SlideShare a Scribd company logo
1 of 154
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
-------------------------
Hoàng Đức Thọ
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh, 2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
-------------------------
Hoàng Đức Thọ
Chuyên ngành : Địa lý học (Trừ Địa lý tự nhiên)
Mã số : 60 31 95
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC
Người hướng dẫn khoa học
PGS.TS. ĐẶNG VĂN PHAN
Thành phố Hồ Chí Minh, 2012
Để hoàn thành chương trình cao học và bài luận văn này, tác giả đã
nhận được sự giúp đỡ, động viên của qúy thầy cô, gia đình, bạn bè.
Trước hết tác giả xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Đặng Văn
Phan đã tận tình hướng dẫn để tác giả hoàn thành tốt luận văn.
Đồng thời tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám
hiệu, Phòng Sau Đại học, Khoa Địa lý trường Đại học Sư Phạm thành phố
Hồ Chí Minh đã tạo rất nhiều điều kiện thuận lợi để tác giả hoàn thành
khóa học.
Cuối cùng tác giả xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã quan tâm, động viên
trong suốt quá trình làm đề tài.
Mặc dù tác giả đã có nhiều cố gắng với tất cả sự nhiệt tình và năng lực,
song luận văn không thể tránh khỏi thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được
những đóng góp quý báu của quý thầy cô và các bạn!
Học viên
Hoàng Đức Thọ
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn nghiên cứu là kết quả của riêng tôi, không sao
chép của ai. Nội dung luận văn có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin được
đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và các trang web theo danh mục tài liệu tham
khảo của luận văn.
Tác giả luận văn
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục bảng số liệu
Danh mục bản đồ, biểu đồ
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TCLT CÔNG NGHIỆP .................................8
1.1. Một số khái niệm .............................................................................................8
1.1.1. Tổ chức lãnh thổ ........................................................................................8
1.1.2. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp .................................................................12
1.1.3. Các yêu cầu cơ bản của tổ chức lãnh thổ công nghiệp ............................14
1.1.4. Hệ thống phân vị tổ chức lãnh thổ công nghiệp ......................................15
1.2. Một số nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ khu công nghiệp ...............23
1.2.1. Nhóm nhân tố bên trong ..........................................................................23
1.2.2. Nhóm nhân tố bên ngoài .........................................................................25
1.3.Tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở một số quốc gia trên thế giới và ở
Việt Nam .......................................................................................................25
1.3.1. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở Đài Loan ..............................................25
1.3.2. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở Thái Lan ..............................................26
1.3.3. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở Malaixia ...............................................27
1.3.4. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở Việt Nam .............................................28
1.4. Tiểu kết chương 1 ........................................................................................28
Chương 2: HIỆN TRẠNG TỔ CHỨC LÃNH THỔ KHU CÔNG NGHIỆP
TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2000 – 2010 ......................................................29
2.1. Khái quát tỉnh Đồng Nai ...............................................................................29
2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến TCLT KCN tỉnh Đồng Nai ...............................30
2.2.1. Nhóm nhân tố bên trong ..........................................................................30
2.2.2. Nhóm nhân tố bên ngoài .........................................................................41
2.2.3. Đánh giá chung ........................................................................................42
2.3. Thực trạng phát triển ngành công nghiệp tỉnh Đồng Nai giai đoạn
2000 – 2010 ..........................................................................................................43
2.4. Thực trạng tổ chức lãnh thổ KCN tỉnh Đồng Nai .........................................45
2.4.1. Quá trình hình thành và phát triển các KCN tỉnh Đồng Nai ...................45
2.4.2. Bản chất của các KCN tỉnh Đồng Nai .....................................................46
2.4.3. Tình hình phân bố các KCN trên lãnh thổ ..............................................54
2.4.4. Tình hình quản lý các KCN .....................................................................56
2.4.5. Tình hình sử dụng đất của các KCN .......................................................56
2.4.6. Lao động sản xuất trong KCN ................................................................59
2.4.8. Tình hình thu hút vốn đầu tư phát triển KCN .........................................70
2.4.9. Tình hình xử lý nước thải tại các KCN ...................................................72
2.4.10. Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong
KCN ...................................................................................................................73
2.5. Đánh giá chung ..............................................................................................75
2.5.1. Vai trò của các KCN ...............................................................................75
2.5.2. Khó khăn, hạn chế ...................................................................................81
2.6. Tiểu kết chương 2 ........................................................................................ 87
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC LÃNH THỔ KHU
CÔNG NGHIỆP TỈNH ĐỒNG NAI ĐẾN NĂM 2020 ......................................88
3.1. Định hướng TCLT KCN tỉnh Đồng Nai đến 2020 ........................................88
3.2. Các dự báo ...................................................................................................106
3.3. Một số giải pháp phát triển bền vững các KCN tỉnh Đồng Nai .................110
3.4. Kiến nghị .....................................................................................................122
KẾT LUẬN ...........................................................................................................124
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................126
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ANTT : An ninh trật tự
BVMT : Bảo vệ môi trường
CNCBNSTP : Công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm
CNH – HĐH : Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
CNPT : Công nghiệp phụ trợ
CNTT : Công nghệ thông tin
CSHT : Cơ sở hạ tầng
CSVCKT : Cơ sở vật chất kĩ thuật
DMG : dệt may, giày dép
DN : doanh nghiệp
GTDSTN : gia tăng dân số tự nhiên
GTSXCN : giá trị sản xuất công nghiệp
GTCH : gia tăng cơ học
KCN, KCX, KCNC : Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao
KT : Kinh tế
KTXH : Kinh tế - xã hội
NK : Nhập khẩu
NQD : Ngoài quốc doanh
SXCN : Sản xuất công nghiệp
TTCN : Trung tâm công nghiệp
TNDN : thu nhập doanh nghiệp
TCLTCN : Tổ chức lãnh thổ công nghiệp
TCLT KTXH : Tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội
TTHC : Thủ tục hành chính
VKTTĐPN : Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
UBND : Ủy ban nhân dân
XK : Xuất khẩu
XLNTTT : Xử lý nước thải tập trung
DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 2.1 : Diện tích các loại rừng của Đồng Nai năm 2010 ...................................35
Bảng 2.2 : Tình hình sử dụng đất KCN tỉnh Đồng Nai GĐ 2000 - 2010 ................56
Bảng 2.3 : Tình hình sử dụng đất tại các KCN tỉnh Đồng Nai năm 2010 ...............57
Bảng 2.4 : Lao động trong các KCN tỉnh Đồng Nai qua các năm ...........................59
Bảng 2.5 : Tổng hợp tình hình thu hút vốn đầu tư xây dựng và phát triển KCN .....70
Bảng 3.1 : Quy hoạch phát triển các KCN tỉnh Đồng Nai đến năm 2020 ...............96
Bảng 3.2 : Dự báo về cơ cấu vốn đầu tư phân theo khu vực giai đoạn
2011-2020 .............................................................................................108
Bảng 3.3 : Tốc độ tăng trưởng bình quân của các ngành công nghiệp ..................109
Bảng 3.4 : Cơ cấu các ngành công nghiệp chủ yếu trong các KCN ......................110
DANH MỤC BẢN ĐỒ, BIỂU ĐỒ
1. Danh mục bản đồ
Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Đồng Nai 2010..................................................32
Hình 2.2: Bản đồ phân bố dân cư tỉnh Đồng Nai....................................................37
Hình 2.3: Bản đồ phân bố KCN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai..................................55
2. Danh mục biểu đồ
Biểu đồ 2.1: Lao động trong các KCN tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2000 – 2011.......59
Biểu đồ 2.2: Vốn đầu tư vào các KCN tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2000 – 2010.......65
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu kinh tế của tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2000-2011 ...................74
Biểu đồ 3.1: Dự báo đóng góp của các KCN vào GDP của tỉnh..........................107
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việc thành lập các KCN đã tạo điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội các địa
phương, đặc biệt là các địa phương khó khăn, thông qua việc đầu tư xây dựng kết
cấu hạ tầng, xây dựng các chính sách ưu đãi đầu tư khá cởi mở đối với các khu công
nghiệp nhằm thu hút nguồn vốn từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Qua đó,
kinh tế của các địa phương có bước phát triển, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
thúc đẩy một số ngành sản xuất phát triển, đồng thời góp phần thu ngân sách, tạo
thêm công ăn việc làm cho người lao động.
Đồng Nai là một trong các tỉnh dẫn đầu phát triển công nghiệp tại Việt Nam, là
tỉnh phát triển khu công nghiệp đầu tiên tại vùng Nam bộ Việt Nam, và đang thu hút
mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Riêng trong lĩnh vực quy hoạch phát triển khu công nghiệp, do có nhiều thuận
lợi để phát triển công nghiệp, đến năm 2010, chưa kể các cụm tiểu thủ công nghiệp
qui mô nhỏ, Đồng Nai đã qui hoạch và phát triển hơn 11.000 ha đất khu công
nghiệp tập trung, trong đó Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt 30 KCN với diện tích
4805 ha, trở thành địa phương dẫn đầu cả nước trong việc xây dựng phát triển Khu
công nghiệp với tỷ lệ lấp đầy khoảng từ 70 - 95%. Các khu công nghiệp này, cơ sở
hạ tầng đã và đang được xây dựng đồng bộ, đã bố trí trên 57% diện tích đất và đang
sẵn sàng đón nhận các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Tuy nhiên, ngân sách nhà nước còn hạn hẹp nên nhiều KCN ra đời nhưng
không thể nhận đủ lượng vốn ngân sách, dẫn tới tình trạng đầu tư hạ tầng không
theo kịp với yêu cầu phát triển. Bên cạnh đó, mặc dù các KCN có xác định tính chất
nhưng chưa thực sự làm rõ được việc hình thành khu chức năng nòng cốt, chủ đạo
và gắn kết chặt chẽ. Công tác phối hợp phát triển các ngành, lĩnh vực trong các
KCN theo các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch vẫn chưa thực hiện tốt. Các quy
hoạch ngành và quy hoạch các KCN chưa gắn kết chặt chẽ nên việc kêu gọi đầu tư
cũng như giám sát đầu tư theo quy hoạch chung vào các KCN chưa hoàn chỉnh, còn
2
chồng chéo. Đặc biệt, sự phối hợp và liên kết, hợp tác kinh tế giữa các địa phương
chưa được phát huy.
Là một công dân của tỉnh, tôi chọn đề tài “Tổ chức lãnh thổ các khu công
nghiệp ở tỉnh Đồng Nai” để:
- Nghiên cứu chuyên môn hóa các ngành, lĩnh vực và lợi thế của từng địa
phương, tạo bước đột phá phát triển ở một số KCN, tránh gây nên sự cạnh tranh
không lành mạnh giữa các KCN.
- Nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch và điều hành thực hiện theo quy
hoạch, đảm bảo tính thống nhất. Việc phát triển các KCN trong thời gian tới cần
gắn với quy hoạch phát triển ngành và quy hoạch phát triển của địa phương
- Rà soát tình hình thu hút các dự án đầu tư và tình hình đầu tư phát triển của
từng khu để điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp với thực tế phát triển trong thời kỳ
mới, tránh lãng phí nguồn vốn đầu tư và nguồn lực đất đai.
Và từ đó hi vọng có thể đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào sự phát
triển của tỉnh Đồng Nai trong thời gian tới.
2. Mục đích, giới hạn và nhiệm vụ của đề tài
Mục đích:
+ Dựa vào cơ sở lý luận và thực tiễn về tổ chức lãnh thổ các khu công
nghiệp, đề tài tập trung nghiên cứu sự phân bố, hoạt động khu công nghiệp của
tỉnh Đồng Nai.
+ Qua thực trạng đánh giá và phân tích để thấy được những thành tựu và
tìm ra những bất hợp lý trong tổ chức, phân bố các khu công nghiệp của tỉnh.
+ Đề xuất một số định hướng, giải pháp phát triển, tổ chức các khu công
nghiệp theo hướng bền vững.
Nhiệm vụ:
- Lựa chọn cơ sở lý luận phù hợp để vận dụng vào việc nghiên cứu sự phân
bố, hoạt động các khu công nghiệp tại Đồng Nai.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng và thực trạng phát triển khu công nghiệp
của tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2000 – 2010.
3
- Đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm tổ chức hợp lý các khu công nghiệp
của tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011 – 2020.
Giới hạn nghiên cứu
 Về nội dung: Đề tài tập trung phân tích các nhân tố ảnh hưởng, thực
trạng phân bố, phát triển và đề xuất giải pháp trong việc tổ chức, quản lý các khu
công nghiệp tỉnh Đồng Nai.
 Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu tỉnh Đồng Nai. Tuy nhiên
sự phát triển kinh tế nói chung, vấn đề tổ chức các khu công nghiệp của tỉnh nói
riêng có quan hệ chặt chẽ với các tỉnh lân cận và cả nước. Do đó trong quá trình
nghiên cứu, tác giả đi sâu phân tích thực trạng tổ chức, phát triển các khu công
nghiệp của Đồng Nai trong mối quan hệ với các tỉnh trong khu vực Đông Nam
Bộ và VKTTĐPN.
 Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu khu công nghiệp tỉnh Đồng
Nai giai đoạn 2000 – 2010, giải pháp tổ chức, phát triển khu công nghiệp giai
đoạn 2011 -2020.
3. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Qua tìm hiểu của tác giả thì hầu như chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách
hệ thống về KCN tỉnh Đồng Nai. Vấn đề này mới chỉ được một số tác giả nghiên
cứu như:
Phan Văn Hết (2006), Vấn đề xử lý chất thải công nghiệp đảm bảo môi
trường cho các KCN tỉnh Đồng Nai, Kỷ yếu hội nghị - hội thảo quốc gia về xây
dựng và phát triển các KCN, KCX ở Việt Nam.
Võ Văn Một (2006), Phát triển các KCN trong quá trình công nghiệp hóa –
hiện đại hóa tại tỉnh Đồng Nai, Kỷ yếu hội nghị - hội thảo quốc gia về xây dựng và
phát triển các KCN, KCX ở Việt Nam.
Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai (2006), Báo cáo tổng hợp ‘‘Quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2006-2020, trong đó có nghiên
cứu quy hoạch các KCN.
4
Do đó, tác giả mạnh dạn chọn đề tài này, hi vọng có thể đóng góp công sức
của mình vào sự phát triển chung của tỉnh Đồng Nai trong thời gian tới.
4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
4.1. Các quan điểm nghiên cứu
 Quan điểm hệ thống:
Các hiện tượng và sự vật địa lý là một hệ thống thuộc địa lý tự nhiên và địa
lý kinh tế - xã hội. Hệ thống kinh tế - xã hội của nước ta lại bao gồm các hệ thống
kinh tế - xã hội nhỏ hơn ở cấp tỉnh, thành phố như Đồng Nai và hệ thống này còn
tiếp tục được phân chia tới các cấp nhỏ hơn nữa như các ngành kinh tế, dân cư, xã
hội,…
Nghiên cứu vấn đề tổ chức khu công nghiệp thì phải xem xét trong mối quan
hệ tác động qua lại lẫn nhau giữa các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội trong phạm vi
lãnh thổ của tỉnh và cả trong tổng thể nền kinh tế quốc dân nước ta.
Khi nghiên cứu khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai, tác giả đặt trong mối quan
hệ với vùng Đông Nam Bộ cũng như cả nước. Bên cạnh đó, tác giả còn đi vào phân
tích tình hình phân bố, phát triển các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai trong bối cảnh
tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội chung của tỉnh.
 Quan điểm lãnh thổ:
Đây là quan điểm mang tính chất đặc trưng và là quan điểm của khoa học
Địa lý. Tổ chức, quy hoạch khu công nghiệp là một hiện tượng và cũng là một quy
luật tất yếu của nền kinh tế – xã hội trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Đề tài: “Tổ
chức lãnh thổ các khu công nghiệp ở tỉnh Đồng Nai” được đặt trong bối cảnh
không gian cụ thể của nền kinh tế – xã hội tỉnh Đồng Nai và xa hơn nữa là vùng
Đông Nam Bộ, thậm chí trên phạm vi cả nước qua các giai đoạn nhất định. Trong
đó lại xem xét các mối quan hệ lãnh thổ giữa các huyện trong nội bộ tỉnh Đồng Nai.
 Quan điểm tổng hợp:
Quan điểm tổng hợp cho phép nhận thức đầy đủ các mối quan hệ phụ thuộc
và quy định lẫn nhau giữa các đối tượng, các phần tử, các quá trình diễn ra trong
hoạt động công nghiệp trên một không gian và thời gian nhất định.
5
Mặt khác hiệu quả của tổ chức khu công nghiệp đưa lại cũng mang tính tổng
hợp như hiệu quả kinh tế – xã hội – môi trường.
 Quan điểm lịch sử - viễn cảnh:
Có thể nói Đồng Nai là vùng đất có tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến việc
tổ chức, quy hoạch, phát triển khu công nghiệp. Hiện nay các khu công nghiệp của
tỉnh phát triển mạnh mẽ. Do đó, nghiên cứu lịch sử hình thành và thực trạng tổ
chức, phát triển khu công nghiệp của tỉnh giúp chúng ta dễ dàng đưa ra những định
hướng, giải pháp để tổ chức hợp lý các khu công nghiệp nhằm thúc đẩy ngành công
nghiệp của tỉnh phát triển lên tầm cao mới. Trong phạm vi của đề tài, tác giả chỉ tập
trung nghiên cứu thực trạng tổ chức, quy hoạch, phát triển khu công nghiệp từ
những năm 2000 đến nay, từ đó đánh giá, đưa ra định hướng và giải pháp phát triển
khu công nghiệp của tỉnh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
 Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững:
Việc phát triển các khu công nghiệp chưa có sự quản lý và quy hoạch chặt
chẽ trong thời gian qua đã gây ra nhiều tác động tiêu cực tới các vấn đề môi trường
như: làm ô nhiễm môi trường không khí, đất, nước,…Chính vì vậy, cần phải xây
dựng và thực hiện các phương án tổ chức, phát triển các khu công nghiệp một cách
hợp lý để dung hòa được giữa những tác động tích cực – tiêu cực trong vấn đề bảo
vệ môi trường, tạo sự phát triển bền vững. Quan điểm này được tác giả vận dụng
trong quá trình nghiên cứu đề tài.
4.2. Hệ thống các phương pháp nghiên cứu
4.2.1. Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu
Trên cơ sở thu thập các số liệu, tài liệu về sự hình thành, tình hình tổ chức
phát triển,…của các KCN tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2001 – 2010 từ Cục thống kê,
Ban quản lý các KCN và các ban ngành có liên quan tỉnh Đồng Nai, tác giả đã sử
dụng phương pháp này trong việc xử lý và phân tích các cơ sở số liệu phục vụ cho
đề tài.
6
4.2.2. Phương pháp phân tích - tổng hợp
Trên cơ sở thống kê, phân loại tài liệu thu thập được, tác giả tiến hành sắp
xếp, tổng hợp, phân tích các vấn đề về tổ chức phát triển các KCN của tỉnh. Trong
đó có so sánh với các tỉnh, thành khác trong khu vực Đông Nam Bộ để rút ra được
những luận điểm sắc bén hơn.
4.2.3. Phương pháp bản đồ - biểu đồ
Trong luận văn, tác giả đã trực quan hóa một số số liệu thành các biểu đồ,
bản đồ để có thể thấy rõ hơn tình hình phát triển các KCN của tỉnh. Đồng thời, bản
đồ còn cho thấy rõ sự phân bố của các KCN trên lãnh thổ. Đó chính là cơ sở để tác
đánh giá và đưa ra dự báo về sự tổ chức phát triển các KCN trong thời gian tới.
4.2.4. Phương pháp dự báo
Trên cơ sở nghiên cứu quá trình tổ chức, phân bố sản xuất công nghiệp trong
quá khứ và hiện tại; Nghị định 92 của Thủ tướng Chính phủ năm 2006, Quyết định
phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng tỉnh Đồng Nai đến năm 2025 và
bối cảnh xu thế toàn cầu hóa, từ đó đưa ra dự báo sự biến đổi của TCLTCN trong
tương lai. Phương pháp dự báo trên nguồn lực và thực trạng phát triển, phân bố
công nghiệp chủ yếu từ năm 2000 đến năm 2010 để định hướng TCLTCN đến năm
2020.
5. Những đóng góp chính của đề tài
- Hệ thống các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức, phát triển KCN tỉnh Đồng Nai.
- Tìm hiểu thực trạng tổ chức, phát triển khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai giai
đoạn 2000-2010. Từ đó đánh giá những thành tựu và hạn chế trong tổ chức, phát
triển KCN của tỉnh.
- Đưa ra định hướng và giải pháp tổ chức hợp lý khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai
giai đoạn 2011 - 2020.
7
6. Cấu trúc của đề tài
Đề tài gồm 4 phần chính:
- Phần mở đầu
- Phần nội dung: Gồm 3 chương:
+ Chương 1: Cơ sở lý luận về tổ chức lãnh thổ công nghiệp
+ Chương 2: Thực trạng TCLT KCN tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2000 - 2010
+ Chương 3: Định hướng và giải pháp TCLT KCN tỉnh Đồng Nai GĐ 2011 - 2020
- Phần kết luận và phần phụ lục, tài liệu tham khảo.
8
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TCLT CÔNG NGHIỆP
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Tổ chức lãnh thổ
1.1.1.1. Khái niệm không gian
Các Mác đã khẳng định: “Với trình độ phát triển nhất định của năng suất lao
động bao giờ cũng cần một không gian nào đó”.
Theo từ điển Địa Lý của Oxford Universiry Press, 1997, không gian (space) là
phạm vi của một vùng hay một khu vực thường được thể hiện dưới dạng bề mặt
Trái Đất. Các mối quan hệ không gian giữ vị trí trung tâm trong Địa Lý học. Tuy
nhiên, ở đây cần phân biệt không gian tuyết đối và không gian tương đối.
Không gian tuyệt đối là một không gian tuyệt đối khách quan. Không gian
tuyệt đối là một không gian nhận thức bởi con người hay xã hội có liên quan tới các
mối liên hệ giữa những đối tượng và khuynh hướng của đối tượng đó.
Thuật ngữ lãnh thổ: “Territory” là thuật ngữ mà trường phái các nhà khoa học
Xô Viết thường dùng trong TCLT. Ở nước ta, lãnh thổ cũng được hiểu theo nghĩa
không gian bao gồm: Vùng đất, vùng trời, vùng biển và vùng dưới lòng đất. Do vậy,
tổ chức lãnh thổ ở đây bao hàm nghĩa không gian. TCLTCN là một bộ phận quy
hoạch tổng thể về tổ chức không gian kinh tế - xã hội được cụ thể hóa. [Theo nghị
định 92 của Chính phủ]
1.1.1.2. Tổ chức không gian kinh tế - xã hội
• Nhận thức về tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội
Theo quan điểm của các nhà Địa lý phương Tây: TCLT được coi là sự lựa
chọn về nghệ thuật sử dụng lãnh thổ một cách đúng đắn nhằm tìm kiếm một tỷ lệ,
quan hệ hợp lý vế sự phát triển kinh tế - xã hội giữa các ngành trong một vùng lớn
hoặc giữa các vùng trong cùng một quốc gia có xét đến mối quan hệ giữa các quốc
gia để tạo nên giá trị mới
Theo quan điểm của các nhà Địa lý Xô Viết: TCLT KTXH là sự sắp xếp, bố
trí và phối hợp các đối tượng có ảnh hưởng lẫn nhau, có mối quan hệ qua lại giữa
9
các hệ thống sản xuất, hệ thống dân cư nhằm sử dụng hợp lý các nguồn lực để đạt
hiệu quả cao về kinh tế, xã hội và môi trường.
Tổ chức lãnh thổ được hiểu là toàn bộ quá trình hoạt động của con người
nhằm phân bố các cơ sở sản xuất và dịch vụ, phân bố dân cư, sử dụng tự nhiên có
liên quan đến các mối liên hệ, các phụ thuộc lẫn nhau của chúng. Các hoạt động
này phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và trên cơ sở các quy luật kinh
tế hoạt động trong hình thái xã hội tương ứng. Mục tiêu cơ bản của nền kinh tế là
đạt đến cơ cấu sản xuất năng động hợp lý, phát triển bền vững của đất nước hay
từng vùng cụ thể. Tổ chức lãnh thổ cũng nhằm phát triển tổng hợp, có hiệu quả cho
nền sản xuất, sử dụng hợp lý các nguồn lực tự nhiên, nâng cao đời sống nhân. Như
vậy, tổ chức lãnh thổ KTXH góp phần vào mục tiêu phát triển kinh tế bền vững.
Tổ chức lãnh thổ KT-XH còn được hiểu là sự kết hợp của các cấu trúc lãnh
thổ đang hoạt động: cấu trúc lãnh thổ quần cư, cấu trúc không gian xã hội, cấu trúc
không gian sản xuất,…Tổ chức lãnh thổ (không gian) chính là hướng tới quy luật
phát triển khách quan trên con đường phát triển tối ưu của một lãnh thổ.
• Không gian KT - XH
Không gian kinh tế - xã hội là một bộ phận lãnh thổ có khả năng cung cấp
các nguồn lực phát triển, chứa đựng các hoạt động kinh tế - xã hội thông qua những
quan hệ phân bố, những liên kết kinh tế ngành, liên vùng và quốc tế. Dưới góc độ tổ
chức không gian, người ta thường xem không gian KT - XH là một trường lực với 3
thành phần sau đây:
+ Trung tâm KT - XH (còn gọi là cực hay nút phát triển): Là nơi có nhiều
nguồn lực thuận lợi, tập trung dân cư đông đúc, các hoạt động công nghiệp chế biến
và dịch vụ phát triển hơn cả. Đây là bộ phận tạo ra các lực liên kết kinh tế - xã hội,
hay còn được gọi là bộ phận tạo lực.
+ Hành lang phát triển: Là nơi diễn ra các dòng liên kết kinh tế - xã hội
giữa các trung tâm. Thực chất đây chính là mạng lưới hạ tầng, bao gồm: đường sá,
bến bãi, điện, thông tin liên lạc qua hành lang, sức phát triển trung tâm sẽ dẫn
truyền ra các bề mặt, hành lang phát triển đi đến đâu, ở đó sẽ có sự phát triển.
10
+ Bề mặt: là những “Vùng trống” của không gian kinh tế - xã hội, nơi dân cư
thưa thớt, kinh tế chủ yếu là nông nghiệp hay công nghiệp khai thác đơn thuần. Bề
mặt là bộ phận chịu tác động chịu tác động bởi các lực từ trung tâm thông qua hành
lang, những nơi nào gần trung tâm hay hành lang thì sẽ có trình độ phát triển cao
hơn, càng xa trung tâm hay hành lang thì càng kém phát triển. Nơi nào sức ảnh
hưởng của trung tâm trở nên không đáng kể thì nơi đó chính là ranh giới của bề mặt.
• Vùng phân cực
Vùng phân cực là một không gian không đồng nhất, các bộ phận khác nhau
của nó có tính chất bổ sung lẫn nhau và duy trì với một cực chi phối và trao đổi với
cực này nhiều hơn bất kỳ một cực nào khác có cùng quy mô tầm cỡ chi phối một
vùng kế bên. “Vùng phân cực là tổng thể những liên hệ có thang bậc, tồn tại giữa
các cực kinh tế, tùy theo các dòng nối liền chúng với nhau” (J.R.Boundeville).
Hai yếu tố đặc trưng của vùng phân cực là khái niệm liên hệ (liên kết) và
khái niệm thang bậc (phi đối xứng).
Sự phân cực là tổng thể một mạng lưới những giao lưu, những liên hệ.Chính
vì các đơn vị kinh tế tồn tại trên lãnh thổ (ngành, khu vực, thành phố) giao lưu với
nhau mà hình thành những tổng thể phân cực.
Các liên hệ được quan tâm xem xét:
+ Liên hệ vị trí – địa lý.
+ Liên hệ kỹ thuật – công nghệ.
+ Liên hệ kinh tế, thị trường song phương, đa phương.
• Quan niệm về “cực”
Cực là một phức hợp tổng thể những hoạt động kinh tế - xã hội có hiệu quả
tạo nên sức hút, trên cơ sở những liên hệ bổ sung lẫn nhau đa chiều, nhờ đó mà duy
trì được sức hút. Đó là lý do tồn tại cực.
+ Cực phát triển: Khi tổng thể các hoạt động của cực có một hoạt động có tính
động lực thì đó là cực phát triển. Cực phát triển là một phức hợp trong đó có một
hoạt động động lực xoay quanh nó, nhờ đó có những tác động lôi cuốn mạnh mẽ đối
với các khu vực xung quanh, các vệ tinh và toàn bộ nền kinh tế vùng. Tác động ấy
11
rất đa dạng và thể hiện khác nhau tùy theo tình hình cụ thể, nhưng bản chất là năng
động, đổi mới, dẫn đến tiến bộ kinh tế có thể thúc đẩy tạo lập những ngành hoạt
động mới, có thể làm cho tổng quy mô của ngành hiện có thay đổi cơ cấu, đổi mới
kỹ thuật, đổi mới phương thức tổ chức.
+ Cực tăng trưởng: Là một tổng thể, một phức hợp những hoạt động, chịu ảnh
hưởng thúc đẩy của cực phat triển. Các cực tăng trưởng là vệ tinh của các cực phát
triển. Nhịp độ phát triển của các cực vệ tinh – cực tăng trưởng, thường là mạnh bởi
chúng phản ứng mạnh và sâu đối với những thúc đẩy lôi cuốn từ cực phát triển.
+ Cực liên kết: Là một cực phát triển gắn liền hai hệ thống đô thị từ khi chưa có
mối liên kết nào cho đến lúc nó tạo ra mối liên hệ chặt chẽ, nhờ đó không chỉ tác
dụng lôi cuốn của nó tăng lên mà các cực tăng trưởng vệ tinh cũng tăng lên.
- Thang bậc (tính phi đối xứng): Hiện tượng phân cực dựa trên sự tồn tại của
các liên hệ, mà sau đó các liên hệ này thay đổi tăng, giảm trong quá trình phát triển,
dẫn đến các thay đổi theo tiêu chuẩn thang bậc. Thang bậc là yếu tố chìa khóa của
“sự phân cực”.
• Sức hút
Những thang bậc thể hiện sự lôi cuốn, sức hút của một ngành, một xí nghiệp
hay một cực phát triển. Những ảnh hưởng lôi cuốn có nhiều loại:
+ Sức hút về trao đổi hàng hóa với tư cách là nguồn cung cấp lớn nhất hay thị
trường lớn nhất.
+ Sức lôi cuốn về mặt đầu tư thiết lập những hoạt động mới, đầu tư phát triển
kết cấu hạ tầng, sản xuất xã hội, đầu tư phát triển đô thị.
+ Sự lan truyền đổi mới công nghệ, kỹ thuật, thúc đẩy những nghiên cứu khoa
học, sáng tạo khoa học – kỹ thuật.
+ Lan truyền đổi mới về văn hóa, giáo dục, thể chế, nhưng đổi mới về tư tưởng
và tâm lý, thị hiếu của người sản xuất và tiêu dùng, dẫn đến đổi mới nhu cầu về
lượng và chất.
Vậy, “Tổ chức không gian kinh tế - xã hội là quá trình lựa chọn có tính chiến
lược các cách thức phát triển và bố trí những trung tâm, những hành lang, các bề
12
mặt, trên cơ sở tận dụng và phát huy cao nhất các nguồn lực, tạo ra cơ cấu không
gian kinh tế - xã hội tối ưu trong một giai đoạn phát triển nhất định có tính đến
tương lai xa hơn”.
Để đảm bảo tính chiến lược, có tầm nhìn xa, sâu rộng và tổng hợp, quá trình
tổ chức không gian kinh tế - xã hội phải được thực hiện một cách trình tự, có kế
thừa và điều chỉnh qua lại giữa các bước cơ bản sau đây”
+ Tổng hợp đánh giá các nguồn lực trong phạm vi lãnh thổ được nghiên cứu.
+ Đánh giá hiện trạng lãnh thổ, phát hiện những bất hợp lý, những xu thế có tính
quy luật đối với tổ chức không gian kinh tế - xã hội của lãnh thổ được nghiên cứu.
+ Lập các phương án tổ chức không gian để lựa chọn phương án tối ưu.
+ Hoạch định các giai đoạn phát triển lãnh thổ cùng phương án quản lý, điều
hành và triển khai các biện pháp đầu tư, thực hiện.
Như vậy, để tiến hành nghiên cứu tổ chức lãnh thổ phải có sự phân tích
những phân dị địa lý nhằm tìm ra các cấu trúc không gian (Cấu trúc lãnh thổ), phân
tích mối quan hệ lãnh thổ, sự tác động qua lại giữa các cấu trúc không gian thành
phần để tổng hợp lại, nhận dạng một không gian tổng hợp vận động theo định
hướng tối ưu. Đó chính là sự định dạng mang tính khoa học.
1.1.2. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp
Trên thế giới, có nhiều quan điểm, nhiều lý thuyết về phát triển và tổ chức
không gian (lãnh thổ) công nghiệp, trong đó một số quan điểm dựa chủ yếu vào các
nhân tố khách quan gắn liền với nội lực và ngoại lực của vùng, của từng quốc gia và
đặc điểm tự nhiên, kinh tế - khoa học - kỹ thuật cụ thể của từng ngành công nghiệp.
Để bố trí, sắp xếp các nhà máy, xí nghiệp trên lãnh thổ để đạt được hiệu quả KT -
XH và môi trường cao nhất, cần phải nghiên cứu kỹ các điều kiện tự nhiên, các mối
liên hệ kinh tế kỹ thuật giữa các ngành trong vùng và mối liên hệ giữa các vùng với
nhau. Những quan điểm còn lại đặt nền tảng vào hành động của các nhà đầu tư.
Không gian công nghiệp là bộ phận đặc biệt quan trọng của không gian kinh
tế - xã hội, vì tổ chức không gian công nghiệp gắn liền và đi trước một bước trong
quá trình CNH - HĐH đất nước.
13
Do vậy, quá trình tổ chức không gian công nghiệp có những ảnh hưởng lớn
lao, thâm chí là quyết định đến toàn bộ quá trình tổ chức không gian kinh tế - xã
hội, nhưng đồng thời cũng chịu những tác động từ quá trình tổ chức không gian
thuộc các lĩnh vực còn lại; như vậy đòi hỏi sự tương thích đồng bộ giữa tổ chức
không gian kinh tế - xã hội với tổ chức không gian công nghiệp. Các khái niệm về
không gian kinh tế - xã hội là những lý luận cần thiết khi xem xét đến cơ sở lý luận
của việc phát triển và tổ chức lãnh thổ công nghiệp.
Tổ chức lãnh thổ công nghiệp được nghiên cứu từ lâu ở các nước Châu Âu,
châu Mỹ. TCLTCN hợp lý, khoa học sẽ góp phần thúc đẩy nhanh quá trình CNH –
HĐH. Thực chất TCLTCN là bộ phận quan trọng được cụ thể hóa chi tiết nằm trong
tổng thể tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội.
Theo A.T. Khowrusov (1979): TCLTCN là hệ thống các mối liên kết không
gian của các ngành, các kết hợp sản xuất lãnh thổ khác nhau trên cơ sở sử dụng hợp
lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, vật chất lao động cũng như tiết kiệm chi phí để
khắc phục sự không phù hợp trong lịch sử về phân bố các nguồn nguyên liệu, năng
lượng, nơi sản xuất và nơi tiêu thụ sản phẩm, góp phần đạt hiệu quả kinh tế cao.
Trong các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học nước ta tổ chức lãnh
thổ công nghiệp thường được hiểu “Là việc bố trí hợp lý các cơ sở sản xuất công
nghiệp, các điểm dân cư cùng kết cấu hạ tầng trên một phạm vi lãnh thổ nhất định
nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên trong cũng như bên ngoài lãnh thổ
đó”.
Tổ chức lãnh thổ công nghiệp là quá trình thiết kế, định dạng, chọn lọc và
phân bố SXCN một cách khoa học; tạo dựng các mối quan hệ đa ngành, liên vùng
và quốc tế ngày càng sâu sắc. Đó là quá trình năng động, yêu cầu khách quan, thích
ứng với khoa học, công nghệ mới, nhằm tối ưu hóa mọi nguồn lực, tối thiểu hóa
mọi chi phí trong quá trình vận động phát triển bền vững.
14
1.1.3. Các yêu cầu cơ bản của tổ chức lãnh thổ công nghiệp
 Tính khách quan của TCLTCN
Theo dòng lịch sử, nền kinh tế nông nghiệp gắn liền với nền sản xuất nhỏ và
tiểu thủ công, công nghệ kỹ thuật lạc hậu, sản xuất theo lối truyền thống. Khi máy
móc ra đời, sản xuất công nghiệp hình thành và thay thế dần sản xuất nông nghiệp
(chuyển dịch cơ cấu, tăng năng suất, giải phóng sức lao động). Công nghiệp khi mới
hình thành phát triển tự phát, phân bố rải rác ở một số nước, lúc đó người ta chưa
nghĩ đến tổ chức, quy hoạch lãnh thổ. Càng về sau, công nghiệp phát triển lan rộng,
quá trình CNH – HĐH đặt ra nhiều vấn đề cần nghiên cứu, giải quyết. Do đó, người
ta chú ý đến việc nghiên cứu tổ chức, sắp xếp nhà máy, xí nghiệp nên phân bố ở
những vị trí phù hợp nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Đó là đòi hỏi khách quan của sản
xuất công nghiệp, thúc đẩy việc nghiên cứu TCLTCN: định dạng, bố trí, sắp xếp
SXCN khoa học, hợp lý để phát triển nhanh và bền vững mang lại hiệu quả cao nhất
về kinh tế - xã hội và môi trường.
 Phân công lao động xã hội là tiền đề của TCLTCN
Phân công lao động xã hội được hình thành khách quan từ nhu cầu phát triển
của đời sống xã hội. Khi sản xuất phát triển, nền sản xuất hàng hóa hình thành thay
thế nền sản xuất tự cung, tự cấp, tạo điều kiện cho sự phân công lao động xã hội
phát triển và hình thành các ngành nghề riêng biệt, tạo sự chuyên môn hóa trong sản
xuất.
Cơ sở khoa học của TCLTCN xuất phát từ sự phân công lao động xã hội theo
ngành và sự phân công lao động theo lãnh thổ ngày càng sâu sắc trong điều kiện
khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển mạnh, làm cho TCLTCN có sự biến đổi sâu
sắc. Giữa các lãnh thổ kinh tế - xã hội có tốc độ tăng trưởng rất khác nhau, cơ cấu
ngành kinh tế nói chung và cơ cấu công nghiệp nói riêng có sự khác biệt sâu sắc.
Tuy nhiên, giữa chúng lại có mối quan hệ kinh tế, kỹ thuật sâu sắc, tạo nên nhưng
đặc trưng riêng về lãnh thổ kinh tế - xã hội và lãnh thổ sản xuất công nghiệp.
15
 Tập trung công nghiệp theo lãnh thổ
Tập trung công nghiệp theo lãnh thổ là tổ chức không gian công nghiệp
khách quan, xuất phát từ bản chất hoạt động của ngành được thể hiện ở hai mặt:
Một là quy mô xí nghiệp ngày càng lớn, hai là mật độ xí nghiệp ngày càng cao. Tập
trung hóa ngày càng cao trong công nghiệp do khả năng lan tỏa, tập hợp, hấp dẫn
những ngành nghề khác nhau, hội tụ dân cư lao động thích ứng và tạo lập đô thị
công nghiệp. Tuy nhiên, quá trình tập trung công nghiệp nói trên diễn ra theo quy
luật từ thấp đến cao và mức độ nhanh hay chậm tùy thuộc vào sự chi phối mạnh mẽ
của đường lối và chính sách phát triển công nghiệp trong quá trình CNH - HĐH,
liên quan chặt chẽ với phân công lao động, đầu tư phát triển, thị trường.
Quá trình tập trung hóa trong công nghiệp còn tạo ra hệ thống không gian
công nghiệp với những tốc độ khác nhau, là phân hóa lãnh thổ công nghiệp.
1.1.4. Hệ thống phân vị tổ chức lãnh thổ công nghiệp
Năm 1994, Viện Chiến lược phát triển thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra 6
hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp và vận dụng chúng vào thực tiễn công
nghiệp nước ta, gồm: Điểm công nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghiệp, khu
vực tập trung công nghiệp, trung tâm công nghiệp, dải công nghiệp, địa bàn công
nghiệp trọng điểm. Năm 2001, Nhà nước ta đã công nhận 6 vùng công nghiệp do
Bộ Công nghiệp đưa ra.
Các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp của nước ta là sự học tập các
hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp trên thế giới và vận dụng sáng tạo vào điều
kiện cụ thể của Việt Nam.
Trong những hình thức trên, khu công nghiệp là hình thức tổ chức công
nghiệp mang tính thực tiễn hơn cả và có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển kinh tế
đất nước.
Điểm công nghiệp
 Đặc trưng
Đặc trưng của điểm công nghiệp nước ta cũng gần tương tự như quan niệm
về điểm công nghiệp của trường phái Xô Viết trước đây nhưng quy mô nhỏ hơn.
16
Đây là hình thức cấp thấp nhất, tạo cơ sở cho các hình thức cao hơn. Gồm 1 - 2 xí
nghiệp nằm gần nguồn nguyên - nhiên liệu hay thị trường tiêu thụ nhưng chưa có
điều kiện phát triển thành hình thức tổ chức lãnh thổ cao hơn; thường đồng nhất với
một điểm dân cư, có kết cấu hạ tầng riêng và hầu như không có mối liên hệ giữa các
xí nghiệp.
 Phân bố
Nước ta có nhiều điểm công nghiệp. Các điểm công nghiệp thường hình
thành ở các tỉnh vùng núi phía Bắc và Tây Nguyên. Các điểm công nghiệp này là
các xí nghiệp công nghiệp khai thác các thế mạnh của địa phương như khai thác
khoáng sản, lâm sản, chế biến lương thực thực phẩm. Đây là những vùng có những
lợi thế về tài nguyên khoáng sản, nông sản nhưng có những khó khăn về các điều
kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội để có thể hình thành các hình thức tổ chức lãnh thổ
ở cấp cao hơn nên các điểm công nghiệp sẽ góp phần khai thác các tài nguyên tại
chỗ, phát triển kinh tế địa phương.
Cụm công nghiệp
 Đặc trưng
Cụm công nghiệp là hình thức tổ chức lãnh thổ nhỏ, gồm vài xí nghiệp công
nghiệp, có các mối liên hệ giữa các xí nghiệp công nghiệp nhưng đơn giản, thiếu
chặt chẽ. Ở nước ta, cụm công nghiệp khác với quan niệm về cụm công nghiệp của
trường phái Xô Viết trước đây. Cụm công nghiệp ở nước ta hình thành thường gắn
liền với vai trò của các đô thị và các tuyến giao thông quan trọng.
 Phân bố
Cụm công nghiệp ở nước ta thường được phân bố ở các thị trấn, thị xã, dọc
theo các trục giao thông. Ví dụ: cụm công nghiệp Thượng Đình, cụm công nghiệp
khí - điện - đạm Cà Mau, cụm công nghiệp Vinashin Đình Vũ (Hải Phòng)…
Các cụm công nghiệp làng nghề là một hình thức mới, ra đời khi năm 2000
Chính Phủ có quyết định về khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn tạo điều
kiện phát triển các cụm công nghiệp làng nghề.
17
Sự hình thành của các làng nghề từ 2 con đường chính, đó là sự tự phát từ
một cụm sản xuất do các hộ tự xây dựng, sau đó phát triển thành cụm công nghiệp
làng nghề; thứ hai là xây dựng mới cụm công nghiệp làng nghề.
Hiện nay đang tồn tại 2 loại cụm công nghiệp làng nghề, cụm công nghiệp
làng nghề đa nghề và cụm công nghiệp làng nghề đơn nghề. Hiện nay, cả nước có 1
450 làng nghề với Bắc Bộ chiếm 63% (2007). Các tỉnh có nhiều cụm công nghiệp
làng nghề như Hà Tây (cũ), Bắc Ninh, Thái Bình, Hưng Yên, Bắc Giang…
Khu công nghiệp
Có nhiều quan niệm khác nhau về nội dung cũng như những đặc trưng của
các KCN. Trong đó quan điểm của một số nhà khoa học hàn lâm Liên Xô rõ rằng và
cụ thể hơn cả. Theo đó: “Khu công nghiệp bao gồm một nhóm trung tâm công
nghiệp phân bố gần nhau và kết hợp với nhau bằng việc cùng chung chuyên môn
hóa, mạng lưới giao thông vận tải và những mối liên hệ sản xuất chặt chẽ”.
* Đặc điểm: Có ba tiêu chuẩn để xác định một khu công nghiệp:
- Khu công nghiệp phải bao gồm một số trung tâm công nghiệp
- Các trung tâm công nghiệp phải phân bố gần nhau và gắn bó với nhau trên
cơ sở cùng hướng chuyên môn hoá.
- Có mạng lưới giao thông vận tải thống nhất và các mối liên hệ kinh tế - sản
xuất chặt chẽ tạo thành:
+ Liên hệ trực tiếp về mặt phân phối sản xuất, cùng tham gia tạo ra các sản
phẩm mới, chế biến phế liệu của nhau, hay điều phối nhân lực cho nhau.
+ Liên hệ gián tiếp về mặt sử dụng chung nguồn nguyên liệu, mạng lưới giao
thông.
Tất nhiên quan niệm về khu công nghiệp của các nhà khoa học Xô Viết khác
xa với quan niệm của chúng ta. Theo Nghị định của Chính phủ số 29/2008/NĐ-CP
ngày 14 tháng 3 năm 2008 định nghĩa:“Khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất
hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới
địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị
định này”.
18
Khu công nghiệp được hình thành là công cụ đắc lực để nước ta thực hiện
thắng lợi sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Khu công nghiệp là nơi trọng điểm đầu tư của trong và ngoài nước, là đầu
tàu thúc đẩy kinh tế cả nước phát triển, đầu tàu về phát triển khoa học công nghệ,
tiếp thu những ngành nghề mới để đóng góp tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng tiến bộ; đồng thời, đây cũng là nơi chủ yếu tạo ra các nguồn
hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của hàng
hóa nước ta trên trường quốc tế.
KCNTT có một số đặc điểm chính sau:
- Tập trung tương đối nhiều xí nghiệp công nghiệp trên một khu vực có ranh
giới rõ ràng, sử dụng kết cấu hạ tầng sản xuất và xã hội.
- Các xí nghiệp nằm trong KCN được huởng quy chế ưu đãi riêng, khác với
các xí nghiệp phân bố ngoài KCN.
- Có Ban quản lí thống nhất để thực hiện quy chế quản lí.
- Có sự phân cấp về quản lí và tổ chức sản xuất.
+ Về phía các xí nghiệp, khả năng hợp tác sản xuất phụ thuộc vào việc tự
liên kết với nhau của từng doanh nghiệp.
+ Việc quản lí Nhà nước được thể hiện ở chỗ Nhà nước quy định những
ngành (hay loại xí nghiệp) được khuyến khích và không được đặt trong KCN.
Các biến dạng của khu công nghiệp là khu công chế xuất, khu công nghệ cao:
 Khu chế xuất
Tháng 10/1991 Chính phủ đã ban hành Quy chế KCX, cho phép thành lập
KCX đầu tiên tại các địa bàn thích hợp. “KCX là KCN chuyên sản xuất hàng xuất
khẩu, thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu,
bao gồm một hoặc nhiều xí nghiệp, có ranh giới địa lí xác định, do Chính phủ thành
lập” (Điều 2, Luật bổ sung sửa đổi Luật Đầu tư tháng 12/1992).
Hiện nay, cả nước có 6 KCX: Tân Thuận, Linh Trung I, Linh Trung II, Hải
Phòng 96, Đà Nẵng, Cần Thơ.
19
 Khu công nghệ cao
Đặc trưng là nơi tập trung các tổ chức hoạt động phục vụ cho phát triển công
nghệ cao và công nghiệp cao; gồm 3 thành phần chủ chốt: các tổ chức nghiên cứu
và phát triển KCNC, các cơ sở đào tạo, huấn luyện, các doanh nghiệp trong lĩnh vực
công nghệ cao.
Hiện nay, nước ta có 2 KCNC: Hòa Lạc (Hà Nội), Linh Trung (thành phố Hồ
Chí Minh).
Trung tâm công nghiệp
Trung tâm công nghiệp là khu vực tập trung công nghiệp gắn liền với các đô
thị vừa và lớn. Mỗi trung tâm công nghiệp có thể gồm một số khu công nghiệp, cụm
công nghiệp với những xí nghiệp hạt nhân có sức thu hút các lãnh thổ lân cận. Các
hạt nhân này thường là cơ sở cho việc hình thành trung tâm công nghiệp.
Các trung tâm công nghiệp rất đa dạng, được phân chia theo nhiều tiêu chí khác
nhau:
+ Vai trò của trung tâm trong sự phân công lao động theo lãnh thổ
+ Giá trị sản xuất công nghiệp
+ Tính chất chuyên môn hoá và đặc điểm sản xuất
• Căn cứ vào vai trò của trung tâm công nghiệp trong sự phân công theo
lãnh thổ, có thể chia ra:
- Các trung tâm có ý nghĩa quốc gia: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh
- Các trung tâm có ý nghĩa vùng: Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ…
- Các trung tâm có ý nghĩa địa phương: Việt Trì, Nam Định, Bắc Giang…
• Dựa vào giá trị sản xuất công nghiệp có thể phân biệt thành:
- Các trung tâm lớn: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh
- Các trung tâm trung bình: Hải Phòng, Đà Nẵng…
- Các trung tâm nhỏ: Vinh, Quy Nhơn, Nha Trang…
• Theo tính chất chuyên môn hoá và đặc điểm sản xuất, chia ra:
- Các trung tâm công nghiệp tổng hợp đa ngành
- Các trung tâm công nghiệp chuyên môn hoá
20
Thậm chí, một số thành phố - trung tâm công nghiệp được mang tên gắn liền với
hướng chuyên môn hoá như: Nam Định (dệt), Thái Nguyên (gang thép)…
Dải công nghiệp
Dải công nghiệp là sự phân bố đan xen và kéo dài dọc theo các trục đường
giao thông quan trọng của các điểm công nghiệp (xí nghiệp phân bố độc lập), cụm
công nghiệp và cả các khu công nghiệp. Chúng thường xuất hiện từ các đô thị lớn
(đồng thời cũng là các trung tâm công nghiệp lớn) và lan toả theo các hướng có
nhiều thuận lợi về giao thông vận tải và các điều kiện khác. Sự phát triển của các
dải công nghiệp phụ thuộc nhiều vào trình độ phát triển công nghiệp của lãnh thổ,
vào sự phát triển các tuyến giao thông huyết mạch và hàng loạt các yếu tố khác. Ở
Việt Nam các dải công nghiệp phát triển chưa nhiều và chưa thật tiêu biểu. Chúng
thường tập trung xung quanh các thành phố - trung tâm công nghiệp hàng đầu của cả
nước: TP Hồ Chí Minh, Hà Nội và vùng phụ cận.
Từ Hà Nội toả đi theo các hướng sau:
Hà
Nội
Đáp Cầu (Bắc
Giang)
Hưng Yên, Hải Dương,
Hải Phòng, Quảng Ninh
Nam Định, Ninh Bình,
Thanh Hoá
Hoà Bình
Thái Nguyên
Việt Trì (Phú
Thọ)
21
Từ thành phố Hồ Chí Minh toả đi các hướng sau:
Địa bàn công nghiệp trọng điểm
Địa bàn công nghiệp trọng điểm là khu vực tương đối rộng lớn trên phạm vi
nhiều tỉnh, có điều kiện thuận lợi về mặt vị trí địa lí, kết cấu hạ tầng, nguồn nhân
lực, kinh tế xã hội, có khả năng bố trí tập trung công nghiệp nhằm đạt hiệu quả và
nhịp độ phát triển công nghiệp cao, thúc đẩy và kéo theo sự phát triển kinh tế của cả
vùng nói riêng và của cả nước nói chung. Đây là hình thức tổ chức lãnh thổ công
nghiệp cao nhất và đặc thù của Việt Nam.
Đặc điểm của địa bàn công nghiệp trọng điểm:
- Là bộ phận lãnh thổ lớn nhất trong số các hình thức TCLT công nghiệp,
nhưng ranh giới chỉ mang tính ước lệ, không rõ ràng về mặt pháp lí.
- Có thể bao gồm tất cả các hình thức TCLTCN từ cấp thấp đến cấp cao, hoặc
cũng có thể chỉ chứa đựng một vài hình thức TCLTCN nào đó.
- Không có bộ máy quản lí riêng để chỉ đạo phát triển công nghiệp của cả địa bàn.
Hiện nay nước ta có 3 địa bàn công nghiệp trọng điểm:
 Địa bàn công nghiệp trọng điểm phía Bắc: Bao gồm: Hà Nội, Hải Phòng,
Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc.
Là vùng có lịch sử phát triển công nghiệp sớm nhất nước ta, tập trung nhiều
ngành công nghiệp mang ý nghĩa cả nước: cơ khí chế tạo, khai thác than, vật liệu
Biªn Hoµ
Long An
TP
HCM
Bình Dương
Tây Ninh Bµ RÞa - Vòng Tµu
22
xây dựng, sản xuất hàng tiêu dùng…Hiện nay đã và đang tập trung nhiều cơ sở
công nghiệp cũng như nhiều cụm, khu công nghiệp tập trung.
 Địa bàn công nghiệp trọng điểm miền Trung: Bao gồm: Thừa Thiên -
Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.
Vùng này vẫn chủ yếu trong giai đoạn đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư, với việc
chú trọng xây dựng, đầu tư các khu kinh tế Dung Quất, khu kinh tế mở Chu Lai,
Chân Mây, xây dựng các cảng nước sâu và kết nối hành lang Đông Tây của tiểu
vùng Mê Kông… Đây chính là tiền đề để vùng này phát triển trong thời gian tới.
 Địa bàn công nghiệp trọng điểm phía Nam: Bao gồm: Đồng Nai, Bình
Dương, Bà Rịa- Vũng Tàu, TP Hồ Chí Minh.
Là vùng công nghiệp phát triển mạnh nhất nước ta, có tốc độ tăng trưởng cao
và bền vững, có mức độ tập trung lãnh thổ công nghiệp lớn nhất cả nước với một số
lượng lớn các khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao với nhiều ngành
trọng điểm như CN năng lượng, CN chế tạo - điện tử - tin học, CN chế biến thực
phẩm và đồ uống, CN luyện kim…
Vùng công nghiệp
Vùng công nghiệp là một kết hợp sản xuất lãnh thổ, ra đời trên cơ sở kết hợp
các vùng, ngành trên một lãnh thổ rộng lớn, với chuyên môn hoá và cấu trúc sản
xuất rõ rệt.
Ở nước ta có rất nhiều các sơ đồ phân vùng khác nhau, thay đổi theo thời
gian và không gian để phù hợp hơn với sự phát triển của từng địa phương, khu vực
và quốc gia. Để định hướng một cách tốt hơn, năm 2001 Viện chiến lược phát triển
đã đưa ra 6 vùng công nghiệp thay cho 8 vùng như trước đây (được quy hoạch từ
nay đến năm 2020):
+ Vùng 1: Các tỉnh trung du và miền núi Bắc Bộ, trừ Quảng Ninh:
Cho đến nay, vùng này bao gồm có 14 tỉnh: Bắc Kạn, Bắc Giang, Cao Bằng,
Điện Biên, Hoà Bình, Hà Giang, Lai Châu, Lạng Sơn, Lào Cai, Phú Thọ, Sơn La,
Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái.
23
+ Vùng 2: Gồm 14 tỉnh, bao gồm các tỉnh đồng bằng sông Hồng và Quảng
Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.
+ Vùng 3: Bao gồm 10 tỉnh: từ Quảng Bình đến Ninh Thuận.
+ Vùng 4: Vùng này gồm 4 tỉnh thuộc Tây Nguyên, trừ Lâm Đồng
+ Vùng 5: Bao gồm 8 tỉnh: 6 tỉnh Đông Nam Bộ và Bình Thuận, Lâm Đồng
+ Vùng 6: Gồm 13 tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long
Tóm lại, tổ chức lãnh thổ công nghiệp là tổ chức không gian kinh tế mang
tính lịch sử, khác biệt giữa các nước và khác nhau ở các giai đoạn phát triển nhằm
thực hiện những nhiệm vụ kinh tế - xã hội của từng thời kỳ.
Kế thừa có chọn lọc các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp của thế giới
và vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh Việt Nam, nước ta đã cơ bản hình thành một số
hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp. Trong đó, để thực hiện nhiệm vụ công
nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh hiện nay, hình thức khu công
nghiệp tập trung và các biến dạng như khu chế xuất, khu công nghệ cao có ý nghĩa
đặc biệt quan trọng.
1.2. Một số nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ khu công nghiệp
1.2.1. Nhóm nhân tố bên trong
1.2.1.1. Vị trí địa lí và tài nguyên thiên nhiên
• Trong 10 yếu tố quyết định sự thành công của khu công nghiệp, nhất là khu
chế xuất mà hiệp hội khu chế xuất thế giới tổng kết, thì có hai yếu tố liên
quan đến vị trí địa lí (gần tuyến giao thông, bến cảng) và tài nguyên thiên
nhiên (đảm bảo đủ nguồn nước công nghiệp).
• Ở nước ta với khoảng 100 địa điểm có thể xây dựng khu công nghiệp thì chỉ
có trên dưới 40 nơi thật sự hấp dẫn các nhà đầu tư do có vị trí địa lí thuận lợi
và gần nguồn nước
1.2.1.2. Trung tâm kinh tế và đô thị
• Ở nước ta, các đô thị cũng thường là các trung tâm kinh tế với ý nghĩa khác
nhau (Quốc gia, vùng, địa phương). Các đô thị, nhất là các thành phố lớn,
24
chứa đựng nhiều yếu tố thuận lợi cho việc ra đời và phát triển các khu công
nghiệp, đồng thời có sức thu hút mạnh mẽ đối với các nhà đầu tư.
• Nhìn chung, các khu đô thị nước ta có thuận lợi chủ yếu sau đây:
+ Có nguồn lao động dồi dào, nhất là lao động có chất lượng cao.
+ Sẵn có cơ sở công nghiệp hỗ trợ, phục vụ cho khu công nghiệp.
+ Tập trung kết cầu hạ tầng và cơ sở vật chất phục vụ công nghiệp.
+ Các cơ sở nghiên cứu, đào tạo, dạy nghề, ngân hàng, tài chính.
1.2.1.3. Kết cấu hạ tầng
Kết cấu hạ tầng là một trong những yếu tố hàng đầu đối với việc thu hút đầu
tư để hình thành các khu công nghiệp
Một số nơi có nhiều điều kiện thuận lợi, thí dụ có thể hình thành cảng nước
sâu (dọc duyên hải Miền Trung), nhưng các nhà đầu tư chưa mặn mà với kết cấu hạ
tầng còn hạn chế nơi đây.
1.2.1.4. Vốn đầu tư trong nước
Nguồn ngân sách nhà nước đầu tư cho công nghiệp, các nguồn vốn đầu tư
trong nhân dân góp phần thúc đẩy sản xuất công nghiệp phát triển, tạo điều kiện cho
việc tổ chức các KCN đạt hiệu quả kinh tế cao hơn.
Muốn lôi kéo được vốn đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp, trước hết
phải bỏ vốn trong nước xây dựng hạ tầng, việc đầu tư này khá tốn kém trong khi đó
nước ta lại còn nghèo.
1.2.1.5. Thị trường trong nước
Hiện nay nước ta có trên 86 triệu người, đây là nguồn lao động dồi dào và
đồng thời cũng là thị trường tiêu thụ rộng lớn. Theo sự phát triển, tăng trưởng kinh
tế thì thu nhập của người dân cũng tăng, nhu cầu nhiều, đa dạng là một nhân tố tác
động rất lớn đến tổ chức lãnh thổ các KCN.
25
1.2.2. Nhóm nhân tố bên ngoài
1.2.2.1. Vốn đầu tư nước ngoài
Có ý nghĩa to lớn trongviệc xây dựng cơ sở hạ tầng cho khu công nghiệp vì
đây là những nguồn vốn lớn.
1.2.2.2. Thị trường quốc tế
• Thị trường quốc tế là một trong những nhân tố hàng đầu tác động đến việc ra
đời của các khu công nghiệp, nhất là khu chế xuất
1.2.2.3. Quan hệ chính trị và chính sách toàn cầu
• Quan hệ chính trị và chính sách toàn cầu của các nước phát triển có ảnh
hưởng mạnh mẽ đến khả năng hình thành các khu công nghiệp, khu chế xuất
tại các nước đang phát triển. Sự tác động của các yếu tố này được thể hiện
qua các mặt chủ yếu sau:
• Điều kiện ưu đãi vốn, nhất là vốn ODA và các khoản vay ngân hàng để xây
dựng kết cấu hạ tầng tại các khu công nghiệp.
• Điều kiện về đầu vào (nguyên liệu, trang thiết bị, máy móc) và đầu ra (thị
trường tiêu thụ sản phẩm)
• Khả năng chuyển giao công nghệ.
1.3.Tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở một số quốc gia trên thế giới và ở Việt Nam
1.3.1. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở Đài Loan
Đài Loan nhanh chóng trở thành một trong những “con rồng” Châu Á chỉ sau
30 năm thực hiện CNH. Kế hoạch xây dựng các KCN – KCX được triển khai từ
năm 1960 (với KCN Cao Hùng), đến nay đã có hơn 100 KCN đi vào hoạt động,
đóng góp nhiều thành quả quan trọng trong nền kinh tế. Phát triển các KCN Đài
Loan có đặc trưng đáng lưu ý:
- Phối hợp thông minh giữa tổ chức các KCN trọng điểm với những KCN địa
phương phù hợp trong từng lãnh thổ. Bên cạnh 12 KCN quan trọng nhất tập trung
ở những tỉnh, thành phố trọng điểm do Trung Ương quản lý, Đài Loan đã mở mạng
lưới với hơn 80 KCN trên toàn quốc do chính quyền địa phương và tư nhân quản
lý, hầu hết các huyện đều có KCN. Với hình thức tổ chức này, Đài Loan có thể tập
26
trung phát triển những ngành công nghiệp kỹ thuật cao, có sức cạnh tranh mạnh
trên thị trường thế giới, vừa tận dụng các nguồn lực địa phương phát triển ổn định
các ngành công nghiệp chế biến thấp, nhằm tăng tốc CNH các vùng nông nghiệp.
- Đặc biệt lưu ý đến những điều kiện cơ sở hạ tầng, giao thong thuận lợi, điện
nước đầy đủ và ổn định, thông tin liên lạc nhanh chóng với giá cả dễ chấp nhận.
- Chính sách thong thoáng, có những ưu tiên nhất định như miễn giảm thuế
một số năm, thuế suất thấp, một số trường hợp được vay vốn ưu đãi. Chi phí đầu tư
hạ tầng thấp.
- Các KCX đều bước vào giai đoạn trưởng thành, tỷ lệ nội địa hóa ngày càng
cao, thong qua hoạt động gia công của các xí nghiệp vệ tinh ngoài KCX, những
lien kết phía sau thậm chí phía trước ngày càng cao với thị trường nội địa
1.3.2. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở Thái Lan
Năm 1972, Thái Lan bắt đầu xây dựng các KCN, năm 1997 đã có 64 KCN đi
vào hoạt động. Các KCN Thái Lan vẫn chưa lấp đầy toàn bộ, nhưng trong hơn 30
năm phát triển, các KCN đã góp phần đắc lực giúp Thái Lan nhanh chóng vượt qua
thời kỳ đầu của CNH và đang chuẩn bị kết thúc công cuộc CNH
Phát triển các KCN ở Thái Lan có những đặc trưng đáng lưu ý:
- Cực phát triển kinh tế mạnh nhất ở Thái Lan hầu như chỉ tập trung vào
Bangkok, do vậy mà các KCN tạo ra 3 vành đai xung quanh Bangkok với những
lợi thế khác nhau. Vành đai thứ nhất gồm 6 tỉnh, có ưu thế tiếp cận thị trường tiêu
thụ lớn là Bangkok, hạ tầng thuận lợi, lao động đông và trình độ cao; vành đai thứ
hai gồm 10 tỉnh bao xung quanh vành đai thứ nhất, lợi thế kém hơn, vành đai cuối
cùng gồm 60 tỉnh còn lại, kém lợi thế nhất.
- Chính phủ Thái Lan có chủ trương phát triển cân đối lãnh thổ, nhằm khắc
phục đơn cực trước kia, bằng cách thực hiện chính sách ưu đãi tài chính khác nhau
ở 3 vành đai phát triển KCN. Chẳng hạn, thuế nhập khẩu thiết bị máy móc: vành
đai 1 – 2 được giảm 50%, vành đai 3 được miễn hoàn toàn; thuế nhập khẩu nguyên
liệu sản xuất: vành đai 1 – 2 được miễn hoàn toàn trong vòng 3 năm, vành đai 3
được miễn trong vòng 5 năm; thuế thu nhập công ty: vành đai 1 được miễn 3 năm,
27
vành đai 2 được miễn 7 năm, vành đai 3 được miễn 8 năm và được giảm 50%
trong 5 năm tiếp theo.
- Bộ máy quản lý thống nhất theo cơ chế “một cửa”. Các hoạt động từ điều tra
thiết kế ban đầu, đến những quy hoạch giá bất động sản, thủ tục cấp phép,… đều
tập trung vào Cục quản lý các KCN Thái Lan. Hình thức quản lý này đã đảm bảo
các dịch vụ hành chính KCN trở nên nhanh chóng, hiệu quả. Thường các nhà đầu
tư chỉ mất một ngày là làm xong mọi thủ tục và chỉ sau một tuần có thể nhận được
giấy phép bước vào xây dựng.
- Các KCN Thái Lan là điển hình của quản lý môi trường có hiệu quả. Bên
cạnh quản lý môi trường bằng luật pháp và chính sách. Thái Lan còn mạnh dạn áp
dụng các công cụ kinh tế theo nguyên tắc PPP (người gây ô nhiễm phải trả tiền).
Các chất thải đều được xử lý thỏa đáng và doanh nghiệp có trách nhiệm chi trả
những chi phí ấy.
1.3.3. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở Malaixia
Cũng bắt đầu xây dựng các KCN từ đầu nhưng năm 70 như Thái Lan, tuy
diện tích của Malaixia nhỏ hơn Thái Lan và tương đương Việt Nam, dân số chỉ 26
triệu người (2005) nhưng Malaixia có số lượng KCN nhiều nhất trong khu vực
Đông Nam Á, đạt đến 166 KCN (năm 1997). Có thể rút ra một số nhận xét như sau:
- Malaixia đã mạnh dạn mở nhiều khu thương mại tự do (50 khu), có nhiều ưu
đãi cho các nhà đầu tư nước ngoài. Chẳng hạn, nhà đầu tư được tự do chuyển lợi
nhuận ra nước ngoài, không bị quốc hữu hóa tài sản, thời hạn thuê đất đến 99 năm.
- Phát triển nhiều doanh nghiệp chế xuất nằm ngoài KCX. Hình thức này đã
looi cuốn được nhiều doanh nghiệp trong nước tạo ra nhiều nguồn hang xuất khẩu
mà không phải tăng đầu tư mở rộng hạ tầng và diện tích KCX.
- Có chính sách hỗ trợ vốn tích cực từ phía nhà nước. nguồn vốn từ ngân sách
các bang và liên bang chủ yếu giành cho cơ sở hạ tầng.
- Hầu hết các KCN đều có vị trí thích hợp, giao thong thuận tiện, mặt bằng
mở rộng, giá thuê đất không cao, phần lớn nằm ở ngoại vi thành phố, có thể tránh ô
28
nhiễm môi trường cho những trung tâm dân cư đông đúc mà vẫn tiếp cận nơi cung
cấp lao động.
- Quan tâm thích đáng đến hạ tầng xã hội như nhà ở cho người lao động, chợ,
trường học, bệnh viện, khu vui chơi, nhất là những điều kiện sinh hoạt cho chuyên
gia nước ngoài.
- Bên cạnh những ưu điểm trên, Malaixia có cơ chế quản lý các KCN chưa
được thích hợp. Bộ máy quản lý cồng kềnh, mỗi tiểu bang đều có một ban quản lý
riêng nhưng không được phép giải quyết mọi việc, họ chỉ tập hợp các vấn đề rồi
kiến nghị lên ban quản lý trung ương xử lý. Chính vì vậy nhiều vụ việc không
được giải quyết kịp thời.
1.3.4. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở Việt Nam
Từ sau đổi mới (1986) nước ta quan tâm và chuẩn bị mọi mặt để TCLTCN,
do đó, đến năm 1991 KCN đầu tiên ra đời, đó là KCX Tân Thuận, sau đó hang loạt
các KCN ra đời trên cả nước. Năm 2009 có 228 KCN phân bố ở 56/63 tỉnh thành.
1.4. Tiểu kết chương 1
Tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội nói chung, tổ chức lãnh thổ công nghiệp nói
riêng là một yêu cầu cấp bách đối với nước ta hiện nay để phát triển bền vững về
mọi mặt: kinh tế - xã hội - môi trường.
KCN là một hình thức TCLT công nghiệp đem lại hiệu quả cao nhất cho cả
nước nói chung, Đồng Nai nói riêng trong thời điểm hiện nay.
Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến quá trình tổ chức phát triển các KCN.
Trong đó, các nhân tố bên trong đóng vai trò nòng cốt quyết định, các nhân tố bên
ngoài có vai trò to lớn, thúc đẩy các KCN hình thành và phát triển mạnh.
29
Chương 2: HIỆN TRẠNG TỔ CHỨC LÃNH THỔ KHU
CÔNG NGHIỆP TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2000 – 2010
2.1. Khái quát tỉnh Đồng Nai
Tỉnh Đồng Nai nằm trong VKTTĐPN, thuộc Đông Nam Bộ, có diện tích tự
nhiên là 5.862,37 km2
(chiếm 1,76% diện tích tự nhiên cả nước và 25,5% diện tích
tự nhiên vùng Đông Nam Bộ).
Về ranh giới hành chính, Đồng Nai giáp các tỉnh Lâm Đồng, Bình Dương,
Bình Phước, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh. Đồng Nai
có hệ thống giao thông thuỷ bộ, đường sắt nối liền với các địa phương khác trong cả
nước, có sân bay quân sự Biên Hòa, là địa bàn trọng yếu về kinh tế, chính trị và an
ninh quốc phòng, có vị trí quan trọng trong sự phát triển của vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam, gắn kết vùng Đông Nam Bộ với Tây Nguyên.
Hiện nay tỉnh Đồng Nai có tất cả là 11 đơn vị hành chính gồm thành phố
Biên Hoà là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của tỉnh, thị xã Long Khánh và 9
huyện: Long Thành, Nhơn Thạch, Thống Nhất, Vĩnh Cửu, Xuân Lộc, Định Quán,
Tân Phú, Cẩm Mỹ, Trảng Bom.
Đồng Nai có địa hình trung du chuyển từ cao nguyên Nam Trung Bộ đến
đồng bằng Nam Bộ. Nhìn chung địa hình tương đối bằng phẳng, có 82% đất có độ
dốc <80
, 10% đất có độ dốc <150
, 8% đất có độ dốc >150
. Trong đó đất phù sa, đất
gley và đất cát có địa hình bằng phẳng, nhiều nơi trũng thấp ngập nước quanh năm;
đất đen, nâu, xám, hầu hết có độ dốc <80
, đất đỏ có độ dốc hầu hết <150
, riêng đất
tầng mỏng và đất đá bọt có độ dốc cao.
Đồng Nai nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình
năm 25 – 270
C, nhiệt độ cao nhất khoảng 30,50
C, số giờ nắng trong năm 2.500 –
2.700 giờ, độ ẩm trung bình 80 – 82%. Trong năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ
tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa tương đối lớn, trung bình năm 1 700 – 1 800 mm.
Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, thời tiết nắng, nóng, độ ẩm thấp, có khi
xuống dưới 70%.
30
Tài nguyên thiên nhiên đa dạng: đất feralit trên đá badan, đất xám,…có thể
phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cung cấp nguyên liệu cho công
nghiệp chế biến phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu; tài nguyên rừng, khoáng sản tương
đối phong phú là nguồn nguyên liệu quan trọng để phát triển nhiều ngành công
nghiệp, tài nguyên du lịch cũng rất đa dạng, nhiều tuyến điểm du lịch đã và đang
được hình thành như tuyến du lịch sông Đồng Nai - cù lao Phố - Bửu Long, tuyến
du lịch Sông Mây - Trị An, tuyến du lịch thác Mai - suối Mơ, rừng nguyên sinh
Nam Cát Tiên, tuyến du lịch Long Thành – cù lao Ông Cồn… Du lịch Đồng Nai
chủ yếu hướng về tiềm năng văn hoá, lịch sử, sinh thái, dã ngoại.
Về kinh tế: Sau 10 năm, quy mô kinh tế của tỉnh năm 2010 đạt 36 202 tỉ
đồng, đã tăng gấp 3 lần năm 2000 (13 067 tỉ đồng), tích luỹ được hệ thống cơ sở vật
chất, kỹ thuật đáng kể, tạo điều kiện thuận lợi tiếp tục phát triển ở giai đoạn tới.
Tỉnh đã tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, trong đó công nghiệp và
dịch vụ chiếm tỉ trọng lớn, đó là điều kiện cần thiết để thực hiện việc đẩy mạnh sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Sự tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp từ 52% năm 2000 lên 57,2% năm 2010
thể hiện năng lực sản xuất công nghiệp của tỉnh đã được mở rộng lên nhiều lần cả
về quy mô và ngành, nghề. Đi kèm với năng lực đó là đội ngũ công nhân, lãnh đạo
quản lý được trưởng thành cả về số lượng và chất lượng. Đây là một lợi thế lớn,
cùng với việc tiếp tục thu hút đầu tư trong và ngoài nước, tỉnh có thể dựa vào những
năng lực sản xuất hiện có để thực hiện những mục tiêu chiến lược trong giai đoạn
tới.
2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến TCLT KCN tỉnh Đồng Nai
2.2.1. Nhóm nhân tố bên trong
2.2.1.1. Vị trí địa lý
Đồng Nai nằm từ 100
22’B đến 110
35’B và 1060
44’15” Đ đến 1070
34’10”Đ.
Phía đông giáp tỉnh Bình Thuận, phía bắc và đông bắc giáp tỉnh Lâm Đồng,
phía tây và tây bắc giáp tỉnh Bình Dương, Bình Phước, phía đông và đông nam giáp
tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, phía tây nam giáp Thành phố Hồ Chí Minh.
31
Đồng Nai được coi là bản lề chiến lược, là cửa ngõ của trục động lực phát
triển VKTTĐPN: Thành phố Hồ Chí Minh - Biên Hoà - Bà Rịa Vũng Tàu, có quốc
lộ trực tiếp đến các đô thị trong khu vực, đường sắt xuyên Việt qua địa bàn Đồng
Nai dài 85 km, gần sân bay Tân Sơn Nhất, và đặc biệt tỉnh còn có định hướng phát
triển sân bay quốc tế Long Thành nối liền các trung tâm thương mại cả nước, khu
vực và quốc tế qua đường hàng không, bến cảng Thị Vải đủ để giao thương với tàu
15 – 20 ngàn tấn. Với vị trí này, Đồng Nai như nút giao thông, giao lưu văn hóa
trong VKTTĐPN. Đây là một nguồn lực hết sức quan trọng đối với sự phát triển
kinh tế nói chung, công nghiệp nói riêng của tỉnh.
32
33
2.2.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
 Ðịa hình: Ðịa hình miền Trung du chuyển từ cao nguyên Nam Trung Bộ đến
đồng bằng Nam Bộ. Vùng núi chiếm 5,8% diện tích tự nhiên toàn tỉnh; vùng trung
du và vùng đồng bằng chiếm 89,35% tổng diện tích. Ðiểm cao nhất có độ cao từ
100- 400m, điểm thấp nhất từ 1-3 m với độ cao trung bình là 60 – 250 m so với mặt
nước biển.
Như vậy, phần lớn lãnh thổ của tỉnh có địa hình thấp và bằng phẳng tạo
thuận lợi trong xây dựng và phát triển các KCN, tập trung dân cư - lao động,…
 Khí hậu: Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.800-1.860 mm; nhiệt độ
trung bình hàng năm từ 22,30
C đến 32,20
C, trong đó hàng năm có khoảng 3 tháng
nhiệt độ ở mức 250
C. Tháng lạnh nhất là tháng 1; tần suất sương muối thường xảy
ra từ tháng 12 đến tháng 2. Nhìn chung, tỉnh ít chịu ảnh hưởng bởi các thiên tai, đặc
biệt là bão. Đây là điều kiện hết sức thuận lợi, nó khiến cho hoạt động sản xuất
trong các KCN diễn ra bình thường, liên tục, không bị thiệt hại đáng kể, tạo sự yên
tâm cho các nhà đầu tư.
 Tài nguyên nước:
Nguồn nước là một trong những tài nguyên rất quan trọng trong sản xuất
công nghiệp. Do đó sự phân bố nguồn nước cũng có tác động to lớn đến việc tổ
chức phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh.
Hiện nay, Đồng Nai có mật độ sông suối khoảng 0,5 km/km², song phân phối
không đều. Phần lớn sông suối tập trung ở phía bắc và dọc theo sông Đồng Nai về
hướng tây nam. Tổng lượng nuớc dồi dào 16,82 x 109 m³/năm, trong đó mùa mưa
chiếm 80%, mùa khô 20%. Các con sông chính chảy qua tỉnh Đồng Nai như: Sông
Đồng Nai, và các phụ lưu lớn của nó như sông La Ngà và Sông Bé đổ vào dòng
chính gần hồ Trị An. Ngoài ra còn có sông lớn khác như sông Lá Buông, sông Ray,
sông Xoài và sông Thị Vải.
Tổng trữ lượng nước dưới đất của tỉnh Đồng Nai là khoảng 5 505 226 m³
/ngày. Bao gồm, trữ lượng nước tĩnh vào khoảng 793 379 m³/ngày, trong đó, trữ
lượng dung tích (trữ lượng tĩnh trọng lực) là 789 689 m³/ngày và trữ lượng đàn hồi
34
là 3691 m³/ngày. Trữ lượng động khoảng 4 714 847 m³/ngày là toàn bộ dòng mặt
vào mùa khô và là giới hạn dưới của trữ lượng nước dưới đất. Tuy có trữ lượng
nước dưới đất phong phú, nhưng phân bố không đều, và nhu cầu khai thác tăng cao
vào các tháng mùa khô nên việc khai thác nước dưới đất cần phải theo qui hoạch
khai thác hợp lý.
 Khoáng sản:
Tài nguyên khoáng sản là nguồn nguyên liệu của nhiều ngành công nghiệp.
Sự phân bố khoáng sản cũng có ảnh hưởng đến sự tổ chức phát triển các cơ sở sản
xuất công nghiệp trên lãnh thổ.
Hiện nay, tài nguyên khoáng sản có thể khai thác công nghiệp của tỉnh bao
gồm:
Nhóm khoáng sản kim loại: có 19 mỏ và điểm quặng gồm: 2 mỏ laterit
bôxit, 17 mỏ và điểm quặng vàng, một số điểm có dấu hiệu khoáng hóa chì – kẽm,
vàng – bạc, caxiterit. Khoáng hóa vàng tập trung chủ yếu ở phía bắc của tỉnh (Tân
Phú, Định Quán, Vĩnh Cửu) nhìn chung hàm lượng thấp, riêng mỏ Vĩnh An và điểm
quặng Suối Ty dự báo có trữ lượng triển vọng. Ngoài ra còn có bôxit nguồn gốc
phong hóa phát triển trên bazan, tập trung ở khu vực Nam Cát Tiên, tầng dày trên
10m, trữ lượng dự báo cấp P2 là 450 triệu m3
.
Nhóm khoáng sản phi kim: có kaolin, bột màu tự nhiên, đá vôi, thạch anh và
nguyên liệu xây dựng như đá, cát, sét, puzolan. Kaolin có ở Vĩnh Cửu, Long Thành
và Nhơn Trạch; sét phân bố rộng rãi ở 25 điểm trong tỉnh, tập trung ở Long Thành;
đá xây dựng có ở nhiều nơi trong tỉnh với 50 điểm, tập trung nhiều ở Xuân Lộc,
Thống Nhất, Vĩnh Cửu, Long Thành; cát có ở thượng nguồn sông Đồng Nai và La
Ngà.
 Sinh vật : Rừng Đồng Nai có đặc trưng cơ bản của rừng nhiệt đới, có tài
nguyên động thực vật phong phú đa dạng, tiêu biểu là vườn Quốc gia Nam Cát
Tiên. Năm 1976, tỷ lệ che phủ của rừng còn 47,8% diện tích tự nhiên, năm 1981
còn 21,5%. Đến 30 tháng 6 năm 2004, độ che phủ rừng là 26,05% tổng diện tích tự
nhiên, có khu bảo tồn thiên nhiên vườn quốc gia Nam Cát Tiên, với nhiều loài động,
35
thực vật quý hiếm. Với việc triển khai thực hiện chương trình trồng rừng và quy
hoạch này, có thể dự báo tỷ lệ che phủ (bao gồm cả cây công nghiệp dài ngày) tăng
lên đạt trên 40% năm 2010.
Bảng 2.1: Diện tích các loại rừng của Đồng Nai năm 2010
Loại rừng Diện tích rừng (ha) Rừng tự nhiên (ha) Rừng trồng (ha)
Rừng đặc dụng 82.795,5 80.520,4 2.275,1
Rừng phòng hộ 44.144,2 21.366,8 22.777,4
Rừng sản xuất 26.646,3 8.406,4 18.239,9
Tổng cộng 153.586,0 11.293,6 43.292,4
Nguồn: Cục thống kê Đồng Nai
Như vậy, với sự đa dạng hệ sinh thái, tính đa dạng sinh học cao đặc biệt ở
VQG Nam Cát Tiên sẽ là điều nguồn nguyên liệu quan trọng để phát triển công
nghiệp chế biến lâm sản. Trong thời gian tới, tỉnh có thể quy hoạch phát triển một
KCN tại đây với các ngành công nghiệp có mối quan hệ với nhau như: chế biến gỗ,
mỹ nghệ, chế biến giấy,…
Tuy nhiên với việc quy hoạch xây dựng nhà máy thủy điện Đồng Nai 6 sẽ
ảnh hưởng đến dòng chảy, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh cảnh rừng Nam
Cát Tiên, giảm nghiêm trọng diện tích rừng nguyên sinh. Riêng Đồng Nai, dự án
này đe dọa khu vực Bàu Sấu - khu vực đất ngập nước được công nhận rất quan
trọng nằm trong mạng lưới khu Ramsar của thế giới. Do đó, nếu dự án xây dựng
nhà máy thủy điện Đồng Nai 6 sớm thực hiện sẽ gây ra nhiều thiệt hại cho ngành
lâm nghiệp của tỉnh.
2.2.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội
Dân cư – lao động:
Đồng Nai là một trong những tỉnh có dân số đông nhất cả nước, đạt 2 559
862 người (2010), mật độ dân số: 421 người/km². Với tỷ suất GTDSTN còn tương
đối cao (1,52%-2010), đặc biệt GTCH mạnh do quá trình đô thị hóa và làn sóng di
cư, mỗi năm dân số của tỉnh tăng thêm gần 50 000 nghìn người.
36
Đồng Nai có kết cấu dân số trẻ, dân số trong độ tuổi lao động 65,54%
(Khoảng 1,63 triệu lao động), lực lượng lao động có trình độ văn hoá khá, quen với
tác phong công nghiệp, cần cù và cầu tiến. Tỷ lệ lao động được đào tạo trên tổng số
lao động đang làm việc khoảng 53%. Năm 2010, tổng số học sinh toàn tỉnh đang
theo học tại các bậc giáo dục phổ thông là 523 500 học sinh; Số sinh viên Đại học,
cao đẳng đạt tỷ lệ 220 người/vạn dân.
Số lượng các trường, đơn vị dạy nghề trên địa bàn tỉnh trên 100 cơ sở, trong đó
4 trường Đại học, 8 trường Cao đẳng, 16 Trường Trung cấp nghề, 73 Trung tâm và
đơn vị dạy nghề. Nhiều trường mới đang được thành lập nhằm đáp ứng nhu cầu
nhân lực chất lượng cao của xã hội và doanh nghiệp.
Nguồn lao động đông, tăng nhanh, chất lượng lao động lại tương đối tốt là
điều kiện lý tưởng để phát triển công nghiệp, đặc biệt là những ngành có hàm lượng
chất xám cao. Do đó, đây cũng chính là lực hút quan trọng đối với đầu tư nước
ngoài.
Phân bố dân cư: Dân cư phân bố không đều: Tập trung chủ yếu ở dọc quốc lộ
1 (TP. Biên Hòa, Trảng Bom, Thống Nhất, Long Khánh), quốc lộ 51 (Long Thành,
Nhơn Trạch) còn thưa thớt ở các khu vực còn lại. Như vậy hầu hết các KCN đều tập
trung những khu vực có dân cư – lao động đông.
37
HÌNH 2.2: BẢN ĐỒ MẬT ĐỘ DÂN CƯ TỈNH ĐỒNG NAI NĂM 2010
38
Trung tâm kinh tế và đô thị:
• Đồng Nai có Biên Hòa là đô thị loại 2. Đây là trung tâm kinh tế quan trọng,
chứa đựng nhiều yếu tố thuận lợi cho việc ra đời và phát triển các khu công
nghiệp, đồng thời có sức thu hút mạnh mẽ đối với các nhà đầu tư:
+ Có nguồn lao động dồi dào, nhất là lao động có chất lượng cao.
+ Sẵn có cơ sở công nghiệp hỗ trợ, phục vụ cho khu công nghiệp.
+ Tập trung kết cầu hạ tầng và cơ sở vật chất phục vụ công nghiệp.
+ Các cơ sở nghiên cứu, đào tạo, dạy nghề, ngân hàng, tài chính.
Cơ sở hạ tầng:
Đồng Nai là một trong những tỉnh có hệ thống CSHT tương đối hoàn thiện.
Đây là một lợi thế hết sức to lớn, có sức hấp dẫn mạnh đối với các nhà đầu tư nước
ngoài.
 Giao thông vận tải:
Đường bộ: Tổng chiều dài mạng lưới đường bộ hiện có 6.202,7 km, trong đó
đường bê tông nhựa và láng nhựa có 1.592,3 km, đường bê tông xi măng 80,5 km.
Mật độ các loại đường bộ bình quân 0,6 km/km2
. Tuy nhiên mật độ đường nhựa và
bê tông còn thấp, mới đạt 0,16 km/km2
, chiếm 26,7% tổng chiều dài toàn bộ mạng
lưới đường, nên chưa đáp ứng đủ điều kiện về hệ thống đường giao thông phục vụ
sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa và đẩy nhanh phát triển kinh tế – xã hội
trên toàn tỉnh.
Hệ thống đường bộ của tỉnh Đồng Nai gồm có: 244,5 km đường quốc lộ
chạy ngang qua tỉnh (5 tuyến quốc lộ 1, 20, 51, 56 và 1K), 369,1 km đường tỉnh đều
nối liền với các đường quốc lộ, 1317 km đường huyện và đường thành phố, 3.835,7
km đường xã, phường và 390,2 km đường chuyên dùng cho các đơn vị kinh tế trong
tỉnh trực tiếp quản lý.
Hệ thống bến bãi phục vụ vận tải đường bộ hiện có: 8 bến xe, với 3 bến trung
tâm tỉnh đang hoạt động ở thành phố Biên Hòa và 5 bến trung tâm huyện, thị ở các
huyện Tân Phú, Long Khánh, Xuân Lộc và Vĩnh Cửu; 6 trạm xe gồm 2 trạm ở
thành phố Biên Hòa và 4 trạm ở các huyện Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Vĩnh Cửu.
39
Đường sắt: Tuyến đường sắt Bắc – Nam chạy qua tỉnh có chiều dài 87,5 km
gồm 8 ga (Biên Hoà, Hố Nai, Trảng Bom, Dầu Giây, Long Khánh, Bảo Chánh, Gia
Ray và Trảng Táo) là tuyến lưu thông hàng hóa, hành khách quan trọng giữa tỉnh
với khu vực duyên hải miền Trung và khu vực phía bắc, ga Biên Hòa là ga chính
hiện đã trang bị hệ thống thông tin tín hiệu chạy tàu bán tự động trên toàn tuyến
đường sắt Bắc – Nam.
Đường thủy:
Đường sông: Tổng chiều dài các tuyến đường sông trên địa phận của tỉnh là
532 km. Tổng chiều dài sông hiện đang khai thác vận tải là 205 km, gồm 8 tuyến
chính trên các sông Đồng Nai, sông Thị Vải, sông Đồng Tranh, sông Cái, sông Nhà
Bè, sông Lòng Tàu, sông Gò Gia và sông La Ngà, trong đó quan trọng nhất là các
tuyến trên sông Đồng Nai: dài 162 km là tuyến vận tải đường thủy huyết mạch
trong tỉnh và từ tỉnh đi TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh Bình Dương, Bà Rịa – Vũng
Tàu, có luồng tàu biển ra vào cảng Đồng Nai; các tuyến thuộc hệ thống sông Đồng
Nai (sông Nhà Bè 8,5 km và sông Lòng Tàu 9 km) có luồng tàu biển ra vào cảng
Sài Gòn, cảng Cát Lái và khu cảng Phú Hữu, Ông Kèo của tỉnh; tuyến sông Thị Vải
có luồng tàu biển ra vào khu cảng Gò Dầu, Phước An.
Hệ thống cảng biển: Tổng công suất thông qua các cảng nằm trên địa bàn
tỉnh đạt khoảng 3,5 triệu tấn/năm, cụ thể:
- Trên sông Đồng Nai có cảng tổng hợp Đồng Nai, luồng vào cảng hiện đảm
bảo cho tàu 2.000 DWT ra vào, công suất thông qua đạt trên 600 nghìn tấn/năm và
2 cảng chuyên dụng hàng lỏng chủ yếu là gas gồm cảng SCT Gas và cảng VT Gas
(tại địa phương Long Bình Tân – TP. Biên Hòa) có khả năng tiếp nhận tàu có trọng
tải dưới 1.000 tấn.
- Trên sông Thị Vải có cảng tổng hợp Gò Dầu gồm khu A (phục vụ KCN Gò
Dầu), có khả năng tiếp nhận tàu trọng tải 2.000 DWT và khu B (gồm 2 bến tổng
hợp), hiện bến 2 có thể đón tàu 12.000 DWT. Ngoài ra, còn có các cảng chuyên
dùng như: cảng VEDAN (Phước Thái) có khả năng tiếp nhận tàu hàng khô 10.000
40
DWT và tàu hàng lỏng 12.000 DWT, cảng nhà máy Unique Gas chuyên tiếp nhận
hàng khí hóa lỏng và có khả năng tiếp nhận tàu 6.500 DWT.
Bên cạnh hệ thống các cảng nói trên, Đồng Nai còn có hệ thống các bến cảng
sông, với hàng hóa thông qua đạt khoảng 142 – 205.000 tấn/năm. Các bến cảng
chính gồm:
- Bến cảng chuyên dụng của các doanh nghiệp và hàng container (tại khu vực
phường An Bình, TP. Biên Hòa): Trên sông Cái có bến COGIDO, bến Tín Nghĩa,
bến Con Cò sử dụng cho sà lan 500 – 1.000 tấn; trên sông Đồng Nai có bến bột ngọt
Ajinomoto, bến cảng của công ty vận tải sông biển và 6 bến của cảng hàng chuyển
container sử dụng cho sà lan từ 500 – 3.000 tấn.
- Bến vật liệu xây dựng: Có khoảng gần 50 bến nằm trên các sông Buông,
sông Đồng Nai và các khu vực Hóa An, Long Thành, Vĩnh Cửu, Đại An, Thiện
Tân, hàng hóa chủ yếu là nguyên vật liệu xây dựng từ khai thác tại chỗ, sử dụng cho
sà lan 500 - 1000 tấn.
Đường hàng không: Hiện có sân bay Biên Hòa rộng 40 km2
đang hoạt động
thuộc Bộ Quốc phòng quản lý. Trong thời gian tới, Chính phủ sẽ xây dựng sân bay
quốc tế Long Thành 100 triệu khách/năm.
 Thông tin liên lạc: Mạng lưới điện thoại, viễn thông của tỉnh Đồng
Nai đã trực tiếp liên lạc được với các tỉnh, thành phố trong nước và các nước trên
thế giới, kể cả dịch vụ Internet tốc độ cao (ADSL), truyền số liệu (DDN, XDSL,
Frame relay, Leased line…), Video Conference và các dịch vụ chuyển phát nhanh
Fedex, DHL, EMS, CPN…
 Hệ thống cấp điện:
Sử dụng nguồn điện chung của lưới điện quốc gia, gồm các cấp điện áp:
110kV, 35kV, 22kV, 15kV với tổng chiều dài mạng lưới đường dây truyền tải điện
gần 6.000 km. Hệ thống phân phối 15 – 22kV với các trạm biến áp 1.350.000 kVA
đã phủ kín khắp toàn tỉnh, đến 100% số xã, phường và thị trấn, đáp ứng đủ nhu cầu
cấp điện ổn định cho các nhà đầu tư.
41
 Hệ thống cấp nước: Tổng công suất cấp nước của Đồng Nai đạt
350.000 m3
/ngày, đủ cung cấp cho các khu đô thị và KCN trong tỉnh.
Vốn đầu tư trong nước:
Thời gian qua đã thực hiện luật doanh nghiệp mới, xóa bỏ những quy định
ràng buộc không cần thiết trong thủ tục cấp giấy phép kinh doanh. Mặt khác nhờ
quán triệt và triển khai thực hiện có hiệu quả nghị quyết số 14/NQ-TW của Ban
chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về “Tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách
khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân”; các ngành chức năng tích
cực thực hiện các biện pháp cải tiến thủ tục hành chính trong việc cấp phép kinh
doanh, thực hiện các chính sách khuyến khích đầu tư. Tính đến cuối 2010, toàn tỉnh
có 3.936 doanh nghiệp đang hoạt động, vốn đăng ký 9.780 tỷ đồng (kể cả vốn đăng
ký bổ sung).
2.2.2. Nhóm nhân tố bên ngoài
2.2.2.1. Sự phát triển kinh tế của VKTTĐPN và cả nước
VKTTĐPN có mối quan hệ mật thiết, liền kề với tỉnh Đồng Nai. Đặc biệt
Đồng Nai giáp với TP. HCM – TP lớn nhất cả nước, có giá trị sản xuất công nghiệp
cao nhất cả nước. Do đó, tỉnh đã có nhiều thuận lợi để thu hút vốn đầu tư nước
ngoài hình thành các KCN, trung tâm công nghiệp vệ tinh.
2.2.2.2. Nguồn vốn đầu tư và công nghệ nước ngoài
Các ngành nghề đăng kí đầu tư mới tại các KCN của tỉnh không ngừng được
cải thiện, chọn lọc theo hướng ưu tiên ngành nghề có hàm lượng kĩ thuật cao, công
nghệ hiện đại, giá trị gia tăng cao. Trong năm 2010 thu hút đầu tư chủ yếu trong các
lĩnh vực: điện tử, cơ khí, hang gia dụng, VLXD, nhựa, hàng may mặc cao cấp,…
Tại 30 KCN Đồng Nai đã có 35 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư, trong đó
dẫn đầu là Đài Loan, tiếp theo là Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan…với tổng số 1 129
dự án, trong đó có 820 dự án có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) với tổng vốn đầu tư
13 016 triệu USD.
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ các khu công nghiệp ở Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ các khu công nghiệp ở Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ các khu công nghiệp ở Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ các khu công nghiệp ở Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ các khu công nghiệp ở Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ các khu công nghiệp ở Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ các khu công nghiệp ở Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ các khu công nghiệp ở Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ các khu công nghiệp ở Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ các khu công nghiệp ở Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ các khu công nghiệp ở Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ các khu công nghiệp ở Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ các khu công nghiệp ở Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ các khu công nghiệp ở Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ các khu công nghiệp ở Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ các khu công nghiệp ở Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ các khu công nghiệp ở Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ các khu công nghiệp ở Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ các khu công nghiệp ở Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ các khu công nghiệp ở Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ các khu công nghiệp ở Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ các khu công nghiệp ở Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ các khu công nghiệp ở Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ các khu công nghiệp ở Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ các khu công nghiệp ở Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ các khu công nghiệp ở Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ các khu công nghiệp ở Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ các khu công nghiệp ở Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ các khu công nghiệp ở Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ các khu công nghiệp ở Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ các khu công nghiệp ở Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ các khu công nghiệp ở Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ các khu công nghiệp ở Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ các khu công nghiệp ở Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ các khu công nghiệp ở Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ các khu công nghiệp ở Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ các khu công nghiệp ở Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ các khu công nghiệp ở Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ các khu công nghiệp ở Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ các khu công nghiệp ở Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ các khu công nghiệp ở Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ các khu công nghiệp ở Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ các khu công nghiệp ở Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ các khu công nghiệp ở Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ các khu công nghiệp ở Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ các khu công nghiệp ở Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ các khu công nghiệp ở Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ các khu công nghiệp ở Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ các khu công nghiệp ở Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ các khu công nghiệp ở Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ các khu công nghiệp ở Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ các khu công nghiệp ở Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ các khu công nghiệp ở Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ các khu công nghiệp ở Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ các khu công nghiệp ở Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ các khu công nghiệp ở Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ các khu công nghiệp ở Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ các khu công nghiệp ở Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ các khu công nghiệp ở Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ các khu công nghiệp ở Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ các khu công nghiệp ở Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ các khu công nghiệp ở Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ các khu công nghiệp ở Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ các khu công nghiệp ở Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ các khu công nghiệp ở Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ các khu công nghiệp ở Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ các khu công nghiệp ở Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ các khu công nghiệp ở Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ các khu công nghiệp ở Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ các khu công nghiệp ở Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ các khu công nghiệp ở Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ các khu công nghiệp ở Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ các khu công nghiệp ở Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ các khu công nghiệp ở Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ các khu công nghiệp ở Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ các khu công nghiệp ở Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ các khu công nghiệp ở Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ các khu công nghiệp ở Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ các khu công nghiệp ở Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ các khu công nghiệp ở Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ các khu công nghiệp ở Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ các khu công nghiệp ở Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ các khu công nghiệp ở Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ các khu công nghiệp ở Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ các khu công nghiệp ở Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ các khu công nghiệp ở Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ các khu công nghiệp ở Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ các khu công nghiệp ở Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ các khu công nghiệp ở Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ các khu công nghiệp ở Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ các khu công nghiệp ở Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ các khu công nghiệp ở Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ các khu công nghiệp ở Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ các khu công nghiệp ở Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ các khu công nghiệp ở Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ các khu công nghiệp ở Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ các khu công nghiệp ở Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ các khu công nghiệp ở Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ các khu công nghiệp ở Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ các khu công nghiệp ở Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ các khu công nghiệp ở Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ các khu công nghiệp ở Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ các khu công nghiệp ở Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ các khu công nghiệp ở Đồng Nai, 9đ

More Related Content

What's hot

Dự án phân lô bán nền 0918755356
Dự án phân lô bán nền 0918755356Dự án phân lô bán nền 0918755356
Dự án phân lô bán nền 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
BÀI GIẢNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ  TS. BÙI QUANG XUÂNBÀI GIẢNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ  TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ TS. BÙI QUANG XUÂNBùi Quang Xuân
 
Luận án: Mở rộng tự chủ tài chính đối với bệnh viện công lập, HAY
Luận án: Mở rộng tự chủ tài chính đối với bệnh viện công lập, HAYLuận án: Mở rộng tự chủ tài chính đối với bệnh viện công lập, HAY
Luận án: Mở rộng tự chủ tài chính đối với bệnh viện công lập, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Tóm tắt các điều kiện niêm yết trên hnx và hose trong nđ59
Tóm tắt các điều kiện niêm yết trên hnx và hose trong nđ59Tóm tắt các điều kiện niêm yết trên hnx và hose trong nđ59
Tóm tắt các điều kiện niêm yết trên hnx và hose trong nđ59Trang Toét
 

What's hot (20)

Dự án phân lô bán nền 0918755356
Dự án phân lô bán nền 0918755356Dự án phân lô bán nền 0918755356
Dự án phân lô bán nền 0918755356
 
BÀI MẪU Luận văn Quản lý nhà nước đối với khai thác hải sản, HAY
BÀI MẪU Luận văn Quản lý nhà nước đối với khai thác hải sản, HAYBÀI MẪU Luận văn Quản lý nhà nước đối với khai thác hải sản, HAY
BÀI MẪU Luận văn Quản lý nhà nước đối với khai thác hải sản, HAY
 
Luận văn: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác...
Luận văn: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác...Luận văn: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác...
Luận văn: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác...
 
BÀI GIẢNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ  TS. BÙI QUANG XUÂNBÀI GIẢNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ  TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ TS. BÙI QUANG XUÂN
 
Đề tài: Xây dựng văn hóa công sở tại UBND quận Đồ Sơn, HAY
Đề tài: Xây dựng văn hóa công sở tại UBND quận Đồ Sơn, HAYĐề tài: Xây dựng văn hóa công sở tại UBND quận Đồ Sơn, HAY
Đề tài: Xây dựng văn hóa công sở tại UBND quận Đồ Sơn, HAY
 
Luận văn:Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn:Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng NgãiLuận văn:Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn:Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Ngãi
 
Luận án: Mở rộng tự chủ tài chính đối với bệnh viện công lập, HAY
Luận án: Mở rộng tự chủ tài chính đối với bệnh viện công lập, HAYLuận án: Mở rộng tự chủ tài chính đối với bệnh viện công lập, HAY
Luận án: Mở rộng tự chủ tài chính đối với bệnh viện công lập, HAY
 
Đề tài nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng tới giá đất, HOT
Đề tài  nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng tới giá đất,  HOTĐề tài  nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng tới giá đất,  HOT
Đề tài nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng tới giá đất, HOT
 
Thực trạng công tác văn thư, lưu trữ tại trường THPT, CĐ, Đại học!
Thực trạng công tác văn thư, lưu trữ tại trường THPT, CĐ, Đại học!Thực trạng công tác văn thư, lưu trữ tại trường THPT, CĐ, Đại học!
Thực trạng công tác văn thư, lưu trữ tại trường THPT, CĐ, Đại học!
 
Tóm tắt các điều kiện niêm yết trên hnx và hose trong nđ59
Tóm tắt các điều kiện niêm yết trên hnx và hose trong nđ59Tóm tắt các điều kiện niêm yết trên hnx và hose trong nđ59
Tóm tắt các điều kiện niêm yết trên hnx và hose trong nđ59
 
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của UBND cấp xã tại Tp. HCM
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của UBND cấp xã tại Tp. HCMLuận văn: Tổ chức và hoạt động của UBND cấp xã tại Tp. HCM
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của UBND cấp xã tại Tp. HCM
 
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, đề tài luận văn HAY
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, đề tài luận văn HAYLuận văn: Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, đề tài luận văn HAY
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, đề tài luận văn HAY
 
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở Hà Nội, HAYLuận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở Hà Nội, HAY
 
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tếLuận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
 
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCMLuận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
 
Luận văn: Phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố
Luận văn: Phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phốLuận văn: Phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố
Luận văn: Phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố
 
Đề tài: Xử lý nước thải sản xuất mắm bằng bãi lọc trồng cây sậy
Đề tài: Xử lý nước thải sản xuất mắm bằng bãi lọc trồng cây sậyĐề tài: Xử lý nước thải sản xuất mắm bằng bãi lọc trồng cây sậy
Đề tài: Xử lý nước thải sản xuất mắm bằng bãi lọc trồng cây sậy
 
Đề tài: Nợ công châu Âu và bài học cho Việt Nam
Đề tài: Nợ công châu Âu và bài học cho Việt Nam Đề tài: Nợ công châu Âu và bài học cho Việt Nam
Đề tài: Nợ công châu Âu và bài học cho Việt Nam
 
Luận văn HAY, HOT: Vai trò kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế - xã hội
Luận văn HAY, HOT: Vai trò kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế - xã hộiLuận văn HAY, HOT: Vai trò kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế - xã hội
Luận văn HAY, HOT: Vai trò kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế - xã hội
 
Luận án: Quan hệ Campuchia - Việt Nam (1993 - 2010), HAY
Luận án: Quan hệ Campuchia - Việt Nam (1993 - 2010), HAYLuận án: Quan hệ Campuchia - Việt Nam (1993 - 2010), HAY
Luận án: Quan hệ Campuchia - Việt Nam (1993 - 2010), HAY
 

Similar to Luận văn: Tổ chức lãnh thổ các khu công nghiệp ở Đồng Nai, 9đ

Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp
Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệpLuận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp
Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệpDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Nghiên cứu phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại thành phố cần thơ luận vă...
Nghiên cứu phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại thành phố cần thơ luận vă...Nghiên cứu phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại thành phố cần thơ luận vă...
Nghiên cứu phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại thành phố cần thơ luận vă...nataliej4
 
Một số giải pháp phát triển thị trường gạch bê tông khí chưng áp của công ty...
Một số giải pháp phát triển thị trường gạch bê tông khí chưng áp  của công ty...Một số giải pháp phát triển thị trường gạch bê tông khí chưng áp  của công ty...
Một số giải pháp phát triển thị trường gạch bê tông khí chưng áp của công ty...luanvantrust
 
Luận văn: Chiến lược kinh doanh cho đại lý hàng hải Việt Nam từ nay đến năm 2...
Luận văn: Chiến lược kinh doanh cho đại lý hàng hải Việt Nam từ nay đến năm 2...Luận văn: Chiến lược kinh doanh cho đại lý hàng hải Việt Nam từ nay đến năm 2...
Luận văn: Chiến lược kinh doanh cho đại lý hàng hải Việt Nam từ nay đến năm 2...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

Similar to Luận văn: Tổ chức lãnh thổ các khu công nghiệp ở Đồng Nai, 9đ (20)

Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp
Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệpLuận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp
Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp
 
Luận văn: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Cần Thơ, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Cần Thơ, HAYLuận văn: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Cần Thơ, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Cần Thơ, HAY
 
Nghiên cứu phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại thành phố cần thơ luận vă...
Nghiên cứu phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại thành phố cần thơ luận vă...Nghiên cứu phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại thành phố cần thơ luận vă...
Nghiên cứu phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại thành phố cần thơ luận vă...
 
Luận văn: Quản lý về các khu công nghiệp ở tỉnh Phú Thọ, HAY
Luận văn: Quản lý về các khu công nghiệp ở tỉnh Phú Thọ, HAYLuận văn: Quản lý về các khu công nghiệp ở tỉnh Phú Thọ, HAY
Luận văn: Quản lý về các khu công nghiệp ở tỉnh Phú Thọ, HAY
 
Đề tài: Quy chế chi tiêu nội bộ tại trường tiểu học Mỹ An, HAY
Đề tài: Quy chế chi tiêu nội bộ tại trường tiểu học Mỹ An, HAYĐề tài: Quy chế chi tiêu nội bộ tại trường tiểu học Mỹ An, HAY
Đề tài: Quy chế chi tiêu nội bộ tại trường tiểu học Mỹ An, HAY
 
Luận văn: Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
Luận văn: Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nướcLuận văn: Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
Luận văn: Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
 
Chi đầu tư xây dựng từ vốn nhà nước tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Chi đầu tư xây dựng từ vốn nhà nước tại tỉnh Quảng Ngãi, HAYChi đầu tư xây dựng từ vốn nhà nước tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Chi đầu tư xây dựng từ vốn nhà nước tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
 
Đề tài: Quản lý thu ngân sách xã huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
Đề tài: Quản lý thu ngân sách xã huyện Quảng Xương, Thanh HóaĐề tài: Quản lý thu ngân sách xã huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
Đề tài: Quản lý thu ngân sách xã huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
 
Luận văn tốt nghiệp: Nhà máy rorze robotech số 3, HAY
Luận văn tốt nghiệp: Nhà máy rorze robotech số 3, HAYLuận văn tốt nghiệp: Nhà máy rorze robotech số 3, HAY
Luận văn tốt nghiệp: Nhà máy rorze robotech số 3, HAY
 
Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nướcQuản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
 
Đề tài: Quản lý về đầu tư xây dựng ở quận Ba Đình, Hà Nội, HAY
Đề tài: Quản lý về đầu tư xây dựng ở quận Ba Đình, Hà Nội, HAYĐề tài: Quản lý về đầu tư xây dựng ở quận Ba Đình, Hà Nội, HAY
Đề tài: Quản lý về đầu tư xây dựng ở quận Ba Đình, Hà Nội, HAY
 
Một số giải pháp phát triển thị trường gạch bê tông khí chưng áp của công ty...
Một số giải pháp phát triển thị trường gạch bê tông khí chưng áp  của công ty...Một số giải pháp phát triển thị trường gạch bê tông khí chưng áp  của công ty...
Một số giải pháp phát triển thị trường gạch bê tông khí chưng áp của công ty...
 
Luận văn: Chiến lược kinh doanh cho đại lý hàng hải Việt Nam từ nay đến năm 2...
Luận văn: Chiến lược kinh doanh cho đại lý hàng hải Việt Nam từ nay đến năm 2...Luận văn: Chiến lược kinh doanh cho đại lý hàng hải Việt Nam từ nay đến năm 2...
Luận văn: Chiến lược kinh doanh cho đại lý hàng hải Việt Nam từ nay đến năm 2...
 
Đề tài Chiến lược kinh doanh cho đại lý hàng hải rất hay
Đề tài  Chiến lược kinh doanh cho đại lý hàng hải  rất hayĐề tài  Chiến lược kinh doanh cho đại lý hàng hải  rất hay
Đề tài Chiến lược kinh doanh cho đại lý hàng hải rất hay
 
Nâng cao hiệu quả công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình đê đi...
Nâng cao hiệu quả công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình đê đi...Nâng cao hiệu quả công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình đê đi...
Nâng cao hiệu quả công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình đê đi...
 
Quản lý xây dựng theo quy hoạch khu công nghiệp tại Lào Cai
Quản lý xây dựng theo quy hoạch khu công nghiệp tại Lào CaiQuản lý xây dựng theo quy hoạch khu công nghiệp tại Lào Cai
Quản lý xây dựng theo quy hoạch khu công nghiệp tại Lào Cai
 
Luận văn: Hiệu quả quản lý xây dựng theo quy hoạch tại Hà Tĩnh
Luận văn: Hiệu quả quản lý xây dựng theo quy hoạch tại Hà TĩnhLuận văn: Hiệu quả quản lý xây dựng theo quy hoạch tại Hà Tĩnh
Luận văn: Hiệu quả quản lý xây dựng theo quy hoạch tại Hà Tĩnh
 
Luận văn: Xây dựng theo quy hoạch khu đô thị mới tại Hà Nội, 9đ
Luận văn: Xây dựng theo quy hoạch khu đô thị mới tại Hà Nội, 9đLuận văn: Xây dựng theo quy hoạch khu đô thị mới tại Hà Nội, 9đ
Luận văn: Xây dựng theo quy hoạch khu đô thị mới tại Hà Nội, 9đ
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư công tỉnh Đồng Nai, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư công tỉnh Đồng Nai, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư công tỉnh Đồng Nai, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư công tỉnh Đồng Nai, HOT
 
Quản lý dự án xây dựng sử dụng vốn nhà nước tại Cao Bằng, HAY
Quản lý dự án xây dựng sử dụng vốn nhà nước tại Cao Bằng, HAYQuản lý dự án xây dựng sử dụng vốn nhà nước tại Cao Bằng, HAY
Quản lý dự án xây dựng sử dụng vốn nhà nước tại Cao Bằng, HAY
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 

Recently uploaded (20)

chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 

Luận văn: Tổ chức lãnh thổ các khu công nghiệp ở Đồng Nai, 9đ

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ------------------------- Hoàng Đức Thọ LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh, 2012
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ------------------------- Hoàng Đức Thọ Chuyên ngành : Địa lý học (Trừ Địa lý tự nhiên) Mã số : 60 31 95 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC Người hướng dẫn khoa học PGS.TS. ĐẶNG VĂN PHAN Thành phố Hồ Chí Minh, 2012
  • 3. Để hoàn thành chương trình cao học và bài luận văn này, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ, động viên của qúy thầy cô, gia đình, bạn bè. Trước hết tác giả xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Đặng Văn Phan đã tận tình hướng dẫn để tác giả hoàn thành tốt luận văn. Đồng thời tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu, Phòng Sau Đại học, Khoa Địa lý trường Đại học Sư Phạm thành phố Hồ Chí Minh đã tạo rất nhiều điều kiện thuận lợi để tác giả hoàn thành khóa học. Cuối cùng tác giả xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã quan tâm, động viên trong suốt quá trình làm đề tài. Mặc dù tác giả đã có nhiều cố gắng với tất cả sự nhiệt tình và năng lực, song luận văn không thể tránh khỏi thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được những đóng góp quý báu của quý thầy cô và các bạn! Học viên Hoàng Đức Thọ
  • 4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn nghiên cứu là kết quả của riêng tôi, không sao chép của ai. Nội dung luận văn có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và các trang web theo danh mục tài liệu tham khảo của luận văn. Tác giả luận văn
  • 5. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục Danh mục chữ viết tắt Danh mục bảng số liệu Danh mục bản đồ, biểu đồ MỞ ĐẦU ...................................................................................................................1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TCLT CÔNG NGHIỆP .................................8 1.1. Một số khái niệm .............................................................................................8 1.1.1. Tổ chức lãnh thổ ........................................................................................8 1.1.2. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp .................................................................12 1.1.3. Các yêu cầu cơ bản của tổ chức lãnh thổ công nghiệp ............................14 1.1.4. Hệ thống phân vị tổ chức lãnh thổ công nghiệp ......................................15 1.2. Một số nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ khu công nghiệp ...............23 1.2.1. Nhóm nhân tố bên trong ..........................................................................23 1.2.2. Nhóm nhân tố bên ngoài .........................................................................25 1.3.Tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở một số quốc gia trên thế giới và ở Việt Nam .......................................................................................................25 1.3.1. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở Đài Loan ..............................................25 1.3.2. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở Thái Lan ..............................................26 1.3.3. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở Malaixia ...............................................27 1.3.4. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở Việt Nam .............................................28 1.4. Tiểu kết chương 1 ........................................................................................28 Chương 2: HIỆN TRẠNG TỔ CHỨC LÃNH THỔ KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2000 – 2010 ......................................................29 2.1. Khái quát tỉnh Đồng Nai ...............................................................................29 2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến TCLT KCN tỉnh Đồng Nai ...............................30
  • 6. 2.2.1. Nhóm nhân tố bên trong ..........................................................................30 2.2.2. Nhóm nhân tố bên ngoài .........................................................................41 2.2.3. Đánh giá chung ........................................................................................42 2.3. Thực trạng phát triển ngành công nghiệp tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2000 – 2010 ..........................................................................................................43 2.4. Thực trạng tổ chức lãnh thổ KCN tỉnh Đồng Nai .........................................45 2.4.1. Quá trình hình thành và phát triển các KCN tỉnh Đồng Nai ...................45 2.4.2. Bản chất của các KCN tỉnh Đồng Nai .....................................................46 2.4.3. Tình hình phân bố các KCN trên lãnh thổ ..............................................54 2.4.4. Tình hình quản lý các KCN .....................................................................56 2.4.5. Tình hình sử dụng đất của các KCN .......................................................56 2.4.6. Lao động sản xuất trong KCN ................................................................59 2.4.8. Tình hình thu hút vốn đầu tư phát triển KCN .........................................70 2.4.9. Tình hình xử lý nước thải tại các KCN ...................................................72 2.4.10. Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong KCN ...................................................................................................................73 2.5. Đánh giá chung ..............................................................................................75 2.5.1. Vai trò của các KCN ...............................................................................75 2.5.2. Khó khăn, hạn chế ...................................................................................81 2.6. Tiểu kết chương 2 ........................................................................................ 87 Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC LÃNH THỔ KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH ĐỒNG NAI ĐẾN NĂM 2020 ......................................88 3.1. Định hướng TCLT KCN tỉnh Đồng Nai đến 2020 ........................................88 3.2. Các dự báo ...................................................................................................106 3.3. Một số giải pháp phát triển bền vững các KCN tỉnh Đồng Nai .................110 3.4. Kiến nghị .....................................................................................................122 KẾT LUẬN ...........................................................................................................124 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................126
  • 7. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ANTT : An ninh trật tự BVMT : Bảo vệ môi trường CNCBNSTP : Công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm CNH – HĐH : Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa CNPT : Công nghiệp phụ trợ CNTT : Công nghệ thông tin CSHT : Cơ sở hạ tầng CSVCKT : Cơ sở vật chất kĩ thuật DMG : dệt may, giày dép DN : doanh nghiệp GTDSTN : gia tăng dân số tự nhiên GTSXCN : giá trị sản xuất công nghiệp GTCH : gia tăng cơ học KCN, KCX, KCNC : Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao KT : Kinh tế KTXH : Kinh tế - xã hội NK : Nhập khẩu NQD : Ngoài quốc doanh SXCN : Sản xuất công nghiệp TTCN : Trung tâm công nghiệp TNDN : thu nhập doanh nghiệp TCLTCN : Tổ chức lãnh thổ công nghiệp TCLT KTXH : Tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội TTHC : Thủ tục hành chính VKTTĐPN : Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam UBND : Ủy ban nhân dân XK : Xuất khẩu XLNTTT : Xử lý nước thải tập trung
  • 8. DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU Bảng 2.1 : Diện tích các loại rừng của Đồng Nai năm 2010 ...................................35 Bảng 2.2 : Tình hình sử dụng đất KCN tỉnh Đồng Nai GĐ 2000 - 2010 ................56 Bảng 2.3 : Tình hình sử dụng đất tại các KCN tỉnh Đồng Nai năm 2010 ...............57 Bảng 2.4 : Lao động trong các KCN tỉnh Đồng Nai qua các năm ...........................59 Bảng 2.5 : Tổng hợp tình hình thu hút vốn đầu tư xây dựng và phát triển KCN .....70 Bảng 3.1 : Quy hoạch phát triển các KCN tỉnh Đồng Nai đến năm 2020 ...............96 Bảng 3.2 : Dự báo về cơ cấu vốn đầu tư phân theo khu vực giai đoạn 2011-2020 .............................................................................................108 Bảng 3.3 : Tốc độ tăng trưởng bình quân của các ngành công nghiệp ..................109 Bảng 3.4 : Cơ cấu các ngành công nghiệp chủ yếu trong các KCN ......................110
  • 9. DANH MỤC BẢN ĐỒ, BIỂU ĐỒ 1. Danh mục bản đồ Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Đồng Nai 2010..................................................32 Hình 2.2: Bản đồ phân bố dân cư tỉnh Đồng Nai....................................................37 Hình 2.3: Bản đồ phân bố KCN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai..................................55 2. Danh mục biểu đồ Biểu đồ 2.1: Lao động trong các KCN tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2000 – 2011.......59 Biểu đồ 2.2: Vốn đầu tư vào các KCN tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2000 – 2010.......65 Biểu đồ 2.3: Cơ cấu kinh tế của tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2000-2011 ...................74 Biểu đồ 3.1: Dự báo đóng góp của các KCN vào GDP của tỉnh..........................107
  • 10. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việc thành lập các KCN đã tạo điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội các địa phương, đặc biệt là các địa phương khó khăn, thông qua việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, xây dựng các chính sách ưu đãi đầu tư khá cởi mở đối với các khu công nghiệp nhằm thu hút nguồn vốn từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Qua đó, kinh tế của các địa phương có bước phát triển, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy một số ngành sản xuất phát triển, đồng thời góp phần thu ngân sách, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động. Đồng Nai là một trong các tỉnh dẫn đầu phát triển công nghiệp tại Việt Nam, là tỉnh phát triển khu công nghiệp đầu tiên tại vùng Nam bộ Việt Nam, và đang thu hút mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Riêng trong lĩnh vực quy hoạch phát triển khu công nghiệp, do có nhiều thuận lợi để phát triển công nghiệp, đến năm 2010, chưa kể các cụm tiểu thủ công nghiệp qui mô nhỏ, Đồng Nai đã qui hoạch và phát triển hơn 11.000 ha đất khu công nghiệp tập trung, trong đó Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt 30 KCN với diện tích 4805 ha, trở thành địa phương dẫn đầu cả nước trong việc xây dựng phát triển Khu công nghiệp với tỷ lệ lấp đầy khoảng từ 70 - 95%. Các khu công nghiệp này, cơ sở hạ tầng đã và đang được xây dựng đồng bộ, đã bố trí trên 57% diện tích đất và đang sẵn sàng đón nhận các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tuy nhiên, ngân sách nhà nước còn hạn hẹp nên nhiều KCN ra đời nhưng không thể nhận đủ lượng vốn ngân sách, dẫn tới tình trạng đầu tư hạ tầng không theo kịp với yêu cầu phát triển. Bên cạnh đó, mặc dù các KCN có xác định tính chất nhưng chưa thực sự làm rõ được việc hình thành khu chức năng nòng cốt, chủ đạo và gắn kết chặt chẽ. Công tác phối hợp phát triển các ngành, lĩnh vực trong các KCN theo các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch vẫn chưa thực hiện tốt. Các quy hoạch ngành và quy hoạch các KCN chưa gắn kết chặt chẽ nên việc kêu gọi đầu tư cũng như giám sát đầu tư theo quy hoạch chung vào các KCN chưa hoàn chỉnh, còn
  • 11. 2 chồng chéo. Đặc biệt, sự phối hợp và liên kết, hợp tác kinh tế giữa các địa phương chưa được phát huy. Là một công dân của tỉnh, tôi chọn đề tài “Tổ chức lãnh thổ các khu công nghiệp ở tỉnh Đồng Nai” để: - Nghiên cứu chuyên môn hóa các ngành, lĩnh vực và lợi thế của từng địa phương, tạo bước đột phá phát triển ở một số KCN, tránh gây nên sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các KCN. - Nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch và điều hành thực hiện theo quy hoạch, đảm bảo tính thống nhất. Việc phát triển các KCN trong thời gian tới cần gắn với quy hoạch phát triển ngành và quy hoạch phát triển của địa phương - Rà soát tình hình thu hút các dự án đầu tư và tình hình đầu tư phát triển của từng khu để điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp với thực tế phát triển trong thời kỳ mới, tránh lãng phí nguồn vốn đầu tư và nguồn lực đất đai. Và từ đó hi vọng có thể đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào sự phát triển của tỉnh Đồng Nai trong thời gian tới. 2. Mục đích, giới hạn và nhiệm vụ của đề tài Mục đích: + Dựa vào cơ sở lý luận và thực tiễn về tổ chức lãnh thổ các khu công nghiệp, đề tài tập trung nghiên cứu sự phân bố, hoạt động khu công nghiệp của tỉnh Đồng Nai. + Qua thực trạng đánh giá và phân tích để thấy được những thành tựu và tìm ra những bất hợp lý trong tổ chức, phân bố các khu công nghiệp của tỉnh. + Đề xuất một số định hướng, giải pháp phát triển, tổ chức các khu công nghiệp theo hướng bền vững. Nhiệm vụ: - Lựa chọn cơ sở lý luận phù hợp để vận dụng vào việc nghiên cứu sự phân bố, hoạt động các khu công nghiệp tại Đồng Nai. - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng và thực trạng phát triển khu công nghiệp của tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2000 – 2010.
  • 12. 3 - Đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm tổ chức hợp lý các khu công nghiệp của tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011 – 2020. Giới hạn nghiên cứu  Về nội dung: Đề tài tập trung phân tích các nhân tố ảnh hưởng, thực trạng phân bố, phát triển và đề xuất giải pháp trong việc tổ chức, quản lý các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai.  Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu tỉnh Đồng Nai. Tuy nhiên sự phát triển kinh tế nói chung, vấn đề tổ chức các khu công nghiệp của tỉnh nói riêng có quan hệ chặt chẽ với các tỉnh lân cận và cả nước. Do đó trong quá trình nghiên cứu, tác giả đi sâu phân tích thực trạng tổ chức, phát triển các khu công nghiệp của Đồng Nai trong mối quan hệ với các tỉnh trong khu vực Đông Nam Bộ và VKTTĐPN.  Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2000 – 2010, giải pháp tổ chức, phát triển khu công nghiệp giai đoạn 2011 -2020. 3. Lịch sử nghiên cứu đề tài Qua tìm hiểu của tác giả thì hầu như chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách hệ thống về KCN tỉnh Đồng Nai. Vấn đề này mới chỉ được một số tác giả nghiên cứu như: Phan Văn Hết (2006), Vấn đề xử lý chất thải công nghiệp đảm bảo môi trường cho các KCN tỉnh Đồng Nai, Kỷ yếu hội nghị - hội thảo quốc gia về xây dựng và phát triển các KCN, KCX ở Việt Nam. Võ Văn Một (2006), Phát triển các KCN trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa tại tỉnh Đồng Nai, Kỷ yếu hội nghị - hội thảo quốc gia về xây dựng và phát triển các KCN, KCX ở Việt Nam. Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai (2006), Báo cáo tổng hợp ‘‘Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2006-2020, trong đó có nghiên cứu quy hoạch các KCN.
  • 13. 4 Do đó, tác giả mạnh dạn chọn đề tài này, hi vọng có thể đóng góp công sức của mình vào sự phát triển chung của tỉnh Đồng Nai trong thời gian tới. 4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 4.1. Các quan điểm nghiên cứu  Quan điểm hệ thống: Các hiện tượng và sự vật địa lý là một hệ thống thuộc địa lý tự nhiên và địa lý kinh tế - xã hội. Hệ thống kinh tế - xã hội của nước ta lại bao gồm các hệ thống kinh tế - xã hội nhỏ hơn ở cấp tỉnh, thành phố như Đồng Nai và hệ thống này còn tiếp tục được phân chia tới các cấp nhỏ hơn nữa như các ngành kinh tế, dân cư, xã hội,… Nghiên cứu vấn đề tổ chức khu công nghiệp thì phải xem xét trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau giữa các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội trong phạm vi lãnh thổ của tỉnh và cả trong tổng thể nền kinh tế quốc dân nước ta. Khi nghiên cứu khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai, tác giả đặt trong mối quan hệ với vùng Đông Nam Bộ cũng như cả nước. Bên cạnh đó, tác giả còn đi vào phân tích tình hình phân bố, phát triển các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai trong bối cảnh tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội chung của tỉnh.  Quan điểm lãnh thổ: Đây là quan điểm mang tính chất đặc trưng và là quan điểm của khoa học Địa lý. Tổ chức, quy hoạch khu công nghiệp là một hiện tượng và cũng là một quy luật tất yếu của nền kinh tế – xã hội trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Đề tài: “Tổ chức lãnh thổ các khu công nghiệp ở tỉnh Đồng Nai” được đặt trong bối cảnh không gian cụ thể của nền kinh tế – xã hội tỉnh Đồng Nai và xa hơn nữa là vùng Đông Nam Bộ, thậm chí trên phạm vi cả nước qua các giai đoạn nhất định. Trong đó lại xem xét các mối quan hệ lãnh thổ giữa các huyện trong nội bộ tỉnh Đồng Nai.  Quan điểm tổng hợp: Quan điểm tổng hợp cho phép nhận thức đầy đủ các mối quan hệ phụ thuộc và quy định lẫn nhau giữa các đối tượng, các phần tử, các quá trình diễn ra trong hoạt động công nghiệp trên một không gian và thời gian nhất định.
  • 14. 5 Mặt khác hiệu quả của tổ chức khu công nghiệp đưa lại cũng mang tính tổng hợp như hiệu quả kinh tế – xã hội – môi trường.  Quan điểm lịch sử - viễn cảnh: Có thể nói Đồng Nai là vùng đất có tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến việc tổ chức, quy hoạch, phát triển khu công nghiệp. Hiện nay các khu công nghiệp của tỉnh phát triển mạnh mẽ. Do đó, nghiên cứu lịch sử hình thành và thực trạng tổ chức, phát triển khu công nghiệp của tỉnh giúp chúng ta dễ dàng đưa ra những định hướng, giải pháp để tổ chức hợp lý các khu công nghiệp nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp của tỉnh phát triển lên tầm cao mới. Trong phạm vi của đề tài, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng tổ chức, quy hoạch, phát triển khu công nghiệp từ những năm 2000 đến nay, từ đó đánh giá, đưa ra định hướng và giải pháp phát triển khu công nghiệp của tỉnh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.  Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững: Việc phát triển các khu công nghiệp chưa có sự quản lý và quy hoạch chặt chẽ trong thời gian qua đã gây ra nhiều tác động tiêu cực tới các vấn đề môi trường như: làm ô nhiễm môi trường không khí, đất, nước,…Chính vì vậy, cần phải xây dựng và thực hiện các phương án tổ chức, phát triển các khu công nghiệp một cách hợp lý để dung hòa được giữa những tác động tích cực – tiêu cực trong vấn đề bảo vệ môi trường, tạo sự phát triển bền vững. Quan điểm này được tác giả vận dụng trong quá trình nghiên cứu đề tài. 4.2. Hệ thống các phương pháp nghiên cứu 4.2.1. Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu Trên cơ sở thu thập các số liệu, tài liệu về sự hình thành, tình hình tổ chức phát triển,…của các KCN tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2001 – 2010 từ Cục thống kê, Ban quản lý các KCN và các ban ngành có liên quan tỉnh Đồng Nai, tác giả đã sử dụng phương pháp này trong việc xử lý và phân tích các cơ sở số liệu phục vụ cho đề tài.
  • 15. 6 4.2.2. Phương pháp phân tích - tổng hợp Trên cơ sở thống kê, phân loại tài liệu thu thập được, tác giả tiến hành sắp xếp, tổng hợp, phân tích các vấn đề về tổ chức phát triển các KCN của tỉnh. Trong đó có so sánh với các tỉnh, thành khác trong khu vực Đông Nam Bộ để rút ra được những luận điểm sắc bén hơn. 4.2.3. Phương pháp bản đồ - biểu đồ Trong luận văn, tác giả đã trực quan hóa một số số liệu thành các biểu đồ, bản đồ để có thể thấy rõ hơn tình hình phát triển các KCN của tỉnh. Đồng thời, bản đồ còn cho thấy rõ sự phân bố của các KCN trên lãnh thổ. Đó chính là cơ sở để tác đánh giá và đưa ra dự báo về sự tổ chức phát triển các KCN trong thời gian tới. 4.2.4. Phương pháp dự báo Trên cơ sở nghiên cứu quá trình tổ chức, phân bố sản xuất công nghiệp trong quá khứ và hiện tại; Nghị định 92 của Thủ tướng Chính phủ năm 2006, Quyết định phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng tỉnh Đồng Nai đến năm 2025 và bối cảnh xu thế toàn cầu hóa, từ đó đưa ra dự báo sự biến đổi của TCLTCN trong tương lai. Phương pháp dự báo trên nguồn lực và thực trạng phát triển, phân bố công nghiệp chủ yếu từ năm 2000 đến năm 2010 để định hướng TCLTCN đến năm 2020. 5. Những đóng góp chính của đề tài - Hệ thống các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức, phát triển KCN tỉnh Đồng Nai. - Tìm hiểu thực trạng tổ chức, phát triển khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2000-2010. Từ đó đánh giá những thành tựu và hạn chế trong tổ chức, phát triển KCN của tỉnh. - Đưa ra định hướng và giải pháp tổ chức hợp lý khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011 - 2020.
  • 16. 7 6. Cấu trúc của đề tài Đề tài gồm 4 phần chính: - Phần mở đầu - Phần nội dung: Gồm 3 chương: + Chương 1: Cơ sở lý luận về tổ chức lãnh thổ công nghiệp + Chương 2: Thực trạng TCLT KCN tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2000 - 2010 + Chương 3: Định hướng và giải pháp TCLT KCN tỉnh Đồng Nai GĐ 2011 - 2020 - Phần kết luận và phần phụ lục, tài liệu tham khảo.
  • 17. 8 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TCLT CÔNG NGHIỆP 1.1. Một số khái niệm 1.1.1. Tổ chức lãnh thổ 1.1.1.1. Khái niệm không gian Các Mác đã khẳng định: “Với trình độ phát triển nhất định của năng suất lao động bao giờ cũng cần một không gian nào đó”. Theo từ điển Địa Lý của Oxford Universiry Press, 1997, không gian (space) là phạm vi của một vùng hay một khu vực thường được thể hiện dưới dạng bề mặt Trái Đất. Các mối quan hệ không gian giữ vị trí trung tâm trong Địa Lý học. Tuy nhiên, ở đây cần phân biệt không gian tuyết đối và không gian tương đối. Không gian tuyệt đối là một không gian tuyệt đối khách quan. Không gian tuyệt đối là một không gian nhận thức bởi con người hay xã hội có liên quan tới các mối liên hệ giữa những đối tượng và khuynh hướng của đối tượng đó. Thuật ngữ lãnh thổ: “Territory” là thuật ngữ mà trường phái các nhà khoa học Xô Viết thường dùng trong TCLT. Ở nước ta, lãnh thổ cũng được hiểu theo nghĩa không gian bao gồm: Vùng đất, vùng trời, vùng biển và vùng dưới lòng đất. Do vậy, tổ chức lãnh thổ ở đây bao hàm nghĩa không gian. TCLTCN là một bộ phận quy hoạch tổng thể về tổ chức không gian kinh tế - xã hội được cụ thể hóa. [Theo nghị định 92 của Chính phủ] 1.1.1.2. Tổ chức không gian kinh tế - xã hội • Nhận thức về tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội Theo quan điểm của các nhà Địa lý phương Tây: TCLT được coi là sự lựa chọn về nghệ thuật sử dụng lãnh thổ một cách đúng đắn nhằm tìm kiếm một tỷ lệ, quan hệ hợp lý vế sự phát triển kinh tế - xã hội giữa các ngành trong một vùng lớn hoặc giữa các vùng trong cùng một quốc gia có xét đến mối quan hệ giữa các quốc gia để tạo nên giá trị mới Theo quan điểm của các nhà Địa lý Xô Viết: TCLT KTXH là sự sắp xếp, bố trí và phối hợp các đối tượng có ảnh hưởng lẫn nhau, có mối quan hệ qua lại giữa
  • 18. 9 các hệ thống sản xuất, hệ thống dân cư nhằm sử dụng hợp lý các nguồn lực để đạt hiệu quả cao về kinh tế, xã hội và môi trường. Tổ chức lãnh thổ được hiểu là toàn bộ quá trình hoạt động của con người nhằm phân bố các cơ sở sản xuất và dịch vụ, phân bố dân cư, sử dụng tự nhiên có liên quan đến các mối liên hệ, các phụ thuộc lẫn nhau của chúng. Các hoạt động này phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và trên cơ sở các quy luật kinh tế hoạt động trong hình thái xã hội tương ứng. Mục tiêu cơ bản của nền kinh tế là đạt đến cơ cấu sản xuất năng động hợp lý, phát triển bền vững của đất nước hay từng vùng cụ thể. Tổ chức lãnh thổ cũng nhằm phát triển tổng hợp, có hiệu quả cho nền sản xuất, sử dụng hợp lý các nguồn lực tự nhiên, nâng cao đời sống nhân. Như vậy, tổ chức lãnh thổ KTXH góp phần vào mục tiêu phát triển kinh tế bền vững. Tổ chức lãnh thổ KT-XH còn được hiểu là sự kết hợp của các cấu trúc lãnh thổ đang hoạt động: cấu trúc lãnh thổ quần cư, cấu trúc không gian xã hội, cấu trúc không gian sản xuất,…Tổ chức lãnh thổ (không gian) chính là hướng tới quy luật phát triển khách quan trên con đường phát triển tối ưu của một lãnh thổ. • Không gian KT - XH Không gian kinh tế - xã hội là một bộ phận lãnh thổ có khả năng cung cấp các nguồn lực phát triển, chứa đựng các hoạt động kinh tế - xã hội thông qua những quan hệ phân bố, những liên kết kinh tế ngành, liên vùng và quốc tế. Dưới góc độ tổ chức không gian, người ta thường xem không gian KT - XH là một trường lực với 3 thành phần sau đây: + Trung tâm KT - XH (còn gọi là cực hay nút phát triển): Là nơi có nhiều nguồn lực thuận lợi, tập trung dân cư đông đúc, các hoạt động công nghiệp chế biến và dịch vụ phát triển hơn cả. Đây là bộ phận tạo ra các lực liên kết kinh tế - xã hội, hay còn được gọi là bộ phận tạo lực. + Hành lang phát triển: Là nơi diễn ra các dòng liên kết kinh tế - xã hội giữa các trung tâm. Thực chất đây chính là mạng lưới hạ tầng, bao gồm: đường sá, bến bãi, điện, thông tin liên lạc qua hành lang, sức phát triển trung tâm sẽ dẫn truyền ra các bề mặt, hành lang phát triển đi đến đâu, ở đó sẽ có sự phát triển.
  • 19. 10 + Bề mặt: là những “Vùng trống” của không gian kinh tế - xã hội, nơi dân cư thưa thớt, kinh tế chủ yếu là nông nghiệp hay công nghiệp khai thác đơn thuần. Bề mặt là bộ phận chịu tác động chịu tác động bởi các lực từ trung tâm thông qua hành lang, những nơi nào gần trung tâm hay hành lang thì sẽ có trình độ phát triển cao hơn, càng xa trung tâm hay hành lang thì càng kém phát triển. Nơi nào sức ảnh hưởng của trung tâm trở nên không đáng kể thì nơi đó chính là ranh giới của bề mặt. • Vùng phân cực Vùng phân cực là một không gian không đồng nhất, các bộ phận khác nhau của nó có tính chất bổ sung lẫn nhau và duy trì với một cực chi phối và trao đổi với cực này nhiều hơn bất kỳ một cực nào khác có cùng quy mô tầm cỡ chi phối một vùng kế bên. “Vùng phân cực là tổng thể những liên hệ có thang bậc, tồn tại giữa các cực kinh tế, tùy theo các dòng nối liền chúng với nhau” (J.R.Boundeville). Hai yếu tố đặc trưng của vùng phân cực là khái niệm liên hệ (liên kết) và khái niệm thang bậc (phi đối xứng). Sự phân cực là tổng thể một mạng lưới những giao lưu, những liên hệ.Chính vì các đơn vị kinh tế tồn tại trên lãnh thổ (ngành, khu vực, thành phố) giao lưu với nhau mà hình thành những tổng thể phân cực. Các liên hệ được quan tâm xem xét: + Liên hệ vị trí – địa lý. + Liên hệ kỹ thuật – công nghệ. + Liên hệ kinh tế, thị trường song phương, đa phương. • Quan niệm về “cực” Cực là một phức hợp tổng thể những hoạt động kinh tế - xã hội có hiệu quả tạo nên sức hút, trên cơ sở những liên hệ bổ sung lẫn nhau đa chiều, nhờ đó mà duy trì được sức hút. Đó là lý do tồn tại cực. + Cực phát triển: Khi tổng thể các hoạt động của cực có một hoạt động có tính động lực thì đó là cực phát triển. Cực phát triển là một phức hợp trong đó có một hoạt động động lực xoay quanh nó, nhờ đó có những tác động lôi cuốn mạnh mẽ đối với các khu vực xung quanh, các vệ tinh và toàn bộ nền kinh tế vùng. Tác động ấy
  • 20. 11 rất đa dạng và thể hiện khác nhau tùy theo tình hình cụ thể, nhưng bản chất là năng động, đổi mới, dẫn đến tiến bộ kinh tế có thể thúc đẩy tạo lập những ngành hoạt động mới, có thể làm cho tổng quy mô của ngành hiện có thay đổi cơ cấu, đổi mới kỹ thuật, đổi mới phương thức tổ chức. + Cực tăng trưởng: Là một tổng thể, một phức hợp những hoạt động, chịu ảnh hưởng thúc đẩy của cực phat triển. Các cực tăng trưởng là vệ tinh của các cực phát triển. Nhịp độ phát triển của các cực vệ tinh – cực tăng trưởng, thường là mạnh bởi chúng phản ứng mạnh và sâu đối với những thúc đẩy lôi cuốn từ cực phát triển. + Cực liên kết: Là một cực phát triển gắn liền hai hệ thống đô thị từ khi chưa có mối liên kết nào cho đến lúc nó tạo ra mối liên hệ chặt chẽ, nhờ đó không chỉ tác dụng lôi cuốn của nó tăng lên mà các cực tăng trưởng vệ tinh cũng tăng lên. - Thang bậc (tính phi đối xứng): Hiện tượng phân cực dựa trên sự tồn tại của các liên hệ, mà sau đó các liên hệ này thay đổi tăng, giảm trong quá trình phát triển, dẫn đến các thay đổi theo tiêu chuẩn thang bậc. Thang bậc là yếu tố chìa khóa của “sự phân cực”. • Sức hút Những thang bậc thể hiện sự lôi cuốn, sức hút của một ngành, một xí nghiệp hay một cực phát triển. Những ảnh hưởng lôi cuốn có nhiều loại: + Sức hút về trao đổi hàng hóa với tư cách là nguồn cung cấp lớn nhất hay thị trường lớn nhất. + Sức lôi cuốn về mặt đầu tư thiết lập những hoạt động mới, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, sản xuất xã hội, đầu tư phát triển đô thị. + Sự lan truyền đổi mới công nghệ, kỹ thuật, thúc đẩy những nghiên cứu khoa học, sáng tạo khoa học – kỹ thuật. + Lan truyền đổi mới về văn hóa, giáo dục, thể chế, nhưng đổi mới về tư tưởng và tâm lý, thị hiếu của người sản xuất và tiêu dùng, dẫn đến đổi mới nhu cầu về lượng và chất. Vậy, “Tổ chức không gian kinh tế - xã hội là quá trình lựa chọn có tính chiến lược các cách thức phát triển và bố trí những trung tâm, những hành lang, các bề
  • 21. 12 mặt, trên cơ sở tận dụng và phát huy cao nhất các nguồn lực, tạo ra cơ cấu không gian kinh tế - xã hội tối ưu trong một giai đoạn phát triển nhất định có tính đến tương lai xa hơn”. Để đảm bảo tính chiến lược, có tầm nhìn xa, sâu rộng và tổng hợp, quá trình tổ chức không gian kinh tế - xã hội phải được thực hiện một cách trình tự, có kế thừa và điều chỉnh qua lại giữa các bước cơ bản sau đây” + Tổng hợp đánh giá các nguồn lực trong phạm vi lãnh thổ được nghiên cứu. + Đánh giá hiện trạng lãnh thổ, phát hiện những bất hợp lý, những xu thế có tính quy luật đối với tổ chức không gian kinh tế - xã hội của lãnh thổ được nghiên cứu. + Lập các phương án tổ chức không gian để lựa chọn phương án tối ưu. + Hoạch định các giai đoạn phát triển lãnh thổ cùng phương án quản lý, điều hành và triển khai các biện pháp đầu tư, thực hiện. Như vậy, để tiến hành nghiên cứu tổ chức lãnh thổ phải có sự phân tích những phân dị địa lý nhằm tìm ra các cấu trúc không gian (Cấu trúc lãnh thổ), phân tích mối quan hệ lãnh thổ, sự tác động qua lại giữa các cấu trúc không gian thành phần để tổng hợp lại, nhận dạng một không gian tổng hợp vận động theo định hướng tối ưu. Đó chính là sự định dạng mang tính khoa học. 1.1.2. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp Trên thế giới, có nhiều quan điểm, nhiều lý thuyết về phát triển và tổ chức không gian (lãnh thổ) công nghiệp, trong đó một số quan điểm dựa chủ yếu vào các nhân tố khách quan gắn liền với nội lực và ngoại lực của vùng, của từng quốc gia và đặc điểm tự nhiên, kinh tế - khoa học - kỹ thuật cụ thể của từng ngành công nghiệp. Để bố trí, sắp xếp các nhà máy, xí nghiệp trên lãnh thổ để đạt được hiệu quả KT - XH và môi trường cao nhất, cần phải nghiên cứu kỹ các điều kiện tự nhiên, các mối liên hệ kinh tế kỹ thuật giữa các ngành trong vùng và mối liên hệ giữa các vùng với nhau. Những quan điểm còn lại đặt nền tảng vào hành động của các nhà đầu tư. Không gian công nghiệp là bộ phận đặc biệt quan trọng của không gian kinh tế - xã hội, vì tổ chức không gian công nghiệp gắn liền và đi trước một bước trong quá trình CNH - HĐH đất nước.
  • 22. 13 Do vậy, quá trình tổ chức không gian công nghiệp có những ảnh hưởng lớn lao, thâm chí là quyết định đến toàn bộ quá trình tổ chức không gian kinh tế - xã hội, nhưng đồng thời cũng chịu những tác động từ quá trình tổ chức không gian thuộc các lĩnh vực còn lại; như vậy đòi hỏi sự tương thích đồng bộ giữa tổ chức không gian kinh tế - xã hội với tổ chức không gian công nghiệp. Các khái niệm về không gian kinh tế - xã hội là những lý luận cần thiết khi xem xét đến cơ sở lý luận của việc phát triển và tổ chức lãnh thổ công nghiệp. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp được nghiên cứu từ lâu ở các nước Châu Âu, châu Mỹ. TCLTCN hợp lý, khoa học sẽ góp phần thúc đẩy nhanh quá trình CNH – HĐH. Thực chất TCLTCN là bộ phận quan trọng được cụ thể hóa chi tiết nằm trong tổng thể tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội. Theo A.T. Khowrusov (1979): TCLTCN là hệ thống các mối liên kết không gian của các ngành, các kết hợp sản xuất lãnh thổ khác nhau trên cơ sở sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, vật chất lao động cũng như tiết kiệm chi phí để khắc phục sự không phù hợp trong lịch sử về phân bố các nguồn nguyên liệu, năng lượng, nơi sản xuất và nơi tiêu thụ sản phẩm, góp phần đạt hiệu quả kinh tế cao. Trong các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học nước ta tổ chức lãnh thổ công nghiệp thường được hiểu “Là việc bố trí hợp lý các cơ sở sản xuất công nghiệp, các điểm dân cư cùng kết cấu hạ tầng trên một phạm vi lãnh thổ nhất định nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên trong cũng như bên ngoài lãnh thổ đó”. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp là quá trình thiết kế, định dạng, chọn lọc và phân bố SXCN một cách khoa học; tạo dựng các mối quan hệ đa ngành, liên vùng và quốc tế ngày càng sâu sắc. Đó là quá trình năng động, yêu cầu khách quan, thích ứng với khoa học, công nghệ mới, nhằm tối ưu hóa mọi nguồn lực, tối thiểu hóa mọi chi phí trong quá trình vận động phát triển bền vững.
  • 23. 14 1.1.3. Các yêu cầu cơ bản của tổ chức lãnh thổ công nghiệp  Tính khách quan của TCLTCN Theo dòng lịch sử, nền kinh tế nông nghiệp gắn liền với nền sản xuất nhỏ và tiểu thủ công, công nghệ kỹ thuật lạc hậu, sản xuất theo lối truyền thống. Khi máy móc ra đời, sản xuất công nghiệp hình thành và thay thế dần sản xuất nông nghiệp (chuyển dịch cơ cấu, tăng năng suất, giải phóng sức lao động). Công nghiệp khi mới hình thành phát triển tự phát, phân bố rải rác ở một số nước, lúc đó người ta chưa nghĩ đến tổ chức, quy hoạch lãnh thổ. Càng về sau, công nghiệp phát triển lan rộng, quá trình CNH – HĐH đặt ra nhiều vấn đề cần nghiên cứu, giải quyết. Do đó, người ta chú ý đến việc nghiên cứu tổ chức, sắp xếp nhà máy, xí nghiệp nên phân bố ở những vị trí phù hợp nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Đó là đòi hỏi khách quan của sản xuất công nghiệp, thúc đẩy việc nghiên cứu TCLTCN: định dạng, bố trí, sắp xếp SXCN khoa học, hợp lý để phát triển nhanh và bền vững mang lại hiệu quả cao nhất về kinh tế - xã hội và môi trường.  Phân công lao động xã hội là tiền đề của TCLTCN Phân công lao động xã hội được hình thành khách quan từ nhu cầu phát triển của đời sống xã hội. Khi sản xuất phát triển, nền sản xuất hàng hóa hình thành thay thế nền sản xuất tự cung, tự cấp, tạo điều kiện cho sự phân công lao động xã hội phát triển và hình thành các ngành nghề riêng biệt, tạo sự chuyên môn hóa trong sản xuất. Cơ sở khoa học của TCLTCN xuất phát từ sự phân công lao động xã hội theo ngành và sự phân công lao động theo lãnh thổ ngày càng sâu sắc trong điều kiện khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển mạnh, làm cho TCLTCN có sự biến đổi sâu sắc. Giữa các lãnh thổ kinh tế - xã hội có tốc độ tăng trưởng rất khác nhau, cơ cấu ngành kinh tế nói chung và cơ cấu công nghiệp nói riêng có sự khác biệt sâu sắc. Tuy nhiên, giữa chúng lại có mối quan hệ kinh tế, kỹ thuật sâu sắc, tạo nên nhưng đặc trưng riêng về lãnh thổ kinh tế - xã hội và lãnh thổ sản xuất công nghiệp.
  • 24. 15  Tập trung công nghiệp theo lãnh thổ Tập trung công nghiệp theo lãnh thổ là tổ chức không gian công nghiệp khách quan, xuất phát từ bản chất hoạt động của ngành được thể hiện ở hai mặt: Một là quy mô xí nghiệp ngày càng lớn, hai là mật độ xí nghiệp ngày càng cao. Tập trung hóa ngày càng cao trong công nghiệp do khả năng lan tỏa, tập hợp, hấp dẫn những ngành nghề khác nhau, hội tụ dân cư lao động thích ứng và tạo lập đô thị công nghiệp. Tuy nhiên, quá trình tập trung công nghiệp nói trên diễn ra theo quy luật từ thấp đến cao và mức độ nhanh hay chậm tùy thuộc vào sự chi phối mạnh mẽ của đường lối và chính sách phát triển công nghiệp trong quá trình CNH - HĐH, liên quan chặt chẽ với phân công lao động, đầu tư phát triển, thị trường. Quá trình tập trung hóa trong công nghiệp còn tạo ra hệ thống không gian công nghiệp với những tốc độ khác nhau, là phân hóa lãnh thổ công nghiệp. 1.1.4. Hệ thống phân vị tổ chức lãnh thổ công nghiệp Năm 1994, Viện Chiến lược phát triển thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra 6 hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp và vận dụng chúng vào thực tiễn công nghiệp nước ta, gồm: Điểm công nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghiệp, khu vực tập trung công nghiệp, trung tâm công nghiệp, dải công nghiệp, địa bàn công nghiệp trọng điểm. Năm 2001, Nhà nước ta đã công nhận 6 vùng công nghiệp do Bộ Công nghiệp đưa ra. Các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp của nước ta là sự học tập các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp trên thế giới và vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của Việt Nam. Trong những hình thức trên, khu công nghiệp là hình thức tổ chức công nghiệp mang tính thực tiễn hơn cả và có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển kinh tế đất nước. Điểm công nghiệp  Đặc trưng Đặc trưng của điểm công nghiệp nước ta cũng gần tương tự như quan niệm về điểm công nghiệp của trường phái Xô Viết trước đây nhưng quy mô nhỏ hơn.
  • 25. 16 Đây là hình thức cấp thấp nhất, tạo cơ sở cho các hình thức cao hơn. Gồm 1 - 2 xí nghiệp nằm gần nguồn nguyên - nhiên liệu hay thị trường tiêu thụ nhưng chưa có điều kiện phát triển thành hình thức tổ chức lãnh thổ cao hơn; thường đồng nhất với một điểm dân cư, có kết cấu hạ tầng riêng và hầu như không có mối liên hệ giữa các xí nghiệp.  Phân bố Nước ta có nhiều điểm công nghiệp. Các điểm công nghiệp thường hình thành ở các tỉnh vùng núi phía Bắc và Tây Nguyên. Các điểm công nghiệp này là các xí nghiệp công nghiệp khai thác các thế mạnh của địa phương như khai thác khoáng sản, lâm sản, chế biến lương thực thực phẩm. Đây là những vùng có những lợi thế về tài nguyên khoáng sản, nông sản nhưng có những khó khăn về các điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội để có thể hình thành các hình thức tổ chức lãnh thổ ở cấp cao hơn nên các điểm công nghiệp sẽ góp phần khai thác các tài nguyên tại chỗ, phát triển kinh tế địa phương. Cụm công nghiệp  Đặc trưng Cụm công nghiệp là hình thức tổ chức lãnh thổ nhỏ, gồm vài xí nghiệp công nghiệp, có các mối liên hệ giữa các xí nghiệp công nghiệp nhưng đơn giản, thiếu chặt chẽ. Ở nước ta, cụm công nghiệp khác với quan niệm về cụm công nghiệp của trường phái Xô Viết trước đây. Cụm công nghiệp ở nước ta hình thành thường gắn liền với vai trò của các đô thị và các tuyến giao thông quan trọng.  Phân bố Cụm công nghiệp ở nước ta thường được phân bố ở các thị trấn, thị xã, dọc theo các trục giao thông. Ví dụ: cụm công nghiệp Thượng Đình, cụm công nghiệp khí - điện - đạm Cà Mau, cụm công nghiệp Vinashin Đình Vũ (Hải Phòng)… Các cụm công nghiệp làng nghề là một hình thức mới, ra đời khi năm 2000 Chính Phủ có quyết định về khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn tạo điều kiện phát triển các cụm công nghiệp làng nghề.
  • 26. 17 Sự hình thành của các làng nghề từ 2 con đường chính, đó là sự tự phát từ một cụm sản xuất do các hộ tự xây dựng, sau đó phát triển thành cụm công nghiệp làng nghề; thứ hai là xây dựng mới cụm công nghiệp làng nghề. Hiện nay đang tồn tại 2 loại cụm công nghiệp làng nghề, cụm công nghiệp làng nghề đa nghề và cụm công nghiệp làng nghề đơn nghề. Hiện nay, cả nước có 1 450 làng nghề với Bắc Bộ chiếm 63% (2007). Các tỉnh có nhiều cụm công nghiệp làng nghề như Hà Tây (cũ), Bắc Ninh, Thái Bình, Hưng Yên, Bắc Giang… Khu công nghiệp Có nhiều quan niệm khác nhau về nội dung cũng như những đặc trưng của các KCN. Trong đó quan điểm của một số nhà khoa học hàn lâm Liên Xô rõ rằng và cụ thể hơn cả. Theo đó: “Khu công nghiệp bao gồm một nhóm trung tâm công nghiệp phân bố gần nhau và kết hợp với nhau bằng việc cùng chung chuyên môn hóa, mạng lưới giao thông vận tải và những mối liên hệ sản xuất chặt chẽ”. * Đặc điểm: Có ba tiêu chuẩn để xác định một khu công nghiệp: - Khu công nghiệp phải bao gồm một số trung tâm công nghiệp - Các trung tâm công nghiệp phải phân bố gần nhau và gắn bó với nhau trên cơ sở cùng hướng chuyên môn hoá. - Có mạng lưới giao thông vận tải thống nhất và các mối liên hệ kinh tế - sản xuất chặt chẽ tạo thành: + Liên hệ trực tiếp về mặt phân phối sản xuất, cùng tham gia tạo ra các sản phẩm mới, chế biến phế liệu của nhau, hay điều phối nhân lực cho nhau. + Liên hệ gián tiếp về mặt sử dụng chung nguồn nguyên liệu, mạng lưới giao thông. Tất nhiên quan niệm về khu công nghiệp của các nhà khoa học Xô Viết khác xa với quan niệm của chúng ta. Theo Nghị định của Chính phủ số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 định nghĩa:“Khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định này”.
  • 27. 18 Khu công nghiệp được hình thành là công cụ đắc lực để nước ta thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Khu công nghiệp là nơi trọng điểm đầu tư của trong và ngoài nước, là đầu tàu thúc đẩy kinh tế cả nước phát triển, đầu tàu về phát triển khoa học công nghệ, tiếp thu những ngành nghề mới để đóng góp tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ; đồng thời, đây cũng là nơi chủ yếu tạo ra các nguồn hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa nước ta trên trường quốc tế. KCNTT có một số đặc điểm chính sau: - Tập trung tương đối nhiều xí nghiệp công nghiệp trên một khu vực có ranh giới rõ ràng, sử dụng kết cấu hạ tầng sản xuất và xã hội. - Các xí nghiệp nằm trong KCN được huởng quy chế ưu đãi riêng, khác với các xí nghiệp phân bố ngoài KCN. - Có Ban quản lí thống nhất để thực hiện quy chế quản lí. - Có sự phân cấp về quản lí và tổ chức sản xuất. + Về phía các xí nghiệp, khả năng hợp tác sản xuất phụ thuộc vào việc tự liên kết với nhau của từng doanh nghiệp. + Việc quản lí Nhà nước được thể hiện ở chỗ Nhà nước quy định những ngành (hay loại xí nghiệp) được khuyến khích và không được đặt trong KCN. Các biến dạng của khu công nghiệp là khu công chế xuất, khu công nghệ cao:  Khu chế xuất Tháng 10/1991 Chính phủ đã ban hành Quy chế KCX, cho phép thành lập KCX đầu tiên tại các địa bàn thích hợp. “KCX là KCN chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, bao gồm một hoặc nhiều xí nghiệp, có ranh giới địa lí xác định, do Chính phủ thành lập” (Điều 2, Luật bổ sung sửa đổi Luật Đầu tư tháng 12/1992). Hiện nay, cả nước có 6 KCX: Tân Thuận, Linh Trung I, Linh Trung II, Hải Phòng 96, Đà Nẵng, Cần Thơ.
  • 28. 19  Khu công nghệ cao Đặc trưng là nơi tập trung các tổ chức hoạt động phục vụ cho phát triển công nghệ cao và công nghiệp cao; gồm 3 thành phần chủ chốt: các tổ chức nghiên cứu và phát triển KCNC, các cơ sở đào tạo, huấn luyện, các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ cao. Hiện nay, nước ta có 2 KCNC: Hòa Lạc (Hà Nội), Linh Trung (thành phố Hồ Chí Minh). Trung tâm công nghiệp Trung tâm công nghiệp là khu vực tập trung công nghiệp gắn liền với các đô thị vừa và lớn. Mỗi trung tâm công nghiệp có thể gồm một số khu công nghiệp, cụm công nghiệp với những xí nghiệp hạt nhân có sức thu hút các lãnh thổ lân cận. Các hạt nhân này thường là cơ sở cho việc hình thành trung tâm công nghiệp. Các trung tâm công nghiệp rất đa dạng, được phân chia theo nhiều tiêu chí khác nhau: + Vai trò của trung tâm trong sự phân công lao động theo lãnh thổ + Giá trị sản xuất công nghiệp + Tính chất chuyên môn hoá và đặc điểm sản xuất • Căn cứ vào vai trò của trung tâm công nghiệp trong sự phân công theo lãnh thổ, có thể chia ra: - Các trung tâm có ý nghĩa quốc gia: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh - Các trung tâm có ý nghĩa vùng: Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ… - Các trung tâm có ý nghĩa địa phương: Việt Trì, Nam Định, Bắc Giang… • Dựa vào giá trị sản xuất công nghiệp có thể phân biệt thành: - Các trung tâm lớn: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh - Các trung tâm trung bình: Hải Phòng, Đà Nẵng… - Các trung tâm nhỏ: Vinh, Quy Nhơn, Nha Trang… • Theo tính chất chuyên môn hoá và đặc điểm sản xuất, chia ra: - Các trung tâm công nghiệp tổng hợp đa ngành - Các trung tâm công nghiệp chuyên môn hoá
  • 29. 20 Thậm chí, một số thành phố - trung tâm công nghiệp được mang tên gắn liền với hướng chuyên môn hoá như: Nam Định (dệt), Thái Nguyên (gang thép)… Dải công nghiệp Dải công nghiệp là sự phân bố đan xen và kéo dài dọc theo các trục đường giao thông quan trọng của các điểm công nghiệp (xí nghiệp phân bố độc lập), cụm công nghiệp và cả các khu công nghiệp. Chúng thường xuất hiện từ các đô thị lớn (đồng thời cũng là các trung tâm công nghiệp lớn) và lan toả theo các hướng có nhiều thuận lợi về giao thông vận tải và các điều kiện khác. Sự phát triển của các dải công nghiệp phụ thuộc nhiều vào trình độ phát triển công nghiệp của lãnh thổ, vào sự phát triển các tuyến giao thông huyết mạch và hàng loạt các yếu tố khác. Ở Việt Nam các dải công nghiệp phát triển chưa nhiều và chưa thật tiêu biểu. Chúng thường tập trung xung quanh các thành phố - trung tâm công nghiệp hàng đầu của cả nước: TP Hồ Chí Minh, Hà Nội và vùng phụ cận. Từ Hà Nội toả đi theo các hướng sau: Hà Nội Đáp Cầu (Bắc Giang) Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hoá Hoà Bình Thái Nguyên Việt Trì (Phú Thọ)
  • 30. 21 Từ thành phố Hồ Chí Minh toả đi các hướng sau: Địa bàn công nghiệp trọng điểm Địa bàn công nghiệp trọng điểm là khu vực tương đối rộng lớn trên phạm vi nhiều tỉnh, có điều kiện thuận lợi về mặt vị trí địa lí, kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực, kinh tế xã hội, có khả năng bố trí tập trung công nghiệp nhằm đạt hiệu quả và nhịp độ phát triển công nghiệp cao, thúc đẩy và kéo theo sự phát triển kinh tế của cả vùng nói riêng và của cả nước nói chung. Đây là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp cao nhất và đặc thù của Việt Nam. Đặc điểm của địa bàn công nghiệp trọng điểm: - Là bộ phận lãnh thổ lớn nhất trong số các hình thức TCLT công nghiệp, nhưng ranh giới chỉ mang tính ước lệ, không rõ ràng về mặt pháp lí. - Có thể bao gồm tất cả các hình thức TCLTCN từ cấp thấp đến cấp cao, hoặc cũng có thể chỉ chứa đựng một vài hình thức TCLTCN nào đó. - Không có bộ máy quản lí riêng để chỉ đạo phát triển công nghiệp của cả địa bàn. Hiện nay nước ta có 3 địa bàn công nghiệp trọng điểm:  Địa bàn công nghiệp trọng điểm phía Bắc: Bao gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc. Là vùng có lịch sử phát triển công nghiệp sớm nhất nước ta, tập trung nhiều ngành công nghiệp mang ý nghĩa cả nước: cơ khí chế tạo, khai thác than, vật liệu Biªn Hoµ Long An TP HCM Bình Dương Tây Ninh Bµ RÞa - Vòng Tµu
  • 31. 22 xây dựng, sản xuất hàng tiêu dùng…Hiện nay đã và đang tập trung nhiều cơ sở công nghiệp cũng như nhiều cụm, khu công nghiệp tập trung.  Địa bàn công nghiệp trọng điểm miền Trung: Bao gồm: Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định. Vùng này vẫn chủ yếu trong giai đoạn đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư, với việc chú trọng xây dựng, đầu tư các khu kinh tế Dung Quất, khu kinh tế mở Chu Lai, Chân Mây, xây dựng các cảng nước sâu và kết nối hành lang Đông Tây của tiểu vùng Mê Kông… Đây chính là tiền đề để vùng này phát triển trong thời gian tới.  Địa bàn công nghiệp trọng điểm phía Nam: Bao gồm: Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa- Vũng Tàu, TP Hồ Chí Minh. Là vùng công nghiệp phát triển mạnh nhất nước ta, có tốc độ tăng trưởng cao và bền vững, có mức độ tập trung lãnh thổ công nghiệp lớn nhất cả nước với một số lượng lớn các khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao với nhiều ngành trọng điểm như CN năng lượng, CN chế tạo - điện tử - tin học, CN chế biến thực phẩm và đồ uống, CN luyện kim… Vùng công nghiệp Vùng công nghiệp là một kết hợp sản xuất lãnh thổ, ra đời trên cơ sở kết hợp các vùng, ngành trên một lãnh thổ rộng lớn, với chuyên môn hoá và cấu trúc sản xuất rõ rệt. Ở nước ta có rất nhiều các sơ đồ phân vùng khác nhau, thay đổi theo thời gian và không gian để phù hợp hơn với sự phát triển của từng địa phương, khu vực và quốc gia. Để định hướng một cách tốt hơn, năm 2001 Viện chiến lược phát triển đã đưa ra 6 vùng công nghiệp thay cho 8 vùng như trước đây (được quy hoạch từ nay đến năm 2020): + Vùng 1: Các tỉnh trung du và miền núi Bắc Bộ, trừ Quảng Ninh: Cho đến nay, vùng này bao gồm có 14 tỉnh: Bắc Kạn, Bắc Giang, Cao Bằng, Điện Biên, Hoà Bình, Hà Giang, Lai Châu, Lạng Sơn, Lào Cai, Phú Thọ, Sơn La, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái.
  • 32. 23 + Vùng 2: Gồm 14 tỉnh, bao gồm các tỉnh đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. + Vùng 3: Bao gồm 10 tỉnh: từ Quảng Bình đến Ninh Thuận. + Vùng 4: Vùng này gồm 4 tỉnh thuộc Tây Nguyên, trừ Lâm Đồng + Vùng 5: Bao gồm 8 tỉnh: 6 tỉnh Đông Nam Bộ và Bình Thuận, Lâm Đồng + Vùng 6: Gồm 13 tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long Tóm lại, tổ chức lãnh thổ công nghiệp là tổ chức không gian kinh tế mang tính lịch sử, khác biệt giữa các nước và khác nhau ở các giai đoạn phát triển nhằm thực hiện những nhiệm vụ kinh tế - xã hội của từng thời kỳ. Kế thừa có chọn lọc các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp của thế giới và vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh Việt Nam, nước ta đã cơ bản hình thành một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp. Trong đó, để thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh hiện nay, hình thức khu công nghiệp tập trung và các biến dạng như khu chế xuất, khu công nghệ cao có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. 1.2. Một số nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ khu công nghiệp 1.2.1. Nhóm nhân tố bên trong 1.2.1.1. Vị trí địa lí và tài nguyên thiên nhiên • Trong 10 yếu tố quyết định sự thành công của khu công nghiệp, nhất là khu chế xuất mà hiệp hội khu chế xuất thế giới tổng kết, thì có hai yếu tố liên quan đến vị trí địa lí (gần tuyến giao thông, bến cảng) và tài nguyên thiên nhiên (đảm bảo đủ nguồn nước công nghiệp). • Ở nước ta với khoảng 100 địa điểm có thể xây dựng khu công nghiệp thì chỉ có trên dưới 40 nơi thật sự hấp dẫn các nhà đầu tư do có vị trí địa lí thuận lợi và gần nguồn nước 1.2.1.2. Trung tâm kinh tế và đô thị • Ở nước ta, các đô thị cũng thường là các trung tâm kinh tế với ý nghĩa khác nhau (Quốc gia, vùng, địa phương). Các đô thị, nhất là các thành phố lớn,
  • 33. 24 chứa đựng nhiều yếu tố thuận lợi cho việc ra đời và phát triển các khu công nghiệp, đồng thời có sức thu hút mạnh mẽ đối với các nhà đầu tư. • Nhìn chung, các khu đô thị nước ta có thuận lợi chủ yếu sau đây: + Có nguồn lao động dồi dào, nhất là lao động có chất lượng cao. + Sẵn có cơ sở công nghiệp hỗ trợ, phục vụ cho khu công nghiệp. + Tập trung kết cầu hạ tầng và cơ sở vật chất phục vụ công nghiệp. + Các cơ sở nghiên cứu, đào tạo, dạy nghề, ngân hàng, tài chính. 1.2.1.3. Kết cấu hạ tầng Kết cấu hạ tầng là một trong những yếu tố hàng đầu đối với việc thu hút đầu tư để hình thành các khu công nghiệp Một số nơi có nhiều điều kiện thuận lợi, thí dụ có thể hình thành cảng nước sâu (dọc duyên hải Miền Trung), nhưng các nhà đầu tư chưa mặn mà với kết cấu hạ tầng còn hạn chế nơi đây. 1.2.1.4. Vốn đầu tư trong nước Nguồn ngân sách nhà nước đầu tư cho công nghiệp, các nguồn vốn đầu tư trong nhân dân góp phần thúc đẩy sản xuất công nghiệp phát triển, tạo điều kiện cho việc tổ chức các KCN đạt hiệu quả kinh tế cao hơn. Muốn lôi kéo được vốn đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp, trước hết phải bỏ vốn trong nước xây dựng hạ tầng, việc đầu tư này khá tốn kém trong khi đó nước ta lại còn nghèo. 1.2.1.5. Thị trường trong nước Hiện nay nước ta có trên 86 triệu người, đây là nguồn lao động dồi dào và đồng thời cũng là thị trường tiêu thụ rộng lớn. Theo sự phát triển, tăng trưởng kinh tế thì thu nhập của người dân cũng tăng, nhu cầu nhiều, đa dạng là một nhân tố tác động rất lớn đến tổ chức lãnh thổ các KCN.
  • 34. 25 1.2.2. Nhóm nhân tố bên ngoài 1.2.2.1. Vốn đầu tư nước ngoài Có ý nghĩa to lớn trongviệc xây dựng cơ sở hạ tầng cho khu công nghiệp vì đây là những nguồn vốn lớn. 1.2.2.2. Thị trường quốc tế • Thị trường quốc tế là một trong những nhân tố hàng đầu tác động đến việc ra đời của các khu công nghiệp, nhất là khu chế xuất 1.2.2.3. Quan hệ chính trị và chính sách toàn cầu • Quan hệ chính trị và chính sách toàn cầu của các nước phát triển có ảnh hưởng mạnh mẽ đến khả năng hình thành các khu công nghiệp, khu chế xuất tại các nước đang phát triển. Sự tác động của các yếu tố này được thể hiện qua các mặt chủ yếu sau: • Điều kiện ưu đãi vốn, nhất là vốn ODA và các khoản vay ngân hàng để xây dựng kết cấu hạ tầng tại các khu công nghiệp. • Điều kiện về đầu vào (nguyên liệu, trang thiết bị, máy móc) và đầu ra (thị trường tiêu thụ sản phẩm) • Khả năng chuyển giao công nghệ. 1.3.Tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở một số quốc gia trên thế giới và ở Việt Nam 1.3.1. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở Đài Loan Đài Loan nhanh chóng trở thành một trong những “con rồng” Châu Á chỉ sau 30 năm thực hiện CNH. Kế hoạch xây dựng các KCN – KCX được triển khai từ năm 1960 (với KCN Cao Hùng), đến nay đã có hơn 100 KCN đi vào hoạt động, đóng góp nhiều thành quả quan trọng trong nền kinh tế. Phát triển các KCN Đài Loan có đặc trưng đáng lưu ý: - Phối hợp thông minh giữa tổ chức các KCN trọng điểm với những KCN địa phương phù hợp trong từng lãnh thổ. Bên cạnh 12 KCN quan trọng nhất tập trung ở những tỉnh, thành phố trọng điểm do Trung Ương quản lý, Đài Loan đã mở mạng lưới với hơn 80 KCN trên toàn quốc do chính quyền địa phương và tư nhân quản lý, hầu hết các huyện đều có KCN. Với hình thức tổ chức này, Đài Loan có thể tập
  • 35. 26 trung phát triển những ngành công nghiệp kỹ thuật cao, có sức cạnh tranh mạnh trên thị trường thế giới, vừa tận dụng các nguồn lực địa phương phát triển ổn định các ngành công nghiệp chế biến thấp, nhằm tăng tốc CNH các vùng nông nghiệp. - Đặc biệt lưu ý đến những điều kiện cơ sở hạ tầng, giao thong thuận lợi, điện nước đầy đủ và ổn định, thông tin liên lạc nhanh chóng với giá cả dễ chấp nhận. - Chính sách thong thoáng, có những ưu tiên nhất định như miễn giảm thuế một số năm, thuế suất thấp, một số trường hợp được vay vốn ưu đãi. Chi phí đầu tư hạ tầng thấp. - Các KCX đều bước vào giai đoạn trưởng thành, tỷ lệ nội địa hóa ngày càng cao, thong qua hoạt động gia công của các xí nghiệp vệ tinh ngoài KCX, những lien kết phía sau thậm chí phía trước ngày càng cao với thị trường nội địa 1.3.2. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở Thái Lan Năm 1972, Thái Lan bắt đầu xây dựng các KCN, năm 1997 đã có 64 KCN đi vào hoạt động. Các KCN Thái Lan vẫn chưa lấp đầy toàn bộ, nhưng trong hơn 30 năm phát triển, các KCN đã góp phần đắc lực giúp Thái Lan nhanh chóng vượt qua thời kỳ đầu của CNH và đang chuẩn bị kết thúc công cuộc CNH Phát triển các KCN ở Thái Lan có những đặc trưng đáng lưu ý: - Cực phát triển kinh tế mạnh nhất ở Thái Lan hầu như chỉ tập trung vào Bangkok, do vậy mà các KCN tạo ra 3 vành đai xung quanh Bangkok với những lợi thế khác nhau. Vành đai thứ nhất gồm 6 tỉnh, có ưu thế tiếp cận thị trường tiêu thụ lớn là Bangkok, hạ tầng thuận lợi, lao động đông và trình độ cao; vành đai thứ hai gồm 10 tỉnh bao xung quanh vành đai thứ nhất, lợi thế kém hơn, vành đai cuối cùng gồm 60 tỉnh còn lại, kém lợi thế nhất. - Chính phủ Thái Lan có chủ trương phát triển cân đối lãnh thổ, nhằm khắc phục đơn cực trước kia, bằng cách thực hiện chính sách ưu đãi tài chính khác nhau ở 3 vành đai phát triển KCN. Chẳng hạn, thuế nhập khẩu thiết bị máy móc: vành đai 1 – 2 được giảm 50%, vành đai 3 được miễn hoàn toàn; thuế nhập khẩu nguyên liệu sản xuất: vành đai 1 – 2 được miễn hoàn toàn trong vòng 3 năm, vành đai 3 được miễn trong vòng 5 năm; thuế thu nhập công ty: vành đai 1 được miễn 3 năm,
  • 36. 27 vành đai 2 được miễn 7 năm, vành đai 3 được miễn 8 năm và được giảm 50% trong 5 năm tiếp theo. - Bộ máy quản lý thống nhất theo cơ chế “một cửa”. Các hoạt động từ điều tra thiết kế ban đầu, đến những quy hoạch giá bất động sản, thủ tục cấp phép,… đều tập trung vào Cục quản lý các KCN Thái Lan. Hình thức quản lý này đã đảm bảo các dịch vụ hành chính KCN trở nên nhanh chóng, hiệu quả. Thường các nhà đầu tư chỉ mất một ngày là làm xong mọi thủ tục và chỉ sau một tuần có thể nhận được giấy phép bước vào xây dựng. - Các KCN Thái Lan là điển hình của quản lý môi trường có hiệu quả. Bên cạnh quản lý môi trường bằng luật pháp và chính sách. Thái Lan còn mạnh dạn áp dụng các công cụ kinh tế theo nguyên tắc PPP (người gây ô nhiễm phải trả tiền). Các chất thải đều được xử lý thỏa đáng và doanh nghiệp có trách nhiệm chi trả những chi phí ấy. 1.3.3. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở Malaixia Cũng bắt đầu xây dựng các KCN từ đầu nhưng năm 70 như Thái Lan, tuy diện tích của Malaixia nhỏ hơn Thái Lan và tương đương Việt Nam, dân số chỉ 26 triệu người (2005) nhưng Malaixia có số lượng KCN nhiều nhất trong khu vực Đông Nam Á, đạt đến 166 KCN (năm 1997). Có thể rút ra một số nhận xét như sau: - Malaixia đã mạnh dạn mở nhiều khu thương mại tự do (50 khu), có nhiều ưu đãi cho các nhà đầu tư nước ngoài. Chẳng hạn, nhà đầu tư được tự do chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, không bị quốc hữu hóa tài sản, thời hạn thuê đất đến 99 năm. - Phát triển nhiều doanh nghiệp chế xuất nằm ngoài KCX. Hình thức này đã looi cuốn được nhiều doanh nghiệp trong nước tạo ra nhiều nguồn hang xuất khẩu mà không phải tăng đầu tư mở rộng hạ tầng và diện tích KCX. - Có chính sách hỗ trợ vốn tích cực từ phía nhà nước. nguồn vốn từ ngân sách các bang và liên bang chủ yếu giành cho cơ sở hạ tầng. - Hầu hết các KCN đều có vị trí thích hợp, giao thong thuận tiện, mặt bằng mở rộng, giá thuê đất không cao, phần lớn nằm ở ngoại vi thành phố, có thể tránh ô
  • 37. 28 nhiễm môi trường cho những trung tâm dân cư đông đúc mà vẫn tiếp cận nơi cung cấp lao động. - Quan tâm thích đáng đến hạ tầng xã hội như nhà ở cho người lao động, chợ, trường học, bệnh viện, khu vui chơi, nhất là những điều kiện sinh hoạt cho chuyên gia nước ngoài. - Bên cạnh những ưu điểm trên, Malaixia có cơ chế quản lý các KCN chưa được thích hợp. Bộ máy quản lý cồng kềnh, mỗi tiểu bang đều có một ban quản lý riêng nhưng không được phép giải quyết mọi việc, họ chỉ tập hợp các vấn đề rồi kiến nghị lên ban quản lý trung ương xử lý. Chính vì vậy nhiều vụ việc không được giải quyết kịp thời. 1.3.4. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở Việt Nam Từ sau đổi mới (1986) nước ta quan tâm và chuẩn bị mọi mặt để TCLTCN, do đó, đến năm 1991 KCN đầu tiên ra đời, đó là KCX Tân Thuận, sau đó hang loạt các KCN ra đời trên cả nước. Năm 2009 có 228 KCN phân bố ở 56/63 tỉnh thành. 1.4. Tiểu kết chương 1 Tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội nói chung, tổ chức lãnh thổ công nghiệp nói riêng là một yêu cầu cấp bách đối với nước ta hiện nay để phát triển bền vững về mọi mặt: kinh tế - xã hội - môi trường. KCN là một hình thức TCLT công nghiệp đem lại hiệu quả cao nhất cho cả nước nói chung, Đồng Nai nói riêng trong thời điểm hiện nay. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến quá trình tổ chức phát triển các KCN. Trong đó, các nhân tố bên trong đóng vai trò nòng cốt quyết định, các nhân tố bên ngoài có vai trò to lớn, thúc đẩy các KCN hình thành và phát triển mạnh.
  • 38. 29 Chương 2: HIỆN TRẠNG TỔ CHỨC LÃNH THỔ KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2000 – 2010 2.1. Khái quát tỉnh Đồng Nai Tỉnh Đồng Nai nằm trong VKTTĐPN, thuộc Đông Nam Bộ, có diện tích tự nhiên là 5.862,37 km2 (chiếm 1,76% diện tích tự nhiên cả nước và 25,5% diện tích tự nhiên vùng Đông Nam Bộ). Về ranh giới hành chính, Đồng Nai giáp các tỉnh Lâm Đồng, Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh. Đồng Nai có hệ thống giao thông thuỷ bộ, đường sắt nối liền với các địa phương khác trong cả nước, có sân bay quân sự Biên Hòa, là địa bàn trọng yếu về kinh tế, chính trị và an ninh quốc phòng, có vị trí quan trọng trong sự phát triển của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, gắn kết vùng Đông Nam Bộ với Tây Nguyên. Hiện nay tỉnh Đồng Nai có tất cả là 11 đơn vị hành chính gồm thành phố Biên Hoà là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của tỉnh, thị xã Long Khánh và 9 huyện: Long Thành, Nhơn Thạch, Thống Nhất, Vĩnh Cửu, Xuân Lộc, Định Quán, Tân Phú, Cẩm Mỹ, Trảng Bom. Đồng Nai có địa hình trung du chuyển từ cao nguyên Nam Trung Bộ đến đồng bằng Nam Bộ. Nhìn chung địa hình tương đối bằng phẳng, có 82% đất có độ dốc <80 , 10% đất có độ dốc <150 , 8% đất có độ dốc >150 . Trong đó đất phù sa, đất gley và đất cát có địa hình bằng phẳng, nhiều nơi trũng thấp ngập nước quanh năm; đất đen, nâu, xám, hầu hết có độ dốc <80 , đất đỏ có độ dốc hầu hết <150 , riêng đất tầng mỏng và đất đá bọt có độ dốc cao. Đồng Nai nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình năm 25 – 270 C, nhiệt độ cao nhất khoảng 30,50 C, số giờ nắng trong năm 2.500 – 2.700 giờ, độ ẩm trung bình 80 – 82%. Trong năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa tương đối lớn, trung bình năm 1 700 – 1 800 mm. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, thời tiết nắng, nóng, độ ẩm thấp, có khi xuống dưới 70%.
  • 39. 30 Tài nguyên thiên nhiên đa dạng: đất feralit trên đá badan, đất xám,…có thể phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu; tài nguyên rừng, khoáng sản tương đối phong phú là nguồn nguyên liệu quan trọng để phát triển nhiều ngành công nghiệp, tài nguyên du lịch cũng rất đa dạng, nhiều tuyến điểm du lịch đã và đang được hình thành như tuyến du lịch sông Đồng Nai - cù lao Phố - Bửu Long, tuyến du lịch Sông Mây - Trị An, tuyến du lịch thác Mai - suối Mơ, rừng nguyên sinh Nam Cát Tiên, tuyến du lịch Long Thành – cù lao Ông Cồn… Du lịch Đồng Nai chủ yếu hướng về tiềm năng văn hoá, lịch sử, sinh thái, dã ngoại. Về kinh tế: Sau 10 năm, quy mô kinh tế của tỉnh năm 2010 đạt 36 202 tỉ đồng, đã tăng gấp 3 lần năm 2000 (13 067 tỉ đồng), tích luỹ được hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật đáng kể, tạo điều kiện thuận lợi tiếp tục phát triển ở giai đoạn tới. Tỉnh đã tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, trong đó công nghiệp và dịch vụ chiếm tỉ trọng lớn, đó là điều kiện cần thiết để thực hiện việc đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Sự tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp từ 52% năm 2000 lên 57,2% năm 2010 thể hiện năng lực sản xuất công nghiệp của tỉnh đã được mở rộng lên nhiều lần cả về quy mô và ngành, nghề. Đi kèm với năng lực đó là đội ngũ công nhân, lãnh đạo quản lý được trưởng thành cả về số lượng và chất lượng. Đây là một lợi thế lớn, cùng với việc tiếp tục thu hút đầu tư trong và ngoài nước, tỉnh có thể dựa vào những năng lực sản xuất hiện có để thực hiện những mục tiêu chiến lược trong giai đoạn tới. 2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến TCLT KCN tỉnh Đồng Nai 2.2.1. Nhóm nhân tố bên trong 2.2.1.1. Vị trí địa lý Đồng Nai nằm từ 100 22’B đến 110 35’B và 1060 44’15” Đ đến 1070 34’10”Đ. Phía đông giáp tỉnh Bình Thuận, phía bắc và đông bắc giáp tỉnh Lâm Đồng, phía tây và tây bắc giáp tỉnh Bình Dương, Bình Phước, phía đông và đông nam giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, phía tây nam giáp Thành phố Hồ Chí Minh.
  • 40. 31 Đồng Nai được coi là bản lề chiến lược, là cửa ngõ của trục động lực phát triển VKTTĐPN: Thành phố Hồ Chí Minh - Biên Hoà - Bà Rịa Vũng Tàu, có quốc lộ trực tiếp đến các đô thị trong khu vực, đường sắt xuyên Việt qua địa bàn Đồng Nai dài 85 km, gần sân bay Tân Sơn Nhất, và đặc biệt tỉnh còn có định hướng phát triển sân bay quốc tế Long Thành nối liền các trung tâm thương mại cả nước, khu vực và quốc tế qua đường hàng không, bến cảng Thị Vải đủ để giao thương với tàu 15 – 20 ngàn tấn. Với vị trí này, Đồng Nai như nút giao thông, giao lưu văn hóa trong VKTTĐPN. Đây là một nguồn lực hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế nói chung, công nghiệp nói riêng của tỉnh.
  • 41. 32
  • 42. 33 2.2.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên  Ðịa hình: Ðịa hình miền Trung du chuyển từ cao nguyên Nam Trung Bộ đến đồng bằng Nam Bộ. Vùng núi chiếm 5,8% diện tích tự nhiên toàn tỉnh; vùng trung du và vùng đồng bằng chiếm 89,35% tổng diện tích. Ðiểm cao nhất có độ cao từ 100- 400m, điểm thấp nhất từ 1-3 m với độ cao trung bình là 60 – 250 m so với mặt nước biển. Như vậy, phần lớn lãnh thổ của tỉnh có địa hình thấp và bằng phẳng tạo thuận lợi trong xây dựng và phát triển các KCN, tập trung dân cư - lao động,…  Khí hậu: Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.800-1.860 mm; nhiệt độ trung bình hàng năm từ 22,30 C đến 32,20 C, trong đó hàng năm có khoảng 3 tháng nhiệt độ ở mức 250 C. Tháng lạnh nhất là tháng 1; tần suất sương muối thường xảy ra từ tháng 12 đến tháng 2. Nhìn chung, tỉnh ít chịu ảnh hưởng bởi các thiên tai, đặc biệt là bão. Đây là điều kiện hết sức thuận lợi, nó khiến cho hoạt động sản xuất trong các KCN diễn ra bình thường, liên tục, không bị thiệt hại đáng kể, tạo sự yên tâm cho các nhà đầu tư.  Tài nguyên nước: Nguồn nước là một trong những tài nguyên rất quan trọng trong sản xuất công nghiệp. Do đó sự phân bố nguồn nước cũng có tác động to lớn đến việc tổ chức phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh. Hiện nay, Đồng Nai có mật độ sông suối khoảng 0,5 km/km², song phân phối không đều. Phần lớn sông suối tập trung ở phía bắc và dọc theo sông Đồng Nai về hướng tây nam. Tổng lượng nuớc dồi dào 16,82 x 109 m³/năm, trong đó mùa mưa chiếm 80%, mùa khô 20%. Các con sông chính chảy qua tỉnh Đồng Nai như: Sông Đồng Nai, và các phụ lưu lớn của nó như sông La Ngà và Sông Bé đổ vào dòng chính gần hồ Trị An. Ngoài ra còn có sông lớn khác như sông Lá Buông, sông Ray, sông Xoài và sông Thị Vải. Tổng trữ lượng nước dưới đất của tỉnh Đồng Nai là khoảng 5 505 226 m³ /ngày. Bao gồm, trữ lượng nước tĩnh vào khoảng 793 379 m³/ngày, trong đó, trữ lượng dung tích (trữ lượng tĩnh trọng lực) là 789 689 m³/ngày và trữ lượng đàn hồi
  • 43. 34 là 3691 m³/ngày. Trữ lượng động khoảng 4 714 847 m³/ngày là toàn bộ dòng mặt vào mùa khô và là giới hạn dưới của trữ lượng nước dưới đất. Tuy có trữ lượng nước dưới đất phong phú, nhưng phân bố không đều, và nhu cầu khai thác tăng cao vào các tháng mùa khô nên việc khai thác nước dưới đất cần phải theo qui hoạch khai thác hợp lý.  Khoáng sản: Tài nguyên khoáng sản là nguồn nguyên liệu của nhiều ngành công nghiệp. Sự phân bố khoáng sản cũng có ảnh hưởng đến sự tổ chức phát triển các cơ sở sản xuất công nghiệp trên lãnh thổ. Hiện nay, tài nguyên khoáng sản có thể khai thác công nghiệp của tỉnh bao gồm: Nhóm khoáng sản kim loại: có 19 mỏ và điểm quặng gồm: 2 mỏ laterit bôxit, 17 mỏ và điểm quặng vàng, một số điểm có dấu hiệu khoáng hóa chì – kẽm, vàng – bạc, caxiterit. Khoáng hóa vàng tập trung chủ yếu ở phía bắc của tỉnh (Tân Phú, Định Quán, Vĩnh Cửu) nhìn chung hàm lượng thấp, riêng mỏ Vĩnh An và điểm quặng Suối Ty dự báo có trữ lượng triển vọng. Ngoài ra còn có bôxit nguồn gốc phong hóa phát triển trên bazan, tập trung ở khu vực Nam Cát Tiên, tầng dày trên 10m, trữ lượng dự báo cấp P2 là 450 triệu m3 . Nhóm khoáng sản phi kim: có kaolin, bột màu tự nhiên, đá vôi, thạch anh và nguyên liệu xây dựng như đá, cát, sét, puzolan. Kaolin có ở Vĩnh Cửu, Long Thành và Nhơn Trạch; sét phân bố rộng rãi ở 25 điểm trong tỉnh, tập trung ở Long Thành; đá xây dựng có ở nhiều nơi trong tỉnh với 50 điểm, tập trung nhiều ở Xuân Lộc, Thống Nhất, Vĩnh Cửu, Long Thành; cát có ở thượng nguồn sông Đồng Nai và La Ngà.  Sinh vật : Rừng Đồng Nai có đặc trưng cơ bản của rừng nhiệt đới, có tài nguyên động thực vật phong phú đa dạng, tiêu biểu là vườn Quốc gia Nam Cát Tiên. Năm 1976, tỷ lệ che phủ của rừng còn 47,8% diện tích tự nhiên, năm 1981 còn 21,5%. Đến 30 tháng 6 năm 2004, độ che phủ rừng là 26,05% tổng diện tích tự nhiên, có khu bảo tồn thiên nhiên vườn quốc gia Nam Cát Tiên, với nhiều loài động,
  • 44. 35 thực vật quý hiếm. Với việc triển khai thực hiện chương trình trồng rừng và quy hoạch này, có thể dự báo tỷ lệ che phủ (bao gồm cả cây công nghiệp dài ngày) tăng lên đạt trên 40% năm 2010. Bảng 2.1: Diện tích các loại rừng của Đồng Nai năm 2010 Loại rừng Diện tích rừng (ha) Rừng tự nhiên (ha) Rừng trồng (ha) Rừng đặc dụng 82.795,5 80.520,4 2.275,1 Rừng phòng hộ 44.144,2 21.366,8 22.777,4 Rừng sản xuất 26.646,3 8.406,4 18.239,9 Tổng cộng 153.586,0 11.293,6 43.292,4 Nguồn: Cục thống kê Đồng Nai Như vậy, với sự đa dạng hệ sinh thái, tính đa dạng sinh học cao đặc biệt ở VQG Nam Cát Tiên sẽ là điều nguồn nguyên liệu quan trọng để phát triển công nghiệp chế biến lâm sản. Trong thời gian tới, tỉnh có thể quy hoạch phát triển một KCN tại đây với các ngành công nghiệp có mối quan hệ với nhau như: chế biến gỗ, mỹ nghệ, chế biến giấy,… Tuy nhiên với việc quy hoạch xây dựng nhà máy thủy điện Đồng Nai 6 sẽ ảnh hưởng đến dòng chảy, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh cảnh rừng Nam Cát Tiên, giảm nghiêm trọng diện tích rừng nguyên sinh. Riêng Đồng Nai, dự án này đe dọa khu vực Bàu Sấu - khu vực đất ngập nước được công nhận rất quan trọng nằm trong mạng lưới khu Ramsar của thế giới. Do đó, nếu dự án xây dựng nhà máy thủy điện Đồng Nai 6 sớm thực hiện sẽ gây ra nhiều thiệt hại cho ngành lâm nghiệp của tỉnh. 2.2.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội Dân cư – lao động: Đồng Nai là một trong những tỉnh có dân số đông nhất cả nước, đạt 2 559 862 người (2010), mật độ dân số: 421 người/km². Với tỷ suất GTDSTN còn tương đối cao (1,52%-2010), đặc biệt GTCH mạnh do quá trình đô thị hóa và làn sóng di cư, mỗi năm dân số của tỉnh tăng thêm gần 50 000 nghìn người.
  • 45. 36 Đồng Nai có kết cấu dân số trẻ, dân số trong độ tuổi lao động 65,54% (Khoảng 1,63 triệu lao động), lực lượng lao động có trình độ văn hoá khá, quen với tác phong công nghiệp, cần cù và cầu tiến. Tỷ lệ lao động được đào tạo trên tổng số lao động đang làm việc khoảng 53%. Năm 2010, tổng số học sinh toàn tỉnh đang theo học tại các bậc giáo dục phổ thông là 523 500 học sinh; Số sinh viên Đại học, cao đẳng đạt tỷ lệ 220 người/vạn dân. Số lượng các trường, đơn vị dạy nghề trên địa bàn tỉnh trên 100 cơ sở, trong đó 4 trường Đại học, 8 trường Cao đẳng, 16 Trường Trung cấp nghề, 73 Trung tâm và đơn vị dạy nghề. Nhiều trường mới đang được thành lập nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao của xã hội và doanh nghiệp. Nguồn lao động đông, tăng nhanh, chất lượng lao động lại tương đối tốt là điều kiện lý tưởng để phát triển công nghiệp, đặc biệt là những ngành có hàm lượng chất xám cao. Do đó, đây cũng chính là lực hút quan trọng đối với đầu tư nước ngoài. Phân bố dân cư: Dân cư phân bố không đều: Tập trung chủ yếu ở dọc quốc lộ 1 (TP. Biên Hòa, Trảng Bom, Thống Nhất, Long Khánh), quốc lộ 51 (Long Thành, Nhơn Trạch) còn thưa thớt ở các khu vực còn lại. Như vậy hầu hết các KCN đều tập trung những khu vực có dân cư – lao động đông.
  • 46. 37 HÌNH 2.2: BẢN ĐỒ MẬT ĐỘ DÂN CƯ TỈNH ĐỒNG NAI NĂM 2010
  • 47. 38 Trung tâm kinh tế và đô thị: • Đồng Nai có Biên Hòa là đô thị loại 2. Đây là trung tâm kinh tế quan trọng, chứa đựng nhiều yếu tố thuận lợi cho việc ra đời và phát triển các khu công nghiệp, đồng thời có sức thu hút mạnh mẽ đối với các nhà đầu tư: + Có nguồn lao động dồi dào, nhất là lao động có chất lượng cao. + Sẵn có cơ sở công nghiệp hỗ trợ, phục vụ cho khu công nghiệp. + Tập trung kết cầu hạ tầng và cơ sở vật chất phục vụ công nghiệp. + Các cơ sở nghiên cứu, đào tạo, dạy nghề, ngân hàng, tài chính. Cơ sở hạ tầng: Đồng Nai là một trong những tỉnh có hệ thống CSHT tương đối hoàn thiện. Đây là một lợi thế hết sức to lớn, có sức hấp dẫn mạnh đối với các nhà đầu tư nước ngoài.  Giao thông vận tải: Đường bộ: Tổng chiều dài mạng lưới đường bộ hiện có 6.202,7 km, trong đó đường bê tông nhựa và láng nhựa có 1.592,3 km, đường bê tông xi măng 80,5 km. Mật độ các loại đường bộ bình quân 0,6 km/km2 . Tuy nhiên mật độ đường nhựa và bê tông còn thấp, mới đạt 0,16 km/km2 , chiếm 26,7% tổng chiều dài toàn bộ mạng lưới đường, nên chưa đáp ứng đủ điều kiện về hệ thống đường giao thông phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa và đẩy nhanh phát triển kinh tế – xã hội trên toàn tỉnh. Hệ thống đường bộ của tỉnh Đồng Nai gồm có: 244,5 km đường quốc lộ chạy ngang qua tỉnh (5 tuyến quốc lộ 1, 20, 51, 56 và 1K), 369,1 km đường tỉnh đều nối liền với các đường quốc lộ, 1317 km đường huyện và đường thành phố, 3.835,7 km đường xã, phường và 390,2 km đường chuyên dùng cho các đơn vị kinh tế trong tỉnh trực tiếp quản lý. Hệ thống bến bãi phục vụ vận tải đường bộ hiện có: 8 bến xe, với 3 bến trung tâm tỉnh đang hoạt động ở thành phố Biên Hòa và 5 bến trung tâm huyện, thị ở các huyện Tân Phú, Long Khánh, Xuân Lộc và Vĩnh Cửu; 6 trạm xe gồm 2 trạm ở thành phố Biên Hòa và 4 trạm ở các huyện Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Vĩnh Cửu.
  • 48. 39 Đường sắt: Tuyến đường sắt Bắc – Nam chạy qua tỉnh có chiều dài 87,5 km gồm 8 ga (Biên Hoà, Hố Nai, Trảng Bom, Dầu Giây, Long Khánh, Bảo Chánh, Gia Ray và Trảng Táo) là tuyến lưu thông hàng hóa, hành khách quan trọng giữa tỉnh với khu vực duyên hải miền Trung và khu vực phía bắc, ga Biên Hòa là ga chính hiện đã trang bị hệ thống thông tin tín hiệu chạy tàu bán tự động trên toàn tuyến đường sắt Bắc – Nam. Đường thủy: Đường sông: Tổng chiều dài các tuyến đường sông trên địa phận của tỉnh là 532 km. Tổng chiều dài sông hiện đang khai thác vận tải là 205 km, gồm 8 tuyến chính trên các sông Đồng Nai, sông Thị Vải, sông Đồng Tranh, sông Cái, sông Nhà Bè, sông Lòng Tàu, sông Gò Gia và sông La Ngà, trong đó quan trọng nhất là các tuyến trên sông Đồng Nai: dài 162 km là tuyến vận tải đường thủy huyết mạch trong tỉnh và từ tỉnh đi TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, có luồng tàu biển ra vào cảng Đồng Nai; các tuyến thuộc hệ thống sông Đồng Nai (sông Nhà Bè 8,5 km và sông Lòng Tàu 9 km) có luồng tàu biển ra vào cảng Sài Gòn, cảng Cát Lái và khu cảng Phú Hữu, Ông Kèo của tỉnh; tuyến sông Thị Vải có luồng tàu biển ra vào khu cảng Gò Dầu, Phước An. Hệ thống cảng biển: Tổng công suất thông qua các cảng nằm trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 3,5 triệu tấn/năm, cụ thể: - Trên sông Đồng Nai có cảng tổng hợp Đồng Nai, luồng vào cảng hiện đảm bảo cho tàu 2.000 DWT ra vào, công suất thông qua đạt trên 600 nghìn tấn/năm và 2 cảng chuyên dụng hàng lỏng chủ yếu là gas gồm cảng SCT Gas và cảng VT Gas (tại địa phương Long Bình Tân – TP. Biên Hòa) có khả năng tiếp nhận tàu có trọng tải dưới 1.000 tấn. - Trên sông Thị Vải có cảng tổng hợp Gò Dầu gồm khu A (phục vụ KCN Gò Dầu), có khả năng tiếp nhận tàu trọng tải 2.000 DWT và khu B (gồm 2 bến tổng hợp), hiện bến 2 có thể đón tàu 12.000 DWT. Ngoài ra, còn có các cảng chuyên dùng như: cảng VEDAN (Phước Thái) có khả năng tiếp nhận tàu hàng khô 10.000
  • 49. 40 DWT và tàu hàng lỏng 12.000 DWT, cảng nhà máy Unique Gas chuyên tiếp nhận hàng khí hóa lỏng và có khả năng tiếp nhận tàu 6.500 DWT. Bên cạnh hệ thống các cảng nói trên, Đồng Nai còn có hệ thống các bến cảng sông, với hàng hóa thông qua đạt khoảng 142 – 205.000 tấn/năm. Các bến cảng chính gồm: - Bến cảng chuyên dụng của các doanh nghiệp và hàng container (tại khu vực phường An Bình, TP. Biên Hòa): Trên sông Cái có bến COGIDO, bến Tín Nghĩa, bến Con Cò sử dụng cho sà lan 500 – 1.000 tấn; trên sông Đồng Nai có bến bột ngọt Ajinomoto, bến cảng của công ty vận tải sông biển và 6 bến của cảng hàng chuyển container sử dụng cho sà lan từ 500 – 3.000 tấn. - Bến vật liệu xây dựng: Có khoảng gần 50 bến nằm trên các sông Buông, sông Đồng Nai và các khu vực Hóa An, Long Thành, Vĩnh Cửu, Đại An, Thiện Tân, hàng hóa chủ yếu là nguyên vật liệu xây dựng từ khai thác tại chỗ, sử dụng cho sà lan 500 - 1000 tấn. Đường hàng không: Hiện có sân bay Biên Hòa rộng 40 km2 đang hoạt động thuộc Bộ Quốc phòng quản lý. Trong thời gian tới, Chính phủ sẽ xây dựng sân bay quốc tế Long Thành 100 triệu khách/năm.  Thông tin liên lạc: Mạng lưới điện thoại, viễn thông của tỉnh Đồng Nai đã trực tiếp liên lạc được với các tỉnh, thành phố trong nước và các nước trên thế giới, kể cả dịch vụ Internet tốc độ cao (ADSL), truyền số liệu (DDN, XDSL, Frame relay, Leased line…), Video Conference và các dịch vụ chuyển phát nhanh Fedex, DHL, EMS, CPN…  Hệ thống cấp điện: Sử dụng nguồn điện chung của lưới điện quốc gia, gồm các cấp điện áp: 110kV, 35kV, 22kV, 15kV với tổng chiều dài mạng lưới đường dây truyền tải điện gần 6.000 km. Hệ thống phân phối 15 – 22kV với các trạm biến áp 1.350.000 kVA đã phủ kín khắp toàn tỉnh, đến 100% số xã, phường và thị trấn, đáp ứng đủ nhu cầu cấp điện ổn định cho các nhà đầu tư.
  • 50. 41  Hệ thống cấp nước: Tổng công suất cấp nước của Đồng Nai đạt 350.000 m3 /ngày, đủ cung cấp cho các khu đô thị và KCN trong tỉnh. Vốn đầu tư trong nước: Thời gian qua đã thực hiện luật doanh nghiệp mới, xóa bỏ những quy định ràng buộc không cần thiết trong thủ tục cấp giấy phép kinh doanh. Mặt khác nhờ quán triệt và triển khai thực hiện có hiệu quả nghị quyết số 14/NQ-TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về “Tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân”; các ngành chức năng tích cực thực hiện các biện pháp cải tiến thủ tục hành chính trong việc cấp phép kinh doanh, thực hiện các chính sách khuyến khích đầu tư. Tính đến cuối 2010, toàn tỉnh có 3.936 doanh nghiệp đang hoạt động, vốn đăng ký 9.780 tỷ đồng (kể cả vốn đăng ký bổ sung). 2.2.2. Nhóm nhân tố bên ngoài 2.2.2.1. Sự phát triển kinh tế của VKTTĐPN và cả nước VKTTĐPN có mối quan hệ mật thiết, liền kề với tỉnh Đồng Nai. Đặc biệt Đồng Nai giáp với TP. HCM – TP lớn nhất cả nước, có giá trị sản xuất công nghiệp cao nhất cả nước. Do đó, tỉnh đã có nhiều thuận lợi để thu hút vốn đầu tư nước ngoài hình thành các KCN, trung tâm công nghiệp vệ tinh. 2.2.2.2. Nguồn vốn đầu tư và công nghệ nước ngoài Các ngành nghề đăng kí đầu tư mới tại các KCN của tỉnh không ngừng được cải thiện, chọn lọc theo hướng ưu tiên ngành nghề có hàm lượng kĩ thuật cao, công nghệ hiện đại, giá trị gia tăng cao. Trong năm 2010 thu hút đầu tư chủ yếu trong các lĩnh vực: điện tử, cơ khí, hang gia dụng, VLXD, nhựa, hàng may mặc cao cấp,… Tại 30 KCN Đồng Nai đã có 35 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư, trong đó dẫn đầu là Đài Loan, tiếp theo là Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan…với tổng số 1 129 dự án, trong đó có 820 dự án có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) với tổng vốn đầu tư 13 016 triệu USD.