SlideShare a Scribd company logo
1 of 97
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
……………/……………
BỘ NỘI VỤ
……………/……………
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
NGUYỄN VIẾT HƯNG
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CƯ KUIN, TỈNH ĐẮK LẮK
Tải tài liệu nhanh hotline 0936885877
Zalo/viber/tele
Dịch Vụ Làm Luận Văn Thạc Sĩ
Luanvantrithuc.com
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ CÔNG
ĐĂK LĂK – NĂM 2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
……………/……………
BỘ NỘI VỤ
……………/……………
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
NGUYỄN VIẾT HƯNG
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CƯ KUIN, TỈNH ĐẮK LẮK
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ CÔNG
Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 8 34 04 03
NGƯỜIHƯỚNG DẪN KHOAHỌC TS. NGUYỄN VIẾT ĐỊNH
ĐĂK LĂK – NĂM 2021
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, đề tài “Quản lý nhà nước về xây dựng nông
thôn mới trên địa bàn huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk” là công trình nghiên
cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung
thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định.
Tác giả
Nguyễn Viết Hưng
LỜI CẢM ƠN
Sau 2 năm học tập, tôi đã hoàn thành chương trình đào tạo cao học
chuyên ngành Quản lý công. Tôi đã tiến hành nghiên cứu và hoàn thành đề tài
“Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Cư
Kuin, tỉnh Đắk Lắk”. Trong quá trình học tập, nghiên cứu và viết luận văn,
tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các quý thầy, cô giáo giảng dạy
chương trình cao học chuyên ngành Quản lý công, Học viện Hành chính
Quốc gia đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên
cứu và thực hiện luận văn này.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến TS. Nguyễn Viết
Định - người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và đóng góp nhiều ý
kiến quý báu, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn cán bộ, lãnh đạo UBND huyện Cư Kuin,
Văn phòng Điều phối xây dựng Nông thôn mới huyện, Phòng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, Chi cục thống kê khu vực Cư Kuin - Krông Ana và
UBND các xã trên địa bàn huyện Cư Kuin đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ, cộng
tác để giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn cơ quan chủ quản, gia đình, người
thân, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn
này./.
Đắk Lắk, ngày24 tháng 02 năm 2022
Tác giả
Nguyễn Viết Hưng
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài............................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn............................. 2
3. Mục đíchvà nhiệm vụ nghiên cứu của Luận văn................................. 4
3.1. Mục đích....................................................................................... 4
3.2. Nhiệm vụ....................................................................................... 4
4. Đốitượng và phạm vi nghiên cứu....................................................... 5
4.1. Đốitượng...................................................................................... 5
4.2. Phạm vi......................................................................................... 5
5. Phương pháp nghiên cứu.................................................................... 5
5.1. Phương pháp luận........................................................................... 5
5.2. Phương pháp nghiên cứu................................................................ 5
6. ngh a lý luận và thực ti n của luận văn................................................ 6
7. Kết cấu của luận văn.......................................................................... 7
Chương 18. CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY
DỰNG NÔNG THÔN MỚI........................................................................ 8
1.1. Một số khái niệm cơ bản................................................................. 8
1.2. Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới................................ 13
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn
mới 23
1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở một số
địa phương trong nước và những bàihọc rút ra............................................ 25
Tiểu kết chương 1................................................................................ 32
Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CƯ KUIN, TỈNH ĐẮK LẮK
......................................................................................................................... 33
2.1. Giới thiệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Cư Kuin, tỉnh
Đắk Lắk ................................................................................................... 33
2.2. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới
trên địa bàn huyện CưKuin, tỉnh Đắk Lắk.................................................. 38
Tiểu kết chương 2................................................................................ 61
Chương 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LNHÀ
NƯỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CƯ
KUIN, TỈNH ĐẮK LẮK........................................................................... 62
3.1. Quan điểm và mục tiêu về xây dựng nông thôn mới....................... 62
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về xây dựng xây dựng
nông thôn mới trên địa bàn huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk........................... 67
Tiểu kết chương 3................................................................................ 82
KẾT LUẬN........................................................................................ 83
Khuyến nghị đốivới Trung ương và địa phương.................................... 84
1. Đốivới Trung ương......................................................................... 84
2. Đốivới tỉnh.................................................................................... 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 86
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCĐ Ban Chỉ đạo
CNH-HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CTMT Chương trình mục tiêu
HĐND Hội đồngnhân dân
KT-XH Kinh tế, Xã hội
MTQG Mục tiêu quốc gia
MTTQ Mặt trận Tổ quốc
PCGDTH Phổ cập Giáo dục Tiểu học
PCGDMN Phổ cập Giáo dục Mầm non
THCS Trung học cơ sở
TW Trung ương
UBND Ủy ban nhân dân
XDNTM Xây dựng nông thôn mới
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng Trang
Bảng 1: Cơ cấu nguồn lực trong thực hiện chương trình xây dựng
nông thôn mới................................................................................. 41
Bảng 2: Phân loại các xã theo số lượng tiêu chí đạt được trong giai
đoạn 2011-2015 trên địa bàn huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk ........ 46
Bảng 3: Phân loại các xã theo số lượng tiêu chí đạt được trong giai
đoạn 2016-2020...................................................................... 48
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một quốc gia đang trong tiến trình đẩy nhanh công cuộc
công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Trong khi đó, tỷ lệ dân số ở
nông thôn và lao động trong nông nghiệp còn cao, đời sống còn nhiều khó
khăn và thiếu thốn cả về cơ sở vật chất và tinh thần. Nên việc xây dựng
nông thôn mới là nhiệm vụ quan trọng luôn được Đảng và Nhà nước ta
quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức và thực hiện. Đại hội XII của Đảng
khẳng định: Phát triển sản xuất nông nghiệp là then chốt, xây dựng nông
thôn mới là căn bản, nông thôn giữ vai trò chủ thể. Đại hội XIII của Đảng
tiếp tục khẳng định: cơ cấu lại nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia
tăng, gắn với phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới. Đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chú trọng công nghiệp hóa,
hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới.
Huyện Cư Kuin được chia tách từ huyện Krông Ana theo Nghị định
số 137/2007/NĐ-CP ngày 27/8/2007 của Chính phủ với vị trí địa lý khá
thuận lợi, nằm phía Đông Bắc của tỉnh, cách trung tâm thành phố Buôn Ma
Thuột khoảng 22 km, dọc theo Quốc lộ 27, huyện Cư Kuin có diện tích tự
nhiên 28.830 ha, với 08 đơn vị hành chính cấp xã và 113 thôn, buôn, có 32
thôn, buôn người dân tộc thiểu số, trong đó có 27 buôn đồng bào dân tộc tại
chỗ; toàn huyện có 16 dân tộc anh em sinh sống, với 22.410 hộ, 106.221
khẩu, trong đó người DTTS là có 6.672 hộ với 33.032 khẩu, chiếm tỷ lệ
31,09 , trong đó người dân tộc tại chỗ có 5.676 hộ, 28.197 khẩu, DTTS
khác 996 hộ, 4.835 khẩu [35, tr.1].
Thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, giai đoạn 2016 – 2020
trên địa bàn huyện đạt được những kết quả tích cực, tình hình kinh tế, xã
hội, từng bước được phát triển sự nghiệp văn hoá giáo dục có nhiều chuyển
2
biến, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Bộ mặt nông
thôn trên toàn địa bàn huyện đã thay đổi rõ rệt kể từ khi thực hiện chương
trình xây dựng nông thôn mới. Trong đó, thực hiện chương trình nông thôn
mới đã đạt được 135 tiêu chí/152 tiêu chí/8 xã, có 02 xã đạt công nhận xã
đạt chuẩn nông thôn mới (xã Hòa Hiệp, xã Ea Ktur), có 01 xã đạt 19/19
nhưng chưa được công nhận xã đạt chuẩn, 05 xã còn lại đạt từ 13 tiêu chí
đến 18 tiêu chí. Bên cạnh những kết quả đạt được của Chương trình xây
dựng NTM, hiện nay việc thực hiện Chương trình còn những hạn chế như:
nguồn kinh phí để thực hiện chương trình còn nhiều khó khăn, chưa đảm
bảo tương xứng với mục tiêu của chương trình; công tác huy động nguồn
lực từ các nguồn nhân sách nhà nước còn hạn chế, nhất là từ các doanh
nghiệp nông nghiệp nhà nước đóng trên địa bàn; nhận thức của đội ngũ cán
bộ, công chức tham gia thực hiện chương trình còn chưa đầy đủ và sâu sắc;
công tác ban hành kế hoạch chưa xác đúng thực trạng, thực tế thực hiện;
công tác kiểm tra, giám sát chưa thường xuyên; sự hài lòng của người dân
đối với việc thực hiện chương trình còn thấp …
Chính vì vậy, cần phải có những nghiên cứu về lý luận, thực ti n,
thông qua khảo sát và đánh giá thực ti n của địa phương, tìm những giải
pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về xây dựng nông
thôn mới trên địa bàn huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk nhằm thực hiện hiệu
quả chương trình trên địa bàn huyện.
Từ những lý do trên, và qua kinh nghiệm từ thực ti n, đề tài “Quản
lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Cư Kuin,
tỉnh Đắk Lắk” được tác giả lựa chọn làm Luận văn tốt nghiệp thạc s ,
chuyên ngành Quản lý công.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Khi đặt vấn đề nghiên cứu đề tài này, tác giả đã được tiếp cận với
3
một số công trình khoa học của các nhà khoa học có liên quan đến đề tài ở
những góc độ khác nhau, tiêu biểu là một số công trình sau:
- Một số giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam
hiện nay (2018), Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông qua đó đã được
thực trạng về thực hiện các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới ở các
tỉnh duyên hải Nam Trung bộ, một số định hướng và giải pháp chủ yếu về
xây dựng nông thôn mới.
- Luận văn Thạc sỹ Quản lý công “Quản lý nhà nước về xây dựng
nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” (2018) của Đỗ Danh Phương.
Trên cơ sở lý luận quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới cùng với
kết quả phân tích, đánh giá thực trạng tại tỉnh Đắk Lắk, tác giả đề xuất ra
các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác xây dựng nông thôn mới
trên địa bàn tỉnh.
- Luận văn Thạc sỹ Quản lý công “Quản lý nhà nước về xây dựng
nông thôn mới ở huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội” (2018) của Duy Thị
Lan. Trên cơ sở lý luận quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới cùng
với kết quả phân tích, đánh giá thực trạng tại huyện Phúc Thọ, tác giả đề
xuất ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác xây dựng nông thôn
mới trên địa bàn huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội.
- Luận văn Thạc sỹ Quản lý công “Quản lý nhà nước về xây dựng
nông thôn mới trên địa bàn huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk” (2019) của Lê
Thị Cẩm Oanh. Trên cơ sở lý luận quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn
mới, từ thực trạng thực hiện chương trình tại huyện Krông Búk, tỉnh Đắk
Lắk, tác giả đề xuất ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác xây
dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk.
Bên cạnh đó có rất nhiều bài báo, đề tài, luận văn, luận án nghiên
cứu về xây dựng nông thôn mới. Các công trình nghiên cứu đã có những
4
đóng góp nhất định trong việc cung cấp lý luận về xây dựng nông thôn mới
trong phạm vi cả nước nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng. Tuy nhiên,
việc nghiên cứu về quản lý nhà nước trong l nh vực xây dựng nông thôn
mới tại huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk cho đến nay vẫn chưa có công trình
nào được tiến hành.
Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Quản lý nhà nước về xây dựng
nông thôn mới trên địa bàn huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk” là cách tiếp
cận cụ thể về xây dựng chương trình nông thôn mới trên địa bàn huyện Cư
Kuin, tỉnh Đắk Lắk chưa được đề cập tại các luận văn trên.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của Luận văn
3.1. Mục đích
Trên cơ sở nghiên cứu một số lý luận quản lý nhà nước về xây dựng
nông thôn mới và phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về xây
dựng nông thôn mới ở huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk, đề xuất một số giải
pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên
địa bàn.
3.2. Nhiệm vụ
- Hệ thống hóa và làm rõ một số cơ sở lý luận cơ bản quản lý nhà
nước về xây dựng nông thôn mới.
- Tìm hiểu về kinh nghiệm của một số địa phương có tính tương
đồng về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội đã thực hiện tốt chương trình
mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về xây dựng nông
thôn mới; làm rõ những kết quả đạt được, những hạn chế, nguyên nhân và
bài học kinh nghiệm.
- Đề xuất phương hướng và giải pháp quản lý nhà nước về xây dựng
5
nông thôn mới trên địa bàn huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu quản lý nhà nước
về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk.
4.2. Phạm vi
- Về nội dung: Nghiên cứu về những nội dung chính trong hoạt động
quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới.
- Về không gian: Nghiên cứu quản lý nhà nước về xây dựng nông
thôn mới trên địa bàn huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk.
- Về thời gian: Luận văn nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước về
xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk từ năm
2016 đến năm 2020.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật lịchs
, duy vật biện chứng của chủ ngh a Mác –Lênin; đường lối, chủ trương của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về nông thôn, nông nghiệp và
nông dân.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn s dụng tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu, trong đó
chú trọng phương pháp: phân tích, tổng hợp, so sánh, di n giải, quy
nạp…đặc biệt Luận văn s dụng các phương pháp:
- Phương pháp thống kê: Thu thập các tài liệu, số liệu đã có tại các
cơ quan như: Chi cục thống kê; Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của
6
huyện; Văn phòng Điều phối nông thôn mới huyện, Ủy ban nhân dân
huyện, từ đó phân tích và rút ra những kết quả đánh giá khách quan, dự báo
xu hướng phát triển trong thời gian tiếp theo. S dụng các tài liệu, số liệu
từ các ấn phẩm và các website chuyên ngành.
- Phương pháp thu thập thông tin:
Thu thập thông tin công bố chính thức của các cơ quan nhà nước, các
nghiên cứu của các cá nhân, tổ chức về xây dựng nông thôn mới; những
thông tin về tình hình cơ bản của huyện, về xây dựng nông thôn mới do các
cơ quan chức năng của huyện cung cấp.
- Phương pháp kế thừa, được s dụng kế thừa những ưu điểm của mô
hình xây dựng nông thôn mới, học hỏi từ những cách thức của các địa
phương có tính tương đồng.
- Phương pháp so sánh được s dụng trong luận văn để so sánh, đánh
giá điểm mạnh, yếu về các mặt như điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội; lựa
chọn cách thức thực hiện phù hợp trong quá trình xây dựng nông thôn mới
trên đại phương.
6. Ý ngh a lý luận và thực tiễn của luận văn
- ngh a lý luận
Luận văn đã góp phần hệ thống hóa một số cơ sở lý luận quản lý
nhà nước về xây dựng nông thôn mới.
+ Phân tích, đánh giá được thực trạng quản lý nhà nước về xây dựng
nông thôn mới trên địa bàn huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk.
- ngh a thực ti n
Luận văn đã đề xuất được một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản
lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Cư Kuin, tỉnh
Đắk Lắk;
7
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể s dụng làm tài liệu tham
khảo cho học tập, nghiên cứu và hoạt động thực ti n trong l nh vực quản lý
nhà nước về xây dựng nông thôn mới.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, mục lục, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn
mới.
Chương 2. Thực trạng quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới
trên địa bàn huyện CưKuin, tỉnh Đắk Lắk.
Chương 3. Quan điểm và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước vềxây
dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk.
8
Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm vềQuản lý, Quản lý Nhà nước
Khái niệm về quản lý
Thuật ngữ quản lý có rất nhiều cách hiểu khác nhau. Xuất phát từ
những góc độ nghiên cứu khác nhau, rất nhiều học giả trong và ngoài nước
đã đưa ra nhiều cách hiểu khác nhau về quản lý. Theo khoa học quản lý:
F.W Taylor (1856-1915) – một trong những người đầu tiên đưa ra
khái niệm khoa học quản lý đã cho rằng: Quản lý là hoàn thành công việc
của mình thông qua người khác và biết được một cách chính xác họ đã
hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất. Henrry Fayol (1886-
1925) – người đầu tiên tiếp cận quản lý theo quy trình, quan niệm rằng:
Quản lý là một tiến trình bao gồm tất cả các khâu: lập kế hoạch, tổ
chức, phân công, điều khiển và kiểm soát các nỗ lực của cá nhân, bộ phận
và s dụng có hiệu quả nguồn lực vật chất khác của tổ chức để đạt được
mục tiêu đề ra. Stephan Robbins quan niệm: Quản lý là tiến trình hoạch
định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát những hành động của các thành viên
trong tổ chức và s dụng tất cả các nguồn lực khác của tổ chức nhằm đạt
mục tiêu đã đề ra [23, tr.7].
Từ năm 1950 trở lại đây nhiều công trình nghiên cứu về lý thuyết và
thực hành quản lý với nhiều cách tiếp cận khác nhau, bao gồm tiếp cận theo
kinh nghiệm; theo hành vi quan hệ cá nhân; tiếp cận theo lý thuyết quyết
định; tiếp cận toán học; tiếp cận theo các vai trò quản lý...Từ những cách
tiếp cận khác nhau đó, có nhiều khái niệm khác nhau về quản lý như:
9
- Quản lý là nghệ thuật nhằm đạt mục đích thông qua những nỗ lực
của người khác.
- Quản lý là công tác phối hợp có hiệu quả cách hoạt động của những
người cộng sự cùng chung một tổ chức.
- Quản lý là quá trình phối hợp các nguồn lực nhằm đạt được những
mục đíchcủa tổ chức.
Như vậy, có thể hiểu: Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng
đích của chủ thể quản lý lên đối tượng và khách thể quản lý nhằm sử dụng
có hiệu quả nhất các nguồn lực, các thời cơ của tổ chức để đạt mục tiêu
đặt ra trong điều kiện môi trường luôn biến động.
Khái niệm về quản lý nhà nước
Theo ngh a rộng: Quản lý nhà nước là sự chỉ huy, điều hành của các
cơ quan nhà nước (lập pháp, hành pháp và tư pháp) để thực thi quyền lực
Nhà nước, thông qua các văn bản quy phạm pháp luật.
Theo ngh a hẹp: Quản lý nhà nước chủ yếu là quá trình tổ chức, điều
hành của hệ thống cơ quan hành chính nhà nước đối với các quá trình xã
hội và hành vi của con người theo pháp luật, nhằm đạt được những mục
tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ quản lý nhà nước. Đồng thời các cơ quan nhà nước
còn thực hiện các hoạt động có tính chấp hành, điều hành, hành chính nhà
nước nhằm xây dựng, tổ chức bộ máy và củng cố chế độ công tác nội bộ
của mình.
Từ những điểm chung của các quan niệm trên, có thể hiểu: Quản lý
nhà nước là hoạt động thực hiện quyền lực nhà nước của các cơ quan
trong bộ máy nhà nước nhằm thực hiện các chức năng đối nội và đối ngoại
của nhà nước trên cơ sở các quy luật phát triển xã hội, nhằm mục đích ổn
định và phát triển đất nước [23, tr.8].
10
1.1.2. Khái niệm vềquản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới
Khái niệm về nông thôn
Theo Điều 1 Thông tư số 54/2009/TT-NNPTNT ngày 21/8/2009 thì:
Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố,
thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là UBND xã.
Theo từ điển tiếng Việt thì định ngh a nông thôn là khu vực dân cư
tập trung chủ yếu làm nghề nông; phân biệt với thành thị. Như vậy khi đưa
khái niệm nông thôn người ta thường xem xét sự khác biệt giữa nó với đô
thị. Có nhiều quan điểm khác nhau về sự khác biệt giữa nông thôn và đô thị
nhưng chủ yếu tập trung vào 3 đặc trưng sau:
- Về các nhóm giai cấp, tầng lớp xã hội thì đô thị đặc trưng chủ yếu
là giai cấp công nhân, ngoài ra còn có các tầng lớp, giai cấp khác nhau như
tư sản, thợ thủ công, viên chức, trí thức… còn đối với nông thôn thì đặc
trưng chủ yếu ở đây là nông dân, ngoài ra ở từng xã hội còn có các giai cấp,
tầng lớp như địa chủ, phú nông, nhóm thợ thủ công, buôn bán nhỏ…
- Về l nh vực sản xuất chủ yếu ở đô thị có đặc trưng là sản xuất công
nghiệp; ngoài ra còn có các l nh vực khác như dịch vụ, thương nghiệp…
còn đối với nông thôn thì đặc trưng rõ nét nhất là sản xuất nông nghiệp.
- Về lối sống, văn hóa của từng loại cộng đồng: nông thôn thường
gắn với lối sống văn hóa của cộng đồng làng xã, đô thị gắn với lối sống thị
dân với những đặc trưng riêng. Đặc trưng này có rất nhiều khía cạnh để chỉ
ra sự khác biệt giữa đô thị và nông thôn: từ hệ thống dịch vụ, sự giao tiếp,
đời ống tinh thần, phong tục, tạp quán, hệ giá trị, chuẩn mực hành vu… đến
khía cạnh dân số, lối sống gia đình, sinh hoạt, kinh tế… ngay cả đến hệ
thống đường sá, năng lượng, nhà ở, đều nói lên đây là hai cộng đồng có các
khía cạnh văn hóa, lối sống khác biệt nhau [22, tr.8].
Khái niệm về nông thôn mới
11
Khái niệm nông thôn mới dù xuất hiện từ rất sớm, nhưng đã có sự
thay đổi và hoàn thiện, bổ sung nhiều mặt, từ chỗ là một khái niệm đơn lẻ
thuần túy về quy hoạch, còn lý thuyết và mơ hồ, trở thành một khái niệm
toàn diện bao quát và được cụ thể hóa tới mức có thể đo lường được.
Nông thôn mới trước tiên phải là nông thôn nhưng khác với nông
thôn truyền thống. Trong đó: Đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của
người dân không ngừng được nâng cao, giảm dần sự cách biệt giữa nông
thôn và thành thị; nông dân được đào tạo, tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật tiên
tiến, có bản l nh chính trị vững vàng, đóng vai trò làm chủ nông thôn mới;
nền kinh tế phát triển toàn diện, bền vững; cơ sở hạ tầng được xây dựng
đồng bộ, hiện đại, phát triển theo quy hoạch, gắn kết hợp lý giữa nông
nghiệp với công nghiệp, dịch vụ và đô thị; giàu bản sắc văn hóa dân tộc;
môi trường sinh thái được bảo vệ; sức mạnh của hệ thống chính trị được
nâng cao; an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững; đặc
biệt, ở nông thôn mới nông dân và cộng đồng dân cư sinh sống ở khu vực
nông thôn chính là chủ thể triển khai và trực tiếp thụ hưởng kết quả của
chương trình xây dựng nông thôn mới.
Nông thôn mới theo Quyết định số 69/QĐ-BNN-VPĐP, ngày 09
tháng 11 năm 2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có những
đặc trưng: “Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn được
nâng cao nhanh và bền vững; nông thôn phát triển theo quy hoạch, có hệ
thống hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ và đáp ứng yêu cầu phát triển lâu
dài; môi trường xanh - sạch - đẹp, an toàn; bản sắc văn hóa tốt đẹp của
các dân tộc được bảo tồn và phát huy; chất lượng hệ thống chính trị cơ sở
được nâng cao.
Khái niệm quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới
Theo Nghị Quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của BCH TW khóa
12
X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, nông thôn mới được hiểu là nông
thôn mà ở đó có kết cấu hạ tầng KT - XH hiện đại; cơ cấu kinh tế và các
hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh
công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch, xã hội nông thôn ổn định, giàu
bản sắc văn hoá dân tộc, dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được
bảo vệ.
Trong nền kinh tế nông thôn là một bộ phận quan trọng của nền kinh
tế phân theo vùng lãnh thổ - nông thôn nơi tạo ra vật chất cơ bản của xã
hội, cung cấp sản phẩm trống trọt và sản phẩm chăn nuôi - những sản phẩm
thiết yếu của đời sống xã hội. Tóm lại, từ thuật ngữ quản lý theo ngành,
khái niệm QLNN đối với xây dựng nông thôn mới, được hiểu như sau:
Quản lý nhà nước đổi với kinh tế nông thôn mới là hoạt động sắp xếp
tổ chức, điều hành, hướng dẫn, kiểm tra ... của hệ thống cơ quan quản lý
nhà nước từ trung ương tới địa phương đổi với lĩnh vực nông nghiêp, nông
thôn trên cơ sở nhận thức vai trò, vị trí và đặc điểm kinh tế nông thôn để
khai thác và sử dụng các nguồn lực trong nhân dân,nhằmđạthiệu quả cao
nhất. [22.Tr9]
1.1.3. Bộ tiêu chí đánh giá xây dựng nông thôn mới
Mục đích của bộ tiêu chí là căn cứ để đánh giá xây dựng chương
trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới; là cơ sở pháp lý để chỉ
đạo thí điểm xây dựng mô hình nông thôn mới; là cơ sở để kiểm tra, đánh
giá, công nhận xã, huyện, tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới. Đối với địa
phương, đây chính là cơ sở phục vụ cho công tác chỉ đao, định hướng, thực
thi, lượng giá các chỉ tiêu về thực thi nông thôn mới, bởi đây là bộ quy
chuẩn đã được “thao tác hóa”. đây cũng chính là “thước đo” mà người dân
dùng để kiểm định, đánh giá về khả năng và mức độ hoàn thành tiến độ xây
dựng nông thôn mới trên chính địa phương mình cư trú.
13
Nội dung của bộ tiêu chí gồm: đuy định về xã nông thôn mới, huyện
nông thôn mới và tỉnh nông thôn mới; trong đó, quy định về xã nông thôn
mới là cơ sở, là căn cứ để lượng giá và xác định huyện nông thôn mới (là
huyện có 75% số xã đạt nông thôn mới), tỉnh nông thôn mới (là tỉnh có
80% số huyện đạt nông thôn mới). đối với những quy định xã nông thôn
mới gồm 19 tiêu chí được chia làm 5 nhóm vấn đề lớn (quy hoạch, hạ tầng
kinh tế -xã hội, kinh tế và tổ chức sản xuất, văn hóa – xã hội – môi trường
và nhóm hệ thống chính trị).
Nguyên tắc của bộ tiêu chí: được thể hiện nhất quán và áp dụng đối
với các xã trong phạm vi cả nước; Bộ tiêu chí thể hiện từng nội dung thuộc
5 nhóm vấn đề lớn, từng nhóm vấn đề có các tiêu chí cụ thể và lượng giá và
“cân, đo, đongđếm” được, tức là đáp ứng (thực hiện) được các yêu cầu cho
từng tiêu chí đặt ra. Bộ tiêu chí đó còn có nguyên tắc “mở” ngh a là các
quy định trong Bộ tiêu chí có thể là “sàn” chứ không phải là “trần”. Nói
cách khác, có thể bổ sung thêm tiêu chí hoặc quy định của các tiêu chí phù
hợp với điều kiện cụ thể của địa phương (nhưng không được thấp hơn mức
quy định trong bộ tiêu chí), và hơn thế nữa có thể nâng (hoặc hạ) mức
“sàn” tùy theo tình hình thực ti n của địa phương, vùng miền. Cần nói
thêm rằng so với các quy định của Quyết định 491 thì Quyết định 1980 đã
có những điều chỉnh rất cụ thể và tính d lượng hóa rõ ràng hơn: thu nhập
bình quân đầu người khu vực nông thôn đến năm 2020 chung cho cả nước
và từng khu vực; tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giai đoạn 2016 – 2020… [15,
tr.21-22].
1.2. Quản lý nhà nước về dựng n ng th n mới
1.2.1. ự c n thiết quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới
1.2.1.1. hực hiện chức n ng và tính định hướng c a Nhà nước
- Hoạch định phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Dựa
14
trên đường lối, quan điểm, mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
quốc gia, Nhà nước và chính quyền địa phương xác định các quan điểm,
mục tiêu và biện pháp mang tính định hướng phát triển nông nghiệp (lâm,
ngư nghiệp) cho cả nước và cho địa phương, nhằm phát huy tiềm năng các
nguồn lực để xóa đói giảm nghèo, xây dựng NTM.
- Xây dựng đồng bộ và ban hành hệ thống thể chế tạo môi trường
pháp lý cho phát triển nông nghiệp, nông thôn. Hệ thống các chính sách,
các biện pháp của Nhà nước phải được xây dựng một cách đồng bộ, toàn
diện và thường xuyên được cải tiến nhằm đáp ứng thay đổi của thực ti n
khách quan, tạo điều kiện để khai thác các nguồn lực, tiềm năng của mọi
thành phần kinh tế tham gia phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo
đường lối, chính sách và mục tiêu mà Nhà nước đặt ra.
- Quy hoạch nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ nông thôn. Nhà
nước thực hiện quy hoạch, phát triển các l nh vực trong nông nghiệp, lâm
nghiệp, ngư nghiệp và công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn, từng bước hình
thành các vùng sản xuất tập trung chuyên canh theo hướng phát huy lợi thế
của từng vùng nhằm nâng cao hiệu quả cây trồng, vật nuôi, nâng cao đời
sống của người nông dân.
1.2.1.2. H trợ nh m đạt được chương tr nh, mục tiêu trong xây
dựng nông thôn mới
- Huy động các nguồn vốn pháttriển kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
Tạo lập, huy động mọi nguồn vốn đầu tư, mở rộng hệ thống quỹ tín dụng
để phát triển nông nghiệp, nông thôn, xây dựng các quỹ bảo hộ sản xuất,
quỹ phòng chống thiên tai, quỹ xóa đói giảm nghèo.. .để thúc đẩy quá trình
chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, kinh tế nông thôn theo hướng CNH, HĐH
phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế thế giới.
- Quản lý các hoạt động phát triển nông nghiệp, nông thôn: Thực
15
hiện quản lý toàn diện trên tất cả các l nh vực, mọi địa bàn với tất cả các
thành phần kinh tế, các tổ chức cá nhân theo đúng các quy định của pháp
luật và chính sách của nhà nước.
1.2.1.3. iám sát, thanh tra, ki m tra nh m bảo đảm cho công tác
xây dựng nông thôn mới tuân th nh ng quy định c a pháp luật.
- Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm: Kiểm tra, giám sát việc thực
hiện đường lối, chính sách, các thể chế quản lý của Nhà nước, uốn nắm các
sai lầm, lệch lạch. Đồng thời tổng kết các kinh nghiệm xây dựng các mô
hình, điển hình tiên tiến trong sản xuất nông nghiệp để triên khai, áp dụng
rộng rãi vào thực ti n.
1.2.2. Nguyên tắc quản lý thực hiện các chương tr nh mục tiêu
quốc gia
- Phù hợp với quy định của pháp luật về đầu tư công, ngân sách nhà
nước và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
- Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; trách nhiệm của
các bộ, ngành và các cấp ở địa phương; vai trò giám sát của cộng đồng
trong quản lý và điều hành thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.
- Đảm bảo công khai, minh bạch trong quản lý, điều hành thực hiện
các chương trình mục tiêu quốc gia; khuyến khích huy động nguồn lực xã
hội để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.
- Đảm bảo phối hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa các bộ, ngành, địa
phương và các cơ quan có liên quan trong quản lý, điều hành thực hiện
chương trình mục tiêu quốc gia.
- Phát huy vai trò chủ thể và sự tham gia, đóng góp của cộng đồng
dân cư vào quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện các chương trình mục
tiêu quốc gia.
16
1.2.3. Nội dung quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới
1.2.3.1. Xây dựng, ban hành kế hoạch, chương tr nh thực hiện
chương tr nh xây dựng nông thôn mới
Để cơ quan quản lý Nhà nước có thể hoàn thành những mục tiêu của
mình, cơ quan đó đều cần nắm rõ nhiệm vụ, thời gian, phương pháp và
phương tiện để hoàn thành nhiệm vụ đó, kế hoạch, chương trình ra đời là
nhằm đáp ứng nhu cầu này. Kế hoạch, chương trình là bản mô tả những
mục tiêu cần đạt được của tổ chức và cách thức tổ chức cần thiết tiến hành
để đạt mục tiêu đó. Không có kế hoạch, chương trình tốt đơn vị không thể
xác định chính xác mục tiêu mình cần đạt được và cách thức tổ chức cần
làm để đạt tới mục tiêu, lập kế hoạch, chương trình gắn đến phương hướng
để đạt mục tiêu.
Trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới lập kế hoạch,
chương trình thực hiện là một trong những nội dung quản lý nhà nước hết
sức quan trọng, thông qua lập kế hoạch, các cơ quan Nhà nước nắm bắt
được thực trạng, đánh giá được những nhiệm vụ phải thực hiện, các đơn vị
thực hiện, thời gian thực hiện nhằm đạt được kết quả của chương trình, kế
hoạch có ý ngh a như chỉ ra con đường đi đến mục tiêu đó, đánh giá nguồn
lực (nhân lực và vật lực), việc phân bổ nguồn lực hợp lý. Kế hoạch, chương
trình thực hiện chương trình nông thôn mới càng chi tiết, càng tăng hiệu
quả thực hiện, giúp cơ quan quản lý chủ động trong thực hiện. Hiện nay,
căn cứ vào các chỉ đạo, thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới có
03 loại: kế hoạch, chương trình dài hạn, giai đoạn 5 năm, 10 năm, định
hướng 20 năm; kế hoạch, chương trình trung hạn và kế hoạch ngắn hạn
trong tháng, quý, 6 tháng, năm.
1.2.3.2. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn
mới
17
Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước là nhân tố quan trọng và có ý
ngh a quyết định đến hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan, tổ
chức, đơn vị trong việc triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông
thôn mới. Đây là bộ phận tham mưu, giúp việc, giúp cơ quan nhà nước thực
hiện chức năng quản lý trong xây dựng nông thôn mới một cách khoa học,
thống nhất. Hệ thống các cơ quan, tổ chức được xây dựng và kiện toàntừ
Trung ương đến địa phương. Chính phủ quy định rất rõ ràng về chức năng,
nhiệm vụ của từng cơ quan theo cấp hành chính để phối hợp triểnkhai
xây dựng nông thôn mới. Cụ thể:
- Cấp Trung ương: Thực hiện theo Quyết định số 1013/QĐ-TTg,
ngày 01/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ “về việc thành lập Ban Chỉ đạo
Trung ương chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai
đoạn 2010-2020”, thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương chương trình mục
tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020, cụ thể như sau:
+ Về cơ cấu: Trưởng Ban Chỉ đạo là Phó Thủ tướng Thường trực
Chính phủ; Trưởng Ban Chỉ đạo ban hành Quy chế hoạt động, phân công
trách nhiệm cụ thể đối với các thành viên của Ban Chỉ đạo. Các Phó
Trưởng Ban Chỉ đạo là các đồng chí Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn làm Phó Trưởng ban thường trực, Thứ trưởng Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn và Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ;
các Ủy viên gồm đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành liên quan. Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định thành lập Văn phòng điều
phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn
2010 - 2020.
+ Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương: Được đặt tại Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thực hiện chức năng giúp việc Ban
Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia (gọi tắt là Ban
18
Chỉ đạo Trung ương) và trực tiếp giúp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, Phó trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý, tổ chức
thực hiện và điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn
mới giai đoạn 2016-2020. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ
máy và biên chế của Văn phòng điều phối nông thôn mới các cấp được quy
định tại Quyết định số 1920/QĐ-TTg, ngày 05/10/2016 của Thủ tướng
Chính phủ về “quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy
và biên chế của Văn phòng điều phối nông thôn mới các cấp”.
+ Ban Chỉ đạo Trung ương có nhiệm vụ: Xây dựng kế hoạch 5 năm
và hàng năm về mục tiêu, nhiệm vụ, các giải pháp và nhu cầu kinh phí thực
hiện Chương trình báo cáo Thủ tướng Chính phủ; chỉ đạo các Bộ, ngành
xây dựng, hoàn thiện và hướng dẫn cơ chế, chính sách có liên quan về xây
dựng nông thôn mới; chỉ đạo các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương xây dựng đề án triển khai nội dung chương
trình xây dựng nông thôn mới; xây dựng cơ chế phối hợp giữa các Bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ với các cơ quan của Đảng, Mật trận Tổ quốc và các
đoàn thể nhân dân nhằm huy động cả hệ thống chính trị vào thực hiện
nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Đồng thời, tranh thủ sự giúp đỡ của các
tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước trong việc thực hiện Chương trình
mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
- Cấp tỉnh: Ban Chỉ đạo cấp tỉnh: Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng
ban, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Phó ban thường trực, Giám đốc Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm Phó ban, lãnh đạo các sở, ngành
liên quan là thành viên. Thường trực Ban Chỉ đạo cấp tỉnh là Trưởng ban,
các phó trưởng ban và 03 ủy viên là đại diện lãnh đạo các Sở Tài chính,
Xây dựng và Kế hoạch và Đầu tư. Văn phòng Điều phối nông thôn mới
tỉnh thực hiện chức năng giúp Ban Chỉ đạo thực hiện các chương trình mục
tiêu quốc gia cấp tỉnh (gọi tắt là Ban Chỉ đạo tỉnh) quản lý và tổ chức thực
19
hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.
- Cấp huyện, thị xã: Ban Chỉ đạo cấp huyện: Chủ tịch UBND huyện
làm Trưởng ban, Phó Chủ tịch UBND huyện làm Phó trưởng ban, lãnh đạo
các phòng, ban có liên quan làm thành viên. Phòng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn (hoặc phòng kinh tế) là cơ quan thường trực điều phối, giúp
việc cho Ban Chỉ đạo huyện thực hiện chương trình xây dựng nông thôn
mới trên địa bàn. Văn phòng nông thôn mới huyện do Phòng Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn hoặc Phòng Kinh tế làm cơ quan thường trực, thực
hiện chức năng giúp Ban Chỉ đạo thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia
cấp huyện (gọi tắt là Ban Chỉ đạo huyện) quản lý và tổ chức thực hiện
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.
- Cấp xã: Thành lập Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới cấp xã
trên địa bàn. Trong đó, Chủ tịch UBND xã làm Trưởng ban, Phó Chủ tịch
UBND xã làm Phó Trưởng ban, thành viên là đại diện một số bộ phận
chuyên môn, ban, ngành, đoàn thể xã. Ban Quản lý xây dựng nông thôn
mới cấp xã là chủ đầu tư các dự án, nội dung xây dựng chương trình nông
thôn mới trên địa bàn xã. Tổ chức xây dựng quy hoạch, đề án, kế hoạch
tổng thể và kế hoạch đầu tư hàng năm về xây dựng nông thôn mới của xã.
Tổ chức và tạo điều kiện cho cộng đồng tham gia thực hiện, giám sát các
hoạt động thực thi các dự án đầu tư trên địa bàn xã. Quản lý, triển khai các
dự án.
1.2.3.3. Xây dựng đội ngũ quản lý nhà nước về xây dựng nông
thôn mới
Nguồn nhân lực trong xây dựng NTM đạt chất lượng cao thì hoạt
động quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới mới đạt hiệu lực, hiệu
quả cao. Đội ngũ cán bộ, công chức là yếu tố mang tính quyết định trong
quá trình quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới. Đội ngũ cán bộ,
20
công chức phải có năng lực, trình độ chuyên môn mới có thể hoàn thành tốt
công việc, đạt hiệu quả, chất lượng cao. Đồng thời, phải được trang bị văn
hóa chính trị, văn hóa công sở, phong cách làm việc khoa học, sáng tạo, có
tâm huyết. Trong l nh vực xây dựng nông thôn mới, đội ngũ cán bộ chuyên
môn đòi hỏi phải thường xuyên được cập nhật kiến thức liên quan đến xây
dựng nông thôn mới, có kinh nghiệm chuyên môn cũng như kinh nghiệm
thực tế trong l nh vực xây dựng nông thôn mới; vững vàng về chính trị, văn
hóa, có đạo đức, lối sống trong sạch, có trí tuệ, kiến thức và trình độ năng
lực để thực thi công vụ, bảo vệ lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và
phục vụ nhân dân, góp phần về đích sớm trong xây dựng nông thôn mới.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Cấp xã là cấp gần gũi nhân
dân nhất, là nền tảng của hành chính. Cấp xã làm được việc thì mọi việc
đều xong xuôi”. Thực tế xây dựng NTM gần 10 năm qua cũng cho thấy, ở
đâu cán bộ cấp cơ sở năng động, sáng tạo, tâm huyết thì ở đó xây dựng
NTM thành công và ngược lại. Việc tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho đội
ngũ cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới ở các cấp, nhất là cán bộ
cấp xã, thôn, buôn nội dung 14 chuyên đề do Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn ban hành giúp cung cấp các kiến thức cơ bản về cơ chế, chính
sách, quy trình triển khai thực hiện chương trình, trang bị kỹ năng về xây
dựng, lập kế hoạch, kỹ năng tuyên truyền, vận động cộng đồng và người
dân. Vì vậy, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng nông
thôn mới các cấp thông qua đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, nâng cao kiến
thức, kỹ năng là một trong số các nội dung thành phần quan trọng của
chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-
2020.
Để việc tập huấn, bồi dưỡng cán bộ xây dựng nông thôn mới các cấp
đạt chất lượng, hiệu quả; nâng cao nhận thức, kiến thức, trình độ chuyên
môn, năng lực – kỹ năng quản lý, điều hành và thực thi cho cán bộ xây
21
dựng nông thôn mới các cấp và cán bộ trong hệ thống chính trị nhằm triển
khai hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Bộ
Trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định
4072/QĐ-BNN- VPĐP, ngày 05/10/2016 về “phê duyệt chương trình
khung tập huấn, bồi dưỡng cán bộ xây dựng nông thôn mới các cấp thuộc
chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2016-
2020”.
1.2.3.4. Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đ thực
hiện xây dựng nông thôn mới
Trong điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, để chương trình
xây dựng nông thôn mới đi vào hoạt động đảm bảo đạt mục tiêu Nghị
quyết 26- NQ/TW, ngày 05/8/2008 đã đề ra, việc quản lý, s dụng hiệu quả
các nguồn lực là nội dung quan trọng. Nguồn lực bao gồm nguồn lực vật
chất, tài chính và cả nguồn lực tinh thần của toàn xã hội để xây dựng nông
thôn mới có cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội phát triển, đời sống cư dân nông
thôn được cải thiện và nâng cao.
Trong nguồn lực tài chính, nguồn vốn từ ngân sách chiếm tỷ trọng
lớn nhất, khoảng 40% tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu
quốc gia xây dựng nông thôn mới, vốn tín dụng khoảng 30%, vốn từ các
doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác khoảng 20 và huy động đóng
góp từ cộng đồng dân cư khoảng 10%. Vì vậy, trong quản lý nhà nước về
xây dựng nông thôn mới phải có cơ chế huy động nguồn vốn. Trong Quyết
định số 1600/QĐ-TTg đã quy định rõ việc huy động nguồn vốn được thực
hiện theo hướng đa dạng hóa các nguồn vốn: Thực hiện lồng ghép các
nguồn vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; các
chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn; huy động tối đa nguồn
lực của địa phương (tỉnh, huyện, xã) để tổ chức triển khai Chương trình;
22
huy động vốn đầu tư của doanh nghiệp đối với các công trình có khả năng
thu hồi vốn trực tiếp; các khoản đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện của
nhân dân trong xã cho từng dự án, nội dung cụ thể, do hội đồng nhân dân
xã thông qua; các khoản viện trợ không hoàn lại của các doanh nghiệp, tổ
chức, cá nhân trong và ngoài nước cho các dự án đầu tư; các nguồn vốn tín
dụng và các nguồn tài chính hợp pháp khác.
1.2.3.5. Kiem tra, thanh tra, giám sátvà xử lý các hành vi vi phạm
pháp luật trong việc thực hiện các hoạt động xây dựng nông thôn mới
Kiểm tra, giám sát các hoạt động xây dựng nông thôn mới là việc
xem xét, đánh giá tình trạng đạt hay không đạt các tiêu chí về xây dựng
nông thôn mới; đảm bảo việc tuân thủ những quy định của pháp luật về xây
dựng nông thôn mới theo các quy định, tiêu chí của chương trình mục tiêu
quốc gia xây dựng nông thôn mới. Thanh, kiểm tra, giám sát việc thực hiện
đường lối, chính sách quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới nhằm
kịp thời phát hiện những sai sót và ngăn chặn, chấn chỉnh các hành vi sai
phạm, kiểm soát các sai lầm, lệch lạc; đồng thời, xử lý các vi phạm, đề xuất
điều chỉnh các tiêu chí cho phù hợp với tình hình thực tế của mỗi địa
phương. Việc kiểm tra, giám sát các hoạt động trong quá trình thực hiện
xây dựng nông thôn mới cần tiến hành:
+ Kiểm tra, giám sát việc thực hiện đường lối, chính sách, kế hoạch
và pháp luật của nhà nước về nông thôn mới;
+ Kiểm tra, giám sát việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật;
+ Kiểm tra, giám sát công tác quy hoạch và giám sát về kinh tế, tổ
chức sản xuất;
+ Kiểm tra, giám sát việc sử dụng các nguồn lực của nhà nước và các
nguồn lực khác;
23
+ Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chức năng và việc tuân thủ
pháp luật của các cơ quan nhà nước trong quá trình quản lý nhà nước về
xây dựng nông thôn mới. Việc kiểm tra, giám sát còn được thực hiện theo
định kỳ thông qua công tác sơ kết, tổng kết để đánh giá cụ thể quá trình
triển khai thực hiện, rút kinh nghiệm nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn, nhân
rộng những kinh nghiệm, những điển hình trong xây dựng nông thôn mới;
đồng thời, biểu dương khen thưởng các tập thể, cá nhân điển hình, tạo động
lực cho phong trào thi đua chung sức xây dựng nông thôn mới.
1.3. Các ếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về dựngn
ng th n mới
1.3.1. Đặc điem kinh tế - xã hội c a vùng nông thôn
Phát triển nông thôn không thể tách rời với phát triển kinh tế - xã hội.
Vì vậy, phát triển khu vực nông thôn phụ thuộc vào đặc điểm kinh tế - xã
hội của mỗi vùng nông thôn. Mỗi vùng, mỗi địa phương có những xuất
phát điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội khác nhau nên công tác
quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới cũng khác nhau; đòi hỏi mỗi
cấp ủy, chính quyền địa phương căn cứ trên các văn bản chỉ đạo triển khai
của cấp trên, đồng thời phải dựa trên tình hình thực tế của địa phương để
ban hành các văn bản triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia
xây dựng nông thôn mới phù hợp nhằm đạt được hiệu quả cao, mang ý
ngh a thiết thực.
1.3.2. Yếu tố truyền thống v n hóa c a vùng nông thôn
Trong công cuộc xây dựng nông thôn mới, văn hóa, phong tục tập
quán giữ vai trò quan trọng trong việc nâng cao đời sống tinh thần của nhân
dân, bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc. Vùng nông thôn là nơi lưu giữ
các giá trị văn hóa của cộng đồng, văn hóa nông thôn là một bộ phận cấu
thành của văn hóa dân tộc. Khi quản lý nhà nước để phát triển khu vực
24
nông thôn, cần phải chú trọng đến vấn đề văn hóa nông thôn, tiếp tục bảo
tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, loại bỏ những hủ tục lạc
hậu,… đồng thời, tránh tình trạng tốc độ đô thị hóa quá nhanh làm ảnh
hưởng đến di sản kiến trúc, nếp sống văn hóa nông thôn.
1.3.3. Trình độ nhận thức, quản lý, tổ chức thực hiện cũa đội ngũ
cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về xây dựng nông
thôn mới
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là một
chương trình tổng hợp bao gồm nhiều l nh vực, nhiều mặt, từ hoạch định
công tác của Đảng và Nhà nước đến các chương trình cụ thể của các ngành,l
nh vực của từng địa phương. Trong quá trình thực hiện mục tiêu xây dựng
nông thôn mới sẽ gặp nhiều vấn đề, có những vấn đề phức tạp, đòi hỏi cần
có một đội ngũ cán bộ, công chức có đầy đủ kiến thức, trình độ chuyên
môn, năng lực thực ti n để nhận thức, quản lý và tổ chức thực hiện công tác
quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới.
Trong đó cần chú trọng xây dựng được đội ngũ cán bộ có chuyên
môn, có tâm với nghề để thực hiện công việc. Đối với những vùng có điều
kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội con nhiều khó khăn, thì càng đòi hỏi của
đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về xây dựng
nông thôn mới ngoài chuyên môn nghiệp vụ còn có tinh thần trách nhiệm,
đạo đức của người cán bộ có tinh thần cống hiến và phục vụ nhân dân.
1.3.4. Yếu tố hội nhập kinh tế quốc tế
Đảng ta đã xác định, hội nhập quốc tế là định hướng chiến lược để
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, coi hội nhập quốc tế là sự nghiệp của toàn
dân và của cả hệ thống chính trị. Vì vậy, quản lý nhà nước về xây dựng
nông thôn mới phải gắn liền với hội nhập kinh tế quốc tế. Trên cơ sở đó,
tranh thủ được vốn đầu tư, công nghệ, tri thức, kinh nghiệm quản lý và các
25
nguồn lực quan trọng khác, tạo thêm được nhiều việc làm, nâng cao dân trí
và cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Trong bối cảnh đó,
nhà quản lý sẽ tiếp thu, chọn lọc những kinh nghiệm, thành tựu mới để áp
dụng cho sản xuất nông nghiệp, từ đó nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước
đối với nông nghiệp và quá trình xây dựng nông thôn mới.
1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về dựng n ng th n mới ở
một số địa phương trong nước và những bài học rút ra
1.4.1. Kinhnghiệm trong quản lýnhà nước về xây dựng nông thôn
mới tại huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình
Huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình là huyện đầu tiên của cả nước đạt
chuẩn huyện NTM theo Quyết định số 588/QĐ-TTg ngày 5/4/2016 của
Thủ tướng Chính phủ về ban hành tiêu chí huyện NTM.
Kết quả nổi bật về xây dựng NTM của huyện là tốc độ tăng trưởng
của huyện khá cao, đạt gần 24 /năm; thu nhập bình quân đầu người đến
nay đạt 36,9 triệu đồng/năm, gấp gần 1,5 lần mức thu nhập bình quân ở khu
vực nông thôn của cả nước. Bình quân thu nhập/ha canh tác đạt trên 88
triệu đồng. Huyện đã xây dựng được nhiều cánh đồng mẫu lớn có quy mô
từ 30-100 ha; lúa chất lượng cao đạt 60% diện tích.
Bên cạnh đó, sản xuất tiểu thủ công nghiệp phát triển mạnh mẽ; đã
hình thành 2 cụm công nghiệp là đá mỹ nghệ Ninh Vân và thêu ren Ninh
Hải, thu hút hơn 10.000 lao động, thu nhập bình quân đạt 5 triệu
đồng/người/tháng. Với tiềm năng to lớn của huyện, du lịch, dịch vụ du lịch
trên địa bàn có bước phát triển mạnh mẽ. Trong thời gian qua, tại địa
phương đã hình thành thêm các khu du lịch mới, hấp dẫn, thu hút đông
khách du lịch như Thạch Bích, Thung Nắng, Linh Cốc, Hải Nham. Các khu
du lịch Tam Cốc-Bích Động, khu Cố đô Hoa Lư, khu danh thắng Tràng An
ngày càng có nhiều khách đến tham quan, mỗi năm đạt trên 4 triệu lượt
26
khách, đã tạo việc làm cho gần 12.000 lao động. Các ngành nghề khác như
may mặc, vận tải, thương mại, cơ khí sửa chữa, sản xuất vật liệu xây dựng
tiếp tục phát triển, giải quyết việc làm cho nhiều lao động, tăng thu nhập
cho người dân. Với các bài học kinh nghiệm được rút ra:
Một là, các cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận và các tổ chức đoàn
thể phải tiếp tục tuyên truyền nội dung của Chương trình nông thôn mới;
các nội dung liên quan đến nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong nghị
quyết đại hội Đảng các cấp, đặc biệt là chương trình mục tiêu Quốc gia xây
dựng nông thôn mới của Chính phủ giai đoạn 2010-2020, định hướng đến
2030 và đề ra những nhiệm vụ cần triển khai thực hiện trong từng giai
đoạn. Quan tâm kiện toàn Ban Chỉ đạo thực hiện chương trình mục tiêu
quốc gia xây dựng NTM, lãnh, chỉ đạo đồng bộ, hiệu quả, tổ chức bộ máy
giúp việc đảm bảo đủ năng lực, chuyên môn, phối hợp chặt chẽ trong chỉ
đạo và tổ chức thực hiện từ huyện đến cơ sở.
Hai là, đẩy nhanh việc ban hành và hướng dẫn thực hiện đồng bộ các
chính sách. Trong đó, xây dựng nền nông nghiệp theo hướng hiện đại, phát
triển mạnh công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn. Rà soát quy hoạch, phát
huy lợi thế từng địa phương; quy hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế -
xã hội nông thôn gắn với đẩy mạnh thực hiện chương trình xây dựng nông
thôn mới, với cơ chế để nhân dân tham gia đóng góp xây dựng, quản lý, sử
dụng có hiệu quả cơ sở hạ tầng, trong đó chú trọng hỗ trợ phát triển giao
thông nông thôn, thủy lợi, sắp xếp dân cư nông thôn theo hướng kết hợp
giữa truyền thống văn hóa cộng đồng và nhu cầu phát triển của đời sống
hiện đại.
Ba là, phải công khai, dân chủ để người dân cùng bàn bạc, gắn kết
việc phát động phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở
27
khu dân cư với xây dựng nông thôn mới. Phát huy sự đoàn kết, đồng lòng
của cư dân nông thôn và để ngườidân tham gia quy hoạch từ dưới lên.
Bốn là, nâng cao hơn nữa sự phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể
trong quá trình thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đảm bảo chặt
chẽ, đồng bộ, có hiệu quả. Phối hợp với các cơ quan chức năng có thẩm
quyền tăng cường công tác kiểm tra các dự án, nguồn đầu tư cho l nh vực
nông nghiệp, nông dân, nông thôn; đônđốc các đơn vị cơ sở quan tâm thực
hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới trong thời gian tới, đặc biệt là
các xã về đích để đạt chuẩn xã nông thôn mới.
Năm là, phải coi trọng công tác đào tạo đội ngũ cán bộ các cấp, nhất
là đội ngũ cán bộ cơ sở trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn
mới.
Sáu là, nông thôn mới đã hình thành trên thực tế, cơ bản đáp ứng
nguyện vọng của người dân nông thôn; ngày càng thu hút sự tham gia của
người dân, doanh nghiệp, nhờ đó huy động được nguồn lực lớn, góp phần
thúc đẩy tiến độ thực hiện các nội dung của chương trình xây dựng nông
thôn mới. Huy động tất cả các nguồn lực để thực hiện có hiệu quả Chương
trình xây dựng nông thôn mới.
Bảy là, phải xác định xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu
ngành nông nghiệp là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các ngành,
địa phương, là nhiệm vụ chính trị trọng tâm nhằm đẩy mạnh ứng dụng khoa
học công nghệ vào sản xuất, đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa nông nghiệp, nông thôn, góp phần nâng cao thu nhập của người dân
khu vực nông thôn, xóa đói giảm nghèo và thực hiện tốt các mục tiêu, ý
ngh a mà chương trình xây dựng nông thôn mới đã đề ra.
Tám là, định kỳ tổ chức đánh giá kết quả thực hiện, rút kinh nghiệm
và tìm giải pháp hiệu quả thực hiện Chương trình trong giai đoạn tiếp theo.
28
Đồng thời, biểu dương, khen thưởng những tấm gương điển hình nhằm tạo
động lực trong quá trình thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây
dựng nông thôn mới.
1.4.2. Kinhnghiệm trong quản lýnhà nước về xây dựng nông thôn
mới ở huyện Ea Hleo, tỉnh Đắk Lắk
Huyện Ea Hleo là một huyện nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Đăk Lăk,
tổng diện tích tự nhiên hơn 133.400 ha; dân số hơn 135.700 nhân khẩu, với
gần 34.890 hộ, gồm 29 dân tộc anh em cùng sinh sống. Năm 2010, có 11
xã trong toàn huyện chỉ đạt 28 tiêu chí, bình quân mỗi xã đạt 2,5 tiêu chí.
Huyện ủy Ea H'leo đã có Nghị quyết số 03-NQ/HU, ngày 15/7/2011 về
việc XD NTM giai đoạn 2011- 2015 định hướng đến năm 2020. Sau 10
năm tổ chức thực hiện chương trình MTQG XD NTM, đến nay, huyện Ea
H’leo đã có 06/11 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Toàn huyện đã hoàn thành
171/209 tiêu chí, bình quân đạt 15,54 tiêu chí/xã, tăng 143 tiêu chí so với
thời điểm bắt đầu thực hiện Chương trình năm 2010.
Qua việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông
thôn mới huyện Ea H’leo đã rút ra một số kinh nghiệm xây dựng NTM và
quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, cụ thể như sau:
- Thứ nhất, huyện Ea H’leo đặc biệt chú trọng đẩy mạnh công tác
tuyên truyền về mục đích, ý ngh a, chủ thể xây dựng NTM bằng nhiều hình
thức đa dạng, khác nhau như tổ chức hội họp, phát thanh, cổ động và tuyên
truyền trực quan, tạo không khí sôi nổi, đồng thuận trong xây dựng NTM.
Hưởng ứng phong trào thi đua “cả nước chung sức xây dựng NTM” phong
trào thi đua chung sức xây dựng NTM được phát động rộng khắp trên địa
bàn huyện. Thông qua đó đã phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị,
tạo sức lan tỏa nhanh, góp phần đẩy nhanh tiến trình xây dựng NTM.
29
- Thứ hai, quan tâm chỉ đạo thành lập, kiện toàn Ban Chỉ đạo thực
hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, đây là yếu tố rất quan
trọng quyết định tiến trình xây dựng NTM trên địa bàn huyện. Từ đó, lãnh,
chỉ đạo đồng bộ, hiệu quả, tổ chức bộ máy giúp việc đủ năng lực, chuyên
môn, sát thực tế, phối hợp chặt chẽ trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện từ
huyện đến cơ sở.
- Thứ ba, cách làm phải phù hợp với điều kiện của từng địa phương
thông qua lựa chọn, sắp xếp nội dung, nhiệm vụ theo thứ tự ưu tiên, vận
dụng sáng tạo cơ chế chính sách.
- Thứ tư, tập trung huy động mọi nguồn lực để xây dựng cơ sở hạ
tầng nông thôn.
- Thứ năm, củng cố và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở,
giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
1.4.3. Kinhnghiệm trong quản lýnhà nước về xây dựng nông thôn
mới ở huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk
Huyện Ea Kar là một huyện nằm ở phía Đông tỉnh Đăk Lăk, tổng
diện tích tự nhiên hơn 103.747 ha; dân số hơn 154.513 nhân khẩu. Thực
hiện chương trình nông thôn mới, tính đến cuối năm 2020, toàn huyện đã
hoàn thành 236 tiêu chí, bình quân đạt 14,75 tiêu chí/xã, tăng 143 tiêu chí
so với thời điểm bắt đầu thực hiện Chương trình năm 2010. Dự kiến đến
năm 2021, toàn huyện sẽ đạt thêm 03 xã, phấn đấu đạt 50% số xã đạt chuẩn
nông thôn mới.
Qua việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông
thôn mới huyện Ea Kar đã rút ra một số kinh nghiệm xây dựng NTM và
quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, cụ thể như sau:
Thứ nhất, các Cấp ủy đảng, chính quyền phải quan tâm chỉ đạo và tổ
chức thực hiện triển khai một cách đồng bộ, nghiêm túc, kịp thời với nhiều
30
biện pháp nội dung phù hợp, sát với thực tế và đáp ứng nguyện vọng của
đông đảo nhân dân. Phong trào phải thực sự đi vào đời sống của mọi tầng
lớp nhân dân, huy động được sức mạnh của toàn dân.
Thứ hai, công tác hỗ trợ phát triển sản xuất tạo sự chuyển biến tích
cực, tập trung hỗ trợ xây dựng các mô hình phát triển cây, con chủ lực, thế
mạnh của địa phương, hạn chế tình trạng phân bổ dàn trải, kém hiệu quả.
Thứba, triển khai cơ chế, chính sách đồng bộ trong hỗ trợ đầu tư xây
dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, tạo được bước đột phá, thu hút được một
lượng lớn nguồn lực của địa phương, nhưng cũng phải tránh việc đóng góp
quá sức của người dân trong quá trình xây dựng NTM.
Thứ tư, phải nâng cao nhận thức trong nhân dân về tầm quan trọng
của xây dựng NTM, ý thức được vai trò chủ thể của mình trong việc xây
dựng NTM. Đó cũng là nền tảng quan trọng để huyện Ea Kar tiếp tục phát
huy tính dân chủ, đoàn kết, huy động mọi nguồn lực, tạo tiền đề vững chắc
sớm về đích trong công cuộc xây dựng NTM.
1.4.4. Bài học kinh nghiệm quản lý nhà nước về xây dựng nông
thôn mới cho huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk
Qua nghiên cứu những bài học kinh nghiệm của một số huyện trên
địa bàn tỉnh Đắk Lắk, tác giả rút ra một số bài học kinh nghiệm quản lý nhà
nước về xây dựng nông thôn mới có thể áp dụng ở huyện Cư Kuin, tỉnh
Đắk Lắk như sau:
- Thứ nhất, cần có sự tập trung chỉ đạo cụ thể, liên tục, đồng bộ của
cấp ủy, chính quyền các cấp, đồng thời huy động được sự phối hợp tham
gia của cả hệ thống chính trị.
- Thứ hai, chú trọng công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận
thức của cán bộ đảng viên và nhân dân về ý ngh a, tầm quan trọng của công
31
tác XDNTM, vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư, nhất là trong việc huy
động nguồn lực từ nhân dân.
- Thứ ba, Ban Chỉ đạo XDNTM thường xuyên được quan tâm, kiện
toàn; tiến hành xây dựng chương trình và quy chế làm việc, trong đó, phân
công nhiệm vụ, địa bàn phụ trách rõ ràng đối với mỗi cá nhân, tập thể, đặc
biệt phải phát huy được vai trò của người đứng đầu cấp ủy trong tổ chức
triển khai.
- Thứ tư, cần coi trọng công tác đào tạo đội ngũ nòng cốt các cấp,
nhất là đội ngũ cán bộ cơ sở.
- Thứ năm, mọi quyết định phải dựa trên nguyện vọng chính đáng
của người dân, phát huy tốt nhất vai trò cộng đồng và quán triệt sâu sắc
nguyên tắc “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân thụ hưởng”.
- Thứ sáu, Phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, đoàn thể các cấp
trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, đồng thời kịp thời phát hiện những điển
hình tiên tiến để tuyên truyền nhân rộng thành phong trào. Mặt khác,
thường xuyên kiểm tra, giám sát, theo dõi để phát hiện những lệch lạc, sai
sót và biểu hiện tiêu cực (nếu có) nhằm ngăn chặn, sữa chữa kịp thời.
32
Tiểukếtchương 1
Tại Chương 1, luận văn đã hệ thống được một số lý luận cơ bản quản
lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trông đó đi sâu, tập trung làm rõ:
Các khái niệm cơ bản về nông thôn, xây dựng nông thôn mới, quản
lý, quản lý nhà nước, quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới; Bộ tiêu
chí đánh giá xây dựng nông thôn mới;
Sự cần thiết quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới;Nội
dung quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới;
Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn
mới;
Kinh nghiệm quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại huyện
Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình và một số huyện trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Từ đó
rút ra những bài học kinh nghiệm quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn
mới có thể áp dụng trên địa bàn huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk.
Các kết quả nghiên cứu ở Chương 1 là định hướng, cơ sở về lý luân
và thực ti n trong thu phập dự liệu để phân tích, đánh giá thực trạng quản
lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Cư Kuin, tỉnh
Đắk Lắk trong Chương 2.
33
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG
THÔN MỚI TRÊN ĐỊABÀN HUYỆN CƯ KUIN, TỈNH ĐẮK LẮK
2.1. Giới thiệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - ã hội hu ện Cư
Kuin, tỉnh Đắk Lắk
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Huyện Cư Kuin nằm ở phía Nam trung tâm tỉnh Đắk Lắk, trung tâm
cách thành phố Buôn Ma Thuột 22 km theo Quốc lộ 27. Là một huyện
được thành lập theo Nghị định số 137/2007/NĐ-CP, ngày 27 tháng 8 năm
2007 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính
huyện Krông Ana, có tổng diện tích 28.830 ha, 103.389 nhân khẩu, với 8
đơn vị hành chính, trung tâm huyện được quy hoạch ở cạnh Quốc lộ 27 trên
địa bàn xã Dray Bhăng [32].
Toàn huyện gồm có 08 đơn vị hành chính cấp xã là xã: Ea Tiêu, Ea
Ktur, Ea Bhốk, Hòa Hiệp, Dray Bhăng, Ea Ning, Ea Hu và Cư Êwi.
Độ cao trung bình 400 - 500m so với mặt nước biển; độ dốc trung
bình từ 0 - 80. Đây là vùng địa hình cho ưu thế phát triển cây công nghiệp
dài ngày như cà phê, cao su, tiêu có năng suất cao. Trên địa bàn huyện có
con sông Krông Ana chảy dọc theo ranh giới phía Nam với dòng chảy bình
quân 125 m3/s, đổ vào sông Sêrêpốk, tạo nên vùng bồi đắp có thể khai thác
cát xây dựng. Ngoài ra còn có hệ thống suối, ao hồ, kênh phong phú với 42
hồ đập như: hồ Ea Bông, Ea Ktur, Ea Bhôk, Ea Hu, Ea Sim… cung cấp
nguồn nước lớn cho huyện.
- Tài nguyên đất: Huyện Cư Kuin có diện tích 28.830 ha, trong đó:
Đất nông nghiệp có diện tích là 24.122,7 ha, chiếm 83,67% tổng diện tích
tự nhiên; đất phi nông nghiệp là 4.005,5 ha, chiếm 13,89% tổng diện tích tự
nhiên; đất chưa sử dụng 701,9 ha, chiếm 2,43%.
34
- Tài nguyên nước: địa bàn huyện Cư Kuin có hệ thống sông suối
dày đặc, là nguồn nước mặt với trữ lượng lớn, đảm bảo cho nhu cầu sản
xuất nông nghiệp như: hồ Ea Bông, Ea Ktur, Ea Bhôk, Ea Hu, Ea Sim…
hầu hết các suối đều đổ nước về sông Krông Ana. Ngoài ra, còn có hệ
thống hồ nhân tạo khá phong phú, diện tích mặt hồ 382,6 ha. Nước ngầm ở
huyện cũng khá phong phú, chất lượng nước rất tốt với độ khoáng hóa đặc
trưng từ 0,03 - 0,27 g/l, pH 5,7 - 6,8, có thể khai thác, xử lý và cung cấp
cho các nhu cầu dân sinh, kinh tế.
- Lâm nghiệp: Diện tích đất lâm nghiệp còn 865,10 ha, chiếm 3,0%
diện tích tự nhiên; chủ yếu tập trung ở 3 xã Hoà Hiệp 318,2 ha, Ea Tiêu
169,7 ha, Dray Bhăng 272,8 ha, còn lại các xã khác Cư Êwi 37,30 ha, Ea
Bhốk 62,10 ha, Ea Hu 5 ha. Diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn chủ yếu
là rừng trồng và đất chưa có rừng (rừng trồng 566,70 ha, đất chưa có rừng
298,40 ha).
- Tài nguyên khoáng sản: cấu trúc địa chất đơn giản, khoáng sản
trong vùng chủ yếu là cát xây dựng, đá xây dựng và sét của huyện có trữ
lượng khá và được các tổ chức, cá nhân đầu tư khai thác, sản xuất phục vụ
cho cả tỉnh; góp phần phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
- Tài nguyên phát triển du lịch: Trên địa bàn có nhiều ao hồ, sông
suối ngoài việc cung cấp nước tưới cho cây công nghiệp, còn tạo nên cảnh
quan và cải thiện điều kiện môi trường cho địa bàn, như hồ Ea Bông, hồ Ea
Ning, thác Dray HJe, các Bến nước... Bên cạnh đó, các cộng đồng dân cư là
vùng đồng bào dân tộc tại chỗ cùng với nền văn hoá phi vật thể không gian
văn hoá Cồng chiêng đã được UNESCO công nhận, còn lưu giữ đượckhá
nhiều những di sản văn hoá như: Cồng Chiêng, nhà dài, di tích nhà Bảođại,
nhà văn hoá cộng đồng, dệt thổ cẩm truyền thống, L hội cầu mưa, L
35
hội cúng Bến nước… Từ những điều kiện trên, huyện có những tiềm năng
về phát triển du lịch.
- Tài nguyên du lịch nhân văn: Huyện Cư Kuin là nơi hội tụ của
nhiều dân tộc anh em cùng chung sống. Toàn huyện có 16 dân tộc anh em,
chiếm 32% dân số, mỗi dân tộc có tiếng nói, phong tục tập quán riêng. Từ
mỗi thành phần dân tộc tạo nên bản sắc và truyền thống văn hóa nói riêng.
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 2016 – 2020
đạt 9,07 . Năm 2020, giá trị sản xuất đạt 5.136 tỷ đồng; cơ cấu kinh tế
chuyển dịch theo hướng tiến bộ, giảm tỷ trọng ngành nông lâm thủy sản,
tăng giá trị ngành xây dựng, dịch vụ; tính theo giá trị hiện hành tỷ trọng
ngành nông - lâm - thủy sản chiếm 46,57%; công nghiệp - xây dựng
28,70 ; thương mại, dịch vụ 24,74% [34, tr.7].
Ngành nông lâm nghiệp sản xuất ổn định và từng bước chuyển dần
sang sản xuất hàng hóa; hệ thống hạ tầng phục vụ sản xuất ngày càng hoàn
thiện, hệ thống thủy lợi tiếp tục được nâng cấp và đầu tư mới, nâng diện
tích tưới chủ động từ 78,8 năm 2015 lên 85 năm 2020. Chú trọng việc
chuyển đổi cơ cấu cây trồng; ngành chăn nuôi có bước phát triển khá,
khuyến khích kinh tế trang trại phát triển, hiện nay toàn huyện có 92 trang
trại; diện tích rừng trồng được tăng lên hàng năm và được chăm sóc, quản
lý bảo vệ tốt; đã nâng độ che phủ từ 11,5 năm 2015, lên 16 năm 2020.
Lĩnh vực Giáo dục – Đào tạo được chú trọng. Duy trì bền vững phổ
cập GDTHCS, PCGDTH, PC GDMN cho trẻ 5 tuổi; tỷ lệ thôn, buôn có
trường, lớp mẫu giáo 6 0 năm 2015 lên 61,6 năm 2020; kiên cố hóa
trường lớp học đạt 74 năm 2015 lên 85 năm 2020.
Phong trào “Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa” tiếp tục được
phát triển sâu rộng trong cộng đồng dân cư, tỷ lệ gia đình văn hóa được
36
công nhận từ 76% năm 2015 lên 82% năm 2020; số thôn buôn văn hóa
được công nhận từ 56% năm 2015 lên 75,22% năm 2020; cơ quan, đơn vị
văn hóa được công nhận từ 84% năm 2015 lên 97,46% năm 2020.
Toàn huyện đã có 100% xã đạt Chuẩn Quốc gia về y tế. Thực hiện có
hiệu quả công tác kế hoạch hóa gia đình, tỷ suất sinh giảm bình quân hàng
năm 0,01%; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân 1,04%; giảm tỷ lệ trẻ em
suy dinh dưỡng từ 16,79% năm 2015 xuống còn 13,79% năm 2020.
Công tác quốc phòng được triển khai tích cực; chú trọng xây dựng
tiềm lực khu vực phòng thủ, tăng cường thế trận quốc phòng toàn dân; triển
khai xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ đạt 1,36% so với dân số.
Thực hiện chương trình quốc gia phòng chống tội phạm có hiệu quả,
phối hợp tốt các lực lượng triển khai nhiều biện pháp đảm bảo an ninh trật
tự trên địa bàn [34, tr.10-11].
2.1.3. Ảnh hưởng điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội cũa địa
phương đến thực hiện chương trình nông thôn mới
Từ vị trí địa lý đã nêu trên, cho thấy điều kiện về tự nhiên, kinh tế xã
hội của địa phương so sánh với điều kiện về tự nhiên, kinh tế xã hội của
nhưng huyện khác trong tỉnh, huyện Cư Kuin có điều kiện để phát triển
kinh tế, giao lưu văn hoá, khoa học công nghệ so các địa phương, vùng
khác. Diện tích đất nông nghiệp chiếm phần lớn, với độ phì nhiêu của đất
đai màu mỡ thuận lợi cho triển khai, phát triển ngành nông nghiệp, triển
khai các mô hình nông nghiệp; nhiều loại cây công nghiệp, cây ăn quả
trồng được trồng với năng suất, sản lượng cao như cây: cà phê, cao su, tiêu,
cây sầu riêng...; đất nông nghiệp trồng cây hàng năm như: lúa, ngô, khoai
lang. Hạ tầng cơ sở, bao gồm giao thông, thủy lợi, điện, trường học, cơ sở
vật chất văn hóa đã cơ bản được đầu tư. Công trình đường giao thông trên
địa bàn huyện được chú trọng. Nhân dân trên địa bàn huyện có sự đoàn kết,
37
hăng hái tham gia phát triển sản xuất, xây dựng và phát triển nông thôn
mới.
Tuy nhiên, bên cạnh đó về kinh tế - xã hội vẫn còn nhiều ảnh hưởng,
khó khăn đến thực hiện chương trình như: Hệ thống công trình thủy lợi
phục vụ sản xuất nông nghiệp còn tương đối yếu kém, đa số được đầu tư
vào giai đoạn từ 1990 – 2000, nay đã xuống cấp và cần được cải tạo, sửa
chữa. Công trình đường giao thông trên địa bàn huyện nhìn chung còn
thiếu đồng bộ; khi thực hiện chương trình, có 02 xã chưa được nhựa hóa
đường giao thông từ huyện về đến trung tâm xã (Cư Êwi và Ea Hu), ảnh
hưởng đến việc giao lưu, trao đổi hàng hóa của người dân nơi đây, cũng
như việc trao đổi thông tin, tiếp cận thị trường. Hệ thống lưới điện nông
thôn nhiều nơi cần được đầu tư nâng cấp, cải tạo; các trạm Khuyến nông,
chăn nuôi thú ý hoạt động còn cầm chừng và thiếu hiệu quả; thiết bị và
công nghệ chế biến, bảo quản thu hoạch nông sản còn lạc hậu, kém kém,.
Điều naỳ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng, giá trị sản phẩm và quy mô
sản xuất. Hạ tầng các vùng đồng bào dân tộc thiểu số cũng ảnh hưởng lớn
đến kết quả thực hiện chương trình, vì nhiều nơi còn yếu và thiếu, chưa
đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu của bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
Xuất phát điểm để thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới
của huyện còn mức thấp. Thu nhập của người dân thời điểm thực hiện mới
đạt thấp, việc huy động nguồn vốn thực hiện là rất khó khăn và có ảnh
hưởng đến sản xuất.
Trên địa bàn huyện có 08 doanh nghiệp nông nghiệp nhà nước (các
Công ty TNHH MTV cà phê) hoạt động cầm chừng, kém hiệu quả. Tổng
diện tích đất nông nghiệp các công ty quản lý chiếm trên 25.028 ha, chiếm
tỷ lệ hơn 86,81% diện tích toàn huyện. Hiện nay, tranh chấp đất đai giữa
các hộ nhận khoán với các công ty đang di n biến hết sức phức tạp, ảnh
38
hưởng đến việc đầu tư vào vườn cây của các Công ty, từ đó hiệu quả sản
xuất trên diện tích trồng trọt bị ảnh hưởng.
2.2. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về dựng n ng
th n mới trên địa bàn hu ện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk
2.2.1. Xây dựng và thực hiện các kế hoạch, chương trình thực hiện
chương trình xây dựng nông thôn mới
Thực hiện các chủ trương, nghị quyết, kế hoạch từ Trung ương, tỉnh
về xây dựng nông thôn mới như: Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày
16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia
về nông thôn mới; Quyết định số 342/QĐ-TTg ngày 20/02/2013 của Thủ
tướng Chính phủ về Sửa đổi một số tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về
nông thôn mới; Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng
Chính phủ về phê duyệt Chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới
giai đoạn 2010 - 2020; Quyết định số 695/QĐ-TTg ngày 08/6/2012 của
Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi nguyên tắc, cơ chế hỗ trợ vốn thực
hiện chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2011 - 2020;
Thông tư số 41/2013/TT-BNNPTNT ngày 04/10/2013 của Bộ Nông nghiệp
và PTNT về hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới,
huyện đã xác định thực hiện chương trình nông thôn mới là một một nhiệm
vụ chính trị hết sức quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống nhân dân.
Để triển khai thực hiện hiệu quả nhiệm vụ đó, Ủy ban nhân dân
huyện đã ban hành Quyết định số 2214/QĐ-UBND ngày 17/10/2017 về
việc ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây
dựng nông thôn mới huyện Cư Kuin, giai đoạn 2016 - 2020;
- Kế hoạch số 1316/KH-UBND ngày 03/08/2017 về kế hoạch thực
hiện chương trình nông thôn mới năm 2018;
39
- Kế hoạch số 1760/KH-UBND ngày ngày 15/10/2018 về kế hoạch
thực hiện chương trình nông thôn mới năm 2019;
- Kế hoạch số 3751/KH-UBND ngày 26/11/2019 về kế hoạch thực
hiện chương trình nông thôn mới năm 2020…
Ngay từ khi kế hoạch được triển khai các cơ quan, ban, ngành của
huyện đã tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện quyết liệt, chủ động rà soát,
ban hành cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ việc thực hiện Chương trình
như: Nghị quyết số 01/2015/NQ-HĐND về cơ cấu nguồn vốn đầu tư xây
dựng cơ sở hạ tầng giai đoạn 2016 – 2020 trên địa bàn huyện Cư Kuin, từ
đó quy định cụ thể về cơ cấu nguồn vốn đối ứng, huy động mọi nguồn lực
thực hiện chương trình. Tạo nên phong trào mang tính đột phá, có sức lan
tỏa lớn và làm thay đổi nhận thức, quan niệm của cả hệ thống chính trị và
người dân khi tham gia thực hiện Chương trình. Việc ban hành các kế
hoạch, chương trình và các văn bản hướng dẫn thực hiện đã được thực hiện
đồng bộ và tạo cơ sở và căn cứ pháp lý cho địa phương thực hiện các nội
dung Chương trình xây dựng NTM. Đồng thời, qua đó đã phát huy được
vai trò đòn bẫy trong việc huy động các nguồn lực để thực hiện Chương
trình tại địa phương, góp phần huy động tích cực các thành phần kinh tế
tham gia vào phát triển kinh tế của huyện.
Ủy ban nhân dân huyện hết sức chú trọng đến công tác tuyên truyền
về chương trình, nhất là các kế hoạch, các phong trào trong thực hiện
chương trình như: Đắk Lắk chung tay xây dựng nông thôn mới và các
chương trình lồng ghép với Hội liên Hiệp Phụ nữ, Huyện đoan... đã tạo ra
sức lan tỏa, sự đồng tình ủng hộ trong nhân dân, tạo sự chuyển biến mạnh
mẽ về nhận thức và hành động của cán bộ và các tầng lớp nhân dân về xây
dựng NTM. Các phòng, ban đơn vị liên quan đã chủ động lồng ghép các
hoạt động tuyên truyền về NTM trong các hoạt động sinh hoạt của cộng
40
đồng thôn, buôn hoặc bằng các tranh cổ động, panô, áp phích, khẩu hiệu…;
kịp thời biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu, phổ biến
các cách làm hay, mô hình hiệu quả trong xây dựng NTM thông qua các
cuộc họp, băng rôn, khẩu hiệu, các chuyên mục tuyên truyền, bản tin
chuyên đề trên hệ thống truyền thanh huyện, xã. Thông qua các hoạt động
tuyên truyền về công tác xây dựng NTM, nhận thức của nhân dân từ chổ
chưa hiểu được về công tác xây dựng NTM, đến nay đại đa số người dân cơ
bản đã hiểu được mục tiêu của Chương trình xây dựng NTM và đối tượng
hướng đến trong xây dựng NTM; từ đó người dân đã tích cực hưởngứng và
thực hiện phong trào xây dựng NTM. Đã đóng góp được hàngnghìn
ngày công lao động, tiền của và vật chất để triển khai xây dựng một số
công trình hạ tầng nông thôn; qua đó một số công trình hạ tầng được đầutư
xây dựng từ nguồn kinh phí đóng góp của người dân và hỗ trợ từ các tổ
chức, đơn vị khác.
2.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn
mới
Trong quá trình thực hiện Chương trình NTM, UBND huyện đã hình
thành và hoàn thiện bộ máy tổ chức xây dựng NTM từ cấp huyện đến cấp
xã.
Thực hiện Quy chế quản lý, điều hành thực hiện các Chương trình
MTQG của Thủ tướng Chính phủ, trong năm 2017, UBND huyện đã thành
lập Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) do đồng chí
Chủ tịch UBND huyện làm Trưởng Ban, đồng chí Phó Chủ tịch UBND
huyện làm Phó trưởng ban; các Thành viên là Trưởng các phòng, ban
chuyên môn; lãnh đạo Công an huyện và mời tham gia là lãnh đạo các đoàn
thể trên địa bàn. Thành lập Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo. Ban Chỉ đạo giúp
UBND huyện điều hành và tổ chức triển khai và thực hiện các chương trình
mục tiêu quốc gia. Nghiên cứu, đề xuất UBND huyện ban hành cơ chế,
41
chính sách có liên quan đến thực hiện CT MTQG; nghiên cứu, đề xuất giải
pháp; điều phối hoạt động trong triển khai tổ chức thực hiện chương trình;
đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết, khen thưởng trong
quá trình thực hiện chương trình.
Đã thành lập Văn phòng Điều phối nông thôn mới huyện do đồng chí
Phó Chủ tịch UBND huyện (Phó Trưởng ban Chỉ đạo) làm Chánh Văn
phòng, đồng chí Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
làm Phó Chánh Văn phòng và một số thành viên là Chuyên viên các đơn vị
thuộc phòng, ban chuyên môn. Do phòng Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn làm cơ quan Thường trực, thực hiện chức năng giúp Ban Chỉ đạo thực
hiện chương trình mục tiêu quốc gia của huyện (gọi tắt là Ban Chỉ đạo
huyện) quản lý và tổ chức thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây
dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện. Xây dựng kế hoạch, hướng dẫn
kiểm tra, giám sát đánh giá kết quả thực hiện chương trình; theo dõi, tổng
hợp, báo cáo; chuẩn bị nội dung chương trình các cuộc họp; thực hiện
thông tin, tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới; tham mưu Ban Chỉ đạo
đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị; thực hiện các
nhiệm vụ khác do Chủ tịch UBND huyện giao.
Ban Chỉ đạo, Văn phòng điều phối đã ban hành quy chế làm việc, tổ
chức phân công nhiệm vụ. Đã được thường xuyên củng cố và kiện toàn
BCĐ, Văn phòng Điều phối NTM khi thay đổi thành viên.
Đã chỉ đạo thành lập Ban Chỉ đạo NTM các xã do đồng chí Bí thư
Đảng ủy xã àm Trưởng ban; Ban quản lý các Chương trình MTQG cấp xã
do Chủ tịch UBND xã làm trưởng ban; 100% các thôn, buôn đã thành lập
Ban phát triển thôn, buôn do đồng chí Trưởng thôn, buôn làm Trưởng ban.
Bộ máy cấp huyện, cấp xã sau khi thành lập có phân công địa bàn
cho các thành viên phụ trách và ban hành Chương trình công tác hàng năm.
42
Đồng thời duy trì việc tổ chức họp định kỳ nhằm đánh giá tình hình thực
hiện và triển khai nhiệm vụ của thời gian tiếp theo, kịp thời nắm bắt tình
hình, xử lý các phát sinh ngay từ cơ sở, chỉ đạo BCĐ tiến hành sơ kết, tổng
kết định kỳ kết quả thực hiện công tác xây dựng NTM và đề ra phương
hướng, nhiệm vụ trong năm tiếp.
2.2.3. Về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện công tác
quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới
Theo phân công của Ủy ban nhân dân huyện thì phòng Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn là cơ quan Thường trực giúp việc cho Ban Chỉ đạo
về quản lý và tổ chức triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia
về xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, phòng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn được bố trí 05 biên chế, trong đó có 01 chức danh Trưởng phòng
tham gia Ban Chỉ đạo, 01 chức danh Phó trưởng phòng tham gia Văn
phòng điều phối nông thôn mới. Ban Chỉ đạo Nông thôn mới huyện có các
vị trí, tuy nhiên theo quy định các thành viên là Trưởng các phòng, ban
chuyên môn, lãnh đạo Công an và một số đoàn thể. Văn phòng nông thôn
mới huyện do Phó Chủ tịch UBND huyện là Trưởng ban, Lãnh đạo phòng
Nông nghiệp làm Phó Chánh văn phòng, nhưng lại còn kiêm nhiệm rất
nhiều lĩnh vực do Trưởng phòng phân công, các thành viên Văn phòng điều
phối từ các phòng, ban, đoàn thể phụ trách nhiều lĩnh vực khác nhau. Như
vậy, huyện không có cán bộ chuyên trách thực hiện chương trình nông thôn
mới. Tương tự, cấp xã cũng bố trí kiêm nhiệm đối với các lĩnh vực này.
Công tác đào tạo, tập huấn cho cán bộ làm công tác xây dựng NTM
từ cấp huyện đến cấp xã, thôn, buôn luôn được chú trọng triển khai thực
hiện; huyện đã cử 89 lượt cán bộ tham gia tập huấn các chuyên đề về xây
dựng NTM do tỉnh tổ chức. Tổ chức 10 lớp tập huấn cho 600 cán bộ làm
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Xây Dựng Nông Thôn Mới

More Related Content

Similar to Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Xây Dựng Nông Thôn Mới

Luận Văn Xây Dựng Định Mức Chi Ngân Sách Nhà Nước Hợp Lý Trên Địa Bàn Huyện H...
Luận Văn Xây Dựng Định Mức Chi Ngân Sách Nhà Nước Hợp Lý Trên Địa Bàn Huyện H...Luận Văn Xây Dựng Định Mức Chi Ngân Sách Nhà Nước Hợp Lý Trên Địa Bàn Huyện H...
Luận Văn Xây Dựng Định Mức Chi Ngân Sách Nhà Nước Hợp Lý Trên Địa Bàn Huyện H...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng YênLuận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng YênViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số, 9 ĐIỂM
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số, 9 ĐIỂMLuận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số, 9 ĐIỂM
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số, 9 ĐIỂMViết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 

Similar to Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Xây Dựng Nông Thôn Mới (20)

Luận văn: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HOT
 
Đề tài: Đánh giá chương trình xây dựng nông thôn mới tại Hà Nội
Đề tài: Đánh giá chương trình xây dựng nông thôn mới tại Hà NộiĐề tài: Đánh giá chương trình xây dựng nông thôn mới tại Hà Nội
Đề tài: Đánh giá chương trình xây dựng nông thôn mới tại Hà Nội
 
Luận văn: Quản lý về phát triển làng nghề tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Quản lý về phát triển làng nghề tỉnh Thừa Thiên HuếLuận văn: Quản lý về phát triển làng nghề tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Quản lý về phát triển làng nghề tỉnh Thừa Thiên Huế
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển làng nghề, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển làng nghề, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về phát triển làng nghề, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển làng nghề, HOT
 
BÀI MẪU Khóa luận quản lý kinh tế, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận quản lý kinh tế, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận quản lý kinh tế, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận quản lý kinh tế, HAY, 9 ĐIỂM
 
Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Về Làng Nghề tại Thái Bình
Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Về Làng Nghề tại Thái BìnhLuận Văn Quản Lý Nhà Nước Về Làng Nghề tại Thái Bình
Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Về Làng Nghề tại Thái Bình
 
Luận văn: Bồi dưỡng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã, HOT
Luận văn: Bồi dưỡng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã, HOTLuận văn: Bồi dưỡng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã, HOT
Luận văn: Bồi dưỡng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã, HOT
 
Đề tài: Bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã tỉnh Quảng Nam, HOT
Đề tài: Bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã tỉnh Quảng Nam, HOTĐề tài: Bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã tỉnh Quảng Nam, HOT
Đề tài: Bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã tỉnh Quảng Nam, HOT
 
Luận Văn Xây Dựng Định Mức Chi Ngân Sách Nhà Nước Hợp Lý Trên Địa Bàn Huyện H...
Luận Văn Xây Dựng Định Mức Chi Ngân Sách Nhà Nước Hợp Lý Trên Địa Bàn Huyện H...Luận Văn Xây Dựng Định Mức Chi Ngân Sách Nhà Nước Hợp Lý Trên Địa Bàn Huyện H...
Luận Văn Xây Dựng Định Mức Chi Ngân Sách Nhà Nước Hợp Lý Trên Địa Bàn Huyện H...
 
Chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Krông Búk, 9đ
Chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Krông Búk, 9đChính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Krông Búk, 9đ
Chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Krông Búk, 9đ
 
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững huyện Krông Buk, 9đ
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững huyện Krông Buk, 9đLuận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững huyện Krông Buk, 9đ
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững huyện Krông Buk, 9đ
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng YênLuận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng YênLuận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOTLuận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOT
 
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng YênĐề tài: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên
 
Báo Cáo Thực Tập Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Thu - Chi Ngân Sách
Báo Cáo Thực Tập Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Thu - Chi Ngân SáchBáo Cáo Thực Tập Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Thu - Chi Ngân Sách
Báo Cáo Thực Tập Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Thu - Chi Ngân Sách
 
Luận văn: Quản lý vốn xây dựng nông thôn mới tại huyện An Lão
Luận văn: Quản lý vốn xây dựng nông thôn mới tại huyện An LãoLuận văn: Quản lý vốn xây dựng nông thôn mới tại huyện An Lão
Luận văn: Quản lý vốn xây dựng nông thôn mới tại huyện An Lão
 
LA03.135_Quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Cư Kuin,...
LA03.135_Quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Cư Kuin,...LA03.135_Quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Cư Kuin,...
LA03.135_Quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Cư Kuin,...
 
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số, 9 ĐIỂM
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số, 9 ĐIỂMLuận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số, 9 ĐIỂM
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Chính sách phát triển cán bộ, công chức tại huyện Cư Jút
Luận văn: Chính sách phát triển cán bộ, công chức tại huyện Cư JútLuận văn: Chính sách phát triển cán bộ, công chức tại huyện Cư Jút
Luận văn: Chính sách phát triển cán bộ, công chức tại huyện Cư Jút
 

More from Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877

Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeBáo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkBáo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiLuận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamLuận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnLuận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởLuận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoLuận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịLuận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtTiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhTiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTTiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận môn lịch sử văn minh thế giới - con người thời kỳ Phục Hưng
Tiểu luận môn lịch sử văn minh thế giới - con người thời kỳ Phục HưngTiểu luận môn lịch sử văn minh thế giới - con người thời kỳ Phục Hưng
Tiểu luận môn lịch sử văn minh thế giới - con người thời kỳ Phục HưngDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

More from Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877 (20)

Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeBáo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
 
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkBáo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
 
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
 
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiLuận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thốngLuận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
 
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamLuận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
 
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnLuận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
 
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởLuận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
 
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang TrạiLuận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
 
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoLuận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
 
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịLuận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
 
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtTiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafeTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhTiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
 
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn THTiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
 
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTTiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
 
Tiểu luận môn lịch sử văn minh thế giới - con người thời kỳ Phục Hưng
Tiểu luận môn lịch sử văn minh thế giới - con người thời kỳ Phục HưngTiểu luận môn lịch sử văn minh thế giới - con người thời kỳ Phục Hưng
Tiểu luận môn lịch sử văn minh thế giới - con người thời kỳ Phục Hưng
 

Recently uploaded

powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 

Recently uploaded (20)

powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 

Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Xây Dựng Nông Thôn Mới

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ……………/…………… BỘ NỘI VỤ ……………/…………… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN VIẾT HƯNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CƯ KUIN, TỈNH ĐẮK LẮK Tải tài liệu nhanh hotline 0936885877 Zalo/viber/tele Dịch Vụ Làm Luận Văn Thạc Sĩ Luanvantrithuc.com LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ CÔNG ĐĂK LĂK – NĂM 2021
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ……………/…………… BỘ NỘI VỤ ……………/…………… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN VIẾT HƯNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CƯ KUIN, TỈNH ĐẮK LẮK LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8 34 04 03 NGƯỜIHƯỚNG DẪN KHOAHỌC TS. NGUYỄN VIẾT ĐỊNH ĐĂK LĂK – NĂM 2021
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, đề tài “Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk” là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả Nguyễn Viết Hưng
  • 4. LỜI CẢM ƠN Sau 2 năm học tập, tôi đã hoàn thành chương trình đào tạo cao học chuyên ngành Quản lý công. Tôi đã tiến hành nghiên cứu và hoàn thành đề tài “Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk”. Trong quá trình học tập, nghiên cứu và viết luận văn, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các quý thầy, cô giáo giảng dạy chương trình cao học chuyên ngành Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn này. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến TS. Nguyễn Viết Định - người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và đóng góp nhiều ý kiến quý báu, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn cán bộ, lãnh đạo UBND huyện Cư Kuin, Văn phòng Điều phối xây dựng Nông thôn mới huyện, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục thống kê khu vực Cư Kuin - Krông Ana và UBND các xã trên địa bàn huyện Cư Kuin đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ, cộng tác để giúp tôi hoàn thành luận văn này. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn cơ quan chủ quản, gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này./. Đắk Lắk, ngày24 tháng 02 năm 2022 Tác giả Nguyễn Viết Hưng
  • 5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài............................................................................... 1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn............................. 2 3. Mục đíchvà nhiệm vụ nghiên cứu của Luận văn................................. 4 3.1. Mục đích....................................................................................... 4 3.2. Nhiệm vụ....................................................................................... 4 4. Đốitượng và phạm vi nghiên cứu....................................................... 5 4.1. Đốitượng...................................................................................... 5 4.2. Phạm vi......................................................................................... 5 5. Phương pháp nghiên cứu.................................................................... 5 5.1. Phương pháp luận........................................................................... 5 5.2. Phương pháp nghiên cứu................................................................ 5 6. ngh a lý luận và thực ti n của luận văn................................................ 6 7. Kết cấu của luận văn.......................................................................... 7 Chương 18. CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI........................................................................ 8 1.1. Một số khái niệm cơ bản................................................................. 8 1.2. Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới................................ 13 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới 23
  • 6. 1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở một số địa phương trong nước và những bàihọc rút ra............................................ 25 Tiểu kết chương 1................................................................................ 32 Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CƯ KUIN, TỈNH ĐẮK LẮK ......................................................................................................................... 33 2.1. Giới thiệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk ................................................................................................... 33 2.2. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện CưKuin, tỉnh Đắk Lắk.................................................. 38 Tiểu kết chương 2................................................................................ 61 Chương 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LNHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CƯ KUIN, TỈNH ĐẮK LẮK........................................................................... 62 3.1. Quan điểm và mục tiêu về xây dựng nông thôn mới....................... 62 3.2. Một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về xây dựng xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk........................... 67 Tiểu kết chương 3................................................................................ 82 KẾT LUẬN........................................................................................ 83 Khuyến nghị đốivới Trung ương và địa phương.................................... 84 1. Đốivới Trung ương......................................................................... 84 2. Đốivới tỉnh.................................................................................... 85 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 86
  • 7. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCĐ Ban Chỉ đạo CNH-HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CTMT Chương trình mục tiêu HĐND Hội đồngnhân dân KT-XH Kinh tế, Xã hội MTQG Mục tiêu quốc gia MTTQ Mặt trận Tổ quốc PCGDTH Phổ cập Giáo dục Tiểu học PCGDMN Phổ cập Giáo dục Mầm non THCS Trung học cơ sở TW Trung ương UBND Ủy ban nhân dân XDNTM Xây dựng nông thôn mới
  • 8. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng Trang Bảng 1: Cơ cấu nguồn lực trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới................................................................................. 41 Bảng 2: Phân loại các xã theo số lượng tiêu chí đạt được trong giai đoạn 2011-2015 trên địa bàn huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk ........ 46 Bảng 3: Phân loại các xã theo số lượng tiêu chí đạt được trong giai đoạn 2016-2020...................................................................... 48
  • 9. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam là một quốc gia đang trong tiến trình đẩy nhanh công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Trong khi đó, tỷ lệ dân số ở nông thôn và lao động trong nông nghiệp còn cao, đời sống còn nhiều khó khăn và thiếu thốn cả về cơ sở vật chất và tinh thần. Nên việc xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ quan trọng luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức và thực hiện. Đại hội XII của Đảng khẳng định: Phát triển sản xuất nông nghiệp là then chốt, xây dựng nông thôn mới là căn bản, nông thôn giữ vai trò chủ thể. Đại hội XIII của Đảng tiếp tục khẳng định: cơ cấu lại nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, gắn với phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chú trọng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới. Huyện Cư Kuin được chia tách từ huyện Krông Ana theo Nghị định số 137/2007/NĐ-CP ngày 27/8/2007 của Chính phủ với vị trí địa lý khá thuận lợi, nằm phía Đông Bắc của tỉnh, cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 22 km, dọc theo Quốc lộ 27, huyện Cư Kuin có diện tích tự nhiên 28.830 ha, với 08 đơn vị hành chính cấp xã và 113 thôn, buôn, có 32 thôn, buôn người dân tộc thiểu số, trong đó có 27 buôn đồng bào dân tộc tại chỗ; toàn huyện có 16 dân tộc anh em sinh sống, với 22.410 hộ, 106.221 khẩu, trong đó người DTTS là có 6.672 hộ với 33.032 khẩu, chiếm tỷ lệ 31,09 , trong đó người dân tộc tại chỗ có 5.676 hộ, 28.197 khẩu, DTTS khác 996 hộ, 4.835 khẩu [35, tr.1]. Thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, giai đoạn 2016 – 2020 trên địa bàn huyện đạt được những kết quả tích cực, tình hình kinh tế, xã hội, từng bước được phát triển sự nghiệp văn hoá giáo dục có nhiều chuyển
  • 10. 2 biến, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Bộ mặt nông thôn trên toàn địa bàn huyện đã thay đổi rõ rệt kể từ khi thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Trong đó, thực hiện chương trình nông thôn mới đã đạt được 135 tiêu chí/152 tiêu chí/8 xã, có 02 xã đạt công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (xã Hòa Hiệp, xã Ea Ktur), có 01 xã đạt 19/19 nhưng chưa được công nhận xã đạt chuẩn, 05 xã còn lại đạt từ 13 tiêu chí đến 18 tiêu chí. Bên cạnh những kết quả đạt được của Chương trình xây dựng NTM, hiện nay việc thực hiện Chương trình còn những hạn chế như: nguồn kinh phí để thực hiện chương trình còn nhiều khó khăn, chưa đảm bảo tương xứng với mục tiêu của chương trình; công tác huy động nguồn lực từ các nguồn nhân sách nhà nước còn hạn chế, nhất là từ các doanh nghiệp nông nghiệp nhà nước đóng trên địa bàn; nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức tham gia thực hiện chương trình còn chưa đầy đủ và sâu sắc; công tác ban hành kế hoạch chưa xác đúng thực trạng, thực tế thực hiện; công tác kiểm tra, giám sát chưa thường xuyên; sự hài lòng của người dân đối với việc thực hiện chương trình còn thấp … Chính vì vậy, cần phải có những nghiên cứu về lý luận, thực ti n, thông qua khảo sát và đánh giá thực ti n của địa phương, tìm những giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk nhằm thực hiện hiệu quả chương trình trên địa bàn huyện. Từ những lý do trên, và qua kinh nghiệm từ thực ti n, đề tài “Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk” được tác giả lựa chọn làm Luận văn tốt nghiệp thạc s , chuyên ngành Quản lý công. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Khi đặt vấn đề nghiên cứu đề tài này, tác giả đã được tiếp cận với
  • 11. 3 một số công trình khoa học của các nhà khoa học có liên quan đến đề tài ở những góc độ khác nhau, tiêu biểu là một số công trình sau: - Một số giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam hiện nay (2018), Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông qua đó đã được thực trạng về thực hiện các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới ở các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ, một số định hướng và giải pháp chủ yếu về xây dựng nông thôn mới. - Luận văn Thạc sỹ Quản lý công “Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” (2018) của Đỗ Danh Phương. Trên cơ sở lý luận quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới cùng với kết quả phân tích, đánh giá thực trạng tại tỉnh Đắk Lắk, tác giả đề xuất ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh. - Luận văn Thạc sỹ Quản lý công “Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội” (2018) của Duy Thị Lan. Trên cơ sở lý luận quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới cùng với kết quả phân tích, đánh giá thực trạng tại huyện Phúc Thọ, tác giả đề xuất ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội. - Luận văn Thạc sỹ Quản lý công “Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk” (2019) của Lê Thị Cẩm Oanh. Trên cơ sở lý luận quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, từ thực trạng thực hiện chương trình tại huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk, tác giả đề xuất ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk. Bên cạnh đó có rất nhiều bài báo, đề tài, luận văn, luận án nghiên cứu về xây dựng nông thôn mới. Các công trình nghiên cứu đã có những
  • 12. 4 đóng góp nhất định trong việc cung cấp lý luận về xây dựng nông thôn mới trong phạm vi cả nước nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng. Tuy nhiên, việc nghiên cứu về quản lý nhà nước trong l nh vực xây dựng nông thôn mới tại huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk cho đến nay vẫn chưa có công trình nào được tiến hành. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk” là cách tiếp cận cụ thể về xây dựng chương trình nông thôn mới trên địa bàn huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk chưa được đề cập tại các luận văn trên. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của Luận văn 3.1. Mục đích Trên cơ sở nghiên cứu một số lý luận quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới và phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. 3.2. Nhiệm vụ - Hệ thống hóa và làm rõ một số cơ sở lý luận cơ bản quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới. - Tìm hiểu về kinh nghiệm của một số địa phương có tính tương đồng về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội đã thực hiện tốt chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới. - Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới; làm rõ những kết quả đạt được, những hạn chế, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm. - Đề xuất phương hướng và giải pháp quản lý nhà nước về xây dựng
  • 13. 5 nông thôn mới trên địa bàn huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk. 4.2. Phạm vi - Về nội dung: Nghiên cứu về những nội dung chính trong hoạt động quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới. - Về không gian: Nghiên cứu quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk. - Về thời gian: Luận văn nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk từ năm 2016 đến năm 2020. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật lịchs , duy vật biện chứng của chủ ngh a Mác –Lênin; đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về nông thôn, nông nghiệp và nông dân. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn s dụng tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu, trong đó chú trọng phương pháp: phân tích, tổng hợp, so sánh, di n giải, quy nạp…đặc biệt Luận văn s dụng các phương pháp: - Phương pháp thống kê: Thu thập các tài liệu, số liệu đã có tại các cơ quan như: Chi cục thống kê; Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của
  • 14. 6 huyện; Văn phòng Điều phối nông thôn mới huyện, Ủy ban nhân dân huyện, từ đó phân tích và rút ra những kết quả đánh giá khách quan, dự báo xu hướng phát triển trong thời gian tiếp theo. S dụng các tài liệu, số liệu từ các ấn phẩm và các website chuyên ngành. - Phương pháp thu thập thông tin: Thu thập thông tin công bố chính thức của các cơ quan nhà nước, các nghiên cứu của các cá nhân, tổ chức về xây dựng nông thôn mới; những thông tin về tình hình cơ bản của huyện, về xây dựng nông thôn mới do các cơ quan chức năng của huyện cung cấp. - Phương pháp kế thừa, được s dụng kế thừa những ưu điểm của mô hình xây dựng nông thôn mới, học hỏi từ những cách thức của các địa phương có tính tương đồng. - Phương pháp so sánh được s dụng trong luận văn để so sánh, đánh giá điểm mạnh, yếu về các mặt như điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội; lựa chọn cách thức thực hiện phù hợp trong quá trình xây dựng nông thôn mới trên đại phương. 6. Ý ngh a lý luận và thực tiễn của luận văn - ngh a lý luận Luận văn đã góp phần hệ thống hóa một số cơ sở lý luận quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới. + Phân tích, đánh giá được thực trạng quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk. - ngh a thực ti n Luận văn đã đề xuất được một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk;
  • 15. 7 Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể s dụng làm tài liệu tham khảo cho học tập, nghiên cứu và hoạt động thực ti n trong l nh vực quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, mục lục, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương: Chương 1. Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới. Chương 2. Thực trạng quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện CưKuin, tỉnh Đắk Lắk. Chương 3. Quan điểm và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước vềxây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk.
  • 16. 8 Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1. Khái niệm vềQuản lý, Quản lý Nhà nước Khái niệm về quản lý Thuật ngữ quản lý có rất nhiều cách hiểu khác nhau. Xuất phát từ những góc độ nghiên cứu khác nhau, rất nhiều học giả trong và ngoài nước đã đưa ra nhiều cách hiểu khác nhau về quản lý. Theo khoa học quản lý: F.W Taylor (1856-1915) – một trong những người đầu tiên đưa ra khái niệm khoa học quản lý đã cho rằng: Quản lý là hoàn thành công việc của mình thông qua người khác và biết được một cách chính xác họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất. Henrry Fayol (1886- 1925) – người đầu tiên tiếp cận quản lý theo quy trình, quan niệm rằng: Quản lý là một tiến trình bao gồm tất cả các khâu: lập kế hoạch, tổ chức, phân công, điều khiển và kiểm soát các nỗ lực của cá nhân, bộ phận và s dụng có hiệu quả nguồn lực vật chất khác của tổ chức để đạt được mục tiêu đề ra. Stephan Robbins quan niệm: Quản lý là tiến trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát những hành động của các thành viên trong tổ chức và s dụng tất cả các nguồn lực khác của tổ chức nhằm đạt mục tiêu đã đề ra [23, tr.7]. Từ năm 1950 trở lại đây nhiều công trình nghiên cứu về lý thuyết và thực hành quản lý với nhiều cách tiếp cận khác nhau, bao gồm tiếp cận theo kinh nghiệm; theo hành vi quan hệ cá nhân; tiếp cận theo lý thuyết quyết định; tiếp cận toán học; tiếp cận theo các vai trò quản lý...Từ những cách tiếp cận khác nhau đó, có nhiều khái niệm khác nhau về quản lý như:
  • 17. 9 - Quản lý là nghệ thuật nhằm đạt mục đích thông qua những nỗ lực của người khác. - Quản lý là công tác phối hợp có hiệu quả cách hoạt động của những người cộng sự cùng chung một tổ chức. - Quản lý là quá trình phối hợp các nguồn lực nhằm đạt được những mục đíchcủa tổ chức. Như vậy, có thể hiểu: Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực, các thời cơ của tổ chức để đạt mục tiêu đặt ra trong điều kiện môi trường luôn biến động. Khái niệm về quản lý nhà nước Theo ngh a rộng: Quản lý nhà nước là sự chỉ huy, điều hành của các cơ quan nhà nước (lập pháp, hành pháp và tư pháp) để thực thi quyền lực Nhà nước, thông qua các văn bản quy phạm pháp luật. Theo ngh a hẹp: Quản lý nhà nước chủ yếu là quá trình tổ chức, điều hành của hệ thống cơ quan hành chính nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi của con người theo pháp luật, nhằm đạt được những mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ quản lý nhà nước. Đồng thời các cơ quan nhà nước còn thực hiện các hoạt động có tính chấp hành, điều hành, hành chính nhà nước nhằm xây dựng, tổ chức bộ máy và củng cố chế độ công tác nội bộ của mình. Từ những điểm chung của các quan niệm trên, có thể hiểu: Quản lý nhà nước là hoạt động thực hiện quyền lực nhà nước của các cơ quan trong bộ máy nhà nước nhằm thực hiện các chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nước trên cơ sở các quy luật phát triển xã hội, nhằm mục đích ổn định và phát triển đất nước [23, tr.8].
  • 18. 10 1.1.2. Khái niệm vềquản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới Khái niệm về nông thôn Theo Điều 1 Thông tư số 54/2009/TT-NNPTNT ngày 21/8/2009 thì: Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là UBND xã. Theo từ điển tiếng Việt thì định ngh a nông thôn là khu vực dân cư tập trung chủ yếu làm nghề nông; phân biệt với thành thị. Như vậy khi đưa khái niệm nông thôn người ta thường xem xét sự khác biệt giữa nó với đô thị. Có nhiều quan điểm khác nhau về sự khác biệt giữa nông thôn và đô thị nhưng chủ yếu tập trung vào 3 đặc trưng sau: - Về các nhóm giai cấp, tầng lớp xã hội thì đô thị đặc trưng chủ yếu là giai cấp công nhân, ngoài ra còn có các tầng lớp, giai cấp khác nhau như tư sản, thợ thủ công, viên chức, trí thức… còn đối với nông thôn thì đặc trưng chủ yếu ở đây là nông dân, ngoài ra ở từng xã hội còn có các giai cấp, tầng lớp như địa chủ, phú nông, nhóm thợ thủ công, buôn bán nhỏ… - Về l nh vực sản xuất chủ yếu ở đô thị có đặc trưng là sản xuất công nghiệp; ngoài ra còn có các l nh vực khác như dịch vụ, thương nghiệp… còn đối với nông thôn thì đặc trưng rõ nét nhất là sản xuất nông nghiệp. - Về lối sống, văn hóa của từng loại cộng đồng: nông thôn thường gắn với lối sống văn hóa của cộng đồng làng xã, đô thị gắn với lối sống thị dân với những đặc trưng riêng. Đặc trưng này có rất nhiều khía cạnh để chỉ ra sự khác biệt giữa đô thị và nông thôn: từ hệ thống dịch vụ, sự giao tiếp, đời ống tinh thần, phong tục, tạp quán, hệ giá trị, chuẩn mực hành vu… đến khía cạnh dân số, lối sống gia đình, sinh hoạt, kinh tế… ngay cả đến hệ thống đường sá, năng lượng, nhà ở, đều nói lên đây là hai cộng đồng có các khía cạnh văn hóa, lối sống khác biệt nhau [22, tr.8]. Khái niệm về nông thôn mới
  • 19. 11 Khái niệm nông thôn mới dù xuất hiện từ rất sớm, nhưng đã có sự thay đổi và hoàn thiện, bổ sung nhiều mặt, từ chỗ là một khái niệm đơn lẻ thuần túy về quy hoạch, còn lý thuyết và mơ hồ, trở thành một khái niệm toàn diện bao quát và được cụ thể hóa tới mức có thể đo lường được. Nông thôn mới trước tiên phải là nông thôn nhưng khác với nông thôn truyền thống. Trong đó: Đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao, giảm dần sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị; nông dân được đào tạo, tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến, có bản l nh chính trị vững vàng, đóng vai trò làm chủ nông thôn mới; nền kinh tế phát triển toàn diện, bền vững; cơ sở hạ tầng được xây dựng đồng bộ, hiện đại, phát triển theo quy hoạch, gắn kết hợp lý giữa nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ và đô thị; giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; sức mạnh của hệ thống chính trị được nâng cao; an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững; đặc biệt, ở nông thôn mới nông dân và cộng đồng dân cư sinh sống ở khu vực nông thôn chính là chủ thể triển khai và trực tiếp thụ hưởng kết quả của chương trình xây dựng nông thôn mới. Nông thôn mới theo Quyết định số 69/QĐ-BNN-VPĐP, ngày 09 tháng 11 năm 2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có những đặc trưng: “Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn được nâng cao nhanh và bền vững; nông thôn phát triển theo quy hoạch, có hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ và đáp ứng yêu cầu phát triển lâu dài; môi trường xanh - sạch - đẹp, an toàn; bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc được bảo tồn và phát huy; chất lượng hệ thống chính trị cơ sở được nâng cao. Khái niệm quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới Theo Nghị Quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của BCH TW khóa
  • 20. 12 X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, nông thôn mới được hiểu là nông thôn mà ở đó có kết cấu hạ tầng KT - XH hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch, xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc, dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ. Trong nền kinh tế nông thôn là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế phân theo vùng lãnh thổ - nông thôn nơi tạo ra vật chất cơ bản của xã hội, cung cấp sản phẩm trống trọt và sản phẩm chăn nuôi - những sản phẩm thiết yếu của đời sống xã hội. Tóm lại, từ thuật ngữ quản lý theo ngành, khái niệm QLNN đối với xây dựng nông thôn mới, được hiểu như sau: Quản lý nhà nước đổi với kinh tế nông thôn mới là hoạt động sắp xếp tổ chức, điều hành, hướng dẫn, kiểm tra ... của hệ thống cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương tới địa phương đổi với lĩnh vực nông nghiêp, nông thôn trên cơ sở nhận thức vai trò, vị trí và đặc điểm kinh tế nông thôn để khai thác và sử dụng các nguồn lực trong nhân dân,nhằmđạthiệu quả cao nhất. [22.Tr9] 1.1.3. Bộ tiêu chí đánh giá xây dựng nông thôn mới Mục đích của bộ tiêu chí là căn cứ để đánh giá xây dựng chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới; là cơ sở pháp lý để chỉ đạo thí điểm xây dựng mô hình nông thôn mới; là cơ sở để kiểm tra, đánh giá, công nhận xã, huyện, tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới. Đối với địa phương, đây chính là cơ sở phục vụ cho công tác chỉ đao, định hướng, thực thi, lượng giá các chỉ tiêu về thực thi nông thôn mới, bởi đây là bộ quy chuẩn đã được “thao tác hóa”. đây cũng chính là “thước đo” mà người dân dùng để kiểm định, đánh giá về khả năng và mức độ hoàn thành tiến độ xây dựng nông thôn mới trên chính địa phương mình cư trú.
  • 21. 13 Nội dung của bộ tiêu chí gồm: đuy định về xã nông thôn mới, huyện nông thôn mới và tỉnh nông thôn mới; trong đó, quy định về xã nông thôn mới là cơ sở, là căn cứ để lượng giá và xác định huyện nông thôn mới (là huyện có 75% số xã đạt nông thôn mới), tỉnh nông thôn mới (là tỉnh có 80% số huyện đạt nông thôn mới). đối với những quy định xã nông thôn mới gồm 19 tiêu chí được chia làm 5 nhóm vấn đề lớn (quy hoạch, hạ tầng kinh tế -xã hội, kinh tế và tổ chức sản xuất, văn hóa – xã hội – môi trường và nhóm hệ thống chính trị). Nguyên tắc của bộ tiêu chí: được thể hiện nhất quán và áp dụng đối với các xã trong phạm vi cả nước; Bộ tiêu chí thể hiện từng nội dung thuộc 5 nhóm vấn đề lớn, từng nhóm vấn đề có các tiêu chí cụ thể và lượng giá và “cân, đo, đongđếm” được, tức là đáp ứng (thực hiện) được các yêu cầu cho từng tiêu chí đặt ra. Bộ tiêu chí đó còn có nguyên tắc “mở” ngh a là các quy định trong Bộ tiêu chí có thể là “sàn” chứ không phải là “trần”. Nói cách khác, có thể bổ sung thêm tiêu chí hoặc quy định của các tiêu chí phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương (nhưng không được thấp hơn mức quy định trong bộ tiêu chí), và hơn thế nữa có thể nâng (hoặc hạ) mức “sàn” tùy theo tình hình thực ti n của địa phương, vùng miền. Cần nói thêm rằng so với các quy định của Quyết định 491 thì Quyết định 1980 đã có những điều chỉnh rất cụ thể và tính d lượng hóa rõ ràng hơn: thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đến năm 2020 chung cho cả nước và từng khu vực; tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giai đoạn 2016 – 2020… [15, tr.21-22]. 1.2. Quản lý nhà nước về dựng n ng th n mới 1.2.1. ự c n thiết quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới 1.2.1.1. hực hiện chức n ng và tính định hướng c a Nhà nước - Hoạch định phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Dựa
  • 22. 14 trên đường lối, quan điểm, mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội quốc gia, Nhà nước và chính quyền địa phương xác định các quan điểm, mục tiêu và biện pháp mang tính định hướng phát triển nông nghiệp (lâm, ngư nghiệp) cho cả nước và cho địa phương, nhằm phát huy tiềm năng các nguồn lực để xóa đói giảm nghèo, xây dựng NTM. - Xây dựng đồng bộ và ban hành hệ thống thể chế tạo môi trường pháp lý cho phát triển nông nghiệp, nông thôn. Hệ thống các chính sách, các biện pháp của Nhà nước phải được xây dựng một cách đồng bộ, toàn diện và thường xuyên được cải tiến nhằm đáp ứng thay đổi của thực ti n khách quan, tạo điều kiện để khai thác các nguồn lực, tiềm năng của mọi thành phần kinh tế tham gia phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo đường lối, chính sách và mục tiêu mà Nhà nước đặt ra. - Quy hoạch nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ nông thôn. Nhà nước thực hiện quy hoạch, phát triển các l nh vực trong nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn, từng bước hình thành các vùng sản xuất tập trung chuyên canh theo hướng phát huy lợi thế của từng vùng nhằm nâng cao hiệu quả cây trồng, vật nuôi, nâng cao đời sống của người nông dân. 1.2.1.2. H trợ nh m đạt được chương tr nh, mục tiêu trong xây dựng nông thôn mới - Huy động các nguồn vốn pháttriển kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Tạo lập, huy động mọi nguồn vốn đầu tư, mở rộng hệ thống quỹ tín dụng để phát triển nông nghiệp, nông thôn, xây dựng các quỹ bảo hộ sản xuất, quỹ phòng chống thiên tai, quỹ xóa đói giảm nghèo.. .để thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, kinh tế nông thôn theo hướng CNH, HĐH phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế thế giới. - Quản lý các hoạt động phát triển nông nghiệp, nông thôn: Thực
  • 23. 15 hiện quản lý toàn diện trên tất cả các l nh vực, mọi địa bàn với tất cả các thành phần kinh tế, các tổ chức cá nhân theo đúng các quy định của pháp luật và chính sách của nhà nước. 1.2.1.3. iám sát, thanh tra, ki m tra nh m bảo đảm cho công tác xây dựng nông thôn mới tuân th nh ng quy định c a pháp luật. - Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm: Kiểm tra, giám sát việc thực hiện đường lối, chính sách, các thể chế quản lý của Nhà nước, uốn nắm các sai lầm, lệch lạch. Đồng thời tổng kết các kinh nghiệm xây dựng các mô hình, điển hình tiên tiến trong sản xuất nông nghiệp để triên khai, áp dụng rộng rãi vào thực ti n. 1.2.2. Nguyên tắc quản lý thực hiện các chương tr nh mục tiêu quốc gia - Phù hợp với quy định của pháp luật về đầu tư công, ngân sách nhà nước và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan. - Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; trách nhiệm của các bộ, ngành và các cấp ở địa phương; vai trò giám sát của cộng đồng trong quản lý và điều hành thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. - Đảm bảo công khai, minh bạch trong quản lý, điều hành thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; khuyến khích huy động nguồn lực xã hội để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. - Đảm bảo phối hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan có liên quan trong quản lý, điều hành thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia. - Phát huy vai trò chủ thể và sự tham gia, đóng góp của cộng đồng dân cư vào quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.
  • 24. 16 1.2.3. Nội dung quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới 1.2.3.1. Xây dựng, ban hành kế hoạch, chương tr nh thực hiện chương tr nh xây dựng nông thôn mới Để cơ quan quản lý Nhà nước có thể hoàn thành những mục tiêu của mình, cơ quan đó đều cần nắm rõ nhiệm vụ, thời gian, phương pháp và phương tiện để hoàn thành nhiệm vụ đó, kế hoạch, chương trình ra đời là nhằm đáp ứng nhu cầu này. Kế hoạch, chương trình là bản mô tả những mục tiêu cần đạt được của tổ chức và cách thức tổ chức cần thiết tiến hành để đạt mục tiêu đó. Không có kế hoạch, chương trình tốt đơn vị không thể xác định chính xác mục tiêu mình cần đạt được và cách thức tổ chức cần làm để đạt tới mục tiêu, lập kế hoạch, chương trình gắn đến phương hướng để đạt mục tiêu. Trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới lập kế hoạch, chương trình thực hiện là một trong những nội dung quản lý nhà nước hết sức quan trọng, thông qua lập kế hoạch, các cơ quan Nhà nước nắm bắt được thực trạng, đánh giá được những nhiệm vụ phải thực hiện, các đơn vị thực hiện, thời gian thực hiện nhằm đạt được kết quả của chương trình, kế hoạch có ý ngh a như chỉ ra con đường đi đến mục tiêu đó, đánh giá nguồn lực (nhân lực và vật lực), việc phân bổ nguồn lực hợp lý. Kế hoạch, chương trình thực hiện chương trình nông thôn mới càng chi tiết, càng tăng hiệu quả thực hiện, giúp cơ quan quản lý chủ động trong thực hiện. Hiện nay, căn cứ vào các chỉ đạo, thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới có 03 loại: kế hoạch, chương trình dài hạn, giai đoạn 5 năm, 10 năm, định hướng 20 năm; kế hoạch, chương trình trung hạn và kế hoạch ngắn hạn trong tháng, quý, 6 tháng, năm. 1.2.3.2. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới
  • 25. 17 Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước là nhân tố quan trọng và có ý ngh a quyết định đến hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Đây là bộ phận tham mưu, giúp việc, giúp cơ quan nhà nước thực hiện chức năng quản lý trong xây dựng nông thôn mới một cách khoa học, thống nhất. Hệ thống các cơ quan, tổ chức được xây dựng và kiện toàntừ Trung ương đến địa phương. Chính phủ quy định rất rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan theo cấp hành chính để phối hợp triểnkhai xây dựng nông thôn mới. Cụ thể: - Cấp Trung ương: Thực hiện theo Quyết định số 1013/QĐ-TTg, ngày 01/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ “về việc thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020”, thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020, cụ thể như sau: + Về cơ cấu: Trưởng Ban Chỉ đạo là Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ; Trưởng Ban Chỉ đạo ban hành Quy chế hoạt động, phân công trách nhiệm cụ thể đối với các thành viên của Ban Chỉ đạo. Các Phó Trưởng Ban Chỉ đạo là các đồng chí Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm Phó Trưởng ban thường trực, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; các Ủy viên gồm đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành liên quan. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định thành lập Văn phòng điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020. + Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương: Được đặt tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thực hiện chức năng giúp việc Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia (gọi tắt là Ban
  • 26. 18 Chỉ đạo Trung ương) và trực tiếp giúp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý, tổ chức thực hiện và điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và biên chế của Văn phòng điều phối nông thôn mới các cấp được quy định tại Quyết định số 1920/QĐ-TTg, ngày 05/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về “quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và biên chế của Văn phòng điều phối nông thôn mới các cấp”. + Ban Chỉ đạo Trung ương có nhiệm vụ: Xây dựng kế hoạch 5 năm và hàng năm về mục tiêu, nhiệm vụ, các giải pháp và nhu cầu kinh phí thực hiện Chương trình báo cáo Thủ tướng Chính phủ; chỉ đạo các Bộ, ngành xây dựng, hoàn thiện và hướng dẫn cơ chế, chính sách có liên quan về xây dựng nông thôn mới; chỉ đạo các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng đề án triển khai nội dung chương trình xây dựng nông thôn mới; xây dựng cơ chế phối hợp giữa các Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ với các cơ quan của Đảng, Mật trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân nhằm huy động cả hệ thống chính trị vào thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Đồng thời, tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước trong việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. - Cấp tỉnh: Ban Chỉ đạo cấp tỉnh: Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Phó ban thường trực, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm Phó ban, lãnh đạo các sở, ngành liên quan là thành viên. Thường trực Ban Chỉ đạo cấp tỉnh là Trưởng ban, các phó trưởng ban và 03 ủy viên là đại diện lãnh đạo các Sở Tài chính, Xây dựng và Kế hoạch và Đầu tư. Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh thực hiện chức năng giúp Ban Chỉ đạo thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia cấp tỉnh (gọi tắt là Ban Chỉ đạo tỉnh) quản lý và tổ chức thực
  • 27. 19 hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. - Cấp huyện, thị xã: Ban Chỉ đạo cấp huyện: Chủ tịch UBND huyện làm Trưởng ban, Phó Chủ tịch UBND huyện làm Phó trưởng ban, lãnh đạo các phòng, ban có liên quan làm thành viên. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (hoặc phòng kinh tế) là cơ quan thường trực điều phối, giúp việc cho Ban Chỉ đạo huyện thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Văn phòng nông thôn mới huyện do Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Phòng Kinh tế làm cơ quan thường trực, thực hiện chức năng giúp Ban Chỉ đạo thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia cấp huyện (gọi tắt là Ban Chỉ đạo huyện) quản lý và tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. - Cấp xã: Thành lập Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới cấp xã trên địa bàn. Trong đó, Chủ tịch UBND xã làm Trưởng ban, Phó Chủ tịch UBND xã làm Phó Trưởng ban, thành viên là đại diện một số bộ phận chuyên môn, ban, ngành, đoàn thể xã. Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới cấp xã là chủ đầu tư các dự án, nội dung xây dựng chương trình nông thôn mới trên địa bàn xã. Tổ chức xây dựng quy hoạch, đề án, kế hoạch tổng thể và kế hoạch đầu tư hàng năm về xây dựng nông thôn mới của xã. Tổ chức và tạo điều kiện cho cộng đồng tham gia thực hiện, giám sát các hoạt động thực thi các dự án đầu tư trên địa bàn xã. Quản lý, triển khai các dự án. 1.2.3.3. Xây dựng đội ngũ quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới Nguồn nhân lực trong xây dựng NTM đạt chất lượng cao thì hoạt động quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới mới đạt hiệu lực, hiệu quả cao. Đội ngũ cán bộ, công chức là yếu tố mang tính quyết định trong quá trình quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới. Đội ngũ cán bộ,
  • 28. 20 công chức phải có năng lực, trình độ chuyên môn mới có thể hoàn thành tốt công việc, đạt hiệu quả, chất lượng cao. Đồng thời, phải được trang bị văn hóa chính trị, văn hóa công sở, phong cách làm việc khoa học, sáng tạo, có tâm huyết. Trong l nh vực xây dựng nông thôn mới, đội ngũ cán bộ chuyên môn đòi hỏi phải thường xuyên được cập nhật kiến thức liên quan đến xây dựng nông thôn mới, có kinh nghiệm chuyên môn cũng như kinh nghiệm thực tế trong l nh vực xây dựng nông thôn mới; vững vàng về chính trị, văn hóa, có đạo đức, lối sống trong sạch, có trí tuệ, kiến thức và trình độ năng lực để thực thi công vụ, bảo vệ lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và phục vụ nhân dân, góp phần về đích sớm trong xây dựng nông thôn mới. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Cấp xã là cấp gần gũi nhân dân nhất, là nền tảng của hành chính. Cấp xã làm được việc thì mọi việc đều xong xuôi”. Thực tế xây dựng NTM gần 10 năm qua cũng cho thấy, ở đâu cán bộ cấp cơ sở năng động, sáng tạo, tâm huyết thì ở đó xây dựng NTM thành công và ngược lại. Việc tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới ở các cấp, nhất là cán bộ cấp xã, thôn, buôn nội dung 14 chuyên đề do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành giúp cung cấp các kiến thức cơ bản về cơ chế, chính sách, quy trình triển khai thực hiện chương trình, trang bị kỹ năng về xây dựng, lập kế hoạch, kỹ năng tuyên truyền, vận động cộng đồng và người dân. Vì vậy, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới các cấp thông qua đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, nâng cao kiến thức, kỹ năng là một trong số các nội dung thành phần quan trọng của chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010- 2020. Để việc tập huấn, bồi dưỡng cán bộ xây dựng nông thôn mới các cấp đạt chất lượng, hiệu quả; nâng cao nhận thức, kiến thức, trình độ chuyên môn, năng lực – kỹ năng quản lý, điều hành và thực thi cho cán bộ xây
  • 29. 21 dựng nông thôn mới các cấp và cán bộ trong hệ thống chính trị nhằm triển khai hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định 4072/QĐ-BNN- VPĐP, ngày 05/10/2016 về “phê duyệt chương trình khung tập huấn, bồi dưỡng cán bộ xây dựng nông thôn mới các cấp thuộc chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2016- 2020”. 1.2.3.4. Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đ thực hiện xây dựng nông thôn mới Trong điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, để chương trình xây dựng nông thôn mới đi vào hoạt động đảm bảo đạt mục tiêu Nghị quyết 26- NQ/TW, ngày 05/8/2008 đã đề ra, việc quản lý, s dụng hiệu quả các nguồn lực là nội dung quan trọng. Nguồn lực bao gồm nguồn lực vật chất, tài chính và cả nguồn lực tinh thần của toàn xã hội để xây dựng nông thôn mới có cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội phát triển, đời sống cư dân nông thôn được cải thiện và nâng cao. Trong nguồn lực tài chính, nguồn vốn từ ngân sách chiếm tỷ trọng lớn nhất, khoảng 40% tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, vốn tín dụng khoảng 30%, vốn từ các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác khoảng 20 và huy động đóng góp từ cộng đồng dân cư khoảng 10%. Vì vậy, trong quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới phải có cơ chế huy động nguồn vốn. Trong Quyết định số 1600/QĐ-TTg đã quy định rõ việc huy động nguồn vốn được thực hiện theo hướng đa dạng hóa các nguồn vốn: Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn; huy động tối đa nguồn lực của địa phương (tỉnh, huyện, xã) để tổ chức triển khai Chương trình;
  • 30. 22 huy động vốn đầu tư của doanh nghiệp đối với các công trình có khả năng thu hồi vốn trực tiếp; các khoản đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện của nhân dân trong xã cho từng dự án, nội dung cụ thể, do hội đồng nhân dân xã thông qua; các khoản viện trợ không hoàn lại của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho các dự án đầu tư; các nguồn vốn tín dụng và các nguồn tài chính hợp pháp khác. 1.2.3.5. Kiem tra, thanh tra, giám sátvà xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện các hoạt động xây dựng nông thôn mới Kiểm tra, giám sát các hoạt động xây dựng nông thôn mới là việc xem xét, đánh giá tình trạng đạt hay không đạt các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới; đảm bảo việc tuân thủ những quy định của pháp luật về xây dựng nông thôn mới theo các quy định, tiêu chí của chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Thanh, kiểm tra, giám sát việc thực hiện đường lối, chính sách quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới nhằm kịp thời phát hiện những sai sót và ngăn chặn, chấn chỉnh các hành vi sai phạm, kiểm soát các sai lầm, lệch lạc; đồng thời, xử lý các vi phạm, đề xuất điều chỉnh các tiêu chí cho phù hợp với tình hình thực tế của mỗi địa phương. Việc kiểm tra, giám sát các hoạt động trong quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới cần tiến hành: + Kiểm tra, giám sát việc thực hiện đường lối, chính sách, kế hoạch và pháp luật của nhà nước về nông thôn mới; + Kiểm tra, giám sát việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật; + Kiểm tra, giám sát công tác quy hoạch và giám sát về kinh tế, tổ chức sản xuất; + Kiểm tra, giám sát việc sử dụng các nguồn lực của nhà nước và các nguồn lực khác;
  • 31. 23 + Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chức năng và việc tuân thủ pháp luật của các cơ quan nhà nước trong quá trình quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới. Việc kiểm tra, giám sát còn được thực hiện theo định kỳ thông qua công tác sơ kết, tổng kết để đánh giá cụ thể quá trình triển khai thực hiện, rút kinh nghiệm nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn, nhân rộng những kinh nghiệm, những điển hình trong xây dựng nông thôn mới; đồng thời, biểu dương khen thưởng các tập thể, cá nhân điển hình, tạo động lực cho phong trào thi đua chung sức xây dựng nông thôn mới. 1.3. Các ếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về dựngn ng th n mới 1.3.1. Đặc điem kinh tế - xã hội c a vùng nông thôn Phát triển nông thôn không thể tách rời với phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, phát triển khu vực nông thôn phụ thuộc vào đặc điểm kinh tế - xã hội của mỗi vùng nông thôn. Mỗi vùng, mỗi địa phương có những xuất phát điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội khác nhau nên công tác quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới cũng khác nhau; đòi hỏi mỗi cấp ủy, chính quyền địa phương căn cứ trên các văn bản chỉ đạo triển khai của cấp trên, đồng thời phải dựa trên tình hình thực tế của địa phương để ban hành các văn bản triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới phù hợp nhằm đạt được hiệu quả cao, mang ý ngh a thiết thực. 1.3.2. Yếu tố truyền thống v n hóa c a vùng nông thôn Trong công cuộc xây dựng nông thôn mới, văn hóa, phong tục tập quán giữ vai trò quan trọng trong việc nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc. Vùng nông thôn là nơi lưu giữ các giá trị văn hóa của cộng đồng, văn hóa nông thôn là một bộ phận cấu thành của văn hóa dân tộc. Khi quản lý nhà nước để phát triển khu vực
  • 32. 24 nông thôn, cần phải chú trọng đến vấn đề văn hóa nông thôn, tiếp tục bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, loại bỏ những hủ tục lạc hậu,… đồng thời, tránh tình trạng tốc độ đô thị hóa quá nhanh làm ảnh hưởng đến di sản kiến trúc, nếp sống văn hóa nông thôn. 1.3.3. Trình độ nhận thức, quản lý, tổ chức thực hiện cũa đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là một chương trình tổng hợp bao gồm nhiều l nh vực, nhiều mặt, từ hoạch định công tác của Đảng và Nhà nước đến các chương trình cụ thể của các ngành,l nh vực của từng địa phương. Trong quá trình thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới sẽ gặp nhiều vấn đề, có những vấn đề phức tạp, đòi hỏi cần có một đội ngũ cán bộ, công chức có đầy đủ kiến thức, trình độ chuyên môn, năng lực thực ti n để nhận thức, quản lý và tổ chức thực hiện công tác quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới. Trong đó cần chú trọng xây dựng được đội ngũ cán bộ có chuyên môn, có tâm với nghề để thực hiện công việc. Đối với những vùng có điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội con nhiều khó khăn, thì càng đòi hỏi của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ngoài chuyên môn nghiệp vụ còn có tinh thần trách nhiệm, đạo đức của người cán bộ có tinh thần cống hiến và phục vụ nhân dân. 1.3.4. Yếu tố hội nhập kinh tế quốc tế Đảng ta đã xác định, hội nhập quốc tế là định hướng chiến lược để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, coi hội nhập quốc tế là sự nghiệp của toàn dân và của cả hệ thống chính trị. Vì vậy, quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới phải gắn liền với hội nhập kinh tế quốc tế. Trên cơ sở đó, tranh thủ được vốn đầu tư, công nghệ, tri thức, kinh nghiệm quản lý và các
  • 33. 25 nguồn lực quan trọng khác, tạo thêm được nhiều việc làm, nâng cao dân trí và cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Trong bối cảnh đó, nhà quản lý sẽ tiếp thu, chọn lọc những kinh nghiệm, thành tựu mới để áp dụng cho sản xuất nông nghiệp, từ đó nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với nông nghiệp và quá trình xây dựng nông thôn mới. 1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về dựng n ng th n mới ở một số địa phương trong nước và những bài học rút ra 1.4.1. Kinhnghiệm trong quản lýnhà nước về xây dựng nông thôn mới tại huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình Huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình là huyện đầu tiên của cả nước đạt chuẩn huyện NTM theo Quyết định số 588/QĐ-TTg ngày 5/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành tiêu chí huyện NTM. Kết quả nổi bật về xây dựng NTM của huyện là tốc độ tăng trưởng của huyện khá cao, đạt gần 24 /năm; thu nhập bình quân đầu người đến nay đạt 36,9 triệu đồng/năm, gấp gần 1,5 lần mức thu nhập bình quân ở khu vực nông thôn của cả nước. Bình quân thu nhập/ha canh tác đạt trên 88 triệu đồng. Huyện đã xây dựng được nhiều cánh đồng mẫu lớn có quy mô từ 30-100 ha; lúa chất lượng cao đạt 60% diện tích. Bên cạnh đó, sản xuất tiểu thủ công nghiệp phát triển mạnh mẽ; đã hình thành 2 cụm công nghiệp là đá mỹ nghệ Ninh Vân và thêu ren Ninh Hải, thu hút hơn 10.000 lao động, thu nhập bình quân đạt 5 triệu đồng/người/tháng. Với tiềm năng to lớn của huyện, du lịch, dịch vụ du lịch trên địa bàn có bước phát triển mạnh mẽ. Trong thời gian qua, tại địa phương đã hình thành thêm các khu du lịch mới, hấp dẫn, thu hút đông khách du lịch như Thạch Bích, Thung Nắng, Linh Cốc, Hải Nham. Các khu du lịch Tam Cốc-Bích Động, khu Cố đô Hoa Lư, khu danh thắng Tràng An ngày càng có nhiều khách đến tham quan, mỗi năm đạt trên 4 triệu lượt
  • 34. 26 khách, đã tạo việc làm cho gần 12.000 lao động. Các ngành nghề khác như may mặc, vận tải, thương mại, cơ khí sửa chữa, sản xuất vật liệu xây dựng tiếp tục phát triển, giải quyết việc làm cho nhiều lao động, tăng thu nhập cho người dân. Với các bài học kinh nghiệm được rút ra: Một là, các cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận và các tổ chức đoàn thể phải tiếp tục tuyên truyền nội dung của Chương trình nông thôn mới; các nội dung liên quan đến nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong nghị quyết đại hội Đảng các cấp, đặc biệt là chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới của Chính phủ giai đoạn 2010-2020, định hướng đến 2030 và đề ra những nhiệm vụ cần triển khai thực hiện trong từng giai đoạn. Quan tâm kiện toàn Ban Chỉ đạo thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, lãnh, chỉ đạo đồng bộ, hiệu quả, tổ chức bộ máy giúp việc đảm bảo đủ năng lực, chuyên môn, phối hợp chặt chẽ trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện từ huyện đến cơ sở. Hai là, đẩy nhanh việc ban hành và hướng dẫn thực hiện đồng bộ các chính sách. Trong đó, xây dựng nền nông nghiệp theo hướng hiện đại, phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn. Rà soát quy hoạch, phát huy lợi thế từng địa phương; quy hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn gắn với đẩy mạnh thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, với cơ chế để nhân dân tham gia đóng góp xây dựng, quản lý, sử dụng có hiệu quả cơ sở hạ tầng, trong đó chú trọng hỗ trợ phát triển giao thông nông thôn, thủy lợi, sắp xếp dân cư nông thôn theo hướng kết hợp giữa truyền thống văn hóa cộng đồng và nhu cầu phát triển của đời sống hiện đại. Ba là, phải công khai, dân chủ để người dân cùng bàn bạc, gắn kết việc phát động phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở
  • 35. 27 khu dân cư với xây dựng nông thôn mới. Phát huy sự đoàn kết, đồng lòng của cư dân nông thôn và để ngườidân tham gia quy hoạch từ dưới lên. Bốn là, nâng cao hơn nữa sự phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể trong quá trình thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đảm bảo chặt chẽ, đồng bộ, có hiệu quả. Phối hợp với các cơ quan chức năng có thẩm quyền tăng cường công tác kiểm tra các dự án, nguồn đầu tư cho l nh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn; đônđốc các đơn vị cơ sở quan tâm thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới trong thời gian tới, đặc biệt là các xã về đích để đạt chuẩn xã nông thôn mới. Năm là, phải coi trọng công tác đào tạo đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là đội ngũ cán bộ cơ sở trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Sáu là, nông thôn mới đã hình thành trên thực tế, cơ bản đáp ứng nguyện vọng của người dân nông thôn; ngày càng thu hút sự tham gia của người dân, doanh nghiệp, nhờ đó huy động được nguồn lực lớn, góp phần thúc đẩy tiến độ thực hiện các nội dung của chương trình xây dựng nông thôn mới. Huy động tất cả các nguồn lực để thực hiện có hiệu quả Chương trình xây dựng nông thôn mới. Bảy là, phải xác định xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các ngành, địa phương, là nhiệm vụ chính trị trọng tâm nhằm đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, góp phần nâng cao thu nhập của người dân khu vực nông thôn, xóa đói giảm nghèo và thực hiện tốt các mục tiêu, ý ngh a mà chương trình xây dựng nông thôn mới đã đề ra. Tám là, định kỳ tổ chức đánh giá kết quả thực hiện, rút kinh nghiệm và tìm giải pháp hiệu quả thực hiện Chương trình trong giai đoạn tiếp theo.
  • 36. 28 Đồng thời, biểu dương, khen thưởng những tấm gương điển hình nhằm tạo động lực trong quá trình thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. 1.4.2. Kinhnghiệm trong quản lýnhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện Ea Hleo, tỉnh Đắk Lắk Huyện Ea Hleo là một huyện nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Đăk Lăk, tổng diện tích tự nhiên hơn 133.400 ha; dân số hơn 135.700 nhân khẩu, với gần 34.890 hộ, gồm 29 dân tộc anh em cùng sinh sống. Năm 2010, có 11 xã trong toàn huyện chỉ đạt 28 tiêu chí, bình quân mỗi xã đạt 2,5 tiêu chí. Huyện ủy Ea H'leo đã có Nghị quyết số 03-NQ/HU, ngày 15/7/2011 về việc XD NTM giai đoạn 2011- 2015 định hướng đến năm 2020. Sau 10 năm tổ chức thực hiện chương trình MTQG XD NTM, đến nay, huyện Ea H’leo đã có 06/11 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Toàn huyện đã hoàn thành 171/209 tiêu chí, bình quân đạt 15,54 tiêu chí/xã, tăng 143 tiêu chí so với thời điểm bắt đầu thực hiện Chương trình năm 2010. Qua việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện Ea H’leo đã rút ra một số kinh nghiệm xây dựng NTM và quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, cụ thể như sau: - Thứ nhất, huyện Ea H’leo đặc biệt chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền về mục đích, ý ngh a, chủ thể xây dựng NTM bằng nhiều hình thức đa dạng, khác nhau như tổ chức hội họp, phát thanh, cổ động và tuyên truyền trực quan, tạo không khí sôi nổi, đồng thuận trong xây dựng NTM. Hưởng ứng phong trào thi đua “cả nước chung sức xây dựng NTM” phong trào thi đua chung sức xây dựng NTM được phát động rộng khắp trên địa bàn huyện. Thông qua đó đã phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, tạo sức lan tỏa nhanh, góp phần đẩy nhanh tiến trình xây dựng NTM.
  • 37. 29 - Thứ hai, quan tâm chỉ đạo thành lập, kiện toàn Ban Chỉ đạo thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, đây là yếu tố rất quan trọng quyết định tiến trình xây dựng NTM trên địa bàn huyện. Từ đó, lãnh, chỉ đạo đồng bộ, hiệu quả, tổ chức bộ máy giúp việc đủ năng lực, chuyên môn, sát thực tế, phối hợp chặt chẽ trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện từ huyện đến cơ sở. - Thứ ba, cách làm phải phù hợp với điều kiện của từng địa phương thông qua lựa chọn, sắp xếp nội dung, nhiệm vụ theo thứ tự ưu tiên, vận dụng sáng tạo cơ chế chính sách. - Thứ tư, tập trung huy động mọi nguồn lực để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. - Thứ năm, củng cố và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. 1.4.3. Kinhnghiệm trong quản lýnhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk Huyện Ea Kar là một huyện nằm ở phía Đông tỉnh Đăk Lăk, tổng diện tích tự nhiên hơn 103.747 ha; dân số hơn 154.513 nhân khẩu. Thực hiện chương trình nông thôn mới, tính đến cuối năm 2020, toàn huyện đã hoàn thành 236 tiêu chí, bình quân đạt 14,75 tiêu chí/xã, tăng 143 tiêu chí so với thời điểm bắt đầu thực hiện Chương trình năm 2010. Dự kiến đến năm 2021, toàn huyện sẽ đạt thêm 03 xã, phấn đấu đạt 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới. Qua việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện Ea Kar đã rút ra một số kinh nghiệm xây dựng NTM và quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, cụ thể như sau: Thứ nhất, các Cấp ủy đảng, chính quyền phải quan tâm chỉ đạo và tổ chức thực hiện triển khai một cách đồng bộ, nghiêm túc, kịp thời với nhiều
  • 38. 30 biện pháp nội dung phù hợp, sát với thực tế và đáp ứng nguyện vọng của đông đảo nhân dân. Phong trào phải thực sự đi vào đời sống của mọi tầng lớp nhân dân, huy động được sức mạnh của toàn dân. Thứ hai, công tác hỗ trợ phát triển sản xuất tạo sự chuyển biến tích cực, tập trung hỗ trợ xây dựng các mô hình phát triển cây, con chủ lực, thế mạnh của địa phương, hạn chế tình trạng phân bổ dàn trải, kém hiệu quả. Thứba, triển khai cơ chế, chính sách đồng bộ trong hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, tạo được bước đột phá, thu hút được một lượng lớn nguồn lực của địa phương, nhưng cũng phải tránh việc đóng góp quá sức của người dân trong quá trình xây dựng NTM. Thứ tư, phải nâng cao nhận thức trong nhân dân về tầm quan trọng của xây dựng NTM, ý thức được vai trò chủ thể của mình trong việc xây dựng NTM. Đó cũng là nền tảng quan trọng để huyện Ea Kar tiếp tục phát huy tính dân chủ, đoàn kết, huy động mọi nguồn lực, tạo tiền đề vững chắc sớm về đích trong công cuộc xây dựng NTM. 1.4.4. Bài học kinh nghiệm quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới cho huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk Qua nghiên cứu những bài học kinh nghiệm của một số huyện trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, tác giả rút ra một số bài học kinh nghiệm quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới có thể áp dụng ở huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk như sau: - Thứ nhất, cần có sự tập trung chỉ đạo cụ thể, liên tục, đồng bộ của cấp ủy, chính quyền các cấp, đồng thời huy động được sự phối hợp tham gia của cả hệ thống chính trị. - Thứ hai, chú trọng công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức của cán bộ đảng viên và nhân dân về ý ngh a, tầm quan trọng của công
  • 39. 31 tác XDNTM, vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư, nhất là trong việc huy động nguồn lực từ nhân dân. - Thứ ba, Ban Chỉ đạo XDNTM thường xuyên được quan tâm, kiện toàn; tiến hành xây dựng chương trình và quy chế làm việc, trong đó, phân công nhiệm vụ, địa bàn phụ trách rõ ràng đối với mỗi cá nhân, tập thể, đặc biệt phải phát huy được vai trò của người đứng đầu cấp ủy trong tổ chức triển khai. - Thứ tư, cần coi trọng công tác đào tạo đội ngũ nòng cốt các cấp, nhất là đội ngũ cán bộ cơ sở. - Thứ năm, mọi quyết định phải dựa trên nguyện vọng chính đáng của người dân, phát huy tốt nhất vai trò cộng đồng và quán triệt sâu sắc nguyên tắc “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân thụ hưởng”. - Thứ sáu, Phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, đoàn thể các cấp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, đồng thời kịp thời phát hiện những điển hình tiên tiến để tuyên truyền nhân rộng thành phong trào. Mặt khác, thường xuyên kiểm tra, giám sát, theo dõi để phát hiện những lệch lạc, sai sót và biểu hiện tiêu cực (nếu có) nhằm ngăn chặn, sữa chữa kịp thời.
  • 40. 32 Tiểukếtchương 1 Tại Chương 1, luận văn đã hệ thống được một số lý luận cơ bản quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trông đó đi sâu, tập trung làm rõ: Các khái niệm cơ bản về nông thôn, xây dựng nông thôn mới, quản lý, quản lý nhà nước, quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới; Bộ tiêu chí đánh giá xây dựng nông thôn mới; Sự cần thiết quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới;Nội dung quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới; Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới; Kinh nghiệm quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình và một số huyện trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới có thể áp dụng trên địa bàn huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk. Các kết quả nghiên cứu ở Chương 1 là định hướng, cơ sở về lý luân và thực ti n trong thu phập dự liệu để phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk trong Chương 2.
  • 41. 33 Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊABÀN HUYỆN CƯ KUIN, TỈNH ĐẮK LẮK 2.1. Giới thiệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - ã hội hu ện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk 2.1.1. Điều kiện tự nhiên Huyện Cư Kuin nằm ở phía Nam trung tâm tỉnh Đắk Lắk, trung tâm cách thành phố Buôn Ma Thuột 22 km theo Quốc lộ 27. Là một huyện được thành lập theo Nghị định số 137/2007/NĐ-CP, ngày 27 tháng 8 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính huyện Krông Ana, có tổng diện tích 28.830 ha, 103.389 nhân khẩu, với 8 đơn vị hành chính, trung tâm huyện được quy hoạch ở cạnh Quốc lộ 27 trên địa bàn xã Dray Bhăng [32]. Toàn huyện gồm có 08 đơn vị hành chính cấp xã là xã: Ea Tiêu, Ea Ktur, Ea Bhốk, Hòa Hiệp, Dray Bhăng, Ea Ning, Ea Hu và Cư Êwi. Độ cao trung bình 400 - 500m so với mặt nước biển; độ dốc trung bình từ 0 - 80. Đây là vùng địa hình cho ưu thế phát triển cây công nghiệp dài ngày như cà phê, cao su, tiêu có năng suất cao. Trên địa bàn huyện có con sông Krông Ana chảy dọc theo ranh giới phía Nam với dòng chảy bình quân 125 m3/s, đổ vào sông Sêrêpốk, tạo nên vùng bồi đắp có thể khai thác cát xây dựng. Ngoài ra còn có hệ thống suối, ao hồ, kênh phong phú với 42 hồ đập như: hồ Ea Bông, Ea Ktur, Ea Bhôk, Ea Hu, Ea Sim… cung cấp nguồn nước lớn cho huyện. - Tài nguyên đất: Huyện Cư Kuin có diện tích 28.830 ha, trong đó: Đất nông nghiệp có diện tích là 24.122,7 ha, chiếm 83,67% tổng diện tích tự nhiên; đất phi nông nghiệp là 4.005,5 ha, chiếm 13,89% tổng diện tích tự nhiên; đất chưa sử dụng 701,9 ha, chiếm 2,43%.
  • 42. 34 - Tài nguyên nước: địa bàn huyện Cư Kuin có hệ thống sông suối dày đặc, là nguồn nước mặt với trữ lượng lớn, đảm bảo cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp như: hồ Ea Bông, Ea Ktur, Ea Bhôk, Ea Hu, Ea Sim… hầu hết các suối đều đổ nước về sông Krông Ana. Ngoài ra, còn có hệ thống hồ nhân tạo khá phong phú, diện tích mặt hồ 382,6 ha. Nước ngầm ở huyện cũng khá phong phú, chất lượng nước rất tốt với độ khoáng hóa đặc trưng từ 0,03 - 0,27 g/l, pH 5,7 - 6,8, có thể khai thác, xử lý và cung cấp cho các nhu cầu dân sinh, kinh tế. - Lâm nghiệp: Diện tích đất lâm nghiệp còn 865,10 ha, chiếm 3,0% diện tích tự nhiên; chủ yếu tập trung ở 3 xã Hoà Hiệp 318,2 ha, Ea Tiêu 169,7 ha, Dray Bhăng 272,8 ha, còn lại các xã khác Cư Êwi 37,30 ha, Ea Bhốk 62,10 ha, Ea Hu 5 ha. Diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn chủ yếu là rừng trồng và đất chưa có rừng (rừng trồng 566,70 ha, đất chưa có rừng 298,40 ha). - Tài nguyên khoáng sản: cấu trúc địa chất đơn giản, khoáng sản trong vùng chủ yếu là cát xây dựng, đá xây dựng và sét của huyện có trữ lượng khá và được các tổ chức, cá nhân đầu tư khai thác, sản xuất phục vụ cho cả tỉnh; góp phần phát triển kinh tế - xã hội của huyện. - Tài nguyên phát triển du lịch: Trên địa bàn có nhiều ao hồ, sông suối ngoài việc cung cấp nước tưới cho cây công nghiệp, còn tạo nên cảnh quan và cải thiện điều kiện môi trường cho địa bàn, như hồ Ea Bông, hồ Ea Ning, thác Dray HJe, các Bến nước... Bên cạnh đó, các cộng đồng dân cư là vùng đồng bào dân tộc tại chỗ cùng với nền văn hoá phi vật thể không gian văn hoá Cồng chiêng đã được UNESCO công nhận, còn lưu giữ đượckhá nhiều những di sản văn hoá như: Cồng Chiêng, nhà dài, di tích nhà Bảođại, nhà văn hoá cộng đồng, dệt thổ cẩm truyền thống, L hội cầu mưa, L
  • 43. 35 hội cúng Bến nước… Từ những điều kiện trên, huyện có những tiềm năng về phát triển du lịch. - Tài nguyên du lịch nhân văn: Huyện Cư Kuin là nơi hội tụ của nhiều dân tộc anh em cùng chung sống. Toàn huyện có 16 dân tộc anh em, chiếm 32% dân số, mỗi dân tộc có tiếng nói, phong tục tập quán riêng. Từ mỗi thành phần dân tộc tạo nên bản sắc và truyền thống văn hóa nói riêng. 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 2016 – 2020 đạt 9,07 . Năm 2020, giá trị sản xuất đạt 5.136 tỷ đồng; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ, giảm tỷ trọng ngành nông lâm thủy sản, tăng giá trị ngành xây dựng, dịch vụ; tính theo giá trị hiện hành tỷ trọng ngành nông - lâm - thủy sản chiếm 46,57%; công nghiệp - xây dựng 28,70 ; thương mại, dịch vụ 24,74% [34, tr.7]. Ngành nông lâm nghiệp sản xuất ổn định và từng bước chuyển dần sang sản xuất hàng hóa; hệ thống hạ tầng phục vụ sản xuất ngày càng hoàn thiện, hệ thống thủy lợi tiếp tục được nâng cấp và đầu tư mới, nâng diện tích tưới chủ động từ 78,8 năm 2015 lên 85 năm 2020. Chú trọng việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng; ngành chăn nuôi có bước phát triển khá, khuyến khích kinh tế trang trại phát triển, hiện nay toàn huyện có 92 trang trại; diện tích rừng trồng được tăng lên hàng năm và được chăm sóc, quản lý bảo vệ tốt; đã nâng độ che phủ từ 11,5 năm 2015, lên 16 năm 2020. Lĩnh vực Giáo dục – Đào tạo được chú trọng. Duy trì bền vững phổ cập GDTHCS, PCGDTH, PC GDMN cho trẻ 5 tuổi; tỷ lệ thôn, buôn có trường, lớp mẫu giáo 6 0 năm 2015 lên 61,6 năm 2020; kiên cố hóa trường lớp học đạt 74 năm 2015 lên 85 năm 2020. Phong trào “Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa” tiếp tục được phát triển sâu rộng trong cộng đồng dân cư, tỷ lệ gia đình văn hóa được
  • 44. 36 công nhận từ 76% năm 2015 lên 82% năm 2020; số thôn buôn văn hóa được công nhận từ 56% năm 2015 lên 75,22% năm 2020; cơ quan, đơn vị văn hóa được công nhận từ 84% năm 2015 lên 97,46% năm 2020. Toàn huyện đã có 100% xã đạt Chuẩn Quốc gia về y tế. Thực hiện có hiệu quả công tác kế hoạch hóa gia đình, tỷ suất sinh giảm bình quân hàng năm 0,01%; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân 1,04%; giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng từ 16,79% năm 2015 xuống còn 13,79% năm 2020. Công tác quốc phòng được triển khai tích cực; chú trọng xây dựng tiềm lực khu vực phòng thủ, tăng cường thế trận quốc phòng toàn dân; triển khai xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ đạt 1,36% so với dân số. Thực hiện chương trình quốc gia phòng chống tội phạm có hiệu quả, phối hợp tốt các lực lượng triển khai nhiều biện pháp đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn [34, tr.10-11]. 2.1.3. Ảnh hưởng điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội cũa địa phương đến thực hiện chương trình nông thôn mới Từ vị trí địa lý đã nêu trên, cho thấy điều kiện về tự nhiên, kinh tế xã hội của địa phương so sánh với điều kiện về tự nhiên, kinh tế xã hội của nhưng huyện khác trong tỉnh, huyện Cư Kuin có điều kiện để phát triển kinh tế, giao lưu văn hoá, khoa học công nghệ so các địa phương, vùng khác. Diện tích đất nông nghiệp chiếm phần lớn, với độ phì nhiêu của đất đai màu mỡ thuận lợi cho triển khai, phát triển ngành nông nghiệp, triển khai các mô hình nông nghiệp; nhiều loại cây công nghiệp, cây ăn quả trồng được trồng với năng suất, sản lượng cao như cây: cà phê, cao su, tiêu, cây sầu riêng...; đất nông nghiệp trồng cây hàng năm như: lúa, ngô, khoai lang. Hạ tầng cơ sở, bao gồm giao thông, thủy lợi, điện, trường học, cơ sở vật chất văn hóa đã cơ bản được đầu tư. Công trình đường giao thông trên địa bàn huyện được chú trọng. Nhân dân trên địa bàn huyện có sự đoàn kết,
  • 45. 37 hăng hái tham gia phát triển sản xuất, xây dựng và phát triển nông thôn mới. Tuy nhiên, bên cạnh đó về kinh tế - xã hội vẫn còn nhiều ảnh hưởng, khó khăn đến thực hiện chương trình như: Hệ thống công trình thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp còn tương đối yếu kém, đa số được đầu tư vào giai đoạn từ 1990 – 2000, nay đã xuống cấp và cần được cải tạo, sửa chữa. Công trình đường giao thông trên địa bàn huyện nhìn chung còn thiếu đồng bộ; khi thực hiện chương trình, có 02 xã chưa được nhựa hóa đường giao thông từ huyện về đến trung tâm xã (Cư Êwi và Ea Hu), ảnh hưởng đến việc giao lưu, trao đổi hàng hóa của người dân nơi đây, cũng như việc trao đổi thông tin, tiếp cận thị trường. Hệ thống lưới điện nông thôn nhiều nơi cần được đầu tư nâng cấp, cải tạo; các trạm Khuyến nông, chăn nuôi thú ý hoạt động còn cầm chừng và thiếu hiệu quả; thiết bị và công nghệ chế biến, bảo quản thu hoạch nông sản còn lạc hậu, kém kém,. Điều naỳ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng, giá trị sản phẩm và quy mô sản xuất. Hạ tầng các vùng đồng bào dân tộc thiểu số cũng ảnh hưởng lớn đến kết quả thực hiện chương trình, vì nhiều nơi còn yếu và thiếu, chưa đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu của bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. Xuất phát điểm để thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới của huyện còn mức thấp. Thu nhập của người dân thời điểm thực hiện mới đạt thấp, việc huy động nguồn vốn thực hiện là rất khó khăn và có ảnh hưởng đến sản xuất. Trên địa bàn huyện có 08 doanh nghiệp nông nghiệp nhà nước (các Công ty TNHH MTV cà phê) hoạt động cầm chừng, kém hiệu quả. Tổng diện tích đất nông nghiệp các công ty quản lý chiếm trên 25.028 ha, chiếm tỷ lệ hơn 86,81% diện tích toàn huyện. Hiện nay, tranh chấp đất đai giữa các hộ nhận khoán với các công ty đang di n biến hết sức phức tạp, ảnh
  • 46. 38 hưởng đến việc đầu tư vào vườn cây của các Công ty, từ đó hiệu quả sản xuất trên diện tích trồng trọt bị ảnh hưởng. 2.2. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về dựng n ng th n mới trên địa bàn hu ện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk 2.2.1. Xây dựng và thực hiện các kế hoạch, chương trình thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới Thực hiện các chủ trương, nghị quyết, kế hoạch từ Trung ương, tỉnh về xây dựng nông thôn mới như: Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới; Quyết định số 342/QĐ-TTg ngày 20/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ về Sửa đổi một số tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới; Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020; Quyết định số 695/QĐ-TTg ngày 08/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi nguyên tắc, cơ chế hỗ trợ vốn thực hiện chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2011 - 2020; Thông tư số 41/2013/TT-BNNPTNT ngày 04/10/2013 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, huyện đã xác định thực hiện chương trình nông thôn mới là một một nhiệm vụ chính trị hết sức quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống nhân dân. Để triển khai thực hiện hiệu quả nhiệm vụ đó, Ủy ban nhân dân huyện đã ban hành Quyết định số 2214/QĐ-UBND ngày 17/10/2017 về việc ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện Cư Kuin, giai đoạn 2016 - 2020; - Kế hoạch số 1316/KH-UBND ngày 03/08/2017 về kế hoạch thực hiện chương trình nông thôn mới năm 2018;
  • 47. 39 - Kế hoạch số 1760/KH-UBND ngày ngày 15/10/2018 về kế hoạch thực hiện chương trình nông thôn mới năm 2019; - Kế hoạch số 3751/KH-UBND ngày 26/11/2019 về kế hoạch thực hiện chương trình nông thôn mới năm 2020… Ngay từ khi kế hoạch được triển khai các cơ quan, ban, ngành của huyện đã tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện quyết liệt, chủ động rà soát, ban hành cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ việc thực hiện Chương trình như: Nghị quyết số 01/2015/NQ-HĐND về cơ cấu nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giai đoạn 2016 – 2020 trên địa bàn huyện Cư Kuin, từ đó quy định cụ thể về cơ cấu nguồn vốn đối ứng, huy động mọi nguồn lực thực hiện chương trình. Tạo nên phong trào mang tính đột phá, có sức lan tỏa lớn và làm thay đổi nhận thức, quan niệm của cả hệ thống chính trị và người dân khi tham gia thực hiện Chương trình. Việc ban hành các kế hoạch, chương trình và các văn bản hướng dẫn thực hiện đã được thực hiện đồng bộ và tạo cơ sở và căn cứ pháp lý cho địa phương thực hiện các nội dung Chương trình xây dựng NTM. Đồng thời, qua đó đã phát huy được vai trò đòn bẫy trong việc huy động các nguồn lực để thực hiện Chương trình tại địa phương, góp phần huy động tích cực các thành phần kinh tế tham gia vào phát triển kinh tế của huyện. Ủy ban nhân dân huyện hết sức chú trọng đến công tác tuyên truyền về chương trình, nhất là các kế hoạch, các phong trào trong thực hiện chương trình như: Đắk Lắk chung tay xây dựng nông thôn mới và các chương trình lồng ghép với Hội liên Hiệp Phụ nữ, Huyện đoan... đã tạo ra sức lan tỏa, sự đồng tình ủng hộ trong nhân dân, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của cán bộ và các tầng lớp nhân dân về xây dựng NTM. Các phòng, ban đơn vị liên quan đã chủ động lồng ghép các hoạt động tuyên truyền về NTM trong các hoạt động sinh hoạt của cộng
  • 48. 40 đồng thôn, buôn hoặc bằng các tranh cổ động, panô, áp phích, khẩu hiệu…; kịp thời biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu, phổ biến các cách làm hay, mô hình hiệu quả trong xây dựng NTM thông qua các cuộc họp, băng rôn, khẩu hiệu, các chuyên mục tuyên truyền, bản tin chuyên đề trên hệ thống truyền thanh huyện, xã. Thông qua các hoạt động tuyên truyền về công tác xây dựng NTM, nhận thức của nhân dân từ chổ chưa hiểu được về công tác xây dựng NTM, đến nay đại đa số người dân cơ bản đã hiểu được mục tiêu của Chương trình xây dựng NTM và đối tượng hướng đến trong xây dựng NTM; từ đó người dân đã tích cực hưởngứng và thực hiện phong trào xây dựng NTM. Đã đóng góp được hàngnghìn ngày công lao động, tiền của và vật chất để triển khai xây dựng một số công trình hạ tầng nông thôn; qua đó một số công trình hạ tầng được đầutư xây dựng từ nguồn kinh phí đóng góp của người dân và hỗ trợ từ các tổ chức, đơn vị khác. 2.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới Trong quá trình thực hiện Chương trình NTM, UBND huyện đã hình thành và hoàn thiện bộ máy tổ chức xây dựng NTM từ cấp huyện đến cấp xã. Thực hiện Quy chế quản lý, điều hành thực hiện các Chương trình MTQG của Thủ tướng Chính phủ, trong năm 2017, UBND huyện đã thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) do đồng chí Chủ tịch UBND huyện làm Trưởng Ban, đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện làm Phó trưởng ban; các Thành viên là Trưởng các phòng, ban chuyên môn; lãnh đạo Công an huyện và mời tham gia là lãnh đạo các đoàn thể trên địa bàn. Thành lập Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo. Ban Chỉ đạo giúp UBND huyện điều hành và tổ chức triển khai và thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Nghiên cứu, đề xuất UBND huyện ban hành cơ chế,
  • 49. 41 chính sách có liên quan đến thực hiện CT MTQG; nghiên cứu, đề xuất giải pháp; điều phối hoạt động trong triển khai tổ chức thực hiện chương trình; đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết, khen thưởng trong quá trình thực hiện chương trình. Đã thành lập Văn phòng Điều phối nông thôn mới huyện do đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện (Phó Trưởng ban Chỉ đạo) làm Chánh Văn phòng, đồng chí Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm Phó Chánh Văn phòng và một số thành viên là Chuyên viên các đơn vị thuộc phòng, ban chuyên môn. Do phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm cơ quan Thường trực, thực hiện chức năng giúp Ban Chỉ đạo thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia của huyện (gọi tắt là Ban Chỉ đạo huyện) quản lý và tổ chức thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện. Xây dựng kế hoạch, hướng dẫn kiểm tra, giám sát đánh giá kết quả thực hiện chương trình; theo dõi, tổng hợp, báo cáo; chuẩn bị nội dung chương trình các cuộc họp; thực hiện thông tin, tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới; tham mưu Ban Chỉ đạo đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị; thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch UBND huyện giao. Ban Chỉ đạo, Văn phòng điều phối đã ban hành quy chế làm việc, tổ chức phân công nhiệm vụ. Đã được thường xuyên củng cố và kiện toàn BCĐ, Văn phòng Điều phối NTM khi thay đổi thành viên. Đã chỉ đạo thành lập Ban Chỉ đạo NTM các xã do đồng chí Bí thư Đảng ủy xã àm Trưởng ban; Ban quản lý các Chương trình MTQG cấp xã do Chủ tịch UBND xã làm trưởng ban; 100% các thôn, buôn đã thành lập Ban phát triển thôn, buôn do đồng chí Trưởng thôn, buôn làm Trưởng ban. Bộ máy cấp huyện, cấp xã sau khi thành lập có phân công địa bàn cho các thành viên phụ trách và ban hành Chương trình công tác hàng năm.
  • 50. 42 Đồng thời duy trì việc tổ chức họp định kỳ nhằm đánh giá tình hình thực hiện và triển khai nhiệm vụ của thời gian tiếp theo, kịp thời nắm bắt tình hình, xử lý các phát sinh ngay từ cơ sở, chỉ đạo BCĐ tiến hành sơ kết, tổng kết định kỳ kết quả thực hiện công tác xây dựng NTM và đề ra phương hướng, nhiệm vụ trong năm tiếp. 2.2.3. Về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện công tác quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới Theo phân công của Ủy ban nhân dân huyện thì phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan Thường trực giúp việc cho Ban Chỉ đạo về quản lý và tổ chức triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được bố trí 05 biên chế, trong đó có 01 chức danh Trưởng phòng tham gia Ban Chỉ đạo, 01 chức danh Phó trưởng phòng tham gia Văn phòng điều phối nông thôn mới. Ban Chỉ đạo Nông thôn mới huyện có các vị trí, tuy nhiên theo quy định các thành viên là Trưởng các phòng, ban chuyên môn, lãnh đạo Công an và một số đoàn thể. Văn phòng nông thôn mới huyện do Phó Chủ tịch UBND huyện là Trưởng ban, Lãnh đạo phòng Nông nghiệp làm Phó Chánh văn phòng, nhưng lại còn kiêm nhiệm rất nhiều lĩnh vực do Trưởng phòng phân công, các thành viên Văn phòng điều phối từ các phòng, ban, đoàn thể phụ trách nhiều lĩnh vực khác nhau. Như vậy, huyện không có cán bộ chuyên trách thực hiện chương trình nông thôn mới. Tương tự, cấp xã cũng bố trí kiêm nhiệm đối với các lĩnh vực này. Công tác đào tạo, tập huấn cho cán bộ làm công tác xây dựng NTM từ cấp huyện đến cấp xã, thôn, buôn luôn được chú trọng triển khai thực hiện; huyện đã cử 89 lượt cán bộ tham gia tập huấn các chuyên đề về xây dựng NTM do tỉnh tổ chức. Tổ chức 10 lớp tập huấn cho 600 cán bộ làm