Việt Nam đồng thời nằm trong cộng
đồng kinh tế ASEAN, là thành viên của tổ chức thương mại thế giới
WTO...đó chính là những cơ hội cho ngành nông nghiệp hội nhập quốc tế, sẽ
có được một số các chính sách ưu đãi về thuế quan mà cộng đồng kinh tế
ASEAN dành cho, từ đó nhằm thúc đẩy giá trị xuất khẩu hàng hóa nông sản
của Việt Nam sang các nước khác. Năm 2018 tổng sản phẩm trong nước GDP
tăng 7,08%%, Trong mức tăng 7,08% đó, ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản
đã có sự tăng trưởng đáng kể với mức tăng 3,67% (Tổng cục thống kê,2018).
Trên thực tế khi tham gia vào hội nhập quốc tế nông nghiệp Việt Nam sẽ phải
đối mặt với rất nhiều khó khăn thách thức: sản xuất nhỏ lẻ, thu nhập thấp, rủi
ro cao, khả năng chống đỡ kém, tỷ lệ thương mại thấp, tiếp cận thông tin yếu,
chưa liên kết được vào chuỗi từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ, chưa theo
kịp với tốc độ phát triển của hội nhập quốc tế về tiêu chuẩn, chất lượng nông
sản.....Nguyên bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát trong bài phát biểu
tháng 1/2015 cho biết: “Nông dân rất cố gắng, năng suất nhiều nơi cao nhưng
cung ứng đầu vào, chất lượng, phân phối và tiêu thụ chưa theo kịp nhu cầu
nên giá trị trong chuỗi kinh doanh còn thấp. Vai trò của doanh nghiệp vì thế
3
hết sức quan trọng, tạo điều kiện cho doanh nghiệp chính là tạo điều kiện cho
nền nông nghiệp gắn kết với thị trường chặt chẽ hơn”.
Việt Nam đang là thành viên của cộng đồng kinh tế ASEAN(AEC), đàm
phán thành công hiệp định thương mại đối tác xuyên Thái Bình Dương
CPTPP, gia nhập AFTA….Tham gia hội nhập vào bối cảnh toàn cầu như hiện
nay đã tạo cho nông nghiệpViệt Nam rất nhiều các cơ hội mới: mức độ tiêu
thụ hàng hóa được tăng lên, tạo điều kiện thu hút được vốn đầu tư trực tiếp và
gián tiếp từ nước ngoài, thúc đẩy nền kinh tế phát triển tốt hơn nhằm khai thác
hiệu quả các tiềm năng kinh tế của mình, làm tăng thêm xu hướng hội nhập
toàn cầu, nâng cao được đời sống kinh tế xã hội. Bên cạnh đó hội nhập quốc
tế cũng có một số các tác động tiêu cực đối với nông nghiệp Việt Nam như:
sự cạnh tranh khốc liệt hơn nên dẫn đến một số doanh nghiệp trong lĩnh vực
nông nghiệp làm ăn kém hiệu quả hơn, có nguy cơ phá sản, từ đó chính phủ
có thể mất đi một nguồn ngân sách từ thuế. Hơn nữa sản xuất trong lĩnh vực
nông nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn chỉ ở mức manh mún, nhỏ lẻ. Chính vì
vậy nó cũng là một rào cản lớn trong con đường hội nhập. Ngoài ra một bất
cập nữa ngành nông nghiệp đang gặp phải đó là sự thiếu thông tin về hội
nhập. Khi thông tin bị thiếu sẽ làm mất đi nhiều cơ hội cho các địa phương
sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp(trong đó có Thái Bình) và các doanh
nghiệp nông nghiệp. Khi thuế suất nhập khẩu không còn là rào cản thì hàng
rào an toàn thực phẩm sẽ được các nước dựng lên, sự cạnh tranh sẽ trở thành
gay gắt hơn bao giờ hết. Trong bối cảnh mới hiện nay, việc thực hiện liên kết
giữa doanh nghiệp và nông dân có vai trò hết sức cấp bách và cần thiết. Chỉ
có liên kết mới có thể giúp nông nghiệp Việt Nam cạnh tranh được với các
nước trong khu vực và trên thế giới. Chỉ có liên kết với giúp được doanh
nghiệp chủ động được nguồn lực đầu vào mà không phải phụ thuộc vào
nguồn nguyên liệu nhập khẩu, chỉ có liên kết mới giúp cho nông dân không bị
ép giá, phá giá và đảm bảo nguồn tiêu thụ lâu dài.
Thái Bình với vị trí địa lý đặc biệt (là tỉnh đồng bằng duy nhất không có
đồi núi), thích hợp cho việc sản xuất nông nghiệp và ngành sản xuất trồng trọt
4
là chủ yếu, chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong phát triển nông nghiệp tỉnh
(trên 50%), “diện tích cây lương thực năm 2017 khoảng 171,9 nghìn ha, trong
đó diện tích cây lúa là 158,7 nghìn ha” (Tổng cục thống kê,2017). Đặc biệt,
với thế mạnh chủ lực về ngành trồng trọt, sản lượng lương thực trung bình
trên “1 triệu tấn/năm, năng suất lúa 2017 đạt trên 59,4 tạ/ha/năm” (Tổng cục
thống kê, 2017), tỉnh Thái Bình đặc biệt quan tâm đến các mô hình liên kết
trong sản xuất và tiêu thụ lúa hàng hóa cho người dân. Cụ thể, Thái Bình tiếp
tục duy trì mô hình thí điểm theo liên kết doanh nghiệp - hộ kinh doanh -
nông dân và liên kết doanh nghiệp - HTX - nông dân, trong đó các doanh
nghiệp có một vị trí quan trọng.
Quyết định 686/QĐ-UBND, ngày 10/4/2015 của UBND tỉnh Thái Bình
về kế hoạch hành động cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực
cạnh tranh cho tỉnh Thái Bình. Sở Nông nghiệp tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị
trong ngành phối hợp với các huyện, thành phố quy hoạch vùng sản xuất đối
với một số các cây trồng chủ lực của tỉnh như: Lúa đến năm 2020 diện tích
còn 153.000 ha/năm, quy hoạch vùng sản xuất lúa giống khoảng 3.000 ha
(đáp ứng cho nhu cầu lúa giống của tỉnh và 20% vùng ĐBSH); lúa thương
phẩm có 150.000 ha, trong đó nhóm lúa có chất lượng cao đáp ứng cho nhu
cầu trong nước và xuất khẩu chiếm 70% tổng diện tích; nhóm năng suất cao,
chất lượng trung bình phục vụ chăn nuôi và chế biến chiếm 25% tổng diện
tích. Quy hoạch thành các cánh đồng lớn 15.000 -16.000 ha. Khoai tây từ
5.500-6.000 ha chủ yếu trên đất 2 vụ lúa; trong đó khoai tây xuân 500 ha. Quy
hoạch vùng chuyên canh khoai tây đạt trên 20 ha/vùng khoảng 2.000 - 2.500
ha. Rau, quả diện tích 32.000-35.000 ha, trong đó diện tích chuyên canh rau
2.000 ha, quy hoạch vùng sản xuất rau, quả có giá trị với quy mô trên 10
ha/vùng khoảng 3.000-3.500 ha.
Tuy nhiên, hiện nay việc thực hiện liên kết giữa doanh nghiệp và nông
dân tại tỉnh Thái Bình còn rất nhiều hạn chế. Việc thực hiện liên kết còn diễn
ra khá lỏng lẻo và chưa có sự ràng buộc cao về mặt pháp lý. Hậu quả nhiều
hợp đồng liên kết bị phá vỡ. Tại Thái Bình, phát triển ngành trồng trọt vẫn
5
còn độc canh, manh mún, đối mặt với nhiều thách thức: “sản xuất hàng hoá
còn đạt ở trình độ thấp, tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, thiếu vốn, thói
quen canh tác truyền thống, thiếu kinh nghiệm sản xuất, chưa hình thành lên
một mô hình phát triển kinh tế ổn định và bền vững, đặc biệt trong khâu chế
biến và bảo quản còn hết sức lạc hậu”. Chính vì thế, hiệu quả sản xuất, đóng
góp giá trị đối với các sản phẩm nông nghiệp còn thấp, chất lượng sản phẩm
chưa thể cạnh tranh cao đối với thị trường quốc tế. Thậm chí khi nông dân đã
tham gia liên kết nhưng lợi ích lại không cao, không đạt được như mong
muốn và kỳ vọng. Nông dân vẫn không được ở thế chủ động, nguyên vật liệu
đầu vào hoàn toàn bị lệ thuộc, không tìm được đầu ra cho sản phẩm của mình
dù sản phẩm đó được áp dụng đúng quy trình công nghệ, sản xuất an toàn, họ
bị thương lái ép giá, phá giá. Hệ thống kỹ thuật, vật tư, cơ sở vật chất trong
nông nghiệp chưa thể đáp ứng đúng yêu cầu của ngành.
Vì vậy, để khắc phục được những hạn chế, khó khăn, vướng mắc để phát
triển một cách toàn diện kinh tế trong nông nghiệp tỉnh Thái Bình cũng như đối
với ngành trồng trọt theo hướng hội nhập quốc tế thì phải hình thành và củng cố
được mối liên kết, tạo thành các chuỗi liên kết. Có làm được như vậy mới có thể
có tổng giá trị hàng hoá lớn, hàng hoá có chất lượng cao, có thương hiệu đáp ứng
được nhu cầu của người tiêu dùng và yêu cầu của hội nhập quốc tế, tham gia vào
được mạng phát triển khu vực và toàn cầu. Vì thế thúc đẩy liên kết trong phát
triển ngành trồng trọt là cần thiết trong giai đoạn hiện nay ở nước ta cũng như ở
tỉnh Thái Bình.
Từ những nhận định trên, tôi đã lựa chọn đề tài “Liên kết doanh nghiệp và
nông dân để phát triển ngành trồng trọt tỉnh Thái Bình trong bối cảnh hội
nhập quốc tế” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục tiêu của luận án
a. Mục tiêu khái quát
6
Mục tiêu tổng quát của luận án là tìm ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy
liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân để phát triển ngành trồng trọt tỉnh Thái
Bình trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
b. Mục tiêu cụ thể
Một là: Hệ thống hóa và làm sáng rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về liên kết
giữa doanh nghiệp và nông dân trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Hai là: Đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến quan hệ liên kết
giữa doanh nghiệp với hộ nông dân để phát triển ngành trồng trọt tỉnh Thái Bình
trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Ba là: Đề xuất một số giải pháp thúc đẩy liên kết giữa doanh nghiệp và
nông dân để phát triển ngành trồng trọt tỉnh Thái Bình trong bối cảnh hội nhập
quốc tế.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
- Làm rõ những vấn đề cơ sở lý luận về liên kết, liên kết giữa nông dân và
doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
- Kinh nghiệm về triển khai liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân để phát
triển ngành trồng trọt ở một số tỉnh và kinh nghiệm một số các nước phát triển
về nông nghiệp trên thế giới. Từ đó rút ra bài học đối với tỉnh Thái Bình trong
bối cảnh hội nhập hiện nay.
- Nghiên cứu này còn làm rõ hơn về hoạt động liên kết doanh nghiệp và
nông dân tại tỉnh Thái Bình hiện nay, tìm ra những khó khăn, những hạn chế, tìm
ra những nguyên nhân của từng vấn đề nhằm tìm ra được các giải pháp thúc đẩy
quá trình liên kết trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
7
Hình 1: Khung phân tích của luận án
(Nguồn: NCS tự xây dựng)
Các nhân tố ảnh hưởng
- Kinh tế, xã hội
- Định hướng, chiến lược CNH; HĐH
- Thể chế, chính sách
- Hội nhập quốc tế
Trong nước
Người chế biến và thu mua
Thị trường
DOANH NGHIỆP NÔNG DÂN
- Cung cấp đầu vào: vốn, nhân
lực, giống
- Cung cấp tài chính
- Cung cấp dịch vụ
Quốc tế
Đề xuất các giải pháp
Đầu ra Sản phẩm nông nghiệp
Bối cảnh hội nhập
quốc tế
Ngành trồng
trọt
8
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
- Đối tượng nghiên cứu của luận án: Những vấn đề lý luận, thực tiễn
và thực trạng về liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển ngành trồng
trọt trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
+ Trong luận án này tác giả đề cập đến các loại hình doanh nghiệp hoạt
động trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Các doanh nghiệp nhà nước(Tổng công ty
giống cây trồng Thái Bình), HTX(HTX sản xuất kinh doanh DVNN Thanh
Vân – Kiến Xương, HTX sản xuất kinh doanh DVNN Bình Nguyên – Kiến
Xương, HTX dịch vụ nông nghiệp Huyện Đông Hưng….), doanh nghiệp
(Công ty TNHH Hưng Cúc, Công ty TNHH Liên Hạnh….)
+ Trong luận án này tác giả đề cập đến các hộ nông dân hoạt động trong
lĩnh vực trồng trọt thông qua các hình thức tổ chức như hợp tác xã dịch vụ
nông nghiệp, các hộ nông dân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp).
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi không gian: các huyện, xã sản xuất nông nghiệp(chủ yếu là
ngành trồng trọt) trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Trong luận án tác giả đã tiến
hành khảo sát 3 huyện trên địa bàn tỉnh Thái Bình đó là: Vũ Thư, Kiến
Xương, và Đông Hưng. Mỗi huyện tác giả lựa chọn 3 xã, HTX điển hình. Lý
do tác giả lựa chọn 3 huyện này bởi vì đây là 3 huyện trọng điểm về sản xuất
nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, đồng thời là những huyện đi đầu trong việc
thực hiện các mô hình liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân đóng góp một
phần không nhỏ vào sản lượng chung của ngành nông nghiệp ở Thái Bình.
+ Phạm vi thời gian: Trong phạm vi của đề tài, nghiên cứu sinh chỉ tập
trung giải quyết những vấn đề lý luận, thực tiễn để đưa ra giải pháp về thúc
đẩy liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân trong phát triển ngành trồng trọt
ở tỉnh Thái Bình trong giai đoạn từ 2010 đến 2018 và phương hướng phát
triển ngành trồng trọt tỉnh Thái Bình đến năm 2025. Những vấn đề khác về
liên kết trong nông nghiệp và ngoài phạm vi tỉnh Thái Bình không phải là đối
tượng của đề tài.
9
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp tiếp cận
- Tiếp cận hệ thống: “là cách nhìn nhận vấn đề qua cấu trúc hệ thống,
thứ bậc và động lực của chúng. Đó là cách tiếp cận toàn diện và động”. Sử
dụng cách tiếp cận hệ thống để làm rõ vấn đề chuỗi liên kết trong phát triển
nông nghiệp một cách hệ thống, toàn diện. Từ đó lập các quyết định đưa ra
định hướng một cách lâu dài.
- Tiếp cận chính sách: Thông qua việc rà soát hệ thống chính sách phát
hiện những hạn chế, sự chồng chéo trong thực thi từ đó kiến nghị một số giải
pháp nhằm bổ sung các chính sách giúp phát triển quá trình liên kết trên địa
bàn tỉnh Thái Bình.
- Tiếp cận lịch sử: Đề nghiên cứu sự hình thành, quá trình tiến hoá của
một vấn đề. Từ đó khám phá mối quan hệ về nguồn gốc phát sinh hoặc những
quy luật chung trong sự vận động. Đề tài sử dụng cách tiếp cận lịch sử nghiên
cứu quá trình phát triển nông nghiệp tỉnh Thái Bình, nghiên cứu quá trình liên
kết doanh nghiệp và nông dân trong phát triển nông nghiệp ở tỉnh Thái Bình.
- Tiếp cận phát triển bền vững: Nhằm nghiên cứu liên kết doanh nghiệp
và nông dân trong sự ổn định bền vững, vì thế tiếp cận theo hướng phát triển
bền vững đế nghiên cứu các mối “liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp
trong mối quan hệ bền vững” dựa trên quan hệ lợi ích và hiệu quả về kinh tế,
xã hội, môi trường. Từ đó thể hiện được chuỗi giá trị cung ứng trong sản xuất
nông nghiệp tại Thái Bình.
- Tiếp cận theo nhóm đối tượng: Đối tượng mà luận án nghiên cứu ở
đây đó là các doanh nghiệp và nhóm hộ nông dân thông qua các tổ chức. Tập
trung nghiên cứu vào hệ thống nhóm đối tượng nhằm giúp cho quá trình và
kết quả nghiên cứu được chính xác và có tính điển hình tốt hơn.
10
4.2. Nguồn số liệu
4.2.1. Nguồn số liệu thứ cấp(đã công bố)
Số liệu thứ cấp được sử dụng trong luận án bao gồm các số liệu về đất
đai, dân số, lao động….tỉnh Thái Bình. Số liệu về tình hình liên kết giữa
doanh nghiệp và nông dân trong ngành trồng trọt. Các số liệu thứ cấp này
được tác giả thu thập từ các nguồn tài liệu chính thống: Tổng cục thống kê,
cục thống kê tỉnh Thái Bình, Sở NN&PTNN tỉnh Thái Bình, các doanh
nghiệp tham gia liên kết trên địa bàn tỉnh, các công trình nghiên cứu liên quan
đến liên kết trên địa bàn tỉnh Thái Bình.
4.2.2. Nguồn số liệu sơ cấp(chưa công bố)
Các số liệu sơ cấp được tác giả sử dụng trong luận án là nguồn tác giả
đã thu thập được thông qua phương pháp điều tra, phỏng vấn trực tiếp các
doanh nghiệp, các hộ nông dân, trang trại…phương pháp chuyên gia bao gồm
lãnh đạo của doanh nghiệp, các cán bộ chuyên môn tại các địa phương…Tác
giả đã khảo sát và thu về 300 phiếu khảo sát hộ nông dân đã, đang và chưa
tham gia liên kết.Tác giả cũng tiến hành phỏng vấn sâu các cán bộ quản lý
tỉnh, huyện và HTX, điều tra về các doanh nghiệp tham gia sản xuất nông
nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Tác giả lựa chọn 3 huyện là Đông Hưng,
Vũ Thư, Kiến Xương…đại diện cho số huyện tác giả điều tra khảo sát. Đây là
3 huyện điển hình thực hiện liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân trong
phát triển ngành trồng trọt tại tỉnh Thái Bình và đã thu được những kết quả
nhất định trong thực hiện liên kết. Việc chọn mẫu khảo sát của tác giả đủ lớn
mang tính đại diện để thực hiện nghiên cứu.
11
Bảng 1: Bảng tổng hợp số mẫu điều tra về liên kết giữa Doanh nghiệp
và nông dân trên địa bàn tỉnh Thái Bình
Số mẫu Đối tượng điều tra Nội dung cơ bản Ghi
chú
125 Nông dân Huyện
Đông
Hưng
Thông tin về các hộ nông dân, nhận
thức và các nhân tố ảnh hưởng đến việc
liên kết giữa doanh nghiệp và hộ nông
dân trong sản xuất và tiêu thụ
82 Nông dân Huyện
Vũ Thư
Thông tin về các hộ nông dân, nhận
thức và các nhân tố ảnh hưởng đến việc
liên kết giữa doanh nghiệp và hộ nông
dân trong sản xuất và tiêu thụ
93 Nông dân Huyện
Kiến
Xương
Thông tin về các hộ nông dân, nhận
thức và các nhân tố ảnh hưởng đến việc
liên kết giữa doanh nghiệp và hộ nông
dân trong sản xuất và tiêu thụ
10 Doanh
nghiệp
Trên địa
bàn Thái
Bình
Thông tin doanh nghiệp, hoạt động kinh
doanh và liên kết của doanh nghiệp
15 Cán bộ
quản lý
Cán bộ
tỉnh,
huyện,
HTX
Thông tin, nội dung phỏng vấn liên
quan đến quá trình, cách thức thực hiện
liên kết tại tỉnh Thái Bình
(Nguồn: Tác giả tự xây dựng)
4.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu: Để thực hiện được nghiên
cứu của luận án, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp thu nhập tài liệu: bao gồm tài liệu thứ cấp và tài liệu sơ cấp.
Với mục tiêu xác định và đánh giá các “nhân tố ảnh hưởng” đến sự liên kết
giữa nông dân và doanh nghiệp tỉnh Thái Bình, NCS đã thực hiện việc nghiên
12
cứu số liệu thống kê kết hợp với việc điều tra khảo sát trực tiếp tại địa phương.
Trước khi tiến hành khảo sát chính thức, tác giả đã thiết lập bảng câu hỏi và gặp
gỡ trực tiếp một số nông dân là những nông hộ thường xuyên trồng trọt tại Thái
Bình để điều tra phỏng vấn thử trực tiếp và có tham vấn ý kiến của một số chuyên
gia, nhà quản lý trong lĩnh vực trồng trọt và nông nghiệp. Mục đích của nghiên
này là cần phải thu thập thông tin, ý kiến đánh giá, nhận thức của hộ nông dân,
doanh nghiệp, nhà quản lý, do đó trong luận án này kết hợp áp dụng cả hai
phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng.
Phương pháp nghiên cứu định tính được tác giả sử dụng như là một nghiên
cứu thăm dò nhằm kiểm tra mức độ phù hợp của mô hình lý thuyết và điều chỉnh
mô hình cho phù hợp. Đồng thời, phương pháp nghiên cứu định tính giúp tác giả
khám phá, điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát dùng để đo lường các khái
niệm nghiên cứu, đảm bảo rằng thang đo được xây dựng một cách phù hợp với
lý thuyết và được cụ thể hóa bằng thực tế. Để thực hiện được nghiên cứu định
tính, tác giả tiến hành phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm, tham khảo ý kiến chuyên
gia trong lĩnh vực trồng trọt, nhà quản lý để thu thập ý kiến đánh giá, các quan
điểm, nhận thức của hộ nông dân về vấn đề liên kết với doanh nghiệp. Kết quả
của nghiên cứu định tính có vai trò quan trọng trong việc khám phá ra những
quan điểm, ý kiến của các chuyên gia, nhà quản lý, doanh nghiệp, hộ nông dân
bằng những câu hỏi mở. Qua đó, tác giả phát hiện ra vai trò, quan điểm, ý kiến
của các đối tượng này đối với việc liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp trong
quá trình liên kết.
Nghiên cứu định lượng: được tiến hành thông qua việc điều tra khảo sát
dựa trên bảng câu hỏi đã được thiết kế và điều chỉnh cho phù hợp trong phương
pháp nghiên cứu định tính. Việc điều tra khảo sát nhằm mục đích thu thập các
thông tin đánh giá của người các hộ nông dân về mức độ ảnh hưởng của những
nhân tố ảnh hưởng đến sự liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp. Từ dữ liệu
khảo sát sẽ được tác giả tiến hành phân tích thông qua phần mềm SPSS 22.0.
Những kết quả của phân tích định lượng sẽ là cơ sở khẳng định tầm quan trọng
và mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng đến sự liên kết giữa hộ nông dân và
doanh nghiệp. Tiến độ thực hiện các nghiên cứu được thể hiện trong bảng sau:
13
Bảng 2: Tiến độ thực thiện các nghiên cứu
Bước
Dạng
nghiên
cứu
Phương
pháp
Kỹ thuật thu thập dữ liệu Thời gian Địa điểm
1 Sơ bộ
Định
tính
Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến liên
kết giữa nông dân và doanh nghiệp trong
mô hình nghiên cứu.
Xâydựng và hiệu chỉnh các thang đo, các
khái niệm và thuật ngữ liên quan.
Tham vấn ýkiến chuyên gia; Phỏng vấn sâu.
Tháng
9,10,11/2018
Vũ Thư,
Kiến
Xương,
Đông Hưng
2
Chính
thức
Định
lượng
Thu thập dữ liệu sơ cấp
Hình thức khảo sát: Phòng vấn trực tiếp
Thực hiện phân tích bằng phần mềm SPSS
Tháng
9,10,11/2018
Vũ Thư,
Kiến
Xương,
Đông Hưng
(Nguồn: Tác giả tự xây dựng)
Thiết kế thang đo
Sự liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp tại Thái Bình theo hướng
liên kết và hội nhập bị ảnh hưởng bởi 6 nhân tố như sau: “(1) Nhận thức của
hộ về các lợi ích mà việc liên kết với doanh nghiệp, (2) Các cam kết trong
quá trình liên kết với doanh nghiệp của nông hộ, (3) Chia sẻ lợi ích và rủi ro
giữa nông dân và doanh nghiệp liên kết, (4) Kỹ năng quản lý và năng lực
kinh doanh của doanh nghiệp liên kết, (5) Môi trường chính sách - Các thể
chế liên quan đến việc liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân, (6) Vấn đề
giá cả mà nông hộ quan tâm trong quá trình thực hiện liên kết với doanh
nghiệp”. Do đó, thang đo của chuyên đề này sẽ dựa trên thang đo “Các nhân
tố ảnh hưởng đến sự liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp”. Sau khi loại
bỏ các yếu tố không phù hợp và bổ sung các yếu tố còn thiếu để tạo nên
thang đo cho nghiên cứu này. Từ đó, NCS đã đưa ra được thang đo về các
nhân tố ảnh hưởng đến sự liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp như sau:
14
Bảng 3: Bảng thang đo về các nhân tố ảnh hưởng đến liên kết giữa
doanh nghiệp và nông dân
Nhân tố Biến cần đo
Nhận thức của hộ
về các lợi ích
trong việc liên kết
với doanh nghiệp
Sản phẩm đầu ra được doanh nghiệp liên kết đảm bảo tiêu thụ hết
Được doanh nghiệp liên kết cung cấp dịch vụ đầu vào có chất lượng
tốt
Được đảm bảo giá bán sản phẩm hợp lý
Hộ có thể mua chịu được đầu vào
Hộ được tiếp cận được các dịch vụ giống, bảo vệ thực vật
Hộ được tiếp cận được dịch vụ kỹ thuật trồng trọt
Khi tham gia liên kết hộ có thể ổn định được giá bán sản phẩm
Khi tham gia liên kết hộ có thể giảm chi phí tiêu thụ sản phẩm
Các cam kết trong
quá trình liên kết
với doanh nghiệp
Hộ sẵn sàng ký kết các văn bản hợp tác liên kết với doanh nghiệp
Hộ sẵn sàng thực hiện các cam kết về liên kết với doanh nghiệp
cũng như bên thứ 3 (nhà khoa học)
Hộ cam kết thực hiện đúng quy trình sản xuất trong quá trình thực
hiện liên kết với doanh nghiệp
Hộ cam kết thực hiện đúng quy trình sản xuất trong quá trình thực
hiện liên kết với doanh nghiệp
Hộ cam kết luôn bán các sản phẩm cho doanh nghiệp khi kết thúc
mùa vụ như cam kết ban đầu
Hộ sẵn sàng tuân theo các ràng buộc về pháp lý trong quá trình liên
kết với doanh nghiệp
Chia sẻ lợi ích và
rủi ro giữa nông
dân và doanh
nghiệp liên kết
Hộ nhận thức được các lợi ích mà việc liên kết với doanh nghiệp
mang lại (đảm bảo về tiêu thụ đầu ra, tiếp cận được dịch vụ
giống, BVTV, ổn định được giá bán SP, nâng cao chất lượng SP
sản xuất ra…)
Hộ nông dân sẵn sàng chấp nhận rủi ro trong quá trình liên kết
Hộ sẵn sàng chia sẻ khó khăn trong quá trình liên kết (khó khăn về
sản xuất, tiêu thụ…)
Hộ nhận được các hỗ trợ về kĩ thuật, đào tạo, vốn… khi liên kết với
doanh nghiệp
15
Kỹ năng quản lý
và năng lực kinh
doanh của doanh
nghiệp liên kết
Hộ sẵn sàng liên kết với các doanh nghiệp có khả năng quản lý tốt
Hộ sẵn sàng liên kết với các doanh nghiệp có năng lực sản xuất kinh
doanh
Hộ sẵn sàng liên kết với các doanh nghiệp có uy tín tại địa phương
Hộ sẵn sàng liên kết với các doanh nghiệp có quy mô lớn
Hộ sẵn sàng liên kết với các doanh nghiệp có kinh nghiệm liên kết
Môi trường chính
sách - Các thể chế
liên quan đến việc
liên kết giữa
doanh nghiệp và
nông dân
Nhà nước và chính quyền địa phương có chính sách liên kết về sản
xuất và tiêu thụ nông nghiệp tốt
Việc xây dựng chiến lược và quy hoạch sản xuất các sản phẩm nông
nghiệp phù hợp cho việc liên kết
Chính quyền địa phương lựa chọn và triển khai các hình thức liên
kết phù hợp
Vai trò của nhà nước và chính quyền địa phương trong việc thúc đẩy
sự liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp (hỗ trợ về tín dụng, hỗ trợ
về khoa học công nghệ,
Vai trò của các hiệp hội trong việc thúc đẩy liên kết giữa nông dân
và doanh nghiệp (hội nông dân, hiệp hội doanh nghiệp
Vấn đề giá cả mà
nông hộ quan tâm
trong quá trình
thực hiện liên kết
với doanh nghiệp
Hộ nhận được các hỗ trợ về giá trong trường hợp mất mùa hoặc giá
các yếu tố đầu vào tăng cao
Doanh nghiệp liên kết đưa ra giá mua hợp lý cho nông dân
Doanh nghiệp đảm bảo thực hiện giá mua như cam kết và không
giảm giá mua trong trường hợp các hộ liên kết được mùa
Mức độ tham gia
của hộ trong quá
trình liên kết
Hộ quan tâm đến việc liên kết với các doanh nghiệp trong sản xuất
và tiêu thụ sản phẩm
Hộ sẵn sàng tham gia liên kết với doanh nghiệp
(Nguồn: NCS tự xây dựng)
Thiết kế bảng hỏi
Trong luận án này, bảng khảo sát được thiết kế dựa trên tổng quan
nghiên cứu và cơ sở lý luận ở chương 1 và chương 2. Các nhân tố ảnh hưởng
đến việc tham gia liên kết của các hộ nông dân với doanh nghiệp được NCS
xác định gồm 6 nhân tố như sau: “(1) Nhận thức của hộ về các lợi ích mà
việc liên kết với doanh nghiệp, (2) Các cam kết trong quá trình liên kết với
16
doanh nghiệp của nông hộ, (3) Chia sẻ lợi ích và rủi ro giữa nông dân và
doanh nghiệp liên kết, (4) Kỹ năng quản lý và năng lực kinh doanh của
doanh nghiệp liên kết, (5) Môi trường chính sách - Các thể chế liên quan
đến việc liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân, (6) Vấn đề giá cả mà
nông hộ quan tâm trong quá trình thực hiện liên kết với doanh nghiệp”.
Quy trình chọn mẫu và thu thập, phân tích dữ liệu
Quá trình xây dựng Bảng khảo sát và tiến hành điều tra thu thập số liệu
được thực hiện theo các giai đoạn chính sau.
Sơ đồ 1. Mô hình xây dựng Bảng khảo sát và tiến hành điều tra thu thập
số liệu
(Nguồn: Tác giả tự xây dựng)
Tổng quan cơ sở
lý thuyết
Thiết kế bảng khảo
sát sơ bộ (Thang
đo nháp 1)
Thảo luận nhóm; phỏng
vấn chuyên gia; điều
chỉnh thang đo
Chỉnh sửa bảng hỏi
lần 1
(Thang đo nháp 2)
Điều tra thử trực tiếp
kết hợp với tham vấn
chuyên gia
Chỉnh sửa bảng câu
hỏi lần 2 Điều tra chính thức
Kiểm định
Cronbach Alpha
Thu thập và làm
sạch dữ liệu
Hiệu chỉnh lại
mô hình
Phân tích hồi quy
đa biến
Phân tích
EFA
Phân tích và
thảo luận Kết luận
17
- Giai đoạn thiết kế sơ bộ Bảng khảo sát: Dựa trên cơ sở lý thuyết, tổng
quan nghiên cứu tác giả tiến hành xây dựng Bảng khảo sát sơ bộ.
- Giai đoạn điều tra phỏng vấn thử trực tiếp kết hợp tham vấn ý kiến
chuyên gia, nhà quản lý: Sau khi hoàn thành Bảng khảo sát sơ bộ tác giả sử
dụng Bảng khảo sát sơ bộ để thực hiện phỏng vấn trực tiếp một số hộ nông
dân, doanh nghiệp về các nhân tố tác động tới sự liên kết giữa nông dân và
doanh nghiệp. Số lượng người được phỏng vấn trong bước này là 20 người.
Từ việc phỏng vấn này, NCS bổ sung những nội dung còn thiếu và loại bỏ
những câu hỏi không cần thiết cho việc thu thập dữ liệu. Bên cạnh đó, việc
phỏng vấn trực tiếp giúp NCS sẽ biết rõ các câu hỏi gây khó hiểu hoặc gây
nhầm lẫn đối với người trả lời. Sau khi thực hiện điều tra phỏng vấn trực tiếp
hộ nông dân và doanh nghiệp, tác giả thực hiện phỏng vấn và tham vấn ý kiến
một số chuyên gia, nhà quản lý trong lĩnh vực trồng trọt và nông nghiệp. Việc
phỏng vấn sâu sẽ giúp tác giả có được kết quả đánh giá của các chuyên gia,
nhà quản lý về nội dung các nhân tố ảnh hưởng đến liên kết giữa nông dân và
doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Bình.
- Giai đoạn điều tra chính thức: Sau khi thực hiện giai đoạn điều tra thử
trực tiếp kết hợp với tham vấn ý kiến chuyên gia, tác giả tiến hành hiệu chỉnh
và hoàn thiện bảng hỏi. Sau khi đã điều chỉnh bảng hỏi cho phù hợp, tác giả
tiến hành bước tiếp theo là điều tra chính thức nhằm thu thập các dữ liệu cần
thiết cho phân tích định lượng. Việc điều tra được tác giả thực hiện bằng cách
điều tra trực tiếp 300 hộ nông dân ở các địa phương tại tỉnh Thái Bình, điều
tra phỏng vấn sâu 10 cán bộ quản lý từ cấp tỉnh, huyện đến cán bộ địa
phương, phỏng vấn sâu 5 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh lực trồng trọt
trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Việc thực hiện điều tra trực tiếp giúp cho các dữ
liệu mà tác giả thu thập được có độ tin cậy và đảm bảo tính khách quan.
- Thang đo sử dụng trong Bảng câu hỏi là các thang đo đa biến (multi-
item scale) để đo các khái niệm chính. Các biến quan sát sử dụng cho các khái
niệm trong mô hình được đo bằng thang đo Likert 5 mức độ:
18
1- Hoàn toàn không đồng ý
2 – Không đồng ý
3 – Bình thường
4 – Đồng ý
5– Rất đồng ý
Xử lý và phân tích dữ liệu
Dữ liệu sau khi được thu thập sẽ được mã hóa và thực hiện quá trình
phân tích như sau:
a. Kiểm định và đánh giá thang đo:
Để đánh giá thang đo các khái niệm trong nghiên cứu cần kiểm tra độ tin
cậy, độ giá trị của thang đo. Căn cứ vào các hệ số độ Cronbach's Alpha, hệ số
tương quan biến - tổng (Item-to-total correlation), tác giả sẽ loại ra những
biến quan sát không đóng góp vào việc mô tả khái niệm cần đo, hệ số
Cronbach's Alpha để giúp đánh giá loại bỏ bớt biến quan sát nhằm nâng cao
hệ số Cronbach's Alpha cho khái niệm cần đo, và phương pháp phân tích nhân
tố khám phá (EFA) nhằm kiểm tra độ giá trị của thang đo các khái niệm
nghiên cứu.
- Phân tích Cronbach's Alpha
Phân tích Cronbach's Alpha thực chất là phép kiểm định mức độ tương
quan lẫn nhau của các mục hỏi trong thang đo qua việc đánh giá sự tương
quan giữa bản thân các mục hỏi và tương quan của điểm số trong từng mục
hỏi với điểm số toàn bộ các mục hỏi cho từng trường hợp trả lời. Peterson
(1994) “một tập hợp các mục hỏi được đánh giá tốt khi hệ số Alpha lớn hơn
hoặc bằng 0,8, hệ số Cronbach's Alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được”.
Đồng thời, “các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại
khỏi thang đo do có tương quan kém với các biến khác trong cùng mục hỏi”
(Nunnally & Burnstein, 1994).
19
Bên cạnh đó theo Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) “hệ số tin cậy Alpha
chỉ cho biết các đo lường có liên kết với nhau hay không, nhưng không cho
biết mục hỏi (biến quan sát) nào cần bỏ đi và mục hỏi nào cần giữ lại”. Do đó,
“việc tính toán hệ số tương quan giữa biến tổng sẽ giúp loại ra những mục hỏi
không đóng góp nhiều cho sự mô tả của khái niệm cần đo”.
“Sử dụng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach's Alpha trước khi phân
tích nhân tố EFA nhằm loại ra các biến không phù hợp vì các biến này có thể
tạo ra các yếu tố giả” (Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).
Trong nghiên cứu này kết quả phân tích Cronbach's Alpha cho các biến
quan sát như sau:
-- Phân tích nhân tố khám phá (EFA)
Sau khi loại bỏ các biến không đảm bảo độ tin cậy, phương pháp phân
tích nhân tố EFA được sử dụng để xác định độ giá trị hội tụ (convergent validity),
độ giá trị phân biệt (discriminant validity), và đồng thời thu gọn các tham số
ước lượng theo từng nhóm biến.
“Để thang đo đạt giá trị hội tụ thì hệ số tương quan đơn giữa các biến và
các nhân tố (factor loading) phải lớn hơn hoặc bằng 0,4 trong một nhân tố”
(Jun & Ctg, 2002). Để đạt độ giá trị phân biệt, khác biệt giữa các nhân tố phải
lớn hơn hoặc bằng 0,3.
“Số lượng nhân tố được xác định dựa trên chỉ số Eigenvalue (Giá trị
phương sai tách ra được của mỗi nhân tố) - đại điện cho phần biến thiên được
giải thích bởi mỗi nhân tố”. Theo tiêu chuẩn Kaiser, những nhân tố có
Eigenvalue nhỏ hơn 1 sẽ bị loại ra khỏi mô hình.
Tiêu chuẩn phương sai trích (Variance explained criteria): tổng phương
sai trích phải lớn hơn 50%.
Xem xét giá trị KMO: “0,5 < KMO < 1 thì phân tích nhân tố là thích hợp
với dữ liệu; ngược lại KMO <0,5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích
hợp với các dữ liệu” [Chu Nguyễn Mộng Ngọc 2008].
20
Sử dụng phương pháp trích nhân tố Principal components với phép xoay
Varimax và điểm dừng khi trích các yếu tố có Eigenvalues lớn hơn 1 với các
biến quan sát.
- Phân tích hồi quy đa biến:
Sau khi hoàn tất việc phân tích đánh giá độ tin cậy thang đo (sử dụng hệ
số tin cậy Cronbach's Alpha) và kiểm định giá trị khái niệm của thang đo (phân
tích nhân tố khám phá EFA), các biến không đảm bảo giá trị hội tụ tiếp tục bị
loại khỏi mô hình cho đến khi các tham số được nhóm theo các nhóm biến.
Việc xác định mối quan hệ giữa các nhóm biến này cũng như xác định mối
quan hệ giữa các nhóm biến độc lập (yếu tố thành phần) và nhóm biến phụ
thuộc (xu hướng sử dụng) trong mô hình nghiên cứu được thực hiện bằng
phương pháp phân tích hồi quy bội.
Giá trị của biến mới trong mô hình nghiên cứu là giá trị trung bình của
các biến quan sát thành phần của biến đó, giá trị của các thành phần được
phần mềm SPSS tính một cách tự động từ giá trị trung bình có trọng số
của các biến quan sát đã được chuẩn hóa. Tuy nhiên, trước khi tiến hành
phân tích hồi quy, một phân tích quan trọng cần được thực hiện đầu tiên
là phân tích tương quan nhằm kiểm định mối tương quan tuyến tính giữa
các biến trong mô hình.
- Phân tích tương quan
“Kiểm định mối tương quan tuyến tính giữa các biến trong mô hình: giữa
biến phụ thuộc với từng biến độc lập và giữa các biến độc lập với nhau. Sử
dụng hệ số tương quan Pearson để lượng hóa mức độ chặt chẽ mối liên hệ
tuyến tính giữa hai biến định lượng. Giá trị tuyệt đối của hệ số Pearson càng
gần đến 1 thì hai biến này mối tương quan tuyến tính càng chặt chẽ” [Chu
Nguyễn Mộng Ngọc 2008].
Trong mô hình nghiên cứu, kỳ vọng có mối tương quan tuyến tính chặt
chẽ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập.
21
b. Kiểm định các giả thuyết, sử dụng với phần mềm SPSS
Đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi quy đa biến: R2, R2 hiệu chỉnh.
Kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mô hình.
Kiểm định giả thuyết về ý nghĩa của hệ số hồi quy riêng phần (i = 1..5).
Xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến sự tồn tại và
phát triển chợ truyền thống: yếu tố có hệ số hồi quy lớn hơn thì có thể nhận
xét rằng yếu tố đó có mức độ ảnh hưởng cao hơn các yếu tố khác trong mô
hình nghiên cứu.
- Phương pháp thống kê, sưu tầm các số liệu các số liệu trên các phương
tiện thông tin đại chúng đặc biệt là từ các bộ, ban, ngành, địa phương. Dựa trên
các số liệu thu thập được, đề tài sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp,
để xử lý và diễn đạt các số liệu có được theo các nội dung cần thiết.
- Phương pháp phân tích tổng hợp: Từ các nguồn số liệu thu thập được
đề tài tiến hành đánh giá, tổng hợp và phân tích thực trạng để tìm ra biện pháp
nâng cao hiệu quả của liên kết doanh nghiệp và nông dân trong phát triển
nông nghiệp tại tỉnh Thái Bình.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Luận án sẽ tập trung vào giải quyết các vấn đề sau:
1.Thực tế liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân trong ngành trồng trọt ở
Thái Bình đang diễn ra như thế nào? Cơ chế thực hiện liên kết đó ra sao?
2. Khi tham gia vào quá trình liên kết thì lợi ích của các bên tham gia
được hưởng như thế nào?
3. Trong “bối cảnh hội nhập quốc tế” như hiện nay, liên kết có vai trò gì?
4. Các phương thức liên kết chủ yếu giữa doanh nghiệp và nông dân của
ngành trồng trọt hiện nay ở Thái Bình là gì?
5. Những yếu tố nào có thể ảnh hưởng đến việc tham gia liên kết giữa
doanh nghiệp và nông dân trong ngành trồng trọt? Mức độ ảnh hưởng của các
yếu tố này như thế nào?
22
6. Cần thực hiện những biện pháp nào để đẩy mạnh mối liên kết giữa doanh
nghiệp và nông dân trong ngành trồng trọt ở Thái Bình trong thời gian tới.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Kết quả nghiên cứu dự tính:
* Những đóng góp về mặt lý luận
- Làm rõ về mặt lý luận liên kết doanh nghiệp và nông dân trong phát
triển ngành trồng trọt trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Trong bối cảnh hội
nhập thì tác động đến phát triển nông nghiệp như thế nào?
- Luận án hệ thống, làm rõ bản chất của liên kết doanh nghiệp và nông dân
trong phát triển ngành trồng trọt trong bối cảnh hội nhập.
- Phân tích, đánh giá những bất cập và những yếu tố tác động đến liên
kết doanh nghiệp và nông dân trong phát triển ngành trồng trọt.
- Luận án đồng thời đưa ra những luận điểm, tính tất yếu khách quan, vài
trò, xây dựng các tiêu chí đánh giá kết quả
* Đóng góp về mặt thực tiễn
- Luận án sử dụng nghiên cứu định tính, kết quả điều tra định lượng để
phân tích và nêu lên những đánh giá thực trạng liên kết doanh nghiệp và
nông dân trong phát triển ngành trồng trọt ở tỉnh Thái Bình trong bối cảnh
hội nhập.
- Căn cứ vào những chỉ tiêu đánh giá đó cũng như kết quả tìm ra những
nguyên nhân của những hạn chế và tồn tại của thực hiện liên kết doanh nghiệp
và nông dân trong phát triển ngành trồng trọt ở tỉnh Thái Bình trong bối cảnh hội
nhập quốc tế.
- Trên cơ sở phân tích lý luận và thực tiễn đề xuất một số giải pháp thúc
đẩy liên kết doanh nghiệp và nông dân trong phát triển ngành trồng trọt
nhằm đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế của nông nghiệp cả nước và của tỉnh
Thái Bình trong thời gian tới.
23
- Luận án cũng là một kênh cung cấp thông tin quan trọng cho các nhà hoạch
định chính sách, các nhà quản lý, các ban ngành tỉnh Thái Bình , các cơ quant ham
mưu, các tổ chức nghiên cứu, kinh tế xã hội và các cá nhân tham khảo.
7. Cơ cấu của luận án
Luận án gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về liên kết, liên kết doanh nghiệp
và nông dân trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Chương 3: Thực trạng liên kết doanh nghiệp và nông dân, các yếu tố ảnh
hưởng đến liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển ngành trồng trọt tỉnh
Thái Bình trong bối cảnh hội nhập.
Chương 4: Một số đề xuất giải pháp nhằm tăng cường mối liên kết
doanh nghiệp và nông dân nhằm phát triển ngành trồng trọt ở Thái Bình
trong bối cảnh hội nhập.
24
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài:
“Liên kết kinh tế là một trong những hình thức hợp tác ở trình độ cao của
con người trong quá trình sản xuất kinh doanh”. Liên kết kinh tế đã có từ rất
lâu đời, khi xã hội và con người ngày càng phát triển nên các hình thức liên
kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ngày càng phong phú và đa dạng.
Chính vì thế liên kết đã đưa đến cho con người những cơ hội mới tốt hơn,
hiệu quả hơn, tiến bộ hơn. Trong lý thuyết phát triển, thuật ngữ liên kết được
sử dụng đầu tiên trong các công trình của Hirschman(1985). Ông đã sử dụng
khái niệm liên kết dựa trên các mối quan hệ ngành và liên ngành. “Liên kết
bao gồm các liên kết ngược (backward linkages) và liên kết xuôi (forward
linkages). Hiệu ứng liên kết ngược nảy sinh từ nhu cầu cung ứng đầu vào của
một ngành nào đó mới được thiết lập, còn hiệu ứng liên kết xuôi phát sinh từ
việc sử dụng đầu ra của ngành đó như là đầu vào của các hoạt động kéo theo”.
a. Liên kết và hợp tác giữa doanh nghiệp và nông dân (Liên kết theo
hợp đồng)
Các nhà kinh tế học Phương Tây cho rằng “liên kết kinh tế là hiện tượng
tất yếu khách quan và là một hình thức của quản trị thị trường dưới chủ nghĩa
tư bản là tối thiểu hoá chi phí giao dịch. Lý thuyết chi phí giao dịch của doanh
nghiệp gắn với lý thuyết mối quan hệ hợp đồng là một bộ phận của học thuyết
kinh tế thể chế mới ra đời ở Mỹ”, với các đại diện như Coase(1960),
Demsetz(1964), William(1985) và Kleinet al(1978) cho rằng: “Trong nền
kinh tế thị trường, những cải tiến về thể chế sẽ hướng tới cắt giảm chi phí”.
“Liên kết kinh tế giữa nông dân và doanh nghiệp là một bộ phận của liên
kết kinh tế nói chung. Trên thế giới các nhà nghiên cứu không trực tiếp đề cập
đến vấn đề liên kết giữa người nông dân và doanh nghiệp mà chỉ tập trung
bàn về hình thức biểu hiện của nó là sản xuất nông nghiệp theo hợp đồng”
(contract farming).
25
Sản xuất theo hợp đồng như một thiết chế trong nông nghiệp, có lịch sử
từ lâu đời. Các hình thức khác nhau của thể chế này đã được sử dụng bởi các
công ty đa quốc gia Hoa Kỳ ở Trung Mỹ vào đầu thế kỷ 20. Người Nhật bản
dùng để sản xuất hàng hóa đường tại Đài Loan từ 1885(Runsten&Key,1996,
Rehber,1998).
Trong khoảng thời gian 1930-1950, hợp đồng đã được sử dụng ngày
càng nhiều trong ngành thực phẩm. Các ngành trái cây, đồ hộp và rau được
mở rộng tại Hoa Kỳ và Châu Âu (Little & Watts, 1994; Clapp, 1994). Các
thương gia ở Châu Âu và Bắc Mỹ đã ký hợp đồng sản xuất giống với người
nông dân ở Úc, Anh, Canada, Pháp, Hà Lan, Hungary và Hoa Kỳ (Watts,
1994). Từ cuối những năm 1950, người nông dân ở Mexico cung cấp ngày
càng nhiều vào thị trường Mỹ với trái cây và rau quả theo hợp đồng (Watts,
1994), Trong giai đoạn 1960-1980 đã có một sự gia tăng trong ký kết hợp
đồng cho các loại rau, trái cây, các loại hạt và cây giống (Kilmer, 1986). Vào
cuối thế kỷ 20, hợp đồng canh tác phổ biến rộng rãi trên khắp Tây Âu, Hoa
Kỳ và Nhật Bản (Rehber, 1998). Sản xuất theo hợp đồng hiện nay là một cơ
cấu tổ chức phổ biến ở nhiều nước phát triển.
Sản xuất theo hợp đồng cũng đã lan truyền nhanh chóng ở Châu Á, Mỹ
Latinh và châu Phi do lợi nhuận cao thu được từ nông sản xuất khẩu có giá trị
cao và tác động của công nghệ mới (Clapp, 1994; Eicher & Staatz, 1998). Sản
xuất theo hợp đồng ở châu Mỹ Latinh đã được quảng bá rộng rãi từ năm 1945
và có một lịch sử dài hơn nhiều so với châu Phi (Clapp, 1994; nhỏ & Watts,
1994; Daddieh, 1994; Runsten & Key, 1996). Trong giai đoạn 1930-1950, ký kết
hợp đồng được mở rộng trong các lĩnh vực đóng hộp trái cây và rau quả của thực
dân châu Phi (Little & Watts, 1994) và đã có một sự gia tăng nhanh chóng trong
giai đoạn 1975-1985. Nam Phi có một lịch sử lâu dài của nông nghiệp theo hợp
đồng, trong đó bao gồm một loạt các thỏa thuận mùa màng có từ đầu thế kỷ 20
(Bundy, 1979). Sắp xếp phân phối theo chiều dọc tồn tại trong ngành trà, trái cây,
đường, hoa, bông, rau quả, gỗ, câu cá và thuốc lá (Levin, 1988; Porter & Phillips-
Howard, 1997; Van Rooyen, 1999; Karaan, 1999).
26
“Sản xuất theo hợp đồng có thể bao gồm một số tùy chọn về cách thức
hợp đồng giữa nhà sản xuất và các bên liên quan. Một số nơi, các hình thức
của hợp đồng phụ thuộc vào các tổ chức như đơn đặt hàng tiếp thị, hợp tác
xã” (Sporleder, 1992). Hợp đồng có thể xác định giá cả, số lượng, chất lượng,
cung cấp các đầu vào trong kinh doanh nông nghiệp, cung cấp tín dụng, điều
kiện sản xuất và giao hàng và phân loại các yêu cầu (Sporleder, 1992;
Runsten & Key, 1996). Giả thiết trong tất cả các thoả thuận thay thế có thể là
một mức giá cố định hoặc một mức giá khác biệt (Sporleder, 1992). Các hình
thức khác của hợp đồng có thể bao gồm một hợp đồng tiếp thị, hợp đồng chỉ
định một số biện pháp kiểm soát công ty, hoặc một hợp đồng quy định cụ thể
việc cung cấp các yếu tố đầu vào công ty, cũng như kiểm soát công ty đầy đủ
của sản xuất (Wolz & Kirsch, 1999).
Theo Glover(1987) “sản xuất nông nghiệp theo hợp đồng về bản chất là
sự sắp xếp mang tính thể chế mà tính ưu việt của nó là kết hợp được những ưu
thế của đồn điền với những ưu thế của sản xuất tiểu nông”.
Reardon,T.,Barrett (2000) đã nhận xét “quá trình công nghiệp hoá nông
nghiệp ở nhiều nước phát triển đã mang lại kết quả là đã điều chỉnh được
chuỗi cung cấp kết nối chặt chẽ hơn”, ông cho rằng “ngoài xu hướng của cải
cách thị trường, hội nhập, đa phương và đặc biệt là chương trình điều chỉnh
cơ cấu ở các nước đang phát triển đã dẫn đến sự gia tăng hội nhập của thị
trường thế giới. Điều này có nghĩa là người nông dân ở các nước đang phát
triển hơn bao giờ hết cần phải liên kết với các doanh nghiệp của các nước
phát triển, chính vì thế sẽ có những tác động sâu rộng trong phát triển nông
nghiệp ở các nước đang phát triển”.
Còn theo Boehlje(2000) ở nhiều nước phát triển, “sản xuất nông nghiệp
đang dần dần thay đổi từ một ngành nông nghiệp bị chi phối bởi các trang trại
quy mô nhỏ tại gia đình hoặc doanh nghiệp với một doanh nghiệp lớn hơn
được liên kết chặt chẽ hơn trong toàn bộ chuỗi sản xuất và phân phối giá trị”.
Điều này cho thấy, “những thay đổi trong quá trình công nghiệp hóa nông
nghiệp là cần thiết”. Chính vì vậy đã dẫn đến sự ra đời của các hình thức khác
27
nhau như: liên kết dọc và liên minh, trở thành một tính năng nổi trội của chuỗi
cung ứng nông nghiệp.
Từ những quan điển trên cho thấy ký kết hợp đồng cho phép người nông
dân có thể vượt qua những rào cản hội nhập vào nền kinh tế thế giới. “Nông
dân thường tham gia vào hợp đồng sản xuất nhằm giảm chi phí sản xuất. Có
thể truy cập thông tin, công nghệ, các kênh tiếp thị, kỹ năng quản lý, chuyên
môn kỹ thuật, tiếp cận với quy trình sản xuất bằng sáng chế “ (Carney, 1988;
Rhodes, 1993; Glover, 1994; Clapp, 1994; Jackson & Cheater, 1994; Little,
1994; Royer, 1995; Pasour, 1998; Delgado năm 1999; Vellema, 2000). Ký kết
hợp đồng cũng có thể giúp nông dân tiếp cận nguồn vốn và tín dụng (Hudson,
2000). Đây là một mối quan tâm lớn đối với hầu hết nông dân và đặc biệt ở
các nước đang phát triển.
“Nông dân ký kết hợp đồng có thể làm giảm chi phí sản xuất, tăng sản lượng
và thu nhập” . Đó là kết quả của việc sử dụng công nghệ mới và tiếp cận các yếu
tố đầu vào của công ty (Watts, 1994; Clapp, 1994). Nông dân ký kết hợp đồng
giúp ổn định được đầu ra của sản phẩm và ổn định thu nhập. Đồng thời, hợp đồng
có thể đơn giản hóa các quyết định sản xuất và tiếp thị, do đó cải thiện hiệu quả
của nông dân (Hudson, 2000). “Thông qua các điều khoản đảm bảo nhu cầu được
thể hiện trong hợp đồng cũng làm cho nông dân cảm thấy hấp dẫn hơn, đặc biệt là
những sản phẩm sản xuất mà các thị trường đang mỏng”.
“Nông dân ký kết có thể làm tăng cơ hội lợi nhuận thông qua một loạt
sản phẩm lớn hơn và sản phẩm khác biệt” (Pasour, 1998), hoặc bằng cách đa
dạng hóa ra các loại cây trồng truyền thống ở các nước đang phát triển để phát
triển các loại cây trồng có giá trị cao và do đó làm tăng thu nhập của họ
“Williams, 1985; Levin, 1988; Korovkin, 1992; Glover, 1994; Von Braun &
Immink, 1994; Kennedy, 1994; Delgado, 1999; Coulter et al, 1999”.
Tuy nhiên, một số nhà khoa học đã nêu lên những tiêu cực của contract
farming như Ashok B sharma(2006) đã cho rằng “hợp đồng nông nghiệp
trong kinh tế chính trị là một trong những phương thức của chủ nghĩa tư bản
28
thâm nhập vào nông nghiệp để tích luỹ vốn và khai thác lĩnh vực nông nghiệp
bởi các công ty kinh doanh nông sản”. Hoặc Singh(2002) cho rằng: “nông
nghiệp hợp đồng là hình thức bóc lột nông dân”.
b. Liên kết dọc và liên kết ngang
Trong các bài viết về liên kết và hợp tác giữa các doanh nghiệp và các đối
tác (Unctad,2001; Giroud and Scott-Kennel, 2006; Saggi,2002), các tác giả phân
loại liên kết: “Liên kết dọc(vertical linkages) và liên kết ngang (horizontal
linkages). Trong đó liên kết dọc là mối quan hệ trực tiếp giữa doanh nghiệp nước
ngoài với nhà cung cấp địa phương (liên kết ngược) và với người tiêu dùng đối
với sản phẩm trung gian hoặc cuối cùng (liên kết xuôi). Liên kết dọc dựa chủ yếu
trên các quan hệ giao dịch nhưng cũng bao gồm cả các trợ giúp tự nguyện hay
chuyển giao nguồn lực và công nghệ cho các đối tác địa phương “ (Pack and
Saggi, 1997; Saggi, 1999). “Liên kết ngang liên quan đến các hoạt động hợp tác
giữa các doanh nghiệp nước ngoài và trong nước dưới dạng liên doanh và quan
hệ mạng lưới giữa các doanh nghiệp” (Pack and Saggi,1999; Saggi, 2002;
Giroud and Scott-Kennel, 2006). “Hay liên kết ngang thể hiện sự tương tác giữa
doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp địa phương trong việc sản xuất ra
hàng hóa và dịch vụ trong cùng một khâu sản xuất” (Unctad, 2001). Các tác giả
này cho biết: “Hiệu ứng quan trọng nhất được gọi là hiệu ứng lan tỏa (spillover),
nảy sinh như tác động phụ từ hoạt động của các công ty nước ngoài trong nền
kinh tế” (Coe and Helpman,1995; Coe et al,1997; Giroud and Scott-
Kennel,2006; Dieppe and Mutl,2013). Còn liên kết được xem như cơ chế trực
tiếp để các hiệu ứng lan tỏa diễn ra.
Một nghiên cứu khác về liên kết (Hussain,2000) lại cho rằng “liên kết
kiểu này gồm các hình thức chủ yếu là liên doanh, tập trung sản xuất và mạng
lưới cung ứng. Đây thực chất là hợp tác trong kinh doanh, một trong những
mức độ liên kết sâu giữa các doanh nghiệp”.
Fujita and Mori(2005) lại cho rằng “có hai loại liên kết chủ yếu, tạo ra
xung lực trong tương tác giữa các ngành. Loại thứ nhất gọi là liên kết kinh tế
29
(E-linkages), liên quan tới các hoạt động sản xuất và trao đổi hàng hóa và
dịch vụ, loại thứ hai là liên kết kiến thức (K-linkages), bao gồm các hoạt động
của con người trong sáng tạo và chuyển giao kiến thức, từ đó tạo ra hiệu ứng
lan toả kiến thức”.
c. Hội nhập quốc tế
Hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế phát triển tất yếu của nền kinh tế thế
giới trong giai đoạn hiện nay. Đặc biệt có sự tác động không nhỏ của cuộc
cách mạng công nghiệp 4.0.
Cụm từ “hội nhập quốc tế” trong tiếng Việt có nguồn gốc dịch từ tiếng
nước ngoài (tiếng Anh là “international integration”, tiếng Pháp là
“intégration internationale”). Khái niệm này chủ yếu được sử dụng trong các
lĩnh vực chính trị học quốc tế và kinh tế quốc tế.
Hiện nay có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm “hội nhập quốc tế”.
Tựu chung, có ba cách tiếp cận chủ yếu sau:
Cách tiếp cận thứ nhất, Theodore A. Couloumbis & James H. Wolfe,
Englewood Cliffs, New Jersey, Prentice-Hall(1986); Carl J. Friedrich(1968).
cho rằng “hội nhập (integration) là một sản phẩm cuối cùng hơn là một quá
trình. Sản phẩm đó là sự hình thành một Nhà nước liên bang kiểu như Hoa Kỳ
hay Thụy Sỹ. Để đánh giá sự liên kết, những người theo trường phái này quan
tâm chủ yếu tới các khía cạnh luật định và thể chế”.
Cách tiếp cận thứ hai, với Karl W. Deutsch(1957) là trụ cột, xem hội
nhập “trước hết là sự liên kết các quốc gia thông qua phát triển các luồng giao
lưu như thương mại, đầu tư, thư tín, thông tin, du lịch, di trú, văn hóa… từ đó
hình thành dần các cộng đồng an ninh (security community)”. Theo Deutsch,
“có hai loại cộng đồng an ninh: loại cộng đồng an ninh hợp nhất như kiểu
Hoa Kỳ, và loại cộng đồng an ninh đa nguyên như kiểu Tây Âu”. Theo như
cách tiếp cận này, hội nhập vừa là một quá trình đồng thời cũng là một sản
phẩm cuối cùng.
30
Cách tiếp cận thứ ba lại khác, người ta xem xét hội nhập dưới góc độ là
hiện tượng, hành vi các nước mở rộng từ đó dẫn đến làm sâu sắc hóa quan hệ
hợp tác giữa các quốc gia với nhau trên cơ sở phân công lao động quốc tế,
dựa vào lợi thế của quốc gia và mục tiêu mà mỗi quốc gia đang theo đuổi.
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước:
a. Các công trình nghiên cứu liên quan đến liên kết sản xuất theo
hợp đồng.
Liên kết theo hợp đồng là hình thức cơ bản nhất của liên kết kinh tế. Đã
có rất nhiều công trình nghiên cứu về hình thức liên kết theo hợp đồng này.
“Đây là hình thức tổ chức sản xuất gắn kết giữa nông dân và doanh nghiệp
chế biến hoặc kinh doanh nông sản bằng hợp đồng hai chiều quy định các
điều kiện sản xuất và tiếp thị nông sản hàng hoá. Nhờ chuyển tổ chức sản xuất
từ liên kết ngang(người sản xuất-người thu gom-người chế biến-người kinh
doanh lớn xuất khẩu) sang hình thức liên kết dọc theo ngành hàng(sản xuất-
chế biến-kinh doanh) thì hệ thống hợp đồng đem lại những tác dụng to lớn cả
đối với người nông dân và doanh nghiệp” (Đặng Kim Sơn, 2001). “Từ khi có
quyết định 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 của thủ tướng chính phủ một số
mặt hàng nông sản như: gạo, cà phê, mía, đường, thủy sản và thịt lợn đã được
thực hiện qua hợp đồng tiêu thụ” (Nguyễn Thị Quỳnh Hoa,2005), hoặc “hợp
đồng giữa người sản xuất mía nguyên liệu và công ty mía đường” (Ngô Thị
Thủy,2004). Tuy nhiên ở các đề tài này vẫn chưa chỉ ra được kết quả cụ thể
về kết quả liên kết đạt được của các hộ liên kết với các doanh nghiệp. “Liên
kết giữa các hộ nông dân và các doanh nghiệp nhà nước chính là sức mạnh để
hỗ trợ kinh tế nông dân phát triển. Đồng thời tạo ra được môi trường kinh tế
thuận lợi phát triển nền kinh tế hàng hóa theo hướng thị trường. Tuy nhiên,
nghiên cứu này chưa đưa ra được lợi ích thực sự của các bên khi tham gia vào
liên kết” (Trần Văn Hiếu, 2005)
Trên các diễn đàn khoa học như các tạp chí kinh tế, tài chính, Kinh tế
phát triển...cũng có các công trình nghiên cứu liên quan đến “liên kết sản xuất
31
nông nghiệp” theo hợp đồng. Trên tạp chí khoa học và phát triển số 2014, tập
12, số 6 - Trần Minh Vĩnh, Phạm Vân Đình với đề tài “Một số giải pháp phát
triển hợp đồng liên kết sản xuất, tiêu thụ lúa gạo ở tỉnh Đồng Tháp: Nghiên
cứu này nhằm phân tích đánh giá việc thực hiện hợp đồng liên kết sản xuất -
tiêu thụ lúa gạo tại tỉnh Đồng Tháp từ đó đề xuất một số giải pháp phát triển
liên kết sản xuất tiêu thụ lúa gạo thông qua hợp đồng”.
Tạp chí Khoa học và Phát triển 2011, số 6- Lê Hữu Ánh, Nguyễn Quốc
Oánh, Nguyễn Duy Linh, Hoàng Thị Hà, Lê Phương Nam với đề tài “Hình
thức hợp đồng sản xuất giữa doanh nghiệp với hộ nông dân - trường hợp
nghiên cứu trong sản xuất chè và mía đường ở Sơn La: Đề tài đã làm rõ
được các doanh nghiệp chế biến trong vùng nguyên liệu đã có nhiều hình
thức liên kết sản xuất thông qua hợp đồng sản xuất đa dạng với hộ nông
dân. Kết quả điều tra cho thấy các doanh nghiệp đang sử dụng 4 hợp đồng
sản xuất với hộ nông dân bao gồm: giao khoán trên đất của công ty, công ty
đầu tư và thu mua sản phẩm cho hộ sản xuất, công ty bán vật tư, mua sản
phẩm cho hộ sản xuất và công ty hợp đồng mua sản phẩm của hộ. Nghiên
cứu tại vùng sản xuất chè và mía đường ở Sơn La cho thấy xu hướng ngày
càng phát triển của sản xuất theo hợp đồng trong đó các doanh nghiệp chế
biến là hạt nhân trung tâm trong liên kết”.
Từ những nghiên cứu về liên kết theo hợp đồng ở trên, theo quan điểm
của cá nhân, tôi cho rằng: Hình thức liên kết theo hợp đồng giúp cho doanh
nghiệp và người nông dân có những “ràng buộc” nhất định. Thông qua hợp
đồng kinh tế, các bên phải có trách nhiệm và nghĩa vụ thực hiện các điều khoản
trong hợp đồng. Tuy nhiên, những nghiên cứu này cũng chưa nêu ra được lợi ích
giữa các bên khi tham gia hợp đồng, các kết quả cụ thể giữa những bên tham
gia…Trong khi thực hiện hợp đồng, vẫn chưa có những “ràng buộc” và “các chế
tài” xử phạt đủ mạnh, chính vì vậy còn rất nhiều trường hợp các bên cùng phá vỡ
hợp đồng gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
32
b. Các công trình nghiên cứu liên quan đến các hình thức liên kết
Phương tiện liên kết trong tiêu thụ nông sản của hộ nông dân được
hiểu là “phương thức tồn tại và phát triển của các mối quan hệ phối hợp
giữa hộ nông dân với các chủ thể sản xuất, chế biến, kinh doanh nông sản
khác nhằm tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí, đạt hiệu quả cao hơn trong
sản xuất kinh doanh nông sản, tạo ra sức mạnh cạnh tranh, cùng nhau chia
sẻ khả năng, mở ra những thị trường nông sản mới trong những điều kiện
nhất định” (Hồ Quế Hậu,2012)
Ở Việt Nam đã “hình thành một số mô hình liên kết đơn giản của nông
dân các vùng sản xuất như nhóm, hộ, liên kết giữa người sản xuất với người
thu Hạn chế lớn nhất của mô hình này là thương hiệu sản phẩm chủ yếu là
thương hiệu của vùng sản xuất với giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn,
chưa có cam kết ràng buộc việc giám sát hay chịu trách nhiệm về chất
lượng sản phẩm, đội ngũ cán bộ kỹ thuật và giám sát cơ sở còn thiếu về số
lượng và yếu về chất lượng mua, người sản xuất với tổ chức thương mại,
siêu thị hay mô hình trang trại” (Nguyễn Hồng Sơn,2009-2010). Hoặc “các
hình thức liên kết theo hợp đồng trong tiêu thụ nông sản của các hộ nông
dân” (Vũ Đức Hạnh,2015).
Một số tác giả “nghiên cứu liên kết kinh tế như một phạm trù kinh tế
phản ánh các mối quan hệ kinh tế về hợp tác, liên doanh, liên hợp hóa trong
lĩnh vực sản xuất kinh doanh của quá trình tái sản xuất xã hội” (Hoàng Kim
Giao, 1989). Trong đó chủ yếu là “các hình thức liên kết trong thời kỳ quá
độ của nước ta, tập trung liên kết nông, công nghiệp, liên kết ngành lãnh
thổ, liên kết các thành phần kinh tế. Mối quan hệ giữa các chủ thể kinh tế
độc lập với nhau, tự nguyện cùng nhau thực hiện, và liên kết kinh tế nằm
trong các hình thức tổ chức sản xuất: chuyên môn hóa, liên hiệp hóa, tập
trung hóa” (Nguyễn Đình Huấn,1989).Hai tác giả này đã chỉ ra được “sự
khác nhau giữa liên kết kinh tế và quan hệ kinh tế” và” xem xét sự phối hợp
giữa các chủ thể mới là thực chất của liên kết kinh tế. Hoặc các vấn đề mới
nổi lên của liên kết kinh tế ở nông thôn”. Các “hình thức liên kết, các kết
33
hợp liên kết và lợi ích của sự liên kết, đề cập tới các mô hình thực tiễn của
liên kết kinh tế ở nông thôn” (Cao Đông,1995).
Từ những công trình đã kể trên, các tác giả đã “chỉ ra được sự khác
biệt giữa liên kết kinh tế và quan hệ kinh tế”. Tuy vậy, các nghiên cứu
này các tác giả “đã xem tất cả các hình thức tập trung hóa sản xuất đều là
liên kết kinh tế”. Và đó cũng chính là một khoảng trống khoa học cần
được làm rõ hơn.
c. Các công trình nghiên cứu về liên kết kinh tế.
“Liên kết kinh tế trong kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế là sự chủ
động nhận thức và thực hiện mối liên hệ kinh tế khách quan giữa các chủ
thể kinh tế trong nền kinh tế xã hội, nhằm thực hiện mối quan hệ phân công
và hợp tác lao động để đạt tới lợi ích kinh tế xã hội chung” (Hồ Quế
Hậu,2012). Chính vì thế “liên kết kinh tế là một phạm trù khách quan phản
ánh những quan hệ phối hợp giữa các chủ thể sản xuất, kinh doanh nhằm
tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí, đạt được hiệu quả cao hơn trong sản
xuất kinh doanh nông sản, tạo ra được sức mạnh cạnh tranh, cùng nhau chia
sẻ các khả năng, mở ra những thị trường mới” (Vũ Đức Hạnh,2015). Mục
tiêu của liên kết là tìm ra những thiếu hụt và điểm yếu của các bên để từ đó
tìm được “sự phối hợp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất”, lợi ích cao nhất
cho mỗi bên.
Từ khi có quyết định 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 về “chính sách
khuyến khích tiêu thụ sản phẩm hàng hoá”. Đó là mối liên kết 4 nhà (nhà
nước-nhà khoa học-doanh nghiệp và nông dân). Đã có nhiều công trình
nghiên cứu về hiệu quả của mối liên kết này. Nguyễn Tuấn Sơn(2010) đã
“hệ thống được cơ sở lý luận và thực tiễn về liên kết bốn nhà trong phát
triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp ở nước ta. Qua đó phân tích
thực trạng, những thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện liên kết 4
nhà trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp ở Hoà Bình”. Võ Hữu
Phước(2014) “làm rõ tính tất yếu của mối liên kết giữa nhà nông - nhà nước
34
- doanh nghiệp - nhà khoa học”. Nguyễn Tất Thắng (2011): “đánh giá thực
trạng liên kết giữa nhà nông, nhà khoa học và doanh nghiệp trong sản xuất
và kinh doanh nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng, nghiên cứu sẽ xác
định rõ nhu cầu liên kết, tác động của liên kết và những tồn tại, hạn chế của
các mối liên kết, tác động của liên kết và những tồn tại, hạn chế của các mối
liên kết, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường mối liên kết ba nhà.
Về mối quan hệ 4 nhà nhìn chung còn lỏng lẻo, mức độ tham gia liên kết
của các tác nhân có vai trò quyết định còn hạn chế”.
e. Hội nhập quốc tế
Quan điểm về hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã được đề
cập đến trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước. Trước năm 1986
quan điểm hội nhập của Đảng và nhà nước thể hiện trong nghị quyết đại
hội Đảng IV và V, chủ yếu là hội nhập vào cộng đồng các nước xã hội
chủ nghĩa. Trong cộng đồng này, chủ yếu dựa trên phân công lao động
giữa các nước trong khối và việc trao đổi hàng hóa không dựa trên
nguyên tắc thị trường. Chính vì trình độ khoa học kỹ thuật và quy mô
sản xuất của Việt Nam còn thấp nên mức độ và quy mô hội nhập của
Việt Nam với các nước trong khối XHCN chưa sâu và chưa toàn diện.
Hơn nữa, thời gian này là thời gian chiến tranh lạnh giữa khai khối: tư
bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa nên Việt Nam khó hội nhập vào cộng
đồng quốc tế.
Theo Phạm Quốc Trụ (2011): “hội nhập quốc tế được hiểu như là
quá trình các nước tiến hành các hoạt động tăng cường sự gắn kết họ
với nhau dựa trên sự chia sẻ về lợi ích, mục tiêu, giá trị, nguồn lực,
quyền lực (thẩm quyền định đoạt chính sách) và tuân thủ các luật chơi
chung trong khuôn khổ các định chế hoặc tổ chức quốc tế”. Ông cho
rằng : “Chủ thể của hội nhập quốc tế trước hết là các quốc gia, chủ thể
chính của quan hệ quốc tế có đủ thẩm quyền và năng lực đàm phán, ký
kết và thực hiện các cam kết quốc tế. Bên cạnh chủ thể chính này, các
35
chủ thể khác cùng hợp thành lực lượng tổng hợp tham gia vào quá trình
hội nhập quốc tế”.
Nguyễn Văn Song(2009): “Tham gia hội nhập đặc biệt là sau khi gia
nhập WTO, chúng ta phải thích ứng với những biến đổi trực tiếp về giá
cả, và các loại khủng hoảng từ thị trường và tình hình thế giới. Nhưng
xét trên toàn cục của một nền kinh tế thì việc tham gia hội nhập sẽ làm
tăng phúc lợi của quốc gia, mặc dù có thể có một số ngành bị thua thiệt
nhưng tổng lợi ích của xã hội tăng lên”. Và cũng chính vì thế theo ông
“tham gia ở mức nào thì chúng ta phải tận dụng cơ hội của nền kinh tế
thế giới và có lộ trình cụ thể để đỡ bị thua thiệt do bắt kịp trình độ về
luật pháp, các quy định của nền kinh tế nói chung và khu vực nói riêng”.
Bài học và khoảng trống khoa học nghiên cứu
Xuất phát từ kết quả nghiên cứu ở phần tổng quan các đề tài nghiên cứu
trong và ngoài nước liên quan đến liên kết, liên kết doanh nghiệp và nông
dân. Các đề tài trên đã đề cập đến những mảng khác nhau của vấn đề liên kết
tại Việt Nam...Tuy nhiên còn nhiều khoảng trống khoa học có thể phát triển
đó là:
Thứ nhất “Khái niệm chính xác hơn về liên kết kinh tế, hình thành chuỗi
liên kết kinh tế, những tiền đề hình thành sản xuất và phát triển liên kết kinh
tế, mối quan hệ giữa liên kết kinh tế và cơ chế thị trường, quan hệ tài sản
trong liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp với người nông dân”.
Thứ hai: Trên thực tế cho thấy, quá trình thực hiện liên kết doanh
nghiệp và nông dân tại mỗi địa phương là khác nhau. Bài học kinh nghiệm
của các địa phương cũng chỉ mang tính chất tham khảo đối với quá trình thực
hiện liên kết ở Thái Bình. Vì sao khi áp dụng thực hiện liên kết giữa doanh
nghiệp và người nông dân ở Việt Nam nói chung và ở tỉnh Thái Bình nói
riêng lại gặp nhiều thách thức đến như vậy? Có những cách nào để có thể
khắc phục được tình trạng đó?
36
Thứ ba: Qua tổng quan các tài liệu có thể nói chưa có công trình khoa
học nào đã nghiên cứu một cách đầy đủ, có hệ thống về thực hiện liên kết
doanh nghiệp và nông dân trong phát triển ngành trồng trọt tại tỉnh Thái Bình,
liệu Thái Bình có “hình thành được các liên kết” trong phát triển ngành trồng
trọt hay không? Khi thực hiện liên kết liệu có thể trở thành một tỉnh nông
nghiệp có chất lượng cao hay không? Nông nghiệp Thái Bình có thể tham gia
vào mạng sản xuất của vùng và của khu vực trong bối cảnh hội nhập quốc tế
hay không?
Chính vì thế, trong nghiên cứu này sẽ bổ sung thêm vào những khoảng
trống khoa học nêu trên, có một cách nhìn tổng quan hơn về bức tranh thực
hiện liên kết tại tỉnh Thái Bình trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay.
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

Một số giải pháp thúc đẩy động lực làm việc của nhân viên tại Công ty cổ phần...
Một số giải pháp thúc đẩy động lực làm việc của nhân viên tại Công ty cổ phần...Một số giải pháp thúc đẩy động lực làm việc của nhân viên tại Công ty cổ phần...
Một số giải pháp thúc đẩy động lực làm việc của nhân viên tại Công ty cổ phần...
 
Luận văn: Hoàn thiện quy chế trả lương tại Công ty cổ phần tư vấn và xây dựng...
Luận văn: Hoàn thiện quy chế trả lương tại Công ty cổ phần tư vấn và xây dựng...Luận văn: Hoàn thiện quy chế trả lương tại Công ty cổ phần tư vấn và xây dựng...
Luận văn: Hoàn thiện quy chế trả lương tại Công ty cổ phần tư vấn và xây dựng...
 
Đề tài: Chất lượng giảng viên thỉnh giảng tại Học viện tư pháp, HAY
Đề tài: Chất lượng giảng viên thỉnh giảng tại Học viện tư pháp, HAYĐề tài: Chất lượng giảng viên thỉnh giảng tại Học viện tư pháp, HAY
Đề tài: Chất lượng giảng viên thỉnh giảng tại Học viện tư pháp, HAY
 
Luận văn: Quy chế trả lương tại Công ty May Sông Hồng, HAY
Luận văn: Quy chế trả lương tại Công ty May Sông Hồng, HAYLuận văn: Quy chế trả lương tại Công ty May Sông Hồng, HAY
Luận văn: Quy chế trả lương tại Công ty May Sông Hồng, HAY
 
Luận văn: Hoàn thiện quy chế trả lương tại Công ty Cổ phần K.I.P Việt Nam
Luận văn: Hoàn thiện quy chế trả lương tại Công ty Cổ phần K.I.P Việt NamLuận văn: Hoàn thiện quy chế trả lương tại Công ty Cổ phần K.I.P Việt Nam
Luận văn: Hoàn thiện quy chế trả lương tại Công ty Cổ phần K.I.P Việt Nam
 
Luận văn: Quy chế trả lương cho người lao động tại báo Đời sống
Luận văn: Quy chế trả lương cho người lao động tại báo Đời sốngLuận văn: Quy chế trả lương cho người lao động tại báo Đời sống
Luận văn: Quy chế trả lương cho người lao động tại báo Đời sống
 
Luận án: Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong công nghiệp hóa, hi...
Luận án: Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong công nghiệp hóa, hi...Luận án: Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong công nghiệp hóa, hi...
Luận án: Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong công nghiệp hóa, hi...
 
Luận văn: Tạo động lực lao động thông qua văn hóa doanh nghiệp tại Tập đoàn K...
Luận văn: Tạo động lực lao động thông qua văn hóa doanh nghiệp tại Tập đoàn K...Luận văn: Tạo động lực lao động thông qua văn hóa doanh nghiệp tại Tập đoàn K...
Luận văn: Tạo động lực lao động thông qua văn hóa doanh nghiệp tại Tập đoàn K...
 
Luận văn: Hoàn thiện quy chế trả lương tại công ty thuốc lá, 9đ
Luận văn: Hoàn thiện quy chế trả lương tại công ty thuốc lá, 9đLuận văn: Hoàn thiện quy chế trả lương tại công ty thuốc lá, 9đ
Luận văn: Hoàn thiện quy chế trả lương tại công ty thuốc lá, 9đ
 
Động lực làm việc của nhân viên tại Công ty Cổ phần chứng khoán Đại Nam
Động lực làm việc của nhân viên tại Công ty Cổ phần chứng khoán Đại NamĐộng lực làm việc của nhân viên tại Công ty Cổ phần chứng khoán Đại Nam
Động lực làm việc của nhân viên tại Công ty Cổ phần chứng khoán Đại Nam
 
Bai giang hanh vi to chuc 2015
Bai giang hanh vi to chuc 2015Bai giang hanh vi to chuc 2015
Bai giang hanh vi to chuc 2015
 
Luận văn: Tạo động lực cho người lao động tại Công ty Môi trường
Luận văn: Tạo động lực cho người lao động tại Công ty Môi trườngLuận văn: Tạo động lực cho người lao động tại Công ty Môi trường
Luận văn: Tạo động lực cho người lao động tại Công ty Môi trường
 
Luận văn: Tạo động lực lao động bằng kích thích phi vật chất, HAY
Luận văn: Tạo động lực lao động bằng kích thích phi vật chất, HAYLuận văn: Tạo động lực lao động bằng kích thích phi vật chất, HAY
Luận văn: Tạo động lực lao động bằng kích thích phi vật chất, HAY
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên, 9 ĐIỂM!
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên, 9 ĐIỂM!Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên, 9 ĐIỂM!
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên, 9 ĐIỂM!
 
Luận văn: Hoàn thiện Quy chế trả lương tại Công ty Cổ phần xây lắp 1- Petrolimex
Luận văn: Hoàn thiện Quy chế trả lương tại Công ty Cổ phần xây lắp 1- PetrolimexLuận văn: Hoàn thiện Quy chế trả lương tại Công ty Cổ phần xây lắp 1- Petrolimex
Luận văn: Hoàn thiện Quy chế trả lương tại Công ty Cổ phần xây lắp 1- Petrolimex
 
Yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên với công ty, HAY
Yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên với công ty, HAYYếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên với công ty, HAY
Yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên với công ty, HAY
 
Đề tài giải pháp động viên nhân viên, RẤT HAY, ĐIỂM CAO
Đề tài giải pháp động viên nhân viên, RẤT HAY, ĐIỂM CAOĐề tài giải pháp động viên nhân viên, RẤT HAY, ĐIỂM CAO
Đề tài giải pháp động viên nhân viên, RẤT HAY, ĐIỂM CAO
 
Luận văn: Tạo động lực lao động thông qua chính sách đãi ngộ tài chính của Cơ...
Luận văn: Tạo động lực lao động thông qua chính sách đãi ngộ tài chính của Cơ...Luận văn: Tạo động lực lao động thông qua chính sách đãi ngộ tài chính của Cơ...
Luận văn: Tạo động lực lao động thông qua chính sách đãi ngộ tài chính của Cơ...
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng lao động tại khu công nghiệp Nomura
Đề tài: Nâng cao chất lượng lao động tại khu công nghiệp NomuraĐề tài: Nâng cao chất lượng lao động tại khu công nghiệp Nomura
Đề tài: Nâng cao chất lượng lao động tại khu công nghiệp Nomura
 
Luận văn: Tạo động lực lao động tại Công ty công nghệ phần mềm
Luận văn: Tạo động lực lao động tại Công ty công nghệ phần mềmLuận văn: Tạo động lực lao động tại Công ty công nghệ phần mềm
Luận văn: Tạo động lực lao động tại Công ty công nghệ phần mềm
 

Similar to Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình

Similar to Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình (20)

Luận án: Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến nông sản với nông dân ở ...
Luận án: Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến nông sản với nông dân ở ...Luận án: Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến nông sản với nông dân ở ...
Luận án: Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến nông sản với nông dân ở ...
 
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao NhậnLuận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần thương mại B...
Luận văn: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần thương mại B...Luận văn: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần thương mại B...
Luận văn: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần thương mại B...
 
Luận án: Nghiên cứu vấn đề phát triển bền vững công nghiệp trên địa bàn tỉnh ...
Luận án: Nghiên cứu vấn đề phát triển bền vững công nghiệp trên địa bàn tỉnh ...Luận án: Nghiên cứu vấn đề phát triển bền vững công nghiệp trên địa bàn tỉnh ...
Luận án: Nghiên cứu vấn đề phát triển bền vững công nghiệp trên địa bàn tỉnh ...
 
La01.012 nghiên cứu vấn đề phát triển bền vững công nghiệp trên địa bàn tỉnh ...
La01.012 nghiên cứu vấn đề phát triển bền vững công nghiệp trên địa bàn tỉnh ...La01.012 nghiên cứu vấn đề phát triển bền vững công nghiệp trên địa bàn tỉnh ...
La01.012 nghiên cứu vấn đề phát triển bền vững công nghiệp trên địa bàn tỉnh ...
 
Luận văn: Tạo động lực cho công nhân sản xuất tại Công ty cổ phần Vận tải và ...
Luận văn: Tạo động lực cho công nhân sản xuất tại Công ty cổ phần Vận tải và ...Luận văn: Tạo động lực cho công nhân sản xuất tại Công ty cổ phần Vận tải và ...
Luận văn: Tạo động lực cho công nhân sản xuất tại Công ty cổ phần Vận tải và ...
 
Luận Văn Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Đa Khoa
Luận Văn Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Đa Khoa Luận Văn Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Đa Khoa
Luận Văn Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Đa Khoa
 
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty bánh Bibica
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty bánh BibicaLuận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty bánh Bibica
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty bánh Bibica
 
Đề tài: Kế toán hàng hóa tại Công ty kinh doanh đồ nội thất, HAY
Đề tài: Kế toán hàng hóa tại Công ty kinh doanh đồ nội thất, HAYĐề tài: Kế toán hàng hóa tại Công ty kinh doanh đồ nội thất, HAY
Đề tài: Kế toán hàng hóa tại Công ty kinh doanh đồ nội thất, HAY
 
Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Giồn...
Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Giồn...Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Giồn...
Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Giồn...
 
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ ...
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ ...Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ ...
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ ...
 
Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Giồn...
Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Giồn...Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Giồn...
Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Giồn...
 
Quản lý tài chính tại công ty cổ phần đầu tư mô và công nghiệp Vinacomin
Quản lý tài chính tại công ty cổ phần đầu tư mô và công nghiệp VinacominQuản lý tài chính tại công ty cổ phần đầu tư mô và công nghiệp Vinacomin
Quản lý tài chính tại công ty cổ phần đầu tư mô và công nghiệp Vinacomin
 
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAYLuận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
 
Tạo Động Lực Cho Người Lao Động Tại Công Ty Cổ Phần Môi Trường Và Dịch Vụ Đô ...
Tạo Động Lực Cho Người Lao Động Tại Công Ty Cổ Phần Môi Trường Và Dịch Vụ Đô ...Tạo Động Lực Cho Người Lao Động Tại Công Ty Cổ Phần Môi Trường Và Dịch Vụ Đô ...
Tạo Động Lực Cho Người Lao Động Tại Công Ty Cổ Phần Môi Trường Và Dịch Vụ Đô ...
 
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh sản xuất thương mại xuất nhập ...
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh sản xuất thương mại xuất nhập ...Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh sản xuất thương mại xuất nhập ...
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh sản xuất thương mại xuất nhập ...
 
Đề tài phân tích tài chính công ty sản xuất thương mại, ĐIỂM CAO
Đề tài  phân tích tài chính công ty sản xuất thương mại, ĐIỂM CAOĐề tài  phân tích tài chính công ty sản xuất thương mại, ĐIỂM CAO
Đề tài phân tích tài chính công ty sản xuất thương mại, ĐIỂM CAO
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp
Luận văn: Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệpLuận văn: Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp
Luận văn: Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp
 
Đề tài: Quản lý về kinh tế tập thể trong nông nghiệp tỉnh Kiên Giang
Đề tài: Quản lý về kinh tế tập thể trong nông nghiệp tỉnh Kiên GiangĐề tài: Quản lý về kinh tế tập thể trong nông nghiệp tỉnh Kiên Giang
Đề tài: Quản lý về kinh tế tập thể trong nông nghiệp tỉnh Kiên Giang
 
Luận án: Quản lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ ...
Luận án: Quản lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ ...Luận án: Quản lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ ...
Luận án: Quản lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ ...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

Recently uploaded (20)

Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
 
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfTiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
 
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
 
Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...
Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...
Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...
 
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
 
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌCLuận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
 
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆTCHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
 
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
 
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh AnPhân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
 
PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...
PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG   CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG   CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...
PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
 

Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI --------------------- NGUYỄN THỊ THÚY Tên đề tài: LIÊN KẾT DOANH NGHIỆP VÀ NÔNG DÂN ĐỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH TRỒNG TRỌT TỈNH THÁI BÌNH TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Hà Nội, năm 2019
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI --------------------- NGUYỄN THỊ THÚY Tên đề tài: LIÊN KẾT DOANH NGHIỆP VÀ NÔNG DÂN ĐỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH TRỒNG TRỌT TỈNH THÁI BÌNH TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 9. 31. 01. 05 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học 1: TS Trần Ngọc Ngoạn 2: GS.TS Nguyễn Văn Song Hà Nội, năm 2019
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Nguyễn Thị Thúy
  • 4. ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................i MỤC LỤC........................................................................................................ii DANH MỤC VIẾT TẮT ...............................................................................vi DANH MỤC CÁC HỘP................................................................................ix DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ................................................................. x MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ...................... 24 1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài:........................................................ 24 1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước:............................................................ 30 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LIÊN KẾT, LIÊN KẾT DOANH NGHIỆP VÀ NÔNG DÂN TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ .......................................................................................... 37 2.1. Nông nghiệp và các vấn đề về liên kết trong phát triển nông nghiệp.......... 37 2.1.1. Một số khái niệm................................................................................... 37 2.1.1.1. Khái niệm về hộ nông dân ................................................................. 37 2.1.1.2. Khái niệm doanh nghiệp .................................................................... 38 2.1.1.3. Khái niệm ngành trồng trọt ................................................................ 39 2.1.1.4. Khái niệm về liên kết và liên kết kinh tế ........................................... 40 2.1.2. Nội dung liên kết doanh nghiệp và nông dân trong phát triển sản xuất42 2.1.2.1. Căn cứ vào các hình thức thỏa thuận ................................................. 42 2.1.2.2. Căn cứ vào cách thức biểu hiện liên kết ........................................ 45 2.1.3. Vai trò của liên kết trong phát triển nông nghiệp. ................................ 47 2.2. Vai trò của liên kết, điều kiện thúc dẩy liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển ngành trồng trọt.......................................................................... 48 2.2.1. Vai trò của liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển ngành trồng trọt. .................................................................................................................. 49 2.2.1.1.Đối với hộ nông dân............................................................................ 49 2.2.1.2. Đối với doanh nghiệp......................................................................... 50 2.2.1.3 Đối với nhà quản lý............................................................................. 50
  • 5. iii 2.2.2. Điều kiện hình thành liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển ngành trồng trọt............................................................................................... 51 2.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển ngành trồng trọt trong bối cảnh hội nhập. .............................. 52 2.2.3.1. Các yếu tố bên trong .......................................................................... 52 2.2.3.2. Các nhân tố tác động từ bên ngoài .................................................. 54 2.2.4. Các chỉ tiêu phân tích và đánh giá quá trình thực hiện liên kết doanh nghiệp và nông dân ......................................................................................... 56 2.2.4.1. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân. .................................................................................................... 56 2.2.4.2. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình liên kết và kết quả thực hiện liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân trong ngành trồng trọt.................................. 56 2.2.4.3. Các chỉ tiêu phản ánh tác động của tham gia liên kết........................ 56 2.3. Kinh nghiệm thực tiễn và bài học đối với tỉnh Thái Bình...................... 56 2.3.1. Một số chính sách liên quan đến liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân. 56 2.3.2 Kinh nghiệm quốc tế ............................................................................. 59 2.3.2.1. Kinh nghiệm từ Trung Quốc.............................................................. 59 2.3.2.2. Kinh nghiệm từ Thái Lan................................................................... 61 2.3.3. Kinh nghiệm trong nước ....................................................................... 63 2.3.3.1 Kinh nghiệm “cánh đồng mẫu lớn” tại An Giang............................... 63 2.3.3.2 Kinh nghiệm tại tỉnh Đồng Tháp ........................................................ 65 2.3.3.3. Kinh nghiệm tỉnh Ninh Bình.............................................................. 66 2.3.4. Bài học về liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân với tỉnh Thái Bình..... 68 Chương 3: THỰC TRẠNG LIÊN KẾT DOANH NGHIỆP VÀ NÔNG DÂN, CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LIÊN KẾT GIỮA DOANH NGHIỆP VÀ NÔNG DÂN ĐỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH TRỒNG TRỌT TỈNH THÁI BÌNH TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ .......... 71 3.1. Tình hình phát triển ngành trồng trọt và quá trình hình thành liên kết doanh nghiệp và nông dân ở tỉnh Thái Bình................................................... 71 3.1.1. Giới thiệu sơ lược về tỉnh Thái Bình .................................................... 71
  • 6. iv 3.1.2. Đánh giá lợi thế, khó khăn của tỉnh Thái Bình, các nhân tố ảnh hưởng trong thực hiện liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân................................ 73 3.1.2.1. Đánh giá lợi thế của tỉnh Thái Bình................................................... 73 3.1.2.2. Những khó khăn và rào cản ............................................................... 74 3.1.2.3 .Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện liên kết doanh nghiệp và nông dân tại tỉnh Thái Bình........................................................................ 76 3.2. Thực trạng liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân để phát triển ngành trồng trọt tỉnh Thái Bình trong thời gian vừa qua........................................... 79 3.2.1. Thực trạng liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân thời gian vừa qua ở tỉnh Thái Bình.................................................................................................. 79 3.2.2. Đánh giá các nhân tố tác động đến mức độ liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân để phát triển ngành trồng trọt tỉnh Thái Bình trong bối cảnh hội nhập quốc tế .................................................................................................... 97 3. 2.2.1. Phân tích thống kê mô tả về thực trạng liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển ngành trồng trọt tỉnh Thái Bình trong bối cảnh hội nhập quốc tế. ............................................................................................................ 97 3.2.2.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo..................................................... 109 Phân tích Cronbach’s Alpha.......................................................................... 109 3.2.3. Đánh giá thực trạng trong việc thực hiện liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển ngành trồng trọt tại tỉnh Thái Bình.................................... 121 3.2.3.1. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện liên kết sản xuất:......................................................................................................... 121 3.2.2.2 Bài học về liên kết doanh nghiệp và nông dân trong phát triển ngành trồng trọt tỉnh Thái Bình. .............................................................................. 125 Chương 4: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG LIÊN KẾT HIỆU QUẢ GIỮA DOANH NGHIỆP VÀ NÔNG DÂN TRONG PHÁT TRIỂN NGÀNH TRỒNG TRỌT Ở TỈNH THÁI BÌNH TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP...................................................................................... 127 4.1.Bối cảnh quốc tế và trong nước giai đoạn hiện nay................................ 127 4.2. Quan điểm, mục tiêu về liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển ngành trồng trọt tỉnh Thái Bình trong thời gian tới. ..................................... 131
  • 7. v 4.3. Một số giải pháp tăng cường liên kết hiệu quả giữa doanh nghiệp và nông dân trong phát triển ngành trồng trọt tỉnh Thái Bình trong bối cảnh hội nhập ....................................................................................................................... 135 4.3.1. Một số giải pháp nhằm cải thiện môi trường chính sách, các thể chế liên quan đến liên kết chủ yếu tập trung vào quá trình tích tụ ruộng đất trong sản xuất nông nghiệp........................................................................................... 135 4.3.4. Giải pháp thúc đẩy phát triển mô hình chuỗi giá trị gia tăng.............. 142 4.3.5. Một số giải pháp trọng tâm phát triển HTX nông nghiệp theo luật HTX 2012 trong thời gian tới................................................................................. 144 4.3.6. Một số giải pháp phát triển liên kết sản xuất ...................................... 146 4.4. Kiến nghị và đề xuất .............................................................................. 148 4.4.1. Về tập trung, tích tụ đất sản xuất nông nghiệp ................................... 148 4.4.2. Về Hợp tác xã...................................................................................... 150 4.4.3. Về phát triển liên kết sản xuất............................................................ 151 KẾT LUẬN.................................................................................................. 152 PHỤ LỤC..................................................................................................... 154 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 180
  • 8. vi DANH MỤC VIẾT TẮT CNH-HDH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CF Contract Farming CTCP Công ty cổ phần DN Doanh nghiệp ĐBSH Đồng bằng Sông Hồng GDP Grosss Doumestic Product HTX Hợp tác xã KH&CN Khoa học và công nghệ NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn NNCNC Nông nghiệp công nghệ cao UBND Ủy ban nhân dân TNHH Trách nhiệm hữu hạn WTO World Trade Organization
  • 9. vii DANH MỤC CÁC BẢNG STT Bảng Trang 1 Bảng 1: Bảng tổng hợp số mẫu điều tra về liên kết giữa Doanh nghiệp và nông dân trên địa bàn tỉnh Thái Bình 10 2 Bảng 2: Tiến độ thực hiện các nghiên cứu 12 3 Bảng 3: Bảng thang đo về các nhân tố ảnh hưởng đến liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân 13 4 Bảng 3.1: Tình hình tích tụ ruộng đất vụ xuân năm 2018 80 5 Bảng 3.2: Diện tích, sản lượng cây lương thực có hạt của tỉnh Thái Bình 81 6 Bảng 3.3: Tình hình thực hiện liên kết tại tỉnh Thái Bình vụ xuân 2016 82 7 Bảng 3.4: Cánh đồng mẫu lớn tại tỉnh Thái Bình năm 2017 83 8 Bảng 3.5: Tổng hợp số liệu liên kết sản xuất tiêu thụ giữa các công ty và hợp tác xã nông nghiệp năm 2017 91 9 Bảng 3.6: Đặc điểm nhân khẩu đối tượng khảo sát 97 10 Bảng 3.7. Ảnh hưởng của nhận thức của hộ về các lợi ích trong việc liên kết với doanh nghiệp 98 11 Bảng 3.8: Các cam kết trong quá trình liên kết với doanh nghiệp 99 12 Bảng 3.9: Thống kê chia sẻ lợi ích và rủi ro giữa nông dân và doanh nghiệp liên kết 101 13 Bảng 3.10 : Thống kê các vấn đề liên quan đến kỹ năng quản lý và năng lực kinh doanh của doanh nghiệp liên kết 102 14 Bảng 3.11 : Thống kê môi trường chính sách - Các thể chế liên quan đến việc liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân 104 15 Bảng 3.12: Thống kê vấn đề giá cả mà nông hộ quan tâm trong quá trình thực hiện liên kết với doanh nghiệp 105 16 Bảng 3.13 : Thống kê phụ thuộc mức độ tham gia của hộ 106
  • 10. viii trong quá trình liên kết 17 Bảng 3.14: Bảng tổng hợp kiểm định thang đo cho biến độc lập & phụ thuộc 109 18 Bảng 3.15: Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA cho các biến độc lập 112 19 Bảng 3.16: Phân tích nhân tố khám phá cho biến phụ thuộc 113 20 Bảng 3.17: Bảng tổng kết mô hình hồi quy 115
  • 11. ix DANH MỤC CÁC HỘP STT Hộp Trang 1 Hộp 3.1: Hạn chế về cơ chế quản lý trong thực hiện liên kết 74 2 Hộp 3.2: Tác động của hội nhập quốc tế đến phát triển nông sản tỉnh Thái Bình 77 3 Hộp 3.3: Quá trình thực hiện liên kết với nông dân tại huyện Đông Hưng, tỉnh Tỉnh Thái Bình 88 4 Hộp 3.4: Mô hình liên kết doanh nghiệp và nông dân tại xã Đông Sơn, Đông Hưng, tỉnh Thái Bình 103 5 Hộp 3.5: Quá trình thực hiện liên kết doanh nghiệp và nông dân tại xã Hòa Bình, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình 105 6 Hộp 3.6: Quá trình thực hiện liên kết với nông dân của tổng công ty giống cây trồng Thái Bình 107 7 Hộp 3.7: Quá trình thực hiện liên kết của công ty TNHH Hưng Cúc - KCN Phú Xuân, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình 107 8 Hộp 3.8: Quá trình thực hiện liên kết tại HTX dịch vụ xã Đông Sơn, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình 108 9 Hộp 3.9: Những khó khăn trong thực hiện liên kết với nông dân tại tỉnh Thái Bình 122
  • 12. x DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ STT Bảng Trang 1 Hình 1: Khung phân tích luận án 7 2 Hình 2.1: Mối liện hệ giữa các thành phần trong chuỗi liên kết 46 3 Sơ đồ 1: Mô hình xây dựng bảng khảo sát và tiến hành điều tra thu thập số liệu. 16 4 Sơ đồ 2.1. Chuỗi giá trị gạo ở Thái Lan 61 5 Đồ thị 3.1 : Ảnh hưởng của nhận thức của hộ về các lợi ích trong việc liên kết với doanh nghiệp 98 6 Đồ thị 3.2: Các cam kết trong quá trình liên kết với doanh nghiệp 100 7 Đồ thị 3.3: Thống kê về chia sẻ lợi ích và rủi ro giữa nông dân và doanh nghiệp liên kết 101 8 Đồ thị 3.4 : Thống kê các vấn đề liên quan đến kỹ năng quản lý và năng lực kinh doanh của doanh nghiệp liên kết 103 9 Đồ thị 3.5 : Thống kê môi trường chính sách - Các thể chế liên quan đến việc liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân 104 10 Đồ thị 3.6: Thống kê vấn đề giá cả mà nông hộ quan tâm khi thực hiện liên kết với doanh nghiệp 106
  • 13. 1 MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây nông nghiệp là ngành có những lợi thế nhất định, có tính liên kết cao với nhiều ngành kinh tế, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu và rộng như hiện nay. Nông nghiệp chính là nguồn cung cấp đầu vào cho ngành công nghiệp chế biến, nông nghiệp cũng sử dụng sản phẩm của các ngành khác như: nhiên liệu, hoá chất, máy móc, năng lượng, tín dụng...Nông nghiệp Việt Nam chính là nguồn cung cấp an ninh lương thực, thu hút và tạo ra việc làm cho người lao động, là một nhân tố quan trọng đóng góp một phần quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước, đồng thời giúp duy trì và ổn định được nền kinh tế. Sau hơn 30 năm đổi mới, ngành nông nghiệp Việt Nam đã có những bước tiến nhảy vọt giúp cho đất nước chuyển mình từ một nước thiếu ăn thành nước xuất khẩu về hàng hóa nông sản. Tuy nhiên ngành nông nghiệp Việt Nam đang chịu nhiều “khó khăn, thách thức ” về chất lượng nông sản cũng như sự phát triển bền vững trong điều kiện hội nhập thế giới và sự biến đổi khí hậu. Mở rộng hội nhập quốc tế sâu và rộng là một trong những vấn đề hết sức cần thiết và là nhu cầu thiết yếu đối với hầu hết các nước trong thời đại ngày nay trong đó có Việt Nam nói chung và tỉnh Thái Bình nói riêng. Trong xu thế hội nhập như hiện nay ngành nông nghiệp phải cạnh tranh với rất nhiều thách thức, khó khăn, mức độ cạnh tranh cao trước hết là trong khu vực ASEAN (AEC). AEC đòi hỏi cắt giảm thuế quan nhanh hơn và một số các sản phẩm nông nghiệp được duy trì thuế suất 5%. Chính vì thế mỗi quốc gia(trong đó có Việt Nam) không thể tự mình giải quyết một số vấn đề nhất định. Vì vậy phải liên kết, hội nhập với các quốc gia khác thì mới có thể giải quyết các vấn đề chung và cùng nhau phát triển. Nếu không đi theo xu thế chung của thế giới, các quốc gia sẽ tự biến mình thành lạc hậu, tụt lùi so với sự tiến bộ từng ngày của thế giới.
  • 14. 2 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là một quốc gia có lợi thế về sản xuất nông nghiệp, các sản phẩm nông sản có giá trị kinh tế cao. Với dân số nông thôn là “60,8 triệu người chiếm 64,9% tổng dân số” (Tổng cục thống kê, 2017). Nước ta có nhiều mặt hàng kim ngạch xuất khẩu sang các nước trong khu vực và trên thế giới như: gạo, cofe, hạt tiêu, điều, chè... Theo thống kê của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT, 2018), “giá trị xuất khẩu rau quả tháng 10.2018 ước đạt 331 triệu USD. Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Trong 9 tháng năm 2018, xuất khẩu rau quả sang thị trường này đạt 2,2 tỷ USD, tăng 10,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017, chiếm 74% thị phần. Một số thị trường khác cũng có giá trị xuất khẩu rau quả tăng mạnh là Thái Lan (tăng 35%), Úc (tăng 31,6%), Mỹ (tăng 30,8%) và Hàn Quốc (tăng 24,2%)”. Việt Nam đồng thời nằm trong cộng đồng kinh tế ASEAN, là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO...đó chính là những cơ hội cho ngành nông nghiệp hội nhập quốc tế, sẽ có được một số các chính sách ưu đãi về thuế quan mà cộng đồng kinh tế ASEAN dành cho, từ đó nhằm thúc đẩy giá trị xuất khẩu hàng hóa nông sản của Việt Nam sang các nước khác. Năm 2018 tổng sản phẩm trong nước GDP tăng 7,08%%, Trong mức tăng 7,08% đó, ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản đã có sự tăng trưởng đáng kể với mức tăng 3,67% (Tổng cục thống kê,2018). Trên thực tế khi tham gia vào hội nhập quốc tế nông nghiệp Việt Nam sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn thách thức: sản xuất nhỏ lẻ, thu nhập thấp, rủi ro cao, khả năng chống đỡ kém, tỷ lệ thương mại thấp, tiếp cận thông tin yếu, chưa liên kết được vào chuỗi từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ, chưa theo kịp với tốc độ phát triển của hội nhập quốc tế về tiêu chuẩn, chất lượng nông sản.....Nguyên bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát trong bài phát biểu tháng 1/2015 cho biết: “Nông dân rất cố gắng, năng suất nhiều nơi cao nhưng cung ứng đầu vào, chất lượng, phân phối và tiêu thụ chưa theo kịp nhu cầu nên giá trị trong chuỗi kinh doanh còn thấp. Vai trò của doanh nghiệp vì thế
  • 15. 3 hết sức quan trọng, tạo điều kiện cho doanh nghiệp chính là tạo điều kiện cho nền nông nghiệp gắn kết với thị trường chặt chẽ hơn”. Việt Nam đang là thành viên của cộng đồng kinh tế ASEAN(AEC), đàm phán thành công hiệp định thương mại đối tác xuyên Thái Bình Dương CPTPP, gia nhập AFTA….Tham gia hội nhập vào bối cảnh toàn cầu như hiện nay đã tạo cho nông nghiệpViệt Nam rất nhiều các cơ hội mới: mức độ tiêu thụ hàng hóa được tăng lên, tạo điều kiện thu hút được vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp từ nước ngoài, thúc đẩy nền kinh tế phát triển tốt hơn nhằm khai thác hiệu quả các tiềm năng kinh tế của mình, làm tăng thêm xu hướng hội nhập toàn cầu, nâng cao được đời sống kinh tế xã hội. Bên cạnh đó hội nhập quốc tế cũng có một số các tác động tiêu cực đối với nông nghiệp Việt Nam như: sự cạnh tranh khốc liệt hơn nên dẫn đến một số doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp làm ăn kém hiệu quả hơn, có nguy cơ phá sản, từ đó chính phủ có thể mất đi một nguồn ngân sách từ thuế. Hơn nữa sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn chỉ ở mức manh mún, nhỏ lẻ. Chính vì vậy nó cũng là một rào cản lớn trong con đường hội nhập. Ngoài ra một bất cập nữa ngành nông nghiệp đang gặp phải đó là sự thiếu thông tin về hội nhập. Khi thông tin bị thiếu sẽ làm mất đi nhiều cơ hội cho các địa phương sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp(trong đó có Thái Bình) và các doanh nghiệp nông nghiệp. Khi thuế suất nhập khẩu không còn là rào cản thì hàng rào an toàn thực phẩm sẽ được các nước dựng lên, sự cạnh tranh sẽ trở thành gay gắt hơn bao giờ hết. Trong bối cảnh mới hiện nay, việc thực hiện liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân có vai trò hết sức cấp bách và cần thiết. Chỉ có liên kết mới có thể giúp nông nghiệp Việt Nam cạnh tranh được với các nước trong khu vực và trên thế giới. Chỉ có liên kết với giúp được doanh nghiệp chủ động được nguồn lực đầu vào mà không phải phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, chỉ có liên kết mới giúp cho nông dân không bị ép giá, phá giá và đảm bảo nguồn tiêu thụ lâu dài. Thái Bình với vị trí địa lý đặc biệt (là tỉnh đồng bằng duy nhất không có đồi núi), thích hợp cho việc sản xuất nông nghiệp và ngành sản xuất trồng trọt
  • 16. 4 là chủ yếu, chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong phát triển nông nghiệp tỉnh (trên 50%), “diện tích cây lương thực năm 2017 khoảng 171,9 nghìn ha, trong đó diện tích cây lúa là 158,7 nghìn ha” (Tổng cục thống kê,2017). Đặc biệt, với thế mạnh chủ lực về ngành trồng trọt, sản lượng lương thực trung bình trên “1 triệu tấn/năm, năng suất lúa 2017 đạt trên 59,4 tạ/ha/năm” (Tổng cục thống kê, 2017), tỉnh Thái Bình đặc biệt quan tâm đến các mô hình liên kết trong sản xuất và tiêu thụ lúa hàng hóa cho người dân. Cụ thể, Thái Bình tiếp tục duy trì mô hình thí điểm theo liên kết doanh nghiệp - hộ kinh doanh - nông dân và liên kết doanh nghiệp - HTX - nông dân, trong đó các doanh nghiệp có một vị trí quan trọng. Quyết định 686/QĐ-UBND, ngày 10/4/2015 của UBND tỉnh Thái Bình về kế hoạch hành động cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cho tỉnh Thái Bình. Sở Nông nghiệp tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị trong ngành phối hợp với các huyện, thành phố quy hoạch vùng sản xuất đối với một số các cây trồng chủ lực của tỉnh như: Lúa đến năm 2020 diện tích còn 153.000 ha/năm, quy hoạch vùng sản xuất lúa giống khoảng 3.000 ha (đáp ứng cho nhu cầu lúa giống của tỉnh và 20% vùng ĐBSH); lúa thương phẩm có 150.000 ha, trong đó nhóm lúa có chất lượng cao đáp ứng cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu chiếm 70% tổng diện tích; nhóm năng suất cao, chất lượng trung bình phục vụ chăn nuôi và chế biến chiếm 25% tổng diện tích. Quy hoạch thành các cánh đồng lớn 15.000 -16.000 ha. Khoai tây từ 5.500-6.000 ha chủ yếu trên đất 2 vụ lúa; trong đó khoai tây xuân 500 ha. Quy hoạch vùng chuyên canh khoai tây đạt trên 20 ha/vùng khoảng 2.000 - 2.500 ha. Rau, quả diện tích 32.000-35.000 ha, trong đó diện tích chuyên canh rau 2.000 ha, quy hoạch vùng sản xuất rau, quả có giá trị với quy mô trên 10 ha/vùng khoảng 3.000-3.500 ha. Tuy nhiên, hiện nay việc thực hiện liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân tại tỉnh Thái Bình còn rất nhiều hạn chế. Việc thực hiện liên kết còn diễn ra khá lỏng lẻo và chưa có sự ràng buộc cao về mặt pháp lý. Hậu quả nhiều hợp đồng liên kết bị phá vỡ. Tại Thái Bình, phát triển ngành trồng trọt vẫn
  • 17. 5 còn độc canh, manh mún, đối mặt với nhiều thách thức: “sản xuất hàng hoá còn đạt ở trình độ thấp, tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, thiếu vốn, thói quen canh tác truyền thống, thiếu kinh nghiệm sản xuất, chưa hình thành lên một mô hình phát triển kinh tế ổn định và bền vững, đặc biệt trong khâu chế biến và bảo quản còn hết sức lạc hậu”. Chính vì thế, hiệu quả sản xuất, đóng góp giá trị đối với các sản phẩm nông nghiệp còn thấp, chất lượng sản phẩm chưa thể cạnh tranh cao đối với thị trường quốc tế. Thậm chí khi nông dân đã tham gia liên kết nhưng lợi ích lại không cao, không đạt được như mong muốn và kỳ vọng. Nông dân vẫn không được ở thế chủ động, nguyên vật liệu đầu vào hoàn toàn bị lệ thuộc, không tìm được đầu ra cho sản phẩm của mình dù sản phẩm đó được áp dụng đúng quy trình công nghệ, sản xuất an toàn, họ bị thương lái ép giá, phá giá. Hệ thống kỹ thuật, vật tư, cơ sở vật chất trong nông nghiệp chưa thể đáp ứng đúng yêu cầu của ngành. Vì vậy, để khắc phục được những hạn chế, khó khăn, vướng mắc để phát triển một cách toàn diện kinh tế trong nông nghiệp tỉnh Thái Bình cũng như đối với ngành trồng trọt theo hướng hội nhập quốc tế thì phải hình thành và củng cố được mối liên kết, tạo thành các chuỗi liên kết. Có làm được như vậy mới có thể có tổng giá trị hàng hoá lớn, hàng hoá có chất lượng cao, có thương hiệu đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng và yêu cầu của hội nhập quốc tế, tham gia vào được mạng phát triển khu vực và toàn cầu. Vì thế thúc đẩy liên kết trong phát triển ngành trồng trọt là cần thiết trong giai đoạn hiện nay ở nước ta cũng như ở tỉnh Thái Bình. Từ những nhận định trên, tôi đã lựa chọn đề tài “Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển ngành trồng trọt tỉnh Thái Bình trong bối cảnh hội nhập quốc tế” làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục tiêu của luận án a. Mục tiêu khái quát
  • 18. 6 Mục tiêu tổng quát của luận án là tìm ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân để phát triển ngành trồng trọt tỉnh Thái Bình trong bối cảnh hội nhập quốc tế. b. Mục tiêu cụ thể Một là: Hệ thống hóa và làm sáng rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Hai là: Đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến quan hệ liên kết giữa doanh nghiệp với hộ nông dân để phát triển ngành trồng trọt tỉnh Thái Bình trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Ba là: Đề xuất một số giải pháp thúc đẩy liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân để phát triển ngành trồng trọt tỉnh Thái Bình trong bối cảnh hội nhập quốc tế. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án - Làm rõ những vấn đề cơ sở lý luận về liên kết, liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập quốc tế. - Kinh nghiệm về triển khai liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân để phát triển ngành trồng trọt ở một số tỉnh và kinh nghiệm một số các nước phát triển về nông nghiệp trên thế giới. Từ đó rút ra bài học đối với tỉnh Thái Bình trong bối cảnh hội nhập hiện nay. - Nghiên cứu này còn làm rõ hơn về hoạt động liên kết doanh nghiệp và nông dân tại tỉnh Thái Bình hiện nay, tìm ra những khó khăn, những hạn chế, tìm ra những nguyên nhân của từng vấn đề nhằm tìm ra được các giải pháp thúc đẩy quá trình liên kết trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
  • 19. 7 Hình 1: Khung phân tích của luận án (Nguồn: NCS tự xây dựng) Các nhân tố ảnh hưởng - Kinh tế, xã hội - Định hướng, chiến lược CNH; HĐH - Thể chế, chính sách - Hội nhập quốc tế Trong nước Người chế biến và thu mua Thị trường DOANH NGHIỆP NÔNG DÂN - Cung cấp đầu vào: vốn, nhân lực, giống - Cung cấp tài chính - Cung cấp dịch vụ Quốc tế Đề xuất các giải pháp Đầu ra Sản phẩm nông nghiệp Bối cảnh hội nhập quốc tế Ngành trồng trọt
  • 20. 8 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án - Đối tượng nghiên cứu của luận án: Những vấn đề lý luận, thực tiễn và thực trạng về liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển ngành trồng trọt trong bối cảnh hội nhập quốc tế. + Trong luận án này tác giả đề cập đến các loại hình doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Các doanh nghiệp nhà nước(Tổng công ty giống cây trồng Thái Bình), HTX(HTX sản xuất kinh doanh DVNN Thanh Vân – Kiến Xương, HTX sản xuất kinh doanh DVNN Bình Nguyên – Kiến Xương, HTX dịch vụ nông nghiệp Huyện Đông Hưng….), doanh nghiệp (Công ty TNHH Hưng Cúc, Công ty TNHH Liên Hạnh….) + Trong luận án này tác giả đề cập đến các hộ nông dân hoạt động trong lĩnh vực trồng trọt thông qua các hình thức tổ chức như hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, các hộ nông dân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp). - Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi không gian: các huyện, xã sản xuất nông nghiệp(chủ yếu là ngành trồng trọt) trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Trong luận án tác giả đã tiến hành khảo sát 3 huyện trên địa bàn tỉnh Thái Bình đó là: Vũ Thư, Kiến Xương, và Đông Hưng. Mỗi huyện tác giả lựa chọn 3 xã, HTX điển hình. Lý do tác giả lựa chọn 3 huyện này bởi vì đây là 3 huyện trọng điểm về sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, đồng thời là những huyện đi đầu trong việc thực hiện các mô hình liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân đóng góp một phần không nhỏ vào sản lượng chung của ngành nông nghiệp ở Thái Bình. + Phạm vi thời gian: Trong phạm vi của đề tài, nghiên cứu sinh chỉ tập trung giải quyết những vấn đề lý luận, thực tiễn để đưa ra giải pháp về thúc đẩy liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân trong phát triển ngành trồng trọt ở tỉnh Thái Bình trong giai đoạn từ 2010 đến 2018 và phương hướng phát triển ngành trồng trọt tỉnh Thái Bình đến năm 2025. Những vấn đề khác về liên kết trong nông nghiệp và ngoài phạm vi tỉnh Thái Bình không phải là đối tượng của đề tài.
  • 21. 9 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp tiếp cận - Tiếp cận hệ thống: “là cách nhìn nhận vấn đề qua cấu trúc hệ thống, thứ bậc và động lực của chúng. Đó là cách tiếp cận toàn diện và động”. Sử dụng cách tiếp cận hệ thống để làm rõ vấn đề chuỗi liên kết trong phát triển nông nghiệp một cách hệ thống, toàn diện. Từ đó lập các quyết định đưa ra định hướng một cách lâu dài. - Tiếp cận chính sách: Thông qua việc rà soát hệ thống chính sách phát hiện những hạn chế, sự chồng chéo trong thực thi từ đó kiến nghị một số giải pháp nhằm bổ sung các chính sách giúp phát triển quá trình liên kết trên địa bàn tỉnh Thái Bình. - Tiếp cận lịch sử: Đề nghiên cứu sự hình thành, quá trình tiến hoá của một vấn đề. Từ đó khám phá mối quan hệ về nguồn gốc phát sinh hoặc những quy luật chung trong sự vận động. Đề tài sử dụng cách tiếp cận lịch sử nghiên cứu quá trình phát triển nông nghiệp tỉnh Thái Bình, nghiên cứu quá trình liên kết doanh nghiệp và nông dân trong phát triển nông nghiệp ở tỉnh Thái Bình. - Tiếp cận phát triển bền vững: Nhằm nghiên cứu liên kết doanh nghiệp và nông dân trong sự ổn định bền vững, vì thế tiếp cận theo hướng phát triển bền vững đế nghiên cứu các mối “liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp trong mối quan hệ bền vững” dựa trên quan hệ lợi ích và hiệu quả về kinh tế, xã hội, môi trường. Từ đó thể hiện được chuỗi giá trị cung ứng trong sản xuất nông nghiệp tại Thái Bình. - Tiếp cận theo nhóm đối tượng: Đối tượng mà luận án nghiên cứu ở đây đó là các doanh nghiệp và nhóm hộ nông dân thông qua các tổ chức. Tập trung nghiên cứu vào hệ thống nhóm đối tượng nhằm giúp cho quá trình và kết quả nghiên cứu được chính xác và có tính điển hình tốt hơn.
  • 22. 10 4.2. Nguồn số liệu 4.2.1. Nguồn số liệu thứ cấp(đã công bố) Số liệu thứ cấp được sử dụng trong luận án bao gồm các số liệu về đất đai, dân số, lao động….tỉnh Thái Bình. Số liệu về tình hình liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân trong ngành trồng trọt. Các số liệu thứ cấp này được tác giả thu thập từ các nguồn tài liệu chính thống: Tổng cục thống kê, cục thống kê tỉnh Thái Bình, Sở NN&PTNN tỉnh Thái Bình, các doanh nghiệp tham gia liên kết trên địa bàn tỉnh, các công trình nghiên cứu liên quan đến liên kết trên địa bàn tỉnh Thái Bình. 4.2.2. Nguồn số liệu sơ cấp(chưa công bố) Các số liệu sơ cấp được tác giả sử dụng trong luận án là nguồn tác giả đã thu thập được thông qua phương pháp điều tra, phỏng vấn trực tiếp các doanh nghiệp, các hộ nông dân, trang trại…phương pháp chuyên gia bao gồm lãnh đạo của doanh nghiệp, các cán bộ chuyên môn tại các địa phương…Tác giả đã khảo sát và thu về 300 phiếu khảo sát hộ nông dân đã, đang và chưa tham gia liên kết.Tác giả cũng tiến hành phỏng vấn sâu các cán bộ quản lý tỉnh, huyện và HTX, điều tra về các doanh nghiệp tham gia sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Tác giả lựa chọn 3 huyện là Đông Hưng, Vũ Thư, Kiến Xương…đại diện cho số huyện tác giả điều tra khảo sát. Đây là 3 huyện điển hình thực hiện liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân trong phát triển ngành trồng trọt tại tỉnh Thái Bình và đã thu được những kết quả nhất định trong thực hiện liên kết. Việc chọn mẫu khảo sát của tác giả đủ lớn mang tính đại diện để thực hiện nghiên cứu.
  • 23. 11 Bảng 1: Bảng tổng hợp số mẫu điều tra về liên kết giữa Doanh nghiệp và nông dân trên địa bàn tỉnh Thái Bình Số mẫu Đối tượng điều tra Nội dung cơ bản Ghi chú 125 Nông dân Huyện Đông Hưng Thông tin về các hộ nông dân, nhận thức và các nhân tố ảnh hưởng đến việc liên kết giữa doanh nghiệp và hộ nông dân trong sản xuất và tiêu thụ 82 Nông dân Huyện Vũ Thư Thông tin về các hộ nông dân, nhận thức và các nhân tố ảnh hưởng đến việc liên kết giữa doanh nghiệp và hộ nông dân trong sản xuất và tiêu thụ 93 Nông dân Huyện Kiến Xương Thông tin về các hộ nông dân, nhận thức và các nhân tố ảnh hưởng đến việc liên kết giữa doanh nghiệp và hộ nông dân trong sản xuất và tiêu thụ 10 Doanh nghiệp Trên địa bàn Thái Bình Thông tin doanh nghiệp, hoạt động kinh doanh và liên kết của doanh nghiệp 15 Cán bộ quản lý Cán bộ tỉnh, huyện, HTX Thông tin, nội dung phỏng vấn liên quan đến quá trình, cách thức thực hiện liên kết tại tỉnh Thái Bình (Nguồn: Tác giả tự xây dựng) 4.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu: Để thực hiện được nghiên cứu của luận án, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp thu nhập tài liệu: bao gồm tài liệu thứ cấp và tài liệu sơ cấp. Với mục tiêu xác định và đánh giá các “nhân tố ảnh hưởng” đến sự liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp tỉnh Thái Bình, NCS đã thực hiện việc nghiên
  • 24. 12 cứu số liệu thống kê kết hợp với việc điều tra khảo sát trực tiếp tại địa phương. Trước khi tiến hành khảo sát chính thức, tác giả đã thiết lập bảng câu hỏi và gặp gỡ trực tiếp một số nông dân là những nông hộ thường xuyên trồng trọt tại Thái Bình để điều tra phỏng vấn thử trực tiếp và có tham vấn ý kiến của một số chuyên gia, nhà quản lý trong lĩnh vực trồng trọt và nông nghiệp. Mục đích của nghiên này là cần phải thu thập thông tin, ý kiến đánh giá, nhận thức của hộ nông dân, doanh nghiệp, nhà quản lý, do đó trong luận án này kết hợp áp dụng cả hai phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng. Phương pháp nghiên cứu định tính được tác giả sử dụng như là một nghiên cứu thăm dò nhằm kiểm tra mức độ phù hợp của mô hình lý thuyết và điều chỉnh mô hình cho phù hợp. Đồng thời, phương pháp nghiên cứu định tính giúp tác giả khám phá, điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu, đảm bảo rằng thang đo được xây dựng một cách phù hợp với lý thuyết và được cụ thể hóa bằng thực tế. Để thực hiện được nghiên cứu định tính, tác giả tiến hành phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm, tham khảo ý kiến chuyên gia trong lĩnh vực trồng trọt, nhà quản lý để thu thập ý kiến đánh giá, các quan điểm, nhận thức của hộ nông dân về vấn đề liên kết với doanh nghiệp. Kết quả của nghiên cứu định tính có vai trò quan trọng trong việc khám phá ra những quan điểm, ý kiến của các chuyên gia, nhà quản lý, doanh nghiệp, hộ nông dân bằng những câu hỏi mở. Qua đó, tác giả phát hiện ra vai trò, quan điểm, ý kiến của các đối tượng này đối với việc liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp trong quá trình liên kết. Nghiên cứu định lượng: được tiến hành thông qua việc điều tra khảo sát dựa trên bảng câu hỏi đã được thiết kế và điều chỉnh cho phù hợp trong phương pháp nghiên cứu định tính. Việc điều tra khảo sát nhằm mục đích thu thập các thông tin đánh giá của người các hộ nông dân về mức độ ảnh hưởng của những nhân tố ảnh hưởng đến sự liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp. Từ dữ liệu khảo sát sẽ được tác giả tiến hành phân tích thông qua phần mềm SPSS 22.0. Những kết quả của phân tích định lượng sẽ là cơ sở khẳng định tầm quan trọng và mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng đến sự liên kết giữa hộ nông dân và doanh nghiệp. Tiến độ thực hiện các nghiên cứu được thể hiện trong bảng sau:
  • 25. 13 Bảng 2: Tiến độ thực thiện các nghiên cứu Bước Dạng nghiên cứu Phương pháp Kỹ thuật thu thập dữ liệu Thời gian Địa điểm 1 Sơ bộ Định tính Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp trong mô hình nghiên cứu. Xâydựng và hiệu chỉnh các thang đo, các khái niệm và thuật ngữ liên quan. Tham vấn ýkiến chuyên gia; Phỏng vấn sâu. Tháng 9,10,11/2018 Vũ Thư, Kiến Xương, Đông Hưng 2 Chính thức Định lượng Thu thập dữ liệu sơ cấp Hình thức khảo sát: Phòng vấn trực tiếp Thực hiện phân tích bằng phần mềm SPSS Tháng 9,10,11/2018 Vũ Thư, Kiến Xương, Đông Hưng (Nguồn: Tác giả tự xây dựng) Thiết kế thang đo Sự liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp tại Thái Bình theo hướng liên kết và hội nhập bị ảnh hưởng bởi 6 nhân tố như sau: “(1) Nhận thức của hộ về các lợi ích mà việc liên kết với doanh nghiệp, (2) Các cam kết trong quá trình liên kết với doanh nghiệp của nông hộ, (3) Chia sẻ lợi ích và rủi ro giữa nông dân và doanh nghiệp liên kết, (4) Kỹ năng quản lý và năng lực kinh doanh của doanh nghiệp liên kết, (5) Môi trường chính sách - Các thể chế liên quan đến việc liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân, (6) Vấn đề giá cả mà nông hộ quan tâm trong quá trình thực hiện liên kết với doanh nghiệp”. Do đó, thang đo của chuyên đề này sẽ dựa trên thang đo “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp”. Sau khi loại bỏ các yếu tố không phù hợp và bổ sung các yếu tố còn thiếu để tạo nên thang đo cho nghiên cứu này. Từ đó, NCS đã đưa ra được thang đo về các nhân tố ảnh hưởng đến sự liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp như sau:
  • 26. 14 Bảng 3: Bảng thang đo về các nhân tố ảnh hưởng đến liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân Nhân tố Biến cần đo Nhận thức của hộ về các lợi ích trong việc liên kết với doanh nghiệp Sản phẩm đầu ra được doanh nghiệp liên kết đảm bảo tiêu thụ hết Được doanh nghiệp liên kết cung cấp dịch vụ đầu vào có chất lượng tốt Được đảm bảo giá bán sản phẩm hợp lý Hộ có thể mua chịu được đầu vào Hộ được tiếp cận được các dịch vụ giống, bảo vệ thực vật Hộ được tiếp cận được dịch vụ kỹ thuật trồng trọt Khi tham gia liên kết hộ có thể ổn định được giá bán sản phẩm Khi tham gia liên kết hộ có thể giảm chi phí tiêu thụ sản phẩm Các cam kết trong quá trình liên kết với doanh nghiệp Hộ sẵn sàng ký kết các văn bản hợp tác liên kết với doanh nghiệp Hộ sẵn sàng thực hiện các cam kết về liên kết với doanh nghiệp cũng như bên thứ 3 (nhà khoa học) Hộ cam kết thực hiện đúng quy trình sản xuất trong quá trình thực hiện liên kết với doanh nghiệp Hộ cam kết thực hiện đúng quy trình sản xuất trong quá trình thực hiện liên kết với doanh nghiệp Hộ cam kết luôn bán các sản phẩm cho doanh nghiệp khi kết thúc mùa vụ như cam kết ban đầu Hộ sẵn sàng tuân theo các ràng buộc về pháp lý trong quá trình liên kết với doanh nghiệp Chia sẻ lợi ích và rủi ro giữa nông dân và doanh nghiệp liên kết Hộ nhận thức được các lợi ích mà việc liên kết với doanh nghiệp mang lại (đảm bảo về tiêu thụ đầu ra, tiếp cận được dịch vụ giống, BVTV, ổn định được giá bán SP, nâng cao chất lượng SP sản xuất ra…) Hộ nông dân sẵn sàng chấp nhận rủi ro trong quá trình liên kết Hộ sẵn sàng chia sẻ khó khăn trong quá trình liên kết (khó khăn về sản xuất, tiêu thụ…) Hộ nhận được các hỗ trợ về kĩ thuật, đào tạo, vốn… khi liên kết với doanh nghiệp
  • 27. 15 Kỹ năng quản lý và năng lực kinh doanh của doanh nghiệp liên kết Hộ sẵn sàng liên kết với các doanh nghiệp có khả năng quản lý tốt Hộ sẵn sàng liên kết với các doanh nghiệp có năng lực sản xuất kinh doanh Hộ sẵn sàng liên kết với các doanh nghiệp có uy tín tại địa phương Hộ sẵn sàng liên kết với các doanh nghiệp có quy mô lớn Hộ sẵn sàng liên kết với các doanh nghiệp có kinh nghiệm liên kết Môi trường chính sách - Các thể chế liên quan đến việc liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân Nhà nước và chính quyền địa phương có chính sách liên kết về sản xuất và tiêu thụ nông nghiệp tốt Việc xây dựng chiến lược và quy hoạch sản xuất các sản phẩm nông nghiệp phù hợp cho việc liên kết Chính quyền địa phương lựa chọn và triển khai các hình thức liên kết phù hợp Vai trò của nhà nước và chính quyền địa phương trong việc thúc đẩy sự liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp (hỗ trợ về tín dụng, hỗ trợ về khoa học công nghệ, Vai trò của các hiệp hội trong việc thúc đẩy liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp (hội nông dân, hiệp hội doanh nghiệp Vấn đề giá cả mà nông hộ quan tâm trong quá trình thực hiện liên kết với doanh nghiệp Hộ nhận được các hỗ trợ về giá trong trường hợp mất mùa hoặc giá các yếu tố đầu vào tăng cao Doanh nghiệp liên kết đưa ra giá mua hợp lý cho nông dân Doanh nghiệp đảm bảo thực hiện giá mua như cam kết và không giảm giá mua trong trường hợp các hộ liên kết được mùa Mức độ tham gia của hộ trong quá trình liên kết Hộ quan tâm đến việc liên kết với các doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Hộ sẵn sàng tham gia liên kết với doanh nghiệp (Nguồn: NCS tự xây dựng) Thiết kế bảng hỏi Trong luận án này, bảng khảo sát được thiết kế dựa trên tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý luận ở chương 1 và chương 2. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc tham gia liên kết của các hộ nông dân với doanh nghiệp được NCS xác định gồm 6 nhân tố như sau: “(1) Nhận thức của hộ về các lợi ích mà việc liên kết với doanh nghiệp, (2) Các cam kết trong quá trình liên kết với
  • 28. 16 doanh nghiệp của nông hộ, (3) Chia sẻ lợi ích và rủi ro giữa nông dân và doanh nghiệp liên kết, (4) Kỹ năng quản lý và năng lực kinh doanh của doanh nghiệp liên kết, (5) Môi trường chính sách - Các thể chế liên quan đến việc liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân, (6) Vấn đề giá cả mà nông hộ quan tâm trong quá trình thực hiện liên kết với doanh nghiệp”. Quy trình chọn mẫu và thu thập, phân tích dữ liệu Quá trình xây dựng Bảng khảo sát và tiến hành điều tra thu thập số liệu được thực hiện theo các giai đoạn chính sau. Sơ đồ 1. Mô hình xây dựng Bảng khảo sát và tiến hành điều tra thu thập số liệu (Nguồn: Tác giả tự xây dựng) Tổng quan cơ sở lý thuyết Thiết kế bảng khảo sát sơ bộ (Thang đo nháp 1) Thảo luận nhóm; phỏng vấn chuyên gia; điều chỉnh thang đo Chỉnh sửa bảng hỏi lần 1 (Thang đo nháp 2) Điều tra thử trực tiếp kết hợp với tham vấn chuyên gia Chỉnh sửa bảng câu hỏi lần 2 Điều tra chính thức Kiểm định Cronbach Alpha Thu thập và làm sạch dữ liệu Hiệu chỉnh lại mô hình Phân tích hồi quy đa biến Phân tích EFA Phân tích và thảo luận Kết luận
  • 29. 17 - Giai đoạn thiết kế sơ bộ Bảng khảo sát: Dựa trên cơ sở lý thuyết, tổng quan nghiên cứu tác giả tiến hành xây dựng Bảng khảo sát sơ bộ. - Giai đoạn điều tra phỏng vấn thử trực tiếp kết hợp tham vấn ý kiến chuyên gia, nhà quản lý: Sau khi hoàn thành Bảng khảo sát sơ bộ tác giả sử dụng Bảng khảo sát sơ bộ để thực hiện phỏng vấn trực tiếp một số hộ nông dân, doanh nghiệp về các nhân tố tác động tới sự liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp. Số lượng người được phỏng vấn trong bước này là 20 người. Từ việc phỏng vấn này, NCS bổ sung những nội dung còn thiếu và loại bỏ những câu hỏi không cần thiết cho việc thu thập dữ liệu. Bên cạnh đó, việc phỏng vấn trực tiếp giúp NCS sẽ biết rõ các câu hỏi gây khó hiểu hoặc gây nhầm lẫn đối với người trả lời. Sau khi thực hiện điều tra phỏng vấn trực tiếp hộ nông dân và doanh nghiệp, tác giả thực hiện phỏng vấn và tham vấn ý kiến một số chuyên gia, nhà quản lý trong lĩnh vực trồng trọt và nông nghiệp. Việc phỏng vấn sâu sẽ giúp tác giả có được kết quả đánh giá của các chuyên gia, nhà quản lý về nội dung các nhân tố ảnh hưởng đến liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Bình. - Giai đoạn điều tra chính thức: Sau khi thực hiện giai đoạn điều tra thử trực tiếp kết hợp với tham vấn ý kiến chuyên gia, tác giả tiến hành hiệu chỉnh và hoàn thiện bảng hỏi. Sau khi đã điều chỉnh bảng hỏi cho phù hợp, tác giả tiến hành bước tiếp theo là điều tra chính thức nhằm thu thập các dữ liệu cần thiết cho phân tích định lượng. Việc điều tra được tác giả thực hiện bằng cách điều tra trực tiếp 300 hộ nông dân ở các địa phương tại tỉnh Thái Bình, điều tra phỏng vấn sâu 10 cán bộ quản lý từ cấp tỉnh, huyện đến cán bộ địa phương, phỏng vấn sâu 5 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh lực trồng trọt trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Việc thực hiện điều tra trực tiếp giúp cho các dữ liệu mà tác giả thu thập được có độ tin cậy và đảm bảo tính khách quan. - Thang đo sử dụng trong Bảng câu hỏi là các thang đo đa biến (multi- item scale) để đo các khái niệm chính. Các biến quan sát sử dụng cho các khái niệm trong mô hình được đo bằng thang đo Likert 5 mức độ:
  • 30. 18 1- Hoàn toàn không đồng ý 2 – Không đồng ý 3 – Bình thường 4 – Đồng ý 5– Rất đồng ý Xử lý và phân tích dữ liệu Dữ liệu sau khi được thu thập sẽ được mã hóa và thực hiện quá trình phân tích như sau: a. Kiểm định và đánh giá thang đo: Để đánh giá thang đo các khái niệm trong nghiên cứu cần kiểm tra độ tin cậy, độ giá trị của thang đo. Căn cứ vào các hệ số độ Cronbach's Alpha, hệ số tương quan biến - tổng (Item-to-total correlation), tác giả sẽ loại ra những biến quan sát không đóng góp vào việc mô tả khái niệm cần đo, hệ số Cronbach's Alpha để giúp đánh giá loại bỏ bớt biến quan sát nhằm nâng cao hệ số Cronbach's Alpha cho khái niệm cần đo, và phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) nhằm kiểm tra độ giá trị của thang đo các khái niệm nghiên cứu. - Phân tích Cronbach's Alpha Phân tích Cronbach's Alpha thực chất là phép kiểm định mức độ tương quan lẫn nhau của các mục hỏi trong thang đo qua việc đánh giá sự tương quan giữa bản thân các mục hỏi và tương quan của điểm số trong từng mục hỏi với điểm số toàn bộ các mục hỏi cho từng trường hợp trả lời. Peterson (1994) “một tập hợp các mục hỏi được đánh giá tốt khi hệ số Alpha lớn hơn hoặc bằng 0,8, hệ số Cronbach's Alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được”. Đồng thời, “các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại khỏi thang đo do có tương quan kém với các biến khác trong cùng mục hỏi” (Nunnally & Burnstein, 1994).
  • 31. 19 Bên cạnh đó theo Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) “hệ số tin cậy Alpha chỉ cho biết các đo lường có liên kết với nhau hay không, nhưng không cho biết mục hỏi (biến quan sát) nào cần bỏ đi và mục hỏi nào cần giữ lại”. Do đó, “việc tính toán hệ số tương quan giữa biến tổng sẽ giúp loại ra những mục hỏi không đóng góp nhiều cho sự mô tả của khái niệm cần đo”. “Sử dụng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach's Alpha trước khi phân tích nhân tố EFA nhằm loại ra các biến không phù hợp vì các biến này có thể tạo ra các yếu tố giả” (Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Trong nghiên cứu này kết quả phân tích Cronbach's Alpha cho các biến quan sát như sau: -- Phân tích nhân tố khám phá (EFA) Sau khi loại bỏ các biến không đảm bảo độ tin cậy, phương pháp phân tích nhân tố EFA được sử dụng để xác định độ giá trị hội tụ (convergent validity), độ giá trị phân biệt (discriminant validity), và đồng thời thu gọn các tham số ước lượng theo từng nhóm biến. “Để thang đo đạt giá trị hội tụ thì hệ số tương quan đơn giữa các biến và các nhân tố (factor loading) phải lớn hơn hoặc bằng 0,4 trong một nhân tố” (Jun & Ctg, 2002). Để đạt độ giá trị phân biệt, khác biệt giữa các nhân tố phải lớn hơn hoặc bằng 0,3. “Số lượng nhân tố được xác định dựa trên chỉ số Eigenvalue (Giá trị phương sai tách ra được của mỗi nhân tố) - đại điện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố”. Theo tiêu chuẩn Kaiser, những nhân tố có Eigenvalue nhỏ hơn 1 sẽ bị loại ra khỏi mô hình. Tiêu chuẩn phương sai trích (Variance explained criteria): tổng phương sai trích phải lớn hơn 50%. Xem xét giá trị KMO: “0,5 < KMO < 1 thì phân tích nhân tố là thích hợp với dữ liệu; ngược lại KMO <0,5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với các dữ liệu” [Chu Nguyễn Mộng Ngọc 2008].
  • 32. 20 Sử dụng phương pháp trích nhân tố Principal components với phép xoay Varimax và điểm dừng khi trích các yếu tố có Eigenvalues lớn hơn 1 với các biến quan sát. - Phân tích hồi quy đa biến: Sau khi hoàn tất việc phân tích đánh giá độ tin cậy thang đo (sử dụng hệ số tin cậy Cronbach's Alpha) và kiểm định giá trị khái niệm của thang đo (phân tích nhân tố khám phá EFA), các biến không đảm bảo giá trị hội tụ tiếp tục bị loại khỏi mô hình cho đến khi các tham số được nhóm theo các nhóm biến. Việc xác định mối quan hệ giữa các nhóm biến này cũng như xác định mối quan hệ giữa các nhóm biến độc lập (yếu tố thành phần) và nhóm biến phụ thuộc (xu hướng sử dụng) trong mô hình nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp phân tích hồi quy bội. Giá trị của biến mới trong mô hình nghiên cứu là giá trị trung bình của các biến quan sát thành phần của biến đó, giá trị của các thành phần được phần mềm SPSS tính một cách tự động từ giá trị trung bình có trọng số của các biến quan sát đã được chuẩn hóa. Tuy nhiên, trước khi tiến hành phân tích hồi quy, một phân tích quan trọng cần được thực hiện đầu tiên là phân tích tương quan nhằm kiểm định mối tương quan tuyến tính giữa các biến trong mô hình. - Phân tích tương quan “Kiểm định mối tương quan tuyến tính giữa các biến trong mô hình: giữa biến phụ thuộc với từng biến độc lập và giữa các biến độc lập với nhau. Sử dụng hệ số tương quan Pearson để lượng hóa mức độ chặt chẽ mối liên hệ tuyến tính giữa hai biến định lượng. Giá trị tuyệt đối của hệ số Pearson càng gần đến 1 thì hai biến này mối tương quan tuyến tính càng chặt chẽ” [Chu Nguyễn Mộng Ngọc 2008]. Trong mô hình nghiên cứu, kỳ vọng có mối tương quan tuyến tính chặt chẽ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập.
  • 33. 21 b. Kiểm định các giả thuyết, sử dụng với phần mềm SPSS Đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi quy đa biến: R2, R2 hiệu chỉnh. Kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mô hình. Kiểm định giả thuyết về ý nghĩa của hệ số hồi quy riêng phần (i = 1..5). Xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến sự tồn tại và phát triển chợ truyền thống: yếu tố có hệ số hồi quy lớn hơn thì có thể nhận xét rằng yếu tố đó có mức độ ảnh hưởng cao hơn các yếu tố khác trong mô hình nghiên cứu. - Phương pháp thống kê, sưu tầm các số liệu các số liệu trên các phương tiện thông tin đại chúng đặc biệt là từ các bộ, ban, ngành, địa phương. Dựa trên các số liệu thu thập được, đề tài sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, để xử lý và diễn đạt các số liệu có được theo các nội dung cần thiết. - Phương pháp phân tích tổng hợp: Từ các nguồn số liệu thu thập được đề tài tiến hành đánh giá, tổng hợp và phân tích thực trạng để tìm ra biện pháp nâng cao hiệu quả của liên kết doanh nghiệp và nông dân trong phát triển nông nghiệp tại tỉnh Thái Bình. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Luận án sẽ tập trung vào giải quyết các vấn đề sau: 1.Thực tế liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân trong ngành trồng trọt ở Thái Bình đang diễn ra như thế nào? Cơ chế thực hiện liên kết đó ra sao? 2. Khi tham gia vào quá trình liên kết thì lợi ích của các bên tham gia được hưởng như thế nào? 3. Trong “bối cảnh hội nhập quốc tế” như hiện nay, liên kết có vai trò gì? 4. Các phương thức liên kết chủ yếu giữa doanh nghiệp và nông dân của ngành trồng trọt hiện nay ở Thái Bình là gì? 5. Những yếu tố nào có thể ảnh hưởng đến việc tham gia liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân trong ngành trồng trọt? Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này như thế nào?
  • 34. 22 6. Cần thực hiện những biện pháp nào để đẩy mạnh mối liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân trong ngành trồng trọt ở Thái Bình trong thời gian tới. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Kết quả nghiên cứu dự tính: * Những đóng góp về mặt lý luận - Làm rõ về mặt lý luận liên kết doanh nghiệp và nông dân trong phát triển ngành trồng trọt trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Trong bối cảnh hội nhập thì tác động đến phát triển nông nghiệp như thế nào? - Luận án hệ thống, làm rõ bản chất của liên kết doanh nghiệp và nông dân trong phát triển ngành trồng trọt trong bối cảnh hội nhập. - Phân tích, đánh giá những bất cập và những yếu tố tác động đến liên kết doanh nghiệp và nông dân trong phát triển ngành trồng trọt. - Luận án đồng thời đưa ra những luận điểm, tính tất yếu khách quan, vài trò, xây dựng các tiêu chí đánh giá kết quả * Đóng góp về mặt thực tiễn - Luận án sử dụng nghiên cứu định tính, kết quả điều tra định lượng để phân tích và nêu lên những đánh giá thực trạng liên kết doanh nghiệp và nông dân trong phát triển ngành trồng trọt ở tỉnh Thái Bình trong bối cảnh hội nhập. - Căn cứ vào những chỉ tiêu đánh giá đó cũng như kết quả tìm ra những nguyên nhân của những hạn chế và tồn tại của thực hiện liên kết doanh nghiệp và nông dân trong phát triển ngành trồng trọt ở tỉnh Thái Bình trong bối cảnh hội nhập quốc tế. - Trên cơ sở phân tích lý luận và thực tiễn đề xuất một số giải pháp thúc đẩy liên kết doanh nghiệp và nông dân trong phát triển ngành trồng trọt nhằm đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế của nông nghiệp cả nước và của tỉnh Thái Bình trong thời gian tới.
  • 35. 23 - Luận án cũng là một kênh cung cấp thông tin quan trọng cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý, các ban ngành tỉnh Thái Bình , các cơ quant ham mưu, các tổ chức nghiên cứu, kinh tế xã hội và các cá nhân tham khảo. 7. Cơ cấu của luận án Luận án gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về liên kết, liên kết doanh nghiệp và nông dân trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Chương 3: Thực trạng liên kết doanh nghiệp và nông dân, các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển ngành trồng trọt tỉnh Thái Bình trong bối cảnh hội nhập. Chương 4: Một số đề xuất giải pháp nhằm tăng cường mối liên kết doanh nghiệp và nông dân nhằm phát triển ngành trồng trọt ở Thái Bình trong bối cảnh hội nhập.
  • 36. 24 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài: “Liên kết kinh tế là một trong những hình thức hợp tác ở trình độ cao của con người trong quá trình sản xuất kinh doanh”. Liên kết kinh tế đã có từ rất lâu đời, khi xã hội và con người ngày càng phát triển nên các hình thức liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ngày càng phong phú và đa dạng. Chính vì thế liên kết đã đưa đến cho con người những cơ hội mới tốt hơn, hiệu quả hơn, tiến bộ hơn. Trong lý thuyết phát triển, thuật ngữ liên kết được sử dụng đầu tiên trong các công trình của Hirschman(1985). Ông đã sử dụng khái niệm liên kết dựa trên các mối quan hệ ngành và liên ngành. “Liên kết bao gồm các liên kết ngược (backward linkages) và liên kết xuôi (forward linkages). Hiệu ứng liên kết ngược nảy sinh từ nhu cầu cung ứng đầu vào của một ngành nào đó mới được thiết lập, còn hiệu ứng liên kết xuôi phát sinh từ việc sử dụng đầu ra của ngành đó như là đầu vào của các hoạt động kéo theo”. a. Liên kết và hợp tác giữa doanh nghiệp và nông dân (Liên kết theo hợp đồng) Các nhà kinh tế học Phương Tây cho rằng “liên kết kinh tế là hiện tượng tất yếu khách quan và là một hình thức của quản trị thị trường dưới chủ nghĩa tư bản là tối thiểu hoá chi phí giao dịch. Lý thuyết chi phí giao dịch của doanh nghiệp gắn với lý thuyết mối quan hệ hợp đồng là một bộ phận của học thuyết kinh tế thể chế mới ra đời ở Mỹ”, với các đại diện như Coase(1960), Demsetz(1964), William(1985) và Kleinet al(1978) cho rằng: “Trong nền kinh tế thị trường, những cải tiến về thể chế sẽ hướng tới cắt giảm chi phí”. “Liên kết kinh tế giữa nông dân và doanh nghiệp là một bộ phận của liên kết kinh tế nói chung. Trên thế giới các nhà nghiên cứu không trực tiếp đề cập đến vấn đề liên kết giữa người nông dân và doanh nghiệp mà chỉ tập trung bàn về hình thức biểu hiện của nó là sản xuất nông nghiệp theo hợp đồng” (contract farming).
  • 37. 25 Sản xuất theo hợp đồng như một thiết chế trong nông nghiệp, có lịch sử từ lâu đời. Các hình thức khác nhau của thể chế này đã được sử dụng bởi các công ty đa quốc gia Hoa Kỳ ở Trung Mỹ vào đầu thế kỷ 20. Người Nhật bản dùng để sản xuất hàng hóa đường tại Đài Loan từ 1885(Runsten&Key,1996, Rehber,1998). Trong khoảng thời gian 1930-1950, hợp đồng đã được sử dụng ngày càng nhiều trong ngành thực phẩm. Các ngành trái cây, đồ hộp và rau được mở rộng tại Hoa Kỳ và Châu Âu (Little & Watts, 1994; Clapp, 1994). Các thương gia ở Châu Âu và Bắc Mỹ đã ký hợp đồng sản xuất giống với người nông dân ở Úc, Anh, Canada, Pháp, Hà Lan, Hungary và Hoa Kỳ (Watts, 1994). Từ cuối những năm 1950, người nông dân ở Mexico cung cấp ngày càng nhiều vào thị trường Mỹ với trái cây và rau quả theo hợp đồng (Watts, 1994), Trong giai đoạn 1960-1980 đã có một sự gia tăng trong ký kết hợp đồng cho các loại rau, trái cây, các loại hạt và cây giống (Kilmer, 1986). Vào cuối thế kỷ 20, hợp đồng canh tác phổ biến rộng rãi trên khắp Tây Âu, Hoa Kỳ và Nhật Bản (Rehber, 1998). Sản xuất theo hợp đồng hiện nay là một cơ cấu tổ chức phổ biến ở nhiều nước phát triển. Sản xuất theo hợp đồng cũng đã lan truyền nhanh chóng ở Châu Á, Mỹ Latinh và châu Phi do lợi nhuận cao thu được từ nông sản xuất khẩu có giá trị cao và tác động của công nghệ mới (Clapp, 1994; Eicher & Staatz, 1998). Sản xuất theo hợp đồng ở châu Mỹ Latinh đã được quảng bá rộng rãi từ năm 1945 và có một lịch sử dài hơn nhiều so với châu Phi (Clapp, 1994; nhỏ & Watts, 1994; Daddieh, 1994; Runsten & Key, 1996). Trong giai đoạn 1930-1950, ký kết hợp đồng được mở rộng trong các lĩnh vực đóng hộp trái cây và rau quả của thực dân châu Phi (Little & Watts, 1994) và đã có một sự gia tăng nhanh chóng trong giai đoạn 1975-1985. Nam Phi có một lịch sử lâu dài của nông nghiệp theo hợp đồng, trong đó bao gồm một loạt các thỏa thuận mùa màng có từ đầu thế kỷ 20 (Bundy, 1979). Sắp xếp phân phối theo chiều dọc tồn tại trong ngành trà, trái cây, đường, hoa, bông, rau quả, gỗ, câu cá và thuốc lá (Levin, 1988; Porter & Phillips- Howard, 1997; Van Rooyen, 1999; Karaan, 1999).
  • 38. 26 “Sản xuất theo hợp đồng có thể bao gồm một số tùy chọn về cách thức hợp đồng giữa nhà sản xuất và các bên liên quan. Một số nơi, các hình thức của hợp đồng phụ thuộc vào các tổ chức như đơn đặt hàng tiếp thị, hợp tác xã” (Sporleder, 1992). Hợp đồng có thể xác định giá cả, số lượng, chất lượng, cung cấp các đầu vào trong kinh doanh nông nghiệp, cung cấp tín dụng, điều kiện sản xuất và giao hàng và phân loại các yêu cầu (Sporleder, 1992; Runsten & Key, 1996). Giả thiết trong tất cả các thoả thuận thay thế có thể là một mức giá cố định hoặc một mức giá khác biệt (Sporleder, 1992). Các hình thức khác của hợp đồng có thể bao gồm một hợp đồng tiếp thị, hợp đồng chỉ định một số biện pháp kiểm soát công ty, hoặc một hợp đồng quy định cụ thể việc cung cấp các yếu tố đầu vào công ty, cũng như kiểm soát công ty đầy đủ của sản xuất (Wolz & Kirsch, 1999). Theo Glover(1987) “sản xuất nông nghiệp theo hợp đồng về bản chất là sự sắp xếp mang tính thể chế mà tính ưu việt của nó là kết hợp được những ưu thế của đồn điền với những ưu thế của sản xuất tiểu nông”. Reardon,T.,Barrett (2000) đã nhận xét “quá trình công nghiệp hoá nông nghiệp ở nhiều nước phát triển đã mang lại kết quả là đã điều chỉnh được chuỗi cung cấp kết nối chặt chẽ hơn”, ông cho rằng “ngoài xu hướng của cải cách thị trường, hội nhập, đa phương và đặc biệt là chương trình điều chỉnh cơ cấu ở các nước đang phát triển đã dẫn đến sự gia tăng hội nhập của thị trường thế giới. Điều này có nghĩa là người nông dân ở các nước đang phát triển hơn bao giờ hết cần phải liên kết với các doanh nghiệp của các nước phát triển, chính vì thế sẽ có những tác động sâu rộng trong phát triển nông nghiệp ở các nước đang phát triển”. Còn theo Boehlje(2000) ở nhiều nước phát triển, “sản xuất nông nghiệp đang dần dần thay đổi từ một ngành nông nghiệp bị chi phối bởi các trang trại quy mô nhỏ tại gia đình hoặc doanh nghiệp với một doanh nghiệp lớn hơn được liên kết chặt chẽ hơn trong toàn bộ chuỗi sản xuất và phân phối giá trị”. Điều này cho thấy, “những thay đổi trong quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp là cần thiết”. Chính vì vậy đã dẫn đến sự ra đời của các hình thức khác
  • 39. 27 nhau như: liên kết dọc và liên minh, trở thành một tính năng nổi trội của chuỗi cung ứng nông nghiệp. Từ những quan điển trên cho thấy ký kết hợp đồng cho phép người nông dân có thể vượt qua những rào cản hội nhập vào nền kinh tế thế giới. “Nông dân thường tham gia vào hợp đồng sản xuất nhằm giảm chi phí sản xuất. Có thể truy cập thông tin, công nghệ, các kênh tiếp thị, kỹ năng quản lý, chuyên môn kỹ thuật, tiếp cận với quy trình sản xuất bằng sáng chế “ (Carney, 1988; Rhodes, 1993; Glover, 1994; Clapp, 1994; Jackson & Cheater, 1994; Little, 1994; Royer, 1995; Pasour, 1998; Delgado năm 1999; Vellema, 2000). Ký kết hợp đồng cũng có thể giúp nông dân tiếp cận nguồn vốn và tín dụng (Hudson, 2000). Đây là một mối quan tâm lớn đối với hầu hết nông dân và đặc biệt ở các nước đang phát triển. “Nông dân ký kết hợp đồng có thể làm giảm chi phí sản xuất, tăng sản lượng và thu nhập” . Đó là kết quả của việc sử dụng công nghệ mới và tiếp cận các yếu tố đầu vào của công ty (Watts, 1994; Clapp, 1994). Nông dân ký kết hợp đồng giúp ổn định được đầu ra của sản phẩm và ổn định thu nhập. Đồng thời, hợp đồng có thể đơn giản hóa các quyết định sản xuất và tiếp thị, do đó cải thiện hiệu quả của nông dân (Hudson, 2000). “Thông qua các điều khoản đảm bảo nhu cầu được thể hiện trong hợp đồng cũng làm cho nông dân cảm thấy hấp dẫn hơn, đặc biệt là những sản phẩm sản xuất mà các thị trường đang mỏng”. “Nông dân ký kết có thể làm tăng cơ hội lợi nhuận thông qua một loạt sản phẩm lớn hơn và sản phẩm khác biệt” (Pasour, 1998), hoặc bằng cách đa dạng hóa ra các loại cây trồng truyền thống ở các nước đang phát triển để phát triển các loại cây trồng có giá trị cao và do đó làm tăng thu nhập của họ “Williams, 1985; Levin, 1988; Korovkin, 1992; Glover, 1994; Von Braun & Immink, 1994; Kennedy, 1994; Delgado, 1999; Coulter et al, 1999”. Tuy nhiên, một số nhà khoa học đã nêu lên những tiêu cực của contract farming như Ashok B sharma(2006) đã cho rằng “hợp đồng nông nghiệp trong kinh tế chính trị là một trong những phương thức của chủ nghĩa tư bản
  • 40. 28 thâm nhập vào nông nghiệp để tích luỹ vốn và khai thác lĩnh vực nông nghiệp bởi các công ty kinh doanh nông sản”. Hoặc Singh(2002) cho rằng: “nông nghiệp hợp đồng là hình thức bóc lột nông dân”. b. Liên kết dọc và liên kết ngang Trong các bài viết về liên kết và hợp tác giữa các doanh nghiệp và các đối tác (Unctad,2001; Giroud and Scott-Kennel, 2006; Saggi,2002), các tác giả phân loại liên kết: “Liên kết dọc(vertical linkages) và liên kết ngang (horizontal linkages). Trong đó liên kết dọc là mối quan hệ trực tiếp giữa doanh nghiệp nước ngoài với nhà cung cấp địa phương (liên kết ngược) và với người tiêu dùng đối với sản phẩm trung gian hoặc cuối cùng (liên kết xuôi). Liên kết dọc dựa chủ yếu trên các quan hệ giao dịch nhưng cũng bao gồm cả các trợ giúp tự nguyện hay chuyển giao nguồn lực và công nghệ cho các đối tác địa phương “ (Pack and Saggi, 1997; Saggi, 1999). “Liên kết ngang liên quan đến các hoạt động hợp tác giữa các doanh nghiệp nước ngoài và trong nước dưới dạng liên doanh và quan hệ mạng lưới giữa các doanh nghiệp” (Pack and Saggi,1999; Saggi, 2002; Giroud and Scott-Kennel, 2006). “Hay liên kết ngang thể hiện sự tương tác giữa doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp địa phương trong việc sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ trong cùng một khâu sản xuất” (Unctad, 2001). Các tác giả này cho biết: “Hiệu ứng quan trọng nhất được gọi là hiệu ứng lan tỏa (spillover), nảy sinh như tác động phụ từ hoạt động của các công ty nước ngoài trong nền kinh tế” (Coe and Helpman,1995; Coe et al,1997; Giroud and Scott- Kennel,2006; Dieppe and Mutl,2013). Còn liên kết được xem như cơ chế trực tiếp để các hiệu ứng lan tỏa diễn ra. Một nghiên cứu khác về liên kết (Hussain,2000) lại cho rằng “liên kết kiểu này gồm các hình thức chủ yếu là liên doanh, tập trung sản xuất và mạng lưới cung ứng. Đây thực chất là hợp tác trong kinh doanh, một trong những mức độ liên kết sâu giữa các doanh nghiệp”. Fujita and Mori(2005) lại cho rằng “có hai loại liên kết chủ yếu, tạo ra xung lực trong tương tác giữa các ngành. Loại thứ nhất gọi là liên kết kinh tế
  • 41. 29 (E-linkages), liên quan tới các hoạt động sản xuất và trao đổi hàng hóa và dịch vụ, loại thứ hai là liên kết kiến thức (K-linkages), bao gồm các hoạt động của con người trong sáng tạo và chuyển giao kiến thức, từ đó tạo ra hiệu ứng lan toả kiến thức”. c. Hội nhập quốc tế Hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế phát triển tất yếu của nền kinh tế thế giới trong giai đoạn hiện nay. Đặc biệt có sự tác động không nhỏ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Cụm từ “hội nhập quốc tế” trong tiếng Việt có nguồn gốc dịch từ tiếng nước ngoài (tiếng Anh là “international integration”, tiếng Pháp là “intégration internationale”). Khái niệm này chủ yếu được sử dụng trong các lĩnh vực chính trị học quốc tế và kinh tế quốc tế. Hiện nay có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm “hội nhập quốc tế”. Tựu chung, có ba cách tiếp cận chủ yếu sau: Cách tiếp cận thứ nhất, Theodore A. Couloumbis & James H. Wolfe, Englewood Cliffs, New Jersey, Prentice-Hall(1986); Carl J. Friedrich(1968). cho rằng “hội nhập (integration) là một sản phẩm cuối cùng hơn là một quá trình. Sản phẩm đó là sự hình thành một Nhà nước liên bang kiểu như Hoa Kỳ hay Thụy Sỹ. Để đánh giá sự liên kết, những người theo trường phái này quan tâm chủ yếu tới các khía cạnh luật định và thể chế”. Cách tiếp cận thứ hai, với Karl W. Deutsch(1957) là trụ cột, xem hội nhập “trước hết là sự liên kết các quốc gia thông qua phát triển các luồng giao lưu như thương mại, đầu tư, thư tín, thông tin, du lịch, di trú, văn hóa… từ đó hình thành dần các cộng đồng an ninh (security community)”. Theo Deutsch, “có hai loại cộng đồng an ninh: loại cộng đồng an ninh hợp nhất như kiểu Hoa Kỳ, và loại cộng đồng an ninh đa nguyên như kiểu Tây Âu”. Theo như cách tiếp cận này, hội nhập vừa là một quá trình đồng thời cũng là một sản phẩm cuối cùng.
  • 42. 30 Cách tiếp cận thứ ba lại khác, người ta xem xét hội nhập dưới góc độ là hiện tượng, hành vi các nước mở rộng từ đó dẫn đến làm sâu sắc hóa quan hệ hợp tác giữa các quốc gia với nhau trên cơ sở phân công lao động quốc tế, dựa vào lợi thế của quốc gia và mục tiêu mà mỗi quốc gia đang theo đuổi. 1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước: a. Các công trình nghiên cứu liên quan đến liên kết sản xuất theo hợp đồng. Liên kết theo hợp đồng là hình thức cơ bản nhất của liên kết kinh tế. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về hình thức liên kết theo hợp đồng này. “Đây là hình thức tổ chức sản xuất gắn kết giữa nông dân và doanh nghiệp chế biến hoặc kinh doanh nông sản bằng hợp đồng hai chiều quy định các điều kiện sản xuất và tiếp thị nông sản hàng hoá. Nhờ chuyển tổ chức sản xuất từ liên kết ngang(người sản xuất-người thu gom-người chế biến-người kinh doanh lớn xuất khẩu) sang hình thức liên kết dọc theo ngành hàng(sản xuất- chế biến-kinh doanh) thì hệ thống hợp đồng đem lại những tác dụng to lớn cả đối với người nông dân và doanh nghiệp” (Đặng Kim Sơn, 2001). “Từ khi có quyết định 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 của thủ tướng chính phủ một số mặt hàng nông sản như: gạo, cà phê, mía, đường, thủy sản và thịt lợn đã được thực hiện qua hợp đồng tiêu thụ” (Nguyễn Thị Quỳnh Hoa,2005), hoặc “hợp đồng giữa người sản xuất mía nguyên liệu và công ty mía đường” (Ngô Thị Thủy,2004). Tuy nhiên ở các đề tài này vẫn chưa chỉ ra được kết quả cụ thể về kết quả liên kết đạt được của các hộ liên kết với các doanh nghiệp. “Liên kết giữa các hộ nông dân và các doanh nghiệp nhà nước chính là sức mạnh để hỗ trợ kinh tế nông dân phát triển. Đồng thời tạo ra được môi trường kinh tế thuận lợi phát triển nền kinh tế hàng hóa theo hướng thị trường. Tuy nhiên, nghiên cứu này chưa đưa ra được lợi ích thực sự của các bên khi tham gia vào liên kết” (Trần Văn Hiếu, 2005) Trên các diễn đàn khoa học như các tạp chí kinh tế, tài chính, Kinh tế phát triển...cũng có các công trình nghiên cứu liên quan đến “liên kết sản xuất
  • 43. 31 nông nghiệp” theo hợp đồng. Trên tạp chí khoa học và phát triển số 2014, tập 12, số 6 - Trần Minh Vĩnh, Phạm Vân Đình với đề tài “Một số giải pháp phát triển hợp đồng liên kết sản xuất, tiêu thụ lúa gạo ở tỉnh Đồng Tháp: Nghiên cứu này nhằm phân tích đánh giá việc thực hiện hợp đồng liên kết sản xuất - tiêu thụ lúa gạo tại tỉnh Đồng Tháp từ đó đề xuất một số giải pháp phát triển liên kết sản xuất tiêu thụ lúa gạo thông qua hợp đồng”. Tạp chí Khoa học và Phát triển 2011, số 6- Lê Hữu Ánh, Nguyễn Quốc Oánh, Nguyễn Duy Linh, Hoàng Thị Hà, Lê Phương Nam với đề tài “Hình thức hợp đồng sản xuất giữa doanh nghiệp với hộ nông dân - trường hợp nghiên cứu trong sản xuất chè và mía đường ở Sơn La: Đề tài đã làm rõ được các doanh nghiệp chế biến trong vùng nguyên liệu đã có nhiều hình thức liên kết sản xuất thông qua hợp đồng sản xuất đa dạng với hộ nông dân. Kết quả điều tra cho thấy các doanh nghiệp đang sử dụng 4 hợp đồng sản xuất với hộ nông dân bao gồm: giao khoán trên đất của công ty, công ty đầu tư và thu mua sản phẩm cho hộ sản xuất, công ty bán vật tư, mua sản phẩm cho hộ sản xuất và công ty hợp đồng mua sản phẩm của hộ. Nghiên cứu tại vùng sản xuất chè và mía đường ở Sơn La cho thấy xu hướng ngày càng phát triển của sản xuất theo hợp đồng trong đó các doanh nghiệp chế biến là hạt nhân trung tâm trong liên kết”. Từ những nghiên cứu về liên kết theo hợp đồng ở trên, theo quan điểm của cá nhân, tôi cho rằng: Hình thức liên kết theo hợp đồng giúp cho doanh nghiệp và người nông dân có những “ràng buộc” nhất định. Thông qua hợp đồng kinh tế, các bên phải có trách nhiệm và nghĩa vụ thực hiện các điều khoản trong hợp đồng. Tuy nhiên, những nghiên cứu này cũng chưa nêu ra được lợi ích giữa các bên khi tham gia hợp đồng, các kết quả cụ thể giữa những bên tham gia…Trong khi thực hiện hợp đồng, vẫn chưa có những “ràng buộc” và “các chế tài” xử phạt đủ mạnh, chính vì vậy còn rất nhiều trường hợp các bên cùng phá vỡ hợp đồng gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
  • 44. 32 b. Các công trình nghiên cứu liên quan đến các hình thức liên kết Phương tiện liên kết trong tiêu thụ nông sản của hộ nông dân được hiểu là “phương thức tồn tại và phát triển của các mối quan hệ phối hợp giữa hộ nông dân với các chủ thể sản xuất, chế biến, kinh doanh nông sản khác nhằm tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí, đạt hiệu quả cao hơn trong sản xuất kinh doanh nông sản, tạo ra sức mạnh cạnh tranh, cùng nhau chia sẻ khả năng, mở ra những thị trường nông sản mới trong những điều kiện nhất định” (Hồ Quế Hậu,2012) Ở Việt Nam đã “hình thành một số mô hình liên kết đơn giản của nông dân các vùng sản xuất như nhóm, hộ, liên kết giữa người sản xuất với người thu Hạn chế lớn nhất của mô hình này là thương hiệu sản phẩm chủ yếu là thương hiệu của vùng sản xuất với giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn, chưa có cam kết ràng buộc việc giám sát hay chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm, đội ngũ cán bộ kỹ thuật và giám sát cơ sở còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng mua, người sản xuất với tổ chức thương mại, siêu thị hay mô hình trang trại” (Nguyễn Hồng Sơn,2009-2010). Hoặc “các hình thức liên kết theo hợp đồng trong tiêu thụ nông sản của các hộ nông dân” (Vũ Đức Hạnh,2015). Một số tác giả “nghiên cứu liên kết kinh tế như một phạm trù kinh tế phản ánh các mối quan hệ kinh tế về hợp tác, liên doanh, liên hợp hóa trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh của quá trình tái sản xuất xã hội” (Hoàng Kim Giao, 1989). Trong đó chủ yếu là “các hình thức liên kết trong thời kỳ quá độ của nước ta, tập trung liên kết nông, công nghiệp, liên kết ngành lãnh thổ, liên kết các thành phần kinh tế. Mối quan hệ giữa các chủ thể kinh tế độc lập với nhau, tự nguyện cùng nhau thực hiện, và liên kết kinh tế nằm trong các hình thức tổ chức sản xuất: chuyên môn hóa, liên hiệp hóa, tập trung hóa” (Nguyễn Đình Huấn,1989).Hai tác giả này đã chỉ ra được “sự khác nhau giữa liên kết kinh tế và quan hệ kinh tế” và” xem xét sự phối hợp giữa các chủ thể mới là thực chất của liên kết kinh tế. Hoặc các vấn đề mới nổi lên của liên kết kinh tế ở nông thôn”. Các “hình thức liên kết, các kết
  • 45. 33 hợp liên kết và lợi ích của sự liên kết, đề cập tới các mô hình thực tiễn của liên kết kinh tế ở nông thôn” (Cao Đông,1995). Từ những công trình đã kể trên, các tác giả đã “chỉ ra được sự khác biệt giữa liên kết kinh tế và quan hệ kinh tế”. Tuy vậy, các nghiên cứu này các tác giả “đã xem tất cả các hình thức tập trung hóa sản xuất đều là liên kết kinh tế”. Và đó cũng chính là một khoảng trống khoa học cần được làm rõ hơn. c. Các công trình nghiên cứu về liên kết kinh tế. “Liên kết kinh tế trong kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế là sự chủ động nhận thức và thực hiện mối liên hệ kinh tế khách quan giữa các chủ thể kinh tế trong nền kinh tế xã hội, nhằm thực hiện mối quan hệ phân công và hợp tác lao động để đạt tới lợi ích kinh tế xã hội chung” (Hồ Quế Hậu,2012). Chính vì thế “liên kết kinh tế là một phạm trù khách quan phản ánh những quan hệ phối hợp giữa các chủ thể sản xuất, kinh doanh nhằm tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí, đạt được hiệu quả cao hơn trong sản xuất kinh doanh nông sản, tạo ra được sức mạnh cạnh tranh, cùng nhau chia sẻ các khả năng, mở ra những thị trường mới” (Vũ Đức Hạnh,2015). Mục tiêu của liên kết là tìm ra những thiếu hụt và điểm yếu của các bên để từ đó tìm được “sự phối hợp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất”, lợi ích cao nhất cho mỗi bên. Từ khi có quyết định 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 về “chính sách khuyến khích tiêu thụ sản phẩm hàng hoá”. Đó là mối liên kết 4 nhà (nhà nước-nhà khoa học-doanh nghiệp và nông dân). Đã có nhiều công trình nghiên cứu về hiệu quả của mối liên kết này. Nguyễn Tuấn Sơn(2010) đã “hệ thống được cơ sở lý luận và thực tiễn về liên kết bốn nhà trong phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp ở nước ta. Qua đó phân tích thực trạng, những thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện liên kết 4 nhà trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp ở Hoà Bình”. Võ Hữu Phước(2014) “làm rõ tính tất yếu của mối liên kết giữa nhà nông - nhà nước
  • 46. 34 - doanh nghiệp - nhà khoa học”. Nguyễn Tất Thắng (2011): “đánh giá thực trạng liên kết giữa nhà nông, nhà khoa học và doanh nghiệp trong sản xuất và kinh doanh nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng, nghiên cứu sẽ xác định rõ nhu cầu liên kết, tác động của liên kết và những tồn tại, hạn chế của các mối liên kết, tác động của liên kết và những tồn tại, hạn chế của các mối liên kết, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường mối liên kết ba nhà. Về mối quan hệ 4 nhà nhìn chung còn lỏng lẻo, mức độ tham gia liên kết của các tác nhân có vai trò quyết định còn hạn chế”. e. Hội nhập quốc tế Quan điểm về hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã được đề cập đến trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước. Trước năm 1986 quan điểm hội nhập của Đảng và nhà nước thể hiện trong nghị quyết đại hội Đảng IV và V, chủ yếu là hội nhập vào cộng đồng các nước xã hội chủ nghĩa. Trong cộng đồng này, chủ yếu dựa trên phân công lao động giữa các nước trong khối và việc trao đổi hàng hóa không dựa trên nguyên tắc thị trường. Chính vì trình độ khoa học kỹ thuật và quy mô sản xuất của Việt Nam còn thấp nên mức độ và quy mô hội nhập của Việt Nam với các nước trong khối XHCN chưa sâu và chưa toàn diện. Hơn nữa, thời gian này là thời gian chiến tranh lạnh giữa khai khối: tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa nên Việt Nam khó hội nhập vào cộng đồng quốc tế. Theo Phạm Quốc Trụ (2011): “hội nhập quốc tế được hiểu như là quá trình các nước tiến hành các hoạt động tăng cường sự gắn kết họ với nhau dựa trên sự chia sẻ về lợi ích, mục tiêu, giá trị, nguồn lực, quyền lực (thẩm quyền định đoạt chính sách) và tuân thủ các luật chơi chung trong khuôn khổ các định chế hoặc tổ chức quốc tế”. Ông cho rằng : “Chủ thể của hội nhập quốc tế trước hết là các quốc gia, chủ thể chính của quan hệ quốc tế có đủ thẩm quyền và năng lực đàm phán, ký kết và thực hiện các cam kết quốc tế. Bên cạnh chủ thể chính này, các
  • 47. 35 chủ thể khác cùng hợp thành lực lượng tổng hợp tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế”. Nguyễn Văn Song(2009): “Tham gia hội nhập đặc biệt là sau khi gia nhập WTO, chúng ta phải thích ứng với những biến đổi trực tiếp về giá cả, và các loại khủng hoảng từ thị trường và tình hình thế giới. Nhưng xét trên toàn cục của một nền kinh tế thì việc tham gia hội nhập sẽ làm tăng phúc lợi của quốc gia, mặc dù có thể có một số ngành bị thua thiệt nhưng tổng lợi ích của xã hội tăng lên”. Và cũng chính vì thế theo ông “tham gia ở mức nào thì chúng ta phải tận dụng cơ hội của nền kinh tế thế giới và có lộ trình cụ thể để đỡ bị thua thiệt do bắt kịp trình độ về luật pháp, các quy định của nền kinh tế nói chung và khu vực nói riêng”. Bài học và khoảng trống khoa học nghiên cứu Xuất phát từ kết quả nghiên cứu ở phần tổng quan các đề tài nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến liên kết, liên kết doanh nghiệp và nông dân. Các đề tài trên đã đề cập đến những mảng khác nhau của vấn đề liên kết tại Việt Nam...Tuy nhiên còn nhiều khoảng trống khoa học có thể phát triển đó là: Thứ nhất “Khái niệm chính xác hơn về liên kết kinh tế, hình thành chuỗi liên kết kinh tế, những tiền đề hình thành sản xuất và phát triển liên kết kinh tế, mối quan hệ giữa liên kết kinh tế và cơ chế thị trường, quan hệ tài sản trong liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp với người nông dân”. Thứ hai: Trên thực tế cho thấy, quá trình thực hiện liên kết doanh nghiệp và nông dân tại mỗi địa phương là khác nhau. Bài học kinh nghiệm của các địa phương cũng chỉ mang tính chất tham khảo đối với quá trình thực hiện liên kết ở Thái Bình. Vì sao khi áp dụng thực hiện liên kết giữa doanh nghiệp và người nông dân ở Việt Nam nói chung và ở tỉnh Thái Bình nói riêng lại gặp nhiều thách thức đến như vậy? Có những cách nào để có thể khắc phục được tình trạng đó?
  • 48. 36 Thứ ba: Qua tổng quan các tài liệu có thể nói chưa có công trình khoa học nào đã nghiên cứu một cách đầy đủ, có hệ thống về thực hiện liên kết doanh nghiệp và nông dân trong phát triển ngành trồng trọt tại tỉnh Thái Bình, liệu Thái Bình có “hình thành được các liên kết” trong phát triển ngành trồng trọt hay không? Khi thực hiện liên kết liệu có thể trở thành một tỉnh nông nghiệp có chất lượng cao hay không? Nông nghiệp Thái Bình có thể tham gia vào mạng sản xuất của vùng và của khu vực trong bối cảnh hội nhập quốc tế hay không? Chính vì thế, trong nghiên cứu này sẽ bổ sung thêm vào những khoảng trống khoa học nêu trên, có một cách nhìn tổng quan hơn về bức tranh thực hiện liên kết tại tỉnh Thái Bình trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay.