SlideShare a Scribd company logo
BỘQUỐC PHÒNG
HỌCVIỆNCHÍNH TRỊ
HUỲNH VĂNTỐT
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC
CỦA GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
NGOẠI NGỮ - TIN HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂNTHẠC SĨQUẢNLÝ GIÁO DỤC
HÀNỘI - 2013
l
BỘ QUỐCPHÒNG
HỌCVIỆN CHÍNH TRỊ
HUỲNH VĂNTỐT
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC
CỦA GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
NGOẠI NGỮ - TIN HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60 14 01 14
NGƯỜI HƯỚNG DẪNKHOAHỌC: TS NGUYỄNVĂNHẢI
DANH MỤCCHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết đầy đủ Chữviết tắt
Cán bộ quản lý CBQL
Chất lượng dạy học CLDH
Quản lý giáo dục QLGD
Quản lý chất lượng dạy học QLCLDH
Đại học Ngoại ngữ - Tin học Thành phố
Hồ Chí Minh
NN-THThành phốHCM
Đội ngũ giảng viên ĐNGV
Giáo dục và Đào tạo GD&ĐT
Phương pháp giảng dạy PPGD
Phương pháp dạy học PPDH
Quá trình dạy học QTDH
Xãhội chủ nghĩa XHCN
Giảng viên GV
Sinh viên SV
Ngoại ngữ -Tin học NN-TH
MỤC LỤC
Tran
g
MỞ ĐẦU 3
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DẠY
HỌC CỦA GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI
NGỮ - TIN HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 10
1.1 Khái niệm cơ bản 11
1.2 Quản lý chất lượngdạyhọc ở trườngđại học 17
1.3 Tiêu chí đánh giá chất lượng dạy học và yêu cầu quản lý chất
lượng dạy học của giảng viên ở Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin
học thành phố HồChí Minh 22
Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC
CỦA GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ
- TIN HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 26
2.1 Khái quát chung về Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học thành
phố Hồ Chí Minh 26
2.2 Thực trạng quản lý chất lượng dạy học của giảng viên
Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học thành phố Hồ Chí Minh 29
2.3 Đánh giá chung vềthựctrạng 43
Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC
CỦA GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI
NGỮ - TIN HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 50
3.1 Những nguyên tắcđềxuất cácbiệnpháp 50
3.2 Biện pháp quản lý chất lượng dạy học của giảng viên trường
Đại học Ngoại ngữ - Tin học thành phố Hồ Chí Minh 52
3.3 Khảo sát tính cần thiết vàtínhkhảthi củacác biện pháp 70
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 74
DANH MỤCTÀI LIỆU THAMKHẢO 78
PHỤLỤC 81
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ở nước ta, đổi mới QLGD nhằm phát triển và nâng cao chất lượng đào tạo
nguồn nhân lực đã và đang là một nhiệmvụcó tínhchiến lược lâudài trongquátrìnhđổi
mới GD&ĐT theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá và xã hội hoá. Đảng và Nhà nước ta
luôncoi trọng GD&ĐT cùng với khoa họccông nghệ làquốc sách hàng đầu. Đảngta đã
xác định: “Thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục,
đào tạo. Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi,
kiểm tra theo hướng hiện đại;… Xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đáp ứng
yêu cầu về chất lượng…” [10, tr.216 - 217]. Hiện nay, Đảng ta chủ trương thực hiện đổi
mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong
điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. “Đổi mới
căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo bao gồm: đổi mới tư duy; đổi mới mục tiêu đào
tạo; hệ thống tổ chức, loại hình giáo dục và đào tạo; nội dung, phương pháp dạy và học;
cơ chế quản lý; xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý; cơ sở vật chất, nguồn lực,
điềukiện bảo đảm…, trong toànhệthống”[9,tr.43].
Đánh giá quá trình đổi mới GD&ĐT trong những năm qua, các nghị quyết của
Đảng nhận định, Chất lượng GD&ĐT chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, nhất là đào tạo
nguồn nhân lực trình độ cao vẫn còn hạn chế; chưa chuyển mạnh sang đào tạo theo nhu
cầu của xã hội. Chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học lạc hậu, đổi mới chậm;
cơ cấu giáo dục không hợp lý giữa các lĩnh vực, ngành nghề đào tạo; chất lượng giáo
dục toàn diện giảm sút, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện
đại hoá. Xu hướng thương mại hoá và sa sút đạo đức trong giáo dục khắc phục còn
chậm, hiệu quả thấp, đang trở thànhnỗi bứcxúccủa xãhội.
Trong quan lý nhà trườngthì quảnlý hoạt độnggiáodụcđàotạotrongđóquảnlý
hoạt động dạy học là một nhiệm vụ trọng tâm của Nhà trường; vì vậy, việc quản lý chất
lượng dạy học cần được tổ chức quản lý chặt chẽ, khoa học. Trong đó, việc quản lý chất
lượng dạy học ở các trường đại học, cao đẳng có tầm quan trọng đặc biệt trong việc đạt
tới mục tiêu dạy học, mục tiêu giáodục. Để thực hiệnđược mục tiêu đó,vai tròcủa giáo
dục nói chung, giáo dục đại học nói riêng đặc biệt quan trọng. Chính phủ đã xác định
định hướng: “Tiếp tục nâng cao chất lượng toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp
dạy học…” [3]. Tuy nhiên, để thực hiện đổi mới toàn diện giáo dục, một vấn đề quan
trọng và cấp bách hiện nay là cần quản lý CLDH, trong đó có các ngành Ngoại ngữ -
Tin học. Thực tế cho thấy, việc sử dụng NN-TH của đội ngũ giảng viên, các nhà khoa
học, cán bộ quản lý giáo dục và sinh viên các trường đại học ở nước ta so với các nước
trên thế giới còn hạn chế, chưa thành thạo; việc sử dụng NN-TH chưa thực sự trở thành
công cụ giao tiếp, phương tiện quan trọng trong dạy học, cũng như trong việc đẩy mạnh
hợptác quốc tế về GD&ĐT.
Trong những năm qua, Trường Đại học NN-TH thành phố HCM đã chú
trọng việc bồi dưỡng đội ngũ và nâng cao CLDH, đáp ứng mục tiêu đào tạo.
Nhà trường; đã đào tạo hàng chục ngàn SV có trình độ cử nhân đáp ứng phần
nào nhu cầu nguồn nhân lực cho thành phố.
Tuy nhiên, xuất phát từ góc độ khoa học, việc quản lý CLDH của nhà trường vẫn
còn một số vấn đề hạn chế, yếu kém cần khắc phục kịp thời, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu
đào tạo nguồn nhân lực trong thời kỳ mới. Quá trình quản lý dạy và học NN-TH ở
nhà trường còn nhiều bất cập. Giảng viên phần lớn chỉ nặng về truyền thụ kiến
thức đơn thuần và sử dụng phương pháp dạy học theo kiểu truyền thống như:
GV đọc SV ghi, các bài tập thường lặp đi lặp lại một cách máy móc, yêu cầu
SV học thuộc lòng một cách thụ động, chưa mang lại hứng thú cho SV. Công
tác quản lý chưa được quan tâm thích đáng, mỗi giảng viên dạy học theo cách
riêng của mình, không có sự phối hợp, không có giáo trình chung, thiếu tính
cập nhật, trang thiết bị dạy và học còn hạn chế. Công tác kiểm tra, đánh giá
chất lượng bộ môn chưa thực hiện thường xuyên và khoa học… Từ đó, chất
lượng dạy và học NN-TH tại trường Đại học NN-TH thành phố HCM còn
nhiều mặt bất cập. Hệ quả là, nhiều SV chưa đáp ứng được công việc được
giao sau khi ra trường, khả năng vận dụng những kiến thức đã học vào thực
tiễn còn nhiều hạn chế, yếu kém.
Xuất phát từ những lý dotrên,tác giảchọnvấnđề: “Quản lýchất lượngdạy học
của giảng viên ở Trường đại học Ngoại ngữ - Tin học thành phố Hồ Chí Minh” làm
đềtài nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu cóliên quan
Từ cuối thế kỷ XIV, vấn đề dạy học và quản lý dạy học được nhiều nhà
giáo dục quan tâm. Kômenxki (1592-1670), cho rằng: “Cần chuẩn bị cho con
người vào đời, không những vào cuộc đời tinh thần mà cả vào cuộc sống. Vì
vậy, phải học những cái gì thiết thực, có lợi, phải tìm hiểu thế giới xung
quanh, sách vở phải lùi trước thực tế”. Đồng thời, Kômenxki đã đưa ra quan
điểm giáo dục phải thích ứng với tự nhiên; quá trình dạy học để truyền thụ và
tiếp nhận tri thức là phải dựa vào sự vật, hiện tượng do người học tự quan sát,
tự suy nghĩ mà hiểu biết. Theo đó, ông đã nêu ra một số nguyên tắc dạy học
có giá trị rất lớn, đó là: Trực quan, phát huy tính tự giác tích cực của SV, hệ
thống và liên tục, củng cố kiến thức giảng dạy theo khả năng tiếp thu của
người học (vừa sức), dạy học phải thiết thực, dạy học theo nguyên tắc cá biệt.
Ở Việt Nam, nền giáo dục mới của Cách mạng Việt Nam trước hết phải
nói đến quan điểm phát triển giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người
khẳng định: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”,“Mọi thành công hoặc
thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” [22, tr.269]. Kế thừa những tinh hoa của
các tư tưởng giáo dục tiên tiến, hiện đại và việc vận dụng sáng tạo phương
pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin, Người đã để lại cho chúng ta nền tảng
lý luận về: Vai trò của giáo dục, định hướng phát triển giáo dục, mục đích dạy
học, các nguyên lý dạy học, các phương thức dạy học, vai trò của quản lý và
cán bộ QLGD, phương pháp lãnh đạo và quản lý…Đây là hệ thống các tư
tưởng, quan điểm cốt lõi trong về GD&ĐT có giá trị cao trong quá trình phát
triển lý luận dạy học, lý luận giáo dục của nền giáo dục Cách mạng Việt Nam.
Trên phương diện lý luận QLGD, các nhà khoa học giáo dục Việt Nam đã tiếp
cận quản lý trường học chủ yếu dựa trên nền tảng lý luận giáo dục học. Hầu hết các tài
liệu giáo dục học của các tác giả trong nước đều đề cập tới lực lượng giáo dục, giới thiệu
khái quát về chất lượng và phương thức nâng cao chất lượng lực lượng giáo dục, trong
đó có CBQL trường học. Tiêu biểu có các công trình nghiên cứu như: Quá trình sư
phạm - Bản chất, cấu trúc và tính quy luật của tác giả Hà Thế Ngữ; Giáo dục học đại
cương của tác giả Nguyễn SinhHuyvàNguyễnVănLê.
Tác giả Nguyễn Xuân Điệp với đề tài “Biện pháp quản lý chất lượng học tập
của học viên ở Trường Sĩ quan Đặc Công”, luận văn thạc sĩ QLGD năm 2008, đã đề
xuất những biện pháp về kế hoạch hóa, phát huy vai trò của các lực lượng, xây dựng và
bồi dượng động cơ học tập cho học viên, tổ chức chặt chẽ và kiểm tra đánh giá khách
quan quá trình học tập. Tác giả Đỗ Ngọc Anh với đề tài “Quản lý hoạt động học tập
của học viên ở Trường Sĩ quan Chính trị hiện nay” năm 2010, đã đề xuất hoàn thiện hệ
thống các văn bản quản lý, kế hoạch hóa hoạt động dạy học, xây dựng cơ chế quản lý
học viên, nâng cao năng lực quản lý của các chủ thể quản lý, kiểm tra đánh giá kết quả
học tập. Tác giả Trần Kim Thanh với đề tài “Giải pháp quản lý chất lượng dạy học ở
Trường Sĩ quan Pháo Binh” năm 2010, đã đề xuất các biện pháp về phát huy hiệu lực
của hệ thống lãnh đạo chỉ huy, kế hoạch hóa hoạt động dạy học, đổi mới nội dung
chương trình dạy học, tăng cường công tác quản lý quản lý cơ sở vật chất dạy học. Tác
giả Vũ Thị Quỳnh Hoa nghiên cứu đề tài “Biện pháp quản lý hoạt động dạy học của
hiệu trưởng các trường tiểu học huyện Kim Động - Tỉnh Hưng Yên”, luận văn thạc sỹ
QLGD Trường Đại học Sư phạm Hà nội, năm 2012, đã chỉ ra vai trò của hiệu trưởng
trong việc chỉ đạo các khâu của quá trình dạy học và các biện pháp quản lý hoạt động
dạy học của hiệu trưởng. Tác giả Nguyễn Thị Thúy Nga nghiên cứu đề tài “Biện pháp
quản lý đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt ở trường tiểu học thuộc thị xã Phú
Thọ”, luận văn thạc sỹ QLGD Trường Đại học Sư phạm Hà nội, năm 2013, đã đề xuất
một số biện pháp về nhận thức, về xây dựng kế hoạch, kiểm tra, về quản lý các điều kiện
họctập…
Tómlại, các công trình trên đãtập trung đi sâu nghiên cứu vềchất lượngdạy học,
chất lượng học tập, quản lý hoạt động động dạy học, quản lý hoạt động học tập của
người học... Tuy nhiên, cho đến nay chưa một công trình nào nghiên cứu một cách cơ
bản,hệ thống về“Quản lý chất lượngdạy học củagiảng viên ở Trường Đại học NN-TH
thànhphố HCM”.
3. Mục đích và nhiệmvụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận thực tiễn của dạy học, đề xuất các
biện pháp quản lý CLDH tại Trường Đại học NN-TH thành phố HCM, góp phần nâng
caochât lượng quản lý hoạt độngdạy học,đàotạocủaNhà trường.
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
-Nghiên cứu cơ sở lý luậnvề quảnlý CLDHở đại học.
- Khảo sát, đánh giá trực trạng chất lượng và quản lý CLDH Trường Đại học
NN-THthành phố HCM hiện nay.
- Đề xuất các biện pháp nhằm quản lý CLDH ở Trường Đại học NN-TH thành
phốHCM .
4. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Khách thể nghiên cứu
Hoạt động dạy học ở TrườngĐại họcNN-THthànhphốHCM.
* Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý chất lượng hoạt động dạy học của giảng viên ở Trường Đại
họcNN-THthành phố HCM.
* Phạm vi nghiên cứu
Tập trung nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý CLDH của giảng viên ở
Trường Đại học NN-TH thànhphốHCM.
Các số liệu điều tra, khảo sát sử dụng trong luận văn được tính từ năm 2008 đến
nay.
5. Giả thuyết khoa học
Chất lượng giáo dục đào tạo phụ thuộc vào sự tác động tổng hợp của
rất nhiều yếu tố; trong đó, quản lý chất lượng dạy học của GV trong dạy
học có vai trò rất quan trọng. Nếu các chủ thể quản lý ở Trường Đại học
NN-TH thành phố HCM thực hiện việc quản lý CLDH của GV một cách
khoa học, chặt chẽ như: Xây dựng đội ngũ GV đủ về số lượng, bảo đảm
chất lượng, đồng bộ về cơ cấu; quản lý đổi mới mục tiêu, kế hoạch, nội
dung, chương trình, phương pháp dạy học; quản lý các điều kiện bảo đảm
cho hoạt động giảng dạy của GV thì hoạt động dạy học sẽ đạt được chất
lượng, góp phần nâng cao chất lượng quản lý hoạt động đào tạo của nhà
trường.
6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp luận nghiên cứu
Luận văn được tổ chức nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện
chứng của Mác - Lê nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, định hướng của Đảng Cộng sản Việt
Nam về giáo dục nói chung và dạy học nói riêng. Đồng thời vận dụng các quan điểm
logic - lịch sử, hệ thống - cấu trúc và các quan điểm thực tiễn để xem xét phân tích các
vấnđề có liên quan.
* Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành công trình nghiên cứu, tác giả đã sử dụng dạng tổng hợp các
phương pháp nghiên cứu lý thuyết vàthựctiễncủa khoahọcgiáodụcnhư:
* Các phương pháp nghiên cứulýluận
Sử dụng các phương pháp: Phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, khái quát
hóa các tài liệu như tác phẩm kinh điển, văn kiện Đảng, chỉ thị, sách chuyên
khảo, sách tham khảo, giáo trình tài liệu dạy học, luận văn, luận án, có liên
quan để xác lập cơ sở lý luận của đề tài.
* Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Sử dụng các phương pháp: Điều tra (với cán bộ, giảng viên, sinh viên),
quan sát hoạt động giảng dạy của GV và học tập của SV, hoạt động quản lý
của Trường, khoa, bộ môn, tổng kết kinh nghiệm giáo dục đào tạo, xin ý kiến
một số cán bộ quản lý giáo dục, GV, nhà khoa học giáo dục trong và ngoài
Trường để xác lập cơ sở thực tiễn của đề tài.
* Các phương pháp nghiên cứu hỗ trợ
Sử dụng phương pháp thống kê toán học và phần mềm tin học để tính
toán và biểu đạt các kết quả nghiên cứu, khảo sát và xứ lý số liệu.
7. Ý nghĩa của luận văn
Góp phần luận giải và khái quát hệ thống cơ sở lý luận về quản lý, QLGD, quản
lý nhà trường và quản lý CLDH của GV ở Trường Đại học NN-TH thành phố HCM, từ
đó có cách nhìn tổng quan và đề xuất biện pháp quản lý CLDH ở các trường đại học
hiệnnay.
Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo cho nhàtrườngvà các trường khác quan
tâm nghiên cứu trong chỉ đạo hoạt độnggiáodụcđàotạocủa nhàtrường.
8. Cấu trúc của luận văn
Luận văn cấu trúc bao gồm: Mở đầu, 3 chương, kết luận, danh mục tài
liệu tham khảo và phụ lục.
Chương1
CƠ SỞ LÝ LUẬNCỦAVẤNĐỀQUẢNLÝ CHẤTLƯỢNG DẠYHỌCCỦA
GIẢNG VIÊNỞ TRƯỜNG ĐẠI HỌCNGOẠINGỮ - TIN HỌC
THÀNH PHỐ HỒ CHÍMINH
1.1. Các khái niệmcơ bản
1.1.1. Khái niệm hoạt động dạy học của giảng viên
Theo Đại Từ điển tiếng Việt: “Dạy học là để nâng cao trình độ văn hoá, phẩm
chất đạo đức theo một chương trình nhất định” [48]. Tác giả Đặng Vũ Hoạt và Hà Thị
Đức cho rằng: Dạy học là một bộ phận của quá trình sư phạm tổng thể, là quá trình tác
động qua lại giữa giáo viên và học sinh nhằm truyền thụ và lĩnh hội những tri thức khoa
học, những kỹ năng, kỹ xảo hoạt động nhận thức và thực tiễn, để trên cơ sở đó phát triển
nănglực tư duy và hình thành thếgiới quankhoahọc.
Như vậy, Dạy học là hoạt động chủ yếu của GV, là con đường quan trọng bậc
nhất giúp người học phát triển năng lực hoạt động trí tuệ nói chung, nhất là năng lực tư
duy sáng tạo, góp phần giáo dục cho người học thế giới quan khoa học và những phẩm
chất nhân cách.
Dưới góc độ của giáo dục học: “Hoạt động dạy học là hoạt động đặc trưng cho
bất cứ loại hình nhà trường và xét theo quan điểm tổng thể, dạy học chính là con đường
tiêu biểu nhất” [42]. Học là một hoạt động trong đó người học là chủ thể, khái niệm
khoa học là đối tượng chiếm lĩnh; đó là quá trình tự giác, tích cực, tự chiếm lĩnh tri thức
vàluôn có dưới sự điều khiển sư phạm củaGV.
Dạy là sự điều khiển tối ưu hoá quá trình dạy học của GV để hình thành và phát
triển nhân cách cho người học. Nếu học nhằm mục đích chiếm lĩnh khái niệm khoa học
thì dạy lại có mục đích là điều khiển sự học tập. Dạy có hai chức năng thường xuyên
tương tác với nhau, thâm nhập vào nhau là truyền đạt thông tin và điều khiển thông tin
trong QTDH và HĐDH của GV, chúng gắn bó mật thiết với nhau, bổ sung, hỗ trợ nhau
trongQTDH hướng tới thực hiệntốt mục tiêudạy học.
Như vậy, dạy học của giảng viên là một quá trình tác động điều khiển,
định hướng của người thầy trong quá trình dạy học, người học tự giác, tích cực
tổ chức tự điều khiển hoạt động nhận thức, nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy
học đã xác định.
Để đạt được mục đích dạy học, người dạy và người học đều phải phát huy
các yếu tố chủ quan của cá nhân (phẩm chất, năng lực) để xác định nội dung, lựa
chọn phương pháp, các hình thức tổ chức dạy học. Qúa trình thực hiện việc dạy
học luôn có sự quản lý, điều hành của GV theo kế hoạch thống nhất và được
kiểm tra đánh giá cụ thể.
1.1.2. Khái niệm quản lý hoạt độngdạyhọccủagiảngviên
Nhà trường là tổ chức giáo dục cơ sở, trực tiếp làm công tác giáo dục
và đào tạo. Luật giáo dục sửa đổi, bổ sung 2009, khoản 1, Điều 58 quy định
nhà trường có những nhiệm vụ và quyền hạn: Tổ chức giảng dạy, học tập và
các hoạt động giáo dục khác theo mục tiêu, chương trình giáo dục. Như vậy,
quản lý trường học là nội dung quan trọng trong QLGD; trong đó có quản lý
hoạt động dạy học nói chung, hoạt động dạy của GV nói riêng.
Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “Quản lý nhà trường là thực hiện đường
lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, đưa nhà trường
vận hành theo nguyên lý giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục
với thế hệ trẻ và từng học sinh” [11]. Theo tác giả Thái Văn Thành, quản lý
nhà trường có thể hiểu là một chuỗi tác động hợp lý (có mục đích, tự giác, hệ
thống, có kế hoạch) mang tính tổ chức - sư phạm của chủ thể quản lý đến tập
thể cán bộ GV và SV, đến những lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà
trường nhằm huy động họ cùng cộng tác, phối hợp, tham gia vào mọi hoạt
động của nhà trường nhằm làm cho quá trình này vận hành tối ưu để đạt được
những mục tiêu dự kiến. Quản lý nhà trường bao gồm hai loại: Tác động của
những chủ thể quản lý bên trên và bên ngoài nhà trường; tác động của những
chủ thể quản lý trên, trong nhà trường.
Quản lý nhà trường là những tác động quản lý của các cơ quan QLGD
cấp trên nhằm hướng dẫn tạo điều kiện cho hoạt động giảng dạy, học tập,
giáo dục của nhà trường. Quản lý nhà trường cũng gồm những chỉ dẫn,
quyết định của các thực thể bên ngoài nhà trường nhưng có liên quan trực
tiếp đến nhà trường như: Cộng đồng được đại diện dưới hình thức Hội đồng
giáo dục nhằm định hướng sự phát triển giáo dục của nhà trường, hỗ trợ, tạo
điều kiện cho việc thực hiện phương hướng phát triển đó. Mặt khác, quản lý
nhà trường còn do chủ thể quản lý bên trong nhà trường bao gồm các hoạt
động: Quản lý GV, quản lý SV, quản lý QTDH - giáo dục; quản lý cơ sở vật
chất, trang thiết bị dạy học; quản lý tài chính trường học; quản lý mối quan
hệ giữa nhà trường và cộng đồng.
Quản lý hoạt động dạy học ở nhà trường là một nhiệm vụ nội dung của quản lý
nhà trường, là quản lý một quá trình với tư cách là một hệ toàn vẹn, bao gồm các thành
tố cơ bản: mục đích, nhiệm vụ, nội dung dạy học, thầy với hoạt động dạy, trò với hoạt
động học, các phương pháp và phương tiện dạy học, các hình thức tổ chức dạy học,
kiểm tra đánh giá kết quả dạy học. Tất cả các thành tố này tồn tại trong mối quan hệ qua
lại và thống nhất với môi trường của nó: môi trường xã hội - chính trị và môi trường
khoa học - kinh tế - công nghệ. Điều đó có nghĩa là chủ thể quản lý phải tác động vào
toàn bộ các thành tố của hoạt động dạy học theo quy luật tâm lý, giáo dục học, lý luận về
quản lý để đưa hoạt động dạy học từ trạng thái này sang trạng thái cao hơn để dần tiến
tới mục tiêu giáo dục.
Từ những luận giải trên, có thể quan niệm, quản lý HĐDH của giảng viên là tổ
chức điều khiển quá trình truyền thụ kiến thức, tiến hành các hình thức tổ chức dạy học
vàcác điều kiện kiện bảo đảmphụcvụhoạt độngdạyhọc.
Chủ thể quản lý hoạt động dạy của GV là Ban giám hiệu, cơ quan đào tạo, khoa,
bộmôn và chính các GV trong nhàtrường.
Quản lý HĐDH có mục đích vừa làm cho mỗi nhân tố có được lực tác động đủ
mạnh, vừa đảm bảo sự vận động nhịp nhàng, hài hoà và thống nhất của toàn bộ quá
trình. Do đó, đòi hỏi chủ thể quản lý phải có nghệ thuật, vận dụng linh hoạt các biện
pháp quản lý mới đạt được mục tiêu đề ra. Theo đó, quản lý HĐDH cần thực hiện tốt
cácnhiệmvụ cơ bản sau:
-Quản lý việc thực hiện mục tiêu,chươngtrìnhdạy học.
- Quản lý tốt hoạt động dạy của GV thông qua các khâu như: Thực hiện chương
trình, các loại hồ sơ, bài soạn, giảng bài, dự giờ, thăm lớp, rút kinh nghiệm, thực hiện
đánh giá kết quả dạy học thông qua việc chấm, chữa bài, cho điểm theo các Thông tư,
Quy định, Hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.
- Quản lý chặt chẽ hoạt động học tập của người học, nhằm xây dựng động cơ, ý
thức, trách nhiệm cao trong học tập, hình thành kỹ năng, kỹ xảo, trên cơ sở đó xây dựng
nềnnếp và phương pháp học tậpkhoahọc,đạt chất lượngvàhiệuquả caonhất.
-Quản lý cơ sở vật chất, trangthiết bị phụcvụdạy họccủaGV.
-Tổ chức kiểmtra, đánhgiákết quảdạy học.
1.1.3. Quản lý chất lượng dạy học của giảng viên Trường Đại học ngoại ngữ -
tin học Thành phố Hồ Chí Minh
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “Chất lượng là cái tạo nên phẩm chất, giá trị
của một người, một sự việc. Đó là tổng thể những thuộc tính cơ bản khẳng định sự tồn
tại của một sự vật, phân biệt nó với sự vật khác”.
Nói đến chất lượng dạy học, ngoài chất lượng dạy của GV, nó được thể hiện cuối
cùng ở chất lượng của người học, hay “tri thức, kỹ năng, thái độ…” mà người học có
được trong quá trình đào tạo tại nhà trường. Đó chính là kết quả của quá trình đào tạo
nhằm đáp ứng mục tiêu (người học đã họcnhư thếnào, họ biết gì, cóthể làm gì vàphẩm
chất nhân cách của họ ra sao... nhờ kết quả tương tác giữa người học với giáo viên và
nhàtrường).
Về mô hình chất lượng dạy học, tác giả Đặng Quốc Bảo đã khái quát bao gồm:
Kiến thức (Knowledge - K); kỹ năng (Skill - S); thái độ (Attitude - A) và hành vi
(Behaviour - B ). Các yếu tố này liên hệ với nhau trong tính cân đối và đồng bộ, thể hiện
trong hoạt động nghề nghiệp của người học sau khai ra trường. Khi đánh giá chất lượng
dạy học, chúng ta cần căn cứ vàomục tiêucủa từngcấphọc,bậchọc đối chiếusảnphẩm
giáo dục, đào tạo. Chất lượng dạy học càng cao sẽ càng làm phong phú thêm kiến thức,
kỹ năng, thái độ, giá trị và hành vi củaconngười.
QTDH được cấu thành bởi nhiều thành tố, mỗi thành tố có vị trí xác định, có
chứcnăng riêng, tác động qua lại với nhauvà vậnđộngtheoquy luật chung,tạonênchất
lượng toàn diện của hệ thống. Dạy học có chất lượng chính là việc thực hiện tốt các
nhiệm vụ: Cung cấp kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành thái độ cho người học, kết
quả của người học trong quá trình đào tạo. Chất lượng dạy học được cấu thành bởi các
yếu tố như: Mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo; hoạt động dạy của GV; hoạt động
học của SV; cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học; đánh giá kết quả học tập của người
học. Trên cơ sở đó, các nhà quản lý đưa ra các biện pháp khả thi để nâng cao chất lượng
quảnlý hoạt động giáo dục trongnhàtrường,mà trọngtâm làhoạt độngdạyhọc.
Chất lượng dạy học là tổng hòa chất lượng của các yếu tố của QTDH, được
biểu hiện tập trung ở tri thức, kỹ năng của người học, đáp ứng mục tiêu đào tạo đã xác
định. Chất lượng dạy học là sự tích hợp tự giác các yếu tố, các phẩm chất hợp thành và
phát triển trong quá trình học tập. Xét đến cùng chất lượng dạy học là chất lượng của
người học hay tri thức của người họclĩnhhội được trongQTDH.
Quản lý CLDH không chỉ quản lý hoạt động dạy học, mà còn quản lý
quá trình tác động tới tất cả các thành tố của hoạt động sư phạm có tác dụng hỗ
trợ, giúp đỡ, phục vụ cho hoạt động dạy học của thầy và trò; trong đó, đặc biệt
chú trọng tới những thành tố như: mục tiêu, nội dung, phương pháp, kết quả.
Quản lý CLDH không chỉ là quản lý chất lượng tri thức văn hoá mà còn phải
xem xét đến mức độ đạt được của định hướng giá trị, ý chí và thái độ của người
học.
Để nâng cao CLDH, từng nhà trường cần thực hiện tốt các biện pháp nâng cao
chất lượng hoạt động sư phạm và các biện pháp quản lý; trong đó, việc đổi mới biện
pháp quản lý là then chốt và phải đi trước một bước. Trong giai đoạn hiện nay, chúng ta
cần đặc biệt quan tâm tới việc tổ chức, quản lý nhằm bảo đảm chất lượng giáo dục, thực
hiệnkiểm định chất lượng GD&ĐT.
Quản lý chất lượng dạy học của giảng viên là sự tác động có mục đích của các
chủ thể vào quá trình thực hiện các nhiệm vụ trang bị kiến thức, phát triển trí tuệ, rèn
luyệnkỹ năng, bồi dưỡng thái độhànhvi choSV,nhằmđạt đượcmụctiêudạy học.
Quản lý chất lượng dạy học là sự tổ chức điều khiển các nhân tố, tiến trình, qui
trình dạy và học của bộ máy quản lý và giảng viên theo các qui luật của nó, nhằm đạt
được chất lượng hiệu quả đào tạoNhà trườngđãxác định.
Quản lý chất lượng dạy học là nắm theo dõi, đánh giá hoạt động chuẩn bị và
thực hành giảng dạy, tiến hành các hình thức tổ chức dạy học, hoạt động chỉ đạo sư
phạm của GVđối với hoạt độnghọctậpcuar người học.
1.2. Nội dung quản lý chất lượng dạy học của giảng viên ở trường Đại học
ngoại ngữ - tin học Thành phốHồChí Minh
Trong các nhiệm vụ và quyền hạn của trường đại học, trong đó, việc quản lý
CLDH, xây dựng ĐNGV là một trong những nội dung cơ bản và rất quan trọng trong
hoạt động của một nhà trường.
Quản lý CLDH là một nội dung trọng yếu trong quản lý nhà trường, là
uy tín, là chất lượng đào tạo để tạo ra những sản phẩm là người học có kiến
thức vững vàng, kỹ năng để giải quyết những vấn đề học tập, nghề ngiệp và
cuộc sống đòi hỏi. Quản lý CLDH của GV ở trường đại học, thực chất là quản lý hoạt
động dạy và hoạt động học; đó cũng là nội dung chủ yếu trong việc quản lý QTDH của
nhàtrường. Nội dung quản lý cụthểđượcthểhiệnở các vấnđềsau:
* Quản lý hoạt động dạyhọccủaGV
Hoạt động dạy của GV là hoạt động chủ đạo trong quá trình dạy học, quản lý
hoạt động này bao gồm: Quản lýviệc thực hiệnkếhoạch,chươngtrìnhdạy,quảnlýviệc
soạn bài và chuẩn bị bài trước khi lên lớp, quản lý giờ lên lớp của giáo viên, quản lý việc
dự giờ và phân tích bài học sư phạm, quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học
tập của HS. Việc thực hiện tốt các khâu, các bước này sẽ góp phần nâng cao CLDH và
quảnlý CLDHcủa từng GV. Quá trìnhquảnlýđóđượcthểhiệntrêncác nội dungsau:
* Quản lý việc thực hiệnchươngtrìnhnội dungdạy họccủaGV
Thực hiện chương trình dạy học là thực hiện kế hoạch đào tạo theo mục tiêu của
nhà trường, nó là pháp lệnh của Nhà nước do Bộ GD&ĐT ban hành. Yêu cầu đối với
GV là phải nắm vững chương trình, tổ chức thực hiện đúng chương trình dạy học quy
định. Theo đó, từng GV phải nắm chắc nội dung và phạm vi kiến thức dạy học của từng
môn học mình đảm nhiệm; sử dụng PPDH hiệu quả. Trong quá trình dạy học, GV cần
vận dụng các hình thức tổ chức dạy học đa dạng, phong phú, kết hợp giữa các hình thức
dạy học trên lớp, ngoài lớp, thực hành... một cách khoa học, hợp lý; tránh việc cắt xén
chương trình, dồn ép bài học, thêm bớt tiết học. Trong quá trình giảng dạy, GV cần mở
rộng phạm vi kiến thức cập nhật, hiện đại nhằm trang bị cho người học phông kiến thức
rộnghơn, rõ hơn, sâu hơn, thuậnlợi tronglĩnhhội vàhọctập,nghiêncứu.
* Quản lý việc chuẩn bị bài giảngcủaGV
Soạn bài là khâu quan trọng nhất trong việc chuẩn bị của GV, đó là quá trình lao
độngsáng tạo của từng GV; nóthể hiệnsự suy nghĩ, lựachọn, quyết địnhcủa GV vềnội
dung, phương pháp giáo dục, hình thức lên lớp phù hợp với đối tượng SV. Do đó, quản
lý việc soạn bài và chuẩn bị bài của GV cần đạt được các yêu cầu như: Đảm bảo tính tư
tưởng, tính giáo dục của bài giảng; thực hiện soạn bài phải đúng quy chế, chu đáo,chống
việc đối phó; đảm bảo nội dung, tri thức khoa học và trở thành nề nếp, đảm bảo chất
lượng.
* Quản lý hoạt động lên lớpvàcáchìnhthứctổchức dạykhác củaGV
Hoạt động dạy và học trong nhà trường hiện nay được thực hiện chủ yếu bằng
hình thức dạy và học trên lớp với hệ thống bài học cụ thể. Vì vậy, quá trình quản lý dạy
học của GV, các nhà trường cần có những biện pháp cụ thể, linh hoạt, hiệu quả, nhằm
nâng cao chất lượng giờ lên lớp của GV. Theo đó, chú trọng quản lý: giờ lên lớp của
GV; thực hiện đúng thời gian, nội dungbài giảngđãchuẩnbị; chất lượngquá trìnhgiảng
bài và cách thức giải quyết từng nội dung bài giảng theo chương trình; khả năng thuyết
trình, sử dụng ngôn ngữ, mở rộng nội dung, liên hệ thực tiễn của GV; khả năng quan sát
và bao quát lớp học của GV; việc thực hiện mục tiêu của bài giảng; việc duy trì không
khí học tập của lớp học, kiểm tra nhận thức của người học sau bài giảng. GV còn phải
chuẩn bị và tiến hành tốt theo đúng kế hoạch, tiến trình dạy học các hình thức tổ chức
sau bài giảng đã xác định như: Xêmina, thực hành, bài tập, bảo đảm yêu cầu về chất
lượng…
* Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của GV đối với SV
Kiểm tra, đánh giá là một yêu cầu, nhiệm vụ tất yếu trong QTDH ở tất
cả các môn học; đó là quá trình thực hiện của GV song song với QTDH ở
nhà trường, nhằm thu thập và xử lý thông tin về trình độ, khả năng thực hiện
nhiệm vụ và đánh giá kết quả học tập của SV; trên cơ sở đó đề ra những biện
pháp phù hợp giúp SV phát huy những mặt mạnh, khắc phục yếu kém ngày
càng tiến bộ. Thông qua việc hoạt động kiểm tra, đánh giá của GV sẽ giúp
các cấp quản lý trong nhà trường nắm chắc chất lượng dạy - học, kịp thời
điều chỉnh hoạt động dạy học của GV và hoạt động học tập của HS, SV, đáp
ứng mục tiêu đào tạo.
Quản lý hoạt động kiểm tra, đánhgiá kết quảhọc tập củaSV cần đạt được những
yêu cầu cơ bản như: Thực hiện nghiêm quy chế giáo dục, đào tạo của nhà trường; thực
hiện nghiêm túc các văn bản hướng dẫn về đánh giá, xếp loại SV; đảm bảo đúng thực
chất, công bằng, chính xác; có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ của các cấp quản lý trong
nhà trường; chỉ rõ những ưu, khuyết điểm và biện pháp khắc phục đối với các tổ chức,
GVvà SV.
* Thamgia quản lý hoạt độnghọctậpcủaSV
Hoạt động học tập của SV là hoạt động song song cùng với QTDH của GV;
đồng thời có mối quan hệ biện chứng giữa người dạy và người học. Vì vậy, quá trình
quản lý hoạt động học tập của SV cần đạt được những yêu cầu chủ yếu như: Làm cho
SV có thái độ, động cơ, học tập đúng đắn, hứng thú trong học tập, tự giác tìm tòi phát
hiện vấn đề, chủ động lĩnh hội kiến thức, biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo
dục; hướng dẫn cho SV về phương pháp học tập ở từng môn có hiệu quả nhất, chấp
hành nghiêm quy chế, quy định trong học tập; kiểm tra, đánh giá, xếp loại đúng thực
chất kết quả và khả năng học tập của người học, giúp họ phát huy mặt mạnh, khắc phục
hạn chế; quản lý học tập của SV được thực hiện đầy đủ, toàn diện và mang tính giáo dục
cao.Nội dung quản lý hoạt độnghọc tậpcủaSVgồm:
-Quản lý việc hướng dẫnvàlựachọnphươngpháphọc tậpchoSV.
Quản lý việc hướng dẫn và lựa chọn phương pháp học tập cho SV cần đạt được
những yêu cầu để mỗi SV: Nắm được kỹ năng chung của hoạt động học tập; có kỹ năng
học tập phù hợp, hiệu quả với từng bộ môn; giúp SV có phương pháp lĩnh hội kiến thức
trên lớp và tự học hiệu quả nhất. Muốn thực hiện những yêu cầu đó, các cấp quản lý
trong nhà trường cần tổ chức tốt việc học tập nghiên cứu, bồi dưỡng chuyên môn cho
GV; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, điều chỉnh, uốn nắn kịp thời những hạn chế trong
sử dụng, hướng dẫn SVlựa chọnvà vậndụngphươngpháphọctậpđạt hiệuquảcao.
-Quản lý nề nếp, thái độhọctập,tínhkỷluật củaSV.
Các cấp quản lý trong nhà trường, nhất là GV cần xây dựng và duy trì tốt nề nếp
họctập như: Xây dựng cho SVcótinhthần,thái độhọctập tốt,chuyêncần,chămchỉ,có
nề nếp học bài và làm bài đầy đủ; thực hiện đúng quy định về khen thưởng, kỷ luật về
chấp hành nề nếp, nội quy học tập của SV; các cấp quản lý trong nhà trường cần thường
xuyên theo dõi, kiểm tra, nhận xét, đánh giá việc thực hiện nề nếp và phân công trách
nhiệm cụ thể cho các chủ thể quảnlý,nhất làđối với GV.
* Quản lý các điều kiện phụcvụhoạt độngdạycủaGV
-Quản lý vật chất, trang thiết bị dạy học.
Cơ sở vật chất là điều kiện không thể thiếu trong việc nâng cao chất lượng
giáo dục, đào tạo của mỗi nhà trường. Đó là cơ sở, phương tiện đảm bảo cho GV
giảng dạy và nâng cao CLDH, chất lượng giáo dục, đào tạo của nhà trường. Do
đó, quá trình quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học phải đảm bảo đầy đủ
theo yêu cầu quy định; khai thác, sử dụng có hiệu quả tốt; tích cực đầu tư, mua
sắm cơ sở vật chất phục vụ cho QTDH của nhà trường. Nội dung quản lý cơ sở
vật chất, trang thiết bị dạy học ở nhà trường bao gồm: Nắm chắc các đồ dùng
trong lớp học, các trang thiết bị dạy học, hoạt động của các phòng bộ môn,
phòng thực hành, thí nghiệm và các phòng chức năng; quản lý thư viện trường
học phục vụ trực tiếp cho hoạt động dạy học của GV; hướng dẫn sử dụng đồ
dùng học tập cho SV.
-Quản lý nguồn kinh phí cho hoạt độngdạy vàhọc.
Nhà trường cần có cơ chế, quy chế quản lý, cấp phát và sử dụng có hiệu quả các
nguồn kinh phí cho hoạt động dạy học của GV như nguồn kinh phí mua, in sao tài liệu
dạy học, phương tiện dạy học, theo nguyên tắc tài chính, công khai, minh bạch công
bằng; góp phần nâng cao CLDH của người thầy, chất lượng giáo dục, đào tạo của nhà
trường.
* Quản lý hồ sơ chuyên môncủaGV
Hồ sơ chuyên môn là phương tiện phản ánh quá trình dạy học, thực hiện
các hoạt động chuyên môn của GV Hồ sơ chuyên môn của GV là một trong
những cơ sở đánh giá việc thực hiện nề nếp chuyên môn; nó là điều kiện cần
thiết để quản lý chất lượng quá trình dạy học, chất lượng hoạt động chuyên môn
của GV. Hồ sơ của GV phục vụ hoạt động dạy học bao gồm: Giáo trình; giáo án
lý thuyết; giáo án thực hành; sổ tay GV; lịch giảng dạy… Trong quá trình giảng
dạy của GV, các cấp quản lý cần thường xuyên kiểm tra bằng nhiều hình thức
khác nhau để kịp thời điều chỉnh trong hoạt động dạy và học.
1.3. Yêu cầu quản lý chất lượng dạy học của giảng viên ở Trường Đại học
Ngoại ngữ -Tin học thành phốHồChí Minh
* Quá trình giảng dạy của GV và hoạt động học tập của SV cần thực hiện theo
hướng tiếp cận chất lượng tổng thể
Nhà trường cần tăng cường bồi dưỡng cho GV về xây dựng bài giảng tương tác,
phương pháp dạy học tích cực, dạy học hướng vào người học, phát huy tính chủ động,
sáng tạo của người học. Theo đó, nhà trường cần xác định đúng, sát, phù hợp về nội
dung,phương thức bồi dưỡng cho GVvề phươngpháp dạy học tích cực kết hợp với dạy
học truyền thống, thực hiện đúng phương châm dạy học; đồng thời, tích cực cải tiến theo
hướng “tiếp cận mới”, nhằm phát huy tính “tích cực hoá” trong dạy và học; tăng cường
kiểm tra, đánh giá phương pháp và chất lượng bài giảng của GV thông qua nhiều hình
thức khác nhau. Bên cạnh đó, nhà trường xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch quản
lý chất lượng giảng dạy của GV,hoạt độnghọctậpcủaSVbámsát mục tiêuđàotạo.
Thực hiện tốt việc phân cấp trách nhiệm của các chủ thể trong bồi
dưỡng và quản lý hoạt động bồi dưỡng cho GV; phát huy tính “tích cực hoá”
trong tự học tập, tự bồi dưỡng của từng GV. Thực hiện quản lý hoạt động dạy
học của giảng viên thông qua các biện pháp quản lý hành chính, hoạt động
phương pháp, nhằm tăng cường quản lý, khích lệ tính “tích cực hoá” trong
học tập rèn luyện của GV và SV.
* Quản lý chặt chẽ hoạt độnggiảngdạycủa GV
Quản lý hoạt động dạy học của GV, phải kết hợp với nâng cao nhận thức, trách
nhiệm của chủ thể. Quản lý hoạt động dạy học của GV gắn với xây dựng động cơ, thái
độ trách nhiệm của GV và SV trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo; đồng thời, phải
phải gắn với xây dựng, phát triển chương trình, nội dung, PPDH để bảo đảm chất lượng
dạy học, hướng tới mục tiêu xây dựng, chuẩn hoá hoạt động dạy học của GV nói riêng
và xây dựng, chuẩn hóa hoạt động đào tạo của nhà trường. Mọi hoạt động dạy học của
GVphải tuân thủ qui chế, qui địnhcủaNhà trường,khoa,bộmôn.
* Quản lý CLDHcủa GV phải gắnvới việcđánhgiáchất lượngGV
Quá trình dạy học của GV là quá trình họ thể hiện và bộc lộ toàn diện về ý thức,
trách nhiệm, sự yêu nghề, trình độ, năng lực, tài nghệ sư phạm của mình thông qua hoạt
động thực tiễn giảng dạy. Vì vậy, các cấp quản lý trong nhà trường cần nắm chắc chất
lượng và năng lực của từng GV; trên cơ sở đó, gắn với việc đánh giá, phân loại chất
lượng từng GV trong thực hiện nhiệm vụ ở tất cả các tổ chức như: tổ chức đảng, nhà
trường, khoa, bộ môn. Từ đó, nhà trường có căn cứ để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi
dưỡng chuyên môn cho GVphùhợp,hiệuquả nhất.
Ban giám hiệu, khoa giáo viên, tổ bộ môn thường xuyên tổ chức các hoạt động
kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả công tác giảng dạy và quản lý hoạt động học tập của
SV của GV. Thông qua đó, làm cơ sở để các cấp quản lý chỉ rõ những ưu điểm, khuyết
điểm và xác định biện pháp khắc phục kịp thời; đồng thời định hướng, chỉ đạo các khoa,
bộ môn thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy và QLCL giảng dạy của GV, hoạt động học
tậpcủa SV.
Bên cạnh đó, các tổ chức thanh niên và các tổ hoạt động phương
pháp trong nhà trường cần tích cực nắm bắt thông tin, tìm hiểu tình hình,
kịp thời đề xuất các hình thức hoạt động thúc đẩy việc đổi mới phương
pháp dạy học, quản lý CLDH, quản lý hoạt động học tập của SV. Đồng
thời, coi trọng việc đánh giá chất lượng “đầu ra” của SV, gắn với đánh giá
kết quả quá trình giảng dạy của GV.
*
* *
Chất lượng dạy học nói riêng,chất lượngđàotạonói chung luônlà một vấn đềhệ
trọng của một nhà trường và hiện nay vẫn còn là vấn đề chưa được tiếp cận một cách
nhất quán. Chất lượng dạy học ở một nhà trường là sự tổng hợp của nhiều yếu tố, nhiều
lực lượng, trong đó GV đóng vai trò trực tiếp và cơ bản. Trong chương một chúng tôi đã
tổng quan vấn đề nghiên cứu có liên quan tới đề tài, xây dựng các khái niện trung tâm,
chỉ ra các nội dung quản lý chất lượng dạy học của GV, nêu lên các yêu cầu quản lý chất
lượng dạy học của GV ở Trường Đại học NN - TH thành phố HCM. Những vấn đề này
làm cơ sở lý thuyết cho việc khảo sát thực trạng và dề xuất các biện pháp quản lý chất
lượng dạy học của GV ở Trường Đại học NN - TH thành phố HCM được trình bày ở
cácchương tiếp theo.
Chương2
THỰC TRẠNG QUẢNLÝ CHẤTLƯỢNG DẠYHỌC
CỦA GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - TIN HỌC
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1. Khái quát chung về Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học thành phố Hồ
Chí Minh
Trường Đại học dân lập NN-TH thành phố HCM được thành lập ngày 26-10-
1994 theo Quyết định Số 616/TTg của Thủ tướng Chính phủ, tiền thân là Trường Ngoại
ngữ và Tin học Sài Gòn (1992). Ngày 29-5-2006, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết
định chuyển Trường thành Trường Đại học tư thục NN-TH thành phố HCM theo Quyết
địnhSố 122/2006/QĐ-TTg, với tênmới làTrường Đại học NN-THthànhphốHCM.
Nhà trường có 9 khoa với 23 chuyên ngành đào tạo, 6 phòng, ban, thư viện và
trung tâm trực thuộc. Tổng số cán bộ, nhân viên của nhà trường hiện nay có 183 người
và trên 400 GV (78% GV có trình độ sau đại học). Tính đến năm học 2003 - 2004, nhà
trường đã đào tạo được gần 4000 cử nhân khoa học, chuyên viên các ngành, bao gồm:
Ngành ngoại ngữ (chuyên ngành sư phạm, biên - phiên dịch, hành chính văn phòng);
ngành công nghệ thông tin (hệ thống thông tin, mạng viễn thông); ngành Đông Phương
học (Trung Quốc học, Nhật Bản, Hàn Quốc học và Việt Nam học dành cho người nước
ngoài); ngành Du lịch - Khách sạn, Quản trị kinh doanh. Từ năm học 2004, nhà trường
mở hệ đào tạo ngành Quan hệ quốc tế và tiếng Anh (theo kiểu song ngành), hướng tới
mở chuyên ngành Thái Lan học. Là một trường đại học chuyên ngành ngoài công lập,
với mục tiêu là đào tạo SV ngành ngoại ngữ, tin học, cung cấp nhân lực chất lượng cao
về ngoại ngữ, công nghệ thông tin đáp ứng nhu cầu phát triển của thành phố. Sinh viên
đào tạo tại nhà trường sau khi tốt nghiệp được trang bị kiến thức nghề nghiệp, phương
pháp giao tiếp và hai công cụ chiến lược là ngoại ngữ và tin học, nhằm đáp ứng nhu cầu
nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đồng thời, thông
qua hoạt động đối ngoại, nhà trường đã, đang và sẽ tạo điều kiện cho cán bộ, giảng viên
và sinh viên có nhiều cơ hội đi du học nước ngoài, tham dự các hội thảo, hội nghị quốc
tếở tất cả các chuyên ngành đàotạo.
ĐNGV của nhà trường đại đa số được đào tạo chính quy theo chuyên ngành; có
phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp và kinh nghiệm giảng dạy từ 5 năm trở lên, được bồi
dưỡng thường xuyên về nghiệp vụ quản lý nhà nước, quản lý giáo dục và đào tạo về
ngoại ngữ -tin học.
SV đào tạo tại Trường Đại học NN-TH thành phố HCM hầu hết là những học
sinh tốt nghiệp trung học phổ thông trải qua thi tuyển sinh của trường và tham gia xét
tuyển nguyện vọng 2 theo chỉ tiêu quy định của Bộ GD&ĐT, được đào tạo chính quy 4
năm các ngành tin học - ngoại ngữ. Sau khi ra trường, SV được cấp bằng cử nhân theo
từngchuyên ngành đào tạo.
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của nhà trường được tổ chức theo Luật Giáo dục
và quy chế, quy định của Bộ GD&ĐT, bao gồm: Ban Giám Hiệu, các phòng, ban chức
năng, các khoa giáo viên, thư viện, trung tâm trực thuộc (ngoại ngữ - tin học) và đội ngũ
cán bộ, GV, nhân viên tham gia vào quá trình giáo dục, đào tạo của nhà trường. Đồng
thời, nhà trường có Đảng bộ cơ sở, Hội đồng quản trị (có các ban trực thuộc), Hội đồng
Khoa học và Đào tạo và các Hội đồngTư vấnkhác.
Kể từ ngày thành lập đến nay, nhà trường luôn là một trong những điểm
sáng đào tạo nguồn nhân lực ngoại ngữ - tin học cho thành phố và cho cả nước.
Chất lượng dạy học của nhà trường ngày càng được nâng lên rõ rệt; công tác
quản lý giáo dục, đào tạo thường xuyên được đổi mới ngày càng tốt hơn, nhất
là việc quản lý CLDH trong quá trình đào tạo; nhiều SV sau khi tốt nghiệp đã
có việc làm và hoàn thành tốt nhiệm vụ trên cương vị được giao. Với những
thành tích đã đạt được, nhà trường đã được Nhà nước tặng thưởng nhiều Huân
chương, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về thành
tích xuất sắc trong công tác chỉ đạo và nhiều Bằng khen, Giấy khen của các Bộ,
Ngành Trung ương và thành phố Hồ Chí Minh.
Bên cạnh đó, nhà trường đã được tặng 04 Bằng khen về phong trào
NCKH trong SV (1999, 2001, 2005, 2006); Bằng khen của Bộ trưởng Bộ
GD&ĐT về kết quả 10 năm NCKH trong SV giai đoạn 1995 - 2005. Từ năm
1998 đến năm 2012, nhà trường đã có 42 SV được nhận giải SV NCKH của Bộ
GD&ĐT (01 giải nhất, 08 giải nhì, 10 giải ba và 32 giải khuyến khích).
Từ 1999 đến nay, SV của trường đã dự thi Olympic Quốc gia Tin học và đã đạt
được các giải thưởng gồm: Khối chuyên: 1 giải nhất, 1 giải nhì, 5 giải ba và 7 giải
khuyến khích; khối không chuyên: 2 giải nhì, 6 giải ba, 2 giải khuyến khích, 2 giải tập
thể, 2 giải ngoại ngữ và 1 giải trắc nghiệm; khối cao đẳng: 4 giải ba, 3 giải khuyến khích,
1 giải ba đồng đội. Trong 04 năm liên tiếp (2010 - 2013), SV nhà trường tham gia Cuộc
thi “Microsoft Office World Champion" tại Việt Nam đềuđạt giải Nhất vàđượcđại diện
Việt Nam tham dự vòng chungkết thếgiới tại HoaKỳ.
Đảng bộ cơ sở nhà trườngcó62đảng viên,9năm liêntiếp(1998–2007) vàluôn
được công nhận là Đảng bộ trong sạch vững mạnh, trong đó 6 năm liền được Thành uỷ
thành phố Hồ Chí Minh công nhận Đảng bộ trong sạch vững mạnh tiêu biểu (2002 -
2007).
Nhà trường có tổ chức Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh,
Hội Sinh viên… Nhà trường đã tổ chức nhiều hội thảo khoa học, trong đó có 6 hội thảo
cấp quốc gia và quốc tế. Về quan hệ quốc tế, trường đã được kết nạp vào Tổ chức quốc
tế Pháp ngữ (AUF), Đại học không biên giới (USF), Hội mùa Xuân của Pháp (A.P);
hiệnnay nhà trường có 12 Chi hội hữunghị.Đẩy mạnh quan hệhợptácquốctế,đếnnay
nhà trường đã có quan hệ với hơn 30 trường đại học và tổ chức nghiên cứu trên thế giới,
ký 32 Thoả thuận hợp tác đào tạo quốc tế với nhiều trường và viện đại học ở Trung
Quốc, Mỹ, Anh, Pháp, Tân Tây Lan, Ba Lan, CH Séc, Nhật, Hàn Quốc, Thái Lan,
Indonesia...
2.2. Thực trạng và nguyên nhân quản lý chất lượng dạy học của giảng
viên ở Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học thành phố Hồ Chí Minh
2.2.1. Thực trạng quản lý chất lượng dạy học của giảng viên Trường
Đại học Ngoại ngữ -Tin học thành phốHồChí Minh
* Thực trạng đội ngũ
Bảng 2.1: Thực trạng sốlượngGV trongbiênchếcủa nhàtrường
Chỉ tiêu
Tổng
nhân sự
Cán bộtrẻ
(≤ 35tuổi)
Nhân sự
đượcquy
hoạch
Cán bộtrẻ
được
quy hoạch
Nam Nữ
Tiến sĩ 23 1 4 2 2
Thạc sĩ 29 5 10 4 6
Cử nhân, cao đẳng 65 10 18 8 10
Trung cấp 32 5 8 4 4
Bằng khác 3 1 1 0 1
Tổng 152 22 41 18 23
Năm học 2012-2013, nhà trường có 152 GV, đội ngũ GV được bổ sung
đáp ứng khá đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, có năng lực chuyên môn nghiệp
vụ đáp ứng yêu cầu giáo dục, đào tạo. Số GV có trình độ đạt chuẩn 100%, trên
chuẩn chiếm tỷ lệ 80,8% (tiến sĩ 15,3; thạc sĩ 19,3%, ĐH, CĐ: 43,3%; trung cấp:
21,3%). Nhà trường chủ trương, phấn đấu đến năm 2015 có đủ GV theo biên
chế. ĐNGV được đào tạo cơ bản, có trình độ ngoại ngữ, tin học theo quy định
của Bộ GD&ĐT, có khả năng nghiên cứu khoa học, cập nhật kiến thức, thông
tin mới, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giảng dạy của trường trong tình hình mới.
Đảng uỷ, Ban Giám hiệu nhà trường đã nhận thức đúng đắn và đầy đủ về vai trò
của công tác xây dựng, nâng cao chất lượng GV, xác định đây là nội dung quan trọng
trong công tác lãnh đạo của cấp uỷ các cấp. Bởi vì, chất lượng đội ngũ cán bộ, GV có ý
nghĩa quyết định đến kết quả giáo dục, đào tạo và uy tín của nhà trường. Trường đã
thường xuyên tiến hành tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống, quan
điểm của Đảng về công tác xây dựng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ mới cho các lực
lượng giáo dục. Nội dung tuyêntruyền,giáodụcthiết thực,cụthể,đápứngyêucầunâng
cao phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, phong cách lối sống cho cán bộ, đảng viên,
GV. Cấp uỷ các cấp thường xuyên tổ chức quán triệt các nghị quyết của Đảng, của cấp
uỷ cấp trên thông qua các đợt sinh hoạt chính trị như: Hội thi bí thư chi bộ giỏi, báo cáo
viêngiỏi, kể chuyện về tấmgươngđạo đức HồChí Minh...
Nhà trường đã tiến hành tốt công tác chuyên môn như: Thanh tra, kiểm tra toàn
diện hoạt động của tổ chuyên môn và hồ sơ giáo án cá nhân, dự giờ, thao giảng, thi GV
dạy giỏi, chủ nhiệm giỏi nhằm nângcaochất lượngdạy vàhọc,trìnhđộvàkỹ năngnghề
nghiệp cho GV. Thực tiễn cho thấy, giai đoạn từ năm 2006 - 2010, nhà trường đã bồi
dưỡng được nhiều CBQL các cấp, GV. Trong những năm qua, Đảng uỷ, Ban Giám
hiệu đã cử 4 CBQL lãnh đạo học lớp cao cấp lý luận chính trị, 5 cán bộ đào tạo nghiên
cứu sinh; đồng thời, liên tục cử 100% cán bộ, GV theo học các lớp bồi dưỡng ngắn hạn
doTrường cán bộ thành phố HCM vàHọc việnQuảnlýgiáodụctổchức.
Công tác quản lý đội ngũ cán bộ, đảng viên và GV được Đảng bộ, Ban Giám
hiệu thực hiện chặt chẽ, kết hợp giữa quản lý hành chính và quản lý nội dung chuyên
môn (lấy quản lý chất lượng chuyên môn là chính), kết hợp chặt chẽ giữa quản lý tại
trường và tại nơi cư trú; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của tổ chức đảng và các
đoànthể nhân dân.
Chất lượng hoạt động dạy học, hoạt động giảng dạy của GV còn có những mặt
hạnchế, bấp cập.
Bảng 2.2: Thực trạng chất lượng giảngdạycủaGV ởnhàtrường
STT Nội dung
Mứcđộ
Tốt
(%)
Khá
(%)
T.Bình
(%)
Yếu
(%)
1 Có trình độ chuyên môn cao
0
60
(60.0)
24
(24,0)
16
(16,0)
2 Có khả năng lãnh đạo
4(4,0)
26
(26,0)
35
(35,0)
35
(35,0)
3 Có kỹ năng mềm tốt 8
(8,0)
21
(21,0)
46
(46,0)
25
(25,0)
4 Tham gia tích cực hoạt động
đoàn thể
0
26
(26,0)
55
(55,0)
19
(19,0)
5 Thành thạo tối thiểu 01ngoại ngữ 41
(41,0)
42
(42,0)
15
(15,0)
2
(2,0)
6 Thành thạo tin học ứngdụng 41
(41,0)
40
(40,0)
12
(12,0)
7
(7,0)
7 Khả năng giao tiếp tốt 20
(20,0)
32
(32,0)
40
(40,0)
8
(8,0)
8 Nhiệt tình trong công việc 17
(17,0)
44
(44,0)
34
(34,0)
5
(5,0)
9 Luôn sáng tạo 17
(17,0)
33
(33,0)
40
(40,0)
10
(10,0)
10 Sức khoẻ tốt 60
(60,0)
30
(30,0)
10
(10,0)
0
Kết quả khảo sát cho thấy, nhà trường đã có nhiều cố gắng trong xây dựng và
phát triển ĐNGV, song hiện nay chất lượng ĐNGV mới đạt 50%. Tỷ lệ GV đạt trên
chuẩn còn thấp so với yêu cầu, hẫng hụt ĐNGV kế cận, nhất là GV môn cơ bản. Việc
học tập nâng cao trình độ chuyên môn của GV còn hạn chế, sự cải tiến PPDH của GV
cókinh nghiệm chững lại do một phần vì chế độ chínhsách chưatạo rađộng lựckhuyến
khích họ; bên cạnh đó, bản thân thừng GV cũng có hạn chế về năng lực tiếp thu kiến
thức khoa học mới. Bên cạnh đó, hoạt động dạy học của GV vẫn mang tính đơn điệu,
độc thoại, lượng thông tin/giờ giảng còn ít, chưa tạo sự gia tăng kiến thức trong các môn
học chuyên ngành và kích thích năng lực sáng tạo của SV. Trong dạy học, sự kết hợp
giữa truyền đạt kiến thức và rèn luyện nhân cách SV còn hạn chế. Một bộ phận GV của
nhà trường khả năng sử dụng thiết bị dạy học còn hạn chế. Công tác kiểm tra, đánh giá
GV còn nặng về hành chính, chủ yếu dựa vào quy chế văn bản, tính thực tiễn hạn chế.
Chất lượng giảng dạy và NCKH của GV nhìn chung chưa đáp ứng yêu cầu năng cao
chất lượng đào tạo của nhà trường. Trình đọ kiến thức, tay nghề ứ phạm của GV chưa
thật cao, chưa tương xứng với đàotạotrìnhđộđại học.
* Thực trạng quản lý mụctiêu,nội dungvàchươngtrình dạyhọccủaGV
Đào tạo bậc đại học, cao đẳng, trung cấp, sơ cấp các ngành ngoại ngữ,
công nghệ thông tin, ngôn ngữ và văn hoá phương Đông, du lịch - khách sạn,
quản trị kinh doanh quốc tế, quan hệ quốc tế, lý luận chính trị và khoa văn bằng
2. Với mục tiêu đào tạo SV có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có ý thức phục
vụ Tổ quốc và nhân dân, có kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành về
một số ngành nghề, có khả năng phát hiện và giải quyết những tình huống
chuyên môn về chuyên ngành đào tạo.
Thực hiện theo quy định chương trình khung của Bộ GD&ĐT đối với từng cấp
học. Chương trình đào tạo được soạn thảo trên nguyên tắc: Cơ bản - hiện đại và phát
triển năng lực thực hành, nhằm đảm bảo cho SV sau khi tốt nghiệp có khả năng thích
nghi ngay với công việc theo chuyên ngành đào tạo tại các cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở
sản xuất...Do đặc thù của ngành, đòi hỏi đào tạo nguồn lực phục vụ cho nhiều cấp như
kế toán trưởng, kế toán viên, bậc sơ cấp, bồi dưỡng ngắn hạn...; vì vậy, khi thiết kế nội
dungnhà trường đã phải tạo ra sự giatăngvềkhối lượngkiếnthứcvàsố tiết môn học.
Bảng 2.3: Kết quả điều tra đánhgiá củaCBQL vàGV vềthực hiện chương trình
đàotạo hệ đại học của GV (100cán bộ,GVnhàtrường)
STT Nội dung
Ýkiến
đánh giátốt
Tỷ lệ
1 Tính khoa học 68/100 68%
2 Tính thực tiễn 56/100 56%
3 Tính hệ thống 52/100 52%
4 Tính cơ bản 83/100 83%
5 Tính lý thuyết và thực hành 55/100 53%
6 Tính cập nhật thôngtin 67/100 67%
7 Tính hiện đại 43/100 43%
8 Tính chuyên sâu 47/100 47%
Từ kết quả đánh giá trên cho thấy, mặt mạnh trong chương trình đào tạo là: khối
lượng kiến thức cơ bản, tỷ lệ giữa lý thuyết và thực hành, thực tập, khả năng đáp ứng
nhu cầu sử dụng của các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước... tương đối phù hợp. Từ đó
cho thấy, việc bố trí thời gian thực tập cho SV tại các cơ sở trong nội dung chương trình
đào tạo của nhà trường có ý nghĩa rất quan trọng; từ đó cho phép đánh giá hiệu quả đào
tạo thông qua mối quan hệ giữa mục tiêu đào tạo, kết quả đào tạo (đạt chất lượng bên
trong) với nhu cầu xã hội (đạt chất lượngngoài).
* Thực trạng quản lý kếhoạchgiảngdạycủaGV
Việc lập kế hoạch của GV là khâu có tính chất tiền đề, định hướng cho toàn bộ
quá trình hoạt động dạy học, đồng thời là cơ sở cho việc quản lý giáo viên. Quản lý kế
hoạch hoạt động giảng dạy của GV nằm trong hệ thống quản lý hoạt động dạy học của
nhà trường, chỉ tiêu nhiệm vụ năm học, kế hoạch giảng dạy của phòng, tổ bộ môn và
từng GV. Vì vậy, để đánh giá thực trạng quản lý việc lập kế hoạch của GV trong nhà
trường, tác giả đã xin ý kiến đánhgiácủa100CBQL vàGV,kết quảnhư sau:
Bảng 2.4: Thực trạng QL hoạt động lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch dạy học
củaGV
STT Nội dung
Mứcđộthực hiện
Tốt
(%)
Khá
(%)
T.Bình
(%)
Yếu(%)
1
Cụ thể hoá nhiệm vụ năm học
và Nghị quyết của Hội đồng ĐT
27
(27,0)
59
(59,0)
14
(14,0)
0
2
Xây dựng những quy định cụ thể về
kế hoạch cá nhân
33
(33,0)
41
(41,0)
20
(20,0)
6
(6,0)
3
Tổ chức kiểm tra nhiệm vụ xây
dựng KHcá nhân
24
(24,0)
50
(50,0)
26
(26,0)
0
4
Thanh tra nhiệm vụ lập kế hoạch
công tác và giảng dạy
20
(20,0)
43
(43,0)
37
(37,0)
0
5
Sử dụng kết quả kiểm tra kế hoạch
để đánh giá xếp loại
18
(18,0)
48
(48,0)
28
(28,0)
6
(6,0)
Qua đó cho thấy, hai nội dung 1 và 2 được đánh giá thực hiện tốt; nội dung 3
được đánh giá khá, nội dung 4 được đánh giá là trung bình. Như vậy. quản ly việc lập kế
hoạch của GV cần được các cấp quản lý nhà trường tăng cường thanh, kiểm tra, đánh
giávà rút kinh nghiệmtrong thời giantới.
Đầu năm học, nhà trường xây dựng kế hoạch và chỉ tiêu chung cho cả năm; trên
cơ sở đó, các phòng ban, tổ bộ môn xây dựng kế hoạch hoạt động cho cấp mình. Theo
đó, từng GV quán triệt và xây dựng kế hoạch giảng dạy của mình theo sự phân công
ngay từ đầu năm học (kế hoạch năm). Tiếp đó, kế hoạch của từng GV được báo cáo và
phê duyệt của tổ bộ môn; kế hoạch của bộ môn báo cáo và được phê duyệt của Phòng
đàotạo, Ban giám hiệu.
Mọi công tác điều hành giảng dạy, kiểm tra đánh giá GV của các cấp trong nhà
trường đều theo kế hoạch. Trong kế hoạch đó, thể hiện tiến độ thực hiện chương trình
dạy học, ý định thực hiện từng bài giảng bao gồm: PPDH, phương tiện và thiết bị dạy
học,môi trường sư phạm…
* Thực trạng quản lý kếhoạchNCKH và tựhọccủaGV
Nhiệm vụ chính trị trung tâm của GV trong trường là giảng dạy và nghiên cứu
khoa học; do đó, ngoài kế hoạch giảng dạy, từng GV phải xây dựng kế hoạch nghiên
cứu khoa học và tự học của mình dựa trên cơ sở kế hoạch của nhà trường, phòng, bộ
môn. Tuỳ theo khả năng và nhiệm vụ, từng GV đăng ký trên các phương diện như: xây
dựng hồ sơ bài giảng, kinh nghiệm giảng Trong thời gian qua, nhà trường đã chú trọng
nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu khoa học, góp phần trực tiếp nâng cao chất
lượng giáo dục, đào tạo của nhà trường. Hàng năm, nhà trường đã xác định chỉ tiêu
nghiên cứu khoa học như: 100% GV có đề tài nghiên cứu khoa học; 20,0% tham gia đề
tài cấp ngành; 80,0% tham gia đềtài cấpcơ sở.
Để thực hiện tốt chỉ tiêu nghiên cứu khoa học, nhà trường đã đề ra các giải pháp
cụthể, hiệu quả:
Ban Giám hiệu có hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học trong toàn trường
vàtừng GVtrong năm học.
Tổ chức cho GV trao đổi, học tập, giao lưu với các đơn vị bạn trong công
tác nghiên cứu khoa học nhằm học hỏi, nâng cao năng lực, kinh nghiệm nghiên
cứukhoa học cho GV.
Kết hợp giữa việc BGH giao đề tài với việc tự đăng ký đề tài trong nhà trường và
ĐNGV.
Ứng dụng kết quả các đề tài nghiên cứu khoa học để GV và SV tham khảo phục
vụcho việc giảng dạy và học tập.
Trong năm học 2012-2013, công tác NCKH của nhà trường đã đạt được kết quả
khá tốt: 13/57 đề tài của GV đạt cấp ngành (tỷ lệ 22,8%); 46/57 đề tài của GV đạt cấp cơ
sở (tỷ lệ 80,7%).
* Thực trạng quản lý tổ chức,chỉ đạohoạt độngdạycủa GV
Công tác tổ chức, chỉ đạo hoạt động dạy của GV được thực hiện thông qua các
khâusau:
- Phân công giảng dạy: Chương trình nội dung các môn học, ngành học được sắp
xếp, phân công tương đối ổn định về các phòng, tổ bộ môn trước khi bước vào năm học
mới. Việc phân công GV được quán triệt và tổ chức chu đáo trên cơ sở phối hợp giữa
các tổ bộ môn, phòng đào tạo và sự chỉ đạo của các cấp đối với tổ bộ môn và giáo viên.
CBQL phòng đào tạo căn cứ số lượng giờ giảng, lịch giảng, định mức giờ giảng để phân
công giảng dạy, trên nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp giữa chuyên môn giảng dạy với
chuyên môn được đào tạo của GV.
- Quản lý hoạt động giảng dạy của GV: Bảo đảm vừa mang tính phân cấp, vừa
mang tính trực tiếp; GV chịu sự quản lý trực tiếp của trưởng bộ môn; phòng đào tạo
phân phối chương trình các môn học, tiến độ, nội dung bài giảng, đối tượng lên lớp, địa
điểm, thời gian giảng dạy; là cơ quan tham mưu giúp Hiệu trưởng về công tác quản lý,
điều hành giảng dạy của GV trong toàn trường thông qua kế hoạch, chương trình môn
học, thời gian biểu, cụ thể như: Quản lý việc lập kế hoạch và ghi chép hồ sơ chuyên
môn; hướng dẫn GV trong việc sử dụng giáo trình; giáo án của GV; giờ giấc lên lớp;
kiểm tra việc cho điểm, sổ theo dõi và đánh giá xếp loại SV; kiểm tra sổ tự học, bồi
dưỡng của GV; công tác NCKH trong năm. Kết quả HĐDH của đội ngũ GV trong nhà
trường được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.5: Kết quả quảnlýHĐDH củaGV ởtrường
STT
Nội dung hoạt động
dạy học
Mứcđộthực hiện
Tốt
(%)
Khá
(%)
T.Bình
(%)
Yếu
(%)
1
Quản lý việc thực hiện
chương trình giảng dạy
35
(35,0)
40
(40,0)
25
(25,0)
0
2
Quản lý việc xây dựng kế
hoạch công tác
30
(30,0)
45
(45,0)
18
(18,0)
8
(8,0)
3
Quản lý việc soạn bài và và
chuẩn bị lên lớp
13
(13,0)
35
(35,0)
40
(40,0)
12
(12,0)
4
Quản lý nề nếp lên lớp của
GV
27
(27,0)
42
(42,0)
21
(21,0)
10
(10,0)
5
Quản lý việc đổi mới phương
pháp giảng dạy
15
(15,0)
43
(43,00
25
(25,0)
17
(17,0)
6
Quản lý kiểm tra đánh giá kết
quả học tập của SV
40
(40,0)
35
35,0)
20
(20,0)
5
(5,0)
7
Quản lý việc thực hiện quy
định về hồ sơ chuyên môn
39
(39,0)
43
(43,0)
18
(18,0)
0
8
Quản lý việc tự học và bồi
dưỡng của GV
14
(14,0)
32
(32,0)
34
(34,0)
20
(20,0)
Qua đó cho thấy, các nội dung có đánh giá thực hiện tốt nhất đó là quản lý thực
hiện về hồ sơ chuyên môn, quản lý chương trình giảng dạy và quản lý việc kiểm tra,
đánh giá kết quả học tập của SV. Còn các nội dung quản lý nề nếp lên lớp của GV, xây
dựng kế hoạch công tác của GV được đánh giá khá tốt. Các hoạt động còn lại chỉ được
đánhgiá trung bình khá.
- Quản lý việc đổi mới PPDH: Nhà trường thường xuyên chú trọng quán triệt và
tổ chức việc đổi mới PPDH của GV; thực hiện quy trình mới trong việc đổi mới PPDH
ở từng bộ môn thông qua các hoạt động như: Trao đổi, hội thảo, các lớp bồi dưỡng do
Bộ GD&ĐT tổ chức…; từ đó nâng cao nhận thức về sự cần thiết phải đổi mới PPDH
cho GV. Thông qua đó, nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của GV và và SV; kích
thích sự tham gia tích cực của SV vào bài giảng; tạo ý tưởng và khám phá các cách giải
quyết mới, vận dụng khả năng, kinh nghiệm của các thành viên khác vào việc giảng dạy
choGVvà SV.
Việc đổi mới PPDH của nhà trường hiện nay đã và đang tập trung vào một số
vấn đề như: Đổi mới cách soạn giáo án, tập trung phần phương pháp thực hiện; đẩy
mạnh việc tự làm và sử dụng đồ dùng dạy học; đưa các phương PPDH tích cực vào bài
giảng để phát huy tính chủ động, sáng tạo của SV. Quá trình đó, nhà trường đã kết hợp
thực hiện thông qua các hình thức như: hội giảng, thi GV giỏi, các đợt thi đua nhân dịp
ngày lễ lớn, đưa GVđi tập huấnvề đổi mới PPDHdoBộ GD&ĐT tổchức hàngnăm.
Kết quả khảo sát việc vận dụng và đổi mới PPGD của GV ở nhà trường được thể
hiệnnhư sau:
Bảng 2.6: Thực trạng quản lý hoạt động đổi mới PPDH và đánh giá giờ dạy của
GV.
STT Nội dung hoạt động dạy học
Mức độthựchiện
Tốt
(%)
Khá
(%)
T.Bình
(%)
Yếu
(%)
1
Quy định chế độ dự giờ đối với
ĐNGV
34
(34,0)
47
(47,0)
19
(19,0)
0
2
Tổ chức các tổ bộ môn dự giờ
thường xuyên
10
(10,0)
56
(56,0)
18
(18.0)
16
(16,0)
3
Dự giờ đột xuất 11
(11.0)
52
(52,0)
32
(32.0)
5
(5,0)
4
Tổ chức rút kinh nghiệm, đánh giá
sau giờ dự
16
(16,0)
42
(42,0)
28
(28.0)
14
(14,0)
5
Nâng cao nhận thức về n/vụ đổi
mới PPDH
24
(24,0)
32
(32,0)
25
(25,0)
19
(19,0)
6
Bồi dưỡng nâng cao năng lực
phương pháp cho GV
5
(5,0)
45
(45,0)
29
(29,0)
21
(21,0)
7
Tổ chức hội thảo vận dụng và đổi
mới PPDH
19
(19.0)
43
(43,0)
30
(30,0)
8
(8.0)
8
Bồi dưỡng kỹ năng sử dụng
phương tiện, kỹ thuật mới trong dạy
học
14
(14,0)
22
(22,0)
54
(54,0)
10
(10,0)
Qua kết quả điều tra chothấy, mặc dùnhà trường đãxây dựng được hệ thốngcác
biện pháp khá phong phú để quản lý nội dung vận dụng cải tiến PPDH và đánh giá giờ
dạy, nhưng trong thực tế vẫn còn hạn chế như: Tổ chức dự giờ đột xuất còn ít; tổ chức
hội thảo vận dụng đổi mới PPDH hiệu quảcònhạnchế,còn mang tínhhìnhthức
* Thực trạng quản lý khâukiểmtra, đánhgiáGV
Nhà trường xác định rõ việc kiểm tra đánh giá GV với mục đích làm
công cụ đo lường và điều chỉnh hoạt động của GV; quá trình đó phải bảo
đảm vừa theo quy chế của Bộ GD&ĐT, vừa mang tính đặc thù của trường.
Trong thời gian qua, nội dung, hình thức kiểm tra (quy chế giảng dạy, giờ
giấc lên lớp, soạn giáo án...) được nhà trường tiến hành thông qua các hình
thức như:
Trước hết, kiểm tra chất lượng dạy và học bằng cách dự giờ dạy của
GV, tập trung chỉ rõ hiệu quả và động viên khuyến khích GV tích cực đổi
mới phương pháp nhằm phát huy tính tích cực của SV.
Hai là, kiểm tra việc lập kế hoạch giảng dạy, kế hoạch hoạt động
phương pháp, kế hoạch tự học, kế hoạch nghiên cứu khoa học.
Ba là, kiểm tra nhận thức của GV về các quan điểm, chủ trương phát
triển giáo dục đào tạo.
Bốn là, kiểm tra trực tiếp hoạt động dạy học GV.
Năm là, tổ chức kiểm tra, đánh giá GV theo phân cấp và có sự phối
hợp giữa các tổ chức; theo kế hoạch và đột xuất trong quá trình giảng dạy.
Kết quả điều tra cho thấy, có 80 GV được hỏi về công tác kiểm tra, đánh giá thì
công tác kiểm tra giáo án có trước khi lên lớp là 75/80 (tỷ lệ 93,75%). Công tác kiểm tra
đánh giá có đủ nội dung, phong phú về hình thức do vậy tình trạng GV chậm giờ, giảng
không theo kế hoạch, sai nội dung hiếm khi xảy ra và những hạn chế đó đã được GV,
cánbộ quản lý tìmcác giải phápkhắcphụcthôngquasinh hoạt phòng,tổbộmôn.
Kết quả kiểm tra GV được chấm điểm cụ thể; làm cơ sở chính để đánh giá phẩm
chất, năng lực, kết quả hoàn thành nhiệm vụ của GV hàng năm; từ đó nhà trường xác
địnhnội dung bồi dưỡng GV địnhkỳ vàhàngnăm.
Bảng 2.7: Thực trạng CLDH của GV của nhà trường
Tác giả đề tài đã lấy ý kiến của 100 GV theo mẫu phiếu, kết quả như sau:
STT Thực trạng CLDH củaGV
Mứcđộđạt được(%)
Tốt Khá ĐạtYC
Chưa
ĐYC
1
Việc thực hiện đúng mục tiêu
giáo dục
52
(52,0)
36
(36,0)
12
(12,0)
0
2
Thực hiện đúng nội dung chương
trình, kế hoạch dạy học đại học
83
(83,0)
8
(8,0)
9
(9,0)
0
3
Hiểu biết vững vàng về kiến thức
các môn học
49
(49,0)
48
(48,0)
3
(3,0)
0
4
Tích cực trong đổi mới phương
pháp, hình thức phương tiện,
kỹ thuật dạy học.
45
(45,0)
46
(46,0)
9
(9,0)
0
5
Kỹ năng phân tích chương trình,
xây dựng kế hoạch dạy học.
34
(34,0)
47
(47,0)
19
(29,0)
0
6
Kỹ năng phân tích nội dung sách
giáo khoa và thiết kế bài dạy.
56
(56,0)
31
(31,0)
13
(13,0
0
7
Kỹ năng vận dụng các hình thức
tổ chức dạy học, kỹ năng sử dụng
các phương tiện, thiết bị dạy học.
44
(44,0)
49
(49,0)
17
(17,0)
0
8
Kỹ năng dạy học phù hợp với
trình độ nhận thức của SV và
kinh nghiệm xử lý các tình huống
sư phạm.
38
(38,0)
48
(48,0)
14
(4,0)
0
9
GV có kiến thức về tâm lý học,
giáo dục học, lý luận dạy học các
bộ môn và biết vận dụng vào
HĐDH ở bậc học.
37
(37,0)
35
(35,0)
28
(28,0)
0
10
Kỹ năng kiểm tra đánh giá kết
quả học tập của SV
52
(52,0)
47
(47,0)
1
(1,0)
0
Kết quả điều tra cho thấy, GV của nhà trường đã thực hiện khá tốt các
HĐDH, cụ thể: Thực hiện chương trình; có tri thức, trình độ, năng lực sư
phạm; tích cực trong đổi mới PPDH; có kỹ năng phân tích chương trình, sách
giáo khoa và đánh giá kết quả học tập của SV. Tuy vậy, mức độ đạt được
chưa cao, cụ thể: Kỹ năng dạy học; đổi mới phương pháp dạy học, hình thức
tổ chức dạy học; kiến thức tổng hợp; kỹ năng phân tích chương trình. Những
tồn tại này cần được khắc phục trong giai đoạn tới để đáp ứng yêu cầu nâng
cao chất lượng giáo dục, đào tạo.
* Thực trạng chỉ đạo hoạt độnghọctậpcủasinhviên
Các cấp quản lý và các tổ chức trong nhà trường đã ổn định tổ chức cho SV ngay
từ khi nhập học, cụ thể:
- Kiểm tra lại sức khoẻ SV; ổn định sĩ số, sắp xếp chuyên ngành, lớp, bổ nhiệm
cán bộ lớp; tuần đầu nhà trường tổ chức tuần lễ “Công dân - Học sinh, sinh viên”, nhằm
quán triệt quy chế GD&ĐT, nội quy của nhà trường cho SV. Đồng thời, tổ chức giới
thiệu cho SV về truyền thống nhà trường, những thành tích của nhà trường, giúp SV
hiểu và nhận thức rõ quyền lợi, nghĩa vụ của mình; từ đó tạo môi trường giáo dục có văn
hoá,duy trì tốt các mối quan hệtrongnhà trường,giữanhàtrường-giađình- xãhội.
- CBQL, SV, GV chủ nhiệm lớp quán triệt nhiệm vụ, chỉ thị năm học; đồng thời,
hướng dẫn SV xây dựng kế hoạch học tập, kế hoạch rèn luyện, phấn đấu của cá nhân và
tậpthể SVtrong quá trình đào tạotại trường.
- Về quản lý học tập: Tổ chức thi, kiểm tra, đánh giá theo thang bậc Quy chế của
BộGD&ĐT.
- Về quản lý rèn luyện: Dựa trên cơ sở tu dưỡng, rèn luyện, chấp hành kỷ luật;
các khâu này được đánh giá thông qua phiếu đánh giá điểm rèn luyện được công khai,
công bằng, dân chủ; làm cơ sở cho việc xét chế độ học bổng khuyến khích học tập và
khenthưởng cho SV.
Để có được đánh giá khách quan thực trạng quản lý HĐHT của SV, tác giả đề tài
đãlấy ý kiến đánh giá của 100 CBQL vàGV, kết quảđượcthểhiệnở bảngsau:
Bảng 2.8: Thực trạng quảnlýHĐHT củaSV
STT
Nội dung quản lý hoạt độngdạy
học
Mứcđộthực hiện
Tốt
(%)
Khá
(%)
T.Bình
(%)
Yếu
(%)
1 Giáo dục ý thức động cơ và thái độ 30 52 18 0
học tập (30,0) (52,0) (18,0)
2
Giáo dục phương pháphọctập 18
(18,0)
49
(49.0)
24
(24,0)
9
(9,0)
3
Xây dựng những quy định cụ thể
về nề nếp học tập trênlớp
29
(29,0)
40
(40,0)
24
(24.0)
7
(7.0)
4
Xây dựng quy định về nề nếp tự
học
6
(6,0)
52
(52,0)
31
(31.0)
11
(11,0)
5
Tổ chức quản lý theo dõi việc thực
hiện nề nếp ra vào lớp
26
(26,0)
43
(43,0)
31
(31,0)
0
6
Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm giám
sát nề nếp tự học
22
(22,0)
25
(25,0)
40
(40,0)
13
(13,0)
7
Kết hợp với đội tự quản, quản lý
nề nếp học tập của SV
13
(13,0)
40
(40,0)
44
(44,0)
3
(3,0)
8
Khen thưởng kịp thời học sinh
thực hiện tốt nề nếp họctập
0
62
(62,0)
17
(27,0)
11
(11,0)
9 Kỷ luật SVvi phạm nềnếphọctập 13
(13,0)
43
(43.00
29
(29.0)
16
(16.0)
Kết quả trên cho thấy, các biện pháp QL vẫn còn nặng về biện pháp hành chính.
Một số biện pháp đánh giá hiệu quảchưa caonhư: việcgiáodục,độngcơ thái độhọctập
cho SV, xây dựng nề nếp tự học cho SV, chỉ đạo của giáo viên chủ nhiệm; khen thưởng
vàduy trì kỷ luật đối với SV.
2.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế về quản lý chất lượng dạy
học của giảng viên Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học thành phố Hồ Chí
Minh
* Về xã hội
Do sự tác động của tình hình chính trị, kinh tế thế giới và tình hình khó khăn
trong nước, cùng với các nguy cơ, thách thức trong thời kỳ mới ở nước hiện nay đã tác
động nhất định đến tư tưởng một bộ phận cán bộ, GV của nhà trường. Sự chuyển đổi cơ
chế quản lý kinh tế từ tập trung, quan liêu, bao cấp sang hạch toán kinh doanh xã hội chủ
nghĩa, thực hiện nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường
có sự quản lý của Nhà nước, bên cạnh những mặt tích cực thì mặt trái kinh tế thị trường
đãcómột số tác động tiêu cực tới tư tưởng,tâmlý,đời sống một bộphậncánbộ,GV.
* Về giảng viên
ĐNGV phần lớn là lực lượng còn trẻ, tỷ lệ trên chuẩn còn ít. Việc bố trí và sắp
xếp GV chưa cơ bản, thường xuyên và đồng bộ; chưa có quy định rõ ràng về chức danh,
quyền lợi của GV, nên họ chưa thực sự say sưa tâm huyết với công việc. Công tác đào
tạo, bồi dưỡng CBQL về phương pháp quản lý chung và quản lý với đối tượng đặc thù
của nhà trường chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Vận dụng các văn bản có tính pháp quy
vềquản lý CLDH, về kiểm tra chưađồng bộvà chưa trở thànhmột quy trìnhthống nhất.
Một số cán bộ, GV chưa phát huy tốt tính tự giác phấn đấu học tập, nghiên cứu, rèn
luyện, thiếu tính chủ động, tư tưởngỷlại vàotổchức; thậm chí cólúccònbiều hiện thiếu
trách nhiệm, ý thức kỷ luật còn hạnchế,chất lượngvàhiệuquảcôngtácchưa cao.
Thực tiễn kết quả điều tra, có 40,0% GV cho rằng, chế độ chính sách, mức lương
củaGVcòn thấp trong điều kiệnở thànhphố,chưa đảm bảođượccuộcsống tối thiểu; từ
đó dẫn đến một số GV chưa nêu cao ý thức trách nhiệm, gắn bó với công việc, nghề
nghiệp. Các phòng chưa chú trọng, quan tâm thoả đáng việc tổ chức, chỉ đạo, động viên
GV tham gia NCKH, tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ; qua điều tra 20 GV về công
tác NCKH cho thấy: Do kinh phí hạn hẹp 52,0%, chưa có phong trào 28,0%, chế độ
độngviên khuyến khích chưa kịpthời,thoảđáng20,0%.
Bên cạnh đó, công tác kiểm tra, đánh giá GV của trường, của phòng, tổ bộ môn
chưa thực sự sát kế hoạch của từng GV trong từng giai đoạn, từng công việc cụ thể.
Việc tổ chức, phân công nội dung giảng dạy cho GV hàng năm thường biến động, có
trường hợp còn xáo trộn. Số lượngGV còn thiếu theo Quy định của liên Bộ GD&ĐT và
Bộ Nội vụ; vì vậy, cường độ làm việc của GV cao hơn định mức quy định mới đáp ứng
yêucầu công việc, nên ảnh hưởngkhôngnhỏtới hiệuquảCLDH.
Cơ cấu GV trong các môn học không cân đối, còn tình trạng môn thừa, môn
thiếu. Một số ít GV ý thức tổ chức kỷ luật chưa cao, chưa thực sự tâm huyết yêu nghề,
chưa thực sự gương mẫu trong công việc. Sự chỉ đạo đổi mới PPDH của nhà trường
chưa triệt để, chưa tạo ra phong trào sâu, rộng; nhận thức và việc vận dụng PPDH tích
cực của GV chưa thống nhất, đồng bộ. Việc bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ sư
phạm, tin học, ngoại ngữ cho GV chưa thường xuyên, còn nặng về hình thức, hiệu quả
thấp.
Công tác quản lý SV chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới, chưa sát với yêu cầu và tình
hình thực tế. Qua điều tra cho thấy, CBQL đều cho rằng, các hình thức tổ chức giáo dục
chưa hấp dẫn; khâu tổ chức, quản lý việc tự học của SV còn yếu do CBQL thiếu kiến
thứcvà kinh nghiệm, ít được bồi dưỡngvềnghiệpvụquảnlý; cơ chếquản lý,chínhsách
đối với CBQL chưa phù hợp, thoả đáng. Mặt khác, một số CBQL mới được bổ nhiệm
nên kinh nghiệm quản lý chưa nhiều, hiệu quả công tác quản lý chưa cao, có lúc có nơi
chưaquy tụ được sức mạnh quầnchúng,phối hợpvới cácđoàn thểchưalinhhoạt.
Để làm rõ vấn đề này, tác giả đề tài đã lấy ý kiến của 100 GV , kết quả như sau:
Bảng 2.9: Nguyên nhân ảnh hưởng đến HĐDH của GV
STT Nguyên nhân Số ý kiến
Tỷ lệ
(%)
1 Do quá trình đào tạo chưa trang bị đầy đủ kiến thức 23/100 23,0
2
Do điều kiện phương tiện dạy học của trường chưa
đáp ứng được yêu cầu
61/100 61,0
3
Do năng lực của bản thân chưa đáp ứng được yêu
cầu đổi mới
25/100 25,0
4 Do đời sống của GV còn quá khó khăn 53/100 53,0
5 Do bản thân chưa nhiệt tình,say mê với nghề nghiệp 14/100 14,0
6
Do nội dung bồi dưỡng nâng cao trình độ, nghiệp
vụ GV chưa phù hợp
27/100 27,0
7
Do thiếu sự động viên, quan tâm, chia sẻ của Ban
Giám hiệu nhà trường
34/100 34,0
8
Do hoạt động của tổ chuyên môn đơn điệu, chưa đáp ứng 28/100 28
Số liệu điều tra cho thấy, các nguyên nhân cơ bản làm ảnh hưởng đến
chất lượng HĐDH của GV trong nhà trường, đó là: 61,0% ý kiến cho rằng do
điều kiện phương tiện dạy học chưa đáp ứng được yêu cầu; 78,0% ý kiến cho
rằng điều kiện kinh tế xã hội còn khó khăn, nhận thức của một bộ phận nhân
dân về giáo dục còn hạn chế, nhận thức của SV không đồng đều; 53,0% ý
kiến cho rằng do đời sống của GV còn khó khăn.
Qua bảng trên cho thấy, các nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng đến chất
lượng dạy học của GV trường Đại học NN-TN thành phố HCM phù hợp với
kết quả khảo sát nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng quản lý HĐDH.
Những nguyên nhân đó cần được xem xét và đề xuất giải pháp khắc phục
trong giai đoạn tiếp theo đối với các cấp quản lý.
Do những nguyên nhân chủ quan và khách quan, việc quản lý CLDH ở nhà
trường còn bộc lộ những hạn chế cần được khắc phục kịp thời, nhằm nâng cao CLDH
trong thời gian tới. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả tổng hợp các tài liệu
hiện có và kết quả trưng cầu ý kiến của GV và CBQL để phân tích và đánh giá những
tồntại trong quản lý CLDHcủa trườngtrênmột sốnội dungchủyếusau:
* Về quản lý điều hành của tổbộmôn
Công tác quản lý hoạt động dạy học của GV còn nặng về hành chính. Các quy
định về hồ sơ giảng dạy, nề nếp dạy học tuy đủ nhưng còn mang tính hình thức, GV
chấp hành có lúc còn đối phó, gò ép. Việc đổi mới PPDH ở các tổ bộ môn chưa thường
xuyên, chủ yếu chỉ được tiến hành vào dịp hội thi, hội giảng. Tổ chức các cuộc hội nghị
trao đổi, toạ đàm về PPDH cấp phòng, khoa, tổ bộ môn còn ít. Một bộ phận GV ngại cải
tiến PPDH và sử dụng thiết bị dạy học hiện đại trong dạy học, chưa đầu tư sâu nội dung
và phương pháp sư phạm cho bài giảng, 20,0% số người được hỏi cho rằng bài giảng
của GV đảm bảo tính hệ thống, tính khoa học, tính thực tiễn, song chưa có tính chuyên
sâu và cập nhật thông tin mới, không thường xuyên sử dụng đổi mới PPDH trong giờ
lên lớp. Bên cạnh đó, việc phân công GV giảng dạy và chỉ đạo hoạt động dạy của GV
của các cấp quản lý chưa sâu sát, phù hợp với năng lực GV, một số GV dạy không đúng
chuyên ngành đào tạo; sinh hoạt tổ bộ môn và nhóm chuyên môn còn ít; việc giúp đỡ,
kèm cặp, bồi dưỡng GV mới còn hạn chế. Mặt khác, GV chưa đồng đều về chất lượng,
quảnlý hành chính của nhà trườngcònbiểuhiệnchồng chéovới quảnlýchuyênmôn.
* Về vật chất, trang thiết bị dạyhọc
Hiện nay, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học của trường đã bị lạc hậu và hư
hao nhiều so với thực tế nhu cầu sử dụng, nên ảnh hưởng đáng kể đến CLDH của GV.
Mặt khác, cơ sở vật chất thư viện còn hạn chế so với yêu cầu giảng dạy, nghiên cứu,
tham khảo của GVvà SV.
Chất lượng đầu vào của SV còn thấp, điểm chuẩn chưa cao, chủ yếu là
học sinh có lực học trung bình khá. Tuy nhiên về lứa tuổi, tâm lý và khả năng
nhận thức không đồng đều, có không ít SV thi vào trường không vì động cơ
nghề nghiệp. Điều này sẽ là hạn chế đến tính tích cực và động cơ phấn đấu học
tập của họ trong quá trình đào tạo. Hoạt động tự học của SV còn nhiều hạn chế,
công tác quản lý về nội dung và phương pháp học tập của các cấp còn hạn chế,
lỏng lẻo; việc tự quản, tự điều chỉnh của SV còn yếu so với yêu cầu; một bộ
phận SV có tư tưởng ỷ lại, thiếu tích cực, tư tưởng trung bình chủ nghĩa; quá
điều tra cho thấy, 35,0% SV được hỏi cho rằng SV chưa tích cực học tập; vai
trò của cán sự bộ môn, tổ nhóm học tập, sự giúp đỡ của CBQL mờ nhạt.
Bên cạnh những nguyên nhân trên, còn có một số nguyên nhân khác đó
là: Quan hệ phối hợp giữa các cơ quan chức năng (phòng đào tạo) với các
phòng trong việc xây dựng nội dung, chương trình, tổ chức học tập chưa chặt
chẽ, thiết kế nội dung chương trình chưa theo kịp xu hướng phát triển hiện đại;
kiểm tra việc thực hiện nội dung chương trình chưa nghiêm ngặt đúng quy
trình sư phạm. Các cơ quan chức năng trong nhà trường chưa chủ động, chưa
nắm bắt kịp với yêu cầu phát triển của kinh tế - xã hội. Kinh phí đầu tư cho cơ
sở vật chất, trang thiết bị dạy học chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu nâng cao
CLDH.
*
* *
Những quan niệm, đặc điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, phương pháp yếu tố tác động
và đánh giá thực trạng về công tác quản lý CLDH của GV là cơ sở để xác định rõ những
yêucầu và quản lý phù hợp hơn,hiệuquảhơn,nhằm nângcao chất lượngđàotạonhững
SV đầy đủ phẩm chất, năng lực, “vừa hồng vừa chuyên”, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân
lực chất lượng cao cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ
quốctrong tình hình mới.
Công tác quản lý CLDH ở Trường Đại học NN-TH thành phố HCM trong
những năm gần đây đã có nhiều chuyển biến tích cực; tuy nhiên, CLDH thực tế chưa
cao, công tác quản lý CLDH còn gặp khó khăn và bộc lộ những hạn chế với những
nguyên nhân chủ quan và kháchquan.
Chương3
BIỆN PHÁP QUẢNLÝ CHẤTLƯỢNG DẠYHỌC
CỦA GIẢNG VIÊNTRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - TIN HỌCTHÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH
3.1. Những nguyên tắcđềxuất các biện pháp
Khi xây dựng các biện pháp quản lý hoạt động dạy học chúng tôi dựa vào những
nguyên tắc sau:
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảotính mụctiêu
Mục tiêu của các biện pháp phải xuất pháp từ mục tiêu giáo dục theo Điều 2,
Luật Giáo dục sửa đổi, bổ sung 2009: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt
Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung
thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân
cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc” [17].
Như vậy để thực hiện mục tiêu giáo dục, cần phải đổi mới tất cả các yếu tố của
quá trình giáo dục trong nhà trường; trong đó, vấn đề đổi mới công tác quản lý nhà
Luận văn: Chất lượng dạy của giảng viên ở Trường Ngoại ngữ, HAY
Luận văn: Chất lượng dạy của giảng viên ở Trường Ngoại ngữ, HAY
Luận văn: Chất lượng dạy của giảng viên ở Trường Ngoại ngữ, HAY
Luận văn: Chất lượng dạy của giảng viên ở Trường Ngoại ngữ, HAY
Luận văn: Chất lượng dạy của giảng viên ở Trường Ngoại ngữ, HAY
Luận văn: Chất lượng dạy của giảng viên ở Trường Ngoại ngữ, HAY
Luận văn: Chất lượng dạy của giảng viên ở Trường Ngoại ngữ, HAY
Luận văn: Chất lượng dạy của giảng viên ở Trường Ngoại ngữ, HAY
Luận văn: Chất lượng dạy của giảng viên ở Trường Ngoại ngữ, HAY
Luận văn: Chất lượng dạy của giảng viên ở Trường Ngoại ngữ, HAY
Luận văn: Chất lượng dạy của giảng viên ở Trường Ngoại ngữ, HAY
Luận văn: Chất lượng dạy của giảng viên ở Trường Ngoại ngữ, HAY
Luận văn: Chất lượng dạy của giảng viên ở Trường Ngoại ngữ, HAY
Luận văn: Chất lượng dạy của giảng viên ở Trường Ngoại ngữ, HAY
Luận văn: Chất lượng dạy của giảng viên ở Trường Ngoại ngữ, HAY
Luận văn: Chất lượng dạy của giảng viên ở Trường Ngoại ngữ, HAY
Luận văn: Chất lượng dạy của giảng viên ở Trường Ngoại ngữ, HAY
Luận văn: Chất lượng dạy của giảng viên ở Trường Ngoại ngữ, HAY
Luận văn: Chất lượng dạy của giảng viên ở Trường Ngoại ngữ, HAY
Luận văn: Chất lượng dạy của giảng viên ở Trường Ngoại ngữ, HAY
Luận văn: Chất lượng dạy của giảng viên ở Trường Ngoại ngữ, HAY
Luận văn: Chất lượng dạy của giảng viên ở Trường Ngoại ngữ, HAY
Luận văn: Chất lượng dạy của giảng viên ở Trường Ngoại ngữ, HAY
Luận văn: Chất lượng dạy của giảng viên ở Trường Ngoại ngữ, HAY
Luận văn: Chất lượng dạy của giảng viên ở Trường Ngoại ngữ, HAY
Luận văn: Chất lượng dạy của giảng viên ở Trường Ngoại ngữ, HAY
Luận văn: Chất lượng dạy của giảng viên ở Trường Ngoại ngữ, HAY
Luận văn: Chất lượng dạy của giảng viên ở Trường Ngoại ngữ, HAY
Luận văn: Chất lượng dạy của giảng viên ở Trường Ngoại ngữ, HAY
Luận văn: Chất lượng dạy của giảng viên ở Trường Ngoại ngữ, HAY
Luận văn: Chất lượng dạy của giảng viên ở Trường Ngoại ngữ, HAY
Luận văn: Chất lượng dạy của giảng viên ở Trường Ngoại ngữ, HAY
Luận văn: Chất lượng dạy của giảng viên ở Trường Ngoại ngữ, HAY
Luận văn: Chất lượng dạy của giảng viên ở Trường Ngoại ngữ, HAY
Luận văn: Chất lượng dạy của giảng viên ở Trường Ngoại ngữ, HAY
Luận văn: Chất lượng dạy của giảng viên ở Trường Ngoại ngữ, HAY
Luận văn: Chất lượng dạy của giảng viên ở Trường Ngoại ngữ, HAY
Luận văn: Chất lượng dạy của giảng viên ở Trường Ngoại ngữ, HAY
Luận văn: Chất lượng dạy của giảng viên ở Trường Ngoại ngữ, HAY
Luận văn: Chất lượng dạy của giảng viên ở Trường Ngoại ngữ, HAY

More Related Content

What's hot

Quản lý đội ngũ giáo viên THCS trên địa bàn huyện Từ Liêm, Hà Nội
Quản lý đội ngũ giáo viên THCS trên địa bàn huyện Từ Liêm, Hà NộiQuản lý đội ngũ giáo viên THCS trên địa bàn huyện Từ Liêm, Hà Nội
Quản lý đội ngũ giáo viên THCS trên địa bàn huyện Từ Liêm, Hà Nội
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Đề tài: Phát triển đội ngũ giáo viên Trường Trung cấp nghề, HOT
Đề tài: Phát triển đội ngũ giáo viên Trường Trung cấp nghề, HOTĐề tài: Phát triển đội ngũ giáo viên Trường Trung cấp nghề, HOT
Đề tài: Phát triển đội ngũ giáo viên Trường Trung cấp nghề, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường Đại học Sư ...
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường Đại học Sư ...Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường Đại học Sư ...
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường Đại học Sư ...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học cơ sở thuộc thành phố Cà Mau, t...
Quản lý hoạt động dạy học ở  trường trung học cơ sở thuộc thành phố Cà Mau, t...Quản lý hoạt động dạy học ở  trường trung học cơ sở thuộc thành phố Cà Mau, t...
Quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học cơ sở thuộc thành phố Cà Mau, t...
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
LV: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non trên địa bàn huyện Phú Giáo
LV: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non trên địa bàn huyện Phú GiáoLV: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non trên địa bàn huyện Phú Giáo
LV: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non trên địa bàn huyện Phú Giáo
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên trong các trường trung họ...
Biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên trong các trường trung họ...Biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên trong các trường trung họ...
Biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên trong các trường trung họ...
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Luận văn: Quản lý học tập của sinh viên ĐH Nguyễn Tất Thành, HAY
Luận văn: Quản lý học tập của sinh viên ĐH Nguyễn Tất Thành, HAYLuận văn: Quản lý học tập của sinh viên ĐH Nguyễn Tất Thành, HAY
Luận văn: Quản lý học tập của sinh viên ĐH Nguyễn Tất Thành, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quản lý dạy học môn Toán ở các trường THPT huyện Triệu Phong
Luận văn: Quản lý dạy học môn Toán ở các trường THPT huyện Triệu PhongLuận văn: Quản lý dạy học môn Toán ở các trường THPT huyện Triệu Phong
Luận văn: Quản lý dạy học môn Toán ở các trường THPT huyện Triệu Phong
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Đề tài: Chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học ở Bạc Liêu, HAY
Đề tài: Chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học ở Bạc Liêu, HAYĐề tài: Chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học ở Bạc Liêu, HAY
Đề tài: Chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học ở Bạc Liêu, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quản lý chất lượng đào tạo ở trường trung cấp văn hóa nghệ thuật
Luận văn: Quản lý chất lượng đào tạo ở trường trung cấp văn hóa nghệ thuậtLuận văn: Quản lý chất lượng đào tạo ở trường trung cấp văn hóa nghệ thuật
Luận văn: Quản lý chất lượng đào tạo ở trường trung cấp văn hóa nghệ thuật
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

What's hot (10)

Quản lý đội ngũ giáo viên THCS trên địa bàn huyện Từ Liêm, Hà Nội
Quản lý đội ngũ giáo viên THCS trên địa bàn huyện Từ Liêm, Hà NộiQuản lý đội ngũ giáo viên THCS trên địa bàn huyện Từ Liêm, Hà Nội
Quản lý đội ngũ giáo viên THCS trên địa bàn huyện Từ Liêm, Hà Nội
 
Đề tài: Phát triển đội ngũ giáo viên Trường Trung cấp nghề, HOT
Đề tài: Phát triển đội ngũ giáo viên Trường Trung cấp nghề, HOTĐề tài: Phát triển đội ngũ giáo viên Trường Trung cấp nghề, HOT
Đề tài: Phát triển đội ngũ giáo viên Trường Trung cấp nghề, HOT
 
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường Đại học Sư ...
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường Đại học Sư ...Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường Đại học Sư ...
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường Đại học Sư ...
 
Quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học cơ sở thuộc thành phố Cà Mau, t...
Quản lý hoạt động dạy học ở  trường trung học cơ sở thuộc thành phố Cà Mau, t...Quản lý hoạt động dạy học ở  trường trung học cơ sở thuộc thành phố Cà Mau, t...
Quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học cơ sở thuộc thành phố Cà Mau, t...
 
LV: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non trên địa bàn huyện Phú Giáo
LV: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non trên địa bàn huyện Phú GiáoLV: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non trên địa bàn huyện Phú Giáo
LV: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non trên địa bàn huyện Phú Giáo
 
Biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên trong các trường trung họ...
Biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên trong các trường trung họ...Biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên trong các trường trung họ...
Biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên trong các trường trung họ...
 
Luận văn: Quản lý học tập của sinh viên ĐH Nguyễn Tất Thành, HAY
Luận văn: Quản lý học tập của sinh viên ĐH Nguyễn Tất Thành, HAYLuận văn: Quản lý học tập của sinh viên ĐH Nguyễn Tất Thành, HAY
Luận văn: Quản lý học tập của sinh viên ĐH Nguyễn Tất Thành, HAY
 
Luận văn: Quản lý dạy học môn Toán ở các trường THPT huyện Triệu Phong
Luận văn: Quản lý dạy học môn Toán ở các trường THPT huyện Triệu PhongLuận văn: Quản lý dạy học môn Toán ở các trường THPT huyện Triệu Phong
Luận văn: Quản lý dạy học môn Toán ở các trường THPT huyện Triệu Phong
 
Đề tài: Chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học ở Bạc Liêu, HAY
Đề tài: Chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học ở Bạc Liêu, HAYĐề tài: Chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học ở Bạc Liêu, HAY
Đề tài: Chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học ở Bạc Liêu, HAY
 
Luận văn: Quản lý chất lượng đào tạo ở trường trung cấp văn hóa nghệ thuật
Luận văn: Quản lý chất lượng đào tạo ở trường trung cấp văn hóa nghệ thuậtLuận văn: Quản lý chất lượng đào tạo ở trường trung cấp văn hóa nghệ thuật
Luận văn: Quản lý chất lượng đào tạo ở trường trung cấp văn hóa nghệ thuật
 

Similar to Luận văn: Chất lượng dạy của giảng viên ở Trường Ngoại ngữ, HAY

Luận văn: Quản lý chất lượng dạy học của giảng viên ĐH Ngoại ngữ
Luận văn: Quản lý chất lượng dạy học của giảng viên ĐH Ngoại ngữLuận văn: Quản lý chất lượng dạy học của giảng viên ĐH Ngoại ngữ
Luận văn: Quản lý chất lượng dạy học của giảng viên ĐH Ngoại ngữ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên THCS tại Hà Nội, HOT
Luận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên THCS tại Hà Nội, HOTLuận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên THCS tại Hà Nội, HOT
Luận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên THCS tại Hà Nội, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên THCS huyện Từ Liêm, HAY
Luận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên THCS huyện Từ Liêm, HAYLuận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên THCS huyện Từ Liêm, HAY
Luận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên THCS huyện Từ Liêm, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
[123doc] - tai-lieu-hoi-thao-tap-huan-doi-moi-to-chuc-va-quan-ly-hoat-dong-gi...
[123doc] - tai-lieu-hoi-thao-tap-huan-doi-moi-to-chuc-va-quan-ly-hoat-dong-gi...[123doc] - tai-lieu-hoi-thao-tap-huan-doi-moi-to-chuc-va-quan-ly-hoat-dong-gi...
[123doc] - tai-lieu-hoi-thao-tap-huan-doi-moi-to-chuc-va-quan-ly-hoat-dong-gi...
HanaTiti
 
TÀI LIỆU HỘI THẢO - TẬP HUẤN ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ở ...
TÀI LIỆU HỘI THẢO - TẬP HUẤN ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ở ...TÀI LIỆU HỘI THẢO - TẬP HUẤN ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ở ...
TÀI LIỆU HỘI THẢO - TẬP HUẤN ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ở ...
HanaTiti
 
TÀI LIỆU HỘI THẢO - TẬP HUẤN ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ở ...
TÀI LIỆU HỘI THẢO - TẬP HUẤN ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ở ...TÀI LIỆU HỘI THẢO - TẬP HUẤN ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ở ...
TÀI LIỆU HỘI THẢO - TẬP HUẤN ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ở ...
nataliej4
 
Luận văn: Quản lý học viên đào tạo Cao cấp lý luận chính trị, HOT
Luận văn: Quản lý học viên đào tạo Cao cấp lý luận chính trị, HOTLuận văn: Quản lý học viên đào tạo Cao cấp lý luận chính trị, HOT
Luận văn: Quản lý học viên đào tạo Cao cấp lý luận chính trị, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản lý học viên đào tạo Cao cấp lý luận chính trị ở Học viện, HAY
Quản lý học viên đào tạo Cao cấp lý luận chính trị ở Học viện, HAYQuản lý học viên đào tạo Cao cấp lý luận chính trị ở Học viện, HAY
Quản lý học viên đào tạo Cao cấp lý luận chính trị ở Học viện, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Lv: Biện pháp quản lý đánh giá chất lượng học tập của học viên trường sĩ quan
Lv: Biện pháp quản lý đánh giá chất lượng học tập của học viên trường sĩ quanLv: Biện pháp quản lý đánh giá chất lượng học tập của học viên trường sĩ quan
Lv: Biện pháp quản lý đánh giá chất lượng học tập của học viên trường sĩ quan
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Đề tài: Đánh giá chất lượng học tập của học viên Trường Sĩ quan
Đề tài: Đánh giá chất lượng học tập của học viên Trường Sĩ quanĐề tài: Đánh giá chất lượng học tập của học viên Trường Sĩ quan
Đề tài: Đánh giá chất lượng học tập của học viên Trường Sĩ quan
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Quản lý chất lượng dạy học của hiệu trưởng trường THCS, HAY
Quản lý chất lượng dạy học của hiệu trưởng trường THCS, HAYQuản lý chất lượng dạy học của hiệu trưởng trường THCS, HAY
Quản lý chất lượng dạy học của hiệu trưởng trường THCS, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn HAY, HOT: Biện pháp quản lý học viên tại trung tâm đào tạo VIETTEL
Luận văn HAY, HOT: Biện pháp quản lý học viên tại trung tâm đào tạo VIETTEL Luận văn HAY, HOT: Biện pháp quản lý học viên tại trung tâm đào tạo VIETTEL
Luận văn HAY, HOT: Biện pháp quản lý học viên tại trung tâm đào tạo VIETTEL
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Quản lý học viên tại Trung tâm Đào tạo Viettel, HOT
Luận văn: Quản lý học viên tại Trung tâm Đào tạo Viettel, HOTLuận văn: Quản lý học viên tại Trung tâm Đào tạo Viettel, HOT
Luận văn: Quản lý học viên tại Trung tâm Đào tạo Viettel, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Đánh giá chất lượng học tập của học viên Sĩ quan, HAY
Luận văn: Đánh giá chất lượng học tập của học viên Sĩ quan, HAYLuận văn: Đánh giá chất lượng học tập của học viên Sĩ quan, HAY
Luận văn: Đánh giá chất lượng học tập của học viên Sĩ quan, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa Bạc Liêu
Đề tài: Chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa Bạc LiêuĐề tài: Chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa Bạc Liêu
Đề tài: Chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa Bạc Liêu
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Quản lý hoạt động học tập của học sinh trường trung học phổ thông trên địa bà...
Quản lý hoạt động học tập của học sinh trường trung học phổ thông trên địa bà...Quản lý hoạt động học tập của học sinh trường trung học phổ thông trên địa bà...
Quản lý hoạt động học tập của học sinh trường trung học phổ thông trên địa bà...
HanaTiti
 
Đề tài: Giải pháp quản lý chất lượng dạy học của hiệu trưởng, HAY
Đề tài: Giải pháp quản lý chất lượng dạy học của hiệu trưởng, HAYĐề tài: Giải pháp quản lý chất lượng dạy học của hiệu trưởng, HAY
Đề tài: Giải pháp quản lý chất lượng dạy học của hiệu trưởng, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Phát triển đội ngũ giáo viên trường trung cấp nghề, HAY!
Luận văn: Phát triển đội ngũ giáo viên trường trung cấp nghề, HAY!Luận văn: Phát triển đội ngũ giáo viên trường trung cấp nghề, HAY!
Luận văn: Phát triển đội ngũ giáo viên trường trung cấp nghề, HAY!
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên THPT ở TPHCM
Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên THPT ở TPHCMBồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên THPT ở TPHCM
Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên THPT ở TPHCM
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
LV: Quản lý hoạt động học tập của sinh viên khoa điều dưỡng, HAY!
LV: Quản lý hoạt động học tập của sinh viên khoa điều dưỡng, HAY!LV: Quản lý hoạt động học tập của sinh viên khoa điều dưỡng, HAY!
LV: Quản lý hoạt động học tập của sinh viên khoa điều dưỡng, HAY!
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 

Similar to Luận văn: Chất lượng dạy của giảng viên ở Trường Ngoại ngữ, HAY (20)

Luận văn: Quản lý chất lượng dạy học của giảng viên ĐH Ngoại ngữ
Luận văn: Quản lý chất lượng dạy học của giảng viên ĐH Ngoại ngữLuận văn: Quản lý chất lượng dạy học của giảng viên ĐH Ngoại ngữ
Luận văn: Quản lý chất lượng dạy học của giảng viên ĐH Ngoại ngữ
 
Luận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên THCS tại Hà Nội, HOT
Luận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên THCS tại Hà Nội, HOTLuận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên THCS tại Hà Nội, HOT
Luận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên THCS tại Hà Nội, HOT
 
Luận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên THCS huyện Từ Liêm, HAY
Luận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên THCS huyện Từ Liêm, HAYLuận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên THCS huyện Từ Liêm, HAY
Luận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên THCS huyện Từ Liêm, HAY
 
[123doc] - tai-lieu-hoi-thao-tap-huan-doi-moi-to-chuc-va-quan-ly-hoat-dong-gi...
[123doc] - tai-lieu-hoi-thao-tap-huan-doi-moi-to-chuc-va-quan-ly-hoat-dong-gi...[123doc] - tai-lieu-hoi-thao-tap-huan-doi-moi-to-chuc-va-quan-ly-hoat-dong-gi...
[123doc] - tai-lieu-hoi-thao-tap-huan-doi-moi-to-chuc-va-quan-ly-hoat-dong-gi...
 
TÀI LIỆU HỘI THẢO - TẬP HUẤN ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ở ...
TÀI LIỆU HỘI THẢO - TẬP HUẤN ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ở ...TÀI LIỆU HỘI THẢO - TẬP HUẤN ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ở ...
TÀI LIỆU HỘI THẢO - TẬP HUẤN ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ở ...
 
TÀI LIỆU HỘI THẢO - TẬP HUẤN ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ở ...
TÀI LIỆU HỘI THẢO - TẬP HUẤN ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ở ...TÀI LIỆU HỘI THẢO - TẬP HUẤN ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ở ...
TÀI LIỆU HỘI THẢO - TẬP HUẤN ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ở ...
 
Luận văn: Quản lý học viên đào tạo Cao cấp lý luận chính trị, HOT
Luận văn: Quản lý học viên đào tạo Cao cấp lý luận chính trị, HOTLuận văn: Quản lý học viên đào tạo Cao cấp lý luận chính trị, HOT
Luận văn: Quản lý học viên đào tạo Cao cấp lý luận chính trị, HOT
 
Quản lý học viên đào tạo Cao cấp lý luận chính trị ở Học viện, HAY
Quản lý học viên đào tạo Cao cấp lý luận chính trị ở Học viện, HAYQuản lý học viên đào tạo Cao cấp lý luận chính trị ở Học viện, HAY
Quản lý học viên đào tạo Cao cấp lý luận chính trị ở Học viện, HAY
 
Lv: Biện pháp quản lý đánh giá chất lượng học tập của học viên trường sĩ quan
Lv: Biện pháp quản lý đánh giá chất lượng học tập của học viên trường sĩ quanLv: Biện pháp quản lý đánh giá chất lượng học tập của học viên trường sĩ quan
Lv: Biện pháp quản lý đánh giá chất lượng học tập của học viên trường sĩ quan
 
Đề tài: Đánh giá chất lượng học tập của học viên Trường Sĩ quan
Đề tài: Đánh giá chất lượng học tập của học viên Trường Sĩ quanĐề tài: Đánh giá chất lượng học tập của học viên Trường Sĩ quan
Đề tài: Đánh giá chất lượng học tập của học viên Trường Sĩ quan
 
Quản lý chất lượng dạy học của hiệu trưởng trường THCS, HAY
Quản lý chất lượng dạy học của hiệu trưởng trường THCS, HAYQuản lý chất lượng dạy học của hiệu trưởng trường THCS, HAY
Quản lý chất lượng dạy học của hiệu trưởng trường THCS, HAY
 
Luận văn HAY, HOT: Biện pháp quản lý học viên tại trung tâm đào tạo VIETTEL
Luận văn HAY, HOT: Biện pháp quản lý học viên tại trung tâm đào tạo VIETTEL Luận văn HAY, HOT: Biện pháp quản lý học viên tại trung tâm đào tạo VIETTEL
Luận văn HAY, HOT: Biện pháp quản lý học viên tại trung tâm đào tạo VIETTEL
 
Luận văn: Quản lý học viên tại Trung tâm Đào tạo Viettel, HOT
Luận văn: Quản lý học viên tại Trung tâm Đào tạo Viettel, HOTLuận văn: Quản lý học viên tại Trung tâm Đào tạo Viettel, HOT
Luận văn: Quản lý học viên tại Trung tâm Đào tạo Viettel, HOT
 
Luận văn: Đánh giá chất lượng học tập của học viên Sĩ quan, HAY
Luận văn: Đánh giá chất lượng học tập của học viên Sĩ quan, HAYLuận văn: Đánh giá chất lượng học tập của học viên Sĩ quan, HAY
Luận văn: Đánh giá chất lượng học tập của học viên Sĩ quan, HAY
 
Đề tài: Chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa Bạc Liêu
Đề tài: Chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa Bạc LiêuĐề tài: Chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa Bạc Liêu
Đề tài: Chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa Bạc Liêu
 
Quản lý hoạt động học tập của học sinh trường trung học phổ thông trên địa bà...
Quản lý hoạt động học tập của học sinh trường trung học phổ thông trên địa bà...Quản lý hoạt động học tập của học sinh trường trung học phổ thông trên địa bà...
Quản lý hoạt động học tập của học sinh trường trung học phổ thông trên địa bà...
 
Đề tài: Giải pháp quản lý chất lượng dạy học của hiệu trưởng, HAY
Đề tài: Giải pháp quản lý chất lượng dạy học của hiệu trưởng, HAYĐề tài: Giải pháp quản lý chất lượng dạy học của hiệu trưởng, HAY
Đề tài: Giải pháp quản lý chất lượng dạy học của hiệu trưởng, HAY
 
Luận văn: Phát triển đội ngũ giáo viên trường trung cấp nghề, HAY!
Luận văn: Phát triển đội ngũ giáo viên trường trung cấp nghề, HAY!Luận văn: Phát triển đội ngũ giáo viên trường trung cấp nghề, HAY!
Luận văn: Phát triển đội ngũ giáo viên trường trung cấp nghề, HAY!
 
Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên THPT ở TPHCM
Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên THPT ở TPHCMBồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên THPT ở TPHCM
Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên THPT ở TPHCM
 
LV: Quản lý hoạt động học tập của sinh viên khoa điều dưỡng, HAY!
LV: Quản lý hoạt động học tập của sinh viên khoa điều dưỡng, HAY!LV: Quản lý hoạt động học tập của sinh viên khoa điều dưỡng, HAY!
LV: Quản lý hoạt động học tập của sinh viên khoa điều dưỡng, HAY!
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
SmartBiz
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
khanhthy3000
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
NguynDimQunh33
 
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdfSLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
UyenDang34
 
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
deviv80273
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
QucHHunhnh
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxdddddddddddddddddtrắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
my21xn0084
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
lmhong80
 
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdfCau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
HngMLTh
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
12D241NguynPhmMaiTra
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
linh miu
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
hieutrinhvan27052005
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
metamngoc123
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
AnhPhm265031
 
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docxBÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
HngL891608
 

Recently uploaded (18)

Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
 
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdfSLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
 
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
 
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxdddddddddddddddddtrắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
 
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdfCau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
 
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docxBÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
 

Luận văn: Chất lượng dạy của giảng viên ở Trường Ngoại ngữ, HAY

  • 1. BỘQUỐC PHÒNG HỌCVIỆNCHÍNH TRỊ HUỲNH VĂNTỐT QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC CỦA GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - TIN HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂNTHẠC SĨQUẢNLÝ GIÁO DỤC HÀNỘI - 2013
  • 2. l BỘ QUỐCPHÒNG HỌCVIỆN CHÍNH TRỊ HUỲNH VĂNTỐT QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC CỦA GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - TIN HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 60 14 01 14 NGƯỜI HƯỚNG DẪNKHOAHỌC: TS NGUYỄNVĂNHẢI
  • 3. DANH MỤCCHỮ VIẾT TẮT Chữ viết đầy đủ Chữviết tắt Cán bộ quản lý CBQL Chất lượng dạy học CLDH Quản lý giáo dục QLGD Quản lý chất lượng dạy học QLCLDH Đại học Ngoại ngữ - Tin học Thành phố Hồ Chí Minh NN-THThành phốHCM Đội ngũ giảng viên ĐNGV Giáo dục và Đào tạo GD&ĐT Phương pháp giảng dạy PPGD Phương pháp dạy học PPDH Quá trình dạy học QTDH Xãhội chủ nghĩa XHCN Giảng viên GV Sinh viên SV Ngoại ngữ -Tin học NN-TH MỤC LỤC Tran
  • 4. g MỞ ĐẦU 3 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC CỦA GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - TIN HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 10 1.1 Khái niệm cơ bản 11 1.2 Quản lý chất lượngdạyhọc ở trườngđại học 17 1.3 Tiêu chí đánh giá chất lượng dạy học và yêu cầu quản lý chất lượng dạy học của giảng viên ở Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học thành phố HồChí Minh 22 Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC CỦA GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - TIN HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 26 2.1 Khái quát chung về Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học thành phố Hồ Chí Minh 26 2.2 Thực trạng quản lý chất lượng dạy học của giảng viên Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học thành phố Hồ Chí Minh 29 2.3 Đánh giá chung vềthựctrạng 43 Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC CỦA GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - TIN HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 50 3.1 Những nguyên tắcđềxuất cácbiệnpháp 50 3.2 Biện pháp quản lý chất lượng dạy học của giảng viên trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học thành phố Hồ Chí Minh 52 3.3 Khảo sát tính cần thiết vàtínhkhảthi củacác biện pháp 70 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 74 DANH MỤCTÀI LIỆU THAMKHẢO 78 PHỤLỤC 81 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ở nước ta, đổi mới QLGD nhằm phát triển và nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đã và đang là một nhiệmvụcó tínhchiến lược lâudài trongquátrìnhđổi mới GD&ĐT theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá và xã hội hoá. Đảng và Nhà nước ta
  • 5. luôncoi trọng GD&ĐT cùng với khoa họccông nghệ làquốc sách hàng đầu. Đảngta đã xác định: “Thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo. Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra theo hướng hiện đại;… Xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng…” [10, tr.216 - 217]. Hiện nay, Đảng ta chủ trương thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo bao gồm: đổi mới tư duy; đổi mới mục tiêu đào tạo; hệ thống tổ chức, loại hình giáo dục và đào tạo; nội dung, phương pháp dạy và học; cơ chế quản lý; xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý; cơ sở vật chất, nguồn lực, điềukiện bảo đảm…, trong toànhệthống”[9,tr.43]. Đánh giá quá trình đổi mới GD&ĐT trong những năm qua, các nghị quyết của Đảng nhận định, Chất lượng GD&ĐT chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, nhất là đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao vẫn còn hạn chế; chưa chuyển mạnh sang đào tạo theo nhu cầu của xã hội. Chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học lạc hậu, đổi mới chậm; cơ cấu giáo dục không hợp lý giữa các lĩnh vực, ngành nghề đào tạo; chất lượng giáo dục toàn diện giảm sút, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Xu hướng thương mại hoá và sa sút đạo đức trong giáo dục khắc phục còn chậm, hiệu quả thấp, đang trở thànhnỗi bứcxúccủa xãhội. Trong quan lý nhà trườngthì quảnlý hoạt độnggiáodụcđàotạotrongđóquảnlý hoạt động dạy học là một nhiệm vụ trọng tâm của Nhà trường; vì vậy, việc quản lý chất lượng dạy học cần được tổ chức quản lý chặt chẽ, khoa học. Trong đó, việc quản lý chất lượng dạy học ở các trường đại học, cao đẳng có tầm quan trọng đặc biệt trong việc đạt tới mục tiêu dạy học, mục tiêu giáodục. Để thực hiệnđược mục tiêu đó,vai tròcủa giáo dục nói chung, giáo dục đại học nói riêng đặc biệt quan trọng. Chính phủ đã xác định định hướng: “Tiếp tục nâng cao chất lượng toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy học…” [3]. Tuy nhiên, để thực hiện đổi mới toàn diện giáo dục, một vấn đề quan trọng và cấp bách hiện nay là cần quản lý CLDH, trong đó có các ngành Ngoại ngữ - Tin học. Thực tế cho thấy, việc sử dụng NN-TH của đội ngũ giảng viên, các nhà khoa học, cán bộ quản lý giáo dục và sinh viên các trường đại học ở nước ta so với các nước
  • 6. trên thế giới còn hạn chế, chưa thành thạo; việc sử dụng NN-TH chưa thực sự trở thành công cụ giao tiếp, phương tiện quan trọng trong dạy học, cũng như trong việc đẩy mạnh hợptác quốc tế về GD&ĐT. Trong những năm qua, Trường Đại học NN-TH thành phố HCM đã chú trọng việc bồi dưỡng đội ngũ và nâng cao CLDH, đáp ứng mục tiêu đào tạo. Nhà trường; đã đào tạo hàng chục ngàn SV có trình độ cử nhân đáp ứng phần nào nhu cầu nguồn nhân lực cho thành phố. Tuy nhiên, xuất phát từ góc độ khoa học, việc quản lý CLDH của nhà trường vẫn còn một số vấn đề hạn chế, yếu kém cần khắc phục kịp thời, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực trong thời kỳ mới. Quá trình quản lý dạy và học NN-TH ở nhà trường còn nhiều bất cập. Giảng viên phần lớn chỉ nặng về truyền thụ kiến thức đơn thuần và sử dụng phương pháp dạy học theo kiểu truyền thống như: GV đọc SV ghi, các bài tập thường lặp đi lặp lại một cách máy móc, yêu cầu SV học thuộc lòng một cách thụ động, chưa mang lại hứng thú cho SV. Công tác quản lý chưa được quan tâm thích đáng, mỗi giảng viên dạy học theo cách riêng của mình, không có sự phối hợp, không có giáo trình chung, thiếu tính cập nhật, trang thiết bị dạy và học còn hạn chế. Công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng bộ môn chưa thực hiện thường xuyên và khoa học… Từ đó, chất lượng dạy và học NN-TH tại trường Đại học NN-TH thành phố HCM còn nhiều mặt bất cập. Hệ quả là, nhiều SV chưa đáp ứng được công việc được giao sau khi ra trường, khả năng vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn còn nhiều hạn chế, yếu kém. Xuất phát từ những lý dotrên,tác giảchọnvấnđề: “Quản lýchất lượngdạy học của giảng viên ở Trường đại học Ngoại ngữ - Tin học thành phố Hồ Chí Minh” làm đềtài nghiên cứu. 2. Tình hình nghiên cứu cóliên quan Từ cuối thế kỷ XIV, vấn đề dạy học và quản lý dạy học được nhiều nhà giáo dục quan tâm. Kômenxki (1592-1670), cho rằng: “Cần chuẩn bị cho con người vào đời, không những vào cuộc đời tinh thần mà cả vào cuộc sống. Vì vậy, phải học những cái gì thiết thực, có lợi, phải tìm hiểu thế giới xung
  • 7. quanh, sách vở phải lùi trước thực tế”. Đồng thời, Kômenxki đã đưa ra quan điểm giáo dục phải thích ứng với tự nhiên; quá trình dạy học để truyền thụ và tiếp nhận tri thức là phải dựa vào sự vật, hiện tượng do người học tự quan sát, tự suy nghĩ mà hiểu biết. Theo đó, ông đã nêu ra một số nguyên tắc dạy học có giá trị rất lớn, đó là: Trực quan, phát huy tính tự giác tích cực của SV, hệ thống và liên tục, củng cố kiến thức giảng dạy theo khả năng tiếp thu của người học (vừa sức), dạy học phải thiết thực, dạy học theo nguyên tắc cá biệt. Ở Việt Nam, nền giáo dục mới của Cách mạng Việt Nam trước hết phải nói đến quan điểm phát triển giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người khẳng định: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”,“Mọi thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” [22, tr.269]. Kế thừa những tinh hoa của các tư tưởng giáo dục tiên tiến, hiện đại và việc vận dụng sáng tạo phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin, Người đã để lại cho chúng ta nền tảng lý luận về: Vai trò của giáo dục, định hướng phát triển giáo dục, mục đích dạy học, các nguyên lý dạy học, các phương thức dạy học, vai trò của quản lý và cán bộ QLGD, phương pháp lãnh đạo và quản lý…Đây là hệ thống các tư tưởng, quan điểm cốt lõi trong về GD&ĐT có giá trị cao trong quá trình phát triển lý luận dạy học, lý luận giáo dục của nền giáo dục Cách mạng Việt Nam. Trên phương diện lý luận QLGD, các nhà khoa học giáo dục Việt Nam đã tiếp cận quản lý trường học chủ yếu dựa trên nền tảng lý luận giáo dục học. Hầu hết các tài liệu giáo dục học của các tác giả trong nước đều đề cập tới lực lượng giáo dục, giới thiệu khái quát về chất lượng và phương thức nâng cao chất lượng lực lượng giáo dục, trong đó có CBQL trường học. Tiêu biểu có các công trình nghiên cứu như: Quá trình sư phạm - Bản chất, cấu trúc và tính quy luật của tác giả Hà Thế Ngữ; Giáo dục học đại cương của tác giả Nguyễn SinhHuyvàNguyễnVănLê. Tác giả Nguyễn Xuân Điệp với đề tài “Biện pháp quản lý chất lượng học tập của học viên ở Trường Sĩ quan Đặc Công”, luận văn thạc sĩ QLGD năm 2008, đã đề xuất những biện pháp về kế hoạch hóa, phát huy vai trò của các lực lượng, xây dựng và bồi dượng động cơ học tập cho học viên, tổ chức chặt chẽ và kiểm tra đánh giá khách quan quá trình học tập. Tác giả Đỗ Ngọc Anh với đề tài “Quản lý hoạt động học tập
  • 8. của học viên ở Trường Sĩ quan Chính trị hiện nay” năm 2010, đã đề xuất hoàn thiện hệ thống các văn bản quản lý, kế hoạch hóa hoạt động dạy học, xây dựng cơ chế quản lý học viên, nâng cao năng lực quản lý của các chủ thể quản lý, kiểm tra đánh giá kết quả học tập. Tác giả Trần Kim Thanh với đề tài “Giải pháp quản lý chất lượng dạy học ở Trường Sĩ quan Pháo Binh” năm 2010, đã đề xuất các biện pháp về phát huy hiệu lực của hệ thống lãnh đạo chỉ huy, kế hoạch hóa hoạt động dạy học, đổi mới nội dung chương trình dạy học, tăng cường công tác quản lý quản lý cơ sở vật chất dạy học. Tác giả Vũ Thị Quỳnh Hoa nghiên cứu đề tài “Biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường tiểu học huyện Kim Động - Tỉnh Hưng Yên”, luận văn thạc sỹ QLGD Trường Đại học Sư phạm Hà nội, năm 2012, đã chỉ ra vai trò của hiệu trưởng trong việc chỉ đạo các khâu của quá trình dạy học và các biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng. Tác giả Nguyễn Thị Thúy Nga nghiên cứu đề tài “Biện pháp quản lý đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt ở trường tiểu học thuộc thị xã Phú Thọ”, luận văn thạc sỹ QLGD Trường Đại học Sư phạm Hà nội, năm 2013, đã đề xuất một số biện pháp về nhận thức, về xây dựng kế hoạch, kiểm tra, về quản lý các điều kiện họctập… Tómlại, các công trình trên đãtập trung đi sâu nghiên cứu vềchất lượngdạy học, chất lượng học tập, quản lý hoạt động động dạy học, quản lý hoạt động học tập của người học... Tuy nhiên, cho đến nay chưa một công trình nào nghiên cứu một cách cơ bản,hệ thống về“Quản lý chất lượngdạy học củagiảng viên ở Trường Đại học NN-TH thànhphố HCM”. 3. Mục đích và nhiệmvụ nghiên cứu * Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận thực tiễn của dạy học, đề xuất các biện pháp quản lý CLDH tại Trường Đại học NN-TH thành phố HCM, góp phần nâng caochât lượng quản lý hoạt độngdạy học,đàotạocủaNhà trường. * Nhiệm vụ nghiên cứu: -Nghiên cứu cơ sở lý luậnvề quảnlý CLDHở đại học. - Khảo sát, đánh giá trực trạng chất lượng và quản lý CLDH Trường Đại học NN-THthành phố HCM hiện nay.
  • 9. - Đề xuất các biện pháp nhằm quản lý CLDH ở Trường Đại học NN-TH thành phốHCM . 4. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Khách thể nghiên cứu Hoạt động dạy học ở TrườngĐại họcNN-THthànhphốHCM. * Đối tượng nghiên cứu Biện pháp quản lý chất lượng hoạt động dạy học của giảng viên ở Trường Đại họcNN-THthành phố HCM. * Phạm vi nghiên cứu Tập trung nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý CLDH của giảng viên ở Trường Đại học NN-TH thànhphốHCM. Các số liệu điều tra, khảo sát sử dụng trong luận văn được tính từ năm 2008 đến nay. 5. Giả thuyết khoa học Chất lượng giáo dục đào tạo phụ thuộc vào sự tác động tổng hợp của rất nhiều yếu tố; trong đó, quản lý chất lượng dạy học của GV trong dạy học có vai trò rất quan trọng. Nếu các chủ thể quản lý ở Trường Đại học NN-TH thành phố HCM thực hiện việc quản lý CLDH của GV một cách khoa học, chặt chẽ như: Xây dựng đội ngũ GV đủ về số lượng, bảo đảm chất lượng, đồng bộ về cơ cấu; quản lý đổi mới mục tiêu, kế hoạch, nội dung, chương trình, phương pháp dạy học; quản lý các điều kiện bảo đảm cho hoạt động giảng dạy của GV thì hoạt động dạy học sẽ đạt được chất lượng, góp phần nâng cao chất lượng quản lý hoạt động đào tạo của nhà trường. 6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu * Phương pháp luận nghiên cứu Luận văn được tổ chức nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng của Mác - Lê nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, định hướng của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục nói chung và dạy học nói riêng. Đồng thời vận dụng các quan điểm
  • 10. logic - lịch sử, hệ thống - cấu trúc và các quan điểm thực tiễn để xem xét phân tích các vấnđề có liên quan. * Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành công trình nghiên cứu, tác giả đã sử dụng dạng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu lý thuyết vàthựctiễncủa khoahọcgiáodụcnhư: * Các phương pháp nghiên cứulýluận Sử dụng các phương pháp: Phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, khái quát hóa các tài liệu như tác phẩm kinh điển, văn kiện Đảng, chỉ thị, sách chuyên khảo, sách tham khảo, giáo trình tài liệu dạy học, luận văn, luận án, có liên quan để xác lập cơ sở lý luận của đề tài. * Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn Sử dụng các phương pháp: Điều tra (với cán bộ, giảng viên, sinh viên), quan sát hoạt động giảng dạy của GV và học tập của SV, hoạt động quản lý của Trường, khoa, bộ môn, tổng kết kinh nghiệm giáo dục đào tạo, xin ý kiến một số cán bộ quản lý giáo dục, GV, nhà khoa học giáo dục trong và ngoài Trường để xác lập cơ sở thực tiễn của đề tài. * Các phương pháp nghiên cứu hỗ trợ Sử dụng phương pháp thống kê toán học và phần mềm tin học để tính toán và biểu đạt các kết quả nghiên cứu, khảo sát và xứ lý số liệu. 7. Ý nghĩa của luận văn Góp phần luận giải và khái quát hệ thống cơ sở lý luận về quản lý, QLGD, quản lý nhà trường và quản lý CLDH của GV ở Trường Đại học NN-TH thành phố HCM, từ đó có cách nhìn tổng quan và đề xuất biện pháp quản lý CLDH ở các trường đại học hiệnnay. Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo cho nhàtrườngvà các trường khác quan tâm nghiên cứu trong chỉ đạo hoạt độnggiáodụcđàotạocủa nhàtrường. 8. Cấu trúc của luận văn Luận văn cấu trúc bao gồm: Mở đầu, 3 chương, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
  • 11. Chương1 CƠ SỞ LÝ LUẬNCỦAVẤNĐỀQUẢNLÝ CHẤTLƯỢNG DẠYHỌCCỦA GIẢNG VIÊNỞ TRƯỜNG ĐẠI HỌCNGOẠINGỮ - TIN HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍMINH 1.1. Các khái niệmcơ bản 1.1.1. Khái niệm hoạt động dạy học của giảng viên Theo Đại Từ điển tiếng Việt: “Dạy học là để nâng cao trình độ văn hoá, phẩm chất đạo đức theo một chương trình nhất định” [48]. Tác giả Đặng Vũ Hoạt và Hà Thị Đức cho rằng: Dạy học là một bộ phận của quá trình sư phạm tổng thể, là quá trình tác động qua lại giữa giáo viên và học sinh nhằm truyền thụ và lĩnh hội những tri thức khoa học, những kỹ năng, kỹ xảo hoạt động nhận thức và thực tiễn, để trên cơ sở đó phát triển nănglực tư duy và hình thành thếgiới quankhoahọc. Như vậy, Dạy học là hoạt động chủ yếu của GV, là con đường quan trọng bậc nhất giúp người học phát triển năng lực hoạt động trí tuệ nói chung, nhất là năng lực tư duy sáng tạo, góp phần giáo dục cho người học thế giới quan khoa học và những phẩm chất nhân cách. Dưới góc độ của giáo dục học: “Hoạt động dạy học là hoạt động đặc trưng cho bất cứ loại hình nhà trường và xét theo quan điểm tổng thể, dạy học chính là con đường tiêu biểu nhất” [42]. Học là một hoạt động trong đó người học là chủ thể, khái niệm khoa học là đối tượng chiếm lĩnh; đó là quá trình tự giác, tích cực, tự chiếm lĩnh tri thức vàluôn có dưới sự điều khiển sư phạm củaGV. Dạy là sự điều khiển tối ưu hoá quá trình dạy học của GV để hình thành và phát triển nhân cách cho người học. Nếu học nhằm mục đích chiếm lĩnh khái niệm khoa học thì dạy lại có mục đích là điều khiển sự học tập. Dạy có hai chức năng thường xuyên tương tác với nhau, thâm nhập vào nhau là truyền đạt thông tin và điều khiển thông tin
  • 12. trong QTDH và HĐDH của GV, chúng gắn bó mật thiết với nhau, bổ sung, hỗ trợ nhau trongQTDH hướng tới thực hiệntốt mục tiêudạy học. Như vậy, dạy học của giảng viên là một quá trình tác động điều khiển, định hướng của người thầy trong quá trình dạy học, người học tự giác, tích cực tổ chức tự điều khiển hoạt động nhận thức, nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học đã xác định. Để đạt được mục đích dạy học, người dạy và người học đều phải phát huy các yếu tố chủ quan của cá nhân (phẩm chất, năng lực) để xác định nội dung, lựa chọn phương pháp, các hình thức tổ chức dạy học. Qúa trình thực hiện việc dạy học luôn có sự quản lý, điều hành của GV theo kế hoạch thống nhất và được kiểm tra đánh giá cụ thể. 1.1.2. Khái niệm quản lý hoạt độngdạyhọccủagiảngviên Nhà trường là tổ chức giáo dục cơ sở, trực tiếp làm công tác giáo dục và đào tạo. Luật giáo dục sửa đổi, bổ sung 2009, khoản 1, Điều 58 quy định nhà trường có những nhiệm vụ và quyền hạn: Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo mục tiêu, chương trình giáo dục. Như vậy, quản lý trường học là nội dung quan trọng trong QLGD; trong đó có quản lý hoạt động dạy học nói chung, hoạt động dạy của GV nói riêng. Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục với thế hệ trẻ và từng học sinh” [11]. Theo tác giả Thái Văn Thành, quản lý nhà trường có thể hiểu là một chuỗi tác động hợp lý (có mục đích, tự giác, hệ thống, có kế hoạch) mang tính tổ chức - sư phạm của chủ thể quản lý đến tập thể cán bộ GV và SV, đến những lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm huy động họ cùng cộng tác, phối hợp, tham gia vào mọi hoạt động của nhà trường nhằm làm cho quá trình này vận hành tối ưu để đạt được những mục tiêu dự kiến. Quản lý nhà trường bao gồm hai loại: Tác động của những chủ thể quản lý bên trên và bên ngoài nhà trường; tác động của những chủ thể quản lý trên, trong nhà trường.
  • 13. Quản lý nhà trường là những tác động quản lý của các cơ quan QLGD cấp trên nhằm hướng dẫn tạo điều kiện cho hoạt động giảng dạy, học tập, giáo dục của nhà trường. Quản lý nhà trường cũng gồm những chỉ dẫn, quyết định của các thực thể bên ngoài nhà trường nhưng có liên quan trực tiếp đến nhà trường như: Cộng đồng được đại diện dưới hình thức Hội đồng giáo dục nhằm định hướng sự phát triển giáo dục của nhà trường, hỗ trợ, tạo điều kiện cho việc thực hiện phương hướng phát triển đó. Mặt khác, quản lý nhà trường còn do chủ thể quản lý bên trong nhà trường bao gồm các hoạt động: Quản lý GV, quản lý SV, quản lý QTDH - giáo dục; quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học; quản lý tài chính trường học; quản lý mối quan hệ giữa nhà trường và cộng đồng. Quản lý hoạt động dạy học ở nhà trường là một nhiệm vụ nội dung của quản lý nhà trường, là quản lý một quá trình với tư cách là một hệ toàn vẹn, bao gồm các thành tố cơ bản: mục đích, nhiệm vụ, nội dung dạy học, thầy với hoạt động dạy, trò với hoạt động học, các phương pháp và phương tiện dạy học, các hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả dạy học. Tất cả các thành tố này tồn tại trong mối quan hệ qua lại và thống nhất với môi trường của nó: môi trường xã hội - chính trị và môi trường khoa học - kinh tế - công nghệ. Điều đó có nghĩa là chủ thể quản lý phải tác động vào toàn bộ các thành tố của hoạt động dạy học theo quy luật tâm lý, giáo dục học, lý luận về quản lý để đưa hoạt động dạy học từ trạng thái này sang trạng thái cao hơn để dần tiến tới mục tiêu giáo dục. Từ những luận giải trên, có thể quan niệm, quản lý HĐDH của giảng viên là tổ chức điều khiển quá trình truyền thụ kiến thức, tiến hành các hình thức tổ chức dạy học vàcác điều kiện kiện bảo đảmphụcvụhoạt độngdạyhọc. Chủ thể quản lý hoạt động dạy của GV là Ban giám hiệu, cơ quan đào tạo, khoa, bộmôn và chính các GV trong nhàtrường. Quản lý HĐDH có mục đích vừa làm cho mỗi nhân tố có được lực tác động đủ mạnh, vừa đảm bảo sự vận động nhịp nhàng, hài hoà và thống nhất của toàn bộ quá trình. Do đó, đòi hỏi chủ thể quản lý phải có nghệ thuật, vận dụng linh hoạt các biện
  • 14. pháp quản lý mới đạt được mục tiêu đề ra. Theo đó, quản lý HĐDH cần thực hiện tốt cácnhiệmvụ cơ bản sau: -Quản lý việc thực hiện mục tiêu,chươngtrìnhdạy học. - Quản lý tốt hoạt động dạy của GV thông qua các khâu như: Thực hiện chương trình, các loại hồ sơ, bài soạn, giảng bài, dự giờ, thăm lớp, rút kinh nghiệm, thực hiện đánh giá kết quả dạy học thông qua việc chấm, chữa bài, cho điểm theo các Thông tư, Quy định, Hướng dẫn của Bộ GD&ĐT. - Quản lý chặt chẽ hoạt động học tập của người học, nhằm xây dựng động cơ, ý thức, trách nhiệm cao trong học tập, hình thành kỹ năng, kỹ xảo, trên cơ sở đó xây dựng nềnnếp và phương pháp học tậpkhoahọc,đạt chất lượngvàhiệuquả caonhất. -Quản lý cơ sở vật chất, trangthiết bị phụcvụdạy họccủaGV. -Tổ chức kiểmtra, đánhgiákết quảdạy học. 1.1.3. Quản lý chất lượng dạy học của giảng viên Trường Đại học ngoại ngữ - tin học Thành phố Hồ Chí Minh Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “Chất lượng là cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một người, một sự việc. Đó là tổng thể những thuộc tính cơ bản khẳng định sự tồn tại của một sự vật, phân biệt nó với sự vật khác”. Nói đến chất lượng dạy học, ngoài chất lượng dạy của GV, nó được thể hiện cuối cùng ở chất lượng của người học, hay “tri thức, kỹ năng, thái độ…” mà người học có được trong quá trình đào tạo tại nhà trường. Đó chính là kết quả của quá trình đào tạo nhằm đáp ứng mục tiêu (người học đã họcnhư thếnào, họ biết gì, cóthể làm gì vàphẩm chất nhân cách của họ ra sao... nhờ kết quả tương tác giữa người học với giáo viên và nhàtrường). Về mô hình chất lượng dạy học, tác giả Đặng Quốc Bảo đã khái quát bao gồm: Kiến thức (Knowledge - K); kỹ năng (Skill - S); thái độ (Attitude - A) và hành vi (Behaviour - B ). Các yếu tố này liên hệ với nhau trong tính cân đối và đồng bộ, thể hiện trong hoạt động nghề nghiệp của người học sau khai ra trường. Khi đánh giá chất lượng dạy học, chúng ta cần căn cứ vàomục tiêucủa từngcấphọc,bậchọc đối chiếusảnphẩm giáo dục, đào tạo. Chất lượng dạy học càng cao sẽ càng làm phong phú thêm kiến thức, kỹ năng, thái độ, giá trị và hành vi củaconngười.
  • 15. QTDH được cấu thành bởi nhiều thành tố, mỗi thành tố có vị trí xác định, có chứcnăng riêng, tác động qua lại với nhauvà vậnđộngtheoquy luật chung,tạonênchất lượng toàn diện của hệ thống. Dạy học có chất lượng chính là việc thực hiện tốt các nhiệm vụ: Cung cấp kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành thái độ cho người học, kết quả của người học trong quá trình đào tạo. Chất lượng dạy học được cấu thành bởi các yếu tố như: Mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo; hoạt động dạy của GV; hoạt động học của SV; cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học; đánh giá kết quả học tập của người học. Trên cơ sở đó, các nhà quản lý đưa ra các biện pháp khả thi để nâng cao chất lượng quảnlý hoạt động giáo dục trongnhàtrường,mà trọngtâm làhoạt độngdạyhọc. Chất lượng dạy học là tổng hòa chất lượng của các yếu tố của QTDH, được biểu hiện tập trung ở tri thức, kỹ năng của người học, đáp ứng mục tiêu đào tạo đã xác định. Chất lượng dạy học là sự tích hợp tự giác các yếu tố, các phẩm chất hợp thành và phát triển trong quá trình học tập. Xét đến cùng chất lượng dạy học là chất lượng của người học hay tri thức của người họclĩnhhội được trongQTDH. Quản lý CLDH không chỉ quản lý hoạt động dạy học, mà còn quản lý quá trình tác động tới tất cả các thành tố của hoạt động sư phạm có tác dụng hỗ trợ, giúp đỡ, phục vụ cho hoạt động dạy học của thầy và trò; trong đó, đặc biệt chú trọng tới những thành tố như: mục tiêu, nội dung, phương pháp, kết quả. Quản lý CLDH không chỉ là quản lý chất lượng tri thức văn hoá mà còn phải xem xét đến mức độ đạt được của định hướng giá trị, ý chí và thái độ của người học. Để nâng cao CLDH, từng nhà trường cần thực hiện tốt các biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động sư phạm và các biện pháp quản lý; trong đó, việc đổi mới biện pháp quản lý là then chốt và phải đi trước một bước. Trong giai đoạn hiện nay, chúng ta cần đặc biệt quan tâm tới việc tổ chức, quản lý nhằm bảo đảm chất lượng giáo dục, thực hiệnkiểm định chất lượng GD&ĐT. Quản lý chất lượng dạy học của giảng viên là sự tác động có mục đích của các chủ thể vào quá trình thực hiện các nhiệm vụ trang bị kiến thức, phát triển trí tuệ, rèn luyệnkỹ năng, bồi dưỡng thái độhànhvi choSV,nhằmđạt đượcmụctiêudạy học.
  • 16. Quản lý chất lượng dạy học là sự tổ chức điều khiển các nhân tố, tiến trình, qui trình dạy và học của bộ máy quản lý và giảng viên theo các qui luật của nó, nhằm đạt được chất lượng hiệu quả đào tạoNhà trườngđãxác định. Quản lý chất lượng dạy học là nắm theo dõi, đánh giá hoạt động chuẩn bị và thực hành giảng dạy, tiến hành các hình thức tổ chức dạy học, hoạt động chỉ đạo sư phạm của GVđối với hoạt độnghọctậpcuar người học. 1.2. Nội dung quản lý chất lượng dạy học của giảng viên ở trường Đại học ngoại ngữ - tin học Thành phốHồChí Minh Trong các nhiệm vụ và quyền hạn của trường đại học, trong đó, việc quản lý CLDH, xây dựng ĐNGV là một trong những nội dung cơ bản và rất quan trọng trong hoạt động của một nhà trường. Quản lý CLDH là một nội dung trọng yếu trong quản lý nhà trường, là uy tín, là chất lượng đào tạo để tạo ra những sản phẩm là người học có kiến thức vững vàng, kỹ năng để giải quyết những vấn đề học tập, nghề ngiệp và cuộc sống đòi hỏi. Quản lý CLDH của GV ở trường đại học, thực chất là quản lý hoạt động dạy và hoạt động học; đó cũng là nội dung chủ yếu trong việc quản lý QTDH của nhàtrường. Nội dung quản lý cụthểđượcthểhiệnở các vấnđềsau: * Quản lý hoạt động dạyhọccủaGV Hoạt động dạy của GV là hoạt động chủ đạo trong quá trình dạy học, quản lý hoạt động này bao gồm: Quản lýviệc thực hiệnkếhoạch,chươngtrìnhdạy,quảnlýviệc soạn bài và chuẩn bị bài trước khi lên lớp, quản lý giờ lên lớp của giáo viên, quản lý việc dự giờ và phân tích bài học sư phạm, quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS. Việc thực hiện tốt các khâu, các bước này sẽ góp phần nâng cao CLDH và quảnlý CLDHcủa từng GV. Quá trìnhquảnlýđóđượcthểhiệntrêncác nội dungsau: * Quản lý việc thực hiệnchươngtrìnhnội dungdạy họccủaGV Thực hiện chương trình dạy học là thực hiện kế hoạch đào tạo theo mục tiêu của nhà trường, nó là pháp lệnh của Nhà nước do Bộ GD&ĐT ban hành. Yêu cầu đối với GV là phải nắm vững chương trình, tổ chức thực hiện đúng chương trình dạy học quy định. Theo đó, từng GV phải nắm chắc nội dung và phạm vi kiến thức dạy học của từng môn học mình đảm nhiệm; sử dụng PPDH hiệu quả. Trong quá trình dạy học, GV cần
  • 17. vận dụng các hình thức tổ chức dạy học đa dạng, phong phú, kết hợp giữa các hình thức dạy học trên lớp, ngoài lớp, thực hành... một cách khoa học, hợp lý; tránh việc cắt xén chương trình, dồn ép bài học, thêm bớt tiết học. Trong quá trình giảng dạy, GV cần mở rộng phạm vi kiến thức cập nhật, hiện đại nhằm trang bị cho người học phông kiến thức rộnghơn, rõ hơn, sâu hơn, thuậnlợi tronglĩnhhội vàhọctập,nghiêncứu. * Quản lý việc chuẩn bị bài giảngcủaGV Soạn bài là khâu quan trọng nhất trong việc chuẩn bị của GV, đó là quá trình lao độngsáng tạo của từng GV; nóthể hiệnsự suy nghĩ, lựachọn, quyết địnhcủa GV vềnội dung, phương pháp giáo dục, hình thức lên lớp phù hợp với đối tượng SV. Do đó, quản lý việc soạn bài và chuẩn bị bài của GV cần đạt được các yêu cầu như: Đảm bảo tính tư tưởng, tính giáo dục của bài giảng; thực hiện soạn bài phải đúng quy chế, chu đáo,chống việc đối phó; đảm bảo nội dung, tri thức khoa học và trở thành nề nếp, đảm bảo chất lượng. * Quản lý hoạt động lên lớpvàcáchìnhthứctổchức dạykhác củaGV Hoạt động dạy và học trong nhà trường hiện nay được thực hiện chủ yếu bằng hình thức dạy và học trên lớp với hệ thống bài học cụ thể. Vì vậy, quá trình quản lý dạy học của GV, các nhà trường cần có những biện pháp cụ thể, linh hoạt, hiệu quả, nhằm nâng cao chất lượng giờ lên lớp của GV. Theo đó, chú trọng quản lý: giờ lên lớp của GV; thực hiện đúng thời gian, nội dungbài giảngđãchuẩnbị; chất lượngquá trìnhgiảng bài và cách thức giải quyết từng nội dung bài giảng theo chương trình; khả năng thuyết trình, sử dụng ngôn ngữ, mở rộng nội dung, liên hệ thực tiễn của GV; khả năng quan sát và bao quát lớp học của GV; việc thực hiện mục tiêu của bài giảng; việc duy trì không khí học tập của lớp học, kiểm tra nhận thức của người học sau bài giảng. GV còn phải chuẩn bị và tiến hành tốt theo đúng kế hoạch, tiến trình dạy học các hình thức tổ chức sau bài giảng đã xác định như: Xêmina, thực hành, bài tập, bảo đảm yêu cầu về chất lượng… * Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của GV đối với SV Kiểm tra, đánh giá là một yêu cầu, nhiệm vụ tất yếu trong QTDH ở tất cả các môn học; đó là quá trình thực hiện của GV song song với QTDH ở nhà trường, nhằm thu thập và xử lý thông tin về trình độ, khả năng thực hiện
  • 18. nhiệm vụ và đánh giá kết quả học tập của SV; trên cơ sở đó đề ra những biện pháp phù hợp giúp SV phát huy những mặt mạnh, khắc phục yếu kém ngày càng tiến bộ. Thông qua việc hoạt động kiểm tra, đánh giá của GV sẽ giúp các cấp quản lý trong nhà trường nắm chắc chất lượng dạy - học, kịp thời điều chỉnh hoạt động dạy học của GV và hoạt động học tập của HS, SV, đáp ứng mục tiêu đào tạo. Quản lý hoạt động kiểm tra, đánhgiá kết quảhọc tập củaSV cần đạt được những yêu cầu cơ bản như: Thực hiện nghiêm quy chế giáo dục, đào tạo của nhà trường; thực hiện nghiêm túc các văn bản hướng dẫn về đánh giá, xếp loại SV; đảm bảo đúng thực chất, công bằng, chính xác; có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ của các cấp quản lý trong nhà trường; chỉ rõ những ưu, khuyết điểm và biện pháp khắc phục đối với các tổ chức, GVvà SV. * Thamgia quản lý hoạt độnghọctậpcủaSV Hoạt động học tập của SV là hoạt động song song cùng với QTDH của GV; đồng thời có mối quan hệ biện chứng giữa người dạy và người học. Vì vậy, quá trình quản lý hoạt động học tập của SV cần đạt được những yêu cầu chủ yếu như: Làm cho SV có thái độ, động cơ, học tập đúng đắn, hứng thú trong học tập, tự giác tìm tòi phát hiện vấn đề, chủ động lĩnh hội kiến thức, biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục; hướng dẫn cho SV về phương pháp học tập ở từng môn có hiệu quả nhất, chấp hành nghiêm quy chế, quy định trong học tập; kiểm tra, đánh giá, xếp loại đúng thực chất kết quả và khả năng học tập của người học, giúp họ phát huy mặt mạnh, khắc phục hạn chế; quản lý học tập của SV được thực hiện đầy đủ, toàn diện và mang tính giáo dục cao.Nội dung quản lý hoạt độnghọc tậpcủaSVgồm: -Quản lý việc hướng dẫnvàlựachọnphươngpháphọc tậpchoSV. Quản lý việc hướng dẫn và lựa chọn phương pháp học tập cho SV cần đạt được những yêu cầu để mỗi SV: Nắm được kỹ năng chung của hoạt động học tập; có kỹ năng học tập phù hợp, hiệu quả với từng bộ môn; giúp SV có phương pháp lĩnh hội kiến thức trên lớp và tự học hiệu quả nhất. Muốn thực hiện những yêu cầu đó, các cấp quản lý trong nhà trường cần tổ chức tốt việc học tập nghiên cứu, bồi dưỡng chuyên môn cho
  • 19. GV; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, điều chỉnh, uốn nắn kịp thời những hạn chế trong sử dụng, hướng dẫn SVlựa chọnvà vậndụngphươngpháphọctậpđạt hiệuquảcao. -Quản lý nề nếp, thái độhọctập,tínhkỷluật củaSV. Các cấp quản lý trong nhà trường, nhất là GV cần xây dựng và duy trì tốt nề nếp họctập như: Xây dựng cho SVcótinhthần,thái độhọctập tốt,chuyêncần,chămchỉ,có nề nếp học bài và làm bài đầy đủ; thực hiện đúng quy định về khen thưởng, kỷ luật về chấp hành nề nếp, nội quy học tập của SV; các cấp quản lý trong nhà trường cần thường xuyên theo dõi, kiểm tra, nhận xét, đánh giá việc thực hiện nề nếp và phân công trách nhiệm cụ thể cho các chủ thể quảnlý,nhất làđối với GV. * Quản lý các điều kiện phụcvụhoạt độngdạycủaGV -Quản lý vật chất, trang thiết bị dạy học. Cơ sở vật chất là điều kiện không thể thiếu trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của mỗi nhà trường. Đó là cơ sở, phương tiện đảm bảo cho GV giảng dạy và nâng cao CLDH, chất lượng giáo dục, đào tạo của nhà trường. Do đó, quá trình quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học phải đảm bảo đầy đủ theo yêu cầu quy định; khai thác, sử dụng có hiệu quả tốt; tích cực đầu tư, mua sắm cơ sở vật chất phục vụ cho QTDH của nhà trường. Nội dung quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học ở nhà trường bao gồm: Nắm chắc các đồ dùng trong lớp học, các trang thiết bị dạy học, hoạt động của các phòng bộ môn, phòng thực hành, thí nghiệm và các phòng chức năng; quản lý thư viện trường học phục vụ trực tiếp cho hoạt động dạy học của GV; hướng dẫn sử dụng đồ dùng học tập cho SV. -Quản lý nguồn kinh phí cho hoạt độngdạy vàhọc. Nhà trường cần có cơ chế, quy chế quản lý, cấp phát và sử dụng có hiệu quả các nguồn kinh phí cho hoạt động dạy học của GV như nguồn kinh phí mua, in sao tài liệu dạy học, phương tiện dạy học, theo nguyên tắc tài chính, công khai, minh bạch công bằng; góp phần nâng cao CLDH của người thầy, chất lượng giáo dục, đào tạo của nhà trường. * Quản lý hồ sơ chuyên môncủaGV Hồ sơ chuyên môn là phương tiện phản ánh quá trình dạy học, thực hiện các hoạt động chuyên môn của GV Hồ sơ chuyên môn của GV là một trong
  • 20. những cơ sở đánh giá việc thực hiện nề nếp chuyên môn; nó là điều kiện cần thiết để quản lý chất lượng quá trình dạy học, chất lượng hoạt động chuyên môn của GV. Hồ sơ của GV phục vụ hoạt động dạy học bao gồm: Giáo trình; giáo án lý thuyết; giáo án thực hành; sổ tay GV; lịch giảng dạy… Trong quá trình giảng dạy của GV, các cấp quản lý cần thường xuyên kiểm tra bằng nhiều hình thức khác nhau để kịp thời điều chỉnh trong hoạt động dạy và học. 1.3. Yêu cầu quản lý chất lượng dạy học của giảng viên ở Trường Đại học Ngoại ngữ -Tin học thành phốHồChí Minh * Quá trình giảng dạy của GV và hoạt động học tập của SV cần thực hiện theo hướng tiếp cận chất lượng tổng thể Nhà trường cần tăng cường bồi dưỡng cho GV về xây dựng bài giảng tương tác, phương pháp dạy học tích cực, dạy học hướng vào người học, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học. Theo đó, nhà trường cần xác định đúng, sát, phù hợp về nội dung,phương thức bồi dưỡng cho GVvề phươngpháp dạy học tích cực kết hợp với dạy học truyền thống, thực hiện đúng phương châm dạy học; đồng thời, tích cực cải tiến theo hướng “tiếp cận mới”, nhằm phát huy tính “tích cực hoá” trong dạy và học; tăng cường kiểm tra, đánh giá phương pháp và chất lượng bài giảng của GV thông qua nhiều hình thức khác nhau. Bên cạnh đó, nhà trường xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý chất lượng giảng dạy của GV,hoạt độnghọctậpcủaSVbámsát mục tiêuđàotạo. Thực hiện tốt việc phân cấp trách nhiệm của các chủ thể trong bồi dưỡng và quản lý hoạt động bồi dưỡng cho GV; phát huy tính “tích cực hoá” trong tự học tập, tự bồi dưỡng của từng GV. Thực hiện quản lý hoạt động dạy học của giảng viên thông qua các biện pháp quản lý hành chính, hoạt động phương pháp, nhằm tăng cường quản lý, khích lệ tính “tích cực hoá” trong học tập rèn luyện của GV và SV. * Quản lý chặt chẽ hoạt độnggiảngdạycủa GV Quản lý hoạt động dạy học của GV, phải kết hợp với nâng cao nhận thức, trách nhiệm của chủ thể. Quản lý hoạt động dạy học của GV gắn với xây dựng động cơ, thái độ trách nhiệm của GV và SV trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo; đồng thời, phải phải gắn với xây dựng, phát triển chương trình, nội dung, PPDH để bảo đảm chất lượng
  • 21. dạy học, hướng tới mục tiêu xây dựng, chuẩn hoá hoạt động dạy học của GV nói riêng và xây dựng, chuẩn hóa hoạt động đào tạo của nhà trường. Mọi hoạt động dạy học của GVphải tuân thủ qui chế, qui địnhcủaNhà trường,khoa,bộmôn. * Quản lý CLDHcủa GV phải gắnvới việcđánhgiáchất lượngGV Quá trình dạy học của GV là quá trình họ thể hiện và bộc lộ toàn diện về ý thức, trách nhiệm, sự yêu nghề, trình độ, năng lực, tài nghệ sư phạm của mình thông qua hoạt động thực tiễn giảng dạy. Vì vậy, các cấp quản lý trong nhà trường cần nắm chắc chất lượng và năng lực của từng GV; trên cơ sở đó, gắn với việc đánh giá, phân loại chất lượng từng GV trong thực hiện nhiệm vụ ở tất cả các tổ chức như: tổ chức đảng, nhà trường, khoa, bộ môn. Từ đó, nhà trường có căn cứ để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn cho GVphùhợp,hiệuquả nhất. Ban giám hiệu, khoa giáo viên, tổ bộ môn thường xuyên tổ chức các hoạt động kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả công tác giảng dạy và quản lý hoạt động học tập của SV của GV. Thông qua đó, làm cơ sở để các cấp quản lý chỉ rõ những ưu điểm, khuyết điểm và xác định biện pháp khắc phục kịp thời; đồng thời định hướng, chỉ đạo các khoa, bộ môn thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy và QLCL giảng dạy của GV, hoạt động học tậpcủa SV. Bên cạnh đó, các tổ chức thanh niên và các tổ hoạt động phương pháp trong nhà trường cần tích cực nắm bắt thông tin, tìm hiểu tình hình, kịp thời đề xuất các hình thức hoạt động thúc đẩy việc đổi mới phương pháp dạy học, quản lý CLDH, quản lý hoạt động học tập của SV. Đồng thời, coi trọng việc đánh giá chất lượng “đầu ra” của SV, gắn với đánh giá kết quả quá trình giảng dạy của GV. * * * Chất lượng dạy học nói riêng,chất lượngđàotạonói chung luônlà một vấn đềhệ trọng của một nhà trường và hiện nay vẫn còn là vấn đề chưa được tiếp cận một cách nhất quán. Chất lượng dạy học ở một nhà trường là sự tổng hợp của nhiều yếu tố, nhiều lực lượng, trong đó GV đóng vai trò trực tiếp và cơ bản. Trong chương một chúng tôi đã
  • 22. tổng quan vấn đề nghiên cứu có liên quan tới đề tài, xây dựng các khái niện trung tâm, chỉ ra các nội dung quản lý chất lượng dạy học của GV, nêu lên các yêu cầu quản lý chất lượng dạy học của GV ở Trường Đại học NN - TH thành phố HCM. Những vấn đề này làm cơ sở lý thuyết cho việc khảo sát thực trạng và dề xuất các biện pháp quản lý chất lượng dạy học của GV ở Trường Đại học NN - TH thành phố HCM được trình bày ở cácchương tiếp theo. Chương2 THỰC TRẠNG QUẢNLÝ CHẤTLƯỢNG DẠYHỌC CỦA GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - TIN HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
  • 23. 2.1. Khái quát chung về Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học thành phố Hồ Chí Minh Trường Đại học dân lập NN-TH thành phố HCM được thành lập ngày 26-10- 1994 theo Quyết định Số 616/TTg của Thủ tướng Chính phủ, tiền thân là Trường Ngoại ngữ và Tin học Sài Gòn (1992). Ngày 29-5-2006, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định chuyển Trường thành Trường Đại học tư thục NN-TH thành phố HCM theo Quyết địnhSố 122/2006/QĐ-TTg, với tênmới làTrường Đại học NN-THthànhphốHCM. Nhà trường có 9 khoa với 23 chuyên ngành đào tạo, 6 phòng, ban, thư viện và trung tâm trực thuộc. Tổng số cán bộ, nhân viên của nhà trường hiện nay có 183 người và trên 400 GV (78% GV có trình độ sau đại học). Tính đến năm học 2003 - 2004, nhà trường đã đào tạo được gần 4000 cử nhân khoa học, chuyên viên các ngành, bao gồm: Ngành ngoại ngữ (chuyên ngành sư phạm, biên - phiên dịch, hành chính văn phòng); ngành công nghệ thông tin (hệ thống thông tin, mạng viễn thông); ngành Đông Phương học (Trung Quốc học, Nhật Bản, Hàn Quốc học và Việt Nam học dành cho người nước ngoài); ngành Du lịch - Khách sạn, Quản trị kinh doanh. Từ năm học 2004, nhà trường mở hệ đào tạo ngành Quan hệ quốc tế và tiếng Anh (theo kiểu song ngành), hướng tới mở chuyên ngành Thái Lan học. Là một trường đại học chuyên ngành ngoài công lập, với mục tiêu là đào tạo SV ngành ngoại ngữ, tin học, cung cấp nhân lực chất lượng cao về ngoại ngữ, công nghệ thông tin đáp ứng nhu cầu phát triển của thành phố. Sinh viên đào tạo tại nhà trường sau khi tốt nghiệp được trang bị kiến thức nghề nghiệp, phương pháp giao tiếp và hai công cụ chiến lược là ngoại ngữ và tin học, nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đồng thời, thông qua hoạt động đối ngoại, nhà trường đã, đang và sẽ tạo điều kiện cho cán bộ, giảng viên và sinh viên có nhiều cơ hội đi du học nước ngoài, tham dự các hội thảo, hội nghị quốc tếở tất cả các chuyên ngành đàotạo. ĐNGV của nhà trường đại đa số được đào tạo chính quy theo chuyên ngành; có phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp và kinh nghiệm giảng dạy từ 5 năm trở lên, được bồi dưỡng thường xuyên về nghiệp vụ quản lý nhà nước, quản lý giáo dục và đào tạo về ngoại ngữ -tin học.
  • 24. SV đào tạo tại Trường Đại học NN-TH thành phố HCM hầu hết là những học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông trải qua thi tuyển sinh của trường và tham gia xét tuyển nguyện vọng 2 theo chỉ tiêu quy định của Bộ GD&ĐT, được đào tạo chính quy 4 năm các ngành tin học - ngoại ngữ. Sau khi ra trường, SV được cấp bằng cử nhân theo từngchuyên ngành đào tạo. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của nhà trường được tổ chức theo Luật Giáo dục và quy chế, quy định của Bộ GD&ĐT, bao gồm: Ban Giám Hiệu, các phòng, ban chức năng, các khoa giáo viên, thư viện, trung tâm trực thuộc (ngoại ngữ - tin học) và đội ngũ cán bộ, GV, nhân viên tham gia vào quá trình giáo dục, đào tạo của nhà trường. Đồng thời, nhà trường có Đảng bộ cơ sở, Hội đồng quản trị (có các ban trực thuộc), Hội đồng Khoa học và Đào tạo và các Hội đồngTư vấnkhác. Kể từ ngày thành lập đến nay, nhà trường luôn là một trong những điểm sáng đào tạo nguồn nhân lực ngoại ngữ - tin học cho thành phố và cho cả nước. Chất lượng dạy học của nhà trường ngày càng được nâng lên rõ rệt; công tác quản lý giáo dục, đào tạo thường xuyên được đổi mới ngày càng tốt hơn, nhất là việc quản lý CLDH trong quá trình đào tạo; nhiều SV sau khi tốt nghiệp đã có việc làm và hoàn thành tốt nhiệm vụ trên cương vị được giao. Với những thành tích đã đạt được, nhà trường đã được Nhà nước tặng thưởng nhiều Huân chương, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về thành tích xuất sắc trong công tác chỉ đạo và nhiều Bằng khen, Giấy khen của các Bộ, Ngành Trung ương và thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, nhà trường đã được tặng 04 Bằng khen về phong trào NCKH trong SV (1999, 2001, 2005, 2006); Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về kết quả 10 năm NCKH trong SV giai đoạn 1995 - 2005. Từ năm 1998 đến năm 2012, nhà trường đã có 42 SV được nhận giải SV NCKH của Bộ GD&ĐT (01 giải nhất, 08 giải nhì, 10 giải ba và 32 giải khuyến khích). Từ 1999 đến nay, SV của trường đã dự thi Olympic Quốc gia Tin học và đã đạt được các giải thưởng gồm: Khối chuyên: 1 giải nhất, 1 giải nhì, 5 giải ba và 7 giải khuyến khích; khối không chuyên: 2 giải nhì, 6 giải ba, 2 giải khuyến khích, 2 giải tập thể, 2 giải ngoại ngữ và 1 giải trắc nghiệm; khối cao đẳng: 4 giải ba, 3 giải khuyến khích,
  • 25. 1 giải ba đồng đội. Trong 04 năm liên tiếp (2010 - 2013), SV nhà trường tham gia Cuộc thi “Microsoft Office World Champion" tại Việt Nam đềuđạt giải Nhất vàđượcđại diện Việt Nam tham dự vòng chungkết thếgiới tại HoaKỳ. Đảng bộ cơ sở nhà trườngcó62đảng viên,9năm liêntiếp(1998–2007) vàluôn được công nhận là Đảng bộ trong sạch vững mạnh, trong đó 6 năm liền được Thành uỷ thành phố Hồ Chí Minh công nhận Đảng bộ trong sạch vững mạnh tiêu biểu (2002 - 2007). Nhà trường có tổ chức Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên… Nhà trường đã tổ chức nhiều hội thảo khoa học, trong đó có 6 hội thảo cấp quốc gia và quốc tế. Về quan hệ quốc tế, trường đã được kết nạp vào Tổ chức quốc tế Pháp ngữ (AUF), Đại học không biên giới (USF), Hội mùa Xuân của Pháp (A.P); hiệnnay nhà trường có 12 Chi hội hữunghị.Đẩy mạnh quan hệhợptácquốctế,đếnnay nhà trường đã có quan hệ với hơn 30 trường đại học và tổ chức nghiên cứu trên thế giới, ký 32 Thoả thuận hợp tác đào tạo quốc tế với nhiều trường và viện đại học ở Trung Quốc, Mỹ, Anh, Pháp, Tân Tây Lan, Ba Lan, CH Séc, Nhật, Hàn Quốc, Thái Lan, Indonesia... 2.2. Thực trạng và nguyên nhân quản lý chất lượng dạy học của giảng viên ở Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học thành phố Hồ Chí Minh 2.2.1. Thực trạng quản lý chất lượng dạy học của giảng viên Trường Đại học Ngoại ngữ -Tin học thành phốHồChí Minh * Thực trạng đội ngũ Bảng 2.1: Thực trạng sốlượngGV trongbiênchếcủa nhàtrường Chỉ tiêu Tổng nhân sự Cán bộtrẻ (≤ 35tuổi) Nhân sự đượcquy hoạch Cán bộtrẻ được quy hoạch Nam Nữ Tiến sĩ 23 1 4 2 2 Thạc sĩ 29 5 10 4 6 Cử nhân, cao đẳng 65 10 18 8 10 Trung cấp 32 5 8 4 4 Bằng khác 3 1 1 0 1
  • 26. Tổng 152 22 41 18 23 Năm học 2012-2013, nhà trường có 152 GV, đội ngũ GV được bổ sung đáp ứng khá đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, có năng lực chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu giáo dục, đào tạo. Số GV có trình độ đạt chuẩn 100%, trên chuẩn chiếm tỷ lệ 80,8% (tiến sĩ 15,3; thạc sĩ 19,3%, ĐH, CĐ: 43,3%; trung cấp: 21,3%). Nhà trường chủ trương, phấn đấu đến năm 2015 có đủ GV theo biên chế. ĐNGV được đào tạo cơ bản, có trình độ ngoại ngữ, tin học theo quy định của Bộ GD&ĐT, có khả năng nghiên cứu khoa học, cập nhật kiến thức, thông tin mới, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giảng dạy của trường trong tình hình mới. Đảng uỷ, Ban Giám hiệu nhà trường đã nhận thức đúng đắn và đầy đủ về vai trò của công tác xây dựng, nâng cao chất lượng GV, xác định đây là nội dung quan trọng trong công tác lãnh đạo của cấp uỷ các cấp. Bởi vì, chất lượng đội ngũ cán bộ, GV có ý nghĩa quyết định đến kết quả giáo dục, đào tạo và uy tín của nhà trường. Trường đã thường xuyên tiến hành tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống, quan điểm của Đảng về công tác xây dựng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ mới cho các lực lượng giáo dục. Nội dung tuyêntruyền,giáodụcthiết thực,cụthể,đápứngyêucầunâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, phong cách lối sống cho cán bộ, đảng viên, GV. Cấp uỷ các cấp thường xuyên tổ chức quán triệt các nghị quyết của Đảng, của cấp uỷ cấp trên thông qua các đợt sinh hoạt chính trị như: Hội thi bí thư chi bộ giỏi, báo cáo viêngiỏi, kể chuyện về tấmgươngđạo đức HồChí Minh... Nhà trường đã tiến hành tốt công tác chuyên môn như: Thanh tra, kiểm tra toàn diện hoạt động của tổ chuyên môn và hồ sơ giáo án cá nhân, dự giờ, thao giảng, thi GV dạy giỏi, chủ nhiệm giỏi nhằm nângcaochất lượngdạy vàhọc,trìnhđộvàkỹ năngnghề nghiệp cho GV. Thực tiễn cho thấy, giai đoạn từ năm 2006 - 2010, nhà trường đã bồi dưỡng được nhiều CBQL các cấp, GV. Trong những năm qua, Đảng uỷ, Ban Giám hiệu đã cử 4 CBQL lãnh đạo học lớp cao cấp lý luận chính trị, 5 cán bộ đào tạo nghiên cứu sinh; đồng thời, liên tục cử 100% cán bộ, GV theo học các lớp bồi dưỡng ngắn hạn doTrường cán bộ thành phố HCM vàHọc việnQuảnlýgiáodụctổchức.
  • 27. Công tác quản lý đội ngũ cán bộ, đảng viên và GV được Đảng bộ, Ban Giám hiệu thực hiện chặt chẽ, kết hợp giữa quản lý hành chính và quản lý nội dung chuyên môn (lấy quản lý chất lượng chuyên môn là chính), kết hợp chặt chẽ giữa quản lý tại trường và tại nơi cư trú; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của tổ chức đảng và các đoànthể nhân dân. Chất lượng hoạt động dạy học, hoạt động giảng dạy của GV còn có những mặt hạnchế, bấp cập. Bảng 2.2: Thực trạng chất lượng giảngdạycủaGV ởnhàtrường STT Nội dung Mứcđộ Tốt (%) Khá (%) T.Bình (%) Yếu (%) 1 Có trình độ chuyên môn cao 0 60 (60.0) 24 (24,0) 16 (16,0) 2 Có khả năng lãnh đạo 4(4,0) 26 (26,0) 35 (35,0) 35 (35,0) 3 Có kỹ năng mềm tốt 8 (8,0) 21 (21,0) 46 (46,0) 25 (25,0) 4 Tham gia tích cực hoạt động đoàn thể 0 26 (26,0) 55 (55,0) 19 (19,0) 5 Thành thạo tối thiểu 01ngoại ngữ 41 (41,0) 42 (42,0) 15 (15,0) 2 (2,0) 6 Thành thạo tin học ứngdụng 41 (41,0) 40 (40,0) 12 (12,0) 7 (7,0) 7 Khả năng giao tiếp tốt 20 (20,0) 32 (32,0) 40 (40,0) 8 (8,0) 8 Nhiệt tình trong công việc 17 (17,0) 44 (44,0) 34 (34,0) 5 (5,0) 9 Luôn sáng tạo 17 (17,0) 33 (33,0) 40 (40,0) 10 (10,0) 10 Sức khoẻ tốt 60 (60,0) 30 (30,0) 10 (10,0) 0 Kết quả khảo sát cho thấy, nhà trường đã có nhiều cố gắng trong xây dựng và phát triển ĐNGV, song hiện nay chất lượng ĐNGV mới đạt 50%. Tỷ lệ GV đạt trên
  • 28. chuẩn còn thấp so với yêu cầu, hẫng hụt ĐNGV kế cận, nhất là GV môn cơ bản. Việc học tập nâng cao trình độ chuyên môn của GV còn hạn chế, sự cải tiến PPDH của GV cókinh nghiệm chững lại do một phần vì chế độ chínhsách chưatạo rađộng lựckhuyến khích họ; bên cạnh đó, bản thân thừng GV cũng có hạn chế về năng lực tiếp thu kiến thức khoa học mới. Bên cạnh đó, hoạt động dạy học của GV vẫn mang tính đơn điệu, độc thoại, lượng thông tin/giờ giảng còn ít, chưa tạo sự gia tăng kiến thức trong các môn học chuyên ngành và kích thích năng lực sáng tạo của SV. Trong dạy học, sự kết hợp giữa truyền đạt kiến thức và rèn luyện nhân cách SV còn hạn chế. Một bộ phận GV của nhà trường khả năng sử dụng thiết bị dạy học còn hạn chế. Công tác kiểm tra, đánh giá GV còn nặng về hành chính, chủ yếu dựa vào quy chế văn bản, tính thực tiễn hạn chế. Chất lượng giảng dạy và NCKH của GV nhìn chung chưa đáp ứng yêu cầu năng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Trình đọ kiến thức, tay nghề ứ phạm của GV chưa thật cao, chưa tương xứng với đàotạotrìnhđộđại học. * Thực trạng quản lý mụctiêu,nội dungvàchươngtrình dạyhọccủaGV Đào tạo bậc đại học, cao đẳng, trung cấp, sơ cấp các ngành ngoại ngữ, công nghệ thông tin, ngôn ngữ và văn hoá phương Đông, du lịch - khách sạn, quản trị kinh doanh quốc tế, quan hệ quốc tế, lý luận chính trị và khoa văn bằng 2. Với mục tiêu đào tạo SV có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có ý thức phục vụ Tổ quốc và nhân dân, có kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành về một số ngành nghề, có khả năng phát hiện và giải quyết những tình huống chuyên môn về chuyên ngành đào tạo. Thực hiện theo quy định chương trình khung của Bộ GD&ĐT đối với từng cấp học. Chương trình đào tạo được soạn thảo trên nguyên tắc: Cơ bản - hiện đại và phát triển năng lực thực hành, nhằm đảm bảo cho SV sau khi tốt nghiệp có khả năng thích nghi ngay với công việc theo chuyên ngành đào tạo tại các cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất...Do đặc thù của ngành, đòi hỏi đào tạo nguồn lực phục vụ cho nhiều cấp như kế toán trưởng, kế toán viên, bậc sơ cấp, bồi dưỡng ngắn hạn...; vì vậy, khi thiết kế nội dungnhà trường đã phải tạo ra sự giatăngvềkhối lượngkiếnthứcvàsố tiết môn học. Bảng 2.3: Kết quả điều tra đánhgiá củaCBQL vàGV vềthực hiện chương trình đàotạo hệ đại học của GV (100cán bộ,GVnhàtrường)
  • 29. STT Nội dung Ýkiến đánh giátốt Tỷ lệ 1 Tính khoa học 68/100 68% 2 Tính thực tiễn 56/100 56% 3 Tính hệ thống 52/100 52% 4 Tính cơ bản 83/100 83% 5 Tính lý thuyết và thực hành 55/100 53% 6 Tính cập nhật thôngtin 67/100 67% 7 Tính hiện đại 43/100 43% 8 Tính chuyên sâu 47/100 47% Từ kết quả đánh giá trên cho thấy, mặt mạnh trong chương trình đào tạo là: khối lượng kiến thức cơ bản, tỷ lệ giữa lý thuyết và thực hành, thực tập, khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng của các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước... tương đối phù hợp. Từ đó cho thấy, việc bố trí thời gian thực tập cho SV tại các cơ sở trong nội dung chương trình đào tạo của nhà trường có ý nghĩa rất quan trọng; từ đó cho phép đánh giá hiệu quả đào tạo thông qua mối quan hệ giữa mục tiêu đào tạo, kết quả đào tạo (đạt chất lượng bên trong) với nhu cầu xã hội (đạt chất lượngngoài). * Thực trạng quản lý kếhoạchgiảngdạycủaGV Việc lập kế hoạch của GV là khâu có tính chất tiền đề, định hướng cho toàn bộ quá trình hoạt động dạy học, đồng thời là cơ sở cho việc quản lý giáo viên. Quản lý kế hoạch hoạt động giảng dạy của GV nằm trong hệ thống quản lý hoạt động dạy học của nhà trường, chỉ tiêu nhiệm vụ năm học, kế hoạch giảng dạy của phòng, tổ bộ môn và từng GV. Vì vậy, để đánh giá thực trạng quản lý việc lập kế hoạch của GV trong nhà trường, tác giả đã xin ý kiến đánhgiácủa100CBQL vàGV,kết quảnhư sau: Bảng 2.4: Thực trạng QL hoạt động lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch dạy học củaGV STT Nội dung Mứcđộthực hiện Tốt (%) Khá (%) T.Bình (%) Yếu(%) 1 Cụ thể hoá nhiệm vụ năm học và Nghị quyết của Hội đồng ĐT 27 (27,0) 59 (59,0) 14 (14,0) 0 2 Xây dựng những quy định cụ thể về kế hoạch cá nhân 33 (33,0) 41 (41,0) 20 (20,0) 6 (6,0)
  • 30. 3 Tổ chức kiểm tra nhiệm vụ xây dựng KHcá nhân 24 (24,0) 50 (50,0) 26 (26,0) 0 4 Thanh tra nhiệm vụ lập kế hoạch công tác và giảng dạy 20 (20,0) 43 (43,0) 37 (37,0) 0 5 Sử dụng kết quả kiểm tra kế hoạch để đánh giá xếp loại 18 (18,0) 48 (48,0) 28 (28,0) 6 (6,0) Qua đó cho thấy, hai nội dung 1 và 2 được đánh giá thực hiện tốt; nội dung 3 được đánh giá khá, nội dung 4 được đánh giá là trung bình. Như vậy. quản ly việc lập kế hoạch của GV cần được các cấp quản lý nhà trường tăng cường thanh, kiểm tra, đánh giávà rút kinh nghiệmtrong thời giantới. Đầu năm học, nhà trường xây dựng kế hoạch và chỉ tiêu chung cho cả năm; trên cơ sở đó, các phòng ban, tổ bộ môn xây dựng kế hoạch hoạt động cho cấp mình. Theo đó, từng GV quán triệt và xây dựng kế hoạch giảng dạy của mình theo sự phân công ngay từ đầu năm học (kế hoạch năm). Tiếp đó, kế hoạch của từng GV được báo cáo và phê duyệt của tổ bộ môn; kế hoạch của bộ môn báo cáo và được phê duyệt của Phòng đàotạo, Ban giám hiệu. Mọi công tác điều hành giảng dạy, kiểm tra đánh giá GV của các cấp trong nhà trường đều theo kế hoạch. Trong kế hoạch đó, thể hiện tiến độ thực hiện chương trình dạy học, ý định thực hiện từng bài giảng bao gồm: PPDH, phương tiện và thiết bị dạy học,môi trường sư phạm… * Thực trạng quản lý kếhoạchNCKH và tựhọccủaGV Nhiệm vụ chính trị trung tâm của GV trong trường là giảng dạy và nghiên cứu khoa học; do đó, ngoài kế hoạch giảng dạy, từng GV phải xây dựng kế hoạch nghiên cứu khoa học và tự học của mình dựa trên cơ sở kế hoạch của nhà trường, phòng, bộ môn. Tuỳ theo khả năng và nhiệm vụ, từng GV đăng ký trên các phương diện như: xây dựng hồ sơ bài giảng, kinh nghiệm giảng Trong thời gian qua, nhà trường đã chú trọng nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu khoa học, góp phần trực tiếp nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của nhà trường. Hàng năm, nhà trường đã xác định chỉ tiêu nghiên cứu khoa học như: 100% GV có đề tài nghiên cứu khoa học; 20,0% tham gia đề tài cấp ngành; 80,0% tham gia đềtài cấpcơ sở.
  • 31. Để thực hiện tốt chỉ tiêu nghiên cứu khoa học, nhà trường đã đề ra các giải pháp cụthể, hiệu quả: Ban Giám hiệu có hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học trong toàn trường vàtừng GVtrong năm học. Tổ chức cho GV trao đổi, học tập, giao lưu với các đơn vị bạn trong công tác nghiên cứu khoa học nhằm học hỏi, nâng cao năng lực, kinh nghiệm nghiên cứukhoa học cho GV. Kết hợp giữa việc BGH giao đề tài với việc tự đăng ký đề tài trong nhà trường và ĐNGV. Ứng dụng kết quả các đề tài nghiên cứu khoa học để GV và SV tham khảo phục vụcho việc giảng dạy và học tập. Trong năm học 2012-2013, công tác NCKH của nhà trường đã đạt được kết quả khá tốt: 13/57 đề tài của GV đạt cấp ngành (tỷ lệ 22,8%); 46/57 đề tài của GV đạt cấp cơ sở (tỷ lệ 80,7%). * Thực trạng quản lý tổ chức,chỉ đạohoạt độngdạycủa GV Công tác tổ chức, chỉ đạo hoạt động dạy của GV được thực hiện thông qua các khâusau: - Phân công giảng dạy: Chương trình nội dung các môn học, ngành học được sắp xếp, phân công tương đối ổn định về các phòng, tổ bộ môn trước khi bước vào năm học mới. Việc phân công GV được quán triệt và tổ chức chu đáo trên cơ sở phối hợp giữa các tổ bộ môn, phòng đào tạo và sự chỉ đạo của các cấp đối với tổ bộ môn và giáo viên. CBQL phòng đào tạo căn cứ số lượng giờ giảng, lịch giảng, định mức giờ giảng để phân công giảng dạy, trên nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp giữa chuyên môn giảng dạy với chuyên môn được đào tạo của GV. - Quản lý hoạt động giảng dạy của GV: Bảo đảm vừa mang tính phân cấp, vừa mang tính trực tiếp; GV chịu sự quản lý trực tiếp của trưởng bộ môn; phòng đào tạo phân phối chương trình các môn học, tiến độ, nội dung bài giảng, đối tượng lên lớp, địa điểm, thời gian giảng dạy; là cơ quan tham mưu giúp Hiệu trưởng về công tác quản lý, điều hành giảng dạy của GV trong toàn trường thông qua kế hoạch, chương trình môn học, thời gian biểu, cụ thể như: Quản lý việc lập kế hoạch và ghi chép hồ sơ chuyên
  • 32. môn; hướng dẫn GV trong việc sử dụng giáo trình; giáo án của GV; giờ giấc lên lớp; kiểm tra việc cho điểm, sổ theo dõi và đánh giá xếp loại SV; kiểm tra sổ tự học, bồi dưỡng của GV; công tác NCKH trong năm. Kết quả HĐDH của đội ngũ GV trong nhà trường được thể hiện ở bảng sau: Bảng 2.5: Kết quả quảnlýHĐDH củaGV ởtrường STT Nội dung hoạt động dạy học Mứcđộthực hiện Tốt (%) Khá (%) T.Bình (%) Yếu (%) 1 Quản lý việc thực hiện chương trình giảng dạy 35 (35,0) 40 (40,0) 25 (25,0) 0 2 Quản lý việc xây dựng kế hoạch công tác 30 (30,0) 45 (45,0) 18 (18,0) 8 (8,0) 3 Quản lý việc soạn bài và và chuẩn bị lên lớp 13 (13,0) 35 (35,0) 40 (40,0) 12 (12,0) 4 Quản lý nề nếp lên lớp của GV 27 (27,0) 42 (42,0) 21 (21,0) 10 (10,0) 5 Quản lý việc đổi mới phương pháp giảng dạy 15 (15,0) 43 (43,00 25 (25,0) 17 (17,0) 6 Quản lý kiểm tra đánh giá kết quả học tập của SV 40 (40,0) 35 35,0) 20 (20,0) 5 (5,0) 7 Quản lý việc thực hiện quy định về hồ sơ chuyên môn 39 (39,0) 43 (43,0) 18 (18,0) 0 8 Quản lý việc tự học và bồi dưỡng của GV 14 (14,0) 32 (32,0) 34 (34,0) 20 (20,0) Qua đó cho thấy, các nội dung có đánh giá thực hiện tốt nhất đó là quản lý thực hiện về hồ sơ chuyên môn, quản lý chương trình giảng dạy và quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của SV. Còn các nội dung quản lý nề nếp lên lớp của GV, xây dựng kế hoạch công tác của GV được đánh giá khá tốt. Các hoạt động còn lại chỉ được đánhgiá trung bình khá. - Quản lý việc đổi mới PPDH: Nhà trường thường xuyên chú trọng quán triệt và tổ chức việc đổi mới PPDH của GV; thực hiện quy trình mới trong việc đổi mới PPDH ở từng bộ môn thông qua các hoạt động như: Trao đổi, hội thảo, các lớp bồi dưỡng do Bộ GD&ĐT tổ chức…; từ đó nâng cao nhận thức về sự cần thiết phải đổi mới PPDH cho GV. Thông qua đó, nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của GV và và SV; kích
  • 33. thích sự tham gia tích cực của SV vào bài giảng; tạo ý tưởng và khám phá các cách giải quyết mới, vận dụng khả năng, kinh nghiệm của các thành viên khác vào việc giảng dạy choGVvà SV. Việc đổi mới PPDH của nhà trường hiện nay đã và đang tập trung vào một số vấn đề như: Đổi mới cách soạn giáo án, tập trung phần phương pháp thực hiện; đẩy mạnh việc tự làm và sử dụng đồ dùng dạy học; đưa các phương PPDH tích cực vào bài giảng để phát huy tính chủ động, sáng tạo của SV. Quá trình đó, nhà trường đã kết hợp thực hiện thông qua các hình thức như: hội giảng, thi GV giỏi, các đợt thi đua nhân dịp ngày lễ lớn, đưa GVđi tập huấnvề đổi mới PPDHdoBộ GD&ĐT tổchức hàngnăm. Kết quả khảo sát việc vận dụng và đổi mới PPGD của GV ở nhà trường được thể hiệnnhư sau: Bảng 2.6: Thực trạng quản lý hoạt động đổi mới PPDH và đánh giá giờ dạy của GV. STT Nội dung hoạt động dạy học Mức độthựchiện Tốt (%) Khá (%) T.Bình (%) Yếu (%) 1 Quy định chế độ dự giờ đối với ĐNGV 34 (34,0) 47 (47,0) 19 (19,0) 0 2 Tổ chức các tổ bộ môn dự giờ thường xuyên 10 (10,0) 56 (56,0) 18 (18.0) 16 (16,0) 3 Dự giờ đột xuất 11 (11.0) 52 (52,0) 32 (32.0) 5 (5,0) 4 Tổ chức rút kinh nghiệm, đánh giá sau giờ dự 16 (16,0) 42 (42,0) 28 (28.0) 14 (14,0) 5 Nâng cao nhận thức về n/vụ đổi mới PPDH 24 (24,0) 32 (32,0) 25 (25,0) 19 (19,0) 6 Bồi dưỡng nâng cao năng lực phương pháp cho GV 5 (5,0) 45 (45,0) 29 (29,0) 21 (21,0) 7 Tổ chức hội thảo vận dụng và đổi mới PPDH 19 (19.0) 43 (43,0) 30 (30,0) 8 (8.0) 8 Bồi dưỡng kỹ năng sử dụng phương tiện, kỹ thuật mới trong dạy học 14 (14,0) 22 (22,0) 54 (54,0) 10 (10,0)
  • 34. Qua kết quả điều tra chothấy, mặc dùnhà trường đãxây dựng được hệ thốngcác biện pháp khá phong phú để quản lý nội dung vận dụng cải tiến PPDH và đánh giá giờ dạy, nhưng trong thực tế vẫn còn hạn chế như: Tổ chức dự giờ đột xuất còn ít; tổ chức hội thảo vận dụng đổi mới PPDH hiệu quảcònhạnchế,còn mang tínhhìnhthức * Thực trạng quản lý khâukiểmtra, đánhgiáGV Nhà trường xác định rõ việc kiểm tra đánh giá GV với mục đích làm công cụ đo lường và điều chỉnh hoạt động của GV; quá trình đó phải bảo đảm vừa theo quy chế của Bộ GD&ĐT, vừa mang tính đặc thù của trường. Trong thời gian qua, nội dung, hình thức kiểm tra (quy chế giảng dạy, giờ giấc lên lớp, soạn giáo án...) được nhà trường tiến hành thông qua các hình thức như: Trước hết, kiểm tra chất lượng dạy và học bằng cách dự giờ dạy của GV, tập trung chỉ rõ hiệu quả và động viên khuyến khích GV tích cực đổi mới phương pháp nhằm phát huy tính tích cực của SV. Hai là, kiểm tra việc lập kế hoạch giảng dạy, kế hoạch hoạt động phương pháp, kế hoạch tự học, kế hoạch nghiên cứu khoa học. Ba là, kiểm tra nhận thức của GV về các quan điểm, chủ trương phát triển giáo dục đào tạo. Bốn là, kiểm tra trực tiếp hoạt động dạy học GV. Năm là, tổ chức kiểm tra, đánh giá GV theo phân cấp và có sự phối hợp giữa các tổ chức; theo kế hoạch và đột xuất trong quá trình giảng dạy. Kết quả điều tra cho thấy, có 80 GV được hỏi về công tác kiểm tra, đánh giá thì công tác kiểm tra giáo án có trước khi lên lớp là 75/80 (tỷ lệ 93,75%). Công tác kiểm tra đánh giá có đủ nội dung, phong phú về hình thức do vậy tình trạng GV chậm giờ, giảng không theo kế hoạch, sai nội dung hiếm khi xảy ra và những hạn chế đó đã được GV, cánbộ quản lý tìmcác giải phápkhắcphụcthôngquasinh hoạt phòng,tổbộmôn. Kết quả kiểm tra GV được chấm điểm cụ thể; làm cơ sở chính để đánh giá phẩm chất, năng lực, kết quả hoàn thành nhiệm vụ của GV hàng năm; từ đó nhà trường xác địnhnội dung bồi dưỡng GV địnhkỳ vàhàngnăm.
  • 35. Bảng 2.7: Thực trạng CLDH của GV của nhà trường Tác giả đề tài đã lấy ý kiến của 100 GV theo mẫu phiếu, kết quả như sau: STT Thực trạng CLDH củaGV Mứcđộđạt được(%) Tốt Khá ĐạtYC Chưa ĐYC 1 Việc thực hiện đúng mục tiêu giáo dục 52 (52,0) 36 (36,0) 12 (12,0) 0 2 Thực hiện đúng nội dung chương trình, kế hoạch dạy học đại học 83 (83,0) 8 (8,0) 9 (9,0) 0 3 Hiểu biết vững vàng về kiến thức các môn học 49 (49,0) 48 (48,0) 3 (3,0) 0 4 Tích cực trong đổi mới phương pháp, hình thức phương tiện, kỹ thuật dạy học. 45 (45,0) 46 (46,0) 9 (9,0) 0 5 Kỹ năng phân tích chương trình, xây dựng kế hoạch dạy học. 34 (34,0) 47 (47,0) 19 (29,0) 0 6 Kỹ năng phân tích nội dung sách giáo khoa và thiết kế bài dạy. 56 (56,0) 31 (31,0) 13 (13,0 0 7 Kỹ năng vận dụng các hình thức tổ chức dạy học, kỹ năng sử dụng các phương tiện, thiết bị dạy học. 44 (44,0) 49 (49,0) 17 (17,0) 0 8 Kỹ năng dạy học phù hợp với trình độ nhận thức của SV và kinh nghiệm xử lý các tình huống sư phạm. 38 (38,0) 48 (48,0) 14 (4,0) 0 9 GV có kiến thức về tâm lý học, giáo dục học, lý luận dạy học các bộ môn và biết vận dụng vào HĐDH ở bậc học. 37 (37,0) 35 (35,0) 28 (28,0) 0 10 Kỹ năng kiểm tra đánh giá kết quả học tập của SV 52 (52,0) 47 (47,0) 1 (1,0) 0 Kết quả điều tra cho thấy, GV của nhà trường đã thực hiện khá tốt các HĐDH, cụ thể: Thực hiện chương trình; có tri thức, trình độ, năng lực sư phạm; tích cực trong đổi mới PPDH; có kỹ năng phân tích chương trình, sách giáo khoa và đánh giá kết quả học tập của SV. Tuy vậy, mức độ đạt được
  • 36. chưa cao, cụ thể: Kỹ năng dạy học; đổi mới phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học; kiến thức tổng hợp; kỹ năng phân tích chương trình. Những tồn tại này cần được khắc phục trong giai đoạn tới để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo. * Thực trạng chỉ đạo hoạt độnghọctậpcủasinhviên Các cấp quản lý và các tổ chức trong nhà trường đã ổn định tổ chức cho SV ngay từ khi nhập học, cụ thể: - Kiểm tra lại sức khoẻ SV; ổn định sĩ số, sắp xếp chuyên ngành, lớp, bổ nhiệm cán bộ lớp; tuần đầu nhà trường tổ chức tuần lễ “Công dân - Học sinh, sinh viên”, nhằm quán triệt quy chế GD&ĐT, nội quy của nhà trường cho SV. Đồng thời, tổ chức giới thiệu cho SV về truyền thống nhà trường, những thành tích của nhà trường, giúp SV hiểu và nhận thức rõ quyền lợi, nghĩa vụ của mình; từ đó tạo môi trường giáo dục có văn hoá,duy trì tốt các mối quan hệtrongnhà trường,giữanhàtrường-giađình- xãhội. - CBQL, SV, GV chủ nhiệm lớp quán triệt nhiệm vụ, chỉ thị năm học; đồng thời, hướng dẫn SV xây dựng kế hoạch học tập, kế hoạch rèn luyện, phấn đấu của cá nhân và tậpthể SVtrong quá trình đào tạotại trường. - Về quản lý học tập: Tổ chức thi, kiểm tra, đánh giá theo thang bậc Quy chế của BộGD&ĐT. - Về quản lý rèn luyện: Dựa trên cơ sở tu dưỡng, rèn luyện, chấp hành kỷ luật; các khâu này được đánh giá thông qua phiếu đánh giá điểm rèn luyện được công khai, công bằng, dân chủ; làm cơ sở cho việc xét chế độ học bổng khuyến khích học tập và khenthưởng cho SV. Để có được đánh giá khách quan thực trạng quản lý HĐHT của SV, tác giả đề tài đãlấy ý kiến đánh giá của 100 CBQL vàGV, kết quảđượcthểhiệnở bảngsau: Bảng 2.8: Thực trạng quảnlýHĐHT củaSV STT Nội dung quản lý hoạt độngdạy học Mứcđộthực hiện Tốt (%) Khá (%) T.Bình (%) Yếu (%) 1 Giáo dục ý thức động cơ và thái độ 30 52 18 0
  • 37. học tập (30,0) (52,0) (18,0) 2 Giáo dục phương pháphọctập 18 (18,0) 49 (49.0) 24 (24,0) 9 (9,0) 3 Xây dựng những quy định cụ thể về nề nếp học tập trênlớp 29 (29,0) 40 (40,0) 24 (24.0) 7 (7.0) 4 Xây dựng quy định về nề nếp tự học 6 (6,0) 52 (52,0) 31 (31.0) 11 (11,0) 5 Tổ chức quản lý theo dõi việc thực hiện nề nếp ra vào lớp 26 (26,0) 43 (43,0) 31 (31,0) 0 6 Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm giám sát nề nếp tự học 22 (22,0) 25 (25,0) 40 (40,0) 13 (13,0) 7 Kết hợp với đội tự quản, quản lý nề nếp học tập của SV 13 (13,0) 40 (40,0) 44 (44,0) 3 (3,0) 8 Khen thưởng kịp thời học sinh thực hiện tốt nề nếp họctập 0 62 (62,0) 17 (27,0) 11 (11,0) 9 Kỷ luật SVvi phạm nềnếphọctập 13 (13,0) 43 (43.00 29 (29.0) 16 (16.0) Kết quả trên cho thấy, các biện pháp QL vẫn còn nặng về biện pháp hành chính. Một số biện pháp đánh giá hiệu quảchưa caonhư: việcgiáodục,độngcơ thái độhọctập cho SV, xây dựng nề nếp tự học cho SV, chỉ đạo của giáo viên chủ nhiệm; khen thưởng vàduy trì kỷ luật đối với SV. 2.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế về quản lý chất lượng dạy học của giảng viên Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học thành phố Hồ Chí Minh * Về xã hội Do sự tác động của tình hình chính trị, kinh tế thế giới và tình hình khó khăn trong nước, cùng với các nguy cơ, thách thức trong thời kỳ mới ở nước hiện nay đã tác động nhất định đến tư tưởng một bộ phận cán bộ, GV của nhà trường. Sự chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế từ tập trung, quan liêu, bao cấp sang hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, thực hiện nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, bên cạnh những mặt tích cực thì mặt trái kinh tế thị trường đãcómột số tác động tiêu cực tới tư tưởng,tâmlý,đời sống một bộphậncánbộ,GV. * Về giảng viên
  • 38. ĐNGV phần lớn là lực lượng còn trẻ, tỷ lệ trên chuẩn còn ít. Việc bố trí và sắp xếp GV chưa cơ bản, thường xuyên và đồng bộ; chưa có quy định rõ ràng về chức danh, quyền lợi của GV, nên họ chưa thực sự say sưa tâm huyết với công việc. Công tác đào tạo, bồi dưỡng CBQL về phương pháp quản lý chung và quản lý với đối tượng đặc thù của nhà trường chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Vận dụng các văn bản có tính pháp quy vềquản lý CLDH, về kiểm tra chưađồng bộvà chưa trở thànhmột quy trìnhthống nhất. Một số cán bộ, GV chưa phát huy tốt tính tự giác phấn đấu học tập, nghiên cứu, rèn luyện, thiếu tính chủ động, tư tưởngỷlại vàotổchức; thậm chí cólúccònbiều hiện thiếu trách nhiệm, ý thức kỷ luật còn hạnchế,chất lượngvàhiệuquảcôngtácchưa cao. Thực tiễn kết quả điều tra, có 40,0% GV cho rằng, chế độ chính sách, mức lương củaGVcòn thấp trong điều kiệnở thànhphố,chưa đảm bảođượccuộcsống tối thiểu; từ đó dẫn đến một số GV chưa nêu cao ý thức trách nhiệm, gắn bó với công việc, nghề nghiệp. Các phòng chưa chú trọng, quan tâm thoả đáng việc tổ chức, chỉ đạo, động viên GV tham gia NCKH, tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ; qua điều tra 20 GV về công tác NCKH cho thấy: Do kinh phí hạn hẹp 52,0%, chưa có phong trào 28,0%, chế độ độngviên khuyến khích chưa kịpthời,thoảđáng20,0%. Bên cạnh đó, công tác kiểm tra, đánh giá GV của trường, của phòng, tổ bộ môn chưa thực sự sát kế hoạch của từng GV trong từng giai đoạn, từng công việc cụ thể. Việc tổ chức, phân công nội dung giảng dạy cho GV hàng năm thường biến động, có trường hợp còn xáo trộn. Số lượngGV còn thiếu theo Quy định của liên Bộ GD&ĐT và Bộ Nội vụ; vì vậy, cường độ làm việc của GV cao hơn định mức quy định mới đáp ứng yêucầu công việc, nên ảnh hưởngkhôngnhỏtới hiệuquảCLDH. Cơ cấu GV trong các môn học không cân đối, còn tình trạng môn thừa, môn thiếu. Một số ít GV ý thức tổ chức kỷ luật chưa cao, chưa thực sự tâm huyết yêu nghề, chưa thực sự gương mẫu trong công việc. Sự chỉ đạo đổi mới PPDH của nhà trường chưa triệt để, chưa tạo ra phong trào sâu, rộng; nhận thức và việc vận dụng PPDH tích cực của GV chưa thống nhất, đồng bộ. Việc bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ sư phạm, tin học, ngoại ngữ cho GV chưa thường xuyên, còn nặng về hình thức, hiệu quả thấp.
  • 39. Công tác quản lý SV chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới, chưa sát với yêu cầu và tình hình thực tế. Qua điều tra cho thấy, CBQL đều cho rằng, các hình thức tổ chức giáo dục chưa hấp dẫn; khâu tổ chức, quản lý việc tự học của SV còn yếu do CBQL thiếu kiến thứcvà kinh nghiệm, ít được bồi dưỡngvềnghiệpvụquảnlý; cơ chếquản lý,chínhsách đối với CBQL chưa phù hợp, thoả đáng. Mặt khác, một số CBQL mới được bổ nhiệm nên kinh nghiệm quản lý chưa nhiều, hiệu quả công tác quản lý chưa cao, có lúc có nơi chưaquy tụ được sức mạnh quầnchúng,phối hợpvới cácđoàn thểchưalinhhoạt. Để làm rõ vấn đề này, tác giả đề tài đã lấy ý kiến của 100 GV , kết quả như sau: Bảng 2.9: Nguyên nhân ảnh hưởng đến HĐDH của GV STT Nguyên nhân Số ý kiến Tỷ lệ (%) 1 Do quá trình đào tạo chưa trang bị đầy đủ kiến thức 23/100 23,0 2 Do điều kiện phương tiện dạy học của trường chưa đáp ứng được yêu cầu 61/100 61,0 3 Do năng lực của bản thân chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới 25/100 25,0 4 Do đời sống của GV còn quá khó khăn 53/100 53,0 5 Do bản thân chưa nhiệt tình,say mê với nghề nghiệp 14/100 14,0 6 Do nội dung bồi dưỡng nâng cao trình độ, nghiệp vụ GV chưa phù hợp 27/100 27,0 7 Do thiếu sự động viên, quan tâm, chia sẻ của Ban Giám hiệu nhà trường 34/100 34,0 8 Do hoạt động của tổ chuyên môn đơn điệu, chưa đáp ứng 28/100 28 Số liệu điều tra cho thấy, các nguyên nhân cơ bản làm ảnh hưởng đến chất lượng HĐDH của GV trong nhà trường, đó là: 61,0% ý kiến cho rằng do điều kiện phương tiện dạy học chưa đáp ứng được yêu cầu; 78,0% ý kiến cho rằng điều kiện kinh tế xã hội còn khó khăn, nhận thức của một bộ phận nhân dân về giáo dục còn hạn chế, nhận thức của SV không đồng đều; 53,0% ý kiến cho rằng do đời sống của GV còn khó khăn. Qua bảng trên cho thấy, các nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng đến chất lượng dạy học của GV trường Đại học NN-TN thành phố HCM phù hợp với
  • 40. kết quả khảo sát nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng quản lý HĐDH. Những nguyên nhân đó cần được xem xét và đề xuất giải pháp khắc phục trong giai đoạn tiếp theo đối với các cấp quản lý. Do những nguyên nhân chủ quan và khách quan, việc quản lý CLDH ở nhà trường còn bộc lộ những hạn chế cần được khắc phục kịp thời, nhằm nâng cao CLDH trong thời gian tới. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả tổng hợp các tài liệu hiện có và kết quả trưng cầu ý kiến của GV và CBQL để phân tích và đánh giá những tồntại trong quản lý CLDHcủa trườngtrênmột sốnội dungchủyếusau: * Về quản lý điều hành của tổbộmôn Công tác quản lý hoạt động dạy học của GV còn nặng về hành chính. Các quy định về hồ sơ giảng dạy, nề nếp dạy học tuy đủ nhưng còn mang tính hình thức, GV chấp hành có lúc còn đối phó, gò ép. Việc đổi mới PPDH ở các tổ bộ môn chưa thường xuyên, chủ yếu chỉ được tiến hành vào dịp hội thi, hội giảng. Tổ chức các cuộc hội nghị trao đổi, toạ đàm về PPDH cấp phòng, khoa, tổ bộ môn còn ít. Một bộ phận GV ngại cải tiến PPDH và sử dụng thiết bị dạy học hiện đại trong dạy học, chưa đầu tư sâu nội dung và phương pháp sư phạm cho bài giảng, 20,0% số người được hỏi cho rằng bài giảng của GV đảm bảo tính hệ thống, tính khoa học, tính thực tiễn, song chưa có tính chuyên sâu và cập nhật thông tin mới, không thường xuyên sử dụng đổi mới PPDH trong giờ lên lớp. Bên cạnh đó, việc phân công GV giảng dạy và chỉ đạo hoạt động dạy của GV của các cấp quản lý chưa sâu sát, phù hợp với năng lực GV, một số GV dạy không đúng chuyên ngành đào tạo; sinh hoạt tổ bộ môn và nhóm chuyên môn còn ít; việc giúp đỡ, kèm cặp, bồi dưỡng GV mới còn hạn chế. Mặt khác, GV chưa đồng đều về chất lượng, quảnlý hành chính của nhà trườngcònbiểuhiệnchồng chéovới quảnlýchuyênmôn. * Về vật chất, trang thiết bị dạyhọc Hiện nay, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học của trường đã bị lạc hậu và hư hao nhiều so với thực tế nhu cầu sử dụng, nên ảnh hưởng đáng kể đến CLDH của GV. Mặt khác, cơ sở vật chất thư viện còn hạn chế so với yêu cầu giảng dạy, nghiên cứu, tham khảo của GVvà SV.
  • 41. Chất lượng đầu vào của SV còn thấp, điểm chuẩn chưa cao, chủ yếu là học sinh có lực học trung bình khá. Tuy nhiên về lứa tuổi, tâm lý và khả năng nhận thức không đồng đều, có không ít SV thi vào trường không vì động cơ nghề nghiệp. Điều này sẽ là hạn chế đến tính tích cực và động cơ phấn đấu học tập của họ trong quá trình đào tạo. Hoạt động tự học của SV còn nhiều hạn chế, công tác quản lý về nội dung và phương pháp học tập của các cấp còn hạn chế, lỏng lẻo; việc tự quản, tự điều chỉnh của SV còn yếu so với yêu cầu; một bộ phận SV có tư tưởng ỷ lại, thiếu tích cực, tư tưởng trung bình chủ nghĩa; quá điều tra cho thấy, 35,0% SV được hỏi cho rằng SV chưa tích cực học tập; vai trò của cán sự bộ môn, tổ nhóm học tập, sự giúp đỡ của CBQL mờ nhạt. Bên cạnh những nguyên nhân trên, còn có một số nguyên nhân khác đó là: Quan hệ phối hợp giữa các cơ quan chức năng (phòng đào tạo) với các phòng trong việc xây dựng nội dung, chương trình, tổ chức học tập chưa chặt chẽ, thiết kế nội dung chương trình chưa theo kịp xu hướng phát triển hiện đại; kiểm tra việc thực hiện nội dung chương trình chưa nghiêm ngặt đúng quy trình sư phạm. Các cơ quan chức năng trong nhà trường chưa chủ động, chưa nắm bắt kịp với yêu cầu phát triển của kinh tế - xã hội. Kinh phí đầu tư cho cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu nâng cao CLDH. * * * Những quan niệm, đặc điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, phương pháp yếu tố tác động và đánh giá thực trạng về công tác quản lý CLDH của GV là cơ sở để xác định rõ những yêucầu và quản lý phù hợp hơn,hiệuquảhơn,nhằm nângcao chất lượngđàotạonhững SV đầy đủ phẩm chất, năng lực, “vừa hồng vừa chuyên”, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốctrong tình hình mới. Công tác quản lý CLDH ở Trường Đại học NN-TH thành phố HCM trong những năm gần đây đã có nhiều chuyển biến tích cực; tuy nhiên, CLDH thực tế chưa
  • 42. cao, công tác quản lý CLDH còn gặp khó khăn và bộc lộ những hạn chế với những nguyên nhân chủ quan và kháchquan. Chương3 BIỆN PHÁP QUẢNLÝ CHẤTLƯỢNG DẠYHỌC CỦA GIẢNG VIÊNTRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - TIN HỌCTHÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 3.1. Những nguyên tắcđềxuất các biện pháp Khi xây dựng các biện pháp quản lý hoạt động dạy học chúng tôi dựa vào những nguyên tắc sau: 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảotính mụctiêu Mục tiêu của các biện pháp phải xuất pháp từ mục tiêu giáo dục theo Điều 2, Luật Giáo dục sửa đổi, bổ sung 2009: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [17]. Như vậy để thực hiện mục tiêu giáo dục, cần phải đổi mới tất cả các yếu tố của quá trình giáo dục trong nhà trường; trong đó, vấn đề đổi mới công tác quản lý nhà