SlideShare a Scribd company logo
UBND HUYỆN CÙ LAO DUNG
PHÕNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Cuø Lao Dung, thaùng 4 naêm 2017
MỤC LỤC
STT NỘI DUNG TRANG
1 Lời nói đầu 1
2
Thực trạng dạy và học môn Vật lý ở trường THCS hiện nay,
nguyên nhân và giải pháp khắc phục
3
3
Đổi mới phương pháp dạy học môn Vật lý theo định hướng
phát triển năng lực học sinh ở trường THCS
10
4
Công tác sử dụng và làm đồ dùng dạy học môn Vật lý ở
trường THCS
16
5
Một số biện pháp tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi môn Vật lý
ở trường THCS
24
6
Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn Vật lý ở
trường THCS
30
7
Đổi mới PPDH và KTĐG theo định hướng phát triển năng lực
học sinh cấp THCS
37
8
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong giờ thực
hành thí nghiệm môn Vật lý cấp THCS
44
9
Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng học
sinh giỏi môn Vật lý
49
10
Về công tác làm và sử dụng đồ dùng dạy học môn Vật lý ở
trường THCS
54
11
Về đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực
học sinh
57
12
Thực trạng dạy và học môn Vật lý trong các trường THCS
hiện nay - trường THCS TT. Đại Ngãi, huyện Long Phú
60
13
Công tác chỉ đạo GV đổi mới PP giảng dạy môn Vật lý ở
trường THCS Châu Văn Hưng, Thạnh Trị, Sóc Trăng
65
14
Nâng cao chất lượng học tập môn Vật lý của học sinh THCS -
Trường THCS Tôn Đức Thắng, TP.Sóc Trăng
69
15
Giúp HS hứng thú học tập môn Vật lý 6 qua làm ĐDDH,
hướng dẫn làm thí nghiệm - THCS Nhơn Mỹ 2 - Kế Sách
73
16
Một số giải pháp bồi dưỡng HS giỏi môn Vật lý phần định luật
JUN-LENXƠ ở trường THCS Mỹ Tú
78
17
Giúp học sinh học tốt môn Vật lý cấp THCS
THCS Thạnh Thới An, huyện Trần Đề
83
18 Đổi mới phương pháp dạy hôc môn Vật lý ở trường THCS 93
LỜI NÓI ĐẦU
Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013, của Ban chấp
hành Trung ương về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng
yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định
hướng XHCN và hội nhập quốc tế. Để thực hiện đổi mới toàn diện và đồng bộ
trong việc nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường phổ thông đòi hỏi mỗi
cán bộ quản lý giáo dục, mỗi thầy cô giáo phải tích cực đổi mới nội dung,
phương thức tổ chức quản lý và các hoạt động giáo dục, đa dạng hóa các hình
thức học tập, kĩ thuật dạy học tích cực; đổi mới nội dung, phương thức đánh giá
học sinh theo định hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học
sinh; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ hoạt động dạy học.
Nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu đổi mới mới căn bản và toàn diện
giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường phổ thông,
trong đó việc nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập môn Vật lý ở các trường
Trung học cơ sở trong bối cảnh hiện nay là một vấn đề đặt ra đối với toàn ngành
giáo dục nói chung và với Hội nghị chuyên đề môn Vật lý hôm nay nói riêng.
Bởi vì, sự hiểu biết và nhận thức về Vật lý có giá trị to lớn trong đời sống và sản
xuất, đặc biệt là trong công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Môn
Vật lý có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo của giáo dục
phổ thông, bước đầu hình thành ở học sinh những kỹ năng và thói quen làm việc
khoa học – kỹ thuật trong học tập, trong học nghề, hoặc học lên đại học, khả
năng ứng dụng khoa học vào đời sống. Mặt khác môn Vật lý còn gắn bó, liên hệ
chặt chẽ với các môn học khác trong chương trình giáo dục phổ thông.
Với ý nghĩa thiết thực nêu trên, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Sở Giáo
dục và Đào tạo Sóc Trăng, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cù Lao Dung trân
trọng tổ chức Hội nghị chuyên đề “Nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập
môn Vật lý ở trường Trung học cơ sở”. Mục đích của Hội nghị chuyên đề nhằm
đánh giá lại thực trạng việc giảng dạy và học tập bộ môn Vật lý trong nhà
trường phổ thông trong bối cảnh hiện nay, trên cơ sở đó đề ra các giải pháp thiết
thực nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục trong nhà trường nói chung và bộ
môn Vật lý nói riêng. Nội dung của Hội nghị và Kỷ yếu tập trung vào các vấn đề
trọng tâm sau:
- Một là, thực trạng dạy và học môn Vật lý ở trường THCS hiện nay,
nguyên nhân và giải pháp khắc phục;
- Hai là, đổi mới phương pháp dạy học môn Vật lý theo định hướng phát
triển năng lực học sinh ở trường THCS;
- Ba là, công tác sử dụng và làm đồ dùng dạy học môn Vật lý ở trường
THCS;
- Bốn là, một số biện pháp tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi môn Vật lý ở
trường THCS;
- Năm là, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học môn Vật lý ở
trường THCS.
Với tinh thần giao lưu, học hỏi, thông qua Hội nghị Ban tổ chức mong
muốn tạo ra diễn đàn để cán bộ quản lý, giáo viên môn Vật lý huyện Cù Lao
Dung có điều kiện trao đổi, học hỏi kinh nghiệm từ các đơn vị bạn. Đồng thời
rất mong Hội nghị cùng các đơn vị bạn tích cực thảo luận, trao đổi, phân tích,
đánh giá những mặt làm được và hạn chế, tìm ra nguyên nhân, đề ra giải pháp
thiết thực góp phần nâng cao chất lượng hoạt động dạy và học môn Vật lý trong
trường THCS hiện nay.
Trong quá trình chuẩn bị Hội nghị, Ban tổ chức đã nhận được 14 bài
tham luận của cán bộ quản lý và giáo viên môn Vật lý ở các trường THCS trực
thuộc (trong đó tuyển chọn được 11 tham luận đưa vào kỷ yếu); 02 tham luận
của trường THPT An Thạnh 3; 06 tham luận của các Phòng GDĐT (Long Phú,
TP.Sóc Trăng, Thạnh Trị, Kế Sách, Mỹ Tú, Trần Đề). Tổng cộng gồm có 18 bài
tham luận được đưa vào kỷ yếu. Các bài tham luận phần lớn đã đánh giá đúng
thực trạng việc giảng dạy và học tập môn Vật lý ở trường THCS, đề ra giải pháp
thiết thực, có hiệu quả trong việc thực hiện đổi mới PPDH và KTĐG kết quả
học tập của học sinh, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, công tác làm và sử dụng
đồ dùng dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học…Ban tổ chức
trân trọng ghi nhận sự đóng góp của cán bộ quản lý, giáo viên các trường THCS
trực thuộc, trường THPT An Thạnh 3, Phòng GDĐT các huyện, thị xã, thành
phố trên địa bàn tỉnh trong việc nghiên cứu, viết và gửi bài tham luận góp phần
vào sự thành công của Hội nghị.
Ban tổ chức chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp, chia sẽ những
kinh nghiệm, giải pháp, cách làm hay của cán bộ quản lý, giáo viên, chuyên
viên, lãnh đạo các Phòng GDĐT huyện, thị xã, thành phố trong địa bàn tỉnh
nhằm góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu đổi mới căn bản và toàn diện giáo
dục và đào tạo, nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập môn Vật lý trong các
trường THCS hiện nay. Xin chân thành cảm ơn./.
THAM LUẬN
THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC MÔN VẬT LÝ Ở TRƢỜNG
THCS HIỆN NAY, NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC
Trịnh Văn Tƣ
GV trƣờng THCS An Thạnh Tây
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Vật lý là bộ môn khoa học tự nhiên có ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống.
Việc học tập tốt môn Vật lý có giá trị to lớn trong đời sống và sản xuất, đặc biệt là
trong công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Môn Vật lý bước đầu
hình thành ở học sinh những kỹ năng và thói quen làm việc khoa học – kỹ thuật
trong học tập, khả năng ứng dụng khoa học vào đời sống. Tuy nhiên việc dạy và
học môn Vật lý gặp khá nhiều khó khăn. Bởi lẻ môn vật lý đòi hỏi người giáo
viên phải hướng dẫn học sinh học tập một cách khoa học, đúng cách thì mới có
chất lượng cao.
Với mục đích nâng cao chất lượng dạy và học vật lý ở trường Trung học
cơ sở (THCS), bản thân nhận thấy rằng nhất thiết phải tìm ra những khó khăn,
vướng mắc và nguyên nhân của nó, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp khắc
phục nhằm nâng dần chất lượng dạy và học môn Vật lý ở trường THCS.
II. THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC MÔN VẬT LÝ HIỆN NAY Ở
TRƢỜNG THCS
1. Thuận lợi
Được sự quan tâm của nhà trường, phân công giảng dạy đúng chuyên môn,
được tham gia các lớp tập huấn chuyên môn do Phòng và Sở GDĐT tổ chức.
Giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, nhiệt tình trong công tác.
Học sinh chấp hành khá tốt nội qui nhà trường, được trang bị đầy đủ SGK.
Về cơ sở vật chất được quan tâm đầu tư xây dựng theo hướng kiên cố
hóa; trường, lớp khang trang, thoáng mát tạo điều kiện tốt cho việc học tập, sinh
hoạt và vui chơi giải trí.
2. Khó khăn
a. Đối với giáo viên
Do nhiều lý do nên giáo viên vẫn còn dạy học theo lối truyền thống,
truyền thụ kiến thức theo lối một chiều, chưa mạnh dạng trong việc đổi mới
phương pháp dạy học (PPDH). Một số giáo viên có ý thức đổi mới PPDH
nhưng chỉ mang tính đối phó khi có thao giảng, dự giờ, kiểm tra.
Một bộ phận giáo viên không tích cực đầu tư trong tiết dạy cũng như công
tác soạn giảng, thậm chí còn sao chép giáo án của người khác hoặc tải trên mạng
về điều chỉnh chút ít để làm giáo án của riêng mình và để đối phó; lên lớp thiếu
sự chuẩn bị phương tiện, đồ dùng dạy học dẫn đến tình trạng dạy chay, giờ học
nhàm chán, thiếu thu hút, không gây được hứng thú cho học sinh.
Trong quá trình dạy học còn nặng về truyền thụ lý thuyết, ít vận dụng kiến
thức vào thực tiễn cuộc sống, ít cho học sinh thực hành thí nghiệm mà chủ yếu
là thí nghiệm biểu diễn của giáo viên.
b. Đối với học sinh
Một bộ phận học sinh có ý thức tự học còn thấp, năng lực tiếp thu bài
chưa tốt để có thể học tập tốt nội dung giáo viên truyền thụ và có thể trả lời tốt
các câu hỏi của giáo viên. Vẫn còn một số học sinh thiếu tôn trọng đối với giáo
viên, tỏ thái độ không tốt khi được giáo viên nhắc nhở.
Phương pháp học tập của học sinh chưa phù hợp với đặc thù bộ môn, thụ
động trong học tập, tái hiện một cách máy móc rập khuôn những gì giáo viên
giảng, lười suy nghĩ tìm tòi sáng tạo.
Còn nhiều học sinh chưa chú tâm vào việc thực hiện hiệm vụ của giáo
viên giao trên lớp, làm bài tập ở nhà, lười suy nghĩ, lười chép bài hoặc chép qua
loa cho có lệ. Đa số học sinh không học bài cũ, không nghiên cứu bài mới trước
khi đến lớp.
Nhiều học sinh mất căn bản về kiến thức toán học nên khi gặp những bài
toán khó có liên quan nhiều đến kiến thức toán học thì các em lại không làm bài
được. Từ đó dẫn đến chất lượng học tập Vật lý của các em thấp.
Một bộ phận gia đình học sinh chưa quan tâm nhiều đến việc học tập của
các em, thiếu sự phối hợp với nhà trường trong việc giáo dục con em mình.
III. NGUYÊN NHÂN
1. Về mặt khách quan
Ngoài các trường đạt chuẩn quốc gia, đa số các trường còn chưa có phòng
thí nghiệm thực hành nên việc dạy học còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt trong
các tiết thực hành.
Các dụng cụ thí nghiệm được cấp về trong thời gian khá lâu nên một số dụng
cụ đã xuống cấp, thiếu chính xác, sai số gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc dạy và
học. Trang thiết bị hỗ trợ cho công tác dạy của giáo viên và học tập của học sinh
còn thiếu.
Một số dụng cụ thí nghiệm không có trong danh mục thiết bị tối thiểu
nhưng trong chương trình dạy học lại có nói đến.
Chương trình hiện tại còn quá tải so với khả năng nhận thức của học sinh
nên nhiều em không theo kịp nội dung bài học.
Do điều kiện học sinh của huyện đa số là con của nông dân nên các em
ngoài việc học tập còn phụ giúp gia đình làm kinh tế nên thời gian đầu tư cho
việc học tập không được nhiều. Khả năng vận dụng kiến thức của học sinh còn
hạn chế nên ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập của các em.
Nhiều cha mẹ học sinh đi làm ăn xa nên việc theo dõi, đôn đốc học tập
của các em ở nhà chưa thường xuyên là liên tục.
2. Về mặt chủ quan
Giáo viên chưa nhận thức hết tầm quan trọng việc đổi mới, thiếu tính kiên trì
và thường xuyên trong việc thực hiện đổi mới PPDH. Sự đang dạng các phương
tiện, kỹ thuật dạy học còn hạn chế làm ảnh hưởng đến kết quả dạy và học.
Giáo viên ít quan tâm đến công tác đầu tư, chuẩn bị cho tiết dạy, trong
giảng dạy ít quan tâm đến các học sinh yếu, kém
Học sinh học tập thụ động, lười học không chịu học bài, làm bài tập và
thiếu tinh thần hợp tác với giáo viên trong giờ học. Khả năng tự ghi bài của học
sinh còn chưa tốt nên trông chờ vào việc ghi bảng, đọc chép của giáo viên.
Một số học sinh còn mê chơi các trò chơi điện tử rồi dẫn đến bỏ học, cúp
tiết, thiếu tôn trọng giáo viên.
IV. GIẢI PHÁP
1. Nâng cao lòng yêu nghề và ý thức trách nhiệm của giáo viên
Để đổi mới phương pháp giảng dạy có hiệu quả, giáo viên là yếu tố quyết
định hàng đầu trong việc thực hiện đổi mới PPDH. Vì vậy, mỗi thầy cô giáo
phải có sự nhận thức đúng đắn, lòng yêu nghề, tinh thần trách nhiệm và sự quyết
tâm cao. Tổ chức hướng dẫn học sinh học tập tốt là những phẩm chất cần thiết
của người giáo viên trong nhà trường. Giáo viên với bất cứ hoàn cảnh nào, lớp
học nào đều phải hội đủ các điều kiện về kiến thức, khả năng giảng dạy hữu
hiệu, lòng nhiệt thành và đức tính thân thiện của nhà giáo. Bên cạnh đó, giáo
viên phải có kỹ năng tổ chức hướng dẫn học sinh trong mọi hoạt động học tập,
có kỹ năng sử dụng đồ dùng dạy học, thực hành thí nghiệm, có năng lực tự thu
thập thông tin phong phú để phục vụ yêu cầu dạy học. Muốn làm được điều này
đòi hỏi giáo viên phải có ý thức trách nhiệm, tâm huyết với nghề nghiệp, dành
tình yêu cho công việc đang làm cùng với sự nhiệt tình trong giảng dạy chắc
chắn việc truyền đạt kiến thức cho học sinh một cách hiệu quả và thành công
hơn. Vì vậy, việc nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm và lòng yêu nghề là
một yêu cầu bức thiết trong bối cảnh hiện nay.
2. Đẩy mạnh đổi mới phƣơng pháp dạy học và kiểm tra đánh giá
a. Về đổi mới PPDH
Đẩy mạnh đổi mới PPDH là nhiệm vụ hàng đầu, thường xuyên và liên
tục. Tùy theo điều kiện thực tế về cơ sở vật chất, thiết bị của nhà trường, đối
tượng học sinh, nội dung kiến thức từng bài học giáo viên vận dụng sáng tạo các
hình thức, kỹ thuật dạy học cho phù hợp nhằm phát huy tính tích cực, tự giác,
chủ động của học sinh, hình thành và phát triển năng lực tự học (sử dụng SGK,
làm bài tập, nghe ghi chép, tìm kiếm thông tin, …) trau dồi các phẩm chất linh
hoạt độc lập, sáng tạo về tư duy cho học sinh.
Lựa chọn và sử dụng linh hoạt các PPDH chung và phương pháp dạy học
đặc thù của môn học Vật lý để thực hiện được mục tiêu, kiến thức, kỹ năng của
bài học trên cơ sở phát huy tối đa những hoạt động học của học sinh như hoạt
động cá nhân, hoạt động nhóm, học trong lớp, học ở nhà.
Chuẩn bị tốt về phương tiện, dụng cụ dạy học trong giờ thực hành, thí
nghiệm để đảm bảo về yêu cầu rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực
tiễn, nâng cao hứng thú cho học sinh.
Dạy học trên cơ sở phân hóa đối tượng học sinh, đặc biệt quan tâm đến
đối với học sinh yếu kém tạo điều kiện cho các em từng bước phát triển và theo
kịp bạn bè trong lớp.
Tùy theo điều kiện thực tế về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên và học sinh
của đơn vị đẩy mạnh công tác dạy học 2 buổi/ngày nhằm bồi dưỡng học sinh
giỏi, phụ đạo cho học sinh yếu, kém.
b. Đa dạng các hình thức kiểm tra – đánh giá (KTĐG)
Đa dạng các phương pháp, kỹ thuật dạy học thì song song với nó là phải
đa dạng hóa các hình thức KTĐG kết quả học tập của học sinh. Trong KTĐG
kết quả học tập của học sinh phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Phải đảm bảo các kỹ năng và cấp độ kiểm tra đánh giá, đa dạng các hình
thức kiểm tra như: trắc nghiệm, tự luận, vận dụng, vận dụng cao; kiểm tra vỡ
ghi, kiểm tra bài tập, kiểm tra miệng, kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ,
kết hợp với học sinh tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập.
Xây dựng ma trận đề kiểm tra phù hợp, trên cơ sở phân hóa trình độ kiến
thức, kỹ năng của học sinh trong lớp.
Đánh giá kết quả học tập khách quan, công bằng, có sửa chữa và ghi nhận
xét trên cơ sở động viên khuyến khích các em học tập tốt hơn.
Giáo viên thường xuyên kiểm tra việc tự ghi bài, học bài của các học sinh
yếu, kém và có biện pháp khuyến khích các em học tập.
3. Giáo viên phải đầu tƣ nghiên cứu bài dạy, nắm vững mục tiêu, nội
dung kiến thức- kỹ năng và phƣơng pháp truyền đạt
Thực tế cho thấy vẫn còn một số giáo viên ít chịu đầu tư, nghiên cứu
trong việc xây dựng, thiết kế bài dạy và thậm chí còn sao chép giáo án của người
khác hoặc tải trên mạng về chỉnh sửa đôi chút để làm của riêng mình đồng thời
để đối phó. Như thế sẽ không phù hợp với điều kiện thực tế của từng trường,
từng địa phương và đối tượng người học, hơn nữa mỗi giáo viên có một cách
dạy khác nhau. Vấn đề này có ảnh hưởng lớn đến chất lượng dạy và học ở
trường THCS. Vật lý là môn khoa học của thực nghiệm, vì vậy trong giảng dạy
đòi hỏi giáo viên phải có sự đầu tư chuẩn bị tốt cho bài dạy. Phải nắm vững mục
tiêu, nội dung kiến thức và kỹ năng cần truyền đạt, phương tiện, kỹ thuật dạy
học thích hợp để thiết kế bài giảng nhằm dẫn dắt học sinh đi từ dễ đến khó, từ
khó hiểu đến dễ hiểu, từ lý thuyết đến thực tiễn, thu hút học sinh tích cực tham
gia xây dựng bài, phát huy tính chủ động và sáng tạo của học sinh. Nếu người
giáo viên khéo kéo trong việc xây dựng kế hoạch giảng dạy, bài dạy sẽ phát huy
tính tích cực, chủ động của học sinh và học sinh sẽ trở thành chủ thể của hoạt
động giáo dục. Công tác này là một yêu cầu thiết yếu trong việc nâng cao chất
lượng dạy và học ở trường THCS và là một kinh nghiệm, một hình thức sáng tạo
cần thiết của mỗi giáo viên trong quá trình giảng dạy. Sáng tạo tốt, nghiên cứu
sâu, vận dụng linh hoạt các phương pháp, kỹ thuật dạy học chắc chắn tiết dạy sẽ
hay và đạt hiệu quả cao.
4. Tăng cƣờng công tác sử dụng và làm đồ dùng dạy học
Tăng cường sử dụng các phương tiện và đồ dùng dạy học đã có nhằm đạt
hiệu quả cao nhất trong công tác giảng dạy của giáo viên cũng như việc học của
học sinh.
Trong điều kiện đồ dùng còn thiếu, bị hư hỏng nhiều giáo viên có kế
hoạch sửa chữa những dụng cụ thí nghiệm bị hư hỏng, thiếu chính xác sao cho
dụng cụ thí nghiệm sử dụng một cách chính xác nhất để đảm bảo kết quả thí
nghiệm thu hút được sự chú ý của học sinh, tạo cho học sinh niềm tin tưởng cao
vào kết quả thí nghiệm, từ đó giúp học sinh hứng thú hơn trong việc học tập rồi
nâng dần kết quả học tập bộ môn.
Giáo viên tích cực làm các dụng cụ thí nghiệm, đồ dùng dạy học còn thiếu
trong khả năng có thể để giảng dạy trên lớp. Ngoài ra có thể cải tiến dụng cụ thí
nghiệm hiện có thành bộ thí nghiệm để có thể sử dụng dễ dàng, thuận tiện nhất.
Nói về việc làm và cải tiến các dụng cụ thí nghiệm thì thời gian qua giáo viên
huyện Cù Lao Dung cũng đã cải tiến thành công nhiều dụng cụ phục vụ cho
công tác dạy của giáo viên và học tập của học sinh như: Máy dùng chất lỏng của
đơn vị trường THCS An Thạnh Tây, bộ thí nghiệm ròng rọc của trường THPT
An Thạnh 3, hộp kín của trường THCS An Thạnh 1…
5. Tăng cƣờng ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học
Trong dạy học Vật lý thì có nhiều thí nghiệm học sinh khó có thể tưởng
tượng ra kết quả thông qua quan sát thí nghiệm, thông qua làm thí nghiệm mà
cần có những hình ảnh cụ thể để minh họa cho các em quan sát và rút ra kết
luận. Vì vậy việc ứng dụng công nghệ thông tin như soạn giáo án trên
PowerPoint và sử dụng những thí nghiệm ảo để trình chiếu cũng góp phần nâng
cao hiệu quả giảng dạy.
6. Tăng cƣờng tính độc lập, tự học, tự rèn của học sinh
Tính độc lập, tự học, tự rèn của học sinh thể hiện ở việc các em tự nghiên
cứu tài liệu, tự tìm hiểu các vấn đề liên qua đến nội dung bài học, tự tìm hiểu
câu hỏi và giải pháp để giải quyết một vấn đề nào đó, biết vận dụng kiến thức
vào thực tế cuộc sống. Làm được như vậy là học sinh đã xây dựng cho mình một
thái độ học tập sáng tạo và tích cực.
Để có thể đáp ứng được yêu cầu của sách giáo khoa hiện hành, nâng cao
tính tự học tại nhà của học sinh bằng cách giáo viên giao nhiệm vụ cho các em
tại nhà tìm hiểu, chuẩn bị một nội dung nào đó, yêu cầu học sinh về nhà làm bài
tập, tự trả lời một số câu hỏi tình huống liên quan đến bài học, vận dụng kiến
thức vào thực tiễn của cuộc sống và sản xuất.
Giáo viên cũng có thể cho học sinh thực hiện ngay tại lớp như tự nghiên
cứu mục nào đó trong SGK, tự quan sát một hình vẽ, một đoạn phim…để tìm ra
câu trả lời. Khi giao nhiệm vụ cho học sinh giáo viên chú ý đến tính vừa sức với
từng đối tượng để tạo điều kiện thuận lợi và gây hứng thú cho các em học tập.
Việc dạy cách học, tự học, tự rèn của HS được hướng vào các yêu cầu sau:
- Làm cho học sinh biết tự học, tự vận dụng;
- Luôn liên hệ với thực tiễn của cuộc sống và sản xuất;
- Làm cho học sinh biết hợp tác và chia sẻ trong học tập;
- Tận dụng sự hỗ trợ của CNTT để truy cập kiến thức;
- Coi trọng sự khám phá, kỹ năng thực hành;
- Học phương pháp nghiên cứu đi từ phân tích đối tượng để tìm giải pháp
giải quyết tình huống.
7. Công tác phối hợp
Kết hợp với các đoàn thể trong nhà trường đẩy mạnh phong trào thi đua
học tập, các cuộc thi tìm hiểu kiến thức cấp THCS, các trò chơi, hoạt động ngoại
khóa, các hoạt động trãi nghiệm sáng tạo, tham quan thực tế nếu có điều kiện.
Kết hợp với phụ huynh để gia đình nắm được tình hình hoạt động học tập
của con em mình, kịp thời nhắc nhở đôn đốc việc thực hiện nội quy cũng như
việc học của các em, từ đó giúp cho các em học tập tốt tại nhà và nâng dần kết
quả học tập.
Kết hợp với giáo viên chủ nhiệm, đoàn thể địa phương thường xuyên liên
hệ với gia đình học sinh, nắm bắt hoàn cảnh, điều kiện kinh tế gia đình, điều
kiện học tập của các em, đặc biệt là đối với những học sinh có hoàn cảnh khó
khăn để có giải pháp hỗ trợ kịp thời về vật chất và tinh thần nhằm tạo mọi điều
kiện thuận lợi cho các em đến lớp và học tập tốt.
Kết hợp với chính quyền địa phương trong việc quản lí chặt các dịch vụ
trò chơi điện tử, kết hợp với giáo viên chủ nhiệm, gia đình học sinh trong việc
quản lí giờ giấc của các em.
V. KẾT LUẬN
Mỗi thầy cô giáo phải có sự nhận thức đúng đắn về đổi mới căn bản, toàn
diện về giáo dục và đào tạo; đổi mới PPDH và KTĐG là nhiệm vụ trọng tâm và
thường xuyên trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập ở trường THCS;
có ý thức nâng cao lòng yêu nghề, tinh thần trách nhiệm trong nghề nghiệp.
Giáo viên phải tích cực nghiên cứu đầu tư trong thiết kế bài giảng, vận
dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực phù hợp với
đối tượng học sinh; chuẩn bị tốt, đầy đủ nội dung kiến thức cần truyền đạt cho
học sinh và các đồ dùng dạy học, dụng cụ thực hành thí nghiệm.
Khi lên lớp phải biết cách tổ chức các hoạt động giáo dục, dẫn dắt học
sinh tích cực, chủ động trong việc tìm tòi chiếm lĩnh kiến thức, đánh thức khả
năng tư duy sáng tạo của học sinh.
Hướng dẫn tốt việc tự ghi bài, tính độc lập, tự học, tự rèn của học sinh
một cách phù hợp. Động viên tinh thần học tập của học sinh, đặc biệt đối với các
đối tượng yếu, kém.
Rèn luyện cho học sinh tinh thần ý thức trong học tập, hợp tác với giáo viên,
với bạn bè trong việc học tập tại lớp và có phương pháp học tập thật tốt tại nhà.
Bài tham luận được nghiên cứu trong thời gian có hạn và trong quá trình
tổ chức triển khai thực hiện không tránh khỏi phần thiết sót, rất mong được sự
đóng góp của quý đại biểu và các bạn đồng nghiệp để tham luận được hoàn thiện
hơn. Xin chân thành cám ơn!
THAM LUẬN
ĐỔI MỚI PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN VẬT LÝ THEO ĐỊNH
HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Ở TRƢỜNG THCS
Nguyễn Văn Chiến
GV trƣờng THCS TT Cù Lao Dung
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Để phát triển phẩm chất và năng lực của người học một cách hiệu quả,
tối ưu thì người giáo viên ở các trường Trung học phải không ngừng học tập,
rèn luyện chuyên môn nghiệp vụ chủ động tìm ra phương pháp dạy học
(PPDH) hiệu quả nhất có thể đáp ứng lại tinh thần chung của nền giáo dục
nước nhà.
Thông qua việc đổi mới PPDH theo hướng phát huy tính tích cực, chủ
động, sáng tạo của người học. Chuyển cách dạy thụ động, truyền thụ một
chiều, giáo viên (GV) làm trung tâm sang cách dạy lấy học sinh (HS) làm
trung tâm hay còn được gọi là dạy và học tích cực. Trong cách dạy này HS là
chủ thể hoạt động, GV là người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn, tạo nên sự
tương tác tích cực giữa người dạy và người học.
Thấy rõ tầm quan trọng của việc đổi mới PPDH là cơ sở để điều
chỉnh hoạt động dạy, hoạt động học và quản lý giáo dục. Vì vậy, đổi mới
PPDH trở thành nhu cầu bức xúc, cần thiết để thúc đẩy ngành giáo dục
phát triển.
Qua nhiều năm công tác, chúng tôi cũng đã tìm hiểu, đúc kết một số
hình thức "Đổi mới phương pháp dạy học môn Vật lý theo định hướng phát
triển năng lực học sinh"
II. THỰC TRẠNG
1. Thuận lợi
Đông đảo GV có nhận thức đúng đắn về đổi mới PPDH. Nhiều GV đã
xác định rõ sự cần thiết và có mong muốn thực hiện đổi mới PPDH.
Một số GV đã và đang vận dụng được các PPDH tích cực trong dạy
học; kĩ năng sử dụng các thiết bị dạy học hiện đại và ứng dụng CNTT vào
việc tổ chức hoạt động dạy học một cách khá hiệu quả.
2. Hạn chế
a. Đối với giáo viên
Hoạt động đổi mới PPDH ở trường THCS chưa mang lại hiệu quả cao.
Truyền thụ tri thức phần lớn vẫn là PPDH truyền thống, một chiều. Một bộ
phận giáo viên không tích cực đầu tư, cải tiến PPDH, không trau dồi chuyên
môn nhằm nâng cao tay nghề. Một số giáo viên mặc dù có ý thức đổi mới
PPDH nhưng việc thực hiện chỉ mang tính hình thức, đối phó chưa thực sự
đem lại hiệu quả mong muốn.
Trong quá trình dạy học còn nặng về truyền thụ lý thuyết, chưa thật sự
được quan tâm đến việc rèn luyện kĩ năng sống, kĩ năng giải quyết vấn đề
thực tiễn cho HS thông qua khả năng vận dụng tri thức tổng hợp.
b. Đối với học sinh
Về phía học sinh còn thói quen thụ động, ghi nhớ và tái hiện một cách máy
móc, rập khuôn, chưa chủ động tìm tòi, khám phá, lười suy nghĩ, ngại phát biểu.
Một bộ phận học sinh có ý thức học tập không tốt, lười học, thường
xuyên không thuộc bài, không làm bài tập, mất trật tự trong giờ học, vi phạm
nội quy.
c. Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học
Đồ dùng dạy học, phòng học chức năng chưa đáp ứng được yêu cầu.
Trong đó cần phải nói đến độ chính xác của các thiết bị thí nghiệm (TBTN)
là không cao, hư hỏng.
Việc ứng dụng CNTT, sử dụng phương tiện dạy học chưa thực sự rộng
rãi và hiệu quả ở các trường THCS hiện nay.
3. Nguyên nhân
Nhận thức về sự cần thiết đổi mới PPDH, ý thức thực hiện đổi mới của
một bộ phận nhỏ cán bộ quản lí, GV còn chưa cao. Năng lực của đội ngũ GV về
vận dụng PPDH tích cực, sử dụng thiết bị dạy học, ứng dụng CNTT còn hạn chế.
Lý luận về PPDH chưa được nghiên cứu nhiều và việc vận dụng lí
luận vào thực tiễn chưa thực sự hiệu quả, các hình thức tổ chức hoạt động
dạy học còn mang tính bảo thủ. Chỉ chú trọng đến việc đánh giá kết quả
cuối học kì, và chỉ tiêu của môn học chưa thật sự quan tâm nhiều đến việc
đổi mới PPDH.
Cơ chế quản lí hoạt động đổi mới PPDH chưa khuyến khích được sự tích
cực đổi mới PPDH của GV. Đây là nguyên nhân quan trọng nhất làm cho hoạt
động đổi mới PPDH ở trường THCS chưa thật sự mang lại hiệu quả cao.
Cùng với đổi mới PPDH thì cơ sở vật chất và thiết bị dạy học phải
đảm bảo, đồng bộ. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay phòng học chức năng,
dụng cụ thực hành, thí nghiệm chưa đáp ứng được yêu cầu.
Nội dung chương trình tuy đã được giảm tải nhưng vẫn còn nặng nề,
quá tải. Trong giờ dạy giáo viên chạy theo thời gian, áp lực thi cử, chạy
theo thành tích vẫn còn tồn tại. Đây là nguyên nhân dẫn đến việc đổi mới
PPDH gặp nhiều khó khăn.
Do cơ chế thị trường và sự phát triển của công nghệ thông tin như:
phim ảnh, games, trang mạng không lành mạnh... tác động tiêu cực đến lối
sống và ý thức học tập của một bộ phận học sinh làm ảnh hưởng phần nào
đến chất lượng giáo dục.
III. GIẢI PHÁP
Những điều cần quan tâm trong việc phát triển năng lực HS
Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành và
phát triển năng lực tự học (sử dụng SGK, tìm kiếm thông tin, ghi chép, …),
trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo và tư duy của
học sinh.
GV có thể lựa chọn các phương pháp chung hoặc các phương pháp đặc
thù của mộn học để thực hiện. Tuy nhiên cần phải đảm bảo nguyên tắc “ GV
là người hướng dẫn, HS là người tự tìm ra tri thức”.
Tùy theo nội dung bài học, đối tượng và điều kiện cụ thể ở từng đơn vị
mà GV linh hoạt các hình thức học tập: cá nhân, nhóm, thực hành, viết báo
cáo, … để có thể giúp HS được vận dụng kiến thức vào thực tiễn, qua đó
nâng cao hứng thú học tập.
Cần sử dụng hiệu quả các ĐDDH đối với đặc thù môn học, sử dụng có
hiệu quả việc ứng dụng CNTT trong dạy học.
1. Cải tiến PPDH và kết hợp đa dạng các PPDH
PPDH truyền thống như thuyết trình, đàm thoại, vấn đáp, … là các
PPDH quan trọng. Đổi mới PPDH không có nghĩa là loại bỏ những PPDH
truyền thống mà chúng ta cần phải cải tiến thế nào để nâng cao hơn hiệu quả các
PPDH đó. Cụ thể GV có thể áp dụng các PPDH truyền thống và hiện đại song
song để hỗ trợ nhau trong dạy học để có thể phát huy tính tích cực của HS.
Thực tế không có một PPDH nào lúc nào là tối ưu và phù hợp cho tất cả
các nội dung, hay mục tiêu bài học. Vì mỗi PPDH có những ưu điểm và nhược
điểm riêng của nó. Do đó GV cần phải biết vận dụng phối hợp nhuần nhuyễn
các PPDH trong tiến trình dạy học để các phương pháp này hỗ trợ lẫn nhau,
giúp cho HS không bị nhàm chán và tiếp thu kiến thức một cách chủ động,
tích cực.
2. Vận dụng PPDH giải quyết vấn đề
Ở PPDH giải quyết vấn đề nhằm mục tiêu phát triển khả năng tư duy,
khả năng nhận biết các tình huống có vấn đề và tự bản thân giải quyết các
tình huống đó. Tình huống có vấn đề thường là những tình huống chứa đựng
các mâu thuẫn trong nhận thức, thông qua việc giải quyết vấn đề, giúp HS tự
mình lĩnh hội tri thức, qua đó phát huy tính tích cực nhận thức của HS.
PPDH này thường được GV sử dụng giảng dạy trong phần đặt vấn đề ở môn
VL và trong các nội dung chuyển ý giữa các nội dung bài học nhằm kích
thích óc tìm tòi, tư duy, suy nghĩ về vấn đề mới ở HS.
3. Vận dụng PPDH đóng vai (PPDH theo tình huống)
Đóng vai là PPDH tổ chức cho HS thực hành một số cách ứng xử nào đó
trong một tình huống giả định, gắn liền với thực tiễn đời sống và nghề nghiệp.
Thông qua việc đóng vai của HS sẽ tạo điều kiện HS độc lập kiến tạo tri thức
trong mối tương tác giữa kiến thức và thực tiễn, ngoài ra có thể rèn luyện cho
HS những kĩ năng ứng xử và bày tỏ thái độ trước những diễn biến trong đời
sống thực tiễn.
Trong PPDH này có thể HS phải giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến
nhiều môn học hoặc nhiều lĩnh vực tri thức khác nhau gắn liền với thực tiễn đời
sống hằng ngày. Tạo điều kiện làm nảy sinh óc sáng tạo của HS đây cũng là
PPDH quan trọng gắn liền việc dạy học trong nhà trường với thực tiễn đời sống.
4. Vận dụng PPDH định hướng hành động
Là PPDH làm cho hoạt động trí óc và tay chân kết hợp chặt chẽ với
nhau. Trong quá trình học tập HS thực hiện các nhiệm vụ học tập và hoàn
thành các sản phẩm hành động, có sự kết hợp linh hoạt giữa các hoạt động trí
tuệ và hoạt động tay chân. Việc vận dụng PPDH này có ý nghĩa quan trọng
trong việc thực hiện kết hợp lý thuyết với thực tiễn, tư duy và hành động, nhà
trường và xã hội. Đối với bộ môn Vật lí THCS thì PPDH này thường được
GV sử dụng trong những tiết dạy học thí nghiệm thực hành.
5. Sử dụng ĐDDH và ứng dụng CNTT trong dạy học
ĐDDH có vai trò quan trọng trong việc đổi mới PPDH, thông qua việc
sử dụng các ĐDDH sẽ làm tăng cường tính trực quan trong dạy học thí
nghiệm, dạy học thực hành. Việc sử dụng ĐDDH có tác dụng giúp cho việc
dạy học tránh được tình trạng dạy “chay”, dạy “ suông” dẫn đến hiệu quả tiết
dạy thấp.
Thông qua việc sử dụng các ĐDDH sẽ giúp các em nắm chắc kiến
thức, rèn luyện được kĩ năng, kĩ xảo, tính thận trọng, chính xác, sự kiên trì,
óc sáng tạo... HS thấy hứng thú hơn trong học tập.
Ứng dụng CNTT trong dạy học đang là xu thế học tập ngày nay, là
phương tiện dạy học trong dạy học hiện đại. Bên cạnh sử dụng các ĐDDH
trực quan thì ứng dụng CNTT sử dụng các phần mềm bỗ trợ trong dạy học sẽ
giúp HS hứng thú, tích cực hơn trong học tập.
6. Sử dụng các kĩ thuật dạy học phát huy tính tích cực và sáng tạo
Kĩ thuật dạy học là cách thức hành động của GV và HS trong các
tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học.
Có những kĩ thuật dạy học chung, có những kĩ thuật dạy học riêng đặc thù
của từng môn học. Nhưng GV sử dụng các kĩ thuật dạy học đều hướng tới
việc phát huy tích tích cực của HS trong học tập. Ngày nay các kĩ thuật
dạy học được chú trọng sử dụng trong dạy học nhằm phát huy tính tích
cực, sáng tạo của người học như: trò chơi học tập, sử dụng sơ đồ tư duy,
dạy học theo trạm, dạy học theo chủ đề,…
IV. KẾT LUẬN
Để góp phần định hướng sự phát triển năng lực của học sinh. Trong
những năm học qua tôi đã vận dụng đề tài này vào việc dạy học Vật lí đối với
đối tượng học sinh của trường. Tuy kết quả đạt được chưa cao, song cũng giúp
đại đa số học sinh cải thiện khá tốt kết quả môn Vật lý.
Trong quá trình nghiên cứu và áp dụng đề tài này tôi rút ra được một số
bài học kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy như sau:
- Phải nắm vững chương trình giáo dục phổ thông môn Vật lý ở cấp THCS.
- GV phải có kĩ năng xác định mục tiêu dạy học đa dạng hoá của từng bài,
từng đơn vị kiến thức.
- GV phải khéo léo vận dụng các PPDH, tổ chức cho học sinh hoạt động,
thích thú trong việc chiếm lĩnh kiến thức. Vì những hiện tượng vật lí đó có thể
rất quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của mỗi chúng ta như : gió thổi, mây
trôi, nước sôi, vật nổi, …những hiện tượng tưởng chừng như hiển nhiên đó, để
nghiên cứu và trả lời được câu hỏi vì sao lại thế thường gây được ấn tượng mạnh
vào tâm lí, sự hiếu kì của học sinh. Nhưng trong quá trình dạy học giáo viên
không được quên rằng xử lí các tình huống sư phạm một cách hợp lí, tế nhị sẽ
tạo được ấn tượng sâu sắc với lứa tuổi học sinh THCS.
V. KIẾN NGHỊ
- Thường xuyên mở các hội nghị chuyên đề về phương pháp giảng dạy
môn Vật lý để các giáo viên được giao lưu, học tập kinh nghiệm lẫn nhau.
- Đồ dùng thí nghiệm cần có sự chính xác cao.
- Cần phải có phòng học bộ môn để các giờ học GV dùng TN biểu điễn,
thực hành,...được diễn ra thuận lợi và hiệu quả.
Trên đây là một số suy nghĩ, kinh nghiệm đã được tôi vận dụng vào thực
tiễn giảng dạy trong chương trình VL ở Trường chúng tôi, bước đầu đã đem lại
kết quả khá tốt.
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện cũng còn gặp một số khó khăn và
không tránh khỏi thiếu sót. Bản thân tôi rất mong quý Đại biểu, Thầy Cô giáo
đến dự Hội thảo nhận xét, đánh giá và cho những ý kiến bổ sung để tôi có điều
kiện hoàn thiện và bản thân nâng cao thêm kinh nghiệm, kiến thức về chuyên
môn để ngày càng giảng dạy được tốt hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn./.
THAM LUẬN
CÔNG TÁC SỬ DỤNG VÀ LÀM ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
MÔN VẬT LÝ Ở THCS
Nguyễn Ngọc Hồng
Giáo viên trường THPT An Thạnh 3
I- ĐẶT VẤN ĐỀ
Vật lí (VL) là một bộ môn khoa học thực nghiệm, vì vậy việc sử dụng thí
nghiệm (TN) trong dạy học VL ở trường phổ thông không chỉ là công việc bắt
buộc, mà nó còn là một trong những biện pháp quan trọng giúp nâng cao chất
lượng dạy học, góp phần tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh (HS).
Một trong những tác dụng của TN VL là tạo ra sự trực quan sinh động trước mắt
HS; là cách thức hoạt động của thầy và trò; giúp cho trò tự chiếm lĩnh kiến thức
kĩ năng, kĩ xảo. Ngoài ra, TN VL còn góp phần giúp cho HS củng cố niềm tin
khoa học nhằm hình thành thế giới quan duy vật biện chứng cho HS. Vì vậy việc
sử dụng, tự làm, cải tiến đồ dùng dạy học (ĐDDH) là một trong những yếu tố
đặc biệt quan trọng trong giảng dạy môn vật lý. ĐDDH còn có tác dụng giúp
cho việc dạy học môn VL tránh được tình trạng dạy “chay”, dạy “ suông” dẫn
đến hiệu quả tiết dạy thấp. Trong những năm qua, do trường chưa có phòng
chức năng, thiết bị được cấp theo danh mục của Bộ GDĐT nhưng vẫn còn thiếu,
kém chất lượng hoặc hư hỏng do thời gian sử dụng dài, bảo quản chưa tốt.
Từ những lý do nêu trên, thực tế bản thân tôi và các bạn đồng nghiệp
trong quá trình giảng dạy bộ môn vật lý, chúng tôi đã sử dụng, cải tiến, tự làm
một số ĐDDH nhằm khắc phục được một số nhược điểm của đồ dùng dạy học
hiện có và tự làm một số đồ dùng dạy học chưa được cấp phát đáp ứng được yêu
cầu trong dạy học bộ môn, nhằm đạt được mục tiêu của một tiết dạy, đồng thời
tạo sự hứng thú cho học sinh tham gia học tập môn vật lý. Sự đam mê và hứng
thú đó góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của trường THPT An Thạnh 3
với bộ môn vật lý THCS.
II- THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN.
Trong thực tế giảng dạy môn vật lý ở trường THPT An Thạnh 3 nói chung
môn vật lý THCS nói riêng trong nhiều năm qua việc sử dụng các bộ thí nghiệm
trong dạy và học Vật lí THCS là hoạt động thường xuyên của mỗi giáo viên. Song
để khai thác tốt các tiện ích, công dụng của các bộ thí nghiệm hiện có hay tự làm
thêm (cái chưa có) hoặc cải tiến lại một số ĐDDH (đã hư hỏng, kém chất lương)
nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn VL thì không nhiều người
làm được, không thường xuyên làm được. Sở dĩ có thực trạng trên, theo tôi là do
một số nguyên nhân sau:
1- Một số thiết bị còn thiếu, những thiết bị đã có thì hư hỏng một phần
hoặc hỏng toàn phần.
2- Một số bộ thí nghiệm thiếu chính xác còn sai số nhiều, kém chất lượng.
3- Một phần khác không kém phần quan trọng chính là ở đội ngũ giáo viên,
chúng ta chưa mạnh dạn tìm tòi, nghiên cứu sử dụng các TNVL để mang lại hiệu quả.
4- TN chưa được đưa vào trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của
HS, điều đó có ảnh hưởng đến thái độ của cả người dạy và người học.
5- Do chưa có phòng chức năng, nên việc chuẩn bị TN, vận chuyển các bộ
TN từ lớp này sang lớp khác, rồi từ phòng thiết bị lên lớp học …còn gặp nhiều
khó khăn.
6- Ngoài ra, cũng cần phải thừa nhận rằng việc sửa chữa, bảo quản
ĐDDH của một bộ phận GV hiện nay nói chung chưa tích cực, còn ngại khó khi
chuẩn bị trước TN, mang các bộ dụng cụ TN đến lớp.
7- Các bộ dụng cụ TN không đủ để cho số lượng nhóm học sinh trên lớp
thực hiện, thường được GV sử dụng thí nghiệm biểu diễn cho HS quan sát.
Trong thực tế giảng dạy môn vật lý THCS ở trường THPT An Thạnh 3
trong nhiều năm qua, tôi nhận thấy còn gặp một số khó khăn khi dạy môn vật lý
9 Chương II. Điện từ học và Chương III. Quang học như sau :
- HS không quan sát được hiện tượng vật lý sẽ xảy ra như thế nào?
- GV diễn giảng, liên hệ thực tế đa số học sinh vẫn không nắm chắc được bài.
- Khi sử dụng TN ảo HS dễ nhìn, dễ hình dung nhưng chưa thực tiễn và
rất khó áp dụng kiến thức trong thực tế.
- Tiết học cảm thấy nhàm chán, HS không hứng thú với môn học, dư thời gian.
- Có những thí nghiệm mà học sinh ngồi những dãy bàn cuối lớp sẽ không
quan sát thí nghiệm được.
- HS chỉ nghe giảng sự phát huy tính tích cực, chủ động chưa cao.
III - GIẢI PHÁP.
Giải pháp 1. Công tác sử dụng ĐDDH dạy học.
GV nhận thức được việc sử dụng ĐDDH sẽ nâng cao chất lượng dạy học,
giờ dạy sẽ sinh động và học sinh hiểu bài hơn.
GV thường xuyên rèn luyện kỹ năng sử dụng ĐDDH, tự làm và cải tiến
một số ĐDDH nhằm nâng cao khả năng sử dụng ĐDDH để thí nghiệm vào dạy
học có hiệu quả hơn.
1.1. Khi tiến hành thí nghiệm.
Đối với bài học tôi thường hướng dẫn HS thực hiện theo SGK như sau:
- Trước hết giáo viên giới thiệu từng phần tử trong thí nghiệm.
-Yêu cầu HS nêu được:
+ Mục đích thí nghiệm.
+ Mô tả thí nghiệm.
- Tiến hành thí nghiệm mà giáo viên đã chuẩn bị.
- Từ thí nghiệm HS quan sát giải quyết vấn đề.
1.2. Đối với bài thực hành.
Đầu tiên, dẫn dắt học sinh tạo ra tình huống có vấn đề và học sinh mong
muốn được giải quyết vấn đề đó.
Hướng dẫn học sinh xây dựng phương án thí nghiệm.
Để giải quyết vấn đề thì phải làm thí nghiệm. Vậy thì cần dụng cụ gì và
làm như thế nào?.
Yêu cầu HS sẽ đề xuất các phương án thí nghiệm (nêu được những dụng
cụ cần có, cách tiến hành, cách đo số liệu và xử lí số liệu).
Giáo viên cùng học sinh phân tích các phương án của học sinh.
Để thí nghiệm được thực hiện thành công thì giáo viên phải chuẩn bị thật kỹ
tiết dạy: Giáo án, ĐDDH…; hình dung các phương án thí nghiệm học sinh đề xuất,
để khi học sinh đề xuất các phương án thí nghiệm thì giáo viên phải hướng dẫn học
sinh phân tích xem phương án nào hay, phương án nào cần phải bổ sung.
Thực tế, không phải thí nghiệm nào cũng có ĐDDH để TN.
- Nếu không có dụng cụ TN: Theo tôi, giáo viên vẫn nên hướng dẫn học
sinh xây dựng các phương án thí nghiệm (thí nghiệm tư duy). Sau đó, giáo viên
có thể cho học sinh xem thí nghiệm mô phỏng trên máy tính (TN ảo).
- Có những bộ thí nghiệm không thể đo chính xác được định lượng thì
giáo viên vẫn giới thiệu thí nghiệm, cách tiến hành, cách xử lí số liệu và sau đó
giáo viên cho học sinh số liệu để học sinh xử lí số liệu đó, cách viết kết quả thí
nghiệm. (bài vận hành máy biến thế, xác định điện trở của dây dẫn bằng am pe
kế và vôn kế, xác định công suất điện của các dụng cụ điện…)
Giải pháp 2. Công tác làm đồ dùng dạy học.
Chúng tôi tự làm và cải tiến một số ĐDDH môn vật lý THCS hiện nay Bộ
GDĐT chưa cấp phát hoặc hiệu quả thấp.
Cơ sở để chúng tôi tiến hành tự làm và cải tiến ĐDDH này là:
- Lắp ráp thí nghiệm nhanh chóng, đơn giản.
- Kết quả thí nghiệm chính xác.
- Thời gian hoàn thành thí nghiệm ngắn.
- Hiện tượng quan sát được trong thí nghiệm rõ ràng.
ĐDDH tự làm đều dựa trên mục tiêu cơ bản của bài dạy và nội dung thí
nghiệm được tiến hành theo sách giáo khoa.
Thực tế khi tự làm, cải tiến ĐDDH là xuất phát từ sự đam mê và kinh
nghiệm nảy sinh trong quá trình giảng dạy bộ môn vật lý. Với ý tưởng làm để
giúp tiết dạy của giáo viên khi đứng lớp dạy đạt hiệu quả tốt hơn.
Qua đó góp phần thực hiện được nhiệm vụ GD hiện nay: “Mỗi thầy giáo,
cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”.
2.1. Tự làm ĐDDH :
2.1.1. Gương phẳng nghiêng 450
.
- Nhờ gương phẳng nghiêng
góc 450
mà học sinh cả lớp quan sát
được khi GV tiến hành biểu diễn thí
nghiệm .
- Học sinh ngồi cuối lớp vẫn
quan sát được thí nghiệm qua gương.
2.1.2. Bộ thí nghiệm về hiện tượng cảm ứng điện từ: (Vật lí 9).
2.1.3. Mô hình động cơ điện một chiều
Lắp ráp sử dụng
2.1.4. Bộ chuông điện: Dùng cho hoạt động ngoại khóa
2.1.5. Bộ ròng rọc
2.2. ĐDDH đƣợc cải tiến :
2.2.1. Bộ thí nghiệm quang hình vật lý 7, Chƣơng I. Quang học.
2.2.2. Bộ thí nghiệm quang hình vật lý 9
Lắp ráp sử dụng
2.3. Ưu điểm .
Dự thi “ Đồ dùng dạy học” các cấp:
Năm học Tên ĐDDH Cấp huyện Cấp tỉnh
2012-2013 Mô hình “ Ròng rọc”. III
2013-2014 Bộ TN“ Hiện tượng cảm ứng điện từ” II II
Mô hình“ Động cơ điện một chiều”. KK KK
2015- 2016 Bộ thí nghiệm quang hình THCS III KK
IV- Mô tả sử dụng “Mô hình động cơ điện một chiều” trong dạy và học
Bài 28. Động cơ điện một chiều( SGK vật lý 9, trang 76 ).
Dựa vào mô hình học sinh nêu cấu tạo và nguyên tắc hoạt động
của“Động cơ điện một chiều”.Từ mô hình này giáo viên có thể tiến hành
nhiều thí nghiệm:
- Chứng minh chiều của lực điện từ phụ thuộc vào chiều của dòng điện.
- Dự đoán hiện tượng khi khung dây dẫn kín đặt trong từ trường (không
đặt trong từ trường) và đặt song song hoặc vuông góc với các đường sức từ.
- Phát huy được tư duy, phân tích, tổng hợp cho học sinh.
- Cả lớp quan sát được hiện tượng vật lí rõ ràng.
Bố trí TBDH: Bố trí các bộ phận như hình ảnh minh họa bên dưới
Mô hình Hình chụp từ sgk
HS tìm hiểu từng bộ phận của động cơ và chỉ ra các bộ phận chính của nó.
Lắp ráp mô hình động cơ điện một chiều và đặt vấn đề:
- Dự đoán xem có hiện tượng gì xảy ra với khung dây khi có dòng điện
chạy qua?
- Khi đổi chiều dòng điện thì hiện tượng gì tiếp tục xảy ra với khung dây?
- Làm TN kiểm tra dự đoán của HS.
- Nêu nguyên tắc hoạt động của động cơ điện một chiều?
Kết quả thí nghiệm:
- Khi đặt khung dây dẫn trong từ trường và cho dòng điện chạy qua khung
thì dưới tác dụng của lực điện từ, khung dây sẽ quay.
- Nếu thay đổi chiều dòng điện thì khung dây dẫn sẽ quay theo chiều
ngược lại.
Chú ý: GV có thể khắc sâu kiến thức
cho HS như hình ảnh minh họa:
- Lấy 2 thanh nam châm ra khỏi
mô hình, đóng mạch điện khung dây có
quay không. Tại sao?.
- Tiến hành thí nghiệm kiểm chứng.
Kết quả thí nghiệm: Khung dây dẫn
sẽ không quay. Vì khung dây dẫn không
đặc trong từ trường
V- KẾT LUẬN
Thông qua thực tiễn dạy học môn vật lý THCS ở trường THPT An Thạnh
3, chúng tôi nhận thấy việc sử dụng, cải tiến và làm một số đồ dùng dạy học
hiện có để phục vụ giảng dạy. Sự sáng tạo cải tiến và tự làm đồ dùng dạy học
này đạt được bốn vấn đề lớn trong khi dạy thực nghiệm:
- Tổ chức học sinh lắp ráp thí nghiệm nhanh chóng đơn giản.
- Kết quả thí nghiệm chính xác.
- Thời gian hoàn thành thí nghiệm ngắn.
- Hiện tượng quan sát được trong thí nghiệm rõ ràng.
Trong quá trình nghiên cứu, sử dụng và tự làm ĐDDH thì trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ của giáo viên được nâng lên, đặc biệt là khả năng sử dụng thiết
bị hay ĐDDH, phục vụ tốt yêu cầu trong giảng dạy. Đối với học sinh, giáo viên
có thể hướng dẫn các em tự làm ĐDDH hỗ trợ cho mình, trong quá trình tự làm
ĐDDH các em sẽ nắm chắc kiến thức, rèn luyện được kĩ năng, kĩ xảo, tính thận
trọng, chính xác, sự kiên trì, óc sáng tạo... HS thấy hứng thú học tập, có ý thức
thi đua với bạn bè để làm đúng, làm đẹp, làm tốt…
Thông qua việc sử dụng ĐDDH phù hợp nhiều nhóm học sinh đã nhanh
chóng đưa ra nhận xét xác thực hơn. Nếu có những sai lệch từ phía học sinh thì
giáo viên dựa vào ĐDDH có sẵn để giải thích rõ hơn một lần nữa giúp các em
hiểu bài ngay tại lớp. Tôi cảm nhận được nhờ có ĐDDH mà lớp học trở nên sinh
động hơn và giúp học sinh lĩnh hội được kiến thức bài học tốt hơn. Có thể nói
ĐDDH là phương tiện không thể thiếu trong tiết dạy thực nghiệm, nhưng tự làm
ĐDDH là vấn đề không dễ, đòi hỏi ở người làm có sự sáng tạo và tâm huyết với
nghề nghiệp.
Tôi thiết nghĩ đây là một biện pháp tự bồi dưỡng thường xuyên về chuyên
môn của giáo viên một cách thiết thực nhất; mỗi giáo viên có thể dành chút thời
gian cho việc tự nghiên cứu làm đồ dùng dạy học có liên quan đến bộ môn mình
giảng dạy; tiết kiệm những nguyên vật liệu còn sử dụng được; đồng thời cũng
góp phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh và hoàn thành nhiệm vụ
được giao./.
THAM LUẬN
MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC BỒI DƢỠNG HỌC SINH GIỎI
MÔN VẬT LÝ Ở TRƢỜNG THCS
Võ Hoàng Phƣơng
GV trƣờng THCS Đại Ân 1
I- ĐẶT VẤN ĐỀ
Phong trào học sinh giỏi (HSG), là một trong những nhiệm vụ trọng tâm
mà giáo viên và nhà trường luôn phấn đấu trong việc thực hiện nhiệm vụ năm
học, luôn được sự quan tâm của các ngành, các cấp, nhà trường, gia đình và xã
hội; phong trào HSG là một trong những căn cứ để nhà trường và Phòng
GD&ĐT đánh giá thực trạng đội ngũ, chất lượng giáo dục và xét thi đua khen
thưởng trong từng năm học. Qua phong trào HSG nhằm góp phần triển khai tích
cực phong trào thi đua "Dạy tốt - Học tốt", khuyến khích đội ngũ thầy cô giáo và
học sinh tích cực đổi mới phương pháp dạy và học, phát huy năng lực tư duy,
sáng tạo, dạy giỏi, học giỏi; góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, tạo ra sân
chơi lành mạnh để các em khẳng định trí tuệ, năng lực, năng khiếu của bản thân;
góp phần đào tạo nhân tài cho địa phương và đất nước.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn và ý nghĩa thiết thực nêu trên, tôi xin đưa ra
“Một số biện pháp tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi môn Vật lý ở trường THCS”.
II. THỰC TRẠNG
1. Thuận lợi
- Được sự chỉ đạo, quan tâm của Ban giám hiệu nên hằng năm luôn có
xây dựng kế hoạch cụ thể, lâu dài trong công việc bồi dưỡng HSG.
- Giáo viên có trình độ chuyên môn tốt, có tâm huyết với nghề, có kinh
nghiệm trong công tác bồi dưỡng HSG.
- Hằng năm trường có động viên, khen thưởng cho những giáo viên đạt
thành tích trong phong trào bồi dưỡng HSG.
- Cơ sở vật chất luôn đảm bảo cho công tác bồi dưỡng HSG của nhà trường.
2. Khó khăn
- Hiện nay lượng công việc của giáo viên ngày càng tăng, số tiết thực dạy
lại không giảm (18-19t/tuần) vừa phải bảo đảm chất lượng chuyên môn vừa phải
hoàn thành cả nhiệm vụ khác mà nhà trường giao phó, đồng thời phải tham gia
quá nhiều phong trào của giáo viên và cả phong trào của học sinh, do đó cường
độ làm việc quá nhiều nên đầu tư cho công tác bồi dưỡng HSG cũng có phần bị
hạn chế.
- Học sinh học chương trình chính khóa phải học quá nhiều môn, cộng
thêm chương trình bồi dưỡng HSG, các em phải tham gia đủ thứ các loại phong
trào nên rất hạn chế về thời gian tự học cũng như đầu tư cho việc học bồi dưỡng.
- Một số học sinh tham gia học bồi dưỡng còn mang tính chất phong trào,
chưa thật sự cố gắng. Ý thức, nhận thức về công tác HSG của gia đình học sinh
và cộng đồng dân cư ở địa phương còn rất hạn chế.
- Số lượng học sinh để chọn đội tuyển dự thi rất ít (01 đến 03
HS/môn/năm)
- Công tác kiểm tra giám sát, đôn đốc khích lệ của nhà trường chưa được
thường xuyên, chưa kịp thời. Mới chỉ dừng lại ở mức độ quan tâm nhưng chưa thật
sự sâu sát, khoa học. Kinh phí hỗ trợ cho việc bồi dưỡng HSG không có nên phần
nào cũng ảnh hưởng đến kết quả trong công tác bồi dưỡng HSG của giáo viên.
- Việc tạo nguồn chưa thực hiện tốt, còn mang tính hình thức, không
mang tính liên tục từ lớp 6 đến lớp 9. Giáo viên chưa thật sự tâm huyết.
* Vì vậy để nâng cao hiệu quả trong công tác bồi dưỡng HSG, tôi xin đề
ra một số giải pháp để khắc phục các vấn đề như sau:
III. GIẢI PHÁP
Giải pháp 1. Đối với nhà trƣờng:
- Thứ nhất, phải xây dựng kế hoạch và triển khai vào đầu năm học. Trong
đó, phải xây dựng các tiêu chí, chỉ tiêu phấn đấu thi đua cụ thể đến từng tổ bộ môn,
cán bộ, giáo viên và ký cam kết thi đua. Tùy theo điều kiện thực tế của nhà trường
để tiến hành xây dựng chế độ bồi dưỡng, đãi ngộ, khen thưởng đối với giáo viên,
học sinh đạt thành tích trong phong trào cho hợp lý nhằm khích thích, thúc đẩy
phong trào phát triển.
- Thứ hai, về công tác tuyển chọn học sinh giỏi, phải chủ động phát hiện,
tuyển chọn (thông qua giáo viên chủ nhiệm, kết quả học tập, thi tuyển…) và tiến
hành bồi dưỡng học sinh giỏi ngày từ đầu cấp học. Nhà trường phải xây dựng kế
hoạch, phân công giáo viên bồi dưỡng, lập thời khóa biểu ôn luyện một cách
nghiêm túc. Đồng thời có kế hoạch theo dõi, kiểm tra, đôn đốc giáo viên trong
quá trình tiến hành bồi dưỡng.
- Thứ ba, đẩy mạnh công tác giáo dục tư tưởng trong đội ngũ giáo viên và
học sinh về ý thức trách nhiệm, sự quyết tâm cao, khơi dậy truyền thống của nhà
trường về phong trào học sinh giỏi (Ngày mùng 3 tết hằng năm là ngày họp mặt
các cựu HSG và đội tuyển HSG của trường); trong quá trình tiến hành bồi dưỡng
học sinh giỏi, phải có sự phân công hợp lý, chọn người giao việc, chọn những
giáo viên có đủ phẩm chất, năng lực, tinh thần trách nhiệm, lòng nhiệt huyết, đặc
biệt là chuyên môn giỏi, nhiều kinh nghiệm, đạt nhiều thành tích trong phong trào
học sinh giỏi.
- Thứ tƣ, đội tuyển học sinh giỏi phải được công bố, vinh danh trước toàn
trường, gia đình; đồng thời phải phân tích rõ nhiệm vụ học tập cụ thể của các em
ở trường cũng như ở nhà. Có kết hoạch phối hợp với gia đình cùng theo dõi, đôn
đốc việc học tập của các em.
- Thứ năm, đẩy mạnh phong trào xã hội hóa giáo dục, kết hợp với nhà
trường có chế độ động viên, khuyến khích, khen thưởng kịp thời, hợp lý đối với
những giáo viên và học sinh đạt thành tích.
- Thứ sáu, cần tạo điều kiện cho giáo viên học tập nâng cao trình độ
chuyên môn nghiệp vụ, dự các lớp bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn do Phòng
và Sở GD&ĐT tổ chức.
- Thứ bảy, trang bị đầy đủ trang thiết bị, đồ dùng dạy học, tài liệu tham
khảo, công nghệ thông tin, … (học trực tuyến, giáo án E-Learing) để hỗ trợ tích
cực cho công tác dạy và học.
Giải pháp 2. Đối với giáo viên
Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói “Muốn có trò giỏi thì trước
hết phải có thầy giỏi”. Bởi vì, người thầy có vai trò rất quan trọng trong việc
định hướng và truyển thụ kiến thức, phương pháp học tập đến các em. Cho
nên, người thầy phải là người “có tài, có đức”. Vì vậy đối với giáo viên cần
phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
- Thứ nhất, giáo viên phải là người có đức, có tài, có uy tín và có lòng
nhiết huyết cao. Một điều quan trọng hàng đầu đó là, truyền cho học sinh niềm
say mê, hứng thú, tinh thần ham học, sự quyết tâm cao, tinh thần trách nhiệm và
tính kỷ luật trong học tập. Tinh thần là điều cần thiết nhất, vì vậy người thầy
ngoài việc dạy học kiến thức, kỹ năng, phương pháp học tập còn phải biết kết
hợp với biện pháp tâm lý trong việc giáo dục tư tưởng học sinh. Hay nói cách
khác người thầy phải là người truyền lửa về sự quyết tâm và lòng đam mê môn
học cho các em.
- Thứ hai, phải có tinh thần trách nhiệm cao, có tâm huyết với nghề, xem
công tác bồi dưỡng HSG là một nhiệm vụ không thể thiếu (không ôn luyện HSG
cảm thấy buồn, khi nghe học sinh của trường hoặc của môn mình ôn luyện đạt
giải thì cảm thất rất vui), tích cực trau dồi, tích lũy chuyên môn, đọc nhiều, hiểu
sâu để có kiến thức sâu rộng; thường xuyên tham khảo tài liệu, tìm tòi tư liệu
trên các phương tiện thông tin…Đặc biệt quan trọng là phải tìm hiểu, nghiên
cứu các chuyên đề, đề thi, đáp án, từ các kỳ thi do Phòng, Sở tổ chức để so sánh,
rút kinh nghiệm cho bản thân và bổ sung cho tài liệu ôn thi; tích cực học hỏi
kinh nghiệm từ những giáo viên có kinh nghiệm trong và ngoài huyện.
- Thứ ba, giáo viên phải có kế hoạch, nội dung, chương trình cụ thể, chi
tiết và chia nhiều nội dung kiến thức trong công tác ôn thi học sinh giỏi. Xác
định rõ trọng tâm kiến thức giảng dạy cho từng khối lớp để tránh trùng lấp.
Chương trình bồi dưỡng cần phải đầy đủ các phân môn Vật lý: Cơ-Nhiệt-Điện-
Quang-phương án thí nghiệm và phải chọn nội dung dạy như thế nào cho hợp lí
(đó là kinh nghiệm riêng của mỗi giáo viên). Tránh tình trạng ôn thi tràn lan,
không trọng tâm, không đúng hướng, thích đâu dạy đó…(không soạn nội dung
trước) gây khó khăn, quá tải cho học sinh mà không đem lại kết quả tốt. Sau mỗi
nội dung giáo viên cần phải kiểm tra rút kinh nghiệm một cách nghiêm túc, phải
tìm ra nguyên nhân (nếu không đạt là do đâu, ở trò hay ở thầy, ở chương trình
hay đề cương ôn thi chưa hoàn chỉnh...) đề ra hướng khắc phục, điều chỉnh cho
nội dung tiếp theo.
- Thứ tƣ, trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, thời lượng ôn thi trên
lớp với đội tuyển không nhiều. Vì vậy, việc hướng dẫn học sinh tự học là quan
trọng. Thực tế cho thấy nếu học sinh nào có tinh thần và phương pháp tư học tốt
thì sẽ thành công cao hơn các em khác. Ngoài ra giáo viên và phụ huynh cần chú
ý đến đặc điểm, cá tính của từng em để động viên, phát huy sở trường và
phương pháp học của các em. Ngoài ra, giáo viên cần hướng dẫn học sinh và cả
phụ huynh học sinh cách sử dụng quỹ thời gian của mình một cách hợp lý và
hiệu quả, tránh lãng phí thời gian, cũng như phân bố thời gian nghỉ ngơi hợp lý
để đảm bảo sức khỏe cho các em. Cụ thể hướng dẫn học sinh xây dựng thời gian
biểu tự học, nghỉ ngơi ở nhà một cách cụ thể và cần sự kiểm tra, đôn đốc trong
việc thực hiện thời gian biểu của phụ huynh đối với các em.
- Thứ năm, người thầy cần bồi dưỡng học sinh qua nhiều hình thức, trực
tiếp và gián tiếp (qua bài giảng trên lớp, thăm hỏi ngoài giờ, qua e-mail, cho bài
tập về nhà, chỉ định trong thời gian nào hoàn thành…Đặc biệt là phải có biện
pháp kiểm tra, đôn đốc đối với các em trong việc thực hiện kết quả học tập, rèn
luyện, giao việc…không nên tin tưởng quá vào các em. Thực tế cho thấy nhiều
em khi thầy giáo thăm hỏi: em làm bài tập xong chưa, học bài nào rồi, hoàn
thành công việc thầy đã giao chưa? thì học sinh trả lời học thuộc, làm tốt tất cả,
nhưng khi kiểm tra thì không thuộc, không làm, không biết gì cả mà thời gian thi
học sinh giỏi đã gần kề như thế thì quá muộn.
- Thứ sáu, về việc tuyển chọn học sinh vào đội tuyển, giáo viên bộ môn
là người trực tiếp đề cử, tuyển chọn. Vì vậy, giáo viên cần chú ý các yêu cầu:
+ Theo dõi, tuyển chọn ngay từ lớp đầu cấp (lớp 6), để có kế hoạch bồi
dưỡng lâu dài.
+ Tuyển chọn ngoài điểm số cao, cần chú ý đến kỹ năng, sở trường, sự
thông minh, cần cù, chăm học, sáng tạo và sự yêu thích đối với môn học.
+ Có tinh thần trách nhiệm, ham học và chịu khó, đặc biệt là sự quyết tâm
cao trong phong trào học sinh giỏi mà giáo viên và nhà trường đã tin tưởng giao
phó. Thực tế cho thấy, có những học sinh tham gia mang tính chất thời vụ, chạy
theo phong trào chứ không có tinh thần trách nhiệm và quyết tâm. Vì vậy, không
đạt được kết quả như mong muốn.
Giải pháp 3. Đối với học sinh ôn luyện
Bồi dưỡng HSG là một quá trình lâu dài. Cần phải bồi dưỡng sự hứng thú
và tính tích cực, độc lập nghiên cứu và tinh thần tự giác của HS.
- Học sinh phải nhận thức đúng về tầm quan trọng của việc được chọn vào
đội tuyển ôn luyện HSG đồng thời đại diện cho toàn thể học sinh của trường
tham gia kỳ thi HSG cấp huyện, tỉnh...
- Học sinh phải yêu thích môn học, say mê trong học tập và ham học hỏi.
- Học sinh phải cần cù, chăm chỉ học tập và rèn luyện, ngoài đọc sách
giáo khoa, cần đọc thêm sách tham khảo và tài liệu khác...để hỗ trợ kiến thức.
Giải pháp 4. Đối với phụ huynh
- Quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi trong quá trình ôn luyện, thường
xuyên động viên, nhắc nhở tích cực con em trong học tập.
- Luôn giữ liên lạc với giáo viên phụ trách ôn luyện, nhà trường để nắm
tình hình học tập của con em mình.
- Xây dựng thời gian biểu cho các em học tập ở nhà, và cần sự kiểm tra,
đôn đốc trong việc thực hiện thời gian biểu, thực hiện chế độ nghỉ ngơi, ăn uống
hợp lý...
Giải pháp 5. Sự phối hợp giữa các tổ chức trong và ngoài trƣờng và
khen thƣởng
- Để hỗ trợ cho công tác dưỡng HSG có hiệu quả, các bộ phận gián tiếp
như: Chi bộ, Ban giám hiệu, Công đoàn, các tổ chức xã hội khác… cũng cần
quan tâm đặc biệt và có những biện pháp hỗ trợ đúng mức như:
* Đối với GV dạy bồi dưỡng HSG:
+ Giảm bớt tiết, bớt công tác kiêm nghiệm.
+ Bồi dưỡng cho giáo viên theo đúng quy định tài chính (nếu có)
+ Hỗ trợ các tài liệu ôn tập cần thiết về công tác bồi dưỡng HSG
+ Khen thưởng, tuyên dương khi có HS đạt giải HSG cấp Huyện, Tỉnh...
* Đối với HSG:
+ Quan tâm theo dõi và đáp ứng các nhu cầu về phòng học, các tài liệu ôn
tập (Tặng tập, viết, sách tham khảo... cho những em HSG có hoàn cảnh khó khăn)
+ Bồi dưỡng, hỗ trợ chi phí ăn uống, đi lại cho các em tham gia buổi thi
+ Khen thưởng, tuyên dương các em khi đạt giải HSG cấp Huyện, Tỉnh.
IV. KẾT LUẬN
Giáo dục luôn là nhiệm vụ then chốt thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước. Thực tế ngày nay càng khẳng định việc bồi dưỡng HSG là
một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển nền giáo dục (những năm
gần đây thì đội tuyển HSG của Việt Nam đã gặt hái được khá nhiều huy chương
trên đấu trường Quốc tế). Nguồn lực học sinh giỏi là một trong những yếu tố thúc
đẩy chất lượng của học sinh và giáo viên trong nhà trường. Vì thế công tác bồi
dưỡng HSG phải được quan tâm và tiến hành thường xuyên, lên tục. Để thực hiện
điều đó thì giáo viên là lực lượng nòng cốt, quyết định sự thành công trong công
tác bồi dưỡng HSG.
Việc bồi dưỡng học sinh giỏi giống như chúng ta ươm một mầm non.
Nếu chúng ta biết rào, biết thường xuyên chăm sóc, vun xới thì mầm non sẽ
xanh tốt và kết quả đem lại hoa thơm, trái ngọt. Để đạt được kết quả đó, tôi nghĩ
rằng Người thầy giáo cần phải có một cái “tâm”, đó là cái tâm cho ngành
giáo dục.
Trên đây là kinh nghiệm và một số giải pháp tổ chức bồi dưỡng HSG môn
Vật lý của trường THCS Đại Ân 1. Trong quá trình thực hiện không thể tránh
khỏi phần thiếu sót, rất mong được sự đóng góp của các cấp lãnh đạo, đồng
nghiệp để tôi có thể tìm ra các giải pháp bồi dưỡng HSG đạt hiệu quả cao nhất./.
THAM LUẬN
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG DẠY HỌC MÔN VẬT LÍ Ở TRƢỜNG THCS
Nguyễn Văn Hải
GV trƣờng THCS An Thạnh 1
I. Đặt vấn đề
Vật lý là môn khoa học của thực nghiệm, vì vậy trong giảng dạy môn Vật
lý làm thí nghiệm là một khâu có vai trò rất quan trọng, nó không chỉ làm tăng
tính hấp dẫn của môn học, giúp học sinh hiểu sâu sắc các kiến thức lý thuyết mà
còn làm tăng tính nhạy bén trực quan của học sinh.
Việc lồng ghép các thí nghiệm vào trong các bài học Vật lý là một biện
pháp quan trọng nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, góp phần tích cực trong
hoạt động truyền đạt kiến thức cho học sinh.
Đổi mới phương pháp trong dạy học Vật lý phải gắn liền với việc tăng cường
sử dụng thí nghiệm trong quá trình dạy học. Bên cạnh đó, có một số bài khối lượng
kiến thức khá nhiều, hầu hết trong các bài đều có thí nghiệm. Nếu dạy theo phuong
pháp truyền thống và với những thí nghiệm thật thì đôi khi sẽ không chủ động được
thời gian.
Mặt khác, với điều kiện cơ sở vật chất hiện nay thì nhiều dụng cụ thí
nghiệm chưa đáp ứng được yêu cầu của bài học (Thiết bị thí nghiệm không đồng
bộ, chất lượng kém, sai số lớn, thiết bị sử dụng thời gian dài hỏng nhiều...). Do
đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) và tiến hành các thí nghiệm ảo
trên máy vi tính là một giải pháp quan trọng trong việc giảng dạy, giúp học sinh
tiếp thu kiến thức một cách nhanh chóng, sâu sắc, tin tưởng vào kiến thức mà
mình chiếm lĩnh được, đồng thời tạo hứng thú học tập cho học sinh trong từng
bài học.
Trong những năm qua, Lãnh đạo trường THCS An Thạnh 1 nói riêng và
các trường trong huyện Cù Lao Dung nói chung đã có kế hoạch tổ chức các hoạt
động để hỗ trợ giáo viên trong việc ứng dụng CNTT vào đổi mới phương pháp
dạy học, từ việc nâng cao nhận thức của cán bộ giáo viên đến tập huấn sử dụng
phần mềm, thao giảng, triển khai chuyên đề, đầu tư thiết bị hiện đại…Chính vì
vậy đến thời điểm này, phần lớn cán bộ giáo viên của trường đã có thể ứng dụng
CNTT như một công cụ trong đổi mới dạy học.
II. Thực trạng
1. Thuận lợi
- Hiện nay, đa số giáo viên bộ môn Vật lí rất tích cực trong việc ứng dụng
CNTT vào giảng dạy làm cho chất lượng môn Vật lí đạt được hiệu quả cao.
- Được sự quan tâm, động viên của Lãnh đạo nhà trường; sự phối hợp,
cộng tác của giáo viên Tin học trong quá trình trao đổi cũng như cung cấp tư
liệu trong việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy có hiệu quả.
- Trong quá trình ứng dụng CNTT vào môn Vật lí, giáo viên luôn nhận
được sự hợp tác nhiệt tình, có trách nhiệm từ phía học sinh. Qua đó đã phát huy
được tính tích cực chủ động của các em.
- Từ những bài học có ứng dụng CNTT đã góp phần giúp các em suy
nghĩ nhiều hơn, làm việc nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn, từ đó nhận thức vấn đề
một cách thấu đáo.
2. Khó khăn
- Kinh phí đầu tư các thiết bị CNTT nhằm phục vụ cho công tác giảng dạy
ứng dụng CNTT trong giảng dạy là khá lớn.
- Việc sử dụng và khai thác tiện ích của mạng Internet chưa được giáo
viên thực hiện một cách triệt để và có chiều sâu.
- Một số giáo viên chưa thành thạo trong việc soạn giáo án điện tử bằng
phần mềm Powerpoint. Nên thường dạy bằng cách mô tả, thuyết trình thí nghiệm
(đối với một số thí nghiệm khó thực hiện như: Thí nghiệm xảy ra trong phòng
tối, chân không, nhiệt độ cao...).
III. Các giải pháp
Việc ứng dụng CNTT vào dạy học theo tôi, đây là một trong những
phương pháp đạt hiệu quả cao. Vì thực tế cho thấy, học sinh vừa học, vừa nghe
lại vừa được nhìn và thực hành thì chắc chắn học sinh sẽ hiểu sâu sắc và nắm
được nội dung bài. Qua quá trình trực tiếp giảng dạy tôi rút ra một số kinh
nghiệm trong quá trình ứng dụng CNTT vào bộ môn Vật lí như sau:
1. Sử dụng PowerPoint làm phương tiện trình diễn bài giảng.
PowerPoint là một phương tiện trình diễn sinh động bài giảng thông qua
màu sắc của văn bản, sự phong phú của hình ảnh, các dạng đồ thị và những đoạn
âm thanh, video minh họa ...
Hình ảnh được trình chiếu trên PowerPoint khác với một tranh tĩnh, bên
cạnh sự phong phú của những lựa chọn phù hợp, còn có thể mô tả chi tiết và đưa
ra lần lượt những chỉ dẫn cần thiết minh hoạ cho bài giảng.
Sử dụng PowerPoint để mô phỏng quá trình Vật lí mà tranh ảnh thường
không thể diễn tả được bản chất của hiện tượng. Ví dụ về sự điều tiết của mắt, có
thể thiết kế để quan sát được sự thay đổi đồng thời vị trí của vật khi tiến dần tới
mắt người quan sát với sự thay đổi độ tụ của thuỷ tinh thể để ảnh của vật vẫn hiện
trên võng mạc.
Một trong những ưu điểm của PowerPoint là có thể đưa vào những đoạn
video dùng mô tả hiện tượng Vật lí mà không thể hoặc khó thực hiện thí nghiệm
trên lớp như hiện tượng nhật thực, nguyệt thực, tương tác của các vật mang điện,
hiện tượng sét, sự dịch chuyển của ảnh qua thấu kính...
Đặt câu hỏi nêu vấn đề cho bài giảng, hay những câu hỏi tình huống để
hình thành kiến thức thì sự kết hợp của kênh chữ, hình ảnh và âm thanh trên
trang trình diễn sẽ tập trung được sự chú ý của học sinh hơn.
2. Sử dụng phần mềm dạy học
a. Phần mềm soạn giảng ViOLET 1.9
Trong dạy học vật lý, Violet cung cấp công cụ thiết kế mạch điện, cho phép
vẽ được tất cả các loại mạch điện trong chương trình THCS như mạch song
song, mạch nối tiếp, mạch kết hợp... Với các thiết bị điện như: nguồn một chiều,
nguồn xoay chiều, điện trở, biến trở, cuộn cảm, tụ điện, vôn kế, ampe kế, đèn,
công tắc,… dưới dạng các ký hiệu như quy định trong SGK hoặc các hình ảnh
giống thật, sinh động.
Các giá trị của các thiết bị điện có thể thay đổi được trong lúc trình chiếu
bài giảng, biến trở và công tắc có thể tương tác được như thật, đèn có thể sáng
hoặc tắt khi có hoặc không có dòng điện, đặc biệt các thiết bị đo như vôn kế hay
ampe kế sẽ luôn chỉ đúng giá trị thực tế bất kể mạch như thế nào. Chính vì vậy
công cụ thiết kế mạch điện sẽ rất hữu ích trong việc kiểm chứng kết quả của các
bài toán mạch điện, hướng dẫn thí nghiệm lắp mạch điện, trong các chương trình
Vật lý.
b. Phần mềm thí nghiệm vật lý ảo Crocodile Physics 6.05
Phần mềm thí nghiệm ảo Crocodile Physics 6.05 được xây dựng dựa trên
khả năng thao tác nhanh của các thế hệ máy tính cá nhân hiện nay. Nó có khả
năng thiết lập được hầu hết các thí nghiệm trong chương trình Vật lý phổ thông,
cung cấp một số chủ đề có sẵn theo chương trình và có thể tạo ra được các chủ
đề mới theo từng nội dung thí nghiệm. Khi xây dựng thí nghiệm ảo bằng phần
mềm Crocodile Physics 6.05 chúng ta có thể đưa vào các hình ảnh được ghi lại
sẵn từ ngoài chương trình, có thể sắp xếp các dụng cụ thí nghiệm trong một hoạt
cảnh giống như không gian của một phòng thí nghiệm.
Thiết kế thí nghiệm ảo bằng phần mềm Crocodile Physics 6.05 chúng ta có
thể sử dụng chuột một cách dễ dàng để lựa chọn, di chuyển hay thay đổi các
dụng cụ thí nghiệm. Mặt khác cũng có thể di chuyển, copy một dụng cụ hoặc
toàn bộ thí nghiệm đã xây dựng ra môi trường Word hoặc Powerpoint để đưa
hình ảnh, kết quả thí nghiệm vào bài giảng điện tử hay giáo án điện tử.
Phần mềm Crocodile Physics 6.05 mô phỏng rất tốt các thí nghiệm vật lý
về điện, quang ở chương trình THCS. Trong mạch điện có thể nối dây bằng cách
rê chuột, khi di chuyển dụng cụ thí nghiệm thì dây nối được tự động thay đổi
theo vị trí các thiết bị bị. Khi ta đóng mạch các dụng cụ như đèn sẽ phát sáng,
loa phát ra âm thanh, thấy được chiều của dòng điện trên từng đoạn mạch, nếu
dòng qua dụng cụ quá tải thì dụng cụ sẽ bị hỏng (cháy) giống như thật.
Trong các thí nghiệm về quang hình đường truyền của các tia sáng được
thiết kế một cách chính xác, đặc biệt trong thí nghiệm về sự tán sắc của ánh sáng
có thể thấy rõ được vị trí của từng màu đơn sắc; có thể di chuyển hoặc xoay
chuyển nguồn sáng hoặc dụng cụ thí nghiệm, thay đổi các màu sắc khác nhau
của ánh sáng.
3. Khai thác thông tin trên Internet làm tư liệu phục vụ giảng dạy
Một trong các điều kiện quan trọng nhất để tăng cường hiệu quả giáo dục
và chất lượng giảng dạy nói chung và môn Vật lí nói riêng là tìm kiếm nguồn tư
liệu phong phú và phù hợp để bổ sung những nội dung được quy định trong
chương trình và sách giáo khoa. Internet – Nguồn tư liệu vô tận cho các bài
giảng sẽ giúp giáo viên và học sinh đáp ứng được yêu cầu đó.
Những tư liệu được lựa chọn sẽ làm cho bài giảng trở nên phong phú, sống
động, hấp dẫn hơn, học sinh sẽ tiếp thu bài giảng một cách tự nhiên hơn. Internet là
một công cụ vô cùng hiệu quả cho việc khai thác tư liệu phục vụ cho các bài giảng.
Việc lựa chọn tư liệu như thế nào cho phù hợp với nội dung bài giảng?
Nhiều giáo viên có kinh nghiệm trong khai thác Internet phục vụ công tác giảng
dạy của mình đã chỉ ra rằng: Khi tìm kiếm, lựa chọn tư liệu cho bài học điều
quan trọng nhất là tính phù hợp. Tư liệu phù hợp là tư liệu liên quan đến nội
dung bài giảng; có nội dung, hình thức đa dạng (thông tin, hình ảnh, video...) và
được chọn lọc; lượng thông tin bổ sung vừa đủ không ít quá, cũng không nhiều
quá làm loãng nội dung.
Ngoài những thông tin có thể tìm kiếm trực tiếp trên website, việc liên lạc
trực tiếp bằng thư điện tử (e-mail) với các cá nhân, trang «truonghocketnoi », cơ
sở nghiên cứu có thể tìm thấy trên Internet hay giữa các đồng nghiệp với nhau
có thể giúp cung cấp những tư liệu chuyên môn quý.
IV. Kết quả
Qua nghiên cứu tìm hiểu về phương tiện kĩ thuật và ứng dụng CNTT tìm
kiếm thông tin trên Internet vào dạy học. Tôi đã vận dụng được một số biện pháp
trên vào quá trình dạy học môn vật lý, tôi thấy rằng nếu như trước đây bộ môn vật
lý rất xa vời và nhàm chán đối với HS, nhưng khi sử dụng CNTT vào dạy học thì
kết quả học tập của HS tiến bộ một cách rõ rệt. GV và HS sử dụng được khá thành
thạo máy vi tính đồng thời trao đổi thông tin với nhau qua Internet.
Từ sự nỗ lực và cố gắng trong việc ứng dụng CNTT vào dạy và học năm
học 2015-2016, chất lượng bộ môn Vật lí những lớp do tôi trực tiếp giảng dạy
đạt được kết quả như sau :
Khối 9
Giỏi Khá Trung bình Yếu Tb trở lên
SL % SL % SL % SL % SL %
TS: 91 17 18.7 36 39.6 37 40.7 01 1.1 90 98.9
IV. Bài học kinh nghiệm
Qua kết quả thành công bước đầu của việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy
môn Vật lí, tôi rút ra bài học kinh nghiệm như sau:
- Để có được kết quả dạy và học như trên đòi hỏi người giáo viên đầu tư
tốt cho một tiết học bằng cách áp dụng những phương pháp dạy học tích cực phù
hợp với đối tượng học sinh của mình. Đặc biệt là nên ứng dụng CNTT trong dạy
học. Bên cạnh đó còn cần sự hỗ trợ của chuyên môn nhà trường, gia đình, các
đoàn thể để giáo dục học sinh phát triển cả về đức, trí, thể, mĩ…
- Chuẩn bị tốt các đồ dùng TN và làm TN trước khi đến lớp, cần chú ý
đến sự phát triển kiến thức, bồi dưỡng HS khá giỏi, năng khiếu bộ môn, dự kiến
những sai lầm của HS (nếu có) và cách khắc phục.
- Qua thí nghiệm rèn luyện cho các em kĩ năng sử dụng các dụng cụ, lắp
ráp thí nghiệm thành thạo hơn.
- Định hướng thiết kế hoặc thiết kế bài giảng điện tử một cách lôgic và
thiết thực. Không làm phân tán sự chú ý của HS và dàn trải kiến thức.
- Bố trí TN Vật lý theo một quy trình nhất định, xác định được hệ thống
việc làm và cách thao tác của HS khi làm TN các tình huống khác có thể xảy ra
trong quá trình dạy học.
- Sử dụng phần mềm hỗ trợ dạy học với máy tính cần phải lưu ý và biết
cách khắc phục các trở ngại kỹ thuật do hệ thống thiết bị gây nên. GV phải sử
dụng một cách có hiệu quả các phương tiện dạy và học, là người biết sáng tạo
vận dụng những khả năng mà phương tiện đã mang lại cho quá trình dạy học.
V. Kết luận
Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện chuyên đề này, tôi nhận thấy để
việc ứng dụng CNTT vào dạy học môn Vật lý nói riêng và các môn học nói
chung đạt được hiệu quả cao thì bản thân người giáo viên phải có tâm huyết, có
kĩ năng sử dụng phần mềm hỗ trợ dạy học. Về phía nhà trường cần có sự động
viên, hỗ trợ trang thiết bị cho những tiết dạy có sử dụng CNTT… Hơn nữa nhà
trường cần tổ chức các phong trào thi đua giảng dạy bằng phương tiện hiện đại,
có tổng kết, biểu dương, khen thưởng. Đẩy mạnh việc tổ chức triển khai chuyên
đề, các buổi tập huấn việc sử dụng CNTT để việc trao đổi kinh nghiệm giữa các
giáo viên góp phần nâng cao trình độ tin học học cho giáo viên.
Trong quá trình thực hiện không tránh khỏi phần sai sót, rất mong được
sự đóng góp của quý thấy cô trực tiếp giảng day môn Vật lý để tham luận được
hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn./.
THAM LUẬN
ĐỔI MỚI PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
THEO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH
CẤP THCS
Trần Huỳnh Minh Huấn
GV trƣờng THPT An Thạnh 3
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Để phát triển phẩm chất và năng lực của người học một cách hiệu quả, tối
ưu thì người giáo viên (GV) ở các trường Trung học phải không ngừng học tập,
rèn luyện chuyên môn nghiệp vụ, chủ động tìm ra phương pháp dạy học
(PPDH) hiệu quả nhất có thể đáp ứng lại tinh thần chung của nền giáo dục nước
nhà. Bên cạnh đổi mới PPDH thì đánh giá kết quả học tập của học sinh (HS) là
một hoạt động rất quan trọng trong quá trình giáo dục.
Đánh giá kết quả học tập của HS là một quá trình không thể tách rời trong
quá trình dạy học và có thể nói thông qua kiển tra đánh giá (KTĐG) sẽ tạo động
lực thúc đẩy đổi mới PPDH, đổi mới cách thức tổ chức hoạt động dạy học, hoạt
động quản lí,… Nếu thực hiện được việc KTĐG hướng vào đánh giá quá trình
học tập giúp phát triển năng lực người học, thì lúc đó quá trình dạy học sẽ trở nên
tích cực hơn. Vì vậy, việc đổi mới KTĐG kết quả học tập của HS là một vấn đề
cần thiết và không thể thiếu được của đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay.
Thông qua việc đổi mới PPDH sẽ thúc đẩy việc đổi mới KTĐG theo
hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Chuyển cách
dạy thụ động, truyền thụ một chiều “đọc- chép”, GV làm trung tâm sang cách
dạy lấy HS làm trung tâm hay còn được gọi là dạy và học tích cực. Trong cách
dạy này HS là chủ thể hoạt động, GV là người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn, tạo
nên sự tương tác tích cực giữa người dạy và người học.
Nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của việc đổi mới PPDH và đổi mới
KTĐG có vai trò rất to lớn đến việc nâng cao chất lượng giáo dục, là cơ sở để
điều chỉnh hoạt động dạy, hoạt động học và quản lý giáo dục. Vì vậy, đổi mới
PPDH và KTĐG trở thành nhu cầu bức xúc, cần thiết của ngành giáo dục và
toàn xã hội ngày nay. Qua nhiều năm công tác, chúng tôi đã tìm hiểu, tổng kết
một số hình thức “Đổi mới PPDH và KTĐG” nhằm phát triển phẩm chất, năng
lực của người học một cách tích cực, hiệu quả nhất nói chung, của môn vật lý
THCS nói riêng.
II. THỰC TRẠNG
1. Thuận lợi
Đông đảo GV có nhận thức đúng đắn về đồi mới PPDH. Nhiều giáo viên
đã xác định rõ sự cần thiết và có mong muốn thực hiện đổi mới đồng bộ PPDH
và KTĐG.
Một số GV đã vận dụng được các PPDH, KTĐG tích cực trong dạy học;
kĩ năng sử dụng các thiết bị dạy học hiện đại và ứng dụng CNTT vào việc tổ
chức hoạt động dạy học một cách hiệu quả; vận dụng được quy trình KTĐG
theo hướng phát triển mới.
2. Hạn chế
a. Về PPDH
Hoạt động đổi mới PPDH ở trường THCS chưa mang lại hiệu quả cao.
Truyền thụ tri thức một chiều vẫn còn là PPDH chủ đạo của nhiều GV. Số GV
thường xuyên chủ động, sáng tạo trong việc phối hợp các PPDH cũng như sử dụng
các PPDH phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của HS còn chưa nhiều.
Trong quá trình dạy học còn nặng về truyền thụ lý thuyết, việc rèn luyện kĩ
năng sống, kĩ năng giải quyết vấn đề thực tiễn cho HS thông qua khả năng vận
dụng tri thức tổng hợp chưa thật sự được quan tâm. Việc ứng dụng CNTT, sử dụng
phương tiện dạy học chưa thực sự rộng rãi và hiệu quả ở các trường THCS.
b. Về KTĐG
Hoạt động KTĐG chưa đảm bảo yêu cầu khách quan, chính xác, công
bằng; việc kiểm tra đánh giá chủ yếu yêu cầu tái hiện kiến thức và đánh giá qua
điểm số đã dẫn đến tình trạng truyền thụ kiến thức một chiều theo lối “đọc –
chép” thuần túy. HS học tập thiên về ghi nhớ, ít quan tâm vận dụng kiến thức.
Quy trình biên soạn đề KTĐG còn mạng nặng tính chủ quan của người dạy.
Hoạt động KTĐG, hoạt động trên lớp còn chưa được quan tâm thực hiện
một cách khoa học và hiệu quả. Nhiều HS còn thụ động trong việc học tập, khả
năng sáng tạo và vận dụng tri thức đã học để giải quyết vấn đề thực tiễn của HS
còn hạn chế.
3. Nguyên nhân
Nhận thức về sự cần thiết đổi mới PPDH và KTĐG và ý thức thực hiện
đổi mới của một bộ phận nhỏ cán bộ quản lí, GV còn chưa cao. Năng lực của
đội ngũ GV về vận dụng các PPDH tích cực, sử dụng thiết bị dạy học, ứng dụng
CNTT phục vụ công tác giảng dạy còn hạn chế.
Lý luận về PPDH và KTĐG chưa được nghiên cứu nhiều và việc vận
dụng lí luận vào thực tiễn chưa thực sự hiệu quả, các hình thức tổ chức hoạt
động dạy học, giáo dục còn mang đậm tính bảo thủ. Chỉ chú trọng đến đánh giá
cuối kì, chưa thật sự quan tâm nhiều đến việc đánh giá thường xuyên trong quá
trình dạy học, giáo dục.
Cơ chế quản lí hoạt động đổi mới PPDH và KTĐG chưa khuyến khích
được sự tích cực đổi mới PPDH và KTĐG của GV. Đây là nguyên nhân quan
trọng nhất làm cho hoạt động đổi mới PPDH và KTĐG ở trường THCS chưa
thật sự mang lại hiệu quả cao.
III. GIẢI PHÁP
1. Đổi mới PPDH theo hƣớng phát triển năng lực học sinh
1.1. Những chú ý cần quan tâm trong việc phát triển năng lực HS
Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành và
phát triển năng lực tự học(sử dụng SGK, tìm kiếm thông tin, ghi chép, …), trên
cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo của HS.
GV có thể lựa chọn các phương pháp chung hoặc các phương pháp đặc
thù của mộn học để thực hiện. Tuy nhiên cần phải đảm bảo nguyên tắc “ GV là
người hướng dẫn, HS là người tự tìm ra tri thức”.
Thực trạng dạy và học môn vật lý trong trường thcs hiện nay, nguyên nhân và giải pháp khắc phục
Thực trạng dạy và học môn vật lý trong trường thcs hiện nay, nguyên nhân và giải pháp khắc phục
Thực trạng dạy và học môn vật lý trong trường thcs hiện nay, nguyên nhân và giải pháp khắc phục
Thực trạng dạy và học môn vật lý trong trường thcs hiện nay, nguyên nhân và giải pháp khắc phục
Thực trạng dạy và học môn vật lý trong trường thcs hiện nay, nguyên nhân và giải pháp khắc phục
Thực trạng dạy và học môn vật lý trong trường thcs hiện nay, nguyên nhân và giải pháp khắc phục
Thực trạng dạy và học môn vật lý trong trường thcs hiện nay, nguyên nhân và giải pháp khắc phục
Thực trạng dạy và học môn vật lý trong trường thcs hiện nay, nguyên nhân và giải pháp khắc phục
Thực trạng dạy và học môn vật lý trong trường thcs hiện nay, nguyên nhân và giải pháp khắc phục
Thực trạng dạy và học môn vật lý trong trường thcs hiện nay, nguyên nhân và giải pháp khắc phục
Thực trạng dạy và học môn vật lý trong trường thcs hiện nay, nguyên nhân và giải pháp khắc phục
Thực trạng dạy và học môn vật lý trong trường thcs hiện nay, nguyên nhân và giải pháp khắc phục
Thực trạng dạy và học môn vật lý trong trường thcs hiện nay, nguyên nhân và giải pháp khắc phục

More Related Content

What's hot

Thiết kế tình huống dạy học hiệu quả trong môn Toán tiểu học
Thiết kế tình huống dạy học hiệu quả trong môn Toán tiểu họcThiết kế tình huống dạy học hiệu quả trong môn Toán tiểu học
Thiết kế tình huống dạy học hiệu quả trong môn Toán tiểu học
Chau Phan
 
Phát Triển Năng Lực Tư Duy Toán Học Cho Học Sinh Thông Qua Phương Pháp Sử Dụn...
Phát Triển Năng Lực Tư Duy Toán Học Cho Học Sinh Thông Qua Phương Pháp Sử Dụn...Phát Triển Năng Lực Tư Duy Toán Học Cho Học Sinh Thông Qua Phương Pháp Sử Dụn...
Phát Triển Năng Lực Tư Duy Toán Học Cho Học Sinh Thông Qua Phương Pháp Sử Dụn...
Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149
 
Luận văn: Kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh trong...
Luận văn: Kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh trong...Luận văn: Kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh trong...
Luận văn: Kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh trong...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...
Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...
Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Sử dụng thí nghiệm mô phỏng để dạy học phần Sinh học tế bào
Luận văn: Sử dụng thí nghiệm mô phỏng để dạy học phần Sinh học tế bàoLuận văn: Sử dụng thí nghiệm mô phỏng để dạy học phần Sinh học tế bào
Luận văn: Sử dụng thí nghiệm mô phỏng để dạy học phần Sinh học tế bào
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Phương pháp kiểm tra, đánh giá trong dạy học Địa lí lớp 11
Luận văn: Phương pháp kiểm tra, đánh giá trong dạy học Địa lí lớp 11Luận văn: Phương pháp kiểm tra, đánh giá trong dạy học Địa lí lớp 11
Luận văn: Phương pháp kiểm tra, đánh giá trong dạy học Địa lí lớp 11
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học cơ sở ơ...
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học cơ sở ơ...Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học cơ sở ơ...
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học cơ sở ơ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Sử dụng thí nghiệm hỗ trợ quá trình dạy học Vật lý 10
Luận văn: Sử dụng thí nghiệm hỗ trợ quá trình dạy học Vật lý 10Luận văn: Sử dụng thí nghiệm hỗ trợ quá trình dạy học Vật lý 10
Luận văn: Sử dụng thí nghiệm hỗ trợ quá trình dạy học Vật lý 10
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Kỹ năng thích ứng với môi trường học tập của sinh viên
Luận văn: Kỹ năng thích ứng với môi trường học tập của sinh viênLuận văn: Kỹ năng thích ứng với môi trường học tập của sinh viên
Luận văn: Kỹ năng thích ứng với môi trường học tập của sinh viên
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương “Mắt. ...
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương “Mắt. ...Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương “Mắt. ...
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương “Mắt. ...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Hợp đồng đào tạo nghề cho xuất khẩu lao động, HAY
Luận văn: Hợp đồng đào tạo nghề cho xuất khẩu lao động, HAYLuận văn: Hợp đồng đào tạo nghề cho xuất khẩu lao động, HAY
Luận văn: Hợp đồng đào tạo nghề cho xuất khẩu lao động, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
LV: Giải pháp quản lý hoạt động đào tạo đại học ở trường đại học
LV: Giải pháp quản lý hoạt động đào tạo đại học ở trường đại họcLV: Giải pháp quản lý hoạt động đào tạo đại học ở trường đại học
LV: Giải pháp quản lý hoạt động đào tạo đại học ở trường đại học
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Dạy học phát triển năng lực cho Sinh viên trong giáo dục đại học, Chuyên khảo...
Dạy học phát triển năng lực cho Sinh viên trong giáo dục đại học, Chuyên khảo...Dạy học phát triển năng lực cho Sinh viên trong giáo dục đại học, Chuyên khảo...
Dạy học phát triển năng lực cho Sinh viên trong giáo dục đại học, Chuyên khảo...
Man_Ebook
 
Luận văn: Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học sinh học 8 - Gửi miễn phí...
Luận văn: Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học sinh học 8 - Gửi miễn phí...Luận văn: Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học sinh học 8 - Gửi miễn phí...
Luận văn: Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học sinh học 8 - Gửi miễn phí...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Xây dựng tình huống dạy học chủ đề Con người và sức khỏe trong môn ...
Luận văn: Xây dựng tình huống dạy học chủ đề Con người và sức khỏe trong môn ...Luận văn: Xây dựng tình huống dạy học chủ đề Con người và sức khỏe trong môn ...
Luận văn: Xây dựng tình huống dạy học chủ đề Con người và sức khỏe trong môn ...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua việc xây dựn...
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua việc xây dựn...Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua việc xây dựn...
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua việc xây dựn...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác của học sinh trong dạy học Vật lí
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác của học sinh trong dạy học Vật líLuận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác của học sinh trong dạy học Vật lí
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác của học sinh trong dạy học Vật lí
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Hình thành năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh bằng phương ...
Luận văn: Hình thành năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh bằng phương ...Luận văn: Hình thành năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh bằng phương ...
Luận văn: Hình thành năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh bằng phương ...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giáo án kỹ năng giao tiếp của giáo viên mầm non
Giáo án kỹ năng giao tiếp của giáo viên mầm nonGiáo án kỹ năng giao tiếp của giáo viên mầm non
Giáo án kỹ năng giao tiếp của giáo viên mầm non
jackjohn45
 
Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường THCS huyện Triệu Phong
Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường THCS huyện Triệu PhongQuản lý xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường THCS huyện Triệu Phong
Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường THCS huyện Triệu Phong
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

What's hot (20)

Thiết kế tình huống dạy học hiệu quả trong môn Toán tiểu học
Thiết kế tình huống dạy học hiệu quả trong môn Toán tiểu họcThiết kế tình huống dạy học hiệu quả trong môn Toán tiểu học
Thiết kế tình huống dạy học hiệu quả trong môn Toán tiểu học
 
Phát Triển Năng Lực Tư Duy Toán Học Cho Học Sinh Thông Qua Phương Pháp Sử Dụn...
Phát Triển Năng Lực Tư Duy Toán Học Cho Học Sinh Thông Qua Phương Pháp Sử Dụn...Phát Triển Năng Lực Tư Duy Toán Học Cho Học Sinh Thông Qua Phương Pháp Sử Dụn...
Phát Triển Năng Lực Tư Duy Toán Học Cho Học Sinh Thông Qua Phương Pháp Sử Dụn...
 
Luận văn: Kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh trong...
Luận văn: Kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh trong...Luận văn: Kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh trong...
Luận văn: Kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh trong...
 
Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...
Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...
Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...
 
Luận văn: Sử dụng thí nghiệm mô phỏng để dạy học phần Sinh học tế bào
Luận văn: Sử dụng thí nghiệm mô phỏng để dạy học phần Sinh học tế bàoLuận văn: Sử dụng thí nghiệm mô phỏng để dạy học phần Sinh học tế bào
Luận văn: Sử dụng thí nghiệm mô phỏng để dạy học phần Sinh học tế bào
 
Luận văn: Phương pháp kiểm tra, đánh giá trong dạy học Địa lí lớp 11
Luận văn: Phương pháp kiểm tra, đánh giá trong dạy học Địa lí lớp 11Luận văn: Phương pháp kiểm tra, đánh giá trong dạy học Địa lí lớp 11
Luận văn: Phương pháp kiểm tra, đánh giá trong dạy học Địa lí lớp 11
 
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học cơ sở ơ...
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học cơ sở ơ...Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học cơ sở ơ...
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học cơ sở ơ...
 
Luận văn: Sử dụng thí nghiệm hỗ trợ quá trình dạy học Vật lý 10
Luận văn: Sử dụng thí nghiệm hỗ trợ quá trình dạy học Vật lý 10Luận văn: Sử dụng thí nghiệm hỗ trợ quá trình dạy học Vật lý 10
Luận văn: Sử dụng thí nghiệm hỗ trợ quá trình dạy học Vật lý 10
 
Luận văn: Kỹ năng thích ứng với môi trường học tập của sinh viên
Luận văn: Kỹ năng thích ứng với môi trường học tập của sinh viênLuận văn: Kỹ năng thích ứng với môi trường học tập của sinh viên
Luận văn: Kỹ năng thích ứng với môi trường học tập của sinh viên
 
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương “Mắt. ...
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương “Mắt. ...Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương “Mắt. ...
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương “Mắt. ...
 
Luận văn: Hợp đồng đào tạo nghề cho xuất khẩu lao động, HAY
Luận văn: Hợp đồng đào tạo nghề cho xuất khẩu lao động, HAYLuận văn: Hợp đồng đào tạo nghề cho xuất khẩu lao động, HAY
Luận văn: Hợp đồng đào tạo nghề cho xuất khẩu lao động, HAY
 
LV: Giải pháp quản lý hoạt động đào tạo đại học ở trường đại học
LV: Giải pháp quản lý hoạt động đào tạo đại học ở trường đại họcLV: Giải pháp quản lý hoạt động đào tạo đại học ở trường đại học
LV: Giải pháp quản lý hoạt động đào tạo đại học ở trường đại học
 
Dạy học phát triển năng lực cho Sinh viên trong giáo dục đại học, Chuyên khảo...
Dạy học phát triển năng lực cho Sinh viên trong giáo dục đại học, Chuyên khảo...Dạy học phát triển năng lực cho Sinh viên trong giáo dục đại học, Chuyên khảo...
Dạy học phát triển năng lực cho Sinh viên trong giáo dục đại học, Chuyên khảo...
 
Luận văn: Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học sinh học 8 - Gửi miễn phí...
Luận văn: Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học sinh học 8 - Gửi miễn phí...Luận văn: Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học sinh học 8 - Gửi miễn phí...
Luận văn: Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học sinh học 8 - Gửi miễn phí...
 
Luận văn: Xây dựng tình huống dạy học chủ đề Con người và sức khỏe trong môn ...
Luận văn: Xây dựng tình huống dạy học chủ đề Con người và sức khỏe trong môn ...Luận văn: Xây dựng tình huống dạy học chủ đề Con người và sức khỏe trong môn ...
Luận văn: Xây dựng tình huống dạy học chủ đề Con người và sức khỏe trong môn ...
 
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua việc xây dựn...
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua việc xây dựn...Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua việc xây dựn...
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua việc xây dựn...
 
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác của học sinh trong dạy học Vật lí
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác của học sinh trong dạy học Vật líLuận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác của học sinh trong dạy học Vật lí
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác của học sinh trong dạy học Vật lí
 
Luận văn: Hình thành năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh bằng phương ...
Luận văn: Hình thành năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh bằng phương ...Luận văn: Hình thành năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh bằng phương ...
Luận văn: Hình thành năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh bằng phương ...
 
Giáo án kỹ năng giao tiếp của giáo viên mầm non
Giáo án kỹ năng giao tiếp của giáo viên mầm nonGiáo án kỹ năng giao tiếp của giáo viên mầm non
Giáo án kỹ năng giao tiếp của giáo viên mầm non
 
Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường THCS huyện Triệu Phong
Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường THCS huyện Triệu PhongQuản lý xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường THCS huyện Triệu Phong
Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường THCS huyện Triệu Phong
 

Similar to Thực trạng dạy và học môn vật lý trong trường thcs hiện nay, nguyên nhân và giải pháp khắc phục

2912016 kỷ
2912016 kỷ2912016 kỷ
2912016 kỷ
Thanh Phan Mau
 
Luận văn: Vận dụng phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề vào dạy học chư...
Luận văn: Vận dụng phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề vào dạy học chư...Luận văn: Vận dụng phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề vào dạy học chư...
Luận văn: Vận dụng phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề vào dạy học chư...
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
Skkn một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phần di truyền phân tử sinh...
Skkn một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phần di truyền phân tử sinh...Skkn một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phần di truyền phân tử sinh...
Skkn một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phần di truyền phân tử sinh...
jackjohn45
 
Sử dụng công nghệ thông tin để đánh giá và xây dựng phần mềm kiểm tra hệ thốn...
Sử dụng công nghệ thông tin để đánh giá và xây dựng phần mềm kiểm tra hệ thốn...Sử dụng công nghệ thông tin để đánh giá và xây dựng phần mềm kiểm tra hệ thốn...
Sử dụng công nghệ thông tin để đánh giá và xây dựng phần mềm kiểm tra hệ thốn...
jackjohn45
 
Tailieu.vncty.com day hoc-gioi_han_o_lop_11_thpt_theo_huong_phat_huy_tinh_t...
Tailieu.vncty.com   day hoc-gioi_han_o_lop_11_thpt_theo_huong_phat_huy_tinh_t...Tailieu.vncty.com   day hoc-gioi_han_o_lop_11_thpt_theo_huong_phat_huy_tinh_t...
Tailieu.vncty.com day hoc-gioi_han_o_lop_11_thpt_theo_huong_phat_huy_tinh_t...
Trần Đức Anh
 
Khoá Luận Áp Dụng Dạy Học Tích Cực Để Hình Thành Khái Niệm Địa Lí Kinh Tế – X...
Khoá Luận Áp Dụng Dạy Học Tích Cực Để Hình Thành Khái Niệm Địa Lí Kinh Tế – X...Khoá Luận Áp Dụng Dạy Học Tích Cực Để Hình Thành Khái Niệm Địa Lí Kinh Tế – X...
Khoá Luận Áp Dụng Dạy Học Tích Cực Để Hình Thành Khái Niệm Địa Lí Kinh Tế – X...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Khoá Luận Áp Dụng Dạy Học Tích Cực Để Hình Thành Khái Niệm Địa Lí Kinh Tế – X...
Khoá Luận Áp Dụng Dạy Học Tích Cực Để Hình Thành Khái Niệm Địa Lí Kinh Tế – X...Khoá Luận Áp Dụng Dạy Học Tích Cực Để Hình Thành Khái Niệm Địa Lí Kinh Tế – X...
Khoá Luận Áp Dụng Dạy Học Tích Cực Để Hình Thành Khái Niệm Địa Lí Kinh Tế – X...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn thạc sĩ sư phạm sinh học.
Luận văn thạc sĩ sư phạm sinh học.Luận văn thạc sĩ sư phạm sinh học.
Luận văn thạc sĩ sư phạm sinh học.
ssuser499fca
 
đổI mới dạy học và kiểm tra, đánh giá ở trường thcs theo định hướng phát triể...
đổI mới dạy học và kiểm tra, đánh giá ở trường thcs theo định hướng phát triể...đổI mới dạy học và kiểm tra, đánh giá ở trường thcs theo định hướng phát triể...
đổI mới dạy học và kiểm tra, đánh giá ở trường thcs theo định hướng phát triể...
nataliej4
 
TÀI LIỆU TẬP HUẤN CÁN BỘ QUẢN LÍ, GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ VỀ KĨ THUẬT XÂY D...
TÀI LIỆU TẬP HUẤN CÁN BỘ QUẢN LÍ, GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ VỀ KĨ THUẬT XÂY D...TÀI LIỆU TẬP HUẤN CÁN BỘ QUẢN LÍ, GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ VỀ KĨ THUẬT XÂY D...
TÀI LIỆU TẬP HUẤN CÁN BỘ QUẢN LÍ, GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ VỀ KĨ THUẬT XÂY D...
nataliej4
 
Vận Dụng Phương Pháp Dạy Học Tích Cực Vào Giảng Dạy Địa Lí Ở Trường Trung Học...
Vận Dụng Phương Pháp Dạy Học Tích Cực Vào Giảng Dạy Địa Lí Ở Trường Trung Học...Vận Dụng Phương Pháp Dạy Học Tích Cực Vào Giảng Dạy Địa Lí Ở Trường Trung Học...
Vận Dụng Phương Pháp Dạy Học Tích Cực Vào Giảng Dạy Địa Lí Ở Trường Trung Học...
Nhận Viết Thuê Đề Tài Zalo: 0934.573.149
 
Phụ lục 3 - MẪU BÁO CÁO THỰC TẬP.docx
Phụ lục 3 - MẪU BÁO CÁO THỰC TẬP.docxPhụ lục 3 - MẪU BÁO CÁO THỰC TẬP.docx
Phụ lục 3 - MẪU BÁO CÁO THỰC TẬP.docx
ThanhNhnCao3
 
ĐỀ CƯƠNG - QLGD K29A- NGÔ XUÂN LONG- BẮC NINH.doc
ĐỀ CƯƠNG - QLGD K29A- NGÔ XUÂN LONG- BẮC NINH.docĐỀ CƯƠNG - QLGD K29A- NGÔ XUÂN LONG- BẮC NINH.doc
ĐỀ CƯƠNG - QLGD K29A- NGÔ XUÂN LONG- BẮC NINH.doc
XunLongNg
 
Chuyen de 4 - Doi moi GDTrH - Thanh.pptx
Chuyen de 4 - Doi moi GDTrH - Thanh.pptxChuyen de 4 - Doi moi GDTrH - Thanh.pptx
Chuyen de 4 - Doi moi GDTrH - Thanh.pptx
Mai Mẫn Tiệp
 
Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Môn Sinh Học Tại Các Trường Trung Học Cơ ...
Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Môn Sinh Học Tại Các Trường Trung Học Cơ ...Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Môn Sinh Học Tại Các Trường Trung Học Cơ ...
Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Môn Sinh Học Tại Các Trường Trung Học Cơ ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng hệ thống đổi mới giảng dạy ...
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng hệ thống đổi mới giảng dạy ...Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng hệ thống đổi mới giảng dạy ...
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng hệ thống đổi mới giảng dạy ...
hajz_zjah
 
Sang kien thu 2008
Sang kien thu 2008Sang kien thu 2008
Sang kien thu 2008
tran minh tho
 
9 Bai Mau Sang Kien Kinh Nghiem Dia Li 8 Theo Chuong trinh GDPT 2018
 9 Bai Mau Sang Kien Kinh Nghiem Dia Li 8 Theo Chuong trinh GDPT 2018 9 Bai Mau Sang Kien Kinh Nghiem Dia Li 8 Theo Chuong trinh GDPT 2018
9 Bai Mau Sang Kien Kinh Nghiem Dia Li 8 Theo Chuong trinh GDPT 2018
TopSKKN
 
Sáng kiến kinh nghiệm giảng dạy môn Hóa học trong trường THCS
Sáng kiến kinh nghiệm giảng dạy môn Hóa học trong trường THCSSáng kiến kinh nghiệm giảng dạy môn Hóa học trong trường THCS
Sáng kiến kinh nghiệm giảng dạy môn Hóa học trong trường THCS
Học Tập Long An
 

Similar to Thực trạng dạy và học môn vật lý trong trường thcs hiện nay, nguyên nhân và giải pháp khắc phục (20)

2912016 kỷ
2912016 kỷ2912016 kỷ
2912016 kỷ
 
Luận văn: Vận dụng phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề vào dạy học chư...
Luận văn: Vận dụng phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề vào dạy học chư...Luận văn: Vận dụng phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề vào dạy học chư...
Luận văn: Vận dụng phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề vào dạy học chư...
 
Skkn một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phần di truyền phân tử sinh...
Skkn một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phần di truyền phân tử sinh...Skkn một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phần di truyền phân tử sinh...
Skkn một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phần di truyền phân tử sinh...
 
Sử dụng công nghệ thông tin để đánh giá và xây dựng phần mềm kiểm tra hệ thốn...
Sử dụng công nghệ thông tin để đánh giá và xây dựng phần mềm kiểm tra hệ thốn...Sử dụng công nghệ thông tin để đánh giá và xây dựng phần mềm kiểm tra hệ thốn...
Sử dụng công nghệ thông tin để đánh giá và xây dựng phần mềm kiểm tra hệ thốn...
 
Tailieu.vncty.com day hoc-gioi_han_o_lop_11_thpt_theo_huong_phat_huy_tinh_t...
Tailieu.vncty.com   day hoc-gioi_han_o_lop_11_thpt_theo_huong_phat_huy_tinh_t...Tailieu.vncty.com   day hoc-gioi_han_o_lop_11_thpt_theo_huong_phat_huy_tinh_t...
Tailieu.vncty.com day hoc-gioi_han_o_lop_11_thpt_theo_huong_phat_huy_tinh_t...
 
Khoá Luận Áp Dụng Dạy Học Tích Cực Để Hình Thành Khái Niệm Địa Lí Kinh Tế – X...
Khoá Luận Áp Dụng Dạy Học Tích Cực Để Hình Thành Khái Niệm Địa Lí Kinh Tế – X...Khoá Luận Áp Dụng Dạy Học Tích Cực Để Hình Thành Khái Niệm Địa Lí Kinh Tế – X...
Khoá Luận Áp Dụng Dạy Học Tích Cực Để Hình Thành Khái Niệm Địa Lí Kinh Tế – X...
 
Khoá Luận Áp Dụng Dạy Học Tích Cực Để Hình Thành Khái Niệm Địa Lí Kinh Tế – X...
Khoá Luận Áp Dụng Dạy Học Tích Cực Để Hình Thành Khái Niệm Địa Lí Kinh Tế – X...Khoá Luận Áp Dụng Dạy Học Tích Cực Để Hình Thành Khái Niệm Địa Lí Kinh Tế – X...
Khoá Luận Áp Dụng Dạy Học Tích Cực Để Hình Thành Khái Niệm Địa Lí Kinh Tế – X...
 
Luận văn thạc sĩ sư phạm sinh học.
Luận văn thạc sĩ sư phạm sinh học.Luận văn thạc sĩ sư phạm sinh học.
Luận văn thạc sĩ sư phạm sinh học.
 
đổI mới dạy học và kiểm tra, đánh giá ở trường thcs theo định hướng phát triể...
đổI mới dạy học và kiểm tra, đánh giá ở trường thcs theo định hướng phát triể...đổI mới dạy học và kiểm tra, đánh giá ở trường thcs theo định hướng phát triể...
đổI mới dạy học và kiểm tra, đánh giá ở trường thcs theo định hướng phát triể...
 
TÀI LIỆU TẬP HUẤN CÁN BỘ QUẢN LÍ, GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ VỀ KĨ THUẬT XÂY D...
TÀI LIỆU TẬP HUẤN CÁN BỘ QUẢN LÍ, GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ VỀ KĨ THUẬT XÂY D...TÀI LIỆU TẬP HUẤN CÁN BỘ QUẢN LÍ, GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ VỀ KĨ THUẬT XÂY D...
TÀI LIỆU TẬP HUẤN CÁN BỘ QUẢN LÍ, GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ VỀ KĨ THUẬT XÂY D...
 
Vận Dụng Phương Pháp Dạy Học Tích Cực Vào Giảng Dạy Địa Lí Ở Trường Trung Học...
Vận Dụng Phương Pháp Dạy Học Tích Cực Vào Giảng Dạy Địa Lí Ở Trường Trung Học...Vận Dụng Phương Pháp Dạy Học Tích Cực Vào Giảng Dạy Địa Lí Ở Trường Trung Học...
Vận Dụng Phương Pháp Dạy Học Tích Cực Vào Giảng Dạy Địa Lí Ở Trường Trung Học...
 
Phụ lục 3 - MẪU BÁO CÁO THỰC TẬP.docx
Phụ lục 3 - MẪU BÁO CÁO THỰC TẬP.docxPhụ lục 3 - MẪU BÁO CÁO THỰC TẬP.docx
Phụ lục 3 - MẪU BÁO CÁO THỰC TẬP.docx
 
ĐỀ CƯƠNG - QLGD K29A- NGÔ XUÂN LONG- BẮC NINH.doc
ĐỀ CƯƠNG - QLGD K29A- NGÔ XUÂN LONG- BẮC NINH.docĐỀ CƯƠNG - QLGD K29A- NGÔ XUÂN LONG- BẮC NINH.doc
ĐỀ CƯƠNG - QLGD K29A- NGÔ XUÂN LONG- BẮC NINH.doc
 
Chuyen de 4 - Doi moi GDTrH - Thanh.pptx
Chuyen de 4 - Doi moi GDTrH - Thanh.pptxChuyen de 4 - Doi moi GDTrH - Thanh.pptx
Chuyen de 4 - Doi moi GDTrH - Thanh.pptx
 
Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Môn Sinh Học Tại Các Trường Trung Học Cơ ...
Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Môn Sinh Học Tại Các Trường Trung Học Cơ ...Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Môn Sinh Học Tại Các Trường Trung Học Cơ ...
Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Môn Sinh Học Tại Các Trường Trung Học Cơ ...
 
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng hệ thống đổi mới giảng dạy ...
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng hệ thống đổi mới giảng dạy ...Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng hệ thống đổi mới giảng dạy ...
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng hệ thống đổi mới giảng dạy ...
 
Sang kien thu 2008
Sang kien thu 2008Sang kien thu 2008
Sang kien thu 2008
 
9 Bai Mau Sang Kien Kinh Nghiem Dia Li 8 Theo Chuong trinh GDPT 2018
 9 Bai Mau Sang Kien Kinh Nghiem Dia Li 8 Theo Chuong trinh GDPT 2018 9 Bai Mau Sang Kien Kinh Nghiem Dia Li 8 Theo Chuong trinh GDPT 2018
9 Bai Mau Sang Kien Kinh Nghiem Dia Li 8 Theo Chuong trinh GDPT 2018
 
Sáng kiến kinh nghiệm giảng dạy môn Hóa học trong trường THCS
Sáng kiến kinh nghiệm giảng dạy môn Hóa học trong trường THCSSáng kiến kinh nghiệm giảng dạy môn Hóa học trong trường THCS
Sáng kiến kinh nghiệm giảng dạy môn Hóa học trong trường THCS
 
Skkn quan ly giao duc
Skkn quan ly giao ducSkkn quan ly giao duc
Skkn quan ly giao duc
 

More from jackjohn45

ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
jackjohn45
 
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
jackjohn45
 
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdfSử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
jackjohn45
 
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
jackjohn45
 
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
jackjohn45
 
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
jackjohn45
 
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdfBÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
jackjohn45
 
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdfPHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
jackjohn45
 
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdfHiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
jackjohn45
 
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
jackjohn45
 
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
jackjohn45
 
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
jackjohn45
 
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
jackjohn45
 
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdfTHỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
jackjohn45
 
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdfBài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
jackjohn45
 
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdfCHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
jackjohn45
 
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
jackjohn45
 
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
jackjohn45
 
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
jackjohn45
 
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
jackjohn45
 

More from jackjohn45 (20)

ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
 
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
 
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdfSử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
 
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
 
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
 
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
 
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdfBÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
 
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdfPHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
 
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdfHiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
 
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
 
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
 
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
 
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
 
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdfTHỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
 
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdfBài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
 
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdfCHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
 
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
 
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
 
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
 
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
 

Recently uploaded

Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
nvlinhchi1612
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
duykhoacao
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
Qucbo964093
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 

Recently uploaded (10)

Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 

Thực trạng dạy và học môn vật lý trong trường thcs hiện nay, nguyên nhân và giải pháp khắc phục

  • 1. UBND HUYỆN CÙ LAO DUNG PHÕNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Cuø Lao Dung, thaùng 4 naêm 2017
  • 2. MỤC LỤC STT NỘI DUNG TRANG 1 Lời nói đầu 1 2 Thực trạng dạy và học môn Vật lý ở trường THCS hiện nay, nguyên nhân và giải pháp khắc phục 3 3 Đổi mới phương pháp dạy học môn Vật lý theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THCS 10 4 Công tác sử dụng và làm đồ dùng dạy học môn Vật lý ở trường THCS 16 5 Một số biện pháp tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi môn Vật lý ở trường THCS 24 6 Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn Vật lý ở trường THCS 30 7 Đổi mới PPDH và KTĐG theo định hướng phát triển năng lực học sinh cấp THCS 37 8 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong giờ thực hành thí nghiệm môn Vật lý cấp THCS 44 9 Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn Vật lý 49 10 Về công tác làm và sử dụng đồ dùng dạy học môn Vật lý ở trường THCS 54 11 Về đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực học sinh 57 12 Thực trạng dạy và học môn Vật lý trong các trường THCS hiện nay - trường THCS TT. Đại Ngãi, huyện Long Phú 60 13 Công tác chỉ đạo GV đổi mới PP giảng dạy môn Vật lý ở trường THCS Châu Văn Hưng, Thạnh Trị, Sóc Trăng 65 14 Nâng cao chất lượng học tập môn Vật lý của học sinh THCS - Trường THCS Tôn Đức Thắng, TP.Sóc Trăng 69 15 Giúp HS hứng thú học tập môn Vật lý 6 qua làm ĐDDH, hướng dẫn làm thí nghiệm - THCS Nhơn Mỹ 2 - Kế Sách 73 16 Một số giải pháp bồi dưỡng HS giỏi môn Vật lý phần định luật JUN-LENXƠ ở trường THCS Mỹ Tú 78 17 Giúp học sinh học tốt môn Vật lý cấp THCS THCS Thạnh Thới An, huyện Trần Đề 83 18 Đổi mới phương pháp dạy hôc môn Vật lý ở trường THCS 93
  • 3. LỜI NÓI ĐẦU Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013, của Ban chấp hành Trung ương về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế. Để thực hiện đổi mới toàn diện và đồng bộ trong việc nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường phổ thông đòi hỏi mỗi cán bộ quản lý giáo dục, mỗi thầy cô giáo phải tích cực đổi mới nội dung, phương thức tổ chức quản lý và các hoạt động giáo dục, đa dạng hóa các hình thức học tập, kĩ thuật dạy học tích cực; đổi mới nội dung, phương thức đánh giá học sinh theo định hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ hoạt động dạy học. Nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu đổi mới mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường phổ thông, trong đó việc nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập môn Vật lý ở các trường Trung học cơ sở trong bối cảnh hiện nay là một vấn đề đặt ra đối với toàn ngành giáo dục nói chung và với Hội nghị chuyên đề môn Vật lý hôm nay nói riêng. Bởi vì, sự hiểu biết và nhận thức về Vật lý có giá trị to lớn trong đời sống và sản xuất, đặc biệt là trong công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Môn Vật lý có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo của giáo dục phổ thông, bước đầu hình thành ở học sinh những kỹ năng và thói quen làm việc khoa học – kỹ thuật trong học tập, trong học nghề, hoặc học lên đại học, khả năng ứng dụng khoa học vào đời sống. Mặt khác môn Vật lý còn gắn bó, liên hệ chặt chẽ với các môn học khác trong chương trình giáo dục phổ thông. Với ý nghĩa thiết thực nêu trên, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo Sóc Trăng, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cù Lao Dung trân trọng tổ chức Hội nghị chuyên đề “Nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập môn Vật lý ở trường Trung học cơ sở”. Mục đích của Hội nghị chuyên đề nhằm đánh giá lại thực trạng việc giảng dạy và học tập bộ môn Vật lý trong nhà trường phổ thông trong bối cảnh hiện nay, trên cơ sở đó đề ra các giải pháp thiết thực nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục trong nhà trường nói chung và bộ môn Vật lý nói riêng. Nội dung của Hội nghị và Kỷ yếu tập trung vào các vấn đề trọng tâm sau: - Một là, thực trạng dạy và học môn Vật lý ở trường THCS hiện nay, nguyên nhân và giải pháp khắc phục; - Hai là, đổi mới phương pháp dạy học môn Vật lý theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THCS; - Ba là, công tác sử dụng và làm đồ dùng dạy học môn Vật lý ở trường THCS; - Bốn là, một số biện pháp tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi môn Vật lý ở trường THCS; - Năm là, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học môn Vật lý ở trường THCS.
  • 4. Với tinh thần giao lưu, học hỏi, thông qua Hội nghị Ban tổ chức mong muốn tạo ra diễn đàn để cán bộ quản lý, giáo viên môn Vật lý huyện Cù Lao Dung có điều kiện trao đổi, học hỏi kinh nghiệm từ các đơn vị bạn. Đồng thời rất mong Hội nghị cùng các đơn vị bạn tích cực thảo luận, trao đổi, phân tích, đánh giá những mặt làm được và hạn chế, tìm ra nguyên nhân, đề ra giải pháp thiết thực góp phần nâng cao chất lượng hoạt động dạy và học môn Vật lý trong trường THCS hiện nay. Trong quá trình chuẩn bị Hội nghị, Ban tổ chức đã nhận được 14 bài tham luận của cán bộ quản lý và giáo viên môn Vật lý ở các trường THCS trực thuộc (trong đó tuyển chọn được 11 tham luận đưa vào kỷ yếu); 02 tham luận của trường THPT An Thạnh 3; 06 tham luận của các Phòng GDĐT (Long Phú, TP.Sóc Trăng, Thạnh Trị, Kế Sách, Mỹ Tú, Trần Đề). Tổng cộng gồm có 18 bài tham luận được đưa vào kỷ yếu. Các bài tham luận phần lớn đã đánh giá đúng thực trạng việc giảng dạy và học tập môn Vật lý ở trường THCS, đề ra giải pháp thiết thực, có hiệu quả trong việc thực hiện đổi mới PPDH và KTĐG kết quả học tập của học sinh, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, công tác làm và sử dụng đồ dùng dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học…Ban tổ chức trân trọng ghi nhận sự đóng góp của cán bộ quản lý, giáo viên các trường THCS trực thuộc, trường THPT An Thạnh 3, Phòng GDĐT các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh trong việc nghiên cứu, viết và gửi bài tham luận góp phần vào sự thành công của Hội nghị. Ban tổ chức chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp, chia sẽ những kinh nghiệm, giải pháp, cách làm hay của cán bộ quản lý, giáo viên, chuyên viên, lãnh đạo các Phòng GDĐT huyện, thị xã, thành phố trong địa bàn tỉnh nhằm góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập môn Vật lý trong các trường THCS hiện nay. Xin chân thành cảm ơn./.
  • 5. THAM LUẬN THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC MÔN VẬT LÝ Ở TRƢỜNG THCS HIỆN NAY, NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC Trịnh Văn Tƣ GV trƣờng THCS An Thạnh Tây I. ĐẶT VẤN ĐỀ Vật lý là bộ môn khoa học tự nhiên có ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống. Việc học tập tốt môn Vật lý có giá trị to lớn trong đời sống và sản xuất, đặc biệt là trong công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Môn Vật lý bước đầu hình thành ở học sinh những kỹ năng và thói quen làm việc khoa học – kỹ thuật trong học tập, khả năng ứng dụng khoa học vào đời sống. Tuy nhiên việc dạy và học môn Vật lý gặp khá nhiều khó khăn. Bởi lẻ môn vật lý đòi hỏi người giáo viên phải hướng dẫn học sinh học tập một cách khoa học, đúng cách thì mới có chất lượng cao. Với mục đích nâng cao chất lượng dạy và học vật lý ở trường Trung học cơ sở (THCS), bản thân nhận thấy rằng nhất thiết phải tìm ra những khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân của nó, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp khắc phục nhằm nâng dần chất lượng dạy và học môn Vật lý ở trường THCS. II. THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC MÔN VẬT LÝ HIỆN NAY Ở TRƢỜNG THCS 1. Thuận lợi Được sự quan tâm của nhà trường, phân công giảng dạy đúng chuyên môn, được tham gia các lớp tập huấn chuyên môn do Phòng và Sở GDĐT tổ chức. Giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, nhiệt tình trong công tác. Học sinh chấp hành khá tốt nội qui nhà trường, được trang bị đầy đủ SGK. Về cơ sở vật chất được quan tâm đầu tư xây dựng theo hướng kiên cố hóa; trường, lớp khang trang, thoáng mát tạo điều kiện tốt cho việc học tập, sinh hoạt và vui chơi giải trí. 2. Khó khăn a. Đối với giáo viên Do nhiều lý do nên giáo viên vẫn còn dạy học theo lối truyền thống, truyền thụ kiến thức theo lối một chiều, chưa mạnh dạng trong việc đổi mới phương pháp dạy học (PPDH). Một số giáo viên có ý thức đổi mới PPDH nhưng chỉ mang tính đối phó khi có thao giảng, dự giờ, kiểm tra. Một bộ phận giáo viên không tích cực đầu tư trong tiết dạy cũng như công tác soạn giảng, thậm chí còn sao chép giáo án của người khác hoặc tải trên mạng về điều chỉnh chút ít để làm giáo án của riêng mình và để đối phó; lên lớp thiếu sự chuẩn bị phương tiện, đồ dùng dạy học dẫn đến tình trạng dạy chay, giờ học nhàm chán, thiếu thu hút, không gây được hứng thú cho học sinh.
  • 6. Trong quá trình dạy học còn nặng về truyền thụ lý thuyết, ít vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống, ít cho học sinh thực hành thí nghiệm mà chủ yếu là thí nghiệm biểu diễn của giáo viên. b. Đối với học sinh Một bộ phận học sinh có ý thức tự học còn thấp, năng lực tiếp thu bài chưa tốt để có thể học tập tốt nội dung giáo viên truyền thụ và có thể trả lời tốt các câu hỏi của giáo viên. Vẫn còn một số học sinh thiếu tôn trọng đối với giáo viên, tỏ thái độ không tốt khi được giáo viên nhắc nhở. Phương pháp học tập của học sinh chưa phù hợp với đặc thù bộ môn, thụ động trong học tập, tái hiện một cách máy móc rập khuôn những gì giáo viên giảng, lười suy nghĩ tìm tòi sáng tạo. Còn nhiều học sinh chưa chú tâm vào việc thực hiện hiệm vụ của giáo viên giao trên lớp, làm bài tập ở nhà, lười suy nghĩ, lười chép bài hoặc chép qua loa cho có lệ. Đa số học sinh không học bài cũ, không nghiên cứu bài mới trước khi đến lớp. Nhiều học sinh mất căn bản về kiến thức toán học nên khi gặp những bài toán khó có liên quan nhiều đến kiến thức toán học thì các em lại không làm bài được. Từ đó dẫn đến chất lượng học tập Vật lý của các em thấp. Một bộ phận gia đình học sinh chưa quan tâm nhiều đến việc học tập của các em, thiếu sự phối hợp với nhà trường trong việc giáo dục con em mình. III. NGUYÊN NHÂN 1. Về mặt khách quan Ngoài các trường đạt chuẩn quốc gia, đa số các trường còn chưa có phòng thí nghiệm thực hành nên việc dạy học còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt trong các tiết thực hành. Các dụng cụ thí nghiệm được cấp về trong thời gian khá lâu nên một số dụng cụ đã xuống cấp, thiếu chính xác, sai số gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc dạy và học. Trang thiết bị hỗ trợ cho công tác dạy của giáo viên và học tập của học sinh còn thiếu. Một số dụng cụ thí nghiệm không có trong danh mục thiết bị tối thiểu nhưng trong chương trình dạy học lại có nói đến. Chương trình hiện tại còn quá tải so với khả năng nhận thức của học sinh nên nhiều em không theo kịp nội dung bài học. Do điều kiện học sinh của huyện đa số là con của nông dân nên các em ngoài việc học tập còn phụ giúp gia đình làm kinh tế nên thời gian đầu tư cho việc học tập không được nhiều. Khả năng vận dụng kiến thức của học sinh còn hạn chế nên ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập của các em. Nhiều cha mẹ học sinh đi làm ăn xa nên việc theo dõi, đôn đốc học tập của các em ở nhà chưa thường xuyên là liên tục. 2. Về mặt chủ quan Giáo viên chưa nhận thức hết tầm quan trọng việc đổi mới, thiếu tính kiên trì và thường xuyên trong việc thực hiện đổi mới PPDH. Sự đang dạng các phương tiện, kỹ thuật dạy học còn hạn chế làm ảnh hưởng đến kết quả dạy và học.
  • 7. Giáo viên ít quan tâm đến công tác đầu tư, chuẩn bị cho tiết dạy, trong giảng dạy ít quan tâm đến các học sinh yếu, kém Học sinh học tập thụ động, lười học không chịu học bài, làm bài tập và thiếu tinh thần hợp tác với giáo viên trong giờ học. Khả năng tự ghi bài của học sinh còn chưa tốt nên trông chờ vào việc ghi bảng, đọc chép của giáo viên. Một số học sinh còn mê chơi các trò chơi điện tử rồi dẫn đến bỏ học, cúp tiết, thiếu tôn trọng giáo viên. IV. GIẢI PHÁP 1. Nâng cao lòng yêu nghề và ý thức trách nhiệm của giáo viên Để đổi mới phương pháp giảng dạy có hiệu quả, giáo viên là yếu tố quyết định hàng đầu trong việc thực hiện đổi mới PPDH. Vì vậy, mỗi thầy cô giáo phải có sự nhận thức đúng đắn, lòng yêu nghề, tinh thần trách nhiệm và sự quyết tâm cao. Tổ chức hướng dẫn học sinh học tập tốt là những phẩm chất cần thiết của người giáo viên trong nhà trường. Giáo viên với bất cứ hoàn cảnh nào, lớp học nào đều phải hội đủ các điều kiện về kiến thức, khả năng giảng dạy hữu hiệu, lòng nhiệt thành và đức tính thân thiện của nhà giáo. Bên cạnh đó, giáo viên phải có kỹ năng tổ chức hướng dẫn học sinh trong mọi hoạt động học tập, có kỹ năng sử dụng đồ dùng dạy học, thực hành thí nghiệm, có năng lực tự thu thập thông tin phong phú để phục vụ yêu cầu dạy học. Muốn làm được điều này đòi hỏi giáo viên phải có ý thức trách nhiệm, tâm huyết với nghề nghiệp, dành tình yêu cho công việc đang làm cùng với sự nhiệt tình trong giảng dạy chắc chắn việc truyền đạt kiến thức cho học sinh một cách hiệu quả và thành công hơn. Vì vậy, việc nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm và lòng yêu nghề là một yêu cầu bức thiết trong bối cảnh hiện nay. 2. Đẩy mạnh đổi mới phƣơng pháp dạy học và kiểm tra đánh giá a. Về đổi mới PPDH Đẩy mạnh đổi mới PPDH là nhiệm vụ hàng đầu, thường xuyên và liên tục. Tùy theo điều kiện thực tế về cơ sở vật chất, thiết bị của nhà trường, đối tượng học sinh, nội dung kiến thức từng bài học giáo viên vận dụng sáng tạo các hình thức, kỹ thuật dạy học cho phù hợp nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của học sinh, hình thành và phát triển năng lực tự học (sử dụng SGK, làm bài tập, nghe ghi chép, tìm kiếm thông tin, …) trau dồi các phẩm chất linh hoạt độc lập, sáng tạo về tư duy cho học sinh. Lựa chọn và sử dụng linh hoạt các PPDH chung và phương pháp dạy học đặc thù của môn học Vật lý để thực hiện được mục tiêu, kiến thức, kỹ năng của bài học trên cơ sở phát huy tối đa những hoạt động học của học sinh như hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm, học trong lớp, học ở nhà. Chuẩn bị tốt về phương tiện, dụng cụ dạy học trong giờ thực hành, thí nghiệm để đảm bảo về yêu cầu rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, nâng cao hứng thú cho học sinh. Dạy học trên cơ sở phân hóa đối tượng học sinh, đặc biệt quan tâm đến đối với học sinh yếu kém tạo điều kiện cho các em từng bước phát triển và theo kịp bạn bè trong lớp.
  • 8. Tùy theo điều kiện thực tế về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên và học sinh của đơn vị đẩy mạnh công tác dạy học 2 buổi/ngày nhằm bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo cho học sinh yếu, kém. b. Đa dạng các hình thức kiểm tra – đánh giá (KTĐG) Đa dạng các phương pháp, kỹ thuật dạy học thì song song với nó là phải đa dạng hóa các hình thức KTĐG kết quả học tập của học sinh. Trong KTĐG kết quả học tập của học sinh phải đảm bảo các yêu cầu sau: Phải đảm bảo các kỹ năng và cấp độ kiểm tra đánh giá, đa dạng các hình thức kiểm tra như: trắc nghiệm, tự luận, vận dụng, vận dụng cao; kiểm tra vỡ ghi, kiểm tra bài tập, kiểm tra miệng, kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, kết hợp với học sinh tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập. Xây dựng ma trận đề kiểm tra phù hợp, trên cơ sở phân hóa trình độ kiến thức, kỹ năng của học sinh trong lớp. Đánh giá kết quả học tập khách quan, công bằng, có sửa chữa và ghi nhận xét trên cơ sở động viên khuyến khích các em học tập tốt hơn. Giáo viên thường xuyên kiểm tra việc tự ghi bài, học bài của các học sinh yếu, kém và có biện pháp khuyến khích các em học tập. 3. Giáo viên phải đầu tƣ nghiên cứu bài dạy, nắm vững mục tiêu, nội dung kiến thức- kỹ năng và phƣơng pháp truyền đạt Thực tế cho thấy vẫn còn một số giáo viên ít chịu đầu tư, nghiên cứu trong việc xây dựng, thiết kế bài dạy và thậm chí còn sao chép giáo án của người khác hoặc tải trên mạng về chỉnh sửa đôi chút để làm của riêng mình đồng thời để đối phó. Như thế sẽ không phù hợp với điều kiện thực tế của từng trường, từng địa phương và đối tượng người học, hơn nữa mỗi giáo viên có một cách dạy khác nhau. Vấn đề này có ảnh hưởng lớn đến chất lượng dạy và học ở trường THCS. Vật lý là môn khoa học của thực nghiệm, vì vậy trong giảng dạy đòi hỏi giáo viên phải có sự đầu tư chuẩn bị tốt cho bài dạy. Phải nắm vững mục tiêu, nội dung kiến thức và kỹ năng cần truyền đạt, phương tiện, kỹ thuật dạy học thích hợp để thiết kế bài giảng nhằm dẫn dắt học sinh đi từ dễ đến khó, từ khó hiểu đến dễ hiểu, từ lý thuyết đến thực tiễn, thu hút học sinh tích cực tham gia xây dựng bài, phát huy tính chủ động và sáng tạo của học sinh. Nếu người giáo viên khéo kéo trong việc xây dựng kế hoạch giảng dạy, bài dạy sẽ phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh và học sinh sẽ trở thành chủ thể của hoạt động giáo dục. Công tác này là một yêu cầu thiết yếu trong việc nâng cao chất lượng dạy và học ở trường THCS và là một kinh nghiệm, một hình thức sáng tạo cần thiết của mỗi giáo viên trong quá trình giảng dạy. Sáng tạo tốt, nghiên cứu sâu, vận dụng linh hoạt các phương pháp, kỹ thuật dạy học chắc chắn tiết dạy sẽ hay và đạt hiệu quả cao. 4. Tăng cƣờng công tác sử dụng và làm đồ dùng dạy học Tăng cường sử dụng các phương tiện và đồ dùng dạy học đã có nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong công tác giảng dạy của giáo viên cũng như việc học của học sinh. Trong điều kiện đồ dùng còn thiếu, bị hư hỏng nhiều giáo viên có kế hoạch sửa chữa những dụng cụ thí nghiệm bị hư hỏng, thiếu chính xác sao cho
  • 9. dụng cụ thí nghiệm sử dụng một cách chính xác nhất để đảm bảo kết quả thí nghiệm thu hút được sự chú ý của học sinh, tạo cho học sinh niềm tin tưởng cao vào kết quả thí nghiệm, từ đó giúp học sinh hứng thú hơn trong việc học tập rồi nâng dần kết quả học tập bộ môn. Giáo viên tích cực làm các dụng cụ thí nghiệm, đồ dùng dạy học còn thiếu trong khả năng có thể để giảng dạy trên lớp. Ngoài ra có thể cải tiến dụng cụ thí nghiệm hiện có thành bộ thí nghiệm để có thể sử dụng dễ dàng, thuận tiện nhất. Nói về việc làm và cải tiến các dụng cụ thí nghiệm thì thời gian qua giáo viên huyện Cù Lao Dung cũng đã cải tiến thành công nhiều dụng cụ phục vụ cho công tác dạy của giáo viên và học tập của học sinh như: Máy dùng chất lỏng của đơn vị trường THCS An Thạnh Tây, bộ thí nghiệm ròng rọc của trường THPT An Thạnh 3, hộp kín của trường THCS An Thạnh 1… 5. Tăng cƣờng ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học Trong dạy học Vật lý thì có nhiều thí nghiệm học sinh khó có thể tưởng tượng ra kết quả thông qua quan sát thí nghiệm, thông qua làm thí nghiệm mà cần có những hình ảnh cụ thể để minh họa cho các em quan sát và rút ra kết luận. Vì vậy việc ứng dụng công nghệ thông tin như soạn giáo án trên PowerPoint và sử dụng những thí nghiệm ảo để trình chiếu cũng góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy. 6. Tăng cƣờng tính độc lập, tự học, tự rèn của học sinh Tính độc lập, tự học, tự rèn của học sinh thể hiện ở việc các em tự nghiên cứu tài liệu, tự tìm hiểu các vấn đề liên qua đến nội dung bài học, tự tìm hiểu câu hỏi và giải pháp để giải quyết một vấn đề nào đó, biết vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống. Làm được như vậy là học sinh đã xây dựng cho mình một thái độ học tập sáng tạo và tích cực. Để có thể đáp ứng được yêu cầu của sách giáo khoa hiện hành, nâng cao tính tự học tại nhà của học sinh bằng cách giáo viên giao nhiệm vụ cho các em tại nhà tìm hiểu, chuẩn bị một nội dung nào đó, yêu cầu học sinh về nhà làm bài tập, tự trả lời một số câu hỏi tình huống liên quan đến bài học, vận dụng kiến thức vào thực tiễn của cuộc sống và sản xuất. Giáo viên cũng có thể cho học sinh thực hiện ngay tại lớp như tự nghiên cứu mục nào đó trong SGK, tự quan sát một hình vẽ, một đoạn phim…để tìm ra câu trả lời. Khi giao nhiệm vụ cho học sinh giáo viên chú ý đến tính vừa sức với từng đối tượng để tạo điều kiện thuận lợi và gây hứng thú cho các em học tập. Việc dạy cách học, tự học, tự rèn của HS được hướng vào các yêu cầu sau: - Làm cho học sinh biết tự học, tự vận dụng; - Luôn liên hệ với thực tiễn của cuộc sống và sản xuất; - Làm cho học sinh biết hợp tác và chia sẻ trong học tập; - Tận dụng sự hỗ trợ của CNTT để truy cập kiến thức; - Coi trọng sự khám phá, kỹ năng thực hành; - Học phương pháp nghiên cứu đi từ phân tích đối tượng để tìm giải pháp giải quyết tình huống. 7. Công tác phối hợp
  • 10. Kết hợp với các đoàn thể trong nhà trường đẩy mạnh phong trào thi đua học tập, các cuộc thi tìm hiểu kiến thức cấp THCS, các trò chơi, hoạt động ngoại khóa, các hoạt động trãi nghiệm sáng tạo, tham quan thực tế nếu có điều kiện. Kết hợp với phụ huynh để gia đình nắm được tình hình hoạt động học tập của con em mình, kịp thời nhắc nhở đôn đốc việc thực hiện nội quy cũng như việc học của các em, từ đó giúp cho các em học tập tốt tại nhà và nâng dần kết quả học tập. Kết hợp với giáo viên chủ nhiệm, đoàn thể địa phương thường xuyên liên hệ với gia đình học sinh, nắm bắt hoàn cảnh, điều kiện kinh tế gia đình, điều kiện học tập của các em, đặc biệt là đối với những học sinh có hoàn cảnh khó khăn để có giải pháp hỗ trợ kịp thời về vật chất và tinh thần nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các em đến lớp và học tập tốt. Kết hợp với chính quyền địa phương trong việc quản lí chặt các dịch vụ trò chơi điện tử, kết hợp với giáo viên chủ nhiệm, gia đình học sinh trong việc quản lí giờ giấc của các em. V. KẾT LUẬN Mỗi thầy cô giáo phải có sự nhận thức đúng đắn về đổi mới căn bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo; đổi mới PPDH và KTĐG là nhiệm vụ trọng tâm và thường xuyên trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập ở trường THCS; có ý thức nâng cao lòng yêu nghề, tinh thần trách nhiệm trong nghề nghiệp. Giáo viên phải tích cực nghiên cứu đầu tư trong thiết kế bài giảng, vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực phù hợp với đối tượng học sinh; chuẩn bị tốt, đầy đủ nội dung kiến thức cần truyền đạt cho học sinh và các đồ dùng dạy học, dụng cụ thực hành thí nghiệm. Khi lên lớp phải biết cách tổ chức các hoạt động giáo dục, dẫn dắt học sinh tích cực, chủ động trong việc tìm tòi chiếm lĩnh kiến thức, đánh thức khả năng tư duy sáng tạo của học sinh. Hướng dẫn tốt việc tự ghi bài, tính độc lập, tự học, tự rèn của học sinh một cách phù hợp. Động viên tinh thần học tập của học sinh, đặc biệt đối với các đối tượng yếu, kém. Rèn luyện cho học sinh tinh thần ý thức trong học tập, hợp tác với giáo viên, với bạn bè trong việc học tập tại lớp và có phương pháp học tập thật tốt tại nhà. Bài tham luận được nghiên cứu trong thời gian có hạn và trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện không tránh khỏi phần thiết sót, rất mong được sự đóng góp của quý đại biểu và các bạn đồng nghiệp để tham luận được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cám ơn!
  • 11. THAM LUẬN ĐỔI MỚI PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN VẬT LÝ THEO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Ở TRƢỜNG THCS Nguyễn Văn Chiến GV trƣờng THCS TT Cù Lao Dung I. ĐẶT VẤN ĐỀ Để phát triển phẩm chất và năng lực của người học một cách hiệu quả, tối ưu thì người giáo viên ở các trường Trung học phải không ngừng học tập, rèn luyện chuyên môn nghiệp vụ chủ động tìm ra phương pháp dạy học (PPDH) hiệu quả nhất có thể đáp ứng lại tinh thần chung của nền giáo dục nước nhà. Thông qua việc đổi mới PPDH theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Chuyển cách dạy thụ động, truyền thụ một chiều, giáo viên (GV) làm trung tâm sang cách dạy lấy học sinh (HS) làm trung tâm hay còn được gọi là dạy và học tích cực. Trong cách dạy này HS là chủ thể hoạt động, GV là người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn, tạo nên sự tương tác tích cực giữa người dạy và người học. Thấy rõ tầm quan trọng của việc đổi mới PPDH là cơ sở để điều chỉnh hoạt động dạy, hoạt động học và quản lý giáo dục. Vì vậy, đổi mới PPDH trở thành nhu cầu bức xúc, cần thiết để thúc đẩy ngành giáo dục phát triển. Qua nhiều năm công tác, chúng tôi cũng đã tìm hiểu, đúc kết một số hình thức "Đổi mới phương pháp dạy học môn Vật lý theo định hướng phát triển năng lực học sinh" II. THỰC TRẠNG 1. Thuận lợi Đông đảo GV có nhận thức đúng đắn về đổi mới PPDH. Nhiều GV đã xác định rõ sự cần thiết và có mong muốn thực hiện đổi mới PPDH. Một số GV đã và đang vận dụng được các PPDH tích cực trong dạy học; kĩ năng sử dụng các thiết bị dạy học hiện đại và ứng dụng CNTT vào việc tổ chức hoạt động dạy học một cách khá hiệu quả. 2. Hạn chế a. Đối với giáo viên Hoạt động đổi mới PPDH ở trường THCS chưa mang lại hiệu quả cao. Truyền thụ tri thức phần lớn vẫn là PPDH truyền thống, một chiều. Một bộ phận giáo viên không tích cực đầu tư, cải tiến PPDH, không trau dồi chuyên
  • 12. môn nhằm nâng cao tay nghề. Một số giáo viên mặc dù có ý thức đổi mới PPDH nhưng việc thực hiện chỉ mang tính hình thức, đối phó chưa thực sự đem lại hiệu quả mong muốn. Trong quá trình dạy học còn nặng về truyền thụ lý thuyết, chưa thật sự được quan tâm đến việc rèn luyện kĩ năng sống, kĩ năng giải quyết vấn đề thực tiễn cho HS thông qua khả năng vận dụng tri thức tổng hợp. b. Đối với học sinh Về phía học sinh còn thói quen thụ động, ghi nhớ và tái hiện một cách máy móc, rập khuôn, chưa chủ động tìm tòi, khám phá, lười suy nghĩ, ngại phát biểu. Một bộ phận học sinh có ý thức học tập không tốt, lười học, thường xuyên không thuộc bài, không làm bài tập, mất trật tự trong giờ học, vi phạm nội quy. c. Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học Đồ dùng dạy học, phòng học chức năng chưa đáp ứng được yêu cầu. Trong đó cần phải nói đến độ chính xác của các thiết bị thí nghiệm (TBTN) là không cao, hư hỏng. Việc ứng dụng CNTT, sử dụng phương tiện dạy học chưa thực sự rộng rãi và hiệu quả ở các trường THCS hiện nay. 3. Nguyên nhân Nhận thức về sự cần thiết đổi mới PPDH, ý thức thực hiện đổi mới của một bộ phận nhỏ cán bộ quản lí, GV còn chưa cao. Năng lực của đội ngũ GV về vận dụng PPDH tích cực, sử dụng thiết bị dạy học, ứng dụng CNTT còn hạn chế. Lý luận về PPDH chưa được nghiên cứu nhiều và việc vận dụng lí luận vào thực tiễn chưa thực sự hiệu quả, các hình thức tổ chức hoạt động dạy học còn mang tính bảo thủ. Chỉ chú trọng đến việc đánh giá kết quả cuối học kì, và chỉ tiêu của môn học chưa thật sự quan tâm nhiều đến việc đổi mới PPDH. Cơ chế quản lí hoạt động đổi mới PPDH chưa khuyến khích được sự tích cực đổi mới PPDH của GV. Đây là nguyên nhân quan trọng nhất làm cho hoạt động đổi mới PPDH ở trường THCS chưa thật sự mang lại hiệu quả cao. Cùng với đổi mới PPDH thì cơ sở vật chất và thiết bị dạy học phải đảm bảo, đồng bộ. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay phòng học chức năng, dụng cụ thực hành, thí nghiệm chưa đáp ứng được yêu cầu. Nội dung chương trình tuy đã được giảm tải nhưng vẫn còn nặng nề, quá tải. Trong giờ dạy giáo viên chạy theo thời gian, áp lực thi cử, chạy theo thành tích vẫn còn tồn tại. Đây là nguyên nhân dẫn đến việc đổi mới PPDH gặp nhiều khó khăn.
  • 13. Do cơ chế thị trường và sự phát triển của công nghệ thông tin như: phim ảnh, games, trang mạng không lành mạnh... tác động tiêu cực đến lối sống và ý thức học tập của một bộ phận học sinh làm ảnh hưởng phần nào đến chất lượng giáo dục. III. GIẢI PHÁP Những điều cần quan tâm trong việc phát triển năng lực HS Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành và phát triển năng lực tự học (sử dụng SGK, tìm kiếm thông tin, ghi chép, …), trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo và tư duy của học sinh. GV có thể lựa chọn các phương pháp chung hoặc các phương pháp đặc thù của mộn học để thực hiện. Tuy nhiên cần phải đảm bảo nguyên tắc “ GV là người hướng dẫn, HS là người tự tìm ra tri thức”. Tùy theo nội dung bài học, đối tượng và điều kiện cụ thể ở từng đơn vị mà GV linh hoạt các hình thức học tập: cá nhân, nhóm, thực hành, viết báo cáo, … để có thể giúp HS được vận dụng kiến thức vào thực tiễn, qua đó nâng cao hứng thú học tập. Cần sử dụng hiệu quả các ĐDDH đối với đặc thù môn học, sử dụng có hiệu quả việc ứng dụng CNTT trong dạy học. 1. Cải tiến PPDH và kết hợp đa dạng các PPDH PPDH truyền thống như thuyết trình, đàm thoại, vấn đáp, … là các PPDH quan trọng. Đổi mới PPDH không có nghĩa là loại bỏ những PPDH truyền thống mà chúng ta cần phải cải tiến thế nào để nâng cao hơn hiệu quả các PPDH đó. Cụ thể GV có thể áp dụng các PPDH truyền thống và hiện đại song song để hỗ trợ nhau trong dạy học để có thể phát huy tính tích cực của HS. Thực tế không có một PPDH nào lúc nào là tối ưu và phù hợp cho tất cả các nội dung, hay mục tiêu bài học. Vì mỗi PPDH có những ưu điểm và nhược điểm riêng của nó. Do đó GV cần phải biết vận dụng phối hợp nhuần nhuyễn các PPDH trong tiến trình dạy học để các phương pháp này hỗ trợ lẫn nhau, giúp cho HS không bị nhàm chán và tiếp thu kiến thức một cách chủ động, tích cực. 2. Vận dụng PPDH giải quyết vấn đề Ở PPDH giải quyết vấn đề nhằm mục tiêu phát triển khả năng tư duy, khả năng nhận biết các tình huống có vấn đề và tự bản thân giải quyết các tình huống đó. Tình huống có vấn đề thường là những tình huống chứa đựng các mâu thuẫn trong nhận thức, thông qua việc giải quyết vấn đề, giúp HS tự mình lĩnh hội tri thức, qua đó phát huy tính tích cực nhận thức của HS. PPDH này thường được GV sử dụng giảng dạy trong phần đặt vấn đề ở môn
  • 14. VL và trong các nội dung chuyển ý giữa các nội dung bài học nhằm kích thích óc tìm tòi, tư duy, suy nghĩ về vấn đề mới ở HS. 3. Vận dụng PPDH đóng vai (PPDH theo tình huống) Đóng vai là PPDH tổ chức cho HS thực hành một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định, gắn liền với thực tiễn đời sống và nghề nghiệp. Thông qua việc đóng vai của HS sẽ tạo điều kiện HS độc lập kiến tạo tri thức trong mối tương tác giữa kiến thức và thực tiễn, ngoài ra có thể rèn luyện cho HS những kĩ năng ứng xử và bày tỏ thái độ trước những diễn biến trong đời sống thực tiễn. Trong PPDH này có thể HS phải giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến nhiều môn học hoặc nhiều lĩnh vực tri thức khác nhau gắn liền với thực tiễn đời sống hằng ngày. Tạo điều kiện làm nảy sinh óc sáng tạo của HS đây cũng là PPDH quan trọng gắn liền việc dạy học trong nhà trường với thực tiễn đời sống. 4. Vận dụng PPDH định hướng hành động Là PPDH làm cho hoạt động trí óc và tay chân kết hợp chặt chẽ với nhau. Trong quá trình học tập HS thực hiện các nhiệm vụ học tập và hoàn thành các sản phẩm hành động, có sự kết hợp linh hoạt giữa các hoạt động trí tuệ và hoạt động tay chân. Việc vận dụng PPDH này có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện kết hợp lý thuyết với thực tiễn, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội. Đối với bộ môn Vật lí THCS thì PPDH này thường được GV sử dụng trong những tiết dạy học thí nghiệm thực hành. 5. Sử dụng ĐDDH và ứng dụng CNTT trong dạy học ĐDDH có vai trò quan trọng trong việc đổi mới PPDH, thông qua việc sử dụng các ĐDDH sẽ làm tăng cường tính trực quan trong dạy học thí nghiệm, dạy học thực hành. Việc sử dụng ĐDDH có tác dụng giúp cho việc dạy học tránh được tình trạng dạy “chay”, dạy “ suông” dẫn đến hiệu quả tiết dạy thấp. Thông qua việc sử dụng các ĐDDH sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức, rèn luyện được kĩ năng, kĩ xảo, tính thận trọng, chính xác, sự kiên trì, óc sáng tạo... HS thấy hứng thú hơn trong học tập. Ứng dụng CNTT trong dạy học đang là xu thế học tập ngày nay, là phương tiện dạy học trong dạy học hiện đại. Bên cạnh sử dụng các ĐDDH trực quan thì ứng dụng CNTT sử dụng các phần mềm bỗ trợ trong dạy học sẽ giúp HS hứng thú, tích cực hơn trong học tập. 6. Sử dụng các kĩ thuật dạy học phát huy tính tích cực và sáng tạo Kĩ thuật dạy học là cách thức hành động của GV và HS trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học. Có những kĩ thuật dạy học chung, có những kĩ thuật dạy học riêng đặc thù
  • 15. của từng môn học. Nhưng GV sử dụng các kĩ thuật dạy học đều hướng tới việc phát huy tích tích cực của HS trong học tập. Ngày nay các kĩ thuật dạy học được chú trọng sử dụng trong dạy học nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học như: trò chơi học tập, sử dụng sơ đồ tư duy, dạy học theo trạm, dạy học theo chủ đề,… IV. KẾT LUẬN Để góp phần định hướng sự phát triển năng lực của học sinh. Trong những năm học qua tôi đã vận dụng đề tài này vào việc dạy học Vật lí đối với đối tượng học sinh của trường. Tuy kết quả đạt được chưa cao, song cũng giúp đại đa số học sinh cải thiện khá tốt kết quả môn Vật lý. Trong quá trình nghiên cứu và áp dụng đề tài này tôi rút ra được một số bài học kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy như sau: - Phải nắm vững chương trình giáo dục phổ thông môn Vật lý ở cấp THCS. - GV phải có kĩ năng xác định mục tiêu dạy học đa dạng hoá của từng bài, từng đơn vị kiến thức. - GV phải khéo léo vận dụng các PPDH, tổ chức cho học sinh hoạt động, thích thú trong việc chiếm lĩnh kiến thức. Vì những hiện tượng vật lí đó có thể rất quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của mỗi chúng ta như : gió thổi, mây trôi, nước sôi, vật nổi, …những hiện tượng tưởng chừng như hiển nhiên đó, để nghiên cứu và trả lời được câu hỏi vì sao lại thế thường gây được ấn tượng mạnh vào tâm lí, sự hiếu kì của học sinh. Nhưng trong quá trình dạy học giáo viên không được quên rằng xử lí các tình huống sư phạm một cách hợp lí, tế nhị sẽ tạo được ấn tượng sâu sắc với lứa tuổi học sinh THCS. V. KIẾN NGHỊ - Thường xuyên mở các hội nghị chuyên đề về phương pháp giảng dạy môn Vật lý để các giáo viên được giao lưu, học tập kinh nghiệm lẫn nhau. - Đồ dùng thí nghiệm cần có sự chính xác cao. - Cần phải có phòng học bộ môn để các giờ học GV dùng TN biểu điễn, thực hành,...được diễn ra thuận lợi và hiệu quả. Trên đây là một số suy nghĩ, kinh nghiệm đã được tôi vận dụng vào thực tiễn giảng dạy trong chương trình VL ở Trường chúng tôi, bước đầu đã đem lại kết quả khá tốt. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện cũng còn gặp một số khó khăn và không tránh khỏi thiếu sót. Bản thân tôi rất mong quý Đại biểu, Thầy Cô giáo đến dự Hội thảo nhận xét, đánh giá và cho những ý kiến bổ sung để tôi có điều kiện hoàn thiện và bản thân nâng cao thêm kinh nghiệm, kiến thức về chuyên môn để ngày càng giảng dạy được tốt hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn./.
  • 16. THAM LUẬN CÔNG TÁC SỬ DỤNG VÀ LÀM ĐỒ DÙNG DẠY HỌC MÔN VẬT LÝ Ở THCS Nguyễn Ngọc Hồng Giáo viên trường THPT An Thạnh 3 I- ĐẶT VẤN ĐỀ Vật lí (VL) là một bộ môn khoa học thực nghiệm, vì vậy việc sử dụng thí nghiệm (TN) trong dạy học VL ở trường phổ thông không chỉ là công việc bắt buộc, mà nó còn là một trong những biện pháp quan trọng giúp nâng cao chất lượng dạy học, góp phần tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh (HS). Một trong những tác dụng của TN VL là tạo ra sự trực quan sinh động trước mắt HS; là cách thức hoạt động của thầy và trò; giúp cho trò tự chiếm lĩnh kiến thức kĩ năng, kĩ xảo. Ngoài ra, TN VL còn góp phần giúp cho HS củng cố niềm tin khoa học nhằm hình thành thế giới quan duy vật biện chứng cho HS. Vì vậy việc sử dụng, tự làm, cải tiến đồ dùng dạy học (ĐDDH) là một trong những yếu tố đặc biệt quan trọng trong giảng dạy môn vật lý. ĐDDH còn có tác dụng giúp cho việc dạy học môn VL tránh được tình trạng dạy “chay”, dạy “ suông” dẫn đến hiệu quả tiết dạy thấp. Trong những năm qua, do trường chưa có phòng chức năng, thiết bị được cấp theo danh mục của Bộ GDĐT nhưng vẫn còn thiếu, kém chất lượng hoặc hư hỏng do thời gian sử dụng dài, bảo quản chưa tốt. Từ những lý do nêu trên, thực tế bản thân tôi và các bạn đồng nghiệp trong quá trình giảng dạy bộ môn vật lý, chúng tôi đã sử dụng, cải tiến, tự làm một số ĐDDH nhằm khắc phục được một số nhược điểm của đồ dùng dạy học hiện có và tự làm một số đồ dùng dạy học chưa được cấp phát đáp ứng được yêu cầu trong dạy học bộ môn, nhằm đạt được mục tiêu của một tiết dạy, đồng thời tạo sự hứng thú cho học sinh tham gia học tập môn vật lý. Sự đam mê và hứng thú đó góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của trường THPT An Thạnh 3 với bộ môn vật lý THCS. II- THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN. Trong thực tế giảng dạy môn vật lý ở trường THPT An Thạnh 3 nói chung môn vật lý THCS nói riêng trong nhiều năm qua việc sử dụng các bộ thí nghiệm trong dạy và học Vật lí THCS là hoạt động thường xuyên của mỗi giáo viên. Song để khai thác tốt các tiện ích, công dụng của các bộ thí nghiệm hiện có hay tự làm thêm (cái chưa có) hoặc cải tiến lại một số ĐDDH (đã hư hỏng, kém chất lương) nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn VL thì không nhiều người làm được, không thường xuyên làm được. Sở dĩ có thực trạng trên, theo tôi là do một số nguyên nhân sau: 1- Một số thiết bị còn thiếu, những thiết bị đã có thì hư hỏng một phần hoặc hỏng toàn phần. 2- Một số bộ thí nghiệm thiếu chính xác còn sai số nhiều, kém chất lượng. 3- Một phần khác không kém phần quan trọng chính là ở đội ngũ giáo viên, chúng ta chưa mạnh dạn tìm tòi, nghiên cứu sử dụng các TNVL để mang lại hiệu quả.
  • 17. 4- TN chưa được đưa vào trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS, điều đó có ảnh hưởng đến thái độ của cả người dạy và người học. 5- Do chưa có phòng chức năng, nên việc chuẩn bị TN, vận chuyển các bộ TN từ lớp này sang lớp khác, rồi từ phòng thiết bị lên lớp học …còn gặp nhiều khó khăn. 6- Ngoài ra, cũng cần phải thừa nhận rằng việc sửa chữa, bảo quản ĐDDH của một bộ phận GV hiện nay nói chung chưa tích cực, còn ngại khó khi chuẩn bị trước TN, mang các bộ dụng cụ TN đến lớp. 7- Các bộ dụng cụ TN không đủ để cho số lượng nhóm học sinh trên lớp thực hiện, thường được GV sử dụng thí nghiệm biểu diễn cho HS quan sát. Trong thực tế giảng dạy môn vật lý THCS ở trường THPT An Thạnh 3 trong nhiều năm qua, tôi nhận thấy còn gặp một số khó khăn khi dạy môn vật lý 9 Chương II. Điện từ học và Chương III. Quang học như sau : - HS không quan sát được hiện tượng vật lý sẽ xảy ra như thế nào? - GV diễn giảng, liên hệ thực tế đa số học sinh vẫn không nắm chắc được bài. - Khi sử dụng TN ảo HS dễ nhìn, dễ hình dung nhưng chưa thực tiễn và rất khó áp dụng kiến thức trong thực tế. - Tiết học cảm thấy nhàm chán, HS không hứng thú với môn học, dư thời gian. - Có những thí nghiệm mà học sinh ngồi những dãy bàn cuối lớp sẽ không quan sát thí nghiệm được. - HS chỉ nghe giảng sự phát huy tính tích cực, chủ động chưa cao. III - GIẢI PHÁP. Giải pháp 1. Công tác sử dụng ĐDDH dạy học. GV nhận thức được việc sử dụng ĐDDH sẽ nâng cao chất lượng dạy học, giờ dạy sẽ sinh động và học sinh hiểu bài hơn. GV thường xuyên rèn luyện kỹ năng sử dụng ĐDDH, tự làm và cải tiến một số ĐDDH nhằm nâng cao khả năng sử dụng ĐDDH để thí nghiệm vào dạy học có hiệu quả hơn. 1.1. Khi tiến hành thí nghiệm. Đối với bài học tôi thường hướng dẫn HS thực hiện theo SGK như sau: - Trước hết giáo viên giới thiệu từng phần tử trong thí nghiệm. -Yêu cầu HS nêu được: + Mục đích thí nghiệm. + Mô tả thí nghiệm. - Tiến hành thí nghiệm mà giáo viên đã chuẩn bị. - Từ thí nghiệm HS quan sát giải quyết vấn đề. 1.2. Đối với bài thực hành. Đầu tiên, dẫn dắt học sinh tạo ra tình huống có vấn đề và học sinh mong muốn được giải quyết vấn đề đó. Hướng dẫn học sinh xây dựng phương án thí nghiệm.
  • 18. Để giải quyết vấn đề thì phải làm thí nghiệm. Vậy thì cần dụng cụ gì và làm như thế nào?. Yêu cầu HS sẽ đề xuất các phương án thí nghiệm (nêu được những dụng cụ cần có, cách tiến hành, cách đo số liệu và xử lí số liệu). Giáo viên cùng học sinh phân tích các phương án của học sinh. Để thí nghiệm được thực hiện thành công thì giáo viên phải chuẩn bị thật kỹ tiết dạy: Giáo án, ĐDDH…; hình dung các phương án thí nghiệm học sinh đề xuất, để khi học sinh đề xuất các phương án thí nghiệm thì giáo viên phải hướng dẫn học sinh phân tích xem phương án nào hay, phương án nào cần phải bổ sung. Thực tế, không phải thí nghiệm nào cũng có ĐDDH để TN. - Nếu không có dụng cụ TN: Theo tôi, giáo viên vẫn nên hướng dẫn học sinh xây dựng các phương án thí nghiệm (thí nghiệm tư duy). Sau đó, giáo viên có thể cho học sinh xem thí nghiệm mô phỏng trên máy tính (TN ảo). - Có những bộ thí nghiệm không thể đo chính xác được định lượng thì giáo viên vẫn giới thiệu thí nghiệm, cách tiến hành, cách xử lí số liệu và sau đó giáo viên cho học sinh số liệu để học sinh xử lí số liệu đó, cách viết kết quả thí nghiệm. (bài vận hành máy biến thế, xác định điện trở của dây dẫn bằng am pe kế và vôn kế, xác định công suất điện của các dụng cụ điện…) Giải pháp 2. Công tác làm đồ dùng dạy học. Chúng tôi tự làm và cải tiến một số ĐDDH môn vật lý THCS hiện nay Bộ GDĐT chưa cấp phát hoặc hiệu quả thấp. Cơ sở để chúng tôi tiến hành tự làm và cải tiến ĐDDH này là: - Lắp ráp thí nghiệm nhanh chóng, đơn giản. - Kết quả thí nghiệm chính xác. - Thời gian hoàn thành thí nghiệm ngắn. - Hiện tượng quan sát được trong thí nghiệm rõ ràng. ĐDDH tự làm đều dựa trên mục tiêu cơ bản của bài dạy và nội dung thí nghiệm được tiến hành theo sách giáo khoa. Thực tế khi tự làm, cải tiến ĐDDH là xuất phát từ sự đam mê và kinh nghiệm nảy sinh trong quá trình giảng dạy bộ môn vật lý. Với ý tưởng làm để giúp tiết dạy của giáo viên khi đứng lớp dạy đạt hiệu quả tốt hơn. Qua đó góp phần thực hiện được nhiệm vụ GD hiện nay: “Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. 2.1. Tự làm ĐDDH : 2.1.1. Gương phẳng nghiêng 450 . - Nhờ gương phẳng nghiêng góc 450 mà học sinh cả lớp quan sát được khi GV tiến hành biểu diễn thí nghiệm . - Học sinh ngồi cuối lớp vẫn quan sát được thí nghiệm qua gương.
  • 19. 2.1.2. Bộ thí nghiệm về hiện tượng cảm ứng điện từ: (Vật lí 9). 2.1.3. Mô hình động cơ điện một chiều Lắp ráp sử dụng 2.1.4. Bộ chuông điện: Dùng cho hoạt động ngoại khóa
  • 20. 2.1.5. Bộ ròng rọc 2.2. ĐDDH đƣợc cải tiến : 2.2.1. Bộ thí nghiệm quang hình vật lý 7, Chƣơng I. Quang học.
  • 21. 2.2.2. Bộ thí nghiệm quang hình vật lý 9 Lắp ráp sử dụng 2.3. Ưu điểm . Dự thi “ Đồ dùng dạy học” các cấp: Năm học Tên ĐDDH Cấp huyện Cấp tỉnh 2012-2013 Mô hình “ Ròng rọc”. III 2013-2014 Bộ TN“ Hiện tượng cảm ứng điện từ” II II Mô hình“ Động cơ điện một chiều”. KK KK 2015- 2016 Bộ thí nghiệm quang hình THCS III KK IV- Mô tả sử dụng “Mô hình động cơ điện một chiều” trong dạy và học Bài 28. Động cơ điện một chiều( SGK vật lý 9, trang 76 ). Dựa vào mô hình học sinh nêu cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của“Động cơ điện một chiều”.Từ mô hình này giáo viên có thể tiến hành nhiều thí nghiệm: - Chứng minh chiều của lực điện từ phụ thuộc vào chiều của dòng điện. - Dự đoán hiện tượng khi khung dây dẫn kín đặt trong từ trường (không đặt trong từ trường) và đặt song song hoặc vuông góc với các đường sức từ. - Phát huy được tư duy, phân tích, tổng hợp cho học sinh. - Cả lớp quan sát được hiện tượng vật lí rõ ràng. Bố trí TBDH: Bố trí các bộ phận như hình ảnh minh họa bên dưới
  • 22. Mô hình Hình chụp từ sgk HS tìm hiểu từng bộ phận của động cơ và chỉ ra các bộ phận chính của nó. Lắp ráp mô hình động cơ điện một chiều và đặt vấn đề: - Dự đoán xem có hiện tượng gì xảy ra với khung dây khi có dòng điện chạy qua? - Khi đổi chiều dòng điện thì hiện tượng gì tiếp tục xảy ra với khung dây? - Làm TN kiểm tra dự đoán của HS. - Nêu nguyên tắc hoạt động của động cơ điện một chiều? Kết quả thí nghiệm: - Khi đặt khung dây dẫn trong từ trường và cho dòng điện chạy qua khung thì dưới tác dụng của lực điện từ, khung dây sẽ quay. - Nếu thay đổi chiều dòng điện thì khung dây dẫn sẽ quay theo chiều ngược lại. Chú ý: GV có thể khắc sâu kiến thức cho HS như hình ảnh minh họa: - Lấy 2 thanh nam châm ra khỏi mô hình, đóng mạch điện khung dây có quay không. Tại sao?. - Tiến hành thí nghiệm kiểm chứng. Kết quả thí nghiệm: Khung dây dẫn sẽ không quay. Vì khung dây dẫn không đặc trong từ trường V- KẾT LUẬN Thông qua thực tiễn dạy học môn vật lý THCS ở trường THPT An Thạnh 3, chúng tôi nhận thấy việc sử dụng, cải tiến và làm một số đồ dùng dạy học
  • 23. hiện có để phục vụ giảng dạy. Sự sáng tạo cải tiến và tự làm đồ dùng dạy học này đạt được bốn vấn đề lớn trong khi dạy thực nghiệm: - Tổ chức học sinh lắp ráp thí nghiệm nhanh chóng đơn giản. - Kết quả thí nghiệm chính xác. - Thời gian hoàn thành thí nghiệm ngắn. - Hiện tượng quan sát được trong thí nghiệm rõ ràng. Trong quá trình nghiên cứu, sử dụng và tự làm ĐDDH thì trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên được nâng lên, đặc biệt là khả năng sử dụng thiết bị hay ĐDDH, phục vụ tốt yêu cầu trong giảng dạy. Đối với học sinh, giáo viên có thể hướng dẫn các em tự làm ĐDDH hỗ trợ cho mình, trong quá trình tự làm ĐDDH các em sẽ nắm chắc kiến thức, rèn luyện được kĩ năng, kĩ xảo, tính thận trọng, chính xác, sự kiên trì, óc sáng tạo... HS thấy hứng thú học tập, có ý thức thi đua với bạn bè để làm đúng, làm đẹp, làm tốt… Thông qua việc sử dụng ĐDDH phù hợp nhiều nhóm học sinh đã nhanh chóng đưa ra nhận xét xác thực hơn. Nếu có những sai lệch từ phía học sinh thì giáo viên dựa vào ĐDDH có sẵn để giải thích rõ hơn một lần nữa giúp các em hiểu bài ngay tại lớp. Tôi cảm nhận được nhờ có ĐDDH mà lớp học trở nên sinh động hơn và giúp học sinh lĩnh hội được kiến thức bài học tốt hơn. Có thể nói ĐDDH là phương tiện không thể thiếu trong tiết dạy thực nghiệm, nhưng tự làm ĐDDH là vấn đề không dễ, đòi hỏi ở người làm có sự sáng tạo và tâm huyết với nghề nghiệp. Tôi thiết nghĩ đây là một biện pháp tự bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn của giáo viên một cách thiết thực nhất; mỗi giáo viên có thể dành chút thời gian cho việc tự nghiên cứu làm đồ dùng dạy học có liên quan đến bộ môn mình giảng dạy; tiết kiệm những nguyên vật liệu còn sử dụng được; đồng thời cũng góp phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh và hoàn thành nhiệm vụ được giao./.
  • 24. THAM LUẬN MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC BỒI DƢỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN VẬT LÝ Ở TRƢỜNG THCS Võ Hoàng Phƣơng GV trƣờng THCS Đại Ân 1 I- ĐẶT VẤN ĐỀ Phong trào học sinh giỏi (HSG), là một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà giáo viên và nhà trường luôn phấn đấu trong việc thực hiện nhiệm vụ năm học, luôn được sự quan tâm của các ngành, các cấp, nhà trường, gia đình và xã hội; phong trào HSG là một trong những căn cứ để nhà trường và Phòng GD&ĐT đánh giá thực trạng đội ngũ, chất lượng giáo dục và xét thi đua khen thưởng trong từng năm học. Qua phong trào HSG nhằm góp phần triển khai tích cực phong trào thi đua "Dạy tốt - Học tốt", khuyến khích đội ngũ thầy cô giáo và học sinh tích cực đổi mới phương pháp dạy và học, phát huy năng lực tư duy, sáng tạo, dạy giỏi, học giỏi; góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, tạo ra sân chơi lành mạnh để các em khẳng định trí tuệ, năng lực, năng khiếu của bản thân; góp phần đào tạo nhân tài cho địa phương và đất nước. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn và ý nghĩa thiết thực nêu trên, tôi xin đưa ra “Một số biện pháp tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi môn Vật lý ở trường THCS”. II. THỰC TRẠNG 1. Thuận lợi - Được sự chỉ đạo, quan tâm của Ban giám hiệu nên hằng năm luôn có xây dựng kế hoạch cụ thể, lâu dài trong công việc bồi dưỡng HSG. - Giáo viên có trình độ chuyên môn tốt, có tâm huyết với nghề, có kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng HSG. - Hằng năm trường có động viên, khen thưởng cho những giáo viên đạt thành tích trong phong trào bồi dưỡng HSG. - Cơ sở vật chất luôn đảm bảo cho công tác bồi dưỡng HSG của nhà trường. 2. Khó khăn - Hiện nay lượng công việc của giáo viên ngày càng tăng, số tiết thực dạy lại không giảm (18-19t/tuần) vừa phải bảo đảm chất lượng chuyên môn vừa phải hoàn thành cả nhiệm vụ khác mà nhà trường giao phó, đồng thời phải tham gia quá nhiều phong trào của giáo viên và cả phong trào của học sinh, do đó cường độ làm việc quá nhiều nên đầu tư cho công tác bồi dưỡng HSG cũng có phần bị hạn chế.
  • 25. - Học sinh học chương trình chính khóa phải học quá nhiều môn, cộng thêm chương trình bồi dưỡng HSG, các em phải tham gia đủ thứ các loại phong trào nên rất hạn chế về thời gian tự học cũng như đầu tư cho việc học bồi dưỡng. - Một số học sinh tham gia học bồi dưỡng còn mang tính chất phong trào, chưa thật sự cố gắng. Ý thức, nhận thức về công tác HSG của gia đình học sinh và cộng đồng dân cư ở địa phương còn rất hạn chế. - Số lượng học sinh để chọn đội tuyển dự thi rất ít (01 đến 03 HS/môn/năm) - Công tác kiểm tra giám sát, đôn đốc khích lệ của nhà trường chưa được thường xuyên, chưa kịp thời. Mới chỉ dừng lại ở mức độ quan tâm nhưng chưa thật sự sâu sát, khoa học. Kinh phí hỗ trợ cho việc bồi dưỡng HSG không có nên phần nào cũng ảnh hưởng đến kết quả trong công tác bồi dưỡng HSG của giáo viên. - Việc tạo nguồn chưa thực hiện tốt, còn mang tính hình thức, không mang tính liên tục từ lớp 6 đến lớp 9. Giáo viên chưa thật sự tâm huyết. * Vì vậy để nâng cao hiệu quả trong công tác bồi dưỡng HSG, tôi xin đề ra một số giải pháp để khắc phục các vấn đề như sau: III. GIẢI PHÁP Giải pháp 1. Đối với nhà trƣờng: - Thứ nhất, phải xây dựng kế hoạch và triển khai vào đầu năm học. Trong đó, phải xây dựng các tiêu chí, chỉ tiêu phấn đấu thi đua cụ thể đến từng tổ bộ môn, cán bộ, giáo viên và ký cam kết thi đua. Tùy theo điều kiện thực tế của nhà trường để tiến hành xây dựng chế độ bồi dưỡng, đãi ngộ, khen thưởng đối với giáo viên, học sinh đạt thành tích trong phong trào cho hợp lý nhằm khích thích, thúc đẩy phong trào phát triển. - Thứ hai, về công tác tuyển chọn học sinh giỏi, phải chủ động phát hiện, tuyển chọn (thông qua giáo viên chủ nhiệm, kết quả học tập, thi tuyển…) và tiến hành bồi dưỡng học sinh giỏi ngày từ đầu cấp học. Nhà trường phải xây dựng kế hoạch, phân công giáo viên bồi dưỡng, lập thời khóa biểu ôn luyện một cách nghiêm túc. Đồng thời có kế hoạch theo dõi, kiểm tra, đôn đốc giáo viên trong quá trình tiến hành bồi dưỡng. - Thứ ba, đẩy mạnh công tác giáo dục tư tưởng trong đội ngũ giáo viên và học sinh về ý thức trách nhiệm, sự quyết tâm cao, khơi dậy truyền thống của nhà trường về phong trào học sinh giỏi (Ngày mùng 3 tết hằng năm là ngày họp mặt các cựu HSG và đội tuyển HSG của trường); trong quá trình tiến hành bồi dưỡng học sinh giỏi, phải có sự phân công hợp lý, chọn người giao việc, chọn những giáo viên có đủ phẩm chất, năng lực, tinh thần trách nhiệm, lòng nhiệt huyết, đặc biệt là chuyên môn giỏi, nhiều kinh nghiệm, đạt nhiều thành tích trong phong trào học sinh giỏi.
  • 26. - Thứ tƣ, đội tuyển học sinh giỏi phải được công bố, vinh danh trước toàn trường, gia đình; đồng thời phải phân tích rõ nhiệm vụ học tập cụ thể của các em ở trường cũng như ở nhà. Có kết hoạch phối hợp với gia đình cùng theo dõi, đôn đốc việc học tập của các em. - Thứ năm, đẩy mạnh phong trào xã hội hóa giáo dục, kết hợp với nhà trường có chế độ động viên, khuyến khích, khen thưởng kịp thời, hợp lý đối với những giáo viên và học sinh đạt thành tích. - Thứ sáu, cần tạo điều kiện cho giáo viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, dự các lớp bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn do Phòng và Sở GD&ĐT tổ chức. - Thứ bảy, trang bị đầy đủ trang thiết bị, đồ dùng dạy học, tài liệu tham khảo, công nghệ thông tin, … (học trực tuyến, giáo án E-Learing) để hỗ trợ tích cực cho công tác dạy và học. Giải pháp 2. Đối với giáo viên Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói “Muốn có trò giỏi thì trước hết phải có thầy giỏi”. Bởi vì, người thầy có vai trò rất quan trọng trong việc định hướng và truyển thụ kiến thức, phương pháp học tập đến các em. Cho nên, người thầy phải là người “có tài, có đức”. Vì vậy đối với giáo viên cần phải đáp ứng được các yêu cầu sau: - Thứ nhất, giáo viên phải là người có đức, có tài, có uy tín và có lòng nhiết huyết cao. Một điều quan trọng hàng đầu đó là, truyền cho học sinh niềm say mê, hứng thú, tinh thần ham học, sự quyết tâm cao, tinh thần trách nhiệm và tính kỷ luật trong học tập. Tinh thần là điều cần thiết nhất, vì vậy người thầy ngoài việc dạy học kiến thức, kỹ năng, phương pháp học tập còn phải biết kết hợp với biện pháp tâm lý trong việc giáo dục tư tưởng học sinh. Hay nói cách khác người thầy phải là người truyền lửa về sự quyết tâm và lòng đam mê môn học cho các em. - Thứ hai, phải có tinh thần trách nhiệm cao, có tâm huyết với nghề, xem công tác bồi dưỡng HSG là một nhiệm vụ không thể thiếu (không ôn luyện HSG cảm thấy buồn, khi nghe học sinh của trường hoặc của môn mình ôn luyện đạt giải thì cảm thất rất vui), tích cực trau dồi, tích lũy chuyên môn, đọc nhiều, hiểu sâu để có kiến thức sâu rộng; thường xuyên tham khảo tài liệu, tìm tòi tư liệu trên các phương tiện thông tin…Đặc biệt quan trọng là phải tìm hiểu, nghiên cứu các chuyên đề, đề thi, đáp án, từ các kỳ thi do Phòng, Sở tổ chức để so sánh, rút kinh nghiệm cho bản thân và bổ sung cho tài liệu ôn thi; tích cực học hỏi kinh nghiệm từ những giáo viên có kinh nghiệm trong và ngoài huyện. - Thứ ba, giáo viên phải có kế hoạch, nội dung, chương trình cụ thể, chi tiết và chia nhiều nội dung kiến thức trong công tác ôn thi học sinh giỏi. Xác
  • 27. định rõ trọng tâm kiến thức giảng dạy cho từng khối lớp để tránh trùng lấp. Chương trình bồi dưỡng cần phải đầy đủ các phân môn Vật lý: Cơ-Nhiệt-Điện- Quang-phương án thí nghiệm và phải chọn nội dung dạy như thế nào cho hợp lí (đó là kinh nghiệm riêng của mỗi giáo viên). Tránh tình trạng ôn thi tràn lan, không trọng tâm, không đúng hướng, thích đâu dạy đó…(không soạn nội dung trước) gây khó khăn, quá tải cho học sinh mà không đem lại kết quả tốt. Sau mỗi nội dung giáo viên cần phải kiểm tra rút kinh nghiệm một cách nghiêm túc, phải tìm ra nguyên nhân (nếu không đạt là do đâu, ở trò hay ở thầy, ở chương trình hay đề cương ôn thi chưa hoàn chỉnh...) đề ra hướng khắc phục, điều chỉnh cho nội dung tiếp theo. - Thứ tƣ, trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, thời lượng ôn thi trên lớp với đội tuyển không nhiều. Vì vậy, việc hướng dẫn học sinh tự học là quan trọng. Thực tế cho thấy nếu học sinh nào có tinh thần và phương pháp tư học tốt thì sẽ thành công cao hơn các em khác. Ngoài ra giáo viên và phụ huynh cần chú ý đến đặc điểm, cá tính của từng em để động viên, phát huy sở trường và phương pháp học của các em. Ngoài ra, giáo viên cần hướng dẫn học sinh và cả phụ huynh học sinh cách sử dụng quỹ thời gian của mình một cách hợp lý và hiệu quả, tránh lãng phí thời gian, cũng như phân bố thời gian nghỉ ngơi hợp lý để đảm bảo sức khỏe cho các em. Cụ thể hướng dẫn học sinh xây dựng thời gian biểu tự học, nghỉ ngơi ở nhà một cách cụ thể và cần sự kiểm tra, đôn đốc trong việc thực hiện thời gian biểu của phụ huynh đối với các em. - Thứ năm, người thầy cần bồi dưỡng học sinh qua nhiều hình thức, trực tiếp và gián tiếp (qua bài giảng trên lớp, thăm hỏi ngoài giờ, qua e-mail, cho bài tập về nhà, chỉ định trong thời gian nào hoàn thành…Đặc biệt là phải có biện pháp kiểm tra, đôn đốc đối với các em trong việc thực hiện kết quả học tập, rèn luyện, giao việc…không nên tin tưởng quá vào các em. Thực tế cho thấy nhiều em khi thầy giáo thăm hỏi: em làm bài tập xong chưa, học bài nào rồi, hoàn thành công việc thầy đã giao chưa? thì học sinh trả lời học thuộc, làm tốt tất cả, nhưng khi kiểm tra thì không thuộc, không làm, không biết gì cả mà thời gian thi học sinh giỏi đã gần kề như thế thì quá muộn. - Thứ sáu, về việc tuyển chọn học sinh vào đội tuyển, giáo viên bộ môn là người trực tiếp đề cử, tuyển chọn. Vì vậy, giáo viên cần chú ý các yêu cầu: + Theo dõi, tuyển chọn ngay từ lớp đầu cấp (lớp 6), để có kế hoạch bồi dưỡng lâu dài. + Tuyển chọn ngoài điểm số cao, cần chú ý đến kỹ năng, sở trường, sự thông minh, cần cù, chăm học, sáng tạo và sự yêu thích đối với môn học. + Có tinh thần trách nhiệm, ham học và chịu khó, đặc biệt là sự quyết tâm cao trong phong trào học sinh giỏi mà giáo viên và nhà trường đã tin tưởng giao phó. Thực tế cho thấy, có những học sinh tham gia mang tính chất thời vụ, chạy
  • 28. theo phong trào chứ không có tinh thần trách nhiệm và quyết tâm. Vì vậy, không đạt được kết quả như mong muốn. Giải pháp 3. Đối với học sinh ôn luyện Bồi dưỡng HSG là một quá trình lâu dài. Cần phải bồi dưỡng sự hứng thú và tính tích cực, độc lập nghiên cứu và tinh thần tự giác của HS. - Học sinh phải nhận thức đúng về tầm quan trọng của việc được chọn vào đội tuyển ôn luyện HSG đồng thời đại diện cho toàn thể học sinh của trường tham gia kỳ thi HSG cấp huyện, tỉnh... - Học sinh phải yêu thích môn học, say mê trong học tập và ham học hỏi. - Học sinh phải cần cù, chăm chỉ học tập và rèn luyện, ngoài đọc sách giáo khoa, cần đọc thêm sách tham khảo và tài liệu khác...để hỗ trợ kiến thức. Giải pháp 4. Đối với phụ huynh - Quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi trong quá trình ôn luyện, thường xuyên động viên, nhắc nhở tích cực con em trong học tập. - Luôn giữ liên lạc với giáo viên phụ trách ôn luyện, nhà trường để nắm tình hình học tập của con em mình. - Xây dựng thời gian biểu cho các em học tập ở nhà, và cần sự kiểm tra, đôn đốc trong việc thực hiện thời gian biểu, thực hiện chế độ nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý... Giải pháp 5. Sự phối hợp giữa các tổ chức trong và ngoài trƣờng và khen thƣởng - Để hỗ trợ cho công tác dưỡng HSG có hiệu quả, các bộ phận gián tiếp như: Chi bộ, Ban giám hiệu, Công đoàn, các tổ chức xã hội khác… cũng cần quan tâm đặc biệt và có những biện pháp hỗ trợ đúng mức như: * Đối với GV dạy bồi dưỡng HSG: + Giảm bớt tiết, bớt công tác kiêm nghiệm. + Bồi dưỡng cho giáo viên theo đúng quy định tài chính (nếu có) + Hỗ trợ các tài liệu ôn tập cần thiết về công tác bồi dưỡng HSG + Khen thưởng, tuyên dương khi có HS đạt giải HSG cấp Huyện, Tỉnh... * Đối với HSG: + Quan tâm theo dõi và đáp ứng các nhu cầu về phòng học, các tài liệu ôn tập (Tặng tập, viết, sách tham khảo... cho những em HSG có hoàn cảnh khó khăn) + Bồi dưỡng, hỗ trợ chi phí ăn uống, đi lại cho các em tham gia buổi thi + Khen thưởng, tuyên dương các em khi đạt giải HSG cấp Huyện, Tỉnh. IV. KẾT LUẬN
  • 29. Giáo dục luôn là nhiệm vụ then chốt thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Thực tế ngày nay càng khẳng định việc bồi dưỡng HSG là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển nền giáo dục (những năm gần đây thì đội tuyển HSG của Việt Nam đã gặt hái được khá nhiều huy chương trên đấu trường Quốc tế). Nguồn lực học sinh giỏi là một trong những yếu tố thúc đẩy chất lượng của học sinh và giáo viên trong nhà trường. Vì thế công tác bồi dưỡng HSG phải được quan tâm và tiến hành thường xuyên, lên tục. Để thực hiện điều đó thì giáo viên là lực lượng nòng cốt, quyết định sự thành công trong công tác bồi dưỡng HSG. Việc bồi dưỡng học sinh giỏi giống như chúng ta ươm một mầm non. Nếu chúng ta biết rào, biết thường xuyên chăm sóc, vun xới thì mầm non sẽ xanh tốt và kết quả đem lại hoa thơm, trái ngọt. Để đạt được kết quả đó, tôi nghĩ rằng Người thầy giáo cần phải có một cái “tâm”, đó là cái tâm cho ngành giáo dục. Trên đây là kinh nghiệm và một số giải pháp tổ chức bồi dưỡng HSG môn Vật lý của trường THCS Đại Ân 1. Trong quá trình thực hiện không thể tránh khỏi phần thiếu sót, rất mong được sự đóng góp của các cấp lãnh đạo, đồng nghiệp để tôi có thể tìm ra các giải pháp bồi dưỡng HSG đạt hiệu quả cao nhất./.
  • 30. THAM LUẬN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC MÔN VẬT LÍ Ở TRƢỜNG THCS Nguyễn Văn Hải GV trƣờng THCS An Thạnh 1 I. Đặt vấn đề Vật lý là môn khoa học của thực nghiệm, vì vậy trong giảng dạy môn Vật lý làm thí nghiệm là một khâu có vai trò rất quan trọng, nó không chỉ làm tăng tính hấp dẫn của môn học, giúp học sinh hiểu sâu sắc các kiến thức lý thuyết mà còn làm tăng tính nhạy bén trực quan của học sinh. Việc lồng ghép các thí nghiệm vào trong các bài học Vật lý là một biện pháp quan trọng nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, góp phần tích cực trong hoạt động truyền đạt kiến thức cho học sinh. Đổi mới phương pháp trong dạy học Vật lý phải gắn liền với việc tăng cường sử dụng thí nghiệm trong quá trình dạy học. Bên cạnh đó, có một số bài khối lượng kiến thức khá nhiều, hầu hết trong các bài đều có thí nghiệm. Nếu dạy theo phuong pháp truyền thống và với những thí nghiệm thật thì đôi khi sẽ không chủ động được thời gian. Mặt khác, với điều kiện cơ sở vật chất hiện nay thì nhiều dụng cụ thí nghiệm chưa đáp ứng được yêu cầu của bài học (Thiết bị thí nghiệm không đồng bộ, chất lượng kém, sai số lớn, thiết bị sử dụng thời gian dài hỏng nhiều...). Do đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) và tiến hành các thí nghiệm ảo trên máy vi tính là một giải pháp quan trọng trong việc giảng dạy, giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách nhanh chóng, sâu sắc, tin tưởng vào kiến thức mà mình chiếm lĩnh được, đồng thời tạo hứng thú học tập cho học sinh trong từng bài học. Trong những năm qua, Lãnh đạo trường THCS An Thạnh 1 nói riêng và các trường trong huyện Cù Lao Dung nói chung đã có kế hoạch tổ chức các hoạt động để hỗ trợ giáo viên trong việc ứng dụng CNTT vào đổi mới phương pháp dạy học, từ việc nâng cao nhận thức của cán bộ giáo viên đến tập huấn sử dụng phần mềm, thao giảng, triển khai chuyên đề, đầu tư thiết bị hiện đại…Chính vì vậy đến thời điểm này, phần lớn cán bộ giáo viên của trường đã có thể ứng dụng CNTT như một công cụ trong đổi mới dạy học. II. Thực trạng 1. Thuận lợi - Hiện nay, đa số giáo viên bộ môn Vật lí rất tích cực trong việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy làm cho chất lượng môn Vật lí đạt được hiệu quả cao. - Được sự quan tâm, động viên của Lãnh đạo nhà trường; sự phối hợp, cộng tác của giáo viên Tin học trong quá trình trao đổi cũng như cung cấp tư liệu trong việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy có hiệu quả. - Trong quá trình ứng dụng CNTT vào môn Vật lí, giáo viên luôn nhận được sự hợp tác nhiệt tình, có trách nhiệm từ phía học sinh. Qua đó đã phát huy được tính tích cực chủ động của các em.
  • 31. - Từ những bài học có ứng dụng CNTT đã góp phần giúp các em suy nghĩ nhiều hơn, làm việc nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn, từ đó nhận thức vấn đề một cách thấu đáo. 2. Khó khăn - Kinh phí đầu tư các thiết bị CNTT nhằm phục vụ cho công tác giảng dạy ứng dụng CNTT trong giảng dạy là khá lớn. - Việc sử dụng và khai thác tiện ích của mạng Internet chưa được giáo viên thực hiện một cách triệt để và có chiều sâu. - Một số giáo viên chưa thành thạo trong việc soạn giáo án điện tử bằng phần mềm Powerpoint. Nên thường dạy bằng cách mô tả, thuyết trình thí nghiệm (đối với một số thí nghiệm khó thực hiện như: Thí nghiệm xảy ra trong phòng tối, chân không, nhiệt độ cao...). III. Các giải pháp Việc ứng dụng CNTT vào dạy học theo tôi, đây là một trong những phương pháp đạt hiệu quả cao. Vì thực tế cho thấy, học sinh vừa học, vừa nghe lại vừa được nhìn và thực hành thì chắc chắn học sinh sẽ hiểu sâu sắc và nắm được nội dung bài. Qua quá trình trực tiếp giảng dạy tôi rút ra một số kinh nghiệm trong quá trình ứng dụng CNTT vào bộ môn Vật lí như sau: 1. Sử dụng PowerPoint làm phương tiện trình diễn bài giảng. PowerPoint là một phương tiện trình diễn sinh động bài giảng thông qua màu sắc của văn bản, sự phong phú của hình ảnh, các dạng đồ thị và những đoạn âm thanh, video minh họa ... Hình ảnh được trình chiếu trên PowerPoint khác với một tranh tĩnh, bên cạnh sự phong phú của những lựa chọn phù hợp, còn có thể mô tả chi tiết và đưa ra lần lượt những chỉ dẫn cần thiết minh hoạ cho bài giảng. Sử dụng PowerPoint để mô phỏng quá trình Vật lí mà tranh ảnh thường không thể diễn tả được bản chất của hiện tượng. Ví dụ về sự điều tiết của mắt, có thể thiết kế để quan sát được sự thay đổi đồng thời vị trí của vật khi tiến dần tới mắt người quan sát với sự thay đổi độ tụ của thuỷ tinh thể để ảnh của vật vẫn hiện trên võng mạc. Một trong những ưu điểm của PowerPoint là có thể đưa vào những đoạn video dùng mô tả hiện tượng Vật lí mà không thể hoặc khó thực hiện thí nghiệm trên lớp như hiện tượng nhật thực, nguyệt thực, tương tác của các vật mang điện, hiện tượng sét, sự dịch chuyển của ảnh qua thấu kính...
  • 32. Đặt câu hỏi nêu vấn đề cho bài giảng, hay những câu hỏi tình huống để hình thành kiến thức thì sự kết hợp của kênh chữ, hình ảnh và âm thanh trên trang trình diễn sẽ tập trung được sự chú ý của học sinh hơn. 2. Sử dụng phần mềm dạy học a. Phần mềm soạn giảng ViOLET 1.9 Trong dạy học vật lý, Violet cung cấp công cụ thiết kế mạch điện, cho phép vẽ được tất cả các loại mạch điện trong chương trình THCS như mạch song song, mạch nối tiếp, mạch kết hợp... Với các thiết bị điện như: nguồn một chiều, nguồn xoay chiều, điện trở, biến trở, cuộn cảm, tụ điện, vôn kế, ampe kế, đèn, công tắc,… dưới dạng các ký hiệu như quy định trong SGK hoặc các hình ảnh giống thật, sinh động. Các giá trị của các thiết bị điện có thể thay đổi được trong lúc trình chiếu bài giảng, biến trở và công tắc có thể tương tác được như thật, đèn có thể sáng hoặc tắt khi có hoặc không có dòng điện, đặc biệt các thiết bị đo như vôn kế hay ampe kế sẽ luôn chỉ đúng giá trị thực tế bất kể mạch như thế nào. Chính vì vậy công cụ thiết kế mạch điện sẽ rất hữu ích trong việc kiểm chứng kết quả của các bài toán mạch điện, hướng dẫn thí nghiệm lắp mạch điện, trong các chương trình Vật lý.
  • 33. b. Phần mềm thí nghiệm vật lý ảo Crocodile Physics 6.05 Phần mềm thí nghiệm ảo Crocodile Physics 6.05 được xây dựng dựa trên khả năng thao tác nhanh của các thế hệ máy tính cá nhân hiện nay. Nó có khả năng thiết lập được hầu hết các thí nghiệm trong chương trình Vật lý phổ thông, cung cấp một số chủ đề có sẵn theo chương trình và có thể tạo ra được các chủ đề mới theo từng nội dung thí nghiệm. Khi xây dựng thí nghiệm ảo bằng phần mềm Crocodile Physics 6.05 chúng ta có thể đưa vào các hình ảnh được ghi lại sẵn từ ngoài chương trình, có thể sắp xếp các dụng cụ thí nghiệm trong một hoạt cảnh giống như không gian của một phòng thí nghiệm. Thiết kế thí nghiệm ảo bằng phần mềm Crocodile Physics 6.05 chúng ta có thể sử dụng chuột một cách dễ dàng để lựa chọn, di chuyển hay thay đổi các dụng cụ thí nghiệm. Mặt khác cũng có thể di chuyển, copy một dụng cụ hoặc toàn bộ thí nghiệm đã xây dựng ra môi trường Word hoặc Powerpoint để đưa hình ảnh, kết quả thí nghiệm vào bài giảng điện tử hay giáo án điện tử. Phần mềm Crocodile Physics 6.05 mô phỏng rất tốt các thí nghiệm vật lý về điện, quang ở chương trình THCS. Trong mạch điện có thể nối dây bằng cách rê chuột, khi di chuyển dụng cụ thí nghiệm thì dây nối được tự động thay đổi theo vị trí các thiết bị bị. Khi ta đóng mạch các dụng cụ như đèn sẽ phát sáng, loa phát ra âm thanh, thấy được chiều của dòng điện trên từng đoạn mạch, nếu dòng qua dụng cụ quá tải thì dụng cụ sẽ bị hỏng (cháy) giống như thật. Trong các thí nghiệm về quang hình đường truyền của các tia sáng được thiết kế một cách chính xác, đặc biệt trong thí nghiệm về sự tán sắc của ánh sáng có thể thấy rõ được vị trí của từng màu đơn sắc; có thể di chuyển hoặc xoay chuyển nguồn sáng hoặc dụng cụ thí nghiệm, thay đổi các màu sắc khác nhau của ánh sáng. 3. Khai thác thông tin trên Internet làm tư liệu phục vụ giảng dạy Một trong các điều kiện quan trọng nhất để tăng cường hiệu quả giáo dục và chất lượng giảng dạy nói chung và môn Vật lí nói riêng là tìm kiếm nguồn tư liệu phong phú và phù hợp để bổ sung những nội dung được quy định trong
  • 34. chương trình và sách giáo khoa. Internet – Nguồn tư liệu vô tận cho các bài giảng sẽ giúp giáo viên và học sinh đáp ứng được yêu cầu đó. Những tư liệu được lựa chọn sẽ làm cho bài giảng trở nên phong phú, sống động, hấp dẫn hơn, học sinh sẽ tiếp thu bài giảng một cách tự nhiên hơn. Internet là một công cụ vô cùng hiệu quả cho việc khai thác tư liệu phục vụ cho các bài giảng. Việc lựa chọn tư liệu như thế nào cho phù hợp với nội dung bài giảng? Nhiều giáo viên có kinh nghiệm trong khai thác Internet phục vụ công tác giảng dạy của mình đã chỉ ra rằng: Khi tìm kiếm, lựa chọn tư liệu cho bài học điều quan trọng nhất là tính phù hợp. Tư liệu phù hợp là tư liệu liên quan đến nội dung bài giảng; có nội dung, hình thức đa dạng (thông tin, hình ảnh, video...) và được chọn lọc; lượng thông tin bổ sung vừa đủ không ít quá, cũng không nhiều quá làm loãng nội dung. Ngoài những thông tin có thể tìm kiếm trực tiếp trên website, việc liên lạc trực tiếp bằng thư điện tử (e-mail) với các cá nhân, trang «truonghocketnoi », cơ sở nghiên cứu có thể tìm thấy trên Internet hay giữa các đồng nghiệp với nhau có thể giúp cung cấp những tư liệu chuyên môn quý. IV. Kết quả Qua nghiên cứu tìm hiểu về phương tiện kĩ thuật và ứng dụng CNTT tìm kiếm thông tin trên Internet vào dạy học. Tôi đã vận dụng được một số biện pháp trên vào quá trình dạy học môn vật lý, tôi thấy rằng nếu như trước đây bộ môn vật lý rất xa vời và nhàm chán đối với HS, nhưng khi sử dụng CNTT vào dạy học thì kết quả học tập của HS tiến bộ một cách rõ rệt. GV và HS sử dụng được khá thành thạo máy vi tính đồng thời trao đổi thông tin với nhau qua Internet. Từ sự nỗ lực và cố gắng trong việc ứng dụng CNTT vào dạy và học năm học 2015-2016, chất lượng bộ môn Vật lí những lớp do tôi trực tiếp giảng dạy đạt được kết quả như sau : Khối 9 Giỏi Khá Trung bình Yếu Tb trở lên SL % SL % SL % SL % SL % TS: 91 17 18.7 36 39.6 37 40.7 01 1.1 90 98.9 IV. Bài học kinh nghiệm Qua kết quả thành công bước đầu của việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy môn Vật lí, tôi rút ra bài học kinh nghiệm như sau: - Để có được kết quả dạy và học như trên đòi hỏi người giáo viên đầu tư tốt cho một tiết học bằng cách áp dụng những phương pháp dạy học tích cực phù hợp với đối tượng học sinh của mình. Đặc biệt là nên ứng dụng CNTT trong dạy học. Bên cạnh đó còn cần sự hỗ trợ của chuyên môn nhà trường, gia đình, các đoàn thể để giáo dục học sinh phát triển cả về đức, trí, thể, mĩ… - Chuẩn bị tốt các đồ dùng TN và làm TN trước khi đến lớp, cần chú ý đến sự phát triển kiến thức, bồi dưỡng HS khá giỏi, năng khiếu bộ môn, dự kiến những sai lầm của HS (nếu có) và cách khắc phục.
  • 35. - Qua thí nghiệm rèn luyện cho các em kĩ năng sử dụng các dụng cụ, lắp ráp thí nghiệm thành thạo hơn. - Định hướng thiết kế hoặc thiết kế bài giảng điện tử một cách lôgic và thiết thực. Không làm phân tán sự chú ý của HS và dàn trải kiến thức. - Bố trí TN Vật lý theo một quy trình nhất định, xác định được hệ thống việc làm và cách thao tác của HS khi làm TN các tình huống khác có thể xảy ra trong quá trình dạy học. - Sử dụng phần mềm hỗ trợ dạy học với máy tính cần phải lưu ý và biết cách khắc phục các trở ngại kỹ thuật do hệ thống thiết bị gây nên. GV phải sử dụng một cách có hiệu quả các phương tiện dạy và học, là người biết sáng tạo vận dụng những khả năng mà phương tiện đã mang lại cho quá trình dạy học. V. Kết luận Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện chuyên đề này, tôi nhận thấy để việc ứng dụng CNTT vào dạy học môn Vật lý nói riêng và các môn học nói chung đạt được hiệu quả cao thì bản thân người giáo viên phải có tâm huyết, có kĩ năng sử dụng phần mềm hỗ trợ dạy học. Về phía nhà trường cần có sự động viên, hỗ trợ trang thiết bị cho những tiết dạy có sử dụng CNTT… Hơn nữa nhà trường cần tổ chức các phong trào thi đua giảng dạy bằng phương tiện hiện đại, có tổng kết, biểu dương, khen thưởng. Đẩy mạnh việc tổ chức triển khai chuyên đề, các buổi tập huấn việc sử dụng CNTT để việc trao đổi kinh nghiệm giữa các giáo viên góp phần nâng cao trình độ tin học học cho giáo viên. Trong quá trình thực hiện không tránh khỏi phần sai sót, rất mong được sự đóng góp của quý thấy cô trực tiếp giảng day môn Vật lý để tham luận được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn./.
  • 36. THAM LUẬN ĐỔI MỚI PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH CẤP THCS Trần Huỳnh Minh Huấn GV trƣờng THPT An Thạnh 3 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Để phát triển phẩm chất và năng lực của người học một cách hiệu quả, tối ưu thì người giáo viên (GV) ở các trường Trung học phải không ngừng học tập, rèn luyện chuyên môn nghiệp vụ, chủ động tìm ra phương pháp dạy học (PPDH) hiệu quả nhất có thể đáp ứng lại tinh thần chung của nền giáo dục nước nhà. Bên cạnh đổi mới PPDH thì đánh giá kết quả học tập của học sinh (HS) là một hoạt động rất quan trọng trong quá trình giáo dục. Đánh giá kết quả học tập của HS là một quá trình không thể tách rời trong quá trình dạy học và có thể nói thông qua kiển tra đánh giá (KTĐG) sẽ tạo động lực thúc đẩy đổi mới PPDH, đổi mới cách thức tổ chức hoạt động dạy học, hoạt động quản lí,… Nếu thực hiện được việc KTĐG hướng vào đánh giá quá trình học tập giúp phát triển năng lực người học, thì lúc đó quá trình dạy học sẽ trở nên tích cực hơn. Vì vậy, việc đổi mới KTĐG kết quả học tập của HS là một vấn đề cần thiết và không thể thiếu được của đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay. Thông qua việc đổi mới PPDH sẽ thúc đẩy việc đổi mới KTĐG theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Chuyển cách dạy thụ động, truyền thụ một chiều “đọc- chép”, GV làm trung tâm sang cách dạy lấy HS làm trung tâm hay còn được gọi là dạy và học tích cực. Trong cách dạy này HS là chủ thể hoạt động, GV là người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn, tạo nên sự tương tác tích cực giữa người dạy và người học. Nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của việc đổi mới PPDH và đổi mới KTĐG có vai trò rất to lớn đến việc nâng cao chất lượng giáo dục, là cơ sở để điều chỉnh hoạt động dạy, hoạt động học và quản lý giáo dục. Vì vậy, đổi mới PPDH và KTĐG trở thành nhu cầu bức xúc, cần thiết của ngành giáo dục và toàn xã hội ngày nay. Qua nhiều năm công tác, chúng tôi đã tìm hiểu, tổng kết một số hình thức “Đổi mới PPDH và KTĐG” nhằm phát triển phẩm chất, năng lực của người học một cách tích cực, hiệu quả nhất nói chung, của môn vật lý THCS nói riêng. II. THỰC TRẠNG 1. Thuận lợi Đông đảo GV có nhận thức đúng đắn về đồi mới PPDH. Nhiều giáo viên đã xác định rõ sự cần thiết và có mong muốn thực hiện đổi mới đồng bộ PPDH và KTĐG. Một số GV đã vận dụng được các PPDH, KTĐG tích cực trong dạy học; kĩ năng sử dụng các thiết bị dạy học hiện đại và ứng dụng CNTT vào việc tổ chức hoạt động dạy học một cách hiệu quả; vận dụng được quy trình KTĐG theo hướng phát triển mới.
  • 37. 2. Hạn chế a. Về PPDH Hoạt động đổi mới PPDH ở trường THCS chưa mang lại hiệu quả cao. Truyền thụ tri thức một chiều vẫn còn là PPDH chủ đạo của nhiều GV. Số GV thường xuyên chủ động, sáng tạo trong việc phối hợp các PPDH cũng như sử dụng các PPDH phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của HS còn chưa nhiều. Trong quá trình dạy học còn nặng về truyền thụ lý thuyết, việc rèn luyện kĩ năng sống, kĩ năng giải quyết vấn đề thực tiễn cho HS thông qua khả năng vận dụng tri thức tổng hợp chưa thật sự được quan tâm. Việc ứng dụng CNTT, sử dụng phương tiện dạy học chưa thực sự rộng rãi và hiệu quả ở các trường THCS. b. Về KTĐG Hoạt động KTĐG chưa đảm bảo yêu cầu khách quan, chính xác, công bằng; việc kiểm tra đánh giá chủ yếu yêu cầu tái hiện kiến thức và đánh giá qua điểm số đã dẫn đến tình trạng truyền thụ kiến thức một chiều theo lối “đọc – chép” thuần túy. HS học tập thiên về ghi nhớ, ít quan tâm vận dụng kiến thức. Quy trình biên soạn đề KTĐG còn mạng nặng tính chủ quan của người dạy. Hoạt động KTĐG, hoạt động trên lớp còn chưa được quan tâm thực hiện một cách khoa học và hiệu quả. Nhiều HS còn thụ động trong việc học tập, khả năng sáng tạo và vận dụng tri thức đã học để giải quyết vấn đề thực tiễn của HS còn hạn chế. 3. Nguyên nhân Nhận thức về sự cần thiết đổi mới PPDH và KTĐG và ý thức thực hiện đổi mới của một bộ phận nhỏ cán bộ quản lí, GV còn chưa cao. Năng lực của đội ngũ GV về vận dụng các PPDH tích cực, sử dụng thiết bị dạy học, ứng dụng CNTT phục vụ công tác giảng dạy còn hạn chế. Lý luận về PPDH và KTĐG chưa được nghiên cứu nhiều và việc vận dụng lí luận vào thực tiễn chưa thực sự hiệu quả, các hình thức tổ chức hoạt động dạy học, giáo dục còn mang đậm tính bảo thủ. Chỉ chú trọng đến đánh giá cuối kì, chưa thật sự quan tâm nhiều đến việc đánh giá thường xuyên trong quá trình dạy học, giáo dục. Cơ chế quản lí hoạt động đổi mới PPDH và KTĐG chưa khuyến khích được sự tích cực đổi mới PPDH và KTĐG của GV. Đây là nguyên nhân quan trọng nhất làm cho hoạt động đổi mới PPDH và KTĐG ở trường THCS chưa thật sự mang lại hiệu quả cao. III. GIẢI PHÁP 1. Đổi mới PPDH theo hƣớng phát triển năng lực học sinh 1.1. Những chú ý cần quan tâm trong việc phát triển năng lực HS Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành và phát triển năng lực tự học(sử dụng SGK, tìm kiếm thông tin, ghi chép, …), trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo của HS. GV có thể lựa chọn các phương pháp chung hoặc các phương pháp đặc thù của mộn học để thực hiện. Tuy nhiên cần phải đảm bảo nguyên tắc “ GV là người hướng dẫn, HS là người tự tìm ra tri thức”.