SlideShare a Scribd company logo
1 of 115
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
HOÀNG VĂN PHONG
GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC
TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
TẠI HUYỆN NA RÌ, TỈNH BẮC KẠN
Tải tài liệu qua zalo 0936.885.877
Dịch vụ làm luận văn luanvantrithuc.com
LUẬN VĂN THẠC SĨ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
THÁI NGUYÊN - 2019
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
HOÀNG VĂN PHONG
GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC
TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔNMỚI
TẠI HUYỆN NA RÌ, TỈNH BẮC KẠN
Ngành: Phát triển nông thôn
Mã số ngành: 8.62.01.16
LUẬN VĂN THẠC SĨ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Văn Thái
THÁI NGUYÊN - 2019
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn: “Giải pháp huy động nguồn lực cho xây
dựng nông thôn mới huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn” là công trình nghiên cứu
của cá nhân tôi. Đề tài hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ
một học vị nào. Các thông tin sử dụng trong đề tài đã được chỉ rõ nguồn gốc,
các tài liệu tham khảo được trích dẫn đầy đủ.
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2019
Tác giả
Hoàng Văn Phong
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn Trường Đại
học Nông lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện để tôi có cơ hội được học tập và
nghiên cứu tại Trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn đến toàn thể quý thầy cô Khoa Kinh tế và
Phát triển nông thôn, Phòng Quản lý sau đại học - Trường Đại học Nông lâm
Thái Nguyên, đã tận tình truyền đạt kiến thức, hướng dẫn tôi trong suốt quá
trình học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Nguyễn
Văn Thái đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện và hoàn
thành luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các hộ nông dân, cán bộ các cấp, các tổchức
đoàn thể, các phòng, ban, ngành thuộc huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn đã giúp đỡ
tôi thu thập các tài liệu và số liệu phục vụ cho luận văn trong suốt quá trình
thực hiện nghiên cứu trên địa bàn.
Trong thời gian nghiên cứu vì nhiều lý do chủ quan và khách quan nên
không tránh khỏi những sai sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp của các
thầy, cô giáo, bạn bè đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2019
Tác giả
Hoàng Văn Phong
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ...........................................................................................ii
MỤC LỤC................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .........................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................vii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN.......................................................................ix
MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................ 1
2. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu ............................................................. 2
3. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 3
4. Phạm vi nghiên cứu............................................................................... 3
5. Những đóng góp mới của luận văn ....................................................... 3
Chương 1.CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI..................................... 4
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài...................................................................... 4
1.1.1. Một số khái niệm, thuật ngữ............................................................ 4
1.1.2. Nông thôn mới và mục tiêu, chức năng và đặc trưng cơ bản của
nông thôn mới ........................................................................................... 7
1.1.3. Đặc điểm và yêu cầu nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới.....16
1.1.4. Huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới.......................18
1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn
mới 23
1.2. Cơ sở thực tiễncủa việc sử dụng nguồn lực trong xây dựng NTM..25
1.2.1. Sử dụng nguồn lực cho xây dựng NTM tại một số nước trên
thế giới....................................................................................................25
1.2.2. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới tại Việt Nam....................29
1.2.3. Một số kinh nghiệm được rút ra trong quá trình xây dựng NTM ở
huyện Na Rì............................................................................................. 33
iv
Chương 2.ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU........................................................................................................36
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu...........................................................36
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Na Rì..........................36
2.1.2. Khái quát về đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Na Rì ....................43
2.1.3. Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên
nhiên trong tiến trình xây dựng nông thôn mới.......................................45
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................46
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................46
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu.......................................................................46
2.3. Nội dung nghiên cứu........................................................................46
2.4. Phương pháp nghiên cứu..................................................................46
2.5. Các chỉ tiêu và phương pháp thu thập sốliệu ...................................48
2.5.1. Các chỉ tiêu nghiên cứu sự huy động nguồn vốn(tiền) .................48
2.5.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu về sự tham góp cơ sở vậtchất .................48
2.5.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu về sức laođộng........................................49
2.5.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu về sự tham gia ý kiến của cộng đồng.....49
Chương 3.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................50
3.1. Thực trạng xây dựng nông thôn mới ở huyện Na Rì .......................50
3.1.1. Khái quát chung ............................................................................50
3.1.2. Những thuận lợi và khó khăn về kinh tế - xã hội trong tiến trình xây
dựng nông thôn mới ................................................................................69
3.2. Kết quả huy động nguồn lực trong xây dựng NTM huyện Na Rì ...70
3.2.1. Nhu cầu nguồn vốn trong xây dựng NTM huyện Na Rì...............70
3.2.2.Kết quả huy động nguồn vốn trong xây dựng NTM huyện Na Rì71
3.2.3. Kết quả huy động nguồn lực trong xây dựng NTM tại 03 xã Nghiên
v
cứu...........................................................................................................73
3.3. Thuận lợi, khó khăn, bài học kinh nghiệm trong huy động nguồn lực
cho xây dựng nông thônmới....................................................................86
3.3.1. Thuận lợi ....................................................................................... 86
3.3.2. Khó khăn ....................................................................................... 87
3.4. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác huy động nguồn lực phục
vụ xây dựng NTM trên địa bàn huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn.................... 88
3.4.1. Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện Na Rì giai đoạn
2016-2020................................................................................................ 88
3.4.2. Phương hướng và quan điểm huy động nguồn lực trong xây dựng
NTM ....................................................................................................... 90
3.4.3. Một số giải pháp về huy động nguồn lực trong xây dựng NTM tại
huyện Na Rì............................................................................................. 91
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................ 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. 102
vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CNXH Chủ nghĩa xã hội
CNH - HĐH Công nghiệp hóa - hiện đại hóa
ĐTN, HPN, HND Đoàn thanh niên, hội phụ nữ, hội nông dân
GTNT Giao thông nông thôn
HTX Hợp tác xã
NTM Nông thôn mới
SU Phong trào làng mới
UBND Ủy ban nhân dân
XDNTM Xây dựng nông thôn mới
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Nội dung 19 tiêu chí trong Bộ tiêu chí quốc gia về
NTM ...............................................................................12
Bảng 1.2: Tổng hợp kết quả thực hiện theo tiêu chí nông thôn mới
của huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn .................................30
Bảng 1.3: Kết quả xây dựng nông thôn mới tại huyện Tiên Du, tỉnh
Bắc Ninh.........................................................................32
Bảng 3.1. Tình hình thực hiện tiêu chí giao thông..........................59
Bảng 3.2. Tình hình thực hiện tiêu chí thủy lợi ..............................60
Bảng 3.3. Tình hình thực hiện tiêu chí về điện nông thôn..............61
Bảng 3.4. Tình hình thực hiện tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa.......62
Bảng 3.5. Tình hình thực hiện tiêu chí về Thông tin và truyền
thông ...............................................................................63
Bảng 3.6. Tình hình thực hiện tiêu chí nhà ở dân cư......................63
Bảng 3.7. Tình hình thực hiện tiêu chí về giáo dục ........................65
Bảng 3.8. Tình hình thực hiện tiêu chí môi trường.........................67
Bảng 3.9. Tình hình thực hiện tiêu chí hệ thống tổ chức chính trị .67
Bảng 3.10. Tổng hợp kết quả thực hiện các tiêu chí trên toàn
huyện ..................................................................69
Bảng 3.11. Nhu cầu nguồn vốn trong xây dựng NTM huyện Na
Rì(Giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020) .71
Bảng 3.12. Kết quả huy động vốn trong xây dựng NTM(giai đoạn
2011 - 2018)....................................................................71
Bảng 3.13. Nhu cầu nguồn vốn xây dựng NTM tại 03 xã nghiên
cứu(giai đoạn 2016 - 2020).............................................74
Bảng 3.14. Kết quả huy động theo nguồn vốn tại 03 xã nghiên cứu
(Giai đoạn 2011 - 2018)..................................................75
Bảng 3.15. Vốn huy động nguồn vốn theo các lĩnh vực đầu tư tại 03
viii
xã nghiên cứu..................................................................77
Bảng 3.16. Kết quả điều tra nguồn cung cấp thông tin chongười dân
về chương trình NTM.....................................................79
Bảng 3.17. Kết quả điều tra sự hiểu biết của người dânvề chương trình
NTM................................................................................ 80
Bảng 3.18. Kết quả điều tra các hoạt động tham gia ý kiến của người
dân vào chương trình NTM ............................................ 81
Bảng 3.19. Kết quả điều tra cán bộ về những hoạt động xây dựngNTM
mà người dân tham gia ý kiến......................................... 82
Bảng 3.20. Kết quả huy động cơ sở vật chất của cộng đồng ............ 83
Bảng 3.21. Kết quả điều tra hộ gia đình về huy động công lao độngxây
dựng NTM ...................................................................... 84
Bảng 3.22. Kết quả điều tra hộ gia đình về đánh giá tình hình thực
hiệnhuy động nguồn lực xây dựng NTM ....................... 85
ix
TRÍCH YẾU CỦA LUẬN VĂN
Tên đề tài “Giải pháp huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới
tại huyện Na Rì - tỉnh Bắc Kạn”
Huyện Na Rì là huyện miền núi, nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Bắc Kạn, có
diện tích tự nhiên là 85.300,00 ha, chiếm 17,54% diện tích tự nhiên tỉnh Bắc
Kạn, gồm 21 xã và 01 thị trấn với 233 thôn, bản.
Với mục tiêu:
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nguồn lực và huy
động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới.
- Đánh giá thực trạng huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới
tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn thời gian qua.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới việc huy động nguồn lực trong xây
dựng nông thôn mới tại huyện.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm huy động có hiệu quả các nguồn
lực cho xây dựng nông thôn mới tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn thời gian tới.
Trong phạm vi đề tài này, tôi sử dụng Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp;
Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp; Phương pháp xử lý và phân tích thông tin:
Toàn bộ sốliệu thu thập được xử lý bởi chương trình Excel trên máy tính được
vận dụng trong quá trình nghiên cứu để xác định xu hướng, mức độ biến động của
các chỉ tiêu phân tích, phản ánh chân thực hiện tượng nghiên cứu, giúp cho việc tổng
hợp tài liệu, tính toán các chỉ tiêu được đúng đắn, cũng như giúp cho việc phân tích
tài liệu được khoa học, khách quan, phản ánh đúng những nội dung cần nghiên cứu.
Các số liệu được xử lý thống kê theo phương pháp nghiên cứu tính toán trên Excel.
Qua nghiên cứu cho thấy việc huy động nguồn lực trong xây dựng nông
thôn mới tại 3 xã cho thấy, việc huy động nguồn lực chủ yếu tập trung vào vốn
từ ngân sách nhà nước cấp chiếm 62,83 % và nguồn vốn huy động từ cộngđồng
dân cư chiếm 37,17 %, các xã chưa huy động được nguồn vốn từ các doanh
nghiệp và vốn tíndụng.
x
Kết quả nghiên cứu của luận văn cũng cho thấy để huy động nguồn lực
cho xây dựng nông thôn mới các xã được lựa chọn nghiên cứu trên địa bàn
huyện Na Rì đã thực hiện nhiều biện pháp khác nhau. Có nhiều cách làm hay,
sáng tạo, và đề tài cũng đưa ra một số giải pháp về huy động nguồn lựccó thể
áp dụng cho các địa phương khác được, đólà: Cơ chế, chính sách;
nângcaonhậnthứcchongườidân,đẩymạnhtuyêntruyềnvềxâydựngNTM; Triển
khai, tổ chức thực hiện có hiệu quả các giải pháp huy động các loại nguồn vốn;
tăng cường công tác kiểm tra, giám sát; đa dạng hóa cácnguồn vốn huy động
đầu tư; thực hiện việc kế thừa, lồng ghép các chương trình, dự án triển khai trên
địa bàn; hoàn thiện môi trường đầu tư và tăngcường thu hút đầu tư; nâng cao
chất lượng công tác quản lý để sử dụng có hiệu quả nguồn lực đầu tư; phát huy
vai trò của chủ thể cộng đồng dân cưtrong thực hiện chương trình nông
thônmới.
1
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Sau gần 30 năm thực hiện đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nông
nghiệp,nông dân, nông thôn nước ta đã đạt được thành tựu khá toàn diện và to
lớn. Tuy nhiên, những thành tựu đó chưa tương xứng với tiềm năng phát triển
của đất nước. Nông nghiệp, nông dân, nông thôn vẫn đang là khu vực chậm
phát triển nhất trong nền kinh tế.
Đề án xây dựng nông thôn mới là chương trình mục tiêu quốc gia, mang
tính thời sự trong giai đoạn2010 - 2020 được thủ tướng chính phủ phê duyệt và
cụ thể hóa bằng Nghị quyết số 26-NQ/TW về xác định nhiệm vụ xây dựng
Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Đây là một chương
trình tổng thể về phát triển kinh tế, xã hội, chínhtrị và an ninh quốc phòng. Theo
đó, nông thôn nước ta trong 10 năm tới sẽ có những thay đổi to lớn cả về diện
mạo cũng như về tiềm lực. Nông thôn sẽ được quy hoạch lại vừa gìn giữ được
bản sắc văn hóa dân tộc lại vừa đáp ứng được những đòi hỏi của sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa; chất lượng cuộc sống của nông dân sẽ được nâng cao.
Mô hình sản xuất mới sẽ mang lại hiệu quả cũng nhưphát huy được lợi thế của
từng địa phương.
Qua chương trình xây dựng nông thôn mới, đối tượng được hưởng lợi
trực tiếp đó chính là người nông dân. Những định dạng về nông thôn mới không
chỉ dừng lại ở mục tiêu tăng mức thu nhập và cải thiện đời sống cho nông dân
mà là một sự thay đổi vô cùng to lớn, toàn diện đối với nông nghiệp, nông dân
và nông thôn. Những khó khăn mà người nông dân hiện nay ở nông thôn đang
phải đối mặt sẽ được giải quyết một cách căn bản.
Quá trình triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây
dựng nông thôn mới, nhiều xã trên địa bàn huyện đã đạt được những kết quả
đáng ghi nhận. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn nhiều vấn đề phát sinh trong
quá trình sử dụng các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới. Điều này đã
2
làm ảnh hưởng tới việc hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới ở huyện
Na Rì và Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới của tỉnh
Bắc Kạn.
Để hiểu rõ hơn về thực trạng huy động các nguồn lực cho xây dựng nông
thôn mới ở huyện Na Rì đã được triển khai như thế nào? Việc huy động các
nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới của các địa phương trong huyện chịu
ảnh hưởng của những yếu tố nào? Cần có giải pháp gì góp phần nâng cao hiệu
quả huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới ở huyện Na Rì thời
gian tới? Xuất phát từ thực tế đó tôi lựa chọn đề tài:“Giải pháp huy động nguồn
lực cho xây dựng nông thôn mới tại huyện Na Rì - tỉnh Bắc Kạn” làm đề tài
luận văn thạc sỹ.
2. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng huy động nguồn lực cho xây dựng nông
thôn mới tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn thời gian qua, đề tài đề xuất một số
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn
mới tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn thời gian tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nguồn lực và huy
động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới.
- Đánh giá thực trạng huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới
tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn thời gian qua.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới việc huy động nguồn lực trong xây
dựng nông thôn mới tại huyện.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm huy động có hiệu quả các
nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn thời
gian tới.
3
3. Đối tượng nghiên cứu
- Các vấn đề lý luận và thực tiễn về huy động nguồn lực cho xây dựng
nông thôn mới trên địa bàn huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn.
- Các hoạt động liên quan đến huy động nguồn lực cho xây dựng nông
thôn mới trên địa bàn huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn.
4. Phạm vi nghiên cứu
4.1. Phạm vi không gian:Đề tài nghiên cứu tiến hành trên địa bàn huyện Na
Rì, tỉnh Bắc Kạn. Trong đó chọn 03 xã đại diện cho quá trình xây dựng nông
thôn mới huyện Na Rì là xã Kim Lư, Hảo Nghĩa và Xuân Dương.
4.2. Phạm vi thời gian:Số liệu sơ cấp sử dụng để nghiên cứu đề tài từ năm
2018; Số liệu thứ cấp năm 2017, 2018.
4.3. Phạm vi nội dung:Luận văn tập trung nghiên cứu nguồn lực và cách thức
huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn.
5. Những đóng góp mới của luận văn
Luận văn sẽ chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng tới việc huy động nguồn lực
trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn; đưa ra được hệ
thống các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả huy động nguồn lực trong xây
dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện
Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần củng cố cơ
sở lý luận khoa học trong việc huy động các nguồn lực cho quá trình xây dựn
nông thôn mới ở cáchuyện nghèo nói riêng và các tỉnh ở trung du miền núi phía
bắc nói chung. Kếtquả nghiên cứu có thể là những cơ sở khoa học cho các
nghiên cứu tiếp theo về xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam.
Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài giúp cho địa phương
xác định được thực trạng, những thuận lợi, khó khăn và các yếu tố ảnh hưởng
đến việc huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới. Các giải pháp đề
xuất trong đề tài có thể giúp địa phương huy động tốt hơn các nguồn lực cho
xây dựng nông thôn mới trong địa bàn nghiên cứu.
4
Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài
1.1.1. Một số khái niệm, thuật ngữ
1.1.1.1. Khái niệm nông thôn và nông thôn mới
Nông thôn là khái niệm dùng để chỉ một địa bàn mà ở đó sản xuất nông
nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, nông thôn có thể được xem xét trên nhiều góc độ
kinh tế, chính trị, văn hóa... nông thôn không đơn thuần là khu vực xã hội và
cũng là khu vực kinh tế, kinh tế nông nghiệp trong địa bàn nông thôn ngoài
nông nghiệp cũng có công nghiệp dịch vụ thường gọi là các hoạt động phi nông
nghiệp. Việc phát triển kinh tế nông thôn, từng bước xây dựng nông thôn mới
là nhiệm vụ trọng tâm của Đảng và Nhà nước ta hiện nay.
Nông thôn mới: Trong Nghị quyết số 26-NQ/TW đưa ra mục tiêu: "Xây
dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, cơ cấu kinh tế
và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh
công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giầu
bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo
vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường"
(Ban chấp hành Trung ương khóa X, 2008).
Như vậy, nông thôn mới trước tiên nó phải là nông thôn không phải là
thị tứ, thị trấn, thị xã, thành phố và khác với nông thôn truyền thống hiện nay,
có thể khái quát gọn theo năm nội dung cơ bản sau: (1) làng xã văn minh, sạch
đẹp, hạ tầng hiện đại; (2) sản xuất phát triển bền vững theo hướng kinh tế hàng
hóa; (3) đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao;
(4) bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát triển; (5) xã hội nông thôn an ninh
tốt, quản lý dân chủ.
5
1.1.1.2. Khái niệm nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới
Nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới được hiểu là tập hợp các yếu tố
mà chương trình xây dựng nông thôn mới sử dụng để thực hiện các mục tiêu
của chương trình.
Khái niệm nguồn lực
- Theo quan điểm hệ thống, “Nguồn lực là tất cả những yếu tố và phương
tiện mà hệ thống có quyền chi phối, điều khiển, sử dụng để thực hiện mục tiêu
của mình. Đối với hệ thống kinh tế - xã hội, có thể chia nguồn lực ra các bộ
phận khác nhau như: nguồn nhân lực, nguồn tài lực, nguồn vật lực và nguồn
thông tin”.
- Những thứ được coi là nguồn lực phải là những thứ được sử dụng hoặc
có khả năng sử dụng trong thời kỳ dự kiến phát triển. Tiềm năng chưa đưa được
vào sử dụng hoặc chưa có khả năng đưa vào sử dụng thì chưa được xem xét là
nguồn lực.
Trong các nguồn lực thì nguồn nhân lực có vai trò hết sức quan trọng.
Có khá nhiều định nghĩa khác nhau về “nguồn nhân lực”:
- Nguồn nhân lực là nguồn lực con người của những tổ chức (với quy
mô, loại hình, chức năng khác nhau) có khả năng và tiềm năng tham gia vào
quá trình phát triển của tổ chức cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc
gia, khu vực, thế giới. Cách hiểu này về nguồn nhân lực xuất phát từ quan niệm
coi nguồn lực với các yếu tố vật chất, tinh thần tạo nên năng lực, sức mạnh
phục vụ cho sự phát triển nói chung của tổ chức;
- Nguồn nhân lực là tổng thể các yếu tố bên trong và bên ngoài của mỗi
cá nhân bảo đảm nguồn sáng tạo cùng các nội dung khác cho sự thành công,
đạt được mục tiêu của tổ chức.
Tuy có những định nghĩa khác nhau tùy theo giác độ tiếp cận nghiên cứu
nhưng điểm chung mà ta có thể dễ dàng nhận thấy qua các định nghĩa trên về
nguồn nhân lực là:
6
- Số lượng nhân lực: Nói đến nguồn nhân lực của bất kỳ một tổ chức,
một địa phương hay một quốc gia nào câu hỏi đầu tiên đặt ra là có bao nhiêu
người và sẽ có thêm bao nhiêu người nữa trong tương lai. Đây là những câu hỏi
cho việc xác định số lượng nguồn nhân lực. Sự phát triển về số lượng nguồn
nhân lực dựa trên hai nhóm yếu tố bên trong (ví dụ: nhu cầu thực tế công việc
đòi hỏi phải tăng số lượng lao động) và những yếu tố bên ngoài của tổ chức
như sự gia tăng về dân số hay lực lượng lao động do di dân;
- Chất lượng nhân lực: Chất lượng nhân lực là yếu tố tổng hợp của
nhiều yếu tố bộ phận như trí tuệ, trình độ, sự hiểu biết, đạo đức, kỹ năng, sức
khỏe, thẩm mỹ… của người lao động. Trong các yếu tố trên thì trí lực và thể
lực là hai yếu tố quan trọng trong việc xem xét đánh giá chất lượng nguồn
nhân lực;
- Cơ cấu nhân lực: Cơ cấu nhân lực là yếu tố không thể thiếu khi xem
xét đánh giá về nguồn nhân lực. Cơ cấu nhân lực thể hiện trên các phương
diện khác nhau như cơ cấu trình độ đào tạo, giới tính, độ tuổi… Cơ cấu
nguồn nhân lực của một quốc gia nói chung được quyết định bởi cơ cấu đào
tạo và cơ cấu kinh tế theo đó sẽ có một tỷ lệ nhất định nhân lực. Chẳng hạn
như cơ cấu nhân lực lao động trong khu vực kinh tế tư nhân của các nước
trên thế giới phổ biến là 5 - 3 - 1 cụ thể là 5 công nhân kỹ thuật, 3 trung cấp
nghề và 1 kỹ sư; đối với nước ta cơ cấu này có phần ngược tức là số người
có trình độ đại học, trên đại học nhiều hơn số công nhân kỹ thuật (3). Hay
cơ cấu nhân lực về giới tính trong khu vực công của nước ta cũng có những
biểu hiện của sự mất cân đối.
Tóm lại, nguồn nhân lực là khái niệm tổng hợp bao gồm các yếu tố về số
lượng, chất lượng và cơ cấu phát triển người lao động nói chung cả ở hiện tại cũng
như trong tương lai, là tiềm năng của mỗi tổ chức, mỗi địa phương, mỗi quốc gia,
khu vực và thế giới.
7
1.1.2. Nông thôn mới và mục tiêu, chức năng và đặc trưng cơ bản của nông
thôn mới
1.1.2.1. Khái niệm về mô hình nông thôn mới
Khái niệm nông thôn mới trước tiên phải là nông thôn chứ không phải
thành thị. Thứ hai, là nông thôn mới chứ không phải nông thôn truyền thống.
Nếu so sánh giữa nông thôn mới với nông thôn truyền thống, thì nông thôn mới
phải bao hàm cả cơ cấu và chức năng mới.
Xây dựng nông thôn mới không phải là việc biến làng xã thành các thành
thị hay cố định nông dân tại nông thôn, nông dân chính là nguồn động lực quan
trọng để xây dựng nông thôn mới. Xây dựng nông thôn mới phải đặt trong bối
cảnh đô thị hóa. Trong khi đó, chuyển dịch lao động nông thôn chính là nội
dung quan trọng của sự nghiệp xây dựng nông thôn mới với chủ thể là các tổ
chức nông dân. Các tổ chức hợp tác xã nông dân kiểu mới đóng một vai trò đặc
biệt trong sự nghiệp này.
Nhìn chung, mô hình nông thôn mới là mô hình cấp xã, thôn được phát
triển toàn diện theo định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, dân chủ và văn
minh hóa.Mô hình nông thôn mới được quy định bởi các tính chất: Đáp ứng
yêu cầu phát triển; Có sự đổi mới về tổ chức, vận hành và cảnh quan môi
trường; Đạt hiệu quả cao nhất trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội;
Tiến bộ hơn so với mô hình cũ; Chứa đựng các đặc điểm chung có thể phổ biến
và vận dụng trên cả nước (Bộ NN&PTNT, 2010).
1.1.2.2. Mục tiêu của chương trình nông thôn mới
- Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại:
Cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với
phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch.
- Xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; Môi trường
sinh thái được bảo vệ; Nâng cao sức mạnh của hệ thống chính trị dưới sự lãnh
đạo của Đảng ở nông thôn.
8
- Xây dựng giai cấp nông dân: Củng cố liên minh công nông và đội ngũ
tri thức, tạo nền tảng kinh tế - xã hội và chính trị vững chắc, đảm bảo thực hiện
thành công CNH - HĐH đất nước theo định hướng XHCN (Bộ NN&PTNT,
2010).
1.1.2.3. Chức năng của nông thôn mới
- Chức năng sản xuất nông nghiệp hiện đại
Nông thôn là nơi diễn ra phần lớn hoạt động sản xuất nông nghiệp của
các quốc gia. Có thể nói, nông nghiệp là chức năng tự nhiên của nông thôn.
Chức năng cơ bản của nông thôn là sản xuất các sản phẩm nông nghiệp chất
lượng cao. Khác với nông thôn truyền thống, sản xuất nông nghiệp của nông
thôn mới bao gồm cơ cấu các ngành nghề mới, các điều kiện sản xuất nông
nghiệp hiện đại hoá, ứng dụng phổ biến khoa học kỹ thuật tiên tiến và xây dựng
các tổ chức nông nghiệp hiện đại.
- Chức năng giữ gìn văn hóa truyền thống
Trải qua hàng nghìn năm phát triển, làng xóm ở nông thôn được hình
thành dựa trên những cộng đồng có cùng phong tục, tập quán, huyết thống. Quy
tắc hành vi của xã hội gồm những người quen được xây dựng trên cơ sở những
phong tục tập quán đã hình thành từ lâu đời.
Cũng chính văn hoá quê hương đã sản sinh ra những sản phẩm văn hoá
tinh thần quý báu như lòng kính lão yêu trẻ, giúp nhau canh gác bảo vệ, giản
dị, tiết kiệm, thật thà, yêu quê hương. Các truyền thống văn hoá quý báu này
đòi hỏi phải được giữ gìn và phát triển trong một hoàn cảnh đặc thù. Nông thôn
với đặc điểm sản xuất nông nghiệp và tụ cư theo dòng tộc mới là môi trường
thích hợp nhất để giữ gìn và kế tục văn hoá quê hương.
- Chức năng sinh thái
Các cảnh quan nông thôn với những đặc trưng riêng đã hình thành nên
màu sắc văn hoá làng xã đặc thù, thể hiện các tư tưởng triết học như trời đất
giao hoà, thuận theo tựnhiên, tôn trọng tự nhiên, mưu cầu phát triển hài hoà
cũng như chú trọng sự kế tục phát triển của các dòng tộc.
9
Để đảm bảo giữ gìn được văn hóa truyền thống tốt đẹp của nông thôn,
việc xây dựng nông thôn mới không được phá vỡ các cảnh quan làng xã
mang tính khu vực đã được hình thành trong lịch sử, làm ảnh hưởng đến sự
hài hoà vốn có của nông thôn, làm mất đi bản sắc làng quê nông thôn vì điều
này không những hạn chế tác dụng của nông thôn mà còn có tác động tiêu
cực đến việc giữ gìn sinh thái cảnh quan nông thôn và cảnh quan văn hoá
truyền thống.
1.1.2.4. Những đặc trưng cơ bản của mô hình nông thôn mới
- Được xây dựng trên đơn vị cơ bản là cấp làng - xã.
- Vai trò của người dân được nâng cao, nêu cao tinh thần tự chủ của nông
dân.
- Người dân chủ động trong việc xây dựng kế hoạch phát triển, thu hút
sự tham gia đầy đủ của các thành viên trong nông thôn nhằm đạt được mục tiêu
đề ra có tính hiệu quả cao.
- Việc thực hiện kế hoạch dựa trên nền tảng phát huy nguồn lực của bản
thân người dân thay cho việc dựa vào hỗ trợ từ bên ngoài là chính.
- Các tổ chức nông dân hoạt động mạnh, có tính hiệu quả cao.
1.1.2.5. Nguyên tắc xây dựng nông thôn mới
(1) Các nội dung, hoạt động của Chương trình xây dựng nông thôn mới
phải hướng tới mục tiêu thực hiện 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về nông
thôn mới ban hành tại Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ
tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới
giai đoạn 2016-2020;
(2) Phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư địa phương là chính,
Nhà nước đóng vai trò định hướng, ban hành các tiêu chí, quy chuẩn, chính
sách, cơ chế hỗ trợ, đào tạo cán bộ và hướng dẫn thực hiện. Các hoạt động cụ
thể do chính cộng đồng người dân ở thôn, xã bàn bạc dân chủ để quyết định và
tổ chức thực hiện.
10
(3) Kế thừa và lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia, chương
trình hỗ trợ có mục tiêu, các chương trình, dự án khác đang triển khai trên địa
bàn nông thôn.
(4) Thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới phải gắn với kế
hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương, có quy hoạch và cơ chế đảm
bảo thực hiện các quy hoạch xây dựng nông thôn mới đã được cấp có thẩm
quyền xây dựng.
(5) Công khai, minh bạch về quản lý, sử dụng các nguồn lực; tăng cường
phân cấp, trao quyền cho cấp xã quản lý và tổ chức thực hiện các công trình,
dự án của Chương trình xây dựng nông thôn mới; phát huy vai trò làm chủ của
người dân và cộng đồng, thực hiện dân chủ cơ sở trong quá trình lập kế hoạch,
tổ chức thực hiện và giám sát đánh giá.
(6) Xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và
toàn xã hội, cấp ủy đảng, chính quyền đóng vai trò chỉ đạo, điều hành quá trình
xây dựng quy hoạch, đề án, kế hoạch, và tổ chức thực hiện. Mặt trận Tổ quốc
và các tổ chức chính trị, xã hội vận động mọi tầng lớp nhân dân phát huy vai
trò chủ thể trong xây dựng nông thôn mới.
1.1.2.6.Chủ thể xây dựng nông thôn mới
Có người cho rằng chủ thể xây dựng nông thôn phải là chính quyền. Tuy
nhiên, trên thực tế, người nông dân mới thực sự là chủ thể xây dựng nông thôn.
Đó không phải do nhà nước không có đủ tiềm lực kinh tế để đóng vai trò chủ
thể này, mà cho dù tiềm lực kinh tế của nhà nước có mạnh đi chăng nữa thì
cũng không thể thiếu sự tham gia đóng góp tích cực của chính tầng lớp nông
dân. Hiển nhiên nói người nông dân ở đây không phải chỉ đơn thuần là cá thể
nông dân, mà phải được hiểu là các tổ chức nông dân.
Trong công cuộc xây dựng nông thôn mới, người nông dân phải tham
gia từ khâu quy hoạch, cho đến góp công, góp của và phần lớn trực tiếp lao
động sản xuất trong quá trình làm ra của cải vật chất, giữ gìn bản sắc văn hóa
11
dân tộc, đồng thời cũng là người hưởng lợi từ thành quả của nông thôn mới.
Chính vì vậy, nông dân là chủ thể xây dựng nông thôn mới là yếu tố vừa đảm bảo
cho sự nghiệp xây dựng nông thôn mới thành công, vừa đảmbảo phát huyđược vai
trò tích cực của nông dân (Chính phủ, 2008).
1.1.2.7. Tiêu chí xây dựng nông thôn mới
Căn cứ Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai
đoạn 2016 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng
Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn
2016-2020;
Căn cứ Quyết định số 69/QĐ-BNN-VPĐP ngày 09/01/2017 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành sổ tay hướng dẫn thực hiện Bộ
tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Quyết định số 41/2016/QĐ-TTg ngày 10/10/2016 của Thủ tướng
Chính phủ ngày Quyết định ban hành quy chế quản lý, điều hành thực hiện các
chương trình mục tiêu quốc gia.
* Các nhóm tiêu chí: Gồm 5 nhóm
Nhóm I: Quy hoạch (có 01 tiêu chí).
Nhóm II: Hạ tầng kinh tế - xã hội (có 08 tiêu chí).
Nhóm III: Kinh tế và tổ chức sản xuất (có 04 tiêu chí).
Nhóm IV: Văn hóa - xã hội - môi trường (có 04 tiêu chí).
Nhóm V: Hệ thống chính trị (có 02 tiêu chí).
12
Bảng 1.1. Nội dung 19 tiêu chí trong Bộ tiêu chí quốc gia về NTM
TT
Tên
tiêu chí
Nội dung tiêu chí ĐVT
Tiêu chuẩn
đạt chuẩn
I. QUY HOẠCH
1
Quy
hoạch
1.1. Có quy hoạch chung xây dựng xã
được phê duyệt và được công bố công
khai đúng thời hạn
Đạt
1.2. Ban hành quy định quản lý quy
hoạch chung xây dựng xã và tổ chức
thực hiện theo quy hoạch
Đạt
II. HẠ TẦNG KINH TẾ - XÃ HỘI
2
Giao
thông
2.1. Đường xã và đường từ trung tâm
xã đến đường huyện được nhựa hóa
hoặc bê tông hóa, đảm bảo ô tô đi lại
thuận tiện quanh năm
100% (nhựa
hóa hoặc bê
tông hóa)
2.2. Đường trục thôn, bản, ấp và đường
liên thôn, bản, ấp ít nhất được cứng
hóa, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện
quanh năm
≥50% cứng
hóa
2.3. Đường ngõ, xóm sạch và không
lầy lội vào mùa mưa
100%
2.4. Đường trục chính nội đồng đảm
bảo vận chuyển hàng hóa thuận tiện
quanh năm
Đạt
3
Thủy
lợi
3.1. Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông
nghiệp được tưới và tiêu nước chủ
động đạt từ 80% trở lên
Đạt
3.2. Đảm bảo đủ Điều kiện đáp ứng
yêu cầu dân sinh và theo quy định về
phòng chống thiên tai tại chỗ
Đạt
13
4 Điện
4.1. Hệ thống điện đạt chuẩn Đạt
4.2. Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường
xuyên, an toàn từ các nguồn
% ≥95%
5
Trường
học
Tỷ lệ trường học các cấp: mầm non,
mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở có
cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đạt
chuẩn quốc gia
% ≥70%
6
Cơ
sở vật
chất
văn
hóa
6.1. Xã có nhà văn hóa hoặc hội trường
đa năng và sân thể thao phục vụ sinh
hoạt văn hóa, thể thao của toàn xã
Đạt
6.2. Xã có điểm vui chơi, giải trí và thể
thao cho trẻ em và người cao tuổi theo
quy định
Đạt
6.3. Tỷ lệ thôn, bản, ấp có nhà văn hóa
hoặc nơi sinh hoạt văn hóa, thể thao
phục vụ cộng đồng
% 100%
7
CSHTt
hương
mại
nông
thôn
Xã có chợ nông thôn hoặc nơi mua
bán, trao đổi hàng hóa
Đạt
8
Thông
tin và
Truyền
thông
8.1. Xã có điểm phục vụ bưu chính Đạt
8.2. Xã có dịch vụ viễn thông, internet Đạt
8.3. Xã có đài truyền thanh và hệ thống
loa đến các thôn
Đạt
8.4. Xã có ứng dụng công nghệ thông
tin trong công tác quản lý, Điều hành
Đạt
9
Nhà ở
dân cư
9.1. Nhà tạm, dột nát Không
9.2. Tỷ lệ hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn
theo quy định
% ≥75%
III. KINH TẾ VÀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT
14
10
Thu
nhập
Thu nhập bình quân đầu người khu vực
nông thôn đến năm 2017(triệu
đồng/người)
Tr.đ ≥26
11
Hộ
nghèo
Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giai đoạn
2016-2020
% ≤12%
12
Lao
động
có việc
làm
Tỷ lệ người có việc làm trên dân số
trong độ tuổi lao động có khả năng
tham gia lao động
% ≥90%
13
Tổ
chức
sản
xuất
13.1. Xã có hợp tác xã hoạt động theo
đúng quy định của Luật Hợp tác xã
năm 2012
Đạt
13.2. Xã có mô hình liên kết sản xuất
gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực đảm
bảo bền vững
Đạt
IV. VĂN HÓA - XÃ HỘI - MÔI TRƯỜNG
14
Giáo
dục
14.1. Phổ cập giáo dục mầm non cho
trẻ 5 tuổi, xóa mù chữ, phổ cập giáo
dục tiểu học đúng độ tuổi; phổ cập giáo
dục trung học cơ sở
Đạt
14.2. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung
học cơ sở được tiếp tục học trung học
(phổ thông, bổ túc, trung cấp)
% ≥70%
14.3. Tỷ lệ lao động có việc làm qua
đào tạo
% ≥25%
15 Y tế
15.1. Tỷ lệ người dân tham gia bảo
hiểm y tế
% ≥85%
15.2. Xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế Đạt
15
15.3. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy
dinh dưỡng thể thấp còi (chiều cao
theo tuổi)
% ≤26,7%
16
Văn
hóa
Tỷ lệ thôn, bản, ấp đạt tiêu chuẩn
văn hóa theo quy định
% ≥70%
17
Môi
trường
và an
toàn
thực
phẩm
17.1. Tỷ lệ hộ được sử dụng nước hợp
vệ sinh và nước sạch theo quy định
%
≥90%
(≥50% nước
sạch)
17.2. Tỷ lệ cơ sở sản xuất - kinh doanh,
nuôi trồng thủy sản, làng nghề đảm bảo
quyđịnh về bảo vệ môi trường
% 100%
17.3. Xây dựng cảnh quan, môi trường
xanh - sạch - đẹp, an toàn
Đạt
17.4. Mai táng phù hợp với quy định
và theo quy hoạch
Đạt
17.5. Chất thải rắn trên địa bàn và nước
thải khu dân cư tập trung, cơ sở sản
xuất - kinh doanh được thu gom, xử lý
theo quy định
Đạt
17.6. Tỷ lệ hộ có nhà tiêu, nhà tắm, bể
chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và
đảm bảo 3 sạch
% ≥70%
17.7. Tỷ lệ hộ chăn nuôi có chuồng trại
chăn nuôi đảmbảo vệ sinh môi trường
% ≥60%
17.8. Tỷ lệ hộ gia đình và cơ sở sản xuất,
kinh doanh thực phẩm tuân thủ các quy
địnhvềđảmbảo an toànthựcphẩm
% 100%
V. HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ
16
18
Hệ
thống
chính
trị và
tiếp
cận
pháp
Luật
18.1. Cán bộ, công chức xã đạt chuẩn Đạt
18.2. Có đủ các tổ chức trong hệ thống
chính trị cơ sở theo quy định
Đạt
18.3. Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu
chuẩn "trong sạch, vững mạnh"
Đạt
18.4. Tổ chức chính trị - xã hội của xã
đạt loại khá trở lên
% 100%
18.5. Xã đạt chuẩn tiếp cận pháp Luật
theo quy định
Đạt
18.6. Đảm bảo bình đẳng giới và
phòng chống bạo lực gia đình; bảo vệ
và hỗ trợ những người dễ bị tổn thương
trong các lĩnh vực của gia đình và đời
sống xã hội
Đạt
19
Quốc
phòng
vàAn
ninh
19.1. Xây dựng lực lượng dân quân
“vững mạnh, rộng khắp” và hoàn
thành các chỉ tiêu quốc phòng
Đạt
19.2. Xã đạt chuẩn an toàn về an ninh,
trật tự xã hội và đảm bảo bình yên:
không có khiếu kiện đông người kéo
dài; không để xảy ra trọng án; tội phạm
và tệ nạn xã hội (ma túy, trộm cắp, cờ
bạc, nghiện hút) được kiềm chế, giảm
liên tục so với các năm trước
Đạt
(Nguồn: Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016
của Thủ tướng Chính phủ)
1.1.3. Đặc điểm và yêu cầu nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới
17
1.1.3.1. Các loại nguồn lực cần thiết cho xây dựng nông thôn mới
Theo quan điểm hệ thống “Nguồn lực là tất cả những yếu tố và phương
tiện mà hệ thống có quyền chi phối, điều khiển, sử dụng để thực hiện mục
tiêu của mình. Đối với hệ thống kinh tế - xã hội, có thể chia nguồn lực ra các
bộ phận khác nhau như: nguồn nhân lực, nguồn tài lực, nguồn vật lực và
nguồn thông tin”.
Những thứ được coi là nguồn lực phải là những thứ được sử dụng hoặc
có khả năng sử dụng trong thời kỳ dự kiến phát triển. Tiềm năng chưa đưa được
vào sử dụng hoặc chưa có khả năng đưa vào sử dụng thì chưa được xem xét là
nguồn lực.
Theo nghĩa hẹp: nguồn lực thường được hiểu là tổng thể các nguồn lực
vật chất cho phát triển, ví dụ tài nguyên thiên nhiên, tài sản vốn bằngtiền...
Theo nghĩa rộng: nguồn lực được hiểu gồm tất cả những lợi thế, tiềm năng
vật chất và phi vật chất để phục vụ cho một mục tiêu phát triển nhất định.
Nguồn lực thực hiện xây dựng nông thôn mới được hiểu là tổng thể các
nguồn vật chất tự nhiên, tiền, nhân lực, vật lực và giá trị của các yếu tố xã hội
có được từ các nguồn khác nhau (ngân sách trung ương và địa phương, đầu tư
& tín dụng từ các cá nhân và tổ chức, từ dân cư và cộng đồng; nguồn tài trợ,
cho biếu tặng…) có thể huy động vào xây dựng NTM.
Nguồn lực có vai trò vô cùng quan trọng trong thực hiện chương trình
xây dựng nông thôn mới. Hiểu và đánh giá đúng, phát huy tối đa các nguồn lực sẽ
góp phần thúc đẩy quá trình thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới ở
các địa phương/vùng miền.
Các nguồn lực cần thiết cho xây dựng nông thôn mới bao gồm:
- Nguồn nhân lực cần thiết cho xây dựng nông thôn mới là lực lượng cán
bộ có kiến thức, kỹ năng... là sức người lao động để cùng hoàn thành các công
trình công ích.
18
- Nguồn vật lực cần thiết cho xây dựng nông thôn mới hiện nay chủ yếu
là đất đai để phục vụ cho các hoạt động xây dựng đường giao thông nông thôn,
giao thông nội đồng... mở rộng hệ thống kênh mương nội đồng.
- Nguồn tài lực cần thiết cho xây dựng nông thôn mới chính là kinh phí
tài chính đầu tư cho xây dựng nông thôn mới. Hiện tại, kinh phí để thực hiện
xây dựng nông thôn mới được chia làm 3 phần: một phần ngân sách Nhà nước
hỗ trợ, một phần là doanh nghiệp bên ngoài đầu tư, phần thứ ba là huy động
nguồn vốn trong nhân dân, hay còn được gọi là “vốn xã hội hoá”.
1.1.3.2. Đặc điểm các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới
- Nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới một phần được Nhà nước phân
bổ;
- Phần lớn nguồn lực còn lại phải do huy động từ các nguồn khác:
+ Nguồn nhân lực được huy động từ sức lao động của người dân.
+ Nguồn lực đất đai trong quá trình huy động có thể gặp khó khăn do
quỹ đất ở nông thôn còn ít, giá trị cao, ít có thể huy động được.
+ Nguồn tài lực cũng là một trong những nguồn lực khó huy động do thu
nhập của người dân nông thôn còn thấp.
1.1.4. Huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới
1.1.4.1. Khái niệm huy động nguồn lực
Huy động nguồn lực là thuật ngữ được sử dụng để mô tả tiến trình thu
hút và tập hợp tiền hoặc các nguồn lực khác từ nguồn ngân sách nhà nước,các
cá nhân, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, các quỹ nhân đạo.
Huy động nguồn lực là việc đổi một nguồn lực đang có để lấy tiền hoặc
một nguồn lực cần thiết khác.
1.1.4.2. Nội dung của việc huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới
* Công tác tuyêntruyền
Tổ chức phát động, tuyên truyền, phổ biến, vận động từ trung ương đến
cơ sở, để mọi tầng lớp nhân dân hiểu và cả hệ thống chính trị tham gia.Thường
19
xuyên cập nhật, đưa tin về các mô hình, các điển hình tiên tiến, sáng kiến và
kinh nghiệm hay về xây dựng nông thôn mới, huy động nguồn lực để xây dựng
nông thôn mới trên các phương tiện thông tin đại chúng để phổ biến và nhân
rộng các mô hình này; Phát động phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới
trong toàn quốc. Nội dung xây dựng nông thôn mới phải trở thành một nhiệm vụ
chính trị của địa phương và các cơ quan có liên quan.
* Cơ chế huy động vốn
Thực hiện đa dạng hóa các nguồn vốn huy động để triển khai thực hiện
chương trình này. Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn của các chương trình
mục tiêu quốc gia; các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn, cụ
thể:
-Vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án hỗ
trợ có mục tiêu đang triển khai trên địa bàn nông thôn và tiếp tục triển khai
trong những năm tiếp theo gồm: chương trình giảm nghèo; chương trình quốc
gia về việc làm; chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn;
chương trình phòng, chống tội phạm; chương trình dân số và kế hoạch hóa gia
đình; chương trình phòng, chống một số bệnh xã hội, bệnh nguy hiểm và
HIV/AIDS chương trình thích ứng biến đổi khí hậu; chương trình về văn hóa;
chương trình giáo dục đào tạo; chương trình 135; hỗ trợ khám chữa bệnh cho
người nghèo, cho trẻ em dưới 6 tuổi…; đầu tư kiên cố hóa trường, lớp học; kiên
cố hóa kênhmương; phát triển đường giaothông nông thôn; phát triểncơ sở hạ
tầng nuôi trồng thủy sản, làng nghề…;
-Vốn ngân sách hỗ trợ trực tiếp của chương trình, gồm: Trái phiếu Chính
phủ; Huy động tối đa nguồn lực của địa phương (tỉnh, huyện, xã) để tổ chức
triển khai Chương trình. Hội đồng nhân dân tỉnh quy định tăng tỷ lệ vốn thu
được từ đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho
thuê đất trên địa bàn xã (sau khi đã trừ đi chi phí) để lại cho ngân sách xã, ít
nhất 70% thực hiện các nội dung xây dựng nông thôn mới;
20
Huy động vốn đầu tư của doanh nghiệp đối với các công trình có khả
năng thu hồi vốn trực tiếp; doanh nghiệp được vay vốn tín dụng đầu tư phát
triển của Nhà nước hoặc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được ngân sách
nhà nước hỗ trợ sau đầu tư và được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp
luật;
Các khoản đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện của nhân dân trong xã
cho từng dự án cụ thể, do Hội đồng nhân dân xã thông qua;
Các khoản viện trợ không hoàn lại của các doanh nghiệp, tổ chức, cá
nhân trong và ngoài nước cho các dự án đầu tư;
-Sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn tín dụng:
+ Vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước được Trung ương phân bổ cho các
tỉnh, thành phố theo chương trình kiên cố hóa kênh mương, phát triển đường
giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản và cơ sở hạ tầng làng
nghề ở nông thôn và theo danh mục quy định tại Nghị định số: 106/2008/NĐ-
CP, ngày 19 tháng 9 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ;
+ Vốn tín dụng thương mại theo quy định tại Nghịđịnhsố: 41/2010/NĐ- CP
ngày 12 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ nông
nghiệp, nông thôn. Huy động các nguồn tài chính hợp pháp khác.
* Nguyên tắc huy động vốn trong xây dựng nông thônmới
Đối với tất cả các xã, hỗ trợ 100% từ ngân sách nhà nước cho: Công tác
quy hoạch; xây dựng trụ sở xã; kinh phí cho công tác đào tạo kiến thức về xây
dựng nông thôn mới cho cán bộ xã, cán bộ thôn bản, cán bộ hợp tác xã.
Hỗ trợ một phần từ ngân sách nhà nước cho: Xây dựng đường giaothông
đến trung tâm xã, đường giao thông thôn, xóm; giao thông nội đồng và kênh
mương nội đồng; xây dựng trường học đạt chuẩn; xây dựng trạm y tế xã; xây
dựng nhà văn hóa xã, thôn, bản; công trình thể thao thôn, bản; xây dựng công
trình cấp nước sinh hoạt, thoát nước thải khu dân cư; phát triển sản xuất và dịch
vụ; hạ tầng các khu sản xuất tập trung, tiểu thủ công nghiệp, thủy sản. Giao Hội
21
đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho từng
nội dung, công việc cụ thể, bảo đảm phù hợp với thực tế và yêu cầu hỗ trợ của
từng địa phương. Mức hỗ trợ từ ngân sách Trung ương cho các địa phương căn
cứ điều kiện kinh tế - xã hội để bố trí phù hợp với quy định tại Nghị quyết Hội
nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân,
nông thôn. Ưu tiên hỗ trợ cho các địa phương khó khăn chưa tự cân đối ngân
sách, địa bàn đặc biệt khó khăn và những địa phương làm tốt. Chính quyền địa
phương (tỉnh, huyện, xã) không quy định bắt buộc nhân dân đóng góp, chỉ vận
động bằng các hình thức thích hợp để nhân dân tự nguyện đóng góp xây dựng
cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của địa phương. Nhân dân trong xã bàn bạc mức
tự nguyện đóng góp cụ thể cho từng dự án, đề nghị Hội đồng nhân dân xã thông
qua.
Hộ nghèo tham gia trực tiếp lao động để xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế
- xã hội của địa phương được chính quyền địa phương xem xét, trả thù laotheo
mức phù hợp với mức tiền lương chung của thị trường lao động tại địa phương
và khả năng cân đối ngân sách địa phương. Ủy ban nhân dân địa phương xem
xét, quyết định mức thù lao cụ thể sau khi trình Thường trực Hội đồng nhân
dân cùng cấp. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo,
hướng dẫn các sở, ban, ngành, huyện, xã triển khai thực hiện.
* Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc huy động nguồn lực xây dựng NTM
Ban Chỉ đạo tỉnh chịu trách nhiệm trực tiếp, toàn diện về chất lượng, tiến
độ, hiệu quả Chương trình trên địa bàn tỉnh. Căn cứ mục tiêu của Chương trình
xây dựng NTM giai đoạn 2010 - 2020 và điều kiện thực tế của tỉnh, chỉ đạo Ban
Chỉ đạo các huyện xây dựng các chỉ tiêu đạt được theo tiến độ từng năm, từng giai
đoạn và kết thúc Chương trình để làm cơ sở giám sát đánh giá kết quả Chương
trình trên địa bàn toàn tỉnh. Ban Chỉ đạo tỉnh chỉ đạo các đơn vị, Ban Chỉ đạo các
huyện thường xuyên tổ chức kiểm tra thực hiện Chương trình; tổng hợp, báo cáo
kết quả đánh giá về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
22
Ban Chỉ đạo tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành, các huyện, các đơn vị liên
quan tạo điều kiện để Hội đồng Nhân dân các cấp địa phương, Mặt trận Tổ quốc
và cơ quan đoànthể xã hội các cấp,cộng đồng tham gia giám sát vàphối hợp
giám sát thực hiện Chương trình.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
-Chủ trì phối hợp các Bộ, ngành liên quan đề xuất kế hoạch và tổ chức
kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình hàng năm, giữa kỳ
và khi kết thúc Chương trình;
-Phối hợp với Kiểm toán Nhà nước xây dựng kế hoạch kiểm toán thực
hiện Chương trình hàng năm trình Chính phủ quyết định. Thanh tra, kiểm tra,
giám sát việc huy động nguồn lực. Mục đích của thanh tra, kiểm tra, giám sát
việc huy động các nguồn lực là nhằm phát huy nhân tố tích cực, ngăn ngừa, xử
lý những sai phạm gây tổn thất tới lợi ích của Nhà nước, của nhân dân, của các
doanh nghiệp, góp phần hoàn thiện chính sách thuế, tăng cường pháp chế xã
hội chủ nghĩa.
Để đạt được mục đích trên, công tác thanh tra, kiểm tra thuế phải tuân
thủ những nguyên tắc sau:
+ Tuân thủ pháp luật.
+ Chính xác, khách quan.
+ Công khai, dân chủ, kịp thời.
+ Bảo vệ bí mật, hiệu quả.
* Sự cần thiết phải huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới
Trong điều kiện ngân sách nhà nước còn khó khăn, sức dân lại có hạn,
trước yêu cầu của công cuộc xây dựng nông thôn mới đã được phát động sâu
rộng, do vậy việc huy động nguồn lực cho chương trình xây dựng nông thôn
mới phải có những cơ chế ưu đãi, đủ sức hấp dẫn để mờigọi được nhiềudoanh
nghiệp về đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nhân tố
quan trọng trong tổ chức lại sản xuất, liên kết sản xuất, góp phần phát triển bền
vững nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.
23
1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn
mới
1.1.5.1. Nhân tố chính sách của cơ quan nhà nước
Nguồn lực từ ngân sách trung ương hỗ trợ còn chưa đảm bảo theo cam
kết, nguồn vốn hỗ trợ chuyển về còn chậm đã ảnh hưởng tới kế hoạch và
tiếnđộ triển khai thực hiện. Thực tế là các chương trình phát triển cộng đồng,
vùng hay ngành đòi hỏi thời gian dài và kinh phí đáng kể để lập kế hoạch và
thực hiện. Điều này đòi hỏi việc cam kết mạnh mẽ từ trên là một điều kiện
tiên quyết để có sự phân bổ ngân sách và huy động nguồn lực để đảm bảo
tính khả thi.
1.1.5.2. Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội
Xây dựng nông thôn mới dựa trên nền tảng phát triển sản xuất nông
nghiệp và kinh tế nông thôn, trong khi sản xuất nông nghiệp có điểm xuấtphát
thấp, phát triển chưa bền vững, tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro, việc chuyển dịch cơ
cấu trong nội bộ từng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản còn chậm; chưa phát
huy tốt các nguồn lực cho đầu tư phát triển sản xuất, chế biến vàtiêu thụ sản
phẩmchonôngdân; dịchvụ,ngànhnghềnôngthônpháttriển chưa đa dạng, quy mô
nhỏ, ngành hàng phân tán, sử dụng nhiều công lao động, hiệu quả đầu tư thấp;
việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn và quá trình đô thị hóa
nông thôn còn chậm.
1.1.5.3. Trình độ cán bộ thực hiện chương trình tại các xã
Trình độ năng lực cán bộ cơ sở chưa đáp ứng yêu cầu, còn nhiều lúng
túng khi triển khai thực hiện. Công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực còn
hạn chế, chắp vá, chưa có đội ngũ xây dựng nông thôn mới chuyên nghiệp, cụ
thể: Cán bộ được tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ nhưng tình trạng luân
chuyển cán bộ thường xuyên, không có cán bộ trực tiếp phụ trách chương trình
xây dựng nông thôn mới.
24
1.1.5.4. Năng lực của các chủ thể tham gia huy động nguồn lực để xây dựng
nông thôn mới
Nguồn lực huy động từ dân cư có xu hướng tăng trong những năm đầu
thực hiện nhưng sau đó giảm mạnh. Thực tế huy động nguồn lực ở các địa
phương cho thấy, trong những năm đầu thực hiện, đóng góp của dân cư chủ
yếu ở việc hiến đất và tài sản trên đất, nhưng những năm sau đó huy động từ
dân cư sẽ giảm tương đối và chỉ tập trung ở hình thức đóng góp ngày công lao
động và tiền mặt… Do đó, nguồn huyđộng từ dân cư sẽ ảnh hưởng trực tiếp từ kết
quả phát triển sản xuất kinh doanh.
Nguồn lực huy động từ các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp ở các địa
phương và trong cùng địa phương giữa các xã là khác nhau. Điều này phụ
thuộc vào đặc thù địa lý, tiềm năng mỗi địa phương. Thường thì các địa
phương, các xã gần vùng đô thị trong những năm qua có nguồn thu từ đất khá
lớn đã tạo nguồn thực hiện các mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiênở
những tỉnh vùng sâu, vùng xa thì nguồn này cũng khá hạn chế. Mặt khác,
trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, thị trường nhà
đất ảm đạm cũng ảnh hưởng tới nguồn thu từ đất của các địa phương cho xây
dựng nông thôn mới. Thị trường vốn và thị trường tín dụng ở nông thôn chưa
phát triển mạnh.
1.1.5.5. Cơ chế quản lý quá trình thực hiện việc huy động nguồn lực
Chưa có một cơ chế thống nhất trong lồng ghép các nguồn lực từ các
chương trình, dự án trên địa bàn. Thực tế các địa phương mới chỉ tiến hành
ghép vốn đối với các công việc, mục tiêu có cùng nội dung. Tuy nhiên điều này
lại gây khó trong tổng hợp kết quả đạt được của từng dự án, chương trình từ
việc ghép các nguồn vốn của các chương trình, dự án trên địa bàn.
Nhìn chung cơ chế huy động nguồn lực của các địa phương chưa đủ lực
để có thể thu hút sự sẵn sang tham gia của các chủ thể kinh tế, đặc biệt là huy
động từ khu vực doanh nghiệp. Đối với huy động nguồn lực xây dựng nông thôn
25
mới từ khu vực ngân hàng được tập trung chủ yếu cho phát triển sản xuất cũng
bị giới hạn do trình độ năng lực, khả năng tiếp cận vốn của người dân. Tình trạng
nợ xây dựng cơ bản ở các địa phương cũng sẽ là nhân tố ảnh hưởng tới việc huy
động nguồn lực của địa phương cho xây dựng nông thôn mới.
1.2. Cơ sở thực tiễncủa việc sử dụng nguồn lực trong xây dựng NTM
1.2.1. Sử dụng nguồn lực cho xây dựng NTM tại một số nước trên thế giới
1.2.1.1. Kinh nghiệm của Hàn Quốc
Cuối thập niên 60 của thế kỷ XX, GDP bình quân đầu người của Hàn
Quốc chỉ có 85 USD; phần lớn người dân không đủ ăn; 80% dân nông thôn
không có điện thắp sáng và phải dùng đèn dầu, sống trong những căn nhà lợp
bằng lá. Là nước nông nghiệp trong khi lũ lụt và hạn hán lại xảy ra thường
xuyên, mối lo lớn nhất của chính phủ khi đó là làm sao đưa đất nước thoát khỏi
đói, nghèo.
Phong trào Làng mới (SU) ra đời với 3 tiêu chí: cần cù (chăm chỉ), tự lực
vượt khó, và, hợp tác (hiệp lực cộng đồng). Năm 1970, sau những dự án thí
điểm đầu tư cho nông thôn có hiệu quả, Chính phủ Hàn Quốc đã chính thức
phát động phong trào SU và được nông dân hưởng ứng mạnh mẽ. Họ thi đua
cải tạo nhà mái lá bằng mái ngói, đường giao thông trong làng, xã được mở
rộng, nâng cấp; các công trình phúc lợi công cộng được đầu tư xây dựng.
Phương thức canh tác được đổi mới, chẳng hạn, áp dụng canh tác tổng hợp với
nhiều mặt hàng mũi nhọn như nấm và cây thuốc lá để tăng giá trị xuất khẩu.
Chính phủ khuyến khích và hỗ trợ xây dựng nhiều nhà máy ở nông thôn, tạo việc
làmvà cải thiện thu nhập cho nông dân.
Bộ mặt nông thôn Hàn Quốc đã có những thay đổi hết sức kỳ diệu. Chỉ
sau 8 năm, các dự án phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn cơ bản được hoàn
thành. Trong 8 năm từ 1971-1978, Hàn Quốc đã cứng hóa được 43.631km
đường làng nối với đường của xã, trung bình mỗi làng nâng cấp được 1.322m
đường; cứng hóa đường ngõ xóm 42.220 km, trung bình mỗi làng là 1.280m;
26
xây dựng được 68.797 cầu (Hàn Quốc là đất nước có nhiều sông suối), kiên cố
hóa 7.839km đê, kè, xây 24.140 hồ chứa nước và 98% hộ có điện thắp sáng.
Đặc biệt, vì không có quỹ bồi thường đất và các tài sản khác nên việc hiến đất,
tháo dỡ công trình, cây cối, đều do dân tự giác bàn bạc, thỏa thuận, ghi công lao
đóng góp và hysinh của các hộ cho phong trào.
Thắng lợi đó được Hàn Quốc tổng kết thành 6 bài học lớn.
Thứ nhất, phát huy nội lực của nhân dân để xây dựng kết cấu hạ tầng
nông thôn - phương châm là nhân dân quyết định và làm mọi việc, “nhà nước
bỏ ra 1 vật tư, nhân dân bỏ ra 5-10 công sức và tiền của”. Dân quyết định loại
công trình, dự án nào cần ưu tiên làm trước, công khai bàn bạc, quyết định thiết
kế và chỉ đạo thi công, nghiệm thu công trình.
Thứ hai, phát triển sản xuất để tăng thu nhập. Khi kết cấu hạ tầng phục
vụ sản xuất được xây dựng, các cơ quan, đơn vị chuyển giao tiến bộ kỹ thuật,
giống mới, khoa học công nghệ giúp nông dân tăng năng suất cây trồng, vật
nuôi, xây dựng vùng chuyên canh hàng hóa.
Thứ ba, đào tạo cán bộ phục vụ phát triển nông thôn Hàn Quốc, xác định
nhân tố quan trọng nhất để phát triển phong trào SU là đội ngũ cán bộ cơ sở
theo tinh thần tự nguyện và do dân bầu.
Thứ tư, phát huy dân chủ để phát triển nông thôn. Hàn Quốc thành lập
hội đồng phát triển xã, quyết định sử dụng trợ giúp của chính phủ trên cơ sở
công khai, dân chủ, bàn bạc để triển khai các dự án theo mức độ cần thiết
của địa phương.
Thứ năm, phát triển kinh tế hợp tác từ phát triển cộng đồng Hàn Quốc
đã thiết lập lại các hợp tác xã (HTX) kiểu mới phục vụ trực tiếp nhu cầu của
dân, cán bộ HTX do dân bầu chọn. Phong trào SU là bước ngoặt đối với sự
phát triển của HTX hoạt động đa dạng, hiệu quả trong dịch vụ tín dụng, cung
cấp đầu vào cho sản xuất, tiếp thị nông sản, bảo hiểm nông thôn và các dịch
vụ khác.
27
Thứ sáu, phát triển và bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường bằng sức mạnh
toàn dân.
Phong trào SU của Hàn Quốc đã biến đổi cộng đồng vùng nông thôn cũ
thành cộng đồng nông thôn mới ngày một đẹp hơn và giàu hơn. Khu vực nông
thôn trở thành xã hội năng động có khả năng tự tích lũy, tự đầu tư và tự phát
triển. Phong trào SU, với mức đầu tư không lớn, đã góp phần đưa Hàn Quốc từ
một nước nông nghiệp lạc hậu trở nên giàu có (Vũ Văn Phúc (2012).
1.2.1.2. Kinh nghiệm của Nhật Bản
Từ thập niên 70 của thế kỷ trước, ở tỉnh Oita (miền tây nam Nhật Bản)
đã hình thành và phát triển phong trào “Mỗi làng một sản phẩm”, với mục tiêu
phát triển vùng nông thôn của khu vực này một cách tương xứng với sự phát
triển chung của cả nước Nhật Bản. Trải qua gần 30 năm hình thành và phát
triển, Phong trào “Mỗi làng một sản phẩm” ở đây đã thu được nhiều thắng lợi
rực rỡ. Sự thành công của phong trào này đã lôi cuốn sự quan tâm không chỉ
của nhiều địa phương trên đất nước Nhật Bản mà còn rất nhiều khu vực, quốc
gia khác trên thế giới. Một số quốc gia, nhất là những quốc gia trong khu vực
Đông Nam Á đã thu được những thành công nhất định trong phát triển nông
thôn của đất nước mình nhờ áp dụng kinh nghiệm phong trào “Mỗi làng một
sản phẩm”.
Những kinh nghiệm của phong trào “Mỗi làng một sản phẩm” được những
người sáng lập, các nhà nghiên cứu đúc rút để ngày càng có nhiều người, nhiều
khu vực và quốc gia có thể áp dụng trong chiến lược phát triển nông thôn, nhất là
phát triển nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa đất nước mình.
1.2.1.3. Kinh nghiệm của Thái Lan
Thái Lan vốn là một nước nông nghiệp truyền thống với dân số nông
thôn chiếm khoảng 80% dân số cả nước. Để thúc đẩy sự phát triển bền vững
nền nông nghiệp, Thái Lan đã áp dụng một số chiến lược như: Tăng cường vai
trò của cá nhân và các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp; đẩy mạnh
28
phong trào học tập, nâng cao trình độ của từng cá nhân và tập thể bằng cách
mở các lớp học và các hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực nông nghiệp và
nông thôn; tăng cường công tác bảo hiểm xã hội cho nông dân, giải quyết tốt
vấn đề nợ trong nông nghiệp; giảm nguy cơ rủi ro và thiết lập hệ thống bảo
hiểm rủi ro cho nông dân.
Đối với các sản phẩm nông nghiệp, Nhà nước đã hỗ trợ để tăng sức cạnh
tranh với các hình thức, như tổ chức hội chợ triển lãm hàng nông nghiệp, đẩy
mạnh công tác tiếp thị; phân bổ khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách khoa
học và hợp lý, từ đó góp phần ngăn chặn tình trạng khai thác tài nguyên bừa
bãi và kịp thời phục hồi những khu vực mà tài nguyên đã bị suy thoái; giải
quyết những mâu thuẫn có liên quan đến việc sử dụng tài nguyên lâm, thủy hải
sản, đất đai, đa dạng sinh học, phân bổ đất canh tác. Trong xây dựng kết cấu hạ
tầng, Nhà nước đã có chiến lược trong xây dựng và phân bố hợp lý các công
trình thủy lợi lớn phục vụ cho nông nghiệp. Hệ thống thủy lợi bảo đảm tưới
tiêu cho hầu hết đất canh tác trên toàn quốc, góp phần nâng cao năng suất lúa
và các loại cây trồng khác trong sản xuất nông nghiệp. Chương trình điện khí
hóa nông thôn với việc xây dựng các trạm thủy điện vừa và nhỏ được triển khai
rộng khắp cả nước…
Về lĩnh vực công nghiệp phục vụ nông nghiệp, chính phủ Thái Lan đã tập
trung vào các nội dung sau: Cơ cấu lại ngành nghề phục vụ phát triển công nghiệp
nông thôn, đồng thời cũng xem xét đến các nguồn tài nguyên, những kỹ năng
truyền thống, nội lực, tiềm năng trong lĩnh vực sản xuất và tiếp thị song song với
việc cân đối nhu cầu tiêu dùng trong nước và nhập khẩu.
Thái Lan đã tập trung phát triển các ngành mũi nhọn như sản xuất hàng
nông nghiệp, thủy, hải sản phục vụ xuất khẩu, thúc đẩy mạnh mẽ công nghiệp
chế biến nông sản cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, nhất là các nước công
nghiệp phát triển. Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm ở Thái Lan phát triển
rất mạnh nhờ một số chính sách sau:
29
-Chính sách phát triển nông nghiệp
-Chính sách bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm
-Mở cửa thị trường khi thích hợp
Một số kinh nghiệm trong phát triển nông nghiệp, nông thôn nêu trên cho
thấy, những ý tưởng sáng tạo, khâu đột phá và sự trợ giúp hiệu quả của nhà nước
trên cơ sở phát huy tính tự chủ, năng động, trách nhiệm của người dân để phát
triển khu vực này, có ý nghĩa và vai trò hết sức quan trọng đối với việc công nghiệp
hóa, hiện đại hóa thành công nông nghiệp - tạo nền tảng thúc đẩy quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. (Đoàn Thị Hân (2017).
1.2.2. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới tại các huyện lân cận
1.2.2.1.Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới tại huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn
Chợ Mới là huyện miền núi nằm ở phía Nam tỉnh Bắc Kạn gồm 16 đơn
vị hành chính cấp xã, thị trấn, với tổng diện tích tự nhiên là 60.651,00 ha (số
liệu kiểm kê đất đai năm 2010). Nằm trên trục quốc lộ 3 nối Hà Nội - Bắc Kạn
- Bắc Kạn - Cao Bằng, Chợ Mới là huyện có điều kiện về vị trí địa lý thuận lợi
bậc nhất trong các huyện của tỉnh Bắc Kạn.
Tuy là một huyện thuộc một trong những tỉnh nghèo nhất của cả nước,
cũng như mới bắt đầu bước vào xây dựng nông thôn mới, huyện Chợ Mới tỉnh
Bắc Kạn gặp không ít khó khăn. Trong số những chỉ tiêu xây dựng nông thôn
mới, thậm trí có những chỉ tiêu đối với địa phương miền núi nói chung và Chợ
Mới nói riêng rất khó để thực hiện thành công. Kết quả khảo sát ban đầu này
chỉ làm cơ sở để huyện xây dựng kế hoạch thực hiện những bước tiếp theo
nhằm xây dựng thành công mục tiêu nông thôn mới của huyện.
Kết quả cụ thể được thể hiện qua bảng số liệu tổng hợp dưới đây:
Với nhóm chỉ tiêu về quy hoạch và phát triển quy hoạch của địa phương: có
3 chỉ tiêu và cả 3 chỉ tiêu này huyện đều không đạt được. Đây là khó khăn chung
của các địa phương miền núi, với địa hình chia cắt manh mún nên việc quy hoạch
gặp nhiềukhó khăn. Hơnnữa với đặc thù phát triển của mình, bản thân chính quyền
địa phương cũng chưa chú trọng tới việc quy hoạch phát triển.
30
Bảng 1.2: Tổng hợp kết quả thực hiện theo tiêu chí nông thôn mớicủa
huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn
Nhóm chỉ tiêu
Tổng số
chỉ tiêu
Chỉ tiêu
đạt
chuẩn
Chỉ tiêu
không
đạt
chuẩn
Tỷ lệ
hoàn
thành
(%)
Nhóm chỉ tiêu về quy hoạch và phát
triển quy hoạch
3 0 3 0
Nhóm chỉ tiêu Hạ tầng kinh tế xã hội 16 5 11 31.25
Nhóm chỉ tiêu về kinh tế và tổ chức
sản xuất
4 1 3 25
Nhóm chỉ tiêu về tổ chức về Văn hóa
- Xã hội
11 4 7 36.36
Nhóm chỉ tiêu về chính trị - xã hội 5 5 0 100
Tổng số 39 15 24 38.46
Nguồn: UBND Chợ Mới, 2018
Với nhóm chỉ tiêu về hạ tầng kinh tế - xã hội: Hiện nay huyện đã đạt
được 5 chỉ tiêu theo tiêu chuẩn, còn lại 11 chỉ tiêu cần phấn đấu xây dựng trong
tương lai. Kết quả này là do nguồn vốn đầu tư còn thiếu thốn, các chính sách
hỗ trợ từ Nhà nước và chính quyền địa phương cũng chưa thỏa đáng. Mặt khác
dân cư chủ yếu là người dân tộc thiểu số nên không có điều kiện kinh tế để
đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng.
Với nhóm chỉ tiêu về kinh tế và tổ chức sản xuất; huyện đã hoàn thành
được 1 chỉ tiêu đạt 25%, còn lại 3 chỉ tiêu chưa thực hiện được. Với trình độ
dân trí còn thấp và hoạt động sản xuất còn nhỏ lẻ, việc thành lập các tổ sản xuất
là hết sức cần thiết, bên cạnh đó trong thời gian tới huyện còn cần chú trọng
phát triển kinh tế của các hộ trong địa bàn.
31
Với nhóm chỉ tiêu về tổ chức văn hóa - xã hội: Nhóm chỉ tiêu này có tổng
số 11 chỉ tiêu, hiện huyện Chợ Mới đã hoàn thành 4 chỉ tiêu, trong đó các chỉ
tiêu về giáo dục đào tạo còn chưa đạt do dân trí còn thấp chưa chú trọng tới
giáo dục, mặt khác thu nhập của người dân cũng chưa đáp ứng được nhu cầu
về giáo dục.
Với nhóm chỉ tiêu về chính trị - xã hội: Trong số 5 chỉ tiêu, hiện nay địa
phương đều đã hoàn thành cả 5 chỉ tiêu này. Có được kết quả này là do chính
quyền huyện xã đã tích cực tuyên truyền để người dân giữ vững an ninh trật tự,
mặt khác Đảng bộ và chính quyền huyện cũng không ngừng tích cực làm trong
sạch vững mạnh đội ngũ cán bộ, tạo lòng tin với nhân dân trên địa bàn. Thêm
nữa là có sự hỗ trợ và khuyến khích giúp đội ngũ cán bộ có điều kiện chuẩn
hóa về chuyên môn nghiệp vụ.
1.2.2.2. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới tại huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh
Sau một thời gian bắt tay vào chủ trương xây dựng nông thôn mới, diện
mạo nông thôn của huyện Tiên Du đã có nhiều thay đổi. Đời sống kinh tế và
vật chất của người dân trong xã được nâng cao rõ rệt.
Tình hình cơ sở vật chất của huyện ngày càng được nâng cao, hệ thống
đường giao thông nông thôn ngày càng được kiên cố hóa, nâng cấp, cải thiện
giúp cho người dân đi lại thuận tiện hơn. Đặc biệt tạo điều kiện thuận lợi cho
việc giao lưu buôn bán sản xuất hàng hóa giúp tăng thu nhập cho người dân.
Cùng với việc hỗ trợ làm mới, nâng cấp đường giao thông nông thôn, hơn 150
hộ dân cũng đã được hỗ trợ làm nhà vệ sinh hai ngăn, nhiều hộ còn bỏ thêm 5
- 10 triệu đồng để hoàn thiện công trình này. Đến nay, 100% số hộ trong thôn đã
có nhà vệ sinh đảm bảo tiêu chí môi trường, nâng cao điều kiện sinh hoạt, hướng
đến cuộc sống văn mình, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Nhằm giúp người dân có nơi sinh hoạt văn hóa, học tập trao đổi kinh
nghiệm về kỹ thuật canh tác, cũng như chủ trương, đường lối của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước, huyện đã hỗ trợ 100 triệu đồng để xây dựng nhà sinh
hoạt cộng đồng.
32
Tuy vốn Nhà nước hỗ trợ không nhiều nhưng lại là động lực để người
dân tham gia tích cực hơn. Nhờ có chương trình xây dựng nông thôn mới mà
đời sống người dân ngày càng ổn định. Năm 2013 tỷ lệ số hộ nghèo trong xã
giảm hẳn từ 275 xuống còn 185 hộ. Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp tăng rất
nhanh, đạt 40%. Thu nhập bình quân đầu người tăng 18.13%.
Bảng 1.3: Kết quả xây dựng nông thôn mới tại huyện Tiên Du,
tỉnh Bắc Ninh
Nội dung các chỉ tiêu
Hiện trạng
2017
Thực hiện
2018
Kế hoạch
2019
Thu nhập bình quân đầu người 8.96 10.59 12
Số hộ nghèo 275 185 <150
Tỷ lệ hộ dùng điện đạt 100% 100% 100% 100%
Tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch 100% 100% 100%
Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng với trẻ
em dưới 5 tuổi
124/1146 trẻ 108/1167 trẻ < 9%
Hoàn thành phổ cập các bậc tiểu
học, huy động 100% trẻ 6 tuổi
được vào lớp
TH, THCS TH, THCS
TH,
THCS,
THPT
Ổn định hoạt động trung tâm văn
hóa thể thao, thư viện
Ổn định Ổn định Phát triển
Ổn định hoạt động bưu điện văn
hóa, nâng mật độ điện thoại cố
định lên 80
60 máy/100
dân
70máy/ 100
dân
80máy/
100 dân
Ổn định, nâng cao chất lượng
khám chữa bệnh của Bác sỹ, y tá.
Ổn định
Ổn định nâng
cao đạt chuẩn
Nâng cao
đạt chuẩn
Phấn đấu ổn định tỷ lệ gia đình
văn hóa
97.5% 98% 100%
Xây dựng đội ngũ cán bộ nòng
cốt, các đoàn thể, thực hiện tốt
quy chế dân chủ cơ sở
Đạt Đào tạo Ổn định
Đảng bộ trong sạch vững mạnh TSVM TSVM TSVM
Nguồn: Số liệu báo cáo huyện Tiên Du, 2018
33
Những năm gần đây, thực hiện chủ trương CNH - HĐH nông thôn, huyện
Tiên Du đẩy mạnh đa dạng hóa các hoạt động ngành nghề, phát triển mạnh các
ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, tạo công ăn việc làm cho người lao động, xây
dựng quê hương ngày càng đổi mới. Bên cạnh sản xuất nông nghiệp, huyện
Tiên Du còn đẩy mạnh hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
với các ngành nghề khác nhau. Không chỉ phát triển kinh tế, đời sống người
dân còn được ấm no, hạnh phúc, đảm bảo hoàn thiện đời sống cả về mặt vất
chất và tinh thần.
Hiện nay huyện Tiên Du đang tiếp tục xây dựng các dự án chuyển đổi
cơ cấu cây trồng vật nuôi, đa dạng hóa các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp
giúp tạo việc làm và tăng nhanh thu nhập cho nông dân. Để hoàn chỉnh cơ sở
hạ tầng, ngoài ngân sách hỗ trợ theo đề án của Nhà nước, huyện Tiên Du đang
có nhiều giải pháp huy động vốn từ nội lực theo phương thức xã hội hóa trong
xây dựng nông thôn mới. Tiên Du sẽ huy động sự đóng óp từ nhân dân, đặc
biệt là những cơ sở sản xuất trên địa bàn, người dân xa quê để hoàn thiện
chương trình xây dựng nông thôn mới cho quê nhà.
1.2.3. Một số kinh nghiệm được rút ra trong quá trình xây dựng NTM ở
huyện Na Rì
a) Về công tác quy hoạch nôngthôn
Quy hoạch xây dựng nông thôn mới là một trong nội dung cơ bản và là
bước đi đầu tiên, quan trọng để thực hiện chương trình xây dựng nông thôn
mới. Quy hoạch nông thôn mới là điều kiện tiên quyết, là cơ sở cho đầu tư xây
dựng các công trình, chỉnh trang và phát triển nông thôn. Do đó, để thực hiện
thành công, chủ động xây dựng nông thôn mới thì công tác lập quy hoạch xây
dựng nông thôn mới cầnđượcquantâmđặcbiệt.
Đối với huyện Na Rì, kinh nghiệm trên cần được áp dụng cả về nội dung
quy hoạch từng xã về quy hoạch sử dụng đất bố trí dân cư và hạ tầng công cộng;
quy hoạch sử dụng đất sản xuất nông nghiệp. Khi quy hoạch phải bảo đảm yêu
34
cầu cơ bản đối với quy hoạch không gian tổng thể toàn xã gồm: các phương án
cơ cấu tổ chức không gian và lựa chọn giải pháp phù hợp nhiều mặt của xã đó.
Toàn bộ quy hoạch trên phải công khai, phổ biến rộng rãi tới mọi đối tượng.
b) Về trình tự tiến hành thựchiện
Sau khi đã xác định việc quy hoạch phải đi trước một bước, đồng loạt
lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới cho các xã, cần đặc biệt lưu ý đảm bảo
yêu cầu về chất lượng các bản quy hoạch. Cái gì cần trước thì quy hoạch trước
và tiến hành triển khai thực hiện trước theo quy trình, tiến độ đã có trong quy
hoạch.
c) Về kinh nghiệm kiểm tra, đôn đốc
Trong quá trình lập quy hoạch, triển khai thực hiện từng loại quy hoạch,
đề án, điều trước tiên cần có chương trình bài bản, thường xuyên kiểm tra đôn
đốc thực hiện, cần tiếp tục hoàn thiện, bổ sung, cụ thể hóa những tiêu chí, mô
hình mới chung và có đặc thù riêng cho thôn, xóm và xã. Việc triển khai thực
hiện phải tổ chức theo
quyhoạchđãđượcphêduyệt,tránhsựbópméo,lệchlạc,khôngđượcphéptùytiện,
kiên trì thực hiện đúng quyhoạch.
d) Về phát huy vai trò cộng đồng tham gia thực hiện
Quá trình tổ chức thực hiện quy hoạch có sự tham gia của cộng đồng là
hết sức cần thiết và rất quan trọng. Nơi nào làm tốt công tác tuyên truyền để
người dân thấy được trách nhiệm của mình trong cộng đồng làng xã thì nơi đó
phong trào xã hội hóa trong xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn sôi động; có sự
đồng thuận cao trong Đảng, trong dân thì phong trào ở đó phát triển thuận lợi.
Đó là một vấn đề quan trọng nhằm tháo gỡ khó khăn cho các địa phương
trong xây dựng nông thôn mới khi nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước
còn hạn chế. Việc thành lập Ban giám sát của cộng đồng trên địa bàn xã là hết
sức cần thiết.
35
e) Về đào tạo đội ngũ cán bộ cơ sở để thực hiện xây dựng nông thôn mới
Hiện nay cán bộ ở cơ sở phần lớn có sự nhiệt tình, có ý thức trách nhiệm
với công việc xây dựng nông thôn mới. Tuy vậy, nhiều người do chưa được
đào tạocơ bản về các loại như: chuyên môn, kỹ thuật và kiến thức về kinh tế,
quản lý kinh tế. Trong khi vấn đề xây dựng nông thôn mới còn rất mới, trách
nhiệm quản lý xây dựng nông thôn mới cần cả kiến thức và tâm huyết. Do
vậy, việc tập trung đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cả về chuyên môn, lý luận,
phẩm chất chính trị cho cán bộ ở cơ sở càng cấp thiết theo từng đối tượng và
thời hạn khác nhau. Trước hết tập trung tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ
huyện, xã để nắm được vấn đề cơ bản nhất của
chươngtrìnhxâydựngnôngthônmới.
36
Chương 2
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁPNGHIÊN CỨU
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Na Rì
* Vị trí địa lý
Huyện Na Rì là huyện miền núi, nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Bắc Kạn, có
diện tích tự nhiên là 85.300,00 ha, chiếm 17,54% diện tích tự nhiên tỉnh Bắc
Kạn, gồm 21 xã và 01 thị trấn với 233 thôn, bản.
- Phía Bắc giáp huyện Ngân Sơn.
- Phía Nam giáp huyện Chợ Mới và tỉnh Thái Nguyên.
- Phía Đông giáp huyện Bình Gia và Tràng Định (tỉnh Lạng Sơn).
- Phía Tây giáp huyện Bạch Thông.
Đời sống kinh tế của nhân dân còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, cơ
sở hạ tầng như đường giao thông, trường học, điện lưới quốc gia, trạm y tế xã mặc
dù đã được Nhà nước quan tâm đầu tư xong vẫn còn nhiều khó khăn.
* Địa hình
Na Rì có địa hình phức tạp, chủ yếu là đồi núi với nhiều núi đá vôi, thung
lũng hẹp, độ dốc lớn, thuộc cánh cung Ngân Sơn. Độ cao trung bình toàn huyện
là 500m, cao nhất là núi Phyia Ngoằm (xã Cư Lễ) với độ cao 1.193m, thấp nhất
ở xã Kim Lư với độ cao 250m so với mực nước biển. Nhìn tổng thể, địa hình
của huyện có hướng thấp dần từ Tây Nam sang Đông Bắc, được chia thành 2 dạng
địa hình sau:
* Địa hình vùng núi đá
Các dãy núi đá trải dài trên hầu hết các địa bàn trong huyện là các xã
Kim Hỷ, Ân Tình, Lạng San, Lam Sơn, Hảo Nghĩa, Cư Lễ với độ dốc trên 200.
Tại nhiều nơi núi đá còn có độ dốc tới 600 với độ cao thay đổi từ 300m - 500m.
Khối núi đá vôi Kim Hỷ được đánh giá là loại địa hình caxtơ trẻ với những đỉnh
đá tai mèo, vách đứng, vực sâu, nhiều sông suối chảy ngầm, vô cùng nguy hiểm.
* Địa hình vùng núi đất
37
Phân bố ở hầu hết các xã trong huyện, gồm các dãy núi kéo dài liên tiếp
nhau có độ cao thay đổi từ 300m - 700m. Địa hình vùng này rất phức tạp, hầu
hết các dãy núi được hình thành trên các khối đá mắc ma, biến chất, trầm tích,
có đỉnh nhọn, độ dốc lớn. Xen kẽ giữa các dãy núi chạy dọc theo các sông
suối lớn có các thung lũng nhỏ hẹp dạng lòng máng hầu hết đã được khai thác
để trồng lúa màu. Một số nơi do việc khai thác không hợp lý, độ che phủ thực
vật giảm, đất đai bị xói mòn, rửa trôi, hàm lượng các chất dinh dưỡng suy
giảm nhiều.
Địa hình của huyện Na Rì đã ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình
thành đất, cụ thể là các quá trình rửa trôi và tích luỹ. Quá trình rửa trôi diễn ra
mạnh vào mùa mưa ở vùng núi đá chia cắt, dốc nhiều, ở vùng đồi núi thấp có
những thung lũng tương đối bằng phẳng, thích nghi với các loại cây lương thực
và cây ngắn ngày vùng nhiệt đới.
* Thủy văn
Trên địa bàn huyện Na Rì có 2 con sông lớn chảy qua, đó là sông Bắc
Giang và sông Na Rì.
- Sông Bắc Giang: Bắt nguồn từ vùng núi có độ cao 1.200m thuộc xã
Thượng Quan (huyện Ngân Sơn), chảy theo hướng Bắc - Nam rồi chuyển sang
hướng Tây - Đông qua thị trấn Yến Lạc, đổ vào hệ thống sông Kỳ Cùng, tỉnh
Lạng Sơn ở phía Bắc huyện Na Rì. Đoạn chảy qua huyện dài 28,6km trên địa
bàn các xã Lương Thượng, Lạng San, Lương Thành, Lam Sơn, thị trấn Yến
Lạc và xã Kim Lư. Chiều rộng lòng sông trung bình 40 - 60m, độ chênh cao
giữa sông và mặt ruộng khoảng 4 - 5m. Lưu lượng dòng chảy bình quân năm
đạt 24,2 m3
/s, vào mùa lũ lưu lượng có thể lên tới 2.100 m3
/s (năm 1979, 1986).
Ngoài ra, thượng nguồn sông Bắc Giang còn có một số nhánh suối chính như
suối Khuổi Súng, suối Tả Pìn, suối Khuổi Khe là nguồn sinh thuỷ dồi dào cung
cấp lượng dòng chảy đáng kể cho sông chính.
- Sông Na Rì: Bắt nguồn từ vùng núi đá có độ cao 850m thuộc xã Yên
38
Cư (huyện Chợ Mới) chảy theo hướng Tây Nam - Đông Bắc qua các xã Đổng
Xá, Xuân Dương, Dương Sơn, Hảo Nghĩa, Văn Minh và gặp sông Bắc Giang
tạiPác Cáp (xã Lương Thành). Sông có chiều dài 55,5km, diện tích lưu vực
540km2
, độ dốc bình quân 22,70%, dòng chảy Q = 9,60m3
/s. Sông Na Rì là hợp
lưu của một số suối chính như suối Bản Buốc (xã Liêm Thủy), suối Bản Cháo
(xã Đổng Xá), suối Khuổi Lu (xã Quang Phong, Côn Minh, Hảo Nghĩa) với
diện tích lưu vực 88km2
và lưu lượng dòng chảy Q = 1,46 m3
/s; suối Cư Lễ với
diện tích lưu vực 15km2
và lưu lượng dòng chảy Q = 0,25 m3
/s.
Đặc điểm chung của các sông suối trong huyện là có độ dốc lớn, lắm thác
nhiều ghềnh. Lưu lượng dòng chảy phân bố không đều trong năm, chủ yếu tập
trung vào mùa lũ (chiếm khoảng 60 - 80% tổng lượng dòng chảy trong năm),
nên việc khai thác sử dụng gặp khó khăn, đòi hỏi đầu tư lớn.
Các nguồn tài nguyên
Tài nguyên đất
Đất Na Rì chủ yếu được hình thành do sự phong hóa trực tiếp của đá mẹ
và một phần hình thànhdosự bồitụ phùsa các hệ thống sông,suối. Toàn huyệngồm
có 10 loại được phân thành 2 nhóm chính: Nhóm đất thủy thành và nhóm đất địa
thành.
* Nhóm đất địa thành (đồi núi)
Có diện tích 81.999 ha, chiếm 96,13% diện tích tự nhiên; nhóm đất này
gồm các loại đất sau:
+ Đất Feralít mùn vàng nhạt trên núi cao trên 700 m (FH): loại đất này có
diện tích 3.297 ha, chiếm 3,87% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở các xã Cư
Lễ, Vũ Loan, Kim Hỷ, Côn Minh, Đổng Xá, Dương Sơn. Hình thành trên các
loại đá: Granít, Liparit, phiến thạch biến chất,… tầng đất mỏng, màu vàng nhạt
có nhiều đá lộ đầu, địa hình hiểm trở, độ dốc lớn, tỷ lệ mùn cao, mức độ tích luỹ
sắt (Fe3+
), nhôm (Al3+
) không nhiều bằng vùng núi thấp và vùng trung du. Loại
đất này chủ yếu dành cho phát triển lâm nghiệp, tuy nhiên có thể lựa chọn một
số nơi để trồng cây ăn quả như: đào, lê, táo, mơ, mận,…
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới

More Related Content

What's hot

Đề tài: Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực công ty vận tải Phượng ...
Đề tài: Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực công ty vận tải Phượng ...Đề tài: Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực công ty vận tải Phượng ...
Đề tài: Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực công ty vận tải Phượng ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Giáo Dục về Thực Trạng Quản Lý Hoạt Động Định Hư...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Giáo Dục về Thực Trạng Quản Lý Hoạt Động Định Hư...Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Giáo Dục về Thực Trạng Quản Lý Hoạt Động Định Hư...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Giáo Dục về Thực Trạng Quản Lý Hoạt Động Định Hư...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Dự án Đầu tư Trồng cây Dược liệu Kết hợp Chăn Nuôi Dê nhốt chuồng | Dịch Vụ L...
Dự án Đầu tư Trồng cây Dược liệu Kết hợp Chăn Nuôi Dê nhốt chuồng | Dịch Vụ L...Dự án Đầu tư Trồng cây Dược liệu Kết hợp Chăn Nuôi Dê nhốt chuồng | Dịch Vụ L...
Dự án Đầu tư Trồng cây Dược liệu Kết hợp Chăn Nuôi Dê nhốt chuồng | Dịch Vụ L...Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt
 

What's hot (20)

Luận văn: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HOT
 
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk LắkLuận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk
 
Luận văn: Quản lý đất đai đô thị tại huyện Vân Đồn, Quảng Ninh
Luận văn: Quản lý đất đai đô thị tại huyện Vân Đồn, Quảng NinhLuận văn: Quản lý đất đai đô thị tại huyện Vân Đồn, Quảng Ninh
Luận văn: Quản lý đất đai đô thị tại huyện Vân Đồn, Quảng Ninh
 
Luận văn: Quản lý cơ sở vật chất ở Trường ĐH Tiền Giang, HOT
Luận văn: Quản lý cơ sở vật chất ở Trường ĐH Tiền Giang, HOTLuận văn: Quản lý cơ sở vật chất ở Trường ĐH Tiền Giang, HOT
Luận văn: Quản lý cơ sở vật chất ở Trường ĐH Tiền Giang, HOT
 
Luận văn: Công tác quản lý hành chính văn phòng tại Công ty, 9đ
Luận văn: Công tác quản lý hành chính văn phòng tại Công ty, 9đLuận văn: Công tác quản lý hành chính văn phòng tại Công ty, 9đ
Luận văn: Công tác quản lý hành chính văn phòng tại Công ty, 9đ
 
Đề tài: Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực công ty vận tải Phượng ...
Đề tài: Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực công ty vận tải Phượng ...Đề tài: Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực công ty vận tải Phượng ...
Đề tài: Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực công ty vận tải Phượng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp quản trị nguồn nhân lực tại công ty hay, free
Khóa luận tốt nghiệp quản trị nguồn nhân lực tại công ty hay, freeKhóa luận tốt nghiệp quản trị nguồn nhân lực tại công ty hay, free
Khóa luận tốt nghiệp quản trị nguồn nhân lực tại công ty hay, free
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Giáo Dục về Thực Trạng Quản Lý Hoạt Động Định Hư...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Giáo Dục về Thực Trạng Quản Lý Hoạt Động Định Hư...Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Giáo Dục về Thực Trạng Quản Lý Hoạt Động Định Hư...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Giáo Dục về Thực Trạng Quản Lý Hoạt Động Định Hư...
 
Báo cáo: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại xã Bu khánh
Báo cáo: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại xã Bu khánhBáo cáo: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại xã Bu khánh
Báo cáo: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại xã Bu khánh
 
Đề tài tốt nghiệp: Quản trị nguồn nhân lực tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC, HAY!
Đề tài tốt nghiệp: Quản trị nguồn nhân lực tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC, HAY!Đề tài tốt nghiệp: Quản trị nguồn nhân lực tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC, HAY!
Đề tài tốt nghiệp: Quản trị nguồn nhân lực tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC, HAY!
 
Quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học cơ sở thuộc thành phố Cà Mau, t...
Quản lý hoạt động dạy học ở  trường trung học cơ sở thuộc thành phố Cà Mau, t...Quản lý hoạt động dạy học ở  trường trung học cơ sở thuộc thành phố Cà Mau, t...
Quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học cơ sở thuộc thành phố Cà Mau, t...
 
Dự án đầu tư xây dựng trung tâm thương mại sinh thái
Dự án đầu tư xây dựng trung tâm thương mại sinh tháiDự án đầu tư xây dựng trung tâm thương mại sinh thái
Dự án đầu tư xây dựng trung tâm thương mại sinh thái
 
Luận văn:Quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Luận văn:Quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thônLuận văn:Quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Luận văn:Quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn
 
Luận văn: Tạo động lực lao động thông qua chính sách đãi ngộ tài chính của Cơ...
Luận văn: Tạo động lực lao động thông qua chính sách đãi ngộ tài chính của Cơ...Luận văn: Tạo động lực lao động thông qua chính sách đãi ngộ tài chính của Cơ...
Luận văn: Tạo động lực lao động thông qua chính sách đãi ngộ tài chính của Cơ...
 
Luận văn: Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh miền núi
Luận văn: Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh miền núiLuận văn: Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh miền núi
Luận văn: Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh miền núi
 
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệpLuận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
 
Đề tài phân tích tài chính công ty Rạng Đông, ĐIỂM 8
Đề tài  phân tích tài chính công ty Rạng Đông, ĐIỂM 8Đề tài  phân tích tài chính công ty Rạng Đông, ĐIỂM 8
Đề tài phân tích tài chính công ty Rạng Đông, ĐIỂM 8
 
Đề tài: Đánh giá chương trình xây dựng nông thôn mới tại Hà Nội
Đề tài: Đánh giá chương trình xây dựng nông thôn mới tại Hà NộiĐề tài: Đánh giá chương trình xây dựng nông thôn mới tại Hà Nội
Đề tài: Đánh giá chương trình xây dựng nông thôn mới tại Hà Nội
 
Luận văn: Đánh giá dự án và lập lịch quản lý dự án tự động, HAY
Luận văn: Đánh giá dự án và lập lịch quản lý dự án tự động, HAYLuận văn: Đánh giá dự án và lập lịch quản lý dự án tự động, HAY
Luận văn: Đánh giá dự án và lập lịch quản lý dự án tự động, HAY
 
Dự án Đầu tư Trồng cây Dược liệu Kết hợp Chăn Nuôi Dê nhốt chuồng | Dịch Vụ L...
Dự án Đầu tư Trồng cây Dược liệu Kết hợp Chăn Nuôi Dê nhốt chuồng | Dịch Vụ L...Dự án Đầu tư Trồng cây Dược liệu Kết hợp Chăn Nuôi Dê nhốt chuồng | Dịch Vụ L...
Dự án Đầu tư Trồng cây Dược liệu Kết hợp Chăn Nuôi Dê nhốt chuồng | Dịch Vụ L...
 

Similar to Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới

Nghiên cứu thực trạng sinh kế của người dân miền núi tại xã xuân nội, huyện t...
Nghiên cứu thực trạng sinh kế của người dân miền núi tại xã xuân nội, huyện t...Nghiên cứu thực trạng sinh kế của người dân miền núi tại xã xuân nội, huyện t...
Nghiên cứu thực trạng sinh kế của người dân miền núi tại xã xuân nội, huyện t...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình DươngQuản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dươngluanvantrust
 
Quản Lý Nhà Nước Về Xây Dựng Nông Thôn Mới Ở Huyện Nghĩa Hành, Tỉnh Quảng Ngãi
Quản Lý Nhà Nước Về Xây Dựng Nông Thôn Mới Ở Huyện Nghĩa Hành, Tỉnh Quảng NgãiQuản Lý Nhà Nước Về Xây Dựng Nông Thôn Mới Ở Huyện Nghĩa Hành, Tỉnh Quảng Ngãi
Quản Lý Nhà Nước Về Xây Dựng Nông Thôn Mới Ở Huyện Nghĩa Hành, Tỉnh Quảng NgãiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Xây Dựng Nông Thôn MớiLuận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Xây Dựng Nông Thôn MớiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận án: Nâng cao hiệu quả phát triển nông nghiệp ở miền núi tỉnh Thanh Hóa
Luận án: Nâng cao hiệu quả phát triển nông nghiệp ở miền núi tỉnh Thanh HóaLuận án: Nâng cao hiệu quả phát triển nông nghiệp ở miền núi tỉnh Thanh Hóa
Luận án: Nâng cao hiệu quả phát triển nông nghiệp ở miền núi tỉnh Thanh HóaViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
đáNh giá nhận thức của người dân về công tác thu gom, phân loại và xử lý chất...
đáNh giá nhận thức của người dân về công tác thu gom, phân loại và xử lý chất...đáNh giá nhận thức của người dân về công tác thu gom, phân loại và xử lý chất...
đáNh giá nhận thức của người dân về công tác thu gom, phân loại và xử lý chất...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Quản lý Nhà nước về việc làm của thanh niên ở nông thôn - Từ thực tiễn huyện ...
Quản lý Nhà nước về việc làm của thanh niên ở nông thôn - Từ thực tiễn huyện ...Quản lý Nhà nước về việc làm của thanh niên ở nông thôn - Từ thực tiễn huyện ...
Quản lý Nhà nước về việc làm của thanh niên ở nông thôn - Từ thực tiễn huyện ...luanvantrust
 
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình DươngQuản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dươngluanvantrust
 
đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và nhận thức của ngườ...
đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và nhận thức của ngườ...đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và nhận thức của ngườ...
đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và nhận thức của ngườ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình DươngQuản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dươngluanvantrust
 
đáNh giá kết quả công tác thực hiện chương trình xây dựng ntm tại xã quảng kh...
đáNh giá kết quả công tác thực hiện chương trình xây dựng ntm tại xã quảng kh...đáNh giá kết quả công tác thực hiện chương trình xây dựng ntm tại xã quảng kh...
đáNh giá kết quả công tác thực hiện chương trình xây dựng ntm tại xã quảng kh...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá kết quả công tác thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại x...
đáNh giá kết quả công tác thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại x...đáNh giá kết quả công tác thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại x...
đáNh giá kết quả công tác thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại x...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn, thành phố Hà NộiLuận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn, thành phố Hà NộiViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn, Hà Nội - Gửi miễn phí qua...
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn, Hà Nội - Gửi miễn phí qua...Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn, Hà Nội - Gửi miễn phí qua...
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn, Hà Nội - Gửi miễn phí qua...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Similar to Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới (20)

Nghiên cứu thực trạng sinh kế của người dân miền núi tại xã xuân nội, huyện t...
Nghiên cứu thực trạng sinh kế của người dân miền núi tại xã xuân nội, huyện t...Nghiên cứu thực trạng sinh kế của người dân miền núi tại xã xuân nội, huyện t...
Nghiên cứu thực trạng sinh kế của người dân miền núi tại xã xuân nội, huyện t...
 
Luận văn: Tạo việc làm cho người lao động nông thôn Tỉnh Thái Nguyên
Luận văn: Tạo việc làm cho người lao động nông thôn Tỉnh Thái NguyênLuận văn: Tạo việc làm cho người lao động nông thôn Tỉnh Thái Nguyên
Luận văn: Tạo việc làm cho người lao động nông thôn Tỉnh Thái Nguyên
 
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình DươngQuản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương
 
Quản Lý Nhà Nước Về Xây Dựng Nông Thôn Mới Ở Huyện Nghĩa Hành, Tỉnh Quảng Ngãi
Quản Lý Nhà Nước Về Xây Dựng Nông Thôn Mới Ở Huyện Nghĩa Hành, Tỉnh Quảng NgãiQuản Lý Nhà Nước Về Xây Dựng Nông Thôn Mới Ở Huyện Nghĩa Hành, Tỉnh Quảng Ngãi
Quản Lý Nhà Nước Về Xây Dựng Nông Thôn Mới Ở Huyện Nghĩa Hành, Tỉnh Quảng Ngãi
 
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang TrạiLuận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Xây Dựng Nông Thôn MớiLuận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Xây Dựng Nông Thôn Mới
 
Luận án: Nâng cao hiệu quả phát triển nông nghiệp ở miền núi tỉnh Thanh Hóa
Luận án: Nâng cao hiệu quả phát triển nông nghiệp ở miền núi tỉnh Thanh HóaLuận án: Nâng cao hiệu quả phát triển nông nghiệp ở miền núi tỉnh Thanh Hóa
Luận án: Nâng cao hiệu quả phát triển nông nghiệp ở miền núi tỉnh Thanh Hóa
 
đáNh giá nhận thức của người dân về công tác thu gom, phân loại và xử lý chất...
đáNh giá nhận thức của người dân về công tác thu gom, phân loại và xử lý chất...đáNh giá nhận thức của người dân về công tác thu gom, phân loại và xử lý chất...
đáNh giá nhận thức của người dân về công tác thu gom, phân loại và xử lý chất...
 
Đề tài: Quản lý xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Bình, HAY
Đề tài: Quản lý xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Bình, HAYĐề tài: Quản lý xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Bình, HAY
Đề tài: Quản lý xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Bình, HAY
 
Luận Văn Tạo Việc Làm Cho Lao Động Nông Thôn Trên Địa Bàn Tỉnh Thái Nguyên
Luận Văn Tạo Việc Làm Cho Lao Động Nông Thôn Trên Địa Bàn Tỉnh Thái NguyênLuận Văn Tạo Việc Làm Cho Lao Động Nông Thôn Trên Địa Bàn Tỉnh Thái Nguyên
Luận Văn Tạo Việc Làm Cho Lao Động Nông Thôn Trên Địa Bàn Tỉnh Thái Nguyên
 
Quản lý Nhà nước về việc làm của thanh niên ở nông thôn - Từ thực tiễn huyện ...
Quản lý Nhà nước về việc làm của thanh niên ở nông thôn - Từ thực tiễn huyện ...Quản lý Nhà nước về việc làm của thanh niên ở nông thôn - Từ thực tiễn huyện ...
Quản lý Nhà nước về việc làm của thanh niên ở nông thôn - Từ thực tiễn huyện ...
 
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình DươngQuản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương
 
đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và nhận thức của ngườ...
đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và nhận thức của ngườ...đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và nhận thức của ngườ...
đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và nhận thức của ngườ...
 
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình DươngQuản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương
 
đáNh giá kết quả công tác thực hiện chương trình xây dựng ntm tại xã quảng kh...
đáNh giá kết quả công tác thực hiện chương trình xây dựng ntm tại xã quảng kh...đáNh giá kết quả công tác thực hiện chương trình xây dựng ntm tại xã quảng kh...
đáNh giá kết quả công tác thực hiện chương trình xây dựng ntm tại xã quảng kh...
 
đáNh giá kết quả công tác thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại x...
đáNh giá kết quả công tác thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại x...đáNh giá kết quả công tác thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại x...
đáNh giá kết quả công tác thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại x...
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn,Hà Nội, HOT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn,Hà Nội, HOTLuận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn,Hà Nội, HOT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn,Hà Nội, HOT
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn, thành phố Hà NộiLuận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn, Hà Nội - Gửi miễn phí qua...
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn, Hà Nội - Gửi miễn phí qua...Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn, Hà Nội - Gửi miễn phí qua...
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn, Hà Nội - Gửi miễn phí qua...
 
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới huyện Sóc Sơn, Hà Nội, HAY
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới huyện Sóc Sơn, Hà Nội, HAYĐề tài: Xây dựng nông thôn mới huyện Sóc Sơn, Hà Nội, HAY
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới huyện Sóc Sơn, Hà Nội, HAY
 

More from Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877

Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeBáo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkBáo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiLuận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamLuận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnLuận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởLuận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoLuận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịLuận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtTiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhTiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTTiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận môn lịch sử văn minh thế giới - con người thời kỳ Phục Hưng
Tiểu luận môn lịch sử văn minh thế giới - con người thời kỳ Phục HưngTiểu luận môn lịch sử văn minh thế giới - con người thời kỳ Phục Hưng
Tiểu luận môn lịch sử văn minh thế giới - con người thời kỳ Phục HưngDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận lịch sử văn minh Thế Giới - Kiến trúc Trung Hoa cổ đại
Tiểu luận lịch sử văn minh Thế Giới - Kiến trúc Trung Hoa cổ đạiTiểu luận lịch sử văn minh Thế Giới - Kiến trúc Trung Hoa cổ đại
Tiểu luận lịch sử văn minh Thế Giới - Kiến trúc Trung Hoa cổ đạiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

More from Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877 (20)

Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeBáo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
 
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkBáo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
 
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
 
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiLuận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thốngLuận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
 
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamLuận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
 
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnLuận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
 
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởLuận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
 
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoLuận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
 
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịLuận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
 
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtTiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafeTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhTiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
 
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn THTiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
 
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTTiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
 
Tiểu luận môn lịch sử văn minh thế giới - con người thời kỳ Phục Hưng
Tiểu luận môn lịch sử văn minh thế giới - con người thời kỳ Phục HưngTiểu luận môn lịch sử văn minh thế giới - con người thời kỳ Phục Hưng
Tiểu luận môn lịch sử văn minh thế giới - con người thời kỳ Phục Hưng
 
Tiểu luận lịch sử văn minh Thế Giới - Kiến trúc Trung Hoa cổ đại
Tiểu luận lịch sử văn minh Thế Giới - Kiến trúc Trung Hoa cổ đạiTiểu luận lịch sử văn minh Thế Giới - Kiến trúc Trung Hoa cổ đại
Tiểu luận lịch sử văn minh Thế Giới - Kiến trúc Trung Hoa cổ đại
 

Recently uploaded

Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1mskellyworkmail
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...VnTh47
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họchelenafalet
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf4pdx29gsr9
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docxasdnguyendinhdang
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnKabala
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Recently uploaded (20)

Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
 

Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới

  • 1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HOÀNG VĂN PHONG GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN NA RÌ, TỈNH BẮC KẠN Tải tài liệu qua zalo 0936.885.877 Dịch vụ làm luận văn luanvantrithuc.com LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THÁI NGUYÊN - 2019
  • 2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HOÀNG VĂN PHONG GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔNMỚI TẠI HUYỆN NA RÌ, TỈNH BẮC KẠN Ngành: Phát triển nông thôn Mã số ngành: 8.62.01.16 LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Văn Thái THÁI NGUYÊN - 2019
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn: “Giải pháp huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Đề tài hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Các thông tin sử dụng trong đề tài đã được chỉ rõ nguồn gốc, các tài liệu tham khảo được trích dẫn đầy đủ. Thái Nguyên, tháng 8 năm 2019 Tác giả Hoàng Văn Phong
  • 4. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện để tôi có cơ hội được học tập và nghiên cứu tại Trường. Tôi xin chân thành cảm ơn đến toàn thể quý thầy cô Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Phòng Quản lý sau đại học - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, đã tận tình truyền đạt kiến thức, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Nguyễn Văn Thái đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các hộ nông dân, cán bộ các cấp, các tổchức đoàn thể, các phòng, ban, ngành thuộc huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn đã giúp đỡ tôi thu thập các tài liệu và số liệu phục vụ cho luận văn trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu trên địa bàn. Trong thời gian nghiên cứu vì nhiều lý do chủ quan và khách quan nên không tránh khỏi những sai sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy, cô giáo, bạn bè đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 8 năm 2019 Tác giả Hoàng Văn Phong
  • 5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................i LỜI CẢM ƠN ...........................................................................................ii MỤC LỤC................................................................................................iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .........................................................vi DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................vii TRÍCH YẾU LUẬN VĂN.......................................................................ix MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................ 1 2. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu ............................................................. 2 3. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 3 4. Phạm vi nghiên cứu............................................................................... 3 5. Những đóng góp mới của luận văn ....................................................... 3 Chương 1.CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI..................................... 4 1.1. Cơ sở lý luận của đề tài...................................................................... 4 1.1.1. Một số khái niệm, thuật ngữ............................................................ 4 1.1.2. Nông thôn mới và mục tiêu, chức năng và đặc trưng cơ bản của nông thôn mới ........................................................................................... 7 1.1.3. Đặc điểm và yêu cầu nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới.....16 1.1.4. Huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới.......................18 1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới 23 1.2. Cơ sở thực tiễncủa việc sử dụng nguồn lực trong xây dựng NTM..25 1.2.1. Sử dụng nguồn lực cho xây dựng NTM tại một số nước trên thế giới....................................................................................................25 1.2.2. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới tại Việt Nam....................29 1.2.3. Một số kinh nghiệm được rút ra trong quá trình xây dựng NTM ở huyện Na Rì............................................................................................. 33
  • 6. iv Chương 2.ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................................................................36 2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu...........................................................36 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Na Rì..........................36 2.1.2. Khái quát về đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Na Rì ....................43 2.1.3. Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên trong tiến trình xây dựng nông thôn mới.......................................45 2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................46 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................46 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu.......................................................................46 2.3. Nội dung nghiên cứu........................................................................46 2.4. Phương pháp nghiên cứu..................................................................46 2.5. Các chỉ tiêu và phương pháp thu thập sốliệu ...................................48 2.5.1. Các chỉ tiêu nghiên cứu sự huy động nguồn vốn(tiền) .................48 2.5.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu về sự tham góp cơ sở vậtchất .................48 2.5.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu về sức laođộng........................................49 2.5.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu về sự tham gia ý kiến của cộng đồng.....49 Chương 3.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................50 3.1. Thực trạng xây dựng nông thôn mới ở huyện Na Rì .......................50 3.1.1. Khái quát chung ............................................................................50 3.1.2. Những thuận lợi và khó khăn về kinh tế - xã hội trong tiến trình xây dựng nông thôn mới ................................................................................69 3.2. Kết quả huy động nguồn lực trong xây dựng NTM huyện Na Rì ...70 3.2.1. Nhu cầu nguồn vốn trong xây dựng NTM huyện Na Rì...............70 3.2.2.Kết quả huy động nguồn vốn trong xây dựng NTM huyện Na Rì71 3.2.3. Kết quả huy động nguồn lực trong xây dựng NTM tại 03 xã Nghiên
  • 7. v cứu...........................................................................................................73 3.3. Thuận lợi, khó khăn, bài học kinh nghiệm trong huy động nguồn lực cho xây dựng nông thônmới....................................................................86 3.3.1. Thuận lợi ....................................................................................... 86 3.3.2. Khó khăn ....................................................................................... 87 3.4. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác huy động nguồn lực phục vụ xây dựng NTM trên địa bàn huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn.................... 88 3.4.1. Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện Na Rì giai đoạn 2016-2020................................................................................................ 88 3.4.2. Phương hướng và quan điểm huy động nguồn lực trong xây dựng NTM ....................................................................................................... 90 3.4.3. Một số giải pháp về huy động nguồn lực trong xây dựng NTM tại huyện Na Rì............................................................................................. 91 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................ 101 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. 102
  • 8. vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CNXH Chủ nghĩa xã hội CNH - HĐH Công nghiệp hóa - hiện đại hóa ĐTN, HPN, HND Đoàn thanh niên, hội phụ nữ, hội nông dân GTNT Giao thông nông thôn HTX Hợp tác xã NTM Nông thôn mới SU Phong trào làng mới UBND Ủy ban nhân dân XDNTM Xây dựng nông thôn mới
  • 9. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Nội dung 19 tiêu chí trong Bộ tiêu chí quốc gia về NTM ...............................................................................12 Bảng 1.2: Tổng hợp kết quả thực hiện theo tiêu chí nông thôn mới của huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn .................................30 Bảng 1.3: Kết quả xây dựng nông thôn mới tại huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.........................................................................32 Bảng 3.1. Tình hình thực hiện tiêu chí giao thông..........................59 Bảng 3.2. Tình hình thực hiện tiêu chí thủy lợi ..............................60 Bảng 3.3. Tình hình thực hiện tiêu chí về điện nông thôn..............61 Bảng 3.4. Tình hình thực hiện tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa.......62 Bảng 3.5. Tình hình thực hiện tiêu chí về Thông tin và truyền thông ...............................................................................63 Bảng 3.6. Tình hình thực hiện tiêu chí nhà ở dân cư......................63 Bảng 3.7. Tình hình thực hiện tiêu chí về giáo dục ........................65 Bảng 3.8. Tình hình thực hiện tiêu chí môi trường.........................67 Bảng 3.9. Tình hình thực hiện tiêu chí hệ thống tổ chức chính trị .67 Bảng 3.10. Tổng hợp kết quả thực hiện các tiêu chí trên toàn huyện ..................................................................69 Bảng 3.11. Nhu cầu nguồn vốn trong xây dựng NTM huyện Na Rì(Giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020) .71 Bảng 3.12. Kết quả huy động vốn trong xây dựng NTM(giai đoạn 2011 - 2018)....................................................................71 Bảng 3.13. Nhu cầu nguồn vốn xây dựng NTM tại 03 xã nghiên cứu(giai đoạn 2016 - 2020).............................................74 Bảng 3.14. Kết quả huy động theo nguồn vốn tại 03 xã nghiên cứu (Giai đoạn 2011 - 2018)..................................................75 Bảng 3.15. Vốn huy động nguồn vốn theo các lĩnh vực đầu tư tại 03
  • 10. viii xã nghiên cứu..................................................................77 Bảng 3.16. Kết quả điều tra nguồn cung cấp thông tin chongười dân về chương trình NTM.....................................................79 Bảng 3.17. Kết quả điều tra sự hiểu biết của người dânvề chương trình NTM................................................................................ 80 Bảng 3.18. Kết quả điều tra các hoạt động tham gia ý kiến của người dân vào chương trình NTM ............................................ 81 Bảng 3.19. Kết quả điều tra cán bộ về những hoạt động xây dựngNTM mà người dân tham gia ý kiến......................................... 82 Bảng 3.20. Kết quả huy động cơ sở vật chất của cộng đồng ............ 83 Bảng 3.21. Kết quả điều tra hộ gia đình về huy động công lao độngxây dựng NTM ...................................................................... 84 Bảng 3.22. Kết quả điều tra hộ gia đình về đánh giá tình hình thực hiệnhuy động nguồn lực xây dựng NTM ....................... 85
  • 11. ix TRÍCH YẾU CỦA LUẬN VĂN Tên đề tài “Giải pháp huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới tại huyện Na Rì - tỉnh Bắc Kạn” Huyện Na Rì là huyện miền núi, nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Bắc Kạn, có diện tích tự nhiên là 85.300,00 ha, chiếm 17,54% diện tích tự nhiên tỉnh Bắc Kạn, gồm 21 xã và 01 thị trấn với 233 thôn, bản. Với mục tiêu: - Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nguồn lực và huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới. - Đánh giá thực trạng huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn thời gian qua. - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới việc huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới tại huyện. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm huy động có hiệu quả các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn thời gian tới. Trong phạm vi đề tài này, tôi sử dụng Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp; Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp; Phương pháp xử lý và phân tích thông tin: Toàn bộ sốliệu thu thập được xử lý bởi chương trình Excel trên máy tính được vận dụng trong quá trình nghiên cứu để xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích, phản ánh chân thực hiện tượng nghiên cứu, giúp cho việc tổng hợp tài liệu, tính toán các chỉ tiêu được đúng đắn, cũng như giúp cho việc phân tích tài liệu được khoa học, khách quan, phản ánh đúng những nội dung cần nghiên cứu. Các số liệu được xử lý thống kê theo phương pháp nghiên cứu tính toán trên Excel. Qua nghiên cứu cho thấy việc huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới tại 3 xã cho thấy, việc huy động nguồn lực chủ yếu tập trung vào vốn từ ngân sách nhà nước cấp chiếm 62,83 % và nguồn vốn huy động từ cộngđồng dân cư chiếm 37,17 %, các xã chưa huy động được nguồn vốn từ các doanh nghiệp và vốn tíndụng.
  • 12. x Kết quả nghiên cứu của luận văn cũng cho thấy để huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới các xã được lựa chọn nghiên cứu trên địa bàn huyện Na Rì đã thực hiện nhiều biện pháp khác nhau. Có nhiều cách làm hay, sáng tạo, và đề tài cũng đưa ra một số giải pháp về huy động nguồn lựccó thể áp dụng cho các địa phương khác được, đólà: Cơ chế, chính sách; nângcaonhậnthứcchongườidân,đẩymạnhtuyêntruyềnvềxâydựngNTM; Triển khai, tổ chức thực hiện có hiệu quả các giải pháp huy động các loại nguồn vốn; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát; đa dạng hóa cácnguồn vốn huy động đầu tư; thực hiện việc kế thừa, lồng ghép các chương trình, dự án triển khai trên địa bàn; hoàn thiện môi trường đầu tư và tăngcường thu hút đầu tư; nâng cao chất lượng công tác quản lý để sử dụng có hiệu quả nguồn lực đầu tư; phát huy vai trò của chủ thể cộng đồng dân cưtrong thực hiện chương trình nông thônmới.
  • 13. 1 MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Sau gần 30 năm thực hiện đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nông nghiệp,nông dân, nông thôn nước ta đã đạt được thành tựu khá toàn diện và to lớn. Tuy nhiên, những thành tựu đó chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của đất nước. Nông nghiệp, nông dân, nông thôn vẫn đang là khu vực chậm phát triển nhất trong nền kinh tế. Đề án xây dựng nông thôn mới là chương trình mục tiêu quốc gia, mang tính thời sự trong giai đoạn2010 - 2020 được thủ tướng chính phủ phê duyệt và cụ thể hóa bằng Nghị quyết số 26-NQ/TW về xác định nhiệm vụ xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Đây là một chương trình tổng thể về phát triển kinh tế, xã hội, chínhtrị và an ninh quốc phòng. Theo đó, nông thôn nước ta trong 10 năm tới sẽ có những thay đổi to lớn cả về diện mạo cũng như về tiềm lực. Nông thôn sẽ được quy hoạch lại vừa gìn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc lại vừa đáp ứng được những đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; chất lượng cuộc sống của nông dân sẽ được nâng cao. Mô hình sản xuất mới sẽ mang lại hiệu quả cũng nhưphát huy được lợi thế của từng địa phương. Qua chương trình xây dựng nông thôn mới, đối tượng được hưởng lợi trực tiếp đó chính là người nông dân. Những định dạng về nông thôn mới không chỉ dừng lại ở mục tiêu tăng mức thu nhập và cải thiện đời sống cho nông dân mà là một sự thay đổi vô cùng to lớn, toàn diện đối với nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Những khó khăn mà người nông dân hiện nay ở nông thôn đang phải đối mặt sẽ được giải quyết một cách căn bản. Quá trình triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, nhiều xã trên địa bàn huyện đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn nhiều vấn đề phát sinh trong quá trình sử dụng các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới. Điều này đã
  • 14. 2 làm ảnh hưởng tới việc hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới ở huyện Na Rì và Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới của tỉnh Bắc Kạn. Để hiểu rõ hơn về thực trạng huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới ở huyện Na Rì đã được triển khai như thế nào? Việc huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới của các địa phương trong huyện chịu ảnh hưởng của những yếu tố nào? Cần có giải pháp gì góp phần nâng cao hiệu quả huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới ở huyện Na Rì thời gian tới? Xuất phát từ thực tế đó tôi lựa chọn đề tài:“Giải pháp huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới tại huyện Na Rì - tỉnh Bắc Kạn” làm đề tài luận văn thạc sỹ. 2. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở đánh giá thực trạng huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn thời gian qua, đề tài đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn thời gian tới. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nguồn lực và huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới. - Đánh giá thực trạng huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn thời gian qua. - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới việc huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới tại huyện. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm huy động có hiệu quả các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn thời gian tới.
  • 15. 3 3. Đối tượng nghiên cứu - Các vấn đề lý luận và thực tiễn về huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn. - Các hoạt động liên quan đến huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn. 4. Phạm vi nghiên cứu 4.1. Phạm vi không gian:Đề tài nghiên cứu tiến hành trên địa bàn huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn. Trong đó chọn 03 xã đại diện cho quá trình xây dựng nông thôn mới huyện Na Rì là xã Kim Lư, Hảo Nghĩa và Xuân Dương. 4.2. Phạm vi thời gian:Số liệu sơ cấp sử dụng để nghiên cứu đề tài từ năm 2018; Số liệu thứ cấp năm 2017, 2018. 4.3. Phạm vi nội dung:Luận văn tập trung nghiên cứu nguồn lực và cách thức huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn. 5. Những đóng góp mới của luận văn Luận văn sẽ chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng tới việc huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn; đưa ra được hệ thống các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần củng cố cơ sở lý luận khoa học trong việc huy động các nguồn lực cho quá trình xây dựn nông thôn mới ở cáchuyện nghèo nói riêng và các tỉnh ở trung du miền núi phía bắc nói chung. Kếtquả nghiên cứu có thể là những cơ sở khoa học cho các nghiên cứu tiếp theo về xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam. Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài giúp cho địa phương xác định được thực trạng, những thuận lợi, khó khăn và các yếu tố ảnh hưởng đến việc huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới. Các giải pháp đề xuất trong đề tài có thể giúp địa phương huy động tốt hơn các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới trong địa bàn nghiên cứu.
  • 16. 4 Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở lý luận của đề tài 1.1.1. Một số khái niệm, thuật ngữ 1.1.1.1. Khái niệm nông thôn và nông thôn mới Nông thôn là khái niệm dùng để chỉ một địa bàn mà ở đó sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, nông thôn có thể được xem xét trên nhiều góc độ kinh tế, chính trị, văn hóa... nông thôn không đơn thuần là khu vực xã hội và cũng là khu vực kinh tế, kinh tế nông nghiệp trong địa bàn nông thôn ngoài nông nghiệp cũng có công nghiệp dịch vụ thường gọi là các hoạt động phi nông nghiệp. Việc phát triển kinh tế nông thôn, từng bước xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm của Đảng và Nhà nước ta hiện nay. Nông thôn mới: Trong Nghị quyết số 26-NQ/TW đưa ra mục tiêu: "Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giầu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường" (Ban chấp hành Trung ương khóa X, 2008). Như vậy, nông thôn mới trước tiên nó phải là nông thôn không phải là thị tứ, thị trấn, thị xã, thành phố và khác với nông thôn truyền thống hiện nay, có thể khái quát gọn theo năm nội dung cơ bản sau: (1) làng xã văn minh, sạch đẹp, hạ tầng hiện đại; (2) sản xuất phát triển bền vững theo hướng kinh tế hàng hóa; (3) đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; (4) bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát triển; (5) xã hội nông thôn an ninh tốt, quản lý dân chủ.
  • 17. 5 1.1.1.2. Khái niệm nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới Nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới được hiểu là tập hợp các yếu tố mà chương trình xây dựng nông thôn mới sử dụng để thực hiện các mục tiêu của chương trình. Khái niệm nguồn lực - Theo quan điểm hệ thống, “Nguồn lực là tất cả những yếu tố và phương tiện mà hệ thống có quyền chi phối, điều khiển, sử dụng để thực hiện mục tiêu của mình. Đối với hệ thống kinh tế - xã hội, có thể chia nguồn lực ra các bộ phận khác nhau như: nguồn nhân lực, nguồn tài lực, nguồn vật lực và nguồn thông tin”. - Những thứ được coi là nguồn lực phải là những thứ được sử dụng hoặc có khả năng sử dụng trong thời kỳ dự kiến phát triển. Tiềm năng chưa đưa được vào sử dụng hoặc chưa có khả năng đưa vào sử dụng thì chưa được xem xét là nguồn lực. Trong các nguồn lực thì nguồn nhân lực có vai trò hết sức quan trọng. Có khá nhiều định nghĩa khác nhau về “nguồn nhân lực”: - Nguồn nhân lực là nguồn lực con người của những tổ chức (với quy mô, loại hình, chức năng khác nhau) có khả năng và tiềm năng tham gia vào quá trình phát triển của tổ chức cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, khu vực, thế giới. Cách hiểu này về nguồn nhân lực xuất phát từ quan niệm coi nguồn lực với các yếu tố vật chất, tinh thần tạo nên năng lực, sức mạnh phục vụ cho sự phát triển nói chung của tổ chức; - Nguồn nhân lực là tổng thể các yếu tố bên trong và bên ngoài của mỗi cá nhân bảo đảm nguồn sáng tạo cùng các nội dung khác cho sự thành công, đạt được mục tiêu của tổ chức. Tuy có những định nghĩa khác nhau tùy theo giác độ tiếp cận nghiên cứu nhưng điểm chung mà ta có thể dễ dàng nhận thấy qua các định nghĩa trên về nguồn nhân lực là:
  • 18. 6 - Số lượng nhân lực: Nói đến nguồn nhân lực của bất kỳ một tổ chức, một địa phương hay một quốc gia nào câu hỏi đầu tiên đặt ra là có bao nhiêu người và sẽ có thêm bao nhiêu người nữa trong tương lai. Đây là những câu hỏi cho việc xác định số lượng nguồn nhân lực. Sự phát triển về số lượng nguồn nhân lực dựa trên hai nhóm yếu tố bên trong (ví dụ: nhu cầu thực tế công việc đòi hỏi phải tăng số lượng lao động) và những yếu tố bên ngoài của tổ chức như sự gia tăng về dân số hay lực lượng lao động do di dân; - Chất lượng nhân lực: Chất lượng nhân lực là yếu tố tổng hợp của nhiều yếu tố bộ phận như trí tuệ, trình độ, sự hiểu biết, đạo đức, kỹ năng, sức khỏe, thẩm mỹ… của người lao động. Trong các yếu tố trên thì trí lực và thể lực là hai yếu tố quan trọng trong việc xem xét đánh giá chất lượng nguồn nhân lực; - Cơ cấu nhân lực: Cơ cấu nhân lực là yếu tố không thể thiếu khi xem xét đánh giá về nguồn nhân lực. Cơ cấu nhân lực thể hiện trên các phương diện khác nhau như cơ cấu trình độ đào tạo, giới tính, độ tuổi… Cơ cấu nguồn nhân lực của một quốc gia nói chung được quyết định bởi cơ cấu đào tạo và cơ cấu kinh tế theo đó sẽ có một tỷ lệ nhất định nhân lực. Chẳng hạn như cơ cấu nhân lực lao động trong khu vực kinh tế tư nhân của các nước trên thế giới phổ biến là 5 - 3 - 1 cụ thể là 5 công nhân kỹ thuật, 3 trung cấp nghề và 1 kỹ sư; đối với nước ta cơ cấu này có phần ngược tức là số người có trình độ đại học, trên đại học nhiều hơn số công nhân kỹ thuật (3). Hay cơ cấu nhân lực về giới tính trong khu vực công của nước ta cũng có những biểu hiện của sự mất cân đối. Tóm lại, nguồn nhân lực là khái niệm tổng hợp bao gồm các yếu tố về số lượng, chất lượng và cơ cấu phát triển người lao động nói chung cả ở hiện tại cũng như trong tương lai, là tiềm năng của mỗi tổ chức, mỗi địa phương, mỗi quốc gia, khu vực và thế giới.
  • 19. 7 1.1.2. Nông thôn mới và mục tiêu, chức năng và đặc trưng cơ bản của nông thôn mới 1.1.2.1. Khái niệm về mô hình nông thôn mới Khái niệm nông thôn mới trước tiên phải là nông thôn chứ không phải thành thị. Thứ hai, là nông thôn mới chứ không phải nông thôn truyền thống. Nếu so sánh giữa nông thôn mới với nông thôn truyền thống, thì nông thôn mới phải bao hàm cả cơ cấu và chức năng mới. Xây dựng nông thôn mới không phải là việc biến làng xã thành các thành thị hay cố định nông dân tại nông thôn, nông dân chính là nguồn động lực quan trọng để xây dựng nông thôn mới. Xây dựng nông thôn mới phải đặt trong bối cảnh đô thị hóa. Trong khi đó, chuyển dịch lao động nông thôn chính là nội dung quan trọng của sự nghiệp xây dựng nông thôn mới với chủ thể là các tổ chức nông dân. Các tổ chức hợp tác xã nông dân kiểu mới đóng một vai trò đặc biệt trong sự nghiệp này. Nhìn chung, mô hình nông thôn mới là mô hình cấp xã, thôn được phát triển toàn diện theo định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, dân chủ và văn minh hóa.Mô hình nông thôn mới được quy định bởi các tính chất: Đáp ứng yêu cầu phát triển; Có sự đổi mới về tổ chức, vận hành và cảnh quan môi trường; Đạt hiệu quả cao nhất trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội; Tiến bộ hơn so với mô hình cũ; Chứa đựng các đặc điểm chung có thể phổ biến và vận dụng trên cả nước (Bộ NN&PTNT, 2010). 1.1.2.2. Mục tiêu của chương trình nông thôn mới - Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại: Cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch. - Xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; Môi trường sinh thái được bảo vệ; Nâng cao sức mạnh của hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng ở nông thôn.
  • 20. 8 - Xây dựng giai cấp nông dân: Củng cố liên minh công nông và đội ngũ tri thức, tạo nền tảng kinh tế - xã hội và chính trị vững chắc, đảm bảo thực hiện thành công CNH - HĐH đất nước theo định hướng XHCN (Bộ NN&PTNT, 2010). 1.1.2.3. Chức năng của nông thôn mới - Chức năng sản xuất nông nghiệp hiện đại Nông thôn là nơi diễn ra phần lớn hoạt động sản xuất nông nghiệp của các quốc gia. Có thể nói, nông nghiệp là chức năng tự nhiên của nông thôn. Chức năng cơ bản của nông thôn là sản xuất các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao. Khác với nông thôn truyền thống, sản xuất nông nghiệp của nông thôn mới bao gồm cơ cấu các ngành nghề mới, các điều kiện sản xuất nông nghiệp hiện đại hoá, ứng dụng phổ biến khoa học kỹ thuật tiên tiến và xây dựng các tổ chức nông nghiệp hiện đại. - Chức năng giữ gìn văn hóa truyền thống Trải qua hàng nghìn năm phát triển, làng xóm ở nông thôn được hình thành dựa trên những cộng đồng có cùng phong tục, tập quán, huyết thống. Quy tắc hành vi của xã hội gồm những người quen được xây dựng trên cơ sở những phong tục tập quán đã hình thành từ lâu đời. Cũng chính văn hoá quê hương đã sản sinh ra những sản phẩm văn hoá tinh thần quý báu như lòng kính lão yêu trẻ, giúp nhau canh gác bảo vệ, giản dị, tiết kiệm, thật thà, yêu quê hương. Các truyền thống văn hoá quý báu này đòi hỏi phải được giữ gìn và phát triển trong một hoàn cảnh đặc thù. Nông thôn với đặc điểm sản xuất nông nghiệp và tụ cư theo dòng tộc mới là môi trường thích hợp nhất để giữ gìn và kế tục văn hoá quê hương. - Chức năng sinh thái Các cảnh quan nông thôn với những đặc trưng riêng đã hình thành nên màu sắc văn hoá làng xã đặc thù, thể hiện các tư tưởng triết học như trời đất giao hoà, thuận theo tựnhiên, tôn trọng tự nhiên, mưu cầu phát triển hài hoà cũng như chú trọng sự kế tục phát triển của các dòng tộc.
  • 21. 9 Để đảm bảo giữ gìn được văn hóa truyền thống tốt đẹp của nông thôn, việc xây dựng nông thôn mới không được phá vỡ các cảnh quan làng xã mang tính khu vực đã được hình thành trong lịch sử, làm ảnh hưởng đến sự hài hoà vốn có của nông thôn, làm mất đi bản sắc làng quê nông thôn vì điều này không những hạn chế tác dụng của nông thôn mà còn có tác động tiêu cực đến việc giữ gìn sinh thái cảnh quan nông thôn và cảnh quan văn hoá truyền thống. 1.1.2.4. Những đặc trưng cơ bản của mô hình nông thôn mới - Được xây dựng trên đơn vị cơ bản là cấp làng - xã. - Vai trò của người dân được nâng cao, nêu cao tinh thần tự chủ của nông dân. - Người dân chủ động trong việc xây dựng kế hoạch phát triển, thu hút sự tham gia đầy đủ của các thành viên trong nông thôn nhằm đạt được mục tiêu đề ra có tính hiệu quả cao. - Việc thực hiện kế hoạch dựa trên nền tảng phát huy nguồn lực của bản thân người dân thay cho việc dựa vào hỗ trợ từ bên ngoài là chính. - Các tổ chức nông dân hoạt động mạnh, có tính hiệu quả cao. 1.1.2.5. Nguyên tắc xây dựng nông thôn mới (1) Các nội dung, hoạt động của Chương trình xây dựng nông thôn mới phải hướng tới mục tiêu thực hiện 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới ban hành tại Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020; (2) Phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư địa phương là chính, Nhà nước đóng vai trò định hướng, ban hành các tiêu chí, quy chuẩn, chính sách, cơ chế hỗ trợ, đào tạo cán bộ và hướng dẫn thực hiện. Các hoạt động cụ thể do chính cộng đồng người dân ở thôn, xã bàn bạc dân chủ để quyết định và tổ chức thực hiện.
  • 22. 10 (3) Kế thừa và lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hỗ trợ có mục tiêu, các chương trình, dự án khác đang triển khai trên địa bàn nông thôn. (4) Thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới phải gắn với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương, có quy hoạch và cơ chế đảm bảo thực hiện các quy hoạch xây dựng nông thôn mới đã được cấp có thẩm quyền xây dựng. (5) Công khai, minh bạch về quản lý, sử dụng các nguồn lực; tăng cường phân cấp, trao quyền cho cấp xã quản lý và tổ chức thực hiện các công trình, dự án của Chương trình xây dựng nông thôn mới; phát huy vai trò làm chủ của người dân và cộng đồng, thực hiện dân chủ cơ sở trong quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát đánh giá. (6) Xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, cấp ủy đảng, chính quyền đóng vai trò chỉ đạo, điều hành quá trình xây dựng quy hoạch, đề án, kế hoạch, và tổ chức thực hiện. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị, xã hội vận động mọi tầng lớp nhân dân phát huy vai trò chủ thể trong xây dựng nông thôn mới. 1.1.2.6.Chủ thể xây dựng nông thôn mới Có người cho rằng chủ thể xây dựng nông thôn phải là chính quyền. Tuy nhiên, trên thực tế, người nông dân mới thực sự là chủ thể xây dựng nông thôn. Đó không phải do nhà nước không có đủ tiềm lực kinh tế để đóng vai trò chủ thể này, mà cho dù tiềm lực kinh tế của nhà nước có mạnh đi chăng nữa thì cũng không thể thiếu sự tham gia đóng góp tích cực của chính tầng lớp nông dân. Hiển nhiên nói người nông dân ở đây không phải chỉ đơn thuần là cá thể nông dân, mà phải được hiểu là các tổ chức nông dân. Trong công cuộc xây dựng nông thôn mới, người nông dân phải tham gia từ khâu quy hoạch, cho đến góp công, góp của và phần lớn trực tiếp lao động sản xuất trong quá trình làm ra của cải vật chất, giữ gìn bản sắc văn hóa
  • 23. 11 dân tộc, đồng thời cũng là người hưởng lợi từ thành quả của nông thôn mới. Chính vì vậy, nông dân là chủ thể xây dựng nông thôn mới là yếu tố vừa đảm bảo cho sự nghiệp xây dựng nông thôn mới thành công, vừa đảmbảo phát huyđược vai trò tích cực của nông dân (Chính phủ, 2008). 1.1.2.7. Tiêu chí xây dựng nông thôn mới Căn cứ Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020; Căn cứ Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020; Căn cứ Quyết định số 69/QĐ-BNN-VPĐP ngày 09/01/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành sổ tay hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020; Căn cứ Quyết định số 41/2016/QĐ-TTg ngày 10/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ ngày Quyết định ban hành quy chế quản lý, điều hành thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. * Các nhóm tiêu chí: Gồm 5 nhóm Nhóm I: Quy hoạch (có 01 tiêu chí). Nhóm II: Hạ tầng kinh tế - xã hội (có 08 tiêu chí). Nhóm III: Kinh tế và tổ chức sản xuất (có 04 tiêu chí). Nhóm IV: Văn hóa - xã hội - môi trường (có 04 tiêu chí). Nhóm V: Hệ thống chính trị (có 02 tiêu chí).
  • 24. 12 Bảng 1.1. Nội dung 19 tiêu chí trong Bộ tiêu chí quốc gia về NTM TT Tên tiêu chí Nội dung tiêu chí ĐVT Tiêu chuẩn đạt chuẩn I. QUY HOẠCH 1 Quy hoạch 1.1. Có quy hoạch chung xây dựng xã được phê duyệt và được công bố công khai đúng thời hạn Đạt 1.2. Ban hành quy định quản lý quy hoạch chung xây dựng xã và tổ chức thực hiện theo quy hoạch Đạt II. HẠ TẦNG KINH TẾ - XÃ HỘI 2 Giao thông 2.1. Đường xã và đường từ trung tâm xã đến đường huyện được nhựa hóa hoặc bê tông hóa, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm 100% (nhựa hóa hoặc bê tông hóa) 2.2. Đường trục thôn, bản, ấp và đường liên thôn, bản, ấp ít nhất được cứng hóa, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm ≥50% cứng hóa 2.3. Đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa 100% 2.4. Đường trục chính nội đồng đảm bảo vận chuyển hàng hóa thuận tiện quanh năm Đạt 3 Thủy lợi 3.1. Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới và tiêu nước chủ động đạt từ 80% trở lên Đạt 3.2. Đảm bảo đủ Điều kiện đáp ứng yêu cầu dân sinh và theo quy định về phòng chống thiên tai tại chỗ Đạt
  • 25. 13 4 Điện 4.1. Hệ thống điện đạt chuẩn Đạt 4.2. Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn % ≥95% 5 Trường học Tỷ lệ trường học các cấp: mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở có cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đạt chuẩn quốc gia % ≥70% 6 Cơ sở vật chất văn hóa 6.1. Xã có nhà văn hóa hoặc hội trường đa năng và sân thể thao phục vụ sinh hoạt văn hóa, thể thao của toàn xã Đạt 6.2. Xã có điểm vui chơi, giải trí và thể thao cho trẻ em và người cao tuổi theo quy định Đạt 6.3. Tỷ lệ thôn, bản, ấp có nhà văn hóa hoặc nơi sinh hoạt văn hóa, thể thao phục vụ cộng đồng % 100% 7 CSHTt hương mại nông thôn Xã có chợ nông thôn hoặc nơi mua bán, trao đổi hàng hóa Đạt 8 Thông tin và Truyền thông 8.1. Xã có điểm phục vụ bưu chính Đạt 8.2. Xã có dịch vụ viễn thông, internet Đạt 8.3. Xã có đài truyền thanh và hệ thống loa đến các thôn Đạt 8.4. Xã có ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, Điều hành Đạt 9 Nhà ở dân cư 9.1. Nhà tạm, dột nát Không 9.2. Tỷ lệ hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn theo quy định % ≥75% III. KINH TẾ VÀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT
  • 26. 14 10 Thu nhập Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đến năm 2017(triệu đồng/người) Tr.đ ≥26 11 Hộ nghèo Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giai đoạn 2016-2020 % ≤12% 12 Lao động có việc làm Tỷ lệ người có việc làm trên dân số trong độ tuổi lao động có khả năng tham gia lao động % ≥90% 13 Tổ chức sản xuất 13.1. Xã có hợp tác xã hoạt động theo đúng quy định của Luật Hợp tác xã năm 2012 Đạt 13.2. Xã có mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực đảm bảo bền vững Đạt IV. VĂN HÓA - XÃ HỘI - MÔI TRƯỜNG 14 Giáo dục 14.1. Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; phổ cập giáo dục trung học cơ sở Đạt 14.2. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, trung cấp) % ≥70% 14.3. Tỷ lệ lao động có việc làm qua đào tạo % ≥25% 15 Y tế 15.1. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế % ≥85% 15.2. Xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế Đạt
  • 27. 15 15.3. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi (chiều cao theo tuổi) % ≤26,7% 16 Văn hóa Tỷ lệ thôn, bản, ấp đạt tiêu chuẩn văn hóa theo quy định % ≥70% 17 Môi trường và an toàn thực phẩm 17.1. Tỷ lệ hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh và nước sạch theo quy định % ≥90% (≥50% nước sạch) 17.2. Tỷ lệ cơ sở sản xuất - kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, làng nghề đảm bảo quyđịnh về bảo vệ môi trường % 100% 17.3. Xây dựng cảnh quan, môi trường xanh - sạch - đẹp, an toàn Đạt 17.4. Mai táng phù hợp với quy định và theo quy hoạch Đạt 17.5. Chất thải rắn trên địa bàn và nước thải khu dân cư tập trung, cơ sở sản xuất - kinh doanh được thu gom, xử lý theo quy định Đạt 17.6. Tỷ lệ hộ có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch % ≥70% 17.7. Tỷ lệ hộ chăn nuôi có chuồng trại chăn nuôi đảmbảo vệ sinh môi trường % ≥60% 17.8. Tỷ lệ hộ gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tuân thủ các quy địnhvềđảmbảo an toànthựcphẩm % 100% V. HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ
  • 28. 16 18 Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp Luật 18.1. Cán bộ, công chức xã đạt chuẩn Đạt 18.2. Có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo quy định Đạt 18.3. Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn "trong sạch, vững mạnh" Đạt 18.4. Tổ chức chính trị - xã hội của xã đạt loại khá trở lên % 100% 18.5. Xã đạt chuẩn tiếp cận pháp Luật theo quy định Đạt 18.6. Đảm bảo bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình; bảo vệ và hỗ trợ những người dễ bị tổn thương trong các lĩnh vực của gia đình và đời sống xã hội Đạt 19 Quốc phòng vàAn ninh 19.1. Xây dựng lực lượng dân quân “vững mạnh, rộng khắp” và hoàn thành các chỉ tiêu quốc phòng Đạt 19.2. Xã đạt chuẩn an toàn về an ninh, trật tự xã hội và đảm bảo bình yên: không có khiếu kiện đông người kéo dài; không để xảy ra trọng án; tội phạm và tệ nạn xã hội (ma túy, trộm cắp, cờ bạc, nghiện hút) được kiềm chế, giảm liên tục so với các năm trước Đạt (Nguồn: Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ) 1.1.3. Đặc điểm và yêu cầu nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới
  • 29. 17 1.1.3.1. Các loại nguồn lực cần thiết cho xây dựng nông thôn mới Theo quan điểm hệ thống “Nguồn lực là tất cả những yếu tố và phương tiện mà hệ thống có quyền chi phối, điều khiển, sử dụng để thực hiện mục tiêu của mình. Đối với hệ thống kinh tế - xã hội, có thể chia nguồn lực ra các bộ phận khác nhau như: nguồn nhân lực, nguồn tài lực, nguồn vật lực và nguồn thông tin”. Những thứ được coi là nguồn lực phải là những thứ được sử dụng hoặc có khả năng sử dụng trong thời kỳ dự kiến phát triển. Tiềm năng chưa đưa được vào sử dụng hoặc chưa có khả năng đưa vào sử dụng thì chưa được xem xét là nguồn lực. Theo nghĩa hẹp: nguồn lực thường được hiểu là tổng thể các nguồn lực vật chất cho phát triển, ví dụ tài nguyên thiên nhiên, tài sản vốn bằngtiền... Theo nghĩa rộng: nguồn lực được hiểu gồm tất cả những lợi thế, tiềm năng vật chất và phi vật chất để phục vụ cho một mục tiêu phát triển nhất định. Nguồn lực thực hiện xây dựng nông thôn mới được hiểu là tổng thể các nguồn vật chất tự nhiên, tiền, nhân lực, vật lực và giá trị của các yếu tố xã hội có được từ các nguồn khác nhau (ngân sách trung ương và địa phương, đầu tư & tín dụng từ các cá nhân và tổ chức, từ dân cư và cộng đồng; nguồn tài trợ, cho biếu tặng…) có thể huy động vào xây dựng NTM. Nguồn lực có vai trò vô cùng quan trọng trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Hiểu và đánh giá đúng, phát huy tối đa các nguồn lực sẽ góp phần thúc đẩy quá trình thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới ở các địa phương/vùng miền. Các nguồn lực cần thiết cho xây dựng nông thôn mới bao gồm: - Nguồn nhân lực cần thiết cho xây dựng nông thôn mới là lực lượng cán bộ có kiến thức, kỹ năng... là sức người lao động để cùng hoàn thành các công trình công ích.
  • 30. 18 - Nguồn vật lực cần thiết cho xây dựng nông thôn mới hiện nay chủ yếu là đất đai để phục vụ cho các hoạt động xây dựng đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng... mở rộng hệ thống kênh mương nội đồng. - Nguồn tài lực cần thiết cho xây dựng nông thôn mới chính là kinh phí tài chính đầu tư cho xây dựng nông thôn mới. Hiện tại, kinh phí để thực hiện xây dựng nông thôn mới được chia làm 3 phần: một phần ngân sách Nhà nước hỗ trợ, một phần là doanh nghiệp bên ngoài đầu tư, phần thứ ba là huy động nguồn vốn trong nhân dân, hay còn được gọi là “vốn xã hội hoá”. 1.1.3.2. Đặc điểm các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới - Nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới một phần được Nhà nước phân bổ; - Phần lớn nguồn lực còn lại phải do huy động từ các nguồn khác: + Nguồn nhân lực được huy động từ sức lao động của người dân. + Nguồn lực đất đai trong quá trình huy động có thể gặp khó khăn do quỹ đất ở nông thôn còn ít, giá trị cao, ít có thể huy động được. + Nguồn tài lực cũng là một trong những nguồn lực khó huy động do thu nhập của người dân nông thôn còn thấp. 1.1.4. Huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới 1.1.4.1. Khái niệm huy động nguồn lực Huy động nguồn lực là thuật ngữ được sử dụng để mô tả tiến trình thu hút và tập hợp tiền hoặc các nguồn lực khác từ nguồn ngân sách nhà nước,các cá nhân, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, các quỹ nhân đạo. Huy động nguồn lực là việc đổi một nguồn lực đang có để lấy tiền hoặc một nguồn lực cần thiết khác. 1.1.4.2. Nội dung của việc huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới * Công tác tuyêntruyền Tổ chức phát động, tuyên truyền, phổ biến, vận động từ trung ương đến cơ sở, để mọi tầng lớp nhân dân hiểu và cả hệ thống chính trị tham gia.Thường
  • 31. 19 xuyên cập nhật, đưa tin về các mô hình, các điển hình tiên tiến, sáng kiến và kinh nghiệm hay về xây dựng nông thôn mới, huy động nguồn lực để xây dựng nông thôn mới trên các phương tiện thông tin đại chúng để phổ biến và nhân rộng các mô hình này; Phát động phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới trong toàn quốc. Nội dung xây dựng nông thôn mới phải trở thành một nhiệm vụ chính trị của địa phương và các cơ quan có liên quan. * Cơ chế huy động vốn Thực hiện đa dạng hóa các nguồn vốn huy động để triển khai thực hiện chương trình này. Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn của các chương trình mục tiêu quốc gia; các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn, cụ thể: -Vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu đang triển khai trên địa bàn nông thôn và tiếp tục triển khai trong những năm tiếp theo gồm: chương trình giảm nghèo; chương trình quốc gia về việc làm; chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; chương trình phòng, chống tội phạm; chương trình dân số và kế hoạch hóa gia đình; chương trình phòng, chống một số bệnh xã hội, bệnh nguy hiểm và HIV/AIDS chương trình thích ứng biến đổi khí hậu; chương trình về văn hóa; chương trình giáo dục đào tạo; chương trình 135; hỗ trợ khám chữa bệnh cho người nghèo, cho trẻ em dưới 6 tuổi…; đầu tư kiên cố hóa trường, lớp học; kiên cố hóa kênhmương; phát triển đường giaothông nông thôn; phát triểncơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản, làng nghề…; -Vốn ngân sách hỗ trợ trực tiếp của chương trình, gồm: Trái phiếu Chính phủ; Huy động tối đa nguồn lực của địa phương (tỉnh, huyện, xã) để tổ chức triển khai Chương trình. Hội đồng nhân dân tỉnh quy định tăng tỷ lệ vốn thu được từ đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn xã (sau khi đã trừ đi chi phí) để lại cho ngân sách xã, ít nhất 70% thực hiện các nội dung xây dựng nông thôn mới;
  • 32. 20 Huy động vốn đầu tư của doanh nghiệp đối với các công trình có khả năng thu hồi vốn trực tiếp; doanh nghiệp được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước hoặc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được ngân sách nhà nước hỗ trợ sau đầu tư và được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật; Các khoản đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện của nhân dân trong xã cho từng dự án cụ thể, do Hội đồng nhân dân xã thông qua; Các khoản viện trợ không hoàn lại của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho các dự án đầu tư; -Sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn tín dụng: + Vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước được Trung ương phân bổ cho các tỉnh, thành phố theo chương trình kiên cố hóa kênh mương, phát triển đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản và cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn và theo danh mục quy định tại Nghị định số: 106/2008/NĐ- CP, ngày 19 tháng 9 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ; + Vốn tín dụng thương mại theo quy định tại Nghịđịnhsố: 41/2010/NĐ- CP ngày 12 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn. Huy động các nguồn tài chính hợp pháp khác. * Nguyên tắc huy động vốn trong xây dựng nông thônmới Đối với tất cả các xã, hỗ trợ 100% từ ngân sách nhà nước cho: Công tác quy hoạch; xây dựng trụ sở xã; kinh phí cho công tác đào tạo kiến thức về xây dựng nông thôn mới cho cán bộ xã, cán bộ thôn bản, cán bộ hợp tác xã. Hỗ trợ một phần từ ngân sách nhà nước cho: Xây dựng đường giaothông đến trung tâm xã, đường giao thông thôn, xóm; giao thông nội đồng và kênh mương nội đồng; xây dựng trường học đạt chuẩn; xây dựng trạm y tế xã; xây dựng nhà văn hóa xã, thôn, bản; công trình thể thao thôn, bản; xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt, thoát nước thải khu dân cư; phát triển sản xuất và dịch vụ; hạ tầng các khu sản xuất tập trung, tiểu thủ công nghiệp, thủy sản. Giao Hội
  • 33. 21 đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho từng nội dung, công việc cụ thể, bảo đảm phù hợp với thực tế và yêu cầu hỗ trợ của từng địa phương. Mức hỗ trợ từ ngân sách Trung ương cho các địa phương căn cứ điều kiện kinh tế - xã hội để bố trí phù hợp với quy định tại Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Ưu tiên hỗ trợ cho các địa phương khó khăn chưa tự cân đối ngân sách, địa bàn đặc biệt khó khăn và những địa phương làm tốt. Chính quyền địa phương (tỉnh, huyện, xã) không quy định bắt buộc nhân dân đóng góp, chỉ vận động bằng các hình thức thích hợp để nhân dân tự nguyện đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của địa phương. Nhân dân trong xã bàn bạc mức tự nguyện đóng góp cụ thể cho từng dự án, đề nghị Hội đồng nhân dân xã thông qua. Hộ nghèo tham gia trực tiếp lao động để xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của địa phương được chính quyền địa phương xem xét, trả thù laotheo mức phù hợp với mức tiền lương chung của thị trường lao động tại địa phương và khả năng cân đối ngân sách địa phương. Ủy ban nhân dân địa phương xem xét, quyết định mức thù lao cụ thể sau khi trình Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo, hướng dẫn các sở, ban, ngành, huyện, xã triển khai thực hiện. * Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc huy động nguồn lực xây dựng NTM Ban Chỉ đạo tỉnh chịu trách nhiệm trực tiếp, toàn diện về chất lượng, tiến độ, hiệu quả Chương trình trên địa bàn tỉnh. Căn cứ mục tiêu của Chương trình xây dựng NTM giai đoạn 2010 - 2020 và điều kiện thực tế của tỉnh, chỉ đạo Ban Chỉ đạo các huyện xây dựng các chỉ tiêu đạt được theo tiến độ từng năm, từng giai đoạn và kết thúc Chương trình để làm cơ sở giám sát đánh giá kết quả Chương trình trên địa bàn toàn tỉnh. Ban Chỉ đạo tỉnh chỉ đạo các đơn vị, Ban Chỉ đạo các huyện thường xuyên tổ chức kiểm tra thực hiện Chương trình; tổng hợp, báo cáo kết quả đánh giá về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
  • 34. 22 Ban Chỉ đạo tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành, các huyện, các đơn vị liên quan tạo điều kiện để Hội đồng Nhân dân các cấp địa phương, Mặt trận Tổ quốc và cơ quan đoànthể xã hội các cấp,cộng đồng tham gia giám sát vàphối hợp giám sát thực hiện Chương trình. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: -Chủ trì phối hợp các Bộ, ngành liên quan đề xuất kế hoạch và tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình hàng năm, giữa kỳ và khi kết thúc Chương trình; -Phối hợp với Kiểm toán Nhà nước xây dựng kế hoạch kiểm toán thực hiện Chương trình hàng năm trình Chính phủ quyết định. Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc huy động nguồn lực. Mục đích của thanh tra, kiểm tra, giám sát việc huy động các nguồn lực là nhằm phát huy nhân tố tích cực, ngăn ngừa, xử lý những sai phạm gây tổn thất tới lợi ích của Nhà nước, của nhân dân, của các doanh nghiệp, góp phần hoàn thiện chính sách thuế, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Để đạt được mục đích trên, công tác thanh tra, kiểm tra thuế phải tuân thủ những nguyên tắc sau: + Tuân thủ pháp luật. + Chính xác, khách quan. + Công khai, dân chủ, kịp thời. + Bảo vệ bí mật, hiệu quả. * Sự cần thiết phải huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới Trong điều kiện ngân sách nhà nước còn khó khăn, sức dân lại có hạn, trước yêu cầu của công cuộc xây dựng nông thôn mới đã được phát động sâu rộng, do vậy việc huy động nguồn lực cho chương trình xây dựng nông thôn mới phải có những cơ chế ưu đãi, đủ sức hấp dẫn để mờigọi được nhiềudoanh nghiệp về đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nhân tố quan trọng trong tổ chức lại sản xuất, liên kết sản xuất, góp phần phát triển bền vững nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.
  • 35. 23 1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới 1.1.5.1. Nhân tố chính sách của cơ quan nhà nước Nguồn lực từ ngân sách trung ương hỗ trợ còn chưa đảm bảo theo cam kết, nguồn vốn hỗ trợ chuyển về còn chậm đã ảnh hưởng tới kế hoạch và tiếnđộ triển khai thực hiện. Thực tế là các chương trình phát triển cộng đồng, vùng hay ngành đòi hỏi thời gian dài và kinh phí đáng kể để lập kế hoạch và thực hiện. Điều này đòi hỏi việc cam kết mạnh mẽ từ trên là một điều kiện tiên quyết để có sự phân bổ ngân sách và huy động nguồn lực để đảm bảo tính khả thi. 1.1.5.2. Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội Xây dựng nông thôn mới dựa trên nền tảng phát triển sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn, trong khi sản xuất nông nghiệp có điểm xuấtphát thấp, phát triển chưa bền vững, tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro, việc chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ từng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản còn chậm; chưa phát huy tốt các nguồn lực cho đầu tư phát triển sản xuất, chế biến vàtiêu thụ sản phẩmchonôngdân; dịchvụ,ngànhnghềnôngthônpháttriển chưa đa dạng, quy mô nhỏ, ngành hàng phân tán, sử dụng nhiều công lao động, hiệu quả đầu tư thấp; việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn và quá trình đô thị hóa nông thôn còn chậm. 1.1.5.3. Trình độ cán bộ thực hiện chương trình tại các xã Trình độ năng lực cán bộ cơ sở chưa đáp ứng yêu cầu, còn nhiều lúng túng khi triển khai thực hiện. Công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực còn hạn chế, chắp vá, chưa có đội ngũ xây dựng nông thôn mới chuyên nghiệp, cụ thể: Cán bộ được tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ nhưng tình trạng luân chuyển cán bộ thường xuyên, không có cán bộ trực tiếp phụ trách chương trình xây dựng nông thôn mới.
  • 36. 24 1.1.5.4. Năng lực của các chủ thể tham gia huy động nguồn lực để xây dựng nông thôn mới Nguồn lực huy động từ dân cư có xu hướng tăng trong những năm đầu thực hiện nhưng sau đó giảm mạnh. Thực tế huy động nguồn lực ở các địa phương cho thấy, trong những năm đầu thực hiện, đóng góp của dân cư chủ yếu ở việc hiến đất và tài sản trên đất, nhưng những năm sau đó huy động từ dân cư sẽ giảm tương đối và chỉ tập trung ở hình thức đóng góp ngày công lao động và tiền mặt… Do đó, nguồn huyđộng từ dân cư sẽ ảnh hưởng trực tiếp từ kết quả phát triển sản xuất kinh doanh. Nguồn lực huy động từ các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp ở các địa phương và trong cùng địa phương giữa các xã là khác nhau. Điều này phụ thuộc vào đặc thù địa lý, tiềm năng mỗi địa phương. Thường thì các địa phương, các xã gần vùng đô thị trong những năm qua có nguồn thu từ đất khá lớn đã tạo nguồn thực hiện các mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiênở những tỉnh vùng sâu, vùng xa thì nguồn này cũng khá hạn chế. Mặt khác, trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, thị trường nhà đất ảm đạm cũng ảnh hưởng tới nguồn thu từ đất của các địa phương cho xây dựng nông thôn mới. Thị trường vốn và thị trường tín dụng ở nông thôn chưa phát triển mạnh. 1.1.5.5. Cơ chế quản lý quá trình thực hiện việc huy động nguồn lực Chưa có một cơ chế thống nhất trong lồng ghép các nguồn lực từ các chương trình, dự án trên địa bàn. Thực tế các địa phương mới chỉ tiến hành ghép vốn đối với các công việc, mục tiêu có cùng nội dung. Tuy nhiên điều này lại gây khó trong tổng hợp kết quả đạt được của từng dự án, chương trình từ việc ghép các nguồn vốn của các chương trình, dự án trên địa bàn. Nhìn chung cơ chế huy động nguồn lực của các địa phương chưa đủ lực để có thể thu hút sự sẵn sang tham gia của các chủ thể kinh tế, đặc biệt là huy động từ khu vực doanh nghiệp. Đối với huy động nguồn lực xây dựng nông thôn
  • 37. 25 mới từ khu vực ngân hàng được tập trung chủ yếu cho phát triển sản xuất cũng bị giới hạn do trình độ năng lực, khả năng tiếp cận vốn của người dân. Tình trạng nợ xây dựng cơ bản ở các địa phương cũng sẽ là nhân tố ảnh hưởng tới việc huy động nguồn lực của địa phương cho xây dựng nông thôn mới. 1.2. Cơ sở thực tiễncủa việc sử dụng nguồn lực trong xây dựng NTM 1.2.1. Sử dụng nguồn lực cho xây dựng NTM tại một số nước trên thế giới 1.2.1.1. Kinh nghiệm của Hàn Quốc Cuối thập niên 60 của thế kỷ XX, GDP bình quân đầu người của Hàn Quốc chỉ có 85 USD; phần lớn người dân không đủ ăn; 80% dân nông thôn không có điện thắp sáng và phải dùng đèn dầu, sống trong những căn nhà lợp bằng lá. Là nước nông nghiệp trong khi lũ lụt và hạn hán lại xảy ra thường xuyên, mối lo lớn nhất của chính phủ khi đó là làm sao đưa đất nước thoát khỏi đói, nghèo. Phong trào Làng mới (SU) ra đời với 3 tiêu chí: cần cù (chăm chỉ), tự lực vượt khó, và, hợp tác (hiệp lực cộng đồng). Năm 1970, sau những dự án thí điểm đầu tư cho nông thôn có hiệu quả, Chính phủ Hàn Quốc đã chính thức phát động phong trào SU và được nông dân hưởng ứng mạnh mẽ. Họ thi đua cải tạo nhà mái lá bằng mái ngói, đường giao thông trong làng, xã được mở rộng, nâng cấp; các công trình phúc lợi công cộng được đầu tư xây dựng. Phương thức canh tác được đổi mới, chẳng hạn, áp dụng canh tác tổng hợp với nhiều mặt hàng mũi nhọn như nấm và cây thuốc lá để tăng giá trị xuất khẩu. Chính phủ khuyến khích và hỗ trợ xây dựng nhiều nhà máy ở nông thôn, tạo việc làmvà cải thiện thu nhập cho nông dân. Bộ mặt nông thôn Hàn Quốc đã có những thay đổi hết sức kỳ diệu. Chỉ sau 8 năm, các dự án phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn cơ bản được hoàn thành. Trong 8 năm từ 1971-1978, Hàn Quốc đã cứng hóa được 43.631km đường làng nối với đường của xã, trung bình mỗi làng nâng cấp được 1.322m đường; cứng hóa đường ngõ xóm 42.220 km, trung bình mỗi làng là 1.280m;
  • 38. 26 xây dựng được 68.797 cầu (Hàn Quốc là đất nước có nhiều sông suối), kiên cố hóa 7.839km đê, kè, xây 24.140 hồ chứa nước và 98% hộ có điện thắp sáng. Đặc biệt, vì không có quỹ bồi thường đất và các tài sản khác nên việc hiến đất, tháo dỡ công trình, cây cối, đều do dân tự giác bàn bạc, thỏa thuận, ghi công lao đóng góp và hysinh của các hộ cho phong trào. Thắng lợi đó được Hàn Quốc tổng kết thành 6 bài học lớn. Thứ nhất, phát huy nội lực của nhân dân để xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn - phương châm là nhân dân quyết định và làm mọi việc, “nhà nước bỏ ra 1 vật tư, nhân dân bỏ ra 5-10 công sức và tiền của”. Dân quyết định loại công trình, dự án nào cần ưu tiên làm trước, công khai bàn bạc, quyết định thiết kế và chỉ đạo thi công, nghiệm thu công trình. Thứ hai, phát triển sản xuất để tăng thu nhập. Khi kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất được xây dựng, các cơ quan, đơn vị chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, giống mới, khoa học công nghệ giúp nông dân tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, xây dựng vùng chuyên canh hàng hóa. Thứ ba, đào tạo cán bộ phục vụ phát triển nông thôn Hàn Quốc, xác định nhân tố quan trọng nhất để phát triển phong trào SU là đội ngũ cán bộ cơ sở theo tinh thần tự nguyện và do dân bầu. Thứ tư, phát huy dân chủ để phát triển nông thôn. Hàn Quốc thành lập hội đồng phát triển xã, quyết định sử dụng trợ giúp của chính phủ trên cơ sở công khai, dân chủ, bàn bạc để triển khai các dự án theo mức độ cần thiết của địa phương. Thứ năm, phát triển kinh tế hợp tác từ phát triển cộng đồng Hàn Quốc đã thiết lập lại các hợp tác xã (HTX) kiểu mới phục vụ trực tiếp nhu cầu của dân, cán bộ HTX do dân bầu chọn. Phong trào SU là bước ngoặt đối với sự phát triển của HTX hoạt động đa dạng, hiệu quả trong dịch vụ tín dụng, cung cấp đầu vào cho sản xuất, tiếp thị nông sản, bảo hiểm nông thôn và các dịch vụ khác.
  • 39. 27 Thứ sáu, phát triển và bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường bằng sức mạnh toàn dân. Phong trào SU của Hàn Quốc đã biến đổi cộng đồng vùng nông thôn cũ thành cộng đồng nông thôn mới ngày một đẹp hơn và giàu hơn. Khu vực nông thôn trở thành xã hội năng động có khả năng tự tích lũy, tự đầu tư và tự phát triển. Phong trào SU, với mức đầu tư không lớn, đã góp phần đưa Hàn Quốc từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở nên giàu có (Vũ Văn Phúc (2012). 1.2.1.2. Kinh nghiệm của Nhật Bản Từ thập niên 70 của thế kỷ trước, ở tỉnh Oita (miền tây nam Nhật Bản) đã hình thành và phát triển phong trào “Mỗi làng một sản phẩm”, với mục tiêu phát triển vùng nông thôn của khu vực này một cách tương xứng với sự phát triển chung của cả nước Nhật Bản. Trải qua gần 30 năm hình thành và phát triển, Phong trào “Mỗi làng một sản phẩm” ở đây đã thu được nhiều thắng lợi rực rỡ. Sự thành công của phong trào này đã lôi cuốn sự quan tâm không chỉ của nhiều địa phương trên đất nước Nhật Bản mà còn rất nhiều khu vực, quốc gia khác trên thế giới. Một số quốc gia, nhất là những quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đã thu được những thành công nhất định trong phát triển nông thôn của đất nước mình nhờ áp dụng kinh nghiệm phong trào “Mỗi làng một sản phẩm”. Những kinh nghiệm của phong trào “Mỗi làng một sản phẩm” được những người sáng lập, các nhà nghiên cứu đúc rút để ngày càng có nhiều người, nhiều khu vực và quốc gia có thể áp dụng trong chiến lược phát triển nông thôn, nhất là phát triển nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa đất nước mình. 1.2.1.3. Kinh nghiệm của Thái Lan Thái Lan vốn là một nước nông nghiệp truyền thống với dân số nông thôn chiếm khoảng 80% dân số cả nước. Để thúc đẩy sự phát triển bền vững nền nông nghiệp, Thái Lan đã áp dụng một số chiến lược như: Tăng cường vai trò của cá nhân và các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp; đẩy mạnh
  • 40. 28 phong trào học tập, nâng cao trình độ của từng cá nhân và tập thể bằng cách mở các lớp học và các hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn; tăng cường công tác bảo hiểm xã hội cho nông dân, giải quyết tốt vấn đề nợ trong nông nghiệp; giảm nguy cơ rủi ro và thiết lập hệ thống bảo hiểm rủi ro cho nông dân. Đối với các sản phẩm nông nghiệp, Nhà nước đã hỗ trợ để tăng sức cạnh tranh với các hình thức, như tổ chức hội chợ triển lãm hàng nông nghiệp, đẩy mạnh công tác tiếp thị; phân bổ khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách khoa học và hợp lý, từ đó góp phần ngăn chặn tình trạng khai thác tài nguyên bừa bãi và kịp thời phục hồi những khu vực mà tài nguyên đã bị suy thoái; giải quyết những mâu thuẫn có liên quan đến việc sử dụng tài nguyên lâm, thủy hải sản, đất đai, đa dạng sinh học, phân bổ đất canh tác. Trong xây dựng kết cấu hạ tầng, Nhà nước đã có chiến lược trong xây dựng và phân bố hợp lý các công trình thủy lợi lớn phục vụ cho nông nghiệp. Hệ thống thủy lợi bảo đảm tưới tiêu cho hầu hết đất canh tác trên toàn quốc, góp phần nâng cao năng suất lúa và các loại cây trồng khác trong sản xuất nông nghiệp. Chương trình điện khí hóa nông thôn với việc xây dựng các trạm thủy điện vừa và nhỏ được triển khai rộng khắp cả nước… Về lĩnh vực công nghiệp phục vụ nông nghiệp, chính phủ Thái Lan đã tập trung vào các nội dung sau: Cơ cấu lại ngành nghề phục vụ phát triển công nghiệp nông thôn, đồng thời cũng xem xét đến các nguồn tài nguyên, những kỹ năng truyền thống, nội lực, tiềm năng trong lĩnh vực sản xuất và tiếp thị song song với việc cân đối nhu cầu tiêu dùng trong nước và nhập khẩu. Thái Lan đã tập trung phát triển các ngành mũi nhọn như sản xuất hàng nông nghiệp, thủy, hải sản phục vụ xuất khẩu, thúc đẩy mạnh mẽ công nghiệp chế biến nông sản cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, nhất là các nước công nghiệp phát triển. Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm ở Thái Lan phát triển rất mạnh nhờ một số chính sách sau:
  • 41. 29 -Chính sách phát triển nông nghiệp -Chính sách bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm -Mở cửa thị trường khi thích hợp Một số kinh nghiệm trong phát triển nông nghiệp, nông thôn nêu trên cho thấy, những ý tưởng sáng tạo, khâu đột phá và sự trợ giúp hiệu quả của nhà nước trên cơ sở phát huy tính tự chủ, năng động, trách nhiệm của người dân để phát triển khu vực này, có ý nghĩa và vai trò hết sức quan trọng đối với việc công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành công nông nghiệp - tạo nền tảng thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. (Đoàn Thị Hân (2017). 1.2.2. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới tại các huyện lân cận 1.2.2.1.Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới tại huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn Chợ Mới là huyện miền núi nằm ở phía Nam tỉnh Bắc Kạn gồm 16 đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn, với tổng diện tích tự nhiên là 60.651,00 ha (số liệu kiểm kê đất đai năm 2010). Nằm trên trục quốc lộ 3 nối Hà Nội - Bắc Kạn - Bắc Kạn - Cao Bằng, Chợ Mới là huyện có điều kiện về vị trí địa lý thuận lợi bậc nhất trong các huyện của tỉnh Bắc Kạn. Tuy là một huyện thuộc một trong những tỉnh nghèo nhất của cả nước, cũng như mới bắt đầu bước vào xây dựng nông thôn mới, huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn gặp không ít khó khăn. Trong số những chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới, thậm trí có những chỉ tiêu đối với địa phương miền núi nói chung và Chợ Mới nói riêng rất khó để thực hiện thành công. Kết quả khảo sát ban đầu này chỉ làm cơ sở để huyện xây dựng kế hoạch thực hiện những bước tiếp theo nhằm xây dựng thành công mục tiêu nông thôn mới của huyện. Kết quả cụ thể được thể hiện qua bảng số liệu tổng hợp dưới đây: Với nhóm chỉ tiêu về quy hoạch và phát triển quy hoạch của địa phương: có 3 chỉ tiêu và cả 3 chỉ tiêu này huyện đều không đạt được. Đây là khó khăn chung của các địa phương miền núi, với địa hình chia cắt manh mún nên việc quy hoạch gặp nhiềukhó khăn. Hơnnữa với đặc thù phát triển của mình, bản thân chính quyền địa phương cũng chưa chú trọng tới việc quy hoạch phát triển.
  • 42. 30 Bảng 1.2: Tổng hợp kết quả thực hiện theo tiêu chí nông thôn mớicủa huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn Nhóm chỉ tiêu Tổng số chỉ tiêu Chỉ tiêu đạt chuẩn Chỉ tiêu không đạt chuẩn Tỷ lệ hoàn thành (%) Nhóm chỉ tiêu về quy hoạch và phát triển quy hoạch 3 0 3 0 Nhóm chỉ tiêu Hạ tầng kinh tế xã hội 16 5 11 31.25 Nhóm chỉ tiêu về kinh tế và tổ chức sản xuất 4 1 3 25 Nhóm chỉ tiêu về tổ chức về Văn hóa - Xã hội 11 4 7 36.36 Nhóm chỉ tiêu về chính trị - xã hội 5 5 0 100 Tổng số 39 15 24 38.46 Nguồn: UBND Chợ Mới, 2018 Với nhóm chỉ tiêu về hạ tầng kinh tế - xã hội: Hiện nay huyện đã đạt được 5 chỉ tiêu theo tiêu chuẩn, còn lại 11 chỉ tiêu cần phấn đấu xây dựng trong tương lai. Kết quả này là do nguồn vốn đầu tư còn thiếu thốn, các chính sách hỗ trợ từ Nhà nước và chính quyền địa phương cũng chưa thỏa đáng. Mặt khác dân cư chủ yếu là người dân tộc thiểu số nên không có điều kiện kinh tế để đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng. Với nhóm chỉ tiêu về kinh tế và tổ chức sản xuất; huyện đã hoàn thành được 1 chỉ tiêu đạt 25%, còn lại 3 chỉ tiêu chưa thực hiện được. Với trình độ dân trí còn thấp và hoạt động sản xuất còn nhỏ lẻ, việc thành lập các tổ sản xuất là hết sức cần thiết, bên cạnh đó trong thời gian tới huyện còn cần chú trọng phát triển kinh tế của các hộ trong địa bàn.
  • 43. 31 Với nhóm chỉ tiêu về tổ chức văn hóa - xã hội: Nhóm chỉ tiêu này có tổng số 11 chỉ tiêu, hiện huyện Chợ Mới đã hoàn thành 4 chỉ tiêu, trong đó các chỉ tiêu về giáo dục đào tạo còn chưa đạt do dân trí còn thấp chưa chú trọng tới giáo dục, mặt khác thu nhập của người dân cũng chưa đáp ứng được nhu cầu về giáo dục. Với nhóm chỉ tiêu về chính trị - xã hội: Trong số 5 chỉ tiêu, hiện nay địa phương đều đã hoàn thành cả 5 chỉ tiêu này. Có được kết quả này là do chính quyền huyện xã đã tích cực tuyên truyền để người dân giữ vững an ninh trật tự, mặt khác Đảng bộ và chính quyền huyện cũng không ngừng tích cực làm trong sạch vững mạnh đội ngũ cán bộ, tạo lòng tin với nhân dân trên địa bàn. Thêm nữa là có sự hỗ trợ và khuyến khích giúp đội ngũ cán bộ có điều kiện chuẩn hóa về chuyên môn nghiệp vụ. 1.2.2.2. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới tại huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh Sau một thời gian bắt tay vào chủ trương xây dựng nông thôn mới, diện mạo nông thôn của huyện Tiên Du đã có nhiều thay đổi. Đời sống kinh tế và vật chất của người dân trong xã được nâng cao rõ rệt. Tình hình cơ sở vật chất của huyện ngày càng được nâng cao, hệ thống đường giao thông nông thôn ngày càng được kiên cố hóa, nâng cấp, cải thiện giúp cho người dân đi lại thuận tiện hơn. Đặc biệt tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán sản xuất hàng hóa giúp tăng thu nhập cho người dân. Cùng với việc hỗ trợ làm mới, nâng cấp đường giao thông nông thôn, hơn 150 hộ dân cũng đã được hỗ trợ làm nhà vệ sinh hai ngăn, nhiều hộ còn bỏ thêm 5 - 10 triệu đồng để hoàn thiện công trình này. Đến nay, 100% số hộ trong thôn đã có nhà vệ sinh đảm bảo tiêu chí môi trường, nâng cao điều kiện sinh hoạt, hướng đến cuộc sống văn mình, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Nhằm giúp người dân có nơi sinh hoạt văn hóa, học tập trao đổi kinh nghiệm về kỹ thuật canh tác, cũng như chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, huyện đã hỗ trợ 100 triệu đồng để xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng.
  • 44. 32 Tuy vốn Nhà nước hỗ trợ không nhiều nhưng lại là động lực để người dân tham gia tích cực hơn. Nhờ có chương trình xây dựng nông thôn mới mà đời sống người dân ngày càng ổn định. Năm 2013 tỷ lệ số hộ nghèo trong xã giảm hẳn từ 275 xuống còn 185 hộ. Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp tăng rất nhanh, đạt 40%. Thu nhập bình quân đầu người tăng 18.13%. Bảng 1.3: Kết quả xây dựng nông thôn mới tại huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh Nội dung các chỉ tiêu Hiện trạng 2017 Thực hiện 2018 Kế hoạch 2019 Thu nhập bình quân đầu người 8.96 10.59 12 Số hộ nghèo 275 185 <150 Tỷ lệ hộ dùng điện đạt 100% 100% 100% 100% Tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch 100% 100% 100% Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng với trẻ em dưới 5 tuổi 124/1146 trẻ 108/1167 trẻ < 9% Hoàn thành phổ cập các bậc tiểu học, huy động 100% trẻ 6 tuổi được vào lớp TH, THCS TH, THCS TH, THCS, THPT Ổn định hoạt động trung tâm văn hóa thể thao, thư viện Ổn định Ổn định Phát triển Ổn định hoạt động bưu điện văn hóa, nâng mật độ điện thoại cố định lên 80 60 máy/100 dân 70máy/ 100 dân 80máy/ 100 dân Ổn định, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh của Bác sỹ, y tá. Ổn định Ổn định nâng cao đạt chuẩn Nâng cao đạt chuẩn Phấn đấu ổn định tỷ lệ gia đình văn hóa 97.5% 98% 100% Xây dựng đội ngũ cán bộ nòng cốt, các đoàn thể, thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở Đạt Đào tạo Ổn định Đảng bộ trong sạch vững mạnh TSVM TSVM TSVM Nguồn: Số liệu báo cáo huyện Tiên Du, 2018
  • 45. 33 Những năm gần đây, thực hiện chủ trương CNH - HĐH nông thôn, huyện Tiên Du đẩy mạnh đa dạng hóa các hoạt động ngành nghề, phát triển mạnh các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, tạo công ăn việc làm cho người lao động, xây dựng quê hương ngày càng đổi mới. Bên cạnh sản xuất nông nghiệp, huyện Tiên Du còn đẩy mạnh hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp với các ngành nghề khác nhau. Không chỉ phát triển kinh tế, đời sống người dân còn được ấm no, hạnh phúc, đảm bảo hoàn thiện đời sống cả về mặt vất chất và tinh thần. Hiện nay huyện Tiên Du đang tiếp tục xây dựng các dự án chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, đa dạng hóa các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp giúp tạo việc làm và tăng nhanh thu nhập cho nông dân. Để hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng, ngoài ngân sách hỗ trợ theo đề án của Nhà nước, huyện Tiên Du đang có nhiều giải pháp huy động vốn từ nội lực theo phương thức xã hội hóa trong xây dựng nông thôn mới. Tiên Du sẽ huy động sự đóng óp từ nhân dân, đặc biệt là những cơ sở sản xuất trên địa bàn, người dân xa quê để hoàn thiện chương trình xây dựng nông thôn mới cho quê nhà. 1.2.3. Một số kinh nghiệm được rút ra trong quá trình xây dựng NTM ở huyện Na Rì a) Về công tác quy hoạch nôngthôn Quy hoạch xây dựng nông thôn mới là một trong nội dung cơ bản và là bước đi đầu tiên, quan trọng để thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Quy hoạch nông thôn mới là điều kiện tiên quyết, là cơ sở cho đầu tư xây dựng các công trình, chỉnh trang và phát triển nông thôn. Do đó, để thực hiện thành công, chủ động xây dựng nông thôn mới thì công tác lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới cầnđượcquantâmđặcbiệt. Đối với huyện Na Rì, kinh nghiệm trên cần được áp dụng cả về nội dung quy hoạch từng xã về quy hoạch sử dụng đất bố trí dân cư và hạ tầng công cộng; quy hoạch sử dụng đất sản xuất nông nghiệp. Khi quy hoạch phải bảo đảm yêu
  • 46. 34 cầu cơ bản đối với quy hoạch không gian tổng thể toàn xã gồm: các phương án cơ cấu tổ chức không gian và lựa chọn giải pháp phù hợp nhiều mặt của xã đó. Toàn bộ quy hoạch trên phải công khai, phổ biến rộng rãi tới mọi đối tượng. b) Về trình tự tiến hành thựchiện Sau khi đã xác định việc quy hoạch phải đi trước một bước, đồng loạt lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới cho các xã, cần đặc biệt lưu ý đảm bảo yêu cầu về chất lượng các bản quy hoạch. Cái gì cần trước thì quy hoạch trước và tiến hành triển khai thực hiện trước theo quy trình, tiến độ đã có trong quy hoạch. c) Về kinh nghiệm kiểm tra, đôn đốc Trong quá trình lập quy hoạch, triển khai thực hiện từng loại quy hoạch, đề án, điều trước tiên cần có chương trình bài bản, thường xuyên kiểm tra đôn đốc thực hiện, cần tiếp tục hoàn thiện, bổ sung, cụ thể hóa những tiêu chí, mô hình mới chung và có đặc thù riêng cho thôn, xóm và xã. Việc triển khai thực hiện phải tổ chức theo quyhoạchđãđượcphêduyệt,tránhsựbópméo,lệchlạc,khôngđượcphéptùytiện, kiên trì thực hiện đúng quyhoạch. d) Về phát huy vai trò cộng đồng tham gia thực hiện Quá trình tổ chức thực hiện quy hoạch có sự tham gia của cộng đồng là hết sức cần thiết và rất quan trọng. Nơi nào làm tốt công tác tuyên truyền để người dân thấy được trách nhiệm của mình trong cộng đồng làng xã thì nơi đó phong trào xã hội hóa trong xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn sôi động; có sự đồng thuận cao trong Đảng, trong dân thì phong trào ở đó phát triển thuận lợi. Đó là một vấn đề quan trọng nhằm tháo gỡ khó khăn cho các địa phương trong xây dựng nông thôn mới khi nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước còn hạn chế. Việc thành lập Ban giám sát của cộng đồng trên địa bàn xã là hết sức cần thiết.
  • 47. 35 e) Về đào tạo đội ngũ cán bộ cơ sở để thực hiện xây dựng nông thôn mới Hiện nay cán bộ ở cơ sở phần lớn có sự nhiệt tình, có ý thức trách nhiệm với công việc xây dựng nông thôn mới. Tuy vậy, nhiều người do chưa được đào tạocơ bản về các loại như: chuyên môn, kỹ thuật và kiến thức về kinh tế, quản lý kinh tế. Trong khi vấn đề xây dựng nông thôn mới còn rất mới, trách nhiệm quản lý xây dựng nông thôn mới cần cả kiến thức và tâm huyết. Do vậy, việc tập trung đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cả về chuyên môn, lý luận, phẩm chất chính trị cho cán bộ ở cơ sở càng cấp thiết theo từng đối tượng và thời hạn khác nhau. Trước hết tập trung tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ huyện, xã để nắm được vấn đề cơ bản nhất của chươngtrìnhxâydựngnôngthônmới.
  • 48. 36 Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁPNGHIÊN CỨU 2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Na Rì * Vị trí địa lý Huyện Na Rì là huyện miền núi, nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Bắc Kạn, có diện tích tự nhiên là 85.300,00 ha, chiếm 17,54% diện tích tự nhiên tỉnh Bắc Kạn, gồm 21 xã và 01 thị trấn với 233 thôn, bản. - Phía Bắc giáp huyện Ngân Sơn. - Phía Nam giáp huyện Chợ Mới và tỉnh Thái Nguyên. - Phía Đông giáp huyện Bình Gia và Tràng Định (tỉnh Lạng Sơn). - Phía Tây giáp huyện Bạch Thông. Đời sống kinh tế của nhân dân còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, cơ sở hạ tầng như đường giao thông, trường học, điện lưới quốc gia, trạm y tế xã mặc dù đã được Nhà nước quan tâm đầu tư xong vẫn còn nhiều khó khăn. * Địa hình Na Rì có địa hình phức tạp, chủ yếu là đồi núi với nhiều núi đá vôi, thung lũng hẹp, độ dốc lớn, thuộc cánh cung Ngân Sơn. Độ cao trung bình toàn huyện là 500m, cao nhất là núi Phyia Ngoằm (xã Cư Lễ) với độ cao 1.193m, thấp nhất ở xã Kim Lư với độ cao 250m so với mực nước biển. Nhìn tổng thể, địa hình của huyện có hướng thấp dần từ Tây Nam sang Đông Bắc, được chia thành 2 dạng địa hình sau: * Địa hình vùng núi đá Các dãy núi đá trải dài trên hầu hết các địa bàn trong huyện là các xã Kim Hỷ, Ân Tình, Lạng San, Lam Sơn, Hảo Nghĩa, Cư Lễ với độ dốc trên 200. Tại nhiều nơi núi đá còn có độ dốc tới 600 với độ cao thay đổi từ 300m - 500m. Khối núi đá vôi Kim Hỷ được đánh giá là loại địa hình caxtơ trẻ với những đỉnh đá tai mèo, vách đứng, vực sâu, nhiều sông suối chảy ngầm, vô cùng nguy hiểm. * Địa hình vùng núi đất
  • 49. 37 Phân bố ở hầu hết các xã trong huyện, gồm các dãy núi kéo dài liên tiếp nhau có độ cao thay đổi từ 300m - 700m. Địa hình vùng này rất phức tạp, hầu hết các dãy núi được hình thành trên các khối đá mắc ma, biến chất, trầm tích, có đỉnh nhọn, độ dốc lớn. Xen kẽ giữa các dãy núi chạy dọc theo các sông suối lớn có các thung lũng nhỏ hẹp dạng lòng máng hầu hết đã được khai thác để trồng lúa màu. Một số nơi do việc khai thác không hợp lý, độ che phủ thực vật giảm, đất đai bị xói mòn, rửa trôi, hàm lượng các chất dinh dưỡng suy giảm nhiều. Địa hình của huyện Na Rì đã ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành đất, cụ thể là các quá trình rửa trôi và tích luỹ. Quá trình rửa trôi diễn ra mạnh vào mùa mưa ở vùng núi đá chia cắt, dốc nhiều, ở vùng đồi núi thấp có những thung lũng tương đối bằng phẳng, thích nghi với các loại cây lương thực và cây ngắn ngày vùng nhiệt đới. * Thủy văn Trên địa bàn huyện Na Rì có 2 con sông lớn chảy qua, đó là sông Bắc Giang và sông Na Rì. - Sông Bắc Giang: Bắt nguồn từ vùng núi có độ cao 1.200m thuộc xã Thượng Quan (huyện Ngân Sơn), chảy theo hướng Bắc - Nam rồi chuyển sang hướng Tây - Đông qua thị trấn Yến Lạc, đổ vào hệ thống sông Kỳ Cùng, tỉnh Lạng Sơn ở phía Bắc huyện Na Rì. Đoạn chảy qua huyện dài 28,6km trên địa bàn các xã Lương Thượng, Lạng San, Lương Thành, Lam Sơn, thị trấn Yến Lạc và xã Kim Lư. Chiều rộng lòng sông trung bình 40 - 60m, độ chênh cao giữa sông và mặt ruộng khoảng 4 - 5m. Lưu lượng dòng chảy bình quân năm đạt 24,2 m3 /s, vào mùa lũ lưu lượng có thể lên tới 2.100 m3 /s (năm 1979, 1986). Ngoài ra, thượng nguồn sông Bắc Giang còn có một số nhánh suối chính như suối Khuổi Súng, suối Tả Pìn, suối Khuổi Khe là nguồn sinh thuỷ dồi dào cung cấp lượng dòng chảy đáng kể cho sông chính. - Sông Na Rì: Bắt nguồn từ vùng núi đá có độ cao 850m thuộc xã Yên
  • 50. 38 Cư (huyện Chợ Mới) chảy theo hướng Tây Nam - Đông Bắc qua các xã Đổng Xá, Xuân Dương, Dương Sơn, Hảo Nghĩa, Văn Minh và gặp sông Bắc Giang tạiPác Cáp (xã Lương Thành). Sông có chiều dài 55,5km, diện tích lưu vực 540km2 , độ dốc bình quân 22,70%, dòng chảy Q = 9,60m3 /s. Sông Na Rì là hợp lưu của một số suối chính như suối Bản Buốc (xã Liêm Thủy), suối Bản Cháo (xã Đổng Xá), suối Khuổi Lu (xã Quang Phong, Côn Minh, Hảo Nghĩa) với diện tích lưu vực 88km2 và lưu lượng dòng chảy Q = 1,46 m3 /s; suối Cư Lễ với diện tích lưu vực 15km2 và lưu lượng dòng chảy Q = 0,25 m3 /s. Đặc điểm chung của các sông suối trong huyện là có độ dốc lớn, lắm thác nhiều ghềnh. Lưu lượng dòng chảy phân bố không đều trong năm, chủ yếu tập trung vào mùa lũ (chiếm khoảng 60 - 80% tổng lượng dòng chảy trong năm), nên việc khai thác sử dụng gặp khó khăn, đòi hỏi đầu tư lớn. Các nguồn tài nguyên Tài nguyên đất Đất Na Rì chủ yếu được hình thành do sự phong hóa trực tiếp của đá mẹ và một phần hình thànhdosự bồitụ phùsa các hệ thống sông,suối. Toàn huyệngồm có 10 loại được phân thành 2 nhóm chính: Nhóm đất thủy thành và nhóm đất địa thành. * Nhóm đất địa thành (đồi núi) Có diện tích 81.999 ha, chiếm 96,13% diện tích tự nhiên; nhóm đất này gồm các loại đất sau: + Đất Feralít mùn vàng nhạt trên núi cao trên 700 m (FH): loại đất này có diện tích 3.297 ha, chiếm 3,87% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở các xã Cư Lễ, Vũ Loan, Kim Hỷ, Côn Minh, Đổng Xá, Dương Sơn. Hình thành trên các loại đá: Granít, Liparit, phiến thạch biến chất,… tầng đất mỏng, màu vàng nhạt có nhiều đá lộ đầu, địa hình hiểm trở, độ dốc lớn, tỷ lệ mùn cao, mức độ tích luỹ sắt (Fe3+ ), nhôm (Al3+ ) không nhiều bằng vùng núi thấp và vùng trung du. Loại đất này chủ yếu dành cho phát triển lâm nghiệp, tuy nhiên có thể lựa chọn một số nơi để trồng cây ăn quả như: đào, lê, táo, mơ, mận,…