SlideShare a Scribd company logo
1 of 72
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
BỘ GIÁO DỤC VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ ĐÀO
TẠO VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
-----------------------------
NGUYỄN XUÂN THÁI
NGHIÊN CỨU ĐẶC TRƯNG CỦA BỘT VỎ HÀU VÀ KHẢ
NĂNG HẤP PHỤ MỘT SỐ ION KIM LOẠI NẶNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: HÓA HỌC
Hà Nội – 2019
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
BỘ GIÁO DỤC
VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
-----------------------------
Nguyễn Xuân Thái
NGHIÊN CỨU ĐẶC TRƯNG CỦA BỘT VỎ HÀU VÀ KHẢ
NĂNG HẤP PHỤ MỘT SỐ ION KIM LOẠI NẶNG
Chuyên ngành: Hóa vô cơ
Mã số: 8440113
LUẬN VĂN THẠC SĨ: HÓA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. GS. TS. THÁI HOÀNG
2. TS. NGUYỄN THÚY CHINH
Hà Nội - 2019
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: đề tài “Nghiên cứu đặc trưng của bột vỏ hàu và khả
năng hấp phụ một số ion kim loại nặng” là do bản thân tôi thực hiện dưới sự
hướng dẫn của GS. TS. Thái Hoàng và TS. Nguyễn Thúy Chinh. Các số liệu,
kết quả trong đề tài là trung thực. Nếu sai sự thật tôi xin chịu trách nhiệm.
Hà Nội, tháng 9 năm 2019
Tác giả luận văn
Nguyễn Xuân Thái
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
ii
LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian nghiên cứu, đề tài "Nghiên cứu các đặc trưng của bột
vỏ hàu và khả năng hấp phụ một số ion kim loại nặng của nó" đã được hoàn
thành tại Phòng Hoá lý vật liệu phi kim loại - Viện Kỹ thuật nhiệt đới - Viện
Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Đầu tiên em xin chân thành cảm ơn GS.TS. Thái Hoàng và TS.
Nguyễn Thúy Chinh đã luôn giúp đỡ, tạo điều kiện, luôn tận tình, chỉ bảo,
hướng dẫn em trong suốt thời gian qua để em từng bước hoàn thành đề tài
luận văn của mình.
Đồng thời em xin chân thành cảm ơn các cán bộ phòng Hoá lý vật liệu
phi kim loại và các phòng chuyên môn khác trong Viện Kỹ thuật nhiệt đới đã
giúp đỡ em trong thời gian em thực hiện đề tài luận văn tại phòng.
Em cũng xin cảm ơn các thầy cô đang công tác tại Học viện Khoa học
và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã truyền
thụ cho em những kiến thức quý báu, làm cơ sở vững chắc cho em thực hiện
đề tài luận văn.
Cuối cùng, em xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn ở bên động viên,
giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội tháng 9 năm 2019
Tác giả luận văn
Nguyễn Xuân Thái
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
iii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................ii
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ………………………………………………………….10
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu..............................................................1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...............................................................2
3.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................2
3.2. Phạm vi nghiên cứu....................................................................................2
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN .............................................................................3
1.1. Vấn đề ô nhiễm nước bởi kim loại nặng..................................................3
1.1.1. Ô nhiễm nước bởi các kim loại nặng ....................................................3
1.1.2. Ô nhiễm nước bởi crom ........................................................................4
1.2. Một số phương pháp xử lý kim loại nặng trong nước ...............................7
1.2.1. Phương pháp kết tủa hóa học ................................................................7
1.2.2. Phương pháp trao đổi ion........................................................................8
1.2.3. Phương pháp điện hóa...........................................................................10
1.2.4. Phương pháp sinh học ...........................................................................10
1.2.5. Phương pháp hấp phụ............................................................................11
1.3. Vật liệu hấp phụ từ vỏ hàu .......................................................................13
1.3.1.Thành phần và cấu trúc của vỏ hàu........................................................13
1.3.2. Các phương pháp xử lý vỏ hàu làm vật liệu hấp phụ và khả năng hấp
phụ ion kim loại của nó...................................................................................17
CHƯƠNG II. THỰC NGHIỆM......................................................................20
2.1. Nguyên liệu, hóa chất và dụng cụ, thiết bị nghiên cứu............................20
2.2. Quy trình xử lý và biến tính vỏ hàu .........................................................20
2.3. Thí nghiệm hấp phụ ion Cr6+
...................................................................21
2.3.1. Nguyên tắc phương pháp ......................................................................21
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
iv
2.3.2. Quy trình hấp phụ..................................................................................22
2.4. Phương pháp và thiết bị nghiên cứu.........................................................24
2.4.1. Phương pháp phổ tử ngoại – khả kiến (UV-Vis)..................................24
2.4.2. Phương pháp phổ hồng ngoại (IR)........................................................25
2.4.3. Phương pháp nhiễu xạ tia X (XRD)......................................................25
2.4.4. Phương pháp hiển vi điện tử quét (SEM) ...........................................26
2.4.5. Phương pháp đo diện tích bề mặt riêng (BET)...................................27
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ THẢO LUẬN.......................................................29
3.1. Khả năng hấp phụ ion Cr6+
của các loại vỏ hàu......................................29
3.2. Đặc trưng, tính chất của các mẫu bột vỏ hàu...........................................33
3.2.1.Phổ hồng ngoại (IR)...............................................................................33
3.2.2. Hình thái cấu trúc..................................................................................38
3.2.3. Nhiễu xạ tia X (XRD) ...........................................................................40
3.2.4. Diện tích bề mặt riêng (BET) .............................................................45
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng hấp phụ ion Cr6+
của mẫu bột vỏ hàu
48
3.3.1. Ảnh hưởng của pH dung dịch hấp phụ .................................................48
3.3.2. Ảnh hưởng của thời gian hấp phụ.........................................................49
3.3.3. Ảnh hưởng của khối lượng chất hấp phụ..............................................50
3.3.4. Ảnh hưởng của nồng độ đầu của dung dịch chứa ion Cr6+
..................50
3.4. Phương trình hấp phụ đẳng nhiệt .............................................................51
KẾT LUẬN.....................................................................................................54
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................55
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu Tên đầy đủ
NP Lớp xà cừ động vật có vỏ
PP Lớp canxi lăng trụ động vật có vỏ
PY Phú Yên
QN Quảng Ninh
RP Lớp sừng động vật có vỏ
Vh-PY-PP-bd Vỏ hàu Phú Yên tách lớp ban đầu
Vh-QN-PP-bd Vỏ hàu Quảng Ninh tách lớp ban đầu
Vh-PY-PP-8000
C Vỏ hàu Phú Yên tách lớp nung ở 8000
C
Vh-QN-PP-8000
C Vỏ hàu Quảng Ninh tách lớp nung ở 8000
C
Vh-PY-PP-8000
C- Vỏ hàu Phú Yên tách lớp nung ở 8000
C biến tính
EDTA EDTA
Vh-QN-PP-8000
C- Vỏ hàu Quảng Ninh tác lớp nung ở 8000
C biến
EDTA tính EDTA
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
vi
UV-Vis
Phổ tử ngoại – khả kiến (UV-visible
microscopy)
Phổ hồng ngoại biến đối Fourier
FT-IR (Fourier Transform Infrared
Spectroscopy)
SEM
Hiển vi điện tử quét (Scanning
Electron Microscopy)
XRD Nhiễu xạ tia X (X-Ray Diffraction )
Phương pháp đo diện tích bề mặt
BET riêng BET (Brunauer, Emmett and
Teller)
DCP Diphenylcacbazit
EDTA Ethylen diamin triacetic axit
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
vii
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Hình 1.1. Phổ IR của lớp PP (a) và NP (b) của vỏ hàu .............................................16
Bảng 3.1. Dung lượng hấp phụ và hiệu suất hấp phụ ion Cr6+
của các mẫu
bột vỏ hàu (khối lượng bột vỏ hàu 0,1 g, thời gian hấp phụ 2 giờ, nồng độ đầu
của dung dịch ion Cr6+
là 50 mg/l).........................................................................................30
Bảng 3.2. Dung lượng hấp phụ và hiệu suất hấp phụ ion Cr6+
của lớp PP của
các mẫu bột vỏ hàu (khối lượng bột vỏ hàu 0,1 g, thời gian hấp phụ 2 giờ,
nồng độ đầu của dung dịch chứa ion Cr6+
là 50 mg/l)...............................................32
Bảng 3.3. Vị trí một số pic đặc trưng trên phổ IR của các mẫu bột vỏ hàu ....38
Bảng 3.4. Kích thước tinh thể của các mẫu bột vỏ hàu khảo sát được tính toán
theo phương trình Scherrer..........................................................................................................45
Bảng 3.5. Diện tích bề mặt riêng, thể tích mao quản và đường kính mao quản
của các mẫu bột vỏ hàu..................................................................................................................47
Bảng 3.6. Hiệu suất hấp phụ và dung lượng hấp phụ ion Cr6+
của mẫu bột vỏ
hàu trong các dung dịch hấp phụ có pH khác nhau ......................................................48
Bảng 3.7. Hiệu suất hấp phụ và dung lượng hấp phụ ion Cr6+
của mẫu bột vỏ
hàu trong các khoảng thời gian hấp phụ khác nhau .....................................................49
Bảng 3.8. Hiệu suất hấp phụ và dung lượng hấp phụ ion Cr6+
của mẫu bột vỏ
hàu với khối lượng bột vỏ hàu sử dụng khác nhau.........................................................50
Bảng 3.9. Hiệu suất hấp phụ và dung lượng hấp phụ ion Cr6+
của mẫu bột vỏ
hàu với nồng độ đầu khác nhau của dung dịch chứa ion Cr6+
...............................51
Bảng 3.10. Các thông số đặc trưng cho quá trình hấp phụ ion Cr6+
của mẫu
bột vỏ hàu theo các mô hình hấp phụ đẳng nhiệt Langmuir và Freundlich....51
Bảng 3.11. Các hằng số Langmuir và Freundlich theo các mô hình hấp phụ
đẳng nhiệt Langmuir và Freundlich (hấp phụ ion Cr6+
bởi mẫu bột vỏ hàu) 53
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
ix
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Phổ IR của lớp PP (a) và NP (b) của vỏ hàu . .............................................16
Hình 1.3. Giản đồ XRD của lớp PP và NP của vỏ hàu . .............................................16
Hình 1.4. Ảnh SEM của mẫu vỏ hàu sau khi nung ở 6000
C (a) và ở 9000
C (b)
....................................................................................................................................................................... 19
Hình 2.1. Quy trình xử lý vỏ hàu..............................................................................................21
Hình 2.2. Máy ghi phổ UV-Vis.................................................................................................25
Hình 2.3. Máy quang phổ hồng ngoại biến đổi chuỗi Fourier NICOLET IS10
....................................................................................................................................................................... 25
Hình 2.4. Máy ghi giản đồ nhiễu xạ tia X (XRD)...........................................................26
Hình 2.5. Thiết bị hiển vi điện tử quét phát xạ trường S-4800 (Hitachi, Nhật Bản).
........................................................................................................................................................................27
Hình 2.6. Máy đo diện tích bề mặt riêng BET Gemini VII 2390..........................28
Hình 3.1. Phương trình đường chuẩn của ion Cr6+
........................................................29
Hình 3.2. Phổ IR của mẫu bột vỏ hàu Quảng Ninh ban đầu.....................................34
Hình 3.3. Phổ IR của mẫu bột vỏ hàu Quảng Ninh nung ở 8000
C.......................34
Hình 3.4. Phổ IR của mẫu bột vỏ hàu Quảng Ninh nung ở 8000
C biến tính EDTA. .. 35
Hình 3.5. Phổ IR của mẫu bột vỏ hàu Phú Yên ban đầu.............................................35
Hình 3.6. Phổ IR của mẫu bột vỏ hàu Phú Yên nung ở 8000
C...............................36
Hình 3.7. Phổ IR của mẫu bột vỏ hàu Phú Yên nung ở 8000
C biến tính EDTA.
........................................................................................................................................................................36
Hình 3.8. Chồng phổ IR của các mẫu bột vỏ hàu Phú Yên.......................................37
Hình 3.9. Chồng phổ IR của các mẫu bột vỏ hàu Quảng Ninh...............................37
Hình 3.10. Ảnh SEM của các mẫu bột vỏ hàu ở độ phóng đại 50000 lần........39
Hình 3.11. Ảnh SEM của các mẫu bột vỏ hàu ở độ phóng đại 200000 lần.....40
Hình 3.12. Giản đồ XRD của mẫu bột vỏ hàu Quảng Ninh ban đầu...................41
Hình 3.13. Giản đồ XRD của mẫu bột vỏ hàu Quảng Ninh nung ở 8000
C.....41
Hình 3.14. Giản đồ XRD của mẫu bột vỏ hàu Quảng Ninh biến tính EDTA. 42
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Hình 3.15. Giản đồ XRD của mẫu bột vỏ hàu Phú Yên ban đầu...........................43
Hình 3.16. Giản đồ XRD của mẫu bột vỏ hàu Phú Yên nung ở 8000
C.............43
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
x
Hình 3.17. Giản đồ XRD của mẫu bột vỏ hàu Phú Yên biến tính EDTA.........44
Hình 3.18. Đường hấp phụ – giải hấp phụ nitơ của mẫu bột vỏ hàu Quảng
Ninh: (a) QN ban đầu, (b) QN- 8000
C, (c) QN-8000
C-EDTA...............................46
Hình 3.18. Đường hấp phụ – giải hấp phụ nitơ của mẫu bột vỏ hàu Phú Yên:
(a) PY ban đầu, (b) PY-8000
C, (c) PY-8000
C-EDTA..................................................47
Hình 3.19. Phương trình đẳng nhiệt hấp phụ Langmuir phản ánh quá trình
hấp phụ ion Cr6+
của mẫu bột vỏ hàu....................................................................................52
Hình 3.20. Phương trình đẳng nhiệt hấp phụ Freundlich phản ánh quá trình
hấp phụ ion Cr6+
của mẫu bột vỏ hàu....................................................................................52
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ở nước ta những năm gần đây, nghề nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản đã
được phát triển nhanh chóng, nhằm tăng thêm hiệu quả kinh tế từ ngành mũi nhọn
này, tuy nhiên, đi cùng với nó là vấn đề chất thải từ các sản phẩm thủy hải sản.
Trong đó, có hàng triệu tấn chất thải là vỏ nhuyễn thể được thải ra trong quá trình
nuôi trồng, đánh bắt và chế biến chúng. Hầu hết các rác thải trên chủ yếu được xử lý
bằng phương pháp chôn lấp tại các bãi chôn lấp hoặc thải trực tiếp ra môi trường.
Phương pháp này không những tốn diện tích, gây lãng phí nguồn tài nguyên mà còn
tạo thêm gánh nặng cho xử lý ô nhiễm môi trường. Vì vậy, nghiên cứu tái chế chất
thải vỏ nhuyễn thể sau khi chế biến là một nhiệm vụ rất quan trọng. Hiện nay ở
nước ta, một số loại vỏ nhuyễn thể như vỏ ngao, vỏ sò, vỏ ốc, vỏ trai, vỏ hàu đã
được sử dụng làm đồ trang trí, đồ thủ công mỹ nghệ, làm nguồn nguyên liệu cho
một số lĩnh vực khác... Trong các loại vỏ phế thải trên, vỏ hàu có một số ưu điểm
như có cấu trúc xốp, chứa nhiều canxi cacbonat và một số nguyên tố vi lượng. Gần
đây, một số chuyên gia trên thế giới đã nghiên cứu tái sử dụng bột vỏ hàu làm vật
liệu hấp phụ, xử lý ô nhiễm môi trường. Ở nước ta,
bột vỏ hàu mới chỉ được sử dụng trong y dược cổ truyền. Vì vậy, nghiên cứu,
xử lý, biến tính bột vỏ hàu thành vật liệu hấp phụ các ion kim loại nặng trong
nước ô nhiễm là cần thiết và có triển vọng ở nước ta. Từ những lí do trên, em
chọn đề tài “Nghiên cứu đặc trưng của bột vỏ hàu và khả năng hấp phụ một
số ion kim loại nặng”.
2. Mục tiêu đề tài
+ Xây dựng quy trình thích hợp để xử lý biến tính bột vỏ hàu làm vật liệu hấp
phụ một số ion kim loại nặng.
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
2
+ Từ đó nghiên cứu, đánh giá khả năng hấp phụ một số ion kim loại nặng
trong nước của bột vỏ hàu biến tính.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Vỏ hàu, vỏ hàu sau xử lý, biến tính.
- Một số ion kim loại nặng trong nước.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Tìm hiểu các thông tin, tài liệu và bài báo có liên quan.
- Dùng các phương pháp thống kê để đánh giá độ chính xác của các kết
quả thu được.
- Nghiên cứu thực nghiệm: nghiên cứu quy trình nghiền, nung và biến
tính bột vỏ hàu.
- Xác định đặc trưng của vật liệu bằng các phương pháp như: phương
pháp phổ hồng ngoại (IR), phương pháp phổ tử ngoại – khả kiến (UV-VIS,
phương pháp nhiễu xạ tia X (XRD), phương pháp hiển vi điện tử quét (SEM),
phương pháp tán xạ năng lượng tia X (EDX), phương pháp hấp phụ - giải hấp
phụ nitơ (BET)…
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
3
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN
1.1. Vấn đề ô nhiễm nước bởi kim loại nặng
1.1.1. Ô nhiễm nước bởi các kim loại nặng
Từ những năm 1960 đến nay, ô nhiễm nước lục địa và đại dương gia
tăng với nhịp độ đáng lo ngại. Sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công
nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ dẫn tới các nguồn nước ngày càng bị ô nhiễm,
ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường, sức khỏe con người. Đặc biệt vấn đề ô
nhiễm kim loại nặng như là (Hg, Cd, Cr, Cu, Mn…) đang là một trong những
vấn đề cấp thiết, gây ảnh hưởng lớn tới đời sống, sức khỏe và sinh hoạt của
người dân. Hiện tượng nước bị ô nhiễm kim loại nặng thường gặp trong các
lưu vực nước gần các khu công nghiệp, các thành phố lớn và khu vực khai
thác khoáng sản. Ô nhiễm kim loại nặng biểu hiện ở nồng độ cao của các kim
loại nặng trong nước như là (Hg, Cd, Cr, Cu, Mn). Trong một số trường hợp,
xuất hiện hiện tượng chết hàng loạt cá và thuỷ sinh vật. Ô nhiễm nước bởi
kim loại nặng có tác động tiêu cực tới môi trường sống của sinh vật và con
người. Kim loại nặng tích luỹ theo chuỗi thức ăn thâm nhập vào cơ thể người.
Đặc biệt cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ ngành công
nghiệp mới đó là ngành công nghiệp xi mạ đã ra đời cùng với sự phát triền
vượt bậc của ngành công nghiệp này đó là sự ô nhiễm crom là thành phần
chính trong nước thải của ngành công nghiệp xi mạ.
Những thảm họa môi trường do sự ô nhiễm bởi các kim loại nặng mà
con người phải gánh chịu như căn bệnh ItaiItai của người dân sống ở khu vực
sông Tisu (1912 - 1926) do bị nhiễm độc cadimium. Do thảm họa Minatama
(nhiễm độc thủy ngân) xảy ra ở thành phố Minatama (thuộc tỉnh Kumamoto,
phía tây đảo Kyushu, cực nam Nhật Bản), xuất hiện một số triệu chứng thần
kinh của người dân như: tay chân run, mất cảm giác, mất thăng bằng, mất
phối hợp cử động, tầm nhìn mắt bị giới hạn [1].
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
4
Hiện nay ở Việt Nam, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách pháp
luật về bảo vệ môi trường. Trên thực tế, tình trạng ô nhiễm nước là một vấn
đề rất đáng lo ngại. Ở các thành phố lớn, cụm công nghiệp tập trung có khá
nhiều cơ sở sản xuất, nhà máy, xí nghiệp đang gây ô nhiễm môi trường do
không có công trình và thiết bị xử lý hoặc có nhưng không xử lý triệt để vì lý
do lợi nhuận. Theo đánh giá của các công trình nghiên cứu thì hầu hết các
sông, hồ ở các tỉnh, thành phố như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, khu vực
Bình Dương, Đồng Nai, Thái Nguyên nồng độ kim loại nặng đều vượt quá
tiêu chuẩn cho phép từ 3 đến 4 lần [2]. Có thể kể đến ô nhiễm các sông ở Hà
Nội như sông Tô Lịch, sông Nhuệ… ở Thành phố Hồ Chí Minh là sông Sài
Gòn, kênh Nhiêu Lộc… Ở Thái Nguyên là sông Cầu. Ở Bình Dương là kênh
Ba Bò, sông Đồng Nai. Ở Hải Phòng, ô nhiễm nặng ở nhà máy xi măng, nhà
máy thủy tinh và sắt tráng men… Nước sông bị ô nhiễm ảnh hưởng đến môi
trường sống của các sinh vật thủy sinh và sức khỏe của con người. Vì vậy, xử
lý nước thải tập trung ngay tại các nhà máy, xí nghiệp trong các khu công
nhiệp là điều rất cần thiết và đòi hỏi sự giám sát chặt chẽ, thường xuyên của
các cơ quan chức năng [3].
Một số nguồn gây ô nhiễm kim loại nặng là hoạt động khai thác mỏ;
công nghiệp mạ; công nghiệp sản xuất các hợp chất vô cơ; quá trình sản xuất
sơn, mực và thuốc nhuộm; công nghiệp luyện kim… [4].
1.1.2. Ô nhiễm nước bởi crom
Crom là nguyên tố thuộc chu kì 4, nhóm VIB. Crom có khối lượng
nguyên tử là 51,996 đvC. Crom có số thứ tự 24 trong bảng hệ thống tuần hoàn
các nguyên tố hóa học. Crom là nguyên tố phổ biến thứ 21 trong vỏ Trái Đất.
Khối lượng trung bình của crom trong vỏ trái đất là 122 (ppm), trong đất sự
có mặt của crom dao động từ 11-22 ppm, trong nước mặt crom có khoảng 1
µg/L (ppb) và trong nước ngầm khoảng 100 ppb [4].
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
5
Crom tìm thấy trước tiên ở dạng quặng cromit sắt (FeO.Cr2O3). Nó
được sử dụng trong luyện kim, mạ điện hoặc các chất nhuộm màu và thuộc
da... Gần một nửa quặng cromit trên thế giới được khai thác tại Nam Phi.
Kazakhstan, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ cũng là các nước khai thác quặng cromit
đáng kể. Các trầm tích cromit chưa khai thác nhiều nhưng về mặt địa lý chỉ
tập trung tại Kazakhstan và miền nam Châu Phi [4].
Trong nước tự nhiên crom tồn tại ở dạng là Cr3+
và Cr6+
, trong đó Cr6+
độc hơn Cr3+.
- Cr3+
thường tồn tại ở dạng Cr(OH)2+
, Cr(OH)2
+
và Cr(OH)4
-
- Cr6+
thường tồn tại ở dạng CrO4
2-
và Cr2O7
2-
Crom là nguyên tố vi lượng không cần thiết lắm cho cây trồng nhưng
nó lại là nguyên tố cần thiết cho động vật ở một giới hạn nhất định. Crom đã
được tìm thấy trong RNA của một vài sinh vật với một khối lượng nhỏ. Sự
vắng mặt của crom trong sinh vật có thể dẫn tới sự suy giảm độ bền protein
liên hợp. Nhưng nếu vượt quá giới hạn cho phép crom lại gây độc với động
vật.
Mối quan hệ giữa Cr3+
và Cr6+
phụ thuộc chủ yếu vào pH và các đặc
điểm oxy hóa của vị trí quặng nhưng trong hầu hết các trường hợp Cr3+
là loại
chủ yếu, mặc dù ở một vài nơi nước ngầm có thể chứa tới 39 µg trong tổng
crom với 30µg là Cr6+
[5]. Nồng độ crom trong nước uống thường phải thấp
hơn 0,02 ppm.
Crom có đặc tính lý học (bền ở nhiệt độ cao, khó oxi hóa, cứng và tạo màu
tốt...) nên nó ngày được sử dụng rộng rãi. Vì vậy mà tác hại của nó gây ra cho
môi trường và sức khỏe con người ngày càng nhiều. Kết quả nghiên cứu cho
thấy Cr6+
dù chỉ với một lượng nhỏ cũng là nguyên nhân chính gây tác hại nghề
nghiệp. Crom là nguyên tố được xếp vào nhóm gây bệnh ung thư [5.
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
6
Sự hấp phụ của crom vào cơ thể con người tùy thuộc vào trạng thái oxi
hóa của nó. Cr6+
hấp phụ qua dạ dày, ruột nhiều hơn Cr3+
và có thể thấm qua
màng tế bào. Nếu Cr3+
chỉ hấp thu 1% thì lượng hấp thu của Cr6+
lên tới
50%. Tỷ lệ hấp thu qua phổi không xác định được mặc dù phổi là một trong
những bộ phận chứa nhiều crom nhất. Cr6+
dễ gây viêm loét da, xuất hiện
mụn cơm, viêm gan, ung thư phổi.
Crom xâm nhập vào cơ thể theo ba con đường: hô hấp, tiêu hóa và khi
tiếp xúc trực tiếp. Qua nghiên cứu, người ta thấy crom có vai trò sinh học như
chuyển hóa glucozơ, tuy nhiên với hàm lượng cao crom làm kết tủa protein,
các axit nucleic, gây ức chế hệ thống men cơ bản. Dù xâm nhập vào cơ thể
theo bất kì con đường nào, crom cũng được hòa tan vào trong máu ở nồng độ
0,001 ppm, sau đó chúng được chuyển vào hồng cầu và hòa tan trong hồng
cầu; từ hồng cầu, crom chuyển vào các tổ chức phụ tạng, được giữ lại ở phổi,
xương, thận, gan, phần còn lại được chuyển qua nước tiểu [6].
Crom kích thích niêm mạc, sinh ngứa mũi, hắt hơi, chảy nước mũi,
nước mắt, niêm mạc mũi bị sưng đỏ và có tia máu, sau có thể thủng vành mũi.
Khi crom xâm nhập theo đường hô hấp dễ dẫn đến bệnh viêm yết hầu,
viêm phế quản, viêm thanh quản do niêm mạc bị kích thích. Khi da tiếp xúc
trực tiếp vào dung dịch Cr6+
chỗ tiếp xúc dễ bị nổi phồng và loét sâu, có thể
bị loét đến xương. Nhiễm độc crom lâu năm có thể dẫn đến bị ung thư phổi và
ung thư gan.
Những công việc có thể gây nhiễm độc crom là luyện kim, sản xuất
nến, sáp, thuốc nhuộm, chất tẩy rửa, thuốc nổ, pháo, diêm, xi măng, đồ gốm,
bột màu, thủy tinh, chế tạo ắc quy, mạ kẽm, mạ điện và mạ crom...
Nước thải sinh hoạt có thể chứa lượng crom lên tới 0,7 ppm. Với một
lượng nhỏ Cr6+
cũng có thể gây ngộ độc đối với con người. Nếu crom có nồng
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
7
độ lớn hơn 0,1(ppm) sẽ gây rối loạn sức khỏe như nôn mửa. Khi xâm nhập
vào cơ thể nó liên kết với các nhóm -SH- trong enzym và làm mất hoạt tính
của enzym gây ra rất nhiều bệnh đối với con người.
Với hàm lượng lớn các kim loại nặng nói chung và crom nói riêng bị
nhiễm vào cơ thể, sức khỏe con người có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Chính vì vậy, việc xác định hàm lượng crom là cần thiết để đánh giá mức độ ô
nhiễm nguồn nước. Từ đó, có biện pháp xử lý thích hợp, đảm bảo có nước
sạch cho sinh hoạt, cho sản xuất và làm trong sạch môi trường [6, 7].
1.2. Một số phương pháp xử lý crom trong nước
Các phương pháp xử lý, tách kim loại nặng nói chung cũng như tách
crom nói riêng trong nước thải là các phương pháp hóa học, hóa lý hay sinh
học. Kim loại nặng thường phát sinh từ các nguồn khác nhau nên cách tốt
nhất là xử lý chúng ngay tại nguồn gây ô nhiễm. Tại các nhà máy mà nước
thải có chứa hàm lượng kim loại nặng vượt quá tiêu chuẩn cho phép cần áp
dụng các biện pháp xử lý hiệu quả nhằm loại bỏ kim loại nặng trước khi thải
vào môi trường.
1.2.1. Phương pháp kết tủa hóa học
Cơ sở khoa học của phương pháp này là thêm vào nước thải các hóa
chất để làm kết tủa các chất hòa tan trong nước thải hoặc chất rắn lơ lửng, ở
độ pH thích hợp sẽ tạo thành hợp chất kết tủa và được tách ra khỏi nước thải
bằng biện pháp sa lắng. Khi đó Cr6+
được khử đến Cr3+
trong môi trường axit
và tạo thành Cr(OH)3 kết tủa trong môi trường kiềm.
Các chất khử Cr6+
thường là khí sunfuaro SO2, khói có chứa SO2, natri
bisunfit NaHCO3, natrisunfit Na2SO3, polisunfit natri sunfua Na2S, các muối
sắt Fe2+
các phản ứng khử Cr6+
thành Cr3+
diễn ra như sau [3].
Với natrisunfua: Cr2O7
2-
+ 3S2-
+ 14H+
→ 2Cr3+
+ 3S + 7H2O
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
8
Với natribisunfua: Cr2O7
2-
+ 3HSO3 + 5H+
→ 2Cr3+
+ 3SO4
2-
+ 4H2O
Với sunfat sắt: Cr2O7
2-
+ 6Fe2+
+ 14H+
→ 2Cr3+
+ 6Fe3+
+7H2O
Trong các phản ứng trên, để khử Cr6+
thành Cr3+
phản ứng luôn diễn ra
trong môi trường axit. Vì vậy, để phản ứng diễn ra một cách triệt để, cần thiết
phải axit hóa nước thải tới pH = 2,4. Khi pH < 10, các phản ứng khử Cr6+
diễn ra trong 10 phút. Vì vậy, trong công nghệ sử lý nước thải mạ, người ta
thường hợp nhất hai dòng axit và dòng Crom. Nếu không đảm bảo được axit
yêu cầu thì phải cho thêm axit. Trong thực tế, để đạt được hiệu quả khử Cr6+
thành Cr3+
lượng hóa chất tiêu hao thường gấp 1,25 lần nếu dùng natri sunfit
hoặc sắt sunfat và gấp 1,75 lần nếu dùng natri bisunfit. Lượng axit cho vào
phản ứng để đảm bảo pH = 2,4 phụ thuộc vào loại axit và pH của nước thải
trước xử lý [10].
Nhược điểm của phương pháp này là các hóa chất sử dụng khá đắt tiền,
phải kết hợp nhiều công đoạn, nhiều phương pháp (lắng, lọc) lượng bùn thải
lớn và khó xử lý, gây ô nhiễm thứ cấp [3].
1.2.2. Phương pháp trao đổi ion
Trong phương pháp trao đổi ion, người ta dựa trên sự tương tác hóa học
giữa ion trong pha lỏng và ion trong pha rắn, là một quá trình gồm các phản
ứng hóa học đổi chỗ (phản ứng thế) giữa các ion trong pha lỏng và ion trong
pha rắn là (nhưa trao đổi ion) những hợp chất có khả năng trao đổi cation gọi
là cationit những hợp chất có khả năng trao đổi anion gọi là anionit. Các vật
liệu nhựa này có thể thay thế được mà không làm thay đổi tính chất vật lý của
các chất trong dung dịch và cũng không làm biến mất hoặc hoà tan chất.
Cationit axit mạnh thường được sử đụng dể tắt sắt, crom, nhôm… từ
các dòng nước thải chứa crom trong quá trình mạ điện cũng như để thu hồi
axit photphoric trong đó. Nhóm cationit thường được sử dụng ở khâu cuối
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
9
cùng của quá trình trao đổi ion, để tách các nhóm bề mặt không ion và thu hồi
kim loại màu trong quá trình mạ điện [3,4].
Phương pháp này thường được ứng dụng cho xử lý nước thải xi mạ để
thu hồi crom. Để thu hồi axit cromic trong các bể xi mạ, cho dung dịch thải
axit cromic qua cột trao đổi ion resin cation (RH mạnh) để khử các ion kim
loại (Fe, Cr3+,
Al…). Dung dịch sau khi qua cột resin cation có thể quay lại
trở về bể xi mạ hoặc để lưu trữ. Do hàm lượng crom qua bể xi mạ khá cao
(105-120kg CrO3/m3
) vì vậy, để có thể trao đổi hiệu quả, nên pha loãng nước
thải axit cromic và sau đó bổ xung axit cromic cho dung dich thu hồi. Đối với
nước thải rửa, đầu tiên cho qua cột resin cation axit mạnh để khử các kim loại
[10]. Dòng ra tiếp tục qua cột resin anion kiềm mạnh để thu hồi cromat và thu
nước khử khoáng. Cột trao đổi anion hoàn nguyên với NaOH. Dung dịch qua
quá trình hoàn nguyên là hỗn hợp của Na2CrO4 và NaOH. Hỗn hợp này cho
chảy qua cột trao đổi cation để thu hồi H2CrO4 và bề xi mạ. Axit cromic thu
hồi từ dung dịch hoàn nguyên có hàm lượng trung bình từ 4-6%. Lượng dung
dịch thu hồi được từ giai đoạn hoàn nguyên cột resin cation cần phải trung
hòa bằng các chất kiềm, các kim loại trong dung dịch kết tủa và lắng lại ở bể
lắng trước khi xả ra cống [ 3].
Ưu điểm của phương pháp là xử lý triệt để và có lựa chọn đối tượng
cho phép thu hồi ion kim loại phản ứng trao đổi là phản ứng thuận nghịch do
đó có thể hoàn nguyên tái sử dụng nhựa.
Nhược điểm chi phí đầu tư và vận hành khá cao nên ít được sử dụng
cho các công trình lớn và thường được sử dụng cho các trường hợp đòi hỏi
chất lượng cao. Tính chịu nhiệt, chịu mài mòn, chịu oxy hóa kém ảnh hưởng
tới khả năng thực dụng của nhựa ionit. Ngoài ra, phải sử dụng cả nhựa cation
và anion mới có thể loại bỏ được anion Cr6+
và cation Cr3+
có tính oxy hóa
cao làm hạt nhựa mất tính ổn định [3].
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
10
1.2.3. Phương pháp điện hóa
Tách kim loại bằng các quá trình oxy hóa dương cực, khử âm cực, kết
tụ điện… Tất cả các phương pháp này đều diễn ra trên điện cực khi cho dòng
điện một chiều qua nước thải.
Khử cation được ứng dụng để khử các ion kim loại như: Pb2+
, Sn2+
,
Hg2+
, Cr6+
. Kim loại sẽ được lắng và thu hồi trên catot. Điện phân nước thải
chứa H2Cr2O7 ở điều kiện tối ưu pH = 2, mật độ dòng điện 0,2-2A/dm2
, nồng
độ giảm từ 1000ppm đến 1ppm [3].
Phả ứng diễn ra như sau: Cr2O7
2-
+ 14H+
+ 6e → 2Cr3+
+ 7H2O
Hiệu suất của các phương pháp điên hóa được tính bằng các yếu tố
như mật độ dòng điện, điện áp, hệ số sử dụng hữu ích điện áp, hiệu suất theo
dòng, hiệu suất năng lượng. Các phương pháp điên hóa cho phép thu hồi các
sản phẩm có giá trị từ nước thải công nghệp một cách tương đối đơn giản, tự
động hóa và không sử dụng các chất hóa học. Tuy nhiên, điểm yếu lớn nhất
của phương pháp này là chi phí điện năng cao, do đó thích hợp với nước thải
có nồng độ kim loại cao (>1g/l) [3].
1.2.4. Phương pháp sinh học
Cơ sở khoa học của phương pháp này là một số loài thực vật, vi sinh
vật trong nước sử dụng kim loại như chất vi lượng trong quá trình phát triển
sinh khối như bèo tây, bèo tổ ong, tảo… Với phương pháp này, nước thải có
nồng độ kim loại nặng nhỏ hơn 60ppm và bổ sung đủ chất dinh dưỡng (nitơ,
photpho), các nguyên tố vi lượng cần thiết khác cho sự phát triển của các loài
thực vật như rong tảo. Phương pháp này cần diện tích lớn và nếu nước thải có
lẫn quá nhiều kim loại thì hiệu quả xử lý kém.
Nhược điểm của phương pháp này là sinh ra một số lượng lớn bùn thải
do sử dụng nhiều hóa chất để khử Cr6+
, trung hòa và kết tủa, công nghệ phức
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
11
tạp, phải kết hợp nhiều phương pháp, giá đầu tư và chi phí vận hành khá cao
và đòi hỏi trình độ khoa học kỹ thuật. Do đó, việc ứng dụng với quy mô công
nghiệp ở nước ta còn nhiều hạn chế [3].
1.2.5. Phương pháp hấp phụ
Phương pháp hấp phụ là phương pháp được xử dụng rộng rãi và có
hiệu quả rất cao trong xử lý nước thải. Những vật liệu được sử dụng phổ biến
trong xử lý nước thải có thể kể đến như than hoạt tính, silicagel, phèn nhôm…
Ngoài ra, còn một số vật liệu mới mà qua các quá trình biến tính làm thay đổi
cấu trúc của vật liệu tạo ra vật liệu mới có khả năng hấp phụ như tro bay, vỏ
các loại nhuyễn thể, bã mía, lõi ngô [9]…
Trong nước, tương tác giữa một chất hấp phụ và chất bị hấp phụ phức
tạp hơn rất nhiều vì trong hệ có ít nhất ba thành phần gây tương tác: nước,
chất hấp phụ và chất bị hấp phụ. Do sự có mặt của dung môi nên trong hệ sẽ
xảy ra quá trình hấp phụ cạnh tranh giữa chất bị hấp phụ và dung môi trên bề
mặt chất hấp phụ.
Cặp nào có tương tác mạnh thì hấp phụ xảy ra cho cặp đó. Tính chọn
lọc của cặp tương tác phụ thuộc vào các yếu tố: độ tan của chất bị hấp phụ
trong nước, tính ưa hoặc kị nước của chất hấp phụ, mức độ kị nước của các
chất bị hấp phụ trong môi trường nước. Xử lý nước bằng phương pháp hấp
phụ có thể được chia làm hai loại: hấp phụ do tương tác tĩnh điện và hấp phụ
nội tại.
Tương tác tĩnh điện: có thể quan sát được từ quá trình hấp phụ các
cation kim loại và các anion trên bề mặt chất hấp phụ. Đối với trường hợp sử
lý nước thải mạ chứa nhiều ion Cr6+
, ở độ pH thấp chúng thường tồn tại trong
dung dịch dưới dạng HCrO4
-
. Khi đó, nếu bề mặt chất hấp phụ tích điện
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
12
dương chúng sẽ bị hút vào bởi lực hút tĩnh điện và bị khử xuống theo phương
trình [9].
HCrO-
4 + 7H+
+ 3e → Cr3+
+ 4H2O
Hấp phụ nội tại: là quá trình tương tác bề mặt. Qúa trình hấp phụ các
ion kim loại lên bề mặt đều chịu tác động của các tính chất bề mặt của vật liệu
hấp phụ như bề mặt riêng, độ rỗng, phân bố lỗ xốp… và sự phân cực. Các
chất hấp phụ có nguồn gốc tự nhiên thường chưa xenluzo tạo ra bởi các phân
tử lặp β- D glucose là thành phần chính của thành tế bào. Nhóm hydroxyl
phân cực trên xenlulozo có khả năng liên kết với ion Crom trong dung dịch
[10].
Sự hấp phụ ion Cr6+
trong môi trường nước chịu ảnh hưởng nhiều bởi
pH của môi trường vì phản ứng của kim loại crom chủ yếu xảy ra trong môi
trường axit pH thấp do vậy sự thay đổi pH có ảnh hưởng trực tiếp đến quá
trình hấp phụ của ion Cr6+
.
Trong môi trường nước, quá trình hấp phụ ion Cr6+
xảy ra chủ yếu trên
bề mặt của chất hấp phụ, vì vậy động học quá trình hấp phụ xảy ra theo một
loạt các giai đoạn kế tiếp nhau:
- Các chất bị hấp phụ chuyển động đến bề mặt chất hấp phụ - Giai đoạn
khuếch tán trong dung dịch.
- Phân tử chất bị hấp phụ chuyển động đến bề mặt ngoài của chất hấp phụ
chứa các hệ mao quản - Giai đoạn khuếch tán màng.
- Chất bị hấp phụ khuếch tán vào bên trong hệ mao quản của chất hấp phụ -
Giai đoạn khuếch tán vào trong mao quản.
- Các phân tử chất bị hấp phụ được gắn vào bề mặt chất hấp phụ - Giai đoạn
hấp phụ thực sự.
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
13
Trong tất cả các giai đoạn đó, giai đoạn nào có tốc độ chậm nhất sẽ
quyết định hay khống chế chủ yếu toàn bộ quá trình hấp phụ [3,10].
Quá trình hấp phụ là một quá trình thuận nghịch. Các phần tử chất bị
hấp phụ khi đã hấp phụ trên bề mặt chất hấp phụ vẫn có thể di chuyển ngược
lại pha mang. Theo thời gian, lượng chất bị hấp phụ tích tụ trên bề mặt chất
rắn càng nhiều thì tốc độ di chuyển ngược trở lại pha mang càng lớn. Đến một
thời điểm nào đó, tốc độ hấp phụ bằng tốc độ giải hấp thì quá trình hấp phụ
đạt cân bằng.
1.3. Vật liệu hấp phụ từ vỏ hàu
1.3.1. Thành phần và cấu trúc của vỏ hàu
Hàu (tên tiếng anh là oyster) là loại động vật nhuyễn thể thuộc họ thân
mềm hai mảnh vỏ trong họ hàng nghêu, sò nhỏ. Nó sống ở bờ biển, ở các
ghềnh đá ven bờ biển hay các cửa sông, sống bám vào một giá thể như bám
vào đá thành tảng, các rạng đá, ăn sinh vật phù du và các sinh vật trong bùn,
cát, nước biển… Thịt hàu ngon và ngọt, rất giàu chất dinh dưỡng, có chứa
protein, gluxit, chất béo, kẽm, magie, canxi… Nó là một trong những món ăn
hải sản được ưa chuộng hiện nay. Nhu cầu tiêu thụ thủy hải sản ngày càng
tăng đã dẫn đến gánh nặng về ô nhiễm môi trường do những phần không được
sử dụng thải ra, trong đó có phế thải của động vật nhuyễn thể. Lượng vỏ hàu
thải ra từ các nhà máy chế biến thủy hải sản, các cửa hàng thủy hải sản, các
nhà hàng có thể lên tới vài tấn/ngày. Theo thông kê, 3 nước là Trung Quốc,
Hàn Quốc và Nhật Bản [16] là những nước tiêu thụ hàu đứng đầu thế giới và
ở Châu Âu, nước Pháp tiêu thụ 60 triệu con hàu tại lễ hội giáng sinh [16].
Indonesia tiêu thụ vỏ hàu và các động vật có vỏ khác là 66,641 tấn vào năm
2007 nhưng đến năm 2015, lượng tiêu thụ đó là 420 tấn, tăng hơn 6 lần [16].
Hàng năm trên thế giới có hàng trăm tấn rác thải từ vỏ các loài động vật
nhuyễn thể, trong đó có vỏ hàu dẫn đến gánh nặng về môi trường [16].
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
14
Vỏ hàu có thành phần chủ yếu là canxi cacbonat, ngoài ra nó có chứa
các polysaccarit và khoáng chất như magie, canxi, natri, sắt, đồng, niken, và
một số nguyên tố vi lượng khác. Phân tích hóa học và vi cấu trúc cho thấy vỏ
hàu chiếm khoảng 90% tổng trọng lượng con hàu và chứa khoảng 50 % canxi
cacbonat, do đó, nó là nguyên liệu thích hợp cho các ngành sản xuất vôi, xi
măng, phân bón và các ngành công nghiệp khác.
Hàu có vai trò quan trọng trong hệ sinh thái vì chúng lọc tạp chất từ nước
và là nguồn thực phẩm cho cộng đồng dân cư ven biển. Phần lớn (75%) loài hàu
sinh sống trong môi trường tự nhiên trên thế giới được tìm thấy ở 5 địa điểm
thuộc Bắc Mỹ. Với số lượng phát triển mạnh mẽ của các loài hàu trong thiên
nhiên, hàng tỷ con được phân bổ khắp các vùng biển và đại dương. Nhờ vào khả
năng lọc sinh học, chúng đã góp phần xử lý làm sạch các cặn bã hữu cơ, hạn chế
ô nhiễm môi trường. Hàu là sinh vật có vai trò quan trọng trong việc duy trì tính
đa dạng sinh học và sự thành công của một chuỗi hệ sinh thái trong đại dương,
chúng có thể được xem như một “sinh vật sản xuất” cung cấp nguồn thức ăn dồi
dào cho một chuỗi “sinh vật tiêu thụ” hay nói cách khác, chúng là “vật làm mồi”
để duy trì sự cân bằng giữa một số loài trong tự nhiên. Chính đặc điểm sống bám
làm cho thành phần cấu trúc bên trong của vỏ hàu có sự liên quan đến quá trình
sống, điều kiện địa lý của từng khu vực nghiên cứu. Một số nghiên cứu đã chỉ ra
rằng vỏ hàu ở các nước khác nhau có thành phần tương đối khác nhau. Kết quả
nghiên cứu của Aung Zaw Oo và các cộng sự đã chỉ ra rằng vỏ hàu có chứa 48%
Ca; 0,21% N; 0,18% P2O5; 0,03% K2O và 0,43% Mg [17]. Nhóm tác giả Hao-
Cheng Tsai cùng các cộng sự tại Đại học Đài Loan cho thấy thành phần của vỏ
hàu mà họ nghiên cứu có chứa 95,26% CaO; 0,8% MgO; 0,07% Al2O3; 0,2%
SrO; 0,55% SO3; 0,12% Fe2O3; 0,03% K2O [18]. Trong một nghiên cứu khác
của Darioush Alidoust và cộng sự cũng tại Nhật Bản, các tác giả cho thấy thành
phần của
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
15
vỏ hàu tương đối khác, cụ thể: 97,21% CaO; 0,8% Na2O; 0,61% SO3; 0,35%
MgO; 0,39% SiO2; 0,24% SrO; 0,11% P2O5; 0,07% K2O; 0,11% Al2O3;
0,09% Fe2O3; 0,01% TiO2 và 0,01% MnO [19]. Yan Yu cùng các cộng sự tại
tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc đã chỉ ra thành phần của vỏ hàu gồm 54,31%
CaO; 1,25% SiO2; 0,93% Na2O; 0,64% Al2O3; 0,11% Fe2O3; 0,11% TiO2;
0,01% K2O; 0,01% MgO [20]. Từ những kết quả công bố ở trên có thể thấy
hầu hết các mẫu vỏ hàu đều có hàm lượng CaO rất cao, trên 50%, chứng tỏ
đây là thành phần chính và quan trọng nhất trong vỏ con hàu. Sự khác nhau về
thành phần cũng ảnh hưởng đến khả năng hấp phụ của các loại vỏ hàu.
Về mặt cấu trúc, vỏ hàu gồm 3 lớp khác nhau đó là lớp sừng (RP), lớp
canxi lăng trụ (PP) và lớp xà cừ (NP). Hình 1.1 là phổ hồng ngoại (IR) của
các lớp PP và NP của vỏ hàu. Lớp NP và PP có khả năng hấp phụ tốt hơn so
với lớp RP do 2 lớp này có thành phần chính là CaCO3, còn phần RP bên
ngoài chứa chủ yếu là các chất bẩn và hợp chất hữu cơ bám bên ngoài và
thường bị loại bỏ trong quá trình xử lý sơ bộ. Trong nghiên cứu của tác giả
Qiong Wu và cộng sự về khả năng hấp phụ ion đồng (Cu2+
) của hai lớp PP và
NP, các tác giả thấy rằng khả năng hấp phụ ion Cu2+
của lớp PP lớn hơn hẳn
so với lớp NP do lớp PP có cấu trúc xốp (xem ảnh hiển vi điện tử quét (SEM)
trên hình 1.2 và giản đồ nhiễu xạ tia X (XRD) trên hình 1.3) nên khả năng hấp
phụ ion Cu2+
của lớp này đạt tới 99,9 % trong khoảng thời gian khảo sát 24
giờ với nồng độ ion Cu2+
ban đầu 10 mg/L [21].
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
16
Hình 1.1. Phổ IR của lớp PP (a) và NP (b) của vỏ hàu [21].
Hình 1.2. Ảnh SEM của lớp (a) PP và (b) NP của vỏ hàu [21].
Hình 1.3. Giản đồ XRD của lớp PP và NP của vỏ hàu [21].
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
17
Từ phổ IR, ảnh SEM và giản đồ XRD trên các hình 1.1-1.3, có thể thấy
thành phần hóa học, cấu trúc 2 lớp NP và PP không có quá nhiều sự khác biệt
với thành phần chính của vỏ hàu là CaCO3 và hàm lượng CaCO3 trong lớp PP
lớn hơn so với lớp NP. Hai lớp này có sự khác nhau về cấu trúc bề mặt của
chúng (hình 1.2). Lớp PP có cấu trúc xốp và có nhiều vi lỗ mao quản hơn so
với lớp NP là nguyên nhân dẫn tới khả năng hấp phụ của lớp PP cao hơn hẳn
so với lớp NP [21].
1.3.2. Các phương pháp xử lý vỏ hàu làm vật liệu hấp phụ và khả
năng hấp phụ ion kim loại của nó
Có nhiều phương pháp để xử lý hay biến tính vỏ hàu làm tăng khả năng
hấp phụ của nó như xử lý sơ bộ với dung dịch NaClO, nghiền bi ướt, nghiền
bi khô, nung, biến tính hóa học… nhằm thay đổi kích thước, cấu trúc cũng
như thành phần của vỏ hàu. Trong nghiên cứu của Asaad F. Hassan và Radim
Hrdina, vỏ hàu được xử lý bằng cách nung ở 9000
C để chuyển hóa CaCO3
thành CaO [22]. Sau đó, CaO được nghiền mịn và phản ứng với axit HNO3 để
tạo thành Ca(NO3)2 (thêm vào axit H2PO4 0,5M để duy trì pH = 10 – 11).
Cuối cùng, hỗn hợp được sấy khô ở 1100
C và xử lý tiếp trong lò vi sóng ở
8000
C để thu được Ca(NO3)2 kích thước nano. Sản phẩm Ca(NO3)2 sau xử lý
được sử dụng để hấp phụ ion thủy ngân. Kết quả thu được cho thấy hiệu suất
hấp phụ và giải hấp phụ ion thủy ngân của vật liệu Ca(NO3)2 khá tốt. Cụ thể,
hiệu suất hấp phụ ion thủy ngân đạt 80%, khi sử dụng dung dịch axit HCl
(0,5N) làm chất giải hấp, đạt 75%.
Darioush Alidoust và các cộng sự đã xử lý vỏ hàu thu từ các nhà hàng tại
Nhật Bản bằng cách dùng bàn chải đánh sạch lớp rong rêu bám bên ngoài, sau đó
được nghiền vụn rồi tiến hành nung ở các nhiệt độ khác nhau (4500
C, 6500
C,
7500
C, 8000
C, 9000
C) trong 2 giờ. Vật liệu sau khi nung được khảo sát khả năng
hấp phụ ion cadimi (Cd). Các tác giả cũng nhận thấy vỏ hàu sau khi
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
18
nung có hiệu suất và dung lượng hấp phụ ion Cd2+
được cải thiện đáng kể [19].
Jinshan Lu và các cộng sự đã xử lý sơ bộ vỏ hàu sau bằng cách nghiền
thành bột (sử dụng cối và chày), sau đó rây qua sàng 180 mm. Bột vỏ hàu đã
rây được ngâm trong dung dịch NaOH 5% và khuấy từ ở 850
C trong vòng 4
giờ để loại bỏ tạp chất, sau đó lọc, rửa bằng nước cất và sấy khô. Vỏ hàu sau
đó được xử lý tiếp với dung dich nước Javen (NaClO) trên máy khuấy từ với
tốc độ khuấy 400 vòng/phút trong 20 giờ. Lọc, rửa và sấy chất rắn thu được
trong chân không ở 1200
C trong vòng 24 giờ. Vỏ hàu sau khi nghiền thành
bột, xử lý bằng kiềm và nước Javen có cấu trúc tinh thể aragonite với kích
thước nano (20-50 nm) [23].
Qiong Wu cùng các cộng sự đã xử lý vỏ hàu bằng dung dịch nước Javen
5% trong 24 giờ để loại bỏ chất hữu cơ trên bề mặt (lớp biểu bì), tạp chất, đất,
cát trong vỏ hàu, sau đó dùng dao tách vỏ hàu làm hai lớp là lớp lăng trụ (PP)
và lớp xà cừ (NP), sấy khô các lớp vỏ hàu trong 24 giờ rồi nghiền vụn và thử
khả năng hấp phụ của vật liệu sau khi xử lý. Kết quả cho thấy khả năng hấp
phụ ion đồng của lớp PP vượt trội hơn hẳn so với lớp NP. Cụ thể, khi khảo sát
trong dung dịch pH = 5, dung lượng hấp phụ ion Cu2+
của lớp PP là 8,9 mg/g,
cao hơn hẳn so với lớp NP là 2,6 mg/g [21]. Điều này chứng tỏ khả năng hấp
phụ ion Cu2+
của vỏ hàu phụ thuộc mạnh vào cấu trúc lớp vỏ hàu và quá trình
xử lý sơ bộ ban đầu. Các phương pháp xử lý vỏ hàu nêu trên đều có hiệu quả
hấp phụ ion Cu2+
rất khả quan, đặc biệt là vỏ hàu sau khi nung ở 9000
C cho
hiệu quả hấp phụ ion Cu2+
cao hơn hẳn các mẫu vật liệu hấp phụ khác.
Trong nghiên cứu của Hsing Yuan Yen cùng cộng sự, các tác giả cho thấy
vỏ hàu sau khi nung có khả năng hấp phụ ion kim loại niken (Ni2+
) rất tốt. Quan
sát ảnh SEM trên hình 1.4 ta thấy vỏ hàu nung ở 9000
C có cấu trúc xốp và có
nhiều vi lỗ ở trên bề mặt vật liệu. Hiệu suất hấp phụ Ni2+
của vỏ hàu nung ở
9000
C cao hơn hẳn so với vỏ hàu nung ở 6000
C. Cụ thể, hiệu suất hấp
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
19
phụ Ni2+
của vỏ hàu nung ở 6000
C là 48,3% còn vỏ hàu nung ở 9000
C là
99,9% khi khảo sát trong dung dịch pH = 10 và nhiệt độ hấp phụ 600
C [24].
Liwei Fan cùng các cộng sự đã chế tạo vật liệu composite từ vỏ hàu và
nano sắt làm vật liệu hấp phụ ion asen As3+
. Vật liệu này có hiệu suất hấp phụ
As3+
đạt 96,5% khi khảo sát trong dung dịch pH = 6,8; nhiệt độ 200
C, nồng
độ As3+
ban đầu 1,8ppm, thời gian hấp phụ 24 giờ [27].
Hình 1.4. Ảnh SEM của mẫu vỏ hàu sau khi nung ở 6000
C (a) và ở 9000
C (b) [27].
Từ những kết quả nghiên cứu nêu trên, ta thấy xuất sứ, nguồn gốc của
vỏ hàu, phương pháp, tác nhân xử lý, biến tính bột vỏ hàu ảnh hưởng đáng kể
đến khả năng hấp phụ ion kim loại của nó. Vì vậy, trong đề tài luận văn này,
em tham khảo và áp dụng một số phương pháp xử lý, biến tính bột vỏ hàu của
các tác giả trên thế giới để xử lý, biến tính bột vỏ hàu ở 2 tỉnh ven biển miền
Nam và miền Bắc Việt Nam (các tỉnh Phú Yên và Quảng Ninh) bằng hợp chất
hữu cơ là ethylenediaminetetraacetic acid (EDTA) cũng như khảo sát khả
năng hấp phụ ion Cr6+
của 2 loại bột vỏ hàu trước và sau xử lý, biến tính hữu
cơ. Ngoài ra, em cũng so sánh thành phần, cấu trúc và khả năng hấp phụ ion
Cr6+
của 2 loại bột vỏ hàu sau xử lý và biến tính với một số mẫu vỏ hàu khác
trên thế giới. Đánh giá khả năng hấp phụ của vỏ hàu với vật liệu như: than
hoạt tính, bùn đỏ, graphen.
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
20
CHƯƠNG II. THỰC NGHIỆM
2.1. Nguyên liệu, hóa chất và dụng cụ, thiết bị nghiên cứu
- Vỏ hàu thu thập từ vùng biển khu vực Phú Yên và Quảng Ninh.
- Dung dịch NaClO (nước Javen), natri hidroxit rắn (NaOH), kali dicromat
rắn (K2Cr2O7), axit sunfuric 98% (H2SO4), diphenycacbazite (DCP),
ethylenediamine tetraacetic acid (EDTA) là các sản phẩm thương mại của
Trung Quốc.
- Pipet, quả bóp, cốc thủy tinh (50ml, 100ml, 500ml, 1000ml), bình định
mức, ống đong, phễu, giấy lọc, chén sứ, tủ sấy, lò nung…(Merck).
2.2. Quy trình xử lý và biến tính vỏ hàu
Quy trình xử lý và biến tính vỏ hàu được trình bày trên hình 2.1. Vỏ
hàu thu gom ở Phú Yên và Quảng Ninh sau khi rửa sạch, phơi khô được ngâm
trong dung dịch nước Javen NaClO trong 24 giờ để loại bỏ rong rêu, cát, tạp
chất và các thành phần hữu cơ còn bám trong vỏ hàu. Sau đó, vỏ hàu được rửa
bằng nước cất rồi sấy khô cho đến khối lượng không đổi trước khi nghiền bi
với hỗn hợp dung dịch NaOH/NaClO (tỷ lệ vỏ hàu/dung dịch NaOH + NaClO
8/40(g/ml), tỷ lệ NaOH/NaClO 80/20) trong 24 giờ. Tiếp tục sấy bột vỏ hàu
(sau khi rửa bằng nước cất) trong tủ sấy đối lưu không khí tự nhiên ở 100o
C
đến khi khối lượng không đổi. Tiến hành nung vỏ hàu ở các nhiệt độ 7500
C,
8000
C và 9000
C trong 2 giờ. Bột vỏ hàu sau khi nung và để nguội được bảo
quản trong túi PE kín.
Biến tính bột vỏ hàu (sau xử lý) bằng EDTA như sau: cân chính xác 0,3
g EDTA và hòa tan trong 50ml nước cất trên máy khuấy từ ở 60o
C. Sau đó,
thêm 3g bột vỏ hàu vào dung dịch trên và tiếp tục khuấy dung dịch trong 2
giờ. Cuối cùng, rửa bột vỏ hàu bằng nước cất, lọc thu phần chất rắn. Bột vỏ
hàu được sấy trong tủ sấy ở 1000
C đến khối lượng không đổi.
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
21
Hình 2.1. Quy trình xử lý vỏ hàu.
2.3. Thí nghiệm hấp phụ ion Cr6+
2.3.1. Nguyên tắc phương pháp
Ion Cr6+
được xác định bằng phương pháp trắc quang dựa trên phản
ứng tạo màu của nó với thuốc thử hữu cơ DCP. Trong môi trường axit, ion
Cr6+
tác dụng với DCP tạo thành hợp chất màu tím đỏ, có độ hấp phụ cực đại
ở bước sóng 540 nm. Độ đậm nhạt của dung dịch tỷ lệ với nồng độ ion Cr6+
trong dung dịch, dựa vào mật độ quang để xác định nồng độ ion Cr6+
còn lại.
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
22
Phản ứng oxy hóa giữa ion Cr6+
và DCP như sau:
2.3.2. Quy trình hấp phụ
- Chuẩn bị dung dịch thuốc thử DCP 0,5%: Hòa tan 0,5g DCP trong 100 ml
axeton (thuốc thử được đựng trong chai màu nâu ở 40
C, loại bỏ khi dung dịch
thay đổi màu).
- Chuẩn bị dung dịch axit H2SO4 (1:1): dung dịch axit H2SO4 tỷ lệ 1:1 là
tỷ lệ axit đặc H2SO4 (98%) và nước, nghĩa là 1 ml axit H2SO4 đặc pha trong
1 ml nước cất.
- Chuẩn bị dung dịch chuẩn gốc Cr6+
1000 ppm: Hòa tan 2,829 g
K2Cr2O7 đã được sấy khô ở 1050
C vào bình định mức 1 lít và định mức bằng
nước cất tới vạch. Dung dịch được bảo quản trong bóng tối, nhiệt độ thấp do
dễ bị oxy hóa chuyển màu vàng.
Xây dựng phương trình đường chuẩn của dung dịch Cr (VI)
- Chuẩn bị dung dịch chuẩn làm việc 10 ppm (dung dịch hấp phụ): Hút
1ml dung dịch gốc cho vào bình định mức định mức 100 ml và định mức
bằng nước cất tới vạch mức ta được dung dịch Cr6+
có nồng độ 10ppm.
- Tương tự pha các dung dịch làm việc có nồng độ 2,5; 5; 7,5; 10; 12,5;
15; 17,5; 20; 22,5 ppm.
- Dùng pipet hút 25 ml dung dịch ở các nồng độ khác nhau ở trên cho
vào cốc 50 ml, đưa vào đó 1ml dd axit H2SO4 1:1. Sau đó, thêm vào 1 ml
DCP và để yên dung dịch trong 10 phút rồi tiến hành đo quang, ghi phổ tử
ngoại – khả kiến (UV-Vis) ở bước sóng hấp phụ λmax = 540 nm (trình bày
dưới đây, mục 2.4.1).
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
23
- Từ số liệu mật độ quang thu được, sử dụng phần mềm Excel xây dựng
phương trình đường chuẩn của Cr6+
.
Thí nghiệm hấp phụ ion Cr6+
của bột vỏ hàu trước và sau khi xử lý,
biến tính
Cân chính xác 0,1 g bột vỏ hàu cho vào cốc 250 ml. Thêm vào cốc 100
ml dung dịch Cr6+
nồng độ 10 ppm. Tiến hành khuấy dung dịch ở nhiệt độ
phòng trong 2 giờ. Sau đó, tiến hành lọc thu dung dịch và dùng pipet hút 25
ml dịch lọc cho vào cốc 100 ml rồi đưa vào đó 1ml axit H2SO4 (1:1) và 1ml
dung dịch thuốc thử DCP. Để yên dung dịch trong 10 phút rồi xác định mật
độ quang ở bước sóng cực đại λmax = 540 nm.
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hấp phụ ion Cr6+
+ Thay đổi pH của dung dịch
Cân chính xác 0,1 g bột vỏ hàu cho vào 6 cốc 250 ml có chứa 100 ml
dung dịch Cr6+
10 ppm, điều chỉnh pH dung dịch bằng axit H2SO4 để pH
dung dịch đạt 2, 3, 4, 5, 6, 7. Tiến hành khuấy trên máy khuấy từ trong 2 giờ,
sau đó lọc dung dịch và tiến hành xác định mật độ quang ở bước sóng λmax =
540 nm.
+ Thay đổi thời gian hấp phụ
Cân chính xác 0,1g bột vỏ hàu cho vào 7 cốc 250 ml có chứa 100 ml
dung dịch Cr6+
10 ppm có pH thích hợp (dựa vào kết quả khảo sát ở trên).
Tiến hành khuấy trên máy khuấy từ với các mức thời gian khác nhau: 20, 30,
45, 90, 120, 150, 180 phút, sau đó lọc dung dịch và xác định mật độ quang ở
bước sóng λmax = 540 nm.
+ Thay đổi khối lượng vật liệu hấp phụ
Cân chính xác bột vỏ hàu với các khối lượng thay đổi lần lượt là: 0,2;
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
24
0,4; 0,5; 0,6; 0,8; 1 g cho vào 6 cốc 250 ml có chứa 100 ml dung dịch Cr6+
10
ppm có pH thích hợp. Tiến hành khuấy trên máy khuấy từ trong khoảng thời
gian khuấy thích hợp, sau đó lọc dung dịch và xác định mật độ quang ở bước
sóng λmax = 540 nm.
+ Thay đổi nồng độ ion Cr6+
Cân chính xác 0,1g bột vỏ hàu cho vào 7 cốc 250 ml có chứa 100 ml
dung dịch Cr6+
với nồng độ thay đổi lần lượt là 1, 3, 5, 7, 8, 10, 15 ppm. Tiến
hành khuấy trên máy khuấy từ trong khoảng thời gian khuấy thích hợp, sau đó
lọc dung dịch và xác định mật độ quang ở bước sóng λmax = 540 nm.
2.4. Phương pháp và thiết bị nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp phổ tử ngoại – khả kiến (UV-Vis)
Phương pháp này cho phép định lượng, xác định nồng độ (hàm lượng)
của các chất tuân theo định luật Lambert-beer: Nếu chiếu chùm sáng đơn sắc
có cường độ I0 qua một dung dịch có bề dày l (cm) và nồng độ C(mol/l). Sau
khi ra khỏi dung dịch nó bị hấp thụ mất một phần nên cường độ còn lại là I (I
< I0) thì:
= log 0
hoặc
= × ×
Trong đó: ε là hệ số hấp thu phân tử, C nồng độ dung dịch (mol/L), l độ dày
truyền ánh sáng (cm), A là độ hấp thụ quang.
Từ phương trình trên nếu biết được độ hấp thụ A ta dễ dàng tính được
nồng độ (hàm lượng) chất cần phân tích. Các mẫu được ghi phổ UV-Vis bằng
thiết bị Cintra 40 (Mỹ) (hình 2.2) tại Viện Kỹ thuật nhiệt đới – Viện Hàn lâm
Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST).
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
25
Hình 2.2. Thiết bị ghi phổ UV-Vis (GPC Cintra 40 Mỹ).
2.4.2. Phương pháp phổ hồng ngoại (IR)
Ghi phổ hồng ngoại IR của các mẫu bột vỏ hàu bằng thiết bị phổ hồng
ngoại biến đổi chuỗi Fourier NICOLET IS10 (hình 2.3) tại Viện Kỹ thuật
nhiệt đới - VAST. Mẫu ở dạng bột được ép viên với KBr. Ghi phổ ở vùng 400
cm- 1
- 4000 cm- 1
, độ phân giải 8 cm-1
, số lần quét 32 lần. Phổ IR được ghi
dưới dạng đường cong phụ thuộc phần trăm truyền qua vào số sóng (1/λ) hay
bước sóng sau khi đã bù trừ phổ nền của KBr.
Hình 2.3. Thiết bị quang phổ hồng ngoại biến đổi chuỗi Fourier NICOLET IS10
2.4.3. Phương pháp nhiễu xạ tia X (XRD)
Các mẫu bột vỏ hàu được ghi giản đồ nhiễu xạ tia X trên thiết bị
SIEMENS D5000 (hình 2.4) tại Khoa Hóa học, Đại học Khoa học Tự nhiên -
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
26
Đại học Quốc gia Hà Nội. Mẫu đo ở dạng bột, bước sóng λ = 0,154065 nm
(CuKα); bước đo 0,030o
; tốc độ quét 0,04285o
/s; khoảng đo 2θ =15-80o
.
Hình 2.4. Thiết bị ghi giản đồ nhiễu xạ tia X (XRD) SIEMENS D5000
(Shimadzu, Nhật Bản).
2.4.4. Phương pháp hiển vi điện tử quét (SEM)
Hiển vi điện tử quét (SEM) là công cụ để quan sát vi cấu trúc bề mặt và
bên trong vật liệu với độ phóng đại và độ phân giải lớn gấp hàng nghìn lần so
với kính hiển vi quang học thông thường. Độ phóng đại của thiết bị SEM có
thể đạt đến 100.000 lần, độ phân giải khoảng vài trăm angstrom đến vài
nanomet. Ngoài ra, ảnh SEM còn cho biết độ sâu trường ảnh lớn hơn so với
kính hiển vi quang học. Một ưu điểm nữa của phương pháp SEM là không đòi
hỏi khâu chuẩn bị mẫu quá phức tạp, có thể thu được những bức ảnh rõ nét.
Hình thái bề mặt các mẫu bột vỏ hàu được chụp trên thiết bị hiển vi
điện tử quét phát xạ trường S-4800 (Hitachi, Nhật Bản) (hình 2.5) tại Viện Vệ
sinh dịch tễ trung ương. Mẫu được phủ Pt trước khi ghi ảnh để tăng độ phân
giải của ảnh.
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
27
Hình 2.5. Thiết bị hiển vi điện tử quét phát xạ trường S-4800 (Hitachi, Nhật Bản).
2.4.5. Phương pháp đo diện tích bề mặt riêng (BET)
Phương pháp này dựa trên việc xác định lượng khí cần thiết để bao phủ
bề mặt của một lớp đơn phân tử. Lượng khí này được xác định từ đường cong
hấp phụ đẳng nhiệt của nitơ ở nhiệt độ của nitơ lỏng (77,4 K) theo Brunauer,
Emmett và Teller (BET), từ đó N2 bị hấp phụ bằng hấp phụ vật lý trên bề mặt
chất hấp phụ. Lượng N2 hấp phụ ở một áp suất cho trước được xác định bằng
phép đo thể tích hoặc khối lượng. Để loại bỏ tạp chất ở bề mặt chất hấp phụ,
mẫu được hút chân không và được gia nhiệt trong điều kiện thích hợp trước
khi phép đo được thực hiện. Diện tích bề mặt riêng của các mẫu vỏ hàu được
xác định trên thiết bị Gemini VII 2390 (hình 2.6) tại Khoa Hóa học
- Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
28
Hình 2.6. Thiết bị đo diện tích bề mặt riêng BET Gemini VII 2390.
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
29
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Khả năng hấp phụ ion Cr6+
của các loại vỏ hàu
Phương trình đường chuẩn phản ánh sự phụ thuộc của mật độ quang vào
nồng độ ion Cr6+
trong dung dịch (dung môi nước cất) được trình bày trên
hình 3.1. Có thể thấy hệ số hồi quy tuyến tính R2
= 0,9991 1 nên có thể sử
dụng phương trình này để tính toán nồng độ ion Cr6+
trong dung dịch bị hấp
phụ bởi bột vỏ hàu.
1,2
y = 0,4609x + 0,0378
1 R² = 0,9991
quang
0,8
0,6
độ
Mật
0,4
0,2
0
0 0,5 1 1,5 2 2,5
Nồng độ Cr6+
(mg/l)
Hình 3.1. Phương trình đường chuẩn của ion Cr6+
.
Kết quả tính toán dung lượng hấp phụ và hiệu suất hấp phụ của các mẫu
bột vỏ hàu có xuất sứ tại Phú Yên và Quảng Ninh với khối lượng bột vỏ hàu 0,1
g, thời gian hấp phụ 2 giờ, nồng độ đầu của dung dịch chứa ion Cr6+
là 50 mg/l
được liệt kê ở bảng 3.1. Có thể thấy quá trình xử lý bột vỏ hàu với NaOH và
nung có ảnh hưởng đáng kể đến khả năng hấp phụ ion Cr6+
của bột vỏ hàu. Sau
khi xử lý, vỏ hàu có dung lượng hấp phụ và hiệu suất hấp phụ cao hơn so với các
mẫu vỏ hàu ban đầu. Các mẫu vỏ hàu nung ở nhiệt độ 7500
C, 8000
C, 9000
C
cũng cho khả năng hấp phụ tốt hơn so với các mẫu không nung. Mẫu vỏ hàu
nung ở nhiệt độ 800o
C có khả năng hấp phụ ion Cr6+
tốt nhất. Do đó, lựa chọn
nhiệt độ nung bột vỏ hàu ở 800o
C cho các khảo sát tiếp theo.
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
30
Bảng 3.1. Dung lượng hấp phụ và hiệu suất hấp phụ ion Cr6+
của các mẫu bột vỏ
hàu (khối lượng bột vỏ hàu 0,1 g, thời gian hấp phụ 2 giờ, nồng độ đầu của dung
dịch ion Cr6+
là 50ppm)
Nhiệt độ Kí
Nồng độ ion Dung Hiệu
Cr6+
còn lại lượng hấp suất hấp
nung Mẫu hiệu
trong dung dịch phụ phụ
(o
C) mẫu (mg/l) (g/ml) (%)
Bột vỏ hàu
QN 40,2 9,80 19,60
Không Quảng Ninh
nung Bột vỏ hàu Phú
PY 38,6 11,40 22,80
Yên
Bột vỏ hàu QN
Quảng Ninh (ban 35,57 14,43 28,86
nung ở 750o
C đầu)
Bột vỏ hàu Phú PY
Yên nung ở (ban 38,37 11,63 22,26
750o
C đầu)
750
Bột vỏ hàu
Quảng Ninh xử
QN (xử
lý với 32,85 17,15 34,30
lý)
NaClO+NaOH
nung ở 750o
C
Bột vỏ hàu Phú
Yên xử lý với PY (xử
38,23 11,77 23,60
NaClO+NaOH lý)
nung ở 750o
C
Bột vỏ hàu QN
Quảng Ninh (ban 36,12 13,88 27,76
800
nung ở 800o
C đầu)
Bột vỏ hàu Phú PY
Yên nung ở (ban 38,09 11,91 23,82
800o
C đầu)
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
31
Nhiệt độ Kí
Nồng độ ion Dung Hiệu
Cr6+
còn lại lượng hấp suất hấp
nung Mẫu hiệu
trong dung dịch phụ phụ
(o
C) mẫu (mg/l) (g/ml) (%)
Bột vỏ hàu
Quảng Ninh xử
QN (xử
lý với 35,71 14,29 28,58
lý)
NaClO+NaOH
nung ở 800o
C
Bột vỏ hàu Phú
Yên xử lý với PY (xử
24,22 25,88 51,56
NaClO+NaOH lý)
nung ở 800o
C
Bột vỏ hàu QN
Quảng Ninh (ban 38,81 11,19 22,38
nung ở 900o
C đầu)
Bột vỏ hàu Phú PY
Yên nung ở (ban 39,40 10,60 21,20
900o
C đầu)
900
Bột vỏ hàu
Quảng Ninh xử
QN (xử
lý với 37,12 12,88 25,76
lý)
NaClO+NaOH
nung ở 900o
C
Bột vỏ hàu Phú
Yên xử lý với PY (xử
30,98 19,02 38,04
NaClO+NaOH lý)
nung ở 900o
C
So sánh khả năng hấp phụ ion Cr6+
của mẫu vỏ hàu Quảng Ninh và Phú
Yên có thể thấy mẫu vỏ hàu ở Phú Yên có khả năng hấp phụ ion Cr6+
cao hơn so
với mẫu vỏ hàu ở Quảng Ninh. Điều này cho thấy yếu tố địa lý, địa phương nuôi
hàu có ảnh hưởng đến khả năng hấp phụ ion Cr6+
của các loại vỏ hàu.
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
32
So sánh khả năng hấp phụ của lớp PP (bảng 3.2) so với bột vỏ hàu
(NP+PP) (bảng 3.1) thu được ở Quảng Ninh có thể thấy lớp PP có khả năng
hấp phụ ion Cr6+
tốt hơn đáng kể so với mẫu bột vỏ hàu (NP+PP). Sau khi
biến tính với EDTA, dung lượng hấp phụ và hiệu suất hấp phụ ion Cr6+
của
các mẫu vỏ hàu biến tính cũng cao hơn so với các mẫu không biến tính (bảng
3.2).
Bảng 3.2. Dung lượng hấp phụ và hiệu suất hấp phụ ion Cr6+
của lớp PP của các
mẫu bột vỏ hàu (khối lượng bột vỏ hàu 0,1 g, thời gian hấp phụ 2 giờ, nồng độ đầu
của dung dịch chứa ion Cr6+
là 50ppm)
Dung
Hiệu
Nồng độ ion Cr6+
suất
Kí hiệu lượng hấp
Tên mẫu còn lại trong hấp
mẫu phụ
dung dịch (mg/l) phụ
(g/ml)
(%)
Bột vỏ hàu Quảng Vh-QN–
35,12 14,90 29,80
Ninh tách lớp PP PP-bd
Bột vỏ hàu Quảng
Vh-QN –PP
Ninh tách lớp PP 30,50 19,50 39,00
8000
C
nung ở 800o
C
Bột vỏ hàu Quảng
Vh-QN-PP-
Ninh tách lớp PP
8000
C- 21,20 28,80 57,60
nung ở 800o
C được
EDTA
biến tính với EDTA
Bột vỏ hàu Phú Yên Vh-Py-PP-
24,30 25,70 51,40
tách lớp PP bd
Bột vỏ hàu Phú Yên
Vh-Py-PP-
tách lớp PP nung ở
8000
C- 18,00 32,00 64,00
800o
C được biến tính
EDTA
với EDTA
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
33
3.2 Đặc trưng, tính chất của các mẫu bột vỏ hàu
3.2.1. Phổ hồng ngoại (IR)
Các hình 3.2 - 3.7 là phổ IR của các mẫu bột vỏ hàu Quảng Ninh và
Phú Yên trước và sau xử lý bằng NaClO, nung ở 8000
C và biến tính bằng
EDTA. Hình 3.8 và 3.9 là chồng phổ IR của các mẫu này. Số sóng đặc trưng
cho một số nhóm dao động trong các mẫu bột vỏ hàu khảo sát được thống kê
trong bảng 3.3. Có thể thấy vị trí các pic đặc trưng trên phổ IR của các mẫu
bột vỏ hàu là tương tự nhau. Ví dụ, số sóng 3400 cm-1
và 1630 cm-1
đặc trưng
cho dao động hóa trị và dao động biến dạng của nhóm OH liên kết hydro. Pic
yếu đặc trưng cho dao động hóa trị của nhóm CO3
2-
hoặc CO2 ở 2512 cm-1
[18]. Pic đặc trưng cho dao động hóa trị của nhóm C=O số sóng 1798 cm-1
cũng xuất hiện trên phổ IR của các mẫu khảo sát. Một số pic yếu đặc trưng
cho dao động của nhóm CH ở số sóng 2872 cm-1
có thể do sự tồn tại của các
tạp chất hữu cơ trong bột vỏ hàu hoặc nhóm CH trong EDTA ghép vào bề mặt
vỏ hàu. So sánh các phổ hồng ngoại của các mẫu bột vỏ hàu thu thập ở Quảng
Ninh và Phú Yên, có thể thấy trên phổ IR của mẫu bột vỏ hàu Quảng Ninh
xuất hiện 1 pic dao động với cường độ mạnh ở 3640 cm-1
được gán cho dao
động hóa trị của nhóm OH tự do không tham gia liên kết hydro. Như vậy, phổ
IR cũng chứng tỏ địa phương nuôi con hàu (ở miền Nam và miền Bắc - ven
biển các tỉnh Phú Yên, Quảng Ninh) có ảnh hưởng đến cấu trúc của bột vỏ
hàu.
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
34
Hình 3.2. Phổ IR của mẫu bột vỏ hàu Quảng Ninh ban đầu.
Hình 3.3. Phổ IR của mẫu bột vỏ hàu Quảng Ninh nung ở 8000
C.
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
35
Hình 3.4. Phổ IR của mẫu bột vỏ hàu Quảng Ninh nung ở 8000
C biến
tính EDTA.
Hình 3.5. Phổ IR của mẫu bột vỏ hàu Phú Yên ban đầu.
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
36
Hình 3.6. Phổ IR của mẫu bột vỏ hàu Phú Yên nung ở 8000
C.
Hình 3.7. Phổ IR của mẫu bột vỏ hàu Phú Yên nung ở 8000
C biến tính EDTA.
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
37
Hình 3.8. Chồng phổ IR của các mẫu bột vỏ hàu Phú Yên.
Hình 3.9. Chồng phổ IR của các mẫu bột vỏ hàu Quảng Ninh.
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
38
Bảng 3.3. Vị trí một số pic đặc trưng trên phổ IR của các mẫu bột vỏ hàu
Số sóng ( cm-1
)
Tên mẫu δC-H,
C-O   δO-H
C=O
CH  OH,
O-HC- O=C=O,
NH
H
Vh-QN- 1416 1117 - 1636 - - 3643
PP-bd 874 3455
Vh-QN- 1421 875 2512 1631 1798 2985 3640
PP-8000
C 711 2873 3449
Vh-QN- 1419 875 2512 - 1797 2980 3643
PP-8000C - 711 2872 3440
EDTA
Vh-PY-PP- 1419 877 2513 1690 1796 2978 3447
bd 712 2872
Vh-PY-PP- 1426 875 2512 1631 1798 2980 3446
8000
C 711 2360 2875
Vh-PY-PP- 1422 875 2512 1637 1798 2977 3447
8000
C - 711 2872
EDTA
Vh-QN-PP-bd: bột vỏ hàu Quảng Ninh tách lớp PP ban dầu; Vh-QN-PP-
8000C: Vh-QN-PP-bd được nung ở 800o
C; Vh-QN-PP-8000C-EDTA: Vh-QN-
PP- 800o
C được biến tính với EDTA.
Vh-PY-PP-bd: bột vỏ hàu Phú Yên tách lớp PP ban dầu; Vh-PY-PP-8000C:
Vh-PY-PP-bd được nung ở 800o
C; Vh-PY-PP-8000C-EDTA: Vh-PY-PP-
800o
C được biến tính với EDTA.
3.2.2. Hình thái cấu trúc
Các hình 3.10 và 3.11 là ảnh hiển vi điện tử quét (SEM) của các mẫu
bột vỏ hàu trước và sau xử lý bằng NaClO, nung ở 8000
C và biến tính bằng
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
39
EDTA ở các độ phóng đại khác nhau. Có thể thấy bột vỏ hàu ban đầu có cấu
trúc khá chặt khít, các vi lỗ trống trên bề mặt xuất hiện không nhiều. Sau khi
nung ở 8000
C, vỏ hàu trở nên xốp hơn, trên bề mặt xuất hiện nhiều các vi lỗ
trống. Mẫu bột vỏ hàu biến tính EDTA có cấu trúc xốp hơn đáng kể. So sánh
ảnh SEM 2 mẫu bột vỏ hàu được thu thập từ 2 vị trí địa lý khác nhau ở miền
Nam và miền Bắc (ven biển các tỉnh Phú Yên và Quảng Ninh), ta thấy bột vỏ
hàu Phú Yên có bề mặt xốp và nhiều vi lỗ hơn hẳn so với bột vỏ hàu Quảng
Ninh do đó, kết quả hấp phụ ion Cr6+
của bột vỏ hàu Phú Yên cao hơn hẳn so
với mẫu bột vỏ hàu Quảng Ninh như đã trình bày ở mục 3.10.
Hình 3.10. Ảnh SEM của các mẫu bột vỏ hàu ở độ phóng đại 50000 lần.
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
40
Hình 3.11. Ảnh SEM của các mẫu bột vỏ hàu ở độ phóng đại 200000 lần.
3.2.3. Nhiễu xạ tia X (XRD)
Các hình 3.12-3.14 là giản đồ nhiễu xạ tia X (XRD) của các mẫu
bột vỏ hàu Quảng Ninh trước và sau sau xử lý bằng NaClO, nung ở 8000
C và
biến tính bằng EDTA. Trên giản đồ XRD của mẫu bột vỏ hàu Quảng Ninh
ban đầu có hai pha tinh thể, gồm tinh thể rhombo calcite của CaCO3 (2 =
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
41
29,4o
; d = 3,039 Å) và hexagonal portiandite của Ca(OH)2 (2 = 34o
, d = 2,624
Å) (hình 3.12) [17,26]. Sau khi xử lý với NaClO và nung ở 800o
C, cấu trúc
tinh thể của mẫu bột vỏ hàu Quảng Ninh thay đổi rõ rệt. Bên cạnh sự tồn tại
của các tinh thể calcite và portandite, sự xuất hiện của các tinh thể cubic
calcium oxide (2 = 37,4o
, d = 2,4 Å) cho thấy CaO là pha mới xuất hiện sau
quá trình nung bột vỏ hàu (hình 3.13) [17,26]. Như vậy, dưới tác dụng của
nhiệt độ cao, CaCO3 và Ca(OH)2 trong bột vỏ hàu đã bị nhiệt phân một phần
và hình thành CaO.
Hình 3.12. Giản đồ XRD của mẫu bột vỏ hàu Quảng Ninh ban đầu.
Hình 3.13. Giản đồ XRD của mẫu bột vỏ hàu Quảng Ninh nung ở 8000
C.
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
42
Hình 3.14. Giản đồ XRD của mẫu bột vỏ hàu Quảng Ninh biến tính EDTA.
Sau khi biến tính EDTA, vị trí và cường độ các pic nhiễu xạ đặc trưng
cho CaCO3, Ca(OH)2 và CaO trong bột vỏ hàu Quảng Ninh gần như không
thay đổi. Điều này cho thấy EDTA không làm thay đổi cấu trúc tinh thể của
bột vỏ hàu. Ở đây có thể giải thích bởi EDTA gắn vào bề mặt bột vỏ hàu nhờ
phản ứng giữa nhóm axit của EDTA với nhóm hydroxit của Ca(OH)2 trong
bột vỏ hàu, vì thế pic nhiễu xạ của Ca(OH)2 trên giản đồ XRD của mẫu bột vỏ
hàu xử lý ở vị trí d = 2,624 dịch chuyển nhẹ lên vị trí d = 2,628 trên giản đồ
XRD của mẫu bột vỏ hàu biến tính EDTA ở góc 2 = 340
.
Các hình 3.15-3.17 là giản đồ XRD của các mẫu bột vỏ hàu Phú Yên
trước và sau sau xử lý bằng NaClO, nung ở 8000
C và biến tính bằng EDTA.
Trên giản đồ XRD của mẫu Phú Yên ban đầu, chỉ quan sát thấy sự xuất hiện
của tinh thể rhombo calcite (hình 3.15). So sánh với cấu trúc tinh thể của mẫu
bột vỏ hàu Quảng Ninh ban đầu trên hình 3.12, có thể thấy 2 mẫu bột vỏ hàu
thu thập từ 2 tỉnh Phú Yên và Quảng Ninh có cấu trúc tinh thể khác nhau rõ
rệt. Điều này giải thích cho sự khác biệt về khả năng hấp phụ ion Cr6+
của các
mẫu bột vỏ hàu Phú Yên và Quảng Ninh được khảo sát.
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
43
Hình 3.15. Giản đồ XRD của mẫu bột vỏ hàu Phú Yên ban đầu.
Hình 3.16. Giản đồ XRD của mẫu bột vỏ hàu Phú Yên nung ở 8000
C.
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
44
Hình 3.17. Giản đồ XRD của mẫu bột vỏ hàu Phú Yên biến tính EDTA
Sau khi xử lý với NaClO và nung ở 800o
C, trong cấu trúc của mẫu bột
vỏ hàu Phú Yên xuất hiện thêm các pic nhiễu xạ với cường độ mạnh đặc trưng
cho tinh thể hexagonal portiandite của Ca(OH)2 (hình 3.16). Quan sát giản đồ
XRD của mẫu bột vỏ hàu Phú Yên biến tính EDTA, chỉ thấy xuất hiện các pic
nhiễu xạ đặc trưng cho tinh thể calcite (hình 3.17). Điều này có thể do các tinh
thể portiandite hình thành sau quá trình nung bột vỏ hàu đã bị rửa, loại bỏ
trước quá trình biến tính mẫu bột vỏ hàu với EDTA.
Các số liệu tính toán kích thước tinh thể các mẫu bột vỏ hàu được khảo
sát theo phương trình Scherrer dựa trên dữ liệu các pic nhiễu xạ trên giản đồ
XRD của các bột vỏ hàu cho thấy kích thước tinh thể của các tinh thể calcite,
portiandite và calcium oxide khác biệt không đáng kể giữa các mẫu bột vỏ
hàu Quảng Ninh và Phú Yên (bảng 3.4). Như vậy, quá trình xử lý chỉ ảnh
hưởng đến sự hình thành các pha tinh thể, không ảnh hưởng đến kích thước
tinh thể trong bột vỏ hàu được xử lý và biến tính.
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
45
Bảng 3.4. Kích thước tinh thể của các mẫu bột vỏ hàu khảo sát được tính toán
theo phương trình Scherrer [17, 26]
Mẫu
Loại tinh
2θ (o
)
Kích thước
thể tinh thể (Å)
Vh-QN-PP
CaCO3 29,4 3,037
Ca(OH)2 34,0 2,630
CaCO3 29,4 3,037
Vh-QN-PP-800 CaO 37,2 2,405
Ca(OH)2 34,0 2,624
Vh-QN-PP-800-
CaCO3 29,4 3,039
CaO 37,4 2,426
EDTA
Ca(OH)2 34,0 2,628
Vh-PY-PP CaCO3 29,4 3,039
Vh-PY-PP-8000
C
CaCO3 29,4 3,042
Ca(OH)2 34,0 2,629
Vh-PY-PP-8000
C - CaCO3 29,4 3,040
EDTA
3.2.4. Diện tích bề mặt riêng (BET)
Các hình 3.18, 3.19 và bảng 3.5 trình bày đường đẳng nhiệt hấp phụ –
giải hấp phụ nitơ và các thông số như diện tích bề mặt riêng (BET), thể tích
mao quản và đường kính mao quản của các mẫu bột vỏ hàu được khảo sát. Có
thể thấy các mẫu bột vỏ hàu đều có hình dạng đường hấp phụ đẳng nhiệt loại
III theo phân loại của IUPAC, đặc trưng cho vật liệu cấu trúc mao quản dạng
khe nghiêng (inclined slit) với sự ngưng tụ mao quản ở áp suất P/P0 xấp xỉ 0,7
[13].
So sánh số liệu ở bảng 3.4 có thể thấy, các mẫu bột vỏ hàu QN-PP và
PY-PP có diện tích bề mặt riêng cũng như thể tích và đường kính mao quản
chênh lệch đáng kể. Kết quả này một lần nữa chứng minh sự ảnh hưởng của
các mẫu vỏ hàu thu thập ở 2 tỉnh Quảng Ninh và Phú Yên đến đặc trưng của
mẫu bột vỏ hàu. Đối với mẫu bột vỏ hàu thu thập ở Quảng Ninh, sau khi xử lý
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
46
nhiệt, thì đã làm thay đổi đáng kể diện tích bề mặt riêng của vật liệu có thể sự
thay đổi cấu trúc tinh thể đã dẫn đến sự thay đổi đột ngột diện tích bề mặt
riêng của vật liệu. Tuy nhiên, đường kính mao quản của vật liệu tăng không
đáng kể do vậy đẫn tới khả năng hấp phụ ion Cr6+
không cao sp với vỏ hàu
Phú Yên. Ngược lại vỏ hàu Phú yên sau khi nung mặc dù có diện tích bề mặt
riêng lớn và thể tích mao quản bé hơn nhưng đường kính mao quản thì lại lớn
hơn rất nhiều do vậy quá trình khuếch tán ion ion Cr6+
sẽ tốt hơn rõ rệt và sự
tăng này làm cho bột vỏ hàu có khả năng hấp phụ ion Cr6+
tốt hơn.
Sau khi biến tính các mẫu bột vỏ hàu với EDTA, diện tích bề mặt riêng,
thể tích mao quản và đường kính mao quản của các mẫu bột vỏ hàu có tăng
lên, tuy nhiên không quan sát được vi mao quản trong mẫu. Sự thay đổi diện
tích bề mặt riêng có thể do một số pha tinh thể như CaO, Ca(OH)2 bị rửa loại
một phần trong quá trình biến tính. Đường kính mao quản tăng cũng giải thích
cho sự tăng khả năng hấp phụ ion Cr6+
của mẫu bột vỏ hàu này.
Đối với các mẫu bột vỏ hàu thu thập ở Phú Yên, sự xuất hiện của các vi
mao quản cũng như đường kính mao quản lớn nên các mẫu bột vỏ hàu này có
khả năng hấp phụ ion Cr6+
tốt hơn so với các mẫu bột vỏ hàu Quảng Ninh
được xử lý, biến tính trong điều kiện tương tự.
Hình 3.18. Đường hấp phụ – giải hấp phụ nitơ của mẫu bột vỏ hàu Quảng
Ninh: (a) QN ban đầu, (b) QN- 8000
C, (c) QN-8000
C-EDTA
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
47
Hình 3.18. Đường hấp phụ – giải hấp phụ nitơ của mẫu bột vỏ hàu Phú Yên:
(a) PY ban đầu, (b) PY-8000
C, (c) PY-8000
C-EDTA
Bảng 3.5. Diện tích bề mặt riêng, thể tích mao quản và đường kính mao quản
của các mẫu bột vỏ hàu
Mẫu
Diện tích bề mặt Thể tích mao Đường kính mao
riêng (m2
/g) quản (cm3
/g) quản (nm)
Vh-QN-bd 9,5304 0,0434 19,119
Vh-QN-8000
C 0,9399 0,0684 27,539
Vh-QN-
4,9872 0,0342 29,781
8000
C- EDTA
Vh-PY-bd 1,1972 0,0081 19,107
Vh-PY-8000
C 1,5911 0,0094 24,085
Vh-PY-
0,9127 0,0077 31,997
8000
C-EDTA
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
48
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng hấp phụ ion Cr6+
của mẫu bột
vỏ hàu
Từ kết quả thu được ở mục 3.1, lựa chọn mẫu bột vỏ hàu Phú Yên nung
ở 800o
C, biến tính EDTA (từ đây, gọi tắt là mẫu bột vỏ hàu) để nghiên cứu
các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hấp phụ ion Cr6+
.
3.3.1. Ảnh hưởng của pH dung dịch hấp phụ
Bảng 3.5 trình bày kết quả xác định hiệu suất hấp phụ và dung lượng
hấp phụ ion Cr6+
của mẫu bột vỏ hàu trong các dung dịch hấp phụ có pH khác
nhau. Khi thay đổi pH của dung dịch hấp phụ, khả năng hấp phụ ion Cr6+
của
vât liệu thay đổi đáng kể. Trong dung dịch pH = 6, mẫu bột vỏ hàu có khả
năng hấp phụ ion Cr6+
tốt nhất. Điều này có thể giải thích bởi bột vỏ hàu có
tính kiềm nên khi đưa vào môi trường axit sẽ xảy ra phản ứng trung hòa giữa
axit và bazơ, môi trường càng axit, bột vỏ hàu phản ứng càng nhiều dẫn đến
lượng bột vỏ hàu tham gia quá trình hấp phụ sẽ giảm đi, do đó dung lượng
hấp phụ và hiệu suất hấp phụ ion Cr6+
cũng bị giảm.
Bảng 3.6. Hiệu suất hấp phụ và dung lượng hấp phụ ion Cr6+
của mẫu bột vỏ hàu
trong các dung dịch hấp phụ có pH khác nhau
Nồng độ đầu, C0
Nồng độ ion Cr6+
Dung lượng Hiệu suất
pH còn lại trong dung hấp phụ, D hấp phụ, H
(ppm)
dịch, C (ppm) (mg/g) (%)
2 10 8,40 0,80 16,0
3 10 7,40 1,30 26,0
4 10 6,70 1,65 33,0
5 10 5,73 2,13 42,7
6 10 5,29 2,35 47,1
7 10 9,44 0,28 5,6
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
49
3.3.2. Ảnh hưởng của thời gian hấp phụ
Bảng 3.6 trình bày kết quả xác định hiệu suất hấp phụ và dung lượng
hấp phụ ion Cr6+
của mẫu bột vỏ hàu trong các khoảng thời gian hấp phụ
khác nhau. Khi thay đổi thời gian khuấy bột vỏ hàu trong dung dịch hấp phụ,
khả năng hấp phụ ion Cr6+
của bột vỏ hàu cũng thay đổi. Điều này là do quá
trình hấp phụ ion Cr6+
bởi mẫu bột vỏ hàu là quá trình khuếch tán ion Cr6+
vào trong bột vỏ hàu, do vậy thời gian khuấy càng dài thì sẽ làm tăng khả
năng khuếch tán ion Cr6+
vào bên trong vật liệu. Tuy nhiên, đến một khoảng
thời gian khuấy nào đó, nồng độ ion Cr6+
trong bột vỏ hàu đạt đến cân bằng.
Do đó, nếu tiếp tục tăng thời gian hấp phụ thì hiệu suất hấp phụ ion Cr6+
cũng
không tăng. Kết quả khảo sát cho thấy 120 phút là thời gian thích hợp để hấp
phụ ion Cr6+
bởi bột vỏ hàu (hiệu suất hấp phụ đạt 53,1 %). Khi tăng thời
gian hấp phụ lên 180 phút, hiệu suất hấp phụ cũng tăng không nhiều, chỉ đạt
56,8 % mà sẽ gia tăng chi phí năng lượng khuấy.
Bảng 3.7. Hiệu suất hấp phụ và dung lượng hấp phụ ion Cr6+
của mẫu bột vỏ hàu
trong các khoảng thời gian hấp phụ khác nhau
Nồng độ ion Cr6+
Dung lượng Hiệu suất
Thời gian Nồng độ đầu, còn lại trong
hấp phụ, D hấp phụ, H
(phút) C0 (ppm) dung dịch, C
(mg/g) (%)
(ppm)
20 10 8,64 0,68 13,6
30 10 8,27 0,86 17,3
45 10 7,81 1,09 21,9
60 10 6,92 1,54 30,8
90 10 6,70 1,65 33,0
120 10 4,69 2,65 53,1
150 10 4,38 2,81 56,2
180 10 4,32 2,84 56,8
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
50
3.3.3. Ảnh hưởng của khối lượng chất hấp phụ
Bảng 3.7 trình bày kết quả xác định hiệu suất hấp phụ và dung lượng
hấp phụ ion Cr6+
của mẫu bột vỏ hàu với khối lượng bột vỏ hàu sử dụng khác
nhau. Khi tăng khối lượng bột vỏ hàu, hiệu suất hấp phụ ion Cr6+
tăng đáng
kể. Điều này là do khối lượng bột vỏ hàu càng lớn thì số lượng các vi lỗ trống
càng nhiều nên sẽ làm tăng khả năng hấp phụ ion Cr6+
bởi vật liệu hấp phụ.
Bảng 3.8. Hiệu suất hấp phụ và dung lượng hấp phụ ion Cr6+
của mẫu bột vỏ
hàu với khối lượng bột vỏ hàu sử dụng khác nhau
Khối Nồng độ Nồng độ ion Cr6+
Dung lượng Hiệu suất
còn lại trong
lượng đầu C0 hấp phụ, D hấp phụ, H
dung dịch, C
(g) (ppm) (mg/g) (%)
(ppm)
0,1 10 7,07 1,64 29,3
0,2 10 6,55 1,72 34,5
0,5 10 5,77 2,11 42,3
0,6 10 5,47 2,26 45,3
0,8 10 5,03 2,48 49,7
1 10 4,17 2,91 58,3
3.3.4. Ảnh hưởng của nồng độ đầu của dung dịch chứa ion Cr6+
Bảng 3.8 trình bày kết quả xác định hiệu suất hấp phụ và dung lượng
hấp phụ ion Cr6+
của mẫu bột vỏ hàu với nồng độ đầu khác nhau của dung
dịch chứa ion Cr6+
. Có thể thấy nồng độ đầu của dung dịch chứa ion Cr6+
có
ảnh hưởng đến khả năng hấp phụ ion Cr6+
của bột vỏ hàu. Sự tăng khả năng
hấp phụ do nồng độ là do khả năng khuếch tán ion kim loại Cr6+
lên bề mặt
vật liệu hấp phụ vỏ hàu và vào trong mao quản khi mà nồng độ cao của ion
Cr6+
trong nước nhiều sẽ dễ khuếch tán vào bên trong vật liệu hấp phụ theo
các mao quản.
Nghiên Cứu Đặc Trưng Của Bột Vỏ Hàu Và Khả Năng Hấp Phụ Một Số Ion Kim Loại Nặng.doc
Nghiên Cứu Đặc Trưng Của Bột Vỏ Hàu Và Khả Năng Hấp Phụ Một Số Ion Kim Loại Nặng.doc
Nghiên Cứu Đặc Trưng Của Bột Vỏ Hàu Và Khả Năng Hấp Phụ Một Số Ion Kim Loại Nặng.doc
Nghiên Cứu Đặc Trưng Của Bột Vỏ Hàu Và Khả Năng Hấp Phụ Một Số Ion Kim Loại Nặng.doc
Nghiên Cứu Đặc Trưng Của Bột Vỏ Hàu Và Khả Năng Hấp Phụ Một Số Ion Kim Loại Nặng.doc
Nghiên Cứu Đặc Trưng Của Bột Vỏ Hàu Và Khả Năng Hấp Phụ Một Số Ion Kim Loại Nặng.doc
Nghiên Cứu Đặc Trưng Của Bột Vỏ Hàu Và Khả Năng Hấp Phụ Một Số Ion Kim Loại Nặng.doc
Nghiên Cứu Đặc Trưng Của Bột Vỏ Hàu Và Khả Năng Hấp Phụ Một Số Ion Kim Loại Nặng.doc

More Related Content

What's hot

[Luanvandaihoc.com] Xử Lý Ô Nhiễm Đất Do Thuốc Bảo Vệ Thực Vật
[Luanvandaihoc.com] Xử Lý Ô Nhiễm Đất Do Thuốc Bảo Vệ Thực Vật[Luanvandaihoc.com] Xử Lý Ô Nhiễm Đất Do Thuốc Bảo Vệ Thực Vật
[Luanvandaihoc.com] Xử Lý Ô Nhiễm Đất Do Thuốc Bảo Vệ Thực VậtThư viện luận văn đại hoc
 
Nghiên cứu tổng hợp vật liệu nano y0.8 la0.2feo3 bằng phương pháp đồng kết tủa
Nghiên cứu tổng hợp vật liệu nano y0.8 la0.2feo3 bằng phương pháp đồng kết tủaNghiên cứu tổng hợp vật liệu nano y0.8 la0.2feo3 bằng phương pháp đồng kết tủa
Nghiên cứu tổng hợp vật liệu nano y0.8 la0.2feo3 bằng phương pháp đồng kết tủahttps://www.facebook.com/garmentspace
 
NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO VẬT LIỆU CERAMIC GẮN NANO BẠC ĐỂ SẢN XUẤT BỘ DỤNG CỤ LỌC N...
NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO VẬT LIỆU CERAMIC GẮN NANO BẠC ĐỂ SẢN XUẤT BỘ DỤNG CỤ LỌC N...NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO VẬT LIỆU CERAMIC GẮN NANO BẠC ĐỂ SẢN XUẤT BỘ DỤNG CỤ LỌC N...
NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO VẬT LIỆU CERAMIC GẮN NANO BẠC ĐỂ SẢN XUẤT BỘ DỤNG CỤ LỌC N...KhoTi1
 
ĐIỀU CHẾ CELLULOSE NANO TINH THỂ VÀ ỨNG DỤNG
ĐIỀU CHẾ CELLULOSE NANO TINH THỂ VÀ ỨNG DỤNGĐIỀU CHẾ CELLULOSE NANO TINH THỂ VÀ ỨNG DỤNG
ĐIỀU CHẾ CELLULOSE NANO TINH THỂ VÀ ỨNG DỤNGMan_Ebook
 
Bài giảng Sản xuất sạch hơn
Bài giảng Sản xuất sạch hơnBài giảng Sản xuất sạch hơn
Bài giảng Sản xuất sạch hơnNhuoc Tran
 
Khảo sát khả năng kháng nấm bệnh trên cây trồng của nano đồng
Khảo sát khả năng kháng nấm bệnh trên cây trồng của nano đồngKhảo sát khả năng kháng nấm bệnh trên cây trồng của nano đồng
Khảo sát khả năng kháng nấm bệnh trên cây trồng của nano đồngTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Hoa chat doc trong môi trường
Hoa chat doc trong môi trườngHoa chat doc trong môi trường
Hoa chat doc trong môi trườngNguyễn Quốc
 
Phương pháp và kỹ thuật thực hiện sản xuất sạch hơn.pdf
Phương pháp và kỹ thuật thực hiện sản xuất sạch hơn.pdfPhương pháp và kỹ thuật thực hiện sản xuất sạch hơn.pdf
Phương pháp và kỹ thuật thực hiện sản xuất sạch hơn.pdfNhuoc Tran
 
HIỆN TƯỢNG QUANG XÚC TÁC VÀ ỨNG DỤNG
HIỆN TƯỢNG  QUANG XÚC TÁC VÀ ỨNG DỤNGHIỆN TƯỢNG  QUANG XÚC TÁC VÀ ỨNG DỤNG
HIỆN TƯỢNG QUANG XÚC TÁC VÀ ỨNG DỤNGwww. mientayvn.com
 
Luận văn: Nghiên cứu chế tạo và khảo sát tính chất của vật liệu graphen oxit ...
Luận văn: Nghiên cứu chế tạo và khảo sát tính chất của vật liệu graphen oxit ...Luận văn: Nghiên cứu chế tạo và khảo sát tính chất của vật liệu graphen oxit ...
Luận văn: Nghiên cứu chế tạo và khảo sát tính chất của vật liệu graphen oxit ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

What's hot (20)

[Luanvandaihoc.com] Xử Lý Ô Nhiễm Đất Do Thuốc Bảo Vệ Thực Vật
[Luanvandaihoc.com] Xử Lý Ô Nhiễm Đất Do Thuốc Bảo Vệ Thực Vật[Luanvandaihoc.com] Xử Lý Ô Nhiễm Đất Do Thuốc Bảo Vệ Thực Vật
[Luanvandaihoc.com] Xử Lý Ô Nhiễm Đất Do Thuốc Bảo Vệ Thực Vật
 
Nghiên cứu tổng hợp vật liệu nano y0.8 la0.2feo3 bằng phương pháp đồng kết tủa
Nghiên cứu tổng hợp vật liệu nano y0.8 la0.2feo3 bằng phương pháp đồng kết tủaNghiên cứu tổng hợp vật liệu nano y0.8 la0.2feo3 bằng phương pháp đồng kết tủa
Nghiên cứu tổng hợp vật liệu nano y0.8 la0.2feo3 bằng phương pháp đồng kết tủa
 
NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO VẬT LIỆU CERAMIC GẮN NANO BẠC ĐỂ SẢN XUẤT BỘ DỤNG CỤ LỌC N...
NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO VẬT LIỆU CERAMIC GẮN NANO BẠC ĐỂ SẢN XUẤT BỘ DỤNG CỤ LỌC N...NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO VẬT LIỆU CERAMIC GẮN NANO BẠC ĐỂ SẢN XUẤT BỘ DỤNG CỤ LỌC N...
NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO VẬT LIỆU CERAMIC GẮN NANO BẠC ĐỂ SẢN XUẤT BỘ DỤNG CỤ LỌC N...
 
Luận văn: Công nghệ xử lý nước thải cho các khu công nghiệp
Luận văn: Công nghệ xử lý nước thải cho các khu công nghiệpLuận văn: Công nghệ xử lý nước thải cho các khu công nghiệp
Luận văn: Công nghệ xử lý nước thải cho các khu công nghiệp
 
ĐIỀU CHẾ CELLULOSE NANO TINH THỂ VÀ ỨNG DỤNG
ĐIỀU CHẾ CELLULOSE NANO TINH THỂ VÀ ỨNG DỤNGĐIỀU CHẾ CELLULOSE NANO TINH THỂ VÀ ỨNG DỤNG
ĐIỀU CHẾ CELLULOSE NANO TINH THỂ VÀ ỨNG DỤNG
 
Bài giảng Sản xuất sạch hơn
Bài giảng Sản xuất sạch hơnBài giảng Sản xuất sạch hơn
Bài giảng Sản xuất sạch hơn
 
Khảo sát khả năng kháng nấm bệnh trên cây trồng của nano đồng
Khảo sát khả năng kháng nấm bệnh trên cây trồng của nano đồngKhảo sát khả năng kháng nấm bệnh trên cây trồng của nano đồng
Khảo sát khả năng kháng nấm bệnh trên cây trồng của nano đồng
 
Luận văn: Đánh giá hàm lượng một số kim loại nặng trong thực phẩm
Luận văn: Đánh giá hàm lượng một số kim loại nặng trong thực phẩm Luận văn: Đánh giá hàm lượng một số kim loại nặng trong thực phẩm
Luận văn: Đánh giá hàm lượng một số kim loại nặng trong thực phẩm
 
Phuong phap pho cong huong tu hat nhan
Phuong phap pho cong huong tu hat nhanPhuong phap pho cong huong tu hat nhan
Phuong phap pho cong huong tu hat nhan
 
Luận văn: Chủng vi sinh vật để xử lý nước thải giàu Nitơ Photpho
Luận văn: Chủng vi sinh vật để xử lý nước thải giàu Nitơ PhotphoLuận văn: Chủng vi sinh vật để xử lý nước thải giàu Nitơ Photpho
Luận văn: Chủng vi sinh vật để xử lý nước thải giàu Nitơ Photpho
 
Hoa chat doc trong môi trường
Hoa chat doc trong môi trườngHoa chat doc trong môi trường
Hoa chat doc trong môi trường
 
Phương pháp và kỹ thuật thực hiện sản xuất sạch hơn.pdf
Phương pháp và kỹ thuật thực hiện sản xuất sạch hơn.pdfPhương pháp và kỹ thuật thực hiện sản xuất sạch hơn.pdf
Phương pháp và kỹ thuật thực hiện sản xuất sạch hơn.pdf
 
Đề tài: Hiện trạng môi trường công ty xi măng Lam Thạch, HOT
Đề tài: Hiện trạng môi trường công ty xi măng Lam Thạch, HOTĐề tài: Hiện trạng môi trường công ty xi măng Lam Thạch, HOT
Đề tài: Hiện trạng môi trường công ty xi măng Lam Thạch, HOT
 
HIỆN TƯỢNG QUANG XÚC TÁC VÀ ỨNG DỤNG
HIỆN TƯỢNG  QUANG XÚC TÁC VÀ ỨNG DỤNGHIỆN TƯỢNG  QUANG XÚC TÁC VÀ ỨNG DỤNG
HIỆN TƯỢNG QUANG XÚC TÁC VÀ ỨNG DỤNG
 
Luận văn: Nghiên cứu chế tạo và khảo sát tính chất của vật liệu graphen oxit ...
Luận văn: Nghiên cứu chế tạo và khảo sát tính chất của vật liệu graphen oxit ...Luận văn: Nghiên cứu chế tạo và khảo sát tính chất của vật liệu graphen oxit ...
Luận văn: Nghiên cứu chế tạo và khảo sát tính chất của vật liệu graphen oxit ...
 
Luận văn: Vật liệu hấp phụ từ xơ dừa để xử lý amoni trong nước thải
Luận văn: Vật liệu hấp phụ từ xơ dừa để xử lý amoni trong nước thảiLuận văn: Vật liệu hấp phụ từ xơ dừa để xử lý amoni trong nước thải
Luận văn: Vật liệu hấp phụ từ xơ dừa để xử lý amoni trong nước thải
 
Đề tài: Khảo sát cấu trúc, tính chất của vật liệu NaNo Nife2o4, 9đ
Đề tài: Khảo sát cấu trúc, tính chất của vật liệu NaNo Nife2o4, 9đĐề tài: Khảo sát cấu trúc, tính chất của vật liệu NaNo Nife2o4, 9đ
Đề tài: Khảo sát cấu trúc, tính chất của vật liệu NaNo Nife2o4, 9đ
 
Đề tài: Biện pháp gây hứng thú học tập môn hóa học lớp 10, 9đ
Đề tài: Biện pháp gây hứng thú học tập môn hóa học lớp 10, 9đĐề tài: Biện pháp gây hứng thú học tập môn hóa học lớp 10, 9đ
Đề tài: Biện pháp gây hứng thú học tập môn hóa học lớp 10, 9đ
 
Đề tài nghiên cứu tận dụng phế phẩm nông nghiệp, HAY
Đề tài  nghiên cứu tận dụng phế phẩm nông nghiệp, HAYĐề tài  nghiên cứu tận dụng phế phẩm nông nghiệp, HAY
Đề tài nghiên cứu tận dụng phế phẩm nông nghiệp, HAY
 
Đề tài: Vật liệu quang xúc tác trên cơ sở TiO2 và khung cơ kim, 9đ
Đề tài: Vật liệu quang xúc tác trên cơ sở TiO2 và khung cơ kim, 9đĐề tài: Vật liệu quang xúc tác trên cơ sở TiO2 và khung cơ kim, 9đ
Đề tài: Vật liệu quang xúc tác trên cơ sở TiO2 và khung cơ kim, 9đ
 

Similar to Nghiên Cứu Đặc Trưng Của Bột Vỏ Hàu Và Khả Năng Hấp Phụ Một Số Ion Kim Loại Nặng.doc

Cải Thiện Chất Lƣợng Thiết Bị Điều Khiển Gia Nhiệt Bằng Bộ Điều Khiển Mờ Chỉn...
Cải Thiện Chất Lƣợng Thiết Bị Điều Khiển Gia Nhiệt Bằng Bộ Điều Khiển Mờ Chỉn...Cải Thiện Chất Lƣợng Thiết Bị Điều Khiển Gia Nhiệt Bằng Bộ Điều Khiển Mờ Chỉn...
Cải Thiện Chất Lƣợng Thiết Bị Điều Khiển Gia Nhiệt Bằng Bộ Điều Khiển Mờ Chỉn...DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Tổng Hợp, Xác Định Cấu Trúc Và Đánh Giá Hoạt Tính Gây Độc Tế Bào Của Một Số P...
Tổng Hợp, Xác Định Cấu Trúc Và Đánh Giá Hoạt Tính Gây Độc Tế Bào Của Một Số P...Tổng Hợp, Xác Định Cấu Trúc Và Đánh Giá Hoạt Tính Gây Độc Tế Bào Của Một Số P...
Tổng Hợp, Xác Định Cấu Trúc Và Đánh Giá Hoạt Tính Gây Độc Tế Bào Của Một Số P...DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Xây Dựng Bộ Điều Khiển Mờ Thích Nghi Để Cân Bằng Tải Cho Hệ Hai Động Cơ Một C...
Xây Dựng Bộ Điều Khiển Mờ Thích Nghi Để Cân Bằng Tải Cho Hệ Hai Động Cơ Một C...Xây Dựng Bộ Điều Khiển Mờ Thích Nghi Để Cân Bằng Tải Cho Hệ Hai Động Cơ Một C...
Xây Dựng Bộ Điều Khiển Mờ Thích Nghi Để Cân Bằng Tải Cho Hệ Hai Động Cơ Một C...DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Điều Kiện Chuyển Động Đến Vận Tốc Của Ô Tô Trang Bị ...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Điều Kiện Chuyển Động Đến Vận Tốc Của Ô Tô Trang Bị ...Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Điều Kiện Chuyển Động Đến Vận Tốc Của Ô Tô Trang Bị ...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Điều Kiện Chuyển Động Đến Vận Tốc Của Ô Tô Trang Bị ...DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Một Số Thông Số Kết Cấu Và Điều Khiển Đến Tải Trọng ...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Một Số Thông Số Kết Cấu Và Điều Khiển Đến Tải Trọng ...Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Một Số Thông Số Kết Cấu Và Điều Khiển Đến Tải Trọng ...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Một Số Thông Số Kết Cấu Và Điều Khiển Đến Tải Trọng ...DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 

Similar to Nghiên Cứu Đặc Trưng Của Bột Vỏ Hàu Và Khả Năng Hấp Phụ Một Số Ion Kim Loại Nặng.doc (20)

Chế Tạo, Nghiên Cứu Các Tính Chất Quang Của Vật Liệu Tổ Hợp Carbon - Nano Vàn...
Chế Tạo, Nghiên Cứu Các Tính Chất Quang Của Vật Liệu Tổ Hợp Carbon - Nano Vàn...Chế Tạo, Nghiên Cứu Các Tính Chất Quang Của Vật Liệu Tổ Hợp Carbon - Nano Vàn...
Chế Tạo, Nghiên Cứu Các Tính Chất Quang Của Vật Liệu Tổ Hợp Carbon - Nano Vàn...
 
Nghiên cứu thành phần loài Giun sán ký sinh ở một số loài thằn lằn.doc
Nghiên cứu thành phần loài Giun sán ký sinh ở một số loài thằn lằn.docNghiên cứu thành phần loài Giun sán ký sinh ở một số loài thằn lằn.doc
Nghiên cứu thành phần loài Giun sán ký sinh ở một số loài thằn lằn.doc
 
Chế Tạo Và Nghiên Cứu Tính Chất Quang Của Các Nano Tinh Thể Hợp Kim Tetrapod ...
Chế Tạo Và Nghiên Cứu Tính Chất Quang Của Các Nano Tinh Thể Hợp Kim Tetrapod ...Chế Tạo Và Nghiên Cứu Tính Chất Quang Của Các Nano Tinh Thể Hợp Kim Tetrapod ...
Chế Tạo Và Nghiên Cứu Tính Chất Quang Của Các Nano Tinh Thể Hợp Kim Tetrapod ...
 
Nghiên Cứu Tính Chất Từ Và Quang Học Của Vật Liệu Batio3 Pha Tạp Fe Tại Vùng ...
Nghiên Cứu Tính Chất Từ Và Quang Học Của Vật Liệu Batio3 Pha Tạp Fe Tại Vùng ...Nghiên Cứu Tính Chất Từ Và Quang Học Của Vật Liệu Batio3 Pha Tạp Fe Tại Vùng ...
Nghiên Cứu Tính Chất Từ Và Quang Học Của Vật Liệu Batio3 Pha Tạp Fe Tại Vùng ...
 
Nghiên Cứu Tính Chất Quang Và Khả Năng Ứng Dụng Của Màng Mỏng Penta-Ôxit Vana...
Nghiên Cứu Tính Chất Quang Và Khả Năng Ứng Dụng Của Màng Mỏng Penta-Ôxit Vana...Nghiên Cứu Tính Chất Quang Và Khả Năng Ứng Dụng Của Màng Mỏng Penta-Ôxit Vana...
Nghiên Cứu Tính Chất Quang Và Khả Năng Ứng Dụng Của Màng Mỏng Penta-Ôxit Vana...
 
Cải Thiện Chất Lƣợng Thiết Bị Điều Khiển Gia Nhiệt Bằng Bộ Điều Khiển Mờ Chỉn...
Cải Thiện Chất Lƣợng Thiết Bị Điều Khiển Gia Nhiệt Bằng Bộ Điều Khiển Mờ Chỉn...Cải Thiện Chất Lƣợng Thiết Bị Điều Khiển Gia Nhiệt Bằng Bộ Điều Khiển Mờ Chỉn...
Cải Thiện Chất Lƣợng Thiết Bị Điều Khiển Gia Nhiệt Bằng Bộ Điều Khiển Mờ Chỉn...
 
Đánh giá công tác quản lý nhà nước Về khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh ...
Đánh giá công tác quản lý nhà nước Về khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh ...Đánh giá công tác quản lý nhà nước Về khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh ...
Đánh giá công tác quản lý nhà nước Về khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh ...
 
Nghiên cứu các đặc trưng cấu trúc Và tính chất quang của tinh thể nano znse.doc
Nghiên cứu các đặc trưng cấu trúc Và tính chất quang của tinh thể nano znse.docNghiên cứu các đặc trưng cấu trúc Và tính chất quang của tinh thể nano znse.doc
Nghiên cứu các đặc trưng cấu trúc Và tính chất quang của tinh thể nano znse.doc
 
Xác Định Một Số Hydrocacbon Thơm Đa Vòng Trong Thực Phẩm Bằng Kỹ Thuật Sắc Ký...
Xác Định Một Số Hydrocacbon Thơm Đa Vòng Trong Thực Phẩm Bằng Kỹ Thuật Sắc Ký...Xác Định Một Số Hydrocacbon Thơm Đa Vòng Trong Thực Phẩm Bằng Kỹ Thuật Sắc Ký...
Xác Định Một Số Hydrocacbon Thơm Đa Vòng Trong Thực Phẩm Bằng Kỹ Thuật Sắc Ký...
 
Nghiên Cứu Chế Tạo Và Ứng Dụng Của Hệ Vật Liệu Lai Nano Trên Cơ Sở Mangan Fer...
Nghiên Cứu Chế Tạo Và Ứng Dụng Của Hệ Vật Liệu Lai Nano Trên Cơ Sở Mangan Fer...Nghiên Cứu Chế Tạo Và Ứng Dụng Của Hệ Vật Liệu Lai Nano Trên Cơ Sở Mangan Fer...
Nghiên Cứu Chế Tạo Và Ứng Dụng Của Hệ Vật Liệu Lai Nano Trên Cơ Sở Mangan Fer...
 
Tổng Hợp, Xác Định Cấu Trúc Và Đánh Giá Hoạt Tính Gây Độc Tế Bào Của Một Số P...
Tổng Hợp, Xác Định Cấu Trúc Và Đánh Giá Hoạt Tính Gây Độc Tế Bào Của Một Số P...Tổng Hợp, Xác Định Cấu Trúc Và Đánh Giá Hoạt Tính Gây Độc Tế Bào Của Một Số P...
Tổng Hợp, Xác Định Cấu Trúc Và Đánh Giá Hoạt Tính Gây Độc Tế Bào Của Một Số P...
 
Xây Dựng Bộ Điều Khiển Mờ Thích Nghi Để Cân Bằng Tải Cho Hệ Hai Động Cơ Một C...
Xây Dựng Bộ Điều Khiển Mờ Thích Nghi Để Cân Bằng Tải Cho Hệ Hai Động Cơ Một C...Xây Dựng Bộ Điều Khiển Mờ Thích Nghi Để Cân Bằng Tải Cho Hệ Hai Động Cơ Một C...
Xây Dựng Bộ Điều Khiển Mờ Thích Nghi Để Cân Bằng Tải Cho Hệ Hai Động Cơ Một C...
 
Nghiên cứu cấu trúc Và cơ chế khuếch tán trong sio2 lỏng Bằng phương pháp mô ...
Nghiên cứu cấu trúc Và cơ chế khuếch tán trong sio2 lỏng Bằng phương pháp mô ...Nghiên cứu cấu trúc Và cơ chế khuếch tán trong sio2 lỏng Bằng phương pháp mô ...
Nghiên cứu cấu trúc Và cơ chế khuếch tán trong sio2 lỏng Bằng phương pháp mô ...
 
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Điều Kiện Chuyển Động Đến Vận Tốc Của Ô Tô Trang Bị ...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Điều Kiện Chuyển Động Đến Vận Tốc Của Ô Tô Trang Bị ...Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Điều Kiện Chuyển Động Đến Vận Tốc Của Ô Tô Trang Bị ...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Điều Kiện Chuyển Động Đến Vận Tốc Của Ô Tô Trang Bị ...
 
Nghiên Cứu Đặc Điểm Sinh Thái Ốc Cà Na (Tomlinia Frausseni Nguyen, 2014) Khu ...
Nghiên Cứu Đặc Điểm Sinh Thái Ốc Cà Na (Tomlinia Frausseni Nguyen, 2014) Khu ...Nghiên Cứu Đặc Điểm Sinh Thái Ốc Cà Na (Tomlinia Frausseni Nguyen, 2014) Khu ...
Nghiên Cứu Đặc Điểm Sinh Thái Ốc Cà Na (Tomlinia Frausseni Nguyen, 2014) Khu ...
 
Xây Dựng Mô Hình Dự Đoán Nhám Bề Mặt Và Mòn Dụng Cụ Khi Tiện Cứng Thép X12m B...
Xây Dựng Mô Hình Dự Đoán Nhám Bề Mặt Và Mòn Dụng Cụ Khi Tiện Cứng Thép X12m B...Xây Dựng Mô Hình Dự Đoán Nhám Bề Mặt Và Mòn Dụng Cụ Khi Tiện Cứng Thép X12m B...
Xây Dựng Mô Hình Dự Đoán Nhám Bề Mặt Và Mòn Dụng Cụ Khi Tiện Cứng Thép X12m B...
 
Nghiên cứu một số đặc trƣng cơ bản của Taper laser diode công suất cao vùng 6...
Nghiên cứu một số đặc trƣng cơ bản của Taper laser diode công suất cao vùng 6...Nghiên cứu một số đặc trƣng cơ bản của Taper laser diode công suất cao vùng 6...
Nghiên cứu một số đặc trƣng cơ bản của Taper laser diode công suất cao vùng 6...
 
Kiến Trúc Phần Mềm Chịu Tải Cao Dựa Trên Nền Tảng Điện Toán Đám Mây Microsoft...
Kiến Trúc Phần Mềm Chịu Tải Cao Dựa Trên Nền Tảng Điện Toán Đám Mây Microsoft...Kiến Trúc Phần Mềm Chịu Tải Cao Dựa Trên Nền Tảng Điện Toán Đám Mây Microsoft...
Kiến Trúc Phần Mềm Chịu Tải Cao Dựa Trên Nền Tảng Điện Toán Đám Mây Microsoft...
 
Nghiên cứu chế tạo cảm biến quang Trên cơ sở cấu trúc quang tử 1d.doc
Nghiên cứu chế tạo cảm biến quang Trên cơ sở cấu trúc quang tử 1d.docNghiên cứu chế tạo cảm biến quang Trên cơ sở cấu trúc quang tử 1d.doc
Nghiên cứu chế tạo cảm biến quang Trên cơ sở cấu trúc quang tử 1d.doc
 
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Một Số Thông Số Kết Cấu Và Điều Khiển Đến Tải Trọng ...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Một Số Thông Số Kết Cấu Và Điều Khiển Đến Tải Trọng ...Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Một Số Thông Số Kết Cấu Và Điều Khiển Đến Tải Trọng ...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Một Số Thông Số Kết Cấu Và Điều Khiển Đến Tải Trọng ...
 

More from DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149

More from DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149 (20)

Ảnh Hưởng Của Marketing Quan Hệ Đến Lòng Trung Thành Của Khách Hàng.Tình Huốn...
Ảnh Hưởng Của Marketing Quan Hệ Đến Lòng Trung Thành Của Khách Hàng.Tình Huốn...Ảnh Hưởng Của Marketing Quan Hệ Đến Lòng Trung Thành Của Khách Hàng.Tình Huốn...
Ảnh Hưởng Của Marketing Quan Hệ Đến Lòng Trung Thành Của Khách Hàng.Tình Huốn...
 
Phát triển nguồn nhân lực tại Uỷ ban nhân dân huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi...
Phát triển nguồn nhân lực tại Uỷ ban nhân dân huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi...Phát triển nguồn nhân lực tại Uỷ ban nhân dân huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi...
Phát triển nguồn nhân lực tại Uỷ ban nhân dân huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi...
 
Báo cáo tốt Nghiệp tài chính hợp nhất tại tổng công ty Indochina gol...
Báo cáo tốt Nghiệp  tài chính hợp nhất tại tổng công ty Indochina gol...Báo cáo tốt Nghiệp  tài chính hợp nhất tại tổng công ty Indochina gol...
Báo cáo tốt Nghiệp tài chính hợp nhất tại tổng công ty Indochina gol...
 
Tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt...
Tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt...Tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt...
Tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt...
 
Phát triển công nghiệp trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Na...
Phát triển công nghiệp trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Na...Phát triển công nghiệp trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Na...
Phát triển công nghiệp trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Na...
 
Giải pháp phát triển cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng NN&PTNN ch...
Giải pháp phát triển cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng NN&PTNN ch...Giải pháp phát triển cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng NN&PTNN ch...
Giải pháp phát triển cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng NN&PTNN ch...
 
Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công ...
Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công ...Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công ...
Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công ...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản trị thành tích nhân viên tại Cục Hải quan TP Đà Nẵng.doc
Luận Văn Thạc Sĩ  Quản trị thành tích nhân viên tại Cục Hải quan TP Đà Nẵng.docLuận Văn Thạc Sĩ  Quản trị thành tích nhân viên tại Cục Hải quan TP Đà Nẵng.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Quản trị thành tích nhân viên tại Cục Hải quan TP Đà Nẵng.doc
 
Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế Tỉ...
Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế Tỉ...Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế Tỉ...
Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế Tỉ...
 
Đề Tài Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi....
Đề Tài Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi....Đề Tài Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi....
Đề Tài Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi....
 
Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa T...
Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa T...Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa T...
Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa T...
 
Đề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.doc
Đề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.docĐề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.doc
Đề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.doc
 
Đào tạo nghề cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn Thàn...
Đào tạo nghề cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn Thàn...Đào tạo nghề cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn Thàn...
Đào tạo nghề cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn Thàn...
 
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Xây dựng chính sách Marketing tạ...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Xây dựng chính sách Marketing tạ...Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Xây dựng chính sách Marketing tạ...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Xây dựng chính sách Marketing tạ...
 
Đề Tài Nghiên cứu rủi ro cảm nhận đối với mua hàng thời trang trực tuyến.docx
Đề Tài Nghiên cứu rủi ro cảm nhận đối với mua hàng thời trang trực tuyến.docxĐề Tài Nghiên cứu rủi ro cảm nhận đối với mua hàng thời trang trực tuyến.docx
Đề Tài Nghiên cứu rủi ro cảm nhận đối với mua hàng thời trang trực tuyến.docx
 
Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty khai...
Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty khai...Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty khai...
Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty khai...
 
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
 
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
 
Quản trị quan hệ khách hàng tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng – Tập đoàn Viễn thô...
Quản trị quan hệ khách hàng tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng – Tập đoàn Viễn thô...Quản trị quan hệ khách hàng tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng – Tập đoàn Viễn thô...
Quản trị quan hệ khách hàng tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng – Tập đoàn Viễn thô...
 
Đề Tài Đánh giá thành tích đội ngũ giảng viên trường Đại Học Phạm ...
Đề Tài Đánh giá thành tích đội ngũ giảng viên trường Đại Học Phạm ...Đề Tài Đánh giá thành tích đội ngũ giảng viên trường Đại Học Phạm ...
Đề Tài Đánh giá thành tích đội ngũ giảng viên trường Đại Học Phạm ...
 

Recently uploaded

Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdfNghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdfThoNguyn989738
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docxtiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docxPhimngn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...
Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...
Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi phápHệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháplamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Recently uploaded (20)

Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdfNghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
 
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docxtiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
 
Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...
Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...
Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
 
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
Đồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLS
Đồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLSĐồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLS
Đồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLS
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
 
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi phápHệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
 

Nghiên Cứu Đặc Trưng Của Bột Vỏ Hàu Và Khả Năng Hấp Phụ Một Số Ion Kim Loại Nặng.doc

  • 1. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM BỘ GIÁO DỤC VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ ĐÀO TẠO VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ----------------------------- NGUYỄN XUÂN THÁI NGHIÊN CỨU ĐẶC TRƯNG CỦA BỘT VỎ HÀU VÀ KHẢ NĂNG HẤP PHỤ MỘT SỐ ION KIM LOẠI NẶNG LUẬN VĂN THẠC SĨ: HÓA HỌC Hà Nội – 2019
  • 2. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ----------------------------- Nguyễn Xuân Thái NGHIÊN CỨU ĐẶC TRƯNG CỦA BỘT VỎ HÀU VÀ KHẢ NĂNG HẤP PHỤ MỘT SỐ ION KIM LOẠI NẶNG Chuyên ngành: Hóa vô cơ Mã số: 8440113 LUẬN VĂN THẠC SĨ: HÓA HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. GS. TS. THÁI HOÀNG 2. TS. NGUYỄN THÚY CHINH Hà Nội - 2019
  • 3. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: đề tài “Nghiên cứu đặc trưng của bột vỏ hàu và khả năng hấp phụ một số ion kim loại nặng” là do bản thân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của GS. TS. Thái Hoàng và TS. Nguyễn Thúy Chinh. Các số liệu, kết quả trong đề tài là trung thực. Nếu sai sự thật tôi xin chịu trách nhiệm. Hà Nội, tháng 9 năm 2019 Tác giả luận văn Nguyễn Xuân Thái
  • 4. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM ii LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian nghiên cứu, đề tài "Nghiên cứu các đặc trưng của bột vỏ hàu và khả năng hấp phụ một số ion kim loại nặng của nó" đã được hoàn thành tại Phòng Hoá lý vật liệu phi kim loại - Viện Kỹ thuật nhiệt đới - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Đầu tiên em xin chân thành cảm ơn GS.TS. Thái Hoàng và TS. Nguyễn Thúy Chinh đã luôn giúp đỡ, tạo điều kiện, luôn tận tình, chỉ bảo, hướng dẫn em trong suốt thời gian qua để em từng bước hoàn thành đề tài luận văn của mình. Đồng thời em xin chân thành cảm ơn các cán bộ phòng Hoá lý vật liệu phi kim loại và các phòng chuyên môn khác trong Viện Kỹ thuật nhiệt đới đã giúp đỡ em trong thời gian em thực hiện đề tài luận văn tại phòng. Em cũng xin cảm ơn các thầy cô đang công tác tại Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã truyền thụ cho em những kiến thức quý báu, làm cơ sở vững chắc cho em thực hiện đề tài luận văn. Cuối cùng, em xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn ở bên động viên, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài luận văn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội tháng 9 năm 2019 Tác giả luận văn Nguyễn Xuân Thái
  • 5. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................ii MỞ ĐẦU...........................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài ………………………………………………………….10 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu..............................................................1 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...............................................................2 3.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................2 3.2. Phạm vi nghiên cứu....................................................................................2 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN .............................................................................3 1.1. Vấn đề ô nhiễm nước bởi kim loại nặng..................................................3 1.1.1. Ô nhiễm nước bởi các kim loại nặng ....................................................3 1.1.2. Ô nhiễm nước bởi crom ........................................................................4 1.2. Một số phương pháp xử lý kim loại nặng trong nước ...............................7 1.2.1. Phương pháp kết tủa hóa học ................................................................7 1.2.2. Phương pháp trao đổi ion........................................................................8 1.2.3. Phương pháp điện hóa...........................................................................10 1.2.4. Phương pháp sinh học ...........................................................................10 1.2.5. Phương pháp hấp phụ............................................................................11 1.3. Vật liệu hấp phụ từ vỏ hàu .......................................................................13 1.3.1.Thành phần và cấu trúc của vỏ hàu........................................................13 1.3.2. Các phương pháp xử lý vỏ hàu làm vật liệu hấp phụ và khả năng hấp phụ ion kim loại của nó...................................................................................17 CHƯƠNG II. THỰC NGHIỆM......................................................................20 2.1. Nguyên liệu, hóa chất và dụng cụ, thiết bị nghiên cứu............................20 2.2. Quy trình xử lý và biến tính vỏ hàu .........................................................20 2.3. Thí nghiệm hấp phụ ion Cr6+ ...................................................................21 2.3.1. Nguyên tắc phương pháp ......................................................................21
  • 6. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM iv 2.3.2. Quy trình hấp phụ..................................................................................22 2.4. Phương pháp và thiết bị nghiên cứu.........................................................24 2.4.1. Phương pháp phổ tử ngoại – khả kiến (UV-Vis)..................................24 2.4.2. Phương pháp phổ hồng ngoại (IR)........................................................25 2.4.3. Phương pháp nhiễu xạ tia X (XRD)......................................................25 2.4.4. Phương pháp hiển vi điện tử quét (SEM) ...........................................26 2.4.5. Phương pháp đo diện tích bề mặt riêng (BET)...................................27 CHƯƠNG III. KẾT QUẢ THẢO LUẬN.......................................................29 3.1. Khả năng hấp phụ ion Cr6+ của các loại vỏ hàu......................................29 3.2. Đặc trưng, tính chất của các mẫu bột vỏ hàu...........................................33 3.2.1.Phổ hồng ngoại (IR)...............................................................................33 3.2.2. Hình thái cấu trúc..................................................................................38 3.2.3. Nhiễu xạ tia X (XRD) ...........................................................................40 3.2.4. Diện tích bề mặt riêng (BET) .............................................................45 3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng hấp phụ ion Cr6+ của mẫu bột vỏ hàu 48 3.3.1. Ảnh hưởng của pH dung dịch hấp phụ .................................................48 3.3.2. Ảnh hưởng của thời gian hấp phụ.........................................................49 3.3.3. Ảnh hưởng của khối lượng chất hấp phụ..............................................50 3.3.4. Ảnh hưởng của nồng độ đầu của dung dịch chứa ion Cr6+ ..................50 3.4. Phương trình hấp phụ đẳng nhiệt .............................................................51 KẾT LUẬN.....................................................................................................54 TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................55
  • 7. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu Tên đầy đủ NP Lớp xà cừ động vật có vỏ PP Lớp canxi lăng trụ động vật có vỏ PY Phú Yên QN Quảng Ninh RP Lớp sừng động vật có vỏ Vh-PY-PP-bd Vỏ hàu Phú Yên tách lớp ban đầu Vh-QN-PP-bd Vỏ hàu Quảng Ninh tách lớp ban đầu Vh-PY-PP-8000 C Vỏ hàu Phú Yên tách lớp nung ở 8000 C Vh-QN-PP-8000 C Vỏ hàu Quảng Ninh tách lớp nung ở 8000 C Vh-PY-PP-8000 C- Vỏ hàu Phú Yên tách lớp nung ở 8000 C biến tính EDTA EDTA Vh-QN-PP-8000 C- Vỏ hàu Quảng Ninh tác lớp nung ở 8000 C biến EDTA tính EDTA
  • 8. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM vi UV-Vis Phổ tử ngoại – khả kiến (UV-visible microscopy) Phổ hồng ngoại biến đối Fourier FT-IR (Fourier Transform Infrared Spectroscopy) SEM Hiển vi điện tử quét (Scanning Electron Microscopy) XRD Nhiễu xạ tia X (X-Ray Diffraction ) Phương pháp đo diện tích bề mặt BET riêng BET (Brunauer, Emmett and Teller) DCP Diphenylcacbazit EDTA Ethylen diamin triacetic axit
  • 9. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM vii
  • 10. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM viii DANH MỤC CÁC BẢNG Hình 1.1. Phổ IR của lớp PP (a) và NP (b) của vỏ hàu .............................................16 Bảng 3.1. Dung lượng hấp phụ và hiệu suất hấp phụ ion Cr6+ của các mẫu bột vỏ hàu (khối lượng bột vỏ hàu 0,1 g, thời gian hấp phụ 2 giờ, nồng độ đầu của dung dịch ion Cr6+ là 50 mg/l).........................................................................................30 Bảng 3.2. Dung lượng hấp phụ và hiệu suất hấp phụ ion Cr6+ của lớp PP của các mẫu bột vỏ hàu (khối lượng bột vỏ hàu 0,1 g, thời gian hấp phụ 2 giờ, nồng độ đầu của dung dịch chứa ion Cr6+ là 50 mg/l)...............................................32 Bảng 3.3. Vị trí một số pic đặc trưng trên phổ IR của các mẫu bột vỏ hàu ....38 Bảng 3.4. Kích thước tinh thể của các mẫu bột vỏ hàu khảo sát được tính toán theo phương trình Scherrer..........................................................................................................45 Bảng 3.5. Diện tích bề mặt riêng, thể tích mao quản và đường kính mao quản của các mẫu bột vỏ hàu..................................................................................................................47 Bảng 3.6. Hiệu suất hấp phụ và dung lượng hấp phụ ion Cr6+ của mẫu bột vỏ hàu trong các dung dịch hấp phụ có pH khác nhau ......................................................48 Bảng 3.7. Hiệu suất hấp phụ và dung lượng hấp phụ ion Cr6+ của mẫu bột vỏ hàu trong các khoảng thời gian hấp phụ khác nhau .....................................................49 Bảng 3.8. Hiệu suất hấp phụ và dung lượng hấp phụ ion Cr6+ của mẫu bột vỏ hàu với khối lượng bột vỏ hàu sử dụng khác nhau.........................................................50 Bảng 3.9. Hiệu suất hấp phụ và dung lượng hấp phụ ion Cr6+ của mẫu bột vỏ hàu với nồng độ đầu khác nhau của dung dịch chứa ion Cr6+ ...............................51 Bảng 3.10. Các thông số đặc trưng cho quá trình hấp phụ ion Cr6+ của mẫu bột vỏ hàu theo các mô hình hấp phụ đẳng nhiệt Langmuir và Freundlich....51 Bảng 3.11. Các hằng số Langmuir và Freundlich theo các mô hình hấp phụ đẳng nhiệt Langmuir và Freundlich (hấp phụ ion Cr6+ bởi mẫu bột vỏ hàu) 53
  • 11. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM ix DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Phổ IR của lớp PP (a) và NP (b) của vỏ hàu . .............................................16 Hình 1.3. Giản đồ XRD của lớp PP và NP của vỏ hàu . .............................................16 Hình 1.4. Ảnh SEM của mẫu vỏ hàu sau khi nung ở 6000 C (a) và ở 9000 C (b) ....................................................................................................................................................................... 19 Hình 2.1. Quy trình xử lý vỏ hàu..............................................................................................21 Hình 2.2. Máy ghi phổ UV-Vis.................................................................................................25 Hình 2.3. Máy quang phổ hồng ngoại biến đổi chuỗi Fourier NICOLET IS10 ....................................................................................................................................................................... 25 Hình 2.4. Máy ghi giản đồ nhiễu xạ tia X (XRD)...........................................................26 Hình 2.5. Thiết bị hiển vi điện tử quét phát xạ trường S-4800 (Hitachi, Nhật Bản). ........................................................................................................................................................................27 Hình 2.6. Máy đo diện tích bề mặt riêng BET Gemini VII 2390..........................28 Hình 3.1. Phương trình đường chuẩn của ion Cr6+ ........................................................29 Hình 3.2. Phổ IR của mẫu bột vỏ hàu Quảng Ninh ban đầu.....................................34 Hình 3.3. Phổ IR của mẫu bột vỏ hàu Quảng Ninh nung ở 8000 C.......................34 Hình 3.4. Phổ IR của mẫu bột vỏ hàu Quảng Ninh nung ở 8000 C biến tính EDTA. .. 35 Hình 3.5. Phổ IR của mẫu bột vỏ hàu Phú Yên ban đầu.............................................35 Hình 3.6. Phổ IR của mẫu bột vỏ hàu Phú Yên nung ở 8000 C...............................36 Hình 3.7. Phổ IR của mẫu bột vỏ hàu Phú Yên nung ở 8000 C biến tính EDTA. ........................................................................................................................................................................36 Hình 3.8. Chồng phổ IR của các mẫu bột vỏ hàu Phú Yên.......................................37 Hình 3.9. Chồng phổ IR của các mẫu bột vỏ hàu Quảng Ninh...............................37 Hình 3.10. Ảnh SEM của các mẫu bột vỏ hàu ở độ phóng đại 50000 lần........39 Hình 3.11. Ảnh SEM của các mẫu bột vỏ hàu ở độ phóng đại 200000 lần.....40 Hình 3.12. Giản đồ XRD của mẫu bột vỏ hàu Quảng Ninh ban đầu...................41 Hình 3.13. Giản đồ XRD của mẫu bột vỏ hàu Quảng Ninh nung ở 8000 C.....41 Hình 3.14. Giản đồ XRD của mẫu bột vỏ hàu Quảng Ninh biến tính EDTA. 42
  • 12. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Hình 3.15. Giản đồ XRD của mẫu bột vỏ hàu Phú Yên ban đầu...........................43 Hình 3.16. Giản đồ XRD của mẫu bột vỏ hàu Phú Yên nung ở 8000 C.............43
  • 13. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM x Hình 3.17. Giản đồ XRD của mẫu bột vỏ hàu Phú Yên biến tính EDTA.........44 Hình 3.18. Đường hấp phụ – giải hấp phụ nitơ của mẫu bột vỏ hàu Quảng Ninh: (a) QN ban đầu, (b) QN- 8000 C, (c) QN-8000 C-EDTA...............................46 Hình 3.18. Đường hấp phụ – giải hấp phụ nitơ của mẫu bột vỏ hàu Phú Yên: (a) PY ban đầu, (b) PY-8000 C, (c) PY-8000 C-EDTA..................................................47 Hình 3.19. Phương trình đẳng nhiệt hấp phụ Langmuir phản ánh quá trình hấp phụ ion Cr6+ của mẫu bột vỏ hàu....................................................................................52 Hình 3.20. Phương trình đẳng nhiệt hấp phụ Freundlich phản ánh quá trình hấp phụ ion Cr6+ của mẫu bột vỏ hàu....................................................................................52
  • 14. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ở nước ta những năm gần đây, nghề nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản đã được phát triển nhanh chóng, nhằm tăng thêm hiệu quả kinh tế từ ngành mũi nhọn này, tuy nhiên, đi cùng với nó là vấn đề chất thải từ các sản phẩm thủy hải sản. Trong đó, có hàng triệu tấn chất thải là vỏ nhuyễn thể được thải ra trong quá trình nuôi trồng, đánh bắt và chế biến chúng. Hầu hết các rác thải trên chủ yếu được xử lý bằng phương pháp chôn lấp tại các bãi chôn lấp hoặc thải trực tiếp ra môi trường. Phương pháp này không những tốn diện tích, gây lãng phí nguồn tài nguyên mà còn tạo thêm gánh nặng cho xử lý ô nhiễm môi trường. Vì vậy, nghiên cứu tái chế chất thải vỏ nhuyễn thể sau khi chế biến là một nhiệm vụ rất quan trọng. Hiện nay ở nước ta, một số loại vỏ nhuyễn thể như vỏ ngao, vỏ sò, vỏ ốc, vỏ trai, vỏ hàu đã được sử dụng làm đồ trang trí, đồ thủ công mỹ nghệ, làm nguồn nguyên liệu cho một số lĩnh vực khác... Trong các loại vỏ phế thải trên, vỏ hàu có một số ưu điểm như có cấu trúc xốp, chứa nhiều canxi cacbonat và một số nguyên tố vi lượng. Gần đây, một số chuyên gia trên thế giới đã nghiên cứu tái sử dụng bột vỏ hàu làm vật liệu hấp phụ, xử lý ô nhiễm môi trường. Ở nước ta, bột vỏ hàu mới chỉ được sử dụng trong y dược cổ truyền. Vì vậy, nghiên cứu, xử lý, biến tính bột vỏ hàu thành vật liệu hấp phụ các ion kim loại nặng trong nước ô nhiễm là cần thiết và có triển vọng ở nước ta. Từ những lí do trên, em chọn đề tài “Nghiên cứu đặc trưng của bột vỏ hàu và khả năng hấp phụ một số ion kim loại nặng”. 2. Mục tiêu đề tài + Xây dựng quy trình thích hợp để xử lý biến tính bột vỏ hàu làm vật liệu hấp phụ một số ion kim loại nặng.
  • 15. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 2 + Từ đó nghiên cứu, đánh giá khả năng hấp phụ một số ion kim loại nặng trong nước của bột vỏ hàu biến tính. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Vỏ hàu, vỏ hàu sau xử lý, biến tính. - Một số ion kim loại nặng trong nước. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Tìm hiểu các thông tin, tài liệu và bài báo có liên quan. - Dùng các phương pháp thống kê để đánh giá độ chính xác của các kết quả thu được. - Nghiên cứu thực nghiệm: nghiên cứu quy trình nghiền, nung và biến tính bột vỏ hàu. - Xác định đặc trưng của vật liệu bằng các phương pháp như: phương pháp phổ hồng ngoại (IR), phương pháp phổ tử ngoại – khả kiến (UV-VIS, phương pháp nhiễu xạ tia X (XRD), phương pháp hiển vi điện tử quét (SEM), phương pháp tán xạ năng lượng tia X (EDX), phương pháp hấp phụ - giải hấp phụ nitơ (BET)…
  • 16. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 3 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN 1.1. Vấn đề ô nhiễm nước bởi kim loại nặng 1.1.1. Ô nhiễm nước bởi các kim loại nặng Từ những năm 1960 đến nay, ô nhiễm nước lục địa và đại dương gia tăng với nhịp độ đáng lo ngại. Sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ dẫn tới các nguồn nước ngày càng bị ô nhiễm, ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường, sức khỏe con người. Đặc biệt vấn đề ô nhiễm kim loại nặng như là (Hg, Cd, Cr, Cu, Mn…) đang là một trong những vấn đề cấp thiết, gây ảnh hưởng lớn tới đời sống, sức khỏe và sinh hoạt của người dân. Hiện tượng nước bị ô nhiễm kim loại nặng thường gặp trong các lưu vực nước gần các khu công nghiệp, các thành phố lớn và khu vực khai thác khoáng sản. Ô nhiễm kim loại nặng biểu hiện ở nồng độ cao của các kim loại nặng trong nước như là (Hg, Cd, Cr, Cu, Mn). Trong một số trường hợp, xuất hiện hiện tượng chết hàng loạt cá và thuỷ sinh vật. Ô nhiễm nước bởi kim loại nặng có tác động tiêu cực tới môi trường sống của sinh vật và con người. Kim loại nặng tích luỹ theo chuỗi thức ăn thâm nhập vào cơ thể người. Đặc biệt cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ ngành công nghiệp mới đó là ngành công nghiệp xi mạ đã ra đời cùng với sự phát triền vượt bậc của ngành công nghiệp này đó là sự ô nhiễm crom là thành phần chính trong nước thải của ngành công nghiệp xi mạ. Những thảm họa môi trường do sự ô nhiễm bởi các kim loại nặng mà con người phải gánh chịu như căn bệnh ItaiItai của người dân sống ở khu vực sông Tisu (1912 - 1926) do bị nhiễm độc cadimium. Do thảm họa Minatama (nhiễm độc thủy ngân) xảy ra ở thành phố Minatama (thuộc tỉnh Kumamoto, phía tây đảo Kyushu, cực nam Nhật Bản), xuất hiện một số triệu chứng thần kinh của người dân như: tay chân run, mất cảm giác, mất thăng bằng, mất phối hợp cử động, tầm nhìn mắt bị giới hạn [1].
  • 17. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 4 Hiện nay ở Việt Nam, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường. Trên thực tế, tình trạng ô nhiễm nước là một vấn đề rất đáng lo ngại. Ở các thành phố lớn, cụm công nghiệp tập trung có khá nhiều cơ sở sản xuất, nhà máy, xí nghiệp đang gây ô nhiễm môi trường do không có công trình và thiết bị xử lý hoặc có nhưng không xử lý triệt để vì lý do lợi nhuận. Theo đánh giá của các công trình nghiên cứu thì hầu hết các sông, hồ ở các tỉnh, thành phố như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, khu vực Bình Dương, Đồng Nai, Thái Nguyên nồng độ kim loại nặng đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 3 đến 4 lần [2]. Có thể kể đến ô nhiễm các sông ở Hà Nội như sông Tô Lịch, sông Nhuệ… ở Thành phố Hồ Chí Minh là sông Sài Gòn, kênh Nhiêu Lộc… Ở Thái Nguyên là sông Cầu. Ở Bình Dương là kênh Ba Bò, sông Đồng Nai. Ở Hải Phòng, ô nhiễm nặng ở nhà máy xi măng, nhà máy thủy tinh và sắt tráng men… Nước sông bị ô nhiễm ảnh hưởng đến môi trường sống của các sinh vật thủy sinh và sức khỏe của con người. Vì vậy, xử lý nước thải tập trung ngay tại các nhà máy, xí nghiệp trong các khu công nhiệp là điều rất cần thiết và đòi hỏi sự giám sát chặt chẽ, thường xuyên của các cơ quan chức năng [3]. Một số nguồn gây ô nhiễm kim loại nặng là hoạt động khai thác mỏ; công nghiệp mạ; công nghiệp sản xuất các hợp chất vô cơ; quá trình sản xuất sơn, mực và thuốc nhuộm; công nghiệp luyện kim… [4]. 1.1.2. Ô nhiễm nước bởi crom Crom là nguyên tố thuộc chu kì 4, nhóm VIB. Crom có khối lượng nguyên tử là 51,996 đvC. Crom có số thứ tự 24 trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Crom là nguyên tố phổ biến thứ 21 trong vỏ Trái Đất. Khối lượng trung bình của crom trong vỏ trái đất là 122 (ppm), trong đất sự có mặt của crom dao động từ 11-22 ppm, trong nước mặt crom có khoảng 1 µg/L (ppb) và trong nước ngầm khoảng 100 ppb [4].
  • 18. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 5 Crom tìm thấy trước tiên ở dạng quặng cromit sắt (FeO.Cr2O3). Nó được sử dụng trong luyện kim, mạ điện hoặc các chất nhuộm màu và thuộc da... Gần một nửa quặng cromit trên thế giới được khai thác tại Nam Phi. Kazakhstan, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ cũng là các nước khai thác quặng cromit đáng kể. Các trầm tích cromit chưa khai thác nhiều nhưng về mặt địa lý chỉ tập trung tại Kazakhstan và miền nam Châu Phi [4]. Trong nước tự nhiên crom tồn tại ở dạng là Cr3+ và Cr6+ , trong đó Cr6+ độc hơn Cr3+. - Cr3+ thường tồn tại ở dạng Cr(OH)2+ , Cr(OH)2 + và Cr(OH)4 - - Cr6+ thường tồn tại ở dạng CrO4 2- và Cr2O7 2- Crom là nguyên tố vi lượng không cần thiết lắm cho cây trồng nhưng nó lại là nguyên tố cần thiết cho động vật ở một giới hạn nhất định. Crom đã được tìm thấy trong RNA của một vài sinh vật với một khối lượng nhỏ. Sự vắng mặt của crom trong sinh vật có thể dẫn tới sự suy giảm độ bền protein liên hợp. Nhưng nếu vượt quá giới hạn cho phép crom lại gây độc với động vật. Mối quan hệ giữa Cr3+ và Cr6+ phụ thuộc chủ yếu vào pH và các đặc điểm oxy hóa của vị trí quặng nhưng trong hầu hết các trường hợp Cr3+ là loại chủ yếu, mặc dù ở một vài nơi nước ngầm có thể chứa tới 39 µg trong tổng crom với 30µg là Cr6+ [5]. Nồng độ crom trong nước uống thường phải thấp hơn 0,02 ppm. Crom có đặc tính lý học (bền ở nhiệt độ cao, khó oxi hóa, cứng và tạo màu tốt...) nên nó ngày được sử dụng rộng rãi. Vì vậy mà tác hại của nó gây ra cho môi trường và sức khỏe con người ngày càng nhiều. Kết quả nghiên cứu cho thấy Cr6+ dù chỉ với một lượng nhỏ cũng là nguyên nhân chính gây tác hại nghề nghiệp. Crom là nguyên tố được xếp vào nhóm gây bệnh ung thư [5.
  • 19. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 6 Sự hấp phụ của crom vào cơ thể con người tùy thuộc vào trạng thái oxi hóa của nó. Cr6+ hấp phụ qua dạ dày, ruột nhiều hơn Cr3+ và có thể thấm qua màng tế bào. Nếu Cr3+ chỉ hấp thu 1% thì lượng hấp thu của Cr6+ lên tới 50%. Tỷ lệ hấp thu qua phổi không xác định được mặc dù phổi là một trong những bộ phận chứa nhiều crom nhất. Cr6+ dễ gây viêm loét da, xuất hiện mụn cơm, viêm gan, ung thư phổi. Crom xâm nhập vào cơ thể theo ba con đường: hô hấp, tiêu hóa và khi tiếp xúc trực tiếp. Qua nghiên cứu, người ta thấy crom có vai trò sinh học như chuyển hóa glucozơ, tuy nhiên với hàm lượng cao crom làm kết tủa protein, các axit nucleic, gây ức chế hệ thống men cơ bản. Dù xâm nhập vào cơ thể theo bất kì con đường nào, crom cũng được hòa tan vào trong máu ở nồng độ 0,001 ppm, sau đó chúng được chuyển vào hồng cầu và hòa tan trong hồng cầu; từ hồng cầu, crom chuyển vào các tổ chức phụ tạng, được giữ lại ở phổi, xương, thận, gan, phần còn lại được chuyển qua nước tiểu [6]. Crom kích thích niêm mạc, sinh ngứa mũi, hắt hơi, chảy nước mũi, nước mắt, niêm mạc mũi bị sưng đỏ và có tia máu, sau có thể thủng vành mũi. Khi crom xâm nhập theo đường hô hấp dễ dẫn đến bệnh viêm yết hầu, viêm phế quản, viêm thanh quản do niêm mạc bị kích thích. Khi da tiếp xúc trực tiếp vào dung dịch Cr6+ chỗ tiếp xúc dễ bị nổi phồng và loét sâu, có thể bị loét đến xương. Nhiễm độc crom lâu năm có thể dẫn đến bị ung thư phổi và ung thư gan. Những công việc có thể gây nhiễm độc crom là luyện kim, sản xuất nến, sáp, thuốc nhuộm, chất tẩy rửa, thuốc nổ, pháo, diêm, xi măng, đồ gốm, bột màu, thủy tinh, chế tạo ắc quy, mạ kẽm, mạ điện và mạ crom... Nước thải sinh hoạt có thể chứa lượng crom lên tới 0,7 ppm. Với một lượng nhỏ Cr6+ cũng có thể gây ngộ độc đối với con người. Nếu crom có nồng
  • 20. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 7 độ lớn hơn 0,1(ppm) sẽ gây rối loạn sức khỏe như nôn mửa. Khi xâm nhập vào cơ thể nó liên kết với các nhóm -SH- trong enzym và làm mất hoạt tính của enzym gây ra rất nhiều bệnh đối với con người. Với hàm lượng lớn các kim loại nặng nói chung và crom nói riêng bị nhiễm vào cơ thể, sức khỏe con người có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chính vì vậy, việc xác định hàm lượng crom là cần thiết để đánh giá mức độ ô nhiễm nguồn nước. Từ đó, có biện pháp xử lý thích hợp, đảm bảo có nước sạch cho sinh hoạt, cho sản xuất và làm trong sạch môi trường [6, 7]. 1.2. Một số phương pháp xử lý crom trong nước Các phương pháp xử lý, tách kim loại nặng nói chung cũng như tách crom nói riêng trong nước thải là các phương pháp hóa học, hóa lý hay sinh học. Kim loại nặng thường phát sinh từ các nguồn khác nhau nên cách tốt nhất là xử lý chúng ngay tại nguồn gây ô nhiễm. Tại các nhà máy mà nước thải có chứa hàm lượng kim loại nặng vượt quá tiêu chuẩn cho phép cần áp dụng các biện pháp xử lý hiệu quả nhằm loại bỏ kim loại nặng trước khi thải vào môi trường. 1.2.1. Phương pháp kết tủa hóa học Cơ sở khoa học của phương pháp này là thêm vào nước thải các hóa chất để làm kết tủa các chất hòa tan trong nước thải hoặc chất rắn lơ lửng, ở độ pH thích hợp sẽ tạo thành hợp chất kết tủa và được tách ra khỏi nước thải bằng biện pháp sa lắng. Khi đó Cr6+ được khử đến Cr3+ trong môi trường axit và tạo thành Cr(OH)3 kết tủa trong môi trường kiềm. Các chất khử Cr6+ thường là khí sunfuaro SO2, khói có chứa SO2, natri bisunfit NaHCO3, natrisunfit Na2SO3, polisunfit natri sunfua Na2S, các muối sắt Fe2+ các phản ứng khử Cr6+ thành Cr3+ diễn ra như sau [3]. Với natrisunfua: Cr2O7 2- + 3S2- + 14H+ → 2Cr3+ + 3S + 7H2O
  • 21. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 8 Với natribisunfua: Cr2O7 2- + 3HSO3 + 5H+ → 2Cr3+ + 3SO4 2- + 4H2O Với sunfat sắt: Cr2O7 2- + 6Fe2+ + 14H+ → 2Cr3+ + 6Fe3+ +7H2O Trong các phản ứng trên, để khử Cr6+ thành Cr3+ phản ứng luôn diễn ra trong môi trường axit. Vì vậy, để phản ứng diễn ra một cách triệt để, cần thiết phải axit hóa nước thải tới pH = 2,4. Khi pH < 10, các phản ứng khử Cr6+ diễn ra trong 10 phút. Vì vậy, trong công nghệ sử lý nước thải mạ, người ta thường hợp nhất hai dòng axit và dòng Crom. Nếu không đảm bảo được axit yêu cầu thì phải cho thêm axit. Trong thực tế, để đạt được hiệu quả khử Cr6+ thành Cr3+ lượng hóa chất tiêu hao thường gấp 1,25 lần nếu dùng natri sunfit hoặc sắt sunfat và gấp 1,75 lần nếu dùng natri bisunfit. Lượng axit cho vào phản ứng để đảm bảo pH = 2,4 phụ thuộc vào loại axit và pH của nước thải trước xử lý [10]. Nhược điểm của phương pháp này là các hóa chất sử dụng khá đắt tiền, phải kết hợp nhiều công đoạn, nhiều phương pháp (lắng, lọc) lượng bùn thải lớn và khó xử lý, gây ô nhiễm thứ cấp [3]. 1.2.2. Phương pháp trao đổi ion Trong phương pháp trao đổi ion, người ta dựa trên sự tương tác hóa học giữa ion trong pha lỏng và ion trong pha rắn, là một quá trình gồm các phản ứng hóa học đổi chỗ (phản ứng thế) giữa các ion trong pha lỏng và ion trong pha rắn là (nhưa trao đổi ion) những hợp chất có khả năng trao đổi cation gọi là cationit những hợp chất có khả năng trao đổi anion gọi là anionit. Các vật liệu nhựa này có thể thay thế được mà không làm thay đổi tính chất vật lý của các chất trong dung dịch và cũng không làm biến mất hoặc hoà tan chất. Cationit axit mạnh thường được sử đụng dể tắt sắt, crom, nhôm… từ các dòng nước thải chứa crom trong quá trình mạ điện cũng như để thu hồi axit photphoric trong đó. Nhóm cationit thường được sử dụng ở khâu cuối
  • 22. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 9 cùng của quá trình trao đổi ion, để tách các nhóm bề mặt không ion và thu hồi kim loại màu trong quá trình mạ điện [3,4]. Phương pháp này thường được ứng dụng cho xử lý nước thải xi mạ để thu hồi crom. Để thu hồi axit cromic trong các bể xi mạ, cho dung dịch thải axit cromic qua cột trao đổi ion resin cation (RH mạnh) để khử các ion kim loại (Fe, Cr3+, Al…). Dung dịch sau khi qua cột resin cation có thể quay lại trở về bể xi mạ hoặc để lưu trữ. Do hàm lượng crom qua bể xi mạ khá cao (105-120kg CrO3/m3 ) vì vậy, để có thể trao đổi hiệu quả, nên pha loãng nước thải axit cromic và sau đó bổ xung axit cromic cho dung dich thu hồi. Đối với nước thải rửa, đầu tiên cho qua cột resin cation axit mạnh để khử các kim loại [10]. Dòng ra tiếp tục qua cột resin anion kiềm mạnh để thu hồi cromat và thu nước khử khoáng. Cột trao đổi anion hoàn nguyên với NaOH. Dung dịch qua quá trình hoàn nguyên là hỗn hợp của Na2CrO4 và NaOH. Hỗn hợp này cho chảy qua cột trao đổi cation để thu hồi H2CrO4 và bề xi mạ. Axit cromic thu hồi từ dung dịch hoàn nguyên có hàm lượng trung bình từ 4-6%. Lượng dung dịch thu hồi được từ giai đoạn hoàn nguyên cột resin cation cần phải trung hòa bằng các chất kiềm, các kim loại trong dung dịch kết tủa và lắng lại ở bể lắng trước khi xả ra cống [ 3]. Ưu điểm của phương pháp là xử lý triệt để và có lựa chọn đối tượng cho phép thu hồi ion kim loại phản ứng trao đổi là phản ứng thuận nghịch do đó có thể hoàn nguyên tái sử dụng nhựa. Nhược điểm chi phí đầu tư và vận hành khá cao nên ít được sử dụng cho các công trình lớn và thường được sử dụng cho các trường hợp đòi hỏi chất lượng cao. Tính chịu nhiệt, chịu mài mòn, chịu oxy hóa kém ảnh hưởng tới khả năng thực dụng của nhựa ionit. Ngoài ra, phải sử dụng cả nhựa cation và anion mới có thể loại bỏ được anion Cr6+ và cation Cr3+ có tính oxy hóa cao làm hạt nhựa mất tính ổn định [3].
  • 23. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 10 1.2.3. Phương pháp điện hóa Tách kim loại bằng các quá trình oxy hóa dương cực, khử âm cực, kết tụ điện… Tất cả các phương pháp này đều diễn ra trên điện cực khi cho dòng điện một chiều qua nước thải. Khử cation được ứng dụng để khử các ion kim loại như: Pb2+ , Sn2+ , Hg2+ , Cr6+ . Kim loại sẽ được lắng và thu hồi trên catot. Điện phân nước thải chứa H2Cr2O7 ở điều kiện tối ưu pH = 2, mật độ dòng điện 0,2-2A/dm2 , nồng độ giảm từ 1000ppm đến 1ppm [3]. Phả ứng diễn ra như sau: Cr2O7 2- + 14H+ + 6e → 2Cr3+ + 7H2O Hiệu suất của các phương pháp điên hóa được tính bằng các yếu tố như mật độ dòng điện, điện áp, hệ số sử dụng hữu ích điện áp, hiệu suất theo dòng, hiệu suất năng lượng. Các phương pháp điên hóa cho phép thu hồi các sản phẩm có giá trị từ nước thải công nghệp một cách tương đối đơn giản, tự động hóa và không sử dụng các chất hóa học. Tuy nhiên, điểm yếu lớn nhất của phương pháp này là chi phí điện năng cao, do đó thích hợp với nước thải có nồng độ kim loại cao (>1g/l) [3]. 1.2.4. Phương pháp sinh học Cơ sở khoa học của phương pháp này là một số loài thực vật, vi sinh vật trong nước sử dụng kim loại như chất vi lượng trong quá trình phát triển sinh khối như bèo tây, bèo tổ ong, tảo… Với phương pháp này, nước thải có nồng độ kim loại nặng nhỏ hơn 60ppm và bổ sung đủ chất dinh dưỡng (nitơ, photpho), các nguyên tố vi lượng cần thiết khác cho sự phát triển của các loài thực vật như rong tảo. Phương pháp này cần diện tích lớn và nếu nước thải có lẫn quá nhiều kim loại thì hiệu quả xử lý kém. Nhược điểm của phương pháp này là sinh ra một số lượng lớn bùn thải do sử dụng nhiều hóa chất để khử Cr6+ , trung hòa và kết tủa, công nghệ phức
  • 24. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 11 tạp, phải kết hợp nhiều phương pháp, giá đầu tư và chi phí vận hành khá cao và đòi hỏi trình độ khoa học kỹ thuật. Do đó, việc ứng dụng với quy mô công nghiệp ở nước ta còn nhiều hạn chế [3]. 1.2.5. Phương pháp hấp phụ Phương pháp hấp phụ là phương pháp được xử dụng rộng rãi và có hiệu quả rất cao trong xử lý nước thải. Những vật liệu được sử dụng phổ biến trong xử lý nước thải có thể kể đến như than hoạt tính, silicagel, phèn nhôm… Ngoài ra, còn một số vật liệu mới mà qua các quá trình biến tính làm thay đổi cấu trúc của vật liệu tạo ra vật liệu mới có khả năng hấp phụ như tro bay, vỏ các loại nhuyễn thể, bã mía, lõi ngô [9]… Trong nước, tương tác giữa một chất hấp phụ và chất bị hấp phụ phức tạp hơn rất nhiều vì trong hệ có ít nhất ba thành phần gây tương tác: nước, chất hấp phụ và chất bị hấp phụ. Do sự có mặt của dung môi nên trong hệ sẽ xảy ra quá trình hấp phụ cạnh tranh giữa chất bị hấp phụ và dung môi trên bề mặt chất hấp phụ. Cặp nào có tương tác mạnh thì hấp phụ xảy ra cho cặp đó. Tính chọn lọc của cặp tương tác phụ thuộc vào các yếu tố: độ tan của chất bị hấp phụ trong nước, tính ưa hoặc kị nước của chất hấp phụ, mức độ kị nước của các chất bị hấp phụ trong môi trường nước. Xử lý nước bằng phương pháp hấp phụ có thể được chia làm hai loại: hấp phụ do tương tác tĩnh điện và hấp phụ nội tại. Tương tác tĩnh điện: có thể quan sát được từ quá trình hấp phụ các cation kim loại và các anion trên bề mặt chất hấp phụ. Đối với trường hợp sử lý nước thải mạ chứa nhiều ion Cr6+ , ở độ pH thấp chúng thường tồn tại trong dung dịch dưới dạng HCrO4 - . Khi đó, nếu bề mặt chất hấp phụ tích điện
  • 25. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 12 dương chúng sẽ bị hút vào bởi lực hút tĩnh điện và bị khử xuống theo phương trình [9]. HCrO- 4 + 7H+ + 3e → Cr3+ + 4H2O Hấp phụ nội tại: là quá trình tương tác bề mặt. Qúa trình hấp phụ các ion kim loại lên bề mặt đều chịu tác động của các tính chất bề mặt của vật liệu hấp phụ như bề mặt riêng, độ rỗng, phân bố lỗ xốp… và sự phân cực. Các chất hấp phụ có nguồn gốc tự nhiên thường chưa xenluzo tạo ra bởi các phân tử lặp β- D glucose là thành phần chính của thành tế bào. Nhóm hydroxyl phân cực trên xenlulozo có khả năng liên kết với ion Crom trong dung dịch [10]. Sự hấp phụ ion Cr6+ trong môi trường nước chịu ảnh hưởng nhiều bởi pH của môi trường vì phản ứng của kim loại crom chủ yếu xảy ra trong môi trường axit pH thấp do vậy sự thay đổi pH có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hấp phụ của ion Cr6+ . Trong môi trường nước, quá trình hấp phụ ion Cr6+ xảy ra chủ yếu trên bề mặt của chất hấp phụ, vì vậy động học quá trình hấp phụ xảy ra theo một loạt các giai đoạn kế tiếp nhau: - Các chất bị hấp phụ chuyển động đến bề mặt chất hấp phụ - Giai đoạn khuếch tán trong dung dịch. - Phân tử chất bị hấp phụ chuyển động đến bề mặt ngoài của chất hấp phụ chứa các hệ mao quản - Giai đoạn khuếch tán màng. - Chất bị hấp phụ khuếch tán vào bên trong hệ mao quản của chất hấp phụ - Giai đoạn khuếch tán vào trong mao quản. - Các phân tử chất bị hấp phụ được gắn vào bề mặt chất hấp phụ - Giai đoạn hấp phụ thực sự.
  • 26. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 13 Trong tất cả các giai đoạn đó, giai đoạn nào có tốc độ chậm nhất sẽ quyết định hay khống chế chủ yếu toàn bộ quá trình hấp phụ [3,10]. Quá trình hấp phụ là một quá trình thuận nghịch. Các phần tử chất bị hấp phụ khi đã hấp phụ trên bề mặt chất hấp phụ vẫn có thể di chuyển ngược lại pha mang. Theo thời gian, lượng chất bị hấp phụ tích tụ trên bề mặt chất rắn càng nhiều thì tốc độ di chuyển ngược trở lại pha mang càng lớn. Đến một thời điểm nào đó, tốc độ hấp phụ bằng tốc độ giải hấp thì quá trình hấp phụ đạt cân bằng. 1.3. Vật liệu hấp phụ từ vỏ hàu 1.3.1. Thành phần và cấu trúc của vỏ hàu Hàu (tên tiếng anh là oyster) là loại động vật nhuyễn thể thuộc họ thân mềm hai mảnh vỏ trong họ hàng nghêu, sò nhỏ. Nó sống ở bờ biển, ở các ghềnh đá ven bờ biển hay các cửa sông, sống bám vào một giá thể như bám vào đá thành tảng, các rạng đá, ăn sinh vật phù du và các sinh vật trong bùn, cát, nước biển… Thịt hàu ngon và ngọt, rất giàu chất dinh dưỡng, có chứa protein, gluxit, chất béo, kẽm, magie, canxi… Nó là một trong những món ăn hải sản được ưa chuộng hiện nay. Nhu cầu tiêu thụ thủy hải sản ngày càng tăng đã dẫn đến gánh nặng về ô nhiễm môi trường do những phần không được sử dụng thải ra, trong đó có phế thải của động vật nhuyễn thể. Lượng vỏ hàu thải ra từ các nhà máy chế biến thủy hải sản, các cửa hàng thủy hải sản, các nhà hàng có thể lên tới vài tấn/ngày. Theo thông kê, 3 nước là Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản [16] là những nước tiêu thụ hàu đứng đầu thế giới và ở Châu Âu, nước Pháp tiêu thụ 60 triệu con hàu tại lễ hội giáng sinh [16]. Indonesia tiêu thụ vỏ hàu và các động vật có vỏ khác là 66,641 tấn vào năm 2007 nhưng đến năm 2015, lượng tiêu thụ đó là 420 tấn, tăng hơn 6 lần [16]. Hàng năm trên thế giới có hàng trăm tấn rác thải từ vỏ các loài động vật nhuyễn thể, trong đó có vỏ hàu dẫn đến gánh nặng về môi trường [16].
  • 27. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 14 Vỏ hàu có thành phần chủ yếu là canxi cacbonat, ngoài ra nó có chứa các polysaccarit và khoáng chất như magie, canxi, natri, sắt, đồng, niken, và một số nguyên tố vi lượng khác. Phân tích hóa học và vi cấu trúc cho thấy vỏ hàu chiếm khoảng 90% tổng trọng lượng con hàu và chứa khoảng 50 % canxi cacbonat, do đó, nó là nguyên liệu thích hợp cho các ngành sản xuất vôi, xi măng, phân bón và các ngành công nghiệp khác. Hàu có vai trò quan trọng trong hệ sinh thái vì chúng lọc tạp chất từ nước và là nguồn thực phẩm cho cộng đồng dân cư ven biển. Phần lớn (75%) loài hàu sinh sống trong môi trường tự nhiên trên thế giới được tìm thấy ở 5 địa điểm thuộc Bắc Mỹ. Với số lượng phát triển mạnh mẽ của các loài hàu trong thiên nhiên, hàng tỷ con được phân bổ khắp các vùng biển và đại dương. Nhờ vào khả năng lọc sinh học, chúng đã góp phần xử lý làm sạch các cặn bã hữu cơ, hạn chế ô nhiễm môi trường. Hàu là sinh vật có vai trò quan trọng trong việc duy trì tính đa dạng sinh học và sự thành công của một chuỗi hệ sinh thái trong đại dương, chúng có thể được xem như một “sinh vật sản xuất” cung cấp nguồn thức ăn dồi dào cho một chuỗi “sinh vật tiêu thụ” hay nói cách khác, chúng là “vật làm mồi” để duy trì sự cân bằng giữa một số loài trong tự nhiên. Chính đặc điểm sống bám làm cho thành phần cấu trúc bên trong của vỏ hàu có sự liên quan đến quá trình sống, điều kiện địa lý của từng khu vực nghiên cứu. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng vỏ hàu ở các nước khác nhau có thành phần tương đối khác nhau. Kết quả nghiên cứu của Aung Zaw Oo và các cộng sự đã chỉ ra rằng vỏ hàu có chứa 48% Ca; 0,21% N; 0,18% P2O5; 0,03% K2O và 0,43% Mg [17]. Nhóm tác giả Hao- Cheng Tsai cùng các cộng sự tại Đại học Đài Loan cho thấy thành phần của vỏ hàu mà họ nghiên cứu có chứa 95,26% CaO; 0,8% MgO; 0,07% Al2O3; 0,2% SrO; 0,55% SO3; 0,12% Fe2O3; 0,03% K2O [18]. Trong một nghiên cứu khác của Darioush Alidoust và cộng sự cũng tại Nhật Bản, các tác giả cho thấy thành phần của
  • 28. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 15 vỏ hàu tương đối khác, cụ thể: 97,21% CaO; 0,8% Na2O; 0,61% SO3; 0,35% MgO; 0,39% SiO2; 0,24% SrO; 0,11% P2O5; 0,07% K2O; 0,11% Al2O3; 0,09% Fe2O3; 0,01% TiO2 và 0,01% MnO [19]. Yan Yu cùng các cộng sự tại tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc đã chỉ ra thành phần của vỏ hàu gồm 54,31% CaO; 1,25% SiO2; 0,93% Na2O; 0,64% Al2O3; 0,11% Fe2O3; 0,11% TiO2; 0,01% K2O; 0,01% MgO [20]. Từ những kết quả công bố ở trên có thể thấy hầu hết các mẫu vỏ hàu đều có hàm lượng CaO rất cao, trên 50%, chứng tỏ đây là thành phần chính và quan trọng nhất trong vỏ con hàu. Sự khác nhau về thành phần cũng ảnh hưởng đến khả năng hấp phụ của các loại vỏ hàu. Về mặt cấu trúc, vỏ hàu gồm 3 lớp khác nhau đó là lớp sừng (RP), lớp canxi lăng trụ (PP) và lớp xà cừ (NP). Hình 1.1 là phổ hồng ngoại (IR) của các lớp PP và NP của vỏ hàu. Lớp NP và PP có khả năng hấp phụ tốt hơn so với lớp RP do 2 lớp này có thành phần chính là CaCO3, còn phần RP bên ngoài chứa chủ yếu là các chất bẩn và hợp chất hữu cơ bám bên ngoài và thường bị loại bỏ trong quá trình xử lý sơ bộ. Trong nghiên cứu của tác giả Qiong Wu và cộng sự về khả năng hấp phụ ion đồng (Cu2+ ) của hai lớp PP và NP, các tác giả thấy rằng khả năng hấp phụ ion Cu2+ của lớp PP lớn hơn hẳn so với lớp NP do lớp PP có cấu trúc xốp (xem ảnh hiển vi điện tử quét (SEM) trên hình 1.2 và giản đồ nhiễu xạ tia X (XRD) trên hình 1.3) nên khả năng hấp phụ ion Cu2+ của lớp này đạt tới 99,9 % trong khoảng thời gian khảo sát 24 giờ với nồng độ ion Cu2+ ban đầu 10 mg/L [21].
  • 29. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 16 Hình 1.1. Phổ IR của lớp PP (a) và NP (b) của vỏ hàu [21]. Hình 1.2. Ảnh SEM của lớp (a) PP và (b) NP của vỏ hàu [21]. Hình 1.3. Giản đồ XRD của lớp PP và NP của vỏ hàu [21].
  • 30. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 17 Từ phổ IR, ảnh SEM và giản đồ XRD trên các hình 1.1-1.3, có thể thấy thành phần hóa học, cấu trúc 2 lớp NP và PP không có quá nhiều sự khác biệt với thành phần chính của vỏ hàu là CaCO3 và hàm lượng CaCO3 trong lớp PP lớn hơn so với lớp NP. Hai lớp này có sự khác nhau về cấu trúc bề mặt của chúng (hình 1.2). Lớp PP có cấu trúc xốp và có nhiều vi lỗ mao quản hơn so với lớp NP là nguyên nhân dẫn tới khả năng hấp phụ của lớp PP cao hơn hẳn so với lớp NP [21]. 1.3.2. Các phương pháp xử lý vỏ hàu làm vật liệu hấp phụ và khả năng hấp phụ ion kim loại của nó Có nhiều phương pháp để xử lý hay biến tính vỏ hàu làm tăng khả năng hấp phụ của nó như xử lý sơ bộ với dung dịch NaClO, nghiền bi ướt, nghiền bi khô, nung, biến tính hóa học… nhằm thay đổi kích thước, cấu trúc cũng như thành phần của vỏ hàu. Trong nghiên cứu của Asaad F. Hassan và Radim Hrdina, vỏ hàu được xử lý bằng cách nung ở 9000 C để chuyển hóa CaCO3 thành CaO [22]. Sau đó, CaO được nghiền mịn và phản ứng với axit HNO3 để tạo thành Ca(NO3)2 (thêm vào axit H2PO4 0,5M để duy trì pH = 10 – 11). Cuối cùng, hỗn hợp được sấy khô ở 1100 C và xử lý tiếp trong lò vi sóng ở 8000 C để thu được Ca(NO3)2 kích thước nano. Sản phẩm Ca(NO3)2 sau xử lý được sử dụng để hấp phụ ion thủy ngân. Kết quả thu được cho thấy hiệu suất hấp phụ và giải hấp phụ ion thủy ngân của vật liệu Ca(NO3)2 khá tốt. Cụ thể, hiệu suất hấp phụ ion thủy ngân đạt 80%, khi sử dụng dung dịch axit HCl (0,5N) làm chất giải hấp, đạt 75%. Darioush Alidoust và các cộng sự đã xử lý vỏ hàu thu từ các nhà hàng tại Nhật Bản bằng cách dùng bàn chải đánh sạch lớp rong rêu bám bên ngoài, sau đó được nghiền vụn rồi tiến hành nung ở các nhiệt độ khác nhau (4500 C, 6500 C, 7500 C, 8000 C, 9000 C) trong 2 giờ. Vật liệu sau khi nung được khảo sát khả năng hấp phụ ion cadimi (Cd). Các tác giả cũng nhận thấy vỏ hàu sau khi
  • 31. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 18 nung có hiệu suất và dung lượng hấp phụ ion Cd2+ được cải thiện đáng kể [19]. Jinshan Lu và các cộng sự đã xử lý sơ bộ vỏ hàu sau bằng cách nghiền thành bột (sử dụng cối và chày), sau đó rây qua sàng 180 mm. Bột vỏ hàu đã rây được ngâm trong dung dịch NaOH 5% và khuấy từ ở 850 C trong vòng 4 giờ để loại bỏ tạp chất, sau đó lọc, rửa bằng nước cất và sấy khô. Vỏ hàu sau đó được xử lý tiếp với dung dich nước Javen (NaClO) trên máy khuấy từ với tốc độ khuấy 400 vòng/phút trong 20 giờ. Lọc, rửa và sấy chất rắn thu được trong chân không ở 1200 C trong vòng 24 giờ. Vỏ hàu sau khi nghiền thành bột, xử lý bằng kiềm và nước Javen có cấu trúc tinh thể aragonite với kích thước nano (20-50 nm) [23]. Qiong Wu cùng các cộng sự đã xử lý vỏ hàu bằng dung dịch nước Javen 5% trong 24 giờ để loại bỏ chất hữu cơ trên bề mặt (lớp biểu bì), tạp chất, đất, cát trong vỏ hàu, sau đó dùng dao tách vỏ hàu làm hai lớp là lớp lăng trụ (PP) và lớp xà cừ (NP), sấy khô các lớp vỏ hàu trong 24 giờ rồi nghiền vụn và thử khả năng hấp phụ của vật liệu sau khi xử lý. Kết quả cho thấy khả năng hấp phụ ion đồng của lớp PP vượt trội hơn hẳn so với lớp NP. Cụ thể, khi khảo sát trong dung dịch pH = 5, dung lượng hấp phụ ion Cu2+ của lớp PP là 8,9 mg/g, cao hơn hẳn so với lớp NP là 2,6 mg/g [21]. Điều này chứng tỏ khả năng hấp phụ ion Cu2+ của vỏ hàu phụ thuộc mạnh vào cấu trúc lớp vỏ hàu và quá trình xử lý sơ bộ ban đầu. Các phương pháp xử lý vỏ hàu nêu trên đều có hiệu quả hấp phụ ion Cu2+ rất khả quan, đặc biệt là vỏ hàu sau khi nung ở 9000 C cho hiệu quả hấp phụ ion Cu2+ cao hơn hẳn các mẫu vật liệu hấp phụ khác. Trong nghiên cứu của Hsing Yuan Yen cùng cộng sự, các tác giả cho thấy vỏ hàu sau khi nung có khả năng hấp phụ ion kim loại niken (Ni2+ ) rất tốt. Quan sát ảnh SEM trên hình 1.4 ta thấy vỏ hàu nung ở 9000 C có cấu trúc xốp và có nhiều vi lỗ ở trên bề mặt vật liệu. Hiệu suất hấp phụ Ni2+ của vỏ hàu nung ở 9000 C cao hơn hẳn so với vỏ hàu nung ở 6000 C. Cụ thể, hiệu suất hấp
  • 32. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 19 phụ Ni2+ của vỏ hàu nung ở 6000 C là 48,3% còn vỏ hàu nung ở 9000 C là 99,9% khi khảo sát trong dung dịch pH = 10 và nhiệt độ hấp phụ 600 C [24]. Liwei Fan cùng các cộng sự đã chế tạo vật liệu composite từ vỏ hàu và nano sắt làm vật liệu hấp phụ ion asen As3+ . Vật liệu này có hiệu suất hấp phụ As3+ đạt 96,5% khi khảo sát trong dung dịch pH = 6,8; nhiệt độ 200 C, nồng độ As3+ ban đầu 1,8ppm, thời gian hấp phụ 24 giờ [27]. Hình 1.4. Ảnh SEM của mẫu vỏ hàu sau khi nung ở 6000 C (a) và ở 9000 C (b) [27]. Từ những kết quả nghiên cứu nêu trên, ta thấy xuất sứ, nguồn gốc của vỏ hàu, phương pháp, tác nhân xử lý, biến tính bột vỏ hàu ảnh hưởng đáng kể đến khả năng hấp phụ ion kim loại của nó. Vì vậy, trong đề tài luận văn này, em tham khảo và áp dụng một số phương pháp xử lý, biến tính bột vỏ hàu của các tác giả trên thế giới để xử lý, biến tính bột vỏ hàu ở 2 tỉnh ven biển miền Nam và miền Bắc Việt Nam (các tỉnh Phú Yên và Quảng Ninh) bằng hợp chất hữu cơ là ethylenediaminetetraacetic acid (EDTA) cũng như khảo sát khả năng hấp phụ ion Cr6+ của 2 loại bột vỏ hàu trước và sau xử lý, biến tính hữu cơ. Ngoài ra, em cũng so sánh thành phần, cấu trúc và khả năng hấp phụ ion Cr6+ của 2 loại bột vỏ hàu sau xử lý và biến tính với một số mẫu vỏ hàu khác trên thế giới. Đánh giá khả năng hấp phụ của vỏ hàu với vật liệu như: than hoạt tính, bùn đỏ, graphen.
  • 33. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 20 CHƯƠNG II. THỰC NGHIỆM 2.1. Nguyên liệu, hóa chất và dụng cụ, thiết bị nghiên cứu - Vỏ hàu thu thập từ vùng biển khu vực Phú Yên và Quảng Ninh. - Dung dịch NaClO (nước Javen), natri hidroxit rắn (NaOH), kali dicromat rắn (K2Cr2O7), axit sunfuric 98% (H2SO4), diphenycacbazite (DCP), ethylenediamine tetraacetic acid (EDTA) là các sản phẩm thương mại của Trung Quốc. - Pipet, quả bóp, cốc thủy tinh (50ml, 100ml, 500ml, 1000ml), bình định mức, ống đong, phễu, giấy lọc, chén sứ, tủ sấy, lò nung…(Merck). 2.2. Quy trình xử lý và biến tính vỏ hàu Quy trình xử lý và biến tính vỏ hàu được trình bày trên hình 2.1. Vỏ hàu thu gom ở Phú Yên và Quảng Ninh sau khi rửa sạch, phơi khô được ngâm trong dung dịch nước Javen NaClO trong 24 giờ để loại bỏ rong rêu, cát, tạp chất và các thành phần hữu cơ còn bám trong vỏ hàu. Sau đó, vỏ hàu được rửa bằng nước cất rồi sấy khô cho đến khối lượng không đổi trước khi nghiền bi với hỗn hợp dung dịch NaOH/NaClO (tỷ lệ vỏ hàu/dung dịch NaOH + NaClO 8/40(g/ml), tỷ lệ NaOH/NaClO 80/20) trong 24 giờ. Tiếp tục sấy bột vỏ hàu (sau khi rửa bằng nước cất) trong tủ sấy đối lưu không khí tự nhiên ở 100o C đến khi khối lượng không đổi. Tiến hành nung vỏ hàu ở các nhiệt độ 7500 C, 8000 C và 9000 C trong 2 giờ. Bột vỏ hàu sau khi nung và để nguội được bảo quản trong túi PE kín. Biến tính bột vỏ hàu (sau xử lý) bằng EDTA như sau: cân chính xác 0,3 g EDTA và hòa tan trong 50ml nước cất trên máy khuấy từ ở 60o C. Sau đó, thêm 3g bột vỏ hàu vào dung dịch trên và tiếp tục khuấy dung dịch trong 2 giờ. Cuối cùng, rửa bột vỏ hàu bằng nước cất, lọc thu phần chất rắn. Bột vỏ hàu được sấy trong tủ sấy ở 1000 C đến khối lượng không đổi.
  • 34. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 21 Hình 2.1. Quy trình xử lý vỏ hàu. 2.3. Thí nghiệm hấp phụ ion Cr6+ 2.3.1. Nguyên tắc phương pháp Ion Cr6+ được xác định bằng phương pháp trắc quang dựa trên phản ứng tạo màu của nó với thuốc thử hữu cơ DCP. Trong môi trường axit, ion Cr6+ tác dụng với DCP tạo thành hợp chất màu tím đỏ, có độ hấp phụ cực đại ở bước sóng 540 nm. Độ đậm nhạt của dung dịch tỷ lệ với nồng độ ion Cr6+ trong dung dịch, dựa vào mật độ quang để xác định nồng độ ion Cr6+ còn lại.
  • 35. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 22 Phản ứng oxy hóa giữa ion Cr6+ và DCP như sau: 2.3.2. Quy trình hấp phụ - Chuẩn bị dung dịch thuốc thử DCP 0,5%: Hòa tan 0,5g DCP trong 100 ml axeton (thuốc thử được đựng trong chai màu nâu ở 40 C, loại bỏ khi dung dịch thay đổi màu). - Chuẩn bị dung dịch axit H2SO4 (1:1): dung dịch axit H2SO4 tỷ lệ 1:1 là tỷ lệ axit đặc H2SO4 (98%) và nước, nghĩa là 1 ml axit H2SO4 đặc pha trong 1 ml nước cất. - Chuẩn bị dung dịch chuẩn gốc Cr6+ 1000 ppm: Hòa tan 2,829 g K2Cr2O7 đã được sấy khô ở 1050 C vào bình định mức 1 lít và định mức bằng nước cất tới vạch. Dung dịch được bảo quản trong bóng tối, nhiệt độ thấp do dễ bị oxy hóa chuyển màu vàng. Xây dựng phương trình đường chuẩn của dung dịch Cr (VI) - Chuẩn bị dung dịch chuẩn làm việc 10 ppm (dung dịch hấp phụ): Hút 1ml dung dịch gốc cho vào bình định mức định mức 100 ml và định mức bằng nước cất tới vạch mức ta được dung dịch Cr6+ có nồng độ 10ppm. - Tương tự pha các dung dịch làm việc có nồng độ 2,5; 5; 7,5; 10; 12,5; 15; 17,5; 20; 22,5 ppm. - Dùng pipet hút 25 ml dung dịch ở các nồng độ khác nhau ở trên cho vào cốc 50 ml, đưa vào đó 1ml dd axit H2SO4 1:1. Sau đó, thêm vào 1 ml DCP và để yên dung dịch trong 10 phút rồi tiến hành đo quang, ghi phổ tử ngoại – khả kiến (UV-Vis) ở bước sóng hấp phụ λmax = 540 nm (trình bày dưới đây, mục 2.4.1).
  • 36. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 23 - Từ số liệu mật độ quang thu được, sử dụng phần mềm Excel xây dựng phương trình đường chuẩn của Cr6+ . Thí nghiệm hấp phụ ion Cr6+ của bột vỏ hàu trước và sau khi xử lý, biến tính Cân chính xác 0,1 g bột vỏ hàu cho vào cốc 250 ml. Thêm vào cốc 100 ml dung dịch Cr6+ nồng độ 10 ppm. Tiến hành khuấy dung dịch ở nhiệt độ phòng trong 2 giờ. Sau đó, tiến hành lọc thu dung dịch và dùng pipet hút 25 ml dịch lọc cho vào cốc 100 ml rồi đưa vào đó 1ml axit H2SO4 (1:1) và 1ml dung dịch thuốc thử DCP. Để yên dung dịch trong 10 phút rồi xác định mật độ quang ở bước sóng cực đại λmax = 540 nm. Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hấp phụ ion Cr6+ + Thay đổi pH của dung dịch Cân chính xác 0,1 g bột vỏ hàu cho vào 6 cốc 250 ml có chứa 100 ml dung dịch Cr6+ 10 ppm, điều chỉnh pH dung dịch bằng axit H2SO4 để pH dung dịch đạt 2, 3, 4, 5, 6, 7. Tiến hành khuấy trên máy khuấy từ trong 2 giờ, sau đó lọc dung dịch và tiến hành xác định mật độ quang ở bước sóng λmax = 540 nm. + Thay đổi thời gian hấp phụ Cân chính xác 0,1g bột vỏ hàu cho vào 7 cốc 250 ml có chứa 100 ml dung dịch Cr6+ 10 ppm có pH thích hợp (dựa vào kết quả khảo sát ở trên). Tiến hành khuấy trên máy khuấy từ với các mức thời gian khác nhau: 20, 30, 45, 90, 120, 150, 180 phút, sau đó lọc dung dịch và xác định mật độ quang ở bước sóng λmax = 540 nm. + Thay đổi khối lượng vật liệu hấp phụ Cân chính xác bột vỏ hàu với các khối lượng thay đổi lần lượt là: 0,2;
  • 37. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 24 0,4; 0,5; 0,6; 0,8; 1 g cho vào 6 cốc 250 ml có chứa 100 ml dung dịch Cr6+ 10 ppm có pH thích hợp. Tiến hành khuấy trên máy khuấy từ trong khoảng thời gian khuấy thích hợp, sau đó lọc dung dịch và xác định mật độ quang ở bước sóng λmax = 540 nm. + Thay đổi nồng độ ion Cr6+ Cân chính xác 0,1g bột vỏ hàu cho vào 7 cốc 250 ml có chứa 100 ml dung dịch Cr6+ với nồng độ thay đổi lần lượt là 1, 3, 5, 7, 8, 10, 15 ppm. Tiến hành khuấy trên máy khuấy từ trong khoảng thời gian khuấy thích hợp, sau đó lọc dung dịch và xác định mật độ quang ở bước sóng λmax = 540 nm. 2.4. Phương pháp và thiết bị nghiên cứu 2.4.1. Phương pháp phổ tử ngoại – khả kiến (UV-Vis) Phương pháp này cho phép định lượng, xác định nồng độ (hàm lượng) của các chất tuân theo định luật Lambert-beer: Nếu chiếu chùm sáng đơn sắc có cường độ I0 qua một dung dịch có bề dày l (cm) và nồng độ C(mol/l). Sau khi ra khỏi dung dịch nó bị hấp thụ mất một phần nên cường độ còn lại là I (I < I0) thì: = log 0 hoặc = × × Trong đó: ε là hệ số hấp thu phân tử, C nồng độ dung dịch (mol/L), l độ dày truyền ánh sáng (cm), A là độ hấp thụ quang. Từ phương trình trên nếu biết được độ hấp thụ A ta dễ dàng tính được nồng độ (hàm lượng) chất cần phân tích. Các mẫu được ghi phổ UV-Vis bằng thiết bị Cintra 40 (Mỹ) (hình 2.2) tại Viện Kỹ thuật nhiệt đới – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST).
  • 38. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 25 Hình 2.2. Thiết bị ghi phổ UV-Vis (GPC Cintra 40 Mỹ). 2.4.2. Phương pháp phổ hồng ngoại (IR) Ghi phổ hồng ngoại IR của các mẫu bột vỏ hàu bằng thiết bị phổ hồng ngoại biến đổi chuỗi Fourier NICOLET IS10 (hình 2.3) tại Viện Kỹ thuật nhiệt đới - VAST. Mẫu ở dạng bột được ép viên với KBr. Ghi phổ ở vùng 400 cm- 1 - 4000 cm- 1 , độ phân giải 8 cm-1 , số lần quét 32 lần. Phổ IR được ghi dưới dạng đường cong phụ thuộc phần trăm truyền qua vào số sóng (1/λ) hay bước sóng sau khi đã bù trừ phổ nền của KBr. Hình 2.3. Thiết bị quang phổ hồng ngoại biến đổi chuỗi Fourier NICOLET IS10 2.4.3. Phương pháp nhiễu xạ tia X (XRD) Các mẫu bột vỏ hàu được ghi giản đồ nhiễu xạ tia X trên thiết bị SIEMENS D5000 (hình 2.4) tại Khoa Hóa học, Đại học Khoa học Tự nhiên -
  • 39. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 26 Đại học Quốc gia Hà Nội. Mẫu đo ở dạng bột, bước sóng λ = 0,154065 nm (CuKα); bước đo 0,030o ; tốc độ quét 0,04285o /s; khoảng đo 2θ =15-80o . Hình 2.4. Thiết bị ghi giản đồ nhiễu xạ tia X (XRD) SIEMENS D5000 (Shimadzu, Nhật Bản). 2.4.4. Phương pháp hiển vi điện tử quét (SEM) Hiển vi điện tử quét (SEM) là công cụ để quan sát vi cấu trúc bề mặt và bên trong vật liệu với độ phóng đại và độ phân giải lớn gấp hàng nghìn lần so với kính hiển vi quang học thông thường. Độ phóng đại của thiết bị SEM có thể đạt đến 100.000 lần, độ phân giải khoảng vài trăm angstrom đến vài nanomet. Ngoài ra, ảnh SEM còn cho biết độ sâu trường ảnh lớn hơn so với kính hiển vi quang học. Một ưu điểm nữa của phương pháp SEM là không đòi hỏi khâu chuẩn bị mẫu quá phức tạp, có thể thu được những bức ảnh rõ nét. Hình thái bề mặt các mẫu bột vỏ hàu được chụp trên thiết bị hiển vi điện tử quét phát xạ trường S-4800 (Hitachi, Nhật Bản) (hình 2.5) tại Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương. Mẫu được phủ Pt trước khi ghi ảnh để tăng độ phân giải của ảnh.
  • 40. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 27 Hình 2.5. Thiết bị hiển vi điện tử quét phát xạ trường S-4800 (Hitachi, Nhật Bản). 2.4.5. Phương pháp đo diện tích bề mặt riêng (BET) Phương pháp này dựa trên việc xác định lượng khí cần thiết để bao phủ bề mặt của một lớp đơn phân tử. Lượng khí này được xác định từ đường cong hấp phụ đẳng nhiệt của nitơ ở nhiệt độ của nitơ lỏng (77,4 K) theo Brunauer, Emmett và Teller (BET), từ đó N2 bị hấp phụ bằng hấp phụ vật lý trên bề mặt chất hấp phụ. Lượng N2 hấp phụ ở một áp suất cho trước được xác định bằng phép đo thể tích hoặc khối lượng. Để loại bỏ tạp chất ở bề mặt chất hấp phụ, mẫu được hút chân không và được gia nhiệt trong điều kiện thích hợp trước khi phép đo được thực hiện. Diện tích bề mặt riêng của các mẫu vỏ hàu được xác định trên thiết bị Gemini VII 2390 (hình 2.6) tại Khoa Hóa học - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
  • 41. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 28 Hình 2.6. Thiết bị đo diện tích bề mặt riêng BET Gemini VII 2390.
  • 42. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 29 CHƯƠNG III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Khả năng hấp phụ ion Cr6+ của các loại vỏ hàu Phương trình đường chuẩn phản ánh sự phụ thuộc của mật độ quang vào nồng độ ion Cr6+ trong dung dịch (dung môi nước cất) được trình bày trên hình 3.1. Có thể thấy hệ số hồi quy tuyến tính R2 = 0,9991 1 nên có thể sử dụng phương trình này để tính toán nồng độ ion Cr6+ trong dung dịch bị hấp phụ bởi bột vỏ hàu. 1,2 y = 0,4609x + 0,0378 1 R² = 0,9991 quang 0,8 0,6 độ Mật 0,4 0,2 0 0 0,5 1 1,5 2 2,5 Nồng độ Cr6+ (mg/l) Hình 3.1. Phương trình đường chuẩn của ion Cr6+ . Kết quả tính toán dung lượng hấp phụ và hiệu suất hấp phụ của các mẫu bột vỏ hàu có xuất sứ tại Phú Yên và Quảng Ninh với khối lượng bột vỏ hàu 0,1 g, thời gian hấp phụ 2 giờ, nồng độ đầu của dung dịch chứa ion Cr6+ là 50 mg/l được liệt kê ở bảng 3.1. Có thể thấy quá trình xử lý bột vỏ hàu với NaOH và nung có ảnh hưởng đáng kể đến khả năng hấp phụ ion Cr6+ của bột vỏ hàu. Sau khi xử lý, vỏ hàu có dung lượng hấp phụ và hiệu suất hấp phụ cao hơn so với các mẫu vỏ hàu ban đầu. Các mẫu vỏ hàu nung ở nhiệt độ 7500 C, 8000 C, 9000 C cũng cho khả năng hấp phụ tốt hơn so với các mẫu không nung. Mẫu vỏ hàu nung ở nhiệt độ 800o C có khả năng hấp phụ ion Cr6+ tốt nhất. Do đó, lựa chọn nhiệt độ nung bột vỏ hàu ở 800o C cho các khảo sát tiếp theo.
  • 43. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 30 Bảng 3.1. Dung lượng hấp phụ và hiệu suất hấp phụ ion Cr6+ của các mẫu bột vỏ hàu (khối lượng bột vỏ hàu 0,1 g, thời gian hấp phụ 2 giờ, nồng độ đầu của dung dịch ion Cr6+ là 50ppm) Nhiệt độ Kí Nồng độ ion Dung Hiệu Cr6+ còn lại lượng hấp suất hấp nung Mẫu hiệu trong dung dịch phụ phụ (o C) mẫu (mg/l) (g/ml) (%) Bột vỏ hàu QN 40,2 9,80 19,60 Không Quảng Ninh nung Bột vỏ hàu Phú PY 38,6 11,40 22,80 Yên Bột vỏ hàu QN Quảng Ninh (ban 35,57 14,43 28,86 nung ở 750o C đầu) Bột vỏ hàu Phú PY Yên nung ở (ban 38,37 11,63 22,26 750o C đầu) 750 Bột vỏ hàu Quảng Ninh xử QN (xử lý với 32,85 17,15 34,30 lý) NaClO+NaOH nung ở 750o C Bột vỏ hàu Phú Yên xử lý với PY (xử 38,23 11,77 23,60 NaClO+NaOH lý) nung ở 750o C Bột vỏ hàu QN Quảng Ninh (ban 36,12 13,88 27,76 800 nung ở 800o C đầu) Bột vỏ hàu Phú PY Yên nung ở (ban 38,09 11,91 23,82 800o C đầu)
  • 44. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 31 Nhiệt độ Kí Nồng độ ion Dung Hiệu Cr6+ còn lại lượng hấp suất hấp nung Mẫu hiệu trong dung dịch phụ phụ (o C) mẫu (mg/l) (g/ml) (%) Bột vỏ hàu Quảng Ninh xử QN (xử lý với 35,71 14,29 28,58 lý) NaClO+NaOH nung ở 800o C Bột vỏ hàu Phú Yên xử lý với PY (xử 24,22 25,88 51,56 NaClO+NaOH lý) nung ở 800o C Bột vỏ hàu QN Quảng Ninh (ban 38,81 11,19 22,38 nung ở 900o C đầu) Bột vỏ hàu Phú PY Yên nung ở (ban 39,40 10,60 21,20 900o C đầu) 900 Bột vỏ hàu Quảng Ninh xử QN (xử lý với 37,12 12,88 25,76 lý) NaClO+NaOH nung ở 900o C Bột vỏ hàu Phú Yên xử lý với PY (xử 30,98 19,02 38,04 NaClO+NaOH lý) nung ở 900o C So sánh khả năng hấp phụ ion Cr6+ của mẫu vỏ hàu Quảng Ninh và Phú Yên có thể thấy mẫu vỏ hàu ở Phú Yên có khả năng hấp phụ ion Cr6+ cao hơn so với mẫu vỏ hàu ở Quảng Ninh. Điều này cho thấy yếu tố địa lý, địa phương nuôi hàu có ảnh hưởng đến khả năng hấp phụ ion Cr6+ của các loại vỏ hàu.
  • 45. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 32 So sánh khả năng hấp phụ của lớp PP (bảng 3.2) so với bột vỏ hàu (NP+PP) (bảng 3.1) thu được ở Quảng Ninh có thể thấy lớp PP có khả năng hấp phụ ion Cr6+ tốt hơn đáng kể so với mẫu bột vỏ hàu (NP+PP). Sau khi biến tính với EDTA, dung lượng hấp phụ và hiệu suất hấp phụ ion Cr6+ của các mẫu vỏ hàu biến tính cũng cao hơn so với các mẫu không biến tính (bảng 3.2). Bảng 3.2. Dung lượng hấp phụ và hiệu suất hấp phụ ion Cr6+ của lớp PP của các mẫu bột vỏ hàu (khối lượng bột vỏ hàu 0,1 g, thời gian hấp phụ 2 giờ, nồng độ đầu của dung dịch chứa ion Cr6+ là 50ppm) Dung Hiệu Nồng độ ion Cr6+ suất Kí hiệu lượng hấp Tên mẫu còn lại trong hấp mẫu phụ dung dịch (mg/l) phụ (g/ml) (%) Bột vỏ hàu Quảng Vh-QN– 35,12 14,90 29,80 Ninh tách lớp PP PP-bd Bột vỏ hàu Quảng Vh-QN –PP Ninh tách lớp PP 30,50 19,50 39,00 8000 C nung ở 800o C Bột vỏ hàu Quảng Vh-QN-PP- Ninh tách lớp PP 8000 C- 21,20 28,80 57,60 nung ở 800o C được EDTA biến tính với EDTA Bột vỏ hàu Phú Yên Vh-Py-PP- 24,30 25,70 51,40 tách lớp PP bd Bột vỏ hàu Phú Yên Vh-Py-PP- tách lớp PP nung ở 8000 C- 18,00 32,00 64,00 800o C được biến tính EDTA với EDTA
  • 46. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
  • 47. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 33 3.2 Đặc trưng, tính chất của các mẫu bột vỏ hàu 3.2.1. Phổ hồng ngoại (IR) Các hình 3.2 - 3.7 là phổ IR của các mẫu bột vỏ hàu Quảng Ninh và Phú Yên trước và sau xử lý bằng NaClO, nung ở 8000 C và biến tính bằng EDTA. Hình 3.8 và 3.9 là chồng phổ IR của các mẫu này. Số sóng đặc trưng cho một số nhóm dao động trong các mẫu bột vỏ hàu khảo sát được thống kê trong bảng 3.3. Có thể thấy vị trí các pic đặc trưng trên phổ IR của các mẫu bột vỏ hàu là tương tự nhau. Ví dụ, số sóng 3400 cm-1 và 1630 cm-1 đặc trưng cho dao động hóa trị và dao động biến dạng của nhóm OH liên kết hydro. Pic yếu đặc trưng cho dao động hóa trị của nhóm CO3 2- hoặc CO2 ở 2512 cm-1 [18]. Pic đặc trưng cho dao động hóa trị của nhóm C=O số sóng 1798 cm-1 cũng xuất hiện trên phổ IR của các mẫu khảo sát. Một số pic yếu đặc trưng cho dao động của nhóm CH ở số sóng 2872 cm-1 có thể do sự tồn tại của các tạp chất hữu cơ trong bột vỏ hàu hoặc nhóm CH trong EDTA ghép vào bề mặt vỏ hàu. So sánh các phổ hồng ngoại của các mẫu bột vỏ hàu thu thập ở Quảng Ninh và Phú Yên, có thể thấy trên phổ IR của mẫu bột vỏ hàu Quảng Ninh xuất hiện 1 pic dao động với cường độ mạnh ở 3640 cm-1 được gán cho dao động hóa trị của nhóm OH tự do không tham gia liên kết hydro. Như vậy, phổ IR cũng chứng tỏ địa phương nuôi con hàu (ở miền Nam và miền Bắc - ven biển các tỉnh Phú Yên, Quảng Ninh) có ảnh hưởng đến cấu trúc của bột vỏ hàu.
  • 48. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 34 Hình 3.2. Phổ IR của mẫu bột vỏ hàu Quảng Ninh ban đầu. Hình 3.3. Phổ IR của mẫu bột vỏ hàu Quảng Ninh nung ở 8000 C.
  • 49. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 35 Hình 3.4. Phổ IR của mẫu bột vỏ hàu Quảng Ninh nung ở 8000 C biến tính EDTA. Hình 3.5. Phổ IR của mẫu bột vỏ hàu Phú Yên ban đầu.
  • 50. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 36 Hình 3.6. Phổ IR của mẫu bột vỏ hàu Phú Yên nung ở 8000 C. Hình 3.7. Phổ IR của mẫu bột vỏ hàu Phú Yên nung ở 8000 C biến tính EDTA.
  • 51. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 37 Hình 3.8. Chồng phổ IR của các mẫu bột vỏ hàu Phú Yên. Hình 3.9. Chồng phổ IR của các mẫu bột vỏ hàu Quảng Ninh.
  • 52. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 38 Bảng 3.3. Vị trí một số pic đặc trưng trên phổ IR của các mẫu bột vỏ hàu Số sóng ( cm-1 ) Tên mẫu δC-H, C-O   δO-H C=O CH  OH, O-HC- O=C=O, NH H Vh-QN- 1416 1117 - 1636 - - 3643 PP-bd 874 3455 Vh-QN- 1421 875 2512 1631 1798 2985 3640 PP-8000 C 711 2873 3449 Vh-QN- 1419 875 2512 - 1797 2980 3643 PP-8000C - 711 2872 3440 EDTA Vh-PY-PP- 1419 877 2513 1690 1796 2978 3447 bd 712 2872 Vh-PY-PP- 1426 875 2512 1631 1798 2980 3446 8000 C 711 2360 2875 Vh-PY-PP- 1422 875 2512 1637 1798 2977 3447 8000 C - 711 2872 EDTA Vh-QN-PP-bd: bột vỏ hàu Quảng Ninh tách lớp PP ban dầu; Vh-QN-PP- 8000C: Vh-QN-PP-bd được nung ở 800o C; Vh-QN-PP-8000C-EDTA: Vh-QN- PP- 800o C được biến tính với EDTA. Vh-PY-PP-bd: bột vỏ hàu Phú Yên tách lớp PP ban dầu; Vh-PY-PP-8000C: Vh-PY-PP-bd được nung ở 800o C; Vh-PY-PP-8000C-EDTA: Vh-PY-PP- 800o C được biến tính với EDTA. 3.2.2. Hình thái cấu trúc Các hình 3.10 và 3.11 là ảnh hiển vi điện tử quét (SEM) của các mẫu bột vỏ hàu trước và sau xử lý bằng NaClO, nung ở 8000 C và biến tính bằng
  • 53. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 39 EDTA ở các độ phóng đại khác nhau. Có thể thấy bột vỏ hàu ban đầu có cấu trúc khá chặt khít, các vi lỗ trống trên bề mặt xuất hiện không nhiều. Sau khi nung ở 8000 C, vỏ hàu trở nên xốp hơn, trên bề mặt xuất hiện nhiều các vi lỗ trống. Mẫu bột vỏ hàu biến tính EDTA có cấu trúc xốp hơn đáng kể. So sánh ảnh SEM 2 mẫu bột vỏ hàu được thu thập từ 2 vị trí địa lý khác nhau ở miền Nam và miền Bắc (ven biển các tỉnh Phú Yên và Quảng Ninh), ta thấy bột vỏ hàu Phú Yên có bề mặt xốp và nhiều vi lỗ hơn hẳn so với bột vỏ hàu Quảng Ninh do đó, kết quả hấp phụ ion Cr6+ của bột vỏ hàu Phú Yên cao hơn hẳn so với mẫu bột vỏ hàu Quảng Ninh như đã trình bày ở mục 3.10. Hình 3.10. Ảnh SEM của các mẫu bột vỏ hàu ở độ phóng đại 50000 lần.
  • 54. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 40 Hình 3.11. Ảnh SEM của các mẫu bột vỏ hàu ở độ phóng đại 200000 lần. 3.2.3. Nhiễu xạ tia X (XRD) Các hình 3.12-3.14 là giản đồ nhiễu xạ tia X (XRD) của các mẫu bột vỏ hàu Quảng Ninh trước và sau sau xử lý bằng NaClO, nung ở 8000 C và biến tính bằng EDTA. Trên giản đồ XRD của mẫu bột vỏ hàu Quảng Ninh ban đầu có hai pha tinh thể, gồm tinh thể rhombo calcite của CaCO3 (2 =
  • 55. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 41 29,4o ; d = 3,039 Å) và hexagonal portiandite của Ca(OH)2 (2 = 34o , d = 2,624 Å) (hình 3.12) [17,26]. Sau khi xử lý với NaClO và nung ở 800o C, cấu trúc tinh thể của mẫu bột vỏ hàu Quảng Ninh thay đổi rõ rệt. Bên cạnh sự tồn tại của các tinh thể calcite và portandite, sự xuất hiện của các tinh thể cubic calcium oxide (2 = 37,4o , d = 2,4 Å) cho thấy CaO là pha mới xuất hiện sau quá trình nung bột vỏ hàu (hình 3.13) [17,26]. Như vậy, dưới tác dụng của nhiệt độ cao, CaCO3 và Ca(OH)2 trong bột vỏ hàu đã bị nhiệt phân một phần và hình thành CaO. Hình 3.12. Giản đồ XRD của mẫu bột vỏ hàu Quảng Ninh ban đầu. Hình 3.13. Giản đồ XRD của mẫu bột vỏ hàu Quảng Ninh nung ở 8000 C.
  • 56. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 42 Hình 3.14. Giản đồ XRD của mẫu bột vỏ hàu Quảng Ninh biến tính EDTA. Sau khi biến tính EDTA, vị trí và cường độ các pic nhiễu xạ đặc trưng cho CaCO3, Ca(OH)2 và CaO trong bột vỏ hàu Quảng Ninh gần như không thay đổi. Điều này cho thấy EDTA không làm thay đổi cấu trúc tinh thể của bột vỏ hàu. Ở đây có thể giải thích bởi EDTA gắn vào bề mặt bột vỏ hàu nhờ phản ứng giữa nhóm axit của EDTA với nhóm hydroxit của Ca(OH)2 trong bột vỏ hàu, vì thế pic nhiễu xạ của Ca(OH)2 trên giản đồ XRD của mẫu bột vỏ hàu xử lý ở vị trí d = 2,624 dịch chuyển nhẹ lên vị trí d = 2,628 trên giản đồ XRD của mẫu bột vỏ hàu biến tính EDTA ở góc 2 = 340 . Các hình 3.15-3.17 là giản đồ XRD của các mẫu bột vỏ hàu Phú Yên trước và sau sau xử lý bằng NaClO, nung ở 8000 C và biến tính bằng EDTA. Trên giản đồ XRD của mẫu Phú Yên ban đầu, chỉ quan sát thấy sự xuất hiện của tinh thể rhombo calcite (hình 3.15). So sánh với cấu trúc tinh thể của mẫu bột vỏ hàu Quảng Ninh ban đầu trên hình 3.12, có thể thấy 2 mẫu bột vỏ hàu thu thập từ 2 tỉnh Phú Yên và Quảng Ninh có cấu trúc tinh thể khác nhau rõ rệt. Điều này giải thích cho sự khác biệt về khả năng hấp phụ ion Cr6+ của các mẫu bột vỏ hàu Phú Yên và Quảng Ninh được khảo sát.
  • 57. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 43 Hình 3.15. Giản đồ XRD của mẫu bột vỏ hàu Phú Yên ban đầu. Hình 3.16. Giản đồ XRD của mẫu bột vỏ hàu Phú Yên nung ở 8000 C.
  • 58. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 44 Hình 3.17. Giản đồ XRD của mẫu bột vỏ hàu Phú Yên biến tính EDTA Sau khi xử lý với NaClO và nung ở 800o C, trong cấu trúc của mẫu bột vỏ hàu Phú Yên xuất hiện thêm các pic nhiễu xạ với cường độ mạnh đặc trưng cho tinh thể hexagonal portiandite của Ca(OH)2 (hình 3.16). Quan sát giản đồ XRD của mẫu bột vỏ hàu Phú Yên biến tính EDTA, chỉ thấy xuất hiện các pic nhiễu xạ đặc trưng cho tinh thể calcite (hình 3.17). Điều này có thể do các tinh thể portiandite hình thành sau quá trình nung bột vỏ hàu đã bị rửa, loại bỏ trước quá trình biến tính mẫu bột vỏ hàu với EDTA. Các số liệu tính toán kích thước tinh thể các mẫu bột vỏ hàu được khảo sát theo phương trình Scherrer dựa trên dữ liệu các pic nhiễu xạ trên giản đồ XRD của các bột vỏ hàu cho thấy kích thước tinh thể của các tinh thể calcite, portiandite và calcium oxide khác biệt không đáng kể giữa các mẫu bột vỏ hàu Quảng Ninh và Phú Yên (bảng 3.4). Như vậy, quá trình xử lý chỉ ảnh hưởng đến sự hình thành các pha tinh thể, không ảnh hưởng đến kích thước tinh thể trong bột vỏ hàu được xử lý và biến tính.
  • 59. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 45 Bảng 3.4. Kích thước tinh thể của các mẫu bột vỏ hàu khảo sát được tính toán theo phương trình Scherrer [17, 26] Mẫu Loại tinh 2θ (o ) Kích thước thể tinh thể (Å) Vh-QN-PP CaCO3 29,4 3,037 Ca(OH)2 34,0 2,630 CaCO3 29,4 3,037 Vh-QN-PP-800 CaO 37,2 2,405 Ca(OH)2 34,0 2,624 Vh-QN-PP-800- CaCO3 29,4 3,039 CaO 37,4 2,426 EDTA Ca(OH)2 34,0 2,628 Vh-PY-PP CaCO3 29,4 3,039 Vh-PY-PP-8000 C CaCO3 29,4 3,042 Ca(OH)2 34,0 2,629 Vh-PY-PP-8000 C - CaCO3 29,4 3,040 EDTA 3.2.4. Diện tích bề mặt riêng (BET) Các hình 3.18, 3.19 và bảng 3.5 trình bày đường đẳng nhiệt hấp phụ – giải hấp phụ nitơ và các thông số như diện tích bề mặt riêng (BET), thể tích mao quản và đường kính mao quản của các mẫu bột vỏ hàu được khảo sát. Có thể thấy các mẫu bột vỏ hàu đều có hình dạng đường hấp phụ đẳng nhiệt loại III theo phân loại của IUPAC, đặc trưng cho vật liệu cấu trúc mao quản dạng khe nghiêng (inclined slit) với sự ngưng tụ mao quản ở áp suất P/P0 xấp xỉ 0,7 [13]. So sánh số liệu ở bảng 3.4 có thể thấy, các mẫu bột vỏ hàu QN-PP và PY-PP có diện tích bề mặt riêng cũng như thể tích và đường kính mao quản chênh lệch đáng kể. Kết quả này một lần nữa chứng minh sự ảnh hưởng của các mẫu vỏ hàu thu thập ở 2 tỉnh Quảng Ninh và Phú Yên đến đặc trưng của mẫu bột vỏ hàu. Đối với mẫu bột vỏ hàu thu thập ở Quảng Ninh, sau khi xử lý
  • 60. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 46 nhiệt, thì đã làm thay đổi đáng kể diện tích bề mặt riêng của vật liệu có thể sự thay đổi cấu trúc tinh thể đã dẫn đến sự thay đổi đột ngột diện tích bề mặt riêng của vật liệu. Tuy nhiên, đường kính mao quản của vật liệu tăng không đáng kể do vậy đẫn tới khả năng hấp phụ ion Cr6+ không cao sp với vỏ hàu Phú Yên. Ngược lại vỏ hàu Phú yên sau khi nung mặc dù có diện tích bề mặt riêng lớn và thể tích mao quản bé hơn nhưng đường kính mao quản thì lại lớn hơn rất nhiều do vậy quá trình khuếch tán ion ion Cr6+ sẽ tốt hơn rõ rệt và sự tăng này làm cho bột vỏ hàu có khả năng hấp phụ ion Cr6+ tốt hơn. Sau khi biến tính các mẫu bột vỏ hàu với EDTA, diện tích bề mặt riêng, thể tích mao quản và đường kính mao quản của các mẫu bột vỏ hàu có tăng lên, tuy nhiên không quan sát được vi mao quản trong mẫu. Sự thay đổi diện tích bề mặt riêng có thể do một số pha tinh thể như CaO, Ca(OH)2 bị rửa loại một phần trong quá trình biến tính. Đường kính mao quản tăng cũng giải thích cho sự tăng khả năng hấp phụ ion Cr6+ của mẫu bột vỏ hàu này. Đối với các mẫu bột vỏ hàu thu thập ở Phú Yên, sự xuất hiện của các vi mao quản cũng như đường kính mao quản lớn nên các mẫu bột vỏ hàu này có khả năng hấp phụ ion Cr6+ tốt hơn so với các mẫu bột vỏ hàu Quảng Ninh được xử lý, biến tính trong điều kiện tương tự. Hình 3.18. Đường hấp phụ – giải hấp phụ nitơ của mẫu bột vỏ hàu Quảng Ninh: (a) QN ban đầu, (b) QN- 8000 C, (c) QN-8000 C-EDTA
  • 61. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 47 Hình 3.18. Đường hấp phụ – giải hấp phụ nitơ của mẫu bột vỏ hàu Phú Yên: (a) PY ban đầu, (b) PY-8000 C, (c) PY-8000 C-EDTA Bảng 3.5. Diện tích bề mặt riêng, thể tích mao quản và đường kính mao quản của các mẫu bột vỏ hàu Mẫu Diện tích bề mặt Thể tích mao Đường kính mao riêng (m2 /g) quản (cm3 /g) quản (nm) Vh-QN-bd 9,5304 0,0434 19,119 Vh-QN-8000 C 0,9399 0,0684 27,539 Vh-QN- 4,9872 0,0342 29,781 8000 C- EDTA Vh-PY-bd 1,1972 0,0081 19,107 Vh-PY-8000 C 1,5911 0,0094 24,085 Vh-PY- 0,9127 0,0077 31,997 8000 C-EDTA
  • 62. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 48 3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng hấp phụ ion Cr6+ của mẫu bột vỏ hàu Từ kết quả thu được ở mục 3.1, lựa chọn mẫu bột vỏ hàu Phú Yên nung ở 800o C, biến tính EDTA (từ đây, gọi tắt là mẫu bột vỏ hàu) để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hấp phụ ion Cr6+ . 3.3.1. Ảnh hưởng của pH dung dịch hấp phụ Bảng 3.5 trình bày kết quả xác định hiệu suất hấp phụ và dung lượng hấp phụ ion Cr6+ của mẫu bột vỏ hàu trong các dung dịch hấp phụ có pH khác nhau. Khi thay đổi pH của dung dịch hấp phụ, khả năng hấp phụ ion Cr6+ của vât liệu thay đổi đáng kể. Trong dung dịch pH = 6, mẫu bột vỏ hàu có khả năng hấp phụ ion Cr6+ tốt nhất. Điều này có thể giải thích bởi bột vỏ hàu có tính kiềm nên khi đưa vào môi trường axit sẽ xảy ra phản ứng trung hòa giữa axit và bazơ, môi trường càng axit, bột vỏ hàu phản ứng càng nhiều dẫn đến lượng bột vỏ hàu tham gia quá trình hấp phụ sẽ giảm đi, do đó dung lượng hấp phụ và hiệu suất hấp phụ ion Cr6+ cũng bị giảm. Bảng 3.6. Hiệu suất hấp phụ và dung lượng hấp phụ ion Cr6+ của mẫu bột vỏ hàu trong các dung dịch hấp phụ có pH khác nhau Nồng độ đầu, C0 Nồng độ ion Cr6+ Dung lượng Hiệu suất pH còn lại trong dung hấp phụ, D hấp phụ, H (ppm) dịch, C (ppm) (mg/g) (%) 2 10 8,40 0,80 16,0 3 10 7,40 1,30 26,0 4 10 6,70 1,65 33,0 5 10 5,73 2,13 42,7 6 10 5,29 2,35 47,1 7 10 9,44 0,28 5,6
  • 63. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 49 3.3.2. Ảnh hưởng của thời gian hấp phụ Bảng 3.6 trình bày kết quả xác định hiệu suất hấp phụ và dung lượng hấp phụ ion Cr6+ của mẫu bột vỏ hàu trong các khoảng thời gian hấp phụ khác nhau. Khi thay đổi thời gian khuấy bột vỏ hàu trong dung dịch hấp phụ, khả năng hấp phụ ion Cr6+ của bột vỏ hàu cũng thay đổi. Điều này là do quá trình hấp phụ ion Cr6+ bởi mẫu bột vỏ hàu là quá trình khuếch tán ion Cr6+ vào trong bột vỏ hàu, do vậy thời gian khuấy càng dài thì sẽ làm tăng khả năng khuếch tán ion Cr6+ vào bên trong vật liệu. Tuy nhiên, đến một khoảng thời gian khuấy nào đó, nồng độ ion Cr6+ trong bột vỏ hàu đạt đến cân bằng. Do đó, nếu tiếp tục tăng thời gian hấp phụ thì hiệu suất hấp phụ ion Cr6+ cũng không tăng. Kết quả khảo sát cho thấy 120 phút là thời gian thích hợp để hấp phụ ion Cr6+ bởi bột vỏ hàu (hiệu suất hấp phụ đạt 53,1 %). Khi tăng thời gian hấp phụ lên 180 phút, hiệu suất hấp phụ cũng tăng không nhiều, chỉ đạt 56,8 % mà sẽ gia tăng chi phí năng lượng khuấy. Bảng 3.7. Hiệu suất hấp phụ và dung lượng hấp phụ ion Cr6+ của mẫu bột vỏ hàu trong các khoảng thời gian hấp phụ khác nhau Nồng độ ion Cr6+ Dung lượng Hiệu suất Thời gian Nồng độ đầu, còn lại trong hấp phụ, D hấp phụ, H (phút) C0 (ppm) dung dịch, C (mg/g) (%) (ppm) 20 10 8,64 0,68 13,6 30 10 8,27 0,86 17,3 45 10 7,81 1,09 21,9 60 10 6,92 1,54 30,8 90 10 6,70 1,65 33,0 120 10 4,69 2,65 53,1 150 10 4,38 2,81 56,2 180 10 4,32 2,84 56,8
  • 64. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 50 3.3.3. Ảnh hưởng của khối lượng chất hấp phụ Bảng 3.7 trình bày kết quả xác định hiệu suất hấp phụ và dung lượng hấp phụ ion Cr6+ của mẫu bột vỏ hàu với khối lượng bột vỏ hàu sử dụng khác nhau. Khi tăng khối lượng bột vỏ hàu, hiệu suất hấp phụ ion Cr6+ tăng đáng kể. Điều này là do khối lượng bột vỏ hàu càng lớn thì số lượng các vi lỗ trống càng nhiều nên sẽ làm tăng khả năng hấp phụ ion Cr6+ bởi vật liệu hấp phụ. Bảng 3.8. Hiệu suất hấp phụ và dung lượng hấp phụ ion Cr6+ của mẫu bột vỏ hàu với khối lượng bột vỏ hàu sử dụng khác nhau Khối Nồng độ Nồng độ ion Cr6+ Dung lượng Hiệu suất còn lại trong lượng đầu C0 hấp phụ, D hấp phụ, H dung dịch, C (g) (ppm) (mg/g) (%) (ppm) 0,1 10 7,07 1,64 29,3 0,2 10 6,55 1,72 34,5 0,5 10 5,77 2,11 42,3 0,6 10 5,47 2,26 45,3 0,8 10 5,03 2,48 49,7 1 10 4,17 2,91 58,3 3.3.4. Ảnh hưởng của nồng độ đầu của dung dịch chứa ion Cr6+ Bảng 3.8 trình bày kết quả xác định hiệu suất hấp phụ và dung lượng hấp phụ ion Cr6+ của mẫu bột vỏ hàu với nồng độ đầu khác nhau của dung dịch chứa ion Cr6+ . Có thể thấy nồng độ đầu của dung dịch chứa ion Cr6+ có ảnh hưởng đến khả năng hấp phụ ion Cr6+ của bột vỏ hàu. Sự tăng khả năng hấp phụ do nồng độ là do khả năng khuếch tán ion kim loại Cr6+ lên bề mặt vật liệu hấp phụ vỏ hàu và vào trong mao quản khi mà nồng độ cao của ion Cr6+ trong nước nhiều sẽ dễ khuếch tán vào bên trong vật liệu hấp phụ theo các mao quản.