SlideShare a Scribd company logo
1 of 70
Download to read offline
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO ĐÀ NẴNG
ĐÀ NẴNG, 4/2016
MỤC LỤC
STT PHẦN I: CÔNG TÁC QUẢN LÝ Trang
1
Đánh giá quá trình đào tạo theo học chế tín chỉ tại trường đại học
TDTT Đà Nẵng
Phòng Đào tạo
1
2
Hướng dẫn sinh viên lập kế hoạch học tập trong đào tạo tín chỉ
ThS. Hoàng Ngọc Viết - Phòng Đào tạo
7
3
Chuẩn đầu ra của môn học và việc xây dựng đề cương chi tiết môn
học trong đào tạo tín chỉ tại trường đại học TDTT Đà Nẵng
ThS. Hoàng Ngọc Viết - Phòng Đào tạo
14
4
Quy chế đào tạo theo hệ thống tín chỉ và những khó khăn khi thực
hiện tại trường
ThS. Nguyễn Thị Hiền - Phòng KT&BCLGD
21
5
Thực trạng và những giải pháp “quản lý sự đổi mới” trong đào tạo
tín chỉ của trường Đại học TDTT Đà Nẵng
NGƯT. TS. Lê Tấn Đạt, Khoa Tại chức - Sau đại học
28
6
Vấn đề công nghệ thông tin trong đào tạo theo tín chỉ tại trường
đại học TDTT Đà Nẵng
ThS. Nguyễn Thị Hùng, Trung tâm Thông tin – Thư viện
31
7
Suy nghĩ và trăn trở về việc triển khai áp dụng học chế tín chỉ ở
trường đại học TDTT đà nẵng
NCS. Nguyễn Văn Long, Bộ môn Điền kinh
39
8
Nhiệm vụ và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác
quản lý môn học theo học chế tín chỉ
NCS. Võ Văn Quyết – Phụ trách bộ môn Bóng đá
43
STT PHẦN II: CÔNG TÁC GIẢNG DẠY Trang
9
Phương pháp dạy học giữ vai trò quan trọng trong việc nâng cao ý
thức tự học, ngoại khóa trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ
ThS. Nguyễn Nhất Hùng, Khoa Giáo dục thể chất
47
10
Dạy học theo hướng phát triển năng lực sinh viên
BS. Tôn Nữ Huyền Thu – ThS. Phan Anh Tuấn
52
11
Vấn đề tự học của sinh viên TDTT Đà Nẵng theo học chế tín chỉ
và đề xuất các giải pháp cải thiện
ThS. Phùng Thị Cúc- Khoa GDTC
58
12
Giới thiệu một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học
theo học chế tín chỉ
ThS. Nguyễn Văn Vinh, ThS. Phạm Thị Thanh Thúy
62
13
Đánh giá sự khác nhau cơ bản giữa học theo niên chế và học theo
tín chỉ ở bộ môn bóng đá
ThS. Nguyễn Hữu Thịnh Bộ môn Bóng đá
67
PHẦN III: CÔNG TÁC KHÁC VÀ BÀN LUẬN
14
Vận dụng các nguyên lý cơ bản của học chế tín chỉ tại trường đại
học TDTT Đà Nẵng - thực trạng và giải pháp
ThS. Nguyễn Văn Vinh, Bộ môn Lý luận chính trị
70
15
Xây dựng và phát triển nguồn tin nội sinh phục vụ đào tạo theo học
chế tín chỉ
ThS. Nguyễn Thị Hải Vy Trung tâm Thông tin – Thư viện
75
16
Học chế tín chỉ - gắn với tự học, ngoại khóa của sinh viên
NCS. Đỗ Ngọc Quang – Khoa TC-SĐH
79
17
Thực trạng và giải pháp đào tạo theo học chế tín chỉ về công tác tổ
chức thi đấu ở bộ môn bóng đá
ThS. Nguyễn Đức Sinh, Bộ môn Bóng đá
83
STT PHẦN III: CÔNG TÁC KHÁC VÀ BÀN LUẬN
18
Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đoàn và phong trào thanh
niên trong điều kiện học theo tín chỉ ở đại học TDTT Đà Nẵng
ThS. Bùi Đăng Toản – Đoàn thanh niên
88
19
Vận dụng kỹ năng lắng nghe trong hoạt động giảng dạy
ThS. Lưu Hoàng Long – ThS. Hoàng Thanh Thúy
- ThS. Nguyễn Văn Hiếu: Bộ môn Bóng bàn
92
20
Vai trò của người thầy trong giáo dục theo học chế tín chỉ
ThS. Phạm Thị Thanh Thúy
97
21
Trung tâm giáo dục quốc phòng - an ninh trường đại học thể dục
thể thao đà nẵng trước xu thế đào tạo theo học chế tín chỉ
CN. Dương Quang Trường - Trung tâm GDQP - AN
102
22
Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác cố vấn học tập của bộ môn
bóng bàn
ThS. Nguyễn Văn Hiếu – ThS. Hoàng Thanh Thúy,
ThS. Lưu Hoàng Long: Bộ môn Bóng bàn
108
23
Giải pháp cải tiến phương pháp giảng dạy bậc đại học theo hướng
hiện đại
ThS. Nguyễn Hữu Đạt – TS. Trần Thanh Tiến
Bộ môn Cầu lông – Quần vợt
115
24
Một số tồn tại trong quá trình chuyển đổi phương thức đào tạo tín
chỉ tại trường đại học TDTT Đà Nẵng
TS. Trần Mạnh Hưng - Khoa Quản lý TDTT
119
LỜI NÓI ĐẦU
Từ khóa tuyển sinh Năm học 2013 – 2014, Trường Đại học Thể dục Thể thao
Đà Nẵng đã triển khai đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Một trong những triết lý của hệ
thống đào tạo này là “lấy người học làm trung tâm” trong đó người học tự đặt ra kế
hoạch học tập cho toàn khóa, từng học kỳ tùy theo năng lực, điều kiện cụ thể của cá
nhân trên cơ sở kế hoạch chung của Nhà trường, còn Nhà trường luôn cố gắng đáp ứng
đến mức cao nhất những yêu cầu cụ thể của từng sinh viên. Vì thế quá trình tổ chức
đào tạo là một quá trình rất phức tạp, đòi hỏi hệ thống quản lý đào tạo, quản lý sinh
viên phải vận hành một cách khoa học và chính xác. Mặt khác, người học cũng phải có
trách nhiệm rất cao với chính việc học tập của cá nhân. Sau 3 năm hệ thống đi vào
hoạt động, để tổng kết, đánh giá lại những việc đã làm được, chưa làm được trong
công tác đào tạo, tổ chức, quản lý, cơ sở vật chất phục vụ đào tạo…; từ đó đề xuất các
giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng các yêu cầu của học chế tín chỉ.
Hội thảo toàn trường “Đào tạo theo học chế tín chỉ - Thuận lợi, khó khăn và
giải pháp” nhằm các mục tiêu: Nhận diện thực trạng công tác quản lý, giảng dạy và
học tập tại trường sau 3 năm tiến hành đào tạo theo học chế tín chỉ; tạo diễn đàn cung
cấp, trao đổi, thảo luận những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến phương pháp
đào tạo và đổi mới phương pháp đào tạo theo học chế tín chỉ; thúc đẩy việc đổi mới
phương pháp đào tạo và quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ ở tất cả các khoa/bộ môn,
phòng/ban chức năng trong toàn trường.
Chỉ sau một thời gian ngắn triển khai, Ban tổ chức đã nhận được 24 tham luận
của các cán bộ, giảng viên. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho thấy chúng ta đang có
một mối quan tâm chung, và sẵn sàng chia sẻ với đồng nghiệp mối quan tâm ấy. Hy
vọng rằng, với tinh thần đó, Hội thảo “Đào tạo theo học chế tín chỉ - Thuận lợi, khó
khăn và giải pháp” sẽ có tác động tích cực đến công tác quản lý đào tạo, hoạt động
dạy và học của cán bộ, giảng viên và sinh viên, vì một mục đích chung: nâng cao chất
lượng đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Do phải gấp rút hoàn thành kỷ yếu cho kịp tiến độ
nên một số tham luận gửi vào giờ chót không thể đưa vào kịp, việc sắp xếp trình tự các
báo cáo cũng chưa thật hợp lý, rất mong các thầy cô thông cảm. Sau Hội thảo, Ban tổ
chức sẽ chọn những báo cáo tốt để đăng trong tập san khoa học của trường, phổ biến
rộng rãi như là một tài liệu tham khảo cho cả cán bộ, giảng viên lẫn sinh viên.
Chân thành cảm ơn quý đơn vị, quý thầy cô đã nhiệt tình hưởng ứng Hội thảo
này.
BAN TỔ CHỨC

 K
KỶ
Ỷ Y
YẾ
ẾU
U H
HỘ
ỘI
I T
TH
HẢ
ẢO
O K
KH
HO
OA
A H
HỌ
ỌC
C -
- 2
20
01
16
6
1
PHẦN I: CÔNG TÁC QUẢN LÝ
-------------------------
ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG
Phòng Đào tạo
1. Đặt vấn đề
Mục tiêu đào tạo của trường Đại học Thể dục Thể thao Đà Nẵng là đào tạo
những cán bộ, giảng viên, huấn luyện viên TDTT có kỹ năng thực hành giỏi, tự chủ,
năng động, sáng tạo, có đạo đức cách mạng, yêu nước và yêu chủ nghĩa xã hội, có
lòng nhân ái, ý thức trách nhiệm, quý trọng và hăng say lao động – những người chủ
của sự nghiệp TDTT, của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thực
hiện mục tiêu này, trong những năm qua hệ thống của nhà Trường đã có nhiều đổi
mới và đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và
phát triển sự nghiệp TDTT của đất nước. Một trong những đổi mới quan trọng nhất là
việc triển khai áp dụng học chế tín chỉ.
Đào tạo theo học chế tín chỉ là phương thức đào tạo tiên tiến trên thế giới với
hàng loạt các ưu thế như: mềm dẻo; tính chủ động cao của người học; hiệu quả cao;
đáp ứng nhu cầu đa dạng của người học. Việc áp dụng học chế tín chỉ vào đào tạo làm
nảy sinh một loạt vấn đề quản lý liên quan đến toàn bộ các phương diện của đào tạo.
Đó là các vấn đề về: quản lý mục tiêu đào tạo; quản lý nội dung và chương trình đào
tạo; quản lý hoạt động dạy của giảng viên; quản lý hoạt động học của sinh viên; quản
lý cơ sở vật chất, tài chính phục vụ dạy học; quản lý môi trường đào tạo; quản lý các
hoạt động phục vụ đào tạo và đảm bảo chất lượng đào tạo. Việc nhận diện các vấn đề
này là tiền đề cho những quyết sách đảm bảo sự vận hành chất lượng và hiệu quả
phương thức đào tạo mới ở các trường thuộc khối ngành Văn hóa, Nghệ thuật, Thể
dục thể thao nói chung và ở Trường Đại học TDTT Đà Nẵng nói riêng.
Qua 3 năm triển khai đào tạo theo học chế tín chỉ từ năm học 2013-2014, nhà
Trường đã tổ chức đào tạo tương đối khoa học, mang tính mềm dẻo và linh hoạt, đi
vào thế ổn định và phát triển, có sự chỉ đạo rất kiên quyết và khoa học của Ban Giám
hiệu, đặc biệt là sự phối hợp đồng bộ giữa các đơn vị trong trường, đội ngũ cán bộ,
giảng viên nhận thức được trách nhiệm và tham gia vào quá trình đào tạo một cách tự
giác, bằng cả tấm lòng của người giảng viên.
Việc thay thế hệ thống chương trình đào tạo theo niên chế cứng nhắc bằng hệ
thống chương trình mềm dẻo cấu thành bởi các môđun mà mỗi sinh viên có thể lựa
chọn một cách rộng rãi có thể được xem như sự kiện có tính quyết định đối với hệ
thống quản lý đào tạo của Trường. Sự chuyển dịch này kéo theo đòi hỏi thay đổi căn
bản hệ thống quản lý với hàng loạt các vấn đề đặt ra cần giải quyết cấp bách. Việc
nhận diện những ưu, khuyết điểm và các vấn đề của quản lý đào tạo theo học chế tín
chỉ trong 3 năm mà nhà Trường tổ chức, triển khai đào tạo là tiền đề để nhà Trường

 K
KỶ
Ỷ Y
YẾ
ẾU
U H
HỘ
ỘI
I T
TH
HẢ
ẢO
O K
KH
HO
OA
A H
HỌ
ỌC
C -
- 2
20
01
16
6
2
xây dựng các chính sách, chủ trương đảm bảo sự vận hành chất lượng và hiệu quả
phương thức đào tạo mới trong thời gian đến.
2. Kết quả đạt được
Sau 3 năm triển khai tổ chức đào
tạo theo học chế tín chỉ tại trường, các
công việc quản lý, chỉ đạo bước đầu
được hình thành và vận hành khá suôn
sẻ, giảng viên và sinh viên đã ý thức
được trách nhiệm của mình trong giảng
dạy và học tập. Cho đến thời điểm hiện
nay, có thể nói trong quá trình triển khai
chưa có vấn đề lớn nảy sinh cần phải giải
quyết. Nhưng để đạt được hiệu quả trong
đào tạo, đạt được mục tiêu đề ra đối với
đào tạo theo học chế tín chỉ, chúng ta cần
chỉ ra những tồn tại, biện pháp khắc phục
và nhiều vấn đề phải triển khai ngay cho
thời gian đến.
3. Những tồn tại và đề xuất
3.1. Những tồn tại:
a. Qua 3 năm việc tổ chức thực
hiện chương trình đào tạo vẫn chưa thể
hiện tính chuyên nghiệp hoá, cụ thể như:
Tính chuyên nghiệp chưa rõ nét trong
việc xây dựng kế hoạch, tổ chức thực
hiện kế hoạch, quản lý chương trình đào
tạo và quản lý kết quả đào tạo; Việc
phân công giảng dạy, xây dựng thời khoá
biểu chưa thực sự khoa học; Còn có biến
động về điều chỉnh kế hoạch do thực
hiện các nhiệm vụ chính trị khác của
Trường.
b. Quy mô đào tạo của Trường hiện
nay không lớn lại có sự phân bố theo
ngành học chênh lệch nhau nhiều. Đối
với những ngành có ít sinh viên sẽ rất
khó cho việc để sinh viên tự chọn các
học phần một cách chủ động (môn tự
chọn) vì khó bố trí lớp học học phần theo
quy định.
c. Nhiều văn bản pháp lý trong quá
trình triển khai cho thấy chưa thật sự phù
hợp; Hệ thống để các văn bản pháp lý
chưa đáp ứng và thể hiện tốt vai trò công
cụ trong quản lý đào tạo theo học chế tín
chỉ.
d. Đề cương chi tiết học phần xây
dựng chậm chưa đáp ứng được tiến độ
giảng dạy; Chưa cập nhật kiến thức mới,
chưa công bố cho sinh viên đúng theo
quy định dẫn đến sinh viên bị động về
làm chủ kiến thức cũng như xây dựng kế
hoạch tự học, tự nghiên cứu.
e. Phương pháp quản lý, giảng dạy
theo học chế tín chỉ ở khoa, bộ môn còn
nhiều hạn chế. Hầu hết cán bộ, giảng
viên đã nhận thức được tính tất yếu của
đào tạo theo học chế tín chỉ và sự cần
thiết phải tự đổi mới bản thân để thích
ứng với hệ thống đào tạo này. Tuy nhiên
trong các hoạt động cụ thể, từ trưởng các
đơn vị cho đến các giảng viên đều còn
thể hiện sự lúng túng.
f. Việc đổi mới phương pháp giảng
dạy của các giảng viên chưa nhiều; Việc
tự bồi dưỡng nâng cao để tiếp cận và đạt
được một phương thức dạy học mới đối
với nhiều giảng viên còn hạn chế; Mặt
khác còn nhiều lúng túng trong vấn đề tự
học đối với các môn thực hành TDTT.
g. Số lượng giảng viên cơ hữu của
một số ngành còn thiếu, không cân đối
theo ngành/chuyên ngành, do đó nhiều

 K
KỶ
Ỷ Y
YẾ
ẾU
U H
HỘ
ỘI
I T
TH
HẢ
ẢO
O K
KH
HO
OA
A H
HỌ
ỌC
C -
- 2
20
01
16
6
3
môn học phải mời giảng viên thỉnh giảng
hoặc giảng viên kiêm nhiệm.
h. Đội ngũ cố vấn học tập chưa có
nhiều kinh nghiệm trong việc tư vấn cho
sinh viên.
i. Tài liệu học tập tại thư viện chưa
đáp ứng yêu cầu cho một số ngành học
mới.
j. Dù trường đã chọn nhà chuyên
môn viết phần mềm quản lý đào tạo. Thế
nhưng đến nay công việc khá quan trọng
này mới chỉ đưa vào sử dụng thử nghiệm
trong khi đội ngũ cán bộ chuyên môn
quản trị của các phòng, khoa, bộ môn
vận hành phần mềm này chưa có nhiều
kinh nghiệm.
3.2. Những đề xuất:
a. Về hệ thống văn bản pháp lý: Rà
soát và điều chỉnh lại cho phù hợp với
thực tiễn các văn bản quy định, như: Quy
chế học vụ, hướng dẫn đánh giá học
phần, quy định thu chi học phí theo tín
chỉ,… trên cơ sở tổng hợp ý kiến từ các
đơn vị tham mưu cho nhà trường các
điều chỉnh nếu có.
b. Cung cấp đầy đủ thông tin về nội
dung đào tạo: Nội dung đào tạo được thể
hiện qua phần mô tả trong đề cương chi
tiết học phần, tài liệu tham khảo v.v.
Những nội dung này thể hiện trong các
học phần của các chương trình đào tạo
từng ngành phải được đưa lên mạng (kể
cả học phần do giảng viên kiêm nhiệm,
thỉnh giảng) để người học thuận tiện tra
cứu trước khi đến lớp.
c. Về hệ thống giáo trình, tài liệu
học tập: Đào tạo theo học chế tín chỉ sẽ
phát huy cao độ tính tích cực của sinh
viên. Sinh viên sẽ phải biết lựa chọn cho
mình cách học tối ưu nhất trong điều
kiện của mỗi người. Tuy nhiên, để sinh
viên thực sự phát huy được tính tự chủ
trong học tập thì nhà Trường phải tạo ra
môi trường cho họ tự chủ. Một trong
những điều kiện quan trọng để sinh viên
phát huy được tính tự chủ là nhà trường
phải có hệ thống giáo trình, tài liệu đầy
đủ. Nhưng để việc tự học tập, nghiên cứu
của sinh viên thực sự có hiệu quả thì hệ
thống giáo trình, tài liệu phải biên soạn
sao cho phù hợp với điều kiện sinh viên
có thể tự nghiên cứu được.
d, Về công tác khảo thí và kiểm
định chất lượng: Đào tạo theo học chế
tín chỉ chỉ có thể phát huy được lợi thế
của nó khi mà công tác khảo thí và kiểm
định chất lượng giáo dục được đảm bảo.
Nếu công tác khảo thí và kiểm định chất
lượng không thực hiện tốt thì chất lượng
có thể không duy trì được mà thậm chí
có thể còn bị giảm sút.
- Phải có ngân hàng câu hỏi thi và
quy trình ra đề thi đảm bảo khách quan,
có khả năng đánh giá toàn diện kiến thức
người học. Việc đào tạo theo học chế tín
chỉ đã tạo ra tính linh hoạt, năng động
cho cả giảng viên và sinh viên. Việc thi
phải được đánh giá cùng một chuẩn mực
chung mới đảm bảo chất lượng đào tạo.
Vì vậy, việc xây dựng ngân hàng câu hỏi
thi để hình thành ngân hàng đề thi là
điều rất quan trọng. Với ngân hàng câu
hỏi, người giảng buộc phải giảng dạy

 K
KỶ
Ỷ Y
YẾ
ẾU
U H
HỘ
ỘI
I T
TH
HẢ
ẢO
O K
KH
HO
OA
A H
HỌ
ỌC
C -
- 2
20
01
16
6
4
theo đúng chương trình đã quy định và
người học không thể học tủ được.
- Tổ chức thi, chấm thi và đánh giá
kết quả khách quan: Việc kiểm tra, thi và
đánh giá kết quả học tập, thời gian công
bố kết quả học phần đúng quy chế của
người học vừa phản ảnh kiến thức người
học đã được tích luỹ đồng thời có tác
động trở lại đối với quá trình học tập.
Nếu quá trình kiểm tra, đánh giá khách
quan, công bằng thì có tác dụng tích cực
đối với quá trình đào tạo. Nếu việc đánh
giá không khách quan sẽ có tác dụng tiêu
cực hoặc tạo ra “thành tích giả”. Vì vậy,
để phát huy tích tích cực của học chế tín
chỉ, việc thực hiện tốt khâu kiểm tra, thi
và đánh giá kết quả học tập khách quan,
công bằng là một trong những điều kiện
tiên quyết.
e. Hệ thống giảng đường và cơ sở
vật chất phục vụ giảng dạy và học tập:
Hệ thống giảng đường, nhà tập
TDTT, cơ sở vật chất đóng vai trò vô
cùng quan trọng đối với nhà trường. Đây
là một trong những điều kiện không thể
thiếu để bảo đảm chất lượng đào tạo. Khi
áp dụng học chế tín chỉ thì đây là một
trong những điều kiện tiên quyết để thực
hiện thành công tổ chức đào tạo theo học
chế tín chỉ. Có thể nói rằng, việc chuyển
đổi sang học chế tín chỉ có nghĩa là nhà
trường cam kết cung cấp chất lượng dịch
vụ tốt nhất cho người học. Chính vì vậy,
mọi hoạt động trong trường, từ các nhà
quản lý đến chuyên viên phải được tạo
điều kiện tốt nhất để thực thi nhiệm vụ.
Hệ thống giảng đường, nhà tập
TDTT cần đảm bảo chất lượng để giảng
viên muốn đổi mới phương pháp giảng
dạy và áp dụng các phương pháp giảng
dạy tiên tiến như thảo luận nhóm, đóng
vai hay bài tập tình huống v.v cũng cần
có giảng đường. Nếu điều kiện này
không đáp ứng được thì khả năng thành
công của hệ thống tín chỉ rất thấp. Thậm
chí có thể còn làm suy giảm chất lượng.
Cơ sở hạ tầng về công nghệ thông
tin. Với hạ tầng công nghệ thông tin tốt,
đội ngũ chuyên viên thành thạo tin học
mới có khả năng đáp ứng nhu cầu đa
dạng của toàn bộ sinh viên. Khi đã có hệ
thống hạ tầng thông tin tốt, người học có
thể thường xuyên trao đổi với nhà trường
để thực hiện các công việc như tìm hiểu
nội dung, chương trình đào tạo, đăng ký
học, xem kết quả v.v. thông qua internet.
Hệ thống công nghệ thông tin còn giúp
các nhà quản lý có thể xây dựng chương
trình đào tạo tới từng sinh viên từ khâu
đăng ký học, bố trí lớp học phần, quản lý
điểm thi, quản lý và xét tốt nghiệp v.v..
f. Vấn đề thiếu giảng viên ở một số
học phần. Trong vài năm qua nhà trường
đã rất tích cực phát triển đội ngũ giảng
viên; thế nhưng thực tế cho thấy việc
tuyển giảng viên có khó khăn - nhất là
các học phần của bộ môn y sinh vì nhiều
nguyên do. Trước tình hình này, nhà
trường cần sớm có quy chế hỗ trợ,
khuyến khích nguồn nhân lực nội bộ
nâng cao năng lực tham gia giảng dạy.
g. Đội ngũ cố vấn học tập: Chú
trọng xây dựng đội ngũ cố vấn học tập

 K
KỶ
Ỷ Y
YẾ
ẾU
U H
HỘ
ỘI
I T
TH
HẢ
ẢO
O K
KH
HO
OA
A H
HỌ
ỌC
C -
- 2
20
01
16
6
5
đảm bảo đủ trình độ chuyên môn, kinh
nghiệm, trình độ công nghệ thông tin và
nhiệt tình trong công tác, xây dựng sổ
tay cố vấn học tập.
h. Phương pháp giảng dạy: Đổi
mới phương pháp giảng dạy phù hợp với
đào tạo theo tín chỉ. Tổ chức các hội thảo
về phương pháp giảng dạy tích cực. Tổ
chức thao giảng, hội giảng cấp khoa, bộ
môn, cấp trường.
i. Vấn đề tự học của sinh viên: Cần
tập huấn cách tự học theo tín chỉ cho
sinh viên.Tổ chức các hội thảo về
phương pháp học tập cho theo hệ thống
tín chỉ để sinh viên có điều kiện trao đổi
và có kinh nghiệm trong việc xây dựng
kế hoạch học tập của cá nhân.
j. Về công tác quản lý sinh
viên: Cần thay đổi mô hình quản lý sinh
viên thích hợp với cách tổ chức lớp học
phần và lớp sinh viên. Xây dựng lại các
quy định về công tác sinh viên, đoàn thể,
trên cơ sở đó thiết kế mô hình quản lý và
tổ chức công tác sinh viên, đoàn thể phù
hợp. Có thể bố trí thời gian ngày thứ Bảy
cho các hoạt động đoàn thể, xã hội. Xây
dựng mối quan hệ giữa nhà trường và
sinh viên, đặc biệt tăng cường hiệu quả
website của Nhà trường để phụ huynh
có thể biết được tình hình học tập và rèn
luyện của sinh viên tại trường.
5. Kết luận
Học chế tín chỉ đã được nhiều nước
trên thế giới áp dụng từ hơn 100 năm qua
và nó đã thể hiện nhiều ưu điểm trong
giáo dục từ cấp trung học phổ thông đến
đại học và sau đại học. Từ năm học
1993-1994, Việt Nam đã có chủ trương
áp dụng học chế này ở cấp đại học. Đến
nay hầu hết các trường đại học đã áp
dụng học chế tín chỉ với mức độ “chính
quy” hoàn toàn hay một phần tuỳ theo
quy mô sinh viên, điều kiện về cơ sở vật
chất – phương tiện dạy và học, đội ngũ
giảng viên,… của từng trường. Trong xu
thế đó, lãnh đạo Trường Đại học TDTT
Đà Nẵng đã quyết định áp dụng học chế
tín chỉ từ năm 2013. Đây là chủ trương
đúng theo xu thế chung của các trường
đại học trong nước và toàn cầu. Đồng
thời còn nhằm tạo điều kiện thuận lợi
hơn cho người học, phát triển và nâng
dần chất lượng đào tạo của trường.
Thời gian 3 năm trôi qua là thời
gian tái cơ cấu, ổn định nên việc áp dụng
học chế tín chỉ có những hạn chế nhất
định. Nay trường đã đi vào ổn định và
phát triển, có được bài học kinh nghiệm
từ những năm trước… tin rằng học chế
tín chỉ được triển khai từng bước theo kế
hoạch mà trường đã xây dựng sẽ có kết
quả tốt./.
Tài liệu tham khảo
[1]. Chính phủ, Quyết định số 73/2005/QĐ-TTg ngày 06/4/2005 của Thủ tướng
Chính phủ về việc ban hành “Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị
quyết số 37/2004/QH11khoá XI, kỳ họp thứ sáu của Quốc hội về giáo dục”.

 K
KỶ
Ỷ Y
YẾ
ẾU
U H
HỘ
ỘI
I T
TH
HẢ
ẢO
O K
KH
HO
OA
A H
HỌ
ỌC
C -
- 2
20
01
16
6
6
[2]. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đề án đổi mới giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn
2006-2020.
[3]. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quyết định số 43/QĐ-BGDĐT ngày 15/8/2007 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo về việc ban hành “Quy chế đào tạo đại học
và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ”.
[4]. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thông tư số 57/2012/TT-BGDĐT ngày 27/12/2012
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo về việc ban hành “Thông tư sửa đổi, bổ
sung một số điều của Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống
tín chỉ ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm
2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo”.
[5]. Lâm Quang Thiệp (2006), Việc áp dụng học chế tín chỉ trên thế giới và Việt Nam,
Kỷ yếu hội thảo Xây dựng chương trình đào tạo theo tín chỉ có sử dụng Internet" do
Viện Nghiên cứu Giáo dục tổ chức ngày 26/05/2006.
[6]. Nguyễn Duy Sự (2011), Đào tạo theo tín chỉ tại Trường đại học Nha Trang:
Thuận lợi và thách thức. Kỷ yếu hội thảo Đổi mới phương pháp giảng dạy theo học
chế tín chỉ..

 K
KỶ
Ỷ Y
YẾ
ẾU
U H
HỘ
ỘI
I T
TH
HẢ
ẢO
O K
KH
HO
OA
A H
HỌ
ỌC
C -
- 2
20
01
16
6
7
HƯỚNG DẪN SINH VIÊN
LẬP KẾ HOẠCH HỌC TẬP TRONG ĐÀO TẠO TÍN CHỈ
ThS. Hoàng Ngọc Viết - Phòng Đào tạo
1. Đặt vấn đề
Bản chất của hoạt động học tập của sinh viên ở bậc đại học là quá trình nhận
thức có tính nghiên cứu, vì thế năng lực tự học, tự nghiên cứu, năng lực sáng tạo là
những đặc trưng quan trọng. Đặc biệt, phương thức đào tạo theo tín chỉ đòi hỏi sinh
viên phải phát huy cao độ những năng lực nói trên cùng với tính độc lập, chủ động,
tích cực trong học tập. Để có thể đáp ứng đươc yêu cầu đó sinh viên phải thích ứng
được với những thay đổi trong phương pháp dạy và học, cũng như cách kiểm tra, đánh
giá kết quả học tập, sinh viên phải chủ động tìm ra cho mình một phương pháp học
tập, cụ thể là một phương pháp lập kế hoạch học tập khoa học, hợp lý và hiệu quả. Để
làm được điều này sinh viên cần phải biết phải nắm vững mọi quy trình, quy định, biết
tự thích nghi và có năng lực tự học cao.
Vì vậy, để phát huy hiệu quả của mô hình đào tạo theo hệ thống tín chỉ, ngoài
nỗ lực của nhà trường trong việc xây dựng chương trình đào tạo phù hợp, đổi mới
phương pháp giảng dạy, nâng cấp cơ sở vật chất, sắp xếp lại hệ thống và quy trình
quản lý thì bản thân mỗi sinh viên phải chủ động trong học tập, tự xây dựng cho mình
kế hoạch học tập riêng, phù hợp với năng lực học tập, hoàn cảnh gia đình và sở thích
cá nhân. Do đó, việc hướng dẫn sinh viên xây dựng và tự bản thân sinh viên xây dựng
kế hoạch học tập là vấn đề cần được quan tâm trong quy trình đào tạo tín chỉ của nhà
trường.
2. Kết quả thực hiện kế hoạch
đào tạo theo tín chỉ
2.1. Kế hoạch đào tạo chung
Kế hoạch học tập của sinh viên các
khoá được triển khai theo chương trình
đào tạo của từng ngành tại Trường Đại
học TDTT Đà Nẵng, kế hoạch học tập
được triển khai theo từng học kỳ đảm
bảo quy định đào tạo theo học chế tín chỉ
của Quy chế đào tạo đại học, cao đẳng
do Bộ Giáo dục Đào tạo ban hành.
Khối lượng học tập của sinh viên
trong một học kỳ gồm 15 tuần thực học,
03 tuần thi, tiến độ thực hiện chương
trình đào tạo thể hiện qua kế hoạch của
phòng Đào tạo theo năm học [2].
Thông qua việc khảo sát và đánh
giá kết quả thực hiện chương trình và
tiến độ đào tạo chung của nhà trường ở
bảng 2.1. cho thấy: Tổng số tín chỉ được
tích luỹ cho sinh viên nằm trong khoảng
từ 14 – 25 tín chỉ/học kỳ, khối lượng
kiến thức tích luỹ học phần của các
ngành tuy có khác nhau, song tỷ lệ khối
lượng tích luỹ trung bình của học kỳ đạt
từ 20% đến gần 30%, tỷ lệ này đảm bảo
đúng theo quy định của quy chế đào tạo
theo tín chỉ [1],[2].

 K
KỶ
Ỷ Y
YẾ
ẾU
U H
HỘ
ỘI
I T
TH
HẢ
ẢO
O K
KH
HO
OA
A H
HỌ
ỌC
C -
- 2
20
01
16
6
8
Bảng 2.1. Tổng hợp kết quả tích luỹ theo học kỳ
TT Ngành Khoá HK
Số TC
tích luỹ
Tổng TC
toàn khoá
(*)
Tỷ lệ %
1 Giáo dục thể chất
ĐH 7
3 18/8
132 26.50
4 17/8
2 Quản lý TDTT
3 14/7
125 22.40
4 14/7
3 Giáo dục thể chất
ĐH 8
1 16/7
132 29.55
2 23/9
4 Quản lý TDTT
1 14/6
125 20.80
2 22/10
5 Huấn luyện thể thao
1 19/7
138 20.29
2 19/7
(*) theo chương trình chưa bổ sung sửa đổi
Từ kết quả tiến độ kế hoạch đào tạo
của nhà trường của hai khoá ĐH7, ĐH8
đào tạo theo tín chỉ ở bảng 2.1 nêu trên,
để đánh giá được tiến độ đảm bảo thời
gian và tỷ lệ tổng số lượng tín chỉ của
toàn khoá ở các ngành khác nhau theo số
tín chỉ tích luỹ, chúng tôi tiến hành tổng
hợp khối lượng kiến thức tích luỹ theo
khoá (Số tín chỉ tích luỹ tại thời điểm
xét). Kết quả được biểu hiện ở bảng 2.2.
Bảng 2.2. Kết quả khối lượng kiến thức tích luỹ theo khoá học
Khoá Ngành
Tổng số
HK
Số HP tích
luỹ
Số TC
tích luỹ
Tỷ lệ %
ĐH 7
Giáo dục thể chất 04 32 74/132 50,10
Quản lý TDTT 04 31 66/125 52,80
ĐH8
Giáo dục thể chất 02 16 39/132 29,54
Quản lý TDTT 02 16 36/125 28,80
Huấn luyện thể thao 02 14 38/138 27,54
Tổng khối lượng tín chỉ tích luỹ
của hai khoá ĐH7, ĐH8 ở bảng 3.2 cho
thấy phù hợp với Điều 16 Quy chế đào
tạo tín chỉ [1], [2] về xếp hạng năm đào
tạo và học lực.
Khoá ĐH 7 đã đạt được ½ khối
lượng kiến thức toàn khoá (bắt đầu năm
thứ 3) với 50,10 % đến 52,80% cho cả
hai ngành GDTC, QLTTT.
Riêng ĐH8, ngành HLTT có tổng
khối lượng kiến thức là 138 tín chỉ, song
qua 02 học kỳ thì tổng khối lượng tích
luỹ đạt trên mức yêu cầu (27,54% -
28,8%).
Từ kết quả của bảng 2.1 và 2.2, có
thể nhận xét rằng: Kết quả thực hiện kế
hoạch đào tạo chung của nhà trường
được triển khai theo đúng quy định và
quy chế về đào tạo tín chỉ, phù hợp với
điều kiện tổ chức triển khai chương trình
đào tạo của nhà trường.

 K
KỶ
Ỷ Y
YẾ
ẾU
U H
HỘ
ỘI
I T
TH
HẢ
ẢO
O K
KH
HO
OA
A H
HỌ
ỌC
C -
- 2
20
01
16
6
9
2.2. Kế hoạch học tập của sinh
viên
Trong quá trình triển khai tổ chức
đào tạo theo tín chỉ tại Trường Đại học
TDTT Đà Nẵng, kế hoạch học tập của
sinh viên (hệ đào tạo tín chỉ) được thể
hiện trên chương trình đào tạo theo từng
ngành học, lịch học (thời khóa biểu) của
phòng Đào tạo triển khai [4].
Nội dung triển khai kế hoạch đào
tạo và kế hoạch học tập của sinh viên thể
hiện ở phân phối chương trình đào tạo,
số tín chỉ bắt buộc, tự chọn, tiên quyết
hay việc tổ chức lớp học (hành chính/tín
chỉ) và quy trình tổ chức quản lý đào tạo
của nhà trường trong điều kiện hiện tại.
Song hình thức tổ chức đào tạo là tín chỉ,
nhưng quy trình quản lý và triển khai thì
vừa niên chế (tổ chức lớp hành chính)
vừa tín chỉ (có đăng ký tín chỉ tự chọn)
đã nảy sinh không ít vấn đề trong việc
tiếp cận theo hình thức đào tạo mới này
của sinh viên.
Trong phạm vi bài viết chỉ phản
ảnh nội dung kế hoạch học tập của sinh
viên qua kết quả học tập các khóa đào
tạo tín chỉ so với niên chế (không thống
kê số lượng sinh viên vi phạm quy chế
đào tạo), để từ đó có hướng đề xuất các
nội dung lập kế hoạch học tập và triển
khai thực hiện kế hoạch cho sinh viên
trong môi trường đào tạo tín chỉ.
Bảng 2.3. Tổng hợp kết quả học tập của sinh viên
Khoá
Xếp loại học tập (*)
Xuất sắc Giỏi Khá Trung bình Yếu,Kém
SL % SL % SL % SL % SL %
ĐH7 GDTC 03 0,36 49 5,3 172 20,8 504 61,1 98 11,9
ĐH7QLTT - - 03 3,03 13 13,1 62 62,7 21 21,7
ĐH8GDTC - - 16 1,58 153 15,1 665 65,5 181 17,8
ĐH8QLTT - - 01 2,0 11 22,0 28 56,0 10 20,0
ĐH8 HLTT - - 03 4,55 17 25,8 33 50,0 13 16,8
ĐH6 GDTC - - 58 11,3 196 38,1 238 46,3 22 4,3
ĐH6 QLTT - - 02 4,17 22 45,8 21 43,7 03 6,9
(*) Nguồn Phòng Đào tạo
Ở bảng 2.3 cho thấy rằng, có sự
khác biệt về tỷ lệ xếp loại học tập ở loại
giỏi và yếu, kém của hai loại hình đào
tạo theo niên chế (ĐH6) và đào tạo theo
tín chỉ (ĐH7,ĐH8) lượng sinh viên đạt
loại giỏi của hệ niên chế lớn hơn nhiều
so với hệ đào tạo tín chỉ (11,3%, 4,17%
so với 5,3%, 3,03%, 1,58%, 2,0%).
Số lượng sinh viên có kết quả đạt
loại yếu, kém của hệ đào tạo theo niên
chế cũng ít hơn hẳn so với đào tạo theo
tín chỉ. (dưới 10% của niên chế so với
từ 11,9% - 21,7%). Đại đa số kết quả
học tập của sinh viên của hai khoá đào
tạo theo tín chỉ ĐH7 và ĐH 8 tập trung

 K
KỶ
Ỷ Y
YẾ
ẾU
U H
HỘ
ỘI
I T
TH
HẢ
ẢO
O K
KH
HO
OA
A H
HỌ
ỌC
C -
- 2
20
01
16
6
10
ở loại trung bình, tỷ lệ này chiếm từ
50% đến 65,5%.
Như vậy có thể nói rằng, hình
thức đào tạo theo tín chỉ ở nhà trường
đã có “phần nào” tác động đến kết quả
học tập của sinh viên.
2.3. Lập kế hoạch học tập cho
sinh viên
Qua khảo sát bằng phiếu hỏi 250
sinh viên của các khóa đào tạo tín chỉ
(ĐH7, ĐH8) tại nhà trường về việc lập
kế hoạch học tập cho thấy: có trên 60%
sinh viên trả lời không lập kế hoạch học
tập, 40 % sinh viên được hỏi trả lời có
lập kế hoạch học tập, song hình thức
lập kế hoạch (năm học- học kỳ - tháng -
tuần) các em cũng chưa định hình được
ở mức độ nào là cần thiết và quan trọng
nhất.
Qua nghiên cứu các văn bản về
đào tạo tín chỉ cũng như các biểu mẫu
trong đào tạo tín chỉ, phạm vi bài viết
này xin đưa ra một số vấn đề liên quan
đến lập kế hoạch học tập cho sinh viên
trong đào tạo tín chỉ tại Trường Đại học
TDTT Đà Nẵng:
2.3.1. Điều kiện để lập kế hoạch
- Đội ngũ cán bộ cố vấn học tập
(CVHT): Nắm vững các quy định về
chức năng và nhiệm vụ của mình trong
Quy định về CVHT; nắm bắt được kế
hoạch đào tạo của nhà trường và quy
trình tổ chức đào tạo của nhà trường về
đào tạo tín chỉ; quy trình đăng ký học
tập và sử dụng phần mềm quản lý đào
tạo để hướng dẫn sinh viên trong việc
lập kế hoạch học tập; kiểm tra việc thực
hiện kế hoạch học tập của sinh viên để
có biện pháp hỗ trợ.
- Sinh viên: Tìm hiểu các quy
định về đào tạo tín chỉ qua sổ tay sinh
viên và sổ tay đăng ký học tập; cùng
với CVHT lập kế hoạch học tập và thực
hiện kế hoạch.
2.3.2. Các bước và nội dung của
kế hoạch
- Chuẩn bị các văn bản, tài liệu
cần thiết: Quy định, quy chế của nhà
trường, chương trình đào tạo của nhà
trường, kế hoạch đào tạo của nhà
trường, quy định về đăng ký môn học,
học vượt, sử dụng phần mềm đăng ký
môn học....
- Hướng dẫn sinh viên tìm hiểu
về: mục tiêu đào tạo của ngành, chuẩn
đầu ra theo ngành đào tạo, mục tiêu của
từng môn học, tìm hiểu điều kiện học
tập và hoàn cảnh của sinh viên để
hướng sinh viên vào việc lập kế hoạch
cụ thể.
- Lập kế hoạch học tập: Lập kế
hoạch từng tháng (theo thời khóa biểu
của nhà trường), nội dung của kế hoạch
bao gồm những nội dung theo mẫu sau:

 K
KỶ
Ỷ Y
YẾ
ẾU
U H
HỘ
ỘI
I T
TH
HẢ
ẢO
O K
KH
HO
OA
A H
HỌ
ỌC
C -
- 2
20
01
16
6
11
KẾ HOẠCH HỌC TẬP
Tháng:………….. học kỳ ….. năm học 2015 – 2016
Họ và tên SV:............... ………….. Mã số sinh viên:..........
Khoá......Lớp:.............. Ngành đào tạo........... ……………..
1. Nội dung học phần
TT Tên học phần
Số tín
chỉ
Tổng
số tiết
Phân bổ số giờ thực tế
GV giảng dạy
LT BT
Thảo
luận
Thực
hành
Phương
pháp
KT,
thi
Tự học
1 Chuyên ngành
2 Bóng bàn
3 Giáo dục học ..
4 .. …
2. Kế hoạch học tập
1.1. Mục đích việc lập kế hoạch:
2.1.1…..
2.1.2…..
2.2. Mục tiêu của học phần
2.2.1. Mục tiêu về kiến thức:
………..
2.2.2. Mục tiêu về kỹ năng:
……….
2.3. Tài liệu học tập: ……
2.4. Tổ chức thực hiện
2.4.1. Nội dung học trên lớp
....
2.4.2. Nội dung tự học
BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 K
KỶ
Ỷ Y
YẾ
ẾU
U H
HỘ
ỘI
I T
TH
HẢ
ẢO
O K
KH
HO
OA
A H
HỌ
ỌC
C -
- 2
20
01
16
6
12
3.Thời khoá biểu chi tiết
Thứ,
tiết
HP
2 3 4 5 6 7 cn
1.
2
3.
4
5.
6
7.
8
9.
1
0
1.
2
3.
4
5.
6
7.
8
9.
1
0
1.
2
3.
4
5.
6
7.
8
9.
1
0
1.
2
3.
4
5.
6
7.
8
9.
1
0
1.
2
3.
4
5.
6
7.
8
9.
1
0
1
.
2
3
.
4
5
.
6
7
.
8
1
.
2
3
.
4
5
.
6
7
.
8
Chuyên
ngành
* o * o o
Bóng
bàn
* * o
Giáo dục
học
x * *
……….. x * x *
* *
Nội dung đã thực hiện đúng theo kế hoạch
Chuyên
ngành
K
Bóng
bàn
C
Giáo dục
học
T
(*) Học trên lớp; (x) tự học; (o) ngoại khoá
Thực hiện theo lịch đúng kế hoạch: (T), Có thực hiện nhưng không đúng thời gian hoặc nội dung tự học, tự ngoại khoá: (C)
Không thực hiện theo đúng lịch của kế hoạch: (K)
1. Tổng số giờ tự học:…………………..
2. Tổng số giờ ngoại khoá:……………….
Cố vấn học tập Sinh viên biên soạn

 K
KỶ
Ỷ Y
YẾ
ẾU
U H
HỘ
ỘI
I T
TH
HẢ
ẢO
O K
KH
HO
OA
A H
HỌ
ỌC
C -
- 2
20
01
16
6
13
3. Kết luận
Việc triển khai kế hoạch đào tạo và
đánh giá hiệu quả quả của công tác đào
tạo là một vấn đề được coi là xưong sống
của nhà trường, đây là một vấn đề cần
phải huy động được tất cả nguồn lực
hiện có của nhà trường để từng bước ổn
định và áp dụng phương thức đào tạo
theo tín chỉ một cách triệt để tại Trường
Đại học học TDTT Đà Nẵng.
Trong đó, hoạt động của CVHT là
hoạt động đặc thù trong phương thức đào
tạo theo học chế tín chỉ, CVHT được coi
là chìa khóa thành công trong việc triển
khai các hoạt động đào tạo theo tín chỉ
của nhà trường. Do vậy, việc tư vấn,
hướng dẫn cho sinh viên xây dựng kế
hoạch học tập phù hợp với bản thân sinh
viên và phù hợp với mục tiêu của
chương trình đào tạo là một trong những
khâu then chốt thực hiện kế hoạch đào
tạo và đảm bảo chất lượng đào tạo.
Để làm được điều đố, CVHT phải
là người hiểu rõ chương trình đào tạo, có
kinh nghiệm giảng dạy trong học chế tín
chỉ, nắm vững các quy chế, quy định của
nhà trường về các vấn đề trong học tập.
CVHT cần hoạt động tích cực, năng
động, gần gũi với sinh viên để nắm bắt
được nhu cầu, điều kiện, năng lực thực tế
của từng sinh viên. Từ đó mới có thể tư
vấn cho sinh viên có những quyết định
học tập hợp lý, lập kế hoạch học tập phù
hợp.
Tài liệu tham khảo
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15
tháng 8 năm 2007 về “Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo
hệthống tín chỉ”, Hà Nội.
2. Trường Đại học TDTT Đà Nẵng (2013), Quyết địnhsố 846/QĐ-TDTTĐN ngày
27/ 8/2013 về Quy định về Đào tạo đại học chính quy theo hệ thống tín chỉ..
3. Trường Đại học TDTT Đà Nẵng (2015), Quyết định số 1634/QĐ-TDTTĐN
ngày 17/12/2015 về Quy định về Công tác cố vấn học tập.
4. Trường Đại học TDTT Đà Nẵng, Chương trình đào tạo các ngành: GDTC,
HLTT, QLTDTT - Phòng Đào tạo

 K
KỶ
Ỷ Y
YẾ
ẾU
U H
HỘ
ỘI
I T
TH
HẢ
ẢO
O K
KH
HO
OA
A H
HỌ
ỌC
C -
- 2
20
01
16
6
14
CHUẨN ĐẦU RA CỦA MÔN HỌC VÀ VIỆC XÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG CHI
TIẾT MÔN HỌC TRONG ĐÀO TẠO TÍN CHỈ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC
TDTT ĐÀ NẴNG
ThS. Hoàng Ngọc Viết - Phòng Đào tạo
1. Đặt vấn đề
Việc xác định chuẩn đầu ra cho một chương trình đào tạo hay chuẩn đầu ra
cho một môn học không chỉ là quy định bắt buộc của Bộ Giáo dục và Đào tạo mà nó
còn là một trong những vấn đề tất yếu của quá trình phát triển chương trình đào tạo
để phù hợp với xu hướng hội nhập của nền giáo dục tiên tiến.
Nếu mục tiêu của chuẩn đầu ra chương trình đào tạo là công khai với xã hội về
năng lực đào tạo của nhà trường và những cam kết quả nhà trường với xã hội về chất
lượng đào tạo; công khai cho người học các kiến thức được trang bị cho người học
sau khi tốt nghiệp một chuyên ngành, một trình độ về chuẩn năng lực kiến thức nghề
nghiệp...; và tạo cơ hội gắn kết giữa nhà trường và nhà sử dụng nhân lực thì chuẩn
đầu ra môn học (course outcomes) được hiểu là năng lực dự kiến của người học làm
được sau khi hoàn tất môn học. Hiện nay chúng ta đang còn một số tranh luận (hay
nhầm lẫn) giữa mục tiêu của môn học và chuẩn đầu ra của môn học, do vậy việc xác
định được chuẩn đầu ra môn học sẽ tạo cho giảng viên dễ dàng diễn đạt trong việc
xác định mục tiêu môn học và thiết kế nội dung đề cương môn học theo chuẩn đầu ra
nhằm đáp ứng được yêu cầu trong đào tạo tín chỉ.
2. Nội dung về chuẩn đầu ra
2.1. Khái niệm về chuẩn đầu ra
Hiện nay, có nhiều khái niệm về
chuẩn đầu ra, khái niệm intended
learning outcomes/student outcomes,
theo tiếng Anh, là năng lực dự
kiến/mong đợi người học làm được sau
khi hoàn tất một môn học, khóa học, một
chương trình đào tạo. Thuật ngữ chuẩn
đầu ra được các nhà nghiên cứu giáo dục
quốc tế nêu ra đó là: Chuẩn đầu ra là sự
khẳng định của những điều kỳ vọng,
mong muốn của một người tốt nghiệp có
khả năng làm được nhờ kết quả của quá
trình đào tạo. [5], [7].
Theo tài liệu của Univ. New South
Wales, Australia: Thì chuẩn đầu ra là lời
khẳng định của những điều mà chúng ta
muốn sinh viên của chúng ta có khả năng
làm, biết hoặc hiểu nhờ hoàn thành một
khoá đào tạo [ 5], [6].
Ở Việt Nam, thuật ngữ chuẩn đầu
ra được nhắc đến là của Phó Thủ tướng –
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nguyễn Thiện Nhân đã chỉ đạo Bộ
GD&ĐT và các trường tại Hội nghị toàn
quốc về chất lượng giáo dục đại học năm
2008 (tổ chức tại trường Đại học Sư
phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh) “cần
rà soát, sớm công bố tiêu chuẩn thành
lập trường đại học, trong đó phải có các
chuẩn đầu ra của quá trình đào tạo
(những kiến thức, kỹ năng, thái độ, hành
vi cần đạt được của sinh viên)” [4].

 K
KỶ
Ỷ Y
YẾ
ẾU
U H
HỘ
ỘI
I T
TH
HẢ
ẢO
O K
KH
HO
OA
A H
HỌ
ỌC
C -
- 2
20
01
16
6
15
Luật Giáo dục quy định cách hiểu
về chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương
trình đào tạo: “Chuẩn kiến thức, kỹ năng
của chương trình đào tạo là yêu cầu tối
thiểu về kiến thức, kỹ năng mà người học
phải đạt được sau khi kết thúc một
chương trình đào tạo” [3].
Việc xây dựng chuẩn đầu ra theo
chương trình đào tạo đã được Bộ Giáo
dục và Đào tạo chỉ đạo theo các văn bản
như công văn 2196/BGDĐT-GDĐH,
ngày 22/4/2010, Luật giáo dục, Thông tư
số 07/2015/TT-BGDĐT ngày 16 tháng 4
năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo. Tổng hợp các quan điểm và ý
kiến trên có thể khái quát về chuẩn đầu
ra như sau:
- Chuẩn đầu ra thể hiện những gì
sinh viên nên biết, hiểu và có năng lực
thực hiện trên cơ sở trình độ yêu cầu của
văn bằng được cơ sở đào tạo cấp.[1 ]
- Chuẩn đầu ra là khẳng định
những điều mà chúng ta (cơ sở đào tạo)
muốn sinh viên có khả năng làm, biết
hoặc hiểu sau khi hoàn thành một khóa
đào tạo[ 1], [4].
- Chuẩn đầu ra là quy định nội
dung về kiến thức chuyên môn; kỹ năng
thực hành, khả năng nhận thức công
nghệ và giải quyết vấn đề; công việc mà
người học có thể đảm nhận sau khi tốt
nghiệp và các yêu cầu khác đối với từng
trình độ đào tạo [ 1], [6].
Trường Đại học TDTT Đà Nẵng đã
thực hiện theo các văn bản chỉ đạo của
Bộ Giáo dục và Đào tạo, ban hành chuẩn
đầu ra theo các chương trình đào tạo, bổ
sung, cập nhật và điều chỉnh khối lượng
kiến thức và yêu cầu cần đạt được sau
khi tốt nghiệp.
2.2. Chuẩn đầu ra và mục tiêu
của chương trình đào tạo
Trong xây chương trình đào tạo nói
chung và đào tạo theo tín chỉ nói riêng,
thì việc xác định mục tiêu của chương
trình và chuẩn đầu ra của chương trình là
một trong những nội dung tổng thể và
quan trọng của chương trình. Đó là
những cam kết của nhà trường với xã hội
về chất lượng đào tạo và cung cấp những
tiêu chí cụ thể thiết kế chương trình
giảng dạy, thiết kế dạy - học và đánh giá
kết quả.
Cần phân biệt rõ mục tiêu của
chương trình đào tạo và chuẩn đầu ra,
mục tiêu của chương trình đào tạo là mô
tả năng lực của người học sau tốt nghiệp
một vài năm, còn chuẩn đầu ra của
chương trình đào tạo là những mô tả yêu
cầu người học biết, nghĩ và làm được
vào lúc tốt nghiệp. Chuẩn đầu ra của
chương trình đào tạo là cơ sở để xác định
chuẩn đầu ra cho học phần/môn học.
Chuẩn đầu ra được hiểu ở nhiều cấp độ
khác nhau:
- Chuẩn đầu ra cho khối ngành
- Chuẩn đầu ra cho ngành
- Chuẩn đầu ra cho chuyên ngành
- Chuẩn đầu ra cho học phần/môn
học
Hiện nay, Trường Đại học TDTT
Đà Nẵng đã ban hành chuẩn đầu ra cho
các ngành đào tạo: Giáo dục thể chất,
Quản lý TDTT, Huấn luyện thể thao....

 K
KỶ
Ỷ Y
YẾ
ẾU
U H
HỘ
ỘI
I T
TH
HẢ
ẢO
O K
KH
HO
OA
A H
HỌ
ỌC
C -
- 2
20
01
16
6
16
Chuẩn đầu ra của các ngành được biên
soạn đầy đủ về các mặt kiến thức, kỹ
năng, thái độ và vị trí việc làm sau khi
hoàn thành khóa học. Việc xây dựng
chuẩn đầu ra của các ngành đào tạo là
tiền đề để xác lập những căn cứ và tạo ra
những minh chứng cụ thể nhằm chuẩn bị
các bước trong việc đánh giá kiểm định
chất lượng đào tạo của nhà trường theo
yêu cầu phân tầng đại học của Chính
phủ.
Tuy nhiên, hiện nay với kinh
nghiệm và những khó khăn trong viẹc
tiếp cận đào tạo theo tín chỉ hiện tại của
nhà trường thì việc xây dựng chuẩn đầu
ra cho các chuyên ngành được đào tạo,
các học phần được tích hợp trong các
chuyên ngành/ngành chưa được thực
hiện. Vấn đề này cần phải có thời gian
và cách tiếp cận, song với lộ trình và xu
hướng đổi mới, phát triển của giáo dục
đại học thì việc xây dựng chuẩn đầu ra
theo phân cấp nêu trên cũng cần phải
sớm thực hiện.
2.3. Chuẩn đầu ra môn học/học
phần
Chuẩn đầu ra môn học hay học
phần (course intended learning out
comes/course outcomes) được hiểu là
năng lực dự kiến người học làm được
sau khi hoàn tất một môn học/học phần.
Như vậy nếu chưa tham gia học tập môn
học/học phần thì người học không thể
thực hiện được sự hiểu biết về kiến thức,
năng lực, hay kỹ năng yêu cầu của người
học đối với môn học/học phần đó.
Tầm quan trọng của chuẩn đầu ra
được thể hiện qua việc thiết kế chương
trình đào tạo dựa trên pháp pháp giảng
dạy mới: Tiếp cận lấy sinh viên làm
trung tâm, đánh dấu sự chuyển dịch
trọng tâm từ nội dung chương trình
(những gì mà giảng viên dạy) sạng trọng
tâm chuẩn đầu ra (năng lực dự kiến của
sinh viên đạt được khi hoàn tất một
chương trình hay môn học/học phần).
Trong môi trường đào tạo năng
khiếu đặc thù TDTT thì việc xây dựng
chuẩn đầu ra cho chuyên ngành hay học
phần/môn học thì cần phải được cụ thể
hóa và lượng hóa được khối kiến thức,
kỹ năng thực hành/thực tập về phương
pháp và các yêu cầu về phẩm chất năng
lực...Chuẩn đầu ra môn học/học phần có
thể khái quát theo ba đặc điểm nổi bật
như sau:
- Hoạt động cụ thể của người học
phải có thể quan sát được
- Hoạt động cụ thể của người học
có thể được đánh giá và đo lường được
- Hoạt động cụ thể phải được thực
hiện bởi người học
Chuẩn đầu ra giúp cho sinh viên
hiểu một cách rõ ràng những gì họ có thể
đạt được từ môn học, một kỹ thuật môn
thể thao nào đó hay bài giảng cụ thể; họ
mong đợi đạt được những gì để từ đó
giúp họ thành công hơn trong việc học
tập của mình. Và khi tốt ngiệp sinh viên
có được những kiến thức, kỹ năng, thái
độ theo chuẩn đánh giá được sử dụng.
Chuẩn đầu ra giúp cho giảng viên
lựa chọn, thiết kế phương pháp và tiêu

 K
KỶ
Ỷ Y
YẾ
ẾU
U H
HỘ
ỘI
I T
TH
HẢ
ẢO
O K
KH
HO
OA
A H
HỌ
ỌC
C -
- 2
20
01
16
6
17
chí đánh giá phù hợp; tập trung vào
những kiến thức gì, kỹ năng nào và thái
độ ra sao mà sinh viên cũng như xã hội
mong đợi có được và đạt được; Giúp
giảng viên thiết kế tài liệu, lựa chọn
được phương pháp giảng dạy thích hợp
hơn. Có thể minh chứng sơ đồ Nguyên lý
thiết kế giảng dạy nhất quán theo chuẩn
đầu ra của Constructive Aligment, Biggs
1999 như sau [6],:
Tài liệu tham khảo
[1]. Ban
.
3. Đề cương chi tiết môn học/học
phần
Đề cương chi tiết học phần nhằm
giúp người học hình dung được lượng
kiến thức cần đạt được và kế hoạch học
tập của học phần. Khi xây dựng đề
cương cần đảm bảo thể hiện chuẩn đầu
ra của học phần, kiến thức, kỹ năng và
thái độ nghề nghiệp mà sinh viên có
được sau khi kết thúc học phần.
Đề cương chi tiết học phần là văn
bản thực thi dạy - học của giảng viên và
phải được công khai để các bên liên quan
được biết. Trước khi giảng dạy, giảng
viên (kể cả giảng viên thỉnh giảng) có
trách nhiệm xây dựng và trình bộ môn và
khoa quản lý phê duyệt. Giảng viên
giảng dạy học phần có trách nhiệm cung
cho sinh viên trước hoặc ngay trong buổi
lên lớp đầu tiên, đưa lên website cá nhân
và nộp Phòng Đào tạo (bản giấy và bản
điện tử) để theo dõi. Đề cương chi tiết
học phần phải được cập nhật thường
xuyên hàng năm đảm bảo tính mới và
cập nhật nhằm nâng cao chất lượng và
hiệu quả của việc dạy và học. Đề cương
chi tiết học phần giống như 1 bản “hợp
đồng” giữa người dạy và người học.
Việc biên soạn đề cương chi tiết
môn học/học phần trong đào tạo tín chỉ
là bắt buộc và theo mẫu quy định,
Trường đại học TDTT Đà Nẵng đã ban
hành mẫu đề cương và hướng dẫn biên
soạn đề cương theo Quyết định số
1336/QĐ-TDTTĐN, ngày 21 tháng 10
năm 2015 của Hiệu trưởng. Trong phạm
vi bài viết này, bản thân chỉ nêu lên một
vài suy nghĩ khi biên soạn đề cương chi
tiết và các yếu tố liên quan như sau:
3.1. Thiết lập mục tiêu của môn
học/học phần
Việc xác lập mục tiêu chung hay
chi tiết của môn học/học phần là vấn đề
cốt yếu của đề cương, ở đây nên phân
biệt giữa mục tiêu môn học/học phần và
chuẩn đầu ra của môn học/học phần. Có
những nội dung, phần có thể là mục tiêu
của môn học/học phần nhưng không
Hoạt động dạy và học
(thiết kế đáp ứng chuẩn
đầu ra)
Hoạt động nào là phù
hợp để SV đạt chuẩn
đầu ra
Chuẩn đầu ra
môn học/học
phần
SV nên biết gì và
có thể làm được
gì sau khi học
xong MH/HP
Phương pháp đánh giá
(Được thiết kế đánh giá
KQ học tập dựa trên
chuẩn đầu ra)
SV thể hiện ra sao để
chứng tỏ đạt được
chuẩn đầu ra

 K
KỶ
Ỷ Y
YẾ
ẾU
U H
HỘ
ỘI
I T
TH
HẢ
ẢO
O K
KH
HO
OA
A H
HỌ
ỌC
C -
- 2
20
01
16
6
18
được xem là chuẩn đầu ra của môn học,
bởi so với mục tiêu của chương trình
môn học/học phần thì chuẩn đầu ra là
những tuyên bố cụ thể, mô tả những điều
người học cần biết và làm được sau khi
hoàn thành môn học/học phần, hay nói
rõ hơn là chuẩn đầu ra là lời khẳng định
về điều mà một sinh viên cần biết, hiểu
và có khả năng làm được khi kết thúc
môn học/học phần.
Thông thường khi thiết kế mục tiêu
hay chuẩn đầu ra thì cần thiết nhất là
hướng người học vào sự nhận biết phải
làm gì và làm như thế nào để đáp ứng
được. Nếu trong các giáo trình, tài liệu
bài giảng... có nêu kết quả (câu hỏi) của
từng bài hay từng chương thì nên xem
xét lấy kết quả này để thiết kế cho mục
tiêu chung hay mục tiêu cụ thể của từng
phần, chương, nội dung.
Nội dung xác lập mục tiêu chi tiết
là một trong những vấn đề triển khai cụ
thể của mục tiêu chung trong việc biên
soạn, trong đó đa số các ngành đào tạo
đều sử dụng hệ thống phân loại mục tiêu
của quá trình giáo dục theo Benamin
Bloom (1956). Gồm ba lĩnh vực xác định
cụ thể, đó là về nhận thức (cognitive
domain), về tâm vận động (psychomator
domain) và cảm xúc, thái độ (afective
domain). Các lĩnh vực nêu trên không
hoàn toàn tách biệt hoặc loại trừ lẫn nhau
mà chúng gắn kết, hỗ trợ để hình thành
nên phẩm chất và năng lực của cá nhân.
Khi xây dựng việc sử dụng hệ
thống phân loại mục tiêu của quá trình
giáo dục theo Bloom với môn học lý
thuyết, lý thuyết chuyên ngành có thể áp
dụng vào ngay, song với các môn thực
hành thể thao thì đòi hỏi việc sử dụng
cần linh hoạt và phải theo nguyên tắc của
quá trình giáo dục thể chất và huấn luyện
thể thao để nội dung từng mục tiêu
kỹ/chiến thuật... phải thể hiện rõ nhất, dễ
hiểu để sinh viên biết được nội dung và
yêu cầu cần đạt được trong từng giờ học.
Có thể xem xét phân loại mục tiêu
nhận thức chi tiết theo cấp bậc về kiến
thức và kỹ năng được khái quát như sau:
Bảng 1. Mức độ nắm vững kiến thức và hình thành kỹ năng
Mức độ nắm vững kiến thức Mức độ hình thành kỹ năng
Trình độ Sự thực hiện Trình độ Khả năng thực hiện
1. Biết
Có thể nhắc (nêu) lại, mô
tả một khái niệm/thuộc
tính của sự vật/hiện tượng
1.Bắt chước
Thực hiện các thao tác,
động tác mô phỏng theo
GV
2.Hiểu
Có thể so sánh, đối chiếu,
tính toán theo công thức
hướng dẫn
2. Làm được
Tự thực hiện các kỹ năng,
động tác cơ bản
3.Vận dụng
Tính toán được theo công
thức, giỉa thích được hiện
tượng và biết được
nguyên nhân...
3.Làm chính
xác
(hình thành)
Thực hiện các yêu về động
tác kỹ thuật một cách tương
đối chuẩn mực và chính
xác
4.Phân tích
Phân tích đặc điểm một
kỹ thuật động tác của môn
4.Thưc hiện
biến hóa (kỹ
Đảm bảo được về tốc độ,
yêu cầu và độ chính xác,

 K
KỶ
Ỷ Y
YẾ
ẾU
U H
HỘ
ỘI
I T
TH
HẢ
ẢO
O K
KH
HO
OA
A H
HỌ
ỌC
C -
- 2
20
01
16
6
19
thể thao, năng) kết hợp tất cả các kỹ năng..
5. Tổng hợp
Hệ thống các quan điểm,
nguyên lý...
5.Thuần thực
mức tự đông
(kỹ xảo)
Thực hiện các năng lực
không cần sự kiểm soát
thường xuyên của ý thức
6. Đánh giá
Đánh giá mức độ nhận biết, khả năng thực hiện, cảm giác... về quy trình
tiếp thu kiến thức, kỹ chiến thuật...
3.2. Sự cần thiết xây dựng
chuẩn đầu ra
Việc xây dựng chuẩn đầu ra cho
học phần/môn học của các chuyên
ngành được đào tạo trong nhà trường
là vấn đề quan trọng, đây là bước để
các khoa, bộ môn rà soát lại nội dung
chương trình môn học (chuyên ngành
hay phổ tu - môn thực hành) theo
chương trình đào tạo tín chỉ của các
ngành nhằm đảm bảo theo nhu cầu
của nhà trường và của xã hội. Muốn
thực hiện được điều này thì đòi hỏi
phải triển khai một số vấn đề sau:
- Mỗi một môn học chuyên
ngành cần xây dựng một chuẩn đầu ra
để khẳng định nội dung, mục tiêu đào
tạo của chuyên ngành có sinh viên
đang học có đáp ứng được nhu cầu
sau khi hoàn thành chương trình của
môn chuyên ngành.
- Xây dựng ma trận tích hợp
chuẩn đầu ra cho các ngành để khi bổ
sung, sửa đổi chương trình đào tạo
(theo Thông tư 07/2015-BGDĐT) thì
việc xác định chuẩn đầu ra về kiến
thức, kỹ năng, thái độ...được thực
hiện dễ dàng hơn và sinh viên nhìn
vào dễ hiểu hơn.
- Việc tích hợp và xây dựng đầu
ra cho các chuyên ngành đào tạo sẽ
giúp cho việc xác định các tỷ trọng
giữa kiến thức cơ sở ngành, kiến thức
ngành, nghiệp vụ sư phạm trong khối
kiến thức giáo dục chuyên nghiệp khi
biên soạn hay chỉnh sửa chương trình
đào tạo các ngành
- Xây dựng chuẩn đầu ra cho
chuyên ngành, môn học/học phần còn
là cơ sở để các giảng viên dễ dàng xác
định và có nhiều lựa chọn trong việc
đưa ra mục tiêu cần đạt được cũng
như xác định phương pháp giảng dạy
- học tập với mức độ đạt được và
phương pháp kiểm tra đánh giá tương
ứng khi biên soạn đề cương chi tiết.
- Việc biên soạn đề cương và xây
dựng chuẩn đầu ra là vấn đề mới
trong đào tạo tín chỉ, đòi hỏi mỗi
giảng viên phải tham khảo nhiều về
vấn về xây dựng chương trình, đề
cương của môn học/học phần và các
phương pháp diễn tả cụ thể giữa học
phần này và học phần khác trong các
ngành đào tạo.

 K
KỶ
Ỷ Y
YẾ
ẾU
U H
HỘ
ỘI
I T
TH
HẢ
ẢO
O K
KH
HO
OA
A H
HỌ
ỌC
C -
- 2
20
01
16
6
20
- Việc đánh giá về các mặt kiến
thức, kỹ năng và thái độ của người
học khi kết thức môn học/học phần
thậm chí là chuyên ngành có phần
chưa đồng nhất giữa các giảng viên,
các môn học hay các ngành đào tạo.
Do đó, muốn đánh giá được cả ba mặt
của chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái
độ cần phải có sự đồng nhất và phải
tập huấn kỹ trong việc xây dựng đề
cương để chuyển tải nội dung từ đề
cương chi tiết sang giáo án giảng dạy
phì hợp hơn trong môi trường đào tạo
tín chỉ.
4. Kết luận
Chất lượng đào tạo nói chung và
trong đào tạo theo tín chỉ nói riêng
phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố vừa
khách quan và chủ quan, việc nâng
cao chất lượng đào tạo theo tín chỉ đòi
hởi phải thực hiện nhiều hoạt độngt
hiết thực và đồng bộ. Trong đó việc
hiểu và xây dựng chuẩn đầu ra cũng
như đề cương chi tiết học phần là rất
quan trọng, góp phần nâng cao chất
lượng giảng dạy và học tập trong môi
trường giáo dục đại học.
Tài liệu tham khảo
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Hướng dẫn xây dựng và công bố
chuẩn đầu ra ngành đào tạo, Công văn Số: 2196 /BGDĐT-GDĐH, ngày
22/4/2010.
2. Trần Khánh Đức (2010), Phát triển chương trình đào tạo, Đại học
Quốc gia Hà Nội.
3. Quốc Cường (2010), Luật Giáo dục và các văn bản hướng dẫn thi hành
mới nhất, NXB Lao động
4. Trích kết luận của Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tại Hội nghị toàn
quốc về chất lượng giáo dục đại học, ngày 05/01/2008 tại TP Hồ Chí Minh.
5. Hoàng Ngọc Vinh (2009), Hướng dẫn xây dựng chuẩn đầu ra, Tài liệu
Ban chỉ đạo đào tạo theo nhu cầu xã hội.
6. Trần Xuân Kiêm,(2014), Cơ sở khoa học của chuẩn đầu ra, kỷ yếu Hội
thảo Chuẩn đầu ra các ngành đào tạo - Đại học Văn Hiến.
7. Đoàn Thị Minh Trinh (2010), Thiết kế và phát triển chương trình đào
tạo đáp ứng chuẩn đầu ra, NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.

 K
KỶ
Ỷ Y
YẾ
ẾU
U H
HỘ
ỘI
I T
TH
HẢ
ẢO
O K
KH
HO
OA
A H
HỌ
ỌC
C -
- 2
20
01
16
6
21
QUY CHẾ ĐÀO TẠO THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ
VÀ NHỮNG KHÓ KHĂN KHI THỰC HIỆN TẠI TRƯỜNG
ThS. Nguyễn Thị Hiền - Phòng KT&BCLGD
Bàn về vấn đề đào tạo theo hệ thống tín chỉ, trong những năm qua qua Bộ
GD&ĐT cùng với các trường, các viện nghiên cứu đã tổ chức nhiều hội thảo khoa
học, từ lý luận đến thực tiễn, ở trong và ngoài nước để tìm ra giải pháp hợp lý nhất,
phù hợp với điều kiện của giáo dục đại học Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. Tuy
nhiên, bài toán cho việc thực hiện hiệu quả hình thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ vẫn
chưa có lời giải thực sự thuyết phục.
Để làm rỏ tính tất yếu phải chuyển đổi, xác định những điểm còn bất cập và có
phương án khắc phục trong quá trình triển khai thực hiện ở từng cơ sở giáo dục đại
học, dưới góc độ của một nhà giáo, chúng tôi xin được trao đổi một số điểm trong
thực hiện quy chế đào tạo theo hệ thống tín chỉ nói chung và tại Trường Đại học
TDTT Đà Nẵng nói riêng.
1. Những cơ sở để chuyển đổi sang
đào tạo theo hệ thống tín chỉ trong giai
đoạn hiện nay.
a. Xu thế toàn cầu và quan điểm đổi
mới giáo dục đại học Việt Nam
Đào tạo theo hệ thống tín chỉ là phương
thức đào tạo theo triết lý lấy người học làm
trung tâm của quá trình đào tạo, đây là điểm
nổi bật để chuyển từ nền đại học mang tính
tinh hoa thành nền đại học mang tính đại
chúng được nhiều nước trên thế giới triển
khai trong đó có Việt Nam.
+ Nhìn ra thế giới: Đầu thế kỷ 20 hệ
thống tín chỉ được áp dụng rộng rãi hầu như
trong mọi trường đại học Hoa Kỳ, tiếp sau
đó, nhiều nước lần lượt áp dụng hệ thống tín
chỉ trong toàn bộ hoặc một bộ phận của
trường đại học mình như các nước Bắc Mỹ,
Nhật Bản, Philippin, Đài Loan, Hàn Quốc,
Thái Lan, Malaisia, Indonesia, Ấn Độ,
Senegal, Mozambic, Nigeria, Uganda,
Camơrun... Tại Trung Quốc việc đào tạo
theo tín chỉ cũng được lần lượt thực hiện từ
cuối thập niên 80. Năm 1999, 29 bộ trưởng
đặc trách giáo dục đại học ở các nước trong
Liên minh châu Âu đã ký Tuyên ngôn
Boglona nhằm hình thành Không gian Giáo
dục đại học Châu Âu thống nhất vào năm
2010, một trong nội dung quan trọng của
Tuyên ngôn là triển khai áp dụng học chế tín
chỉ trong toàn hệ thống GDĐH để tạo thuận
lợi cho việc cơ động hóa, liên thông hoạt
động học tập của sinh viên trong khu vực
châu Âu và trên thế giới.
+ Ở Việt nam: Nhằm tăng tính liên
thông của hệ thống GDĐH nước ta và hội
nhập với GDĐH thế giới, trong ''Qui hoạch
mạng lưới các trường đại học, cao đẳng
giai đoạn 2001-2010'', Thủ tướng Chính
phủ đã nêu rõ: ''Các trường cần thực hiện
quy trình đào tạo linh hoạt, từng bước
chuyển việc tổ chức quy trình đào tạo theo
niên chế sang học chế tín chỉ” (Quyết định
47/2001/QĐ-TTg).

 K
KỶ
Ỷ Y
YẾ
ẾU
U H
HỘ
ỘI
I T
TH
HẢ
ẢO
O K
KH
HO
OA
A H
HỌ
ỌC
C -
- 2
20
01
16
6
22
Đề án đổi mới giáo dục đại học Việt
Nam giai đoạn 2010-2020 được Chính phủ
phê duyệt đã khẳng định: “…xây dựng học
chế tín chỉ thích hợp cho giáo dục đại học ở
nước ta và vạch ra lộ trình hợp lý để toàn bộ
hệ thống giáo dục đại học chuyển sang đào
tạo theo hệ thống tín chỉ…”.
Cùng với những chủ trương của Đảng
về chuyển đổi đào tạo theo hệ thống tín chỉ,
năm 2007, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra
Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ban
hành “Quy chế Đào tạo đại học và cao đẳng
hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ” (Gọi tắt
là Quy chế 43), được sửa đổi theo thông tư
số 57/2012/TT-BGD ĐT. Đây là cơ sở pháp
lý có tính bắt buộc nhằm hướng đến toàn bộ
hệ thống đào tạo giáo dục đại học Việt Nam
chuyển đổi sang đào tạo theo hệ thống tín
chỉ với mục đích tạo sự bình đẳng về cơ hội
tiếp cận với giáo dục đại học hiện đại thế
giới và mở ra con đường mới cho giáo dục
nước nhà.
b. Tính ưu việt của phương thức
đào tạo theo hệ thống thống tín chỉ trên
phương diện lý thuyết.
Khi phân tích đặc trưng của hệ thống
đào tạo học chế tín chỉ có thể nhận thấy: đây
là hình thức đào tạo được xem là tiên tiến
trên thế giới, vì mục đích đào tạo của nó là
hướng vào sinh viên, coi người học là trung
tâm trong quá trình dạy - học. Với hình thức
này, người học chủ động hơn trong việc tiếp
thu kiến thức và quản lý thời gian (chủ động
lựa chọn môn học, giáo viên, giờ học...),
nâng cao khả năng tự học, tự nghiên cứu.
Đào tạo theo học chế tín chỉ sẽ hạn chế được
tình trạng dạy và học theo lối kinh viện,
hoàn toàn phù hợp với chủ trương đổi mới
phương pháp dạy và học, đẩy nhanh quá
trình hội nhập thế giới. Phương thức đào tạo
này đem lại hiệu quả giáo dục cao, tạo tính
mềm dẻo và khả năng thích ứng, hơn nữa
cũng tạo được hiệu quả cao về quản lý và
giảm được giá thành đào tạo, vì vậy xét về
phương diện lý thuyết việc chuyển đổi sang
đào tạo theo hệ thống tín chỉ có những điểm
ưu việt, đáp ứng được toàn cầu hóa giáo dục
khi vận dụng đúng tôn chỉ và đảm bảo được
đầy đủ các điều kiện cần có của phương
thức đào tạo này.
Từ những vấn đề nêu trên, việc
chuyển đổi sang đào tạo theo tín chỉ tại các
trường đại học là điều tất yếu không còn lý
do nào để từ chối, chúng ta phải chấp nhận
thức tế và cần có các phương án giải quyết
tối ưu trong điều kiện có thể để vận hành có
hiệu quả tại đơn vị mình.
2. Thực trạng áp dụng đào tạo theo
hệ thống tín chỉ ở các trường đại học
cũng như tại Trường đại học TDTT Đà
Nẵng.
Đào tạo theo tín chỉ là yêu cầu bắt
buộc của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với
các trường đại học, cao đẳng trên cả
nước, bởi vậy chuyển sang đào tạo theo
tín chỉ là việc làm đương nhiên và càng
không thể đòi nhà trường quay về đào tạo
theo niên chế.
Tuy nhiên để đào tạo theo tín chỉ
thành công thì cần một loạt các điều kiện
kèm theo về: Chương trình đào tạo, giáo
trình, tài liệu tham khảo, cơ sở vật chất, đội
ngũ giảng viên, đội ngũ cố vấn học tập;
phương pháp giảng dạy, kiểm tra, đánh

 K
KỶ
Ỷ Y
YẾ
ẾU
U H
HỘ
ỘI
I T
TH
HẢ
ẢO
O K
KH
HO
OA
A H
HỌ
ỌC
C -
- 2
20
01
16
6
23
giá...và đặc biệt cả từ phía người học. Việc
thực hiện không phải một sớm một chiều,
mà phải có lộ trình từ làm thử - rút ra kinh
nghiệm mới đưa vào áp dụng thực hiện. Mặt
khác phải phù hợp với đặc điểm, tính chất
và điều kiện của từng cơ sở đào tạo.
Ở Việt Nam việc đào tạo theo tín
chỉ đã được áp dụng thử nghiệm cách đây
gần 20 năm trong một số trường đại học lớn
và đến nay hầu như các trường đại học, cao
đẳng đều áp dụng. Tuy nhiên đại đa số các
trường đều chưa thể áp dụng được ”tín chỉ
toàn phần”, ”tín chỉ triệt để”, lý do là thiếu
một số các điều kiện nguồn lực cần thiết,
bởi vậy chúng ta mới hay được nghe cụm từ
”tín chỉ từng phần”, ”tín chỉ nửa vời”, ”bán
tín chỉ” trong các trường đại học.
Trường Đại học TDTT Đà Nẵng từ
năm học 2013-2014 cũng phải chuyển đổi
sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ, trong
điều kiện mới nâng cấp lên đại học, còn
nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, đội ngũ
giảng viên cũng như các nguồn lực khác.
Chưa qua thử nghiệm mà phải áp dụng thực
hiện. Đây là vấn đề khó khăn cho nhà
trường khi tổ chức thực hiện.
Thực tế cho thấy, các trường đại học
lớn có kinh nghiệm đào tạo đại học từ rất
lâu cũng có kinh nghiệm đào tạo tín chỉ lâu
rồi vẫn chưa đào tạo theo đúng nghĩa là tín
chỉ, huống hồ với một trường mới đào tạo
hệ đại học được 5 năm, kinh nghiệm đào tạo
tín chỉ chưa có, còn phải đang trong giai
đoạn xây dựng cơ sở vật chất và các nguồn
lực khác, việc áp dụng chưa qua thử nghiệm
mà tiến hành thực hiện ngay, vì vậy không
thể không có những băn khoăn, xung quanh
việc chuyển đổi hình thức đào tạo từ niên
chế sang tín chỉ.
Đào tạo tín chỉ đòi hỏi phải có những
yêu cầu về vật chất và nguồn nhân lực thỏa
mãn cho nó. Quy định về giờ tín chỉ, giờ
thực dạy trên lớp chỉ chiếm 1/3, còn lại là
giờ nghiên cứu, tự học của sinh viên, bởi
vậy nhà trường phải có hệ thống hỗ trợ sinh
viên tự học rất lớn như thư viện, phòng vi
tính, phòng học và phòng tự học, sân bãi tập
luyện…, những điều kiện về cơ sở vật chất
ấy chúng ta vẫn chưa đáp ứng được toàn
diện và thực tế ở nhiều trường đại học lớn
cũng chưa đáp ứng được.
Khi nói đến quyền của sinh viên
được lựa chon giảng viên theo tin thần của
đào tạo tín chỉ, nhưng thực tế có những môn
học chỉ có một hoặc hai giảng viên đảm
nhiệm làm sao có cơ hội cho sinh viên lựa
chọn.
Một trong những yếu tố tích cực để
quản lý đào tạo theo tín chỉ là phần mềm
quản lý đào tạo, hiện nay phần mền đưa vào
khai thác chưa được triệt để và đồng bộ.
Đăng ký học tập lên trang thông tin điện tử
là một trong những công cụ đầu tiên và thiết
thực để các sinh viên tự do đăng ký với
mong muốn tạo điều kiện tốt nhất cho sinh
viên được hưởng những quyền lợi chính
đáng của mình thì hiện nay chưa triển khai
được. Hoặc nếu được triển khai thực hiện
cũng nảy sinh những khó khăn chưa lường
trước được, ví dụ như đường truyền mạng bị
nghẽn do có quá nhiều sinh viên vào cùng
một lúc (điều này đã xẩy ra ở nhiều trường
đại học); kế hoạch đào tạo bị thay đổi nên
lại thay đổi lịch đăng ký; lớp đăng ký học

 K
KỶ
Ỷ Y
YẾ
ẾU
U H
HỘ
ỘI
I T
TH
HẢ
ẢO
O K
KH
HO
OA
A H
HỌ
ỌC
C -
- 2
20
01
16
6
24
phần không đủ sỹ số sinh viên thì không
thành lập được; đội ngũ giảng viên ở nhiều
môn học còn thiếu không có cơ hội cho
người học chọn giảng viên theo đúng nghĩa
học tín chỉ
Mặt khác, việc thực hiện cơ chế tự
chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính và cơ
sở vật chất trong bối cảnh nền kinh tế hiện
nay sẽ không dễ dàng đáp ứng được tất cả
các điều kiện phục vụ dạy, học theo yêu cầu
đào tạo tín chỉ đặt ra.
Chuyển đổi đào tạo từ niên chế sang
đào tạo theo tín chỉ yêu cầu người học phải
xác định đúng mục tiêu học tập, từ đó
nghiên cứu và lập được kế hoạch học tập
của bản thân theo từng học kỳ, năm học.
Phải thực hiện quá trình tự học, tự nghiên
cứu khi mới bắt đầu bước vào đại học trong
khi cả nền giáo dục phổ thông từ lớp 1 đến
lớp 12 chưa quan tâm nhiều đến việc giáo
dục học sinh tính tự chủ, chủ động, độc lập
nhưng lại đột ngột đặt ra yêu cầu sinh viên
học đại học phải chủ động tụ hoạch định kế
hoạch học tập của mình. Một thực tế cho
thấy phổ điểm văn hóa khi vào trường của
sinh viên TDTT đại đa số chỉ ở mức trung
bình trở xuống, khả năng tự nghiên cứu có
hạn, còn xa lạ với việc tự hoạch định nội
dung học tập và quản lý quá trình tự học của
mình, vai trò của Cố vấn học tập vẫn chưa
thực sự rỏ nét nên nhiều sinh viên không
định hướng được, sử dụng không đúng mục
đích thời gian tự học đã được thiết kế trong
chương trình. Các hình thức tổ chức và cách
đánh giá việc tự học chưa hợp lý nên chưa
kích thích sinh viên tự học vì vậy thời gian
dành cho tự học và tự nghiên cứu của sinh
viên vô hình dung trở thành giờ làm việc
riêng tư không đúng mục đích. Mặt khác
hiện nay một bộ phận sinh viên ý thức học
kém, chưa yên tâm học tập, tình trang bỏ
học ngày càng tăng, đây là những khó khăn
trong công tác dạy và học hiện nay.
Về tổ chức giảng dạy, giảm số lượng
giờ thực dạy nhưng không cắt xén chương
trình, đó là phương châm của những nhà
thiết kế chương trình đào tạo theo học chế
tín chỉ. Vì vậy đối với người dạy, chuyển
đổi hình thức đào tạo sang học chế tín chỉ
đặt ra nhiều yêu cầu khác nhau và lớn hơn,
đặc biệt là yêu cầu thay đổi phương pháp
giảng dạy. Hệ thống giáo án và kế hoạch
giảng dạy của người dạy phải được bố trí rõ
ràng, tách bạch giữa phần cung cấp kiến
thức nền tảng, lý thuyết với phần tự học,
thực hành, thảo luận. Các yêu cầu và thời
gian chuẩn bị cho một giờ lên lớp của họ đặt
ra cao hơn, vì vậy nếu giảng dạy đúng theo
tinh thần của tín chỉ đạt ra thì cần phải quan
tâm đến vấn đề đãi ngộ giá trị giờ giảng dạy
của giảng viên mới kích thích sự nhiệt tình
và trách nhiệm của họ.
Đối với các trường năng khiếu việc
định mức số tiết 1 tín chỉ cho các môn học
thực hành như môn lý thuyết là điều khó cho
cả người dạy lẫn người học. Nhất là các học
phần chỉ có 2 tín chỉ nhưng phân bổ thời
gian giảng dạy kéo dài (1 tuần chỉ có 1 giáo
án lên lớp), cùng với đó là việc tự học tổ
chức không đảm bảo vì vậy thời gian dán
đoạn lớn, tính lặp lại liên tục bị ngắt quảng
nên ảnh hưởng đến chất lượng học tập của
sinh viên.

 K
KỶ
Ỷ Y
YẾ
ẾU
U H
HỘ
ỘI
I T
TH
HẢ
ẢO
O K
KH
HO
OA
A H
HỌ
ỌC
C -
- 2
20
01
16
6
25
Từ vấn đề thực trạng trên có thể
nhận thấy, để triển khai đào tạo theo tín chỉ
không đơn giản đối với các trường đại học,
đặc biệt là các trường thuộc khối ngành
năng khiếu như chúng ta, tuy nhiên chúng ta
phải chấp nhận theo yêu cầu thực tiễn xã
hội. Vấn đề chúng ta phải làm là cần có lộ
trình và từng bước chuyển đổi, xác định các
nhân tố tiên quyết và cơ bản để ưu tiên đầu
tư và triển khai theo trình tự, phải thẳng thắn
nhìn nhận những bất cập và tiếp thu để điều
chỉnh, phải quan tâm đầu tư, không ngừng
nổ lực thì mới nâng cao được hiệu quả tổ
chức thực hiện.
3. Một số trao đổi về Quy định đào
tạo đại học hệ chính quy theo hệ thống
tín chỉ tại Trường Đại học TDTT Đà
Nẵng.
Quy chế 43 cơ bản đã tiếp cận được
mục tiêu theo yêu cầu của đào tạo tín chỉ đặt
ra, nhưng do điều kiện xã hội và đặc điểm
của giáo dục Việt Nam nên đại đa số các
trường chưa áp dụng được toàn phần. Ở mỗi
cơ sở đào tạo đều xây dựng cho mình văn
bản hướng dẫn thực hiện quy chế trên cơ sở
tuân thủ nghiêm các nội dung thuộc phần
bắt buộc, đối với các nội dung giao quyền
hiệu trưởng quyết định đều được các trường
nghiên cứu kỹ và đưa ra các quy định có
tính mở phù hợp với năng lực và thực tiễn
của đơn vị mình.
Trường Đại học TDTT Đà Nẵng với
Quyết định số 846/QĐ-TDTT ĐN ban hành
ngày 27/8/2013 về “ Quy định về đào tạo
đại học chính quy theo hệ thống tín chỉ”
cũng đã bám sát tinh thần trên, tuy nhiên do
đặc thù ngành năng khiếu và các yếu tố chi
phối khác, mặt khác thông tư 57/2012/TT-
BGD ĐT đã được điều chỉnh nên văn bản
quy định tại trường có những điểm cần điều
chỉnh dể phù hợp với quy định và thực tiễn.
Trên cơ sở tham khảo các trường đại học và
tìm hiểu thực tế triển khia tại Trường, chúng
tôi xin trao đổi một số điều khoản trong quy
định như sau:
- Tại Điều 2: Đề nghị điều chỉnh
theo nội dung được điều chỉnh tại Điều 2
khoản 4 của Thông tư số 57/2012/TT-BGD
ĐT để đặt ra yêu cầu chi tiết quy định về
xây dựng đề cương chi tiết môn học.
- Điều 3: Đề nghị bổ sung khoản 4
được sử đổi tại TT/572012/TT-BGD ĐT
vào văn bản quy định của Trường “ Hiệu
trưởng quy định việc tính số giờ giảng dạy
của giảng viên cho các học phần trên cơ sở
số giờ giảng dạy trên lớp, số giờ thực hành,,
thực tập, số giờ chuẩn bị khối lượng tự học
cho sinh viên….”
Về điều khoản bổ sung này xin trao
đổi: Việc giảm giờ dạy trên lớp được tiến
hành theo một tỷ lệ chung cho mọi môn học
còn bất cập, vì chưa dựa trên mục tiêu của
các môn học. Các môn học thực hành có rất
ít học phần lý thuyết thuần tuý đa số là học
thực hành, qua thực hành để chuyển tải lý
thuyết, nhưng phải giảm số giờ lên lớp cùng
tỷ lệ với những học phần lý thuyết trong
điều kiện sân bãi hiện nay sẽ khó hình thành
được kỹ năng động tác. Đây là một thực
trạng tại Trường có nhiều ý kiến, vì vậy khi
bổ sung khoản 4 tại thông tư 57, Hiệu
trưởng xem xét lại thực tế và có quyền quy
định cụ thể số tiết 1 tín chỉ học phần thực
hành cũng như cách tính giờ cho giảng viên.

 K
KỶ
Ỷ Y
YẾ
ẾU
U H
HỘ
ỘI
I T
TH
HẢ
ẢO
O K
KH
HO
OA
A H
HỌ
ỌC
C -
- 2
20
01
16
6
26
- Điều 4.: Thời gian hoạt động lên
lớp. Theo Quy chế quy định” từ 8 giờ đến
20 giờ hàng ngày”, trong quy định của
Trường từ 6 giờ 30 đến 20 giờ 45 phút, đề
nghị cần xem xét điều chỉnh phù hợp theo
quy chế quy định.
- Điều 5. Đánh giá kết quả học tập.
Hiện nay các nước có nền giáo dục
tiên tiến trên thế giới đều áp dụng cách tính
điểm theo hệ chữ gồm 5 mức cơ bản A, B,
C, D, F. Ở môt số quốc gia có cách chia nhỏ
mỗi mức thành các mức điểm khác nhau
như A+, A, A-… cách quy đổi này hạn chế
tối đa (khoảng cách giữa 2 mức điểm) và
giúp cho sinh viên được xếp loại đúng hơn.
Đây cũng là những kiến nghị của các nhà
chuyên gia về lĩnh vực này đã được đưa ra
trước hội thảo quốc tế và được đông đảo các
trường đại học Việt Nam ủng hộ. Vì vậy đề
nghị trường sữ dụng cách tính điểm chữ
theo biểu sau:
Bảng chuyển đổi các thang điểm đề xuất.
Thang điểm 10 Thang điểm chữ Thang điểm 4
9.0 - 10 A+
4.0
8.5 - 8.9 A 37
8.0 - 8.4 B+
3.3
7.5 - 7.9 B 3.0
7.0 - 7.4 B-
2.7
6.4 - 6.9 C+
2.3
5.8 - 6.3 C 2.0
5.2 - 5.7 C-
1.7
4.6 - 5.1 D+
1.3
4.0 - 4.5 D 1.0
3,0 – 3,9 D-
0,7
0 - 2.9 F 0.0
Điều 19: Đề nghị điều chỉnh lại và
cần cụ thể một số nội dung sau:
+ Thống nhất chung đối với các
môn học thực hành khi quy định điểm
chuyên cần đối với các trường hợp vắng
có phép, vắng không phép và kiến tập.
+ Điều chỉnh khoản 8 điều 19 vì
theo quy định hiện hành giá trị điểm
kiểm tra giữa kỳ sẽ lớn hơn điểm thi kết
thúc học phần trong khi chỉ chiếm
khoảng 20% trọng số. Thực tế hiện nay
các khoa, bộ môn không áp dụng theo
quy định này.
Điều 20 mục 2 khoản 1 cần khẳng
định là có tổ chức kỳ thi phụ cho kết
thúc học phần để thống nhất trong toàn
các khoa, bộ môn và thống nhất cho cả
điều 21 tại khoản 5 và 6 của văn bản quy
định.
4. Kiến nghị
- Quy chế 43 về đào tạo theo hệ
thống tín chỉ ban hành năm 2007 và đã

 K
KỶ
Ỷ Y
YẾ
ẾU
U H
HỘ
ỘI
I T
TH
HẢ
ẢO
O K
KH
HO
OA
A H
HỌ
ỌC
C -
- 2
20
01
16
6
27
được điều chỉnh có hiệu lực từ ngày
10/02/2013, trên cơ sở những điều khoản
đã được điều chỉnh theo thông tư, đặc
biệt những điều khoản giao quyền quyết
định của Hiệu trưởng đề nghị rà soát sửa
đổi, bổ sung lại quy định phù hợp với
điều kiện của Trường trong phạm vi cho
phép.
- Những điểm bất cập trong Quy
định đào tạo tín chỉ do Trường ban hành
được chúng tôi phân tích trao đổi mong
được xem xét nghiên cứu để có hướng
khắc phục, điều chỉnh hợp lý khi tổ chức
thực hiện.
Tài liệu tham khảo
1. Quy chế đào tạo đại học cao đẳng chính quy theo hệ thống tín chỉ ban hành
kèm theo quyết định 43/2007/QĐ-BGD ĐT ngày 15/8/2007.
2. Thông tư số 57/2012/TT-BGD ĐT ngày 27/12/2012 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT
sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đào tạo đại học, cao đẳng.
3. Lê Văn Hảo (2009) Qui chế 43 về đào tạo theo tín chỉ: đôi điều cần được
nghiên cứu thêm.
4. Lâm Quang Thiệp (2010), Về phương pháp dạy, học và đánh giá kết quả học
tập trong hệ thống TC, Kì yếu hội thảo khoa học toàn quốc “Đổi mới phương pháp
giảng dạy đại học theo TC”.

 K
KỶ
Ỷ Y
YẾ
ẾU
U H
HỘ
ỘI
I T
TH
HẢ
ẢO
O K
KH
HO
OA
A H
HỌ
ỌC
C -
- 2
20
01
16
6
28
THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP “QUẢN LÝ SỰ ĐỔI MỚI” TRONG
ĐÀO TẠO TÍN CHỈ CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG
NGƯT. TS Lê Tấn Đạt
Khoa Tại chức – Sau đại học
I/ Đặt vấn đề
Hiện nay chúng ta đối mặt với những thay đổi liên quan đến lĩnh vực hoạt động
đào tạo mới...đó là sự đổi mới đào tạo đại học những năm qua..vậy vấn đề quan tâm
là sẽ “quản lý sự đổi mới” như thế nào cho hiệu quả, còn việc đổi mới thì bộ GD&ĐT
đã định sẵn..bằng thông tư,chỉ thị..Vì vậy chúng ta cần quan tâm hơn về “quản lý sự
đổi mới” của chúng ta về vấn đề nầy. vì “đổi mới trong quản lý” là thể hiện trí tuệ còn
“quản lý sự đổi mới” là xuất phát từ trái tim và cuối cùng nó đều hướng về một mục
tiêu phát triển cơ sở đào tạo có chất lượng hơn, uy tín hơn.
II/ Thực tiễn các bước quản lý
đổi mới:
Quản lý sự thay đổi diễn ra trong
khách thể,đối tượng và bối cảnh của từng
cơ sở đào tạo,chúng ta có thể nhận diện 3
giai đoạn quản lý sự thay đổi.
1/ Giai đoạn rã đông/ băng
2/ Giai đoạn thay đổi/tái tạo
3/ Giai đoạn tái đông hay định hình
cái mới
Chúng ta biết rằng quản lý sự thay
đổi là xây dựng kế hoạch cho sự đổi mới
trong điều kiện kế thừa diễn ra đạt mục
tiêu và ít bị xáo trộn.
Triết lý của quản lý sự thay đổi là
kế thừa và phát triển,thông thường có 3
giai đoạn
1/ Giai đoạn “ rã băng” phá vỡ cái
“cũ”,cái cản trở...với ta là đang đào tạo
niên chế.
2/ Giai đoạn “Tái tạo” Nhận diện
và tiến hành thay đổi...với ta là xây dựng
lại chương trình đào tạo..
3/ Giai đoạn “Tái đông” Định hình
cái mới và duy trì sự phát triển.với ta
đang đào tạo tín chỉ.
Như vậy muốn” quản lý sự đổi
mới” chúng ta cần 4 bước tiến hành mà
ta đã triển khai..
1/ Xây dựng kế hoạch cho sự thay
đổi.
2/ Tiến hành sự thay đổi theo quy
trình xác định.
3/ Giải quyết các xung đột xảy ra
khi “thay đổi”
4/ Đánh giái kết quả sự thay đổi và
duy trì phát triển.
Kế hoạch hóa “sự thay đổi” được
công bố:
- Xác định các căn cứ để lập kế
hoạch: căn cứ pháp lý,căn cứ thực tiễn.
- Thu thập các dữ liệu cho kế
hoạch.
- Viết kế hoạch và tìm câu trả lời
cho các câu hỏi: Làm gi? Khi nào làm và
tiến độ? Ai làm,ai hợp? làm như thế

 K
KỶ
Ỷ Y
YẾ
ẾU
U H
HỘ
ỘI
I T
TH
HẢ
ẢO
O K
KH
HO
OA
A H
HỌ
ỌC
C -
- 2
20
01
16
6
29
nào,(biện pháp)? Điều kiện nguồn lực
nào?
- Duyệt kế hoạch và công bố kế
hoạch.
Những gì ta đã làm trong quá trình
“đổi mới đào tạo” và trong “quản lý đổi
mới “không thẻ tránh khỏi và đối mặt
với xung đột trong quá trình triển khai:
Sự bảo thủ..sức ỳ!?; Sự nghi
ngờ,sự phản đối(khước từ,phản đối,thich
nghi,tự giác tham gia); Kiến thức về “cái
mới”,”cái thay đổi” chưa đủ..; Các
nguồn lực,điều kiện thiếu thốn.Từ đó và
theo kinh nghiệm trong quá trình tiến
hành sẽ xuất hiện 4 đối tượng
1/ Sẵn sàng chấp nhận và tự giác
thực hiện.
2/ Nghi ngờ,lưng chừng nhưng
cũng tự chấp nhận
3/ Nghi ngờ nhưng chấp nhận nếu
được thuyết phục.
4/ Không chấp nhận sự thay đổi và
chống đối.
Cho nên quá trình thực hiện” quản
lý sự đổi mới” Nhà quản lý luôn linh
hoạt trong cách ứng xử và xây dựng đơn
vị mình thành tổ chức” biết học hỏi” và
nhà quản lý phải biết cách “đối mặt” với
những vấn đề khó khăn gặp phải để tìm
nguyên nhân(do nhận thức,do va chạm
lợi ích,do nhiễu thông tin…) Vậy nhà
quản lý phải khắc phục thế nào? ứng với
từng loại nguyên nhân.? Để có phương
thức giải quyết bằng cách nêu
gương,bằng cách thuyết phục hoặc sử
dụng các biện pháp quản lý…
Cho nên nhà quản lý phải: Điềm
tĩnh trong khi làm việc với người
khác.;Tự nguyện chấp nhận rủi ro và thử
nghiệm những ý tưởng mới; Hãy cho
nhân viên cơ hội bày tỏ cảm xúc;Sẵn
sàng đón nhận cả ý kiến phản hồi tích
cực lẫn tiêu cực
Vậy cần quan tâm một số quan
điểm khi quản lý sự thay đổi.
IV/ Thực tiễn quá trình đào tạo
tín chỉ của trường:
Trường Đại học TDTT ĐN là
trường năng khiếu đặc thù….mới tiếp
cận đào tạo đại học cùng với sự chỉ đạo
tich cực của ngành giáo dục về đào tạo
tín chỉ,so với nhiều trường khối đà ngành
hầu như đã di vào nề nếp song các ngành
năng khiếu vẫn còn lay hoay lúng túng vì
khi thực hiện việc đổi mới là trách nhiệm
chung nhưng thực hiện việc quản lý sự
đổi mới là một vấn đề phức tạp vì:
- Yếu tố con người trong một tổ
chức lúc nào cũng mong muốn phát triển
hơn trong môi trường làm việc dù cho có
sự “thay đổi quản lý” thì cũng cần thỏa
mãn về phát triển chuyên môn,hoàn
thành nhiệm vụ và yên tâm công tác.
- Chương trình học thì thay đổi về
tỷ lệ thời gian (dạy học và tự học)gây
ảnh hưởng đến chất lượng thực hành
(đặc biệt là không bảo đảm nguyên tắc
cho các môn thực hành để SV hoàn thiện
kỹ thuật,,)
- Đội ngũ giảng viên không đủ để
SV lựa chọn thầy..lịch học không thể bố
trí theo quy định.

 K
KỶ
Ỷ Y
YẾ
ẾU
U H
HỘ
ỘI
I T
TH
HẢ
ẢO
O K
KH
HO
OA
A H
HỌ
ỌC
C -
- 2
20
01
16
6
30
- Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo
còn thiếu thốn.
- Phòng thí nghiệm và thiết bị thí
nghiệm còn thô sơ và nghèo nàn.
Trước những khó khăn và những
thách thức cho bước đi ban đầu,chúng ta
tìm một số giải pháp cho phù hợp với
điều kiện của trường.
V/ Các giải pháp cho giai đoạn
đầu trong đào tạo tín chỉ:
1 /Xác định cho Giảng viên những
khó khăn trong những bước đi ban đầu
trong việc đổi mới đào tạo.
2/ Nâng cao trình độ chuyên môn
cho đội ngũ giảng viên..đa dạng hóa
chuyên môn (ngành đào tạo) để thu hút
người học.. hình thành nhóm giảng viên
chuyên môn để cạnh tranh năng lực
giảng dạy,giới thiệu cho SV những GV
được tín nhiệm
3/ Thường xuyên tổ chức đánh giá
năng lực giảng dạy cho giảng viên..tổ
chức hội thảo khoa học cho giảng
viên,tạo cho giảng vên nâng cao ý thức
việc hội nhập sự đổi mới.
4/ Tiếp tục bổ sung cơ sở vật chất
phục vụ cho đào tạo,tạo niềm tin cho
người học 5/ Lãnh đạo cần sự quan tâm
bám sát hệ thống đào tạo để kịp thời điều
chỉnh những yếu tố chưa phù hợp,tạo
lòng tin lãnh đạo cho đội ngũ cán bộ
giảng viên yên tâm thực hiện việc quản
lý sự đổi mới của nhà trường.
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN CHẤN THƯƠNG TRONG TẬP LUYỆN VÀ THI ĐẤU QUẦN VỢT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THANH KHÊ TP ĐÀ NẴNG.pdf
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN CHẤN THƯƠNG TRONG TẬP LUYỆN VÀ THI ĐẤU QUẦN VỢT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THANH KHÊ TP ĐÀ NẴNG.pdf
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN CHẤN THƯƠNG TRONG TẬP LUYỆN VÀ THI ĐẤU QUẦN VỢT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THANH KHÊ TP ĐÀ NẴNG.pdf
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN CHẤN THƯƠNG TRONG TẬP LUYỆN VÀ THI ĐẤU QUẦN VỢT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THANH KHÊ TP ĐÀ NẴNG.pdf
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN CHẤN THƯƠNG TRONG TẬP LUYỆN VÀ THI ĐẤU QUẦN VỢT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THANH KHÊ TP ĐÀ NẴNG.pdf
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN CHẤN THƯƠNG TRONG TẬP LUYỆN VÀ THI ĐẤU QUẦN VỢT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THANH KHÊ TP ĐÀ NẴNG.pdf
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN CHẤN THƯƠNG TRONG TẬP LUYỆN VÀ THI ĐẤU QUẦN VỢT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THANH KHÊ TP ĐÀ NẴNG.pdf
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN CHẤN THƯƠNG TRONG TẬP LUYỆN VÀ THI ĐẤU QUẦN VỢT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THANH KHÊ TP ĐÀ NẴNG.pdf
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN CHẤN THƯƠNG TRONG TẬP LUYỆN VÀ THI ĐẤU QUẦN VỢT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THANH KHÊ TP ĐÀ NẴNG.pdf
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN CHẤN THƯƠNG TRONG TẬP LUYỆN VÀ THI ĐẤU QUẦN VỢT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THANH KHÊ TP ĐÀ NẴNG.pdf
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN CHẤN THƯƠNG TRONG TẬP LUYỆN VÀ THI ĐẤU QUẦN VỢT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THANH KHÊ TP ĐÀ NẴNG.pdf
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN CHẤN THƯƠNG TRONG TẬP LUYỆN VÀ THI ĐẤU QUẦN VỢT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THANH KHÊ TP ĐÀ NẴNG.pdf
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN CHẤN THƯƠNG TRONG TẬP LUYỆN VÀ THI ĐẤU QUẦN VỢT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THANH KHÊ TP ĐÀ NẴNG.pdf
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN CHẤN THƯƠNG TRONG TẬP LUYỆN VÀ THI ĐẤU QUẦN VỢT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THANH KHÊ TP ĐÀ NẴNG.pdf
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN CHẤN THƯƠNG TRONG TẬP LUYỆN VÀ THI ĐẤU QUẦN VỢT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THANH KHÊ TP ĐÀ NẴNG.pdf
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN CHẤN THƯƠNG TRONG TẬP LUYỆN VÀ THI ĐẤU QUẦN VỢT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THANH KHÊ TP ĐÀ NẴNG.pdf
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN CHẤN THƯƠNG TRONG TẬP LUYỆN VÀ THI ĐẤU QUẦN VỢT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THANH KHÊ TP ĐÀ NẴNG.pdf
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN CHẤN THƯƠNG TRONG TẬP LUYỆN VÀ THI ĐẤU QUẦN VỢT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THANH KHÊ TP ĐÀ NẴNG.pdf
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN CHẤN THƯƠNG TRONG TẬP LUYỆN VÀ THI ĐẤU QUẦN VỢT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THANH KHÊ TP ĐÀ NẴNG.pdf
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN CHẤN THƯƠNG TRONG TẬP LUYỆN VÀ THI ĐẤU QUẦN VỢT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THANH KHÊ TP ĐÀ NẴNG.pdf
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN CHẤN THƯƠNG TRONG TẬP LUYỆN VÀ THI ĐẤU QUẦN VỢT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THANH KHÊ TP ĐÀ NẴNG.pdf
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN CHẤN THƯƠNG TRONG TẬP LUYỆN VÀ THI ĐẤU QUẦN VỢT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THANH KHÊ TP ĐÀ NẴNG.pdf
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN CHẤN THƯƠNG TRONG TẬP LUYỆN VÀ THI ĐẤU QUẦN VỢT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THANH KHÊ TP ĐÀ NẴNG.pdf
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN CHẤN THƯƠNG TRONG TẬP LUYỆN VÀ THI ĐẤU QUẦN VỢT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THANH KHÊ TP ĐÀ NẴNG.pdf
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN CHẤN THƯƠNG TRONG TẬP LUYỆN VÀ THI ĐẤU QUẦN VỢT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THANH KHÊ TP ĐÀ NẴNG.pdf
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN CHẤN THƯƠNG TRONG TẬP LUYỆN VÀ THI ĐẤU QUẦN VỢT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THANH KHÊ TP ĐÀ NẴNG.pdf
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN CHẤN THƯƠNG TRONG TẬP LUYỆN VÀ THI ĐẤU QUẦN VỢT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THANH KHÊ TP ĐÀ NẴNG.pdf
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN CHẤN THƯƠNG TRONG TẬP LUYỆN VÀ THI ĐẤU QUẦN VỢT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THANH KHÊ TP ĐÀ NẴNG.pdf
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN CHẤN THƯƠNG TRONG TẬP LUYỆN VÀ THI ĐẤU QUẦN VỢT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THANH KHÊ TP ĐÀ NẴNG.pdf
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN CHẤN THƯƠNG TRONG TẬP LUYỆN VÀ THI ĐẤU QUẦN VỢT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THANH KHÊ TP ĐÀ NẴNG.pdf
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN CHẤN THƯƠNG TRONG TẬP LUYỆN VÀ THI ĐẤU QUẦN VỢT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THANH KHÊ TP ĐÀ NẴNG.pdf
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN CHẤN THƯƠNG TRONG TẬP LUYỆN VÀ THI ĐẤU QUẦN VỢT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THANH KHÊ TP ĐÀ NẴNG.pdf

More Related Content

Similar to ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN CHẤN THƯƠNG TRONG TẬP LUYỆN VÀ THI ĐẤU QUẦN VỢT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THANH KHÊ TP ĐÀ NẴNG.pdf

Bai tieu luan (6) lý luận dạy học đại học
Bai tieu luan (6) lý luận dạy học đại họcBai tieu luan (6) lý luận dạy học đại học
Bai tieu luan (6) lý luận dạy học đại học
Dr ruan
 
Biên soạn bộ đề thi trắc nghiệm môn kỹ thuật điện điện tử theo chương trình 1...
Biên soạn bộ đề thi trắc nghiệm môn kỹ thuật điện điện tử theo chương trình 1...Biên soạn bộ đề thi trắc nghiệm môn kỹ thuật điện điện tử theo chương trình 1...
Biên soạn bộ đề thi trắc nghiệm môn kỹ thuật điện điện tử theo chương trình 1...
Man_Ebook
 

Similar to ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN CHẤN THƯƠNG TRONG TẬP LUYỆN VÀ THI ĐẤU QUẦN VỢT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THANH KHÊ TP ĐÀ NẴNG.pdf (20)

TÀI LIỆU HỘI THẢO - TẬP HUẤN ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ở ...
TÀI LIỆU HỘI THẢO - TẬP HUẤN ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ở ...TÀI LIỆU HỘI THẢO - TẬP HUẤN ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ở ...
TÀI LIỆU HỘI THẢO - TẬP HUẤN ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ở ...
 
TÀI LIỆU HỘI THẢO - TẬP HUẤN ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ở ...
TÀI LIỆU HỘI THẢO - TẬP HUẤN ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ở ...TÀI LIỆU HỘI THẢO - TẬP HUẤN ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ở ...
TÀI LIỆU HỘI THẢO - TẬP HUẤN ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ở ...
 
[123doc] - tai-lieu-hoi-thao-tap-huan-doi-moi-to-chuc-va-quan-ly-hoat-dong-gi...
[123doc] - tai-lieu-hoi-thao-tap-huan-doi-moi-to-chuc-va-quan-ly-hoat-dong-gi...[123doc] - tai-lieu-hoi-thao-tap-huan-doi-moi-to-chuc-va-quan-ly-hoat-dong-gi...
[123doc] - tai-lieu-hoi-thao-tap-huan-doi-moi-to-chuc-va-quan-ly-hoat-dong-gi...
 
Tai lieu tap_huan_sinhhoc24
Tai lieu tap_huan_sinhhoc24Tai lieu tap_huan_sinhhoc24
Tai lieu tap_huan_sinhhoc24
 
Luận văn thạc sĩ sư phạm sinh học.
Luận văn thạc sĩ sư phạm sinh học.Luận văn thạc sĩ sư phạm sinh học.
Luận văn thạc sĩ sư phạm sinh học.
 
Bai tieu luan (6) lý luận dạy học đại học
Bai tieu luan (6) lý luận dạy học đại họcBai tieu luan (6) lý luận dạy học đại học
Bai tieu luan (6) lý luận dạy học đại học
 
Tài liệu tập huấn cán bộ quản lí và giáo viên trung học phổ thông về xây dựng...
Tài liệu tập huấn cán bộ quản lí và giáo viên trung học phổ thông về xây dựng...Tài liệu tập huấn cán bộ quản lí và giáo viên trung học phổ thông về xây dựng...
Tài liệu tập huấn cán bộ quản lí và giáo viên trung học phổ thông về xây dựng...
 
Chuyên Đề Dạy Và Học Môn Giáo Dục Công Dân Theo Định Hướng Thi Trắc Nghiệm Kh...
Chuyên Đề Dạy Và Học Môn Giáo Dục Công Dân Theo Định Hướng Thi Trắc Nghiệm Kh...Chuyên Đề Dạy Và Học Môn Giáo Dục Công Dân Theo Định Hướng Thi Trắc Nghiệm Kh...
Chuyên Đề Dạy Và Học Môn Giáo Dục Công Dân Theo Định Hướng Thi Trắc Nghiệm Kh...
 
đổI mới dạy học và kiểm tra, đánh giá ở trường thcs theo định hướng phát triể...
đổI mới dạy học và kiểm tra, đánh giá ở trường thcs theo định hướng phát triể...đổI mới dạy học và kiểm tra, đánh giá ở trường thcs theo định hướng phát triể...
đổI mới dạy học và kiểm tra, đánh giá ở trường thcs theo định hướng phát triể...
 
Luận văn: Quản lý chất lượng dạy học của giảng viên ĐH Ngoại ngữ
Luận văn: Quản lý chất lượng dạy học của giảng viên ĐH Ngoại ngữLuận văn: Quản lý chất lượng dạy học của giảng viên ĐH Ngoại ngữ
Luận văn: Quản lý chất lượng dạy học của giảng viên ĐH Ngoại ngữ
 
TÀI LIỆU TẬP HUẤN CÁN BỘ QUẢN LÍ, GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ VỀ KĨ THUẬT XÂY D...
TÀI LIỆU TẬP HUẤN CÁN BỘ QUẢN LÍ, GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ VỀ KĨ THUẬT XÂY D...TÀI LIỆU TẬP HUẤN CÁN BỘ QUẢN LÍ, GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ VỀ KĨ THUẬT XÂY D...
TÀI LIỆU TẬP HUẤN CÁN BỘ QUẢN LÍ, GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ VỀ KĨ THUẬT XÂY D...
 
Thực trạng dạy và học môn vật lý trong trường thcs hiện nay, nguyên nhân và g...
Thực trạng dạy và học môn vật lý trong trường thcs hiện nay, nguyên nhân và g...Thực trạng dạy và học môn vật lý trong trường thcs hiện nay, nguyên nhân và g...
Thực trạng dạy và học môn vật lý trong trường thcs hiện nay, nguyên nhân và g...
 
Day hoc ky thuat manh ghep nh 2017 2018
Day hoc ky thuat manh ghep nh 2017 2018Day hoc ky thuat manh ghep nh 2017 2018
Day hoc ky thuat manh ghep nh 2017 2018
 
Bao cao chu de 2 blended learning
Bao cao chu de 2   blended learningBao cao chu de 2   blended learning
Bao cao chu de 2 blended learning
 
Năng lực chuyên môn của giảng viên các trường cao đẳng nghề
Năng lực chuyên môn của giảng viên các trường cao đẳng nghềNăng lực chuyên môn của giảng viên các trường cao đẳng nghề
Năng lực chuyên môn của giảng viên các trường cao đẳng nghề
 
Biên soạn bộ đề thi trắc nghiệm môn kỹ thuật điện điện tử theo chương trình 1...
Biên soạn bộ đề thi trắc nghiệm môn kỹ thuật điện điện tử theo chương trình 1...Biên soạn bộ đề thi trắc nghiệm môn kỹ thuật điện điện tử theo chương trình 1...
Biên soạn bộ đề thi trắc nghiệm môn kỹ thuật điện điện tử theo chương trình 1...
 
Bao cao chu de 2 blended learning verson 2
Bao cao chu de 2   blended learning verson 2Bao cao chu de 2   blended learning verson 2
Bao cao chu de 2 blended learning verson 2
 
Elearning - Nhóm 06 - Chủ đề 2 : Học kết hợp (blended-learning)
Elearning - Nhóm 06 - Chủ đề 2 : Học kết hợp (blended-learning)Elearning - Nhóm 06 - Chủ đề 2 : Học kết hợp (blended-learning)
Elearning - Nhóm 06 - Chủ đề 2 : Học kết hợp (blended-learning)
 
Luận văn: Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Văn hóa Nghệ thuật
Luận văn: Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Văn hóa Nghệ thuậtLuận văn: Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Văn hóa Nghệ thuật
Luận văn: Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Văn hóa Nghệ thuật
 
Chuyen de 4 - Doi moi GDTrH - Thanh.pptx
Chuyen de 4 - Doi moi GDTrH - Thanh.pptxChuyen de 4 - Doi moi GDTrH - Thanh.pptx
Chuyen de 4 - Doi moi GDTrH - Thanh.pptx
 

More from NuioKila

More from NuioKila (20)

Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdfPháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
 
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
 
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
 
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
 
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
 
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdfNhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
 
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdfKẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
 
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdfKIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
 
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdfQUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
 
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
 
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
 
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
 
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
 
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
 
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdfAn evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
 
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
 
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
 
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdfPhân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
 
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdfNgói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
 
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
 

Recently uploaded

Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa họcLogic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
K61PHMTHQUNHCHI
 

Recently uploaded (20)

Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
 
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa họcLogic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
 
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
 
Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...
Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...
Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
 
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
 
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi phápHệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docxtiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
 

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN CHẤN THƯƠNG TRONG TẬP LUYỆN VÀ THI ĐẤU QUẦN VỢT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THANH KHÊ TP ĐÀ NẴNG.pdf

  • 1. BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO ĐÀ NẴNG ĐÀ NẴNG, 4/2016
  • 2.
  • 3. MỤC LỤC STT PHẦN I: CÔNG TÁC QUẢN LÝ Trang 1 Đánh giá quá trình đào tạo theo học chế tín chỉ tại trường đại học TDTT Đà Nẵng Phòng Đào tạo 1 2 Hướng dẫn sinh viên lập kế hoạch học tập trong đào tạo tín chỉ ThS. Hoàng Ngọc Viết - Phòng Đào tạo 7 3 Chuẩn đầu ra của môn học và việc xây dựng đề cương chi tiết môn học trong đào tạo tín chỉ tại trường đại học TDTT Đà Nẵng ThS. Hoàng Ngọc Viết - Phòng Đào tạo 14 4 Quy chế đào tạo theo hệ thống tín chỉ và những khó khăn khi thực hiện tại trường ThS. Nguyễn Thị Hiền - Phòng KT&BCLGD 21 5 Thực trạng và những giải pháp “quản lý sự đổi mới” trong đào tạo tín chỉ của trường Đại học TDTT Đà Nẵng NGƯT. TS. Lê Tấn Đạt, Khoa Tại chức - Sau đại học 28 6 Vấn đề công nghệ thông tin trong đào tạo theo tín chỉ tại trường đại học TDTT Đà Nẵng ThS. Nguyễn Thị Hùng, Trung tâm Thông tin – Thư viện 31 7 Suy nghĩ và trăn trở về việc triển khai áp dụng học chế tín chỉ ở trường đại học TDTT đà nẵng NCS. Nguyễn Văn Long, Bộ môn Điền kinh 39 8 Nhiệm vụ và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác quản lý môn học theo học chế tín chỉ NCS. Võ Văn Quyết – Phụ trách bộ môn Bóng đá 43
  • 4. STT PHẦN II: CÔNG TÁC GIẢNG DẠY Trang 9 Phương pháp dạy học giữ vai trò quan trọng trong việc nâng cao ý thức tự học, ngoại khóa trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ ThS. Nguyễn Nhất Hùng, Khoa Giáo dục thể chất 47 10 Dạy học theo hướng phát triển năng lực sinh viên BS. Tôn Nữ Huyền Thu – ThS. Phan Anh Tuấn 52 11 Vấn đề tự học của sinh viên TDTT Đà Nẵng theo học chế tín chỉ và đề xuất các giải pháp cải thiện ThS. Phùng Thị Cúc- Khoa GDTC 58 12 Giới thiệu một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học theo học chế tín chỉ ThS. Nguyễn Văn Vinh, ThS. Phạm Thị Thanh Thúy 62 13 Đánh giá sự khác nhau cơ bản giữa học theo niên chế và học theo tín chỉ ở bộ môn bóng đá ThS. Nguyễn Hữu Thịnh Bộ môn Bóng đá 67 PHẦN III: CÔNG TÁC KHÁC VÀ BÀN LUẬN 14 Vận dụng các nguyên lý cơ bản của học chế tín chỉ tại trường đại học TDTT Đà Nẵng - thực trạng và giải pháp ThS. Nguyễn Văn Vinh, Bộ môn Lý luận chính trị 70 15 Xây dựng và phát triển nguồn tin nội sinh phục vụ đào tạo theo học chế tín chỉ ThS. Nguyễn Thị Hải Vy Trung tâm Thông tin – Thư viện 75 16 Học chế tín chỉ - gắn với tự học, ngoại khóa của sinh viên NCS. Đỗ Ngọc Quang – Khoa TC-SĐH 79 17 Thực trạng và giải pháp đào tạo theo học chế tín chỉ về công tác tổ chức thi đấu ở bộ môn bóng đá ThS. Nguyễn Đức Sinh, Bộ môn Bóng đá 83
  • 5. STT PHẦN III: CÔNG TÁC KHÁC VÀ BÀN LUẬN 18 Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đoàn và phong trào thanh niên trong điều kiện học theo tín chỉ ở đại học TDTT Đà Nẵng ThS. Bùi Đăng Toản – Đoàn thanh niên 88 19 Vận dụng kỹ năng lắng nghe trong hoạt động giảng dạy ThS. Lưu Hoàng Long – ThS. Hoàng Thanh Thúy - ThS. Nguyễn Văn Hiếu: Bộ môn Bóng bàn 92 20 Vai trò của người thầy trong giáo dục theo học chế tín chỉ ThS. Phạm Thị Thanh Thúy 97 21 Trung tâm giáo dục quốc phòng - an ninh trường đại học thể dục thể thao đà nẵng trước xu thế đào tạo theo học chế tín chỉ CN. Dương Quang Trường - Trung tâm GDQP - AN 102 22 Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác cố vấn học tập của bộ môn bóng bàn ThS. Nguyễn Văn Hiếu – ThS. Hoàng Thanh Thúy, ThS. Lưu Hoàng Long: Bộ môn Bóng bàn 108 23 Giải pháp cải tiến phương pháp giảng dạy bậc đại học theo hướng hiện đại ThS. Nguyễn Hữu Đạt – TS. Trần Thanh Tiến Bộ môn Cầu lông – Quần vợt 115 24 Một số tồn tại trong quá trình chuyển đổi phương thức đào tạo tín chỉ tại trường đại học TDTT Đà Nẵng TS. Trần Mạnh Hưng - Khoa Quản lý TDTT 119
  • 6.
  • 7. LỜI NÓI ĐẦU Từ khóa tuyển sinh Năm học 2013 – 2014, Trường Đại học Thể dục Thể thao Đà Nẵng đã triển khai đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Một trong những triết lý của hệ thống đào tạo này là “lấy người học làm trung tâm” trong đó người học tự đặt ra kế hoạch học tập cho toàn khóa, từng học kỳ tùy theo năng lực, điều kiện cụ thể của cá nhân trên cơ sở kế hoạch chung của Nhà trường, còn Nhà trường luôn cố gắng đáp ứng đến mức cao nhất những yêu cầu cụ thể của từng sinh viên. Vì thế quá trình tổ chức đào tạo là một quá trình rất phức tạp, đòi hỏi hệ thống quản lý đào tạo, quản lý sinh viên phải vận hành một cách khoa học và chính xác. Mặt khác, người học cũng phải có trách nhiệm rất cao với chính việc học tập của cá nhân. Sau 3 năm hệ thống đi vào hoạt động, để tổng kết, đánh giá lại những việc đã làm được, chưa làm được trong công tác đào tạo, tổ chức, quản lý, cơ sở vật chất phục vụ đào tạo…; từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng các yêu cầu của học chế tín chỉ. Hội thảo toàn trường “Đào tạo theo học chế tín chỉ - Thuận lợi, khó khăn và giải pháp” nhằm các mục tiêu: Nhận diện thực trạng công tác quản lý, giảng dạy và học tập tại trường sau 3 năm tiến hành đào tạo theo học chế tín chỉ; tạo diễn đàn cung cấp, trao đổi, thảo luận những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến phương pháp đào tạo và đổi mới phương pháp đào tạo theo học chế tín chỉ; thúc đẩy việc đổi mới phương pháp đào tạo và quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ ở tất cả các khoa/bộ môn, phòng/ban chức năng trong toàn trường. Chỉ sau một thời gian ngắn triển khai, Ban tổ chức đã nhận được 24 tham luận của các cán bộ, giảng viên. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho thấy chúng ta đang có một mối quan tâm chung, và sẵn sàng chia sẻ với đồng nghiệp mối quan tâm ấy. Hy vọng rằng, với tinh thần đó, Hội thảo “Đào tạo theo học chế tín chỉ - Thuận lợi, khó khăn và giải pháp” sẽ có tác động tích cực đến công tác quản lý đào tạo, hoạt động dạy và học của cán bộ, giảng viên và sinh viên, vì một mục đích chung: nâng cao chất lượng đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Do phải gấp rút hoàn thành kỷ yếu cho kịp tiến độ nên một số tham luận gửi vào giờ chót không thể đưa vào kịp, việc sắp xếp trình tự các báo cáo cũng chưa thật hợp lý, rất mong các thầy cô thông cảm. Sau Hội thảo, Ban tổ chức sẽ chọn những báo cáo tốt để đăng trong tập san khoa học của trường, phổ biến rộng rãi như là một tài liệu tham khảo cho cả cán bộ, giảng viên lẫn sinh viên. Chân thành cảm ơn quý đơn vị, quý thầy cô đã nhiệt tình hưởng ứng Hội thảo này. BAN TỔ CHỨC
  • 8.
  • 9.   K KỶ Ỷ Y YẾ ẾU U H HỘ ỘI I T TH HẢ ẢO O K KH HO OA A H HỌ ỌC C - - 2 20 01 16 6 1 PHẦN I: CÔNG TÁC QUẢN LÝ ------------------------- ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG Phòng Đào tạo 1. Đặt vấn đề Mục tiêu đào tạo của trường Đại học Thể dục Thể thao Đà Nẵng là đào tạo những cán bộ, giảng viên, huấn luyện viên TDTT có kỹ năng thực hành giỏi, tự chủ, năng động, sáng tạo, có đạo đức cách mạng, yêu nước và yêu chủ nghĩa xã hội, có lòng nhân ái, ý thức trách nhiệm, quý trọng và hăng say lao động – những người chủ của sự nghiệp TDTT, của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thực hiện mục tiêu này, trong những năm qua hệ thống của nhà Trường đã có nhiều đổi mới và đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và phát triển sự nghiệp TDTT của đất nước. Một trong những đổi mới quan trọng nhất là việc triển khai áp dụng học chế tín chỉ. Đào tạo theo học chế tín chỉ là phương thức đào tạo tiên tiến trên thế giới với hàng loạt các ưu thế như: mềm dẻo; tính chủ động cao của người học; hiệu quả cao; đáp ứng nhu cầu đa dạng của người học. Việc áp dụng học chế tín chỉ vào đào tạo làm nảy sinh một loạt vấn đề quản lý liên quan đến toàn bộ các phương diện của đào tạo. Đó là các vấn đề về: quản lý mục tiêu đào tạo; quản lý nội dung và chương trình đào tạo; quản lý hoạt động dạy của giảng viên; quản lý hoạt động học của sinh viên; quản lý cơ sở vật chất, tài chính phục vụ dạy học; quản lý môi trường đào tạo; quản lý các hoạt động phục vụ đào tạo và đảm bảo chất lượng đào tạo. Việc nhận diện các vấn đề này là tiền đề cho những quyết sách đảm bảo sự vận hành chất lượng và hiệu quả phương thức đào tạo mới ở các trường thuộc khối ngành Văn hóa, Nghệ thuật, Thể dục thể thao nói chung và ở Trường Đại học TDTT Đà Nẵng nói riêng. Qua 3 năm triển khai đào tạo theo học chế tín chỉ từ năm học 2013-2014, nhà Trường đã tổ chức đào tạo tương đối khoa học, mang tính mềm dẻo và linh hoạt, đi vào thế ổn định và phát triển, có sự chỉ đạo rất kiên quyết và khoa học của Ban Giám hiệu, đặc biệt là sự phối hợp đồng bộ giữa các đơn vị trong trường, đội ngũ cán bộ, giảng viên nhận thức được trách nhiệm và tham gia vào quá trình đào tạo một cách tự giác, bằng cả tấm lòng của người giảng viên. Việc thay thế hệ thống chương trình đào tạo theo niên chế cứng nhắc bằng hệ thống chương trình mềm dẻo cấu thành bởi các môđun mà mỗi sinh viên có thể lựa chọn một cách rộng rãi có thể được xem như sự kiện có tính quyết định đối với hệ thống quản lý đào tạo của Trường. Sự chuyển dịch này kéo theo đòi hỏi thay đổi căn bản hệ thống quản lý với hàng loạt các vấn đề đặt ra cần giải quyết cấp bách. Việc nhận diện những ưu, khuyết điểm và các vấn đề của quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ trong 3 năm mà nhà Trường tổ chức, triển khai đào tạo là tiền đề để nhà Trường
  • 10.   K KỶ Ỷ Y YẾ ẾU U H HỘ ỘI I T TH HẢ ẢO O K KH HO OA A H HỌ ỌC C - - 2 20 01 16 6 2 xây dựng các chính sách, chủ trương đảm bảo sự vận hành chất lượng và hiệu quả phương thức đào tạo mới trong thời gian đến. 2. Kết quả đạt được Sau 3 năm triển khai tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ tại trường, các công việc quản lý, chỉ đạo bước đầu được hình thành và vận hành khá suôn sẻ, giảng viên và sinh viên đã ý thức được trách nhiệm của mình trong giảng dạy và học tập. Cho đến thời điểm hiện nay, có thể nói trong quá trình triển khai chưa có vấn đề lớn nảy sinh cần phải giải quyết. Nhưng để đạt được hiệu quả trong đào tạo, đạt được mục tiêu đề ra đối với đào tạo theo học chế tín chỉ, chúng ta cần chỉ ra những tồn tại, biện pháp khắc phục và nhiều vấn đề phải triển khai ngay cho thời gian đến. 3. Những tồn tại và đề xuất 3.1. Những tồn tại: a. Qua 3 năm việc tổ chức thực hiện chương trình đào tạo vẫn chưa thể hiện tính chuyên nghiệp hoá, cụ thể như: Tính chuyên nghiệp chưa rõ nét trong việc xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, quản lý chương trình đào tạo và quản lý kết quả đào tạo; Việc phân công giảng dạy, xây dựng thời khoá biểu chưa thực sự khoa học; Còn có biến động về điều chỉnh kế hoạch do thực hiện các nhiệm vụ chính trị khác của Trường. b. Quy mô đào tạo của Trường hiện nay không lớn lại có sự phân bố theo ngành học chênh lệch nhau nhiều. Đối với những ngành có ít sinh viên sẽ rất khó cho việc để sinh viên tự chọn các học phần một cách chủ động (môn tự chọn) vì khó bố trí lớp học học phần theo quy định. c. Nhiều văn bản pháp lý trong quá trình triển khai cho thấy chưa thật sự phù hợp; Hệ thống để các văn bản pháp lý chưa đáp ứng và thể hiện tốt vai trò công cụ trong quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ. d. Đề cương chi tiết học phần xây dựng chậm chưa đáp ứng được tiến độ giảng dạy; Chưa cập nhật kiến thức mới, chưa công bố cho sinh viên đúng theo quy định dẫn đến sinh viên bị động về làm chủ kiến thức cũng như xây dựng kế hoạch tự học, tự nghiên cứu. e. Phương pháp quản lý, giảng dạy theo học chế tín chỉ ở khoa, bộ môn còn nhiều hạn chế. Hầu hết cán bộ, giảng viên đã nhận thức được tính tất yếu của đào tạo theo học chế tín chỉ và sự cần thiết phải tự đổi mới bản thân để thích ứng với hệ thống đào tạo này. Tuy nhiên trong các hoạt động cụ thể, từ trưởng các đơn vị cho đến các giảng viên đều còn thể hiện sự lúng túng. f. Việc đổi mới phương pháp giảng dạy của các giảng viên chưa nhiều; Việc tự bồi dưỡng nâng cao để tiếp cận và đạt được một phương thức dạy học mới đối với nhiều giảng viên còn hạn chế; Mặt khác còn nhiều lúng túng trong vấn đề tự học đối với các môn thực hành TDTT. g. Số lượng giảng viên cơ hữu của một số ngành còn thiếu, không cân đối theo ngành/chuyên ngành, do đó nhiều
  • 11.   K KỶ Ỷ Y YẾ ẾU U H HỘ ỘI I T TH HẢ ẢO O K KH HO OA A H HỌ ỌC C - - 2 20 01 16 6 3 môn học phải mời giảng viên thỉnh giảng hoặc giảng viên kiêm nhiệm. h. Đội ngũ cố vấn học tập chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc tư vấn cho sinh viên. i. Tài liệu học tập tại thư viện chưa đáp ứng yêu cầu cho một số ngành học mới. j. Dù trường đã chọn nhà chuyên môn viết phần mềm quản lý đào tạo. Thế nhưng đến nay công việc khá quan trọng này mới chỉ đưa vào sử dụng thử nghiệm trong khi đội ngũ cán bộ chuyên môn quản trị của các phòng, khoa, bộ môn vận hành phần mềm này chưa có nhiều kinh nghiệm. 3.2. Những đề xuất: a. Về hệ thống văn bản pháp lý: Rà soát và điều chỉnh lại cho phù hợp với thực tiễn các văn bản quy định, như: Quy chế học vụ, hướng dẫn đánh giá học phần, quy định thu chi học phí theo tín chỉ,… trên cơ sở tổng hợp ý kiến từ các đơn vị tham mưu cho nhà trường các điều chỉnh nếu có. b. Cung cấp đầy đủ thông tin về nội dung đào tạo: Nội dung đào tạo được thể hiện qua phần mô tả trong đề cương chi tiết học phần, tài liệu tham khảo v.v. Những nội dung này thể hiện trong các học phần của các chương trình đào tạo từng ngành phải được đưa lên mạng (kể cả học phần do giảng viên kiêm nhiệm, thỉnh giảng) để người học thuận tiện tra cứu trước khi đến lớp. c. Về hệ thống giáo trình, tài liệu học tập: Đào tạo theo học chế tín chỉ sẽ phát huy cao độ tính tích cực của sinh viên. Sinh viên sẽ phải biết lựa chọn cho mình cách học tối ưu nhất trong điều kiện của mỗi người. Tuy nhiên, để sinh viên thực sự phát huy được tính tự chủ trong học tập thì nhà Trường phải tạo ra môi trường cho họ tự chủ. Một trong những điều kiện quan trọng để sinh viên phát huy được tính tự chủ là nhà trường phải có hệ thống giáo trình, tài liệu đầy đủ. Nhưng để việc tự học tập, nghiên cứu của sinh viên thực sự có hiệu quả thì hệ thống giáo trình, tài liệu phải biên soạn sao cho phù hợp với điều kiện sinh viên có thể tự nghiên cứu được. d, Về công tác khảo thí và kiểm định chất lượng: Đào tạo theo học chế tín chỉ chỉ có thể phát huy được lợi thế của nó khi mà công tác khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục được đảm bảo. Nếu công tác khảo thí và kiểm định chất lượng không thực hiện tốt thì chất lượng có thể không duy trì được mà thậm chí có thể còn bị giảm sút. - Phải có ngân hàng câu hỏi thi và quy trình ra đề thi đảm bảo khách quan, có khả năng đánh giá toàn diện kiến thức người học. Việc đào tạo theo học chế tín chỉ đã tạo ra tính linh hoạt, năng động cho cả giảng viên và sinh viên. Việc thi phải được đánh giá cùng một chuẩn mực chung mới đảm bảo chất lượng đào tạo. Vì vậy, việc xây dựng ngân hàng câu hỏi thi để hình thành ngân hàng đề thi là điều rất quan trọng. Với ngân hàng câu hỏi, người giảng buộc phải giảng dạy
  • 12.   K KỶ Ỷ Y YẾ ẾU U H HỘ ỘI I T TH HẢ ẢO O K KH HO OA A H HỌ ỌC C - - 2 20 01 16 6 4 theo đúng chương trình đã quy định và người học không thể học tủ được. - Tổ chức thi, chấm thi và đánh giá kết quả khách quan: Việc kiểm tra, thi và đánh giá kết quả học tập, thời gian công bố kết quả học phần đúng quy chế của người học vừa phản ảnh kiến thức người học đã được tích luỹ đồng thời có tác động trở lại đối với quá trình học tập. Nếu quá trình kiểm tra, đánh giá khách quan, công bằng thì có tác dụng tích cực đối với quá trình đào tạo. Nếu việc đánh giá không khách quan sẽ có tác dụng tiêu cực hoặc tạo ra “thành tích giả”. Vì vậy, để phát huy tích tích cực của học chế tín chỉ, việc thực hiện tốt khâu kiểm tra, thi và đánh giá kết quả học tập khách quan, công bằng là một trong những điều kiện tiên quyết. e. Hệ thống giảng đường và cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và học tập: Hệ thống giảng đường, nhà tập TDTT, cơ sở vật chất đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với nhà trường. Đây là một trong những điều kiện không thể thiếu để bảo đảm chất lượng đào tạo. Khi áp dụng học chế tín chỉ thì đây là một trong những điều kiện tiên quyết để thực hiện thành công tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ. Có thể nói rằng, việc chuyển đổi sang học chế tín chỉ có nghĩa là nhà trường cam kết cung cấp chất lượng dịch vụ tốt nhất cho người học. Chính vì vậy, mọi hoạt động trong trường, từ các nhà quản lý đến chuyên viên phải được tạo điều kiện tốt nhất để thực thi nhiệm vụ. Hệ thống giảng đường, nhà tập TDTT cần đảm bảo chất lượng để giảng viên muốn đổi mới phương pháp giảng dạy và áp dụng các phương pháp giảng dạy tiên tiến như thảo luận nhóm, đóng vai hay bài tập tình huống v.v cũng cần có giảng đường. Nếu điều kiện này không đáp ứng được thì khả năng thành công của hệ thống tín chỉ rất thấp. Thậm chí có thể còn làm suy giảm chất lượng. Cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin. Với hạ tầng công nghệ thông tin tốt, đội ngũ chuyên viên thành thạo tin học mới có khả năng đáp ứng nhu cầu đa dạng của toàn bộ sinh viên. Khi đã có hệ thống hạ tầng thông tin tốt, người học có thể thường xuyên trao đổi với nhà trường để thực hiện các công việc như tìm hiểu nội dung, chương trình đào tạo, đăng ký học, xem kết quả v.v. thông qua internet. Hệ thống công nghệ thông tin còn giúp các nhà quản lý có thể xây dựng chương trình đào tạo tới từng sinh viên từ khâu đăng ký học, bố trí lớp học phần, quản lý điểm thi, quản lý và xét tốt nghiệp v.v.. f. Vấn đề thiếu giảng viên ở một số học phần. Trong vài năm qua nhà trường đã rất tích cực phát triển đội ngũ giảng viên; thế nhưng thực tế cho thấy việc tuyển giảng viên có khó khăn - nhất là các học phần của bộ môn y sinh vì nhiều nguyên do. Trước tình hình này, nhà trường cần sớm có quy chế hỗ trợ, khuyến khích nguồn nhân lực nội bộ nâng cao năng lực tham gia giảng dạy. g. Đội ngũ cố vấn học tập: Chú trọng xây dựng đội ngũ cố vấn học tập
  • 13.   K KỶ Ỷ Y YẾ ẾU U H HỘ ỘI I T TH HẢ ẢO O K KH HO OA A H HỌ ỌC C - - 2 20 01 16 6 5 đảm bảo đủ trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, trình độ công nghệ thông tin và nhiệt tình trong công tác, xây dựng sổ tay cố vấn học tập. h. Phương pháp giảng dạy: Đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp với đào tạo theo tín chỉ. Tổ chức các hội thảo về phương pháp giảng dạy tích cực. Tổ chức thao giảng, hội giảng cấp khoa, bộ môn, cấp trường. i. Vấn đề tự học của sinh viên: Cần tập huấn cách tự học theo tín chỉ cho sinh viên.Tổ chức các hội thảo về phương pháp học tập cho theo hệ thống tín chỉ để sinh viên có điều kiện trao đổi và có kinh nghiệm trong việc xây dựng kế hoạch học tập của cá nhân. j. Về công tác quản lý sinh viên: Cần thay đổi mô hình quản lý sinh viên thích hợp với cách tổ chức lớp học phần và lớp sinh viên. Xây dựng lại các quy định về công tác sinh viên, đoàn thể, trên cơ sở đó thiết kế mô hình quản lý và tổ chức công tác sinh viên, đoàn thể phù hợp. Có thể bố trí thời gian ngày thứ Bảy cho các hoạt động đoàn thể, xã hội. Xây dựng mối quan hệ giữa nhà trường và sinh viên, đặc biệt tăng cường hiệu quả website của Nhà trường để phụ huynh có thể biết được tình hình học tập và rèn luyện của sinh viên tại trường. 5. Kết luận Học chế tín chỉ đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng từ hơn 100 năm qua và nó đã thể hiện nhiều ưu điểm trong giáo dục từ cấp trung học phổ thông đến đại học và sau đại học. Từ năm học 1993-1994, Việt Nam đã có chủ trương áp dụng học chế này ở cấp đại học. Đến nay hầu hết các trường đại học đã áp dụng học chế tín chỉ với mức độ “chính quy” hoàn toàn hay một phần tuỳ theo quy mô sinh viên, điều kiện về cơ sở vật chất – phương tiện dạy và học, đội ngũ giảng viên,… của từng trường. Trong xu thế đó, lãnh đạo Trường Đại học TDTT Đà Nẵng đã quyết định áp dụng học chế tín chỉ từ năm 2013. Đây là chủ trương đúng theo xu thế chung của các trường đại học trong nước và toàn cầu. Đồng thời còn nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người học, phát triển và nâng dần chất lượng đào tạo của trường. Thời gian 3 năm trôi qua là thời gian tái cơ cấu, ổn định nên việc áp dụng học chế tín chỉ có những hạn chế nhất định. Nay trường đã đi vào ổn định và phát triển, có được bài học kinh nghiệm từ những năm trước… tin rằng học chế tín chỉ được triển khai từng bước theo kế hoạch mà trường đã xây dựng sẽ có kết quả tốt./. Tài liệu tham khảo [1]. Chính phủ, Quyết định số 73/2005/QĐ-TTg ngày 06/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành “Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 37/2004/QH11khoá XI, kỳ họp thứ sáu của Quốc hội về giáo dục”.
  • 14.   K KỶ Ỷ Y YẾ ẾU U H HỘ ỘI I T TH HẢ ẢO O K KH HO OA A H HỌ ỌC C - - 2 20 01 16 6 6 [2]. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đề án đổi mới giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020. [3]. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quyết định số 43/QĐ-BGDĐT ngày 15/8/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo về việc ban hành “Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ”. [4]. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thông tư số 57/2012/TT-BGDĐT ngày 27/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo về việc ban hành “Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo”. [5]. Lâm Quang Thiệp (2006), Việc áp dụng học chế tín chỉ trên thế giới và Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo Xây dựng chương trình đào tạo theo tín chỉ có sử dụng Internet" do Viện Nghiên cứu Giáo dục tổ chức ngày 26/05/2006. [6]. Nguyễn Duy Sự (2011), Đào tạo theo tín chỉ tại Trường đại học Nha Trang: Thuận lợi và thách thức. Kỷ yếu hội thảo Đổi mới phương pháp giảng dạy theo học chế tín chỉ..
  • 15.   K KỶ Ỷ Y YẾ ẾU U H HỘ ỘI I T TH HẢ ẢO O K KH HO OA A H HỌ ỌC C - - 2 20 01 16 6 7 HƯỚNG DẪN SINH VIÊN LẬP KẾ HOẠCH HỌC TẬP TRONG ĐÀO TẠO TÍN CHỈ ThS. Hoàng Ngọc Viết - Phòng Đào tạo 1. Đặt vấn đề Bản chất của hoạt động học tập của sinh viên ở bậc đại học là quá trình nhận thức có tính nghiên cứu, vì thế năng lực tự học, tự nghiên cứu, năng lực sáng tạo là những đặc trưng quan trọng. Đặc biệt, phương thức đào tạo theo tín chỉ đòi hỏi sinh viên phải phát huy cao độ những năng lực nói trên cùng với tính độc lập, chủ động, tích cực trong học tập. Để có thể đáp ứng đươc yêu cầu đó sinh viên phải thích ứng được với những thay đổi trong phương pháp dạy và học, cũng như cách kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, sinh viên phải chủ động tìm ra cho mình một phương pháp học tập, cụ thể là một phương pháp lập kế hoạch học tập khoa học, hợp lý và hiệu quả. Để làm được điều này sinh viên cần phải biết phải nắm vững mọi quy trình, quy định, biết tự thích nghi và có năng lực tự học cao. Vì vậy, để phát huy hiệu quả của mô hình đào tạo theo hệ thống tín chỉ, ngoài nỗ lực của nhà trường trong việc xây dựng chương trình đào tạo phù hợp, đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cấp cơ sở vật chất, sắp xếp lại hệ thống và quy trình quản lý thì bản thân mỗi sinh viên phải chủ động trong học tập, tự xây dựng cho mình kế hoạch học tập riêng, phù hợp với năng lực học tập, hoàn cảnh gia đình và sở thích cá nhân. Do đó, việc hướng dẫn sinh viên xây dựng và tự bản thân sinh viên xây dựng kế hoạch học tập là vấn đề cần được quan tâm trong quy trình đào tạo tín chỉ của nhà trường. 2. Kết quả thực hiện kế hoạch đào tạo theo tín chỉ 2.1. Kế hoạch đào tạo chung Kế hoạch học tập của sinh viên các khoá được triển khai theo chương trình đào tạo của từng ngành tại Trường Đại học TDTT Đà Nẵng, kế hoạch học tập được triển khai theo từng học kỳ đảm bảo quy định đào tạo theo học chế tín chỉ của Quy chế đào tạo đại học, cao đẳng do Bộ Giáo dục Đào tạo ban hành. Khối lượng học tập của sinh viên trong một học kỳ gồm 15 tuần thực học, 03 tuần thi, tiến độ thực hiện chương trình đào tạo thể hiện qua kế hoạch của phòng Đào tạo theo năm học [2]. Thông qua việc khảo sát và đánh giá kết quả thực hiện chương trình và tiến độ đào tạo chung của nhà trường ở bảng 2.1. cho thấy: Tổng số tín chỉ được tích luỹ cho sinh viên nằm trong khoảng từ 14 – 25 tín chỉ/học kỳ, khối lượng kiến thức tích luỹ học phần của các ngành tuy có khác nhau, song tỷ lệ khối lượng tích luỹ trung bình của học kỳ đạt từ 20% đến gần 30%, tỷ lệ này đảm bảo đúng theo quy định của quy chế đào tạo theo tín chỉ [1],[2].
  • 16.   K KỶ Ỷ Y YẾ ẾU U H HỘ ỘI I T TH HẢ ẢO O K KH HO OA A H HỌ ỌC C - - 2 20 01 16 6 8 Bảng 2.1. Tổng hợp kết quả tích luỹ theo học kỳ TT Ngành Khoá HK Số TC tích luỹ Tổng TC toàn khoá (*) Tỷ lệ % 1 Giáo dục thể chất ĐH 7 3 18/8 132 26.50 4 17/8 2 Quản lý TDTT 3 14/7 125 22.40 4 14/7 3 Giáo dục thể chất ĐH 8 1 16/7 132 29.55 2 23/9 4 Quản lý TDTT 1 14/6 125 20.80 2 22/10 5 Huấn luyện thể thao 1 19/7 138 20.29 2 19/7 (*) theo chương trình chưa bổ sung sửa đổi Từ kết quả tiến độ kế hoạch đào tạo của nhà trường của hai khoá ĐH7, ĐH8 đào tạo theo tín chỉ ở bảng 2.1 nêu trên, để đánh giá được tiến độ đảm bảo thời gian và tỷ lệ tổng số lượng tín chỉ của toàn khoá ở các ngành khác nhau theo số tín chỉ tích luỹ, chúng tôi tiến hành tổng hợp khối lượng kiến thức tích luỹ theo khoá (Số tín chỉ tích luỹ tại thời điểm xét). Kết quả được biểu hiện ở bảng 2.2. Bảng 2.2. Kết quả khối lượng kiến thức tích luỹ theo khoá học Khoá Ngành Tổng số HK Số HP tích luỹ Số TC tích luỹ Tỷ lệ % ĐH 7 Giáo dục thể chất 04 32 74/132 50,10 Quản lý TDTT 04 31 66/125 52,80 ĐH8 Giáo dục thể chất 02 16 39/132 29,54 Quản lý TDTT 02 16 36/125 28,80 Huấn luyện thể thao 02 14 38/138 27,54 Tổng khối lượng tín chỉ tích luỹ của hai khoá ĐH7, ĐH8 ở bảng 3.2 cho thấy phù hợp với Điều 16 Quy chế đào tạo tín chỉ [1], [2] về xếp hạng năm đào tạo và học lực. Khoá ĐH 7 đã đạt được ½ khối lượng kiến thức toàn khoá (bắt đầu năm thứ 3) với 50,10 % đến 52,80% cho cả hai ngành GDTC, QLTTT. Riêng ĐH8, ngành HLTT có tổng khối lượng kiến thức là 138 tín chỉ, song qua 02 học kỳ thì tổng khối lượng tích luỹ đạt trên mức yêu cầu (27,54% - 28,8%). Từ kết quả của bảng 2.1 và 2.2, có thể nhận xét rằng: Kết quả thực hiện kế hoạch đào tạo chung của nhà trường được triển khai theo đúng quy định và quy chế về đào tạo tín chỉ, phù hợp với điều kiện tổ chức triển khai chương trình đào tạo của nhà trường.
  • 17.   K KỶ Ỷ Y YẾ ẾU U H HỘ ỘI I T TH HẢ ẢO O K KH HO OA A H HỌ ỌC C - - 2 20 01 16 6 9 2.2. Kế hoạch học tập của sinh viên Trong quá trình triển khai tổ chức đào tạo theo tín chỉ tại Trường Đại học TDTT Đà Nẵng, kế hoạch học tập của sinh viên (hệ đào tạo tín chỉ) được thể hiện trên chương trình đào tạo theo từng ngành học, lịch học (thời khóa biểu) của phòng Đào tạo triển khai [4]. Nội dung triển khai kế hoạch đào tạo và kế hoạch học tập của sinh viên thể hiện ở phân phối chương trình đào tạo, số tín chỉ bắt buộc, tự chọn, tiên quyết hay việc tổ chức lớp học (hành chính/tín chỉ) và quy trình tổ chức quản lý đào tạo của nhà trường trong điều kiện hiện tại. Song hình thức tổ chức đào tạo là tín chỉ, nhưng quy trình quản lý và triển khai thì vừa niên chế (tổ chức lớp hành chính) vừa tín chỉ (có đăng ký tín chỉ tự chọn) đã nảy sinh không ít vấn đề trong việc tiếp cận theo hình thức đào tạo mới này của sinh viên. Trong phạm vi bài viết chỉ phản ảnh nội dung kế hoạch học tập của sinh viên qua kết quả học tập các khóa đào tạo tín chỉ so với niên chế (không thống kê số lượng sinh viên vi phạm quy chế đào tạo), để từ đó có hướng đề xuất các nội dung lập kế hoạch học tập và triển khai thực hiện kế hoạch cho sinh viên trong môi trường đào tạo tín chỉ. Bảng 2.3. Tổng hợp kết quả học tập của sinh viên Khoá Xếp loại học tập (*) Xuất sắc Giỏi Khá Trung bình Yếu,Kém SL % SL % SL % SL % SL % ĐH7 GDTC 03 0,36 49 5,3 172 20,8 504 61,1 98 11,9 ĐH7QLTT - - 03 3,03 13 13,1 62 62,7 21 21,7 ĐH8GDTC - - 16 1,58 153 15,1 665 65,5 181 17,8 ĐH8QLTT - - 01 2,0 11 22,0 28 56,0 10 20,0 ĐH8 HLTT - - 03 4,55 17 25,8 33 50,0 13 16,8 ĐH6 GDTC - - 58 11,3 196 38,1 238 46,3 22 4,3 ĐH6 QLTT - - 02 4,17 22 45,8 21 43,7 03 6,9 (*) Nguồn Phòng Đào tạo Ở bảng 2.3 cho thấy rằng, có sự khác biệt về tỷ lệ xếp loại học tập ở loại giỏi và yếu, kém của hai loại hình đào tạo theo niên chế (ĐH6) và đào tạo theo tín chỉ (ĐH7,ĐH8) lượng sinh viên đạt loại giỏi của hệ niên chế lớn hơn nhiều so với hệ đào tạo tín chỉ (11,3%, 4,17% so với 5,3%, 3,03%, 1,58%, 2,0%). Số lượng sinh viên có kết quả đạt loại yếu, kém của hệ đào tạo theo niên chế cũng ít hơn hẳn so với đào tạo theo tín chỉ. (dưới 10% của niên chế so với từ 11,9% - 21,7%). Đại đa số kết quả học tập của sinh viên của hai khoá đào tạo theo tín chỉ ĐH7 và ĐH 8 tập trung
  • 18.   K KỶ Ỷ Y YẾ ẾU U H HỘ ỘI I T TH HẢ ẢO O K KH HO OA A H HỌ ỌC C - - 2 20 01 16 6 10 ở loại trung bình, tỷ lệ này chiếm từ 50% đến 65,5%. Như vậy có thể nói rằng, hình thức đào tạo theo tín chỉ ở nhà trường đã có “phần nào” tác động đến kết quả học tập của sinh viên. 2.3. Lập kế hoạch học tập cho sinh viên Qua khảo sát bằng phiếu hỏi 250 sinh viên của các khóa đào tạo tín chỉ (ĐH7, ĐH8) tại nhà trường về việc lập kế hoạch học tập cho thấy: có trên 60% sinh viên trả lời không lập kế hoạch học tập, 40 % sinh viên được hỏi trả lời có lập kế hoạch học tập, song hình thức lập kế hoạch (năm học- học kỳ - tháng - tuần) các em cũng chưa định hình được ở mức độ nào là cần thiết và quan trọng nhất. Qua nghiên cứu các văn bản về đào tạo tín chỉ cũng như các biểu mẫu trong đào tạo tín chỉ, phạm vi bài viết này xin đưa ra một số vấn đề liên quan đến lập kế hoạch học tập cho sinh viên trong đào tạo tín chỉ tại Trường Đại học TDTT Đà Nẵng: 2.3.1. Điều kiện để lập kế hoạch - Đội ngũ cán bộ cố vấn học tập (CVHT): Nắm vững các quy định về chức năng và nhiệm vụ của mình trong Quy định về CVHT; nắm bắt được kế hoạch đào tạo của nhà trường và quy trình tổ chức đào tạo của nhà trường về đào tạo tín chỉ; quy trình đăng ký học tập và sử dụng phần mềm quản lý đào tạo để hướng dẫn sinh viên trong việc lập kế hoạch học tập; kiểm tra việc thực hiện kế hoạch học tập của sinh viên để có biện pháp hỗ trợ. - Sinh viên: Tìm hiểu các quy định về đào tạo tín chỉ qua sổ tay sinh viên và sổ tay đăng ký học tập; cùng với CVHT lập kế hoạch học tập và thực hiện kế hoạch. 2.3.2. Các bước và nội dung của kế hoạch - Chuẩn bị các văn bản, tài liệu cần thiết: Quy định, quy chế của nhà trường, chương trình đào tạo của nhà trường, kế hoạch đào tạo của nhà trường, quy định về đăng ký môn học, học vượt, sử dụng phần mềm đăng ký môn học.... - Hướng dẫn sinh viên tìm hiểu về: mục tiêu đào tạo của ngành, chuẩn đầu ra theo ngành đào tạo, mục tiêu của từng môn học, tìm hiểu điều kiện học tập và hoàn cảnh của sinh viên để hướng sinh viên vào việc lập kế hoạch cụ thể. - Lập kế hoạch học tập: Lập kế hoạch từng tháng (theo thời khóa biểu của nhà trường), nội dung của kế hoạch bao gồm những nội dung theo mẫu sau:
  • 19.   K KỶ Ỷ Y YẾ ẾU U H HỘ ỘI I T TH HẢ ẢO O K KH HO OA A H HỌ ỌC C - - 2 20 01 16 6 11 KẾ HOẠCH HỌC TẬP Tháng:………….. học kỳ ….. năm học 2015 – 2016 Họ và tên SV:............... ………….. Mã số sinh viên:.......... Khoá......Lớp:.............. Ngành đào tạo........... …………….. 1. Nội dung học phần TT Tên học phần Số tín chỉ Tổng số tiết Phân bổ số giờ thực tế GV giảng dạy LT BT Thảo luận Thực hành Phương pháp KT, thi Tự học 1 Chuyên ngành 2 Bóng bàn 3 Giáo dục học .. 4 .. … 2. Kế hoạch học tập 1.1. Mục đích việc lập kế hoạch: 2.1.1….. 2.1.2….. 2.2. Mục tiêu của học phần 2.2.1. Mục tiêu về kiến thức: ……….. 2.2.2. Mục tiêu về kỹ năng: ………. 2.3. Tài liệu học tập: …… 2.4. Tổ chức thực hiện 2.4.1. Nội dung học trên lớp .... 2.4.2. Nội dung tự học BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
  • 20.   K KỶ Ỷ Y YẾ ẾU U H HỘ ỘI I T TH HẢ ẢO O K KH HO OA A H HỌ ỌC C - - 2 20 01 16 6 12 3.Thời khoá biểu chi tiết Thứ, tiết HP 2 3 4 5 6 7 cn 1. 2 3. 4 5. 6 7. 8 9. 1 0 1. 2 3. 4 5. 6 7. 8 9. 1 0 1. 2 3. 4 5. 6 7. 8 9. 1 0 1. 2 3. 4 5. 6 7. 8 9. 1 0 1. 2 3. 4 5. 6 7. 8 9. 1 0 1 . 2 3 . 4 5 . 6 7 . 8 1 . 2 3 . 4 5 . 6 7 . 8 Chuyên ngành * o * o o Bóng bàn * * o Giáo dục học x * * ……….. x * x * * * Nội dung đã thực hiện đúng theo kế hoạch Chuyên ngành K Bóng bàn C Giáo dục học T (*) Học trên lớp; (x) tự học; (o) ngoại khoá Thực hiện theo lịch đúng kế hoạch: (T), Có thực hiện nhưng không đúng thời gian hoặc nội dung tự học, tự ngoại khoá: (C) Không thực hiện theo đúng lịch của kế hoạch: (K) 1. Tổng số giờ tự học:………………….. 2. Tổng số giờ ngoại khoá:………………. Cố vấn học tập Sinh viên biên soạn
  • 21.   K KỶ Ỷ Y YẾ ẾU U H HỘ ỘI I T TH HẢ ẢO O K KH HO OA A H HỌ ỌC C - - 2 20 01 16 6 13 3. Kết luận Việc triển khai kế hoạch đào tạo và đánh giá hiệu quả quả của công tác đào tạo là một vấn đề được coi là xưong sống của nhà trường, đây là một vấn đề cần phải huy động được tất cả nguồn lực hiện có của nhà trường để từng bước ổn định và áp dụng phương thức đào tạo theo tín chỉ một cách triệt để tại Trường Đại học học TDTT Đà Nẵng. Trong đó, hoạt động của CVHT là hoạt động đặc thù trong phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ, CVHT được coi là chìa khóa thành công trong việc triển khai các hoạt động đào tạo theo tín chỉ của nhà trường. Do vậy, việc tư vấn, hướng dẫn cho sinh viên xây dựng kế hoạch học tập phù hợp với bản thân sinh viên và phù hợp với mục tiêu của chương trình đào tạo là một trong những khâu then chốt thực hiện kế hoạch đào tạo và đảm bảo chất lượng đào tạo. Để làm được điều đố, CVHT phải là người hiểu rõ chương trình đào tạo, có kinh nghiệm giảng dạy trong học chế tín chỉ, nắm vững các quy chế, quy định của nhà trường về các vấn đề trong học tập. CVHT cần hoạt động tích cực, năng động, gần gũi với sinh viên để nắm bắt được nhu cầu, điều kiện, năng lực thực tế của từng sinh viên. Từ đó mới có thể tư vấn cho sinh viên có những quyết định học tập hợp lý, lập kế hoạch học tập phù hợp. Tài liệu tham khảo 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 về “Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệthống tín chỉ”, Hà Nội. 2. Trường Đại học TDTT Đà Nẵng (2013), Quyết địnhsố 846/QĐ-TDTTĐN ngày 27/ 8/2013 về Quy định về Đào tạo đại học chính quy theo hệ thống tín chỉ.. 3. Trường Đại học TDTT Đà Nẵng (2015), Quyết định số 1634/QĐ-TDTTĐN ngày 17/12/2015 về Quy định về Công tác cố vấn học tập. 4. Trường Đại học TDTT Đà Nẵng, Chương trình đào tạo các ngành: GDTC, HLTT, QLTDTT - Phòng Đào tạo
  • 22.   K KỶ Ỷ Y YẾ ẾU U H HỘ ỘI I T TH HẢ ẢO O K KH HO OA A H HỌ ỌC C - - 2 20 01 16 6 14 CHUẨN ĐẦU RA CỦA MÔN HỌC VÀ VIỆC XÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN HỌC TRONG ĐÀO TẠO TÍN CHỈ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG ThS. Hoàng Ngọc Viết - Phòng Đào tạo 1. Đặt vấn đề Việc xác định chuẩn đầu ra cho một chương trình đào tạo hay chuẩn đầu ra cho một môn học không chỉ là quy định bắt buộc của Bộ Giáo dục và Đào tạo mà nó còn là một trong những vấn đề tất yếu của quá trình phát triển chương trình đào tạo để phù hợp với xu hướng hội nhập của nền giáo dục tiên tiến. Nếu mục tiêu của chuẩn đầu ra chương trình đào tạo là công khai với xã hội về năng lực đào tạo của nhà trường và những cam kết quả nhà trường với xã hội về chất lượng đào tạo; công khai cho người học các kiến thức được trang bị cho người học sau khi tốt nghiệp một chuyên ngành, một trình độ về chuẩn năng lực kiến thức nghề nghiệp...; và tạo cơ hội gắn kết giữa nhà trường và nhà sử dụng nhân lực thì chuẩn đầu ra môn học (course outcomes) được hiểu là năng lực dự kiến của người học làm được sau khi hoàn tất môn học. Hiện nay chúng ta đang còn một số tranh luận (hay nhầm lẫn) giữa mục tiêu của môn học và chuẩn đầu ra của môn học, do vậy việc xác định được chuẩn đầu ra môn học sẽ tạo cho giảng viên dễ dàng diễn đạt trong việc xác định mục tiêu môn học và thiết kế nội dung đề cương môn học theo chuẩn đầu ra nhằm đáp ứng được yêu cầu trong đào tạo tín chỉ. 2. Nội dung về chuẩn đầu ra 2.1. Khái niệm về chuẩn đầu ra Hiện nay, có nhiều khái niệm về chuẩn đầu ra, khái niệm intended learning outcomes/student outcomes, theo tiếng Anh, là năng lực dự kiến/mong đợi người học làm được sau khi hoàn tất một môn học, khóa học, một chương trình đào tạo. Thuật ngữ chuẩn đầu ra được các nhà nghiên cứu giáo dục quốc tế nêu ra đó là: Chuẩn đầu ra là sự khẳng định của những điều kỳ vọng, mong muốn của một người tốt nghiệp có khả năng làm được nhờ kết quả của quá trình đào tạo. [5], [7]. Theo tài liệu của Univ. New South Wales, Australia: Thì chuẩn đầu ra là lời khẳng định của những điều mà chúng ta muốn sinh viên của chúng ta có khả năng làm, biết hoặc hiểu nhờ hoàn thành một khoá đào tạo [ 5], [6]. Ở Việt Nam, thuật ngữ chuẩn đầu ra được nhắc đến là của Phó Thủ tướng – Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân đã chỉ đạo Bộ GD&ĐT và các trường tại Hội nghị toàn quốc về chất lượng giáo dục đại học năm 2008 (tổ chức tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh) “cần rà soát, sớm công bố tiêu chuẩn thành lập trường đại học, trong đó phải có các chuẩn đầu ra của quá trình đào tạo (những kiến thức, kỹ năng, thái độ, hành vi cần đạt được của sinh viên)” [4].
  • 23.   K KỶ Ỷ Y YẾ ẾU U H HỘ ỘI I T TH HẢ ẢO O K KH HO OA A H HỌ ỌC C - - 2 20 01 16 6 15 Luật Giáo dục quy định cách hiểu về chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình đào tạo: “Chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình đào tạo là yêu cầu tối thiểu về kiến thức, kỹ năng mà người học phải đạt được sau khi kết thúc một chương trình đào tạo” [3]. Việc xây dựng chuẩn đầu ra theo chương trình đào tạo đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo theo các văn bản như công văn 2196/BGDĐT-GDĐH, ngày 22/4/2010, Luật giáo dục, Thông tư số 07/2015/TT-BGDĐT ngày 16 tháng 4 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tổng hợp các quan điểm và ý kiến trên có thể khái quát về chuẩn đầu ra như sau: - Chuẩn đầu ra thể hiện những gì sinh viên nên biết, hiểu và có năng lực thực hiện trên cơ sở trình độ yêu cầu của văn bằng được cơ sở đào tạo cấp.[1 ] - Chuẩn đầu ra là khẳng định những điều mà chúng ta (cơ sở đào tạo) muốn sinh viên có khả năng làm, biết hoặc hiểu sau khi hoàn thành một khóa đào tạo[ 1], [4]. - Chuẩn đầu ra là quy định nội dung về kiến thức chuyên môn; kỹ năng thực hành, khả năng nhận thức công nghệ và giải quyết vấn đề; công việc mà người học có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp và các yêu cầu khác đối với từng trình độ đào tạo [ 1], [6]. Trường Đại học TDTT Đà Nẵng đã thực hiện theo các văn bản chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ban hành chuẩn đầu ra theo các chương trình đào tạo, bổ sung, cập nhật và điều chỉnh khối lượng kiến thức và yêu cầu cần đạt được sau khi tốt nghiệp. 2.2. Chuẩn đầu ra và mục tiêu của chương trình đào tạo Trong xây chương trình đào tạo nói chung và đào tạo theo tín chỉ nói riêng, thì việc xác định mục tiêu của chương trình và chuẩn đầu ra của chương trình là một trong những nội dung tổng thể và quan trọng của chương trình. Đó là những cam kết của nhà trường với xã hội về chất lượng đào tạo và cung cấp những tiêu chí cụ thể thiết kế chương trình giảng dạy, thiết kế dạy - học và đánh giá kết quả. Cần phân biệt rõ mục tiêu của chương trình đào tạo và chuẩn đầu ra, mục tiêu của chương trình đào tạo là mô tả năng lực của người học sau tốt nghiệp một vài năm, còn chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo là những mô tả yêu cầu người học biết, nghĩ và làm được vào lúc tốt nghiệp. Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo là cơ sở để xác định chuẩn đầu ra cho học phần/môn học. Chuẩn đầu ra được hiểu ở nhiều cấp độ khác nhau: - Chuẩn đầu ra cho khối ngành - Chuẩn đầu ra cho ngành - Chuẩn đầu ra cho chuyên ngành - Chuẩn đầu ra cho học phần/môn học Hiện nay, Trường Đại học TDTT Đà Nẵng đã ban hành chuẩn đầu ra cho các ngành đào tạo: Giáo dục thể chất, Quản lý TDTT, Huấn luyện thể thao....
  • 24.   K KỶ Ỷ Y YẾ ẾU U H HỘ ỘI I T TH HẢ ẢO O K KH HO OA A H HỌ ỌC C - - 2 20 01 16 6 16 Chuẩn đầu ra của các ngành được biên soạn đầy đủ về các mặt kiến thức, kỹ năng, thái độ và vị trí việc làm sau khi hoàn thành khóa học. Việc xây dựng chuẩn đầu ra của các ngành đào tạo là tiền đề để xác lập những căn cứ và tạo ra những minh chứng cụ thể nhằm chuẩn bị các bước trong việc đánh giá kiểm định chất lượng đào tạo của nhà trường theo yêu cầu phân tầng đại học của Chính phủ. Tuy nhiên, hiện nay với kinh nghiệm và những khó khăn trong viẹc tiếp cận đào tạo theo tín chỉ hiện tại của nhà trường thì việc xây dựng chuẩn đầu ra cho các chuyên ngành được đào tạo, các học phần được tích hợp trong các chuyên ngành/ngành chưa được thực hiện. Vấn đề này cần phải có thời gian và cách tiếp cận, song với lộ trình và xu hướng đổi mới, phát triển của giáo dục đại học thì việc xây dựng chuẩn đầu ra theo phân cấp nêu trên cũng cần phải sớm thực hiện. 2.3. Chuẩn đầu ra môn học/học phần Chuẩn đầu ra môn học hay học phần (course intended learning out comes/course outcomes) được hiểu là năng lực dự kiến người học làm được sau khi hoàn tất một môn học/học phần. Như vậy nếu chưa tham gia học tập môn học/học phần thì người học không thể thực hiện được sự hiểu biết về kiến thức, năng lực, hay kỹ năng yêu cầu của người học đối với môn học/học phần đó. Tầm quan trọng của chuẩn đầu ra được thể hiện qua việc thiết kế chương trình đào tạo dựa trên pháp pháp giảng dạy mới: Tiếp cận lấy sinh viên làm trung tâm, đánh dấu sự chuyển dịch trọng tâm từ nội dung chương trình (những gì mà giảng viên dạy) sạng trọng tâm chuẩn đầu ra (năng lực dự kiến của sinh viên đạt được khi hoàn tất một chương trình hay môn học/học phần). Trong môi trường đào tạo năng khiếu đặc thù TDTT thì việc xây dựng chuẩn đầu ra cho chuyên ngành hay học phần/môn học thì cần phải được cụ thể hóa và lượng hóa được khối kiến thức, kỹ năng thực hành/thực tập về phương pháp và các yêu cầu về phẩm chất năng lực...Chuẩn đầu ra môn học/học phần có thể khái quát theo ba đặc điểm nổi bật như sau: - Hoạt động cụ thể của người học phải có thể quan sát được - Hoạt động cụ thể của người học có thể được đánh giá và đo lường được - Hoạt động cụ thể phải được thực hiện bởi người học Chuẩn đầu ra giúp cho sinh viên hiểu một cách rõ ràng những gì họ có thể đạt được từ môn học, một kỹ thuật môn thể thao nào đó hay bài giảng cụ thể; họ mong đợi đạt được những gì để từ đó giúp họ thành công hơn trong việc học tập của mình. Và khi tốt ngiệp sinh viên có được những kiến thức, kỹ năng, thái độ theo chuẩn đánh giá được sử dụng. Chuẩn đầu ra giúp cho giảng viên lựa chọn, thiết kế phương pháp và tiêu
  • 25.   K KỶ Ỷ Y YẾ ẾU U H HỘ ỘI I T TH HẢ ẢO O K KH HO OA A H HỌ ỌC C - - 2 20 01 16 6 17 chí đánh giá phù hợp; tập trung vào những kiến thức gì, kỹ năng nào và thái độ ra sao mà sinh viên cũng như xã hội mong đợi có được và đạt được; Giúp giảng viên thiết kế tài liệu, lựa chọn được phương pháp giảng dạy thích hợp hơn. Có thể minh chứng sơ đồ Nguyên lý thiết kế giảng dạy nhất quán theo chuẩn đầu ra của Constructive Aligment, Biggs 1999 như sau [6],: Tài liệu tham khảo [1]. Ban . 3. Đề cương chi tiết môn học/học phần Đề cương chi tiết học phần nhằm giúp người học hình dung được lượng kiến thức cần đạt được và kế hoạch học tập của học phần. Khi xây dựng đề cương cần đảm bảo thể hiện chuẩn đầu ra của học phần, kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp mà sinh viên có được sau khi kết thúc học phần. Đề cương chi tiết học phần là văn bản thực thi dạy - học của giảng viên và phải được công khai để các bên liên quan được biết. Trước khi giảng dạy, giảng viên (kể cả giảng viên thỉnh giảng) có trách nhiệm xây dựng và trình bộ môn và khoa quản lý phê duyệt. Giảng viên giảng dạy học phần có trách nhiệm cung cho sinh viên trước hoặc ngay trong buổi lên lớp đầu tiên, đưa lên website cá nhân và nộp Phòng Đào tạo (bản giấy và bản điện tử) để theo dõi. Đề cương chi tiết học phần phải được cập nhật thường xuyên hàng năm đảm bảo tính mới và cập nhật nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc dạy và học. Đề cương chi tiết học phần giống như 1 bản “hợp đồng” giữa người dạy và người học. Việc biên soạn đề cương chi tiết môn học/học phần trong đào tạo tín chỉ là bắt buộc và theo mẫu quy định, Trường đại học TDTT Đà Nẵng đã ban hành mẫu đề cương và hướng dẫn biên soạn đề cương theo Quyết định số 1336/QĐ-TDTTĐN, ngày 21 tháng 10 năm 2015 của Hiệu trưởng. Trong phạm vi bài viết này, bản thân chỉ nêu lên một vài suy nghĩ khi biên soạn đề cương chi tiết và các yếu tố liên quan như sau: 3.1. Thiết lập mục tiêu của môn học/học phần Việc xác lập mục tiêu chung hay chi tiết của môn học/học phần là vấn đề cốt yếu của đề cương, ở đây nên phân biệt giữa mục tiêu môn học/học phần và chuẩn đầu ra của môn học/học phần. Có những nội dung, phần có thể là mục tiêu của môn học/học phần nhưng không Hoạt động dạy và học (thiết kế đáp ứng chuẩn đầu ra) Hoạt động nào là phù hợp để SV đạt chuẩn đầu ra Chuẩn đầu ra môn học/học phần SV nên biết gì và có thể làm được gì sau khi học xong MH/HP Phương pháp đánh giá (Được thiết kế đánh giá KQ học tập dựa trên chuẩn đầu ra) SV thể hiện ra sao để chứng tỏ đạt được chuẩn đầu ra
  • 26.   K KỶ Ỷ Y YẾ ẾU U H HỘ ỘI I T TH HẢ ẢO O K KH HO OA A H HỌ ỌC C - - 2 20 01 16 6 18 được xem là chuẩn đầu ra của môn học, bởi so với mục tiêu của chương trình môn học/học phần thì chuẩn đầu ra là những tuyên bố cụ thể, mô tả những điều người học cần biết và làm được sau khi hoàn thành môn học/học phần, hay nói rõ hơn là chuẩn đầu ra là lời khẳng định về điều mà một sinh viên cần biết, hiểu và có khả năng làm được khi kết thúc môn học/học phần. Thông thường khi thiết kế mục tiêu hay chuẩn đầu ra thì cần thiết nhất là hướng người học vào sự nhận biết phải làm gì và làm như thế nào để đáp ứng được. Nếu trong các giáo trình, tài liệu bài giảng... có nêu kết quả (câu hỏi) của từng bài hay từng chương thì nên xem xét lấy kết quả này để thiết kế cho mục tiêu chung hay mục tiêu cụ thể của từng phần, chương, nội dung. Nội dung xác lập mục tiêu chi tiết là một trong những vấn đề triển khai cụ thể của mục tiêu chung trong việc biên soạn, trong đó đa số các ngành đào tạo đều sử dụng hệ thống phân loại mục tiêu của quá trình giáo dục theo Benamin Bloom (1956). Gồm ba lĩnh vực xác định cụ thể, đó là về nhận thức (cognitive domain), về tâm vận động (psychomator domain) và cảm xúc, thái độ (afective domain). Các lĩnh vực nêu trên không hoàn toàn tách biệt hoặc loại trừ lẫn nhau mà chúng gắn kết, hỗ trợ để hình thành nên phẩm chất và năng lực của cá nhân. Khi xây dựng việc sử dụng hệ thống phân loại mục tiêu của quá trình giáo dục theo Bloom với môn học lý thuyết, lý thuyết chuyên ngành có thể áp dụng vào ngay, song với các môn thực hành thể thao thì đòi hỏi việc sử dụng cần linh hoạt và phải theo nguyên tắc của quá trình giáo dục thể chất và huấn luyện thể thao để nội dung từng mục tiêu kỹ/chiến thuật... phải thể hiện rõ nhất, dễ hiểu để sinh viên biết được nội dung và yêu cầu cần đạt được trong từng giờ học. Có thể xem xét phân loại mục tiêu nhận thức chi tiết theo cấp bậc về kiến thức và kỹ năng được khái quát như sau: Bảng 1. Mức độ nắm vững kiến thức và hình thành kỹ năng Mức độ nắm vững kiến thức Mức độ hình thành kỹ năng Trình độ Sự thực hiện Trình độ Khả năng thực hiện 1. Biết Có thể nhắc (nêu) lại, mô tả một khái niệm/thuộc tính của sự vật/hiện tượng 1.Bắt chước Thực hiện các thao tác, động tác mô phỏng theo GV 2.Hiểu Có thể so sánh, đối chiếu, tính toán theo công thức hướng dẫn 2. Làm được Tự thực hiện các kỹ năng, động tác cơ bản 3.Vận dụng Tính toán được theo công thức, giỉa thích được hiện tượng và biết được nguyên nhân... 3.Làm chính xác (hình thành) Thực hiện các yêu về động tác kỹ thuật một cách tương đối chuẩn mực và chính xác 4.Phân tích Phân tích đặc điểm một kỹ thuật động tác của môn 4.Thưc hiện biến hóa (kỹ Đảm bảo được về tốc độ, yêu cầu và độ chính xác,
  • 27.   K KỶ Ỷ Y YẾ ẾU U H HỘ ỘI I T TH HẢ ẢO O K KH HO OA A H HỌ ỌC C - - 2 20 01 16 6 19 thể thao, năng) kết hợp tất cả các kỹ năng.. 5. Tổng hợp Hệ thống các quan điểm, nguyên lý... 5.Thuần thực mức tự đông (kỹ xảo) Thực hiện các năng lực không cần sự kiểm soát thường xuyên của ý thức 6. Đánh giá Đánh giá mức độ nhận biết, khả năng thực hiện, cảm giác... về quy trình tiếp thu kiến thức, kỹ chiến thuật... 3.2. Sự cần thiết xây dựng chuẩn đầu ra Việc xây dựng chuẩn đầu ra cho học phần/môn học của các chuyên ngành được đào tạo trong nhà trường là vấn đề quan trọng, đây là bước để các khoa, bộ môn rà soát lại nội dung chương trình môn học (chuyên ngành hay phổ tu - môn thực hành) theo chương trình đào tạo tín chỉ của các ngành nhằm đảm bảo theo nhu cầu của nhà trường và của xã hội. Muốn thực hiện được điều này thì đòi hỏi phải triển khai một số vấn đề sau: - Mỗi một môn học chuyên ngành cần xây dựng một chuẩn đầu ra để khẳng định nội dung, mục tiêu đào tạo của chuyên ngành có sinh viên đang học có đáp ứng được nhu cầu sau khi hoàn thành chương trình của môn chuyên ngành. - Xây dựng ma trận tích hợp chuẩn đầu ra cho các ngành để khi bổ sung, sửa đổi chương trình đào tạo (theo Thông tư 07/2015-BGDĐT) thì việc xác định chuẩn đầu ra về kiến thức, kỹ năng, thái độ...được thực hiện dễ dàng hơn và sinh viên nhìn vào dễ hiểu hơn. - Việc tích hợp và xây dựng đầu ra cho các chuyên ngành đào tạo sẽ giúp cho việc xác định các tỷ trọng giữa kiến thức cơ sở ngành, kiến thức ngành, nghiệp vụ sư phạm trong khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp khi biên soạn hay chỉnh sửa chương trình đào tạo các ngành - Xây dựng chuẩn đầu ra cho chuyên ngành, môn học/học phần còn là cơ sở để các giảng viên dễ dàng xác định và có nhiều lựa chọn trong việc đưa ra mục tiêu cần đạt được cũng như xác định phương pháp giảng dạy - học tập với mức độ đạt được và phương pháp kiểm tra đánh giá tương ứng khi biên soạn đề cương chi tiết. - Việc biên soạn đề cương và xây dựng chuẩn đầu ra là vấn đề mới trong đào tạo tín chỉ, đòi hỏi mỗi giảng viên phải tham khảo nhiều về vấn về xây dựng chương trình, đề cương của môn học/học phần và các phương pháp diễn tả cụ thể giữa học phần này và học phần khác trong các ngành đào tạo.
  • 28.   K KỶ Ỷ Y YẾ ẾU U H HỘ ỘI I T TH HẢ ẢO O K KH HO OA A H HỌ ỌC C - - 2 20 01 16 6 20 - Việc đánh giá về các mặt kiến thức, kỹ năng và thái độ của người học khi kết thức môn học/học phần thậm chí là chuyên ngành có phần chưa đồng nhất giữa các giảng viên, các môn học hay các ngành đào tạo. Do đó, muốn đánh giá được cả ba mặt của chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ cần phải có sự đồng nhất và phải tập huấn kỹ trong việc xây dựng đề cương để chuyển tải nội dung từ đề cương chi tiết sang giáo án giảng dạy phì hợp hơn trong môi trường đào tạo tín chỉ. 4. Kết luận Chất lượng đào tạo nói chung và trong đào tạo theo tín chỉ nói riêng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố vừa khách quan và chủ quan, việc nâng cao chất lượng đào tạo theo tín chỉ đòi hởi phải thực hiện nhiều hoạt độngt hiết thực và đồng bộ. Trong đó việc hiểu và xây dựng chuẩn đầu ra cũng như đề cương chi tiết học phần là rất quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập trong môi trường giáo dục đại học. Tài liệu tham khảo 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Hướng dẫn xây dựng và công bố chuẩn đầu ra ngành đào tạo, Công văn Số: 2196 /BGDĐT-GDĐH, ngày 22/4/2010. 2. Trần Khánh Đức (2010), Phát triển chương trình đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội. 3. Quốc Cường (2010), Luật Giáo dục và các văn bản hướng dẫn thi hành mới nhất, NXB Lao động 4. Trích kết luận của Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tại Hội nghị toàn quốc về chất lượng giáo dục đại học, ngày 05/01/2008 tại TP Hồ Chí Minh. 5. Hoàng Ngọc Vinh (2009), Hướng dẫn xây dựng chuẩn đầu ra, Tài liệu Ban chỉ đạo đào tạo theo nhu cầu xã hội. 6. Trần Xuân Kiêm,(2014), Cơ sở khoa học của chuẩn đầu ra, kỷ yếu Hội thảo Chuẩn đầu ra các ngành đào tạo - Đại học Văn Hiến. 7. Đoàn Thị Minh Trinh (2010), Thiết kế và phát triển chương trình đào tạo đáp ứng chuẩn đầu ra, NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.
  • 29.   K KỶ Ỷ Y YẾ ẾU U H HỘ ỘI I T TH HẢ ẢO O K KH HO OA A H HỌ ỌC C - - 2 20 01 16 6 21 QUY CHẾ ĐÀO TẠO THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ VÀ NHỮNG KHÓ KHĂN KHI THỰC HIỆN TẠI TRƯỜNG ThS. Nguyễn Thị Hiền - Phòng KT&BCLGD Bàn về vấn đề đào tạo theo hệ thống tín chỉ, trong những năm qua qua Bộ GD&ĐT cùng với các trường, các viện nghiên cứu đã tổ chức nhiều hội thảo khoa học, từ lý luận đến thực tiễn, ở trong và ngoài nước để tìm ra giải pháp hợp lý nhất, phù hợp với điều kiện của giáo dục đại học Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên, bài toán cho việc thực hiện hiệu quả hình thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ vẫn chưa có lời giải thực sự thuyết phục. Để làm rỏ tính tất yếu phải chuyển đổi, xác định những điểm còn bất cập và có phương án khắc phục trong quá trình triển khai thực hiện ở từng cơ sở giáo dục đại học, dưới góc độ của một nhà giáo, chúng tôi xin được trao đổi một số điểm trong thực hiện quy chế đào tạo theo hệ thống tín chỉ nói chung và tại Trường Đại học TDTT Đà Nẵng nói riêng. 1. Những cơ sở để chuyển đổi sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ trong giai đoạn hiện nay. a. Xu thế toàn cầu và quan điểm đổi mới giáo dục đại học Việt Nam Đào tạo theo hệ thống tín chỉ là phương thức đào tạo theo triết lý lấy người học làm trung tâm của quá trình đào tạo, đây là điểm nổi bật để chuyển từ nền đại học mang tính tinh hoa thành nền đại học mang tính đại chúng được nhiều nước trên thế giới triển khai trong đó có Việt Nam. + Nhìn ra thế giới: Đầu thế kỷ 20 hệ thống tín chỉ được áp dụng rộng rãi hầu như trong mọi trường đại học Hoa Kỳ, tiếp sau đó, nhiều nước lần lượt áp dụng hệ thống tín chỉ trong toàn bộ hoặc một bộ phận của trường đại học mình như các nước Bắc Mỹ, Nhật Bản, Philippin, Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaisia, Indonesia, Ấn Độ, Senegal, Mozambic, Nigeria, Uganda, Camơrun... Tại Trung Quốc việc đào tạo theo tín chỉ cũng được lần lượt thực hiện từ cuối thập niên 80. Năm 1999, 29 bộ trưởng đặc trách giáo dục đại học ở các nước trong Liên minh châu Âu đã ký Tuyên ngôn Boglona nhằm hình thành Không gian Giáo dục đại học Châu Âu thống nhất vào năm 2010, một trong nội dung quan trọng của Tuyên ngôn là triển khai áp dụng học chế tín chỉ trong toàn hệ thống GDĐH để tạo thuận lợi cho việc cơ động hóa, liên thông hoạt động học tập của sinh viên trong khu vực châu Âu và trên thế giới. + Ở Việt nam: Nhằm tăng tính liên thông của hệ thống GDĐH nước ta và hội nhập với GDĐH thế giới, trong ''Qui hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2001-2010'', Thủ tướng Chính phủ đã nêu rõ: ''Các trường cần thực hiện quy trình đào tạo linh hoạt, từng bước chuyển việc tổ chức quy trình đào tạo theo niên chế sang học chế tín chỉ” (Quyết định 47/2001/QĐ-TTg).
  • 30.   K KỶ Ỷ Y YẾ ẾU U H HỘ ỘI I T TH HẢ ẢO O K KH HO OA A H HỌ ỌC C - - 2 20 01 16 6 22 Đề án đổi mới giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2010-2020 được Chính phủ phê duyệt đã khẳng định: “…xây dựng học chế tín chỉ thích hợp cho giáo dục đại học ở nước ta và vạch ra lộ trình hợp lý để toàn bộ hệ thống giáo dục đại học chuyển sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ…”. Cùng với những chủ trương của Đảng về chuyển đổi đào tạo theo hệ thống tín chỉ, năm 2007, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ban hành “Quy chế Đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ” (Gọi tắt là Quy chế 43), được sửa đổi theo thông tư số 57/2012/TT-BGD ĐT. Đây là cơ sở pháp lý có tính bắt buộc nhằm hướng đến toàn bộ hệ thống đào tạo giáo dục đại học Việt Nam chuyển đổi sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ với mục đích tạo sự bình đẳng về cơ hội tiếp cận với giáo dục đại học hiện đại thế giới và mở ra con đường mới cho giáo dục nước nhà. b. Tính ưu việt của phương thức đào tạo theo hệ thống thống tín chỉ trên phương diện lý thuyết. Khi phân tích đặc trưng của hệ thống đào tạo học chế tín chỉ có thể nhận thấy: đây là hình thức đào tạo được xem là tiên tiến trên thế giới, vì mục đích đào tạo của nó là hướng vào sinh viên, coi người học là trung tâm trong quá trình dạy - học. Với hình thức này, người học chủ động hơn trong việc tiếp thu kiến thức và quản lý thời gian (chủ động lựa chọn môn học, giáo viên, giờ học...), nâng cao khả năng tự học, tự nghiên cứu. Đào tạo theo học chế tín chỉ sẽ hạn chế được tình trạng dạy và học theo lối kinh viện, hoàn toàn phù hợp với chủ trương đổi mới phương pháp dạy và học, đẩy nhanh quá trình hội nhập thế giới. Phương thức đào tạo này đem lại hiệu quả giáo dục cao, tạo tính mềm dẻo và khả năng thích ứng, hơn nữa cũng tạo được hiệu quả cao về quản lý và giảm được giá thành đào tạo, vì vậy xét về phương diện lý thuyết việc chuyển đổi sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ có những điểm ưu việt, đáp ứng được toàn cầu hóa giáo dục khi vận dụng đúng tôn chỉ và đảm bảo được đầy đủ các điều kiện cần có của phương thức đào tạo này. Từ những vấn đề nêu trên, việc chuyển đổi sang đào tạo theo tín chỉ tại các trường đại học là điều tất yếu không còn lý do nào để từ chối, chúng ta phải chấp nhận thức tế và cần có các phương án giải quyết tối ưu trong điều kiện có thể để vận hành có hiệu quả tại đơn vị mình. 2. Thực trạng áp dụng đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở các trường đại học cũng như tại Trường đại học TDTT Đà Nẵng. Đào tạo theo tín chỉ là yêu cầu bắt buộc của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với các trường đại học, cao đẳng trên cả nước, bởi vậy chuyển sang đào tạo theo tín chỉ là việc làm đương nhiên và càng không thể đòi nhà trường quay về đào tạo theo niên chế. Tuy nhiên để đào tạo theo tín chỉ thành công thì cần một loạt các điều kiện kèm theo về: Chương trình đào tạo, giáo trình, tài liệu tham khảo, cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên, đội ngũ cố vấn học tập; phương pháp giảng dạy, kiểm tra, đánh
  • 31.   K KỶ Ỷ Y YẾ ẾU U H HỘ ỘI I T TH HẢ ẢO O K KH HO OA A H HỌ ỌC C - - 2 20 01 16 6 23 giá...và đặc biệt cả từ phía người học. Việc thực hiện không phải một sớm một chiều, mà phải có lộ trình từ làm thử - rút ra kinh nghiệm mới đưa vào áp dụng thực hiện. Mặt khác phải phù hợp với đặc điểm, tính chất và điều kiện của từng cơ sở đào tạo. Ở Việt Nam việc đào tạo theo tín chỉ đã được áp dụng thử nghiệm cách đây gần 20 năm trong một số trường đại học lớn và đến nay hầu như các trường đại học, cao đẳng đều áp dụng. Tuy nhiên đại đa số các trường đều chưa thể áp dụng được ”tín chỉ toàn phần”, ”tín chỉ triệt để”, lý do là thiếu một số các điều kiện nguồn lực cần thiết, bởi vậy chúng ta mới hay được nghe cụm từ ”tín chỉ từng phần”, ”tín chỉ nửa vời”, ”bán tín chỉ” trong các trường đại học. Trường Đại học TDTT Đà Nẵng từ năm học 2013-2014 cũng phải chuyển đổi sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ, trong điều kiện mới nâng cấp lên đại học, còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên cũng như các nguồn lực khác. Chưa qua thử nghiệm mà phải áp dụng thực hiện. Đây là vấn đề khó khăn cho nhà trường khi tổ chức thực hiện. Thực tế cho thấy, các trường đại học lớn có kinh nghiệm đào tạo đại học từ rất lâu cũng có kinh nghiệm đào tạo tín chỉ lâu rồi vẫn chưa đào tạo theo đúng nghĩa là tín chỉ, huống hồ với một trường mới đào tạo hệ đại học được 5 năm, kinh nghiệm đào tạo tín chỉ chưa có, còn phải đang trong giai đoạn xây dựng cơ sở vật chất và các nguồn lực khác, việc áp dụng chưa qua thử nghiệm mà tiến hành thực hiện ngay, vì vậy không thể không có những băn khoăn, xung quanh việc chuyển đổi hình thức đào tạo từ niên chế sang tín chỉ. Đào tạo tín chỉ đòi hỏi phải có những yêu cầu về vật chất và nguồn nhân lực thỏa mãn cho nó. Quy định về giờ tín chỉ, giờ thực dạy trên lớp chỉ chiếm 1/3, còn lại là giờ nghiên cứu, tự học của sinh viên, bởi vậy nhà trường phải có hệ thống hỗ trợ sinh viên tự học rất lớn như thư viện, phòng vi tính, phòng học và phòng tự học, sân bãi tập luyện…, những điều kiện về cơ sở vật chất ấy chúng ta vẫn chưa đáp ứng được toàn diện và thực tế ở nhiều trường đại học lớn cũng chưa đáp ứng được. Khi nói đến quyền của sinh viên được lựa chon giảng viên theo tin thần của đào tạo tín chỉ, nhưng thực tế có những môn học chỉ có một hoặc hai giảng viên đảm nhiệm làm sao có cơ hội cho sinh viên lựa chọn. Một trong những yếu tố tích cực để quản lý đào tạo theo tín chỉ là phần mềm quản lý đào tạo, hiện nay phần mền đưa vào khai thác chưa được triệt để và đồng bộ. Đăng ký học tập lên trang thông tin điện tử là một trong những công cụ đầu tiên và thiết thực để các sinh viên tự do đăng ký với mong muốn tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên được hưởng những quyền lợi chính đáng của mình thì hiện nay chưa triển khai được. Hoặc nếu được triển khai thực hiện cũng nảy sinh những khó khăn chưa lường trước được, ví dụ như đường truyền mạng bị nghẽn do có quá nhiều sinh viên vào cùng một lúc (điều này đã xẩy ra ở nhiều trường đại học); kế hoạch đào tạo bị thay đổi nên lại thay đổi lịch đăng ký; lớp đăng ký học
  • 32.   K KỶ Ỷ Y YẾ ẾU U H HỘ ỘI I T TH HẢ ẢO O K KH HO OA A H HỌ ỌC C - - 2 20 01 16 6 24 phần không đủ sỹ số sinh viên thì không thành lập được; đội ngũ giảng viên ở nhiều môn học còn thiếu không có cơ hội cho người học chọn giảng viên theo đúng nghĩa học tín chỉ Mặt khác, việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính và cơ sở vật chất trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay sẽ không dễ dàng đáp ứng được tất cả các điều kiện phục vụ dạy, học theo yêu cầu đào tạo tín chỉ đặt ra. Chuyển đổi đào tạo từ niên chế sang đào tạo theo tín chỉ yêu cầu người học phải xác định đúng mục tiêu học tập, từ đó nghiên cứu và lập được kế hoạch học tập của bản thân theo từng học kỳ, năm học. Phải thực hiện quá trình tự học, tự nghiên cứu khi mới bắt đầu bước vào đại học trong khi cả nền giáo dục phổ thông từ lớp 1 đến lớp 12 chưa quan tâm nhiều đến việc giáo dục học sinh tính tự chủ, chủ động, độc lập nhưng lại đột ngột đặt ra yêu cầu sinh viên học đại học phải chủ động tụ hoạch định kế hoạch học tập của mình. Một thực tế cho thấy phổ điểm văn hóa khi vào trường của sinh viên TDTT đại đa số chỉ ở mức trung bình trở xuống, khả năng tự nghiên cứu có hạn, còn xa lạ với việc tự hoạch định nội dung học tập và quản lý quá trình tự học của mình, vai trò của Cố vấn học tập vẫn chưa thực sự rỏ nét nên nhiều sinh viên không định hướng được, sử dụng không đúng mục đích thời gian tự học đã được thiết kế trong chương trình. Các hình thức tổ chức và cách đánh giá việc tự học chưa hợp lý nên chưa kích thích sinh viên tự học vì vậy thời gian dành cho tự học và tự nghiên cứu của sinh viên vô hình dung trở thành giờ làm việc riêng tư không đúng mục đích. Mặt khác hiện nay một bộ phận sinh viên ý thức học kém, chưa yên tâm học tập, tình trang bỏ học ngày càng tăng, đây là những khó khăn trong công tác dạy và học hiện nay. Về tổ chức giảng dạy, giảm số lượng giờ thực dạy nhưng không cắt xén chương trình, đó là phương châm của những nhà thiết kế chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ. Vì vậy đối với người dạy, chuyển đổi hình thức đào tạo sang học chế tín chỉ đặt ra nhiều yêu cầu khác nhau và lớn hơn, đặc biệt là yêu cầu thay đổi phương pháp giảng dạy. Hệ thống giáo án và kế hoạch giảng dạy của người dạy phải được bố trí rõ ràng, tách bạch giữa phần cung cấp kiến thức nền tảng, lý thuyết với phần tự học, thực hành, thảo luận. Các yêu cầu và thời gian chuẩn bị cho một giờ lên lớp của họ đặt ra cao hơn, vì vậy nếu giảng dạy đúng theo tinh thần của tín chỉ đạt ra thì cần phải quan tâm đến vấn đề đãi ngộ giá trị giờ giảng dạy của giảng viên mới kích thích sự nhiệt tình và trách nhiệm của họ. Đối với các trường năng khiếu việc định mức số tiết 1 tín chỉ cho các môn học thực hành như môn lý thuyết là điều khó cho cả người dạy lẫn người học. Nhất là các học phần chỉ có 2 tín chỉ nhưng phân bổ thời gian giảng dạy kéo dài (1 tuần chỉ có 1 giáo án lên lớp), cùng với đó là việc tự học tổ chức không đảm bảo vì vậy thời gian dán đoạn lớn, tính lặp lại liên tục bị ngắt quảng nên ảnh hưởng đến chất lượng học tập của sinh viên.
  • 33.   K KỶ Ỷ Y YẾ ẾU U H HỘ ỘI I T TH HẢ ẢO O K KH HO OA A H HỌ ỌC C - - 2 20 01 16 6 25 Từ vấn đề thực trạng trên có thể nhận thấy, để triển khai đào tạo theo tín chỉ không đơn giản đối với các trường đại học, đặc biệt là các trường thuộc khối ngành năng khiếu như chúng ta, tuy nhiên chúng ta phải chấp nhận theo yêu cầu thực tiễn xã hội. Vấn đề chúng ta phải làm là cần có lộ trình và từng bước chuyển đổi, xác định các nhân tố tiên quyết và cơ bản để ưu tiên đầu tư và triển khai theo trình tự, phải thẳng thắn nhìn nhận những bất cập và tiếp thu để điều chỉnh, phải quan tâm đầu tư, không ngừng nổ lực thì mới nâng cao được hiệu quả tổ chức thực hiện. 3. Một số trao đổi về Quy định đào tạo đại học hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ tại Trường Đại học TDTT Đà Nẵng. Quy chế 43 cơ bản đã tiếp cận được mục tiêu theo yêu cầu của đào tạo tín chỉ đặt ra, nhưng do điều kiện xã hội và đặc điểm của giáo dục Việt Nam nên đại đa số các trường chưa áp dụng được toàn phần. Ở mỗi cơ sở đào tạo đều xây dựng cho mình văn bản hướng dẫn thực hiện quy chế trên cơ sở tuân thủ nghiêm các nội dung thuộc phần bắt buộc, đối với các nội dung giao quyền hiệu trưởng quyết định đều được các trường nghiên cứu kỹ và đưa ra các quy định có tính mở phù hợp với năng lực và thực tiễn của đơn vị mình. Trường Đại học TDTT Đà Nẵng với Quyết định số 846/QĐ-TDTT ĐN ban hành ngày 27/8/2013 về “ Quy định về đào tạo đại học chính quy theo hệ thống tín chỉ” cũng đã bám sát tinh thần trên, tuy nhiên do đặc thù ngành năng khiếu và các yếu tố chi phối khác, mặt khác thông tư 57/2012/TT- BGD ĐT đã được điều chỉnh nên văn bản quy định tại trường có những điểm cần điều chỉnh dể phù hợp với quy định và thực tiễn. Trên cơ sở tham khảo các trường đại học và tìm hiểu thực tế triển khia tại Trường, chúng tôi xin trao đổi một số điều khoản trong quy định như sau: - Tại Điều 2: Đề nghị điều chỉnh theo nội dung được điều chỉnh tại Điều 2 khoản 4 của Thông tư số 57/2012/TT-BGD ĐT để đặt ra yêu cầu chi tiết quy định về xây dựng đề cương chi tiết môn học. - Điều 3: Đề nghị bổ sung khoản 4 được sử đổi tại TT/572012/TT-BGD ĐT vào văn bản quy định của Trường “ Hiệu trưởng quy định việc tính số giờ giảng dạy của giảng viên cho các học phần trên cơ sở số giờ giảng dạy trên lớp, số giờ thực hành,, thực tập, số giờ chuẩn bị khối lượng tự học cho sinh viên….” Về điều khoản bổ sung này xin trao đổi: Việc giảm giờ dạy trên lớp được tiến hành theo một tỷ lệ chung cho mọi môn học còn bất cập, vì chưa dựa trên mục tiêu của các môn học. Các môn học thực hành có rất ít học phần lý thuyết thuần tuý đa số là học thực hành, qua thực hành để chuyển tải lý thuyết, nhưng phải giảm số giờ lên lớp cùng tỷ lệ với những học phần lý thuyết trong điều kiện sân bãi hiện nay sẽ khó hình thành được kỹ năng động tác. Đây là một thực trạng tại Trường có nhiều ý kiến, vì vậy khi bổ sung khoản 4 tại thông tư 57, Hiệu trưởng xem xét lại thực tế và có quyền quy định cụ thể số tiết 1 tín chỉ học phần thực hành cũng như cách tính giờ cho giảng viên.
  • 34.   K KỶ Ỷ Y YẾ ẾU U H HỘ ỘI I T TH HẢ ẢO O K KH HO OA A H HỌ ỌC C - - 2 20 01 16 6 26 - Điều 4.: Thời gian hoạt động lên lớp. Theo Quy chế quy định” từ 8 giờ đến 20 giờ hàng ngày”, trong quy định của Trường từ 6 giờ 30 đến 20 giờ 45 phút, đề nghị cần xem xét điều chỉnh phù hợp theo quy chế quy định. - Điều 5. Đánh giá kết quả học tập. Hiện nay các nước có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới đều áp dụng cách tính điểm theo hệ chữ gồm 5 mức cơ bản A, B, C, D, F. Ở môt số quốc gia có cách chia nhỏ mỗi mức thành các mức điểm khác nhau như A+, A, A-… cách quy đổi này hạn chế tối đa (khoảng cách giữa 2 mức điểm) và giúp cho sinh viên được xếp loại đúng hơn. Đây cũng là những kiến nghị của các nhà chuyên gia về lĩnh vực này đã được đưa ra trước hội thảo quốc tế và được đông đảo các trường đại học Việt Nam ủng hộ. Vì vậy đề nghị trường sữ dụng cách tính điểm chữ theo biểu sau: Bảng chuyển đổi các thang điểm đề xuất. Thang điểm 10 Thang điểm chữ Thang điểm 4 9.0 - 10 A+ 4.0 8.5 - 8.9 A 37 8.0 - 8.4 B+ 3.3 7.5 - 7.9 B 3.0 7.0 - 7.4 B- 2.7 6.4 - 6.9 C+ 2.3 5.8 - 6.3 C 2.0 5.2 - 5.7 C- 1.7 4.6 - 5.1 D+ 1.3 4.0 - 4.5 D 1.0 3,0 – 3,9 D- 0,7 0 - 2.9 F 0.0 Điều 19: Đề nghị điều chỉnh lại và cần cụ thể một số nội dung sau: + Thống nhất chung đối với các môn học thực hành khi quy định điểm chuyên cần đối với các trường hợp vắng có phép, vắng không phép và kiến tập. + Điều chỉnh khoản 8 điều 19 vì theo quy định hiện hành giá trị điểm kiểm tra giữa kỳ sẽ lớn hơn điểm thi kết thúc học phần trong khi chỉ chiếm khoảng 20% trọng số. Thực tế hiện nay các khoa, bộ môn không áp dụng theo quy định này. Điều 20 mục 2 khoản 1 cần khẳng định là có tổ chức kỳ thi phụ cho kết thúc học phần để thống nhất trong toàn các khoa, bộ môn và thống nhất cho cả điều 21 tại khoản 5 và 6 của văn bản quy định. 4. Kiến nghị - Quy chế 43 về đào tạo theo hệ thống tín chỉ ban hành năm 2007 và đã
  • 35.   K KỶ Ỷ Y YẾ ẾU U H HỘ ỘI I T TH HẢ ẢO O K KH HO OA A H HỌ ỌC C - - 2 20 01 16 6 27 được điều chỉnh có hiệu lực từ ngày 10/02/2013, trên cơ sở những điều khoản đã được điều chỉnh theo thông tư, đặc biệt những điều khoản giao quyền quyết định của Hiệu trưởng đề nghị rà soát sửa đổi, bổ sung lại quy định phù hợp với điều kiện của Trường trong phạm vi cho phép. - Những điểm bất cập trong Quy định đào tạo tín chỉ do Trường ban hành được chúng tôi phân tích trao đổi mong được xem xét nghiên cứu để có hướng khắc phục, điều chỉnh hợp lý khi tổ chức thực hiện. Tài liệu tham khảo 1. Quy chế đào tạo đại học cao đẳng chính quy theo hệ thống tín chỉ ban hành kèm theo quyết định 43/2007/QĐ-BGD ĐT ngày 15/8/2007. 2. Thông tư số 57/2012/TT-BGD ĐT ngày 27/12/2012 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đào tạo đại học, cao đẳng. 3. Lê Văn Hảo (2009) Qui chế 43 về đào tạo theo tín chỉ: đôi điều cần được nghiên cứu thêm. 4. Lâm Quang Thiệp (2010), Về phương pháp dạy, học và đánh giá kết quả học tập trong hệ thống TC, Kì yếu hội thảo khoa học toàn quốc “Đổi mới phương pháp giảng dạy đại học theo TC”.
  • 36.   K KỶ Ỷ Y YẾ ẾU U H HỘ ỘI I T TH HẢ ẢO O K KH HO OA A H HỌ ỌC C - - 2 20 01 16 6 28 THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP “QUẢN LÝ SỰ ĐỔI MỚI” TRONG ĐÀO TẠO TÍN CHỈ CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG NGƯT. TS Lê Tấn Đạt Khoa Tại chức – Sau đại học I/ Đặt vấn đề Hiện nay chúng ta đối mặt với những thay đổi liên quan đến lĩnh vực hoạt động đào tạo mới...đó là sự đổi mới đào tạo đại học những năm qua..vậy vấn đề quan tâm là sẽ “quản lý sự đổi mới” như thế nào cho hiệu quả, còn việc đổi mới thì bộ GD&ĐT đã định sẵn..bằng thông tư,chỉ thị..Vì vậy chúng ta cần quan tâm hơn về “quản lý sự đổi mới” của chúng ta về vấn đề nầy. vì “đổi mới trong quản lý” là thể hiện trí tuệ còn “quản lý sự đổi mới” là xuất phát từ trái tim và cuối cùng nó đều hướng về một mục tiêu phát triển cơ sở đào tạo có chất lượng hơn, uy tín hơn. II/ Thực tiễn các bước quản lý đổi mới: Quản lý sự thay đổi diễn ra trong khách thể,đối tượng và bối cảnh của từng cơ sở đào tạo,chúng ta có thể nhận diện 3 giai đoạn quản lý sự thay đổi. 1/ Giai đoạn rã đông/ băng 2/ Giai đoạn thay đổi/tái tạo 3/ Giai đoạn tái đông hay định hình cái mới Chúng ta biết rằng quản lý sự thay đổi là xây dựng kế hoạch cho sự đổi mới trong điều kiện kế thừa diễn ra đạt mục tiêu và ít bị xáo trộn. Triết lý của quản lý sự thay đổi là kế thừa và phát triển,thông thường có 3 giai đoạn 1/ Giai đoạn “ rã băng” phá vỡ cái “cũ”,cái cản trở...với ta là đang đào tạo niên chế. 2/ Giai đoạn “Tái tạo” Nhận diện và tiến hành thay đổi...với ta là xây dựng lại chương trình đào tạo.. 3/ Giai đoạn “Tái đông” Định hình cái mới và duy trì sự phát triển.với ta đang đào tạo tín chỉ. Như vậy muốn” quản lý sự đổi mới” chúng ta cần 4 bước tiến hành mà ta đã triển khai.. 1/ Xây dựng kế hoạch cho sự thay đổi. 2/ Tiến hành sự thay đổi theo quy trình xác định. 3/ Giải quyết các xung đột xảy ra khi “thay đổi” 4/ Đánh giái kết quả sự thay đổi và duy trì phát triển. Kế hoạch hóa “sự thay đổi” được công bố: - Xác định các căn cứ để lập kế hoạch: căn cứ pháp lý,căn cứ thực tiễn. - Thu thập các dữ liệu cho kế hoạch. - Viết kế hoạch và tìm câu trả lời cho các câu hỏi: Làm gi? Khi nào làm và tiến độ? Ai làm,ai hợp? làm như thế
  • 37.   K KỶ Ỷ Y YẾ ẾU U H HỘ ỘI I T TH HẢ ẢO O K KH HO OA A H HỌ ỌC C - - 2 20 01 16 6 29 nào,(biện pháp)? Điều kiện nguồn lực nào? - Duyệt kế hoạch và công bố kế hoạch. Những gì ta đã làm trong quá trình “đổi mới đào tạo” và trong “quản lý đổi mới “không thẻ tránh khỏi và đối mặt với xung đột trong quá trình triển khai: Sự bảo thủ..sức ỳ!?; Sự nghi ngờ,sự phản đối(khước từ,phản đối,thich nghi,tự giác tham gia); Kiến thức về “cái mới”,”cái thay đổi” chưa đủ..; Các nguồn lực,điều kiện thiếu thốn.Từ đó và theo kinh nghiệm trong quá trình tiến hành sẽ xuất hiện 4 đối tượng 1/ Sẵn sàng chấp nhận và tự giác thực hiện. 2/ Nghi ngờ,lưng chừng nhưng cũng tự chấp nhận 3/ Nghi ngờ nhưng chấp nhận nếu được thuyết phục. 4/ Không chấp nhận sự thay đổi và chống đối. Cho nên quá trình thực hiện” quản lý sự đổi mới” Nhà quản lý luôn linh hoạt trong cách ứng xử và xây dựng đơn vị mình thành tổ chức” biết học hỏi” và nhà quản lý phải biết cách “đối mặt” với những vấn đề khó khăn gặp phải để tìm nguyên nhân(do nhận thức,do va chạm lợi ích,do nhiễu thông tin…) Vậy nhà quản lý phải khắc phục thế nào? ứng với từng loại nguyên nhân.? Để có phương thức giải quyết bằng cách nêu gương,bằng cách thuyết phục hoặc sử dụng các biện pháp quản lý… Cho nên nhà quản lý phải: Điềm tĩnh trong khi làm việc với người khác.;Tự nguyện chấp nhận rủi ro và thử nghiệm những ý tưởng mới; Hãy cho nhân viên cơ hội bày tỏ cảm xúc;Sẵn sàng đón nhận cả ý kiến phản hồi tích cực lẫn tiêu cực Vậy cần quan tâm một số quan điểm khi quản lý sự thay đổi. IV/ Thực tiễn quá trình đào tạo tín chỉ của trường: Trường Đại học TDTT ĐN là trường năng khiếu đặc thù….mới tiếp cận đào tạo đại học cùng với sự chỉ đạo tich cực của ngành giáo dục về đào tạo tín chỉ,so với nhiều trường khối đà ngành hầu như đã di vào nề nếp song các ngành năng khiếu vẫn còn lay hoay lúng túng vì khi thực hiện việc đổi mới là trách nhiệm chung nhưng thực hiện việc quản lý sự đổi mới là một vấn đề phức tạp vì: - Yếu tố con người trong một tổ chức lúc nào cũng mong muốn phát triển hơn trong môi trường làm việc dù cho có sự “thay đổi quản lý” thì cũng cần thỏa mãn về phát triển chuyên môn,hoàn thành nhiệm vụ và yên tâm công tác. - Chương trình học thì thay đổi về tỷ lệ thời gian (dạy học và tự học)gây ảnh hưởng đến chất lượng thực hành (đặc biệt là không bảo đảm nguyên tắc cho các môn thực hành để SV hoàn thiện kỹ thuật,,) - Đội ngũ giảng viên không đủ để SV lựa chọn thầy..lịch học không thể bố trí theo quy định.
  • 38.   K KỶ Ỷ Y YẾ ẾU U H HỘ ỘI I T TH HẢ ẢO O K KH HO OA A H HỌ ỌC C - - 2 20 01 16 6 30 - Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo còn thiếu thốn. - Phòng thí nghiệm và thiết bị thí nghiệm còn thô sơ và nghèo nàn. Trước những khó khăn và những thách thức cho bước đi ban đầu,chúng ta tìm một số giải pháp cho phù hợp với điều kiện của trường. V/ Các giải pháp cho giai đoạn đầu trong đào tạo tín chỉ: 1 /Xác định cho Giảng viên những khó khăn trong những bước đi ban đầu trong việc đổi mới đào tạo. 2/ Nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ giảng viên..đa dạng hóa chuyên môn (ngành đào tạo) để thu hút người học.. hình thành nhóm giảng viên chuyên môn để cạnh tranh năng lực giảng dạy,giới thiệu cho SV những GV được tín nhiệm 3/ Thường xuyên tổ chức đánh giá năng lực giảng dạy cho giảng viên..tổ chức hội thảo khoa học cho giảng viên,tạo cho giảng vên nâng cao ý thức việc hội nhập sự đổi mới. 4/ Tiếp tục bổ sung cơ sở vật chất phục vụ cho đào tạo,tạo niềm tin cho người học 5/ Lãnh đạo cần sự quan tâm bám sát hệ thống đào tạo để kịp thời điều chỉnh những yếu tố chưa phù hợp,tạo lòng tin lãnh đạo cho đội ngũ cán bộ giảng viên yên tâm thực hiện việc quản lý sự đổi mới của nhà trường.