SlideShare a Scribd company logo
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH SÓC TRĂNG
KỶ YẾU
HỘI NGHỊ
CHUYÊN ĐỀ “DẠY VÀ HỌC MÔN
GIÁO DỤC CÔNG DÂN THEO ĐỊNH HƯỚNG
THI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN”
Thạnh Trị, ngày 22 tháng 12 năm 2016
i
MỤC LỤC
Phần I. Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá môn
GDCD theo định hướng phát triển năng lực học sinh 1
1 Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá môn GDCD theo định
hướng phát triển năng lực học sinh - Huỳnh Văn Nghệ - Trường THPT
Nguyễn Khuyến 1
2 Dạy và học bộ môn Giáo dục công dân lớp 12 theo hình thức chuyên đề
nhằm cải thiện ý thức học tập cho học sinh - Ngô Thị Thúy Diễm - Trường
THPT chuyên Nguyễn Thị Minh Khai 5
3 Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá môn GDCD theo định
hướng phát triển năng lực học sinh - Trần Thị Hồng Đào - Trường THPT
Thuận Hòa 8
4 Đổi mới phương pháp kiểm tra miệng trong môn Giáo dục công dân theo
định hướng phát triển năng lực của học sinh - Phan Thị Mỹ Duyên - Trường
THPT Phú Tâm 11
Phần II. Cách thức ôn tập, xây dựng câu hỏi, đề thi môn GDCD theo
các mức độ của ma trận theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan 14
5 Một số giải pháp ôn tập cho học sinh lớp 12 môn GDCD theo định hướng
phát triển năng lực học sinh ở trường THPT Kế Sách - Nguyễn Thị Minh
Tâm - Trường THPT Kế Sách 14
6 Phương pháp ôn thi tốt nghiệp THPT và kĩ thuật viết câu hỏi trắc nghiệm
khách quan môn Giáo dục công dân - Trần Thị Kim Nhẫn - Trường THPT
Trần Văn Bảy 19
7 Cách thức ôn tập, xây dựng câu hỏi, đề thi môn GDCD theo định hướng
phát triển năng lực học sinh - Lê Thị Bé Liên - Trường THPT Mai Thanh
Thế 25
8 Cách thức ôn tập, xây dựng câu hỏi, đề trắc nghiệm khách quan môn
GDCD theo định hướng thi tốt nghiệp THPT năm 2017 - Trường THPT
Hoàng Diệu 31
Phần III. Dạy học môn GDCD theo chủ đề tích hợp liên môn 38
9 Dạy học môn GDCD theo chủ đề tích hợp liên môn - Trần Thị Ngọc Huệ -
Trường THPT An Ninh 38
ii
10 Dạy học môn GDCD theo chủ đề tích hợp liên môn - Trần Quốc Trung Tín
- Trường THPT Lịch Hội Thượng 42
11 Dạy học môn Giáo dục công dân theo chủ đề tích hợp liên môn - Nguyễn
Thị Hường - Trường THPT Vĩnh Hải 46
12 Dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn - Dương Hồng Cúc - Trường THPT
Văn Ngọc Chính 51
13 Bài tích hợp liên môn GDCD lớp 10 - Chủ đề: Môi trường và sự phát triển
bền vững - Đoàn Minh Thương - Trường THCS&THPT Mỹ Thuận 54
14 Dạy học môn GDCD theo chủ đề tích hợp liên môn - Ngô Thị Lệ Nghi -
Trường THPT Ngã Năm 68
Phần IV. Một số giải pháp giúp học sinh làm bài thi trắc nghiệm đạt
hiệu quả cao 71
15 Một số điều cần lưu ý khi làm bài thi trắc nghiệm GDCD- Đặng Thị Thủy
Tiên - Trường THCS&THPT Tân Thạnh 71
16 Đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá giúp học sinh
làm bài trắc nghiệm GDCD đạt hiệu quả cao - Huỳnh Hoàng Phong -
Trường THPT Thiều Văn Chỏi 76
17 Cần thay đổi cách dạy và cách học để làm bài thi trắc nghiệm môn GDCD
đạt hiệu quả cao - Lý Thường Kiệt - Trường THPT Hòa Tú 79
18 Cập nhật kiến thức dạy học và rèn luyện kỹ thuật làm bài thi trắc nghiệm
khách quan môn GDCD - Thái Dương Hồng Diễm - Trường THPT Huỳnh
Hữu Nghĩa 83
19 Một số giải pháp giúp học sinh làm bài trắc nghiệm đạt hiệu quả cao môn
GDCD - Nguyễn Thị Cẩm Loan - Trường THPT Lương Định Của 86
Hội nghị chuyên đề “Dạy và học môn GDCD theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan”
1
PHẦN I
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
VÀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ MÔN GDCD THEO
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
VÀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ MÔN GDCD THEO
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH
Huỳnh Văn Nghệ
Trường THPT Nguyễn Khuyến
A. Lời mở đầu
Để nâng cao chất lượng dạy học và kiểm tra, đánh giá môn GDCD theo
định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THPT là một việc làm thiết
thực và có ý nghĩa lớn trong giai đoạn hiện nay. Do đó giáo viên phải nắm được
đặc điểm, khả năng của học sinh, để đưa ra phương pháp giáo dục phù hợp đối
với học sinh về các vấn đề thực tế cuộc sống hàng ngày.
Để giúp học sinh hiểu, nắm vững các kiến thức và kĩ năng một cách chủ
động tích cực để ứng xử trong cuộc sống hàng ngày, giáo viên cần có phương
pháp dạy học phù hợp.
B. Nội dung
I. Thuận lợi và khó khăn
1. Khó khăn
Môn giáo dục công dân là một môn học tương đối khó hiểu, khó nhớ, một
số nội dung cũng khá lạc hậu. Vì vậy tâm lí của người học không thích học
thuộc lòng, ghi nhớ được nội dung kiến thức. Hơn nữa người học không hiểu
một cách sâu sắc thì việc ghi nhớ nội dung kiến thức cũng không phải là một
điều dễ dàng gì. Mặt khác một số nội dung kiến thức pháp luật lớp 12 là những
vấn đề chung nhất cơ bản nhất. Cho nên từ việc tiếp nhận kiến thức để lí giải,
vận dụng để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn là tương đối khó cho học sinh.
2. Thuận lợi
Đối với giáo viên
Khi dạy pháp luật thì việc tìm ra những dẫn chứng, ví dụ sinh động không
phải là vấn đề khó.
Đối với học sinh
Hội nghị chuyên đề “Dạy và học môn GDCD theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan”
2
Từ những kiến thức học được, học sinh có nhiều cơ hội liên hệ thực tiễn
cuộc sống để thấy được những vấn đề còn bất cập, có kiến thức để lí giải những
vấn đề trong cuộc sống.
Chính từ những thuận lợi và khó khăn nêu trên, việc đổi mới phương pháp
giúp mang lại hiệu quả cao trong hoạt động giảng dạy để phát huy tính tích cực
chủ động của học sinh là điều không thể thiếu. Nhưng thực tiễn đặt ra là làm thế
nào giúp người học tiếp thu kiến thức một cách tích cực, chủ động, phát huy
được một số sở trường của mình. Theo tôi để thực hiện yêu cầu trên thì cần phải
thực hiện một trong số phương pháp sau.
II. Giải pháp thực hiện nâng cao chất lượng dạy và học
Trong giảng dạy không có phương pháp nào là hiệu quả cao nhất hay
ngược lại. Mà phải tùy vào nội dung và người học mà có phương pháp phù hợp,
hoài hòa, không quá thừa hay quá thiếu. Vì vậy trong quá trình giảng dạy cần có
sự kết hợp một số phương pháp cụ thể sau.
1. Đổi mới về soạn giảng
Để giờ học có chất lượng thì soạn giảng phải đổi mới các hoạt động của
giáo viên và học sinh. Bài soạn có các câu hỏi dành cho từng đối tượng học sinh
yếu, trung bình, khá, giỏi và lấy ví dụ thực tế phải được minh chứng bằng các
thông tin mang tính thời sự, hình ảnh, video để giúp học sinh hiểu được nội
dung thông qua ví dụ và điều cuối cùng là xây dựng cho học sinh một tiết học
nhẹ nhàng, sinh động, có tính mới mẻ.
2. Đổi mới cách tổ chức học sinh
Giáo viên quan tâm đến mọi đối tượng học sinh đặc biệt là học sinh yếu,
học sinh thụ động bằng cách lôi cuốn các em tham gia vào các hoạt động học tập
như: hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm, hoạt động tranh luận ... giáo viên cho
học sinh chuẩn bị một số hình ảnh, video, nghiên cứu trước nội dung cần tranh
luận, sự kiện liên quan đến nội dung bài học. Khuyến khích kịp thời các em có
sự cố gắng.
3. Dạy học thông qua các hoạt động
Hoạt động và giao tiếp là những đặc trung cơ bản của con người: Nhân
cách của con người chỉ hình thành và phát triển thông qua các hoạt động giao
tiếp. Chính vì vậy để hình thành và phát triển nhân cách học sinh, giáo viên phải
thông qua các hoạt động giao tiếp bằng cách cho các em giao tiếp với thầy, với
bạn thông qua thảo luận nhóm, xử lí tình huống, tranh luận… để các em có thể
phát hiện và chiếm lĩnh nội dung bài học. Các hoạt động này do giáo viên thiết
kế, dựa trên mục tiêu, nội dung của bài học, điều kiện thực tế của lớp học.
4. Dạy học hợp tác
Dạy học hợp tác là cách dạy học trong đó giáo viên tổ chức cho học sinh
hoạt động hợp tác với nhau trong các nhóm nhỏ để giải quyết nhiệm vụ học tập,
nhằm đạt được mục tiêu học tập. Giáo viên cần tạo cơ hội cho học sinh được bày
Hội nghị chuyên đề “Dạy và học môn GDCD theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan”
3
tỏ quan điểm, ý kiến cá nhân về vấn đề đang học, được nêu những khó khăn,
vướng mắc, đặt câu hỏi cho thầy cho ban, được trao đổi tranh luận. Chia sẻ ý
kiến, kinh nghiệm, được cùng bạn bè xây dựng kế hoạch chuẩn bị thực hiện và
đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao. Giaos viên uốn nắn học sinh
không tích cực tham gia vào hoạt động. Khi dạy học hợp tác giáo viên cần phải
có một số lưu ý sau:
Thứ nhất: Nội dung thảo luận phải mang tính vừa sức.
- Nếu quá đơn giản thì học sinh không cần phải thảo luận cũng thấy được.
- Nếu quá khó thì thời gian không cho phép.
- Vấn đề đưa ra cho cả lớp thảo luận không quá nhiều. Vì quá nhiều sẽ
khiến cho học sinh không thể nào nắm được nội dung thảo luận của các nhóm
khác, sẽ làm cho học sinh chỉ hiểu được nội dung mà mình thảo luận.
Thứ hai: Thời gian cho thảo luận phải phù hợp.
- Phải quy định thời gian.
- Thời gian thảo luận không quá dài. (khoảng 5 đến 7 phút)
- Thời gian thảo luận không quá ngắn (ít nhất là 4 phút) ngắn quá học sinh
không đủ thời gian giao tiếp, bàn bạc, tư duy, học sinh sẽ làm mang tính đối phó.
- Trong một tiết học không nên thảo luận quá một lần (quá nhiều sẽ tạo áp
lực cho học sinh, mất thời gian, nhàm chán). Chỉ chọn nội dung phù hợp nhất để
thảo luận.
5. Dạy học cách tiếp cận kĩ năng sống
Căn cứ vào từng bài học cụ thể giáo viên đưa ra các tình huống cụ thể gần
gũi với đời sống học sinh để giáo dục kĩ năng sống như: ứng xử, giải quyết vấn
đề, biết từ chối, tìm kiếm sự giúp đỡ đáng tin cậy. Đó là những vấn đề rất cần
thiết để giúp các em trở thành những công dân tốt của đất nước, có ý thức, hành
vi phù hợp với các chuẩn mực đáo đức và pháp luật.
6. Dạy học gắn với thực tiễn cuộc sống học sinh
Để dạy học môn Giáo dục công dân có hiệu quả cần gắn với nội dung bài
học với thực tiễn cuộc sống của học sinh. Cụ thể giáo viên cần tăng cường sử
dụng các tình huống, các trường hợp điểm hình, các trường hợp thực tế, các vấn
đề bứt xúc trong thực tế xảy ra xung quanh các em để phân tích, đối chiếu, minh
họa cho bài giảng. Đồng thời cũng khuyến khích cho học sinh liên hệ thực tế,
tiến hành điều tra tìm hiểu phân tích đánh giá các sự kiện trong đời sống thực
tiễn của lớp học, nhà trường, địa phương trong quá trình học tập từ đó giúp các
em góp phần vào việc cải thiện môi trường tự nhiên và xã hội của lớp học,
trường học, địa phương.
III. Đổi mới kiểm tra đánh giá
Để nâng cao chất lượng trong kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát
Hội nghị chuyên đề “Dạy và học môn GDCD theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan”
4
triển năng lực học sinh và đáp ứng được nhu cầu thực tiễn giáo dục đặt ra. Cùng
với kinh nghiệm của bản thân và tham khảo, nghiên cứu một số tài liệu, theo
quan điểm của tôi để đảm bảo chất lượng trong kiểm tra, đánh giá theo hình thức
bốn phương án thì chúng ta cần phải tuân theo một số nguyên tắc sau.
1. Mỗi câu hỏi chỉ liên quan đến một mục tiêu nhất định. Bởi vì kiểm tra
là nhằm đánh giá, đánh giá bao giờ cũng có mục tiêu xác định. Khi soạn một câu
hỏi, chúng ta nên tự hỏi vì sao phải viết câu hỏi ấy, tránh trường hợp viết cho đủ
số câu.
2. Câu dẫn nên được trình bày dưới dạng một câu hỏi hay một câu bỏ lửng
(chưa hoàn tất).
3. Câu dẫn phải hàm chứa vấn đề mà ta muốn hỏi một cách rõ ràng để
người làm trắc nghiệm có thể biết ta muốn hỏi họ điều gì trước khi đọc phần trả
lời.
4. Các câu nhiễu, đều phải có vẻ hợp lý và hấp dẫn. Nếu một trong các
câu nhiễu ấy không hấp dẫn thì có thêm câu nhiễu ấy cũng vô ích mà thôi.
5. Các phương án trả lời phải độc lập với nhau về mặt ngữ pháp.
6. Các giải pháp đưa ra phải độc lập với nhau về mặt ngữ nghĩa.
7. Không được đưa ra những phương án không có nghĩa phù hợp với nội
dung câu hỏi để đánh lạc hướng người trả lời.
8. Tránh dùng chung từ cho phần câu hỏi và phần giải pháp trả lời.
9. Không được biên soạn câu trả lời đúng một cách chi tiết và đầy đủ nhất
còn các phương án khác lại quá qua loa, sơ sài. Các giải pháp trả lời phải có độ
phức tạp như nhau.
10. Các dữ kiện trong phần câu hỏi phải có cùng mức độ tổng quát.
11. Các câu nhiễu không được quá giống nhau về tính chất. Tính chất
giống nhau làm cho câu trả lời đúng trở nên nổi bật, dễ nhận thấy.
12. Không được xây dựng các câu hỏi có câu trả lời có thể nhờ vào thông
tin ở một câu khác.
C. Lời kết
Hiện nay qua rất nhiều năm đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra
đánh giá kết quả học tập của học sinh, đặc biệt là đề kiểm tra trắc nghiệm khách
quan đáp ứng nhu cầu thực tiễn hiện nay. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều quan điểm
khác nhau. Vì thế bản thân mạnh dạn đưa ra vấn đề này hy vọng đóng góp một
phần công sức trong việc tìm ra phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá
mang lại hiệu quả tốt hơn.
Hội nghị chuyên đề “Dạy và học môn GDCD theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan”
5
DẠY VÀ HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 12 THEO
HÌNH THỨC CHUYÊN ĐỀ NHẰM CẢI THIỆN Ý THỨC
HỌC TẬP CHO HỌC SINH
Ngô Thị Thúy Diễm
Trường THPT chuyên Nguyễn Thị Minh Khai
1. Đặt vấn đề
Nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục theo Nghị
quyết 29, từng đơn vị trường học sẽ có những cách thức thực hiện riêng theo
kiểu của mình. Dựa trên nền tảng phương pháp dạy học theo định hướng phát
triển năng lực và dạy học theo nguyên tắc “Người học là trung tâm”, môn Giáo
dục công dân lớp 12 tại trường THPT chuyên Nguyễn Thị Minh Khai đã tiến
hành áp dụng dạy học theo hình thức chuyên đề trong nhiều năm qua. Cách thức
này đã mang lại nhiều lợi ích không chỉ cho người thầy trong quá trình nâng cao
hiệu quả dạy học bộ môn mà còn cho học trò trong việc tiếp theo kiến thức và
hình thành năng lực.
2. Cách thức thực hiện
2.1. Quan niệm về chuyên đề
Chuyên đề là sự tích hợp nhiều nội dung mà giáo viên nghiên cứu, lựa
chọn để đưa thành một đơn vị dạy học cụ thể cho một đối tượng cụ thể. Những
đơn vị kiến thức, những nội dung bài học được lựa chọn thường có sự giao thoa,
tương đồng hay trùng lắp trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn của
bộ môn. Những sự trùng lắp hay gần nhau đó được thiết kế thành nội dung bài
học trong một chuyên đề có mức độ lớn hơn và thực tế hơn. Nội dung chuyên đề
thường có tính vấn đề rất cao, đặt ra những tình huống nhằm giúp học sinh phát
huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong quá trình tiếp cận kiến thức và vận
dụng kiến thức vào thực tiễn để giải quyết các tình huống ấy cũng như sẽ vận
dụng vào trong cuộc sống sau này.
Dạy học theo chuyên đề khác với việc dạy theo bài học thông thường
nhưng vẫn phải đảm bảo chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình sách giáo
khoa hiện hành cũng như tính vừa sức của chuyên đề (cân đối giữa khối lượng
và mức độ kiến thức trong chuyên đề). Mục tiêu của việc dạy học theo chuyên
đề là giúp học sinh có những hiểu biết về kiến thức cơ bản của chương trình, từ
đó học sinh có thể tổng kết, hệ thống hoá kiến thức, củng cố, thực hành, vận
dụng, … và tự nghiên cứu, đào sâu kiến thức đã học.
2.2. Một số nguyên tắc khi thực hiện
- Tài liệu học tập: giáo viên biên soạn và cung cấp cho học sinh nội dung
đầy đủ và chi tiết về từng chuyên đề.
Hội nghị chuyên đề “Dạy và học môn GDCD theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan”
6
- Tài liệu tham khảo: chủ yếu là sách giáo khoa, thông tin trên mạng.
- Cách thức thực hiện: dạy và học theo hình thức ghép lớp.
- Thời gian thực hiện: thời gian dạy rút ngắn (38 tiết/17 tuần bao gồm cả
tiết kiểm tra cuối kì và chấm chữa bài kiểm tra).
3. Một vài khó khăn khi thực hiện:
3.1. Giáo viên:
- Phải dạy theo hình thức ghép lớp với số lượng học sinh đông.
- Tự sắp xếp thời khóa biểu giảng dạy theo hình thức tăng tiết với thời gian
rút ngắn.
- Chưa được tham gia bất kì lớp đào tạo về kĩ năng soạn thảo nội dung
chuyên đề, phương pháp giảng dạy chuyên đề.
- Tài liệu tham khảo hạn chế, chủ yếu là sách giáo khoa; sách giáo viên;
một số sách pháp luật sửa đổi, bổ sung; tài liệu thông tin trên mạng có liên
quan bộ môn chưa được thẩm định nên khó khăn trong việc sử dụng.
3.2. Học sinh:
- Đa số học sinh có tư tưởng học lệch, ý thức học tập đối với các môn xã
hội không cao, chủ yếu học theo hình thức đối phó (học sinh chuyên các
môn khoa học tự nhiên ít quan tâm đến bộ môn → ý thức học tập chưa
cao; học sinh chuyên các môn khoa học xã hội có quan tâm đến bộ môn
nhưng chưa đúng mức → ý thức học tập chưa cao).
- Hình thức học ghép lớp với số lượng học sinh đông nên các em hay làm
ồn, không tập trung lắng nghe, không tham gia hoạt động, thậm chí học
môn khác trong giờ học chuyên đề (vì các em được phát sẵn nội dung
chuyên đề).
4. Giải pháp khắc phục:
- Hiểu đúng tâm lý học sinh để tổ chức ghép lớp, xây dựng nội dung
chuyên đề, lựa chọn phương pháp dạy phù hợp. Cụ thể, hình thức ghép
lớp gồm hai loại hình nhóm lớp học chuyên đề (nhóm lớp khoa học tự
nhiên và nhóm lớp khoa học xã hội).
- Thiết kế thang điểm kiểm tra, đánh giá ý thức học tập và rèn luyện của
học sinh:
Ý thức học tập Biểu điểm
Thuyết trình và phản biện M
Bài luận 15’
Bài tập trắc nghiệm V, HK
Ý thức rèn luyện Biểu điểm
Tham gia đầy đủ các buổi học + 2
Học tập nghiêm túc, có chất lượng + 2
Hoạt động tương tác + 2
- Giúp học sinh tiếp cận khung nội dung chuyên đề → học sinh lựa chọn
nội dung “tâm đắc nhất” làm chủ đề thuyết trình và phản biện.
- Thiết kế nội dung chuyên đề cung cấp cho học sinh bằng từ khóa, ý chính,
xác định hoạt động của học sinh đối với từng đơn vị kiến thức trong
Hội nghị chuyên đề “Dạy và học môn GDCD theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan”
7
chuyên đề → học sinh tự ghi chú, tự phân tích, tham gia hoạt động …
- Thiết kế nội dung câu hỏi với mức độ vận dụng cho hoạt động tương tác
với học sinh sau khi kết thúc một đơn vị kiến thức trong chuyên đề.
- Yêu cầu học sinh viết bài luận về chuyên đề vừa học đảm bảo các mức độ
giải thích, vận dụng thực tế, trình bày quan điểm.
5. Mô hình thiết kế bài dạy một chuyên đề
Chuyên đề 1: PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG
Nội dung tiết 1: Khái niệm pháp luật và các đặc trưng của pháp luật
Thiết kế bài giảng
Nội dung: Khái niệm pháp luật
Hoạt động của học sinh Giáo viên định hướng
- Phân tích nội dung ; lĩnh vực
điều chỉnh; biện pháp cưỡng
chế; …)
- Xác định: việc được làm, việc
phải làm, việc không được làm
được nêu trong nội dung luật.
- Phân tích ví dụ trang 5 – SGK
với các yêu cầu như trên.
→ Hiểu khái niệm pháp luật, nêu được
ví dụ minh họa.
Bài tập thực hành 1
Ví dụ nội dung luật cụ thể.
Giải thích từ khóa trong khái niệm
(quy tắc xử sự chung, bảo đảm thực
hiện bằng quyền lực nhà nước, …)
Nội dung: Các đặc trưng của pháp luật
Hoạt động của học sinh Giáo viên định hướng
Trên đây là tham luận của trường THPT chuyên Nguyễn Thị Minh Khai.
Hội nghị chuyên đề “Dạy và học môn GDCD theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan”
8
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VÀ
KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ MÔN GDCD THEO ĐỊNH HƯỚNG
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH
Trần Thị Hồng Đào
Trường THPT Thuận Hòa
Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh là một khâu quan trọng
trong quá trình dạy học. Nhưng việc kiểm tra đánh giá phải được thực hiện trong
suốt quá trình dạy học với mục đích phát hiện kịp thời những ưu nhược điểm
của học sinh trong quá trình nhận thức rèn luyện kĩ năng, thái độ, phát triển tình
cảm niềm tin của học sinh để kịp thời có những biện pháp uốn nắn cho phù hợp
từng học sinh. Kiểm tra đánh giá không chỉ nhằm mục đích đánh giá kết quả
cuối cùng của việc lĩnh hội kiến thức mà còn là hoạt động kích thích hoạt động
nhận thức của học sinh. Đồng thời nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động
dạy học. Vì vậy chúng ta nên xem kiểm tra, đánh giá như một phương pháp dạy
học.
Ngay sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố phương án thi THPT quốc
gia năm 2017 trong đó môn GDCD là một cấu phần trong tổ hợp môn thi khoa
học xã hội thì nhà trường đã xây dựng kế hoạch chỉ đạo giáo viên giảng dạy bộ
môn GDCD thực hiện các yêu cầu cũng như việc đổi mới, kiểm tra đánh giá
theo định hướng phát triển năng lực học sinh để nâng cao kết quả học tập của
học sinh, học sinh tích cực chủ động hơn trong học tập.
Trong nhiều năm giảng dạy ở trường, thông qua việc đổi mới phương
pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá, khắc phục tình trạng dạy học chủ yếu
theo lối đọc - chép. Bản thân tôi rút ra những kinh nghiệm như sau:
- Khi tổ chức dạy học phải phân hóa theo năng lực học sinh dựa trên các
tài liệu chuẩn kiến thức, kĩ năng.
+ Bám chương trình bộ môn, chuẩn kiến thức kĩ năng để thiết kế bài
giảng với mục tiêu là đạt các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng.
+ Giúp cho học sinh trung bình trở lên hiểu và thực hiện tốt các chuẩn
kiến thức kĩ năng. Đối với học sinh khá, giỏi khai thác sâu kiến thức, kiểm tra để
phù hợp với khả năng tiếp thu và vận dụng của học sinh.
+ Giáo viên cần thiết kế, tổ chức, hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt
động học tập như hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm, hoạt động tập thể đa dạng
các hình thức để lôi cuốn sự tập trung chú ý và sự yêu thích môn học.
VD: Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản (tiết 2) yêu cầu học sinh
dựa vào ví dụ SGK xây dựng tiểu phẩm liên quan đến kiến thức môn học.
- Dạy học gắn với thực tiễn cuộc sống của học sinh.
Hội nghị chuyên đề “Dạy và học môn GDCD theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan”
9
Để dạy học môn GDCD có hiệu quả cần gắn nội dung bài học với thực
tiễn cuộc sống của học sinh, cần tăng cường sử dụng các tình huống, các trường
hợp điển hình, các trường hợp thực tế, các vấn đề bức xúc trong thực tế xảy ra
xung quanh các em để phân tích, đối chiếu, minh họa cho bài giảng. Đồng thời
cũng khuyến khích cho học sinh liên hệ thực tế, tiến hành điều tra, tìm hiểu phân
tích, đánh giá các sự kiện trong đời sống thực tiễn của lớp học, nhà trường từ đó
hình thành nên các kĩ năng và thái độ trong cuộc sống.
- Việc sử dụng SGK hợp lí khi giảng bài lên lớp khắc phục dạy học theo
lối đọc chép.
+ Sử dụng SGK hợp lí nhằm phát triển tư duy cho học sinh, SGK là tài
liệu giúp học sinh học tập, nó cũng là cơ sở để giáo viên chuẩn bị bài giảng, xác
định kiến thức để dạy học sinh.
+ Dặn dò học sinh chuẩn bị bài ở nhà theo hệ thống câu hỏi, bài tập, khi
đó học sinh sẽ học tốt, khai thác tốt SGK.
+ GV cần nghiên cứu kĩ hình ảnh SGK để hướng dẫn HS học cho tốt. Sử
dụng hợp lí công nghệ thông tin trong bài giảng: Ứng dụng công nghệ thông tin
để dạy học là một trong những hướng thay đổi về phương pháp dạy học trong
nhà trường hiện nay. Tuy nhiên việc ứng dụng công nghệ thông tin không có
nghĩa là ứng dụng toàn bài mà có thể là một phần nào đó. Mỗi giáo viên cần
chọn tiết học sao cho phù họp nếu đưa lên trang trình chiếu thì sẽ vận dụng được
tối đa ưu việt của máy tính để cung cấp thông tin cho học sinh, có hiệu quả hơn
bài giảng viết thông thường. Khai thác tối đa thiết bị dạy học nhà trường đã gắn
máy chiếu cho toàn khối 12 nên tận dụng sử dụng triệt để. GV muốn sử dụng
công nghệ thông tin có hiệu quả thì không những phải có kiến thức tin học,
không chỉ đơn thuần là viết chữ lên các trang trình chiếu mà phải có ý thức sư
phạm, phương pháp dạy học sao cho phù hợp tập trung sự chú ý của học sinh.
- Sử dụng tài liệu kiểm tra đánh giá thường xuyên và định kì của Bộ
GDĐT. GV cần thay đổi quan niệm trong kiểm tra đánh giá, những câu hỏi hay
bài tập mang tính tái hiện kiến thức thay vào những câu hỏi, bài tập trắc nghiệm
nhằm kích thích tư duy, sáng tạo, vận dụng liên hệ thực tiễn.
- Các hình thức kiểm tra thường xuyên và định kì. Kiểm tra đánh giá là
một khâu quan trọng của quá trình dạy học. Để việc kiểm tra đánh giá mang tính
khách quan toàn diện, hệ thống và công khai, công bằng thì quá trình ra đề kiểm
tra đòi hỏi phải có sự công phu, nghiên cứu kĩ nội dung bài học.
+ Trước khi biên soạn đề cần xác đinh mục đích, hệ thống câu hỏi sao cho
phù hợp nhằm đánh giá được cả ba mặt kiến thức, kĩ năng, thái độ của học sinh.
+ Xác định cấu trúc hệ thống câu hỏi để làm bài tốt.
+ Nội dung kiểm tra phải thể hiện qua các cấp độ tư duy từ thấp đến cao,
từ nhận biết đến thông hiểu và vận dụng, không chỉ kiểm tra việc học sinh học
thuộc bài mà học sinh cần phải biết lí giải, phân tích, biết liên hệ với thực tiễn,
Hội nghị chuyên đề “Dạy và học môn GDCD theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan”
10
biết vận dụng kiến thức để giải quyết những vấn đề, tình huống, đạo đức, pháp
luật.
Trên đây là những kinh nghiệm tôi đút kết được trong quá trình giảng dạy
hy vọng sẽ góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh
giá môn GDCD theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Tuy nhiên có
nhiều cố gắng nhưng không tránh khỏi những hạn chế rất mong sự đóng góp ý
kiến của đồng nghiệp để cho việc đổi mới phương pháp dạy học cũng tra đánh
giá mang hiệu quả thiết thực nhất.
Hội nghị chuyên đề “Dạy và học môn GDCD theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan”
11
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA MIỆNG TRONG MÔN
GIÁO DỤC CÔNG DÂN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH
Phan Thị Mỹ Duyên
Trường THPT Phú Tâm
I. Đặt vấn đề
Như chúng ta đã biết, mục tiêu của giáo dục ngày nay là phải đào tạo ra
một thế hệ con người có kiến thức, năng động, sáng tạo, có khả năng thích ứng
với đời sống xã hội, hòa nhập và phát triển cộng đồng. Để làm được điều đó thì
việc đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển
năng lực học sinh là điều hết sức cần thiết. Hai hoạt động này có mối quan hệ
chặt chẽ với nhau, trong đó, hoạt động kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát
triển năng lực là một trong những khâu then chốt trong quá trình đổi mới giáo
dục.
Đánh giá theo định hướng phát triển năng lực là đánh giá theo chuẩn và
những sản phẩm đầu ra những sản phẩm đó không chỉ là kiến thức, kỹ năng mà
chủ yếu là khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng, thái độ cần có để thực hiện
nhiệm vụ học tập đạt tới một chuẩn nào đó.
Trong các khâu kiểm tra, đánh giá học sinh theo hướng phát triển năng
lực thì kiểm tra miệng là một mắc xích quan trọng không thể thiếu. Vì thế trong
bài tham luận này tôi xin được phép giới thiệu một vài kinh nghiệm trong việc
đổi mới phương pháp kiểm tra miệng trong môn Giáo dục công dân theo định
hướng phát triển năng lực cho học sinh.
II. Thực trạng
Trước đây, nói đến kiểm tra miệng thì hình như tất cả mọi người đều hình
dung đến việc đầu mỗi tiết học, giáo viên gọi một vài học sinh ngẫu nhiên trả lời
các câu hỏi mà giáo viên đặt ra. Thông thường, các câu hỏi đó chỉ ở cấp độ nhận
biết. Học sinh chỉ cần đọc thuộc lòng bài ngày hôm trước, hôm sau đọc vanh
vách khi thầy cô kiểm tra miệng, như thế là có điểm số 9,10 tuyệt đối.
Tuy nhiên hình thức kiểm tra miệng như thế vấp phải một số trở ngại sau:
- Số lượng học sinh được kiểm tra miệng rất ít trong khi số tiết giáo dục
công dân dân chỉ là 1 tiết/tuần. Thực hiện như vậy khó lòng đảm bảo đủ cột
kiểm tra miệng cho các em.
- Những câu hỏi kiểm tra miệng dạng “học vẹt” như thế chỉ là các em
thuộc làu trong một thời gian ngắn, chưa phát triển được năng lực cho học sinh
theo yêu cầu mới.
III. Giải pháp khắc phục
Hội nghị chuyên đề “Dạy và học môn GDCD theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan”
12
1. Đa dạng các hình thức đánh giá để lấy điểm kiểm tra miệng cho học
sinh
1.1 Kiểm tra miệng ngay đầu tiết học
Biện pháp đánh giá này suy cho cùng vẫn không thể xem nhẹ. Nếu ở đầu
các tiết học, giáo viên đều gọi học sinh lên kiểm tra bài cũ thì nó sẽ trở thành
“nếp”. Các em phải chuẩn bị tâm thế bất cứ khi nào cũng có thể đến lượt mình.
Do đó bài vở ở nhà sẽ được chăm chút kỹ càng hơn. Thông qua giờ kiểm tra
miệng này sẽ hình thành năng lực tự học ở nhà cho học sinh và quá trình các em
trình bày trước lớp cũng sẽ bồi dưỡng được năng lực giao tiếp một cách tốt hơn.
1.2 Đặt những câu hỏi buộc học sinh tư duy trong quá trình tìm tòi kiến
thức mới
Quá trình xây dựng bài học theo phương pháp mới thì giáo viên đóng vai
trò chủ đạo, học sinh mới là người chủ động, tích cực. Vì thế, trong quá trình lên
lớp, thầy cô phải luôn đặt ra nhiều câu hỏi để các em động não, tìm ra đáp án .
Căn cứ vào kết quả trả lời của cá nhân học sinh, ở một số câu hỏi khó,
giáo viên có thể cho điểm các em vào cột kiểm tra miệng. Điều này tạo ra một
sự khích lệ không nhỏ đối với học sinh, tạo ra tâm thế nhiệt tình hơn cho việc
đầu tư xây dựng các mảng kiến thức tiếp theo. Như thế các năng lực giải quyết
vấn đề, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giao tiếp…dần dần phát triển hơn.
1.3 Ghi điểm kiểm tra miệng cho một người đại diện nhóm trong quá trình
thảo luận
Trong quá trình dạy học, chắc chắn giáo viên sẽ dùng đến phương pháp
thảo luận nhóm. Ở phương pháp này, học sinh buộc phải có năng lực hợp tác tốt
với nhau để cùng giải quyết vấn đề/tình huống mà thầy, cô đưa ra. Sau khi thống
nhất được đáp án chung, các em sẽ cử một đại diện trình bày ý kiến của nhóm
mình cũng như phản biện lại những ý kiến của các nhóm khác (nếu có). Căn cứ
vào mức độ trình bày, phản biện mà đại diện nhóm đã làm được, nếu tốt, giáo
viên sẽ ghi điểm cho em đó vào cột kiểm tra miệng. Và, những lần sau, khi có
hoạt động nhóm, sẽ luân phiên tạo điều kiện cho các thành viên khác có điểm.
1.4 Ghi nhận kết quả làm bài tập cuối giờ
Thông thường, đến hết tiết học, giáo viên thường có phần kiểm tra mức
độ tiếp thu của học sinh thông qua các bài tập cuối giờ. Đó có thể là các câu trắc
nghiệm, bài tập tình huống…
Ví dụ sau khi tìm hiểu các quyền học tập, sáng tạo, phát triển của công
dân ở bài 8 Lớp 12. Giáo viên cho học sinh làm bài tập tình huống vận dụng:
“Tuấn vừa tốt nghiệp THPT, anh rất muốn học lên nhưng vì gia đình khó khăn
nên anh phải kiếm việc làm để sống và giúp cha mẹ nuôi hai em còn học phổ
thông. Tuấn rất buồn vì cho rằng cánh cửa nhà trường đã đóng lại với anh”.
Hỏi: - Em có đồng ý với ý kiến của Tuấn không ? Vì sao ?
Hội nghị chuyên đề “Dạy và học môn GDCD theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan”
13
- Nếu trong hoàn cảnh tương tự em sẽ làm gì ?
Giáo viên trong trường hợp này (có thể) cho điểm cột kiểm tra miệng đối
với những học sinh thực hành bài tập tốt. Thông qua các bài tập củng cố, học
sinh sẽ thể hiện rõ thái độ hành vi phù hợp đối với pháp luật, đạo đức xã hội, có
năng lực giải quyết một số vấn đề đạo đức, pháp luật, chính trị, xã hội,…
2. Xây dựng nội dung các câu hỏi phải đảm bảo các mức độ: biết, hiểu,
vận dụng.
Đối với các câu hỏi kiểm tra miệng, giáo viên cần chú ý bên cạnh những
câu hỏi mang tính lý thuyết cần bổ sung thêm câu hỏi mang tính thông hiểu và
vận dụng. Bởi lẽ, cái căn bản đầu tiên là học sinh phải nắm chắc lý thuyết,
những khái niệm, các nội dung pháp luật, các chính sách của Đảng, Nhà
nước…Tuy nhiên, mục đích cuối cùng không phải là các em học được bao nhiêu
bài mà thông qua các bài học đó, học sinh sẽ hiểu và vận dụng được kiến thức
trong đời sống ra sao..
Ví dụ trước khi vào bài 8: Pháp luật với sự phát triển của công dân. Giáo
viên sẽ kiểm tra bài cũ học sinh bằng cách nêu câu hỏi:
- Cho tình huống sau: "Gia đình Lan nhận được giấy thông báo mức đền
bù đất giải phóng mặt bằng thấp hơn những gia đình cùng diện đền bù". Theo
em, để bảo vệ quyền lợi của mình, gia đình Lan cần phải làm gì? (Câu vận dụng)
Sau đó giáo viên có thể nêu thêm một câu hỏi:
- Trình bày ý nghĩa quyền khiếu nại, tố cáo của công dân.(câu nhận biết)
Với cách kiểm tra bài như thế, học sinh sẽ được rèn luyện thêm năng lực
giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng ngôn ngữ,…
IV. Một số kết quả đạt được
- Vẫn với thời lượng rất ít 1 tiết/ tuần, môn giáo dục công dân vẫn đảm
bảo số lượng cột kiểm tra miệng cho tất cả học sinh của lớp.
- Thông qua các hình thức ghi điểm cho cột kiểm tra miệng nêu trên, các
em sẽ phát huy được rất nhiều năng lực cá nhân cần thiết (như đã nêu)
- Điểm số tuy không phải nói lên tất cả, nhưng dĩ nhiên, khi thành quả lao
động trí óc của học sinh được thầy cô ghi nhận thông qua các con điểm lúc ấy
học sinh sẽ vui hơn rất nhiều, và vì thế cũng tạo được không khí sôi nổi hăng say
cho tiết học.
Trên đây là một số kinh nghiệm mà bản thân tôi đã thực hiện trong thời
gian qua. Rất mong quý thầy cô nhiệt tình đóng góp ý kiến để ngày càng hoàn
thiện và đạt hiệu quả cao trong công tác giảng dạy.
Hội nghị chuyên đề “Dạy và học môn GDCD theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan”
14
PHẦN II
CÁCH THỨC ÔN TẬP, XÂY DỰNG CÂU HỎI, ĐỀ THI
MÔN GDCD THEO CÁC MỨC ĐỘ CỦA MA TRẬN THEO
ĐỊNH HƯỚNG THI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
MỘT SỐ GIẢI PHÁP ÔN TẬP CHO HỌC SINH LỚP 12
MÔN GDCD THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
HỌC SINH Ở TRƯỜNG THPT KẾ SÁCH
Nguyễn Thị Minh Tâm
Trường THPT Kế Sách
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hưởng ứng tốt phương án thi Trung học phổ thông quốc gia (THPT QG)
2017 tương thích tốt với định hướng đổi mới chương trình giáo dục trung học
phổ thông theo hương phát triển năng lực cho học sinh. Việc đưa môn Giáo dục
công dân vào danh sách bài thi tổ hợp môn Khoa học xã hội đã khiến cho toàn
xã hội có một chuyển biến rõ rệt không chỉ trong nhận thức dạy và học mà còn
có sự tác động lớn đối với toàn xã hội về vị trí của môn Giáo dục công dân.
Xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn dạy học, từ việc thực hiện tốt Nghị
quyết 29- NQ/TW, để thực hiện tốt với phương án thi THPT QG, Lãnh đạo
trường Trung học phổ thông Kế sách đã chỉ đạo sâu sát tổ Sử - Giáo dục công
dân phải điều chỉnh phương pháp dạy học, ôn tập, xây dựng câu hỏi kiểm tra
theo hình thức trắc nghiệm khách quan phù hợp với định hướng phát triển năng
lực của học sinh. Tổ Sử- Giáo dục công dân của trường đã thống nhất việc ôn
tập, biên soạn câu hỏi với mục tiêu chuẩn bị tốt nhất cho học sinh tham gia vào
kỳ thi quan trọng trong năm 2017. Các giáo viên dạy Giáo dục công dân của tổ
đã nỗ lực rất nhiều trong quá trình thực hiện phương án thi 2017 theo phương
pháp đổi mới với hướng phát triển năng lực cho học sinh.
II. THỰC TRẠNG VIỆC GIẢNG DẠY MÔN GIÁO DỤC CÔNG
DÂN HIỆN NAY
Trong hệ thống môn học của chương trình Giáo dục trung học, môn Giáo
dục công dân là môn học giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát
triển nhân cách của học sinh. Đặc biệt là đối với học sinh lớp 12, môn học giúp
các em hình thành những kỹ năng sống cơ bản để vững vàng bước vào đời vơi ý
thức tổ chức kỹ luật, có thái độ đúng đắn và chấp hành pháp luật một cách tự
giác, sống tốt, sống và làm việc theo Hiến pháp và Luật. Nhiều năm qua, nhận
thức được tầm quan trọng đó, các giáo viên môn Giáo dục công dân đã có nhiều
Hội nghị chuyên đề “Dạy và học môn GDCD theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan”
15
tâm huyết để đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực
cho học sinh, nhưng thực tế môn học lại không giúp được cho các em trong các
kỳ thi Trung học phổ thông và xét Đại học, Cao đẳng nên các em chưa được các
em quan tâm chú trọng nhiều như các môn thi tốt nghiệp.
Việc môn Giáo dục công dân có trong tổ hợp bài thi môn Khoa học xã hôi
là một trong những điều chỉnh thích hợp của Phương án thi THPT QG 2017,
nhưng lần đầu tiên tham gia vào một kỳ thi lớn có tư cách quyết định quan trọng
của học sinh nên nhiều giáo viên vừa mừng vừa lo. Mừng vì vị trí của môn Giáo
dục công dân đã được đặt đúng chỗ. Lo vì các môn khác chỉ thay đổi về hình
thức bài thi thì riêng môn Giáo dục công dân quá mới nên giáo viên môn Giáo
dục công dân còn khá lúng túng trong quá trình ôn tập, biên soạn câu hỏi cho
học sinh.
Phần lớn hình thức kiểm tra của giáo viên ở hình thức tự luận nên với
hình thức thi mới, giáo viên gặp rất nhiều khó khăn trong việc biên soạn câu hỏi
trắc nghiệm khách quan.
Với học sinh, việc môn Giáo dục công dân lần đầu tiên là một cấu phần
trong tổ hợp môn thi THPT QG làm cho các em lo lắng vì các em chưa biết ôn
tập từ đâu, ôn tập như thế nào.
Sau khi có cấu trúc đề thi minh họa của Bộ Giáo dục và Đào tạo cơ bản
giải tỏa tâm lý hoang mang của học sinh, giúp cho giáo viên có định hướng
trong việc ôn tập và biên soạn câu hỏi trắc nghiệm giúp cho học sinh vững vàng
bước vào kỳ thi quan trọng trước mắt.
III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
Theo khảo sát sơ bộ, có khoảng 30% học sinh khối lớp 12 của nhà trường
chọn bài thi tổ hợp môn Khoa học xã hội để xét Tốt nghiệp, nên Lãnh đạo
trường Trung học phổ thông Kế sách rất chú trọng đến việc ôn tập sao cho các
em thi có kết quả tốt nhất.
Sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo chốt phương án thi THPT QG 2017,
Lãnh đạo trường đã phân công các môn trong các tổ hợp bài thi phải thống nhất
biên soạn câu hỏi kiểm tra trắc nghiệm cho môn học của mình. Từng bước điều
chỉnh phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp với phương án thi THPTQG với
định hướng phát triển năng lực học sinh.
Tổ Sử- Giáo dục công dân thực hiện theo quy định của Lãnh đạo trường
đã họp, hội ý, bàn bạc đưa ra kế hoạch giảng dạy, ôn tập bám sát chương trình
và sách giáo khoa.
1. Tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy:
Khi môn Giáo dục công dân chưa nằm trong danh sách các môn thi THPT
QG, để học sinh không “ngán” tiết học Giáo dục công dân, các giáo viên thường
mở rộng kiến thức ngoài sách giáo khoa đề lôi cuốn học sinh vào bài dạy. Thì
hiện nay, giáo viên chú trọng nhiều đến chương trình và sách giáo khoa, đảm
Hội nghị chuyên đề “Dạy và học môn GDCD theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan”
16
bảo không bỏ sót kiến thức nào. Giáo viên hướng dẫn học sinh không nhất thiết
phải học thuộc lòng từng khái niệm, định nghĩa trong sách giáo khoa mà điều
quan trọng là biết phân tích, tổng hợp, lý giải, nhận xét các hiện tượng pháp luật
trong thực tiễn đời sống xã hội. Hướng dẫn cho các em sử dụng các tư liệu thông
tin trên internet làm giàu cho kiến thức, vận dụng được các kiến thức đó vào bài
học của mình. Dạy bảo đảm chuẩn kiến thức kỹ năng, giúp các em biết xử lý
những vấn đề thực tiễn dựa trên kiến thức đã học. Giảng dạy luôn đáp ứng tính
hệ thống giúp các em luôn làm chủ được kiến thức. Học mảng kiến thức nào làm
chủ mảng kiến thức đó theo hình thức: “học đến đâu- củng cố đến đó”. Để đáp
ứng yêu cầu dạy học theo hướng phát triển năng lực của học sinh, giáo viên luôn
phải tự đổi mới mình. Dạy pháp luật, giáo viên cần có những kiến thức về bài
dạy của mình, do đó việc không ngừng tự học là trách nhiệm bắt buộc của người
thầy.
2. Có kế hoạch ôn tập chu đáo
Với hình thức thi trắc nghiệm khách quan cũng gây một ít khó khăn trong
việc ôn tập. Vì trước đây ôn tập theo hình thức tự luận là ôn tập theo chủ đề,
theo bài học, thì việc ôn tập thi trắc nghiệm khách quan đòi hỏi kiến thức phải
rộng, bao quát. Thay vì tập trung tìm hiểu sâu về các chủ đề lớn thì phải rà soát
toàn bộ kiến thức đã học nằm trong sách giáo khoa.
Để học sinh làm quen với hình thức thi trắc nghiệm khách quan, từng
bước tập dượt cho các em cách làm bài thi trắc nghiệm, yêu cầu đặt ra cho giáo
viên dạy Giáo dục công dân của trường THPT Kế sách là phải xây dựng được
ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
Tập thể giáo viên môn Giáo dục công dân trong tổ Sử-Giáo dục công dân
cùng bàn bạc, thống nhất việc lên kế hoạch nghiên cứu xây dựng ngân hàng câu
hỏi kiểm tra trắc nghiệm sao cho vừa sức học sinh, đảm bảo tính chính xác, khoa
học dựa trên cấu trúc đề minh họa của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Việc xây dựng các bộ câu hỏi kiểm tra trắc nghiệm sẽ giúp cho việc ôn
tập trở nên cụ thể hơn. Học sinh được đón nhận kiến thức theo mức độ từ dễ đến
khó, phù hợp với năng lực, mức độ nhận thức của học sinh.
Các nội dung của bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan phải bám sát chương
trình và sách giáo khoa đầy đủ chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ. Để kích
thích được việc tự nghiên cứu và phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh, trong
quá trình ôn tập, giáo viên nên xây dựng các loại câu hỏi buộc học sinh phải
động não. Bộ câu hỏi kiểm tra trắc nghiệm phải đáp ứng đầy đủ bốn mức độ:
Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao. Trong quá trình ôn tập, thầy cô
giáo là người hỗ trợ giúp học sinh bù đắp về kiến thức, kỹ năng làm bài thi trắc
nghiệm khách quan một cách tốt nhất.
Nội dung chương trình Giáo dục công dân lớp 12 chủ yếu học về kiến
thức pháp luật, phạm vi đề cập kiến thức rất rộng. Vì thế, nếu mức độ nhận biết
của các câu hỏi trắc nghiệm khách quan có thể chỉ là nhớ lại các khái niệm, các
Hội nghị chuyên đề “Dạy và học môn GDCD theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan”
17
kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa. Thì với loại câu hỏi thông hiểu đòi hỏi
học sinh phải nhớ từng chi tiết phân tích kiến thức để nhận xét trả lời các câu
hỏi. Loại câu hỏi vận dụng buộc học sinh phải làm chủ được kiến thức mới có
thể xử lý các tình huống trong yêu cầu câu hỏi đặt ra.
Xét đến cùng, nếu có được một chương trình ôn tập tốt, giúp học sinh
nắm vững cơ bản, có đủ năng lực kỹ năng phân tích, lý giải để nắm được nội
dung câu hỏi thì dù có thi với hình thức tự luận hay trắc nghiệm cũng đều không
phải là quá khó đối với học sinh.
Ngoài ra, nhằm giúp cho học sinh lớp 12 nhuần nhuyễn và thành thạo hơn
với hình thức thi mới đối với môn Giáo dục công dân, Lãnh đạo trường còn đôn
đốc nhắc nhở các giáo viên môn Giáo dục công dân tăng cường kiểm tra dạng
câu hỏi bài tập, tham gia xây dựng ngân hàng câu hỏi, hướng dẫn học sinh các
học và cách làm bài theo hình thức thi trắc nghiệm khách quan theo định hướng
phát triển năng lực cho học sinh.
Quy trình biên soạn bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan ở trường THPT
Kế sách được tiến hành như sau
Trước hết việc xây dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan phải đảm bảo
những yêu cầu, quy trình và kỹ thuật soạn thảo một cách khoa học phải đảm
bảo:
- Tính chính xác: câu hỏi phải đúng nguyên tắc đầy đủ nội dung trong
chuẩn kiến thức và sách giáo khoa
- Tính vừa sức đối với học sinh
- Tính khả thi: Bộ câu hỏi trắc nghiệm khi đưa vào thực hiên phải đảm
bảo được tính hiệu quả, học sinh nắm được nội dung và làm được câu hỏi. Đồng
thời giúp cho giáo viên làm tài liệu ôn tập các kiến thức cơ bản cho học sinh.
Dựa vào các yêu cầu trên, trong việc xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc
nghiệm khách quan, tổ Sử - Giáo dục công dân đã phân công giáo viên dạy môn
Giáo dục công dân xây dựng hệ thống câu hỏi. Các nội dung trong chuẩn kiến
thức và sách giáo khoa được lựa chọn cẩn thận với các mức độ: Nhận biết, thông
hiểu, vận dụng cấp độ thấp, vận dụng cấp độ cao. Bộ câu hỏi trắc nghiệm được
đưa ra phản biện trong các buổi họp tổ chuyên môn để thống nhất về nội dung,
hình thức từng câu. Sau đó được tiến hành áp dụng khảo sát trên các đối tượng
học sinh qua các bài kiểm tra 15 phút, 1 tiết và khảo sát chất lượng đầu năm.
Giáo viên tiến hành chấm bài, thống kê kết quả của từng loại mức độ của từng
câu hỏi xem đã phù hợp với từng đối từng ở các cấp độ tư duy chưa. Câu nào
chưa phù hợp, hoặc học sinh chưa hiểu rõ sẽ hội ý lại trong tổ, thống nhất chỉnh
sửa. Những câu được xem là đã chuẩn, tổ sẽ rút ra phân loại và đưa vào lưu
trong ngân hàng đề và trở thành nội dung ôn tập. Việc làm này mất rất nhiều
thời gian cần có sự đóng góp tích cực và khoa học của từng thành viên trong tổ
chuyên môn.
Hội nghị chuyên đề “Dạy và học môn GDCD theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan”
18
III. KẾT LUẬN
Dưới sự chỉ đạo sâu sát của Lãnh đạo trường, và tinh thần tự học tự mày
mò nghiên cứu khoa học của tập thể giáo viên tổ Sử-Giáo dục công dân đặc biệt
là giáo viên dạy môn Giáo dục công dân đã có sự cố gắng và nỗ lực rất nhiều
trong việc ôn tập, biên soạn câu hỏi trắc nghiệm và xây dựng ngân hàng bộ câu
hỏi phục vụ cho ôn tập thi THPT QG 2017. Tuy còn gặp rất nhiều khó khăn
nhưng giáo viên trong tổ đã có nhiều cải tiến chuyển biến rõ rệt trong quá trình
giảng dạy, có nhiều điều chỉnh cho phù hợp với phương án thi mới. Học sinh từ
từ tiếp cận hình thức học với việc kiểm tra trắc nghiệm khách quan ban đầu còn
bỡ ngỡ nhưng dần dần đang theo kịp với sự điều chỉnh phương pháp giảng dạy
của giáo viên.
Tuy nhiên, việc thực hiện đang trong quá trình vừa khai thác vừa thực
hiện nên còn gặp rất nhiều trở ngại. Thiếu tài liệu tham khảo, thiếu kinh nghiệm
cho ôn thi THPT QG, và còn rất nhiều khó khăn khác trong lộ trình vừa dạy, vừa
ôn tập, vừa rèn kỹ năng thi của học sinh là điều các giáo viên dạy Giáo dục công
dân quan tâm nhất hiện nay.
Hội nghị chuyên đề “Dạy và học môn GDCD theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan”
19
PHƯƠNG PHÁP ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT
VÀ KĨ THUẬT VIẾT CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN
Trần Thị Kim Nhẫn
Trường THPT Trần Văn Bảy
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Năm học 2016-2017, môn GDCD được Bộ Giáo dục và đào tạo quyết
định trở thành một trong các môn thi tốt nghiệp THPT quốc gia với hình thức
trắc nghiệm khách quan. Để đáp ứng với tình hình trên, đòi hỏi giáo viên giảng
dạy môn GDCD phải có phương pháp ôn thi tốt nghiệp thật hợp lí và đòi hỏi
phải xây dựng ngân hàng câu hỏi để học sinh ôn luyện nhằm đạt kết quả cao
trong kỳ thi THPT quốc gia.
II. THỰC TRẠNG
1. Thuận lợi
- Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Lãnh đạo trường, Sở Giáo dục và
Đào tạo
- Tất cả giáo viên dạy môn GDCD có tinh thần cầu tiến và lòng quyết tâm
trong việc giảng dạy, ôn thi tốt nghiệp năm 2017
- Nội dung chương trình GDCD khối 12 không nhiều so với những môn xã
hội khác
- Môn GDCD ở trường THPT Trần Văn Bảy đã được thực hiện kiểm tra,
đánh giá bằng hình thức trắc nghiệm 100% hoặc 7 điểm trắc nghiệm + 3 điểm tự
luận
2. Khó khăn
- Là năm đầu tiên môn GDCD được chọn thi tốt nghiệp trong tổ hợp
KHXH, nên tất cả giáo viên dạy môn GDCD chưa có kinh nghiệm trong quá
trình giảng dạy và ôn thi tốt nghiệp
- Tài liệu hướng dẫn phục vụ cho quá trình ôn luyện môn GDCD chưa có
- Đa số học sinh không quan tâm nhiều đến môn GDCD chủ yếu học để
chống liệt
- Nội dung chương trình khối 12 toàn bộ là vấn đề pháp luật nên học sinh
khó nắm bắt kiến thức cũng như vận dụng vào thực tiễn
- Thời gian giảng dạy không nhiều chỉ 1tiết/tuần
Hội nghị chuyên đề “Dạy và học môn GDCD theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan”
20
III. GIẢI PHÁP ÔN TỐT NGHIỆP VÀ KĨ THUẬT VIẾT CÂU HỎI
TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
1. Trong giảng dạy, ôn thi tốt nghiệp THPT
a) Lập kế hoạch giảng dạy và ôn tập
Căn cứ vào nội dung phân phối chương trình GDCD lớp 12 của Bộ
GDĐT, thì giáo viên cần:
- Lập kế hoạch giảng dạy cụ thể theo đúng phân phối chương trình của bộ
môn
- Lập kế hoạch ôn tập phù hợp với thời gian ôn tập thực tế của trường
b) Quá trình thực hiện
Tùy vào điều kiện thuận lợi và khó khăn của trường, của mỗi giáo viên
mà quá trình thực hiện kế hoạch có thể khác nhau. Nhưng trước hết tôi thiết nghĩ
giáo viên cần phải thực hiện những vấn đề cơ bản sau đây:
* Trong thời gian giảng dạy:
- Bám sát nội dung chương trình SGK GDCD lớp 12
- Cung cấp đầy đủ lượng kiến thức cơ bản của từng tiết, từng bài, từng
chuyên đề, chủ đề
- Nhấn mạnh nội dung trọng tâm của từng bài, từng đơn vị kiến thức
- Liên hệ thực tế từ gần đến xa hơn, rộng hơn
- Vận dụng tình huống, xử lí tình huống có liên quan đến nội dung bài học
- Kiểm tra đánh giá thường xuyên, định kì bằng hình thức trắc nghiệm
khách quan
- Theo dõi, quan sát những học sinh yếu kém, những học sinh có dấu hiệu
lười biếng trong học tập để kịp thời điều chỉnh và động viên khích lệ
* Trong thời gian ôn tập:
- Hệ thống lại kiến thức cơ bản từ cấp độ dễ đến khó, từ cơ bản đến bao
quát
- Đổi mới phương pháp giảng dạy, ứng dụng công nghệ thông tin cho phù
hợp với từng nội dung
- Soạn đề cương ôn tập theo chương trình chuẩn
- Vận dụng kiến thức pháp luật bằng tình huống để học sinh xử lí thông
qua câu hỏi trắc nghiệm
- Xây dựng ngân hàng câu hỏi theo nội dung cơ bản của từng bài để ôn
tập
- Cho học sinh làm bài kiểm tra đánh giá mức độ nắm bắt kiến thức của
học sinh để kịp thời khắc phục và điều chỉnh
Hội nghị chuyên đề “Dạy và học môn GDCD theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan”
21
- Cho học sinh làm thử đề minh họa của bộ, của tổ
- Động viên, khích lệ học sinh thường xuyên (khen thưởng nếu được)
- Hướng dẫn học sinh kĩ năng làm bài trắc nghiệm khách quan
2. Kĩ thuật viết câu hỏi trắc nghiệm khách quan
a. Giới thiệu chung về trắc nghiệm khách quan
- TNKQ là phương pháp kiểm tra, đánh giá bằng hệ thống câu hỏi trắc
nghiệm khách quan
- Cách cho điểm TNKQ hoàn toàn không phụ thuộc vào người chấm
- Mô tả các cấp độ của câu hỏi
+ Cấp độ nhận biết: Học sinh nhớ các khái niệm cơ bản, có thể nêu lên hoặc
nhận ra chúng khi được yêu cầu
VD: Hệ thống các quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành và đảm bảo
thực hiện bằng quyền lực của Nhà nước gọi là
A. phong tục
B. tập quán
C. pháp luật
D. đạo đức
+ Cấp độ thông hiểu: Học sinh hiểu các khái niệm cơ bản và có thể vận dụng
chúng, khi chúng đượcthể hiện theo cách tương tự như cách giáo viên đã giảng
hoặc như các ví dụ tiêu biểu về chúng trên lớp học
VD: Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói của dân tộc mình, điều này thể hiện
các dân tộc đều bình đẳng về
A. kinh tế
B. chính trị
C. văn hóa
D. xã hội
+ Vận dụng (ở cấp độ thấp): Học sinh có thể hiểu được khái niệm ở một cấp
độ cao hơn “thông hiểu”, tạo ra được sự liên kết logic giữa các khái niệm cơ bản
và có thể vận dụng chúng để tổ chức lại các thông tin đã được trình bày giống với
bài giảng của giáo viên hoặc trong sách giáo khoa
VD1: Công an giao thông xử phạt hành vi chạy xe gắn máy không đội mũ
bảo hiểm của P. Vậy công an đã thực hiện hình thức nào sau đây ?
A. Sử dụng pháp luật
B. Thi hành pháp luật
C. Tuân thủ pháp luật
Hội nghị chuyên đề “Dạy và học môn GDCD theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan”
22
D. Áp dụng pháp luật
VD 2: Anh B góp ý sửa đổi Hiến pháp. Anh B đã thực hiện quyền nào sau
đây của công dân?
A. Quyền bầu cử, ứng cử
B. Quyền khiếu nại, tố cáo
C. Tham gia quản lí nhà nước và xã hội
D. Quyền bất khả xâm phạm thân thể
VD3: Anh Q tự ý bắt giữ H trong nhiều ngày. Hành vi của Q đã vi phạm
quyền nào sau đây của công dân?
A. Bất khả xâm phạm thân thể
B. Bất khả xâm phạm chỗ ở
C. Được bảo hộ tính mạng, sức khỏe
D. Tự do ngôn luận
+ Vận dụng (cấp độ cao): Học sinh có thể sử dụng các kiến thức về môn
học - chủ đề để giải quyết các vấn đề mới, không giống với những điều đã được
học, hoặc trình bày trong SGK, nhưng ở mức độ phù hợp nhiệm vụ, với kỹ năng
và kiến thức được giảng dạy phù hợp với mức độ nhận thức này. Đây là những
vấn đề, nhiệm vụ giống với các tình huống mà học sinh sẽ gặp phải ngoài xã hội
VD 1: Anh H tự ý xông vào nhà anh T và đánh anh T gây thương tích. Anh H
đã vi phạm quyền gì của công dân?
A. Quyền bất khả xâm phạm chỗ ở và quyền đảm bảo tính mạng, sức khỏe
B. Quyền bất khả xâm phạm thân thể và quyền đảm bảo danh dự
C. Quyền bất khả xâm phạm chỗ ở và quyền bất khả xâm phạm thân thể
D. Quyền bất khả xâm phạm thân thể và quyền đảm bảo an toàn thư tín
VD2: H thường bị nhóm bạn cùng trường chặng đánh. Giúp H chọn cách
ứng xử phù hợp nào sau đây ?
A. Bỏ học
B. Mặc cho sự việc tiếp diễn
C. Tập hợp bạn bè đánh trả
D. Báo với thầy cô hoặc cơ quan có thẩm quyền
VD3: H bày cho T đến cửa hàng ông B trộm điện thoại. Ông B cùng hàng xóm
tóm được T và giao cho công an địa phương xử lí. Những ai trong tình huống
trên đã vi phạm pháp luật ?
A. H và T
B. Ông B và T
Hội nghị chuyên đề “Dạy và học môn GDCD theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan”
23
C. Ông B và hàng xóm
D. H và công an
b. Một số nguyên tắc khi viết câu hỏi trắc nghiệm khách quan
- Câu hỏi không được sai sót về nội dung chuyên môn
- Câu hỏi có nội dung phù hợp thuần phong mỹ tục Việt Nam; không vi
phạm về đường lối chủ trương, quan điểm chính trị của Đảng CSVN, của nước
Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam;
- Tránh viết câu KHÔNG phù hợp với thực tế
- Tránh viết câu phần dẫn của câu hỏi dạng điền khuyết ở đầu câu
Câu gốc Câu sửa
...................là phương tiện chủ yếu để Nhà
nước quản lí xã hội
A. Kế hoạch
B. Đạo đức
C. Pháp luật
D. Giáo dục tư tưởng
Phương tiện chủ yếu để Nhà
nước quản lí xã hội là
A. kế hoạch
B. đạo đức
C. pháp luật
D. giáo dục tư tưởng
- Tránh sự dài dòng trong phần dẫn và phần trả lời
- Nên trình bày phần dẫn ở thể khẳng định (khi dạng phủ định được sử dụng, từ
phủ định cần phải được nhấn mạnh bằng cách in đậm, hoặc gạch chân)
- Các phương án lựa chọn nên đồng nhất về mặt hình thức (độ dài, từ ngữ,…)
- Tránh lặp lại một từ ngữ/thuật ngữ nhiều lần trong câu hỏi
Câu gốc Câu sửa
Câu 1. Bình đẳng trong kinh doanh được hiểu
là
A. mọi doanh nghiệp đều được miễn thuế
B. mọi doanh nghiệp đều ưu tiên lựa chọn mặt
hàng
C. mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về quyền
và nghiã vụ
D. mọi doanh nghiệp được ưu tiên vay vốn
Câu 2. Chủ nghĩa xã hội mà Đảng và nhân dân ta xây
dựng là một xã hội có
A. nền văn hóa tiên tiến
B. nền văn hóa hiện đại
Câu 1. Bình đẳng trong kinh
doanh được hiểu là mọi doanh
nghiệp đều
A. miễn thuế
B. ưu tiên vay vốn
D. ưu tiên lựa chọn địa điểm
C. bình đẳng về quyền và nghĩa
vụ
Câu 2. Chủ nghĩa xã hội mà Đảng
và nhân dân ta xây dựng là một
xã hội có nền văn hóa
A. tiên tiến
Hội nghị chuyên đề “Dạy và học môn GDCD theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan”
24
C. nền văn hóa truyền thống, hiện đại
D. nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
B. hiện đại
C. truyền thống, hiện đại
D. tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
- Viết các phương án nhiễu ở thể khẳng định (cần tránh các phủ định dạng
KHÔNG và TRỪ, tránh sử dụng cụm từ “tất cả những phương án trên”)
- Phương án nhiễu không nên “sai” một cách quá lộ liễu;
VD: Câu nói: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải cùng
nhau giữ lấy nước” là của ai?
A. Obama B. Niw tơn
C. Acximet D. Hồ Chí Minh
- Nội dung phần dẫn phải tường minh, rõ ràng
Câu gốc Câu sửa
Cha mẹ cản trở hôn nhân tự nguyện, đúng
pháp luật của anh A và chị B. Hãy giúp
anh A và chị B chọn cách ứng xử phù hợp
nào sau đây?
A. Nghe theo lời của gia đình
B. Buồn, tâm sự với bạn bè
C. Tìm cách thuyết phục cha mẹ
D. Bỏ nhà đi để chung sống như vợ
chồng
Anh A và chị B kết hôn đúng pháp
luật nhưng bị cha mẹ cản trở. Hãy
giúp anh A và chị B chọn cách ứng
xử phù hợp nào sau đây?
A. Nghe theo lời của gia đình
B. Buồn, tâm sự với bạn bè
C. Tìm cách thuyết phục cha mẹ
D. Bỏ nhà đi để chung sống như
vợ chồng
IV. KẾT LUẬN
Thời gian vừa qua vai trò, vị trí, cách nhìn của học sinh và sự phấn đấu, nỗ
lực từ phía giáo viên giảng dạy môn GDCD được nâng lên rõ nét. Do đó, trong
thời gian sắp tới để môn GDCD đạt kết quả cao trong kỳ thi THPT quốc gia đòi
hỏi phải có sự tương tác tốt từ phía giáo viên với học sinh, sự chỉ đạo sâu sát kịp
thời của các ngành các cấp.
Hội nghị chuyên đề “Dạy và học môn GDCD theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan”
25
CÁCH THỨC ÔN TẬP, XÂY DỰNG CÂU HỎI, ĐỀ THI
MÔN GDCD THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC HỌC SINH
Lê Thị Bé Liên
Trường THPT Mai Thanh Thế
1. Mục tiêu của dạy học định hướng năng lực
Dạy học định hướng năng lực(NL) nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của
việc dạy học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách,
chú trọng năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm
chuẩn bị cho con người NL giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề
nghiệp.
2. Dấu hiệu và đặc trưng cơ bản của dạy học theo năng lực
- Tổ chức các hoạt động đa dạng và phong phú
- Tổ chức các hoạt động phát triển khả năng tự học của học sinh
- Tổ chức các hoạt động khám phá bằng cách đưa ra hệ thống câu hỏi kích
thích học sinh tìm ra kết quả
GV: Linh hoạt trong PP và ứng xử sư phạm, luôn kiểm tra đánh giá kiến thức và
kỹ năng đạt được ở học sinh
3. Kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển trong môn GDCD
Đánh giá theo
chuẩn và sản
phẩm đầu ra
Đảm bảo tính
khách quan,
toàn diện,
khoa học và
trung thực
Có sự phân hóa
mức độ cho các
loại đối tượng
Đổi mới công cụ và
hình thức đề KT
(Câu hỏi/ BT gắn
với thực tiễn
* Phương pháp kiểm tra đánh giá theo định hướng năng lực môn GDCD
+ Nghiên cứu sản phẩm học tập của HS
+ Quan sát trên lớp
+ Hỏi vấn đáp
Hội nghị chuyên đề “Dạy và học môn GDCD theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan”
26
+ Tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng
* Hình thức kiểm tra đánh giá theo định hướng năng lực môn GDCD
+ Đánh giá chẩn đoán
+ Đánh giá quá trình
+ Đánh giá tổng kết
Hướng dẫn biên soạn một câu hỏi/ bài tập theo định hướng phát triển
năng lực trong môn GDCD
Tiêu chí định hướng nội dung của câu hỏi/ bài tập theo định hướng
phát triển năng lực
* NỘI DUNG CÂU HỎI CẦN:
- Phù hợp mục tiêu dạy học của môn học, bài học
- Phải có nguồn gốc thực hướng tới một năng lực nào đó
- Phải có tính gợi mở nhiều hướng hơn là áp đặt
- Phần bối cảnh và câu hỏi phải tương thích
- Phù hợp với nhận thức của học sinh
* MỘT SỐ LOẠI CÂU HỎI, BÀI TẬP THEO ĐỊNH HƯỚNG NĂNG
LỰC TRONG MÔN GDCD
- Câu hỏi, bài tập nhận biết gắn với thực tiễn
- Câu hỏi, bài tập thông hiểu gắn với thực tiễn
- Câu hỏi, bài tập thực hành, vận dụng
- Câu hỏi/BT nhận biết gắn với thực tiễn
+ Mô tả: nhìn /nghe để nhận ra KT, KN đã học qua 1 bối cảnh, tình tiết, hoặc
hoàn cảnh, điều kiện,... Thông qua đó, HS có thể nhận ra, mô tả, trình bày lại,...
kiến thức, kĩ năng có liên quan các em đã được học.
+ Câu hỏi/BT có thể được diễn đạt bằng các động từ: nhận dạng, liệt kê,
thống kê, kể tên, sắp xếp lại, nhớ lại, ghi nhớ, trình bày, mô tả lại,…
+ Có thể ĐG các NL: NL nhận thức các vấn đề đạo đức, pháp luật, chính trị
- xã hội, NL giải quyết vấn đề, NL sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông
VD1: Hãy trình bày 4 hình thức thực hiện pháp luật? (chủ đề 1)
→ Câu hỏi này yêu cầu HS nhớ lại kiến thức đã học.
VD2: Chủ đề 3
Hội nghị chuyên đề “Dạy và học môn GDCD theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan”
27
Em hãy nhìn những hình ảnh và
video quảng cáo sau đây và cho
biết nhận xét của bản thân? Theo
em thế nào là cạnh tranh?
- Câu hỏi/ BT thông hiểu gắn với thực tiễn có đặc điểm gì?
+ Mô tả: Những câu hỏi/bài tập này, có khả năng kiểm tra đánh giá được
mức độ hiểu ý nghĩa và giải thích, chứng minh được ý nghĩa của các nội
dung đã học.
+ Câu hỏi/ bài tập có thể diễn đạt bằng các động từ: Chứng minh; giải
thích; làm sáng tỏ; vì sao; tóm tắt lại...
+ Hướng ĐG các NL: NL nhận thức các vấn đề đạo đức, pháp luật, chính
trị - xã hội, NL đánh giá (tư duy phê phán), NL quản lí, NL trách nhiệm,
NL sử dụng ngôn ngữ, NL sáng tạo,...
VD1: Theo em bố con bạn A có biết đi vào đường ngược chiều là vi phạm pháp
luật không? Hành động của bố con bạn A sẽ dẫn đến hậu quả như thế nào?
Hành động đó cố ý hay không cố ý? (Chủ đề 1)
→ Câu hỏi này yêu cầu HS hiểu được hành vi vi phạm của bố con A và giải
thích.
VD2: Chủ đề 3: CNH, HĐH đất nước
Hội nghị chuyên đề “Dạy và học môn GDCD theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan”
28
1) Quá trình chuyển đổi hoạt động sản xuất của cuộc CMKHKT1
diễn ra như thế nào?
2) Cuộc cách mạng này được ứng dụng ở những quốc gia
có đặc điểm gì?
Cuộc cách mạng KHKT lần 1
- Câu hỏi/BT vận dụng, thực hành có đặc điểm gì?
+ Mô tả: Loại câu hỏi/bài tập này, kiểm tra đánh giá khả năng vận dụng
những gì đã học vào thực tế; hoặc định hướng HS vận dụng/thực hành kiến thức,
kĩ năng, thái độ đã học để giải quyết một nhiệm vụ thực tiễn.
+ Câu hỏi/bài tập có thể được diễn đạt bằng các từ như: thực hiện, làm gì, vận
dụng, áp dụng, rèn luyện, lập kế hoạch, điều tra, đề xuất, có cách làm/phương án
nào khác, dự báo, điều gì sẽ xảy ra tiếp, có thể dẫn tới hậu quả gì,... v.v....
+ Những câu hỏi/bài tập này hướng tới ĐG năng lực: NL giải quyết vấn đề,
NL tư duy phê phán, NL quản lí, NL trách nhiệm, NL sử dụng công nghệ thông
tin và truyền thông, năng lực sáng tạo, năng lực ngôn ngữ,...
VD: Anh Thành kí kết HĐLĐ với giám đốc công ty vận tải A. Nhưng trong
HĐLĐ lại không ghi rõ Anh Thành phải làm công việc gì. Nếu là Anh Thành em
sẽ xử lý như thế nào? (Câu hỏi y/c HS vận dụng và thực hành KT đã học (bài
4 lớp 12).
* HƯỚNG DẪN BIÊN SOẠN CÂU HỎI/BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
THEO NĂNG LỰC CÁC CHỦ ĐỀ TRONG MÔN GDCD.
Hội nghị chuyên đề “Dạy và học môn GDCD theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan”
29
- Mục đích của biên soạn câu hỏi/ bài tập kiểm tra đánh giá theo định
hướng năng lực
+ Nhanh chóng lựa chọn các chuẩn cần kiểm tra, những câu hỏi, bài tập đã có
từ mỗi chủ đề để xây dựng các đề kiểm tra kết quả học tập của HS theo chuẩn và
định hướng đầu ra.
+ Xây dựng ngân hàng câu hỏi bài tập, phục vụ biên soạn nhiều đề kiểm tra
đánh giá.
+ Sử dụng cho công việc tổ chức hoạt động dạy học từng chủ đề.
+ Sử dụng cho việc HS thực hành kiến thức, kĩ năng đã học sau mỗi chủ đề
học tập.
- Quy trình biên soạn câu hỏi, bài tập kiểm tra, đánh giá theo định hướng
năng lực của một chủ đề
+ Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chương trình hiện hành
+ Xác định những năng lực có thể đánh giá và hướng tới trong quá trình dạy
học chủ đề
+ Xây dựng bảng mô tả các mức yêu cầu cần đạt cho một cụm chủ đề
+ Biên soạn hệ thống câu hỏi, bài tập đánh giá theo các mức đã mô tả (bao
gồm cả đáp án).
+ Kiểm tra lại hệ thống câu hỏi, bài tập đánh giá theo các mức đã mô tả
+ Chỉnh sửa lại hệ thống câu hỏi, bài tập đánh giá theo các mức đã mô tả
+ Nêu phương pháp và kĩ thuật để dạy học chủ đề
- Yêu cầu xây dựng đề kiểm tra theo định hướng phát triển năng lực
+ Đề kiểm tra phải hướng tới những năng lực nào đó, bộc lộ trong chuẩn KT-
KN- TĐ của chủ đề kiểm tra
+ Đề kiểm tra phải đánh giá được các chuẩn về kiến thức, kĩ năng, thái độ.
+ Câu hỏi, bài tập kiểm tra gắn với thực tế cuộc sống và phù hợp với đối
tượng học sinh
- Biên soạn đề kiểm tra
Bước 1. Xác định mục đích của đề kiểm tra
Bước 2. Xác định chuẩn KT-KN-TĐ chương trình hiện hành
Bước 3. Xác định những năng lực có thể đánh giá và hướng tới
Bước 4. Xác định hình thức đề kiểm tra
Bước 5. Thiết lập ma trận đề kiểm tra (bảng mô tả tiêu chí của đề kiểm tra)
Bước 6. Biên soạn câu hỏi, bài tập định hướng phát triển năng lực theo ma
trận
Hội nghị chuyên đề “Dạy và học môn GDCD theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan”
30
Bước 7. Xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án), thang điểm
Bước 8. Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra
Tên Chủ
đề
(nội dung,
chương…)
Chuẩn
cần KT
Nhận
biết
Thông
hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ
thấp
Cấp độ
cao
Chủ đề 1
Chuẩn
KT, KN
cần
kiểm
tra
Mô tả
năng lực
Mô tả
năng lực
Mô tả
năng lực
Mô tả
năng lực
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
... điểm
=...%
Chủ đề n
Chuẩn
KT, KN
cần
kiểm
tra
Mô tả
năng lực
Mô tả
năng lực
cần ĐG
Mô tả
năng lực
Mô tả
năng lực
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
... điểm
=...%
Tổng số
câu
Tổng số
điểm
Tỉ lệ %
Số câu
Số điểm
%
Số câu
Số điểm
%
Số câu
Số điểm
%
Số câu
Số điểm
Tổng số
câu
Tổng số
điểm
Tỉ lệ %
Hội nghị chuyên đề “Dạy và học môn GDCD theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan”
31
CÁCH THỨC ÔN TẬP, XÂY DỰNG CÂU HỎI, ĐỀ TRẮC NGHIỆM
KHÁCH QUAN MÔN GDCD THEO ĐỊNH HƯỚNG
THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2017
Trường THPT Hoàng Diệu
Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về
đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá
nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã
hội chủ nghĩa. Vì thế, từ năm học 2016-2017, bộ môn GDCD đã được Bộ Giaos
dục và Đào tạo đưa vào quy định bắt buộc thi trong kỳ thi THPT QG, đồng thời
phải thực hiện bài thi dưới hình thức trắc nghiệm khách quan. Để có được những
câu hỏi hay, bám sát các kiến thức đơn vị bài học phục vụ tốt cho công tác ôn
tập cho học sinh, đòi hỏi người giáo viên không ngừng nghiên cứu, trau dồi kỹ
năng ra đề, kỹ năng xây dựng ma trận kiến thức một cách khoa học là một yêu
cầu rất cần thiết. Sau đây, là một vài kinh nghiệm về công tác xây dựng câu hỏi
trắc nghiệm khách quan bước đầu đã thực hiện ở đơn vị.
I. NHẬN ĐỊNH TỪ BỘ ĐỀ MINH HỌA MÔN GDCD
1. Nhận định chung
Qua quá trình tiếp cận, tìm hiểu đề minh họa môn GDCD của Bộ Giáo
dục và Đào tạo chúng tôi có một vài nhận định như sau:
- Đề minh họa thể hiện kiến thức cơ bản, trọng tâm trong các chủ đề của
chương trình môn GDCD lớp12.
- Kiến thức trong đề không mang tính hàng lâm vì thế học sinh muốn làm
bài tốt phải hiểu bài (không học thuộc lòng).
- Các cấp độ kiến thức nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao
được đảm bảo thông qua tỉ lệ:
+ Tổng số câu nhận biết, thông hiểu chiếm 50%, tổng số câu vận dụng
thấp, vận dụng cao chiếm 50%.
+ Tỉ lệ % giữa nhận biết và thông hiểu cũng như vận dụng và vận dụng
cao chỉ mang tính tương đối, vì ranh giới giữa các cấp độ kiến thức rất mong
manh. Tùy theo kiến thức của từng chủ đề có thể dao động ở tỉ lệ như sau:
. Nếu tổng số câu nhận biết từ: 30% đến 35% thì tổng số câu thông hiểu từ:
15% đến 20%
. Nếu tổng số câu vận dụng từ: 30% đến 35% thì tổng số câu vận dụng cao
từ: 15% đến 20%
2. Nhận dạng cấp độ kiến thức trong đề
Hội nghị chuyên đề “Dạy và học môn GDCD theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan”
32
- Nhận biết: Nhận ra các khái niệm, kiến thức cơ bản của đơn vị kiến
thức hoặc của bài. Đa số câu dẫn thường là câu mệnh đề, độ chênh lệch giữa
phương án đúng với phương án nhiễu là rất cao (phương án dài nhất chưa hẳn là
phương án đúng ở trường hợp câu 1 chỉ là sự ngẫu nhiên)
Câu 1. Một trong các đặc trưng cơ bản của pháp luật thể hiện ở
A. tính quyền lực, bắt buộc chung.
B. tính hiện đại.
C. tính cơ bản.
D. tính truyền thống.
- Thông hiểu: Hiểu được các khái niệm, kiến thức cơ bản. Đa số câu dẫn
thường là câu có dấu chấm hỏi ở cuối câu, độ chênh lệch giữa phương án đúng
và các phương án nhiễu không cao.
Câu 19. Trong trường hợp nào dưới đây thì bất kì ai cũng có quyền được
bắt người?
A. Đang chuẩn bị thực hiện hành vi phạm tội.
B. Đang phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã.
C. Có dấu hiệu thực hiện hành vi phạm tội.
D. Bị nghi ngờ phạm tội.
- Vận dụng thấp: Học sinh sử dụng kiến thức giải quyết một vấn đề, một
tình huống nào đó. Đa số câu dẫn thường là câu có dấu chấm hỏi cuối câu.
Phương án đúng thường thể hiện một vấn đề.
Câu 30. Khi nhìn thấy kẻ gian đột nhập vào nhà hàng xóm, T đã báo ngay
cho cơ quan công an. T đã thực hiện quyền nào của công dân?
A. Quyền khiếu nại.
B. Quyền tố cáo.
C. Quyền tự do ngôn luận.
D. Quyền nhân thân.
- Vận dụng cao: Đa số câu dẫn thường là câu có dấu chấm hỏi ở cuối câu,
là câu phân tích, tổng hợp, đánh giá, sáng tạo ….. học sinh tham gia giải quyết
các vấn đề, tình huống …trong thực tế cuộc sống. Đặc tính của câu hỏi khó là
khoảng 30% trong tổng số học sinh làm được. Phương án đúng thường thể hiện
hai vấn đề.
Câu 25. B và T là bạn thân, học cùng lớp với nhau. Khi giữa hai người
nảy sinh mâu thuẫn, T đã tung tin xấu, bịa đặt về B trên facebook. Nếu là bạn
học cùng lớp của T và B, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào sau đây cho phù hợp
với quy định của pháp luật?
Hội nghị chuyên đề “Dạy và học môn GDCD theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan”
33
A. Coi như không biết vì đây là việc riêng của T.
B. Khuyên T gỡ bỏ tin vì đã xâm phạm nhân phẩm, danh dự của người
khác.
C. Khuyên B nói xấu lại T trên facebook.
D. Chia sẻ thông tin đó trên facebook
II. MỘT VÀI KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC CHUẨN BỊ ÔN
TẬP THI TỐT NGHIỆP MÔN GDCD NĂM 2017
Trước tình hình mới, mỗi giáo viên cũng như tổ bộ môn trong nhà trường
đã chủ động tiến hành xây dựng kế hoạch ôn tập, xây dựng câu hỏi, đề trắc
nghiệm thể hiện đầy đủ các cấp độ kiến thức của ma trận theo định hướng thi
trắc nghiệm khách quan của năm 2017.
1. Cách thức ôn tập
- Căn cứ vào sách giáo khoa GDCD lớp 12, thống nhất nội dung giảng
dạy thông qua hệ thống sơ đồ tư duy; đảm bảo đầy đủ kiến thức cơ bản, trọng
tâm của từng đơn vị kiến thức, chuyên đề, chủ đề; hướng dẫn học sinh tự thiết
lập sơ đồ tư duy, phát phiếu học tập ở dạng sơ đồ tư duy (nếu có điều kiện).
- Vận dụng, giải quyết các vấn đề, tình huống trong thực tiễn đời sống xã
hội gắn liền với nội dung kiến thức của chương trình.
- Thực hành giải bài tập trắc nghiệm sau mỗi tiết học bằng nhiều hình
thức khác nhau.
+ Ứng dụng công nghệ thông tin trình chiếu câu hỏi, học sinh trả lời trực
tiếp.
+ Cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm trên giấy (để tiết kiệm giáo viên
cung cấp ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm của cả chủ đề, học kỳ, năm học; dạy
đến nội dung nào thì cho học sinh giải bài tập trắc nghiệm có liên quan đến nội
dung đó).
- Sau mỗi chủ đề giáo viên cho học sinh giải đề trắc nghiệm ở dạng tổng
hợp; có chấm, sửa, nhận xét, đánh giá; tìm hiểu nguyên nhân và biện pháp khắc
phục đối với các học sinh có kết quả giải bài tập trắc nghiệm còn thấp.
2. Giới thiệu một số khung ma trận câu hỏi trắc nghiệm theo chủ đề
2.1. Khung ma trận 1 (theo một đơn vị bài học)
(Bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội)
Hội nghị chuyên đề “Dạy và học môn GDCD theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan”
34
* Các câu hỏi minh họa cho chủ đề 1 “bình đẳng trong hôn nhân và
gia đình”
Chủ đề này có nhiều đơn vị kiến thức với tổng số câu hỏi là 25 câu.
Chẳng hạn chọn một đơn vị kiến thức “Bình đẳng giữa vợ chồng” xây dựng 4
câu hỏi ở 4 cấp độ kiến thức khác nhau.
- Nhận biết
Câu 1: Tài sản chung của vợ chồng có trong thời kỳ
Chủ đề
Nhận biết
(mô tả
chuẩn)
Thông hiểu
(mô tả
chuẩn)
Vận dụng (mô tả chuẩn)
Tổng
cộng
Cấp độ thấp Cấp độ cao
Chủ đề 1:
Bình đẳng
trong hôn
nhân và
gia đình.
- Nhận biết
tài sản chung
của vợ,
chồng.
- Chuẩn kiến
thức, kĩ năng
cần kiểm tra.
- Hiểu, nhận
định về
quan hệ
nhân thân
của vợ,
chồng.
- Chuẩn
kiến thức, kĩ
năng cần
kiểm tra.
- Vận dụng,
nhận định vi
phạm trong
quan hệ
nhân thân.
- Chuẩn
kiến thức, kĩ
năng cần
kiểm tra.
- Vận dụng,
xác định vi
phạm nội
dung bình
đẳng giữa
vợ, chồng.
- Chuẩn
kiến thức, kĩ
năng cần
kiểm tra.
Số câu:
Tỉ lệ %:
8 4 8 5
25
42%
Chủ đề 2:
Bình đẳng
trong lao
động.
Chuẩn kiến
thức, kĩ năng
cần kiểm tra.
Chuẩn kiến
thức, kĩ
năng cần
kiểm tra.
Chuẩn kiến
thức, kĩ
năng cần
kiểm tra.
Chuẩn kiến
thức, kĩ
năng cần
kiểm tra.
Số câu:
Tỉ lệ %
7 3 7 3
20
33 %
Chủ đề 3:
Bình đẳng
trong kinh
doanh.
Chuẩn kiến
thức, kĩ năng
cần kiểm tra.
Chuẩn kiến
thức, kĩ
năng cần
kiểm tra.
Chuẩn kiến
thức, kĩ
năng cần
kiểm tra.
Chuẩn kiến
thức, kĩ
năng cần
kiểm tra.
Số câu
Tỉ lệ %
5 3 5 2
15
25 %
TS câu
Tỉ lệ: %
Số câu: 20
Tỉ lệ: 33%
Số câu: 10
Tỉ lệ: 17%
Số câu: 20
Tỉ lệ: 33%
Số câu: 10
Tỉ lệ: 17%
TS câu:
60
Tỉ lệ:
100%
Hội nghị chuyên đề “Dạy và học môn GDCD theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan”
35
A. hôn nhân. B. yêu nhau. C. hẹn hò. D. tìm hiểu.
- Thông hiểu
Câu 2: Vợ chồng giúp đỡ cùng nhau phát triển về mọi mặt. Yếu tố trên
thể hiện sự bình đẳng trong quan hệ nào sau đây?
A. Nhân thân. B. Tài sản. C. Vật chất. D. Thông tin.
- Vận dụng
Câu 3: Mỗi khi say rượu là H đánh vợ, mắng con. Tình trạng trên được
gọi là gì?
A. Bạo lực gia đình. B. Bạo lực học đường.
C. Bạo hành đường phố. D. Bạo lực tinh thần.
- Vận dụng cao
Câu 4: Là người đàn ông gia trưởng nên T không bao giờ phụ vợ công
việc gia đình và cũng không thích vợ mình can thiệp vào chuyện mua xe, mua
nhà. T đã xâm phạm quan hệ nào trong gia đình?
A. Nhân thân, tài sản. B. Nhân thân, định đoạt.
C. Tài sản, tình thân. D. Chiếm hữu, sử dụng.
2.2. Khung ma trận 2 (theo một đề kiểm tra)
(Bài 1: Pháp luật và đời sống, bài 2: Thực hiện pháp luật, bài 3: Công dân
bình đẳng trước pháp luật)
Chủ đề
Nhận biết
(mô tả chuẩn)
Thông hiểu
(mô tả
chuẩn)
Vận dụng (mô tả
chuẩn) Tổng
cộng
Cấp độ
thấp
Cấp độ
cao
Chủ đề 1:
Pháp luật
và đời
sống
Chuẩn kiến
thức, kĩ năng
cần kiểm tra.
Chuẩn kiến
thức, kĩ năng
cần kiểm tra.
Chuẩn kiến
thức, kĩ
năng cần
kiểm tra.
Chuẩn
kiến thức,
kĩ năng
cần kiểm
tra.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
6
1.5
15%
2
0.5
5%
6
1.5
15%
2
0.5
5%
16
4.0
40%
Chủ đề 2:
Thực hiện
pháp luật
Chuẩn kiến
thức, kĩ năng
cần kiểm tra.
Chuẩn kiến
thức, kĩ năng
cần kiểm tra.
Chuẩn kiến
thức, kĩ
năng cần
kiểm tra.
Chuẩn
kiến thức,
kĩ năng
cần kiểm
tra.
Hội nghị chuyên đề “Dạy và học môn GDCD theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan”
36
* Các câu hỏi minh họa cho chủ đề 3 “công dân bình đẳng trước pháp
luật”
- Nhận biết gồm có 2 câu
Câu 1: Bình đẳng trước pháp luật có nghĩa là quyền và nghĩa vụ của
công dân
A. Không tách rời nhau. B. Không có mối quan hệ với nhau.
C. Không liên quan với nhau. D. Luôn tách rời nhau.
Câu 2: Tạo điều kiện vật chất, tinh thần để mọi công dân bình đẳng trong
thực hiện quyền và nghĩa vụ. Nội dung trên đã đề cập đến trách nhiệm của
A. Nhà nước. B. Nhân dân.
C. Xã hội. D. Dân tộc.
- Thông hiểu có 1 câu
Câu 3: Mức độ sử dụng quyền và nghĩa vụ của công dân phụ thuộc vào
những yếu tố nào?
A. Khả năng, điều kiện, hoàn cảnh.
B. Điều kiện, nghề nghiệp, địa vị xã hội.
C. Hoàn cảnh, năng khiếu, năng lực.
D. Khả năng, độ tuổi, giới tính.
- Vận dụng gồm có 2 câu
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
6
1.5
15%
3
0.75
7.5%
6
1.5
15%
3
0.75
7.5%
18
4.5
45 %
Chủ đề 3:
Công dân
bình đẳng
trước
pháp luật
- Nhận biết
quyền và nghĩa
vụ, trách nhiệm
của nhà nước
về bình đẳng
trước pháp
luật.
Hiểu và nhận
định mức độ
sử dụng
quyền và
nghĩa vụ của
công dân.
Vận dụng
xác định
việc thực
hiện nghĩa
vụ, trách
nhiệm pháp
lý.
Vận dụng
mối quan
hệ giữa
quyền và
nghĩa vụ.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
2
0.5
5%
1
0.25
2.5%
2
0.5
5%
1
0.25
2.5%
6
1.5
15 %
TS câu
TS điểm
Tỉ lệ: %
Số câu: 14
Số điểm: 3.5
Tỉ lệ: 35%
Số câu: 6
Số điểm: 1.5
Tỉ lệ: 15%
Số câu: 14
Số điểm:
3.5
Tỉ lệ: 35%
Số câu: 6
Số điểm:
1.5
Tỉ lệ: 15%
TS câu:
40
TS điểm:
10.0
Tỉ lệ:
100%
Hội nghị chuyên đề “Dạy và học môn GDCD theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan”
37
Câu 4: Mọi công dân Việt Nam được quyền hưởng độc lập dân tộc. Vậy
mỗi người chúng ta phải thực hiện nghĩa vụ gì?
A. Bảo vệ Tổ quốc. B. Nghĩa vụ quân sự.
C. Nộp thuế. D. Lao động.
Câu 5: Tuy là Chủ tịch xã nhưng vi phạm pháp luật, H vẫn bị xử lí như
mọi công dân khác. Trường hợp trên thể hiện sự bình đẳng về vấn đề gì sau đây?
A. Trách nhiệm pháp lý. B. Trách nhiệm công dân.
C. Nghĩa vụ. D. Nhiệm vụ.
- Vận dụng cao có 1 câu
Câu 6: Anh X tham gia kinh doanh và nộp thuế đúng quy định. Vậy X đã
được đảm bảo bình đẳng về vấn đề gì?
A. Quyền và nghĩa vụ. B. Quyền và lợi ích.
C. Trách nhiệm và nghĩa vụ. D. Trách nhiệm pháp lý.
III. KẾT LUẬN
Thiết lập ma trận khung chúng ta sẽ hạn chế bỏ sót nội dung kiến thức của
môn học. Tuy nhiên, đối với một câu hỏi được đưa ra, đánh giá câu hỏi đó ở cấp
độ kiến thức nào, còn tùy thuộc vào quan điểm của người dạy, đối tượng tiếp thu
kiến thức của người học, thời điểm đặt câu hỏi,…. Người này cho câu hỏi đó là
câu nhận biết nhưng người khác cho nó là câu thông hiểu là chuyện bình thường.
Vì vậy, khi xây dựng khung ma trận cần bám sát mục tiêu của việc biên soạn
câu hỏi, đề kiểm tra.
Trên đây là một vài ý kiến tham luận của trường THPT Hoàng Diệu chắc
rằng trong công tác chuẩn bị, xây dựng câu hỏi, đề trắc nghiệm khách quan theo
các cấp độ kiến thức của ma trận còn có nhiều thiếu sót. Chúng tôi rất mong
nhận được sự trao đổi, đóng góp ý kiến của cấp lãnh đạo, quý đồng nghiệp.
Hội nghị chuyên đề “Dạy và học môn GDCD theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan”
38
PHẦN III
DẠY HỌC MÔN GDCD THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP LIÊN MÔN
DẠY HỌC MÔN GDCD THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP LIÊN MÔN
Trần Thị Ngọc Huệ
Trường THPT An Ninh
I. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, việc đổi mới phương pháp dạy học là nhiệm
vụ cấp thiết đang đặt ra cho ngành giáo dục hiện nay. Trên cơ sở đã thực hiện
tích hợp kiến thức liên môn là một trong những nguyên tắc quan trọng trong dạy
học, nhất là đối với môn Giáo dục công dân. Vận dụng nguyên tắc này không
chỉ phát huy tính tích cực học tập, mà còn hình thành cho học sinh kĩ năng sống
và giải quyết các vấn đề của cuộc sống; đồng thời không chỉ giúp giáo viên dạy
môn Giáo dục công dân khẳng định được vị trí quan trọng của môn học, mà còn
thay đổi được cách nhìn nhận chưa đúng của xã hội về môn học này. Đồng thời,
dạy học liên môn là sự vận dụng những nội dung và phương pháp các lĩnh vực,
các môn học có liên quan để nhằm tăng hiệu quả dạy học GDCD và làm sáng tỏ
những kiến thức mà học sinh được học trong mỗi bộ môn. Việc dạy học liên
môn làm cho các em nhận thức sự phát triển của xã hội một cách liên tục, thống
nhất, mối liên hệ hữu cơ giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội, hiểu được tính
toàn diện của xã hội. Tôi xin trao đổi một số kinh nghiệm và đề xuất các nội
dung đề cập đến thực trạng dạy và học của chúng tôi hiện nay như sau:
Đã từ lâu bộ môn GDCD theo quy định của Bộ GDĐT, của Chính phủ,
của Sở GDĐT đã yêu cầu lồng ghép, tích hợp nhiều nội dụng quan trọng để
nhằm đáp ứng yêu cầu cấp bách của xã hội như: tích hợp, lồng ghép các vấn đề
giáo dục pháp luật an toàn giao thông trong trường học thông qua việc thực hiện
công văn liên bộ giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Giao thông vận tải... Kế
tiếp là tích hợp, lồng ghép các môn học về giáo dục quốc phòng; giáo dục dân số
và sức khỏe sinh sản vị thành niên; giáo dục bảo vệ môi trường; giáo dục giá trị,
kỹ năng sống; học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh... Và gần
đây là việc tích hợp, lồng ghép giáo dục chương trình phòng chống tham nhũng;
phòng chống tác hại game online có nội dung bạo lực, không lành mạnh cũng
đang được Bộ Giáo dục và Đào tạo “gửi gắm” vào bộ môn Giáo dục công dân.
Do vậy giáo viên dạy Giáo dục công dân đã được làm quen và vận dụng nguyên
tắc dạy học tích hợp từ khá sớm. Thế nhưng, trong thực tế giảng dạy, phần lớn
giáo viên đã vận dụng nguyên tắc này một cách sơ sài, qua loa, dạy cho có, hầu
hết mới chỉ dừng lại ở mức độ liên hệ thông thường, thậm chí có giáo viên còn
bỏ qua...và cho rằng do học sinh lười học bộ môn vì không thi cử và kiến thức
Chuyên Đề Dạy Và Học Môn Giáo Dục Công Dân Theo Định Hướng Thi Trắc Nghiệm Khách Quan
Chuyên Đề Dạy Và Học Môn Giáo Dục Công Dân Theo Định Hướng Thi Trắc Nghiệm Khách Quan
Chuyên Đề Dạy Và Học Môn Giáo Dục Công Dân Theo Định Hướng Thi Trắc Nghiệm Khách Quan
Chuyên Đề Dạy Và Học Môn Giáo Dục Công Dân Theo Định Hướng Thi Trắc Nghiệm Khách Quan
Chuyên Đề Dạy Và Học Môn Giáo Dục Công Dân Theo Định Hướng Thi Trắc Nghiệm Khách Quan
Chuyên Đề Dạy Và Học Môn Giáo Dục Công Dân Theo Định Hướng Thi Trắc Nghiệm Khách Quan

More Related Content

What's hot

Một số biện pháp hình thành năng lực, phẩm chất cho học sinh Tiểu học!
Một số biện pháp hình thành năng lực, phẩm chất cho học sinh Tiểu học!Một số biện pháp hình thành năng lực, phẩm chất cho học sinh Tiểu học!
Một số biện pháp hình thành năng lực, phẩm chất cho học sinh Tiểu học!
Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Thực trạng công tác bảo hộ lao động tại công ty giày 30 4 tây ninh
Thực trạng công tác bảo hộ lao động tại công ty giày 30   4 tây ninhThực trạng công tác bảo hộ lao động tại công ty giày 30   4 tây ninh
Thực trạng công tác bảo hộ lao động tại công ty giày 30 4 tây ninh
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Công tác chỉ đạo đổi mới sinh hoạt chuyên môn ở trường Tiểu học
Công tác chỉ đạo đổi mới sinh hoạt chuyên môn ở trường Tiểu họcCông tác chỉ đạo đổi mới sinh hoạt chuyên môn ở trường Tiểu học
Công tác chỉ đạo đổi mới sinh hoạt chuyên môn ở trường Tiểu học
tieuhocvn .info
 
Sáng kiến kinh nghiệm giảng dạy môn Hóa học trong trường THCS
Sáng kiến kinh nghiệm giảng dạy môn Hóa học trong trường THCSSáng kiến kinh nghiệm giảng dạy môn Hóa học trong trường THCS
Sáng kiến kinh nghiệm giảng dạy môn Hóa học trong trường THCS
Học Tập Long An
 
Skkn Nang Cao Chat Luong Day Hoc Thong Qua Hoat Dong Du Gio Thaum Lop[1]
Skkn Nang Cao Chat Luong Day Hoc Thong Qua Hoat Dong Du Gio Thaum Lop[1]Skkn Nang Cao Chat Luong Day Hoc Thong Qua Hoat Dong Du Gio Thaum Lop[1]
Skkn Nang Cao Chat Luong Day Hoc Thong Qua Hoat Dong Du Gio Thaum Lop[1]muoinganam
 
Cac ppgd tich cuc (dh khtn hcm)
Cac ppgd tich cuc (dh khtn hcm)Cac ppgd tich cuc (dh khtn hcm)
Cac ppgd tich cuc (dh khtn hcm)
dinhthit39
 
Bai thu hoach cuoi khoa mb
Bai thu hoach cuoi khoa mbBai thu hoach cuoi khoa mb
Bai thu hoach cuoi khoa mb
Mybinh Khuong
 
Sang kien kinh nghiem co nguyen thi minh nam hoc 2014 2015
Sang kien kinh nghiem co nguyen thi minh nam hoc 2014 2015Sang kien kinh nghiem co nguyen thi minh nam hoc 2014 2015
Sang kien kinh nghiem co nguyen thi minh nam hoc 2014 2015
Đinh Song
 
đề thi và đáp án dành cho thầy cô tham gia Hội thi Giáo viên giỏi cấp tiểu họ...
đề thi và đáp án dành cho thầy cô tham gia Hội thi Giáo viên giỏi cấp tiểu họ...đề thi và đáp án dành cho thầy cô tham gia Hội thi Giáo viên giỏi cấp tiểu họ...
đề thi và đáp án dành cho thầy cô tham gia Hội thi Giáo viên giỏi cấp tiểu họ...
tieuhocvn .info
 
Tap huan phuong phap ban tay nan bot
Tap huan phuong phap ban tay nan botTap huan phuong phap ban tay nan bot
Tap huan phuong phap ban tay nan botVũ Bích Nguyệt
 
Đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá.
Đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá.Đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá.
Đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá.
Nguyễn Bá Quý
 
Sáng kiến kinh nghiệm:Nâng cao chất lượng thảo luận nhóm thông qua tiết dạy h...
Sáng kiến kinh nghiệm:Nâng cao chất lượng thảo luận nhóm thông qua tiết dạy h...Sáng kiến kinh nghiệm:Nâng cao chất lượng thảo luận nhóm thông qua tiết dạy h...
Sáng kiến kinh nghiệm:Nâng cao chất lượng thảo luận nhóm thông qua tiết dạy h...
Học Tập Long An
 
DẠY HỌC và KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TR...
DẠY HỌC và KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TR...DẠY HỌC và KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TR...
DẠY HỌC và KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TR...
Nguyễn Bá Quý
 
Phương pháp dạy học theo nhóm
Phương pháp dạy học theo nhómPhương pháp dạy học theo nhóm
Phương pháp dạy học theo nhóm
Linh Nguyễn Khánh
 
Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năn...
Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năn...Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năn...
Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năn...
nataliej4
 
Skkn cô bích đài nh 2014 2015
Skkn cô bích đài nh 2014 2015Skkn cô bích đài nh 2014 2015
Skkn cô bích đài nh 2014 2015
Đinh Song
 
ĐỀ TÀI: Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung cho trẻ 4-5 tuổi, HAY!
ĐỀ TÀI: Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung cho trẻ 4-5 tuổi, HAY!ĐỀ TÀI: Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung cho trẻ 4-5 tuổi, HAY!
ĐỀ TÀI: Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung cho trẻ 4-5 tuổi, HAY!
Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 

What's hot (17)

Một số biện pháp hình thành năng lực, phẩm chất cho học sinh Tiểu học!
Một số biện pháp hình thành năng lực, phẩm chất cho học sinh Tiểu học!Một số biện pháp hình thành năng lực, phẩm chất cho học sinh Tiểu học!
Một số biện pháp hình thành năng lực, phẩm chất cho học sinh Tiểu học!
 
Thực trạng công tác bảo hộ lao động tại công ty giày 30 4 tây ninh
Thực trạng công tác bảo hộ lao động tại công ty giày 30   4 tây ninhThực trạng công tác bảo hộ lao động tại công ty giày 30   4 tây ninh
Thực trạng công tác bảo hộ lao động tại công ty giày 30 4 tây ninh
 
Công tác chỉ đạo đổi mới sinh hoạt chuyên môn ở trường Tiểu học
Công tác chỉ đạo đổi mới sinh hoạt chuyên môn ở trường Tiểu họcCông tác chỉ đạo đổi mới sinh hoạt chuyên môn ở trường Tiểu học
Công tác chỉ đạo đổi mới sinh hoạt chuyên môn ở trường Tiểu học
 
Sáng kiến kinh nghiệm giảng dạy môn Hóa học trong trường THCS
Sáng kiến kinh nghiệm giảng dạy môn Hóa học trong trường THCSSáng kiến kinh nghiệm giảng dạy môn Hóa học trong trường THCS
Sáng kiến kinh nghiệm giảng dạy môn Hóa học trong trường THCS
 
Skkn Nang Cao Chat Luong Day Hoc Thong Qua Hoat Dong Du Gio Thaum Lop[1]
Skkn Nang Cao Chat Luong Day Hoc Thong Qua Hoat Dong Du Gio Thaum Lop[1]Skkn Nang Cao Chat Luong Day Hoc Thong Qua Hoat Dong Du Gio Thaum Lop[1]
Skkn Nang Cao Chat Luong Day Hoc Thong Qua Hoat Dong Du Gio Thaum Lop[1]
 
Cac ppgd tich cuc (dh khtn hcm)
Cac ppgd tich cuc (dh khtn hcm)Cac ppgd tich cuc (dh khtn hcm)
Cac ppgd tich cuc (dh khtn hcm)
 
Bai thu hoach cuoi khoa mb
Bai thu hoach cuoi khoa mbBai thu hoach cuoi khoa mb
Bai thu hoach cuoi khoa mb
 
Sang kien kinh nghiem co nguyen thi minh nam hoc 2014 2015
Sang kien kinh nghiem co nguyen thi minh nam hoc 2014 2015Sang kien kinh nghiem co nguyen thi minh nam hoc 2014 2015
Sang kien kinh nghiem co nguyen thi minh nam hoc 2014 2015
 
đề thi và đáp án dành cho thầy cô tham gia Hội thi Giáo viên giỏi cấp tiểu họ...
đề thi và đáp án dành cho thầy cô tham gia Hội thi Giáo viên giỏi cấp tiểu họ...đề thi và đáp án dành cho thầy cô tham gia Hội thi Giáo viên giỏi cấp tiểu họ...
đề thi và đáp án dành cho thầy cô tham gia Hội thi Giáo viên giỏi cấp tiểu họ...
 
Tap huan phuong phap ban tay nan bot
Tap huan phuong phap ban tay nan botTap huan phuong phap ban tay nan bot
Tap huan phuong phap ban tay nan bot
 
Đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá.
Đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá.Đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá.
Đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá.
 
Sáng kiến kinh nghiệm:Nâng cao chất lượng thảo luận nhóm thông qua tiết dạy h...
Sáng kiến kinh nghiệm:Nâng cao chất lượng thảo luận nhóm thông qua tiết dạy h...Sáng kiến kinh nghiệm:Nâng cao chất lượng thảo luận nhóm thông qua tiết dạy h...
Sáng kiến kinh nghiệm:Nâng cao chất lượng thảo luận nhóm thông qua tiết dạy h...
 
DẠY HỌC và KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TR...
DẠY HỌC và KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TR...DẠY HỌC và KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TR...
DẠY HỌC và KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TR...
 
Phương pháp dạy học theo nhóm
Phương pháp dạy học theo nhómPhương pháp dạy học theo nhóm
Phương pháp dạy học theo nhóm
 
Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năn...
Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năn...Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năn...
Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năn...
 
Skkn cô bích đài nh 2014 2015
Skkn cô bích đài nh 2014 2015Skkn cô bích đài nh 2014 2015
Skkn cô bích đài nh 2014 2015
 
ĐỀ TÀI: Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung cho trẻ 4-5 tuổi, HAY!
ĐỀ TÀI: Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung cho trẻ 4-5 tuổi, HAY!ĐỀ TÀI: Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung cho trẻ 4-5 tuổi, HAY!
ĐỀ TÀI: Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung cho trẻ 4-5 tuổi, HAY!
 

Similar to Chuyên Đề Dạy Và Học Môn Giáo Dục Công Dân Theo Định Hướng Thi Trắc Nghiệm Khách Quan

THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG ĐÓNG VAI NHẰM BỒI DƢỠNG, PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIAO TIẾP...
THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG ĐÓNG VAI NHẰM BỒI DƢỠNG, PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIAO TIẾP...THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG ĐÓNG VAI NHẰM BỒI DƢỠNG, PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIAO TIẾP...
THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG ĐÓNG VAI NHẰM BỒI DƢỠNG, PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIAO TIẾP...
HanaTiti
 
Nghien cuu khoa hoc nop
Nghien cuu khoa hoc nopNghien cuu khoa hoc nop
Nghien cuu khoa hoc noptranthikimngan
 
Bao cao chu de 2 blended learning
Bao cao chu de 2   blended learningBao cao chu de 2   blended learning
Bao cao chu de 2 blended learning
Kinny_Nguyen
 
Bao cao chu de 2 blended learning verson 2
Bao cao chu de 2   blended learning verson 2Bao cao chu de 2   blended learning verson 2
Bao cao chu de 2 blended learning verson 2
Kinny_Nguyen
 
DANG LE DUY_20.35.000067_0938681086.docx
DANG LE DUY_20.35.000067_0938681086.docxDANG LE DUY_20.35.000067_0938681086.docx
DANG LE DUY_20.35.000067_0938681086.docx
Phương Nga Ngọc Nguyễn
 
Tailieu.vncty.com day hoc-gioi_han_o_lop_11_thpt_theo_huong_phat_huy_tinh_t...
Tailieu.vncty.com   day hoc-gioi_han_o_lop_11_thpt_theo_huong_phat_huy_tinh_t...Tailieu.vncty.com   day hoc-gioi_han_o_lop_11_thpt_theo_huong_phat_huy_tinh_t...
Tailieu.vncty.com day hoc-gioi_han_o_lop_11_thpt_theo_huong_phat_huy_tinh_t...
Trần Đức Anh
 
Sang kien thu 2008
Sang kien thu 2008Sang kien thu 2008
Sang kien thu 2008
tran minh tho
 
Một số biện pháp bồi dưỡng giải toán trên mạng cho học sinh lớp 2.pdf
Một số biện pháp bồi dưỡng giải toán trên mạng cho học sinh lớp 2.pdfMột số biện pháp bồi dưỡng giải toán trên mạng cho học sinh lớp 2.pdf
Một số biện pháp bồi dưỡng giải toán trên mạng cho học sinh lớp 2.pdf
NuioKila
 
Đề tài: Đổi mới soạn giảng theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Đề tài: Đổi mới soạn giảng theo định hướng phát triển năng lực học sinhĐề tài: Đổi mới soạn giảng theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Đề tài: Đổi mới soạn giảng theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Đồ án lý thuyết phương pháp dạy học tin học thầy Lê Đức Long
Đồ án lý thuyết phương pháp dạy học tin học thầy Lê Đức LongĐồ án lý thuyết phương pháp dạy học tin học thầy Lê Đức Long
Đồ án lý thuyết phương pháp dạy học tin học thầy Lê Đức Longthaihoc2202
 
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÙ MỸ HỘI THI GVDG CẤP HUYỆN 2021 BIỆN PHÁP TÍCH H...
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÙ MỸ HỘI THI GVDG CẤP HUYỆN 2021 BIỆN PHÁP TÍCH H...PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÙ MỸ HỘI THI GVDG CẤP HUYỆN 2021 BIỆN PHÁP TÍCH H...
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÙ MỸ HỘI THI GVDG CẤP HUYỆN 2021 BIỆN PHÁP TÍCH H...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔ CHỨC, HƯỚNG DẪN HỌC SINH THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG NGOẠ...
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔ CHỨC, HƯỚNG DẪN HỌC SINH THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG NGOẠ...SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔ CHỨC, HƯỚNG DẪN HỌC SINH THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG NGOẠ...
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔ CHỨC, HƯỚNG DẪN HỌC SINH THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG NGOẠ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tạo hứng thú và phát triển năng lựchọc sinh thông qua các phương pháp và kỹ t...
Tạo hứng thú và phát triển năng lựchọc sinh thông qua các phương pháp và kỹ t...Tạo hứng thú và phát triển năng lựchọc sinh thông qua các phương pháp và kỹ t...
Tạo hứng thú và phát triển năng lựchọc sinh thông qua các phương pháp và kỹ t...
HanaTiti
 
Nghiên Cứu Xây Dựng Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Lớp 1 Trong Dạy Học Vần
Nghiên Cứu Xây Dựng Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Lớp 1 Trong Dạy Học VầnNghiên Cứu Xây Dựng Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Lớp 1 Trong Dạy Học Vần
Nghiên Cứu Xây Dựng Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Lớp 1 Trong Dạy Học Vần
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Assignment02 group3
Assignment02 group3Assignment02 group3
Assignment02 group3Kenny Fox
 
Tổ chức cho học sinh tự lực học tập chương “cảm ứng điện từ” vật lý 11 nâng cao
Tổ chức cho học sinh tự lực học tập chương “cảm ứng điện từ” vật lý 11 nâng caoTổ chức cho học sinh tự lực học tập chương “cảm ứng điện từ” vật lý 11 nâng cao
Tổ chức cho học sinh tự lực học tập chương “cảm ứng điện từ” vật lý 11 nâng cao
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài tổ chức tự học chương "Cảm ứng điện từ" Vật lý 11, HAY
Đề tài  tổ chức tự học chương "Cảm ứng điện từ" Vật lý 11,  HAYĐề tài  tổ chức tự học chương "Cảm ứng điện từ" Vật lý 11,  HAY
Đề tài tổ chức tự học chương "Cảm ứng điện từ" Vật lý 11, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tổ chức cho học sinh tự lực học tập chương “cảm ứng điện từ” vật lý 11 nâng cao
Tổ chức cho học sinh tự lực học tập chương “cảm ứng điện từ” vật lý 11 nâng caoTổ chức cho học sinh tự lực học tập chương “cảm ứng điện từ” vật lý 11 nâng cao
Tổ chức cho học sinh tự lực học tập chương “cảm ứng điện từ” vật lý 11 nâng cao
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Tổ chức cho học sinh tự học chương Cảm ứng điện từ, 9đ
Đề tài: Tổ chức cho học sinh tự học chương Cảm ứng điện từ, 9đĐề tài: Tổ chức cho học sinh tự học chương Cảm ứng điện từ, 9đ
Đề tài: Tổ chức cho học sinh tự học chương Cảm ứng điện từ, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Chu de02 nhom10
Chu de02 nhom10Chu de02 nhom10
Chu de02 nhom10
thaihoc2202
 

Similar to Chuyên Đề Dạy Và Học Môn Giáo Dục Công Dân Theo Định Hướng Thi Trắc Nghiệm Khách Quan (20)

THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG ĐÓNG VAI NHẰM BỒI DƢỠNG, PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIAO TIẾP...
THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG ĐÓNG VAI NHẰM BỒI DƢỠNG, PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIAO TIẾP...THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG ĐÓNG VAI NHẰM BỒI DƢỠNG, PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIAO TIẾP...
THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG ĐÓNG VAI NHẰM BỒI DƢỠNG, PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIAO TIẾP...
 
Nghien cuu khoa hoc nop
Nghien cuu khoa hoc nopNghien cuu khoa hoc nop
Nghien cuu khoa hoc nop
 
Bao cao chu de 2 blended learning
Bao cao chu de 2   blended learningBao cao chu de 2   blended learning
Bao cao chu de 2 blended learning
 
Bao cao chu de 2 blended learning verson 2
Bao cao chu de 2   blended learning verson 2Bao cao chu de 2   blended learning verson 2
Bao cao chu de 2 blended learning verson 2
 
DANG LE DUY_20.35.000067_0938681086.docx
DANG LE DUY_20.35.000067_0938681086.docxDANG LE DUY_20.35.000067_0938681086.docx
DANG LE DUY_20.35.000067_0938681086.docx
 
Tailieu.vncty.com day hoc-gioi_han_o_lop_11_thpt_theo_huong_phat_huy_tinh_t...
Tailieu.vncty.com   day hoc-gioi_han_o_lop_11_thpt_theo_huong_phat_huy_tinh_t...Tailieu.vncty.com   day hoc-gioi_han_o_lop_11_thpt_theo_huong_phat_huy_tinh_t...
Tailieu.vncty.com day hoc-gioi_han_o_lop_11_thpt_theo_huong_phat_huy_tinh_t...
 
Sang kien thu 2008
Sang kien thu 2008Sang kien thu 2008
Sang kien thu 2008
 
Một số biện pháp bồi dưỡng giải toán trên mạng cho học sinh lớp 2.pdf
Một số biện pháp bồi dưỡng giải toán trên mạng cho học sinh lớp 2.pdfMột số biện pháp bồi dưỡng giải toán trên mạng cho học sinh lớp 2.pdf
Một số biện pháp bồi dưỡng giải toán trên mạng cho học sinh lớp 2.pdf
 
Đề tài: Đổi mới soạn giảng theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Đề tài: Đổi mới soạn giảng theo định hướng phát triển năng lực học sinhĐề tài: Đổi mới soạn giảng theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Đề tài: Đổi mới soạn giảng theo định hướng phát triển năng lực học sinh
 
Đồ án lý thuyết phương pháp dạy học tin học thầy Lê Đức Long
Đồ án lý thuyết phương pháp dạy học tin học thầy Lê Đức LongĐồ án lý thuyết phương pháp dạy học tin học thầy Lê Đức Long
Đồ án lý thuyết phương pháp dạy học tin học thầy Lê Đức Long
 
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÙ MỸ HỘI THI GVDG CẤP HUYỆN 2021 BIỆN PHÁP TÍCH H...
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÙ MỸ HỘI THI GVDG CẤP HUYỆN 2021 BIỆN PHÁP TÍCH H...PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÙ MỸ HỘI THI GVDG CẤP HUYỆN 2021 BIỆN PHÁP TÍCH H...
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÙ MỸ HỘI THI GVDG CẤP HUYỆN 2021 BIỆN PHÁP TÍCH H...
 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔ CHỨC, HƯỚNG DẪN HỌC SINH THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG NGOẠ...
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔ CHỨC, HƯỚNG DẪN HỌC SINH THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG NGOẠ...SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔ CHỨC, HƯỚNG DẪN HỌC SINH THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG NGOẠ...
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔ CHỨC, HƯỚNG DẪN HỌC SINH THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG NGOẠ...
 
Tạo hứng thú và phát triển năng lựchọc sinh thông qua các phương pháp và kỹ t...
Tạo hứng thú và phát triển năng lựchọc sinh thông qua các phương pháp và kỹ t...Tạo hứng thú và phát triển năng lựchọc sinh thông qua các phương pháp và kỹ t...
Tạo hứng thú và phát triển năng lựchọc sinh thông qua các phương pháp và kỹ t...
 
Nghiên Cứu Xây Dựng Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Lớp 1 Trong Dạy Học Vần
Nghiên Cứu Xây Dựng Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Lớp 1 Trong Dạy Học VầnNghiên Cứu Xây Dựng Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Lớp 1 Trong Dạy Học Vần
Nghiên Cứu Xây Dựng Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Lớp 1 Trong Dạy Học Vần
 
Assignment02 group3
Assignment02 group3Assignment02 group3
Assignment02 group3
 
Tổ chức cho học sinh tự lực học tập chương “cảm ứng điện từ” vật lý 11 nâng cao
Tổ chức cho học sinh tự lực học tập chương “cảm ứng điện từ” vật lý 11 nâng caoTổ chức cho học sinh tự lực học tập chương “cảm ứng điện từ” vật lý 11 nâng cao
Tổ chức cho học sinh tự lực học tập chương “cảm ứng điện từ” vật lý 11 nâng cao
 
Đề tài tổ chức tự học chương "Cảm ứng điện từ" Vật lý 11, HAY
Đề tài  tổ chức tự học chương "Cảm ứng điện từ" Vật lý 11,  HAYĐề tài  tổ chức tự học chương "Cảm ứng điện từ" Vật lý 11,  HAY
Đề tài tổ chức tự học chương "Cảm ứng điện từ" Vật lý 11, HAY
 
Tổ chức cho học sinh tự lực học tập chương “cảm ứng điện từ” vật lý 11 nâng cao
Tổ chức cho học sinh tự lực học tập chương “cảm ứng điện từ” vật lý 11 nâng caoTổ chức cho học sinh tự lực học tập chương “cảm ứng điện từ” vật lý 11 nâng cao
Tổ chức cho học sinh tự lực học tập chương “cảm ứng điện từ” vật lý 11 nâng cao
 
Đề tài: Tổ chức cho học sinh tự học chương Cảm ứng điện từ, 9đ
Đề tài: Tổ chức cho học sinh tự học chương Cảm ứng điện từ, 9đĐề tài: Tổ chức cho học sinh tự học chương Cảm ứng điện từ, 9đ
Đề tài: Tổ chức cho học sinh tự học chương Cảm ứng điện từ, 9đ
 
Chu de02 nhom10
Chu de02 nhom10Chu de02 nhom10
Chu de02 nhom10
 

More from nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
nataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
nataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
nataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
nataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
nataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
nataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
nataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
nataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
nataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
nataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
nataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
nataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
nataliej4
 

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsgSinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
vivan030207
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
NguynDimQunh33
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
12D241NguynPhmMaiTra
 
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation ManagementQuan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
ChuPhan32
 
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.pptChương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
PhiTrnHngRui
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
AnhPhm265031
 
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
deviv80273
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
linh miu
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
SmartBiz
 
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô HàNgân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
onLongV
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
metamngoc123
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
khanhthy3000
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
QucHHunhnh
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
hieutrinhvan27052005
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
lmhong80
 

Recently uploaded (18)

Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsgSinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
 
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation ManagementQuan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
 
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.pptChương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
 
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
 
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô HàNgân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
 

Chuyên Đề Dạy Và Học Môn Giáo Dục Công Dân Theo Định Hướng Thi Trắc Nghiệm Khách Quan

  • 1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH SÓC TRĂNG KỶ YẾU HỘI NGHỊ CHUYÊN ĐỀ “DẠY VÀ HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN THEO ĐỊNH HƯỚNG THI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN” Thạnh Trị, ngày 22 tháng 12 năm 2016
  • 2. i MỤC LỤC Phần I. Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá môn GDCD theo định hướng phát triển năng lực học sinh 1 1 Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá môn GDCD theo định hướng phát triển năng lực học sinh - Huỳnh Văn Nghệ - Trường THPT Nguyễn Khuyến 1 2 Dạy và học bộ môn Giáo dục công dân lớp 12 theo hình thức chuyên đề nhằm cải thiện ý thức học tập cho học sinh - Ngô Thị Thúy Diễm - Trường THPT chuyên Nguyễn Thị Minh Khai 5 3 Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá môn GDCD theo định hướng phát triển năng lực học sinh - Trần Thị Hồng Đào - Trường THPT Thuận Hòa 8 4 Đổi mới phương pháp kiểm tra miệng trong môn Giáo dục công dân theo định hướng phát triển năng lực của học sinh - Phan Thị Mỹ Duyên - Trường THPT Phú Tâm 11 Phần II. Cách thức ôn tập, xây dựng câu hỏi, đề thi môn GDCD theo các mức độ của ma trận theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan 14 5 Một số giải pháp ôn tập cho học sinh lớp 12 môn GDCD theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THPT Kế Sách - Nguyễn Thị Minh Tâm - Trường THPT Kế Sách 14 6 Phương pháp ôn thi tốt nghiệp THPT và kĩ thuật viết câu hỏi trắc nghiệm khách quan môn Giáo dục công dân - Trần Thị Kim Nhẫn - Trường THPT Trần Văn Bảy 19 7 Cách thức ôn tập, xây dựng câu hỏi, đề thi môn GDCD theo định hướng phát triển năng lực học sinh - Lê Thị Bé Liên - Trường THPT Mai Thanh Thế 25 8 Cách thức ôn tập, xây dựng câu hỏi, đề trắc nghiệm khách quan môn GDCD theo định hướng thi tốt nghiệp THPT năm 2017 - Trường THPT Hoàng Diệu 31 Phần III. Dạy học môn GDCD theo chủ đề tích hợp liên môn 38 9 Dạy học môn GDCD theo chủ đề tích hợp liên môn - Trần Thị Ngọc Huệ - Trường THPT An Ninh 38
  • 3. ii 10 Dạy học môn GDCD theo chủ đề tích hợp liên môn - Trần Quốc Trung Tín - Trường THPT Lịch Hội Thượng 42 11 Dạy học môn Giáo dục công dân theo chủ đề tích hợp liên môn - Nguyễn Thị Hường - Trường THPT Vĩnh Hải 46 12 Dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn - Dương Hồng Cúc - Trường THPT Văn Ngọc Chính 51 13 Bài tích hợp liên môn GDCD lớp 10 - Chủ đề: Môi trường và sự phát triển bền vững - Đoàn Minh Thương - Trường THCS&THPT Mỹ Thuận 54 14 Dạy học môn GDCD theo chủ đề tích hợp liên môn - Ngô Thị Lệ Nghi - Trường THPT Ngã Năm 68 Phần IV. Một số giải pháp giúp học sinh làm bài thi trắc nghiệm đạt hiệu quả cao 71 15 Một số điều cần lưu ý khi làm bài thi trắc nghiệm GDCD- Đặng Thị Thủy Tiên - Trường THCS&THPT Tân Thạnh 71 16 Đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá giúp học sinh làm bài trắc nghiệm GDCD đạt hiệu quả cao - Huỳnh Hoàng Phong - Trường THPT Thiều Văn Chỏi 76 17 Cần thay đổi cách dạy và cách học để làm bài thi trắc nghiệm môn GDCD đạt hiệu quả cao - Lý Thường Kiệt - Trường THPT Hòa Tú 79 18 Cập nhật kiến thức dạy học và rèn luyện kỹ thuật làm bài thi trắc nghiệm khách quan môn GDCD - Thái Dương Hồng Diễm - Trường THPT Huỳnh Hữu Nghĩa 83 19 Một số giải pháp giúp học sinh làm bài trắc nghiệm đạt hiệu quả cao môn GDCD - Nguyễn Thị Cẩm Loan - Trường THPT Lương Định Của 86
  • 4. Hội nghị chuyên đề “Dạy và học môn GDCD theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan” 1 PHẦN I ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ MÔN GDCD THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ MÔN GDCD THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Huỳnh Văn Nghệ Trường THPT Nguyễn Khuyến A. Lời mở đầu Để nâng cao chất lượng dạy học và kiểm tra, đánh giá môn GDCD theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THPT là một việc làm thiết thực và có ý nghĩa lớn trong giai đoạn hiện nay. Do đó giáo viên phải nắm được đặc điểm, khả năng của học sinh, để đưa ra phương pháp giáo dục phù hợp đối với học sinh về các vấn đề thực tế cuộc sống hàng ngày. Để giúp học sinh hiểu, nắm vững các kiến thức và kĩ năng một cách chủ động tích cực để ứng xử trong cuộc sống hàng ngày, giáo viên cần có phương pháp dạy học phù hợp. B. Nội dung I. Thuận lợi và khó khăn 1. Khó khăn Môn giáo dục công dân là một môn học tương đối khó hiểu, khó nhớ, một số nội dung cũng khá lạc hậu. Vì vậy tâm lí của người học không thích học thuộc lòng, ghi nhớ được nội dung kiến thức. Hơn nữa người học không hiểu một cách sâu sắc thì việc ghi nhớ nội dung kiến thức cũng không phải là một điều dễ dàng gì. Mặt khác một số nội dung kiến thức pháp luật lớp 12 là những vấn đề chung nhất cơ bản nhất. Cho nên từ việc tiếp nhận kiến thức để lí giải, vận dụng để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn là tương đối khó cho học sinh. 2. Thuận lợi Đối với giáo viên Khi dạy pháp luật thì việc tìm ra những dẫn chứng, ví dụ sinh động không phải là vấn đề khó. Đối với học sinh
  • 5. Hội nghị chuyên đề “Dạy và học môn GDCD theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan” 2 Từ những kiến thức học được, học sinh có nhiều cơ hội liên hệ thực tiễn cuộc sống để thấy được những vấn đề còn bất cập, có kiến thức để lí giải những vấn đề trong cuộc sống. Chính từ những thuận lợi và khó khăn nêu trên, việc đổi mới phương pháp giúp mang lại hiệu quả cao trong hoạt động giảng dạy để phát huy tính tích cực chủ động của học sinh là điều không thể thiếu. Nhưng thực tiễn đặt ra là làm thế nào giúp người học tiếp thu kiến thức một cách tích cực, chủ động, phát huy được một số sở trường của mình. Theo tôi để thực hiện yêu cầu trên thì cần phải thực hiện một trong số phương pháp sau. II. Giải pháp thực hiện nâng cao chất lượng dạy và học Trong giảng dạy không có phương pháp nào là hiệu quả cao nhất hay ngược lại. Mà phải tùy vào nội dung và người học mà có phương pháp phù hợp, hoài hòa, không quá thừa hay quá thiếu. Vì vậy trong quá trình giảng dạy cần có sự kết hợp một số phương pháp cụ thể sau. 1. Đổi mới về soạn giảng Để giờ học có chất lượng thì soạn giảng phải đổi mới các hoạt động của giáo viên và học sinh. Bài soạn có các câu hỏi dành cho từng đối tượng học sinh yếu, trung bình, khá, giỏi và lấy ví dụ thực tế phải được minh chứng bằng các thông tin mang tính thời sự, hình ảnh, video để giúp học sinh hiểu được nội dung thông qua ví dụ và điều cuối cùng là xây dựng cho học sinh một tiết học nhẹ nhàng, sinh động, có tính mới mẻ. 2. Đổi mới cách tổ chức học sinh Giáo viên quan tâm đến mọi đối tượng học sinh đặc biệt là học sinh yếu, học sinh thụ động bằng cách lôi cuốn các em tham gia vào các hoạt động học tập như: hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm, hoạt động tranh luận ... giáo viên cho học sinh chuẩn bị một số hình ảnh, video, nghiên cứu trước nội dung cần tranh luận, sự kiện liên quan đến nội dung bài học. Khuyến khích kịp thời các em có sự cố gắng. 3. Dạy học thông qua các hoạt động Hoạt động và giao tiếp là những đặc trung cơ bản của con người: Nhân cách của con người chỉ hình thành và phát triển thông qua các hoạt động giao tiếp. Chính vì vậy để hình thành và phát triển nhân cách học sinh, giáo viên phải thông qua các hoạt động giao tiếp bằng cách cho các em giao tiếp với thầy, với bạn thông qua thảo luận nhóm, xử lí tình huống, tranh luận… để các em có thể phát hiện và chiếm lĩnh nội dung bài học. Các hoạt động này do giáo viên thiết kế, dựa trên mục tiêu, nội dung của bài học, điều kiện thực tế của lớp học. 4. Dạy học hợp tác Dạy học hợp tác là cách dạy học trong đó giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động hợp tác với nhau trong các nhóm nhỏ để giải quyết nhiệm vụ học tập, nhằm đạt được mục tiêu học tập. Giáo viên cần tạo cơ hội cho học sinh được bày
  • 6. Hội nghị chuyên đề “Dạy và học môn GDCD theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan” 3 tỏ quan điểm, ý kiến cá nhân về vấn đề đang học, được nêu những khó khăn, vướng mắc, đặt câu hỏi cho thầy cho ban, được trao đổi tranh luận. Chia sẻ ý kiến, kinh nghiệm, được cùng bạn bè xây dựng kế hoạch chuẩn bị thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao. Giaos viên uốn nắn học sinh không tích cực tham gia vào hoạt động. Khi dạy học hợp tác giáo viên cần phải có một số lưu ý sau: Thứ nhất: Nội dung thảo luận phải mang tính vừa sức. - Nếu quá đơn giản thì học sinh không cần phải thảo luận cũng thấy được. - Nếu quá khó thì thời gian không cho phép. - Vấn đề đưa ra cho cả lớp thảo luận không quá nhiều. Vì quá nhiều sẽ khiến cho học sinh không thể nào nắm được nội dung thảo luận của các nhóm khác, sẽ làm cho học sinh chỉ hiểu được nội dung mà mình thảo luận. Thứ hai: Thời gian cho thảo luận phải phù hợp. - Phải quy định thời gian. - Thời gian thảo luận không quá dài. (khoảng 5 đến 7 phút) - Thời gian thảo luận không quá ngắn (ít nhất là 4 phút) ngắn quá học sinh không đủ thời gian giao tiếp, bàn bạc, tư duy, học sinh sẽ làm mang tính đối phó. - Trong một tiết học không nên thảo luận quá một lần (quá nhiều sẽ tạo áp lực cho học sinh, mất thời gian, nhàm chán). Chỉ chọn nội dung phù hợp nhất để thảo luận. 5. Dạy học cách tiếp cận kĩ năng sống Căn cứ vào từng bài học cụ thể giáo viên đưa ra các tình huống cụ thể gần gũi với đời sống học sinh để giáo dục kĩ năng sống như: ứng xử, giải quyết vấn đề, biết từ chối, tìm kiếm sự giúp đỡ đáng tin cậy. Đó là những vấn đề rất cần thiết để giúp các em trở thành những công dân tốt của đất nước, có ý thức, hành vi phù hợp với các chuẩn mực đáo đức và pháp luật. 6. Dạy học gắn với thực tiễn cuộc sống học sinh Để dạy học môn Giáo dục công dân có hiệu quả cần gắn với nội dung bài học với thực tiễn cuộc sống của học sinh. Cụ thể giáo viên cần tăng cường sử dụng các tình huống, các trường hợp điểm hình, các trường hợp thực tế, các vấn đề bứt xúc trong thực tế xảy ra xung quanh các em để phân tích, đối chiếu, minh họa cho bài giảng. Đồng thời cũng khuyến khích cho học sinh liên hệ thực tế, tiến hành điều tra tìm hiểu phân tích đánh giá các sự kiện trong đời sống thực tiễn của lớp học, nhà trường, địa phương trong quá trình học tập từ đó giúp các em góp phần vào việc cải thiện môi trường tự nhiên và xã hội của lớp học, trường học, địa phương. III. Đổi mới kiểm tra đánh giá Để nâng cao chất lượng trong kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát
  • 7. Hội nghị chuyên đề “Dạy và học môn GDCD theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan” 4 triển năng lực học sinh và đáp ứng được nhu cầu thực tiễn giáo dục đặt ra. Cùng với kinh nghiệm của bản thân và tham khảo, nghiên cứu một số tài liệu, theo quan điểm của tôi để đảm bảo chất lượng trong kiểm tra, đánh giá theo hình thức bốn phương án thì chúng ta cần phải tuân theo một số nguyên tắc sau. 1. Mỗi câu hỏi chỉ liên quan đến một mục tiêu nhất định. Bởi vì kiểm tra là nhằm đánh giá, đánh giá bao giờ cũng có mục tiêu xác định. Khi soạn một câu hỏi, chúng ta nên tự hỏi vì sao phải viết câu hỏi ấy, tránh trường hợp viết cho đủ số câu. 2. Câu dẫn nên được trình bày dưới dạng một câu hỏi hay một câu bỏ lửng (chưa hoàn tất). 3. Câu dẫn phải hàm chứa vấn đề mà ta muốn hỏi một cách rõ ràng để người làm trắc nghiệm có thể biết ta muốn hỏi họ điều gì trước khi đọc phần trả lời. 4. Các câu nhiễu, đều phải có vẻ hợp lý và hấp dẫn. Nếu một trong các câu nhiễu ấy không hấp dẫn thì có thêm câu nhiễu ấy cũng vô ích mà thôi. 5. Các phương án trả lời phải độc lập với nhau về mặt ngữ pháp. 6. Các giải pháp đưa ra phải độc lập với nhau về mặt ngữ nghĩa. 7. Không được đưa ra những phương án không có nghĩa phù hợp với nội dung câu hỏi để đánh lạc hướng người trả lời. 8. Tránh dùng chung từ cho phần câu hỏi và phần giải pháp trả lời. 9. Không được biên soạn câu trả lời đúng một cách chi tiết và đầy đủ nhất còn các phương án khác lại quá qua loa, sơ sài. Các giải pháp trả lời phải có độ phức tạp như nhau. 10. Các dữ kiện trong phần câu hỏi phải có cùng mức độ tổng quát. 11. Các câu nhiễu không được quá giống nhau về tính chất. Tính chất giống nhau làm cho câu trả lời đúng trở nên nổi bật, dễ nhận thấy. 12. Không được xây dựng các câu hỏi có câu trả lời có thể nhờ vào thông tin ở một câu khác. C. Lời kết Hiện nay qua rất nhiều năm đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh, đặc biệt là đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan đáp ứng nhu cầu thực tiễn hiện nay. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau. Vì thế bản thân mạnh dạn đưa ra vấn đề này hy vọng đóng góp một phần công sức trong việc tìm ra phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá mang lại hiệu quả tốt hơn.
  • 8. Hội nghị chuyên đề “Dạy và học môn GDCD theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan” 5 DẠY VÀ HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 12 THEO HÌNH THỨC CHUYÊN ĐỀ NHẰM CẢI THIỆN Ý THỨC HỌC TẬP CHO HỌC SINH Ngô Thị Thúy Diễm Trường THPT chuyên Nguyễn Thị Minh Khai 1. Đặt vấn đề Nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục theo Nghị quyết 29, từng đơn vị trường học sẽ có những cách thức thực hiện riêng theo kiểu của mình. Dựa trên nền tảng phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực và dạy học theo nguyên tắc “Người học là trung tâm”, môn Giáo dục công dân lớp 12 tại trường THPT chuyên Nguyễn Thị Minh Khai đã tiến hành áp dụng dạy học theo hình thức chuyên đề trong nhiều năm qua. Cách thức này đã mang lại nhiều lợi ích không chỉ cho người thầy trong quá trình nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn mà còn cho học trò trong việc tiếp theo kiến thức và hình thành năng lực. 2. Cách thức thực hiện 2.1. Quan niệm về chuyên đề Chuyên đề là sự tích hợp nhiều nội dung mà giáo viên nghiên cứu, lựa chọn để đưa thành một đơn vị dạy học cụ thể cho một đối tượng cụ thể. Những đơn vị kiến thức, những nội dung bài học được lựa chọn thường có sự giao thoa, tương đồng hay trùng lắp trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn của bộ môn. Những sự trùng lắp hay gần nhau đó được thiết kế thành nội dung bài học trong một chuyên đề có mức độ lớn hơn và thực tế hơn. Nội dung chuyên đề thường có tính vấn đề rất cao, đặt ra những tình huống nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong quá trình tiếp cận kiến thức và vận dụng kiến thức vào thực tiễn để giải quyết các tình huống ấy cũng như sẽ vận dụng vào trong cuộc sống sau này. Dạy học theo chuyên đề khác với việc dạy theo bài học thông thường nhưng vẫn phải đảm bảo chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình sách giáo khoa hiện hành cũng như tính vừa sức của chuyên đề (cân đối giữa khối lượng và mức độ kiến thức trong chuyên đề). Mục tiêu của việc dạy học theo chuyên đề là giúp học sinh có những hiểu biết về kiến thức cơ bản của chương trình, từ đó học sinh có thể tổng kết, hệ thống hoá kiến thức, củng cố, thực hành, vận dụng, … và tự nghiên cứu, đào sâu kiến thức đã học. 2.2. Một số nguyên tắc khi thực hiện - Tài liệu học tập: giáo viên biên soạn và cung cấp cho học sinh nội dung đầy đủ và chi tiết về từng chuyên đề.
  • 9. Hội nghị chuyên đề “Dạy và học môn GDCD theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan” 6 - Tài liệu tham khảo: chủ yếu là sách giáo khoa, thông tin trên mạng. - Cách thức thực hiện: dạy và học theo hình thức ghép lớp. - Thời gian thực hiện: thời gian dạy rút ngắn (38 tiết/17 tuần bao gồm cả tiết kiểm tra cuối kì và chấm chữa bài kiểm tra). 3. Một vài khó khăn khi thực hiện: 3.1. Giáo viên: - Phải dạy theo hình thức ghép lớp với số lượng học sinh đông. - Tự sắp xếp thời khóa biểu giảng dạy theo hình thức tăng tiết với thời gian rút ngắn. - Chưa được tham gia bất kì lớp đào tạo về kĩ năng soạn thảo nội dung chuyên đề, phương pháp giảng dạy chuyên đề. - Tài liệu tham khảo hạn chế, chủ yếu là sách giáo khoa; sách giáo viên; một số sách pháp luật sửa đổi, bổ sung; tài liệu thông tin trên mạng có liên quan bộ môn chưa được thẩm định nên khó khăn trong việc sử dụng. 3.2. Học sinh: - Đa số học sinh có tư tưởng học lệch, ý thức học tập đối với các môn xã hội không cao, chủ yếu học theo hình thức đối phó (học sinh chuyên các môn khoa học tự nhiên ít quan tâm đến bộ môn → ý thức học tập chưa cao; học sinh chuyên các môn khoa học xã hội có quan tâm đến bộ môn nhưng chưa đúng mức → ý thức học tập chưa cao). - Hình thức học ghép lớp với số lượng học sinh đông nên các em hay làm ồn, không tập trung lắng nghe, không tham gia hoạt động, thậm chí học môn khác trong giờ học chuyên đề (vì các em được phát sẵn nội dung chuyên đề). 4. Giải pháp khắc phục: - Hiểu đúng tâm lý học sinh để tổ chức ghép lớp, xây dựng nội dung chuyên đề, lựa chọn phương pháp dạy phù hợp. Cụ thể, hình thức ghép lớp gồm hai loại hình nhóm lớp học chuyên đề (nhóm lớp khoa học tự nhiên và nhóm lớp khoa học xã hội). - Thiết kế thang điểm kiểm tra, đánh giá ý thức học tập và rèn luyện của học sinh: Ý thức học tập Biểu điểm Thuyết trình và phản biện M Bài luận 15’ Bài tập trắc nghiệm V, HK Ý thức rèn luyện Biểu điểm Tham gia đầy đủ các buổi học + 2 Học tập nghiêm túc, có chất lượng + 2 Hoạt động tương tác + 2 - Giúp học sinh tiếp cận khung nội dung chuyên đề → học sinh lựa chọn nội dung “tâm đắc nhất” làm chủ đề thuyết trình và phản biện. - Thiết kế nội dung chuyên đề cung cấp cho học sinh bằng từ khóa, ý chính, xác định hoạt động của học sinh đối với từng đơn vị kiến thức trong
  • 10. Hội nghị chuyên đề “Dạy và học môn GDCD theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan” 7 chuyên đề → học sinh tự ghi chú, tự phân tích, tham gia hoạt động … - Thiết kế nội dung câu hỏi với mức độ vận dụng cho hoạt động tương tác với học sinh sau khi kết thúc một đơn vị kiến thức trong chuyên đề. - Yêu cầu học sinh viết bài luận về chuyên đề vừa học đảm bảo các mức độ giải thích, vận dụng thực tế, trình bày quan điểm. 5. Mô hình thiết kế bài dạy một chuyên đề Chuyên đề 1: PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG Nội dung tiết 1: Khái niệm pháp luật và các đặc trưng của pháp luật Thiết kế bài giảng Nội dung: Khái niệm pháp luật Hoạt động của học sinh Giáo viên định hướng - Phân tích nội dung ; lĩnh vực điều chỉnh; biện pháp cưỡng chế; …) - Xác định: việc được làm, việc phải làm, việc không được làm được nêu trong nội dung luật. - Phân tích ví dụ trang 5 – SGK với các yêu cầu như trên. → Hiểu khái niệm pháp luật, nêu được ví dụ minh họa. Bài tập thực hành 1 Ví dụ nội dung luật cụ thể. Giải thích từ khóa trong khái niệm (quy tắc xử sự chung, bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước, …) Nội dung: Các đặc trưng của pháp luật Hoạt động của học sinh Giáo viên định hướng Trên đây là tham luận của trường THPT chuyên Nguyễn Thị Minh Khai.
  • 11. Hội nghị chuyên đề “Dạy và học môn GDCD theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan” 8 ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ MÔN GDCD THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Trần Thị Hồng Đào Trường THPT Thuận Hòa Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh là một khâu quan trọng trong quá trình dạy học. Nhưng việc kiểm tra đánh giá phải được thực hiện trong suốt quá trình dạy học với mục đích phát hiện kịp thời những ưu nhược điểm của học sinh trong quá trình nhận thức rèn luyện kĩ năng, thái độ, phát triển tình cảm niềm tin của học sinh để kịp thời có những biện pháp uốn nắn cho phù hợp từng học sinh. Kiểm tra đánh giá không chỉ nhằm mục đích đánh giá kết quả cuối cùng của việc lĩnh hội kiến thức mà còn là hoạt động kích thích hoạt động nhận thức của học sinh. Đồng thời nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động dạy học. Vì vậy chúng ta nên xem kiểm tra, đánh giá như một phương pháp dạy học. Ngay sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố phương án thi THPT quốc gia năm 2017 trong đó môn GDCD là một cấu phần trong tổ hợp môn thi khoa học xã hội thì nhà trường đã xây dựng kế hoạch chỉ đạo giáo viên giảng dạy bộ môn GDCD thực hiện các yêu cầu cũng như việc đổi mới, kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh để nâng cao kết quả học tập của học sinh, học sinh tích cực chủ động hơn trong học tập. Trong nhiều năm giảng dạy ở trường, thông qua việc đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá, khắc phục tình trạng dạy học chủ yếu theo lối đọc - chép. Bản thân tôi rút ra những kinh nghiệm như sau: - Khi tổ chức dạy học phải phân hóa theo năng lực học sinh dựa trên các tài liệu chuẩn kiến thức, kĩ năng. + Bám chương trình bộ môn, chuẩn kiến thức kĩ năng để thiết kế bài giảng với mục tiêu là đạt các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng. + Giúp cho học sinh trung bình trở lên hiểu và thực hiện tốt các chuẩn kiến thức kĩ năng. Đối với học sinh khá, giỏi khai thác sâu kiến thức, kiểm tra để phù hợp với khả năng tiếp thu và vận dụng của học sinh. + Giáo viên cần thiết kế, tổ chức, hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động học tập như hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm, hoạt động tập thể đa dạng các hình thức để lôi cuốn sự tập trung chú ý và sự yêu thích môn học. VD: Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản (tiết 2) yêu cầu học sinh dựa vào ví dụ SGK xây dựng tiểu phẩm liên quan đến kiến thức môn học. - Dạy học gắn với thực tiễn cuộc sống của học sinh.
  • 12. Hội nghị chuyên đề “Dạy và học môn GDCD theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan” 9 Để dạy học môn GDCD có hiệu quả cần gắn nội dung bài học với thực tiễn cuộc sống của học sinh, cần tăng cường sử dụng các tình huống, các trường hợp điển hình, các trường hợp thực tế, các vấn đề bức xúc trong thực tế xảy ra xung quanh các em để phân tích, đối chiếu, minh họa cho bài giảng. Đồng thời cũng khuyến khích cho học sinh liên hệ thực tế, tiến hành điều tra, tìm hiểu phân tích, đánh giá các sự kiện trong đời sống thực tiễn của lớp học, nhà trường từ đó hình thành nên các kĩ năng và thái độ trong cuộc sống. - Việc sử dụng SGK hợp lí khi giảng bài lên lớp khắc phục dạy học theo lối đọc chép. + Sử dụng SGK hợp lí nhằm phát triển tư duy cho học sinh, SGK là tài liệu giúp học sinh học tập, nó cũng là cơ sở để giáo viên chuẩn bị bài giảng, xác định kiến thức để dạy học sinh. + Dặn dò học sinh chuẩn bị bài ở nhà theo hệ thống câu hỏi, bài tập, khi đó học sinh sẽ học tốt, khai thác tốt SGK. + GV cần nghiên cứu kĩ hình ảnh SGK để hướng dẫn HS học cho tốt. Sử dụng hợp lí công nghệ thông tin trong bài giảng: Ứng dụng công nghệ thông tin để dạy học là một trong những hướng thay đổi về phương pháp dạy học trong nhà trường hiện nay. Tuy nhiên việc ứng dụng công nghệ thông tin không có nghĩa là ứng dụng toàn bài mà có thể là một phần nào đó. Mỗi giáo viên cần chọn tiết học sao cho phù họp nếu đưa lên trang trình chiếu thì sẽ vận dụng được tối đa ưu việt của máy tính để cung cấp thông tin cho học sinh, có hiệu quả hơn bài giảng viết thông thường. Khai thác tối đa thiết bị dạy học nhà trường đã gắn máy chiếu cho toàn khối 12 nên tận dụng sử dụng triệt để. GV muốn sử dụng công nghệ thông tin có hiệu quả thì không những phải có kiến thức tin học, không chỉ đơn thuần là viết chữ lên các trang trình chiếu mà phải có ý thức sư phạm, phương pháp dạy học sao cho phù hợp tập trung sự chú ý của học sinh. - Sử dụng tài liệu kiểm tra đánh giá thường xuyên và định kì của Bộ GDĐT. GV cần thay đổi quan niệm trong kiểm tra đánh giá, những câu hỏi hay bài tập mang tính tái hiện kiến thức thay vào những câu hỏi, bài tập trắc nghiệm nhằm kích thích tư duy, sáng tạo, vận dụng liên hệ thực tiễn. - Các hình thức kiểm tra thường xuyên và định kì. Kiểm tra đánh giá là một khâu quan trọng của quá trình dạy học. Để việc kiểm tra đánh giá mang tính khách quan toàn diện, hệ thống và công khai, công bằng thì quá trình ra đề kiểm tra đòi hỏi phải có sự công phu, nghiên cứu kĩ nội dung bài học. + Trước khi biên soạn đề cần xác đinh mục đích, hệ thống câu hỏi sao cho phù hợp nhằm đánh giá được cả ba mặt kiến thức, kĩ năng, thái độ của học sinh. + Xác định cấu trúc hệ thống câu hỏi để làm bài tốt. + Nội dung kiểm tra phải thể hiện qua các cấp độ tư duy từ thấp đến cao, từ nhận biết đến thông hiểu và vận dụng, không chỉ kiểm tra việc học sinh học thuộc bài mà học sinh cần phải biết lí giải, phân tích, biết liên hệ với thực tiễn,
  • 13. Hội nghị chuyên đề “Dạy và học môn GDCD theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan” 10 biết vận dụng kiến thức để giải quyết những vấn đề, tình huống, đạo đức, pháp luật. Trên đây là những kinh nghiệm tôi đút kết được trong quá trình giảng dạy hy vọng sẽ góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá môn GDCD theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Tuy nhiên có nhiều cố gắng nhưng không tránh khỏi những hạn chế rất mong sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp để cho việc đổi mới phương pháp dạy học cũng tra đánh giá mang hiệu quả thiết thực nhất.
  • 14. Hội nghị chuyên đề “Dạy và học môn GDCD theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan” 11 ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA MIỆNG TRONG MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH Phan Thị Mỹ Duyên Trường THPT Phú Tâm I. Đặt vấn đề Như chúng ta đã biết, mục tiêu của giáo dục ngày nay là phải đào tạo ra một thế hệ con người có kiến thức, năng động, sáng tạo, có khả năng thích ứng với đời sống xã hội, hòa nhập và phát triển cộng đồng. Để làm được điều đó thì việc đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực học sinh là điều hết sức cần thiết. Hai hoạt động này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó, hoạt động kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực là một trong những khâu then chốt trong quá trình đổi mới giáo dục. Đánh giá theo định hướng phát triển năng lực là đánh giá theo chuẩn và những sản phẩm đầu ra những sản phẩm đó không chỉ là kiến thức, kỹ năng mà chủ yếu là khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng, thái độ cần có để thực hiện nhiệm vụ học tập đạt tới một chuẩn nào đó. Trong các khâu kiểm tra, đánh giá học sinh theo hướng phát triển năng lực thì kiểm tra miệng là một mắc xích quan trọng không thể thiếu. Vì thế trong bài tham luận này tôi xin được phép giới thiệu một vài kinh nghiệm trong việc đổi mới phương pháp kiểm tra miệng trong môn Giáo dục công dân theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh. II. Thực trạng Trước đây, nói đến kiểm tra miệng thì hình như tất cả mọi người đều hình dung đến việc đầu mỗi tiết học, giáo viên gọi một vài học sinh ngẫu nhiên trả lời các câu hỏi mà giáo viên đặt ra. Thông thường, các câu hỏi đó chỉ ở cấp độ nhận biết. Học sinh chỉ cần đọc thuộc lòng bài ngày hôm trước, hôm sau đọc vanh vách khi thầy cô kiểm tra miệng, như thế là có điểm số 9,10 tuyệt đối. Tuy nhiên hình thức kiểm tra miệng như thế vấp phải một số trở ngại sau: - Số lượng học sinh được kiểm tra miệng rất ít trong khi số tiết giáo dục công dân dân chỉ là 1 tiết/tuần. Thực hiện như vậy khó lòng đảm bảo đủ cột kiểm tra miệng cho các em. - Những câu hỏi kiểm tra miệng dạng “học vẹt” như thế chỉ là các em thuộc làu trong một thời gian ngắn, chưa phát triển được năng lực cho học sinh theo yêu cầu mới. III. Giải pháp khắc phục
  • 15. Hội nghị chuyên đề “Dạy và học môn GDCD theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan” 12 1. Đa dạng các hình thức đánh giá để lấy điểm kiểm tra miệng cho học sinh 1.1 Kiểm tra miệng ngay đầu tiết học Biện pháp đánh giá này suy cho cùng vẫn không thể xem nhẹ. Nếu ở đầu các tiết học, giáo viên đều gọi học sinh lên kiểm tra bài cũ thì nó sẽ trở thành “nếp”. Các em phải chuẩn bị tâm thế bất cứ khi nào cũng có thể đến lượt mình. Do đó bài vở ở nhà sẽ được chăm chút kỹ càng hơn. Thông qua giờ kiểm tra miệng này sẽ hình thành năng lực tự học ở nhà cho học sinh và quá trình các em trình bày trước lớp cũng sẽ bồi dưỡng được năng lực giao tiếp một cách tốt hơn. 1.2 Đặt những câu hỏi buộc học sinh tư duy trong quá trình tìm tòi kiến thức mới Quá trình xây dựng bài học theo phương pháp mới thì giáo viên đóng vai trò chủ đạo, học sinh mới là người chủ động, tích cực. Vì thế, trong quá trình lên lớp, thầy cô phải luôn đặt ra nhiều câu hỏi để các em động não, tìm ra đáp án . Căn cứ vào kết quả trả lời của cá nhân học sinh, ở một số câu hỏi khó, giáo viên có thể cho điểm các em vào cột kiểm tra miệng. Điều này tạo ra một sự khích lệ không nhỏ đối với học sinh, tạo ra tâm thế nhiệt tình hơn cho việc đầu tư xây dựng các mảng kiến thức tiếp theo. Như thế các năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giao tiếp…dần dần phát triển hơn. 1.3 Ghi điểm kiểm tra miệng cho một người đại diện nhóm trong quá trình thảo luận Trong quá trình dạy học, chắc chắn giáo viên sẽ dùng đến phương pháp thảo luận nhóm. Ở phương pháp này, học sinh buộc phải có năng lực hợp tác tốt với nhau để cùng giải quyết vấn đề/tình huống mà thầy, cô đưa ra. Sau khi thống nhất được đáp án chung, các em sẽ cử một đại diện trình bày ý kiến của nhóm mình cũng như phản biện lại những ý kiến của các nhóm khác (nếu có). Căn cứ vào mức độ trình bày, phản biện mà đại diện nhóm đã làm được, nếu tốt, giáo viên sẽ ghi điểm cho em đó vào cột kiểm tra miệng. Và, những lần sau, khi có hoạt động nhóm, sẽ luân phiên tạo điều kiện cho các thành viên khác có điểm. 1.4 Ghi nhận kết quả làm bài tập cuối giờ Thông thường, đến hết tiết học, giáo viên thường có phần kiểm tra mức độ tiếp thu của học sinh thông qua các bài tập cuối giờ. Đó có thể là các câu trắc nghiệm, bài tập tình huống… Ví dụ sau khi tìm hiểu các quyền học tập, sáng tạo, phát triển của công dân ở bài 8 Lớp 12. Giáo viên cho học sinh làm bài tập tình huống vận dụng: “Tuấn vừa tốt nghiệp THPT, anh rất muốn học lên nhưng vì gia đình khó khăn nên anh phải kiếm việc làm để sống và giúp cha mẹ nuôi hai em còn học phổ thông. Tuấn rất buồn vì cho rằng cánh cửa nhà trường đã đóng lại với anh”. Hỏi: - Em có đồng ý với ý kiến của Tuấn không ? Vì sao ?
  • 16. Hội nghị chuyên đề “Dạy và học môn GDCD theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan” 13 - Nếu trong hoàn cảnh tương tự em sẽ làm gì ? Giáo viên trong trường hợp này (có thể) cho điểm cột kiểm tra miệng đối với những học sinh thực hành bài tập tốt. Thông qua các bài tập củng cố, học sinh sẽ thể hiện rõ thái độ hành vi phù hợp đối với pháp luật, đạo đức xã hội, có năng lực giải quyết một số vấn đề đạo đức, pháp luật, chính trị, xã hội,… 2. Xây dựng nội dung các câu hỏi phải đảm bảo các mức độ: biết, hiểu, vận dụng. Đối với các câu hỏi kiểm tra miệng, giáo viên cần chú ý bên cạnh những câu hỏi mang tính lý thuyết cần bổ sung thêm câu hỏi mang tính thông hiểu và vận dụng. Bởi lẽ, cái căn bản đầu tiên là học sinh phải nắm chắc lý thuyết, những khái niệm, các nội dung pháp luật, các chính sách của Đảng, Nhà nước…Tuy nhiên, mục đích cuối cùng không phải là các em học được bao nhiêu bài mà thông qua các bài học đó, học sinh sẽ hiểu và vận dụng được kiến thức trong đời sống ra sao.. Ví dụ trước khi vào bài 8: Pháp luật với sự phát triển của công dân. Giáo viên sẽ kiểm tra bài cũ học sinh bằng cách nêu câu hỏi: - Cho tình huống sau: "Gia đình Lan nhận được giấy thông báo mức đền bù đất giải phóng mặt bằng thấp hơn những gia đình cùng diện đền bù". Theo em, để bảo vệ quyền lợi của mình, gia đình Lan cần phải làm gì? (Câu vận dụng) Sau đó giáo viên có thể nêu thêm một câu hỏi: - Trình bày ý nghĩa quyền khiếu nại, tố cáo của công dân.(câu nhận biết) Với cách kiểm tra bài như thế, học sinh sẽ được rèn luyện thêm năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng ngôn ngữ,… IV. Một số kết quả đạt được - Vẫn với thời lượng rất ít 1 tiết/ tuần, môn giáo dục công dân vẫn đảm bảo số lượng cột kiểm tra miệng cho tất cả học sinh của lớp. - Thông qua các hình thức ghi điểm cho cột kiểm tra miệng nêu trên, các em sẽ phát huy được rất nhiều năng lực cá nhân cần thiết (như đã nêu) - Điểm số tuy không phải nói lên tất cả, nhưng dĩ nhiên, khi thành quả lao động trí óc của học sinh được thầy cô ghi nhận thông qua các con điểm lúc ấy học sinh sẽ vui hơn rất nhiều, và vì thế cũng tạo được không khí sôi nổi hăng say cho tiết học. Trên đây là một số kinh nghiệm mà bản thân tôi đã thực hiện trong thời gian qua. Rất mong quý thầy cô nhiệt tình đóng góp ý kiến để ngày càng hoàn thiện và đạt hiệu quả cao trong công tác giảng dạy.
  • 17. Hội nghị chuyên đề “Dạy và học môn GDCD theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan” 14 PHẦN II CÁCH THỨC ÔN TẬP, XÂY DỰNG CÂU HỎI, ĐỀ THI MÔN GDCD THEO CÁC MỨC ĐỘ CỦA MA TRẬN THEO ĐỊNH HƯỚNG THI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN MỘT SỐ GIẢI PHÁP ÔN TẬP CHO HỌC SINH LỚP 12 MÔN GDCD THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Ở TRƯỜNG THPT KẾ SÁCH Nguyễn Thị Minh Tâm Trường THPT Kế Sách I. ĐẶT VẤN ĐỀ Hưởng ứng tốt phương án thi Trung học phổ thông quốc gia (THPT QG) 2017 tương thích tốt với định hướng đổi mới chương trình giáo dục trung học phổ thông theo hương phát triển năng lực cho học sinh. Việc đưa môn Giáo dục công dân vào danh sách bài thi tổ hợp môn Khoa học xã hội đã khiến cho toàn xã hội có một chuyển biến rõ rệt không chỉ trong nhận thức dạy và học mà còn có sự tác động lớn đối với toàn xã hội về vị trí của môn Giáo dục công dân. Xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn dạy học, từ việc thực hiện tốt Nghị quyết 29- NQ/TW, để thực hiện tốt với phương án thi THPT QG, Lãnh đạo trường Trung học phổ thông Kế sách đã chỉ đạo sâu sát tổ Sử - Giáo dục công dân phải điều chỉnh phương pháp dạy học, ôn tập, xây dựng câu hỏi kiểm tra theo hình thức trắc nghiệm khách quan phù hợp với định hướng phát triển năng lực của học sinh. Tổ Sử- Giáo dục công dân của trường đã thống nhất việc ôn tập, biên soạn câu hỏi với mục tiêu chuẩn bị tốt nhất cho học sinh tham gia vào kỳ thi quan trọng trong năm 2017. Các giáo viên dạy Giáo dục công dân của tổ đã nỗ lực rất nhiều trong quá trình thực hiện phương án thi 2017 theo phương pháp đổi mới với hướng phát triển năng lực cho học sinh. II. THỰC TRẠNG VIỆC GIẢNG DẠY MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN HIỆN NAY Trong hệ thống môn học của chương trình Giáo dục trung học, môn Giáo dục công dân là môn học giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh. Đặc biệt là đối với học sinh lớp 12, môn học giúp các em hình thành những kỹ năng sống cơ bản để vững vàng bước vào đời vơi ý thức tổ chức kỹ luật, có thái độ đúng đắn và chấp hành pháp luật một cách tự giác, sống tốt, sống và làm việc theo Hiến pháp và Luật. Nhiều năm qua, nhận thức được tầm quan trọng đó, các giáo viên môn Giáo dục công dân đã có nhiều
  • 18. Hội nghị chuyên đề “Dạy và học môn GDCD theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan” 15 tâm huyết để đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh, nhưng thực tế môn học lại không giúp được cho các em trong các kỳ thi Trung học phổ thông và xét Đại học, Cao đẳng nên các em chưa được các em quan tâm chú trọng nhiều như các môn thi tốt nghiệp. Việc môn Giáo dục công dân có trong tổ hợp bài thi môn Khoa học xã hôi là một trong những điều chỉnh thích hợp của Phương án thi THPT QG 2017, nhưng lần đầu tiên tham gia vào một kỳ thi lớn có tư cách quyết định quan trọng của học sinh nên nhiều giáo viên vừa mừng vừa lo. Mừng vì vị trí của môn Giáo dục công dân đã được đặt đúng chỗ. Lo vì các môn khác chỉ thay đổi về hình thức bài thi thì riêng môn Giáo dục công dân quá mới nên giáo viên môn Giáo dục công dân còn khá lúng túng trong quá trình ôn tập, biên soạn câu hỏi cho học sinh. Phần lớn hình thức kiểm tra của giáo viên ở hình thức tự luận nên với hình thức thi mới, giáo viên gặp rất nhiều khó khăn trong việc biên soạn câu hỏi trắc nghiệm khách quan. Với học sinh, việc môn Giáo dục công dân lần đầu tiên là một cấu phần trong tổ hợp môn thi THPT QG làm cho các em lo lắng vì các em chưa biết ôn tập từ đâu, ôn tập như thế nào. Sau khi có cấu trúc đề thi minh họa của Bộ Giáo dục và Đào tạo cơ bản giải tỏa tâm lý hoang mang của học sinh, giúp cho giáo viên có định hướng trong việc ôn tập và biên soạn câu hỏi trắc nghiệm giúp cho học sinh vững vàng bước vào kỳ thi quan trọng trước mắt. III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN Theo khảo sát sơ bộ, có khoảng 30% học sinh khối lớp 12 của nhà trường chọn bài thi tổ hợp môn Khoa học xã hội để xét Tốt nghiệp, nên Lãnh đạo trường Trung học phổ thông Kế sách rất chú trọng đến việc ôn tập sao cho các em thi có kết quả tốt nhất. Sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo chốt phương án thi THPT QG 2017, Lãnh đạo trường đã phân công các môn trong các tổ hợp bài thi phải thống nhất biên soạn câu hỏi kiểm tra trắc nghiệm cho môn học của mình. Từng bước điều chỉnh phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp với phương án thi THPTQG với định hướng phát triển năng lực học sinh. Tổ Sử- Giáo dục công dân thực hiện theo quy định của Lãnh đạo trường đã họp, hội ý, bàn bạc đưa ra kế hoạch giảng dạy, ôn tập bám sát chương trình và sách giáo khoa. 1. Tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy: Khi môn Giáo dục công dân chưa nằm trong danh sách các môn thi THPT QG, để học sinh không “ngán” tiết học Giáo dục công dân, các giáo viên thường mở rộng kiến thức ngoài sách giáo khoa đề lôi cuốn học sinh vào bài dạy. Thì hiện nay, giáo viên chú trọng nhiều đến chương trình và sách giáo khoa, đảm
  • 19. Hội nghị chuyên đề “Dạy và học môn GDCD theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan” 16 bảo không bỏ sót kiến thức nào. Giáo viên hướng dẫn học sinh không nhất thiết phải học thuộc lòng từng khái niệm, định nghĩa trong sách giáo khoa mà điều quan trọng là biết phân tích, tổng hợp, lý giải, nhận xét các hiện tượng pháp luật trong thực tiễn đời sống xã hội. Hướng dẫn cho các em sử dụng các tư liệu thông tin trên internet làm giàu cho kiến thức, vận dụng được các kiến thức đó vào bài học của mình. Dạy bảo đảm chuẩn kiến thức kỹ năng, giúp các em biết xử lý những vấn đề thực tiễn dựa trên kiến thức đã học. Giảng dạy luôn đáp ứng tính hệ thống giúp các em luôn làm chủ được kiến thức. Học mảng kiến thức nào làm chủ mảng kiến thức đó theo hình thức: “học đến đâu- củng cố đến đó”. Để đáp ứng yêu cầu dạy học theo hướng phát triển năng lực của học sinh, giáo viên luôn phải tự đổi mới mình. Dạy pháp luật, giáo viên cần có những kiến thức về bài dạy của mình, do đó việc không ngừng tự học là trách nhiệm bắt buộc của người thầy. 2. Có kế hoạch ôn tập chu đáo Với hình thức thi trắc nghiệm khách quan cũng gây một ít khó khăn trong việc ôn tập. Vì trước đây ôn tập theo hình thức tự luận là ôn tập theo chủ đề, theo bài học, thì việc ôn tập thi trắc nghiệm khách quan đòi hỏi kiến thức phải rộng, bao quát. Thay vì tập trung tìm hiểu sâu về các chủ đề lớn thì phải rà soát toàn bộ kiến thức đã học nằm trong sách giáo khoa. Để học sinh làm quen với hình thức thi trắc nghiệm khách quan, từng bước tập dượt cho các em cách làm bài thi trắc nghiệm, yêu cầu đặt ra cho giáo viên dạy Giáo dục công dân của trường THPT Kế sách là phải xây dựng được ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan. Tập thể giáo viên môn Giáo dục công dân trong tổ Sử-Giáo dục công dân cùng bàn bạc, thống nhất việc lên kế hoạch nghiên cứu xây dựng ngân hàng câu hỏi kiểm tra trắc nghiệm sao cho vừa sức học sinh, đảm bảo tính chính xác, khoa học dựa trên cấu trúc đề minh họa của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Việc xây dựng các bộ câu hỏi kiểm tra trắc nghiệm sẽ giúp cho việc ôn tập trở nên cụ thể hơn. Học sinh được đón nhận kiến thức theo mức độ từ dễ đến khó, phù hợp với năng lực, mức độ nhận thức của học sinh. Các nội dung của bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan phải bám sát chương trình và sách giáo khoa đầy đủ chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ. Để kích thích được việc tự nghiên cứu và phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh, trong quá trình ôn tập, giáo viên nên xây dựng các loại câu hỏi buộc học sinh phải động não. Bộ câu hỏi kiểm tra trắc nghiệm phải đáp ứng đầy đủ bốn mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao. Trong quá trình ôn tập, thầy cô giáo là người hỗ trợ giúp học sinh bù đắp về kiến thức, kỹ năng làm bài thi trắc nghiệm khách quan một cách tốt nhất. Nội dung chương trình Giáo dục công dân lớp 12 chủ yếu học về kiến thức pháp luật, phạm vi đề cập kiến thức rất rộng. Vì thế, nếu mức độ nhận biết của các câu hỏi trắc nghiệm khách quan có thể chỉ là nhớ lại các khái niệm, các
  • 20. Hội nghị chuyên đề “Dạy và học môn GDCD theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan” 17 kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa. Thì với loại câu hỏi thông hiểu đòi hỏi học sinh phải nhớ từng chi tiết phân tích kiến thức để nhận xét trả lời các câu hỏi. Loại câu hỏi vận dụng buộc học sinh phải làm chủ được kiến thức mới có thể xử lý các tình huống trong yêu cầu câu hỏi đặt ra. Xét đến cùng, nếu có được một chương trình ôn tập tốt, giúp học sinh nắm vững cơ bản, có đủ năng lực kỹ năng phân tích, lý giải để nắm được nội dung câu hỏi thì dù có thi với hình thức tự luận hay trắc nghiệm cũng đều không phải là quá khó đối với học sinh. Ngoài ra, nhằm giúp cho học sinh lớp 12 nhuần nhuyễn và thành thạo hơn với hình thức thi mới đối với môn Giáo dục công dân, Lãnh đạo trường còn đôn đốc nhắc nhở các giáo viên môn Giáo dục công dân tăng cường kiểm tra dạng câu hỏi bài tập, tham gia xây dựng ngân hàng câu hỏi, hướng dẫn học sinh các học và cách làm bài theo hình thức thi trắc nghiệm khách quan theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh. Quy trình biên soạn bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan ở trường THPT Kế sách được tiến hành như sau Trước hết việc xây dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan phải đảm bảo những yêu cầu, quy trình và kỹ thuật soạn thảo một cách khoa học phải đảm bảo: - Tính chính xác: câu hỏi phải đúng nguyên tắc đầy đủ nội dung trong chuẩn kiến thức và sách giáo khoa - Tính vừa sức đối với học sinh - Tính khả thi: Bộ câu hỏi trắc nghiệm khi đưa vào thực hiên phải đảm bảo được tính hiệu quả, học sinh nắm được nội dung và làm được câu hỏi. Đồng thời giúp cho giáo viên làm tài liệu ôn tập các kiến thức cơ bản cho học sinh. Dựa vào các yêu cầu trên, trong việc xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tổ Sử - Giáo dục công dân đã phân công giáo viên dạy môn Giáo dục công dân xây dựng hệ thống câu hỏi. Các nội dung trong chuẩn kiến thức và sách giáo khoa được lựa chọn cẩn thận với các mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng cấp độ thấp, vận dụng cấp độ cao. Bộ câu hỏi trắc nghiệm được đưa ra phản biện trong các buổi họp tổ chuyên môn để thống nhất về nội dung, hình thức từng câu. Sau đó được tiến hành áp dụng khảo sát trên các đối tượng học sinh qua các bài kiểm tra 15 phút, 1 tiết và khảo sát chất lượng đầu năm. Giáo viên tiến hành chấm bài, thống kê kết quả của từng loại mức độ của từng câu hỏi xem đã phù hợp với từng đối từng ở các cấp độ tư duy chưa. Câu nào chưa phù hợp, hoặc học sinh chưa hiểu rõ sẽ hội ý lại trong tổ, thống nhất chỉnh sửa. Những câu được xem là đã chuẩn, tổ sẽ rút ra phân loại và đưa vào lưu trong ngân hàng đề và trở thành nội dung ôn tập. Việc làm này mất rất nhiều thời gian cần có sự đóng góp tích cực và khoa học của từng thành viên trong tổ chuyên môn.
  • 21. Hội nghị chuyên đề “Dạy và học môn GDCD theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan” 18 III. KẾT LUẬN Dưới sự chỉ đạo sâu sát của Lãnh đạo trường, và tinh thần tự học tự mày mò nghiên cứu khoa học của tập thể giáo viên tổ Sử-Giáo dục công dân đặc biệt là giáo viên dạy môn Giáo dục công dân đã có sự cố gắng và nỗ lực rất nhiều trong việc ôn tập, biên soạn câu hỏi trắc nghiệm và xây dựng ngân hàng bộ câu hỏi phục vụ cho ôn tập thi THPT QG 2017. Tuy còn gặp rất nhiều khó khăn nhưng giáo viên trong tổ đã có nhiều cải tiến chuyển biến rõ rệt trong quá trình giảng dạy, có nhiều điều chỉnh cho phù hợp với phương án thi mới. Học sinh từ từ tiếp cận hình thức học với việc kiểm tra trắc nghiệm khách quan ban đầu còn bỡ ngỡ nhưng dần dần đang theo kịp với sự điều chỉnh phương pháp giảng dạy của giáo viên. Tuy nhiên, việc thực hiện đang trong quá trình vừa khai thác vừa thực hiện nên còn gặp rất nhiều trở ngại. Thiếu tài liệu tham khảo, thiếu kinh nghiệm cho ôn thi THPT QG, và còn rất nhiều khó khăn khác trong lộ trình vừa dạy, vừa ôn tập, vừa rèn kỹ năng thi của học sinh là điều các giáo viên dạy Giáo dục công dân quan tâm nhất hiện nay.
  • 22. Hội nghị chuyên đề “Dạy và học môn GDCD theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan” 19 PHƯƠNG PHÁP ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT VÀ KĨ THUẬT VIẾT CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN Trần Thị Kim Nhẫn Trường THPT Trần Văn Bảy I. ĐẶT VẤN ĐỀ Năm học 2016-2017, môn GDCD được Bộ Giáo dục và đào tạo quyết định trở thành một trong các môn thi tốt nghiệp THPT quốc gia với hình thức trắc nghiệm khách quan. Để đáp ứng với tình hình trên, đòi hỏi giáo viên giảng dạy môn GDCD phải có phương pháp ôn thi tốt nghiệp thật hợp lí và đòi hỏi phải xây dựng ngân hàng câu hỏi để học sinh ôn luyện nhằm đạt kết quả cao trong kỳ thi THPT quốc gia. II. THỰC TRẠNG 1. Thuận lợi - Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Lãnh đạo trường, Sở Giáo dục và Đào tạo - Tất cả giáo viên dạy môn GDCD có tinh thần cầu tiến và lòng quyết tâm trong việc giảng dạy, ôn thi tốt nghiệp năm 2017 - Nội dung chương trình GDCD khối 12 không nhiều so với những môn xã hội khác - Môn GDCD ở trường THPT Trần Văn Bảy đã được thực hiện kiểm tra, đánh giá bằng hình thức trắc nghiệm 100% hoặc 7 điểm trắc nghiệm + 3 điểm tự luận 2. Khó khăn - Là năm đầu tiên môn GDCD được chọn thi tốt nghiệp trong tổ hợp KHXH, nên tất cả giáo viên dạy môn GDCD chưa có kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy và ôn thi tốt nghiệp - Tài liệu hướng dẫn phục vụ cho quá trình ôn luyện môn GDCD chưa có - Đa số học sinh không quan tâm nhiều đến môn GDCD chủ yếu học để chống liệt - Nội dung chương trình khối 12 toàn bộ là vấn đề pháp luật nên học sinh khó nắm bắt kiến thức cũng như vận dụng vào thực tiễn - Thời gian giảng dạy không nhiều chỉ 1tiết/tuần
  • 23. Hội nghị chuyên đề “Dạy và học môn GDCD theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan” 20 III. GIẢI PHÁP ÔN TỐT NGHIỆP VÀ KĨ THUẬT VIẾT CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN 1. Trong giảng dạy, ôn thi tốt nghiệp THPT a) Lập kế hoạch giảng dạy và ôn tập Căn cứ vào nội dung phân phối chương trình GDCD lớp 12 của Bộ GDĐT, thì giáo viên cần: - Lập kế hoạch giảng dạy cụ thể theo đúng phân phối chương trình của bộ môn - Lập kế hoạch ôn tập phù hợp với thời gian ôn tập thực tế của trường b) Quá trình thực hiện Tùy vào điều kiện thuận lợi và khó khăn của trường, của mỗi giáo viên mà quá trình thực hiện kế hoạch có thể khác nhau. Nhưng trước hết tôi thiết nghĩ giáo viên cần phải thực hiện những vấn đề cơ bản sau đây: * Trong thời gian giảng dạy: - Bám sát nội dung chương trình SGK GDCD lớp 12 - Cung cấp đầy đủ lượng kiến thức cơ bản của từng tiết, từng bài, từng chuyên đề, chủ đề - Nhấn mạnh nội dung trọng tâm của từng bài, từng đơn vị kiến thức - Liên hệ thực tế từ gần đến xa hơn, rộng hơn - Vận dụng tình huống, xử lí tình huống có liên quan đến nội dung bài học - Kiểm tra đánh giá thường xuyên, định kì bằng hình thức trắc nghiệm khách quan - Theo dõi, quan sát những học sinh yếu kém, những học sinh có dấu hiệu lười biếng trong học tập để kịp thời điều chỉnh và động viên khích lệ * Trong thời gian ôn tập: - Hệ thống lại kiến thức cơ bản từ cấp độ dễ đến khó, từ cơ bản đến bao quát - Đổi mới phương pháp giảng dạy, ứng dụng công nghệ thông tin cho phù hợp với từng nội dung - Soạn đề cương ôn tập theo chương trình chuẩn - Vận dụng kiến thức pháp luật bằng tình huống để học sinh xử lí thông qua câu hỏi trắc nghiệm - Xây dựng ngân hàng câu hỏi theo nội dung cơ bản của từng bài để ôn tập - Cho học sinh làm bài kiểm tra đánh giá mức độ nắm bắt kiến thức của học sinh để kịp thời khắc phục và điều chỉnh
  • 24. Hội nghị chuyên đề “Dạy và học môn GDCD theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan” 21 - Cho học sinh làm thử đề minh họa của bộ, của tổ - Động viên, khích lệ học sinh thường xuyên (khen thưởng nếu được) - Hướng dẫn học sinh kĩ năng làm bài trắc nghiệm khách quan 2. Kĩ thuật viết câu hỏi trắc nghiệm khách quan a. Giới thiệu chung về trắc nghiệm khách quan - TNKQ là phương pháp kiểm tra, đánh giá bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan - Cách cho điểm TNKQ hoàn toàn không phụ thuộc vào người chấm - Mô tả các cấp độ của câu hỏi + Cấp độ nhận biết: Học sinh nhớ các khái niệm cơ bản, có thể nêu lên hoặc nhận ra chúng khi được yêu cầu VD: Hệ thống các quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện bằng quyền lực của Nhà nước gọi là A. phong tục B. tập quán C. pháp luật D. đạo đức + Cấp độ thông hiểu: Học sinh hiểu các khái niệm cơ bản và có thể vận dụng chúng, khi chúng đượcthể hiện theo cách tương tự như cách giáo viên đã giảng hoặc như các ví dụ tiêu biểu về chúng trên lớp học VD: Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói của dân tộc mình, điều này thể hiện các dân tộc đều bình đẳng về A. kinh tế B. chính trị C. văn hóa D. xã hội + Vận dụng (ở cấp độ thấp): Học sinh có thể hiểu được khái niệm ở một cấp độ cao hơn “thông hiểu”, tạo ra được sự liên kết logic giữa các khái niệm cơ bản và có thể vận dụng chúng để tổ chức lại các thông tin đã được trình bày giống với bài giảng của giáo viên hoặc trong sách giáo khoa VD1: Công an giao thông xử phạt hành vi chạy xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm của P. Vậy công an đã thực hiện hình thức nào sau đây ? A. Sử dụng pháp luật B. Thi hành pháp luật C. Tuân thủ pháp luật
  • 25. Hội nghị chuyên đề “Dạy và học môn GDCD theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan” 22 D. Áp dụng pháp luật VD 2: Anh B góp ý sửa đổi Hiến pháp. Anh B đã thực hiện quyền nào sau đây của công dân? A. Quyền bầu cử, ứng cử B. Quyền khiếu nại, tố cáo C. Tham gia quản lí nhà nước và xã hội D. Quyền bất khả xâm phạm thân thể VD3: Anh Q tự ý bắt giữ H trong nhiều ngày. Hành vi của Q đã vi phạm quyền nào sau đây của công dân? A. Bất khả xâm phạm thân thể B. Bất khả xâm phạm chỗ ở C. Được bảo hộ tính mạng, sức khỏe D. Tự do ngôn luận + Vận dụng (cấp độ cao): Học sinh có thể sử dụng các kiến thức về môn học - chủ đề để giải quyết các vấn đề mới, không giống với những điều đã được học, hoặc trình bày trong SGK, nhưng ở mức độ phù hợp nhiệm vụ, với kỹ năng và kiến thức được giảng dạy phù hợp với mức độ nhận thức này. Đây là những vấn đề, nhiệm vụ giống với các tình huống mà học sinh sẽ gặp phải ngoài xã hội VD 1: Anh H tự ý xông vào nhà anh T và đánh anh T gây thương tích. Anh H đã vi phạm quyền gì của công dân? A. Quyền bất khả xâm phạm chỗ ở và quyền đảm bảo tính mạng, sức khỏe B. Quyền bất khả xâm phạm thân thể và quyền đảm bảo danh dự C. Quyền bất khả xâm phạm chỗ ở và quyền bất khả xâm phạm thân thể D. Quyền bất khả xâm phạm thân thể và quyền đảm bảo an toàn thư tín VD2: H thường bị nhóm bạn cùng trường chặng đánh. Giúp H chọn cách ứng xử phù hợp nào sau đây ? A. Bỏ học B. Mặc cho sự việc tiếp diễn C. Tập hợp bạn bè đánh trả D. Báo với thầy cô hoặc cơ quan có thẩm quyền VD3: H bày cho T đến cửa hàng ông B trộm điện thoại. Ông B cùng hàng xóm tóm được T và giao cho công an địa phương xử lí. Những ai trong tình huống trên đã vi phạm pháp luật ? A. H và T B. Ông B và T
  • 26. Hội nghị chuyên đề “Dạy và học môn GDCD theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan” 23 C. Ông B và hàng xóm D. H và công an b. Một số nguyên tắc khi viết câu hỏi trắc nghiệm khách quan - Câu hỏi không được sai sót về nội dung chuyên môn - Câu hỏi có nội dung phù hợp thuần phong mỹ tục Việt Nam; không vi phạm về đường lối chủ trương, quan điểm chính trị của Đảng CSVN, của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; - Tránh viết câu KHÔNG phù hợp với thực tế - Tránh viết câu phần dẫn của câu hỏi dạng điền khuyết ở đầu câu Câu gốc Câu sửa ...................là phương tiện chủ yếu để Nhà nước quản lí xã hội A. Kế hoạch B. Đạo đức C. Pháp luật D. Giáo dục tư tưởng Phương tiện chủ yếu để Nhà nước quản lí xã hội là A. kế hoạch B. đạo đức C. pháp luật D. giáo dục tư tưởng - Tránh sự dài dòng trong phần dẫn và phần trả lời - Nên trình bày phần dẫn ở thể khẳng định (khi dạng phủ định được sử dụng, từ phủ định cần phải được nhấn mạnh bằng cách in đậm, hoặc gạch chân) - Các phương án lựa chọn nên đồng nhất về mặt hình thức (độ dài, từ ngữ,…) - Tránh lặp lại một từ ngữ/thuật ngữ nhiều lần trong câu hỏi Câu gốc Câu sửa Câu 1. Bình đẳng trong kinh doanh được hiểu là A. mọi doanh nghiệp đều được miễn thuế B. mọi doanh nghiệp đều ưu tiên lựa chọn mặt hàng C. mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về quyền và nghiã vụ D. mọi doanh nghiệp được ưu tiên vay vốn Câu 2. Chủ nghĩa xã hội mà Đảng và nhân dân ta xây dựng là một xã hội có A. nền văn hóa tiên tiến B. nền văn hóa hiện đại Câu 1. Bình đẳng trong kinh doanh được hiểu là mọi doanh nghiệp đều A. miễn thuế B. ưu tiên vay vốn D. ưu tiên lựa chọn địa điểm C. bình đẳng về quyền và nghĩa vụ Câu 2. Chủ nghĩa xã hội mà Đảng và nhân dân ta xây dựng là một xã hội có nền văn hóa A. tiên tiến
  • 27. Hội nghị chuyên đề “Dạy và học môn GDCD theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan” 24 C. nền văn hóa truyền thống, hiện đại D. nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc B. hiện đại C. truyền thống, hiện đại D. tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Viết các phương án nhiễu ở thể khẳng định (cần tránh các phủ định dạng KHÔNG và TRỪ, tránh sử dụng cụm từ “tất cả những phương án trên”) - Phương án nhiễu không nên “sai” một cách quá lộ liễu; VD: Câu nói: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” là của ai? A. Obama B. Niw tơn C. Acximet D. Hồ Chí Minh - Nội dung phần dẫn phải tường minh, rõ ràng Câu gốc Câu sửa Cha mẹ cản trở hôn nhân tự nguyện, đúng pháp luật của anh A và chị B. Hãy giúp anh A và chị B chọn cách ứng xử phù hợp nào sau đây? A. Nghe theo lời của gia đình B. Buồn, tâm sự với bạn bè C. Tìm cách thuyết phục cha mẹ D. Bỏ nhà đi để chung sống như vợ chồng Anh A và chị B kết hôn đúng pháp luật nhưng bị cha mẹ cản trở. Hãy giúp anh A và chị B chọn cách ứng xử phù hợp nào sau đây? A. Nghe theo lời của gia đình B. Buồn, tâm sự với bạn bè C. Tìm cách thuyết phục cha mẹ D. Bỏ nhà đi để chung sống như vợ chồng IV. KẾT LUẬN Thời gian vừa qua vai trò, vị trí, cách nhìn của học sinh và sự phấn đấu, nỗ lực từ phía giáo viên giảng dạy môn GDCD được nâng lên rõ nét. Do đó, trong thời gian sắp tới để môn GDCD đạt kết quả cao trong kỳ thi THPT quốc gia đòi hỏi phải có sự tương tác tốt từ phía giáo viên với học sinh, sự chỉ đạo sâu sát kịp thời của các ngành các cấp.
  • 28. Hội nghị chuyên đề “Dạy và học môn GDCD theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan” 25 CÁCH THỨC ÔN TẬP, XÂY DỰNG CÂU HỎI, ĐỀ THI MÔN GDCD THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Lê Thị Bé Liên Trường THPT Mai Thanh Thế 1. Mục tiêu của dạy học định hướng năng lực Dạy học định hướng năng lực(NL) nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho con người NL giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp. 2. Dấu hiệu và đặc trưng cơ bản của dạy học theo năng lực - Tổ chức các hoạt động đa dạng và phong phú - Tổ chức các hoạt động phát triển khả năng tự học của học sinh - Tổ chức các hoạt động khám phá bằng cách đưa ra hệ thống câu hỏi kích thích học sinh tìm ra kết quả GV: Linh hoạt trong PP và ứng xử sư phạm, luôn kiểm tra đánh giá kiến thức và kỹ năng đạt được ở học sinh 3. Kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển trong môn GDCD Đánh giá theo chuẩn và sản phẩm đầu ra Đảm bảo tính khách quan, toàn diện, khoa học và trung thực Có sự phân hóa mức độ cho các loại đối tượng Đổi mới công cụ và hình thức đề KT (Câu hỏi/ BT gắn với thực tiễn * Phương pháp kiểm tra đánh giá theo định hướng năng lực môn GDCD + Nghiên cứu sản phẩm học tập của HS + Quan sát trên lớp + Hỏi vấn đáp
  • 29. Hội nghị chuyên đề “Dạy và học môn GDCD theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan” 26 + Tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng * Hình thức kiểm tra đánh giá theo định hướng năng lực môn GDCD + Đánh giá chẩn đoán + Đánh giá quá trình + Đánh giá tổng kết Hướng dẫn biên soạn một câu hỏi/ bài tập theo định hướng phát triển năng lực trong môn GDCD Tiêu chí định hướng nội dung của câu hỏi/ bài tập theo định hướng phát triển năng lực * NỘI DUNG CÂU HỎI CẦN: - Phù hợp mục tiêu dạy học của môn học, bài học - Phải có nguồn gốc thực hướng tới một năng lực nào đó - Phải có tính gợi mở nhiều hướng hơn là áp đặt - Phần bối cảnh và câu hỏi phải tương thích - Phù hợp với nhận thức của học sinh * MỘT SỐ LOẠI CÂU HỎI, BÀI TẬP THEO ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC TRONG MÔN GDCD - Câu hỏi, bài tập nhận biết gắn với thực tiễn - Câu hỏi, bài tập thông hiểu gắn với thực tiễn - Câu hỏi, bài tập thực hành, vận dụng - Câu hỏi/BT nhận biết gắn với thực tiễn + Mô tả: nhìn /nghe để nhận ra KT, KN đã học qua 1 bối cảnh, tình tiết, hoặc hoàn cảnh, điều kiện,... Thông qua đó, HS có thể nhận ra, mô tả, trình bày lại,... kiến thức, kĩ năng có liên quan các em đã được học. + Câu hỏi/BT có thể được diễn đạt bằng các động từ: nhận dạng, liệt kê, thống kê, kể tên, sắp xếp lại, nhớ lại, ghi nhớ, trình bày, mô tả lại,… + Có thể ĐG các NL: NL nhận thức các vấn đề đạo đức, pháp luật, chính trị - xã hội, NL giải quyết vấn đề, NL sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông VD1: Hãy trình bày 4 hình thức thực hiện pháp luật? (chủ đề 1) → Câu hỏi này yêu cầu HS nhớ lại kiến thức đã học. VD2: Chủ đề 3
  • 30. Hội nghị chuyên đề “Dạy và học môn GDCD theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan” 27 Em hãy nhìn những hình ảnh và video quảng cáo sau đây và cho biết nhận xét của bản thân? Theo em thế nào là cạnh tranh? - Câu hỏi/ BT thông hiểu gắn với thực tiễn có đặc điểm gì? + Mô tả: Những câu hỏi/bài tập này, có khả năng kiểm tra đánh giá được mức độ hiểu ý nghĩa và giải thích, chứng minh được ý nghĩa của các nội dung đã học. + Câu hỏi/ bài tập có thể diễn đạt bằng các động từ: Chứng minh; giải thích; làm sáng tỏ; vì sao; tóm tắt lại... + Hướng ĐG các NL: NL nhận thức các vấn đề đạo đức, pháp luật, chính trị - xã hội, NL đánh giá (tư duy phê phán), NL quản lí, NL trách nhiệm, NL sử dụng ngôn ngữ, NL sáng tạo,... VD1: Theo em bố con bạn A có biết đi vào đường ngược chiều là vi phạm pháp luật không? Hành động của bố con bạn A sẽ dẫn đến hậu quả như thế nào? Hành động đó cố ý hay không cố ý? (Chủ đề 1) → Câu hỏi này yêu cầu HS hiểu được hành vi vi phạm của bố con A và giải thích. VD2: Chủ đề 3: CNH, HĐH đất nước
  • 31. Hội nghị chuyên đề “Dạy và học môn GDCD theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan” 28 1) Quá trình chuyển đổi hoạt động sản xuất của cuộc CMKHKT1 diễn ra như thế nào? 2) Cuộc cách mạng này được ứng dụng ở những quốc gia có đặc điểm gì? Cuộc cách mạng KHKT lần 1 - Câu hỏi/BT vận dụng, thực hành có đặc điểm gì? + Mô tả: Loại câu hỏi/bài tập này, kiểm tra đánh giá khả năng vận dụng những gì đã học vào thực tế; hoặc định hướng HS vận dụng/thực hành kiến thức, kĩ năng, thái độ đã học để giải quyết một nhiệm vụ thực tiễn. + Câu hỏi/bài tập có thể được diễn đạt bằng các từ như: thực hiện, làm gì, vận dụng, áp dụng, rèn luyện, lập kế hoạch, điều tra, đề xuất, có cách làm/phương án nào khác, dự báo, điều gì sẽ xảy ra tiếp, có thể dẫn tới hậu quả gì,... v.v.... + Những câu hỏi/bài tập này hướng tới ĐG năng lực: NL giải quyết vấn đề, NL tư duy phê phán, NL quản lí, NL trách nhiệm, NL sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, năng lực sáng tạo, năng lực ngôn ngữ,... VD: Anh Thành kí kết HĐLĐ với giám đốc công ty vận tải A. Nhưng trong HĐLĐ lại không ghi rõ Anh Thành phải làm công việc gì. Nếu là Anh Thành em sẽ xử lý như thế nào? (Câu hỏi y/c HS vận dụng và thực hành KT đã học (bài 4 lớp 12). * HƯỚNG DẪN BIÊN SOẠN CÂU HỎI/BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO NĂNG LỰC CÁC CHỦ ĐỀ TRONG MÔN GDCD.
  • 32. Hội nghị chuyên đề “Dạy và học môn GDCD theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan” 29 - Mục đích của biên soạn câu hỏi/ bài tập kiểm tra đánh giá theo định hướng năng lực + Nhanh chóng lựa chọn các chuẩn cần kiểm tra, những câu hỏi, bài tập đã có từ mỗi chủ đề để xây dựng các đề kiểm tra kết quả học tập của HS theo chuẩn và định hướng đầu ra. + Xây dựng ngân hàng câu hỏi bài tập, phục vụ biên soạn nhiều đề kiểm tra đánh giá. + Sử dụng cho công việc tổ chức hoạt động dạy học từng chủ đề. + Sử dụng cho việc HS thực hành kiến thức, kĩ năng đã học sau mỗi chủ đề học tập. - Quy trình biên soạn câu hỏi, bài tập kiểm tra, đánh giá theo định hướng năng lực của một chủ đề + Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chương trình hiện hành + Xác định những năng lực có thể đánh giá và hướng tới trong quá trình dạy học chủ đề + Xây dựng bảng mô tả các mức yêu cầu cần đạt cho một cụm chủ đề + Biên soạn hệ thống câu hỏi, bài tập đánh giá theo các mức đã mô tả (bao gồm cả đáp án). + Kiểm tra lại hệ thống câu hỏi, bài tập đánh giá theo các mức đã mô tả + Chỉnh sửa lại hệ thống câu hỏi, bài tập đánh giá theo các mức đã mô tả + Nêu phương pháp và kĩ thuật để dạy học chủ đề - Yêu cầu xây dựng đề kiểm tra theo định hướng phát triển năng lực + Đề kiểm tra phải hướng tới những năng lực nào đó, bộc lộ trong chuẩn KT- KN- TĐ của chủ đề kiểm tra + Đề kiểm tra phải đánh giá được các chuẩn về kiến thức, kĩ năng, thái độ. + Câu hỏi, bài tập kiểm tra gắn với thực tế cuộc sống và phù hợp với đối tượng học sinh - Biên soạn đề kiểm tra Bước 1. Xác định mục đích của đề kiểm tra Bước 2. Xác định chuẩn KT-KN-TĐ chương trình hiện hành Bước 3. Xác định những năng lực có thể đánh giá và hướng tới Bước 4. Xác định hình thức đề kiểm tra Bước 5. Thiết lập ma trận đề kiểm tra (bảng mô tả tiêu chí của đề kiểm tra) Bước 6. Biên soạn câu hỏi, bài tập định hướng phát triển năng lực theo ma trận
  • 33. Hội nghị chuyên đề “Dạy và học môn GDCD theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan” 30 Bước 7. Xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án), thang điểm Bước 8. Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra Tên Chủ đề (nội dung, chương…) Chuẩn cần KT Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao Chủ đề 1 Chuẩn KT, KN cần kiểm tra Mô tả năng lực Mô tả năng lực Mô tả năng lực Mô tả năng lực Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu Số điểm Số câu Số điểm Số câu Số điểm Số câu Số điểm Số câu ... điểm =...% Chủ đề n Chuẩn KT, KN cần kiểm tra Mô tả năng lực Mô tả năng lực cần ĐG Mô tả năng lực Mô tả năng lực Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu Số điểm Số câu Số điểm Số câu Số điểm Số câu Số điểm Số câu ... điểm =...% Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ % Số câu Số điểm % Số câu Số điểm % Số câu Số điểm % Số câu Số điểm Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ %
  • 34. Hội nghị chuyên đề “Dạy và học môn GDCD theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan” 31 CÁCH THỨC ÔN TẬP, XÂY DỰNG CÂU HỎI, ĐỀ TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN MÔN GDCD THEO ĐỊNH HƯỚNG THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2017 Trường THPT Hoàng Diệu Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Vì thế, từ năm học 2016-2017, bộ môn GDCD đã được Bộ Giaos dục và Đào tạo đưa vào quy định bắt buộc thi trong kỳ thi THPT QG, đồng thời phải thực hiện bài thi dưới hình thức trắc nghiệm khách quan. Để có được những câu hỏi hay, bám sát các kiến thức đơn vị bài học phục vụ tốt cho công tác ôn tập cho học sinh, đòi hỏi người giáo viên không ngừng nghiên cứu, trau dồi kỹ năng ra đề, kỹ năng xây dựng ma trận kiến thức một cách khoa học là một yêu cầu rất cần thiết. Sau đây, là một vài kinh nghiệm về công tác xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan bước đầu đã thực hiện ở đơn vị. I. NHẬN ĐỊNH TỪ BỘ ĐỀ MINH HỌA MÔN GDCD 1. Nhận định chung Qua quá trình tiếp cận, tìm hiểu đề minh họa môn GDCD của Bộ Giáo dục và Đào tạo chúng tôi có một vài nhận định như sau: - Đề minh họa thể hiện kiến thức cơ bản, trọng tâm trong các chủ đề của chương trình môn GDCD lớp12. - Kiến thức trong đề không mang tính hàng lâm vì thế học sinh muốn làm bài tốt phải hiểu bài (không học thuộc lòng). - Các cấp độ kiến thức nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao được đảm bảo thông qua tỉ lệ: + Tổng số câu nhận biết, thông hiểu chiếm 50%, tổng số câu vận dụng thấp, vận dụng cao chiếm 50%. + Tỉ lệ % giữa nhận biết và thông hiểu cũng như vận dụng và vận dụng cao chỉ mang tính tương đối, vì ranh giới giữa các cấp độ kiến thức rất mong manh. Tùy theo kiến thức của từng chủ đề có thể dao động ở tỉ lệ như sau: . Nếu tổng số câu nhận biết từ: 30% đến 35% thì tổng số câu thông hiểu từ: 15% đến 20% . Nếu tổng số câu vận dụng từ: 30% đến 35% thì tổng số câu vận dụng cao từ: 15% đến 20% 2. Nhận dạng cấp độ kiến thức trong đề
  • 35. Hội nghị chuyên đề “Dạy và học môn GDCD theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan” 32 - Nhận biết: Nhận ra các khái niệm, kiến thức cơ bản của đơn vị kiến thức hoặc của bài. Đa số câu dẫn thường là câu mệnh đề, độ chênh lệch giữa phương án đúng với phương án nhiễu là rất cao (phương án dài nhất chưa hẳn là phương án đúng ở trường hợp câu 1 chỉ là sự ngẫu nhiên) Câu 1. Một trong các đặc trưng cơ bản của pháp luật thể hiện ở A. tính quyền lực, bắt buộc chung. B. tính hiện đại. C. tính cơ bản. D. tính truyền thống. - Thông hiểu: Hiểu được các khái niệm, kiến thức cơ bản. Đa số câu dẫn thường là câu có dấu chấm hỏi ở cuối câu, độ chênh lệch giữa phương án đúng và các phương án nhiễu không cao. Câu 19. Trong trường hợp nào dưới đây thì bất kì ai cũng có quyền được bắt người? A. Đang chuẩn bị thực hiện hành vi phạm tội. B. Đang phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã. C. Có dấu hiệu thực hiện hành vi phạm tội. D. Bị nghi ngờ phạm tội. - Vận dụng thấp: Học sinh sử dụng kiến thức giải quyết một vấn đề, một tình huống nào đó. Đa số câu dẫn thường là câu có dấu chấm hỏi cuối câu. Phương án đúng thường thể hiện một vấn đề. Câu 30. Khi nhìn thấy kẻ gian đột nhập vào nhà hàng xóm, T đã báo ngay cho cơ quan công an. T đã thực hiện quyền nào của công dân? A. Quyền khiếu nại. B. Quyền tố cáo. C. Quyền tự do ngôn luận. D. Quyền nhân thân. - Vận dụng cao: Đa số câu dẫn thường là câu có dấu chấm hỏi ở cuối câu, là câu phân tích, tổng hợp, đánh giá, sáng tạo ….. học sinh tham gia giải quyết các vấn đề, tình huống …trong thực tế cuộc sống. Đặc tính của câu hỏi khó là khoảng 30% trong tổng số học sinh làm được. Phương án đúng thường thể hiện hai vấn đề. Câu 25. B và T là bạn thân, học cùng lớp với nhau. Khi giữa hai người nảy sinh mâu thuẫn, T đã tung tin xấu, bịa đặt về B trên facebook. Nếu là bạn học cùng lớp của T và B, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào sau đây cho phù hợp với quy định của pháp luật?
  • 36. Hội nghị chuyên đề “Dạy và học môn GDCD theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan” 33 A. Coi như không biết vì đây là việc riêng của T. B. Khuyên T gỡ bỏ tin vì đã xâm phạm nhân phẩm, danh dự của người khác. C. Khuyên B nói xấu lại T trên facebook. D. Chia sẻ thông tin đó trên facebook II. MỘT VÀI KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC CHUẨN BỊ ÔN TẬP THI TỐT NGHIỆP MÔN GDCD NĂM 2017 Trước tình hình mới, mỗi giáo viên cũng như tổ bộ môn trong nhà trường đã chủ động tiến hành xây dựng kế hoạch ôn tập, xây dựng câu hỏi, đề trắc nghiệm thể hiện đầy đủ các cấp độ kiến thức của ma trận theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan của năm 2017. 1. Cách thức ôn tập - Căn cứ vào sách giáo khoa GDCD lớp 12, thống nhất nội dung giảng dạy thông qua hệ thống sơ đồ tư duy; đảm bảo đầy đủ kiến thức cơ bản, trọng tâm của từng đơn vị kiến thức, chuyên đề, chủ đề; hướng dẫn học sinh tự thiết lập sơ đồ tư duy, phát phiếu học tập ở dạng sơ đồ tư duy (nếu có điều kiện). - Vận dụng, giải quyết các vấn đề, tình huống trong thực tiễn đời sống xã hội gắn liền với nội dung kiến thức của chương trình. - Thực hành giải bài tập trắc nghiệm sau mỗi tiết học bằng nhiều hình thức khác nhau. + Ứng dụng công nghệ thông tin trình chiếu câu hỏi, học sinh trả lời trực tiếp. + Cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm trên giấy (để tiết kiệm giáo viên cung cấp ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm của cả chủ đề, học kỳ, năm học; dạy đến nội dung nào thì cho học sinh giải bài tập trắc nghiệm có liên quan đến nội dung đó). - Sau mỗi chủ đề giáo viên cho học sinh giải đề trắc nghiệm ở dạng tổng hợp; có chấm, sửa, nhận xét, đánh giá; tìm hiểu nguyên nhân và biện pháp khắc phục đối với các học sinh có kết quả giải bài tập trắc nghiệm còn thấp. 2. Giới thiệu một số khung ma trận câu hỏi trắc nghiệm theo chủ đề 2.1. Khung ma trận 1 (theo một đơn vị bài học) (Bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội)
  • 37. Hội nghị chuyên đề “Dạy và học môn GDCD theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan” 34 * Các câu hỏi minh họa cho chủ đề 1 “bình đẳng trong hôn nhân và gia đình” Chủ đề này có nhiều đơn vị kiến thức với tổng số câu hỏi là 25 câu. Chẳng hạn chọn một đơn vị kiến thức “Bình đẳng giữa vợ chồng” xây dựng 4 câu hỏi ở 4 cấp độ kiến thức khác nhau. - Nhận biết Câu 1: Tài sản chung của vợ chồng có trong thời kỳ Chủ đề Nhận biết (mô tả chuẩn) Thông hiểu (mô tả chuẩn) Vận dụng (mô tả chuẩn) Tổng cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao Chủ đề 1: Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình. - Nhận biết tài sản chung của vợ, chồng. - Chuẩn kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra. - Hiểu, nhận định về quan hệ nhân thân của vợ, chồng. - Chuẩn kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra. - Vận dụng, nhận định vi phạm trong quan hệ nhân thân. - Chuẩn kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra. - Vận dụng, xác định vi phạm nội dung bình đẳng giữa vợ, chồng. - Chuẩn kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra. Số câu: Tỉ lệ %: 8 4 8 5 25 42% Chủ đề 2: Bình đẳng trong lao động. Chuẩn kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra. Chuẩn kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra. Chuẩn kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra. Chuẩn kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra. Số câu: Tỉ lệ % 7 3 7 3 20 33 % Chủ đề 3: Bình đẳng trong kinh doanh. Chuẩn kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra. Chuẩn kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra. Chuẩn kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra. Chuẩn kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra. Số câu Tỉ lệ % 5 3 5 2 15 25 % TS câu Tỉ lệ: % Số câu: 20 Tỉ lệ: 33% Số câu: 10 Tỉ lệ: 17% Số câu: 20 Tỉ lệ: 33% Số câu: 10 Tỉ lệ: 17% TS câu: 60 Tỉ lệ: 100%
  • 38. Hội nghị chuyên đề “Dạy và học môn GDCD theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan” 35 A. hôn nhân. B. yêu nhau. C. hẹn hò. D. tìm hiểu. - Thông hiểu Câu 2: Vợ chồng giúp đỡ cùng nhau phát triển về mọi mặt. Yếu tố trên thể hiện sự bình đẳng trong quan hệ nào sau đây? A. Nhân thân. B. Tài sản. C. Vật chất. D. Thông tin. - Vận dụng Câu 3: Mỗi khi say rượu là H đánh vợ, mắng con. Tình trạng trên được gọi là gì? A. Bạo lực gia đình. B. Bạo lực học đường. C. Bạo hành đường phố. D. Bạo lực tinh thần. - Vận dụng cao Câu 4: Là người đàn ông gia trưởng nên T không bao giờ phụ vợ công việc gia đình và cũng không thích vợ mình can thiệp vào chuyện mua xe, mua nhà. T đã xâm phạm quan hệ nào trong gia đình? A. Nhân thân, tài sản. B. Nhân thân, định đoạt. C. Tài sản, tình thân. D. Chiếm hữu, sử dụng. 2.2. Khung ma trận 2 (theo một đề kiểm tra) (Bài 1: Pháp luật và đời sống, bài 2: Thực hiện pháp luật, bài 3: Công dân bình đẳng trước pháp luật) Chủ đề Nhận biết (mô tả chuẩn) Thông hiểu (mô tả chuẩn) Vận dụng (mô tả chuẩn) Tổng cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao Chủ đề 1: Pháp luật và đời sống Chuẩn kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra. Chuẩn kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra. Chuẩn kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra. Chuẩn kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra. Số câu Số điểm Tỉ lệ % 6 1.5 15% 2 0.5 5% 6 1.5 15% 2 0.5 5% 16 4.0 40% Chủ đề 2: Thực hiện pháp luật Chuẩn kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra. Chuẩn kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra. Chuẩn kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra. Chuẩn kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra.
  • 39. Hội nghị chuyên đề “Dạy và học môn GDCD theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan” 36 * Các câu hỏi minh họa cho chủ đề 3 “công dân bình đẳng trước pháp luật” - Nhận biết gồm có 2 câu Câu 1: Bình đẳng trước pháp luật có nghĩa là quyền và nghĩa vụ của công dân A. Không tách rời nhau. B. Không có mối quan hệ với nhau. C. Không liên quan với nhau. D. Luôn tách rời nhau. Câu 2: Tạo điều kiện vật chất, tinh thần để mọi công dân bình đẳng trong thực hiện quyền và nghĩa vụ. Nội dung trên đã đề cập đến trách nhiệm của A. Nhà nước. B. Nhân dân. C. Xã hội. D. Dân tộc. - Thông hiểu có 1 câu Câu 3: Mức độ sử dụng quyền và nghĩa vụ của công dân phụ thuộc vào những yếu tố nào? A. Khả năng, điều kiện, hoàn cảnh. B. Điều kiện, nghề nghiệp, địa vị xã hội. C. Hoàn cảnh, năng khiếu, năng lực. D. Khả năng, độ tuổi, giới tính. - Vận dụng gồm có 2 câu Số câu Số điểm Tỉ lệ % 6 1.5 15% 3 0.75 7.5% 6 1.5 15% 3 0.75 7.5% 18 4.5 45 % Chủ đề 3: Công dân bình đẳng trước pháp luật - Nhận biết quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của nhà nước về bình đẳng trước pháp luật. Hiểu và nhận định mức độ sử dụng quyền và nghĩa vụ của công dân. Vận dụng xác định việc thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý. Vận dụng mối quan hệ giữa quyền và nghĩa vụ. Số câu Số điểm Tỉ lệ % 2 0.5 5% 1 0.25 2.5% 2 0.5 5% 1 0.25 2.5% 6 1.5 15 % TS câu TS điểm Tỉ lệ: % Số câu: 14 Số điểm: 3.5 Tỉ lệ: 35% Số câu: 6 Số điểm: 1.5 Tỉ lệ: 15% Số câu: 14 Số điểm: 3.5 Tỉ lệ: 35% Số câu: 6 Số điểm: 1.5 Tỉ lệ: 15% TS câu: 40 TS điểm: 10.0 Tỉ lệ: 100%
  • 40. Hội nghị chuyên đề “Dạy và học môn GDCD theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan” 37 Câu 4: Mọi công dân Việt Nam được quyền hưởng độc lập dân tộc. Vậy mỗi người chúng ta phải thực hiện nghĩa vụ gì? A. Bảo vệ Tổ quốc. B. Nghĩa vụ quân sự. C. Nộp thuế. D. Lao động. Câu 5: Tuy là Chủ tịch xã nhưng vi phạm pháp luật, H vẫn bị xử lí như mọi công dân khác. Trường hợp trên thể hiện sự bình đẳng về vấn đề gì sau đây? A. Trách nhiệm pháp lý. B. Trách nhiệm công dân. C. Nghĩa vụ. D. Nhiệm vụ. - Vận dụng cao có 1 câu Câu 6: Anh X tham gia kinh doanh và nộp thuế đúng quy định. Vậy X đã được đảm bảo bình đẳng về vấn đề gì? A. Quyền và nghĩa vụ. B. Quyền và lợi ích. C. Trách nhiệm và nghĩa vụ. D. Trách nhiệm pháp lý. III. KẾT LUẬN Thiết lập ma trận khung chúng ta sẽ hạn chế bỏ sót nội dung kiến thức của môn học. Tuy nhiên, đối với một câu hỏi được đưa ra, đánh giá câu hỏi đó ở cấp độ kiến thức nào, còn tùy thuộc vào quan điểm của người dạy, đối tượng tiếp thu kiến thức của người học, thời điểm đặt câu hỏi,…. Người này cho câu hỏi đó là câu nhận biết nhưng người khác cho nó là câu thông hiểu là chuyện bình thường. Vì vậy, khi xây dựng khung ma trận cần bám sát mục tiêu của việc biên soạn câu hỏi, đề kiểm tra. Trên đây là một vài ý kiến tham luận của trường THPT Hoàng Diệu chắc rằng trong công tác chuẩn bị, xây dựng câu hỏi, đề trắc nghiệm khách quan theo các cấp độ kiến thức của ma trận còn có nhiều thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được sự trao đổi, đóng góp ý kiến của cấp lãnh đạo, quý đồng nghiệp.
  • 41. Hội nghị chuyên đề “Dạy và học môn GDCD theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan” 38 PHẦN III DẠY HỌC MÔN GDCD THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP LIÊN MÔN DẠY HỌC MÔN GDCD THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP LIÊN MÔN Trần Thị Ngọc Huệ Trường THPT An Ninh I. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây, việc đổi mới phương pháp dạy học là nhiệm vụ cấp thiết đang đặt ra cho ngành giáo dục hiện nay. Trên cơ sở đã thực hiện tích hợp kiến thức liên môn là một trong những nguyên tắc quan trọng trong dạy học, nhất là đối với môn Giáo dục công dân. Vận dụng nguyên tắc này không chỉ phát huy tính tích cực học tập, mà còn hình thành cho học sinh kĩ năng sống và giải quyết các vấn đề của cuộc sống; đồng thời không chỉ giúp giáo viên dạy môn Giáo dục công dân khẳng định được vị trí quan trọng của môn học, mà còn thay đổi được cách nhìn nhận chưa đúng của xã hội về môn học này. Đồng thời, dạy học liên môn là sự vận dụng những nội dung và phương pháp các lĩnh vực, các môn học có liên quan để nhằm tăng hiệu quả dạy học GDCD và làm sáng tỏ những kiến thức mà học sinh được học trong mỗi bộ môn. Việc dạy học liên môn làm cho các em nhận thức sự phát triển của xã hội một cách liên tục, thống nhất, mối liên hệ hữu cơ giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội, hiểu được tính toàn diện của xã hội. Tôi xin trao đổi một số kinh nghiệm và đề xuất các nội dung đề cập đến thực trạng dạy và học của chúng tôi hiện nay như sau: Đã từ lâu bộ môn GDCD theo quy định của Bộ GDĐT, của Chính phủ, của Sở GDĐT đã yêu cầu lồng ghép, tích hợp nhiều nội dụng quan trọng để nhằm đáp ứng yêu cầu cấp bách của xã hội như: tích hợp, lồng ghép các vấn đề giáo dục pháp luật an toàn giao thông trong trường học thông qua việc thực hiện công văn liên bộ giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Giao thông vận tải... Kế tiếp là tích hợp, lồng ghép các môn học về giáo dục quốc phòng; giáo dục dân số và sức khỏe sinh sản vị thành niên; giáo dục bảo vệ môi trường; giáo dục giá trị, kỹ năng sống; học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh... Và gần đây là việc tích hợp, lồng ghép giáo dục chương trình phòng chống tham nhũng; phòng chống tác hại game online có nội dung bạo lực, không lành mạnh cũng đang được Bộ Giáo dục và Đào tạo “gửi gắm” vào bộ môn Giáo dục công dân. Do vậy giáo viên dạy Giáo dục công dân đã được làm quen và vận dụng nguyên tắc dạy học tích hợp từ khá sớm. Thế nhưng, trong thực tế giảng dạy, phần lớn giáo viên đã vận dụng nguyên tắc này một cách sơ sài, qua loa, dạy cho có, hầu hết mới chỉ dừng lại ở mức độ liên hệ thông thường, thậm chí có giáo viên còn bỏ qua...và cho rằng do học sinh lười học bộ môn vì không thi cử và kiến thức