SlideShare a Scribd company logo
1 of 58
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
THÁI NGỌC CHÂU
TRIỂN VỌNG ĐỂ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRỞ THÀNH TRUNG TÂM TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Thành Phố Hồ Chí Minh – Năm 2019
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
THÁI NGỌC CHÂU
TRIỂN VỌNG ĐỂ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRỞ THÀNH TRUNG TÂM TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng (hướng ứng dụng)
Mã số : 8340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN KIM CƯƠNG
Thành Phố Hồ Chí Minh - Năm 2019
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn
của người hướng dẫn khoa học là TS. Trần Kim Cương. Trong Luận văn có sử dụng,
trích dẫn một số ý kiến, quan điểm khoa học của một số tác giả. Các thông tin này đều
được trích dẫn nguồn cụ thể, chính xác và có thể kiểm chứng. Các số liệu, thông tin
được sử dụng trong Luận văn là hoàn toàn khách quan và trung thực, được đúc kết từ
quá trình học tập và kết quả nghiên cứu trong thực tiễn của tác giả.
Tôi cũng chân thành cảm ơn sự quan tâm tạo điều kiện của nhà trường, gia đình,
sự giúp đỡ có hiệu quả của bạn bè và các đồng nghiệp, trong suốt quá trình học tập và
viết Luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin gửi tới các Giáo sư, Tiến sĩ, các nhà khoa học, các bạn
đồng nghiệp lời cảm ơn sâu sắc nhất.
Tác giả
Thái Ngọc Châu
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu: 4
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 4
4. Những đóng góp mới của đề tài 5
5. Kết cấu của đề tài 5
B. NỘI DUNG 6
CHƯƠNG 1 6
KHUNG PHÂN TÍCH VỀ TRUNG TÂM TÀI CHÍNH QUỐC TẾ 6
1.1. Khung lý thuyết về Trung tâm Tài chính Quốc tế: 6
1.1.1. Lý thuyết về Trung tâm Tài chính Quốc tế: 6
1.1.2. Phân loại các Trung tâm Tài chính Quốc tế 7
1.1.3. Vai trò của Trung tâm Tài chính Quốc tế 9
1.2. Một số Trung tâm Tài chính lớn trên thế giới 11
1.2.1. New York 11
1.2.2. London 12
2.2.3. Singapore 12
1.2.4. Thượng Hải 13
1.3. Các điều kiện để một đô thị trở thành Trung tâm Tài chính Quốc tế
14
1.3.1. Yếu tố về năng lực cạnh tranh 17
1.3.2. Yếu tố cơ sở hạ tầng 19
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
CHƯƠNG 2 20
THỰC TRẠNG VỀ CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỂ TP. HCM TRỞ THÀNH MỘT
TRUNG TÂM TÀI CHÍNH CỦA KHU VỰC VÀ THẾ GIỚI 20
2.1. Yếu tố về năng lực cạnh tranh 20
2.2. Yếu tố về cơ sở hạ tầng 35
2.3. Yếu tố về tài chính công nghệ (Fintech) 37
CHƯƠNG 3: 40
MỘT SỐ GIẢI PHÁP, ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ ĐỂ GÓP PHẦN PHÁT
TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRỞ THÀNH TRUNG TÂM TÀI
CHÍNH KHU VỰC VÀ QUỐC TẾ. 40
3.1.Kiến nghị về thể chế và chính sách 40
3.2.Kiến nghị phát triển thị trường tài chính 40
3.3.Kiến nghị về sự phát triển chung của Thành phố 42
C. KẾT LUẬN 44
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH
Hình 1 : Xếp hạng top 7 các trung tâm tài chính quốc tế trên thế giới 14
Bảng 1. 1: Cách tiếp cận chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu – GCI 4.0: 12 trụ cột,
được chia thành 4 nhóm 18
Bảng 1. 2: Các yếu tố cần thiết để đánh giá năng thực cạnh tranh để hình thành Trung
tâm
Tài chính Quốc tế 19
Hình 2. 1: Chỉ số năng lực cạnh tranh của Thành phố Hồ Chí Minh năm 2018 25
Hình 2. 2: Cơ cấu nhu cầu nhân lực theo trình độ nghề trên địa bàn Thành phố Hồ
Chí Minh quý 4 năm 2018 và quý 1 năm 2019 35
Hình 2. 3: Các công ty Fintech tại Việt Nam năm 2019 40
Hình 2. 4: Tăng trưởng mạnh nhất về thanh toán qua di động tại Việt Nam và các
nước Trung Âu năm 2018-2019 42
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
TÓM TẮT
Chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh hiện đang quan tâm và hướng tới việc xây
dựng Trung tâm Tài chính Quốc tế tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, để Thành
phố có thể thực hiện được điều đó, đòi hỏi cần phải hội tụ các yếu tố cần thiết, từ thể
chế, chính sách, môi trường kinh doanh đến cơ sở hạ tầng, nhân sự và công nghệ.
Chính vì thế, tác giả thực hiện nghiên cứu này nhằm phân tích các nội dung liên quan
về Trung tâm Tài chính Quốc tế. Luận văn nghiên cứu sử dụng hai nhóm yếu tố chính
là yếu tố về năng lực cạnh tranh và yếu tố về cơ sở hạ tầng trong nghiên cứu thực
nghiệm về xây dựng một Trung tâm Tài chính Quốc tế ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ để
phân tích. Kết quả nghiên cứu cho thấy Thành phố tuy có tiềm năng phát triển thành
Trung tâm Tài chính Quốc tế khi có vị trí địa lý thuận lợi nhưng vẫn còn một danh
sách dài các vấn đề cần giải quyết. Cụ thể, Thành phố cần quan tâm, cải thiện khung
pháp lý, thể chế để thu hút các định chế tài chính lớn vào hoạt động, cải thiện cơ sở hạ
tầng, giao thông và vấn đề giáo dục để thu hút nhân tài trong và ngoài nước. Ngoài ra,
phát triển hệ thống tài chính tại Thành phố là tiêu chí quan trọng để xây dựng một
Trung tâm Tài chính Quốc tế tại Thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, nghiên cứu
cũng có đưa ra các kiến nghị liên quan về thể chế và chính sách, giải pháp phát triển
hệ thống tài chính cùng với các giải pháp hỗ trợ chính quyền Thành phố.
Từ khóa: Trung tâm Tài chính Quốc tế (IFC), thị trường tài chính.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
SUMMARY
The authority of Ho Chi Minh City is interested and driving to build an
International Financial Center in the city. However, for The City to realize it, there
are many necessary elements accounted, from the institutions, policy, business
environment to infrastructure, man-power and technology. Therefore, this study is
to analyze all related content of International Financial Center. The research thesis
is based on two (2) main elements, which are the competing capability and the
infrastructure, in the experimental study of building the International Financial
Center in Istanbul – Turkey to analyze. The result of the research shows that
although The City has a potential to be an International Financial Center due to its
geographical location, there is still a long list of issues to be solved. Specifically,
The City needs to be focus and improve the juridical and institutional framework to
attract the activity from big financial institutions, to improve the infrastructure, the
traffic and educational issues to attract domestic and international talents. Moreover,
developing the financial system of The City is an important criteria to build The
International Financial Center in Ho Chi Minh City. Besides, the study also share
some recommendations related to institutions and policy, development solutions for
financial system and supporting solutions to the authority of The City.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
1
A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Với mục tiêu đưa đất nước trở thành một quốc gia phát triển trong tương lai,
việc hình thành một Trung tâm Tài chính Quốc tế là điều không thể thiếu bởi trên
thế giới, các quốc gia phát triển đều xây dựng các Trung Tâm Tài chính Quốc tế
theo chuẩn mực Quốc Tế, với quy mô toàn cầu như London, New York, hay với
quy mô khu vực như Singapore, Thượng Hải, Tokyo...ở Châu Á, Frankfurt, Paris,
Amsterdam ở Châu Âu, Chicago ở Bắc Mỹ. Hơn thế nữa, tài chính là một trong
những ngành dịch vụ chủ yếu hiện nay góp phần quan trọng trong sự phát triển kinh
tế, cung cấp nhiều ngành nghề, dịch vụ, được coi là phần tất yếu trong cuộc sống
hiện đại bao gồm các ngân hàng, bảo hiểm, các quỹ đầu tư, giao dịch phái sinh, thị
trường ngoại hối, thanh toán, kế toán, quản lý tài chính… không chỉ gói gọn trong
nước mà ngày càng rộng rãi với các tổ chức quốc tế, các giao dịch nước ngoài. Do
vậy, đã từ lâu Thành phố Hồ Chí Minh đã được chính quyền Trung Ương xác định
việc xây dựng và phát triển thành một Trung tâm Tài chính cả nước và từng bước
trở thành Trung tâm Tài chính Khu vực từ 15 năm trước. Trong Hội thảo gần đây
của Chính phủ được tổ chức ngày 17 tháng 07 năm 2019 về việc “Xây dựng Thành
phố Hồ Chí Minh thành trung tâm tài chính khu vực và quốc tế”, TS. Trần Du Lịch,
thành viên Tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng Chính phủ đã khẳng định lại chủ
trương xây dựng đã có từ lâu nhưng đến nay vẫn chưa thể thực hiện được, cụ thể là:
Năm 2002, Nghị quyết 20/BCT của Bộ chính trị về Thành phố đã xác định
việc xây dựng và phát triển Thành phố Hồ Chí Minh thành Trung tâm Tài chính
của cả nước và từng bước thành trung tâm tài chính của khu vực Asean.
Tháng 12/2005, Đại hội Đảng thành phố lần thứ 9 xác định rằng thị trường
tài chính là một trong 9 nhóm ngành dịch vụ chủ lực của Thành phố.
Năm 2006, UBND Thành phố đã giao cho Viên Kinh tế Thành phố xây
dựng đề án “Phát triển thị trường tài chính trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
đến năm 2010, tầm nhìn 2020” và đã được báo cáo cho UBND Thành phố trong
năm 2006.
Năm 2007, QĐ số 128/2007/QĐ- TTg của Thủ tướng đã phê duyệt Đề án
phát triển thị trường vốn Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn 2020 định hướng
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
2
Thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm tài chính- ngân hàng tầm cỡ cả nước
và khu vực.
Năm 2018, QĐ số 3113/QĐ-UBND UBND Thành phố đã thành lập Ban chỉ
đạo, Ban biên tập soạn thảo “Chương trình phát triển thị trường tài chính trên địa
bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010, tầm nhìn 2020 tiếp tục xác định
“việc từng bước trở thành trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, thương mại, khoa
học công nghệ của đất nước và khu vực Đông Nam Á.”
Hiện nay, theo tin từ Sở Kế hoạch và Đầu tư, Thành phố đang triển khai hai
nhiệm vụ cùng một lúc là lựa chọn nhà đầu tư để thực hiện dự án tại hai lô đất
thuộc khu chức năng số 1 trong khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2) và xây dựng
Đề án phát triển Thành phố Hồ Chí Minh thành Trung tâm Tài chính Quốc tế do
công ty Đầu tư tài chính nhà nước TPHCM (HFIC) phối hợp với các sở-ngành đề
xuất tham mưu cho UBND Thành phố.
Vào ngày 24/05/2019, Đoàn cán bộ cấp cao của Thành phố Hồ Chí Minh
cũng đã đến Đức để làm việc với đại diện Thành phố Frankfult (Đức) về kinh
nghiệm để thực hiện kế hoạch xây dựng Trung tâm Tài chính Quốc tế tại Thành
phố.
Có thể thấy, mọi chủ trương từ Chính phủ cũng như mối quan tâm của
Thành phố đều hướng đến việc phát triển và xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh
trở thành một Trung tâm Tài chính của quốc gia, hướng đến khu vực và thế giới.
Điều này là bởi vì tiềm năng của Thành phố về sức mạnh kinh tế, tài chính, dịch
vụ, công nghiệp và sản xuất. Với lối sống có nền văn hóa và lịch sử lâu đời, hơn
nữa còn là Thành phố quốc tế, Thành phố đáp ứng sự mong đợi của mọi người
đến từ nhiều quốc gia khác nhau. Trong kỷ nguyên công nghệ mới này, cạnh
tranh giữa các thành phố cũng đỡ cởi mở hơn và rõ ràng là thành phố ngày càng
có xu hướng cạnh tranh và tiếp thị thành phố như những địa điểm hấp dẫn để đầu
tư vào.
Thành phố Hồ Chí Minh là một đô thị đặc biệt với dân số gần 9 triệu người
có hộ khẩu thường trú, đông nhất cả nước hiện nay, là trung tâm vùng kinh tế
trọng điểm phía nam, một khu vực được đánh giá năng động, phát triển và đóng
góp nhiều nhất vào tổng thu ngân sách của nước ta, là đầu mối giao thông của cả
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
3
nước, có cảng biển quốc tế nối liền trực tiếp với các nước trong khu vực. Thành
phố Hồ Chí Minh trong năm 2018 có GDP 1,33 triệu đồng, chiếm 25% tổng sản
lượng quốc gia, một phần ba giá trị sản xuất công nghiệp, tạo ra 16% tổng kim
ngạch xuất khẩu, 33,4% kim ngạch nhập khẩu và thu hút lượng
FDI lên đến 7,07 tỷ USD cao nhất của cả nước. Ngoài ra, Thành phố tiếp
tục là địa phương thu ngân sách lớn nhất cả nước, ước đạt 369.621 tỷ đồng,
chiếm tỷ trọng 27,21% tổng thu ngân sách cả nước. Thành phố Hồ Chí Minh
cũng là trung tâm về tài chính, ngân hàng lớn nhất của cả nước với mật độ tập
trung của các định chế tài chính trên địa bàn thành phố lớn nhất cả nước, Thành
phố là trụ sở của các Ngân hàng lớn nhất và các công ty tài chính có vốn đầu tư
nước ngoài, Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh HOSE. Thị
trường chứng khoán tại TP. HCM luôn khẳng định vị trí và tầm quan trọng vượt
trội, chiếm hơn 90% giá trị thị trường cổ phiếu cả nước.
Với các lợi thế và tiềm năng đang có, việc định hướng xây dựng một Trung
tâm Tài chính Quốc tế tại Thành phố Hồ Chí Minh là điều cần thiết, khách quan
nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển không chỉ riêng của Thành phố mà còn đối với
sự tăng trưởng chung của cả nước. Điều này cũng đã được thể hiện trong quyết
định “Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hồ Chí
Minh đến năm 2020, tầm nhìn 2025” của Thủ tướng Chính phủ, trong đó xác
định mục tiêu phát triển: “Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại,
với vai trò đô thị đặc biệt, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
đóng góp ngày càng lớn đối với khu vực và cả nước; từng bước trở thành trung
tâm lớn về kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học – công nghệ của đất nước và
khu vực Đông – Nam Á”. Cùng với đó, thế giới đang dần chuyển mình, có một
sự thay đổi lớn khi có sự can thiệp của công nghệ 4.0 vào, và tài chính là ngành
chịu ảnh hưởng lớn từ cuộc cách mạng công nghệ này. Do vậy, việc tập trung
nguồn thông tin, dịch vụ tài chính để có thể tiếp cận dễ dàng và chất lượng hơn
trong việc quản lý tài chính, thanh toán trong nước và quốc tế,.. là hết sức cần
thiết hiện nay. Dự án tuy đã bắt đầu được khởi xướng từ 15 năm trước nhưng đến
nay vẫn chưa thực hiện được do chưa có một định hướng xây dựng và phát triển
rõ ràng để phù hợp với xu hướng toàn cầu về tài chính. Do đó, để có thể thực
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
4
hiện được dự án này, đòi hỏi quốc gia nói chung cũng như Thành phố Hồ Chí
Minh nói riêng phải hiểu rõ đặc điểm, thể chế, chính sách và định hướng mô hình
Trung tâm Tài chính Quốc tế riêng của quốc gia. Đây là một quá trình hết sức
phức tạp, khó khăn và lâu dài, cẩn có sự nghiên cứu cụ thể và lời khuyên, góp ý
từ các chuyên gia, tổ chức tài chính, nhà nghiên cứu, doanh nghiệp có kiến thức
nhất định trong lĩnh vực tài chính, công nghệ hiện đại.
Nhận thức được tiềm năng, sức mạnh về kinh tế, xã hội của Thành phố Hồ Chí
Minh cũng như sự quan tâm và mong muốn của Chính quyền Thành phố trong việc
xây dựng một Trung tâm Tài chính tầm Khu vực và Quốc tế ở Thành phố, vì thế, tác
giả đã thực hiện đề tài mang tên “Triển vọng để Thành phố Hồ Chí Minh trở
thành Trung tâm Tài chính Quốc tế ”.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Luận văn nghiên cứu được thực hiện cụ thể nhằm những mục đích sau:
Xây dựng khung phân tích về Trung tâm Tài chính Quốc tế. Thế nào là một
Trung tâm Tài chính Quốc tế; Để một đô thị hoặc một thành phố trở thành Trung
tâm Tài chính Quốc tế thì cần hội tụ những yếu tố gì, và cấu thành cấu trúc ra sao;
Các quốc gia và các thành phố nếu sở hữu các Trung tâm Tài chính Quốc tế thì sẽ
có những lợi ích đối với nền kinh tế và đất nước.
Luận văn nghiên cứu sẽ tiến hành khảo sát các yếu tố đó trong điều kiện và
bối cảnh của Thành phố Hồ Chí Minh hiện tại.
Thông tin nghiên cứu được, tác giả sẽ đúc kết các bài học kinh nghiệm và sẽ
đưa ra một số kiến nghị và giải pháp để Thành phố Hồ Chí Minh có thể xây dựng
một Trung tâm Tài chính mang tầm cỡ Khu vực và Quốc tế trong tương lai.
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu tập trung nghiên cứu các thể chế, chính sách cùng các
điều kiện cần hội tụ để Thành phố Hồ Chí Minh trở thành Trung tâm Tài chính vào một
năm nào đó trong tương lai. Nghiên cứu này chỉ thực hiện trong phạm vi phân tích
những điều kiện nào Thành phố Hồ Chí Minh đang có và những gì cần có để xây dựng
được Trung tâm Tài chính ở Thành phố chứ sẽ không đi sâu phân tích riêng vào một
điều kiện kinh tế cụ thể nào như kinh tế hoặc là ngân sách của Thành phố.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
5
4. Những đóng góp mới của đề tài
Luận văn nghiên cứu trình bày một số kiến nghị nhằm phát huy những điểm
mạnh và lợi thế của Thành phố, ngoài ra đưa ra một số giải pháp, đề xuất để Thành
phố khắc phục điểm yếu và phát triển nhằm mục đích từng bước xây dựng Trung
tâm Tài chính Quốc tế.
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được
kết cấu gồm 3 chương.
Chương 1: Khung phân tích về Trung tâm Tài chính Quốc tế.
Chương 2: Thực trạng về các điều kiện để Thành phố Hồ Chí Minh trở thành
một Trung tâm Tài chính mang tầm Khu vực và Quốc tế.
Chương 3: Một số giải pháp, đề xuất và kiến nghị.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
6
B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
KHUNG PHÂN TÍCH VỀ TRUNG TÂM TÀI CHÍNH QUỐC
TẾ 1.1. Khung lý thuyết về Trung tâm Tài chính Quốc tế
1.1.1. Lý thuyết về Trung tâm Tài chính Quốc tế
Khái niệm về một Trung tâm Tài chính Quốc tế (International Financial
Center) thường được giải thích theo nhiều cách khác nhau. Ở đây, tác giả xin trình
bày một vài khái niệm về Trung tâm Tài chính Quốc tế được sử dụng trong các luận
văn nghiên cứu trước đây.
Kindleberger (1974) cho rằng “ Một IFC là rất cần thiết không chỉ giúp cân
bằng thông qua thời gian tiết kiệm và đầu tư của các tổ chức, cá nhân và giúp
chuyển vốn từ những người tiết kiệm tới những người đầu tư, mà còn giúp thực hiện
thanh toán và chuyển tiền giữa các nơi. Các ngân hàng và các Trung tâm Tài chính
thực hiện thực hiện chức năng thanh toán và các chức năng khác như cho vay…
Những chức năng chuyên biệt của thanh toán quốc tế, cho vay hoặc vay nước ngoài
thì được thực hiện hiệu quả nhất tại một nơi Trung tâm, mà Trung tâm này là nơi
chuyên về thanh toán giữa các vùng trong nước.” Ông ấy không đề cập đến ảnh
hưởng của vị trí địa lý, mà cho rằng, “ Một IFC cung cấp chức năng với chuyên
môn cao về cho vay ở nước ngoài, phục vụ như cơ quan thanh toán giữa các quốc
gia. Các định chế như ngân hàng, nhà môi giới, đại lý, những những tổ chức tài
chính thành lập chi nhánh ở các trung tâm như vậy.” Ông ấy cũng không đề cập đến
khả năng của mạng lưới máy tính và đó được xem như là định nghĩa của ông về một
IFC.
Dựa trên nghiên cứu của Kindleberger (1974), đã có nhiều nghiên cứu thực
nghiệm về Trung tâm Tài chính Quốc tế. Thuật ngữ Trung tâm Tài chính Quốc tế
(International Financial Center), viết tắt là IFC đã được một số nhà nghiên cứu sử
dụng trước đây, như Johnson (1976), Heenan (1977), Reed (1981), Gorostiaga
(1984), Jones (1992) và Cassis (2016) cho rằng Trung tâm Tài chính Quốc tế (IFC)
là một trung tâm mà tại đó diễn ra một lượng giao dịch tài chính với khối lượng và
sự đa dạng đáng kể.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
7
Johnson (1976), cho rằng “Có sự phân biệt giữa các Trung tâm Tài chính Quốc
tế như London, NewYork với các Trung tâm Tài chính Khu vực như Hồng Kong,
Singapore, Panama. Các Trung tâm Tài chính Khu vực có được vai trò từ sự kết hợp
gần gũi về địa lý với các quốc gia mà khách hàng hoạt động và sự an toàn và dễ
dàng hoạt động của các công ty con, chi nhánh và đại lý của các ngân hàng nước
ngoài có trụ sở chính nằm trong IFC chứ không phải tạo ra khách hàng ở các khu
vực khác thông qua quy mô quốc gia và sức mạnh quốc tế của chính họ và năng lực
của các ngân hàng quốc gia của chính họ trong kinh doanh tài chính quốc tế. Họ chủ
yếu là nơi đặt trụ sở cho các tổ chức tài chính nước ngoài thấy thuận tiện khi đặt văn
phòng ở đó, thu hút các doanh nghiệp tài chính nước ngoài thành lập các công ty
con để có thể hoạt động hiệu quả.”
Trong đó, (Reed, 1981) cho rằng: “Các Trung tâm Tài chính Quốc tế có sự tập
trung hóa: Những đô thị và thành phố có các tổ chức tài chính, dịch vụ tập trung có
khả năng làm giảm lượng giao dịch và vốn qua các dịch vụ tài chính và vốn giữa
nền kinh tế trong quốc gia của họ và các quốc gia khác. Một IFC sẽ được coi là có
các sàn giao dịch chứng khoán lớn, thị trường vốn, tổ chức tài chính và là nơi đặt trụ
sở chính của các ngân hàng trung ương, các cơ quan quản lý.” (Cassis & Bussiere,
2005) định nghĩa rằng: “ Một Trung tâm Tài chính Quốc tế là một nhóm các nhà
cung cấp dịch vụ tài chính phục vụ các yêu cầu của một khu vực, một lục địa, hoặc,
hơn hết, trên toàn thế giới, hoặc là một địa điểm trung tâm nơi các giao dịch tài
chính của một khu vực được điều phối và rõ ràng.” 1.1.2. Phân loại các Trung tâm
Tài chính Quốc tế
Có nhiều cách tiếp cận về việc phân loại các IFC trên thế giới đã được sử dụng
trong các nghiên cứu trước đây, cụ thể là:
Johnson (1976) đã phân biệt sự khác biệt giữa “Trung tâm Tài chính Khu vực
(Regional Financial Center) RFC là Trung tâm có vai trò quan trọng bởi vị trí địa lý
của họ gần so với các khách hàng của Trung tâm Tài chính và sự thuận lợi và hoạt
động dễ dàng của các chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại Trung tâm Tài chính
này” so với “Trung tâm Tài chính Toàn cầu (Global Financial Center) mà có vai trò
như là nơi thu hút các tổ chức tài chính, các ngân hàng, công ty bảo hiểm cho một
bộ phận khách hàng đáng kể trên thế giới.”
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
8
Gorostiaga (1984) đã cố gắng phân loại IFC bằng cách sử dụng các mô hình
thuộc địa của quốc gia. “Một mặt, các IFC truyền thống như London, New York,
Frankfurt, Zurich, v.v.là những IFC đã phát triển trên cơ sở vốn trong nước từ các
khoản tiết kiệm địa phương và tiền phát sinh từ thương mại quốc tế. Các IFC này
đóng vai trò là ngân hàng cho các nước thuộc địa của họ và là nơi ký gửi của các
khoản cần gửi của các quốc gia phụ thuộc tại các thành phố lớn này. Mặt khác, các
IFC sau này như Hồng Kông, Bahamas, Bahrain, Panama và Singapore có nguồn
gốc gần hơn và thường được đặt tại các quốc gia mới nổi. Họ thiếu tự chủ tài chính,
và thường là phần mở rộng của các trung tâm truyền thống, nhưng hoạt động ở các
múi giờ khác nhau.”
Theo Reed (1981), “Các Trung tâm Tài chính Quốc gia là những trung tâm
tăng cường đáng kể cơ sở hạ tầng tài chính và khả năng của họ bằng cách thu hút
các tổ chức tài chính, nhưng thường không phải là trụ sở của các ngân hàng hoạt
động quốc tế lớn. So với các Trung tâm Tài chính Quốc gia, các Trung tâm Tài
chính Quốc tế có số lượng ngân hàng nước ngoài tương đối lớn hơn và nhiều nơi là
trụ sở của các ngân hàng lớn hoạt động quốc tế. Các trung tâm vượt khỏi tầm cỡ
quốc gia là ưu việt hơn trong tài chính, truyền thông và quản lý. Đó là những nơi
quản lý số lượng lớn tài sản và nợ phải trả, hợp tác chặt chẽ với số lượng lớn các tập
đoàn công nghiệp lớn, và thu hút và tạo ra thông tin và ý tưởng, cuối cùng thiết lập
các quy tắc hoạt động và tổ chức chi phối các hoạt động quốc tế.”
Một cách tiếp cận khác để phân loại là tập trung vào các chức năng do IFC
cung cấp. Park (1989) đã phân loại các IFC tùy theo việc họ hành động chủ yếu như
một nguồn chính hoặc là điểm đặt của các loại quỹ, ông phân biệt như sau:
Các Trung tâm Tài chính Quốc tế chính (primary centers) (ví dụ: Luân Đôn,
New York và Tokyo) có liên quan đến việc thu thập và phân phối tiền trên toàn thế
giới.
Các Trung tâm Tài trợ (funding centers) (ví dụ: Bangkok, Brussels, Seoul và
Singapore) cung cấp dịch vụ trung gian tài chính hướng nội hơn.
Các Trung tâm Thu thập (collection centers) (ví dụ: Amsterdam, Jakarta và
Kuala Lumpur) cung cấp dịch vụ trung gian tài chính bên ngoài.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
9
Các Trung tâm đặt vị trí (booking centers) (ví dụ, Quần đảo Bahamas và
Cayman) tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu thập và phân phối tiền của người
không cư trú.
Nghiên cứu của (Tansu Yıldırım và Andrew Mullineux, 2015) đối với thành
phố Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng phân loại các IFC như sau:
Trung tâm Tài chính toàn cầu (Global International Financial Center):
London và NewYork được coi là những GIFC duy nhất, với truyền thống lâu đời,
lãnh đạo và vô cùng quan trọng trong các hoạt động cho vay ngân hàng xuyên
quốc gia, giao dịch chứng khoán quốc tế, phát hành trái phiếu quốc tế, giao dịch
ngoại hối, giao dịch phái sinh hàng đầu toàn cầu. Đây là các Trung tâm có vai trò
kết nối các tổ chức tài chính với các khách hàng trên toàn cầu, với sự tập trung
vốn và tài chính khổng lồ, sự hiệu quả và an toàn ở mức cao nhất.
Trung tâm Tài chính khu vực (Regional International Financial Center):
Theo (Johnson, 1976) thì RIFC phân biệt với GIFC bởi Trung tâm Tài Chính
Khu vực xuất phát từ vai trò của nó có vị trí địa lý gần với các khách hàng ở các
Quốc gia khác mà hợp tác với nó. Số lượng và tổ chức tin tưởng đầu tư vào các
Trung tâm này có xu hướng ngày càng tăng ở mức độ khu vực và Quốc tế.
Nhóm thứ ba không phải là Trung tâm Tài chính toàn cầu cũng như khu
vực, nhóm này chỉ bao gồm các khu vực kinh tế đô thị ở các quốc gia.
1.1.3. Vai trò của Trung tâm Tài chính Quốc tế
Bằng việc tiếp cận nguồn thông tin từ Ngân hàng Nhà nước, tác giả xin đúc
kết vai trò của Trung tâm Tài chính Quốc tế là vô cùng quan trọng không chỉ đối
với ngành tài chính mà còn đối với nền kinh tế quốc gia, cụ thể là:
Đối với ngành tài chính:
Việc tập trung các định chế tài chính tại một chỗ sẽ giúp cho việc tiếp cận
thông tin được dễ dàng và các tổ chức có thể có được thông tin đa dạng, chất
lượng, mà các thông tin được xem là vô cùng quan trọng nhất trong tài chính, do
đó sẽ tăng thêm năng lực cạnh tranh đối với các tổ chức có thể khai thác các
thông tin ấy.
Các Trung tâm Tài chính Quốc tế thường sẽ là nơi thu hút được nguồn nhân
lực chất lượng cao đến làm việc. Chính điều này sẽ làm giảm bớt chi phí đào tạo
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
10
chất lượng cao, chi phí tuyển dụng, làm tăng năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt
động của các công ty trong khu vực Trung tâm Tài chính.
Tuy việc phát triển công nghệ thông tin đến thời điểm hiện tại đã phát triển
rất cao, nhưng việc gặp gỡ và làm việc với nhau trực tiếp vẫn giữ một vị trí rất
quan trọng vì khi gặp gỡ và tiếp xúc thì mối quan hệ giữa các tổ chức, các cá
nhân trong lĩnh vực tài chính sẽ trở nên sâu sắc hơn.
Các tổ chức trong lĩnh vực tài chính rất đa dạng như Ngân hàng, công ty bảo
hiểm, quỹ đầu tư, công ty chứng khoán,.. cùng với đó là vô vàn dịch vụ như thanh
toán, cho vay, tư vấn thuế, tư vấn luật, chứng khoán, kế toán, kiểm toán, ngoại
hối,… Những dịch vụ này đòi hỏi rất nhiều thời gian làm việc trực tiếp giữa khách
hàng và các tổ chức. Do vậy, một Trung tâm Tài chính Quốc tế tập trung các tổ
chức này về một nơi sẽ giúp giảm bớt nhiều chi phí cho cả các khách hàng và cả các
công ty trong khu vực Trung tâm Tài chính.
Cuối cùng, một Trung tâm Tài chính Quốc tế sẽ giúp các công ty dễ dàng so
sánh được khả năng hoạt động và quản lý của mình với các công ty khác, từ đó
góp phần tạo động lực phát triển hơn.
Đối với nền kinh tế:
Các công việc liên quan đến tài chính rất đa dạng, đòi hỏi nhiều nhân lực
với năng lực cao cùng với mức thù lao tương xứng. Ngoài số tiền lương nhận
được, những nhân viên trong ngành tài chính còn có thể sử dụng năng lực chuyên
môn để kiếm thêm thu nhập bằng việc đầu tư chứng khoán, hưởng cổ tực doanh
nghiệp,…
Ngành tài chính được xem là ngành đóng góp cho tăng trưởng kinh tế
nhiều. Thống kê cho thấy các quốc gia có hệ thống tài chính phát triển nhất là các
quốc gia tăng trưởng nhanh nhất. Mà Trung tâm Tài chính Quốc tế là một nền
tảng quan trọng của tài chính khu vực đó, thì cũng góp phần không nhỏ vào sự
phát triển nền kinh tế. Theo (Fairlamb, 1999), người ta đã ước tính rằng 7 phần
trăm GDP của Anh có nguồn gốc từ 1 triệu nhân viên trong lĩnh vực tài chính
làm việc trong một dặm vuông bao gồm Trung tâm Tài chính của thành phố.
Theo chuyên gia Nguyễn Thế Phong đến từ viện chiến lược Ngân hàng, nguồn
thu thuế của lĩnh vực tài chính cũng thường lớn hơn so với các ngành công nghiệp
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
11
khác. Khu vực tài chính ở Anh vào năm 2010-2011 đóng góp 63 tỷ bảng, chiếm
12% tổng doanh thu thuế ở Anh và Trung tâm Tài chính góp 40% trong tổng doanh
thu thuế ấy.
Các Trung tâm Tài chính ngoài vai trò dẫn vốn đầu tư nước ngoài vào nước
còn góp phần dẫn nguồn vốn thừa thãi ra nước ngoài. Các doanh nghiệp trong
nước phát triển sẽ thúc đẩy tạo ra nhiều giá trị gia tăng , đóng góp vào sự phát
triển chung của nền kinh tế.
1.2. Một số Trung tâm Tài chính lớn trên thế giới
London và NewYork vốn là hai Trung tâm Tài chính Quốc tế Toàn cầu, giữ
vai trò quan trọng trong hệ thống tài chính của thế giới. Sau này, một số Trung tâm
Tài chính nằm ở khu vực châu Á/ Thái Bình Dương cũng vươn lên và phát triển
nhanh chóng từ tầm Khu vực sang tầm Quốc tế như Hong Kong, Singapore,
Thượng Hải, Tokyo...
Hình 1 : Xếp Hạng Top Bảy Các Trung Tâm Tài Chính Quốc Tế Trên Thế Giới
Nguồn: GFCI 26 rank- longfinance.net
1.2.1. New York
NewYork là một nhà lãnh đạo toàn cầu với vai trò là Trung tâm Tài chính
Quốc tế. NYSE là thị trường chứng khoán lớn nhất của Hoa Kỳ dành cho các
doanh nghiệp trưởng thành. NASDAQ là sàn giao dịch lớn thứ hai của nước cho
các doanh nghiệp mới và đang tăng trưởng. Các thị trường trái phiếu, đặc biệt là
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
12
thị trường trái phiếu chính phủ rất phát triển và thanh khoản rất cao. Hơn nữa, các
giấy tờ thương mại do các tập đoàn phát hành ngắn hạn là một công cụ tiền tệ
quan trọng khác ở Hoa Kỳ. (The economist Inteligence Unit, 2013a). Giao dịch
ngoại hối bao gồm giao ngay, hợp đồng kỳ hạn, hoán đổi ngoại hối và các giao
dịch khác. Sàn giao dịch chứng khoán quốc tế (ISE) là nhà giao dịch quyền chọn
cổ phiếu lớn nhất cũng hoạt động tại Hoa Kỳ, ISE còn sở hữu EUREX, một sàn
giao dịch phái sinh hàng đầu toàn cầu. (The economist Inteligence Unit, 2013a).
NewYork cũng là nới có sàn giao dịch hàng hóa NewYork, đây là sàn giao dịch
hàng hóa tương lai lớn nhất.
1.2.2. London
London là một trong những Trung tâm Tài chính Quốc tế hàng đầu trên thế
giới và là Trung tâm Tài chính lớn nhất ở Châu Âu. (The city of London, 2011).
London là một IFC có truyền thống lâu đời, có vai trò quan trọng cho hoạt động
cho vay ngân hàng xuyên quốc gia, giao dịch chứng khoán nước ngoài, phát hành
trái phiếu quốc tế, giao dịch ngoại hối. Hệ thống ngân hàng Anh được tập trung
hóa và hệ thống ngân hàng Anh đã thu hút mạnh mẽ các ngân hàng nước ngoài
nhờ vai trò hàng đầu và lâu dài của London là một Trung tâm Tài chính Quốc tế.
Thị trường vốn London vốn phát triển nhất và lớn nhất châu Âu, đây cũng là một
trung tâm quan trọng đối với các công ty niêm yết nước ngoài, kinh doanh trái
phiếu quốc tế và vốn chủ sở hữu nước ngoài. London cũng là trung tâm hàng đầu
thế giới về IPO, năm 2011, 10% số IPO trên toàn thế giới được huy động từ sở
giao dịch chứng khoán London. Giao dịch hàng hóa là một phần quan trọng của
ngành tài chính London và London tổ chức hai sàn giao dịch phái sinh chiếm
khoảng 15% giao dịch hàng hóa toàn cầu (The City of London, 2011).
Bên cạnh đó, một tỷ lệ lớn giao dịch kim loại quý diễn ra trên thị trường
OTC ở London. London cũng là một địa điểm chính cho giao dịch phái sinh
OTC. (The Economist Intelligence Unit, 2013). Thị trường ngoại hối được đặt
tên là Euro ở London là lớn nhất thế giới.
2.2.3. Singapore
Singapore đã trở thành Trung tâm Tài chính của Khu vực và Quốc tế, hiện
chỉ xếp sau NewYork và London. Trong quá trình phát triển, Singapore đã trải
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
13
qua sự gia tăng và phát triển thành Trung tâm Tài chính mạnh mẽ nhất trong khu
vực. Vị thế hiện có của Singapore được thể hiện qua các xếp hạng.
• Thị trường ngoại hối lớn thứ ba thế giới về giá trị giao dịch, chỉ sau Anh
và Mỹ.
• Trung tâm phái sinh lãi suất OTC lớn nhất châu Á.
• Sở giao dịch chứng khoán quốc tế hóa lớn nhất châu Á, đồng thời là
thị trường ủy thác đầu tư bất động sản (REIT) lớn nhất châu Á trừ Nhật.
• Thị trường trao đổi nhân dân tệ hải ngoại lớn nhất ngoài Trung Quốc và
Hồng Kông.
• Trung tâm quốc tế lớn về thu xếp phát hành nợ quốc tế, trung tâm quản lý
tài sản và bảo hiểm châu Á.
Singapore có hệ thống ngân hàng vốn hóa tốt, mức thanh khoản cao, nợ xấu
thấp chỉ ở mức khoảng 1% trong tất cả các khoản vay vào năm 2012. Singapore
có thế mạnh là một trung tâm tiền tệ khu vực và là nơi ký gửi tài sản an toàn cho
những người giàu có ở khắp châu Á, do vậy, Singopre được hưởng lợi từ dòng
tiền mà trước đây vốn được gửi tại các Trung tâm Tài chính khác, ví dụ như là
Thụy Sĩ (The Economist Intelligence Units, 2013s). Thị trường tài chính, nghĩa là
thị trường trong nước về chứng khoán, phái sinh và tiền tệ rất phát triển, phục vụ
cho toàn bộ châu Á. Thị trường đồng đô la châu Á (Asian Dollar Market) do các
ngân hàng nước ngoài chi phối hoạt động tại Singapore, tương đương với thị
trường Eurodollar (Eurodolla Market), các trung gian liên ngân hàng xuyên biên
giới và các khoản vay khi ngân hàng (The Economist Intelligence Unit, 2013s).
1.2.4. Thượng Hải
Thượng Hải là một vùng nội địa vốn giàu có tại Trung Quốc, với tốc độ
tăng trưởng cao do đầu tư nước ngoài (FDI) nhiều. Đặc biệt, FDI mang lại vốn
quốc tế, công nghệ mới, kinh nghiệm quản lý dẫn đến năng suất cao. Các công ty
nước ngoài khi cạnh tranh với các công ty trong nước giúp mang lại hiệu quả nhờ
cải thiện các tiêu chuẩn hoạt động, quản trị, xúc tác cho sự tăng trưởng kinh tế.
Thượng Hải dù vậy cũng sẽ không thể trở thành Trung tâm Tài chính nếu
không có sự hỗ trợ chính sách từ Chính phủ Trung ương. Năm 1990, nhà nước
Thượng Hải cho mở quận Lujiazui là khu tài chính đầu tiên của quốc gia, ban
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
14
hành các ưu đãi về thuế, hỗ trợ các vấn đề liên quan như đào tạo nhân viên và
dịch vụ Viza cấp tốc. Do vậy, các tổ chức trong và ngoài nước đã thành lập các
chi nhánh tại khu tài chính này. Thượng Hải cũng thành lập các thị trường tài
chính đa dạng như giao dịch tương lai, trao đổi ngoại tệ và cho vay liên Ngân
hàng. Do được hưởng lợi mạnh mẽ từ chính sách nhà nước, Thượng Hải đã thu
hút được rất nhiều các MNCs thành lập trụ sở tại đây, bao gồm nhiều ngân hàng
nổi tiếng như Citibank, HSBC, Standard Chartered…, góp phần đưa vào chuyên
môn quản lý tiên tiến, mở rộng hình ảnh của khu vực. Sàn giao dịch chứng khoán
Thượng Hải (SSE) vào cuối năm 2012 là sàn giao dịch lớn thứ hai sau Tokyo về
vốn hóa thị trường. Tuy nhiên, là một thị trường mới nổi, thị trường chứng khoán
Thượng Hải cũng rất biến động. Thượng Hải cũng phải chịu nhiều vấn đề như
khung pháp lý kém phát triển và thể chế thị trường yếu kém. Mặt khác, thị trường
phái sinh ngoại trừ giao dịch hàng hóa thì kém tinh vi hơn các nền kinh tế phát
triển khác và các đối thủ cạnh tranh.
1.3. Các điều kiện để một đô thị trở thành Trung tâm Tài chính Quốc tế
Có rất nhiều đề xuất khác nhau trong việc xác định các yếu tố quyết định
năng lực cạnh tranh trở thành Trung tâm Tài chính của Thành phố, như Lee và
Schmidt-Marwede (1993) đề cập đến thị trường tài chính và cơ sở hạ tầng của
thành phố; Theo Frost and Spence (1993), để nâng cao thành phố cần có một môi
trường thích hợp. Từ đó, cải thiện cơ sở hạ tầng sẽ mang lại lợi thế cạnh tranh
cho thành phố, từ giao thông đến phương tiện. Castells (1996) lại bổ sung công
nghệ thông tin và chất lượng cuộc sống vào danh sách, trong khi đó, Yeung,
Poon, Perry (2001) đề cập đến các biến số của nước chủ nhà, bao gồm các ưu đãi
và chính sách của Chính phủ. Cai và Sit (2003) lại định nghĩa sáu chiều, từ hệ
thống kinh tế, chính trị đến hình ảnh của Thành phố trong mắt các khách hàng,
đối tác quốc tế, được coi là khả năng thu hút các tổ chức quốc tế đến một thành
phố.
Năm 2015, Diễn đàn kinh tế thế giới (World Economic Forum - WEF) đã
sử dụng Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu (Global Competitiveness Index -
GCI) như một công cụ dùng để đo lường các yếu tố liên quan đến kinh tế vi mô
và vĩ mô của đất nước đến năng lực cạnh tranh của các nước ấy. Tuy nhiên, trong
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
15
bối cảnh công nghệ phát triển mạnh mẽ, năm 2018, Diễn đàn kinh tế thế giới đã
có cách tiếp cận mới, chú trọng đến sự tăng trưởng trong dài hạn, do đó, chỉ số
này được đổi thành Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu 4.0. (Global
Competitiveness Index 4.0). Chỉ số này quyết định các yếu tố có ảnh hưởng đến
năng lực cạnh tranh của một quốc gia, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế dài
hạn, dựa trên 12 trụ cột (động lực) chính gồm 98 yếu tố thành phần được đánh
giá trên thang điểm từ 0-100 cho 140 quốc gia trên thế giới.
BẢNG 1. 1: CÁCH TIẾP CẬN CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH TOÀN CẦU – GCI
4.0: 12 TRỤ CỘT, ĐƯỢC CHIA THÀNH 4 NHÓM
Tạo môi trường kinh Thị trường
doanh thuận lợi
Trụ cột 1: Thể chế Trụ cột 7: Thị trường hàng hóa
Trụ cột 2: Cơ sở hạ tầng Trụ cột 8: Thị trường lao động
Trụ cột 3: Ứng dụng CNTT Trụ cột 9: Thị trường tài chính
Trụ cột 4: Ổn định kinh tế Trụ cột 10: Quy mô thị trường
vĩ mô
Nguồn nhân lực Hệ sinh thái đổi mới sáng tạo
Trụ cột 5: Y tế Trụ cột 11: Năng động trong kinh doanh
Trụ cột 6: Kỹ năng Trụ cột 12: Năng lực đổi mới sáng tạo
Nguồn: Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2018
Dựa trên nghiên cứu về các yếu tố để Istanbul trở thành Trung tâm Tài chính
của Thổ Nhĩ Kỳ, Kế hoạnh và chiến lược thành lập một IFC được mô tả qua 10 loại,
đó là: Thể chế pháp lý; Tăng cường đa dạng hóa các sản phẩm tài chính; Thực hiện
chế độ thuế suất hiệu quả; Cải thiện cơ sở pháp lý; Khắc phục cơ sở hạ tầng của
thành phố; Nâng cao cơ sở hạ tầng Công nghệ; Thành lập tổ chức liên quan đến dự
án; Phát triển nguồn vốn nhân lực; Xây dựng hình ảnh của Thành phố; Theo dõi kế
hoạch.
Theo nghiên cứu của Tansu Yıldırım và Andrew Mullineux (2015), thành phố
Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ được khảo sát và tiến hành nghiên cứu thực nghiệm để xây
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
16
dựng Trung tâm Tài chính Quốc tế để đánh giá năng lực trở thành trung tâm tài
chính, cần phân tích các yếu tố được phân loại thành hai nhóm lớn như sau:
BẢNG 1. 2: CÁC YẾU TỐ CẦN THIẾT ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐỂ
HÌNH THÀNH TRUNG TÂM TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
Yếu tố về năng lực cạnh tranh Yếu tố về cơ sở hạ tầng
Môi trường kinh doanh: (c1) Dịch vụ công cộng và Môi
• Cơ chế
trường
xã hội: (i1)
• Điều kiện thuận lợi cho kinh
doanh • Giáo dục
• Y tế
• An ninh
• Tiện nghi đô thị
Điều kiện kinh tế: (c2) Tài nguyên cho mạng lưới kinh
• Ổn định chính trị
doanh: (i2)
• Chính sách thuế • Giao thông đô thị
• Thị trường tài chính Hàng không
• Không gian văn phòng
• Chỗ ở
• Hệ thống viễn thông, cơ sở
hạ tầng công nghệ
Địa điểm kinh doanh: (c3)
• Vốn nhân lực
• Vị trí địa lý
• Hình ảnh Thành phố đối với
quốc tế
Nguồn: tác giả tổng hợp từ nghiên cứu thực nghiệm ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
17
1.3.1. Yếu tố về năng lực cạnh tranh
Để hình thành Môi trường kinh doanh (c1) cần phải ổn định về cơ chế và
tạo điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh và Điều kiện kinh tế (c2) bao gồm
việc ổn định chính trị, chính sách thuế hợp lý và thị trường tài chính hiệu quả.
Môi trường pháp lý trở thành một thành phần quan trọng trong khả năng
cạnh tranh của thành phố cho một dự án phát triển IFC thành công. Các nước cần
có hệ thống pháp lý tốt, nhưng không cần phải quá mạnh mẽ về quy định. Việc
quá quy định có thể dẫn đến một môi trường kinh doanh an toàn nhưng lại hạn
chế cơ hội của các tổ chức tiềm năng.
Begg (1999) ủng hộ lập luận rằng môi trường kinh doanh có liên quan đến
cơ sở hạ tầng thành phố có chứa các yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của công ty.
Những yếu tố này có ảnh hưởng đáng kể đến sự thu hút của thành phố vì sự ảnh
hưởng của chúng đến việc dễ dàng trong kinh doanh, bao gồm việc truy cập vào
thị trường toàn cầu, khách hàng, nhà cung cấp, sự thuận lợi trong việc cấp phép,
tính linh hoạt của thị trường.
Điều kiện kinh tế là yếu tố tiếp theo ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh, nó
là tổng hợp hiệu quả kinh tế của thành phố. Các doanh nghiệp và thị trường tài
chính có thể hoạt động trong điều kiện ổn định và không thích sự bất ổn trong
kinh doanh. Ngoài sự ổn định, tình hình chính trị ổn định và khả năng đáp ứng,
sự quan tâm của chính phủ là những yếu tố chính, vì một dự án IFC có thể mất
nhiều năm để hoàn thành, kế hoạch và chiến lược xây dựng dù ở cấp thành phố
nhưng cũng cần sự quan tâm ở cấp quốc gia.Tuy nhiên, (Heenan, 1997) cho rằng
cam kết xây dựng IFC đòi hỏi sự quan tâm của cả cộng đồng, bao gồm khu vực
tư nhân, công cộng, công đoàn và thậm chí là các tổ chức tôn giáo. Các hoạt động
kinh tế trên thế giới từ những năm 1980 đã chuyển từ các cơ sở sản xuất sang các
trung tâm tài chính, dịch vụ, nơi toàn cầu hóa đã dẫn đến sự thay đổi mạnh mẽ.
Các GIFC và RIFC trên thế giới cũng có quy mô tài chính và sự thanh khoản rất
lớn, giúp các nhà đầu tư dễ dàng tham gia và rời khỏi thị trường. Cassis (2006)
nhận thấy tầm quan trọng của các sản phẩm đa dạng trong việc làm cho Trung
tâm Tài chính trở nên hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư. Thuế là yếu tố thứ ba trong
Điều kiện kinh tế duy nhất có tác động trực tiếp đến lợi nhuận bất kì tập đoàn nào
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
18
và vì thế họ rất quan tâm. Trong một nghiên cứu về khả năng cạnh tranh của các
trung tâm khu vực, Ho (2000) mô tả tầm quan trọng của việc miễn giảm thuế
suất, đặc biệt là Singapore. Ông minh họa thuế suất ở Úc là 33%, so với 16,5% ở
Hong Kong và 10% ở Singapore-áp dụng cho các doanh nghiệp trong Khu vực
Trung tâm tài chính- Trong khi các công ty khác bị đánh thuế 22%.
Địa điểm kinh doanh (c3) bao gồm Vốn nhân lực, Vị trí địa lý và Hình ảnh
Thành phố đối với Quốc tế.
Vốn nhân lực là những người lao động lành nghề và những người có năng
lực làm việc hiệu quả. Trong một nghiên cứu khi so sánh vai trò vốn con người
trong cấu trúc đô thị, Pompili (1992) đã lập luận rằng lao động lành nghề là yếu
tố mạnh mẽ để thu hút các hoạt động nhất định, bao gồm cả hoạt động về kinh tế
và tài chính, không chỉ cho thành phố nói riêng mà cho cả quốc gia nói chung.
Làm cách nào để thu hút được nguồn nhân lực có trình độ lao động cao, và tài
năng quản lý. Một thành phố có thể tăng năng lực cạnh tranh bằng cách cải thiện
trình độ giáo dục. ( Kresl, 1995). Sự tích lũy các lao động lành nghề khiến các
thành phố khác khó cạnh tranh với họ. Jakobsen và Onsager (2005) chỉ ra rằng
các thành phố có nguồn nhân lực chất lượng thì phát triển vượt xa các thành phố
khác. Nhiều người có kỹ năng giỏi sẵn sàng đến các trung tâm tài chính khác nếu
được cung cấp các chính sách và gói lương thưởng hấp dẫn, phúc lợi tốt. Như
Yeoh và Chang (2001) cho rằng Singapore là nơi gặp gỡ của giới thượng lưu và
tài năng quản lý lành nghê, ám chỉ rằng chính phủ nước này có các chính sách để
thu hút họ vào thành phố này.
Vị trí địa lý và hình ảnh của Thành phố cũng luôn là trung tâm của các
nghiên cứu. Để thu hút và giữ chân Doanh nghiệp, Thành phố cần cho thấy môi
trường kinh doanh phù hợp, lực lượng lao động lý tưởng, cơ sở hạ tầng vững
chắc và chất lượng cuộc sống cao. Tuy nhiên, việc phát triển hệ thống công nghệ
và viễn thông cũng như ảnh hưởng từ cuộc cách mạng công nghệ 4.0, nhân tố này
giờ đây có lẽ kém quan trọng hơn do giờ đây, thông tin có thể được truyền qua
khoảng cách xa hơn.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
19
1.3.2. Yếu tố cơ sở hạ tầng
Các yếu tố này thứ nhất gồm Dịch vụ công cộng và Môi trường xã hội: (i1)
là giáo dục, y tế, an ninh và tiện nghi đô thị.
Chất lượng giáo dục tốt cho các gia đình người nước ngoài khiến cho họ
yên tâm để con cái học tập và chuyển về làm việc cho các Trung tâm Tài chính
trong Khu vực. Theo Ho (2000), Singapore có hệ thống trường học lớn nhất của
Hoa Kỳ và Nhật Bản trong khu vực, có khả năng cung cấp giáo dục cho đến trình
độ trước đại học.
Dịch vụ y tế và an ninh cũng là yếu tố khiến cho người nước ngoài đặc biệt
yên tâm khi quyết định làm việc trong khu vực. Tiện nghi đô thị góp phần ổn
định chất lượng cuộc sống, trở thành một trong những tài sản của quốc gia.
(Short & Kim, 1999) chứng minh sự tập trung của các tổ chức tài chính ở các
thành phố trên thế giới không thể giải thích được đầy đủ bằng các yếu tố quyết
định và kinh tế và tài chính, vì các yếu tố văn hóa và xã hội là rất quan trọng cho
việc hình thành khu vực đô thị.
Bên cạnh đó, chủ nghĩa quốc tế cũng là một tiêu chí cần quan tâm. Ví dụ
như London có số lượng người nhập cư lớn, bao gồm nhiều nhân viên năng lực
tốt trên thế giới, chính vì vậy đây là nơi chứa rất nhiều tổ chức tài chính quốc tế.
Thứ hai, các yếu tố liên quan đến cơ sở hạ tầng có thể được hiểu là “Tài nguyên
cho mạng lưới kinh doanh” (i2) gồm Giao thông đô thị, viễn thông, cơ sở hạ tầng
công nghệ, hàng không, không gian văn phòng và chỗ ở.
Sự phát triển của viễn thông và công nghệ đã làm thay đổi tầm quan trọng
của vị trí địa lý. Các ngân hàng và các tổ chức tài chính đã được cách mạng hóa
bởi viễn thông và công nghệ. Nếu định hướng thành phố phát triển theo hướng
Trung tâm Tài chính công nghệ (Fintech) thì sẽ có thể trở thành một trong những
nơi có sản phẩm đặc biệt thu hút Nhà đầu tư quốc tế. Nếu kết hợp các doanh
nghiệp tài chính, các công ty công nghệ cùng các start-up tiềm năng, rất có thể
trong tương lai sẽ chen chân được trong Thị trường Tài chính quốc tế tương lai.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
20
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VỀ CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỂ TP. HCM TRỞ THÀNH MỘT
TRUNG TÂM TÀI CHÍNH CỦA KHU VỰC VÀ THẾ
GIỚI 2.1. Yếu tố về năng lực cạnh tranh
Đối với điều kiện về Môi trường kinh doanh bao gồm Khung pháp lý, cơ
chế; Những điều kiện thuận lợi cho kinh doanh (c1) liệu có đáp ứng được sự
minh bạch, độ tin cậy cao, chi phí kinh doanh thấp cần thiết của một Trung tâm
Tài chính Quốc tế. Yếu tố này chịu sự ảnh hưởng nhiều từ Trung ương trong khi
quyền hạn và trách nhiệm của Chính quyền Thành phố còn nhiều giới hạn.
Khung pháp lý và cơ chế:
Chất lượng thông tin trên báo cáo tài chính được xem là mối quan tâm hàng
đầu của các nhà đầu tư trên Thị trường Chứng khoán. Tuy vậy, nhiều vụ sai phạm
có liên quan đến thông tin và việc công bố thông tin của các công ty niêm yết đã
ảnh hưởng đến niềm tin của các nhà đầu tư. Chỉ riêng năm 2018, có tới
397 trường hợp vi phạm theo Thống kê của Ủy ban chứng khoán với các hành vi
công bố thông tin sai, tạo cung cầu giả trên Thị trường Chứng khoán… Nguyên
nhân chính từ việc hệ thống kế toán-kiểm toán Việt Nam vẫn còn hướng theo một
định hướng riêng, không theo chuẩn mực Quốc tế. Các Doanh nghiệp hoạt động
chỉ cố gắng làm đẹp cho báo cáo tài chính của mình, tính độc lập chưa cao chứ
không quan tâm đến lợi ích của các bên liên quan, cùng với đó là việc các chế tài
cho việc xử phạt các trường hợp vi phạm còn hạn chế. Các cơ quan quản lý liên
quan cần phải hoàn thiện khung pháp lý chặt chẽ, tăng cường giám sát, hoạt động
thanh tra, xử lý vi phạm.
Tuy nhiên, quy định quá chặt chẽ có thể dẫn đến một môi trường kinh
doanh an toàn, nhưng nó cũng gây hạn chế cho các doanh nhân. Do đó, một môi
trường pháp lý thuận lợi mang tính chất địa phương để gia tăng sự thông thoáng
trong kinh doanh cũng nên được đưa ra.
Hiện nay, mặc dù Chính phủ Việt Nam đang nỗ lực thúc đẩy và phát triển
Thị trường chứng khoán bằng việc sửa đổi Luật Chứng khoán, ý định hợp nhất
các sở giao dịch Chứng khoán nhưng riêng với chính quyền Thành phố Hồ Chí
Minh vẫn chưa có thế chủ động trong thị trường tài chính. Chính quyền Thành
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
21
phố hầu như không được chia sẻ thông tin đầy đủ về các định chế tài chính trên
địa bàn, do Trung ương quản lý như Sở giao dịch Chứng khoán, các quỹ đầu tư,
công ty bảo hiểm. Do vậy, chính quyền Thành phố vẫn chưa thể chủ động và can
thiệp vào việc hỗ trợ kích thích, phát triển thị trường Tài chính. Bí thư Nguyễn
Thiện Nhân cũng giải thích “việc chưa thể phát triển thành Trung tâm Tài chính
Quốc tế của thành phố là do chính quyền thành phố chưa đủ quyết tâm để thực
hiện trong khi Trung ương còn chưa thật sự quan tâm vấn đề này.” Theo Tiến sĩ
Vụ Thành Tự Anh, Giám đốc Nghiên cứu chương trình giảng dạy Kinh tế
Fullbright Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng: “ Để thành phố Hồ
Chí Minh trở thành trung tâm tài chính của cả nước, khu vực và quốc tế, đòi hỏi
có giải pháp tổng thể từ Trung ương cho đến địa phương. Quy cũng bởi lẽ mọi
chính sách, thể chế, quy định đều được ban hành từ Trung ương. Chính quyền
thành phố cần sự thay đổi trong việc tiếp cận, điều chỉnh theo biến động và xu
hướng của khu vực và thế giới.”
Điều kiện thuận lợi cho kinh doanh:
Để thu hút đầu tư kinh doanh, Thành phố Hồ Chí Minh cần cho thấy được
năng lực cạnh tranh với những điều kiện thuận lợi cho Kinh doanh so với các
tỉnh/ thành phố khác trong nước:
Trong năm 2018, chỉ số PCI của Thành phố Hồ Chí Minh xếp hạng 10/63
tỉnh thành trong cả nước, chỉ xếp ở mức khá, giảm 2 bậc so với năm 2017.
Chỉ số PCI, tên viết tắt là Provincial Competitiveness Index, là Chỉ số Năng
lực cạnh tranh cấp tỉnh, do phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)
phối hợp với cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tại Việt Nam thực
hiện. Đây là chỉ số đo lường và đánh giá chất lượng điều hành kinh tế, mức độ
thuận lợi của chính quyền kinh doanh và nỗ lực cải cách của chính quyền các tỉnh
ở Việt Nam.
Trong 10 chỉ số thành phần thì có đến 6 chỉ số giảm ở Thành phố Hồ Chí
Minh trong năm 2018, đó là Gia nhập thị trường, Tiếp cận đất đai, Chi phí thời
gian, Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, Đào tạo lao động, Thiết chế Pháp lý và An
ninh trật tự.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
22
HÌNH 2. 1: CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH NĂM 2018
Nguồn: Bộ Ngoại giao Việt Nam.
Để thu hút đầu tư kinh doanh, Thành phố Hồ Chí Minh cần cho thấy được
năng lực cạnh tranh với những điều kiện thuận lợi cho Kinh doanh so với các
tỉnh/ thành phố khác trong nước:
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
23
Môi trường kinh doanh dù có hệ thống luật pháp cụ thể, nhưng trong thực
tế, các quy trình thủ tục, quy trình pháp lý còn phức tạp và mất khá nhiều thời
gian, đặc biệt là các công ty nước ngoài. Hiện nay, thành phố Hồ Chí Minh vẫn
chưa có trung tâm giúp đỡ các nhà đầu tư nước ngoài về luật pháp, hỗ trợ giấy tờ
trong kinh doanh để họ có thể dễ dàng và thuận tiện trong việc tiến hành đầu tư.
Theo World Bank, tại Singapore, một doanh nghiệp chỉ mất khoảng 6 ngày cho
việc thành lập doanh nghiệp với chi phí khởi nghiệp tương đối thấp, cùng với
điều kiện pháp lý thuận lợi về việc cấp giấy phép kinh doanh, thuế, các quy định
về tín dụng, bảo vệ nhà đầu tư, Singapore được đánh giá là một trong những
trung tâm tài chính thân thiện nhất trên thế giới.
Qua đó, phần nào cho thấy chính quyền Thành phố cần phải nâng cao môi
trường cạnh tranh minh bạch hơn, tạo điều kiện thuận lợi và cắt giảm thời gian
cho các thủ tục hành chính phức tạp, làm thông thoáng môi trường pháp lý hơn
cho các Doanh nghiệp nhưng vẫn đảm bảo sự giám sát từ chính quyền Thành
phố, Trung ương để tránh xảy ra rủi ro.
Điều kiện kinh tế của Thành phố (c2) bao gồm việc ổn định chính trị, chính
sách thuế và thị trường tài chính cũng là các yếu tố thể hiện năng lực cạnh tranh
của Thành phố.
Ổn định chính trị:
Sự trỗi dậy và phát triển của một trung tâm tài chính là không thể độc lập
với môi trường kinh tế và chính trị của quốc gia. Như New York, London, Paris
và Amsterdam liên tiếp được xếp hạng đầu trong nền kinh tế thế giới từ thế kỷ
18. Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung có tình hình chính
trị tương đối ổn định. Tuy nhiên, vấn đề tham nhũng vẫn đang còn tồn đọng trong
bộ máy Nhà nước.
Thị trường tài chính:
Theo định nghĩa về Trung tâm Tài chính Quốc tế của Investopedia thì
“Trung tâm tài chính là một thành phố hay đô thị được coi là đầu mối của ngành
dịch vụ tài chính”. Do đó, thị trường tài chính được xem xét là yếu tố chủ chốt
trong việc hình thành nên một Trung tâm Tài chính Quốc tế tại Thành phố Hồ
Chí Minh.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
24
Nói đến thị trường tài chính là phải xem xét đến các định chế tài chính đang
hoạt động trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Định chế tài chính (Financial Institution) là các tổ chức, thể chế được hình
thành theo luật mà đóng vai trò trung gian tài chính trong quá trình chuyển vốn từ
người cho vay sang người đi vay. Ở Thành phố Hồ Chí Minh đã phát triển các
sản phẩm của thị trường qua các định chế như: Ngân hàng (thanh toán, ngoại hối)
và các định chế tín dụng; Định chế tài chính-tín dụng phi ngân hàng bao gồm:
Thị trường chứng khoán và các chủ thể tham gia, các công ty tài chính và cho
thuê tài chính, các quỹ đầu tư, bảo hiểm, dịch vụ tài chính công (Trái phiếu chính
phủ, trái phiếu chính quyền địa phương), dịch vụ hỗ trợ (kế toán, kiểm toán,..).
Thrift (1994) đã mô tả các đặc điểm cơ bản của thị trường tài chính là quy
mô, thông tin được triển khai nhanh chóng, đầu cơ và sự biến động. Quy mô của
thị trường tài chính được đánh giá qua các nhân tố như quy mô các định chế tài
chính, khối lượng trái phiếu phát hành, giá trị vốn hóa thị trường, tài sản cá nhân,
doanh nghiệp, tính thanh khoản.. Ngoài ra, mức độ phát triển của thị trường tài
chính bao gồm: số lượng các tổ chức quốc tế, công ty đa quốc gia, số lượng các
nhà đầu tư nước ngoài đối với thị trường tài chính trong nước.
Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) được xem
như là sàn Giao dịch chứng khoán phát triển nhất cả nước cùng với HNX. Tính
đến ngày 15/08/2018,
HOSE đã có 410 mã chứng khoán niêm yết, trong đó có 361 mã cổ phiếu, 2
chứng chỉ quỹ đóng, 2 chứng chĩ quỹ ETF và 45 mã trái phiếu. quy mô vốn hóa
đạt 3,07 triệu tỷ đồng, tương đương 61,27 % GDP, so với 5 năm trước 842 nghìn
tỷ đồng đã tăng lên đáng kể, cho thấy chất lượng doanh nghiệp đã tăng lên rất
nhiều.
Thị trường chứng khoán cũng đã thể hiện hơn phần nào hơn vai trò là kênh
dẫn vốn trung, dài hạn so với trước đây khi tính thanh khoản cũng được cải thiện
rõ rệt, từ năm 2005 đến 2018 tăng khoảng 32%. Mặt khác, thị trường chứng
khoán Việt Nam cũng được nâng hạng hơn khi trên HOSE liên tiếp xuất hiện
những tập đoàn, công ty nhà nước lớn, bổ sung vào danh sách các công ty vốn
hóa tỷ đô trên thị trường như: Vinhomes, Petrolimex,
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
25
Vincom Retail, VP bank, Vietjet, … góp phần nào thu hút nhà đầu tư nước
ngoài tham gia vào. Khác với trước đây, trên thị trường chứng khoán phát triển
sản phẩm trên cả thị trường cơ sở lẫn phái sinh. Hiện nay, tại Việt Nam mới xuất
hiện chứng quyền có bảo đảm (Covered Warrant- CW) là sản phẩm do công ty
chứng khoán phát hành dựa trên 26 chứng khoán cơ sở trong nhóm VN 30 được
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán cho phép. Nhà đầu tư
mua CW có thể bán khi chứng quyền niêm yết trên sàn giao dịch hoặc giữ đến
đáo hạn, NĐT giữ chứng quyền đáo hạn sẽ được nhận lãi chênh lệch bằng tiền
mặt giữa giá thanh toán chứng quyền tại ngày đáo hạn và giá thực hiện của CW.
CW không hạn chế sở hữu nước ngoài, điều này sẽ làm tăng sức hấp dẫn
của TTCK Việt Nam trong việc thu hút dòng vốn ngoại trong thời gian tới.
Tuy nhiên, cùng với sự tăng trưởng, thị trường cũng còn tiềm tàng một số
khó khăn như: quản trị công ty chưa tốt so với các nước trong khu vực, thị trường
còn biến động nhiều do thiếu các NĐT chuyên nghiệp có tổ chức, chuẩn mực
công bố thông tin và báo cáo tài chính chưa theo chuẩn quốc tế. Quy mô thị
trường trái phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam vẫn còn tương đối thấp, khoảng
1,25%, trái phiếu chính phủ vẫn chiếm chủ yếu. Thông thường, các quốc gia có
thị trường tài chính tương đối phát triển thì tỷ trọng dư nợ trái phiếu trên GDP
của trái phiếu doanh nghiệp tương đối cao, có thể tương đương với trái phiếu
chính phủ hoặc thậm chí cao hơn, ví dụ trong trường hợp của Hàn Quốc (dư nợ
trái phiếu doanh nghiệp trên GDP là 74,3% trong khi dư nợ trái phiếu chính phủ
trên GDP chỉ đạt 53,2%).Tuy nhiên, quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp
tại Việt Nam vẫn còn tương đối thấp, khoảng 1,25%, trái phiếu chính phủ vẫn
chiếm chủ yếu.. Theo ông Trần Văn Dũng, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán nhà
nước cho biết, “chiến lược của thị trường vốn Việt Nam là hướng đến sự cân
bằng của thị trường ngân hàng, thị trường chứng khoán và thị trường trái phiếu”.
Nhưng nhìn chung, sự phát triển của thị trường tài chính Việt Nam nói chung và
thị trường tài chính Thành phố Hồ Chí Minh vẫn còn khá khập khiễng trong mối
quan hệ giữa thị trường vốn và thị trường tiền tệ, vẫn còn lệ thuộc vào hệ thống
Ngân hàng mọi loại vốn. Các định chế ngân hàng thì vẫn còn hạn chế về quy mô,
các dịch vụ tài chính-ngân hàng cũng chưa đáp ứng được nhu cầu tăng ngày càng
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
26
nhanh của Thành phố. Trong khi đó, các định chế phi ngân hàng còn ít, loại hình
hoạt động chưa thật sự đa dạng, mới mẻ nên chưa thể trở thành kênh cung cấp
vốn trung- dài hạn cho Thành phố Hồ Chí Minh. So với các nước khác trong khu
vực, dư nợ tín dụng của các Ngân hàng thương mại Việt Nam cao hơn, kèm theo
rủi ro cũng cao hơn, nguyên nhân do tính chất của doanh nghiệp Việt Nam kinh
doanh dựa vào vay nợ, không dựa vào vốn chủ sở hữu; Thị trường vốn trung và
dài hạn không huy động được nhiều. Doanh nghiệp khi vay ngân hàng chủ yếu là
vay ngắn hạn. Bởi vậy, các Ngân hàng thương mại vẫn giữ vai trò chủ đạo trong
việc giải quyết vốn cho nền kinh tế. Do đó, đối với các doanh nghiệp chưa niêm
yết thì vốn vay ngân hàng là nguồn vốn huy động chính. Ngay cả khi thị trường
chứng khoán phát triển,
Ngân hàng thương mại cũng là nhà đầu tư trực tiếp và chủ chốt trên thị
trường chứng khoán, giữ vai trò chi phối thị trường trái phiếu.
Mặc dù quy mô của các Ngân hàng ở Thành phố Hồ Chí Minh phát triển
nhiều hơn so với cả nước, nhưng so với Ngân hàng trong khu vực và quốc tế vẫn
còn rất nhiều hạn chế như các vấn đề về việc xử lý nợ xấu, quản trị rủi ro vẫn còn
chưa đáp ứng được so với chuẩn thông lệ quốc tế. Để nhằm tái cấu trúc ngành
Ngân hàng, giảm số lượng Ngân hàng yếu kém, nâng cao năng lực cạnh tranh,
Ngân hàng Nhà nước đã chủ động xây dựng lộ trình triển khai và áp dụng chuẩn
Basel II quy định về tỷ lệ an toàn vốn đối với Ngân hàng. Điều này sẽ gây áp lực
thúc đẩy các Ngân hàng có kế hoạch, động lực tăng vốn hoặc có thể tính đến việc
sáp nhập với các Ngân hàng khác để tăng năng lực cạnh tranh.
Ngoài ra, “sự tồn tại của các sản phẩm riêng biệt tinh vi cũng là một tiêu chí
phân biệt rõ nhất của thị trường tài chính” (Simon, 1995), sự phát triển của một
trung tâm tài chính trở nên phụ thuộc nhiều hơn vào sự phát triển thị trường tài
chính của nó. Các tổ chức tài chính nên tìm cách phát triển các sản phẩm thích
hợp để thu hút khách hàng đến thành phố. (Cassis, 2006) “nhận thấy tầm quan
trọng của các sản phẩm đa dạng làm một trung tâm tài chính trở nên hấp dẫn”. Ví
dụ, trung tâm tài chính Thụy Điển phát triển ở một vài điểm đặc biệt, trong đó,
quan trọng nhất là quản lý tài sản cho khách hàng cá nhân. Qua đó cho thấy bất
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
27
kỳ thành phố nào muốn trở thành một trung tâm tài chính cũng nên tìm điểm
khác biệt để cung cấp.
Thật vậy, để thị trường tài chính Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí
Minh nói riêng không bị đơn điệu và thu hút được các nhà đầu tư lớn, các nhà
đầu tư nước ngoài thì sản phẩm tài chính cần phải có sự đa dạng, đổi mới để có
thể tạo sự riêng biệt.
Chứng khoán phái sinh là một công cụ tài chính năng động, phát triển tại
các Trung tâm Tài chính quốc tế, mà giá trị của nó phụ thuộc vào giá của một tài
sản cơ sở, nhằm mục tiêu phân tán rủi ro, bảo vệ và kiếm thêm lợi nhuận. Hợp
đồng tương lai chỉ số VN30 chính thức được ra mắt vào tháng 08/2017, đây là
sản phẩm phái sinh chính thức đầu tiên được giao dịch chính thức trên sàn chứng
khoán. Hợp đồng tương lai là thỏa thuận giữa hai bên tham gia về việc mua và
bán một loại tài sản vào một thời điểm nhất định trong tương lai với mức giá và
khối lượng được xác định trước. Đây là hợp đồng được chuẩn hóa, niêm yết và
giao dịch trên thị trường tập trung. Thực tế, nhu cầu về sản phẩm phái sinh đã
xuất hiện được trước đó, dù chỉ được giao dịch trên sàn giao dịch phi tập trung
như sàn giao dịch dầu thô (2002), sàn giao dịch thủy sản (2004), sàn giao dịch cà
phê (2004),..Trong giai đoạn 2007-2009, một số sản phẩm phái sinh đầu tiên mà
chủ yếu là quyền chọn mua cổ phiếu đã được công ty chứng khoán giao dịch trực
tiếp với khách hàng. Mới đây, chứng quyền có bảo đảm (Covered Warrant- CW)
là sản phẩm do công ty chứng khoán phát hành dựa trên 26 chứng khoán cơ sở
trong nhóm VN 30 được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng
khoán cho phép hoạt động. Trong khi các nước trong khu vực thường mở cửa thị
trường phái sinh sau khoảng 30 năm kể từ ngày mở cửa thị trường chứng khoán
cơ sở, trong khi Việt Nam chỉ mất khoảng 17 năm để mở cửa. Qua đó, cho thấy
tiềm năng phát triển của thị trường phái sinh trong tương lai.
Tuy nhiên, so với một thị trường chứng khoán với nhiều điểm tương đồng
như Thái Lan, Việt Nam thiếu các sản phẩm phái sinh với tài sản cơ sở là hàng
hóa, tiền tệ, lãi suất.
Bên cạnh đó, theo như các nước khác trên thế giới, đa số các nhà đầu tư vào
chứng khoán phái sinh là các tổ chức, thì tại Việt Nam, theo thống kê nhà đầu tư
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
28
cá nhân thường xuyên chiếm tỷ trọng giao dịch trên 90%. Thị trường chứng
khoán phái sinh tuy phát triển khá nhanh, nhưng quy mô thị trường nhỏ, mỗi
phiên giao dịch quanh ngưỡng 100.000 hợp đồng. Chính vì vậy, thị trường này
rất có nguy cơ bị các nhà đầu tư lớn thao túng thị trường, dẫn đến mất lòng tin
của các nhà đầu tư. Ngoài ra, chứng khoán phái sinh tại Việt Nam chủ yếu được
các nhà đầu tư sử dụng để đầu cơ, hưởng chênh lệch giá. Còn đối với các nhà đầu
tư, tổ chức chuyên nghiệp, mục đích họ sử dụng hợp đồng tương lai thường sẽ là
phòng ngừa rủi ro. Mà biến động giá chứng khoán phái sinh và cơ sở (VN30)
nhiều lúc thất thường, gây nhiều rủi ro. Chính vì vậy, việc hạn chế được rủi ro,
phát triển sản phẩm phái sinh là một vấn đề hết sức cần thiết và quan trọng để thị
trường tài chính Việt Nam thu hút hơn trong mắt các nhà đầu tư lớn. Đây chắc
hẳn sẽ là một thị trường đầy tiềm năng để khai thác và phát triển trong bước đi
hướng Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung trở thành Trung
tâm Tài chính sánh với các Trung tâm Tài chính khác trong khu vực và trên thế
giới.
Trung tâm tài chính Thụy Sĩ là một ví dụ điển hình thành công trong việc
tập trung phát triển vào một loại sản phẩm riêng biệt là quản lý tài sản cá nhân.
Ngoài ra, nhân chuyến viến thăm Thụy Sĩ của phó thủ tướng Vương Đình Huệ
với quan chức thành phố Geneva và lãnh đạo Hiệp hội Trung tâm tài chính
Geneva (Geneva Financial Center-GFC) vào ngày 13-15/9 năm 2017, phía Thụy
Sĩ cho thấy họ sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trong việc thiết lập Trung tâm Tài chính
quốc tế do họ muốn mở rộng hoạt động sang châu Á-Thái Bình Dương. Có thể,
hoạt động quản lý tài sản (QLTS) sẽ là một trong những sản phẩm nước ta có thể
nghiên cứu và phát triển nếu có sự giúp đỡ và hợp tác từ Thụy Sĩ. Quản lý tài sản
(Wealth management) là dịch vụ quản lý tài sản cho người giàu, khách VIP của
các định chế tài chính. Tại Việt Nam, cũng có một số Chủ tịch HĐQT của các
doanh nghiệp lớn niêm yết thành lập một pháp nhân để sở hữu một số lượng lớn
cổ phiếu. Nhưng nhìn chung, quản lý tài sản tại Việt Nam còn rất sơ khai.
Nguyên nhân khách quan là các cá nhân có thói quen tự quản lý tài sản của mình
hơn là giao phó cho một đơn vị nào khác. Trong lĩnh vực chứng khoán và bất
động sản có hơi hướng của việc quản lý tài sản, ví dụ người môi giới được tin
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
29
tưởng giao quyền giao dịch và ăn chia lợi nhuận từ khách VIP, hoặc môi giới bất
động sản có thể trông tài sản của khách hàng, tìm kiếm người mua, cho thuê,..
nhưng chỉ mang tính chất tư vấn và hỗ trợ chứ không theo ràng buộc hay quy
định rõ ràng. Thách thức lớn nhất để phát triển sản phẩm này là thiếu nguồn nhân
lực có chuyên môn cao, có kinh nghiệm. Hơn nữa, quản lý quỹ cho hàng trăm
nhà đầu tư công chúng sẽ dễ hơn là cho từng cá nhân riêng lẻ bởi mỗi khách hàng
đòi hỏi sẽ chi tiết hơn, cùng với đó, hệ thống, quy trình, nghiệp vụ sẽ tốn rất
nhiều thời gian và nhân lực trong ngành quản lý quỹ trong khi ngành này còn khá
sơ khai.
Tại Nhật Bản, mặc dù sớm phát triển thành Trung tâm Tài chính tầm cỡ
quốc tế chỉ xếp sau London, New York, nhưng hiện nay lại không nằm trong
danh sách các Trung tâm Tài chính hàng đầu, xếp sau Hong Kong và Singapore.
Vì tại Nhật, hệ thống tài chính phát triển nhưng đa số là các Ngân hàng, thị
trường vốn kém, họ cũng không cân nhắc đến việc phát triển các sản phẩm tài
chính đa dạng. Cùng với đó, khả năng ngoại ngữ của lao động Nhật Bản thấp hơn
nhiều so với các quốc gia khác trong khu vực. Do vậy, năng lực cạnh tranh tại
Nhật ngày càng thấp. Nhận thấy được điều đó, Trung tâm Tài chính Thành phố
Hồ Chí Minh muốn phát triển và xây dựng thành công thì bên cạnh việc học hỏi
những nơi phát triển và thành công thì việc rút ra những kinh nghiệm từ các nước
ví dụ như trường hợp của Nhật Bản là rất quan trọng.
Thị trường tiền tệ tiềm ẩn rất nhiều rủi ro tùy thuộc rất nhiều vào diễn biến
của cuộc chiến tranh Thương mại Mỹ-Trung. Về tỷ giá, nếu đồng NDT tiếp tục
phá giá để giảm ảnh hưởng từ việc Mỹ siết thuế nhập khẩu sẽ làm cho Việt Nam
có thể trở thành quốc gia Nhập siêu từ Trung Quốc, ảnh hưởng tiêu cực đến Xuất
khẩu. Điều chỉnh tỷ giá luôn cần được cân nhắc, các nhà đầu tư sẽ lo ngại nếu
đầu tư vào một thị trường tiền tệ mất giá. Ngoài ra, giá vàng thế giới đang tăng
cao dễ dẫn đến hiện tượng đầu cơ dịch chuyển nguồn vốn từ tiền gửi ngân hàng
sang thị trường vàng và thị trường ngoại hối. Do vậy, việc Chính phủ thực hiện
chính sách tiền tệ để cân bằng trong thời gian sắp tới cần phải cân bằng rất nhiều
yếu tố để tăng trường kinh tế, thu hút đầu tư,..
Chính sách thuế:
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
30
Chính sách về thuế cũng được xem xét là một trong những yếu tố ảnh
hưởng đến năng lực cạnh tranh của thành phố qua nghiên cứu ở Istanbul ở Thổ
Nhĩ Kỳ. Đối với nhiều nền kinh tế trên thế giới, Thuế được quan tâm để điều
chỉnh hơn cả bởi đó là tiêu chí duy nhất có tác động trực tiếp đến lợi nhuận của
bất kỳ tập đoàn nào và từ đó doanh nghiệp quyết định đầu tư vào khu vực đó chứ
không phải là bất kỳ một nơi nào khác. Begg (1999) cho rằng thuế suất doanh
nghiệp có tác động đến bất kỳ quyết định nào của một tổ chức tài chính khi thành
lập doanh nghiệp, cũng như thuế và các khoản phí do chính quyền áp dụng cũng
ảnh hưởng đến sự hấp dẫn của các Trung tâm Tài chính. Singapore đã cho thấy
vai trò của việc thu hút các công ty đến đây khi áp dụng mức thuế suất doanh
nghiệp 10% cho những tổ chức trong khu vực tài chính, trong khi những công ty
khác bị đánh thuế ở mức 22%. Vậy, đối với bối cảnh tại Thành phố Hồ Chí Minh
nói riêng và Việt Nam nói chung thì việc áp dụng các chính sách ưu đãi về thuế
hiện nay là có cần thiết hay không?
Tại Việt Nam, chính phủ đã có thay đổi quan trọng để làm gia tăng khả
năng cạnh tranh giảm thuế TNDN từ 25% xuống 22% (từ 01/01/2014) và xuống
20% (01/01/2016). Luật về thuế bổ sung số 71/2014/QH13 có hiệu lực thi hành
từ ngày 01/01/2015 đã bổ sung thêm một số lĩnh vực, ngành nghề thuộc diện ưu
đãi về thuế như: trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông, lâm, thủy sản, sản xuất sản
phẩm công nghiệp hỗ trợ, các dự án sản xuất có quy mô lớn và công nghệ cao.
Cùng với đó cũng có các chính sách miễn thuế xuất khẩu, nhập khẩu ,.. Do vậy,
trong thời gian qua, Việt Nam đã trở thành địa điểm thu hút vốn đầu tư nước
ngoài nhiều. Báo cáo năm 2017 của Tổ chức Thương mại và Phát triển Liên Hợp
Quốc (UNTAD) đánh giá Việt Nam nằm trong nhóm 12 quốc gia thành công
nhất về thu hút FDI.Theo UBND Thành phố Hồ Chí Minh, trong sáu tháng đầu
năm 2019, thành phố đã thu hút được 3,21 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài, tăng khoảng 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, theo sự phân tích
của lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh, “tuy có tăng về số lượng dự án và vốn đầu
tư, nhưng bình quân thì mỗi dự án đầu tư chỉ đạt dưới 1 triệu USD/dự án”. Từ
thực tế đó, cho thấy việc chủ động mời gọi đầu tư đối với các tổ chức trong và
ngoài nước là rất quan trọng. Tuy nhiên, việc tập trung vào vấn đề miễn, giảm
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
31
thuế dường như đã không còn hiệu quả so với trước đây hay các nước khác trong
khu vực. Cụ thể là, Chính sách ưu đãi về thuế cao, rộng và dàn trải đã làm suy
giảm nguồn thu Ngân sách Nhà nước trong khi các nhu cầu đầu tư, phát triển
kinh tế, xã hội trong thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay cần sự hỗ trợ lớn từ
nguồn Ngân sách Nhà nước, điều này tạo thuận lợi cho hoạt động chuyển giá của
các Doanh nghiệp FDI. Chính sách ưu đãi về thuế Việt Nam hiện nay chủ yếu tập
trung thuế suất ưu đãi, miễn, giảm thuế có thời hạn. Đây được xem là chính sách
ưu đãi thuế được nhiều nhà nghiên cứu cho rằng kém hiệu quả nhất và có chi phí
cao nhất. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trong nước chịu thiệt thòi hơn trong khi
vốn và quy mô của họ lại thấp hơn so với các doanh nghiệp nước ngoài, gây khó
khăn khi cạnh tranh với các doanh nghiệp có vốn FDI cùng ngành nghề. Việt
Nam đang mong muốn tiếp cận với nền công nghệ hiện đại, kỹ năng quản lý cao
nhưng thực tế nguồn vốn FDI Việt Nam cao do chủ yếu là vì nguồn lao động rẻ
chứ công nghệ chuyển giao không cao. Do vậy, Thành phố trong thời gian tới sẽ
ưu tiên cho các nhà đầu tư mạnh về tài chính, công nghệ cao, nguồn nhân lực với
chất xám tốt để kêu gọi đầu tư, mang lại giá trị năng lực kinh tế cao cho Việt
Nam bằng nhiều giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh phù hợp, dễ dàng, thủ
thuật pháp lý đơn giản, thông tin minh bạch. Thành phố cần tăng cường đẩy
mạnh việc thực hiện hiệu quả các công tác cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn
thời gian làm thủ tục, quy trình đầu tư.
Yếu tố thứ ba trong nghiên cứu của Tansu Yıldırım và Andrew Mullineux
(2015) phản ánh năng lực cạnh tranh của Thành phố bao gồm Vốn nhân lực, Vị
trí địa lý và Hình ảnh của Thành phố đối với Quốc tế.
Nguồn vốn nhân lực:
Để có thể phát triển hiệu quả Trung tâm Tài chính tại Thành phố Hồ Chí
Minh thì sự đổi mới và sáng tạo trong việc tạo ra giá trị cho Thành phố là điều tất
yếu, nhất là trong quá trình phát triển cùng với nền tảng công nghệ 4.0.
(Anderson, 1985) cho rằng động lực dài hạn của hệ thống kinh tế phụ thuộc vào
quá trình sáng tạo và đổi mới kiến thức, kết hợp cả vốn vật chất (về công nghệ)
và vốn nhân lực (về năng lực) và đó là điều kiện cần thiết nhất của sự sáng tạo.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
32
Thực tế, hiện nay, nguồn nhân lực tại Thành phố Hồ Chí Minh tuy dồi dào
về số lượng, nhưng chất lượng còn chưa ổn định, trình độ chuyên môn để cạnh
tranh không cao. Hình bên dưới cho thấy nhu cầu nhân lực theo trình độ trên địa
bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong quý 4-2018 và quý 1 năm 2019.
HÌNH 2. 2: CƠ CẤU NHU CẦU NHÂN LỰC THEO TRÌNH ĐỘ NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN
TPHCM QUÝ 4 NĂM 2018 VÀ QUÝ 1 NĂM 2019
Nguồn: Trung tâm Dự báo nhu cầu về năng lực và thông tin thị trường
TPHCM – Đồ họa: L.T
Có thể thấy rằng, Thành phố đang tập trung thu hút nguồn nhân lực với chất
lượng đào tạo đã qua đào tạo, đáp ứng yêu cầu về ngành nghề, có kiến thức về
chuyên môn hơn. Nhóm có trình độ lao động bậc trung (cao đẳng, trung cấp) đã
có ảnh hưởng mạnh đến năng suất lao động trong thị trường trên địa bàn Thành
phố. Hiện nay, với sự phát triển cao của các ngành nghề khi có sự can thiệp của
công nghệ thì các công ty lớn, các tập đoàn cần tuyển dụng nhiều ở các vị trí:
giám sát, điều hành, nghiên cứu, phát triển… cần chuyên môn, năng lực cao, và
trong ngành tài chính nói riêng, những chuyên viên tài chính, kế toán, kiểm toán
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
33
cũng cần đáp ứng được các yêu cầu chuyên môn về ngành nghề, đặc biệt là các
tiêu chuẩn, thông lệ quốc tế để áp dụng làm việc tại Việt Nam. Trên địa bàn
Thành phố và cả nước có rất nhiều trường đào tạo nhưng nhìn chung, chất lượng
đào tạo vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn và thiếu tiêu chuẩn quốc tế.
Phần lớn, sinh viên mới ra trường tại Việt Nam chưa đủ kỹ năng tin học cũng như
trình độ ngoại ngữ. Chính điều này gây cản trở lớn đến việc phát triển nền kinh tế
Việt Nam hội nhập với thế giới. Singapore phát triển thành Trung tâm Tài chính
Quốc tế vượt bậc chỉ sau London và New York là chủ yếu dựa vào nguồn nhân
lực chất lượng cao và trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu. Singapore đã tiến
tới quá trình hội nhập quốc tế nhanh chóng bằng việc trở thành quốc gia nói tiếng
Anh. Do vậy, đây được xem như là chìa khóa xây dựng Trung tâm Kinh tế cạnh
tranh với các nước trong khu vực và trên thế giới. Trong quá trình thực hiện dùng
Tiếng Anh là ngôn ngữ chủ yếu, Singapore đã trở thành cường quốc kinh tế toàn
cầu, nơi giao thoa thương mại quốc tế, điểm thu hút các sinh viên giỏi trên khắp
thế giới cũng như môi trường thu hút các chuyên gia lành nghề đến sinh sống và
làm việc. Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung cũng có thể
xem Singapore là động lực để phấn đấu và phát triển. Thực tế thì ở nước ta, các
trường Đại học đã có nhiều chương trình liên kết với Quốc tế nhưng chi phí còn
đắt đỏ, việc sử dụng Tiếng Anh là ngôn ngữ để dùng hàng ngày, trao đổi và
nghiên cứu vẫn chưa phổ biến. Vào tháng 5 năm 2016, trường Đại học Full bright
Việt Nam mới chính thức được thành lập, 100% Vốn đầu tư nước ngoài, được đặt
tại Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là một trong những trường
Đại học hiếm hoi sử dụng 100% chương trình giảng dạy Tiếng Anh tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, việc thu hút các chuyên gia nước ngoài chuyên môn cao đến
Thành phố và làm việc cũng là việc mà Thành phố cần quan tâm khi Chính phủ
phải có các chính sách, phúc lợi, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao. Tuy
nhiên, tình trạng tắc nghẽn giao thông, ngập lụt tại thành phố, di chuyển đông
đúc, chật hẹp của Thành phố cũng là các vấn đề khó khăn để thu hút các tổ chức
và người lao động chất lượng cao các nước khác đến sinh sống và làm việc. Như
Singapore là nơi quy tụ các chuyên gia tài chính đến và làm việc, việc này
Luận Văn Thành Hcm Trở Thành Trung Tâm Tài Chính Quốc Tế.doc
Luận Văn Thành Hcm Trở Thành Trung Tâm Tài Chính Quốc Tế.doc
Luận Văn Thành Hcm Trở Thành Trung Tâm Tài Chính Quốc Tế.doc
Luận Văn Thành Hcm Trở Thành Trung Tâm Tài Chính Quốc Tế.doc
Luận Văn Thành Hcm Trở Thành Trung Tâm Tài Chính Quốc Tế.doc
Luận Văn Thành Hcm Trở Thành Trung Tâm Tài Chính Quốc Tế.doc
Luận Văn Thành Hcm Trở Thành Trung Tâm Tài Chính Quốc Tế.doc
Luận Văn Thành Hcm Trở Thành Trung Tâm Tài Chính Quốc Tế.doc
Luận Văn Thành Hcm Trở Thành Trung Tâm Tài Chính Quốc Tế.doc
Luận Văn Thành Hcm Trở Thành Trung Tâm Tài Chính Quốc Tế.doc
Luận Văn Thành Hcm Trở Thành Trung Tâm Tài Chính Quốc Tế.doc
Luận Văn Thành Hcm Trở Thành Trung Tâm Tài Chính Quốc Tế.doc
Luận Văn Thành Hcm Trở Thành Trung Tâm Tài Chính Quốc Tế.doc
Luận Văn Thành Hcm Trở Thành Trung Tâm Tài Chính Quốc Tế.doc
Luận Văn Thành Hcm Trở Thành Trung Tâm Tài Chính Quốc Tế.doc
Luận Văn Thành Hcm Trở Thành Trung Tâm Tài Chính Quốc Tế.doc
Luận Văn Thành Hcm Trở Thành Trung Tâm Tài Chính Quốc Tế.doc

More Related Content

Similar to Luận Văn Thành Hcm Trở Thành Trung Tâm Tài Chính Quốc Tế.doc

Quản Lý Nhà Nƣớc Về Đầu Tƣ Xây Dựng Hạ Tầng Giao Thông Bằng Nguồn Vốn Ngân Sá...
Quản Lý Nhà Nƣớc Về Đầu Tƣ Xây Dựng Hạ Tầng Giao Thông Bằng Nguồn Vốn Ngân Sá...Quản Lý Nhà Nƣớc Về Đầu Tƣ Xây Dựng Hạ Tầng Giao Thông Bằng Nguồn Vốn Ngân Sá...
Quản Lý Nhà Nƣớc Về Đầu Tƣ Xây Dựng Hạ Tầng Giao Thông Bằng Nguồn Vốn Ngân Sá...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Luận Văn Quản lý nhà nước về ĐTXDCB bằng vốn ngân sách Nhà nước tại huyện Bắc...
Luận Văn Quản lý nhà nước về ĐTXDCB bằng vốn ngân sách Nhà nước tại huyện Bắc...Luận Văn Quản lý nhà nước về ĐTXDCB bằng vốn ngân sách Nhà nước tại huyện Bắc...
Luận Văn Quản lý nhà nước về ĐTXDCB bằng vốn ngân sách Nhà nước tại huyện Bắc...sividocz
 
Luận Văn Trung Tâm Thương Mại (Plaza Center).doc
Luận Văn Trung Tâm Thương Mại (Plaza Center).docLuận Văn Trung Tâm Thương Mại (Plaza Center).doc
Luận Văn Trung Tâm Thương Mại (Plaza Center).docsividocz
 
Quản lý Nhà nước về đầu tư công trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum.doc
Quản lý Nhà nước về đầu tư công trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum.docQuản lý Nhà nước về đầu tư công trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum.doc
Quản lý Nhà nước về đầu tư công trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum.docdịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng đô thị trên địa bàn thành phố Pleiku, ...
Quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng đô thị trên địa bàn thành phố Pleiku, ...Quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng đô thị trên địa bàn thành phố Pleiku, ...
Quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng đô thị trên địa bàn thành phố Pleiku, ...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Luận Văn QLNN về đấu thầu các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách trê...
Luận Văn QLNN về đấu thầu các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách trê...Luận Văn QLNN về đấu thầu các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách trê...
Luận Văn QLNN về đấu thầu các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách trê...sividocz
 
Luận Văn Phát triển thương mại, dịch vụ trên địa bàn quận Hải Châu.doc
Luận Văn Phát triển thương mại, dịch vụ trên địa bàn quận Hải Châu.docLuận Văn Phát triển thương mại, dịch vụ trên địa bàn quận Hải Châu.doc
Luận Văn Phát triển thương mại, dịch vụ trên địa bàn quận Hải Châu.docsividocz
 
Luận Văn Quản lý đầu tư vào Khu kinh tế Mở Chu Lai, tỉnh Quảng Nam.doc
Luận Văn Quản lý đầu tư vào Khu kinh tế Mở Chu Lai, tỉnh Quảng Nam.docLuận Văn Quản lý đầu tư vào Khu kinh tế Mở Chu Lai, tỉnh Quảng Nam.doc
Luận Văn Quản lý đầu tư vào Khu kinh tế Mở Chu Lai, tỉnh Quảng Nam.docsividocz
 
Quản Lý Đầu Tư Dựng Cơ Bản Nguồn Vốn Ngân Sách Nhà Nước Trong Nông Nghiệp Tại...
Quản Lý Đầu Tư Dựng Cơ Bản Nguồn Vốn Ngân Sách Nhà Nước Trong Nông Nghiệp Tại...Quản Lý Đầu Tư Dựng Cơ Bản Nguồn Vốn Ngân Sách Nhà Nước Trong Nông Nghiệp Tại...
Quản Lý Đầu Tư Dựng Cơ Bản Nguồn Vốn Ngân Sách Nhà Nước Trong Nông Nghiệp Tại...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư
Tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tưTạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư
Tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tưCat Van Khoi
 
Quản lý vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ - Gửi miễn ...
Quản lý vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ - Gửi miễn ...Quản lý vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ - Gửi miễn ...
Quản lý vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ - Gửi miễn ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Similar to Luận Văn Thành Hcm Trở Thành Trung Tâm Tài Chính Quốc Tế.doc (20)

Tiểu luận về hợp tác giữa công ty fintech và ngân hàng.doc
Tiểu luận về hợp tác giữa công ty fintech và ngân hàng.docTiểu luận về hợp tác giữa công ty fintech và ngân hàng.doc
Tiểu luận về hợp tác giữa công ty fintech và ngân hàng.doc
 
Quản Lý Nhà Nƣớc Về Đầu Tƣ Xây Dựng Hạ Tầng Giao Thông Bằng Nguồn Vốn Ngân Sá...
Quản Lý Nhà Nƣớc Về Đầu Tƣ Xây Dựng Hạ Tầng Giao Thông Bằng Nguồn Vốn Ngân Sá...Quản Lý Nhà Nƣớc Về Đầu Tƣ Xây Dựng Hạ Tầng Giao Thông Bằng Nguồn Vốn Ngân Sá...
Quản Lý Nhà Nƣớc Về Đầu Tƣ Xây Dựng Hạ Tầng Giao Thông Bằng Nguồn Vốn Ngân Sá...
 
Luận Văn Quản lý nhà nước về ĐTXDCB bằng vốn ngân sách Nhà nước tại huyện Bắc...
Luận Văn Quản lý nhà nước về ĐTXDCB bằng vốn ngân sách Nhà nước tại huyện Bắc...Luận Văn Quản lý nhà nước về ĐTXDCB bằng vốn ngân sách Nhà nước tại huyện Bắc...
Luận Văn Quản lý nhà nước về ĐTXDCB bằng vốn ngân sách Nhà nước tại huyện Bắc...
 
Quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị tại huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh.doc
Quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị tại huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh.docQuản lý nhà nước về quy hoạch đô thị tại huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh.doc
Quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị tại huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh.doc
 
Luận Văn Trung Tâm Thương Mại (Plaza Center).doc
Luận Văn Trung Tâm Thương Mại (Plaza Center).docLuận Văn Trung Tâm Thương Mại (Plaza Center).doc
Luận Văn Trung Tâm Thương Mại (Plaza Center).doc
 
Quản lý Nhà nước về đầu tư công trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum.doc
Quản lý Nhà nước về đầu tư công trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum.docQuản lý Nhà nước về đầu tư công trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum.doc
Quản lý Nhà nước về đầu tư công trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum.doc
 
Quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng đô thị trên địa bàn thành phố Pleiku, ...
Quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng đô thị trên địa bàn thành phố Pleiku, ...Quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng đô thị trên địa bàn thành phố Pleiku, ...
Quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng đô thị trên địa bàn thành phố Pleiku, ...
 
Luận văn: Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các kho bạc nhà nước, 9đ
Luận văn: Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các kho bạc nhà nước, 9đLuận văn: Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các kho bạc nhà nước, 9đ
Luận văn: Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các kho bạc nhà nước, 9đ
 
Luận Văn QLNN về đấu thầu các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách trê...
Luận Văn QLNN về đấu thầu các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách trê...Luận Văn QLNN về đấu thầu các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách trê...
Luận Văn QLNN về đấu thầu các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách trê...
 
Luận Văn Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tại Các Kho Bạc Nhà Nước Trên Địa Bàn Tphcm.
Luận Văn Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tại Các Kho Bạc Nhà Nước Trên Địa Bàn Tphcm.Luận Văn Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tại Các Kho Bạc Nhà Nước Trên Địa Bàn Tphcm.
Luận Văn Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tại Các Kho Bạc Nhà Nước Trên Địa Bàn Tphcm.
 
Luận Văn Phát triển thương mại, dịch vụ trên địa bàn quận Hải Châu.doc
Luận Văn Phát triển thương mại, dịch vụ trên địa bàn quận Hải Châu.docLuận Văn Phát triển thương mại, dịch vụ trên địa bàn quận Hải Châu.doc
Luận Văn Phát triển thương mại, dịch vụ trên địa bàn quận Hải Châu.doc
 
Phân Tích Thực Trạng Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Vietcombank .docx
Phân Tích Thực Trạng Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Vietcombank .docxPhân Tích Thực Trạng Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Vietcombank .docx
Phân Tích Thực Trạng Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Vietcombank .docx
 
Luận Văn Quản lý đầu tư vào Khu kinh tế Mở Chu Lai, tỉnh Quảng Nam.doc
Luận Văn Quản lý đầu tư vào Khu kinh tế Mở Chu Lai, tỉnh Quảng Nam.docLuận Văn Quản lý đầu tư vào Khu kinh tế Mở Chu Lai, tỉnh Quảng Nam.doc
Luận Văn Quản lý đầu tư vào Khu kinh tế Mở Chu Lai, tỉnh Quảng Nam.doc
 
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Đầu tư Tài Chính Trường Đại học Ngoại Thương.doc
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Đầu tư Tài Chính Trường Đại học Ngoại Thương.docKhóa luận tốt nghiệp Khoa Đầu tư Tài Chính Trường Đại học Ngoại Thương.doc
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Đầu tư Tài Chính Trường Đại học Ngoại Thương.doc
 
Quản lý đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách tại huyện Thanh Trì
Quản lý đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách tại huyện Thanh TrìQuản lý đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách tại huyện Thanh Trì
Quản lý đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách tại huyện Thanh Trì
 
Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Về Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Bằng Ngân Sách Nhà Nước
Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Về Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Bằng Ngân Sách Nhà NướcLuận Văn Quản Lý Nhà Nước Về Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Bằng Ngân Sách Nhà Nước
Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Về Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Bằng Ngân Sách Nhà Nước
 
Quản Lý Đầu Tư Dựng Cơ Bản Nguồn Vốn Ngân Sách Nhà Nước Trong Nông Nghiệp Tại...
Quản Lý Đầu Tư Dựng Cơ Bản Nguồn Vốn Ngân Sách Nhà Nước Trong Nông Nghiệp Tại...Quản Lý Đầu Tư Dựng Cơ Bản Nguồn Vốn Ngân Sách Nhà Nước Trong Nông Nghiệp Tại...
Quản Lý Đầu Tư Dựng Cơ Bản Nguồn Vốn Ngân Sách Nhà Nước Trong Nông Nghiệp Tại...
 
Tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư
Tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tưTạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư
Tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư
 
Quản lý vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ - Gửi miễn ...
Quản lý vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ - Gửi miễn ...Quản lý vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ - Gửi miễn ...
Quản lý vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ - Gửi miễn ...
 
Các Yếu Tố Tác Động Đến Việc Thu Hút Fdi Tại Các Nước Đông Nam Á.doc
Các Yếu Tố Tác Động Đến Việc Thu Hút Fdi Tại Các Nước Đông Nam Á.docCác Yếu Tố Tác Động Đến Việc Thu Hút Fdi Tại Các Nước Đông Nam Á.doc
Các Yếu Tố Tác Động Đến Việc Thu Hút Fdi Tại Các Nước Đông Nam Á.doc
 

More from Dịch vụ viết đề tài trọn gói Zalo/Tele: 0917.193.864

More from Dịch vụ viết đề tài trọn gói Zalo/Tele: 0917.193.864 (20)

Khóa Luận Quyền Công Tố, Kiểm Sát Điều Tra Các Vụ Án Đánh Bạc.docx
Khóa Luận Quyền Công Tố, Kiểm Sát Điều Tra Các Vụ Án Đánh Bạc.docxKhóa Luận Quyền Công Tố, Kiểm Sát Điều Tra Các Vụ Án Đánh Bạc.docx
Khóa Luận Quyền Công Tố, Kiểm Sát Điều Tra Các Vụ Án Đánh Bạc.docx
 
Cơ Sở Lý Luận Về Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Của Ngân Hàng.docx
Cơ Sở Lý Luận Về Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Của Ngân Hàng.docxCơ Sở Lý Luận Về Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Của Ngân Hàng.docx
Cơ Sở Lý Luận Về Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Của Ngân Hàng.docx
 
Báo Cáo Thực Tập Thủ Tục Giải Quyết Ly Hôn Tại Tòa Án, 9 Điểm.docx
Báo Cáo Thực Tập Thủ Tục Giải Quyết Ly Hôn Tại Tòa Án, 9 Điểm.docxBáo Cáo Thực Tập Thủ Tục Giải Quyết Ly Hôn Tại Tòa Án, 9 Điểm.docx
Báo Cáo Thực Tập Thủ Tục Giải Quyết Ly Hôn Tại Tòa Án, 9 Điểm.docx
 
Bài Tập Tình Huống Về Bệnh” Trầm Cảm Của Con Gái.docx
Bài Tập Tình Huống Về Bệnh” Trầm Cảm Của Con Gái.docxBài Tập Tình Huống Về Bệnh” Trầm Cảm Của Con Gái.docx
Bài Tập Tình Huống Về Bệnh” Trầm Cảm Của Con Gái.docx
 
Đề Tài Pháp Luật Về Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất .docx
Đề Tài Pháp Luật Về Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất .docxĐề Tài Pháp Luật Về Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất .docx
Đề Tài Pháp Luật Về Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất .docx
 
Luận Văn Những Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thích Nghi Của Người Chuyển Cư.doc
Luận Văn Những Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thích Nghi Của Người Chuyển Cư.docLuận Văn Những Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thích Nghi Của Người Chuyển Cư.doc
Luận Văn Những Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thích Nghi Của Người Chuyển Cư.doc
 
Luận Văn Tác Động Đến Sự Hội Nhập Xã Hội Của Người Dân Nhập Cư.doc
Luận Văn Tác Động Đến Sự Hội Nhập Xã Hội Của Người Dân Nhập Cư.docLuận Văn Tác Động Đến Sự Hội Nhập Xã Hội Của Người Dân Nhập Cư.doc
Luận Văn Tác Động Đến Sự Hội Nhập Xã Hội Của Người Dân Nhập Cư.doc
 
Luận Văn Tác Động Tiền Lương Lên Dự Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên.doc
Luận Văn Tác Động Tiền Lương Lên Dự Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên.docLuận Văn Tác Động Tiền Lương Lên Dự Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên.doc
Luận Văn Tác Động Tiền Lương Lên Dự Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên.doc
 
Luận Văn Hoàn Thiện Quản Trị Chuỗi Cung Ứng Tại Công Ty Cổ Phần Qsr.doc
Luận Văn Hoàn Thiện Quản Trị Chuỗi Cung Ứng Tại Công Ty Cổ Phần Qsr.docLuận Văn Hoàn Thiện Quản Trị Chuỗi Cung Ứng Tại Công Ty Cổ Phần Qsr.doc
Luận Văn Hoàn Thiện Quản Trị Chuỗi Cung Ứng Tại Công Ty Cổ Phần Qsr.doc
 
Luận Văn Tác Động Của Văn Hóa Tổ Chức Đến Động Lực Của Công Chức.doc
Luận Văn Tác Động Của Văn Hóa Tổ Chức Đến Động Lực Của Công Chức.docLuận Văn Tác Động Của Văn Hóa Tổ Chức Đến Động Lực Của Công Chức.doc
Luận Văn Tác Động Của Văn Hóa Tổ Chức Đến Động Lực Của Công Chức.doc
 
Luận Văn Quản Lý Ngân Sách Theo Đầu Ra Ngành Giáo Dục.doc
Luận Văn Quản Lý Ngân Sách Theo Đầu Ra Ngành Giáo Dục.docLuận Văn Quản Lý Ngân Sách Theo Đầu Ra Ngành Giáo Dục.doc
Luận Văn Quản Lý Ngân Sách Theo Đầu Ra Ngành Giáo Dục.doc
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Thương Hiệu Và Nhận Dạng Thương Hiệu.doc
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Thương Hiệu Và Nhận Dạng Thương Hiệu.docLuận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Thương Hiệu Và Nhận Dạng Thương Hiệu.doc
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Thương Hiệu Và Nhận Dạng Thương Hiệu.doc
 
Luận Văn Tác Động Của Đòn Bẩy Đến Đầu Tư Của Công Ty Ngành Thực Phẩm.doc
Luận Văn Tác Động Của Đòn Bẩy Đến Đầu Tư Của Công Ty Ngành Thực Phẩm.docLuận Văn Tác Động Của Đòn Bẩy Đến Đầu Tư Của Công Ty Ngành Thực Phẩm.doc
Luận Văn Tác Động Của Đòn Bẩy Đến Đầu Tư Của Công Ty Ngành Thực Phẩm.doc
 
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Đến Rủi Ro Thanh Khoản Tại Các Ngân Hàng.doc
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Đến Rủi Ro Thanh Khoản Tại Các Ngân Hàng.docLuận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Đến Rủi Ro Thanh Khoản Tại Các Ngân Hàng.doc
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Đến Rủi Ro Thanh Khoản Tại Các Ngân Hàng.doc
 
Luận Văn Phát Triển Thẻ Tín Dụng Tại Ngân Hàng Standard Chartered.doc
Luận Văn Phát Triển Thẻ Tín Dụng Tại Ngân Hàng Standard Chartered.docLuận Văn Phát Triển Thẻ Tín Dụng Tại Ngân Hàng Standard Chartered.doc
Luận Văn Phát Triển Thẻ Tín Dụng Tại Ngân Hàng Standard Chartered.doc
 
Luận Văn Tác Động Của Tự Do Hóa Thương Mại Và Đa Dạng Hóa Xuất Khẩu.doc
Luận Văn Tác Động Của Tự Do Hóa Thương Mại Và Đa Dạng Hóa Xuất Khẩu.docLuận Văn Tác Động Của Tự Do Hóa Thương Mại Và Đa Dạng Hóa Xuất Khẩu.doc
Luận Văn Tác Động Của Tự Do Hóa Thương Mại Và Đa Dạng Hóa Xuất Khẩu.doc
 
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài.doc
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài.docLuận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài.doc
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài.doc
 
Luận Văn Hoạt Động Kiểm Tra Thuế Đến Tuân Thủ Thuế Của Doanh Nghiệp.doc
Luận Văn Hoạt Động Kiểm Tra Thuế Đến Tuân Thủ Thuế Của Doanh Nghiệp.docLuận Văn Hoạt Động Kiểm Tra Thuế Đến Tuân Thủ Thuế Của Doanh Nghiệp.doc
Luận Văn Hoạt Động Kiểm Tra Thuế Đến Tuân Thủ Thuế Của Doanh Nghiệp.doc
 
Luận Văn Tác Động Của Cấu Trúc Vốn, Vốn Trí Tuệ Đến Công Ty Logistics.doc
Luận Văn Tác Động Của Cấu Trúc Vốn, Vốn Trí Tuệ Đến Công Ty Logistics.docLuận Văn Tác Động Của Cấu Trúc Vốn, Vốn Trí Tuệ Đến Công Ty Logistics.doc
Luận Văn Tác Động Của Cấu Trúc Vốn, Vốn Trí Tuệ Đến Công Ty Logistics.doc
 
Luận Văn Pháp Luật Về An Toàn, Vệ Sinh Lao Động Qua Thực Tiễn Áp Dụng Tại Tỉn...
Luận Văn Pháp Luật Về An Toàn, Vệ Sinh Lao Động Qua Thực Tiễn Áp Dụng Tại Tỉn...Luận Văn Pháp Luật Về An Toàn, Vệ Sinh Lao Động Qua Thực Tiễn Áp Dụng Tại Tỉn...
Luận Văn Pháp Luật Về An Toàn, Vệ Sinh Lao Động Qua Thực Tiễn Áp Dụng Tại Tỉn...
 

Recently uploaded

SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 

Recently uploaded (20)

SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 

Luận Văn Thành Hcm Trở Thành Trung Tâm Tài Chính Quốc Tế.doc

  • 1. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH THÁI NGỌC CHÂU TRIỂN VỌNG ĐỂ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRỞ THÀNH TRUNG TÂM TÀI CHÍNH QUỐC TẾ LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Thành Phố Hồ Chí Minh – Năm 2019
  • 2. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH THÁI NGỌC CHÂU TRIỂN VỌNG ĐỂ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRỞ THÀNH TRUNG TÂM TÀI CHÍNH QUỐC TẾ Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng (hướng ứng dụng) Mã số : 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN KIM CƯƠNG Thành Phố Hồ Chí Minh - Năm 2019
  • 3. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học là TS. Trần Kim Cương. Trong Luận văn có sử dụng, trích dẫn một số ý kiến, quan điểm khoa học của một số tác giả. Các thông tin này đều được trích dẫn nguồn cụ thể, chính xác và có thể kiểm chứng. Các số liệu, thông tin được sử dụng trong Luận văn là hoàn toàn khách quan và trung thực, được đúc kết từ quá trình học tập và kết quả nghiên cứu trong thực tiễn của tác giả. Tôi cũng chân thành cảm ơn sự quan tâm tạo điều kiện của nhà trường, gia đình, sự giúp đỡ có hiệu quả của bạn bè và các đồng nghiệp, trong suốt quá trình học tập và viết Luận văn này. Cuối cùng, tôi xin gửi tới các Giáo sư, Tiến sĩ, các nhà khoa học, các bạn đồng nghiệp lời cảm ơn sâu sắc nhất. Tác giả Thái Ngọc Châu
  • 4. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 MỤC LỤC A. MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu: 4 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 4 4. Những đóng góp mới của đề tài 5 5. Kết cấu của đề tài 5 B. NỘI DUNG 6 CHƯƠNG 1 6 KHUNG PHÂN TÍCH VỀ TRUNG TÂM TÀI CHÍNH QUỐC TẾ 6 1.1. Khung lý thuyết về Trung tâm Tài chính Quốc tế: 6 1.1.1. Lý thuyết về Trung tâm Tài chính Quốc tế: 6 1.1.2. Phân loại các Trung tâm Tài chính Quốc tế 7 1.1.3. Vai trò của Trung tâm Tài chính Quốc tế 9 1.2. Một số Trung tâm Tài chính lớn trên thế giới 11 1.2.1. New York 11 1.2.2. London 12 2.2.3. Singapore 12 1.2.4. Thượng Hải 13 1.3. Các điều kiện để một đô thị trở thành Trung tâm Tài chính Quốc tế 14 1.3.1. Yếu tố về năng lực cạnh tranh 17 1.3.2. Yếu tố cơ sở hạ tầng 19
  • 5. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 CHƯƠNG 2 20 THỰC TRẠNG VỀ CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỂ TP. HCM TRỞ THÀNH MỘT TRUNG TÂM TÀI CHÍNH CỦA KHU VỰC VÀ THẾ GIỚI 20 2.1. Yếu tố về năng lực cạnh tranh 20 2.2. Yếu tố về cơ sở hạ tầng 35 2.3. Yếu tố về tài chính công nghệ (Fintech) 37 CHƯƠNG 3: 40 MỘT SỐ GIẢI PHÁP, ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ ĐỂ GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRỞ THÀNH TRUNG TÂM TÀI CHÍNH KHU VỰC VÀ QUỐC TẾ. 40 3.1.Kiến nghị về thể chế và chính sách 40 3.2.Kiến nghị phát triển thị trường tài chính 40 3.3.Kiến nghị về sự phát triển chung của Thành phố 42 C. KẾT LUẬN 44 D. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
  • 6. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH Hình 1 : Xếp hạng top 7 các trung tâm tài chính quốc tế trên thế giới 14 Bảng 1. 1: Cách tiếp cận chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu – GCI 4.0: 12 trụ cột, được chia thành 4 nhóm 18 Bảng 1. 2: Các yếu tố cần thiết để đánh giá năng thực cạnh tranh để hình thành Trung tâm Tài chính Quốc tế 19 Hình 2. 1: Chỉ số năng lực cạnh tranh của Thành phố Hồ Chí Minh năm 2018 25 Hình 2. 2: Cơ cấu nhu cầu nhân lực theo trình độ nghề trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh quý 4 năm 2018 và quý 1 năm 2019 35 Hình 2. 3: Các công ty Fintech tại Việt Nam năm 2019 40 Hình 2. 4: Tăng trưởng mạnh nhất về thanh toán qua di động tại Việt Nam và các nước Trung Âu năm 2018-2019 42
  • 7. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 TÓM TẮT Chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh hiện đang quan tâm và hướng tới việc xây dựng Trung tâm Tài chính Quốc tế tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, để Thành phố có thể thực hiện được điều đó, đòi hỏi cần phải hội tụ các yếu tố cần thiết, từ thể chế, chính sách, môi trường kinh doanh đến cơ sở hạ tầng, nhân sự và công nghệ. Chính vì thế, tác giả thực hiện nghiên cứu này nhằm phân tích các nội dung liên quan về Trung tâm Tài chính Quốc tế. Luận văn nghiên cứu sử dụng hai nhóm yếu tố chính là yếu tố về năng lực cạnh tranh và yếu tố về cơ sở hạ tầng trong nghiên cứu thực nghiệm về xây dựng một Trung tâm Tài chính Quốc tế ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ để phân tích. Kết quả nghiên cứu cho thấy Thành phố tuy có tiềm năng phát triển thành Trung tâm Tài chính Quốc tế khi có vị trí địa lý thuận lợi nhưng vẫn còn một danh sách dài các vấn đề cần giải quyết. Cụ thể, Thành phố cần quan tâm, cải thiện khung pháp lý, thể chế để thu hút các định chế tài chính lớn vào hoạt động, cải thiện cơ sở hạ tầng, giao thông và vấn đề giáo dục để thu hút nhân tài trong và ngoài nước. Ngoài ra, phát triển hệ thống tài chính tại Thành phố là tiêu chí quan trọng để xây dựng một Trung tâm Tài chính Quốc tế tại Thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng có đưa ra các kiến nghị liên quan về thể chế và chính sách, giải pháp phát triển hệ thống tài chính cùng với các giải pháp hỗ trợ chính quyền Thành phố. Từ khóa: Trung tâm Tài chính Quốc tế (IFC), thị trường tài chính.
  • 8. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 SUMMARY The authority of Ho Chi Minh City is interested and driving to build an International Financial Center in the city. However, for The City to realize it, there are many necessary elements accounted, from the institutions, policy, business environment to infrastructure, man-power and technology. Therefore, this study is to analyze all related content of International Financial Center. The research thesis is based on two (2) main elements, which are the competing capability and the infrastructure, in the experimental study of building the International Financial Center in Istanbul – Turkey to analyze. The result of the research shows that although The City has a potential to be an International Financial Center due to its geographical location, there is still a long list of issues to be solved. Specifically, The City needs to be focus and improve the juridical and institutional framework to attract the activity from big financial institutions, to improve the infrastructure, the traffic and educational issues to attract domestic and international talents. Moreover, developing the financial system of The City is an important criteria to build The International Financial Center in Ho Chi Minh City. Besides, the study also share some recommendations related to institutions and policy, development solutions for financial system and supporting solutions to the authority of The City.
  • 9. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 1 A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Với mục tiêu đưa đất nước trở thành một quốc gia phát triển trong tương lai, việc hình thành một Trung tâm Tài chính Quốc tế là điều không thể thiếu bởi trên thế giới, các quốc gia phát triển đều xây dựng các Trung Tâm Tài chính Quốc tế theo chuẩn mực Quốc Tế, với quy mô toàn cầu như London, New York, hay với quy mô khu vực như Singapore, Thượng Hải, Tokyo...ở Châu Á, Frankfurt, Paris, Amsterdam ở Châu Âu, Chicago ở Bắc Mỹ. Hơn thế nữa, tài chính là một trong những ngành dịch vụ chủ yếu hiện nay góp phần quan trọng trong sự phát triển kinh tế, cung cấp nhiều ngành nghề, dịch vụ, được coi là phần tất yếu trong cuộc sống hiện đại bao gồm các ngân hàng, bảo hiểm, các quỹ đầu tư, giao dịch phái sinh, thị trường ngoại hối, thanh toán, kế toán, quản lý tài chính… không chỉ gói gọn trong nước mà ngày càng rộng rãi với các tổ chức quốc tế, các giao dịch nước ngoài. Do vậy, đã từ lâu Thành phố Hồ Chí Minh đã được chính quyền Trung Ương xác định việc xây dựng và phát triển thành một Trung tâm Tài chính cả nước và từng bước trở thành Trung tâm Tài chính Khu vực từ 15 năm trước. Trong Hội thảo gần đây của Chính phủ được tổ chức ngày 17 tháng 07 năm 2019 về việc “Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh thành trung tâm tài chính khu vực và quốc tế”, TS. Trần Du Lịch, thành viên Tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng Chính phủ đã khẳng định lại chủ trương xây dựng đã có từ lâu nhưng đến nay vẫn chưa thể thực hiện được, cụ thể là: Năm 2002, Nghị quyết 20/BCT của Bộ chính trị về Thành phố đã xác định việc xây dựng và phát triển Thành phố Hồ Chí Minh thành Trung tâm Tài chính của cả nước và từng bước thành trung tâm tài chính của khu vực Asean. Tháng 12/2005, Đại hội Đảng thành phố lần thứ 9 xác định rằng thị trường tài chính là một trong 9 nhóm ngành dịch vụ chủ lực của Thành phố. Năm 2006, UBND Thành phố đã giao cho Viên Kinh tế Thành phố xây dựng đề án “Phát triển thị trường tài chính trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010, tầm nhìn 2020” và đã được báo cáo cho UBND Thành phố trong năm 2006. Năm 2007, QĐ số 128/2007/QĐ- TTg của Thủ tướng đã phê duyệt Đề án phát triển thị trường vốn Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn 2020 định hướng
  • 10. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 2 Thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm tài chính- ngân hàng tầm cỡ cả nước và khu vực. Năm 2018, QĐ số 3113/QĐ-UBND UBND Thành phố đã thành lập Ban chỉ đạo, Ban biên tập soạn thảo “Chương trình phát triển thị trường tài chính trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010, tầm nhìn 2020 tiếp tục xác định “việc từng bước trở thành trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học công nghệ của đất nước và khu vực Đông Nam Á.” Hiện nay, theo tin từ Sở Kế hoạch và Đầu tư, Thành phố đang triển khai hai nhiệm vụ cùng một lúc là lựa chọn nhà đầu tư để thực hiện dự án tại hai lô đất thuộc khu chức năng số 1 trong khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2) và xây dựng Đề án phát triển Thành phố Hồ Chí Minh thành Trung tâm Tài chính Quốc tế do công ty Đầu tư tài chính nhà nước TPHCM (HFIC) phối hợp với các sở-ngành đề xuất tham mưu cho UBND Thành phố. Vào ngày 24/05/2019, Đoàn cán bộ cấp cao của Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã đến Đức để làm việc với đại diện Thành phố Frankfult (Đức) về kinh nghiệm để thực hiện kế hoạch xây dựng Trung tâm Tài chính Quốc tế tại Thành phố. Có thể thấy, mọi chủ trương từ Chính phủ cũng như mối quan tâm của Thành phố đều hướng đến việc phát triển và xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một Trung tâm Tài chính của quốc gia, hướng đến khu vực và thế giới. Điều này là bởi vì tiềm năng của Thành phố về sức mạnh kinh tế, tài chính, dịch vụ, công nghiệp và sản xuất. Với lối sống có nền văn hóa và lịch sử lâu đời, hơn nữa còn là Thành phố quốc tế, Thành phố đáp ứng sự mong đợi của mọi người đến từ nhiều quốc gia khác nhau. Trong kỷ nguyên công nghệ mới này, cạnh tranh giữa các thành phố cũng đỡ cởi mở hơn và rõ ràng là thành phố ngày càng có xu hướng cạnh tranh và tiếp thị thành phố như những địa điểm hấp dẫn để đầu tư vào. Thành phố Hồ Chí Minh là một đô thị đặc biệt với dân số gần 9 triệu người có hộ khẩu thường trú, đông nhất cả nước hiện nay, là trung tâm vùng kinh tế trọng điểm phía nam, một khu vực được đánh giá năng động, phát triển và đóng góp nhiều nhất vào tổng thu ngân sách của nước ta, là đầu mối giao thông của cả
  • 11. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 3 nước, có cảng biển quốc tế nối liền trực tiếp với các nước trong khu vực. Thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2018 có GDP 1,33 triệu đồng, chiếm 25% tổng sản lượng quốc gia, một phần ba giá trị sản xuất công nghiệp, tạo ra 16% tổng kim ngạch xuất khẩu, 33,4% kim ngạch nhập khẩu và thu hút lượng FDI lên đến 7,07 tỷ USD cao nhất của cả nước. Ngoài ra, Thành phố tiếp tục là địa phương thu ngân sách lớn nhất cả nước, ước đạt 369.621 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 27,21% tổng thu ngân sách cả nước. Thành phố Hồ Chí Minh cũng là trung tâm về tài chính, ngân hàng lớn nhất của cả nước với mật độ tập trung của các định chế tài chính trên địa bàn thành phố lớn nhất cả nước, Thành phố là trụ sở của các Ngân hàng lớn nhất và các công ty tài chính có vốn đầu tư nước ngoài, Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh HOSE. Thị trường chứng khoán tại TP. HCM luôn khẳng định vị trí và tầm quan trọng vượt trội, chiếm hơn 90% giá trị thị trường cổ phiếu cả nước. Với các lợi thế và tiềm năng đang có, việc định hướng xây dựng một Trung tâm Tài chính Quốc tế tại Thành phố Hồ Chí Minh là điều cần thiết, khách quan nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển không chỉ riêng của Thành phố mà còn đối với sự tăng trưởng chung của cả nước. Điều này cũng đã được thể hiện trong quyết định “Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn 2025” của Thủ tướng Chính phủ, trong đó xác định mục tiêu phát triển: “Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, với vai trò đô thị đặc biệt, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đóng góp ngày càng lớn đối với khu vực và cả nước; từng bước trở thành trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học – công nghệ của đất nước và khu vực Đông – Nam Á”. Cùng với đó, thế giới đang dần chuyển mình, có một sự thay đổi lớn khi có sự can thiệp của công nghệ 4.0 vào, và tài chính là ngành chịu ảnh hưởng lớn từ cuộc cách mạng công nghệ này. Do vậy, việc tập trung nguồn thông tin, dịch vụ tài chính để có thể tiếp cận dễ dàng và chất lượng hơn trong việc quản lý tài chính, thanh toán trong nước và quốc tế,.. là hết sức cần thiết hiện nay. Dự án tuy đã bắt đầu được khởi xướng từ 15 năm trước nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện được do chưa có một định hướng xây dựng và phát triển rõ ràng để phù hợp với xu hướng toàn cầu về tài chính. Do đó, để có thể thực
  • 12. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 4 hiện được dự án này, đòi hỏi quốc gia nói chung cũng như Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng phải hiểu rõ đặc điểm, thể chế, chính sách và định hướng mô hình Trung tâm Tài chính Quốc tế riêng của quốc gia. Đây là một quá trình hết sức phức tạp, khó khăn và lâu dài, cẩn có sự nghiên cứu cụ thể và lời khuyên, góp ý từ các chuyên gia, tổ chức tài chính, nhà nghiên cứu, doanh nghiệp có kiến thức nhất định trong lĩnh vực tài chính, công nghệ hiện đại. Nhận thức được tiềm năng, sức mạnh về kinh tế, xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh cũng như sự quan tâm và mong muốn của Chính quyền Thành phố trong việc xây dựng một Trung tâm Tài chính tầm Khu vực và Quốc tế ở Thành phố, vì thế, tác giả đã thực hiện đề tài mang tên “Triển vọng để Thành phố Hồ Chí Minh trở thành Trung tâm Tài chính Quốc tế ”. 2. Mục tiêu nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu được thực hiện cụ thể nhằm những mục đích sau: Xây dựng khung phân tích về Trung tâm Tài chính Quốc tế. Thế nào là một Trung tâm Tài chính Quốc tế; Để một đô thị hoặc một thành phố trở thành Trung tâm Tài chính Quốc tế thì cần hội tụ những yếu tố gì, và cấu thành cấu trúc ra sao; Các quốc gia và các thành phố nếu sở hữu các Trung tâm Tài chính Quốc tế thì sẽ có những lợi ích đối với nền kinh tế và đất nước. Luận văn nghiên cứu sẽ tiến hành khảo sát các yếu tố đó trong điều kiện và bối cảnh của Thành phố Hồ Chí Minh hiện tại. Thông tin nghiên cứu được, tác giả sẽ đúc kết các bài học kinh nghiệm và sẽ đưa ra một số kiến nghị và giải pháp để Thành phố Hồ Chí Minh có thể xây dựng một Trung tâm Tài chính mang tầm cỡ Khu vực và Quốc tế trong tương lai. 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu tập trung nghiên cứu các thể chế, chính sách cùng các điều kiện cần hội tụ để Thành phố Hồ Chí Minh trở thành Trung tâm Tài chính vào một năm nào đó trong tương lai. Nghiên cứu này chỉ thực hiện trong phạm vi phân tích những điều kiện nào Thành phố Hồ Chí Minh đang có và những gì cần có để xây dựng được Trung tâm Tài chính ở Thành phố chứ sẽ không đi sâu phân tích riêng vào một điều kiện kinh tế cụ thể nào như kinh tế hoặc là ngân sách của Thành phố.
  • 13. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 5 4. Những đóng góp mới của đề tài Luận văn nghiên cứu trình bày một số kiến nghị nhằm phát huy những điểm mạnh và lợi thế của Thành phố, ngoài ra đưa ra một số giải pháp, đề xuất để Thành phố khắc phục điểm yếu và phát triển nhằm mục đích từng bước xây dựng Trung tâm Tài chính Quốc tế. 5. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu gồm 3 chương. Chương 1: Khung phân tích về Trung tâm Tài chính Quốc tế. Chương 2: Thực trạng về các điều kiện để Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một Trung tâm Tài chính mang tầm Khu vực và Quốc tế. Chương 3: Một số giải pháp, đề xuất và kiến nghị.
  • 14. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 6 B. NỘI DUNG CHƯƠNG 1 KHUNG PHÂN TÍCH VỀ TRUNG TÂM TÀI CHÍNH QUỐC TẾ 1.1. Khung lý thuyết về Trung tâm Tài chính Quốc tế 1.1.1. Lý thuyết về Trung tâm Tài chính Quốc tế Khái niệm về một Trung tâm Tài chính Quốc tế (International Financial Center) thường được giải thích theo nhiều cách khác nhau. Ở đây, tác giả xin trình bày một vài khái niệm về Trung tâm Tài chính Quốc tế được sử dụng trong các luận văn nghiên cứu trước đây. Kindleberger (1974) cho rằng “ Một IFC là rất cần thiết không chỉ giúp cân bằng thông qua thời gian tiết kiệm và đầu tư của các tổ chức, cá nhân và giúp chuyển vốn từ những người tiết kiệm tới những người đầu tư, mà còn giúp thực hiện thanh toán và chuyển tiền giữa các nơi. Các ngân hàng và các Trung tâm Tài chính thực hiện thực hiện chức năng thanh toán và các chức năng khác như cho vay… Những chức năng chuyên biệt của thanh toán quốc tế, cho vay hoặc vay nước ngoài thì được thực hiện hiệu quả nhất tại một nơi Trung tâm, mà Trung tâm này là nơi chuyên về thanh toán giữa các vùng trong nước.” Ông ấy không đề cập đến ảnh hưởng của vị trí địa lý, mà cho rằng, “ Một IFC cung cấp chức năng với chuyên môn cao về cho vay ở nước ngoài, phục vụ như cơ quan thanh toán giữa các quốc gia. Các định chế như ngân hàng, nhà môi giới, đại lý, những những tổ chức tài chính thành lập chi nhánh ở các trung tâm như vậy.” Ông ấy cũng không đề cập đến khả năng của mạng lưới máy tính và đó được xem như là định nghĩa của ông về một IFC. Dựa trên nghiên cứu của Kindleberger (1974), đã có nhiều nghiên cứu thực nghiệm về Trung tâm Tài chính Quốc tế. Thuật ngữ Trung tâm Tài chính Quốc tế (International Financial Center), viết tắt là IFC đã được một số nhà nghiên cứu sử dụng trước đây, như Johnson (1976), Heenan (1977), Reed (1981), Gorostiaga (1984), Jones (1992) và Cassis (2016) cho rằng Trung tâm Tài chính Quốc tế (IFC) là một trung tâm mà tại đó diễn ra một lượng giao dịch tài chính với khối lượng và sự đa dạng đáng kể.
  • 15. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 7 Johnson (1976), cho rằng “Có sự phân biệt giữa các Trung tâm Tài chính Quốc tế như London, NewYork với các Trung tâm Tài chính Khu vực như Hồng Kong, Singapore, Panama. Các Trung tâm Tài chính Khu vực có được vai trò từ sự kết hợp gần gũi về địa lý với các quốc gia mà khách hàng hoạt động và sự an toàn và dễ dàng hoạt động của các công ty con, chi nhánh và đại lý của các ngân hàng nước ngoài có trụ sở chính nằm trong IFC chứ không phải tạo ra khách hàng ở các khu vực khác thông qua quy mô quốc gia và sức mạnh quốc tế của chính họ và năng lực của các ngân hàng quốc gia của chính họ trong kinh doanh tài chính quốc tế. Họ chủ yếu là nơi đặt trụ sở cho các tổ chức tài chính nước ngoài thấy thuận tiện khi đặt văn phòng ở đó, thu hút các doanh nghiệp tài chính nước ngoài thành lập các công ty con để có thể hoạt động hiệu quả.” Trong đó, (Reed, 1981) cho rằng: “Các Trung tâm Tài chính Quốc tế có sự tập trung hóa: Những đô thị và thành phố có các tổ chức tài chính, dịch vụ tập trung có khả năng làm giảm lượng giao dịch và vốn qua các dịch vụ tài chính và vốn giữa nền kinh tế trong quốc gia của họ và các quốc gia khác. Một IFC sẽ được coi là có các sàn giao dịch chứng khoán lớn, thị trường vốn, tổ chức tài chính và là nơi đặt trụ sở chính của các ngân hàng trung ương, các cơ quan quản lý.” (Cassis & Bussiere, 2005) định nghĩa rằng: “ Một Trung tâm Tài chính Quốc tế là một nhóm các nhà cung cấp dịch vụ tài chính phục vụ các yêu cầu của một khu vực, một lục địa, hoặc, hơn hết, trên toàn thế giới, hoặc là một địa điểm trung tâm nơi các giao dịch tài chính của một khu vực được điều phối và rõ ràng.” 1.1.2. Phân loại các Trung tâm Tài chính Quốc tế Có nhiều cách tiếp cận về việc phân loại các IFC trên thế giới đã được sử dụng trong các nghiên cứu trước đây, cụ thể là: Johnson (1976) đã phân biệt sự khác biệt giữa “Trung tâm Tài chính Khu vực (Regional Financial Center) RFC là Trung tâm có vai trò quan trọng bởi vị trí địa lý của họ gần so với các khách hàng của Trung tâm Tài chính và sự thuận lợi và hoạt động dễ dàng của các chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại Trung tâm Tài chính này” so với “Trung tâm Tài chính Toàn cầu (Global Financial Center) mà có vai trò như là nơi thu hút các tổ chức tài chính, các ngân hàng, công ty bảo hiểm cho một bộ phận khách hàng đáng kể trên thế giới.”
  • 16. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 8 Gorostiaga (1984) đã cố gắng phân loại IFC bằng cách sử dụng các mô hình thuộc địa của quốc gia. “Một mặt, các IFC truyền thống như London, New York, Frankfurt, Zurich, v.v.là những IFC đã phát triển trên cơ sở vốn trong nước từ các khoản tiết kiệm địa phương và tiền phát sinh từ thương mại quốc tế. Các IFC này đóng vai trò là ngân hàng cho các nước thuộc địa của họ và là nơi ký gửi của các khoản cần gửi của các quốc gia phụ thuộc tại các thành phố lớn này. Mặt khác, các IFC sau này như Hồng Kông, Bahamas, Bahrain, Panama và Singapore có nguồn gốc gần hơn và thường được đặt tại các quốc gia mới nổi. Họ thiếu tự chủ tài chính, và thường là phần mở rộng của các trung tâm truyền thống, nhưng hoạt động ở các múi giờ khác nhau.” Theo Reed (1981), “Các Trung tâm Tài chính Quốc gia là những trung tâm tăng cường đáng kể cơ sở hạ tầng tài chính và khả năng của họ bằng cách thu hút các tổ chức tài chính, nhưng thường không phải là trụ sở của các ngân hàng hoạt động quốc tế lớn. So với các Trung tâm Tài chính Quốc gia, các Trung tâm Tài chính Quốc tế có số lượng ngân hàng nước ngoài tương đối lớn hơn và nhiều nơi là trụ sở của các ngân hàng lớn hoạt động quốc tế. Các trung tâm vượt khỏi tầm cỡ quốc gia là ưu việt hơn trong tài chính, truyền thông và quản lý. Đó là những nơi quản lý số lượng lớn tài sản và nợ phải trả, hợp tác chặt chẽ với số lượng lớn các tập đoàn công nghiệp lớn, và thu hút và tạo ra thông tin và ý tưởng, cuối cùng thiết lập các quy tắc hoạt động và tổ chức chi phối các hoạt động quốc tế.” Một cách tiếp cận khác để phân loại là tập trung vào các chức năng do IFC cung cấp. Park (1989) đã phân loại các IFC tùy theo việc họ hành động chủ yếu như một nguồn chính hoặc là điểm đặt của các loại quỹ, ông phân biệt như sau: Các Trung tâm Tài chính Quốc tế chính (primary centers) (ví dụ: Luân Đôn, New York và Tokyo) có liên quan đến việc thu thập và phân phối tiền trên toàn thế giới. Các Trung tâm Tài trợ (funding centers) (ví dụ: Bangkok, Brussels, Seoul và Singapore) cung cấp dịch vụ trung gian tài chính hướng nội hơn. Các Trung tâm Thu thập (collection centers) (ví dụ: Amsterdam, Jakarta và Kuala Lumpur) cung cấp dịch vụ trung gian tài chính bên ngoài.
  • 17. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 9 Các Trung tâm đặt vị trí (booking centers) (ví dụ, Quần đảo Bahamas và Cayman) tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu thập và phân phối tiền của người không cư trú. Nghiên cứu của (Tansu Yıldırım và Andrew Mullineux, 2015) đối với thành phố Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng phân loại các IFC như sau: Trung tâm Tài chính toàn cầu (Global International Financial Center): London và NewYork được coi là những GIFC duy nhất, với truyền thống lâu đời, lãnh đạo và vô cùng quan trọng trong các hoạt động cho vay ngân hàng xuyên quốc gia, giao dịch chứng khoán quốc tế, phát hành trái phiếu quốc tế, giao dịch ngoại hối, giao dịch phái sinh hàng đầu toàn cầu. Đây là các Trung tâm có vai trò kết nối các tổ chức tài chính với các khách hàng trên toàn cầu, với sự tập trung vốn và tài chính khổng lồ, sự hiệu quả và an toàn ở mức cao nhất. Trung tâm Tài chính khu vực (Regional International Financial Center): Theo (Johnson, 1976) thì RIFC phân biệt với GIFC bởi Trung tâm Tài Chính Khu vực xuất phát từ vai trò của nó có vị trí địa lý gần với các khách hàng ở các Quốc gia khác mà hợp tác với nó. Số lượng và tổ chức tin tưởng đầu tư vào các Trung tâm này có xu hướng ngày càng tăng ở mức độ khu vực và Quốc tế. Nhóm thứ ba không phải là Trung tâm Tài chính toàn cầu cũng như khu vực, nhóm này chỉ bao gồm các khu vực kinh tế đô thị ở các quốc gia. 1.1.3. Vai trò của Trung tâm Tài chính Quốc tế Bằng việc tiếp cận nguồn thông tin từ Ngân hàng Nhà nước, tác giả xin đúc kết vai trò của Trung tâm Tài chính Quốc tế là vô cùng quan trọng không chỉ đối với ngành tài chính mà còn đối với nền kinh tế quốc gia, cụ thể là: Đối với ngành tài chính: Việc tập trung các định chế tài chính tại một chỗ sẽ giúp cho việc tiếp cận thông tin được dễ dàng và các tổ chức có thể có được thông tin đa dạng, chất lượng, mà các thông tin được xem là vô cùng quan trọng nhất trong tài chính, do đó sẽ tăng thêm năng lực cạnh tranh đối với các tổ chức có thể khai thác các thông tin ấy. Các Trung tâm Tài chính Quốc tế thường sẽ là nơi thu hút được nguồn nhân lực chất lượng cao đến làm việc. Chính điều này sẽ làm giảm bớt chi phí đào tạo
  • 18. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 10 chất lượng cao, chi phí tuyển dụng, làm tăng năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của các công ty trong khu vực Trung tâm Tài chính. Tuy việc phát triển công nghệ thông tin đến thời điểm hiện tại đã phát triển rất cao, nhưng việc gặp gỡ và làm việc với nhau trực tiếp vẫn giữ một vị trí rất quan trọng vì khi gặp gỡ và tiếp xúc thì mối quan hệ giữa các tổ chức, các cá nhân trong lĩnh vực tài chính sẽ trở nên sâu sắc hơn. Các tổ chức trong lĩnh vực tài chính rất đa dạng như Ngân hàng, công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư, công ty chứng khoán,.. cùng với đó là vô vàn dịch vụ như thanh toán, cho vay, tư vấn thuế, tư vấn luật, chứng khoán, kế toán, kiểm toán, ngoại hối,… Những dịch vụ này đòi hỏi rất nhiều thời gian làm việc trực tiếp giữa khách hàng và các tổ chức. Do vậy, một Trung tâm Tài chính Quốc tế tập trung các tổ chức này về một nơi sẽ giúp giảm bớt nhiều chi phí cho cả các khách hàng và cả các công ty trong khu vực Trung tâm Tài chính. Cuối cùng, một Trung tâm Tài chính Quốc tế sẽ giúp các công ty dễ dàng so sánh được khả năng hoạt động và quản lý của mình với các công ty khác, từ đó góp phần tạo động lực phát triển hơn. Đối với nền kinh tế: Các công việc liên quan đến tài chính rất đa dạng, đòi hỏi nhiều nhân lực với năng lực cao cùng với mức thù lao tương xứng. Ngoài số tiền lương nhận được, những nhân viên trong ngành tài chính còn có thể sử dụng năng lực chuyên môn để kiếm thêm thu nhập bằng việc đầu tư chứng khoán, hưởng cổ tực doanh nghiệp,… Ngành tài chính được xem là ngành đóng góp cho tăng trưởng kinh tế nhiều. Thống kê cho thấy các quốc gia có hệ thống tài chính phát triển nhất là các quốc gia tăng trưởng nhanh nhất. Mà Trung tâm Tài chính Quốc tế là một nền tảng quan trọng của tài chính khu vực đó, thì cũng góp phần không nhỏ vào sự phát triển nền kinh tế. Theo (Fairlamb, 1999), người ta đã ước tính rằng 7 phần trăm GDP của Anh có nguồn gốc từ 1 triệu nhân viên trong lĩnh vực tài chính làm việc trong một dặm vuông bao gồm Trung tâm Tài chính của thành phố. Theo chuyên gia Nguyễn Thế Phong đến từ viện chiến lược Ngân hàng, nguồn thu thuế của lĩnh vực tài chính cũng thường lớn hơn so với các ngành công nghiệp
  • 19. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 11 khác. Khu vực tài chính ở Anh vào năm 2010-2011 đóng góp 63 tỷ bảng, chiếm 12% tổng doanh thu thuế ở Anh và Trung tâm Tài chính góp 40% trong tổng doanh thu thuế ấy. Các Trung tâm Tài chính ngoài vai trò dẫn vốn đầu tư nước ngoài vào nước còn góp phần dẫn nguồn vốn thừa thãi ra nước ngoài. Các doanh nghiệp trong nước phát triển sẽ thúc đẩy tạo ra nhiều giá trị gia tăng , đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế. 1.2. Một số Trung tâm Tài chính lớn trên thế giới London và NewYork vốn là hai Trung tâm Tài chính Quốc tế Toàn cầu, giữ vai trò quan trọng trong hệ thống tài chính của thế giới. Sau này, một số Trung tâm Tài chính nằm ở khu vực châu Á/ Thái Bình Dương cũng vươn lên và phát triển nhanh chóng từ tầm Khu vực sang tầm Quốc tế như Hong Kong, Singapore, Thượng Hải, Tokyo... Hình 1 : Xếp Hạng Top Bảy Các Trung Tâm Tài Chính Quốc Tế Trên Thế Giới Nguồn: GFCI 26 rank- longfinance.net 1.2.1. New York NewYork là một nhà lãnh đạo toàn cầu với vai trò là Trung tâm Tài chính Quốc tế. NYSE là thị trường chứng khoán lớn nhất của Hoa Kỳ dành cho các doanh nghiệp trưởng thành. NASDAQ là sàn giao dịch lớn thứ hai của nước cho các doanh nghiệp mới và đang tăng trưởng. Các thị trường trái phiếu, đặc biệt là
  • 20. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 12 thị trường trái phiếu chính phủ rất phát triển và thanh khoản rất cao. Hơn nữa, các giấy tờ thương mại do các tập đoàn phát hành ngắn hạn là một công cụ tiền tệ quan trọng khác ở Hoa Kỳ. (The economist Inteligence Unit, 2013a). Giao dịch ngoại hối bao gồm giao ngay, hợp đồng kỳ hạn, hoán đổi ngoại hối và các giao dịch khác. Sàn giao dịch chứng khoán quốc tế (ISE) là nhà giao dịch quyền chọn cổ phiếu lớn nhất cũng hoạt động tại Hoa Kỳ, ISE còn sở hữu EUREX, một sàn giao dịch phái sinh hàng đầu toàn cầu. (The economist Inteligence Unit, 2013a). NewYork cũng là nới có sàn giao dịch hàng hóa NewYork, đây là sàn giao dịch hàng hóa tương lai lớn nhất. 1.2.2. London London là một trong những Trung tâm Tài chính Quốc tế hàng đầu trên thế giới và là Trung tâm Tài chính lớn nhất ở Châu Âu. (The city of London, 2011). London là một IFC có truyền thống lâu đời, có vai trò quan trọng cho hoạt động cho vay ngân hàng xuyên quốc gia, giao dịch chứng khoán nước ngoài, phát hành trái phiếu quốc tế, giao dịch ngoại hối. Hệ thống ngân hàng Anh được tập trung hóa và hệ thống ngân hàng Anh đã thu hút mạnh mẽ các ngân hàng nước ngoài nhờ vai trò hàng đầu và lâu dài của London là một Trung tâm Tài chính Quốc tế. Thị trường vốn London vốn phát triển nhất và lớn nhất châu Âu, đây cũng là một trung tâm quan trọng đối với các công ty niêm yết nước ngoài, kinh doanh trái phiếu quốc tế và vốn chủ sở hữu nước ngoài. London cũng là trung tâm hàng đầu thế giới về IPO, năm 2011, 10% số IPO trên toàn thế giới được huy động từ sở giao dịch chứng khoán London. Giao dịch hàng hóa là một phần quan trọng của ngành tài chính London và London tổ chức hai sàn giao dịch phái sinh chiếm khoảng 15% giao dịch hàng hóa toàn cầu (The City of London, 2011). Bên cạnh đó, một tỷ lệ lớn giao dịch kim loại quý diễn ra trên thị trường OTC ở London. London cũng là một địa điểm chính cho giao dịch phái sinh OTC. (The Economist Intelligence Unit, 2013). Thị trường ngoại hối được đặt tên là Euro ở London là lớn nhất thế giới. 2.2.3. Singapore Singapore đã trở thành Trung tâm Tài chính của Khu vực và Quốc tế, hiện chỉ xếp sau NewYork và London. Trong quá trình phát triển, Singapore đã trải
  • 21. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 13 qua sự gia tăng và phát triển thành Trung tâm Tài chính mạnh mẽ nhất trong khu vực. Vị thế hiện có của Singapore được thể hiện qua các xếp hạng. • Thị trường ngoại hối lớn thứ ba thế giới về giá trị giao dịch, chỉ sau Anh và Mỹ. • Trung tâm phái sinh lãi suất OTC lớn nhất châu Á. • Sở giao dịch chứng khoán quốc tế hóa lớn nhất châu Á, đồng thời là thị trường ủy thác đầu tư bất động sản (REIT) lớn nhất châu Á trừ Nhật. • Thị trường trao đổi nhân dân tệ hải ngoại lớn nhất ngoài Trung Quốc và Hồng Kông. • Trung tâm quốc tế lớn về thu xếp phát hành nợ quốc tế, trung tâm quản lý tài sản và bảo hiểm châu Á. Singapore có hệ thống ngân hàng vốn hóa tốt, mức thanh khoản cao, nợ xấu thấp chỉ ở mức khoảng 1% trong tất cả các khoản vay vào năm 2012. Singapore có thế mạnh là một trung tâm tiền tệ khu vực và là nơi ký gửi tài sản an toàn cho những người giàu có ở khắp châu Á, do vậy, Singopre được hưởng lợi từ dòng tiền mà trước đây vốn được gửi tại các Trung tâm Tài chính khác, ví dụ như là Thụy Sĩ (The Economist Intelligence Units, 2013s). Thị trường tài chính, nghĩa là thị trường trong nước về chứng khoán, phái sinh và tiền tệ rất phát triển, phục vụ cho toàn bộ châu Á. Thị trường đồng đô la châu Á (Asian Dollar Market) do các ngân hàng nước ngoài chi phối hoạt động tại Singapore, tương đương với thị trường Eurodollar (Eurodolla Market), các trung gian liên ngân hàng xuyên biên giới và các khoản vay khi ngân hàng (The Economist Intelligence Unit, 2013s). 1.2.4. Thượng Hải Thượng Hải là một vùng nội địa vốn giàu có tại Trung Quốc, với tốc độ tăng trưởng cao do đầu tư nước ngoài (FDI) nhiều. Đặc biệt, FDI mang lại vốn quốc tế, công nghệ mới, kinh nghiệm quản lý dẫn đến năng suất cao. Các công ty nước ngoài khi cạnh tranh với các công ty trong nước giúp mang lại hiệu quả nhờ cải thiện các tiêu chuẩn hoạt động, quản trị, xúc tác cho sự tăng trưởng kinh tế. Thượng Hải dù vậy cũng sẽ không thể trở thành Trung tâm Tài chính nếu không có sự hỗ trợ chính sách từ Chính phủ Trung ương. Năm 1990, nhà nước Thượng Hải cho mở quận Lujiazui là khu tài chính đầu tiên của quốc gia, ban
  • 22. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 14 hành các ưu đãi về thuế, hỗ trợ các vấn đề liên quan như đào tạo nhân viên và dịch vụ Viza cấp tốc. Do vậy, các tổ chức trong và ngoài nước đã thành lập các chi nhánh tại khu tài chính này. Thượng Hải cũng thành lập các thị trường tài chính đa dạng như giao dịch tương lai, trao đổi ngoại tệ và cho vay liên Ngân hàng. Do được hưởng lợi mạnh mẽ từ chính sách nhà nước, Thượng Hải đã thu hút được rất nhiều các MNCs thành lập trụ sở tại đây, bao gồm nhiều ngân hàng nổi tiếng như Citibank, HSBC, Standard Chartered…, góp phần đưa vào chuyên môn quản lý tiên tiến, mở rộng hình ảnh của khu vực. Sàn giao dịch chứng khoán Thượng Hải (SSE) vào cuối năm 2012 là sàn giao dịch lớn thứ hai sau Tokyo về vốn hóa thị trường. Tuy nhiên, là một thị trường mới nổi, thị trường chứng khoán Thượng Hải cũng rất biến động. Thượng Hải cũng phải chịu nhiều vấn đề như khung pháp lý kém phát triển và thể chế thị trường yếu kém. Mặt khác, thị trường phái sinh ngoại trừ giao dịch hàng hóa thì kém tinh vi hơn các nền kinh tế phát triển khác và các đối thủ cạnh tranh. 1.3. Các điều kiện để một đô thị trở thành Trung tâm Tài chính Quốc tế Có rất nhiều đề xuất khác nhau trong việc xác định các yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh trở thành Trung tâm Tài chính của Thành phố, như Lee và Schmidt-Marwede (1993) đề cập đến thị trường tài chính và cơ sở hạ tầng của thành phố; Theo Frost and Spence (1993), để nâng cao thành phố cần có một môi trường thích hợp. Từ đó, cải thiện cơ sở hạ tầng sẽ mang lại lợi thế cạnh tranh cho thành phố, từ giao thông đến phương tiện. Castells (1996) lại bổ sung công nghệ thông tin và chất lượng cuộc sống vào danh sách, trong khi đó, Yeung, Poon, Perry (2001) đề cập đến các biến số của nước chủ nhà, bao gồm các ưu đãi và chính sách của Chính phủ. Cai và Sit (2003) lại định nghĩa sáu chiều, từ hệ thống kinh tế, chính trị đến hình ảnh của Thành phố trong mắt các khách hàng, đối tác quốc tế, được coi là khả năng thu hút các tổ chức quốc tế đến một thành phố. Năm 2015, Diễn đàn kinh tế thế giới (World Economic Forum - WEF) đã sử dụng Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu (Global Competitiveness Index - GCI) như một công cụ dùng để đo lường các yếu tố liên quan đến kinh tế vi mô và vĩ mô của đất nước đến năng lực cạnh tranh của các nước ấy. Tuy nhiên, trong
  • 23. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 15 bối cảnh công nghệ phát triển mạnh mẽ, năm 2018, Diễn đàn kinh tế thế giới đã có cách tiếp cận mới, chú trọng đến sự tăng trưởng trong dài hạn, do đó, chỉ số này được đổi thành Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu 4.0. (Global Competitiveness Index 4.0). Chỉ số này quyết định các yếu tố có ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của một quốc gia, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế dài hạn, dựa trên 12 trụ cột (động lực) chính gồm 98 yếu tố thành phần được đánh giá trên thang điểm từ 0-100 cho 140 quốc gia trên thế giới. BẢNG 1. 1: CÁCH TIẾP CẬN CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH TOÀN CẦU – GCI 4.0: 12 TRỤ CỘT, ĐƯỢC CHIA THÀNH 4 NHÓM Tạo môi trường kinh Thị trường doanh thuận lợi Trụ cột 1: Thể chế Trụ cột 7: Thị trường hàng hóa Trụ cột 2: Cơ sở hạ tầng Trụ cột 8: Thị trường lao động Trụ cột 3: Ứng dụng CNTT Trụ cột 9: Thị trường tài chính Trụ cột 4: Ổn định kinh tế Trụ cột 10: Quy mô thị trường vĩ mô Nguồn nhân lực Hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Trụ cột 5: Y tế Trụ cột 11: Năng động trong kinh doanh Trụ cột 6: Kỹ năng Trụ cột 12: Năng lực đổi mới sáng tạo Nguồn: Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2018 Dựa trên nghiên cứu về các yếu tố để Istanbul trở thành Trung tâm Tài chính của Thổ Nhĩ Kỳ, Kế hoạnh và chiến lược thành lập một IFC được mô tả qua 10 loại, đó là: Thể chế pháp lý; Tăng cường đa dạng hóa các sản phẩm tài chính; Thực hiện chế độ thuế suất hiệu quả; Cải thiện cơ sở pháp lý; Khắc phục cơ sở hạ tầng của thành phố; Nâng cao cơ sở hạ tầng Công nghệ; Thành lập tổ chức liên quan đến dự án; Phát triển nguồn vốn nhân lực; Xây dựng hình ảnh của Thành phố; Theo dõi kế hoạch. Theo nghiên cứu của Tansu Yıldırım và Andrew Mullineux (2015), thành phố Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ được khảo sát và tiến hành nghiên cứu thực nghiệm để xây
  • 24. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 16 dựng Trung tâm Tài chính Quốc tế để đánh giá năng lực trở thành trung tâm tài chính, cần phân tích các yếu tố được phân loại thành hai nhóm lớn như sau: BẢNG 1. 2: CÁC YẾU TỐ CẦN THIẾT ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐỂ HÌNH THÀNH TRUNG TÂM TÀI CHÍNH QUỐC TẾ Yếu tố về năng lực cạnh tranh Yếu tố về cơ sở hạ tầng Môi trường kinh doanh: (c1) Dịch vụ công cộng và Môi • Cơ chế trường xã hội: (i1) • Điều kiện thuận lợi cho kinh doanh • Giáo dục • Y tế • An ninh • Tiện nghi đô thị Điều kiện kinh tế: (c2) Tài nguyên cho mạng lưới kinh • Ổn định chính trị doanh: (i2) • Chính sách thuế • Giao thông đô thị • Thị trường tài chính Hàng không • Không gian văn phòng • Chỗ ở • Hệ thống viễn thông, cơ sở hạ tầng công nghệ Địa điểm kinh doanh: (c3) • Vốn nhân lực • Vị trí địa lý • Hình ảnh Thành phố đối với quốc tế Nguồn: tác giả tổng hợp từ nghiên cứu thực nghiệm ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ.
  • 25. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 17 1.3.1. Yếu tố về năng lực cạnh tranh Để hình thành Môi trường kinh doanh (c1) cần phải ổn định về cơ chế và tạo điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh và Điều kiện kinh tế (c2) bao gồm việc ổn định chính trị, chính sách thuế hợp lý và thị trường tài chính hiệu quả. Môi trường pháp lý trở thành một thành phần quan trọng trong khả năng cạnh tranh của thành phố cho một dự án phát triển IFC thành công. Các nước cần có hệ thống pháp lý tốt, nhưng không cần phải quá mạnh mẽ về quy định. Việc quá quy định có thể dẫn đến một môi trường kinh doanh an toàn nhưng lại hạn chế cơ hội của các tổ chức tiềm năng. Begg (1999) ủng hộ lập luận rằng môi trường kinh doanh có liên quan đến cơ sở hạ tầng thành phố có chứa các yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của công ty. Những yếu tố này có ảnh hưởng đáng kể đến sự thu hút của thành phố vì sự ảnh hưởng của chúng đến việc dễ dàng trong kinh doanh, bao gồm việc truy cập vào thị trường toàn cầu, khách hàng, nhà cung cấp, sự thuận lợi trong việc cấp phép, tính linh hoạt của thị trường. Điều kiện kinh tế là yếu tố tiếp theo ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh, nó là tổng hợp hiệu quả kinh tế của thành phố. Các doanh nghiệp và thị trường tài chính có thể hoạt động trong điều kiện ổn định và không thích sự bất ổn trong kinh doanh. Ngoài sự ổn định, tình hình chính trị ổn định và khả năng đáp ứng, sự quan tâm của chính phủ là những yếu tố chính, vì một dự án IFC có thể mất nhiều năm để hoàn thành, kế hoạch và chiến lược xây dựng dù ở cấp thành phố nhưng cũng cần sự quan tâm ở cấp quốc gia.Tuy nhiên, (Heenan, 1997) cho rằng cam kết xây dựng IFC đòi hỏi sự quan tâm của cả cộng đồng, bao gồm khu vực tư nhân, công cộng, công đoàn và thậm chí là các tổ chức tôn giáo. Các hoạt động kinh tế trên thế giới từ những năm 1980 đã chuyển từ các cơ sở sản xuất sang các trung tâm tài chính, dịch vụ, nơi toàn cầu hóa đã dẫn đến sự thay đổi mạnh mẽ. Các GIFC và RIFC trên thế giới cũng có quy mô tài chính và sự thanh khoản rất lớn, giúp các nhà đầu tư dễ dàng tham gia và rời khỏi thị trường. Cassis (2006) nhận thấy tầm quan trọng của các sản phẩm đa dạng trong việc làm cho Trung tâm Tài chính trở nên hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư. Thuế là yếu tố thứ ba trong Điều kiện kinh tế duy nhất có tác động trực tiếp đến lợi nhuận bất kì tập đoàn nào
  • 26. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 18 và vì thế họ rất quan tâm. Trong một nghiên cứu về khả năng cạnh tranh của các trung tâm khu vực, Ho (2000) mô tả tầm quan trọng của việc miễn giảm thuế suất, đặc biệt là Singapore. Ông minh họa thuế suất ở Úc là 33%, so với 16,5% ở Hong Kong và 10% ở Singapore-áp dụng cho các doanh nghiệp trong Khu vực Trung tâm tài chính- Trong khi các công ty khác bị đánh thuế 22%. Địa điểm kinh doanh (c3) bao gồm Vốn nhân lực, Vị trí địa lý và Hình ảnh Thành phố đối với Quốc tế. Vốn nhân lực là những người lao động lành nghề và những người có năng lực làm việc hiệu quả. Trong một nghiên cứu khi so sánh vai trò vốn con người trong cấu trúc đô thị, Pompili (1992) đã lập luận rằng lao động lành nghề là yếu tố mạnh mẽ để thu hút các hoạt động nhất định, bao gồm cả hoạt động về kinh tế và tài chính, không chỉ cho thành phố nói riêng mà cho cả quốc gia nói chung. Làm cách nào để thu hút được nguồn nhân lực có trình độ lao động cao, và tài năng quản lý. Một thành phố có thể tăng năng lực cạnh tranh bằng cách cải thiện trình độ giáo dục. ( Kresl, 1995). Sự tích lũy các lao động lành nghề khiến các thành phố khác khó cạnh tranh với họ. Jakobsen và Onsager (2005) chỉ ra rằng các thành phố có nguồn nhân lực chất lượng thì phát triển vượt xa các thành phố khác. Nhiều người có kỹ năng giỏi sẵn sàng đến các trung tâm tài chính khác nếu được cung cấp các chính sách và gói lương thưởng hấp dẫn, phúc lợi tốt. Như Yeoh và Chang (2001) cho rằng Singapore là nơi gặp gỡ của giới thượng lưu và tài năng quản lý lành nghê, ám chỉ rằng chính phủ nước này có các chính sách để thu hút họ vào thành phố này. Vị trí địa lý và hình ảnh của Thành phố cũng luôn là trung tâm của các nghiên cứu. Để thu hút và giữ chân Doanh nghiệp, Thành phố cần cho thấy môi trường kinh doanh phù hợp, lực lượng lao động lý tưởng, cơ sở hạ tầng vững chắc và chất lượng cuộc sống cao. Tuy nhiên, việc phát triển hệ thống công nghệ và viễn thông cũng như ảnh hưởng từ cuộc cách mạng công nghệ 4.0, nhân tố này giờ đây có lẽ kém quan trọng hơn do giờ đây, thông tin có thể được truyền qua khoảng cách xa hơn.
  • 27. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 19 1.3.2. Yếu tố cơ sở hạ tầng Các yếu tố này thứ nhất gồm Dịch vụ công cộng và Môi trường xã hội: (i1) là giáo dục, y tế, an ninh và tiện nghi đô thị. Chất lượng giáo dục tốt cho các gia đình người nước ngoài khiến cho họ yên tâm để con cái học tập và chuyển về làm việc cho các Trung tâm Tài chính trong Khu vực. Theo Ho (2000), Singapore có hệ thống trường học lớn nhất của Hoa Kỳ và Nhật Bản trong khu vực, có khả năng cung cấp giáo dục cho đến trình độ trước đại học. Dịch vụ y tế và an ninh cũng là yếu tố khiến cho người nước ngoài đặc biệt yên tâm khi quyết định làm việc trong khu vực. Tiện nghi đô thị góp phần ổn định chất lượng cuộc sống, trở thành một trong những tài sản của quốc gia. (Short & Kim, 1999) chứng minh sự tập trung của các tổ chức tài chính ở các thành phố trên thế giới không thể giải thích được đầy đủ bằng các yếu tố quyết định và kinh tế và tài chính, vì các yếu tố văn hóa và xã hội là rất quan trọng cho việc hình thành khu vực đô thị. Bên cạnh đó, chủ nghĩa quốc tế cũng là một tiêu chí cần quan tâm. Ví dụ như London có số lượng người nhập cư lớn, bao gồm nhiều nhân viên năng lực tốt trên thế giới, chính vì vậy đây là nơi chứa rất nhiều tổ chức tài chính quốc tế. Thứ hai, các yếu tố liên quan đến cơ sở hạ tầng có thể được hiểu là “Tài nguyên cho mạng lưới kinh doanh” (i2) gồm Giao thông đô thị, viễn thông, cơ sở hạ tầng công nghệ, hàng không, không gian văn phòng và chỗ ở. Sự phát triển của viễn thông và công nghệ đã làm thay đổi tầm quan trọng của vị trí địa lý. Các ngân hàng và các tổ chức tài chính đã được cách mạng hóa bởi viễn thông và công nghệ. Nếu định hướng thành phố phát triển theo hướng Trung tâm Tài chính công nghệ (Fintech) thì sẽ có thể trở thành một trong những nơi có sản phẩm đặc biệt thu hút Nhà đầu tư quốc tế. Nếu kết hợp các doanh nghiệp tài chính, các công ty công nghệ cùng các start-up tiềm năng, rất có thể trong tương lai sẽ chen chân được trong Thị trường Tài chính quốc tế tương lai.
  • 28. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 20 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỂ TP. HCM TRỞ THÀNH MỘT TRUNG TÂM TÀI CHÍNH CỦA KHU VỰC VÀ THẾ GIỚI 2.1. Yếu tố về năng lực cạnh tranh Đối với điều kiện về Môi trường kinh doanh bao gồm Khung pháp lý, cơ chế; Những điều kiện thuận lợi cho kinh doanh (c1) liệu có đáp ứng được sự minh bạch, độ tin cậy cao, chi phí kinh doanh thấp cần thiết của một Trung tâm Tài chính Quốc tế. Yếu tố này chịu sự ảnh hưởng nhiều từ Trung ương trong khi quyền hạn và trách nhiệm của Chính quyền Thành phố còn nhiều giới hạn. Khung pháp lý và cơ chế: Chất lượng thông tin trên báo cáo tài chính được xem là mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư trên Thị trường Chứng khoán. Tuy vậy, nhiều vụ sai phạm có liên quan đến thông tin và việc công bố thông tin của các công ty niêm yết đã ảnh hưởng đến niềm tin của các nhà đầu tư. Chỉ riêng năm 2018, có tới 397 trường hợp vi phạm theo Thống kê của Ủy ban chứng khoán với các hành vi công bố thông tin sai, tạo cung cầu giả trên Thị trường Chứng khoán… Nguyên nhân chính từ việc hệ thống kế toán-kiểm toán Việt Nam vẫn còn hướng theo một định hướng riêng, không theo chuẩn mực Quốc tế. Các Doanh nghiệp hoạt động chỉ cố gắng làm đẹp cho báo cáo tài chính của mình, tính độc lập chưa cao chứ không quan tâm đến lợi ích của các bên liên quan, cùng với đó là việc các chế tài cho việc xử phạt các trường hợp vi phạm còn hạn chế. Các cơ quan quản lý liên quan cần phải hoàn thiện khung pháp lý chặt chẽ, tăng cường giám sát, hoạt động thanh tra, xử lý vi phạm. Tuy nhiên, quy định quá chặt chẽ có thể dẫn đến một môi trường kinh doanh an toàn, nhưng nó cũng gây hạn chế cho các doanh nhân. Do đó, một môi trường pháp lý thuận lợi mang tính chất địa phương để gia tăng sự thông thoáng trong kinh doanh cũng nên được đưa ra. Hiện nay, mặc dù Chính phủ Việt Nam đang nỗ lực thúc đẩy và phát triển Thị trường chứng khoán bằng việc sửa đổi Luật Chứng khoán, ý định hợp nhất các sở giao dịch Chứng khoán nhưng riêng với chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh vẫn chưa có thế chủ động trong thị trường tài chính. Chính quyền Thành
  • 29. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 21 phố hầu như không được chia sẻ thông tin đầy đủ về các định chế tài chính trên địa bàn, do Trung ương quản lý như Sở giao dịch Chứng khoán, các quỹ đầu tư, công ty bảo hiểm. Do vậy, chính quyền Thành phố vẫn chưa thể chủ động và can thiệp vào việc hỗ trợ kích thích, phát triển thị trường Tài chính. Bí thư Nguyễn Thiện Nhân cũng giải thích “việc chưa thể phát triển thành Trung tâm Tài chính Quốc tế của thành phố là do chính quyền thành phố chưa đủ quyết tâm để thực hiện trong khi Trung ương còn chưa thật sự quan tâm vấn đề này.” Theo Tiến sĩ Vụ Thành Tự Anh, Giám đốc Nghiên cứu chương trình giảng dạy Kinh tế Fullbright Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng: “ Để thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm tài chính của cả nước, khu vực và quốc tế, đòi hỏi có giải pháp tổng thể từ Trung ương cho đến địa phương. Quy cũng bởi lẽ mọi chính sách, thể chế, quy định đều được ban hành từ Trung ương. Chính quyền thành phố cần sự thay đổi trong việc tiếp cận, điều chỉnh theo biến động và xu hướng của khu vực và thế giới.” Điều kiện thuận lợi cho kinh doanh: Để thu hút đầu tư kinh doanh, Thành phố Hồ Chí Minh cần cho thấy được năng lực cạnh tranh với những điều kiện thuận lợi cho Kinh doanh so với các tỉnh/ thành phố khác trong nước: Trong năm 2018, chỉ số PCI của Thành phố Hồ Chí Minh xếp hạng 10/63 tỉnh thành trong cả nước, chỉ xếp ở mức khá, giảm 2 bậc so với năm 2017. Chỉ số PCI, tên viết tắt là Provincial Competitiveness Index, là Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, do phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tại Việt Nam thực hiện. Đây là chỉ số đo lường và đánh giá chất lượng điều hành kinh tế, mức độ thuận lợi của chính quyền kinh doanh và nỗ lực cải cách của chính quyền các tỉnh ở Việt Nam. Trong 10 chỉ số thành phần thì có đến 6 chỉ số giảm ở Thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2018, đó là Gia nhập thị trường, Tiếp cận đất đai, Chi phí thời gian, Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, Đào tạo lao động, Thiết chế Pháp lý và An ninh trật tự.
  • 30. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 22 HÌNH 2. 1: CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH NĂM 2018 Nguồn: Bộ Ngoại giao Việt Nam. Để thu hút đầu tư kinh doanh, Thành phố Hồ Chí Minh cần cho thấy được năng lực cạnh tranh với những điều kiện thuận lợi cho Kinh doanh so với các tỉnh/ thành phố khác trong nước:
  • 31. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 23 Môi trường kinh doanh dù có hệ thống luật pháp cụ thể, nhưng trong thực tế, các quy trình thủ tục, quy trình pháp lý còn phức tạp và mất khá nhiều thời gian, đặc biệt là các công ty nước ngoài. Hiện nay, thành phố Hồ Chí Minh vẫn chưa có trung tâm giúp đỡ các nhà đầu tư nước ngoài về luật pháp, hỗ trợ giấy tờ trong kinh doanh để họ có thể dễ dàng và thuận tiện trong việc tiến hành đầu tư. Theo World Bank, tại Singapore, một doanh nghiệp chỉ mất khoảng 6 ngày cho việc thành lập doanh nghiệp với chi phí khởi nghiệp tương đối thấp, cùng với điều kiện pháp lý thuận lợi về việc cấp giấy phép kinh doanh, thuế, các quy định về tín dụng, bảo vệ nhà đầu tư, Singapore được đánh giá là một trong những trung tâm tài chính thân thiện nhất trên thế giới. Qua đó, phần nào cho thấy chính quyền Thành phố cần phải nâng cao môi trường cạnh tranh minh bạch hơn, tạo điều kiện thuận lợi và cắt giảm thời gian cho các thủ tục hành chính phức tạp, làm thông thoáng môi trường pháp lý hơn cho các Doanh nghiệp nhưng vẫn đảm bảo sự giám sát từ chính quyền Thành phố, Trung ương để tránh xảy ra rủi ro. Điều kiện kinh tế của Thành phố (c2) bao gồm việc ổn định chính trị, chính sách thuế và thị trường tài chính cũng là các yếu tố thể hiện năng lực cạnh tranh của Thành phố. Ổn định chính trị: Sự trỗi dậy và phát triển của một trung tâm tài chính là không thể độc lập với môi trường kinh tế và chính trị của quốc gia. Như New York, London, Paris và Amsterdam liên tiếp được xếp hạng đầu trong nền kinh tế thế giới từ thế kỷ 18. Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung có tình hình chính trị tương đối ổn định. Tuy nhiên, vấn đề tham nhũng vẫn đang còn tồn đọng trong bộ máy Nhà nước. Thị trường tài chính: Theo định nghĩa về Trung tâm Tài chính Quốc tế của Investopedia thì “Trung tâm tài chính là một thành phố hay đô thị được coi là đầu mối của ngành dịch vụ tài chính”. Do đó, thị trường tài chính được xem xét là yếu tố chủ chốt trong việc hình thành nên một Trung tâm Tài chính Quốc tế tại Thành phố Hồ Chí Minh.
  • 32. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 24 Nói đến thị trường tài chính là phải xem xét đến các định chế tài chính đang hoạt động trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Định chế tài chính (Financial Institution) là các tổ chức, thể chế được hình thành theo luật mà đóng vai trò trung gian tài chính trong quá trình chuyển vốn từ người cho vay sang người đi vay. Ở Thành phố Hồ Chí Minh đã phát triển các sản phẩm của thị trường qua các định chế như: Ngân hàng (thanh toán, ngoại hối) và các định chế tín dụng; Định chế tài chính-tín dụng phi ngân hàng bao gồm: Thị trường chứng khoán và các chủ thể tham gia, các công ty tài chính và cho thuê tài chính, các quỹ đầu tư, bảo hiểm, dịch vụ tài chính công (Trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương), dịch vụ hỗ trợ (kế toán, kiểm toán,..). Thrift (1994) đã mô tả các đặc điểm cơ bản của thị trường tài chính là quy mô, thông tin được triển khai nhanh chóng, đầu cơ và sự biến động. Quy mô của thị trường tài chính được đánh giá qua các nhân tố như quy mô các định chế tài chính, khối lượng trái phiếu phát hành, giá trị vốn hóa thị trường, tài sản cá nhân, doanh nghiệp, tính thanh khoản.. Ngoài ra, mức độ phát triển của thị trường tài chính bao gồm: số lượng các tổ chức quốc tế, công ty đa quốc gia, số lượng các nhà đầu tư nước ngoài đối với thị trường tài chính trong nước. Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) được xem như là sàn Giao dịch chứng khoán phát triển nhất cả nước cùng với HNX. Tính đến ngày 15/08/2018, HOSE đã có 410 mã chứng khoán niêm yết, trong đó có 361 mã cổ phiếu, 2 chứng chỉ quỹ đóng, 2 chứng chĩ quỹ ETF và 45 mã trái phiếu. quy mô vốn hóa đạt 3,07 triệu tỷ đồng, tương đương 61,27 % GDP, so với 5 năm trước 842 nghìn tỷ đồng đã tăng lên đáng kể, cho thấy chất lượng doanh nghiệp đã tăng lên rất nhiều. Thị trường chứng khoán cũng đã thể hiện hơn phần nào hơn vai trò là kênh dẫn vốn trung, dài hạn so với trước đây khi tính thanh khoản cũng được cải thiện rõ rệt, từ năm 2005 đến 2018 tăng khoảng 32%. Mặt khác, thị trường chứng khoán Việt Nam cũng được nâng hạng hơn khi trên HOSE liên tiếp xuất hiện những tập đoàn, công ty nhà nước lớn, bổ sung vào danh sách các công ty vốn hóa tỷ đô trên thị trường như: Vinhomes, Petrolimex,
  • 33. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 25 Vincom Retail, VP bank, Vietjet, … góp phần nào thu hút nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào. Khác với trước đây, trên thị trường chứng khoán phát triển sản phẩm trên cả thị trường cơ sở lẫn phái sinh. Hiện nay, tại Việt Nam mới xuất hiện chứng quyền có bảo đảm (Covered Warrant- CW) là sản phẩm do công ty chứng khoán phát hành dựa trên 26 chứng khoán cơ sở trong nhóm VN 30 được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán cho phép. Nhà đầu tư mua CW có thể bán khi chứng quyền niêm yết trên sàn giao dịch hoặc giữ đến đáo hạn, NĐT giữ chứng quyền đáo hạn sẽ được nhận lãi chênh lệch bằng tiền mặt giữa giá thanh toán chứng quyền tại ngày đáo hạn và giá thực hiện của CW. CW không hạn chế sở hữu nước ngoài, điều này sẽ làm tăng sức hấp dẫn của TTCK Việt Nam trong việc thu hút dòng vốn ngoại trong thời gian tới. Tuy nhiên, cùng với sự tăng trưởng, thị trường cũng còn tiềm tàng một số khó khăn như: quản trị công ty chưa tốt so với các nước trong khu vực, thị trường còn biến động nhiều do thiếu các NĐT chuyên nghiệp có tổ chức, chuẩn mực công bố thông tin và báo cáo tài chính chưa theo chuẩn quốc tế. Quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam vẫn còn tương đối thấp, khoảng 1,25%, trái phiếu chính phủ vẫn chiếm chủ yếu. Thông thường, các quốc gia có thị trường tài chính tương đối phát triển thì tỷ trọng dư nợ trái phiếu trên GDP của trái phiếu doanh nghiệp tương đối cao, có thể tương đương với trái phiếu chính phủ hoặc thậm chí cao hơn, ví dụ trong trường hợp của Hàn Quốc (dư nợ trái phiếu doanh nghiệp trên GDP là 74,3% trong khi dư nợ trái phiếu chính phủ trên GDP chỉ đạt 53,2%).Tuy nhiên, quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam vẫn còn tương đối thấp, khoảng 1,25%, trái phiếu chính phủ vẫn chiếm chủ yếu.. Theo ông Trần Văn Dũng, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán nhà nước cho biết, “chiến lược của thị trường vốn Việt Nam là hướng đến sự cân bằng của thị trường ngân hàng, thị trường chứng khoán và thị trường trái phiếu”. Nhưng nhìn chung, sự phát triển của thị trường tài chính Việt Nam nói chung và thị trường tài chính Thành phố Hồ Chí Minh vẫn còn khá khập khiễng trong mối quan hệ giữa thị trường vốn và thị trường tiền tệ, vẫn còn lệ thuộc vào hệ thống Ngân hàng mọi loại vốn. Các định chế ngân hàng thì vẫn còn hạn chế về quy mô, các dịch vụ tài chính-ngân hàng cũng chưa đáp ứng được nhu cầu tăng ngày càng
  • 34. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 26 nhanh của Thành phố. Trong khi đó, các định chế phi ngân hàng còn ít, loại hình hoạt động chưa thật sự đa dạng, mới mẻ nên chưa thể trở thành kênh cung cấp vốn trung- dài hạn cho Thành phố Hồ Chí Minh. So với các nước khác trong khu vực, dư nợ tín dụng của các Ngân hàng thương mại Việt Nam cao hơn, kèm theo rủi ro cũng cao hơn, nguyên nhân do tính chất của doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh dựa vào vay nợ, không dựa vào vốn chủ sở hữu; Thị trường vốn trung và dài hạn không huy động được nhiều. Doanh nghiệp khi vay ngân hàng chủ yếu là vay ngắn hạn. Bởi vậy, các Ngân hàng thương mại vẫn giữ vai trò chủ đạo trong việc giải quyết vốn cho nền kinh tế. Do đó, đối với các doanh nghiệp chưa niêm yết thì vốn vay ngân hàng là nguồn vốn huy động chính. Ngay cả khi thị trường chứng khoán phát triển, Ngân hàng thương mại cũng là nhà đầu tư trực tiếp và chủ chốt trên thị trường chứng khoán, giữ vai trò chi phối thị trường trái phiếu. Mặc dù quy mô của các Ngân hàng ở Thành phố Hồ Chí Minh phát triển nhiều hơn so với cả nước, nhưng so với Ngân hàng trong khu vực và quốc tế vẫn còn rất nhiều hạn chế như các vấn đề về việc xử lý nợ xấu, quản trị rủi ro vẫn còn chưa đáp ứng được so với chuẩn thông lệ quốc tế. Để nhằm tái cấu trúc ngành Ngân hàng, giảm số lượng Ngân hàng yếu kém, nâng cao năng lực cạnh tranh, Ngân hàng Nhà nước đã chủ động xây dựng lộ trình triển khai và áp dụng chuẩn Basel II quy định về tỷ lệ an toàn vốn đối với Ngân hàng. Điều này sẽ gây áp lực thúc đẩy các Ngân hàng có kế hoạch, động lực tăng vốn hoặc có thể tính đến việc sáp nhập với các Ngân hàng khác để tăng năng lực cạnh tranh. Ngoài ra, “sự tồn tại của các sản phẩm riêng biệt tinh vi cũng là một tiêu chí phân biệt rõ nhất của thị trường tài chính” (Simon, 1995), sự phát triển của một trung tâm tài chính trở nên phụ thuộc nhiều hơn vào sự phát triển thị trường tài chính của nó. Các tổ chức tài chính nên tìm cách phát triển các sản phẩm thích hợp để thu hút khách hàng đến thành phố. (Cassis, 2006) “nhận thấy tầm quan trọng của các sản phẩm đa dạng làm một trung tâm tài chính trở nên hấp dẫn”. Ví dụ, trung tâm tài chính Thụy Điển phát triển ở một vài điểm đặc biệt, trong đó, quan trọng nhất là quản lý tài sản cho khách hàng cá nhân. Qua đó cho thấy bất
  • 35. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 27 kỳ thành phố nào muốn trở thành một trung tâm tài chính cũng nên tìm điểm khác biệt để cung cấp. Thật vậy, để thị trường tài chính Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng không bị đơn điệu và thu hút được các nhà đầu tư lớn, các nhà đầu tư nước ngoài thì sản phẩm tài chính cần phải có sự đa dạng, đổi mới để có thể tạo sự riêng biệt. Chứng khoán phái sinh là một công cụ tài chính năng động, phát triển tại các Trung tâm Tài chính quốc tế, mà giá trị của nó phụ thuộc vào giá của một tài sản cơ sở, nhằm mục tiêu phân tán rủi ro, bảo vệ và kiếm thêm lợi nhuận. Hợp đồng tương lai chỉ số VN30 chính thức được ra mắt vào tháng 08/2017, đây là sản phẩm phái sinh chính thức đầu tiên được giao dịch chính thức trên sàn chứng khoán. Hợp đồng tương lai là thỏa thuận giữa hai bên tham gia về việc mua và bán một loại tài sản vào một thời điểm nhất định trong tương lai với mức giá và khối lượng được xác định trước. Đây là hợp đồng được chuẩn hóa, niêm yết và giao dịch trên thị trường tập trung. Thực tế, nhu cầu về sản phẩm phái sinh đã xuất hiện được trước đó, dù chỉ được giao dịch trên sàn giao dịch phi tập trung như sàn giao dịch dầu thô (2002), sàn giao dịch thủy sản (2004), sàn giao dịch cà phê (2004),..Trong giai đoạn 2007-2009, một số sản phẩm phái sinh đầu tiên mà chủ yếu là quyền chọn mua cổ phiếu đã được công ty chứng khoán giao dịch trực tiếp với khách hàng. Mới đây, chứng quyền có bảo đảm (Covered Warrant- CW) là sản phẩm do công ty chứng khoán phát hành dựa trên 26 chứng khoán cơ sở trong nhóm VN 30 được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán cho phép hoạt động. Trong khi các nước trong khu vực thường mở cửa thị trường phái sinh sau khoảng 30 năm kể từ ngày mở cửa thị trường chứng khoán cơ sở, trong khi Việt Nam chỉ mất khoảng 17 năm để mở cửa. Qua đó, cho thấy tiềm năng phát triển của thị trường phái sinh trong tương lai. Tuy nhiên, so với một thị trường chứng khoán với nhiều điểm tương đồng như Thái Lan, Việt Nam thiếu các sản phẩm phái sinh với tài sản cơ sở là hàng hóa, tiền tệ, lãi suất. Bên cạnh đó, theo như các nước khác trên thế giới, đa số các nhà đầu tư vào chứng khoán phái sinh là các tổ chức, thì tại Việt Nam, theo thống kê nhà đầu tư
  • 36. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 28 cá nhân thường xuyên chiếm tỷ trọng giao dịch trên 90%. Thị trường chứng khoán phái sinh tuy phát triển khá nhanh, nhưng quy mô thị trường nhỏ, mỗi phiên giao dịch quanh ngưỡng 100.000 hợp đồng. Chính vì vậy, thị trường này rất có nguy cơ bị các nhà đầu tư lớn thao túng thị trường, dẫn đến mất lòng tin của các nhà đầu tư. Ngoài ra, chứng khoán phái sinh tại Việt Nam chủ yếu được các nhà đầu tư sử dụng để đầu cơ, hưởng chênh lệch giá. Còn đối với các nhà đầu tư, tổ chức chuyên nghiệp, mục đích họ sử dụng hợp đồng tương lai thường sẽ là phòng ngừa rủi ro. Mà biến động giá chứng khoán phái sinh và cơ sở (VN30) nhiều lúc thất thường, gây nhiều rủi ro. Chính vì vậy, việc hạn chế được rủi ro, phát triển sản phẩm phái sinh là một vấn đề hết sức cần thiết và quan trọng để thị trường tài chính Việt Nam thu hút hơn trong mắt các nhà đầu tư lớn. Đây chắc hẳn sẽ là một thị trường đầy tiềm năng để khai thác và phát triển trong bước đi hướng Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung trở thành Trung tâm Tài chính sánh với các Trung tâm Tài chính khác trong khu vực và trên thế giới. Trung tâm tài chính Thụy Sĩ là một ví dụ điển hình thành công trong việc tập trung phát triển vào một loại sản phẩm riêng biệt là quản lý tài sản cá nhân. Ngoài ra, nhân chuyến viến thăm Thụy Sĩ của phó thủ tướng Vương Đình Huệ với quan chức thành phố Geneva và lãnh đạo Hiệp hội Trung tâm tài chính Geneva (Geneva Financial Center-GFC) vào ngày 13-15/9 năm 2017, phía Thụy Sĩ cho thấy họ sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trong việc thiết lập Trung tâm Tài chính quốc tế do họ muốn mở rộng hoạt động sang châu Á-Thái Bình Dương. Có thể, hoạt động quản lý tài sản (QLTS) sẽ là một trong những sản phẩm nước ta có thể nghiên cứu và phát triển nếu có sự giúp đỡ và hợp tác từ Thụy Sĩ. Quản lý tài sản (Wealth management) là dịch vụ quản lý tài sản cho người giàu, khách VIP của các định chế tài chính. Tại Việt Nam, cũng có một số Chủ tịch HĐQT của các doanh nghiệp lớn niêm yết thành lập một pháp nhân để sở hữu một số lượng lớn cổ phiếu. Nhưng nhìn chung, quản lý tài sản tại Việt Nam còn rất sơ khai. Nguyên nhân khách quan là các cá nhân có thói quen tự quản lý tài sản của mình hơn là giao phó cho một đơn vị nào khác. Trong lĩnh vực chứng khoán và bất động sản có hơi hướng của việc quản lý tài sản, ví dụ người môi giới được tin
  • 37. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 29 tưởng giao quyền giao dịch và ăn chia lợi nhuận từ khách VIP, hoặc môi giới bất động sản có thể trông tài sản của khách hàng, tìm kiếm người mua, cho thuê,.. nhưng chỉ mang tính chất tư vấn và hỗ trợ chứ không theo ràng buộc hay quy định rõ ràng. Thách thức lớn nhất để phát triển sản phẩm này là thiếu nguồn nhân lực có chuyên môn cao, có kinh nghiệm. Hơn nữa, quản lý quỹ cho hàng trăm nhà đầu tư công chúng sẽ dễ hơn là cho từng cá nhân riêng lẻ bởi mỗi khách hàng đòi hỏi sẽ chi tiết hơn, cùng với đó, hệ thống, quy trình, nghiệp vụ sẽ tốn rất nhiều thời gian và nhân lực trong ngành quản lý quỹ trong khi ngành này còn khá sơ khai. Tại Nhật Bản, mặc dù sớm phát triển thành Trung tâm Tài chính tầm cỡ quốc tế chỉ xếp sau London, New York, nhưng hiện nay lại không nằm trong danh sách các Trung tâm Tài chính hàng đầu, xếp sau Hong Kong và Singapore. Vì tại Nhật, hệ thống tài chính phát triển nhưng đa số là các Ngân hàng, thị trường vốn kém, họ cũng không cân nhắc đến việc phát triển các sản phẩm tài chính đa dạng. Cùng với đó, khả năng ngoại ngữ của lao động Nhật Bản thấp hơn nhiều so với các quốc gia khác trong khu vực. Do vậy, năng lực cạnh tranh tại Nhật ngày càng thấp. Nhận thấy được điều đó, Trung tâm Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh muốn phát triển và xây dựng thành công thì bên cạnh việc học hỏi những nơi phát triển và thành công thì việc rút ra những kinh nghiệm từ các nước ví dụ như trường hợp của Nhật Bản là rất quan trọng. Thị trường tiền tệ tiềm ẩn rất nhiều rủi ro tùy thuộc rất nhiều vào diễn biến của cuộc chiến tranh Thương mại Mỹ-Trung. Về tỷ giá, nếu đồng NDT tiếp tục phá giá để giảm ảnh hưởng từ việc Mỹ siết thuế nhập khẩu sẽ làm cho Việt Nam có thể trở thành quốc gia Nhập siêu từ Trung Quốc, ảnh hưởng tiêu cực đến Xuất khẩu. Điều chỉnh tỷ giá luôn cần được cân nhắc, các nhà đầu tư sẽ lo ngại nếu đầu tư vào một thị trường tiền tệ mất giá. Ngoài ra, giá vàng thế giới đang tăng cao dễ dẫn đến hiện tượng đầu cơ dịch chuyển nguồn vốn từ tiền gửi ngân hàng sang thị trường vàng và thị trường ngoại hối. Do vậy, việc Chính phủ thực hiện chính sách tiền tệ để cân bằng trong thời gian sắp tới cần phải cân bằng rất nhiều yếu tố để tăng trường kinh tế, thu hút đầu tư,.. Chính sách thuế:
  • 38. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 30 Chính sách về thuế cũng được xem xét là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của thành phố qua nghiên cứu ở Istanbul ở Thổ Nhĩ Kỳ. Đối với nhiều nền kinh tế trên thế giới, Thuế được quan tâm để điều chỉnh hơn cả bởi đó là tiêu chí duy nhất có tác động trực tiếp đến lợi nhuận của bất kỳ tập đoàn nào và từ đó doanh nghiệp quyết định đầu tư vào khu vực đó chứ không phải là bất kỳ một nơi nào khác. Begg (1999) cho rằng thuế suất doanh nghiệp có tác động đến bất kỳ quyết định nào của một tổ chức tài chính khi thành lập doanh nghiệp, cũng như thuế và các khoản phí do chính quyền áp dụng cũng ảnh hưởng đến sự hấp dẫn của các Trung tâm Tài chính. Singapore đã cho thấy vai trò của việc thu hút các công ty đến đây khi áp dụng mức thuế suất doanh nghiệp 10% cho những tổ chức trong khu vực tài chính, trong khi những công ty khác bị đánh thuế ở mức 22%. Vậy, đối với bối cảnh tại Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung thì việc áp dụng các chính sách ưu đãi về thuế hiện nay là có cần thiết hay không? Tại Việt Nam, chính phủ đã có thay đổi quan trọng để làm gia tăng khả năng cạnh tranh giảm thuế TNDN từ 25% xuống 22% (từ 01/01/2014) và xuống 20% (01/01/2016). Luật về thuế bổ sung số 71/2014/QH13 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015 đã bổ sung thêm một số lĩnh vực, ngành nghề thuộc diện ưu đãi về thuế như: trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông, lâm, thủy sản, sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, các dự án sản xuất có quy mô lớn và công nghệ cao. Cùng với đó cũng có các chính sách miễn thuế xuất khẩu, nhập khẩu ,.. Do vậy, trong thời gian qua, Việt Nam đã trở thành địa điểm thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhiều. Báo cáo năm 2017 của Tổ chức Thương mại và Phát triển Liên Hợp Quốc (UNTAD) đánh giá Việt Nam nằm trong nhóm 12 quốc gia thành công nhất về thu hút FDI.Theo UBND Thành phố Hồ Chí Minh, trong sáu tháng đầu năm 2019, thành phố đã thu hút được 3,21 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tăng khoảng 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, theo sự phân tích của lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh, “tuy có tăng về số lượng dự án và vốn đầu tư, nhưng bình quân thì mỗi dự án đầu tư chỉ đạt dưới 1 triệu USD/dự án”. Từ thực tế đó, cho thấy việc chủ động mời gọi đầu tư đối với các tổ chức trong và ngoài nước là rất quan trọng. Tuy nhiên, việc tập trung vào vấn đề miễn, giảm
  • 39. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 31 thuế dường như đã không còn hiệu quả so với trước đây hay các nước khác trong khu vực. Cụ thể là, Chính sách ưu đãi về thuế cao, rộng và dàn trải đã làm suy giảm nguồn thu Ngân sách Nhà nước trong khi các nhu cầu đầu tư, phát triển kinh tế, xã hội trong thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay cần sự hỗ trợ lớn từ nguồn Ngân sách Nhà nước, điều này tạo thuận lợi cho hoạt động chuyển giá của các Doanh nghiệp FDI. Chính sách ưu đãi về thuế Việt Nam hiện nay chủ yếu tập trung thuế suất ưu đãi, miễn, giảm thuế có thời hạn. Đây được xem là chính sách ưu đãi thuế được nhiều nhà nghiên cứu cho rằng kém hiệu quả nhất và có chi phí cao nhất. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trong nước chịu thiệt thòi hơn trong khi vốn và quy mô của họ lại thấp hơn so với các doanh nghiệp nước ngoài, gây khó khăn khi cạnh tranh với các doanh nghiệp có vốn FDI cùng ngành nghề. Việt Nam đang mong muốn tiếp cận với nền công nghệ hiện đại, kỹ năng quản lý cao nhưng thực tế nguồn vốn FDI Việt Nam cao do chủ yếu là vì nguồn lao động rẻ chứ công nghệ chuyển giao không cao. Do vậy, Thành phố trong thời gian tới sẽ ưu tiên cho các nhà đầu tư mạnh về tài chính, công nghệ cao, nguồn nhân lực với chất xám tốt để kêu gọi đầu tư, mang lại giá trị năng lực kinh tế cao cho Việt Nam bằng nhiều giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh phù hợp, dễ dàng, thủ thuật pháp lý đơn giản, thông tin minh bạch. Thành phố cần tăng cường đẩy mạnh việc thực hiện hiệu quả các công tác cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian làm thủ tục, quy trình đầu tư. Yếu tố thứ ba trong nghiên cứu của Tansu Yıldırım và Andrew Mullineux (2015) phản ánh năng lực cạnh tranh của Thành phố bao gồm Vốn nhân lực, Vị trí địa lý và Hình ảnh của Thành phố đối với Quốc tế. Nguồn vốn nhân lực: Để có thể phát triển hiệu quả Trung tâm Tài chính tại Thành phố Hồ Chí Minh thì sự đổi mới và sáng tạo trong việc tạo ra giá trị cho Thành phố là điều tất yếu, nhất là trong quá trình phát triển cùng với nền tảng công nghệ 4.0. (Anderson, 1985) cho rằng động lực dài hạn của hệ thống kinh tế phụ thuộc vào quá trình sáng tạo và đổi mới kiến thức, kết hợp cả vốn vật chất (về công nghệ) và vốn nhân lực (về năng lực) và đó là điều kiện cần thiết nhất của sự sáng tạo.
  • 40. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 32 Thực tế, hiện nay, nguồn nhân lực tại Thành phố Hồ Chí Minh tuy dồi dào về số lượng, nhưng chất lượng còn chưa ổn định, trình độ chuyên môn để cạnh tranh không cao. Hình bên dưới cho thấy nhu cầu nhân lực theo trình độ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong quý 4-2018 và quý 1 năm 2019. HÌNH 2. 2: CƠ CẤU NHU CẦU NHÂN LỰC THEO TRÌNH ĐỘ NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN TPHCM QUÝ 4 NĂM 2018 VÀ QUÝ 1 NĂM 2019 Nguồn: Trung tâm Dự báo nhu cầu về năng lực và thông tin thị trường TPHCM – Đồ họa: L.T Có thể thấy rằng, Thành phố đang tập trung thu hút nguồn nhân lực với chất lượng đào tạo đã qua đào tạo, đáp ứng yêu cầu về ngành nghề, có kiến thức về chuyên môn hơn. Nhóm có trình độ lao động bậc trung (cao đẳng, trung cấp) đã có ảnh hưởng mạnh đến năng suất lao động trong thị trường trên địa bàn Thành phố. Hiện nay, với sự phát triển cao của các ngành nghề khi có sự can thiệp của công nghệ thì các công ty lớn, các tập đoàn cần tuyển dụng nhiều ở các vị trí: giám sát, điều hành, nghiên cứu, phát triển… cần chuyên môn, năng lực cao, và trong ngành tài chính nói riêng, những chuyên viên tài chính, kế toán, kiểm toán
  • 41. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 33 cũng cần đáp ứng được các yêu cầu chuyên môn về ngành nghề, đặc biệt là các tiêu chuẩn, thông lệ quốc tế để áp dụng làm việc tại Việt Nam. Trên địa bàn Thành phố và cả nước có rất nhiều trường đào tạo nhưng nhìn chung, chất lượng đào tạo vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn và thiếu tiêu chuẩn quốc tế. Phần lớn, sinh viên mới ra trường tại Việt Nam chưa đủ kỹ năng tin học cũng như trình độ ngoại ngữ. Chính điều này gây cản trở lớn đến việc phát triển nền kinh tế Việt Nam hội nhập với thế giới. Singapore phát triển thành Trung tâm Tài chính Quốc tế vượt bậc chỉ sau London và New York là chủ yếu dựa vào nguồn nhân lực chất lượng cao và trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu. Singapore đã tiến tới quá trình hội nhập quốc tế nhanh chóng bằng việc trở thành quốc gia nói tiếng Anh. Do vậy, đây được xem như là chìa khóa xây dựng Trung tâm Kinh tế cạnh tranh với các nước trong khu vực và trên thế giới. Trong quá trình thực hiện dùng Tiếng Anh là ngôn ngữ chủ yếu, Singapore đã trở thành cường quốc kinh tế toàn cầu, nơi giao thoa thương mại quốc tế, điểm thu hút các sinh viên giỏi trên khắp thế giới cũng như môi trường thu hút các chuyên gia lành nghề đến sinh sống và làm việc. Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung cũng có thể xem Singapore là động lực để phấn đấu và phát triển. Thực tế thì ở nước ta, các trường Đại học đã có nhiều chương trình liên kết với Quốc tế nhưng chi phí còn đắt đỏ, việc sử dụng Tiếng Anh là ngôn ngữ để dùng hàng ngày, trao đổi và nghiên cứu vẫn chưa phổ biến. Vào tháng 5 năm 2016, trường Đại học Full bright Việt Nam mới chính thức được thành lập, 100% Vốn đầu tư nước ngoài, được đặt tại Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là một trong những trường Đại học hiếm hoi sử dụng 100% chương trình giảng dạy Tiếng Anh tại Việt Nam. Bên cạnh đó, việc thu hút các chuyên gia nước ngoài chuyên môn cao đến Thành phố và làm việc cũng là việc mà Thành phố cần quan tâm khi Chính phủ phải có các chính sách, phúc lợi, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao. Tuy nhiên, tình trạng tắc nghẽn giao thông, ngập lụt tại thành phố, di chuyển đông đúc, chật hẹp của Thành phố cũng là các vấn đề khó khăn để thu hút các tổ chức và người lao động chất lượng cao các nước khác đến sinh sống và làm việc. Như Singapore là nơi quy tụ các chuyên gia tài chính đến và làm việc, việc này