SlideShare a Scribd company logo
1 of 60
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
----------o0o----------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KHẢ NĂNG THANH
TOÁN CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI HÒA PHÁT, HÀ
NỘI
NGÀNH: KẾ TOÁN
MÃ SỐ: 7340301
Giáo viên hướng dẫn
Sinh viên thực hiện
Mã sinh viên
Lớp
Khóa
: TS. Trịnh Quang Thoại
: Đặng Phương Nhung
: 1454040190
: K59B - KTO
: 2014 - 2018
Hà Nội, 2018
LỜI CẢM ƠN
Để đánh giá kết quả sau thời gian học tập tại trường, nhằm gắn lý thuyết với
thực tiễn, đồng thời nhằm hoàn thiện củng cố kiến thức chuyên môn đã được
trang bị cho ngành kế toán, được sự đồng ý của khoa Kinh tế và Quản trị kinh
doanh, em tiến hành thực hiện khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “Phân tích tình
hình tài chính và khả năng thanh toán của Công ty TNHH Thương mại Hòa
Phát, Hà Nội”.
Để hoàn thành bài khóa luận này, ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản thân, em
đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế và
Quản trị kinh doanh trường Đại học Lâm Nghiệp, của gia đình, bạn bè và các
cán bộ công nhân viên trong công ty TNHH Thương mại Hòa Phát.
Trước hết em xin chân thành cảm ơn thầy giáo, TS. Trịnh Quang Thoại đã
tận tình hướng dẫn, truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho em
để em hoàn thành bài khóa luận này.
Em xin cảm ơn tập thể cán bộ công nhân viên trong công ty TNHH Thương
mại Hòa Phát đã tạo mọi điều kiện để em hoàn thành đợt thực tập tốt nghiệp một
cách thuận lợi nhất.
Qua đây em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Trường Đại học
Lâm Nghiệp, đã trang bị cho em vốn kiến thức bổ ích trong suốt thời gian học
tập tại trường.
Mặc dù đã cố gắng hết khả năng nhưng do điều kiện thời gian có hạn cũng
như hiểu biết và kỹ năng phân tích còn hạn chế nên khóa luận tốt nghiệp không
thể tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của
các thầy cô giáo để đề tài được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ĐẶT VẤN ĐỀ..............................................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của vấn đề..................................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................................................2
3. Nội dung nghiên cứu...........................................................................................................................2
5. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................................................3
CHƯƠNG 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆPVÀ PHÂN
TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP..........................................................................................4
1.1. Những vấn đề cơ bản về tài chính doanh nghiệp............................................................4
1.1.1. Khái niệm, bản chất của tài chính doanh nghiệp........................................................4
1.1.2. Vai trò và chức năng của tài chính doanh nghiệp......................................................5
1.2. Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp...............................................................8
1.2.1. Khái niệm phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp...........................................8
1.2.2. Mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp...........................................................8
1.2.3. Ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghiệp.............................................................8
1.2.4. Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp ..........................................................8
1.3. Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp.......................................................................9
1.3.1. Phân tích cơ cấu tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp ..........................................9
1.3.3. Phân tích hiệu suất sử dụng vốn của doanh nghiệp ...............................................12
1.3.4. Phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp...................................................14
1.3.5. Phân tích khả năng sinh lợi của doanh nghiệp..........................................................15
CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI
HÒA PHÁT.................................................................................................................................................17
2.1. Khái quát chung về Công ty TNHH thương mại Hòa Phát...................................17
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển........................................................................................17
2.1.2. Đặc điểm ngành nghề kinh doanh....................................................................................18
2.2. Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của công ty.................................19
2.2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản trị...................................................................................19
2.2.2. Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận ...........................................................21
2.4. Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty...............................................................23
2.5. Đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của công ty ....................................................24
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KHẢ NĂNG
THANH TOÁN CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI HÒA PHÁT..............27
3.1. Khái quát tình hình tài chính tại công ty TNHH Thương mại Hòa Phát .....27
3.1.1. Cơ cấu tài sản của công ty ....................................................................................................27
3.1.2. Phân tích cơ cấu nguồn vốn của công ty......................................................................30
3.2. Phân tích chi tiết tình hình tài chính của công ty.........................................................33
3.2.1. Phân tích khả năng độc lập tự chủ về tài chình của công ty.............................33
3.2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty..............................................................34
3.3. Phân tích khả năng thanh toán của công ty.....................................................................39
3.4. Phân tích khả năng sinh lợi của công ty............................................................................41
3.5. Đánh giá chung về tình hình tài chính của công ty....................................................42
3.6. Một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính và khả năng thanh toán
của công ty TNHH Thương mại Hòa Phát................................................................................44
3.6.1. Một số tồn tại trong quá trình sử dụng vốn của công ty......................................44
3.6.2. Một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty................................45
KẾT LUẬN.................................................................................................................................................53
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................................................54
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ĐVT
HĐKD
MTV
SXKD
TNHH
TSDH
TSNH
VCĐ
VLĐ
Đơn vị tính
Hoạt động kinh doanh
Một thành viên
Sản xuất kinh doanh
Trách nhiệm hữu hạn
Tài sản dài hạn
Tài sản ngắn hạn
Vốn cố định
Vốn lưu động
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Cơ cấu lao động công ty tính đến ngày 31/12/2017 .......................... 22
Bảng 2.2. Tình hình sử dụng TSCĐ của công ty tính đến ngày 31/12/2017 ...... 23
Bảng 2.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo chỉ tiêu giá trị giai đoạn
2015-2017 ............................................................................................................ 25
Bảng 3.1: Tỷ trọng tài sản của công ty................................................................ 27
Bảng 3.2. Cơ cấu tài sản của công ty giai đoạn 2015-2017 ................................ 29
Bảng 3.3. Cơ cấu nguồn vốn của công ty giai đoạn 2015-2017 ......................... 31
Bảng 3.4. Tình hình khả năng độc lập tự chủ về tài chính của công ty .............. 33
Bảng 3.5. Hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty......................................... 35
Bảng 3.6. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty ...................................... 37
Bảng 3.7. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán của công ty giai đoạn 2015-
2017 ..................................................................................................................... 40
Bảng 3.8. Các chỉ tiêu phân tích khả năng sinh lời của công ty, 2015-2017 ...... 42
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của vấn đề
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, bất kỳ doanh nghiệp nào khi tiến
hành đầu tư hay sản xuất họ đều mong muốn đồng tiền của mình bỏ ra sẽ mang
lại lợi nhuận cao nhất. Bên cạnh những lợi thế sẵn có thì nội lực tài chính của
doanh nghiệp là cơ sở cho hàng loạt các chính sách đưa doanh nghiệp đến thành
công. Việc phân tích tình hình tài chính sẽ giúp các doanh nghiệp xác định đầy
đủ và đúng đắn nguyên nhân mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình
của doanh nghiệp mình và công ty TNHH Thương mại Hòa Phát cũng không
nằm ngoài điều kiện này. Để tiến hành sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải
có một lượng vốn nhất định bao gồm: vốn lưu động và vốn cố định. Nhiệm vụ
của doanh nghiệp là phải tổ chức, huy động và sử dụng vốn sao cho có hiệu quả
nhất trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc về tài chính, tín dụng và chấp hành luật
pháp.
Vì vậy để kinh doanh đạt hiệu quả mong muốn, hạn chế rủi ro xảy ra,
doanh nghiệp phải phân tíchtình hình tài chính của mình, để từ đó vạch ra chiến
lược phù hợp. Việc thường xuyên tiến hành phân tích tình hình tài chính sẽ giúp
cho các nhà doanh nghiệp thấy rõ thực trạng tài chính hiện tại, xác định đầy đủ
và đúng đắn nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình tài
chính. Từ đó có giải pháp hữu hiệu và tăng cường tình hình tài chính.
Phân tích tình hình tài chính là công cụ cung cấp thông tin cho các nhà quản
trị, nhà đầu tư, nhà cho vay mỗi đối tượng quan tâm đến tài chính doanh nghiệp
trên góc độ khác nhau để phục vụ cho lĩnh vực quản lý, đầu tư của họ. Nhận
thức được tầm quan trọng của tài chính và phân tích tài chính trong doanh
nghiệp là hết sức cần thiết trong quá trình duy trì và phát triển nên qua quá trình
học tập và tìm hiểu thực tế tại công ty TNHH Thương mại Hòa Phát. Chúng tôi
tiến hành nghiên cứu đề tài :“Phân tích tình hình tài chính và khả năng thanh
toán của Công ty TNHH Thương mại Hòa Phát, Hà Nội ”
1
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng tình hình tài chính và khả năng thanh toán
của công ty, đề xuất một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính và khả
năng thanh toán tại công ty TNHH Thương mại Hòa Phát.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về phân tích tình hình và khả năng
thanh toán trong doanh nghiệp.
- Đánh giá thực trạng tình hình tài chính và khả năng thanh toán của công
ty TNHH Thương mại Hòa Phát.
- Đề xuất một số biện pháp góp phần cải thiện tình hình tài chính và khả
năng thanh toán của công ty TNHH Thương mại Hòa Phát.
3. Nội dung nghiên cứu
- Cơ sở lý luận về tình hình tài chính và khả năng thanh toán trong doanh
nghiệp.
- Đặc điểm cơ bản của công ty TNHH Thương mại Hòa Phát
- Thực trạng tình hình tài chính và khả năng thanh toán của công ty
TNHH Thương mại Hòa Phát.
- Các giải pháp góp phần hoàn thiện tình hình tài chính và khả năng thanh
toán của công ty TNHH Thương mại Hòa Phát.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Tình hình tài chính và khả năng thanh toán của
công ty TNHH Thương mại Hòa Phát
Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: đề tài nghiên cứu tại công ty TNHH Thương mại Hòa
Phát.
- Về thời gian: Số liệu thu thập về báo cáo tài chính của công ty trong 3
năm 2015, 2016, 2017.
2
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu sử dụng trong đề tài chủ yếu là số liệu thứ cấp. Số liệu thứ cấp là
các thông tin về tình hình tài chính của công ty đã được công bố qua các báo cáo
trong năm. Số liệu sử dụng trong đề tài được thu thập từ các nguồn sau đây.
+ Kế thừa những công trình và tài liệu đã công bố có liên quan đến
hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty.
+ Các báo cáo về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty.
5.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
5.2.1. Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp này được sử dụng để mô tả thực trạng nguồn vốn về tài
chính của công ty. Các chỉ tiêu của phương pháp này được sử dụng bao gồm: số
bình quân, cơ cấu, tỷ trọng.
5.2.2. Phương pháp thống kê so sánh
Phương pháp này được sử dụng để so sánh thực trạng tài chính và nguồn
vốn của công ty qua các năm khác nhau. Các chỉ tiêu của phương pháp này được
sử dụng bao gồm: tốc độ phát triển liên hoàn, tốc độ phát triển bình quân.
5.2.3. Phương pháp phân tích tài chính
Phương pháp này được sử dụng để phân tích tình hình tài chính và khả
năng thanh toán của công ty. Các chỉ tiêu của phương pháp này được sử dụng
bao gồm: tỷ suất tự tài trợ, hệ số nợ, hệ số đảm bảo nợ, hệ số thanh toán tổng
quát, hệ số thanh toán ngắn hạn, hệ số thanh toán nhanh, hệ số thanh toán lãi
vay, hệ số khoản phải thu so với khoản phải trả.
3
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
VÀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1.1. Những vấn đề cơ bản về tài chính doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm, bản chất của tài chính doanh nghiệp
*Khái niệm
Theo giáo trình Phân tích tài chính doanh nghiệp (Nguyễn Trọng Cơ,
2015), tài chính doanh nghiệp là một khâu của hệ thống tài chính trong nền kinh
tế, là một phạm trù khách quan gắn liền với sự ra đời của nền kinh tế hàng hoá
tiền tệ.
Để tiến hành hoạt động kinh doanh, bất cứ một doanh nghiệp nào cũng
phải có một lượng vốn tiền tệ nhất định, đó là một tiền đề cần thiết. Quá trình
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng là quá trình hình thành, phân phối
và sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp. Trong quá trình đó, đã phát sinh
các luồng tiền tệ gắn liền với hoạt động đầu tư vào các hoạt động kinh doanh
thường xuyên của doanh nghiệp, các luồng tiền tệ đó bao hàm các luồng tiền tệ
đi vào và các luồng tiền tệ đi ra khỏi doanh nghiệp, tạo thành sự vận động của
các luồng tài chính của doanh nghiệp.
Gắn liền với quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các vốn tiền tệ của
doanh nghiệp là các quan hệ kinh tế biểu hiện dưới hình thức giá trị tức là các
quan hệ tài chính trong doanh nghiệp.
Trong các doanh nghiệp, có những quan hệ tài chính sau:
- Quan hệ giữa doanh nghiệp với nhà nước, được thể hiện qua việc nhà
nước cấp vốn cho doanh nghiệp hoạt động (đối với các doanh nghiệp nhà nước)
và doanh nghiệp thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước như nộp các
khoản thuế và lệ phí v.v...
- Quan hệ giữa các doanh nghiệp đối với các chủ thể kinh tế khác như
quan hệ về mặt thanh toán trong việc vay và cho vay vốn, đầu tư vốn, mua hoặc
bán tài sản, vật tư, hàng hoá và các dịch vụ khác.
4
- Quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp, được thể hiện trong doanh nghiệp
thanh toán tiền lương, tiền công và thực hiện các khoản tiền thưởng, tiền phạt
với công nhân viên của doanh nghiệp; quan hệ thanh toán giữa các bộ phận
trong doanh nghiệp, trong việc phân phối lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp;
việc phân chia lợi tức cho các cổ đông, việc hình thành các quỹ của doanh
nghiệp...
- Tài chính doanh nghiệp là quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các
quỹ tiền tệ phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp nhằm góp phần
đạt tới các mục tiêu của doanh nghiệp. Các hoạt động có liên quan đến việc tạo
lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ thuộc các hoạt động tài chính của
doanh nghiệp.
- Các quan hệ kinh tế phát sinh gắn liền với việc tạo lập, phân phối và sử
dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp hợp thành các quan hệ tài chính của
doanh nghiệp. Tổ chức tốt các mối quan hệ tài chính trên cũng nhằm đạt tới các
mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp.
* Bản chất của tài chính doanh nghiệp
Bản chất của tài chính doanh nghiệp là tổng hợp các mối quan hệ kinh tế
được biểu hiện bằng các quan hệ tiền tệ gắn liền với việc tạo lập, phân phối và
sử dụng các quỹ tiền tệ doanh nghiệp nhằm mục tiêu phục vụ cho các mục đích
kinh doanh và nhu cầu của xã hội.
Xét trên góc độ của nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường thì sự vận
động của vốn tiền tệ không chỉ bó hẹp hay đóng khung trong chu kỳ sản xuất
nào đó mà sự vận động đó liên quan đến tất cả các khâu của quá tình sản xuất
như sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng.
1.1.2. Vai trò và chức năng của tài chính doanh nghiệp
* Vai trò của tài chính doanh nghiệp
 Tài chính doanh nghiệp - một công cụ khai thác, thu hút các nguồn tài
chính nhằm đảm bảo nhu cầu vốn cho đầu tư kinh doanh.
5
Để thực hiện mọi quá trình sản xuất kinh doanh, trước hết các doanh
nghiệp phải có một yếu tố tiền đề - đó là vốn kinh doanh. Trong cơ chế quản lý
hành chính bao cấp trước đây, vốn của các doanh nghiệp nhà nước được nhà
nước tài trợ hầu hết. Vì thế vài trò khai thác, thu hút vốn không được đặt ra như
một nhu cầu cấp bách, có tính sống còn với doanh nghiệp.
Chuyển sang nền kinh tế thị trường đa thành phần, các doanh nghiệp nhà
nước chỉ là một bộ phận cùng song song tồn tại trong cạnh tranh, cho việc đầu tư
phát triển những ngành nghề mới nhằm thu hút được lợi nhuận cao…đã trở
thành động lực và là một đòi hỏi bức bách đối với tất cả các doanh nghiệp trong
nền kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường, khi đã có nhu cầu về vốn, thì nảy sinh
vấn đề cung ứng vốn. Trong điều kiện đó, các doanh nghiệp có đầy đủ điều kiện
và khả năng để chủ động khai thác thu hút các nguồn vốn trên thị trường nhằm
phục vụ cho các mục tiêu kinh doanh và phát triển của mình.
 Tài chính doanh nghiệp có vai trò trong việc sử dụng vốn một cách tiết
kiệm và hiệu quả

Cũng như đảm bảo vốn, việc tổ chức sử dụng vốn một cách tiết kiệm và
có hiệu quả được coi là điều kiện tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Trong
điều kiện của nền kinh tế thị trường, yêu cầu của các quy luật kinh tế đã đặt ra
trước mọi doanh nghiệp những chuẩn mực hết sức khắt khe, sản xuất không phải
với bất kỳ giá nào. Trong nền kinh tế thị trường, mọi hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp đều được phản ánh bằng các chỉ tiêu giá trị, chỉ tiêu tài
chính, bằng các số liệu của kế toán và bảng tổng kết tài sản. Với đặc điểm này,
người cán bộ tài chính có khả năng phân tích, giám sát các hoạt động kinh doanh
để một mặt phải bảo toàn được vốn, mặt khác phải sử dụng các biện pháp tăng
nhanh vòng quay vốn, nâng cao khả năng sinh lời của vốn kinh doanh.

 Tài chính doanh nghiệp có vai trò đòn bẩy kích thích và điều tiết sản
xuất kinh doanh

Khác với nền kinh tế tập trung, trong nền kinh tế thị trường các quan hệ
tài chính doanh nghiệp được mở ra trên một phạm vi rộng lớn. Đó là những quan
hệ với hệ thống ngân hàng thương mại, với các tổ chức tài chính trung gian
6
khác, các thành viên góp vốn đầu tư liên doanh và những quan hệ tài chính trong
nội bộ doanh nghiệp… Những quan hệ tài chính trên đây chỉ có thể được diễn ra
khi cả hai bên cùng có lợi và trong khuôn khổ của pháp luật. Dựa vào khả năng
này, nhà quản lý có thể sử dụng các công cụ tài chính như đầu tư, xác định lãi
suất, tiền lương, tiền thưởng để kích thích tăng năng suất lao động, kích thích
tiêu dùng, kích thích thu hút vốn nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng trong hoạt động
kinh doanh.
 Tài chính doanh nghiệp là công cụ quan trọng để kiểm tra các hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Tình hình tài chính doanh nghiệp là tấm gương phản ánh trung thực nhất
mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thông qua các chỉ tiêu tài
chính như: hệ số nợ, hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn, cơ cấu các thành phần
vốn…có thể dễ dàng nhận biết chính xác thực trạng tốt, xấu trong các khâu của
quá trình sản xuất kinh doanh.

* Chức năng của tài chính doanh nghiệp

Tài chính doanh nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với hoạt
động của doanh nghiệp và được thể hiện ở những chức năng sau:

- Chức năng tổ chức vốn của tài chính doanh nghiệp: Đây là chức năng
quan trọng nhằm đảm bảo đủ vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
tiến hành thuận lợi không bị gián đoạn. Tổ chức nguồn vốn đầy đủ, kịp thời đáp
ứng được nhu cầu vốn vay cho sản xuất kinh doanh và luân chuyển vốn có hiệu
quả.

- Chức năng phân phối của tài chính doanh nghiệp: Đáp ứng đủ nguồn
vốn mới chỉ là một mặt của vấn đề, điều quan trọng là vốn đó được sử dụng như
thế nào cho hoạt động sản xuất kinh doanh để đem lại hiệu quả cao nhất, nói
cách khác là phải đảm bảo phân phối thu nhập và tích lũy tiền tệ, thực hiện được
vai trò đòn bẩy kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển, hoàn thành nghĩa vụ với
Nhà nước về nộp thuế, khai thác mọi tiềm năng của doanh nghiệp.

- Chức năng giám đốc tài chính doanh nghiệp: Thực hiện quá trình kiểm tra,
giám sát thông qua hạch toán, phân tích, phản ánh trung thực kết quả sản xuất
7
kinh doanh, thực hiện nghiêm chỉnh các luật lệ về kế toán thống kê của Nhà
nước quy định.
1.2. Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp
1.2.1. Khái niệm phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp
Phân tích tài chính doanh nghiệp là tổng hợp các phương pháp cho phép
đánh giá tình hình tài chính đã qua và hiện nay, cũng như dự đoán tình hình tài
chính trong tương lai, giúp cho nhà quản lý đưa ra các quyết định quản lý chuẩn
xác và đánh giá được công ty, đồng thời giúp đỡ các đối tượng quan tâm đưa ra
các quyết định hợp lý, phù hợp với mục tiêu mà họ quan tâm.
1.2.2. Mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp
- Cung cấp đầy đủ những thông tin hữu ích cho các nhà đầu tư, các chủ nợ
và những người sử dụng khác để họ có thể đưa ra các quyết định về đầu tư, tín
dụng và các quyết định tương tự.
- Cung cấp thông tin quan trọng nhất cho chủ doanh nghiệp, các nhà đầu
tư, các chủ nợ và những người sử dụng khác trong việc đánh giá khả năng và
tính chắc chắn của các dòng tiền vào, ra và tình hình sử dụng vốn kinh doanh,
khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
- Cung cấp thông tin về các nguồn lực kinh tế, vốn chủ sở hữu, các khoản
nợ, kết quả của các quá trình, các tình huống làm biến đổi các nguồn vốn và các
khoản nợ của doanh nghiệp.
1.2.3. Ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghiệp
Việc thường xuyên tiến hành phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp
sẽ giúp cho các nhà quản lý doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các chủ nợ và các nhà
sử dụng khác thấy rõ được thực trạng của hoạt động tài chính, khả năng tạo ra
các dòng tiền, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán và mức lợi nhuận tối đa.
Từ đó giúp cho nhà quản lý doanh nghiệp có những biện pháp hữu hiệu nhằm ổn
định và tăng cường tình hình tài chính của doanh nghiệp.
1.2.4. Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp
Phương pháp phân tích tài chính bao gồm một hệ thống các công cụ và
biện pháp tiếp cận và nghiên cứu cụ thể các mối quan hệ, các chỉ tiêu tài chính
8
tổng hợp, chi tiết nhằm đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp. Về lý thuyết,
có nhiều phương pháp phân tích tài chính nhưng thực tế người ta thường sử
dụng các phương pháp sau:
 Phương pháp so sánh:
So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định xu
hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích.
Về nguyên tắc cần phải đảm bảo các điều kiện có thể so sánh được của chỉ tiêu
tài chính (thống nhất về không gian, thời gian, nội dung, tính chất, và đơn vị tính
toán…). Nội dung so sánh bao gồm:
- So sánh giữa số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trước để thấy rõ xu
hướng thay đổi về tài chính doanh nghiệp.
- So sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch trong cùng kỳ để thấy mức độ
phát triển của doanh nghiệp.
- So sánh giữa số liệu của doanh nghiệp với số liệu trung bình ngành,
doanh nghiệp khác để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp mình.
- So sánh theo chiều dọc để xem xét tỷ trọng của từng chỉ tiêu so với tổng
thể, so sánh theo chiều ngang của nhiều kỳ để thấy được sự biến đổi cả về số
lượng tương đối và tuyệt đối của một chỉ tiêu nào đó qua các niên độ kế toán
liên tiếp.
 Phương pháp cân đối:
Là phương pháp mô tả và phân tích các hiện tượng kinh tế mà giữa chúng
tồn tại mối quan hệ cân bằng hoặc tồn tại sự cân bằng. Đó là mối liên hệ cân đối
giữa tổng tài sản và tổng nguồn vốn hình thành tài sản; giữa thu, chi và kết quả;
giữa mua sắm và sử dụng tài sản… Dựa vào các mối quan hệ này, ta sẽ xác định
được ảnh hưởng các nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu phản ánh đối tượng
phân tích.
1.3. Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp
1.3.1. Phân tích cơ cấu tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp
 Phân tích cơ cấu tài sản:
9
Cơ cấu tài sản của công ty phụ thuộc vào đặc điểm của ngành nghề kinh
doanh, điều kiện trang bị vật chất kỹ thuật của công ty đối với quá trình sản xuất
kinh doanh. Mỗi một công ty cần xây dựng một cơ cấu tài sản phù hợp với đặc
điểm của ngành nghề kinh doanh để góp phần nâng cao kết quả của quá trình
sản xuất.
Cơ cấu tài sản là chỉ tiêu phản ánh giá trị tài sản của từng loại chiếm trong toàn
bộ giá trị tài sản của doanh nghiệp, chỉ tiêu này được biểu hiện bằng chỉ tiêu tỷ
trọng tài sản:
di
Yi
x100
Y
Trong đó:
di: Tỷ trọng tài sản của loại tài sản I (bộ phận i)
Yi: Giá trị tài sản loại i (bộ phận i)
Xem xét từng khoản mục tài sản của doanh nghiệp trong tổng số để thấy được
mức độ đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tùy từng
loại hình kinh doanh để xem xét tỷ trọng của từng tài sản chiếm tổng số là cao
hay thấp.
 Phân tích cơ cấu nguồn vốn
Đối với nguồn hình thành tài sản, cần xem xét tỷ trọng từng loại chiếm trong
tổng số cũng nhu xu hướng biến động của chúng. Điều này được phản ánh qua
chỉ tiêu tỷ trọng:
di
Yi
x100
Y
Trong đó:
di: Tỷ trọng tài sản của loại tài sản I (bộ phận i)
Yi: Giá trị tài sản loại i (bộ phận i)
Nếu nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao trong tổng số nguồn vốn
thì doanh nghiệp có đủ khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính và mức độ độc lập
của doanh nghiệp đối với chủ nợ (ngân hàng, nhà cung cấp…) cao và ngược lại.
 Phân tích quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn
vốn 10
Việc phân tích mối quan hệ cân đối này giúp nhà phân tích phần nào nhận
thức được sự hợp lý giữa nguồn vốn doanh nghiệp huy động và việc sử dụng
chúng trong đầu tư, mua sắm, dự trữ, sử dụng có hợp lý, hiệu quả hay không.
Mối quan cân đối này được thể hiện qua sơ đồ sau:
Vốn bằng tiền Nợ ngắn hạn + Vốn chủ sở hữu
Đầu tư tài chính ngắn hạn
Nợ phải thu
Hàng tồn kho
Tài sản lưu động khác
Tài sản cố định Nợ dài hạn + Vốn chủ sở hữu
Đầu tư tài chính dài hạn
Xây dựng cơ bản dở dang
Ký quỹ, ký cược dài hạn
- Nếu tài sản ngắn hạn lớn hơn nợ ngắn hạn + vốn chủ sở hữu là điều hợp
lý vì dấu hiệu này thể hiện doanh nghiệp giữ vững quan hệ cân đối giữa tài sản
ngắn hạn và nợ ngắn hạn, sử dụng đúng mục đích nợ ngắn hạn. Đồng thời, nó
cũng chỉ ra một sự hợp lý trong chu chuyển tài sản ngắn hạn và kỳ thanh toán nợ
ngắn hạn.
- Nếu tài sản ngắn hạn nhỏ hơn nợ ngắn hạn + vốn chủ sở hữu thì điều
này chứng tỏ doanh nghiệp không giữ vững quan hệ cân đối giữa tài sản ngắn
hạn với nợ ngắn hạn vì xuất hiện dấu hiệu doanh nghiệp đã sử dụng một phần
nguồn vốn ngắn hạn vào tài sản dài hạn. Mặc dù nợ ngắn hạn có khi do chiếm
dụng hợp pháp hoặc có mức lãi thấp hơn lãi nợ dài hạn tuy nhiên chu kỳ luân
chuyển tài sản khác với chu kỳ thanh toán cho nên dễ dẫn đến những vi phạm
nguyên tắc tín dụng và có thể đưa đến một hệ quả tài chính xấu hơn.
- Nếu tài sản dài hạn lớn hơn nợ dài hạn + vốn chủ sở hữu và phần thiếu
hụt được bù đắp từ vốn chủ sở hữu thì đó là điều hợp lý vì nó thể hiện doanh
nghiệp sử dụng đúng mục đích nợ dài hạn là cả vốn chủ sở hữu, nhưng nếu phần
thiếu hụt được bù đắp từ nợ ngắn hạn là điều bất hợp lý như trình bày ở phần
cân đối giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn.
11
- Nếu phần tài sản dài hạn nhỏ hơn nợ dài hạn + vốn chủ sở hữu điều này
chứng tỏ một phần nợ dài hạn đã chuyển vào tài trợ tài sản ngắn hạn. Hiện tượng
này vừa làm lãng phí chi phí lãi vay nợ dài hạn vừa thể hiện sử dụng sai mục
đích nợ dài hạn. Điều này có thể dẫn đến lợi nhuận kinh doanh giảm và những
rối loạn tài chính doanh nghiệp.
1.3.2. Đánh giá khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp
Để đánh giá khả năng độc lập về tự chủ tài chính của doanh nghiệp, người ta
thường dùng chỉ tiêu tỷ suất tài trợ và hệ số nợ:
Nguồn vốn chủ sở hữu
Tỷ suất tài trợ =
Tổng nguồn vốn
Tỷ số này phản ánh tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản của
doanh nghiệp. Chỉ tiêu này nhằm xác định mức độ phù hợp về tỷ lệ vốn chủ sở
hữu trong nguồn vốn của doanh nghiệp sẽ phụ thuộc rất lớn vào hoạt động và
chính sách của từng doanh nghiệp cũng như từng ngành. Tỷ suất tự tài trợ cao
chứng tỏ khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp, nhưng cũng cho thấy
doanh nghiệp chưa tận dụng đòn bẩy tài chính nhiều.
Nợ phải trả
Hệ số nợ =
Tổng nguồn vốn
Hệ số nợ giúp nhà đầu tư có một cái nhìn khái quát về sức mạnh tài chính,
cấu trúc tài chính của doanh nghiệp và làm thế nào doanh nghiệp có thể chi trả
cho các hoạt động. Hệ số này càng nhỏ có nghĩa là nợ phải trả chiếm tỷ lệ nhỏ so
với tổng tài sản hay tổng nguồn vốn thì doanh nghiệp ít gặp khó khăn hơn trong
tài chính. Hệ số này càng lớn thì khả năng gặp khó khăn trong việc trả nợ hoặc
phá sản của doanh nghiệp càng lớn.
1.3.3. Phân tích hiệu suất sử dụng vốn của doanh nghiệp
 Số vòng quay hàng tồn kho:
Giá vốn hàng bán
Số vòng quay hàng tồn kho =
Hàng tồn kho bình quân
12
Hệ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bán
hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều. Tuy nhiên nếu hệ số này
quá cao cũng không tốt vì như vậy có nghĩa là lượng hàng dự trữ trong kho
không nhiều, nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì rất có khả năng doanh
nghiệp bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần.
 Số vòng quay các khoản phải thu
Doanh thu thuần
Số vòng quay các khoản phải thu =
Số dư bình quân các khoản phải thu
Vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ biến đổi các khoản phải
thu thành tiền mặt. Hệ số này là một thước đo quan trọng để đánh giá hiệu quả
hoạt động của doanh nghiệp, được tính bằng cách lấy doanh thu trong kỳ chia
cho số dư bình quân các khoản phải thu trong kỳ.
 Kỳ thu tiền bình quân
Số dư bình quân các khoản phải thu
Kỳ thu tiền bình quân =
Doanh thu bình quân mỗi ngày
Chỉ tiêu này cho biết thời gian cần thiết để thu hồi nợ phải thu khách hàng
bình quân trong kỳ của doanh nghiệp. Dựa vào kỳ thu tiền bình quân, có thể
nhận ra chính sách bán trả chậm của doanh nghiệp, chất lượng công tác theo dõi
thu hồi nợ của doanh nghiệp.
 Vòng quay vốn lưu động
Doanh thu thuần
Vòng quay vốn lưu động =
Vốn lưu động bình quân
Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động trên mối quan hệ so
sánh giữa kết quả sản xuất (tổng doanh thu thuần) và số vốn lưu động bình quân
bỏ ra trong kỳ. Số vòng quay vốn lưu động trong kỳ càng cao thì càng tốt.
 Hiệu suất sử dụng vốn cố định
Tổng doanh thu thuần trong kỳ
Hiệu suất sử dụng vốn cố định =
Vốn cố định bình quân
13
Chỉ tiêu này phán ánh mỗi đồng vốn cố định có thể làm ra bao nhiêu đồng
doanh thu sản phẩm hàng hóa tiêu thụ trong kỳ. Chỉ tiêu này càng cao phản ánh
tình hình hoạt động tốt của công ty đã tạo ra mức doanh thu thuần cao so với
vốn cố định.
 Vòng quay vốn kinh doanh
Doanh thu thuần
Vòng quay vốn kinh doanh =
Vốn sản xuất kinh doanh bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh vốn của doanh nghiệp trong một kỳ quay được bao
nhiêu vòng. Qua chỉ tiêu này ta có thể đánh giá được khả năng sử dụng tài sản
của doanh nghiệp hoặc doanh thu thuần được sinh ra từ tài sản mà doanh nghiệp
đã đầu tư. Vòng quay càng lớn hiệu quả càng cao.
1.3.4. Phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp
 Hệ số thanh toán tổng quát (HTQ)
- Nếu HTQ 1: Doanh nghiệp bảo đảm được khả năng thanh toán các
khoản nợ.
- Nếu HTQ< 1: Doanh nghiệp không đảm bảo được khả năng thanh toán
các khoản nợ. Điều này cũng dự báo sự phá sản của doanh nghiệp, vốn chủ sở
hữu bị mất toàn bộ.
 Hệ số thanh toán ngắn hạn (HNH)
- Nếu HNH 1: Doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn
hạn và tình hình tài chính là bình thường hoặc khả quan.
- Nếu HNH< 1: Doanh nghiệp không đảm bảo đáp ứng được các khoản nợ
ngắn hạn
 Hệ số thanh toán nhanh (HTTN)
Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho
H
TTN
=
Tổng số nợ ngắn hạn
14
Chỉ số này phản ánh khả năng của doanh nghiệp trong việc thanh toán
ngay các khoản ngắn hạn và chỉ số này thường > 0,5 là chấp nhận được. Việc
loại bỏ hàng tồn kho khi tính toán khả năng thanh toán nhanh là do hàng tồn kho
sẽ phải mất nhiều thời gian hơn để chuyển chúng thành tiền mặt so với các
khoản mục tài sản lưu động khác. Việc xem xét chỉ số thanh toán nhanh cũng
phải xem xét đến các khoản phải thu khó đòi để đảm bảo đánh giá khả năng
thanh toán nợ của doanh nghiệp một cách chính xác nhất.
 Hệ số thanh toán lãi vay (HLV)
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay
HLV =
Lãi vay
Chỉ tiêu này thể hiện mức độ lợi nhuận bảo đảm cho khả năng trả lãi vay
của doanh nghiệp: mỗi đồng chi phí lãi vay sẵn sàng được bù đắp bằng bao
nhiều đồng lợi nhuận trước thuế là lãi vay (EBIT). Chỉ tiêu này càng cao thể
hiện khả năng bù đắp chi phí lãi vay càng tốt. Nếu doanh nghiệp có khả năng
thanh toán lãi vay tốt và ổn định qua các kì, các nhà cung cấp tín dụng sẽ sẵn
sàng tiếp tục cung cấp vốn cho doanh nghiệp khi số gốc vay nợ đến hạn thanh
toán.
 Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả (HT/T)
Tổng các khoản phải thu
=
Tổng các khoản phải trả
Chỉ tiêu này phản ánh quan hệ nợ nần của doanh nghiệp, nếu HT/T>1 thì
tình hình nợ nần và chiếm dụng giữa doanh nghiệp với thành phần kinh tế là cân
bằng, trong thực tế tỷ số này càng gần 1 thì càng tốt.
1.3.5. Phân tích khả năng sinh lợi của doanh nghiệp
Việc phân tích khả năng sinh lời giúp cho công ty đánh giá được tình trạng tăng
trưởng, có thể điều chỉnh lại cơ cấu tài chính hợp lý, ngăn ngừa rủi ro ở mức
thấp nhất cũng như đề xuất hướng phát triển trong tương lai. Các chỉ tiêu sinh
lời luôn được các nhà quản trị tài chính quan tâm. Đây chính là cơ sở quan trọng
để đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong một kỳ nhất định, là
15
H
T/T
đáp số sau cùng của hiệu quả kinh doanh và còn là một luận cứ quan trọng để
các nhà hoạch định đưa ra các quyết định tài chính trong tương lai.
 Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA)
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) =
Tổng tài sản
Chỉ tiêu ROA thể hiện tính hiệu quả của quá trình tổ chức, quản lý hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Kết quả chỉ tiêu cho biết bình quân
cứ một đồng tài sản được sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh thì tạo ra
được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu ROA càng cao càng tốt, tức là doanh
nghiệp hoạt động có hiệu quả cao.
 Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) =
Vốn chủ sở hữu bình quân
Chỉ tiêu ROE cho biết cứ một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thì tạo ra bao
nhiêu đồng lợi nhuận. Nếu tỷ số này mang giá trị dương là công ty làm ăn có lãi,
nếu mang giá trị âm thì là công ty làm ăn thua lỗ.
16
CHƯƠNG 2
ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI HÒA PHÁT
2.1. Khái quát chung về Công ty TNHH thương mại Hòa Phát
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Tên công ty: CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI HÒA PHÁT
Tên tiếng anh: HOA PHAT TRADING COMPANY LIMITED
Địa chỉ: KCN Phố Nối A, xã Giai Phạm, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên,
Việt Nam
Văn phòng giao dịch: Số 39 Nguyễn Đình Chiểu, Quận Hai Bà Trưng,
TP. Hà Nội
Mã số thuế: 0101541037
Ngày cấp: 15/10/2004
Công ty TNHH Thương mại Hòa Phát được thành lập ngày 15/10/2014 do
ông Nguyễn Mạnh Tuấn làm giám đốc. Công ty TNHH Thương mại Hòa Phát là
một trong những công ty thành viên của Công ty Cổ phần Phát triển nông nghiệp
Hòa Phát, chi phối và hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp
của tập đoàn Hòa Phát. Kế thừa kinh nghiệm sản xuất công nghiệp theo chuỗi và
hệ thống quản trị minh bạch của tập đoàn, công ty TNHH Thương mại Hòa Phát
đã nhanh chóng khẳng định uy tín, tiềm lực của mình trong các mảng sản xuất
thức ăn chăn nuôi, chăn nuôi heo, chăn nuôi bò và chăn nuôi gia cầm.
Tính đến tháng 3/2017 Hòa Phát đã hoàn thành và đang vận hành 02 nhà
máy thức ăn chăn nuôi với công suất 300.000 tấn/năm/nhà máy tại Hưng Yên,
Đồng Nai. Toàn bộ dây chuyền thiết bị đều được nhập khẩu từ châu Âu nhằm
đảm bảo chất lượng cao, an toàn cho vật nuôi và người tiêu dùng.
Trong lĩnh vực chăn nuôi, Hòa Phát tập trung ở mảng cung cấp heo giống
bố mẹ, heo giống thương phẩm, heo thịt chất lượng cao, đặt trang trại tại Yên
Bái, Hòa Bình, Bắc Giang, Bình Phước. Trong năm 2017, Hòa Phát tiếp tục mở
rộng xây dựng tại các tỉnh phía Bắc. Theo kế hoạch, Hòa Phát sẽ bắt đầu cung
cấp heo thịt, heo giống từ năm 2018.
17
Đối với chăn nuôi bò thịt, gà đẻ trứng, Hòa Phát đang vận hành trại chăn
nuôi tại tỉnh Thái Bình, Đồng Nai và tiếp tục triển khai tại Quảng Bình. Đồng
thời công ty cũng triển khai dự án chăn nuôi gà đẻ trứng giống và gà đẻ trứng
thương phẩm. Dự kiến đầu năm 2018 sẽ bắt đầu cung cấp các sản phẩm trứng gà
tươi, sạch, có giá trị dinh dưỡng cao ra thị trường.
Mục tiêu của công ty trong 5 năm tới sẽ đạt sản lượng 1 triệu tấn thức ăn
chăn nuôi/năm với 3 nhà máy tại Hưng Yên, Phú Thọ, Đồng Nai; 450.000 đầu
heo thương phẩm/năm; 75.000 bò thịt và 300 triệu trứng gà sạch mỗi năm.
Hiện tại, công ty TNHH Thương mại Hòa phát có 5 công ty con:
- Công ty TNHH MTV chăn nuôi Việt Hùng
- Công ty TNHH MTV chăn nuôi An Châu
- Công ty TNHH MTV chăn nuôi Đồng Phúc
- Công ty TNHH MTV chăn nuôi Chí Thiện
- Công ty TNHH MTV chăn nuôi Hòa Phát Quảng Bình
2.1.2. Đặc điểm ngành nghề kinh doanh
- Buôn bán kim loại và quặng kim loại
- Bán buôn thực phẩm
- Bán buôn nhiên liệu
- Bán buôn nhiên liệu rắn, lỏng, khí và các sản phẩm liên quan
- Buôn bán đồ dùng khác cho gia đình (trừ dược phẩm)
- Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng
- Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng khác
- Bán buôn phế liệu, phế thải kim loại, phi kim loại
- Thu gom rác thải không độc hại (trừ các loại Nhà nước cấm)
- Tái chế phế liệu (trừ các loại Nhà nước cấm)
- Kho bãi và lưu giữ hàng hóa không bao gồm kinh doanh bất động sản
- Bốc xếp hàng hóa
- Vận tải hàng hóa bằng đường bộ
- Vận tải hàng hóa bằng đường thủy nội địa
- Vận tải hàng hóa ven biển và viễn dương
18
- Ủy thác và nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu; xuất khẩu các mặt hàng
công ty kinh doanh
- Trồng ngô và cây lương thực có hạt khác
- Trồng cây lấy củ có chất bột
- Trồng cây có hạt chứa dầu
- Trồng rau, đậu các loại và trồng hoa, cây cảnh
- Chăn nuôi trâu, bò, ngựa, lừa, la, dê, cừu, lợn, gia cầm và chăn nuôi
khác
- Hoạt động dịch vụ trồng trọt, chăn nuôi, sau thu hoạch
- Chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt, chế biến và bảo quản
rau quả, chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa
- Sản xuất tinh bột và các sản phẩm từ tinh bột, sản xuất món ăn, thức ăn
chế biến sẵn, sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản
- Bán buôn thức ăn và nguyên liệu làm thức ăn cho gia súc, gia cầm và
thủy sản
- Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy nông nghiệp
- Bán lẻ thực phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh.
2.2. Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của công ty
2.2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản trị
Công ty TNHH Thương mại Hòa Phát được tổ chức theo mô hình Công ty
TNHH, bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến và theo
đúng quy định tại Điều 67 Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định.
19
CÔNG TY THÀNH VIÊN
1. Công ty TNHH MTV chăn
CÔNG TY THÀNH VIÊN
nuôi Việt Hùng
2. Công ty TNHH MTV chăn
nuôi An Châu
3. Công ty TNHH MTV chăn
nuôi Đồng Phúc
4. Công ty TNHH MTV chăn
nuôi Chí Thiện
5. Công ty TNHH MTV chăn
nuôi Hòa Phát Quảng Bình
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
Phòng Phòng
Tài Tổ chức
chính kế hành
toán chính
Phòng
Kỹ thuật
Phòng Xưởng
Kinh sản
doanh xuất
(Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính)
Ghi chú: Quan hệ trực tuyến
20
2.2.2. Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận
- Giám đốc: Giám đốc có quyền đề nghị bổ nhiệm hay miễn nhiệm công
tác nhân viên dưới quyền và yêu cầu báo cáo thường xuyên, bất thường công
việc của các bộ phận. Có trách nhiệm trong tất cả hoạt động SXKD các mặt
hàng của công ty. Chịu trách nhiệm về mọi phương diện SXKD trước pháp luật
của Nhà nước.
- Phó giám đốc: Là người trợ giúp giám đốc điều hành hoạt động của
công ty theo phân công và ủy quyền của giám đốc. Chịu trách nhiệm trước giám
đốc về các mặt công tác được giám đốc ủy nhiệm.
- Phòng tài chính kế toán: Có nhiệm vụ hạch toán kế toán chung cho toàn
công ty, ghi chép, phản ánh, tập hợp, hệ thống hóa một cách chính xác, trung
thực các nghiệp vụ kinh tế phát sinh dựa trên cơ sở chế độ kế toán và các chuẩn
mực kế toán được ban hành.
- Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ soạn thảo, triển khai quy chế
làm việc, quản lý tổ chức chặt chẽ công tác văn thư, lưu trữ hồ sơ, tài liệu theo
chế độ quy định. Theo dõi, tổ chức lao động và quản lý hành chính, có nhiệm vụ
sắp xếp lao động trong công ty về số lượng, trình độ,…
- Phòng kỹ thuật: Chịu trách nhiệm về trang thiết bị, nhà xưởng, văn
phòng trong công ty, hoạch định chiến lược phát triển khoa học công nghệ, ứng
dụng khoa học công nghệ mới, nâng cấp hoặc thay thế máy móc thiết bị hiện đại
có tính kinh tế cao, tham gia giám sát các hoạt động đầu tư về máy móc, thiết bị
của công ty.
- Phòng kinh doanh: Tổ chức phân phối sản phẩm, tìm kiếm khách hàng,
tiếp thị và cung ứng trực tiếp hàng hóa cho mọi đối tượng khách hàng. Ngoài ra
còn phải quản lý tiền, hàng, cơ sở vật chất do công ty giao, thực hiện việc ghi
chép ban đầu và cung cấp thông tin cho phòng tài chính kế toán tổng hợp.
- Xưởng sản xuất: Thực hiện sản xuất theo kế hoạch của công ty.
2.3. Đặc điểm về lao động
Lao động là tài sản quý giá nhất trong mỗi doanh nghiệp, là đầu vào của mọi quá
trình sản xuất, nó cũng là yếu tố tích cực nhất, hoạt động nhất trong quá trình
21
sản xuất vì lao động chính là con người biết suy nghĩ, biết hành động, biết học
hỏi các kỹ năng, biết tích lũy các kinh nghiệm để phục vụ sản xuất.
Do vậy, doanh nghiệp khi muốn hoạt động tốt thì khi lựa chọn, đánh giá,
bố trí lao động phải có sự nghiên cứu, đánh giá chính xác nhu cầu sử dụng lao
động của mình. Các quyết định về bố trí, sử dụng lực lượng lao động sẽ ảnh
hưởng trực tiếp tới tình hình nội bộ trong công ty và ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty.
Bảng 2.1. Cơ cấu lao động công ty tính đến ngày 31/12/2017
Các chỉ tiêu về lao động Số người Tỷ trọng (%)
Tổng số lao động 280 100
Lao động trực tiếp 131 46,79
Lao động gián tiếp 149 53,21
Trình độ chuyên môn 280 100
Đại học 115 41,07
Cao đẳng 50 17,86
Công nhân kỹ thuật 70 25,00
Lao động phổ thông 45 16,07
Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính
Tình hình lao động trong công ty được thể hiện qua bảng 2.1, nhìn vào ta
thấy số lao động của công ty 100% đều tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên,
đáp ứng được nhu cầu tối thiểu của xã hội, đây là điều kiện tốt để đào tạo lao
động cho công ty. Trong đó số lao động có trình độ đại học và cao đẳng khá cao
so với tổng số lao động, cụ thể số lao động trình độ đại học là 41,07%, cao đẳng
là 17,86%. Công nhân kỹ thuật và lao động phổ thông chiếm lần lượt 25% và
16,07%, chức năng nhiệm vụ chính là vận hành máy móc và các trang thiết bị
phục vụ sản xuất.
Lao động trực tiếp chiếm tỷ trọng thấp hơn so với lao động gián tiếp,
46,79% so với 53,21%, điều này là hoàn toàn hợp lý và phù hợp nhu cầu của
công ty khi công ty có xu hướng đầu tư dây chuyền sản xuất công nghệ cao
nhằm sử dụng ít lao động, từ đó tinh giảm lực lượng lao động.
22
2.4. Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty
Trong nền sản xuất hàng hóa, để tiến hành sản xuất sản phẩm bao giờ
cũng cần phải có các yếu tố sức lao động, tư liệu lao động và vốn.
Tài sản cố định là những tư liệu lao động chủ yếu được tham gia một cách
trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình sản xuất của doanh nghiệp như máy móc
thiết bị, nhà xưởng, phương tiện vận tải, các công trình kiến trúc, các chi phí
mua bằng sáng chế, các chi phí thuế và cải tạo đất,…
Tài sản cố định tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất, sau mỗi chu kỳ sản
xuất chúng bị hao mòn một phần song vẫn giữ được hình thức ban đầu của nó.
Còn giá trị của nó được chuyển dần vào giá trị sản phẩm và được thu hồi dần
thông qua việc khấu hao của tài sản cố đinh.
Bảng 2.2. Tình hình sử dụng TSCĐ của công ty tính đến ngày 31/12/2017
Tên tài sản
Máy móc thiết bị
TSCĐ dùng
trong quản lý
Phương tiện vận tải
Tổng cộng
Nguyên giá Giá trị còn lại
Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng
(đồng) (%) (đồng) (%)
3.335.486.333 45,14 3.124.337.770 93,67
280.000.000 3,79 275.981.481 98,56
3.773.741.818 51,07 3.035.882.497 80,45
7.389.228.151 100,00 6.436.201.748 87,10
Nguồn: Phòng Tài chính kế toán
Qua bảng 2.2 ta thấy nhóm tài sản chiếm tỷ trọng lớn nhất là máy móc
thiết bị và phương tiện vận tải với tỷ trọng lần lượt là 45,14% và 51,07%. Như
vậy cũng dễ hiểu, vì đây là công ty chuyên về sản xuất, kinh doanh nên máy
móc và phương tiện vận tải phải được trang bị đầy đủ, số lượng lớn để có thể
đáp ứng được những đơn hàng đòi hỏi về vị trí xa. Hiện trạng tài sản cố định của
công ty còn khá mới, đều trên 80%, điều này cho thấy công ty rất quan tâm đến
tình trạng máy móc thiết bị phục vụ sản xuất và quản lý, hạn chế tình trạng hỏng
hóc, tránh gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất cũng như việc đảm bảo an toàn
cho người lao động.
23
2.5. Đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của công ty
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là chỉ tiêu phản ánh tổng hợp về
khả năng tổ chức sản xuất cũng như trình độ quản lý vốn của doanh nghiệp. Qua
chỉ tiêu này chúng ta có thể thấy được doanh nghiệp làm ăn có lãi hay thua lỗ, từ
đó có thể đưa ra quyết định đúng đắn. Vì vậy, việc đánh giá kết quả hoạt động
SXKD là một công việc hết sức quan trọng. Qua đó xác định được mức độ hiệu
quả của phương án SXKD đã lựa chọn cũng như tìm được các nhân tố ảnh
hưởng đến hoạt động SXKD để có biện pháp đúng đắn và kịp thời tác động tích
cực đến quá trình sản xuất. Do đó, việc đánh giá kết quả sản xuất bằng chỉ tiêu
giá trị là quan trọng và cần thiết.
Qua bảng 2.3 ta thấy chỉ tiêu doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ bị
sụt giảm trong 3 năm gần đây. Tốc độ phát triển bình quân sụt giảm chỉ còn
12,16%. Năm 2016 doanh thu đạt14,13% (sụt giảm 85,87%) so với năm 2015,
tương ứng mức sụt giảm 775.160.686.440 đồng. Sang năm 2017 tổng doanh thu
tiếp tục sụt giảm 89,54% tương ứng 114.227.129.486 đồng so với năm 2016.
Nguyên nhân của việc sụt giảm doanh thu nặng nề này do công ty đang trong
quá trình chuyển đổi hình thức kinh doanh từ buôn bán thương mặt (chủ yếu là
các mặt hàng sắt, thép, tôn) sang loại hình kinh doanh chăn nuôi và sản xuất
thức ăn chăn nuôi. Mặc dù sự sụt giảm doanh thu do chuyển đổi hình thức kinh
doanh là không thể tránh khỏi do tiếp cận thị trường mới thì công ty vẫn cần đưa
ra các chính sách tiếp cận thị trường mới để tăng doanh thu.
Giá vốn hàng bán cũng sụt giảm trong giai đoạn này, tốc độ phát triển
bình quân đạt 9,08%. So với năm 2015 thì giá vốn hàng bán năm 2016 chỉ đạt
14,59%, tương ứng mức giảm -734.296.504.886 đồng. Năm 2017 tiếp tục có sụt
sụt giảm khi chỉ đạt 5,65% so với năm 2016. Nguyên nhân của sự sụt giảm này
do công ty chuyển đổi hình thức kinh doanh nên đã giảm bớt hoạt động sản xuất
kéo theo chi phí nhân công, chi phí khấu hao, chi phí bán hàng và chi phí quản
lý doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất.
24
Bảng 2.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo chỉ tiêu giá trị giai đoạn 2015-2017
ĐVT: Đồng
Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh 2016/2015 So sánh 2017/2016  BQ
Giá trị  LH (%) Giá trị  LH (%) (%)
1. DT bán hàng và CCDV 902.737.932.136 127.577.245.696 13.350.116.210 -775.160.686.440 14,13 -114.227.129.486 10,46 12,16
2. Các khoản giảm trừ
364.548.643 -364.548.643
doanh thu
3. Doanh thu thuần 902.373.383.493 127.577.245.696 13.350.116.210 -774.796.137.797 14,14 -114.227.129.486 10,46 12,16
4. Giá vốn hàng bán 859.689.573.013 125.393.068.127 7.086.351.631 -734.296.504.886 14,59 -118.306.716.496 5,65 9,08
5. LN gộp về BH&CCDV 42.683.810.480 2.184.177.569 6.263.764.579 -40.499.632.911 5,12 4.079.587.010 286,78 38,31
6. Doan thu tài chính 3.810.967.896 8.994.692.535 8.534.011.666 5.183.724.639 236,02 -460.680.869 94,88 149,64
7. Chi phí tài chính 3.549.276.671 54.615.540 4.972.222 -3.494.661.131 1,54 -49.643.318 9,10 3,74
Trong đó: chi phí lãi vay 364.873.344 5.627.778 972.222 -359.245.566) 1,54 -4.655.556 17,28 5,16
8. Chi phí bán hàng 14.675.958.663 -14.675.958.663 0,00
9. Chi phí quản lý doanh
6.957.454.985 11.038.761.666 11.266.112.612 4.081.306.681 158,66 227.350.946 102,06 127,25
nghiệp
10. Lợi nhuận thuần từ
21.312.088.057 85.492.898 3.526.691.411 -21.226.595.159 0,40 3.441.198.513 4.125,13 40,68
HĐKD
11. Thu nhập khác 39.309.142 703.646.124 2.692.880.903 664.336.982 1.790,03 1.989.234.779 382,70 827,68
12. Chi phí khác 67.184.454 592.416.914 2.636.361.021 525.232.460 881,78 2.043.944.107 445,02 626,42
13. Lợi nhuận khác -27.875.312 111.229.210 56.519.882 139.104.522 -399,02 -54.709.328 50,81 142,39
14. LN trước thuế 21.284.212.745 196.722.108 3.583.211.293 -21.087.490.637 0,92 3.386.489.185 1.821,46 41,03
15. Thuế TNDN 4.752.598.343 132.000.557 772.618.325 -4.620.597.786 2,78 640.617.768 585,31 40,32
16. LN sau thuế 16.531.614.402 64.721.551 2.810.592.968 -16.466.892.851 0,39 2.745.871.417 4.342,59 41,23
Nguồn: Phòng Tài chính kế toán
25
Lợi nhuận gộp năm 2016 giảm so với năm 2015 là 40.499.632.911đồng.
Tuy nhiên đến năm 2017 đã có sự tăng trưởng trở lại đạt 286,78% tương ứng
4.079.587.010 đồng. Tuy nhiên tính cả giai đoạn 2015-2017 thì chỉ tiêu này có
sự biến động giảm khi tốc độ phát triển bình quân chỉ đạt 38,31%
Trong giai đoạn chuyển đổi khó khăn thì công ty cũng đã đạt được thành
tích là không hề xuất hiện các khoản giảm trừ doanh thu trong 2 năm 2016 và
2017. Có được điều này do công ty đã khắc phục được tình trạng trả lại hợp
đồng. Điều này đã giúp doanh thu thuần không bị sụt giảm từ đó tránh sự sụt
giảm lợi nhuận gộp.Doanh thu tài chính trong năm 2016 có sự tăng trưởng so
với năm 2015, cụ thể tăng 236,2% tương ứng 5.183.724.639 đồng. Mặc dù năm
2017 có sự sụt giảm nhẹ tuy nhiên giai đoạn 2015-2017 doanh thu hoạt động tài
chính vẫn tăng 149,64%.
Chi phí quản lý doanh nghiệp có sự gia tăng, tốc độ phát triển bình quân
đạt 127,25%, đây là kết quả không tốt đối với một doanh nghiệp. Nguyên nhân
chi phí quản lý doanh nghiệp tăng do công ty phải chi trả chi phí cho việc thay
đổi phần mềm quản lý do chuyển đổi hình thức kinh doanh và chi phí mua sắm
thêm dụng vụ văn phòng.
Lợi nhuận thuần từ HĐKD năm 2016 bị sụt giảm, đến năm 2017 đã tăng
trở lại, tuy nhiên trong giai đoạn 2015-2017 chỉ tiêu này chỉ đạt tốc độ phát triển
quân 40,68%. Do doanh thu bán hàng sụt giảm nên đã kéo theo sự suy giảm của
lợi nhuận. Lợi nhuận trước thuế và sau thuế của công ty có sự sụt giảm trong
giai đoạn này, tuy nhiên dù sụt giảm trong năm 2016 nhưng đến năm 2017 công
ty đã tăng trưởng trở lại, cụ thể tốc độ phát triển lần lượt đạt mức 1.821,16% và
4.342,59%. Nguyên nhân do tỷ lệ giá vốn trên doanh thu giảm mạnh từ 98,28%
xuống còn 53,08%, cùng với đó là chi phí tài chính và chi phí lãi vay giảm nên
đã tạo điều kiện cho lợi nhuận tăng. Đây là dấu hiệu cho thấy bước đầu công ty
đã chuyển đổi thành công hình thức kinh doanh.
26
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KHẢ NĂNG THANH
TOÁN CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI HÒA PHÁT
3.1. Khái quát tình hình tài chính tại công ty TNHH Thương mại Hòa Phát
3.1.1. Cơ cấu tài sản của công ty
Nhìn vào bảng 3.1 ta thấy tổng tài sản của công ty tăng liên tục qua các
năm với tốc độ phát triển bình quân đạt 143,74%. Năm 2016 tăng 163,25%
tương ứng208.888.142.663đ so với năm 2015, năm 2017 tốc độ phát triển có
giảm lại chỉ tăng 126,57% tương ứng 143.234.514.346đ so với năm 2016.
Nguyên nhân sự tăng trưởng này do sự gia tăng của tài sản dài hạn, trong đó nổi
bật là đầu tư tài chính dài hạn. Nhìn chung tổng tài sản của công ty đang dần mở
rộng chứng tỏ công ty đang mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên
đây mới chỉ là sự phân tích trên tổng thế nên chưa thể thấy rõ được nguyên
nhân, để thấy rõ được nguyên nhân của sự biến động này chúng ta sẽ đi sâu
nghiên cứu mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trên bảng tài sản.
Tài sản ngắn hạn của công ty có xu hướng giảm nhẹ nhưng xét về mặt tỷ
trọng trong tổng tài sản lại có sự thay đổi lớn. Cụ thể năm 2015 TSNH chiếm
97,88% trong tổng tài sản nhưng đến năm 2016 chỉ còn 29,30%, đến năm 2017
tỷ trọng TSNH và TSDH đã khá cân bằng. Nguyên nhân có sự thay đổi trong
năm 2016 do công ty cần mua sắm nhiều trang thiết bị phục vụ quá trình chuyển
đổi hình thức kinh doanh sang chăn nuôi nên giá trị TSDH đã tăng lên nhanh
chóng.
Bảng 3.1: Tỷ trọng tài sản của công ty
Chỉ tiêu ĐVT 2015 2016 2017
1. Tổng tài sản Đồng 330.245.409.670 539.133.552.333 682.368.066.679
2. Tài sản ngắn hạn Đồng 323.257.958.250 157.945.206.504 218.687.119.428
3. Tài sản dài hạn Đồng 6.987.451.420 381.188.345.829 463.680.947.251
4. Tỷ lệ TSNH/∑TS % 97,88 29,30 32,05
5. Tỷ lệ TSDH/∑TS % 2,12 70,70 67,95
Nguồn: Phòng Tài chính kế toán
27
Tiền và các khoản tương đương tiền là yếu tố quan trọng, bởi tiền là loại
tài sản dễ chuyển đổi nhất, được sử dụng trong tất cả các hoạt động và phản ánh
khả năng thanh toán của công ty. Chỉ tiêu này có sự sụt giảm trong giai đoạn
2015-2017, tốc độ phát triển bình quân chỉ đạt 16,72%, nguyên nhân do công ty
cần đầu tư mua sắm trang thiết bị phục vụ việc chuyển đổi kinh doanh (Bảng
3.2). Điều này rõ hơn với việc tài sản dài hạn của công ty tăng lên khá nhiều
trong giai đoạn này. Tuy nhiên công ty cần có chính sách hợp lý để điều chỉnh
lại lượng tiền mặt tại công ty, nếu lượng tiền mặt không nhiều công ty có thể
không được hưởng lợi thế chiết khấu thanh toán, không duy trì được các chỉ số
thanh toán ngắn hạn, không đáp ứng được những nhu cầu khẩn cấp.
Các khoản phải thu ngắn hạn có sự tăng dần qua các năm, cụ thể năm
2016 tăng 463,15% tương đương 13.359.279.737đồng, năm 2017 tăng 1230,98
tương đương 192.697.416.542đồng. Chứng tỏ trong năm vừa qua công ty chưa
thu hồi được nợ làm cho vốn của công ty bị chiếm dụng khá lớn.
Hàng tồn kho trong giai đoạn này chỉ xuất hiện ở năm 2016 cho thấy công
ty giải quyết rất tốt vấn đề hàng hóa của mình. Giải quyết tốt hàng tồn kho sẽ
giúp công ty giảm bớt được chi phí liên quan đến tồn kho như chi phí kho bãi,
chi phí bảo quản và chi phí cơ hội do vốn nằm ở hàng tồn kho.
Tài sản dài hạn của công ty có sự biến động tăng trong giai đoạn 2015-
2017, cụ thể năm 2016 tăng 5455,33% tương ứng 374.200.894.409đồng, nguyên
nhân do công ty đầu tư vào tài sản cố định làm cho tài sản cố định tăng lên. Thời
gian này công ty mở rộng sản xuất, thay đổi hình thức kinh doanh từ kinh doanh
thương mại sang hình thức kinh doanh chăn nuôi. Chỉ tiêu tài sản dài hạn tăng
do khoản mục đầu tư tài chính dài hạn tăng do năm 2016 công ty đầu tư vào
công ty con là công ty Cổ phần phát triển nông nghiệp Hòa Phát, cụ thể tăng
10.035,68% tương ứng 367.620.000.000đồng. Năm 2017 có sự sụt giảm nhẹ do
công ty trích khấu hao tài sản cố định và không đầu tư mua sắm thêm trang thiết
bị.
28
Bảng 3.2. Cơ cấu tài sản của công ty giai đoạn 2015-2017
ĐVT: Đồng
Chỉ tiêu
A. Tài sản ngắn hạn
I. Tiền và các khoản
tương đương tiền
II. Đầu tư TCNH
III. Các khoản phải
thu NH
IV. Hàng tồn kho
V. TSNH khác
B. Tài sản dài hạn
II. TSCĐ
IV. Các khoản đầu tư
tài chính dài hạn
V. Tài sản dài hạn
khác
Tổng tài sản (A+B)
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh 2016/2015 So sánh 2017/2016  BQ
Giá trị Giá trị Giá trị Giá trị  LH Giá trị  LH (%)
(%) (%)
323.257.958.250 157.945.206.504 218.687.119.428 -165.312.751.746 48,86 60.741.912.924 138,46 82,25
294.849.302.530 55.299.758.502 8.243.668.293 -239.549.544.028 18,76 -47.056.090.209 14,91 16,72
23.100.000.000 82.400.000.000 59.300.000.000 356,71 -82.400.000.000
3.678.742.051 17.038.021.788 209.735.438.330 13.359.279.737 463,15 192.697.416.542 1230,98 755,07
1.598.376.576 1.598.376.576 -1.598.376.576
1.629.913.669 1.609.049.638 708.012.805 -20.864.031 98,72 -901.036.833 44,00 65,91
6.987.451.420 381.188.345.829 463.680.947.251 374.200.894.409 5455,33 82.492.601.422 121,64 814,61
2.384.987.156 7.105.895.613 3.326.899.049 4.720.908.457 297,94 -3.778.996.564 46,82 118,11
3.700.000.000 371.320.000.000 320.770.000.000 367.620.000.000 10035,68 -50.550.000.000 86,39 931,10
773.455.580 2.620.441.532 345.039.518 1.846.985.952 338,80 -2.275.402.014 13,17 66,79
330.245.409.670 539.133.552.333 682.368.066.679 208.888.142.663 163,25 143.234.514.346 126,57 143,74
Nguồn: Phòng tài chính kế toán
29
Nhìn chung qua phân tích trên ta thấy tình hình tài sản của công ty có
chiều hướng tăng lên và chủ yếu do tăng tài sản cố định. Giá trị tài sản ngắn hạn
và tài sản dài hạn của công ty ở mức cao và tương đối ổn định qua các năm,
trình độ trang bị kỹ thuật của công ty tốt. Kết cấu tài sản của công ty khá hợp lý
cho thấy công ty đã cân đối tương đối tốt giữa tài sản ngắn hạn và tài sản dài
hạn. Công ty cần tiếp tục phát huy để luôn duy trì, phát triển, cung cấp đầy đủ
trang thiết bị cho việc sản xuất.
3.1.2. Phân tích cơ cấu nguồn vốn của công ty
Bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tiến hành hoạt động sản xuất kinh
doanh bình thường thì phải có vốn. Tiềm lực về vốn sẽ giúp doanh nghiệp củng
cố được vị thế của mình trên thị trường và tạo ra lợi thế cạnh trạnh. Vì vậy, việc
huy động và sử dụng vốn sao cho hiệu quả và hợp lý luôn là vấn đề quan trọng
hàng đầu đối với mỗi đơn vị kinh doanh. Làm thế nào để sử dụng vốn hiệu quả
nhất? Đó là câu hỏi được các nhà quản trị doanh nghiệp quan tâm trong suốt quá
trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn là những quan hệ tài chính mà
thông qua đó công ty có thể khai thác hoặc huy động chúng vào để đầu tư mở
rộng sản xuất, bên cạnh đó doanh nghiệp phải có trách nhiệm kinh tế pháp lý gì
đối với các loại vốn đó. Phân tích tình hình nguồn vốn kinh doanh sẽ cho ta biết
được nguồn hình thành tài sản của công ty và đánh giá được sự biến động của
nguồn vốn. Qua đó thấy được tình hình sử dụng nguồn vốn tại đơn vị để đánh
giá được thực trạng tài chính của công ty. Để đánh giá một cách chính xác về
thực trạng tài chính của công ty ta đi vào phân tích sự biến động cũng như tỷ
trọng của từng yếu tố cấu thành nguồn vốn.
Qua bảng 3.3 ta thấy tổng nguồn vốn của công ty có sự biến động tăng
qua các năm với tốc độ phát triển bình quân đạt 143,74%. Cụ thể năm 2016 tăng
163,25% so với năm 2015 tương ứng 208.888.142.663đ, năm 2017 tăng
126,57% so với năm 2016 tương ứng 143.234.514.346đồng. Để thấy rõ nguyên
nhân của sự biến động này ta xét từng chỉ tiêu.
30
Chỉ tiêu
A. Nợ phải trả
I. Nợ ngắn hạn
1. vay và nợ NH
2. Phải trả
người bán
3. Người mua
trả tiền trước
4. Thuế và các
khoản phải nộp NN
5. Phải trả
người lao động
6. Chi phí phải trả
7. Các khoản
phải trả, phải nộp
NH khác
8. Quỹ khen thưởng
PL
II. Nợ dài hạn
B. Vốn chủ sở hữu
I. Vốn chủ sở hữu
1. Vốn đầu tư của
CSH
5. LNST chưa
phân phối
Tổng nguồn
vốn (A+B)
Bảng 3.3. Cơ cấu nguồn vốn của công ty giai đoạn 2015-2017
ĐVT: Đồng
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh 2016/2015 So sánh 2017/2016  BQ
Giá trị
TT
Giá trị TT (%) Giá trị
TT
Giá trị
 LH
Giá trị
 LH (%)
(%) (%) (%) (%)
9.274.823.299 2,81 18.098.244.411 3,36 159.043.455.252 23,31 8.823.421.112 195,13 140.945.210.841 878,78 414,10
9.274.823.299 2,81 18.098.244.411 3,36 159.043.455.252 23,31 8.823.421.112 195,13 140.945.210.841 878,78 414,10
5.017.558.880 1,52 338.428.062 0,06 143.916.142.879 21,09 -4.679.130.818 6,74 143.577.714.817 42524, 535,56
88
174.801.607 0,05 -174.801.607
1.275.563.286 0,39 158.998.899 0,03 796.307.983 0,12 -1.116.564.387 12,46 637.309.084 500,83 79,01
446.950.000 0,14 481.104.500 0,09 518.450.000 0,08 34.154.500 107,64 37.345.500 107,76 107,70
46.471.677 0,01 56.000.000 0,01 46.471.677 9.528.323 120,50
914.795.579 0,28 16.461.337.826 3,05 12.892.659.436 1,89 15.546.542.247 1799,46 -3.568.678.390 78,32 375,41
1.445.153.947 0,44 611.903.447 0,11 863.894.954 0,13 -833.250.500 42,34 251.991.507 141,18 77,32
320.970.586.371
97,1
521.035.307.922 96,64 523.324.611.427 76,69 200.064.721.551 162,33 2.289.303.505 100,44 127,69
9
320.970.586.371
97,1
521.035.307.922 96,64 523.324.611.427 76,69 200.064.721.551 162,33 2.289.303.505 100,44 127,69
9
300.000.000.000
90,8
500.000.000.000 92,74 500.000.000.000 73,27 200.000.000.000 166,67 100,00 129,10
4
15.170.586.371 4,59 15.235.307.922 2,83 17.524.611.427 2,57 64.721.551 100,43 2.289.303.505 115,03 107,48
330.245.409.670 100 539.133.552.333 100 682.368.066.679 100 208.888.142.663 163,25 143.234.514.346 126,57 143,74
(Nguồn: Phòng Tài chính kế toán)
31
Nợ phải trả trong giai đoạn này có sự gia tăng theo từng năm, cụ thể năm
2016 tăng 195,13% so với năm 2015 tương ứng 8.823.421.112đồng, năm 2017
tiếp tục tăng 878,78% so với năm 2016 tương ứng 140.945.210.841đồng. Tốc độ
phát triển bình quân của nợ phải trả đạt 414,10%. Nguyên nhân chính do sự gia
tăng khoản mục phải trả người bán của công ty, do công ty chuyển sang kinh
doanh chăn nuôi nên cần mua số lượng lớn con giống, vật nuôi, cùng với đó là
các trang thiết bị và xây dựng nhà xưởng chế biến, khu chăn nuôi phục vụ việc
chuyển đổi sang hình thức chăn nuôi nên đã làm gia tăng khoản mục này khá
nhiều.
Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn có sự tăng vọt đạt 1799,46% tương
đương 15.546.542.247đồng vào năm 2016 so với năm 2015 do công ty vay
mượn vật tư, hàng hóa phục vụ chuyển đổi, bên cạnh đó còn có các khoản nhận
vốn góp hợp đồng hợp tác kinh doanh nên đã làm gia tăng chỉ tiêu này.
Nhìn chung nợ phải trả của công ty có xu hướng tăng nhưng không được
đồng đều chủ yếu qua các chỉ tiêu nợ ngắn hạn nhưng cũng chứng tỏ được rằng
công ty đang chiếm dụng vốn. Tỷ trọng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn tuy
tăng lên trong giai đoạn này nhưng luôn thấp hơn 50%, điều này là rất tốt vì
muốn đánh giá tài chính của công ty lành mạnh thì chỉ tiêu nợ phải thấp. Tuy
nhiên công ty vẫn cần phải có những chiến lược phù hợp để hạn chế vốn đi vay.
Nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên trong giai đoạn 2015-2017, cụ thể năm
2016 tăng 162,33% so với năm 2015 tương ứng 200.064.721.551đồng, năm
2017 tăng 100,44% so với năm 2016 tương ứng 2.289.303.505đồng. Số tiền tăng
lên tuy nhiên tỷ trọng lại giảm do nợ phải trả có tốc độ tăng nhanh hơn và lợi
nhuận sau thuế chưa phân phối cũng tăng lên. Nhìn chung vốn đầu tư chủ sở hữu
chiếmtỷ trọng cao trong cơ cấu nguồn vốn của công ty. Nguồn vốn chủ sở hữu
cao là dấu hiệu tốt cho thấy khả năng độc lập tự chủ về mặt tài chính của công ty
là rất cao.
Qua phân tích ta thấy kết cấu nguồn vốn có sự biến động trong giai đoạn
2015-2017. Cụ thể nợ phải trả của công ty có xu hướng tăng nguyên nhân do
khoản mục phải trả người bán trong nợ ngắn hạn tăng lên, tuy nhiên nợ dài hạn
32
của công ty lại không xuất hiện trong giai đoạn này. Điều này làm giảm chi phí
sử dụng vốn xét về lâu dài nhưng lại gây sức ép thanh toán đối với công ty xét
về ngắn hạn. Vì vậy, công ty cần xem xét và thực hiện chính sách vay nợ phù
hợp để đảm bảo sản xuất không bị gián đoạn. Nguồn vốn chủ sở hữu tăng đều
trong giai đoạn này là một thành công của công ty. Xét về kết cấu thì nguồn vốn
chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn, như vậy công ty sẽ chủ
động được về mặt tài chính nhưng công ty cũng cần có những biện pháp nhằm
thu hút thêm nguồn vốn từ bên ngoài để đảm bảo việc kinh doanh đạt hiệu quả
cao.
3.2. Phân tích chi tiết tình hình tài chính của công ty
3.2.1. Phân tích khả năng độc lập tự chủ về tài chình của công ty
Vốn là điều kiện để doanh nghiệp có thể tiến hành sản xuất kinh doanh.
Một công ty có thể đứng vững trước sự cạnh tranh của thị trường thì cần phải có
sự độc lập, tự chủ trong những quyết định về vốn của mình. Để biết được tình
hình tài chính có khả quan hay không ta đi phân tích các chỉ tiêu bảng 3.4
Bảng 3.4. Tình hình khả năng độc lập tự chủ về tài chính của công ty
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
1. Tổng nguồn vốn Đồng 330.245.409.670 539.133.552.333 682.368.066.679
2. Nguồn vốn chủ sở hữu Đồng 320.970.586.371 521.035.307.922 523.324.611.427
3. Nợ phải trả Đồng 9.274.823.299 18.098.244.411 159.043.455.252
a. Tỷ suất tự tài trợ (2/1) Lần 0,9719 0,9664 0,7669
b. Hệ số nợ (3/1) Lần 0,0281 0,0336 0,2331
c. Hệ số đảm bảo nợ (3/2) Lần 0,0289 0,0347 0,3039
Nguồn: Phòng Tài chính kế toán
 Tỷ suất tự tài trợ:

Tỷ suất tài trợ cho biết một đồng vốn kinh doanh công ty được tài trợ bởi
bao nhiêu đồng vốn chủ sở hữu nên chỉ số này càng cao càng tốt. Tỷ suất tài trợ
của công ty có sự sụt giảm do trong thời gian này do nợ phải trả tăng lên, cụ thể
do tăng mục phải trả người bán. Dù sụt giảm nhưng chỉ tiêu tỷ suất tự tài trợ của
công ty vẫn giữ mức cao, điều này cho thấy công ty có tính chủ động trong đầu
33
tư và có khả năng độc lập về vốn. Ngoài ra cũng cho thấy công ty chiếm dụng
vốn từ bên ngoài khá ít, chủ yếu là từ phải trả người bán.
 Hệ số nợ:

Qua bảng 3.4 ta thấy hệ số nợ của công ty đều ở mức thấp, điều này
chứng tỏ mức độ phụ thuộc về vốn vay của công ty là không nhiều và vẫn nằm
trong khả năng của công ty. Tốc độ phát triển bình quâncủa chỉ tiêu hệ số nợ
trong giai đoạn này là khá cao cũng dễ hiểu khi công ty cần vay vốn nhiều hơn
để phục vụ việc chuyển đổi hình thức kinh doanh.
 Hệ số đảm bảo nợ:
Hệ số đảm bảo nợ giúp nhà đầu tư có một cái nhìn khái quát về sức mạnh
tài chính, cấu trúc tài chính của doanh nghiệp và làm thế nào doanh nghiệp có
thể chi trả cho các hoạt động. Thông thường, nếu hệ số này lớn hơn 1, có nghĩa
là tài sản của doanh nghiệp được tài trợ chủ yếu bởi các khoản nợ, còn ngược lại
thì tài sản của doanh nghiệp được tài trợ chủ yếu bởi nguồn vốn chủ sở hữu. Về
nguyên tắc, hệ số này càng nhỏ, có nghĩa là nợ phải trả chiếm tỷ lệ nhỏ so với
tổng tài sản hay tổng nguồn vốn thì doanh nghiệp ít gặp khó khăn hơn trong tài
chính. Hệ số này càng lớn thì khả năng gặp khó khăn trong việc trả nợ hoặc phá
sản của doanh nghiệp càng lớn.
Quả bảng phân tích ta thấy hệ số đảm bảo nợ của công ty là khá thấp, năm
2015 là 0,0289, năm 2016 là 0,0347, năm 2017 là 0,3039 do công ty có mua sắm
nhiều hơn nên có sự gia tăng khá nhiều. Nhìn chung công ty kiểm soát khá tốt
các khoản nợ và có khả năng trả các khoản nợ này.
Qua phân tích bảng 3.4 ta thấy công ty có khả năng độc lập tự chủ về tài chính
khá cao, tương đối ít phụ thuộc vào vốn vay bên ngoài. Vì vậy công ty cần chú
trọng việc quản lý về vốn của mình để cân đối phù hợp giữa vốn tự chủ và vốn
vay.
3.2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty
 Hiệu quả sử dụng vốn cố định

Vốn cố định là một trong những yếu tố quan trọng đối với hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sự phát triển và hoàn thiện vốn cố định có ý
34
nghĩa rất lớn, và là điều kiện tăng lên không ngừng của năng suất lao động, cũng
như khối lượng sản phẩm. Để hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục đáp
ứng được nhu cầu công việc hay những yêu cầu về mở rộng sản xuất kinh
doanh, hiện đại hóa sản xuất thì các doanh nghiệp phải luôn luôn duy trì lượng
máy móc đủ để sản xuất kinh doanh, thay đổi công nghệ khi cần thiết, sử dụng
công nghệ hết năng suất. Để làm được điều đó công ty phải sử dụng vốn cố định
một cách hiệu quả bằng cách cân nhắc khi mua thêm máy móc thiết bị, thay mới
thiết bị để nâng cao năng suất lao động, công ty cần phải cân nhắc thật kỹ lưỡng
trước khi quyết định vì chi phí bỏ ra sẽ rất lớn, các khoản đầu tư dài hạn cũng
phản ánh việc sử dụng vốn cố định có đem lại hiểu quả hay không.
Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản cố định. Phân tích
hiệu quả sử dụng vốn cố định nhằm đánh giá được tiềm năng, xác định được quy
mô đầu tư và khắc phục những yếu kém trong quản lý và sử dụng vốn cố định,
để đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn cố định ta đi phân tích các chỉ tiêu thể
hiện trong bảng 3.5.
Bảng 3.5. Hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty
ĐVT: Đồng
Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
1. Tổng tài sản dài hạn 6.987.451.420 381.188.345.829 463.680.947.251
2. Tổng tài sản 330.245.409.670 539.133.552.333 682.368.066.679
3. Lợi nhuận trước thuế 21.284.212.745 196.722.108 3.583.211.293
4. Doanh thu thuẩn 902.373.383.493 127.577.245.696 13.350.116.210
5. VCĐ bình quân 126755536407 194.087.898.625 422.434.646.540
6. Một số chỉ tiêu hiệu quả (ĐVT: lần)
a. Tỷ suất đầu tư về TSCĐ (1/2) 0,0212 0,7070 0,6795
b. Hiệu suất sử dụng VCĐ (4/5) 7,1190 0,6573 0,0316
c. Hệ số đảm nhiệm VCĐ (5/4) 0,1405 1,5213 31,6428
d. Tỷ suất sinh lời VCĐ (3/5) 0,1679 0,0010 0,0085
Nguồn: Phòng Tài chính kế toán
Qua bảng 3.5 ta thấy vốn cố định bình quân của công ty có tốc độ tăng
khá nhanh trong giai đoạn 2015-2017 với tốc độ phát triển bình quân đạt
35
182,56%. Do công ty đầu tư lớn vào máy móc, nhà xưởng chăn nuôi, chế biến
nên làm gia tăng lượng tài sản cố định.
 Hiệu suất sử dụng vốn cố định:
Chỉ tiêu này cho ta biết cứ bỏ ra một đồng vốn cố định trong kỳ thì thu
được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Hiệu suất sử dụng vốn cố định của công
ty có xu hướng giảm trong giai đoạn 2015-2017. Năm 2015 hiệu suất sử dụng
vốn cố định của công ty đạt 7,1190, năm 2016 chỉ tiêu này giảm còn 0,6573, chỉ
đạt 9,23% so với năm 2015. Năm 2017 tiếp tục sụt giảm, chỉ đạt 0,0316. Nguyên
nhân do trong giai đoạn này vốn cố định có tốc độ gia tăng nhanh do công ty đầu
tư vào chăn nuôi nên cần gia tăng tài sản cố định. Cùng với đó là sự sụt giảm
của doanh thu thuần do mảng đầu tư chăn nuôi của công ty chưa thể mang lại
được nhiều doanh thu, lợi nhuận khi mới chuyển đổi.
 Hệ số đảm nhiệm vốn cố định:
Chỉ tiêu này phản ánh số vốn cố định cần thiết để tạo ra một đồng doanh
thu thuần trong kỳ. Từ bảng số liệu ta thấy mức đảm nhiệm vốn cố định ngày
càng tăng cho thấy khả năng sử dụng vốn cố định của công ty chưa thực sự hiệu
quả. Nguyên nhân của sự biến động không tốt này do doanh thu từ hoạt động
kinh doanh chăn nuôi của công ty chưa mang lại hiệu quả, cùng với đó là sự đầu
tư rất lớn vào máy móc, khu chăn nuôi làm khối lượng tài sản cố định tăng lên
nhanh chóng. Trong thời gian tới công ty cần có chiến lược mới để nâng cao
doanh thu của mình sau quá trình đầu tư chuyển đổi kinh doanh.
 Tỷ suất sinh lời vốn cố định:
Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng vốn cố định đầu tư vào sản xuất kinh
doanh trong kỳ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ suất sinh lời của công ty
khá thấp và biến động khá nhiều trong giai đoạn này. Năm 2015 đạt 0,01679
nhưng đến năm 2016 chỉ đạt 0,0010, năm 2017 chỉ tiêu này có tăng trở lại đạt
0,0085, do sau khi một năm chuyển đổi bước đầu công ty đã thu được lợi nhuận
nhất định từ kinh doanh chăn nuôi, từ đó làm cho chỉ tiêu lợi nhuận tăng lên dẫn
đến gia tăng tỷ suất sinh lời VCĐ.
Như vậy qua các năm ta nhận thấy công ty chưa thực sự sử dụng vốn cố
định một cách có hiệu quả, nguyên nhân chính là do công ty vẫn chưa thoát ra
36
được khó khăn bước đầu khi chuyển đổi hình thức kinh doanh. Trong thời gian
tới công ty cần tìm ra giải pháp khắc phục để tăng doanh thu mang lại lợi nhuận
cho công ty.
 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản lưu động nhằm
đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra thường xuyên liên tục.
Trong doanh nghiệp thương mại, vốn lưu động thường thể hiện qua những hình
thái: Tiền và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu ngắn hạn,
hàng hoá tồn kho và tài sản lưu động khác.
Vốn lưu động là số vốn cần thiết đảm bảo cho doanh nghiệp dự trữ các
loại tài sản lưu động nhằm đáp ứng mọi nhu cầu cơ bản của doanh nghiệp.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn lưu động là một yếu tố quan trọng ảnh
hưởng trực tiếp đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì
vậy, mỗi doanh nghiệp cần phải xác định nhu cầu vốn lưu động sao cho phù hợp
với tính chất và quy mô sản xuất kinh doanh để hoạt động sản xuất kinh doanh
đạt hiệu quả. Để phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty ta sử dụng
các chỉ tiêu: số vòng quay vốn lưu động, kỳ luân chuyển vốn lưu động, hệ số
đảm nhiệm vốn lưu động và tỷ suất sinh lời vốn lưu động.
Bảng 3.6. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty
ĐVT: Đồng
Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
1. Doanh thu thuần 902.373.383.493 127.577.245.696 13.350.116.210
2. Vốn lưu động bình quân 286.403.892.106 240.601.582.377 188.316.162.966
3. Lợi nhuận trước thuế 21.284.212.745 196.722.108 3.583.211.293
4. Một số chỉ tiêu hiệu quả (lần)
a. Vòng quay VLĐ (1/2) 3,1507 0,5302 0,0709
b. Kỳ luân chuyển VLĐ (360/a) 114 679 5078
c. Hệ số đảm nhiệm VLĐ (2/1) 0,3174 1,8859 14,1060
d. Tỷ suất sinh lời VLĐ (3/2) 0,0743 0,0008 0,0190
Nguồn: Phòng Tài chính kế toán
37
 Vòng quay vốn lưu động:
Số vòng quay vốn lưu động của công ty có sự biến động giảm trong 3 năm. Cụ
thể năm 2015 số vòng quay vốn lưu động đạt 3,1507, nhưng đến năm 2016 chỉ
đạt 0,5302, năm 2017 tiếp tục giảm chỉ còn 0,0709. Nguyên nhân do sự suy
giảm của vốn lưu động lớn hơn sự sụt giảm của doanh thu thuần rất nhiều.
Trong thời gian tới công ty nên đưa ra những chính sách để tăng doanh thu trở
lại, từ đó gia tăng số vòng quay vốn lưu động, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
lưu động, đạt hiệu quả sử dụng cao nhất.
 Kỳ luân chuyển vốn lưu động:
Chỉ tiêu này cho biết cần bao nhiêu ngày để vốn lưu động quay hết một
vòng. Năm 2015 kỳ luân chuyển là 114 ngày, năm 2016 tăng lên 679 ngày cho
thấy tình hình sử dụng vốn lưu động không được hiệu quả. Năm 2017 tiếp tục
sụt giảm mạnh khi chỉ đạt 5078. Ta thấy tình hình sử dụng vốn lưu động của
công ty có xu hướng đi xuống nhanh, công ty cần sớm tìm ra VLĐ đang ứ đọng
tại khâu nào, cùng với đó là nguyên nhân và chính sách khắc phục sớm để hiệu
quả sản xuất kinh doanh được tốt hơn.
 Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động:
Chỉ tiêu này cho ta biết để tạo ra một đồng doanh thu thuần trong kỳ cần bao
nhiêu đồng vốn lưu động bình quân. Hệ số này càng nhỏ thể hiện hiệu quả sử
dụng vốn lưu động của doanh nghiệp càng cao. Trong 3 năm 2015-2017 chỉ tiêu
hệ số đảm nhiệm vốn lưu động của công ty có sự biến động tăng theo từng năm,
tốc độ phát triển bình quân đạt 666,66%. Đây là dấu hiệu không tốt cho công ty,
cần sớm có biện pháp quản lý và sử dụng vốn lưu động một cách hiệu quả hơn.
 Tỷ suất sinh lời vốn lưu động:
Lợi nhuận trước thuế của công ty giai đoạn này có sự sụt giảm nên đã kéo
theo chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của VLĐ bị suy giảm. Năm 2016 đạt 0,0008 chỉ
bằng 1,10% so với năm 2015. Năm 2017 có sự tăng trưởng trở lại phần nào khi
đạt 0,0190 tuy nhiên tính cả giai đoạn 2015-2017 thì chỉ tiêu này đã sụt giảm
khá đáng kể khi tốc độ phát triển bình quân chỉ đạt 50,60%.
Qua phân tích ta thấy khả năng sử dụng vốn lưu động của công ty giai
đoạn này có khá nhiều bất ổn nhiều chỉ tiêu phát triển theo chiều hướng xấu,
38
việc sử dụng VLĐ mang lại hiệu quả cực kỳ thấp. Công ty cần sớm có chính
sách thích hợp để thoát khỏi tình trạng này do VLĐ là trọng tâm trong các quyết
định tài chính ngắn hạn và là nội dung to lớn đến mục tiêu tối đa hóa giá trị
doanh nghiệp.
3.3. Phân tích khả năng thanh toán của công ty
Phân tích khả năng thanh toán của công ty nhằm cung cấp thông tin cho
mọi đối tượng biết được khả năng tài chính của công ty. Mặt khác phân tích khả
năng thanh toán còn cho biết tình hình sử dụng vốn của công ty đã hiệu quả
chưa, công ty đã xây dựng chế độ thu chi phù hợp hay chưa. Để có cơ sởđánh
giá khả năng thanh toán của công ty ta phân tích bảng 3.7 sau:
+ Hệ số thanh toán tổng quát: hệ số thanh toán tổng quát của công ty trong
3 nămcó sự biến động giảm nhưng vẫnở mức cao (lớn hơn 1). Cụ thể năm 2015
đạt 35,5927, nằm 2016 giảm xuống 29,7814, đến năm 2017 hệ số này tiếp tục
giảm xuống còn 3,4150 lần. Điều này cho thấy doanh nghiệp vẫn có khả năng
chi trả các khoản nợ của mình, tuy nhiên doanh nghiệp cầnđiều chỉnh để chỉ tiêu
này không tiếp tục suy giảm trong thời gian tới.
+ Hệ số thanh toán ngắn hạn: hệ số thanh toán ngắn hạn là chỉ tiêu cho
thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là cao hay thấp.
Nợ ngắn hạn là những khoản nợ mà doanh nghiệp phải thanh toán trong vòng
một năm hay một chu kỳ sản xuất kinh doanh. Nếu trị số của chỉ tiêu này xấp xỉ
bằng 1, doanh nghiệp cóđủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và tính
hình tài chính là bình thường hoặc khả quan. Trong giai đoạn 2015-2017 ta thấy
hệ số thanh toán ngắn hạn của công ty đều lớn hơn 1, điều này cho thấy công ty
kiểm soát khá tốt nợ ngắn hạn của mình và có khả năng chi trả khá tốt.
+ Hệ số thanh toán của doanh nghiệp khá cao, cho thấy doanh nghiệp có
khả năng chi trả các khoản nợ một cách nhanh chóng. Tuy nhiên doanh nghiệp
cũng cần kiểm soát trị số của chỉ tiêu này, do khi chỉ tiêu hệ số thanh toán nhanh
lớn hơn hoặc bằng 1 thì doanh nghiệpđảm bảo thừa khả năng thanh toán nhanh
nhưng vì thế sẽ làm tăng lượng tiền và các khoản tương đương tiền khiến hiệu
quả sử dụng vốn vị suy giảm, làm giảm hiệu quả kinh doanh.
39
Bảng 3.7. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán của công ty giai đoạn 2015-2017
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
1. Tổng tài sản Đồng 330.245.409.670 539.133.552.333 682.368.066.679
2. Tài sản ngắn hạn Đồng 323.257.958.250 157.945.206.504 218.687.119.428
3. Hàng tồn kho Đồng 1.598.376.576
4. Các khoản phải thu Đồng 323.257.958.250 159.543.583.080 218.687.119.428
5. Nợ phải trả Đồng 9.274.823.299 18.098.244.411 159.043.455.252
6. Nợ ngắn hạn Đồng 9.274.823.299 18.098.244.411 159.043.455.252
7. Lợi nhuận trước thuế Đồng 21.284.212.745 196.722.108 3.583.211.293
8. Lãi vay phải trả trong kỳ Đồng 364.873.344 5.627.778 972.222
9. Hệ số thanh toán tổng quát (1/5) Lần 35,6067 29,7893 4,2905
10. Hệ số thanh toán ngắn hạn (2/6) Lần 34,8533 8,7271 1,3750
11. Hệ số thanh toán nhanh ((2-3)/6) Lần 34,8533 8,6388 1,3750
12. Hệ số thanh toán lãi vay (7/8) Lần 58,3332 34,9556 3685,5896
13. Hệ số khoản phải thu so với khoản phải trả (4/6) Lần 34,8533 8,8154 1,3750
Nguồn: Phòng Tài chính kế toán
40
KHÓA LUẬN: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA CÔNG TY TNHH
KHÓA LUẬN: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA CÔNG TY TNHH
KHÓA LUẬN: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA CÔNG TY TNHH
KHÓA LUẬN: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA CÔNG TY TNHH
KHÓA LUẬN: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA CÔNG TY TNHH
KHÓA LUẬN: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA CÔNG TY TNHH
KHÓA LUẬN: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA CÔNG TY TNHH
KHÓA LUẬN: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA CÔNG TY TNHH
KHÓA LUẬN: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA CÔNG TY TNHH
KHÓA LUẬN: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA CÔNG TY TNHH
KHÓA LUẬN: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA CÔNG TY TNHH
KHÓA LUẬN: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA CÔNG TY TNHH
KHÓA LUẬN: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA CÔNG TY TNHH
KHÓA LUẬN: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA CÔNG TY TNHH

More Related Content

Similar to KHÓA LUẬN: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA CÔNG TY TNHH

Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh thương mại ...
Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh thương mại ...Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh thương mại ...
Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh thương mại ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty cổ phần ...
Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty cổ phần ...Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty cổ phần ...
Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty cổ phần ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh sản xuất th...
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh sản xuất th...Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh sản xuất th...
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh sản xuất th...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh gỗ hoàng giang
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh gỗ hoàng giangPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh gỗ hoàng giang
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh gỗ hoàng gianghttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh gỗ hoàng giang
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh gỗ hoàng giangPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh gỗ hoàng giang
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh gỗ hoàng gianghttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Khoá luận tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ p...
Khoá luận tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ p...Khoá luận tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ p...
Khoá luận tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ p...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của...
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của...Đề Tài Khóa luận 2024 Một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của...
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ vận tải...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ vận tải...Phân tích tình hình tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ vận tải...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ vận tải...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài phân tích tài chính công ty cổ phần vật tư xăng dầu, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài phân tích tài chính công ty cổ phần vật tư xăng dầu, RẤT HAY, ĐIỂM 8Đề tài phân tích tài chính công ty cổ phần vật tư xăng dầu, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài phân tích tài chính công ty cổ phần vật tư xăng dầu, RẤT HAY, ĐIỂM 8Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật tư xăng dầu hải dương t...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật tư xăng dầu hải dương t...Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật tư xăng dầu hải dương t...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật tư xăng dầu hải dương t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh kim loại màu hà nội
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh kim loại màu hà nộiPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh kim loại màu hà nội
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh kim loại màu hà nộihttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tai công ty tnhh thư...
Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tai công ty tnhh thư...Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tai công ty tnhh thư...
Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tai công ty tnhh thư...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khoá luận tốt nghiệp Nghiên cứu công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả...
Khoá luận tốt nghiệp Nghiên cứu công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả...Khoá luận tốt nghiệp Nghiên cứu công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả...
Khoá luận tốt nghiệp Nghiên cứu công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần kỹ thuật và thương mại gv
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần kỹ thuật và thương mại gvPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần kỹ thuật và thương mại gv
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần kỹ thuật và thương mại gvhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần kỹ thuật và thương mại gv
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần kỹ thuật và thương mại gvPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần kỹ thuật và thương mại gv
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần kỹ thuật và thương mại gvhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Khoá luận tốt nghiệp Nghiên cứu công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả...
Khoá luận tốt nghiệp Nghiên cứu công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả...Khoá luận tốt nghiệp Nghiên cứu công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả...
Khoá luận tốt nghiệp Nghiên cứu công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ điện và phát triển hà nội
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ điện và phát triển hà nộiPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ điện và phát triển hà nội
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ điện và phát triển hà nộihttps://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to KHÓA LUẬN: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA CÔNG TY TNHH (20)

Đề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty Phú Thành
Đề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty Phú ThànhĐề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty Phú Thành
Đề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty Phú Thành
 
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Đông Bình
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Đông BìnhĐề tài: Giải pháp quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Đông Bình
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Đông Bình
 
Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh thương mại ...
Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh thương mại ...Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh thương mại ...
Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh thương mại ...
 
Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty cổ phần ...
Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty cổ phần ...Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty cổ phần ...
Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty cổ phần ...
 
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh sản xuất th...
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh sản xuất th...Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh sản xuất th...
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh sản xuất th...
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh gỗ hoàng giang
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh gỗ hoàng giangPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh gỗ hoàng giang
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh gỗ hoàng giang
 
Đề tài tình hình tài chính công ty gỗ Hoàng Giang, RẤT HAY
Đề tài tình hình tài chính công ty gỗ Hoàng Giang, RẤT HAYĐề tài tình hình tài chính công ty gỗ Hoàng Giang, RẤT HAY
Đề tài tình hình tài chính công ty gỗ Hoàng Giang, RẤT HAY
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh gỗ hoàng giang
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh gỗ hoàng giangPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh gỗ hoàng giang
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh gỗ hoàng giang
 
Khoá luận tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ p...
Khoá luận tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ p...Khoá luận tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ p...
Khoá luận tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ p...
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của...
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của...Đề Tài Khóa luận 2024 Một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của...
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của...
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ vận tải...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ vận tải...Phân tích tình hình tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ vận tải...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ vận tải...
 
Đề tài phân tích tài chính công ty cổ phần vật tư xăng dầu, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài phân tích tài chính công ty cổ phần vật tư xăng dầu, RẤT HAY, ĐIỂM 8Đề tài phân tích tài chính công ty cổ phần vật tư xăng dầu, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài phân tích tài chính công ty cổ phần vật tư xăng dầu, RẤT HAY, ĐIỂM 8
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật tư xăng dầu hải dương t...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật tư xăng dầu hải dương t...Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật tư xăng dầu hải dương t...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật tư xăng dầu hải dương t...
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh kim loại màu hà nội
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh kim loại màu hà nộiPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh kim loại màu hà nội
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh kim loại màu hà nội
 
Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tai công ty tnhh thư...
Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tai công ty tnhh thư...Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tai công ty tnhh thư...
Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tai công ty tnhh thư...
 
Khoá luận tốt nghiệp Nghiên cứu công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả...
Khoá luận tốt nghiệp Nghiên cứu công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả...Khoá luận tốt nghiệp Nghiên cứu công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả...
Khoá luận tốt nghiệp Nghiên cứu công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả...
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần kỹ thuật và thương mại gv
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần kỹ thuật và thương mại gvPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần kỹ thuật và thương mại gv
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần kỹ thuật và thương mại gv
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần kỹ thuật và thương mại gv
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần kỹ thuật và thương mại gvPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần kỹ thuật và thương mại gv
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần kỹ thuật và thương mại gv
 
Khoá luận tốt nghiệp Nghiên cứu công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả...
Khoá luận tốt nghiệp Nghiên cứu công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả...Khoá luận tốt nghiệp Nghiên cứu công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả...
Khoá luận tốt nghiệp Nghiên cứu công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả...
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ điện và phát triển hà nội
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ điện và phát triển hà nộiPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ điện và phát triển hà nội
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ điện và phát triển hà nội
 

More from OnTimeVitThu

Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công ty
Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công tyLuận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công ty
Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công tyOnTimeVitThu
 
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VN
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VNLuận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VN
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VNOnTimeVitThu
 
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...OnTimeVitThu
 
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...OnTimeVitThu
 
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...OnTimeVitThu
 
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bảnLuận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bảnOnTimeVitThu
 
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...OnTimeVitThu
 
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật BảnTiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật BảnOnTimeVitThu
 
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dính
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dínhTiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dính
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dínhOnTimeVitThu
 
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAO
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAOTIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAO
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAOOnTimeVitThu
 
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍOnTimeVitThu
 
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍOnTimeVitThu
 
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍOnTimeVitThu
 
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...OnTimeVitThu
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...OnTimeVitThu
 
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...OnTimeVitThu
 
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công ty
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công tyLuận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công ty
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công tyOnTimeVitThu
 
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần OnTimeVitThu
 
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...OnTimeVitThu
 
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...OnTimeVitThu
 

More from OnTimeVitThu (20)

Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công ty
Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công tyLuận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công ty
Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công ty
 
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VN
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VNLuận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VN
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VN
 
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...
 
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...
 
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...
 
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bảnLuận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
 
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...
 
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật BảnTiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
 
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dính
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dínhTiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dính
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dính
 
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAO
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAOTIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAO
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAO
 
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
 
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
 
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
 
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...
 
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...
 
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công ty
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công tyLuận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công ty
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công ty
 
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
 
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
 
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...
 

Recently uploaded

Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 

KHÓA LUẬN: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA CÔNG TY TNHH

  • 1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH ----------o0o---------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI HÒA PHÁT, HÀ NỘI NGÀNH: KẾ TOÁN MÃ SỐ: 7340301 Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện Mã sinh viên Lớp Khóa : TS. Trịnh Quang Thoại : Đặng Phương Nhung : 1454040190 : K59B - KTO : 2014 - 2018 Hà Nội, 2018
  • 2. LỜI CẢM ƠN Để đánh giá kết quả sau thời gian học tập tại trường, nhằm gắn lý thuyết với thực tiễn, đồng thời nhằm hoàn thiện củng cố kiến thức chuyên môn đã được trang bị cho ngành kế toán, được sự đồng ý của khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh, em tiến hành thực hiện khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “Phân tích tình hình tài chính và khả năng thanh toán của Công ty TNHH Thương mại Hòa Phát, Hà Nội”. Để hoàn thành bài khóa luận này, ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản thân, em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh trường Đại học Lâm Nghiệp, của gia đình, bạn bè và các cán bộ công nhân viên trong công ty TNHH Thương mại Hòa Phát. Trước hết em xin chân thành cảm ơn thầy giáo, TS. Trịnh Quang Thoại đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho em để em hoàn thành bài khóa luận này. Em xin cảm ơn tập thể cán bộ công nhân viên trong công ty TNHH Thương mại Hòa Phát đã tạo mọi điều kiện để em hoàn thành đợt thực tập tốt nghiệp một cách thuận lợi nhất. Qua đây em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Trường Đại học Lâm Nghiệp, đã trang bị cho em vốn kiến thức bổ ích trong suốt thời gian học tập tại trường. Mặc dù đã cố gắng hết khả năng nhưng do điều kiện thời gian có hạn cũng như hiểu biết và kỹ năng phân tích còn hạn chế nên khóa luận tốt nghiệp không thể tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo để đề tài được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!
  • 3. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ĐẶT VẤN ĐỀ..............................................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của vấn đề..................................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................................................2 3. Nội dung nghiên cứu...........................................................................................................................2 5. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................................................3 CHƯƠNG 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆPVÀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP..........................................................................................4 1.1. Những vấn đề cơ bản về tài chính doanh nghiệp............................................................4 1.1.1. Khái niệm, bản chất của tài chính doanh nghiệp........................................................4 1.1.2. Vai trò và chức năng của tài chính doanh nghiệp......................................................5 1.2. Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp...............................................................8 1.2.1. Khái niệm phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp...........................................8 1.2.2. Mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp...........................................................8 1.2.3. Ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghiệp.............................................................8 1.2.4. Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp ..........................................................8 1.3. Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp.......................................................................9 1.3.1. Phân tích cơ cấu tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp ..........................................9 1.3.3. Phân tích hiệu suất sử dụng vốn của doanh nghiệp ...............................................12 1.3.4. Phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp...................................................14 1.3.5. Phân tích khả năng sinh lợi của doanh nghiệp..........................................................15 CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI HÒA PHÁT.................................................................................................................................................17 2.1. Khái quát chung về Công ty TNHH thương mại Hòa Phát...................................17 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển........................................................................................17 2.1.2. Đặc điểm ngành nghề kinh doanh....................................................................................18 2.2. Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của công ty.................................19 2.2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản trị...................................................................................19 2.2.2. Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận ...........................................................21
  • 4. 2.4. Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty...............................................................23 2.5. Đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của công ty ....................................................24 CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI HÒA PHÁT..............27 3.1. Khái quát tình hình tài chính tại công ty TNHH Thương mại Hòa Phát .....27 3.1.1. Cơ cấu tài sản của công ty ....................................................................................................27 3.1.2. Phân tích cơ cấu nguồn vốn của công ty......................................................................30 3.2. Phân tích chi tiết tình hình tài chính của công ty.........................................................33 3.2.1. Phân tích khả năng độc lập tự chủ về tài chình của công ty.............................33 3.2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty..............................................................34 3.3. Phân tích khả năng thanh toán của công ty.....................................................................39 3.4. Phân tích khả năng sinh lợi của công ty............................................................................41 3.5. Đánh giá chung về tình hình tài chính của công ty....................................................42 3.6. Một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính và khả năng thanh toán của công ty TNHH Thương mại Hòa Phát................................................................................44 3.6.1. Một số tồn tại trong quá trình sử dụng vốn của công ty......................................44 3.6.2. Một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty................................45 KẾT LUẬN.................................................................................................................................................53 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................................................54
  • 5. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ĐVT HĐKD MTV SXKD TNHH TSDH TSNH VCĐ VLĐ Đơn vị tính Hoạt động kinh doanh Một thành viên Sản xuất kinh doanh Trách nhiệm hữu hạn Tài sản dài hạn Tài sản ngắn hạn Vốn cố định Vốn lưu động
  • 6. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Cơ cấu lao động công ty tính đến ngày 31/12/2017 .......................... 22 Bảng 2.2. Tình hình sử dụng TSCĐ của công ty tính đến ngày 31/12/2017 ...... 23 Bảng 2.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo chỉ tiêu giá trị giai đoạn 2015-2017 ............................................................................................................ 25 Bảng 3.1: Tỷ trọng tài sản của công ty................................................................ 27 Bảng 3.2. Cơ cấu tài sản của công ty giai đoạn 2015-2017 ................................ 29 Bảng 3.3. Cơ cấu nguồn vốn của công ty giai đoạn 2015-2017 ......................... 31 Bảng 3.4. Tình hình khả năng độc lập tự chủ về tài chính của công ty .............. 33 Bảng 3.5. Hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty......................................... 35 Bảng 3.6. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty ...................................... 37 Bảng 3.7. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán của công ty giai đoạn 2015- 2017 ..................................................................................................................... 40 Bảng 3.8. Các chỉ tiêu phân tích khả năng sinh lời của công ty, 2015-2017 ...... 42
  • 7. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của vấn đề Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, bất kỳ doanh nghiệp nào khi tiến hành đầu tư hay sản xuất họ đều mong muốn đồng tiền của mình bỏ ra sẽ mang lại lợi nhuận cao nhất. Bên cạnh những lợi thế sẵn có thì nội lực tài chính của doanh nghiệp là cơ sở cho hàng loạt các chính sách đưa doanh nghiệp đến thành công. Việc phân tích tình hình tài chính sẽ giúp các doanh nghiệp xác định đầy đủ và đúng đắn nguyên nhân mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình của doanh nghiệp mình và công ty TNHH Thương mại Hòa Phát cũng không nằm ngoài điều kiện này. Để tiến hành sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải có một lượng vốn nhất định bao gồm: vốn lưu động và vốn cố định. Nhiệm vụ của doanh nghiệp là phải tổ chức, huy động và sử dụng vốn sao cho có hiệu quả nhất trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc về tài chính, tín dụng và chấp hành luật pháp. Vì vậy để kinh doanh đạt hiệu quả mong muốn, hạn chế rủi ro xảy ra, doanh nghiệp phải phân tíchtình hình tài chính của mình, để từ đó vạch ra chiến lược phù hợp. Việc thường xuyên tiến hành phân tích tình hình tài chính sẽ giúp cho các nhà doanh nghiệp thấy rõ thực trạng tài chính hiện tại, xác định đầy đủ và đúng đắn nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình tài chính. Từ đó có giải pháp hữu hiệu và tăng cường tình hình tài chính. Phân tích tình hình tài chính là công cụ cung cấp thông tin cho các nhà quản trị, nhà đầu tư, nhà cho vay mỗi đối tượng quan tâm đến tài chính doanh nghiệp trên góc độ khác nhau để phục vụ cho lĩnh vực quản lý, đầu tư của họ. Nhận thức được tầm quan trọng của tài chính và phân tích tài chính trong doanh nghiệp là hết sức cần thiết trong quá trình duy trì và phát triển nên qua quá trình học tập và tìm hiểu thực tế tại công ty TNHH Thương mại Hòa Phát. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài :“Phân tích tình hình tài chính và khả năng thanh toán của Công ty TNHH Thương mại Hòa Phát, Hà Nội ” 1
  • 8. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở đánh giá thực trạng tình hình tài chính và khả năng thanh toán của công ty, đề xuất một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính và khả năng thanh toán tại công ty TNHH Thương mại Hòa Phát. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về phân tích tình hình và khả năng thanh toán trong doanh nghiệp. - Đánh giá thực trạng tình hình tài chính và khả năng thanh toán của công ty TNHH Thương mại Hòa Phát. - Đề xuất một số biện pháp góp phần cải thiện tình hình tài chính và khả năng thanh toán của công ty TNHH Thương mại Hòa Phát. 3. Nội dung nghiên cứu - Cơ sở lý luận về tình hình tài chính và khả năng thanh toán trong doanh nghiệp. - Đặc điểm cơ bản của công ty TNHH Thương mại Hòa Phát - Thực trạng tình hình tài chính và khả năng thanh toán của công ty TNHH Thương mại Hòa Phát. - Các giải pháp góp phần hoàn thiện tình hình tài chính và khả năng thanh toán của công ty TNHH Thương mại Hòa Phát. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Tình hình tài chính và khả năng thanh toán của công ty TNHH Thương mại Hòa Phát Phạm vi nghiên cứu: - Về không gian: đề tài nghiên cứu tại công ty TNHH Thương mại Hòa Phát. - Về thời gian: Số liệu thu thập về báo cáo tài chính của công ty trong 3 năm 2015, 2016, 2017. 2
  • 9. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp thu thập số liệu Số liệu sử dụng trong đề tài chủ yếu là số liệu thứ cấp. Số liệu thứ cấp là các thông tin về tình hình tài chính của công ty đã được công bố qua các báo cáo trong năm. Số liệu sử dụng trong đề tài được thu thập từ các nguồn sau đây. + Kế thừa những công trình và tài liệu đã công bố có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty. + Các báo cáo về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. 5.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 5.2.1. Phương pháp thống kê mô tả Phương pháp này được sử dụng để mô tả thực trạng nguồn vốn về tài chính của công ty. Các chỉ tiêu của phương pháp này được sử dụng bao gồm: số bình quân, cơ cấu, tỷ trọng. 5.2.2. Phương pháp thống kê so sánh Phương pháp này được sử dụng để so sánh thực trạng tài chính và nguồn vốn của công ty qua các năm khác nhau. Các chỉ tiêu của phương pháp này được sử dụng bao gồm: tốc độ phát triển liên hoàn, tốc độ phát triển bình quân. 5.2.3. Phương pháp phân tích tài chính Phương pháp này được sử dụng để phân tích tình hình tài chính và khả năng thanh toán của công ty. Các chỉ tiêu của phương pháp này được sử dụng bao gồm: tỷ suất tự tài trợ, hệ số nợ, hệ số đảm bảo nợ, hệ số thanh toán tổng quát, hệ số thanh toán ngắn hạn, hệ số thanh toán nhanh, hệ số thanh toán lãi vay, hệ số khoản phải thu so với khoản phải trả. 3
  • 10. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VÀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.1. Những vấn đề cơ bản về tài chính doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm, bản chất của tài chính doanh nghiệp *Khái niệm Theo giáo trình Phân tích tài chính doanh nghiệp (Nguyễn Trọng Cơ, 2015), tài chính doanh nghiệp là một khâu của hệ thống tài chính trong nền kinh tế, là một phạm trù khách quan gắn liền với sự ra đời của nền kinh tế hàng hoá tiền tệ. Để tiến hành hoạt động kinh doanh, bất cứ một doanh nghiệp nào cũng phải có một lượng vốn tiền tệ nhất định, đó là một tiền đề cần thiết. Quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng là quá trình hình thành, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp. Trong quá trình đó, đã phát sinh các luồng tiền tệ gắn liền với hoạt động đầu tư vào các hoạt động kinh doanh thường xuyên của doanh nghiệp, các luồng tiền tệ đó bao hàm các luồng tiền tệ đi vào và các luồng tiền tệ đi ra khỏi doanh nghiệp, tạo thành sự vận động của các luồng tài chính của doanh nghiệp. Gắn liền với quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các vốn tiền tệ của doanh nghiệp là các quan hệ kinh tế biểu hiện dưới hình thức giá trị tức là các quan hệ tài chính trong doanh nghiệp. Trong các doanh nghiệp, có những quan hệ tài chính sau: - Quan hệ giữa doanh nghiệp với nhà nước, được thể hiện qua việc nhà nước cấp vốn cho doanh nghiệp hoạt động (đối với các doanh nghiệp nhà nước) và doanh nghiệp thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước như nộp các khoản thuế và lệ phí v.v... - Quan hệ giữa các doanh nghiệp đối với các chủ thể kinh tế khác như quan hệ về mặt thanh toán trong việc vay và cho vay vốn, đầu tư vốn, mua hoặc bán tài sản, vật tư, hàng hoá và các dịch vụ khác. 4
  • 11. - Quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp, được thể hiện trong doanh nghiệp thanh toán tiền lương, tiền công và thực hiện các khoản tiền thưởng, tiền phạt với công nhân viên của doanh nghiệp; quan hệ thanh toán giữa các bộ phận trong doanh nghiệp, trong việc phân phối lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp; việc phân chia lợi tức cho các cổ đông, việc hình thành các quỹ của doanh nghiệp... - Tài chính doanh nghiệp là quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp nhằm góp phần đạt tới các mục tiêu của doanh nghiệp. Các hoạt động có liên quan đến việc tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ thuộc các hoạt động tài chính của doanh nghiệp. - Các quan hệ kinh tế phát sinh gắn liền với việc tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp hợp thành các quan hệ tài chính của doanh nghiệp. Tổ chức tốt các mối quan hệ tài chính trên cũng nhằm đạt tới các mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp. * Bản chất của tài chính doanh nghiệp Bản chất của tài chính doanh nghiệp là tổng hợp các mối quan hệ kinh tế được biểu hiện bằng các quan hệ tiền tệ gắn liền với việc tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ doanh nghiệp nhằm mục tiêu phục vụ cho các mục đích kinh doanh và nhu cầu của xã hội. Xét trên góc độ của nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường thì sự vận động của vốn tiền tệ không chỉ bó hẹp hay đóng khung trong chu kỳ sản xuất nào đó mà sự vận động đó liên quan đến tất cả các khâu của quá tình sản xuất như sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng. 1.1.2. Vai trò và chức năng của tài chính doanh nghiệp * Vai trò của tài chính doanh nghiệp  Tài chính doanh nghiệp - một công cụ khai thác, thu hút các nguồn tài chính nhằm đảm bảo nhu cầu vốn cho đầu tư kinh doanh. 5
  • 12. Để thực hiện mọi quá trình sản xuất kinh doanh, trước hết các doanh nghiệp phải có một yếu tố tiền đề - đó là vốn kinh doanh. Trong cơ chế quản lý hành chính bao cấp trước đây, vốn của các doanh nghiệp nhà nước được nhà nước tài trợ hầu hết. Vì thế vài trò khai thác, thu hút vốn không được đặt ra như một nhu cầu cấp bách, có tính sống còn với doanh nghiệp. Chuyển sang nền kinh tế thị trường đa thành phần, các doanh nghiệp nhà nước chỉ là một bộ phận cùng song song tồn tại trong cạnh tranh, cho việc đầu tư phát triển những ngành nghề mới nhằm thu hút được lợi nhuận cao…đã trở thành động lực và là một đòi hỏi bức bách đối với tất cả các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường, khi đã có nhu cầu về vốn, thì nảy sinh vấn đề cung ứng vốn. Trong điều kiện đó, các doanh nghiệp có đầy đủ điều kiện và khả năng để chủ động khai thác thu hút các nguồn vốn trên thị trường nhằm phục vụ cho các mục tiêu kinh doanh và phát triển của mình.  Tài chính doanh nghiệp có vai trò trong việc sử dụng vốn một cách tiết kiệm và hiệu quả  Cũng như đảm bảo vốn, việc tổ chức sử dụng vốn một cách tiết kiệm và có hiệu quả được coi là điều kiện tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, yêu cầu của các quy luật kinh tế đã đặt ra trước mọi doanh nghiệp những chuẩn mực hết sức khắt khe, sản xuất không phải với bất kỳ giá nào. Trong nền kinh tế thị trường, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đều được phản ánh bằng các chỉ tiêu giá trị, chỉ tiêu tài chính, bằng các số liệu của kế toán và bảng tổng kết tài sản. Với đặc điểm này, người cán bộ tài chính có khả năng phân tích, giám sát các hoạt động kinh doanh để một mặt phải bảo toàn được vốn, mặt khác phải sử dụng các biện pháp tăng nhanh vòng quay vốn, nâng cao khả năng sinh lời của vốn kinh doanh.   Tài chính doanh nghiệp có vai trò đòn bẩy kích thích và điều tiết sản xuất kinh doanh  Khác với nền kinh tế tập trung, trong nền kinh tế thị trường các quan hệ tài chính doanh nghiệp được mở ra trên một phạm vi rộng lớn. Đó là những quan hệ với hệ thống ngân hàng thương mại, với các tổ chức tài chính trung gian 6
  • 13. khác, các thành viên góp vốn đầu tư liên doanh và những quan hệ tài chính trong nội bộ doanh nghiệp… Những quan hệ tài chính trên đây chỉ có thể được diễn ra khi cả hai bên cùng có lợi và trong khuôn khổ của pháp luật. Dựa vào khả năng này, nhà quản lý có thể sử dụng các công cụ tài chính như đầu tư, xác định lãi suất, tiền lương, tiền thưởng để kích thích tăng năng suất lao động, kích thích tiêu dùng, kích thích thu hút vốn nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh.  Tài chính doanh nghiệp là công cụ quan trọng để kiểm tra các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp  Tình hình tài chính doanh nghiệp là tấm gương phản ánh trung thực nhất mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thông qua các chỉ tiêu tài chính như: hệ số nợ, hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn, cơ cấu các thành phần vốn…có thể dễ dàng nhận biết chính xác thực trạng tốt, xấu trong các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh.  * Chức năng của tài chính doanh nghiệp  Tài chính doanh nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với hoạt động của doanh nghiệp và được thể hiện ở những chức năng sau:  - Chức năng tổ chức vốn của tài chính doanh nghiệp: Đây là chức năng quan trọng nhằm đảm bảo đủ vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tiến hành thuận lợi không bị gián đoạn. Tổ chức nguồn vốn đầy đủ, kịp thời đáp ứng được nhu cầu vốn vay cho sản xuất kinh doanh và luân chuyển vốn có hiệu quả.  - Chức năng phân phối của tài chính doanh nghiệp: Đáp ứng đủ nguồn vốn mới chỉ là một mặt của vấn đề, điều quan trọng là vốn đó được sử dụng như thế nào cho hoạt động sản xuất kinh doanh để đem lại hiệu quả cao nhất, nói cách khác là phải đảm bảo phân phối thu nhập và tích lũy tiền tệ, thực hiện được vai trò đòn bẩy kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển, hoàn thành nghĩa vụ với Nhà nước về nộp thuế, khai thác mọi tiềm năng của doanh nghiệp.  - Chức năng giám đốc tài chính doanh nghiệp: Thực hiện quá trình kiểm tra, giám sát thông qua hạch toán, phân tích, phản ánh trung thực kết quả sản xuất 7
  • 14. kinh doanh, thực hiện nghiêm chỉnh các luật lệ về kế toán thống kê của Nhà nước quy định. 1.2. Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp 1.2.1. Khái niệm phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp Phân tích tài chính doanh nghiệp là tổng hợp các phương pháp cho phép đánh giá tình hình tài chính đã qua và hiện nay, cũng như dự đoán tình hình tài chính trong tương lai, giúp cho nhà quản lý đưa ra các quyết định quản lý chuẩn xác và đánh giá được công ty, đồng thời giúp đỡ các đối tượng quan tâm đưa ra các quyết định hợp lý, phù hợp với mục tiêu mà họ quan tâm. 1.2.2. Mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp - Cung cấp đầy đủ những thông tin hữu ích cho các nhà đầu tư, các chủ nợ và những người sử dụng khác để họ có thể đưa ra các quyết định về đầu tư, tín dụng và các quyết định tương tự. - Cung cấp thông tin quan trọng nhất cho chủ doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các chủ nợ và những người sử dụng khác trong việc đánh giá khả năng và tính chắc chắn của các dòng tiền vào, ra và tình hình sử dụng vốn kinh doanh, khả năng thanh toán của doanh nghiệp. - Cung cấp thông tin về các nguồn lực kinh tế, vốn chủ sở hữu, các khoản nợ, kết quả của các quá trình, các tình huống làm biến đổi các nguồn vốn và các khoản nợ của doanh nghiệp. 1.2.3. Ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghiệp Việc thường xuyên tiến hành phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp sẽ giúp cho các nhà quản lý doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các chủ nợ và các nhà sử dụng khác thấy rõ được thực trạng của hoạt động tài chính, khả năng tạo ra các dòng tiền, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán và mức lợi nhuận tối đa. Từ đó giúp cho nhà quản lý doanh nghiệp có những biện pháp hữu hiệu nhằm ổn định và tăng cường tình hình tài chính của doanh nghiệp. 1.2.4. Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp Phương pháp phân tích tài chính bao gồm một hệ thống các công cụ và biện pháp tiếp cận và nghiên cứu cụ thể các mối quan hệ, các chỉ tiêu tài chính 8
  • 15. tổng hợp, chi tiết nhằm đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp. Về lý thuyết, có nhiều phương pháp phân tích tài chính nhưng thực tế người ta thường sử dụng các phương pháp sau:  Phương pháp so sánh: So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích. Về nguyên tắc cần phải đảm bảo các điều kiện có thể so sánh được của chỉ tiêu tài chính (thống nhất về không gian, thời gian, nội dung, tính chất, và đơn vị tính toán…). Nội dung so sánh bao gồm: - So sánh giữa số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trước để thấy rõ xu hướng thay đổi về tài chính doanh nghiệp. - So sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch trong cùng kỳ để thấy mức độ phát triển của doanh nghiệp. - So sánh giữa số liệu của doanh nghiệp với số liệu trung bình ngành, doanh nghiệp khác để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp mình. - So sánh theo chiều dọc để xem xét tỷ trọng của từng chỉ tiêu so với tổng thể, so sánh theo chiều ngang của nhiều kỳ để thấy được sự biến đổi cả về số lượng tương đối và tuyệt đối của một chỉ tiêu nào đó qua các niên độ kế toán liên tiếp.  Phương pháp cân đối: Là phương pháp mô tả và phân tích các hiện tượng kinh tế mà giữa chúng tồn tại mối quan hệ cân bằng hoặc tồn tại sự cân bằng. Đó là mối liên hệ cân đối giữa tổng tài sản và tổng nguồn vốn hình thành tài sản; giữa thu, chi và kết quả; giữa mua sắm và sử dụng tài sản… Dựa vào các mối quan hệ này, ta sẽ xác định được ảnh hưởng các nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu phản ánh đối tượng phân tích. 1.3. Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp 1.3.1. Phân tích cơ cấu tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp  Phân tích cơ cấu tài sản: 9
  • 16. Cơ cấu tài sản của công ty phụ thuộc vào đặc điểm của ngành nghề kinh doanh, điều kiện trang bị vật chất kỹ thuật của công ty đối với quá trình sản xuất kinh doanh. Mỗi một công ty cần xây dựng một cơ cấu tài sản phù hợp với đặc điểm của ngành nghề kinh doanh để góp phần nâng cao kết quả của quá trình sản xuất. Cơ cấu tài sản là chỉ tiêu phản ánh giá trị tài sản của từng loại chiếm trong toàn bộ giá trị tài sản của doanh nghiệp, chỉ tiêu này được biểu hiện bằng chỉ tiêu tỷ trọng tài sản: di Yi x100 Y Trong đó: di: Tỷ trọng tài sản của loại tài sản I (bộ phận i) Yi: Giá trị tài sản loại i (bộ phận i) Xem xét từng khoản mục tài sản của doanh nghiệp trong tổng số để thấy được mức độ đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tùy từng loại hình kinh doanh để xem xét tỷ trọng của từng tài sản chiếm tổng số là cao hay thấp.  Phân tích cơ cấu nguồn vốn Đối với nguồn hình thành tài sản, cần xem xét tỷ trọng từng loại chiếm trong tổng số cũng nhu xu hướng biến động của chúng. Điều này được phản ánh qua chỉ tiêu tỷ trọng: di Yi x100 Y Trong đó: di: Tỷ trọng tài sản của loại tài sản I (bộ phận i) Yi: Giá trị tài sản loại i (bộ phận i) Nếu nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao trong tổng số nguồn vốn thì doanh nghiệp có đủ khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính và mức độ độc lập của doanh nghiệp đối với chủ nợ (ngân hàng, nhà cung cấp…) cao và ngược lại.  Phân tích quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn 10
  • 17. Việc phân tích mối quan hệ cân đối này giúp nhà phân tích phần nào nhận thức được sự hợp lý giữa nguồn vốn doanh nghiệp huy động và việc sử dụng chúng trong đầu tư, mua sắm, dự trữ, sử dụng có hợp lý, hiệu quả hay không. Mối quan cân đối này được thể hiện qua sơ đồ sau: Vốn bằng tiền Nợ ngắn hạn + Vốn chủ sở hữu Đầu tư tài chính ngắn hạn Nợ phải thu Hàng tồn kho Tài sản lưu động khác Tài sản cố định Nợ dài hạn + Vốn chủ sở hữu Đầu tư tài chính dài hạn Xây dựng cơ bản dở dang Ký quỹ, ký cược dài hạn - Nếu tài sản ngắn hạn lớn hơn nợ ngắn hạn + vốn chủ sở hữu là điều hợp lý vì dấu hiệu này thể hiện doanh nghiệp giữ vững quan hệ cân đối giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn, sử dụng đúng mục đích nợ ngắn hạn. Đồng thời, nó cũng chỉ ra một sự hợp lý trong chu chuyển tài sản ngắn hạn và kỳ thanh toán nợ ngắn hạn. - Nếu tài sản ngắn hạn nhỏ hơn nợ ngắn hạn + vốn chủ sở hữu thì điều này chứng tỏ doanh nghiệp không giữ vững quan hệ cân đối giữa tài sản ngắn hạn với nợ ngắn hạn vì xuất hiện dấu hiệu doanh nghiệp đã sử dụng một phần nguồn vốn ngắn hạn vào tài sản dài hạn. Mặc dù nợ ngắn hạn có khi do chiếm dụng hợp pháp hoặc có mức lãi thấp hơn lãi nợ dài hạn tuy nhiên chu kỳ luân chuyển tài sản khác với chu kỳ thanh toán cho nên dễ dẫn đến những vi phạm nguyên tắc tín dụng và có thể đưa đến một hệ quả tài chính xấu hơn. - Nếu tài sản dài hạn lớn hơn nợ dài hạn + vốn chủ sở hữu và phần thiếu hụt được bù đắp từ vốn chủ sở hữu thì đó là điều hợp lý vì nó thể hiện doanh nghiệp sử dụng đúng mục đích nợ dài hạn là cả vốn chủ sở hữu, nhưng nếu phần thiếu hụt được bù đắp từ nợ ngắn hạn là điều bất hợp lý như trình bày ở phần cân đối giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn. 11
  • 18. - Nếu phần tài sản dài hạn nhỏ hơn nợ dài hạn + vốn chủ sở hữu điều này chứng tỏ một phần nợ dài hạn đã chuyển vào tài trợ tài sản ngắn hạn. Hiện tượng này vừa làm lãng phí chi phí lãi vay nợ dài hạn vừa thể hiện sử dụng sai mục đích nợ dài hạn. Điều này có thể dẫn đến lợi nhuận kinh doanh giảm và những rối loạn tài chính doanh nghiệp. 1.3.2. Đánh giá khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp Để đánh giá khả năng độc lập về tự chủ tài chính của doanh nghiệp, người ta thường dùng chỉ tiêu tỷ suất tài trợ và hệ số nợ: Nguồn vốn chủ sở hữu Tỷ suất tài trợ = Tổng nguồn vốn Tỷ số này phản ánh tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này nhằm xác định mức độ phù hợp về tỷ lệ vốn chủ sở hữu trong nguồn vốn của doanh nghiệp sẽ phụ thuộc rất lớn vào hoạt động và chính sách của từng doanh nghiệp cũng như từng ngành. Tỷ suất tự tài trợ cao chứng tỏ khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp, nhưng cũng cho thấy doanh nghiệp chưa tận dụng đòn bẩy tài chính nhiều. Nợ phải trả Hệ số nợ = Tổng nguồn vốn Hệ số nợ giúp nhà đầu tư có một cái nhìn khái quát về sức mạnh tài chính, cấu trúc tài chính của doanh nghiệp và làm thế nào doanh nghiệp có thể chi trả cho các hoạt động. Hệ số này càng nhỏ có nghĩa là nợ phải trả chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng tài sản hay tổng nguồn vốn thì doanh nghiệp ít gặp khó khăn hơn trong tài chính. Hệ số này càng lớn thì khả năng gặp khó khăn trong việc trả nợ hoặc phá sản của doanh nghiệp càng lớn. 1.3.3. Phân tích hiệu suất sử dụng vốn của doanh nghiệp  Số vòng quay hàng tồn kho: Giá vốn hàng bán Số vòng quay hàng tồn kho = Hàng tồn kho bình quân 12
  • 19. Hệ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều. Tuy nhiên nếu hệ số này quá cao cũng không tốt vì như vậy có nghĩa là lượng hàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì rất có khả năng doanh nghiệp bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần.  Số vòng quay các khoản phải thu Doanh thu thuần Số vòng quay các khoản phải thu = Số dư bình quân các khoản phải thu Vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ biến đổi các khoản phải thu thành tiền mặt. Hệ số này là một thước đo quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, được tính bằng cách lấy doanh thu trong kỳ chia cho số dư bình quân các khoản phải thu trong kỳ.  Kỳ thu tiền bình quân Số dư bình quân các khoản phải thu Kỳ thu tiền bình quân = Doanh thu bình quân mỗi ngày Chỉ tiêu này cho biết thời gian cần thiết để thu hồi nợ phải thu khách hàng bình quân trong kỳ của doanh nghiệp. Dựa vào kỳ thu tiền bình quân, có thể nhận ra chính sách bán trả chậm của doanh nghiệp, chất lượng công tác theo dõi thu hồi nợ của doanh nghiệp.  Vòng quay vốn lưu động Doanh thu thuần Vòng quay vốn lưu động = Vốn lưu động bình quân Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động trên mối quan hệ so sánh giữa kết quả sản xuất (tổng doanh thu thuần) và số vốn lưu động bình quân bỏ ra trong kỳ. Số vòng quay vốn lưu động trong kỳ càng cao thì càng tốt.  Hiệu suất sử dụng vốn cố định Tổng doanh thu thuần trong kỳ Hiệu suất sử dụng vốn cố định = Vốn cố định bình quân 13
  • 20. Chỉ tiêu này phán ánh mỗi đồng vốn cố định có thể làm ra bao nhiêu đồng doanh thu sản phẩm hàng hóa tiêu thụ trong kỳ. Chỉ tiêu này càng cao phản ánh tình hình hoạt động tốt của công ty đã tạo ra mức doanh thu thuần cao so với vốn cố định.  Vòng quay vốn kinh doanh Doanh thu thuần Vòng quay vốn kinh doanh = Vốn sản xuất kinh doanh bình quân Chỉ tiêu này phản ánh vốn của doanh nghiệp trong một kỳ quay được bao nhiêu vòng. Qua chỉ tiêu này ta có thể đánh giá được khả năng sử dụng tài sản của doanh nghiệp hoặc doanh thu thuần được sinh ra từ tài sản mà doanh nghiệp đã đầu tư. Vòng quay càng lớn hiệu quả càng cao. 1.3.4. Phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp  Hệ số thanh toán tổng quát (HTQ) - Nếu HTQ 1: Doanh nghiệp bảo đảm được khả năng thanh toán các khoản nợ. - Nếu HTQ< 1: Doanh nghiệp không đảm bảo được khả năng thanh toán các khoản nợ. Điều này cũng dự báo sự phá sản của doanh nghiệp, vốn chủ sở hữu bị mất toàn bộ.  Hệ số thanh toán ngắn hạn (HNH) - Nếu HNH 1: Doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và tình hình tài chính là bình thường hoặc khả quan. - Nếu HNH< 1: Doanh nghiệp không đảm bảo đáp ứng được các khoản nợ ngắn hạn  Hệ số thanh toán nhanh (HTTN) Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho H TTN = Tổng số nợ ngắn hạn 14
  • 21. Chỉ số này phản ánh khả năng của doanh nghiệp trong việc thanh toán ngay các khoản ngắn hạn và chỉ số này thường > 0,5 là chấp nhận được. Việc loại bỏ hàng tồn kho khi tính toán khả năng thanh toán nhanh là do hàng tồn kho sẽ phải mất nhiều thời gian hơn để chuyển chúng thành tiền mặt so với các khoản mục tài sản lưu động khác. Việc xem xét chỉ số thanh toán nhanh cũng phải xem xét đến các khoản phải thu khó đòi để đảm bảo đánh giá khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp một cách chính xác nhất.  Hệ số thanh toán lãi vay (HLV) Lợi nhuận trước thuế và lãi vay HLV = Lãi vay Chỉ tiêu này thể hiện mức độ lợi nhuận bảo đảm cho khả năng trả lãi vay của doanh nghiệp: mỗi đồng chi phí lãi vay sẵn sàng được bù đắp bằng bao nhiều đồng lợi nhuận trước thuế là lãi vay (EBIT). Chỉ tiêu này càng cao thể hiện khả năng bù đắp chi phí lãi vay càng tốt. Nếu doanh nghiệp có khả năng thanh toán lãi vay tốt và ổn định qua các kì, các nhà cung cấp tín dụng sẽ sẵn sàng tiếp tục cung cấp vốn cho doanh nghiệp khi số gốc vay nợ đến hạn thanh toán.  Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả (HT/T) Tổng các khoản phải thu = Tổng các khoản phải trả Chỉ tiêu này phản ánh quan hệ nợ nần của doanh nghiệp, nếu HT/T>1 thì tình hình nợ nần và chiếm dụng giữa doanh nghiệp với thành phần kinh tế là cân bằng, trong thực tế tỷ số này càng gần 1 thì càng tốt. 1.3.5. Phân tích khả năng sinh lợi của doanh nghiệp Việc phân tích khả năng sinh lời giúp cho công ty đánh giá được tình trạng tăng trưởng, có thể điều chỉnh lại cơ cấu tài chính hợp lý, ngăn ngừa rủi ro ở mức thấp nhất cũng như đề xuất hướng phát triển trong tương lai. Các chỉ tiêu sinh lời luôn được các nhà quản trị tài chính quan tâm. Đây chính là cơ sở quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong một kỳ nhất định, là 15 H T/T
  • 22. đáp số sau cùng của hiệu quả kinh doanh và còn là một luận cứ quan trọng để các nhà hoạch định đưa ra các quyết định tài chính trong tương lai.  Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) Lợi nhuận sau thuế Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) = Tổng tài sản Chỉ tiêu ROA thể hiện tính hiệu quả của quá trình tổ chức, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Kết quả chỉ tiêu cho biết bình quân cứ một đồng tài sản được sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu ROA càng cao càng tốt, tức là doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả cao.  Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) Lợi nhuận sau thuế Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) = Vốn chủ sở hữu bình quân Chỉ tiêu ROE cho biết cứ một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nếu tỷ số này mang giá trị dương là công ty làm ăn có lãi, nếu mang giá trị âm thì là công ty làm ăn thua lỗ. 16
  • 23. CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI HÒA PHÁT 2.1. Khái quát chung về Công ty TNHH thương mại Hòa Phát 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Tên công ty: CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI HÒA PHÁT Tên tiếng anh: HOA PHAT TRADING COMPANY LIMITED Địa chỉ: KCN Phố Nối A, xã Giai Phạm, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên, Việt Nam Văn phòng giao dịch: Số 39 Nguyễn Đình Chiểu, Quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội Mã số thuế: 0101541037 Ngày cấp: 15/10/2004 Công ty TNHH Thương mại Hòa Phát được thành lập ngày 15/10/2014 do ông Nguyễn Mạnh Tuấn làm giám đốc. Công ty TNHH Thương mại Hòa Phát là một trong những công ty thành viên của Công ty Cổ phần Phát triển nông nghiệp Hòa Phát, chi phối và hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp của tập đoàn Hòa Phát. Kế thừa kinh nghiệm sản xuất công nghiệp theo chuỗi và hệ thống quản trị minh bạch của tập đoàn, công ty TNHH Thương mại Hòa Phát đã nhanh chóng khẳng định uy tín, tiềm lực của mình trong các mảng sản xuất thức ăn chăn nuôi, chăn nuôi heo, chăn nuôi bò và chăn nuôi gia cầm. Tính đến tháng 3/2017 Hòa Phát đã hoàn thành và đang vận hành 02 nhà máy thức ăn chăn nuôi với công suất 300.000 tấn/năm/nhà máy tại Hưng Yên, Đồng Nai. Toàn bộ dây chuyền thiết bị đều được nhập khẩu từ châu Âu nhằm đảm bảo chất lượng cao, an toàn cho vật nuôi và người tiêu dùng. Trong lĩnh vực chăn nuôi, Hòa Phát tập trung ở mảng cung cấp heo giống bố mẹ, heo giống thương phẩm, heo thịt chất lượng cao, đặt trang trại tại Yên Bái, Hòa Bình, Bắc Giang, Bình Phước. Trong năm 2017, Hòa Phát tiếp tục mở rộng xây dựng tại các tỉnh phía Bắc. Theo kế hoạch, Hòa Phát sẽ bắt đầu cung cấp heo thịt, heo giống từ năm 2018. 17
  • 24. Đối với chăn nuôi bò thịt, gà đẻ trứng, Hòa Phát đang vận hành trại chăn nuôi tại tỉnh Thái Bình, Đồng Nai và tiếp tục triển khai tại Quảng Bình. Đồng thời công ty cũng triển khai dự án chăn nuôi gà đẻ trứng giống và gà đẻ trứng thương phẩm. Dự kiến đầu năm 2018 sẽ bắt đầu cung cấp các sản phẩm trứng gà tươi, sạch, có giá trị dinh dưỡng cao ra thị trường. Mục tiêu của công ty trong 5 năm tới sẽ đạt sản lượng 1 triệu tấn thức ăn chăn nuôi/năm với 3 nhà máy tại Hưng Yên, Phú Thọ, Đồng Nai; 450.000 đầu heo thương phẩm/năm; 75.000 bò thịt và 300 triệu trứng gà sạch mỗi năm. Hiện tại, công ty TNHH Thương mại Hòa phát có 5 công ty con: - Công ty TNHH MTV chăn nuôi Việt Hùng - Công ty TNHH MTV chăn nuôi An Châu - Công ty TNHH MTV chăn nuôi Đồng Phúc - Công ty TNHH MTV chăn nuôi Chí Thiện - Công ty TNHH MTV chăn nuôi Hòa Phát Quảng Bình 2.1.2. Đặc điểm ngành nghề kinh doanh - Buôn bán kim loại và quặng kim loại - Bán buôn thực phẩm - Bán buôn nhiên liệu - Bán buôn nhiên liệu rắn, lỏng, khí và các sản phẩm liên quan - Buôn bán đồ dùng khác cho gia đình (trừ dược phẩm) - Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng - Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng khác - Bán buôn phế liệu, phế thải kim loại, phi kim loại - Thu gom rác thải không độc hại (trừ các loại Nhà nước cấm) - Tái chế phế liệu (trừ các loại Nhà nước cấm) - Kho bãi và lưu giữ hàng hóa không bao gồm kinh doanh bất động sản - Bốc xếp hàng hóa - Vận tải hàng hóa bằng đường bộ - Vận tải hàng hóa bằng đường thủy nội địa - Vận tải hàng hóa ven biển và viễn dương 18
  • 25. - Ủy thác và nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu; xuất khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh - Trồng ngô và cây lương thực có hạt khác - Trồng cây lấy củ có chất bột - Trồng cây có hạt chứa dầu - Trồng rau, đậu các loại và trồng hoa, cây cảnh - Chăn nuôi trâu, bò, ngựa, lừa, la, dê, cừu, lợn, gia cầm và chăn nuôi khác - Hoạt động dịch vụ trồng trọt, chăn nuôi, sau thu hoạch - Chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt, chế biến và bảo quản rau quả, chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa - Sản xuất tinh bột và các sản phẩm từ tinh bột, sản xuất món ăn, thức ăn chế biến sẵn, sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản - Bán buôn thức ăn và nguyên liệu làm thức ăn cho gia súc, gia cầm và thủy sản - Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy nông nghiệp - Bán lẻ thực phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh. 2.2. Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của công ty 2.2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản trị Công ty TNHH Thương mại Hòa Phát được tổ chức theo mô hình Công ty TNHH, bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến và theo đúng quy định tại Điều 67 Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định. 19
  • 26. CÔNG TY THÀNH VIÊN 1. Công ty TNHH MTV chăn CÔNG TY THÀNH VIÊN nuôi Việt Hùng 2. Công ty TNHH MTV chăn nuôi An Châu 3. Công ty TNHH MTV chăn nuôi Đồng Phúc 4. Công ty TNHH MTV chăn nuôi Chí Thiện 5. Công ty TNHH MTV chăn nuôi Hòa Phát Quảng Bình GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC Phòng Phòng Tài Tổ chức chính kế hành toán chính Phòng Kỹ thuật Phòng Xưởng Kinh sản doanh xuất (Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính) Ghi chú: Quan hệ trực tuyến 20
  • 27. 2.2.2. Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận - Giám đốc: Giám đốc có quyền đề nghị bổ nhiệm hay miễn nhiệm công tác nhân viên dưới quyền và yêu cầu báo cáo thường xuyên, bất thường công việc của các bộ phận. Có trách nhiệm trong tất cả hoạt động SXKD các mặt hàng của công ty. Chịu trách nhiệm về mọi phương diện SXKD trước pháp luật của Nhà nước. - Phó giám đốc: Là người trợ giúp giám đốc điều hành hoạt động của công ty theo phân công và ủy quyền của giám đốc. Chịu trách nhiệm trước giám đốc về các mặt công tác được giám đốc ủy nhiệm. - Phòng tài chính kế toán: Có nhiệm vụ hạch toán kế toán chung cho toàn công ty, ghi chép, phản ánh, tập hợp, hệ thống hóa một cách chính xác, trung thực các nghiệp vụ kinh tế phát sinh dựa trên cơ sở chế độ kế toán và các chuẩn mực kế toán được ban hành. - Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ soạn thảo, triển khai quy chế làm việc, quản lý tổ chức chặt chẽ công tác văn thư, lưu trữ hồ sơ, tài liệu theo chế độ quy định. Theo dõi, tổ chức lao động và quản lý hành chính, có nhiệm vụ sắp xếp lao động trong công ty về số lượng, trình độ,… - Phòng kỹ thuật: Chịu trách nhiệm về trang thiết bị, nhà xưởng, văn phòng trong công ty, hoạch định chiến lược phát triển khoa học công nghệ, ứng dụng khoa học công nghệ mới, nâng cấp hoặc thay thế máy móc thiết bị hiện đại có tính kinh tế cao, tham gia giám sát các hoạt động đầu tư về máy móc, thiết bị của công ty. - Phòng kinh doanh: Tổ chức phân phối sản phẩm, tìm kiếm khách hàng, tiếp thị và cung ứng trực tiếp hàng hóa cho mọi đối tượng khách hàng. Ngoài ra còn phải quản lý tiền, hàng, cơ sở vật chất do công ty giao, thực hiện việc ghi chép ban đầu và cung cấp thông tin cho phòng tài chính kế toán tổng hợp. - Xưởng sản xuất: Thực hiện sản xuất theo kế hoạch của công ty. 2.3. Đặc điểm về lao động Lao động là tài sản quý giá nhất trong mỗi doanh nghiệp, là đầu vào của mọi quá trình sản xuất, nó cũng là yếu tố tích cực nhất, hoạt động nhất trong quá trình 21
  • 28. sản xuất vì lao động chính là con người biết suy nghĩ, biết hành động, biết học hỏi các kỹ năng, biết tích lũy các kinh nghiệm để phục vụ sản xuất. Do vậy, doanh nghiệp khi muốn hoạt động tốt thì khi lựa chọn, đánh giá, bố trí lao động phải có sự nghiên cứu, đánh giá chính xác nhu cầu sử dụng lao động của mình. Các quyết định về bố trí, sử dụng lực lượng lao động sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tình hình nội bộ trong công ty và ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Bảng 2.1. Cơ cấu lao động công ty tính đến ngày 31/12/2017 Các chỉ tiêu về lao động Số người Tỷ trọng (%) Tổng số lao động 280 100 Lao động trực tiếp 131 46,79 Lao động gián tiếp 149 53,21 Trình độ chuyên môn 280 100 Đại học 115 41,07 Cao đẳng 50 17,86 Công nhân kỹ thuật 70 25,00 Lao động phổ thông 45 16,07 Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính Tình hình lao động trong công ty được thể hiện qua bảng 2.1, nhìn vào ta thấy số lao động của công ty 100% đều tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên, đáp ứng được nhu cầu tối thiểu của xã hội, đây là điều kiện tốt để đào tạo lao động cho công ty. Trong đó số lao động có trình độ đại học và cao đẳng khá cao so với tổng số lao động, cụ thể số lao động trình độ đại học là 41,07%, cao đẳng là 17,86%. Công nhân kỹ thuật và lao động phổ thông chiếm lần lượt 25% và 16,07%, chức năng nhiệm vụ chính là vận hành máy móc và các trang thiết bị phục vụ sản xuất. Lao động trực tiếp chiếm tỷ trọng thấp hơn so với lao động gián tiếp, 46,79% so với 53,21%, điều này là hoàn toàn hợp lý và phù hợp nhu cầu của công ty khi công ty có xu hướng đầu tư dây chuyền sản xuất công nghệ cao nhằm sử dụng ít lao động, từ đó tinh giảm lực lượng lao động. 22
  • 29. 2.4. Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty Trong nền sản xuất hàng hóa, để tiến hành sản xuất sản phẩm bao giờ cũng cần phải có các yếu tố sức lao động, tư liệu lao động và vốn. Tài sản cố định là những tư liệu lao động chủ yếu được tham gia một cách trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình sản xuất của doanh nghiệp như máy móc thiết bị, nhà xưởng, phương tiện vận tải, các công trình kiến trúc, các chi phí mua bằng sáng chế, các chi phí thuế và cải tạo đất,… Tài sản cố định tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất, sau mỗi chu kỳ sản xuất chúng bị hao mòn một phần song vẫn giữ được hình thức ban đầu của nó. Còn giá trị của nó được chuyển dần vào giá trị sản phẩm và được thu hồi dần thông qua việc khấu hao của tài sản cố đinh. Bảng 2.2. Tình hình sử dụng TSCĐ của công ty tính đến ngày 31/12/2017 Tên tài sản Máy móc thiết bị TSCĐ dùng trong quản lý Phương tiện vận tải Tổng cộng Nguyên giá Giá trị còn lại Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng (đồng) (%) (đồng) (%) 3.335.486.333 45,14 3.124.337.770 93,67 280.000.000 3,79 275.981.481 98,56 3.773.741.818 51,07 3.035.882.497 80,45 7.389.228.151 100,00 6.436.201.748 87,10 Nguồn: Phòng Tài chính kế toán Qua bảng 2.2 ta thấy nhóm tài sản chiếm tỷ trọng lớn nhất là máy móc thiết bị và phương tiện vận tải với tỷ trọng lần lượt là 45,14% và 51,07%. Như vậy cũng dễ hiểu, vì đây là công ty chuyên về sản xuất, kinh doanh nên máy móc và phương tiện vận tải phải được trang bị đầy đủ, số lượng lớn để có thể đáp ứng được những đơn hàng đòi hỏi về vị trí xa. Hiện trạng tài sản cố định của công ty còn khá mới, đều trên 80%, điều này cho thấy công ty rất quan tâm đến tình trạng máy móc thiết bị phục vụ sản xuất và quản lý, hạn chế tình trạng hỏng hóc, tránh gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất cũng như việc đảm bảo an toàn cho người lao động. 23
  • 30. 2.5. Đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của công ty Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là chỉ tiêu phản ánh tổng hợp về khả năng tổ chức sản xuất cũng như trình độ quản lý vốn của doanh nghiệp. Qua chỉ tiêu này chúng ta có thể thấy được doanh nghiệp làm ăn có lãi hay thua lỗ, từ đó có thể đưa ra quyết định đúng đắn. Vì vậy, việc đánh giá kết quả hoạt động SXKD là một công việc hết sức quan trọng. Qua đó xác định được mức độ hiệu quả của phương án SXKD đã lựa chọn cũng như tìm được các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động SXKD để có biện pháp đúng đắn và kịp thời tác động tích cực đến quá trình sản xuất. Do đó, việc đánh giá kết quả sản xuất bằng chỉ tiêu giá trị là quan trọng và cần thiết. Qua bảng 2.3 ta thấy chỉ tiêu doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ bị sụt giảm trong 3 năm gần đây. Tốc độ phát triển bình quân sụt giảm chỉ còn 12,16%. Năm 2016 doanh thu đạt14,13% (sụt giảm 85,87%) so với năm 2015, tương ứng mức sụt giảm 775.160.686.440 đồng. Sang năm 2017 tổng doanh thu tiếp tục sụt giảm 89,54% tương ứng 114.227.129.486 đồng so với năm 2016. Nguyên nhân của việc sụt giảm doanh thu nặng nề này do công ty đang trong quá trình chuyển đổi hình thức kinh doanh từ buôn bán thương mặt (chủ yếu là các mặt hàng sắt, thép, tôn) sang loại hình kinh doanh chăn nuôi và sản xuất thức ăn chăn nuôi. Mặc dù sự sụt giảm doanh thu do chuyển đổi hình thức kinh doanh là không thể tránh khỏi do tiếp cận thị trường mới thì công ty vẫn cần đưa ra các chính sách tiếp cận thị trường mới để tăng doanh thu. Giá vốn hàng bán cũng sụt giảm trong giai đoạn này, tốc độ phát triển bình quân đạt 9,08%. So với năm 2015 thì giá vốn hàng bán năm 2016 chỉ đạt 14,59%, tương ứng mức giảm -734.296.504.886 đồng. Năm 2017 tiếp tục có sụt sụt giảm khi chỉ đạt 5,65% so với năm 2016. Nguyên nhân của sự sụt giảm này do công ty chuyển đổi hình thức kinh doanh nên đã giảm bớt hoạt động sản xuất kéo theo chi phí nhân công, chi phí khấu hao, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất. 24
  • 31. Bảng 2.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo chỉ tiêu giá trị giai đoạn 2015-2017 ĐVT: Đồng Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh 2016/2015 So sánh 2017/2016  BQ Giá trị  LH (%) Giá trị  LH (%) (%) 1. DT bán hàng và CCDV 902.737.932.136 127.577.245.696 13.350.116.210 -775.160.686.440 14,13 -114.227.129.486 10,46 12,16 2. Các khoản giảm trừ 364.548.643 -364.548.643 doanh thu 3. Doanh thu thuần 902.373.383.493 127.577.245.696 13.350.116.210 -774.796.137.797 14,14 -114.227.129.486 10,46 12,16 4. Giá vốn hàng bán 859.689.573.013 125.393.068.127 7.086.351.631 -734.296.504.886 14,59 -118.306.716.496 5,65 9,08 5. LN gộp về BH&CCDV 42.683.810.480 2.184.177.569 6.263.764.579 -40.499.632.911 5,12 4.079.587.010 286,78 38,31 6. Doan thu tài chính 3.810.967.896 8.994.692.535 8.534.011.666 5.183.724.639 236,02 -460.680.869 94,88 149,64 7. Chi phí tài chính 3.549.276.671 54.615.540 4.972.222 -3.494.661.131 1,54 -49.643.318 9,10 3,74 Trong đó: chi phí lãi vay 364.873.344 5.627.778 972.222 -359.245.566) 1,54 -4.655.556 17,28 5,16 8. Chi phí bán hàng 14.675.958.663 -14.675.958.663 0,00 9. Chi phí quản lý doanh 6.957.454.985 11.038.761.666 11.266.112.612 4.081.306.681 158,66 227.350.946 102,06 127,25 nghiệp 10. Lợi nhuận thuần từ 21.312.088.057 85.492.898 3.526.691.411 -21.226.595.159 0,40 3.441.198.513 4.125,13 40,68 HĐKD 11. Thu nhập khác 39.309.142 703.646.124 2.692.880.903 664.336.982 1.790,03 1.989.234.779 382,70 827,68 12. Chi phí khác 67.184.454 592.416.914 2.636.361.021 525.232.460 881,78 2.043.944.107 445,02 626,42 13. Lợi nhuận khác -27.875.312 111.229.210 56.519.882 139.104.522 -399,02 -54.709.328 50,81 142,39 14. LN trước thuế 21.284.212.745 196.722.108 3.583.211.293 -21.087.490.637 0,92 3.386.489.185 1.821,46 41,03 15. Thuế TNDN 4.752.598.343 132.000.557 772.618.325 -4.620.597.786 2,78 640.617.768 585,31 40,32 16. LN sau thuế 16.531.614.402 64.721.551 2.810.592.968 -16.466.892.851 0,39 2.745.871.417 4.342,59 41,23 Nguồn: Phòng Tài chính kế toán 25
  • 32. Lợi nhuận gộp năm 2016 giảm so với năm 2015 là 40.499.632.911đồng. Tuy nhiên đến năm 2017 đã có sự tăng trưởng trở lại đạt 286,78% tương ứng 4.079.587.010 đồng. Tuy nhiên tính cả giai đoạn 2015-2017 thì chỉ tiêu này có sự biến động giảm khi tốc độ phát triển bình quân chỉ đạt 38,31% Trong giai đoạn chuyển đổi khó khăn thì công ty cũng đã đạt được thành tích là không hề xuất hiện các khoản giảm trừ doanh thu trong 2 năm 2016 và 2017. Có được điều này do công ty đã khắc phục được tình trạng trả lại hợp đồng. Điều này đã giúp doanh thu thuần không bị sụt giảm từ đó tránh sự sụt giảm lợi nhuận gộp.Doanh thu tài chính trong năm 2016 có sự tăng trưởng so với năm 2015, cụ thể tăng 236,2% tương ứng 5.183.724.639 đồng. Mặc dù năm 2017 có sự sụt giảm nhẹ tuy nhiên giai đoạn 2015-2017 doanh thu hoạt động tài chính vẫn tăng 149,64%. Chi phí quản lý doanh nghiệp có sự gia tăng, tốc độ phát triển bình quân đạt 127,25%, đây là kết quả không tốt đối với một doanh nghiệp. Nguyên nhân chi phí quản lý doanh nghiệp tăng do công ty phải chi trả chi phí cho việc thay đổi phần mềm quản lý do chuyển đổi hình thức kinh doanh và chi phí mua sắm thêm dụng vụ văn phòng. Lợi nhuận thuần từ HĐKD năm 2016 bị sụt giảm, đến năm 2017 đã tăng trở lại, tuy nhiên trong giai đoạn 2015-2017 chỉ tiêu này chỉ đạt tốc độ phát triển quân 40,68%. Do doanh thu bán hàng sụt giảm nên đã kéo theo sự suy giảm của lợi nhuận. Lợi nhuận trước thuế và sau thuế của công ty có sự sụt giảm trong giai đoạn này, tuy nhiên dù sụt giảm trong năm 2016 nhưng đến năm 2017 công ty đã tăng trưởng trở lại, cụ thể tốc độ phát triển lần lượt đạt mức 1.821,16% và 4.342,59%. Nguyên nhân do tỷ lệ giá vốn trên doanh thu giảm mạnh từ 98,28% xuống còn 53,08%, cùng với đó là chi phí tài chính và chi phí lãi vay giảm nên đã tạo điều kiện cho lợi nhuận tăng. Đây là dấu hiệu cho thấy bước đầu công ty đã chuyển đổi thành công hình thức kinh doanh. 26
  • 33. CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI HÒA PHÁT 3.1. Khái quát tình hình tài chính tại công ty TNHH Thương mại Hòa Phát 3.1.1. Cơ cấu tài sản của công ty Nhìn vào bảng 3.1 ta thấy tổng tài sản của công ty tăng liên tục qua các năm với tốc độ phát triển bình quân đạt 143,74%. Năm 2016 tăng 163,25% tương ứng208.888.142.663đ so với năm 2015, năm 2017 tốc độ phát triển có giảm lại chỉ tăng 126,57% tương ứng 143.234.514.346đ so với năm 2016. Nguyên nhân sự tăng trưởng này do sự gia tăng của tài sản dài hạn, trong đó nổi bật là đầu tư tài chính dài hạn. Nhìn chung tổng tài sản của công ty đang dần mở rộng chứng tỏ công ty đang mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên đây mới chỉ là sự phân tích trên tổng thế nên chưa thể thấy rõ được nguyên nhân, để thấy rõ được nguyên nhân của sự biến động này chúng ta sẽ đi sâu nghiên cứu mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trên bảng tài sản. Tài sản ngắn hạn của công ty có xu hướng giảm nhẹ nhưng xét về mặt tỷ trọng trong tổng tài sản lại có sự thay đổi lớn. Cụ thể năm 2015 TSNH chiếm 97,88% trong tổng tài sản nhưng đến năm 2016 chỉ còn 29,30%, đến năm 2017 tỷ trọng TSNH và TSDH đã khá cân bằng. Nguyên nhân có sự thay đổi trong năm 2016 do công ty cần mua sắm nhiều trang thiết bị phục vụ quá trình chuyển đổi hình thức kinh doanh sang chăn nuôi nên giá trị TSDH đã tăng lên nhanh chóng. Bảng 3.1: Tỷ trọng tài sản của công ty Chỉ tiêu ĐVT 2015 2016 2017 1. Tổng tài sản Đồng 330.245.409.670 539.133.552.333 682.368.066.679 2. Tài sản ngắn hạn Đồng 323.257.958.250 157.945.206.504 218.687.119.428 3. Tài sản dài hạn Đồng 6.987.451.420 381.188.345.829 463.680.947.251 4. Tỷ lệ TSNH/∑TS % 97,88 29,30 32,05 5. Tỷ lệ TSDH/∑TS % 2,12 70,70 67,95 Nguồn: Phòng Tài chính kế toán 27
  • 34. Tiền và các khoản tương đương tiền là yếu tố quan trọng, bởi tiền là loại tài sản dễ chuyển đổi nhất, được sử dụng trong tất cả các hoạt động và phản ánh khả năng thanh toán của công ty. Chỉ tiêu này có sự sụt giảm trong giai đoạn 2015-2017, tốc độ phát triển bình quân chỉ đạt 16,72%, nguyên nhân do công ty cần đầu tư mua sắm trang thiết bị phục vụ việc chuyển đổi kinh doanh (Bảng 3.2). Điều này rõ hơn với việc tài sản dài hạn của công ty tăng lên khá nhiều trong giai đoạn này. Tuy nhiên công ty cần có chính sách hợp lý để điều chỉnh lại lượng tiền mặt tại công ty, nếu lượng tiền mặt không nhiều công ty có thể không được hưởng lợi thế chiết khấu thanh toán, không duy trì được các chỉ số thanh toán ngắn hạn, không đáp ứng được những nhu cầu khẩn cấp. Các khoản phải thu ngắn hạn có sự tăng dần qua các năm, cụ thể năm 2016 tăng 463,15% tương đương 13.359.279.737đồng, năm 2017 tăng 1230,98 tương đương 192.697.416.542đồng. Chứng tỏ trong năm vừa qua công ty chưa thu hồi được nợ làm cho vốn của công ty bị chiếm dụng khá lớn. Hàng tồn kho trong giai đoạn này chỉ xuất hiện ở năm 2016 cho thấy công ty giải quyết rất tốt vấn đề hàng hóa của mình. Giải quyết tốt hàng tồn kho sẽ giúp công ty giảm bớt được chi phí liên quan đến tồn kho như chi phí kho bãi, chi phí bảo quản và chi phí cơ hội do vốn nằm ở hàng tồn kho. Tài sản dài hạn của công ty có sự biến động tăng trong giai đoạn 2015- 2017, cụ thể năm 2016 tăng 5455,33% tương ứng 374.200.894.409đồng, nguyên nhân do công ty đầu tư vào tài sản cố định làm cho tài sản cố định tăng lên. Thời gian này công ty mở rộng sản xuất, thay đổi hình thức kinh doanh từ kinh doanh thương mại sang hình thức kinh doanh chăn nuôi. Chỉ tiêu tài sản dài hạn tăng do khoản mục đầu tư tài chính dài hạn tăng do năm 2016 công ty đầu tư vào công ty con là công ty Cổ phần phát triển nông nghiệp Hòa Phát, cụ thể tăng 10.035,68% tương ứng 367.620.000.000đồng. Năm 2017 có sự sụt giảm nhẹ do công ty trích khấu hao tài sản cố định và không đầu tư mua sắm thêm trang thiết bị. 28
  • 35. Bảng 3.2. Cơ cấu tài sản của công ty giai đoạn 2015-2017 ĐVT: Đồng Chỉ tiêu A. Tài sản ngắn hạn I. Tiền và các khoản tương đương tiền II. Đầu tư TCNH III. Các khoản phải thu NH IV. Hàng tồn kho V. TSNH khác B. Tài sản dài hạn II. TSCĐ IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn V. Tài sản dài hạn khác Tổng tài sản (A+B) Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh 2016/2015 So sánh 2017/2016  BQ Giá trị Giá trị Giá trị Giá trị  LH Giá trị  LH (%) (%) (%) 323.257.958.250 157.945.206.504 218.687.119.428 -165.312.751.746 48,86 60.741.912.924 138,46 82,25 294.849.302.530 55.299.758.502 8.243.668.293 -239.549.544.028 18,76 -47.056.090.209 14,91 16,72 23.100.000.000 82.400.000.000 59.300.000.000 356,71 -82.400.000.000 3.678.742.051 17.038.021.788 209.735.438.330 13.359.279.737 463,15 192.697.416.542 1230,98 755,07 1.598.376.576 1.598.376.576 -1.598.376.576 1.629.913.669 1.609.049.638 708.012.805 -20.864.031 98,72 -901.036.833 44,00 65,91 6.987.451.420 381.188.345.829 463.680.947.251 374.200.894.409 5455,33 82.492.601.422 121,64 814,61 2.384.987.156 7.105.895.613 3.326.899.049 4.720.908.457 297,94 -3.778.996.564 46,82 118,11 3.700.000.000 371.320.000.000 320.770.000.000 367.620.000.000 10035,68 -50.550.000.000 86,39 931,10 773.455.580 2.620.441.532 345.039.518 1.846.985.952 338,80 -2.275.402.014 13,17 66,79 330.245.409.670 539.133.552.333 682.368.066.679 208.888.142.663 163,25 143.234.514.346 126,57 143,74 Nguồn: Phòng tài chính kế toán 29
  • 36. Nhìn chung qua phân tích trên ta thấy tình hình tài sản của công ty có chiều hướng tăng lên và chủ yếu do tăng tài sản cố định. Giá trị tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn của công ty ở mức cao và tương đối ổn định qua các năm, trình độ trang bị kỹ thuật của công ty tốt. Kết cấu tài sản của công ty khá hợp lý cho thấy công ty đã cân đối tương đối tốt giữa tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Công ty cần tiếp tục phát huy để luôn duy trì, phát triển, cung cấp đầy đủ trang thiết bị cho việc sản xuất. 3.1.2. Phân tích cơ cấu nguồn vốn của công ty Bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường thì phải có vốn. Tiềm lực về vốn sẽ giúp doanh nghiệp củng cố được vị thế của mình trên thị trường và tạo ra lợi thế cạnh trạnh. Vì vậy, việc huy động và sử dụng vốn sao cho hiệu quả và hợp lý luôn là vấn đề quan trọng hàng đầu đối với mỗi đơn vị kinh doanh. Làm thế nào để sử dụng vốn hiệu quả nhất? Đó là câu hỏi được các nhà quản trị doanh nghiệp quan tâm trong suốt quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn là những quan hệ tài chính mà thông qua đó công ty có thể khai thác hoặc huy động chúng vào để đầu tư mở rộng sản xuất, bên cạnh đó doanh nghiệp phải có trách nhiệm kinh tế pháp lý gì đối với các loại vốn đó. Phân tích tình hình nguồn vốn kinh doanh sẽ cho ta biết được nguồn hình thành tài sản của công ty và đánh giá được sự biến động của nguồn vốn. Qua đó thấy được tình hình sử dụng nguồn vốn tại đơn vị để đánh giá được thực trạng tài chính của công ty. Để đánh giá một cách chính xác về thực trạng tài chính của công ty ta đi vào phân tích sự biến động cũng như tỷ trọng của từng yếu tố cấu thành nguồn vốn. Qua bảng 3.3 ta thấy tổng nguồn vốn của công ty có sự biến động tăng qua các năm với tốc độ phát triển bình quân đạt 143,74%. Cụ thể năm 2016 tăng 163,25% so với năm 2015 tương ứng 208.888.142.663đ, năm 2017 tăng 126,57% so với năm 2016 tương ứng 143.234.514.346đồng. Để thấy rõ nguyên nhân của sự biến động này ta xét từng chỉ tiêu. 30
  • 37. Chỉ tiêu A. Nợ phải trả I. Nợ ngắn hạn 1. vay và nợ NH 2. Phải trả người bán 3. Người mua trả tiền trước 4. Thuế và các khoản phải nộp NN 5. Phải trả người lao động 6. Chi phí phải trả 7. Các khoản phải trả, phải nộp NH khác 8. Quỹ khen thưởng PL II. Nợ dài hạn B. Vốn chủ sở hữu I. Vốn chủ sở hữu 1. Vốn đầu tư của CSH 5. LNST chưa phân phối Tổng nguồn vốn (A+B) Bảng 3.3. Cơ cấu nguồn vốn của công ty giai đoạn 2015-2017 ĐVT: Đồng Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh 2016/2015 So sánh 2017/2016  BQ Giá trị TT Giá trị TT (%) Giá trị TT Giá trị  LH Giá trị  LH (%) (%) (%) (%) (%) 9.274.823.299 2,81 18.098.244.411 3,36 159.043.455.252 23,31 8.823.421.112 195,13 140.945.210.841 878,78 414,10 9.274.823.299 2,81 18.098.244.411 3,36 159.043.455.252 23,31 8.823.421.112 195,13 140.945.210.841 878,78 414,10 5.017.558.880 1,52 338.428.062 0,06 143.916.142.879 21,09 -4.679.130.818 6,74 143.577.714.817 42524, 535,56 88 174.801.607 0,05 -174.801.607 1.275.563.286 0,39 158.998.899 0,03 796.307.983 0,12 -1.116.564.387 12,46 637.309.084 500,83 79,01 446.950.000 0,14 481.104.500 0,09 518.450.000 0,08 34.154.500 107,64 37.345.500 107,76 107,70 46.471.677 0,01 56.000.000 0,01 46.471.677 9.528.323 120,50 914.795.579 0,28 16.461.337.826 3,05 12.892.659.436 1,89 15.546.542.247 1799,46 -3.568.678.390 78,32 375,41 1.445.153.947 0,44 611.903.447 0,11 863.894.954 0,13 -833.250.500 42,34 251.991.507 141,18 77,32 320.970.586.371 97,1 521.035.307.922 96,64 523.324.611.427 76,69 200.064.721.551 162,33 2.289.303.505 100,44 127,69 9 320.970.586.371 97,1 521.035.307.922 96,64 523.324.611.427 76,69 200.064.721.551 162,33 2.289.303.505 100,44 127,69 9 300.000.000.000 90,8 500.000.000.000 92,74 500.000.000.000 73,27 200.000.000.000 166,67 100,00 129,10 4 15.170.586.371 4,59 15.235.307.922 2,83 17.524.611.427 2,57 64.721.551 100,43 2.289.303.505 115,03 107,48 330.245.409.670 100 539.133.552.333 100 682.368.066.679 100 208.888.142.663 163,25 143.234.514.346 126,57 143,74 (Nguồn: Phòng Tài chính kế toán) 31
  • 38. Nợ phải trả trong giai đoạn này có sự gia tăng theo từng năm, cụ thể năm 2016 tăng 195,13% so với năm 2015 tương ứng 8.823.421.112đồng, năm 2017 tiếp tục tăng 878,78% so với năm 2016 tương ứng 140.945.210.841đồng. Tốc độ phát triển bình quân của nợ phải trả đạt 414,10%. Nguyên nhân chính do sự gia tăng khoản mục phải trả người bán của công ty, do công ty chuyển sang kinh doanh chăn nuôi nên cần mua số lượng lớn con giống, vật nuôi, cùng với đó là các trang thiết bị và xây dựng nhà xưởng chế biến, khu chăn nuôi phục vụ việc chuyển đổi sang hình thức chăn nuôi nên đã làm gia tăng khoản mục này khá nhiều. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn có sự tăng vọt đạt 1799,46% tương đương 15.546.542.247đồng vào năm 2016 so với năm 2015 do công ty vay mượn vật tư, hàng hóa phục vụ chuyển đổi, bên cạnh đó còn có các khoản nhận vốn góp hợp đồng hợp tác kinh doanh nên đã làm gia tăng chỉ tiêu này. Nhìn chung nợ phải trả của công ty có xu hướng tăng nhưng không được đồng đều chủ yếu qua các chỉ tiêu nợ ngắn hạn nhưng cũng chứng tỏ được rằng công ty đang chiếm dụng vốn. Tỷ trọng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn tuy tăng lên trong giai đoạn này nhưng luôn thấp hơn 50%, điều này là rất tốt vì muốn đánh giá tài chính của công ty lành mạnh thì chỉ tiêu nợ phải thấp. Tuy nhiên công ty vẫn cần phải có những chiến lược phù hợp để hạn chế vốn đi vay. Nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên trong giai đoạn 2015-2017, cụ thể năm 2016 tăng 162,33% so với năm 2015 tương ứng 200.064.721.551đồng, năm 2017 tăng 100,44% so với năm 2016 tương ứng 2.289.303.505đồng. Số tiền tăng lên tuy nhiên tỷ trọng lại giảm do nợ phải trả có tốc độ tăng nhanh hơn và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối cũng tăng lên. Nhìn chung vốn đầu tư chủ sở hữu chiếmtỷ trọng cao trong cơ cấu nguồn vốn của công ty. Nguồn vốn chủ sở hữu cao là dấu hiệu tốt cho thấy khả năng độc lập tự chủ về mặt tài chính của công ty là rất cao. Qua phân tích ta thấy kết cấu nguồn vốn có sự biến động trong giai đoạn 2015-2017. Cụ thể nợ phải trả của công ty có xu hướng tăng nguyên nhân do khoản mục phải trả người bán trong nợ ngắn hạn tăng lên, tuy nhiên nợ dài hạn 32
  • 39. của công ty lại không xuất hiện trong giai đoạn này. Điều này làm giảm chi phí sử dụng vốn xét về lâu dài nhưng lại gây sức ép thanh toán đối với công ty xét về ngắn hạn. Vì vậy, công ty cần xem xét và thực hiện chính sách vay nợ phù hợp để đảm bảo sản xuất không bị gián đoạn. Nguồn vốn chủ sở hữu tăng đều trong giai đoạn này là một thành công của công ty. Xét về kết cấu thì nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn, như vậy công ty sẽ chủ động được về mặt tài chính nhưng công ty cũng cần có những biện pháp nhằm thu hút thêm nguồn vốn từ bên ngoài để đảm bảo việc kinh doanh đạt hiệu quả cao. 3.2. Phân tích chi tiết tình hình tài chính của công ty 3.2.1. Phân tích khả năng độc lập tự chủ về tài chình của công ty Vốn là điều kiện để doanh nghiệp có thể tiến hành sản xuất kinh doanh. Một công ty có thể đứng vững trước sự cạnh tranh của thị trường thì cần phải có sự độc lập, tự chủ trong những quyết định về vốn của mình. Để biết được tình hình tài chính có khả quan hay không ta đi phân tích các chỉ tiêu bảng 3.4 Bảng 3.4. Tình hình khả năng độc lập tự chủ về tài chính của công ty Chỉ tiêu ĐVT Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 1. Tổng nguồn vốn Đồng 330.245.409.670 539.133.552.333 682.368.066.679 2. Nguồn vốn chủ sở hữu Đồng 320.970.586.371 521.035.307.922 523.324.611.427 3. Nợ phải trả Đồng 9.274.823.299 18.098.244.411 159.043.455.252 a. Tỷ suất tự tài trợ (2/1) Lần 0,9719 0,9664 0,7669 b. Hệ số nợ (3/1) Lần 0,0281 0,0336 0,2331 c. Hệ số đảm bảo nợ (3/2) Lần 0,0289 0,0347 0,3039 Nguồn: Phòng Tài chính kế toán  Tỷ suất tự tài trợ:  Tỷ suất tài trợ cho biết một đồng vốn kinh doanh công ty được tài trợ bởi bao nhiêu đồng vốn chủ sở hữu nên chỉ số này càng cao càng tốt. Tỷ suất tài trợ của công ty có sự sụt giảm do trong thời gian này do nợ phải trả tăng lên, cụ thể do tăng mục phải trả người bán. Dù sụt giảm nhưng chỉ tiêu tỷ suất tự tài trợ của công ty vẫn giữ mức cao, điều này cho thấy công ty có tính chủ động trong đầu 33
  • 40. tư và có khả năng độc lập về vốn. Ngoài ra cũng cho thấy công ty chiếm dụng vốn từ bên ngoài khá ít, chủ yếu là từ phải trả người bán.  Hệ số nợ:  Qua bảng 3.4 ta thấy hệ số nợ của công ty đều ở mức thấp, điều này chứng tỏ mức độ phụ thuộc về vốn vay của công ty là không nhiều và vẫn nằm trong khả năng của công ty. Tốc độ phát triển bình quâncủa chỉ tiêu hệ số nợ trong giai đoạn này là khá cao cũng dễ hiểu khi công ty cần vay vốn nhiều hơn để phục vụ việc chuyển đổi hình thức kinh doanh.  Hệ số đảm bảo nợ: Hệ số đảm bảo nợ giúp nhà đầu tư có một cái nhìn khái quát về sức mạnh tài chính, cấu trúc tài chính của doanh nghiệp và làm thế nào doanh nghiệp có thể chi trả cho các hoạt động. Thông thường, nếu hệ số này lớn hơn 1, có nghĩa là tài sản của doanh nghiệp được tài trợ chủ yếu bởi các khoản nợ, còn ngược lại thì tài sản của doanh nghiệp được tài trợ chủ yếu bởi nguồn vốn chủ sở hữu. Về nguyên tắc, hệ số này càng nhỏ, có nghĩa là nợ phải trả chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng tài sản hay tổng nguồn vốn thì doanh nghiệp ít gặp khó khăn hơn trong tài chính. Hệ số này càng lớn thì khả năng gặp khó khăn trong việc trả nợ hoặc phá sản của doanh nghiệp càng lớn. Quả bảng phân tích ta thấy hệ số đảm bảo nợ của công ty là khá thấp, năm 2015 là 0,0289, năm 2016 là 0,0347, năm 2017 là 0,3039 do công ty có mua sắm nhiều hơn nên có sự gia tăng khá nhiều. Nhìn chung công ty kiểm soát khá tốt các khoản nợ và có khả năng trả các khoản nợ này. Qua phân tích bảng 3.4 ta thấy công ty có khả năng độc lập tự chủ về tài chính khá cao, tương đối ít phụ thuộc vào vốn vay bên ngoài. Vì vậy công ty cần chú trọng việc quản lý về vốn của mình để cân đối phù hợp giữa vốn tự chủ và vốn vay. 3.2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty  Hiệu quả sử dụng vốn cố định  Vốn cố định là một trong những yếu tố quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sự phát triển và hoàn thiện vốn cố định có ý 34
  • 41. nghĩa rất lớn, và là điều kiện tăng lên không ngừng của năng suất lao động, cũng như khối lượng sản phẩm. Để hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục đáp ứng được nhu cầu công việc hay những yêu cầu về mở rộng sản xuất kinh doanh, hiện đại hóa sản xuất thì các doanh nghiệp phải luôn luôn duy trì lượng máy móc đủ để sản xuất kinh doanh, thay đổi công nghệ khi cần thiết, sử dụng công nghệ hết năng suất. Để làm được điều đó công ty phải sử dụng vốn cố định một cách hiệu quả bằng cách cân nhắc khi mua thêm máy móc thiết bị, thay mới thiết bị để nâng cao năng suất lao động, công ty cần phải cân nhắc thật kỹ lưỡng trước khi quyết định vì chi phí bỏ ra sẽ rất lớn, các khoản đầu tư dài hạn cũng phản ánh việc sử dụng vốn cố định có đem lại hiểu quả hay không. Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản cố định. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định nhằm đánh giá được tiềm năng, xác định được quy mô đầu tư và khắc phục những yếu kém trong quản lý và sử dụng vốn cố định, để đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn cố định ta đi phân tích các chỉ tiêu thể hiện trong bảng 3.5. Bảng 3.5. Hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty ĐVT: Đồng Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 1. Tổng tài sản dài hạn 6.987.451.420 381.188.345.829 463.680.947.251 2. Tổng tài sản 330.245.409.670 539.133.552.333 682.368.066.679 3. Lợi nhuận trước thuế 21.284.212.745 196.722.108 3.583.211.293 4. Doanh thu thuẩn 902.373.383.493 127.577.245.696 13.350.116.210 5. VCĐ bình quân 126755536407 194.087.898.625 422.434.646.540 6. Một số chỉ tiêu hiệu quả (ĐVT: lần) a. Tỷ suất đầu tư về TSCĐ (1/2) 0,0212 0,7070 0,6795 b. Hiệu suất sử dụng VCĐ (4/5) 7,1190 0,6573 0,0316 c. Hệ số đảm nhiệm VCĐ (5/4) 0,1405 1,5213 31,6428 d. Tỷ suất sinh lời VCĐ (3/5) 0,1679 0,0010 0,0085 Nguồn: Phòng Tài chính kế toán Qua bảng 3.5 ta thấy vốn cố định bình quân của công ty có tốc độ tăng khá nhanh trong giai đoạn 2015-2017 với tốc độ phát triển bình quân đạt 35
  • 42. 182,56%. Do công ty đầu tư lớn vào máy móc, nhà xưởng chăn nuôi, chế biến nên làm gia tăng lượng tài sản cố định.  Hiệu suất sử dụng vốn cố định: Chỉ tiêu này cho ta biết cứ bỏ ra một đồng vốn cố định trong kỳ thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Hiệu suất sử dụng vốn cố định của công ty có xu hướng giảm trong giai đoạn 2015-2017. Năm 2015 hiệu suất sử dụng vốn cố định của công ty đạt 7,1190, năm 2016 chỉ tiêu này giảm còn 0,6573, chỉ đạt 9,23% so với năm 2015. Năm 2017 tiếp tục sụt giảm, chỉ đạt 0,0316. Nguyên nhân do trong giai đoạn này vốn cố định có tốc độ gia tăng nhanh do công ty đầu tư vào chăn nuôi nên cần gia tăng tài sản cố định. Cùng với đó là sự sụt giảm của doanh thu thuần do mảng đầu tư chăn nuôi của công ty chưa thể mang lại được nhiều doanh thu, lợi nhuận khi mới chuyển đổi.  Hệ số đảm nhiệm vốn cố định: Chỉ tiêu này phản ánh số vốn cố định cần thiết để tạo ra một đồng doanh thu thuần trong kỳ. Từ bảng số liệu ta thấy mức đảm nhiệm vốn cố định ngày càng tăng cho thấy khả năng sử dụng vốn cố định của công ty chưa thực sự hiệu quả. Nguyên nhân của sự biến động không tốt này do doanh thu từ hoạt động kinh doanh chăn nuôi của công ty chưa mang lại hiệu quả, cùng với đó là sự đầu tư rất lớn vào máy móc, khu chăn nuôi làm khối lượng tài sản cố định tăng lên nhanh chóng. Trong thời gian tới công ty cần có chiến lược mới để nâng cao doanh thu của mình sau quá trình đầu tư chuyển đổi kinh doanh.  Tỷ suất sinh lời vốn cố định: Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng vốn cố định đầu tư vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ suất sinh lời của công ty khá thấp và biến động khá nhiều trong giai đoạn này. Năm 2015 đạt 0,01679 nhưng đến năm 2016 chỉ đạt 0,0010, năm 2017 chỉ tiêu này có tăng trở lại đạt 0,0085, do sau khi một năm chuyển đổi bước đầu công ty đã thu được lợi nhuận nhất định từ kinh doanh chăn nuôi, từ đó làm cho chỉ tiêu lợi nhuận tăng lên dẫn đến gia tăng tỷ suất sinh lời VCĐ. Như vậy qua các năm ta nhận thấy công ty chưa thực sự sử dụng vốn cố định một cách có hiệu quả, nguyên nhân chính là do công ty vẫn chưa thoát ra 36
  • 43. được khó khăn bước đầu khi chuyển đổi hình thức kinh doanh. Trong thời gian tới công ty cần tìm ra giải pháp khắc phục để tăng doanh thu mang lại lợi nhuận cho công ty.  Hiệu quả sử dụng vốn lưu động Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản lưu động nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra thường xuyên liên tục. Trong doanh nghiệp thương mại, vốn lưu động thường thể hiện qua những hình thái: Tiền và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu ngắn hạn, hàng hoá tồn kho và tài sản lưu động khác. Vốn lưu động là số vốn cần thiết đảm bảo cho doanh nghiệp dự trữ các loại tài sản lưu động nhằm đáp ứng mọi nhu cầu cơ bản của doanh nghiệp. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn lưu động là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, mỗi doanh nghiệp cần phải xác định nhu cầu vốn lưu động sao cho phù hợp với tính chất và quy mô sản xuất kinh doanh để hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả. Để phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty ta sử dụng các chỉ tiêu: số vòng quay vốn lưu động, kỳ luân chuyển vốn lưu động, hệ số đảm nhiệm vốn lưu động và tỷ suất sinh lời vốn lưu động. Bảng 3.6. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty ĐVT: Đồng Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 1. Doanh thu thuần 902.373.383.493 127.577.245.696 13.350.116.210 2. Vốn lưu động bình quân 286.403.892.106 240.601.582.377 188.316.162.966 3. Lợi nhuận trước thuế 21.284.212.745 196.722.108 3.583.211.293 4. Một số chỉ tiêu hiệu quả (lần) a. Vòng quay VLĐ (1/2) 3,1507 0,5302 0,0709 b. Kỳ luân chuyển VLĐ (360/a) 114 679 5078 c. Hệ số đảm nhiệm VLĐ (2/1) 0,3174 1,8859 14,1060 d. Tỷ suất sinh lời VLĐ (3/2) 0,0743 0,0008 0,0190 Nguồn: Phòng Tài chính kế toán 37
  • 44.  Vòng quay vốn lưu động: Số vòng quay vốn lưu động của công ty có sự biến động giảm trong 3 năm. Cụ thể năm 2015 số vòng quay vốn lưu động đạt 3,1507, nhưng đến năm 2016 chỉ đạt 0,5302, năm 2017 tiếp tục giảm chỉ còn 0,0709. Nguyên nhân do sự suy giảm của vốn lưu động lớn hơn sự sụt giảm của doanh thu thuần rất nhiều. Trong thời gian tới công ty nên đưa ra những chính sách để tăng doanh thu trở lại, từ đó gia tăng số vòng quay vốn lưu động, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, đạt hiệu quả sử dụng cao nhất.  Kỳ luân chuyển vốn lưu động: Chỉ tiêu này cho biết cần bao nhiêu ngày để vốn lưu động quay hết một vòng. Năm 2015 kỳ luân chuyển là 114 ngày, năm 2016 tăng lên 679 ngày cho thấy tình hình sử dụng vốn lưu động không được hiệu quả. Năm 2017 tiếp tục sụt giảm mạnh khi chỉ đạt 5078. Ta thấy tình hình sử dụng vốn lưu động của công ty có xu hướng đi xuống nhanh, công ty cần sớm tìm ra VLĐ đang ứ đọng tại khâu nào, cùng với đó là nguyên nhân và chính sách khắc phục sớm để hiệu quả sản xuất kinh doanh được tốt hơn.  Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động: Chỉ tiêu này cho ta biết để tạo ra một đồng doanh thu thuần trong kỳ cần bao nhiêu đồng vốn lưu động bình quân. Hệ số này càng nhỏ thể hiện hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp càng cao. Trong 3 năm 2015-2017 chỉ tiêu hệ số đảm nhiệm vốn lưu động của công ty có sự biến động tăng theo từng năm, tốc độ phát triển bình quân đạt 666,66%. Đây là dấu hiệu không tốt cho công ty, cần sớm có biện pháp quản lý và sử dụng vốn lưu động một cách hiệu quả hơn.  Tỷ suất sinh lời vốn lưu động: Lợi nhuận trước thuế của công ty giai đoạn này có sự sụt giảm nên đã kéo theo chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của VLĐ bị suy giảm. Năm 2016 đạt 0,0008 chỉ bằng 1,10% so với năm 2015. Năm 2017 có sự tăng trưởng trở lại phần nào khi đạt 0,0190 tuy nhiên tính cả giai đoạn 2015-2017 thì chỉ tiêu này đã sụt giảm khá đáng kể khi tốc độ phát triển bình quân chỉ đạt 50,60%. Qua phân tích ta thấy khả năng sử dụng vốn lưu động của công ty giai đoạn này có khá nhiều bất ổn nhiều chỉ tiêu phát triển theo chiều hướng xấu, 38
  • 45. việc sử dụng VLĐ mang lại hiệu quả cực kỳ thấp. Công ty cần sớm có chính sách thích hợp để thoát khỏi tình trạng này do VLĐ là trọng tâm trong các quyết định tài chính ngắn hạn và là nội dung to lớn đến mục tiêu tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. 3.3. Phân tích khả năng thanh toán của công ty Phân tích khả năng thanh toán của công ty nhằm cung cấp thông tin cho mọi đối tượng biết được khả năng tài chính của công ty. Mặt khác phân tích khả năng thanh toán còn cho biết tình hình sử dụng vốn của công ty đã hiệu quả chưa, công ty đã xây dựng chế độ thu chi phù hợp hay chưa. Để có cơ sởđánh giá khả năng thanh toán của công ty ta phân tích bảng 3.7 sau: + Hệ số thanh toán tổng quát: hệ số thanh toán tổng quát của công ty trong 3 nămcó sự biến động giảm nhưng vẫnở mức cao (lớn hơn 1). Cụ thể năm 2015 đạt 35,5927, nằm 2016 giảm xuống 29,7814, đến năm 2017 hệ số này tiếp tục giảm xuống còn 3,4150 lần. Điều này cho thấy doanh nghiệp vẫn có khả năng chi trả các khoản nợ của mình, tuy nhiên doanh nghiệp cầnđiều chỉnh để chỉ tiêu này không tiếp tục suy giảm trong thời gian tới. + Hệ số thanh toán ngắn hạn: hệ số thanh toán ngắn hạn là chỉ tiêu cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là cao hay thấp. Nợ ngắn hạn là những khoản nợ mà doanh nghiệp phải thanh toán trong vòng một năm hay một chu kỳ sản xuất kinh doanh. Nếu trị số của chỉ tiêu này xấp xỉ bằng 1, doanh nghiệp cóđủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và tính hình tài chính là bình thường hoặc khả quan. Trong giai đoạn 2015-2017 ta thấy hệ số thanh toán ngắn hạn của công ty đều lớn hơn 1, điều này cho thấy công ty kiểm soát khá tốt nợ ngắn hạn của mình và có khả năng chi trả khá tốt. + Hệ số thanh toán của doanh nghiệp khá cao, cho thấy doanh nghiệp có khả năng chi trả các khoản nợ một cách nhanh chóng. Tuy nhiên doanh nghiệp cũng cần kiểm soát trị số của chỉ tiêu này, do khi chỉ tiêu hệ số thanh toán nhanh lớn hơn hoặc bằng 1 thì doanh nghiệpđảm bảo thừa khả năng thanh toán nhanh nhưng vì thế sẽ làm tăng lượng tiền và các khoản tương đương tiền khiến hiệu quả sử dụng vốn vị suy giảm, làm giảm hiệu quả kinh doanh. 39
  • 46. Bảng 3.7. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán của công ty giai đoạn 2015-2017 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 1. Tổng tài sản Đồng 330.245.409.670 539.133.552.333 682.368.066.679 2. Tài sản ngắn hạn Đồng 323.257.958.250 157.945.206.504 218.687.119.428 3. Hàng tồn kho Đồng 1.598.376.576 4. Các khoản phải thu Đồng 323.257.958.250 159.543.583.080 218.687.119.428 5. Nợ phải trả Đồng 9.274.823.299 18.098.244.411 159.043.455.252 6. Nợ ngắn hạn Đồng 9.274.823.299 18.098.244.411 159.043.455.252 7. Lợi nhuận trước thuế Đồng 21.284.212.745 196.722.108 3.583.211.293 8. Lãi vay phải trả trong kỳ Đồng 364.873.344 5.627.778 972.222 9. Hệ số thanh toán tổng quát (1/5) Lần 35,6067 29,7893 4,2905 10. Hệ số thanh toán ngắn hạn (2/6) Lần 34,8533 8,7271 1,3750 11. Hệ số thanh toán nhanh ((2-3)/6) Lần 34,8533 8,6388 1,3750 12. Hệ số thanh toán lãi vay (7/8) Lần 58,3332 34,9556 3685,5896 13. Hệ số khoản phải thu so với khoản phải trả (4/6) Lần 34,8533 8,8154 1,3750 Nguồn: Phòng Tài chính kế toán 40