SlideShare a Scribd company logo
BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ

ĐỖ THỊ THANH PHƯƠNG
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO
Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT
VÀ DU LỊCH SÀI GÒN HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
HÀ NỘI - 2013
BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ

ĐỖ THỊ THANH PHƯƠNG
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO
Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT
VÀ DU LỊCH SÀI GÒN HIỆN NAY
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60 14 01 14
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS ĐỖ NGỌC ANH
HÀ NỘI - 2013
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 5
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT
LƯỢNG ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNGVĂN HÓA
NGHỆ THUẬT VÀ DU LỊCH SÀI GÒN
11
1.1 Các khái niệm cơ bản của đề tài 11
1.2 Mô hình và nội dung quản lí chất lượng đào tạo ở các
trường cao đẳng, đại học
18
1.3 Những nhân tố tác động đến quản lí chất lượng đào tạo
của trường cao đẳng, đại học
30
Chương 2 ĐẶC ĐIỂM VÀ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG VĂN HÓA NGHỆ
THUẬT VÀ DU LỊCH SÀI GÒN
35
2.1 Đặc điểm tình hình tổ chức và hoạt động của Trường
Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn
35
2.2 Thực trạng, nguyên nhân trong quản lí chất lượng đào
tạo ở Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du
lịch Sài Gòn hiện nay
38
Chương 3 YÊU CẦU, BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO
TẠO Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT
VÀ DU LỊCH SÀI GÒN
52
3.1 Yêu cầu trong thực hiện biện pháp quản lý chất lượng
đào tạo ở trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du
lịch Sài Gòn
52
3.2 Hệ thốngbiện pháp quảnlý chất lượng đào tạo ở trường
Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn
56
3.3 Khảo nghiệm tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp
đềxuất
78
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 83
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 85
PHỤ LỤC 89
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TĂT
Chữ viết tắt Nghĩa viết tắt
GD – ĐT Giaó dục – Đào tạo
KĐCLGD Kiểm định chất lượng giáo dục
Tp.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
BGD&ĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo
VHNT&DLSG Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn
BP Biện pháp
3
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chất lượng đào tạo và quản lý chất lượng đào tạo là vấn đề tiên quyết
của một nhà trường, là đòi hỏi của xã hội, của người học và của nhà sử dụng
nhân lực. Chất lượng đào tạo bậc Cao đẳng, Đại học góp phần quan trọng vào
nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực phục vụ cho sự nghiệp đẩy mạnh công
nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước trong đó có ngành Văn hoá Nghệ thuật và
Du lịch. Nghị Quyết Đại hội Đảng lần thứ XI chỉ rõ một trong ba đột phá
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020 là “Phát triển nhanh nguồn
nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền
giáo dục và đào tạo quốc dân; gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với
phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ”.
Trường Cao đẳng Văn hoá Nghệ Thuật và Du Lịch Sài Gòn là nơi đào
tạo nhiều ngành nghề với nhiều loại hình, phương thức đào tạo phong phú ở
mọi cấp độ từ ngắn hạn, dài hạn, chính quy với 2 bậc đào tạo là Trung cấp và
Cao đẳng. Tuy nhiên, là một trường mới thành lập, lại đi theo một mô hình
trường dân lập ở Việt Nam, Trường Cao đẳng Văn hoá Nghệ thuật và Du lịch
Sài Gòn gặp nhiều khó khăn trong việc đảm bảo chất lượng đào tạo, do còn
nhiều bất cập, hạn chế như: các yếu đố đầu vào, côngtác tuyển sinh, tư vấn cho
học sinh chưa đáp ứng yêu cầu, các điều kiện bảo về cơ sở vật chất, kỹ thuật,
trang thiết bị thực hành, thực tập thiếu thốn, chương trình chậm đổi mới; đội
ngũ giảng viên thiếu về số lượng, hạn chế về chất lượng... Vì vậy vấn đề quản
lý chất lượng đào tạo của Nhà trường hiện nay đang trở nên rất cấp thiết.
Trong thời gian qua Trường Cao đẳng Văn hoá Nghệ thuật và Du lịch
Sài Gòn đã triển khai nhiều giải pháp đổi mới giáo dục - đào tạo đi đôi với đẩy
mạnh nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường.
Tuy nhiên, những nghiên cứu chuyên biệt, có hệ thống về quản lý chất lượng
4
đào tạo ở đây vẫn còn thiếu vắng. Từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài:
“Biện pháp quản lýchất lượng đào tạo ở Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ
thuật và Du lịch Sài Gòn hiện nay ” làm luận văn tốt nghiệp cuả mình.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan
Đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề quản lý chất lượng
đào tạo theo các góc độ khác nhau: từ nâng cao chất lượng đầu vào, hoàn thiện
các định chế bảo đảm và kiểm soát chất lượng, quản lý kế hoạch và hoạt động
đổi mới quá trình dạy học, đến quản lý kết quả dạy học, chất lượng đầu ra và
nâng cao khả năng thích ứng của sản phẩm đào tạo với đòi hỏi của xã hội. Để
thấy được tình hình nghiên cứucó liên quan ta có thể khái lược về một số công
trình tiêu biểu sau đây.
Sau Cách mạng Tháng Mười Nga, nhằm đáp ứng nhiệm vụ xóa bỏ, cải
tạo những tàn dư của chế độ cũ, xây dựng nhà trường của chế độ mới nền giáo
dục Xô Viết đã xác định quan điểm đánh giá người học một cách khách quan,
toàn diện là cơ sở và điều kiện để quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục và
đào tạo. Do đó nhiều nhà khoa học giáo dục Xô Viết tiêu biểu như: Palôxki,
Bônđarenkô, Papakhtrian...đã đi sâu nghiên cứu những vấn đề lý luận, nguyên
tắc, quan điểm đánh giá người học và coi đó là hướng giải quyết vấn đề quản
lý chất lượng giáo dục, đào tạo. Tác giả Travinxki đã chỉ rõ để quá trình đánh
giá bảo đảm tính chân thực, khách quan trước hết cần xác định các mức độ
đánh giá và ông đã nêu lên 4 tham số chung để đánh giá như sau:
- Trình độ tri thức thực tế: Thể hiện ở chỗ, người học ghi nhớ được các
sự kiện, các khái niệm, qui luật, lý thuyết nằm trong các môn học tự nhiên,
khoa học xã hội được quy định trong chương trình.
- Trình độ vận dụng: Người học biết vận dụng những tri thức đã học để
giải quyết các nhiệm vụ nhận thức cũng như hoạt động thực tế.
5
- Trình độ phân tích, tổng hợp: Người học có khả năng phát triển,
chứng minh làm sáng tỏ những tư tưởng, những luận điểm cơ bản của những
tài liệu đã học và biết vận dụng chúng để trả lời câu hỏi hay bài tập với nhiều
mối liên hệ đa dạng giữa một số đại lượng.
- Trình độ sáng tạo: Người học có kỹ năng phát hiện cái mới, biết giải
quyết các nhiệm vụ nhận thức không theo mẫu có sẵn, đồng thời có thái độ tích
cực đốivới các hiện tượng tự nhiên và đờisốngxã hội, nắm vững các kỹ năng tự
học, tự nghiên cứu.
Những nghiên cứu trên của các tác giả Xô viết tuy chưa thật hoàn
chỉnh, song nó có giá trị mở ra hướng quản lý chất lượng giáo dục, đào tạo
dựa trên xác định chuẩn đánh giá về sự tiến bộ của người học đáp ứng yêu cầu
của cuộc sống.
Đến cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI do nhu cầu phát triển nguồn nhân
lực đáp ứng đòi hỏi của cách mạng khoa học và công nghệ trong bối cảnh
toàn cầu hóa thì vấn đề quản lý chất lượng đào tạo của các trường cao đẳng,
đại học càng thu hút nhiều nhà khoa học đi sâu nghiên cứu. Do đó nhiều mô
hình bảo đảm, kiểm soát chất lượng đào tạo đã được đề xuất, trong đó có thể
kể đến một số công trình và tác giả tiêu biểu dưới đây.
AUN QA (Asian University Network Quality Assurance) (1998) đã xây
dựng mô hình đảm bảo chất lượng nhằm hướng đến mục tiêu đảm bảo chất
lượng trong trường đại học gồm các yếu tố sau: chất lượng đầu vào, quá trình
dạy học, chất lượng đầu ra.
Tác giả Alexander W.Astin (1993) cũng đưa ra mô hình đánh giá IEO,
đòi hỏi sự đo lường đầu vào (Input), thông qua một quá trình với sự tác động
của môi trường (Enviroment) lên kết quả đạt được và đo lường đầu ra (Output).
Trongcôngtrìnhnghiên cứu củaBourke (1986) đãsửdụng các chỉ số để
đánh giá chất lượng đào tạo đại học như: tỷ lệ hoàn thành khoá học, chất lượng
6
giảng dạy, tỷ lệ sinh viên trên giáo viên, diện tích lớp học, mức độ thu hút các
nguồn ngân sáchcho nghiên cứu, thu hút sinh viên nhập học, khả năng tìm việc
làm của sinh viên tốt nghiệp, chất lượng dịch vụ của thư viện vv…
Trong một công trình nghiên cứu khác, Ronley (1996) đã đánh giá chất
lượng đào tạo đại học thông qua các hoạt động và chất lượng giảng dạy, được
thể hiện ở: mức độ đáp ứng nhu cầu của sinh viên, chất lượng dịch vụ
trong nhà trường, chất lượng của môi trường dạy và học, tỷ lệ hoàn thành
khoá học v.v...Theo đó, việc đánh giá chất lượng đào tạo đại học thường dựa
trên các chỉ số cơ bản như: mức độ hài lòng của sinh viên khi kết thúc khoá
học về các vấn đề: sự rõ ràng, cụ thể của mục tiêu, yêu cầu và chuẩn mực; cấu
trúc nội dung, chương trình, chất lượng giảng dạy, sự nâng cao tay nghề và
mở rộng kiến thức; khả năng tìm việc làm và sự thăng tiến của những sinh
viên sau khi tốt nghiệp…
Nghiên cứu về vấn đề quản lý chất lượng đào tạo từ trước đến nay tại
Việt Nam đã được xem xét trên nhiều khía cạnh của hoạt động quản lý đào tạo
như đánh giá chương trình, xây dựng và quản lý thời khóa biểu, đánh giá chất
lượng hoạt động dạy và học… nhưng chưa thống nhất được các tiêu chí đánh
giá chất lượng đào tạo.
Thực tế , năm 1986 trong Hội nghị giáo dục toàn quốc lần thứ III, GS
Đặng Vũ Hoạt có bài tham luận“.. Đánh giá tri thức của học sinh trong lịch sử
giáo dục nhà trường”. Năm 1995 Viện nghiên cứu phát triển giáo dục đã nghiên
cứuthành côngđềtàiB94-38-09PP về “Cải tiến phương pháp kiểm tra, đánh giá
chấtlượng học tập củasinhviên các trườngđại học và cao đẳng”. Từ công trình
nghiên cứuđó tác giảĐặng Bá Lãm đã xuất bản cuốn sách “Phương pháp kiểm
tra, đánhgiá tronggiảng dạyở đạihọc”. Cũngtrongthờigian này, Viện khoa học
giáo dục đãnghiên cứuthànhcôngđềtàiB94 - 37- 43 về “ Cơ sở lý luận của việc
đánhgiá trongquátrìnhdạyhọc ở trườngphổ thông”. Đã đưa ra nhiều giải pháp
7
nâng cao chấtlượngđào tạo, gắnquátrìnhđàotạo vớinghiên cứukhoahọc, trong
đó có chất lượng học tập và quản lí chất lượng học tập của sinh viên.
Trong những năm gần đây, côngtác quản lý chất lượng đã đặc biệt được
chú trọng. Đã hình thành các tổ chức chuyên trách về đánh giá và kiểm định
chất lượng. Ngoài Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng cấp trung ương được
thành lập vào tháng 8/2004, phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng đã được
thành lập tại 60 trong số 63 Sở Giáo dục và Đào tạo (95%), 77 đơn vị chuyên
trách về đảm bảo chất lượng được thành lập ở các trường đại học và cao đẳng,
tháng 12/2008, đã có 114/163 (70%) trường đại học tự đánh giá, trong đó có 40
trường được đánh giá ngoài.
Các trường phổ thông chất lượng cao được hình thành ở nhiều địa
phương. Nhiều trường đại học đã tổ chức dạy học theo các chương trình tiên
tiến quốc tế. Tháng 12/2008 có 23 chương trình đào tạo tiên tiến quốc tế đang
được thực hiện ở 17 trường đại học giảng dạy trực tiếp bằng tiếng Anh, đã tăng
cường sựgắn kết giữa hoạt độngkhoa học công nghệ với hoạt độngđào tạo sau
đại học, tập trung vào các lĩnh vực: công nghệ sinh học, công nghệ thông tin,
công nghệ vật liệu, khoa học nông – lâm - ngư và khoa học giáo dục.
Trong cuốn sách “Khoa học Quản lý giáo dục – Một số vấn đề lý luận
và thực tiễn” của tác giả Trần Kiểm…có bàn luận rất sâu sắc về chất lượng
đào tạo. Chất lượng đào tạo được tiếp cận nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác
nhau. Khái quát những vấn đề cơ bản về lý luận chất lượng và quản lý chất
lượng GD – ĐT, làm sáng tỏ cấu trúc của chất lượng GD – ĐT, cũng như mối
quan hệ biện chứng của chất lượng dạy, chất lượng giáo dục và chất lượng
hoạt động học của người học “chất lượng quá trình đào tạo phụ thuộc vào chất
lượng hoạt động dạy và chất lượng hoạt động học”. Các tài liệu nghiên cứu
xoay quanh chất lượng đào tạo và quản lý chất lượng đào tạo chỉ rõ những
dấu hiệu cơ bản về chất lượng đào tạo, sự cần thiết phải tăng cường quản lý
8
chất lượng đào tạo trong nhà trường. Tuy nhiên, cách thức tổ chức như thế
nào để quản lý chất lượng đào tạo trong điều kiện hoàn cảnh cụ thể của từng
trường lại là một vấn đề chưa được bàn luận sâu sắc, triệt để.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn để đề xuất hệ thống biện pháp quản lý
chất lượng đào tạo ở Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài
Gòn, đáp ứng yêu cầu phát triển nhà trường hiện nay.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận của quản lý chất lượng đào tạo ở trường Cao
đẳng Văn Hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn.
Đánh giá thực trạng, nguyên nhân trong quản lý chất lượng đào tạo ở
Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn.
Đề xuất hệ thống biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Cao
đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn hiện nay.
4. Khách thể, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
* Khách thể nghiên cứu
Hoạt động quản lý chất lượng đào tạo ở trường Cao đẳng Văn hóa
Nghệ thuật và Du Lịch Sài Gòn
* Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lí chất lượng đào tạo ở trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ
thuật và Du lịch Sài Gòn hiện nay.
* Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu biện pháp quản lý chất lượng đào tạo tại trường Cao
đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn từ năm 2007-2012.
5. Giả thuyết khoa học
Chất lượng đào tạo của trường cao đẳng và đại học phụ thuộc trước hết
vào các yếu tố bảo đảm để thực hiện được mục tiêu, yêu cầu đào tạo. Nếu các
9
chủ thể quản lý giáo dục của Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du
lịch Sài Gòn làm tốt việc hoàn thiện hệ thống văn bản pháp qui và cụ thể hoá
mục tiêu đào tạo vào các quy chế, quy định; bảo đảmvà kiểm soátchặtchẽchất
lượng đào tạo chuyênngành; phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức, các
lực lượng sư phạm trong quá trình giáo dục; nêu cao tính tích cực, chủ động
học tập của sinh viên; xây dựng môi trường chính trị, văn hoá lành mạnh thì
sẽ quản lý được chất lượng đào tạo của Nhà trường.
6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp luận
Trongquátrình nghiên cứu tác giả dựa trên cơ sở phương pháp luận duy
vật biện chứngMác - Lê nin, quántriệt sâusắc tưtưởngHồ Chí Minh, quan điểm
củaĐảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục, dựa trên các quan điểm, nguyên tắc
phươngpháp củakhoahọcquảnlí giáo dục, lýluận về quảnlí chấtlượng giáo dục
trongcác trường cao đẳng và đại học. Đề tài tiếp cận theo quan điểm hệ thống,
lôgic và quan điểm thực tiễn trong nghiên cứu đề tài.
* Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận bao gồm; phân tích và
tổng hợp tài liệu, phương pháp phân loại tài liệu có liên quan đến đề tài
nghiên cứu.
Sử dụng nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn bao gồm: các phương
pháp điều tra, khảo nghiệm, phân tích nhận định, thống kê toán học, phương
pháp chuyên gia để làm rõ kết quả nghiên cứu.
7. Ý nghĩa, giá trị của luận văn
Đề tài góp phần các khái niệm công cụ, hệ thống hóa cơ sở lý luận và
thực tiễn về quản lí chất lượng đào tạo ở trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ
thuật và Du lịch Sài Gòn
10
Đề xuất yêu cầu, những biện pháp cơ bản quản lí chất lượng đào tạo ở
trường Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn hiện nay.
Đề tài hoàn thành có thể làm tài liệu tham khảo cho nhà trường trong
công tác giáo dục - đào tạo, nghiên cứu khoa học.
8. Kết cấu của luận văn
Luận văn bao gồm: Phần mở đầu, 3 chương, kết luận, kiến nghị, danh
mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
11
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA BIỆN PHÁP QUẢN LÝ
CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG
VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VÀ DU LỊCH SÀI GÒN
1.1. Các khái niệm cơ bản của đề tài.
1.1.1. Khái niệm về chất lượng đào tạo
Hiện nay thuật ngữ “chất lượng” đang được sử dụng rất phổ biến trong
các lĩnh vực của đời sống xã hội và hoạt động của con người. Mặc dù có rất
nhiều quan niệm về chất lượng ở các cấp độ khác nhau như: chất lượng là sự
hoàn hảo, chất lượng là mức tốt, sự xuất sắc; chất lượng là cái tạo nên phẩm
chất, giá trị của con người, sự vật; chất lượng là phạm trù triết học chỉ cái bản
chất của sự vật, mà nhờ đó có thể phân biệt được sự vật này với sự vật khác.
Tuy nhiên, có thể hiểu khái niệm “chất lượng” trên hai khía cạnh: chất lượng
tuyệt đối và chất lượng tương đối. Chất lượng tuyệt đối được dùng chỉ những
sản phẩm, đồ vật hàm chứa trong đó những phẩm chất, những tiêu chuẩn cao
nhất khó có thể vượt qua. Nó được dùng với chất lượng cao hoặc chất lượng
hàng đầu, đó là cái để chiêm ngưỡng, muốn có, ít người có thể có. Với quan
niệm chất lượng tương đối dùng chỉ một số phẩm chất, thuộc tính của sự vật,
hiện tượng hay sản phẩm nào đó. Quan niệm chất lượng tương đối cũng được
hiểu trên hai mặt: Thứ nhất, chất lượng là sự đạt được mục tiêu ( phù hợp với
mục tiêu) do con người đặt ra; ở khía cạnh này chất lượng được xem như là
chất lượng bên trong (nội hàm). Thứ hai, chất lượng xem là sự thoả mãn
khách hàng (người tiêu dùng sản phẩm), ở khía cạnh này chất lượng được
xem là chất lượng bên ngoài (ngoại diên).
Như vậy, chấtlượng là một khái niệm đa chiều, có tính lịch sử, hàm chứa
nhiều yếu tố định lượng và định tính, có thể nóilà “dungsai” tương đốilớn trong
quan niệm đo lường và đánh giá. Dưới các cấp độ quan niệm khác nhau, mục
đích khác nhau thì việc đánh giá chất lượng có thể cũng khác nhau. Trong lĩnh
12
vực giáo dục, thuật ngữ chất lượng thường được sử dụng khi xem xét, đánh
giá hoặc so sánh kết quả với mục tiêu đã xác định dưới hai góc độ chính là:
chất lượng trong hệ thống giáo dục và chất lượng sản phẩm giáo dục.
Theo cách hiểu thông thường, chất lượng đào tạo là mức độ kiến thức,
kỹ năng và thái độ mà học sinh đạt được sau khi kết thúc một cấp học, bậc
học nào đó so với các chuẩn đã được đề ra trong mục tiêu giáo dục. Ở đây,
chuẩn cũng chỉ là những quy định có tính giai đoạn, trong những điều kiện
nhất định nào đó; nó sẽ phải thay đổi khi có yêu cầu phải nâng cao chất lượng
hoặc khi các điều kiện để thực hiện giáo dục được nâng cấp hơn. Mỗi giai
đoạn lịch sử có những chuẩn riêng, không thể lấy chuẩn của giai đoạn lịch sử
này để đánh giá chất lượng của một giai đoạn lịch sử khác.
Để đánh giá được chất lượng đào tạo, trước hết cần thống nhất với nhau
chuẩn để đánh giá. Căn cứ vào sản phẩm của giáo dục là nhân cách của học
sinh, các chuẩn (tiêu chí) đang được dùng phổ biến trên thế giới để đánh giá
chất lượng giáo dục là kiến thức, kỹ năng và thái độ mà học sinh đạt được sau
khi kết thúc một cấp học, bậc học nào đó.
Theo tác giả Trần Khánh Đức (Viện nghiên cứu phát triển giáo dục)
quanniệm: Chấtlượng đào tạo đượcđánhgiáquamức độ đạttớimục tiêu đào tạo
đãđềra đốivới mộtchươngtrìnhđàotạo vàchấtlượngđào tạo là kết quảcủa quá
trìnhđào tạo đượcphảnánhở các đặc trưngvềphẩmchất, giá trị nhân cáchvà giá
trị sức lao độnghaynănglực hành nghề của người tốt nghiệp tương ứng với mục
tiêu, chương trình đào tạo theo các ngành nghề cụ thể.
Với yêu cầu đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị trường lao động quan
niệm về chất lượng đào tạo nghề không chỉ dừng ở kết quả của quá trình đào
tạo trong nhà trường mà còn phải tính đến mức độ phù hợp và thích ứng của
người tốt nghiệp với thị trường lao động như tỷ lệ có việc làm sau khi tốt
nghiệp, năng lực hành nghề tại các vị trí làm việc cụ thể ở các doanh nghiệp,
13
cơ quan, tổ chức sản xuất – dịch vụ, khả năng phát triển nghề nghiệp... Quá
trình thích ứng với thị trường lao động không chỉ phụ thuộc vào chất lượng
đào tạo mà còn phụ thuộc vào các yếu tố khác của thị trường như quan hệ
cung – cầu, giá cả sức lao động, chính sách sử dụng và bố trí công việc của
nhà nước và người sử dụng lao động ... Do đó, chất lượng đào tạo còn là sự
thỏa mãn mục tiêu và đáp ứng yêu cầu của những đơn vị, cá nhân có sử dụng
người đã tốt nghiệp từ hệ thống giáo dục, đào tạo.
Từ những phân tích ở trên, ta có thể khái quát rằng: Chấtlượng đào tạo
của trườngcaođẳng,đạihọclà mứcđộđạtđượcmụctiêu đào tạo đã đề đối với
chươngtrìnhđàotạocủanhàtrườngvà đượcthể hiện ở phẩm chất nhân cách,
trình độkiến thức,kỹnăngvà nănglựcchuyênmônnghềnghiệpcủa người được
đào tạo.
Với quan niệm như vừa nêu ta có thể hiểu chất lượng đào tạo của
trường cao đẳng, đại học cụ thể như sau:
Thứ nhất, chất lượng đào tạo không phải là những con số cộng lại giản
đơn của tất cả các giá trị kiến thức, kỹ xảo, kỹ năng của các yếu tố, các phẩm
chấtnhân cáchcủangười học hợp thành, mà là sựtíchhợp, tổnghoàcủa các yếu
tố, các phẩmchất được hìnhthành và phát triển trong quá trình đào tạo, các yếu
tố đó có quan hệ biện chứng tác động qua lại trong một chỉnh thể thống nhất.
Thứ hai, chất lượng đào tạo phản ánh năng lực nhận thức và các phẩm
chấtcủa sinh viên so vớimục tiêu yêu cầu đào tạo củanhà trường; nó được biểu
hiện ra ở mục đích, động cơ thái độ học tập, mức độ nắm kiến thức, kĩ xảo, kĩ
năng và trìnhđộ vận dụngmột cáchsángtạo các kiến thức kĩ xảo, kĩ năng trong
các tình huống học tập và hoàn thiện các phẩm chất nhân cách của họ.
Thứ ba, chất lượng đào tạo ở trường Cao đẳng Đại học còn được biểu
hiện ở sản phẩm đào tạo (đầu ra). Đó là sự phù hợp của sản phẩm đào tạo với
nhu cầu của xã hội. Biểu hiện của sự phù hợp đó là mức độ thích ứng với
công việc và phát huy tác dụng của sinh viên sau khi ra trường.
14
Thứtư, chất lượng đào tạo ở trường cao đẳng, đại học là tổng hợp chất
lượng của tất cả các yếu tố cấu thành quá trình đào tạo, trước hết là: Sự phong
phú, mềm dẻo, linh hoạt, sáng tạo về nội dung, phương pháp, hình thức tổ
chức dạy học; kết quả đạt được của quá trình đào tạo thể hiện ở mức độ kiến
thức, kỹ xảo kỹ năng và các phẩm chất nhân cách mà sinh viên đạt được sau
khi kết thúc khoá học; sự phù hợp của sản phẩm đào tạo với nhu cầu của xã
hội và sứ mệnh của nhà trường.
1.1.2.Kháiniệm vềquảnlíchấtlượngđào tạo ở các trường cao đẳng,
đại học
Có nhiều quan niệm và cách hiểu khác nhau về quản lý chất lượng đào
tạo ở trường cao đẳng, đại học, trong đó nổi lên một số quan niệm chính như:
Quản lí chất lượng đào tạo là quá trình thiết kế các tiêu chuẩn và duy trì
các cơ chế bảo đảm chất lượng để sản phẩm đào tạo đạt được các tiêu chuẩn
xác định.
Quản lí chất lượng đào tạo là thuật ngữ được sử dụng để miêu tả các thủ
pháp hoặc các quy trình được tiến hành nhằm kiểm tra, đánh giá xem các sản
phẩm đào tạo củamột nhà trường, mộtcơ sở đào tạo có bảo đảmđược cácthông
số chất lượng theo mục đích, yêu cầu đã được định sẵn hay không.
Để quản lý được chất lượng đào tạo, từng trường cao đẳng, đại học
thường phải làm tốt các nhiệm vụ chủ yếu sau:
Một là, hình thành nền nếp, thói quen xây dựng chiến lược và kế hoạch
chất lượng cho mỗi tổ chức và toàn trường. Cần quan niệm rằng, xây dựng
chiến lược phát triển chất lượng là việc cần làm của tất cả các nhà trường chứ
không phải chỉ là chức năng của các cơ quan quản lý cấp hệ thống. Thực chất
của hoạt động này là xác định tầm nhìn chiến lược về chất lượng đào tạo của
nhà trường/cơ sở đào tạo của mình cho 5-10 năm sau, đưa ra được những
phương châm hành động, mục tiêu dài hạn và ngắn hạn, những tuyên bố về
15
chuẩn mực chất lượng và việc xác lập các chiến lược, phương pháp quản lý
chất lượng bên trong các cơ sở giáo dục...
Hai là, xây dựng và tổ chức thực hiện hệ thống chuẩn mực chất lượng và
hệ thống chỉ số thực hiện trong các cơ sở giáo dục. Trước hết, cần thấy rằng:
mục tiêu đặt ra trong kế hoạch chiến lược phải được cụ thể hóa theo các chuẩn
và chỉ số thực hiện thì mới có thể quản lý, thực hiện và đánh giá được. Do vậy,
cần lượng hóa thành các cấp độ mục tiêu (từ mục tiêu tổng quát tới mục tiêu bộ
phận, từ chung đến riêng) và xác lập các mối quan hệ giữa chúng. Sau nữa là
việc xác định hệ thống chuẩn mực chất lượng mà bản chất là tiến hành xem xét
các định chế và mức độ thực hiện cho phù hợp với tình hình của một cơ sở nhà
trường, dựa trên cơ sở bám sát chuẩn mực của cả hệ thống (huyện - tỉnh - quốc
gia) để nâng cao chất lượng cho bằng hoặc vượt chuẩn.
Ba là, chọn lọc, vận dụng các tri thức về khoa học quản lý chất lượng để
xây dựng và tổ chức thực hiện quy trình, cơ chế quản lý chất lượng trong các
nhà trường. Hiện nay, trong cơ chế quản lý của các nhà trường đã có những yếu
tố tiền đề của các quy trình quản lý chất lượng. Bởi thế, cần củng cố, chuẩn
hóa, đổi mới nó trên cơ sở các quan điểm, phương pháp quản lý chất lượng,
theo hướng quy trình hóa, pháp lý hóa và văn bản hóa. Có hai loại quy trình
thực hiện chất lượng cần được chú trọng: quy trình đảm bảo và cải tiến nâng
cao chất lượng và quy trình kiểm định đánh giá chất lượng.
Bốn là, xây dựng hệ thống thông tin quản lý ở cả cấp trường và cấp hệ
thống cho quản lý chất lượng. Một mặt, chú trọng sử dụng các phương pháp
thống kê trong thu thập, phântích thông tin; mặt khác, ban hành công khai các
chỉ số thực hiện, quy trình đảm bảo chất lượng, cơ chế đánh giá, kết quả đánh
giá để mọi thành viên trong các nhà trường
Từ những quan niệm về phương hướng, nhiệm vụ chung của quản lí
chất lượng đào tạo như vừa nêu, ta có thể xác định khái niệm: Quản lý chất
16
lượng đàotạo ở trường cao đẳng, đạihọc là bảo đảm các điều kiện thực hiện
và kiểm soát chất lượng của các yếu tố cấu thành quá trình đào tạo nhằm làm
cho sản phẩm đào tạo đạt tới được mục tiêu đào tạo đã đề ra.
1.1.3.Kháiniệm vềbiệnphápquảnlíchấtlượngđàotạoởTrường Cao
đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn.
Trongcuộc sống thường ngày, từ “biện pháp„ thường được hiểu là cách
thức, thủ thuật tác độngtớimột khách thể nào đó nhằm làm cho nó biến đổi theo
ý đồ của chủthể tác động. Trongquảnlý giáo dục, biện pháp quản lý được hiểu
là hệ thống những cách thức nắm giữ và điều khiển của chủ thể quản lý đối với
đối tượng quản lý nhằm đạt tới mục đích giáo dục.
Biện pháp quản lý chất lượng đào tạo là một loại biện pháp quản lý giáo
dục nhằm hướng đến việc bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng theo
đúng yêu cầu của hệ thống quản lý giáo dục. Vì vậy, để hiểu rõ khái niệm về
biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ở TrườngCao đẳngVăn hóaNghệ thuật và
Du lịch Sài Gòn trước hết cần nắm vững yêu cầu của xã hội đối với việc bảo
đảm và kiểm soát chất lượng giáo dục hiện nay.
Nghị quyếtĐại hộiđại biểu toàn quốc lần thứ XI củaĐảng Cộng sản Việt
Nam đã khẳng định: “Muốn nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện phải đổi
mới cơ cấu tổ chức, cơ chếquảnlý, nội dung, phương pháp dạy và học”. Chính
sựđổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, nội dung, phương pháp dạy học đã
đặtra đốivới các trường cao đẳng, đại học những yêu cầu về thực hiện các giải
pháp quản lý chất lượng đào tạo, trong đó nổi lên các yêu cầu cơ bản sau:
-Xây dựng và công bố chuẩn đầu ra ngành đào tạo; thực hiện cam kết
về chất lượng đào tạo; tổ chức biên soạn giáo trình; lựa chọn; mua bản quyền
của nước ngoài những tài liệu dạy học tiên tiến.
- Chủ động phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp tham gia quá trình
đào tạo của trường, gắn đào tạo với thực tiễn xã hội, coi doanh nghiệp là một
17
yếu tố của quá trình đào tạo, tham gia xây dựng, đánh giá phản biện chương
trình đào tạo, hỗ trợ và hướng dẫn sinh viên thực hành thực tập, tham gia báo
cáo các chuyên đề, hướng dẫn tốt nghiệp, nhận sinh viên sau tốt nghiệp, hợp
tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ,...
- Xây dựng quy hoạch, lộ trình cụ thể để phát triển đội ngũ giảng viên
đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, phấn đấu đến năm học 2014 - 2015 phải
chấm dứt tình trạng đại học dạy đại học. Kiên quyết chấm dứt giảng viên lên
lớp vượt quá nhiều giờ so với quy định.
- Các trường tập trung thực hiện đổi mới chương trình, nội dung,
phương pháp dạy học, thi và áp dụng công nghệ đo lường hiện đại trong đánh
giá để đáp ứng tốt hơn nhu cầu người học.
- Tăng cường các hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên và
giảng viên, khuyến khích giảng viên công bố các kết quả nghiên cứu ở các tạp
chí có uy tín ở nước ngoài.
- Rà soát chuẩn đầu ra của các trường theo hướng đối sánh mức độ đạt
được của sinh viên tốt nghiệp so với chuẩn đầu ra của nhà trường làm cơ sở
để điều chỉnh, hoàn thiện chuẩn đầu ra theo hướng đáp ứng nhu cầu xã hội và
thị trường lao động…
Việc vận dụng những giải pháp quản lý chất lượng đào tạo chung của
toàn bộ hệ thống giáo dục vào từng trường cao đẳng và đại học sẽ đưa tới
hình thành những biện pháp quản lý chất lượng đào tạo của nhà trường. Với
quan niệm như vậy, ta có thể hiểu: Biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ở
Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn là cách thức tác
động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến quá trình đào tạo
nhằm tạo ra những điều kiện bảo đảm chất lượng, đồng thời kiểm soát chặt
chẽ chất lượng của từng yếu tố cấu thành quá trình đó theo đúng mục tiêu,
yêu cầu đào tạo của Nhà trường.
18
Như vậy khái niệm “biện pháp quản lý chất lượng đào tạo” đặt ra cho
chủ thể quản lý những công việc rất quan trọng, đó là: Tạo ra được các điều
kiện bảo đảm chất lượng đào tạo và thường xuyên kiểm soát được những biến
đổi về chất lượng của từng thành tố của quá trình đào tạo, trên cơ sở đó kịp
thời chỉ đạo, điều hành hoạt động đào tạo, nhằm làm cho sản phẩm đào tạo
đáp ứng được mục tiêu đào tạo và đòi hỏi của hoạt động thực tiễn.
1.2. Mô hình và nội dung quản lí chất lượng đào tạo ở các trường
cao đẳng, đại học
1.2.1. Các mô hình quản lí chất lượng đào tạo đang được sử dụng
phổ biến hiện nay
* Mô hình kiểm soát chất lượng đào tạo
Đây là mô hình quản lí truyền thống về chất lượng giáo dục, đào tạo. Ở
cấp độ quốc gia, Nhà nước với tư cách là tổ chức quyền lực cao nhất, kiểm
soát chất lượng giáo dục nhằm trước hết bảo đảm tính mục đích của các hoạt
độnggiáo dục, đáp ứnglợi íchcủa thể chế chính trị - xã hội, lợi ích quốc gia và
của các tầng lớp xã hội đóng góp và hưởng thụ lợi ích của giáo dục. Mặt khác,
về khía cạnh đầutư, Nhà nước là người đầutư lớn vào lĩnh vực giáo dục. Trong
kiểm soát chất lượng có 2 loại hình hay kiểu cơ bản là:
Mô hình kiểm soát đầu vào: thông qua chính sách phát triển giáo dục-
đào tạo, hệ thống pháp luật, thanh tra giáo dục, v.v… để kiểm soát đầu vào từ
quy mô đào tạo các bậc học qua các chỉ tiêu tuyển sinh, định mức kinh phí
đào tạo; tỷ lệ chuyển cấp, chính sách phổ cập giáo dục v.v… cho các yêu cầu
về chương trình đào tạo, đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất v.v… Đây là mô
hình đặc trưng của cơ chế quản lý tập trung, bao cấp của các nước xã hội chủ
nghĩa trước kia và một số nước Châu Âu hiện nay.
Mô hìnhkiểm soátđầura: là mô hình hướng trọng tâm quản lý, kiểm soát
vào kết quả đào tạo thôngqua chínhsách sử dụng, đánh giá, kiểm soát chặt chẽ
19
thi cử, tốt nghiệp, văn bằng chứng chỉ quốc gia. Ví dụ, việc tổ chức các kỳ thi
quốc gia đánh giá chất lượng tốt nghiệp các cấp và khảo sát tình hình việc làm
sau tốt nghiệp; sát hạch cấp bằng lái xe theo các quy định chặt chẽ về trình độ
kiến thức, kỹ năng, không quan tâm nhiều đến người học ở đâu và học khi nào.
Ở cấp độ nhàtrường, các hoạtđộng quản lý chất lượng tập trung vào đầu
vào (tuyển sinh) và đầu ra (các kỳ thi tốt nghiệp) và do đó trách nhiệm về chất
lượng chỉ tập trung vào một số người liên quan đến hai công tác trên.
* Mô hình bảo đảm chất lượng đào tạo
Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5814: “Bảo đảm chất lượng là toàn
bộ hoạt động có kế hoạch và hệ thống được tiến hành trong hệ chất lượng và
được chứng minh là đủ mức cần thiết để tạo sự tin tưởng thoả đáng rằng thực
thể (đối tượng) sẽ thoả mãn đầy đủ các yêu cầu chất lượng”.
Trong đào tạo, khái niệm bảo đảm chất lượng có thể được coi như là
một “hệ thống các biện pháp, các hoạt động có kế hoạch được tiến hành trong
và ngoài nhà trường, được chứng minh là đủ mức cần thiết để tạo ra sự tin
tưởng thoả đáng rằng các hoạt động và sản phẩm đào tạo sẽ thoả mãn đầy đủ
các yêu cầu về chất lượng đào tạo”.
Bảo đảm chất lượng đào tạo là toàn bộ các chủ trương, chính sách, cơ
chế quản lí, mục tiêu hoạt động, điều kiện nguồn lực, các thủ tục, quy trình và
những biện pháp để duy trì, nâng cao chất lượng đào tạo, thông qua sự tồn tại
và sử dụng chúng, các chuẩn mực trong đào tạo sẽ được duy trì và chất lượng
sẽ được nâng lên.
Nói cách khác, bảo đảm chất lượng có nghĩa là tạo ra sản phẩm không
lỗi, làm đúng như thiết kế ngay từ đầu và làm đúng ở mọi thời điểm.
Chất lượng đào tạo ở trường cao đẳng Văn hóa nghệ thuật và Du lịch Sài
Gòn được bảo đảm bởi một hệ thống, đó là hệ thống bảo đảm chất lượng, hệ
thống này sẽ chỉ ra chính xác phải làm thế nào và theo những tiêu chuẩn nào.
Các tiêu chuẩn chất lượng được sắp xếp theo những thể thức thích hợp trong
hệ thống bảo đảm chất lượng.
20
* Mô hình BS 5750/ ISO 9000
Khoảng từ đầu thập kỷ 90, giới quản lý giáo dục quan tâm tới tiêu
chuẩn Anh BS 5750 và tương đương với nó là tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000
Bản chất của mô hình BS 5750/ ISO 9000 là một hệ thống các văn bản
quy định tiêu chuẩn và quy trình chi tiết, nghiêm ngặt ở mỗi giai đoạn của quá
trình sản xuất bảo đảm mọi sản phẩm hay dịch vụ phải phù hợp với mẫu mã,
quy cách, các thông số kỹ thuật quy định trước đó với mục tiêu là tạo một đầu
ra “phù hợp với mục đích”.
BS 5750/ ISO 9000 đưa ra một kỷ luật nghiêm ngặt đối với những
người sử dụng, đồng thời đòi hỏi sự đầu tư về nhân lực, tài lực và thời gian.
Mọi người phải nắm được các yêu cầu đặt ra và tuân thủ các quy trình một
cách nghiêm túc. Mô hình này đã và đang được ứng dụng để xây dựng hệ
thống quản lý chất lượng các cơ sở đào tạo theo tiêu chuẩn ISO 9000.
* Mô hình quản lý chất lượng đào tạo theo ISO 9000: 2000
Với quan điểm các cơ sở đào tạo là một loại hình dịch vụ xã hội, một số
nước đã và đang áp dụng mô hình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO
9000: 2000 với yêu cầu cơ bản là hình thành ở các cơ sở đào tạo hệ thống
quản lý chất lượng
Hệ thống quản lý chất lượng
Khách hàng
và các bên
quan tâm
Yêu cầu đặt
hàng
Thoả mãn
nhu cầu
khách hàng
Sản phẩm
đầu ra
Trách nhiệm lãnh đạo
Quản lý Kế hoạch
Quá trình gia công
Quá trình gia công
21
Mô hình quản lý chất lượng theo ISO 9000: 2000
Mô hình quản lý chất lượng theo ISO là quá trình tuân thủ chặt chẽ
theo các yêu cầu sau: Viết những gì đã làm, làm những gì đã viết, kiểm tra
những việc đang làm so với những gì đã viết, lưu hồ sơ, xem xét duyệt lại hệ
thống một cách thường xuyên.
* Mô hình quản lý chất lượng tổng thể trong giáo dục và đào tạo ở
trường cao đẳng, đại học.
Đây là mô hình quản lí toàn bộ quá trình đào tạo để bảo đảm chất lượng
các cấp từ đầu vào, quá trình và đầu ra, kết quả đào tạo và khả năng thích ứng
về lao động và việc làm. Mô hình quản lý chất lượng tổng thể TQM được áp
dụng trước hết ở các cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp và cơ sở đào tạo với
nhiều mô hình cụ thể khác nhau như mô hình Châu Âu về quản lý chất lượng
tổng thể trong giáo dục (EUTQM on ED); Mô hình cấu trúc các thành phần của
quá trình đào tạo (Mô hình SEAMEO). ở cấp độ vĩ mô (nhà nước) việc sáp
nhập một số cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục với cơ quan quản lý nhà
nước về lao động.
Mô hình bảo đảm chất lượng dựa trên cơ sở mô hình quản lý chất
lượng tổng thể TQM với xu hướng phi tập trung hoá, tăng cường phân cấp
quản lý giáo dục, đề cao tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các cơ sở đào
tạo nói chung và trong chất lượng đào tạo nói riêng. Hình thành văn hoá chất
lượng và hệ thống chất lượng của các cơ sở đào tạo thông qua quá trình đánh
giá bên trong. Vai trò quản lý nhà nước được thể hiện cụ thể ở việc hoạch
định chính sách chất lượng, hệ thống các chuẩn mực bảo đảm chất lượng, xây
dựng và ban hành quy trình, cơ chế thực hiện đánh giá bên ngoài để đánh giá
công nhận hoặc kiểm định chất lượng đào tạo. Việc chuyển sang mô hình bảo
đảm chất lượng là một bước tiến lớn về quản lý chất lượng đào tạo cả ở cấp vi
mô (nhà trường) và cấp vĩ mô (quản lý nhà nước).
22
Các phân tích trên cho thấy, những thước đo đơn giản về hiệu quả hay
thành tích của một nhà trường là những chỉ số không đầy đủ về chất lượng
thực sự của trường đó. Các chỉ số hiệu quả của nhà trường chỉ là một phần
của một hệ thống và cũng không phải là phần quan trọng nhất. Các chỉ số về
đầu vào, quá trình của hệ thống đều là các cấu thành có tầm quan trọng như
nhau trong việc xác định chất lượng của một nhà trường.
* Mô hình kiểm định chất lượng
Chất lượng giáo dục là một vấn đề luôn được xã hội quan tâm vì tầm
quan trọng hàng đầu của nó đối với sự nghiệp phát triển đất nước nói chung,
sự nghiệp phát triển giáo dục nói riêng. Mọi hoạt động giáo dục được thực
hiện đều hướng tới mục đích góp phần đảm bảo, nâng cao chất lượng giáo
dục; và một nền giáo dục ở bất kì quốc gia nào bao giờ cũng phải phấn đấu để
trở thành một nền giáo dục chất lượng cao. Mặc dù vậy, do tínhchất phức tạp,
đa dạng, nhiều chiều của vấn đề, hiểu đầy đủ về chất lượng giáo dục cũng như
xác định quy trình, phươngpháp, kĩ thuậtđánh giá chất lượng giáo dục một cách
khoa học, phù hợp với thực tiễn phát triển của xã hội, của giáo dục trong một
hoàn cảnh cụ thể không phải là điều đơn giản.
Một vài năm trở lại đây, trong lí luận và thực tiễn giáo dục Việt Nam đã
xuất hiện một khái niệm khá mới mẻ: kiểm định chất lượng giáo dục
(KĐCLGD). Là một giải pháp quản lí chất lượng nhằm đưa ra những kết quả
tin cậy bằng cách kiểm soát các điều kiện, quá trình tổ chức giáo dục thông
qua những tiêu chuẩn, tiêu chí, chỉ số ở các lĩnh vực cơ bản của hệ thống giáo
dục cũng như của các cơ sở giáo dục, KĐCLGD ở Hoa Kì và nhiều nước phát
triển trên thế giới đã trở thành hoạt động thường xuyên, quen thuộc, thậm chí
trở thành điều kiện tồn tại của nhiều cơ sở giáo dục (trước hết là giáo dục đại
học). Trong khi đó, ở Việt Nam, KĐCLGD vẫn còn là một lĩnh vực chưa thực
23
sự được nhiều người, thậm chí cả những người trực tiếp làm công tác quản lí
giáo dục các cấp hiểu, đánh giá và quan tâm đúng mức.
Trong hệ thống các mô hình quản lí chất lượng giáo dục, KĐCLGD
thực chất là bước phát triển của một mô hình quen thuộc hơn: mô hình đánh
giá chất lượng giáo dục. Do vậy, KĐCLGD thường được quan niệm là một
quá trình đánh giá ngoài nhằm đưa ra một quyết định công nhận tính chuẩn
mực của một cơ sở giáo dục hay một chương trình đào tạo của cơ sở giáo dục.
Chẳng hạn, theo định nghĩa của CHEA (Hiệp hội kiểm định giáo dục đại học),
KĐCLGD đại học được xác định là “một quá trình xem xét chất lượng từ bên
ngoài, được giáo dục đại học sử dụng để khảo sát đánh giá các cơ sở giáo dục
cao đẳng và đại học và các ngành đào tạo đại học nhằm đảm bảo và cải tiến
chất lượng" (CHEA, 2003); còn theo cách diễn đạt của SEAMEO (Tổ chức
Bộ trưởng Giáo dục các nước Đông Nam Á): KĐCLGD đại học là“một quá
trình đánh giá nhằm đưa ra một quyết định công nhận một cơ sở giáo dục đại
học hay một ngành đào tạo của cơ sở giáo dục đại học đáp ứng các chuẩn mực
quy định” (SEAMEO, 2003). Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng: trong mô hình
đánh giá chất lượng giáo dục, để phân biệt các loại đánh giá trường học,
người ta thường dựa vào tính chất của các thành phần tham gia đánh giá. Có
bốn nhóm chính tham gia đánh giá trường học là:
- Các tổ chức đánh giá độc lập/các nhà tài trợ hoặc cơ quan quản lí đề
xướng việc đánh giá;
- Các cán bộ đánh giá (có chuyên môn);
- Những người có thể cung cấp thông tin;
- Người sử dụng hoặc tiếp nhận các kết quả đánh giá.
Nếu cả bốn nhóm trên ở trong cùng một tổ chức, người ta gọi đó là
“đánh giá trong” hay “tự đánh giá”; trong trường hợp ngược lại, người ta gọi
đó là “đánh giá ngoài”.KĐCLGD bao gồm trong mình cả hai loại hình đánh
24
giá cơ bản đó; nói cách khác, để hiểu đầy đủ hơn về KĐCLGD theo đúng quy
trình của nó, vấn đề cần xác định thêm là: KĐCLGD tuy là một quá trình
đánh giá ngoài nhưng nhiệm vụ chủ yếu của đánh giá ngoài ở đây lại là đánh
giá kết quả tự đánh giá. Tự đánh giá là một khâu quan trọng trong hoạt động
KĐCL các cơ sở giáo dục. Đây là quá trình cơ sở giáo dục tự xem xét, đối
chiếu với các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng do cơ quan có thẩm quyền ban
hành để báo cáo về tình trạng chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục – dạy
học, nghiên cứu khoa học, nhân lực, cơ sở vật chất cũng như các vấn đề liên
quan khác, từ đó tiến hành điều chỉnh các nguồn lực và quá trình thực hiện
nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng.Tự đánh giá không chỉ tạo cơ sở cho
công tác đánh giá ngoài mà còn là điều kiện để cơ sở giáo dục cải tiến chất
lượng, do vậy, có thể xem KĐCLGD là sự thể chế hoá được phát triển đầy đủ
nhất về tính tự chủ, tự chịu trách nhiệmcủa cơ sở giáo dục đối với chất lượng
của mình và đối với công luận. KĐCLGD không những mang lại cho cộng
đồng bằng chứng về chất lượng đào tạo mà còn mang lại cơ hội và động cơ để
nâng cao chất lượng cho các trường đã qua kiểm định. Chính điều này là một
trong những đặc điểm làm nên sự khác biệt giữa KĐCLGD với các mô hình
quản lí chất lượng giáo dục khác, chẳng hạn như thanh tra giáo dục…
Một vấn đề nữa cần lưu ý đối với công tác KĐCLGD là: KĐCLGD tuy
là một quá trình đánh giá ngoài nhưng tính chất chủ yếu của đánh giá ngoài là
đánh giá đồng cấp; và một trong những mục tiêu cơ bản của đánh giá ngoài là
giúp cơ sở giáo dục nhận thấy rõ hơn các điểm mạnh, điểm yếu và đưa ra kế
hoạch cải tiến chất lượng của mình hợp lí, thiết thực hơn. Đây là một đặc
điểm hết sức quan trọng khiến cho KĐCLGD nhanh chóng hoà nhập được
vào các hoạt động của cơ sở giáo dục trong một không khí làm việc thân
thiện, cởi mở.
25
Để có thể đánh giá chính xác chất lượng, hiệu quả hoạt động của một
hệ thống hay một tổ chức giáo dục, giới nghiên cứu hết sức quan tâm đến việc
xây dựng một bộ thước đo bao gồm các tiêu chuẩn, tiêu chí và các chỉ số làm
căn cứ chủ yếu để xem xét chất lượng giáo dục gắn với mục tiêu theo những
yêu cầu và trong những lĩnh vực, điều kiện thực tế khác nhau. Dựa vào mô
hình đánh giá chất lượng giáo dục cơ bản, chúng ta có bốn hệ tiêu chí đánh
giá sau đây đối với một cơ sở giáo dục:
Các tiêu chí thể hiện bối cảnh chung của cơ sở giáo dục (các chuẩn
mực được thiết lập bởi cơ quan quản lí cấp trên, hoàn cảnh kinh tế - xã hội địa
phương, sự hỗ trợ của cộng đồng…);
Các tiêu chí đầu vào (nguồn lực tài chính, trình độ chuyên môn và kinh
nghiệm của đội ngũ giáo viên, nguồn tuyển sinh, kích cỡ lớp học, trang thiết
bị của nhà trường, cơ sở vật chất…);
Các tiêu chí đánh giá quá trình (các chủ trương, chính sách, sự lãnh đạo
của nhà trường, đội ngũ giáo viên, môi trường sư phạm, phương pháp dạy
học, phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập…)
Các chỉ số về đầu ra (sản phẩm) (kết quả đạt được của sinh viên về các
môn học cơ bản, tỉ lệ sinh viên lên lớp, tỉ lệ sinh viên bỏ học, tỉ lệ sinh viên
tiếp tục theo học bậc cao hơn, tỉ lệ sinh viên tìm được việc làm phù hợp sau
khi tốt nghiệp…). Tiếp tục phát triển các hệ tiêu chí đánh giá này, KĐCLGD
sẽ tiến hành xây dựng các quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo
dục cho từng loại hình trường và dùng quy định tiêu chuẩn đó làm công cụ để
đánh giá mức độ yêu cầu và điều kiện mà các cơ sở của từng loại hình trường
phải đáp ứng để được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục. Các tiêu
chuẩn (gồm nhiều tiêu chí) kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phải quán
triệt quan điểm tiếp cận tổng thể, đánh giá toàn bộ các lĩnh vực hoạt động
giáo dục của nhà trường. Các yếu tố được đánh giá có mối quan hệ biện
26
chứng với nhau trong một chỉnh thể thống nhất, có tác động ảnh hưởng qua
lại với nhau và với chất lượng sản phẩm giáo dục của nhà trường.
Theo tinh thần ấy, KĐCLGD là một công cụ nhằm mục đích xác định
mức độ đáp ứng mục tiêu giáo dục trong từng giai đoạn của cơ sở giáo dục,
thông qua sự đánh giá tổng thể về tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng.
Kết quả kiểm định là thước đo cơ sở giáo dục trong chuẩn chất lượng, đạt
được những gì, còn thiếu những gì để điều chỉnh, bổ sung các điều kiện và tổ
chức giáo dục, nhằm đạt chuẩn chất lượng. Kết quả kiểm định sẽ được công
khai với cơ quan chức năng quản lí và xã hội. Ðiều đó một mặt là sự thể chế
hoá được phát triển đầy đủ nhất về tính chịu trách nhiệm của cơ sở giáo dục
đối với công luận, mặt khác sẽ thúc đẩy tích cực các cơ sở giáo dục phải tìm
nhiều giải pháp, giải bài toán đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục của
đơn vị mình.
KĐCLGD được coi là hoạt động có hiệu quả khi không chỉ đánh giá
xem một trường hay một chương trình đào tạo có đạt chất lượng hay không
mà còn phải có vai trò như những chuyên gia tư vấn sẵn sàng giúp nhà trường
giải quyết các vấn đề tồn đọng và không ngừng nâng cao chất lượng các hoạt
động giáo dục - đào tạo.
Một số nơi, KĐCLGD còn nhằm mục đích giải trình với xã hội, với các
cơ quan quyền lực hay các cơ quan, tổ chức tài trợ, cấp kinh phí. Người học
trước khi lựa chọn trường để đăng kí dự tuyển, các doanh nghiệp sử dụng lao
động trước khi tuyển chọn cũng thường cân nhắc xem nhà trường hay ngành
đào tạo đã được kiểm định hay chưa…
Hiện nay, công tác KĐCLGD đã được khẳng định về mặt pháp lí trong
Luật Giáo dục 2005 (Điều 17, Điều 99) và Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày
1/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ, đồng thời được Bộ Giáo dục và Đào tạo
27
(GD&ĐT)lựa chọnlà biện pháp chủ yếu nhằm xác định mức độ thực hiện mục
tiêu, chươngtrình, nộidung giáo dục đốivới nhà trường và cơ sở giáo dục khác.
Cho đến nay, Bộ GD&ĐT đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp
luật về KĐCLGDnói chung và KĐCLGDđại học, cao đẳng nói riêng. Theo đó
bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học, cao đẳng là mức độ
yêu cầu và điều kiện mà trường đại học, cao đẳng phải đáp ứng để được công
nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục gồm 10 lĩnh vực: Sứ mạng và mục tiêu
của nhà trường; tổ chức và quản lí; chương trình đào tạo; các hoạt động đào
tạo; đội ngũ cán bộ quản lí, giảng viên và nhân viên; người học; nghiên cứu
khoa học và phát triển công nghệ; hoạt động hợp tác quốc tế; thư viện, trang
thiết bị học tập và cơ sở vật chất khác; tài chính và quản lí tài chính.
Bộ Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học, cao
đẳng với 10 khía cạnh, như đã nói ở trên, đã bao quát gần như toàn bộ các
lĩnh vực liên quan đến cơ chế quản lí cũng như các mặt hoạt động của một
trường đại học, cao đẳng hiện đại, tiệm cận với các tiêu chuẩn của các
nước trong khu vực và quốc tế.
Như vậy có khá nhiều mô hình quản lý chất lượng đào tạo khác nhau đã
được xác lập, từng mô hình quản lý lại có những nội dung quản lý cụ thể phù
hợp với nó. Mỗi mô hìnhđều có những ưu điểm và nhược điểm nhất định trong
quản lý chấtlượng đào tạo, Vì vậy, căn cứ vào tình hình cụ thể của từng trường
cao đẳng, đại học các chủ thể quản lý có thể lựa chọn những mô hình quản lý
chất lượng phù hợp, từ đó xác định những nội dung quản lý thiết yếu nhất để
xem xét, đánh giá chất lượng đào tạo của nhà trường.
1.2.2. Nội dung quản lí chất lượng đào tạo ở Trường Cao đẳng Văn
hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn.
Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn là một
trường dân lập còn non trẻ, những điều kiện bảo đảm và kiểm soát chất lượng
28
còn có nhiều khó khăn. Vì vậy, việc xác định nội dung quản lý chất lượng đào
tạo không thể theo riêng một mô hình quản lý chất lượng nào, mà cần hướng
vào những vấn đề thiết yếu nhất của sự phát triển nhà trường trong bối cảnh
đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo của nước nhà hiện nay.
Căn cứ vào các yếu tố cấu thành quá trình đào tạo và chức năng của
quản lý giáo dục, đồng thời có tính đến các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng
giáo dục của trường đại học, cao đẳng do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban
hành, nội dung quản lý chất lượng đào tạo của Trường Cao đẳng Văn hóa
Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn cần tập trung vào các nội dung sau:
Một là, quản lí hệ thống văn bản, quy chế, quy định liên quan đến giáo
dục, đào tạo. Đây là công cụ quản lý giáo dục – đào tạo của nhà trường, bảo
đảm cho mọi hoạt động giáo dục, đào tạo được thực hiện có nền nếp và kỷ
luật, thống nhất được mọi nỗ lực sư phạm của lực lượng giáo duc. Vì vậy, đây
là nội dung quản lý chất lượng đào tạo rất quan trọng.
Hai là, quản lí thực hiện mục tiêu, nội dung, chương trình, phương
pháp đào tạo. Nội dung quản lý này hướng vào những yếu tố cấu thành chủ
yếu nhất của quá trình đào tạo. Chủ thể quản lý một khi nắm chắc và chủ
động chỉ đạo một cách khoa học đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình,
phương pháp đào tạo của nhà trường thì chất lượng đào tạo của nhà trường sẽ
biến đổi tích cực.
Ba là quảnlí thực hiện kế hoạchhóagiáo dục, đào tạo. Trong bất kỳ hoạt
độngcó tổ chứcnào yếutố kếhoạchcũngảnhhưởng rất trực tiếp đến chất lượng
củanó. Trongquảnlýgiáo dục, kếhoạchhóađượccoilà chức nănghàngđầu của
bộ máyquảnlý. Kế hoạchđúngđắn, sángtạo, cụ thể, kịp thời và được thực hiện
nghiêm túc, chủ động sẽ đưa lại những thành công trong giáo dục, đào tạo của
trường cao đẳng, đại học.
29
Bốn là, quản lý cơ sở vật chât, phương tiện kỹ thuật dạy học của nhà
trường. Trườngcaođẳng,đạihọc hiệnnay thườngcầntới cơ sở vật chất, phương
tiện kỹ thuậtdạyhọc rấtlớn, bao gồm giảng đường, thư viện, phòng thí nghiệm,
máy móc, thiếtbịkỹ thuật, hệ thốngmạng, máy tính, đồ dùng dạy học… Yếu tố
cơ sở vậtchất, phươngtiệnkỹ thuật thườngtác động rất mạnh mẽ tới kết quả đổi
mới nộidung, phươngphápdạyhọcvàtrở thành một thành phần không thể thiếu
củađảmbảo và kiểm soát chất lượng đào tạo. Vì vậy, chủ thể quản lý giáo dục
khôngthể xem nhẹ việc quản lý cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật của trường
cao đẳng, đại học.
Năm là, quản lí nội dung, phương thức và chất lượng hoạt đông kiểm
tra, đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo. Kiểm tra, đánh giá là chức năng của
quản lý giáo dục, nó cung cấp những thông tin cần thiết về diễn biến và chất
lượng của quá trình giáo dục, trên cơ sở đó giúp chủ thể quản lý có những
quyết định chính xác nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Vì vậy, quản lý nội
dung, phương thức và chất lượng kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo
trở thành nội dung thiết yếu của quản lý chất lượng đào tạo ở các trường cao
đẳng, đại học.
Sáu là, quản lý phẩm chất, năng lực của các chủ thể quản lý chất lượng giáo
dục, đào tạo. Trong bảo đảm và kiểm soát chất lượng đào tạo nhân tố con người giữ
vị trí rất quan trọng, đòi hỏi chủ thể quản lý phải có phẩm chất, năng lực phù hợp.
Nếu Ban giám hiệu Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn quan
tâm bố trí, sắp xếp cán bộ quản lý có đức, có tài, xây dựng cơ quan quản lý giáo dục
vững mạnh, thường xuyên bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, nhân viên quản lý giáo dục thì
sẽquản lý có kết quả chất lượng đào tạo của nhà trường.
Bảy là, quản lý việc tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục trong bảo đảm
và kiểm soát thường xuyên chất lượng hoạt động đào tạo. Đây là nội dung quản lý
chất lượng đào tạo của trường đại học hướng vào làm rõ việc phát huy sức mạnh
30
tổng hợp của giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục, cán bộ quản lý sinh viên trong
thực hiện mục tiêu, yêu cầu giáo dục.
Tám là, quản lí hoạt động tự học tập, rèn luyện và nghiên cứu khoa học
của giảng viên. Chất lượng đào tạo của trường cao đẳng, đại học tùy thuộc rất
lớn vào chất lượng của đội ngũ giảng viên. Vì vậy, quản lý tốt việc phấn đấu,
trưởng thành của giảng viên cũng có nghĩa là quản lý được nội dung quan trọng
thuộc về chất lượng đào tạo của nhà trường.
Chínlà, quản lí hoạt động tự học, tự nghiên cứu, rèn luyện của sinh viên.
Trongxu thế đổimới giáo dục, đào tạo hiện nay, tính tíchcực,chủđộngcủasinh
viên trong tự học tập, rèn luyên luôn là một chỉ báo khá chân thực về chất lượng
đào tạo của trườngcao đẳng, đại học. Vì vậy, đây là nội dung không được xem
nhẹ trongquản lý chất lượng đào tạo của Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật
và Du lịch Sài Gòn.
Tựuchung lại chínnộidung quản lý chất lượng đào tạo vừa nêu trên mặc
dù không bao gồm hết các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường
đại học, nhưng đã tập trung vào những yếu tố cốt lõi nhất cấu thành chất
lượng của quá trình đào tạo. Những nội dung quản lý này sẽ trở thành
những tiêu chí cho việc phân tích thực trạng quản lý chất lượng đào tạo ở
Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn.
1.3. Những nhân tố tác động đến quản lí chất lượng đào tạo của
trường cao đẳng, đại học
1.3.1. Tác động của mục đích đào tạo
Mục đích quá trình đào tạo của nhà trường là thống nhất các hoạt động
quản lí, giảng dạyvà phục vụ giảng dạytheo mục tiêu đào tạo đãđược xác định.
Tổ chức quá trình dạy học phải đảm bảo các nguyên tắc như; Tính khoa học
trong đào tạo; Tính thống nhất trong giáo dục chính trị và chuyên môn; Mối
quan hệ hiệu quả trong giảng dạy lý thuyết và thực hành; Kết hợp giữa lên lớp
31
của giáo viên với tự học của sinh viên; Không ngừng nâng cao trình độ, kiến
thức của độingũ giáo viên; Bảo đảm đày đủcơ sở vật chất, phương tiện dạy học
theo các nộidungđào tạo. Căncứvào nhiệmvụ đào tạo màmục tiêu, yêu cầuđào
tạo được xây dựng và hình thành. Đối tượng của mục tiêu yêu cầu đào tạo là
những sinh viên saukhi tốtnghiệp ra trườngphảiđạtđược nhữngchuẩnmực nhất
định về phẩmchấtchínhtrị, trìnhđộ chuyênmôn,thểlực và khả năng đảm đương
nhiệm vụ ở cương vị công tác được xác định.
Mục tiêu đào tạo: Sinh viên khi tốt nghiệp ra trường phải có những kiến
thức cần thiết về tay nghề vừa bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao, vừa có
thể tiếp tục bồidưỡngđểphát triển theo yêu cầu côngviệc. Đồngthời mỗi ngành
đào tạo lại có yêu cầu cụ thể riêng về mục tiêu đào tạo, đòi hỏi học viên tốt
nghiệp ra trường phải có kiến thức, năng lực giỏi về một ngành nhất.
1.3.2. Tác động của chương trinh đào tạo.
Chương trình đào tạo
Chương trình đào tạo của nhà trường là một trong các yếu tố quyết định
chấtlượng giáo dục và đào tạo. Chươngtrìnhđào tạo quy định bậc đào tạo cũng
như mặt bằng kiến thức đào tạo. Đối với đối tượng trung cấp, cao đẳng chương
trìnhđào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định. Nộidung, chươngtrình đào
tạo là yếu tố xác định khối lượng kiến thức cần thiết để truyền đạt tới người học
theo mục tiêu đãxây dựng. Cùngvới quỹ thời gian tương ứng, nội dung chương
trìnhkhóahọc baotrùmnộidungchươngtrìnhcủacác khốikiến thức vànội dung
chươngtrìnhcủatừngnăm học trongđócónộidungchươngtrìnhcụthểcủa từng
môn học… cùng với các yếu tố khác trong quá trình đào tạo.
1.3.3. Tác động của đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo
Xuất phát từ yêu cầu nâng cao chất lượng toàn diện, phải đảm bảo bồi
dưỡngphẩm chấtchínhtrị, trang bịnhững kiến thức cơ bản nhất, bồi dưỡng khả
năng tư duy sáng tạo và năng lực thực hành cho người học.
32
Các yếu tố trên mang tính chủ đạo trong toàn bộ quá trình đào tạo, nó
không những tác động trực tiếp đến chất lượng đào tạo mà còn bao hàm trong
đó cả yêu cầu chất lượng đào tạo phải có, đồng thời nó còn chi phối các yếu
tố khác.
Vai trò củagiáo viên hết sức quantrọngtrong truyền thụ các kiến thức và
tạo ảnh hưởng tíchcực tớingườihọc góp phầnnâng cao chất lượng đào tạo. Vai
trò ấy là sự phản ánh khả năng cần có của người giáo viên. Khả năng của giáo
viên được biểu hiện trên hai lĩnh vực là: trình độ kiến thức và khả năng sư phạm.
Nhận thức là một quá trình và thưòng gắn với mục đích nhất định nên
nhận thức củaconngười là một hoạtđộngmà đặc trưng của nó là phản ánh hiện
thực khách quan. Hoạt độnghọc tập là mộtdạng hoạt động tâm lý được tổ chức
một cáchđộcđáo của người học, nhằm mục đích chuẩn bị cho người học phát
triển toàn diện, sángtạo, có trìnhđộ chuyên môn cao. Đối tượng của hoạt động
học tập là hướng vào làm thay đổi chính chủ thể hoạt động. Là dạng hoạt động
không chỉ nhằm tiếp thu những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mà còn hướng vào việc
tiếp thu những tri thức củabản thân hoạt độngđó. Nghĩalà thông qua hoạt động
học tập, người học lĩnh hội được những phương pháp, cách thức, những kinh
nghiệm học tập mang lại hiệu quả cao. Hoạtđộnghọc tập diễn ra trong điều kiện
có kế hoạchchặtchẽ vì nó phụthuộc vào mục tiêu, kế hoạch, loại hình đào tạo,
nội dung, chương trình…
Khả năng nhận thức là khả năng tiếp thu, tiếp nhận và pháttriển nhữngkiến
thức được đúc rút và hệ thống trong sách, từ người truyền thụ và trong thực tế
côngtác. Quátrìnhđàotạocó chấtlượngcao chỉ khingườihọc có nhậnthức cao.
Quá trình đào tạo là quá trình tổ chức, điều khiển trong đó người dạy là
người thiết kế quytrình dạyhọc, góp phầnthi công, còn người học vừa thi công
vừa thiết kế quy trình tự học nhằm thực hiện tối ưu mục đích và nhiệm vụ học.
33
Hình thức tổ chức đào tạo là hình thức tác động qua lại giữa hoạt động
dạy và hoạt động học, giữa người dạy và người học, giữa người học với nhau,
trongđó mục đích,nộidung, phương pháp, phương tiện dạy học vận dụng theo
phương án tối ưu.
1.3.4. Tác động của môi trường sư phạm trong nhà trường
Môi trường sư phạm trong nhà trường là nhân tố rất quan trọng, có ảnh
hướng trực tiếp đếnchất lượng đạo tạo và sựphát triển nhân cáchcủangười học.
Nó được cấuthành bởicác mốiquan hệ giáo dục, trước hết là quan hệ giảng viên
– sinh viên, quan hệ đồng nghiệp của giảng viên, quan hệ sinh viên – sinh viên
và các hoạt động chung, các phong trào thi đua trong dạy và học … của toàn
trường. Những quan hệ và hoạtđộngnày có vai trò khôngnhỏ trong bảo đảm và
nâng cao chất lượng đào tạo.
Các chủthể quảnlý giáo dục ở trường cao đẳng, đạihọc có thể thông qua
các mốiquan hệ giáo dục và hoạtđộngchung trongmôi trường sư phạm để nắm
thông tin về chất lượng đào tạo, đồng thời tác động để thúc đẩy việc nâng cao
chấtlượng dạy và học. Mặt khác, tìnhđoànkết, nhân ái trongcác tập thể, tính kỷ
luật, trìnhđộ trật tự, kỷ cương chung của môi trường sư phạm lành mạnh còn là
điều kiện thuận lợi để các quyếtđịnh của người quản lý về bảo đảm và nâng cao
chấtlượng đào tạo dễ được tiếp nhận và triệt để thi hành bới những người thuộc
quyền. Tất cảnhững điều đó đãnói lên rằng, môi trườngsư phạm thực sự là một
trong những nhân tố quan trọng tác động đến quản lý chất lượng đào tạo của
trường cao đẳng, đại học.
Như vậy, những nhân tố nêu trên có ảnh hưởng, tác động trực tiếp
đến hiệu quả đào tạo nói chung và quản lý chất lượng đào tạo ở nhà trường
nói riêng. Nhận thức được các nhân tố tác động có ý nghĩa rất quan trọng
giúp cho các chủ thể quản lý của nhà trường, cán bộ quản lý, đội ngũ giáo
viên nhìn nhận, xem xét đánh giá những thuận lợi, khó khăn. Từ đó có biện
34
pháp sát đúng chỉ đạo hoạt động đào tạo và quản lý chất lượng đào tạo có
hiệu quả cao.
*
* *
Quản lý chất lượng đào tạo thực chất là bảo đảm các điều kiện thực
hiện và kiểm soát chất lượng của các yếu tố cấu thành quá trình đào tạo nhằm
làm cho sản phẩm đào tạo đạt tới được mục tiêu đào tạo đã đề ra. Nội dung
quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Cao đẳng văn hóa Nghệ thuật và Du lịch
Sài Gòn được xác lập dựa trên sự vận dung những mô hình quản lý chất lượng
đào tạo hiện hành trên thế giới và trong nước cho phù hợp với điều kiện hoàn
cảnh của Nhà trường.
Những kết quả khảo sát theo các nội dung quản lý chất lượng đào tạo
tại Trường Cao đẳng văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn đã cho thấy, Nhà
trường đã có nhiều thành công trong bảo đảm và kiểm soát chất lượng đào tạo
nhằm đáp ứng đòi hỏi của thị trường lao động, nhưng cũng còn không ít
những hạn chế, bất cập về công cụ quản lý, thực hiện các chức năng quản lý,
các điều kiện bảo đảm cho quản lý... Điều đó đòi hỏi sự quan tâm nhiều hơn
nữa của các chủ thể quản lý ở Trường Cao đẳng văn hóa Nghệ thuật và Du
lịch Sài Gòn tới vấn đề quản lý chất lượng đào tạo trong thời gian
35
Chương 2
ĐẶC ĐIỂM VÀ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT
VÀ DU LỊCH SÀI GÒN
2.1. Đặc điểm tình hình tổ chức và hoạt động của Trường Cao đẳng
Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn
2.1.1. Đặc điểm về tổ chức, nhiệm vụ của Nhà trường.
Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn là một
trường đặc thù chuyên đào tạo về các lĩnh vực như: Kinh tế, Văn hóa, Nghệ
thuật và Du lịch. Được thành lập theo quyết định số: 5845/ QĐ-BGDĐT do
Bộ Giáo dục và Đào tạo ký.
Nhiệm vụ của Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài
Gòn là:
- Đào tạo nhân lực có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có kiến thức và
năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khỏe,
có năng lực thích ứng với việc làm trong xã hội, tự tạo việc làm cho mình và
cho những người khác, có khả năng hợp tác bình đẳng trong quan hệ quốc tế,
đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
- Tiến hành nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, kết hợp đào
tạo nghiên cứu khoa học và sản xuất, dịch vụ khoa học và công nghệ theo quy
định của Luật Khoa học và Công nghệ, Luật Giáo dục và các quy định khác
của pháp luật dựa trên đặc điểm là một trường đào tạo về văn hóa, nghệ thuật.
Hiện nay, tổ chức bộ máycủanhàtrườngbao gồm:HộiđồngQuảntrị, Ban
giám hiệu, các Đoàn thể và 8 phòng ban, 6 khoa, 4 trung tâm chức năng.
2.1.2 Đặc điểm về điều kiện bảo đảm cho hoạt động đào tạo.
Điều kiện đất đai và cơ sở vật chất của nhà trường gồm có: Tổng diện
tích quỹ đất của trường hiện có là 7,2 ha. Trong đó diện tích ở nội thành là
1,1ha và diện tích ở ngoại thành là 6,1 ha. Khu đất nằm ở ngoại thành là khu
36
Đô thị Tây Bắc, huyện Củ Chi, Tp. Hồ Chí Minh. Ủy ban nhân dân Thành
phố Hồ Chí Minh đã có văn bản đồng ý giao cho trường khu đất này.
Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch có nhiều cơ sở khác
nhau, bố trí khá phân tán, gây trở ngại cho quản lý nhà trường nói chung,
quản lý chất lượng đào tạo nói riêng. Cụ thể: Trụ sở của Trường hiện nay đặt
tại 83/1 Phan Huy Ích, phường 12, Quận Gò Vấp, Tp.HCM. Cơ sở 2 của nhà
trường là Khu I-2 Khu đô thị Tây Bắc, Củ Chi, Tp.HCM. Khu đất này sẽ là cơ
sở chính của trường sau khi đã xây dựng xong một số hạng mục ở cơ sở 3. Cơ
sở 3 của trường nằm cạnh trụ sở 83/1 Phan Huy Ích, phường 12, Quận Gò
Vấp, Tp.HCM có địa chỉ 73/479A Phan Huy Ích, P.12, Q.Gò Vấp, TP.HCM
cơ sở này rộng 3.097 m2 sẽ xây dựng ở giai đoạn 1. Trường còn sở hữu một
số cơ sở như: khu tập thể của cán bộ nhân viên (ở quận 12); cơ sở thực hành
cho các loại hình dịch vụ du lịch (ở Tân Bình, quận 7, ở Nhà Bè). Tổng diện
tích xây dựng trường hiện nay là 78.349m2 (có bảng phụ lục đính kèm)
Để phục vụ cho nhu cầu học tập của sinh viên học sinh, nhà trường đã
tiến hành xây dựng các phòng thực hành với đầy đủ các trang thiết bị hiện đại
và có chất lượng cho từng khoa:
 Khoa Du lịch: trường đã xây dựng một hệ thống mô hình phòng khách
sạnvới tiêu chuẩn 4 sao có đầyđủcác tiện nghi như: buồng (6 phòng), quầy bar
(2 quầy), bếp (1 phòng) với diện tích hơn 1.000m2; Hiện nay trường đang tiếp
tục làm các phòng thực hành phục vụ du lịch nghỉ dưỡng và du lịch – resort.
 Khoa Nghệ thuật: được trang bị các phòng thực hành đàn (3 phòng),
phòng vẽ (2 phòng), phòng cắt may (2 phòng), sân khấu biểu diễn (3 phòng + 1 hội
trường), phòng máy may (2 phòng): Tổng cộng 13 phòng với diện tích 700m2.
 Khoa Kinh tế: bao gồm các phòng thực hành phục vụ cho các chuyên
ngành Quản trị kinh doanh, Tài chính ngân hàng, Kế toán, Phát hành xuất bản
ấn phẩm: bao gồm 6 phòng với diện tích 300m2.
37
 Khoa Ngoại ngữ: trường đã trang bị đầy đủ các phòng lab, phòng
chiếu cho sinh viên, thêm vào đó là phòng thực hành tiếng Hàn với đầy đủ
sách học và tư liệu được tài trợ bởi Tổ chức của Hàn Quốc: bao gồm 2 phòng
với diện tích 180m2.
 Trường còn có một số cơ sở ở Nhà Bè, Tân Bình và ở quận 7 là
những cơ sở thực hành cho du lịch nghĩ dưỡng, du lịch nhà hàng khách
sạn…cũng thuộc quyền sở hữu của nhà trường.
Ngoài ra trường còn có các quan hệ với các doanh nghiệp ngoài trường
để hỗ trợ sinh viên có nơi kiến tập và thực tập tốt nghiệp trong thời gian học
tập tại trường
Nhà trường đã trang bị đầy đủ các phòng học và các trang thiết bị dạy
học đáp ứng cho nhu cầu học tập của 15.000 sinh viên. Thư viện của Nhà
trường được xây dựng khá hoàn chỉnh, có lượng tư liệu, sách giáo khoa và tài
liệu tham khảo cho sinh viên phong phú. Trong thư viện nhà trường đã có
11.418 đầu sách phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu và đọc sách của học
sinh, sinh viên
2.1.3 Đặc điểm về sự đa dạng ngành nghề đào tạo.
Một là: Đào tạo trung cấp chuyên nghiệp: Nhà trường đào tạo 14 ngành
trung cấp chuyên nghiệp. Đó là các ngành đã được Bộ GD&ĐT có quyết định
mở ngành: Thanh nhạc; Diễn viên; Thiết kế đồ họa; Thiết kế thời trang; Phát
hành xuất bản ấn phẩm; Thư ký văn phòng; Lữ hành – Hướng dẫn viên; Quản
lý khách sạn nhà hàng; Quản lý văn hóa; Mạng máy tính; Hạch toán – Kế
toán; Tài chính ngân hàng; Tài chính doanh nghiệp; Quản trị doanh nghiệp –
sản xuất.
Hai là: Đào tạo Cao đẳng: Nhà trường đào tạo 17 ngành hệ Cao đẳng.
Đó là các ngành đã được Bộ GD&ĐT có quyết định mở ngành: Thanh nhạc;
Diễn viên kịch – điện ảnh; Thiết kế đồ họa; Thiết kế thời trang; Kinh doanh
38
xuất bản phẩm; Thư ký văn phòng; Việt Nam học; Quản trị Khách sạn; Quản
trị dịch vụ du lịch và lữ hành; Tiếng Nhật; Tiếng Hàn Quốc; Tiếng Trung
Quốc; Tiếng Anh; Tin học ứng dụng; Quản trị kinh doanh; Kế toán; Tài chính
- Ngân hàng.
2.1.4. Đặc điểm về đội ngũ giáo viên, giảng viên của nhà trường.
Trong những năm qua, để cố gắng trở thành một trong những trường
phát triển toàn diện, nhà trường đã có một chiến lược phát triển đội ngũ quản
lý và đội ngũ giảng viên. Đến nay, nhà trường có một đội ngũ đủ về số lượng,
đạt về chất lượng. Đến hết tháng 31/12/2012, quy mô đội ngũ cán bộ công
nhân viên và giáo viên, giảng viên nhà trường: 696 người, bao gồm: giảng
viên trực tiếp tham gia giảng dạy 561 người (chiếm 80,6%); cán bộ phục phụ
chuyên môn: 54 người (chiếm 7,7%); cán bộ phục vụ hành chính: 81 người
(chiếm 11,7%).
Giảng viên có trình độ sau đại học: 293 người (chiếm 52.22%) tổng số
giảng viên), trong đó: 53GV từ trình độ Tiến sĩ trở lên, 240 thạc sĩ.
Giáo viên cơ hữu 354 (chiếm 63.10% tổng số giáo viên), trình độ sau
đại học: 171 người (chiếm 48,3% giảng viên cơ hữu) gồm: 43GV từ trình độ
Tiến sĩ trở lên, 128 thạc sĩ.
Giảng viên thỉnh giảng: 207 người (chiếm 36,9%), trong đó: 10GV từ
trình độ Tiến sĩ trở lên, 112 thạc sĩ, 85 cử nhân chủ yếu công tác tại các
trường đại học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh; các giảng viên thỉnh
giảng đều đáp ứng tiêu chuẩn của Luật Giáo dục: có trình độ, kiến thức
chuyên môn, có uy tín nghề nghiệp, được đào tạo nghiệp vụ sư phạm.
2.2. Thực trạng, nguyên nhân trong quản lí chất lượng đào tạo ở
Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn hiện nay
Nhằm đánh giá thực trạng quản lý chất lượng đào tạo tại trường Cao
đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn tìm rõ nguyên nhân những mặt
39
mạnh, yếu trong quản lí chất lượng của nhà trường, từ đó để xuất với Đảng
ủy, Ban giám hiệu nhà trường có những chủ trương biện pháp sát đúng góp
phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của nhà trường
Chúngtôitiến hành điềutra ý kiến củacánbộ quảnlý, giáo viên về các nội
dung quản lí chất lượng đào tạo ở trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du
lịch Sài Gòn với số lượng 200 phiếu hỏi, kết quả thu được như sau:
Nội dung
Tốt Khá
Trung
bình
Yếu
Số
Lượng
%
Số
Lượng
%
Số
Lượng
%
Số
Lượng
%
1. Quản lí hệ thống văn
bản, quy chế, quy định
liên quan đến giáo dục,
đào tạo
92 46 70 35 38 19
2. Quản lí thực hiện mục
tiêu, nội dung, chương
trình đào tạo
82 41 66 33 32 16
3. Quản lí thực hiện kế
hoạchhóagiáo dục, đàotạo 108 54 50 25 22 11
4. Thực trạng về quản lí
các điều kiện, cơ sở vật
chất bảo đảm cho hoạt
động giáo dục, đào tạo của
nhà trường
112 56 68 34 20 10
5.Quản lí công tác kiểm
tra, đánh giá kết quả hoạt
động giáo dục, đào tạo
92 48 66 33 38 19
6. Năng lực quản lý của các
chủ thể trong quản lý chất
lượng giáo dục, đào tạo
136 68 44 22 20 10
7. Việc phối hợp giữa các
40
Nội dung
Tốt Khá
Trung
bình
Yếu
Số
Lượng
%
Số
Lượng
%
Số
Lượng
%
Số
Lượng
%
lực lượng (cơ quan, khoa
giáo viên) trong việc quản lý
chất lượng đào tạo được
phát huy
150 75 26 13 24 12
8.Quảnlí hoạtđộngtự học,
tự nghiên cứu, rèn luyện
của giáo viên
124 62 44 22 34 17
9.Quảnlí hoạtđộngtự học,
tự nghiên cứu, rèn luyện
của sinh viên
122 61 42 21 36 18
Dựa trên kết quả điều tra và thực tiễn quảnlí chấtlượng đào tạo tại trường
Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn chúng tôi nhận thấy:
2.2.1.Những ưu điểm cơ bản trong quản lý chất lượng đào tạo.
* Trong quản lí hệ thống văn bản, quychế, quyđịnh liên quan đến giáo
dục, đào tạo:
Hệ thống các văn bản, quy chế, quy định về quản lý giáo dục nói
chung, quản lý chất lượng đào tạo của nhà trường nói riêng được nhà trường
hết sức coi trọng. Qua khảo sát cho thấy, hiện nay toàn trường đang duy trì
quản lý hoạt động GD – ĐT trên một số loại văn bản, như: Quy chế GD - ĐT;
quy chế hoạt động nghiên cứu khoa học, thông tin khoa học; quy định tự
học...Cácloạivăn bản, quy chế, quy định trên được xây dựng trên cơ sở hướng
dẫn của cơ quan chức năng cấp trên và thực tế hoạt động GD – ĐT của nhà
trường, bước đầu đã phát huy được hiệu quả nhất định.
Khi chúng tôi điều tra, khảo sát đánh giá hệ thống văn bản, quy chế,
quy định liên quan đến đào tạo, cho thấy có 46,00% cán bộ quản lý cho rằng
là đầy đủ và phù hợp ( mức tốt), có 35,00% ( mức khá) cho rằng chưa đầy đủ
41
và phù hợp và có 19,0% ( mức trung bình) cho rằng còn thiếu và bất cập.
Cũng nội dung này thì có 41,00% (mức tốt) ý kiến của giáo viên cho rằng là
đầy đủ và phù hợp, có 33,00% ( mức khá) cho rằng chưa đầy đủ và phù hợp
và 26,00% (mức trung bình) cho rằng còn thiếu và bất cập. Vấn đề này được
phản ánh khi chúng tôi thực hiện trao đổi với cán bộ, giáo viên các khoa có
đào tạo sinh viên chuyên ngành. Hầu hết các ý kiến đều cho thấy việc nghiên
cứu, bổ sung, phát triển và hoàn thiện các văn bản, quy chế, quy định làm cơ
sở cho chỉ đạo nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường là rất cần thiết.
* Trong quản líthực hiện mụctiêu, nội dung, chương trình của Nhà trường:
Thời gian qua, Nhà trường đã dành nhiều công sức cho việc hoàn thiện
mục tiêu đào tạo của tất cả các ngành đào tạo, cấp đào tạo. Đồng thời căn cứ
vào khung chương trình đào tạo được Nhà nước quy đinh, Nhà trường đã tổ
chức tốt việc xây dựng chương trình đào tạo cho từng ngành theo hướng cơ
bản, thiết thực và hiện đại, do đó đã được người học và người sử dụng lao
động từ số sinh viên của Nhà trường tốt nghiệp hoan nghênh. Thực tế, qua
điều tra, số người đánh giá về quản lý mục tiêu, nội dung, chương trình của
Trương Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn ở mức tốt có 41%,
ở mức khá có 33% số người được hỏi. Điều đó nói lên sự cố gắng lớn cua
Nhà trường trong quản lý chất lượng đào tạo ở một trường cao đẳng có nhiều
ngành học, với nhiều loại hình đào tạo khác nhau.
* Trong quản lý thực hiện kế hoạch hóa giáo dục, đào tạo:
Kế hoạch hoá trong GD - ĐT được nhà trường rất quan tâm, đã xây
dựng các kế hoạch dài hạn, ngắn hạn, giai đoạn, từ cấp nhà trường đến các
cấp quản lý. Cụ thể, như: Kế hoạch đào tạo; chương trình môn học, kế hoạch
đầu bài; lịch giảng dạy; kế hoạch kiểm tra giảng dạy, thanh tra giảng dạy; kế
hoạch thực tập cuối khóa...“Công tác tham mưu, tổ chức quản lý, thực hiện kế
hoạch đào tạo và hiệp đồng giảng dạy chặt chẽ, đảm bảo đúng tiến trình, sát
với tình hình thực tế, chất lượng ngày càng được nâng lên”
42
Tính kế hoạch về quản lý đào tạo ở trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ
thuật và Du lịch Sài Gòn được thể hiện cụ thể trong lịch huấn luyện chính
khoá, ngoại khoá; kế hoạch tự học; kế hoạch tuần; kế hoạch môn học. Việc
triển khai thực hiện kế hoạch cũng được tiến hành khá nề nếp và khoa học.
Các tập thể và cá nhân thường xuyên thực hiện kế hoạch cơ bản chủ động,
nghiêm túc và đạt được các yêu cầu đề ra. Nhất là, việc điều chỉnh, bổ sung
kế hoạch đã diễn ra nhiều do có những nhiệm vụ đột xuất, song các lực lượng
đã chủ động, linh hoạt giải quyết những tình huống cụ thể và đạt được yêu
cầu thực tiễn đặt ra. Kết quả khảo sát cho thấy, đa số cán bộ quản lý, giảng
viên và sinh viên đều khẳng định việc kế hoạch hóa giáo dục, đào tạo thực
hiện ở mức tốt là 54, 00%, mức khá 25, 00%, mức trung bình là 11,0%.
* Trong quản lý các điều kiện, cơ sở vật chất bảo đảm cho hoạt động
giáo dục, đào tạo:
Cơ sở vật chất, thiết bịdạy học là một trong những nhân tố góp phần quyết định
đến chất lượng, hiệu quả đào tạo của nhà trường. Nhận thức sâu sắc vấn đề này nhà
trường đã tổ chức xây dựng kế hoạch quản lý cơ sở vật chất, thiết bịdạy học chặt chẽ,
xác định mục tiêu, nguyên tắc và nhiệm vụ quản lý. Chính vì vậy, đã phát huy được
hiệu lực các chế độ quy định của quân độivề quản lý, xây dựng, mua sắm, trang bị, sử
dụng, sửachữa và bảo quảnmột cáchphùhợp.
Những năm qua, Nhà trường đã rất cố gắng đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho
GD – ĐT nóichung. Nhà trường đã xây dựng, mua sắm, trang bị, sử dụng, tu sửa, bảo
quản cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật dạy học. Theo khảo sát, điều tra cho thấy việc
bảo đảm cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật cho hoạt động đào tạo, thì có 44,00% ý
kiến của cán bộ quản lý, giảng viên và học viên sư phạm cho là ở mức tốt, 35,00% ở
mức khá và19,00% ở mức trung bình.
* Trong quảnlíhoạtđộngkiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo:
Đây là một trong những khâu quan trọng, là chức năng cơ bản của công
tác quản lí. Côngtác kiểm tra, đánh giá chất lượng đào tạo được nhà trường, các
43
cơ quan chức năng, khoa giáo viên và đơn vị quản lý sinh viên tiến hành thường
xuyên và nhìn chungđảm bảo tốt. Thôngquacông tác kiểm tra đã giúp cho chủ
thể quản lý đánh giá kết quảhoạt độngđào tạo củanhà trường đạt được mức độ
nào, người học gặp những khó khăn vướng mắc gì để từ đó có biệnpháp quản lý
tốt hơn trong thời gian tiếp theo.
Hiện nay, việc trao đổi thông tin về kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt
động đào tạo giữa Phòng Đào tạo, khoa giáo viên, đơn vị quản lý sinh viên
của nhà trường là tương đối tốt. Theo điều tra xã hội học cho thấy công tác
kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động đào tạo của nhà trường nhìn chung luôn
bảo đảm tốt các khâu của quy trình đánh giá và kết quả đánh giá phần nào đó
đã phản ánh được thực tế chất lượng đào tạo, công tác kiểm tra, đánh giá kết
quả đào tạo đã đánh giá cơ bản sát, đúng năng lực đào tạo của nhà trường.
tổng hợp ý kiến cho thấy, số cán bộ, giáo viên cho rằng đánh giá kết quả đào
tạo mức tốt là 48,00%, có 33,00% mức khá và 19,00% mức trung bình.
* Trong nâng cao phẩm chất, năng lực của các chủ thể quản lý giáo
dục, đào tạo:
Năng lực quản lý của các chủ thể trong quản lý chất lượng giáo dục, đào tạo
của nhà trường là yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng quản lý
và chất lượng đào tạo. Qua khảo sát cho thấy có tới 68% cán bộ quản lý, giáo viên
cho rằng năng lực của các chủ thể quản lý đạt mức tốt và 22% ý kiến cho rằng – đạt
mức khá. Như vậy, năng lực quản lí của các chủ thể quản lí ở nhà trường đã được
bồi dưỡng thường xuyên và luôn được đánh giá sát đúng với đặc điểm, nhiệm vụ,
mục tiêu yêu cẩu của chuẩn hóa độingũ cán bộ quản lí của nhà trường hiện nay.
* Trong việc phối hợp các lực lượng giáo dục để bảo đảm và kiểm soát chất
lượng đào tạo:
Các khoa chuyên ngành đã chủ động trong việc xây dựng kế hoạch, chương
trình, xác định nội dung hướng tới nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.
Việc xác định thời gian, thời điểm cho lựa chọn chủ đề, chuẩn bị giáo án cũng như
Luận văn: Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Văn hóa Nghệ thuật
Luận văn: Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Văn hóa Nghệ thuật
Luận văn: Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Văn hóa Nghệ thuật
Luận văn: Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Văn hóa Nghệ thuật
Luận văn: Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Văn hóa Nghệ thuật
Luận văn: Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Văn hóa Nghệ thuật
Luận văn: Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Văn hóa Nghệ thuật
Luận văn: Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Văn hóa Nghệ thuật
Luận văn: Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Văn hóa Nghệ thuật
Luận văn: Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Văn hóa Nghệ thuật
Luận văn: Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Văn hóa Nghệ thuật
Luận văn: Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Văn hóa Nghệ thuật
Luận văn: Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Văn hóa Nghệ thuật
Luận văn: Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Văn hóa Nghệ thuật
Luận văn: Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Văn hóa Nghệ thuật
Luận văn: Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Văn hóa Nghệ thuật
Luận văn: Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Văn hóa Nghệ thuật
Luận văn: Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Văn hóa Nghệ thuật
Luận văn: Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Văn hóa Nghệ thuật
Luận văn: Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Văn hóa Nghệ thuật
Luận văn: Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Văn hóa Nghệ thuật
Luận văn: Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Văn hóa Nghệ thuật
Luận văn: Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Văn hóa Nghệ thuật
Luận văn: Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Văn hóa Nghệ thuật
Luận văn: Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Văn hóa Nghệ thuật
Luận văn: Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Văn hóa Nghệ thuật
Luận văn: Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Văn hóa Nghệ thuật
Luận văn: Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Văn hóa Nghệ thuật
Luận văn: Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Văn hóa Nghệ thuật
Luận văn: Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Văn hóa Nghệ thuật
Luận văn: Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Văn hóa Nghệ thuật
Luận văn: Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Văn hóa Nghệ thuật
Luận văn: Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Văn hóa Nghệ thuật
Luận văn: Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Văn hóa Nghệ thuật
Luận văn: Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Văn hóa Nghệ thuật
Luận văn: Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Văn hóa Nghệ thuật
Luận văn: Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Văn hóa Nghệ thuật
Luận văn: Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Văn hóa Nghệ thuật
Luận văn: Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Văn hóa Nghệ thuật
Luận văn: Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Văn hóa Nghệ thuật
Luận văn: Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Văn hóa Nghệ thuật
Luận văn: Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Văn hóa Nghệ thuật
Luận văn: Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Văn hóa Nghệ thuật
Luận văn: Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Văn hóa Nghệ thuật
Luận văn: Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Văn hóa Nghệ thuật
Luận văn: Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Văn hóa Nghệ thuật
Luận văn: Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Văn hóa Nghệ thuật
Luận văn: Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Văn hóa Nghệ thuật
Luận văn: Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Văn hóa Nghệ thuật
Luận văn: Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Văn hóa Nghệ thuật

More Related Content

What's hot

Luận văn: Sự hài lòng của khách hàng với dịch vụ của siêu thị, 9đ
Luận văn: Sự hài lòng của khách hàng với dịch vụ của siêu thị, 9đLuận văn: Sự hài lòng của khách hàng với dịch vụ của siêu thị, 9đ
Luận văn: Sự hài lòng của khách hàng với dịch vụ của siêu thị, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Sinh Viên Đối Với Chất Lượng Đào Tạo
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Sinh Viên Đối Với Chất Lượng Đào TạoLuận Văn Sự Hài Lòng Của Sinh Viên Đối Với Chất Lượng Đào Tạo
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Sinh Viên Đối Với Chất Lượng Đào Tạo
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sỹ giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Luận văn thạc sỹ giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lựcLuận văn thạc sỹ giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Luận văn thạc sỹ giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Luan van Viet
 
Luận văn: Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bộ phận nhà hàng tại K...
Luận văn: Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bộ phận nhà hàng tại K...Luận văn: Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bộ phận nhà hàng tại K...
Luận văn: Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bộ phận nhà hàng tại K...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC Chương 2: PHÂN TÍCH THIẾT  KẾ CÔNG VIỆC. TS BÙI Q...
QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC Chương 2: PHÂN TÍCH THIẾT    KẾ CÔNG VIỆC.   TS BÙI Q...QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC Chương 2: PHÂN TÍCH THIẾT    KẾ CÔNG VIỆC.   TS BÙI Q...
QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC Chương 2: PHÂN TÍCH THIẾT  KẾ CÔNG VIỆC. TS BÙI Q...
Minh Chanh
 
Mô hình sự hài lòng của khách hàng (Sưu tầm)
Mô hình sự hài lòng của khách hàng (Sưu tầm)Mô hình sự hài lòng của khách hàng (Sưu tầm)
Mô hình sự hài lòng của khách hàng (Sưu tầm)
Đàm Thế Ngọc
 
Luận văn: Đánh giá chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại Ngân hàng
Luận văn: Đánh giá chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại Ngân hàngLuận văn: Đánh giá chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại Ngân hàng
Luận văn: Đánh giá chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại Ngân hàng
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học cơ sở thuộc thành phố Cà Mau, t...
Quản lý hoạt động dạy học ở  trường trung học cơ sở thuộc thành phố Cà Mau, t...Quản lý hoạt động dạy học ở  trường trung học cơ sở thuộc thành phố Cà Mau, t...
Quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học cơ sở thuộc thành phố Cà Mau, t...
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Luận văn: Đào tạo bồi dưỡng công chức cấp xã TP Rạch Giá, HOT
Luận văn: Đào tạo bồi dưỡng công chức cấp xã TP Rạch Giá, HOTLuận văn: Đào tạo bồi dưỡng công chức cấp xã TP Rạch Giá, HOT
Luận văn: Đào tạo bồi dưỡng công chức cấp xã TP Rạch Giá, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Sự hài lòng của khách hàng với dịch vụ của Viện Khoa học
Đề tài: Sự hài lòng của khách hàng với dịch vụ của Viện Khoa họcĐề tài: Sự hài lòng của khách hàng với dịch vụ của Viện Khoa học
Đề tài: Sự hài lòng của khách hàng với dịch vụ của Viện Khoa học
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên trong các trường trung họ...
Biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên trong các trường trung họ...Biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên trong các trường trung họ...
Biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên trong các trường trung họ...
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Quản lý quá trình dạy học.
Quản lý quá trình dạy học.Quản lý quá trình dạy học.
Quản lý quá trình dạy học.
Kiệt Huỳnh
 
Luận văn: Đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ thư viện, HAY
Luận văn: Đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ thư viện, HAYLuận văn: Đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ thư viện, HAY
Luận văn: Đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ thư viện, HAY
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Đo lường sự hài lòng về chất lượng dịch vụ đào tạo của sinh viên
Luận văn: Đo lường sự hài lòng về chất lượng dịch vụ đào tạo của sinh viênLuận văn: Đo lường sự hài lòng về chất lượng dịch vụ đào tạo của sinh viên
Luận văn: Đo lường sự hài lòng về chất lượng dịch vụ đào tạo của sinh viên
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Luận văn: Quản lý cơ sở vật chất ở Trường ĐH Tiền Giang, HOT
Luận văn: Quản lý cơ sở vật chất ở Trường ĐH Tiền Giang, HOTLuận văn: Quản lý cơ sở vật chất ở Trường ĐH Tiền Giang, HOT
Luận văn: Quản lý cơ sở vật chất ở Trường ĐH Tiền Giang, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Thực Trạng Và Giải Phấp Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Cổ Phầ...
Thực Trạng Và Giải Phấp Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Cổ Phầ...Thực Trạng Và Giải Phấp Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Cổ Phầ...
Thực Trạng Và Giải Phấp Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Cổ Phầ...
PinkHandmade
 
Đề tài giải pháp nâng cao mức độ hài lòng, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài giải pháp nâng cao mức độ hài lòng, HAY, ĐIỂM 8Đề tài giải pháp nâng cao mức độ hài lòng, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài giải pháp nâng cao mức độ hài lòng, HAY, ĐIỂM 8
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thực trạng và giải pháp góp phần hoàn thiện hoạt động quản trị nguồn nhân lực...
Thực trạng và giải pháp góp phần hoàn thiện hoạt động quản trị nguồn nhân lực...Thực trạng và giải pháp góp phần hoàn thiện hoạt động quản trị nguồn nhân lực...
Thực trạng và giải pháp góp phần hoàn thiện hoạt động quản trị nguồn nhân lực...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Đề tài: Sự hài lòng của sinh viên kế toán về chất lượng đào tạo
Đề tài: Sự hài lòng của sinh viên kế toán về chất lượng đào tạoĐề tài: Sự hài lòng của sinh viên kế toán về chất lượng đào tạo
Đề tài: Sự hài lòng của sinh viên kế toán về chất lượng đào tạo
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quản lý hoạt động học tập của sinh viên trường đại học
Luận văn: Quản lý hoạt động học tập của sinh viên trường đại họcLuận văn: Quản lý hoạt động học tập của sinh viên trường đại học
Luận văn: Quản lý hoạt động học tập của sinh viên trường đại học
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 

What's hot (20)

Luận văn: Sự hài lòng của khách hàng với dịch vụ của siêu thị, 9đ
Luận văn: Sự hài lòng của khách hàng với dịch vụ của siêu thị, 9đLuận văn: Sự hài lòng của khách hàng với dịch vụ của siêu thị, 9đ
Luận văn: Sự hài lòng của khách hàng với dịch vụ của siêu thị, 9đ
 
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Sinh Viên Đối Với Chất Lượng Đào Tạo
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Sinh Viên Đối Với Chất Lượng Đào TạoLuận Văn Sự Hài Lòng Của Sinh Viên Đối Với Chất Lượng Đào Tạo
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Sinh Viên Đối Với Chất Lượng Đào Tạo
 
Luận văn thạc sỹ giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Luận văn thạc sỹ giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lựcLuận văn thạc sỹ giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Luận văn thạc sỹ giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
 
Luận văn: Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bộ phận nhà hàng tại K...
Luận văn: Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bộ phận nhà hàng tại K...Luận văn: Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bộ phận nhà hàng tại K...
Luận văn: Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bộ phận nhà hàng tại K...
 
QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC Chương 2: PHÂN TÍCH THIẾT  KẾ CÔNG VIỆC. TS BÙI Q...
QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC Chương 2: PHÂN TÍCH THIẾT    KẾ CÔNG VIỆC.   TS BÙI Q...QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC Chương 2: PHÂN TÍCH THIẾT    KẾ CÔNG VIỆC.   TS BÙI Q...
QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC Chương 2: PHÂN TÍCH THIẾT  KẾ CÔNG VIỆC. TS BÙI Q...
 
Mô hình sự hài lòng của khách hàng (Sưu tầm)
Mô hình sự hài lòng của khách hàng (Sưu tầm)Mô hình sự hài lòng của khách hàng (Sưu tầm)
Mô hình sự hài lòng của khách hàng (Sưu tầm)
 
Luận văn: Đánh giá chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại Ngân hàng
Luận văn: Đánh giá chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại Ngân hàngLuận văn: Đánh giá chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại Ngân hàng
Luận văn: Đánh giá chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại Ngân hàng
 
Quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học cơ sở thuộc thành phố Cà Mau, t...
Quản lý hoạt động dạy học ở  trường trung học cơ sở thuộc thành phố Cà Mau, t...Quản lý hoạt động dạy học ở  trường trung học cơ sở thuộc thành phố Cà Mau, t...
Quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học cơ sở thuộc thành phố Cà Mau, t...
 
Luận văn: Đào tạo bồi dưỡng công chức cấp xã TP Rạch Giá, HOT
Luận văn: Đào tạo bồi dưỡng công chức cấp xã TP Rạch Giá, HOTLuận văn: Đào tạo bồi dưỡng công chức cấp xã TP Rạch Giá, HOT
Luận văn: Đào tạo bồi dưỡng công chức cấp xã TP Rạch Giá, HOT
 
Đề tài: Sự hài lòng của khách hàng với dịch vụ của Viện Khoa học
Đề tài: Sự hài lòng của khách hàng với dịch vụ của Viện Khoa họcĐề tài: Sự hài lòng của khách hàng với dịch vụ của Viện Khoa học
Đề tài: Sự hài lòng của khách hàng với dịch vụ của Viện Khoa học
 
Biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên trong các trường trung họ...
Biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên trong các trường trung họ...Biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên trong các trường trung họ...
Biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên trong các trường trung họ...
 
Quản lý quá trình dạy học.
Quản lý quá trình dạy học.Quản lý quá trình dạy học.
Quản lý quá trình dạy học.
 
Luận văn: Đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ thư viện, HAY
Luận văn: Đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ thư viện, HAYLuận văn: Đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ thư viện, HAY
Luận văn: Đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ thư viện, HAY
 
Luận văn: Đo lường sự hài lòng về chất lượng dịch vụ đào tạo của sinh viên
Luận văn: Đo lường sự hài lòng về chất lượng dịch vụ đào tạo của sinh viênLuận văn: Đo lường sự hài lòng về chất lượng dịch vụ đào tạo của sinh viên
Luận văn: Đo lường sự hài lòng về chất lượng dịch vụ đào tạo của sinh viên
 
Luận văn: Quản lý cơ sở vật chất ở Trường ĐH Tiền Giang, HOT
Luận văn: Quản lý cơ sở vật chất ở Trường ĐH Tiền Giang, HOTLuận văn: Quản lý cơ sở vật chất ở Trường ĐH Tiền Giang, HOT
Luận văn: Quản lý cơ sở vật chất ở Trường ĐH Tiền Giang, HOT
 
Thực Trạng Và Giải Phấp Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Cổ Phầ...
Thực Trạng Và Giải Phấp Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Cổ Phầ...Thực Trạng Và Giải Phấp Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Cổ Phầ...
Thực Trạng Và Giải Phấp Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Cổ Phầ...
 
Đề tài giải pháp nâng cao mức độ hài lòng, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài giải pháp nâng cao mức độ hài lòng, HAY, ĐIỂM 8Đề tài giải pháp nâng cao mức độ hài lòng, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài giải pháp nâng cao mức độ hài lòng, HAY, ĐIỂM 8
 
Thực trạng và giải pháp góp phần hoàn thiện hoạt động quản trị nguồn nhân lực...
Thực trạng và giải pháp góp phần hoàn thiện hoạt động quản trị nguồn nhân lực...Thực trạng và giải pháp góp phần hoàn thiện hoạt động quản trị nguồn nhân lực...
Thực trạng và giải pháp góp phần hoàn thiện hoạt động quản trị nguồn nhân lực...
 
Đề tài: Sự hài lòng của sinh viên kế toán về chất lượng đào tạo
Đề tài: Sự hài lòng của sinh viên kế toán về chất lượng đào tạoĐề tài: Sự hài lòng của sinh viên kế toán về chất lượng đào tạo
Đề tài: Sự hài lòng của sinh viên kế toán về chất lượng đào tạo
 
Luận văn: Quản lý hoạt động học tập của sinh viên trường đại học
Luận văn: Quản lý hoạt động học tập của sinh viên trường đại họcLuận văn: Quản lý hoạt động học tập của sinh viên trường đại học
Luận văn: Quản lý hoạt động học tập của sinh viên trường đại học
 

Similar to Luận văn: Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Văn hóa Nghệ thuật

Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường CĐ Văn hóa Nghệ thuật, HOT
Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường CĐ Văn hóa Nghệ thuật, HOTQuản lý chất lượng đào tạo ở Trường CĐ Văn hóa Nghệ thuật, HOT
Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường CĐ Văn hóa Nghệ thuật, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và ...
Biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và ...Biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và ...
Biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và ...
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Lv: Biện pháp quản lý đánh giá chất lượng học tập của học viên trường sĩ quan
Lv: Biện pháp quản lý đánh giá chất lượng học tập của học viên trường sĩ quanLv: Biện pháp quản lý đánh giá chất lượng học tập của học viên trường sĩ quan
Lv: Biện pháp quản lý đánh giá chất lượng học tập của học viên trường sĩ quan
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Đề tài: Đánh giá chất lượng học tập của học viên Trường Sĩ quan
Đề tài: Đánh giá chất lượng học tập của học viên Trường Sĩ quanĐề tài: Đánh giá chất lượng học tập của học viên Trường Sĩ quan
Đề tài: Đánh giá chất lượng học tập của học viên Trường Sĩ quan
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Đánh giá chất lượng học tập của học viên Sĩ quan, HAY
Luận văn: Đánh giá chất lượng học tập của học viên Sĩ quan, HAYLuận văn: Đánh giá chất lượng học tập của học viên Sĩ quan, HAY
Luận văn: Đánh giá chất lượng học tập của học viên Sĩ quan, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Quản lý chất lượng dạy học của giảng viên ở Trường đại học Ngoại ngữ - Tin họ...
Quản lý chất lượng dạy học của giảng viên ở Trường đại học Ngoại ngữ - Tin họ...Quản lý chất lượng dạy học của giảng viên ở Trường đại học Ngoại ngữ - Tin họ...
Quản lý chất lượng dạy học của giảng viên ở Trường đại học Ngoại ngữ - Tin họ...
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Luận văn: Chất lượng dạy của giảng viên ở Trường Ngoại ngữ, HAY
Luận văn: Chất lượng dạy của giảng viên ở Trường Ngoại ngữ, HAYLuận văn: Chất lượng dạy của giảng viên ở Trường Ngoại ngữ, HAY
Luận văn: Chất lượng dạy của giảng viên ở Trường Ngoại ngữ, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đê tài: Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục tại Trường Tiểu học
Đê tài: Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục tại Trường Tiểu họcĐê tài: Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục tại Trường Tiểu học
Đê tài: Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục tại Trường Tiểu học
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Biện pháp hoàn thiện tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học dâ...
Biện pháp hoàn thiện tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học dâ...Biện pháp hoàn thiện tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học dâ...
Biện pháp hoàn thiện tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học dâ...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Đề tài: Chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa Bạc Liêu
Đề tài: Chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa Bạc LiêuĐề tài: Chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa Bạc Liêu
Đề tài: Chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa Bạc Liêu
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Quản lý chất lượng đào tạo ở trường trung cấp văn hóa nghệ thuật
Luận văn: Quản lý chất lượng đào tạo ở trường trung cấp văn hóa nghệ thuậtLuận văn: Quản lý chất lượng đào tạo ở trường trung cấp văn hóa nghệ thuật
Luận văn: Quản lý chất lượng đào tạo ở trường trung cấp văn hóa nghệ thuật
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoạt động tự đánh giá chất lượng giáo dục trường dạy nghề quân đội
Hoạt động tự đánh giá chất lượng giáo dục trường dạy nghề quân độiHoạt động tự đánh giá chất lượng giáo dục trường dạy nghề quân đội
Hoạt động tự đánh giá chất lượng giáo dục trường dạy nghề quân đội
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quản lý chất lượng dạy học của giảng viên ĐH Ngoại ngữ
Luận văn: Quản lý chất lượng dạy học của giảng viên ĐH Ngoại ngữLuận văn: Quản lý chất lượng dạy học của giảng viên ĐH Ngoại ngữ
Luận văn: Quản lý chất lượng dạy học của giảng viên ĐH Ngoại ngữ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
LV: Quản lý hoạt động tự đánh giá chất lượng giáo dục trường dạy nghề quân đội
LV: Quản lý hoạt động tự đánh giá chất lượng giáo dục  trường dạy nghề quân độiLV: Quản lý hoạt động tự đánh giá chất lượng giáo dục  trường dạy nghề quân đội
LV: Quản lý hoạt động tự đánh giá chất lượng giáo dục trường dạy nghề quân đội
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Tự đánh giá chất lượng giáo dục các trường dạy nghề quân đội, HAY
Tự đánh giá chất lượng giáo dục các trường dạy nghề quân đội, HAYTự đánh giá chất lượng giáo dục các trường dạy nghề quân đội, HAY
Tự đánh giá chất lượng giáo dục các trường dạy nghề quân đội, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật
Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuậtQuản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật
Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Hoàn thiện bộ tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục, 9đ
Luận văn: Hoàn thiện bộ tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục, 9đLuận văn: Hoàn thiện bộ tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục, 9đ
Luận văn: Hoàn thiện bộ tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục, 9đ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên THCS tại Hà Nội, HOT
Luận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên THCS tại Hà Nội, HOTLuận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên THCS tại Hà Nội, HOT
Luận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên THCS tại Hà Nội, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Quản lý đội ngũ giáo viên THCS trên địa bàn huyện Từ Liêm, Hà Nội
Quản lý đội ngũ giáo viên THCS trên địa bàn huyện Từ Liêm, Hà NộiQuản lý đội ngũ giáo viên THCS trên địa bàn huyện Từ Liêm, Hà Nội
Quản lý đội ngũ giáo viên THCS trên địa bàn huyện Từ Liêm, Hà Nội
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
[123doc] - tai-lieu-hoi-thao-tap-huan-doi-moi-to-chuc-va-quan-ly-hoat-dong-gi...
[123doc] - tai-lieu-hoi-thao-tap-huan-doi-moi-to-chuc-va-quan-ly-hoat-dong-gi...[123doc] - tai-lieu-hoi-thao-tap-huan-doi-moi-to-chuc-va-quan-ly-hoat-dong-gi...
[123doc] - tai-lieu-hoi-thao-tap-huan-doi-moi-to-chuc-va-quan-ly-hoat-dong-gi...
HanaTiti
 

Similar to Luận văn: Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Văn hóa Nghệ thuật (20)

Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường CĐ Văn hóa Nghệ thuật, HOT
Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường CĐ Văn hóa Nghệ thuật, HOTQuản lý chất lượng đào tạo ở Trường CĐ Văn hóa Nghệ thuật, HOT
Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường CĐ Văn hóa Nghệ thuật, HOT
 
Biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và ...
Biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và ...Biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và ...
Biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và ...
 
Lv: Biện pháp quản lý đánh giá chất lượng học tập của học viên trường sĩ quan
Lv: Biện pháp quản lý đánh giá chất lượng học tập của học viên trường sĩ quanLv: Biện pháp quản lý đánh giá chất lượng học tập của học viên trường sĩ quan
Lv: Biện pháp quản lý đánh giá chất lượng học tập của học viên trường sĩ quan
 
Đề tài: Đánh giá chất lượng học tập của học viên Trường Sĩ quan
Đề tài: Đánh giá chất lượng học tập của học viên Trường Sĩ quanĐề tài: Đánh giá chất lượng học tập của học viên Trường Sĩ quan
Đề tài: Đánh giá chất lượng học tập của học viên Trường Sĩ quan
 
Luận văn: Đánh giá chất lượng học tập của học viên Sĩ quan, HAY
Luận văn: Đánh giá chất lượng học tập của học viên Sĩ quan, HAYLuận văn: Đánh giá chất lượng học tập của học viên Sĩ quan, HAY
Luận văn: Đánh giá chất lượng học tập của học viên Sĩ quan, HAY
 
Quản lý chất lượng dạy học của giảng viên ở Trường đại học Ngoại ngữ - Tin họ...
Quản lý chất lượng dạy học của giảng viên ở Trường đại học Ngoại ngữ - Tin họ...Quản lý chất lượng dạy học của giảng viên ở Trường đại học Ngoại ngữ - Tin họ...
Quản lý chất lượng dạy học của giảng viên ở Trường đại học Ngoại ngữ - Tin họ...
 
Luận văn: Chất lượng dạy của giảng viên ở Trường Ngoại ngữ, HAY
Luận văn: Chất lượng dạy của giảng viên ở Trường Ngoại ngữ, HAYLuận văn: Chất lượng dạy của giảng viên ở Trường Ngoại ngữ, HAY
Luận văn: Chất lượng dạy của giảng viên ở Trường Ngoại ngữ, HAY
 
Đê tài: Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục tại Trường Tiểu học
Đê tài: Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục tại Trường Tiểu họcĐê tài: Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục tại Trường Tiểu học
Đê tài: Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục tại Trường Tiểu học
 
Biện pháp hoàn thiện tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học dâ...
Biện pháp hoàn thiện tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học dâ...Biện pháp hoàn thiện tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học dâ...
Biện pháp hoàn thiện tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học dâ...
 
Đề tài: Chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa Bạc Liêu
Đề tài: Chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa Bạc LiêuĐề tài: Chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa Bạc Liêu
Đề tài: Chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa Bạc Liêu
 
Luận văn: Quản lý chất lượng đào tạo ở trường trung cấp văn hóa nghệ thuật
Luận văn: Quản lý chất lượng đào tạo ở trường trung cấp văn hóa nghệ thuậtLuận văn: Quản lý chất lượng đào tạo ở trường trung cấp văn hóa nghệ thuật
Luận văn: Quản lý chất lượng đào tạo ở trường trung cấp văn hóa nghệ thuật
 
Hoạt động tự đánh giá chất lượng giáo dục trường dạy nghề quân đội
Hoạt động tự đánh giá chất lượng giáo dục trường dạy nghề quân độiHoạt động tự đánh giá chất lượng giáo dục trường dạy nghề quân đội
Hoạt động tự đánh giá chất lượng giáo dục trường dạy nghề quân đội
 
Luận văn: Quản lý chất lượng dạy học của giảng viên ĐH Ngoại ngữ
Luận văn: Quản lý chất lượng dạy học của giảng viên ĐH Ngoại ngữLuận văn: Quản lý chất lượng dạy học của giảng viên ĐH Ngoại ngữ
Luận văn: Quản lý chất lượng dạy học của giảng viên ĐH Ngoại ngữ
 
LV: Quản lý hoạt động tự đánh giá chất lượng giáo dục trường dạy nghề quân đội
LV: Quản lý hoạt động tự đánh giá chất lượng giáo dục  trường dạy nghề quân độiLV: Quản lý hoạt động tự đánh giá chất lượng giáo dục  trường dạy nghề quân đội
LV: Quản lý hoạt động tự đánh giá chất lượng giáo dục trường dạy nghề quân đội
 
Tự đánh giá chất lượng giáo dục các trường dạy nghề quân đội, HAY
Tự đánh giá chất lượng giáo dục các trường dạy nghề quân đội, HAYTự đánh giá chất lượng giáo dục các trường dạy nghề quân đội, HAY
Tự đánh giá chất lượng giáo dục các trường dạy nghề quân đội, HAY
 
Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật
Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuậtQuản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật
Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật
 
Luận văn: Hoàn thiện bộ tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục, 9đ
Luận văn: Hoàn thiện bộ tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục, 9đLuận văn: Hoàn thiện bộ tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục, 9đ
Luận văn: Hoàn thiện bộ tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục, 9đ
 
Luận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên THCS tại Hà Nội, HOT
Luận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên THCS tại Hà Nội, HOTLuận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên THCS tại Hà Nội, HOT
Luận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên THCS tại Hà Nội, HOT
 
Quản lý đội ngũ giáo viên THCS trên địa bàn huyện Từ Liêm, Hà Nội
Quản lý đội ngũ giáo viên THCS trên địa bàn huyện Từ Liêm, Hà NộiQuản lý đội ngũ giáo viên THCS trên địa bàn huyện Từ Liêm, Hà Nội
Quản lý đội ngũ giáo viên THCS trên địa bàn huyện Từ Liêm, Hà Nội
 
[123doc] - tai-lieu-hoi-thao-tap-huan-doi-moi-to-chuc-va-quan-ly-hoat-dong-gi...
[123doc] - tai-lieu-hoi-thao-tap-huan-doi-moi-to-chuc-va-quan-ly-hoat-dong-gi...[123doc] - tai-lieu-hoi-thao-tap-huan-doi-moi-to-chuc-va-quan-ly-hoat-dong-gi...
[123doc] - tai-lieu-hoi-thao-tap-huan-doi-moi-to-chuc-va-quan-ly-hoat-dong-gi...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
linh miu
 
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
deviv80273
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
12D241NguynPhmMaiTra
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
khanhthy3000
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
QucHHunhnh
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
lmhong80
 
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô HàNgân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
onLongV
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
NguynDimQunh33
 
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsgSinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
vivan030207
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation ManagementQuan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
ChuPhan32
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
hieutrinhvan27052005
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
metamngoc123
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
AnhPhm265031
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
SmartBiz
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.pptChương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
PhiTrnHngRui
 

Recently uploaded (18)

Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
 
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
 
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô HàNgân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
 
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsgSinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
 
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation ManagementQuan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
 
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.pptChương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
 

Luận văn: Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Văn hóa Nghệ thuật

  • 1. BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ  ĐỖ THỊ THANH PHƯƠNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VÀ DU LỊCH SÀI GÒN HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2013
  • 2. BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ  ĐỖ THỊ THANH PHƯƠNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VÀ DU LỊCH SÀI GÒN HIỆN NAY Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 60 14 01 14 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS ĐỖ NGỌC ANH HÀ NỘI - 2013
  • 3. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 5 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNGVĂN HÓA NGHỆ THUẬT VÀ DU LỊCH SÀI GÒN 11 1.1 Các khái niệm cơ bản của đề tài 11 1.2 Mô hình và nội dung quản lí chất lượng đào tạo ở các trường cao đẳng, đại học 18 1.3 Những nhân tố tác động đến quản lí chất lượng đào tạo của trường cao đẳng, đại học 30 Chương 2 ĐẶC ĐIỂM VÀ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VÀ DU LỊCH SÀI GÒN 35 2.1 Đặc điểm tình hình tổ chức và hoạt động của Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn 35 2.2 Thực trạng, nguyên nhân trong quản lí chất lượng đào tạo ở Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn hiện nay 38 Chương 3 YÊU CẦU, BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VÀ DU LỊCH SÀI GÒN 52 3.1 Yêu cầu trong thực hiện biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ở trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn 52 3.2 Hệ thốngbiện pháp quảnlý chất lượng đào tạo ở trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn 56 3.3 Khảo nghiệm tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp đềxuất 78 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 83 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 85 PHỤ LỤC 89
  • 4. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TĂT Chữ viết tắt Nghĩa viết tắt GD – ĐT Giaó dục – Đào tạo KĐCLGD Kiểm định chất lượng giáo dục Tp.HCM Thành phố Hồ Chí Minh BGD&ĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo VHNT&DLSG Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn BP Biện pháp
  • 5. 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chất lượng đào tạo và quản lý chất lượng đào tạo là vấn đề tiên quyết của một nhà trường, là đòi hỏi của xã hội, của người học và của nhà sử dụng nhân lực. Chất lượng đào tạo bậc Cao đẳng, Đại học góp phần quan trọng vào nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực phục vụ cho sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước trong đó có ngành Văn hoá Nghệ thuật và Du lịch. Nghị Quyết Đại hội Đảng lần thứ XI chỉ rõ một trong ba đột phá Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020 là “Phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục và đào tạo quốc dân; gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ”. Trường Cao đẳng Văn hoá Nghệ Thuật và Du Lịch Sài Gòn là nơi đào tạo nhiều ngành nghề với nhiều loại hình, phương thức đào tạo phong phú ở mọi cấp độ từ ngắn hạn, dài hạn, chính quy với 2 bậc đào tạo là Trung cấp và Cao đẳng. Tuy nhiên, là một trường mới thành lập, lại đi theo một mô hình trường dân lập ở Việt Nam, Trường Cao đẳng Văn hoá Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn gặp nhiều khó khăn trong việc đảm bảo chất lượng đào tạo, do còn nhiều bất cập, hạn chế như: các yếu đố đầu vào, côngtác tuyển sinh, tư vấn cho học sinh chưa đáp ứng yêu cầu, các điều kiện bảo về cơ sở vật chất, kỹ thuật, trang thiết bị thực hành, thực tập thiếu thốn, chương trình chậm đổi mới; đội ngũ giảng viên thiếu về số lượng, hạn chế về chất lượng... Vì vậy vấn đề quản lý chất lượng đào tạo của Nhà trường hiện nay đang trở nên rất cấp thiết. Trong thời gian qua Trường Cao đẳng Văn hoá Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn đã triển khai nhiều giải pháp đổi mới giáo dục - đào tạo đi đôi với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường. Tuy nhiên, những nghiên cứu chuyên biệt, có hệ thống về quản lý chất lượng
  • 6. 4 đào tạo ở đây vẫn còn thiếu vắng. Từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Biện pháp quản lýchất lượng đào tạo ở Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn hiện nay ” làm luận văn tốt nghiệp cuả mình. 2. Tình hình nghiên cứu có liên quan Đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề quản lý chất lượng đào tạo theo các góc độ khác nhau: từ nâng cao chất lượng đầu vào, hoàn thiện các định chế bảo đảm và kiểm soát chất lượng, quản lý kế hoạch và hoạt động đổi mới quá trình dạy học, đến quản lý kết quả dạy học, chất lượng đầu ra và nâng cao khả năng thích ứng của sản phẩm đào tạo với đòi hỏi của xã hội. Để thấy được tình hình nghiên cứucó liên quan ta có thể khái lược về một số công trình tiêu biểu sau đây. Sau Cách mạng Tháng Mười Nga, nhằm đáp ứng nhiệm vụ xóa bỏ, cải tạo những tàn dư của chế độ cũ, xây dựng nhà trường của chế độ mới nền giáo dục Xô Viết đã xác định quan điểm đánh giá người học một cách khách quan, toàn diện là cơ sở và điều kiện để quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Do đó nhiều nhà khoa học giáo dục Xô Viết tiêu biểu như: Palôxki, Bônđarenkô, Papakhtrian...đã đi sâu nghiên cứu những vấn đề lý luận, nguyên tắc, quan điểm đánh giá người học và coi đó là hướng giải quyết vấn đề quản lý chất lượng giáo dục, đào tạo. Tác giả Travinxki đã chỉ rõ để quá trình đánh giá bảo đảm tính chân thực, khách quan trước hết cần xác định các mức độ đánh giá và ông đã nêu lên 4 tham số chung để đánh giá như sau: - Trình độ tri thức thực tế: Thể hiện ở chỗ, người học ghi nhớ được các sự kiện, các khái niệm, qui luật, lý thuyết nằm trong các môn học tự nhiên, khoa học xã hội được quy định trong chương trình. - Trình độ vận dụng: Người học biết vận dụng những tri thức đã học để giải quyết các nhiệm vụ nhận thức cũng như hoạt động thực tế.
  • 7. 5 - Trình độ phân tích, tổng hợp: Người học có khả năng phát triển, chứng minh làm sáng tỏ những tư tưởng, những luận điểm cơ bản của những tài liệu đã học và biết vận dụng chúng để trả lời câu hỏi hay bài tập với nhiều mối liên hệ đa dạng giữa một số đại lượng. - Trình độ sáng tạo: Người học có kỹ năng phát hiện cái mới, biết giải quyết các nhiệm vụ nhận thức không theo mẫu có sẵn, đồng thời có thái độ tích cực đốivới các hiện tượng tự nhiên và đờisốngxã hội, nắm vững các kỹ năng tự học, tự nghiên cứu. Những nghiên cứu trên của các tác giả Xô viết tuy chưa thật hoàn chỉnh, song nó có giá trị mở ra hướng quản lý chất lượng giáo dục, đào tạo dựa trên xác định chuẩn đánh giá về sự tiến bộ của người học đáp ứng yêu cầu của cuộc sống. Đến cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI do nhu cầu phát triển nguồn nhân lực đáp ứng đòi hỏi của cách mạng khoa học và công nghệ trong bối cảnh toàn cầu hóa thì vấn đề quản lý chất lượng đào tạo của các trường cao đẳng, đại học càng thu hút nhiều nhà khoa học đi sâu nghiên cứu. Do đó nhiều mô hình bảo đảm, kiểm soát chất lượng đào tạo đã được đề xuất, trong đó có thể kể đến một số công trình và tác giả tiêu biểu dưới đây. AUN QA (Asian University Network Quality Assurance) (1998) đã xây dựng mô hình đảm bảo chất lượng nhằm hướng đến mục tiêu đảm bảo chất lượng trong trường đại học gồm các yếu tố sau: chất lượng đầu vào, quá trình dạy học, chất lượng đầu ra. Tác giả Alexander W.Astin (1993) cũng đưa ra mô hình đánh giá IEO, đòi hỏi sự đo lường đầu vào (Input), thông qua một quá trình với sự tác động của môi trường (Enviroment) lên kết quả đạt được và đo lường đầu ra (Output). Trongcôngtrìnhnghiên cứu củaBourke (1986) đãsửdụng các chỉ số để đánh giá chất lượng đào tạo đại học như: tỷ lệ hoàn thành khoá học, chất lượng
  • 8. 6 giảng dạy, tỷ lệ sinh viên trên giáo viên, diện tích lớp học, mức độ thu hút các nguồn ngân sáchcho nghiên cứu, thu hút sinh viên nhập học, khả năng tìm việc làm của sinh viên tốt nghiệp, chất lượng dịch vụ của thư viện vv… Trong một công trình nghiên cứu khác, Ronley (1996) đã đánh giá chất lượng đào tạo đại học thông qua các hoạt động và chất lượng giảng dạy, được thể hiện ở: mức độ đáp ứng nhu cầu của sinh viên, chất lượng dịch vụ trong nhà trường, chất lượng của môi trường dạy và học, tỷ lệ hoàn thành khoá học v.v...Theo đó, việc đánh giá chất lượng đào tạo đại học thường dựa trên các chỉ số cơ bản như: mức độ hài lòng của sinh viên khi kết thúc khoá học về các vấn đề: sự rõ ràng, cụ thể của mục tiêu, yêu cầu và chuẩn mực; cấu trúc nội dung, chương trình, chất lượng giảng dạy, sự nâng cao tay nghề và mở rộng kiến thức; khả năng tìm việc làm và sự thăng tiến của những sinh viên sau khi tốt nghiệp… Nghiên cứu về vấn đề quản lý chất lượng đào tạo từ trước đến nay tại Việt Nam đã được xem xét trên nhiều khía cạnh của hoạt động quản lý đào tạo như đánh giá chương trình, xây dựng và quản lý thời khóa biểu, đánh giá chất lượng hoạt động dạy và học… nhưng chưa thống nhất được các tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo. Thực tế , năm 1986 trong Hội nghị giáo dục toàn quốc lần thứ III, GS Đặng Vũ Hoạt có bài tham luận“.. Đánh giá tri thức của học sinh trong lịch sử giáo dục nhà trường”. Năm 1995 Viện nghiên cứu phát triển giáo dục đã nghiên cứuthành côngđềtàiB94-38-09PP về “Cải tiến phương pháp kiểm tra, đánh giá chấtlượng học tập củasinhviên các trườngđại học và cao đẳng”. Từ công trình nghiên cứuđó tác giảĐặng Bá Lãm đã xuất bản cuốn sách “Phương pháp kiểm tra, đánhgiá tronggiảng dạyở đạihọc”. Cũngtrongthờigian này, Viện khoa học giáo dục đãnghiên cứuthànhcôngđềtàiB94 - 37- 43 về “ Cơ sở lý luận của việc đánhgiá trongquátrìnhdạyhọc ở trườngphổ thông”. Đã đưa ra nhiều giải pháp
  • 9. 7 nâng cao chấtlượngđào tạo, gắnquátrìnhđàotạo vớinghiên cứukhoahọc, trong đó có chất lượng học tập và quản lí chất lượng học tập của sinh viên. Trong những năm gần đây, côngtác quản lý chất lượng đã đặc biệt được chú trọng. Đã hình thành các tổ chức chuyên trách về đánh giá và kiểm định chất lượng. Ngoài Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng cấp trung ương được thành lập vào tháng 8/2004, phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng đã được thành lập tại 60 trong số 63 Sở Giáo dục và Đào tạo (95%), 77 đơn vị chuyên trách về đảm bảo chất lượng được thành lập ở các trường đại học và cao đẳng, tháng 12/2008, đã có 114/163 (70%) trường đại học tự đánh giá, trong đó có 40 trường được đánh giá ngoài. Các trường phổ thông chất lượng cao được hình thành ở nhiều địa phương. Nhiều trường đại học đã tổ chức dạy học theo các chương trình tiên tiến quốc tế. Tháng 12/2008 có 23 chương trình đào tạo tiên tiến quốc tế đang được thực hiện ở 17 trường đại học giảng dạy trực tiếp bằng tiếng Anh, đã tăng cường sựgắn kết giữa hoạt độngkhoa học công nghệ với hoạt độngđào tạo sau đại học, tập trung vào các lĩnh vực: công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu, khoa học nông – lâm - ngư và khoa học giáo dục. Trong cuốn sách “Khoa học Quản lý giáo dục – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của tác giả Trần Kiểm…có bàn luận rất sâu sắc về chất lượng đào tạo. Chất lượng đào tạo được tiếp cận nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. Khái quát những vấn đề cơ bản về lý luận chất lượng và quản lý chất lượng GD – ĐT, làm sáng tỏ cấu trúc của chất lượng GD – ĐT, cũng như mối quan hệ biện chứng của chất lượng dạy, chất lượng giáo dục và chất lượng hoạt động học của người học “chất lượng quá trình đào tạo phụ thuộc vào chất lượng hoạt động dạy và chất lượng hoạt động học”. Các tài liệu nghiên cứu xoay quanh chất lượng đào tạo và quản lý chất lượng đào tạo chỉ rõ những dấu hiệu cơ bản về chất lượng đào tạo, sự cần thiết phải tăng cường quản lý
  • 10. 8 chất lượng đào tạo trong nhà trường. Tuy nhiên, cách thức tổ chức như thế nào để quản lý chất lượng đào tạo trong điều kiện hoàn cảnh cụ thể của từng trường lại là một vấn đề chưa được bàn luận sâu sắc, triệt để. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích nghiên cứu Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn để đề xuất hệ thống biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn, đáp ứng yêu cầu phát triển nhà trường hiện nay. * Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận của quản lý chất lượng đào tạo ở trường Cao đẳng Văn Hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn. Đánh giá thực trạng, nguyên nhân trong quản lý chất lượng đào tạo ở Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn. Đề xuất hệ thống biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn hiện nay. 4. Khách thể, đối tượng, phạm vi nghiên cứu * Khách thể nghiên cứu Hoạt động quản lý chất lượng đào tạo ở trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du Lịch Sài Gòn * Đối tượng nghiên cứu Biện pháp quản lí chất lượng đào tạo ở trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn hiện nay. * Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu biện pháp quản lý chất lượng đào tạo tại trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn từ năm 2007-2012. 5. Giả thuyết khoa học Chất lượng đào tạo của trường cao đẳng và đại học phụ thuộc trước hết vào các yếu tố bảo đảm để thực hiện được mục tiêu, yêu cầu đào tạo. Nếu các
  • 11. 9 chủ thể quản lý giáo dục của Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn làm tốt việc hoàn thiện hệ thống văn bản pháp qui và cụ thể hoá mục tiêu đào tạo vào các quy chế, quy định; bảo đảmvà kiểm soátchặtchẽchất lượng đào tạo chuyênngành; phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức, các lực lượng sư phạm trong quá trình giáo dục; nêu cao tính tích cực, chủ động học tập của sinh viên; xây dựng môi trường chính trị, văn hoá lành mạnh thì sẽ quản lý được chất lượng đào tạo của Nhà trường. 6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu * Phương pháp luận Trongquátrình nghiên cứu tác giả dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứngMác - Lê nin, quántriệt sâusắc tưtưởngHồ Chí Minh, quan điểm củaĐảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục, dựa trên các quan điểm, nguyên tắc phươngpháp củakhoahọcquảnlí giáo dục, lýluận về quảnlí chấtlượng giáo dục trongcác trường cao đẳng và đại học. Đề tài tiếp cận theo quan điểm hệ thống, lôgic và quan điểm thực tiễn trong nghiên cứu đề tài. * Phương pháp nghiên cứu Sử dụng nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận bao gồm; phân tích và tổng hợp tài liệu, phương pháp phân loại tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Sử dụng nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn bao gồm: các phương pháp điều tra, khảo nghiệm, phân tích nhận định, thống kê toán học, phương pháp chuyên gia để làm rõ kết quả nghiên cứu. 7. Ý nghĩa, giá trị của luận văn Đề tài góp phần các khái niệm công cụ, hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lí chất lượng đào tạo ở trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn
  • 12. 10 Đề xuất yêu cầu, những biện pháp cơ bản quản lí chất lượng đào tạo ở trường Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn hiện nay. Đề tài hoàn thành có thể làm tài liệu tham khảo cho nhà trường trong công tác giáo dục - đào tạo, nghiên cứu khoa học. 8. Kết cấu của luận văn Luận văn bao gồm: Phần mở đầu, 3 chương, kết luận, kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
  • 13. 11 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VÀ DU LỊCH SÀI GÒN 1.1. Các khái niệm cơ bản của đề tài. 1.1.1. Khái niệm về chất lượng đào tạo Hiện nay thuật ngữ “chất lượng” đang được sử dụng rất phổ biến trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và hoạt động của con người. Mặc dù có rất nhiều quan niệm về chất lượng ở các cấp độ khác nhau như: chất lượng là sự hoàn hảo, chất lượng là mức tốt, sự xuất sắc; chất lượng là cái tạo nên phẩm chất, giá trị của con người, sự vật; chất lượng là phạm trù triết học chỉ cái bản chất của sự vật, mà nhờ đó có thể phân biệt được sự vật này với sự vật khác. Tuy nhiên, có thể hiểu khái niệm “chất lượng” trên hai khía cạnh: chất lượng tuyệt đối và chất lượng tương đối. Chất lượng tuyệt đối được dùng chỉ những sản phẩm, đồ vật hàm chứa trong đó những phẩm chất, những tiêu chuẩn cao nhất khó có thể vượt qua. Nó được dùng với chất lượng cao hoặc chất lượng hàng đầu, đó là cái để chiêm ngưỡng, muốn có, ít người có thể có. Với quan niệm chất lượng tương đối dùng chỉ một số phẩm chất, thuộc tính của sự vật, hiện tượng hay sản phẩm nào đó. Quan niệm chất lượng tương đối cũng được hiểu trên hai mặt: Thứ nhất, chất lượng là sự đạt được mục tiêu ( phù hợp với mục tiêu) do con người đặt ra; ở khía cạnh này chất lượng được xem như là chất lượng bên trong (nội hàm). Thứ hai, chất lượng xem là sự thoả mãn khách hàng (người tiêu dùng sản phẩm), ở khía cạnh này chất lượng được xem là chất lượng bên ngoài (ngoại diên). Như vậy, chấtlượng là một khái niệm đa chiều, có tính lịch sử, hàm chứa nhiều yếu tố định lượng và định tính, có thể nóilà “dungsai” tương đốilớn trong quan niệm đo lường và đánh giá. Dưới các cấp độ quan niệm khác nhau, mục đích khác nhau thì việc đánh giá chất lượng có thể cũng khác nhau. Trong lĩnh
  • 14. 12 vực giáo dục, thuật ngữ chất lượng thường được sử dụng khi xem xét, đánh giá hoặc so sánh kết quả với mục tiêu đã xác định dưới hai góc độ chính là: chất lượng trong hệ thống giáo dục và chất lượng sản phẩm giáo dục. Theo cách hiểu thông thường, chất lượng đào tạo là mức độ kiến thức, kỹ năng và thái độ mà học sinh đạt được sau khi kết thúc một cấp học, bậc học nào đó so với các chuẩn đã được đề ra trong mục tiêu giáo dục. Ở đây, chuẩn cũng chỉ là những quy định có tính giai đoạn, trong những điều kiện nhất định nào đó; nó sẽ phải thay đổi khi có yêu cầu phải nâng cao chất lượng hoặc khi các điều kiện để thực hiện giáo dục được nâng cấp hơn. Mỗi giai đoạn lịch sử có những chuẩn riêng, không thể lấy chuẩn của giai đoạn lịch sử này để đánh giá chất lượng của một giai đoạn lịch sử khác. Để đánh giá được chất lượng đào tạo, trước hết cần thống nhất với nhau chuẩn để đánh giá. Căn cứ vào sản phẩm của giáo dục là nhân cách của học sinh, các chuẩn (tiêu chí) đang được dùng phổ biến trên thế giới để đánh giá chất lượng giáo dục là kiến thức, kỹ năng và thái độ mà học sinh đạt được sau khi kết thúc một cấp học, bậc học nào đó. Theo tác giả Trần Khánh Đức (Viện nghiên cứu phát triển giáo dục) quanniệm: Chấtlượng đào tạo đượcđánhgiáquamức độ đạttớimục tiêu đào tạo đãđềra đốivới mộtchươngtrìnhđàotạo vàchấtlượngđào tạo là kết quảcủa quá trìnhđào tạo đượcphảnánhở các đặc trưngvềphẩmchất, giá trị nhân cáchvà giá trị sức lao độnghaynănglực hành nghề của người tốt nghiệp tương ứng với mục tiêu, chương trình đào tạo theo các ngành nghề cụ thể. Với yêu cầu đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị trường lao động quan niệm về chất lượng đào tạo nghề không chỉ dừng ở kết quả của quá trình đào tạo trong nhà trường mà còn phải tính đến mức độ phù hợp và thích ứng của người tốt nghiệp với thị trường lao động như tỷ lệ có việc làm sau khi tốt nghiệp, năng lực hành nghề tại các vị trí làm việc cụ thể ở các doanh nghiệp,
  • 15. 13 cơ quan, tổ chức sản xuất – dịch vụ, khả năng phát triển nghề nghiệp... Quá trình thích ứng với thị trường lao động không chỉ phụ thuộc vào chất lượng đào tạo mà còn phụ thuộc vào các yếu tố khác của thị trường như quan hệ cung – cầu, giá cả sức lao động, chính sách sử dụng và bố trí công việc của nhà nước và người sử dụng lao động ... Do đó, chất lượng đào tạo còn là sự thỏa mãn mục tiêu và đáp ứng yêu cầu của những đơn vị, cá nhân có sử dụng người đã tốt nghiệp từ hệ thống giáo dục, đào tạo. Từ những phân tích ở trên, ta có thể khái quát rằng: Chấtlượng đào tạo của trườngcaođẳng,đạihọclà mứcđộđạtđượcmụctiêu đào tạo đã đề đối với chươngtrìnhđàotạocủanhàtrườngvà đượcthể hiện ở phẩm chất nhân cách, trình độkiến thức,kỹnăngvà nănglựcchuyênmônnghềnghiệpcủa người được đào tạo. Với quan niệm như vừa nêu ta có thể hiểu chất lượng đào tạo của trường cao đẳng, đại học cụ thể như sau: Thứ nhất, chất lượng đào tạo không phải là những con số cộng lại giản đơn của tất cả các giá trị kiến thức, kỹ xảo, kỹ năng của các yếu tố, các phẩm chấtnhân cáchcủangười học hợp thành, mà là sựtíchhợp, tổnghoàcủa các yếu tố, các phẩmchất được hìnhthành và phát triển trong quá trình đào tạo, các yếu tố đó có quan hệ biện chứng tác động qua lại trong một chỉnh thể thống nhất. Thứ hai, chất lượng đào tạo phản ánh năng lực nhận thức và các phẩm chấtcủa sinh viên so vớimục tiêu yêu cầu đào tạo củanhà trường; nó được biểu hiện ra ở mục đích, động cơ thái độ học tập, mức độ nắm kiến thức, kĩ xảo, kĩ năng và trìnhđộ vận dụngmột cáchsángtạo các kiến thức kĩ xảo, kĩ năng trong các tình huống học tập và hoàn thiện các phẩm chất nhân cách của họ. Thứ ba, chất lượng đào tạo ở trường Cao đẳng Đại học còn được biểu hiện ở sản phẩm đào tạo (đầu ra). Đó là sự phù hợp của sản phẩm đào tạo với nhu cầu của xã hội. Biểu hiện của sự phù hợp đó là mức độ thích ứng với công việc và phát huy tác dụng của sinh viên sau khi ra trường.
  • 16. 14 Thứtư, chất lượng đào tạo ở trường cao đẳng, đại học là tổng hợp chất lượng của tất cả các yếu tố cấu thành quá trình đào tạo, trước hết là: Sự phong phú, mềm dẻo, linh hoạt, sáng tạo về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học; kết quả đạt được của quá trình đào tạo thể hiện ở mức độ kiến thức, kỹ xảo kỹ năng và các phẩm chất nhân cách mà sinh viên đạt được sau khi kết thúc khoá học; sự phù hợp của sản phẩm đào tạo với nhu cầu của xã hội và sứ mệnh của nhà trường. 1.1.2.Kháiniệm vềquảnlíchấtlượngđào tạo ở các trường cao đẳng, đại học Có nhiều quan niệm và cách hiểu khác nhau về quản lý chất lượng đào tạo ở trường cao đẳng, đại học, trong đó nổi lên một số quan niệm chính như: Quản lí chất lượng đào tạo là quá trình thiết kế các tiêu chuẩn và duy trì các cơ chế bảo đảm chất lượng để sản phẩm đào tạo đạt được các tiêu chuẩn xác định. Quản lí chất lượng đào tạo là thuật ngữ được sử dụng để miêu tả các thủ pháp hoặc các quy trình được tiến hành nhằm kiểm tra, đánh giá xem các sản phẩm đào tạo củamột nhà trường, mộtcơ sở đào tạo có bảo đảmđược cácthông số chất lượng theo mục đích, yêu cầu đã được định sẵn hay không. Để quản lý được chất lượng đào tạo, từng trường cao đẳng, đại học thường phải làm tốt các nhiệm vụ chủ yếu sau: Một là, hình thành nền nếp, thói quen xây dựng chiến lược và kế hoạch chất lượng cho mỗi tổ chức và toàn trường. Cần quan niệm rằng, xây dựng chiến lược phát triển chất lượng là việc cần làm của tất cả các nhà trường chứ không phải chỉ là chức năng của các cơ quan quản lý cấp hệ thống. Thực chất của hoạt động này là xác định tầm nhìn chiến lược về chất lượng đào tạo của nhà trường/cơ sở đào tạo của mình cho 5-10 năm sau, đưa ra được những phương châm hành động, mục tiêu dài hạn và ngắn hạn, những tuyên bố về
  • 17. 15 chuẩn mực chất lượng và việc xác lập các chiến lược, phương pháp quản lý chất lượng bên trong các cơ sở giáo dục... Hai là, xây dựng và tổ chức thực hiện hệ thống chuẩn mực chất lượng và hệ thống chỉ số thực hiện trong các cơ sở giáo dục. Trước hết, cần thấy rằng: mục tiêu đặt ra trong kế hoạch chiến lược phải được cụ thể hóa theo các chuẩn và chỉ số thực hiện thì mới có thể quản lý, thực hiện và đánh giá được. Do vậy, cần lượng hóa thành các cấp độ mục tiêu (từ mục tiêu tổng quát tới mục tiêu bộ phận, từ chung đến riêng) và xác lập các mối quan hệ giữa chúng. Sau nữa là việc xác định hệ thống chuẩn mực chất lượng mà bản chất là tiến hành xem xét các định chế và mức độ thực hiện cho phù hợp với tình hình của một cơ sở nhà trường, dựa trên cơ sở bám sát chuẩn mực của cả hệ thống (huyện - tỉnh - quốc gia) để nâng cao chất lượng cho bằng hoặc vượt chuẩn. Ba là, chọn lọc, vận dụng các tri thức về khoa học quản lý chất lượng để xây dựng và tổ chức thực hiện quy trình, cơ chế quản lý chất lượng trong các nhà trường. Hiện nay, trong cơ chế quản lý của các nhà trường đã có những yếu tố tiền đề của các quy trình quản lý chất lượng. Bởi thế, cần củng cố, chuẩn hóa, đổi mới nó trên cơ sở các quan điểm, phương pháp quản lý chất lượng, theo hướng quy trình hóa, pháp lý hóa và văn bản hóa. Có hai loại quy trình thực hiện chất lượng cần được chú trọng: quy trình đảm bảo và cải tiến nâng cao chất lượng và quy trình kiểm định đánh giá chất lượng. Bốn là, xây dựng hệ thống thông tin quản lý ở cả cấp trường và cấp hệ thống cho quản lý chất lượng. Một mặt, chú trọng sử dụng các phương pháp thống kê trong thu thập, phântích thông tin; mặt khác, ban hành công khai các chỉ số thực hiện, quy trình đảm bảo chất lượng, cơ chế đánh giá, kết quả đánh giá để mọi thành viên trong các nhà trường Từ những quan niệm về phương hướng, nhiệm vụ chung của quản lí chất lượng đào tạo như vừa nêu, ta có thể xác định khái niệm: Quản lý chất
  • 18. 16 lượng đàotạo ở trường cao đẳng, đạihọc là bảo đảm các điều kiện thực hiện và kiểm soát chất lượng của các yếu tố cấu thành quá trình đào tạo nhằm làm cho sản phẩm đào tạo đạt tới được mục tiêu đào tạo đã đề ra. 1.1.3.Kháiniệm vềbiệnphápquảnlíchấtlượngđàotạoởTrường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn. Trongcuộc sống thường ngày, từ “biện pháp„ thường được hiểu là cách thức, thủ thuật tác độngtớimột khách thể nào đó nhằm làm cho nó biến đổi theo ý đồ của chủthể tác động. Trongquảnlý giáo dục, biện pháp quản lý được hiểu là hệ thống những cách thức nắm giữ và điều khiển của chủ thể quản lý đối với đối tượng quản lý nhằm đạt tới mục đích giáo dục. Biện pháp quản lý chất lượng đào tạo là một loại biện pháp quản lý giáo dục nhằm hướng đến việc bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng theo đúng yêu cầu của hệ thống quản lý giáo dục. Vì vậy, để hiểu rõ khái niệm về biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ở TrườngCao đẳngVăn hóaNghệ thuật và Du lịch Sài Gòn trước hết cần nắm vững yêu cầu của xã hội đối với việc bảo đảm và kiểm soát chất lượng giáo dục hiện nay. Nghị quyếtĐại hộiđại biểu toàn quốc lần thứ XI củaĐảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: “Muốn nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện phải đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chếquảnlý, nội dung, phương pháp dạy và học”. Chính sựđổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, nội dung, phương pháp dạy học đã đặtra đốivới các trường cao đẳng, đại học những yêu cầu về thực hiện các giải pháp quản lý chất lượng đào tạo, trong đó nổi lên các yêu cầu cơ bản sau: -Xây dựng và công bố chuẩn đầu ra ngành đào tạo; thực hiện cam kết về chất lượng đào tạo; tổ chức biên soạn giáo trình; lựa chọn; mua bản quyền của nước ngoài những tài liệu dạy học tiên tiến. - Chủ động phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp tham gia quá trình đào tạo của trường, gắn đào tạo với thực tiễn xã hội, coi doanh nghiệp là một
  • 19. 17 yếu tố của quá trình đào tạo, tham gia xây dựng, đánh giá phản biện chương trình đào tạo, hỗ trợ và hướng dẫn sinh viên thực hành thực tập, tham gia báo cáo các chuyên đề, hướng dẫn tốt nghiệp, nhận sinh viên sau tốt nghiệp, hợp tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ,... - Xây dựng quy hoạch, lộ trình cụ thể để phát triển đội ngũ giảng viên đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, phấn đấu đến năm học 2014 - 2015 phải chấm dứt tình trạng đại học dạy đại học. Kiên quyết chấm dứt giảng viên lên lớp vượt quá nhiều giờ so với quy định. - Các trường tập trung thực hiện đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy học, thi và áp dụng công nghệ đo lường hiện đại trong đánh giá để đáp ứng tốt hơn nhu cầu người học. - Tăng cường các hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên và giảng viên, khuyến khích giảng viên công bố các kết quả nghiên cứu ở các tạp chí có uy tín ở nước ngoài. - Rà soát chuẩn đầu ra của các trường theo hướng đối sánh mức độ đạt được của sinh viên tốt nghiệp so với chuẩn đầu ra của nhà trường làm cơ sở để điều chỉnh, hoàn thiện chuẩn đầu ra theo hướng đáp ứng nhu cầu xã hội và thị trường lao động… Việc vận dụng những giải pháp quản lý chất lượng đào tạo chung của toàn bộ hệ thống giáo dục vào từng trường cao đẳng và đại học sẽ đưa tới hình thành những biện pháp quản lý chất lượng đào tạo của nhà trường. Với quan niệm như vậy, ta có thể hiểu: Biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn là cách thức tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến quá trình đào tạo nhằm tạo ra những điều kiện bảo đảm chất lượng, đồng thời kiểm soát chặt chẽ chất lượng của từng yếu tố cấu thành quá trình đó theo đúng mục tiêu, yêu cầu đào tạo của Nhà trường.
  • 20. 18 Như vậy khái niệm “biện pháp quản lý chất lượng đào tạo” đặt ra cho chủ thể quản lý những công việc rất quan trọng, đó là: Tạo ra được các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo và thường xuyên kiểm soát được những biến đổi về chất lượng của từng thành tố của quá trình đào tạo, trên cơ sở đó kịp thời chỉ đạo, điều hành hoạt động đào tạo, nhằm làm cho sản phẩm đào tạo đáp ứng được mục tiêu đào tạo và đòi hỏi của hoạt động thực tiễn. 1.2. Mô hình và nội dung quản lí chất lượng đào tạo ở các trường cao đẳng, đại học 1.2.1. Các mô hình quản lí chất lượng đào tạo đang được sử dụng phổ biến hiện nay * Mô hình kiểm soát chất lượng đào tạo Đây là mô hình quản lí truyền thống về chất lượng giáo dục, đào tạo. Ở cấp độ quốc gia, Nhà nước với tư cách là tổ chức quyền lực cao nhất, kiểm soát chất lượng giáo dục nhằm trước hết bảo đảm tính mục đích của các hoạt độnggiáo dục, đáp ứnglợi íchcủa thể chế chính trị - xã hội, lợi ích quốc gia và của các tầng lớp xã hội đóng góp và hưởng thụ lợi ích của giáo dục. Mặt khác, về khía cạnh đầutư, Nhà nước là người đầutư lớn vào lĩnh vực giáo dục. Trong kiểm soát chất lượng có 2 loại hình hay kiểu cơ bản là: Mô hình kiểm soát đầu vào: thông qua chính sách phát triển giáo dục- đào tạo, hệ thống pháp luật, thanh tra giáo dục, v.v… để kiểm soát đầu vào từ quy mô đào tạo các bậc học qua các chỉ tiêu tuyển sinh, định mức kinh phí đào tạo; tỷ lệ chuyển cấp, chính sách phổ cập giáo dục v.v… cho các yêu cầu về chương trình đào tạo, đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất v.v… Đây là mô hình đặc trưng của cơ chế quản lý tập trung, bao cấp của các nước xã hội chủ nghĩa trước kia và một số nước Châu Âu hiện nay. Mô hìnhkiểm soátđầura: là mô hình hướng trọng tâm quản lý, kiểm soát vào kết quả đào tạo thôngqua chínhsách sử dụng, đánh giá, kiểm soát chặt chẽ
  • 21. 19 thi cử, tốt nghiệp, văn bằng chứng chỉ quốc gia. Ví dụ, việc tổ chức các kỳ thi quốc gia đánh giá chất lượng tốt nghiệp các cấp và khảo sát tình hình việc làm sau tốt nghiệp; sát hạch cấp bằng lái xe theo các quy định chặt chẽ về trình độ kiến thức, kỹ năng, không quan tâm nhiều đến người học ở đâu và học khi nào. Ở cấp độ nhàtrường, các hoạtđộng quản lý chất lượng tập trung vào đầu vào (tuyển sinh) và đầu ra (các kỳ thi tốt nghiệp) và do đó trách nhiệm về chất lượng chỉ tập trung vào một số người liên quan đến hai công tác trên. * Mô hình bảo đảm chất lượng đào tạo Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5814: “Bảo đảm chất lượng là toàn bộ hoạt động có kế hoạch và hệ thống được tiến hành trong hệ chất lượng và được chứng minh là đủ mức cần thiết để tạo sự tin tưởng thoả đáng rằng thực thể (đối tượng) sẽ thoả mãn đầy đủ các yêu cầu chất lượng”. Trong đào tạo, khái niệm bảo đảm chất lượng có thể được coi như là một “hệ thống các biện pháp, các hoạt động có kế hoạch được tiến hành trong và ngoài nhà trường, được chứng minh là đủ mức cần thiết để tạo ra sự tin tưởng thoả đáng rằng các hoạt động và sản phẩm đào tạo sẽ thoả mãn đầy đủ các yêu cầu về chất lượng đào tạo”. Bảo đảm chất lượng đào tạo là toàn bộ các chủ trương, chính sách, cơ chế quản lí, mục tiêu hoạt động, điều kiện nguồn lực, các thủ tục, quy trình và những biện pháp để duy trì, nâng cao chất lượng đào tạo, thông qua sự tồn tại và sử dụng chúng, các chuẩn mực trong đào tạo sẽ được duy trì và chất lượng sẽ được nâng lên. Nói cách khác, bảo đảm chất lượng có nghĩa là tạo ra sản phẩm không lỗi, làm đúng như thiết kế ngay từ đầu và làm đúng ở mọi thời điểm. Chất lượng đào tạo ở trường cao đẳng Văn hóa nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn được bảo đảm bởi một hệ thống, đó là hệ thống bảo đảm chất lượng, hệ thống này sẽ chỉ ra chính xác phải làm thế nào và theo những tiêu chuẩn nào. Các tiêu chuẩn chất lượng được sắp xếp theo những thể thức thích hợp trong hệ thống bảo đảm chất lượng.
  • 22. 20 * Mô hình BS 5750/ ISO 9000 Khoảng từ đầu thập kỷ 90, giới quản lý giáo dục quan tâm tới tiêu chuẩn Anh BS 5750 và tương đương với nó là tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000 Bản chất của mô hình BS 5750/ ISO 9000 là một hệ thống các văn bản quy định tiêu chuẩn và quy trình chi tiết, nghiêm ngặt ở mỗi giai đoạn của quá trình sản xuất bảo đảm mọi sản phẩm hay dịch vụ phải phù hợp với mẫu mã, quy cách, các thông số kỹ thuật quy định trước đó với mục tiêu là tạo một đầu ra “phù hợp với mục đích”. BS 5750/ ISO 9000 đưa ra một kỷ luật nghiêm ngặt đối với những người sử dụng, đồng thời đòi hỏi sự đầu tư về nhân lực, tài lực và thời gian. Mọi người phải nắm được các yêu cầu đặt ra và tuân thủ các quy trình một cách nghiêm túc. Mô hình này đã và đang được ứng dụng để xây dựng hệ thống quản lý chất lượng các cơ sở đào tạo theo tiêu chuẩn ISO 9000. * Mô hình quản lý chất lượng đào tạo theo ISO 9000: 2000 Với quan điểm các cơ sở đào tạo là một loại hình dịch vụ xã hội, một số nước đã và đang áp dụng mô hình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000: 2000 với yêu cầu cơ bản là hình thành ở các cơ sở đào tạo hệ thống quản lý chất lượng Hệ thống quản lý chất lượng Khách hàng và các bên quan tâm Yêu cầu đặt hàng Thoả mãn nhu cầu khách hàng Sản phẩm đầu ra Trách nhiệm lãnh đạo Quản lý Kế hoạch Quá trình gia công Quá trình gia công
  • 23. 21 Mô hình quản lý chất lượng theo ISO 9000: 2000 Mô hình quản lý chất lượng theo ISO là quá trình tuân thủ chặt chẽ theo các yêu cầu sau: Viết những gì đã làm, làm những gì đã viết, kiểm tra những việc đang làm so với những gì đã viết, lưu hồ sơ, xem xét duyệt lại hệ thống một cách thường xuyên. * Mô hình quản lý chất lượng tổng thể trong giáo dục và đào tạo ở trường cao đẳng, đại học. Đây là mô hình quản lí toàn bộ quá trình đào tạo để bảo đảm chất lượng các cấp từ đầu vào, quá trình và đầu ra, kết quả đào tạo và khả năng thích ứng về lao động và việc làm. Mô hình quản lý chất lượng tổng thể TQM được áp dụng trước hết ở các cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp và cơ sở đào tạo với nhiều mô hình cụ thể khác nhau như mô hình Châu Âu về quản lý chất lượng tổng thể trong giáo dục (EUTQM on ED); Mô hình cấu trúc các thành phần của quá trình đào tạo (Mô hình SEAMEO). ở cấp độ vĩ mô (nhà nước) việc sáp nhập một số cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục với cơ quan quản lý nhà nước về lao động. Mô hình bảo đảm chất lượng dựa trên cơ sở mô hình quản lý chất lượng tổng thể TQM với xu hướng phi tập trung hoá, tăng cường phân cấp quản lý giáo dục, đề cao tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các cơ sở đào tạo nói chung và trong chất lượng đào tạo nói riêng. Hình thành văn hoá chất lượng và hệ thống chất lượng của các cơ sở đào tạo thông qua quá trình đánh giá bên trong. Vai trò quản lý nhà nước được thể hiện cụ thể ở việc hoạch định chính sách chất lượng, hệ thống các chuẩn mực bảo đảm chất lượng, xây dựng và ban hành quy trình, cơ chế thực hiện đánh giá bên ngoài để đánh giá công nhận hoặc kiểm định chất lượng đào tạo. Việc chuyển sang mô hình bảo đảm chất lượng là một bước tiến lớn về quản lý chất lượng đào tạo cả ở cấp vi mô (nhà trường) và cấp vĩ mô (quản lý nhà nước).
  • 24. 22 Các phân tích trên cho thấy, những thước đo đơn giản về hiệu quả hay thành tích của một nhà trường là những chỉ số không đầy đủ về chất lượng thực sự của trường đó. Các chỉ số hiệu quả của nhà trường chỉ là một phần của một hệ thống và cũng không phải là phần quan trọng nhất. Các chỉ số về đầu vào, quá trình của hệ thống đều là các cấu thành có tầm quan trọng như nhau trong việc xác định chất lượng của một nhà trường. * Mô hình kiểm định chất lượng Chất lượng giáo dục là một vấn đề luôn được xã hội quan tâm vì tầm quan trọng hàng đầu của nó đối với sự nghiệp phát triển đất nước nói chung, sự nghiệp phát triển giáo dục nói riêng. Mọi hoạt động giáo dục được thực hiện đều hướng tới mục đích góp phần đảm bảo, nâng cao chất lượng giáo dục; và một nền giáo dục ở bất kì quốc gia nào bao giờ cũng phải phấn đấu để trở thành một nền giáo dục chất lượng cao. Mặc dù vậy, do tínhchất phức tạp, đa dạng, nhiều chiều của vấn đề, hiểu đầy đủ về chất lượng giáo dục cũng như xác định quy trình, phươngpháp, kĩ thuậtđánh giá chất lượng giáo dục một cách khoa học, phù hợp với thực tiễn phát triển của xã hội, của giáo dục trong một hoàn cảnh cụ thể không phải là điều đơn giản. Một vài năm trở lại đây, trong lí luận và thực tiễn giáo dục Việt Nam đã xuất hiện một khái niệm khá mới mẻ: kiểm định chất lượng giáo dục (KĐCLGD). Là một giải pháp quản lí chất lượng nhằm đưa ra những kết quả tin cậy bằng cách kiểm soát các điều kiện, quá trình tổ chức giáo dục thông qua những tiêu chuẩn, tiêu chí, chỉ số ở các lĩnh vực cơ bản của hệ thống giáo dục cũng như của các cơ sở giáo dục, KĐCLGD ở Hoa Kì và nhiều nước phát triển trên thế giới đã trở thành hoạt động thường xuyên, quen thuộc, thậm chí trở thành điều kiện tồn tại của nhiều cơ sở giáo dục (trước hết là giáo dục đại học). Trong khi đó, ở Việt Nam, KĐCLGD vẫn còn là một lĩnh vực chưa thực
  • 25. 23 sự được nhiều người, thậm chí cả những người trực tiếp làm công tác quản lí giáo dục các cấp hiểu, đánh giá và quan tâm đúng mức. Trong hệ thống các mô hình quản lí chất lượng giáo dục, KĐCLGD thực chất là bước phát triển của một mô hình quen thuộc hơn: mô hình đánh giá chất lượng giáo dục. Do vậy, KĐCLGD thường được quan niệm là một quá trình đánh giá ngoài nhằm đưa ra một quyết định công nhận tính chuẩn mực của một cơ sở giáo dục hay một chương trình đào tạo của cơ sở giáo dục. Chẳng hạn, theo định nghĩa của CHEA (Hiệp hội kiểm định giáo dục đại học), KĐCLGD đại học được xác định là “một quá trình xem xét chất lượng từ bên ngoài, được giáo dục đại học sử dụng để khảo sát đánh giá các cơ sở giáo dục cao đẳng và đại học và các ngành đào tạo đại học nhằm đảm bảo và cải tiến chất lượng" (CHEA, 2003); còn theo cách diễn đạt của SEAMEO (Tổ chức Bộ trưởng Giáo dục các nước Đông Nam Á): KĐCLGD đại học là“một quá trình đánh giá nhằm đưa ra một quyết định công nhận một cơ sở giáo dục đại học hay một ngành đào tạo của cơ sở giáo dục đại học đáp ứng các chuẩn mực quy định” (SEAMEO, 2003). Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng: trong mô hình đánh giá chất lượng giáo dục, để phân biệt các loại đánh giá trường học, người ta thường dựa vào tính chất của các thành phần tham gia đánh giá. Có bốn nhóm chính tham gia đánh giá trường học là: - Các tổ chức đánh giá độc lập/các nhà tài trợ hoặc cơ quan quản lí đề xướng việc đánh giá; - Các cán bộ đánh giá (có chuyên môn); - Những người có thể cung cấp thông tin; - Người sử dụng hoặc tiếp nhận các kết quả đánh giá. Nếu cả bốn nhóm trên ở trong cùng một tổ chức, người ta gọi đó là “đánh giá trong” hay “tự đánh giá”; trong trường hợp ngược lại, người ta gọi đó là “đánh giá ngoài”.KĐCLGD bao gồm trong mình cả hai loại hình đánh
  • 26. 24 giá cơ bản đó; nói cách khác, để hiểu đầy đủ hơn về KĐCLGD theo đúng quy trình của nó, vấn đề cần xác định thêm là: KĐCLGD tuy là một quá trình đánh giá ngoài nhưng nhiệm vụ chủ yếu của đánh giá ngoài ở đây lại là đánh giá kết quả tự đánh giá. Tự đánh giá là một khâu quan trọng trong hoạt động KĐCL các cơ sở giáo dục. Đây là quá trình cơ sở giáo dục tự xem xét, đối chiếu với các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng do cơ quan có thẩm quyền ban hành để báo cáo về tình trạng chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục – dạy học, nghiên cứu khoa học, nhân lực, cơ sở vật chất cũng như các vấn đề liên quan khác, từ đó tiến hành điều chỉnh các nguồn lực và quá trình thực hiện nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng.Tự đánh giá không chỉ tạo cơ sở cho công tác đánh giá ngoài mà còn là điều kiện để cơ sở giáo dục cải tiến chất lượng, do vậy, có thể xem KĐCLGD là sự thể chế hoá được phát triển đầy đủ nhất về tính tự chủ, tự chịu trách nhiệmcủa cơ sở giáo dục đối với chất lượng của mình và đối với công luận. KĐCLGD không những mang lại cho cộng đồng bằng chứng về chất lượng đào tạo mà còn mang lại cơ hội và động cơ để nâng cao chất lượng cho các trường đã qua kiểm định. Chính điều này là một trong những đặc điểm làm nên sự khác biệt giữa KĐCLGD với các mô hình quản lí chất lượng giáo dục khác, chẳng hạn như thanh tra giáo dục… Một vấn đề nữa cần lưu ý đối với công tác KĐCLGD là: KĐCLGD tuy là một quá trình đánh giá ngoài nhưng tính chất chủ yếu của đánh giá ngoài là đánh giá đồng cấp; và một trong những mục tiêu cơ bản của đánh giá ngoài là giúp cơ sở giáo dục nhận thấy rõ hơn các điểm mạnh, điểm yếu và đưa ra kế hoạch cải tiến chất lượng của mình hợp lí, thiết thực hơn. Đây là một đặc điểm hết sức quan trọng khiến cho KĐCLGD nhanh chóng hoà nhập được vào các hoạt động của cơ sở giáo dục trong một không khí làm việc thân thiện, cởi mở.
  • 27. 25 Để có thể đánh giá chính xác chất lượng, hiệu quả hoạt động của một hệ thống hay một tổ chức giáo dục, giới nghiên cứu hết sức quan tâm đến việc xây dựng một bộ thước đo bao gồm các tiêu chuẩn, tiêu chí và các chỉ số làm căn cứ chủ yếu để xem xét chất lượng giáo dục gắn với mục tiêu theo những yêu cầu và trong những lĩnh vực, điều kiện thực tế khác nhau. Dựa vào mô hình đánh giá chất lượng giáo dục cơ bản, chúng ta có bốn hệ tiêu chí đánh giá sau đây đối với một cơ sở giáo dục: Các tiêu chí thể hiện bối cảnh chung của cơ sở giáo dục (các chuẩn mực được thiết lập bởi cơ quan quản lí cấp trên, hoàn cảnh kinh tế - xã hội địa phương, sự hỗ trợ của cộng đồng…); Các tiêu chí đầu vào (nguồn lực tài chính, trình độ chuyên môn và kinh nghiệm của đội ngũ giáo viên, nguồn tuyển sinh, kích cỡ lớp học, trang thiết bị của nhà trường, cơ sở vật chất…); Các tiêu chí đánh giá quá trình (các chủ trương, chính sách, sự lãnh đạo của nhà trường, đội ngũ giáo viên, môi trường sư phạm, phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập…) Các chỉ số về đầu ra (sản phẩm) (kết quả đạt được của sinh viên về các môn học cơ bản, tỉ lệ sinh viên lên lớp, tỉ lệ sinh viên bỏ học, tỉ lệ sinh viên tiếp tục theo học bậc cao hơn, tỉ lệ sinh viên tìm được việc làm phù hợp sau khi tốt nghiệp…). Tiếp tục phát triển các hệ tiêu chí đánh giá này, KĐCLGD sẽ tiến hành xây dựng các quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục cho từng loại hình trường và dùng quy định tiêu chuẩn đó làm công cụ để đánh giá mức độ yêu cầu và điều kiện mà các cơ sở của từng loại hình trường phải đáp ứng để được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục. Các tiêu chuẩn (gồm nhiều tiêu chí) kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phải quán triệt quan điểm tiếp cận tổng thể, đánh giá toàn bộ các lĩnh vực hoạt động giáo dục của nhà trường. Các yếu tố được đánh giá có mối quan hệ biện
  • 28. 26 chứng với nhau trong một chỉnh thể thống nhất, có tác động ảnh hưởng qua lại với nhau và với chất lượng sản phẩm giáo dục của nhà trường. Theo tinh thần ấy, KĐCLGD là một công cụ nhằm mục đích xác định mức độ đáp ứng mục tiêu giáo dục trong từng giai đoạn của cơ sở giáo dục, thông qua sự đánh giá tổng thể về tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng. Kết quả kiểm định là thước đo cơ sở giáo dục trong chuẩn chất lượng, đạt được những gì, còn thiếu những gì để điều chỉnh, bổ sung các điều kiện và tổ chức giáo dục, nhằm đạt chuẩn chất lượng. Kết quả kiểm định sẽ được công khai với cơ quan chức năng quản lí và xã hội. Ðiều đó một mặt là sự thể chế hoá được phát triển đầy đủ nhất về tính chịu trách nhiệm của cơ sở giáo dục đối với công luận, mặt khác sẽ thúc đẩy tích cực các cơ sở giáo dục phải tìm nhiều giải pháp, giải bài toán đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục của đơn vị mình. KĐCLGD được coi là hoạt động có hiệu quả khi không chỉ đánh giá xem một trường hay một chương trình đào tạo có đạt chất lượng hay không mà còn phải có vai trò như những chuyên gia tư vấn sẵn sàng giúp nhà trường giải quyết các vấn đề tồn đọng và không ngừng nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục - đào tạo. Một số nơi, KĐCLGD còn nhằm mục đích giải trình với xã hội, với các cơ quan quyền lực hay các cơ quan, tổ chức tài trợ, cấp kinh phí. Người học trước khi lựa chọn trường để đăng kí dự tuyển, các doanh nghiệp sử dụng lao động trước khi tuyển chọn cũng thường cân nhắc xem nhà trường hay ngành đào tạo đã được kiểm định hay chưa… Hiện nay, công tác KĐCLGD đã được khẳng định về mặt pháp lí trong Luật Giáo dục 2005 (Điều 17, Điều 99) và Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 1/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ, đồng thời được Bộ Giáo dục và Đào tạo
  • 29. 27 (GD&ĐT)lựa chọnlà biện pháp chủ yếu nhằm xác định mức độ thực hiện mục tiêu, chươngtrình, nộidung giáo dục đốivới nhà trường và cơ sở giáo dục khác. Cho đến nay, Bộ GD&ĐT đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật về KĐCLGDnói chung và KĐCLGDđại học, cao đẳng nói riêng. Theo đó bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học, cao đẳng là mức độ yêu cầu và điều kiện mà trường đại học, cao đẳng phải đáp ứng để được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục gồm 10 lĩnh vực: Sứ mạng và mục tiêu của nhà trường; tổ chức và quản lí; chương trình đào tạo; các hoạt động đào tạo; đội ngũ cán bộ quản lí, giảng viên và nhân viên; người học; nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; hoạt động hợp tác quốc tế; thư viện, trang thiết bị học tập và cơ sở vật chất khác; tài chính và quản lí tài chính. Bộ Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học, cao đẳng với 10 khía cạnh, như đã nói ở trên, đã bao quát gần như toàn bộ các lĩnh vực liên quan đến cơ chế quản lí cũng như các mặt hoạt động của một trường đại học, cao đẳng hiện đại, tiệm cận với các tiêu chuẩn của các nước trong khu vực và quốc tế. Như vậy có khá nhiều mô hình quản lý chất lượng đào tạo khác nhau đã được xác lập, từng mô hình quản lý lại có những nội dung quản lý cụ thể phù hợp với nó. Mỗi mô hìnhđều có những ưu điểm và nhược điểm nhất định trong quản lý chấtlượng đào tạo, Vì vậy, căn cứ vào tình hình cụ thể của từng trường cao đẳng, đại học các chủ thể quản lý có thể lựa chọn những mô hình quản lý chất lượng phù hợp, từ đó xác định những nội dung quản lý thiết yếu nhất để xem xét, đánh giá chất lượng đào tạo của nhà trường. 1.2.2. Nội dung quản lí chất lượng đào tạo ở Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn. Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn là một trường dân lập còn non trẻ, những điều kiện bảo đảm và kiểm soát chất lượng
  • 30. 28 còn có nhiều khó khăn. Vì vậy, việc xác định nội dung quản lý chất lượng đào tạo không thể theo riêng một mô hình quản lý chất lượng nào, mà cần hướng vào những vấn đề thiết yếu nhất của sự phát triển nhà trường trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo của nước nhà hiện nay. Căn cứ vào các yếu tố cấu thành quá trình đào tạo và chức năng của quản lý giáo dục, đồng thời có tính đến các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục của trường đại học, cao đẳng do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, nội dung quản lý chất lượng đào tạo của Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn cần tập trung vào các nội dung sau: Một là, quản lí hệ thống văn bản, quy chế, quy định liên quan đến giáo dục, đào tạo. Đây là công cụ quản lý giáo dục – đào tạo của nhà trường, bảo đảm cho mọi hoạt động giáo dục, đào tạo được thực hiện có nền nếp và kỷ luật, thống nhất được mọi nỗ lực sư phạm của lực lượng giáo duc. Vì vậy, đây là nội dung quản lý chất lượng đào tạo rất quan trọng. Hai là, quản lí thực hiện mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo. Nội dung quản lý này hướng vào những yếu tố cấu thành chủ yếu nhất của quá trình đào tạo. Chủ thể quản lý một khi nắm chắc và chủ động chỉ đạo một cách khoa học đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo của nhà trường thì chất lượng đào tạo của nhà trường sẽ biến đổi tích cực. Ba là quảnlí thực hiện kế hoạchhóagiáo dục, đào tạo. Trong bất kỳ hoạt độngcó tổ chứcnào yếutố kếhoạchcũngảnhhưởng rất trực tiếp đến chất lượng củanó. Trongquảnlýgiáo dục, kếhoạchhóađượccoilà chức nănghàngđầu của bộ máyquảnlý. Kế hoạchđúngđắn, sángtạo, cụ thể, kịp thời và được thực hiện nghiêm túc, chủ động sẽ đưa lại những thành công trong giáo dục, đào tạo của trường cao đẳng, đại học.
  • 31. 29 Bốn là, quản lý cơ sở vật chât, phương tiện kỹ thuật dạy học của nhà trường. Trườngcaođẳng,đạihọc hiệnnay thườngcầntới cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuậtdạyhọc rấtlớn, bao gồm giảng đường, thư viện, phòng thí nghiệm, máy móc, thiếtbịkỹ thuật, hệ thốngmạng, máy tính, đồ dùng dạy học… Yếu tố cơ sở vậtchất, phươngtiệnkỹ thuật thườngtác động rất mạnh mẽ tới kết quả đổi mới nộidung, phươngphápdạyhọcvàtrở thành một thành phần không thể thiếu củađảmbảo và kiểm soát chất lượng đào tạo. Vì vậy, chủ thể quản lý giáo dục khôngthể xem nhẹ việc quản lý cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật của trường cao đẳng, đại học. Năm là, quản lí nội dung, phương thức và chất lượng hoạt đông kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo. Kiểm tra, đánh giá là chức năng của quản lý giáo dục, nó cung cấp những thông tin cần thiết về diễn biến và chất lượng của quá trình giáo dục, trên cơ sở đó giúp chủ thể quản lý có những quyết định chính xác nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Vì vậy, quản lý nội dung, phương thức và chất lượng kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo trở thành nội dung thiết yếu của quản lý chất lượng đào tạo ở các trường cao đẳng, đại học. Sáu là, quản lý phẩm chất, năng lực của các chủ thể quản lý chất lượng giáo dục, đào tạo. Trong bảo đảm và kiểm soát chất lượng đào tạo nhân tố con người giữ vị trí rất quan trọng, đòi hỏi chủ thể quản lý phải có phẩm chất, năng lực phù hợp. Nếu Ban giám hiệu Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn quan tâm bố trí, sắp xếp cán bộ quản lý có đức, có tài, xây dựng cơ quan quản lý giáo dục vững mạnh, thường xuyên bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, nhân viên quản lý giáo dục thì sẽquản lý có kết quả chất lượng đào tạo của nhà trường. Bảy là, quản lý việc tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục trong bảo đảm và kiểm soát thường xuyên chất lượng hoạt động đào tạo. Đây là nội dung quản lý chất lượng đào tạo của trường đại học hướng vào làm rõ việc phát huy sức mạnh
  • 32. 30 tổng hợp của giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục, cán bộ quản lý sinh viên trong thực hiện mục tiêu, yêu cầu giáo dục. Tám là, quản lí hoạt động tự học tập, rèn luyện và nghiên cứu khoa học của giảng viên. Chất lượng đào tạo của trường cao đẳng, đại học tùy thuộc rất lớn vào chất lượng của đội ngũ giảng viên. Vì vậy, quản lý tốt việc phấn đấu, trưởng thành của giảng viên cũng có nghĩa là quản lý được nội dung quan trọng thuộc về chất lượng đào tạo của nhà trường. Chínlà, quản lí hoạt động tự học, tự nghiên cứu, rèn luyện của sinh viên. Trongxu thế đổimới giáo dục, đào tạo hiện nay, tính tíchcực,chủđộngcủasinh viên trong tự học tập, rèn luyên luôn là một chỉ báo khá chân thực về chất lượng đào tạo của trườngcao đẳng, đại học. Vì vậy, đây là nội dung không được xem nhẹ trongquản lý chất lượng đào tạo của Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn. Tựuchung lại chínnộidung quản lý chất lượng đào tạo vừa nêu trên mặc dù không bao gồm hết các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học, nhưng đã tập trung vào những yếu tố cốt lõi nhất cấu thành chất lượng của quá trình đào tạo. Những nội dung quản lý này sẽ trở thành những tiêu chí cho việc phân tích thực trạng quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn. 1.3. Những nhân tố tác động đến quản lí chất lượng đào tạo của trường cao đẳng, đại học 1.3.1. Tác động của mục đích đào tạo Mục đích quá trình đào tạo của nhà trường là thống nhất các hoạt động quản lí, giảng dạyvà phục vụ giảng dạytheo mục tiêu đào tạo đãđược xác định. Tổ chức quá trình dạy học phải đảm bảo các nguyên tắc như; Tính khoa học trong đào tạo; Tính thống nhất trong giáo dục chính trị và chuyên môn; Mối quan hệ hiệu quả trong giảng dạy lý thuyết và thực hành; Kết hợp giữa lên lớp
  • 33. 31 của giáo viên với tự học của sinh viên; Không ngừng nâng cao trình độ, kiến thức của độingũ giáo viên; Bảo đảm đày đủcơ sở vật chất, phương tiện dạy học theo các nộidungđào tạo. Căncứvào nhiệmvụ đào tạo màmục tiêu, yêu cầuđào tạo được xây dựng và hình thành. Đối tượng của mục tiêu yêu cầu đào tạo là những sinh viên saukhi tốtnghiệp ra trườngphảiđạtđược nhữngchuẩnmực nhất định về phẩmchấtchínhtrị, trìnhđộ chuyênmôn,thểlực và khả năng đảm đương nhiệm vụ ở cương vị công tác được xác định. Mục tiêu đào tạo: Sinh viên khi tốt nghiệp ra trường phải có những kiến thức cần thiết về tay nghề vừa bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao, vừa có thể tiếp tục bồidưỡngđểphát triển theo yêu cầu côngviệc. Đồngthời mỗi ngành đào tạo lại có yêu cầu cụ thể riêng về mục tiêu đào tạo, đòi hỏi học viên tốt nghiệp ra trường phải có kiến thức, năng lực giỏi về một ngành nhất. 1.3.2. Tác động của chương trinh đào tạo. Chương trình đào tạo Chương trình đào tạo của nhà trường là một trong các yếu tố quyết định chấtlượng giáo dục và đào tạo. Chươngtrìnhđào tạo quy định bậc đào tạo cũng như mặt bằng kiến thức đào tạo. Đối với đối tượng trung cấp, cao đẳng chương trìnhđào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định. Nộidung, chươngtrình đào tạo là yếu tố xác định khối lượng kiến thức cần thiết để truyền đạt tới người học theo mục tiêu đãxây dựng. Cùngvới quỹ thời gian tương ứng, nội dung chương trìnhkhóahọc baotrùmnộidungchươngtrìnhcủacác khốikiến thức vànội dung chươngtrìnhcủatừngnăm học trongđócónộidungchươngtrìnhcụthểcủa từng môn học… cùng với các yếu tố khác trong quá trình đào tạo. 1.3.3. Tác động của đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo Xuất phát từ yêu cầu nâng cao chất lượng toàn diện, phải đảm bảo bồi dưỡngphẩm chấtchínhtrị, trang bịnhững kiến thức cơ bản nhất, bồi dưỡng khả năng tư duy sáng tạo và năng lực thực hành cho người học.
  • 34. 32 Các yếu tố trên mang tính chủ đạo trong toàn bộ quá trình đào tạo, nó không những tác động trực tiếp đến chất lượng đào tạo mà còn bao hàm trong đó cả yêu cầu chất lượng đào tạo phải có, đồng thời nó còn chi phối các yếu tố khác. Vai trò củagiáo viên hết sức quantrọngtrong truyền thụ các kiến thức và tạo ảnh hưởng tíchcực tớingườihọc góp phầnnâng cao chất lượng đào tạo. Vai trò ấy là sự phản ánh khả năng cần có của người giáo viên. Khả năng của giáo viên được biểu hiện trên hai lĩnh vực là: trình độ kiến thức và khả năng sư phạm. Nhận thức là một quá trình và thưòng gắn với mục đích nhất định nên nhận thức củaconngười là một hoạtđộngmà đặc trưng của nó là phản ánh hiện thực khách quan. Hoạt độnghọc tập là mộtdạng hoạt động tâm lý được tổ chức một cáchđộcđáo của người học, nhằm mục đích chuẩn bị cho người học phát triển toàn diện, sángtạo, có trìnhđộ chuyên môn cao. Đối tượng của hoạt động học tập là hướng vào làm thay đổi chính chủ thể hoạt động. Là dạng hoạt động không chỉ nhằm tiếp thu những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mà còn hướng vào việc tiếp thu những tri thức củabản thân hoạt độngđó. Nghĩalà thông qua hoạt động học tập, người học lĩnh hội được những phương pháp, cách thức, những kinh nghiệm học tập mang lại hiệu quả cao. Hoạtđộnghọc tập diễn ra trong điều kiện có kế hoạchchặtchẽ vì nó phụthuộc vào mục tiêu, kế hoạch, loại hình đào tạo, nội dung, chương trình… Khả năng nhận thức là khả năng tiếp thu, tiếp nhận và pháttriển nhữngkiến thức được đúc rút và hệ thống trong sách, từ người truyền thụ và trong thực tế côngtác. Quátrìnhđàotạocó chấtlượngcao chỉ khingườihọc có nhậnthức cao. Quá trình đào tạo là quá trình tổ chức, điều khiển trong đó người dạy là người thiết kế quytrình dạyhọc, góp phầnthi công, còn người học vừa thi công vừa thiết kế quy trình tự học nhằm thực hiện tối ưu mục đích và nhiệm vụ học.
  • 35. 33 Hình thức tổ chức đào tạo là hình thức tác động qua lại giữa hoạt động dạy và hoạt động học, giữa người dạy và người học, giữa người học với nhau, trongđó mục đích,nộidung, phương pháp, phương tiện dạy học vận dụng theo phương án tối ưu. 1.3.4. Tác động của môi trường sư phạm trong nhà trường Môi trường sư phạm trong nhà trường là nhân tố rất quan trọng, có ảnh hướng trực tiếp đếnchất lượng đạo tạo và sựphát triển nhân cáchcủangười học. Nó được cấuthành bởicác mốiquan hệ giáo dục, trước hết là quan hệ giảng viên – sinh viên, quan hệ đồng nghiệp của giảng viên, quan hệ sinh viên – sinh viên và các hoạt động chung, các phong trào thi đua trong dạy và học … của toàn trường. Những quan hệ và hoạtđộngnày có vai trò khôngnhỏ trong bảo đảm và nâng cao chất lượng đào tạo. Các chủthể quảnlý giáo dục ở trường cao đẳng, đạihọc có thể thông qua các mốiquan hệ giáo dục và hoạtđộngchung trongmôi trường sư phạm để nắm thông tin về chất lượng đào tạo, đồng thời tác động để thúc đẩy việc nâng cao chấtlượng dạy và học. Mặt khác, tìnhđoànkết, nhân ái trongcác tập thể, tính kỷ luật, trìnhđộ trật tự, kỷ cương chung của môi trường sư phạm lành mạnh còn là điều kiện thuận lợi để các quyếtđịnh của người quản lý về bảo đảm và nâng cao chấtlượng đào tạo dễ được tiếp nhận và triệt để thi hành bới những người thuộc quyền. Tất cảnhững điều đó đãnói lên rằng, môi trườngsư phạm thực sự là một trong những nhân tố quan trọng tác động đến quản lý chất lượng đào tạo của trường cao đẳng, đại học. Như vậy, những nhân tố nêu trên có ảnh hưởng, tác động trực tiếp đến hiệu quả đào tạo nói chung và quản lý chất lượng đào tạo ở nhà trường nói riêng. Nhận thức được các nhân tố tác động có ý nghĩa rất quan trọng giúp cho các chủ thể quản lý của nhà trường, cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên nhìn nhận, xem xét đánh giá những thuận lợi, khó khăn. Từ đó có biện
  • 36. 34 pháp sát đúng chỉ đạo hoạt động đào tạo và quản lý chất lượng đào tạo có hiệu quả cao. * * * Quản lý chất lượng đào tạo thực chất là bảo đảm các điều kiện thực hiện và kiểm soát chất lượng của các yếu tố cấu thành quá trình đào tạo nhằm làm cho sản phẩm đào tạo đạt tới được mục tiêu đào tạo đã đề ra. Nội dung quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Cao đẳng văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn được xác lập dựa trên sự vận dung những mô hình quản lý chất lượng đào tạo hiện hành trên thế giới và trong nước cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của Nhà trường. Những kết quả khảo sát theo các nội dung quản lý chất lượng đào tạo tại Trường Cao đẳng văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn đã cho thấy, Nhà trường đã có nhiều thành công trong bảo đảm và kiểm soát chất lượng đào tạo nhằm đáp ứng đòi hỏi của thị trường lao động, nhưng cũng còn không ít những hạn chế, bất cập về công cụ quản lý, thực hiện các chức năng quản lý, các điều kiện bảo đảm cho quản lý... Điều đó đòi hỏi sự quan tâm nhiều hơn nữa của các chủ thể quản lý ở Trường Cao đẳng văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn tới vấn đề quản lý chất lượng đào tạo trong thời gian
  • 37. 35 Chương 2 ĐẶC ĐIỂM VÀ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VÀ DU LỊCH SÀI GÒN 2.1. Đặc điểm tình hình tổ chức và hoạt động của Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn 2.1.1. Đặc điểm về tổ chức, nhiệm vụ của Nhà trường. Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn là một trường đặc thù chuyên đào tạo về các lĩnh vực như: Kinh tế, Văn hóa, Nghệ thuật và Du lịch. Được thành lập theo quyết định số: 5845/ QĐ-BGDĐT do Bộ Giáo dục và Đào tạo ký. Nhiệm vụ của Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn là: - Đào tạo nhân lực có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khỏe, có năng lực thích ứng với việc làm trong xã hội, tự tạo việc làm cho mình và cho những người khác, có khả năng hợp tác bình đẳng trong quan hệ quốc tế, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc. - Tiến hành nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, kết hợp đào tạo nghiên cứu khoa học và sản xuất, dịch vụ khoa học và công nghệ theo quy định của Luật Khoa học và Công nghệ, Luật Giáo dục và các quy định khác của pháp luật dựa trên đặc điểm là một trường đào tạo về văn hóa, nghệ thuật. Hiện nay, tổ chức bộ máycủanhàtrườngbao gồm:HộiđồngQuảntrị, Ban giám hiệu, các Đoàn thể và 8 phòng ban, 6 khoa, 4 trung tâm chức năng. 2.1.2 Đặc điểm về điều kiện bảo đảm cho hoạt động đào tạo. Điều kiện đất đai và cơ sở vật chất của nhà trường gồm có: Tổng diện tích quỹ đất của trường hiện có là 7,2 ha. Trong đó diện tích ở nội thành là 1,1ha và diện tích ở ngoại thành là 6,1 ha. Khu đất nằm ở ngoại thành là khu
  • 38. 36 Đô thị Tây Bắc, huyện Củ Chi, Tp. Hồ Chí Minh. Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã có văn bản đồng ý giao cho trường khu đất này. Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch có nhiều cơ sở khác nhau, bố trí khá phân tán, gây trở ngại cho quản lý nhà trường nói chung, quản lý chất lượng đào tạo nói riêng. Cụ thể: Trụ sở của Trường hiện nay đặt tại 83/1 Phan Huy Ích, phường 12, Quận Gò Vấp, Tp.HCM. Cơ sở 2 của nhà trường là Khu I-2 Khu đô thị Tây Bắc, Củ Chi, Tp.HCM. Khu đất này sẽ là cơ sở chính của trường sau khi đã xây dựng xong một số hạng mục ở cơ sở 3. Cơ sở 3 của trường nằm cạnh trụ sở 83/1 Phan Huy Ích, phường 12, Quận Gò Vấp, Tp.HCM có địa chỉ 73/479A Phan Huy Ích, P.12, Q.Gò Vấp, TP.HCM cơ sở này rộng 3.097 m2 sẽ xây dựng ở giai đoạn 1. Trường còn sở hữu một số cơ sở như: khu tập thể của cán bộ nhân viên (ở quận 12); cơ sở thực hành cho các loại hình dịch vụ du lịch (ở Tân Bình, quận 7, ở Nhà Bè). Tổng diện tích xây dựng trường hiện nay là 78.349m2 (có bảng phụ lục đính kèm) Để phục vụ cho nhu cầu học tập của sinh viên học sinh, nhà trường đã tiến hành xây dựng các phòng thực hành với đầy đủ các trang thiết bị hiện đại và có chất lượng cho từng khoa:  Khoa Du lịch: trường đã xây dựng một hệ thống mô hình phòng khách sạnvới tiêu chuẩn 4 sao có đầyđủcác tiện nghi như: buồng (6 phòng), quầy bar (2 quầy), bếp (1 phòng) với diện tích hơn 1.000m2; Hiện nay trường đang tiếp tục làm các phòng thực hành phục vụ du lịch nghỉ dưỡng và du lịch – resort.  Khoa Nghệ thuật: được trang bị các phòng thực hành đàn (3 phòng), phòng vẽ (2 phòng), phòng cắt may (2 phòng), sân khấu biểu diễn (3 phòng + 1 hội trường), phòng máy may (2 phòng): Tổng cộng 13 phòng với diện tích 700m2.  Khoa Kinh tế: bao gồm các phòng thực hành phục vụ cho các chuyên ngành Quản trị kinh doanh, Tài chính ngân hàng, Kế toán, Phát hành xuất bản ấn phẩm: bao gồm 6 phòng với diện tích 300m2.
  • 39. 37  Khoa Ngoại ngữ: trường đã trang bị đầy đủ các phòng lab, phòng chiếu cho sinh viên, thêm vào đó là phòng thực hành tiếng Hàn với đầy đủ sách học và tư liệu được tài trợ bởi Tổ chức của Hàn Quốc: bao gồm 2 phòng với diện tích 180m2.  Trường còn có một số cơ sở ở Nhà Bè, Tân Bình và ở quận 7 là những cơ sở thực hành cho du lịch nghĩ dưỡng, du lịch nhà hàng khách sạn…cũng thuộc quyền sở hữu của nhà trường. Ngoài ra trường còn có các quan hệ với các doanh nghiệp ngoài trường để hỗ trợ sinh viên có nơi kiến tập và thực tập tốt nghiệp trong thời gian học tập tại trường Nhà trường đã trang bị đầy đủ các phòng học và các trang thiết bị dạy học đáp ứng cho nhu cầu học tập của 15.000 sinh viên. Thư viện của Nhà trường được xây dựng khá hoàn chỉnh, có lượng tư liệu, sách giáo khoa và tài liệu tham khảo cho sinh viên phong phú. Trong thư viện nhà trường đã có 11.418 đầu sách phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu và đọc sách của học sinh, sinh viên 2.1.3 Đặc điểm về sự đa dạng ngành nghề đào tạo. Một là: Đào tạo trung cấp chuyên nghiệp: Nhà trường đào tạo 14 ngành trung cấp chuyên nghiệp. Đó là các ngành đã được Bộ GD&ĐT có quyết định mở ngành: Thanh nhạc; Diễn viên; Thiết kế đồ họa; Thiết kế thời trang; Phát hành xuất bản ấn phẩm; Thư ký văn phòng; Lữ hành – Hướng dẫn viên; Quản lý khách sạn nhà hàng; Quản lý văn hóa; Mạng máy tính; Hạch toán – Kế toán; Tài chính ngân hàng; Tài chính doanh nghiệp; Quản trị doanh nghiệp – sản xuất. Hai là: Đào tạo Cao đẳng: Nhà trường đào tạo 17 ngành hệ Cao đẳng. Đó là các ngành đã được Bộ GD&ĐT có quyết định mở ngành: Thanh nhạc; Diễn viên kịch – điện ảnh; Thiết kế đồ họa; Thiết kế thời trang; Kinh doanh
  • 40. 38 xuất bản phẩm; Thư ký văn phòng; Việt Nam học; Quản trị Khách sạn; Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành; Tiếng Nhật; Tiếng Hàn Quốc; Tiếng Trung Quốc; Tiếng Anh; Tin học ứng dụng; Quản trị kinh doanh; Kế toán; Tài chính - Ngân hàng. 2.1.4. Đặc điểm về đội ngũ giáo viên, giảng viên của nhà trường. Trong những năm qua, để cố gắng trở thành một trong những trường phát triển toàn diện, nhà trường đã có một chiến lược phát triển đội ngũ quản lý và đội ngũ giảng viên. Đến nay, nhà trường có một đội ngũ đủ về số lượng, đạt về chất lượng. Đến hết tháng 31/12/2012, quy mô đội ngũ cán bộ công nhân viên và giáo viên, giảng viên nhà trường: 696 người, bao gồm: giảng viên trực tiếp tham gia giảng dạy 561 người (chiếm 80,6%); cán bộ phục phụ chuyên môn: 54 người (chiếm 7,7%); cán bộ phục vụ hành chính: 81 người (chiếm 11,7%). Giảng viên có trình độ sau đại học: 293 người (chiếm 52.22%) tổng số giảng viên), trong đó: 53GV từ trình độ Tiến sĩ trở lên, 240 thạc sĩ. Giáo viên cơ hữu 354 (chiếm 63.10% tổng số giáo viên), trình độ sau đại học: 171 người (chiếm 48,3% giảng viên cơ hữu) gồm: 43GV từ trình độ Tiến sĩ trở lên, 128 thạc sĩ. Giảng viên thỉnh giảng: 207 người (chiếm 36,9%), trong đó: 10GV từ trình độ Tiến sĩ trở lên, 112 thạc sĩ, 85 cử nhân chủ yếu công tác tại các trường đại học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh; các giảng viên thỉnh giảng đều đáp ứng tiêu chuẩn của Luật Giáo dục: có trình độ, kiến thức chuyên môn, có uy tín nghề nghiệp, được đào tạo nghiệp vụ sư phạm. 2.2. Thực trạng, nguyên nhân trong quản lí chất lượng đào tạo ở Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn hiện nay Nhằm đánh giá thực trạng quản lý chất lượng đào tạo tại trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn tìm rõ nguyên nhân những mặt
  • 41. 39 mạnh, yếu trong quản lí chất lượng của nhà trường, từ đó để xuất với Đảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường có những chủ trương biện pháp sát đúng góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của nhà trường Chúngtôitiến hành điềutra ý kiến củacánbộ quảnlý, giáo viên về các nội dung quản lí chất lượng đào tạo ở trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn với số lượng 200 phiếu hỏi, kết quả thu được như sau: Nội dung Tốt Khá Trung bình Yếu Số Lượng % Số Lượng % Số Lượng % Số Lượng % 1. Quản lí hệ thống văn bản, quy chế, quy định liên quan đến giáo dục, đào tạo 92 46 70 35 38 19 2. Quản lí thực hiện mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo 82 41 66 33 32 16 3. Quản lí thực hiện kế hoạchhóagiáo dục, đàotạo 108 54 50 25 22 11 4. Thực trạng về quản lí các điều kiện, cơ sở vật chất bảo đảm cho hoạt động giáo dục, đào tạo của nhà trường 112 56 68 34 20 10 5.Quản lí công tác kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục, đào tạo 92 48 66 33 38 19 6. Năng lực quản lý của các chủ thể trong quản lý chất lượng giáo dục, đào tạo 136 68 44 22 20 10 7. Việc phối hợp giữa các
  • 42. 40 Nội dung Tốt Khá Trung bình Yếu Số Lượng % Số Lượng % Số Lượng % Số Lượng % lực lượng (cơ quan, khoa giáo viên) trong việc quản lý chất lượng đào tạo được phát huy 150 75 26 13 24 12 8.Quảnlí hoạtđộngtự học, tự nghiên cứu, rèn luyện của giáo viên 124 62 44 22 34 17 9.Quảnlí hoạtđộngtự học, tự nghiên cứu, rèn luyện của sinh viên 122 61 42 21 36 18 Dựa trên kết quả điều tra và thực tiễn quảnlí chấtlượng đào tạo tại trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn chúng tôi nhận thấy: 2.2.1.Những ưu điểm cơ bản trong quản lý chất lượng đào tạo. * Trong quản lí hệ thống văn bản, quychế, quyđịnh liên quan đến giáo dục, đào tạo: Hệ thống các văn bản, quy chế, quy định về quản lý giáo dục nói chung, quản lý chất lượng đào tạo của nhà trường nói riêng được nhà trường hết sức coi trọng. Qua khảo sát cho thấy, hiện nay toàn trường đang duy trì quản lý hoạt động GD – ĐT trên một số loại văn bản, như: Quy chế GD - ĐT; quy chế hoạt động nghiên cứu khoa học, thông tin khoa học; quy định tự học...Cácloạivăn bản, quy chế, quy định trên được xây dựng trên cơ sở hướng dẫn của cơ quan chức năng cấp trên và thực tế hoạt động GD – ĐT của nhà trường, bước đầu đã phát huy được hiệu quả nhất định. Khi chúng tôi điều tra, khảo sát đánh giá hệ thống văn bản, quy chế, quy định liên quan đến đào tạo, cho thấy có 46,00% cán bộ quản lý cho rằng là đầy đủ và phù hợp ( mức tốt), có 35,00% ( mức khá) cho rằng chưa đầy đủ
  • 43. 41 và phù hợp và có 19,0% ( mức trung bình) cho rằng còn thiếu và bất cập. Cũng nội dung này thì có 41,00% (mức tốt) ý kiến của giáo viên cho rằng là đầy đủ và phù hợp, có 33,00% ( mức khá) cho rằng chưa đầy đủ và phù hợp và 26,00% (mức trung bình) cho rằng còn thiếu và bất cập. Vấn đề này được phản ánh khi chúng tôi thực hiện trao đổi với cán bộ, giáo viên các khoa có đào tạo sinh viên chuyên ngành. Hầu hết các ý kiến đều cho thấy việc nghiên cứu, bổ sung, phát triển và hoàn thiện các văn bản, quy chế, quy định làm cơ sở cho chỉ đạo nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường là rất cần thiết. * Trong quản líthực hiện mụctiêu, nội dung, chương trình của Nhà trường: Thời gian qua, Nhà trường đã dành nhiều công sức cho việc hoàn thiện mục tiêu đào tạo của tất cả các ngành đào tạo, cấp đào tạo. Đồng thời căn cứ vào khung chương trình đào tạo được Nhà nước quy đinh, Nhà trường đã tổ chức tốt việc xây dựng chương trình đào tạo cho từng ngành theo hướng cơ bản, thiết thực và hiện đại, do đó đã được người học và người sử dụng lao động từ số sinh viên của Nhà trường tốt nghiệp hoan nghênh. Thực tế, qua điều tra, số người đánh giá về quản lý mục tiêu, nội dung, chương trình của Trương Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn ở mức tốt có 41%, ở mức khá có 33% số người được hỏi. Điều đó nói lên sự cố gắng lớn cua Nhà trường trong quản lý chất lượng đào tạo ở một trường cao đẳng có nhiều ngành học, với nhiều loại hình đào tạo khác nhau. * Trong quản lý thực hiện kế hoạch hóa giáo dục, đào tạo: Kế hoạch hoá trong GD - ĐT được nhà trường rất quan tâm, đã xây dựng các kế hoạch dài hạn, ngắn hạn, giai đoạn, từ cấp nhà trường đến các cấp quản lý. Cụ thể, như: Kế hoạch đào tạo; chương trình môn học, kế hoạch đầu bài; lịch giảng dạy; kế hoạch kiểm tra giảng dạy, thanh tra giảng dạy; kế hoạch thực tập cuối khóa...“Công tác tham mưu, tổ chức quản lý, thực hiện kế hoạch đào tạo và hiệp đồng giảng dạy chặt chẽ, đảm bảo đúng tiến trình, sát với tình hình thực tế, chất lượng ngày càng được nâng lên”
  • 44. 42 Tính kế hoạch về quản lý đào tạo ở trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn được thể hiện cụ thể trong lịch huấn luyện chính khoá, ngoại khoá; kế hoạch tự học; kế hoạch tuần; kế hoạch môn học. Việc triển khai thực hiện kế hoạch cũng được tiến hành khá nề nếp và khoa học. Các tập thể và cá nhân thường xuyên thực hiện kế hoạch cơ bản chủ động, nghiêm túc và đạt được các yêu cầu đề ra. Nhất là, việc điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đã diễn ra nhiều do có những nhiệm vụ đột xuất, song các lực lượng đã chủ động, linh hoạt giải quyết những tình huống cụ thể và đạt được yêu cầu thực tiễn đặt ra. Kết quả khảo sát cho thấy, đa số cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên đều khẳng định việc kế hoạch hóa giáo dục, đào tạo thực hiện ở mức tốt là 54, 00%, mức khá 25, 00%, mức trung bình là 11,0%. * Trong quản lý các điều kiện, cơ sở vật chất bảo đảm cho hoạt động giáo dục, đào tạo: Cơ sở vật chất, thiết bịdạy học là một trong những nhân tố góp phần quyết định đến chất lượng, hiệu quả đào tạo của nhà trường. Nhận thức sâu sắc vấn đề này nhà trường đã tổ chức xây dựng kế hoạch quản lý cơ sở vật chất, thiết bịdạy học chặt chẽ, xác định mục tiêu, nguyên tắc và nhiệm vụ quản lý. Chính vì vậy, đã phát huy được hiệu lực các chế độ quy định của quân độivề quản lý, xây dựng, mua sắm, trang bị, sử dụng, sửachữa và bảo quảnmột cáchphùhợp. Những năm qua, Nhà trường đã rất cố gắng đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho GD – ĐT nóichung. Nhà trường đã xây dựng, mua sắm, trang bị, sử dụng, tu sửa, bảo quản cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật dạy học. Theo khảo sát, điều tra cho thấy việc bảo đảm cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật cho hoạt động đào tạo, thì có 44,00% ý kiến của cán bộ quản lý, giảng viên và học viên sư phạm cho là ở mức tốt, 35,00% ở mức khá và19,00% ở mức trung bình. * Trong quảnlíhoạtđộngkiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo: Đây là một trong những khâu quan trọng, là chức năng cơ bản của công tác quản lí. Côngtác kiểm tra, đánh giá chất lượng đào tạo được nhà trường, các
  • 45. 43 cơ quan chức năng, khoa giáo viên và đơn vị quản lý sinh viên tiến hành thường xuyên và nhìn chungđảm bảo tốt. Thôngquacông tác kiểm tra đã giúp cho chủ thể quản lý đánh giá kết quảhoạt độngđào tạo củanhà trường đạt được mức độ nào, người học gặp những khó khăn vướng mắc gì để từ đó có biệnpháp quản lý tốt hơn trong thời gian tiếp theo. Hiện nay, việc trao đổi thông tin về kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động đào tạo giữa Phòng Đào tạo, khoa giáo viên, đơn vị quản lý sinh viên của nhà trường là tương đối tốt. Theo điều tra xã hội học cho thấy công tác kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động đào tạo của nhà trường nhìn chung luôn bảo đảm tốt các khâu của quy trình đánh giá và kết quả đánh giá phần nào đó đã phản ánh được thực tế chất lượng đào tạo, công tác kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo đã đánh giá cơ bản sát, đúng năng lực đào tạo của nhà trường. tổng hợp ý kiến cho thấy, số cán bộ, giáo viên cho rằng đánh giá kết quả đào tạo mức tốt là 48,00%, có 33,00% mức khá và 19,00% mức trung bình. * Trong nâng cao phẩm chất, năng lực của các chủ thể quản lý giáo dục, đào tạo: Năng lực quản lý của các chủ thể trong quản lý chất lượng giáo dục, đào tạo của nhà trường là yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng quản lý và chất lượng đào tạo. Qua khảo sát cho thấy có tới 68% cán bộ quản lý, giáo viên cho rằng năng lực của các chủ thể quản lý đạt mức tốt và 22% ý kiến cho rằng – đạt mức khá. Như vậy, năng lực quản lí của các chủ thể quản lí ở nhà trường đã được bồi dưỡng thường xuyên và luôn được đánh giá sát đúng với đặc điểm, nhiệm vụ, mục tiêu yêu cẩu của chuẩn hóa độingũ cán bộ quản lí của nhà trường hiện nay. * Trong việc phối hợp các lực lượng giáo dục để bảo đảm và kiểm soát chất lượng đào tạo: Các khoa chuyên ngành đã chủ động trong việc xây dựng kế hoạch, chương trình, xác định nội dung hướng tới nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Việc xác định thời gian, thời điểm cho lựa chọn chủ đề, chuẩn bị giáo án cũng như